title
stringlengths
2
214
summary
stringlengths
1
2k
category
stringclasses
5 values
content
stringlengths
4
32.6k
Tổng giám đốc BP sẽ từ chức vào tháng 10 tới
(VOV) - Tập đoàn dầu khí BP của Anh hôm nay tuyên bố, Giám đốc điều hành Tập đoàn này Tony Hayword sẽ từ chức từ ngày 1/10. Thay thế ông Hayword sẽ là ông Bob Dudley, quan chức cấp cao người Mỹ của Tập đoàn.
Kinh tế
>> BP cân nhắc điều chỉnh nhân sự Ông Bob Dudley năm nay 54 tuổi, đã từng phụ trách nghiệp vụ của Tập đoàn dầu khí Anh BP tại Mỹ và khu vực châu Á. Tháng 6 năm nay, ông bắt đầu nhận công tác đối phó với vụ tràn dầu ở vịnh Mexico. Tập đoàn dầu khí Anh BP cùng ngày tuyên bố, do ảnh hưởng của vụ tràn dầu ở vịnh Mexico, quý 2 năm nay Tập đoàn này đã lỗ 17,15 tỷ USD./. Vũ Anh Tuấn (theo THX).
Liên Hợp Quốc tước quyền bỏ phiếu của 6 nước thành viên
Ngày 24/2, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã tước quyền bỏ phiếu của 6 nước thành viên do không thực hiện đóng góp tài chính bắt buộc thường niên.
Kinh tế
6 thành viên Liên hợp quốc trong danh sách này là Venezuela, Papua New Guinea, Vanuatu, Cape Verde, Libya và Sudan. Trong số này khoản nợ của Venezuela là lớn nhất với 24 triệu USD, các nước còn lại nợ từ 19.000 tới 6,5 triệu USD. Ảnh minh họa. (Nguồn: THX/TTXVN). "Nếu các nước thành viên không thể trả tiền, thì trong trường hợp này có các điều khoản của Hiến chương Liên Hợp Quốc. Chúng tôi hiện đang nói về Cape Verde, Libya, Papua New Guinea, Sudan, Vanuatu và Venezuela", hãng thông tấn Sputnik dẫn lời Stefan Dyuzharrik. Trong 3 năm qua, Venezuela đã 2 lần bị mất quyền bỏ phiếu trong hàng ngũ của Liên Hợp Quốc, tổng số nợ của nước này đối với tổ chức đã đạt đến 24 triệu USD. Venezuela đang đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng, thiếu lương thực và thuốc men, lạm phát ở mức cao nhất thế giới. Từ tháng 1 năm nay, Ngân hàng Trung ương Venezuela (BCV) không công bố các chỉ số kinh tế, tuy nhiên Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo năm 2016, lạm phát ở quốc gia Nam Mỹ này lên đến 475% và sẽ lên tới mức 1.660% trong năm nay. Hòa Hậu (tổng hợp).
Hàn Quốc: Thặng dư tài khoản vãng lai tăng kỷ lục
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) ngày 28/6 cho biết thặng dư tài khoản vãng lai của nước này đã tăng lên mức kỷ lục trong vòng 6 tháng qua, nhờ khu vực dịch vụ có những dấu hiệu khởi sắc trở lại.
Kinh tế
Theo thông báo của BOK, thặng dư tài khoản vãng lai trong tháng Năm vừa qua của Hàn Quốc đạt 3,61 tỷ USD, tăng mạnh so với 1,73 tỷ USD của tháng Tư và 2,18 tỷ USD của tháng Năm năm ngoái. Ngoài ra, thặng dư buôn bán hàng hóa trong tháng Năm cũng đạt 1,75 tỷ USD, bằng tháng Tư nhờ hoạt động xuất khẩu thép và máy móc vẫn giữ đà ổn định. Tài khoản vãng lai là thước đo bao quát nhất các hoạt động giao dịch thương mại quốc tế, bao gồm xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ và đầu tư nước ngoài. Lĩnh vực dịch vụ, bao gồm cả tiêu dùng của người dân Hàn Quốc ở nước ngoài, cũng chứng kiến mức thặng dư 1,59 tỷ USD trong tháng Năm, tăng mạnh so với con số 549,7 triệu USD của tháng Tư. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu trong tháng Năm của Hàn Quốc chỉ đạt 46,3 tỷ USD, giảm 1,9% so với cùng kỳ năm ngoái, và kim ngạch nhập khẩu giảm 2,24% xuống còn 44,5 tỷ USD./. (TTXVN).
IPO doanh nghiệp ế chỏng chơ, 'ông lớn' có phá dớp?
(VTC News) – Với sự xuất hiện của các “ông lớn” trong các đợt IPO, nhiều người kỳ vọng sẽ “phá dớp” ế ẩm mà nhiều doanh nghiệp phải trải qua trong suốt năm 2013 và đầu năm 2014.
Kinh tế
Ế như IPO doanh nghiệp. Từ đầu năm tới nay, hàng loạt doanh nghiệp thực hiện việc chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Do thị trường chứng khoán èo uột nên các đợt IPO không thu hút được nhiều sự chú ý từ giới đầu tư. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp đã rơi vào cảnh ế ẩm. Tính tới 3/6, nhà đầu tư đã chứng kiến 13 đợt IPO của các doanh nghiệp trên Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM. Công ty cổ phần Du lịch Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh mở hàng với lượng cổ phiếu bán ra khiêm tốn chỉ 481.950 đơn vị. Rất may mắn, Công ty cổ phần Du lịch Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh đã bán thành công hết lượng cổ phiếu này. Sau đó, Công ty CP Xây lắp Thừa Thiên Huế, Tổng Công ty Xây Dựng Thủy Lợi 4 CTCP cũng hoàn thành kế hoạch khi IPO thành công với tất cả cổ phiếu chào bán đều đến được tay nhà đầu tư. Tuy nhiên, tới Công ty TNHH Một thành viên Đăng kiểm xe cơ giới Tây Ninh, tình hình không được suôn sẻ như vậy. Vietnam Airlines được kỳ vọng sẽ phá dớp ế IPO. Công ty TNHH Một thành viên Đăng kiểm xe cơ giới Tây Ninh chào bán 1.550.400 cổ phần với mức giá khiêm tốn chỉ 10.500 đồng/CP nhưng vẫn ế ẩm. Kết quả của phiên đấu giá diễn ra ngày 17/3 kết thúc khi chỉ 567.400 cổ phần được chào mua thành công. Phiên đấu giá của Công ty Cổ phần Than Miền Nam - Vinacomin diễn ra 2 ngày sau đó cũng ế ẩm không kém. Công ty chào bán 1.184.850 cổ phần nhưng chỉ bán được 894.800 cổ phần. Cổ phiếu bất động sản, xây dựng đang nóng lên nhưng điều đó không có nghĩa Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 6 - TNHH Một thành viên được nhà đầu tư quan tâm. Bằng chứng là khi ông lớn xây dựng này chào bán 28.724.100 cổ phần, chỉ có 1.169.000 cổ phần được đặt mua. Công ty TNHH Một thành viên Cấp nước số 2 cũng không hơn gì. Phiên đấu giá ngày diễn ra ảm đạm. Trong số 2.660.100 cổ phần được đăng ký bán, chỉ có 341.000 cổ phần được mua thành công. Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư Phát triển Nhà Kiên Giang ế nặng nề hơn khi chỉ bán được 430.300 cổ phần. Trong khi đó, công ty này chào bán tới 12.197.200 cổ phần. Điều đáng nói, giá khởi điểm trong phiên này khá rẻ, chỉ đúng bằng mệnh giá 10.000 đồng/CP. Công ty TNHH Một thành viên Vinalines Nha Trang, Công ty TNHH MTV Cảng Nha Trang, Công ty TNHH MTV Cảng Đà Nẵng, Công ty TNHH MTV Cảng Hải Phòng, Công ty TNHH MTV Cảng Quảng Ninh, Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 8, cũng ghi tên mình vào danh sách các đơn vị ế chỏng chơ khi IPO. Ông lớn có phá dớp? Từ đầu năm tới nay, các doanh nghiệp bán hết cổ phần khi IPO đa phần đều thuộc ngành bất động sản, xây dựng. Vì thế, trước mắt, các doanh nghiệp ngành này cũng khá tự tin khi chuẩn bị chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng. Tuy nhiên, IPO của các doanh nghiệp bất động sản, xây dựng lại không phải là tâm điểm chú ý của nhà đầu tư. Phiên IPO khủng nhất thuộc về Tổng công ty Hàng không VN (Vietnam Airlines). Dự kiến trong quý 3/2014, Vietnam Airlines sẽ IPO. Công tác bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược sẽ diễn ra đồng thời với quá trình IPO trong nước và dự kiến tập trung triển khai trong quý 4/2014. Vietnam Airlines chỉ đấu giá công khai 48,9 triệu cổ phần với mức giá khởi điểm 22.300 đồng/cp. Vietnam Airlines sẽ bán 282 triệu cổ phiếu cho đối tác chiến lược song song với kế hoạch IPO. Vietnam Airlines hiện là 'ông lớn' của ngành hàng không. Lợi nhuận quý 1 của Vietnam Airlines gần bằng cả năm 2013 và đã đạt 50% kế hoạch lợi nhuận trước thuế hợp nhất 2014 (969 tỷ đồng). Vì vậy, nhiều nhà đầu tư tin rằng phiên IPO của Vietnam Airlines sẽ thu hút được sự chú ý của nhà đầu tư. Ngoài Vietnam Airlines, sắp tới, thị trường chứng kiến nhiều đợt IPO khủng của các ông lớn. Vào tháng 7 tới, Công ty Cổ phần Vận tải Hàng không Miền Nam sẽ đấu giá 43,5 triệu cổ phần với mức giá khởi điểm 11.917/CP. Trong khi đó, Tập đoàn Dệt May Việt Nam chào báo số lượng cổ phần khủng hơn nhiều, lên tới gần 122 triệu cổ phần. Mức giá khởi điểm của Tập đoàn này tương đối mềm, đạt 11.000 đồng/CP. Với sự xuất hiện của các ông lớn trong các đợt IPO, nhiều người kỳ vọng các ông lớn sẽ phá dớp ế ẩm mà nhiều doanh nghiệp phải trải qua trong suốt năm 2013 và đầu năm 2014. Bảo Linh. Mời quý độc giả xem các bản tin cập nhật về giàn khoan trái phép Hải Dương 981 trên VTC 14 vào lúc 19h hàng ngày và VTC 1 vào lúc 20h hàng ngày. Xem tiếp sóng VTC1, VTC14 trên VTC News từ 19h hàng ngày. Video đang được xem nhiều.
Gánh nặng trả nợ công Việt Nam tăng: Điều khó khăn nhất
Chuyên gia tỏ ra lo ngại khi nghĩa vụ trả nợ của Việt Nam tăng nhanh trong khi nguồn thu tăng không kịp.
Kinh tế
Mối nguy tiềm ẩn. Tại hội thảo Nhận diện nợ công ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra do khoa Tài chính, Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội tổ chức hôm 18/5, GS.TS Nguyễn Công Nghiệp, Chủ nhiệm khoa Tài chính, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính đã bày tỏ nỗi lo ngại khi tỉ lệ nợ công, đặc biệt là nợ Chính phủ trên GDP tăng rất nhanh, chi phí trả nợ ngày càng cao... đang đe dọa đến khả năng trả nợ của Chính phủ. Theo đó, với tổng nợ vay 2,7 triệu tỷ đồng và với mức lãi suất vay (1,7%/năm với ODA và trong nước là 7,1%/năm, trong 10 năm tới nợ công của Việt Nam sẽ tăng gấp đôi. Trao đổi thêm với Đất Việt ngày 19/5 về gánh nặng nợ công của Việt Nam, GS.TS Nguyễn Công Nghiệp cho biết, ở đây cần xét đến mối quan hệ giữa nghĩa vụ trả nợ với khả năng trả nợ, trong khi đó hai vấn đề này liên quan đến thu ngân sách. "Giai đoạn vừa qua, tốc độ vay của Việt Nam tăng cao, đặc biệt là tỷ trọng vay nội địa, với lãi suất cao do vay theo lãi suất thị trường, thời gian vay rất nhanh khi bình quân chỉ 4,6 năm sau là phải trả nợ. Do đó, nghĩa vụ trả nợ tăng nhanh trong khi nguồn thu tăng không kịp, nghĩa vụ trả nợ trên thu ngân sách ngày càng cao lên, nguy cơ tiếp cận ngưỡng an toàn (25%) thu ngân sách rất cao", GS Nghiệp chỉ rõ. Nợ công của Việt Nam đang tăng quá nhanh. Ảnh minh họa. Tong khi đó, từ năm đến nay, Việt Nam đã phải vay để đảo nợ. Theo GS Nghiệp, nếu năm 2013 Việt Nam vay để đảo nợ khoảng 40.000 tỷ đồng thì đến nay con số này đã tăng nhanh lên hàng trăm ngàn tỷ đồng. Riêng năm 2105 là 125.000 tỷ đồng. Tốc độ vay nợ giai đoạn 2010 - 2015 bình quân 16,7% GDP nhưng có năm lên đến 31%, đó là chưa tính nợ của doanh nghiệp nhà nước, nợ xây dựng cơ bản của địa phương, bộ ngành vào nợ công. Đặc biệt lãi suất vay quá cao, hơn 55% số tiền vay ở trong nước với lãi suất bình quân 7,1%/năm, còn nợ nước ngoài chủ yếu là ODA có mức 1,7%/năm. "Nếu cộng con số này vào nghĩa vụ trả nợ thì nó không phải là 17,9% nữa mà đã lên đến 25%. Và nếu cứ đà này tiếp diễn, khả năng trả nợ của Việt Nam rất khó khăn. Tuy nhiên, chưa đến mức Việt Nam vỡ nợ, hay không trả nợ được nợ. Nếu thực hiện theo đúng Chiến lược nợ công Nhà nước Việt Nam đã ban hành và chiến lược chính sách tài khóa trong đó đến năm 2020 giảm bội chi xuống còn bình quân 4% thì không có vấn đề gì. Tuy nhiên, điều tôi lo ngại là chúng ta sẽ không giữ được chiến lược mà chúng ta đã xây dựng lên nếu cứ tiếp tục theo chính sách tăng chi nhanh, thu tăng chậm dẫn đến bội chi cao, tiếp tục vay nhiều lên, lúc đó vô cùng nguy hiểm", GS.TS Nguyễn Công Nghiệp nhấn mạnh. Một vấn đề khác được GS.TS Nguyễn Công Nghiệp đề cập là đến tháng 7/2017, Ngân hàng Thế giới sẽ chấm dứt ODA ưu đãi với Việt Nam. Việc giảm dần ODA cho Việt Nam là quy luật tất yếu do nền kinh tế Việt Nam đã phát triển, khả năng tự chủ kinh tế của nước ta cao lên. Tuy nhiên, ODA có mặt phải và mặt trái. ODA nhiều, lãi suất thấp nhưng Việt Nam coi như tiền chùa thì rất nguy hiểm. "Nhiều khoản ODA lãi suất thấp, thời gian dài nhưng sử dụng không hiệu quả, chồng chéo lẫn nhau cuối cùng thành quá nợ thị trường. Nhưng vấn đề quan trọng là chúng ta không thể trông chờ vào tiền cho mượn ưu đãi của nước khác mà phải tự chủ. Một nền kinh tế tự chủ phải có một chiến lược nợ và chiến lược phát triển hài hòa thì mới đạt hiệu quả", vị chuyên gia nói. Gánh nặng trả nợ công tăng cao. Theo tính toán của Bộ Tài chính, thời điểm Việt Nam phải trả nợ công nhiều nhất sẽ rơi vào giai đoạn 2022-2025 khi các khoản vay ODA chủ yếu đều đến hạn. Đồng quan điểm, GS.TS Nguyễn Công Nghiệp cho rằng, trong khoảng 5 năm tới Việt Nam có thể đạt đỉnh nợ nhưng trong chiến lược nợ Bộ Tài chính và Chính phủ cũng đã tính toán. "Nguyên tắc đầu tiên đặt ra là không để xảy ra tình trạng không trả được nợ, do đó, Chính phủ sẽ không có giải pháp nợ đến hạn mà không trả. Vấn đề khó khăn ở chỗ, nghĩa vụ trả nợ tăng lên thì phải dành phần chi ngân sách cho trả nợ, các khoản chi đầu tư và chi thường xuyên sẽ phải giảm, ngân sách sẽ căng thẳng".
Cước vận tải sẽ tăng từ 2 đến 5%
Ngay khi xăng dầu tăng giá hơn 10%, theo tính toán của các doanh nghiệp kinh doanh vận tải, giá cước vận tải sẽ tăng từ 2 - 5% bởi chi phí nhiên liệu đang chiếm khoảng 30% chi phí giá thành.
Kinh tế
Cước vận tải đã sẵn sàng... tăng giá. Ngay sau khi giá xăng dầu bán lẻ được công bố điều chỉnh tăng, nhiều ngành hàng cho biết bị ảnh hưởng và sẽ phải thay đổi giá sản phẩm, dịch vụ. Trong số này, ngành vận tải bị ảnh hưởng trực tiếp và đang phải tính đến việc điều chỉnh giá cước. Chiều 7.3, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam - cho biết, hiệp hội đã khuyến cáo các thành viên về việc xăng, dầu có thể tăng giá từ cách đây một tháng để các đơn vị chủ động phương án thay đổi cước vận tải. Cũng trong chiều 7.3, ông Tạ Long Hỷ - Chủ tịch Hiệp hội Taxi TPHCM, Phó Tổng GĐ Vinasun taxi - thông tin: Với việc điều chỉnh giá nhiên liệu như hiện nay, chắc chắn các hãng taxi sẽ điều chỉnh tăng giá cước. Hiện các hãng taxi đang tính toán để điều chỉnh tăng giá cước cho phù hợp. Theo ông Tạ Long Hỷ, cách đây 1 tuần (khi giá xăng chưa tăng), Hãng Vinasun taxi đã chuẩn bị điều chỉnh tăng giá cước, bởi do tác động từ một số yếu tố giá vật tư, lương công nhân, chi phí đầu tư phương tiện tăng cao. Giá xăng tăng 10% sẽ tạo "đà" đẩy giá cước vận tải tăng từ 2 - 5%. Ảnh: Kỳ Anh. Tương tự, ông Lương Hoàng Trung Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa TPHCM cho rằng, việc giá dầu điều chỉnh tăng lên sẽ làm ảnh hưởng đến giá cước vận tải hàng hóa. Hiện các doanh nghiệp đang rà soát, tính toán các chi phí, để việc điều chỉnh mức cước cho phù hợp, đảm bảo không mất khách hàng và không thiệt hại cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp chưa kịp điều chỉnh giá cước thì ngày 7.3 giá nhiên liệu lại tăng cao nên càng tạo áp lực cho các doanh nghiệp taxi cần phải xem xét điều chỉnh giá cước. Hiện giá nhiên liệu chiếm khoảng 30% chi phí giá thành, còn lại 70% phụ thuộc vào các yếu tố khác. Taxi cần một tuần để tăng giá. Với thực tế mức tăng từ 16h chiều 7.3, ông Nguyễn Mạnh Hùng nhận định giá xăng tăng 10% sẽ khiến chi phí hoạt động vận tải taxi tăng khoảng 5%, còn dầu diesel tăng khoảng 5% sẽ làm chi phí vận tải hàng hóa, hành khách tăng khoảng 2%. Vì vậy, theo ông Hùng, các hãng taxi có khả năng sẽ phải điều chỉnh giá nhưng để làm được điều này nhanh nhất cũng phải mất khoảng nửa tháng. Bởi các doanh nghiệp cần báo cáo, đề xuất mức tăng và thực hiện điều chỉnh đồng hồ tính cước với sự giám sát của các cơ quan chức năng. Hiệp hội đã khuyến cáo các doanh nghiệp chỉ nên tăng giá cước khi giá xăng, dầu tăng từ 10% trở lên. Trong trường hợp này, có thể các hãng taxi sẽ phải điều chỉnh giá cước. Còn vận tải hàng hóa và hành khách cần bình tĩnh tính toán, tổ chức vận tải hợp lý để tiết kiệm chi phí - ông Hùng nói. Theo các DN ngành vận tải taxi cũng như vận tải hàng hóa, thời gian dự định điều chỉnh giá cước nhiều khả năng áp dụng trong vài ngày tới hoặc trong vòng 1 tuần. Bởi, mức tăng giá xăng dầu đợt này gần 10% nên nếu càng chậm điều chỉnh giá cước ngày nào, thì hoạt động kinh doanh của các đơn vị vận tải sẽ lỗ ngày ấy. Riêng các DN taxi, do cần mất thời gian đăng ký giá cước với các cơ quan chức năng và điều chỉnh lại đồng hồ kiểm định, niêm chì cho từng chiếc taxi nên phải mất khoảng 1 tuần mới áp dụng giá cước mới. Trong khi đó, ngay trong tối 7.3, giá cước của hoạt động xe ôm (xe thồ) tại TPHCM đã có sự thay đổi rõ rệt. Nhiều bác xe ôm đã tăng giá lên 3.000 - 5.000 đồng/lượt đoạn đường đi với lý do xăng tăng giá. * Chiều 7.3, ngay khi các cửa hàng xăng dầu điều chỉnh giá mới theo văn bản của Bộ Tài chính, ghi nhận của phóng viên báo Lao Động về tình hình hoạt động các cửa hàng xăng dầu tại nhiều tỉnh, thành (Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM...) cho thấy, hầu hết các cửa hàng kinh doanh xăng dầu thực hiện đúng quy định về giờ thực hiện điều chỉnh giá bán. Ngay cả các cửa hàng xăng dầu mấy ngày trước ngừng bán với đủ thứ lý do (hết xăng, mất điện, trục trặc máy móc) đều đã hoạt động trở lại bình thường. Nhiều cây xăng đã bố trí thêm nhân viên để hoạt động hết công suất. Về phía người tiêu dùng, hầu hết người tiêu dùng không biết trước giờ điều chỉnh giá bán nên không xảy ra tình trạng đổ xô đi mua xăng trước giờ tăng giá. Nhóm P.V.
Cấp hạn ngạch xe vận tải nhỏ nhập khẩu vào Lào
Bộ Công thương Lào cho phép các doanh nghiệp Việt Nam đưa xe vận tải nhỏ có xuất xứ từ Việt Nam nhập khẩu vào Lào.
Kinh tế
Bộ Công thương Lào đã cho phép các doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam đưa xe vận tải nhỏ theo mã số thuế HS 8704.21 có xuất xứ từ Việt Nam (trọng tải không quá 5 tấn) nhập khẩu vào Lào, không hạn chế số lượng và theo nhu cầu của thị trường. Bộ Công thương Lào cho biết, đây là kết quả của việc triển khai nội dung Biên bản làm việc về việc ký mới Hiệp định quá cảnh hàng hóa giữa Bộ Công thương hai nước Lào và Việt Nam. Theo Bộ Công thương, việc nhập khẩu phải thực hiện theo Qui định về quản lý nhập khẩu của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và phải có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa Form S kèm theo./. (TTXVN/Vietnam+).
Xăng dầu "ăn chặn" người tiêu dùng
GiadinhNet - Tại thời điểm hiện nay, xăng dầu lẽ ra đã phải giảm khoảng 1.000 đồng/lít.
Kinh tế
Thế nhưng, dù người dân đang phải gồng mình chống chọi với khó khăn và lạm phát, xăng dầu - mặt hàng thiết yếu - vẫn quyết giữ giá cao, dù việc đó là vi phạm Nghị định của Chính phủ. Phải giảm nhưng "lờ"! Ngày 8/8, giá xăng RON92 trên thị trường Singapore là 114,98 USD/thùng. Tính theo mức tỷ giá bán ra 20.810 đồng/USD của Ngân hàng thương mại CP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) thì giá cơ sở của xăng RON92, sẽ là 20.358 đồng/lít. Giá cơ sở này thấp hơn so với giá bán hiện hành là 942 đồng/lít. Tức là giá cơ sở của xăng RON92 đã giảm so với giá bán lẻ hiện hành 4,42%. Theo Nghị định 84/2009 của Chính phủ, trong điều kiện này, các thương nhân đầu mối phải giảm giá bán lẻ. Mục a, khoản 2, điều 27 của Nghị định 84/2009 quy định: "Trường hợp các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở giảm trong phạm vi 12% so với giá bán lẻ hiện hành, thương nhân đầu mối phải giảm giá bán lẻ tương ứng". Có nghĩa là, cơ hội được giảm gần 1.000 đồng/lít xăng của người tiêu dùng đã bị các doanh nghiệp đầu mối "lờ" đi. Cũng cần nói thêm rằng, trong mức giá cơ sở được tính theo Nghị định 84 nêu trên đã bao gồm cả 300 đồng/lít lợi nhuận định mức. Thế nên, với giá hiện tại, mỗi lít xăng doanh nghiệp đang lãi 1.242 đồng (942 đồng + 300 đồng). Và nữa, chuyện giá xăng thế giới giảm và doanh nghiệp lãi lớn không phải là chuyện riêng của những ngày đầu tháng 8. Trước đó, giá bình quân xăng RON92 tháng 6 là 117,86 USD/thùng, tính theo mức tỷ giá bán ra của Vietcombank thời điểm tháng 6 là 20.620 đồng/USD thì mỗi lít xăng bán ra trong tháng 6, doanh nghiệp lãi khoảng 958 đồng. Tính chung giá cơ sở của xăng RON92 trong cả tháng 6 cũng thấp hơn so với giá bán hiện hành là 658 đồng/lít, tức giảm 3,08% so với giá bán lẻ hiện hành. Cả một giai đoạn dài lãi lớn như thế nhưng doanh nghiệp đầu mối vẫn kiên quyết "lờ" đi quyền lợi đáng ra người tiêu dùng được hưởng! Tại buổi giao ban trực tuyến do Bộ Công Thương tổ chức ngày 1/8, bà Đàm Thị Huyền, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam thừa nhận, có thể giảm giá xăng dầu trong tháng 6, nhưng Tổng công ty lại không thể đưa ra quyết định vì khoản lỗ tồn tại do thực hiện bình ổn giai đoạn quý I. "Mặc dù Bộ Tài chính khẳng định đã có văn bản sẽ xử lý nhưng chúng tôi không biết sẽ xử lý cách nào", bà Huyền nói. Mâu thuẫn ở chỗ, chưa bao giờ người ta thấy doanh nghiệp chậm tăng giá xăng dầu vì "không biết xử lý như thế nào", chỉ đến khi giảm giá thì hết lý do này đến lý do khác được đưa ra. Nghị định 84 của Chính phủ đã quy định rõ điều kiện tăng, giảm giá xăng dầu, nhưng dường như doanh nghiệp lại thích nghe "chỉ đạo" của Bộ hơn là tuân theo văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ?! Người tiêu dùng Việt Nam vẫn đang thiệt thòi khi phải dùng xăng với giá cao. Ảnh: Chí Cường Lợi nhuận "đè bẹp" luật pháp? Hiện nay tất cả các tiêu chí của Nghị định 84 đều buộc doanh nghiệp giảm giá xăng dầu, từ tiêu chí thời gian giữa hai lần giảm giá liên tiếp (10 ngày) và giá cơ sở thấp hơn giá bán hiện hành. Nghị định 84 còn quy định, trong trường hợp giá cơ sở giảm trên 12% so với giá bán hiện hành "không hạn chế khoảng thời gian giữa hai (02) lần giảm và số lần giảm giá". Những ngày qua, giá xăng dầu đều giảm dưới mức 12% nên điều khoản này không được áp dụng. Tuy nhiên, trong trường hợp giảm giá dưới 12% như hiện nay thì doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu đầu mối thực tế đã vi phạm Nghị định 84 khi quyết giữ nguyên giá bán lẻ xăng dầu. Tại mục c, khoản 1, điều 27 của Nghị định quy định: "Thời gian giữa hai (02) lần điều chỉnh giá liên tiếp tối thiểu là mười (10) ngày dương lịch đối với trường hợp tăng giá, tối đa là mười (10) ngày dương lịch đối với trường hợp giảm giá". Tức là, trong trường hợp giá giảm tối đa trong thời hạn 10 ngày, doanh nghiệp phải giảm giá. Khi điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu, thương nhân đầu mối chỉ phải "gửi quyết định giá và phương án giá của mình đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền" để các cơ quan này giám sát. Nghị định 84 đã quy định rõ ràng và gần như trao toàn quyền cho doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu trong việc quyết định giá bán lẻ xăng dầu. Thế nhưng hiện nay doanh nghiệp lại khước từ quyền lợi này khi cố vin vào ý kiến chỉ đạo của các cơ quan quản lý. Họ có lý do cho sự khước từ quyền lợi này, bởi cũng theo bà Đàm Thị Huyền, trong tháng 6 và 7 lượng tiêu thụ xăng dầu trong nước đã giảm, nhưng vẫn ở mức 532.000 m3/tháng (tương đương 532.000.000 lít/tháng). Tức là chỉ cần chậm giảm giá xăng dầu một ngày, doanh nghiệp đầu mối sẽ thu được khoản lợi nhuận rất lớn. Hiện nay cả nước có 11 doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu. Đây đều là các doanh nghiệp lớn có phần vốn thuộc sở hữu Nhà nước, nhưng không thể vì thế mà có thể dung túng việc vi phạm Nghị định để thu lợi nhuận. Mặt khác, người ta cũng chưa đủ niềm tin rằng khoản lợi nhuận này sẽ vào ngân sách Nhà nước, vì hiện nay vẫn chưa vẫn có cơ chế giám sát đầy đủ, công bố, công khai các khoản chi phí kinh doanh, mức hoa hồng cho các đại lý xăng dầu... Đắc Kiên.
Amazon - thiên đường hay địa ngục
Mỗi lần đến Mỹ tôi đều ngạc nhiên khi thấy một số bạn trẻ không chịu vào Walmart để mua sắm mặc dù giá cả ở chuỗi siêu thị này xem chừng rẻ nhất trong các loại cửa hàng. Họ tẩy chay Walmart vì họ bảo Walmart cư xử tệ mạt với nhân viên. Biết đâu chừng Amazon sẽ là nơi bị mọi người ghét bỏ nhưng vì một lý do khác.
Kinh tế
Công nhân Amazon tại nhà kho Kent, đang thuê mướn 2.500 người. Ảnh: The Seattle Times. Tờ The Atlantic vừa có một bài dài về Amazon với cái tít không thể trực diện hơn: Tài sản 150 tỉ đô la của Jeff Bezos là một thất bại chính sách. Bezos, người sáng lập và đang điều hành Amazon là người giàu nhất hành tinh, tài sản bằng 2 triệu lần tài sản một gia đình trung bình ở Mỹ, tiền nhiều hơn Bill Gates 50%, gấp đôi Mark Zuckerberg và có lẽ giàu hơn Tổng thống Donald Trump cỡ 100 lần! Nói như thế này cho dễ hình dung: mỗi ngày ông ta phải tiêu hết 28 triệu đô la thì sản nghiệp mới đứng nguyên mốc cũ. Nghịch lý giàu nghèo tại Amazon. Lý do The Atlantic nói thẳng thừng như tít bài là bởi sự giàu có của Jeff Bezos, theo tờ báo, là hiện thân của sự thất bại về chính sách thuế cũng như môi trường kinh doanh và luật lệ được thiết kế để khuyến khích tích lũy tài sản ở một số người rất ít. Còn nói theo lý lẽ thông thường thì Bezos hay những tỉ phú khác kể cả Bill Gates, Mark Zuckerberg, Sergey Brin và Larry Page (hai nhà sáng lập Google) là minh chứng của một nền kinh tế bị méo mó vì trọng vốn hơn lao động, ai tích lũy được vốn rồi thì ngày sẽ càng giàu, không gì cưỡng lại được. Bezos giàu đến nỗi ông ta tuyên bố hành tinh này không đủ chương trình thiện nguyện để ông tiêu tiền (mặc dù trong thực tế ông ta, khác với Gates hay Zuckerberg, hầu như ít khi mở hầu bao); cách duy nhất để tiêu hết tiền là tài trợ cho các chương trình du hành vũ trụ! Ngược lại, đến một nửa nhân viên Amazon thu nhập mỗi năm chưa đến 28.446 đô la, công nhân đi vệ sinh bị bấm giờ để không quá 6 phút (thậm chí một bài báo trên tờ Seattle Times trích lời một phóng viên ở Anh giả làm nhân viên tại một nhà kho Amazon cho biết nhân viên Amazon phải tiểu trong chai vì sợ bị đánh giá lười và làm không đủ định mức). Mỗi ca, công nhân đóng gói phải xử lý chừng 1.000 gói hàng, phải đi lại chừng 24 cây số, tốc độ làm việc bị giám sát gắt gao bằng hệ thống camera đầy khắp. Cách đây mấy năm báo chí ồn ào vụ một công nhân Amazon chết ngay tại chỗ làm vì kiệt sức. Nghịch lý đầu tiên là thuế: thuế thu nhập cá nhân có tính lũy tiến, tức người có thu nhập cao nộp thuế suất cao (lên đến 37%) so với người có thu nhập thấp nhưng Jeff Bezos nhận lương thấp (81.840 đô la/năm - 2017) nên chuyện thuế đánh lên thu nhập hầu như không đáng kể. Cái giàu của Bezos đến từ tư bản mà thuế trên thu nhập từ vốn tối đa chỉ 20%. Chính vì thế mà tỉ phú Warren Buffet có lần than ông ta đóng thuế còn ít hơn cô thư ký của ông. Nghịch lý thứ hai là Amazon coi vậy chứ cả năm vừa rồi không đóng đồng thuế thu nhập doanh nghiệp nào cả dù lãi tiền tỉ (5,6 tỉ đô la) nhờ nhiều yếu tố như đặt trụ sở chính ở tận Luxembourg, nhờ luật thuế mới của Trump và các chính sách miễn giảm thuế ở những nơi Amazon hoạt động để đổi lại lời hứa hẹn tạo công ăn việc làm của Amazon. Làm thì vất vả nhưng lương khởi điểm ở Amazon thấp hơn mức lương đủ sống ở Mỹ đến 5 đô la/giờ. Tệ hại nhất, theo tờ The Intercept, ở tiểu bang Arizona, cứ ba nhân viên Amazon thì có một người phải sống nhờ tem phiếu thực phẩm. Ở hai bang Pennsylvania và Ohio tỷ lệ có khá hơn: 1 trên 10 nhân viên nhưng nếu tôi là Jeff Bezos, ắt sẽ xấu hổ lắm khi nghe một nhân viên than: Tôi làm việc cho người giàu nhất thế giới và tôi sống ngay trên xe tôi (câu chuyện của Vickie Shannon Allen kể cho tờ The Guardian về việc cô làm cho Amazon rồi bị tai nạn lao động rồi trở thành người vô gia cư như thế nào). Nói cách khác Amazon thuê mướn đến 220.000 nhân viên ở Mỹ nhưng nhiều người trong số họ lương không đủ mua thức ăn. Tưởng vậy là đã quá đáng, Amazon còn thêm thủ thuật bắt nhân viên ký hợp đồng không cạnh tranh, có nghĩa bắt nhân viên hứa sau khi nghỉ làm thì trong vòng 18 tháng không được làm việc cho công ty trực tiếp hay gián tiếp cạnh tranh với Amazon. Với quy mô ngày càng mở rộng của hãng này, ký như thế là bịt đường xin việc của cựu nhân viên, không chỉ ở Walmart mà còn ở công ty vận chuyển, công ty logistics, nhà kho hay cửa hàng bán lẻ... Một khảo sát trên tờ The Economist cho biết mỗi khi Amazon mở một trung tâm giao hàng ở đâu thì lương công nhân nhà kho ở khu vực đó bị ép giảm. Ở những địa phương không có trung tâm Amazon thì công nhân nhà kho hưởng lương chừng 45.000 đô la/năm; còn ở đâu có trung tâm Amazon, lương sẽ tụt xuống còn 41.000 đô la/năm. Số liệu khảo sát cho thấy Amazon mở trung tâm giao hàng thì sau hai năm rưỡi, mức lương bình quân ở quanh đó giảm 3%. Tờ The Atlantic cũng cho biết Amazon chống lại việc thành lập công đoàn bằng cách đóng cửa nơi nào công nhân rục rịch tổ chức công đoàn, sa thải công nhân vận động thành lập công đoàn và thuê luật sư để đối phó lại các nỗ lực khác. Chính quyền Tổng thống Donald Trump không thích gì Amazon và ông chủ Jeff Bezos, đồng thời là chủ nhân tờ Washington Post. Trump từng lên án Amazon lợi dụng hệ thống bưu điện Mỹ để gửi hàng giá rẻ và đòi Amazon trả phí vận chuyển cao hơn. Nhưng chính sách chung của Mỹ hiện nay là thuận lợi cho Bezos vì cắt giảm thuế cho doanh nghiệp và người có thu nhập cao. Mô hình có vấn đề. Tờ The Atlantic thì cho rằng lỗi không phải nằm ở Jeff Bezos ngày càng giàu trong khi bình quân dân Mỹ ngày nay nghèo hơn lúc xảy ra cuộc khủng hoảng năm 2008. Bezos giàu vì đã tạo ra được một mô hình kinh doanh làm thay đổi cục diện ngành bán lẻ tận gốc rễ và đầy sức sáng tạo khi vươn ra nhiều lĩnh vực khác. Người viết lại nghĩ nếu Bezos giàu trên sự vất vả của công nhân mình, trên đống đổ nát của biết bao cửa hàng bán lẻ phải đóng cửa vì Amazon thì sự giàu có đó đã mất đi một phần ý nghĩa. Amazon còn làm giàu trên sự nhượng bộ của các địa phương mong thu hút đầu tư nên tạo ra cuộc đua ưu đãi mà người hưởng lợi là Amazon còn bên chịu thiệt hại là người dân bình thường. Ví dụ, tại Hạt Miami-Dade, năm ngoái Amazon đề nghị mở một kho hàng, hứa hẹn tuyển dụng 2.300 công nhân với mức lương 37.000 đô la/năm. Thế là hãng này được hưởng 1,5 triệu đô la tiền hoàn thuế và 5 triệu đô la trái phiếu để chỉnh trang cơ sở hạ tầng dựa trên các dự báo này. Thế nhưng cuối cùng, số lượng việc làm tạo ra còn 1.000; lương chỉ còn 27.500 đô la. Tờ The Intercept cho biết đây là cách Amazon vắt kiệt các địa phương để làm giàu cho mình. Khi tờ New York Times điều tra các ưu đãi cho Amazon vào năm 2012 thì tập đoàn này mới nhận 348 triệu đô la từ chính quyền tiểu bang và địa phương nhưng đến năm 2017, theo tờ Business Journal, con số ưu đãi đã lên 1,2 tỉ đô la! Mức lương trung vị của Amazon là 28.446 đô la/năm trong khi nên nhớ trên nửa triệu nhân viên của Amazon trên khắp thế giới đâu phải ai cũng là công nhân đóng gói hàng; họ còn làm ở các bộ phận công nghệ cao như dịch vụ đám mây, các nhóm sáng tạo ra các sản phẩm dẫn đầu như loa thông minh Echo, máy đọc sách Kindle... Thế nhưng mức lương bình quân của các hãng công nghệ khác cao hơn nhiều, như Apple là 100.733 đô la/năm, Google là 190.854 đô la/năm và Facebook là 203.894 đô la/năm. Tháng 7 vừa rồi công nhân Amazon tại châu Âu tuyên bố họ chịu đựng như thế là quá đủ: hàng ngàn công nhân làm việc tại các nhà kho của Amazon ở Đức, Ba Lan và Tây Ban Nha đình công để phản đối lương thấp, điều kiện làm việc tồi tệ và không được bảo hiểm y tế. Nguyễn Vạn Phú.
Nhiều vi phạm tại VCCI
(SGGP).- Ngày 10-7, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã thông báo kết luận thanh tra tại Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). TTCP đã chỉ rõ nhiều thiếu sót, vi phạm của VCCI.
Kinh tế
Về việc chi tiếp khách do Ban Tài chính làm đầu mối thanh toán giai đoạn 2009 - 2011, qua kiểm tra 499 hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) để làm chứng từ thanh toán, có 362 hóa đơn đã bổ sung thông tin (tên đơn vị, địa chỉ, mã số thuế, chữ ký khách hàng). Trong đó có 215 hóa đơn các khách sạn xác nhận là đã bổ sung thông tin, còn 147 hóa đơn (tương đương gần 480 triệu đồng) chưa xác định đơn vị nào bổ sung thông tin. Việc bổ sung thông tin trên liên 2 của hóa đơn GTGT do cán bộ Ban Tài chính là người không trực tiếp đi tiếp khách, không trực tiếp trả tiền đến đơn vị phát hành hóa đơn bổ sung là vi phạm. Về việc sử dụng số tiền 10 tỷ đồng chênh lệch thu chi sau hội nghị APEC 2006, kết luận chỉ ra số tiền gốc chênh lệch thu, chi từ hội nghị APEC 2006 thực tế là gần 9,423 tỷ đồng có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, vì vậy phải được quản lý, sử dụng theo luật ngân sách nhà nước. VCCI đã chủ động gửi có kỳ hạn số tiền trên vào các ngân hàng trong thời gian nhất định để sinh lãi; việc VCCI rút tiền trong các năm 2008, 2009, 2010 sử dụng chung cho các hoạt động của VCCI khi chưa được phép của các cơ quan quản lý là vi phạm luật ngân sách nhà nước. Căn cứ quyết định của Chủ tịch VCCI về việc phân bổ sử dụng số tiền trên cho các dự án, còn 135 ngày trên 9,4 tỷ đồng chưa được tính lãi. Đoàn thanh tra xác định số tiền lãi là trên 91 triệu đồng. Kết luận cũng nêu, sau khi có quyết định phân bổ nguồn tiền APEC 2006 cho các đơn vị để thực hiện đề án, một số hợp đồng kinh tế, hợp đồng cung cấp dịch vụ hàng hóa trước khi ký kết VCCI chưa xây dựng kế hoạch đấu thầu, chưa lập báo cáo kết quả mua sắm chào hàng cạnh tranh, chưa thực hiện chào giá cạnh tranh để lựa chọn đối tác. Qua kiểm tra việc sử dụng kinh phí của dự án chương trình nâng cao kỹ năng quản trị kinh doanh quốc tế - vận dụng kinh nghiệm các nước trong khu vực APEC có 5 hóa đơn với giá trị gần 36 triệu đồng được xác định là không đúng quy định, cần phải truy thu về ngân sách nhà nước... Về việc huy động tiền tài trợ cho hội nghị ASEAN BIS 2010, kết luận thanh tra nêu rõ, việc VCCI trả 40% chi phí tư vấn vận động tài trợ (trị giá gần 1,5 tỷ đồng) không có quy định cụ thể trong chế độ tài chính hiện hành của pháp luật và không có trong quy định chế độ quản lý tài chính nội bộ của VCCI... Từ những kết quả thanh tra, TTCP kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo VCCI tổ chức kiểm điểm rút kinh nghiệm trong việc quản lý, điều hành của Chủ tịch VCCI, các phó chủ tịch được phân công phụ trách; kiểm điểm trách nhiệm tập thể và các cá nhân có liên quan đến các vi phạm mà kết luận chỉ ra. VCCI cũng phải nộp vào ngân sách nhà nước số tiền trên 127 triệu đồng (gồm gần 36 triệu đồng tiền thanh toán các hóa đơn không đúng khi thực hiện dự án chương trình nâng cao kỹ năng quản trị kinh doanh quốc tế - vận dụng kinh nghiệm các nước trong khu vực APEC; trên 92 triệu đồng lãi tiền gửi còn thiếu khi sử dụng tiền hội nghị APEC 2006). PHAN THẢO.
Rút vốn hết tại Vinamilk: "Thời điểm vàng" để quyết định
(Doanh nghiệp) - Vấn đề bây giờ là muốn có mỗi người được một quả trứng hay là muốn có cả con gà? - Chuyên gia Huỳnh Thế Du.
Kinh tế
Những đợt sóng ngầm giành quyền kiểm soát Vinamilk Thấy gì qua mâu thuẫn giữa SCIC và các cổ đông Vinamilk? Ông Hnỳnh Thế Du: - Để trả lời câu hỏi trên thì phải xem mục tiêu của SCIC là gì? Thứ nhất, nếu muốn SCIC là một đơn vị quản lý vốn Nhà nước có trách nhiệm tạo ra lợi nhuận trên một đồng vốn cao nhất thì việc SCIC chọn những doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả như Vinamilk để đầu tư là hợp lý. Thứ hai, nếu muốn SCIC trở thành đơn vị được Nhà nước giao nhiệm vụ phân bổ, điều tiết vốn cho các doanh nghiệp hỗ trợ nền kinh tế phát triển, kích thích đầu tư vào những nơi có khả năng mang lại lợi ích cho cả nền kinh tế cao nhưng rủi ro lớn ở góc độ tài chính thì giảm dần tỉ lệ nắm giữ cổ phần chi phối trong các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tiến dần đến thoái vốn nhà nước hoàn toàn y thì việc tăng vốn tại các doanh nghiệp này là không cần thiết. Mục tiêu của SCIC là gì? Vì vậy để trả lời câu hỏi, SCIC nên rút vốn hoàn toàn hay tiếp tục đầu tư trước hết phải trả lời được câu hỏi mục tiêu chính của SCIC là gì? Nếu xem SCIC vừa là một doanh nghiệp thực hiện chức năng kinh doanh nhưng lại vừa đóng vai trò làm chính sách thì sẽ tạo ra những xung đột, kẽ hở cơ bản làm cho việc hoạt động của các doanh nghiệp kém hiệu quả. Phải xác định SCIC chỉ được đóng một trong hai vai hoặc là làm chính sách hoặc là doanh nghiệp kinh doanh và ngược lại. Bắt SCIC một lúc đóng hai vai là điều không tưởng. Chính việc này đã làm trục trặc mô hình điều hành, quản lý các DNNN mà Nhà nước đang rất muốn triển khai nhanh tiến trình cổ phần hóa nhưng mãi vẫn không xong. Hơn thế, khi đã cổ phần hóa rồi thì ở rất nhiều doanh nghiệp mọi chuyện dường như không có gì thay đổi cả. Trong trường hợp muốn SCIC là một doanh nghiệp đi kinh doanh kiếm lợi, việc đầu tư vào đâu phải để doanh nghiệp nắm quyền quyết định. Khi đó việc lựa chọn doanh nghiệp làm ăn có lãi để đầu tư sinh lời là dễ hiểu. Đó là lý do vì sao SCIC bỏ doanh nghiệp yếu, làm ăn thua lỗ để đầu tư vào doanh nghiệp có lãi. Câu chuyện này cũng giống như câu chuyện SCIC mang tiền đi gửi ngân hàng trong giai đoạn nền kinh tế có nhiều bất ổn trước đây. Đứng ở góc độ doanh nghiệp làm ăn kinh doanh, việc lựa chọn đó là hoàn toàn hợp lý. Ngược lại, nếu SCIC đóng vai trò làm chính sách, điều phối nền kinh tế nhưng không tách bạch với vai trò kinh doanh sẽ dễ bị doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở lúc kinh doanh thua lỗ đổ thừa trách nhiệm cho nhà nước. Lý do phải làm chính sách, làm nhiệm vụ chính trị mà rũ bỏ trách nhiệm. Tôi xin nhắc lại, những đơn vị như SCIC không nên kỳ vọng sẽ có thể thực hiện được hai chức năng hay mục tiêu mà đa phần là mâu thuẫn với nhau. PV:- Đứng ở góc độ SCIC, những doanh nghiệp như Vinamilk đang là những "con gà đẻ trứng vàng", trong khi nguồn thu về SCIC cũng chính là nguồn thu cho ngân sách. Trong bối cảnh ngân sách như hiện nay, có nên rút vốn hoàn toàn để ngân sách nhà nước mất đi nguồn thu đó hay không? Ông Hnỳnh Thế Du: - Nếu coi Vinamilk là con gà đẻ trứng vàng, vậy phải xác định là nuôi nó để hàng ngày ăn một quả trứng hay muốn có ngay cả con gà. Phải tính toán phương án nào có hiệu quả hơn, không thể vừa thịt gà mà vẫn muốn có trứng. Để làm được như vậy, phải phân tích tình trạng ngân sách, nợ công hiện nay. Nếu tình trạng thiếu hụt ngân sách quá trầm trọng, cần nhu cầu vốn rất lớn tôi cho rằng có thể bán đứt để dùng tiền xử lý các vấn đề khác như nợ xấu chẳng hạn. Hay nợ công vẫn trong tầm kiểm soát, vốn đầu tư còn dư dả và muốn có giữ nguồn thu ổn định từ SCIC hàng năm tất cả phải xác định rõ. PV:- Tuy nhiên, đứng ở góc độ doanh nghiệp, nếu những doanh nghiệp như Vinamilk hoàn toàn thuộc về tư nhân, cái lợi và bất lợi cho doanh nghiệp là gì? Việc thoát hoàn toàn khỏi nhà nước có tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển lành mạnh hơn hay không, thưa ông và đó có phải là lý do khiến Vinamilk đã hơn một lần đánh tiếng mua lại phần vốn nhà nước? Xem tiếp trang 2.
Doanh nghiệp Singapore sắp triển khai nhiều dự án lớn
(TBKTSG Online) – Theo cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đầu tư của Singapore vào Việt Nam tiếp tục tăng cao và đứng ở vị trí thứ hai trong 7 tháng đầu năm nay, chỉ sau Nhật Bản. Một loạt các dự án đầu tư lớn của doanh nghiệp thuộc đảo quốc này sắp được triển khai và đưa vào khai thác.
Kinh tế
Hùng Lê. Khu công nghiệp VSIP do Sembcorp liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam phát triển rất thành công trong thu hút đầu tư -Ảnh: Quỳnh Thanh. >>> "Thiếu vốn FDI, chúng ta đã không được như thế này". >>> VSIP phát triển khu đô thị-công nghiệp tại Quảng Ngãi. Trong năm nay chứng kiến hàng loạt dự án có quy mô lớn của doanh nghiệp Singapore đưa vào khai thác hoặc bắt đầu triển khai đầu tư ở thị trường trong nước. Cụ thể đối với dự án sắp triển khai, Tập đoàn Sembcorp, theo kế hoạch trong tháng 9 tới, thông qua liên doanh với Tổng công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp Becamex IDC, sẽ khởi công xây dựng dự án khu phức hợp đô thị, công nghiệp và dịch vụ tại Quảng Ngãi (VSIP Quảng Ngãi). VSIP Quảng Ngãi được quy hoạch gồm 600 héc-ta đất công nghiệp nằm trong khu kinh tế Dung Quất và 520 héc-ta đất đô thị và dịch vụ gần trung tâm thành phố Quảng Ngãi. Trong giai đoạn đầu, VSIP sẽ tập trung phát triển 160 héc-ta đất công nghiệp và 100 héc-ta đất đô thị và dịch vụ. Ngoài ra, Sembcorp cũng đã được Chính phủ đồng ý cho nghiên cứu xây dựng một nhà máy nhiệt điện có công suất 1.200 MW tại Quảng Ngãi với vốn đầu tư khoảng 2 tỉ đô la Mỹ. Bên cạnh đó, Công ty TNHH Y tế Hoa Lam-Shangri-La - một liên doanh giữa Công ty Shangri-La Healthcare Invesment Pte. Ltd (Singapore) và Công ty Hoa Lâm (Việt Nam) sắp tới sẽ đưa vào khai thác Bệnh viện quốc tế Thành Đô với quy mô 320 giường bệnh. Đây sẽ là dự án bệnh viện đầu tiên trong khu y tế kỹ thuật cao HoaLam-Shangri-La TPHCM rộng gần 40 héc ta. Trong lĩnh vực giáo dục, công ty Kinderworld bắt đầu thực hiện dự án xây dựng trường học Pegasus International UniCollege tại Đà Nẵng và tiếp sau đó sẽ là tại Vũng Tàu, Nha Trang và TPHCM. Những chuyển động của các dự án trên là những tín hiệu cho thấy các nhà đầu tư Singapore tiếp tục chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư ưa thích. Theo Cục Đầu tư nước ngoài, đầu tư của Singapore vào Việt Nam trong 7 tháng đầu năm đạt hơn 3,726 tỉ đô la Mỹ vốn, chiếm 31,3% tổng vốn đầu tư FDI cả nước, chỉ sau Nhật Bản đạt gần 4,1 tỉ đô la Mỹ. Nếu tính riêng về các dự án mới đăng ký cấp phép trong 7 tháng đầu năm nay thì Singapore đứng đầu với 61 dự án với tổng vốn cam kết đạt 2,48 tỉ đô la Mỹ, chiếm gần 60% tổng vốn đầu tư cho các dự án mới đăng ký. Tính đến nay Singapore có hơn 1.180 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký hơn 28,6 tỉ đô la Mỹ, trở thành quốc gia có vốn đầu tư lớn thứ 2 ở Việt Nam, sau Nhật Bản với 2.014 dự án và trên 32,78 tỉ đô la Mỹ. Những lĩnh vực mà các doanh nghiệp Singapore đầu tư đều là những lĩnh vực ưu tiên trong chiến lược phát triển của Việt Nam, bao gồm các lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, phát triển cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, bất động sản đô thị, du lịch, logistics. Trong lĩnh vực y tế, công ty Chandler Corporation cũng đã chính thức vào Việt Nam thông qua việc mua lại 80% cổ phần tại bệnh viện Hoàn Mỹ. Trong khi đó, trong lĩnh vực thương mại, Công ty NTUC FairPrice, hãng bán lẻ lớn nhất của Singapore, hợp tác cùng với Saigon Co.op gần đây cũng đã khai trương một đại siêu thị kết hợp phân phối số lượng lớn tại TPHCM, với tên gọi Co.opXtra Plus....
NHNN yêu cầu cho vay phục vụ chăn nuôi, chế biến
(PL)- NHNN ra Văn bản số 5294/NHNN-TD về việc cho vay phục vụ chăn nuôi, chế biến thịt heo, gia cầm và cá tra.
Kinh tế
Theo đó, các ngân hàng phải đánh giá lại các khoản nợ vay cũ của khách hàng tính đến thời điểm 15-8 và giảm lãi suất đối với các khoản nợ cũ, giãn nợ tối đa 24 tháng đối với trường hợp khách hàng tạm thời khó khăn chưa trả được nợ đúng hạn, tiếp tục cho vay mới lãi suất tối đa 11%/năm đối với khách hàng có phương án sản xuất - kinh doanh khả thi... YT.
Phấn đấu tỉ lệ kết nạp đoàn viên tăng từ 10-15%
Phong trào CNVCLĐ và hoạt động Công đoàn TCty CP Xây dựng công nghiệp Việt Nam nhiệm kỳ III (2011-2016) tập trung 4 nhiệm vụ trọng tâm, trong đó có công tác phát triển đoàn viên, đào tạo nâng cao chất lượng CBCĐ.
Kinh tế
Để thực hiện nhiệm vụ này, Công đoàn TCty CP chú trọng đổi mới nội dung, mở rộng đối tượng tuyên truyền đến NLĐ và người sử dụng LĐ, tạo điều kiện để NLĐ hiểu và tự nguyện gia nhập công đoàn, nhất là đối tượng LĐ hợp đồng ngắn hạn ở những công trình lớn, thời gian thi công kéo dài... Công đoàn TCty CP Xây dựng công nghiệp Việt Nam phấn đấu: Tỉ lệ đoàn viên đạt 95% số LĐ thường xuyên; 100% DN, đơn vị trong TCty thành lập tổ chức công đoàn; tỉ lệ kết nạp đoàn viên tăng từ 10-15% so với nhiệm kỳ II. T.H.
Tặng 500 suất quà tết cho công nhân viên chức lao động nghèo
THỪA THIÊN-HUẾ: Tặng 500 suất quà tết cho công nhân viên chức lao động nghèo. Ngày 20.1, Quỹ Tấm lòng vàng (TLV) Lao Động phối hợp với LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên-Huế tổ chức tặng quà tết cho CN nghèo tại Cty ximăng Luks Việt Nam. 30 CN đang làm việc tại Cty có hoàn cảnh khó khăn được tặng quà tết, với số tiền 500.000 đồng/suất.
Kinh tế
Ông Nguyễn Nam Tiến - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh - cho biết, món quà bằng tiền mặt tuy không lớn, nhưng hy vọng sẽ góp sức để CN bớt phần nào khó khăn khi tết đến. Trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ, Quỹ TLV Lao Động và LĐLĐ tỉnh sẽ tổ chức trao tổng cộng 500 suất quà tết, với tổng số tiền 250 triệu đồng cho CNVCLĐ nghèo trên địa bàn tỉnh. ĐĂNG KHOA. Gần 1.000 suất quà đến với công nhân nghèo tỉnh Sóc Trăng Sáng 20.1, tại KCN An Nghiệp, LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Ban quản lý KCN tỉnh, Quỹ TLV Lao Động tổ chức trao 786 suất quà cho CNLĐ nghèo vui xuân, đón tết. Mỗi suất có giá trị 300.000 đồng. Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Lâm Văn Mẫn - UV dự khuyết TƯ Đảng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng - cảm ơn các nhà hảo tâm, LĐLĐ tỉnh có sáng kiến chăm lo đời sống vật chất cho người nghèo. Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng mong CN an tâm sản xuất, cùng DN vượt lên khó khăn chung của kinh tế cả nước, đồng thời đề nghị các cấp, các ngành chăm lo tốt hơn nữa đời sống của CN. Nhật Hồ. Trao 30 suất quà tết đến công nhân lao động tỉnh Ninh Bình. Ngày 20.1, tại trụ sở CĐ Khu công nghiệp (KCN) tỉnh, đại diện lãnh đạo Quỹ Tấm lòng vàng (TLV) Lao Động, LĐLĐ tỉnh Ninh Bình đã trao 30 suất quà tết tới CNLĐ KCN tỉnh Ninh Bình từ nguồn hỗ trợ của BIDV Việt Nam qua Quỹ TLV Lao Động. Theo LĐLĐ tỉnh, nhân dịp Tết Giáp Ngọ, LĐLĐ tỉnh sẽ trao 250 suất quà tết cho CNLĐ có các hoàn cảnh khó khăn trị giá 115 triệu đồng, trong đó: 200 suất cho CN có hoàn cảnh khó khăn trong các loại hình DN (mỗi suất mức 500.000đ)... Mai Hương. TP.Hồ Chí Minh: Tặng quà tết cho công nhân xa quê Sáng 20.1, LĐLĐ Q.1 đã tổ chức họp mặt 35 CN không có điều kiện về quê ăn tết. Dịp này, LĐLĐ quận cũng tặng mỗi CN một phần quà trị giá 700.000 đồng (mỗi phần quà trị giá 200.000 đồng và 500.000 đồng tiền mặt). Nhân dịp Tết Giáp Ngọ, LĐLĐ Q.1 tặng 360 phần quà cho CNVCLĐ khó khăn, không có điều kiện về quê đón tết, CN bị bệnh hiểm nghèo, mất việc, thiếu việc, đoàn viên 10 nghiệp đoàn xe ôm với số tiền gần 270 triệu đồng. Nằm trong chuỗi hoạt động chăm lo cho CN khó khăn trong dịp tết, tối 19.1, LĐLĐ Q.6 (TPHCM) đã họp mặt thân mật, tặng 105 phần quà (mỗi phần trị giá từ 200.000-500.000 đồng) cho CN có hoàn cảnh khó khăn, CN bị giảm giờ làm. Lê Tuyết. Năm 2014, Liên đoàn Lao động TP.Hà Nội xây mới, sửa chữa 52 "mái ấm công đoàn" Thông tin trên được đưa ra tại lễ công bố hỗ trợ "Mái ấm công đoàn" (MACĐ) năm 2014 của LĐLĐ TP.Hà Nội tổ chức ngày 18.1. Tại đây, bà Đặng Thị Phương Hoa - Phó Chủ tịch LĐLĐ TP - cho biết: Năm 2013, Quỹ MACĐ của CĐ Hà Nội đã hỗ trợ được 56 căn nhà cho CNVCLĐ thủ đô. Năm 2014, quỹ hỗ trợ xây mới và sửa chữa 52 mái nhà với số tiền 30 triệu đồng/mái nhà. Điều đặc biệt, năm 2014, việc công bố những CNVCLĐ được hỗ trợ xây mới và sửa chữa nhà được quỹ thực hiện ngay trước Tết Nguyên đán để động viên NLĐ khi xuân về. B.C.Đ.
Sửa Thông tư 36 cũng không giảm tín dụng cho bất động sản
Ngân hàng Nhà nước khẳng định, sửa đổi Thông tư 36 ảnh hưởng không đáng kể đến dòng vốn tín dụng vào thị trường bất động sản.
Kinh tế
Dư luận đang nóng chuyện Ngân hàng Nhà nước có dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 36/2014 về quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Dự thảo sửa đổi Thông tư 36 của NHNN khiến các doanh nghiệp BĐS lo NHNN siết chặt tín dụng cho BĐS (Ảnh minh họa: KT). Theo Dự thảo quy định, các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được sử dụng tối đa 40% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn, thay vì được 60% như hiện nay. Giới hạn đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng cũng giảm rất mạnh, từ 200% xuống còn 80%. Tương tự, giới hạn đối với ngân hàng hợp tác xã giảm từ 60% xuống chỉ còn 40%. Dự thảo thông tư cũng xếp các khoản phải đòi để kinh doanh bất động sản vào nhóm tài sản có hệ số rủi ro 250% thay vì hệ số 150% như hiện nay. Những quy định được đặt ra trong Dự thảo khiến các doanh nghiệp BĐS lo lắng, phản ứng vì lo NHNN siết chặt tín dụng cho lĩnh vực này. Ngân hàng Nhà nước vừa chính thức lên tiếng về nội dung này. Cho vay bất động sản tiềm ẩn rủi ro. Theo Ngân hàng Nhà nước, từ năm 2015, thị trường bất động sản đã bắt đầu phục hồi nhờ một loạt các giải pháp, chính sách hỗ trợ thị trường bất động sản, trong đó bao gồm cả chính sách tín dụng. Đến cuối năm 2015, dư nợ cho vay đầu tư, kinh doanh bất động sản đạt 393.000 tỷ đồng, tăng gần 26% so với cuối năm 2014. Nếu tính cả đầu tư trái phiếu doanh nghiệp cho lĩnh vực bất động sản thì tổng dư nợ của các TCTD cho lĩnh vực BĐS là 478.000 tỷ đồng, chiếm 10,3% tổng dư nợ và chiếm 22,2% tổng dư nợ trung, dài hạn. Bên cạnh đó, vốn tín dụng, đầu tư của hệ thống ngân hàng cho phát triển cơ sở hạ tầng cũng tăng mạnh. Trong đó, hầu hết các khoản tín dụng cho lĩnh vực bất động sản có kỳ hạn trung, dài hạn. Từ thực tế đó, Ngân hàng Nhà nước cho rằng, thị trường BĐS đã có đà phục hồi tốt. Đã đến lúc cần thực thi chính sách tín dụng thận trọng và quản lý chặt chẽ thị trường BĐS. Việc NHNN đưa ra dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 36/2014 do Chính phủ đã yêu cầu NHNN điều hành tăng trưởng gắn với bảo đảm cơ cấu tín dụng phù hợp, trong đó tập trung tín dụng vào các lĩnh vực SXKD, nhất là lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ; giám sát chặt chẽ cho vay lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, dự án có thời hạn thu hồi vốn dài Đồng thời, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh chỉ đạo NHNN phải thận trọng, kiểm soát việc cho vay mới đối với lĩnh vực BĐS. Thêm nữa, theo NHNN, bên cạnh việc tăng trưởng tín dụng cho lĩnh vực BĐS tăng nhanh thì việc tăng tín dụng trung, dài hạn cho lĩnh vực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cũng tăng khá nhanh. IMF vừa mới có cảnh báo Việt Nam về việc tập trung tín dụng cho các lĩnh vực này. Còn thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực BĐS đạt khá trong 2 năm gần đây và tiếp tục tăng (2,55 tỷ USD năm 2014 và gần 2,4 tỷ USD năm 2015). Đã có bài học đắt giá khi tập trung cho vay BĐS. Xét trong bối cảnh Việt Nam, NHNN cho rằng, nhu cầu vốn của nền kinh tế cho đầu tư, thương mại và sản xuất kinh doanh, đặc biệt là vốn trung và dài hạn rất lớn trong khi nguồn vốn này rất hạn chế, ngay cả đối với hệ thống ngân hàng. Do đó, nguồn vốn trung, dài hạn cần phải ưu tiên sử dụng cho các mục đích an toàn, hiệu quả kinh tế nhất và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội. Vốn cho vay của các TCTD là vốn huy động từ tiền gửi của nhân dân và phải được phân bổ, sử dụng một cách an toàn, hiệu quả nhất chứ không phải dành riêng hay dồn vốn cho bất động sản. Theo đó, ngân hàng không thể tự đặt mình vào trạng thái rủi ro quá mức do tập trung đầu tư vốn cho một hoặc một số ít lĩnh vực rủi ro. Bởi đã có bài học đắt giá mới đây còn nguyên giá trị về tập trung cho vay bất động sản trong giai đoạn 2006-2010 để rồi tự đẩy ngân hàng vào trạng thái rủi ro quá mức cùng với thị trường và nhà đầu tư, trong đó không ít ngân hàng khó khăn, thua lỗ, thậm chí lâm vào tình trạng phá sản vì cho vay bất động sản. Liệu chúng ta có muốn lịch sử lặp lại? Liệu chúng ta có tiếp tục đặt sự tồn vong, tiền đồ của hệ thống ngân hàng và đặt cược tiền gửi của nhân dân vào rủi ro của thị trường BĐS?- NHNN nhấn mạnh. Hơn nữa, thị trường BĐS không thể phát triển lành mạnh, bền vững nếu chủ yếu dựa vào vốn vay của ngân hàng, trong đó người tham gia thị trường bao gồm chủ đầu tư dự án BĐS cho đến người tiêu dùng cuối cùng, nhà đầu tư đều dựa vào vốn vay ngân hàng. Không giảm tín dụng cho bất động sản. NHNN còn lưu ý rằng, thứ nhất, dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng dành cho lĩnh vực bất động sản chưa từng giảm, kể cả giai đoạn khó khăn nhất, thị trường BĐS đóng băng (dư nợ cho vay đầu tư, kinh doanh BĐS tăng 14% năm 2012, tăng 15,4% năm 2013, tăng 19,3% năm 2014 và 26% năm 2015). Khi thị trường phục hồi, cần thu hút các nguồn vốn khác trong xã hội để thay thế, giảm bớt sự phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng và giảm thiểu rủi ro cho cả phía ngân hàng cũng như nhà đầu tư. Thứ hai, cấu trúc tín dụng hiện nay cho thấy ngân hàng đang tài trợ vốn cho cả bên cung và bên cầu về bất động sản, điều này cho thấy tín dụng ngân hàng cho bất động sảnchịu rủi ro cả từ 2 phía của thị trường BĐS. NHNN khẳng định, đã từ lâu hoạt động ngân hàng đã gắn với thị trường BĐS và để ngân hàng bớt phụ thuộc vào nó không dễ gì và phải làm từng bước nhưng không phải không làm được. Vì vậy, nhất định phải làm vì sự phát triển an toàn, bền vững của hệ thống ngân hàng và thị trường BĐS. Tuy nhiên, Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2014 không làm giảm vốn tín dụng ngân hàng cho thị trường bất động sản. Giải thích rõ hơn, NHNN cho biết, giả định mọi yếu tố khác không thay đổi, với quy mô và cơ cấu nguồn vốn tại thời điểm cuối năm 2015, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung-dài hạn bình quân của hệ thống các TCTD là 31% (đang có chiều hướng tăng nhanh) thì các TCTD vẫn còn có khả năng cấp tín dụng trung, dài thêm cho nền kinh tế, bao gồm cả lĩnh vực BĐS với số tiền lên đến khoảng 540.000 tỷ đồng mới tới giới hạn tỷ lệ này 40% theo quy định của dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 36. Và điều chỉnh hệ số rủi ro các khoản cho vay kinh doanh bất động sản từ 150% lên 250% ảnh hưởng trực tiếp không đáng kể đến tỷ lệ an toàn vốn, theo đó tỷ lệ an toàn vốn bình quân của toàn hệ thống các TCTD giảm từ 13% xuống 12,1%. Với tỷ lệ an toàn vốn bình quân toàn hệ thống đến cuối năm 2015 là 13% thì các TCTD vẫn còn có thể cho vay kinh doanh bất động sản với số vốn bổ sung lên đến khoảng 650 nghìn tỷ đồng mới tới giới hạn tỷ lệ an toàn vốn 9%. Như vậy, việc điều chỉnh quy định tại Thông tư 36 ảnh hưởng không đáng kể đến dòng vốn tín dụng vào thị trường BĐS-NHNN khẳng định./. Xuân Thân/VOV.VN.
Chứng khoán 1/10: VN-Index quay đầu giảm điểm
Các cổ phiếu như CTG, VCB, TCB, VNM, BID, VJC là những tác nhân chính khiến thị trường giảm điểm.
Kinh tế
VN-Index mất hơn 4 điểm. Ảnh: Văn Giáp/BNews/TTXVN. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 1/10, chỉ số VN-Index giảm 4,25 điểm (0,42%) còn 1.012,88 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 247,8 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 5.919 tỷ đồng. Toàn sàn có 122 mã tăng, 178 mã giảm. HNX - Index cũng đóng cửa ở mức 115,52 điểm, giảm 0,76 điểm (0,65%). Toàn sàn có 79 mã tăng và 71 mã giảm. Nhóm cổ phiếu ngân hàng và một số cổ phiếu trụ cột đồng loạt giảm hôm nay tạo áp lực lớn lên thị trường. Các cổ phiếu như CTG, VCB, TCB, VNM, BID, VJC là những tác nhân chính khiến thị trường giảm điểm. Cụ thể, phiên hôm nay CTG giảm 1,8%, VCB giảm 0,8%, TCB giảm 1,7%, BID giảm 1,3%, VNM giảm 0,7%, VJC giảm 2%. Lực đỡ từ nhóm cổ phiếu dầu khí không đủ mạnh để lấy lại sắc xanh cho thị trường. GAS là cổ phiếu có tác động tích cực nhất đến thị trường. Phiên hôm nay GAS tăng 3,4% lên 119.600 đồng/cổ phiếu, PVB tăng 3,9%, PVD tăng 4,8%, PVS tăng 0,4%. Nhóm dịch vụ tài chính cũng chìm trong sắc đỏ, SSI giảm 0,9%, SHS giảm 1,8%, VCI giảm 0,9%, VND giảm 1,5%. Khối ngoại tiếp tục mua ròng trong phiên hôm nay. Trên HOSE, khối ngoại mua ròng gần 7,3 triệu đơn vị, giá trị 89,55 tỷ đồng. HPG dẫn đầu danh sách mua ròng với giá trị hơn 119,4 tỷ đồng. Tiếp đến là STB (trên 115 tỷ đồng), PLX (trên 18 tỷ đồng). VJC dẫn đầu danh sách bán ròng của khối ngoại trong phiên hôm nay với giá trị hơn 35,6 tỷ đồng. Tiếp đến là VCB, VNM, VHM. Trên HNX, khối ngoại bán ròng 626.926 đơn vị, giá trị 13,83 tỷ đồng. PVS dẫn đầu danh sách bán ròng với giá trị hơn 4,4 tỷ đồng./. Đỗ Huyền/BNEWS/TTXVN.
Nhiều nhân viên tiếp thị bia tranh thủ... bán thân
Các hãng bia quốc tế lớn hoạt động ở Campuchia bị tố cáo góp phần bóc lột, lạm dụng tình dục nhân viên tiếp thị bia, hãng thông tấn Đức DPA đưa tin.
Kinh tế
Lương thấp Lời tố cáo này được tổ chức phi Chính phủ Care International và một nhóm nghiên cứu thuộc ĐH Guelp đưa ra. Theo Care International, hết các cô gái trẻ được các hãng bia quốc tế thuê làm nhân viên quảng cáo và bán bia có những hành động tương tự các cô gái bán thân nuôi miệng. Sharon Wilkinson thuộc tổ chức Care International khẳng định, nơi làm việc của những phụ nữ này xảy ra nhiều hiện tượng quấy nhiễu và lạm dụng tình dục. Trong báo cáo mới đây của Care International, các hãng bia quốc tế bóc lột nhân viên nữ khi cho phép các đại lý phân phối tại địa phương trả lương họ thấp. Theo đó, 57% trong 122 cô gái quảng cáo bia tại tỉnh Siem Riep hồi năm ngoái bị thúc ép đi vào đường bán thân với khách uống bia để kiếm thêm tiền, vì lương hàng tháng chỉ là 81 USD, không đủ chi tiêu cho gia đình họ. Giáo sư Ian Lubek, người đứng đầu cuộc nghiên cứu cho biết, lương của 4.000 cô gái quảng cáo bia phải được tăng gấp đôi thì mới có thể giảm bớt tình trạng họ mắc bệnh AIDS khi hành nghề bán dâm trá hình. Báo cáo của ông Lubek cho biết, 80 trong số 900 cô gái bán bia từng được phỏng vấn trong 7 năm qua tại Siem Riep qua đời. Giáo sư Lubek khẳng định, họ chết vì mắc bệnh AIDS dù không có giấy xác nhận họ mang bệnh này và điều đáng nói là các cô đều còn trẻ, tuổi trung bình là 25. Mại dâm trá hình Trong 10 năm qua, tại nhiều tỉnh thành Campuchia, đặc biệt ở Thủ đô Phnom Penh, nổi lên phong trào trong giới nữ còn trẻ nhưng nghèo là đi quảng cáo và bán bia tại các quán nhậu, nhà hàng, tiệm karaoke, quán súp Mỗi ngày, khoảng 16h, xe các hãng bia chạy đến đón các cô gái này tại các địa điểm ấn định trước, sau đó đưa họ tới các nhà hàng trong và ngoại ô Phnom Penh. Họ mặc đồng phục tương đối đẹp mắt, công việc hàng đêm là mời khách ăn hãy dùng bia của hãng họ. Nếu khách uống nhiều bia, họ sẽ được hãng thưởng thêm một ít tiền tính trên số lượng bia bán đêm đó, không kể lương căn bản mỗi tháng. Vì thế, các cô gái trẻ cố mời khách uống nhiều, có cô đến ngồi chung và uống với khách. Khách càng uống càng say lại có cô gái đẹp ngồi kế bên rót mời, chiều chuộng nên hai bên dễ dàng hẹn hò đi chơi qua đêm. Theo quy định, các cô gái này chỉ được phép rời nhà hàng đi với khách sau 21h (nếu có khách mời đi chơi đêm) vì buổi chiều họ phải ở tại nhà hàng bán bia cho hãng. Hầu hết các cô gái này thuộc gia đình túng thiếu, có người góa bụa sớm nên đi làm nuôi con nhỏ. Thực tế họ cũng cần khách cho tiền riêng nên việc làm vui lòng khách là đương nhiên. Việc đòi hỏi hãng bia phải trả thêm lương cho nhân viên nữ là điều rất khó. Trong khi đó, người dân nước này có thói quen ăn nhậu, cứ mặt trời vừa lặn là các quán bia lớn hay nhỏ, sang trọng hay bình dân tấp nập người đến ăn nhậu, vừa được nghe ca sĩ ca hát nhảy múa giúp vui. Điều này giúp nhiều hãng bia quốc tế kiếm được nhiều tiền tại Campuchia dù dân nghèo phải đi mua từng kg gạo hàng ngày. Phản pháo Các hãng bia lớn trên thế giới không đồng ý với tố cáo của các nhà nghiên cứu trên. Họ khẳng định không phải vì lương thấp mà các phụ nữ bán bia phải đi vào con đường bán thân. Theo các tập đoàn sản xuất bia, nhân viên nữ nhận được lương đủ sống chứ không quá thấp. Vào năm 2006, do bị chỉ trích trước đó, các hãng bia thành lập hiệp hội để nâng cao điều kiện làm việc cho nhân viên như bảo đảm khi vào làm được ký hợp đồng, được huấn luyện Bà Berky Kong, nữ phát ngôn viên của hãng bia Carlsberg cho biết, cuộc thăm dò của hiệp hội chứng tỏ lương của nữ nhân viên quảng cáo bia là 110 USD. Ngoài ra, họ làm việc một ngày chỉ từ 4 đến 6 tiếng, trong khi lương công nhân xí nghiệp may mặc chỉ có 50 USD và phải làm nhiều giờ hơn. Tuy nhiên, dù hiệp hội các hãng bia ngăn cấm nhân viên uống bia chung với khách nhưng thực tế khi khách mời thì họ phải uống, nếu muốn bán được bia nhiều. Vu Lan (theo RFI).
Hạ thủy thành công giàn khoan dầu khí Tam Đảo 05
Sáng 13/12, tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) đã tổ chức hạ thủy giàn khoan Tam Đảo 05 cho Liên doanh Việt-Nga (VietsovPetro) phục vụ khai thác dầu khí ngoài khơi Biển Đông.
Kinh tế
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: VGP/Nguyên Linh. Tới dự và phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đánh giá cao ý nghĩa của việc tiếp tục sản xuất, chế tạo và đưa vào sử dụng một sản phẩm cơ khí dầu khí quy mô, phục vụ nhiệm vụ thăm dò, khai thác dầu khí, phát triển kinh tế biển. Việc chế tạo thành công giàn khoan Tam Đảo 03 trước đây và hiện nay là giàn khoan Tam Đảo 05 chính là những mốc son rất đáng tự hào, đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của ngành cơ khí chế tạo giàn khoan tự nâng nói riêng và ngành cơ khí cả nước nói chung. Điều này một lần nữa giúp Việt Nam khẳng định năng lực về chế tạo giàn khoan nói riêng và chế tạo cơ khí dầu khí biển nói chung, đưa Việt Nam góp mặt bên cạnh các quốc gia phát triển khác như Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore trên bản đồ chế tạo giàn khoan của thế giới. Với tỷ lệ nội địa hóa đạt mức gần 50%, dự án đã bước đầu tạo cơ sở để giúp xây dựng một hệ thống các ngành công nghiệp phụ trợ cho công nghiệp cơ khí biển, đóng tàu - một trong những yếu tố được đánh giá là then chốt để giúp thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế biển. Giàn khoan Tam Đảo 05. Ảnh: VGP/Nguyên Linh. Phó Thủ tướng đề nghị PetroVietnam tiếp tục tăng cường đầu tư, nâng cao tiềm lực, khả năng cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần chủ đạo của thị trường trong nước đối với những dịch vụ có khả năng hỗ trợ hiệu quả cho thăm dò, khai thác dầu khí. Bên cạnh đó, hợp tác với các đối tác nước ngoài, nhận chuyển giao kinh nghiệm, công nghệ, nâng dần tỷ lệ nội địa trong một số loại hình dịch vụ đòi hỏi kỹ thuật và công nghệ cao theo đúng định hướng chiến lược phát triển ngành dầu khí. Chỉ đạo các đơn vị thi công, bàn giao giàn khoan Tam Đảo 05 cho Vietsovpetro vào tháng 8/2016 bảo đảm chất lượng, an toàn và đúng tiến độ. Là công trình chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Dự án giàn khoan tự nâng Tam Đảo 05 được thiết kế theo mẫu của Hoa Kỳ với tổng giá trị đầu tư 230 triệu USD, tổng khối lượng 18.000 tấn, có khả năng khoan tới mỏ dầu khí độ sâu 9.000 m. Kích thước thân giàn 70,4x76x9,5 m, khả năng chất tải 2.995 tấn. Trao bằng khen và phần thưởng cho một số tập thể, cá nhân tiêu biểu của đơn vị thực hiện dự án - PV Shipyard. Ảnh: VGP/Nguyên Linh. Tam Đảo 05 được thiết kế có khả năng chịu được điều kiện khắc nghiệt của môi trường, có thể hoạt động an toàn trong điều kiện bão trên cấp 12. Đây là giàn khoan thứ hai do Công ty CP Chế tạo giàn khoan dầu khí (PV Shipyard) thực hiện sau giàn khoan tự nâng Tam Đảo 03 đã được bàn giao đưa vào sử dụng thành công trong gần 3 năm qua. Nhân dịp này, Bộ Công Thương, Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương đã trao bằng khen và phần thưởng cho một số tập thể, cá nhân tiêu biểu của đơn vị thực hiện dự án - PV Shipyard. Theo Nguyên Linh/chinhphu.vn. Xem chi tiết.
Xuất khẩu sắt thép đạt 910 triệu USD
(SGGP).- Ngày 1-12, thông tin từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, xuất khẩu sắt thép của các doanh nghiệp (DN) Việt Nam tiếp tục tăng trưởng mạnh, với kim ngạch xuất khẩu 11 tháng đạt gần 910 triệu USD, tăng hơn 179% về giá trị và tăng gấp 20 lần về mặt số lượng so với cùng kỳ năm 2009.
Kinh tế
Trong đó, sản phẩm thép cán nguội xuất khẩu tăng đến 919%, ước đạt 650.000 tấn, thép xây dựng tăng 138%, đạt khoảng 140.000 tấn Đây là mặt hàng công nghiệp có mức tăng trưởng xuất khẩu kỷ lục từ đầu năm đến nay, vượt qua cả mức tăng trưởng của một số ngành công nghiệp chủ lực khác như dệt may, da giày. Theo dự báo của VSA, sản lượng sắt thép sản xuất trong nước năm 2010 ước đạt 8,7 triệu tấn, tăng hơn 26% so với năm 2009. Sản lượng sắt thép xuất khẩu ra nước ngoài năm nay của Việt Nam ước đạt 1,3 triệu tấn. Cũng theo VSA, ước tính sản lượng thép nhập khẩu vào Việt Nam trong năm 2010 chỉ đạt khoảng 1,8 triệu tấn, giảm 15% so với năm 2009. Phó Chủ tịch VSA Nguyễn Tiến Nghi cho rằng, việc các DN trong nước tăng lượng sắt thép xuất khẩu do các nước bỏ cơ chế hỗ trợ xuất khẩu cho các DN nước sở tại sau khi thoát khỏi suy thoái kinh tế nên sản phẩm sắt thép Việt Nam có cơ hội cạnh tranh do giá bán hợp lý. Dự báo tổng lượng thép xây dựng tiêu thụ năm 2010 của cả nước ước đạt khoảng 5,4 triệu tấn, tăng 17% so với năm 2009. L.LONG.
Xuất khẩu rau quả tăng mạnh vượt cả dầu thô và đạt 3,34 tỷ USD
Giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam từ đầu năm đến 15/12 đã đạt 3,345 tỷ USD, tăng 45% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kinh tế
Theo cập nhật của Tổng cục Hải quan, giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam từ đầu năm đến 15/12 đã đạt 3,345 tỷ USD, tăng 45% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, giá trị kim ngạch xuất khẩu rau quả đến thời điểm giữa tháng 12/2017 đã vượt xa cả năm 2016. Trước đó, xuất khẩu rau quả cả năm 2016 chỉ đạt 2,457 tỷ USD. Dự kiến, cả năm 2017 xuất khẩu rau quả ước đạt hơn 3,514 tỷ USD, tăng 43% so với cùng kỳ 2016. (Ảnh minh họa: KT). Bộ Công Thương cho biết, rau quả của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Trung Quốc. 11 tháng đầu năm nay, xuất sang thị trường này đạt trên 2,4 tỷ USD, chiếm 75,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả các loại của cả nước, đạt mức tăng 54,9% so với 11 tháng đầu năm 2016. Đứng sau thị trường Trung Quốc là các thị trường như: Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Hà Lan, Malaysia, Thái Lan... Trong số 23 tị trường xuất khẩu rau quả chủ yếu của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm nay, thì chỉ có 4 thị trường bị sụt giảm kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái (gồm: Thái Lan, Anh, Campuchia, Indonesia), còn lại các thị trường đều tăng kim ngạch; trong đó, Nhật tăng rất mạnh 70% so với cùng kỳ, Hồng Kông tăng tới 67%, sang U.A.E tăng 57,4%.... Như vậy, tới thời điểm này, ngành rau củ quả đã xuất khẩu vượt lúa gạo, cà phê và cả dầu thô. Dự kiến, cả năm 2017 xuất khẩu rau quả ước đạt hơn 3,514 tỷ USD, tăng 43% so với cùng kỳ 2016. Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại của Bộ Công Thương dẫn nhận định của Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho rằng tiềm năng của thị trường thế giới cũng như sự thay đổi của chuỗi giá trị rau quả Việt Nam rất hứa hẹn. Ngay tại thị trường trong nước, với hệ thống rau quả ngày càng chuyên nghiệp, có truy xuất nguồn gốc nhãn mác cung ứng cho các đô thị lớn đang tăng trưởng rất nhanh, đây là 1 tín hiệu đáng mừng, 1 bước tiến quan trọng để ngành rau quả đang chuyển sang hướng chuyên nghiệp hóa, đảm bảo cung cho thị trường đô thị lớn, và xuất khẩu. Năm 2018, khi đà thị trường chưa có dấu hiệu suy giảm thì dự báo ngành rau quả sẽ đạt mức tăng trưởng như năm 2017 thậm chí là hơn./. Hà Trần/VOV.VN.
Nga bỏ rơi Trung Quốc, chuyển sang bán dầu cho Ấn Độ
Nền kinh tế giảm tốc và thị trường chứng khoán với nhiều biến động của Trung Quốc đã khiến Nga cảnh giác trước mọi mặt hàng xuất khẩu sang quốc gia này, đặc biệt là dầu mỏ.
Kinh tế
Tổng thống Putin của Nga và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. ẢNh nguồn Business Insider. Có thể bạn quan tâm. Nền kinh tế Trung Quốc chậm lại và thị trường chứng khoán sụp đổ liên tục đã khiến Nga phải cảnh giác trước các kế hoạch đầu tư của Trung Quốc. Thống kê từ InvestorIntel tiết lộ rằng, năm nay, xuất khẩu của Nga sang Trung Quốc đã giảm 20% so với năm ngoái. Trên thực tế, Trung Quốc chỉ đầu tư 1,6 tỷ USD sang thị trường Nga năm 2014, trong khi Nga đầu tư 151,5 tỷ USD trong cùng thời kỳ vào nền kinh tế Trung Quốc. Với tình hình hiện nay của Trung Quốc, Nga đang có kế hoạch tăng cường sự hiện diện của mình ở Ấn Độ, nước láng giềng thân cận của Trung Quốc. Sau Trung Quốc, Ấn Độ là lựa chọn quan trọng tiếp theo của Nga trong việc tăng cường quan hệ ở châu Á và dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của phương Tây. Nhập khẩu dầu của Ấn Độ từ Nga chỉ dưới mức 1% cho đến khi Hội nghị Thượng đỉnh Ấn Độ-Nga được tổ chức vào tháng 12 năm 2014 tại New Delhi. Tổng thống Putin của Nga và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã có cuộc thảo luận về nhiều vấn đề hợp tác kinh tế, trong đó cả hai nước đã ký kết nhiều hiệp định song phương quan trọng. Các thỏa thuận đều nằm trong một chương trình song phương nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực dầu khí, trong đó bao gồm thăm dò dầu khí và sản xuất cùng với nguồn cung cấp LNG trong tương lai và các dự án mới. Theo đó, Nga đã bắt đầu đầu tư vào vào lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt của Ấn Độ. Vào ngày 8.7.2015, Tập đoàn dầu khí Rosneft của Nga và công ty dầu Essar Oil Limited thuộc Tập đoàn Essar Group của Ấn Độ đã ký một thỏa thuận trị giá hàng triệu USD. Các điều khoản chính hợp tác giữa hai bên chỉ ra, Tập đoàn Essar Group sẽ bán 49% cổ phần của Essar Oil cho Tập đoàn Rosneft của Nga với mức giá hơn 1,5 tỷ USD. Tuy nhiên, các điều khoản tài chính của thỏa thuận này hiện vẫn đang được thảo luận. Trước đó, vào tháng 12 năm 2014, trong cùng ngày Hội nghị Thượng đỉnh thường niên Ấn Độ-Nga, Tập đoàn Rosneft đã giành được một thỏa thuận cung cấp gần 10 triệu tấn dầu thô mỗi năm đến đến công ty Essar Oil trong thời gian là 10 năm. Quyết định đầu tư vào Essar Oil của Nga được xem là một trong quyết định mang tính chiến lược. Nằm trong trung tâm lọc dầu lớn nhất thế giới, Jamnagar, Essar Oil hiện đang hoạt động một nhà máy lọc dầu có khả năng xử lý 20 triệu tấn mỗi năm. Nhà máy lọc dầu này được xem là lớn thứ hai ở Ấn Độ, và là một trong những nhà máy lọc dầu lớn nhất thế giới. Dự tính trong một vài năm tới, công ty Essar Oil sẽ có thể được mở rộng xa hơn nữa mà không cần bất kỳ khoản đầu tư lớn nào. Theo đó, điều này đặc biệt thu hút Tập đoàn Rosneft của Nga trong việc mua cổ phần của công ty này. Tuyết Nhung (Theo Business Insider).
Giãn nợ cho các hộ trồng cà phê khó khăn
(PL)- Đó là chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước với các ngân hàng thương mại (NHTM) tại văn bản số 2977 ngày 21-4.
Kinh tế
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các NHTM thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và cho vay mới đối với các hộ trồng cà phê như cân đối nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vay của các doanh nghiệp thu mua tạm trữ cà phê. Đồng thời, các NHTM xem xét giãn nợ, cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với các khoản nợ đến hạn của hộ trồng cà phê nhưng có khó khăn chưa trả được nợ niên vụ 2009-2010; xem xét cho các hộ trồng cà phê tiếp tục vay vốn để sản xuất vụ mới. Được biết, Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý cho mua tạm trữ tối đa 200.000 tấn cà phê sản xuất niên vụ 2009-2010; thời hạn mua cà phê tạm trữ tính từ ngày 15-4 đến ngày 15-7-2010. Mức lãi suất được nhà nước hỗ trợ là 6%/năm đối với số cà phê mua tạm trữ thời gian hỗ trợ tối đa sáu tháng. Thủ tướng cũng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì với các bộ, ngành liên quan, trong tháng 6-2010, xây dựng và trình Chính phủ về cơ chế, chính sách nhằm tăng khả năng dự trữ cà phê khi giá thế giới xuống thấp. L.THANH.
Chỉ 27% DN tiếp cận được nguồn vốn
Khuyến khích hỗ trợ cho DN vay vốn, thế nhưng phải cẩn trọng với những DN không còn khả năng kinh doanh.
Kinh tế
Trong số doanh nghiệp (DN) đang hoạt động, chỉ có 27% tiếp cận được nguồn vốn - ông Nguyễn Văn Diệp, Phó Bí thư, Chủ tịch tỉnh Vĩnh Long, cho biết tại Hội thảo Tín dụng ngân hàng thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ngày 25-11. Nhiều DN không còn sức sản xuất. Cũng theo ông Diệp, do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế kéo dài, lạm phát tăng, lãi suất cao làm thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, nhiều DN bị thua lỗ và phải ăn vào vốn tự có. Bởi vậy, hiện nay nhiều DN buộc phải thu hẹp quy mô hoặc hoạt động cầm chừng để chờ cơ hội. Nhiều DN thậm chí phải bán bớt tài sản để trang trải các khoản nợ. Riêng tại Vĩnh Long, chín tháng đầu năm có 53 DN báo cáo giải thể, chưa kể số DN đã tự giải thể nhưng không báo cáo. Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ông Đào Minh Tú, nêu nghịch lý ngân hàng dư vốn, lãi suất thấp nhưng DN cứ kêu không tiếp cận được. Đến thời điểm này, DN phải xem khả năng hấp thụ vốn của DN có còn không. Nếu dự án không hiệu quả, đưa vốn vào là mất. Thực tế các DN hoạt động chủ yếu dựa vào vốn của ngân hàng chiếm tới 80%, chỉ có con người là không của ngân hàng thôi. Dường như các DN ít huy động được từ các nguồn vốn khác - ông Tú nói. Giao dịch tại một ngân hàng thương mại. Ảnh minh họa: HTD. Nhận định thêm về việc DN liên tục gặp khó, ông Diệp cho rằng do các DN chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay ngân hàng nên khi chính sách tiền tệ thay đổi, thị trường biến động khiến DN gặp khó khăn. Bên cạnh đó, vì lãi suất và lạm phát tăng nên DN cũng hạn chế dùng vốn vay, dẫn đến thiếu hụt cho sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, một số DN trước đây mở rộng quy mô sản xuất vượt quá tầm kiểm soát, sử dụng vốn ngắn hạn cho dài hạn nên dẫn đến gặp rủi ro Đặc biệt, nhiều DN cũng chưa thực sự chủ động trong tìm kiếm giải pháp để tự cứu mình, liên kết giữa các DN với nhau còn lỏng lẻo. Đừng nên tiếp tục kích thích tín dụng. Tại hội thảo, nhiều ý kiến đề nghị cần có những chính sách riêng cho ĐBSCL - vùng trù phú, vựa lúa của cả nước, cung cấp 90% lượng gạo xuất khẩu, 50% sản lượng thủy sản, 50% sản lượng trái cây của cả nước. Vốn có lẽ vẫn là vấn đề mà nhiều người quan tâm nhất. Ngành ngân hàng cũng vừa ký cam kết hỗ trợ vốn cho 83 dự án lớn, nhỏ tại ĐBSCL. Vốn đi trước thì các DN mạnh dạn đầu tư hơn nữa. Các chính quyền mạnh dạn cấp phép cho các dự án ra đời - ông Tú nói. Tuy nhiên, ông Tú nhấn mạnh: Để đẩy ĐBSCL lên, cần phải có nhiều đòn bẩy chứ không chỉ tín dụng. Tuy nhiên, TS Lê Thẩm Dương, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Ngân hàng, lại nhận định lãi suất không còn là áp lực lớn vì đã giảm mạnh. Việc cơ cấu nợ theo Quyết định 780 cho phép các ngân hàng cơ cấu lại nợ và không chuyển nhóm nợ. Công văn 7758 đã tháo gỡ khó khăn cho DN, qua đó cho thấy đòn bẩy tín dụng giờ đã tốt, nếu tiếp tục kích thích chưa chắc đã tốt hơn. Theo ông Dương, muốn tăng trưởng phải phát triển bằng được nội lực của người sản xuất, của nông dân thông qua khuyến nông một cách chuyên nghiệp. Ông Dương cho rằng hiện tại đa phần người sản xuất đều chưa có nội lực thì đòn bẩy cũng khó tăng trưởng được. Nên xây dựng các mô hình đóng vai trò quan trọng như cánh đồng mẫu lớn, trồng rau sạch để tạo sự phát triển bền vững. Sau khi các chủ thể kinh doanh tốt mà vốn tín dụng không ra được thì mới nên bơm thêm vốn, còn không thì rủi ro còn lớn hơn. Nên tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp, ví dụ như gia tăng chế biến, tạo ra quy mô sản xuất lớn thì vốn mới được sử dụng hiệu quả - ông Dương nói. Chính quyền cần đồng hành với doanh nghiệp. Vùng ĐBSCL phát huy hết những tiềm năng hay không còn tùy thuộc vào vấn đề đơn giản hóa các thủ tục hành chính, về thuế đối với các nhà đầu tư. Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh tại hội nghị xúc tiến đầu tư vùng ĐBSCL năm 2013, tại Vĩnh Long. Phó thủ tướng cho rằng vùng ĐBSCL thời gian qua có bước phát triển về kinh tế - xã hội và kết quả thu hút đầu tư của vùng có tín hiệu khả quan nhưng sự phát triển của vùng còn hạn chế. Trên tình hình đó, các bộ, ngành và chính quyền địa phương phải rà soát lại quy hoạch, cơ cấu sản xuất. Đồng thời, tạo điều kiện, đồng hành cùng DN, tháo gỡ khó khăn, phân loại nợ cho phù hợp tình hình từng DN để thu hút đầu tư. GIA TUỆ. YÊN TRANG.
Lượng dự trữ dầu mỏ cao cản trở đà tăng giá của "vàng đen"
Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho rằng lượng dầu mỏ dự trữ toàn cầu nhiều sẽ là yếu tố cản trở giá dầu thô tăng mạnh, ngay cả khi cung cầu tiến tới cân bằng vào cuối năm nay.
Kinh tế
Tàu chở dầu Starla của Iran trên đường tới Nhà máy lọc dầu lớn nhất Hàn Quốc SK Energy tại Ulasan. (Nguồn: EPA/TTXVN). Trong báo cáo hàng tháng về thị trường dầu mỏ công bố ngày 14/6, Nhu cầu dầu mỏ toàn cầu đang tăng ổn định nhờ kinh tế tăng trưởng vững ổn và nguồn cung hạn chế vì sản lượng bất ngờ giảm do cháy rừng ở Canada và các vụ tấn công của phiến quân ở Nigeria, cũng như sản lượng dầu khí đá phiên của Mỹ giảm. Các yếu tố này gần đây đã kéo giá dầu lên trên ngưỡng 50 USD/thùng, khi nguồn cung tiến tới ngang bằng với nhu cầu và quá trình tái cân bằng này được cho là sẽ diễn ra vào quý 2 năm nay. Nhưng dù các yếu tố thị trường đã giúp giá dầu tiếp tục tăng mạnh từ mức thấp gần 25 USD/thùng vào đầu năm nay, lượng dầu dự trữ vẫn lớn và đang chờ được đưa vào thị trường nên cản trở đà tăng mạnh của giá dầu. Theo IEA, những lo ngại về lượng dự trữ "khổng lồ" đã khiến giá dầu giảm trở lại sau khi đạt mức cao khoảng 51 USD/thùng hồi đầu tháng trước. IEA nói, về mặt nguồn cung, Iran đang quay trở lại thị trường rất mạnh và đầy bất ngờ sau khi các nước phương Tây dỡ bỏ lệnh trừng phạt nhằm vào nước này, và vấn đề khác là khi nào Nigeria khôi phục đầy đủ sản lượng một khi vấn đề an ninh ở Đồng bằng Niger được tháo gỡ. IEA cho hay Iran đã trở thành quốc gia tăng nguồn cung nhanh nhất trong Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ trong năm nay, khi đạt sản lượng cao nhất trong 5 năm. Về nhu cầu, IEA nói giá dầu tương đối yếu sẽ hấp dẫn nhiều người mua hơn, và do đó nâng dự báo mức tăng nhu cầu năm nay từ 1,2 triệu thùng/ngày lên 1,3 triệu thùng/ngày. Nhu cầu tăng chủ yếu là từ các nước ngoài Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, với Hàn Quốc và Trung Quốc được cho là có nhu cầu lớn. Đối với Mỹ, nhu cầu yếu kể từ mùa Thu năm ngoái, nhưng đã tăng trong mùa Xuân năm nay và nước này sẽ có đóng góp lớn trong tăng trưởng nhu cầu. Trong ước tính lần đầu cho năm 2017, IEA nhận định nhu cầu của toàn cầu sẽ tiếp tục tăng 1,3 triệu thùng/ngày./.
Nhân sự ngân hàng còn biến động mạnh
(baodautu.vn) Nhân sự của các ngân hàng sẽ biến động mạnh trước sức ép tái cơ cấu, xu hướng mua bán và sáp nhập (M&A) trong lĩnh vực này. Đây là cơ hội để các ngân hàng “vợt” nhân sự giỏi.
Kinh tế
Sức ép M &A; Tại Hội thảo Phát triển nguồn vốn nhân lực ngành tài chính - ngân hàng tổ chức sáng 10/10 tại Hà Nội, TS. Stephen Choo (Giám đốc nghiên cứu và chiến lược, Khối nghiên cứu khảo sát nhân viên, Tập đoàn Hay Group) cho biết, số lượng sinh viên ngành ngân hàng ra trường năm 2012 - 2013 lên tới 29.000 - 32.000 người, trong khi nhu cầu tuyển dụng của các ngân hàng chỉ 15.000 - 20.000 người. Việc nhân lực ngân hàng dư thừa không chỉ do đào tạo quá tải, mà còn do xu hướng M&A; lan rộng. Từ đầu năm đến nay, hoạt động tuyển dụng của các ngân hàng hầu như chững lại trước làn sóng M&A; và áp lực tái cấu trúc hệ thống. Nhiều chuyên gia tài chính - ngân hàng nhận định, việc Ngân hàng Nhà nước dự định đóng cửa nhiều hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thời gian tới cũng sẽ khiến các ngân hàng phải sàng lọc bớt nhân viên. Một vấn đề khác không kém nóng bỏng trong quản trị nhân lực hiện nay là làm sao để nhân viên ngân hàng với các văn hóa doanh nghiệp khác nhau có thể kết nối được với nhau, giúp doanh nghiệp phát triển. Ông Louis Taylor, Tổng giám đốc Ngân hàng Standard Charter khu vực Việt Nam, Lào, Campuchia cho rằng, việc này giống như chuyện mua cầu thủ bóng đá: mua cầu thủ giỏi thì dễ, song để họ chơi thành công trong đội bóng lại rất khó. Do vậy, để những nhân viên mới này phát huy tiềm năng, theo ông Louis Taylor, cần tăng cường giao tiếp và trao cho họ những cơ hội thăng tiến. Trên thực tế, theo khảo sát, dù tỷ lệ nhân viên ngân hàng có ý định chuyển việc hiện nay không lớn (17%), song điều đáng nói là, trong số đó có một lượng khá lớn là lãnh đạo cấp cao của các ngân hàng. Từ năm 2011 đến nay, thị trường ngân hàng đã chứng kiến sự chuyển dịch lớn của các lãnh đạo cấp cao, chủ yếu chuyển từ ngân hàng này sang ngân hàng kia. Việc luân chuyển lãnh đạo cấp cao của ngân hàng thời gian qua là tất yếu, gắn với định hướng tái cơ cấu từng ngân hàng. Tuy nhiên, điều này cũng cho thấy, nhân lực cấp cao của ngân hàng đang khan hiếm. Thời gian tới, khi làn sóng M&A; ngân hàng tăng mạnh, việc luân chuyển cán bộ giữa các ngân hàng còn diễn ra. Đây là cơ hội để các ngân hàng vợt nhân tài của nhau, song cũng là bài học nhãn tiền để các ngân hàng sắp M&A; phải sớm đưa ra chiến lược giữ nhân tài của mình, nhất là trong bối cảnh khó khăn hiện nay. Ông Lưu Trung Thái, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán MB, nguyên Phó tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) gợi ý, trong bối cảnh khó khăn, phải cắt giảm chi phí đầu vào như hiện nay, các doanh nghiệp, ngân hàng có thể đưa ra cấu trúc lương linh hoạt dựa trên kết quả kinh doanh của đội ngũ nhân viên. Nhân sự quản trị rủi ro đang hot nhất. Dù nhân lực ngân hàng có nguy cơ dư thừa, song một số bộ phận lại đang thiếu nhân lực trầm trọng. Theo bà Lê Mai Lan, Tổng giám đốc Viện Nhân lực ngân hàng - tài chính, vị trí mà các ngân hàng gặp khó khăn nhiều nhất trong tuyển dụng hiện nay là các cán bộ quản trị rủi ro, sau đó là chuyên gia đầu tư. Tuy nhiên, việc săn các giám đốc quản trị rủi ro không dễ, do lĩnh vực này ở Việt Nam còn khá mới mẻ, tìm được lãnh đạo quản trị rủi ro dày dạn kinh nghiệm tại các ngân hàng Việt là vô cùng khó. Ông Võ Tấn Hoàng Văn, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam cảnh báo, nếu không gấp rút đào tạo một số lĩnh vực chuyên sâu, thời gian tới, nhiều chức danh lãnh đạo cấp cao trong ngân hàng sẽ phải tìm đến những người nước ngoài đảm nhận. Trên thực tế, thời gian qua, nhiều ngân hàng đã phải cầu viện đến các công ty săn đầu người để tuyển mộ nhân sự ngoại về đảm nhận những vị trí cấp cao. Dĩ nhiên, đây là việc cực chẳng đã. Phó chủ tịch HĐQT một ngân hàng TMCP than thở: Qua công ty săn đầu người, chúng tôi nhận được hồ sơ của nhiều ứng viên sáng giá đến từ châu Âu, châu Mỹ. Tuy nhiên, điều khiến chúng tôi đau đầu là những ứng viên này chỉ có kinh nghiệm làm việc ở các nước có hệ thống ngân hàng phát triển, bài bản, chứ không phải ở những nước có thị trường ngân hàng đang ở giai đoạn đầu phát triển như Việt Nam.
PVOil đưa hơn 200 triệu cổ phiếu lên UPCoM
Ngày 7/3, hơn 200 triệu cổ phần của Tổng công ty Dầu Việt Nam – Công ty TNHH Một thành viên sẽ chính thức được đưa vào giao dịch trên thị trường UPCoM.
Kinh tế
Sản lượng xăng thành phẩm của PVOil đạt từ 400-600 nghìn m3/năm. Tổng giá trị đăng ký giao dịch lên tới hơn 2.000 tỷ đồng. Như vậy chỉ sau hơn 1 tháng IPO, nhà đầu tư đã có thể giao dịch cổ phần đấu giá của công ty trên sàn UPCoM của HNX. Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) là đơn vị thành viên trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Tổng công ty được thành lập năm 2008 trên cơ sở hợp nhất Tổng công ty Thương mại dầu khí (Petechim) và Công ty Chế biến và Kinh doanh phân phối sản phẩm dầu mỏ (PDC). Lĩnh vực hoạt động chính của Tổng công ty bao gồm xuất nhập khẩu dầu thô, phân phối sản phẩm dầu, kinh doanh dầu quốc tế, chế biến sản phầm dầu, chế biến và phân phối nhiên liệu sinh học. Số công ty con của Tổng công ty đã lên tới 30 công ty, trong đó có 3 công ty 100% vốn nước ngoài tại Lào, Singapore, Campuchia, cũng như nhiều công ty liên doanh, liên kết. Hệ thống cửa hàng xăng dầu sở hữu của Tổng công ty nay đã lên đến 500 cửa hàng cùng với gần 3000 cửa hàng thuộc các Tổng đại lý/đại lý của Tổng công ty. Hoạt động kinh doanh của Tổng công ty tập trung vào 4 lĩnh vực chính bao gồm dịch vụ ủy thác xuất/bán dầu thô và kinh doanh dầu quốc tế; sản xuất chế biến xăng dầu và nhiên liệu sinh học; kinh doanh các sản phẩm dầu và các dịch vụ khác. Tổng công ty Dầu Việt Nam là doanh nghiệp duy nhất tại Việt Nam tổ chức tiếp thị và thực hiện dịch vụ ủy thác xuất/bán dầu thô Việt Nam và dầu thô của Tập đoàn dầu khí Việt Nam khai thác tại các mỏ nước ngoài. Ngoài ra, Tổng công ty cũng được giao cung cấp toàn bộ dầu thô nguyên liệu cho nhà máy lọc dầu Dung Quất với sản lượng bình quân 7 triệu tấn/năm từ nguồn trong nước và nhập khẩu. Nguồn lợi chính của Tổng công ty Dầu đến từ hoạt động sản xuất và pha chế xăng dầu. Sản phẩm chủ lực của Tổng công ty hiện đang là xăng khoáng A92 với sản lượng xăng thành phẩm từ 400-600 nghìn m3/năm, chiếm 15-20% tổng lượng xăng tiêu thụ qua hệ thống PVOIL. Về hoạt động kinh doanh sản phẩm dầu, PVOIL là doanh nghiệp đứng thứ 2 tại thị trường trong nước với thị phần chiếm khoảng 20-22%. Tại thị trường nước ngoài, Tổng công ty sở hữu mạng lưới phân phối sản phẩm tại Lào. Kết quả kinh doanh năm 2015 - 2016: Chỉ tiêu. Năm 2015. Năm 2016. Vốn chủ sở hữu (tỷ đồng). Doanh thu thuần. Lợi nhuận sau thuế. Nguồn: BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2016. Kế hoạch lợi nhuận và cổ tức năm 2018: Chỉ tiêu. Năm 2018. Doanh thu thuần (Tỷ đồng). Lợi nhuận sau thuế (Tỷ đồng). Vốn chủ sở hữu (Tỷ đồng). Cổ tức (60% LNST). Nguồn: Tổng công ty Dầu Việt Nam Công ty TNHH Một thành viên. Chí Tín.
Công ty May xuất khẩu Hà Phong: Được bồi thường 40 tỷ đồng tiền bảo hiểm
Ngày 24/6, đại diện Công ty May xuất khẩu Hà Phong, ở xã Đoan Bái (Hiệp Hòa, Bắc Giang, đơn vị bị cháy) cho biết đã nhận được 50% giá trị tổn thất từ Tổng Công ty bảo hiểm Xuân Thành với số tiền là 20 tỷ đồng để khôi phục sản xuất, kinh doanh.
Kinh tế
Vụ cháy xảy ra ngày 6/4, đã thiêu rụi hai phân xưởng gồm 11.000m 2 nhà xưởng, 1.200 xe máy, 2.500 máy móc, thiết bị may các loại; 100 máy vi tính, máy in; 1,2 triệu sản phẩm hoàn thiện; 800.000 mét vải... ước tính thiệt hại tới cả trăm tỷ đồng. Công ty Hà Phong đang làm lại nhà xưởng để khôi phục sản xuất. Được biết, khi vay vốn, doanh nghiệp phải thực hiện theo yêu cầu của ngân hàng là mua bảo hiểm. Chính vì vậy, sau khi xảy ra vụ cháy, theo hợp đồng bảo hiểm với cam kết và trách nhiệm là đơn vị bảo hiểm cho toàn bộ tài sản của Công ty May xuất khẩu Hà Phong, Bảo hiểm Xuân Thành đã phối hợp xác định nguyên nhân vụ cháy, giám định tài sản thiệt hại và lập phương án bồi thường. Theo đó, mức bồi thường đã được các bên thống nhất là 40 tỷ đồng, bằng 50% giá trị thiệt hại. Trước mắt, Bảo hiểm Xuân Thành đã chi trả 50% giá trị bảo hiểm, số còn lại dự kiến sẽ được thanh toán vào tháng 7/2013, khi có kết luận cuối cùng của cơ quan giám định độc lập.
Khai mạc Diễn đàn kinh tế thế giới lần thứ 42
Ngày 25/1, Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 42 đã khai mạc tại Davos, Thụy Sĩ với sự tham dự của khoảng 40 nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ cùng khoảng 2.600 nhà lãnh đạo các tập đoàn và tổ chức kinh tế lớn, đại diện các tổ chức quốc tế và phi chính phủ, các nhà chính trị và hoạt động xã hội từ hơn 100 nước trên thế giới.
Kinh tế
Với chủ đề "Sự chuyển đổi lớn: Định hình những mô hình mới," diễn đàn năm nay, kéo dài từ ngày 25 đến 29/1, tiến hành 250 phiên thảo luận tập trung vào các đề tài như các mô hình tăng trưởng và việc làm, các mô hình đổi mới và lãnh đạo, các mô hình tài nguyên mang tính lâu dài cũng như các mô hình xã hội và công nghệ. Hội nghị WEF năm nay diễn ra trong bối cảnh một số thành viên Liên minh châu Âu (EU) chìm ngập trong gánh nặng nợ nần, còn nhu cầu từ hầu như tất cả các nước phát triển suy giảm, bất ổn xã hội gia tăng như là hệ quả của kinh tế yếu kém... Giới phân tích nhận định thế giới đang đối mặt với những nguy cơ ngày càng tăng ở một quy mô chưa từng có trong nhiều thập kỷ qua. Điều này được phản ánh trong đánh giá "Những nguy cơ toàn cầu 2012" công bố ngày 11/1, tập trung kết quả thăm dò 469 chuyên gia và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Phát biểu trước khi khai mạc hội nghị, nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Diễn đàn Davos, ông Klaus Schwab nêu ra câu hỏi quan trọng là liệu chủ nghĩa tư bản còn phù hợp với thế giới ngày nay. Theo ông Schwab, không rút ra được những bài học từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2009, chủ nghĩa tư bản trong trạng thái hiện nay không còn phù hợp, đã thất bại trong việc giải quyết các vấn đề và nguy cơ mà thế giới đang phải đối mặt và sau đó có thể dẫn thế giới rơi vào tình trạng "lạc lối" với kinh tế suy giảm, xã hội rối loạn đi kèm với các chủ nghĩa bảo hộ, chủ nghĩa dân túy và chủ nghĩa dân tộc. Ông Schwab kêu gọi cải cách mô hình cũ để theo kịp với sự chuyển đổi của thế giới đang diễn ra./. (TTXVN/Vietnam+).
DN “lấn” người dùng
Người tiêu dùng đã phải chịu nhiều thiệt thòi về sự không sòng phẳng của doanh nghiệp (DN) khi công bố chất lượng sản phẩm sữa không đúng so với thực tế.
Kinh tế
Tại buổi tọa đàm Tìm hiểu chỉ số chất lượng trong sản phẩm sữa vừa diễn ra tại Hà Nội, ông Hoàng Thủy Tiến, Phó cục trưởng Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, phần lớn sản phẩm sữa không đạt chất lượng là các sản phẩm sản xuất trong nước, do một số DN mua nguyên liệu từ nước ngoài về sang bao, đóng gói tại Việt Nam, song trong quá trình sản xuất đã không tuân thủ đúng tiêu chuẩn đã công bố và đưa ra thị trường những sản phẩm không đảm bảo chất lượng. Kết quả thanh, kiểm tra chất lượng sữa của Bộ Y tế trong nửa đầu năm 2009 tại 2.050 cơ sở kinh doanh, sản xuất sữa tại 14 tỉnh, thành phố cho thấy, có tới 50% mẫu sữa lưu thông trên thị trường không đạt tiêu chuẩn công bố về hàm lượng đạm. Trong đó số mẫu có hàm lượng đạm rất thấp chiếm 30%, số mẫu có hàm lượng đạm cực thấp chiếm 20%. Ông Tiến thừa nhận, hiện tại ngành chức năng không thể kiểm tra được chất lượng tất cả 100% sản phẩm sữa lưu thông trên thị trường, đặc biệt là sữa ngoại nhập. Hơn nữa, việc lấy mẫu xét nghiệm để kiểm tra chất lượng cũng chỉ thực hiện với các chỉ số tiêu chuẩn cơ bản như hàm lượng đạm, chất béo, đường, các chỉ tiêu về vi sinh vật nguy hại tới sức khỏe, chứ không thể kiểm tra được tất cả các chỉ tiêu, hàm lượng các chất trong sữa. Lý giải cho tình trạng bỏ bê việc kiểm định cụ thể các chỉ tiêu liên quan đến chất lượng sữa lưu thông trên thị trường, ông Tiến cho rằng, các cơ quan có chức năng kiểm định chất lượng thực phẩm có muốn kiểm tra thêm cũng không thể làm được vì thiếu thời gian và kinh phí. Theo quy định, kinh phí cho kiểm định vệ sinh đối với một lô hàng nhập khẩu chỉ là 500.000 đồng. Vì vậy, thời gian qua, Bộ Y tế và các ngành chức năng cũng chỉ kiểm tra một số chỉ tiêu như vi sinh vật, độc tố, kim loại nặng... để không lọt sản phẩm có độc tố ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Chính vì thế, mặc dù cả nước có 14 cơ sở kiểm tra cấp nhà nước về chất lượng thực phẩm, nhưng các cơ sở này ngoài việc kiểm tra cấp chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm, cấp giấy xác nhận lô hàng, còn việc kiểm tra các chỉ tiêu bổ sung khác trong sản phẩm sữa xem có đúng với chất lượng nhà sản xuất công bố không hầu như đều bị bỏ ngỏ. Ông Hồ Tất Thắng, Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho rằng, thị trường sữa trong nước rất đa dạng với nhiều sản phẩm sữa của các hãng trong và ngoài nước. Chính điều này đã có những tác động không nhỏ tới việc quản lý và kiểm soát chất lượng sữa phục vụ người tiêu dùng. Trong mối quan hệ giữa người sản xuất với người tiêu dùng thì người tiêu dùng luôn luôn ở thế yếu và chịu nhiều thiệt thòi. Họ thiệt thòi trong tiếp cận và xử lý thông tin, do hoàn toàn tin tưởng vào các thông tin do cơ quan quản lý nhà nước, các phương tiện truyền thông cung cấp và quảng cáo của các nhà sản xuất, phân phối. Nếu có ai tình cờ phát hiện ra sữa kém chất lượng lại rất khó khởi kiện DN, vì bản thân người tiêu dùng không có đủ khả năng lấy mẫu kiểm nghiệm, ông Thắng nói. Mặc dù, trong quá trình thanh tra, việc xử lý các vi phạm về sữa kém chất lượng đã được ngành chức năng thực hiện khá kiên quyết, đặc biệt là đối với các sản phẩm sữa không đảm bảo chất lượng, sản phẩm không rõ nguồn gốc, quá hạn sử dụng đều phải đình chỉ lưu hành. Tuy nhiên, theo ông Thắng, những biện pháp xử lý này là chưa đủ sức răn đe. Thực tế trên thị trương sữa thời gian qua, người tiêu dùng đã phải chịu nhiều thiệt thòi về sự không sòng phẳng của DN khi công bố chất lượng sản phẩm không đúng so với thực tế. Để chấn chỉnh tình trạng này, Hội Bảo vệ người tiêu dùng và Bộ Y tế sẽ tổ chức đợt lấy mẫu sữa bột của các DN trong nước, cũng như sữa của các công ty nhập khẩu để tiến hành thử nghiệm. Nếu sản phẩm của DN nào không đạt chất lượng so với công bố trên bao bì sẽ công khai cho người tiêu dùng biết trên Website của Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu DN nào làm ăn thiếu trách nhiệm, người tiêu dùng sẽ có thông tin để tẩy chay sản phẩm đó, ông Thắng nói.
Thống đốc: Rút ngắn thời gian thẩm định để hỗ trợ ngư dân
Người đứng đầu ngành ngân hàng cam kết sẽ tiếp tục dành nguồn vốn tín dụng ưu đãi để bà con ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển.
Kinh tế
Tàu đánh cá lưới vây vỏ thép Hoàng Anh 01. (Ảnh: Nguyễn Đăng Lâm/TTXVN). Sau hơn một năm triển khai thực hiện, Nghị định 67 đã dần đi vào cuộc sống, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân về phát triển đội tàu vỏ thép công suất lớn. Chính vì vậy, ngày 7/3 tại Quảng Ngãi, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội nghị Sơ kết hơn 01 năm triển khai Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản. Cam kết giải ngân hơn 4.000 tỷ đồng. Sau hơn một năm triển khai thực hiện, các ngân hàng thương mại đã ký hợp đồng tín dụng để đóng mới, nâng cấp 385 tàu (đóng mới 365 tàu, nâng cấp 20 tàu) với tổng số tiền gần 4.000 tỷ đồng. Mức cho vay theo nhu cầu của khách hàng từ 60%-95% tổng giá trị đầu tư đóng mới, nâng cấp con tàu; tài sản bảo đảm là chính con tàu vay vốn đóng mới, nâng cấp. Giải ngân và dư nợ đến thời điểm báo cáo đạt gần 2.000 tỷ đồng. Từ tháng 6 năm 2015 đến nay, việc ký kết các hợp đồng tín dụng của ngư dân đã tăng lên đáng kể (số lượng hợp đồng tín dụng được ký kết tăng gấp 5 lần so với thời điểm 30/6/2015). Đến nay, đã có 84 tàu cá đóng mới và 12 tàu nâng cấp được hạ thủy đi vào hoạt động. Tại Hội nghị lần này, đã có thêm 14 hợp đồng tín dụng nữa được ký kết giữa các ngân hàng thương mại và ngư dân để đóng mới thêm 14 con tàu công suất lớn, hiện đại với số tiền các ngân hàng cam kết cho vay đợt này là hơn 190 tỷ đồng. Là một trong những ngân hàng luôn đồng hành cùng bà con ngư dân, phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Du, Phó Tống giám đốc Vietinbank luôn xác định việc phát triển ngành thủy hải sản luôn là ngành mũi nhọn, cần quan tâm phát triển. Do đó, trong thời gian qua, ngân hàng này đã cho vay hàng ngàn tỷ đồng để thúc đẩy ngành thủy sản. Hiện tại dư nợ của ngành thủy sản tại VietinBank khoảng 1.500 tỷ đồng. Trong đó, cho vay thu mua và chế biến xuất khẩu thủy sản với dư nợ khoảng 12.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 90% dư nợ toàn ngành. Dư nợ đối với mảng nuôi trồng, đầu tư cơ sở hạ tầng và đóng tàu chiếm khoảng 1.500 nghìn tỷ đồng, chiếm 10% dư nợ toàn ngành tại Vietinbank. Đại diện Hội nghề cá Việt Nam cho rằng, trong thời gian qua, thủ tục vay vốn đã có nhiều cải tiến và thông thoáng hơn, tuy nhiên do trình độ của ngư dân còn hạn chế nên vẫn gặp khó khăn khi làm các thủ tục, hồ sơ vì vậy Hiệp hội nghề cá đề nghị các ngân hàng thương mại chỉ đạo cán bộ tín dụng giúp đỡ, hỗ trợ thêm cho ngư dân trong quá trình làm hồ sơ thủ tục được thuận lợi và nhanh chóng. Chính sách hoàn thuế vẫn gặp khó khăn. Tại hội nghị, mốt số đại biểu cũng nêu ra những vấn đề còn tồn tại trong quá trình triển khai chính sách như: Thuế giá trị gia tăng trong đóng mới, nâng cấp tàu phục vụ khai thác hải sản xa bờ; việc phê duyệt danh sách chủ tàu đủ điều kiện nhưng chưa có nhu cầu đóng tàu, chưa quyết tâm tham gia Nghị định 67 làm chậm quá trình triển khai; vấn đề bảo hiểm, vấn đề về thực hiện mô hình chuỗi sản xuất-tiêu thụ, đảm bảo hiệu quả sản xuất của ngư dân. Ông Phạm Trường Thọ, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi cho biết, chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng cho chủ tàu theo Nghị định 67 không được thực hiện, các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế không thống nhất, khó hiểu. Cục Thuế các địa phương không triển khai thực hiện được, gây khó khăn, thiệt thòi cho chủ tàu, trái với tinh thần nội dung của Nghị định 67 về việc ưu đãi hoàn thuế giá trị gia tăng cho chủ tàu. Hiện nay, Quảng Ngãi còn 14 tàu đã hoàn thành nhưng chưa có chủ tàu nào được hoàn thuế giá trị gia tăng, nếu không được hoàn thuế thì chủ tàu sẽ thiệt thòi rất lớn vì sẽ không thực hiện được phương án sản xuất kinh doanh để vay vốn đã ký với các Ngân hàng thương mại, dẫn đến nguy cơ không trả nợ kịp thời theo phương án. Ông Thọ kiến nghị, song song với việc hỗ trợ ngư dân đầu tư đóng tàu công suất lớn, đề nghị Chính phủ tăng cường bố trí ngân sách đầu tư cho hạ tầng nghề cá như thông luồng các cửa biển bị bồi lấp, đầu tư hoàn thiện, nâng cấp hệ thống cảng cá, khu neo đậu trú bão tàu cá nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển lực lượng khai thác bền vững trong thời gian tới. Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần hướng dẫn vị trí xa bờ của tàu dịch vụ hậu cần ở tọa độ, vùng biển cụ thể để thực hiện hỗ trợ cho các tàu dịch vụ hậu cần. Bên cạnh đó, một số đại biểu cũng cho rằng, Nghị định 67 khuyến khích người dân đóng tàu vỏ thép công suất lớn, tuy nhiên người dân trước đây chỉ quen đóng, sử dụng tàu gỗ truyền thống, vì vậy khi đóng tàu vỏ thép theo chương trình đã phát sinh một số vấn đề như: giá trị đầu tư con tàu vỏ thép quá lớn so với tàu vỏ gỗ, cơ sở đóng tàu vỏ thép ít, ở xa; cơ sở hạ tầng nghề cá ở các địa phương chưa phù hợp với tàu vỏ thép công suất lớn... Đóng tàu cá vỏ composite theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ. (Ảnh: Nguyên Lý- TTXVN). Để giải quyết những khó khăn vướng mắc này, các ý kiến tham luận đều nhất trí cho rằng cần phải có những giải pháp căn cơ và lâu dài với sự vào cuộc và phối hợp chặt chẽ của các địa phương và các bộ, ngành đặc biệt là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trong việc đầu tư hoàn thiện các cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho hoạt động đánh bắt, giao thông đường thủy; triển khai các mô hình liên kết trong hoạt động khai thác, chế biến, tiêu thụ thủy sản; hướng dẫn thống nhất về thuế giá trị gia tăng... Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương cần bám sát chỉ đạo của Chính phủ, phối hợp rà soát, tháo gỡ các khó khăn của ngư dân trong việc tiếp cận các chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong Nghị định 67. Cũng theo ông Bình, Chính phủ đã ban hành Nghị định 89 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67 và các Bộ, ngành cũng đã kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn tháo gỡ cơ bản những vướng mắc của người dân, nhưng vẫn phải tiếp tục rà soát, lắng nghe phản ánh của ngư dân để kịp thời có biện pháp tháo gỡ. Thống đốc khẳng định, đây là một chương trình xuyên suốt chứ không phải là chính sách nhất thời. Có thể giai đoạn sau sẽ có những chính sách mới và thay đổi theo từng thời kỳ cho phù hợp với bà con ngư dân. Thống đốc cho biết đã từng trao đổi với các ngân hàng thương mại, ở địa phương nào chưa đưa ngân hàng vào ban thẩm định thì ngân hàng đó phải xin vào ngay từ đầu, tránh tình trạng là tỉnh duyệt rồi nhưng ngân hàng lại chưa cho vay được mà lại phải thẩm định sẽ mất nhiều thời gian. Trong tình hình phức tạp trên biển Đông hiện nay, các ngư dân tham gia khai thác hải sản ở các vùng biển xa phải đoàn kết, liên kết với nhau để vừa khai thác vừa hỗ trợ lẫn nhau để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất và góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo. Các địa phương nghiên cứu và tổng kết các mô hình tổ đội, hợp tác xã liên kết khai thác trên biển để hướng dẫn ngư dân tham gia. Khuyến khích các mô hình liên kết theo tổ, đội khai thác trên biển có sự tham gia của các tàu hậu cần nghề cá, các cơ sở chế biến nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho người dân, Thống đốc nhấn mạnh./.
Starbucks bắt tay Alibaba giữa cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung tăng nhiệt
Ông lớn của Mỹ Starbucks mới đây chính thức công bố sự hợp tác với Alibaba nhằm tăng cường sự hiện diện tại Trung Quốc.
Kinh tế
Trong thỏa thuận độc quyền giữa Starbucks và Alibaba, đại diện của Mỹ sẽ có quyền sử dụng mọi tài sản của gã khổng lồ Trung Quốc, bao gồm cả nền tảng giao hàng Ele.me và chuỗi siêu thị Hema để mở dụng dịch vụ giao hàng trên khắp quốc gia châu Á này. Trong cuộc phỏng vấn với CNBC, Chủ tịch kiêm CEO của Starbucks Kevin Johnson cho biết: "Chúng tôi sẽ tích hợp một cửa hàng Starbucks ảo vào tất cả tài sản của Alibaba. Điều này đồng nghĩa với việc một khách hàng sử dụng Alipay, Taobao, Tmall hay Hema sẽ được sở hữu cửa hàng ảo của Starbucks tích hợp trên đó, tương tự như những ứng dụng di động được nhúng vào các nền tảng có sẵn". Vị CEO nhấn mạnh rằng điều này "sẽ mở ra quyền truy cập vào Starbucks cho hơn 500 triệu người dùng đang hoạt động và thậm chí là còn nhiều hơn". Starbucks cũng sẽ hợp tác cùng nền tảng giao thức ăn của Alibaba có tên Ele.me, mở 150 cửa hàng tại Thượng Hải và Bắc Kinh, sau đó sẽ mở rộng giao hàng tới 2.000 cửa hàng tại 30 thành phố của Trung Quốc trước khi kết thúc năm nay. Tại các siêu thị quy mô nhỏ của Hema, Starbucks dự kiến sẽ xây dựng tới 600 địa điểm "Starbucks Delivery Kitchens", các trạm này sẽ cung cấp dịch vụ đặt hàng theo yêu cầu cho những khu vực xung quanh trong vài năm tới. Trước đó thông tin về sự kết hợp đã được đưa tin bởi Wall Street Journal và ý kiến từ Johnson đánh dấu sự xác nhận chính thức về kế hoạch của Starbucks tại thị trường Trung Quốc. Trung Quốc là động lực tăng trưởng lớn nhất của hãng cà phê này nhưng doanh số bán hàng trong quý trước đã giảm 2% so với mức tăng lần lượt 4% và 6% của hai quý liên tiếp trước đó, theo số liệu được đưa trước đó bởi CNBC. Tại quốc gia châu Á này, Starbucks đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gia tăng, đặc biệt là từ công ty khởi nghiệp Luckin Coffee. Doanh nghiệp này đã bắt đầu hoạt động vào đầu năm nay và bán cà phê được đặt hàng thông qua ứng dụng và đặc biệt, giao tới cho khách hàng trong vòng 30 phút. Những đơn đặt hàng giao quá nửa tiếng sẽ được miễn phí. Hiện Luckin có 660 cửa hàng tại 13 thành phố của Trung Quốc, thấp hơn rất nhiều con số 3.300 của Starbucks. Theo báo cáo của nhà cung cấp nghiên cứu JingData công bố gần đây, thị trường toàn cầu đối với sản phẩm cà phê có giá trị khoảng 12 nghìn tỷ Nhân dân tệ, tương đương hơn 1.700 tỷ USD, trong đó Mỹ sẽ là quốc gia dẫn đầu thị trường, chiếm khoảng 1/4 lượng tiêu thụ cà phê toàn thế giới, South China Morning Post dẫn số liệu. Báo cáo của JingData cũng cho thấy thị trường Trung Quốc sẽ đạt giá trị khoảng 100 tỷ Nhân dân tệ mỗi năm, tương đương hơn 14,6 tỷ USD với sản phẩm cà phê hòa tan chiếm tới 72%. Tý Uyên.
USD 'ế', giá giảm
Sau vụ 'ế' khi Ngân hàng Nhà nước công bố bán USD ngày hôm qua, giá USD trên thị trường sáng 5.7 đã lặng sóng và đi theo xu hướng giảm.
Kinh tế
USD giằng co giữa tăng và giảm - Ảnh: Ngọc Thạch. Ngân hàng Nhà nước tăng tỷ giá trung tâm 8 đồng, lên 22.638 đồng/USD khiến các ngân hàng thương mại thăm dò thị trường đầu ngày. Giá USD tại Vietcombank giảm 5 đồng, giá mua còn 22.995 đồng/USD, giá bán còn 23.065 đồng/USD. Trong khi đó, Vietinbank tăng 6 đồng, giá mua lên 22.990 - 23.000 đồng/USD, giá bán lên 23.070 đồng/USD. Giá USD tại các ngân hàng khác như Eximbank, ACB, Sacombank gần như đứng yên. Trước đó ngày 4.7, Ngân hàng Nhà nước mở cửa cho các ngân hàng đăng ký mua USD mà không nhà băng nào thực hiện. Giá bán USD của Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước duy trì ở mức 23.050 đồng, thấp hơn giá bán USD của ngân hàng 15 - 20 đồng. Đồng bạc xanh trên thị trường tự do bớt nóng khi giảm 10 đồng/USD, giá mua còn 23.100 đồng/USD, giá bán còn 23.120 đồng/USD. Giá USD trên thị trường thế giới giảm 0,07 điểm, chỉ số USD-Index còn 94,51 điểm. Vàng đã hưởng lợi tăng giá khi USD giảm, giá vàng thế giới tăng 8 USD/ounce, lên 1.256 USD/ounce. Ngược chiều với giá thế giới, vàng SJC giảm 10.000 đồng/lượng trong sáng 5.7. Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC mua vào 36,67 triệu đồng/lượng, bán ra 36,86 - 36,88 triệu đồng/lượng. Thanh Xuân.
Hội chợ Nông nghiệp Đông Bắc Bộ ở Lạng Sơn có quy mô 250 gian hàng
Với chủ đề “Nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững,” Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn tổ chức Hội chợ Nông nghiệp và Thương mại khu vực Đông Bắc Bộ 2014. Hội chợ sẽ chính thức diễn ra từ ngày 25-29/9/2014 tại Trung tâm Hội chợ Thương mại Lạng Sơn, thành phố Lạng Sơn.
Kinh tế
Gian hàng hoa quả thu hút người mua tại Hội chợ Làng nghề Việt Nam 2014. (Ảnh: Thanh Tâm/vietnam+). Hội chợ là một chương trình, dự án khuyến nông thường niên do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức nhằm mục đích đẩy mạnh hoạt động khuyến nông, khuyến ngư, xúc tiến thương mại, thúc đẩy hoạt động mua bán thiết bị máy móc, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp, giới thiệu các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao hiệu quả, năng suất, chất lượng đạt chuẩn về vệ sinh, an toàn thực phẩm. Đây còn là diễn đàn giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa các nhà quản lý, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông.... Hội chợ có quy mô khoảng 250 gian hàng, tập trung trưng bày, giới thiệu các sản phẩm thuộc các lĩnh vực nông, lâm, thủy sản, giống cây trồng, vật nuôi, vật tư thiết bị nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ và các mặt hàng tiêu dùng khác.... Đặc biệt, Hội chợ sẽ quy tụ nhiều sản phẩm đặc sản, đặc trưng của khu vực Đông Nam Bộ như gạo Séng Cù, nếp Tú Lệ (Yên Bái); mật ong bạc hà, chè Shan tuyết (Hà Giang); quýt vàng Bắc Sơn, hồng không hạt Bảo Lâm (Lạng Sơn); rượu làng Vân (Bắc Giang); lẩu ngựa, thắng cố (Hà Giang). Bên cạnh đó, nhiều hoạt động khác sẽ diễn ra trong khuôn khổ Hội chợ như: Tổ chức chương trình "Nhịp cầu nhà nông"; diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề giải pháp phát triển chăn nuôi gia cầm an toàn tại các tỉnh miền núi phía Bắc; tổ chức đoàn nông dân tham quan, học tập tại Hội chợ; chương trình biểu diễn văn hóa nghệ thuật phục vụ khách tham quan Hội chợ. Bà Lê Thị Thanh Nhàn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lạng Sơn cho biết, Hội chợ Nông nghiệp và Thương mại vùng Đông Bắc hứa hẹn sẽ mang lại những lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và nông dân. Tham gia chương trình, bà con nông dân sẽ có cơ hội được lựa chọn nhiều loại giống cây trồng, vật nuôi ưu việt, được gặp gỡ giao lưu trực tiếp với các nhà khoa học đầu ngành trong nông nghiệp và được học hỏi chia sẻ kinh nghiệm làm giàu từ các hộ nông dân sản xuất giỏi cũng như tìm các đầu mối thị trường từ các doanh nghiệp, Giám đốc Lê Thị Thanh Nhàn nhấn mạnh./.
Một loại dầu ở Mỹ đã có giá dưới 0 USD/thùng
Ở Mỹ, dầu thô đang dư thừa và rẻ đến mức có ít nhất một người mua cho rằng chính họ cần được trả tiền để đem về thùng dầu thô kể trên.
Kinh tế
Ảnh: Reuters. Flint Hills Resources, hãng lọc dầu thuộc đế chế công nghiệp của anh em tỉ phú Charles và David Koch, cho hay họ sẽ trả -0,5 USD cho mỗi thùng dầu North Dakota Sour, một loại dầu nhiều lưu huỳnh. Thông tin trên được đăng tải trên danh sách giá tại trang web của hãng này, theo Bloomberg. Giá -0,5 USD/thùng của loại dầu này giảm rất mạnh từ mức 13,5 USD/thùng cách đây một năm, và 47,6 USD/thùng vào tháng 1.2014. Mức giá nói trên có được vì tình hình thiếu hụt đường ống dẫn dành cho loại dầu thô chất lượng thấp, đồng thời cũng cho thấy thực trạng dầu thô Mỹ. Giá dầu chuẩn ở Mỹ đã giảm hơn 70% trong 18 tháng qua và dầu WTI giao tháng 2.2016 hạ đến mức 28,36 USD/thùng trên sàn giao dịch New York hôm 18.1. Đây là mức giá giao dịch trong ngày thấp nhất kể từ tháng 10.2003. Nói với các nhà sản xuất rằng họ phải trả tiền cho bạn để bạn tiêu thụ dầu mỏ đem đến thông điệp chắc nịch rằng họ cần phải cho ngừng hoạt động nhiều giếng dầu, Andy Lipow, chủ tịch hãng Lipow Oil Associates ở Houston, bang Texas (Mỹ) cho biết. Phát ngôn viên hãng Flint Hills, ông Jake Reint, chưa đưa ra bình luận nào về thông tin trên. Mức giá được hãng Flint Hills Resources và một số công ty đối thủ của họ như Plains All American Pipeline được dùng như các chuẩn giá dầu, định giá tham chiếu cho nhiều loại dầu thô sản xuất ở Mỹ. Hãng Plains All American cũng niêm yết hai loại dầu chất lượng thấp khác của Mỹ ở mức rất thấp: South Texas Sour có giá 13,25 USD/thùng và Oklahoma Sour có giá 13,5 USD/thùng. Loại dầu có hàm lượng lưu huỳnh cao North Dakota chiếm một phần nhỏ trong sản lượng dầu của bang này, với ít hơn 15.000 thùng được đưa ra khỏi lòng đất mỗi ngày, theo phó chủ tịch điều hành John Auers của hãng Turner Mason ở Dallas, bang Texas. Sản lượng loại dầu có giá -0,5 USD/thùng đã bị hạ thấp bởi mức sản lượng dầu chứa ít lưu huỳnh từ phía tây tiểu bang North Dakota. Loại dầu nói trên được sản xuất 1,1 triệu thùng/ngày trong vòng 10 năm qua. Các loại dầu khác nhau được định giá bởi chất lượng và chi phí vận chuyển chúng đến nhà máy lọc dầu. Dầu chứa nhiều lưu huỳnh thường có giá rẻ hơn vì chúng chỉ có thể được xử lý tại các nhà máy có thiết bị đặc biệt nhằm loại bỏ lưu huỳnh. Các nhà sản xuất và hãng lọc dầu thường trộn các mức giá trên thành một, và giá cả mỗi loại dầu tăng hay giảm đều sẽ phản ánh thực trạng kinh tế. Theo ông Auers, hãng Enbridge ngừng bơm dầu thô nhiều lưu huỳnh ra khỏi North Dakota trên đường ống của họ từ năm 2011, buộc các nhà sản xuất dầu North Dakota Sour phải phụ thuộc vào các phương thức vận chuyển tốn kém hơn như xe tải hoặc tàu. Từ trước đến nay, giá năng lượng rơi vào con số âm là hiếm song không phải chưa từng xảy ra. Dầu Propane từng được giao dịch dưới mức 0 USD/thùng ở thành phố Edmonton (Canada) trong vòng ba tháng. Các nhà máy lọc dầu đôi khi trả tiền để các loại sản phẩm có lượng cầu thấp được đem đi, từ đó giải phóng không gian tích trữ. Tuy nhiên, những sản phẩm này thường là các sản phẩm phụ chế biến, không phải là một loại nhiên liệu như dầu thô. Thu Thảo.
Các nước TPP cam kết xóa bỏ 78-95% dòng thuế nhập khẩu cho Việt Nam
NDĐT - Ngày 6-11, Bộ Tài chính cho biết, các nước tham gia TPP cam kết mở cửa khá cao dành cho Việt Nam, với việc xóa bỏ khoảng từ 78-95% số dòng thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Đổi lại, Việt Nam cũng cam kết xóa bỏ hơn 65% số dòng thuế này.
Kinh tế
Đại diện 12 nước tham gia đàm phán TPP tại Atlanta (Mỹ). Ngay sau khi toàn văn Hiệp định TPP bằng tiếng Anh được công bố chiều qua 5-11, Bộ Tài chính cũng thông tin chi tiết hơn về những cam kết trong lĩnh vực tài chính của các nước tham gia TPP dành cho Việt Nam và ngược lại. Theo Bộ Tài chính, các nước TPP cam kết mở cửa khá cao dành cho Việt Nam. Xét trên mặt bằng chung, khoảng từ 78-95% số dòng thuế được xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Các mặt hàng còn lại sẽ có lộ trình xóa bỏ thuế trong vòng 5-10 năm, trừ một số mặt hàng nhạy cảm có lộ trình hơn 10 năm hoặc áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan... Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào thị trường TPP được hưởng thuế suất 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực hoặc sau ba đến năm năm như nông sản, thủy sản, dệt may, giầy dép, đồ gỗ, hàng điện, điện tử, cao su. Trong lĩnh vực tài chính, Việt Nam cam kết với các nước thành viên TPP về (i) thuế nhập khẩu; (ii) thuế xuất khẩu; (iii) dịch vụ tài chính và (iv) hải quan. Về thuế nhập khẩu, Việt Nam cam kết một biểu thuế chung cho tất cả các nước TPP, trong đó hơn 65% số dòng thuế sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định có hiệu lực và gần 98% số dòng thuế sau 10 năm; các mặt hàng còn lại có lộ trình hơn 10 năm hoặc áp dụng hạn ngạch thuế quan (TRQ). Những mặt hàng Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định có hiệu lực bao gồm: động vật sống, thức ăn gia súc, một số sản phẩm sữa, ngũ cốc, gạo, da và sản phẩm da, cao su và sản phẩm cao su, chất dẻo, dược phẩm, thuốc trừ sâu, hóa chất, khoáng sản, một số loại giấy, nguyên liệu dệt may, da giầy, vải bông các loại, sản phẩm dệt may, phân bón, nước hoa, mỹ phẩm, máy móc thiết bị, đồ nội thất, gỗ và sản phẩm gỗ, nhạc cụ, sản phẩm sắt thép, linh kiện điện tử. Những nhóm có lộ trình xóa bỏ thuế quan vào năm thứ 4: gồm bánh kẹo, chè và cà phê, ngô ngọt, đồng hồ, hàng gia dụng, máy khâu, máy phát điện, đồ trang sức, vật liệu xây dựng, sữa, máy móc thiết bị, nhựa và sản phẩm nhựa, sản phẩm điện tử. Nhóm có lộ trình xóa bỏ thuế vào năm thứ 6 gồm: dầu thực vật, chế phẩm rau quả, một số sản phẩm cao su.. Nhóm có lộ trình xóa bỏ thuế quan vào năm thứ 8 gồm: bộ phận linh kiện xe đạp xe máy, một số linh kiện ô tô, bánh kẹo, chế phẩm thủy sản, dầu mỡ động thực vật, rau quả, sắt thép, xe đạp nguyên chiếc, một số loại xe chuyên dụng. Nhóm có lộ trình xóa bỏ thuế quan vào năm thứ 10-11 gồm: thịt các loại, bia rượu, đường, trứng, muối, xăng dầu, ô tô, sắt thép, một số loại linh kiện phụ tùng ô tô, phôi thép, săm lốp. Về thuế xuất khẩu, Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế xuất khẩu đối với phần lớn các mặt hàng hiện đang áp dụng thuế xuất khẩu theo lộ trình từ 5-15 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực. Một số nhóm mặt hàng quan trọng được tiếp tục duy trì thuế xuất khẩu. Trong lĩnh vực hải quan, Hiệp định TPP đưa ra các quy định về đơn giản hóa và hài hòa hóa thủ tục nhằm tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu, như quy định về thủ tục đối với hàng chuyển phát nhanh, quy định về xác định trước, cơ chế chứng nhận xuất xứ, cơ chế giám sát đối với xuất xứ hàng hóa, cơ chế quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, quy định cụ thể về thời gian thông quan hàng hóa. Ngoài ra, Hiệp định TPP quy định cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trong thủ tục kiểm tra và xác định xuất xứ cho hàng hóa xuất nhập khẩu. Theo đó, cơ chế này cho phép doanh nghiệp tự khai báo xuất xứ cho hàng hóa của mình thay cho cách thức quản lý hiện tại là doanh nghiệp phải nộp cho cơ quan hải quan giấy chứng nhận xuất xứ do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp. Về dịch vụ tài chính, các cam kết trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán sẽ thúc đẩy các cơ hội đầu tư, góp đẩy mạnh sự phát triển của thị trường dịch vụ tài chính ở Việt Nam. Các nội dung cam kết về dịch vụ tài chính gồm: (i) mở rộng cam kết về mở cửa thị trường đi kèm với cơ chế minh bạch hóa (dịch vụ quản lý danh mục đầu tư, cung cấp và lưu chuyển thông tin tài chính, các dịch vụ chứng khoán phụ trợ; (ii) tăng cường minh bạch hóa ; (iii) bảo hộ đầu tư (cơ chế giải quyết tranh chấp minh bạch, rõ ràng và có hiệu quả); (iv) cho phép áp dụng các ngoại lệ và các quy định thận trọng. Hiện nay các thành viên TPP đang hoàn tất các công tác rà soát kỹ thuật và các thủ tục cần thiết chuẩn bị cho ký kết chính thức dự kiến vào đầu năm 2016. TPP hiện có sự tham gia của 12 nước gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Mỹ, Singapore, Nhật Bản và Việt Nam. Ngoài ra hiện nay Colombia, Philippines, Thái Lan, Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc đã bày tỏ sự quan tâm đến TPP. XUÂN BÁCH.
Giá vàng tăng, nhà đầu tư e ngại trước bất ổn
Mở cửa phiên sáng nay (31/10), giá vàng trên thị trường châu Á bật tăng 4 USD/oz so với chốt phiên cuối tuần trước. Cùng chiều, giá vàng SJC trong nước đã tăng 30.000 đồng mỗi lượng.
Kinh tế
Lúc 8 giờ 10 sáng nay (giờ Hà Nội), giá vàng trên thị trường châu Á đã tăng 4 USD/oz so với chốt phiên cuối tuần trước, lên mức 1.278 USD/oz. Cuối tuần trước đã có lúc giá vàng tăng lên 1.284 USD/oz nhưng chốt phiên cuối tuần ở mức 1.274 USD/oz.Cùng chiều với giá vàng thế giới, mở cửa phiên giao dịch hôm nay, giá vàng trên thị trường cả nước đã tăng 30.000 đồng/lượng so với chốt phiên trước. Giá vàng SJC sáng nay tăng 30.000 đồng/lượng. Ảnh minh họa. Cụ thể, vàng SJC giao dịch tại thị trường Hà Nội và Đà Nẵng lúc 8 giờ 20 mua-bán ở mức 35,64-35,89 triệu đồng/lượng. Tại thị trường TP Hồ Chí Minh giá vàng SJC giao dịch cùng lúc mua-bán ở mức 35,64-35,87 triệu đồng/lượng.Các doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc tại thời điểm này vẫn niêm yết giá đi ngang so với chốt phiên cuối tuần trước. Trong đó, Tập đoàn Doji niêm yết giá vàng SJC mua-bán ở mức 35,73 - 35,79 triệu đồng/lượng tại Hà Nội và 35,75 - 35,82 triệu đồng/lượng tại thị trường TP Hồ Chí Minh. Công ty Phú Quý niêm yết giá vàng SJC mua-bán ở mức 35,73 - 35,8 triệu đồng/lượng. Công ty Phú Nhuận niêm yết giá vàng SJC mua-bán ở mức 35,75 - 35,83 triệu đồng/lượng tại Hà Nội và 35,66 - 35,86 triệu đồng/lượng tại thị trường TP Hồ Chí Minh.Chênh lệch giá vàng trong nước đang cao hơn vàng thế giới khoảng 1,5 triệu đồng/lượng.Theo đánh giá của Tập đoàn Doji, giá vàng tăng, giảm đan xen nhau và biên độ chưa nhiều nên hoạt động kinh doanh vẫn chưa sôi động. Nhiều nhà đầu tư mua vàng thời điểm trước giá thấp hơn hiện đang đẩy mạnh bán ra. Tỷ lệ người bán ra đã tăng lên 70% so với trước đó.Nguyên nhân dẫn đến giá vàng tăng do những dự báo Fed sẽ tăng lãi suất đồng USD trong tháng 12. Cụ thể, số người được khảo sát về Fed tăng lãi suất đồng USD trong tháng 12 vào tuần trước có hơn 60% chọn có tăng, hôm nay tỷ lệ này đã tăng lên 78%. Cùng với đó, nhu cầu vật chất của Ấn Độ vào mua nên giá vàng tăng cũng đúng với xu hướng thị trường.Theo đánh giá của các doanh nghiệp, đà tăng của giá vàng sẽ là cơ hội hấp dẫn để nhà đầu tư tận dụng tìm kiếm lợi nhuận. Sức bật của giá vàng trong nước đợt này theo đà thế giới. Hiện phần lớn nhà đầu tư không phải mua vào mà bán đi do những lo ngại về bất ổn chính trị của Mỹ vì ứng cử viên Hillary Clinton gặp bất lợi khi Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) công bố điều tra thêm các email của bà.Theo các chuyên gia phân tích, thị trường vàng trong nước đang dò dẫm bước đi, có phiên đi trái chiều với giá vàng thế giới.Vì vậy nhà đầu tư nên theo sát diễn biến giá để có quyết định mua-bán tối ưu, mang lại lợi nhuận.
Xuất khẩu dệt may 2013 có thể cán đích 19 tỷ USD
Cùng với tín hiệu khởi sắc về đơn hàng, ngành dệt may Việt Nam dự kiến kim ngạch xuất khẩu cả năm có thể đạt con số 19 tỷ USD, vượt 1 tỷ USD so với mục tiêu đề ra từ đầu năm.
Kinh tế
Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu dệt may sang Mỹ tăng 37% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo thống kê của Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu dệt may tháng 10/2013 ước đạt 1,75 tỷ USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2012. Lũy kế 10 tháng của năm 2013, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này ước đạt 14,8 tỷ USD, tăng 18,7% so với cùng kỳ. Cùng với tín hiệu khởi sắc về đơn hàng, ngành dệt may Việt Nam dự kiến kim ngạch xuất khẩu cả năm có thể đạt con số 19 tỷ USD, vượt 1 tỷ USD so với mục tiêu đề ra từ đầu năm. Trong các thị trường xuất khẩu thì Mỹ, Hàn Quốc và ASEAN tăng mạnh nhất. Cụ thể, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu dệt may sang Mỹ tăng 37% so với cùng kỳ năm ngoái; sang Hàn Quốc tăng 68% và sang Nhật Bản tăng 35% so với cùng kỳ. Hiện nay, một số doanh nghiệp dệt may đã xây dựng lộ trình cũng như phương án sản xuất theo hướng chuyển dần từ hình thức gia công sang làm hàng FOB (mua nguyên liệu bán thành phẩm), ODM (tự thiết kế, sản xuất và bán sản phẩm) để nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm của ngành và chuẩn bị cho việc tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Theo ông Hoàng Vệ Dũng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex), đến thời điểm này, Tập đoàn đã triển khai 46 dự án với tổng nguồn vốn đầu tư 6.144 tỷ đồng, phần lớn là các dự án sản xuất nguyên phụ liệu. Trong số đó đã có 3 dự án sợi được đưa vào hoạt động, gồm: Dự án Nhà máy Sợi Vinatex-Hồng Lĩnh, có quy mô 30.000 sợi cọc; dự án Sợi Phú Bài 2, có quy mô 15.000 sợi cọc và dự án Nhà máy Sợi Đồng Văn. Tổng sản lượng sợi tăng thêm của 3 nhà máy này là 1.270 tấn sợi Ne30. Tập đoàn cũng đã đưa dự án Nhà máy dệt Yên Mỹ với sản lượng tăng thêm 180.000m vải vào hoạt động. Tập đoàn Texhong (Hong Kong) đưa vào hoạt động giai đoạn 1 Nhà máy sợi tại Quảng Ninh với 3 nhà xưởng và một số công trình phụ trợ phục vụ sản xuất sợi... "Những sự đầu tư này sẽ tạo ra giá trị gia tăng và lợi thế cạnh tranh cho ngành dệt may, giảm sự lệ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa cho sản phẩm, " ông Dũng nói./ Theo VietnamPlus. Từ khóa : Vinatex , dệt may , kim ngạch xuất khẩu , phụ liệu , đơn hàng , USD , đề ra , tập đoàn.
OECD chạy đua giảm thuế doanh nghiệp
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, cuộc chạy đua giảm thuế doanh nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ tại 8 nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), trong bối cảnh đầu tư đang ở mức yếu.
Kinh tế
OECD chạy đua giảm thuế doanh nghiệp. Ảnh minh họa: reuters. Từ đầu năm 2017 tới nay, các nước OECD đã cắt giảm trung bình 2,7% thuế, trong đó đi đầu là Hungary với việc cắt giảm thuế doanh nghiệp xuống chỉ còn 9%. Không chỉ giảm thuế, cuộc canh tranh về thuế tại các nước OECD còn diễn ra dưới các hình thức ưu đãi thuế, nhất là trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển và các ngành liên quan đến sở hữu trí tuệ. Chiều hướng nói trên đã đưa thuế doanh nghiệp trung bình tại các nước OECD từ 32,2% trong năm 2000 xuống còn 24,7% năm 2016. Tổng Thư ký OECD, Angel Gurría cho rằng cuộc cạnh tranh giảm thuế doanh nghiệp đặt ra thách thức cho chính phủ các nước OECD trong việc tạo sự cân bằng giữa việc duy trì hệ thống thuế cạnh tranh và đảm bảo việc tăng thu ngân sách từ thuế cần thiết cho các dịch vụ công cộng, chương trình xã hội và hạ tầng. Song song với việc giảm thuế cho các doanh nghiệp, các nước OECD cũng cắt giảm thuế thu nhập đối với những người có thu nhập thấp. Đây được coi là động lực quan trọng cho các nỗ lực cải cách thuế nhằm mang lại sự bình đẳng lớn hơn trong xã hội. Báo cáo của OECD cho hay trước đó tỷ lệ thuế/GDP trung bình tại các nước công nghiệp đứng mức cao kỷ lục là 34,3% trong năm 2015, phản ánh nỗ lực của chính phủ các nước trong việc củng cố tài chính công. TTXVN.
YOLO của VPBank sẽ khởi đầu cho hệ sinh thái ngân hàng tương lai?
Tương lai của hệ sinh thái ngân hàng được dự đoán khác rất nhiều so với hiện tại và sẽ mở rộng vượt ra ngoài những dịch vụ tài chính. Ở thời điểm hiện tại, các ngân hàng có một cơ hội rất lớn để thay đổi và trở thành trung tâm trong đời sống hàng ngày của khách hàng. Câu hỏi ở đây là…ai sẽ là người đầu tiên nắm lấy cơ hội này?
Kinh tế
Trong một nửa thập kỷ qua, các công ty công nghệ tài chính đang từng bước tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị ngân hàng, cung cấp các dịch vụ như thanh toán tạo áp lực lớn cho các ngân hàng.Ngày nay, nhiều khách hàng không muốn đến các chi nhánh mà họ muốn các dịch vụ ngân hàng luôn sẵn sàng ở các đầu ngón tay. Chuyên gia ngân hàng Lê Xuân Nghĩa từng đến thăm một chi nhánh ngân hàng tại nước ngoài có 70 nhân viên, nhưng ba năm sau chỉ còn lại 3 nhân viên. Mọi hoạt động ngân hàng này đều được số hóa và trở nên gần gũi với khách hàng nhờ việc hình thành nên một hệ sinh thái với nhiều nhà cung cấp dịch vụ khác nhau. Câu chuyện cho thấy thay vì chỉ bán, các ngân hàng tương lai sẽ tương tác với khách hàng nhiều hơn thông qua hệ sinh thái, giống như Amazon và Google để thấu hiểu và từ đó tương tác phù hợp hơn với khách hàng. Tuy nhiên sự thay đổi các ngân hàng ở Việt Nam vẫn đang chậm hơn với hành vi và kỳ vọng khách hàng, hầu hết mới chỉ số hóa các dịch vụ có sẵn. Thực tế chưa có một hệ sinh thái ngân hàng vượt ra ngoài các dịch vụ tài chính. Trong bối cảnh hiện tại , xem ra VPBank khởi động sớm hơn cả. Tháng 9 vừa qua, VPBank đã lần đầu tiên ra mắt siêu ứng dụng YOLO, được cho là hệ sinh thái ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam khi kết hợp cả các dịch vụ giải trí,ẩm thực y tế bảo hiểm và du lịch. Ông Shameek Bhargava, Giám đốc điều hành Ngân hàng số YOLO, cho biết VPBank muốn hình thành nên YOLO là một hệ sinh thái số với các dịch vụ đa dạng kết hợp với một ngân hàng. Khách hàng của chúng tôi thường hiếm khi bắt đầu một ngày bằng việc sử dụng dịch vụ tài chính, thay vào đó là những hoạt động thường xuyên như gọi taxi, nghe nhạc, xem phim, đặt đồ ăn. YOLO đem đến cho khách hàng gần như đầy đủ các hoạt động thiết yếu thường ngày mà họ cần, và các sản phẩm và dịch vụ của một ngân hàng đúng nghĩa, ông chia sẻ. Trên thị trường, VPBank đang là ngân hàng duy nhất cung cấp một hệ sinh thái ngân hàng số có đầy đủ dịch vụ ngân hàng và kết hợp với cả dịch vụ của các bên thứ ba. Sự khác biệt này đã nhanh chóng đưa YOLO trở thành ứng dụng được nhiều người, đặc biệt là những người trẻ tuổi, để mắt tới. Theo thông tin từ VPBank, sau hai tháng ra mắt, YOLO đã có gần 100 nghìn lượt tải và thu hút 15 đối tác ở nhiều lĩnh vực cùng tham gia. Lý do chúng tôi nỗ lực tạo ra và kết nối với hệ sinh thái các dịch vụ bên ngoài bắt nguồn từ một trong những thách thức lớn nhất mà ngân hàng gặp phải, đó là tính tương tác giữa ngân hàng và khách hàng thường xuyên ở mức thấp, ông Shameek cho biết. Tính tương tác chính là điều mà VPBank đang muốn ở khách hàng khi phát triển ngân hàng số. Ngày nay, ngân hàng số không chỉ phải cạnh tranh lẫn nhau mà còn phải cạnh tranh với cả các ứng dụng dịch vụ khác nhằm thu hút sự tương tác của khách hàng. Nếu bạn không khác biệt, không giữ được tính kết nối thường xuyên với khách hàng, ứng dụng của bạn sẽ bị lãng quên và đây là điểm mấu chốt mang tính sống còn đối với các ngân hàng số, ông Shameek nói. Nhưng mục đích lớn hơn của một siêu ứng dụng YOLO không chỉ mang lại sự thuận tiện mà còn mong muốn thấu hiểu khách hàng mình nhiều nhất và từ đó thay đổi cho phù hợp với nhu cầu khách hàng nhanh nhất. Một siêu ứng dụng như YOLO, được tích hợp nhiều dịch vụ và tiện ích chính là nguồn thu dữ liệu khách hàng tốt nhất mà VPBank có thể tự xây dựng được. Càng nhiều người sử dụng YOLO - cho dù họ không sử dụng dịch vụ ngân hàng mà chỉ sử dụng các dịch vụ tiện ích - càng nhiều khách hàng trung thành với YOLO, VPBank càng có nhiều thông tin về khách hàng và từ đó có thể đưa ra những sản phẩm đúng nhu cầu khách hàng nhất. Anh Hồng.
Chủ tịch JETRO: TPP mang lại cơ hội hợp tác đầu tư Việt Nam - Nhật Bản
Theo kết quả điều tra 1.000 doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Nhật Bản, có 5 vướng mắc trong hoạt động kinh doanh là thủ tục hành chính phức tạp, nhân lực, ngôn ngữ, và đặc thù thị trường.
Kinh tế
TPP sẽ mở ra cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản. Ảnh: Jetro Japan. Đánh giá về tác động của TPP đối với hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam, Chủ tịch Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO), ông Hioyuki Ishige khằng định TPP là lợi thế rất lớn để các doanh nghiệp tại các quốc gia thành viên TPP tăng cường hoạt động hợp tác trong thương mại và đầu tư. Chủ tịch Ishige tin tưởng với mục tiêu áp dụng quy định, tiêu chuẩn chung cho tất cả các nước thành viên, TPP sẽ cải thiện môi trường đầu tư cho các doanh nghiệp của các nước thành viên. Với lợi thế cả Việt Nam và Nhật Bản đều là thành viên của TPP, ông Ishige tin tưởng rằng, hoạt động đầu tư và thương mại giữa hai nước cũng như các nước thành viên TPP sẽ có bước phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Thông tin trên được ông Hioyuki Ishige chia sẻ tại buổi họp báo công bố Báo cáo JETRO về tình hình đầu tư Nhật Bản năm 2015. Đề cập đến các vướng mắc đối với môi trường đầu tư tại Nhật Bản, báo cáo của JETRO cho biết, theo kết quả điều tra 1.000 doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Nhật Bản, có 5 vấn đề bất cập, trong đó đứng đầu là thủ tục hành chính và cấp phép phức tạp, tiếp theo là vấn đề nhân lực, ngôn ngữ khó giao tiếp, những đặc thù của thị trường Nhật Bản. Chi phí đắt đỏ được xem là trở ngại lớn nhất trong môi trường đầu tư tại Nhật Bản trong nhiều năm qua, đã tụt xuống vị trí thứ năm trong cuộc điều tra năm 2015. Chủ tịch JETRO nhận định điều này chứng tỏ Nhật Bản đã thành công trong việc xây dựng một môi trường đầu tư có sức hút tương đương với các nước khác trong khu vực nếu xét về chi phí, môi trường kinh doanh và khả năng tiếp cận thị trường. Báo cáo của JETRO cho biết tình hình đầu tư vào Nhật Bản trong hai năm 2014 và 2015 đã có sự khởi sắc mạnh mẽ sau một thời gian dài trì trệ kể từ năm 2008. Theo số liệu từ Bộ Tài chính Nhật Bản, đầu tư trực tiếp vào nước này tính đến tháng 9/2005 đạt 22.900 tỷ yen (khoảng 204,3 tỷ USD), trong đó đáng chú ý là đầu tư từ các nước châu Á đang tăng mạnh. Châu Âu là vùng có mức đầu tư vào Nhật Bản cao nhất, chiếm tới 46,8% (tương đương 10.900 tỷ yen), Bắc Mỹ đứng ở vị trí thứ hai với 6.900 tỷ yen (tương đương 29,4%) và châu Á xếp vị trí thứ ba với con số 3.600 tỷ yen (tương đương 15,5%). Theo điều tra của JETRO, các doanh nghiệp nước ngoài đánh giá cao những ưu thế gồm tiềm năng thị trường Nhật Bản, cơ sở hạ tầng chất lượng cao, đối tác tin cậy và hoạt động nghiên cứu, phát triển đạt chất lượng cao. Có tới 77% doanh nghiệp nước ngoài có kế hoạch mở rộng hoạt động đầu tư tại Nhật Bản và 74% dự kiến sẽ tăng nhân viên. Đây là con số ấn tượng nếu so với con số chỉ có 1,4%, hai công ty, cho biết đang cân nhắc việc thu nhỏ quy mô đầu tư hoặc rút khỏi Nhật Bản.
Lào Cai: Giảm đáng kể lượng gạo ùn tắc tại khu vực biên giới
Theo anh Nguyễn Văn Ba, công nhân lái xe của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhẫn Hồng Ngọc Việt, từ đầu tháng 5 trở lại đây, việc vận chuyển gạo xuất khẩu đã thông thoáng hơn, chấm dứt tình cảnh trực chờ ùn tắc dài ngày trước đó.
Kinh tế
(Ảnh minh họa: Đình Huệ/TTXVN). Lái xe này cho biết, mỗi ngày công ty của anh xuất khẩu được vài trăm tấn gạo, lượng gạo ứ đọng trong kho bãi từ đầu tháng 4 tính đến ngày 7/5 không còn là bao. Theo xác nhận của Sở Công Thương Lào Cai, do nhu cầu nhập khẩu gạo của phía Trung Quốc lớn và do nước sông Hồng trong những ngày qua có phần dâng cao dễ dàng cho các thuyền cập bến nên bình quân mỗi ngày các doanh nghiệp xuất bán được gần 1.000 tấn gạo. Đến ngày 7/5, lượng gạo 30.000 tấn tồn kho bãi trước đó đã cơ bản được giải tỏa. Theo lãnh đạo Sở Công Thương Lào Cai, hiện nay, tỉnh Lào Cai đang cấp phép cho 8 doanh nghiệp xuất khẩu gạo qua biên giới với Trung Quốc bằng hai đường cửa khẩu phụ Bản Vược, huyện Bát Xát và khu vực thí điểm xuất khẩu gạo tại thôn Bản Quẩn, xã Bản Phiệt, huyện Bảo Thắng. Trước đó, trong tháng 4, do các chủ hàng phía Trung Quốc không nhập gạo dẫn đến trên 30.000 tấn gạo bị ùn ứ, không xuất được trong nhiều ngày, gây ách tắc giao thông và ảnh hưởng đến việc kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam./.
HFIC - Cầu nối vốn cho doanh nghiệp
Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TPHCM (HFIC) tiếp tục huy động được nhiều nguồn vốn vay ưu đãi để hỗ trợ các doanh nghiệp tại TPHCM - ông Diệp Dũng, Tổng giám đốc HFIC, cho biết như vậy
Kinh tế
* Phóng viên: Thưa ông, sau hơn một năm chuyển đổi thành Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TPHCM (HFIC), chiến lược đầu tư của đơn vị có gì khác trước? - Ông Diệp Dũng, Tổng Giám đốc HFIC: HFIC được UBND TPHCM thành lập ngày 2-2-2010 (tiền thân là Quỹ Đầu tư Phát triển đô thị TPHCM, ra đời từ năm 1997), là tổ chức tài chính 100% vốn Nhà nước với mục đích mở rộng cơ chế, huy động các nguồn vốn với lãi suất thấp, ưu đãi để ưu tiên tài trợ, đầu tư cho các dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật, kinh tế - xã hội của TPHCM. Đặc biệt, chủ trương của Bộ Chính trị cho phép HFIC làm thí điểm đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp (DN) Nhà nước trực thuộc UBND TPHCM đã được thể chế hóa, vừa tạo điều kiện cho công ty sớm hội đủ mức vốn điều lệ vừa góp kinh nghiệm phân định quyền sở hữu với quyền kinh doanh, đồng thời tách bạch chức năng quản lý Nhà nước với chức năng pháp nhân sử dụng vốn, tài sản Nhà nước * Nhiều DN trên địa bàn TPHCM đang rất khó khăn về vốn. Là đơn vị có nhiệm vụ huy động vốn ưu đãi và cho vay hỗ trợ đầu tư, công ty có biện pháp gì để hỗ trợ DN ? - Mặc dù việc huy động vốn từ các tổ chức tài chính nước ngoài hiện nay khó khăn, hơn trước đây do tình hình kinh tế thế giới khó khăn khủng hoảng tài chính thế giới, Việt Nam bị hạ tín nhiệm vì vụ việc Vinashin... nhưng được sự chỉ đạo trực tiếp và hỗ trợ của UBND TPHCM, sự ủng hộ của Chính phủ, Bộ Tài chính, HFIC vẫn tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi của các tổ chức tài chính như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) Ngày 13-5, lễ ký kết hợp đồng tín dụng trị giá 20 triệu euro giữa Bộ Tài chính và Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tài trợ cho HFIC đã diễn ra tại TPHCM. Đây là khoản tín dụng thứ hai của AFD dành cho công ty với mục đích tạo nguồn vốn tín dụng ưu đãi để cho vay các dự án phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội. Cụ thể là các dự án tăng cường năng lực đón nhận và chăm sóc bệnh nhân của các bệnh viện; xây dựng các cơ sở giáo dục; hiện đại hóa khâu thu gom và quản lý chất thải cùng các dự án xây dựng nhà ở xã hội và dự án sử dụng năng lượng tiết kiệm Dự án xa lộ Hà Nội được HFIC hỗ trợ vốn mở rộng. Ảnh: TẤN THẠNH * Ngoài các chương trình hỗ trợ vốn cho các dự án hạ tầng, HFIC còn đầu tư vốn cho những lĩnh vực nào, thưa ông? - HFIC tham gia đầu tư nhiều dự án về hạ tầng kỹ thuật của TPHCM như phối hợp đầu tư dự án xây dựng Tân Cảng Hiệp Phước với số vốn hơn 1.300 tỉ đồng; ký biên bản hợp tác toàn diện với Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn với mục đích phát triển cơ sở hạ tầng biển của TP. HFIC cũng cho Công ty Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TPHCM (CII) vay 250 tỉ đồng để mở rộng xa lộ Hà Nội và hỗ trợ đơn vị này huy động 800 tỉ đồng đầu tư vào một số dự án hạ tầng trọng điểm của TP... Với phương thức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho những dự án có nguồn thu trực tiếp cân đối được việc trả nợ gốc, chúng tôi tiếp tục tài trợ các dự án kích cầu của TP về giáo dục, y tế, môi trường HFIC cũng là đầu mối tiếp nhận và giải ngân cho các DN tham gia bình ổn thị trường và hỗ trợ tuyệt đối cho các DN dự trữ nguồn hàng bình ổn đúng tiến độ. HFIC cũng ký biên bản ghi nhớ với các tổ chức tài chính quốc tế uy tín như JBIC và JICA để xem xét hỗ trợ vốn ưu đãi cho công ty để tài trợ cho các dự án đầu tư năng lượng sạch, môi trường và hạ tầng công nghệ thông tin. Chúng tôi đang nỗ lực tiếp xúc với các ngân hàng, các tổ chức tài chính trong khu vực như Nhật, Singapore, Trung Quốc để huy động nguồn vốn mới với chi phí thấp để tài trợ cho các lĩnh vực TP ưu tiên. Đầu tư hạ tầng gắn liền với an sinh xã hội Ông Diệp Dũng cũng cho biết: Một trong những chương trình mà ông cũng như HFIC quan tâm nhất là vấn đề an sinh xã hội. Để góp phần thực hiện nhiệm vụ này, HFIC phải tiếp tục khẳng định vai trò và vị thế của mình trong việc huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước để đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế kỹ thuật xã hội của TP gắn liền với an sinh xã hội. Các chương trình trọng điểm cần ưu tiên tài trợ vốn như chương trình kích cầu thông qua đầu tư, cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường, chỉnh trang đô thị, nâng cấp, xây dựng bệnh viện, trường học, xây dựng nhà lưu trú công nhân, nhà ở cho người có thu nhập thấp...
ILO thông qua công ước bảo vệ lao động giúp việc
Trong khuôn khổ khóa họp lần thứ 100 của Hội nghị Quốc tế về Việc làm (ILC), ngày 16/6 tại Geneva, Thụy Sĩ, 183 quốc gia thành viên của Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) đã thông qua một công ước lịch sử về lao động giúp việc (người giúp việc trong các gia đình) nhằm cải thiện số phận của hàng triệu người trên thế giới đang bị đối xử và trả công không thỏa đáng.
Kinh tế
Vốn đã được bàn thảo từ thời điểm bắt đầu khóa họp lần thứ 100 của ILC, công ước nêu trên đã nhận được 396 phiếu thuận, 16 phiếu chống và 63 phiếu trắng từ đại điện của các chính phủ, người lao động và giới chủ tham gia hội nghị. Công ước này sẽ có hiệu lực khi được ít nhất 2 quốc gia phê chuẩn. Hiện đã có Philippines và Uruguay có ý định phê chuẩn công ước này. Theo ILO, việc thông qua công ước về lao động giúp việc có ý nghĩa "lịch sử," bởi, đây là công cụ pháp lý quốc tế đầu tiên nhằm bảo vệ người lao động trong điều kiện làm việc khó khăn. Theo số liệu của ban thư ký ILO, số lao động giúp việc như dọn dẹp, nấu bếp, làm vườn, trông trẻ, được thống kê trên thế giới là 52,6 triệu người, chiếm từ 4-10% lao động tại các quốc gia đang phát triển và 2,5% tại các quốc gia phát triển. Tuy nhiên, theo đánh giá của ILO, những con số này có thể thấp hơn rất nhiều so với thực tế (một số quốc gia đã thống kê dưới mức thực tế) và con số thật của nó có thể là 100 triệu lao động. Trong khi đó, những người giúp việc trong các gia đình lại bị trả lương rẻ mạt (theo ILO, lao động giúp việc nằm trong số các nghề được trả lương thấp nhất) và phải làm việc với khung thời gian rất mở. Công ước mới được thông qua của ILO đảm bảo những lao động này được đối xử tương tự như những lao động ở các lĩnh vực khác. Đặc biệt, trong công ước mới này, ILO dự kiến đảm bảo cho các lao động giúp việc mà đa phần là nữ giới, được có một ngày nghỉ vào mỗi tuần, đồng thời chủ lao động cũng không có quyền bắt ép người lao động nghỉ tại nơi lao động. Ngoài ra, công ước của ILO cũng yêu cầu các chính phủ kiểm tra trình độ nhận thức của người lao động về quyền lợi và các điều khoản trong hợp đồng lao động của họ./. Đức Hùng (Vietnam+).
Người cao tuổi được giảm tối thiểu 15% giá vé, dịch vụ giao thông
(Chinhphu.vn) – Theo Thông tư 71/2011/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải, người cao tuổi sẽ được ưu tiên giảm ít nhất 15% giá vé khi tham gia giao thông công cộng bằng đường sắt, đường thủy và đường hàng không.
Kinh tế
Khuyến khích đầu tư phương tiện, thiết bị phục vụ người cao tuổi tham gia giao thông an toàn, thuận tiện - Ảnh minh họa. Người cao tuổi (từ đủ 60 tuổi trở lên) khi tham gia giao thông vận tải công cộng sẽ được hưởng chế độ ưu tiên như: mua vé tại cửa bán vé dành cho các đối tượng ưu tiên, giảm giá vé, ưu tiên sắp xếp chỗ ngồi, Hành khách là người cao tuổi cũng được giảm ít nhất 15% giá vé hạng phổ thông ít có điều kiện hạn chế nhất bán tại lãnh thổ Việt Nam trên các tuyến vận chuyển hàng không nội địa. Bên cạnh đó, để hỗ trợ người cao tuổi khi sử dụng phương tiện vận tải công cộng đường bộ, Bộ Giao thông vận tải khuyến khích các doanh nghiệp vận tải xây dựng phương án miễn, giảm giá vé cho người cao tuổi và công bố thực hiện trên các tuyến vận tải. Bộ Giao thông vận tải khuyến khích các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách công cộng đầu tư phương tiện, thiết bị phục vụ người cao tuổi tham gia giao thông an toàn, thuận tiện như xe buýt sàn thấp; các công cụ hỗ trợ người cao tuổi lên, xuống phương tiện. Ngoài ra, hành khách tham gia giao thông công cộng cũng phải có trách nhiệm giúp đỡ, hỗ trợ người cao tuổi; phối hợp nhân viên phục vụ trợ giúp người cao tuổi tham gia giao thông thuận tiện. Tuệ Văn.
Bốn Bộ triển khai Quy chế phối hợp quản lý, điều hành kinh tế vĩ mô
(HQ Online)- Sáng nay, 17-12, tại trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình đã cùng chủ trì phiên họp lần thứ nhất nhằm triển khai “Quy chế phối hợp trong quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô”.
Kinh tế
Quang cảnh phiên họp. Phiên họp là một trong những hoạt động triển khai thực hiện Quyết định số 1317/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cải cách cơ chế phối hợp trong quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô; đồng thời cụ thể hóa các nội dung đã được 4 Bộ ký kết tại "Quy chế phối hợp trong quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô" vào ngày 1-12-2014. Tại đây, đại diện 4 Bộ đã thống nhất việc phối hợp hoạt động của 4 Bộ hướng đến 2 mục tiêu: Thứ nhất, góp phần thực hiện tốt Quy chế làm việc của Chính phủ; tăng cường tính thống nhất, hiệu lực, hiệu quả quản lý kinh tế vĩ mô; ứng phó kịp thời, hiệu quả với các biến động kinh tế - xã hội trong và ngoài nước trong từng thời kỳ. Thứ hai, tạo lập môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch, tăng khả năng dự đoán được để góp phần tăng cường thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh và tạo nền tảng cho tăng trưởng bền vững. Để đạt được 2 mục tiêu đó, 4 Bộ sẽ phối hợp trên nguyên tắc: quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô theo mục tiêu nhằm đạt được các cân đối kinh tế vĩ mô trong ngắn hạn và trung hạn, bao gồm tăng trưởng kinh tế, lạm phát, cân đối thu chi ngân sách, cán cân thương mại và tiêu dùng; chủ động, kịp thời, thống nhất, thường xuyên, liên tục và có hệ thống giữa bốn cơ quan trong toàn bộ quy trình nghiên cứu đề xuất, triển khai, thực hiện, giám sát và đánh giá các chính sách: tài khóa, tiền tệ, tín dụng, đầu tư và phát triển, thương mại và giá cả. Đối với mỗi chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, có một cơ quan trong phạm vi chức năng, thẩm quyền hiện có chủ trì phối hợp với các cơ quan khác để đạt được mục tiêu điều hành, đảm bảo sự cân đối với các mục tiêu kinh tế vĩ mô khác; bảo đảm sự thống nhất với các chủ trương chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về những vấn đề liên quan đến điều hành các chính sách: tài khóa, tiền tệ, tín dụng, đầu tư và phát triển, thương mại và giá cả. Về các nội dung thuộc chức năng, thẩm quyền của mình, 4 Bộ đã thống nhất như sau: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cung cấp thông tin về tốc độ tăng dư nợ tín dụng, tổng phương tiện thanh toán, lãi suất ưu đãi tín dụng cho các ngành, lĩnh vực và các vấn đề cần thiết khác; có ý kiến về mục tiêu tăng trưởng GDP, tốc độ tăng tín dụng phát triển, quy mô phát hành vốn trái phiếu Chính phủ. Bộ Tài chính cung cấp thông tin về dự toán và tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước, công tác huy động vốn qua hệ thống Kho bạc Nhà nước và các kênh huy động khác, kế hoạch và tình hình thực hiện vốn tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng ưu đãi khác của Nhà nước; diễn biến huy động và kết quả huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán; dự kiến thay đổi các chính sách, chế độ về thu, chi ngân sách hàng năm. Bộ Công Thương cung cấp thông tin về định hướng điều hành xuất nhập khẩu, điều hành thương mại, quản lý thị trường trong nước và các vấn đề cần thiết khác, sản xuất trong nước, trong đó lưu ý đến sản lượng khai thác dầu thô, than, có ý kiến về tăng trưởng của các ngành công nghiệp, thương mại, tiêu dùng xã hội. Định kỳ hàng quý, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tổng hợp báo cáo đánh giá kết quả phối hợp xây dựng và điều hành mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Về phối hợp xây dựng và điều hành mục tiêu lạm phát, Ngân hàng Nhà nước chủ trì xây dựng và điều hành mục tiêu lạm phát, trong đó tập trung vào: tổng dư nợ tín dụng cho nền kinh tế, tổng phương tiện thanh toán, lãi suất, cán cân thanh toán, tỷ giá. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cung cấp thông tin về tăng trưởng GDP, chỉ số giá tiêu dùng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, nhu cầu vốn đầu tư, khả năng huy động và giải ngân vốn đầu tư nước ngoài, vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn tín dụng nhà nước; có ý kiến về điều hành tăng trưởng dư nợ tín dụng, lãi suất, tỷ giá, tổng phương tiện thanh toán, cán cân thanh toán và các vấn đề cần thiết khác. Bộ Tài chính chủ trì hoặc phối hợp với các bộ, ngành, địa phương để cung cấp thông tin về điều hành giá; cung cấp thông tin về thuế xuất nhập khẩu các mặt hàng thuộc diện Nhà nước quản lý giá, vốn huy động qua thị trường chứng khoán, quản lý nợ nước ngoài; có ý kiến về điều hành tỷ giá, lãi suất, tổng phương tiện thanh toán và các vấn đề cần thiết khác. Bộ Công Thương cung cấp thông tin về điều hành xuất nhập khẩu, cán cân thương mại, điều hành thị trường trong nước, bảo đảm cung cầu hàng hóa; có ý kiến về điều hành tỷ giá, cán cân thanh toán và các vấn đề cần thiết khác. Định kỳ hàng quý, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì tổng hợp báo cáo đánh giá kết quả phối hợp xây dựng và điều hành mục tiêu lạm phát. Về phối hợp điều hành cân đối thu - chi ngân sách Nhà nước, Bộ Tài chính chủ trì xây dựng và thực hiện chính sách tài khóa, bao gồm cân đối thu, chi, bội chi Ngân sách Nhà nước; quản lý vay nợ, trả nợ trong nước, ngoài nước của Chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia và nguồn viện trợ quốc tế. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cung cấp thông tin về tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng, tình hình phát triển của các thành phần kinh tế, tổng chi đầu tư toàn xã hội, các cân đối lớn của nền kinh tế, bao gồm: cân đối tích lũy - tiêu dùng, cân đối đầu tư - tiết kiệm; có ý kiến về cơ cấu chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên, cân đối thu chi ngân sách, nợ công, chính sách thuế, phí. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cung cấp thông tin về lãi suất, tỷ giá, tăng trưởng tín dụng, cán cân thanh toán, v.v...; có ý kiến về xác định lãi suất trái phiếu chính phủ, bố trí ngoại tệ cho chi trả nợ nước ngoài và viện trợ, kết nối hệ thống thanh toán phục vụ hoạt động thu thuế, phí. Bộ Công Thương cung cấp thông tin về điều hành xuất nhập khẩu, cán cân thương mại, điều hành thị trường trong nước, lộ trình mở cửa thị trường theo các cam kết quốc tế, v.v...; có ý kiến về điều hành chính sách thuế. Định kỳ hàng quý, Bộ Tài chính chủ trì tổng hợp báo cáo đánh giá kết quả phối hợp cân đối thu - chi ngân sách Nhà nước. Về phối hợp xây dựng và điều hành thương mại trong nước, xuất nhập khẩu và cán cân thương mại, Bộ Công Thương chủ trì điều hành thương mại trong nước, xuất nhập khẩu và cán cân thương mại, trong đó tập trung vào: phát triển thị trường trong nước; xuất nhập khẩu, cán cân thương mại. Bộ Tài chính cung cấp thông tin về chính sách thuế xuất nhập khẩu, chính sách thuế đối với các ngành sản xuất gắn với hoạt động xuất nhập khẩu; có ý kiến về điều hành xuất nhập khẩu, điều hành sản xuất và thương mại trong nước và các vấn đề cần thiết khác; cung cấp thông tin tổng hợp, dự báo về thị trường chứng khoán trong nước và một số nước, khu vực chính. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cung cấp thông tin tổng hợp, dự báo về kinh tế thế giới, chính sách điều hành kinh tế vĩ mô của một số nước và khu vực chính; cung cấp thông tin trong nước về tăng trưởng kinh tế, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, v.v...; có ý kiến về điều hành xuất nhập khẩu và thị trường trong nước, v.v... Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cung cấp thông tin về tỷ giá, tín dụng cho thương mại, tín dụng cho tiêu dùng; có ý kiến về điều hành cán cân thương mại; cung cấp thông tin tổng hợp, dự báo tình hình lạm phát của một số nước và khu vực chính. Định kỳ hàng quý, Bộ Công Thương chủ trì tổng hợp báo cáo đánh giá kết quả phối hợp điều hành thương mại trong nước, xuất nhập khẩu và cán cân thương mại. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, định kỳ hàng quý tập hợp, đánh giá kết quả phối hợp trong điều hành các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Ngoài việc họp định kỳ sẽ có các báo cáo tháng, quý, năm. Mỗi cơ quan thành lập Tổ điều phối với thành phần là đại diện các đơn vị trực thuộc có liên quan, là đầu mối thực hiện.
TP HCM: Tưng bừng kỷ niệm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam
Sau các hoạt động nhà báo vào bếp cùng nghệ sĩ, nhà báo đua xe đạp… đúng ngày 21/6, Hội Nhà báo TP HCM, Tạp chí Nghề báo, Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM, Hội phát hành báo chí Việt Nam đã tổ chức ngày hội những người làm báo TP HCM tại Dinh Thống Nhất.
Kinh tế
Tại đây, hơn 30 gian hàng triển lãm của các cơ quan báo chí, đài truyền hình, phát thanh, doanh nghiệp quảng cáo, phát hành và in ấn luôn tấp nập người xem. Nhân dịp này, buổi tọa đàm "Kinh tế báo chí" cũng đã được tổ chức. Xoay quanh 3 nội dung chính: Quảng cáo, biện pháp xã hội hữu hiệu nhất để huy động nguồn lực phát triển báo chí, thực trạng và biện pháp tăng thu nhập hiệu quả từ quảng cáo; Thực trạng và giải pháp phát triển phát hành báo chí, nâng cao hiệu quả kinh doanh; Nhìn nhận về các hoạt động giá trị gia tăng của cơ quan quản lý báo chí như một biện pháp mở rộng hoạt động chuyên môn, tăng thêm giá trị kinh tế của cơ quan quản lý báo chí, hội thảo đã thu hút sự tham gia tranh luận sôi nổi của nhiều diễn giả có uy tín, đại diện cho cơ quan quản lý, đơn vị báo chí, quảng cáo, phát hành cũng như sự chú ý của nhiều doanh nghiệp, các cơ quan ban, ngành có liên quan Buổi chiều cùng ngày, trong chương trình giao lưu "Báo chí và bạn đọc", nhiều gương mặt tiêu biểu trong làng báo TP HCM đã có dịp hội ngộ, trao đổi thẳng thắn với độc giả, sinh viên báo chí, giao lưu biểu diễn văn nghệ Cũng nhân dịp này, Lễ trao giải báo chí 2009, sự kiện thường niên của Hội Nhà báo TP HCM đã được tổ chức long trọng. Đã có 52 giải thưởng báo chí được trao cho các tập thể, cá nhân.
Bình Thuận triệt sản... ruồi
(TBKTSG Online) – Trong thời gian tới, tỉnh Bình Thuận sẽ thả ra các vườn trồng thanh long hàng trăm ngàn con ruồi đực bị triệt sản bằng công nghệ xử lý bất dục (bằng tia phóng xạ).
Kinh tế
Ngọc Hùng. Người dân đang thu hoạch thanh long. Ảnh: TC. Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online , ông Ngô Vĩnh Viễn, Viện trưởng Viện Bảo vệ thực vật cho biết, mục đích thả những con ruồi đực đục quả thanh long bị triệt sản nhằm xây dựng được vùng thanh long có tỷ lệ quả bị ruồi gây hại dưới 2%. Ông Viễn cho biết, nếu ruồi đực bị triệt sản thì khi giao phối với ruồi cái sẽ không sinh sản được. Như vậy, chỉ sau một vài lần giao phối tỷ lệ ruồi đục quả sẽ giảm xuống. Lý do Viện Bảo vệ thực vật thực hiện dự án này là trong thời gian qua có thời điểm tỷ lệ trái thanh long ở BÌnh Thuận bị ruồi đục quả lên đến 20%, nên chỉ bán cho trị trường nội địa mà không xuất khẩu được. Theo quy định hiện tại của những thị trường nhập khẩu thanh long Việt Nam như Mỹ, Đài Loan, Nhật Bản, chỉ những diện tích trồng thanh long có tỷ lệ trái bị ruồi đục trái dưới 2% mới được đưa vào chiếu xạ, xạ nhiệt, còn nếu cao hơn tỷ lệ này thì không thể xuất khẩu được, ông Viễn nói. Ông Viễn cho biết, sở dĩ dự án chỉ thực hiện ở Bình Thuận mà không thực hiện ở Tiền Giang (địa phương có trồng thanh long) là vì Bình Thuận có diện tích trồng thanh long tập trung, trong khi đó ở Tiền Giang cây thanh long lại trồng xen kẽ với những cây ăn trái khác nên hiệu quả không cao. Theo đề án quy hoạch cây thanh long của UBND tỉnh Bình Thuận, đến ăm 2015 tỉnh sẽ có 15.000 héc ta. Tuy nhiên, khảo sát của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bình Thuận cho biết, đến cuối năm 2011 diện tích trồng thanh long ở Bình Thuận đã lên tới 18.600 héc ta. Ông Viễn cho biết, sau khi kết thúc dự án vào năm 2015, Viện bảo vệ thực vật sẽ tiếp tục nghiên cứu để đưa ra môi trường tự nhiên những loại côn trùng gây hại cho cây xoài, nhãn nhưng đã bị triệt sản. Đây là dự án dùng công nghệ hạt nhân để làm bất dục côn trùng đầu tiên của Việt Nam. Dự án được Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IEAE) hỗ trợ nghiên cứu và đào tạo nhân lực. Tổng kinh phí cho dự án là hơn 521.000 đô la Mỹ, trong đó, vốn ODA không hoàn lại là gần 350.000 đô la Mỹ.
Pháp là 1 trong các đối tác hàng đầu của Việt Nam
Các đại biểu tham dự Hội thảo kinh tế Việt-Pháp diễn ra chiều 17/9 trong khuôn khổ Hội báo Nhân đạo Pháp tại Paris, Pháp nhất trí cho rằng hiện nay, Pháp là một trong các nước đối tác hàng đầu của Việt Nam ở châu Âu nhưng những thành quả hợp tác kinh tế Việt-Pháp còn rất khiêm tốn so với tiềm năng và nhu cầu của cả hai nước.
Kinh tế
Hội thảo được tổ chức theo sáng kiến của Đảng Cộng sản Pháp và Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm bắc thêm một chiếc cầu cho sự phát triển hơn nữa quan hệ thương mại và công nghiệp giữa các doanh nghiệp, giữa các địa phương của hai nước. Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Nam Hải cho biết tổng kim ngạch trao đổi hàng hóa giữa hai nước tăng từ 709 triệu euro năm 2000 lên hơn 2 tỷ euro năm 2010 với mức tăng trưởng bình quân đạt gần 13%/năm. Theo ông, mặc dù hiện nay kinh tế hai nước đang gặp khó khăn do chịu tác động không nhỏ của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng quan hệ thương mại song phương Việt-Pháp sẽ vẫn tiếp tục phát triển. Dự báo kim ngạch 2011 có thể đạt 2,4 tỷ euro, tăng 20% so với năm 2010. Nước Pháp cũng đã và đang xuất khẩu sang Việt Nam ngày càng nhiều sản phẩm đặc trưng có chất lượng cao. Hầu hết các sản phẩm của Pháp xuất khẩu sang Việt Nam được đánh giá cao về chất lượng và nhờ đó sẽ tiếp tục tăng kim ngạch mạnh mẽ trong những năm tới. Trong lĩnh vực công nghiệp, các tập đoàn và doanh nghiệp Pháp đã và đang đóng một vai trò đáng kể đối với sự phát triển của các ngành công nghiệp Việt Nam thông qua các quan hệ hợp tác cùng có lợi giữa các doanh nghiệp, như Tập đoàn dầu khí Total của Pháp, một trong những Tập đoàn dầu khí hàng đầu thế giới, đã có mặt ở Việt Nam hơn 10 năm nay và đang tham gia một số hợp đồng có giá trị lớn nhằm tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí ngoài khơi trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam; các ngân hàng BNP Paribas và Calyon cam kết cung cấp 2,5 tỷ USD và 1 tỷ USD tín dụng cho một số dự án dầu khí của Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2015 Nhất là trong 10 năm trở lại đây, Pháp cũng có các dự án ODA khác hỗ trợ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), như dự án điện khí hóa nông thôn miền Nam, sử dụng 19 triệu euro vốn vay của Cơ quan phát triển Pháp (AFD) Nhìn chung, các dự án sử dụng vốn ODA của Chính phủ Pháp đều khá hiệu quả và đóng góp một phần quan trọng vào quá trình phát triển hệ thống điện Việt Nam. Ông Nam Hải cho biết Bộ Công Thương Việt Nam đánh giá cao chất lượng thiết bị, dịch vụ, năng lực quản lý, tư vấn, tiềm lực vốn và sự quan tâm của các đối tác Pháp đối với sự phát triển điện lực Việt Nam. Ông Đoàn Duy Khương, Phó chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng doanh nghiệp Việt Nam vì sự phát triển bền vững nhấn mạnh sự cần thiết hướng đến thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, đầu tư chiều sâu và đổi mới công nghệ để đảm bảo cho sự phát triển bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ông cho biết cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam gồm 500.000 doanh nghiệp hoạt động dưới luật doanh nghiệp và luôn hướng tới việc thực hiện mục tiêu này và xây dựng cộng đồng doanh nghiệp bền vững và những giá trị cùng nhau chia sẻ đó là tự do, bình đẳng và bắc ái đồng thời tạo nhiều việc làm cho người dân. Trả lời các câu hỏi của các vị khách mới về những mong chờ của Việt Nam đối với Pháp và những biện pháp hữu hiệu cần triển khai trong thời gian tới để khai thác tiềm năng của hai nước và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhằm đối với nền kinh tế hai nước, cũng như quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư Việt-Pháp, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Dương Chí Dũng, cho biết đây là một câu hỏi mang tính tổng thể đối với quan hệ Việt-Pháp. Theo ông ngoài những cơ chế của sự hợp tác đã được thiết lập cũng như 15 hiệp định và văn bản hợp tác đã được ký kết, hai nước cần nỗ lực nhiều hơn nữa để nâng quan hệ hai nước lên quan hệ đối tác chiến lược và cùng nhau tìm ra những lĩnh vực hợp tác ưu tiên, đặc biệt chú ý đến việc phát triển hợp tác phân vùng. Một số bạn bè Pháp cho rằng muốn phát triển tốt hợp tác phân vùng như đào tạo ở Bordeau, Toulouse hay các dự án đô thị hóa ở Việt Nam cần phải xây dựng đội ngũ đại biểu dân cử cấp địa phương. Đây là đội ngũ cán bộ có cái nhìn và những đóng góp rất cụ thể cho việc xây dựng và phát triển quan hệ đối tác chiến lược Pháp-Việt trong tương lai./. Lê Hà-Phương Nam (Vietnam+).
Vụ giám đốc sở bổ nhiệm sai hàng loạt: Cảnh cáo trưởng phòng tổ chức
Sở NN-PTNT tỉnh Thanh Hóa đã báo cáo gửi UBND tỉnh này về kết quả xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân trong việc bổ nhiệm sai hàng loạt cán bộ, trong đó có kỷ luật cảnh cáo trưởng phòng tổ chức.
Kinh tế
Sáng ngày 2-7, tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Sở NN-PTNT) tỉnh Thanh Hóa cho biết cơ quan này đã có văn bản báo cáo chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân trong việc đề xuất, tham mưu, quyết định bổ nhiệm nhân sự giữ các chức vụ lãnh đạo quản lý phòng, ban, đơn vị trực thuộc không đúng đối tượng, điều kiện, tiêu chuẩn. Sở NN-PTNT Thanh Hóa - nơi xảy ra nhiều sai phạm trong việc bổ nhiệm cán bộ, công chức. Theo báo cáo, ngày 24-6, Sở NN-PTNT Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị kiểm điểm trách nhiệm tập thể lãnh đạo sở, cá nhân liên quan đến việc bổ nhiệm cán bộ. Tại hội nghị này, các lãnh đạo sở đã nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm, đồng thời có báo cáo, giải trình gửi Ban Thường vụ Đảng ủy khối. Cũng tại cuộc họp này, ông Lê Như Tuấn, nguyên giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Thanh Hóa, có nguyện vọng xin được nộp báo cáo, giải trình và kiểm điểm của cá nhân trong việc bổ nhiệm 4 cán bộ vào vị trí lãnh đạo chưa đúng quy định. Sở NN-PTNT Thanh Hóa cũng đã thành lập hội đồng kỷ luật để xem xét kỷ luật các cá nhân có liên quan và đưa ra hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với ông Nguyễn Huy Thành, Trưởng Phòng Tổ chức cán bộ - Sở NN-PTNT Thanh Hóa, trong việc tham mưu, đề xuất bổ nhiệm nhân sự giữ các chức vụ lãnh đạo thuộc sở chưa đúng đối tượng, điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của UBND tỉnh Thanh Hóa. Phê bình nghiêm khắc tập thể lãnh đạo Chi cục Thú y, Chi cục Bảo vệ thực vật và các cá nhân giữ vị trí lãnh đạo của những đơn vị này. Ngoài ra, Sở NN-PTNT cũng phê bình nghiêm khắc lãnh đạo Phòng Trồng trọt, Phó Phòng Tổ chức cán bộ Nguyễn Trọng Đức. Ông Lê Như Tuấn, nguyên giám đốc Sở NN-PTNT Thanh Hóa, có nguyện vọng xin nộp báo cáo giải trình việc bổ nhiệm sai 4 cán bộ. Về việc bổ nhiệm 19 trường hợp công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo các phòng, ban đơn vị trực thuộc sở từ năm 2014-2017, Sở NN-PTNT Thanh Hóa giải trình do các năm trước đây chỉ tiêu đi học cao cấp lý luận chính trị và quản lý Nhà nước rất ít, viên chức không được cử đi học quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên, không có giao chỉ tiêu đi học trung cấp nên số cán bộ được quy hoạch đa số chưa được cử đi học. Chính vì thế, trong số 19 người, hiện mới có 1 người đã tốt nghiệp cao cấp; 1 người đã chuyển công tác; 3 người đang học cao cấp; 3 người đã đăng ký đi học cao cấp; 1 người đang đăng ký đi học trung cấp ở huyện và 10 người còn lại đang học trung cấp. Trước đó, như Báo Người Lao Động đã thông tin, trước khi "hạ cánh" về hưu, ông Lê Như Tuấn, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Thanh Hóa, đã ký quyết định bổ nhiệm nhiều lãnh đạo phòng và lãnh đạo các đơn vị thuộc sở, điều động cán bộ trái quy định của chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa. Danh sách cán bộ được bổ nhiệm chưa đủ tiêu chuẩn xảy ra tại Sở NN-PTNT Thanh Hóa từ năm 2014-2017. Ngay sau khi báo chí thông tin, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đình Xứng đã có văn bản "hỏa tốc" yêu cầu giám đốc Sở Nội vụ vào cuộc xác minh và khẳng định có 4 trường hợp bổ nhiệm sai , không đúng quy định. Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa đã yêu cầu thu hồi các quyết định bổ nhiệm sai, đồng thời yêu cầu Sở NN-PTNT Thanh Hóa kiểm điểm, xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan đến những sai phạm trên, có báo cáo về UBND tỉnh trước ngày 30-6. Thanh Tuấn.
Ấn Độ đẩy mạnh phát triển công nghiệp hàng không
Theo hãng tin PTI, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã đưa ra gói thầu trị giá hơn 120 tỷ rupee (khoảng 2,2 tỷ USD) mời các công ty nước ngoài chế tạo 56 chiếc máy bay mới để thay thế máy bay Avro của lực lượng Không quân Ấn Độ (IAF).
Kinh tế
Máy bay Avro của lực lượng Không quân Ấn Độ (IAF). (Nguồn: indianairforce.nic.in). Đây là bước đi đầu tiên nhằm củng cố ngành công nghiệp hàng không trong nước. Quyết định mời thầu đã được gửi tới tám công ty nước ngoài, trong đó có công ty Lockheed Martin của Mỹ, công ty Saab của Thụy Điển, Rosoboronexport của Nga, Airbus Military của Tây Ban Nha, Alenia của Tây Ban Nha và Embraer của Brazil. Trong số 56 máy bay nói trên, chỉ có 16 máy bay đầu tiên sẽ được sản xuất hoàn toàn tại nước ngoài, trong khi 40 chiếc còn lại, các công ty trúng thầu phải tìm một đối tác Ấn Độ để chế tạo ngay tại nước này. Những công ty lớn của Ấn Độ như Tata, Mahindra Defence Systems, Reliance Industries và L & T dự kiến sẽ là đối tác của những công ty nước ngoài trúng thầu. 16 trong số 40 chiếc đầu tiên được sản xuất tại Ấn Độ sẽ sử dụng 30% thiết bị trong nước; 24 chiếc còn lại sẽ sử dụng 60% thiết bị sản xuất trong nước./. Minh Lý (TTXVN).
SEA bãi nhiệm tư cách thành viên HĐQT của Vũ nhôm
Hội đồng quản trị (HĐQT) Tổng công ty Thủy sản Việt Nam (Seprosex, UPCoM: SEA) vừa họp và quyết định bãi nhiệm tư cách thành viên HĐQT Tổng công ty với ông Phan Văn Anh Vũ (Vũ nhôm) do không còn đủ tư cách làm thành viên HĐQT.
Kinh tế
Cụ thể, HĐQT SEA vừa quyết định bãi nhiệm tư cách thành viên HĐQT với Vũ nhôm từ ngày 22.12 theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty. Việc bãi nhiệm này sẽ được HĐQT trình ĐHĐCĐ gần nhất. Theo SEA, quyết định bãi nhiệm Vũ nhôm xuất phát từ thông tin trên đồng loạt các trang báo đưa tin về việc Bộ Công an đã có lệnh truy nã đối với ông Phan Văn Anh Vũ - Thành viên HĐQT SEA và việc này có thể ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty. Được biết, ông Vũ nhôm là Chủ tịch HĐQT CTCP Xây dựng Bắc Nam 79, nguyên Chủ tịch HĐQT CTCP Nova Bắc Nam 79 (nay là CTCP Đầu tư và Phát triển Chấn Phong). Chấn Phong là cổ đông lớn nắm giữ hơn 25 triệu cổ phiếu SEA, tương đương 20,1% vốn điều lệ và chỉ xếp sau Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (nắm 63.38% vốn). Tuy nhiên, Công ty này vừa đăng ký thoái sạch 20.1% vốn sở hữu tại SEA trong khoảng thời gian từ 18.12.2017 đến 17.01.2018, nhằm mục đích tái cơ cấu danh mục đầu tư. Đáng chú ý, có một cá nhân là Ngô Minh Anh đã đứng ra gom vào lượng cổ phiếu SEA đúng bằng số cổ phần Chấn Phong đăng ký thoái trong ngày 19.12. Phiên giao dịch 19.12 cũng xuất hiện giao dịch thỏa thuận 25,12 triệu cổ phiếu SEA với giá trị gần 307 tỷ đồng. Như vậy, nhiều khả năng Chấn Phong đã tháo chạy hoàn toàn khỏi SEA trước khi Vũ "nhôm" bị truy nã. Nhớ lại thời điểm đầu tư vào SEA của Vũ nhôm là nhắm tới dự án đất vàng 2-4-6 Đồng Khởi, Quận 1, Tp.HCM. Khu đất dự định sẽ xây cao 20 tầng với 7 tầng đế là dịch vụ thương mại và văn phòng, 13 tầng cao là khối khách sạn 5 sao quy mô 220 phòng. Tổng mức đầu tư khoảng 1.500 tỷ đồng. Năm 2014, cổ đông tại SEA có sự xuất hiện của tập đoàn Geleximco nắm giữ 15%. Đến cuối tháng 12.2016, Geleximco Miền Nam đã thông báo bán toàn bộ 15% cổ phần nắm giữ ở SEA khi muốn buông việc theo đuổi dự án này suốt 2 năm qua. Cũng trong thời điểm này SEA có thêm một cổ đông mới là CTCP Nova Bắc Nam 79 với tỷ lệ sở hữu 20,1%. Số cổ phần này trùng với số lượng cổ phần của 3 cá nhân trước đó nắm giữ. Tuy nhiên, CTCP Nova Bắc Nam 79 nhanh chóng thay tên đổi chủ thành Chấn Phong và thoái sạch vốn tai SEA. Tối ngày 21.12, Bộ Công an đã truy tố đồng thời phát lệnh truy nã đối với Phan Văn Anh Vũ (SN 2-11-1975, chỗ ở trước khi trốn là 82 Trần Quốc Toản, phường Hải Châu 1, quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng) để điều tra về hành vi cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước. Quyết định truy nã do Thiếu tướng Lý Anh Dũng - Phó Thủ trưởng Thường trực Cơ quan ANĐT Bộ Công an ký. Trong ngày này, Cơ quan ANĐT Bộ Công an đã phối hợp với Công an Đà Nẵng tiến hành khám xét nhà Vũ nhôm tại số 82 Trần Quốc Toản. Đến hơn 21 giờ, việc khám nhà hoàn tất. Nguyễn Ngân.
Nhận định chứng khoán ngày 21/4: 'Tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh'
VnEconomy giới thiệu nhận định và khuyến nghị đầu tư của một số công ty chứng khoán về diễn biến thị trường ngày 21/4/2017...
Kinh tế
Trong tình hình hiện tại, SHS cho rằng, trong phiên cuối tuần, VN-Index có thể tiếp tục điều chỉnh để kiểm nghiệm lại vùng hỗ trợ 705-710 điểm, vùng kháng cự của chỉ số hiện trong khoảng 715-721 điểm. VnEconomy giới thiệu nhận định và khuyến nghị đầu tư của một số công ty chứng khoán về diễn biến thị trường ngày 21/4/2017. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 20/4, VN-Index giảm 4,11 điểm xuống 712,66 điểm. Trong khi đó, HNX-Index giảm 0,65 điểm xuống 88,47 điểm. Nhận định. Khuyến nghị. BVSC. Nhà đầu tư được khuyến nghị tiếp tục duy trì tỷ trọng thấp cho danh mục trung hạn. BSC. Hiện tại, VN-Index khả năng sẽ tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh khi mà trụ đỡ VN 30 cho thấy dấu hiệu đi xuống rõ rệt. Trong những phiên tiếp theo, nhà đầu tư ngắn hạn nên hạn chế việc giải ngân, chờ đợi những dấu hiệu rõ ràng hơn từ chỉ số thị trường. SHS. Trong tình hình hiện tại, chúng tôi cho rằng, trong phiên cuối tuần, VN-Index có thể tiếp tục điều chỉnh để kiểm nghiệm lại vùng hỗ trợ 705-710 điểm, vùng kháng cự của chỉ số hiện trong khoảng 715-721 điểm. Nhà đầu tư ngắn hạn nên hạn chế giao dịch trong giai đoạn này và nếu đang có tỷ trọng cổ phiếu cao thì có thể tận dụng nhịp hồi phục để giảm tỷ trọng về mức an toàn. VDSC. Thị trường cũng đang quay lại kiểm nghiệm các ngưỡng hỗ trợ, nên cần theo dõi thêm để xác nhận xu hướng sắp tới. Nhà đầu tư chưa vội gia tăng tỷ trọng cổ phiếu. FPTS. Chúng tôi bảo lưu quan điểm ưu tiên hạn chế rủi ro cho danh mục, nhà đầu tư nên tiếp tục giữ tỷ trọng tiền mặt lớn và chờ đợi tín hiệu chắc chắn hơn cho xu hướng tiếp theo. Kết hợp trading mua vào. (Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt BVSC). Sau phiên giảm điểm hôm 20/4, chỉ số VN-Index đang tiếp cận dần vùng hỗ trợ gần tại 705-710 điểm. Nhà đầu tư được khuyến nghị tiếp tục duy trì tỷ trọng thấp cho danh mục trung hạn. Tuy nhiên, vẫn có thể kết hợp trading mua vào một tỷ trọng nhỏ cho danh mục ngắn hạn khi chỉ số về các vùng hỗ trợ, nhưng cần quay vòng bán ra ngay sau khi thị trường có nhịp hồi. Tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh. (Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BSC). Tâm lý lo ngại của nhà đầu tư đã được thể hiện trong phiên ngày thứ Năm khi mà VNIndex điều chỉnh đáng kể cùng với việc thanh khoản không hề được cải thiện. Kết quả kinh doanh quý 1 của một số doanh nghiệp cơ bản tốt, hưởng lợi từ chu kỳ kinh doanh vẫn tiếp tục được công bố tuy nhiên ưu tiên của nhà đầu tư hiện tại vẫn là bảo vệ danh mục trước những rủi ro liên quan đến tình hình chính trị toàn cầu cũng như áp lực bán ngày càng lớn sau khi VN-Index đã tăng điểm trong một chu kỳ thời gian tương đối dài. Trong những phiên tiếp theo, nhà đầu tư ngắn hạn nên hạn chế việc giải ngân, chờ đợi những dấu hiệu rõ ràng hơn từ chỉ số thị trường. Hiện tại, VN-Index khả năng sẽ tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh khi mà trụ đỡ VN 30 cho thấy dấu hiệu đi xuống rõ rệt. Kiểm nghiệm lại vùng 705-710. (Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội - SHS). Trong tình hình hiện tại, chúng tôi cho rằng, trong phiên cuối tuần, VN-Index có thể tiếp tục điều chỉnh để kiểm nghiệm lại vùng hỗ trợ 705-710 điểm, vùng kháng cự của chỉ số hiện trong khoảng 715-721 điểm. Nhà đầu tư ngắn hạn nên hạn chế giao dịch trong giai đoạn này và nếu đang có tỷ trọng cổ phiếu cao thì có thể tận dụng nhịp hồi phục để giảm tỷ trọng về mức an toàn. Nhà đầu tư trung và dài hạn tiếp tục nắm giữ cổ phiếu và quan sát thị trường trong phiên. Theo dõi thêm để xác nhận xu hướng sắp tới. (Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt - VDSC). Thị trường đồng loạt giảm trở lại cùng với thanh khoản giảm sút thể hiện sức cầu tham gia thị trường đang suy yếu. Thị trường cũng đang quay lại kiểm nghiệm các ngưỡng hỗ trợ, nên cần theo dõi thêm để xác nhận xu hướng sắp tới. Nhà đầu tư chưa vội gia tăng tỷ trọng cổ phiếu. Mốc 710 tiếp tục bị thử thách. (Công ty Cổ phần chứng khoán FPT - FPTS). Dựa trên sự xác nhận của các tín hiệu kỹ thuật thì xu hướng giảm một lần nữa được kích hoạt cho các biến động theo ngày của VN-Index. Rõ ràng, đợt nảy lên vừa qua của chỉ số đã được chứng minh là không bền vững và ẩn chứa bẫy tăng giá đối với nhà đầu tư mạo hiểm bắt đáy. Do đó, chúng tôi bảo lưu quan điểm ưu tiên hạn chế rủi ro cho danh mục, nhà đầu tư nên tiếp tục giữ tỷ trọng tiền mặt lớn và chờ đợi tín hiệu chắc chắn hơn cho xu hướng tiếp theo. Nhận định thị trường của các công ty chứng khoán được VnEconomy trích dẫn chỉ có giá trị như một nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán có thể có những xung đột lợi ích đối với các nhà đầu tư khi đưa ra nhận định. Hà Anh.
Sẽ thông quan điện tử 60% kim ngạch xuất khẩu
Mục tiêu của ngành hải quan đặt ra trong năm 2010 đối với 10 đơn vị triển khai mở rộng thủ tục hải quan điện tử là kim ngạch xuất khẩu thông qua hải quan điện tử chiếm 60%.
Kinh tế
Cũng trong năm nay, ngành mở rộng thủ tục hải quan điện tử với các loại hình chế xuất và xây dựng văn bản pháp lý cho việc triển khai thủ tục hải quan điện tử với loại hình chuyển phát nhanh. Theo Tổng cục Hải quan, để hoàn thành mục tiêu trên, ngành thực hiện mô hình thủ tục hải quan điện tử theo 3 khối. Cụ thể, khối 1 tiếp nhận, xử lý và phản hồi thông tin tập trung. Theo đó, toàn bộ máy móc thiết bị để tiếp nhận, xử lý và phản hồi thông tin tự động được đặt tại Trung tâm dữ liệu và Công nghệ thông tin. Khối 2 kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan điện tử. Khâu này sẽ được đặt tại các chi cục hải quan. Khối 3 kiểm tra thực tế hàng hóa. Lực lượng, thiết bị của khâu cuối cùng này được đặt tại các điểm kiểm tra hàng hóa tập trung. Việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo mô hình trên đảm bảo cho quá trình thông quan thuận tiện, nhanh chóng. Ngoài ra, cách làm trên giúp ngành hải quan tập trung được nguồn lực, duy trì, vận hành hệ thống công nghệ thông tin linh hoạt hơn. Theo đánh giá của Tổng cục Hải quan, việc triển khai thủ tục hải quan điện tử trong thời gian qua đã tạo thuận lợi cho cả phía doanh nghiệp và cơ quan hải quan. Cụ thể, doanh nghiệp giảm thời gian thông quan, giảm chứng từ hồ sơ hải quan. Đối với lô hàng thuộc diện miễn kiểm tra, doanh nghiệp chỉ cần khai tờ khai hải quan còn các chứng từ khác lưu tại doanh nghiệp. Đối với lô hàng phải qua kiểm tra hồ sơ doanh nghiệp cũng chỉ phải nộp các chứng từ khi có yêu cầu của cơ quan hải quan. Về phía cơ quan hải quan, nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức về cải cách hiện đại hóa, từ đó, xác định lại mô hình thủ tục hải quan điện tử cho giai đoạn mở rộng. Ngoài ra, việc thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử cũng giúp hạ tầng công nghệ thông tin được nâng cấp từng bước và thực hiện chuẩn mực quốc tế./. Hải Yến (Vietnam+).
Ngừng việc thu phí trên đường Láng-Hòa Lạc
Cục Đường bộ Việt Nam đã có công văn yêu cầu Khu quản lý đường bộ II, bắt đầu từ 0 giờ ngày 20/9, ngừng việc thu phí tại Trạm thu phí trên đường Láng-Hòa Lạc (Hà Nội).
Kinh tế
CôngThương - Cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu Khu quản lý đường bộ II tiến hành thanh lý hợp đồng với Công ty quản lý và sửa chữa đường bộ 248, đồng thời phối hợp với Ban Quản lý dự án Thăng Long tổ chức tháo dỡ toàn bộ cơ sở hạ tầng trạm thu phí, đảm bảo tuyệt đối an toàn giao thông. Trước đó, ngày 11/9, Bộ Giao thông Vận tải đã có quyết định số 2643/QĐ-BGTVT ngừng hoàn toàn việc thu phí trên tuyến đường Láng-Hòa Lạc. Được biết, Khu quản lý đường bộ II đã có phương án giải quyết việc làm cho hơn 80 lao động tại trạm thu phí này sau khi đã ngừng hoạt động. Theo TTXVN.
Chen chân xếp hàng mua bánh chưng như thời tem phiếu
Sáng nay 29 Tết, rất nhiều người dân Hà Nội đã đổ xô đến cửa hàng trên phố Hàng Bông để mua bánh chưng. Ngay từ 7h sáng khi quán bắt đầu mở cửa, khách hàng đã đến mua rất đông và xếp thành một hàng dài trước cửa.
Kinh tế
Chị Lê Thị Tâm, một khách hàng lâu năm ở đây cho biết năm nào cũng vậy, cứ khoảng 28, 29 Tết, nhà chị lại ra đây mua. Cửa hàng không nhận bánh đặt, ai đến mua cũng đều phải xếp hàng, đến trước mua trước, riêng bánh giò chỉ bán mỗi người một chiếc vì số lượng có hạn, còn bánh chưng thì muốn mua bao nhiêu cũng được. Bà Chấn (chủ cửa hàng Q.H.). cho biết: "Cứ đến ngày Tết là cửa hàng bán không kịp, bởi người dân đến mua rất đông. Nhiều khách hàng yêu cầu đặt bánh, nhưng cửa hàng không nhận, mà chỉ tăng số lượng bánh vào dịp Tết, để phục vụ bà con. Một chiếc bánh chưng có giá 50.000 đồng một chiếc và chỉ có một loại duy nhất. Giò chả tùy theo loại có giá từ 120-130.000 đồng/kg. Hình ảnh ghi lại cảnh người dân chen chân mua bánh: Lãng Vân. Theo Infonet.
Nhiều cửa hàng vẫn cố thu phí khách thanh toán bằng thẻ
Cửa hàng đặt máy cà thẻ nhằm thu hút thêm khách hàng phải trả phí cho ngân hàng nhưng không được trừ tiền của khách hàng.
Kinh tế
Mặc dù Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có quy định không được thu phí người tiêu dùng khi thanh toán tiền mua hàng hóa bằng thẻ Visa, MasterCard... qua POS (máy cà thẻ) nhưng đến nay các điểm chấp nhận cà thẻ lại thu phí. Nhiều đại lý, cửa hàng còn than do NH thu phí nên họ buộc phải thu phí của khách. Cấm thu phí khi thanh toán bằng thẻ. Chị Kim Chung, nhà ở Tân Bình cho biết sau khi ăn uống tại nhà hàng Cây Sứ trên đường Phạm Văn Hai (phường 1, quận Tân Bình), chị đã dùng thẻ visa để thanh toán. Nhân viên nhà hàng thông báo nếu cà thẻ sẽ bị cộng thêm 2% tiền phí. Thấy việc thu phí là sai quy định, tôi đòi gặp quản lý. Chủ nhà hàng lý giải hiện nhà hàng đang dùng máy POS của NH Agribank Chi nhánh Lý Thường Kiệt, quận 10. Khi lấy tiền từ NH ra họ đã thu phí của nhà hàng là 2% nên nhà hàng buộc phải thu lại của khách. Thực đơn của nhà hàng cũng đã tính rất sát giá rồi. Cũng có nhiều khách hàng thắc mắc về việc cộng thêm 2% phí khi trả tiền cà thẻ - chị Chung kể. Không chỉ tại nhà hàng ăn uống, chủ một cửa hàng điện tử trên đường Cách Mạng Tháng 8, quận 10 cho hay quy định cấm thu phí nhưng do NH thu phí nên cửa hàng phải thu lại phí từ khách hàng. Theo ông Nguyễn Thanh Nhung, Tổng Giám đốc Vietbank, các nơi chấp nhận thanh toán bằng thẻ như siêu thị, cửa hàng, đại lý vé máy bay, nhà hàng... không được thu phí của khách hàng. theo quy định, việc thu phí của người tiêu dùng khi thanh toán bằng thẻ là hành vi bị cấm nên khách hàng không có lý do gì phải trả thêm phí cho cửa hàng cả. Mà ngược lại, chính các nơi đặt POS phải trả phí cho NH khoảng 2%. Tuy nhiên, trong điều kiện các NH cạnh tranh dịch vụ nên việc thu phí ở mỗi NH khác nhau. Có NH là 3%, có NH 2,5% cũng có NH 2%, thậm chí là thấp hơn - ông Nhung nói. Khách hàng không phải bị trừ tiền khi cà thẻ để thanh toán. Ảnh: ĐNT. Đại lý đươ c hươ ng lơ ị nên phải trả phí cho NH. Ông Lê Đức Thọ, Tổng Giám đốc VietinBank, cho hay quy định khách hàng thanh toán 100 đồng bằng tiền mặt hay bằng thẻ đều như nhau. Đại lý, đơn vị chấp nhận thẻ không được thu bất kỳ một loại phí nào. Song thông thường cửa hàng phải thanh toán tiền cho NH vì NH phải đầu tư hệ thống lắp đặt máy POS, máy kết nối, nhờ đó cửa hàng tăng thêm tiện ích thu hút thêm khách hàng. Mức phí đó cũng bao gồm cả công kiểm đếm, chi phí quản lý và những rủi ro khác - ông Thọ phân tích. Đồng quan điểm, ông Nhung cũng cho rằng nhờ có máy POS, thay vì có ba khách hàng thanh toán tiền mặt nay thu hút được thêm cả khách dùng thẻ thanh toán nữa. Một lãnh đạo Agribank cho hay thẻ Visa, MasterCard là sản phẩm thẻ thanh toán thay thế tiền mặt của tổ chức thẻ quốc tế Visa, MasterCard. Các NH khi gia nhập tổ chức thẻ visa hay MasterCard đều phải trả mức phí nhất định. Do vậy NH khi đặt các POS sẽ thu khoản phí 2% này, không phải NH được hưởng cả mà phải trả cho tổ chức thẻ quốc tế, rồi phí máy móc, mạng... Không những thế NH còn phải ký quỹ nhất định từ tổ chức này nên việc phải trả phí cho NH là điều bình thường. Lắp POS để thu hút nhiều khách. Việc các điểm đặt POS phải nộp phí cho NH có làm giảm số lượng các cửa hàng, đại lý không muốn lắp đặt máy POS hay không, theo ông Minh hoàn toàn không vì nhu cầu dùng thẻ ngày càng tăng. Thậm chí nhiều người ở các thành phố lớn đã quen dùng thẻ thay vì dùng tiền mặt. Nhiều lợi ích từ việc dùng thẻ nên các đại lý không chỉ vì mức phí nhỏ mà lại không dùng máy POS. Chủ một tiệm thời trang túi xách cao cấp trên đường Trương Định cho hay cứ 10 khách mua hàng thì có tới 3-4 khách dùng thẻ thanh toán. Bởi vậy nếu không lắp máy POS thì sẽ mất gần một nửa số khách rồi. Theo số liệu của NHNN mới đây, Việt Nam hiện có 68,55 triệu thẻ NH, tăng 2,34 triệu thẻ so với cuối năm 2013. Trên 137.700 máy cà thẻ, giá trị giao dịch thẻ tăng 13 lần so với năm 2006. Mạng lưới POS cũng đã được các NH kết nối, tiện lợi cho chủ thẻ NH này thanh toán qua POS của NH khác tại những điểm chấp nhận thẻ. Bởi vậy tại các nhà hàng lớn, các cửa hàng mua sắm, các trung tâm, siêu thị không thể không lắp các POS thanh toán. Nhờ lắp POS thanh toán thẻ mà họ thu hút được nhiều khách hàng hơn. YÊN TRANG. NHNN đã ban hành quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ. Nếu phát hiện chủ cửa hàng thu phí cà thẻ thì NH phải dừng ký hợp đồng thanh toán thẻ trong thời hạn một năm. Nếu tái phạm sẽ không được phép ký hợp đồng thanh toán thẻ 3-5 năm. NHNN đang đề nghị bổ sung quy định xử phạt 30-50 triệu đồng đối với hành vi phân biệt giá trong thanh toán thẻ, thu phí từ chủ thẻ. Quy định cấm các điểm đặt POS thu phí của khách hàng nhưng các đại lý bán hàng phải trả phí cho NH. Với thẻ nội địa tối thiểu là 0,33%, thẻ quốc tế tối thiểu là 1,7%. Tuy vậy, hiện nay việc xử phạt cụ thể là bao nhiêu tiền chưa có nên khó xử lý. NHNN Chi nhánh TP.HCM cũng đang kiến nghị vấn đề này mới xử lý được. Ông NGUYễN HOÀNG MINH , Phó Giám đốc NHNN. Chi nhánh TP.HCM.
Chứng khoán Mỹ xanh sàn Đồng USD yếu hỗ trợ giá vàng trên thị trường châu Á ngày 6/9
Theo thống kê của Thomson Reuters, trong phiên 6/9, khoảng 6,6 tỷ cổ phiếu đã được trao tay tại sàn chứng khoán Mỹ.
Kinh tế
Chứng khoán Mỹ ngày 27/9: Sắc xanh rộn ràng trên các sàn. Ảnh: reuters. Trong phiên giao dịch ngày 6/9, hai chỉ số chủ chốt của chứng khoán Phố Wall tăng nhẹ, trong khi chỉ số Nasdaq đóng cửa ở mức cao kỷ lục, giữa bối cảnh các số liệu mới về kinh tế Mỹ củng cố quan điểm cho rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể chưa vội tăng lãi suất trong ngắn hạn. Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 46,16 điểm (0,25%) lên 18.538,12 điểm, chỉ số S&P; 500 tăng 6,5 điểm (0,3%) lên 2.186,48 điểm; còn chỉ số công nghệ Nasdaq Composite tăng 26,01 điểm (0,5%) lên mức kỷ lục 5.275,91 điểm. Các chuyên gia nhận định thống kê cho thấy lĩnh vực dịch vụ tại Mỹ tăng trưởng thấp hơn dự kiến trong tháng Tám làm gia tăng đồn đoán rằng Fed sẽ kiềm chế và chưa vội nâng lãi suất trong cuộc họp tháng này. Bucky Hellwig, chuyên gia thuộc BB&T; Wealth Management, tại Birmingham, Alabama, cho rằng chứng khoán Mỹ sẽ được hưởng lợi khi Fed tiếp tục duy trì môi trường lãi suất thấp. Theo thống kê của Thomson Reuters, trong phiên 6/9, khoảng 6,6 tỷ cổ phiếu đã được trao tay tại sàn chứng khoán Mỹ, cao hơn mức trung bình hàng ngày 6 tỷ cổ phiếu trong 20 ngày qua. Xem thêm: Đồng USD yếu hỗ trợ giá vàng trên thị trường châu Á ngày 6/9.
Thanh Thảo lao vào kinh doanh để quên nỗi đau tình
- Trong lúc đang rơi vào khủng hoảng tình - tiền, ca sĩ Phạm Thanh Thảo đã lao vào kinh doanh để tìm quên. Đầu tiên cô làm một mình, sau thấy không đủ sức mời thêm một người bạn vào. Thế nhưng, mọi việc không suôn sẻ chút nào...
Kinh tế
Sau cuộc chia tay với nhạc sĩ Phạm Hòa Khánh, Phạm Thanh Thảo đã rơi vào khủng hoảng và mắc nợ. Bây giờ Thảo đã có bạn trai mới và mua được nhà chưa? Phạm Thanh Thảo: Năm vừa rồi Thảo nhận khá nhiều sô biểu diễn, đóng phim nên nói chung kinh tế cũng không đến nỗi nào. Thảo cũng định mua căn hộ tại quận 7 nhưng cân đối lại thì chưa gom đủ tiền nên không dám mua. Mặc dù có ngân hàng sẵn sàng cho vay nhưng mình thấy lãi suất quá cao. Còn chuyện riêng tư, đôi lúc Thảo tự hỏi mình có cần phải lấy một người đàn ông để có đứa con không? Thảo quá thèm một đứa bé nhưng đàn ông thì... quá sợ! Hình như gần đây Phạm Thanh Thảo... nghiện rượu? Có phải do kinh doanh nhà hàng phải tiếp quá nhiều khách? Phạm Thanh Thảo: Đúng là Thảo đã nghiện rượu thật rồi! Nhưng không phải do tiếp khách. Tiếp khách mình chỉ uống chút chút thôi, nhấp môi làm sao nghiện được. Khi uống rượu Thảo thấy mình có thể quên được rất nhiều việc. Có quá nhiều chuyện xưa Thảo cần phải quên, mà khi tỉnh mình cứ nhớ hoài. Phạm Thanh Thảo rẽ hướng kinh doanh để chuẩn bị cho mình một công việc sau này hay vì đam mê? Phạm Thanh Thảo: Từ nhỏ Thảo rất thích kinh doanh. Thảo thích nhất mở shop bán quần áo, phấn son, đồ lót... Nhưng mình cũng có duyên đến với kinh doanh nhà hàng. Lúc mới mở, nhà hàng kinh doanh rất tốt, hợp đồng đặt hàng từ các công ty du lịch đổ về khá nhiều. Thế nhưng gặp đúng năm khủng hoảng kinh tế, du khách hủy tour, kéo theo công ty du lịch hủy hợp đồng với mình nên nhà hàng rơi vào khủng hoảng. Mỗi tháng Phạm Thanh Thảo phải bù lỗ khoảng bao nhiêu? Không gồng gánh nổi Thảo có mắc nợ không? Phạm Thanh Thảo: Vì không gánh nổi, Thảo phải mời thêm người hợp tác. Người bạn này đã giúp đỡ Thảo rất nhiều trong công việc và chia sẻ những khó khăn với nhau. Lỗ thì không nhiều nhưng kéo dài làm mình cũng mệt mỏi. Nhìn một cái nhà hàng thấy đơn giản nhưng lỗ mỗi tháng vài chục triệu là chuyện thường. Có tháng hai anh em phải đổ vào cả trăm triệu đồng. May là mình chưa đến nỗi ngập trong nợ nần. Khi thấy lỗ kéo dài, mình lại bận nhiều việc như đóng phim liên tục nên đã sang lại cổ phần cho người khác. Sau lần kinh doanh này, Phạm Thanh Thảo có rút ra kinh nghiệm gì không? Thảo thấy nghệ sĩ có phù hợp công việc kinh doanh không? Phạm Thanh Thảo: Thảo rút ra kinh nghiệm là kinh doanh phải tự tay mình làm hết mọi việc và mình phải dành nhiều thời gian cho công việc. Tính nghệ sĩ giúp mình giao tiếp tốt, hòa nhã và thân thiện với mọi người, rất tốt cho kinh doanh! Ca sĩ sao như Phạm Thanh Thảo, đi hát hơn chục năm mà không mua nổi nhà nghe có vẻ... lạ quá? Phạm Thanh Thảo: Thử nghĩ đi, các ca sĩ khác muốn mua xe, làm đĩa, quần áo... đều có gia đình cho tiền. Thảo phải một mình làm tất cả, còn phải lo cho gia đình nữa, tiền đâu mà mua nhà? Bây giờ Thảo sợ nhất nợ nần, cái gì cũng phải tính toán. Mình đã kinh doanh thua lỗ năm nay nhưng sang năm 2010 chắc chắn sẽ làm tiếp. Ước mơ của Thảo là một quán kem mang tên Công chúa thỏ. Thanh Chung.
10 logo thương hiệu lâu đời nhất nước Mỹ
Coca Cola là một trong số những công ty có logo lâu đời nhất nước Mỹ trong suốt 127 năm.
Kinh tế
DuPont. Logo lần đầu sử dụng: 1907. Năm thành lập công ty: 1802. Doanh thu: 39,5 tỷ USD. Lĩnh vực hoạt động: Hóa chất. Ngay sau khi thành lập vào năm 1802, nhà sản xuất vật liệu nổ E.l. du Pont de Nmours & Co. đã nắm giữ vị trí độc quyền trong lĩnh vực sản xuất thuốc súng trong hàng trăm năm sau đó. Các sản phẩm hiện tại của DuPont bao gồm Kevlar một loại sợi được sử dụng trong áo giáp, và Teflon một hợp chất tráng chống dính cho các dụng cụ nấu ăn. Mẫu thiết kế logo đầu tiên gồm một dải ruy băng luồn qua những chữ cái và dòng chữ Được thành lập năm 1802. Theo công ty, những yếu tố này không cần thiết nên sau này đã bị loại bỏ. Thay vào đó, thiết kế hình oval với chữ kí của công ty được ra mắt vào năm 1907. Trước năm 1948, các góc cạnh của hình oval này còn chưa được chuẩn hóa nên đã xuất hiện nhiều logo với hình dáng không đồng nhất. Sherwin Williams. Logo lần đầu sử dụng: 1905. Năm thành lập công ty: 1866. Doanh thu: 9,5 tỷ USD. Lĩnh vực hoạt động: Hóa chất đặc biệt. Logo Lấp đầy trái đất của Sherwin Williams với một lọ sơn đổ tràn lên quả địa cầu đã ra đời vào những năm 1890 do giám đốc truyền thông George Ford thiết kế. Mặc những nghi ngại ban đầu, Tổng giám đốc Walter Cottingham vẫn tin rằng đây là một biểu tượng vô cùng táo bạo cho sự phát triển nhanh chóng của công ty. Vào năm 1905, thiết kế logo này đã thay thế cho biểu tượng logo cũ và trở thành logo chính thức của công ty. Ngày nay, Sherwin Williams Co. là nhà sản xuất sơn và lớp tráng lớn nhất nước Mỹ. Doanh thu của công ty năm 2012 đạt 9,5 tỷ USD, nằm trong số 300 công ty lớn nhất trên sàn chứng khoán Mỹ về doanh thu. Goodyear. Logo lần đầu sử dụng: 1901. Năm thành lập công ty: 1898. Doanh thu: 21 tỷ USD. Lĩnh vực hoạt động: Cao su và nhựa. Goodyear Tire & Rubber Co. được thành lập năm 1898 và được người sáng lập Frank Seiberling đặt tên theo Charles Goodyear người đã khám phá ra phương pháp lưu hóa (nâng cấp cao su bằng cách nung nóng với lưu huỳnh). Công ty này sản xuất lốp xe đạp và ô tô và đã trở thành công ty sản xuất lốp xe lớn nhất thế giới vào năm 1916. Năm 1990, Goodyear đã áp dụng biểu tượng đôi chân có cánh trong logo của mình để trở nên khác biệt hơn. Ý tưởng này xuất phát từ bức tượng vị thần La Mã Mercury với đôi chân mọc cánh tại nhà của Seiberling. Quảng cáo đầu tiên có hình bàn chân mọc cánh này đã xuất hiện năm 1901. Công ty cũng rất nổi tiếng với hình thức quảng cáo bằng kinh khí cầu Goodyear Blimps từ năm 1925 và hiện nay vẫn quảng cáo theo hình thức này tại California, Ohio, Florida và Trung Quốc. General Electric. Logo lần đầu sử dụng: 1900. Năm thành lập công ty: 1892. Doanh thu: 146,9 tỷ USD. Lĩnh vực hoạt động: Máy móc. Nhãn hiệu của General Electric Co. đã được đăng kí lần đầu tiên năm 1900 với chữ viết lồng GE bên trong một vòng tròn màu xám. Font chữ này được sử dụng lần đầu vào năm 1892 khi Công ty General Electric Edison và Công ty Thomson Houston được sáp nhập. Ngày nay, GE là một trong những thương hiệu nổi tiếng nhất thế giới với vô số các sản phẩm từ dịch vụ tài chính cho đến bóng đèn và động cơ máy bay. Interbrand đã xếp hạng GE đứng thứ 6 trong danh sách các thương hiệu giá trị nhất thế giới năm 2012 với giá trị ước tính hơn 43 tỷ USD. Campell Soup. Logo lần đầu sử dụng: 1898. Năm thành lập công ty: 1869. Doanh thu: 7,7 tỷ USD. Lĩnh vực hoạt động: Hàng hóa chế biến và đóng gói. Công ty Campbell Soup được thành lập năm 1869 với người đứng đầu là Joseph Campbell và Abraham Anderson. Nhãn hiệu đầu tiên trên mỗi lon Campbell Soup vào năm 1897 có màu cam và xanh da trời. Năm 1898, các màu sắc này được chuyển thành đỏ và trắng sau khi một nhà lãnh đạo công ty nhìn thấy màu của đội bóng Cornell và đã đề xuất thay đổi này. Công ty cũng thêm từ Soup vào tên chính thức năm 1922 và chính thức lên sàn chứng khoán năm 1954. Hình tượng logo của Campbell đã trở nên bất tử trong một sê-ri tranh của Andy Warhol vào năm 1962. Prudential. Logo lần đầu sử dụng: 1896. Năm thành lập công ty: 1875. Doanh thu: 84,8 tỷ USD. Lĩnh vực hoạt động: Bảo hiểm nhân thọ. Prudential đã sử dụng hình ảnh Rock of Gibraltar cho logo đầu tiên của mình năm 1896 trong một quảng cáo với Leslies Weekly. Phía dưới logo, đoạn quảng cáo viết rằng Prudential có sức mạnh của Gibraltar. Ngày nay, công ty tài chính Prudential cung cấp rất nhiều sản phẩm tài chính cho cá nhân và doanh nghiệp như trợ cấp hàng năm, bảo hiểm nhân thọ và chứng chỉ tiền gửi ngân hàng WMP. Năm 2013, Prudential đã được Fortune 500 xếp hạng thứ 29 với doanh thu hàng năm đạt 84,8 tỷ USD. Union Pacific. Logo lần đầu sử dụng: 1888. Năm thành lập công ty: 1862. Doanh thu: 20,9 tỷ USD. Lĩnh vực hoạt động: Đường sắt. Tập đoàn Union Pacific Corp. sử dụng logo hình khiên chắn từ năm 1887 và bắt đầu thêm màu sắc của quốc kỳ Mỹ một năm sau đó. Cũng năm 1888, dòng chữ Overland Route được thêm vào. Sau một thời gian thử nghiệm với mẫu thiết kế lá chắn mới vào đầu những năm 1940, Union Pacific đã quay trở lại với màu sắc truyền thống nhưng không kèm theo dòng chữ Overland Route nữa. Công ty này một lần nữa đại tu hình dáng của tấm lá chắn vào năm 1962 với chỉ hai màu đỏ - trắng. Sau đó 10 tháng, ý tưởng này lại được thay thế bởi 3 màu đỏ - trắng xanh và duy trì như vậy cho đến hiện tại. Johnson & Johnson. Logo lần đầu sử dụng: 1886. Năm thành lập công ty: 1886. Doanh thu: 67,2 tỷ USD. Lĩnh vực hoạt động: Thuốc. Là một trong những công ty chăm sóc sức khỏe lớn nhất thế giới, Johnson & Johnson được thành lập năm 1886 bởi Robert Wood Johnson và 2 người anh trai. Năm 1890, công ty chịu trách nhiệm phân phối băng vô trùng khắp Hoa Kỳ. Thiết kế logo thực chất lấy ý tưởng từ chữ ký của người anh trai James Wood Johnson. Từ năm 1887 trở đi, Johnson & Johnson cũng thường xuyên sử dụng biểu tượng chữ thập đỏ trên sản phẩm của mình. Đến năm 2007, công ty này đã kiện Hội chữ thập đỏ Hoa Kỳ vì vi phạm quyền sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu, tuy nhiên đã thua kiện. Coca Cola. Logo lần đầu sử dụng: 1886. Năm thành lập công ty: 1886. Doanh thu: 48 tỷ USD. Lĩnh vực hoạt động: Nước giải khát. Năm 1886, dược sĩ John Pemberton bắt đầu bán Coca Cola tại Jacobs Pharmacy ở Atlanta. Ngay sau đó, công ty đã đã sử dụng logo với một dòng chữ uốn lượn rất công phu và hai chữ C viết hoa giống nhau. Kể từ đó, Coca Cola Co. chỉ tiến hành một vài thay đổi nhỏ vào năm 1969 bằng việc thêm vào một dải băng trắng lượn sóng dưới chân những chữ cái. Trong báo cáo năm 2012, Interbrand đã xếp hạng Coca Cola là thương hiệu giá trị nhất thế giới, ước tính trị giá lên đến 77,8 tỷ USD. Theo báo cáo của NPR, với sự nới lỏng các hạn chế thương mại của Myanmar, hiện tại chỉ còn hai quốc gia trên thế giới mà Coca Cola chưa vươn tới. Đó là Cuba và Bắc Triều Tiên. Deere. Logo lần đầu sử dụng: 1876. Năm thành lập công ty: 1837. Doanh thu: 36,2 tỷ USD. Lĩnh vực hoạt động: Hàng công nghiệp. Nhãn hiệu của Deere & Company với hình ảnh chú hươu nhảy qua một khúc gỗ được đăng ký năm 1876 nhưng công ty đã sử dụng hình ảnh này 3 năm trước đó. Mẫu thiết kế này đã được thay đổi chút ít sau đó. Con hươu ban đầu được sử dụng là loài hươu phổ biến ở Châu Phi, trong khi con hươu tai trắng hiện tại lại thuộc vùng Bắc Mỹ. Thêm vào đó, thay cho thiết kế logo màu trắng - đen ban đầu với dòng chữ John Deere phía trên chú hươu, phiên bản mới hiện nay lại có màu xanh lá cây vàng với dòng chữ John Deere được viết bên dưới. Tấm gỗ cũng không còn ở đó nữa. Hiện tại, Deere đang sản xuất rất nhiều sản phẩm đa dạng, từ máy kéo cho tới động cơ diesel và máy cắt cỏ. Năm 2013, John Deere đứng thứ 85 trong danh sách Fortume 500 với doanh thu hơn 36 tỷ USD. Phong Lâm. Theo Huffingtonpost/Infonet.
Nuôi chồn hương, tiền thu được gấp hơn 10 lần chi phí bỏ ra
Với giá bán 1,4 triệu đồng/kg thương phẩm và 10 triệu đồng/cặp giống, trại nuôi chồn hương hơn 100 con của anh Phan Thanh Long (xã Ninh Giang, TX Ninh Hòa, Khánh Hòa) cho thu lãi đều đặn 300 triệu đồng/năm.
Kinh tế
Bên cạnh đó, đầu ra thuận lợi của con vật này đang tạo cơ sở để anh Long tiếp tục mở rộng sản xuất, phát triển thêm sản phẩm để nâng cao hiệu quả kinh tế. Thành công nhờ đam mê và kiên trì. Trước khi quyết định sẽ gắn bó lâu dài với con chồn hương thì anh Long cũng đã thử nuôi nhiều con vật khác nhau như rắn mối, kỳ tôm, dúi... nhưng đều không đưa lại kết quả mong muốn. Đến năm 2012, tham khảo một số thông tin trên mạng về loài chồn hương, anh Long quyết định nhờ một người bạn ở miền Nam mua cho mình 3 cặp về nuôi thử. Đàn chồn hương của anh Long lên tới hơn 100 con, thu lãi 300 triệu đồng/năm. Thời gian đầu, vì chưa quen với loài vật mới nên anh Long cũng gặp nhiều khó khăn đặc biệt là việc cho sinh sản để nhân đàn. Những lứa con non đầu tiên phần lớn đều chết do lọt sàn nuôi hay bị con mẹ cắn chết. Thấy vậy, anh lại lang thang trên mạng tìm hiểu về kỹ thuật nuôi cũng như đúc rút dần kinh nghiệm từ thực tế. Những cố gắng của anh Long cuối cùng cũng được đền đáp khi hiện nay, sau 5 năm anh đã gây đàn chồn hương của mình lên đến hơn 100 con. Với đàn chồn hương hiện tại, mỗi năm anh Long xuất hàng trăm kg chồn thương phẩm và giống. Giá bán mỗi kg thương phẩm là 1,4 triệu đồng và 10 triệu đồng/cặp giống, sau khi trừ tất cả các chi phí gia đình anh bỏ túi khoảng 300 triệu đồng. Đã từng nuôi nhiều con vật khác nhau nhưng tôi nhận thấy con chồn hương này có hiệu quả kinh tế cao nhất. Chính vì vậy mà tôi đã bỏ nuôi những con vật khác để tập trung phát triển loài này, anh Long chia sẻ. Chi phí thấp không ngờ. Là loại có giá bán thương phẩm cao nhưng chi phí nuôi chồn hương lại rất thấp. Hiện đàn chồn hương của anh Long chủ yếu chỉ cho ăn các loại trái cây như chuối, mít, thanh long... và cháo gạo nấu với các loại cá biển rẻ tiền như cá nục, cá thu... Theo tính toán của anh Long, từ một con chồn hương con nuôi đến lúc bán thì số tiền thu được gấp hơn 10 lần chi phí nuôi. Chồn hương dễ nuôi, giá bán cao nhưng chi phí rất thấp. Một con chồn hương lúc sinh ra đến lúc bán sẽ mất khoảng 10 tháng. Lúc đó, chồn sẽ đạt trong lượng trung bình khoảng 2,5kg. Với giá bán thương phẩm như hiện nay thì mỗi con như thế sẽ thu được hơn 3 triệu đồng. Trong khi đó, bình quân mỗi ngày chồn hương chỉ ăn hết 1.000 đồng tiền thức ăn. Trong vòng 10 tháng sẽ tốn hết 300.000 đồng tiền thức ăn. Cộng thêm một số chi phí phát sinh hay thuốc men nữa cao lắm cũng khoảng 400.000 đồng, anh Long nhẩm tính. Nói về chi phí cho thuốc men, anh Long cho biết, sau nhiều năm nuôi anh nhận thấy đây là loại rất ít khi mắc bệnh nên chi phí không đáng bao nhiêu. Bệnh thường gặp chủ yếu của chồn hương chủ yếu liên quan đến đường ruột. Khi thấy chồn có dấu hiệu của bệnh tiêu chảy thì phải nhanh chóng mua các loại thuốc thú y về điều trị, nếu nặng hơn một chút thì phải tiêm. Không nên để đến lúc bệnh nặng quá mới điều trị thì sẽ khó chữa khỏi. Kinh nghiệm đúc rút. Qua kinh nghiệm thu được sau nhiều năm nuôi chồn hương, anh Long cho rằng đây là một loài vật tương đối dễ nuôi. Chỉ cần chú ý một số đặc điểm cơ bản thì dễ đem lại kết quả như ý. Trong đó, quan trọng nhất là cho chồn hương sinh sản để nhân đàn. Theo anh Long, chồn hương được hơn 1 năm tuổi sẽ bắt đầu đến thời kỳ sinh sản. Người nuôi phải theo dõi thường xuyên để biết được khoảng thời gian con cái động dục mà cho con đực vào ghép đôi. Sau 10 tháng nuôi, chồn hương sẽ đạt trọng lượng trung bình khoảng 2,5kg, giá bán thương phẩm khoảng 1,4 triệu đồng/kg. Chồn hương phải nuôi mỗi con mỗi chuồng nếu không chúng sẽ cắn nhau. Con cái đến thời kỳ động dục mới thả con đực vào giao phối. Thời kỳ động dục của con cái cũng chỉ kéo dài 2 - 3 ngày nên phải theo dõi nếu không sẽ mất rất nhiều thời gian để chờ đến lần động dục tiếp theo. Ngoài ra, biết được thời điểm và thả con đực vào cũng phải theo dõi thường xuyên. Khi chúng giao phối xong là bắt con đực ra liền, anh Long nói. Thông thường, thời gian mang thai của chồn hương cái thường kéo dài từ 60 - 65 ngày. Chồn con sinh ra được 1,5 tháng sẽ bỏ bú và tách khỏi chuồng mẹ để tránh việc chồn mẹ cắn con. Nếu chú ý được hết những đặc điểm này thì sẽ phát huy hết được khả năng sinh sản của chồn hương. Làm tốt thì chồn hương sẽ đẻ 3 lứa mỗi năm, mỗi lứa trung bình từ 3 - 4 con. Từ đó, việc nhân đàn cũng rất nhanh, anh Long cho biết. Sản phẩm cà phê phân chồn của anh Long tự SX hứa hẹn mang lại hiệu quả cao. "Từ lúc nuôi chồn hương đến giờ tôi chưa hề gặp khó khăn trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm. Các thương lái tìm đến nhà mua chứ tôi không phải tìm đầu ra. Nhận thấy hiệu quả kinh tế của loại vật này nên tôi đang tiếp tục đầu tư, mở rộng chuồng nuôi, phát triển đàn. Bên cạnh đó, trên cơ sở đàn chồn hương có được tôi đang tính đến việc kinh doanh sản phẩm cà phê phân chồn. Năm ngoài tôi đã thử làm vài kg, đủ để biếu cho người thân chứ chưa bán ra ngoài, anh Long tâm sự. LÊ KHÁNH.
Công nhân Công ty CP đầu tư Hồng Uy trở lại làm việc bình thường
Ngay từ sáng 4.9, toàn bộ công nhân Cty CP đầu tư Hồng Uy (Thọ Dân, Triệu Sơn, Thanh Hóa) trở lại làm việc bình thường sau cuộc đình công đòi quyền lợi chiều 31.8 và 1.9. Ngày 2 - 3.9, toàn bộ công nhân nghỉ lễ.
Kinh tế
Cán bộ tổ chức Công đoàn cùng các cơ quan liên quan có mặt bảo vệ quyền lợi người lao động ngay sau đình công diễn ra. Bà Nguyễn Thị Hương - Chủ tịch Công đoàn Cty cho hay, ngay sau sự việc đình công diễn ra, CĐ Cty đã báo cáo nhanh lên CĐ cấp trên và các cơ quan ban ngành của huyện. Công nhân mong muốn lãnh đạo Cty phải trả lời cụ thể từng nội dung người lao động yêu cầu. Trên cơ sở kiến nghị của công nhân, LĐLĐ tỉnh chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng làm việc với lãnh đạo Cty để làm rõ các vấn đề một cách cụ thể, sát đúng điều kiện hoàn cảnh và đúng quy định pháp luật những nội dung công nhân kiến nghị.Sau khi giải thích cho công nhân rõ và thống nhất các nội dung, một thông báo chính thức được đưa ra. Cụ thể: Về việc ép sản lượng, Cty cam kết, kể từ ngày 1.9.2017 trở đi, khi xây dựng định mức lao động, để đảm bảo khách quan, Cty mời đại diện Công đoàn giám sát quá trình xác định mức lao động và theo quy định của pháp luật. Về việc làm thêm giờ, Cty thống nhất làm thêm: 1 tiếng hoặc 1 tiếng 30 phút, hoặc 2 tiếng không áp dụng làm thêm 1 tiếng 45 phút. Về việc xúc phạm công nhân, Cty yêu cầu tất cả cán bộ quản lý không được xúc phạm công nhân. Về điều kiện làm việc, trong tháng 9.2017, Cty sẽ cho bộ phận kỹ thuật kiểm tra và lắp đặt các quạt để đảm bảo điều kiện làm việc cho công nhân. Về nhà để xe, Cty cam kết bố trí đủ nhà xe cho công nhân. Về dụng cụ lao động, việc trang bị đầy đủ dụng cụ cho công nhân làm việc là trách nhiệm của Cty. Về tiền lương vào ngày 31 hàng tháng, Cty cam kết trả đầy đủ tiền lương theo tháng và dựa theo hướng dẫn cách tính lương của Sở LĐTBXH. Về tiền lương ngừng việc, Cty cam kết trong trường hợp mất điện hoặc vì lý do bất khả kháng mà phải cho NLĐ ngừng, nghỉ việc thì Cty sẽ trả lương ngừng việc đúng quy định của pháp luật. Về việc nghỉ phép, khi công nhân có việc riêng cần nghỉ, đã làm đúng thủ tục được quy định tại nội quy công ty đề ra sẽ được nghỉ phép để giải quyết việc riêng. Về nguyên liệu hỏng, Cty cam kết xây dựng công khai định mức tiêu hỏng nguyên liệu. Thông báo của Cty Hồng Uy. Trên cơ sở nội dung làm việc, Liên đoàn Lao động tỉnh đã chỉ đạo cho Liên đoàn Lao động huyện phối hợp với các ngành chức năng giám sát việc thực hiện các nội dung công ty đã cam kết, kịp thời nắm bắt tình hình công nhân để tuyên truyền, động viên người lao động an tâm trong quá trình sản xuất. Cổng Cty CP đầu tư Hồng Uy (Thọ Dân, Triệu Sơn, Thanh Hóa) sáng 4.9. Ảnh: X.H. Sau 2 ngày nghỉ lễ, sáng 4.9, tất cả công nhân, trở lại làm việc bình thường. Xuân Hùng.
Áp dụng công nghệ sản xuất gạch không nung Hàn Quốc cho chất lượng cao
Harex là nhà chế tạo máy sản xuất gạch không nung số 1 của Hàn Quốc đã chuyển giao công nghệ chất lượng cao cho doanh nghiệp Đức Thành (Việt Nam).
Kinh tế
Tại TP HCM, Công ty Harex Engineering (Harex) Hàn Quốc và Công ty CP Đầu tư và Công nghệ Đức Thành đã tiến hành ký kết hợp đồng độc quyền phân phối dây chuyền sản xuất gạch không nung công nghệ cao tại 4 nước: Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar. Theo đó, Harex ủy quyền cho Đức Thành phân phối các dây chuyền sản xuất gạch không nung công nghệ cao tại 4 thị trường này và sẽ hỗ trợ Đức Thành nâng cao trình độ kỹ thuật, công nghệ để mang đến cho khách hàng tại 4 nước Đông Nam Á các máy móc thiết bị tân tiến chất lượng cao với giá cả hợp lý. Harex hiện chiếm 70% thị phần máy gạch tại Hàn Quốc, là đơn vị xuất khẩu máy gạch lớn nhất Hàn Quốc, một trong số rất ít các đơn vị xuất máy gạch uy tín trên thế giới với chất lượng sản phẩm cạnh tranh ngang bằng với các thương hiệu máy gạch hàng đầu thế giới. Đức Thành là đơn vị cung cấp thiết bị và chuyển giao công nghệ máy sản xuất gạch không nung số 1 tại Việt Nam với doanh thu năm 2015 xấp xỉ 100 tỉ đồng, 6 tháng đầu năm 2016 đã đạt tương đương năm 2016. Dự kiến tháng 10-2016, dây chuyền sản xuất gạch ống không nung Harex Silver 2015 tự động hoàn toàn công suất 88 triệu viên gạch ống 2 lỗ/ năm sẽ được Đức Thành bàn giao cho khách hàng ở tỉnh Nghệ An. Công nghệ sản xuất gạch không nung Hàn Quốc với năng suất chất lượng cao sẽ có ở Việt Nam. Ảnh: Người lao động. Harex sẽ hỗ trợ và phối hợp Đức Thành nâng cao trình độ kỹ thuật, công nghệ để mang đến cho Khách hàng tại 4 nước Đông Nam Á các máy móc thiết bị tân tiến, chất lượng cao với giá cả hợp lý. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng của ngành sản xuất gạch không nung tại Việt Nam nói riêng, 4 nước Đông Nam Á nói chung. Harex là nhà chế tạo máy sản xuất gạch không nung số 1 của Hàn Quốc và là một trong số rất ít các đơn vị xuất máy gạch uy tín nhất thế giới, với chất lượng sản phẩm cạnh tranh ngang bằng với các thương hiệu máy gạch hàng đầu thế giới đến từ Nhật, Đức, Mỹ. Hàn Quốc hiện có khoảng 500 nhà máy gạch, thì hơn 350 là khách hàng của Harex. Sản phẩm của Harex chiếm khoảng 70% thị phần máy gạch trên toàn lãnh thổ quốc gia này. Là đơn vị xuất khẩu máy gạch lớn nhất Hàn Quốc, Harex chủ trương tạo dựng đẳng cấp chất lượng và uy tín của máy gạch Hàn Quốc với tinh thần tự tôn dân tộc cao độ. Do vậy, Harex không tổ hợp nhiều nguồn hàng khác nhau ngoài lãnh thổ Hàn Quốc, đặc biệt là không nhập linh kiện từ Trung Quốc hoặc các nước đang phát triển nhằm hạ giá thành giống như phần lớn các đơn vị chế tạo máy gạch khác tại Hàn Quốc. Harex cũng là thương hiệu máy gạch duy nhất của Hàn Quốc quy tụ được nhiều chuyên gia có thâm niên hàng chục năm kinh nghiệm giữ các vị trí cán bộ quản lý, chuyên gia kỹ thuật cao cấp của các đơn vị chế tạo máy gạch có lịch sử lâu đời hàng trăm năm của Đức. Nguyễn Hương (T/h). Nên đọc.
Nga thêm vòi dẫn khổng lồ bơm khí đốt sang Trung Quốc
Cùng với việc hoàn thành dự án đường ống dẫn khí đốt mang tên Sức mạnh của Siberia (Power of Siberia), Nga sắp làm dự án đường ống mới.
Kinh tế
Một trong những đường ống dẫn khí dài nhất thế giới - Power of Siberia - đang dần đi vào hoàn thiện và sẽ sớm khởi động, cho phép cung cấp khí đốt từ Nga sang Trung Quốc. Nguồn khí đốt được cung cấp từ đường ống này dự kiến sẽ bắt đầu vào cuối năm tới. Khối lượng ban đầu sẽ đạt 5 tỷ mét khối/năm. Đến năm 2024, lượng khí đốt được cung cấp sẽ là 38 tỷ mét khối/năm. Nga sắp hoàn thành đường ống khí đốt dài kỷ lục, sớm thành nhà cung cấp năng lượng hàng đầu Trung Quốc? Tuy nhiên, triển vọng hợp tác Nga- Trung còn mạnh mẽ hơn khi hai nước dường như đã bắt tay vào dự án đường ống dẫn khí mới. Thỏa thuận về "Power of Siberia -2" hay còn có tên gọ khác là "Tuyến đường phía Tây" để cung cấp khí đốt của Nga từ vùng Viễn Đông đến Trung Quốc có thể được ký trong nửa đầu năm 2019. Thông tin này được ông Bạch Khắc Lực, Giám đốc Cục Quản lý Năng lượng Quốc gia Trung Quốc, Phó Chủ tịch Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc thông tin. Đường ống mới sẽ cung cấp 30 tỷ mét khối khí thiên nhiên mỗi năm từ phía Nga. "Hiện chúng tôi vẫn đang tiếp tục tham vấn... Nếu chúng tôi đồng ý về "Tuyến đường phía Tây", thì tổng cộng sẽ có hơn 80 tỷ mét khối khí đốt/năm từ Nga cung cấp sang Trung Quốc. Điều này có nghĩa là Nga sẽ trở thành một nhà cung cấp khí đốt hàng đầu của Trung Quốc" - TASS dẫn lời ông Bekri cho biết. Tổng giám đốc điều hành của Gazprom, ông Alexey Miller trước đó cho biết rằng, Nga và Trung Quốc đã đồng ý chấp thuận cung cấp khí đốt thông qua "Tuyến đường phía Tây" trong thời gian ngắn nhất có thể. Nhu cầu về nguồn cung cấp khí đốt của Nga đang gia tăng ở Trung Quốc, và theo ông Miller, đến năm 2035, có thể đạt 80-100 tỷ mét khối/năm. Một báo cáo gần đây của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho thấy rằng nhà nhập khẩu khí tự nhiên lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc, sẽ chiếm ít nhất một phần tư mức tăng trưởng tiêu thụ khí tự nhiên toàn cầu trong khoảng từ năm 2015 đến năm 2040. Thỏa thuận trên "Tuyến đường phía Đông" là ý tưởng đã có từ rất lâu, kéo dài hơn một thập kỷ để đàm phán. Vào tháng 5/2014, Gazprom và Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) đã ký một thỏa thuận khung trị giá 30 tỷ USD trong vòng 30 năm để cung cấp 38 tỷ mét khối khí đốt của Nga cho Trung Quốc hàng năm. Trong năm 2017, Gazprom đã đầu tư 158,8 tỷ rúp (2,4 tỷ USD) vào dự án. Năm nay, họ dự kiến đầu tư thêm 218 tỷ rúp (3,25 tỷ USD). Đường ống của Power of Siberia là dự án đường ống cấp khí đốt đầu tiên từ Nga cho Trung Quốc, kéo dài 3.000 km (1.900 dặm), còn dài hơn cả khoảng cách giữa Moscow và London. Ngoài các dự án đường ống, Trung Quốc cũng đang chuẩn bị mua 2 lô khí tự nhiên hóa lỏng từ dự án Yamal ở vùng Bắc Cực của Nga. Hiện tại nhà sản xuất khí đốt Nga Novatek đang hợp tác với CNPC để thực hiện dự án năng lượng do Nga dẫn đầu ở Yamal LNG. Với sự hợp tác mạnh mẽ thời gian gần đây, Nga và Trung Quốc đang hướng dần đến việc thắt chặt một liên minh kinh tế. Nếu trở thành nhà cung cấp năng lượng hàng đầu cho Trung Quốc, Nga chắc chắn sẽ có nhiều ưu thế chiến lược. Tuy nhiên, trước đây, việc hợp tác với Trung Quốc được đánh giá là luôn bị trì hoãn và Nga đã phải nhiều lần "nếm đòn đau" vì các dự án Trung Quốc bỏ ngỏ. Trước tình hình kinh tế nhiều biến động hiện nay, liệu Trung Quốc có thỏa mãn những kỳ vọng của Nga? Đông Phong.
Giá vàng hôm nay 21/7: Giá vàng SJC ở ngưỡng 36,82 triệu đồng/lượng
Mở cửa phiên giao dịch đầu tuần này (21/7), giá vàng SJC trong nước đang ở mức 36,82 triệu đồng/lượng, giảm 30.000 đồng/lượng so với chốt phiên ngày 19/7.
Kinh tế
Cụ thể, theo niêm yết của công ty VBĐQ Sài Gòn, giá mua bán vàng đang ở mức 36,70 36,82 triệu đồng/lượng. Tập đoàn DOJI niêm yết ở mức 36,75 triệu đồng/lượng (mua vào). Giá bán ra ở mức 36,80 triệu đồng/lượng. Mức chênh lệch giá mua bán vàng tại Hà Nội đang là 50.000 đồng/lượng và tại TP HCM đang ở mức 120.000 đồng/lượng. Thị trường vàng ngày 20/7 giá vàng giảm 2 USD/oz xuống mức 1.308 USD/oz trên sàn Kitco. Giá vàng giao kỳ hạn giảm xuống mức 1.311 USD/oz tại sàn New York. Theo số liệu của chính phủ Mỹ, các nhà quản lý tiền tệ đã 8,5% giảm vị thế mua trong tuần đến 15/7. Tuần trước, giá vàng giảm 2%, lần đầu tiên kể từ tháng 5 và giúp giải phóng 1,38 tỷ USD giá trị hàng hóa thương mại được hội thuẫn bằng vàng. Tuần trước, giá vàng kỳ hạn hôm 17/7 tăng cao nhất trong 4 tuần sau sự cố máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines bị bắn rơi tại biên giới Ukraine-Nga khiến 298 người thiệt mạng. Trong một cuộc khảo sát dự về giá vàng tuần này do Kitco News thực hiện, đa số các ý kiến dự báo giá vàng sẽ tiếp tục tăng do căng thẳng địa chính trị đang tiếp tục leo thang. Giá vàng thế giới hiện tương đường 33,37 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng trong nước 3,45 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC trong nước đang ở mức 36,82 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, tỷ giá USD tự do tại một số ngân hành tăng mạnh. Cụ thể: Tại Techcombank niêm yết tỷ giá USD/VND ở mức 21.160 đồng/USD mua vào, 21.260 đồng/USD chiều bán ra, tăng 20 đồng chiều mua vào và tăng 25 đồng chiều bán ra. Tại Techcombank niêm yết tỷ giá USD/VND ở mức 21.160 đồng/USD mua vào, 21.260 đồng/USD chiều bán ra, tăng 20 đồng chiều mua vào và tăng 25 đồng chiều bán ra. Tại Vietcombank niêm yết tỷ giá USD/VND ở mức mua vào là 21.195 đồng/USD, bán ra là 21.245 đồng/USD, tăng 15 đồng cả 2 chiều mua vào và bán ra. Tại Eximbank niêm yết tỷ giá USD tại 21.180 đồng/USD chiều mua vào và 21.250 đồng chiều bán ra, tăng 20 đồng cả 2 chiều mua vào và bán ra. Tại Vietinbank niêm yết tỷ giá USD/VND tại 21.185 đồng/USD chiều mua vào và 21.245 đồng/USD chiều bán ra, tăng 15 đồng chiều mua vào và tăng 20 đồng chiều bán ra. Tại ACB niêm yết tỷ giá USD tại 21.170 đồng/USD chiều mua vào và 21.250 đồng chiều bán ra, tăng 15 đồng chiều mua vào và tăng 25 đồng chiều bán ra. PV (Tổng hợp). Xem thêm video clip : Giá xăng ở Việt Nam đắt hơn ở Mỹ và rẻ hơn ở Lào.
Hòa Phát: Thử nóng thành công lò thổi giai đoạn 2
Tập đoàn Hòa Phát cho biết, đến đầu tháng 7/2013, nhiều hạng mục quan trọng của giai đoạn 2- Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát đã hoàn thành. Trong đó, lò thổi và máy đúc thuộc nhà máy luyện thép đã chạy thử nóng thành công.
Kinh tế
Các lãnh đạo và kỹ sư Tập đoàn Hòa Phát vui mừng vì thử nóng thành công. CôngThương - Ông Hồ Đức Thọ, Phó giám đốc Công ty CP Thép Hòa Phát, cho biết: Lò thổi mới và máy đúc dự kiến đến 20/7/2013 sẽ hoàn thành việc chứng minh công suất và sản xuất ổn định để cải tạo lò thổi 1 (lò luyện thép giai đoạn 1). Lò thổi 2 được đầu tư với thiết bị mới nhất, áp dụng các công nghệ tiên tiến hơn, tự động và hệ thống kiểm soát cao hơn lò giai đoạn 1 nên dự kiến vận hành sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn. Đánh giá việc đầu tư thiết bị, các chuyên gia ngành thép cho rằng, Hòa Phát đầu tư thiết bị cao cấp tương đương như hệ thống của các lò cao trên 1.080m 3 của thế giới. Vì vậy, hệ thống thiết bị đã hoạt động tốt từ khi chạy thử nóng. Ngay từ mẻ thép chạy thử đầu tiên cuối tháng 6 vừa qua đã chứng minh được chất lượng và chỉ tiêu như yêu cầu thiết kế mà không gặp sự cố nào- ông Hồ Đức Thọ nói. Với lò cao, Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát đã hoàn thành hầu hết các hạng mục thiết bị chính, đồng thời đang tiến hành xây gạch chịu lửa và đấu nối các thiết bị phụ trợ. Cùng với đó, nhà máy thiêu kết hiện cũng đã hoàn thành và dự kiến 20/7 này sẽ đi vào chạy thử nóng. Một hạng mục quan trọng khác là trạm biến áp mở rộng phục vụ cho giai đoạn 2 cũng đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Do đó, ngoài nguồn điện 110KV gồm hai nguồn (một nguồn chính cho sản xuất và một nguồn dự phòng). Đồng thời, công ty còn có nguồn điện từ Công ty năng lượng Hòa Phát cung cấp nhờ tận thu nhiệt dư từ sản xuất than coke. Nếu chạy hết công suất, nhà máy nhiệt điện dư có khả năng cung cấp gần 50% lượng điện tiêu thụ của toàn khu liên hợp. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho việc chủ động nguồn điện rất cao trong việc phục vụ sản xuất. Bằng sự phấn đấu và nỗ lực vượt qua tất cả khó khăn của đội ngũ cán bộ công ty nên, dự kiến cuối tháng 8/2013 toàn bộ các hạng mục giai đoạn 2 sẽ đi vào sản xuất đồng bộ. Trong đó, lò cao 450m 3 , lò thổi 35 tấn, máy đúc 3 dòng, nhà máy cán thép thanh và thép thép cuộn có công suất 450.000 tấn/năm, từ đó góp phần nâng công suất của Khu liên hợp gang thép Hòa Phát lên 850.000 tấn thép/năm. Kim Tuyến. Các lãnh đạo và kỹ sư Tập đoàn Hòa Phát vui mừng vì thử nóng thành công. PHẢN HỒI.
Toàn bộ lao động Việt ở Libya đã về nước an toàn
Đúng 8 giờ sáng nay (9/3), chuyến chuyên cơ cuối cùng chở người lao động làm việc ở Libya đã an toàn về nước.
Kinh tế
Theo Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân, tính đến hết ngày 9/3 đã có 8.728 lao động đã được đưa về nước an toàn. Hiện nay còn 1.070 lao động về bằng đường biển từ cảng biển Benghazi, Libya và dự kiến sẽ cập cảng Hải Phòng ngày 21/3. Ngoài ra, 292 lao động Việt Nam đã sang Angieria và 67 lao động tại Ai Cập đang được bố trí đưa về nước trong vài ngày tới. So với các nước khác trong khu vực có lao động làm việc tại Libya, Việt Nam là quốc gia đầu tiên đã sớm hoàn thành công tác sơ tán toàn bộ công dân của mình khỏi Libya về nước an toàn, Bộ trưởng Ngân nhấn mạnh. Bà Ngân cũng cho biết thêm: Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) đánh giá Việt Nam là một trong những nước đầu tiên tích cực, khẩn trương đưa công dân của mình tại Libya về nước và đã triển khai công việc này một cách an toàn, hiệu quả. Về công tác bảo đảm an toàn và đưa lao động về nước thành công, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã đánh giá cao sự phối hợp giữa các bộ ban ngành, Ban chỉ đạo giải quyết tình hình công dân Việt Nam tại Libya đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong việc giải cứu lao động mắc kẹt và đưa về nước an toàn tuyệt đối. Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cũng cho biết thêm: "Sau khi toàn bộ số lao động về đến Việt Nam, Bộ sẽ căn cứ vào tình hình để lên phương án hỗ trợ cho các lao động và hướng giải quyết về vấn đề này.". Bộ sẽ nghiên cứu chính sách của người lao động, không để lao động quá thiệt thòi sau khi về nước nhất là lao động tại các huyện nghèo, Bộ trưởng Ngân cho hay. Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân cũng tiết lộ: Hiện tại tập đoàn Khang Thông triển khai dự án Happy Land tại tỉnh Long An đã đồng ý tiếp nhận tất cả hơn 10.000 lao động tại Libya về dự án đó làm việc. Bộ trưởng Ngân cho biết thêm: Bộ sẽ công bố sau khi làm việc cụ thể với doanh nghiệp chủ dự án này, và thông qua các doanh nghiệp để đưa thông tin đến người lao động. Những khoản vay nợ ngân hàng sẽ được doanh nghiệp Khang Thông bảo lãnh để lao động có thể vay vốn tiếp và làm việc. Cùng về trên chuyến bay cuối cùng chuyên chở lao động về nước, Thứ trưởng Ngoại giao Đoàn Xuân Hưng, trưởng đoàn công tác liên ngành tại Tunisia cho biết: Chưa có chiến dịch sơ tán lao động về nước lớn như thế này. Chính sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và đoàn công tác được Chính phủ cử đi rất kịp thời đã giải quyết nhanh chóng, đảm bảo yêu cầu tuyệt đối an toàn đã được thực hiện. Khi chuyến bay hạ cánh xuống Nội Bài đã đánh dấu sự an toàn cho tất cả lao động làm việc tại Libya về nước. Tất cả lao động đều xúc động khi trở về quê hương, Thứ trưởng Ngoại giao Đoàn Xuân Hưng chia sẻ. Thứ trưởng Ngoại giao Đoàn Xuân Hưng cũng cho biết thêm: Trong trường hợp có lao động mắc kẹt tại Libya vì lý do nào đó, Ban chỉ đạo giải quyết tình hình công dân Việt Nam tại Libya cũng đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại đó khẩn trương giải quyết nhanh và chu đáo để có thể đưa lao động về nước kịp thời và an toàn nhất. Theo tin từ Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), tính cho đến khi kết thúc chiến dịch lập cầu hàng không giải cứu lao động mắc kẹt tại Libya, Vietnam Airlines sẽ đưa được hơn 3.000 lao động tại Libya về nước qua các cửa ngõ Cairo (Ai Cập), Djerba (Tunisia) và Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ)./. Hùng Bách (Vietnam+).
Việt Nam nên học Thái Lan cách làm ô tô
Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam sẽ chịu áp lực cạnh tranh ngày càng lớn hơn.
Kinh tế
Giá ô tô ở Việt Nam quá đắt so với các nước trong khu vực, trong khi đó nền sản xuất ô tô trong nước chỉ phụ thuộc vào một số doanh nghiệp (DN) lắp ráp. Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn đang loay hoay tìm đường phát triển. Đây là thực tế được nhiều chuyên gia kinh tế đưa ra tại hội thảo TPP, cơ hội và thách thức cho ngành công nghiệp Việt Nam, do Bộ Công Thương tổ chức ngày 1-3 tại Hà Nội. Chỉ lắp ráp được phụ tùng đơn giản. Bà Nguyễn Thị Xuân Thúy, Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách công nghiệp thuộc Bộ Công Thương, thông tin thị trường ô tô Việt Nam hiện nay đang chịu sự chi phối của hơn 20 DN thuộc Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô (Vama). Tốc độ tăng trưởng thị trường ô tô của nước ta giảm mạnh trong năm 2012 nhưng tăng nhanh trong giai đoạn 2013-2015. Tuy nhiên, mức tăng trưởng vẫn thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực ASEAN. Cụ thể, năm 2014, sản lượng ô tô của Thái Lan đạt gần hai triệu chiếc, trong đó thị trường nội địa 800.000 chiếc. Tương tự ở Indonesia dao động 1,2-1,4 triệu xe; còn ở Việt Nam sản lượng chưa đến 200.000 xe. Đặc biệt, sau nhiều năm hưởng ưu đãi nhưng nhiều chỉ tiêu về tỉ lệ nội địa hóa đã không hoàn thành mục tiêu đề ra, công nghiệp hỗ trợ vẫn chưa phát triển. DN Việt Nam mới chỉ dừng lại ở khâu lắp ráp các phụ tùng linh kiện ô tô được nhập khẩu từ các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc. Phụ tùng linh kiện được sản xuất trong nước cũng chủ yếu dừng lại ở những phụ tùng đơn giản như tấm ốp trần, tấm chống ồn, khung xe, - bà Thùy nói. Đáng chú ý là quy mô thị trường ô tô Việt Nam nhỏ nhưng giá xe lại cao hơn các nước khác. Điều này sẽ khiến ngành công nghiệp ô tô trong nước chịu áp lực cạnh tranh rất lớn. Bởi theo lộ trình cắt giảm thuế quan, đến năm 2018, sản phẩm ô tô nhập khẩu từ các quốc gia thành viên ASEAN và ASEAN+3 (gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản) sẽ giảm xuống mức 5% và 0%. Nhiều năm hưởng ưu đãi nhưng nhiều chỉ tiêu về tỉ lệ nội địa hóa ngành ô tô đã không hoàn thành. Tron g ảnh : Khách hàng đang tìm mua ô tô. Ảnh: TRÀ PHƯƠNG. Nên học các nước. Bà Thúy cho rằng để có thể cạnh tranh, ô tô Việt Nam cần giảm giá bán, cắt giảm chi phí sản xuất. Thu hút các DN đầu tư nước ngoài vào sản xuất phụ tùng linh kiện (nhà cung cấp cấp 1) từ các cường quốc ô tô như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc. Học tập kinh nghiệm từ các nước trong khu vực như Thái Lan, Philippines, Indonesia và Malaysia. Đồng quan điểm, TS Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế, cho rằng Việt Nam hãy học tập người Thái Lan làm ô tô. Thái Lan không tham vọng xây dựng nhãn hiệu ô tô nào cho mình nhưng họ lại phát triển công nghiệp phụ tùng ô tô rất thành công. Họ sản xuất được hầu hết phụ tùng ô tô hiện đại nhất với chất lượng rất cao chứ không dừng lại ở khâu lắp ráp như Việt Nam. Ngành công nghiệp ô tô của chúng ta mà không có nền tảng là công nghiệp phụ trợ sẽ thất bại - ông Doanh nêu quan điểm. Cũng theo ông Doanh, việc tham gia TPP sẽ giúp ngành công nghiệp ô tô Việt Nam tăng sức cạnh tranh để tồn tại. Bởi khi tham gia TPP, các linh kiện phụ tùng sản xuất tại Việt Nam được lắp ráp vào các ô tô sản xuất tại Nhật Bản hay các quốc gia thành viên, nếu đạt tỉ lệ 45% sẽ được hưởng thuế suất nhập khẩu 0% khi vào thị trường các nước nội khối. Đây là một lợi thế của Việt Nam khi hai nước có ngành công nghiệp ô tô phát triển trong khối ASEAN là Thái Lan và Indonesia không tham gia TPP. Cơ hội mở ra khi Việt Nam gia nhập hiệp định này là rất lớn nhưng việc giảm thuế nhập khẩu về mức 0% lại là một thách thức không nhỏ đối với ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Bởi nếu Việt Nam không có chiến lược phù hợp để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô trong nước thì Việt Nam sẽ phải nhập khẩu linh phụ kiện từ các nước thành viên để đảm bảo tỉ lệ 45% có xuất xứ nội khối. Ông Doanh nói: Khi đó Việt Nam sẽ trở thành thị trường tiêu thụ về linh phụ kiện ô tô hấp dẫn cho các DN nước ngoài. Bên cạnh đó, khi giá xe nhập khẩu giảm xuống, người dùng sẽ có xu hướng mua xe nhập khẩu nguyên chiếc hơn là mua xe được sản xuất, lắp rắp trong nước. Theo TS Lê Đăng Doanh, người tiêu dùng Việt Nam có tiếp cận được ô tô giá rẻ hay không còn phụ thuộc vào chính sách thuế của Chính phủ. Việt Nam nên học cách hỗ trợ của các nước lân cận. Điển hình như Malaysia, nếu công ty nào nội địa hóa được 50% thì thuế giảm 5%. Người dân, đơn vị nào mua xe của Malaysia sản xuất, kể cả do công ty nước ngoài sản xuất tại Malaysia thì được vay vốn ưu đãi 3%-4%, còn nếu mua xe nhập ngoại thì phải vay vốn với lãi suất cao có khi lên tới 16%-17%. Ô tô nhập khẩu giảm mạnh. Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, tính từ đầu năm đến ngày 20-2, cả nước nhập khẩu 7.463 ô tô nguyên chiếc các loại, kim ngạch hơn 195 triệu USD. Như vậy hai tháng đầu năm cả số lượng và kim ngạch mặt hàng này đều giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể số lượng ô tô nhập khẩu giảm 5.717 chiếc, tương đương giảm hơn 43% so với cùng kỳ; kim ngạch cũng giảm gần 80 triệu USD, tương đương 29%. Nguyên nhân được các hãng xe chỉ ra là do cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt mới có hiệu lực từ tháng 1-2016 khiến giá xe nhập khẩu tăng cao. Điều này ảnh hưởng đến sức mua của thị trường và người tiêu dùng trong nước sẽ so sánh lựa chọn xe lắp ráp trong nước. Trong khi đó, năm ngoái cả nước nhập khẩu gần 126.000 ô tô nguyên chiếc các loại, kim ngạch đạt 2,985 tỉ USD, tăng trên 58.000 xe và 1,4 tỉ USD về giá trị so với năm trước đó. QUANG HUY. Theo ông Hà Duy Tùng, Vụ phó Vụ Hợp tác quốc tế thuộc Bộ Tài chính, vào TPP Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu vào năm thứ 13 đối với các loại ô tô mới. Riêng ô tô con có dung tích xi-lanh từ 3.000cc trở lên có lộ trình xóa bỏ vào năm thứ 10. TRÀ PHƯƠNG.
Lao động lành nghề New Zealand đổ xô tới Australia
Hiện nay, tình trạng chảy máu chất xám và chảy máu lao động từ New Zealand (Niu Dilân) tới Australia (Ốxtrâylia) đang diễn ra khi số lượng lao động lành nghề của Niu Dilân ở độ tuổi 20 dần chiếm các công việc của người Australia.
Kinh tế
Số liệu về di dân khu vực biển Tasman (biển nằm giữa Australia và New Zealand) cho thấy, trong thời gian từ tháng 6/2011 đến tháng 6/2012 có tới 53.763 người New Zealand tới tìm việc làm tại "xứ sở chuột túi". Trong số này, lượng lao động lành nghề chiếm 11%, số kỹ sư và nhân viên thương mại chiếm 9%. Tính riêng trong độ tuổi 20-29, số kỹ sư và nhân viên thương mại chiếm tới 14,4%. Đây là nhóm người có ưu thế trong tìm kiếm việc làm và được trả lương cao hơn cả. Phó Chủ tịch đảng Lao động của New Zealand, ông Grant Robertson cho biết: "Đây là một thảm họa đối với New Zealand. Chính phủ chưa quan tâm đầu tư cho giai đoạn học nghề và các chương trình đào tạo kỹ năng khác, tạo nên một lỗ hổng lớn trong nền kinh tế. New Zealand đang dần rơi vào khủng hoảng lao động lành nghề". Quang Minh (P/v TTXVN tại Sydney).
Bức tranh kinh tế - xã hội 8 tháng tiếp tục xu hướng tích cực
Về tình hình kinh tế-xã hội tháng 8 và 8 tháng đầu năm, Chính phủ đánh giá, kinh tế-xã hội tháng 8 và 8 tháng tiếp tục xu hướng tích cực, tình hình tháng 8 tốt hơn tháng 7.
Kinh tế
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng. Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã thông tin tới báo chí một số kết quả nổi bật của nền kinh tế trong tháng 8 và 8 tháng đầu năm. Theo đánh giá chung, hầu hết các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đều bám sát mục tiêu đề ra, nhiều chỉ tiêu tăng trưởng tốt. Cụ thể: Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng tiếp tục được kiểm soát, trong đó: CPI tháng 8/2018 tăng nhẹ (0,45%) so với tháng trước. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 8 tháng năm 2018 tăng 3,52% so với bình quân cùng kỳ năm 2017, bám sát mục tiêu dưới 4% đã đề ra. Các ngành kinh tế chủ yếu tiếp tục phát triển mạnh. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp 8 tháng tăng 11,2% so với cùng kỳ 2017, cao hơn mức tăng 8,2% của cùng kỳ năm 2017. Trong đó ngành công nghiệp chế biến chế tạo tiếp tục đà tăng cao, đạt 13,3% (cùng kỳ tăng 11,6%). Các lĩnh vực như sản xuất phân phối điện, sản xuất xe hơi, dược, dệt may đều tăng trưởng tốt. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tăng 11,2% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng cao, ước tính đạt 155,41 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2017. Cán cân thương mại 8 tháng duy trì xuất siêu với 2,8 tỷ USD. Khách quốc tế đến nước ta ước tính đạt trên 10,4 triệu lượt người, tăng 22,8%. Giải ngân vốn đầu tư phát triển được cải thiện rõ nét, 8 tháng ước bằng khoảng 44,2% dự toán (cùng kỳ 2017 đạt 38,4% dự toán). Đặc biệt, theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, niềm tin của nhà đầu tư ngoại với nền kinh tế Việt Nam vẫn được khẳng định trong bối cảnh có những biến động của tình hình thế giới. Tính đến 20/8, tổng vốn đầu tư đăng ký có yếu tố nước ngoài (bao gồm FDI) ước đạt 24,35 tỷ USD, số vốn FDI giải ngân ước đạt 11,25 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ. Cả nước có trên 87.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 2,4% về số doanh nghiệp và tăng 6,9% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2017. Có hơn 20.000 doanh nghiệp hoạt động trở lại, tăng 9,3%. Về các nhiệm vụ - giải pháp thời gian tới, Bộ trưởng cho biết, Chính phủ yêu cầu từ nay đến cuối năm, để đạt được các mục tiêu kế hoạch năm 2018, các Bộ ngành, địa phương không được lơ là, chủ quan; tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra. Giải pháp thực hiện đã khá đầy đủ, đồng bộ (nhất là cắt giảm các thủ tục hành chính, điều kiện đầu tư kinh doanh), cần tập trung chỉ đạo vào khâu thực thi, kỷ luật kỷ cương hành chính, thực hiện nghiêm và tăng cường vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu. Hải Anh.
Gas tăng giá do… tỷ giá
Việc Ngân hàng Nhà nước tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa VND với USD gần 2,1%, được xem là nguyên nhân chính khiến giá gas bị điều chỉnh tăng .
Kinh tế
Đi tiên phong trong đợt tăng giá gas là Saigon Petro, từ 7h30 ngày 19/8, hãng này chính thức điều chỉnh tăng giá bán lẻ gas thêm 4.000 đồng/bình 12 kg. Theo đó, người tiêu dùng phải trả 244.000 đồng cho mỗi bình gas 12 kg của đơn vị này. Ông Đỗ Trung Thành, Phó trưởng phòng kinh doanh của Saigon Petro cho biết: nguyên nhân chủ yếu khiến hãng phải điều chỉnh giá gas là do chiều 17/8, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định tăng mạnh tỷ giá USD/VND từ mức 18.544 VND lên mức 18.932 VND (tăng gần 2,1%). Tuy chưa chính thức tăng giá bán, nhưng đại diện Hồng Hà gas và PetroVietnam gas cũng cho rằng trong một vài ngày tới sẽ phải cân nhắc để điều chỉnh giá. Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Kinh doanh khí hóa lỏng miền Bắc (PetroVietnam gas) Trần Trọng Hữu còn cho biết: mặc dù giá gas trên thế giới giao trong tháng 8 đã giảm thêm 35 USD/tấn so với tháng trước đó và xuống mức 585 USD/tấn. Nhưng cộng thêm cước vận chuyển và các chi phí khác khi về tới cảng Hải Phòng, mỗi tấn gas có giá khoảng 800 USD. Tỷ giá USD/VND tăng thêm gần 400 đồng, tương đương giá mỗi tấn gas sẽ bị đẩy lên khoảng 320.000 đồng. Như vậy, mỗi bình gas 12 kg sẽ phải điều chỉnh tăng thêm 4.000- 5.000 đồng/bình, tùy theo từng doanh nghiệp.
Cơ hội lọt vào danh mục các quỹ ETF của nhóm cổ phiếu mới lên sàn như VHM, TCB
Thị trường chứng khoán Việt Nam có nhiều cổ phiếu mới lên sàn có vốn hóa lớn và tính thanh khoản cao như VRE, VHM, TCB…, hoạt động điều chỉnh danh mục của các Quỹ hoán đổi danh mục lại càng sôi động hơn.
Kinh tế
ETF hay còn gọi là Quỹ hoán đổi danh mục là một phương tiện đầu tư phổ biến ở nhiều nước trên thế giới ra đời cách đây hơn 30 năm, với quy mô có thể đến vài trăm tỷ đô la Mỹ mỗi quỹ tùy thuộc vào độ hấp dẫn của từng thị trường. Tại Việt Nam, có 4 quỹ ETF ngoại và 2 quỹ ETF nội đang hoạt động, trong đó nổi bật là hai quỹ FTSE Vietnam Index ETF (FTSE) và Market Vectors Vietnam ETF (V.N.M) có quy mô khoảng hơn 300 triệu đô la Mỹ mỗi quỹ. Trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam có nhiều cổ phiếu mới lên sàn có vốn hóa lớn và tính thanh khoản cao như VRE, VHM, TCB, hoạt động điều chỉnh danh mục của các quỹ ETF lại càng sôi động hơn. Đầu tư vào các cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất trên sàn. Quỹ ETF về cổ phiếu sẽ đầu tư thông qua việc mô phỏng chỉ số index của một thị trường, thông qua việc đầu tư vào các cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất trên sàn. Ví dụ, đầu tư vào top 20 công ty theo vốn hóa trên VNIndex để mô phỏng thị trường chứng khoán Việt Nam. Tại thị trường Việt Nam, hai quỹ FTSE và V.N.M thường đầu tư vào các cổ phiếu lớn nhất trền sàn để mô phỏng bao quát khoảng 90% giá trị vốn hóa TTCK Việt Nam. Việc tái cơ cấu danh mục định kỳ của các quỹ này, tức là loại bỏ các cổ phiếu nhỏ, để thay bằng các cổ phiếu lớn vừa niêm yết và tham gia thị trường, có ảnh hưởng nhất định đến thị trường và thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư. Nhằm mô phỏng giá trị vốn hóa thị trường, việc điều chỉnh danh mục của FTSE và V.N.M được diễn ra hàng quý. Các cổ phiếu muốn lọt vào danh mục của 2 quỹ này cần đáp ứng được các tiêu chí về quy mô vốn hóa, thanh khoản, tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng và room còn lại của nhà đầu tư nước ngoài. Cách đây không lâu vào tháng 3-2018, V.N.M đã đặc cách đưa VRE vào rổ chỉ số khi mà cổ phiếu này mới được niêm yết chưa đầy 6 tháng. Với những tiêu chí trên, việc các quỹ ETF đưa các cổ phiếu mới như VHM và TCB vào chỉ số có lẽ chỉ còn là vấn đề thời gian. Thông tin thêm về 2 ông lớn mới niêm yết. VHM là công ty bất động sản hàng đầu Việt Nam với quỹ đất hơn 16.400 ha, tập trung vào phân khúc trung và cao cấp với hai thương hiệu đình đám Vinhomes và VinCity. Năm 2018 được dự kiến là một năm thành công của VHM với doanh thu 25.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 18.000 tỷ đồng. VHM chính thức niêm yết trên sàn HOSE vào 17-5-2018. Trong khi đó, TCB là ngân hàng thương mại cổ phần hoạt động hiệu quả, đặc biệt là mảng bán lẻ cho phân khúc khách hàng có thu nhập khá và cao như cho vay mua nhà, sản phẩm đầu tư, phân phối bảo hiểm nhân thọvà có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất trong ngành. Sau khi bán 22% cho NĐT NN thành công với giá 128.000/cp và chia cổ phiếu thưởng 200% (có 1 thưởng thêm 2) dự kiến sẽ chính thức được ĐHĐCĐ duyệt vào 14-6, thì vốn chủ sở hữu của TCB sẽ tương đương với các ngân hàng quốc doanh đầu ngành như BIDV và VCB. Năm 2018 TCB đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế 10.000 tỷ đồng, tăng 25% so với 2017. Ngân hàng giao dịch lần đầu trên sàn HOSE vào 4-6-2018. An An.
Nghi án một chi nhánh Agribank “móc” hàng tỷ đồng của khách gửi tiền
(GDVN) - Gửi cả chục tỷ đồng vào Ngân hàng, sau một thời gian, khách hàng “tá hỏa” khi số tiền “không cánh mà bay”.
Kinh tế
Báo điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được đơn của bà Trần Thị Hường, trú tại Khu phố 1, thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên (Yên Bái) tố cáo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Trấn Yên (Yên Bái) đã thông đồng với cán bộ Công ty TNHH Thẩm Hường (do bà Hường làm Giám đốc) lập khống chứng từ để rút hàng tỷ đồng từ tài khoản của Công ty Thẩm Hường. Đơn tố cáo của Công ty Thẩm Hường gửi đến Báo điện tử Giáo dục Việt Nam. Theo đơn tố cáo, bắt đầu từ năm 2012, bà Hường mới phát hiện ra thuộc cấp của mình cùng với cán bộ Agribank Trấn Yên câu kết sửa chữa phụ lục hợp đồng tín dụng, giả mạo chữ ký gây thất thoát cho Công ty hàng chục tỷ đồng. Cụ thể, theo thông báo của Agribank Trấn Yên: Công ty ủy quyền cho bà Lê Thị Anh Đào, Phó giám đốc đến Ngân hàng giao dịch lĩnh tiền mặt từ năm 2005-2009, với 53 lần ủy quyền, tổng số tiền là hơn 9,2 tỷ đồng. Ngoài ra, Công ty còn ủy quyền cho ông Nguyễn Minh Trí, Kế toán trưởng đến Ngân hàng giao dịch lĩnh tiền mặt năm 2010 (28 lần) tổng số tiền là 1,5 tỷ đồng. Tháng 6/2011, Công ty Thẩm Hường tổ chức kiểm tra chứng từ hoạt động sản xuất từ năm 2008 2011 đã phát hiện ra nhiều dấu hiệu bất thường ở các chứng từ của Ngân hàng Agribank Trấn Yên. Cụ thể, có 02 giấy ủy quyền của bà Hường cho bà Đào (2010 2011) mà Ngân hàng cung cấp là không hợp lệ vì cán bộ Ngân hàng phô tô giấy ủy quyền năm 2009 sau đó sửa thành năm 2010 và 2011. Ngân hàng còn chấp thuận và đồng ý cho ông Nguyễn Minh Trí, Kế toán Công ty sử dụng giấy ủy quyền không phải số tài khoản của Công ty. Tại Biên bản lúc 9h00, ngày 10/8/2012, Agribank Trấn Yên đã thừa nhận cán bộ Ngân hàng có lập khống chứng từ. Công ty Thẩm Hường tố cáo Ngân hàng Agribank Trấn Yên đã: Tự trích tiền trên tài khoản tiền gửi của Công ty để hạch toán trả nợ cho số tiền giải ngân khống; Dùng giấy ủy quyền giả rút tiền để trả nợ những lần giải ngân khống; Dùng thủ đoạn để chiếm đoạt của Công ty nhiều chục tỷ đồng Công ty Thẩm Hường khẳng định, chưa hề nhận được số tiền gần 20 tỷ đồng mà Đào, Trí rút ra từ tài khoản Công ty. Về việc này, Cơ quan Công an vẫn chưa làm rõ số tiền này hiện nay ở đâu. Trong bản Tường trình ngày 14/11/2011, bà Lê Thị Anh Đào thừa nhận: Trong quá trình giao dịch trả vay cho các khoản vay của Công ty, có lần tôi giả mạo chữ ký bà Hường vào chứng từ Ngân hàng. Để làm rõ các khoản tiền Công ty đã rà soát và khẳng định bị mất, tôi kính đề nghị Công ty tạo điều kiện giúp đỡ tôi có văn bản gửi Ngân hàng xin phô tô lại toàn bộ các chứng từ giao dịch trả vay của Công ty tại Ngân hàng từ năm 2008 đến nay. Để tôi xác định rõ với Công ty lần nào tôi giả mạo chữ ký bà Hường vào chứng từ trả vay tại Ngân hàng. Do thời gian đã lâu tôi không nhớ bao nhiêu lần, vào khoản nào bao nhiêu tiền. Từ một doanh nghiệp thành đạt của tỉnh, vợ chồng ông Thẩm, bà Hường giờ lâm vào tình cảnh "trắng tay" bởi tin... ngân hàng! Tại Biên bản làm việc lúc 9h00, ngày 10/8/2012 giữa Agribank Trấn Yên và Công ty Thẩm Hường, lãnh đạo Agribank Trấn Yên thừa nhận : Trong các lần giải ngân có một số lần bà Nguyễn Thị Hải Hà, Trưởng phòng Tín dụng khách hàng và bà Vũ Thị Thanh, cán bộ tín dụng Ngân hàng có tự ý lập hồ sơ vay vốn giải ngân khống một số lần để thu tiền hỗ trợ lãi suất theo Quyết định số 131/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Làm việc với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 25/11/2014, bà Ngô Bích Liên, Giám đốc Agribank Trấn Yên phủ nhận có tồn tại Biên bản làm việc lúc 9h00 ngày 10/8/2012. Bà Liên cho rằng, Biên bản này không có thật mặc dù bà thừa nhận chưa có cơ quan nào kết luận việc này. Khi phóng viên hỏi: Nếu biên bản được làm giả vì sao bà không tố cáo Công ty Thẩm Hường ra cơ quan điều tra? Bà Liên cho biết đã có báo cáo gửi Công an tỉnh Yên Bái nhưng đến nay họ vẫn chưa trả lời (?! Nhiều chứng từ, biên bản mà phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đưa ra đối chứng, bà Ngô Bích Liên, Giám đốc Agribank Trấn Yên cho rằng không phải là văn bản của Ngân hàng. Còn phía Công ty Thẩm Hường khẳng định: "Sao Ngân hàng không tố cáo chúng tôi làm giả đi? Công an có để yên cho chúng tôi không? Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Thẩm (chồng bà Hường) khẳng định mọi tài liệu đều có dấu đỏ và đã được chứng thực bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Nếu Ngân hàng thấy chúng tôi làm giả sao không tố cáo chúng tôi? Công an liệu có để yên cho chúng tôi khi làm giả tài liệu của Ngân hàng không? , ông Thẩm khẳng định. Báo điện tử Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục cung cấp thêm thông tin chấn động từ vụ việc cho vay, giải ngân, lập chứng từ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Trấn Yên (Yên Bái) đến bạn đọc.
HN có thêm 4 làng nghề truyền thống được công nhận
(HNMO) - Đó là làng nghề sản xuất lưới cước Trần Phú (xã Minh Cường, huyện Thường Tín); làng nghề hoa cây cảnh Nội Thôn (xã Vân Tảo, huyện Thường Tín); làng nghề chế biến miến và bánh đa Phú Diễn (xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì); làng nghề mộc dân dụng và điêu khắc Tân Mỹ (xã Thụy Hương, huyện Chương Mỹ).
Kinh tế
Sáng 16-1, tại Hội nghị tổng kết năm 2012, triển khai nhiệm vụ năm 2013 của Sở Công thương, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu đã trao Quyết định của UBND TP công nhận 4 làng nghề đạt danh hiệu Làng nghề truyền thống Hà Nội năm 2012. Điểm qua 4 gương mặt làng nghề mới được công nhận có thể thấy, lịch sử hình thành nghề tơ lưới, đánh bắt cá của thôn Trần Phú có từ những năm 1928. Đến nay, những sản phẩm của thôn đã có mặt ở những vùng có người dân đánh bắt cá trên khắp cả nước và sang nước bạn Trung Quốc. Trong thôn còn có nhiều nghề khác nhưng sản xuất cước, lưới đánh bắt cá vẫn là chú yếu và chiếm tỷ trọng lớn cả về lao động và doanh thu của thôn. Ở làng nghề hoa cây cảnh Nội Thôn (xã Vân Tảo, huyện Thường Tín), nhân dân trong làng không chịu khuất phục trước khó khăn lạc hậu, đã mạnh dạn đi tìm giống cây đào cảnh, quất cảnh về gây dựng trồng tại quê hương. Từ một vài cây trồng thử đến vài chục cây rồi hàng sào Bắc bộ, đến nay, đã nhân rộng ra các hộ trong thôn. Bên cạnh đó, nghề miến dong và bánh đa ở làng Phú Diễn được phát triển hơn 50 năm qua và đã trở thành nghề chủ yếu ở làng. Những năm qua, nghề sản xuất miến dong, bánh đa đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn. Sản phẩm miến dong không chỉ được tiêu thụ trên thị trường Hà Nội và các tỉnh, thành trên cả nước, mà còn được xuất khẩu sang Lào, CHLB Đức... Năm 2012, doanh thu của làng đạt khoảng 200 tỷ đồng, tạo thu nhập bình quân cho người làm khoảng 3 triệu đồng/người/tháng. Tiếp đó, ở làng nghề mộc dân dụng và điêu khắc Tân Mỹ (xã Thụy Hương, huyện Chương Mỹ), do nhu cầu của xã hội, các sản phẩm của làng nghề này như: khôi phục nhà cổ, xây dựng các công trình văn hóa tâm linh như đình, đền, chùa... và các sản phẩm gỗ mỹ nghệ như chạm, hoa gỗ... rất phát triển. Toàn thôn hiện có 128/251 hộ làm nghề, số lao động có tay nghề cao làm ra được những sản phẩm mộc mỹ nghệ tinh xảo ngày càng tăng cả về chất lượng, chủng loại và mẫu mã qua các năm nên đã thu hút được nhiều khách hàng từ nhiều vùng, miền trên đất nước. Có thể thấy, 4 làng nghề truyền thống trên đang tiếp tục góp tinh hoa cho mảnh đất trăm nghề của Hà Nội đua sắc, phát triển.
Nhiều sếp thất nghiệp, nhận bảo hiểm 'khủng'
Ngoài lao động phổ thông bị mất việc làm khi doanh nghiệp thu hẹp sản xuất thì ngay cả các lao động trình độ cao, thậm chí có cả “đại gia” hưởng mức lương 40-50 triệu đồng/tháng cũng không có việc làm, trong đó có nhiều người làm quản lý, làm sếp ở các doanh nghiệp!
Kinh tế
Giám đốc ngồi xem tivi! Tiến sỹ Đặng Quang Điều, Viện trưởng Viện Công nhân và công đoàn (Tổng liên đoàn lao động Việt Nam) cho biết đối tượng làm quản lý, lao động chất lượng cao hiện giờ đang thiếu nhưng họ rất kén việc làm. Khi không tìm được việc làm hoặc dự án mang lại thu nhập lớn tương xứng với trình độ, họ sẵn sàng chấp nhận thất nghiệp một thời gian để chờ cơ hội mới. Nhiều người là lãnh đạo các doanh nghiệp, trưởng điều hành dự án hưởng lương khủng cũng đang rơi vào cảnh thất nghiệp vì không có việc làm (Ảnh minh họa: N.A). Ngoài ra, trong quý 1/2012 đã có khoảng 12.000 doanh nghiệp (chủ yếu trong các khu công nghiệp, khu chế xuất) phải ngưng sản xuất hoặc giải thể. Như vậy, một điều chắc chắn xảy ra là sẽ có một số lượng lớn giám đốc điều hành (CEO) của 12.000 doanh nghiệp này cũng rơi vào cảnh thất nghiệp, hệt như lao động phổ thông. Họ cũng đang gặp rất nhiều khó khăn, ông Điều nhấn mạnh. Trên thực tế, trong số những người mất việc làm đến đăng ký BHTN tại Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội trong tháng 4 vừa qua có không ít người trước đó là sếp, sở hữu những vị trí nóng trong các công ty nhưng cuối cùng cũng đã phải nghỉ việc vì doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, áp lực chèo lái quá lớn khiến họ đầu hàng. Có thể kể đến trường hợp giám đốc nhãn hàng của một công ty mỹ phẩm lớn, có mức lương 30 triệu đồng/tháng (chưa kể các phụ cấp, hoa hồng tính theo doanh thu) hoặc giám đốc điều hành một doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng có mức lương 40-50 triệu. Tuy nhiên, khi cắt giảm nhân sự do thu hẹp thị trường, cả hai vị giám đốc này đều nghỉ việc ở công ty cũ. Có nhiều cơ hội để tìm việc làm mới nhưng vì muốn nghỉ ngơi sau một thời gian dài chịu nhiều áp lực nên người này đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp để được ở nhà một thời gian trước khi bắt tay vào công việc mới. Trong số những người lao động có trình độ cao thì không phải ai cũng thuộc diện bị sa thải. Có thể họ chủ động nghỉ do công ty đãi ngộ không tốt trong lúc kinh tế khó khăn, bà Nguyễn Thị Kim Loan - Trưởng phòng Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội) - cho hay. Một trong những người lao động đến đăng ký BHTN tại Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội cuối tháng 4 vừa qua là một thanh niên 28 tuổi, làm việc trong lĩnh vực xây dựng với vị trí giám đốc tài chính. Do lãi suất cao, các dự án của công ty anh bị chết lâm sàng, mọi hoạt động của công ty đều đình trệ. Từ cuối năm 2011 đến đầu năm 2012, toàn bộ 40% nhân sự của công ty bị sa thải. Anh tuy không bị sa thải nhưng vì muốn chuyển hướng công việc nên đã nghỉ việc tạm thời, chờ cơ hội mới. Kể từ khi thất nghiệp, công việc chính của anh là ngồi nhà xem tivi, lướt web và chơi thể thao! Lương khủng nhận trợ cấp thất nghiệp khủng! Bà Nguyễn Thị Kim Loan cho biết: Tính từ đầu năm 2012 đến hết tháng 4/2012 đã có 7.324 người lao động đến đăng ký nhận trợ cấp thất nghiệp và 6.894 người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, tăng cao hơn so với cùng kỳ năm 2011 (cả năm 2011 có trên 16.000 người). Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, cơ hội bị thu hẹp thì người lao động (kể cả có trình độ) cũng rất khát việc làm (Ảnh minh họa: N.A). Điều đáng chú ý là ngoài 63% số người mất việc làm là lao động phổ thông thì có tới 35% số người mất việc làm còn lại có trình độ ĐH, CĐ và lao động chất lượng cao. Trong số 35% số lao động mất việc có trình độ ĐH, CĐ và lao động chất lượng cao (làm việc trong các lĩnh vực giàu chất xám) thì có không ít người (chiếm khoảng 10%) đang là chuyên gia hoặc là quản lý cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí có cả sếp của doanh nghiệp tương đối lớn. Điển hình nhất có thể kể đến trường hợp mất việc làm là trưởng một dự án về môi trường (do nước ngoài đầu tư). Khi điều hành dự án, mức lương của người này ở mức 42 triệu đồng/tháng (2.000USD/tháng). Song khi dự án kết thúc thì anh không tìm được dự án khác thay thế do điều kiện kinh tế khó khăn khiến các dự án bị thu hẹp hoặc được chọn lọc rất khắt khe. Trong thời gian chờ dự án mới, anh đã đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp. Với mức lương 42 triệu đồng/tháng, vị trưởng dự án này nhận mức BHTN trong thời gian chờ việc làm mới là 9,96 triệu đồng/tháng. Bà Loan cho biết theo quy định, mức đóng BHTN được khống chế ở mức 20 tháng lương tối thiểu, do đó mốc đóng BHTN tối đa dừng ở con số 16,6 triệu đồng (khi áp lương tối thiểu 830 ngàn đồng/tháng). Người lao động thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp 60%, do đó anh này được hưởng mức trợ cấp cao nhất là 9,96 triệu đông/tháng, bà Loan giải thích. Hiện nay, khi mức lương cơ bản đã tăng lên 1.050.000 đồng/tháng thì mức trợ cấp thất nghiệp cao nhất một người được hưởng lên tới 12.600.000 đồng/tháng. Mức trợ cấp thất nghiệp này có lẽ là con số trong mơ của nhiều người đang có việc làm. Nhưng theo bà Loan, đối với người lao động có trình độ cao thì chuyện nhận trợ cấp khủng như trên không phải là hiếm. Thống kê của phòng BHTN Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội cho thấy trong tháng 4, có khoảng 2% số người lao động mất việc làm được hưởng trợ cấp ở mức trên 9 triệu đồng/tháng. Nếu tính mức trợ cấp từ 5 triệu đến 9 triệu đồng/tháng thì có tới 6% người lao động mất việc đang được hưởng mức trợ cấp này! Điều này cũng là dễ hiểu bởi khi còn đang đi làm, vị trí công việc của họ tương đối quan trọng, mức lương cao, chế độ đãi ngộ tốt, bà Loan cho biết. Những lưu ý về mức hưởng trợ cấp thất nghiệp. Người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp trong 3 tháng (nếu đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng đến dưới 36 tháng), được hưởng 6 tháng (nếu có đủ 36 tháng đến dưới 72 tháng) và 12 tháng trong trường hợp đóng bảo hiểm từ 144 tháng trở lên. Kể cả thu nhập cao tới đâu, bảo hiểm thất nghiệp chỉ trả cao nhất là 9,96 triệu đồng/tháng/người (với điều kiện lương cơ bản là 830.000 đồng/tháng). Ngọc Anh.
Nguyên nhân khiến giá vàng thế giới tiếp tục tăng
Theo báo Bưu điện tài chính của Canada ngày 6/3, giá vàng lại tiếp tục tăng, khi những căng thẳng tại Libya làm tăng tính hấp dẫn của vàng như một thiên đường đầu tư. Trong khi đó, giá bạc cũng tăng lên 35 USD/ounce, mức cao nhất trong 31 năm qua.
Kinh tế
Các thủ lĩnh phe đối lập tại Libya đã bác bỏ đề nghị trung gian hòa giải của Tổng thống Venezuela, Hugo Chavez, khi phiến quân vũ trang đang chiến đấu giành quyền kiểm soát các cảng xuất dầu thô tại dải bờ biển miền Đông và miền Trung nước này. Giá vàng tiếp tục tăng trong tuần thứ 6 liên tiếp, đợt tăng giá dài nhất kể từ tháng 9/2007, với giá vàng ngày 2/3 là 1.441 USD/ounce. Ông Adam Klopfenstein, nhà chiến lược thuộc công ty Lind-Waldock tại Chicago nói: "Hiện đang có rất nhiều ẩn số tại Trung Đông và Bắc Phi. Người ta vẫn muốn đầu tư vào vàng bởi vì có nhiều rủi ro vĩ mô trên thị trường.". Trong tuần qua, giá vàng giao trong tháng 4 đã tăng 12,20 USD, tức 0,9% lên 1.428,60 USD/ounce. Giá bạc giao trong tháng 5 cũng tăng 1 USD, tức 2,9%, lên 35,327 USD/ounce. Chỉ riêng trong tuần qua giá bạc đã tăng 7,3% và cũng trong tuần tăng thứ 6 liên tiếp. Giá lương thực tăng đã góp phần gây ra các cuộc nổi dậy, lật đổ các nhà lãnh đạo độc tài tại Tunisia và Ai Cập, và các cuộc biểu tình đã nổ ra tại Yemen, Bahrain, Oman, Algeria, Iran và Iraq. Trong tháng 1/2011, giá vàng đã giảm 6,1%, nhưng từ đó đến nay đã tăng 7,1%. Do vậy, những nhà đầu tư tin rằng giá vàng sẽ lên vẫn giữ nguyên quan điểm của họ do những diễn biến tại Trung Đông và Bắc Phi. Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Jean-Claude Trichet đã tuyên bố rằng lãi suất tại châu Âu có thể tăng lên vào tháng tới, lần đầu tiên trong vòng 3 năm qua. Giá dầu thô đã đạt mức trên 100 USD/thùng và theo một chỉ số của Liên hợp quốc, giá lương thực toàn cầu đã tăng lên mức kỷ lục trong tháng 2/2011. Frank Lesh, một nhà giao dịch thuộc FuturePath Trading LLC tại Chicago, cho rằng việc đầu tư lâu dài vào vàng là một cách để tránh những tác động lạm phát do giá dầu thô tăng cao./. Thanh Hoa (TTXVN/Vietnam+).
ADB: Thêm 176 triệu USD cải thiện hạ tầng, y tế VN
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã quyết định tài trợ thêm 176 triệu USD cho Việt Nam để thực hiện 4 dự án cải thiện cơ sở hạ tầng và y tế. Lễ ký kết Hiệp định tài trợ cho 4 dự án này đã diễn ra chiều nay (17/1), giữa Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình và ông Tomoyuki Kimura, Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam.
Kinh tế
Cụ thể, để tăng cường đầu tư của khu vực tư nhân vào cơ sở hạ tầng, ADB cung cấp một khoản vay trị giá 20 triệu USD từ Quỹ Phát triển châu Á (ADF) để tài trợ cho Dự án Hỗ trợ Quan hệ Đối tác Công-Tư. Dự án sẽ sử dụng nguồn vốn này để thành lập một Quỹ Phát triển Dự án (PDF) nhằm giúp giới thiệu các dự án PPP có tính kinh tế ra thị trường. Các bộ và cơ quan của Chính phủ sẽ sử dụng Quỹ PDF để tài trợ cho các hoạt động chuẩn bị dự án PPP; bao gồm xây dựng các nghiên cứu tiền khả thi, các nghiên cứu khả thi toàn diện và thu hút sự tham gia của các tư vấn giao dịch, những người sẽ cấu trúc các giao dịch để kêu gọi khu vực tư nhân tham gia đấu thầu. Bên cạnh đó, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các thị trấn dọc hành lang kinh tế Đông Tây và hành lang kinh tế phía Nam, hỗ trợ sự phát triển của các hành lang giao thông GMS trở thành các hành lang kinh tế sôi động, một khoản vay trị giá 130 triệu USD sẽ giúp đưa các thị trấn nằm trên hành lang, bao gồm Đông Hà, Lao Bảo và Mộc Bài, trở thành những trung tâm kinh tế thông qua việc cải thiện cơ sở hạ tầng môi trường đô thị, tăng cường năng lực thể chế của các chính quyền địa phương, chính quyền tỉnh. Mặt khác, ADB cũng sẽ cung cấp một khoản vay 11 triệu USD từ Quỹ ADF để tài trợ cho dự án cải thiện công tác vệ sinh kiểm dịch trong hoạt động thương mại GMS. Dự án sẽ hỗ trợ Việt Nam xây dựng, củng cố, thực hiện các chương trình kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm, bao gồm việc đảm bảo an toàn thực phẩm trong ngành du lịch, hợp tác, hài hòa hóa việc quản lý vệ sinh kiểm dịch trong khu vực đối với trao đổi thương mại. Về lĩnh vực y tế, một khoản vay trị giá 15 triệu USD cũng từ Quỹ ADF sẽ giúp Việt Nam tiếp tục thực hiện Dự án Nâng cao Năng lực Phòng chống HIV/AIDS trong GMS, xây dựng năng lực quốc gia và năng lực vùng để giảm thiểu những rủi ro và tác động của HIV, trước tiên là tại 15 tỉnh biên giới. Phát biểu tại lễ ký, ông Kimura-Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam, nhấn mạnh việc cung cấp cơ sở hạ tầng đầy đủ là điều kiện cần thiết để đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế của đất nước và khả năng tiếp cận của người dân đối với các cơ hội và dịch vụ. "Thách thức tồn tại là làm thế nào để huy động nguồn tài chính cần thiết để phát triển cơ sở hạ tầng và điều này rõ ràng sẽ phụ thuộc nhiều vào việc khuyến khích hơn nữa đầu tư của khu vực tư nhân, chẳng hạn như thông qua việc thu xếp tài chính công phù hợp cùng với những hỗ trợ để vượt qua các rào cản về chính sách, thể chế, thông tin và rủi ro đối với đầu tư," ông Kimura nói./. P.V (Vietnam+).
Không lui thời hạn doanh nghiệp tự in hóa đơn
(PL)- Trước thông tin công ty in không in hóa đơn kịp thời hạn do số lượng đặt in hóa đơn của doanh nghiệp (DN) quá tải.
Kinh tế
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, Bà Lê Thị Thu Hương, Phó Cục trưởng Cục Thuế TP.HCM, cho biết hiện tại vẫn chưa có văn bản chỉ đạo nào từ Tổng cục Thuế về vấn đề trên nên đến đầu tháng 4-2011, DN phải tự in và đặt in hóa đơn, cơ quan thuế sẽ không bán hóa đơn cho các DN thuộc đối tượng phải in, đặt in hóa đơn này nữa. Theo bà Thu Hương, để giải quyết vướng mắc giữa DN và các nhà in, Cục Thuế TP.HCM sẽ tổ chức một cuộc họp giữa các nhà in và DN đặt in hóa đơn. Cụ thể như Công ty in Liên Sơn đang là nhà in có nhiều khách hàng nhất không thể in kịp trước ngày 31-3. Thông qua cuộc họp, Cục Thuế TP sẽ là đơn vị trung gian, tìm hiểu xem còn bao nhiêu DN đặt in hóa đơn mà nhà in không in kịp thời hạn và chuyển cho các nhà in không bị quá tải in đúng thời hạn, không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các DN. Đồng thời, Cục Thuế sẽ hỗ trợ giải quyết những thắc mắc, khó khăn của các DN trong quá trình tự in hóa đơn. QUANG HUY.
Xử lý nghiêm vi phạm thú y thủy sản
Rà soát của Bộ NN&PTNT tại các tỉnh, thành phố trọng điểm về nuôi trồng thủy sản cho thấy, hiện nay vẫn còn rất nhiều khó khăn, tồn tại, bất cập trong công tác thú y thủy sản.
Kinh tế
Ngày 30/5, Bộ NN&PTNT; ban hành chỉ thị về tăng cường công tác thú y thủy sản, trong đó nêu rõ, hiện nay dịch bệnh trên thủy sản diễn biến phức tạp, gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Tại nhiều địa phương việc sử dụng các loại hóa chất, kháng sinh không tuân theo hướng dẫn, quy định dẫn đến tồn dư trong sản phẩm thủy sản gây mất an toàn thực phẩm khiến một số thị trường xuất khẩu thủy sản quan trọng của Việt Nam đã tạm ngừng nhập khẩu. Trong khi đó, nhiều địa phương chưa tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý thú y thủy sản, thiếu cán bộ chuyên môn (có tỉnh chỉ có 2-3 người) và trang thiết bị. Để khắc phục những tồn tại này, Bộ NN&PTNT; yêu cầu các địa phương rà soát, tổ chức thực hiện quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản, giảm thiểu nhiễm chéo bệnh giữa các ao nuôi. Đồng thời rà soát, đầu tư, nâng cấp các phòng thử nghiệm của địa phương đạt chuẩn để phục vụ xét nghiệm bệnh thủy sản kịp thời và hiệu quả. Cùng với đó, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn rà soát, bố trí nhân viên cấp huyện, xã để triển khai có hiệu quả công tác thú y thủy sản. Đặc biệt, Bộ NN&PTNT; đề nghị các địa phương tập trung nguồn lực để phòng, chống các loại dịch bệnh quan trọng trong thủy sản, dịch bệnh có nguy cơ ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản. Ngoài ra, tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm trong kinh doanh, sử dụng thức ăn, thuốc thú y thủy sản, hóa chất cải tạo môi trường. Trong chỉ thị, Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng yêu cầu các địa phương tổng hợp thông tin về việc rà soát, kiểm tra, gửi về Bộ trước ngày 31/7. Tổng cục Thủy sản và Cục Thú y sẽ tổ chức điều tra, truy xuất nguồn gốc đối với các lô hàng thủy sản bị cảnh cáo, trả về hoặc cấm nhập khẩu do nhiễm hóa chất, kháng sinh để làm căn cứ thanh tra và xử lý vi phạm. Đỗ Hương. Share on Tumblr.
Không được nhiều nước công nhận, vì sao Bitcoin tăng giá phi mã?
Đồng tiền ảo Bitcoin đã tăng hơn 100% giá trị chỉ trong vòng 2 tháng dù hiện vẫn chưa được đại đa số các chính phủ trên thế giới công nhận.
Kinh tế
Từ mức 965 USD/Bitcoin ngày 26/3, giá đồng tiền ảo Bitcoinnày đã lên tới mức 2,259 USD/Bitcoin, tăng 134% giá trị chỉ trong vòng 2 tháng. Vậy vì đâu một đồng tiền ảo không được nhiều quốc gia công nhận lại tăng giá phi mã? Giá trị của Bitcoin. Một đồng tiền, như Việt Nam đồng, có giá trị là vì đây là loại tiền tệ được Chính phủ công nhận, là đồng tiền duy nhất dùng để nộp thuế cho chính phủ. Do đó, nếu tham gia bất kỳ hoạt động giao thương nào tại Việt Nam, bạn cần Việt Nam đồng, điều này tạo ra giá trị cho đơn vị tiền tệ này. Vậy Bitcoin có phải là một đơn vị tiền tệ, hay là một nền tảng thanh toán, hay một loại tài sản ảo được định giá? Câu trả lời dễ hiểu nhất là Bitcoin bao gồm cả 3 yếu tố trên. Có thể hiểu Bitcoin vừa là đơn vị tiền tệ, vừa là tài sản ảo và vừa là một nền tảng thanh toán. Ảnh: Techcrunch. Vàng là kim loại có giá trị vì tính quý hiếm. Đồng USD có giá trị vì được chấp nhận rộng rãi và Bitcoin có giá trị vì tính phổ biến. Càng ngày càng có nhiều người chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin, điều này khiến giá trị của Bitcoin càng ngày càng tăng lên. Có thể hiểu Bitcoin hoạt động như một mạng xã hội chuyên về thanh toán. Facebook, mạng xã hội lớn nhất thế giới, sẽ không có giá trị nếu không ai sử dụng, tuy nhiên với 1 tỷ người dùng toàn cầu, Facebook trở thành một tài sản có giá trị. Giá trị của Bitcoin gần như gắn chặt với lượng người sử dụng đồng tiền ảo này, điều này đồng nghĩa giá trị của Bitcoin không ổn định, có thể tăng giảm với tốc độ nhanh. Một điều cần nhớ là Bitcoin không phải là đồng tiền ảo duy nhất. Rất nhiều các đồng tiền có tính chất tương tự, thâm chí tiên tiến hơn Bitcoin đã và đang ra đời. Công nghệ luôn phát triển và nhiều đồng tiền mới có tính bảo mật còn cao hơn, sử dụng thuận tiện hơn Bitcoin có khả năng soán chỗ của đồng tiền này, khi đó Bitcoin sẽ mất đi giá trị. Tại Việt Nam, việc sử dụng Bitcoin làm phương tiện thanh toán không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ (tương tự như ở các nước tiên tiến khác). Tuy nhiên, chưa có văn bản nào xác định việc giao dịch Bitcoin là hành vi vi phạm pháp luật hay các quy định quản lý Nhà nước một cách cụ thể. Vì đâu Bitcoin tăng giá phi mã. Bitcoin ngày càng phổ biến, khiến các nhà đầu tư coi đây là một kênh trú ẩn tài sản khả thi để thay vàng. Giống như vàng, giá Bitcoin cũng rất nhạy cảm với các sự kiện chính trị. Sự bất ổn tại Nhà Trắng đã khiến giới siêu giàu mất 35 tỷ USD chỉ sau vài ngày trên sàn chứng khoán. Cổ phiếu lúc này không còn hấp dẫn, các nhà đầu tư chuyển hướng sang các kênh khác là vàng và Bitcoin để lưu trữ tài sản. Giá trị của Bitcoin đã tăng 134% giá trị chỉ trong vòng 2 tháng. Đồ họa: Coindesk. Giá vàng ngay lập tức nhích nhẹ vì thị trường vàng thế giới đã định hình qua nhiều thế kỷ, biến động từ một sự kiện địa chính trị tác động không lớn tới cả thị trường. Tuy nhiên, với một thị trường nhỏ như Bitcoin, lượng vốn mới đổ vào thị trường đã gây ra tác động kép. Không chỉ giá trị trường tăng do lượng tiền đổ vào, Bitcoin còn tăng giá trị nhờ lòng tin của người vào nền tảng này. Khi người giàu dùng Bitcoin như họ dùng vàng để cất tài sản, nhiều người chưa từng tin vào giá trị của Bitcoin đã bị thuyết phục và cân nhắc đầu tư vào đồng tiền ảo này. Hai yếu tố quan trọng là giá trị thị trường và lượng người dùng đều tăng mạnh, cộng với quy mô thị trường Bitcoin chưa quá lớn (37,83 tỷ USD) đã khiến giá Bitcoin tăng phi mã từ thời điểm 26/3 tới nay. Mức tăng trưởng mạnh cho thấy tiềm năng của đồng tiền ảo này, những cũng thể hiện tính bất ổn trong giá trị. Một tài sản có thể tăng 134% giá trị chỉ trong 2 tháng thì không lý do gì không thể mất ngần ấy trong tương lai. Người giàu sẵn sàng cất giấu tài sản vào kênh Bitcoin phần lớn là những tài sản có nguồn gốc nhạy cảm, không thể cất giấu ở các kênh khác. Họ sẵn sàng mất một phần giá trị tài sản trong trường hợp Bitcoin mất giá để lượng tiền này được nặc danh trong giao dịch. Các chuyên gia tài chính cũng nhận định với những tài sản có giá trị bất ổn như Bitcoin thì chỉ thích hợp để đầu tư "lướt sóng" thay vì dài hạn.
Hà Nội triển khai nhiều biện pháp kiểm soát giá, bình ổn giá
(Chinhphu.vn) - Chủ trương bình ổn giá hàng hóa của TP Hà Nội là để phục vụ người dân lao động. Do đó, TP xác định thực hiện nhiều biện pháp để góp phần bình ổn giá chứ không chỉ từ quỹ bình ổn giá.
Kinh tế
Ông Nguyễn Huy Tưởng. Ảnh: Chinhphu.vn/Việt Hà. Cụ thể là, bên cạnh việc chi 475 tỷ đồng từ quỹ dự trữ tài chính cho các doanh nghiệp thương mại vay với lãi suất bằng 0 để dự trữ 9 mặt hàng thiết yếu, TP đang đẩy mạnh việc triển khai thực hiện phủ kín các thị trấn, thị tứ hệ thống trung tâm thương mại, cửa hàng tự chọn để bán lẻ, đồng thời bán buôn để phục vụ các chợ dân sinh ở các xã. Đây là những thông tin ông Nguyễn Huy Tưởng Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội nhấn mạnh khi trao đổi với báo chí bên lề cuộc họp HĐND TP lần thứ 2. Tăng cường hạ tầng thương mại. Ông Nguyễn Huy Tưởng khẳng định, mục đích của việc bán hàng bình ổn giá là phục vụ người dân. Tuy nhiên do hệ thống kinh doanh thương mại chưa đủ rộng khắp đến các vùng thời gian tới, Thành phố sẽ tăng cường hạ tầng thương mại và phát triển mạnh các tổ chức thương mại để có thể đáp ứng được yêu cầu này. Chủ trương của Hà Nội là tạo hành lang pháp lý thuận lợi không phân biệt doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân khi tham gia kinh doanh thương mại ở nông thôn. Ví dụ Công ty tư nhân Lan Chi là mô hình tốt để thực hiện chủ trương bình ổn giá của Thành phố. Trong vòng 3 năm kể từ khi hợp nhất Hà Nội đến nay, công ty này đã mở 10 siêu thị ở các huyện ngoại thành như Ba Vì, Sơn Tây, Chương Mỹ, Đan Phượng, Phúc Thọ, với số vốn đầu tư mỗi siêu thị khoảng 20 tỷ đồng. Trong năm nay, TP sẽ thông qua hệ thống 10 siêu thị của Lan Chi để đưa hàng bình ổn giá đến với người dân ở các huyện ngoại thành và khu công nghiệp. Cũng theo cách này, TP đã giao Công ty 12/9 của Ứng Hòa xây dựng siêu thị ở vùng Mỹ Đức, Ứng Hòa. Còn khi chưa xây dựng kịp các siêu thị ở nông thôn thì TP sẽ tiếp tục chương trình đưa hàng về nông thôn, quyết tâm phủ kín thị trấn, thị tứ những trung tâm thương mại, cửa hàng tự chọn để bán lẻ, đồng thời bán buôn để phục vụ các chợ dân sinh ở các xã. Tăng cường kiểm soát giá cả và dự báo, tuyên truyền. Trước tình hình giá lương thực, thực phẩm tăng cao, gây ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân, để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát theo chỉ đạo của Chính phủ, TP đã yêu cầu Sở Tài chính, Sở công Thương có dự báo kịp thời để thông tin với các đơn vị thương mại chủ động ký hợp đồng, chủ động nguồn hàng. Hiện nay, TP có 660 điểm bán hàng bình ổn giá. Để thực hiện hiệu quả công tác này, TP đã yêu cầu các doanh nghiệp đăng ký nhận nhiệm vụ bình ổn giá sẽ phối hợp với các ban quản lý của các chợ dân sinh để nối dài tay các doanh nghiệp bình ổn giá. Nghĩa là những hộ tiểu thương trong chợ dân sinh có đến lấy hàng của các doanh nghiệp bình ổn giá để bán cho người tiêu dùng. TP giao Sở Công Thương và Sở Tài chính tăng cường kiểm soát chặt chẽ các mặt hàng để hàng bình ổn giá đến với người tiêu dùng; yêu cầu các công ty thương mại niêm yết tất cả các loại hàng hóa chứ không chỉ niêm yết riêng mặt hàng bình ổn giá. Ông Tưởng cho rằng có một thực tế là nhiều người dân chưa có thói quen vào siêu thị mua hàng vì cho rằng siêu thị là nơi tầng lớp trung lưu và người giàu thường lui đến. Do vậy, công tác tuyên truyền cần chú ý nêu rõ hàng trong siêu thị lấy trực tiếp từ nhà cung cấp, chỉ qua 1 khâu trung gian nên nhiều mặt hàng giá rẻ hơn chợ dân sinh. Thêm nữa, hàng hóa hầu hết được đảm bảo có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng hơn là các chợ bên ngoài. Một điểm bán hàng bình ổn giá trên địa bàn TP. Ảnh: Chinhphu.vn/Quang Hiếu. Bình ổn giá cũng cần có những biện pháp lâu dài. Theo ông Tưởng, biện pháp lâu dài cho vấn đề kiểm soát giá cả hàng hóa là cần có cơ chế chính sách hỗ trợ cho các vùng chăn nuôi tập trung về vốn, phòng chống dịch bệnh để giảm thiểu độ rủi ro của người chăn nuôi. Tại kỳ họp lần thứ 5, Ban Chấp hành Đảng bộ TP tổ chức hôm 11/7, Ban Thường vụ Thành ủy đã giao Ban chỉ đạo chương trình, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng cơ chế chính sách để tăng tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp cao hơn trồng trọt. Theo yêu cầu của Thường vụ Thành ủy, những chương trình công tác của Thành phố trong đó có chương trình phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới phải hoàn thành việc xây dựng các đề án, cơ chế chính sách cụ thể để đến đầu năm 2012, phần lớn các cơ chế chính sách này phải được ban hành. Như vậy, trong năm 2012, một loạt cơ chế chính sách liên quan đến sản xuất, trồng trọt chăn nuôi của Thành phố Hà Nội cũng được ban hành để đưa vào thực hiện, góp phần phát triển bền vững cho giai đoạn 2011 2015./. Việt Hà.
Ngành Chăn nuôi lao đao vì giá thức ăn tăng - Bài cuối: Nỗ lực ổn định giá thức ăn chăn nuôi
Nhu cầu thức ăn chăn nuôi (TACN) trong tương lai là rất lớn, dự kiến sẽ đạt số lượng 25-26 triệu tấn vào năm 2020 và được đánh giá là ngành chịu rất ít rủi ro, cho lợi nhuận cao, ổn định nhất trong chuỗi ngành chăn nuôi.
Kinh tế
Theo TS Vũ Trọng Bình, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn, tuy là quốc gia nông nghiệp nhưng Việt Nam không có các vùng nguyên liệu cần thiết đáp ứng nhu cầu để sản xuất TACN. Hiện mỗi năm cả nước vẫn phải nhập khẩu khoảng 2 triệu - 2,5 triệu tấn khô dầu đậu nành. Ngay cả bắp, mỗi năm cũng phải nhập khẩu từ 500.000 - 1 triệu tấn. Dù Việt Nam là nước xuất khẩu gạo xếp thứ nhì thế giới, nhưng ngành TACN phải nhập khẩu gần 3 triệu tấn cám/năm. Ngoài ra, chúng ta còn nhập bột cá và thức ăn bổ sung như lyzin. Do phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu nên giá thị trường thế giới quyết định giá thành sản phẩm chế biến TACN trong nước, ông Bình nói. Giữ giá thức ăn chăn nuôi không tăng đột biến giúp người chăn nuôi có lãi, phát triển kinh tế gia đình là yêu cầu bức thiết đối với các nhà quản lý. Ảnh: T.Vũ. Căn cứ vào tình hình thực tế, Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam đã kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có kế hoạch tự sản xuất nguyên liệu TACN trong nước. Theo đó, bộ cần chỉ đạo chuyển một số diện tích trồng lúa năng suất thấp sang trồng ngô; khuyến khích DN chế biến bột cá... Ngân sách nhà nước và các tổ chức tín dụng sẽ tính toán triển khai các hình thức tín dụng ưu đãi cho người chăn nuôi và doanh nghiệp đầu tư trực tiếp xây dựng vùng nguyên liệu TACN. Nhà nước nên có quy hoạch phát triển nguồn nguyên liệu trong nước, đồng thời có những chính sách cụ thể giúp ngành sản xuất TACN trong nước phát triển. Đảm bảo giúp nhà đầu tư duy trì và phát triển các vùng nguyên liệu TACN ổn định, hạn chế nhập khẩu. Các bộ, ngành liên quan cũng cần sớm nghiên cứu, đưa ra các quy định, chính sách hỗ trợ nhà đầu tư xây dựng hạ tầng vùng nguyên liệu theo quy hoạch, ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, đề xuất. Cũng theo ông Bình, Nhà nước cần đơn giản hóa thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng đối với các mặt hàng sắn, ngô, đậu tương để tạo điều kiện cho doanh nghiệp chế biến TACN thu mua nguyên liệu trực tiếp từ người nông dân; có chính sách hỗ trợ vốn cho nông dân nhằm tăng cường hệ thống kho bãi, phơi, sấy, bảo quản để bảo đảm chất lượng nông sản. Bên cạnh đó, phải gắn quy hoạch phát triển nhà máy sản xuất TACN với vùng nguyên liệu. Trong động thái mới nhất, ngay tháng 4 này, Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đã phối hợp với Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính có giải pháp kiểm soát chặt chẽ giá TACN. Theo đó, qua kiểm tra, ngành chức năng sẽ xác định lại mức giá hợp lý nhằm chia sẻ lợi ích giữa nhà sản xuất TACN với người chăn nuôi. Kinh nghiệm thành công của các doanh nghiệp TACN trong các năm qua cho thấy, ngoài việc phải tự quản lý tốt, đầu tư công nghệ thiết bị, tiếp nhận tiến bộ kỹ thuật mới, có chính sách thị trường hợp lý, các doanh nghiệp sản xuất TACN phải chủ động tìm kiếm nguồn nguyên liệu hợp lý nhằm giảm tối đa chi phí trung gian Ngoài ra,132 doanh nghiệp nội hoạt động trong lĩnh vực này đang thiếu vốn sản xuất, kinh doanh. Do vậy, Nhà nước cần xem xét khoanh nợ, cho vay mới để các doanh nghiệp này có đủ sức cạnh tranh với doanh nghiệp ngoại vốn đang làm mưa làm gió trên thị trường TACN, ông Lịch cho biết. Bài và ảnh: Lê Nghĩa.
Ô tô từ 7-9 chỗ phải dán nhãn năng lượng từ 2018
Theo thông tư hướng dẫn mới số 40/2017 của Bộ GTVT, ô tô con từ 7 đến 9 chỗ được nhập khẩu hoặc lắp ráp trong nước buộc phải dán nhãn năng lượng từ năm 2018.
Kinh tế
Bộ GTVT vừa ban hành Thông tư số 40/2017/TT-BGTVT hướng dẫn việc dán nhãn năng lượng đối với xe ô tô con loại trên 7 chỗ đến 9 chỗ ngồi. Theo Thông tư này, xe ô tô con loại trên 7 chỗ đến 9 chỗ được sản xuất, lắp ráp từ linh kiện rời, hoàn toàn mới hoặc nhập khẩu chưa qua sử dụng phải được dán nhãn năng lượng trước khi đưa ra thị trường. Nhãn này cung cấp các thông tin liên quan đến loại nhiên liệu sử dụng, mức tiêu thụ nhiên liệu của xe giúp người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn xe tiết kiệm nhiên liệu. Thông tư không bắt buộc áp đụng đổi với xe được sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu sử dụng trực tiếp vào mục đích quốc phòng, an ninh của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; xe tạm nhập tái xuất; xe quá cảnh, chuyển khẩu; xe của ngoại giao, lãnh sự; xe nhập khẩu đơn chiếc và không vì mục đích kinh doanh xe; xe nhập khẩu theo quy định riêng của Thủ tướng Chính phủ; xe sử dụng nhiên liệu không phải là xăng, điêzen, khí đầu mỏ hóa lỏng (LPG), khí tự nhiên (NG). Theo quy định tại Thông tư Bộ GTVT vừa ban hành, các cơ sở sản xuất, lắp ráp là doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe từ linh kiện rời, hoàn toàn mới đang hoạt động theo quy định của pháp luật; Cơ sở nhập khẩu là tổ chức thực hiện việc nhập khẩu xe; Cơ sở kinh doanh xe là tổ chức, cá nhân thực hiện việc bán, phân phối xe ra thị trường phải thực hiện dán nhãn đối với các loại xe từ 7 - 9 chỗ ngồi phải được dán nhãn năng lượng theo quy định trước khi đưa ra thị trường. Cũng theo Thông tư mới này, các cơ sở sản xuất lắp ráp và nhập khẩu được phép tự công bố mức tiêu thụ nhiên liệu và dán nhãn năng lượng trong các trường hợp xe đã được cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và thực hiện trước ngày 1/1/2018. Theo lộ trình thực hiện dán nhãn năng lượng, các dòng xe sản xuất lắp ráp, nhập khẩu kể từ 1/1/2018 phải thực hiện dán nhãn năng lượng. Các trường hợp tự công bố mức tiêu thụ nhiên liệu và dán nhãn năng lượng quy định tại khoản 1 Điều 5 của Thông tư này được thực hiện đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2018. Hà Thanh.
Đầu tư theo tin đồn: Bài học đắt giá!
Thất bại đã xảy ra với những người vì nghe tin đồn mà vội rút tiền đi mua vàng, ngoại tệ khi giá đang lên mà không theo quy luật thị trường. Đây thực sự là bài học đắt giá!.
Kinh tế
Thông tin Bộ Công An vừa bắt được nhóm đối tượng tung tin đồn thất thiệt trên mạng xã hội về việc Ngân hàng Nhà nước sắp đổi tiền đã làm dư luận chấm dứt hoang mang. Ảnh minh họa: TTXVN. Thông tin Bộ Công An vừa bắt được nhóm đối tượng tung tin đồn thất thiệt trên mạng xã hội về việc Ngân hàng Nhà nước sắp đổi tiền đã làm dư luận chấm dứt hoang mang, nghi ngờ về việc đổi tiền. Trước đó, Ngân hàng Nhà nước đã có thông tin khẳng định không có chuyện đổi tiền , thông tin về việc đổi tiền là bịa đặt và có dụng ý xấu; đồng thời khuyến cáo người dân cần cảnh giác và đấu tranh trước những thông tin sai lệch, bịa đặt trên để tránh thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến đời sống và an ninh tiền tệ quốc gia. Thực tế cho thấy, vừa qua, những biến động của thị trường vàng, ngoại tệ trên thế giới, cũng như tin đồn trong nước đã tác động ít nhiều tới những nhà đầu tư và người dân "yếu bóng vía", có thói quen mua bán theo phong trào hoặc tin đồn. Đó là những người vì nghe tin đồn mà vội rút tiền đi mua vàng, ngoại tệ khi giá đang lên, tới khi giá thấp thì xót xa vì việc mua chỉ mang tính chất găm giữ, không đúng quy luật thị trường...Đây thực sự là bài học đắt giá đối với ai đã trót nghe theo tin đồn trong thời gian qua. Tại thời điểm tin đồn xuất hiện trong những ngày cuối tháng 11, thị trường vàng nổi "sóng", chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế liên tục giãn rộng, có lúc giá vàng trong nước đã đắt hơn giá thế giới tới 4,4 triệu đồng/lượng. Các chuyên gia đã liên tục cảnh báo nhà đầu tư về những rủi ro có thể xảy ra. Và gần đây, phiên họp quyết định tăng lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) được cho là chất xúc tác chính tới thị trường vàng. Ở những phiên đầu tuần này, thị trường vàng trong nước liên tục điều chỉnh tăng giảm không tương xứng với xu hướng của giá thế giới. Chuyển sang phiên giữa tuần, sau thông tin Fed chính thức điều chỉnh tăng lãi suất, giá vàng trong nước chỉ điều chỉnh giảm cầm chừng so với điều chỉnh giảm của giá thế giới. Sự biến động không cùng nhịp này đã nới rộng khoảng cách chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới, có thời điểm lên tới hơn 5 triệu đồng/lượng. Nhìn lại các phiên giao dịch trong tuần này, giá vàng điều chỉnh tăng giảm đan xen. Mức giá cao nhất ghi nhận 36,15-36,6 triệu đồng/lượng trong khi đó mức giá thấp nhất tại 35,58-36,1 triệu đồng/lượng, tương ứng giá mua và bán. Chiều 17/12, giá vàng SJC được Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết ở mức 35,7 36,3 triệu đồng/lượng (mua vào bán ra). Như vậy, so với thời điểm cao nhất và thấp nhất trong tuần, mỗi lượng vàng giảm khoảng 500 nghìn đồng. Bình luận về diễn biến này, Tiến sỹ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính nhận định, việc Fed tăng lãi suất đã được các nhà đầu tư tài chính chờ đợi từ lâu. Và mặc dù đã được dự báo từ lâu nhưng khi Fed quyết định tăng lãi suất, giá vàng thế giới vẫn bị tác động nhất định, điển hình là phản ứng giảm mạnh. Giá vàng trong nước cũng quay đầu giảm theo. Do vậy, những người đã mua vàng sau những tin đồn đổi tiền những ngày trước có thể đang gặp một số thiệt hại. Rõ ràng, nhìn vào diễn biến giá vàng cho thấy, nếu ai ôm tiền đi mua vàng tại thời điểm tin đồn đổi tiền xuất hiện thì chỉ sau 3 tuần đã bị lỗ nặng bởi đà rơi của kim loại quý. Giới phân tích nhận định, việc Fed tăng lãi suất đang khiến đồng USD tăng và đẩy giá vàng thế giới đi xuống. Trong năm 2017, Fed còn dự kiến tăng lãi suất thêm 3 lần nữa, điều này sẽ tạo áp lực cho giá vàng trong ngắn hạn. Do đó, chơi vàng trong giai đoạn này rủi ro cao. Giới kinh doanh vàng cũng nhận định, thời điểm cận cuối năm diễn biến khó lường của giá thế giới kết hợp với cung cầu trong nước vẫn là bài toán khó để dự đoán đúng xu hướng cho kim loại quý. Về phía nhà điều hành, Ngân hàng Nhà nước khẳng định vẫn tiếp tục quản chặt nhằm bảo lưu những thành tựu chống vàng hóa nền kinh tế đã đạt được sau một thời gian dài nỗ lực. Ông Nguyễn Ngọc Cảnh, Vụ trưởng vụ Quản lý Ngoại hối khẳng định, Ngân hàng Nhà nước sẽ theo dõi sát diễn biến của thị trường và khẳng định sẵn sàng các phương án, cũng như có đủ nguồn lực để can thiệp thị trường vàng khi cần thiết. Việc can thiệp bình ổn thị trường vàng sẽ được thực hiện nhất quán với chủ trương quản lý thị trường vàng theo định hướng Nghị định 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ. Thực tiễn cho thấy, việc thực hiện các giải pháp quản lý thị trường vàng theo quy định tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP đã phát huy hiệu quả tích cực. Thị trường vàng ổn định, sức hấp dẫn của vàng miếng đã suy giảm. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, hiện nay Ngân hàng Nhà nước đang tiến hành tổng kết Nghị định 24/2012/NĐ-CP sau gần 4 năm có hiệu lực thi hành để tiếp tục phát huy hơn nữa những kết quả tích cực đã đạt được trong thời gian qua và sửa đổi, bổ sung một số nội dung cho phù hợp với bối cảnh mới. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục quản lý chặt chẽ thị trường vàng miếng, tạo điều kiện phát triển thị trường vàng trang sức, mỹ nghệ một cách lành mạnh, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người dân cũng như doanh nghiệp, người đứng đầu Vụ Quản lý Ngoại hối khẳng định. Về phía người dân, việc mua bán hay quyết định đầu tư theo tin đồn là bài học đắt giá. Một lần nữa, đây là bằng chứng cho thấy, việc mua bán chỉ đạt kết quả tốt nhất khi dựa trên các chỉ số kinh tế, diễn biến thị trường, cũng như các chính sách kinh tế khi đã được các cơ quan quản lý, điều hành công bố chính thức./. Xem thêm: >> Bộ Công an làm rõ đối tượng bịa đặt thông tin đổi tiền.
Lãi USD chuyển biến “lạ”
Dù thị trường ngoại tệ được nhìn nhận đang trong trạng thái dư cung với mức dư thừa được hoán đổi cho NHNN lên đến 600 triệu USD, lãi suất huy động USD cá biệt vẫn đang được một vài NHTM đưa lên mức cao nhất trong hơn 1 năm trở lại đây.
Kinh tế
Lặng lẽ tăng trần Kết thúc ba tuần đầu tiên của tháng 6, lãi suất huy động USD từ nhóm khách hàng cá nhân của hệ thống các NHTM nói chung theo phân tích của NHNN là ít có biến động so với nhiều tuần trước đó. Mức lãi suất phổ biến nhất hiện nay tại nhóm các NHTM nhà nước theo đó tạm dừng ở ngưỡng 3,4-3,5% đối với kỳ hạn 3 tháng, 3,5-3,8%/năm đối với kỳ hạn 6 tháng, 3,5-4,2%/năm đối với kỳ hạn 12 tháng và kỳ hạn trên 12 tháng có mức lãi suất 3,8-4,3%/năm. Cao hơn chút đỉnh tại nhóm các NHTM cổ phần, biểu lãi suất tương ứng hiện lần lượt là 3,5-4,2%/năm dành cho kỳ hạn 3 tháng, 3,6-4,4%/năm dành cho kỳ hạn 6 tháng, 4,-4,7% dành cho kỳ hạn 12 tháng và kỳ hạn trên 12 tháng có mức lãi suất 4-5%/năm. Song ở trong mức chung phổ biến này, lãi suất huy động USD vẫn chứng kiến những bước điều chỉnh tăng dần về độ nóng. Tạm tính từ thời điểm 23.6, SHB là NHTM đầu tiên tiến hành lãi suất tiết kiệm bậc thang USD đối với các khách hàng cá nhân. Trong đó lãi suất tiết kiệm bậc thang theo số tiền ở các kỳ hạn được điều chỉnh tăng 0,1- 0,2% và qua đó đưa lãi suất cao nhất của sản phẩm này lên mức 5%/năm, thay vì mức 4,8%/năm như trước. Ngay sau SHB, LienVietBank cũng công bố các điều chỉnh khá mạnh về lãi suất huy động USD. Không chỉ áp dụng một mức lãi suất huy động cao nhất, 5,25%/năm cho kỳ hạn 36 tháng, có đến 5 kỳ hạn gửi tiền khác từ 6 tháng đến 24 tháng được chào lãi suất tăng dần từ 5%/năm đến 5,15%/năm. Phó Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ LienVietBank ông Nguyễn Đức Hưởng còn cho hay, tiếp sau chương trình phát hành kỳ phiếu USD lãi suất cao nhất tới 5,15%/năm, NH này đang có kế hoạch triển khai một loạt các chương trình huy động như chứng chỉ tiền gửi hay các chương trình tiết kiệm với lãi suất hấp dẫn khác. Dẫu vậy, ABBank cho đến nay vẫn là ngân hàng giữ đỉnh lãi suất huy động USD cao nhất trên thị trường (5,5%/năm) vốn được thiết lập từ ngày 18.6 đến nay. ABBank đồng thời cũng là NHTM đang áp dụng mức lãi suất huy động từ 5%/năm trở lên cho nhiều kỳ hạn huy động nhất trong hệ thống các NHTM. Ngoài mức lãi suất 5,5%/năm cho kỳ hạn 48 tháng, có đến 13 kỳ hạn huy động khác từ 6 tháng đến 60 tháng có lãi suất trong khoảng 5-5,45%/năm. Thanh khoản vẫn tốt Như đã viết, dù tạo nên một cú sốc nhẹ đối với thị trường huy động vốn USD song mức lãi suất của một vài NHTM cổ phần nêu tên trên đây không phản ánh được mặt bằng lãi suất huy động chung trên thị trường. Thực tế ngoài ABBank và LienVietBank có áp dụng lãi suất huy động USD vượt ngưỡng 5%/năm, hiện chỉ có 5 NHTM cổ phần khác áp dụng biểu lãi suất niêm yết cao nhất đến 5%/năm. Phần động các NHTM còn lại, bao gồm cả nhóm nhà nước và cổ phần đều đang khống chế lãi suất huy động USD thấp hơn mức 4,9%/năm. Như nhiều nhận định, biểu lãi suất huy động ra sao sẽ phản ánh thực tế tình hình nguồn vốn và khả năng thanh khoản của mỗi ngân hàng. Phần đông các NHTM hiện đều hài lòng và ít thay đổi biểu lãi suất huy động của mình được cho là do thị trường ngoại tệ đang trong trạng thái dư cung thể hiện qua việc các NHTM ngày càng tăng cường bán ngoại tệ cho NHNN. Con số chính thức được Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối NHNN ông Nguyễn Quang Huy, công bố cuối tuần qua cho thấy, chỉ tính riêng ngoại tệ dư thừa trong hoạt động huy động và cho vay ngoại tệ được các NHTM thực hiện giao dịch hoán đổi với NHNN là khoảng 600 triệu USD. Khi mà nguồn ngoại tệ nhàn rỗi vẫn còn tương đối dồi dào, không có lý gì các NHTM lại tìm cách đẩy mạnh huy động thông qua việc tăng lãi suất. Diễn biến lạ trong biểu lãi suất huy động USD cũng có thể không khác mấy đối với tình hình lãi suất huy động VND khi từng được một vài NHTM đẩy lên lên mức 11,99%/năm.
Năm 2010 lạm phát có thể giữ ở mức một con số
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) sau khi tăng mạnh vào những tháng đầu năm đã dần lấy lại sự ổn định và bắt đầu giảm từ tháng 5 trở lại đây.
Kinh tế
Cụ thể, CPI tháng 5 tăng 0,27% so với tháng 4, tháng 6 tăng 0,22% so với tháng 5 và tháng 7 tăng 0,06% so với tháng 6, trong đó, CPI tháng 7 có mức tăng thấp nhất kể từ đầu năm đến nay và cũng là mức tăng thấp nhất so với cùng kỳ từ năm 2004 trở lại đây. Với kết quả này, các chuyên gia kinh tế cho rằng, năm 2010 có thể giữ lạm phát ở mức một con số. Với diễn biến CPI có xu hướng ổn định trong bốn tháng liên tiếp, nhiều chuyên gia kinh tế nhận định mặt bằng giá tiêu dùng đang khá ổn định và xu hướng ổn định sẽ tiếp tục được duy trì trong một vài tháng tới. "Chính sách kinh tế vĩ mô phát huy tác dụng cộng với việc tăng cường quản lý giá cả thì lạm phát cả năm 2010 có thể giữ được ở mức một con số," Tiến sỹ Vũ Đình Ánh, Viện Khoa học thị trường giá cả (Bộ Tài chính) nhận xét. Theo phân tích của các chuyên gia thuộc Tổ điều hành thị trường trong nước, giá cả đã giữ được xu hướng ổn định do các biện pháp kiềm chế lạm phát, tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, các chương trình bình ổn thị trường tại một số tỉnh, thành phố lớn được triển khai và bước đầu phát huy tác dụng. Phát biểu tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7 mới đây, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng cũng khẳng định trong thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương đã thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 6/4/2010 về ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và các nghị quyết khác của Chính phủ, nhờ đó đã đạt được những kết quả tích cực trong việc bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát. Mặc dù vậy, bảy tháng đầu năm, CPI đã tăng 4,84%, trong đó nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng cao nhất (tăng 8,57%) do các tháng đầu năm các mặt hàng lớn thuộc nhóm này tăng như thép xây dựng, điện, nước, gas, giá thuê nhà...; tiếp đến là nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 7,98% do tác động của việc tăng lương và nhóm thực phẩm cũng tăng khá cao (tăng 7,56%) do tác động của dịch bệnh và Tết Nguyên đán. Các chuyên gia kinh tế cũng cảnh báo theo quy luật, giá cả thường có xu hướng tăng mạnh về cuối năm. Trong những tháng cuối năm, nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức như giá cả trên thị trường thế giới tăng gây áp lực đến mặt bằng giá cả trong nước, lãi suất tín dụng cao vẫn là những khó khăn cho sản xuất kinh doanh, nhất là sản xuất công nghiệp; thiên tai, dịch bệnh vẫn có nguy cơ lây lan và diễn biến khá phức tạp... Theo Tổ điều hành thị trường trong nước, ngay trong tháng 8 này, giá một số mặt hàng thiết yếu đã bắt đầu có xu hướng tăng do tác động của giá thế giới, do tính mùa vụ cũng như ảnh hưởng của mùa mưa bão. Vì vậy, trong các tháng cuối năm 2010, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm phát, giảm dần tốc độ tăng giá, trong đó chú trọng làm tốt kiểm soát giá, không để tình trạng đầu cơ, tăng giá bất hợp lý; kiểm soát chặt chẽ lãi suất huy động, lãi suất cho vay, tỷ giá ngoại tệ... Để thực hiện mục tiêu kiểm soát CPI cả năm ở mức từ 7-8%, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng cũng cho biết thời gian tới, Chính phủ sẽ chỉ đạo tăng cường kiểm soát tốt hơn giá các mặt hàng trọng yếu như giá thuốc chữa bệnh, giá sữa, ổn định giá than cho điện, điều chỉnh giá xăng dầu sẽ nhịp nhàng hơn.../. Thu Hường (Báo Tin Tức/Vietnam+).
Biểu thuế XK, NK 2015: Chưa tác động nhiều đến doanh nghiệp
(HQ Online)- Theo Biểu thuế XK, NK có hiệu lực từ 1-1-2015, nhiều mặt hàng NK được giảm thuế. Mặc dù vậy, nhiều DN khi được hỏi đã cho rằng sự tác động của Biểu thuế đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN là chưa nhiều.
Kinh tế
Các DN sản xuất trong nước sẽ gặp phải vấn đề về cạnh tranh khi thực hiện các Hiệp định thương mại tự do. Ảnh: TRẦN VIỆT. Từ ngày 1-1-2015, Việt Nam sẽ cắt giảm thêm 1.720 dòng thuế từ thuế suất hiện hành 5% xuống 0% theo cam kết Hiệp định thương mại tự do ASEAN (ATIGA). Như vậy, năm 2015, sẽ chỉ còn 7% dòng thuế, tương đương trên 600 mặt hàng được xem là nhạy cảm nhất chưa cắt giảm về 0%. Điều này có nghĩa là hầu hết các mặt hàng của các nước trong khu vực ASEAN NK vào Việt Nam nếu đáp ứng đủ điều kiện xuất xứ theo quy định của Hiệp định sẽ được hưởng thuế suất bằng 0%. Hàng hóa của ta xuất sang các nước ASEAN như Thái Lan, Myanmar, Philippines đã được hưởng thuế suất 0% từ năm 2010. (Nguồn: Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính). Theo Biểu thuế XK, NK có hiệu lực từ 1-1-2015, nhiều mặt hàng NK được giảm thuế; chủ yếu các mặt hàng NK từ các nước Đông Nam Á sẽ không phải chịu thuế NK, theo cam kết của Việt Nam khi thực hiện Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) giai đoạn 2015-2018 và các mặt hàng NK từ Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc và New Zealand theo các Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN - Trung Quốc (ACFTA); ASEAN - Ấn Độ (AIFTA); ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA) và ASEAN - Úc - New Zealand (AANZFTA)... Các nhóm hàng cắt giảm thuế thuộc các ngành nông nghiệp, nông sản (thủy hải sản, thịt gia súc, gia cầm), nhiên liệu (xăng dầu, than) Diện mặt hàng mà Việt Nam không cam kết xóa bỏ thuế trong hầu hết các Hiệp định FTA tập trung vào các nhóm hàng nhạy cảm, gồm: Thuốc lá, rượu, bia, xăng dầu, ô tô, một số linh kiện và phụ tùng ô tô, một số mặt hàng sắt thép, các mặt hàng áp dụng hạn ngạch thuế quan (đường, trứng, lá thuốc lá) và các mặt hàng an ninh quốc phòng. Ngay trong những ngày đầu năm 2015, nhiều DN được hỏi cho biết Biểu thuế 2015 hiện tại chưa tác động nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Theo ông Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam, bắt đầu từ năm 2015, Việt Nam tiếp tục thực hiện lộ trình giảm thuế theo đúng cam kết khi gia nhập WTO, thuế suất thuế NK một số mặt hàng thịt giảm đi nhưng sẽ không gây tác động, ảnh hưởng nhiều tới các DN sản xuất, kinh doanh trong ngành chăn nuôi. Lý giải cho điều này, ông Vang cho biết năm 2014, tất cả các loại thịt NK chiếm khoảng 2,7% trên tổng số lượng thịt tiêu thụ trên cả nước. Trong đó, Việt Nam lại XK đi khoảng 0,8-0,9%. Vì vậy, nếu tính chi li, lượng thịt NK chỉ chiếm khoảng 1,7-1,8% tổng lượng thịt tiêu thụ. Do vậy, việc giảm thuế sẽ không gây tác động, ảnh hưởng nhiều tới các DN. Đi vào phân tích, dễ thấy, hiện nay trong tổng số thịt sử dụng cả năm, thịt gia cầm chiếm khoảng 31-32%, thịt lợn chiếm khoảng 62%, còn khoảng 6% là thịt bò, thịt trâu. Đối với gia cầm, nhất là gà, tập quán của Việt Nam thường ăn gà ta, thả vườn, trong khi nước ngoài chủ yếu sản xuất gà công nghiệp nên số lượng NK cũng tương đối hạn chế. Thịt gà NK vào Việt Nam cũng chủ yếu là chân gà, cánh gà, gà già... Lượng thịt sử dụng phần chính vẫn do chăn nuôi trong nước cung ứng. Với thịt lợn, năm 2014 Việt Nam NK khoảng 3.000 tấn, chiếm lượng rất nhỏ trong tổng số thịt lợn sử dụng, với giá trị tương ứng khoảng 6 triệu USD và trong năm 2015 dự kiến lượng NK cũng không có nhiều biến động. Riêng với thịt bò, thịt trâu Việt Nam sẽ khó cạnh tranh nổi với các quốc gia có thế mạnh về đồng cỏ, chăn nuôi công nghiệp... Tuy nhiên, lượng các loại thịt này sử dụng hàng năm chỉ chiếm khoảng 6% trong cơ cấu thịt, mức độ tác động không quá lớn, ông Vang cho biết. Trao đổi về sự tác động của Biểu thuế 2015, đại diện Tổng công ty Thương mại Hà Nội Hapro cho hay: Đơn vị NK, phân phối của Tổng công ty hiện đang NK một số mặt hàng thuộc nhóm hàng nhạy cảm là rượu, bia nên chưa được hưởng thuế NK cắt giảm, bên cạnh đó thuế Tiêu thụ đặc biệt có lộ trình tăng trong các năm tiếp theo. Công ty cũng đang nghiên cứu NK một số mặt hàng tiêu dùng (hóa mỹ phẩm, gia dụng), tuy nhiên nhóm hàng này mức giảm chưa đáng kể. Ngành công nghiệp ô tô được cho là sẽ chịu tác động mạnh mẽ khi Việt Nam cắt giảm thuế theo lộ trình cam kết, tuy nhiên đại diện Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải, ông Trương Bình Nguyên, Trưởng phòng Marketing cho biết, Biểu thuế năm 2015 không thay đổi so với Biểu thuế 2014 (thuế NK AFTA vẫn ở mức 50%), vì vậy không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của công ty. Tác động về lâu dài. Theo ông Văn Đức Mười, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV kỹ nghệ Súc sản Việt Nam Vissan, Vissan kinh doanh 2 nhóm mặt hàng là thực phẩm tươi sống và thực phẩm chế biến. Hàng chế biến ảnh hưởng nhiều vì giá nguyên liệu của mình vốn đã cao, ví dụ giá thịt lợn cao hơn giá thế giới 25%. Việc thay đổi Biểu thuế NK dẫn đến khả năng hàng hóa nước ngoài tràn ngập thị trường, cạnh tranh với hàng hóa trong nước do tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm của hàng nước ngoài tốt hơn. Điều này chắc chắn ảnh hưởng. Nhưng ông Mười cho rằng, đến giờ phút này, do đây mới chỉ là năm đầu tiên thực hiện lộ trình giảm thuế 2015-2018, nên chưa ảnh hưởng nhiều đến DN. Tuy nhiên, theo ông Mười, nhìn về dài hạn, Việt Nam gia nhập sâu rộng các Hiệp định thương mại, nhất là gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN, sự chuẩn bị của DN còn yếu nên sức cạnh tranh còn hạn chế vậy nên chắc chắn thị trường sẽ bị ảnh hưởng lớn. Là DN chuyên sản xuất sản phẩm nội thất làm từ gỗ NK, đại diện Công ty TNHH Đầu tư Đường Thành cho biết thuế NK nguyên liệu năm 2015 không giảm, vì vậy việc sản xuất kinh doanh của DN không có ảnh hưởng lớn so với năm trước. Hiện nay những mặt hàng mà chúng tôi NK, ngay cả NK từ Trung Quốc chưa được hưởng ưu đãi thuế quan. Nguyên liệu để sản xuất sản phẩm của DN chúng tôi (sản phẩm gỗ nội thất) hầu hết phải NK vì đa phần trong nước chưa sản xuất được, hoặc đã sản xuất nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu. Thuế NK gỗ của chúng tôi là 25%, cộng thêm 10% thuế GTGT, tổng cộng là 35%, mức thuế rất cao, ông Phạm Ngọc Linh, Tổng giám đốc Công ty TNHH Đầu tư Đường Thành cho biết. Tuy vậy, ông Phạm Ngọc Linh cho rằng có nhiều mặt hàng sẽ giảm thuế NK theo các Hiệp định thương mại tự do, vì thế trong khi các DN thương mại rất hài lòng khi thuế NK giảm thì các DN sản xuất trong nước sẽ gặp phải vấn đề về cạnh tranh. Theo ông Thành, thuế NK giảm có hai mặt lợi và hại, nhưng đó là xu thế chung, các DN không thể làm khác được mà buộc phải tự nâng cao năng lực cạnh tranh của chính mình. Như vậy, có thể là năm đầu trong lộ trình giảm thuế 2015-2018 nên sự tác động đến DN chưa rõ ràng. Tuy nhiên, có một điều đáng lưu ý là bên cạnh những DN quan tâm đến biểu thuế mới thì đến thời điểm này, khi Biểu thuế 2015 được ban hành được gần 1 tháng, nhưng khi được hỏi, nhiều DN vẫn cho biết chưa cập nhập nội dung của biểu thuế. Về lâu dài, việc cắt giảm thuế theo lộ trình cam kết của các Hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết sẽ có những tác động sâu sắc đến tình hình DN, đòi hỏi các DN phải nghiên cứu để có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho sự cạnh tranh trên sân nhà.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Đà Nẵng phải trở thành một thành phố thông minh
Chiều 28/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các bộ, ngành Trung ương đã làm việc với lãnh đạo chủ chốt thành phố biển Đà Nẵng.
Kinh tế
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Thống Nhất-TTXVN. Chiều 28/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các bộ, ngành Trung ương đã làm việc với lãnh đạo chủ chốt thành phố biển Đà Nẵng để giải quyết những khó khăn, bất cập về cơ chế, chính sách, đưa Đà Nẵng bứt phá mạnh mẽ hơn nữa, xứng tầm với tiềm năng, lợi thế Trung tâm kinh tế khu vực miền Trung Tây Nguyên. Gợi mở ý tưởng phát triển Đà Nẵng, Thủ tướng đề nghị Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố phải có ước mơ, quyết tâm và quyết liệt thực hiện các giải pháp đưa Đà Nẵng hướng đến trở thành những trung tâm tài chính, kinh tế du lịch của thế giới như Singapore, HongKong, trong tương lai gần. Là điểm trung chuyển quan trọng trên con đường di sản miền Trung, Đà Nẵng được xem là thành phố của du lịch và đây cũng là lĩnh vực kinh tế trọng yếu, đem lại nguồn thu lớn nhất cho địa phương này. 9 tháng đầu năm 2016, mặc dù trong bối cảnh chịu tác động bởi những khó khăn trong nước và quốc tế nhưng hoạt động du lịch của Đà Nẵng vẫn diễn ra sôi động với nhiều sự kiện lớn, góp phần thu hút khách tham quan du lịch đến Đà Nẵng tăng cao so với cùng kỳ. Trong thời gian này, ước có tới 4,41 triệu lượt khách đến Đà Nẵng, bằng 85,8% kế hoạch, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm trước. Tổng doanh thu từ hoạt động du lịch của Đà Nẵng ước đạt 12.795,8 tỷ đồng, tăng 25,4%. Tính đến nay, trên địa bàn Đà Nẵng nhiều dự án du lịch được cho phép đầu tư với tổng vốn hàng tỷ USD. Trong đó, nhiều tập đoàn lớn như Vina Capital, Indochina Capital, Vingroup đầu tư vào các sân golf, khách sạn, resort cao cấp. Sự tăng trưởng mạnh mẽ từ du lịch đã góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội của thành phố phát triển, ước đạt 38.820 tỷ đồng, tăng 8,85% so với 2015. Một trong những động lực chính thúc đẩy tăng trưởng ở thành phố biển này chính là kết quả tốt trong công tác cải cách hành chính. Đà Nẵng là địa phương dẫn đầu cả nước năm thứ 8 liên tiếp về chỉ số sẵn sàng phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin (ICT Index), năm thứ 4 liên tiếp về chỉ số cải cách hành chính (PAR Index). Điểm nhấn của bức tranh phát triển Đà Nẵng những quý đầu năm 2016 là việc chuẩn bị và tổ chức tốt sự kiện thể thao tầm cỡ khu vực: Đại hội Thể thao bãi biển Châu Á lần thứ 5 (Asian beach games ABG 5) và đang tích cực chuẩn bị cho sự kiện đối ngoại quốc tế đặc biệt, quy mô lớn của Đảng, Nhà nước - Năm APEC 2017. Quan điểm của đại diện các bộ, ngành tại buổi làm việc cho rằng, Đà Nẵng cần quan tâm nhiều hơn đến quy hoạch đô thị để hướng tới vai trò trung tâm thương mại, tài chính khu vực trên cơ sở tiết kiệm, sử dụng đất hợp lý trong bối cảnh quỹ đất của Đà Nẵng không lớn. Bên cạnh du lịch, thương mại, cần đặt vấn đề hình thành trung tâm nghiên cứu công nghệ cao đi tắt, đón đầu phục vụ phát triển kinh tế-xã hội vùng và cả nước. Các cơ quan trung ương góp ý Đà Nẵng xây dựng mô hình du lịch đồng bộ với thương mại để thúc đẩy giao thương từ nguồn khách du lịch. Đánh giá tổng quan tình hình kinh tế-xã hội của Đà Nẵng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, những thành quả của Đà Nẵng là khá rõ nét và rất đáng ghi nhận với nhiều ưu điểm như: Môi trường đầu tư thông thoáng, nguồn nhân lực nhất là đội ngũ cán bộ, công chức hiệu quả, năng động; tỷ lệ doanh nghiệp khá cao. Thành phố cũng đã bước đầu làm tốt việc xây dựng thương hiệu và phát triển du lịch. Đề nghị Đảng bộ, chính quyền Đà Nẵng không thỏa mãn với kết quả đạt được, Thủ tướng phân tích cụ thể một số hạn chế của địa phương trong quá trình phát triển như: Quy mô nền kinh tế, năng lực sản xuất dịch vụ còn nhỏ và thấp, nhất là trong sản xuất nông nghiệp, thu ngân sách. Đà Nẵng cũng chưa thực sự làm tốt vai trò kết nối và hội nhập; hạ tầng hội nhập quốc tế và khu vực của thành phố cũng còn nhiều tồn tại cần khắc phục. Để đưa thành phố xứng tầm trung tâm khu vực, Thủ tướng gợi ý trước hết Đà Nẵng cần tập trung phát triển vào phía tây - nơi điều kiện kinh tế-xã hội còn thiếu và yếu hơn. Về tầm nhìn dài hạn, Đà Nẵng phải hướng đến trở thành một thành phố thông minh, cạnh tranh, kết nối trong nước với các thành phố khác trên thế giới; thực sự là một điểm đến của du khách, của hàng hóa và những ý tưởng sáng tạo, Thủ tướng đề nghị. Thủ tướng cho rằng, Đà Nẵng cần quy hoạch phát triển một cách tổng thể, nhất quán và có chiều sâu hơn nữa; sử dụng một cách thông minh, hiệu quả quỹ đất hạn hẹp nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu hội nhập. Đặc biệt, thành phố cần mở rộng cửa để thu hút mạnh mẽ nhân tài, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong, ngoài nước tới làm việc, đầu tư, sản xuất kinh doanh và phải xây dựng kế hoạch mang tính đột phá về sử dụng nguồn nhân lực. Trong tiến trình phát triển, cần ưu tiên gìn giữ môi trường sống của cộng đồng, ngày càng có nhiều hơn sản phẩm chất lượng cao phục vụ du khách và người dân. Đề cập đến vấn đề liên kết vùng, Thủ tướng gợi ý thành phố cần hình thành những vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh, chất lượng cao trên cơ sở tăng cường đầu tư nâng cao hệ thống hạ tầng phù hợp. Với tinh thần đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn Đà Nẵng triển khai quyết liệt kế hoạch hành động của Đảng bộ, HĐND thành phố và đặc biệt thực hiện tốt các Nghị quyết của Chính phủ về phát triển kinh tế-xã hội; phục vụ doanh nghiệp và người dân; song song với giải ngân hiệu quả nguồn vốn đầu tư xây dựng và tăng cường xúc tiến phong trào khởi nghiệp. Biểu dương Đà Nẵng đã đề cao vấn đề bảo vệ môi trường, không chấp nhận các dự án đầu tư gây hại, ảnh hưởng tới môi trường sống của người dân, Thủ tướng cũng đề nghị thành phố chủ động đi tắt, đón đầu cuộc cách mạng lần thứ 4; thúc đẩy mạnh mẽ khoa học công nghệ phát triển; hỗ trợ tăng trưởng kinh tế biển; thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, chăm sóc người có công. Ngoài ra, thành phố cũng cần nỗ lực xây dựng nền hành chính kiến tạo, liêm chính; cải cách bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và giải quyết tốt bài toán ùn tắc giao thông. Thủ tướng cũng lưu ý Đà Nẵng phát huy vai trò trung tâm của khu vực, quan tâm chia sẻ hỗ trợ và kết nối nhiều hơn nữa cho các tỉnh miền Trung; đồng thời tăng cường xúc tiến các hoạt động giao thương với các nền tài chính, kinh tế mạnh như Singapore và HongKong. Thủ tướng mong muốn cả hệ thống chính trị, cán bộ, chính quyền và nhân dân Đà Nẵng tiếp tục nỗ lực phấn đấu, phát huy ý chí, nghị lực của người dân miền Trung, đưa Đà Nẵng vươn lên, hoàn thành các mục tiêu phát triển, ngày càng có được những thành quả to lớn hơn nữa trong thời gian tiếp theo./.
Ban hành quy chế quản lý khai thác thủy sản
UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, vừa ban hành quy chế quản lý khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn.
Kinh tế
Nội dung quy định nêu rõ, đối với tàu cá hoạt động tại các vùng khai thác, tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90 CV trở lên khai thác thủy sản tại vùng khơi và vùng biển cả, không được khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ và vùng lộng. Tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 20 CV đến dưới 90 CV khai thác thủy sản tại vùng lộng và vùng khơi, không được khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ và vùng biển cả. Tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính dưới 20 CV hoặc tàu không lắp máy khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ, không được khai thác thủy sản tại vùng lộng, vùng khơi và vùng biển cả.
Hướng dẫn kê khai, hoàn thuế giá trị gia tăng
Tổng cục Thuế vừa có Công văn số 3148/TCT-CS gửi Cục Thuế tỉnh Long An và Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh trả lời về việc kê khai, hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT).
Kinh tế
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet. Trả lời Công văn số 1102/CT-TTHT ngày 15/05/2017 và Công văn số 901/CT-TTHT của Cục Thuế tỉnh Long An về việc giải quyết hoàn thuế hàng xuất khẩu đối với Công ty Cổ phần Thực phẩm Agrex Sài Gòn, Tổng cục Thuế cho biết, theo Điều 11 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và thi hành một số điều của Luật thuế GTGT thì người nộp thuế kê khai, nộp thuế GTGT tại địa phương nơi sản xuất, kinh doanh. Người nộp thuế kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính thì phải nộp thuế GTGT tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất và địa phương nơi đóng trụ sở chính. Bên cạnh đó, theo Điểm d khoản 1 Điều 11 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/07/2013 của Chính phủ hướng dẫn khai thuế GTGT thì trường hợp người nộp thuế kê khai, nộp thuế theo phương pháp khấu trừ có cơ sở sản xuất trực thuộc (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp) không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu đóng trên địa bàn cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính thì: Nếu cơ sở sản xuất trực thuộc có hạch toán kế toán thì phải đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ tại địa phương nơi sản xuất, khi điều chuyển bán thành phẩm hoặc thành phẩm, kể cả xuất cho trụ sở chính phải sử dụng hóa đơn GTGT làm căn cứ kê khai, nộp thuế tại địa phương nơi sản xuất. Nếu cơ sở sản xuất trực thuộc không thực hiện hạch toán kế toán thì người nộp thuế thực hiện khai thuế tại trụ sở chính và nộp thuế cho các địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc. Số thuế GTGT phải nộp cho các địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc được xác định theo tỷ lệ 2% (đối với hàng hóa chịu thuế suất thuế GTGT 10%) hoặc theo tỷ lệ 1% (đối với hàng hóa chịu thuế suất thuế GTGT 5%) trên doanh thu theo giá chưa có thuế GTGT của sản phẩm sản xuất ra. Việc xác định doanh thu của sản phẩm sản xuất ra được xác định trên cơ sở giá thành sản phẩm hoặc doanh thu của sản phẩm cùng loại tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất. Theo trình bày của Cục Thuế tỉnh Long An tại Công văn số 1102/CT-TTHT và Công văn số 901/CT-TTHT, Công ty Cổ phần Thực phẩm Agrex Sài Gòn có trụ sở chính tại tỉnh Long An đã thành lập Chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh; Trụ sở chính tại tỉnh Long An chưa xây dựng, không thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh được thực hiện tại Chi nhánh ở TP. Hồ Chí Minh; 95% sản phẩm sản xuất được xuất khẩu; Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh đã có Công văn số 12917/CT-TTHT ngày 30/12/2016 trả lời Công ty về việc kê khai thuế của Chi nhánh. Căn cứ quy định trên và trình bày của Cục Thuế tỉnh Long An, Tổng cục Thuế thống nhất với ý kiến đề xuất của Cục Thuế tỉnh Long An tại Công văn số 901/CT-TTHT. Theo mof.gov.vn.
Chi ra 1.000 tỷ đồng, dân vẫn thiếu rau sạch
(VnMedia) - Chậm thực hiện đề án Rau an toàn, chậm ban hành cơ chế khuyến khích, hỗ trợ sản xuất, chưa quan tâm đến việc huy động nguồn lực cho sản xuất và tiêu thụ… là những nguyên nhân khiến đề án sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội đến nay vẫn chưa có được kết quả khả quan.
Kinh tế
Vẫn thiếu rau sạch trầm trọng Gần 1.000 tỷ đồng là số tiền được UBND TP Hà Nội chi ra để thực hiện Đề án phát triển rau an toàn trên địa bàn TP. Tuy nhiên cho đến nay, tình trạng thiếu rau sạch trên thị trường Hà Nội vẫn rất phổ biến. Dạo quanh các chợ tại Hà Nội, quầy rau sạch (dù có thể không đảm bảo 100%) vẫn chiếm một tỉ lệ rất nhỏ. Phần lớn rau được bầy bán đều không rõ nguồn gốc xuất xứ. Tại chợ Ngọc Khánh, cả chợ chỉ có một quầy rau an toàn của chị Nguyễn Thị Tươi ở Vân Nội là có giấy chứng nhận rau an toàn, so với hàng trăm quầy rau khác ngồi khắp chợ. Chính vì lẽ đó mà mỗi sáng ra, quầy rau an toàn của chị Tươi rất đông người mua. Nhiều người mặc dù vội đi làm vẫn phải kiên trì chờ đến lượt được mua rau bởi lẽ, mua chỗ khác thì không yên tâm. Chưa kể, chủng loại rau an toàn cũng không thật phong phú. Chợ có quá ít hàng rau an toàn nên mình cũng chẳng có sự lựa chọn nào khác - Bà Nguyễn Thị Thơm, người khách trung thành của hàng rau sạch này cho biết. Có quá ít những quầy rau có nguồn gốc rõ ràng và được chứng nhận như thế này - ảnh: Tuệ Khanh Theo chị Tươi, chị là người bán rau, nhưng cũng chính gia đình chị là người trồng rau. Như vậy cũng có thể thấy, việc sản xuất và tiêu thụ rau an toàn vẫn tự phát và nhỏ lẻ, không có quy mô nên không thể cung cấp ra thị trường số lượng lớn, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Tôi trồng rau còn không đủ bán, làm gì có rau mà bán buôn. - chị Tươi khẳng định. Không riêng chỉ chợ Ngọc Khánh, tại các chợ lớn như Thành Công, chợ Mơ, chợ Hôm số quầy hàng được chứng nhận là cung cấp rau an toàn cũng đếm trên đầu ngón tay. Ngay cả những quầy hàng rau trông rất hoành tráng, cũng không ai dám chắc về nguồn gốc của các loại rau này. Trong khi đó, những người bán rau luôn khẳng định, rau của họ là rau an toàn, được sản xuất theo đúng quy trình quy định, hoặc được thu mua tại các cơ sở sản xuất rau an toàn. Tuy nhiên, do khâu quản lý, cấp phép, đóng bao bì, chứng nhận chưa thực sự khoa học và tiện lợi nên nhiều người sản xuất rau an toàn vẫn mang ra chợ bán như các loại rau không rõ nguồn gốc xuất xứ khác. Còn người tiêu dùng thì cũng vì thế mà không thể phân biệt được đâu là rau an toàn, đâu là rau bình thường. Mọi sự đảm bảo cho chất lượng của rau vẫn chỉ là một câu nói của người bán hàng: Yên tâm đi, rau sạch 100% đấy. Trong khi đó, chợ lại có hàng trăm hàng rau không rõ xuất xứ, nguôn gốc xứ - ảnh: Tuệ Khanh Quá chậm! Theo đánh giá của Phó chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trịnh Duy Hùng, đề án sản xuất và tiêu thụ rau an toàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2009 - 2015 đã được Thành phố chỉ đạo thực hiện từ khá lâu, với kinh phí được duyệt lên tới gần 1000 tỷ. Tuy nhiên, cho đến nay, tiến độ thực hiện đề án vẫn còn quá chậm so với yêu cầu. Nguyên nhân được cho là do công tác quy hoạch còn chậm (quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô còn chưa được phê duyệt nên Quy hoạch phát triển nông nghiệp chưa được hoàn chỉnh để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, làm cơ sở cho việc thực hiện các dự án đầu tư sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn Hà Nội). Ngoài, ra, UBND các huyện cũng vẫn lúng túng trong triển khai thực hiện dự án. Việc phối kết hợp giữa các huyện với các sở ngành liên quan để triển khai công tác lập, thẩm định, trình duyệt các dự án và tháo gỡ những khó khăn vướng mắc còn thiếu chặt chẽ, cụ thể. Ngay cả với những quầy rau trông "hoành tráng" như thế này, không ai dám đảm bảo về nguồn gốc cũng như độ an toàn của nó, ngoài sự đảm bảo của chính người bán... - ảnh: Tuệ Khanh Mặt khác, UBND các huyện cũng chưa thực sự chủ động, quyết liệt trong chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn. Cụ thể, các địa phương thrờng chỉ mới quan tâm tập trung chỉ đạo các Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng cho các vùng sản xuất rau an toàn mà chưa triển khai công tác sản xuất sau đầu tư, chưa quan tâm đúng mức đến các doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào lĩnh vực này. Cùng với đó, cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho sản xuất và tiêu thụ rau an toàn chậm được ban hành, việc huy động các nguồn lực cho sản xuất và tiêu thụ rau an toàn chưa được quan tâm cụ thể. Công tác tuyên truyền thông tin đến người sản xuất và người tiêu dùng rau an toàn cũng chưa được quan tâm đúng mức. Để khắc phục tình trạng này, ngày 18/8/2010, UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở NN&PTNT;, Sở KH&ĐT, Sở Tài chính cùng các ngành liên quan rà soát lại các chính sách khuyến khích, hỗ trợ triển khai đề án, tập trung vào công tác tổ chức sản xuất rau an toàn và tiêu thụ sản phẩm, ban hành tiêu chuẩn sản xuất một số loại rau cụ thể. Các cơ quan này cũng có nhiệm vụ tuyên truyền sâu rộng đến toàn xã hội giúp người dân thay đổi nhận thức và tập quán về sản xuất và tiêu dùng rau an toàn. Các cơ quan cũng được yêu cầu thường xuyên xuống cơ sở để nắm bắt và kịp thời tháo gỡ khó khăn trong việc thực hiện đề án. Tuệ Khanh.
Theo thế giới, vàng tăng gần 90.000 đồng mỗi lượng
Đà tăng từ thị trường thế giới đã giúp giá vàng trong nước sáng nay (26/6) tăng gần 90.000 đồng/lượng so với cuối giờ chiều qua.
Kinh tế
Kết thúc ngày giao dịch hôm qua, giá vàng giao ngay tăng 0,8% lên 1.583 USD/ounce, còn giá vàng tương lai giao tháng 8 tăng 21,5 USD lên 1.588 USD/ounce. Thời điểm hiện tại, giá vàng giao ngay trên sàn Comex, New York tăng thêm gần 2 USD/ounce so với phiên trước, dao động quanh 1.585 USD/ounce. Trong phiên ngày 25/6, quỹ tín thác vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust không giao dịch, vẫn nắm 1.281,62 tấn vàng, tương đương 41.205.335,16 ounces. Còn trong nước, đà đi lên từ thế giới cũng giúp giá vàng SJC Hà Nội sáng nay tăng gần 90.000 đồng/lượng so với cuối giờ chiều qua, hiện đang mua vào là 41,75 triệu đồng/lượng và bán ra là 41,85 triệu đồng/lượng. Tương tự, giá vàng SJC tại các ngân hàng như Techcombank, Sacombank và Eximbank cũng dao động trong khoảng từ 41,77-41,83 triệu đồng/lượng. Công ty Bảo Tín Minh Châu hiện đang niêm yết giá vàng Rồng Thăng Long từ 40,40-40,70 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra) không đổi so với hôm qua, nhưng so với SJC thì thương hiệu này vẫn thấp hơn 1.150.000 đồng/lượng. Trên thị trường ngoại tệ trong nước, tỷ giá bình quân liên ngân hàng ngày 26/6 vẫn giữ nguyên ở 20.828 đồng/USD, không đổi tuần thứ 21 liên tiếp. Trần tỷ giá áp dụng cho các ngân hàng thương mại vẫn là 21.036 đồng. Tuy nhiên, sáng nay, nhiều ngân hàng thương mại đã giảm tỷ giá từ 10-20 đồng/USD so với hôm qua. Cụ thể, ngân hành Vietcombank đang niêm yết tỷ giá USD là 20.860-20.920 đồng/USD, giảm 20 đồng/ISD ở cả hai chiều mua, bán; còn phía ngân hàng BIDV cũng giảm 20 đồng/USD, niêm yết là 20.870-20.930 đồng/USD. Ở mức giá ngày hôm nay, sau khi quy đổi theo tỷ giá ngân hàng Vietcombank là 20.920 đồng/USD thì giá vàng thế giới vẫn thấp hơn vàng SJC gần 1,9 triệu đồng/lượng./. Đức Duy (Vietnam+).
Hàng vạn con cá sấu đói lả 'chờ chết'
Giá rớt thê thảm, thương lái không thu mua, hàng vạn con cá sấu bị chủ trang trại bỏ đói vì càng nuôi càng lỗ...
Kinh tế
TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai được xem là thủ phủ của nghề nuôi cá sấu ở nước ta. Tuy nhiên, hiện giá cá sấu thương phẩm đang rớt thê thảm ở mức hơn 30.000 đồng/kg, khiến lượng cá sấu tồn đọng lên đến trăm ngàn con. Rớt giá thê thảm. Đến thăm trại cá sấu Thủy Lợi, xã Phú Ngọc, huyện Định Quán (tỉnh Đồng Nai), anh Tuấn chủ trại cho PV VTC News biết: Thương lái thu mua với giá 50.000 đồng/kg, chưa năm nào giá thấp như năm nay, thật không thể tin nổi. Năm ngoái, giá lên đến tới 200.000 đồng/kg, có bao nhiêu cũng hết, thấp nhất thì cũng hơn 120.000 đồng/kg. Hiện, giá giảm mạnh nên tôi chưa dám bán, nếu tình trạng kéo dài thì chắc chắn thua lỗ nặng. Giá cá sấu rớt thê thảm, người chăn nuôi đành giữ lại và bỏ đói cá sấu. Anh Nguyễn Hữu Bằng, người có thâm niên hơn 10 năm nuôi cá sấu tại huyện Hóc Môn (TP. HCM) chia sẻ, hiện trang trại của anh có hơn 200 con cá sấu đã tới lứa xuất chuồng nhưng thương lái không mua. Cách đây vài tháng, khách hàng tới chuồng ngã giá thu mua với 100.000 đồng/kg, sau đó sụt còn 80.000 đồng/kg, rồi 50.000 đồng/kg. Đáng lẽ, thời điểm này, trại cá sấu của anh Bằng đã bán hết lứa lớn, chuẩn bị cho lứa cá sấu con. Tuy nhiên, do giá bán thấp nên toàn bộ cá sấu đến tuổi bán vẫn được giữ lại trong chuồng. Để lại càng lâu thì lại càng tốn tiền thức ăn, mà chúng không lớn được bao nhiêu mà bán ra thì lỗ nặng nên thà giảm khẩu phần ăn để chờ cơ hội lên giá. Thời gian tới, giá cá sấu không được cải thiện thì tôi chấp nhận bán lỗ vì không trang trải nổi tiền thức ăn, vệ sinh chuồng trại... Tính sơ, nếu bán 100 con cá sấu với giá 70.000 đồng/kg, tôi đã lỗ 40 triệu đồng. Hiện tại, giá giảm còn chưa đến 50.000 đồng/kg thì có lẽ tôi phải bán tháo để chuyển đổi mô hình kinh doanh. Cứ đà này, không bao lâu nữa, người nuôi như chúng tôi sẽ phá sản", ông Bằng lo lắng. Các cơ sở, doanh nghiệp chăn nuôi cá sấu thừa nhận đây là giai đoạn khó khăn nhất của ngành này. Các cơ sở, doanh nghiệp chăn nuôi cá sấu thừa nhận đây là giai đoạn khó khăn nhất của ngành này, nguyên nhân là vì phụ thuộc quá lớn vào thị trường bên ngoài. Thương lái lợi dụng tình hình khó khăn của các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ số lượng ít, không tìm được đầu ra để ép giá, gây bất an cho người nuôi. Với giai đoạn hiện nay, các hộ chăn nuôi cá sấu Việt Nam mất thế chủ động hoàn toàn, giá thu mua cá sấu phụ thuộc vào thương lái. Bài học cũ. Theo đó, những năm trước, thương lái thu mua cásấu thương phẩm giá khoảng 230.000 đồng/kg và mua tất cả các loại cá sấu, lúc này người nuôi có lợi rất cao. Do vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, diện tích, mô hình chuồng trại chăn nuôi cá sấu nở ra ồ ạt. Lúc khan hiếm, thương giá còn đẩy giá lên gần 300.000 đồng/kg. Ông Nguyễn Ngọc Thành, Chủ tịch hợp tác xã cá sấu Đông Nam Bộ cho biết: "Mô hình trang trại nuôi cá sấu rầm rộ từ năm trước, chúng tôi đã lo ngại và cảnh báo tình trạng tồi tệ xảy ra. Một phần do người dân bị cuốn theo phong trào nên chỉ một thời gian ngắn, lượng cá sấu tăng đột biến. Riêng tỉnh Đồng Nai có gần 300 cơ sở nuôi cá sấu với hơn 100 ngàn con, Cà Mau gần 300 ngàn con, TP. HCM và Bạc Liêu mỗi địa phương khoảng 200 ngàn con. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, do thua lỗ nên số lượng cá sấu nuôi thêm chỉ tăng hơn 10.000 cá thể. Phần lớn lượng cá sấu đến nay có thể xuất bán nhưng người chăn nuôi vẫn tiếp tục kiên nhẫn chờ giá lên, bán thì lỗ không bán, đọng vốn và dễ lún sâu vào nợ nần". Bị ép giá, đầu ra bấp bênh, hàng trăm nghìn con cá sấu tại khu vực Đông Nam Bộ tồn ứ, khiến người nuôi lao đao. "Tương tự như trường hợp giải cứu chuối và lợn mới đây, chúng tôi đã chứng kiến bài học cũ lặp lại. Chuyện thương lái đẩy giá lên cao khi người dân đổ xô nuôi trồng rồi sau đó dìm giá xuống ngay. Lúc này, người nuôi hoang mang tìm cách bán gấp nên càng bị ép giá, cá sấu càng lớn, giá càng thấp", ông Thành nói. Người nuôi xác định, cá sấu là loại động vật dễ nuôi, ít dịch bệnh, một nhân công có thể chăm sóc gần 400 cá thể. Chính vì thế, giá cá sấu bị thương lái tạo ra cơn sốt ảo, đẩy mức lên cao chưa từng thấy. Thấy lợi trước mắt, các trại nuôi cá sấu ở khu vực tăng lượng nuôi. Đùng một cái, cuối năm ngoái, giá cá sấu còn hơn 40.000 đồng/kg và hiện nay giá chỉ còn quanh quẩn 60.000 đồng/kg. Cũng theo lời ông Thành, trước đó, TP.HCM đã thành lập Làng cá sấu Sài Gòn để thu hút người nuôi tham gia hợp đồng, cam kết bao tiêu sản phẩm với giá sàn 120.000 đồng/kg, nhằm ổn định đầu ra bền vững cho người nuôi. Ngoài ra, làng nghề còn đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn cách chế biến cá sấu thương phẩm thay vì bán thô ra bên ngoài. Tuy nhiên, do chạy theo lợi nhuận, khi giá cá sấu được thương lái đẩy lên cao, một số nông dân đã ký kết hợp đồng với làng cá sấu Sài Gòn phá vỡ hợp đồng bán cá sấu ra bên ngoài. Lúc đó, làng nghề gặp nhiều khó khăn vì giá tăng cao, thiếu nguyên liệu chế biến. Trước tình hình ngành chăn nuôi cá sấu lâm nạn, ông Thành đề nghị thành lập Hiệp hội cá sấu Việt Nam. Qua đó, để có tiếng nói chung và bảo vệ ngành chăn nuôi cá sấu trước sự cạnh tranh không lành mạnh, tạo kẻ hở cho thương lái nước ngoài vào ép giá. Hiệp hội giúp cơ quan chức năng làm tốt vai trò định hướng trong tổ chức chăn nuôi, kế hoạch phát triển chăn nuôi cá sấu Việt Nam gắn với công tác quản lý, thay vì để nông dân phát triển chăn nuôi tự phát như hiện nay. Video: Bị cắt lìa chân, cá sấu vẫn đớp điên cuồng. Huấn Cao.
Phó thủ tướng yêu cầu rà soát thu phí hạ tầng cảng Hải Phòng
Lãnh đạo Chính phủ vừa có ý kiến về việc thu phí sử dụng công trình, kết cấu hạ tầng, tiện ích công cộng trong khu vực cảng biển Hải Phòng.
Kinh tế
Mức thu phí hạ tầng cảng biển tại Hải Phòng được các doanh nghiệp phản ánh là cao, tác động tiêu cực tới hoạt động kinh doanh. Ảnh: T.C. Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó thủ tướng Vương Đình Huệ liên quan tới việc Hải Phòng thu phí hạ tầng cảng từ tháng 1/2017. Theo đó, Phó thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tư pháp, Kế hoạch & Đầu tư, Công Thương, Giao thông vận tải và Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam làm việc với Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng để rà soát, xem xét cụ thể việc thu phí này. Việc rà soát sẽ bao gồm quy định về mức thu, đối tượng tính phí, nộp phí, tình trạng chồng lấn, trùng lắp (nếu có) và việc thực hiện thu phí trên của Hải Phòng có đảm bảo phù hợp với Luật phí và lệ phí. Phó thủ tướng yêu cầu các Bộ có báo cáo Thủ tướng vấn đề trên trước ngày 20/3/2017. Trong một văn bản gửi tới báo chí 3 ngày trước, chính quyền Hải Phòng khẳng định không sai khi thu phí hạ tầng cảng. Với mức phí hiện đang áp dụng với hàng xuất nhập khẩu là 250.000 đồng một container 20 feet và 500.000 đồng container 40 feet..., Hải Phòng cho biết đã tham khảo mức thu của nhiều địa phương khác có cửa khẩu biên giới. Đồng thời, việc thu phí không ảnh hưởng đến thời gian thông quan hàng hóa xuất, nhập khẩu khi hiện thời gian để giải quyết một bộ hồ sơ thu phí khoảng 3 phút và không có tình trạng ách tắc trong quá trình thu. Tuy nhiên theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, quyết định thu phí hạ tầng cảng của Hải Phòng và mức phí thu cao đang tạo gánh nặng vô cùng lớn cho doanh nghiệp, do phải nộp phí liên quan tới xuất nhập khẩu ở nhiều cửa khẩu khác nhau. Đại diện Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro) tại Việt Nam còn cho hay, nhiều nhà đầu tư Nhật "choáng" với quyết định trên của Hải Phòng. Chi phí cho bốc dỡ vận chuyển một container 40 feet hiện nay là hơn 4 triệu đồng, nhưng chỉ một đoạn đường từ cao tốc vào cảng đã thu phí dịch vụ hạ tầng là 500.000 đồng. "Nhà đầu tư Nhật Bản không hiểu điều gì đang diễn ra ở đây, đại diện Jetro băn khoăn.
Kinh tế Eurozone liên tiếp nhận tín hiệu tích cực
Doanh số bán lẻ của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong tháng Tám vừa qua tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2012, tăng mạnh hơn mức dự kiến 0,2% của các nhà kinh tế được hỏi ý kiến trong cuộc thăm dò của hãng tin Reuters (Anh).
Kinh tế
Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters). Con số này cao hơn mức tăng 0,5% đã diều chỉnh của tháng 7/2013. Nhu cầu của Eurozone đang rơi vào tình trạng ì ạch do tỷ lệ thất nghiệp cao và sự bất ổn về triển vọng tăng trưởng của khu vực này sau khi thoát khỏi suy thoái trong quý 2/2013. Chi tiêu tiêu dùng yếu kém là mối lo ngại đối với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). [Dấu hiệu phục hồi mới của nền kinh tế Eurozone]. Trong cuộc họp thường kỳ hôm 2/10 ECB đã quyết định duy trì lãi suất chủ chốt ở mức thấp kỷ lục 0,5% và đang theo dõi sát sao những rủi ro đối với sự hồi phục của Eurozone. Mức tăng doanh số bán lẻ trên, được hỗ trợ từ việc doanh số bán nhiên liệu ôtô ở Eurozone trong tháng 8/2013 tăng 0,9% và các sản phẩm phi thực phẩm tăng 0,6%, trong khi doanh số bán thực phẩm, đồ uống, thuốc lá giảm 0,4%. Theo các nhà kinh tế, niềm tin tiêu dùng được cải thiện và tỷ lệ lạm phát thấp đã hỗ trợ sự hồi phục của Eurozone trong những tháng tới nhưng chi tiêu hộ gia dình có thể vẫn ở mức vừa phải ở một số thời điểm. Trong khi đó, Chỉ số quản lý sức mua (PMI) của Eurozone trong tháng 9/2013 đã tăng lên 52,2 điểm, mức cao nhất trong 27 tháng qua, mang lại một hy vọng mới về sự hồi phục kinh tế của khu vực này. Mặc dù, mức tăng chỉ số này chủ yếu vẫn dựa vào nền kinh tế Đức lớn nhất châu Âu, song hoạt động kinh tế ở Pháp, Ireland và Italy đã khởi sắc cho thấy những dấu hiệu tăng trưởng mạnh đã quay trở lại, thậm chí Tây Ban Nha còn đạt được sự ổn định. Nhà kinh tế cao cấp Christian Schulz của Berenberg lưu ý rằng "Italy dường như cuối cùng đã khôi phục tiềm năng của nước này và nói thêm rằng sau khi Thủ tướng Enrico Letta giành chiến thắng trước ông Silvio Berlusconi thì "hiện có khả năng lòng tin gia tăng ở Italy.". Tuy vậy, ông cảnh báo rằng "tình hình không phải hoàn toàn tích cực," nhất là về vấn đề việc làm./. Anh Quân (TTXVN).
Quỹ từ thiện cổ phiếu
Nguồn ảnh: ndh.vn Ông Lê Viết Hải, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty, bất ngờ công bố góp 2 triệu cổ phiếu HBC để sáng lập Quỹ từ thiện Hòa Bình.
Kinh tế
Nguồn ảnh: ndh.vn. Đêm 27.9, trong buổi lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình, ông Lê Viết Hải, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty, bất ngờ công bố góp 2 triệu cổ phiếu HBC của Hòa Bình để sáng lập Quỹ từ thiện Hòa Bình. Với thị giá HBC đang giao dịch trên 60.000 đồng/cổ phiếu, tính ra, số tiền ông Hải đóng góp thành lập Quỹ Hòa Bình là hơn 120 tỉ đồng. Đây là khoản tiền lớn, dưới góc độ doanh nghiệp lẫn cá nhân tham gia từ thiện. Từ mô hình Việt Nam. Trao đổi với NCĐT, ông Hải cho biết, ông có ý tưởng lập thêm quỹ từ thiện mới vì nhận thấy trong xã hội, còn nhiều đối tượng cần được giúp đỡ. Trong khi Quỹ Lê Mộng Đào, do ông Hải sáng lập năm 2008, lại chỉ giới hạn ở phạm vi hỗ trợ giáo dục, ông cũng không thể tùy tiện trích nhiều tiền từ quỹ công ty do lo ngại phản ứng của cổ đông. Trong bối cảnh đó, để có thể làm được nhiều hoạt động từ thiện hơn, ông Hải đã sáng lập quỹ mới, với ngân sách, điều hành, hoạt động riêng. Buổi ban đầu, trong giai đoạn còn chờ thủ tục giấy phép, cùng với 2 triệu cổ phiếu HBC do ông Hải đóng góp, Quỹ từ thiện Hòa Bình còn tiếp nhận 100.000 cổ phiếu HBC, tương đương khoảng 6 tỉ đồng, từ ông Lê Viết Hưng, cố vấn cao cấp tại Hòa Bình. Lâu dài hơn, ông Hải tin tưởng, nguồn lực tài chính cho Quỹ Hòa Bình sẽ còn tăng thêm, từ sự chung tay đóng góp của các cán bộ công nhân viên, cổ đông lẫn các đối tác, bạn bè bên ngoài. Chưa kể, qua các đợt chia cổ phiếu thưởng, chia cổ tức bằng cổ phiếu, số lượng cổ phiếu HBC mà Quỹ Hòa Bình nắm giữ, quản lý sẽ tăng lên. Về danh nghĩa, Quỹ Lê Mộng Đào, Quỹ Hòa Bình toàn quyền sở hữu và quyết định đối với số lượng cổ phiếu HBC mà các nhà hảo tâm góp vào. Tuy nhiên, để đảm bảo sự ổn định về giá cổ phiếu HBC trên thị trường chứng khoán cũng như để nhà đầu tư yên tâm, chủ trương của người sáng lập là không bán ra cổ phiếu HBC. Để chắc chắn hơn, ông Hải còn định ra một số điều luật riêng. Theo đó, người sáng lập được quyền lựa chọn, thay thế người điều hành quỹ. Cách thức này cho phép ông Hải tuy tặng cổ phiếu HBC cho Quỹ Lê Mộng Đào hay Quỹ Hòa Bình nhưng về thực chất, quyền biểu quyết cũng như tầm ảnh hưởng của ông Hải tại Hòa Bình vẫn không hề bị suy giảm. Tính đến thời điểm này, tổng số cổ phiếu HBC mà ông Hải đã và dự kiến sẽ góp vào 2 quỹ vào khoảng 3,3 triệu cổ phiếu (2 triệu cổ phiếu HBC cho Quỹ Hòa Bình và 1,3 triệu cổ phiếu HBC cho Quỹ Lê Mộng Đào). Lượng cổ phiếu này chiếm gần 2,6% vốn điều lệ của HBC. Nếu ông Hải không lo xa và chuyện xấu nhất xảy đến, vị thế cổ đông lớn nhất ở Hòa Bình của ông Hải có thể sẽ bị lung lay. Bởi ở thời điểm cuối tháng 6.2017, ông Hải nắm giữ khoảng 15,08% vốn điều lệ tại Hòa Bình. Theo sát ông là PYN Elite Fund, với tỉ lệ nắm giữ là 14,86% vốn điều lệ. Tuy nhiên, như đã đề cập, ông Hải đã có một số động thái phòng bị. Ngoài ra, dự kiến trong quý IV này, Hòa Bình sẽ phát hành thêm 1 triệu cổ phiếu dạng ESOP (bán cho người lao động trong Công ty). Điều này sẽ giúp ông Hải gia tăng thêm số lượng cổ phiếu nắm giữ ở Hòa Bình. Bên cạnh đó, theo tiết lộ của ông Hải, dự kiến người quản lý quỹ cho Quỹ Hòa Bình sẽ là 2 đại diện trong gia đình của ông. Yếu tố này sẽ đảm bảo vai trò của ông Hải tại Hòa Bình. Ông Lê Viết Hải hiện nắm giữ cả 2 cương vị Chủ tịch và Tổng Giám đốc ở Hòa Bình. Vì thế, bất cứ biến động nào liên quan đến tỉ lệ sở hữu cổ phiếu HBC của ông Hải cũng dễ dẫn đến hoang mang, lo lắng cho nhà đầu tư, có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của doanh nghiệp này. Theo ông Hải, đây mới là lý do để ông phải cẩn thận suy xét. Quỹ Hòa Bình dự kiến sẽ ưu tiên nhiều nhất cho lĩnh vực y tế, cụ thể là hỗ trợ các nghiên cứu phát triển y học dân tộc, với những bài thuốc nam, nhằm chữa bệnh tận gốc, có khả năng phòng ngừa bệnh và tăng cường khả năng phục hồi sức khỏe cho con người. Hướng hoạt động của Quỹ là kết hợp với các tổ chức thiện nguyện thuộc ngành y tế cho công tác chuyên môn và phối hợp với các chùa, nhà sư để triển khai thực hiện. Kinh phí hoạt động của Quỹ Hòa Bình sẽ chủ yếu lấy từ cổ tức. Theo chia sẻ của ông Hải, mức cổ tức bằng tiền mặt trong năm nay và dự kiến 2-3 năm tới có thể là 15% vốn điều lệ, tức khoảng 3-4 tỉ đồng từ cổ tức. Trường hợp cần tiền nhiều hơn và được sự đồng thuận, Quỹ Hòa Bình sẽ bán ra cổ phiếu. Toàn bộ số tiền này sẽ tài trợ từ thiện trực tiếp. Những chi phí khác như lương sẽ do Công ty tài trợ thêm. Đến mô hình thế giới. Cách thức doanh nhân dùng cổ phiếu của mình để đóng góp lập quỹ từ thiện rất phổ biến trên thế giới. Đình đám nhất có thể kể đến tỉ phú Bill Gates với Quỹ Bill và Melinda Gates. Giữa tháng 8 vừa qua, ông Gates đã quyên tặng 64 triệu cổ phiếu (tương đương 4,6 tỉ USD) của mình ở Microsoft cho các hoạt động từ thiện xã hội. Theo CNBC, đây là mức đóng góp kỷ lục nhất của ông Gates và sự đóng góp này đã làm giảm cổ phần của ông ở Microsoft xuống còn 1,3%. Theo cam kết, ông Gates sẽ còn tiếp tục bán dần cổ phiếu ở Microsoft để làm từ thiện và đến khoảng năm 2018 có thể sẽ không còn nguồn thu nào tại đây. Nhưng vị tỉ phú này vẫn sẽ nằm trong nhóm những người giàu nhất thế giới nhờ vào cỗ máy Cascade Investment, do ông sáng lập và Michael Larson điều hành. Ngoài tỉ phú Bill Gates, thế giới còn biết đến Warren Buffett, Mark Zuckerberg, Michael Bloomberg, George Lucas... với tư cách là những nhà từ thiện hào phóng nhất. Phong trào Giving Pledge do vợ chồng Bill Gates và ông Warren Buffett khởi xướng năm 2010 còn tranh thủ được sự ủng hộ của hàng trăm người giàu khác. Thậm chí, mới đây, ông Yu Pang-Lin, một tỉ phú Hồng Kông, trước khi qua đời cũng quyết định để lại toàn bộ tài sản trị giá 2 tỉ USD cho từ thiện. Quan điểm của ông Yu Pang-Lin là nếu các con giỏi hơn tôi, việc gì phải để lại nhiều tiền cho chúng. Còn nếu chúng kém cỏi thì có nhiều tiền cũng chỉ có hại cho chính chúng mà thôi. Trên thực tế, các quỹ từ thiện được góp bằng cổ phiếu đều đi theo mô hình của một công ty cổ phần, nghĩa là có ban quản trị, điều hành riêng, có tổ chức khoa học và công khai minh bạch thông tin với người tham gia. Tuy nhiên, nếu quỹ từ thiện nước ngoài, như quỹ tín thác Bill & Melinda Gates Foundation Trust đầu tư vào rất nhiều cổ phiếu, quỹ trên toàn cầu thì Quỹ Hòa Bình không tham gia đầu tư. Nguồn vốn góp không nhiều nên đầu tư dễ rủi ro, ông Lê Viết Hải giải thích. Rõ ràng, quỹ từ thiện bằng cổ phiếu ở Việt Nam chỉ mới bắt đầu manh nha, còn theo quy mô nhỏ và phải dự tính đến rủi ro bị thâu tóm, ảnh hưởng đến công ty. Nhưng nếu so sánh với hình thức đóng góp từ thiện tự phát, ông Hải nhận thấy, hình thức lập quỹ từ thiện bằng cổ phiếu cho hiệu quả cao, lâu dài và ổn định. Quan trọng nhất, sau 10 năm hoạt động, với rất nhiều hoạt động hỗ trợ cho đi, Quỹ Lê Mộng Đào vẫn không bị suy giảm nguồn vốn đóng góp. Ngược lại, từ số vốn sáng lập 300.000 cổ phiếu HBC lúc ban đầu, Quỹ Lê Mộng Đào hiện đã đạt tới khoảng 1 triệu cổ phiếu HBC, tức gấp hơn 3 lần. Nếu các lãnh đạo doanh nghiệp đều góp cổ phiếu lập quỹ từ thiện, hoạt động từ thiện của Việt Nam sẽ chuyên nghiệp, hiệu quả hơn và sẽ càng có nhiều cảnh đời khó khăn trong xã hội được giúp đỡ, ông Hải khẳng định. Viết Nguyên. Viết Nguyên.
Ở xứ 'tỷ phú chết đói', tổng thống Zimbabwe vẫn có cuộc sống xa hoa đến không ngờ
Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe (93 tuổi)bị quân đội quản thúc tại nhà riêng ở thủ đô Harare hôm 15/11. Điều này có thể khiến ông kết thúc 'sớm' quãng thời gian cầm quyền đã kéo dài 37 năm.
Kinh tế
Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe sinh ngày 21/2/1924. Ông đã giữ cương vị tổng thống từ năm 1987 và trước đó từng đảm nhiệm chức vụ thủ tướng suốt 8 năm. Chừng ấy thời gian ông nắm quyền cũng là lúc nền kinh tế Zimbabwe lao dốc không phanh. Zimbabwe tổ chức bầu cử lầngần nhất là năm 2013. Khi đó, ông đã 89 tuổi. Ở độ tuổi quá già để điều hành đất nước, ông Mugabe đối mặt với nhiều ý kiến phản đối. Khi đó, Mugabe tuyên bố rằng có thể tiếp tục giữ chức vụ fổng thống đến hai nhiệm kỳ nữa, tức đến năm 2023, khi ông 99 tuổi. Trước đó, trong cuộc bầu cử năm 2008, Mugabe từng tuyên bố với Morgan Tsvangirai - một ứng viên tranh cử tổng thống năm đó, rằng: Nếu anh thua trong cuộc bầu cử và bị người dân phản đối, tốt hơn hết là nên rút khỏi chính trường. Tuy nhiên, sau khi kết quả bầu cử cho thấy Mugabe đứng sau đối thủ, ông không giữ lời và đổi giọng: Chỉ có ông trời mới có thể đuổi tôi ra khỏi văn phòng này. Tổng thống Mugabe đã sử dụng quân đội để trấn áp nhằm giữ vững ngai vàng. Còn đối với ứng viên Tsvangirai, vì không muốn cử tri của mình bị thương, ông đã rút khỏi vòng hai. Kết quả, Mugabe vẫn tiếp tục nắm quyền, điều hành xứ tỷ phú chết đói. Zimbabwe là một trong những quốc gia nghèo khổ nhất trên thế giới, với mức lạm phát hàng năm tăng tới 400.000%. Tại Zimbabwe, đồng đôla nội tệ là những tờ giấy in con số hàng triệu, thậm chí hàng nghìn tỷ. Nhiều tỷ phú thậm chí không thể mua nổi thức ăn nuôi sống bản thân. Tháng 7/2008, tỷ lệ lạm phát của đất nước này lập kỷ lục thế giới với 231 triệu %). Có thời điểm, Zimbabwe in tiền nội tệ 100 nghìn tỷ đô la, nhưng giá trị chỉ tương đương 40 xu Mỹ. Cứ khoảng 35 triệu tỷ đô la Zimbabwe mới đổi lấy được 1 USD, biến đồng Zimbabwe trở thành đồng nội tệ mất giá nhất trên thế giới. Nggười dân ở nước này ai cũng có thể trở thành tỷ phú khi sở hữu số tiền đếm bằng hàng tỷ. Dù sở hữu khối tài sản kếch xù như vậy nhưng nhiều khi họ còn không đủ tiền để mua nổi 3 quả trứng (100 tỷ đô la Zimbabwe) hay một ổ bánh mỳ (giá 300 tỷ đô la Zimbabwe). Trong khi người dân sống trong cảnh nghèo khổ thì tổng thống của xứ tỷ phú chết đói vẫn ung dung tận hưởng cống trong giàu có, xa hoa. Minh chứng cho lối sống giàu sang của Tổng thống Zimbabwe chính là bữa tiệc sinh nhật lần thứ 85. Dù dân chúng có chết đói, nhà lãnh đạo vẫn tổ chức sinh nhật triệu đô. Vào năm 2014, vị tổng thống cũng chi 900.000 USD để làm sinh nhật. Hồi tháng 7, vị tổng thống đã chi 60.000 USD để làm quà tặng sinh nhật 60 tuổi của chị vợ. Bên cạnh đó, các con ông cũng tặng bác thêm 10.000 USD. Trong ảnh là vợ tổng thống, bà Grace và con gái (từ phải qua). Chiếc bánh khổng lồ của vị tổng thống ngoài 90 tuổi. Nói tới cuộc sống xa hoa, hưởng lạc của gia đình Tổng thống này thì chắc chắn cũng phải kể tới bà Grace Mugabe, vợ Tổng thống Zimbabwe (kém tổng thống 41 tuổi). Do lối sống xa hoa cùng sở thích mua sắm hàng hiệu, phu nhân tổng thống lấy biệt danh là Gucci Grace, theo thương hiệu túi xách đắt tiền Gucci. Bà Grace trở thành phu nhân tổng thống vào năm 1996 và nhanh chóng trở thành đệ nhất phu nhân mua sắm khi tiêu một lúc hàng chục triệu USD. Phu nhân được cho là đã đem nhiều kim cương, đá quý đầu tư cho thú vui mua sắm hàng hiệu của mình. Chỉ tính riêng năm 2014, bà đã chi khoảng 3,1 triệu USD (khoảng 67 tỷ đồng) vào việc mua sắm, trong đó có 62 đôi giày Ferragamo, 33 chiếc túi hiệu Gucci, 12 chiếc nhẫn kim cương, một chiếc đồng hồ Rolex giá 115.000 USD và một chiếc tai nghe nạm kim cương giá 300.000 USD. Chỉ tính riêng khoản mua sắm đồ lót của bà Grace cũng ngốn hết khoảng 46.000 USD (gần 1 tỷ đồng). Cũng vào năm 2014, bà cũng nổi tiếng khắp thế giới khi mạnh tay chi hẳn 5 triệu USD để tổ chức đám cưới cho con gái. Hà Phương.
Hàn Quốc tiếp tục dẫn đầu đầu tư vào Việt Nam
Không những vững chân ở ngôi vương trong danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam, Hàn Quốc ngày càng chứng tỏ tiềm lực và sức mạnh khi bỏ xa các nhà đầu tư khác.
Kinh tế
Thông tin từ Cục Đầu tư nước ngoài Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong gần 9 tháng qua (tính đến ngày 20/9), cả nước có 1.820 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký là 11,165 tỉ USD, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2015. Cũng tính đến thời điểm này, đã có 851 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 5,265 tỷ USD, bằng 86,1% so với cùng kỳ năm 2015. Tính chung trong 9 tháng đầu năm 2016, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 16,43 tỷ USD, bằng 95,8% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, số vốn đã giải ngân hơn 11 tỉ USD, tăng 12,4% so cùng kỳ. Đặc biệt, trong 65 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư FDI vào Việt Nam, Hàn Quốc là quốc gia dẫn đầu về số vốn đầu tư (đăng ký mới và tăng thêm), đạt 5,58 tỉ USD, chiếm 34%. Đứng vị trí thứ 2 là Singapore 1,84 tỉ USD, chiếm 11,2% tổng vốn đầu tư đăng ký. Vị trí thứ 3 thuộc về Nhật Bản với 1,7 tỉ USD, chiếm 10,3% tổng vốn đầu tư. Vân Lam.
Khuyến mãi đậm lễ 30-4
Sức mua không tăng dồn trong những ngày lễ mà sẽ trải đều, có thể tăng cao hơn trong những ngày cuối tuần trước lễ
Kinh tế
Kỳ nghỉ lễ 30-4 năm nay dài ngày (khoảng 6-9 ngày) nên các đơn vị kinh doanh đã lên kế hoạch dự trữ hàng, bảo đảm đủ cung ứng cho nhu cầu mua sắm của người dân. Một số đơn vị cho biết lượng hàng chuẩn bị tương đương dịp Tết Nguyên đán với kỳ vọng sức mua tăng khoảng 75% trước và trong lễ. Dự trữ gấp rưỡi, gấp đôi. Theo giới kinh doanh, do kỳ nghỉ kéo dài, người dân về quê, đi du lịch nên ưu tiên sắm sửa trước lễ. Dự báo sức mua sẽ tăng gấp rưỡi, gấp đôi ngày thường. Các mặt hàng tươi sống (thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến sẵn), thực phẩm công nghệ, thực phẩm đông lạnh và rượu bia, nước giải khát sẽ được tiêu thụ mạnh. Hàng trăm mặt hàng được niêm yết giảm giá bán tại siêu thị Co.opmart Nguyễn Đình Chiểu (TP HCM) Ảnh: TẤN THẠNH. Trong bối cảnh khuyến mãi là chuyện ngày thường ở siêu thị, để kéo khách đến mua sắm, các nhà bán lẻ đua nhau làm mới chương trình khuyến mãi và tăng giá trị cộng thêm cho khách. Ông Võ Hoàng Anh, Giám đốc marketing Saigon Co.op, cho biết do nghỉ lễ trùng với sinh nhật Co.opmart lần thứ 9 nên từ vài tuần trước, Saigon Co.op đã chuẩn bị kỹ khâu dự trữ hàng hóa ở kho và trung tâm phân phối, bảo đảm cung ứng đủ hàng cho các chương trình khuyến mãi sâu. Chúng tôi chuẩn bị lượng hàng lớn, gấp 2 lần bình thường trong tuần cao điểm này và tổ chức khuyến mãi giảm giá mạnh. Song song đó, các siêu thị Co.opmart, đại siêu thị Co.opXtra được trang trí theo chủ đề chung, tạo không khí sôi động trong những ngày lễ. Dự đoán sức mua sẽ tăng ít nhất gấp đôi so với ngày thường - ông Võ Hoàng Anh nói. Lotte Mart tổ chức Lễ hội trái cây quy tụ hơn 30 loại trái cây từ khắp cả nước với giá ưu đãi, chỉ từ 6.900 - 45.500 đồng/kg. Theo đại diện Lotte Mart, trong thời gian diễn ra chương trình, lượng trái cây tiêu thụ dự kiến tăng 70%-100% so với thường ngày. Lotte Mart đã chủ động trong việc cung cấp hàng hóa với nhà cung ứng để tình trạng đứt hàng không xảy ra. Bên cạnh đó, gian hàng bánh Lotte Mart cũng tăng 20% lượng cung ứng so với ngày thường, giá bán bánh từ 5.000 - 12.900 đồng/cái. Các hệ thống siêu thị Aeon, Big C, Maximark cũng có nhiều hoạt động hấp dẫn, sẵn sàng phục vụ nhu cầu đa dạng của người dân. Đua giảm giá. Theo thông lệ bán hàng ngày lễ - Tết, giới kinh doanh mạnh tay tung khuyến mãi khủng để đẩy hàng và kích thích sức mua. Dịp này, hệ thống siêu thị Co.opmart và Co.opXtra giảm giá đến 50% cho hơn 4.000 sản phẩm nhu yếu và tặng hơn 1.600 phiếu mua hàng cho khách đăng ký thẻ thành viên mới và chuẩn bị rút thăm trúng 19 chuyến du lịch. Các nhãn hàng lớn như Vinamilk, Unilever, P&G;, Coca-Cola, Masan, Asia Food, Johnson, Đại Đồng Tiến, KAO, Colgate đều có chương trình khuyến mãi, hoạt náo sôi động tại các Co.opmart. Hệ thống Big C cũng khuyến mãi đậm với chương trình Tôi yêu hàng Việt. Tại trung tâm thương mại SG Vovo City ở khu đô thị Phú Mỹ Hưng (quận 7) vừa khai trương cũng tung ra chương trình khuyến mãi giảm giá đến 50% hàng trăm sản phẩm. Hầu hết mặt hàng mỹ phẩm, thực phẩm bán ở SG Vovo City ngoài giảm giá khủng còn có quà tặng kèm theo. Các cửa hàng thời trang cũng đua nhau khuyến mãi lớn, băng rôn khuyến mãi treo khắp nơi. Theo đó, nhãn hàng Nine West từ ngày 18-4 đến 3-5 chào hàng nhiều thiết kế mới, giảm giá 20% những sản phẩm trong bộ sưu tập mới nhất, giảm 50% cho các sản phẩm còn lại và ưu đãi thêm 5% cho khách hàng mua sản phẩm bộ sưu tập xuân hè 2015 tại các siêu thị ở TP HCM. Thời trang GAP giảm giá 50% cho khách mua tất cả sản phẩm từ ngày 19-4 đến 3-5. Thời trang Maschio cũng công bố giảm giá các mặt hàng trong 10 ngày bắt đầu từ 20 đến 30-4, áp dụng cho tất cả cửa hàng của Maschio trên toàn quốc. Hệ thống cửa hàng Ha Gatini cũng giảm giá đến 70% một số sản phẩm. Nhà mạng Viettel đưa ra chương trình khuyến mãi mang tên Số đẹp 9h. MobiFone có chương trình Tưng bừng đại lễ, trúng vàng thật dễ với tổng giải thưởng lên đến 72 tỉ đồng. Hà Nội cũng rầm rộ khuyến mãi. Theo Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro), nhiều chương trình khuyến mãi sẽ được thực hiện tại 45 siêu thị, cửa hàng trong hệ thống bán lẻ của công ty từ ngày 25-4 đến 5-5. Cụ thể, hệ thống chuỗi cửa hàng kinh doanh kim khí, điện máy Tràng Thi giảm giá đến 30% các sản phẩm tại cửa hàng. Tại hệ thống chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện ích Hapromart, giảm giá bán từ 10%-50% đối với hàng ngàn mặt hàng thực phẩm và hàng tiêu dùng. Siêu thị rượu và thực phẩm nhập khẩu (thuộc Hapro) giảm giá từ 5%-20% cho toàn bộ mặt hàng đang kinh doanh tại siêu thị. Tại trung tâm mua sắm Robins (trong Trung tâm Thương mại Royal City), nhiều mặt hàng đã niêm yết giảm giá 50% so với ngày thường. Đồng thời, Robins còn dành tặng 10 cơ hội du lịch Thái Lan miễn phí cùng nhiều quà tặng thú vị khác. Siêu thị Unimart cũng bắt đầu chương trình giảm giá từ 20%-30% đối với một số mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm tươi sống nhằm kích thích sức mua trong các ngày lễ. Nhiều đại lý lớn cũng giảm giá nhiều mặt hàng để kích cầu. Một số loại bia, rượu và bánh kẹo sẽ có khuyến mãi theo chương trình của nhà sản xuất. Ngoài ra, đối với những mặt hàng được nhà sản xuất chiết khấu lớn thì chúng tôi cũng tính toán để giảm giá, chia sẻ với khách hàng dịp lễ, đặc biệt là bánh kẹo và quà biếu - chủ một đại lý trên đường Trần Duy Hưng (quận Cầu Giấy) cho biết. P.Nhung. Mua hàng có cơ hội du lịch Mỹ. Đang mùa kinh doanh sôi động, các siêu thị điện máy bung khuyến mãi đậm để bán hàng. Hệ thống Trung tâm Điện máy Thiên Hòa giảm giá đồng loạt 40% cho 40.000 sản phẩm; bán hàng đồng giá 40.000 đồng, 400.000 đồng, 4.000.000 đồng cho các chủng loại hàng như nồi cơm, tai nghe, sạc điện thoại, loa vi tính, bếp gas...; mua 1 tặng 1, mua càng nhiều - giá càng rẻ; đổi cũ sở hữu mới... áp dụng cho hàng loạt sản phẩm điện tử, điện lạnh, viễn thông, gia dụng... Ngoài ra, khách mua sắm tại Thiên Hòa trong dịp đại lễ này sẽ được bốc thăm trúng thưởng 10 chuyến du lịch Mỹ, 15 chuyến du lịch Đà Nẵng - Bà Nà - Hội An; 25 bộ sản phẩm giải nhiệt... Tại khu mua sắm Đệ Nhất Phan Khang có chương trình ưu đãi giảm giá 10%-50% tất cả mặt hàng, mua trả góp lãi suất 0%, đổi cũ lấy mới... Trong đó, các sản phẩm dùng trong mùa nóng như máy lạnh, máy quạt, tủ lạnh... giảm giá đến 30%; tivi, tủ lạnh, máy giặt, hàng gia dụng, sản phẩm công nghệ... cũng giảm giá sốc. Siêu thị điện máy Nguyễn Kim cũng công bố giảm giá 40% cho hàng công nghệ... Đông Nghi - Ngọc Mai.
Giá gạo Thái Lan có thể tăng hơn 20%
(TBKTSG Online) – Theo kết quả khảo sát của hãng tin tài chính Bloomberg , đến tháng 12-2011, giá gạo của Thái Lan (giá chuẩn cho khu vực châu Á) có thể tăng hơn 20% lên mức 700 đô la Mỹ/tấn so với mức 567 đô la Mỹ/tấn hiện nay khi các kho dự trữ gạo trên thế giới chỉ tăng 1,1% so với mức tăng 29% trong bốn năm qua.
Kinh tế
Chánh Tài Giá gạo có thể tăng hơn 20% đến cuối năm. Ảnh: TL (TBKTSG Online) Theo kết quả khảo sát của hãng tin tài chính Bloomberg, đến tháng 12-2011, giá gạo của Thái Lan (giá chuẩn cho khu vực châu Á) có thể tăng hơn 20% lên mức 700 đô la Mỹ/tấn so với mức 567 đô la Mỹ/tấn hiện nay khi các kho dự trữ gạo trên thế giới chỉ tăng 1,1% so với mức tăng 29% trong bốn năm qua. Chuyên gia kinh tế Concepcion Calpe của Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO) nói: Giá gạo thế giới từng ổn định hơn các loại ngũ cốc khác. Giờ đây, điều này đã thay đổi và giá gạo đang tăng, tình hình lương thực thế giới sẽ tồi tệ hơn. Lúa mì có thể trở thành lương thực có giá ổn định. Hiện nay, giá lúa mì đã giảm 20% tính từ tháng 2-2011 nhờ triển vọng vụ mùa bội thu trong năm nay. Thái Lan, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, đang thực hiện chính sách mua gạo của nông dân với giá cao hơn thị trường để dự trữ. Trong khi đó, theo FAO, xuất khẩu gạo của Việt Nam có thể giảm 6,9% trong năm nay. Sản lượng gạo của Mỹ, nước xuất khẩu gạo đứng thứ ba thế giới, sẽ giảm 20% xuống còn 6,04 triệu tấn trong năm nay khi nông dân chuyển sang trồng ngô và lúa mì nhiều hơn. Đây là mức giảm mạnh nhất kể từ năm 1984. Nhật Bản có thể phải tăng nhập khẩu gạo sau khi phóng xạ phát ra từ máy điện hạt nhân Fukushima 1 làm lúa bị nhiễm phóng xạ. FAO ước tính Trung Quốc có thể nhập 600.000 tấn gạo trong năm 2011, tăng 55% so với năm ngoái sau những đợt hạn hán và mưa lớn làm hư hại mùa màng. Bangladesh cũng có thể mua 1,5 triệu tấn gạo trong năm nay, cao hơn 850.000 tấn so với năm 2010. Tháng trước, Bộ trưởng Thương mại Indonesia Mari Pangestu cho biết nước này sẽ nhập khẩu 2,2 triệu tấn gạo trong năm 2011, gấp đôi lượng gạo nhập khẩu vào năm ngoái. (theo Bloomberg).