title
stringlengths
2
214
summary
stringlengths
1
2k
category
stringclasses
5 values
content
stringlengths
4
32.6k
"Hạ lãi suất không giúp nhiều cho tăng trưởng tín dụng"
(HQ Online)- Bình luận về việc Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tiền gửi, các ngân hàng ANZ, HSBC cho rằng: Việc cắt giảm lãi suất chỉ tác động hạn chế đến tăng trưởng tín dụng.
Kinh tế
Lãi suất giảm có thể không khiến các ngân hàng đẩy mạnh cho vay. Ảnh: Internet. Trong báo cáo cập nhật ngày 17-3, ANZ khẳng định: Chúng tôi duy trì quan điểm việc cắt giảm lãi suất huy động USD và VNĐ là phù hợp với chính sách chống "đô la hóa" của Chính phủ. Tuy nhiên ANZ cho rằng: Việc cắt giảm lãi suất huy động sẽ không giúp ích nhiều cho tăng trưởng tín dụng. Bởi vì nợ xấu tiếp tục ở mức cao với các ước tính khác nhau. Các số liệu chính thức của Ngân hàng Nhà nước là 3,79%, trong khi của hãng xếp hạng tín nhiệm Moody là 15%. "Theo quan điểm của chúng tôi, việc hoãn thi hành Thông tư 02/2013/TT-NHNN ít nhất 6 tháng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến lĩnh vực ngân hàng và sẽ có khả năng che giấu mức độ rủi ro của các khoản nợ xấu trong lĩnh vực này" - ANZ băn khoăn. Trong bản báo cáo về kinh tế vĩ mô Việt Nam cập nhật về động thái hạ lãi suất của Ngân hàng Nhà nước, Khối Nghiên cứu Kinh tế của Ngân hàng HSBC cũng cùng chung nhận định với ANZ. Chuyên gia HSBC cho rằng: Tăng trưởng tín dụng tính đến thời điểm hiện tại vẫn âm cho thấy hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ còn đóng băng trừ khi những cải cách thực sự quan trọng được tiến hành để giải quyết vấn đề nợ xấu. Nguồn vốn tiền đồng dư thừa trong hệ thống phản ánh nhu cầu vay thấp. Việc cắt giảm lãi suất sẽ không có ảnh hưởng lớn đến việc tăng trưởng cho vay. Một khi các khoản nợ xấu vẫn còn chưa được giải quyết, ngân hàng sẽ khó có thể thúc đẩy tăng trưởng cho vay được. Lương Bằng.
Các tỷ phú giàu nhất thế giới có tuổi thơ như thế nào?
Steve Jobs không phải vừa sinh ra đã được phát sáng trong ánh hào quang rực rỡ của siêu phẩm Apple. Warren Buffett không phải là “nhà tiên tri xứ Omaha" ngay từ thủa nhỏ. Và Jeff Bezos cũng chưa từng nghĩ vào một ngày nào đó mình sẽ điều hành một công ty thương mại điện tử lớn.
Kinh tế
Vậy họ bắt đầu từ đâu? Dưới đây là những gì Warren Buffett, Elon Musk, Steve Jobs, Jeff Bezos, Bill Gates và Mark Zuckerberg đã làm được và mơ ước khi họ còn nhỏ. Warren Buffett. Warren Buffett, ông chủ của tập đoàn Berkshire Hathaway đã thể hiện khả năng kinh doanh ngay từ khi còn rất nhỏ tuổi. Buffett từng đi bán dạo các gói trái cây, kẹo cao su với giá 5 xu một phần. Năm 11 tuổi Buffett đã mua cổ phiếu đầu tiên vào mùa hè năm 1942. Đến năm 13 tuổi, Buffett nhận giao báo cho các ngôi nhà trong phố và đến năm 15 tuổi ông đã kiếm được 2.000 USD từ kinh doanh bán báo. Không dừng lại tại đó, Buffett đầu tư ngay 1.200 USD vào một trang trại rộng 40 mẫu ở Anh và thỏa thuận chia sẻ lợi nhuận với một nông dân ở Nebraskan. Bên cạnh đó, Buffett cũng có những kế hoạch kinh doanh khác để kiếm tiền: Ông mua những quả bóng golf đã qua sử dụng với giá 3.5 USD và bán chúng với giá 6 USD. Ông buôn bán tem bưu chính, chuyển tiền thuê cho những người thắng cá cược đua ngựa Vào năm 17 tuổi Warren Buffett kiếm được 53.000 đô la. Elon Musk. Là CEO của SpaceX, Tesla và Neuralink. Musk được sinh ra ở Pretoria, Nam Phi. Ngay từ khi còn là một đứa trẻ, Musk đã rất đam mê đọc sách, dành tới 10 giờ mỗi ngày. Hết sách, ông đọc sang Bách khoa toàn thư. Ngoài ra, Musk cũng là một người yêu thích công nghệ tận xương tủy. Ông bị quyến rũ bởi chiếc máy tính đầu tiên mà ông gặp khi mới 10 tuổi và không ngừng thuyết phục cha mình mua nó. Khi nhận được máy tính, Musk đã học cách sử dụng máy tính trong 3 ngày liền không ngủ. Musk nói: "Nó là điều hấp dẫn nhất tôi từng thấy. Ở tuổi 16, Musk và anh trai, Kimbal đã từng đầu tư để kinh doanh nhưng dự định không thành. Steve Jobs. Là Giám đốc điều hành của Apple, Steve Jobs từng không đặt ra với một mục tiêu rõ ràng trong cuộc sống. Ông lớn lên ở Mountain View, Calif, trung tâm của thung lũng Silicon. Ở trường trung học, Steve từng sử dụng chất kích thích và thử nghiệm trí não sẽ ra sao nếu không ngủ. Vào năm 17 tuổi, ông và bạn của mình (người đồng sáng lập Steve Wozniak) đã có kế hoạch kinh doanh đầu tiên - họ xây dựng và bán một thiết bị bất hợp pháp, cho phép mọi người gọi điện thoại đường dài miễn phí với giá 170 đô la. Sau đó ông bỏ học vì " không biết mình muốn làm gì với cuộc sống bản thân và không biết trường đại học sẽ giúp gì tôi ". Cuối cùng, một quảng cáo với khẩu hiệu "Hãy vui vẻ kiếm tiền của công ty sản xuất trò chơi điện tử Atari đã đánh thức Steve. Jobs trở thành 1 trong 50 nhân viên đầu tiên của Atari và kiếm được 5 USD một giờ. Jeff Bezos. Là Giám đốc điều hành của Amazon, Bezos sinh ra ở Albuquerque, New Mexico, vào năm 1964. Năm 6 tuổi, Bezos muốn trở thành một nhà khảo cổ học vì học được cách đánh vần từ đó. Sau đó, sau khi một người đàn ông lên mặt trăng vào năm 1969, Bezos muốn trở thành một phi hành giaKhi trưởng thành, Bezos quyết định buông bỏ các ước mơ đầy lý thuyết và chuyển sang ngành khoa học máy tính. Sau khi tốt nghiệp đại học, Bezos đã làm việc nhiều năm trong lĩnh vực tài chính. Bill Gates. Theo Forbes, Bill Gates là người giàu nhất thế giới. Là người đồng sáng lập ra hãng phần mềm Microsoft, Gates có giá trị gần 89 tỷ USD. Giống như Musk, Gates cũng đọc bách khoa toàn thư khi mới 9 tuổi. Khi được hỏi muốn làm gì khi lớn lên, Gates luôn trả lời "nhà khoa học". Khi học lớp 8, Gates gần như bị ám ảnh bởi một chiếc máy tính tại trường Lakeside School ở Seattle, đây cũng là nơi ông gặp Paul Allen, người trở thành đối tác kinh doanh của mình. Mark Zuckerberg. Là Người sáng lập Facebook, Zuckerberg từng là một hacker từ khi còn nhỏ. Năm 12 tuổi, Zuckerber đã xây dựng một công cụ truyền thông nội bộ có tên gọi ZuckNet cho văn phòng nha sĩ của bố. Zuckerberg đã đến Harvard, sau đó ông xây dựng "The Facebook" trong phòng ký túc xá của mình. Lúc đầu, Mark không có tham vọng lớn cho trang mạng xã hội này. Zuckerberg từng chia sẻ "Tôi nghĩ rằng ai đó sẽ xây dựng một nền tảng xã hội toàn cầu, tôi chỉ không nghĩ rằng cơ hội đó thuộc về chúng tôi. Cuối cùng Zuckerberg bỏ Harvard để xây dựng công ty của mình. Và Facebook gần đây đã vượt qua 2 tỷ người dùng.
Đường Biên Hòa: Xứng đáng vai trò người dẫn đầu
Congly.vn - Vượt qua năm 2013 với nhiều khó khăn, Đường Biên Hòa đang tập trung mọi nguồn lực để duy trì và phát triển vai trò thương hiệu đường đứng đầu Việt Nam.
Kinh tế
Lãi thấp vì chơi đẹp. Là doanh nghiệp tiên phong trong ngành mía đường với bề dày lịch sử 45 năm phát triển, Công ty cổ phần Đường Biên Hòa (HOSE: BHS) đã xây dựng được một thương hiệu phát triển vững mạnh trên thị trường Việt Nam. Hiện nay, Đường Biên Hòa đang đứng đầu cả nước về sản lượng kinh doanh đường. 4 năm liên tục, từ năm 2009 - 2012, lợi nhuận của BHS đều đạt trên 100 tỷ đồng nhưng bất ngờ năm 2013 tụt xuống chỉ còn xấp xỉ 50 tỷ đồng, bằng khoảng 30% so với năm 2012 mặc dù sản lượng tiêu thụ trong năm vẫn đạt 175,000 tấn, cao nhất so với các doanh nghiệp trong ngành. Trụ sở CTCP Đường Biên Hòa. Ông Thái Văn Chuyện - Chủ tịch HĐQT Công ty, một người có nhiều năm gắn bó với ngành đường ở nhiều vai trò khác nhau, cho biết kết quả kinh doanh năm 2013 của Đường Biên Hòa giảm mạnh xuất phát từ hai nguyên nhân. Thứ nhất , do giá đường thế giới và trong nước giảm mạnh (chu kỳ khủng hoảng thừa từ năm 2011) nên dù đã chốt các hợp đồng lớn với khách hàng bao gồm sản lượng và giá cố định ngay từ đầu năm nhưng nhiều đối tác vẫn trì hoãn việc nhận hàng. Công ty vì lợi ích của khách hàng cũng như mối quan hệ lâu năm nên đã chơi đẹp đồng ý gia hạn thời gian nhận hàng và điều chỉnh một phần giá bán để chia sẻ với khách hàng những khó khăn trong giai đoạn kinh tế còn chưa thật sự khởi sắc. Điều này được nhiều đối tác đánh giá cao. Bên cạnh chính sách bán hàng hết sức đặc biệt đó, nguyên nhân thứ hai là ngay từ đầu năm căn cứ các hợp đồng đã ký, BHS đã chủ động dự trữ hàng để đảm bảo cung cấp đủ sản lượng như đã cam kết trong khi lượng hàng giao và giá bán giảm so với kết hoạch. Kết quả lợi nhuận của BHS đã có sự điều chỉnh mạnh trong năm 2013. Tuy nhiên, ông Chuyện cho rằng kết quả kinh doanh năm 2013 là tình hình chung của tất cả doanh nghiệp ngành đường nhưng với BHS, công ty vẫn giữ được khách hàng, thị phần và đạt được một mức lợi nhuận hợp lý. Đó mới chính là lợi thế quan trọng nhất. Những lợi thế của BHS không những được duy trì mà còn đạt được những bước phát triển mới. Những lợi thế đó sẽ giúp công ty tiếp tục phấn đấu để giữ được vai trò thương hiệu đường hàng đầu Việt Nam, cung cấp các sản phẩm tốt cho sức khỏe và nhu cầu dinh dưỡng của người tiêu dùng. Tạo tiền đề phát triển sang các nước trong khu vực Đông Nam Á. Trao đổi với chúng tôi, ông Thái Văn Chuyện say sưa kể về những cái nhất của đường Biên Hòa trên thị trường hiện nay, cụ thể như BHS là doanh nghiệp duy nhất trong nước có chuỗi sản phẩm đa dạng (đường ký, đường công nghiệp, đường túi, đường phèn, đường viên, đường vitamin, đường làm bánh, đường que, đường nâu...) đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng và là doanh nghiệp có hệ thống phân phối hoàn chỉnh nhất so với các đơn vị cùng ngành. Giá bán đường Biên Hòa luôn cao hơn các doanh nghiệp khác nhưng vẫn được khách hàng và người tiêu dùng chấp nhận nhờ chất lượng tốt nhất đã được khẳng định từ nhiều năm. Quang cảnh nhà máy sản xuất đường Biên Hòa. Là đơn vị duy nhất sở hữu nhà máy đường luyện công nghệ Nhật Bản , có thể sản xuất quanh năm với chất lượng cao và ổn định mà không phụ thuộc vào vùng nguyên liệu như các công ty đường khác. Đây là một trong những lợi thế giúp BHS khẳng định được chất lượng thương hiệu trong nhiều năm. Ngoài ra BHS còn có vị trí giáp ranh các khu vực tiêu thụ lớn là các Khu CN Bình Dương TP.HCM Đồng Nai vì vậy đội ngũ kinh doanh có thể tiếp cận và phục vụ khách hàng rất nhanh cùng với chi phí vận chuyển thấp và cạnh tranh nhất là trong giai đoạn chi phí vận chuyển đang đồng loạt tăng như hiện nay. Tập trung hạ giá thành. Trước mắt, trong năm 2014, công ty sẽ tập trung vào các biện pháp để hạ giá thành các sản phẩm, tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị phần tiêu thụ qua đó tăng biên độ lợi nhuận trong bối cảnh giá đường trên thị trường vẫn ở mức thấp. Mục tiêu năm nay của công ty là tiêu thụ được 175,714 tấn đường , tăng nhẹ so với năm trước; sản lượng sản xuất 175,651 tấn. Kết quả doanh thu đạt 2,643 tỷ đồng , giảm nhẹ 10% so với năm 2013, nhưng lợi nhuận trước thuế sẽ tăng 63% lên 82.2 tỷ đồng. Ông Chuyện cho biết hiện nay công ty có 2 nhà máy đường công suất 6,500 tấn/ngày tại Tây Ninh và Trị An (Đồng Nai), 1 nhà máy đường luyện 400 tấn/ngày cũng tại Đồng Nai và vùng nguyên liệu 11,000ha, trong đó có 1,000 ha thuộc sở hữu của công ty, năng suất đạt khoảng 70 tấn/ha. Đây được xem là mức tương đương với năng suất thu hoạch trung bình ở Thái Lan (75 tấn/ha), nước xuất khẩu đường hàng đầu thế giới. Sản phẩm Đường Biên Hòa ra lò. Sắp tới, chiến lược của Đường Biên Hòa là tập trung cải tiến quy trình quản lý đầu tư vùng nguyên liệu thông qua việc chọn giống, làm đất, bón phân, kỹ thuật chăm sóc, đặc biệt đầu tư hệ thống tưới tiêu phù hợp với điều kiện từng vùng để tăng năng suất, đồng thời giảm giá thành. Công ty cũng đầu tư máy thu hoạch tự động với năng suất 800 tấn mía cây/ngày sẽ giúp giảm được công lao động, hạn chế thất thoát nguyên liệu và còn tăng chất lượng đường sau thu hoạch. Ngoài ra, chiến lược đa dạng hóa sản phẩm cũng tiếp tục duy trì. Trong đó, đẩy mạnh các sản phẩm mới như đường túi, đường Vitamin, đường làm bánh đang được thị trường ưa chuộng và tiêu thụ rất tốt. Hợp tác để tận dụng lợi thế. Vị Chủ tịch của Đường Biên Hòa, đồng thời cũng giữ nhiều vai trò chủ chốt ở các công ty khác thuộc Tập đoàn Thành Thành Công (ThanhThanhCong) như Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh (SBT), Điện Gia Lai (GEC), tỏ ra rất lạc quan về việc Đường Biên Hòa tham gia vào chuỗi sản xuất và cung ứng các sản phẩm liên quan đến đường của Tập đoàn này. Ông Chuyện cho rằng hợp tác cùng phát triển là xu thế chung của nền kinh tế hiện đại. Việc BHS gia nhập Thành Thành Công cũng không nằm ngoài xu thế chung đó. Tập đoàn có nhiều đơn vị cùng hoạt động trong lĩnh vực mía đường, do đó việc chia sẻ kinh nghiệm về công tác quản lý, khoa học kỹ thuật, giảm chi phí, tận dụng được lợi thế của nhau... giúp cho tất cả các thành viên nâng cao được hiệu quả hoạt động. Ông cho biết vụ mùa 2013-2014, các chương trình chung về thu hoạch đốn chặt mía đã giúp cho các đơn vị trong tập đoàn lần đầu tiên có được mức CCS trên 9 , là một trong những tín hiệu hết sức khả quan, cho thấy tất cả đang đi đúng hướng. Tuy nhiên, ông Chuyện khẳng định không có việc hợp tác giữa các thành viên trong tập đoàn là để thao túng thị trường, bởi thị trường đường hiện nay bị chi phối bởi nhiều yếu tố cả trong và ngoài nước, nên một vài doanh nghiệp thuộc Thành Thành Công sẽ không đủ sức làm điều đó. Không chỉ nỗ lực để giữ gìn và phát huy những lợi thế hiện tại, BHS còn đang có những kế hoạch đầy tham vọng để nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững trong tương lai. Đan Thanh.
Thu phí ATM: Khách hàng nắm dao đằng lưỡi
(VEF.VN) - Trong việc thu phí ATM, các ngân hàng đang nắm đằng chuôi. Việc chống lại thu phí ATM đối với rút tiền trong ngân hàng cùng hệ thống phải là việc làm có tính nguyên tắc, bởi mở đầu chỉ là phí ATM, sau này ai biết còn phí gì nữa?
Kinh tế
LTS: Nhiều ý kiến độc giả cho rằng, các ngân hàng không lỗ khi kinh doanh dịch vụ ATM. Hơn nữa, khi các ngân hàng hô hào, bắt buộc trả lương qua ATM, giờ lại đòi thu phí trên lương của họ khác nào... "lùa gà vào chuồng rồi đòi thịt"?. Diễn đàn Kinh tế Việt Nam tổng hợp ý kiến độc giả xung quanh kiến nghị mới đây của Hội thẻ ATM Việt Nam về đề xuất nâng mức phí khi rút tiền ATM ngoại mạng và thu phí khi rút tiền từ ATM nội mạng. Mời độc giả tiếp tục tham gia tranh luận. Trao quyền thu phí ATM cho ngân hàng Chuyên gia ngân hàng Nguyễn Hồng Hải (Canada) "bênh vực" các ngân hàng khi phải thu phí rút tiền từ máy ATM. Ông cho rằng, mặc dù các ngân hàng đua nhau tăng số lượng máy ATM và cố gắng chiếm lĩnh thị trường thanh toán thẻ, song, hầu hết các ngân hàng đều thua lỗ trong mảng hoạt động này. Tính tính đơn giản, các chi phí đầu tư cho hệ thống ATM gồm máy ATM (khoảng vài trăm triệu), chi phí đường truyền, thuê địa điểm đặt máy, điện, bảo vệ, bảo trì bảo dưỡng, quảng cáo, đầu tư hệ thống phần mềm, nhân viên... cũng đủ thấy số lượng tiền đầu tư lớn tới mức nào. Tuy nhiên, nguồn thu chỉ trông chờ là tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng, nhưng đối tượng gửi tiền không kỳ hạn lại rất ít tại Việt Nam. Những người có nhiều tiền thì họ gửi tiết kiệm và không sử dụng hệ thống ATM được. Một số hoạt động khác, như thanh toán lương hưu qua máy ATM thì số tiền ít mà khi có lương, tiền thường được rút ngay. Cộng với sự dư thừa về số lượng máy ATM khi hơn 30 ngân hàng cùng tranh giành "miếng bánh" thị phần dẫn tới hiệu quả của thị trường này rất thấp. Đó là nguyên nhân khiến các ngân hàng cần phải tìm kiếm các nguồn thu từ mảng này để bù đắp những thua lỗ trong mảng kinh doanh dịch vụ từ máy ATM. Hơn nữa, theo ông Hải, trong nền kinh tế thị trường, khi các ngân hàng cạnh tranh một cách bình đẳng và lành mạnh với nhau thì đối với những dịch vụ mà ngân hàng phải bỏ chi phí để đầu tư và cung cấp cho khách hàng, cần để cho họ quyền tự quyết về việc thu phí hay không đối với những dịch vụ mà họ cung cấp. Tất nhiên, các ngân hàng phải cân nhắc về quyết định của họ bởi nếu không họ sẽ bị mất khách hàng và có thể phản tác dụng. Nhà nước không nên can thiệp vào việc quy định phí đối với các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng. Phản hồi đến VEF.VN, độc giả Nguyễn Minh Đức (minhduc... @gmail.com) cũng đồng tình và cho hay, việc đóng phí khi rút tiền ATM là điều tốt vì: Thứ nhất, ngân hàng sẽ có tiền đầu tư xây dựng thêm về số lượng cũng như chất lượng cho các máy ATM; thứ hai, hiện nay số máy ATM còn tương đối ít, nên nhiều khi còn phải xếp hàng rất lâu để đợi rút tiền. Nếu thu phí thì số lần rút của mỗi người cũng sẽ giảm đi và tránh được ách tắc này. Tuy nhiên, việc làm sao cho người dân chấp nhận việc thu phí lại là một vấn đề lớn. Khái niệm của việc bị mất tiền khi sử dụng ATM và miễn phí khi sử dụng nó là sự khác nhau vô cũng lớn. Vì vậy, cần phải có lộ trình từng bước trong việc thu phí. "Lùa gà vào chuồng rồi đòi thịt"? Tuy nhiên, một chuyên gia ngân hàng khác đến từ HSBC Singapore, James Ngo, lại phản ứng chuyện các ngân hàng kêu lỗ. Ông khẳng định, nếu nói các ngân hàng bị lỗ khi không thu phí ATM là sai, mà chính xác hơn là nếu không thu phí thì ngân hàng bị mất một phần lợi nhuận đáng kể. "Thật ra, khi đầu tư mở rộng số lượng ATM thì dĩ nhiên đó là một lợi thế giúp khách hàng an tâm quăng tiền vào ngân hàng đó. Do vậy, nếu xem ATM như đầu tư ngắn hạn và muốn thu lợi ngay là không đúng với kinh doanh dịch vụ ngân hàng. Và chỉ những nước người dân không được cái quyền phản đối thì mới có chuyện ngân hàng đòi hỏi đủ loại phí", chuyên gia của HSBC Singapore nhấn mạnh. Ông cho rằng, trong các cáo bạch tài chính hàng quý hàng năm, ngân hàng nào cũng đưa ra lợi nhuận kếch xù từ tiền huy động của dân. Họ có khi nào dám kêu ca rằng ngân hàng chúng tôi lỗ vì đã phục vụ quá chu đáo cho khách hàng hay không? "Lẽ ra khi tôi gửi tiền ở Ngân hàng anh, anh phải tặng không cái thẻ cho tôi xài thì mới phải đạo kinh doanh, đàng này bắt tôi trả cái phí mà lẽ ra tôi phải được miễn do tôi đem tiền đến cho anh đem đi đầu tư sinh lời... cho anh". Chuyên gia này cho rằng, nếu cơ quan quản lý đồng ý cho thu phí ATM, một viễn cảnh không xa, ATM sẽ giống như chiếc bốt điện thoại công cộng kia, bị bỏ hoang phế, do nó không còn "giá trị hữu ích" nữa. Hơn nữa, theo độc giả Oasama ([email protected]), việc lỗ là do các ngân hàng quản lý kém chứ không phải do lỗi của... máy ATM. Bởi, ATM giúp ngân hàng giảm được một lượng chi phí nhân công phục vụ khách hàng quá lớn. Nếu không có ATM, ngân hàng còn lỗ hơn vì họ sẽ phải trả lương cho một lượng lớn nhân viên và trong khi đó số lượng khách hàng được phục vụ lại ít hơn nhiều. Chi phí lắp đặt ATM ít hơn nhiều chi phí thành lập và duy trì một chi nhánh để phục vụ một số lượng người nhất định. "Nếu tính đúng, tính đủ thì chênh lệch chi phí giữa hai hình thức (rút trực tiếp và rút từ ATM) này là bao nhiêu? Nếu chi phí cho việc duy trì hệ thống ATM là cao hơn thì việc thu phí là có lý, nhưng số phí chỉ được tương ứng với phần chênh lệch chi phí này, chứ không phải toàn bộ chi phí cho việc duy trì hệ thống ATM. Tôi chưa thấy con số tính toán nào của ngân hàng về chênh lệch chi phí này", độc giả Lê Nghĩa Trung (trung-nghia.le... @hotmail.com), viết. Ngoài ra, số lượng ATM sẽ cộng thêm vào thương hiệu của mỗi ngân hàng, vậy giá trị cộng thêm vào thương hiệu này là bao nhiêu? Các ngân hàng đã tính tới yếu tố này chưa? Phần nữa, trước đây các ngân hàng hô hào, thậm chí nhờ Nhà nước khuyến khích, bắt buộc chi trả lương qua tài khoản để tận dụng các hệ thống mà mình đã đầu tư, và tăng tính thanh khoản cho mình. Bây giờ các ngân hàng đòi thu phí trên lương của những công nhân, người thu nhập thấp... chẳng khác nào "lùa gà vào chuồng rồi đòi thịt". Chắc chắn yêu cầu này sẽ dẫn tới việc nhiều công ty, và cả nhà nước để công bằng hơn cho người lao động phải áp dụng trở lại việc chi trả tiền lương trực tiếp. Khi đó các ngân hàng cũng sẽ bị thiệt thòi. Mức phí mà ngân hàng đang tính toán cần phải cân bằng cả thiệt hại này nữa. Do vậy, theo độc giả Thuhavahoang (thuha... @yahoo.com), nếu kêu lỗ và lỗ quá thì nên bỏ hệ thống ATM. Chống lại thu phí ATM đối với rút tiền trong ngân hàng cùng hệ thống phải là việc làm có tính nguyên tắc, bởi mở đầu chỉ là phí ATM, sau này ai biết còn phí gì nữa? Ngân hàng nắm đằng chuôi, họ nắm tiến của chúng ta và họ có quyền đặt ra các loại phí. Và, việc thu phí rút tiền đối với ngân hàng ngoài hệ thống phát hành thẻ thì là đúng, nhưng với ngân hàng mà mình đã gửi tiền vào đấy, bây giờ rút ra mà lại bị thu tiền thì không thể chấp nhận được (ở bất cứ đâu, dù là châu Âu hay là Hoa Kỳ). Một điểm nữa khiến độc giả Lê Nghĩa Trung bức xúc là hạn mức một lần rút tiền. "Tôi là người có thẻ ATM từ những ngày đầu hơn 10 năm nay. Hạn mức ngay từ ngày đầu là 2 triệu/lần. Những ai cần rút nhiều phải rút làm nhiều lần, và mỗi lần lại bị thu phí. Ngân hàng thu phí trên số lần rút tiền, nhưng đã hơn 10 năm, với mức lạm phát tới cả 10 lần mà mức rút tối đa mỗi lần không đổi. Liệu đây có phải là cách để ngân hàng tận thu của khách hàng hay không? Tại sao không tăng hạn mức lên?". Công ty, siêu thị cũng nên có máy ATM Nhìn ra các nước, chuyên gia Nguyễn Hồng Hải so sánh với việc thu phí dịch vụ thanh toán ATM tại Canada - nơi ông đang sống. Hiện các ngân hàng tại Canada không thu phí đối với máy ATM của họ và chỉ thu nếu rút tiền từ các máy ATM khác. Một khách hàng khi sử dụng thẻ thanh toán có thể rút tiền không chỉ tài khoản tiền gửi, mà có thể từ tài khoản tiết kiệm. Việc trang bị máy ATM cũng không nhất thiết chỉ ngân hàng mới làm. Có những công ty, siêu thị cũng trang bị máy ATM của riêng họ và kết nối với hệ thống ngân hàng, khách hàng cần rút tiền từ máy ATM (máy POS - máy tính tiền chấp nhận thẻ). Tuy nhiên, dùng thẻ để thanh toán tại các máy POS khi mua sắm không thu bầt kỳ loại phí nào, không phân biệt thẻ thanh toán đó thuộc ngân hàng nào. Còn tại Nhật Bản, theo ông James Ngo, việc thu phí ATM chỉ áp dụng cho các lần rút tiền ngoài giờ phục vụ của ngân hàng, chẳng hạn từ 9h đêm đến 7h sáng hôm sau hoặc các ngày cuối tuần. Khoảng từ 7h sáng đến 9h đêm trong các ngày thường trong tuần, người dân có thể rút tiền thoải mái. Phí mỗi lần rút tiền ngoài giờ phục vụ tại ngân hàng là khoảng 105 yên. Điều này có nghĩa, chi phí 105 yên là để trả cho người phục vụ ngoài giờ của ngân hàng (mà ở đây chính là "người máy"!). Độc giả Nguyễn Minh Đức đề xuất, đối với thu phí ATM khi rút tiền từ mạng nội bộ, nên thu theo lộ trình. Ban đầu, ngân hàng nên thu phí từ 200 đồng đến 500 đồng chẳng hạn để mọi người thích nghi với việc trả phí. Sau đó, khi người dân đã quen với việc mất phí (mặc dù chẳng nhiều) thì hãy từ từ nâng phí lên theo từng giai đoạn. Ngoài ra, để tránh lỗ, độc giả Oasama kiến nghị, các ngân hàng nên ngồi lại với nhau, cùng nhau đầu tư một máy ATM phục vụ cho nhiều ngân hàng. Các ngân hàng cũng phải thống kê lượng tiền sử dụng tại từng máy ATM. Như vậy, các ngân hàng sẽ giảm bớt được khoản "500 đến 600 tỷ đồng không sinh lãi". Đồng thời, giải pháp liên ngân hàng này sẽ buộc các ngân hàng, nếu không cung cấp đủ tiền mặt cho người dân sẽ phải trả phí cho ngân hàng khác khi tiền vốn của họ trong máy ATM bị rút. Nó sẽ là động lực để các ngân hàng làm việc hiệu quả hơn với việc đầu tư của mình.
Chính sách tiền tệ với nền kinh tế VN sau suy giảm
Hội thảo chuyên đề “Vai trò chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế Việt Nam sau thời kỳ suy giảm”, tổ chức ngày 28/8, tại thành phố Đà Lạt.
Kinh tế
Gần 200 đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia kinh tế, tài chính và ngân hàng trong nước và quốc tế đã tham gia hội thảo chuyên đề Vai trò chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế Việt Nam sau thời kỳ suy giảm, tổ chức ngày 28/8, tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Phát biểu khai mạc và đề dẫn tại hội thảo, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu nhấn mạnh đến sự thành công của Việt Nam trong việc điều hành các chính sách tiền tệ thời gian qua. Đặc biệt với việc đưa ra các gói hỗ trợ lãi suất tín dụng, Chính phủ đã giúp cho hàng chục nghìn doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh, phục hồi sản xuất, tạo đà phát triển, giải quyết việc làm cho người lao động... Theo Thống đốc Nguyễn Văn Giàu, đây là hội thảo quốc gia, đánh giá một cách có hệ thống, toàn diện, sâu sát diễn biến khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế thế giới và suy giảm kinh tế Việt Nam hiện nay, đưa ra những dự báo và đặc biệt là những giải pháp ở tầm vĩ mô nhằm phục vụ việc điều hành các chính sách tài chính-tiền tệ cho nền kinh tế đất nước sau thời kỳ suy giảm. 23 tham luận gửi tới hội thảo và các ý kiến thảo luận trực tiếp tại hội thảo khẳng định vai trò chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế Việt Nam. Nhiều ý kiến tại hội thảo cũng tập trung phân tích, đánh giá và bàn luận những vấn đề nóng trong việc thực hiện các chính sách tài chính tiền tệ hiện nay như có cuộc tổng kiểm tra trên toàn quốc về tình hình vay và sử dụng vốn vay các gói hỗ trợ lãi suất; nguy cơ nợ khó đòi từ việc tăng trưởng nóng dư nợ trong hệ thống tín dụng; làm gì để tăng tính hấp dẫn của trái phiếu Chính phủ, cần xây dựng ngay các nhóm giải pháp cho nền kinh tế thời kỳ hậu suy giảm... Đáng chú ý là vấn đề nên hay không nên có các gói hỗ trợ lãi suất tiếp theo của Chính phủ trong thời gian tới được rất nhiều đại biểu tranh luận sôi nổi với nhiều ý kiến trái ngược nhau. Phần lớn các doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu thì khuyên nên có những gói hỗ trợ mới theo hướng giảm dần như về mức lãi suất, đối tượng được vay....Cũng có ý kiến không nên kéo dài việc trợ sức này khiến cho ngân sách khó khăn, doanh nghiệp ỷ lại, thiếu sức cạnh tranh... Tại hội thảo, nhiều ý kiến cũng nhấn mạnh đến việc cần sớm xem xét chuyển đổi mô hình kinh tế nặng về tăng trưởng theo công nghiệp truyền thống chủ yếu khai thác tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, sang phát triển mạnh mô hình kinh tế tri thức. Bên cạnh đó cần có chính sách tác động mạnh vào tổng cung của nền kinh tế chứ không nên xem trọng tổng cầu để bảo đảm kinh tế phát triển bền vững, khai thác triệt để các lợi thế quốc gia để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế. Thông tin về tài chính, tiền tệ, kinh tế - nhất là các thông tin về những chính sách phải được kịp thời, minh bạch.../. (TTXVN/Vietnam+).
Petrolimex tiết kiệm 137 tỷ đồng chi phí sản xuất
Ngày 23/2, tại Hà Nội, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) và các công ty thành viên đã ký cam kết tăng cường tiết kiệm và tiết giảm chi phí theo Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ và Công văn số 807/BTC-TCDN của Bộ Tài chính, với sự chứng kiến của Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ.
Kinh tế
Tổng giám đốc Petrolimex Trần Văn Thịnh cho biết Petrolimex sẽ thực hiện tiết giảm trên tất cả các lĩnh vực đầu tư xây dựng, mua sắm thiết bị, sử dụng lao động và chi phí kinh doanh, giá thành sản phẩm với trị giá tiết giảm là 137 tỷ đồng, tương đương tiết giảm 15 đồng/lít, kg xăng dầu xuất bán trong năm 2012. Việc thực hiện tiết giảm sẽ được thực hiện trên các mặt như trong công tác quản lý hao hụt, phấn đấu tiết giảm tối thiểu 5% so với định mức hao hụt hiện hành trên tất cả các khâu, công đoạn từ khâu nhập tạo nguồn, tồn chứa, vận chuyển; khối lượng xăng dầu hao hụt phấn đấu giảm so với định mức dự kiến: 3.200 m3,tấn tương ứng với trị giá 53,645 tỷ đồng (tạm tính theo giá nhập khẩu bình quân năm 2011 của Petrolimex là 16.764 đồng/lít, kg). Đối với chi phí vận chuyển, thực hiện tiết giảm 5% đối với chi phí cố định/ngày tàu trong khâu nhập tạo nguồn và cước vận tải ven biển so với đơn giá năm 2011, trị giá tiết giảm dự kiến khoảng 56,455 tỷ đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp phấn đấu đạt chỉ tiêu tiết giảm 5-10% chi phí quản lý, tương ứng trị giá tiết giảm là 26,9 tỷ đồng. Bên cạnh tiết kiệm từ 5-10% chi phí quản lý theo chỉ đạo chung của Chính phủ, Petrolimex đã đặt mục tiêu tiết giảm một số loại biến phí trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu: giảm 5% cước phí vận tải xăng dầu viễn dương và vận tải xăng dầu ven biển so với đơn giá thực hiện năm 2011, giảm tối thiểu 5% lượng xăng dầu hao hụt so với định mức hao hụt hiện hành, giảm 5% khối lượng điện nước tiêu thụ trên lít, kg xăng dầu bán ra./. (TTXVN).
Góp sức ngăn “cò” lao động
Chương trình “Tiếp sức người lao động” giúp cho người lao động cảm thấy vững tâm, tự tin tìm việc
Kinh tế
Vừa xuống Bến xe Miền Đông với lỉnh kỉnh hành lý và còn phờ phạc sau chuyến đi dài, anh Đinh Hữu Tuấn (quê huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) đã được các tình nguyện viên chương trình Tiếp sức người lao động hướng dẫn tận tình. Sau 30 phút tham khảo và được tư vấn, anh Tuấn đã tìm được việc làm phù hợp nguyện vọng tại một công ty cơ khí ở quận Thủ Đức, TP HCM. Có việc làm ngay. Tiếp sức người lao động là chương trình do Trung tâm Hướng nghiệp Dạy nghề - Giới thiệu việc làm Thanh niên (thuộc Thành đoàn TP HCM) tổ chức. Ban đầu, tiếp xúc với các tình nguyện viên, anh Tuấn rất ái ngại nhưng sau khi nghe các bạn trò chuyện và thấy màu áo cam có mấy chữ tình nguyện viên, anh Tuấn thấy an tâm và cởi mở hơn. Anh kể: Tôi chỉ học hết phổ thông, khó tìm việc làm ở quê nên quyết định vào Nam lập nghiệp. Nghe một số anh chị đi trước bảo ở bến xe rất dễ bị lừa, bị cò bán sống vào các cơ sở làm việc khổ sai nên tôi có chút e ngại. Nay gặp được các anh chị và tìm được công việc phù hợp với nguyện vọng, tôi vui lắm, vừa gọi điện thoại về quê báo cho bố mẹ biết để cả nhà an tâm. Người lao động tìm hiểu thông tin của chương trình Tiếp sức người lao động tại Bến xe Miền Tây. Tại Bến xe Miền Tây, chị Lê Thị Yến Thanh (quê ở Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) cũng được các tình nguyện viên hướng dẫn tận tình cách điền hồ sơ, tư vấn công việc phù hợp. Chị Thanh vừa tốt nghiệp ngành kỹ thuật may của Trường ĐH Công nghiệp TP HCM và cần tìm một công việc phù hợp với chuyên môn. Sau khi rà soát lại các doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký với trung tâm, các tình nguyện viên đã giới thiệu Yến Thanh vào làm việc tại Công ty TNHH May mặc Uyên Thảo (quận 12, TP HCM). May quá, tôi vừa ở quê lên, đang băn khoăn chưa biết tìm việc thế nào thì được chương trình giới thiệu ngay việc làm mà không phải mất phí - chị Thanh bày tỏ. Ông Nguyễn Cẩm Thạch, Trưởng Phòng Nhân sự Công ty Mắt Bão (quận Tân Bình, TP HCM), cho biết: Công ty đang mở rộng dịch vụ nên cần tuyển 200 lao động ở lĩnh vực chăm sóc khách hàng, tư vấn dịch vụ... với mức lương 4,5 triệu đến 9 triệu đồng/tháng. Qua chương trình, công ty đã tuyển được 20 nhân viên có kỹ năng làm việc tốt. Đây là một chương trình vô cùng ý nghĩa, giúp cho doanh nghiệp và người lao động tìm được nhau. Hỗ trợ thiết thực cho người lao động. Theo ông Nguyễn Quang Cường, Giám đốc Trung tâm Hướng nghiệp Dạy nghề - Giới thiệu việc làm Thanh niên, hiện nay tại các bến xe trên địa bàn TP HCM xuất hiện cò việc làm trá hình với vai người lái xe ôm để lừa gạt người lao động từ các tỉnh đến TP tìm việc. Họ đưa ra lời dụ dỗ giới thiệu việc làm với mức lương cao, công việc nhàn hạ và được họ chở đến nơi nhận việc miễn phí hoặc với giá rẻ. Nhưng thực chất đây là hoạt động lừa gạt hoặc bán sống người lao động cho những đầu nậu việc làm. Ngoài việc rải vệ tinh khắp các bến xe để lừa người lao động, nhiều nhóm đối tượng còn dùng mánh khóe dán tờ rơi trên các trụ điện, thậm chí đăng thông tin trên các trang báo, internet... Những người lao động cả tin sẽ bị chúng giữ giấy tờ, giam lỏng và bắt buộc làm những công việc nặng nhọc, lương thấp. Muốn nghỉ việc, người lao động phải đóng tiền chuộc cho họ. Nhằm hỗ trợ người lao động tránh trường hợp bị cò lao động chèn ép, chương trình Tiếp sức người lao động ra đời và ra quân đồng loạt với 5 văn phòng tại Bến xe Miền Tây, Bến xe Miền Đông, Bến xe An Sương, Bến xe Ngã Tư Ga và Trường Trung cấp Nguyễn Hữu Cảnh (quận 7, TP HCM). Khi đến các bến xe, người lao động vào trong bến hoặc hỏi nhân viên bảo vệ vị trí các văn phòng giới thiệu việc làm miễn phí của chương trình, tuyệt đối không nghe theo lời dụ dỗ của cò việc làm - ông Cường nhấn mạnh. Bên cạnh đó, chương trình còn giới thiệu chỗ trọ với giá cả hợp lý, hướng dẫn các tuyến xe buýt và đội ngũ xe ôm uy tín, thân thiện cho người lao động từ các tỉnh lên TP HCM tìm việc. Giới thiệu việc làm cho 31.000 lao động. Năm 2016, chương trình Tiếp sức người lao động đã tiếp nhận trên 100 doanh nghiệp đăng ký tuyển dụng hơn 3.000 chỉ tiêu dành cho người lao động với nhiều ngành nghề khác nhau, mức lương từ 4 triệu đến 10 triệu đồng/tháng; lao động xuất khẩu với mức lương từ 17 triệu đến 27 triệu đồng/tháng. Qua 5 năm thực hiện, chương trình Tiếp sức người lao động đã tiếp nhận hàng ngàn lượt doanh nghiệp tham gia đăng ký với 86.000 chỉ tiêu tuyển dụng. Chương trình đã tư vấn, giới thiệu cho 31.000 lao động, trong đó tỉ lệ có việc làm là 35%, hỗ trợ thông tin về chỗ trọ cho hơn 2.500 lao động với giá cả hợp lý. Bài và ảnh: Hồng Đào.
Trung Quốc mở cửa hệ thống tài chính
Trung Quốc vừa thực hiện bước đi quan trọng trong việc mở cửa hệ thống tài chính khi cho biết sẽ bỏ giới hạn quyền sở hữu ngân hàng, cho phép công ty ngoại lấn sâu hơn vào lĩnh vực tài chính.
Kinh tế
Trung Quốc vừa có bước đi lớn trong việc mở cửa hệ thống tài chính. Theo Bloomberg, quy định mới vừa được công bố trong cuộc họp chính phủ hôm 10.11 sẽ cho phép nhiều doanh nghiệp tài chính toàn cầu được phép tiếp cận nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới theo cách chưa từng có trước đây. Ngoài việc bỏ giới hạn sở hữu nước ngoài tối đa trong các nhà băng, Bắc Kinh còn cho phép công ty nước ngoài sở hữu cổ phần đa số trong các doanh nghiệp chứng khoán, quản lý quỹ và bảo hiểm nước nhà. Thời điểm thông báo này được đưa ra cũng gần với chuyến công du Bắc Kinh của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Thông báo là bằng chứng cho thấy những cải cách quan trọng mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang nỗ lực thực hiện sau khi củng cố vị thế là lãnh đạo mạnh nhất Trung Quốc trong nhiều thập niên. Các hãng tài chính nước ngoài hoan nghênh động thái này. Ngân hàng JPMorgan Chase và Morgan Stanley cho biết họ cam kết với thị trường Trung Quốc. UBS Group cho biết họ sẽ tiếp tục nỗ lực để tăng vốn cổ phần trong liên doanh Đại lục. Dù Bắc Kinh đã và đang có nhiều bước tiến lớn trong việc mở cửa thị trường cổ phần, trái phiếu cho giới đầu tư ngoại, song các ngân hàng và doanh nghiệp chứng khoán quốc tế từ lâu vẫn chưa hài lòng về hạn mức sở hữu mà họ được quy định. Lý do là vì giới hạn sở hữu khiến các doanh nghiệp ngoại trở nên yếu thế tại một trong các hệ thống tài chính đang phát triển nhanh nhất thế giới. Đó là một thông điệp quan trọng cho thấy Trung Quốc tiếp tục mở cửa, khiến các thị trường tài chính của họ trở nên quốc tế hơn theo định hướng thị trường hơn. Dù vậy mức độ quan trọng của các hãng tài chính ngoại vẫn là yếu tố để ngỏ, nhà kinh tế Shen Jianguang thuộc Mizuho Securities Asia ở Hồng Kông cho hay. Giáo sư tài chính Oliver Rui tại Trường Kinh doanh Quốc tế Trung Quốc châu Âu ở Thượng Hải cho hay các hãng nước ngoài có thể sẽ tìm cách tăng mức hiện diện trong ngành bảo hiểm, chứng khoán và quản lý quỹ. Đây là các ngành còn nhiều sức phát triển. Trong khi đó, hoạt động cho vay, mảng vốn đang được nhiều cái tên Đại lục như Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) thống trị, thì ít được chú ý hơn. Đây là lĩnh vực khá bão hòa và doanh nghiệp ngoại khó có lợi thế cạnh tranh. Chi tiết quy định vẫn đang được giới chức Đại lục soạn thảo song đến nay, thông tin mới có ba điểm chính. Thứ nhất, doanh nghiệp ngoại được cho phép sở hữu đến 51% trong các hãng chứng khoán. Thứ nhì, Trung Quốc sẽ nâng mức sở hữu nước ngoài trong các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ lên 51% trong ba năm, và bỏ giới hạn sau 5 năm. Cuối cùng, hạn chế sở hữu trong các hãng quản lý tài sản sẽ được nâng lên 51%, và được dỡ bỏ hoàn toàn trong ba năm. Thu Thảo.
Giá vàng SJC trong nước tăng, ngược chiều với thế giới
Sáng nay 19/5, giá vàng SJC trong nước tăng hơn 100.000 đồng mỗi lượng so với chốt phiên cuối tuần trước, trong khi giá vàng thế giới lại quay đầu giảm nhẹ.
Kinh tế
Khách hàng đang giao dịch vàng miếng tại hệ thống DOJI (Ảnh: TTXVN). Tại thời điểm 10 giờ 00 phút, chiều mua vào của thương hiệu SJC tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh niêm yết ở mức 36,40 triệu đồng/lượng còn chiều bán ra là 36,58 triệu đồng/lượng. Tương tự, tại các công ty khác như DOJI Hà Nội, Vietinbank Gold, Techcombank Gold, Sacombank... giá bán ra đối với vàng SJC cũng giao dịch trong khoảng từ 36,46-36,58 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra). So với mức giá chốt phiên cuối tuần trước là 36,46 triệu đồng/lượng, thương hiệu SJC sáng nay tăng từ 100.000-120.000 đồng mỗi lượng. Nhìn lại tuần trước, giá vàng SJC biến động khá mạnh, sau một tuần giao dịch thương hiệu này tăng 880.000 đồng mỗi lượng. Có thời điểm, thương hiệu này nhảy vọt lên ngưỡng 36,80 triệu đồng/lượng (cao nhất trong vòng 6 tháng trở lại đây). Chênh lệch giá mua, bán vàng SJC trong tuần trước cũng được các doanh nghiệp kinh doanh vàng miếng nới rất rộng, lên mức 400.000 đồng/lượng, thay vì mức 40.000-60.000 đồng/lượng được giữ ổn định từ đầu năm. Đối với thương hiệu vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu, trong tuần trước cũng tăng 310.000 đồng/lượng, từ ngưỡng 33,77 triệu đồng/lượng lên 34,08 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, chênh lệch giá mua/giá bán của thương hiệu này vẫn giữ nguyên ở mức 550.000 đồng/lượng, không đổi kể từ đầu năm. Trên thị trường thế giới, giá vàng trong tuần trước đã tuột khỏi mốc 1.300 USD/ounce sau khi giữ được mốc này trong vòng một tuần trước đó. Hiện giá vàng giao ngay trên sàn Kitco đang giao dịch quanh ngưỡng 1.295 USD/ounce, giảm hơn 1 USD/ounce so với chốt phiên trước. Trong tuần trước, giá vàng thế giới chỉ tăng 9 USD/ounce (quy đổi theo tỷ giá ngân hàng Vietcombank là 21.160 đồng/USD, tương đương mức tăng 190.000 đồng/lượng). Như vậy, sau khi quy đổi theo tỷ giá ngân hàng Vietcombank giá vàng thế giới vẫn thấp hơn giá thương hiệu SJC trong nước khoảng 3,5 triệu đồng/lượng và thấp hơn thương hiệu vàng Rồng Thăng Long 1,04 triệu đồng/lượng. Trên thị trường ngoại tệ, giá bán USD tại ngân hàng Vietcombank sáng nay giảm 10 đồng/USD so với cuối tuần trước, điều chỉnh xuống mức mới là 21.150 đồng/USD còn chiều mua vào là 21.090 đồng/USD. Trong khi đó, ngân hàng Vietinbank chỉ giảm 5 đồng/USD ở chiều bán ra, hiện niêm yết từ 21.105-21.155 đồng/USD (mua vào/bán ra). Phía ngân hàng BIDV vẫn giữ nguyên tỷ giá so với cuối tuần trước khi giao dịch từ 21.100-21.160 đồng/USD./.
SCIC thu về 36 tỷ đồng khi thoái vốn CASUCO
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) vừa có phiên bán đấu giá 1,08 triệu cổ phần tại CTCP Mía đường Cần Thơ (CASUCO) với giá khởi điểm 33.400 đồng/cổ phần tại Sở Giao dịch CK TPHCM (HOSE).
Kinh tế
Kết quả, toàn bộ số cổ phần chào bán theo lô này đã được 1 NĐT tổ chức đăng ký mua bằng mức giá chào bán là 33.400 đồng/cổ phần. Với mức giá chào mua này, SCIC đã thu về 36,1 tỷ đồng sau khi thoái vốn khỏi CASUCO. Được biết, CASUCO được thành lập ngày 15-11-1995 với hoạt động kinh doanh chính là: sản xuất kinh doanh các sản phẩm, vật tư ngành mía đường. Hằng năm, CASUCO cung cấp ra thị trường từ 80.000-100.000 tấn đường thành phẩm. CASUCO hiện có gần 60 đại lý phân phối sản phẩm tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và TPHCM. CASUCO hiện có vốn điều lệ 130,8 tỷ đồng, trong đó Nhà nước nắm giữ 27,59% vốn điều lệ. Số cổ phần mà SCIC đăng ký bán chiếm 30% phần sở hữu của Nhà nước và chiếm 8,3% vốn điều lệ của CASUCO. Hải Hồ.
Người biết“ Gánh” doanh nghiệp vượt đêm trường suy thoái
QĐND Online - Trung tá Lê Quang Tư, Giám đốc Xí nghiệp 7 (Công ty TNHH một thành viên Duyên Hải, Quân khu 3) - người luôn biết vượt khó, vực dậy xí nghiệp từng vang tiếng một thời trong đội hình của Tổng công ty 319 từ đêm trường “suy thoái”. Với anh, hạnh phúc của mọi người chính là hạnh phúc của mình, và điều đó, đã trở thành chìa khóa thành công để anh có mặt tham dự Đại hội thi đua Quyết thắng toàn quân năm 2015.
Kinh tế
Là người gắn bó với Xí nghiệp 7 từ lúc còn là chiến sĩ, rồi trưởng thành qua những chức vụ nhân viên vật tư, nhân viên kế toán, đội trưởng đội xây dựng, đến năm 2010 đang trên cương vị Phó Giám đốc Xí nghiệp 7, anh được trên tin tưởng giao trọng trách làm Giám đốc Xí nghiệp 10 - đơn vị mới được thành lập theo lộ trình phát triển của Tổng công ty 319. Thời điểm đó, nền kinh tế thế giới đang chìm đắm trong suy thoái, các doanh nghiệp trong nước lao đao, trong đó, Xí nghiệp 7 rơi vào tình trạng mất cân đối tài chính, nợ đọng khách hàng, nợ lương công nhân nhiều tháng liền, nhiều công trình thi công chậm tiến độ... Bên cạnh đó, Xí nghiệp đang là doanh nghiệp nằm trong diện tái cơ cấu, chuyển từ Tổng công ty 319 về làm xí nghiệp thành viên để thành lập Công ty Duyên Hải trực thuộc Quân khu 3. Chia sẻ với chúng tôi, Trung tá Lê Quang Tư, cho biết: Giữa lúc đó thì vào một buổi tối, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty 319, anh Phùng Quang Hải, gọi tôi lên phòng làm việc và hai anh em ngồi tâm sự đến 2 giờ sáng. Anh ấy động viên tôi quay trở lại Xí nghiệp 7 làm giám đốc. Đứng trước một quyết định mà ở phía trước đầy chông gai đang chờ đợi, tôi khá lo lắng. Và cũng đúng lúc ấy câu hỏi của cô con gái nói với tôi dịp tết năm 2011 khi tôi chở con qua cổng Xí nghiệp 7 đi chúc Tết: Bố, bố có còn suy nghĩ gì về nơi này không?. Bao năm gắn bó với xí nghiệp (anh về công tác ở Xí nghiệp 7 từ tháng 12-1987), từng chứng kiến những thăng trầm của đơn vị và chính tôi cũng từng kiêu hãnh được là thành viên của Xí nghiệp 7 - con chim đầu đàn trong Tổng công ty 319. Chẳng lẽ, lúc xí nghiệp vinh quang thì mình hể hả, lúc lao đao mình lại ngoảnh mặt đi. Thế là tôi đi đến quyết định quay trở lại xí nghiệp, chấp nhận đối mặt với thách thức. Trung tá Lê Quang Tư, Giám đốc Xí nghiệp 7 (Công ty TNHH một thành viên Duyên Hải, Quân khu 3). Tháng 8 năm 2011, Lê Quang Tư được cấp trên điều về làm Giám đốc Xí nghiệp 7, thì tháng 12-2011 Xí nghiệp tách khỏi Tổng công ty 319 về thành lập Công ty Duyên Hải. Khó khăn chồng chất khó khăn, thị trường, chủ đầu tư chưa hề biết tới cái tên Duyên Hải, do vậy uy tín trên thị trường bằng con số 0. Cũng rất may cho Xí nghiệp 7 là đơn vị xây dựng có bề dày truyền thống (đến năm 2011 là 41 năm), với ngành nghề sản xuất kinh doanh chính là thi công xây lắp các công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông, thủy lợi, rà phá bom mìn, vật nổ. Công việc đầu tiên trên cương vị Giám đốc của anh là cùng các đồng chí trong Đảng ủy, Ban Giám đốc Xí nghiệp bàn bạc tìm hướng đi cho Xí nghiệp. Anh tâm sự: Những câu hỏi phải làm gì? bắt đầu từ đâu? và làm như thế nào? ... luôn làm tôi thức trắng nhiều đêm để tìm ra câu trả lời. Xác định nhân tố con người là quan trọng nhất, anh đã cùng các đồng chí trong Đảng ủy, Ban Giám đốc tổ chức gặp gỡ cán bộ kỹ sư trẻ để lắng nghe, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng. Thông qua tiếp xúc, anh nhận thấy ở họ vẫn chất chứa đầy nhiệt huyết, lòng nhiệt tình và mong muốn được kề vai sát cánh, đồng cam cộng khổ vươn lên. Trong tro còn lửa, nếu khéo khơi gợi chắc chắn ngọn lửa sẽ bùng phát, vì thế anh nhanh chóng cùng Đảng ủy, Ban Giám đốc sắp xếp lại tổ chức, biên chế, bố trí sử dụng, bổ sung kịp thời nguồn nhân lực, đồng thời vận hành theo các dây chuyền bước đầu tạo được niềm tin đối với người lao động. Chính quan điểm tìm người giao việc, tìm việc giao người, đã phát huy tối ưu năng lực, sở trường ở mỗi cán bộ, công nhân viên. Anh kể: Tôi nói với mọi cán bộ, công nhân viên rằng: Cơ ngơi này là của các bạn, hạnh phúc của các bạn là do chính các bạn tạo nên. Xí nghiệp có ăn nên, làm ra hay không là phụ thuộc vào các bạn. Xí nghiệp làm ăn có lãi, tức là mỗi cá nhân có thu nhập và đó là cái gốc để xây dựng hạnh phúc cho gia đình và xí nghiệp. Chính vì vậy tôi đề nghị toàn đơn vị hãy làm việc vì chính mình, làm hết trách nhiệm và hết nhiệm vụ được giao... Nói được, phải làm được, anh đã gương mẫu đi đầu, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước tập thể, chủ động tìm đến các đối tác; củng cố, giữ vững được thị trường truyền thống của đơn vị ở các tỉnh phía Bắc. Đồng thời mở rộng mối quan hệ tìm kiếm việc làm vào thị trường phía Nam và đối tác kinh doanh nước ngoài. Trong 3 năm, xí nghiệp 7 đã đầu tư gần 4 tỷ đồng mua sắm máy móc, trang bị; sửa chữa, nâng cấp doanh trại 2 tỷ đồng; mua sắm, cấp mới hơn 2.500 bộ trang phục bảo hộ cho người lao động... Đến Xí nghiệp 7, chúng tôi được chứng kiến sự đổi thay từ cơ sở vật chất, hạ tầng, đến vườn hoa cây xanh và nhất là đi đâu cũng bắt gặp những nụ cười, tín hiệu của môi trường văn hóa doanh nghiệp lành mạnh, đoàn kết tất cả vì sự nghiệp phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Trung tá Lê Quang Tư,(thứ 3 từ trái sang) luôn giành thời gian bám nắm, chỉ đạo thi công công trình. Những công trình trọng điểm, các đồng chí trong Ban giám đốc phải 3 cùng : Cùng ăn, cùng ở, cùng làm với các kỹ sư, cán bộ thi công và người lao động ngay tại công trường. Vì vậy, nhiều công trình do đơn vị thi công đều đạt và vượt tiến độ, bảo đảm chất lượng kỹ, mỹ thuật, an toàn tuyệt đối. Nhiều công trình được chủ đầu tư ghi nhận và đánh giá cao như: Công trình nhà điều hành Công ty XD Mỏ hầm lò I - Vinacomin, Viện nghiên cứu ứng dụng quân nhu (Tổng cục Hậu cần); nhà làm việc Tổng công ty 28 chi nhánh tại Hà Nội, Lữ đoàn 649 - Cục vận tải/ Tổng cục Hậu cần; công trình nhà ở Học viên Quốc tế - Đoàn 871 - Tổng cục Chính trị; công trình Cụm kho 186 - Tổng cục Hậu cần; nhà chỉ huy, cơ quan Bộ CHQS tỉnh Hải Dương, Sở chỉ huy, nhà làm việc Cơ quan - Bộ CHQS tỉnh Hưng Yên và nhà điều trị các chuyên ngành nội khoa /Bệnh viện 7/ Cục Hậu cần Quân khu 3... Vươn lên từ gian khó, xí nghiệp từng bước tăng trưởng ổn định. Năm 2011, xí nghiệp đạt sản lượng là 118 tỷ đồng, năm 2012 đạt 157 tỷ đồng, năm 2013 đạt 180,5 tỷ đồng, năm 2014 đạt 289 tỷ đồng và 6 tháng đầu năm 2015 đạt 200 tỷ đồng, giữ mức tăng trưởng liên tục từ 15 - 25 %. Năm 2011, lương bình quân đạt 3,7triệu/người/tháng; năm 2015 tăng lên 7 triệu đồng/người/tháng. Xí nghiệp đã t hực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước và đóng góp xây dựng đơn vị... Trò chuyện về những người có ảnh hưởng lớn đến công việc của anh, không một chút ngần ngại, Trung tá Tư bộc bạch: Tôi sinh ra từ vùng quê nghèo khó ở xã Cẩm Chế (Thanh Hà, Hải Dương), thời kỳ mới chuyển đổi kinh tế nông nghiệp, từng cùng các anh trai kéo bừa để bố bừa ruộng cấy. Mỗi lúc bừa ăn sâu, bố tôi khẽ nâng để các con đỡ sức, nếu anh em kéo không đều sức, bừa lệch khó đi. Hình ảnh ấy, theo tôi đến tận bây giờ, và nó cho tôi thấy sự chung sức, đồng lòng, sự uyển chuyển, khéo léo của người cầm lái. Điều đó, giúp ích cho tôi rất nhiều trong điều hành xí nghiệp bây giờ... Gợi về chuyện học hành, anh cho biết: Bố tôi bảo, ngày bé, mày suýt chết vì hen suyễn, khi đi học cứ phải nghỉ luôn, lên 10 tuổi mới khỏi hẳn... Vì vậy mà tôi phải học thêm để bù lại kiến thức và cả cái chuyện bé con (nhỏ người) nữa cũng thôi thúc tôi phải vươn lên học giỏi. Cũng chính vì thế mà liên tục tôi được giao trọng trách làm lớp trưởng trong mười mấy năm liền. Có lẽ vì thế mà tư duy lãnh đạo đã đọng lại trong tôi, giúp ích khá nhiều cho những quyết định của mình. Đặc biệt, thói quen chưa học xong bài là chưa đi ngủ của ngày xưa đã rèn cho tôi cái tính trách nhiệm trước công việc. Bây giờ, dù có đi công tác về mệt đến mấy tôi cùng phải giải quyết hết mọi công việc, xử lý hết số công văn, giấy tờ tồn đọng rồi mới nghỉ ngơi. Còn một người nữa có ảnh hưởng đến tôi đó là người thầy của tôi, khi còn học ở Đại học Hàng Hải, thầy dạy chúng tôi rằng: làm giám đốc thì phải biết làm giàu... Hỏi chuyện về gia đình nhỏ, anh cho hay: Công việc cuốn theo tối ngày, nên thời gian dành cho gia đình cũng ít hơn. Được cái bà xã cũng hiểu và thông cảm, chia sẻ công việc gia đình, ủng hộ để chồng chuyên tâm công tác. Tôi nói với cô ấy rằng: Hạnh phúc chỉ gia đình ta thôi thì quá đơn giản, phải lo cho 500 cán bộ, công nhân viên họ có việc làm, thu nhập. Họ hạnh phúc thì mình mới có hạnh phúc thực sự lớn lao. Được chia sẻ cùng anh, những cảm nhận về sự nhiệt huyết, năng động, quan tâm, sẻ chia, hết lòng với công việc, với đồng đội, luôn gần gũi và cầu thị trong con người Trung tá Lê Quang Tư đã giúp anh quy tụ được lực lượng, phát huy được thế mạnh, tiềm năng, tinh thần trách nhiệm trước công việc tới từng cán bộ, công nhân viên. Có thể nói, anh chính là người tiếp lửa để Xí nghiệp 7 vươn lên đứng vững, khẳng định thương hiệu phát triển và trở thành đơn vị trong tốp đầu của Công ty Duyên Hải ngày nay. Ghi nhận những thành tích đó, Bộ Quốc phòng đã tặng Trung tá Lê Quang Tư danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quân và được cử đi dự Đại hội Thi đua Quyết thắng toàn quân lần thứ IX diễn ra tại Thủ đô Hà Nội vào cuối tháng 6 năm nay. ĐÀM TUẤN ĐẠT.
Phát triển công nghiệp hỗ trợ điện tử Việt Nam: Không liên kết, mất hết thị trường
Ngành công nghiệp hỗ trợ điện tử Việt Nam đang rất èo uột và nếu không có sự hợp tác, liên kết chuỗi, doanh nghiệp Việt sẽ bị mất hết thị trường.
Kinh tế
Cả nước hiện có 610 doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện - điện tử. Bức tranh ảm đạm. Trong 10 dự án sản xuất điện tử lớn nhất tại Việt Nam từ năm 2003 đến nay, Samsung đứng đầu với 4 dự án đi vào vận hành, tổng vốn cam kết hơn 17,3 tỷ USD. Tiếp theo là các dự án của Inter, LG, Canon, Nokia, Panasonic và không có dự án lớn nào của doanh nghiệp Việt Nam. Doanh nghiệp sản xuất điện tử của Việt Nam giờ èo uột, chỉ còn một số doanh nghiệp như Tổng công ty cổ phần Điện tử và Tin học Việt Nam (Viettronic), Công ty cổ phần Hanel chủ yếu nhập khẩu SKD và IKD để lắp ráp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu tình thế của thị trường. Với việc phát triển không có chiến lược dài hạn, thị trường điện tử Việt Nam mất cân đối nghiêm trọng. Cả nước hiện có 610 doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện - điện tử, chiếm 53,28% trong tổng số doanh nghiệp ngành điện tử, một tỷ lệ thấp và chưa hợp lý. Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện hợp đồng theo từng đơn hàng nhỏ lẻ, chủ yếu dừng lại ở việc cung cấp các nguyên liệu, phụ tùng đơn giản như bao bì, vật liệu, phụ tùng nhựa, kim loại, một số dịch vụ hậu cần như vận chuyển, vệ sinh, ăn uống..., phần còn lại chủ yếu do các doanh nghiệp FDI đảm nhận. Ông Nguyễn Đức Cường, Giám đốc kinh doanh Công ty cổ phần SUNPLA cho biết, hiện khách hàng của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ điện tử tại Việt Nam chủ yếu đến từ Hàn Quốc và Nhật Bản. Với khách hàng Hàn Quốc, hình thức hợp tác chủ yếu là doanh nghiệp Việt ký hợp đồng với các nhà thầu phụ của Samsung hay LG. Với dạng hợp tác này, phần lớn doanh nghiệp Việt sẽ không nắm được kế hoạch cụ thể và hình thức hợp đồng thường theo từng đơn hàng. Còn với khách hàng Nhật Bản, nếu là hợp tác trực tiếp giữa doanh nghiệp Việt và các tập đoàn điện tử lớn như Canon, Brother..., các doanh nghiệp thường được ký các hợp đồng sản xuất hàng loạt và thời gian tương đối dài. Tuy nhiên, rất ít doanh nghiệp Việt có thể ký hợp đồng trực tiếp, số doanh nghiệp ký hợp đồng gián tiếp thông qua các nhà thầu phụ cũng không quá nhiều. Ngoài ra, sự liên kết giữa các doanh nghiệp nội địa cũng rất hạn chế, phần lớn nguồn nguyên liệu, linh kiện đầu vào được nhập khẩu hoặc mua từ doanh nghiệp FDI. Có nghĩa là, ngay cả doanh nghiệp khách hàng nội địa, thì doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ điện tử Việt Nam cũng chưa đáp ứng được. Đẩy mạnh liên kết. Ông Bang Hyun Woo, Phó tổng giám đốc phụ trách đối ngoại Công ty Samsung Việt Nam cho biết, hiện các doanh nghiệp Việt Nam đã sản xuất được những linh phụ kiện tinh vi hơn, thay vì chỉ làm bao bì và đóng pallet. Tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm điện thoại di động Samsung đã đạt mức 57%, tính đến cuối năm 2016. Hiện nay, có 29 doanh nghiệp Việt Nam đã trở thành nhà cung cấp trực tiếp cho Samsung. Cũng theo ông Bang Hyun Woo, Samsung đã nỗ lực tìm kiếm, hỗ trợ, giúp đỡ doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng của Samsung. Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam cũng cần tự nâng cao trình độ, thông qua việc mời chuyên gia, người từng có kinh nghiệm làm việc lâu năm tại các doanh nghiệp Hàn Quốc và Nhật Bản làm cố vấn. Sự liên kết giữa doanh nghiệp nội và doanh nghiệp FDI đang khởi sắc, nhưng vẫn còn lỏng lẻo, bà Đỗ Thị Thúy Hương, Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam (VEIA) cho biết và nhận định, doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực điện tử đều là doanh nghiệp nhỏ và vừa, khó có thể đầu tư lớn để đáp ứng những yêu cầu cao của doanh nghiệp FDI. Còn ông Cao Bảo Anh, chuyên viên Cục Công nghiệp (Bộ Công thương) cho rằng, thời gian tới, cần tập trung hỗ trợ phát triển ngành điện tử theo hướng đa dạng hóa, kết hợp giữa vốn quốc tế và vốn trong nước. Đặc biệt, cần vận động doanh nghiệp nước ngoài chủ động chuyển giao công nghệ hiện đại cho đối tác Việt Nam, kể cả kinh nghiệm, cách làm phù hợp để tiệm cận, làm chủ tình hình trong bối cảnh hội nhập, ông Cao Bảo Anh nói. Hữu Tuấn.
Vàng nhẫn loạn giá, bị nghi ngờ chất lượng
Vàng nhẫn các thương hiệu khác nhau, đều công bố chất lượng 99,99 nhưng giá chênh nhau rất cao. Chất lượng vẫn là một mối nghi ngờ lớn.
Kinh tế
Nhiều người đi mua vàng cuối năm cho biết, qua 3 -4 cửa hàng thì nơi đắt nhất chênh tới hơn 2 triệu đồng so với nơi bán rẻ nhất, trong khi cửa hàng đều báo là vàng nhẫn loại 99,99. Ngày 18/1, giá vàng nhẫn của Bảo Tín Minh Châu (Hà Nội) có giá bán 43,70 triệu đồng một lượng. Cùng lúc đó, Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) bán giá 44,20 triệu đồng, rẻ hơn 1,6 triệu đồng mỗi lượng so với vàng miếng SJC của chính đơn vị này. Còn Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn cũng đang niêm yết giá vàng nhẫn rẻ hơn nhiều so với vàng miếng. Cụ thể, vàng miếng SJC đang được bán ra với giá 45,90 triệu đồng, trong khi giá vàng nhẫn ép vỉ tại đây là 44,35 triệu đồng. Thậm chí, ở một số tỉnh thành, nhẫn vàng trơn của các thương hiệu, mang tên các hàng vàng nhỏ hiện chỉ có giá 41 - 42 triệu đồng và rất khó giao dịch ngoai nơi sản xuất và bán nhẫn đó. Nhiều người dân đang lo ngại và đổ xô đi bán để chuyển qua vàng khác được kiểm chứng chất lượng. Trong khi giá vàng nhẫn đang loạn thì chất lượng của loại tài sản khá phổ biến này cũng bị nghi ngờ. Một trong những vấn đề được nhiều chuyên gia đặt ra là không ai nấu vàng miếng để làm vàng nhẫn, trong khi giá vàng nhẫn hiện rẻ hơn vàng miễng. Giám độc một DN kinh doanh chế tác vàng trang sức cho biết, lý do khiến giá vàng nhẫn rẻ hơn vàng miếng là do việc gia công, sản xuất vàng nhẫn trơn đơn giản hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, nguyên liệu để sản xuất nhẫn là vàng nguyên liệu các loại do doanh nghiệp thu mua, sau đó phân kim để cho ra vàng 9999 để sản xuất nhẫn. Và tất nhiên nó không thể hoàn hảo như vàng miếng nhập khẩu. Thừa nhận về điều này, một chuyên gia vàng cũng lắc đầu cho biết, DN không thể chịu lỗ để nấu vàng miếng thành vàng nhẫn, mà chắc chắn từ các nguồn khác rẻ hơn, trong đó có những loại không rõ ràng về nguồn gốc Tất nhiên, đi kèm theo đó là nhiều vấn đề về chất lượng. Đây là thực tế đã tồn tại tư lâu, không phải bây giờ mới xuất hiện. Vì thế mới có tình trạng, vàng mua của hàng nào thì bán cho hàng đó, sang hàng khác mất giá nặng/ Không chỉ vàng nhẫn trơn, hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện vàng nhẫn đóng vỉ, một hình thức biến tướng sau khi vàng miếng bị quản lý chặt chẽ. Đây là một mặt hàng đang rất hút khách trên thị trường. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc này rất khó xảy ra, nếu có cũng không nhiều vì vàng miếng vẫn hấp dẫn người mua hơn. Hơn nữa, giá bán vàng miếng cao hơn vàng nhẫn nên không có lý do gì doanh nghiệp lại cắt ra nấu thành nhẫn, vừa tốn công vừa không được giá. Nguyên liệu làm vàng nhẫn lại thường là vàng bóng ký, phân kim có rất nhiều trên thị trường và giá rẻ hơn vàng miếng, doanh nghiệp có thể gom về làm rất dễ dàng. Chính vì thế, nhiều chuyên gia đặt vấn đề việc việc kiểm tra chất lượng và kiểm soát loai sản phẩm này để đảm bảo quyền lợi khách hàng. PV.
Phát hiện hàng loạt mì ăn liền làm từ dầu ăn bẩn
Thông tin cập nhật trên trang The China Post cho thấy, công ty thực phẩm Wei Lih tại Đài Loan đã phát hiện và tiến hành thu hồi tự nguyện hàng loạt mì ăn liền làm từ dầu ăn bẩn.
Kinh tế
Gần đây, công ty công nghiệp thực phẩm Wei Lih ( ), một nhà sản xuất mì ăn liền nổi tiếng Đài Loan nổi tiếng, thông báo thu hồi ba trong số các sản phẩm mì ăn phổ biến của mình sau khi họ phát hiện thấy mì được làm từ dầu ăn tái chế từ chất thải nhà bếp. Trong một tuyên bố hôm Chủ nhật vừa qua, Wei Lih cho biết họ đã được Cục Y tế Công cộng Changhua County Miaoli, nhà cung cấp Thực phẩm Mei Chu, thông báo một ngày trước đó rằng ba sản phẩm của họ được làm từ dầu tái chế do Kaohsiung có trụ sở tại Công ty Chang Guann ( ) cung cấp. Công ty Wei Lih tại Đài Loan đang thu hồi hàng loạt mì ăn liền làm từ dầu ăn bẩn. Ảnh minh họa. Wei Lih cho biết, trong giai đoạn hiện nay khi mối quan tâm về an toàn thực phẩm trong cộng đồng đang là vấn đề đáng báo động, vì vậy công ty chấp nhận thu hồi sản phẩm và hoàn tiền lại cho người tiêu dùng. Các nhà bán lẻ lớn của Wei Lih như Carrefour cũng bắt đầu loại bỏ mì khỏi các kệ hàng. Theo Cục Y tế Công cộng Changhua County, Wei Lih đã bán được 555.246 gói mì ăn liền thuộc ba dòng sản phẩm bị thu hồi cộng thêm 115.524 gói trong kho đã được niêm phong để điều tra làm rõ. Sở y tế cũng cho biết thêm, giám đốc điều hành của Wei Lih thông tin rằng công ty đã mua 1.224 kg dầu nhiễm độc từ Mei Chu vào tháng 6 vừa qua nhằm giải quyết vấn đề thiếu hụt nguyên liệu từ phía nhà cung cấp chính của Wei Lih. Chang Guann bị cáo buộc đã bán 782 tấn mỡ lợn cho các công ty thực phẩm trên khắp Đài Loan, bao gồm cả một số doanh nghiệp có thương hiệu như Wei Chuan Foods Corp và Công ty thực phẩm Chi Mei. Trên thực tế, ít nhất có khoảng 235 công ty thực phẩm trong nước và nhà hàng đã sử dụng sản phẩm của các thương hiệu nghi có chứa mỡ lợn làm từ dầu ăn tái chế trong nhà bếp, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA - Trung Quốc) cho biết. Ngoài ra, bánh dứa thương hiệu Maxim, một công ty tại Hồng Kông có các cửa hàng chi nhánh tại Đài Loan, hôm Thứ Sáu vừa qua cũng tiến hành thu hồi tự nguyện tất cả sản phẩm sau khi phát hiện thấy rằng nhà cung cấp nguyên liệu Chang Guann là một trong những công ty sử dụng dầu ăn tái chế. (Theo VietQ).
Tiêu thụ than sẽ tiếp tục khó khăn
Theo Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), với những nỗ lực cố gắng, đối phó với tình hình khó khăn chung, bám sát thị trường, sản xuất đã có những điều chỉnh mạnh mẽ phù hợp với tình hình tiêu thụ, riêng xuất khẩu than đã có khởi sắc. Tuy nhiên, lãnh đạo Tập đoàn này cho biết, nhiệm vụ còn lại của quý IV khá nặng nề, trong khi đó tình hình tiêu thụ dự báo vẫn tiếp tục gặp khó khăn do tình hình kinh tế thế giới và trong nước vẫn chưa phục hồi.
Kinh tế
Chín tháng đầu năm 2012, doanh thu toàn tập đoàn đạt 60,4 ngàn tỷ đồng, bằng 63% kế hoạch năm và bằng 80% so với cùng kỳ 2011; sản xuất đạt 33,2 triệu tấn than đạt 67,8% kế hoạch năm (bằng 75,4% kế hoạch điều hành), bằng 93,2% so với cùng kỳ; tiêu thụ ước đạt 27,6 triệu tấn than. Sang quý IV, tình hình thị trường dự kiến sẽ có mức tăng trưởng so quý III. Vì vậy, theo ông Lê Minh Chuẩn - Tổng giám đốc (Vinacomin) chỉ đạo các đơn vị trong trong tập đoàn những tháng cuối năm sẽ tích cực đẩy mạnh tiêu thụ, giảm tồn kho; bám sát thị trường, tăng cường kiểm tra phối hợp với các cơ quan địa phương thực hiện tốt quản lý khai thác, bảo vệ ranh giới mỏ, đảm bảo an ninh trong quản lý khai thác, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ than... đồng thời, tiếp tục thực hiện tiết giảm chi phí sản xuất. Hằng Trần.
Cần nhìn nhận một cách biện chứng về chủ nghĩa tư bản
Với những diễn biến phức tạp đang xảy ra trên thế giới, rất có thể, nhận xét tương tự hoặc gay gắt hơn về chủ nghĩa tư bản (CNTB) lại xuất hiện.
Kinh tế
Một góc Silicon Valley. Những trung tâm kinh tế của Mỹ như Boston, New York và Silicon Valley chính là những cỗ máy tăng trưởng của nền kinh tế dựa trên tri thức hàng đầu thế giới. Ảnh: Internet. Trên thực tế, mô hình TBCN luôn tiến hóa và phát triển để tạo dựng cuộc sống giàu có cho nhiều cộng đồng và tiến bộ nhân loại. Nhìn vào hai thái cực là thị trường tự do ở Mỹ và xã hội thị trường ở các nước Bắc Âu cho thấy rất rõ điều này. Mô hình thị trường tự do kiểu Mỹ. Hoa Kỳ là một hình mẫu của thị trường tự do với những trục trặc cứ lặp đi lặp lại (nhất là các cuộc khủng hoảng do sự vị kỷ của con người gây ra). Tuy nhiên, có một điều không thể phủ nhận là nước Mỹ liên tục phát triển và khẳng định vị trí siêu cường của mình. Nhìn suốt chiều dài lịch sử nhân loại, nhất là trong ba thế kỷ trở lại đây, Acemoglu và Robinson (trong tác phẩm Tại sao các quốc gia thất bại) cho rằng: Có rất ít nghi ngờ rằng trong 50 năm, thậm chí 100 năm nữa, Hoa Kỳ và Tây Âu, dựa trên các thể chế kinh tế và chính trị dung nạp, sẽ giàu hơn, khả năng giàu hơn rất nhiều các nước thuộc tiểu vùng Sahara, Trung Đông, Trung Mỹ và Đông Nam Á. Nền kinh tế Hoa Kỳ dựa trên bốn lợi thế cơ bản gồm: kinh tế, thể chế, nguồn nhân lực và địa chính trị. Thể chế đã được thiết kế để tạo ra những cuộc đua minh bạch để cuối cùng tài năng hay các nguồn lực xã hội được khai thác và sử dụng hợp lý. Mô hình phi tập trung với quyền tự chủ rất cao đến từng thị trấn nhỏ đã phát huy tác dụng. Các địa phương ở Mỹ luôn phải cạnh tranh quyết liệt với nhau trong điều kiện không có rào cản và ngày nay còn phải cạnh tranh với các nơi khác trên thế giới nên những quyết định hợp lý có lợi cho nhiều người vẫn thường xuyên được đưa ra thay vì hầu hết là các quyết định chỉ có lợi cho những nhóm nhỏ. Sức cạnh tranh hay sức hút của những trung tâm kinh tế của Mỹ như Boston, New York và Silicon Valley vẫn đang hết sức mãnh liệt. Đây chính là những cỗ máy tăng trưởng của nền kinh tế dựa trên tri thức hàng đầu thế giới này. Một điểm rất quan trọng khác là các tổ chức xã hội được tự do phát triển và bắt rễ rất chắc ở Mỹ. Trụ cột này có vai trò hết sức quan trọng trong xã hội Mỹ. Các hoạt động từ thiện, vì cộng đồng ở Mỹ rất đa dạng. Chỉ riêng số tiền đóng góp theo kiểu mạnh thường quân đã vào khoảng 2% GDP (gấp gần hai lần GDP của Việt Nam). Những nhà đại tư bản như Bill Gates, Warren Buffett và Mark Zuckerberg đã hiến phần lớn tài sản của mình cho xã hội. Tư hữu là động lực phát triển của xã hội. Những nhà đại tư bản giàu có ở nước Mỹ hay trên thế giới có được những giá trị tài sản khổng lồ là nhờ việc tạo ra một giá trị lớn hơn rất nhiều cho nhân loại chứ không phải đi bóc lột của người khác. Hơn thế, họ đang dùng tài sản của mình để có những việc làm thiết thực cho sự phát triển của xã hội chứ không phải chỉ giữ khư khư cho mình. Tuy nhiên, nền chính trị Hoa Kỳ hiện đang có vấn đề rất nghiêm trọng như Yasheng Huang đã phân tích: Nền chính trị tiền bạc ở Mỹ là một vấn đề rất lớn và quả thật nó đang khiến cho chế độ như một cỗ máy hỏng nặng, không còn vận hành trơn tru... Nó hỏng hóc chính là vì về cơ bản nó đối nghịch với dân chủ. Nền chính trị tiền bạc là hình thái lệch lạc của dân chủ. Nó phá hoại và làm mất giá trị một trụ cột chuẩn mực của dân chủ - một người một phiếu. Thêm vào đó, bất bình đẳng gia tăng cũng là một vấn đề nghiêm trọng khác của Mỹ. Những người giàu đang có được phần nhiều hơn trong miếng bánh xã hội. 1% số người có thu nhập cao nhất của Mỹ chiếm đến 18,3% tổng thu nhập; và trong giai đoạn 2009-2012, thu nhập của nhóm này tăng đến 31%, trong khi 99% còn lại chỉ tăng 1% và 90% thu nhập bị giảm. Sự giằng co trong các vấn đề liên quan đến luật bảo hiểm y tế mới của Mỹ mà nó có lợi cho hầu hết người nghèo hay sự cực đoan đến mức đề xuất cấm cửa những người theo đạo Hồi ở Mỹ của ứng viên Đảng Cộng hòa Donald Trump trong cuộc bầu cử năm 2016 sắp tới cho thấy những vấn đề của nước Mỹ. Mô hình các nước Bắc Âu. Chỉ có khoảng 25 triệu người nằm ở các rẻo đất hẹp, nhưng mô hình nhà nước phúc lợi ở các nước Bắc Âu rất được chú ý. Trong gần như tất cả các xếp hạng về mức độ phát triển của các quốc gia trên thế giới, nhìn chung họ đều thuộc nhóm có vị thứ cao nhất. Nghiên cứu vào năm 2007 của Viện Nghiên cứu kinh tế Phần Lan đã chỉ ra rằng: So sánh một cách tổng thể với các nước khác, các nước Bắc Âu tốt hơn khi kết hợp hiệu quả kinh tế và tăng trưởng với thị trường lao động nhân bản, phân phối thu nhập công bằng và cố kết xã hội. Mô hình này tạo ra nguồn cảm hứng cho nhiều người tìm kiếm một hệ thống kinh tế - xã hội tốt hơn... Ở chiều ngược lại, điều làm cho nhiều người ngạc nhiên là tại sao các nước Bắc Âu có thể trở nên thịnh vượng và tăng trưởng tốt với các khuyến khích kinh tế được xem là yếu đi cùng với thuế suất rất cao, một hệ thống an sinh xã hội hào phóng và chế độ phân phối bình quân. Theo logic thông thường, sưu cao thuế nặng (khoảng 50%) sẽ làm giảm động cơ làm việc của người lao động và phúc lợi xã hội cao mà không phải làm gì khiến người ta lười hơn. Tuy nhiên, người dân ở các nước Bắc Âu vẫn chăm chỉ làm việc để đưa quốc gia của họ đi đến phồn vinh. Các khoản thuế đang được sử dụng rất hiệu quả tạo ra một hệ thống an sinh và phúc lợi xã hội hào phóng. Dường như chủ nghĩa tư bản vị kỷ và chủ nghĩa xã hội vị tha đang tồn tại ở đó. Chính sách mỗi nước là rất khác nhau, nhưng tựu trung, có năm yếu tố then chốt tao ra sự thành công của các nước Bắc Âu gồm: Thứ nhất, tuân thủ các quy luật của thị trường tự do. Trường phái ủng hộ thị trường tự do luôn có những vị trí quan trọng trong chính phủ. Sự phân bổ nguồn lực theo các quy luật của thị trường được tận dụng tối đa, các doanh nghiệp tư nhân có quyền cạnh tranh bình đẳng với các nhà cung cấp của chính phủ. Thứ hai, trọng dụng nhân tài. Ví dụ, ngay từ năm 1840, Thụy Điển đã bãi bỏ các ưu tiên cho tầng lớp quý tộc vào các chức danh của nhà nước và tạo ra một dịch vụ dân sự trọng dụng người tài và không có tham nhũng. Rất nhiều người tài đã vào làm việc tại khu vực công ở các nước này và đây được xem là vinh hạnh của họ. Thứ ba, tính thực tế và ý chí sắt đá là nền tảng tạo ra một chính phủ minh bạch và trung thực. Khi phát hiện ra trục trặc thì cả hệ thống chính trị đã được huy động để tìm giải pháp và điều chỉnh sao cho hợp lý hơn. Các đồng thuận mới có thể thay thế những nguyên tắc cũ kỹ, lỗi thời một cách dễ dàng. Kết quả, mô hình phát triển luôn được điều chỉnh và cập nhật. Thứ tư, vốn xã hội làm giảm chi phí giao dịch. Sự kết hợp của địa lý và lịch sử đã tạo ra hai nguồn vốn cực kỳ quan trọng trong xã hội đó là sự tin tưởng vào người lạ và niềm tin vào các quyền tự do cá nhân. Đây là vốn xã hội rất quý mà nó giúp giảm thiểu đáng kể các chi phí giao dịch - một rào cản rất lớn làm giảm hiệu quả kinh tế. Thứ năm, tự chủ cá nhân là một trong những yếu tố then chốt. Sự kết hợp của một quy mô nhà nước lớn với chủ nghĩa cá nhân có vẻ gì đó phi lý đối với nhiều người, nhưng ở các nước Bắc Âu lại không phải là vấn đề lớn. Người dân ở đó cho rằng vai trò của chính phủ là thúc đẩy quyền tự chủ cá nhân và sự vận động của xã hội. Mỗi người được đeo đuổi những mục tiêu ưa thích của mình và không bị ràng buộc hay phụ thuộc vào người khác. Công thức thành công của các nước Bắc Âu không có gì là bí mật. Tôn trọng các quy luật của thị trường tự do, tôn trọng tự do của các cá nhân và một nhà nước hữu hiệu vì lợi ích của người dân là chìa khóa thành công. Tuy nhiên mô hình này rất khó bắt chước. Hơn thế, mô hình này hiện đang gặp nhiều thách thức với tiến trình toàn cầu hóa, người nhập cư gia tăng làm cho tính đồng nhất trong xã hội ở các nước này giảm đi. Tóm lại, CNTB đang vận động và tiến hóa để tạo dựng những xã hội hay cộng đồng ngày một văn minh và nhân văn hơn. Tư hữu là động lực của sự phát triển và tiến bộ nhân loại. Do vậy, để có thể trở nên phát triển, Việt Nam cần nhìn nhận vấn đề này một cách biện chứng.
Thêm cơ hội hợp tác giữa Trung Quốc - ASEAN
(Baodautu.vn) Triển lãm Thiết bị điện và Năng lượng mới sẽ được tổ chức trong khuôn khổ Hội chợ Trung Quốc – ASEAN (CAEXPO) lần thứ 11 diễn ra từ ngày 16-19/9 tại Nam Ninh, Trung Quốc. Tại triển lãm, khách hàng có cơ hội tiếp cận các mặt hàng chất lượng từ những nhà cung cấp hàng đầu.
Kinh tế
TIN LIÊN QUAN. CAEXPO 11: Cơ hội giao thương đầy hứa hẹn. Doanh nghiệp ASEAN thâm nhập Trung Quốc qua CAEXPO. Chú trọng hợp tác ngoài CAFTA. Kỷ niệm Năm Giao lưu Văn hóa Trung Quốc ASEAN tại CAEXPO 2014. Triển lãm Thiết bị điện và Năng lượng mới sẽ được tổ chức trong khuôn khổ CAEXPO 11 diễn ra từ ngày 16-19/9 tại Nam Ninh, Trung Quốc. Các sản phẩm tiêu biểu được trưng bày tại triển lãm gồm máy phát điện, thiết bị truyền tải, phân phối, chuyển nguồn điện năng, dây và cáp điện, phụ kiện, thiết bị tự động ngành điện và phần mềm quản lý sử dụng điện. Bên cạnh đó, các nhà sản xuất cũng trưng bày thành tựu nghiên cứu và phát triển tân tiến nhất về hệ thống điện gió, điện mặt trời và khí sinh học. Ứng dụng công nghệ cho tiết kiệm điện và giảm thiểu hao tổn điện năng cũng được giới thiệu. Đến thời điểm hiện tại, toàn bộ gian hàng tại triển lãm đã được đăng ký. Trong số các nhà sản xuất, có thể kể tên nhiều tập đoàn lớn như: China Datang Corporation, China Nuclear Engineering Group Co., Domain Electric Group Co,. Ltd, MICOE Solar, Inc. and Hanergy Holding Group Limited. Cơ quan thương mại Giang Tây, Giang Tô, Triết Giang, Hà Nam, Hà Bắc và các tỉnh thành khác cũng tổ chức cho doanh nghiệp địa phương đến tham dự triển lãm, trưng bày giới thiệu sản phẩm. Theo Ban thư ký Hội chợ CAEXPO, Diễn đàn hợp tác và phát triển năng lượng Trung Quốc ASEAN 2014 sẽ diễn ra trong thời gian tổ chức triển lãm. Đây là nơi trao đổi, thảo luận về các vấn đề nảy sinh trong việc hợp tác công nghiệp ngày càng chặt chẽ hơn cũng như giới thiệu công nghệ mới nhất trong ngành. Ngoài ra, hướng tới mục tiêu Kế hoạch hành động về hợp tác năng lượng mới và tái sinh Trung Quốc ASEAN, diễn đàn sẽ tập trung vào chủ đề Phát triển điện năng sạch, xây tổ ấm thông minh. Lãnh đạo các cơ quan năng lượng, hiệp hội/phòng thương mại liên quan cùng các chuyên gia và học giả sẽ được mời đến chia sẻ quan điểm về xu hướng phát triển, kế hoạch, nhu cầu đầu tư, chính sách và kết nối dự án công nghệ trong lĩnh vực phát điện hướng đến năng lượng nguyên tử và tái sinh. Với sự góp mặt của những chuyên gia hàng đầu, sự kiện này được kỳ vọng sẽ mang đến một hơi thở mới cho phát triển và hợp tác năng lượng song phương. Cho đến nay, diễn đàn này được tổ chức thành công 4 lần liên tiếp. Riêng năm 2013, diễn đàn đã thu hút sự góp mặt của hơn 10 quan chức từ cấp thứ trưởng trở lên của Trung Quốc và 7 nước ASEAN cùng gần 200 chuyên gia. Được biết, quan hệ hợp tác, thương mại về công nghiệp năng lượng giữa Trung Quốc và ASEAN có từ lâu và vẫn còn nhiều cơ hội phát triển. Hiện nay, nền kinh tế của các nước ASEAN có nhu cầu sử dụng năng lượng điện cao, trong khi đó, thiết bị điện của Trung Quốc có nhiều điểm phù hợp đáp ứng được nhu cầu. Do vậy, cơ hội hợp tác song phương đã và đang được mở ra là rất lớn. Ngoài ra, so với các sản phẩm từ Châu Âu, Mỹ, Nhật, hàng Trung Quốc như: Máy phát, thiết bị truyền tải; chuyển đổi điện năng, thiết bị tự động hóa và phần mềm quản lý ngành điện có ưu thế hơn về chi phí sản xuất, nhân công, vận tải và cả giá thành. Vương Hoan.
Cây xăng 2B Trần Hưng Đạo không được cấp phép kinh doanh thương mại
ANTĐ - Đó là khẳng định của ông Võ Văn Quyền - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) tại cuộc họp về quản lý xăng dầu sáng 5-6. Đại diện Bộ Công Thương khẳng định, cây xăng vừa xảy cháy tại số 2B Trần Hưng Đạo là trạm cấp phát xăng dầu nội bộ của quân đội.
Kinh tế
Theo ông Võ Văn Quyền, từ năm 2010 trở về trước, điểm kinh doanh xăng dầu này được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu theo Nghị định 55/2007/NĐ-CP. Nhưng sau đó do sự chen lấn của các công trình dân sự, diện tích bị thu hẹp và nhiều yếu tố khác nên từ năm 2011, Tổng công ty Xăng dầu quân đội đã trả lại đất cho Bộ Quốc phòng và thông báo với Sở Công Thương Hà Nội không kinh doanh tại điểm xăng 2B Trần Hưng Đạo này nữa. Trạm xăng dầu này chỉ phục vụ nội bộ, không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 84/2009/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu. Sau khi nhận được thông báo của Tổng công ty Xăng dầu quân đội dừng việc bán hàng tại địa điểm 2B Trần Hưng Đạo, Sở Công Thương Hà Nội đã chỉ đạo Chi cục quản lý thị trường Hà Nội làm việc với đơn vị chủ quản và xác nhận việc cơ sở này chỉ thực hiện việc cung cấp xăng dầu nội bộ- ông Võ Văn Quyền khẳng định. Đặt câu hỏi cho đại diện Bộ Công Thương, phóng viên các cơ quan báo chí cho biết, trước thời điểm xảy ra cháy tại cây xăng này, nhiều khách hàng dân sự vẫn ra vào mua xăng bình thường. Lực lượng quản lý thị trường có biết việc này không? Ông Võ Văn Quyền cho hay: Cơ quan quản lý thị trường đã kiểm tra cây xăng 2B Trần Hưng Đạo 2 lần và cả 2 lần họ khẳng định là chỉ cung cấp xăng dầu nội bộ quốc phòng. Chúng tôi cũng chưa từng bắt gặp hay có chứng cứ, cơ sở chứng minh rằng cây xăng này bán sai đối tượng. Theo ông Võ Văn Quyền, để chứng minh cây xăng bán hàng thương mại thì người tiêu dùng, theo đúng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, mua hàng phải có hóa đơn! Tuy nhiên, Bộ Công Thương sẽ làm việc lại với Tổng công ty Xăng dầu quân đội và cơ quan sở hữu cây xăng này để yêu cầu, nếu là trạm cấp phát xăng dầu nội bộ thì cần thực hiện cấp phát đúng đối tượng; Còn nếu bán hàng sai đối tượng thì sẽ bị xử lý theo quy định. Dù hoạt động phục vụ nội bộ hay kết hợp với dân sinh, cây xăng này vẫn bắt buộc phải đảm bảo đáp ứng về mặt thiết kế xây dựng, về phòng cháy chữa cháy, chất lượng, đo lường...- ông Võ Văn Quyền nhấn mạnh. Trước thực trạng mất an toàn của không ít cây xăng, ngày 4-6, Bộ Công Thương đã có công văn hỏa tốc gửi các Sở Công Thương và các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường xăng dầu. Trong đó, yêu cầu Sở Công Thương Hà Nội rà soát mạng lưới cửa hàng xăng dầu trên địa bàn thành phố nhằm phát hiện, loại bỏ các cửa hàng không nằm trong quy hoạch; Chủ động phối hợp cơ quan phòng cháy chữa cháy thường xuyên tổ chức kiểm tra phòng chống cháy, nổ tại các cơ sở kinh doanh xăng dầu. Kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm về kinh doanh xăng dầu, kể cả rút giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, đặc biệt là các cơ sở vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy. Theo quy định, quy hoạch xăng dầu sẽ do UBND tỉnh, thành phố lập trên cơ sở phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu đi lại, giao thông vận tải... Ở các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, nhiều cây xăng tồn tại mang tính lịch sử, không còn phù hợp với quy hoạch cũng như chưa đáp ứng được các điều kiện kinh doanh. Riêng Hà Nội hiện tại có hơn 50 cây xăng không phù hợp với quy hoạch hoặc chưa đủ điều kiện hoạt động, cần phải cải tạo hoặc di dời. Vân Hằng.
Địa chỉ tin cậy của người lao động
Thuận lợi cơ bản đối với hoạt động CĐ thủ đô giai đoạn 2013 - 2018 sẽ là Bộ LLĐ và Luật CĐ sửa đổi năm 2012 tạo môi trường pháp lý cho tổ chức CĐ thực hiện tốt chức năng theo luật định.
Kinh tế
Lãnh đạo LĐLĐ TP.Hà Nội khóa XIV thăm công nhân lao động ở huyện Gia Lâm. Đây cũng là kỳ vọng của gần 500.000 đoàn viên CĐ thủ đô với tổ chức CĐ trong vai trò bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho NLĐ, nhất là khi CNLĐ tiếp tục đứng trước nguy cơ mất việc làm, đời sống khó khăn, quan hệ LĐ diễn biến phức tạp. 32.210 lượt người được tư vấn, giới thiệu việc làm. Nhiệm kỳ XIV (2009-2013), hoạt động của CĐ theo phương châm hướng về cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn chủ yếu và lấy CNLĐ làm đối tượng hoạt động chính. Trong đó, hoạt động nổi bật của CĐ là tham gia giải quyết việc làm cho NLĐ. Nhiều CĐCS cùng với chuyên môn tìm mọi cách tháo gỡ khó khăn, tiếp cận thị trường, đa dạng hóa sản phẩm để tạo việc làm cho NLĐ, sử dụng nguồn vốn vay Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm qua kênh CĐ... Ở huyện Ba Vì, mô hình SX nhỏ trong hộ CNVCLĐ ngày một tăng nhờ CĐ huyện triển khai hiệu quả Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm cho gia đình CNVCLĐ có hoàn cảnh khó khăn. Theo Chủ tịch LĐLĐ huyện Ba Vì Nguyễn Thị Kim Oanh, nhiệm kỳ qua, CĐ đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách huyện đứng ra tín chấp cho 85 dự án vay vốn với tổng số tiền 1,7 tỉ đồng từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm. Thông qua các dự án, đã giải quyết việc làm cho hơn 500 LĐ, thu nhập tăng thêm bình quân 1,5 triệu đồng/người/tháng. Sự vào cuộc tích cực của các cấp CĐ mang lại kết quả đáng ghi nhận: 32.210 lượt người được tư vấn, giới thiệu việc làm, trong đó 8.403 LĐ được nhận việc làm mới. Trường Trung cấp nghề CĐ Hà Nội tư vấn, giới thiệu việc làm cho 28.680 người, đào tạo nghề cho gần 4.000 người. Tạo cơ hội giao lưu, chia sẻ cho NLĐ. Bước chuyển biến rõ nét của CĐ thủ đô còn thể hiện trong hoạt động nâng cao đời sống tinh thần cho NLĐ. Dịp Tết Nguyên đán hằng năm, CNVCLĐ có hoàn cảnh khó khăn đều được CĐ quan tâm chu đáo, đảm bảo 100% gia đình CNVCLĐ đều có tết. CNLĐ các KCN-CX tập trung, CN ngành dệt may ở xa được CĐ và DN hỗ trợ kinh phí, phương tiện về quê ăn tết... Nhiều hoạt động để lại ấn tượng tốt cho đoàn viên, CNVCLĐ và được lãnh đạo TP.Hà Nội, DN, chuyên môn đồng cấp đánh giá cao như: Cuộc vận động xây dựng Nếp sống văn hóa công nghiệp; những đêm biểu diễn văn nghệ Hát cho CN nghe -nghe CN hát tại các KCN-CX Hà Nội; các điểm sinh hoạt văn hóa công nhân, tổ tự quản khu nhà trọ CN... Đến nay, LĐLĐ TP.Hà Nội đã chỉ đạo, xây dựng được 12 điểm sinh hoạt văn hóa CN ở 3 loại hình trong KCN, khu dân cư có CN thuê trọ, trong DN và 50 tổ tự quản. Đề cập hoạt động này, Chủ tịch LĐLĐ huyện Sóc Sơn Ngô Văn Minh cho biết: LĐLĐ huyện Sóc Sơn là đơn vị đầu tiên được LĐLĐ TP chỉ đạo xây dựng được một điểm sinh hoạt văn hóa CN trong khu dân cư tại thôn Xuân Bách, xã Quang Tiến và 15 tổ tự quản. Ngày nghỉ, CNLĐ đến điểm sinh hoạt văn hóa đọc sách báo, xem tivi, truy cập Internet, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, phổ biến giáo dục pháp luật, giáo dục sức khỏe sinh sản, giới tính... Qua đó, NLĐ có cơ hội được giao lưu, chia sẻ các vấn đề mà họ quan tâm, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, công việc. Các tổ tự quản phát huy được sức mạnh tổng hợp của các tầng lớp nhân dân, vai trò của quần chúng là CN thuê trọ trong việc giữ gìn an ninh trật tự của địa bàn. Hằng năm, 92% số DNNN tổ chức ĐHCNVC, 99% số cơ quan HCSN tổ chức hội nghị CBCC và 62% số DN ngoài nhà nước tổ chức hội nghị NLĐ. 62,81% số DN ngoài nhà nước có tổ chức CĐ ký được TƯLĐTT. Các cấp CĐ tham gia phối hợp với ngành LĐTBXH, BHXH, thanh tra tổ chức kiểm tra, giám sát thực hiện pháp luật LĐ tại 4.709 DN, truy thu gần 100 tỉ đồng tiền nợ đọng BHXH. Thông qua kiểm tra phát hiện, kiến nghị xử lý nhiều trường hợp vi phạm pháp luật LĐ và bảo vệ quyền lợi cho 34.820 người.
TP HCM đưa hàng bình ổn đến với công nhân
(VOV) - Sở Công Thương TP HCM đang khảo sát 12 mặt bằng tại các KCX- KCN. Đến cuối năm nay sẽ có 9 điểm có thể mở được cửa hàng.
Kinh tế
TP HCM hiện có 13 khu chế xuất, khu công nghiệp (KCX- KCN) đang hoạt động với gần 300.000 công nhân lao động. Để chia sẻ những khó khăn với người lao động, thời gian qua Đảng bộ, chính quyền, doanh nghiệp và các đoàn thể tại TP HCM đã triển khai chương trình đưa hàng bình ổn giá đến các KCX- KCN phục vụ công nhân. Việc làm này đã góp phần giúp người lao động nghèo được tiếp cận và sử dụng các mặt hàng chất lượng cao, giá rẻ hơn so với thị trường từ 10-15%. Cố gắng có thật nhiều điểm bán hàng bình ổn Hai vợ chồng chị Trần Thị Ngọc Thương, quê tại Thanh Hóa vào TP HCM làm việc tại Công ty sản xuất da giày Vichen thuộc KCX KCN Linh Trung 2, phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức đã được 8 năm. Sau giờ tan tầm, chị Thương lại tất bật với công việc chợ búa, cơm nước cho gia đình. Chị Thương tâm sự: Vì quá bận bịu, lại phải vào ca sớm chị không thể đi chợ sáng, nên sau giờ làm việc chị mới có thể ghé chợ cóc gần KCN để mua thực phẩm. Nhưng lúc này đồ ăn không còn tươi ngon nữa, nhiều khi lại còn bị cân thiếu. Chính vì vậy, khi Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TP HCM (Saigon Coop) đưa vào hoạt động cửa hàng thực phẩm an toàn tiện lợi Co.op Food tại KCX và CN Linh Trung 2, quận Thủ Đức, TP HCM , chị Thương và nhiều công nhân cùng bà con lao động ở đây vui lắm. Bởi thực phẩm của Saigon Coop lúc nào cũng tươi ngon vì được bảo quản tốt, giá lại rẻ hơn ngoài chợ. Chị Trần Thị Ngọc Thương nói: Có cửa hàng ở đây tôi thấy thật là tiện vì được mua với giá chính xác không bấp bênh như bên ngoài. Tôi cũng dễ dàng chọn mua được thực phẩm tươi ngon mà tôi muốn và đủ trọng lượng. Tôi nghĩ không chỉ mình tôi, rất nhiều anh chị em công nhân đều muốn có cửa hàng tiện ích như thế này. Không chỉ có Saigon Coop, thời gian qua các doanh nghiệp khác trên địa bàn TP HCM như Tổng Công ty thương mại Sài Gòn (Satra), Công ty Vissan, Phú An Sinh, Ba Huân cũng đã tích cực triển khai các chương trình bán hàng lưu động tại các KCX- KCN, và vùng sâu, vùng xa. Từ những chuyến bán hàng này đã giúp cho những người công nhân tại các KCN - KCX tiếp cận được những mặt hàng Việt Nam chất lượng cao, giá khuyến mãi hấp dẫn, đặc biệt là những mặt hàng thuộc nhóm bình ổn giá. Các cửa hàng tiện lợi và các chuyến hàng lưu động của doanh nghiệp trên đây không chỉ giúp cho người lao động yên tâm về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm mà giá cả rất hợp với túi tiền và thu nhập của họ. Nhưng không phải muốn là được Ngoài việc đẩy mạnh triển khai bán hàng lưu động tại các KCX-KCN, các doanh nghiệp của thành phố còn tiến đến xây dựng các điểm bán hàng bình ổn cố định tại đây. Tuy nhiên, để thực hiện được việc này nhiều doanh nghiệp cũng còn gặp phải không ít khó khăn do vướng mắc ở việc thuê địa điểm, mặt bằng, thủ tục hành chính Trong đó, giá thuê mặt bằng quá cao là một nguyên nhân khiến cho nhiều doanh nghiệp không mạnh dạn đầu tư mở các điểm bán hàng bình ổn giá tại các KCX- KCN. Bởi vì ở đây chỉ bán hàng cho công nhân, những người có thu nhập thấp nên doanh số và lợi nhuận không cao trong khi đó doanh nghiệp còn phải chịu nhiều chi phí khác như vận chuyển, quản lý Ông Nguyễn Thành Nhân, Phó Tổng Giám đốc Saigon Coop cho biết: Chúng tôi cũng đang phối hợp với Ban quản lý các KCN- KCX để rà soát các mặt bằng tại các KCN, KCX, tính toán phát triển các cửa hàng này một cách hiệu quả để phục vụ công nhân một cách tốt nhất. Tuy nhiên, có một khó khăn về mặt thủ tục thôi đó là hiện nay việc cấp phép cho một chi nhánh, một đơn vị kinh doanh đòi hỏi phải có địa chỉ. Tuy nhiên ở các KCN KCX thì thường không có địa chỉ cụ thể, do đó chúng tôi đang phải phối hợp với Ban quản lý KCN KCX cũng như ban ngành liên quan để giải quyết vấn đề này. Việc xây dựng các điểm bán hàng cố định tại các KCN, KCX là chủ trương của TP HCM trong mục tiêu đưa hàng hóa phục vụ công nhân được đề xuất từ năm 2009. Tuy nhiên tính đến thời điểm này mới chỉ có 2 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố là Satra và Saigon Coop thực hiện. Trong khi đó, theo ông Vũ Văn Hòa Trưởng ban quản lý các KCX- KCN TP HCM, hiện có hơn 1.000 doanh nghiệp với hơn 300.000 công nhân lao động và nhu cầu mua sắm của công nhân đối với các mặt hàng Việt Nam chất lượng cao, giá bình ổn là cấp thiết. Chính vì vậy trong năm nay, TP HCM tập trung đẩy mạnh việc đưa hàng đến các KCX KCN nhằm đảm bảo hàng bình ổn giá đến tận tay công nhân, lao động nghèo của thành phố. Hiện nay, Sở Công Thương TP HCM đang khảo sát 12 mặt bằng tại các KCX- KCN, phấn đấu đến cuối năm nay sẽ giới thiệu cho các doanh nghiệp mở 9 cửa hàng bán hàng bình ổn giá. Đồng thời, làm việc với các quận, huyện để xác định địa điểm, giới thiệu cho doanh nghiệp mặt bằng để mở cửa hàng, đưa hàng bình ổn giá đến tận tay người tiêu dùng. Trước mắt, Thành phố sẽ tập trung ưu tiên cho các quận, huyện vùng ven, ngoại thành là: Cần Giờ, Nhà Bè, Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, quận 12 Bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP HCM cho biết: :Thành phố đã giao cho Ban quản lý các KCX- KCN phải bố trí mặt bằng để xây dựng các điểm bán, siêu thị để đưa hàng hóa phục vụ công nhân, người tiêu dùng. Năm nay Ban quản lý các KCX, KCN cũng đã dành nhiều mặt bằng cho doanh nghiệp đầu tư các cửa hàng, điểm bán. Ngoài ra Ủy ban nhân dân cũng giao Sở Công thương phối hợp với các quận huyện, và doanh nghiệp để xây dựng các kế hoạch đưa hàng về nông thôn về KCN, KCX thông qua các chuyến hàng để làm sao tần suất đưa hàng qua các chương trình này cao hơn, nhiều hơn. Để có thể hình thành và phát triển các siêu thị, cửa hàng trong các KCX, KCN như chủ trương của Ủy ban nhân dân TP HCM đặt ra thì điều mà các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đang mong đợi chính là những chính sách đồng bộ từ các sở, ban, ngành của thành phố. Có như vậy thì việc triển khai xây dựng các điểm bán hàng bình ổn tại các KCX, KCN mới nhanh chóng, thuận lợi. Và quan trọng hơn là người lao động được hưởng lợi từ chương trình bình ổn giá của thành phố, giúp họ yên tâm hơn trong cuộc sống./.
TPHCM: Nhiều doanh nghiệp phải vay vốn với lãi suất trên 19%
(TBKTSG Online) - Theo điều tra của Cục Thống kê TPHCM, trong số các doanh nghiệp có vay vốn thì có đến hơn 44% doanh nghiệp phải vay với lãi suất bình quân trên 19%. Doanh nghiệp cũng cho rằng mức lãi suất bình quân năm chấp nhận được là không quá 14%.
Kinh tế
Thanh Thương. Tiêu dùng giảm là một trong những nguyên nhân khiến doanh nghiệp dự kiến thu hẹp sản xuất. Ảnh: TL. Từ ngày 10-4 đến 10-5 vừa qua Cục Thống kê TPHCM đã tiến hành tổng điều tra với 1.904 doanh nghiệp để tìm hiểu thực trạng và tình hình khó khăn của họ, mẫu chọn nằm trong các ngành như nông lâm nghiệp, thủy sản, khai khoáng, xây dựng, vận tải kho bãi, dịch vụ lưu trú và ăn uống. Trong mẫu chọn bao gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp lớn. Theo phân tích từ báo cáo trên của Cục Thống kê TPHCM, 41,5% doanh nghiệp cho rằng vốn vay chỉ mới đáp ứng được 25-50% nhu cầu, 32,5% doanh nghiệp cho rằng chỉ đạt dưới 25% nhu cầu. Lãi suất cho vay trên 17% là phổ biến, có đến 68,8% doanh nghiêp tiếp cận vốn với lãi suất trên mức này. Trong đó, 24,5% doanh nghiệp đang vay với lãi suất trên 20%, chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Đáng chú ý là tỷ lệ doanh nghiệp nhà nước vay của ngân hàng thương mại nhà nước cao nhất (88,9%), còn khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước vay vốn của ngân hàng thương mại cổ phần là chủ yếu (40,1%), doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường vay vốn của ngân hàng có vốn nước ngoài (26,2%). Trong số các doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỏi thì chỉ có 43,9% doanh nghiệp có biết từ năm 2009 đến nay nhà nước có chính sách cho vay với lãi suất ưu đãi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, và trong 521 doanh nghiệp có biết thì chỉ có 49 doanh nghiệp (9,4%) được hỗ trợ vốn vay. Còn đối với chính sách hỗ trợ vốn với lãi suất ưu đãi dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu, chỉ 28,6% doanh nghiệp được điều tra có biết, và chỉ có 6,5% doanh nghịệp trong nhóm này được vay. Trong cuộc khảo sát trên cũng có 41,1% số doanh nghiệp được hỏi dự kiến thu hẹp sản xuất kinh doanh do nhu cầu thị trường trong nước giảm, do khó khăn trong việc tiếp cận vốn, khó mua nguyên liệu đầu vào. Trong 11 yếu tố ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, 30,5% doanh nghiệp cho rằng ảnh hưởng lớn nhất chính là yếu tố lạm phát cao và biến động thất thường, sau đó là lãi suất cho vay cao (24,3% doanh nghiệp), 10,6% doanh nghiệp cho rằng yếu tố tác động lớn chính là việc tiếp cận vốn khó khăn, và 10,5% doanh gnhiệp than về việc chính sách điều hành kinh tế không ổn định. Doanh nghiệp mong muốn nhà nước tập trung cải thiện các yếu tố như ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định lãi suất vay ở mức hợp lý, ổn định giá điện, cải thiện cơ sở hạ tầng, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm trong nước.
Đưa vào sử dụng hệ thống thông quan điện tử tàu biển
Chiều 10-1, tại Chi cục Hải quan Cảng Sài Gòn (TP Hồ Chí Minh), Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ đã nhấn nút khai trương và đưa vào sử dụng hệ thống thông quan điện tử đối với tàu biển xuất nhập cảnh.
Kinh tế
Hệ thống này do Trung tâm giải pháp và tích hợp Viettel nghiên cứu, thiết kế, phối hợp với Tổng cục Hải quan và các hãng tàu cài đặt. Hệ thống này cho phép tiếp nhận bản khai hàng hóa theo tiêu chuẩn UN-EDISACTCUSCAR và các chứng từ khác có liên quan như danh sách thuyền viên, hành lý, hàng hóa nguy hiểm... ở dạng điện tử, có chức năng tự động phân tích, hỗ trợ cán bộ hải quan quyết định thông quan tàu biển và tự động phản hồi kết quả thông quan cho các hãng tàu. Việc lắp đặt hệ thống này giúp ngành hải quan thực hiện các cam kết và thông lệ quốc tế, từng bước thực hiện cơ chế một cửa quốc gia cũng như một cửa ASEAN. Dự kiến, đến cuối năm nay Tổng cục Hải quan sẽ triển khai hệ thống này đến 100% hãng tàu có hoạt động xuất nhập cảnh tại các cảng biển ở nước ta.
Giá gas giảm 10.000 đồng/bình 12 kg
(PL)- Công ty Saigon Petro thông báo kể từ ngày 29-9 giá gas của công ty này giảm 833 đồng/kg, tương đương 10.000 đồng/bình 12 kg. Theo đó, giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng là 346.000 đồng/bình 12 kg.
Kinh tế
Ông Đỗ Trung Thành, Phó phòng Kinh doanh gas Saigon Petro, cho biết lý do giảm là giá thế giới tháng 10 giảm 52,5 USD/tấn. Còn theo Công ty MT gas, Vinagas, kể từ ngày 1-10, giá gas của các hãng này sẽ giảm 10.000 đồng/bình 12 kg, theo đó giá đến tay người tiêu dùng là 344.000-346.000 đồng/bình 12 kg. TÚ UYÊN.
Phê duyệt danh mục Dự án đào tạo giám đốc chi nhánh ngân hàng thương mại
(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt danh mục Dự án “Đào tạo giám đốc chi nhánh ngân hàng thương mại giai đoạn 2015 - 2017” sử dụng vốn ODA không hoàn lại của Chính phủ Thụy Sỹ.
Kinh tế
Dự án nhằm cải thiện công tác quản lý của các ngân hàng thương mại Việt Nam theo hướng phù hợp với các thông lệ quốc tế thông qua việc nâng cao đội ngũ cán bộ quản lý hoặc quy hoạch cán bộ quản lý của các ngân hàng thương mại. Nâng cao năng lực đào tạo, bồi dưỡng cho Trường bồi dưỡng cán bộ thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông qua việc đào tạo đội ngũ giảng viên tiềm năng cho các chương trình đào tạo của Trường. Mức vốn đầu tư Dự án 2.947.964 USD, trong đó vốn ODA không hoàn lại: 2,3 triệu CHF (tương đương 2.516.200 USD), vốn đối ứng: 9.241.908.420 đồng (tương đương 431.764 USD). Dự án thực hiện trong 3 năm (từ 2015 2017). Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan chủ quản Dự án. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp thu ý kiến của các cơ quan liên quan, hoàn chỉnh văn kiện, phê duyệt văn kiện và tổ chức thực hiện Dự án theo đúng quy định tại Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23/4/2013 của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, bảo đảm sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA. Hoàng Diên.
Đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp ô tô
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các Bộ, cơ quan liên quan theo chức năng, nhiệm vụ đẩy mạnh triển khai các giải pháp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ đối với ngành công nghiệp ô tô.
Kinh tế
Thời gian vừa qua, ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam đã tiếp tục phát triển, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đã có thêm nhiều sản phẩm ô tô, mẫu mã ngày càng đa dạng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân; đã sản xuất được những sản phẩm có tiêu chuẩn quốc tế. Ngành công nghiệp hỗ trợ phục vụ sản xuất, lắp ráp ô tô đã đạt được những kết quả phát triển bước đầu quan trọng, cung cấp được một số phụ tùng, linh kiện, thiết bị đáp ứng một phần nhu cầu cho sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước và đã có một số sản phẩm xuất khẩu. Tuy nhiên, ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức như tỷ lệ nội địa hóa còn thấp chưa đạt như mong muốn, mục tiêu đã đề ra; giá thành sản xuất, lắp ráp ô tô còn cao, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng mở cửa, hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Dự báo Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn ô tô hóa trong thời gian tới, đây là cơ hội cho sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô của nước ta, góp phần tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống của người dân. Do vậy, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các Bộ, cơ quan liên quan theo chức năng, nhiệm vụ đẩy mạnh triển khai các giải pháp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ đối với ngành công nghiệp ô tô, tiếp tục đề xuất Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, nhất là đối với các nhà đầu tư lớn, doanh nghiệp đầu tàu. Nghiên cứu biện pháp tự vệ thương mại khi ô tô nhập khẩu tăng đột biến. Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan thành lập Tổ công tác liên ngành đánh giá toàn diện thị trường ô tô Việt Nam trong mối tương quan với thị trường khu vực và thế giới, tập trung vào đánh giá cơ hội và khó khăn, thách thức đối với ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp xe ô tô Việt Nam từ thời điểm năm 2018 trở đi (đặc biệt là khi thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ATIGA giảm về 0% đối với xe ô tô nguyên chiếc); dự báo cung cầu ô tô trong nước và khu vực; đánh giá năng lực thực tế, tiềm năng phát triển sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước và khả năng thích ứng của các doanh nghiệp trong nước với môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt khi Việt Nam tiếp tục mở cửa thị trường và thực hiện giảm thuế nhập khẩu đối với xe ô tô nguyên chiếc theo các cam kết quốc tế; nghiên cứu khả năng áp dụng biện pháp tự vệ thương mại khi xe ô tô nguyên chiếc nhập khẩu gia tăng đột biến và ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất trong nước... Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan tăng cường quản lý chặt chẽ trị giá tính thuế, xuất xứ xe ô tô nguyên chiếc nhập khẩu (nhất là việc đáp ứng các tiêu chí xuất xứ của ASEAN) nhằm bảo đảm thực hiện đúng quy định của pháp luật về thuế, chống gian lận thương mại và cam kết quốc tế; nghiên cứu đánh giá lại mức thuế tiêu thụ đặc biệt, lệ phí trước bạ đối với xe ô tô bán tải (pick-up) để đề xuất báo cáo Chính phủ và Quốc hội kịp thời bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp thực tế và mục đích sử dụng của loại xe này; rà soát và nghiên cứu báo cáo Chính phủ xem xét sửa đổi thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi MFN đối với linh kiện, phụ tùng ô tô phù hợp với định hướng của Chính phủ về khuyến khích phát triển sản xuất các linh kiện, phụ tùng ô tô quan trọng mà trong nước có thể sản xuất được, có tính đến mối tương quan với việc giảm thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc theo cam kết quốc tế; rà soát các chính sách thuế đối với xe ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu để kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, không để lợi dụng, gian lận thương mại. Các Bộ: Công Thương, Giao thông vận tải, Khoa học và Công nghệ căn cứ chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng các hàng rào kỹ thuật phù hợp quy định của pháp luật và cam kết quốc tế để tăng cường quản lý đối với xe ô tô nguyên chiếc nhập khẩu, bảo đảm không để xe ô tô có chất lượng kém được nhập khẩu vào Việt Nam nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước; đơn giản hóa các thủ tục kiểm định xe ô tô đưa vào lưu thông, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe ô tô, đồng thời bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng. Phương Nhi.
Những 'đại ý tưởng' chết yểu
Sau những ý tưởng không bao giờ thành hiện thực, ví như xe máy biển chẵn đi ngày chẵn, biển lẻ đi ngày lẻ, mỗi người chỉ được đăng ký một xe máy... gần đây, nhiều "đại ý tưởng" lại tái xuất, có điều nó cũng sớm chết yểu.
Kinh tế
Sau sự kiện một thông tư của Bộ công an, ban hành hồi tháng 5/2012, quy định về mẫu chứng minh nhân dân (CMND) mới làm bằng nhựa, trong đó ở mặt sau có nêu nội dung đặc điểm thân nhân gồm: "Họ và tên cha; họ và tên mẹ". Quy định này có hiệu lực từ 1/7, song bị dư luận hết sức phản đối do có thể xâm phạm vào đời tư của những người được cấp CMND. Và vào ngày 21/8 vừa qua, Bộ Công an phát đi thông báo ý kiến của Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ: tạm dừng triển khai thông tư mẫu CMND có ghi họ tên cha mẹ. Thì một thông tư "đình đám khác" của Bộ NN-PTNT lại được ban hành và có hiệu lực từ 3/9 tới. Theo đó, kể từ thời điểm nói trên, các sản phẩm thịt và phụ phẩm bảo quản ở nhiệt độ thường chỉ được bày bán trong vòng 8 giờ kể từ khi giết mổ. Xin không đi quá sâu vào những chi tiết mang tính kỹ thuật của "Thông tư bán thịt 8 tiếng" nói trên. Nhưng ngay sau khi được ban hành và lấy ý kiến dư luận thì "đại ý tưởng" nói trên vấp phải những phản ứng dữ dội. Mà đây không phải là những phản ứng kiểu chống đối hay phong trào, mà là những phản biện có "cơ sở khoa học" và chứng lý hẳn hoi. Xin dẫn ra một vài lý do người ta "không chịu" như sau: Về phía những người bán thịt thì cho rằng thực hiện quy định này quá bằng dẹp chợ đi luôn. Bởi thời gian qui định 8 giờ, hơn một buổi sáng làm sao bán hết thịt? Bởi mặt hàng thịt bày bán đều có từ thời gian giết mổ ba tới năm giờ sáng, thịt được lấy bán cả trong ngày. Quy định thời gian bán trong 8 giờ thì phải giết mổ chia làm hai lần trong ngày, một lần vào đêm tờ mờ sáng để bán sáng và trưa, một lần giết mổ nữa vào trưa để bán cho buổi chiều. Mà làm vậy sẽ thay đổi hết quy trình. Lại phải thêm một lần lấy hàng nữa. Nhưng không biết các lò giết mổ họ có làm hai lần trong ngày không? Quy định chỉ được tiêu thụ thịt lợn sau 8h giết mổ được cho là thiết khả thi nên phải dừng thực hiện. Ngay cả cơ quan chức năng là Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) cũng cho rằng trong điều kiện bình thường, sau 8 giờ giết mổ, chất lượng thịt sẽ suy giảm và rất dễ nhiễm vi khuẩn. Thậm chí, nhiều nước phát triển còn bắt buộc kinh doanh thịt phải bảo quản trong thiết bị giữ lạnh từ 0 đến 5 độ C. Theo họ, tất nhiên những quy định trong Thông tư này là cần thiết để người tiêu dùng có thể ăn thịt an toàn. Nhưng cơ bản là làm sao kiểm tra được thời gian bày bán sau khi giết mổ? Bởi chỉ có mỗi tiểu thương là biết chính xác thời gian giết mổ. Còn người tiêu dùng, muốn biết thì có thể dùng tay, mũi kiểm tra. Tuy nhiên, để phân biệt thịt quá thời gian phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ. Nếu vào mùa hè trời nóng, thịt để nhiệt độ ngoài trời có thể bốc mùi nhưng vào mùa đông, nhiệt độ giảm chỉ trên dưới 10 độ C thì không thể phân biệt được". Mặt khác, thì vấn đề xử phạt được trao cho chi cục thú y các địa phương nhưng người ta cũng không rõ là sẽ xử phạt thế nào. "Các quy định thịt nhiễm bệnh, dịch thì đã có quy định, khung xử phạt rất rõ. Nhưng loại thịt được bày bán quá 8 giờ ở nhiệt độ bình thường, quá 24 hay 72 giờ ở chế độ bảo quản lạnh thì có phải thịt nhiễm bệnh hay không và xử phạt thế nào... là những điều người ta thắc mắc nhiều nhất. Vì những lẽ trên, không ít người đã gọi Thông tư này là "thông tư khó tính giờ, mập mờ xử phạt"! Trước những phản biện gay gắt nhưng chính đáng của dư luận, mới đây, Bộ NN-PTNT đã chỉ đạo điều chỉnh, bổ sung thông tư này cho phù hợp với điều kiện thực tiễn. Đích thân lãnh đạo bộ đã phải thừa nhận "nhìn chung, ý muốn của Cục Thú y rất tốt nhưng tính khả thi đúng là khó áp dụng". Đây là một đánh giá công bằng của lãnh đạo Bộ này và may là họ đã nhanh tay chặn lại, không cho cái "đại ý tưởng" này được áp dụng vào thực tế, tránh được phiền toái cho bao nhiêu hộ tiểu thương bán thịt, bao nhiêu lò mổ và cả cho chính những người phải thực thi quy định này. Nhìn rộng ra, lâu nay trong đời sống kinh tế -xã hội, thi thoảng một vài ý tưởng mới, độc đáo lại xuất hiện. Tất nhiên, nhìn chung đó những "ý tưởng này tưởng tốt và tích cực". Mà cũng phải như thế thôi, chứ ý tưởng tiêu cực thì người ta còn bàn thảo thực hiện làm gì. Vấn đề cần bàn ở đây là không ít các ý tưởng nói trên rất thiếu tính khá thi, khó áp dụng, bởi những ý tưởng ấy quá cao xa, vượt qua những thông lệ thông thường của cuộc sống. Tuy nhiên, điều buồn lòng là một vài ý tưởng dạng như vậy vẫn được áp dụng vào thực tế và gây ra những hiệu ứng khá tiêu cực. Nói chẳng đâu xa, những "đại ý tưởng" một thời được tung hô như phong trào xây dựng nhà máy đường, xi măng lò đứng, hay hầm bộ hành tại các đô thị lớn với vốn đầu tư cả trăm cả ngàn tỷ đồng, nhưng lợi ích thu lại thì chẳng có là bao... Có ý tưởng mới bao giờ cũng tốt hơn là không có ý tưởng gì, nhưng biết dừng lại, sửa chữa và uốn nắn kịp thời những ý tưởng phi thực tế càng tốt hơn. Trong trường hợp này, cần phải hoan nghênh Bộ NN-PTNT dù họ chỉ tạm dừng lại một văn bản rất đỗi đời thường... Tâm Thời.
Thao túng tiền tỷ: Tay to làm loạn, đại gia hưởng lợi
Hàng loạt sai phạm khó tin xảy ra trên thị trường chứng khoán Việt Nam khiến niềm tin của nhà đầu tư bị xói mòn. Những quyết định xử phạt được xem là quá nhẹ và đưa ra quá chậm, ở thời điểm mà mọi sự coi như “đã rồi”, khiến các nhà đầu tư thiệt hại và đành chấp nhận trái đắng.
Kinh tế
Tay to làm loạn. Giới đầu tư chứng khoán trong tuần qua sôi sục trước thông tin một cá nhân bị phạt vì đã sử dụng 42 tài khoản mở tại 16 công ty chứng khoán để giao dịch cổ phiếu HNG của CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico) nhằm mục đích tạo cung cầu giả tạo, thao túng cổ phiếu HNG. Cổ phiếu HNG của ông Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức) lên sàn từ giữa tháng 7/2015. Hành vi thao túng của bà Trần Thị Minh Phượng cũng bắt đầu từ đúng ngày cổ phiếu này lên sàn và kéo dài gần nửa năm. Gần một năm rưỡi sau đó, ngày 10/8/2017, UBCKNN mới ra quyết định xử phạt. Khoảng thời gian bà Trần Thị Minh Phượng thực hiện hành vi mua bán thao túng cổ phiếu HNG cũng là giai đoạn cổ phiếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp của ông Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức) giữ mức giá cao chót vót 30.000-33.500 đồng/cp. Nhiều sai phạm trên thị trường chứng khoán. Sau hơn nửa năm ở ngưỡng cao ngất ngưởng, cổ phiếu HNG bất ngờ tụt giảm xuống dưới 10 ngàn đồng và có lúc xuống tới 5.000 đồng/cp, khiến nhiều cổ đông thủng túi. Đến thời điểm hiện tại, HNG vẫn chưa vượt lên được trên mệnh giá. Với gần 770 triệu cổ phiếu đang giao dịch, nếu tính ở thời điểm 6 tháng đỉnh cao, vốn hóa của doanh nghiệp Bầu Đức lên tới khoảng 26 ngàn tỷ đồng, tương đương gần 1,2 tỷ USD. Tới thời điểm này, vốn hóa của doanh nghiệp đã bốc hơi khoảng 800 triệu USD. Rất nhiều nhà đầu tư mua vào cổ phiếu trong 6 tháng đầu tiên đã chứng kiến túi tiền bốc hơi 70-90%. Chưa biết những sai phạm của bà Trần Thị Minh Phượng là vì mục đích cá nhân hay cho ai, nhưng giới đầu tư đặt câu hỏi về mối quan hệ của cá nhân bà Phượng với ông chủ Tập đoàn HAGL Đoàn Nguyên Đức. Theo như công bố của UBCKNN, địa chỉ của bà Trần Thị Minh Phượng là ở: 15 Trường Chinh, Pleiku, Gia Lai, trùng hợp với Trung tâm điều hành Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, theo như thông tin công bố trên website. Cái tên Trần Thị Minh Phượng cũng thường xuất hiện trong các biên bản họp của HAG, với chức danh thư ký. Tình trạng vi phạm trên thị trường chứng khoán trong vài năm qua vẫn còn rất nhiều. Cách đây khoảng 1 năm, một cá nhân là Hoàng Đức Dũng cũng đã bị phạt lỗi mở 26 tài khoản để thao túng giá cổ phiếu TNT. Cũng khoảng thời gian này, nhiều nhà đầu tư lướt sóng bán cổ phiếu NHP ở giá đỉnh rồi mua vào ở mức giá rất thấp và được đồn đoán có thể kiếm được 1-2 chục tỷ đồng trong thời gian vài tháng. Kết cục, chỉ đại gia là thắng? Cổ phiếu NHP lên sàn với mức giá khá cao, trên 15.000 đồng và có lúc lên tới khoảng 17.000 đồng trước khi rơi tự do xuống ngưỡng 3.000 đồng, sau khi các lãnh đạo của DN này bán ra. Đa số các nhà đầu tư thua lỗ vì nắm bắt thông tin chậm. Trước đó, ông Trần Thanh Điền cũng đã bị phạt do dùng tài khoản của mình và 7 tài khoản đứng tên người khác để giao dịch cổ phiếu DAT nhằm mục đích tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá từ 11/2015 đến 1/2016. Cũng trong khoảng thời gian này, cổ phiếu DAT đã tăng hơn 3 lần, từ 13.000 lên 42.400 đồng/cp. Gần đây, nhiều đại gia cũng được xem là người cực kỳ may mắn bán được cổ phiếu ở vùng đỉnh và khi định mua vào thì cổ phiếu lao dốc thu về hàng trăm tỷ đồng. Cổ phiếu này sau đó đã giảm mạnh sau khi doanh nghiệp công bố lợi nhuận quý 3 sụt giảm gần 40% so với cùng kỳ. Nhiều cổ phiếu lên sàn ở mức giá rất cao rồi sau đó tăng mạnh. Có cổ phiếu tăng cả vài chục lần, lên những mức giá không tưởng, cuốn các nhà đầu tư bỏ tiền vào cuộc trước khi quay đầu giảm mạnh. Nhiều nhà đầu tư nhỏ theo sóng thiệt hại lớn. Một số cổ phiếu sau khi lên sàn bất ngờ giảm mạnh, bốc hơi vài ba, bảy tám lần sau khi các nhà đầu tư phát hiện dấu hiệu cổ phiếu ma. Cổ phiếu MTM lên sàn Upcom trong vòng 2 tháng giảm 6 lần. Trước đó, cổ phiếu này tăng vốn rất nhanh gấp 150 lần trong vòng có 3 năm. Cổ phiếu HID của CTCP Đầu tư và Tư vấn Hà Long (Halcom) cũng đã dội gáo nước lạnh vào nhiều nhà đầu tư khi giảm một mạch từ trên 30.000/cp xuống còn 4.000 đồng/cp trong hơn 6 tháng đầu năm. Trước đó, HID đã tăng nóng hơn 140% trong vòng nửa cuối năm 2016, ngay sau khi niêm yết. Giới đầu tư cũng chứng kiến những thông tin không rõ ràng từ chủ các doanh nghiệp như trường hợp danh nghiệp Thuận Thảo mập mờ xử lý khoản nợ trăm tỷ của người nhà. Hay việc Novaland chi hàng ngày tỷ đồng mua doanh nghiệp vừa thành lập 1 năm, Sacom mua công ty "không tên tuổi",... Chưa có một thống kê nào cho thấy, sau những cú tăng nóng, ai là người được hưởng lợi. Cổ đông nhỏ lẻ mua cổ phiếu ở mức giá cao (nhất là các cổ phiếu mới chào sàn) là bao nhiêu và họ đã mất bao nhiêu tiền? Các cổ đông lớn, các ông chủ của doanh nghiệp hưởng lợi gì những cú tăng giá đột biến rồi giảm đột ngột như vậy hay không? Chỉ có một thực tế là rất nhiều nhà đầu tư đã mua vào lúc thời điểm giá cao chót vót và phải bán cắt lỗ sâu một thời gian ngắn sau đó. Họ là những người nắm bắt những thông tin bất lợi muộn màng và chịu thua lỗ. Những cá nhân sai phạm và bị buộc tội thao túng giá cổ phiếu như trường hợp bà Phương thao túng giá cổ phiếu Bầu Đức hay ông Hoàng Đức Dũng trong trường hợp TNT cũng chỉ bị phạt vài ba trăm triệu đồng - con số có thể nói là quá bé so với những biến động về vốn hóa hàng ngàn tỷ đồng. Đó là chưa tính tới diễn biến giao dịch lên xuống trong một thời gian dài. Những quyết định xử phạt được xem là quá nhẹ và đưa ra quá chậm, rất lâu sau khi hành vi sai phạm diễn ra, ở vào thời điểm mà mọi sự coi như đã rồi, các nhà đầu tư đành chịu thiệt hại và chấp nhận nuốt nỗi đau. M. Hà.
REE: Lợi nhuận 8 tháng ước đạt 348,95 tỷ đồng, bằng 139,58% kế hoạch năm
(ĐTCK-online) CTCP Cơ Điện Lạnh (REE) vừa công bố kết quả kinh doanh ước thực hiện tháng 8/2009 của nhóm CTCP cơ điện lạnh với tổng doanh thu thuần ước đạt 98,1 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế ước đạt 26,09 tỷ đồng.
Kinh tế
Lũy kế 8 tháng đầu năm 2009, nhóm công ty ước thực hiện tổng doanh thu thuần là 682,16 tỷ đồng, bằng 56,85% kế hoạch năm 2009 và lợi nhuận trước thuế là 348,95 tỷ đồng, bằng 139,58% kế hoạch năm 2009. Được biết, năm 2009, nhóm công ty đặt chỉ tiêu tổng doanh thu thuần đạt 1.200 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt 250 tỷ đồng.
Tập đoàn Bảo Việt được vinh danh giải Quản trị Công ty khu vực ASEAN
Tại Lễ Trao giải Quản trị công ty ASEAN do Hiệp hội Giám sát và Bảo vệ nhà đầu tư nhỏ lẻ (MSWG), Diễn đàn Thị trường tài chính các nước ASEAN (ACMF) tổ chức tại Malaysia ngày 21-11, vượt qua hàng trăm ứng cử viên là các doanh nghiệp đã chủ động áp dụng các thông lệ tốt về quản trị công ty trong năm 2018, Tập đoàn Bảo Việt là đại diện Việt Nam được vinh danh doanh nghiệp niêm yết có chất lượng quản trị công ty vượt trội.
Kinh tế
Lễ trao giải Quản trị công ty ASEAN thuộc khuôn khổ dự án Thẻ điểm quản trị Công ty khu vực ASEAN (ACGS), được xây dựng dựa trên các quy tắc quản trị công ty của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) và các thông lệ quản trị công ty tốt nhất trong khu vực nhằm đánh giá thông lệ quản trị công ty trong 06 quốc gia thành viên ASEAN tham gia dự án, bao gồm: Malaysia, Singapore, Thái Lan, Indonesia, Philippines và Việt Nam. Tập đoàn Bảo Việt là đại diện Việt Nam được vinh danh doanh nghiệp niêm yết có chất lượng quản trị công ty vượt trội. Bà Trần Thị Diệu Hằng - Thành viên Hội đồng Quản trị Tập đoàn Bảo Việt chia sẻ: Là đại diện của Việt Nam được vinh danh tại buổi lễ ngày hôm nay, Bảo Việt rất vinh dự khi những nỗ lực của chúng tôi đã được ghi nhận. Đây là nguồn động viên, khích lệ Bảo Việt tiếp tục hoàn thành tốt hơn nữa chiến lược phát triển của doanh nghiệp, song hành với việc đổi mới quản trị doanh nghiệp và minh bạch hóa thông tin, hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững thành hành động. Chúng tôi hy vọng thị trường khu vực sẽ biết nhiều hơn về thị trường Việt Nam một thị trường cận biên đang từng ngày nỗ lực nâng cao tính minh bạch và uy tín thị trường, cũng như biết nhiều hơn về Bảo Việt - một doanh nghiệp đại diện cho những nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp Việt trong việc nâng cao vị thế tại thị trường khu vực, tăng cường minh bạch hóa thông tin theo các chuẩn mực quốc tế. Tại Bảo Việt, quản trị doanh nghiệp được xác định là yếu tố cốt lõi để đảm bảo phát triển bền vững. Bảo Việt cho rằng khi doanh nghiệp kết hợp và quản trị tốt các nguồn lực trong hệ thống sẽ giúp các nguồn lực bổ sung sức mạnh cho nhau, tạo nên những giá trị cộng hưởng, các giá trị lớn hơn cho cổ đông và các bên liên quan. Với mong muốn chia sẻ thông tin về công tác quản trị doanh nghiệp với nhà đầu tư và các bên tham gia thị trường, Bảo Việt không chỉ chia sẻ với nhà đầu tư và bên liên quan về các khái niệm mà còn trình bày cụ thể về các giải pháp, chuẩn mực thế giới về quản trị, kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, quản trị rủi ro đang được áp dụng tại Bảo Việt; tham chiếu các nguyên tắc về công khai, minh bạch thông tin và quản trị doanh nghiệp của OECD, thẻ điểm quản trị Doanh nghiệp khu vực ASEAN; chia sẻ nhiều phương pháp nhận diện, đánh giá và giám sát rủi ro liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, giúp các bên liên quan có thể hình dung được việc ứng dụng các mô hình và chuẩn mực quốc tế trong quá trình thực thi quản trị tại Bảo Việt. Tập đoàn Bảo Việt đã nhận giải Thương hiệu doanh nghiệp hàng đầu. Trong ngắn hạn, Bảo Việt tập trung vào việc cải thiện các chuẩn mực liên quan đến Công bố thông tin và minh bạch, và tăng cường Vai trò của các bên liên quan. Trong trung và dài hạn, Bảo Việt sẽ tập trung tăng cường trách nhiệm của Hội đồng quản trị, đồng thời tăng cường sự tham gia của các thành viên độc lập trong các Ủy ban thuộc Hội đồng quản trị nhằm tăng cường tính độc lập của các Ủy ban thuộc Hội đồng quản trị. Trước đó, ngày 20-11-2018, tại Hà Nội, Tập đoàn Bảo Việt đã nhận giải Thương hiệu doanh nghiệp hàng đầu (Premier Corporate Brand) dành cho giải pháp bảo hiểm tích hợp do Special edition world awards 2018 của The Brand Laureate Tổ chức Thương hiệu châu Á-Thái Bình Dương bình chọn. Thương hiệu đoạt giải được đánh giá và lựa chọn dựa trên tiêu chí: chiến lược thương hiệu, văn hóa thương hiệu, truyền thông thương hiệu thống nhất, sự sáng tạo của thương hiệu, hiệu quả thương hiệu. PV.
GDP Hàn Quốc dự đoán bị giảm bởi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung
Hàn Quốc sẽ là một trong những nước bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi cuộc chiến thương mại kéo dài giữa Mỹ và Trung Quốc mặc dù tác động được dự đoán vẫn là có giới hạn.
Kinh tế
Phóng viên TTXVN tại Seoul dẫn báo cáo của Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc cho biết GDP của nước này dự đoán sẽ giảm 0,018%, tương đương khoảng 236,49 triệu USD, trong 1 năm tới nếu Mỹ và Trung Quốc mỗi nước áp đặt mức thuế 25% đánh vào một lượng hàng hóa trị giá 50 tỷ USD của nhau. Trung Quốc và Mỹ hiện là hai đối tác thương mại hàng đầu của Hàn Quốc. Cũng theo báo cáo này, mức độ thiệt hại ước tính đối với Hàn Quốc lớn thứ hai sau vùng lãnh thổ Đài Loan với mức giảm trên dự kiến sẽ là 0,025%. Canada đứng ở vị trí thứ ba với mức giảm 0,016%, tiếp sau là Mexico (0,014%) và Ireland (0,012%). Những con số này được tính toán dựa trên giả thuyết rằng GDP của Mỹ và Trung Quốc sẽ giảm tương ứng 0,1% và 0,2% bởi cuộc chiến thương mại. Báo cáo cho rằng mức độ ảnh hưởng của các nước là khác nhau tùy theo mức độ phụ thuộc vào 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới này. Kang Nae-young, một nhà nghiên cứu của hiệp hội, cho rằng Hàn Quốc cần giảm sự lệ thuộc vào Trung Quốc và Mỹ trong dài hạn đồng thời mở rộng quan hệ đối tác thương mại với các nước khác như Ấn Độ và các thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Bộ Thương mại Hàn Quốc tháng trước cho biết sẽ theo dõi chặt chẽ ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Quốc tới xuất khẩu của Hàn Quốc và sẽ tăng cường hỗ trợ các công ty đang cố gắng thâm nhập các thị trường thay thế. Nguồn: Vietnamplus. Ngọc Bích.
Đoàn chủ tịch tổng liên đoàn làm việc với tỉnh Đồng Nai
Ngày 4.3, Đoàn chủ tịch - Tổng LĐLĐVN đã làm việc với LĐLĐ tỉnh Đồng Nai về kết quả hoạt động năm 2014, nhiệm vụ năm 2015.
Kinh tế
Chủ tịch Đặng Ngọc Tùng phát biểu tại buổi làm việc. Ông Đặng Ngọc Tùng UV T.Ư Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN yêu cầu: Trong năm 2015, công đoàn tỉnh Đồng Nai cần bám chắc chủ trương của Tổng LĐLĐVN, đẩy mạnh các hoạt động hướng về CĐCS; không để xảy ra tranh chấp lao động, nếu có thì cũng rất hạn chế, tạo điều kiện cho Đồng Nai phát triển ổn định trong năm 2015 và các năm sắp tới. Cũng tại buổi làm việc, đoàn chủ tịch đặt nhiều câu hỏi cho LĐLĐ tỉnh Đồng Nai về các vấn đề liên quan đến việc ký thỏa ước lao động tại các doanh nghiệp nhà nước; các vụ tranh chấp lao động; tại Đồng Nai năm 2015 có doanh nghiệp nào không thưởng tết cho công nhân hay không; các quy chế dân chủ, xây dựng các thiết chế văn hóa cho công nhân được thực hiện như thế nào Trả lời các vấn đề này, BTV LĐLĐ tỉnh Đồng Nai cho biết: Trong năm 2015, tính đến thời điểm hiện tại đã có 53/54 doanh nghiệp nhà nước ký thỏa ước lao động tập thể; tại Đồng Nai không có doanh nghiệp nào không thưởng tết cho công nhân. Hiện nay, LĐLĐ tỉnh Đồng Nai đang tập trung tổ chức tuần lễ văn hóa công nhân ở các địa phương, khảo sát xây dựng chuyển đổi các trung tâm văn hóa, tiếp tục phát triển đề án xây dựng nhà văn hóa lao động tỉnh Đồng Nai nhằm nâng cao hơn nữa đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân. Chủ tịch Đặng Ngọc Tùng cho biết: Về nhiệm vụ tổ chức công đoàn Đồng Nai năm 2015, chúng tôi hoàn toàn đồng tình với phương hướng nhiệm vụ của BTV LĐLĐ tỉnh Đồng Nai đã đưa ra. Nhưng cần chú trọng hơn nữa tới chủ trương của Tổng LĐLĐVN đã đưa ra trong năm 2015, đẩy mạnh các hoạt động hướng về cơ sở, tạo điều kiện cho công đoàn cơ sở hoạt động, bám chắc chủ trương hoạt động TLĐ, đặt nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của người lao động lên trên hết và trở thành nhiệm vụ thường xuyên, xuyên suốt hoạt động của tổ chức công đoàn. Cán bộ CĐCS phải lắng nghe, trao đổi hiểu được tâm tư người lao động, bàn bạc người sử dụng lao động, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa giữa người lao động và sử dụng lao động. Ngoài ra, Công đoàn tỉnh Đồng Nai phải phấn đấu trong năm 2015 trên địa bàn Đồng Nai ko để ra tranh chấp lao động, nếu có thì cũng rất hạn chế, tạo điều kiện cho Đồng Nai phát triển 2015 và các năm sắp tới. Để làm được điều này, Đồng Nai cần đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo cán bộ CĐCS trong khu vực ngoài nhà nước, có vốn đầu tư nước ngoài, để các chủ tịch CĐ khu vực này am hiểu luật pháp, nắm được tâm tư nguyện vọng người lao động, tăng cường khả năng, kỹ năng đối thoại, kỹ năng thương thảo với người sử dụng lao động, vậy thì mới đối thoại được với người sử dụng lao động, mới đem lại được những bản thỏa ước lao động tốt, trong đó, có các điều khoản có lợi hơn cho người lao động so với luật pháp. Mặc dù việc thương thảo với người sử dụng lao động rất khó khăn, đặc biệt là vấn đề tiền lương, để thương lượng cho người lao động có được mức lương cao hơn cả nước, thương lượng bữa ăn giữa ca có giá trị cao đòi hỏi chủ tịch CĐ ngoài am hiểu pháp luật cần phải giỏi các kỹ năng thương thảo. Chủ tịch dẫn chứng: Có nhiều doanh nghiệp nói bữa ăn giữa ca chỉ 20.000 đồng là đủ rồi, hay là thậm chí dưới 15.000 đồng. Nhưng với bữa ăn 15.000 đồng thì làm sao sao mà đủ chất, đủ năng lượng để NLĐ làm việc. Vậy mà DN vẫn nói rằng họ xem NLĐ là vốn quý nhất của doanh nghiệp, bảo rằng luôn chăm lo. Nhưng chăm lo mà để NLĐ có bữa ăn kém chất lượng thì không đảm bảo, không thực tế, cần phải tăng bữa ăn trưa của công nhân lên. Đó là nhiệm vụ của một chủ tịch CĐCS giỏi phải làm được. Bên cạnh đó, việc chăm lo vấn đề đời sống tinh thần, nhà trẻ cho con công nhân lao động. Đồng Nai cần bám thật chắc chủ trương của TLĐ, cũng như Tỉnh ủy Đồng Nai để tổ chức CĐ Đồng Nai thực sự là chỗ dựa cho người lao động. Ông Huỳnh Tấn Kiệt Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Đồng Nai - cho biết: LĐLĐ tỉnh Đồng Nai hứa sẽ thực hiện tốt các chỉ đạo của Đoàn chủ tịch TLĐ, tập trung tổ chức hệ thống CĐCS tại các địa phương, trong các KCN luôn sâu sát với công nhân lao động Ông Đinh Quốc Thái Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cũng cho biết: Tỉnh ủy luôn dành mối quan tâm đặc biệt tới LĐLĐ tỉnh cũng như tổ chức công đoàn do tỉnh Đồng Nai là tỉnh có đông công nhân lao động, nhiều khu công nghiệp. Năm 2014, toàn tỉnh Đồng Nai đã giải quyết việc làm cho hơn 72.000 lao động trong các doanh nghiệp, tình trạng tranh chấp lao động tập thể, đình công đã giảm cả về quy mô, số lượng. Tính đến hết năm 2014, đã xảy ra 36 cuộc tranh chấp lao động tập thể dẫn đến nghừng việc tập thể và đình công, nhu cầu nhà ở xã hội, nhà trẻ mẫu giáo cho con công nhân tại các KCN tập trung còn nhiều hạn chế.
Tin tài chính nổi bật ngày 26/11
(ĐTCK) Chứng khoán tiếp tục tăng, giá vàng SJC phục hồi, đến 15/11 chỉ nhập siêu 4 triệu USD, trái phiếu xây dựng Thủ đô kỳ hạn 3 năm có lãi suất 8,8%/năm…
Kinh tế
Chuyển động thị trường. - Thị trường chứng khoán Việt Nam 26/11 có phiên tăng nhẹ thứ ba liên tiếp, VN-Index trên sàn TP. HCM tăng 2,7 điểm (+0,53%), đạt 509,16 điểm; HNX-Index trên sàn Hà Nội tăng 0,07 điểm (+0,11%), đạt 64,9 điểm. Tổng giá trị giao dịch là 1.620 tỷ đồng, không thay đổi so với phiên hôm qua. - Thị trường chứng khoán Mỹ kết thúc phiên giao dịch gần nhất (tối qua, theo giờ Việt Nam) dao động nhẹ: chỉ số S&P; 500 đóng cửa tại 1.802,48 điểm, giảm 2,28 điểm (-0,13%); chỉ số Dow Jones (DJI) đóng cửa tại 16.072,54 điểm, tăng 7,77 điểm (+0,05%). - Thị trường chứng khoán châu Á đóng cửa phiên giao dịch chiều nay (giờ Việt Nam) không có biến động mạnh, nhưng số thị trường giảm điểm nhiều hơn tăng. Trong đó, chỉ số Nikkei 225 giảm 103,89 điểm (-0,67%), xuống 15.515,24 điểm; chỉ số Shanghai Composite giảm 3,01 điểm (-0,14%), xuống 2.183,07 điểm; chỉ số HangSeng Index giảm 3,17 điểm (-0,01%), xuống 23.681,28 điểm. - Thị trường trái phiếu thứ cấp tại Sở GDCK Hà Nội hôm nay có 2.438.400 trái phiếu chính phủ đáo hạn ngày 1/6/2015 được giao dịch với mức giá gần nhất là 103.498 đồng/TP (lãi suất trái phiếu là 11,33%), tương đương lợi suất 8,6726%. Ngoài ra, có 78.000 trái phiếu chính phủ đáo hạn ngày 31/1/2023 được giao dịch với mức giá gần nhất là 101.207 đồng/TP (lãi suất trái phiếu là 9,1%), tương đương lợi suất 8,8928%. - Tỷ giá USD cuối ngày hôm nay được Vietcombank niêm yết ở mức 21.090/21.130 đồng/USD (mua/bán), tăng 10 đồng/USD so với cuối giờ chiều qua. Trên thị trường tự do, giá USD là 21.180 - 21.210 đồng/USD, giảm 70 đồng/USD so với cuối giờ chiều qua. - Sau khi lao dốc trong phiên hôm qua, giá vàng SJC trong nước sáng nay tăng 300.000 đồng/lượng, theo diễn biến phục hồi của giá vàng thế giới, lên 35,380 - 35,530 triệu đồng/lượng. Đến cuối giờ chiều, giá vàng giảm nhẹ còn 35,350 - 35,500 triệu đồng/lượng. So với cuối giờ chiều qua, giá vàng SJC tăng 200.000 đồng/lượng. Diễn biến khác. - CTCP Phát triển nhà Thủ Đức (TDH) đã hoàn tất thỏa thuận với một ngân hàng thương mại và đang trong giai đoạn cuối để phát hành 400 tỷ đồng trái phiếu. Việc giải ngân vốn sẽ thực hiện trong tháng 12 tới. - Hôm nay (26/11), Sở GDCK đã tổ chức phiên đấu thầu trái phiếu xây dựng Thủ đô đợt 3/2013 do Kho bạc Nhà nước Hà Nội phát hành và chủ thể phát hành là UBND TP. Hà Nội. Kết quả, huy động được 2.400 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 3 năm trên tổng khối lượng gọi thầu 3.000 tỷ đồng, với lãi suất 8,8%/năm, cao hơn 0,01%/năm so với lãi suất trúng thầu của 2 lần phát hành trước đó (ngày 25/6 và 25/9). - Nhằm ngăn chặn hành vi trốn nợ số tiền hơn 582 triệu đồng của CTCP Bê tông Ly tâm Dung Quất, cơ quan Thi hành án quận Thanh Khê (Đà Nẵng) đã tiến hành phong tỏa, cưỡng chế và khấu trừ số tiền trong tài khoản của công ty này tại Ngân hàng BIDV - Chi nhánh Quảng Ngãi. Tuy nhiên, phía BIDV không thực hiện quyết định của cơ quan Thi hành án, với lý do số tiền được chuyển về tài khoản của Công ty đã có Hợp đồng thế chấp được đăng ký giao dịch bảo đảm với Ngân hàng. Thực tế, hợp đồng này phát sinh sau khi bản án của TAND quận Thanh Khê có hiệu lực hơn một năm. - Ngày 25/11, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bơm ra 228 tỷ trên thị trường mở (OMO) và hút vào 161 tỷ, tương đương bơm ròng 67 tỷ đồng. Tính đến ngày 25/11, khối lượng OMO còn lưu thông là 490 tỷ đồng. Trong ngày 25/11, NHNN không phát hành tín phiếu, nhưng có 279 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn. Từ 15/3/2012 đến nay, cơ quan này phát hành 395.569 tỷ đồng tín phiếu, đã có 346.181 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn (còn 49.388 tỷ đồng tín phiếu chưa đáo hạn). Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tăng ở kỳ hạn qua đêm (3,3%/năm) và 3 tháng (5,15%/năm), trong khi giảm ở kỳ hạn 1 tuần (3,63%/năm) và 1 tháng (4,45%/năm). - Theo Báo cáo Theo dõi trái phiếu châu Á, xuất bản hàng quý số mới nhất mà Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa công bố, quy mô thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Việt Nam trong quý III/2013 giảm 8,7% so với quý trước, nhưng tăng 18,8% so với cùng kỳ 2012, mức tăng cao nhất trong khu vực, đạt 25 tỷ USD. - Ngày 25/11, CTCP Khai thác và Chế biến khoáng sản Lào Cai (LCM) nhận được quyết định của Thanh tra Lào Cai về việc thu hồi tiền vi phạm quy định về thuế và phí từ năm 2008 đến năm 2012, tổng số là hơn 5,51 tỷ đồng. - Sau 3 lần đề xuất, danh sách các dự án được vay gói 30.000 tỷ đồng của Bộ Xây dựng đã lên đến con số 72. Tuy nhiên, mới có 7 dự án được chấp thuận cho vay với tổng số tiền 870 tỷ đồng, trong đó số tiền đã giải ngân là 91 tỷ đồng cho 4 doanh nghiệp. Về khách hàng cá nhân, có 939 đối tượng được chấp thuận cho vay, trong đó số tiền đã giải ngân là 221 tỷ đồng cho 920 khách hàng. - Ngân hàng Công thương (VietinBank) vừa ra mắt 5 sản phẩm dịch vụ thẻ cộng nghệ hiện đại nhất trên thị trường, trong đó có dịch vụ rút tiền tại ATM không cần thẻ. Chủ thẻ hay người thân, người được ủy quyền có thể rút tiền tại tất cả các máy ATM của VietinBank mà không cần phải có thẻ ATM. Bên cạnh đó là dịch vụ gửi tiền tại ATM. - Ngày 25/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại CTCP Chứng khoán SME, đề nghị truy tố 6 bị can, trong đó có 5 bị can là lãnh đạo, cán bộ Công ty. - Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, trong điều kiện thanh khoản của các tổ chức tín dụng chưa đồng đều, một số ngân hàng vẫn có nhu cầu huy động với lãi suất cao, nên cơ chế trần lãi suất vẫn cần tiếp tục. Hiện trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND là 9%/năm được áp dụng cho 5 lĩnh vực ưu tiên. Lãi suất huy động tối đa bằng VND ở mức 7%/năm chỉ áp dụng cho tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng. - Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, tính đến ngày 15/11, giá trị nhập siêu của Việt Nam chỉ là 4 triệu USD. Cụ thể, tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước từ đầu năm đến ngày 15/11 là gần 114,37 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ 2012; nhập khẩu là 114,37 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ 2012. - Ngân hàng Nhà nước vừa công bố Dự thảo Thông tư hướng dẫn sử dụng tài khoản ngoại tệ, tài khoản đồng Việt Nam của người cư trú, người không cư trú tại tổ chức tín dụng được phép để lấy ý kiến góp ý của công chúng. - Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư điều chỉnh thuế suất mặt hàng bột cacbonat canxi siêu mịn, mã số 2517.49.00 từ 10% xuống 5% và bột cacbonat canxi siêu mịn có tráng phủ axit steric, mã số 3824.90.99 từ 0% lên 3%. - - Tính đến ngày 20/11, có 1.175 dự án FDI mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư, với tổng vốn đăng ký là 13,779 tỷ USD, tăng 73,3% so với cùng kỳ 2012. Bên cạnh đó, có 446 lượt dự án tăng vốn, với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 7,036 tỷ USD, tăng 26,9% so với cùng kỳ 2012. Giải ngân vốn FDI ước đạt 10,5 tỷ USD, tăng 5% với cùng kỳ 2012. Xét các lĩnh vực, công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút vốn FDI nhiều nhất, với tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 16 tỷ USD; lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa đứng thứ hai với 2 tỷ USD; đứng thứ ba là lĩnh vực kinh doanh bất động sản, với gần 900 triệu USD. - Đến ngày 31/10/2013, tổng nguồn vốn huy động tại chỗ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long là 228.000 tỷ đồng, tăng 9% so với cuối năm 2012 và chiếm 6,5% tổng nguồn vốn huy động trên toàn quốc; tổng dư nợ đạt 300.000 tỷ đồng, tăng 9,1% so với cuối năm 2012 và chiếm 9,3% tổng dư nợ cho vay toàn bộ nền kinh tế. Trong đó, dư nợ cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn là 124.000 tỷ đồng, tăng 11,3% so với cuối năm 2012. Nợ xấu trong khu vực chiếm 3,36% tổng dư nợ. >> Góc nhìn kỹ thuật phiên 27/11. >> CTCK nhận định thị trường ngày 27/11. >> Phiên 26/11: Bên bán chưa xuống tay. >> Khối ngoại gom mạnh MSN.
Nhiều điểm yếu của kinh tế Trung Quốc
Đây là bài nhận định của nhà báo Brendan Kelly đăng tải trên mục Bloomberg Opinion về tình hình sức khỏe kinh tế Trung Quốc giữa rất nhiều góc nhìn, định kiến của nước ngoài.
Kinh tế
Ảnh: Reuters. Hầu hết bất cứ quan chức, doanh nhân hay nhà báo nào đến thăm Bắc Kinh cũng đều nghe câu kết luận quen thuộc, rằng không thể kỳ vọng Trung Quốc mở cửa các thị trường để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế nghiêm ngặt hơn vì nước này vẫn là nền kinh tế phát triển. Có lẽ đây là lập luận hợp thời cách nay 20 năm. Giờ đây, lập luật này ngày càng xa rời thực tế. Quan trọng hơn, nó còn gây hại cho Trung Quốc và thế giới. Đói nghèo bỏ qua các tiến bộ kinh tế to lớn mà Trung Quốc đạt được trong vài thập niên qua. Khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001, nước này là nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới và ở giai đoạn đầu trong việc tổ chức lại các doanh nghiệp quốc doanh để cạnh tranh trên toàn cầu. Trung Quốc hiện là nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới và là quốc gia giao thương lớn nhất thế giới. Đây là nhà của một số doanh nghiệp có sức cạnh tranh lớn nhất thế giới, có 115 công ty lọt vào danh sách Fortune 500 các công ty lớn nhất thế giới năm 2017. Trung Quốc đã đẩy mạnh chuỗi giá trị toàn cầu một cách đáng kể, với khu vực xuất khẩu tầm cỡ thế giới, lớn hơn so với bất cứ quốc gia G20 nào. Đại lục tự hào có thị trường công nghệ cao và các hãng công nghệ đang nhanh chóng trở thành những cái tên đi đầu toàn cầu. Nước này được cấp nhiều bằng sáng chế nhất thế giới từ năm 2015. Hơn một nửa dân số Trung Quốc, tức khoảng 700 triệu người, sử dụng smartphone. Tính đến tháng 9.2017, Trung Quốc có số lượng công ty khởi nghiệp tỉ đô nhiều nhất thế giới sau Mỹ, với khoảng 98 doanh nghiệp. Đúng là ngay cả khi thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc đạt 8.830 USD trong năm qua, tăng 8 lần từ năm 2001, con số này vẫn thấp hơn nhiều so với mốc trung bình của các nước có thu nhập cao là 12.236 USD. Song chỉ báo này gây hiểu lầm. Trung Quốc đã là nước có thu nhập trên trung bình, và có một quốc gia có thu nhập cao ngay bên trong nó. Hơn 200 triệu dân nước này sống trong các khu vực có thu nhập cao như Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải và các thành phố ven biển thuộc tỉnh Giang Tô, Chiết Giang. Riêng Giang Tô đã có 80 triệu dân và có GDP bình quân đầu người gần 17.000 USD, cao hơn Argentina, Chile và Hungary. 12 triệu người dân ở Thâm Quyến thì có GDP bình quân đầu người trên 27.000 USD xét về mặt danh nghĩa. Quốc gia Đông Á có hệ thống ngân hàng lớn nhất, thị trường chứng khoán lớn thứ nhì và thị trường trái phiếu lớn thứ ba thế giới. Đất nước đang thúc đẩy để nhân dân tệ có vai trò quốc tế lớn hơn. Trong những năm gần đây, Trung Quốc trở thành nước xuất khẩu ròng vốn lớn nhất thế giới. Các ngân hàng chính sách của nước này mở rộng cho vay nhiều hơn tới các quốc gia đang phát triển, hơn toàn bộ các ngân hàng phát triển đa phương cộng lại. Bỏ qua hoặc giảm thiểu tất cả các sự thực này có hại nhiều hơn là lợi cho Trung Quốc. Các lãnh đạo Đại lục hành xử như thể doanh nghiệp nhà vẫn cần được bảo vệ trước cạnh tranh toàn cầu. Quốc gia này vẫn là thành viên G20 dè dặt nhất khi được đo lường trên khía cạnh hạn chế đầu tư và tạo điều kiện kinh doanh dễ dàng. Đầu tư nước ngoài bị chặn trong nhiều lĩnh vực chính, chẳng hạn như dịch vụ điện toán đám mây ngay cả khi ba hãng công nghệ lớn nhất đều rót vốn mạnh vào mảng này tại Mỹ trong những năm gần đây. Việc doanh nghiệp Trung Quốc tận dụng cơ hội xuất khẩu và đầu tư mở toàn cầu nhưng được hưởng sự bảo hộ mạnh mẽ ở quê nhà là không bền vững. Việc này khiến rủi ro đối với hệ thống giao thương toàn cầu đứng trước rủi ro, thúc đẩy không chỉ Mỹ mà còn nhiều quốc gia châu Âu khác xem xét rào cản mới với các khoản đầu tư Trung Quốc. Trung Quốc có nhiều thứ để mất trong leo thang căng thẳng thương mại. Cũng như trong hệ thống giao thương toàn cầu, Trung Quốc vẫn chưa điều chỉnh tầm quan trọng mới của nước này trong thị trường tài chính. Nghiên cứu mới đây của Bloomberg Economics cho thấy ngân hàng trung ương Trung Quốc nằm trong số ít các nhà băng trung ương ít minh bạch nhất G20. Đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong năm 2016 thì ghi nhận sự thiếu rõ ràng của Đại lục góp phần vào rủi ro hệ thống toàn cầu. Có lẽ quan trọng nhất với Trung Quốc lúc này là thoát bẫy thu nhập trung bình để trở thành nền kinh tế tiên tiến, được thúc đẩy nhờ đổi mới. Đại lục sẽ cần một bộ chính sách khác. Việc nâng cao năng suất cần đi đôi với mở cửa phần lớn ngành dịch vụ thiếu hiệu quả và do nhà nước kiểm soát. Thêm vào đó, Trung Quốc cũng cần cải thiện việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Việc tiếp cận thị trường toàn cầu vẫn cần thiết. Để ngăn chặn mâu thuẫn với các nước đang phát triển với sáng kiến Vành đai - Con đường, Trung Quốc sẽ cần mở cửa thị trường nhiều hơn cho các loại hàng hóa. Hiện sáng kiến Made in China 2025 cũng khiến một số nước tiên tiến phản ứng dữ dội. Trung Quốc bị hạn chế tiếp cận công nghệ nước khác trừ khi nước này cũng nới lỏng hạn chế do họ đặt ra. Thu Thảo.
Trung Quốc tăng cường hiện diện kinh tế ở Đông Âu
Tờ Thời báo Tài chính (Anh) cho rằng Trung Quốc đang sử dụng lợi thế có kho dự trữ 3,2 tỷ USD để tăng cường sự hiện diện về kinh tế tại Đông Âu, nơi các khoản đầu tư của Tây Âu đã chiếm lĩnh suốt hơn hai thập kỷ qua, trong bối cảnh các nhà đầu tư Tây Âu đang phải đối mặt với cuộc chiến dập ngọn lửa khủng hoảng nợ công lan rộng.
Kinh tế
Phát biểu tại một diễn đàn doanh nghiệp ở Warszawa nhân chuyến thăm Ba Lan cuối tháng trước Thủ tướng Ôn Gia Bảo tuyên bố sẽ đầu tư 10 tỷ USD cho các dự án đầu tư chung vào ngành công nghệ và cơ sở hạ tầng của Đông Âu. Ngay sau chuyến công du Đông Âu của ông Ôn Gia Bảo là chuyến thăm của Phó Thủ tướng Lý Khắc Cường. Tại Mátxcơva, ông Lý Khắc Cường đã ký 27 thỏa thuận trị giá 15 tỷ USD với các công ty, trong đó có Olge Deripaska's Rusal và Gazprombank. Tại Hungary, ông Lý Khắc Cường đã ký thêm 7 thỏa thuận nữa, trong đó có khoản tín dụng 1 tỷ USD cho các dự án, trong đó có một dự án đường sắt do Trung Quốc xây dựng nối tới sân bay Buđapét. Các khoản đầu tư không chỉ dừng lại ở đó. COSCO, người khổng lồ về vận tải đường biển của Trung Quốc, đã bắt đầu các cuộc đàm phán về việc đầu tư 1 tỷ USD phát triển cảng Adriatic tại Rijeka, Crôatia. Trong khi đó, tỷ phú nông nghiệp Oleg Baskamatyuk của Ucraina đang tiếp tục đàm phán về một khoản đầu tư lớn từ Sinomach, nhà sản xuất máy móc của Trung Quốc. Các chuyến thăm mới đây của các nhà lãnh đạo Trung Quốc cho thấy cách tiếp cận chiến lược hơn của Bắc Kinh khi đầu tư vào Đông Âu, nơi mà sự tiếp cận của các doanh nghiệp Trung Quốc cho tới nay vẫn chậm chạp. Sự quan tâm của Trung Quốc tới Đông Âu tới khá muộn sau khi nước này đã đổ tiền vào các khoản đầu tư khai thác tài nguyên tại Trung Á và châu Phi. Tuy nhiên, Trung và Đông Âu có nhiều sự quyến rũ: thuế thấp, lực lượng lao động học vấn cao trong khi lương tại các nhà máy chỉ bằng 1/5 tại Đức, và cơ hội tiếp cận vào thị trường chung của Liên minh châu Âu (EU). Điều đó khiến Đông Âu trở thành đầu cầu lý tưởng để tiến vào một EU rộng lớn hơn. Đó chính là những gì mà các doanh nghiệp Hàn Quốc như Samsung và Lucky Goldstar tại Ba Lan và Kia tại Slovakia, đã và đang thực hiện bấy lâu. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ Trung Quốc sẽ tiến nhanh như thế nào để vượt qua mô hình đầu tư ban đầu mà nước này ưa thích là đấu thầu các dự án cơ sở hạ tầng nhà nước thông qua các tập đoàn xây dựng được hỗ trợ vốn vay rẻ từ các ngân hàng nhà nước của Trung Quốc./. Lê Dương (TTXVN).
Bài 2: Dựng “đế chế” trên vùng đất nghèo
Vẫn với chất giọng giang hồ, bầu Đức trỏ tay vào người đàn ông đối diện: “Ông sẽ là giám đốc làm thuê đầu tiên được đi máy bay riêng. Năm sau tôi sẽ mua. Tất cả các nông trường, trụ sở làm việc ở đây đều thiết kế sẵn bãi đáp cho trực thăng”.
Kinh tế
Người đàn ông bị bầu Đức trỏ tay là Thủ đang là tư lệnh mặt trận Nam Lào của Hoàng Anh Gia Lai. Để phục vụ cho việc làm ăn tại Lào, bầu Đức tiến hành xây hẳn một sân bay quốc tế ở Attapeu, cách Pleiku độ 4 tiếng lái xe. Ông cũng đã xây xong một khách sạn Hoàng Anh Attapeu tiêu chuẩn 4 sao vì: Tôi xây khách sạn chủ yếu là phục vụ công việc, chú ở đây cách Vientian tới cả ngàn cây số thì làm gì có khách du lịch. Mình làm ăn với đối tác, người ta mang cả va li tiền đến đây, không lẽ cho họ ở nhà trọ. Phải cho họ có chỗ ăn ở đàng hoàng chứ !. Có máy bay riêng, lợi hại lắm à ! Hồi mới mua máy bay, tôi đi qua Singapore mà cả đám đông xúm tới xem. Người ta thấy lạ lắm, họ nghĩ Việt Nam làm gì có người sở hữu máy bay riêng bầu Đức nói. Khi nhập chiếc máy bay Beechcraft King Air 350 về, ông làm đảo lộn biết bao nhiêu qui định, thủ tục ở Việt Nam, vì khi đó cả hệ thống pháp lý chưa lường được một ngày sẽ có người mua máy bay riêng. Lần này mua trực thăng, ông muốn thị sát đồn điền cao su và mía của mình từ trên cao, thay vì phải lái xe mất cả buổi. Một chiếc trực thăng thì chừng vài triệu (đô la) chứ mấy Bầu Đức nói. Có máy bay riêng lợi hại lắm à ! Muốn gặp ai, bàn chuyện làm ăn gì, đi máy bay thương mại người ta đâu biết mình là ai mà tiếp. Nhưng khi nghe mình đi máy bay riêng, họ cũng muốn gặp để coi mình là thằng nào chứ ! vẫn chất giọng giang hồ, Ba Đức cười khà khà khi nói về quyết định mua máy bay trước đây của mình, cho dù chi phí cho chiếc máy bay này ngốn không dưới 1 tỉ đổng mỗi tháng. Hệ thống tưới nước dài hai lần chu vi trái đất. Năm 2007, bầu Đức bắt đầu đặt chân lên mảnh đất Attapeu, một tỉnh được coi là nghèo nhất của Lào. Cầm lái chiếc Land Cruiser, bầu Đức hồi tưởng: Hồi mới qua, ở đây buồn lắm. Cả tỉnh chỉ có 120 ngàn dân, toàn rừng rú, không có đường sá, cơ sở hạ tầng gì cả.Tôi qua xây cầu, đường, kéo 300 km đường dây điện cho dân ở đây, xây trường học, xây thêm cái bệnh viện 200 giường tặng địa phương. Bây giờ đã khác rất nhiều. Và ông đùa: Ở đây tôi có 16 cây số đất mặt tiền đường, nếu ở Việt Nam thì tha hồ phân lô bán nền. Chiếc Land Cruiser rẽ lái, đưa chúng tôi vào rừng cao su. Tại Attapeu, bầu Đức trồng 25 ngàn hecta cao su ( trong tổng số 44 ngàn hecta cao su được trồng ở Việt Nam, Campuchia).Trước đó, ông qua nhiều nước để nghiên cứu cách trồng cao su cho năng suất cao và sớm thu hoạch. Mình muốn thu tiền sớm thì phải đầu tư vô công nghệ chứ bầu Đức nói. Làm nghề này, nếu không hội đủ 3 yếu tố tiền tươi, nhân lực và đất đai thì không thể làm được. Triển khai nhân lực biến 50 ngàn hecta rừng thành đồn điền đâu phải đơn giản. Bầu Đức đưa công nghệ tưới về từ Israel, chỉ cần đóng cầu dao điện, nước tưới đến tận gốc cây, không lãng phí. Cứ một hecta cao su cần 1,6 km đường ống nước. Tôi nhập ống tưới từ bên Thái mà mấy ông Thái hoảng hồn. Họ nói chưa bao giờ cung ứng cho một công ty cao su nào lớn như vậy. Cứ nhân thử đi thì biết. 50 ngàn hecta thì cần tổng cộng 80 ngàn km đường ống, vậy là hơn gấp đôi chu vi trái đất rồi chớ gì nữa. Ngay cả chuyện bón phân cũng đâu phải cầm phân mà rải ào ào. Phải lấy mẫu đất, phân tích xem đất ở đây thiếu chất gì. Rồi bón phân cũng phải có cách quản lý chứ nếu không công nhân nó vác phân đi bán thì ai mà biết được. Cao su mà Ba Đức gọi là vàng trắng, dự kiến sẽ đem về cho Hoàng Anh Gia Lai những món lợi nhuận khổng lồ: Để thu hoạch được một tấn mủ cao su thì chi phí tốn khoảng 900 đô la, trong đó chi phí cạo mủ chiếm đến 40%. Tôi đang thử nghiệm áp dụng công nghệ sử dụng bình khí kích thích mủ, điều này giúp tiết kiệm được 50% chi phí cạo mủ bầu Đức tính. Cao su bây giờ giá dao động, có khi lên đến 120 triệu đồng/tấn, nhưng cũng có lúc chỉ ngoài 50 triệu/tấn. Tôi tính mỗi hecta cao su của tôi trồng tới 550 cây so với 300 cây ở những nơi khác, và với công nghệ tưới tiêu như thế này sẽ cho 2,5 tấn mủ, chỉ cần giá khoảng 60 triệu/tấn là ổn. Để đảm bảo chất lượng mủ cao su sản xuất, Bầu Đức cũng xây luôn hai nhà máy chế biến mủ cao su theo tiêu chuẩn quốc tế với tổng công suất 50.000 tấn/ năm. Năm ngoái, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã sang dự lễ khánh thành nhà máy chế biến mủ cao su đầu tiên của HAGL tại đây. Lê Huỳnh Lê (còn tiếp). Chú thích ảnh: Bầu Đức và Phó thủ tướng Lào trong lễ khánh thành nhà máy đường của HAGL tại Attapeu. Ảnh: L.H.L.
Hiệu quả của Dung Quất: Sẽ tính toán sau
(TBKTSG) - Đã có những câu hỏi đặt ra với Chính phủ và Quốc hội về hiệu quả kinh tế của dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất khi bản báo cáo kết thúc dự án được trình ra lần đầu tiên cách đây ba tuần. Tuy nhiên, một số chi tiết là cơ sở cho những câu hỏi này đã được Chính phủ bỏ ra khỏi bản báo cáo chính thức trình ra Quốc hội ngày 4-11. Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường (KH-CN và MT) của Quốc hội cũng có những đánh giá thận trọng hơn về thành công của dự án.
Kinh tế
Ngọc Lan Một góc Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Ảnh: THANH HẢI Hiệu quả kinh tế: chưa đủ số liệu và thời gian Ba câu hỏi mà TBKTSG nêu ra (xem bài Những câu hỏi với Dung Quất, TBKTSG ngày 21-10) sau khi Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng trình bày báo cáo kết thúc dự án đầu tư Nhà máy Lọc dầu Dung Quất vào ngày 18-10 gồm: 1) Tại sao dự án có tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) là 7,66%, cao hơn mức tính toán năm 2005 là 5,87% trong khi tổng vốn đầu tư cho dự án này đã tăng từ 2,5 tỉ đô la (2005) lên 3,05 tỉ đô la (2009). 2) Giá trị quyết toán dự án giảm đi 8.000 tỉ đồng là do đâu? (43.800 tỉ so với 51.720 tỉ đồng tổng vốn đầu tư được duyệt). Giải thích của Chính phủ rằng việc giảm trừ chủ yếu là do khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí trong giai đoạn chạy thử nhà máy có phải là lý do hợp lý? 3) Có đúng tổng thu nộp ngân sách của dự án (không nói rõ bao nhiêu năm) lên đến 27,8 tỉ đô la, một con số tăng vọt hàng chục lần so với những tính toán trước đó, đều xuất phát từ tập đoàn Dầu khí? Trong báo cáo chính thức của Chính phủ mà các đại biểu Quốc hội nhận được hôm 26-10, hiệu quả kinh tế của dự án đã có những sửa đổi, lược bớt theo chiều hướng cân nhắc hơn. Phần thu nộp ngân sách khoảng 27,8 tỉ đô trong văn bản đầu tiên của Chính phủ đã được loại bỏ. Giá trị quyết toán dự án giảm đi 8.000 tỉ đồng cũng không còn để lại mà chỉ ghi chung chung: Hiện nay với giá trị quyết toán vốn đầu tư dự kiến thấp hơn tổng mức đầu tư được duyệt, dự án có thể sẽ hiệu quả hơn nữa, báo cáo mới của Chính phủ viết. Do bỏ đi các con số quyết toán cụ thể, Chính phủ cũng bỏ luôn phần giải thích về lý do giảm trừ và hứa phần này chủ đầu tư sẽ có báo cáo cụ thể sau khi hoàn thành việc quyết toán công trình, dự kiến vào tháng 12 tới. Báo cáo giám sát kết thúc dự án của Ủy ban KH-CN và MT cũng bỏ đi nội dung tương tự như báo cáo Chính phủ. Điều duy nhất được Chính phủ giữ lại trong cả hai lần báo cáo là con số IRR ước tính ban đầu là 7,66%. Tuy nhiên, khi dẫn ra số liệu này, Chính phủ ghi rõ là theo báo cáo của tập đoàn Dầu khí gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội hồi cuối năm 2009. Đó là thời điểm mà kỳ họp Quốc hội thứ 6 có nhiệm vụ thông qua việc điều chỉnh tăng vốn cho dự án từ 2,5 tỉ đô lên 3,05 tỉ đô. Với những điều chỉnh mang tính cầu thị, báo cáo thẩm tra của Ủy ban KH-CN và MT đã bổ sung thêm một nhận xét so với bản thẩm tra hôm 13-10: Thực tế nhà máy mới chỉ đưa vào vận hành thương mại chưa được sáu tháng nên chưa đủ số liệu và thời gian để đánh giá đầy đủ và chính xác hiệu quả kinh tế của dự án (phần đánh giá thành công của dự án). Dung Quất thực hiện kiến nghị về hiệu quả dự án đến đâu? Dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đã hoàn tất việc đầu tư sau 13 năm và bị chậm đưa vào sử dụng chín năm so với tính toán ban đầu. Việc kéo dài thời gian đầu tư, thay đổi tổng vốn đầu tư... ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả của dự án một phần do những nghị quyết, kiến nghị của Quốc hội chưa được thực hiện nghiêm túc. Đặc biệt là giai đoạn trước năm 2005, nghị quyết của Quốc hội chưa được Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành thực hiện quyết liệt, báo cáo giám sát nhận định. Ngay từ Báo cáo thẩm tra đầu tiên về dự án (năm 1997), Quốc hội đã nói Chính phủ chưa cung cấp đầy đủ thông tin, đặc biệt là những thông tin về hiệu quả kinh tế - xã hội để có thể xem xét và có ý kiến chính thức về hiệu quả công trình. Việc chỉ xây dựng nhà máy lọc dầu ở quy mô công suất 6,5 triệu tấn/năm thì không thể có hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó là các yêu cầu việc thu xếp tài chính vững chắc để đảm bảo công trình đầu tư có hiệu quả. Đúng như Quốc hội đã góp ý, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, dự án đã ba lần phải điều chỉnh tổng mức đầu tư và khi hoàn thành tổng vốn đầu tư gấp đôi dự tính ban đầu (1,5 tỉ đô lên 3,05 tỉ đô). Đầu năm nay, Chính phủ cũng phải phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ ra nước ngoài với lãi suất danh nghĩa 6,75%/năm và cho tập đoàn Dầu khí vay lại 1 tỉ đô với lãi suất chỉ còn gần bằng một nửa (3,6%/năm). Thời hạn trả nợ cho Chính phủ dài hơn sáu năm so với thời hạn Chính phủ đi vay nước ngoài để giải ngân vào tổng vốn đầu tư mà Dung Quất đã được phê duyệt. Như vậy, nếu tính đủ cả chi phí cho các khoản vay này thì hiệu quả kinh tế của dự án sẽ khác. Mới đây, Chính phủ đã quyết định mở rộng quy mô và công suất nhà máy từ 6,5 triệu tấn lên 10 triệu tấn/năm để nâng cao hiệu quả kinh tế cũng là đi đúng những gì đã được góp ý từ 13 năm trước. Trong suốt quá trình thực hiện dự án, Quốc hội cũng nhiều lần tỏ ra sốt ruột với hiệu quả đầu tư. Sự chậm trễ đã làm cho hiệu quả kinh tế của dự án không thể đạt được như khi Quốc hội phê chuẩn (báo cáo giám sát năm 2003), phải có đầy đủ các yếu tố khả thi, đặc biệt nguồn vốn thực hiện dự án, hiệu quả kinh tế của dự án nói riêng và hiệu quả kinh tế - xã hội nói chung (báo cáo giám sát năm 2005, khi tổng mức đầu tư tăng từ 1,5 tỉ đô lên 2,5 tỉ đô). Khi phê duyệt lần thứ ba tổng mức đầu tư điều chỉnh từ 2,5 tỉ đô lên 3,05 tỉ đô năm 2009, Quốc hội có yêu cầu Chính phủ làm tờ trình chính thức báo cáo với Quốc hội, trong đó có ghi rõ các phương án trả nợ vốn vay cũng như hiệu quả kinh tế của dự án. Đây là việc làm bắt buộc theo nghị quyết về dự án, công trình quan trọng quốc gia khi trình Quốc hội quyết định về chủ trương đầu tư. Tuy nhiên, tính đến thời điểm này, hiệu quả kinh tế của dự án còn phải chờ số liệu quyết toán và thời gian. Phần phương án trả nợ vốn vay cũng chưa thấy đâu. Có lẽ Quốc hội lại phải chờ thêm đến phiên họp kế tiếp mới có số liệu cụ thể?
Xuất khẩu lao động: Đừng để “con sâu làm rầu nồi canh”
Tại Hội nghị Nâng cao chất lượng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngày 8/3, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, “chúng ta làm trên cơ sở bình đẳng, cởi mở, công khai, đừng để con sâu làm rầu nồi canh. Những tiêu cực, vòi vĩnh phải đấu tranh”.
Kinh tế
Theo Phó Thủ tướng, phải làm sao để tất cả doanh nghiệp đưa lao động đi nước ngoài đều là thành viên của hiệp hội để cùng với Nhà nước tạo ra thị trường, môi trường tốt. Trong 3 năm (2014 - 2016), tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài là xấp xỉ 350 ngàn người. Riêng trong năm 2016 có trên 126 ngàn lao động đi làm việc ở nước ngoài. Đấu tranh với tiêu cực, vòi vĩnh. Theo Phó Thủ tướng, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài không chỉ giúp giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, thu hút đầu tư Một ý nghĩa nữa là mang hình ảnh của đất nước mình ra nước ngoài. Những điều tốt ấy cần tiếp tục phát huy. Vấn đề quan trọng là tới đây là làm sao chấn chỉnh bằng được những bất cập? Làm sao mở thêm thị trường, phân khúc mới theo hướng giảm dần lao động giản đơn? Làm sao có chính sách để các địa phương cùng vào cuộc? Làm sao để người lao động trực tiếp tham gia vào quá trình này? Phó Thủ tướng lưu ý, phải tăng cường công tác đào tạo không chỉ phục vụ cho công tác xuất khẩu lao động mà còn để đưa ra mô hình, nội dung đào tạo cho lao động trong nước. Cùng với đó, hoàn thiện thể chế, tháo gỡ những rào cản, khó khăn hiện nay. Ông Đam băn khoăn khi trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài chỉ có 282 doanh nghiệp, trong đó chỉ có hơn 160 doanh nghiệp là hội viên của các hiệp hội. Cái gì không tốt thì phải đấu tranh. Đấu tranh thì bằng Nhà nước, vận động, tuyên truyền và một trong những con đường cực kỳ tốt là thông qua hiệp hội. Theo Phó Thủ tướng, phải làm sao để tất cả doanh nghiệp đưa lao động đi nước ngoài đều là thành viên của hiệp hội để cùng với Nhà nước tạo ra thị trường, môi trường tốt. Chúng ta làm trên cơ sở bình đẳng, cởi mở, công khai, đừng để con sâu làm rầu nồi canh. Những tiêu cực, vòi vĩnh phải đấu tranh, Phó Thủ tướng nhấn mạnh. Ông cũng chỉ ra rằng, phải đấu tranh nghiêm khắc với những doanh nghiệp làm sai, đặc biệt liên quan đến việc thu các loại phí, các quy định của chính doanh nghiệp này dẫn đến cò, tiêu cực. Anh em trong cộng đồng này thông qua hiệp hội phải có ý kiến. Có khi theo quy định chúng ta chưa đóng cửa, chưa bắt dừng, nhưng bằng tuyên bố của hiệp hội công khai thì doanh nghiệp đó lập tức sẽ bị ảnh hưởng nghiệm trọng. Than phiền giấy phép con. Theo đánh giá của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, trong hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài vẫn có tình trạng tranh giành địa bàn, thông đồng với các nghiệp đoàn để môi giới. Doanh nghiệp thu phí người lao động cao hơn quy định của pháp luật. 6 tháng qua, Bộ đã dừng cấp phép lại để tập trung chấn chỉnh lại hoạt động này. Cũng có ý kiến, nhưng tôi quyết định dứt khoát phải chấn chỉnh các sai sót, Bộ trưởng Lao động Thương binh Xã hội Đào Ngọc Dung nói. Bên cạnh những vi phạm của doanh nghiệp, ở góc độ khác, ông Nguyễn Văn Minh (doanh nghiệp ở Thanh Hóa) bày tỏ sự bức xúc về tình trạng giấy phép con. Bộ, tỉnh đồng ý nhưng xuống huyện thì mắc lại, cơ hội tiếp xúc với người lao động rất khó. Có địa phương, chúng tôi đã xin được công văn của tỉnh, của Sở Lao động Thương binh Xã hội nhưng xuống huyện nằm 3 tháng trời mà huyện không cho vào, không tiếp xúc được với người lao động, ông Minh nói, thậm chí khi người của doanh nghiệp tiếp xúc được với người dân thì bị công an bắt nhốt lại 1 đêm. Thực sự có tình trạng trên trải thảm, dưới rải đinh, ông Minh, đại diện một doanh nghiệp Thanh Hóa trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài than phiền. Ông Đoàn Công Bắc (TP Hồ Chí Minh) cũng than khó ở cấp huyện, cấp xã. Theo ông, đây là rào cản lớn nhất của doanh nghiệp. Một danh nghiệp khác cũng tiếp tục câu chuyện giấy phép con. Huyện đòi giấy giới thiệu của tỉnh, quay về tỉnh xin xong vẫn vòng vo tam quốc mới được. Minh bạch thông tin. Một vấn đề khác, tình trạng người lao động bỏ hợp đồng, trốn ra ngoài làm việc tuy có giảm nhưng vẫn nhiều. Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao Phạm Hoàng Tùng đơn cử như tại Hàn Quốc, có 48.000 lao động đang làm việc thì khoảng 18.000 người bỏ hợp đồng. Tình trạng người lao động vi phạm pháp luật sở tại có xu hướng tăng. Năm 2016, tại Đài Loan có hơn 526 trường hợp phạm tội, còn tại Nhật Bản số thực tập sinh vi phạm chiếm tỷ lệ cao nhất. Theo ông Tùng, cần có biện pháp quyệt liệt ngăn chặn người lao động bỏ hợp đồng, cư trú bất hợp pháp, giám sát việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; tuyên tuyền để người lao động tuân thủ pháp luật. Đồng ý vấn đề lao động bỏ trốn cần phải thảo luận sâu, đưa ra giải pháp quyết liệt để khắc phục, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân cũng lưu ý, đến yếu tố minh bạch thông tin thị trường. Theo ông, trong website của Cục Quản lý lao động ngoài nước, phần giới thiệu doanh nghiệp xuất khẩu lao động vẫn chỉ đơn thuần có vài dòng điện thoại và địa chỉ. Cục nên có thêm địa chỉ website của doanh nghiệp, thông tin về lịch sử xuất khẩu lao động của doanh nghiệp, các đơn hàng của doanh nghiệp hiện có. Website phải có chuyên mục tiếp thu ý kiến của người lao động. Bộ Lao động Thương binh Xã hội cần phải coi đó là kênh thông tin để tiếp nhận, xử lý và có phản hồi lại với người dân, Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân nói. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh thêm, phải có cơ chế từ bộ, chính quyền, hiệp hội để đưa ra những chương trình cụ thể để người lao động biết được cơ hội việc làm, quyền, trách nhiệm của mình khi đi lao động ở nước ngoài. Tại hội nghị này, chúng ta đã chỉ ra những bất cập, nhưng chưa có nhiều giải pháp. Sau hội nghị này, cần đưa các giải pháp cụ thể để thực hiện tốt, Phó Thủ tướng kết luận. Từ năm 2007 đến nay, Bộ Lao động Thương binh Xã hội đã tiến hành gần 400 cuộc thanh tra, kiểm tra và đưa ra gần 3.000 kiến nghị đối với các doanh nghiệp nhằm hướng dẫn, chấn chỉnh các doanh nghiệp hoạt động theo đúng quy định của pháp luật. 107 doanh nghiệp có vi phạm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài bị phát hiện và xử lý với tổng cộng 306 hành vi vi phạm, trong đó có 151 lỗi bị xử phạt vi phạm hành chính. Các vi phạm này tập trung vào việc thực hiện quy định về đăng ký hợp đồng, công tác báo cáo; công tác tuyển chọn, ký kết và thanh lý hợp đồng; bồi dưỡng kiến thức cần thiết; tổ chức đưa đi và thu phí không đúng quy định. Tổng số tiền xử phạt hành chính đối với các doanh nghiệp vi phạm là gần 4 tỷ đồng. Thảo Nguyên.
Giá vàng tiếp tục tăng mạnh, giá USD giảm tốc
Những diễn biến của cuộc chiến tranh thương mại Trung Mỹ đang là yếu tố khiến thị trường lao dốc. Giá vàng hôm nay 21/9 trên thế giới tiếp tục tăng lên do đồng USD bất ngờ giảm khá mạnh.
Kinh tế
Tới đầu giờ sáng 21/9 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng ở mức 1.206 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 12 trên sàn Comex New York đứng ở mức 1.214 USD/ounce. Hiện giá vàng thấp hơn 7,4% (96,5 USD/ounce) so với cuối năm 2017. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 33,4 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn khoảng 3,3 triệu đồng/lượng so với vàng trong nước. Giá vàng tăng lên do đồng USD bất ngờ giảm khá mạnh. Tuy nhiên, mức độ tăng không nhiều cho thấy, khả năng đồng USD có thể hồi phục bất cứ lúc nào bởi những leo thang của cuộc chiến tranh thương mại không khiến giới đầu tư quá lo lắng khi không có nhiều phản ứng tiêu cực. Tuy nhiên, việc tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào tuần tới cũng khiến giới đầu tư vẫn tỏ ra thận trọng. Lúc 8h15 hôm nay, Ngân hàng Nhà nước niêm yết giá bán ra USD ở mức 23.336 đồng/USD, giảm 5 đồng so cùng thời điểm hôm qua; giá mua vào vẫn duy trì 22.700 đồng/USD. Tỷ giá trung tâm VND/USD hôm nay được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 22.712 đồng/USD, tăng 8 đồng. Với biên độ +/-3% đang được áp dụng, tỷ giá trần mà các ngân hàng áp dụng hôm nay là 23.393 VND/USD và tỷ giá sàn là 22.031 VND/USD. Tại nhiều ngân hàng thương mại, 8h15 sáng nay, giá USD biến động nhẹ. Trong đó, tại Vietcombank, giá USD đang là 23.280-23.360 VND/USD, ngang giá chiều qua; VietinBank niêm yết giá 23.289-23.369 đồng/USD, tăng 11 đồng; BIDV niêm yết giá 23.270-23.350 đồng/USD, không đổi. Trên thị trường tự do, giá mua - bán USD hiện đang là 23.400-23.410 đồng/USD, tăng 10 đồng mỗi chiều giao dịch. Trên thị trường vàng trong nước chốt 20/9 đa số các cửa hàng vàng giữ giá vàng 9999 trong nước gần như không đổi so với phiên liền trước. Tính tới cuối phiên giao dịch 20/9, Tập Đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá vàng SJC ở mức: 36,55 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,65 triệu đồng/lượng (bán ra). Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết vàng SJC ở mức: 36,51 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,68 triệu đồng/lượng (bán ra). Theo Doji, song hành với những diễn biến không quá bứt phá của thị trường thế thế giới, giá vàng trong nước tiếp tục ghi nhận ít dịch chuyển về giá. Tuy nhiên động thái của khách hàng có sự đan xen đa sắc màu hơn khi lượng mua chiếm phần lớn giao dịch thay vì dè dặt ở phiên giao dịch trước đó. Ghi nhận trong phiên, lượng khách theo chiều mua vàng chiếm khoảng 65% trên tổng lượng khách tham gia giao dịch tại Doji. Liên Hương.
Tỷ giá tính chéo của VNĐ với 26 ngoại tệ áp dụng đến 4-1-2017
Chiều 28-12, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông báo tỷ giá tính chéo của Đồng Việt Nam với 26 ngoại tệ để xác định trị giá tính thuế, có hiệu lực từ ngày 29-12-2016 đến ngày 4-1-2017 như sau:
Kinh tế
1 EURO. (EUR). ĐồngViệt Nam. 1 Yên Nhật. (JPY). ĐồngViệt Nam. 1 Bảng Anh. (GBP). ĐồngViệt Nam. 1 Phơrăng Thụy Sĩ. (CHF). ĐồngViệt Nam. 1 Đô la Australia. (AUD). ĐồngViệt Nam. 1 Đô la Canada. (CAD). ĐồngViệt Nam. 1 CuronThụy Điển. (SEK). ĐồngViệt Nam. 1 Curon Na Uy. (NOK). ĐồngViệt Nam. 1 Curon Đan Mạch. (DKK). ĐồngViệt Nam. 1 Rúp Nga. (RUB). ĐồngViệt Nam. 1 Đô la New Zealand. (NZD). ĐồngViệt Nam. 1 Đô la Hồng Công. (HKD). ĐồngViệt Nam. 1 Đô la Singapore. (SGD). ĐồngViệt Nam. 1 Ringit Malaysia. (MYR). ĐồngViệt Nam. 1 Bạt Thái Lan. (THB). ĐồngViệt Nam. 1 Rupiah Indonesia. (IDR). ĐồngViệt Nam. 1 Won Hàn Quốc. (KRW). ĐồngViệt Nam. 1 Rupee Ấn Độ. (INR). ĐồngViệt Nam. 1 Đô la Đài Loan. (TWD). ĐồngViệt Nam. 1 Nhân dân tệ Trung Quốc. (CNY). ĐồngViệt Nam. 1 Riel Campuchia. (KHR). ĐồngViệt Nam. 1 Kíp Lào. (LAK). ĐồngViệt Nam. 1 Pataca Ma Cao. (MOP). ĐồngViệt Nam. 1 Lira Thổ Nhĩ Kỳ. (TRY). ĐồngViệt Nam. 1 Real Brazil. (BRL). ĐồngViệt Nam. 1 Zloty Ba Lan. (PLN). ĐồngViệt Nam.
VietinBank và BIDV lên tiếng vụ không chia cổ tức
Trước một số thông tin liên quan đến việc chi trả cổ tức phân phối lợi nhuận của VietinBank và BIDV tại ĐHCĐ năm 2016, hai ngân hàng này đã lên tiếng.
Kinh tế
VietinBank: Nâng cao năng lực tài chính. Về phía VietinBank cho biết, quyết định không chia cổ tức đã nhận được sự đồng thuận tại ĐHCĐ 2016. Đây là quyết định cần thiết và có ý nghĩa chiến lược để VietinBank nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo hệ số an toàn vốn, tiếp tục phát triển hoạt động, đáp ứng nhu cầu vốn và dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế; đồng thời gia tăng sức mạnh để VietinBank hội nhập khu vực và quốc tế. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi VietinBank đang tiến tới thực hiện tính toán vốn theo Basel II; VietinBank đã và đang triển khai nhiều giải pháp để nâng cao năng lực quản trị rủi ro, chuyển dịch cơ cấu tài sản theo hướng an toàn bền vững, song để đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của Basel II thì nhu cầu tăng vốn của VietinBank là rất cấp thiết. Tuy nhiên, hiện tại dư địa tăng vốn của VietinBank là tương đối hạn chế do hiện tại tỷ lệ sở hữu nhà nước tại VietinBank đã chạm ngưỡng tối thiểu (64,46%) theo quy định của Chính phủ. Do đó, để đáp ứng nhu cầu tăng vốn, việc VietinBank đã đề xuất phương án giữ lại lợi nhuận để tăng vốn là hoàn toàn phù hợp trong bối cảnh hiện tại. Phương án này cũng đã được các cổ đông thống nhất rất cao, đặc biệt trong đó có các cổ đông chiến lược, cổ đông lớn của nước ngoài, một lãnh đạo VietinBank nhấn mạnh. Ngân hàng này cũng cho biết thêm, đề xuất giữ lại lợi nhuận chỉ là một trong số những giải pháp trước mắt đối với VietinBank; bên cạnh giữ lại lợi nhuận, VietinBank đang triển khai đồng bộ các biện pháp cần thiết khác để tăng vốn và đa dạng hóa cơ cấu vốn tự có, tạo cơ cấu vốn tự có tối ưu, đáp ứng nhu cầu tăng vốn và các giới hạn phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. Về dài hạn, VietinBank đề xuất Chính phủ xem xét hạ tỷ lệ sở hữu Nhà nước xuống mức không thấp hơn 50% và bảo đảm quyền sở hữu chi phối của Nhà nước tại VietinBank, có thể xem xét nới room cho nhà đầu tư nước ngoài để tạo điều kiện cho VietinBank có thể thu hút thêm các nguồn lực, tạo nền tảng vững chắc cho việc phát triển hoạt động kinh doanh, qua đó phát triển hệ thống NHTM, hệ thống tài chính và phát triển hệ thống kinh tế Việt Nam. BIDV: Tuân thủ đúng qui định của pháp luật phương chi trả cổ tức. Sau khi dẫn một loạt văn bản Luật đối với việc tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2016 cũng như các trình tự thủ tục trình phê duyệt phương án phân phối lợi nhuận, chi trả cổ tức năm 2015 tại ĐHCĐ năm 2016, BIDV cho biết đã thực hiện trình ĐHCĐ thông qua các vấn đề bao gồm phương án phân phối lợi nhuận, chi trả cổ tức 2015 theo đúng quy định như sau: Trước nhu cầu cấp bách về vốn để đảm bảo các mục tiêu: (i) duy trì tăng trưởng tín dụng cung ứng vốn cho nền kinh tế, (ii) tuân thủ theo các chỉ tiêu an toàn trong hoạt động kinh doanh theo quy định của NHNN và cam kết với các đối tác, (iii) thực thi các mục tiêu quản trị theo thông lệ quốc tế như Basel II-III, (iv) cải thiện định hạng tín nhiệm và đảm bảo các cam kết với cộng đồng quốc tế; BIDV đã xây dựng và đề xuất một số biện pháp để cải thiện và nâng cao nền vốn tự có của ngân hàng. Trong đó có đề xuất tăng vốn từ lợi nhuận để lại, cụ thể là thông qua hình thức chi trả cổ tức năm 2015 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 8,5% cho các cổ đông có tên trong danh sách chốt tại thời điểm chi trả. Trên cơ sở yêu cầu tăng vốn, sau khi đã thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục theo qui định, tại ĐHĐCĐ 2016, BIDV đã đưa ra thảo luận các nội dung như đã báo cáo, đề xuất tại Công văn số 1100/BIDV-TKHĐQT, trong đó có nội dung chia cổ tức năm 2015. Các nội dung đã được ĐHĐCĐ 2016 đã được thảo luận công khai và thông qua theo đúng qui định. Riêng nội dung Dự thảo Tờ trình ĐHĐCĐ thông qua Báo cáo tài chính năm 2015, việc trích lập các quỹ và phân phối lợi nhuận năm 2016 và phương án tăng vốn điều lệ năm 2016, ĐHĐCĐ đã ủy quyền cho HĐQT BIDV thực hiện điều chỉnh phương án theo phê duyệt chính thức cuối cùng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Như vậy, ĐHCĐ thông qua nội dung phương án chi trả cổ tức là quyết định có điều kiện và ủy quyền cho Hội đồng quản trị BIDV thực hiện điều chỉnh phương án chi trả cổ tức theo quyết định cuối cùng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thông tin từ Ngân hàng này nhấn mạnh. Các chuyên gia nói gì? Thông tin ĐTCK được biết, một cổ đông chiến lược nước ngoài đang nắm giữ vốn tại VietinBank đã nhất trí với lãnh đạo Ngân hàng này trong việc kiến nghị lên NHNN và Chính phủ cho phép vẫn giữ lại cổ tức. Từ phía Ngân hàng cũng kỳ vọng, ý kiến chính thức của cổ đông chiến lược nước sẽ có trọng lượng nhất định bởi theo như phân tích của Luật sư Trần Minh Hải, Giám đốc Công ty Luật BASICO, những năm gần đây, cổ đông nước ngoài tại các ngân hàng Việt Nam thường có xu hướng lựa chọn việc không chia cổ tức. Điều này xuất phát từ việc họ nhận diện rõ về thực trạng tài chính, rủi ro tín dụng và nhu cầu tồn tại phát triển của ngân hàng. Nếu như ngân hàng được tận dụng thêm nguồn lực từ phần tiền cổ tức không chia, xét về chiến lược dài hạn sẽ tốt cho khả năng phát triển của ngân hàng. Qua đó, giá trị đầu tư của các cổ đông nước ngoài được gia tăng. Sự ngược chiều trong cách nhìn của cơ quan đại diện phần vốn Nhà nước và cổ đông nước ngoài có thể ảnh hưởng tới niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài, Luật sư Hải khuyến nghị. Trao đổi với ĐTCK, ông Gary Hwa, Tổng Giám đốc điều hành Dịch vụ Tài chính Ngân hàng EY châu Á-Thái Bình Dương cho rằng, câu chuyện xảy ra là điều có thể hiểu được đặt trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam mức độ phát triển chưa được như các quốc gia khác. Ngân hàng có lý do của mình trước quyết định giữ lại lợi nhuận và ở phía Bộ Tài chính cũng có câu chuyện của mình. Tuy nhiên, cần có sự cân bằng nhất định giữa lợi ích của các bên có liên quan, ông Gary Hwa nhấn mạnh. Luật sư Hải phân tích thêm, sau chu kỳ khủng hoảng vừa qua, sức khỏe tài chính của mỗi ngân hàng mới chỉ đang trong giai đoạn phục hồi. Kết quả kinh doanh một năm chưa thể hiện chính xác, cụ thể mức độ thu hoạch lợi nhuận của ngân hàng, bởi các ngân hàng vẫn đang phải thực hiện các phương án xử lý nợ xấu. Để tồn tại ổn định và phát triển, các ngân hàng đã lựa chọn cách xử lý hậu quả trong quá khứ, chấp nhận những hy sinh lợi ích trong hiện tại. Thêm vào đó, việc dự phòng tiềm lực tài chính cho những yếu tố bất thường, khó khăn từ thị trường trong kinh doanh là điều các ngân hàng cũng tính đến. Tất cả những vấn đề này là nguyên nhân dẫn đến việc đại hội đồng cổ đông các ngân hàng đã ra quyết sách về vấn đề cổ tức. Một khi doanh nghiệp đã nhìn nhận bản thân mình và quy luật thị trường để ra quyết định, có lẽ quyết định đó cần được tôn trọng, Luật sư Hải nhấn mạnh. Nhuệ Mẫn.
Tôn vinh 27 doanh nghiệp chăm lo tốt đời sống người lao động
Đà Nẵng- Ngày 11-10, UBND TP Đà Nẵng và Liên đoàn Lao động tặng Bằng khen và tôn vinh 27 doanh nghiệp tiêu biểu trong công tác chăm lo tốt cho đời sống người lao động trong thời gian qua.
Kinh tế
Phó Chủ tịch thường trực UBND TP Đà Nẵng Đặng Việt Dũng tặng Bằng khen và tôn vinh 27 doanh nghiệp tiêu biểu. Đà Nẵng- Ngày 11-10, UBND TP Đà Nẵng và Liên đoàn Lao động tặng Bằng khen và tôn vinh 27 doanh nghiệp tiêu biểu trong công tác chăm lo tốt cho đời sống người lao động trong thời gian qua. Trong số 27 doanh nghiệp được tôn vinh hôm nay có 4 doanh nghiệp nhà nước, 7 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và 16 doanh nghiệp tư nhân có vốn đầu tư trong nước. Ông Ngô Xuân Thắng- Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP Đà Nẵng cho biết, không chỉ từng bước nâng cao mức thu nhập cho công nhân, có những chính sách thu hút, đãi ngộ, cải thiện điều kiện làm việc ngày càng tốt hơn, các doanh nghiệp còn có những đột phá trong việc chăm lo đời sống tinh thần, nâng cao điều kiện hưởng thụ các hoạt động văn hóa, thụ hưởng phúc lợi. Đặc biệt, 27 doanh nghiệp được tôn vinh lần này đã xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn, bảo đảm an ninh trật tự, an sinh xã hội trên địa bàn. Đông A.
Năm 2020 phấn đấu đạt 500.000 ha rừng bền vững
Bộ NN&PTN vừa thông qua đề án về quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng bền vững giai đoạn 2016-2020.
Kinh tế
Theo đề án đã phê duyệt, mục tiêu đặt ra tới năm 2020 cả nước sẽ có ít nhất 500.000 ha rừng sản xuất được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững, trong đó 350.000 ha là rừng trồng và 150.000 ha rừng tự nhiên. Bộ NN &PTNT; đẩy mạnh quản lý rừng bền vững. (Ảnh: Internet). Để đạt được mục tiêu đề ra, Bộ NN&PTNT; sẽ xây dựng Bộ Tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững của Việt Nam trên cơ sở hài hòa với các tiêu chuẩn quốc tế; Xây dựng Thông tư quy định cụ thể trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ rừng, quyền hạn và nhiệm vụ của các tổ chức đánh giá cấp chứng chỉ rừng. Đặc biệt, Bộ sẽ quảng bá thương hiệu chứng chỉ quản lý rừng bền vững của quốc gia tới các hiệp hội, doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu trong nước cũng như quốc tế, trước mắt ưu tiên các thị trường xuất khẩu gỗ trọng điểm của Việt Nam./. Minh Long/VOV - Trung tâm Tin.
Thêm một Tổng Công ty bị cảnh báo vì lỗ hàng trăm tỷ đồng
Tính đến hết năm 2016, Tổng Công ty CP Sông Hồng lỗ lũy kế của công ty Sông Hồng lên tới gần 390 tỷ đồng, âm vốn chủ sở hữu hơn 63 tỷ đồng.
Kinh tế
Bộ Tài chính vừa phát đi cảnh báo về tình hình tài chính và hiệu quả sản xuất kinh doanh năm 2016 của Tổng công ty CP Sông Hồng. Tổng Công ty này có 73% vốn nhà nước. Theo Bộ Tài chính, năm 2016, doanh thu của Sông Hồng là hơn 564 tỷ đồng, tăng hơn 28 tỷ so với năm 2015 (tăng 5,3%). Tuy nhiên tổng chi phí năm nay cũng lên tới hơn 723 tỷ đồng, tăng tới 15,3% so với năm 2015. Mức tăng của chi phí cao hơn mức tăng của doanh thu, dẫn tới lợi nhuận trước thuế của Tổng công ty Sông Hồng năm 2016 âm tới hơn 170 tỷ đồng, Bộ Tài chính đánh giá. (Nguồn: GDVN). Tính đến thời điểm hết năm 2016, Bộ Tài chính cho biết lỗ lũy kế của công ty Sông Hồng lên tới gần 390 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu bị lâm vào tình trạng âm nặng là hơn 63 tỷ đồng. Trong khi đó, nợ ngắn hạn của Sông Hồng tại thời điểm hết năm 2016 lên tới gần 900 tỷ đồng, cao hơn số dư tài khoản ngắn hạn. Điều này khiến Bộ Tài chính lo ngại tổng công ty này đang bị mất cân đối tài chính, một phần nợ ngắn hạn được tài trợ cho tài sản dài hạn, dẫn tới rủi ro trong thanh toán. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2016 của Sông Hồng âm tới hơn 27,7 tỷ đồng. Đến hết năm 2016, Sông Hồng có số dư đầu tư tài chính tại 28 công ty, với tổng số tiền là hơn 205 tỷ đồng, cố tức lợi nhuận được chia từ các khoản đầu tư tài chính chỉ vỏn vẹn 867 triệu đồng (tỷ suất sinh lời đạt 0,42%). Hoạt động đầu tư ra ngoài doanh nghiệp của Sông Hồng không hiệu quả, tỷ suất sinh lời thấp, theo Bộ Tài chính. Trong số 28 doanh nghiệp Sông Hồng góp vốn đầu tư, Tổng công ty này phải thực hiện trích lập dự phòng đầu tư tài chính tại 17 đơn vị với tổng số tiền là hơn 173 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là các khoản đầu tư tại công ty con, công ty liên doanh, liên kết. Chính vì vậy, Bộ Tài chính đã đề nghị rà soát các khoản đầu tư ra ngoài doanh nghiệp, thực hiện thoái vốn tại các doanh nghiệp không thuộc lĩnh vực kinh doanh chính, không hiệu quả. Trước tình hình của Tổng công ty Sông Hồng, Bộ Tài chính cho rằng: Sản xuất kinh doanh, đầu tư của Sông Hồng đang gặp nhiều khó khăn. Đến thời điểm hết 2016, Sông Hồng đã bị âm vốn chủ sở hữu và có rủi ro về khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Vốn nhà nước đầu tư tại tổng công ty không được bảo toàn, Bộ Tài chính lo ngại. Do đó, Bộ Tài chính đề nghị cần làm rõ nguyên nhân xảy ra tình trạng trên, xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan. Theo Báo Giáo dục Việt Nam, Tổng Công ty Cổ phần Sông Hồng tiền thân là Công ty Kiến trúc Việt Trì được Bộ Kiến trúc thành lập ngày 23/8/1958 (nay thuộc Bộ Xây dựng quản lý). Quá khứ Sông Hồng từng là đơn vị sản xuất kinh doanh tiên tiến, đến tháng 5/2010, Tổng công ty Sông Hồng chuyển từ Tổng công ty 100% vốn Nhà nước, trở thành Tổng công ty cổ phần với phần vốn Nhà nước nắm giữ là 73,2%. Nguyên nhân Sông Hồng hoạt động kém hiệu quả, theo đánh giá của ông Đặng Tiên Phong, Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Sông Hồng là do Sông Hồng đã thực hiện trích lập dự phòng rủi ro cho khoản đầu tư vốn góp tại một số công ty cổ phần hoạt động bị thua lỗ trong nhiều năm như: Công ty CP Sông Hồng số 6; Công ty CP Xuất nhập khẩu và xây dựng Sông Hồng; Công ty CP Sông Hồng số 36; Công ty CP Sông Hồng Đà Nẵng và Công ty CP Thép Sông Hồng./. Hà Giang (T/h).
Philippines dự định thay đổi cơ chế nhập khẩu gạo
Chính phủ Philippines sẽ nhập thêm gạo để tăng lượng gạo dự phòng.
Kinh tế
Đồng thời, nước này sẽ mua từ các nhà cung cấp tư nhân, thay vì qua hợp đồng ký với các chính phủ nước ngoài, nhằm làm tăng tính cạnh tranh và minh bạch. Philippines dự định thay đổi cơ chế nhập khẩu gạo. Ảnh minh họa: TTXVN. Hội đồng NFA - đang quản lý và điều hành Cơ quan Lương thực quốc gia (NFA) - chưa cho biết số lượng gạo nhập khẩu cụ thể. Song nhu cầu tiêu thụ gạo nhiều tại Philippines , một trong những nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới, có thể hỗ trợ giá thóc gạo tại hai nước xuất khẩu hàng đầu và cũng là nhà cung ứng chính là Việt Nam và Thái Lan. NFA đã xin Hội đồng NFA cho phép nhập khẩu 250.000 tấn gạo theo các hợp đồng liên chính phủ với Việt Nam và Thái Lan. Số lượng thóc gạo dự kiến được nhập khẩu sẽ được một ủy ban hữu quan của Philippines bàn thảo và quyết định trong cuộc vào ngày 18/5. Hội đồng NFA cho biết cách thức nhập khẩu gạo của NFA giờ sẽ chuyển từ cơ chế nhập theo các hợp đồng liên chính phủ sang cơ chế hợp đồng giữa chính phủ với tư nhân. Điều đó sẽ làm cho hoạt động đấu thầu diễn ra mang cạnh tranh hơn, ít tham nhũng và minh bạch hơn. Dự trữ thóc gạo trong kho của Philippines hiện đang ở mức thấp. Lượng thóc gạo dự trữ của chính phủ nước này trong tháng Tư đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn ba năm, chỉ đáp ứng đủ yêu cầu của đất nước trong 10 ngày. Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo kinh tế Philippines sẽ tăng trưởng 6,9% trong năm 2017 và năm tới, tiếp tục là một trong những nước có nhịp độ tăng trưởng cao hàng đầu khu vực Đông Á. Kinh tế Philippines tăng trưởng 6,9% năm 2016 mức cao nhất trong ba năm qua.
Đường sắt lấy lòng khách bằng cách làm sạch nhà ga, toa tàu
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chính thức bắt tay vào việc thay đổi phần nào diện mạo thông qua lễ phát động chương trình: “Vì sự hài lòng hơn của khách hàng, hãy hành động đề đoàn tàu, nhà ga xanh, sạch, đẹp”.
Kinh tế
Ông Đỗ Nga Việt Chủ tịch Công đoàn Giao thông vận tải (bên phải) trao đổi với ông Vũ Anh Minh Chủ tịch Hội đồng thành viên ĐSVN. Theo đó, ngày 14/4, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) và Công đoàn Đường sắt Việt Nam phối hợp tổ chức Lễ phát động Tháng công nhân và Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2017. Chủ đề của Lễ phát động là: Vì sự hài lòng hơn của khách hàng, hãy hành động đề đoàn tàu, nhà ga xanh, sạch, đẹp. Ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch Hội đồng thành viên ĐSVN cho biết, chương trình bao gồm việc tăng cường kiểm tra, có biện pháp chỉ đạo sâu sát, động viên cán bộ công nhân viên người lao động nêu cao ý thức trách nhiệm, thực hiện công việc một cách kỷ luật, chính quy, chuyên nghiệp, hiệu quả để công tác vệ sinh trên tàu, dưới ga thực sự đảm bảo sạch đẹp, quy củ, nề nếp. Kiểm tra, rà soát, khắc phục các tồn tại gây mùi hôi trên tầu, nhà vệ sinh trong ga. Bố trí bảng hướng dẫn quy trình, hướng dẫn sử dụng bố trí tại vị trí dễ đọc, dễ hiểu để nhân viên và hành khách thực hiện đúng quy định. Ngoài ra cần thực hiện tốt các quy tắc chào hỏi, giao tiếp ứng xử với hành khách, chủ hàng thân thiện, lịch sự, ông Vũ Anh Minh cho biết. Chương trình cũng hướng đến mục tiêu nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, cải thiện môi trường làm việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, kịp thời biểu dương, nhân rộng các tập thể cá nhân điển hình tiên tiến trong lao động sản xuất, đổi mới tư duy, hành động góp phần đổi mới ngành đường sắt. Cũng trong Tháng công nhân, các đơn vị sẽ làm ít nhất một việc cụ thể mang lại lợi ích thiết thực cho công nhân như thăm hỏi, trợ giúp các trường hợp cán bộ công nhân viên có hoàn cảnh đặc biệt, bị tai nạn lao động, sửa chữa các cơ sở làm việc bị xuống cấp. Cũng tại buổi lễ, Tổng công ty ĐSVN cũng trao tặng 50 triệu đồng hỗ trợ gia đình trưởng tàu bị tử vong trong tai nạn đường sắt ở Huế vào tháng 2 vừa qua. Gần đây, ngành đường sắt Việt Nam có một số hoạt động nhằm thay đổi nhận diện hình ảnh như cải tạo chỉnh trang phòng chờ nhà ga, nâng cao ke ga, làm cầu vượt đi bộ trong nhà ga... Đặc biệt, đường sắt đã thay đổi màu sơn bên ngoài của đoàn tàu từ màu xanh lá cây sang màu trắng và xanh nước biển để thay đổi hình ảnh. Việc làm sạch nhà ga, đoàn tàu cũng nằm trong việc cải thiện hình ảnh để kéo khách quay lại với đường sắt. Sỹ Lực.
Nhập siêu gần 8 tỷ USD từ Hàn Quốc trong 7 tháng
VOV.VN -Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam- Hàn Quốc 7 tháng năm 2013 đạt 15,12 tỷ USD
Kinh tế
Theo Trung tâm Thông tin Thương mại và Công nghiệp (Bộ Công thương), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam- Hàn Quốc 7 tháng năm 2013 đạt 15,12 tỷ USD. Trong đó, Việt Nam nhập khẩu từ Hàn Quốc 11,55 tỷ USD và xuất khẩu chỉ đạt 3,57 tỷ USD. Thống kê của Trung tâm này cũng cho thấy, sau 20 năm hợp tác giao thương, Việt Nam luôn là nước nhập siêu từ Hàn Quốc. Năm 2012, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều Việt Nam Hàn Quốc đạt 21,1 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt gần 5,6 tỷ USD, và nhập khẩu của Hàn Quốc hơn 15,5 tỷ USD, tức Việt Nam đã nhập siêu gần 10 tỷ USD. Việt Nam có 2 mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao nhưng không thuộc nhóm hàng gia công cho Hàn Quốc là gỗ, sản phẩm gỗ và thủy sản. Thâm hụt thương mại giữa Việt Nam Hàn Quốc năm 2013 có thể ở mức cao hơn năm 2012, bởi 7 tháng đầu năm Việt Nam nhập siêu từ Hàn Quốc xấp xỉ 8 tỷ USD. Những nhóm hàng nhập khẩu nhiều nhất từ Hàn Quốc là máy vi tính và linh kiện, điện thoại, vải may mặc, nguyên liệu nhựa, sắt thép, nguyên liệu dệt may, da giày. Tuy vậy, cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu có tính bổ sung rõ rệt, không cạnh tranh trực tiếp. Việt Nam đang là nước gia công các mặt hàng có hàm lượng công nghệ cao; hàng dệt may cho phía Hàn Quốc. 2 nhóm mặt hàng này chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu hàng nhập khẩu của Việt Nam. Việt Nam có 2 mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao nhưng không thuộc nhóm hàng gia công cho Hàn Quốc là gỗ, sản phẩm gỗ và thủy sản./.
Vinasun cho thuê xe 600.000-800.000 đồng/ngày: Tài xế nói gì?
Chính sách cho thuê xe với giá 600.000-800.000 đồng mỗi ngày của Vinasun nhận về nhiều phản ứng trái chiều từ chính tài xế hãng.
Kinh tế
Lãnh đạo Vinasun cho biết số tài xế nghỉ việc trong 3 tháng đầu năm là hơn 4.300 người. Tuy nhiên, trò chuyện với Zing.vn , không ít tài xế hãng này cho hay con số lái xe nghỉ việc có khi còn nhiều hơn. Lý do khiến các tài xế bỏ việc hầu hết đến từ những bức xúc trong quá trình đàm phán cùng công ty. Thời điểm áp dụng hình thức khoán xe, công ty tuyên bố khoán trắng cho mỗi xe từ 600.000 đến 800.000 đồng trong một ngày. Theo cánh tài xế, mức khoán xe tùy loại xe và đời xe. Riêng với những đời từ Hyundai i10 trở đi, giá áp dụng khoảng 775.000 đồng trở lại. Vốn dày mới được chạy khoán. Anh H. (quận 9, TP.HCM), một tài xế lâu năm tại Vinasun, vừa cầm trên tay hợp đồng khoán xe không lâu. Anh H. cho hay tiền thuê mỗi ngày là 750.000 đồng đổ lại, đã bao gồm mọi chi phí cho công ty. "Riêng cánh tài xế lo liệu thêm chi phí xăng xe, bảo trì, chi phí đi lại, 'phạt nóng, phạt nguội'", anh H. cho biết. Mỗi ngày, anh chạy được khoảng 1,8-2,2 triệu đồng/ca. Trừ khoảng 700.000-800.000 đồng tiền thuê xe và khoảng 700.000-900.000 đồng tiền xăng, anh bỏ túi khoảng 300.000-700.000 đồng. Nhiều tài xế Vinasun bức xúc với chế độ khoán xe của công ty. Ảnh minh họa: Anh Quân. Dù vậy, theo anh H., mức thu nhập cao nhất của cánh tài xế hiện tại chỉ khoảng 3 triệu đồng/ca. Và để đạt được mức này, tài xế phải chạy "bán mạng" trong suốt 24 tiếng. Tính ra, trừ hết chi phí, số tiền bỏ túi được khoảng 1 triệu đồng. So với thời kỳ trước, khi Vinasun là hãng "thống trị" TP.HCM và tài xế bỏ túi trung bình 1,3 triệu đồng/ca sau khi đã trừ đi chi phí, mức này khá khiêm tốn. Thời điểm anh H. nhắc đến là khoảng những năm 2015. Ngoài tiền thuê xe hàng ngày, hãng còn đưa ra nhiều yêu cầu tương đối ngặt nghèo. Để có thể thuê xe, anh H. cho hay tài xế phải bỏ ra 3 triệu đồng tiền "gối đầu" và khoảng hơn chục triệu tiền khoán xe đặt trước. Nói trắng ra, khoán xe chỉ dành cho những tài xế có vốn. Còn những ai không có nhiều tiền thì khả năng là bắt buộc phải chọn phương thức ăn chia thông thường chứ mấy ai dám khoán", tài xế này chia sẻ. Anh cho biết những người mới vào nghề tài xế không dám bỏ ra số tiền lớn như vậy một lúc. Bản thân anh cũng chưa dám chắc số "cuốc" một ngày có đủ để bù lại chi phí ban đầu bỏ ra hay không. "Có nhiều ngày ế đến mức trắng tay coi như làm tài xế miễn phí, móc thêm ít tiền túi nữa mới đủ bù lỗ. Nói chung là hên xui may rủi vô cùng, anh H. chia sẻ. Bị "đối xử tệ bạc"? Không thoải mái với chính sách mới của Vinasun, anh Cường (quận 4, TP.HCM), một tài xế hoạt động tầm 5 năm tại hãng cho biết anh không ký vào hợp đồng khoán xe vì phản đối chính sách đối xử tệ bạc với nhân viên, tài xế của công ty. Tài xế này cho rằng chuyện khoán xe tương ứng với việc cánh tài xế không có bảo trợ về các loại bảo hiểm, trợ cấp xã hội. "Khoán xe thì ai đóng bảo hiểm cho chúng tôi. Bản thân chúng tôi phải bỏ thêm một khoản phí khác thay vì trước đây thì công ty phải chịu", anh nói. Thứ hai, theo anh, không phải tài xế nào cũng chạy đủ "cuốc" xe mỗi ngày. Mức khoán 800.000 đồng, theo đánh giá của anh Cường, không cao so với mức khoán của các hãng khác. Lợi nhuận của Vinasun giảm từ năm 2016 và dự kiến giảm mạnh trong năm 2017. Đồ họa: Đức Huy. "Tuy nhiên với một hãng xe mà hầu hết ôtô đều đã xuống cấp trầm trọng như Vinasun thì có phải quá thiệt thòi cho chúng tôi? Chính đồng nghiệp tôi hiện tại còn phải chật vật khi lỡ khoán xe và vớ phải chiếc xe cũ rích, mối mọt gián la liệt, ghế thì bốc mùi. Với chiếc xe xuống cấp như vậy thì liệu ai dám bước lên? ", anh Cường đặt câu hỏi. Cuối cùng, theo anh này, hãng đòi hỏi khoán và phải có một số tiền lớn. Do đó, giới tài xế không phải ai cũng dám bỏ chi phí ban đầu để "gối đầu". Chưa kể, anh cho hay công ty cũng khẳng định rằng lời ăn lỗ chịu thì ít người dám đăng ký. Anh Cường còn cho rằng với chính sách mới hiện tại, công ty đang dồn ép tài xế phải chuyển hẳn sang hình thức khoán và không lâu sau sẽ bỏ hẳn phương thức ăn chia tỷ lệ (58-63%) truyền thống trước đó. Theo lời anh này, chính điều này khiến cho không ít tài xế nghỉ việc thẳng tay. Giờ tài xế quyết định chuyển sang khoán cũng phải ngồi 'đợi chờ là hạnh phúc' thôi. Một số đồng nghiệp kháo nhau rằng ngày 15/7 tới đây hãng sẽ nhập xe mới về khi 90% xe cũ được khoán hết. Khi đó mới dám xin khoán xe mới. Hiện tại thì đố ai dám đăng ký khoán? Trễ quá rồi, khoán giờ chỉ có nước ôm xe 'nát' lui tới xưởng mà sửa chứ chạy chọt gì, anh Cường than thở. Chung cảnh ngộ, anh Thành, tài xế hãng taxi Vinasun tại TP.HCM kể ngay khi vào hãng, anh phải đóng tiền thế chân 10 triệu đồng. Ngoài ra, tài xế chạy vẫn được phép nghỉ một ngày mỗi tuần. Doanh số yêu cầu thấp nhất là 1,8 triệu một ngày cho xe 7 chỗ theo tỷ lệ chia 58-62% và xăng xe thì người lái tự đổ. Nếu thu được dưới 1,8 triệu đồng, mức chia tài xế nhận về còn thấp hơn nữa. Còn trong trường hợp nhiều ngày liên tục tài xế thu được dưới 1,8 triệu đồng thì hãng sẽ phạt và nếu tài xế "không cày" nổi nữa thì sẽ bị cắt hợp đồng. Không chịu nổi tỷ lệ ăn chia có phần khắc nghiệt trong khi tình hình cuốc chạy ngày một giảm sút và cạnh tranh không lành mạnh, anh Thành đã quyết định nộp hẳn đơn xin nghỉ việc. Hôm lên nộp đơn nghỉ việc thấy anh em giống mình đứng sắp hàng đông, nghe nói lên tới 8.000 người chứ 4.000 là quá ít", anh chia sẻ. Tài xế này cho hay sắp tới, khả năng lớn người lái sẽ chuyển hết sang khoán nên cạnh tranh sẽ xảy ra trong trường hợp lao động vẫn muốn lái cho Vinasun. "Mình không chen lại nên thôi rút cho an toàn. Vậy mà theo hãng thì 2 tháng sau mình mới nhận lại được hợp đồng và tiền gối đầu, giờ cảm thấy rất bức xúc mà không biết làm sao, anh Thành nói thêm. Trước đó, trao đổi với Zing.vn , ông Tạ Long Hỷ - Phó tổng giám đốc Vinasun - cho biết số lao động nghỉ việc có thể tăng lên 6.000 người rồi 8.000 người trong tương lai. Ông Hỷ từ chối giải thích thêm về chênh lệch trong con số do Vinasun công bố và số liệu trên báo cáo tài chính. Trong văn bản gửi Thủ tướng mới đây, Vinasun cho hay hơn 4.000 lao động đã nghỉ việc, nguyên nhân có phần từ việc ứng dụng Uber, Grab vào Việt Nam. Mô hình cho thuê xe (khoán xe) là quyết sách lớn được Đại hội cổ đông Vinasun thông qua. Với mô hình này, lái xe nhận toàn bộ doanh thu và trả cho Vinasun một khoản phí thuê cố định từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng mỗi ngày. Tài xế chịu các chi phí khác liên quan đến xe gồm xăng dầu, bảo dưỡng, sửa xe, bến đỗ. Trong mô hình này, hãng sẽ không chịu trách nhiệm nộp bảo hiểm xã hội cho lái xe. Còn với mô hình truyền thống, Vinasun sẽ sở hữu xe, thuê người lái, chia sẻ doanh thu với lái xe. Lái xe nhận doanh thu 40-60% nhưng phải chịu tiền xăng. Vinasun trả phần còn lại, các chi phí khác liên quan xe như phí điểm đón, bảo dưỡng, sửa chữa. Lái xe là nhân viên công ty, được đóng bảo hiểm. Cuối tháng 4, ông Đặng Phước Thành, Chủ tịch HĐQT Vinasun, cho biết đã có 1.335 xe hoạt động theo mô hình cho thuê xe và kỳ vọng tăng lên 3.000 xe, tương đương 47% tổng số lượng xe vào cuối tháng 6. Thái Nguyễn.
9 tháng, ngành Hải quan thu ngân sách đạt 225.116 tỷ đồng
Đó là con số được báo cáo tại Hội nghị giao ban trực tuyến quý III/2018 của Tổng cục Hải quan ngày 8/10/2018.
Kinh tế
Tổng cục Hải quan cho biết, tổng thu ngân sách nhà nước 9 tháng đầu năm 2018 của toàn ngành Hải quan đạt 225.116 tỷ đồng. Nguồn: internet. Tổng cục Hải quan cho biết, tổng thu ngân sách nhà nước 9 tháng đầu năm 2018 của toàn ngành Hải quan đạt 225.116 tỷ đồng, bằng 79,54% dự toán, bằng 76,83% chỉ tiêu phấn đấu, tăng 5,21% so với cùng kỳ 2017. Theo đó, lũy kế từ đầu năm đến ngày 03/10/2018, ngành Hải quan thu ngân sách đạt 229.244 tỷ đồng, bằng 81,0% dự toán, 78,24% chỉ tiêu phấn đấu (293.000 tỷ đồng), tăng 6,47% so với cùng kỳ năm 2017. Kết quả trên đạt được là nhờ sự quyết liệt của Tổng cục Hải quan trong triển khai nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2018 và giao chỉ tiêu phấn đấu thu ngân sách tới từng cục hải quan tỉnh, thành phố; Kịp thời ban hành nhiều văn bản hướng dẫn nghiệp vụ về xử lý nợ thuế quá hạn, quy trình quản lý nợ thuế và các khoản thu khác. Đồng thời, Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo các Cục Hải quan tỉnh, thành phố đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường phối hợp thu với ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu; Chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp, đẩy mạnh công tác kiểm tra, xác định trị giá, phân loại, xuất xứ hàng hóa và tích cực kiểm tra các trường hợp miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế theo quy định. Với quyết tâm thu ngân sách đạt 300 nghìn tỷ đồng trong năm 2018, toàn ngành Hải quan đang tiếp tục bám sát các giải pháp thu ngân sách nhà nước đã đề ra trên tinh thần tạo thuận lợi thương mại, kiểm soát các yếu tố liên quan đến số thu ngân sách để triển khai các nhiệm vụ thu trong những tháng còn lại của năm 2018. PV.
Đánh lừa người tiêu dùng bằng các chiêu khuyến mại
(LĐO)- Hầu hết các siêu thị quảng cáo là chương trình khuyến mại giảm giá nhưng thực chất nhiều mặt hàng giá cũng chỉ bằng thậm chí còn cao hơn giá tại các cửa hàng bán lẻ trên thị trường. Nhiều người bức xúc vì bị “ hớ” khi mua hàng khuyến mại.
Kinh tế
Bị hớ vì mua hàng giảm giá Chị Trần Thị Hồng Duyên cách đây không lâu mua một chiếc máy sấy tóc nhãn hiệu Toshiba tại siêu thị Topcare, 335 Cầu Giấy với giá 132.000 đồng trong một đợt khuyến mại giảm giá. Hí hửng vì mình mua được đồ rẻ nhưng khi ra một cửa hàng điện tử khác chị Duyên lại thấy cũng chiếc máy sấy tóc này chỉ có giá 120.000 đồng. Khá bức xúc về điều này, chị Duyên cho biết: Từ lần ấy mỗi lần mua hàng khuyến mại trong siêu thị mình đều khá thận trọng vì thực ra có những sản phẩm không rẻ hơn trên thị trường mà có khi chỉ là giảm giá bằng với giá thị trường. Anh Nguyễn Tuấn Anh, Mỹ Đình cũng ấm ức không kém. Anh kể: Tôi thường quảng cáo với người nhà ở quê là các siêu thị ở Hà Nội có nhiều đợt giảm giá và có rất nhiều hàng giá rẻ. Họ dặn đi dặn lại là đến khi nào có các đợt khuyến mại dài và vào dịp nghỉ thì báo để họ lên mua. Đợt khuyến mại 2.9 vừa qua, anh Tuấn Anh báo về để người nhà lên mua. Cả gia đình hí hửng vì mua được một loạt ti vi, loa đài và tủ lạnh với giá rẻ. Tuy nhiên, vài hôm sau người hàng xóm mua chiếc ti vi ở quê giá cũng chỉ tương đương. Người nhà tôi ở quê báo lên giọng đầy ấm ức vì mất thêm tiền vận chuyển từ Hà Nội về nhà, anh Tuấn Anh kể lại. Vì thế, anh Tuấn Anh đúc rút kinh nghiệm: Mua ở ngoài cửa hàng có khi còn mua được giá rẻ hơn nếu khéo mặc cả. Còn anh Đỗ Ngọc Tuyên, Nhân Mỹ, Mỹ Đình sau khi mua chiếc điện thoại cố định giảm giá tại Topcare với giá 250.000 đồng về chỉ dùng được 1 tuần lễ đã hỏng chuông. Mang ra bảo hành nhưng họ bảo phải chờ 1 tuần sau mới lấy được, bực mình quá đành ra cửa hàng bên ngoài mua chiếc khác, có hỏng hóc gì bảo hành còn dễ dàng hơn. Vả lại, chả lẽ trong tuần ấy cả nhà không dùng điện thoại nữa để chờ bảo hành Những khách hàng này từ đó đều không tin tưởng lắm vào các chương trình khuyến mại của một số siêu thị: Chính vì thế, đợt giảm giá cuối năm cũng khá rầm rộ nhưng mình sẽ tham khảo giá trước khi mua, kẻo bị bóp mà vẫn tưởng mình mua được đồ rẻ, chị Duyên cho biết. Giảm giá rồi còn đắt hơn ngoài thị trường Khảo sát một số mặt hàng thuộc diện giảm giá của các siêu thị, PV nhận thấy, các sản phẩm này không hề rẻ hơn mà vẫn có giá tương đương hoặc thậm chí cao hơn trên thị trường. Siêu thị Big C Thăng Long đang có chương trình khuyến mại Bếp xinh, nhà sạch đón xuân về trong đó có rất nhiều mặt hàng được quảng cáo là đang được giảm giá. Chiếc Tivi SamSung 32C450 được bán với giá 8.500.000 đồng. Tuy nhiên, ở một số đại lý bán lẻ, chiếc tivi này được bán với giá 8.190.000 đồng, chưa mặc cả. Theo khảo sát của PV, hầu hết sản phẩm khuyến mại, các siêu thị đều để mức giá ngang nhau chứ không có sự chênh lệch nào đáng kể và mức giá có khi còn cao hơn giá tại các cửa hàng điện tử. Ví dụ, Tivi Samsung 32C400, siêu thị Big C Thăng Long đề mức giá sau khi đã khuyến mại giảm là 7.500.000đồng, trong khi đó tại siêu thị Trần Anh và Media Mart cùng chiếc tivi lại có giá là 7.490.000 đồng. Còn trên thị trường, sản phẩm này ở một số cửa hàng mức giá dao động từ 7.300.000 đồng đến 7.400.000 đồng. Loại tủ lạnh Tatung TR-5K/5S110 lít, siêu thị Big C Thăng Long quảng cáo khuyến mại giảm giá chỉ còn 1.950.000 đồng (giá cũ là 2.190.000 đồng). Tuy nhiên, tại cửa hàng số 35 Nguyễn Ngọc Vũ mức giá bán của sản phẩm này chỉ là 1.920.000 đồng. Một số đại lý bán lẻ trên phố Cầu Giấy, sản phẩm này cũng được niêm yết mức giá là 1.950.000 đồng, sau khi mặc cả, giá chỉ còn 1.850.000đồng. Chiếc Tivi Sony LCD32Bx300 trong chương trình giảm giá của Pico Plaza mức giá là 6.900.000 đồng và theo quảng cáo của siêu thị thì mức giá niêm yết cũ là 8.700.000 đồng. Tuy nhiên, thực tế hiện sản phẩm này tại cửa hàng điện tử - điện lạnh Trang Linh số 12A-Lý Nam Đế và cửa hàng điện tử số 23D Hai Bà Trưng mức giá niêm yết cũng chỉ có 6.850.000 đồng chứ không hề cao như các siêu thị quảng cáo. Trong chương trình khuyến mại của Big C Thăng Long, mức giá của sản phẩm này còn lên tới 7.259.000 đồng dành cho những người có nhu cầu mua trả góp. Chiếc điện thoại di động loại 5130 Xpress Music trong chương trình giảm giá của Big C Thăng Long có giá 2.079.000 đồng. Tuy nhiên, cũng mặt hàng này, tại cửa hàng Đức Minh Mobile số 178 Thái Hà, mức giá niêm yết chỉ có 2.070.000 đồng chưa mặc cả. Không chỉ đồ điện tử, mà nhiều mặt hàng tiêu dùng khác tại các siêu thị cũng có giá cao hơn so với thị trường, mặc dù có treo biển khuyến mại giảm giá. Như vậy, thực chất giá các mặt hàng trong chương trình khuyến mại của một số siêu thị không hề rẻ hơn so với thị trường như nhiều người vẫn lầm tưởng. Có lẽ nào các siêu thị trưng biển quảng cáo giảm giá, khuyến mại để đánh lừa người tiêu dùng? Hà Bắc.
Bộ trưởng Nội vụ: Học để làm chủ chứ không phải làm thuê
Chia sẻ với các thanh niên, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho hay, chúng ta cần học để khởi nghiệp, để làm chủ chứ không phải học để làm thuê.
Kinh tế
Diễn đàn Đối thoại chính sách phát triển thanh niên được TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Bộ Nội vụ phối hợp tổ chức chiều nay. Theo đại biểu Nghiêm Xuân Toàn - khối doanh nghiệp TƯ, thời gian qua các cơ quan, đơn vị đều có quy định về việc thu hút nhân tài vào bộ máy. Tuy nhiên, trên thực tế các quy định này chưa phát huy được hiệu quả, thiếu thực tế nên chưa thực sự thu hút người tài. Đại biểu Nghiêm Xuân Toàn. Ngoài ra, luật về cán bộ công chức cũng chỉ mới đề cập đến khâu tuyển dụng, chưa có chính sách về tiền lương cũng như môi trường minh bạch để người tài cống hiến, làm việc, phát huy tài năng. Liệu các cơ quan có sẵn sàng trả mức lương cao để người tài, người có năng lực đủ nuôi sống gia đình không? Có sẵn sàng trả cho người tài lương cao hơn cả những người đã làm việc có thâm niên 20 năm không, đại biểu Toàn đặt câu hỏi. Phó bí thư Thành đoàn Hà Nội Nguyễn Ngọc Việt cho hay, các chính sách cho thanh niên ở TƯ thời gian qua được triển khai ở cấp TƯ rất tốt, hiệu quả. Nhưng ở cấp cơ sở thì việc thực hiện còn có rất nhiều vấn đề. Phó bí thư Thành đoàn Hà Nội Nguyễn Ngọc Việt. Cán bộ đoàn là công việc rất đặc thù, cung cấp nhân sự cho Đảng, các cấp chính quyền nhưng không thể làm mãi đến khi về hưu. Do đó cần phối hợp có chỉ tiêu về công chức cấp xã cho cán bộ đoàn, như vậy họ mới an tâm công tác, ông Việt nói. Có trình độ chắc chắn có cơ hội. Chia sẻ ý kiến của các đại biểu thanh niên, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân khẳng định, chủ trương của Chính phủ là đẩy mạnh khởi nghiệp cho thanh niên, hỗ trợ chính sách cho thanh niên khởi nghiệp là hết sức quan trọng. Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng thẳng thắn chia sẻ, hiện nay vẫn còn một bộ phận thanh niên, sau khi tốt nghiệp ra trường chỉ muốn vào làm việc ở các cơ quan hành chính nhà nước. Nhưng với chủ trương tinh giản biên chế như hiện nay thì việc này chắc chắn là ngày càng ít đi. Chúng ta cần học để khởi nghiệp, học xong để làm chủ chứ không phải học để làm thuê và chỉ để vào làm việc ở các cơ quan Nhà nước, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân nói. Dù vậy, ông cho hay, Đảng, Nhà nước cũng đã có quy định về tuyển dụng người tài, người giỏi vào bộ máy. Đồng thời, các cơ quan đơn vị cũng đang đẩy mạnh thực hiện việc tuyển dụng thông qua thi tuyển. Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân. Điều này nhằm tạo ra môi trường công khai, minh bạch để tuyển dụng người trẻ, người có năng lực vào các cơ quan, đơn vị. Những người có đủ điều kiện thì có cơ hội như nhau chứ không phải qua thân quen, quan hệ. Chúng ta hãy tin tưởng, tự tin, nếu có trình độ chắc chắn sẽ có cơ hội, Bộ trưởng nhấn mạnh. Ông cũng khẳng định, phát triển lực lượng trong thanh niên là để chuẩn bị, cung cấp đội ngũ nhân sự cho các cơ quan của Đảng, Nhà nước. Mục tiêu phát triển thanh niên trong thời đại mới là để đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau. Bộ sẽ tiếp tục tham mưu, ban hành các thể chế chính sách pháp luật cho thanh niên... Hương Quỳnh - Trần Thường.
Hà Nội: Dự kiến tăng phí vệ sinh môi trường
(HNM) - Chiều 5-3, tại cuộc giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy tổ chức, ông Nguyễn Văn Hòa, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội cho biết, dự kiến mức phí vệ sinh môi trường hiện hành là 2.000 đồng/người/tháng có thể được điều chỉnh lên 5.000 đồng/người/tháng.
Kinh tế
Hiện nay, công ty đang cùng các cơ quan chức năng xây dựng tờ trình để đề nghị HĐND thành phố phê duyệt trong thời gian tới. Được biết, năm 2012, tổng số phí vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố do công ty trực tiếp thu đạt 40,5 tỷ đồng. Cũng theo ông Nguyễn Văn Hòa, năm 2012, công ty đã tiếp nhận, xử lý gần 1,5 triệu tấn rác thải sinh hoạt, xử lý hơn 500 nghìn mét khối nước rỉ rác tại bãi Nam Sơn, 27 nghìn mét khối nước rác tại bãi Xuân Sơn. Hiện, bãi rác Nam Sơn đã sắp lên đến đỉnh cốt cho phép và đơn vị đang đề xuất thành phố để lập dự án giai đoạn II.
Bộ Tài chính: Dự kiến tỷ lệ nợ công đến cuối năm ở mức 61,4% GDP
Theo lãnh đạo Bộ Tài chính, tốc độ gia tăng quy mô nợ công từ mức 18,4%/năm giai đoạn 2011-2015 đã xuống còn khoảng 10%/năm kể từ năm 2016 đến nay.
Kinh tế
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN). Tỷ lệ nợ công đến cuối năm nay ở mức 61,4% GDP, thấp hơn trần 65% GDP. Tuy nhiên, ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) cũng cảnh báo về tình trạng nợ nước ngoài của các doanh nghiệp theo hình thức tự vay tự trả. Lãnh đạo Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại đã có cuộc trao đổi cụ thể hơn bao chí về vấn đề này. - Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về nợ công, ông có thể cho biết những kết quả về quản lý nợ công thời gian qua? Ông Trương Hùng Long: Các chỉ tiêu nợ công, nợ Chính phủ được kiểm soát chặt chẽ trong giới hạn cho phép. Dự kiến tỷ lệ nợ công đến cuối năm 2018 ở mức 61,4% GDP (giảm từ mức cuối năm 2016 là 63,7% GDP, mức trần đặt ra là không quá 65%), nợ Chính phủ ở mức 52,1% GDP (mức trần là không quá 54%). Tốc độ gia tăng quy mô nợ công bước đầu cũng đã được kiềm chế, từ mức 18,4%/năm giai đoạn 2011-2015 xuống còn khoảng 10%/năm kể từ năm 2016 đến nay. Bộ Tài chính cũng đã hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về nợ công. Cụ thể, Bộ Tài chính đã tham mưu, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội ban hành Luật Quản lý nợ công năm 2017. Để bảo đảm kịp thời thi hành ngay khi Luật có hiệu lực từ 1/7/2018, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành các Nghị định hướng dẫn. Các nghị định có nội dung tập trung vào việc quản lý chặt chẽ hạn mức nợ công; tăng cường công tác quản lý huy động, sử dụng vốn vay nợ công từ khâu xây dựng chiến lược, kế hoạch và giám sát thực hiện, tăng cường công khai, minh bạch, Cơ quan chức năng cũng đã cơ cấu lại danh mục nợ công theo hướng tập trung huy động tại thị trường trong nước, kéo dài kỳ hạn, giảm áp lực trả nợ trong ngắn hạn và chi phí vay vốn. Công tác trả nợ được tổ chức thực hiện chặt chẽ, đúng hạn theo cam kết, giữ uy tín của Chính phủ. - Cụ thể, việc tái cơ cấu nợ Chính phủ được thực hiện theo hướng nào, thưa ông? Ông Trương Hùng Long: Trong giai đoạn 2016-2018, cơ cấu vay của Chính phủ được tiếp tục thực hiện theo hướng tăng dần tỷ trọng huy động vốn vay trong nước, giảm dần sự phụ thuộc vào vốn vay nước ngoài. Dự kiến đến cuối năm 2018, tỷ trọng dư nợ trong nước của Chính phủ chiếm khoảng 60% và nợ nước ngoài khoảng 40% (so với tỷ lệ 45% nợ trong nước và 55% nợ nước ngoài vào năm 2015). Cơ cấu trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn dài từ 10-30 năm ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng khối lượng phát hành hàng năm: giai đoạn 2011-2015 trung bình khoảng 16%, 9 tháng năm 2018 chiếm 86,4%. Kỳ hạn còn lại danh mục trái phiếu Chính phủ tăng dần và cao hơn giai đoạn trước, năm 2011 là 3,2 năm, năm 2016 là 6,0 năm, 9 tháng năm 2018 là 6,7 năm. Đối với huy động vốn vay nước ngoài, Bộ Tài chính đã tham mưu Chính phủ tận dụng vốn vay ODA còn lại trong giai đoạn này, tập trung cho các công trình, dự án trọng điểm. Ngoài ra, vấn đề cần lư ý là hạn chế huy động các khoản vay không đủ điều kiện ODA, có lãi suất cao cho cân đối đầu tư công, chỉ huy động cho các chương trình dự án có khả năng hoàn vốn theo cơ chế vay về cho vay lại. Ngay từ năm 2016, Bộ Tài chính đã báo cáo Chính phủ thực hiện công khai điều kiện vay của 6 nhà tài trợ chính để các bộ ngành, địa phương, chủ dự án chủ động đánh giá trong quá trình xây dựng báo cáo tiền khả thi, bảo đảm hiệu quả kinh tế. Ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính. (Ảnh: CTV/Vietnam+). - Thưa ông, bên cạnh các kết quả đạt được, việc huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công còn những tồn tại nào cần khắc phục? Ông Trương Hùng Long: Mặc dù công tác quản lý nợ công đã đạt được một số kết quả tích cực trong thời gian qua,song cần tiếp tục được kiểm soát chặt chẽ trong thời gian tới do cân đối ngân sách còn khó khăn. Ngoài ra, áp lực huy động vốn cho đầu tư phát triển là rất lớn để đạt mục tiêu tăng trưởng nhanh, bền vững, chi phí vay vốn nước ngoài có xu hướng tăng do Việt Nam đã trở thành quốc gia thu nhập trung bình. Bên cạnh đó, mặc dù các chỉ tiêu nợ vẫn trong giới hạn cho phép, tỷ trọng và tốc độ gia tăng nợ nước ngoài của Chính phủ và nợ bảo lãnh Chính phủ đã giảm song theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trong các năm 2017 và 2018, nợ nước ngoài của các doanh nghiệp theo hình thức tự vay tự trả tăng đột biến. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến chỉ tiêu nợ nước ngoài của quốc gia tăng nhanh, tiệm cận ngưỡng an toàn được Quốc hội cho phép. Tuy các khoản nợ tự vay, tự trả nước ngoài của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng không thuộc phạm vi nợ công, song đây là một cấu phần trong nợ nước ngoài của quốc gia và có ảnh hưởng quan trọng trong đến ổn định vĩ mô, an ninh tài chính quốc gia. Theo chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng, thực hiện các giải pháp nhằm kiểm soát các khoản vay nước ngoài tự vay, tự trả để bảo đảm chỉ tiêu này trong giới hạn cho phép. - Giải pháp nào đã được đưa ra để giải quyết các tồn tại trên, thưa ông? Ông Trương Hùng Long: Trong thời gian tới, chúng ta cần tiếp tục kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu an toàn nợ, nâng cao quản lý việc huy động vốn cho ngân sách Nhà nước và cho đầu tư phát triển. Ngoài ra, cần lưu ý thực hiện vay nợ trong phạm vi kế hoạch hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kiểm soát chặt chẽ việc vay về cho vay lại và bảo lãnh Chính phủ. Theo quy định, vốn vay nợ công chỉ sử dụng cho đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên. Do đó, việc tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay phụ thuộc chủ yếu vào hiệu quả xây dựng, lập kế hoạch và thực hiện các chương trình, dự án đầu tư công. Việc đề xuất dự án sử dụng nguồn vốn vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài phải nằm trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm, phù hợp với kế hoạch vay nợ công trung hạn và hàng năm, và tiến độ thực hiện thực tế của dự án. Song song với các giải pháp nói trên, chúng ta cũng phải kiểm soát chặt chẽ các khoản vay của chính quyền địa phương và hoạt động vay nợ nước ngoài của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng theo hình thức tự vay, tự trả./. - Cảm ơn ông vì cuộc trò chuyện! Xuân Dũng (Vietnam+).
Sóng siêu ngắn
Những đợt sóng tăng giá dù diễn ra trong 1-2 phiên trên TTCK nhưng đang là thách thức lớn cho việc tìm kiếm lợi nhuận của NĐT.
Kinh tế
Ngày 16-9, đồng loạt 3 CP ngành săm lốp là DRC (Cao su Đà Nẵng), CSM (Casumina) và SRC (Cao su Sao Vàng) dựng trần: DRC từ 56.500 đồng/CP tăng lên 60.000 đồng/CP, CSM tăng từ 44.500 đồng/CP lên 47.600 đồng/CP và từ mức 24.500 đồng/CP SRC đã tăng lên 26.200 đồng/CP. Lý giải khả năng dòng tiền nóng tập trung nhóm ngành này được đưa ra là do các công ty trong ngành có thể gặp thuận lợi trong xuất khẩu thời gian tới. Nhưng bước sang phiên 17-9, nhiệt tại nhóm CP săm lốp giảm hẳn khi chỉ còn lại SRC tăng trần, trong khi DRC và CSM chỉ có giá xanh (tăng) và trong 2 phiên cuối tuần 18 và 19-9, nên toàn bộ nhóm này giảm giá. Tính sơ, ai đua trần DRC giá 60.000 đồng/CP và bán ra khi vừa đủ T+3 nhiều khả năng lỗ khoảng 3.000 đồng/CP (tương đương 5%), tỷ lệ thua lỗ có thể lớn hơn nếu sử dụng margin. Điều tương tự có thể xuất hiện với CSM nếu chọn giải pháp đua trần và cắt lỗ ngay khi hàng về, chỉ có SRC khá nhất khi có 2 cây trần, nhưng vẫn không thể đem lại lợi nhuận cho những ai mua với giá 26.000 đồng/CP trở lên và bán ra khi hàng về. Nhóm CP chứng khoán cũng nổi trong 2 ngày 16 và 17-9 nhưng đến ngày 18-9 đã bị bán ra như phá mã, nhiều mã hôm trước tăng trần hôm sau lại giảm sàn. Hơn 1 tháng qua, sóng ngành mạnh nhất là nhóm CP dầu khí và sau đó đến thủy sản (khoảng 2 tuần gần đây). NĐT theo những sóng này sớm, việc có hàng đủ T+3 để chốt lãi rất thoải mái và thường lãi lớn. Kỳ vọng những nhóm ngành chứng khoán, thủy sản hay bất động sản có diễn biến tương tự được nhắc đến nhưng vẫn chưa trở thành hiện thực. Nguyên nhân vì đâu? Nhìn lại TTCK 2 phiên cuối tuần rồi có thể thấy về mặt điểm số HNX Index diễn biến tích cực hơn đôi chút so với VN Index và gợi ra một sự phân hóa giữa 2 sàn, kèm theo đó dòng tiền đi vào những CP có chọn lọc. Đơn cử như nhóm ngành chứng khoán, sau phiên 18-9 bị bán mạnh, có những mã đã tăng khá trong phiên 19-9 nhưng cũng có mã không thể tăng. Sự phân hóa và tính chọn lọc của dòng tiền cũng là nguyên nhân chủ chốt để tạo ra sóng cho một nhóm CP hay ngành nào đó. Tính đến thời điểm này, một số ý kiến cho rằng mức giá chung của TTCK Việt Nam theo nội tại không còn rẻ. Nhưng chưa cần dùng đến những mô hình định lượng và định tính phức tạp cũng có thể thấy những CP đã tăng giá 50-100% chỉ trong khoảng 1 tháng đã khiến nhiều người chùn tay. Trong khi đó, những thông tin hỗ trợ dù vẫn xuất hiện khá đều đặn, nhất là tin vĩ mô, được cho đã phản ánh hết vào giá chứng khoán và khoảng thời gian cuối tháng 9 được xem ít có thông tin mang tính bước ngoặt. Hệ quả thị trường sẽ tự vận hành theo sự dịch chuyển có phần ngẫu hứng của dòng tiền kết hợp với những thông tin được đưa ra có phần mơ hồ, thậm chí không loại trừ yếu tố bơm thổi. Thực tế từ đầu tháng 9 đến nay, TTCK hầu như đi ngang và trong giai đoạn điều chỉnh giảm, trong khi lượng tiền tham gia vẫn ở mức khủng với khoảng 5.000-6.000 tỷ đồng/phiên. NĐT chỉ có thể thu được lợi nhuận nếu chọn đúng CP, nếu không sẽ bị chôn vốn hoặc lỗ. Hệ quả không ít người đang phải chịu sức ép về lợi nhuận, tiền bỏ vào tài khoản, thậm chí giải ngân rồi trong khi thị trường tăng, CP của người khác tăng, còn CP của mình không tăng chẳng khác nào thảm họa. Hệ quả NĐT có thể gia tăng mức độ chấp nhận rủi ro lên để tìm kiếm lợi nhuận mỗi khi nhóm ngành hay CP nào đó dậy sóng. Việc nhiều CP tăng giá vượt ngoài những yếu tố cơ bản, thậm chí đậm nét đầu cơ, nên lên xuống, lãi lỗ chẳng khác nào hên xui. Việc NĐT chấp nhận rủi ro nhiều hơn sẽ tăng độ nóng cho dòng tiền, CP có thể tăng trần ngay lập tức, nhưng khi nhiệt không được duy trì, cộng thêm tỷ lệ đòn bẩy lớn có thể tạo ra sức ép giảm giá, cắt lỗ. Trong khi đó, nếu những ai đang nắm giữ CP và có lợi ngày T (sẵn sàng bán) đây là cơ hội tốt để chốt lời. Thông thường, tăng không nhiều giảm cũng không nhiều, nhưng trong ngắn hạn có thể khác đôi chút. Có nghĩa CP tăng trần 1-2 phiên, nhưng có thể giảm sàn 2-3 phiên và rung lắc mạnh mới tăng trở lại. Đôi khi cửa thua khi chơi sóng ngắn lớn hơn cửa có lời nếu CP về không kịp và NĐT không đủ sức chịu đựng những đợt rung lắc. Ngoài những tổn thất về dòng vốn, có thể nói tâm lý NĐT cũng bị ảnh hưởng phần nào nếu thất bại khi lướt sóng ngắn. Sau khi bán, nhiều người kỳ vọng thị trường giảm thêm, NĐT mua vào và hệ quả có thể bị loạn chiêu. Chưa kể, sử dụng vốn lớn, lại đôn margin lên cao, nhiều khi CP chỉ cần giảm 5-10% nhưng NĐT có thể lỗ hơn tỷ lệ này nhiều lần. Cũng phải nói thêm nếu NĐT dốc vốn mua CP với giá trần, khi CP về lại giảm về sàn sẽ bị margin call, tức phải đóng thêm tiền hoặc bán ra để cân bằng trạng thái. Ngoài việc lỗ, NĐT có thể mất luôn cơ hội sinh lời vì phải bán ra CP, thiệt đơn thiệt kép.
Săn Bắc cực quang: Thú khoe khoang mới của giới trẻ Trung Quốc
Khoe ảnh đi Thái Lan hay Hong Kong đã trở nên quá bình thường với thế hệ "thiên niên kỷ" ở Trung Quốc. Họ đang hứng thú với địa điểm mới để thể hiện "đẳng cấp": Bắc cực.
Kinh tế
Các nước Bắc Âu đang nằm trong danh sách "những điểm phải đến trước khi chết" của ngày càng nhiều bạn trẻ thuộc thế hệ "thiên niên kỷ" hay thế hệ Y (sinh ra trong giai đoạn đầu những năm 1980 đến đầu những năm 2000) ở Trung Quốc. Theo South China Morning Post , họ đang là những người chi tiêu nhiều hơn bao giờ hết. Một số sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền để đến Bắc cực tìm kiếm trải nghiệm khác biệt. Các nhà quan sát cho biết họ nhận thấy sự gia tăng ồ ạt số lượng ảnh selfie của những người trẻ Trung Quốc chụp tại Bắc Âu cũng như các địa điểm gần Bắc cực, nơi có thể chiêm ngưỡng hiện tượng bắc cực quang. Chris Zhong đang tiết kiệm tiền cho chuyến du lịch 10 ngày tại Iceland mùa đông này. Cậu đã lên kế hoạch tham quan những ngọn núi lửa, suối nước nóng và sông băng xứ băng đảo, nhưng quan trọng hơn hơn là "săn" bắc cực quang. "Một vài người bạn của tôi đã ở đó năm ngoái, và tôi vô cùng ấn tượng với những tấm ảnh mà họ chụp", SCMP dẫn lời chàng trai 26 tuổi đang làm việc cho một công ty tài chính ở Bắc Kinh. Hiện tượng bắc cực quang kỳ thú có thể chiêm ngưỡng ở những đất nước Bắc Âu. Ảnh: AFP. Theo số liệu của Viện Nghiên cứu Du lịch Trung Quốc và Ctrip, hãng lữ hàng online lớn nhất nước này, hiện Nga, Đan Mạch và Thụy Điển là những nơi có sự gia tăng nhanh nhất về số lượng du khách Trung Quốc trong quý đầu năm nay. "Họ muốn khác biệt. Ngày nay nếu bạn muốn chia sẻ ảnh đến Bangkok hay Hong Kong trên mạng xã hội, sẽ chẳng có ai cảm thấy thích thú", Jacques Penhirin, quản lý cấp cao của hãng tư vấn Oliver Wyman có trụ sở tại London, cho hay. "Song nếu đó là chuyến thám hiểm của bạn ở Bắc cực, sẽ có người phát cuồng". Không giống cha mẹ mình, những bạn trẻ thành thị như Zhong sinh ra trong thời kỳ kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng. Hầu hết họ là con một và được người lớn trong nhà hỗ trợ nhiều về tài chính. Do đó, họ thường có thói quen tiêu dùng thoải mái. Một nghiên cứu gần đây của cơ quan du lịch Singapore cho biết giới trẻ Trung Quốc tiêu nhiều hơn gấp 2 lần so với mức trung bình của giới trẻ châu Á. Khi những điểm đến nổi tiếng ở châu Á đã trở nên quá bình thường, thế hệ Y Trung Quốc muốn tìm đến những nơi đặc biệt và độc đáo hơn. Hãng nghiên cứu thị trường Fung Business Intelligence cho biết chủ nghĩa cá nhân đang lên ngôi trong giới trẻ Trung Quốc. Họ muốn thể hiện bản thân bằng những thương hiệu cao cấp, những phiên bản "limited" (số lượng hạn chế) và những món đồ hay dịch vụ đặt riêng cho từng cá nhân. "Thế hệ hậu 1980 và 1990, những người dành hàng đống thời gian trên mạng xã hội, có thể bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi bạn bè họ trên WeChat và các KOL ('key opinion leader', hiểu nôm na là người tạo được ảnh hưởng trên mạng xã hội)", một báo cáo của hãng nghiên cứu kết luận. Một nghiên cứu gần đây của Viện Khoa học xã hội Trung Quốc và Viện nghiên cứu Tencent cho hay 73% người sinh trong thập niên 1980 và 1990 ở Trung Quốc cứ 15 phút lại vào các ứng dụng mạng xã hội một lần. Đông Phong.
DN niêm yết đồng loạt giảm chỉ tiêu kinh doanh
(baodautu.vn) Hàng loạt doanh nghiệp niêm yết vừa công bố điều chỉnh kế hoạch kinh doanh năm 2011.
Kinh tế
Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Xây dựng Phát triển Đô thị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (UDC) đã có quyết định điều chỉnh kế hoạch kinh doanh năm 2011 với tổng doanh thu điều chỉnh giảm từ 817,5 tỷ đồng xuống còn 564 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế giảm từ 71,99 tỷ đồng, xuống còn 25,05 tỷ đồng. Theo kế hoạch sản xuất, kinh doanh 9 tháng đầu năm 2011, UDC đạt doanh thu 335,99 tỷ đồng (công ty mẹ là 250,03 tỷ đồng), hoàn thành 41,09% kế hoạch. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 10,36 tỷ đồng (công ty mẹ là 6,29 tỷ đồng), đạt 14,59% kế hoạch. Ngoài việc điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, UDC cũng dự kiến sẽ thoái vốn tại Công ty Vinagolf thông qua việc bán bớt 20%, tương đương 2,6 triệu cổ phần tại Vinagolf. UDC cũng thống nhất không tăng vốn góp tại Công ty cổ phần Thành Chí bằng nguồn tiền thanh toán khối lượng xây dựng thành vốn góp đối với 2 hợp đồng xây dựng hạ tầng kỹ thuật và kho số 6 thuộc công trình kho bãi tổng hợp Khu công nghiệp Phú Mỹ và giữ mức vốn góp tại Công ty là 52,15%. Tương tự, Tập đoàn Đại Dương (OGC) cũng dự kiến cắt giảm mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2011 từ 825 tỷ đồng xuống còn 380 tỷ đồng. Kế hoạch doanh thu trong năm của Tập đoàn cũng giảm từ 3.000 tỷ đồng xuống 2.000 tỷ đồng so với kế hoạch ban đầu. Theo ông Hà Văn Thắm, Chủ tịch HĐQT OGC, việc thay đổi kế hoạch mục tiêu lợi nhuận năm 2011 của Tập đoàn là nhằm phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Những trường hợp phải thay đổi kế hoạch kinh doanh so với kế hoạch đầu năm không phải là cá biệt. Một doanh nghiệp niêm yết nữa là Công ty cổ phần Phát triển hạ tầng kỹ thuật (IJC) cũng có ý định điều chỉnh giảm kế hoạch kinh doanh năm 2011 với doanh thu giảm từ 2.031 tỷ đồng xuống còn 1.513 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế giảm từ 681 tỷ đồng xuống còn 397 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế giảm từ 519 tỷ đồng xuống còn 310 tỷ đồng. Trong khi đó, Công ty cổ phần Bóng đèn Điện Quang (DQC) dự kiến điều chỉnh kế hoạch doanh thu giảm từ 699 tỷ đồng xuống còn 500 tỷ đồng. Lý do DQC đưa ra cho việc giảm chỉ tiêu doanh thu là thị trường tiêu thụ gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng từ thị trường bất động sản bị đóng băng và giảm mạnh nhu cầu xây dựng. Tương tự, Đại hội đồng cổ đông Công ty cổ phần Vinaconex 25 (VCC) cũng đã thông qua việc điều chỉnh giảm 28% kế hoạch lợi nhuận năm 2011. Theo đó, lợi nhuận của Công ty sẽ điều chỉnh từ 25 tỷ đồng xuống còn 18 tỷ đồng, tương đương mức giảm 28%. Kết thúc 9 tháng đầu năm, VCC đạt doanh thu thuần 413,6 tỷ đồng, tăng 56% so cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 8,38 tỷ đồng, tăng 13% so cùng kỳ năm trước. Thực tế, cách đây 1-2 tháng, cũng đã có lác đác vài công ty điều chỉnh kế hoạch sản xuất, kinh doanh. Cụ thể, hồi đầu tháng 10, Công ty cổ phần Đầu tư Kinh doanh nhà - Intresco (ITC) cho biết không thể hoàn thành kế hoạch lợi nhuận 100 tỷ đồng đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua. Theo đại diện ITC, dù thị trường bất động sản TP.HCM đang rất khó khăn, nhưng Công ty vừa đầu tư, vừa bán hàng, chứ không giãn, hoãn tất cả các dự án. Những dự án Công ty đang bán hàng gồm Khu dân cư như An Cư, Thịnh Vượng, An Khang Các dự án Công ty đang triển khai như Khu dân cư Bàu Hai Năm, Thiên Phú, Intresco Tower đang cố gắng giữ tiến độ.
Ngành đồng hồ Thụy Sĩ loay hoay tìm lối thoát
Chậm chân với thời cuộc, nhiều hãng đồng hồ danh tiếng của Thụy Sĩ đã phải trả giá khá đắt.
Kinh tế
Hội chợ đồng hồ và trang sức quốc tế BaselWorld năm nay cũng giống như mọi năm: Các doanh nghiệp khoe sản phẩm mới; các đơn hàng đổ về ngay sau đó. Nhưng trong không khí, vẫn có điều gì buồn man mác. Đó là bởi xuất khẩu đồng hồ Thụy Sĩ đã giảm 10% vào năm 2016, mức tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính. Swatch, hãng đồng hồ lớn nhất thế giới, chứng kiến lợi nhuận ròng giảm mạnh tới 47% vào năm ngoái, chỉ còn 593 triệu franc Thụy Sĩ (tương đương 597,1 triệu USD). Trong tháng 2.2017, xuất khẩu cũng thấp hơn 10% so với cách đây 1 năm. Philippe Pegoraro, chuyên gia kinh tế của Liên đoàn Đồng hồ Thụy Sĩ, cho biết sụt giảm mạnh nhất là ở phân khúc đồng hồ xa xỉ. Xuất khẩu ở phân khúc cao nhất - tức đồng hồ được bán với giá hơn 10.000 franc Thụy Sĩ - đã giảm hơn phân nửa. Phân khúc này chiếm tới hơn 2/3 doanh số bán xét về giá trị, ông nói. Cũng theo Pegoraro, doanh số bán giảm đã buộc nhiều nhà sản xuất đồng hồ nổi tiếng nhất thế giới phải đưa ra khuyến cáo lợi nhuận và cắt giảm hàng ngàn việc làm. Các nhà sản xuất đồng hồ Thụy Sĩ đã trải qua hàng thế kỷ nên họ hẳn đã quen với những thăng trầm của ngành: Blancpain, thuộc sở hữu của Swatch, được thành lập từ năm 1735; Vacheron Constantin, thuộc tập đoàn hàng xa xỉ Thụy Sĩ Richemont, ra đời 20 năm sau đó; và dù thế giới bên ngoài đang biến động, nhưng tại công xưởng sản xuất đồng hồ ở La Chaux-de-Fonds (Thụy Sĩ), các công nhân vẫn làm việc không ngơi tay, tẩn mẩn dùng các dụng cụ rất nhỏ để lắp ráp từng cái bánh xe, lò xo, trang sức và các phụ tùng đồng hồ nhỏ xíu khác. Tuy nhiên, phải nói rằng đà sụt giảm nhu cầu trong thời gian gần đây là cực kỳ nghiêm trọng. Giai đoạn 2004-2012 là thời kỳ tăng trưởng rất cao của ngành đồng hồ. Những người mua Trung Quốc chiếm tới khoảng phân nửa doanh số bán đồng hồ Thụy Sĩ trong suốt thời kỳ đó, theo Thomas Chauvet, chuyên gia phân tích thuộc Ngân hàng Citi. Cuộc khủng hoảng tài chính đã làm sụt giảm nhu cầu đối với đồng hồ cũng như túi xách hay các sản phẩm thời trang xa xỉ khác. Nhưng đến khi chiến dịch chống tham nhũng của Trung Quốc được ban bố, nhu cầu đã lao dốc không phanh. Doanh số bán đồng hồ tại Hồng Kông và Trung Quốc đã giảm lần lượt 25% và 22% trong 4 năm kể từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình công bố thẳng tay với tham nhũng. Trước thời điểm đó, xuất khẩu đồng hồ Thụy Sĩ sang Trung Quốc đã tăng 370% trong giai đoạn 2005-2012, đạt tới 1,6 tỉ USD franc Thụy Sĩ mỗi năm. Karine Szegedi, đứng đầu mảng đồng hồ tại Deloitte, cho biết: Đồng hồ thường được mua làm quà tặng. Nhưng sau chiến dịch chống tham nhũng của Chính phủ Trung Quốc, doanh số bán đã giảm mạnh. Một câu hỏi đặt ra: Liệu sức cầu trong năm nay sẽ khả quan hơn?. Dù xuất khẩu sang Trung Quốc đại lục gần đây đã tăng nhẹ, nhưng điều đó chỉ cho thấy càng ít người Trung Quốc mua đồng hồ ở châu Âu, do thuế nhập khẩu cao hơn và nỗi lo ngại về nạn khủng bố. Doanh số bán ở Hồng Kông, thị trường quan trọng nhất của ngành đồng hồ, vẫn ảm đạm. Trong dài hạn hơn, nỗi lo trong ngành lại đến từ những hãng công nghệ như Apple. Apple giờ tuyên bố họ là thương hiệu đồng hồ lớn thứ hai thế giới chỉ sau Rolex. Liệu họ xem đồng hồ như một biểu tượng cho vị thế của mình, hay chỉ là thiết bị báo giờ hay một sản phẩm thiết kế? Ai mà biết được?, Jean-Claude Biver, điều hành bộ phận đồng hồ tại tập đoàn hàng xa xỉ Pháp LVMH, nhận xét. Trong khi đó, các nhà sản xuất đồng hồ lại chậm thích ứng với thời cuộc. Họ chậm nhận ra rằng nhu cầu đã thay đổi. Bằng chứng là nhiều doanh nghiệp chỉ mới bắt đầu theo dõi những mẫu đồng hồ nào bán cho đối tượng người tiêu dùng nào và bán ở đâu. Nhưng cho dù một số nhà sản xuất đồng hồ đã thu thập được nguồn dữ liệu tốt hơn thì bản chất tỉ mỉ trong việc sản xuất và lắp ráp phụ tùng đồng hồ cũng có nghĩa là họ sẽ khó xây dựng được một chuỗi cung ứng linh hoạt. Đứng trước những thách thức trên, phản ứng của các doanh nghiệp cũng rất khác nhau. Swatch vẫn cứ tiếp tục như trước giờ. Còn Richemont vào năm ngoái đã mua lại hàng tồn từ các cửa hàng mà Tập đoàn phân phối để dọn trống các quầy kệ, thay bằng các mẫu đồng hồ mới. Richemont cũng thay đổi về mặt tổ chức. Theo đó, từ ngày 31.3 trở đi, các nhà điều hành phụ trách các nhãn hàng đồng hồ riêng lẻ sẽ báo cáo trực tiếp lên Chủ tịch Johann Rupert của Richemont. Cách làm này được Tập đoàn tin rằng sẽ giúp doanh nghiệp trở nên nhanh nhạy hơn. Tại LVMH, Jean-Claude Biver cũng đang nỗ lực chiêu dụ các khách hàng millennial (những người trong độ tuổi 18-35, lớn lên cùng các phương tiện truyền thông xã hội). Năm ngoái, nhãn hàng TAG Heuer của LVMH đã ra mắt một chiếc đồng hồ được kết nối mạng và bán rất chạy. Chiếc đồng hồ này được TAG Heuer phát triển cùng với Google và Intel. Các nhãn hàng khác dường như cũng nối gót: vào tháng 5, Montblanc của Richemont sẽ bắt đầu bán một chiếc đồng hồ thông minh có cảm biến đo nhịp tim và một chiếc micro được gắn sẵn trong đó, cùng nhiều đặc tính khác. Nhưng loại đồng hồ thông minh có lẽ còn lâu mới tạo được chỗ đứng. Dù các hãng đồng hồ nỗ lực như thế nào, một điều mà hầu hết các chuyên gia phân tích đều đồng thuận là sẽ không có sự phục hồi mạnh mẽ như đã xảy ra sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khi xuất khẩu đồng hồ Thụy Sĩ tăng 2 con số. Tình hình kinh tế không chắc chắn ở châu Âu và ở nhiều nước châu Á cũng như chính sách của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ kìm hãm đà tăng trưởng các mặt hàng xa xỉ, theo một số chuyên gia phân tích. Khánh Đoan. Nguồn Tổng hợp.
Tiền lương giữa khối hành chính và doanh nghiệp chênh nhau 2-3 lần
Tiền lương của khu vực hành chính và doanh nghiệp đang có khoảng cách lớn (1,3 triệu so với 2,7-3,7 triệu đồng/tháng). Tiền lương là giá trị của sức lao động nên không có lý gì duy trì một khoảng cách lớn về tiền lương giữa 2 khu vực công-tư.
Kinh tế
Khối hành chính và doanh nghiệp đang có sự chênh lệch lớn về mức lương. Chiều 16-5, tại hội nghị tập huấn nghiệp vụ bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) do BHXH Việt Nam tổ chức tại Bình Định, ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, đã chỉ ra mâu thuẫn trong việc trả lương cho người lao động ở 2 khu vực công-tư hiện nay. Ông Lợi cho biết tiền lương của khu vực hành chính, sự nghiệp có mức lương cơ sở là 1,3 triệu đồng/tháng, thấp hơn nhiều so với lương tối thiểu vùng của khu vực sản xuất-kinh doanh. Tại khu vực tư đang được tính với lương tối thiểu vùng từ 2,7 triệu đến 3,7 triệu đồng/tháng. "Chính sách tiền lương hiện hành còn nhiều bất cập, chưa tạo được động lực làm việc cho công chức, viên chức và người lao động. Thực tế bất cập này là một trong các nguyên nhân làm giảm động lực làm việc và thu hút nhân lực về lâu dài trong khu vực công. Trong khi đó, khu vực công có vai trò xây dựng và hình thành các chính sách cho cả hệ thống. Không thể để diễn ra tình trạng bất hợp lý như hiện nay"- ông Lợi nói. Nói về những điểm mới của Đề án cải cách tiền lương tại Hội nghị Trung ương 7 khóa XII vừa qua, ông Lợi cho biết định hướng trong tương lai, tiền lương tối thiểu của khu vực công phải tiệm cận với tiền lương của khu vực tư. Đó là mức thấp nhất của tiền lương khu vực công phải bằng tiền lương tối thiểu của vùng 1, sau đó từng bước vươn tới bằng bình quân của 4 vùng lương. Tiền lương doanh nghiệp trả cho người lao động không được thấp hơn tiền lương tối thiểu theo quy định của 4 vùng. Tiền lương tối thiểu được sửa đổi là tiền lương tối thiểu phải đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ. Ông Bùi Sỹ Lợi chỉ ra sự chênh lệch tiền lương giữa khối hành chính và doanh nghiệp. Trong khối doanh nghiệp, tiền lương phải gắn với năng suất lao động, có nghĩa là người lao động muốn có lương cao thì phải tăng năng suất lao động. Điều này sẽ hạn chế tình trạng "chảy máu chất xám". Với khu vực hành chính sự nghiệp sẽ có 2 bảng lương. Một bảng lương được tính theo chức vụ, vị trí việc làm chứ không theo thâm niên như hiện nay. Hơn nữa, muốn có nguồn lực bền vững cho cải cách tiền lương, chúng ta cần thực hiện tốt việc đổi mới cải cách sự nghiệp công lập và cải cách bộ máy hành chính, tinh giảm biên chế. Thời gian qua, nhiều ý kiến cho rằng chính sách tiền lương hiện hành còn nhiều bất cập, chưa tạo được động lực làm việc cho công chức, viên chức và người lao động. Do đó việc thay đổi chính sách tiền lương phải bảo đảm thu hẹp chênh lệch giữa khối hành chính và doanh nghiệp. Hiện nay, hệ thống thang, bảng lương khối hành chính còn nặng về bằng cấp. Hệ số giãn cách giữa các bậc lương thấp (sau 3 năm nâng hệ số lương thêm 0,35, tương ứng khoảng hơn 400.000 đồng), làm giảm hiệu quả của hệ số lương, tăng tính bình quân trong trả lương. D.Thu.
Ranee ghi điểm sáng tạo
Sự xuất hiện của sản phẩm dầu cá Ranee giàu dưỡng chất trong bếp ăn của nhiều gia đình đã xoay chuyển tâm lý người tiêu dùng đến một gia vị thực phẩm rất tự nhiên vừa ngon vừa an toàn cho sức khỏe.
Kinh tế
Ông Lương Công Lợi, Giám đốc Nhà máy tinh luyện dầu cá Ranee, thuyết trình cho các học sinh về công nghệ tinh luyện dầu cá. Sáng tạo trên vùng nguyên liệu truyền thống. Được thiên nhiên ưu ái, ĐBSCL là thánh địa của nghề nuôi cá tra. Cũng từ vùng đất này, các doanh nghiệp đã phát triển ngành công nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu, mỗi năm mang về hàng tỉ đô la, đưa kim ngạch xuất khẩu hàng nông thủy sản của Việt Nam ghi điểm trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, quá trình chế biến fillet cá tra, cá basa xuất khẩu đã để lại một lượng lớn mỡ cá vốn chứa nhiều dưỡng chất quý hiếm rất tốt cho sức khỏe con người. Đó là các dưỡng chất a xít béo không no; omega 3, 6, 9, vitamin A, E, hợp chất EPA, DHA và các khoáng chất trước đây chỉ được biết đến có trong gan, mỡ cá nước biển sâu thì nay đã được các nhà khoa học Viện Dinh dưỡng quốc gia - Bộ Y tế khám phá có trong mỡ cá tra, basa. Sớm nhận ra bất hợp lý đó và không để lãng phí tài nguyên, Tập đoàn Sao Mai (Sao Mai Group) đã quyết tâm khai mở kho báu DHA trên dòng Mê Kông nhằm phục vụ sức khỏe con người. Hành trình bôn ba nhiều nước trên thế giới được kỹ sư Lê Thanh Thuấn, Chủ tịch Tập đoàn Sao Mai, thực hiện với khát vọng cháy bỏng và lòng kiên định chứng minh những lợi ích mới, vô cùng tuyệt vời của con cá tra Việt Nam. Sau thời gian tìm hiểu, thử nghiệm và kiểm tra, cuối cùng Sao Mai đã chọn một tập đoàn tại châu Âu là đơn vị cung cấp thiết bị, công nghệ tinh chế dầu cá độc quyền. Cuối năm 2013, Nhà máy tinh luyện dầu ăn cao cấp Ranee tại Cụm công nghiệp Sao Mai (H.Lấp Vò, Đồng Tháp) ra đời với hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế FSSC 22000. Hiện nay, công suất của nhà máy đã được nâng lên trên 200 tấn/ngày để đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ đang tăng của thị trường. Được chiết xuất từ tinh dầu cá thông qua công nghệ hiện đại, dầu cá Ranee hoàn toàn không mùi tanh; các thành phần dinh dưỡng omega 3, 6, 9, EPA, đặc biệt là DHA và vitamin A, E tự nhiên ban đầu vẫn được giữ lại trọn vẹn. Sự thành công bước đầu này đã cho thấy hướng đi đúng đắn của Tập đoàn Sao Mai, trở thành đơn vị tiên phong biến dầu cá thành dầu ăn. Ranee ghi điểm sáng tạo. Ranee có màu sắc đẹp, ít đổi màu khi chiên nhiều lần, chứa các a xít béo không no, omega 3, 6, 9, EPA, DHA, vitamin A, E rất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là trẻ em, người già và phụ nữ mang thai. Các bà nội trợ đã trải nghiệm nấu ăn bằng Ranee đều có chung nhận xét: Ranee làm món ăn thơm ngon, giàu dinh dưỡng nên các thành viên trong gia đình rất hài lòng. Theo các chuyên gia của Viện Dinh dưỡng quốc gia, khẩu phần ăn của người Việt Nam đang thiếu dinh dưỡng trầm trọng, gây nên những tác hại lâu dài đối với sức khỏe. Với việc biến mỡ cá tra thô thành dầu ăn cao cấp, Tập đoàn Sao Mai đã chỉ ra con đường bổ sung dưỡng chất tự nhiên thông qua bữa ăn hằng ngày, giúp bảo vệ và tăng cường sức khỏe người tiêu dùng. Hơn nữa, mỡ cá tốt hơn so với mỡ heo, mỡ bò... vì vậy sản phẩm dầu ăn được chiết xuất từ tinh dầu cá như Ranee cũng tốt hơn đối với sức khỏe con người. Sự xuất hiện của dầu cá Ranee cho thấy giá trị cá tra Việt Nam không chỉ có fillet. Tập đoàn Sao Mai đã mở ra hướng đi mới trong chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng thông qua việc khai thác những giá trị tuyệt vời từ loài thủy sản độc tôn của vùng ĐBSCL. Kết quả phân tích mới nhất từ Viện Dinh dưỡng quốc gia cho thấy dầu ăn cao cấp Ranee với các thành phần dinh dưỡng như DHA, EPA, omega 3, 6, 9 là những a xít béo không no, hoàn toàn tự nhiên, rất tốt cho sức khỏe người tiêu dùng. Ranee có mặt trong hệ thống siêu thị, chợ đầu mối và các showroom đặt tại Nhà máy - Cụm công nghiệp Sao Mai, TP.Long Xuyên (An Giang), TP.HCM, TP.Cần Thơ và các tỉnh phía bắc nhằm mang sản phẩm an toàn đến tay người tiêu dùng. Từ hệ thống phân phối này, các gia đình có thể dễ dàng tìm mua được sản phẩm chính hiệu. Hồ Nhung.
Thủ tướng yêu cầu xử lý ngay thông tin bôi xấu sản phẩm cá tra Việt Nam
Nhắc đến việc có thông tin bôi xấu sản phẩm cá tra Việt Nam, Thủ tướng đề nghị Bộ Công Thương, Bộ NNPTNT cần tập trung xử lý ngay vụ việc này, khi đây là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam.
Kinh tế
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại phiên họp. Ảnh: VGP. Chiều 30.8, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2018, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã thông tin về phiên họp Chính phủ diễn ra cùng ngày. Đánh giá tình hình kinh tế - xã hội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, tình hình tháng 8 tốt hơn tháng 7. Kinh tế vĩ mô ổn định. Lạm phát được kiểm soát. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2018 tăng 0,45% so với tháng trước. CPI bình quân 8 tháng năm 2018 tăng 3,52% so với bình quân cùng kỳ năm 2017. Các ngành kinh tế chủ yếu tiếp tục phát triển mạnh, xu hướng tăng tốt hơn. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 11,2%. Xuất siêu 2,8 tỷ USD. Đến nay, có trên 25 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Tình hình đầu tư cải thiện rõ nét. Tính đến 20.8, tổng vốn đầu tư có yếu tố nước ngoài (bao gồm FDI) đăng ký đạt trên 24,3 tỷ USD, tăng 4,2% so với cùng kỳ. Niềm tin của các nhà đầu tư ngoại tiếp tục được khẳng định khi mà nhiều tổ chức quốc tế đánh giá cao triển vọng phát triển của Việt Nam. Cả nước có trên 87.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 2,4% về số doanh nghiệp và tăng 6,9% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2017. Có 21.000 doanh nghiệp hoạt động trở lại, tăng 9,3%. Các lĩnh vực về văn hóa, xã hội tiếp tục được quan tâm chỉ đạo. Đời sống người dân tiếp tục được cải thiện. Tuy nhiên, tình hình tháng 8 và 8 tháng cũng nổi lên một số vấn đề tồn tại, hạn chế như kết cấu hạ tầng bị ảnh hưởng nhiều bởi mưa lũ, giá một số mặt hàng nông sản trên thế giới đang giảm, tình hình cháy nổ, tai nạn giao thông... Nhắc đến việc có thông tin bôi xấu sản phẩm cá tra Việt Nam, Thủ tướng đề nghị cần có biện pháp xử lý vấn đề này một cách kịp thời hơn. Các Bộ Công Thương, NNPTNT cần tập trung xử lý ngay vụ việc này, khi đây là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam. Từ các báo cáo, đánh giá sơ bộ của các bộ, ngành chức năng, Thủ tướng cho biết, một điều đáng mừng là qua phân tích, 12/12 chỉ tiêu năm 2018 mà Quốc hội giao có thể đạt và vượt, trong đó, 8 chỉ tiêu vượt, 4 chỉ tiêu đạt. GDP có khả năng đạt trên 6,7%, thu ngân sách vượt dự toán 3-5%, nợ công giảm, lạm phát dưới 4%. Chất lượng tăng trưởng được nâng lên. Năng suất lao động tăng. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tiếp tục được kiểm soát, tăng 0,45% so với tháng trước. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 11,2% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 8,2% của cùng kỳ năm 2017. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 2.860,4 nghìn tỷ đồng, tăng 11,2% so với cùng kỳ. Khách quốc tế đến nước ta ước tính đạt trên 10,4 triệu lượt người, tăng 22,8%. TX.
Phải hình thành thói quen tiết kiệm năng lượng
Nhiệm vụ thường xuyên, liên tục là đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của xã hội về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Mục tiêu là làm sao hình thành thói quen tiết kiệm năng lượng, để mỗi người luôn có ý thức, luôn thực hành tiết kiệm năng lượng trong mọi thời điểm.
Kinh tế
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: VGP/Nhật Bắc. Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh điều này tại Hội nghị Tổng kết 5 năm triển khai thực hiện Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả diễn ra vào sáng 16/12. Chưa tương xứng với tiềm năng. Theo báo cáo của Bộ Công Thương, Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong giai đoạn 2011-2015 đã giúp tiết kiệm 5,65% trên tổng năng lượng tiêu thụ trong cùng giai đoạn, tương đương với việc tiết kiệm sử dụng trên 11 triệu tấn dầu quy đổi. Trong đó, cường độ năng lượng của các ngành sản xuất công nghiệp, tiêu thụ nhiều năng lượng đều giảm dần trong giai đoạn 2011-2015: Ngành thép giảm 8,09%; ngành xi măng giảm 6,33%; ngành dệt sợi giảm 7,32%. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc triển khai thực hiện Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vẫn còn những hạn chế như: Vẫn còn những quy định chưa đồng bộ, chưa theo kịp được tốc độ phát triển từ thực tiễn của xã hội. Các chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp, tổ chức đã có trong Luật nhưng trên thực tế, nhóm đối tượng này vẫn khó khăn khi tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi cũng như miễn giảm thuế khi triển khai các dự án tiết kiệm năng lượng. Phó Thủ tướng nhìn nhận, nhiều địa phương đã thực hiện tốt Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả như: Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ Tuy nhiên, vẫn còn một số địa phương, một số tổ chức, cá nhân chưa thật sự nghiêm túc thực hiện và triển khai thi hành Luật. Tại một số nơi, nhận thức của doanh nghiệp trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng vẫn còn hạn chế. Hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong một số lĩnh vực như GTVT, xây dựng, nông nghiệp còn còn có những hạn chế nhất định, chưa tương xứng với tiềm năng. Bên cạnh đó, việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả còn rất hạn chế. Việc thực thi Luật vẫn nặng về tuyên truyền, vận động, khuyến khích bởi vì các chế tài hiện có được cho là chưa đủ mạnh, chưa đủ răn đe các đối tượng vi phạm. Có thể nói, các kết quả đạt được của giai đoạn vừa qua, tuy là rất đáng ghi nhận, nhưng thực sự chưa tương xứng với tiềm năng tiết kiệm năng lượng của chúng ta. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, các ngành công nghiệp Việt Nam có tiềm năng kỹ thuật về tiết kiệm năng lượng lớn, từ 25-40%. Theo ước tính, chi phí bỏ ra để tiết kiệm được 1 kWh điện chỉ bằng so với chi phí phải bỏ ra để sản xuất thêm lượng điện năng đó, Phó Thủ tướng nói. Nhận thức của người dân và doanh nghiệp chưa cao. Về nguyên nhân của tình trạng trên, Phó Thủ tướng cho rằng hiện còn nhiều hạn chế trong việc quản lý các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm, thiếu sự kết hợp giữa các đơn vị quản lý Nhà nước tại địa phương. Việc phối hợp giữa sở Công Thương và các sở ban ngành tại địa phương còn chưa tốt, còn lúng túng trong việc thanh tra, kiểm tra; các cơ sở sử dụng năng lượng chưa thực hiện nghiêm các quy định của Luật. Nhận thức của nhiều doanh nghiệp và người dân về lợi ích của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả còn chưa đồng đều; nhận thức của cộng đồng, doanh nghiệp và người dân về những biện pháp tiết kiệm năng lượng còn yếu, chưa đầy đủ, đôi khi còn hiểu sai lệch về việc áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng, dẫn đến hiệu quả tiết kiệm năng lượng không cao. Báo cáo của các đồng chí nói 85% người dân đã được tuyên truyền, hiểu về tiết kiệm điện nhưng tôi cho rằng con số này là thấp hơn, mà ngay cả khi đã được tuyên truyền, đã biết thì để chuyển hóa thành hành động tiết kiệm năng lượng cụ thể vẫn còn một quá trình, Phó Thủ tướng nhấn mạnh. Mặt khác, trong thời gian ngắn sắp tới, Việt Nam sẽ bắt đầu phải nhập khẩu than cho phát điện từ năm 2017 và dự kiến sẽ nhập khẩu khí hóa lỏng từ năm 2023 để bảo đảm nguồn năng lượng cung ứng cho nền kinh tế. Mới đây, Quốc hội đã phê chuẩn về việc dừng các dự án điện hạt nhân Ninh Thuận thì việc tìm ra các giải pháp cung ứng đầy đủ nguồn năng lượng cho phát triển kinh tế trong tương lai đang là vấn đề quan trọng và cấp bách. Do đó, để giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu thì việc phát triển năng lượng tái tạo và thực hiện các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng. Ảnh: VGP/Nhật Bắc. Tăng cường tính bắt buộc trong việc tuân thủ Luật. Trước tình hình trên, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ Công Thương tiếp thu, tổng hợp và nghiên cứu tất cả các ý kiến đóng góp của các đại biểu dự họp về việc triển khai Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong giai đoạn vừa qua. Đề nghị các đồng chí tiếp thu một cách đầy đủ, khoa học những ý kiến đóng góp này để đưa ra những giải pháp khắc phục, điều chỉnh; bao gồm cả việc kiến nghị sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành Luật. Bộ Công Thương báo cáo Chính phủ trước ngày 31/1/2017, Phó Thủ tướng nhấn mạnh. Về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Phó Thủ tướng yêu cầu sửa đổi theo hướng tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước của các bộ, ngành, địa phương trong việc tổ chức biện pháp thực hiện, chế độ giám sát, báo cáo, đánh giá việc thực thi Luật trong lĩnh vực quản lý của bộ, ngành mình. Tăng cường tính bắt buộc trong việc tuân thủ các quy định của Luật đối với các cơ sở sử dụng năng lượng, đặc biệt là cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm và tăng cường trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Đồng thời, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với các Bộ: Xây dựng, GTVT, Giáo dục và Đào tạo và các bộ, ngành xây dựng Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2016-2020, trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 31/1/2017. Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính khẩn trương xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khung giá của mức giá bán lẻ điện giai đoạn 2016-2020. Đặc biệt, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, bên cạnh những công việc mà các bộ, ngành cần thực hiện thì nhiệm vụ thường xuyên, liên tục là đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của xã hội về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Mục tiêu là làm sao hình thành thói quen tiết kiệm năng lượng, để mỗi người luôn có ý thức, luôn thực hành tiết kiệm năng lượng trong mọi thời điểm. Phan Trang.
Tiếp tục sử dụng Quỹ Bình ổn giá 200 đồng/lít xăng
VOV.VN - Giảm mức sử dụng Quỹ Bình ổn giá đối với các mặt hàng dầu Diezel và dầu hỏa từ 90 – 100 đồng/lít.
Kinh tế
Ngày 28/5, Bộ Tài chính đã có văn bản điều hành kinh doanh xăng dầu gửi các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối. Theo Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), căn cứ diễn biến giá xăng dầu thế giới trong thời gian gần đây; trên cơ sở nguyên tắc tính toán giá cơ sở theo các quy định tại Nghị định số 84/2009/NĐ-CP; Thông tư số 234/2009/TT-BTC, mức chênh lệch cụ thể giữa giá bán hiện hành và giá cơ sở bình quân 30 ngày từ ngày 28/4 - 27/5 đối với các mặt hàng xăng dầu, liên Bộ Tài chính - Công Thương yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu đầu mối giữ ổn định giá bán xăng, dầu trong nước như hiện hành. Liên bộ yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu đầu mối tiếp tục giữ ổn định mức trích Quỹ Bình ổn giá đối với các mặt hàng xăng, dầu như hiện hành. Đối với mặt hàng xăng, các doanh nghiệp tiếp tục sử dụng Quỹ Bình ổn giá 200 đồng/lít như hiện hành. Đối với mặt hàng dầu Diezen, giảm sử dụng Quỹ Bình ổn giá 90 đồng/lít (từ 180 đồng/lít xuống còn 90 đồng/lít). Mặt hàng dầu hỏa sẽ giảm sử dụng Quỹ Bình ổn giá 100 đồng/lít (từ 160 đồng/lít xuống còn 60 đồng/lít). Riêng đối với mặt hàng dầu madút, các doanh nghiệp phục hồi việc sử dụng Quỹ Bình ổn giá 160 đồng/kg (từ 0 đồng/kg lên 160 đồng/kg). Liên bộ quy định thời điểm áp Quỹ Bình ổn giá từ 14h00 ngày 28/5/2014. Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối thực hiện và báo cáo tình hình thực hiện về Liên Bộ Tài chính Công Thương để Liên Bộ theo dõi, giám sát theo quy định./. Nguyễn Quỳnh/VOV online.
Nước ngoài mua ròng cổ phiếu
Giá cổ phiếu tại VN hiện đang được xếp vào loại rẻ nhất thế giới
Kinh tế
Phiên giao dịch chứng khoán ngày 7-6, mặc dù không có thông tin xấu bất thường nhưng vì nhiều nhà đầu tư trong nước nản lòng khi thấy chứng khoán lình xình kéo dài nhiều tháng nay nên đã bán tháo cổ phiếu, làm cho nhiều mã bị mất giá hết biên độ, chỉ số Index trên cả hai sàn giảm mạnh. Kết thúc phiên, VN-Index xuống mức 496,89 điểm, giảm 2,64%; còn HNX-Index lao xuống 154,8 điểm, giảm 4,26%, tổng giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 2.769 tỉ đồng, tăng nhẹ so với phiên liền trước. Tận dụng cơ hội thị trường lung lay, khối nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đẩy mạnh mua vào. Do ảnh hưởng của thị trường chứng khoán toàn cầu, VN-Index ngày 7-6 giảm sâu. Ảnh: HỒNG THÚY Mua ròng 43/45 phiên Tính từ đầu quý II tới nay, thị trường diễn ra với 45 phiên giao dịch, trong đó khối nhà ĐTNN đã mua ròng 43 phiên (còn 2 phiên bán ròng với số lượng ít). Mặc dù 3 quỹ thuộc Dragon Capital đăng ký bán 19 triệu cổ phiếu STB trong thời gian từ đầu tháng 6 đến đầu tháng 8 năm nay, nhưng không vì thế mà giá trị mua ròng của khối nhà ĐTNN giảm xuống. Trái lại, càng về sau giá trị mua vào càng lớn. Chỉ tính trong 13 tuần qua, khối ngoại đã mua ròng 4.406 tỉ đồng trên sàn TPHCM. Trong khi nhà đầu tư lướt sóng trong nước tập trung mua những cổ phiếu bèo bọt, chỉ số tài chính kém hấp dẫn, làm ăn thua lỗ triền miên, giá đã bị đẩy lên cao ngất ngưởng thì khối ĐTNN chỉ chọn những mã blue-chips tốt cơ bản để mua vào, như CII, FPT, GMD, HAG, HPG, HSG, SSI, SJS... Vì theo họ, trong mọi thời điểm, nếu ôm những cổ phiếu có chỉ số cơ bản tốt, nền tảng vững chắc thì bao giờ cũng yên tâm. Nhà đầu tư nội bi quan thái quá Thời gian gần đây, nhà đầu tư VN đã bi quan thái quá bởi tình hình khủng hoảng nợ châu Âu, vì vậy mặc dù nền kinh tế VN đang ổn định, nhiều doanh nghiệp làm ăn tốt nhưng giá cổ phiếu vẫn cứ giảm liên tục, không dừng lại. Theo ông Lawrence Wolfe, Giám đốc phát triển kinh doanh Công ty Chứng khoán Đông Á, khủng hoảng nợ công ở châu Âu tác động trước tiếp đến kinh tế và chứng khoán tại VN không đáng kể. Theo thống kê, vốn đầu tư trực tiếp của châu Âu vào VN chỉ chiếm khoảng 13%/tổng vốn ĐTNN, trong đó 3 nước khủng hoảng nợ công là Hy Lạp, Tây Ban Nha và Iceland chỉ chiếm 0,02%. Còn xuất khẩu của VN vào 3 nước nói trên cũng rất khiêm tốn, chỉ chiếm gần 1,8% trên tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Khi kinh tế vĩ mô hồng lên Ông Lawrence Wolfe đánh giá nền kinh tế VN năm 2010 sẽ tốt hơn nhiều so với 2 năm qua. Hiện, thị trường tiền tệ đã trở lại bình thường, tỉ giá ngoại tệ bình ổn, lạm phát đã giảm và đang đi theo chiều hướng thấp, kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh trở lại, nhập siêu giảm dần... Với các tiêu chí kinh tế vĩ mô hồng lên như vậy không có lý do gì để tác động xấu lên thị trường chứng khoán. Theo nhiều tổ chức tài chính,. Theo mặt bằng giá ngày 7-6, nhiều cổ phiếu sản xuất ngành hàng cơ bản thu nhập ổn định, tăng trưởng tốt nhưng hiện giá xuống rất thấp, hệ số P/E ước tính năm nay chỉ ở mức 6 7 lần. Trong điều kiện như vậy, nếu khi thanh khoản ngân hàng được cải thiện, tín dụng tăng trưởng nhanh hơn và lãi suất giảm xuống mức vừa phải thì sức cầu sẽ lớn lên và lúc đó giá cổ phiếu sẽ tăng trở lại.
Kịch bản cho TTCK tháng 6
(ĐTCK) Chứng khoán đã bước qua những phiên lao dốc lịch sử trong tháng 5 và chính điều này đã giúp thị trường tìm lại “sóng” hồi phục ngoạn mục vào cuối tháng, VN-Index chốt ngày 29/5 tại 558,4 điểm. Tháng 6 đang được kỳ vọng sẽ đem lại những bất ngờ đối với nhà đầu tư.
Kinh tế
Sự hồi phục của thị trường trong những phiên vừa qua đã giải tỏa bớt tâm lý căng thẳng từng bao trùm lên nhà đầu tư. Trao đổi với ĐTCK, bà Quách Thùy Linh, Trưởng phòng phân tích, CTCK VCBS cho rằng, về cơ bản, TTCK vẫn phụ thuộc nhiều vào yếu tố cơ bản từ phía nền kinh tế. Trong khi đó, mặc dù nền kinh tế trong quý II dự báo duy trì sự ổn định và đà hồi phục với mức tăng trưởng vừa phải 5,3%, tương ứng mức tăng khoảng 5,1% trong 6 tháng đầu năm, nhưng sự bứt phá vẫn chưa đến. Theo VCBS, TTCK trong tháng 6 sẽ chủ yếu ở trạng thái tích lũy, giằng co và tìm một điểm cân bằng ở vùng giá hiện tại sau khi đã trải qua những biến động rất mạnh ở giai đoạn trước đó. Về động thái của khối ngoại, có thể thấy, khối này đã ghi nhận một tháng mua ròng kỷ lục trong tháng 5, trên 2.000 tỷ đồng, đặc biệt là vào những thời điểm thị trường lao dốc rất sâu trước căng thẳng ở biển Đông. Sang tháng 6, khi thị trường bước vào giai đoạn tích lũy và tìm điểm cân bằng ở một vùng giá cao hơn thì sức hấp dẫn của thị trường với khối ngoại nhiều khả năng sẽ giảm bớt. Tháng 6 sẽ là tháng các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh cơ cấu lại danh mục với trạng thái mua bán ở mức tương đối cân bằng, bà Linh nói. Tháng 5 vốn không phải là tháng thuận lợi đối với TTCK nếu xét trên 2 góc độ tâm lý và yếu tố chu kỳ và chính điều này đã đẩy thị trường sụt giảm theo chiều thẳng đứng từ ngưỡng 609 điểm về mốc 508 điểm chỉ trong vài tuần. Ông Lê Đức Khánh, Giám đốc Chiến lược CTCK MSBS cho rằng, mỗi khi TTCK sụt giảm mạnh xuất phát từ tin xấu thì ngay sau đó, sự hồi phục đều hấp dẫn dòng tiền đầu cơ ngắn hạn. Theo ông Khánh, hiện tại, sóng hồi ngắn hạn gần như kết thúc khi mà chỉ số VN-Index chạm ngưỡng siêu kháng cự 555 - 560 điểm và khi sóng hồi đã tăng đủ nhịp thì sẽ bắt đầu đi vào giai đoạn điều chỉnh. Với cách nhìn lạc quan hơn, ông Lê Đắc An, Trưởng phòng đầu tư CTCK Tân Việt cho rằng, bước sang tháng 6, khi những thông tin tiêu cực trong tháng 5 đã trở nên bão hòa, tâm lý nhà đầu tư sẽ lạc quan hơn nên thị trường chắc chắn sẽ vận động theo chiều hướng tích cực hơn. Với xu hướng này, theo ông An, khả năng dòng tiền nói chung sẽ tiếp tục chảy vào TTCK trong tháng 6. Riêng với khối ngoại, dự báo việc giải ngân mới sẽ hạn chế hơn do khối này đã mua được khá nhiều cổ phiếu với giá rẻ trong đợt giảm điểm mạnh hồi tháng 5, đồng thời, việc lựa chọn cổ phiếu sẽ kỹ lưỡng hơn do mặt bằng giá đã tăng cao hơn so với trước. Cùng cách nhìn tích cực, ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc tư vấn đầu tư CTCK MayBank KimEng cho rằng, đà phục hồi tích cực của thị trường từ nửa cuối tháng 5 sẽ tiếp diễn đến nửa đầu tháng 6. Phân tích kỹ thuật cũng ủng hộ quan điểm này với hàng loạt tín hiệu kỹ thuật hỗ trợ trong ngắn hạn. Kèm theo đó, khối ngoại vẫn sẽ được duy trì tích cực như từ đầu năm đến nay, thậm chí có thể có thêm các luồng vốn mới khi các Quỹ Đầu tư vẫn đang tích cực thu hút vốn từ nước ngoài như các quỹ ETFs, các quỹ đầu tư mạo hiểm Tuy nhiên, sau nửa cuối tháng 6, thị trường có thể sẽ diễn biến chậm lại theo hướng tích lũy đi ngang nhiều hơn là xuống hay lên rõ rệt. Điều khiến nhà đầu tư quan tâm lưu ý trong tháng 6 là thời điểm hai quỹ ETFs lớn trên thị trường Việt Nam là quỹ VNM và FTSE thay đổi cơ cấu danh mục đầu tư. Theo đó, những mã có những thay đổi mạnh về tỷ trọng nhiều khả năng sẽ có những biến động lớn về thị giá cũng như thanh khoản, tạo sự quan tâm đối với các nhà đầu tư. Tuy nhiên, VCBS cảnh báo, đầu tư theo ETFs chỉ là cơ hội trong ngắn hạn và việc mua/bán cổ phiếu theo diễn biến của quỹ ETFs ngoại luôn đi kèm với rủi ro khá cao. Thị trường lại tiếp tục đi tìm mặt bằng giá mới và chờ đợi tín hiệu rõ ràng hơn. Nhưng có một điều chắc chắn, cú sốc tâm lý trong tháng 5 đã giúp thị trường và nhà đầu tư đứng vững hơn trong thời gian tới. Hải Vân.
Lo có “ngọn lửa dưới đám khói”
(ĐTCK-online) Một số thông tin tốt báo hiệu dòng tiền có khả năng hỗ trợ chứng khoán đã xuất hiện trong tuần này, tuy nhiên, câu chuyện các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất vẫn là một nhân tố đe dọa đến sự tăng bền vững của thị trường, khiến nhiều nhà đầu tư vẫn quyết định đứng ngoài.
Kinh tế
Trước tiên, nói đến thông tin tích cực là gần 1 tỷ USD vốn ròng đầu tư gián tiếp nước ngoài đã vào thị trường Việt Nam, trong đó chỉ có hơn 10% vốn đầu tư vào trái phiếu, còn lại là vốn vào cổ phiếu. Thứ hai, là sự tăng điểm của TTCK được "mồi" bằng lực đẩy của nhà đầu tư nước ngoài, sau đó được củng cố thêm bằng các lệnh lớn đặt vào cuối phiên của các chủ thể đầu tư trong nước đã "kích hoạt" loạt lệnh mua vào của nhiều nhà đầu tư khác. Một lượng tiền không nhỏ đã "trở về" thị trường sau khi "tạm trú" ở USD và vàng khi "khu vực" này bắt đầu tăng độ rủi ro. Có thể nói, kênh gửi tiết kiệm đang là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với kênh đầu tư chứng khoán. Lãi suất tiết kiệm đang chiếm ưu thế cạnh tranh vì lãi suất cao và an toàn nhưng chứng khoán cũng hấp dẫn không kém nhờ giá rẻ và triển vọng lợi nhuận cao trong dài hạn nếu đầu tư đúng vào những công ty tốt. Ngay khi có động thái đua lãi suất kỷ lục trên thị trường, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có chỉ đạo ổn định lại mức lãi suất như các ngân hàng đã cam kết với nhau. Tuy nhiên, liệu lãi suất huy động thực tế có được ổn định? Hiện nay, các ngân hàng huy động vốn đều ghi sổ lãi suất danh nghĩa thấp và thưởng tiền mặt trực tiếp cho nhà đầu tư tạo nên mặt bằng lãi suất thực cao. Nếu các ngân hàng vẫn tiếp tục âm thầm đua tăng lãi suất bằng các hình thức khuyến mại hoặc thỏa thuận ngầm với khách hàng thì mặt bằng lãi suất 14% hiện nay chỉ là một "tấm vỏ bọc" ngày càng dày lên trên danh nghĩa. Phương thức điều hành của NHNN về lãi suất đang là trọng tâm thu hút sự chú ý của thị trường để đánh giá rủi ro có thể có đối với TTCK trong thời gian tới. Còn nhớ, không xa thời điểm hiện nay, chủ trương lãi suất là "vào 10, ra 12" đã khiến cho bao nhà đầu tư kỳ vọng, đã không thực hiện được. Bây giờ, khi thị trường đã "thử phản ứng" với mức lãi suất công bố lên đến 18%/năm, thì dù sau đó, lãi suất có giảm trở lại, nhiều nhà đầu tư cũng vẫn lo ngại về "ngọn lửa dưới đám khói". Nếu NHNN thành công trong việc kiềm chế lãi suất tăng quá cao thì sẽ là tin tốt cho chứng khoán, bằng không, lại tạo ra một cái "bẫy" cho TTCK như giai đoạn trước đây.
Vinatex khởi động sớm Dự án 2.200 tỷ tại Hải Phòng
(Baodautu.vn) Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) đang ráo riết chuẩn bị các thủ tục đầu tư để có thể khởi công xây dựng Dự án Khu liên hợp Sợi - Dệt, Nhuộm - May An Lão (Hải Phòng) vào cuối quý I năm 2014.
Kinh tế
Dự án Khu liên hợp Sợi - Dệt, Nhuộm - May An Lão có tổng vốn đầu tư. 2.200 tỷ đồng. Được sự chấp thuận của UBND TP. Hải Phòng từ cuối tháng 10/2012, Khu Liên hợp Sợi - Dệt nhuộm - May An Lão do Vinatex làm chủ đầu tư sẽ được xây dựng tại xã Quốc Tuấn, huyện An Lão, TP.Hải Phòng. Dự án có tổng vốn đầu tư 2.200 tỷ đồng, bao gồm các hạng mục chính: Xây dựng hạ tầng khu liên hợp Sợi - Dệt nhuộm May và triển khai đầu tư xây dựng các nhà máy Sợi - Dệt nhuộm - Hoàn tất - May, Nhà máy cấp nước sạch, Nhà máy xử lý nước thải và đặc biệt là khu nhà ở cho công nhân, đây là hạng mục ưu việt của một khu liên hợp hiện đại. Ông Hoàng Vệ Dũng, Phó tổng giám đốc Vinatex cho biết, ngành dệt may Việt Nam đang tiến tới tự chủ trong sản xuất hàng may mặc, từ khâu đầu đến khâu cuối và việc đầu tư Dự án Khu liên hợp Sợi Dệt, nhuộm May An Lão là cụ thể hóa mục tiêu đó. Ngoài ra, Khu liên hợp là một trong những dự án đầu tư trọng điểm của Tập đoàn nhằm tận dụng lợi thế và cơ hội từ Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) dự kiến ký kết vào năm 2014, trong đó dệt may sẽ là ngành được hưởng lợi lớn về xuất khẩu. Được biết, sau khi các dự án trong Khu liên hợp được hoàn thành và đưa vào khai thác, vận hành sẽ đóng góp doanh thu bình quân hàng năm trên 3.700 tỷ đồng, tạo thêm việc làm ổn định cho gần 5.000 lao động địa phương và các vùng lân cận với mức thu nhập khoảng 5 triệu đồng/người/tháng và sản xuất ra các sản phẩm dệt may đa dạng, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng xã hội và xuất khẩu. Theo tính toán của chủ đầu tư, dự kiến kim ngạch xuất khẩu năm đầu tiên đạt 54 triệu USD, các năm tiếp sẽ tăng có thể tới 200 triệu USD. Hải Yến.
Cuộc đua tiền tệ ở Đông Nam Á
Cuối năm nay, cộng đồng kinh tế chung Đông Nam Á (AEC) dự kiến sẽ ra đời. Ngoài các nhiệm vụ đề ra còn phải làm thế nào để có sự hài hòa và cân bằng về chính sách tỷ giá.
Kinh tế
Bên cạnh các chính sách thúc đẩy thương mại hàng hóa dịch vụ, nguồn vốn và nhân lực di chuyển tự do hơn, thì một vấn đề quan trọng khác chưa thấy được nhắc đến nhiều trong các phiên thảo luận giữa các thành viên khi AEC ra đời. Đó là làm thế nào để có sự hài hòa và cân bằng về chính sách tỷ giá - một công cụ được xem là có thể mang lại lợi thế cạnh tranh xuất khẩu một cách không công bằng cho các quốc gia. Cũng cần nói thêm, ngay cả ở các hiệp định thương mại rộng lớn hơn như Tổ chức Thương mại Thế giới, vấn đề tỷ giá, cụ thể là việc các quốc gia cố tình kìm hãm hay hạ giá trị tiền tệ nước mình, đã là chuyện gây tranh cãi trong nhiều năm qua, và đến nay vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc. Trước khi diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, Trung Quốc được cho là đã cố gắng duy trì chính sách đồng nhân dân tệ ở mức thấp nhằm hỗ trợ xuất khẩu. Sau khủng hoảng, đến lượt Mỹ, Nhật, và mới đây là khu vực đồng euro đã liên tiếp tung ra các gói nới lỏng định lượng, giúp các nước này làm giảm giá trị đồng tiền để vượt qua suy thoái. Đồng rupiah của Indonesia đã sụt giảm giá trị so với USD từ năm ngoái cho đến nay. Hãy quay trở lại với trường hợp của các quốc gia Đông Nam Á. Có thể thấy một cuộc đua hạ giá trị nội tệ đang diễn ra âm ỉ giữa các nước thành viên. Ngay những ngày đầu năm, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chủ động hạ giá trị tiền đồng thêm 1% so với USD (điều đó có nghĩa là có thể chỉ còn một đợt nâng tỷ giá thêm 1% nữa trong năm nay theo cam kết của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước). Ngoài Việt Nam, các nền kinh tế chủ chốt trong khu vực cũng chứng kiến sự sụt giảm về giá trị đồng nội tệ. Theo Ngân hàng HSBC, đồng ringgit của Malayasia đã giảm 12% so với USD kể từ tháng 9/2014. Đồng rupiah của Indonesia cũng tiếp tục chuỗi sụt giảm giá trị so với USD từ năm ngoái cho đến nay. Trong khi đó, đồng peso của Philippines được dự báo sẽ tiếp tục giảm trong đầu năm 2015, khi đồng bạc xanh đang ngày càng mạnh hơn. Tuy vậy, nền kinh tế đang tăng trưởng tốt của quốc gia này sẽ giúp hạn chế phần nào khả năng mất giá của đồng peso. Một nền kinh tế lớn khác trong khu vực chứng kiến giá trị đồng tiền sụt giảm là Singapore, khi đồng đô-la Singapore đã giảm 10% so với đồng bạc xanh trong vài tháng qua. Nhận xét về xu hướng này, ông Jeff Ng, chuyên gia kinh tế tại Ngân hàng Standard Chartered cho rằng, bên cạnh giá các mặt hàng nhập khẩu sẽ tăng hơn trước thì việc đô-la Singapore yếu hơn cũng sẽ giúp các nhà xuất khẩu nước này kinh doanh tốt hơn. Hiện nền kinh tế Singapore đang gặp áp lực lớn về nguy cơ bong bóng nhà đất và ngành sản xuất đang yếu đi. Trong khu vực, chỉ Thái Lan là nền kinh tế lớn có đồng nội tệ khá ổn định trong thời gian qua, nhờ ngành du lịch phát triển và ngân hàng trung ương nước này cũng mạnh tay sử dụng dự trữ ngoại hối, để can thiệp vào thị trường. Tuy vậy, trong bối cảnh đồng tiền của quốc gia lân cận sụt giảm, có thể ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Thái Lan, mới đây Chính phủ Thái đã đề nghị ngân hàng trung ương nước này xem xét lại chính sách tỷ giá theo hướng hợp lý hơn. Năm ngoái, giá trị xuất khẩu của Thái Lan đã giảm nhẹ so với năm trước đó. Nhìn chung, các ngân hàng trung ương trong khu vực có lý do để sử dụng công cụ tỷ giá để hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh thế thế giới vẫn chưa phục hồi ổn định. Gần đây, Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) đã cắt giảm triển vọng tăng trưởng toàn cầu trong năm nay từ 3,8% xuống còn 3,5%, do lo ngại về tăng trưởng đang chậm lại ở Trung Quốc, châu Âu và một số nền kinh tế mới nổi. Tại Việt Nam, lý giải cho bước đi giảm giá tiền đồng vào đầu tháng 1 vừa qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết, một phần lý do là giúp các nhà xuất khẩu trong nước. Hành động này là để các doanh nghiệp chủ động có phương án sản xuất kinh doanh ngay từ đầu năm, kể cả doanh nghiệp xuất khẩu, cho thấy họ sẽ được hỗ trợ ngay từ đầu năm. Và các doanh nghiệp nhập khẩu cũng thấy được mặt bằng tỷ giá để chủ động điều chỉnh trong kế hoạch tài chính của mình, ông Bình nói. Tuy vậy, một thực tế là Việt Nam cùng các quốc gia khác trong khối ASEAN (ngoại trừ Singapore) có khá nhiều điểm tương đồng về các mặt hàng xuất khẩu, cùng có những lợi thế cạnh tranh về nguồn lao động giá rẻ. Điều này sẽ khiến sức ép cạnh tranh về xuất khẩu giữa các quốc gia trong khối gia tăng, nếu không có một sự hài hòa trong vấn đề tỉ giá, đặc biệt là một khi AEC ra đời. Báo cáo về mối quan hệ thương mại giữa các thành viên trong khối AEC hiện vẫn chưa có. Tuy nhiên, một đánh giá của HSBC về mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc - hai quốc gia có nhiều điểm tương đồng về các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động, cũng gợi nhắc nhiều điều về khả năng cạnh tranh xuất khẩu giữa các quốc gia tương đồng nhau. Báo cáo này cho thấy việc đồng nhân dân tệ sụt giảm mạnh đã gây tổn hại đến các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Trong khi đó, đối với các đối tác thương mại khác như Mỹ, châu Âu hay Nhật, việc hạ giá trị tiền tệ của các quốc gia này dường như không mấy ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu của Việt Nam, bởi đối với Việt Nam, các quốc gia này là đối tác hỗ trợ, bổ sung chứ không phải cạnh tranh trực tiếp. 10 dự án tương lai đặc biệt nhất thế giới Tàu siêu tốc Hyperloop, phương tiện thanh toán trong vũ trụ PayPal Galactic hay máy bay tự lái là những dự án gây sốc của tỷ phú Elon Musk do trang The Richest đăng tải. Theo Sơn Nguyễn/ Nhịp Cầu Đầu Tư.
Nhiều hợp đồng xuất khẩu gạo bị hủy
Dù giá xuất khẩu gạo đã tăng trở lại từ đầu tháng 7 đến nay, nhưng sản lượng gạo xuất khẩu lại quay đầu giảm. Số lượng hợp đồng bị hủy trong tháng 7 cũng tăng cao vì nhiều DN không giao hàng khi giá lên.
Kinh tế
Hiện gạo Việt Nam đang bị đe dọa bởi nhiều đối thủ mới nổi như Myanmar, Campuchia, thậm chí Thái Lan cũng đang giảm giá bán khiến doanh nghiệp Việt Nam khó cạnh tranh. Giá tăng, lượng xuất khẩu giảm. Trang thông tin chuyên về gạo Oryza cho biết, từ giữa tháng 7 đến nay, giá chào bán gạo Việt Nam đã tăng thêm khoảng 10USD/tấn, lên mức 410 415 USD/tấn. Giá xuất khẩu trung bình của gạo Việt Nam trong tháng 7.2013 đạt 413USD/tấn, tăng so với mức 410USD/tấn hồi tháng 6. Hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam đang gặp khó vì có thêm nhiều đối thủ tiềm năng. Về lượng xuất khẩu, trong tháng 7.2013, Việt Nam xuất khẩu đạt khoảng 576.400 tấn, giảm gần 124.000 tấn so với hồi tháng 6.2013 và giảm 25% so với cùng kỳ 2012, ở mức 765.068 tấn gạo các loại. Thông tin từ Bộ Công Thương cũng cho biết, trong tháng 7, sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đã giảm 10% so với tháng 6. Mặc dù giá xuất khẩu trung bình có tăng hơn trước nhưng lượng xuất khẩu giảm khiến kim ngạch xuất khẩu giảm hơn 13%. Trong khi đó, một nguồn tin từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, do giá tăng, lượng hợp đồng xuất khẩu gạo bị hủy trong tháng 7 cũng đã tăng cao. Tính riêng tháng 7.2013, các doanh nghiệp đã hủy, không giao hàng hơn 180.000 tấn do lỡ ký hợp đồng xuất khẩu giá thấp trước đó. Tính chung 7 tháng đầu năm 2013, số lượng hợp đồng bị hủy lên tới 1 triệu tấn gạo. Ông Trần Thanh Văn Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Gentraco (Cần Thơ) cho biết thêm, giá lúa trong nước hiện ở mức cao khiến doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gạo khó bán ra. Trong khi đó, vẫn còn nhiều hợp đồng xuất khẩu mà doanh nghiệp ký trước đó ở mức giá rất thấp, từ 380 395USD/tấn. Còn theo anh Dương Văn Mến - thương lái thu mua lúa tại huyện Lấp Vò (Đồng Tháp), mặc dù thời tiết mưa bão nhiều, khó khăn cho việc thu hoạch lúa nhưng những ngày qua, giá thu mua lúa tại ĐBSCL tiếp tục tăng. Cụ thể, hiện giá lúa IR 50404 tươi được thương lái thu mua với mức 4.500 4.600 đồng/kg, lúa hạt dài 4.850 5.000 đồng/kg. Mức giá này tăng hơn 100 đồng/kg so với thời điểm cách đây một tuần. Ngày càng khó cạnh tranh. Trong khi xuất khẩu gạo đang ngày càng bị cạnh tranh gay gắt bởi nhiều đối thủ, việc nhiều doanh nghiệp không giao hàng, chấp nhận đền hợp đồng khi giá thu mua trong nước tăng cao có thể gây ảnh hưởng đến uy tín chung của gạo Việt Nam cũng như doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam. Anh Dương Văn Mến cho biết, mặc dù giá lúa liên tục tăng cao nhưng những ngày qua, các cơ sở thu mua nguyên liệu để chế biến gạo xuất khẩu chỉ mua cầm chừng, nhiều chủ kho gạo còn nói thẳng sẽ không nhận hàng trong vài ngày tới. Lý do các cơ sở thu mua gạo nguyên liệu đưa ra là giá lúa, gạo trong nước cao quá mà doanh nghiệp xuất khẩu thì chưa biết có bán được với giá cao như vậy không nên ngừng thu mua - anh Mến giải thích thêm. Trong khi đó, thông tin từ một số doanh nghiệp cho biết, cạnh tranh xuất khẩu gạo ngày càng gay gắt khi có thêm một số đối thủ mới nhưng rất có tiềm năng như Myanmar, Campuchia Theo đó, trong 7 tháng đầu năm 2013, Campuchia đã xuất khẩu được 207.370 tấn gạo, tăng 110% so với cùng kỳ 2012. Riêng tháng 7.2013, Campuchia xuất khẩu 31.411 tấn gạo, chủ yếu là gạo thơm và gạo trắng hạt dài. Ông Trương Thanh Phong Chủ tịch VFA cũng thừa nhận rằng, dù lượng xuất khẩu chưa nhiều nhưng Campuchia dự báo sẽ là đối thủ đáng gờm của các doanh nghiệp Việt Nam. Theo đó, Campuchia có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển lúa. Chính phủ nước này cũng đã bảo lãnh 50% rủi ro để các ngân hàng thương mại cho vay vốn sản xuất, chế biến và dự trữ gạo. Theo VFA, lũy kế từ đầu năm đến cuối tháng 7, Việt Nam xuất khẩu được 4,061 triệu tấn gạo các loại, trị giá FOB đạt 1,741 tỷ USD. Hiện tại, thị trường chủ yếu của gạo Campuchia vẫn là các quốc gia châu Âu, Thái Lan và Trung Quốc. Riêng tại các nước Liên minh châu Âu (EU), do là một quốc gia kém phát triển nhất nên Campuchia còn được miễn thuế xuất khẩu gạo vào thị trường này. Lãnh đạo một doanh nghiệp xuất khẩu gạo tại Bến Tre cũng cho biết thêm, thời gian qua, Thái Lan đã giảm giá bán một lượng lớn gạo phẩm cấp cao, còn 440USD/tấn. Với giá này, các doanh nghiệp Việt Nam rất khó cạnh tranh để có mức lãi tương đối so với giá gạo nguyên liệu mua vào. Chưa kể sắp tới, nhiều nước nhập khẩu gạo sẽ vào vụ thu hoạch ở nước họ, nhu cầu nhập khẩu sẽ giảm, gây thêm khó khăn cho doanh nghiệp - lãnh đạo doanh nghiệp này giải thích thêm. Thuận Hải.
Đại hội Công đoàn bầu Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XII
Tiếp tục Chương trình Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII (nhiệm kỳ 2018 - 2023), chiều 25/9, Đại hội tiến hành thông qua quy chế bầu cử, hình thức bầu cử và Đề án nhân sự Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XII; thảo luận về nhân sự; biểu quyết danh sách nhân sự giới thiệu và bầu Ban Chấp hành.
Kinh tế
Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XI trình bày danh sách các đại biểu được tín nhiệm bầu vào Ban chấp hành Liên đoàn lao động Việt Nam khóa XII. Ảnh: TTXVN. Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XI Bùi Văn Cường cho biết, Đề án nhân sự Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XII đặt ra yêu cầu xây dựng Ban Chấp hành tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phong trào công nhân và hoạt động công đoàn trong tình hình mới và đảm bảo việc tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam. Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XII, nhiệm kỳ 2018 - 2023 có số lượng, cơ cấu hợp lý, đảm bảo về tiêu chuẩn, chất lượng, trong đó lấy tiêu chuẩn, chất lượng là chính. Những nơi cần cơ cấu ủy viên ban chấp hành, nhưng không lựa chọn được người có đủ tiêu chuẩn, chất lượng thì không gò ép giới thiệu người tham gia ban chấp hành. Cấu tạo Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XII phải kế thừa những yếu tố hợp lý trong cơ cấu Ban Chấp hành khóa XI, có sự điều chỉnh, bổ sung, đổi mới theo hướng phát triển phù hợp với tình hình mới; đảm bảo đại diện công đoàn các cấp, các thành phần kinh tế, theo ngành nghề, địa phương, lĩnh vực; kết hợp hài hòa giữa 3 độ tuổi, đảm bảo tỷ lệ cán bộ nữ theo quy định. Công tác chuẩn bị nhân sự phải đảm bảo dân chủ, công khai, đúng quy trình, quy định của Đảng, Điều lệ Công đoàn Việt Nam và hướng dẫn của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Người được giới thiệu tham gia Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn khóa XII, nhiệm kỳ 2018 - 2023 phải đảm bảo tiêu chuẩn chung của cán bộ quy định trong Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị Trung ương 7 (khóa XII) về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đầy đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; Quy định số 89-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp và một số tiêu chuẩn khác như có uy tín, có phương pháp hoạt động và khả năng đoàn kết, tập hợp quần chúng; có tinh thần đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Đại biểu biểu quyết bầu Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XII. Ảnh: TTXVN. Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XI dự kiến số lượng Ban Chấp hành khóa XII, nhiệm kỳ 2018 - 2023 gồm 175 ủy viên, giữ nguyên so với nhiệm kỳ Đại hội XI; trong đó, cơ quan Tổng Liên đoàn và các đơn vị trực thuộc 33 người, Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố 65 người, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn 21 người, Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở 21 người, Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn 9 người, đại diện cơ quan nhà nước, đoàn thể Trung ương 16 người, cán bộ khoa học, chuyên gia 4 và Công nhân trực tiếp sản xuất 6 người. Tại Đại hội sẽ bầu 166 ủy viên Ban Chấp hành, số còn lại sẽ bầu bổ sung sau khi sắp xếp kiện toàn tổ chức bộ máy Tổng Liên đoàn theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII). Cơ cấu Ban Chấp hành phải đảm bảo đại diện các cấp của tổ chức công đoàn, tăng cường sự chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn của Tổng Liên đoàn; có tỷ lệ hợp lý giữa ba độ tuổi phấn đấu dưới 40 tuổi từ 5% đến 10%; từ 40 đến dưới 50 tuổi từ 45% đến 50%; còn lại là trên 50 tuổi trở lên. Phấn đấu tỷ lệ ủy viên Ban Chấp hành là nữ đạt từ 20% đến 30%, là người ngoài Đảng từ 2-5%, là công nhân lao động trực tiếp sản xuất từ 2-5%. Đại hội chia thành 83 tổ thảo luận về công tác nhân sự và bỏ phiếu tín nhiệm lựa chọn 166 người trong danh sách 185 người được đề cử. Báo cáo kết quả thảo luận tại các đoàn đại biểu về nhân sự Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động khóa XII do Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XI Bùi Văn Cường trình bày cho thấy, các đoàn đều thống nhất với đề án nhân sự và danh sách Ban Chấp hành chuẩn bị, không có người đề cử và ứng cử. Tuy nhiên, qua lấy phiếu tín nhiệm, chỉ có 161 trường hợp quá bán. Đại hội đã biểu quyết thống nhất bầu 161 trường hợp vào Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động khóa XII, nhiệm kỳ 2018 - 2023, còn lại 14 trường hợp bổ sung trong nhiệm kỳ. Ngay sau đó, Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XII đã tiến hành Hội nghị lần thứ nhất. Thanh Vân - Thu Phương (TTXVN).
Tập quán "tip"
(TNTT&GT) Nếu với nghĩa khi sử dụng dịch vụ gì đó nên đưa thêm một khoản tiền để cảm ơn thì đưa tiền tip là tập quán chứ không phải văn hóa. Văn hóa là đưa như thế nào - nếu đưa tiền tip mà quăng xuống đất hay đưa với thái độ như cho ăn mày thì đó không phải là văn hóa.
Kinh tế
Tip hay "bo" hay "boa" là một tập quán, nghĩa là luật bất thành văn - khi người ta cung cấp cho mình một dịch vụ gì đó và làm mình hài lòng thì mình sẽ tặng cho người ta một khoản tiền nho nhỏ. Gọi là luật bất thành văn vì những người đưa tip trong thâm tâm coi đó là bắt buộc phải làm, bắt buộc phải tip dù chẳng có văn bản giấy tờ gì quy định như vậy. Tập quán tip cũng như tập quán đi mừng cưới khi đi ăn cưới nhất định phải mang theo cái phong bì có tiền ở trong để mừng. Tip được hiểu là một khoản tiền "trà thuốc", khoản tiền "lót tay" để khuyến khích người ta phục vụ mình tốt hơn. Xung quanh tip có một số câu chuyện chẳng hạn có người như Mr. Bean hiểu tip đúng với nghĩa là tiền để "trà thuốc" nên đã tip bằng cái kẹo hay viên đường; hay chuyện phim có Nicolas Cage đóng vai anh cảnh sát đi uống cà phê không có tiền tip đã tip bằng lời hứa chia nửa số tiền trúng số. Tip là một tập quán quốc tế. Nếu công nhận tip là một tập quán thì sẽ phải công nhận là tập quán tip thay đổi theo không gian và thời gian. Tập quán tip thay đổi theo không gian nghĩa là ở các nước khác nhau, các vùng khác nhau có thể có cách hiểu về tip, cách tip khác nhau. Ở miền Bắc Việt Nam, chuyện tip không phổ biến lắm - chỉ phải tip khi sử dụng các dịch vụ mang tính gần gũi ví dụ như khi đi mát-xa nhưng ở miền Nam tip gần như là đương nhiên, mọi nơi mọi lúc. Ở miền Bắc khi vào các quán ăn thường không mất tiền gửi xe, ở miền Nam tiền giữ xe cần được coi như khoản tip cố định cho người coi giùm xe mình trong lúc mình ăn chơi. Tập quán tip thay đổi theo thời gian nghĩa là cách típ, số tiền tip có thể thay đổi ví dụ có nơi trước kia không có thói quen tip, tip thậm chí bị coi là sỉ nhục người ta nay mọi người đã dần chấp nhận chuyện tip; ví dụ trước kia luật bất thành văn là tip khoảng 5% số tiền theo hóa đơn nay thay đổi tăng lên thành khoảng 10 -15%. Có lẽ bây giờ không phải bàn chuyện có nên tip hay không vì đương nhiên là nên tip rồi, vấn đề chỉ là tip như thế nào. Cách tip phổ biến ở Việt Nam bây giờ là để lại số tiền thừa, tiền lẻ khi thanh toán. Khi được phục vụ chu đáo, khi thực sự hài lòng mãn ý người ta có thể tip thêm một, hai, ba, bốn, năm trăm ngàn đồng. Nếu quá năm trăm ngàn đồng, hình như không còn là tip nữa mà chuyển thành hối lộ hay tặng quà quá mức tình cảm. Về phía người đi tip, nên chăng chỉ tip khi thấy xứng đáng chứ không nên tip theo thói quen, theo luật bất thành văn có như vậy thì mới khuyến khích sự phục vụ? Người Việt chưa có thói quen tip nên ra nước ngoài thường không tip cho nhân viên phục vụ do đó nhiều khi thấy người Việt nhân viên thường không vui vẻ phục vụ. Có khuyến cáo rằng khi xuất ngoại, nên tìm hiểu trước về những thông lệ cho tiền quà tại địa phương để tránh phải lúng túng khi thanh toán hóa đơn. Về phía bên nhận tip, có điểm dịch vụ ăn uống ghi luôn tiền tip 10% vào hóa đơn thanh toán (ở Hồng Kông thì hầu hết các hóa đơn thanh toán ở quán ăn đều có phần 10-30% dịch vụ khiến người ta ăn càng nhiều càng xót). Ở Việt Nam, nhiều khi người ta trắng trợn đòi hỏi tiền tip đặc biệt với khách nước ngoài trước khi khách kịp đưa thì lái xe, nhân viên phục vụ đã hỏi phiên dịch hoặc hướng dẫn viên du lịch: "Có tip không anh?. Tip là khoản cho tùy hỷ tức là, nếu phục vụ tốt hoặc nếu thấy thích thì tip còn không tip cũng chẳng sao. Trên thực tế, tuy tip không phải là khoản cho bắt buộc nhưng cũng gần như bắt buộc vì nếu khách không tip sẽ bị ấn tượng rất xấu, bị đối xử không thân thiện hoặc thậm chí hằn học. Như vậy là đã làm sai lệch ý nghĩa của tip và nếu không cẩn thận nạn đòi tiền típ sẽ thành vẻ xấu tiềm ẩn của du lịch Việt Nam. Cá nhân người viết bài này cho rằng nên xây dựng nét đẹp văn hóa tip, để tip không chỉ trở thành một thói quen tự nhiên, để tip chứng tỏ sự tôn trọng, cảm ơn người đã phục vụ mình. Nhân viên phục vụ đa phần là lương không cao, nếu họ phục vụ tốt thì cũng nên để lại tip coi như một lời cảm ơn họ, để lần sau họ phục vụ tốt hơn. Còn tip có hào phóng hay không thì phụ thuộc vào việc người đi tip có nhiều hào để phóng hay không. Khoảng 40% khách hàng có để lại tiền boa, chủ yếu là tiền thừa, số tiền không lớn và được chia đều cho các nhân viên phục vụ, chứ không phải ai phục vụ bàn nào thì lĩnh trọn số tiền boa đó. Tôi không trông đợi lắm vào khoản tiền này, vì thực sự chúng không đáng kể, tôi chủ yếu sống bằng tiền lương. Lê Quang Thanh (21 tuổi, quán Đạt, 16 Trương Định, Q.3, TP.HCM) Thực lòng mà nói, tôi vẫn chưa có thói quen tip. Những khi đi ăn hoặc đi taxi, đôi lúc còn tiền lẻ thì tôi nói không phải trả lại, nhưng trong đầu vẫn không nghĩ là mình làm vậy là để thể hiện sự biết ơn vì người ta đã phục vụ mình tốt hay gì đó, chỉ đơn giản là ngại chờ lấy tiền lẻ. Ra nước ngoài thì tôi lại càng mù tịt về chuyện phải tip thế nào, tip bao nhiêu. Nhưng tôi nghĩ cũng đã đến lúc mình nên suy nghĩ lại rồi chăng? Hoàng Thu Hằng (23 tuổi, viên chức, Hải Dương) Tôi thấy việc tip đã trở thành điều hết sức bình thường. Đi ăn, đi taxi, đi vào khách sạn, mát-xa, cắt tóc... dùng dịch vụ nào thì cũng nên trả thêm tiền cho người làm dịch vụ đó cho mình. Còn boa ít hay nhiều thì tùy vào thái độ phục vụ của họ thôi. Trần Thành Trung (32 tuổi, công ty FPT) Hùng Phạm.
Lại lo nợ công
TP - Câu chuyện nợ công “chợt” nóng khi cách đây vài ngày, Học viện Chính sách và Phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố số liệu “giật mình”: Nếu tính thêm chi phí dự phòng nợ bất khả kháng là 5% nợ công trong nước (49.500 tỷ đồng, hay 1,38% GDP) thì nợ công sẽ là 2,656 triệu tỷ đồng, tương đương 66,4% GDP trong năm 2014.
Kinh tế
Như vậy, chênh lệch tới 6,5% so với nợ công được công bố. Nợ công, theo Luật Quản lý nợ công là 2,395 triệu tỷ đồng, hay 59,6% GDP đến cuối năm 2014. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cân đối nguồn trả nợ trong Ngân sách nhà nước không đủ, vay để trả nợ gốc ngày càng tăng. Vay trả nợ gốc năm 2014 gần 80.000 tỷ đồng; năm 2015 là 130.000 tỷ đồng Hơn nữa, tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam cao hơn nhiều so với mức bình quân của các nước đang phát triển và các nước trong khu vực. Việt Nam có thu nhập trung bình thấp, dân số đang già hóa nhanh, năng suất lao động bình quân thấp và giảm dần gây áp lực tăng nợ công, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu rõ. Cùng lúc, trong báo cáo tình hình kinh tế 9 tháng, Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia cập nhật một thông tin cho biết các Hợp đồng bảo hiểm nợ xấu (CDS) là một dạng bảo hiểm phòng ngừa người vay tiền không trả được nợ 5 năm tính đến giữa tháng 9 ở mức 260 điểm, cao hơn mức 200 điểm của đầu năm và cao nhất kể từ tháng 1/2014. Giá CDS càng cao, rủi ro vỡ nợ càng lớn. Việc CDS tăng lên phần nào phản ánh tâm lý lo ngại của nhà đầu tư nước ngoài đối với tình hình nợ công của Việt Nam, Ủy ban Giám sát tài chính lưu ý đồng thời khẳng định: Vấn đề quản lý nợ công sẽ tiếp tục là thách thức trong năm 2016, nhất là trong bối cảnh phát hành trái phiếu Chính phủ đang gặp khó khăn. Hư thực nợ công là bao nhiêu, nợ công chiếm 66,4% GDP hay 59,6% GDP năm 2014? Trả lời trong phiên họp báo định kỳ Bộ Tài chính chiều 2/10, bà Vũ Thị Mai, Thứ trưởng Tài chính cho hay: Con số nợ công 2,656 triệu tỷ đồng tương đương 66,4% GDP trong năm 2014 do Học viện Chính sách và Phát triển đã tính thêm chi phí dự phòng nợ bất khả kháng 5% vào nợ công. Theo bà Mai, cách tính này không đúng quy định của Luật Quản lý nợ công. Tuy nhiên, bình luận về con số nợ công tương đương 66,4% GDP, TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương nói, con số này gần hơn với tính toán của các chuyên gia trước đây và sát hơn với con số mà Ngân hàng thế giới đã công bố. Trước thực trạng ngày càng tăng gánh nặng nợ công, có đại biểu Quốc hội từng phải thốt lên: Đừng để con cháu phải trả nợ công cho cha ông.
Sôi động dịch vụ đổi tiền lẻ “dâng” cho thánh - Trần
Mặc dù dịch vụ đổi tiền lẻ tại các đền chùa đã chính thức bị cấm, song tại Phủ Tây Hồ (Hà Nội) các hàng quán vẫn công khai đặt những tủ kính chất đầy tiền lẻ bên trong để đổi cho khách có nhu cầu để hưởng chênh lệch.
Kinh tế
Tại Phủ Tây Hồ (Hà Nội) vào mùng 6 Tết, các gian hàng đổi tiền lẻ được bày biện công khai. Những tủ kính chất đầy tiền lẻ nhiều mệnh giá khác nhau. Không ít người dân có nhu cầu bị cuốn hút. Nhiều giao dịch thành công và diễn ra công khai. Đa phần, các loại tiền 500 đồng, 1.000 đồng, 2.000 đồng, 5.000 đồng đều 100 ăn 70. Bên trong Phủ Tây Hồ, tay ai cũng lăm lăm một đống tiền lẻ để đi đặt ở các ban. Một khách hành hương đang dâng tiền lẻ. Dù cơ quan chức năng có cấm thì người dân vẫn đổi và dịch vụ đổi tiền lẻ vẫn ngang nhiên. "hoành hành". Duyên Duyên.
Tái cấu trúc doanh nghiệp: Thuê ngoài nhân sự…
Tập trung vào mũi nhọn
Kinh tế
Ông Phạm Việt Anh, Chủ tịch Công ty Ý tưởng Thương hiệu Left Brain Connectors cho biết, năm 2007, khi mới thành lập công ty có đầy đủ các phòng ban cần thiết như: tiếp tân, văn phòng, nhân sự, tài chính kế toán Sau một năm, tính toán lại, ông thấy có quá nhiều sự lãng phí. Ông quyết định phải tái cấu trúc DN để thúc đẩy và gia tăng giá trị, doanh thu cho công ty. Tham khảo và học hỏi cách làm của các DN bạn ở nước ngoài, ông chọn cách cắt giảm những bộ phận nhân sự không cần thiết, tập trung đầu tư cho những mũi nhọn. Đong đếm hiệu quả của từng nguồn, ông chỉ giữ lại 2 bộ phận: thiết kế và sáng tạo. Ông Việt Anh cho rằng, sáng tạo thương hiệu là phải chuyên biệt và đó là nét đặc thù của công ty ông. Left Brain Connectors đã quy tụ đội ngũ từ các trường mỹ thuật có tiếng trong và ngoài nước để chỉ làm công việc sáng tạo thương hiệu và thiết kế. Left Brain Connectors chỉ tập trung nguồn lực chính để tham gia đưa ra những chiến lược ít sai lầm nhất trên con đường phát triển thương hiệu cho khách hàng của mình, ông Việt Anh chia sẻ. Phương châm mà ông đưa ra cho bản thân và nhân viên là: Một chuyên gia thiết kế thương hiệu thực thụ phải liên tục trau dồi kiến thức tiếp thị, tư duy như một doanh nhân và hành xử như một khách hàng. Người chủ DN lo quá nhiều thứ sẽ hao tâm, tổn lực, hạn chế tư duy, ý tưởng và sáng tạo, khó phát triển những sản phẩm mới, có chất lượng cao Hãy thuê ngoài những gì có thể để tập trung vào những bộ phận đem lại giá trị, doanh thu cao hơn cho công ty, ông Phạm Việt Anh. Quẳng bớt mối lo Thuê nhân sự bên ngoài không phải là cách làm mới. Thực tế, ở các nước phát triển cách làm này được thực hiện từ lâu. Ở Việt Nam, gần đây cũng có một số công ty sử dụng hình thức này khi tái cấu trúc DN. Nhưng số này chưa nhiều và chưa mạnh dạn Có thể do đặc thù DN Việt Nam, do những phong tục tập quán trong kinh doanh, văn hóa DN còn nhiều ràng buộc Ông Việt Anh cho rằng, hiện nay chỉ những DN trẻ mới chọn cách làm này. Hiện, Left Brain Connectors thuê ngoài 2 bộ phận: kế toán và nhân sự. Sau hai năm, ông nhận thấy rất hiệu quả bởi lãnh đạo công ty có thời gian tập trung cho công việc chính là sáng tạo và thiết kế. Doanh số của công ty sau lần tái cấu trúc đã tăng gấp 10 lần so với lúc có đầy đủ các phòng ban Nhiều đơn hàng lớn từ những khách hàng lớn trong và ngoài nước đã đến với Left Brain Connectors như: Vinamilk, Trà thảo mộc Dr Thanh Đầu tháng 7/2009, ông Việt Anh mở thêm một văn phòng liên lạc ở Thượng Hải (Trung Quốc) với tham vọng mở rộng môi trường hoạt động. Sử dụng nhân sự bên ngoài giúp công ty tiết kiệm chi phí và thời gian, tránh rủi ro biến động nhân sự: khi nhân viên nghỉ việc phải làm thủ tục, tìm người thay thế, đào tạo và chờ thời gian cho nhân sự mới bắt nhịp với hoạt động của công ty... Bài toán chính xác! Ông Nguyễn Phúc Đức, Giám đốc Nhân sự một công ty dược phẩm của Pháp cho biết, công ty có trụ sở chính ở Pháp và hàng trăm công ty con đặt ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Cả hệ thống đều có thuê ngoài nhân sự. Do là đơn vị sản xuất dược phẩm nên công ty chọn thuê ngoài một số bộ phận có sử dụng lao động phổ thông, làm những công việc đơn giản như tham gia một quy trình sản xuất, đóng gói thành phẩm Ông Đức nhìn nhận thuê ngoài nhân sự cho một số bộ phận là bài tính đem lại hiệu quả cao cho DN. Ông Nguyễn Minh Hoàng, Giám đốc Dịch vụ Nhân sự của Công ty L&A; (chuyên về cung cấp nhân sự) cho biết: năm 2010, số lao động phổ thông chiếm tỷ lệ đến 60%; lao động cấp trung chiếm 20% và lao động cấp cao chiếm 10% trên tổng thị trường lao động thuê ngoài cả nước. Riêng đối với L&A;, trong 2010, công ty cung cấp gần 700 nhân sự cho các DN trên cả nước. Lĩnh vực mà các DN thường xuyên có nhu cầu thuê ngoài là lao động sản xuất đơn giản (nhân viên sản xuất và đóng gói tại các dây chuyền), nhân viên bán hàng; kế đến là các vị trí quản trị hệ thống CNTT, lễ tân Thông thường, sau khi DN đặt yêu cầu thì trong khoảng 3 đến 7 ngày, L&A; cung cấp được số lượng 20 đến 50 nhân sự. Hiện tại, L&A; có một danh sách khá lớn khoảng 600 lao động nên linh động điều chuyển nhân sự đáp ứng nhu cầu khẩn cấp của khách hàng, ông Hoàng cho biết thêm. Ông Hoàng nhận định, trong năm 2011, thuê ngoài lao động sẽ tăng lên khoảng 130% so với năm 2010. Lĩnh vực điều phối viên tiếp thị (FMCG), mỹ phẩm, điện tử sẽ cần nhân sự thuê ngoài nhiều.
Campuchia đẩy mạnh thu hút du khách Trung Quốc
Campuchia đang ráo riết chuẩn bị các dịch vụ du lịch nhằm đạt mục tiêu thu hút 2 triệu du khách Trung Quốc vào năm 2020.
Kinh tế
Angkor Wat, địa điểm thu hút du khách ở Campuchia. Campuchia đang ráo riết chuẩn bị các dịch vụ du lịch nhằm đạt mục tiêu thu hút 2 triệu du khách Trung Quốc vào năm 2020 trong chiến lược du lịch Sẵn sàng đón (du khách) Trung Quốc được công bố hồi tháng 5, tờ The Phnom Penh Post đưa tin. Người phát ngôn Bộ Du lịch Campuchia Tith Chantha cho biết mọi dịch vụ du lịch sẽ phải có thực đơn tiếng Hoa và có nhân viên biết ngôn ngữ này. Tên của các cơ sở cũng phải được dịch ra tiếng Hoa để thu hút khách Trung Quốc, ông Chantha nói. Theo Bộ Du lịch Campuchia, nước này thu hút khoảng 3,7 triệu du khách quốc tế trong 9 tháng đầu năm nay và con số cả năm dự kiến tăng lên khoảng 5 triệu du khách. Năm ngoái, có khoảng 700.000 du khách Trung Quốc đến Campuchia, tăng 14% so với năm 2014. Con số này dự kiến tăng lên 1 triệu du khách trong năm nay. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Hướng dẫn viên Angkor, Bộ Du lịch không nên quá tập trung vào du khách Trung Quốc, vốn không đóng góp nhiều cho ngành du lịch vì họ thường chi tiêu ít hơn du khách châu Âu. Khánh An.
Thưởng cổ phiếu - giá tăng có hợp lý?
(ĐTCK-online) Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính VAFI vừa công bố bản đánh giá tác động từ việc chia thưởng cổ phiếu tại DN, nhằm giúp NĐT hiểu rõ hơn về bản chất của việc chia thưởng và có hành động phù hợp với từng loại DN thực hiện nghiệp vụ này.
Kinh tế
Theo VAFI, quyết định thưởng hay trả cổ tức bằng cổ phiếu của DN được coi là hợp lý nếu DN thực sự có nhiều tiềm năng phát triển ở những ngành nghề kinh doanh cốt lõi. Trong trường hợp này, việc tăng vốn điều lệ có thể báo hiệu cho việc mức trả cổ tức năm sau sẽ tăng lên tương ứng, NĐT nắm giữ cổ phiếu lâu dài sẽ được lợi. Ngoài ra, đây cũng là cách mà HĐQT muốn ghi nhận thành tích về quản trị DN với các cổ đông trung thành. Tuy nhiên, những DN trả cổ tức hay chia thưởng cổ phiếu khi mà tỷ lệ tăng trưởng hàng năm thấp và khả năng tiếp tục tăng trưởng trong tương lai còn mờ nhạt, là không hợp lý. Việc chia thưởng cổ phiếu của loại DN này có thể chỉ là hành động nhằm đẩy giá lên trong ngắn hạn. Về lâu dài, DN sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn khi toàn bộ phần thặng dư vốn đã được dùng để chia hết, DN phát hành quá nhiều cổ phần trong khi hiệu quả kinh doanh không cải thiện, dẫn đến thu nhập trên mỗi cổ phần ngày một suy giảm. Thực tế TTCK vừa qua cho thấy, nhiều NĐT đổ xô mua cổ phiếu tại tất cả những DN có thông tin chia thưởng, dẫn đến giá loại cổ phiếu này tăng mạnh. Theo VAFI, NĐT nên cẩn trọng hơn khi nhận thông tin chia thưởng và chỉ nên chọn mua cổ phiếu của những DN chia thưởng mà tốc độ tăng trưởng dự kiến trong tương lai không bị suy giảm; chỉ số, EPS, P/E ở mức hấp dẫn so với mặt bằng chung của thị trường.
Vốn FDI vào Việt Nam đã vượt 20 tỷ USD
Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT) vừa công bố tình hình thu hút nguồn vốn nước ngoài (FDI) 11 tháng năm 2013. Theo đó, tính chung 11 tháng, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm đạt hơn 20,8 tỷ USD, tăng mạnh 54,2% so với cùng kỳ. Song, lượng vốn giải ngân mới đạt được 10,55 tỷ USD, tăng 5,5% so với cùng kỳ.
Kinh tế
Cụ thể, hiện cả nước đã có 1.175 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký hơn 13,7 tỷ USD, tăng 73,3% so với cùng kỳ. Đồng thời, có 446 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm hơn 7 tỷ USD, tăng 26,9% so với cùng kỳ. Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn đầu 18 ngành hàng thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 557 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm đạt hơn 16 tỷ USD, chiếm 77,2% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa đứng thứ hai và lĩnh vực kinh doanh BĐS duy trì vị trí số 3. Đáng lưu ý, xuất khẩu của khu vực DN FDI, kể cả dầu thô trong 11 tháng dự kiến đạt hơn 81,1 tỷ USD, tăng 23,5% so với cùng kỳ và chiếm 67% tổng kim ngạch xuất khẩu. Nhập khẩu của khu vực FDI 11 tháng đạt gần 69 tỷ USD, tăng 26% so với cùng kỳ. Như vậy, khu vực DN FDI đã xuất siêu hơn 12,2 tỷ USD, trong khi cả nước nhập siêu 96 triệu USD. N.N.
Hàng không 'khát' nhân lực
ANTD.VN - Thu nhập khá cao nhưng nhân lực ngành Hàng không, đặc biệt là nhân lực kỹ thuật cao vẫn đang thiếu và yếu. Tình trạng này đã diễn ra trong thời gian dài nhưng khó có thể xử lý trong một sớm một chiều.
Kinh tế
Ngành hàng không đang thiếu nhân lực kỹ thuật cao. Nhiều sự cố là do con người. Theo báo cáo của Cục Hàng không Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm, không có sự cố nghiêm trọng xảy ra với tàu bay. Đối với tàu bay đăng ký Việt Nam, Cảng vụ nhận được báo cáo về 175 sự cố, vụ việc. Trong đó, 3 sự cố mức C, 32 sự cố mức D và 140 vụ việc mức E. Tổng số sự cố giảm 14,6% so với cùng kỳ năm 2015. Nguyên nhân chủ yếu do kỹ thuật (23 sự cố) và nguyên nhân có yếu tố con người (9 sự cố). Với tàu bay đăng ký nước ngoài ghi nhận 25 sự cố với 1 mức B, 4 mức D và 20 mức E. Cũng trong tháng 6 vừa qua, Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) đã thực hiện đánh giá năng lực giám sát an toàn hàng không Việt Nam. Kết quả đạt 67,36% mức độ triển khai hiệu quả hệ thống giám sát an toàn (tăng 11,29% so với năm 2011). Kết quả này được đánh giá cao hơn trung bình thế giới (65%) và khu vực Đông Nam Á (61,09%). Tuy nhiên, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Lại Xuân Thanh cho biết, dù kết quả đạt được tương đối khả quan nhưng thời gian qua vẫn còn 1 sự cố nghiêm trọng (mức B) và 3 sự cố uy hiếp an toàn cao (mức C) đều do yếu tố con người. Ngay cả vụ việc mới nhất xảy ra ngày 27-7 vừa qua, khi tiếp viên hàng không mang 80 cây vàng lên máy bay cũng đặt ra câu hỏi về việc giám sát an ninh nội bộ, vành đai giám sát an ninh cũng là yếu tố con người, ông Lại Xuân Thanh nhìn nhận. Theo đó, toàn ngành Hàng không hiện có khoảng 19.000 lao động và Cục trưởng Cục Hàng không cho rằng, ngành này cần những lao động vững vàng, giỏi nghề chứ không phải cần lao động có trình độ Tiến sĩ, Thạc sĩ. Ông Đỗ Quang Việt, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho rằng, các nguyên nhân do yếu tố con người đầu tiên phải kể đến là lỗi do tổ bay đánh giá không đúng tình huống hoặc không tuân thủ phương thức khai thác tiêu chuẩn, tình trạng canh, nghe, nhận nhầm huấn lệnh, hoặc không tuân thủ huấn lệnh. Hoặc do nhân viên vận hành trang thiết bị mặt đất điều khiển không hợp lý gây đâm va vào tàu bay và phương tiện khác gây hư hại, ảnh hưởng đến an toàn, khai thác bayTrước mắt, Cục Hàng không, Cảng vụ và bản thân các hãng hàng không cần tăng cường huấn lệnh đào tạo, nâng cao kỹ năng xử lý tình huống, khuyến cáo người lái tàu bay cần nâng cao ý thức, trách nhiệm trong thi hành nhiệm vụ cho thành viên tổ bay. Đồng thời, tăng cường huấn luyện đặc biệt về chính sách an toàn, chất lượng tuân thủ quy trình, nâng cao văn hóa an toàn cho nhân viên vận hành trang thiết bị mặt đất để hạn chế tối đa những sự cố uy hiếp an toàn do con người gây ra, ông Đỗ Quang Việt nói. Phát triển nóng, dẫn đến thiếu nhân lực. Chất lượng nhân lực ngành Hàng không đã được nhắc đến từ vài năm nay. Trong khi nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực kỹ thuật cao, tay nghề giỏi chưa thể đáp ứng được thì tốc độ phát triển của ngành Hàng không lại quá nóng. Đại diện Cục Hàng không cho biết, 6 tháng đầu năm 2016, sản lượng điều hành bay đi/đến đạt 179.000 chuyến, tăng 26% so với cùng kỳ 2015; điều hành bay quá cảnh đạt 190.600 chuyến, tăng 15,4% so với cùng kỳ 2015. Cũng trong 6 tháng đầu năm 2016, số lượng hành khách thông qua các cảng hàng không đạt 38,8 triệu khách, tăng 29,9 so với cùng kỳ năm 2015; sản lượng hàng hóa đạt 503.000 tấn, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm 2015. Tổng lượng vận chuyển hành khách đạt 25 triệu khách, tăng 29,7% so với cùng kỳ 2015; vận chuyển hàng hóa 405.000 tấn, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2015. Tốc độ phát triển của ngành Hàng không Việt Nam trong những năm gần đây được ghi nhận vào TOP đầu những nước phát triển mạnh trên thế giới. Tuy nhiên, vận tải hàng không phát triển quá mạnh, trong khi cơ sở hạ tầng và con người chưa thể đáp ứng kịp là một trong những điểm yếu của ngành Hàng không hiện nay. Đặc biệt là nhân lực, có hãng hàng không hiện phải thuê đến 90% nhân lực từ nước ngoài. Ông Đỗ Quang Việt cho biết thêm, theo quy định hiện hành, cả nước cần ít nhất 27 giám sát an toàn hàng không. Tuy nhiên, hiện Cục Hàng không Việt Nam mới chỉ có 17 giám sát viên, thiếu 10 giám sát viên an toàn hàng không lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay so với quy định. Ngoài ra, Cục Hàng không cũng đang thiếu 5 giám sát viên an toàn lĩnh vực quản lý hoạt động bay theo khuyến cáo của ICAO. Nhu cầu thực tế hiện nay còn thiếu đến 46 giám sát viên về tàu bay, về cảng hàng không, đường bay. Đây là vấn đề rất đau đầu, trước mắt chúng tôi đã yêu cầu các hãng hàng không cung cấp thêm những người có khả năng để bổ nhiệm, khoảng 20 người. Dù vừa qua có bổ nhiệm một số đồng chí nhưng khi đưa hồ sơ ra ICAO thì họ bác ngay vì đầu vào nguồn nhân lực không đảm bảo. Những người học về tài chính hay kinh doanh ICAO đều đánh giá là không đủ trình độ về giám sát, ông Đỗ Quang Việt chia sẻ. Bà Nguyễn Thị Hải Hằng, Giám đốc Học viện Hàng không Việt Nam thừa nhận, Học viện phát triển nhưng chưa đủ để cung cấp nguồn nhân lực cho ngành. Nguyên nhân chủ yếu do giáo viên, thiếu cơ sở thực hành, bằng cấp trường cấp cho sinh viên không phải là chứng chỉ chuyên môn như các yêu cầu của các doanh nghiệp. Đại diện các doanh nghiệp trong lĩnh vực hàng không thì cho rằng không chỉ thiếu về trình độ kỹ thuật, sinh viên ngành Hàng không còn rất yếu về tiếng Anh. Đây là một hạn chế rất lớn khiến các doanh nghiệp không mặn mà nhiều với nguồn lao động trong nước. Nhiều doanh nghiệp tuyển sinh viên vào phải bỏ tiền ra để đào tạo lại, tốn kém hơn cả đào tạo một người mới. Bộc lộ nhiều yếu kém. Bàn về giải pháp để phát triển nguồn nhân lực hàng không, hầu hết các doanh nghiệp đều thống nhất nên đào tạo, bổ túc những kiến thức cơ bản cho sinh viên, chú trọng việc học tiếng Anh. Được biết, hoạt động hàng không dân dụng tại mỗi quốc gia luôn phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn và khuyến cáo thực hành của ICAO và Cục Hàng không liên bang Hoa Kỳ (FAA) trong lộ trình thực hiện CAT 1 (Phê chuẩn mức 1 về an toàn hàng không), đặc biệt là việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của nhà chức trách hàng không. Do vậy, hồi đầu tháng 3 vừa qua, Cục Hàng không đã có văn bản đề xuất Bộ GTVT cho phép tiếp nhận không qua thi tuyển với một số giám sát viên để đáp ứng nhu cầu bức thiết đặt ra hiện nay. Liên quan đến công tác đảm bảo an toàn, an ninh hàng không qua một số vụ việc, ngày 4-8, Cục trưởng Cục Hàng không đã có Chỉ thị tăng cường đảm bảo công tác này. Tại Chỉ thị này, Cục Hàng không nhìn nhận, vụ việc nhân viên hàng không mang vàng trái phép lên tàu bay tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài (tối 26-7) đã vi phạm nghiêm trọng uy hiếp trực tiếp đến công tác bảo đảm an ninh, an toàn hàng không. Hệ thống bảo đảm an ninh hàng không đã để lọt một khối lượng lớn kim loại lên tàu bay mà không bị phát hiện. Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không của VAECO đã không thực hiện đúng quy trình kiểm soát an ninh hàng không; hệ thống camera giám sát an ninh hàng không bộc lộ nhiều điểm yếu, không lưu giữ được hình ảnh hoặc bị mờ không nhận dạng được rõ hình ảnh; tổ bay kiểm tra an ninh tàu bay nhưng không phát hiện được số lượng lớn vàng cất giấu dưới ghế ngồi của hành khách. Do đó, Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các đơn vị rà soát lại toàn bộ các quy trình thực hiện nhiệm vụ của các thành phần có liên quan đến công tác phục vụ tàu bay, quy trình giám sát của đội ngũ quản lý các cấp, kịp thời phát hiện những nội dung chưa cụ thể, chưa hợp lý để sửa đổi, bổ sung kịp thời. Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài rà soát chất lượng giám sát theo khu vực của lực lượng kiểm soát an ninh sân đỗ kịp thời phát hiện những trường hợp bất thường. VAECO tập trung rà soát quy trình bảo dưỡng tàu bay để đảm bảo người không có nhiệm vụ không được tiếp cận và lên tàu bay; quy trình kiểm tra, giám sát của lực lượng an ninh hàng không trong công tác kiểm soát ra/vào khu vực hạn chế; quy trình bảo vệ an ninh nội bộ đối với nhân viên hàng không để kịp thời phát hiện nhân viên có biểu hiện bất thường. Tổng Công ty Hàng không Việt Nam rà soát quy trình kiểm tra an ninh hàng không trước chuyến bay của tổ bay.
Mía đường Thanh Hóa được chào bán giá 632.000 đồng/CP
632.000 đồng/CP là mức giá khởi điểm cho 28.434 cổ phần Công ty CP Mía đường Thanh Hóa mà Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) chào bán thỏa thuận.
Kinh tế
Ảnh Internet. Tuy nhiên, so với mệnh giá 100.000 đồng/CP, mức giá đưa ra của SCIC cũng chỉ gấp 6,32 lần, không quá cao như cảm giác mà con số đó mang lại. Nếu thành công trong thương vụ thoái vốn này, SCIC sẽ thu về số tiền gần 18 tỷ đồng. Mía đường Thanh Hóa là công ty có vốn điều lệ 10 tỷ đồng, trong đó SCIC nắm giữ 28.434 cổ phần, tương đương 28,4% vốn điều lệ Công ty. Như vậy, với mức giá tương đối cao, số tiền tối thiểu SCIC thu về đã vượt xa vốn điều lệ của Mía đường Thanh Hóa. Theo số liệu từ Nasdaq, giá đường thế giới hiện nay đang ở mức 22,1 cent/pound, mức giá cao nhất trong 4 năm trở lại đây, sau khi tạo đáy vào năm 2015. Nguyên nhân chính khiến giá đường tăng cao là do Brazil, nhà sản xuất đường lớn nhất thế giới bị ảnh hưởng bởi sương giá khiến sản lượng và chất lượng đường đều giảm. Giá đường thế giới tăng cao là một trong những điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp mía đường. Đó cũng là tin vui cho SCIC khi muốn thoái vốn tại Mía đường Thanh Hóa. Đan Nguyên.
Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2017
Thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo, kiên quyết tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh trên tất cả các ngành, các lĩnh vực ngay từ đầu năm... là những chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 23/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2017.
Kinh tế
Tại Nghị quyết, Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương phải chủ động đề xuất giải pháp phù hợp với tình hình mới; đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước, nâng cao hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước. Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải theo dõi chặt chẽ tình hình kinh tế, thương mại, tài chính tiền tệ quốc tế và trong nước để chủ động phương án, giải pháp ứng phó kịp thời; phối hợp chặt chẽ trong chỉ đạo, điều hành chính sách, bảo đảm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp với chính sách tài khóa, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô; chỉ đạo các ngân hàng thương mại dành vốn tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên gồm nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghệ hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với bảo đảm chất lượng tín dụng. Bộ Tài chính tăng cường kỷ luật tài chính - ngân sách nhà nước; chỉ đạo thực hiện tốt công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước, nợ công, bảo đảm an toàn tài chính quốc gia. Đẩy mạnh sản xuất trên tất cả các ngành. Chính phủ yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các địa phương tập trung chỉ đạo tranh thủ thời tiết thuận lợi đẩy mạnh sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản; chủ động phương án phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi và phương án ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm phát triển sản xuất; rà soát, xây dựng tiêu chí xác định chương trình, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, danh mục công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp làm căn cứ áp dụng chính sách, cơ chế khuyến khích, ưu đãi. Bộ Công Thương phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất công nghiệp; bảo đảm đủ nhu cầu điện, điều tiết nước cho sản xuất; tiếp tục đẩy mạnh, kịp thời tháo gỡ vướng mắc để thúc đẩy xuất khẩu; tập trung xử lý các dự án thua lỗ, không hiệu quả. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các địa phương có giải pháp bảo đảm lực lượng lao động cho sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, nhất là tại các khu công nghiệp; nắm tình hình đời sống Nhân dân trong mùa giáp hạt để có biện pháp cứu trợ kịp thời. Cùng với đó, Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, tạo khí thế vui tươi, phấn khởi trong lao động, sản xuất ngay từ những ngày đầu của năm mới; động viên toàn xã hội tin tưởng, quyết tâm chung sức, đồng lòng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017. Xử lý nghiêm hành vi tiêu cực tại các lễ hội. Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; phối hợp với Bộ Công an triển khai hiệu quả việc thí điểm thực hiện cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam; tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội; bảo đảm việc tổ chức lễ hội tiết kiệm, tránh phô trương, lãng phí, bảo đảm an toàn cho du khách; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm minh những hành vi tiêu cực tại các lễ hội, các điểm du lịch. Bộ Giao thông vận tải phối hợp với các địa phương, đặc biệt là thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm chất lượng các dự án về hạ tầng giao thông. Tiếp tục thực hiện nghiêm quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; chỉ đạo, kiểm tra các đơn vị kinh doanh vận tải bảo đảm an toàn kỹ thuật các phương tiện, chất lượng dịch vụ, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, nhất là trong mùa lễ hội. Đồng thời, Bộ Công an chỉ đạo phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn kịp thời mọi hoạt động chống phá, bảo đảm ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, chú trọng các địa bàn chiến lược, trọng điểm; tiếp tục triển khai kế hoạch tấn công, trấn áp các loại tội phạm; tích cực triển khai các biện pháp phòng ngừa cháy nổ; tổ chức tuần tra, kiểm soát, hướng dẫn, phân luồng, bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Phương Nhi.
Ông Putin: “Nga đã vượt khỏi thoái trào kinh tế”
Nga thực tế đã vượt qua được cơn sa sút kinh tế, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố tại cuộc họp với các thành viên Hội đồng chuyên gia quốc tế của Quỹ Nga về đầu tư trực tiếp và những đại diện hàng đầu của cộng đồng đầu tư quốc tế.
Kinh tế
Sputnik/ Mikhail Klementiev. Nga thực tế đã vượt qua được cơn sa sút kinh tế, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố tại cuộc họp với các thành viên Hội đồng chuyên gia quốc tế của Quỹ Nga về đầu tư trực tiếp và những đại diện hàng đầu của cộng đồng đầu tư quốc tế, Sputnik đưa tin. "Chúng tôi thực tế đã vượt qua khỏi thoái trào kinh tế, tạo lập được những điều kiện cơ bản để tiến vào quỹ đạo tăng trưởng, đạt thành công đảm bảo duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, giảm bớt lạm phát rõ rệt", ông Putin nhận định. Nguyên thủ quốc gia Nga nhấn mạnh rằng, bất chấp những khó khăn khách quan, Liên bang Nga đã không hạn chế lưu thông vốn tư bản và sẽ không sửa soạn làm như vậy. Ông Putin nói thêm rằng thị trường Nga vẫn là cởi mở nhất trong số các thị trường đang phát triển. "Nền kinh tế nước nhà đã thích nghi được với những điều kiện mới. Hơn nữa, Nga đã nhận được ưu thế cạnh tranh nhờ kết quả thi hành chính sách linh hoạt với tỷ giá đồng tiền quốc gia", Tổng thống Nga Putin kết luận. KIM NGÂN.
Thúc đẩy thương mại và du lịch Việt Nam – Trung Quốc
(VOV) - Hội chợ Thương mại và Du lịch Quốc tế Việt – Trung 2009 diễn ra tại thành phố Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) từ 4-9/12/2009 là cơ hội để doanh nghiệp, nhân dân hai nước tìm hiểu cơ hội đầu tư.
Kinh tế
Tại buổi họp báo giới thiệu về Hội chợ diễn ra chiều nay (9/11), ông Nguyễn Thành Biên - Thứ trưởng Bộ Công thương cho biết: Đến nay đã có gần 500 doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc đăng ký tham dự Hội chợ. Các ngành hàng chính tham dự hội chợ lần này gồm: công nghiệp thời trang, hàng gia dụng, đồ gỗ - trang trí nội thất và thủ công mỹ nghệ, nông sản và thực phẩm chế biến, máy - thiết bị, xây dựng và vật liệu xây dựng, các dịch vụ du lịch và các mặt hàng khác. Bà Nhữ Thị Hồng Liên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết: Quảng Ninh nằm trong tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Móng Cái là điểm nhấn trong hợp tác 2 hành lang 1 vành đai. Hoạt động thương mại ở Quảng Ninh những năm qua khá sôi động, có tỷ trọng lớn, chiếm khoảng 30-40% tổng số thu của các tỉnh có biên giới với nước bạn. Bà Hồng Liên cũng cho biết, hiện đã có 8 đại sứ quán nhận lời cử đơn vị tham dự Hội chợ năm nay. Trong tổng số gần 500 gian hàng đăng ký tham dự, đến thời điểm này các doanh nghiệp Trung Quốc chiếm khoảng 30%. Hội chợ lần này cũng ưu tiên cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng Việt. Hội chợ Thương mại và Du lịch Quốc tế Việt Trung 2009 còn là cơ hội để tăng cường giao thương giữa các doanh nghiệp và tạo sự liên kết, gắn bó nhân dân biên giới. Được biết, đến thời điểm này số lượng doanh nghiệp đăng ký tham dự Hội chợ đã tăng 20% so với năm 2007. Hội chợ Thương mại và Du lịch Quốc tế Việt Trung lần thứ nhất diễn ra từ 01-06/11/2007 tại thị xã Móng Cái (Quảng Ninh)./. Vũ Hạnh (ảnh Bích Ngọc).
Bên lề Quốc hội: Dư địa giảm lãi suất không còn nhiều
Đại biểu quốc hội Trần Hoàng Ngân, dư địa để giảm lãi suất không còn nhiều nhưng giữ ổn định cũng là thông điệp mà doanh nghiệp cần.
Kinh tế
Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân (Đoàn Tp. Hồ Chí Minh). Ảnh: TTXVN. Điều hành lãi suất là một trong những nhiệm vụ được Ngân hàng Nhà nước xác định là khó khăn trong năm 2016. Đặc biệt, trước ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới, nhiều doanh nghiệp đang lo lắng sẽ có tác động xấu đến tỷ giá và lãi suất. Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị. Bên lề Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội Khóa XIV , đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn Tp. Hồ Chí Minh) chia sẻ, một trong những yếu tố tác động đến giá sản phẩm là lãi suất. Theo đại biểu Trần Hoàng Ngân, so với các thị trường, các sản phẩm tại Malaysia hay Thái Lan hoặc một số nước khác, chi phí lãi suất thấp so với Việt Nam. Tuy mức lãi suất ở một số nước như Camphuchia hay Indonesia cũng tương đồng nhưng xét về tổng thể mặt bằng chung thì lãi suất tại Việt Nam vẫn còn cao. Do đó, mong muốn được giảm lãi suất của doanh nghiệp cũng là mong muốn hợp lý. Bản thân ngân hàng cũng rất muốn cho vay với lãi suất thấp, bởi khi cho vay lãi suất thấp, rủi ro của các ngân hàng cũng rất ít. Được vay lãi suất thấp, doanh nghiệp làm ăn sẽ hiệu quả hơn và đồng nghĩa với khả năng trả nợ tốt hơn. Còn khi các ngân hàng cho vay lãi suất cao, chi phí của doanh nghiệp lớn, do đó, doanh nghiệp làm ăn có thể thất bại, không bán được sản phẩm và khi đó nợ xấu sẽ tăng. Đại biểu Trần Hoàng Ngân cho rằng, ở Việt Nam, lạm phát năm nay dự kiến khoảng 5%. Nhưng thực tế, do chi phí giá xăng dầu không như mong đợi mà có khả năng vẫn giảm tiếp (trong tháng qua giá xăng dầu giảm 2 lần) cũng góp phần làm cho CPI chững lại. Nếu CPI khoảng 3-4% thì mức lãi suất huy động có thể khoảng từ 6 -7%. Tuy dư địa để giảm lãi suất không còn nhiều nhưng giữ ổn định cũng là thông điệp mà doanh nghiệp cần. Các doanh nghiệp sợ nếu hôm nay vay với lãi suất 8% nhưng với khoản vay trung dài hạn 5 năm thì chỉ 2 năm sau, lãi suất lại được điều chỉnh lên 12% và họ sẽ rất khổ. Sự cam kết giữ ổn định lãi suất trong thời gian dài đó mới là điều doanh nghiệp quan tâm. Điều hành lãi suất cần xuất phát từ vấn đề ổn định kinh tế vĩ mô. Từ tháng 2/2011, chúng ta đã kiên quyết ổn định kinh tế vĩ mô bằng cách kéo lạm phát trên 18% về mốc 0,63% ở năm 2015. Như vậy, mình giảm được lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì đó cũng chính là cơ sở để các ngân hàng hạ lãi suất huy động, khi lãi suất huy động hạ sẽ kéo theo hạ lãi suất cho vay. - đại biểu Ngân nói. Đại biểu Trần Hoàng Ngân dẫn chứng, chẳng hạn, lãi suất huy động là 10% thì áp lực của doanh nghiệp vay vốn ngân hàng để trả cổ tức cho cổ đông nếu thấp hơn 10% và họ sẽ rất bức xúc. Nhưng nếu lãi suất huy động là 3% thì doanh nghiệp khi trả cổ tức cho cổ đông từ 4 -5% người ta vẫn chấp nhận. Như vậy, mặt bằng để người ta đánh giá chính là lãi suất huy động , cho nên bản thân doanh nghiệp cũng muốn giảm lãi suất huy động xuống và ngân hàng cũng vậy. Ngân hàng cũng là doanh nghiệp cổ phần, chịu áp lực từ cổ đông. Lãi suất huy động cao hay thấp đều là sự mong muốn của các doanh nghiệp và kể cả ngân hàng. Đại biểu Trần Hoàng Ngân cho biết, ông vẫn giữ quan điểm là làm sao hạ lãi suất thấp hơn, cơ sở là phải ổn định kinh tế vĩ mô. Năng suất lao động của Việt Nam hiện nay còn thấp, năng lực cạnh tranh sản phẩm cũng vậy dẫn đến khó khăn khi hội nhập. Một trong những yếu tố có thể thay đổi chính là năng suất lao động tốt hơn và cạnh tranh nhờ công nghệ, máy móc. Tuy nhiên, đầu tư vào công nghệ, máy móc là đầu tư dài hạn, vốn lớn và nếu đầu tư vào lĩnh vực này thì có rủi ro vì lãi suất có thể biến động. Vì vậy, nhiều năm qua, các doanh nghiệp luôn do dự với nỗi lo thường trực là biến động lãi suất. Doanh nghiệp tha thiết về một nguồn vốn ổn định, lâu dài, lãi suất thấp. Bởi vậy, rất cần những chính sách và gói hỗ trợ lãi suất. "Hiện nay, Tp. Hồ Chí Minh đang có gói kích cầu đầu tư và để đổi mới máy móc thiết bị, thành phố có gói hỗ trợ cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp nếu muốn đổi mới thiết bị, công nghệ sẽ được vay gói hỗ trợ lãi suất này. Như vậy, doanh nghiệp được hỗ trợ lãi suất, đây giống như vốn mồi để doanh nghiệp thấy không đơn độc. Cái máu của doanh nghiệp là muốn cống hiến và sự đồng hành này giúp tăng thêm niềm tin để cống hiến cho đất nước.". - đại biểu Trần Hoàng Ngân bày tỏ./. >>> VEPR khuyến nghị dỡ trần lãi suất huy động.
Quy định đối với nợ xấu mua bằng trái phiếu đặc biệt
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư số 20/2014/TT-NHNN quy định về khoản thu, tạm ứng của Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đối với các khoản nợ xấu được mua bằng trái phiếu đặc biệt.
Kinh tế
Theo đó, VAMC được hưởng số tiền tương ứng một tỷ lệ trên số tiền thu hồi nợ. Trong thời hạn 15 ngày làm việc đầu tiên của tháng 1 hằng năm, tổ chức tín dụng bán nợ phải chuyển cho VAMC các khoản tạm ứng của năm trước liền kề tương ứng một tỷ lệ trên số dư nợ gốc thực tế bình quân năm của các khoản nợ xấu được mua bằng trái phiếu đặc biệt của năm trước liền kề. Thống đốc NHNN quyết định các tỷ lệ trên trong từng thời kỳ sau khi thống nhất với Bộ trưởng Tài chính theo các nguyên tắc: Bảo đảm VAMC có đủ nguồn thu bù đủ chi phí hoạt động; thúc đẩy việc xử lý nợ xấu; hạn chế rủi ro và chi phí trong xử lý nợ xấu; giảm thiểu chi phí cho tổ chức tín dụng bán nợ. Thông tư có hiệu lực từ ngày 26-9. PV.
KHL: Chủ tịch đăng ký bán 2,2 triệu cổ phiếu
(ĐTCK) Sở GDCK Hà Nội vừa thông báo giao dịch lượng lớn cổ phiếu của CTCP Khoảng sản và Vật liệu Xây dựng Hưng Long (KHL – sàn HNX).
Kinh tế
Cụ thể, nhằm giải quyết nhu cầu tài chính cá nhân, bà Phạm Thị Hinh, Chủ tịch HĐQT KHL đăng ký bán 2,2 triệu cổ phiếu KHL theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Thời gian giao dịch dự kiến từ ngày 15/7 đến ngày 12/8. Hiện bà Hinh đang nắm giữ 2,4 triệu cổ phiếu KHL, tương ứng tỷ lệ sở hữu 20%. Được biết, từ đầu tháng 7 đến nay, danh sách cổ đông lớn của Công ty đã liên tục có sự thay đổi như CTCP Tài nguyên Sài Gòn liên tiếp bán và giảm tỷ lệ nắm giữ; các cá nhân gồm ông Nguyễn Đình Trường và bà Bùi Thị Thu gom thêm cổ phiếu và nâng tỷ lệ sở hữu lên trên 5%, tuy nhiên, chỉ sau 1 tuần, ông Trường đã rút bớt sở hữu và không còn là cổ đông lớn của Công ty. Kết thúc quý I/2015, KHL đạt doanh thu thuần 4,02 tỷ đồng, giảm 10,67% so với cùng kỳ năm ngoái và lợi nhuận sau thuế 435 triệu đồng, giảm 22,32% cùng kỳ. Cổ phiếu KHL bị kiểm soát từ ngày 8/4/2015 do lợi nhuận sau thuế 2013 và 2014 trong báo cáo tài chính kiểm toán 2014 là số âm. Sau 90 phút giao dịch của phiên sáng, KHL giảm 100 đồng (-4%) xuống 2.400 đồng/Cp với khối lượng khớp lệnh đạt 197.400 đơn vị. T.Thúy.
VietJetAir chính thức nhận bàn giao kỹ thuật máy bay Sharklet
(HNMO) - Ngày 24/9 tại Nhà máy của Tập đoàn sản xuất máy bay Airbus ở Toulouse (Cộng hòa Pháp), đã diễn ra lễ bàn giao kỹ thuật máy bay A320 Sharklet thế hệ mới nhất cho VietJetAir.
Kinh tế
Bên trong máy bay Sharklet mới. Đây là cơ sở sản xuất máy bay lớn nhất của Airbus. VietJetAir là hãng hàng không đầu tiên của Việt Nam và một trong số ít hãng hàng không trong khu vực sở hữu dòng tàu bay mới và hiện đại này. Sharklet của Airbus bắt đầu chính thức xuất xưởng từ năm 2012 có nhiều ưu điểm vượt trội, là dòng tàu bay hiện đại với thiết kế cánh máy bay thế hệ mới nhất trên thế giới, giúp tiết kiệm đến 4% lượng nhiên liệu tiêu hao và giảm đến hơn 1.000 tấn CO2 thải ra hàng năm, mẫu sản xuất cho VietJetAir được trang bị ghế da cao cấp và những trang thiết bị hiện đại. Sharklet mới hứa hẹn đem đến cho hành khách nhiều cơ hội trải nghiệm bay thú vị cùng VietJetAir. Ông Lưu Đức Khánh - Giám đốc điều hành VietJetAir, cho biết: Đây là một trong những quyết định đúng đắn của hãng. Đội máy bay mới vừa đảm bảo cung cấp dịch vụ bay chất lượng, vừa tiết kiệm được chi phí nhiên liệu.. Với việc đón nhận những chiếc máy bay Sharklet, VietJetAir là hãng hàng không đầu tiên tại Việt Nam và một trong số ít hãng hàng không trong khu vực sở hữu dòng máy bay hiện đại, mới nhất này của Airbus. Với 14 đường bay nội địa và hai đường bay quốc tế từ Tp.HCM và Hà Nội đến Thái Lan, VietJetAir sẽ tiếp tục khai trương thêm các đường bay trong nước và quốc tế , kết nối đến các địa danh du lịch và kinh tế nổi tiếng của Châu Á như Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia và Nhật Bản trong thời gian tới, mang đến cho người dân và du khách thêm nhiều sự lựa chọn về chặng bay và thời gian bay.
Sau tăng “sốc”, giá xăng dầu có thể sắp tăng tiếp
Nhiều chuyên gia dự báo giá xăng dầu kỳ điều hành tới có thể sẽ tăng tiếp do biến động của giá xăng dầu thế giới vẫn theo xu hướng tăng và do Quỹ bình ổn giá xăng dầu dù ngày một cạn kiệt vẫn đang còn phải chi quá lớn để bù giá mặt hàng này.
Kinh tế
Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, trong cơ cấu giá xăng bán lẻ của Việt Nam, giá nhập khẩu là một trong những yếu tố quan trọng, trong khi yếu tố này lại phụ thuộc vào giá xăng dầu thế giới. Và với cơ chế hội nhập, Việt Nam buộc phải tăng giá trong nước khi giá thế giới tăng. Giá dầu Brent đã tăng thêm 10,62 USD/thùng, tương đương mức tăng 18,5% kể từ đầu năm đến ngày 5.5, còn dầu WTI tăng thêm 7,69 USD/thùng, tương đương mức tăng 14,4%. Trong khi đó, do được bù từ quỹ bình ổn giá, giá xăng (RON 92) của Việt Nam dù có 2 lần tăng rất mạnh là hơn 1.600 đồng/lít vào ngày 11.3 và gần 2.000 đồng/lít trong ngày 5.5, nhưng tổng mức tăng từ đầu năm đến nay mới tương đương 7,6% (từ 15.670 đồng/lít lên 19.230 đồng/lít hiện nay). Chuyên gia kinh tế Phạm Tất Thắng nhận định: Giá xăng dầu trong nước chắc chắn sẽ biến động theo giá xăng dầu thế giới. Các yếu tố cơ bản lẫn kỹ thuật đều đang hỗ trợ cho giá dầu tiếp tục tăng. Mong muốn của người dân và doanh nghiệp trong bối cảnh giá dầu thế giới biến động này là giá xăng dầu sẽ được điều hành theo đúng nguyên tắc của thị trường là tăng giảm đúng với diễn biến của thị trường, không tăng nhiều giảm ít. Từ đó khuyến khích nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường xăng dầu góp phần lành mạnh hóa và có sự cạnh tranh thực sự có lợi cho người tiêu dùng - ông Thắng nói. Giá xăng dầu Việt Nam quá đắt đỏ. Việc điều chỉnh giá xăng Ron 92 tăng 1.950 đồng/lít từ 21 giờ hôm 5.5 lên 19.500 đồng/lít khiến cho giá xăng tại Việt Nam đang cao hơn thị trường Mỹ và Singapore tới 3.000-5.500 đồng/lít. Giá xăng dầu tại Việt Nam vẫn bị cho là quá đắt đỏ. Theo lãnh đạo Cục Quản lý Giá (Bộ Tài chính), do giá xăng thế giới tăng trên 14% nên nếu không sử dụng Quỹ bình ổn giá đối với mặt hàng xăng ở mức 1.437 đồng/lít, thì giá xăng đã tăng trên 3.000 đồng/lít. Việc điều hành giá xăng dầu vừa qua đã có sự chia sẻ với người tiêu dùng, liên Bộ Công Thương - Tài chính đã cho phép tăng sử dụng Quỹ bình ổn giá thêm 446 đồng/lít (từ 991 đồng/lít lên mức 1.437 đồng/lít), phần dư địa còn lại điều chỉnh tăng giá bán xăng tương ứng. Trường hợp không sử dụng Quỹ bình ổn giá, giá xăng đã có thể phải tăng trên 3.000 đồng/lít- vị lãnh đạo Cục Quản lý Giá cho hay. Cục Quản lý Giá cũng phủ nhận việc điều chỉnh tăng giá xăng dầu gần 2.000 đồng/lít hôm 5.5 có sự tác động từ việc điều chỉnh tăng thuế môi trường 300% đối với mặt hàng xăng từ ngày 1.5.2015. Chuyên gia kinh tế Phạm Tất Thắng nhận định: Thuế bảo vệ môi trường chắc chắn khiến giá xăng dầu phải tăng sốc. Giá xăng dầu hiện nay vẫn bị điều hành theo kiểu tăng nhiều, giảm ít và không phù hợp với diễn biến của giá thế giới. Tất cả là bởi các công cụ thuế, phí, quỹ bình ổn hoạt động đầy bất cập, ông Thắng nói. Theo ông Thắng, các loại thuế phí đối với xăng dầu (sau khi có sự điều chỉnh tăng thuế bảo vệ môi trường) hiện chiếm khoảng 39% trong cơ cấu giá cơ sở mặt hàng xăng dầu. Quỹ bình ổn giá xăng dầu hiện gây rối rắm khi can thiệp vào giá xăng dầu khiến người dân khó có thể nắm rõ. Tại sao giá xăng dầu không thể chỉ tăng -giảm để phù hợp với biến động của giá thế giới để người dân dễ theo dõi?! - ông Thắng đặt câu hỏi. Giá xăng dầu đã có thể rẻ hơn. Theo tính toán được công bố trên VnExpress , giá cơ sở xăng dầu vẫn có thể rẻ hơn từ 267-2.200 đồng so với hiện nay nếu thuế bảo vệ môi trường không tăng. Cụ thể theo công bố này: Trong vòng 15 ngày tính tới 4.5, giá xăng RON 92 trên thị trường thế giới bình quân đạt 77,67 USD một thùng, tăng 14% so với kỳ liền trước. Với thuế nhập khẩu 20% và thuế bảo vệ môi trường 3.000 đồng một lít, giá xăng cơ sở là 20.673 đồng một lít. Sau khi tăng xả quỹ bình ổn, Liên bộ Tài chính - Công Thương đã đồng ý cho tăng giá xăng bán lẻ trong nước với mức kỷ lục gần 2.000 đồng hôm 5.5 lên 19.230 đồng. Giả sử với phương án thuế nhập khẩu 20% và thuế bảo vệ môi trường vẫn là 1.000 đồng, với mức giá 77,67 USD một thùng nói trên, giá cơ sở sẽ là 18.473 đồng, thấp hơn hiện tại 2.200 đồng. Còn với phương án thuế nhập khẩu 35% và thuế bảo vệ môi trường 1.000 đồng như trước đây, giá cơ sở xăng RON 92 rẻ hơn 267 đồng.
AT & T tiếp tục cuộc đàm phán với công đoàn về vấn đề lao động
(CL) - Hơn 40.000 nhân viên tại AT & T Inc sẽ tiếp tục làm việc theo các điều khoản của một hợp đồng lao động hết hạn trong khi Công đoàn của họ tiếp tục các cuộc đàm phán với công ty điện thoại này, ngăn chặn một cuộc đình công có khả năng tốn kém hiện nay.
Kinh tế
AT&T; tiếp tục đàm phán với công đoàn về quyền lợi của các công nhân. Các công nhân trong kinh doanh truyền thống của điện thoại có dây và một số đơn vị khác của AT & T gần đây đã bỏ phiếu để cung cấp cho công đoàn của họ- các công nhân truyền thông của Mỹ-quyền hạn để đình công trước khi hết thời hạn của hợp đồng lao động riêng biệt tại thời gian nửa đêm 07 tháng 4 giờ địa phương. AT & T có tổng số lực lượng lao động là khoảng 256.000, đang tìm cách để cắt lợi ích người lao động để cắt giảm chi phí trong kinh doanh điện thoại có dây của nó đã giảm nhanh chóng trong những năm gần đây. Nhưng công đoàn nói rằng AT & T đang tìm kiếm sự nhượng bộ quá nhiều. Đặc biệt, nó nói rằng AT & T muốn tăng đáng kể chi phí chăm sóc sức khỏe cho người lao động. Vào lúc nửa đêm đông ngày 07 tháng 4, hợp đồng hết hạn cho gần 10.000 công nhân, bao gồm gần 6.000 công nhân AT & T ở các tiểu bang khác nhau và khoảng 4.000 công nhân ở miền đông Hoa Kỳ. Các công đoàn cho biết chỉ sau khi thời gian nửa đêm hôm thứ bảy rằng nó được thực hiện "một số tiến bộ" nhưng có "rất nhiều đất để trang trải" để đạt được thỏa thuận với công ty. Vào lúc nửa đêm, một hợp đồng bao gồm hàng ngàn công nhân AT & T trong khu vực Midwest hết hạn. AT & T nói rằng hợp đồng ca đêm bao gồm 13.000 người, trong khi các công đoàn nói rằng nó bao gồm 15.000. Vào lúc nửa đêm - giờ Thái Bình Dương, một hợp đồng thứ tư về sự kết hợp khoảng 18.000 công nhân ở các tiểu bang miền Tây như California và Nevada cũng đã hết hạn. Các cuộc đàm phán trong khu vực đó được tiếp tục với nhiều triển vọng.AT & T cho biết các cuộc đàm phán phản ánh "tinh thần của mối quan hệ lâu dài" giữa AT & T và công đoàn. Tháng Tám vừa qua, đối thủ của AT & T, Verizon Communications, đã phải đối phó với một cuộc đình công hai tuần sau khi hợp đồng hết hạn cho 45.000 công nhân. Khoảng tám tháng sau đó, Verizon vẫn còn đàm phán với các công đoàn cho một hợp đồng mới. AT & T đã được đàm phán với CWA trên bốn hợp đồng kể từ tháng Hai. Hợp đồng bao gồm thêm 30.000 công nhân AT & T hết hạn trong những tháng tới. Thời gian gần đây AT & T phải đối mặt với một cuộc đình công lớn là vào năm 2004 khi 100.000 lao động đi bộ trong bốn ngày vào công ty, sau đó được gọi là SBC Communications. SBC thay đổi tên của mình cho AT & T Inc sau khi mua lại AT & T Corp năm 2005. Theo Reuters.
Kỳ tích thu hút đầu tư tại Sơn La
Ngày 17.7, tại huyện Mộc Châu, Sơn La, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Sơn La năm 2017. Tại đây, tỉnh Sơn La đã trao các quyết định, giấy chứng nhận đầu tư, ký bản ghi nhớ với nhà đầu tư, với tổng vốn hơn 23.400 tỉ đồng.
Kinh tế
Bộ phận Dự án của tập đoàn TH xem quy hoạch khu vực xây dựng nhà máy tại huyện Vân Hồ. Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ ấn tượng với huyện Vân Hồ vì năng lực thu hút nhà đầu tư và đã có những bước chuẩn bị rất bài bản để phát triển các dự án đầu tư trên địa bàn. Thủ tướng nhấn mạnh, là huyện 30A nghèo nhất nhì tỉnh Sơn La, nhưng Vân Hồ đã thu hút được hai dự án trị giá 2.300 tỉ đồng từ tập đoàn TH. Tôi được biết đây là một dự án có ý nghĩa, bao trùm đem lại những giá trị bền vững về xã hội và môi trường, bao gồm các hạng mục quy hoạch trồng rau hoa, quả, dược liệu trên diện tích hơn 1.000ha và nhà máy chế biến hoa quả có quy mô lớn ở khu vực Tây Bắc. Mộc Châu, Vân Hồ có lợi thế phát triển nông nghiệp công nghệ cao trong lĩnh vực dược liệu. Với dự án lớn như vậy của tập đoàn TH True Milk, bà con dân tộc của chúng ta được hưởng lợi, được đảm bảo an sinh xã hội. Một huyện 30A như huyện Vân Hồ làm được kỳ tích thu hút nhà đầu tư quy mô lớn như vậy, các huyện khác có làm được không? Tôi cho rằng đó là ví dụ điển hình của sự vào cuộc mạnh mẽ của chính quyền địa phương và sự hợp tác của doanh nghiệp - Thủ tướng phát biểu. Đề cập tới trường hợp điển hình này, Thủ tướng tiếp tục đặt vấn đề: Một địa phương khó khăn về kinh tế, phức tạp về an ninh như Vân Hồ đã làm được điều đó thì các huyện khác đều có khả năng và cơ hội thành công. Được biết, Vân Hồ là huyện mới chia tách từ huyện Mộc Châu với nhiều địa danh nổi tiếng về các vấn đề an ninh phức tạp. Tuy nhiên, khi thực hiện khảo sát, các nhà đầu tư - trong đó có tập đoàn TH True Milk đã được tạo điều kiện tối đa để xây dựng các kế hoạch đầu tư khả thi. Ông Nguyễn Quang Phi Tín - Giám đốc Dự án - thuộc tập đoàn TH True Milk - cho biết, lãnh đạo UBND huyện đã có các giải pháp mạnh mẽ và có các cam kết để giải phóng mặt bằng, bàn giao các khu vực trồng cây ăn quả và dược liệu. Trước sự tích cực của chính quyền địa phương, ngày 17/7, Dự án nông nghiệp công nghệ cao sản xuất nước hoa quả, dược liệu tại Sơn La của tập đoàn TH đã nhận được chứng nhận đầu tư với quy mô đầu tư 2.300 tỉđồng. Trong đó chúng tôi chia làm hai Dự án. Dự án 1 có quy mô đầu tư 1.200 tỉ đồng xây dựng nhà máy chế biến hoa quả và đồ uống dược liệu ứng dụng công nghệ cao. Dự án 2 có quy mô đầu tư 1.100 tỉ đồng phát triển vùng nguyên liệu, trồng một số cây đặc sản phù hợp với thổ nhưỡng (cây cam) và cây dược liệu (sơn tra). Khi các cam kết đầu tư được ký kết, tập đoàn TH True Milk đã được bàn giao 1.035ha đất tại huyện Vân Hồ để triển khai các hạng mục xây dựng nhà máy chế biến, phát triển vùng nguyên liệu. Đó là tốc độ rất nhanh so với nhiều tỉnh thành khác. Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư hôm nay, khi nhận chứng nhận đầu tư, chúng tôi sẽ tiến hành triển khai ngay các hạng mục đầu tiên của Dự án theo kế hoạch - ông Tín nói. Cũng trong khuôn khổ Hội nghị, ông Hoàng Văn Chất - Bí thư tỉnh ủy Sơn La cho biết, tỉnh Sơn La là một trong ba tỉnh có diện tích tự nhiên lớn (14.174km2) Việt Nam, dân số trên 1,2 triệu người. Với tiềm năng, lợi thế về đất đai, lao động và khí hậu, cùng với chủ trương phát triển kinh tế bền vững, tỉnh Sơn La nỗ lực từ cấp chính quyền cơ sở để có thể hỗ trợ các chủ đầu tư thực hiện có hiệu quả các Dự án đầu tư thu hút được trên địa bàn. PHƯƠNG MINH.
Standard Chartered cung cấp dịch vụ bằng đồng NDT
Standard Chartered đã trở thành ngân hàng đầu tiên cung cấp dịch vụ giao dịch thương mại bằng đồng NDT giữa ASEAN và Trung Quốc.
Kinh tế
Trong một bước tiến nữa hướng tới mục tiêu quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc, ngân hàng Standard Chartered đã trở thành ngân hàng đầu tiên cung cấp một loạt dịch vụ giúp các doanh nghiệp, cơ quan ở Đông Nam Á giao dịch thương mại bằng đồng NDT với các đối tác tại Trung Quốc đại lục. Theo tờ Tài chính châu Á của Hongkong ngày 30/9, những dịch vụ mà Standard Chartered cung cấp trong kế hoạch mới này bao gồm thanh toán, giao dịch ngoại hối, giao dịch thương mại cũng như chuyển séc bằng đồng NDT ở các thị trường Đông Nam Á như Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippines và Việt Nam. Tuy nhiên, vì chưa có các dịch vụ tiền gửi hay tài khoản vãng lai bằng đồng NDT ở các quốc gia trên, hưởng lợi chủ yếu trong những dịch vụ mới này là các doanh nghiệp Trung Quốc khi họ sẽ tiết kiệm được những chi phí giao dịch ngoại hối. Mặc dù vậy, theo Jiten Arora, người đứng đầu bộ phận giao dịch ngân hàng khu vực Nam Á của Standard Chartered, những dịch vụ mới cũng sẽ giúp các doanh nghiệp Đông Nam Á thực hiện thương mại với Trung Quốc hiệu quả hơn, giảm các chi phí giao dịch ngoại hối. Với các dịch vụ mới này, thư tín dụng và các bảo đảm trong thương mại có thể thực hiện bằng đồng NDT, đồng nghĩa toàn bộ luồng thương mại với Trung Quốc có thể diễn ra với một loại tiền tệ duy nhất, Arora nhận định. Quan chức trên cho biết ngân hàng Standard Chartered cũng sẽ cung cấp dịch vụ tài khoản ngân hàng bằng đồng NDT tại các quốc gia ASEAN từ giờ đến cuối năm nay. Điều đó sẽ giúp phát triển các thị trường vốn bằng đồng NDT ở trong lẫn ngoài Trung Quốc. Cho đến giờ, về cơ bản giao dịch của ASEAN nói riêng và thế giới nói chung với Trung Quốc vẫn thực hiện bằng đồng USD. Nhưng Chính phủ Trung Quốc đang muốn giảm bớt sự phụ thuộc vào đồng tiền mà họ cũng đã nắm giữ quá nhiều này bằng việc thúc đẩy đồng NDT trở thành một công cụ giao dịch trong thương mại quốc tế. Để hướng tới mục tiêu trên, Trung Quốc đã phát động một kế hoạch thí điểm tại Hongkong hồi tháng 7. Những dịch vụ mới của Standard Chartered tại Đông Nam Á là sự mở rộng của kế hoạch đó. Kế hoạch thí điểm mở rộng sử dụng đồng NDT trên hiện chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp nhất định ở 5 thành phố thuộc Trung Quốc đại lục là Thượng Hải, Quảng Châu, Thâm Quyến, Chu Hải và Đông Quản. Việc giới hạn đó nhằm ngăn chặn nguy cơ đầu cơ có thể làm mất ổn định đồng NDT cũng như phá hoại những hữu dụng của nó trong vai trò một đồng tiền thanh toán./. Trung Sơn/Hongkong (Vietnam+).
Lào phát triển các đặc khu kinh tế
Chính phủ Lào đang chú trọng phát triển các đặc khu kinh tế (SEZ) với mục tiêu tạo thêm cơ hội việc làm cho lao động địa phương.
Kinh tế
Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào vừa công bố một kế hoạch, theo đó các nhà máy tại các đặc khu kinh tế này được kỳ vọng sẽ tạo ra hàng nghìn việc làm trong năm 2018. Đặc khu kinh tế Savan-Seno tại tỉnh Savannakhet của Lào có kế hoạch thu hút 20 nhà đầu tư mới trong năm nay, với hoạt động kinh doanh dự kiến sẽ tạo ra 3.000 việc làm cho người dân Lào. Trong khi đó, đặc khu kinh tế Boten tại tỉnh Luang Namtha dự kiến thu hút thêm hơn 40 công ty và tạo ra 700 việc làm. Hiện nay số lao động người Lào làm việc tại các SEZ ít hơn con số quy định trong Luật Lao động. Một trong những nguyên nhân là do các nhà đầu tư nước ngoài cần lao động có tay nghề, mà Lào không có những lao động này, do đó họ buộc phải tuyển lao động nước ngoài. Hiện có khoảng 352 công ty trong và ngoài nước đang hoạt động kinh doanh tại SEZ, với tổng vốn đăng ký 8 tỷ USD. Lượng việc làm được kiến tạo tại đây đạt 14.699, trong đó các công ty tuyển dụng 7.564 lao động người Lào, số còn lại là lao động nước ngoài. Trong một phát biểu mới đây, chuyên gia Leeber Leebouapao từ Viện nghiên cứu kinh tế quốc gia Lào nhận định rằng tăng trưởng kinh tế Lào có thể đạt 7% trong năm 2018, song đất nước triệu voi cần thúc đẩy các dự án lớn. Lào đang tiến hành xây dựng các dự án lớn như tuyến đường sắt Trung Quốc-Lào, dự án thủy điện Xayaboury, phát triển các đặc khu kinh tế và các dự án khác liên quan đến Sáng kiến Vành đai và Con đường do Trung Quốc khởi xướng. Minh Hằng (Theo THX).
Khai mạc Hội chợ triển lãm cà phê tại Đắk Lắk
(VOV) - Trong không khí lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 3, chiều 10/3, UBND tỉnh Đắk Lắk đã khai mạc “Hội chợ - Triển lãm chuyên ngành cà phê”.
Kinh tế
Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 3 năm 2011 Hội chợ là hoạt động trình diễn tổng lực của ngành cà phê Việt Nam, với 650 gian hàng của hơn 180 doanh nghiệp. Tại đây, có đủ thứ liên quan đến cây cà phê, như cà phê nhân, cà phê chế biến; sản phẩm chế biến từ cà phê; các dây chuyền, công nghệ, máy móc, thiết bị chế biến; các công trình nghiên cứu khoa học về cây cà phê; mô hình chăm sóc cà phê và nguồn gốc xuất xứ cà phê Buôn Ma Thuột, thậm chí là các sản phẩm thủ công mỹ nghệ được sản xuất từ cây cà phê. Ngoài sự tham gia của các doanh nghiệp trong nước Hội chợ thu hút được sự quan tâm của 18 doanh nghiệp nước ngoài đến từ các quốc gia châu Âu, châu Mỹ. Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 3 năm 2011 là một hoạt động văn hóa, xúc tiến thương mại, đầu tư du lịch lớn mang tầm quốc gia và quốc tế. Lễ hội không chỉ nhằm quảng bá sâu rộng thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột, thương hiệu cà phê Việt Nam nói chung đến du khách trong và ngoài nước mà còn là dịp để các tỉnh Tây Nguyên giới thiệu tiềm năng của mình và đẩy mạnh hoạt động thu hút đầu tư./.
Bổ sung vốn cho Tổng công ty bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc
Thủ tướng Chính phủ đồng ý Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc sử dụng số tiền 24,5 tỷ đồng thuộc Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại công ty mẹ.
Kinh tế
Ảnh minh họa. (Ảnh: PV/Vietnam+). Thủ tướng Chính phủ đồng ý Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc sử dụng số tiền 24,5 tỷ đồng thuộc Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại Công ty mẹ-Tổng công ty để bổ sung vốn điều lệ còn thiếu so với mức đã được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt. Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn, chỉ đạo Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc thực hiện cụ thể và tiếp tục sử dụng các nguồn vốn theo quy định để bổ sung cho đủ mức vốn điều lệ đã được duyệt. Trước đó, ngày 13/6/2011, tại Hải Phòng, Bộ Giao thông Vận tải đã công bố quyết định thành lập Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc, trên cơ sở tổ chức lại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc. Vốn điều lệ của Tổng công ty là 373,9 tỷ đồng và hoạt động theo mô hình công ty mẹ-con./.
Chấn chỉnh các hoạt động của thị trường lao động tại Nhật Bản
Hiện nay, Nhật Bản là thị trường lao động trọng điểm, đang tiếp nhận nhiều thực tập sinh Việt Nam. Năm 2014, có 19.766 thực tập sinh sang Nhật Bản, tăng gấp đôi so với năm 2013; đến tháng 10- 2015 Việt Nam đã đưa 21.870 thực tập sinh sang Nhật Bản. Về cơ bản, thực tập sinh Việt Nam được các cơ quan chức năng và các doanh nghiệp tiếp nhận của Nhật Bản đánh giá tốt.
Kinh tế
Tuy nhiên, công tác đưa thực tập sinh sang Nhật Bản thời gian qua xuất hiện một số hiện tượng làm ảnh hưởng không tốt đến việc mở rộng thị trường đưa thực tập sinh Việt Nam sang Nhật Bản. Để lành mạnh hóa thị trường, nâng cao chất lượng thực tập sinh sang Nhật Bản trong thời gian tới, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ triển khai đề án chấn chỉnh hoạt động đưa lao động Việt Nam đi thực tập tại Nhật Bản. Theo đó, các doanh nghiệp phải tuân thủ tốt các quy định của pháp luật; minh bạch hóa các khoản chi phí đi thực tập tại Nhật Bản, quy định rõ các khoản phí doanh nghiệp được phép thu, đặc biệt doanh nghiệp không được thu tiền môi giới. Với các doanh nghiệp có tỷ lệ thực tập sinh bỏ trốn cao hơn mức quy định, sẽ bị xử lý tạm đình chỉ hoạt động để chấn chỉnh. PV.
Nhu cầu khí đốt của Trung Quốc tăng gấp đôi trong 5 năm
Theo báo cáo dự báo trung hạn mới nhất về lĩnh vực khí đốt của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), nhu cầu khí đốt tự nhiên của Trung Quốc sẽ tăng gần gấp đôi trong năm năm tới nhưng nguồn cung trong nước sẽ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu khổng lồ này.
Kinh tế
Đường ống dẫn khí Myanmar-Trung Quốc. (Nguồn: naturalgasasia.com). Báo cáo trên cho rằng nhu cầu về khí đốt ít gây ô nhiễm hơn năng lượng hóa thạch sẽ tăng mạnh ở Trung Quốc, do những quan ngại về tình trạng ô nhiễm không khí đáng báo động hiện nay buộc nước này phải thực hiện các biện pháp ứng phó. Vì thế, IEA dự báo về thời kỳ hoàng kim của khí đốt tự nhiên - đang diễn ra ở Bắc Mỹ, sẽ lan rộng sang Trung Quốc trong năm năm tới. Công nghiệp, điện lực và giao thông vận tải sẽ là các ngành "góp sức" đẩy nhu cầu khí đốt của Trung Quốc tăng 90%, lên 315 tỷ m3 trong năm 2019. IEA cho biết Trung Quốc cũng sẽ thu được nhiều lợi ích nếu hoạt động sản xuất khí đốt tăng trưởng mạnh. Trong khi Trung Quốc hiện vẫn phải nhập khẩu lượng khí đốt khổng lồ, quốc gia này cũng có sản lượng khí đốt tự nhiên rất lớn, ước tăng 65% từ 117 tỷ m3 năm ngoái lên 193 tỷ m3 năm 2019. Tuy vậy, IEA cũng tỏ ra thận trọng về triển vọng của lĩnh vực sản xuất khí đốt tự nhiên do những nỗ lực chuyển sang năng lượng tái tạo, hay việc giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) tương đối cao và sự cạnh tranh của các loại nhiên liệu khác như than đá. IEA dự báo việc nguồn cung LNG ước tăng 450% lên 450 tỷ m3 trong năm 2019 sẽ đáp ứng phần lớn nhu cầu khí đốt của châu Á trong thời gian tới. Cơ quan này cũng ước tính Australia và Bắc Mỹ sẽ cung cấp 50% lượng LNG xuất khẩu mới, chiếm 8% khối lượng LNG giao dịch trên thế giới vào năm 2019./.
Doanh nghiệp Việt còn bỏ ngỏ dịch vụ du lịch trực tuyến
Ngành du lịch phải có giải pháp đột phá tạo đà tăng tốc, trong đó, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin được cho là một giải pháp bắt buộc.
Kinh tế
Mọi người giờ đây có thể tự đặt xe, vé máy bay, lên lịch trình chuyến đi hay đặt phòng khách sạn chỉ với vài thao tác đơn giản qua chiếc điện thoại thông minh. Tuy nhiên, theo ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, hiện thị trường du lịch trực tuyến trong nước đang bị bỏ ngỏ. Du lịch trực tuyến là xu thế tất yếu. (Ảnh: kt). 80% thị phần du lịch trực tuyến VN thuộc các công ty quốc tế. Thống kê của Hiệp hội Thương mại Điện tử cho thấy, các thương hiệu dịch vụ du lịch toàn cầu như Agoda.com, booking.com, Traveloka.com... đang chiếm thị trường Việt Nam với 80% thị phần. Trong khi đó, mới có khoảng 10 công ty Việt Nam có kinh doanh du lịch trực tuyến như: Ivivu.com, mytour.vn, chudu24.com, tripi.vn Thế nhưng, các công ty này cũng chỉ phục vụ thị trường khách trong nước, với số lượng giao dịch không nhiều. Ông Vũ Thế Bình cho biết, hiện ngành du lịch có khoảng 30.000 - đến 35.000 doanh nghiệp. 100% các doanh nghiệp du lịch đã quan tâm sử dụng internet trong hoạt động quảng cáo và kinh doanh. Tuy nhiên, ứng dụng công nghệ thông tin trong đại đa số các doanh nghiệp du lịch mới dừng ở mức cơ bản, chưa khai thác được tối ưu các lợi thế của công nghệ trong cạnh tranh, thu hút khách hàng cũng như trong quản lý, điều hành doanh nghiệp. Theo Tổng cục Du lịch, năm 2017, Việt Nam đón được 13 triệu lượt khách quốc tế, tăng gần 30% so với năm 2016 và phục vụ hơn 73 triệu lượt khách nội địa. Lần đầu tiên, Việt Nam lọt vào danh sách các quốc gia có tốc độ tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới. Mặc dù đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, nhưng sự phát triển của ngành du lịch vẫn chưa tương xứng với tiềm năng khi sản phẩm chưa hấp dẫn, chất lượng dịch vụ chưa cao, nguồn nhân lực còn thiếu và yếu. Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị xác định phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Theo đó, năm 2020 Việt Nam sẽ thu hút được từ 17 - 20 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 82 triệu lượt khách nội địa, đóng góp 10% GDP. Tổng thu từ khách du lịch đạt 35 tỷ USD và tạo ra khoảng 4 triệu việc làm gồm 1,6 triệu việc làm trực tiếp. Để đạt được mục tiêu, ngành du lịch phải có giải pháp đột phá tạo đà tăng tốc, trong đó, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin được cho là một giải pháp bắt buộc. Cần tăng cường số hóa và chia sẻ dữ liệu. Ông Phạm Đại Dương, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng, để tận dụng thành công cơ hội cách mạng công nghiệp 4.0, ngành du lịch, mà cụ thể là các doanh nghiệp du lịch cần phải sẵn sàng cho sự chuyển đổi số mạnh mẽ. Ông Phạm Đại Dương, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ: các doanh nghiệp du lịch cần phải sẵn sàng cho sự chuyển đổi số mạnh mẽ. (Ảnh: Vân Anh). "Khi khách du lịch tới Việt Nam, hoặc khách Việt Nam du lịch tới các vùng mới, họ không biết ở vùng này sẽ phải đi đâu. Có những chỗ nào để ở. Khách sạn nào tốt. Nhà hàng nào ăn ngon hay danh lam thắng cảnh nào cần phải xem. Hiện nay, tất cả các thông tin đó được số hóa trên các ứng dụng có thể cài đặt lên điện thoại di động. Như vậy, khách hàng có đầy đủ thông tin phục vụ cho chuyến du lịch của mình. Việc áp dụng chuyển đổi số như vậy thuận lợi cho khách hàng và cũng rất cần thiết cho các công ty du lịch", ông Phạm Đại Dương nói. Bà Kelly Strzepek, chuyên gia phụ trách đổi mới sáng tạo Đại sứ quán Australia cho rằng, sự phát triển của công nghệ đã làm thay đổi thị trường du lịch trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng với sự vươn lên của kinh doanh du lịch trực tuyến. Tuy nhiên, thách thức với các doanh nghiệp Việt Nam làm du lịch thông minh là phải số hóa được quy trình kinh doanh của mình. Bà Kelly Strzepek nhấn mạnh, Việt Nam đang có nhiều cơ hội để đi tắt đón đầu hay có bước nhảy vọt về du lịch nếu có thể tạo ra các chương trình có bản sắc riêng thông qua việc tận dụng công nghệ. Đây là việc ngành du lịch Việt Nam cần nhanh chóng bắt tay thực hiện. Du lịch thông minh là chủ lực. Ông Hà Văn Siêu, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam cũng thừa nhận hầu hết các doanh nghiệp dịch vụ du lịch lớn của Việt Nam đang có trong tay lượng dữ liệu "khổng lồ" về điểm đến, sản phẩm, khách hàng, khả năng cung ứng dịch vụ của các điểm đến... nhưng lại chưa có sự kết nối để tăng cường dịch vụ du lịch. Ông Hà Văn Siêu, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam. (Ảnh: Vân Anh). "Ngành văn hóa thể thao và du lịch, nhất là du lịch xác định du lịch thông minh sẽ là sản phẩm chủ lực để tiến vào cách mạng công nghiệp 4.0. Trong đó, cởi mở về chính sách để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp đầu tư vào nhiều loại hình sản phẩm, đặc biệt là du lịch thông minh, ứng dụng các công nghệ mới nhất cho phát triển du lịch. Đồng thời, các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, nhà cung cấp dịch vụ cần tăng cường kết nối để tận dụng được lượng dữ liệu đã có", ông Hà Văn Siêu nói./. Vân Anh/VOV.VN.
Giá dầu Brent lại giảm, về mức 51,95 USD/thùng
VOV.VN -8h30 sáng nay (2/2, giờ Việt Nam), giá dầu WTI giao tháng 3/2015 giảm 2,2%, về mức 47,28 USD/thùng, dầu Brent giảm 1,96%, về 51,95 USD/thùng.
Kinh tế
8h30 sáng nay (2/2, giờ Việt Nam), giá dầu mỏ được Bloomberg niêm yết giảm so với cuối tuần trước. Cụ thể, dầu ngọt nhẹ (WTI) giao tháng 3/2015 giảm 2,2%, về mức 47,28 USD/thùng, dầu Brent giảm 1,96%, về 51,95 USD/thùng. Trước đó, chốt phiên cuối tháng 1/2015, ngày 31/1, giá dầu mỏ tăng vọt sau nhiều tuần giảm mạnh. Tại thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ (WTI) giao sau chốt phiên với mức tăng 3,71 USD/thùng, tương đương tăng 8,3%, đạt 48,24 USD/thùng. Còn dầu Brent tăng tới 3,86 USD/thùng, tương đương tăng 7,86% so với phiên trước, lên giá 52,99 USD/thùng. Với mức giá này, dầu Brent đã có mức tăng mạnh nhất kể từ năm 2009 tới nay./.
ADB: Việt Nam đứng thứ 2 khu vực về tăng trưởng
Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á 2010 do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ngày 13/4 tại Hà Nội nhận định, nhờ các giải pháp chính sách kịp thời và mạnh mẽ, Việt Nam đã vượt qua suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2009 và dự kiến sẽ tăng trưởng cao hơn vào năm 2010 và 2011.
Kinh tế
Theo dự báo này, Việt Nam đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á với mức tăng trưởng GDP là 6,5% năm 2010 và 6,8% năm 2011. Tuy nhiên, báo cáo cho rằng các biện pháp kích thích kinh tế cũng tạo nên sức ép lạm phát và phá giá tiền tệ. Do đó, Việt Nam cần có giải pháp tập trung ổn định kinh tế vĩ mô hơn là tăng trưởng nhanh, đồng thời, cải thiện hiệu quả nền kinh tế nhằm bảo đảm tăng trưởng bền vững với tư cách là một nước có thu nhập trung bình. Báo cáo nhấn mạnh tầm quan trọng của ổn định kinh tế vĩ mô đối với Việt Nam. Bởi lẽ, điều này sẽ tạo ra niềm tin cho các nhà đầu tư và đây sẽ là yếu tố chính giúp Việt Nam thu hút lượng đầu tư nước ngoài lớn và bảo đảm mức thặng dư tài khoản vốn cao hơn thâm hụt tài khoản vãng lai và qua đó làm tăng dự trữ ngoại tệ. Trong quá trình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội mới giai đoạn 2011-2015, với tư cách là nước có thu nhập trung bình, việc tập trung tăng cường hiệu quả sẽ giúp Việt Nam hội nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu. Ông Ayumi Konishi, Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam, cho rằng: ''Nếu hiệu quả của nền kinh tế Việt Nam không được cải thiện, thì các nỗ lực nhằm đạt tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao hơn chắc chắn sẽ dẫn đến sự quay trở lại của lạm phát cao và tâm lý lo ngại lạm phát của người dân sẽ tạo sức ép đối với đồng nội tệ Việt Nam.". Báo cáo hoan nghênh việc Chính phủ Việt Nam đã có một số bước đi nhằm cải thiện năng lực quản trị và môi trường kinh doanh năm 2009. Các nỗ lực hiện nay theo Đề án 30 của Chính phủ nhằm giảm các thủ tục hành chính được đánh giá là một chính sách đúng đắn nhằm tăng cường hiệu quả. Sự ổn định và hiệu quả sẽ là động cơ cho sự phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam và bây giờ không phải lúc vội vàng. Cũng theo báo cáo này, sự phục hồi của kinh tế châu Á diễn ra một cách vững chắc, lạm phát vẫn tăng nhưng ở mức kiểm soát được, nền kinh tế toàn cầu phục hồi không ổn định và luồng vốn hay biến động gây ra những nguy cơ rủi ro. Phân tích các nguy cơ đối với triển vọng kinh tế khu vực, báo cáo cũng đồng thời đưa ra các khuyến nghị về quản lý kinh tế vĩ mô thời kỳ hậu khủng hoảng, trong đó, cần dừng dần dần các biện pháp kích thích vào thời điểm không thích hợp; tiếp tục theo đuổi chính sách tài khóa và tiền tệ thận trọng. Đứng đầu khu vực Đông Á vẫn là Trung Quốc với mức tăng trưởng GDP trên, dưới 8%/năm; còn ở Nam Á, Ấn Độ tiếp tục vượt trội so với các nền kinh tế trong khu vực với mức tăng trưởng GDP 8,2% năm 2010 và 8.7% năm 2011. Khu vực Đông Nam Á cũng tiếp tục đà tăng trưởng với tất cả các nền kinh tế trong khu vực đều đạt mức tăng trưởng dương, trong đó Lào duy trì tốc độ tăng trưởng cao nhất với mức tăng GDP dự báo là 7% năm 2010 và 7,5% năm 2011./. Nguyễn Thị Sự (Vietnam+).
5 nhiệm vụ trọng tâm của các Tham tán thương mại
5 nhiệm vụ trọng tâm trong công tác phát triển thị trường ngoài nước của các Tham tán Công sứ, Tham tán Thương mại Việt Nam ở nước ngoài đã được Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng nhấn mạnh tại buổi gặp gỡ các Tham tán thương mại do Bộ Công Thương tổ chức sáng 16/12, tại Hà Nội.
Kinh tế
Dây chuyền sản xuất may mặc xuất khẩu của Công ty CP may Đồng Tiến. Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN). Các nhiệm vụ trọng tâm gồm tăng cường xúc tiến thương mại; tham gia các chương trình xúc tiến thương mại tại thị trường nước sở tại; tăng cường xúc tiến công nghiệp cho Việt Nam để thu hút vốn đầu tư vào các dự án công nghiệp đang và sắp có kế hoạch triển khai; chủ động tái cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu; tìm hiểu mô hình của nhà nhập khẩu ở nước sở tại, giới thiệu về các doanh nghiệp trong nước để thay đổi hàng hóa cho phù hợp với thị trường. Ngoài ra, các tham tán còn thực hiện tốt nhiệm vụ của cơ quan đại diện thương mại Việt Nam ở nước ngoài, thực hiện nghiêm túc những quy định báo cáo về Bộ Công Thương. Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết, năm 2013, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt khoảng 132 tỷ USD, tăng 15,3% so với năm 2012, vượt chỉ tiêu so với kế hoạch của Quốc hội đề ra (là 126,1 tỷ USD, tăng 10%). Mặc dù trong năm 2013, xuất khẩu gặp nhiều khó khăn như giá xuất khẩu một số mặt hàng giảm, thị trường xuất khẩu tại một số địa bàn bị thu hẹp, song nhờ thích ứng tốt, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực đã đạt kim ngạch xuất khẩu cao, vượt mục tiêu đề ra như dệt may, da giày, gỗ và sản phẩm gỗ, máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện... Điều này đã phản ánh năng lực sản xuất hàng xuất khẩu của nền kinh tế ngày càng được mở rộng, cơ cấu hàng xuất khẩu từng bước đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng các sản phẩm qua chế biến. Trao đổi với các Tham tán, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nêu rõ những nhiệm vụ trọng tâm của ngành năm 2014 trong bối cảnh tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Theo đó, phát triển công nghiệp đảm bảo tính bền vững, hiệu quả với giá trị gia tăng công nghiệp-xây dựng tăng khoảng 6,4-6,6%, đảm bảo sự gắn kết một cách thực sự giữa công tác quy hoạch sản xuất trong nước với công tác thị trường ngoài nước. Bên cạnh đó, phát triển thương mại gắn với tính bền vững và góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, tiếp tục chuyển dịch và tái cơ cấu gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh xuất nhập khẩu. Trong đó, ngành công thương đặt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu trên 10%. Nhập siêu được duy trì ở mức 6% so với tổng kim ngạch xuất khẩu, khuyến khích nhập khẩu công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ nguồn, hạn chế nhập khẩu các loại hàng hóa mà trong nước đã sản xuất được, đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ và các ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu. Bộ Công Thương định hướng sẽ đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu sản phẩm công nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, đảm bảo hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, an toàn trong sử dụng trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Cùng đó, khai thác mọi nguồn lực để đầu tư các dự án sản xuất hàng xuất khẩu và phát triển sản xuất sản phẩm xuất khẩu để tăng năng lực sản xuất và chủ động nguồn hàng. Mặt khác, hỗ trợ các doanh nghiệp tận dụng tốt hơn các lợi ích đem lại từ các hiệp định, thỏa thuận kinh tế song phương và Hiệp định khu vực mậu dịch tự do giữa ASEAN với các nước để đẩy mạnh xuất khẩu./.
Xử lý nợ xấu ngân hàng còn khó khăn
Gần đây, tỉ lệ nợ xấu có dấu hiệu tăng ở một số ngân hàng.
Kinh tế
Vẫn còn nhiều vướng mắc trong việc xử lý các khoản nợ xấu với tài sản bảo đảm là bất động sản. Trong ảnh: Một dự án thuộc diện nợ xấu ở quận 9, TP. HCM. Ảnh: TL. Sau hơn một năm triển khai Nghị quyết 42/2017 của Quốc hội liên quan đến xử lý nợ xấu, việc xử lý nợ xấu tại các ngân hàng (NH) đã gặt hái được những kết quả bước đầu đáng khích lệ. Tuy nhiên, công tác xử lý nợ xấu vẫn còn không ít tồn tại, nợ xấu có dấu hiệu tăng trở lại ở một số NH. Nợ xấu có dấu hiệu gia tăng cục bộ. Đến thời điểm này đã có khoảng 22 NH công bố công khai báo cáo tài chính quý III-2018, trong đó có tới 16 NH nợ xấu gia tăng. Theo đó, tỉ lệ nợ xấu tăng từ 0,4% đến 1,3% tùy NH. Số liệu thống kê cho thấy nếu tính cả lượng nợ xấu vẫn án binh bất động tại Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) , hiện nay riêng nợ xấu nội bảng nằm trong các NH thương mại khoảng 145.000 tỷ đồng. Trao đổi với báo chí, chuyên gia tài chính-NH Nguyễn Trí Hiếu cho rằng nguyên nhân chính khiến nợ xấu của một số NH gia tăng do nợ xấu cũ chưa được giải quyết triệt để. Bên cạnh đó, nợ xấu mới lại phát sinh do các NH mạnh tay cho vay. Điều này thể hiện qua việc mới trong hai quý đầu năm, nhiều NH đã dùng hết hạn mức tín dụng được giao. Việc tăng trưởng tín dụng thường mang lại kết quả kinh doanh tốt vì 80% lợi nhuận của NH phụ thuộc vào tín dụng. Nhưng ở chiều ngược lại, đây lại là một trong những nguyên nhân dẫn đến nợ xấu gia tăng - ông Hiếu phân tích. Mặt khác, hiện nay một số NH mạnh tay cho vay theo tỉ lệ 70%-80% giá trị bất động sản và không quan tâm nhiều đến dòng tiền giải ngân có đi đúng mục đích không. Điều này sẽ rất nguy hiểm vì sau này NH không quản lý được dòng tiền kinh doanh, dẫn đến mất khả năng thu hồi nợ, nợ xấu gia tăng. Tổng giám đốc một NH thương mại giải thích thêm: Trước đây nhiều NH đã bán những khoản nợ xấu cho VAMC. Đến nay, với những tài sản bảo đảm không xử lý được, NH phải ghi nhận lại nợ xấu đã bán khiến con số nợ xấu tăng cao. Thêm nữa, từ cuối 2017 đến đầu 2018, nhiều NH dừng việc bán nợ xấu cho VAMC và tự xử lý do việc xử lý nợ xấu theo giá thị trường còn nhiều khó khăn. Đó là chưa kể thị trường bất động sản ấm lên chủ yếu do đầu cơ chứ thực chất đối tượng cần mua nhà để ở vẫn chưa đủ tiềm lực. Nói cách khác, nếu người cần mua mà không có đủ tiền thì việc bán những khoản nợ xấu hầu hết có tài sản đảm bảo là bất động sản đang trùm mền cũng không đơn giản - vị tổng giám đốc NH trên nói. Tài sản khủng vẫn đắp chiếu. Nợ xấu và nợ xấu tiềm ẩn ở một số NH tiếp tục gia tăng, cộng thêm khối nợ xấu lớn vẫn nằm im tại VAMC vẫn chưa xử lý đang là gánh nặng của không ít NH. Theo thống kê, hiện chỉ có sáu NH đã xóa sạch nợ tại VAMC. Đáng chú ý, hàng loạt món nợ xấu mà chủ yếu là bất động sản có giá trị khủng từ vài trăm đến hàng ngàn tỷ đồng được VAMC lẫn các NH ra sức rao bán nhưng rất hiếm thương vụ giao dịch thành công. Đơn cử như dự án cao ốc Sài Gòn One Tower tại TP. HCM được rao bán với giá khoảng 7.000 tỷ đồng nhưng hơn một năm qua vẫn chưa ai mua, đành phải trùm mền, đắp chiếu. Do đó, nếu không nhanh chóng xử lý những khoản nợ kiểu như trên, nguy cơ nợ xấu sẽ tiếp tục phình to tại nhiều NH. Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NH Nhà nước Chi nhánh TP.HCM, thừa nhận nợ xấu hiện nay vẫn còn ở mức khá cao trong khi thị trường mua bán nợ lại chưa phát triển. Đáng lo là nợ xấu để lâu sẽ càng tăng thêm nguy cơ và rủi ro cho nền kinh tế, đe dọa an ninh tài chính tiền tệ quốc gia. Do đó cần hoàn thiện khung pháp lý đối với thị trường mua bán nợ. Đồng thời phải xây dựng được cơ chế có chế tài đủ mạnh và chặt chẽ đảm bảo điều hành thị trường mua bán nợ một cách công bằng, minh bạch. Bên cạnh đó cần có chế độ ưu đãi về thuế, về thủ tục hành chính để tạo lập sự thuận lợi và hấp dẫn bước đầu cho thị trường mua bán nợ - ông Minh đề xuất. Từ góc độ của người trong cuộc, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Trưởng ban Kiểm soát VAMC, cũng cho rằng cần tạo điều kiện pháp lý thuận lợi để các tổ chức kinh tế-tài chính trong và ngoài nước có đủ điều kiện hoạt động mua bán nợ, nhất là các tổ chức tài chính nước ngoài tham gia vào quá trình xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam. Trong điều kiện ngân sách hạn hẹp, việc tạo môi trường pháp lý thuận lợi, rõ ràng, minh bạch để thu hút các nguồn lực tài chính cũng như năng lực, kinh nghiệm xử lý nợ xấu của các tổ chức tài chính nước ngoài trong thời gian tới là hết sức cần thiết - ông Hùng nhấn mạnh. Thống đốc đôn đốc xử lý nợ xấu. Thống đốc NH Nhà nước Lê Minh Hưng vừa có Văn bản số 8425 chỉ đạo các NH Nhà nước chi nhánh tỷnh, TP tích cực đôn đốc, chỉ đạo các NH trên địa bàn đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu; áp dụng toàn diện các giải pháp xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42/2017 của Quốc hội nhằm xử lý nhanh, hiệu quả các khoản nợ xấu; tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường. Thùy Linh. Theo PLO.
Mức nâng lương trước thời hạn tối đa là 12 tháng
(VOV) - Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức được nâng bậc lương trước thời hạn trong một năm cũng tăng thêm 5% so với Nghị định cũ
Kinh tế
(ảnh: KT). Chính phủ vừa ban hành Nghị định 17 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Theo đó, bắt đầu từ ngày 10/4/2013, cán bộ, công chức, viên chức lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ mà chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh thì được xét nâng một bậc lương trước thời hạn tối đa là 12 tháng so với thời gian quy định. Nghị định cũng nêu rõ, tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức được nâng bậc lương trước thời hạn trong một năm không quá 10% tổng số cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế trả lương của cơ quan, đơn vị. Trước đó, Nghị định 204 quy định tỷ lệ này không quá 5%. Nghị định cũng sửa đổi tên gọi Ngạch viên chức bằng Chức danh nghề nghiệp viên chức và bổ sung đối tượng áp dụng trong Bảng 3 Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước. Nghị định 17 cũng bổ sung bảng nâng lương đối với sỹ quan cấp tướng thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân tại Bảng 6 Bảng nâng lương cấp bậc quân hàm sỹ quan quân đội nhân dân; sỹ quan, hạ sỹ quan công an nhân dân. Thời hạn nâng lương của cấp bậc quân hàm Thiếu tướng, Trung tướng, Thượng tướng và Đại tướng là 4 năm. Nghị định 17 cũng bổ sung đối tượng áp dụng trong Bảng 2 Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP. Đó là, đối với công chức loại A3, Nhóm 1 (A3.1), Nghị định mới bổ sung thêm 5 đối tượng là: Thống kê viên cao cấp; Kiểm soát viên cao cấp chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Chấp hành viên cao cấp (thi hành án dân sự); Thẩm tra viên cao cấp (thi hành án dân sự); Kiểm tra viên cao cấp thuế. Các nhóm công chức loại A2, A1 cũng được bổ sung thêm các đối tượng, như: Thông kê viên chính; Kiểm soát viên chính chất lượng sản phẩm hàng hóa; Chấp hành viên trung cấp (thi hành án dân sự); Thẩm tra viên chính (thi hành án dân sự); Kiểm tra viên chính thuế; Kiểm lâm viên chính; Thống kê viên; Kiểm soát viên chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Kỹ thuật viên bảo quản/.
HĐBA LHQ tăng cường các biện pháp trừng phạt Triều Tiên
(Kiến Thức) - HĐBA LHQ nhất trí tăng cường các biện pháp trừng phạt Triều Tiên, cấm Bình Nhưỡng xuất khẩu hàng dệt may và cắt giảm nhập khẩu sản phẩm dầu mỏ tinh chế.
Kinh tế
Đây là nghị quyết trừng phạt Triều Tiên thứ 9 được Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA LHQ) gồm 15 nước thành viên nhất trí thông qua kể từ năm 2006 về các chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân của Bình Nhưỡng. Một phiên họp của HĐBA LHQ. Ảnh: foxnews.com. Mỹ đã sửa đổi dự thảo nghị quyết vô cùng cứng rắn trước đây để nhận được sự ủng hộ của của Trung Quốc và Nga. Theo số liệu của Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Hàn Quốc, dệt may là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ hai của Hàn Quốc sau than và các khoáng sản khác trong năm 2016, với giá trị tổng cộng 752 triệu USD. Gần 80% hàng dệt may của Triều Tiên xuất khẩu sang Trung Quốc. Nghị quyết này đưa ra lệnh cấm xuất khẩu khí đốt hóa lỏng, áp đặt mức trần 2 triệu thùng/năm đối với các sản phẩm dầu mỏ tinh chế và mức trần xuất khẩu dầu thô sang Triều Tiên ở mức hiện tại. Trung Quốc cung cấp hầu hết dầu thô của Triều Tiên. Một quan chức Mỹ giấu tên cho hay hàng năm, Triều Tiên nhập khẩu 4,5 triệu thùng dầu mỏ tinh chế và 4 triệu thùng dầu thô. Minh Châu (Theo Reuters).