title
stringlengths 2
214
| summary
stringlengths 1
2k
⌀ | category
stringclasses 5
values | content
stringlengths 4
32.6k
|
---|---|---|---|
Xây dựng, dầu khí, khách sạn: thưởng tết cao nhất | (TBKTSG Online) - Theo báo cáo của Sở Lao động Thương binh Xã hội TPHCM về tình hình thưởng tết năm nay thì doanh nghiệp xây dựng, khách sạn, dầu khí, kinh doanh vàng báo cáo mức lương, mức thưởng cao nhất, doanh nghiệp sản xuất quy mô vừa và nhỏ, may mặc, vệ sinh môi trường có mức lương, mức thưởng thấp nhất. | Kinh tế | Thanh Thương Doanh nghiệp kinh doanh vàng có mức thưởng tết cao. Ảnh: TL Cũng theo báo cáo, mức thưởng cao nhất của doanh nghiệp dân doanh là 176 triệu đồng/người, thấp nhất 1,88 triệu đồng/người và bình quân 3,3 triệu đồng/người. Doanh nghiệp nước ngoài có mức thưởng cao nhất trên 200 triệu đồng/người, thấp nhất 1,2 triệu đồng/người và bình quân 2 triệu đồng/người. Trong khi đó, doanh nghiệp nhà nước có mức thưởng tết cao nhất là 65,2 triệu đồng/người, thấp nhất là 3,2 triệu đồng/người. Về tiền lương năm 2009, doanh nghiệp Nhà nước cao nhất là 77 triệu đồng/người/tháng, thấp nhất trên 2,9 triệu đồng/người/tháng và bình quân 4,3 triệu đồng/người/tháng. Trong số gần 1.000 doanh nghiệp được khảo sát, có 63 doanh nghiệp không có điều kiện thưởng tết cho người lao động do tình hình sản xuất kinh doanh gặp khó khăn. Một số doanh nghiệp do hàng bán chậm, công nợ khó đòi ảnh hưởng đến việc trả lương, trả thưởng đối với người lao động. Các doanh nghiệp mới thành lập hoặc có kết quả hoạt động lỗ cũng gặp khó khăn trong trả lương, trả thưởng vào dịp tết năm 2010.
|
IPO là điểm khởi đầu hay kết thúc cho các doanh nghiệp gia đình? | Trong kinh doanh, dù là doanh nghiệp gia đình, hay đã IPO đều phải tham gia vào 'cuộc chạy đua marathon vô hình'. Càng doanh nghiệp Việt Nam càng phải chạy, do đó, buộc các đơn vị phải có tiến trình tăng tốc với mọi hoạt động của doanh nghiệp. | Kinh tế | IPO là mục tiêu chung của rất nhiều doanh nghiệp.
IPO - lên sàn dường như là mục tiêu chung của rất nhiều doanh nghiệp, thế nhưng, đối với doanh nghiệp gia đình, việc lên sàn còn rất nhiều khó khăn.
Vấn đề của một doanh nghiệp gia đình có 20 năm sản xuất và kinh doanh hàng nông sản, thực phẩm. Doanh nghiệp thuộc sở hữu 100% của các thành viên trong gia đình. Hiện nay, trước áp lực cạnh tranh gay gắt của nhiều đơn vị sản xuất, kinh doanh trong nước và quốc tế, doanh nghiệp cần thêm nguồn lực về tài chính, nhân sự để tồn tại và phát triển.
Sau khi nghiên cứu, tìm hiểu cũng như xin tư vấn từ các đơn vị chuyên nghiệp, CEO đã đề xuất với HĐQT kế hoạch đưa công ty trở thành doanh nghiệp đại chúng, thực hiện IPO và sau đó niêm yết trên sàn chứng khoán, nhưng vẫn giữ quyền điều hành, chi phối.
CEO cho rằng, trong các doanh nghiệp bứt phá và có lực cạnh tranh trên thị trường hiện nay, phần lớn là doanh nghiệp đã xã hội hóa. Bởi muốn phát triển được các đơn vị phải cần đến nguồn vốn lớn, nguồn nhân sự chuyên nghiệp. Cho nên, IPO là giải pháp tối ưu nhất hiện nay để doanh nghiệp phát triển.
Lý lẽ ở đây là doanh nghiệp muốn phát triển, không thể bó hẹp trong phạm vi gia đình. Việc thực hiện IPO sẽ mở ra cơ hội tài chính rộng lớn hơn. Đây còn là giải pháp để tăng khả năng cạnh tranh, sinh tồn của doanh nghiệp, đối phó được các áp lực hiện hữu đến từ nhiều doanh nghiệp nước ngoài và các công ty đại chúng khác.
Thế nhưng, các cổ đông phản đối và muốn giữ nguyên mô hình hiện tại, vì cho rằng, hiện nay, họ hàng trong gia đình còn nhiều, muốn kêu gọi vốn, kêu gọi nhân sự thì chỉ cần huy động người nhà, không cần tới sự trợ giúp từ bên ngoài.
Trở thành doanh nghiệp đại chúng sẽ làm mất đi các giá trị về văn hóa gia đình. Khi IPO, có hàng trăm con mắt soi mói, doanh nghiệp sẽ rất dễ lộ ra các điểm yếu. Không những thế, thực hiện IPO là mang của nhà ra cho người ngoài, bởi tài sản nắm trong tay, giờ thành cổ phiếu, lên xuống phụ thuộc vào thị trường. Nguy cơ bị thôn tính là rất lớn.
CEO Lê Thanh Hoài - Sáng lập kiêm Giám đốc điều hành SuperShip trong vai trò CEO trong chương trình giải quyết bài toán Doanh nghiệp gia đình Lựa chọn tương lai.
Tham gia chương trình là sự góp mặt của CEO Lê Thanh Hoài - Sáng lập kiêm Giám đốc điều hành SuperShip. Ông đã đưa ra những lập trường và quan điểm khách quan để bảo vệ ý kiến của mình. Ý kiến của ông đã nhận được sự tán thành của hai chuyên gia trong chương trình, đó là ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái và bà Đào Thị Thiên Hương, Phó tổng giám đốc Công ty PwC Việt Nam.
Theo các chuyên gia, IPO là hướng đi phổ biến khi các doanh nghiệp muốn tiếp cận thị trường vốn dài hạn. IPO có những ưu điểm thúc đẩy doanh nghiệp như: minh bạch, thận trọng, hiệu quả. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp có thêm hàng trăm, ngàn cổ đông cùng góp sức, tham gia bảo vệ tài sản công ty.
Kinh nghiệm từ các thương vụ IPO thành công cho thấy, các doanh nghiệp chỉ nên coi đây là điểm khởi đầu của một hành trình phía trước, thay vì là điểm kết thúc. Từ đây, doanh nghiệp cần là một khối nhất quán, hoàn thiện về mặt quy trình, cầu trúc, quản trị, kiểm soát. Khi đó, doanh nghiệp sẽ như một bộ máy - người khác có thể sao chép từng phần, chứ không thể sao chép cả hệ thống doanh nghiệp.
Thực tế chứng minh, muốn có thành công, doanh nghiệp phải mạnh dạn đi trước, làm trước. Trong kinh doanh, dù là doanh nghiệp gia đình, hay đã IPO đều phải tham gia vào "cuộc chạy đua marathon vô hình". Càng doanh nghiệp Việt Nam càng phải chạy, do đó, buộc các đơn vị phải có tiến trình tăng tốc với mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Quan trọng là CEO lẫn HĐQT "chọn mặt gửi vàng" được những cổ đông chiến lược có thiện chí, có tầm nhìn và chung mục tiêu. Chọn đối tác tốt, doanh nghiệp tự khắc sẽ tốt. Nguồn lực tốt sẽ giúp cho các công ty gia đình có được bước nhảy vọt, tiến xa hơn nữa trong tương lai.
Vậy CEO sẽ thuyết phục các thành viên HĐQT thế nào?
Câu trả lời sẽ có tại Chương trình CEO Chìa khóa thành công với chủ đề: "Doanh nghiệp gia đình - Chiến lược nhân sự" , được phát sóng vào 10h00 sáng Chủ nhật ngày 24/6 và phát lại vào 8h00 sáng Thứ 2 ngày 25/6 trên kênh VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam.
CEO Chìa khóa thành công là một chương trình chính luận, kinh tế chuyên biệt do Đài Truyền hình Việt Nam và Tổ hợp Truyền thông Hoàng Gia phối hợp sản xuất với sự đồng hành của Bia Hà Nội, PwC Việt Nam, Hội đồng Doanh nhân và Gia đình Việt Nam (VEFC). Ra đời từ năm 2005, chương trình có sứ mệnh Đồng hành doanh nghiệp, nâng tầm doanh nhân trong thời kỳ kinh tế thị trường và hội nhập.
Bắt đầu từ năm 2017, bên cạnh các chương trình phát sóng trên VTV, CEO Chìa khóa thành công sẽ tổ chức chuỗi các hội thảo dành riêng cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp theo các chủ đề hữu ích và thời sự về kinh doanh. TheLEADER.vn là đơn vị bảo trợ thông tin cho chương trình này.
Chương trình được tổ chức định kỳ hai tháng một lần các hội thảo, tọa đàm, workshop, với nội dung xoay quanh các vấn đề nan giải mang tính chiến lược về thương hiệu, phát triển, nhân sự, tài chính của các doanh nghiệp. Qua đó, đồng hành, tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp, giúp họ tiếp tục định hướng phát triển.
Việt Hưng.
|
'Khoảng tối' vụ Trịnh Xuân Thanh và chuyện tài sản nhà Thứ trưởng Thoa | Tuần qua, liên quan đến việc một số người thân của Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa sở hữu một số lượng lớn cổ phần của Công ty Bóng đèn Điện Quang, đại diện Bộ Tài chính cho hay: Việc lãnh đạo của doanh nghiệp không trực tiếp mua cổ phần nhưng con cháu của họ lại tham gia mua cổ phần của doanh nghiệp, điều này luật không cấm. Một sự kiện "nóng" khác là Trịnh Xuân Thanh đã bị khởi tố tội tham ô, song vẫn còn những "khoảng tối" trong vụ án này. | Kinh tế | Dự án Khu đô thị Thanh Hà Cienco5 vẫn còn dang dở.
Khởi tố Trịnh Xuân Thanh tội tham ô - những khoảng tối bắt đầu lộ diện?
Tòa phúc thẩm vừa quyết định khởi tố vụ án hình sự với Trịnh Xuân Thanh và một số đối tượng về tội tham ô trong vụ án liên quan đến dự án Khu đô thị thị Thanh Hà Cienco5.
Về vụ việc này, từ tháng 9/2016, Dân trí đã có 2 bài viết rất rõ những dính dáng của Trịnh Xuân Thanh trong vụ án này. Trong đó đã nêu câu hỏi, vì sao Thanh và Nguyễn Ngọc Sinh - đệ tử ruột của ông Thanh lại thoát tội ngoạn mục trong vụ án này. Tuy nhiên, câu hỏi này vẫn còn lửng lơ đâu đó. Cũng đã có một số lời khai của các bị can cho thấy ông Trịnh Xuân Thanh là người chỉ đạo và có nhận tiền ăn chia đáng kể trong nghi án tham nhũng này.
Bộ Tài chính nói về sở hữu cổ phần lớn của Thứ trưởng Kim Thoa.
Theo đại diện Bộ Tài chính, trước đây đúng là có việc ưu tiên bán cổ phần doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) theo thỏa thuận từ trước. Tuy nhiên, từ năm 2015, việc lãnh đạo DNNN và người nhà trở thành chủ sở hữu doanh nghiệp như trường hợp gia đình Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa đã không còn.
Về việc một số người thân của Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa sở hữu một số lượng lớn cổ phần của CTCP Bóng đèn Điện Quang, ông Đặng Quyết Tiến cho hay: Việc lãnh đạo của doanh nghiệp không trực tiếp mua cổ phần nhưng con cháu của họ lại tham gia mua cổ phần của doanh nghiệp, điều này luật không cấm. Con cháu họ hoàn toàn có thể bỏ tiền túi để mua. Nhưng nếu là cán bộ Nhà nước, cần phải công khai thông tin, tiền lương, thu nhập. Ví dụ, thu nhập chỉ có 100 triệu đồng mà sau một năm sở hữu khối tài sản tới hàng chục tỉ thì không được.
Tổ hợp Bauxit-Nhôm Lâm Đồng lỗ gần 3.700 tỷ đồng.
Một vấn đề lớn được Dân trí nêu trong tuần là đoàn thanh tra của Bộ Tài chính vừa kết thúc thanh tra tại Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV). Kết quả thanh tra cho thấy, Tổ hợp Bauxit -Nhôm Lâm Đồng do TKV làm chủ đầu tư đã thua lỗ 3.696 tỷ đồng sau 3 năm đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh (10/2013-30/9/2016).
Tổng mức đầu tư cho dự án này là 7.787,5 tỷ đồng (khoảng 493,5 triệu USD). Tuy nhiên, qua 4 lần điều chình, đến lần điều chỉnh cuối (tháng 10/2013), tổng mức đầu tư cho dự án này đã tăng vọt lên đến 15.414,4 tỷ đồng (tương đương 805 triệu USD), gần gấp 2 lần vốn đầu tư dự kiến ban đầu. Thời gian thực hiện dự án bị chậm 4 năm so với quyết định phê duyệt lần đầu.
Ông Nguyễn Xuân Anh Bí thư Thành ủy Đà Nẵng chia sẻ với báo chí bên lề sự kiện công bố bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 2016.
Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh: "Chúng tôi chưa bằng lòng với chỉ số PCI".
Trên thang điểm 100 thì Đà Nẵng mới đạt 70 điểm, như vậy thì chúng tôi cũng vẫn còn 30 điểm để cố gắng. Chúng tôi vẫn chưa bằng lòng và còn phải cố gắng hơn nữa, chứ không chỉ dẫn đầu là kết thúc, ông Nguyễn Xuân Anh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng trao đổi với báo chí sau khi địa phương tiếp tục dẫn đầu bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2016 năm thứ 4 liên tiếp.
Năm nay, Đồng Tháp xếp thứ 3, rớt hạng 1 bậc so với năm ngoái, song ông Nguyễn Văn Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp vẫn không quên gửi thư cảm ơn đến cộng đồng doanh nghiệp và doanh nhân.
Trong khi đó, Hà Nội lần đầu tiên sau nhiều năm đã vượt ngưỡng 60 điểm, bước vào nhóm có chất lượng điều hành tốt, ở vị trí thứ 14 trong số 63 tỉnh, thành.
Khảo sát PCI 2016 cho thấy, có đến 49% doanh nghiệp FDI đã phải trả chi phí không chính thức khi làm thủ tục thông quan, 25% thừa nhận đã trả tiền bôi trơn để có được giấy phép đầu tư và 13,6% trả hoa hồng khi cạnh tranh giành các hợp đồng của cơ quan Nhà nước.
Cũng theo kết quả khảo sát, sau sự cố môi trường Formosa, các doanh nghiệp dường như đồng tình cao hơn và chấp nhận nghĩa vụ thực thi các quy định về môi trường dù điều đó có thể sẽ gia tăng gánh nặng chi phí và trách nhiệm cho doanh nghiệp.
Buýt BRT hơn 5 tỷ đồng/chiếc: "BRT khác xe buýt thường, khó so sánh giá".
Liên quan đến giá xe buýt nhanh (BRT) lên tới trên 5 tỷ đồng, cao hơn nhiều so với những loại xe cùng kích cỡ, chủng loại, mới đây, bà Jung Eun Oh, Trưởng nhóm Giao thông của Ngân hàng Thế giới (WB) cho hay: "Do xe buýt BRT có các tiêu chuẩn kỹ thuật khác xe buýt thường nên sẽ khó so sánh".
Bà Oh khẳng định, việc đấu thầu cung cấp bus BRT được thực hiện theo thủ tục tiêu chuẩn về đấu thầu quốc tế cạnh tranh như đã quy định trong Hiệp định tài chính ký giữa Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới. Trong quá trình đấu thầu, ban quản lý dự án đã lựa chọn nhà thầu chào giá thấp nhất trong số các nhà thầu đáp ứng các đòi hỏi kỹ thuật.
Bộ Công Thương khẳng định thông tin giấy phép xuất khẩu gạo "giá" 20.000 USD là "bịa đặt".
Vụ "lót tay" 20.000 USD giấy phép xuất khẩu gạo: Bộ Công Thương khẳng định là bịa đặt.
Mới đây, báo chí dẫn lời ông Ngô Văn Nam, Tổng Giám đốc Công ty TNHH ADC tại Tọa đàm về đề xuất sửa đổi Nghị định 109/2010/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo tổ chức chiều 22/2/2017 tại TPHCM cho biết, "mỗi lần xin phép thì tốn mấy chục nghìn USD, không dưới 20.000 USD". Lý do là mỗi lần xin là mấy chục ngàn đô, rất lãng phí.
Sau gần 1 tháng, Bộ Công Thương đưa ra phản hồi khẳng định thông tin này là bịa đặt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín của ngành.
Taxi truyền thống xin nộp thuế như Uber, Grab: "Không có cơ sở!".
Một thông tin đáng chú ý trong tuần qua là về thông tin Hiệp hội Taxi TPHCM cho rằng taxi truyền thống đang phải chịu khá nhiều loại thuế, phí với mức thuế suất chênh lệch khá xa so với Grab, Uber, Bộ Tài chính cho rằng chưa có cơ sở. Đây là thông tin đáng chú ý vì trước đó, các hãng taxi truyền thống luôn cho rằng các Công ty ứng dụng công nghệ kết nối hành khách như Uber hay Grab trốn thuế. Nhưng thực tế, cơ quản quản lý Bộ Tài chính đã kiểm tra và cho thấy, ngay cả các doanh nghiệp kinh doanh taxi truyền thống cũng không đóng nhiều thuế, phí nhiều hơn Uber hay Grab.
Ô tô công thanh lý: 183 xe quá cũ, lạc hậu, nhiều xe không thu được tiền.
Một câu chuyện nóng trong tuần qua, liên quan đến câu chuyện thanh lý xe công giá bình quân 46,2 triệu đồng/chiếc, chiều 13/3, Bộ Tài chính đã chính thức có phản hồi, trong đó khẳng định, đây mới chỉ là thông tin ban đầu, chưa phản ánh đầy đủ việc thanh lý tài sản là xe ô tô công. Cụ thể: có 90 xe báo cáo đã thanh lý nhưng chưa có thông tin báo cáo số tiền thu được về Bộ Tài chính. Có 17 xe báo cáo đã thanh lý không thu được tiền: 9 xe thanh lý theo hình thức phá dỡ, 8 xe chuyển sang làm mô hình học cụ, sửa chữa ô tô, thiết bị dạy nghề.
Ngoài ra, 183 xe đã quá cũ, lạc hậu (xe sử dụng từ năm 1996 trở về trước, xe Lada, xe Uoat, xe Gaz) nên tổng số tiền thu được chỉ là 5.455.803.699 đồng (hơn 5,4 tỷ đồng).
Áp dụng biện pháp tự vệ nếu xe ô tô nhập ảnh hưởng xe trong nước.
Chính phủ vừa có chỉ đạo các bộ, ngành liên quan đưa ra giải pháp phát triển ngành công nghiệp ô tô khi Việt Nam giảm thuế do cam kết hội nhập. Đồng thời, trước nguy cơ xe nhập tăng đột biến, Chính phủ yêu cầu nghiên cứu biện pháp tự vệ nếu xe nhập tăng đột biến, ảnh hưởng sản xuất trong nước.
Một thông tin liên quan trong tuần: Nhằm giảm bớt quy định trong thủ tục nhập khẩu ô tô loại dưới 9 chỗ ngồi, Bộ Công Thương đã quyết định bãi bỏ Khoản 2 Điều 1 Thông tư 20/2011/TT-BCT quy định bổ sung thủ tục nhập khẩu xe ô tô chở người loại từ 9 chỗ ngồi trở xuống. Điều này cũng giúp giảm bớt thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô.
Ô tô cũ về đâu khi giá xe mới giảm cả trăm triệu đồng/chiếc?
Theo giới buôn xe, mức giá xe cũ phụ thuộc vào đời xe, mẫu xe và nhiều yếu tố khác, giá loại xe có thể đi được thấp nhất cũng phải từ 400 triệu đồng, cao là khoảng hơn 1 tỷ đồng/xe. Thời điểm năm ngoái, xe cũ có doanh số bán cao nhất phổ biến là từ 400 - 600 triệu đồng/xe.
Song từ đầu năm đến nay, thị trường xe mới có nhiều mặt bằng giá bán thấp, các đời xe xuống giá nhanh và các hãng cũng đưa nhiều loại xe được định giá khá thấp từ 450 đến 600 triệu đồng/chiếc như Mazda 2, Honda City, Kia Morning, Kia Cerato hay Hyundai i10, Accent... để mục đích vét thị trường hoặc hạ giá bán, tăng doanh thu. Điều này khiến cho "đất sống" cho thị trường xe cũ ngày càng eo hẹp.
Bộ Công Thương siết quản lý, rượu dân tự nấu sắp "hết đường sống".
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh vừa ban hành Chỉ thị 02/CT-BCT yêu cầu tăng cường thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu, đặc biệt là rượu do dân tự nấu, tự chế biến, pha chế, rượu không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Thời gian vừa qua đã xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm do sử dụng rượu không rõ nguồn gốc, đặc biệt là vụ ngộ độc nghiêm trọng tại huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu ngày 13/2/2017 đã làm 69 người bị ngộ độc, trong đó có 9 người bị tử vong.
|
Nắn đường bay: Số phận thật của các hãng hàng không Việt | (Kiến Thức) - Tại một cuộc họp, nói về chuyện chậm, hủy chuyến của hàng không, bộ trưởng Đinh La Thăng cảnh báo: “Các ông quản lý đừng ngồi trên trời”. | Kinh tế | (Kiến Thức) - Tại một cuộc họp, nói về chuyện chậm, hủy chuyến của hàng không , bộ trưởng Đinh La Thăng cảnh báo: Các ông quản lý đừng ngồi trên trời.
Nhân sự kiện này, tiến sĩ Trần Đình Bá - Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam - đã có ý kiến cá nhân phân tích, nhận định về sáng kiến nắn đường bay làm lợi 3.000 tỷ đồng của Cục Hàng không Việt Nam. Kiến Thức xin đăng tải ý kiến trên (tiêu đề bài viết do Kiến Thức đặt lại).
Trong Hội nghị tổng kết 5 năm Tối ưu hóa đường hàng không năm 2008 - 2012, Cục hàng không Việt Nam (HKVN) đã lạc quan công bố thành tích vĩ đại: Riêng Vietnam Airlines (VNA) được hưởng lợi trọn vẹn 3.000 tỷ đồng nhờ nắn chỉnh đường đi, giảm giờ bay trên những đường bay tối ưu do Cục này lập ra.
"Kẻ tung - người hứng".
Cụ thể, Cục trưởng HKVN Lại Xuân Thanh hứng khởi cho biết: Đứng trước những áp lực giảm tắc nghẽn trên không, các cơ quan, đơn vị hàng không và không quân đã phối hợp cải thiện, điều chỉnh bổ sung đường hàng không và phương thức bay để tối ưu hóa từng hành trình bay. Trong 5 năm, thiết lập mới 17 đường bay quốc tế và 12 đường bay nội địa, điều chỉnh thông số và chế độ hoạt động của 39 đường bay quốc tế và nội địa, mang về hiệu quả kinh tế lớn chưa từng có Sắp tới sẽ triển khai thêm một số đường bay đi Lào, rút ngắn tuyến bay Hà Nội Australia, Singapore Tân Sơn Nhất, Hà Nội Xiêm Riệp (Campuchia), điều chỉnh toàn bộ hệ thống đường hàng không Việt Nam Trung Quốc Cục HK đang có những sáng tạo đột phá vượt bậc đi trước thế giới, thiết lập đường hàng không cao tốc nội địa, đường bay song song một chiều phục vụ tuyến bay trục Bắc - Nam để làm gương cho ICAO phải học tập nhằm giảm thời gian bay và giảm tắc nghẽn trên không trong năm 2013 2015".
Phó tổng giám đốc VNA Phan Xuân Đức cũng thừa nhận: Về hiệu quả kinh tế, trong 5 năm 2008 2012, riêng VNA hưởng lợi khoảng 3.000 tỉ đồng trên những đường bay nắn chỉnh tối ưu hóa của Cục HKVN. Chính xác là từ 2008 đến tháng 6/2013, khai thác 14 đường bay, tổng số chuyến bay là 307.556, rút ngắn thời gian bay khoảng 15.943 giờ, tiết kiệm được 62.045 tấn nhiên liệu. Ngoài ra, mỗi chuyến bay cũng góp phần giảm khí thải nhà kính, bảo vệ môi trường".
Như vậy với "gói" 3.000 tỷ về đường bay tối ưu của Cục HKVN từ 4 năm trước và nguồn lợi theo lũy tiến từ 2012 đến 2014, chắc chắn việc VNA lãi tới trên 5.000 tỷ vẫn là khiêm tốn.
Tiền đi về đâu?
Cho đến nay, Cục HKVN, VNA, Vụ Vận tải, Vụ KHCN bộ GTVT vẫn đang loay hoay với bài toán hiệu quả kinh tế đường bay trên tuyến chủ lực Hà Nội - TP HCM mà không đưa ra được một sơ đồ, công thức tính để chứng minh... thì lấy đâu mà tiết kiệm, mà có lãi? Ai sẽ là người đứng ra kiểm toán, thẩm định cho nguồn "lãi khủng" này của Cục HKVN và VNA? Số lãi từ sáng tạo khoa học công nghệ này sẽ xử lý thế nào về lợi nhuận, thuế, quyền sở hữu trí tuệ? Đó là những câu hỏi mà dư luận vẫn đang băn khoăn.
Một thực tế là các hãng hàng không bay trên đường bay do cơ quan điều hành không lưu Cục HKVN độc quyền quản lý khai thác điều hành, cùng hưởng thành quả sáng tạo này, thế nhưng hiệu quả mang lại chỉ là sự kiệt quệ của chính các hãng. Xin điểm tên từng hãng một:
Indochina Airlines (ICA) khai sinh đúng thời điểm "sáng tạo đó, song chỉ bay 1 năm mà đã nợ tới 50 tỷ đồng, buộc phải ngừng bay.
Air MeKong (MCA) với biểu tượng sếu đầu đỏ quý hiếm "chào đời vào năm 2011 nhưng chỉ sau đúng 1 năm đã phải khai tử oan nghiệt trên những "đường bay 3.000 tỷ" của Cục HKVN.
Hãng hàng không JPA có từ thế kỷ trước nhưng càng bay càng nghèo, tới mức bị bần cùng hóa, bị VNA thôn tính và sáp nhập vào dưới quyền của VNA. Được biết, bình quân mỗi tháng hãng lỗ tới 2 triệu USD.
Còn với hàng không quốc gia VNA, tính khiêm tốn thì gói 3.000 tỷ đồng từ 2012 đến nay sinh lãi 4.500 tỷ đồng, tương đương 220 triệu USD trên đường bay tối ưu. Nhưng với số tiền đó, tại sao VNA đến nay vẫn phải xin trợ cấp trước giờ IPO?
Như vậy, đủ cớ để nghi ngờ việc nắn chỉnh đường bay hàng không, tiết kiệm tới 3.000 tỷ đồng" của Cục HKVN chỉ đang tự làm hại uy tín của chính mình và đang bức tử con ruột là VNA. Hy vọng, đợt thanh tra của Tổng thanh tra Chính phủ tại Cục HKVN và VNA sẽ làm sáng tỏ mọi thắc mắc của dư luận.
Trần Đình Bá.
|
Số phận trái ngược của cổ phiếu các 'ông lớn' bất động sản | Chỉ có hai doanh nghiệp niêm yết ghi nhận vốn hóa đạt trên 10.000 tỷ đồng, trong khi nhiều cổ phiếu "ông lớn" bất động sản khác đang giao dịch dưới giá trị sổ sách. | Kinh tế | Giữa đầu năm 2017 chứng kiến sự khởi sắc của các doanh nghiệp ngành bất động sản trên sàn chứng khoán. Từ kết quả kinh doanh, đầu tư dự án mới cho tới biến động giá cổ phiếu đều cho thấy tín hiệu tích cực.
Thị giá của hầu hết cổ phiếu bất động sản niêm yết đều tăng, thậm chí một số mã ghi nhận mức tăng tới vài lần so với đầu năm.
Cổ phiếu đại gia tăng 8 lần.
Đơn cử là doanh nghiệp của đại gia Cường Đôla, CTCP Quốc Cường Gia Lai (QCG). Đầu năm 2017, thị giá cổ phiếu QCG chỉ hơn 3.000 đồng/cổ phiếu, thấp hơn rất nhiều giá trị sổ sách. Những thông tin thuận lợi liên tiếp từ việc thanh toán xong khoản nợ vay ngắn hạn cho tới kết quả kinh doanh, triển khai các dự án... đã giúp cổ phiếu QCG bật tăng gấp 8 lần.
Hiện tại, cổ phiếu QCG có giá lên tới hơn 24.000 đồng/cổ phiếu, tương đương vốn hóa của công ty này đạt gần 6.800 tỷ đồng.
Thị trường bất động sản đầu năm 2017 được đánh giá sôi động trở lại. Ảnh: Lê Quân.
Cổ phiếu nhiều "ông lớn" bất động sản cũng khởi sắc trong nửa đầu năm như CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (PDR) tăng từ 13.000 đồng lên 27.500 đồng/cổ phiếu. Cổ phiếu CTCP Tập đoàn FLC (FLC) tăng 47%, CTCP Dịch vụ và Xây dựng Địa ốc Đất Xanh (DXG) tăng 49%; CTCP Đầu tư Nam Long (NLG) tăng 37%...
Chỉ có 3 cổ phiếu có giá trên 30.000 đồng.
Tuy nhiên, thống kê 15 doanh nghiệp bất động sản có vốn lớn nhất trên sàn chứng khoán hiện nay lại có số phận hoàn toàn trái ngược về thị giá cổ phiếu.
Cụ thể, chỉ có 3 cái tên gồm Vingroup, Novaland, Nam Long có thị giá cổ phiếu đạt trên 30.000 đồng/cổ phiếu.
Với 26.377 tỷ đồng vốn điều lệ, vốn hóa thị trường của Vingroup lên tới hơn 111.000 tỷ đồng, cao nhất trong số các doanh nghiệp bất động sản trên sàn chứng khoán.
Novaland có vốn điều lệ 6.297 tỷ đồng nhưng cũng ghi nhận vốn hóa thị trường lên tới gần 40.000 tỷ đồng.
Đây là 2 "ông lớn" bất động sản có vốn hóa đạt trên 10.000 tỷ đồng.
FLC, Tân Tạo, Hoàng Quân loay hoay đẩy giá.
Trong khi đó, nhiều cổ phiếu "ông lớn" khác đang phải giao dịch dưới giá trị sổ sách rất nhiều, như FLC 7.800 đồng/cổ phiếu, Tân Tạo 4.410 đồng/cổ phiếu hay Hoàng Quân chỉ có giá 3.340 đồng/ cổ phiếu.
Nửa đầu năm 2017 là giai đoạn khởi sắc đối với cổ phiếu các doanh nghiệp bất động sản trên sàn chứng khoán. Đồ họa: Quang Thắng.
Trong khi FLC đưa ra một loạt dự án tham vọng trong phân khúc du lịch, nghỉ dưỡng và căn hộ cao cấp, cổ phiếu doanh nghiệp này vẫn loay hoay đường về mệnh giá từ năm 2014.
Tại ĐHĐCĐ thường niên vừa qua, ban lãnh đạo tập đoàn này đã phải cam kết mua gom cổ phiếu, để đẩy thị giá. Đơn vị này còn khuyến khích cán bộ, nhân viên mua cổ phiếu để góp phần đẩy giá lên.
Cổ phiếu của CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (ITA) cũng tương tự. Đơn vị này được xem là "đế chế" của gia đình ông Đặng Thành Tâm khi chị gái ông là Chủ tịch HĐQT và anh trai là Tổng giám đốc.
Tân Tạo là một trong số ít doanh nghiệp theo đuổi phân khúc xây dựng công nghiệp. Với số vốn điều lệ lên tới 9.385 tỷ đồng, lớn nhất trong các doanh nghiệp bất động sản công nghiệp, nhưng kết quả Tân Tạo thu được trong nhiều năm khá nhỏ bé.
Năm 2016, doanh nghiệp chỉ đạt 243 tỷ đồng doanh thu, giảm gần 500% và đạt vỏn vẹn 39 tỷ đồng lãi sau thuế, giảm 3,5 lần so với năm 2015.
Theo Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2016, Tân Tạo có các khoản vay với tổng giá trị hơn 1.492 tỷ đồng, trong đó có 162,7 tỷ đồng đã quá hạn thanh toán đến cuối năm 2016 và hơn 285 tỷ đồng đến hạn vào cuối năm 2017.
FLC, ITA và HQC là cổ phiếu của những "ông lớn" bất động sản đang giao dịch dưới giá trị. Đồ họa: Quang Thắng.
Tương tự với CTCP Tư vấn - Thương mại - Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân (HQC), theo đuổi phân khúc ít doanh nghiệp tham gia là nhà ở xã hội (NƠXH) nhưng nhiều năm liền chưa tìm được thành công trong phân khúc này.
Theo đó, tổng số dự án nhà ở đã đầu tư của đơn vị này là 22, nguồn vốn hơn 20.000 tỷ đồng. Trong số này, 19 dự án có quy mô khoảng 26.437 căn hộ và 3 dự án nhà ở công nhân với quy mô gần 8.000 căn hộ.
Tính đến cuối năm 2016, Hoàng Quân đã đưa ra thị trường tới 4.000 căn hộ NƠXH. Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ ghi nhận 112 tỷ đồng lãi ròng, chỉ đạt22% kế hoạch lợi nhuận và bằng 1/6 của năm 2015.
Chưa công bố kết quả kinh doanh quý II, nhưng trong quý I, cả doanh thu và lợi nhuận của Hoàng Quân đều giảm so với cùng kỳ. Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu HQC của đại gia NƠXH này chỉ được giao dịch mức giá trên 3.000 đồng/cổ phiếu, thuộc nhóm cổ phiếu bất động sản thấp nhất sàn chứng khoán.
Sở hữu vốn điều lệ lên tới 4.226 tỷ đồng nhưng vốn hóa thị trường của ông trùm NƠXH" lại chỉ đạt 1.629 tỷ đồng.
Quang Thắng.
|
Vợ chồng tỉ phú Jack Ma: Đi trong bão tố chẳng rời tay nhau | Từ một thầy giáo dạy tiếng Anh trở thành tỉ phú là cả một hành trình dài với nhiều lần thất bại, trắng tay. Song, đến nay, Jack Ma đã trở thành một biểu tượng của châu Á với khối tài sản khổng lồ và một gia đình hạnh phúc trọn vẹn. | Kinh tế | Hạnh phúc vốn đã dễ vỡ, hạnh phúc của một gia đình trải qua nhiều thăng trầm để trở nên giàu có nhất Trung Quốc chắc chắn lại càng khó khăn. Sự thật là không phải tỉ phú nào cũng có một gia đình trọn vẹn, không phải người phụ nữ nào cũng sẵn sàng nếm trải những cay đắng hy sinh, đi qua những giông tố để đến ngày có quả ngọt như Trương Anh - vợ của Jack Ma (Mã Vân).
Những ngày tháng khởi nghiệp kiên gan.
Trương Anh gặp Jack Ma khi 2 người học cùng trường đại học. Họ cưới nhau ngay sau khi tốt nghiệp và cả 2 đều trở thành giáo viên dạy tiếng Anh. Trong khi Trương Anh an phận với công việc dạy học và nuôi dạy con thì Jack Ma muốn tự khởi nghiệp, muốn mở một công ty phiên dịch ở Hàng Châu (Trung Quốc).
Vợ chồng Trương Anh - Jack Ma khi mới khởi nghiệp.
Công ty đầu tiên này của Jack Ma đi vào hoạt động chỉ thu về một tháng khoảng 200 tệ, trong khi tiền thuê nhà đã lên đến 700 tệ. Để duy trì và cầm cự cho công ty, Jack Ma phải làm bất cứ công việc gì, từ buôn bán hoa quả tươi, quần áo rồi bán hàng ngoài chợ 3 năm liền. Suốt 3 năm đó, Trương Anh phải gồng mình làm việc để trang trải cho cả gia đình. Jack Ma từ chỗ là 1 trong 10 giáo viên dạy tiếng Anh tốt nhất Hàng Châu với thu nhập tốt đã không thể đỡ đần vợ bất cứ việc gì.
Sau thất bại của công ty phiên dịch, Jack Ma lại bắt tay thực hiện "China Yellow Pages" với việc xây dựng danh mục các doanh nghiệp của Trung Quốc. Sau 3 năm, khó khăn lắm công ty có được doanh thu 5 triệu tệ, Jack Ma lại nói với vợ, muốn đem số tiền này làm kinh doanh trang web bán hàng trên mạng - một ý tưởng rất xa lạ khi ấy.
Jack Ma còn thuyết phục vợ nghỉ việc để cùng tham gia công việc kinh doanh này vì khi có thêm Trương Anh, Jack Ma và mọi người sẽ cảm thấy yên tâm hơn. Mặc dù từng chứng kiến chồng thất bại từ những ý tưởng kinh doanh, song Trương Anh vẫn quyết định thôi việc để cùng chồng gây dựng công ty Alibaba.
Jack Ma luôn cảm phục sự hy sinh của vợ.
Trương Anh kể lại, cô đã không từ bất cứ việc gì để cùng chồng gây dựng công ty trong những ngày đầu, ngay cả việc nấu ăn cho những người tham dự các cuộc họp ngẫu hứng của chồng, ở tất cả các giờ trong ngày, thậm chí nửa đêm. Cô cũng là người chạy tất cả các việc vặt lẻ tẻ khác. Không ít lần, Trương Anh tự hỏi, vì sao mình đang có công việc tốt của một giáo viên tiếng Anh mà lại từ bỏ để làm cùng chồng tất cả những công việc không tên. Nhưng rồi, chứng kiến nhiệt huyết của chồng, cô lại kiên gan đồng hành.
Cuối cùng, những khó nhọc của Trương Anh và Jack Ma đã được đền đáp. Sự thành công của công ty được đánh dấu bằng cuộc hội thoại mà sau này cả Jack Ma và Trương Anh đều nhắc lại. Đó là vào một ngày cuối tháng, Trương Anh hỏi chồng: Thế rốt cục, chúng ta kiếm được bao nhiêu tiền?. Jack Ma không nói gì mà chỉ giơ ra một ngón tay. Trương Anh đoán Mười triệu phải không? Phải được mười triệu tệ một tháng chứ?, Jack Ma mỉm cười lắc đầu nói Một triệu. Trương Anh thất vọng ra mặt, cho đến khi Jack Ma tủm tỉm Một ngày. Giây phút đó, Trương Anh biết rằng những hy sinh của mình trong thời gian qua không hề phí hoài. Cô đã đúng khi đặt niềm tin vào chồng.
Thành công đến và tổ ấm lung lay.
Alibaba phát triển nhanh tới mức bản thân Trương Anh phải kinh ngạc. Jack Ma luôn biết những hy sinh của vợ và đã mời cô vào vị trí Tổng Giám đốc. Nhưng đến lúc này, gia đình Trương Anh - Jack Ma lại gặp sóng gió mới. Vì dành quá nhiều thời gian để phát triển sự nghiệp nên cả 2 vợ chồng đã không có thời gian cho cậu con trai đầu lòng.
Jack Ma là tỉ phú tự lập giàu nhất Trung Quốc.
"Còn nhớ lúc đó, mỗi lần họp có hơn 30 người ngồi kín nhà, khắp phòng toàn khói thuốc không khác gì lò khói, con trai lại bị nhốt bên trong phòng không được ra ngoài. Chúng tôi ăn cơm văn phòng giống mọi người, cứ như vậy, con trai càng lớn lại càng gầy gò ốm yếu. Càng bận rộn hơn, chúng tôi gửi con đi mẫu giáo, một tuần ở trường 5 ngày, cuối tuần chúng tôi mới đón cháu về nhà", Trương Anh kể, Năm con lên 10 tuổi, hai vợ chồng tôi đã có được chút thành tựu, định đón con về nhà nhưng cậu bé không chịu về vì "nhà lúc nào cũng chỉ có một mình con, còn không bằng ngồi quán net". Con trai đầu lòng của chúng tôi đã nghiện chơi game trực tuyến và dành phần lớn thời gian trong quán net.
Jack Ma và Trương Anh lúc bấy giờ mới nhận ra cái sai của mình. Jack Ma đã cầu khẩn Trương Anh một lần nữa: Bây giờ con trai cần em hơn Alibaba cần em. Jack Ma mong vợ rời bỏ vị trí Tổng Giám đốc trở về chăm lo cho gia đình. Trương Anh không tránh khỏi cảm giác thất vọng. Cô tâm sự: "Lúc mới kết hôn, tôi dự định trở thành người phụ nữ chăm lo cho gia đình, kết quả lại bị anh ấy mời vào Alibaba. Khó khăn lắm mới có chút thành công, giờ anh ấy lại khẩn nài tôi từ chức ở nhà làm nội trợ.
Nhưng cuối cùng, Trương Anh vẫn lùi về nội trợ như mong mỏi của chồng. Sau khi Trương Anh từ chức Tổng Giám đốc của Alibaba được nửa năm, thành tích của cậu con trai đầu lòng đã tăng lên 17 bậc. Cậu ngày càng hoạt bát, vui vẻ! Cả Jack Ma và Trương Anh khi đó mới thở phào nhẹ nhõm, họ đã sinh thêm 1 cô con gái nữa.
Còn tỉ phú Jack Ma, ngay cả khi không ngừng xuất hiện trên truyền thông, vẫn giữ gia đình mình ở một góc riêng tư và an bình.
Đào Thanh Dung.
Theo hangzhouweekly.
|
Để tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Ninh Bình mang lại hiệu quả (Bài 1) | NDĐT - Ninh Bình vốn là tỉnh thuần nông. Từ năm 2005 trở về trước nông nghiệp vẫn là ngành chiếm tỷ trọng cao trong GDP của tỉnh và có tới hơn 85% số lao động địa phương tham gia vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Từ năm 2010 đến nay, nông nghiệp là ngành chiếm tỷ trọng thấp nhất trong thu ngân sách của tỉnh (hơn 16%), công nghiệp, vật liệu xây dựng đặc biệt là du lịch, thương mại và dịch vụ đang trở thành những ngành kinh tế mũi nhọn ở Ninh Bình. | Kinh tế | Chăn nuôi bò quy mô lớn theo hướng công nghiệp ở Yên Phú, Nho Quan, Ninh Binh.
Tuy chiếm vị trí đội sổ trong nguồn thu ngân sách địa phương, song nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng bởi số lao động nông thôn tham gia trong lĩnh vực này đông hơn cả và diện tích đất canh tác vẫn chiếm đa số. Nông nghiệp không chỉ đóng vai trò quyết định trong việc ổn định đời sống của gần một triệu người ở địa phương mà còn tác động đáng kể đến phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương. Chính vì thế, tái cơ cấu kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp là một đòi hỏi từ thực tiễn nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nông dân nói riêng và nhân dân nói chung, song làm thế nào để đạt được hiệu quả là chuyện không đơn giản.
Bài 1 : Loay hoay tìm điểm bắt đầu trong ngổn ngang bất cập.
Có thể nói sau nhiều năm đổi mới trong sản xuất nông nghiệp, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản ở tỉnh Ninh Bình có xu hướng tăng trưởng khá nổi bật. Chỉ tính năm 2014 tổng giá trị sản xuất nông nghiệp đạt khoảng tám nghìn tỷ đồng, tăng 2,1% so với 2013. Trong đó, trồng trọt chiếm gần năm nghìn tỷ đồng, chăn nuôi gần hai nghìn tỷ đồng, thủy sản 1.007,5 tỷ đồng. Số còn lại bao gồm lâm nghiệp và dịch vụ nghề nông. "Bình quân tổng sản lượng lương thực hằng năm ở Ninh Bình đạt gần 51 nghìn tấn với diện tích gieo trồng ổn định hằng năm khoảng hơn 110 nghìn ha, trong đó diện tích lúa khoảng 80 nghìn ha" - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình Vũ Nam Tiến nói.
Năm 2014, tổng diện tích gieo trồng khoảng gần 108,5 nghìn ha. Riêng diện tích cây lương thực có hạt đạt gần 86,6 nghìn ha. Sau nhiều năm quy hoạch, đến nay tỉnh Ninh Bình bước đầu hình thành một số vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa như: nuôi trồng thủy sản ở huyện Kim Sơn, lúa chất lượng cao thuộc huyện Yên Khánh, cây ăn quả nằm trên địa bàn thành phố Tam Điệp và huyện Nho Quan.
Một số ý kiến cho rằng với năng suất lúa bình quân khoảng 60 tạ/ha mỗi vụ thì đấy là con số đã kịch trần, không thể hơn được nữa. Cho nên, khi trả lời câu hỏi làm thế nào để tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Ninh Bình đạt hiệu quả chúng tôi nhận được tới gần 10 câu trả lời. Người thì cho rằng phải tiếp tục chuyển đổi nhanh diện tích theo mô hình cánh đồng mẫu lớn, có người lại nghĩ nên tiếp tục đưa giống mới vào đồng ruộng để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp giúp nông dân nâng thu nhập trên một diện tích canh tác đạt 100 triệu đồng/ha mỗi năm, thậm chí còn cao hơn. Nhưng có người lại nhìn việc bao tiêu sản phẩm mới là mấu chốt của vấn đề bởi nếu sản xuất ra nhiều mà khâu tiêu thụ không đáp ứng được yêu cầu thì nông dân cũng khóc ròng.
Bài ca được mùa rớt giá nhãn tiền đang hiển hiện là nông dân đất Quảng khốn khổ vì dưa hấu giá 500 đồng/kg hay nông dân xã Lạc Lâm (Đơn Dương - Lâm Đồng) đang gặp khó vì giá hành tây chỉ có 800 đồng/kg trong khi phải ở mức bốn nghìn đồng/kg mới có lãi. Lại chuyện nông dân Vĩnh Châu (Sóc Trăng) cũng khốn khó bởi hành tím chất đầy nhà không tiêu thụ được,v.v.
Rồi cũng có ý kiến thẳng thắn nhìn vào những bất cập trong một số chính sách của Chính phủ về nông nghiệp chậm được thực hiện ở cơ sở bởi còn chờ thông tư, văn bản hướng dẫn của bộ, ngành để rồi có tới 4-5 năm vẫn nằm trên giấy trong khi thị trường biến động hằng ngày, hằng giờ. Theo tôi, ngay bộ máy điều hành ở các HTX nông nghiệp cũng mang nhiều bất cập về con người, hạ tầng và cơ chế điều hành chưa hợp lý của chính quyền cơ sở - anh Vũ Xuân Hùng, cán bộ phụ trách phòng tuyên truyền ở Liên Minh HTX tỉnh Ninh Bình nhận xét.
Chúng tôi thực sự sửng sốt khi nghe Phó Chủ tịch UBND huyện Nho Quan Mai Văn Luận nói: "Thôi, tốt nhất là đừng tái với chín gì nữa để nông dân tự suy nghĩ trên luống cầy của họ". Rồi anh kể cách đây hàng chục năm, Nho Quan cũng rộ lên chuyện hiện đại hóa nông nghiệp, song tôi hỏi một đồng chí chủ tịch UBND xã là hiện đại hóa nông nghiệp là gì? Anh này trả lời tỉnh bơ là đem trâu ra mà thịt để máy cày làm việc!
Bây giờ tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Nho Quan bắt đầu từ cánh đồng mẫu lớn cũng khó thực hiện bởi ruộng đất ở đây manh mún. Một gia đình có tới hơn 10 mảnh ruộng bậc thang giờ vận động dồn điền đổi thửa xuống còn 4-5 khoảnh. Nhưng mỗi khoảng bao gồm mấy thửa sức đâu mà san ủi, kinh phí đâu để làm việc đó? Các xã bán sơn địa như Xích Thổ, Nga Sơn ruộng bậc thang, bờ ruộng bằng cổ tay, mỗi thửa ruộng bằng cái chiếu làm sao mà công nghiệp hóa, hiện đại hóa đạt như mong muốn? Tuy rằng đến nay, toàn huyện có 18/26 xã thực hiện dồn điền đổi thửa theo mô hình "cánh đồng mẫu lớn" và huyện có tới hàng trăm máy cày, máy gặt, hàng chục máy cấy. Song xã nào thực hiện dồn điền đổi thửa thành công thì bình quân cũng có tới ba thửa ruộng/hộ đối với các xã đồng chiêm gồm Sơn Thành, Thanh Lạc, Đức Long, Gia Thủy.
Giờ lại nói về trồng cây gì, nuôi con gì trên đồng ruộng Nho Quan là vấn đề không nhỏ. Sau nhiều năm khô hạn, ruộng đồng khô khốc đưa nhiều cây con vào nhưng không thất bại kiểu này thì cũng thất thu kiểu khác bởi khí hậu khắc nghiệt. Lúc thì mất mùa, vụ được mùa lại thiếu đầu ra. Ví dụ trước đã đưa cây cam, quýt về đây trong ba - bốn năm có cây ra quả nhưng khi bóc ra thì múi không có nước có thể mang mà kéo sợi - Phó Chủ tịch UBND huyện Nho Quan Mai Văn Luận hóm hỉnh. Cây nào múi có nước thì chua còn hơn chanh. Nhãn lồng Hưng Yên một dạo cũng mang về trồng nhưng có quả thì chỉ có hạt. Cứ bóc lớp vỏ ngoài là đến hạt. Cây ớt cũng đã trồng ở đây, nhưng trồng xong lại đổ đi. Cũng có năm doanh nghiệp chót ký hợp đồng với nông dân nên đành phải mua nhưng vụ sau lại thôi, khiến nông dân nản.
Tuy Gia Viễn là huyện có Khu công nghiệp Gián Khẩu nằm trên địa bàn với hàng chục nghìn công nhân hằng ngày làm việc trong các doanh nghiệp song vẫn là địa phương có 70% số lao động nông thôn tham gia sản xuất nông nghiệp. Toàn huyện chỉ còn hơn bảy nghìn ha vụ chiêm, hơn năm nghìn ha vụ mùa. Các xã nằm ngoài đê sông Hoàng Long bao gồm: Gia Hưng, Gia Phú, Gia Thịnh, Gia Trung, Gia Tiến, Gia Lạc, Gia Minh, Gia Thanh có hơn một nghìn ha. "Hằng năm sản phẩm nông nghiệp chủ lực ở Gia Viễn là gì" - chúng tôi hỏi. "Đây là điều trăn trở nhiều năm ở địa phương. Huyện xoay vòng đủ thứ" - Chủ tịch UBND huyện Gia Viễn Lê Xuân Minh trả lời. Trước tiên là cây đậu tương rồi đưa cây ớt lên vùng cao thì lại bí đầu ra. Rồi đưa thuốc lá, cây đóp cũng thất bại. Năm 2008-2009 hơn 400 ha đậu tương của huyện bị thất bại vì thổ nhưỡng và khí hậu không phù hợp. Mặt khác, những diện tích gieo trồng ngoài đê khi úng lại bơm còn tốn tiền hơn là bán sản phẩm. Cho nên nhiều năm lận đận, Gia Viễn mới xác định lợi thế là lúa + cá. Khoảng 300 ha mặt nước để nuôi trồng thủy sản, nhưng cho đến nay hoàn toàn là tự phát, người dân thấy hiệu quả thì khoanh vùng nuôi cá, chứ Nhà nước chưa có chính sách gì khuyến khích nông dân.
Không riêng gì Nho Quan, Gia Viễn, nông dân các huyện Yên Khánh, Kim Sơn, Yên Mô vẫn còn nếp sản xuất nhỏ, manh mún. Mỗi thứ một ít, không trở thành lực lượng hàng hóa lớn để các doanh nghiệp đến thu mua. Nơi này vài trăm tấn đậu tương, nơi kia hàng chục tấn khoai lang,v.v. Ngay cây lúa, cũng có đến ba - bốn loại giống "Công ty chúng tôi đến khổ khi mua lúa của nông dân Kim Sơn" - anh Trần Văn Để - giám đốc Công ty TNHH MTV Huê - Để nói. Mỗi khi tới vụ, vì nhiều loại giống lúa cho nên hay bị lẫn loại khiến khách hàng hạ chất lượng và khó bán trên thị trường.
Có lẽ nguyên căn của việc đưa cây trồng vào đồng ruộng thất bại là do đến bây giờ, Ninh Bình hầu như chưa thực hiện lập bản đồ thổ nhưỡng. "Ba mươi năm trước, khi vào làm việc tại UBND huyện Nho Quan, tôi đã nêu ý kiến cần phải có bản đồ thổ nhưỡng để xem đất đai và khi hậu ở mỗi địa phương có đặc điểm gì mới đưa cây vào trồng" - Phó Chủ tịch UBND huyện Nho Quan Mai Văn Luận giãi bày. Giống như người đi trong rừng mà không có la bàn thì làm sao tìm lối ra? Trong số 146 xã, phường, thị trấn ở tỉnh Ninh Bình hầu như chưa nơi nào có bản đồ thổ nhưỡng chi tiết cho từng vùng, chính vì thế gần 2.500 ha vườn tạp ở Nho Quan cỏ mọc um tùm lãng phí trong khi đất đai không trở thành thế mạnh của huyện miền núi như Nho Quan.
Bên cạnh những bất cập về tập quán canh tác vẫn còn chuyện chính sách về nông nghiệp đến chậm với đồng ruộng và người nông dân. Cụ thể, Quyết định số 68/2013/QĐ-TTgcủa Thủ tướng Chính phủ kýngày 14-11-2013 về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp quy định khá rõ, "Ngân sách nhà nước hỗ trợ lãi suất vốn vay thương mại đối với các khoản vay dài hạn, trung hạn, ngắn hạn bằng đồng Việt Nam để mua máy, thiết bị nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp như sau đối tượng hỗ trợ là các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân". Tuy nhiên, đến nay các văn bản hướng dẫn cụ thể của bộ, ngành vẫn chưa về tới địa phương, khiến đối tượng được hưởng thụ từ chính sách này vẫn ngóng trông từng ngày.
Một xu hướng không đáng ca ngợi đang hình thành trong một bộ phận nông dân Ninh Bình là sự trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, mong Nhà nước hỗ trợ. Họ đòi hỏi đủ thứ: hỗ trợ giá phân bón, giống, công làm đất, công thu hoạch,v.v. thậm chí có dư luận cho rằng một số hộ nông dân đã xây nhà kiên cố hai - ba tầng mà vẫn muốn gia đình họ nằm trong diện hộ nghèo để hướng chính sách trợ cấp của Nhà nước. Chỉ tính trong hai năm gần đây (2013-2014) Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh cứ gần Tết Nguyên đán lại vác đơn ra Hà Nội xin gạo hàng trăm tấn gạo cứu trợ cho những gia đình có "nguy cơ thiếu đói" ở huyện Nho Quan trong khi nơi này không hề bị thiên tai, lũ lụt và vẫn ổn định ở mức bình quân lương thực tính theo đầu người hằng năm khoảng 700 kg/người! "vậy số gạo ấy đi đâu, làm gì?". trả lời câu hỏi của chúng tôi, nhiều người dân Nho Quan cho biết họ dùng vào việc nấu rượu và chăn nuôi.
ĐỖ TẤN.
|
Trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án 1,2 tỷ USD | UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa tổ chức lễ trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Tập đoàn Hyongsung - Hyosung Chemical Corporation (Hàn Quốc) với dự án Nhà máy sản xuất Polypropylene (PP) và kho chứa ngầm dẫn khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) tại Việt Nam có tổng số vốn đầu tư hơn 1,2 tỷ USD. | Kinh tế | Dự án được đầu tư tại Khu công nghiệp Cái Mép (thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) trên diện tích hơn 60ha với mục tiêu sản xuất Polypropylene từ nguyên liệu đầu vào là khí hóa lỏng LPG.
Dự án gồm 2 hạng mục: Xây dựng kho ngầm chứa khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) với sức chứa 240.000 tấn và Nhà máy sản xuất Polypropylene với các sản phẩm: Ethylene (công suất 55.000 tấn/năm), Propylene (công suất 600.000 tấn/năm), Polypropylene dạng Homo và Co (công suất 600.000 tấn/năm), Hydrogen (công suất 20.000 tấn/năm), cùng các phó phẩm sinh ra trong quá trình sản xuất.
Dự kiến dự án sẽ được đưa vào hoạt động vào năm 2020, mỗi năm sẽ đóng góp vào ngân sách khoảng 80 triệu USD, sử dụng khoảng 600 lao động có kỹ thuật cao. Ngoài ra, hơn 50% sản phẩm của dự án sẽ được xuất khẩu và nâng cao năng lực hoạt động cho cụm cảng Cái Mép - Thị Vải.
NÔNG NGÂN.
|
Quảng Ngãi: Khai thác thủy sản 4 tháng đầu năm đạt 37.400 tấn | Tin từ Sở NN&PTNT Quảng Ngãi, sản lượng khai thác thủy sản trong 4 tháng đầu năm của tỉnh đạt 37.400 tấn, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2013 và đạt 26,3% kế hoạch năm. | Kinh tế | Sản lượng nuôi trồng thủy sản 4 tháng đầu năm ước đạt 1.237 tấn, tăng 47,1% so với cùng kỳ năm 2013. Các huyện ven biển như Bình Sơn, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ đã thả nuôi khoảng 236 triệu con tôm giống, sản lượng thu hoạch đạt trên 900 tấn, tăng 39,8% so với cùng kỳ năm 2013. Trong hoạt động xuất khẩu thủy sản, từ đầu năm đến nay ước đạt khoảng 3,8 triệu USD, tăng 71,76% so với cùng kỳ năm 2013. Quảng Ngãi cũng đã nêu phấn đâu trong năm 2014 ngành Thủy sản đặt mục tiêu tăng trưởng 6,27%.
THANH HUYỀN.
|
EU - Thị trường tiềm năng cho xuất khẩu rau quả Việt Nam | Theo dự báo của Hiệp hội rau quả Việt Nam, thời gian tới tỷ trọng xuất khẩu rau quả còn tăng cao. Ngoài những thị trường xuất khẩu lớn như Hoa Kỳ, Australia, Nhật Bản… rau quả Việt đang tìm đường phát triển thị trường EU bởi thị trường này được đánh giá khá tiềm năng. | Kinh tế | Ảnh: VGP/Lê Anh.
Đây là thông tin được đưa ra tại Hội thảo Duy trì và mở rộng thị trường rau quả tươi của Việt Nam xuất khẩu vào EU do dự án EU-MUTRAP tổ chức ngày 9/10 tại TPHCM.
Trong 9 tháng năm 2017, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt hơn 2,6 tỷ USD, tăng 44,2% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù được đánh giá là thị trường rộng lớn hứa hẹn nhiều tiềm năng cho rau quả Việt, song vấn đề an toàn thực phẩm của thị trường EU đòi hỏi khá khắt khe.
Ông Rugguero Malosssi, chuyên gia quốc tế, Dự án EU-MUTRAP cho biết, vấn đề dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chất lượng sản phẩm sau cùng luôn được phía EU chú trọng. Chẳng hạn, một loại thuốc trừ sâu bị cấm sử dụng thì không sản phẩm nào có dư lượng thuốc đó.
Bên cạnh đó, để bảo đảm an toàn thực phẩm và tránh thiệt hại về môi trường, EU hạn chế sử dụng một số hóa chất, do đó sản phẩm nhập khẩu phải chịu một sự kiểm soát chính thức. Cụ thể, EU thiết lập giới hạn đối với một số chất lây nhiễm. Đặc biệt, giới hạn nitrat trong rau dền, rau diếp và các kim loại liên quan đến rau quả tươi. Hiện nay, rau quả đang được EU kiểm tra về giấy tờ, danh tính hàng hóa, kiểm tra thực tế hàng hóa.
Để bảo đảm chất lượng xuất khẩu, ông Nguyễn Hữu Đạt, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, nhấn mạnh đối với nhóm gia vị, doanh nghiệp cần duy trì giải pháp quản lý mã số nhà lưới và nhà đóng gói như hiện nay; cải tiến theo quy trình nhà lưới và quy trình canh tác trong nhà lưới đạt hiệu quả kinh tế kỹ thuật cao hơn.
Hiệp hội Rau quả Việt Nam cũng lưu ý các doanh nghiệp Việt Nam, để có thể phát triển và duy trì tốt hoạt động xuất khẩu ở thị trường EU, ngoài vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm dịch, các sản phẩm phải đạt chuẩn HACCP hay GlobalGAP. Hiện nay, GlobalGap trở thành tiêu chuẩn tối thiểu cho các siêu thị ở EU. Đây là tiêu chuẩn bao gồm toàn bộ quy trình sản xuất, chưa tính chế biến và đóng gói.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam, các sản phẩm rau quả xuất khẩu cần hướng tới các sản phẩm hữu cơ vì ngày càng nhiều người tiêu dùng EU thích các sản phẩm thực phẩm được sản xuất và chế biến bằng phương pháp tự nhiên.
Ngoài ra, theo ông Đàm Quốc Trụ, chuyên gia trong nước thuộc Dự án EU-MUTRAP, các bộ, ngành cần sớm xây dựng chiến lược phù hợp cho từng thị trường; hỗ trợ các dịch vụ vận chuyển thuận lợi cho các sản phẩm Việt Nam có lợi thế cạnh tranh như thanh long, nhãn, chôm chôm, bưởi, xoài...
Về phía doanh nghiệp, cần tập trung quy hoạch và phát triển các vùng sản xuất tập trung phục vụ cho sản phẩm chủ lực xuất khẩu; đầu tư cho công nghệ xử lý kiểm dịch thực vật và công nghệ bảo quản, chế biến sâu đáp ứng yêu cầu của các nước nhập khẩu.
Lê Anh.
|
Niềm tin người tiêu dùng Pháp tăng lên mức cao nhất trong 10 năm qua | Niềm tin người tiêu dùng Pháp hồi tháng 4 vừa qua đã đạt mức cao nhất kể từ tháng 8/2007 khi thêm nhiều người có cái nhìn lạc quan trong tương lai dưới thời Tổng thống Emmanuel Macron. | Kinh tế | Người dân mua sắm tại một siêu thị ở Coutances, Tây Bắc nước Pháp. (Nguồn: AFP/TTXVN).
Niềm tin người tiêu dùng Pháp hồi tháng 4 vừa qua đã đạt mức cao nhất kể từ tháng 8/2007 khi thêm nhiều người có cái nhìn lạc quan về thu nhập của họ trong tương lai dưới thời Tổng thống Emmanuel Macron.
Cơ quan Thống kê Quốc gia Pháp (Insee) ngày 30/5 công bố số liệu cho thấy với 102 điểm, chỉ số niềm tin người tiêu dùng của Pháp đã lần đầu tiêu vượt mốc trung bình dài hạn 100 điểm kể từ sau khi nổ ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào nửa cuối năm 2007.
Theo cuộc khảo sát của Insee, trong đó đặt ra các câu hỏi cho người tiêu dùng liên quan quan điểm của họ về tình hình tài chính cá nhân nói riêng và về nền kinh tế Pháp nói chung, niềm tin của người tiêu dùng nước này về triển vọng tài chính riêng đã tăng 4 điểm, lên mức trung bình trong dài hạn cao nhất kể từ tháng 9/2007.
[Tân Tổng thống Pháp cam kết khôi phục lòng tin của người dân].
Trong khi đó, chỉ số lạc quan về triển vọng nền kinh tế Pháp cũng tăng lên 5 điểm và đạt mức cao chưa từng có kể từ tháng 8/2007.
Cũng theo Insee, những quan ngại về tình hình thất nghiệp tại quốc gia châu Âu này, vốn tăng lên mức cao kỷ lục dưới thời Tổng thống tiền nhiệm Francois Hollande, nay đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 6/2008.
Tân Tổng thống Emmanuel Macron là người có tư tưởng cải cách. Ông hướng tới mục tiêu hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp của Pháp từ mức 9,3% hiện nay xuống 7% vào năm 2022./.
|
“Gió” đang đổi chiều trên thị trường TPCP | Trên thị trường tài chính, các khoản đầu tư có thời gian càng dài thì rủi ro càng cao, đặc biệt là trái phiếu chính phủ (TPCP) được phát hành ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Bởi lẽ, tính ổn định của nền kinh tế vĩ mô rất thấp. Lãi suất, tỷ giá và lạm phát thường thay đổi và biến động rất khó lường. | Kinh tế | Các nhà đầu tư đang ưa thích TPCP có kỳ hạn dài hơn là kỳ hạn ngắn. Ảnh: TL.
Chỉ số CPI của Việt Nam đạt mức đỉnh 22,9% vào năm 2008, ngay lập tức giảm xuống còn 6,9% vào năm 2009, rồi lại tăng lên mức 18,6% vào năm 2011, quay đầu giảm dần xuống mức 0,6% vào năm 2015 và bật tăng trở lại khoảng 5% vào năm 2016. Do đó, Kho bạc Nhà nước (KBNN) huy động được khối lượng rất ít TPCP có thời hạn trên 10 năm.
TPCP có kỳ hạn càng dài càng hấp dẫn nhà đầu tư.
Tuy nhiên, thị trường TPCP của Việt Nam đang ghi nhận những thay đổi rất tích cực. Các nhà đầu tư đang ưa thích TPCP có kỳ hạn dài hơn là kỳ hạn ngắn. Việc phát hành TPCP kỳ hạn 20 và 30 năm mới chỉ được KBNN triển khai thí điểm vào năm 2016, tuy nhiên, hiện tại, đây là hai kỳ hạn thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư.
Từ đầu năm 2017 đến nay, các nhà đầu tư trên thị trường sơ cấp (KBNN phát hành lần đầu) chỉ đầu tư vào các kỳ hạn từ năm năm trở lên, TPCP có kỳ hạn càng dài thì tỷ lệ trúng thầu càng lớn. Đây là diễn biến trái ngược hoàn toàn so với các năm trước.
Ai đang quan tâm đến TPCP dài hạn của Việt Nam?
Từ đầu năm 2017 đến nay, các nhà đầu tư trên thị trường sơ cấp chỉ đầu tư vào các kỳ hạn từ năm năm trở lên, TPCP có kỳ hạn càng dài thì tỷ lệ trúng thầu càng lớn. Đây là diễn biến trái ngược hoàn toàn so với các năm trước.
Theo quy định hiện hành thì chỉ có các thành viên thị trường mới được phép tham gia đấu thầu (mua) trực tiếp trên thị trường TPCP sơ cấp. Đó là các ngân hàng thương mại (NHTM) và các công ty chứng khoán. Tuy nhiên, rất nhiều các định chế tài chính khác (công ty bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, quỹ đầu tư...) đã thực hiện nghiệp vụ ủy thác đầu tư vào TPCP thông qua các thành viên thị trường.
Theo thông tin từ các traders của các ngân hàng (nhân viên kinh doanh vốn) thì cầu về TPCP kỳ hạn trên 10 năm hiện nay chủ yếu đến từ ba nhóm nhà đầu tư chính. Đầu tiên là nhóm các định chế tài chính quốc tế (ngân hàng và các công ty bảo hiểm nhân thọ), các quỹ đầu tư cả trong và ngoài nước đang đầu tư tại Việt Nam và các công ty bảo hiểm nhân thọ cũng như các NHTM tại Việt Nam.
Tại sao TPCP dài hạn của Việt Nam lại đang hấp dẫn các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước?
Đây là câu hỏi mà các thành viên thị trường đang rất quan tâm để có thể đánh giá chính xác về diễn biến của lợi suất TPCP trong thời gian tới. Nhìn tổng thể thị trường tài chính toàn cầu cũng như của Việt Nam hiện nay thì có thể chỉ ra ba yếu tố chính.
Thứ nhất, uy tín quốc gia được cải thiện. Sau Moodys, ngày 18-5-2017 đến lượt Fitch nâng triển vọng tín nhiệm của Việt Nam từ ổn định lên tích cực. Mặc dù lợi suất TPCP của Việt Nam hiện nay đang ngang bằng với Philippines và Indonesia, nhưng các nhà đầu tư nước ngoài lại đang quan tâm tới Việt Nam hơn bởi sự ổn định của kinh tế vĩ mô, đặc biệt khi tỷ giá và lạm phát đang là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam. Đây là hai yếu tố quyết định đến lợi nhuận.
thu được khi đầu tư vào TPCP, bởi lợi suất (hay giá cả) của TPCP sẽ biến động ngược chiều so với hai chỉ số trên. Hiện tại, các định chế tài chính lớn đến từ Đài Loan, Hồng Kông và Hàn Quốc đang là những nhà đầu tư chính vào TPCP kỳ hạn dài của Việt Nam.
Thứ hai, đó là sự phát triển mạnh mẽ của các quỹ đầu tư cả trong và ngoài nước. Số lượng các quỹ được dự báo sẽ tiếp tục tăng nhanh hơn trong thời gian tới khi thị trường chứng khoán phái sinh của Việt Nam chính thức được vận hành vào tháng 6-2017. Để đảm bảo sự cân bằng cho danh mục thì việc đầu tư vào các công cụ nợ bên cạnh cổ phiếu được xem là nhu cầu tất yếu. Thậm chí, hiện nay đã hình thành các quỹ đầu tư với 100% danh mục là TPCP với mức sinh lợi cam kết cao hơn so với lãi suất tiền gửi của ngân hàng.
Thứ ba, chênh lệch giữa lãi suất trên thị trường mở (OMO) và TPCP kỳ hạn dài đang ở mức rất hấp dẫn. Trong khi lãi suất mua vốn trên OMO chỉ ở mức 5% thì lợi tức TPCP kỳ hạn 20-30 năm lên tới 7,6-7,9%/năm. Do vậy, nếu các yếu tố vĩ mô chính (tỷ giá và lạm phát) của Việt Nam tiếp tục được duy trì ổn định như hiện nay thì các NHTM Việt Nam đều có thể thu được lợi nhuận từ sự chênh lệch lãi suất. Theo đó, họ vay vốn trên OMO với giá 5%/năm và đầu tư vào TPCP với lợi suất trên 7%/năm.
Hoàn chỉnh đường cong lãi suất trên thị trường tài chính Việt Nam.
Việc TPCP kỳ hạn 20-30 năm được phát hành và giao dịch trên thị trường thứ cấp có ý nghĩa rất quan trọng đối với thị trường tài chính của Việt Nam. Theo đó đường cong lợi suất sẽ được hoàn chỉnh với đầy đủ các kỳ hạn từ 1-30 năm như thông lệ quốc tế. Đây sẽ là các mức lợi suất cơ sở để làm tham chiếu cho các giao dịch kinh tế tại Việt Nam.
|
Giá rau ở chợ tăng mạnh, siêu thị tăng nhẹ | (PL)- Ngày 14-10, ghi nhận một số chợ tại TP.HCM cho thấy giá thực phẩm tăng cao so với hai tuần trước bởi ảnh hưởng mưa bão. | Kinh tế | Cụ thể như bông cải xanh 45.000-60.000 đồng/kg (tăng 10.000 đồng), bông cải trắng 45.000 đồng/kg (tăng 15.000 đồng), xà lách búp khoảng 50.000 đồng/kg (tăng 15.000 đồng), thậm chí có nơi bán 60.000 đồng/kg. Khoai tây Đà Lạt 50.000 đồng/kg (tăng 10.000 đồng) Các tiểu thương cho biết do mưa bão kéo dài nên rau bị hư hại nhiều, khi vận chuyển dễ dập nát, phải bỏ đi nhiều nên tăng giá để bù chi phí.
Đại diện chợ đầu mối Thủ Đức cho biết ngày 14-10, lượng hàng về chợ ổn định đạt 3.200 tấn. Mưa bão cũng không ảnh hưởng nhiều đến sức mua ở chợ.
Bà Bùi Hạnh Thu, Phó Tổng Giám đốc Co.opmart, cho biết để đảm bảo đầu vào và chia sẻ khó khăn với người nông dân nên siêu thị điều chỉnh giá tăng 10% đối với mặt hàng rau. Riêng đối với nhóm hàng bình ổn giá vẫn ổn định, đảm bảo thấp hơn thị trường.
Tương tự, bà Dương Thị Quỳnh Trang, Giám đốc đối ngoại Big C, cho biết một số mặt hàng rau lá có điều chỉnh tăng trung bình khoảng 8%-10% nhưng đảm bảo thấp hơn thị trường bên ngoài.
Big C hiện đang bán hàng giá vốn là đậu ve và khoai tây vàng.
TÚ UYÊN.
|
EVN ngừng mua điện từ Trung Quốc | EVN đã cung cấp đủ điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong tháng 10... | Kinh tế | Giá trị xây dựng 10 tháng năm 2016 của EVN đạt gần 107.000 tỷ đồng.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh 10 tháng năm 2016.
Theo đó, trong tháng 10, đơn vị này đã cung cấp đủ điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Sản lượng điện sản xuất và mua của EVN trong tháng 10 ước đạt 15,43 tỷ kWh.
Lũy kế 10 tháng, sản lượng điện sản xuất và mua của EVN ước đạt 147,72 tỷ kWh, tăng 11,1% so với cùng kỳ.
Trong đó, thủy điện chiếm 35,45%, nhiệt điện than chiếm 37,05%, tua-bin khí chiếm 26,04%, nhiệt điện dầu chiếm 0,76%, nhập khẩu chiếm 0,79%.
Đáng chú ý, hiện EVN đã không phải mua điện từ Trung Quốc.
Việc ngừng mua điện từ Trung Quốc bắt đầu từ tháng 7 năm nay, khi Việt Nam vào mùa mưa bão, sản lượng điện dồi dào đáp ứng đủ nhu cầu cả nước.
Giá trị đầu tư xây dựng toàn tập đoàn trong 10 tháng ước đạt 106.682 tỷ đồng (bằng 80,5% kế hoạch), giá trị giải ngân đạt 89.707 tỷ đồng (bằng 67,68% kế hoạch).
EVN dự báo trong tháng 11, phụ tải của hệ thống điện có thể đạt bình quân 516 triệu kWh/ngày, công suất lớn nhất khoảng 28.720 MW. Công suất khả dụng của hệ thống điện quốc gia khoảng từ 30.000- 32.000 MW (chưa tính nhiệt điện dầu).
Hệ thống điện tiếp tục truyền tải cao trên đường dây 500kV từ miền Bắc và miền Trung vào miền Nam. Hệ thống điện đáp ứng đủ công suất cho nhu cầu phụ tải và có dự phòng.
Nhóm nghiên cứu Doing Business của Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây đã công bố kết quả đánh giá môi trường kinh doanh năm 2016) của 190 nền kinh tế trên thế giới, theo đó chỉ số tiếp cận điện năng của Việt Nam đã tăng 5 bậc so với năm 2015 (thứ 96/190).
EVN vừa công bố báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm với khoản lỗ công ty mẹ lên tới 930 tỷ đồng. Nguyên nhân được đưa ra là do đồng Yên tăng giá, trong khi cơ cấu vay nợ của EVN lượng lớn là đồng tiền này. Tính đến 30/6/2016, EVN vay nợ 375.000 tỷ đồng.
Bạch Dương.
|
Cầm vàng chẳng biết cất đâu | Theo như thông báo phát đi từ NHNN thì người dân có nhu cầu giữ hộ vàng có thể gửi tại 12 NH được phép giữ hộ vàng, gồm 5 NHTM nhà nước là Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank, MHB và 7 NHTMCP bao gồm ABBank, VietCapital Bank, BaoVietBank, TienPhongBank, LienVietPostBank, ACB và MB. | Kinh tế | Trong số 12 NH này chỉ có ACB là đơn vị vừa được cấp phép, còn lại đa phần các NH không phải xin cấp phép vì giấy phép kinh doanh đã có đăng ký nghiệp vụ quản lý tiền mặt, tư vấn NH, tài chính; các dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn theo quy định tại Luật các TCTD.
Tuy nhiên, đến nay các NHTM trên vẫn chưa triển khai lại dịch vụ này và người dân vẫn rất khó khăn trong việc tìm NH nhận giữ vàng. Theo phản ánh cũng như quá trình tìm hiểu thực tế, trong số 7 NH cổ phần được cho phép giữ hộ vàng, hiện nay chỉ có ba NH là Tiên Phong, Bưu điện Liên Việt, và Á Châu (ACB) có cung cấp dịch vụ này. Bốn NH đã được cho phép là An Bình, Bản Việt, Bảo Việt và Quân đội vẫn chưa nhận giữ hộ vàng cho khách hàng cá nhân. Còn tại các NHTM nhà nước thì VietinBank có triển khai dịch vụ giữ hộ vàng, nhưng chỉ ở trụ sở chính của các chi nhánh, tức khách hàng không thể gửi vàng tại các phòng giao dịch của NH này. Mức phí VietinBank đưa ra là 2.000 đồng/chỉ/tháng và mức tối thiểu là 30.000 đồng/tháng. Vietcombank cũng vẫn chưa triển khai dịch vụ này.
Còn những NH trước đây có huy động vàng nhiều thì lại chưa được cho phép giữ hộ vàng. Các NHTMCP khác trước đây thực hiện huy động vàng nhiều như Đông Á, Eximbank, Sacombank, Việt Á thì vẫn chưa được phép giữ hộ vàng cho khách hàng cá nhân. Các khách hàng trước đây gửi vàng tại các NH trên hiện nay vẫn tiếp tục được NH giữ hộ, tuy nhiên nếu đem thêm vàng mới vào để giữ thì không được. Ông Khang cho biết, mặc dù mức phí từ giữ hộ vàng không đáng kể, nhưng khách hàng đã đến NH gửi vàng tức tin tưởng NH thì cơ hội để họ có thể sử dụng thêm nhiều dịch vụ khác như tiết kiệm, chuyển tiền là cao, đồng thời NH có thể mở rộng mạng lưới khách hàng của mình.
Trong khi đó, câu hỏi về vấn đề khi nào thì mới có phương án huy động vàng trong dân vẫn chưa có câu trả lời. Chỉ trong vòng 4 tháng tổ chức đấu thầu, NH Nhà nước (NHNN) đã bán ra thị trường hơn 50 tấn vàng. Tuy nhiên, thị trường đang như cái thùng không đáy, trong khi khoảng cách chênh lệch với giá vàng thế giới vẫn tiếp tục níu giữ ở mức cao. Điều này đang càng làm cho người dân cảm thấy mất dần niềm tin với những lời hứa của người điều hành.
Vàng vẫn đang hút một lượng tiền rất lớn, thêm vào đó vẫn có khoảng 300-500 tấn vàng đang nằm trong dân từ trước tới nay, rõ ràng đồng tiền đang bị nằm chết, không chảy vào được sản xuất kinh doanh, không mang lại giá trị vật chất cho xã hội. Theo giới chuyên gia, NHNN nên nhanh chóng đưa ra đề án huy động vàng trong dân để chuyển lượng vốn vàng trong dân thành vốn phục vụ phát triển kinh tế.
Hiện đang có nhiều ý kiến về cách thức huy động vàng trong dân. Nhưng vấn đề quan trọng là NHNN cần phải sớm triển khai đề án này, bởi thời điểm này nền kinh tế đã rất cần vốn. Nếu huy động được lượng vốn này chúng ta không phải đi vay nợ nước ngoài, cũng như không để cho lượng vốn ngày càng phình to nằm chết một chỗ.
|
Lo sốt vó vì bệnh khảm lá sắn: Khẩn cấp tìm giống kháng bệnh | Tốc độ lây lan đáng sợ của dịch bệnh khảm lá đang khiến nhiều địa phương có diện tích trồng khoai sắn (mì) đứng ngồi không yên. Các đơn vị đang nỗ lực nghiên cứu giống kháng bệnh với mong muốn giải pháp này trở thành 'thành trì' cuối cùng để ngăn chặn dịch bệnh lây lan ra cả nước. | Kinh tế | Theo Cục BVTV, ngoài 10 tỉnh thành mới ghi nhận đã nhiễm bệnh, khu vực Tây Nguyên và ĐBSCL cũng đang được đặt vào diện giám sát chặt chẽ.
Thiếu giống kháng bệnh.
Ông Nguyễn Duy Ân - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Tây Ninh cho hay, thời gian đầu, bệnh phát triển ở Tây Ninh qua ký chủ là bọ phấn trắng. Về sau, nông dân vẫn dùng hom sắn có dấu hiệu ủ bệnh từ vụ trước để trồng cho vụ sau khiến bệnh càng lây lan nhanh.
Nông dân các tỉnh Đông Nam Bộ như Tây Ninh, Đồng Nai đang lo sốt vó vì bệnh khảm lá sắn hoành hành trên diện rộng, nguy cơ lây lan ra khắp nơi. Ảnh: N.V.
Giống sắn KM49 được ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo là ít nhiễm bệnh nhưng lại không đủ giống để cung cấp cho người dân. Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều người mua cây sắn không rõ nguồn gốc từ nơi khác về bán cho người dân làm giống.
Muốn đáp ứng được giống sạch bệnh phải có thời gian, kinh phí và cả vùng trồng sạch. Giống kháng bệnh đang trở thành khâu vướng ở nhiều địa phương - ông Ân nói.
Ông Phan Văn Tấn - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Bình Thuận đề xuất, nên loại bỏ giống HL S11 (giống lây nhiễm nặng) ra khỏi danh mục cơ cấu giống để có cơ sở xử phạt. Không có nhiều giống kháng bệnh, nhiều nông dân đang phải mua giống không rõ nguồn gốc, cũng không biết địa chỉ nào tin cậy. Ngành chức năng cũng khó khuyến cáo nông dân.
Còn ông Đoàn Ngọc Toản - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Gia Lai cho biết tỉnh có diện tích trồng sắn khá lớn, khoảng 65.000ha, không thua kém gì các địa phương khác. Cạnh đó, tỉnh Đăk Lăk cũng có diện tích trồng khoảng 35.000ha. Tuy tỉnh Gia Lai chưa ghi nhận bệnh xuất hiện nhưng với tốc độ lây lan chóng mặt như hiện nay, nếu không có các biện pháp nghiêm ngặt thì nguy cơ bệnh khảm lá sẽ lây nhiễm cho cả vùng Tây Nguyên.
Nông dân đang rất cần các giống sắn có khả năng kháng bệnh tốt, đặc biệt là bệnh khảm lá. Ảnh: Nguyên Vỹ.
"Sắn nằm trong nhóm 10 cây chủ lực cần điều chỉnh tái cơ cấu. Lợi ích từ cây sắn không những gắn liền với nền kinh tế mà còn liên quan đến đời sống rất nhiều hộ nông dân. Tất cả các tỉnh thành, ít nhất từ đèo Hải Vân trở vào Nam không nên lơ là, chủ quan với dịch bệnh.
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh.
Bộ NNPTNT, các cục trong ngành cần có giải pháp cụ thể hơn để hỗ trợ các địa phương chủ động đối phó. Kể cả xem xét các hệ lụy kéo theo khi phải công bố dịch nếu có lây nhiễm - ông Toản nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Hữu Hỷ - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Hưng Lộc thì cho rằng, giải pháp lâu dài hơn là phải đảm bảo khâu giống. Hàng năm, yrung tâm này vẫn nghiên cứu, lai tạo đưa ra 6 - 8 dòng sắn mỗi năm. Nhưng trong điều kiện dịch bệnh hoành hành, nguồn giống phải thỏa mãn nhiều tiêu chí như năng suất cao, tinh bột cao, kháng bệnh tốt thì không thể một sớm một chiều mà thành hiện thực.
Hiện Trung tâm Hưng Lộc - một trong những đơn vị được giao nghiên cứu giống sắn kháng bệnh vẫn đang khẩn trương kết hợp với các viện, trường đưa ra kế hoạch phòng trừ tổng hợp hỗ trợ các tỉnh.
Diện tích trồng sắn cả nước khoảng 550.000ha; tập trung chủ yếu ở Đông Nam bộ, Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung, Bắc Trung Bộ và Trung du miền núi phía Bắc. Trong đó, Đông Nam Bộ là khu vực trọng tâm và Trung tâm giống Hưng Lộc là thành trì cuối cùng. Nếu nguồn giống từ trung tâm mà cũng nhiễm bệnh nặng thì nguy cơ khảm lá sắn sẽ lan ra cả nước - ông Hỷ nhận định.
Không nên xem sắn là cây lương thực.
Cũng theo ông Phan Văn Tấn, vấn đề cấp bách hiện nay là làm thế nào để giảm bớt thiệt hại cho nông dân. Bên cạnh đó, cây sắn có khả năng chống chịu tốt với điều kiện môi trường bất lợi, do vậy rất nhiều nông dân nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số vẫn đang trồng ở những vùng đồi núi, khô hạn.
Hiện cây sắn được trồng để phục vụ công nghiệp chế biến cồn và tinh bột mì. Tuy nhiên, trong danh sách cây trồng, sắn vẫn là cây lương thực nên mức hỗ trợ rất thấp khi buộc phải tiêu hủy do dịch bệnh. Ở chiều hướng ngược lại, giá sắn đang tăng cao, càng khó khuyến khích nông dân tự nguyện tiêu hủy vườn cây bị bệnh.
Ông Nguyễn Văn Lạng - Chủ tịch Hiệp hội Sắn Việt Nam, cũng cho rằng không nên xem sắn là cây lương thực nữa. Sắn có hàm lượng tinh bột cao, đã trở thành một trong những cây trồng tiềm năng phục vụ ngành công nghiệp sản xuất nhiên liệu sinh học.
Trên thế giới, sắn đứng thứ 3 sau lúa và ngô về nguồn cung cấp hàm lượng carbonhydrate cao, và là nguồn nguyên liệu phục vụ các ngành công nghiệp chế biến cơ bản. Trong nước, cây sắn là nguồn nguyên liệu quan trọng sử dụng trong sản xuất tinh bột, thức ăn gia súc, bột ngọt và ethanol.
Phải thống nhất nhìn nhận lại cây sắn và bệnh khảm lá thì mới đưa ra các kế hoạch đồng bộ, từ biện pháp sinh học tìm bộ giống kháng bệnh đến kiểm soát chuỗi, từ trồng, thu hoạch đến vận chuyển - ông Lạng nói.
Trên cơ sở đó, Chủ tịch Hiệp hội Sắn Việt Nam đề xuất khoanh vùng các vùng bệnh, tỉnh chưa nào chưa bị phải tuyệt đối không để lây nhiễm. Các ngành chức năng lẫn doanh nghiệp sắn cũng phải vào cuộc. Ngoài ngân sách nhà nước, phải huy động cả ngân sách từ doanh nghiệp.
Các cơ quan chức năng phải có trách nhiệm vào cuộc bảo vệ vùng nguyên liệu. Trong Hiệp hội, hiện đã có doanh nghiệp xung phong hỗ trợ nghiên cứu giống và xử lý bệnh - ông Lạng cho hay.
Nguyên Vỹ.
|
Pháp: Thâm hụt thương mại tăng trong năm 2016 | Trong 6 tháng đầu năm nay, thâm hụt thương mại của Pháp đã lên đến 24 tỷ euro, cao hơn 1,1 tỷ euro so với cùng kỳ năm ngoái. | Kinh tế | Theo số liệu mới nhất được Cơ quan thống kê quốc gia Pháp (INSEE) vừa công bố, trong 6 tháng đầu năm nay, thâm hụt thương mại của Pháp đã lên đến 24 tỷ euro, cao hơn 1,1 tỷ euro so với cùng kỳ năm ngoái, gây áp lực lên cán cân thương mại và đe dọa khả năng thực hiện mục tiêu giảm thâm hụt xuống còn 40,3 tỷ euro cho cả năm 2016.
Phóng viên TTXVN tại Paris, dẫn phát biểu của Quốc vụ khanh phụ trách Ngoại thương Pháp Matthias Felk, cho biết việc giá dầu và đồng euro tăng trở lại đã ảnh hưởng tới nỗ lực giảm thâm hụt thương mại của Pháp. Bên cạnh đó, sự tăng trưởng chậm của thương mại toàn cầu khiến Pháp khó cải thiện tình hình xuất khẩu.
Theo giới chức Hải quan Pháp, thâm hụt gia tăng chủ yếu là do xuất khẩu các sản phẩm chế biến và năng lượng bị giảm sút. Trong 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu đã giảm 1,4% trong khi nhập khẩu giảm 1%. Tuy nhiên, tình hình đang dần khả quan hơn khi mức thâm hụt thương mại của Pháp ở mức kỷ lục 75 tỷ euro năm 2011 đã giảm xuống còn 45 tỷ euro vào năm ngoái.
Thuế và các chi phí xã hội cũng đè nặng các doanh nghiệp Pháp và kìm hãm xuất khẩu. Ngoài vấn đề giá cả, hàng hóa Pháp khó tìm được chỗ đứng trong thị trường toàn cầu do chất lượng sản phẩm không nằm trong phân khúc hàng giá rẻ của các nước mới nổi, cũng không nằm trong phân khúc hàng có giá trị gia tăng cao.
So sánh với các sản phẩm Made in Germany- một thương hiệu uy tín, được đánh giá cao, có thể thấy hàng hóa Đức có thể tăng giá mà không sợ mất thị phần, trong khi Pháp hoàn toàn phụ thuộc vào sự biến động của thị trường quốc tế.
Trong số các nền kinh tế lớn khác của châu Âu, Tây Ban Nha hiện đang dẫn đầu, với xu thế xuất khẩu tăng trưởng, nhờ vào sự giảm giá của đồng euro./.
>>> Tăng trưởng kinh tế Pháp "đi ngang" trong quý II/2016.
>>> Kinh tế Pháp hứng gió lạnh từ thảm kịch ở Nice.
|
PetroVietnam yêu cầu Trung Quốc phải hủy bỏ hoạt động mời thầu sai trái | Ngày 27/6, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) khẳng định: việc Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc công bố mời thầu 09 lô dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam- hoàn toàn không phải là khu vực có tranh chấp- là việc làm sai trái, không có giá trị, trái với Công ước Liên hợp quốc 82 về Luật Biển và không phù hợp với thông lệ dầu khí quốc tế. | Kinh tế | Ngày 27/6, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) khẳng định: việc Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc công bố mời thầu 09 lô dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam- hoàn toàn không phải là khu vực có tranh chấp- là việc làm sai trái, không có giá trị, trái với Công ước Liên hợp quốc 82 về Luật Biển và không phù hợp với thông lệ dầu khí quốc tế.
CôngThương - Việc Trung Quốc ngang nhiên mời thầu quốc tế tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là hành động vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia của Việt Nam, làm phức tạp thêm tình hình và gây căng thẳng ở Biển Đông.
09 lô dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam- hoàn toàn không phải là khu vực có tranh chấp.
PetroVietnam cực lực phản đối và yêu cầu Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc hủy bỏ ngay hoạt động mời thầu sai trái trên, nghiêm túc tuân thủ Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc, tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
PetroVietnam đề nghị các công ty dầu khí quốc tế không tham gia dự thầu 09 lô dầu khí mà Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc gọi thầu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.
Ông Đỗ Văn Hậu- Tổng Giám đốc PetroVietnam khẳng định: trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, PetroVietnam và các đối tác sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động dầu khí phù hợp với các hợp đồng dầu khí đã ký và luật pháp của Việt Nam. PetroVietnam sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng của Việt Nam bảo đảm cho các hoạt động này triển khai thuận lợi.
|
Phát hiện dầu khí trong tập cát E mỏ Sư Tử Nâu | Công ty Liên doanh Điều hành dầu khí Cửu Long (Cửu Long JOC) cho biết, công ty vừa phát hiện thấy dầu khí tại tập cát E, tầng Oligocene, mỏ Sư Tử Nâu 3X, lô 15.1, bồn trũng Cửu Long - Việt Nam. | Kinh tế | Theo Cửu Long JOC, sau mũi khoan thử vỉa tại tầng móng lẫn tập cát E, dầu đã phun trào tại tập cát E với dòng phun tự nhiên là 3.000 thùng/ngày. Hiện Công ty tiếp tục khoan thẩm lượng xác định trữ lượng của mỏ Sư Tử Nâu 3X và có các quyết định đầu tư giàn khoan để khai thác thương mại. Mặc dù mỏ Sư Tử Nâu đã được phát hiện từ năm 2005 nhưng trong gần 5 năm qua, việc khoan thăm dò tìm dầu khí tại khu vực này vẫn còn hạn chế. Vì vậy, phát hiện dầu khí tại tập cát E sẽ mở ra triển vọng mới cho việc nâng sản lượng khai thác của Cửu Long JOC trong thời gian tới. Hiện Cửu Long JOC khai thác tại ba mỏ dầu khí là Sư Tử Đen, Sư Tử Đen Đông Bắc và Sư Tử Vàng. Năm 2010, Công ty dự kiến khai thác 4,34 triệu tấn dầu khí. Cửu Long JOC là công ty liên doanh giữa bên Việt Nam là Tổng công ty Thăm dò-Khai thác Dầu khí (PVEP) (chiếm 50% vốn) với Công ty Dầu khí Conoco Phillips-Anh (23,25%), Tổng công ty Dầu khí Quốc gia Hàn Quốc (14,25%), Công ty SK- Hàn Quốc (9%) và Công ty Geopetrol-Monaco (3,5%) để tiến hành công tác thăm dò và khai thác dầu khí tại lô 15.1 thềm lục địa Việt Nam./. Nguyễn Kim Anh (TTXVN/Vietnam+).
|
Tập đoàn quảng cáo lớn nhất thế giới ra đời | Ngày 9/1, Ủy ban châu Âu (EC) đã phê chuẩn thương vụ hợp nhất giữa Publicis của Pháp và Omnicom của Mỹ, hai tập đoàn quảng cáo lớn thứ hai và thứ ba thế giới hiện nay. | Kinh tế | Quyết định này, cùng với việc chính quyền Mỹ cũng đã "bật đèn xanh" từ tháng 11/2013, giúp hai công ty trên vượt qua được trở ngại chính về pháp lý và trở thành tập đoàn lớn nhất thế giới trong lĩnh vực quảng cáo với tổng số lao động 130.000 người và giá trị vốn lên tới 35 tỷ USD.
Giám đốc điều hành Omnicom John Wren và Chủ tịch hãng Publicis Groupe, Maurice Levy.
Tập đoàn mới với tên gọi Publicis Omnicom, có quy mô vượt xa hãng số một thế giới hiện nay là WPP, sẽ là công ty mẹ của các hãng quảng cáo hàng đầu thế giới như Saatchi & Saatchi, Leo Burnett, Razorfish, BBDO và Ketchum, những đơn vị đại diện quảng cáo cho các thương hiệu Nike, LVMH, Nestle, Volkswagen, Unilever và ExxonMobile.
EC, cơ quan kiểm soát các quy định cạnh tranh của Liên minh châu Âu (EU), cho biết đã xem xét các tác động thị trường có thể có ở 20 nước và thấy không cần thiết phải cản trở thương vụ này. Theo EC, tính cạnh tranh của thị trường quảng cáo quốc tế không bị ảnh hưởng do vụ hợp nhất vì vẫn đảm bảo các yếu tố như có sự tồn tại của các đối thủ lớn, rào cản gia nhập thị trường tương đối thấp và sức cạnh tranh đáng kể của các công ty truyền thông khác.
Publicis Omnicom sẽ phải cạnh tranh với một số tập đoàn quảng cáo quốc tế lớn như WPP, Dentsu-Aegis, IPG và Havas, những công ty được xem là đủ mạnh trong một cuộc chơi toàn cầu.
Cuộc cách mạng kỹ thuật số đã làm thay đổi căn bản ngành công nghiệp quảng cáo với sự ra đời của các hệ thống quảng cáo trực tuyến và trên thiết bị di động, trong đó có mạng xã hội. Đây được xem là những hình thức quảng cáo chính trong tương lai. Publicis Omnicom sẽ tập trung vào hoạt động quảng cáo trên nền tảng kỹ thuật số đang ngày càng phát triển và dần thay thế các hình thức quảng cáo truyền thống này.
TTXVN/Tin tức.
|
Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh chiếm 35% số thu của ngành Hải quan. | (Tài chính) Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh thu ngân sách đạt 89.100,291 tỷ đồng, bằng 119,11% chỉ tiêu pháp lệnh (74.800 tỷ đồng), bằng 104,33% chỉ tiêu phấn đấu (85.400 tỷ đồng) và tăng 16,21% so với số thu năm 2013. | Kinh tế | Lãnh đạo Cục Hải quan TP.Hồ Chí Minh họp trực tuyến triển khai nhiệm vụ ngành năm 2015. ảnh internet.
Năm 2014 mặc dù nền kinh tế phục hồi, khởi sắc tăng trưởng hơn so với năm 2013 nhưng chưa phải bền vững. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 02/01/2014; Bộ Tài Chính, UBND TP, TCHQ đề ra giải pháp cụ thể về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội; tiếp tục thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát giá cả thị trường, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nuôi dưỡng nguồn thu NSNN.
Ngay từ những ngày đầu năm Cục hải quan TP.HCM đã tập trung xây dựng chương trình kế hoạch hành động thực hiện các mục tiêu nội dung đã đề ra cho năm 2014, quyết liệt chỉ đạo thu ngân sách, công tác CBL GLTM, triển khai thực hiện chương trình VNACCS/VCIS, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tăng cường kỷ luật kỷ cương, xây dựng lực lượng Hải quan trong sạch, vững mạnh.
Năm 2014, do thực hiện các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô của Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp, khuyến khích sản xuất, giảm nhập siêu vì vậy kim ngạch nhập khẩu tăng 108,5% so với cùng kỳ. Các mặt hàng chủ yếu ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất & tiêu dùng đều có tỷ lệ tăng đáng kể là yếu tố có tác động lớn đến nguồn thu nộp ngân sách như: Xăng dầu tăng 6,64%, ô tô nguyên chiếc 9 chỗ trở xuống (Phương tiện vận tải & phụ tùng) tăng 88 %, Máy móc thiết bị tăng 24,09%, nguyên liệu dệt may ,da giày tăng 14,96%, chất dẻo nguyên liệu tăng 7,09%, hóa chất & SP hóa chất 3,62%...Ngoài ra thực hiện theo lộ trình Việt nam gia nhập WTO, Nhà nước tiếp tục cắt giảm 393 dòng thuế nhập khẩu đối với các nhóm, ngành (thuộc diện cắt giảm) nên cũng ảnh hưởng tới nguồn thu.
Theo báo cáo năm 2014 của Cục Hải quan TP.HCM làm thủ tục cho hàng hóa XNK đạt kim ngạch 74,044 tỷ USD, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm 2013, trong đó kim ngạch XK đạt 35,325 tỷ USD, tăng 7,6% so với cùng kỳ; kim ngạch NK đạt 38,719 tỷ USD, tăng 8,5% so cùng kỳ 2013. Thu ngân sách đạt 89.100,291 tỷ đồng, bằng 119,11% chỉ tiêu pháp lệnh (74.800 tỷ đồng), bằng 104,33% chỉ tiêu phấn đấu (85.400 tỷ đồng) và tăng 16,21% so với số thu năm 2013.
Đặc biệt, năm 2014, Hải quan TP.HCM đã thu hồi nợ nộp NSNN được 966,7 tỷ đồng, đạt 101,45% chỉ tiêu Tổng cục Hải quan giao; bắt giữ và lập biên bản 3.537 vụ vi phạm, với trị giá 230,2 tỷ đồng (trong đó: 2.191 vụ buôn lậu, gian lận thương mại, vi phạm thủ tục hải quan; 287 vụ vi phạm về ma túy, tiền chất, tân dược, thuốc hướng thần, 1.022 vụ vi phạm khác).
Năm 2015, Cục Hải quan TP.HCM được giao nhiệm vụ thu ngân sách từ hoạt động XNK là 90.000 tỷ đồng, do đó đơn vị cần tiếp tục đồng thời nỗ lực thực hiện các biện pháp nhằm giảm nợ đọng, nhất là các khoảng nợ xấu phát sinh, tăng cường thực hiện các giải pháp chống thất thu; chống buôn lậu & GLTM, nhất là gian lận qua giá, phân loại hàng hóa qua thông quan điện tử & tăng cường hơn nữa công tác KTSTQ. Bên cạnh đó tiếp tục thực hiện kế hoạch cải cách, phát triển & hiện đại hóa Hải quan giai đoạn 2011-2015 theo quyết định 1514/QĐ-BTC ngày 11/7/2011 của Bộ Tài chính & quyết định 2680/QĐTCHQ ngày 14/12/2011 của Tổng cục Hải quan. Đoàn kết thống nhất, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ toàn diện và xuất sắc, góp phần hoàn thành nhiệm vụ trong nhiệm kỳ 2011-2015.
|
Việt Nam sẽ tiếp tục chính sách kích thích kinh tế | Ủy ban Kinh tế Quốc hội đã đề nghị tiếp tục thực hiện các chính sách kích thích kinh tế nhưng tập trung cho các mục tiêu trung và dài hạn, cho mục tiêu tái cấu trúc nền kinh tế. | Kinh tế | Khả năng sinh lời của hệ thống NH năm 2009 tốt hơn năm 2008 về tính ổn định (ảnh minh họa). (LĐ) - Các nước sẽ không chấm dứt các biện pháp chống khủng hoảng chừng nào nền kinh tế thế giới chưa bình ổn. Ủy ban Kinh tế Quốc hội đã đề nghị tiếp tục thực hiện các chính sách kích thích kinh tế nhưng tập trung cho các mục tiêu trung và dài hạn, cho mục tiêu tái cấu trúc nền kinh tế... Vì vậy, việc thông qua gói kích thích kinh tế thứ hai có lẽ chỉ còn là vấn đề thời gian. Kết quả gói kích thích kinh tế thứ nhất Phiên họp Chính phủ tháng 9 đã đánh giá thành công nhất của gói kích cầu là đã ngăn chặn được suy giảm, duy trì tăng trưởng hợp lý, khống chế lạm phát, ổn định được kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Đến giữa tháng 9.2009, giải ngân tín dụng từ gói hỗ trợ lãi suất (HTLS) vốn vay tín dụng đạt 404.500 tỉ đồng, giải ngân vốn XDCB và vốn XDCB chuyển từ năm 2008 chuyển sang khoảng 32.500 tỉ đồng, giải ngân từ các nguồn tạm ứng 2010-1011 đạt 45% vốn thông báo, nguồn trái phiếu Chính phủ đã giải ngân 45%/tổng số 36.000 tỉ đồng... Qua 9 tháng thực hiện gói kích thích kinh tế Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng, đó là: (i) Tăng trưởng kinh tế phục hồi rõ rệt sau khi vượt qua mức giảm sâu của quý I/2009. GDP quý III/2009 đạt 5,76% và quý IV ước đạt 6,5%, cả năm 2009 tăng khoảng từ 5% - 5,2%, vượt chỉ tiêu điều chỉnh mà Quốc hội đã thông qua. (ii) Tỉ lệ lạm phát dự kiến cả năm giảm so năm 2008 và dự kiến tiếp tục ở mức kiểm soát được nếu không có đột biến giá thế giới, chỉ số CPI 2009 có thể tăng 7%. (iii) Hệ thống tài chính tương đối an toàn và đứng vững qua khủng hoảng tài chính thế giới: Tỉ lệ nợ xấu của khu vực NH ít biến động; khả năng sinh lời của hệ thống tài chính tốt hơn năm 2008 về tính ổn định; thanh khoản của hệ thống được cải thiện và ổn định hơn. (iv) Về phía DN thì phần lớn tuy còn rất khó khăn về tiêu thụ sản phẩm và vốn trung và dài hạn, nhưng đã trụ được qua giai đoạn gay go nhất, đang duy trì sản xuất và từng bước phục hồi. Tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của các DN Việt Nam cả năm 2009 dự kiến đạt 17%. Thị trường BĐS có dấu hiệu phục hồi khá tích cực... Như vậy có thể thấy, nền kinh tế Việt Nam đang dần hồi phục. Tiếp tục kích thích kinh tế Các thành viên Hội nghị thượng đỉnh G20 vừa qua đã thông qua quyết định không chấm dứt các biện pháp chống khủng hoảng chừng nào nền kinh tế thế giới chưa bình ổn. Quyết định này xuất phát từ nhận định: Quá trình phục hồi kinh tế thế giới chắc chắn sẽ diễn ra chậm chạp và nhiều bất ổn. Trong bối cảnh đó, kinh tế thế giới nói chung, của Việt Nam nói riêng sẽ tiếp tục khó khăn. Vì vậy, chính sách kích thích kinh tế là cần thiết. Đây là lý do nhiều tổ chức nghiên cứu kinh tế và nhiều chuyên gia khuyến nghị cần tiếp tục chính sách hỗ trợ tăng trưởng và một số nước đang xem xét đưa ra các gói kích thích kinh tế bổ sung nhằm nâng đỡ tiêu dùng và đầu tư đang dần phục hồi một cách yếu ớt và duy trì ổn định tăng trưởng kinh tế, tránh suy giảm kép (phục hồi hình chữ W). Tại cuộc họp ngày 2.10 của y ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Kinh tế Quốc hội đã đề nghị tiếp tục thực hiện các chính sách kích thích kinh tế nhưng tập trung cho các mục tiêu trung và dài hạn, cho mục tiêu tái cấu trúc nền kinh tế... và nên dừng chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn ngắn hạn đúng thời điểm 31.12.2009. Theo nhiều chuyên gia kinh tế thì nếu tính toán kỹ lưỡng các ảnh hưởng của gói kích thích kinh tế thứ hai đối với kinh tế vĩ mô (tăng trưởng kinh tế, lạm phát), khả năng ngân sách nhà nước... thì Việt Nam vẫn có thể đưa ra các phương án xử lý hiệu quả. Trong gói kích thích kinh tế lần này, khu vực nông nghiệp, các DN nhỏ và vừa, đầu tư công (xây dựng cơ bản) vẫn phải là những đối tượng cần ưu tiên. Tuy nhiên, cường độ và thời gian của các gói hỗ trợ nên giảm dần và trong khi duy trì các biện pháp kích thích kinh tế thì Việt Nam vẫn phải chuẩn bị các chiến lược thoát hiểm để có thể áp dụng vào thời điểm thích hợp. Theo nhận định chung của lãnh đạo các quốc gia, các tổ chức nghiên cứu, chuyên gia trên thế giới, còn rất nhiều trở ngại cho quá trình hồi phục của kinh tế toàn cầu và ở từng nước: (i) Tỉ lệ thất nghiệp của Mỹ và Châu Âu đang đứng ở mức rất cao khiến sức tiêu thụ hàng hóa khó cải thiện. (ii) Sự suy yếu liên tục của USD có thể đẩy kinh tế thế giới rơi vào cuộc suy thoái kinh tế mới. (iii) Tình trạng mất cân bằng tiếp tục kéo dài về mậu dịch; sức ép lạm phát tiềm tàng do tác động của việc bơm một lượng lớn tiền mặt vào hệ thống tài chính. (iv) Hiệu ứng kích thích kinh tế có thể bị mất đà do ngân sách thâm hụt lớn và nguồn lực tài chính cạn kiệt ở nhiều nước. Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội cho rằng, hiện Việt Nam còn 8 hạn chế tích tụ từ nội tại và một số hạn chế phát sinh do tác động phụ chính sách chống suy giảm, trong đó có: Nợ Chính phủ tăng mạnh; tăng trưởng kinh tế vẫn theo quy mô chiều rộng, chất lượng tăng trưởng chưa cao, tiến trình CPH các DNNN còn chậm; giải ngân các nguồn vốn đầu tư chậm. Trịnh Ngọc Lan.
|
Sóng lớn trên OTC | (ĐTCK-online) Chợ OTC tại Công ty Chứng khoán VNDirect Chi nhánh TP. HCM vào cuối phiên giao dịch ngày hôm nay (23/7) náo nhiệt hẳn lên do hoạt động mua bán chốt giá liên tục. | Kinh tế | Giá cổ phiếu MB đã tăng từ 26.000 đồng/cổ phiếu lúc đầu phiên lên 28.000 đồng/cổ phiếu vào cuối phiên giao dịch, khi thị trường niêm yết có dấu hiệu tăng. 15 phút trước khi hết giờ giao dịch, giá cổ phiếu MB ở mức 27.300 đồng/cổ phiếu. Các môi giới, nhà đầu tư tham gia đánh MB kẻ khóc người cười, nhưng nhìn chung đều phấn chấn vì thị trường sôi động trở lại sau chuỗi ngày giảm giá và lo lắng. Chỉ mới chiều hôm qua (22/7), giá cổ phiếu MB tiếp tục giảm, từ 26.000 đồng/cổ phiếu xuống 25.600 đồng/cổ phiếu. Giá cổ phiếu Eximbank sau khi giảm xuống 25.000 đồng/cổ phiếu vào chiều hôm qua đã tăng lên 26.200 đồng/cổ phiếu vào cuối giờ giao dịch ngày hôm nay. Tính thanh khoản của một số cổ phiếu đã được cải thiện, như cổ phiếu An Bình có giao dịch lô một hai trăm ngàn cổ phiếu. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư lo ngại về việc thị trường sẽ quay đầu giảm trở lại nên vẫn thận trọng quan sát, chưa tham gia thị trường. Nhóm các cổ phiếu chuẩn bị niêm yết như DIC Group, Sabeco, Intresco không tăng giá mạnh khi mà xu hướng của thị trường niêm yết vẫn chưa được khẳng định chắc chắn.
|
Hy Lạp huy động được hơn 1 tỷ euro thông qua 'thị thực vàng' | Thứ trưởng Bộ Kinh tế và Phát triển Hy Lạp Stergios Pitsiorlas cho biết nước này đã huy động được ít nhất 1,1 tỷ USD từ chương trình “thị thực vàng” trong bốn năm qua. | Kinh tế | Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: idealhome.gr).
Cơ quan thông tấn quốc gia AMNA của Hy Lạp dẫn lời Thứ trưởng Bộ Kinh tế và Phát triển nước này Stergios Pitsiorlas cho biết Hy Lạp đã huy động được ít nhất 1,1 tỷ USD từ chương trình thị thực vàng trong bốn năm qua.
Theo số liệu do các chuyên gia tổng hợp đến ngày 30/4/2017, có khoảng 1.684 thị thực đã được cấp cho công dân nước thứ ba, trong đó công dân Trung Quốc chiếm 701. Theo sau là công dân Nga (357 lượt), Ai Cập (84), Thổ Nhĩ Kỳ (81), Ukraine (79), Liban (78), Iraq (Iraq 53), Syria (45), Jordan (37) và Saudi Arabia (16).
Trong năm 2013, khi chương trình này được triển khai, chỉ có 20 thị thực được trao. Theo chương trình thị thực vàng của Hy Lạp, nước này sẽ cấp phép lưu trú cho các công dân nước thứ ba, mà sở hữu bất động sản trị giá hơn 250.000 euro ở Hy Lạp, cũng như cho thành viên trong gia đình của các công dân này.
Chương trình này được triển khai nhằm thúc đẩy triển vọng tăng trưởng đất nước, cho đến nay, kết quả ghi nhận được khá tích cực.
Theo AMNA, chương trình thị thực vàng trong tương lai cũng sẽ bao gồm các khoản đầu tư trên thị trường trái phiếu trị giá 250.000 euro, bên cạnh điều kiện sở hữu bất động sản trước đó./.
|
Từ năm 2015, phải cân đối đủ vốn đối ứng cho các chương trình, dự án ODA | Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký Quyết định ứng trước vốn đối ứng nguồn trái phiếu Chính phủ kế hoạch năm 2015 của các chương trình, dự án ODA. | Kinh tế | Theo đó, Thủ tướng Chính phủ quyết định ứng trước 3.590,9 tỷ đồng vốn đối ứng ODA nguồn vốn trái phiếu Chính phủ kế hoạch năm 2015 theo danh mục và mức vốn ứng trước đối với các chương trình, dự án ODA của Bộ Giao thông vận tải và các địa phương. Số vốn ứng này được thực hiện và thanh toán đến hết 31/3/2015.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm khẩn trương thông báo danh mục, mức vốn ứng của từng dự án và hướng dẫn các cơ quan liên quan triển khai thực hiện việc ứng vốn. Từ năm 2015, bố trí kế hoạch vốn để thu hồi số vốn đối ứng trước nêu trên và cân đối đủ vốn đối ứng cho các chương trình, dự án ODA theo cam kết với các nhà tài trợ ODA. Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về tính chính xác của số liệu, danh mục và mức vốn ứng trước của các dự án.
P.V.
|
TTCK Việt Nam, nếu bỏ nhóm ngân hàng, thì rất rẻ so với khu vực | (ĐTCK) Thị trường Chứng khoán Việt Nam đang được định giá thấp, kinh tế vĩ mô ổn định, các doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng tốt là những yếu tố sẽ hấp dẫn nhiều NĐT nước ngoài, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó phòng Phân tích CTCK Maybank Kim Eng chia sẻ với Báo Đầu tư Chứng khoán. | Kinh tế | Chỉ số P/E của TTCK Việt Nam đang ở mức dưới 13 lần, là thấp so với khu vực, nếu loại bỏ nhóm cổ phiếu ngân hàng thì còn thấp hơn nữa.
Năm 2014, TTCK Việt Nam có tiếp tục là lựa chọn tốt cho NĐT khi so sánh với các thị trường trong khu vực, theo ông?
Khoảng một năm trở lại đây, TTCK Việt Nam trở nên hấp dẫn tương đối, trong khi các thị trường mới nổi khác có nhiều xáo trộn. Nguyên nhân có thể liên quan tới việc thu hẹp gói kích thích QE3 của Quỹ Dữ trữ Liên bang Mỹ. Từ năm 2010 đến năm 2013, khoảng 3.000 tỷ USD được bơm vào thị trường, một phần trong đó chảy vào các thị trường mới nổi như Indonesia, Thái Lan, Philippinesđể tìm tài sản có lợi suất cao hơn. Khi gói QE3 bị thu hẹp, dòng tiền đầu tư tại các nước này cũng vì thế mà tìm cách chuyển trở lại Mỹ để đóng trạng thái, dẫn đến tình trạng tại các nước mới nổi bị bán mạnh hơn. Trong khi đó, hiện tượng rút vốn ồ ạt khó diễn ra tại Việt Nam do nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam trong những năm qua không nóng như các thị trường khác.
Ngoài ra, chỉ số P/E của TTCK Việt Nam đang ở mức dưới 13 lần, là thấp so với khu vực, nếu loại bỏ nhóm cổ phiếu ngân hàng thì còn thấp hơn nữa. Chính những yếu tố trên sẽ giúp TTCK trong năm 2014 vẫn tiếp tục hấp dẫn NĐT nước ngoài. Tại CTCK MayBank Kim Eng, chúng tôi đã tiếp xúc với nhiều quỹ đầu tư nước ngoài chuyển hướng đầu tư từ các thị trường mới nổi sang TTCK Việt Nam, rất có thể họ sẽ nâng tỷ trọng đầu tư tại Việt Nam cao hơn.
Nhưng họ cũng gặp những trở ngại nhất định?
Đúng, NĐT nước ngoài muốn đầu tư vào TTCK Việt Nam không phải là không gặp trở ngại, nhất là không có nhiều hàng hóa, lựa chọn để đầu tư. Trong khi đó, những cổ phiếu có thể thỏa mãn được tiêu chí cơ bản tốt, thanh khoản cao lại không còn room. Song song đó, việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước lớn diễn ra chậm trễ khiến thị trường thiếu hụt lượng cung hàng hóa chất lượng. Vấn đề hệ thống quản trị doanh nghiệp tại các doanh nghiệp niêm yết cũng là điểm lo ngại của NĐT nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam.
Vậy theo ông, TTCK Việt Nam năm 2014 có tốt hơn năm 2013?
Nếu xem tốt hơn trên khía cạnh mức điểm của VN-Index cuối năm 2014 cao hơn so với cuối năm 2013 thì đúng như vậy. Chúng tôi cho rằng, thị trường cổ phiếu năm nay sẽ tăng điểm hơn năm trước, đồng thời mức tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp tốt, vào khoảng 14%. Với giả định P/E thị trường sẽ tăng nhẹ so với mức hiện tại là 12,6 lần thì VN-Index có thể đạt khoảng 580 - 600 điểm vào cuối năm 2014.
Nếu xem tốt hơn theo nghĩa mức tăng của VN-Index, thì năm nay, VN-Index phải tăng cao hơn mức 22% của năm 2013, và đây là một ý kiến tương đối lạc quan.
Vậy yếu tố quan trọng giúp TTCK tăng trưởng năm 2014 là gì?
Yếu tố quan trọng nhất để thị trường tiếp tục tăng trưởng chính là bức tranh kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát có thể giữ được ở mức mục tiêu của Chính phủ, tức khoảng 7%, lãi suất vẫn giữ được mức thấp như hiện tại, tỷ giá hối đoái cũng được dự đoán có ít biến động. Yếu tố thứ hai là lợi nhuận của các doanh nghiệp tiếp tục tăng trưởng, nhiều doanh nghiệp tăng ở mức hai chữ số.
Mặc dù năm 2014 dự kiến sẽ tiếp tục mang lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư nhưng vẫn còn tiềm ẩn một số yếu tố khó lường. Các vấn đề trong nước như việc áp dụng Thông tư 02 trong việc phân loại tài sản của ngân hàng, đến các vấn đề từ thị trường bên ngoài như khả năng biến động mạnh của các nước mới nổi dự báo sẽ gây ra các xáo trộn tại thị trường Việt Nam, đặc biệt trong thời gian ngắn. Chính vì thế, chúng tôi cho rằng, các nguyên tắc cơ bản trong việc giao dịch chứng khoán như dừng lỗ nhanh chóng và để lãi chạy là điều mà các nhà đầu tư phải thực hiện một cách kỷ luật.
Phan Hằng.
|
Xử lý nợ xấu: Mới chú ý làm sạch báo cáo tài chính? | (VOV)-TS Nguyễn Đình Cung cho rằng, nhiều giải pháp thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế mới chỉ xử lý vấn đề “ngọn”, không phải vấn đề gốc. | Kinh tế | Nhìn lại một năm thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, tham luận của TS Nguyễn Đình Cung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), tại Diễn đàn Kinh tế Mùa Xuân 2013, đánh giá rằng, tuy đã có những khởi đầu quan trọng, nhưng nền kinh tế chưa có động lực mới.
Nhiều giải pháp chỉ xử lý vấn đề ngọn.
Về việc hỗ trợ, cứu doanh nghiệp, giải quyết hàng tồn kho, kể cả tồn kho bất động sản thời gian qua, theo đánh giá của TS Cung, không phải là giải pháp chính sách trong nội dung tái cơ cấu kinh tế, nhưng có liên quan đến thực thi các chính sách tái cơ cấu kinh tế. Các giải pháp tập trung vào tạm thời giảm chi phí tài chính cho một số nhóm doanh nghiệp (giãn hay hoãn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, giảm tiền thuê đất, giảm lãi suất), tăng thêm cầu, mở rộng thêm tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho kinh doanh bất động sản, cho người thu nhập thấp mua nhà ở xã hội; tăng và đẩy nhanh giải ngân đầu tư bằng vốn ngân sách và trái phiếu chính phủ; cơ cấu lại nguồn cung và tăng cầu mua nhà thu nhập thấp.
TS Nguyễn Đình Cung (Ảnh: Baohaiquan.vn).
Bản chất các giải pháp nhóm nêu trên, TS Cung cho là nhằm vào giải quyết khó khăn phát sinh từ thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/1/2011 về các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; và các giải pháp nói trên không khác nhiều về bản chất so với nhiều giải pháp đã thực hiện trước năm 2011, góp phần làm bất ổn vĩ mô và đẩy lạm phát lên cao.
TS Nguyễn Đình Cung còn cho rằng, về cơ bản, các giải pháp trên mới chỉ xử lý vấn đề ngọn, không phải vấn đề gốc. Cách làm vẫn Nhà nước dẫn dắt, quan chức nhà nước dẫn dắt, vì lợi ích của một nhóm doanh nghiệp chứ không phải toàn nền kinh tế. Cách làm vẫn thiên về hành chính, hơn là thị trường, không thấy động lực mới, không thấy hy sinh, đánh đổi, không thấy cạnh tranh, không thấy trách nhiệm giải trình buộc những doanh nghiệp, nhà đầu tư có sai lầm phải trả giá cho những sai lầm đó của họ,
Đặc biệt, theo TS Cung, các giải pháp này sẽ không thành công như mong đợi cả về ngắn hạn và dài hạn; mà ngược lại, có thể chỉ kéo dài thêm tình trạng trì trệ của doanh nghiệp, của nền kinh tế; không tạo cơ hội sáng tạo, chuyển tài sản chết thành vốn sống và lưu chuyển, làm bừng nở cơ hội đầu tư và kinh doanh; làm chậm lại quá trình tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng.
Về tái cơ cấu DNNN, mục tiêu được xác định rất rõ ràng, quyết tâm chính trị cũng rất cao, đã được khẳng định bằng Nghị quyết của Đảng, của Quốc hội và Chính phủ. Tuy vậy, việc triển khai chưa thực sự khẩn trương; chủ yếu chuyển giao nội bộ tập đoàn, tổng công ty hoặc giữa các doanh nghiệp nhà nước, mà chưa bán ra bên ngoài theo cơ chế thị trường, giá thị trường.
Nhìn chung, chưa có động lực và áp lực buộc các DNNN, người quản lý DNNN phải tính toán, cân nhắc các chi phí cơ hội; nên tâm lý sợ rủi ro, chờ đợi hoặc trì hoãn, hơn là nỗ lực và sáng tạo nhanh chóng thoái vốn đầu tư ngoài ngành để tập trung vào ngành nghề kinh doanh chính- TS Cung nhấn mạnh.
Xử lý nợ xấu mới chú ý làm sạch báo cáo tài chính.
Đối với vấn đề tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng, kết quả cụ thể đối với từng ngân hàng vẫn là một câu hỏi lớn. Còn phương án xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đã được thông qua, nhưng xử lý theo các biện pháp nghiệp vụ, hành chính nhiều hơn là chuyển khối tài sản thế chấp thành vốn và chuyển vào các mục đích sản xuất, kinh doanh; chưa chú trọng giải thoát cho các bên khỏi mối quan hệ tín dụng hiện có.
Đặc biệt, hiện tại mới chú ý nhiều đến làm sạch báo cáo tài chính của ngân hàng, chưa chú ý giải phóng gánh nặng nợ cho doanh nghiệp. Vì vậy, các tổ chức tín dụng có thể tuyên bố hay báo cáo đã hoàn thành xử lý nợ xấu, thì gánh nặng nợ đối với doanh nghiệp có thể vẫn còn nguyên. Do đó, doanh nghiệp vẫn chưa tiếp cận được tín dụng một cách bình thường, và chưa thể khôi phục lại hoạt động bình thường như mong muốn. Như vậy, mục đích xử lý nợ xấu có thể chưa đạt được.
Về tái cơ cấu đầu tư công, cho đến nay chủ yếu thực hiện theo Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 về tăng cường quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và trái phiếu chính phủ. Kết quả là đầu tư nhà nước đã được cắt giảm cả về số vốn và số dự án; phân bố vốn đầu tư tập trung hơn; khắc phục một bước tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải. Tuy vậy, thể chế và cách làm cũ vẫn chi phối phân bố và sử dụng vốn đầu tư nhà nước. Về cơ bản, so với trước đây điểm khác biệt là quy mô nhỏ hơn, số lượng dự án ít hơn, nhất là số mới được quyết định đầu tư.
Nhìn chung các công việc đã làm để tái cơ cấu kinh tế mới chỉ là giai đoạn đầu, TS Cung đánh giá: chưa tập trung vào giải quyết vấn đề căn bản là tạo lập một hệ thống động lực khuyến khích mới để phân bố lại nguồn lực trong toàn xã hội, làm cho nguồn lực được sử dụng có hiệu quả hơn, hợp lý và bền vững hơn; chưa khuyến khích, tạo thuận lợi và tạo áp lực để các doanh nghiệp, nhà đầu tư dám chấp nhận rủi ro, có tư duy mới, cách làm mới để cơ cấu lại và sử dụng tốt hơn các nguồn lực và tài sản xã hội. Trái lại, có phần dung dưỡng, che chắn cho một số doanh nghiệp mà chính họ là những tác nhân của khó khăn kinh tế hiện nay.
Từ đó, hình như vẫn còn chần chừ, do dự ở các bộ, cơ quan nhà nước và doanh nghiệp, muốn níu kéo lại những gì đã có. Chưa có những cải cách đáng kể, thực sự theo cơ chế thị trường và hội nhập. Do đó, tuy đã có những khởi đầu quan trọng, nhưng nền kinh tế chưa có động lực mới. Nền kinh tế hiện nay như một chiếc xe trên ngã ba đường. Thẳng tiến là vực sâu; phải rẽ sang xa lộ khác; nhưng để sang được xa lộ khác đẹp hơn, rộng hơn, thì phải qua một chặng đường gập ghềnh và khúc khỉu; người lái và hành khách trên xe có vẻ chưa đồng lòng vượt đốc./.
|
Nhà đầu tư tiếp tục phàn nàn về thủ tục hành chính | (TBKTG Online) – Mặc dù nỗ lực cải cách hành chính được thực hiện trong nhiều năm qua nhưng doanh nghiệp nước ngoài cho biết vẫn gặp trở ngại như mất nhiều thời gian để được cấp phép đầu tư, hay đút tiền để được thông quan nhanh... | Kinh tế | Trần Thu Phó chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Trung Tín chủ trì buổi đóng góp ý kiến của doanh nghiệp nước ngoài hôm 26-4. Ảnh: Thu Nguyệt Trong hội thảo nhằm đánh giá và tìm giải pháp cải thiện môi trường đầu tư tại TPHCM hôm 26-4, ông Han Jae Jin, trưởng ban phụ trách quan hệ đối ngoại của Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc (KOCHAM) cho biết, doanh nghiệp được hẹn 45 ngày sau khi nộp thủ tục đăng ký đầu tư, tuy nhiên một thời gian sau mới được thông báo để bổ sung hồ sơ và được hẹn thêm từ 30-45 ngày nữa. Và, đến hơn sáu tháng mới nhận được giấy phép đầu tư. Trong khi đó, theo ông Yoshida Sakae, Giám đốc Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại TPHCM, có trường hợp hơn sáu tháng mà nhà đầu tư vẫn chưa nhận được kết quả gì. Theo ông Lư Thanh Phong, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM, thời gian xem xét và cấp giấy phép đầu tư kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ là 15 ngày làm việc nếu dự án đầu tư thuộc diện đăng ký điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư (GCNĐT), và 30-45 ngày làm việc nếu dự án đầu tư thuộc diện thẩm tra điều chỉnh GCNĐT. Tuy nhiên, đối với các dự án thuộc diện thẩm tra, thì việc xem xét có liên quan đến các bộ ngành khác, như Bộ Công Thương hay Bộ Nông nghiệp, và có những trường hợp các bộ không thống nhất với nhau, nên gây mất nhiều thời gian chờ đợi cho nhà đầu tư. Ngoài ra, các nhân viên mới của sở vì chưa nắm rõ luật, nên cũng gây mất thời gian, ông Phong nói. Ông Phong cũng cho biết, một số nhà đầu tư cũng chưa nắm được luật, nên không làm đúng như quy định, dẫn đến việc sở phải yêu cầu bổ sung hồ sơ. Ông Christopher C. Twomey, Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ (Amcham), cũng phản ảnh tình trạng đút tiền để thông quan nhanh và phải mất 3 ngày để thông quan đối với hàng xuất khẩu và 4 ngày đối với hàng nhập khẩu (không tính thời gian chậm trễ do tắc nghẽn cảng). Theo một khảo sát mới đây nhằm đánh giá năng lực cạnh tranh của các tỉnh thành tiến hành trên 1.155 doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, 70% nhà đầu tư thường xuyên xuất nhập hàng qua cửa khẩu hải quan cho biết phải trả tiền đút lót để được thông quan nhanh. Cũng theo kết quả của khảo sát này, chất lượng lao động hiện nay của Việt Nam cũng được doanh nghiệp nước ngoài coi là cản trở cho chiến lược đầu tư của họ tại Việt Nam. Trong đó, các doanh nghiệp FDI phải đầu tư nhiều vào đào tạo lao động trong công ty. Đầu tư đào tạo này trung bình chiếm khoảng 8% tổng chi phí của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tình trạng nhảy việc của người lao động khiến doanh nghiệp không được hưởng lợi từ đầu tư này. Ông Han Jae Jin (KOCHAM) cho biết, hiện các công ty nước ngoài không muốn đào tạo tay nghề cho người lao động nữa vì nhân viên nhảy việc và nghỉ việc quá nhanh. Hội thảo trên thuộc chương trình cải thiện môi trường đầu tư của TPHCM.
|
Giá dầu thô tiếp cận mốc 87 USD/thùng | * Tuần này giá dầu tăng 6,7% | Kinh tế | Giá dầu thô giao tháng 12 tại Sở Giao dịch hàng hóa New York (NYMEX) chốt phiên 5.11 ở mức 86,85 USD/thùng, tăng nhẹ 36 cent, tương đương 0,4% so với phiên trước đó. Đây được ghi nhận là mức chốt phiên tốt nhất của giá dầu trên sàn NYMEX kể từ phiên 8.10.2008. Tuần này, giá dầu thô tại New York đã tăng tới 6,7%, được đánh dấu là tuần tăng mạnh mẽ nhất kể từ hồi tháng 2 năm nay. So với cùng thời điểm năm ngoái, giá dầu tại đây hiện cao hơn 9,1%. Lần gần đây nhất giá dầu thô tại New York vượt mốc 87 USD/thùng là kể từ đầu tháng 5 năm nay. Phiên 3.5 vừa qua, giá dầu thô tại NYMEX chốt phiên ở mức 87,15 USD/thùng. Theo báo cáo từ Bộ Năng lượng Mỹ, trong tháng 10 vừa qua, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ vẫn giữ ở mức 9,6% nhưng thị trường lao động đã có dấu hiệu cải thiện, đã có thêm 151.000 việc làm mới được tạo ra cho người lao động nước này. Tuần này, chỉ số giá USD đã giảm 0,9%, mức giảm mạnh nhất trong vòng 4 tuần qua, chủ yếu do tác động của gói trợ giúp 600 tỉ USD của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED). Giá dầu Brent giao tháng 12 tại London (Anh) trong phiên 5.11 cũng tăng nhẹ 11 cent lên thành 88,11 USD/thùng. Phần lớn giới chuyên gia đều kỳ vọng giá dầu thô sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian tới. Chuyên gia của ngân hàng JPMorgan Chase dự đoán giá dầu thô trung bình năm 2011 tại thị trường New York sẽ là 89,75 USD/thùng. Thậm chí nhiều chuyên gia còn kỳ vọng giá dầu thô thế giới có thể chạm ngưỡng 100 USD/thùng trong năm tới. Trong khi đó, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC lại hi vọng giá dầu sẽ giữ ở mức 70 đến 85 USD/thùng, cùng lắm là đến 90 USD/thùng. Các quan chức thuộc tổ chức này cho rằng mức giá đó sẽ cho thấy sự ổn định của kinh tế thế giới. Duy Trần (Theo Bloomberg, Reuters).
|
Giải mã nguồn gốc trà sữa trân châu | CNN đã tìm ra một quán trà và một phụ nữ được coi là người chân chính tạo nên thức uống nổi tiếng này. | Kinh tế | Đã có rất nhiều phỏng đoán ở mọi nơi về nguồn gốc thực sự của trà sữa trân châu. Nhưng có một quán trà và một phụ nữ được coi là người chân chính tạo nên thức uống nổi tiếng này.
Nguồn gốc của trà sữa trân châu.
Là một fan cuồng trà sữa, phóng viên CNN Derrick Chang đã rất vui khi được gặp người phụ nữ này tại cơ sở làm việc của bà, và có vẻ cũng là nguồn gốc của tất cả các loại trà sữa, ở quán trà Chun Shui Tang, Đài Trung, Đài Loan.
Người lập nên quán trà này, Liu Han-Chieh, lần đầu tiên có ý tưởng phục vụ món trà Trung Quốc lạnh vào đầu năm 1980 sau khi đi du lịch Nhật Bản, nơi ông thấy cà phê được uống lạnh.
Điều này đã giúp chuỗi cửa hàng non trẻ của ông trở thành một phần văn hóa trà Đài Loan.
Sau đó, vào năm 1988, người quản lí phát triển sản phẩm của ông, bà Lin Hsiu Hui, đang ngồi trong một cuộc họp nhân viên và mang theo mình món tráng miệng quen thuộc của Đài Loan, fen yuan, một loại bánh pudding đậu hũ với topping trân châu. Bà quyết định đổ những hạt trân châu vào cốc trà lạnh Assam và uống nó.
Món fenyuan. (Nguồn: justgola).
Tất cả mọi người ở cuộc họp đều thích uống và nó nhanh chóng vượt qua các loại trà lạnh khác trong vòng vài tháng thậm chí là sau 20 năm nằm trên thực đơn, trà sữa trân châu vẫn chiếm đến 80-90% doanh thu của chúng tôi và Đài Loan rất tự hào vì là nơi khởi nguồn của loại thức uống này, bà Lin nói.
Chun Shui Tang ngày nay.
Ngày nay, các quán trà sữa trân châu chiếm gần như mọi ngóc ngách của đường phố Đài Loan. Nó đã lan tới các đất nước láng giềng như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc và cả phần còn lại của thế giới. Nếu Lin đăng kí nhãn hiệu sản phẩm, hẳn họ đã có thể làm cho các triệu phú thất thoát nặng nề.
Cốc trà sữa quen thuộc tại Chun Shui Tang.
Nhưng bà Lin đã chọn một hướng đi khác.
Bà nói: Mục tiêu chính của chúng tôi tại Chun Shui Tang là thúc đẩy nền văn hóa trà của Đài Loan và phát triển các sản phẩm sáng tạo. Nếu chúng tôi tập trung vào chất lượng sản phẩm và kinh nghiệm làm trà, chúng tôi tin rằng khách hàng của chúng tôi sẽ đánh giá cao điều đó và tiếp tục đến.
Rất nhiều người Đài Loan ở nước ngoài chọn quán trà của chúng tôi là điểm đến đầu tiên khi họ đặt chân xuống máy bay và điểm đến cuối cùng trước khi họ đi đến sân bay. Họ thường hỏi chúng tôi mở rộng quán trà ra nước ngoài nhưng chúng tôi đã từ chối.
Một quán trà Chun Shui Tang tại Đài Chung. (Nguồn: Taichung City Government).
Nếu có nhu cầu lớn như thế từ phía người Đài Loan và Trung Quốc ở nước ngoài cho món trà của Chun Shui Tang, thì tại sao lại không thể Starbucks hóa và mở rộng để đáp ứng nhu cầu thực khách?
Chúng tôi, tới thời điểm hiện tại, đã mở hơn 30 quán trà ở Đài Loan nhưng chúng tôi luôn cố gắng tìm kiếm những nhân viên chất lượng nhất. Phải mất tới 6 tháng một nhân viên pha chế mới có thể làm khoảng 80 loại trà trên menu của chúng tôi và chúng tôi luôn muốn tìm kiếm nhân viên có thể gắn bó lâu dài và thực sự yêu thích trà và văn hóa trà, bà Lin nói.
Nhân viên được đào tạo kĩ càng. (Nguồn: epochtimes.com).
Quy trình tạo nên thương hiệu.
Nhân viên Chun Shui Tang có sự chính xác tuyệt đối và chỉ sử dụng nguyên liệu hàng đầu. Quán trà chỉ sử dụng sữa chất lượng cao nhất tại Đài Loan và trân châu sẽ bị bỏ đi nếu nấu lâu hơn 3 giờ đồng hồ.
Trà sữa trân châu của họ được làm khi nhận đơn hàng và thường được lắc đều, thay vì trộn nguyên liệu vào như các quán trà sữa khác. Một máy đo riêng được sử dụng để đo độ ngọt trong thức ăn và nước uống để phù hợp với từng yêu cầu của khách hàng.
Mặc dù món trà và đồ ăn nhẹ của họ đã rất nổi tiếng, bà Lin và đội ngũ nhân viên của bà không hề đứng yên một chỗ. Đội ngũ nhân viên có nhiệm vụ chế tạo nên ít nhất năm loại đồ uống khác nhau và nhiều loại đồ ăn nhẹ một năm.
Một trong những món ăn nhẹ tại đây. (Nguồn: TripAdvisor).
Chúng tôi tiếp cận với món trà của mình như các chuyên gia hiểu về rượu vang; tất cả các thức uống của chúng tôi có thể được kết hợp với đồ ăn nhẹ và bất kì bữa ăn nào chúng tôi phục vụ. Ngay cả các đứa bé cũng thích trà sữa của chúng tôi.
Nếu các đứa trẻ sơ sinh cũng thích trà của họ, có thể dễ dàng nhận định một tương lai thành công rực rỡ cho Chun Shui Tang trong ít nhất một hoặc hai thế hệ nữa.
Theo Derrick Chang - CNN.
|
Việt Nam lãng phí: Chống rét công sở giữa mùa hè | (Đời sống) - Trong khi khó khăn về điện luôn được báo đài nhắc tới thường xuyên, nhiều công chức vẫn thản nhiên tận dụng tối đa điện công sở. | Kinh tế | Mua chăn chống rét mùa hè.
Từ trước đến nay, nói đến sử dụng điện công, tất cả công sở đều có quy định: Nhân viên khi đi ra ngoài hoặc trước khi ra về phải tắt điện, tắt quạt, máy tính và tắt điều hòa nhưng không ít văn phòng cả đêm tiếng máy điều hòa vẫn ì ì chạy. Hay việc ngoài trời người nông dân đang đối mặt với nắng nóng 38, 39 độ C thì đâu đó trong các tòa nhà văn phòng nhân viên bật điều hòa xuống 16 -18 độ C để đắp chăn chống rét.
Chị Vũ Thị Minh Phương (Hoàng Cầu, Hà Nội) kể ngày nào đi làm chị phải mang theo cái chăn mỏng để đến cơ quan còn đắp. Nghe chị nói đến mang chăn đi đắp giữa trời nóng nực thế này, người viết trợn tròn mắt thấy lạ. Biết là bạn không hiểu nên chị giải thích luôn "mang chăn đi để đắp chứ cơ quan để điều hòa cả ngày lạnh lắm". Bây giờ chúng tôi đã hiểu, lại là câu chuyện điện chùa.
Tiếp tục nói đến chuyện đắp chăn khi làm việc, chị Phương kể trên cơ quan điều hòa bật 24/24. Thậm chí, giờ ăn trưa mọi người ra ngoài cả giờ đồng hồ nhưng cũng không có ai tắt điều hòa vì sợ "đi ăn về nóng". Cơ quan chị Phương thuộc diện con nhà nước, nằm trong quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Điều hòa trung tâm chạy hết công suất, hỏng lại gọi người về sửa kế toán trả tiền. Phòng làm việc của chị Phương, ai cũng phải tự mang cho mình một chiếc chăn chống rét. Điều hòa nhiệt độ luôn thường trực ở 20 - 25 độ C. Hơn nữa, điều hòa trung tâm dù văn phòng chỉ có một người thì máy vẫn chạy như thường.
Mỗi tháng, bộ phận hành chính lại khoe hóa đơn tiền điện lên đến 50 triệu đồng, tiền điện thoại cũng ngót ngét chả kém. Chị Phương còn khoe "đấy là công ty chị còn ít phòng ban, các sếp đi công tác nhiều nên cũng hạn chế được phần nào. Còn tiền đã có cấp trên rót xuống hàng tháng để phục vụ anh em nhân viên làm việc".
Không phải ngẫu nhiên mà từ khóa "chăn công sở" lại xuất hiện ở thị trường Việt Nam bởi thực sự có nhu cầu thì các công ty mới có dịch vụ cung cấp chăn công sở cho các nhân viên văn phòng. Với lợi ích của chiếc chăn nhẹ, chiều rộng, chiều dài thích hợp cũng là điều khiến nhiều nhân viên văn phòng săn tìm. Đắp chăn vừa gọn, vừa ấm không diêm dúa như áo chống nắng.
Chị Đàm Thị Thu bán chăn Vietnam airlines trên mạng có địa chỉ tại Đống Đa Hà Nội cho biết: hai năm nay việc sử dụng chăn cho người đi máy bay nở rộ dành cho dân văn phòng. Mùa hè năm ngoái, chị Thu không nắm trước được nhu cầu nên cháy hàng. Năm nay, chị Thu lấy cả nghìn cái chăn thì đến thời điểm này chị đã bán hết và đang chờ lấy mẫu chăn mới dành cho mùa sau. Giá mỗi cái chăn là 120 nghìn đồng.
"Có những văn phòng gọi lấy cả 20 cái cho nhân viên nghỉ trưa, nói là cung cấp chăn hàng không nhưng chủ yếu bán cho công sở thôi" - chị Thu khoe.
Giữa trời nóng mà dân công sở đắp chăn kín mít.
Người viết đã từng đến thăm văn phòng của một cô bạn làm trong cơ quan nhà nước. Cả phòng làm việc rộng 40 m2 với hai điều hòa cỡ 12000 BTU chạy ầm ầm. Vừa bước vào, chúng tôi đã thấy người lạnh toát. Nhìn mãi mới nhận ra được cô bạn của mình trong đám người đắp chăm, trùm kín vì lạnh kia.
Thật lạ, thay vì cho nhỏ điều hòa thì mọi người không ai làm việc đó mà chủ động lấy chăn của mình ra quấn. Ai rét cứ rét, ai nóng mặc ai.
Nấu cháo từ điện nhà nước.
Chị hàng xóm nhà tôi ngày nào đi làm cũng xách theo một túi đồ nào là xương hầm cho con, móng giò hầm giả cầy... tất cả các thức ăn đều được chị lên thực đơn sẵn để mang đến cơ quan hầm nhờ điện cho đỡ tốn.
Chị kể "cơ quan có 4 phụ nữ thì ai cũng tranh thủ làm thêm việc nhà ở quan quan từ hầm cháo, hầm xương cho đến gội đầu, tắm nhờ bình nóng lạnh...".
Anh Trịnh Văn Khải (Tân Mai, Hà Nội) trước anh làm phóng viên một tờ tạp chí về du lịch của thuộc cơ quan nhà nước kể: "Vào những tháng mùa hè, tiền điện cơ quan lên đến vài chục triệu. Máy điều hòa các phòng, máy tính, máy nóng lạnh, điện chiếu sáng chạy hết công suất. Vì là cơ quan nhà nước nên đã có trợ cấp từ bên trên do đó nhân viên cứ thả phanh dùng mà không cần phải tính toán.
Đó là còn chưa kể đến các chức vụ cấp trưởng phòng ban mỗi người một cái điều hòa để làm việc. Một gia đình với một chiếc điều hòa dùng tiết kiệm mỗi tháng còn hết 2 triệu đồng. Nếu so với hàng chục chiếc điều hòa ở các cơ quan chạy hết công suất thì một tháng trung bình nhà nước sẽ phải trả bao nhiêu tiền điện.
Từ ngày anh Khải chuyển ra là công ty riêng, phòng cũng có 10 người nhưng ai cũng ý thức được việc tiết kiệm điện là tiết kiệm cho chính doanh nghiệp mình thì mọi người đều rất nghiêm túc thực hiện. Mỗi tháng công ty cũng tiết kiệm được cả chục triệu tiền điện hàng tháng.
Nhiều khi nhìn hóa đơn thanh toán mà xót cả ruột. So với số tiền các doanh nghiệp phải trả tiền điện hàng tháng thì người nông dân nước mình làm cả đời cũng không đủ. Thế mới thấm thía được nỗi khổ của người dân ở nông thôn Việt. Khi họ cố gắng làm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời cả đời cũng không kiếm đủ tiền để trả tiền điện 1 tháng cho cơ quan nhà nước.
|
Grab và Uber bị Singapore phạt 9,5 triệu USD vì thương vụ sáp nhập | Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Singapore (CCCS) đã quyết định xử phạt Grab và Uber tổng số tiền 9,5 triệu USD (tương đương 13 triệu đô la Singapore) vì thương vụ sáp nhập diễn ra hồi tháng 3 năm nay. | Kinh tế | Sáp nhập làm giảm tính cạnh tranh của thị trường gọi xe.
Trang Channel News Asia đưa tin, Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Singapore (CCCS) đã quyết định xử phạt Grab và Uber với tổng số tiền 9,5 triệu USD; tương đương 13 triệu đô la Singapore (SGD) vì thương vụ sáp nhập diễn ra hồi tháng 3 năm nay.
Cụ thể, mức phạt với Uber là 6,58 triệu SGD trong khi Grab bị phạt 6,42 triệu SGD. Mức phạt mà CCCS áp dụng dựa trên doanh thu của 2 công ty, bản chất, thời gian và mức độ vi phạm và tình tiết tăng nặng cũng như giảm nhẹ.
Theo CCCS, thương vụ đã làm suy giảm đáng kể tính cạnh tranh của thị trường gọi xe. Do vậy các hình phạt được áp dụng để ngăn chặn việc vụ sáp nhập gây tổn hại đến cạnh tranh, trong bối cảnh giao dịch mua bán, sáp nhập đã hoàn thành và không thể đảo ngược.
Trước đó, ngày 30/3, Cơ quan quản lý cạnh tranh của Singapore tuyên bố có căn cứ phù hợp để cho rằng việc Uber bán lại hoạt động tại Đông Nam Á cho Grab là vi phạm tự do cạnh tranh.
CCCS ngay sau đó đã khởi động một cuộc điều tra nhằm vào thương vụ Grab-Uber và đề xuất các biện pháp tạm thời để yêu cầu Grab và Uber duy trì mức giá dịch vụ như trước khi diễn ra thương vụ này.
Đây là lần đầu tiên CCS đưa ra biện pháp tạm thời đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động ở Singapore.
Thương vụ Grab-Uber được công bố đánh dấu sự rút lui lần thứ hai của công ty ứng dụng gọi xe Mỹ khỏi thị trường ở khu vực châu Á. Trước khi rút khỏi Đông Nam Á, Uber đã rút khỏi Trung Quốc vào năm ngoái.
Theo thỏa thuận, Uber sẽ nắm 27,5% cổ phần trong Grab, công ty có mức định giá khoảng 6 tỷ USD. Ngoài ra, Giám đốc điều hành (CEO) của Uber là Dara Khosrowshahi sẽ trở gia nhập Hội đồng Quản trị Grab.
Lộ đối thủ cạnh tranh "đáng gờm" của Grab tại Việt Nam.
Ông Jerry Lim, Giám đốc Grab tại Việt Nam cho biết, công ty này hài lòng trước việc CCCS đã không yêu cầu hủy bỏ giao dịch Grab mua lại hoạt động kinh doanh của Uber, sau khi đã hoàn tất quá trình điều tra.
Vị này tiếp tục cho rằng thương vụ mua bán này không vi phạm bất kỳ quy định nào của pháp luật cạnh tranh. Điểm mấu chốt nằm ở sự khác biệt về quan điểm giữa Grab và cơ quan chức năng khi xác định các yếu tố tạo nên một thị trường mang tính cạnh tranh.
Theo ông Jerry Lim, trong số các công ty kinh doanh vận tải, các công ty taxi có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường vẫn đang giữ vị trí là những đối thủ đáng gờm của những công ty công nghệ phát triển ứng dụng gọi xe như Grab.
Tại Việt Nam, các công ty taxi như Mai Linh và Vinasun luôn coi các công ty kinh doanh phần mềm gọi xe là đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Vinasun và Mai Linh là hai trong số các doanh nghiệp taxi lớn nhất Việt Nam, và hai công ty này cũng đã đầu tư phát triển ứng dụng gọi xe của riêng họ để cạnh tranh với các công ty phát triển ứng dụng gọi xe, ông Jerry Lim nói.
Đồng thời Giám đốc Grab cho rằng người tiêu dùng luôn có quyền tự do lựa chọn phương thức di chuyển, nếu giá cước dịch vụ di chuyển đặt qua ứng dụng gọi xe tăng lên 10% thì khách hàng sẽ chuyển qua sử dụng dịch vụ di chuyển khác.
Tại Việt Nam, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) đã chính thức mở cuộc điều tra thương vụ Grab thâu tóm Uber hồi tháng 5.
Theo quy định của Luật Cạnh tranh Việt Nam, trường hợp thị phần kết hợp của các bên chiếm từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan mà không thông báo cho cơ quan cạnh tranh trước khi thực hiện, doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế sẽ bị phạt tiền đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm. Nếu vượt quá 50% thì giao dịch có khả năng bị cấm thực hiện.
Hiện việc điều tra vẫn chưa được hoàn tất. Vì thời hạn điều tra theo quy định là 180 ngày kể từ ngày 18/5, nên nhiều khả năng ngày 18/11 cuộc điều tra mới kết thúc. Sau đó, Cục Cạnh tranh sẽ chuyển vụ việc báo cáo lên Hội đồng cạnh tranh để xử lý theo Luật Cạnh tranh.
Theo dantri.
|
Ủy ban Giám sát: Giá điện tăng làm CPI tăng thêm 0,5% | Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho rằng nhà điều hành vẫn còn dư địa để điều chỉnh giá hàng hóa cơ bản. | Kinh tế | Từ ngày 16/3, giá điện bình quân đã được điều chỉnh tăng thêm 7,5% và sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên chỉ số giá tiêu dùng (CPI) từ tháng 4 trở đi. Trong báo cáo cập nhật tình hình kinh tế quý I/2015, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia ước tính giá điện tăng sẽ làm CPI cả năm 2015 tăng thêm khoảng 0,5%.
"Dựa trên phân tích tổng cầu, dự báo lạm phát cơ bản năm 2015 khoảng 3,5%. Trong điều kiện giá lương thực và năng lượng thế giới được dự báo giảm trong năm 2015, khả năng đạt mục tiêu 5% về lạm phát tổng thể sẽ phụ thuộc chủ yếu vào mức độ điều chỉnh giá điện", báo cáo phản ánh.
Do đó, với việc giá điện tăng chỉ tác động lên chỉ số giá tiêu dùng 0,5%, cơ quan này nhận định giá hàng hóa cơ bản vẫn còn dư địa điều chỉnh và tháng 5 sẽ là thời điểm thích hợp.
Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia nhận định mục tiêu lạm phát năm 2015 phụ thuộc chủ yếu vào việc điều chỉnh giá hàng hóa cơ bản, trong đó có giá điện.
Liên quan đến tăng trưởng, Ủy ban Giám sát đánh giá kinh tế đã có sự phục hồi mạnh mẽ thông qua chỉ số GDP quý I tăng cao nhất trong 5 năm. Nếu loại trừ tính mùa vụ, tăng trưởng GDP quý I/2015 còn cao hơn quý IV/2014 (6,62% so với 6,27%), duy trì xu hướng cải thiện từ quý IV/2012.
Tăng trưởng GDP cả năm 2015 cũng sẽ tích cực hơn 2014 do cải thiện về cả tổng cầu lẫn tổng cung, bù đắp phần nào ảnh hưởng của việc giảm giá dầu đến thu ngân sách Nhà nước.
Cơ quan này ước tính nếu giá dầu bình quân cả năm ở mức 60 USD một thùng sẽ trực tiếp làm thu ngân sách từ dầu thô giảm 37.000 tỷ đồng so với dự toán. Tuy nhiên, giá dầu giảm sẽ ảnh hưởng tích cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua giảm chi phí sản xuất, nhờ đó thu từ khu vực sản xuất, kinh doanh có thể tăng khoảng 22.000 tỷ đồng so với dự toán. Ngoài ra, điều chỉnh phí và thuế nhập khẩu xăng dầu cũng như một số loại thuế khóa liên quan đến sử dụng xăng dầu có thể bù đắp giảm thu về dầu thô.
"Với những yếu tố tích cực nêu trên, chưa tính đến khả năng giá dầu thế giới giảm xuống dưới 40 USD một thùng, dự báo tăng trưởng GDP năm 2015 có khả năng đạt mức 6,5%, cao hơn so với mục tiêu 6,2%", Ủy ban nhận định.
Tuy vậy, nền kinh tế vẫn còn gặp thách thức khi khu vực doanh nghiệp vẫn còn khó khăn, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Quý vừa qua, dố doanh nghiệp khó khăn phải tạm ngừng hoạt động tăng 14% so với cùng kì, trong đó 94% là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Trong điều kiện thị trường bất động sản phục hồi chậm, khó có khả năng điều chỉnh giá đầu ra tăng, việc điều chỉnh giá điện cũng sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp.
Cùng với đó, xuất khẩu năm nay sẽ gặp nhiều thách thức hơn do ảnh hưởng của giá hàng hóa thế giới giảm. Kim ngạch xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2015 chỉ tăng 6,9%, thấp hơn mức 14,1% cùng kỳ năm ngoái. "Từ nay đến cuối năm với dự báo giá hàng hóa thế giới tiếp tục giảm xuất khẩu sẽ gặp không ít khó khăn. Tăng trưởng xuất khẩu 2013 và 2014 có sự đóng góp không nhỏ của xuất khẩu điện thoại Samsung nhưng yếu tố này không còn trong năm 2015. Do vậy để đạt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 10% đòi hỏi phải có sự cố gắng hơn". báo cáo cho biết.
Theo Phương Linh (VNE).
|
An toàn vệ sinh lao động: Cần vai trò chủ đạo của công đoàn | Hiện nay, toàn Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có 6.492 an toàn vệ sinh viên (ATVSV, chiếm tỷ lệ 8,1% lao động trực tiếp. Đây là lực lượng góp phần đắc lực bảo đảm an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ), thường xuyên cung cấp những thông tin và hiến kế giúp cán bộ quản lý và công đoàn thực hiện tốt công các ATVSLĐ. | Kinh tế | CôngThương - Theo ông Trần Văn Ngọc - nguyên Chủ tịch Công đoàn EVN, thời gian qua, hoạt động của đội ngũ ATVSV đã phát huy vai trò, nhiệm vụ trong việc giám sát thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn, các quy trình, nội quy ATVSVLĐ, phát hiện những thiếu sót, vi phạm về ATVSLĐ của người lao động, tham gia ngăn ngừa các nguy cơ gây mất an toàn trong sản xuất; tuyên truyền phổ biến, vận động thực hiện các văn bản hướng dẫn về ATVSLĐ. Hầu hết ATVSV gương mẫu tham gia và vận động mọi người tích cực hưởng ứng phong trào Xanh - Sạch - Đẹp, bảo đảm ATVSLĐ. Nhiều ATVSV là những tuyên truyền viên xuất sắc về ATVSLĐ. Hoạt động của ATVSV đã tạo nên phong trào quần chúng trong công tác bảo đảm ATVSLĐ, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường tại các đơn vị.
Tuy nhiên, hoạt động mạng lưới ATVSV tại các đơn vị vẫn còn nhiều tồn tại như: Hầu hết các ATVSV có rất ít thời gian để làm nhiệm vụ bởi bản thân họ cũng là người lao động, phải hoàn thành khối lượng công việc chuyên môn được giao. Công tác thông tin tuyên truyền, huấn luyện, phổ biến kiến thức ATVSLĐ và công tác phối hợp kiểm tra, giám sát chưa được quan tâm thường xuyên. Đơn vị chưa kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm an toàn lao động. Mạng lưới ATVSV được trao rất nhiều quyền nhưng lại chưa có cơ chế để thực hiện.
Ông Đặng Hoàng An - Phó Tổng giám đốc EVN:
sẽ xử lý nghiêm người đứng đầu nếu để xảy ra tai nạn lao động trong đơn vị, hoặc không tạo điều kiện thuận lợi cho ATVSV hoạt động.
Theo ông Trần Văn Ngọc, hiệu quả hoạt động của mạng lưới này chưa đạt yêu cầu, một phần do công đoàn cơ sở chưa làm tròn vai trò tổ chức, quản lý, hướng dẫn và chỉ đạo hoạt động của mạng lưới ATVSV; chưa chú trọng đào tạo, bồi huấn thường xuyên cho ATVSV để nâng cao nghiệp vụ...
Để nâng cao hiệu quả hoạt động của ATVSV, giúp ngăn ngừa, hạn chế tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Công đoàn EVN đang chỉ đạo công đoàn các đơn vị rà soát và tăng cường quản lý, chỉ đạo hoạt động của mạng lưới ATVSV ở cơ sở, chủ động tham gia cùng chuyên môn xây dựng quy chế hoạt động của mạng lưới này, đề xuất các cơ chế hoạt động cho ATVSV trong thỏa ước lao động tập thể, trong nội quy, quy chế của đơn vị...
Ông Lê Minh Ba - Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty Điện lực Miền Nam (EVN SPC) - cho biết, tổng công ty quy định, vào đầu giờ tất cả ATVSV tham gia sinh hoạt cùng với tổ/đội sản xuất để rút kinh nghiệm các vấn đề liên quan đến an toàn lao động của ngày hôm trước. ATVSV thường xuyên nhắc nhở công nhân kiểm tra chất lượng trụ, móng trụ, vị trí nguy hiểm trên lưới điện; kiểm tra dây an toàn trước khi trèo trụ, sử dụng dây an toàn phụ khi vượt qua chướng ngại vật; kiểm tra và thử điện tất cả các dây trên trụ trước khi vượt qua vị trí trụ phức tạp. Khi phát hiện vị trí nguy hiểm trên lưới điện, ATVSV ghi những khiếm khuyết không bảo đảm kỹ thuật và an toàn vào sổ tay để có ý kiến, kiến nghị trong các buổi sinh hoạt hàng ngày. Hàng tuần, ATVSV cùng với tổ/đội trưởng sản xuất thực hiện kiểm điểm, đánh giá công tác an toàn trong tuần qua. Nhờ đó, nhiều năm qua, EVN SPC chưa xảy ra trường hợp mất an toàn lao động nào.
Khánh Chi.
PHẢN HỒI.
|
Người Thái sẽ mua tiếp Pico? | KTĐT - Central Group, tập đoàn từng mua 49% cổ phần của Nguyễn Kim được cho là đang trong quá trình xúc tiến thương vụ thôn tính với một đại gia điện máy khác của Việt Nam. | Kinh tế | Đầu năm 2015, thị trường điện máy Việt Nam đã xuất hiện một thương vụ mang tính chấn động, theo đó, Nguyễn Kim đã chính thức bán 49% cổ phần cho tập đoàn bán lẻ Thái Lan - Central Group. Tuy nhiên tham vọng của người Thái đối với lĩnh vực này còn chưa có dấu hiệu dừng lại khi người trong ngành cho rằng họ đang trong quá trình đàm phán mua lại một cái tên lớn khác là Pico.
Pico nhiều khả năng sẽ là hãng điện máy tiếp theo rơi vào tay người Thái.
Thực ra không chỉ riêng với Pico, từ đầu năm 2015 tới nay, ngoài Nguyễn Kim, Central Group đã đề cập vấn đề mua lại cổ phần của nhiều doanh nghiệp điện máy khác. Tuy nhiên tính tới thời điểm hiện tại Pico lại là đích đến dễ đạt được thành công nhất bởi đã xuất hiện nhiều dấu hiệu cho thấy "đại gia" này đang có dấu hiệu đi xuống rõ rệt.
Chỉ trong năm 2014, Pico đã phải tạm ngừng kinh doanh và chuyển nhượng Pico Plaza tại quận Tân Bình (Tp.Hồ Chí Minh) cho Lotte cũng như đóng cửa địa điểm kinh doanh tại 35 Hai Bà Trưng (Hà Nội). Đây đều là những vị trí kinh doanh đắc địa tại 2 thành phố hàng đầu của cả nước.
Cũng theo dự đoán của nhiều người trong ngành, thương vụ Central Group - Pico sẽ có diễn biến tương tự như với Central Group - Nguyễn Kim khi tập đoàn bán lẻ Thái Lan cũng sẽ mua lại 49% cổ phần của đối tác Việt Nam.
Thương vụ trên càng có khả năng trở nên thực tế khi đại diện của các Pico lẫn Central Group đều không khẳng định nhưng cũng không hề phủ nhận. Thậm chí khi trả lời Kinh tế & Đô thị, phía Pico còn cho rằng, nếu bán được cổ phần thì đây là tin vui đối với doanh nghiệp, đặc biệt nếu có đối tác là hãng nước ngoài có kinh nghiệm trong lĩnh vực điện máy thì càng có điều kiện để Pico phát triển.
Nếu mua lại cổ phần của Pico, Central Group sẽ có thêm cơ hội để thọc sâu vào thị trường điện máy tại Việt Nam. Cần phải biết, mặc dù đã có trong tay Nguyễn Kim nhưng thương hiệu này chỉ thực sự phát triển mạnh ở khu vực phía Nam nếu muốn mở rộng cả ra Bắc thì Pico dĩ nhiên là một lựa chọn không tồi. Hiện Pico có trong tay 6 siêu thị ở khu vực miền Bắc và tất cả đều tọa lạc ở những địa điểm được đánh giá là đất "vàng".
Được biết, mặc dù mới chỉ khoảng 2 năm đặt chân tới Việt Nam nhưng Central Group đã thể hiện rõ tham vọng với thị trường điện máy khi bỏ ra gần 10 triệu USD để mở 2 trung tâm bán lẻ ở cả 2 thành phố lớn là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Ngoài ra đại gia bán lẻ tầm cỡ châu Á này cũng đã có trong tay 49% cổ phần của Nguyễn Kim, qua đó nắm quyền phân phối sản phẩm tại 21 cửa hàng của thương hiệu này trên toàn quốc.
|
Phơi bày 'đẳng cấp' của hoa quả mác 'ngoại' (kỳ 1) | (ĐVO) Hầu hết các loại hoa quả bày bán trên địa bàn Hà Nội đều có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng qua những lời mời chào của chủ hàng, chúng lập tức biến thành hàng ‘made in Việt Nam’ hoặc nhập từ Mỹ, Australia...để "hét" gấp đôi, gấp ba giá gốc. | Kinh tế | Khi cả thành phố yên giấc cũng là thời điểm chợ Long Biên bắt đầu sầm uất. Đây được coi là chợ đầu mối lớn nhất Hà Thành, nguồn cung cấp chính các loại nhu yếu phẩm cho người dân Thủ đô, đặc biệt là các hoa quả. Kỳ 1: Đột nhập chợ đầu mối, truy vết hoa quả 'nhập ngoại' Có mặt tại chợ Long Biên lúc 1h sáng 7/5 vừa qua, hiện ra trước mắt chúng tôi là khung cảnh mua bán huyên náo, nhộn nhịp. Hàng trăm chiếc xe có trọng tải lớn đến vài chục tấn chen nhau đỗ san sát trong khu vực giữa chợ, các loại hoa quả như cam, quýt, lê, táo, dưa... được bày bán la liệt. Phu khuân vác lố nhố đứng ngồi chờ đến phiên chở, số khác đang ì ạch kéo, đẩy chiếc xe cải tiến với những thùng hoa quả chất cao ngất ngưởng sang khu vực phía bên kia gầm cầu Long Biên. Tại đây, xe tải đeo biển các tỉnh lân cận như Vĩnh Phúc, Hải Dương, Bắc Giang, Bắc Ninh đang chất hàng để mang về khu vực tiêu thụ. Không chỉ cung cấp nguồn hàng cho Hà Nội, chợ Long Biên còn phục vụ số lượng lớn hoa quả cho các tỉnh này. Đến khoảng 3 giờ sáng, những chủ hàng tại Hà Nội mới bắt đầu đi xe máy thồ tới khuân hàng. Bao bì "chi chít" chữ Trung Quốc Chỉ đến khi "đeo bám" chợ đầu mối này về đêm thì mới có thể "khám phá" hết sự thật về các loại hoa quả mà trên thị trường đang được gọi là "nhập ngoại". Theo quan sát của Đất Việt, hầu hết các loại quả từ lê, táo, nho, cam, dưa vàng... đều được đóng gói trong những thùng giấy cát tông theo trọng lượng 10 kg, 15 kg hoặc 20 kg. Phía ngoài những thùng này chi chít chữ Trung Quốc. Theo một chủ xe tên Tiến, người có thâm niên giao thương hơn 10 năm tại chợ này thì gần như 100% các loại hoa quả đang bán tại Hà Nội đều được lấy từ chợ Long Biên. Người này còn khẳng định, mỗi ngày có hàng trăm tấn hoa quả đổ về đây, nếu vào những ngày rằm, lễ, tết con số này còn lớn hơn nhiều và hầu hết hoa quả đều được nhập về từ Trung Quốc. Thời buổi bây giờ chỉ buôn hàng Trung Quốc mới có lãi thôi em ạ, hàng miền Nam vừa đắt hơn lại nhanh hỏng, không để được lâu như hàng Tàu, anh Tiến tiết lộ. Vào vai một người muốn mua hoa quả về bán rong, tôi tiếp cận làm giá với một vài chủ hàng mới thấy, các loại hoa quả tại đây có giá khá mềm. Dưa vàng được bán phổ biến 22.000 đồng một kg, lê vàng 240.000 đồng một thùng 20 kg. Táo có hai loại, một loại 170.000 một thùng 15 kg và một loại có mẫu mã đẹp hơn đều được các chủ hàng ra giá 310.000 đồng một thùng 9 kg. Chị Thơ, một phu khuân vác tại đây cho biết, giá đó là còn khá cao, vì dịp này đang khan hàng, có nhiều thời điểm giá còn rẻ hơn nhiều. Khi tôi hỏi những loại hoa quả này có phải được nhập về từ Trung Quốc hay không. Một chủ hàng cười khẩy: Không hàng Trung Quốc thì hàng gì, cứ mua về mà bán, lúc bán thì nó thành hàng gì là do tài của người bán. Hóa kiếp thành hàng "xịn", hét giá ngất trời Sáng hôm sau, dạo quanh các sạp hoa quả lớn nhỏ trên địa bàn Hà Nội, tôi giật mình khi những loại hoa quả Trung Quốc được bày là liệt tại chợ Long Biên tối qua lập tức được những người bán hàng biến thành hàng made in Việt Nam hoặc "xịn hơn" là nhập từ Mỹ, Australia...để hét giá cao gấp đôi, gấp ba giá gốc. Cùng một loại dưa vàng, chủ sạp hàng trên đường Hoàng Văn Thái quảng cáo là dưa Mỹ, còn một chị trên đường Đại La lại một mực khẳng định với người mua là dưa miền Nam, Việt Nam nhưng đều được bán với giá 40.000 đồng một kg. Loại táo có giá 170.000 đồng một thùng 15 kg (khoảng 11.000 đồng/kg) tại chợ Long Biên, khi ra các sạp hàng được hét 35.000 đồng/kg. Còn loại khoảng 32.000 đồng một kg tại chợ Long Biên lập tức trở thành táo nhập ngoại từ Mỹ, Úc được bán với giá 60.000 đồng một kg, có nơi 100.000 đồng một kg. Chủ hàng bán giá 60.000 đồng một kg còn kể khổ: Loại này chị nhập vào đã 55.000 đồng/kg rồi, trời nắng nóng thế này chị mới bán giá đó, chứ bình thường phải 65.000 70.000 đồng/kg. Đất Việt ghi lại hình ảnh mua bán hoa quả tại chợ Long Biên và cách "làm giá" của các chủ cửa hàng: (còn tiếp).
|
Xung lực mới của tỉnh Vĩnh Phúc trong năm 2018 | Năm 2017 được coi là năm bản lề của tỉnh Vĩnh Phúc khi thực hiện thành công các mục tiêu đề ra, tạo xung lực mới cho năm 2018. | Kinh tế | Theo báo cáo tổng kết năm 2017 và phương hướng, nhiệm vụ 2018 thì năm 2017, Tỉnh Vĩnh Phúc quyết liệt triển khai các giải pháp chỉnh đốn Đảng, tinh giản biên chế và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Năm 2017, được coi là năm bản lề, tạo đà phát triển tốt cho năm 2018.
Năm 2017 được coi là năm bản lề phát triển KT-XH của tỉnh Vĩnh Phúc.
Ngoài ra, trong năm 2017 các chỉ số về kinh tế cũng tăng đáng kể. Kinh tế tiếp tục phát triển, tốc độ tăng trưởng ước tăng 7,68% so với năm 2016 (cao hơn bình quân chung của cả nước).
Trong đó, ngành công nghiệp - xây dựng tăng 10,14%, dịch vụ tăng 8,28%; nông - lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,48%, thuế sản phẩm tăng 3,47%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: Công nghiệp - xây dựng 59,62%, dịch vụ 31,86%, nông - lâm - thủy sản 8,52%. GRDP bình quân đầu người ước đạt 79,4 triệu đồng.
Năm 2018, tỉnh tập trung nguồn lực đầu tư hạ tầng đô thị Vĩnh Phúc, đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển dịch vụ và du lịch; Khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để phát triển KT-XH.
Các chỉ tiêu: Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 7,5-8,0%; cơ cấu kinh tế phấn đấu ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 59,8%; dịch vụ chiếm 32,1%; nông, lâm nghiệp, thủy sản 8,1%. GRDP bình quân đầu người khoảng 84 triệu đồng. Tổng thu ngân sách trên địa bàn phấn đấu đạt 29,64 nghìn tỷ đồng.
Chỉ tiêu xã hội, trong đó tỷ lệ hộ nghèo giảm 0,5-1% so với năm 2017; tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi là 9,5%. Số lao động được giải quyết việc làm là 22-23 nghìn người...
Chỉ tiêu về môi trường, trong đó tỷ lệ dân số đô thị được cấp nước sạch là 84%, tỷ lệ dân số nông thôn được cấp nước hợp vệ sinh là 94%, tỷ lệ che phủ rừng là 24,1%...
Cường Ngô.
|
Bí mật bán hàng của môi giới địa ốc | (ĐTCK) Thị trường BĐS đóng băng, để bán được hàng, đơn vị môi giới phải dùng đủ chiêu tiếp thị, cũng như việc chọn lựa dự án làm đại diện phân phối. | Kinh tế | Mức chiết khấu dành cho các môi giới địa ốc hiện đã tăng gấp 3 - 4 lần so với giai đoạn trước.
Thị trường bất động sản đóng băng kéo dài suốt thời qua khiến nhiều doanh nghiệp phó thác hết việc bán hàng cho các đơn vị môi giới. Tuy nhiên, để bán được hàng, đơn vị môi giới cũng phải dùng đủ chiêu tiếp thị và tiếp cận khách hàng, cũng như việc chọn lựa dự án làm đại diện phân phối.
Từ nhiều tháng nay, người dân Thủ đô đã quá quen với hình ảnh những baner quảng cáo bán căn hộ treo trên các cột điện ở nhiều tuyến phố. Chiêu quảng cáo này ban đầu thuộc bản quyền của một đơn vị bán hàng có tiếng ở Hà Nội. Thế nhưng, vì ít nhiều phát huy tác dụng, đặc biệt, chi phí thực hiện lại rẻ hơn rất nhiều nếu so với các phương thức quảng cáo khác khiến nhiều đơn vị bán hàng đua nhau sao chép.
Ông Phạm Trung Hà, Tổng giám đốc Hòa Phát Land cho biết, do việc bán hàng huy động vốn gặp khó khăn, doanh nghiệp phải tăng mức chiết khấu lớn hơn cho đơn vị bán hàng. Theo đó, mức chiết khấu phổ biến hiện nay lên đến trên 2% doanh thu bán hàng, thay vì mức chiết khấu chỉ khoảng 0,5% doanh thu trước đó. Tuy nhiên, việc bán hàng khó khăn, lại không được chủ đầu tư hỗ trợ kinh phí truyền thông, nên không phải dự án nào,đơn vị phân phối cũng vồ vập tiếp nhận. Ngược lại, việc chọn lựa dự án làm đại diện bán hàng được các đơn vị phân phối cân nhắc kỹ lưỡng, dựa trên các tiêu chí về giá bán, vị trí, tiến độ triển khai và uy tín cũng như năng lực tài chính của chủ đầu tư.
Một đại diện sàn giao dịch bất động sản khu vực Nam Trung Yên (quận Cầu Giấy) cho biết, việc trở thành đại diện bán hàng cho một dự án bất động sản hiện nay không khó, nhưng làm thế nào để bán được hàng lại rất khó.
Vị đại diện này cho biết thêm, thời gian qua, đơn vị này đã phải tự bỏ khá nhiều tiền để làm truyền thông bán hàng cho một số dự án đơn vị làm đại diện bán hàng. Thế nhưng, doanh thu bán hàng trong một tháng qua vẫn là con số không, khiến doanh nghiệp đối diện với nguy cơ thua lỗ.
Theo ông Vũ Cương Quyết, Tổng giám đốc CTCP Dịch vụ Địa ốc Đất Xanh miền Bắc, do việc bán hàng hiện nay quá khó khăn, vì vậy, để tránh thua lỗ, đơn vị phân phối phải biết chọn lựa dự án thích hợp, có tính khả thi cao trên thị trường.
Ông Quyết cho biết, thị trường đóng băng kéo theo đó là việc lựa chọn và quyết định mua của khách hàng cũng trở nên kỹ tính hơn. Nên muốn bán được hàng, các đơn vị phân phối bán hàng ngoài việc nghiên cứu, lựa chọn dự án thích hợp, thì phải tư vấn cho chủ đầu tư các chính sách hỗ trợ để việc bán hàng hiệu quả hơn, từ việc đưa ra giá bán hợp lý, đến các điều khoản trong hợp đồng và việc liên kết hỗ trợ vốn từ các ngân hàng.
Theo tiết lộ của ông Quyết, mức chiết khấu trên doanh thu bán hàng doanh nghiệp bất động sản ngoài Bắc chia cho đơn vị phân phối hiện nay khoảng 2,5%, trong khi tại TP. HCM, mức chiết khấu có thể lên đến 4 - 5%.
Đây là mức chiết khấu khá cao, nhưng nếu không biết tính toán và chọn lựa dự án, đơn vị bán hàng bị thua lỗ là chuyện hiển nhiên, ông Quyết nói và cho biết thêm, do các chi phí tiếp thị, chăm sóc khách hàng và quảng cáo bán hàng, đơn vị phân phối hiện nay đều phải tự gánh chịu, chứ không có chuyện doanh nghiệp chủ đầu tư chia sẻ. Vì thế, mới có chuyện các đơn vị phân phối hiện nay phải tìm ra những cách tiếp thị bán hàng thông minh và tiết kiệm trong việc chọn kênh quảng cáo bán hàng.
Theo bà Hoàng Quỳnh Phương, Giám đốc bộ phận kinh doanh nhà ở, Savills Việt Nam, hiện khách hàng đang mất niềm tin vào thị trường và các chủ đầu tư. Họ sẽ không dễ dàng xuống tiền chỉ vì những lời có cánh của nhân viên bán hàng.
Muốn lấy được niềm tin của khách hàng, doanh nghiệp phải chứng minh được chất lượng của sản phẩm, tiến độ triển khai và có mức giá bán hợp lý. Và đây cũng là các tiêu chí phổ biến để các đơn vị phân phối quyết định hợp tác với chủ đầu tư dự án làm đơn vị đại diện phân phối bán hàng hay không!, bà Phương cho biết.
|
Dừng dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận | Đa số đại biểu Quốc hội đã biểu quyết tán thành thông qua Nghị quyết dừng xây dựng dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận. | Kinh tế | Chiều 22/11, với trên 92% đại biểu biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc dừng thực hiện dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.
Ngay sau đó, Chính phủ đã tổ chức họp báo chuyên đề về nội dung này.
Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, việc dừng Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận (dự án) được xem xét kỹ lưỡng, căn cứ trên cơ sở pháp luật.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khẳng định công nghệ hạt nhân của Liên bang Nga và Nhật Bản dự kiến sử dụng cho dự án đều là công nghệ tiên tiến nhất và có mức độ an toàn rất cao.
"Việc dừng thực hiện dự án không phải với lý do công nghệ mà là do điều kiện kinh tế nước ta hiện nay", Người phát ngôn Chính phủ nói.
Cụ thể, tình hình phát triển kinh tế vĩ mô của Việt Nam có nhiều thay đổi so với thời điểm quyết định chủ trương đầu tư (năm 2009), dư địa về tiết kiệm điện còn nhiều, khả năng liên kết lưới điện khu vực để trao đổi mua bán điện với các nước láng giềng dự kiến sẽ tăng cường trong thời gian tới.
"Mặt khác, nước ta đang cần nguồn vốn lớn để đầu tư phát triển các dự án cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại để tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như nguồn vốn để giải quyết các vấn đề do biến đổi khí hậu gây ra", Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho hay.
Tiếp tục phát triển hợp lý các nguồn năng lượng thay thế.
Ông Mai Tiến Dũng thông tin việc dừng thực hiện dự án không làm ảnh hưởng đến an ninh cung ứng điện do có thể bổ sung các loại hình nguồn điện khác trong hệ thống như các nguồn điện than, nguồn điện năng lượng tái tạo, nguồn điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG).
Bên cạnh đó, Chỉnh phủ cũng xem xét biện pháp tăng cường mua điện từ các nước láng giềng, nhất là từ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Mô hình nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận. Ảnh: Năng lượng mới.
Trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, Chính phủ xem xét đầu tư thay thế nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận bằng các nhà máy nhiệt điện than có công nghệ tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường và các nhà máy tua bin khí sử dụng LNG nhập khẩu với tổng công suất khoảng 6.000 MW.
"Các dự án này đảm bảo thay thế sản lượng điện sản xuất của các nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2", Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khẳng định.
Cũng theo Người phát ngôn Chính phủ, giai đoạn sau 2030, Việt Nam tiếp tục phát triển hợp lý các nguồn điện than và LNG nhập khẩu, xem xét đẩy mạnh phát triển nguồn năng lượng tái tạo như điện gió và điện mặt trời.
Đối với các cơ sở hạ tầng đã đầu tư, Chính phủ sẽ chỉ đạo thực hiện các biện pháp nhằm sử dụng tối đa, có hiệu quả đối với các cơ sở hạ tầng đã đầu tư thuộc phạm vi dự án để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho hay dù đối tác Nga và Nhật Bản đều bày tỏ sự đáng tiếc song về mặt cơ bản họ đều bày tỏ sự cảm thông và tôn trọng quyết định của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam cũng đánh giá cao và cảm ơn sâu sắc thiện chí, sự hỗ trợ của Chính phủ Liên bang Nga và Nhật Bản.
Ông Mai Tiến Dũng khẳng định Chính phủ tiếp tục quan tâm đến việc phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận, có giải pháp để sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất đã đầu tư tại tỉnh này khi dừng dự án.
Dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư năm 2009, dự kiến gồm 2 nhà máy. Mỗi nhà máy có 2 tổ máy, công suất 2.000 MW.
Nhà máy Ninh Thuận 1 đặt tại xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, được khởi công vào năm 2014 và đưa tổ máy đầu tiên vận hành vào năm 2020.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, thời gian lập dự án đầu tư kéo dài thêm khoảng hai năm và tiến độ tổng thể cũng phải điều chỉnh so với dự kiến ban đầu.
Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho rằng việc dừng dự án xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận là bất khả kháng, do bối cảnh khó khăn kinh tế chung của quốc tế và trong nước.
Công Khanh - Thắng Quang.
|
Nhiều người trẻ Hàn Quốc trữ tinh trùng và trứng | Ngày càng có nhiều người trẻ Hàn Quốc hoãn kết hôn nhưng lại gửi tinh trùng hoặc trứng cho ngân hàng trữ lạnh để phòng khi sau này thay đổi ý định. | Kinh tế | Một nhà nghiên cứu lấy mẫu tinh trùng trữ lạnh tại một bệnh viện ở Seoul - Ảnh: Chụp màn hình Chosun Ilbo.
Theo tờ Chosun Ilbo , trước đây chỉ có những phụ nữ trong độ tuổi 30 mới nhờ tới ngân hàng trứng trữ lạnh trứng, nhưng hiện nay cả nam và nữ trong độ tuổi 20 đã đem trứng hoặc tinh trùng đi trữ lạnh.
Một nam nhân viên văn phòng 28 tuổi họ Sohn cho hay anh đã đến ngân hàng tinh trùng ở phía nam thủ đô Seoul của Hàn Quốc vào tháng 6 để gửi tinh trùng của mình. Chi phí ban đầu là 450.000 won (hơn 9,3 triệu đồng) và phí trữ lạnh một năm là 300.000 won. Anh Sohn đã dành dụm được 10 triệu won trong 3 năm qua và định kết hôn trong 3 năm tới.
Trước đó, chỉ những người mắc bệnh nghiêm trọng mới nhờ ngân hàng trữ tinh trùng, nhưng giờ đây những nam thanh niên khỏe mạnh vẫn làm việc này.
Theo Trung tâm sinh sản CHA ở Seoul, tỷ lệ người nam khỏe mạnh trong độ tuổi 20-30 nhờ trữ lạnh tinh trùng tăng từ 56% trong năm 2016 lên 65% trong năm ngoái. Ngoài ra, số phụ nữ nhờ trữ lạnh trứng tăng gấp 10 lần từ 25 người trong năm 2013 lên 288 người vào năm 2017.
Văn Khoa.
|
8 người trong nhà cùng làm quan xã chỉ là 'ngẫu nhiên' | Tỉnh ủy Quảng Nam cho rằng việc cả nhà Bí thư xã Quế Long cùng nắm giữ nhiều vị trí lãnh đạo tại địa phương chỉ là sự 'ngẫu nhiên'. | Kinh tế | Chiều 11/5, trao đổi với Zing.vn, ông Lê Văn Dũng, Trưởng ban Tổ chức tỉnh ủy Quảng Nam cho biết đã nhận được báo cáo của cấp dưới về việc 8 người có quan hệ họ hàng cùng làm lãnh đạo tại UBND xã Quế Long (huyện Quế Sơn).
Ông Đỗ Đình Hùng và nhiều người thân cùng lần lượt nắm các chức vụ trong UBND xã Quế Long, huyện Quế Sơn. Ảnh: Đ.Đ.
Theo ông Dũng, quá trình kiểm tra cho thấy ông Đỗ Đình Hùng đã công tác tại xã Quế Long từ năm 1996. Sau 21 năm kinh qua nhiều chức vụ, đến tháng 6/2016, ông này được bầu giữ chức Bí thư Đảng ủy xã. Bà Lê Thị Thanh Hoàng (vợ ông Hùng) đang giữ chức Chủ tịch MTTQ Việt Nam xã Quế Long cũng làm cán bộ xã từ năm 1997. Ngoài ra, những người có trong danh sách quan hệ họ hàng với vợ chồng ông Hùng cũng đã có thời gian công tác tại xã Quế Long hơn 13 năm.
Các đồng chí này được bầu cử theo đúng quy trình. Việc họ cùng nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng tại địa phương chỉ là sự ngẫu nhiên, bởi theo báo cáo từ huyện ủy Quế Sơn thì Quế Long là một trong những địa phương chưa phát hiện vi phạm và hoàn thành tốt các chỉ tiêu nông thôn mới, Trưởng ban Tổ chức tỉnh ủy Quảng Nam nói.
Xã Quế Long, huyện Quế Sơn (Quảng Nam), nơi có đến 8 người có quan hệ họ hàng cùng làm quan. Ảnh: Đắc Đức.
Cũng theo ông Dũng, việc nhiều người thân trong một nhà cùng giữ chức vụ cao nếu nhìn bề ngoài thì sẽ không tốt. Trong trường hợp phát sinh tiêu cực sẽ phần nào ảnh hưởng đến công tác điều hành công việc chung.
Việc xét để luân chuyển sẽ do huyện Quế Sơn thực hiện sau khi cân đối chỉ tiêu công chức từ xã đến huyện. Nếu huyện còn chỉ tiêu và các cán bộ này đủ điều kiện sẽ được rút lên huyện công tác, ông Dũng thông tin thêm.
Thông tin về việc 8 người có quan hệ họ hàng với Bí thư Đảng ủy xã Đỗ Đình Hùng cũng lần lượt giữ những chức vụ lãnh đạo tại UBND xã Quế Long (huyện Quế Sơn), khiến dư luận địa phương xôn xao.
Tháng 5/2016, 3 người có quan hệ họ hàng gồm các ông Lê Văn Nhân (Chủ tịch xã); ông Trần Hữu Sáu (Phó bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã) và ông Đỗ Đình Hùng (Phó chủ tịch xã) bị cảnh cáo vì lấy 4 con nhím giống cấp cho hộ dân nghèo, đem về nuôi. Sau một năm nhận kỷ luật, những người này đều được thăng chức.
Xã Quế Long, huyện Quế Sơn (Quảng Nam), nơi có nhiều người trong một gia đình làm lãnh đạo. Ảnh: Google Maps.
Đắc Đức.
|
Trừ lương sếp SCIC nếu lợi nhuận cả năm dưới 2.900 tỷ đồng | Nếu lợi nhuận SCIC thấp hơn 2.900 tỷ đồng thì cứ 1% lợi nhuận thấp hơn so với 2.900 tỷ đồng, quản lý của SCIC sẽ bị giảm trừ 0,5% mức lương cơ bản. | Kinh tế | Trừ lương sếp SCIC nếu lợi nhuận cả năm dưới 2.900 tỷ đồng.
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội vừa đưa ra dự thảo Hướng dẫn quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người lao động và người quản lý của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước ( SCIC ).
Theo dự thảo, mức tiền lương bình quân kế hoạch (tính theo tháng) của người quản lý chuyên trách tại SCIC được xác định gắn với bảo toàn và phát triển vốn nhà nước, nộp ngân sách theo quy định, năng suất lao động và khung lợi nhuận như sau.
Trường hợp lợi nhuận kế hoạch của SCIC đạt 2.900 tỷ đồng thì mức tiền lương bình quân kế hoạch tính theo lợi nhuận được tính bằng mức lương cơ bản (xác định theo Nghị định số 52/2016/NĐ-CP của Chính phủ).
Trường hợp lợi nhuận kế hoạch thấp hơn 2.900 tỷ đồng thì mức tiền lương bình quân kế hoạch xác định trên cơ sở mức lương cơ bản và giảm trừ theo nguyên tắc: cứ 1% lợi nhuận kế hoạch thấp hơn so với 2.900 tỷ đồng, thì giảm trừ 0,5% mức lương cơ bản, nhưng thấp nhất bằng 1,2 lần mức tiền lương bình quân chế độ.
Trường hợp lợi nhuận kế hoạch của SCIC cao hơn 2.900 tỷ đồng thì mức tiền lương tính theo lợi nhuận được xác định trên cơ sở mức lương cơ bản và hệ số điều chỉnh tăng thêm so với mức lương cơ bản (gọi tắt là Hln) gắn với quy mô lợi nhuận như sau.
Lợi nhuận kế hoạch cao hơn 2.900 tỷ đồng đến dưới 3.900 tỷ đồng thì Hln tối đa bằng 0,5 lần mức lương cơ bản.
Lợi nhuận kế hoạch từ 3.900 tỷ đồng đến dưới 5.000 tỷ đồng thì Hln tối đa bằn 0,7 lần mức lương cơ bản.
Lợi nhuận kế hoạch từ 5.000 tỷ đồng trở lên thì Hln tối đa bằng 1,0 lần mức lương cơ bản.
Trường hợp năng suất lao động bình quân kế hoạch của SCIC giảm so với thực hiện của năm trước liền kề, sau khi xác định mức tiền lương bình quân kế hoạch theo lợi nhuận nêu trên, phải giảm trừ tiền lương theo nguyên tắc: cứ giảm 1% năng suất lao động bình quân kế hoạch so với thực hiện của năm trước liền kề thì giảm trừ 0,5% mức tiền lương bình quân kế hoạch.
Trường hợp SCIC không có lợi nhuận thì căn cứ kế hoạch sản xuất, kinh doanh so với thực hiện của năm trước liền kề, mức tiền lương bình quân kế hoạch được xác định thấp nhất bằng mức tiền lương bình quân theo chế độ và cao nhất không vượt quá 1,2 lần so với mức tiền lương bình quân chế độ.
Trường hợp SCIC lỗ (sau khi loại trừ ảnh hưởng của yếu tố khách quan nếu có) thì mức tiền lương bình quân kế hoạch được xác định bằng mức tiền lương bình quân chế độ. Giảm lỗ so với thực hiện của năm trước thì SCIC căn cứ vào mức độ giảm lỗ để xác định tiền lương của người quản lý, bảo đảm tương quan chung và báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định.
Đối với người lao động, SCIC thực hiện quản lý lao động, xác định quỹ tiền lương kế hoạch, đơn giá tiền lương, tạm ứng tiền lương, quỹ tiền lương thực hiện, phân phối tiền lương, tiền thưởng đối với người lao động theo quy định tại Thông tư số 26/2016/TT-BLĐTBXH.
Nhiều năm trở lại đây, lợi nhuận sau thuế của SCIC thường xuyên trên 5.000 tỷ đồng. Cụ thể, năm 2013, siêu doanh nghiệp này ghi nhận lợi nhuận sau thuế 4.571 tỷ đồng. Sang năm 2014, con số này lên đến 5.302 tỷ đồng và tiếp tục tăng lên 7.850 tỷ đồng vào năm 2015.
Năm 2016 và năm 2017, lợi nhuận sau thuế của SCIC đạt lần lượt 7.426 tỷ đồng và 6.448 tỷ đồng.
Năm 2018, SCIC đặt kế hoạch lợi nhuận sau thuế 5.436 tỷ đồng.
Thanh Long.
|
Thu hẹp đối tượng cho vay | (Dân Việt) - Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo Nghị định mới về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác (thay thế Nghị định 78/2002/NĐ-CP). Rất nhiều ý kiến băn khoăn về việc chính sách tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác sẽ bị thu hẹp. | Kinh tế | Chỉ còn 3 đối tượng thụ hưởng Giải ngân vốn hộ nghèo, hộ SXKD vùng khó khăn ở xã Thu Phong, Cao Phong, Hòa Bình Nghị định 78/2002/NĐ-CP về tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo được Chính phủ ban hành nhằm tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại. Theo đó Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) Việt Nam được thành lập năm 2002 trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo theo Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Qua 9 năm hoạt động, Ngân hàng CSXH đã có mạng lưới từ T.Ư đến địa phương. Với 63 chi nhánh cấp tỉnh và Sở giao dịch; 612 Phòng giao dịch cấp huyện, trên 8.500 điểm giao dịch cấp xã, hơn 200.000 tổ tiết kiệm và vay vốn. Từ khi thành lập đến nay, Ngân hàng CSXH được Chính phủ giao thực hiện cho vay 18 chương trình tín dụng chính sách, với hàng chục triệu lượt đối tượng được thụ hưởng. Dự thảo Nghị định mới do Bộ Tài chính vừa xây dựng tại Chương II, Điều 8 quy định đối tượng vay vốn chỉ gồm: Hộ nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia; hộ đồng bào DTTS ở vùng đặc biệt khó khăn và HS-SV là con hộ nghèo. So với Nghị định 78, đối tượng thụ hưởng nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng CSXH thu hẹp. Theo đó, nhiều chương trình tín dụng như cho vay giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn; vay làm nhà cho hộ nghèo... sẽ không còn. Theo ý kiến của nhiều ngành, địa phương, việc sửa đổi, bổ sung một Nghị định đã kéo dài gần 10 năm là cần thiết để phù hợp với tình hình thực tế, song với dự thảo mới, đối tượng cho vay sẽ thu hẹp. Điều này sẽ ngược với chủ trương của Đảng và Nhà nước là tiếp tục chăm lo tới các chính sách an sinh xã hội (ASXH), nhất là ở nông thôn và ND. Cần có lộ trình thích hợp Tính đến 31.3.2011, tổng nguồn vốn Ngân hàng CSXH cho vay 97.818 tỷ đồng. Trong đó, cho vay hộ nghèo 36.125 tỷ đồng (chiếm 39%); cho vay giải quyết việc làm 4.608 tỷ đồng (5%); cho vay HS-SV có hoàn cảnh khó khăn 29.036 tỷ đồng (31%)... Ông Tống Minh Diễn - Trưởng ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh Trà Vinh cho rằng, mô hình hoạt động của Ngân hàng CSXH rất phù hợp với thực tế. Vấn đề, Nhà nước cần tiếp tục có những đổi mới về chính sách tín dụng ưu đãi từ đó tạo ra hiệu quả kinh tế, đảm bảo ASXH tốt hơn. Việc rà soát lại đối tượng vay vốn ưu đãi là cần thiết, nhưng không nên thu hẹp nhiều đối tượng như trong dự thảo Nghị định mới về chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác mà Bộ Tài chính vừa xây dựng. Theo ông Bùi Văn Hạnh- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, việc đột ngột giảm đối tượng thụ hưởng sẽ ảnh hưởng đến việc ASXH mà trong đó tín dụng ưu đãi là một trong những công cụ hữu hiệu mà Việt Nam đã có kinh nghiệm từ 9 năm qua. Việc phân định đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo hiện nay hết sức khó khăn. Ông Lương Tiến Đạt-Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Hà Tĩnh cho rằng, hộ có thu nhập 400.000 đồng/tháng là hộ nghèo, nhiều hộ có thu nhập 410.000 đồng/tháng lại không phải hộ nghèo. Nếu theo dự thảo Nghị định của Bộ Tài chính thì hộ cận nghèo không thuộc đối tượng thụ hưởng chính sách tín dụng ưu đãi. ASXH hướng tới hộ cận nghèo thì mới đảm bảo được sự bền vững, lâu dài... Bà Khúc Thị Duyền - Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Thái Bình nhìn ở khía cạnh khác: Nguồn vốn Ngân hàng CSXH cần gắn với xây dựng mô hình nông thôn mới. Ngoài cho vay phát triển kinh tế, học tập cần duy trì cho vay nước sạch- vệ sinh- môi trường. Bởi đây là một trong những tiêu chí quan trọng trong xây dựng nông thôn mới... Phương Đông.
|
Sẽ quá muộn nếu không cải thiện an toàn vệ sinh lao động từ bây giờ! | (HNMO) - Việt Nam đứng sau nhiều nước trên thế giới, bao gồm phần lớn các nước trong khu vực, về an toàn lao động, Thứ trưởng Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Bùi Hồng Lĩnh cho biết. | Kinh tế | Công nhân không đeo dây an toàn trong khi thi công nhà chung cư. (Ảnh: Hữu Việt/ TTXVN).
Phát biểu tại hội thảo khu vực Tăng cường hệ thống an toàn vệ sinh lao động trong các ngành có nguy cơ cao tổ chức tại Hà Nội trong hai ngày 14-15/3, thứ trưởng nhấn mạnh: Nếu không hành động ngay từ bây giờ thì sẽ quá muộn!
Theo Bộ LĐTBXH, năm 2012 có 606 người chết vì tai nạn lao động, tăng gần 10% so với năm 2011. Năm ngoái cũng ghi nhận gần 6.800 vụ tai nạn lao động, thiệt hại về tài sản là 11 tỷ đồng và chi phí bồi thường lên tới 82,6 tỷ đồng.
Nhưng đây là con số thống kê chưa đầy đủ, Thứ trưởng Lĩnh cho biết, Ước tính con số thực tế lên tới 40.000 vụ mỗi năm. Các ngành khai thác mỏ, xây dựng, hóa chất để xảy ra nhiều tai nạn lao động với số người chết cao nhất.
Điều kiện làm việc thiếu an toàn trong các ngành này gây ra rất nhiều rủi ro có thể dẫn tới tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, ông Nguyễn Thái Hòa, điều phối viên quốc gia của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về an toàn vệ sinh lao động cho biết. Điều đáng lo ngại chính là số vụ tai nạn lao động và ca mắc bệnh nghề nghiệp trong các ngành này, đặc biệt là ngành khai thác mỏ và xây dựng, có xu hướng gia tăng với những tác động nghiêm trọng hơn.
Chính phủ Nhật Bản và ILO hiện đang giúp Việt Nam cải thiện an toàn vệ sinh lao động trong các ngành có nguy cơ cao trong khuôn khổ một dự án được khởi động trong năm 2012 và kéo dài 3 năm.
Thứ trưởng Lĩnh chia sẻ: Hợp tác quốc tế đóng vai trò rất quan trọng để giải quyết vấn đề này.
Ông cho biết thêm buổi hội thảo (do Bộ LĐTBXH, Hội An toàn Mỏ ISSA, ILO và Mạng lưới Vệ sinh An toàn Lao động ASEAN tổ chức) là dịp để Viêt Nam học hỏi kinh nghiệm của các nước trong khu vực nhằm tăng cường hệ thống an toàn vệ sinh lao động trong các ngành có nguy cơ cao trong bối cảnh đất nước đang soạn thảo Luật An toàn Vệ sinh Lao động.
Theo Giám đốc Quốc gia Văn phòng ILO tại Việt Nam, ông Gyorgy Sziraczki, do phần lớn các vụ tai nạn lao động có nguyên nhân từ chính con người, việc tăng cường nhận thức về an toàn vệ sinh lao động cần được thực hiện ở phạm vi lớn hơn không chỉ ở nơi làm việc.
Chúng ta cần vươn tới từng gia đình, cộng đồng và trường học, nơi tài sản quý giá nhất của chúng ta những thanh thiếu niên đang học tập và chuẩn bị bước vào thị trường lao động, ông nói.
Theo ILO, cứ mỗi 15 giây, trên thế giới có một công nhân chết vì tai nạn lao động hoặc bênh nghề nghiệp. Và cứ mỗi 15 giây, 160 công nhân bị tai nạn khi đang làm việc.
Những tổn thất về con người trong vấn đề này rất lớn. Gánh nặng kinh tế do điều kiện an toàn lao động và vệ sinh ở nơi làm việc không đảm bảo ước tính tương đương với 4% GDP toàn cầu mỗi năm.
|
Palađi có triển vọng tỏa sáng hơn vàng | Đối với hầu hết các nhà đầu tư, vàng có lẽ là kim loại 'sáng' nhất. Tuy nhiên, palađi hiện được giới chuyên gia trong ngành đánh giá là kim loại 'tỏa sáng' nhất vào thời điểm hiện nay. | Kinh tế | Từ đầu năm tới nay, giá palađi - kim loại ánh bạc được sử dụng phổ biến trong sản xuất ống thải của xe ô tô chạy xăng - tăng 40%, lên 952 USD/ounce, trong khi giá vàng trong cùng thời gian này tăng 12%.
Giám đốc bộ phận nghiên cứu thuộc Bullion Vault, Adrian Ash, cho hay nhận định chung là vàng khó có thể tăng giá mạnh trong tương lai gần, do giá cổ phiếu tăng quá mạnh, song palađi lại đứng trước khả năng được giá lớn khi các yếu tố cơ bản trên thị trường đều ủng hộ kim loại này.
Bất chấp việc các loại xe chạy điện đang lên ngôi với doanh số bán từ đầu năm đến nay tăng tới 41% theo ước tính của Macquarie, nhu cầu palađi hiện nay phản ánh sự hồi phục của doanh số bán ô tô trên toàn cầu, các tiêu chuẩn khí thải được thắt chặt và sự ưa chuộng của người tiêu dùng đối với các loại xe tính năng thể thao.
Thêm vào đó, tại châu Âu, thị phần xe chạy dầu diesel giảm sút, trong khi các loại xe chạy xăng giành được thị phần lớn hơn. Cụ thể, tổng doanh số bán ô tô tại châu Âu trong năm nay ước tăng 3,5%, trong đó doanh số bán ô tô chạy xăng tăng 13%, còn doanh số bán ô tô chạy diesel giảm 5,8%.
Denis Sharypin, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu hàng hóa thuộc tập đoàn sản xuất palađi lớn nhất thế giới Norilsk Nickel, cho rằng trong 10 năm tới, sự tăng trưởng của các loại xe điện chưa phải là mối đe dọa thực sự cho palađi.
Tại hội nghị Hiệp hội thị trường vàng London vừa diễn ra tại Barcelona, các chuyên gia dự báo giá palađi sẽ tiếp tục tăng lên và vào thời điểm này sang năm, giá kim loại quý này có thể chạm ngưỡng 1.150,35 USD/ounce, tăng 21%.
Đà tăng của doanh số bán ô tô trên toàn cầu hiện nay sẽ kéo nhu cầu palađi tăng thêm 2,5 triệu ounce từ nay cho tới năm 2025. Bên cạnh đó, đà tăng về nhu cầu xe động cơ lai cũng có lợi cho palađi.
Như Mai (P/v TTXVN tại London).
|
Công ty liên quan đến tỷ phú Thái Lan dự chi hàng tỷ USD mua Sabeco | Bộ Công Thương vừa phát đi thông tin về tình hình bán vốn nhà nước tại Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Mã chứng khoán: SAB).Người đại diện của Công ty TNHH Vietnam Beverage chính là Thành viên Hội đồng quản trị của Vinamilk và là Giám đốc phụ trách của Tập đoàn đồ uống Fraser and Neave... | Kinh tế | Tỷ phú Thái nắm quyền kiểm soát F &N; gần đây cũng liên tục gom cổ phiếu Vinamilk.
Cụ thể, đến thời điểm 18h ngày 11/12, đã có 1 nhà đầu tư đăng ký mua khối lượng lớn dẫn đến việc sở hữu từ 25% trở lên cổ phiếu đang lưu hành của Sabeco đã thực hiện công bố thông tin là Công ty TNHH Vietnam Beverage.
Theo Quyết định 4444/QĐ-BCT ngày 17 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc ban hành Quy chế chào bán cạnh tranh cổ phần của Bộ Công Thương tại Sabeco quy định "nhà đầu tư có nhu cầu đặt mua với khối lượng đạt hoặc vượt các tỷ lệ sở hữu phải chào mua công khai theo Luật Chứng khoán phải thực hiện báo cáo Ban tổ chức Chào bán cạnh tranh và công bố thông tin trước khi thực hiện 7 ngày về số lượng cổ phần dự kiến mua".
"Có 1 nhà đầu tư đăng ký mua khối lượng lớn dẫn đến việc sở hữu từ 25% trở lên cổ phiếu đang lưu hành của Sabeco đã thực hiện công bố thông tin là Công ty TNHH Vietnam Beverage", Bộ Công Thương khẳng định.
Như vậy, giá khởi điểm 320.000 đồng, Vietnam Beverage sẽ phải chi tối thiểu khoảng 51.250 tỷ đồng để sở hữu số cổ phần chào mua 25% cổ phần Sabeco. Tuy nhiên, số lượng thực tế có thể cao hơn 25% cổ phần nên vốn đầu tư có thể cao hơn theo tỷ lệ chào mua thực tế, cũng như mức giá trả.
Công ty TNHH Vietnam Beverage vừa mới được thành lập ngày 6/10/2017, có trụ sở tại phường Hàng Mã (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Người đại diện của công ty là ông Michael Hin Fal. Ông này hiện là thành viên Hội đồng Quản trị của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk).
Đồng thời, ông cũng là Giám đốc phụ của Fraser and Neave Ltd. (công ty mẹ của F&N; Dairy Investments Pte Ltd) - tập đoàn đồ uống nổi tiếng của Thái Lan. F&N; là quỹ đầu tư quyen thuộc tại Việt Nam, do tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi nắm quyền kiểm soát.
Trước đó, Bộ Công Thương đã phát đi thông tin bán 53,59% vốn điều lệ của Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn. Đây là số cổ phần thuộc nhà nước do Bộ Công Thương là đại diện sở hữu.
Cụ thể, Bộ Công Thương sẽ chào bán 343.662.587 cổ phần với giá khởi điểm được xác định ở mức 320.000 đồng/cổ phiếu. Ngày chào bán cạnh tranh sẽ là ngày 18/12/2017.
Theo tính toán, Bộ Công Thương có thể thu về gần 110.000 tỷ đồng từ đợt thoái vốn này.
Bạch Dương.
|
Việt Nam đối mặt tình trạng thừa lao động trong nền kinh tế số hóa | null | Kinh tế | Công nghệ tự động hóa khiến lượng lao động thất nghiệp ngày càng gia tăng. Ảnh: T.C.A.
Trong lịch sử loài người, các cuộc cách mạng kỹ thuật luôn làm dư thừa lao động, nhưng nó được chuyển sang lĩnh vực khác, kết quả xã hội luôn có việc làm, năng suất cao hơn, đời sống theo đó sung túc hơn. Nhưng nghiên cứu nền kinh tế số hóa, các nhà kinh tế và dự báo cho rằng cuộc cách mạng lần này sẽ khác. Một phần lớn các xí nghiệp sẽ bị đóng cửa, lao động nghề truyền thống xưa nay sẽ dư thừa do được thay thế bởi các tiện ích, ứng dụng, phần mềm máy tính. Đây không chỉ là vấn đề của thế giới khi khoa học và công nghệ phát triển. Vậy Việt Nam sẽ phải đối mặt thế nào, phải làm gì đối với cuộc khủng hoảng lao động này?
Phân chia thu nhập thế nào.
Hiện nay một số nước phát triển đã đạt trên 60.000USD/người/năm, Việt Nam mới ở mức 2.000USD/người/năm, tức 1/30 (có thể hiểu họ làm 1 ngày bằng ta làm cả tháng, 12 ngày bằng ta cả năm, 4 năm bằng ta cả đời).
Trong kinh tế chính trị học, giá trị hàng hóa được tính bằng công thức: GT = G+V+m. Trong đó, G là trị giá tài sản cố định và lưu động, V là tiền lương thu nhập của người lao động, m là giá trị thặng dư thu nhập của chủ tư bản. Còn trong kế toán, hạch toán giá thành và lãi kinh doanh, công thức trên được chi tiết hóa thành GT = G giá trị tài sản cố định và lưu động + V (gồm V1 lương cầm tay của người lao động + V2 bảo hiểm hưu trí, thất nghiệp, y tế phần người lao động tự đóng... + V3 thuế lương...) + m (gồm m1 bảo hiểm y tế cho người lao động phần doanh nghiệp đóng, bảo hiểm tai nạn, xí nghiệp... + m2 lập quỹ dự phòng, quỹ đầu tư... +m3 thuế giá trị gia tăng, thuế môn bài, thuế thu nhập của nhà tư bản... + m4 thu nhập ròng của chủ tư bản).
Công thức trên chỉ đúng khi bán được hàng, tức giá trị bằng giá cả, vì chỉ khi đó, mới thu được tiền để thanh toán các khoản nói trên. Còn không bán được, ế tiêu hủy, thì giá trị, giá cả đều = 0, khi đó, giá trị thặng dư sẽ âm: m = GT - (G+V) = 0 - (G+V), nghĩa là chủ tư bản không những không có thu nhập, mà còn lỗ bằng số tiền công + trị giá máy móc + nguyên vật liệu đã mua. Nếu không tự bù được lỗ, chủ tư bản đó phá sản, lao động cũng thất nghiệp theo.
Vậy, khi nào hàng hóa bán được? Đó là khi giá cả bằng sức mua tức bằng số tiền khách hàng bỏ ra mua hàng đó, phụ thuộc nguồn thu của họ dành chi mua hàng (SM). Xét trên toàn xã hội, SM = thu nhập ròng (V1 + m4) + bảo hiểm (V2 + m1) + thuế (V3+m3). Như vậy nền kinh tế thị trường muốn tránh khủng hoảng, phá sản, phải phân chia thu nhập sao cho tổng giá cả hàng hóa phải bằng tổng sức mua bao gồm thu nhập ròng của lao động, của chủ doanh nghiệp, thu của các hãng bảo hiểm và phần thuế nhà nước dành cho mua sắm.
Mâu thuẫn khi áp dụng cho nền kinh tế tự động hóa.
Xét trường hợp đặc biệt, khi tất cả chủ tư bản đều không thuê lao động, dùng roboter, lúc đó GT = G+m. Do thiếu V, tức mất phần lớn sức mua, nên hàng hóa sẽ không bán hết, số hàng ế đó, giá cả và giá trị bằng không, nền kinh tế sẽ rơi vào đại khủng hoảng. Chỉ có thể tránh, khi công thức trên được bổ khuyết sức mua thay cho V.
Để bổ khuyết, trước hết phải xem xét lao động trong nền kinh tế đó. Xưa nay trong lịch sử loài người, các cuộc cách mạng kỹ thuật luôn làm dư thừa lao động, nhưng nó được chuyển sang lĩnh vực khác, kết quả xã hội luôn có việc làm, năng suất cao hơn, đời sống theo đó sung túc hơn. Nhưng nghiên cứu nền kinh tế số hóa, các nhà kinh tế và dự báo cho rằng cuộc cách mạng lần này sẽ khác. Một phần lớn các xí nghiệp sẽ bị đóng cửa, lao động nghề truyền thống xưa nay sẽ dư thừa do được thay thế bởi các tiện ích, ứng dụng, phần mềm máy tính.
Ví dụ 2 Cty đa quốc gia trên lĩnh vực vận tải hành khách Mobilitts-App GM và Taxi- Uber cùng có trị giá 60 tỉ USD, nhưng GM phải dùng tới 200.000 nhân công, trong khi Uber chỉ 3.500. Hãng công nghiệp điện ảnh đa quốc gia Ikone trước cách mạng số hóa có tới 145.000 nhân công hưởng thu nhập mức trung bình khá xã hội, tới cách mạng số hóa, nay chỉ còn 8.000. Cảnh ngộ cũng như Ikone, Apple có giá trị hiện đứng đầu thế giới nay cũng chỉ còn 47.000 nhân công, 2/3 làm việc trong các cửa hàng hưởng lương mức thấp. Một điển hình gắn liền với nền kinh tế số hóa là phân cực mạnh về bậc thang thu nhập, trong khi các nhà lập trình được trả thu nhập cao chiếm tỉ lệ rất thấp, thì lương thấp áp dụng cho lao động vận chuyển chiếm tỉ lệ rất cao.
Hậu họa, một nửa chỗ làm việc rủi ro.
Theo dự báo của nhiều chuyên gia, trong vòng 20 năm tới, 50% chỗ làm việc hiện nay ở Đức sẽ được thay thế bởi roboter, đồng nghĩa V chỉ còn 1/2, sức mua cũng giảm tương đương, nếu không được bổ khuyết. Báo die Welt dẫn, không riêng gì Đức, một công trình nghiên cứu của Mỹ năm ngoái phân tích 702 nghề xếp bậc rủi ro bị máy móc thay thế cho thấy tới 47% chỗ làm việc ở Mỹ có nguy cơ bị mất bởi máy móc. Chỉ những nghề cần kỹ năng, kỹ xảo, cần kiến thức về con người, chịu quyết định của con người, còn tồn tại. Theo bảng họ xếp loại, 10 nghề dễ mất việc nhất ở Mỹ là nhân viên văn phòng, giao thông, nhà hàng, bán hàng, bưu điện và bồi bếp, ngân hàng, kho vận và sản xuất thép, kế toán. Đối lại có 10 nghề ít bị ảnh hưởng nhất theo thứ tự là chăm sóc trẻ em, y tá hộ lý, lãnh đạo doanh nghiệp, chế tạo trang thiết bị doanh nghiệp, kỹ thuật xe cơ giới, hàng không, đường thủy, lưu thông hàng hóa, giáo dục, chăm sóc người già, đào tạo đại học và nghiên cứu, điện.
Hiện tại ở Đức vẫn chưa xảy ra nguy cơ thất nghiệp hàng loạt do nền kinh tế số hóa gây ra là nhờ các nước công nghiệp hóa mạnh và đang trong giai đoạn tăng trưởng đặc biệt, như Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ... Đức vẫn tiếp tục sản xuất máy móc mà các nước này cần cho công nghiệp hóa, xe hơi Đức được các tầng lớp nhà giàu ở họ ưa chuộng. Theo báo cáo năm 2015 của ILO thuộc Liên Hợp Quốc, với cùng mức tăng trưởng hiện nay, trong vòng 5 năm tới thất nghiệp sẽ tăng, từ 201 triệu hiện nay lên 212 triệu vào năm 2019.
|
Dùng heo thối sản xuất mỡ ăn | Ngày 29/10, Trạm thú y Bình Chánh phối hợp Quản lý thị trường, Cảnh sát kinh tế huyện Bình Chánh kiểm tra nhà số D20A/28L Võ Văn Vân (ấp 4, xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TPHCM), phát hiện 486 kg mỡ heo bỏ trên nền nhà dơ bẩn. | Kinh tế | Mỡ và phụ phẩm heo thối được bỏ dưới nền nhà dơ bẩn - Ảnh: Công Nguyên (Thanh Niên).
Đoàn kiểm tra còn phát hiện 200 kg phụ phẩm bỏ trong 5 thùng xốp bốc mùi hôi thối, 7 can mỡ (loại can 25 lít) và 600 kg tóp mỡ (ép thành bánh), tất cả đều không có giấy kiểm dịch.
Chủ cơ sở là ông Phan Văn Nghịch (29 tuổi, quê Phú Yên) không xuất trình được giấy phép kinh doanh.
Ông Nghịch khai, tất cả số mỡ heo, phụ phẩm thu mua từ chợ Tân Xuân (huyện Hóc Môn) với giá từ 5.000 - 10.000 đồng/kg, mang về nấu làm mỡ ăn, phần tóp mỡ được ép thành bánh lớn, sau đó cung cấp cho một công ty thủy sản ở Đồng Tháp. Mỗi ngày, cơ sở nấu ra khoảng 100 lít mỡ thành phẩm.
* Sáng 28/10, đoàn kiểm tra liên ngành của Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm Bình Dương kiểm tra đột xuất Công ty TNHH TM DV Phú Thành Quốc (KP.Châu Thới, P.Bình An, TX.Dĩ An), do nghi ngờ chế biến thịt thối cho suất ăn của học sinh.
Trước đó, một số hình ảnh và clip được tung lên mạng cho rằng những miếng thịt heo tím tái nhợt nhạt, rỉ nước vàng... do công ty mua về để chế biến thức ăn, sau đó cung cấp cho học sinh Trường tiểu học Hiệp Bình Chánh và Trường THCS Linh Đông (Q.Thủ Đức, TP.HCM).
Làm việc với đoàn kiểm tra, ông Dương Trường Thành, Giám đốc Công ty Phú Thành Quốc, thừa nhận đoạn clip đăng trên mạng được quay lúc đơn vị bán hàng mang thực phẩm đến giao cho công ty vào khoảng tháng 9.2014. Số thịt thối do đơn vị bán hàng ở Q.Gò Vấp bán, nhưng khi kiểm tra thấy không đạt tiêu chuẩn nên công ty đã trả lại đơn vị bán hàng.
Khi đoàn kiểm tra yêu cầu chứng minh việc trả lại số thịt không đạt tiêu chuẩn thì ông Thành nói do không mua số thịt này nên không có hóa đơn, chứng từ.
Theo ông Thành, mỗi ngày công ty cung cấp cho Trường tiểu học Hiệp Bình Chánh khoảng 380 suất ăn trưa với giá 18.000 đồng/suất, Trường THCS Linh Đông khoảng 390 suất ăn trưa với giá 20.000 đồng/suất.
Đoàn kiểm tra đã lấy mẫu thịt heo, dầu ăn còn lưu lại ở công ty để đưa đi xét nghiệm.
Theo Đỗ Trường - Công Nguyên.
|
Thủ tướng: Không để thất thoát tài sản, đất đai của Nhà nước | Sau nội dung xây dựng thể chế, chiều 3/5, tiếp tục Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, các thành viên Chính phủ thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2018. | Kinh tế | Lãnh đạo các bộ, ngành cũng báo cáo về kết quả xử lý, giải quyết một số vấn đề liên quan đến trách nhiệm quản lý của Nhà nước nhưng đang gây bức xúc trong nhân dân theo chỉ đạo của Thủ tướng.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN.
Trả lời câu hỏi của Thủ tướng về kết quả thực hiện việc cải thiện, nâng cấp nhà vệ sinh tại các trường học - vấn đề đã được Thủ tướng đặc biệt quan tâm và nhắc lại từ Phiên họp thường kỳ tháng 3, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết, qua rà soát của Bộ, hiện cả nước có 97% các trường mầm non và 95% các trường THPT có công trình vệ sinh và nước sạch.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trường ở nhiều địa phương thiếu nhà vệ sinh. Tỷ lệ nhà vệ sinh chưa đạt chuẩn còn ở mức khá cao. Thống kê sơ bộ, đến nay, cả nước có 40% công trình vệ sinh ở trường mầm non chưa đạt chuẩn, ở bậc tiểu học là 42,1%. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới nhà vệ sinh chưa đạt chuẩn nhưng nguyên nhân quan trọng là hầu như các công trình này đã làm lâu chưa được sửa chữa nên điều kiện đảm bảo sinh hoạt chưa đạt so với yêu cầu....
Cho rằng đây là vấn đề cụ thể, nhưng rất bức xúc trong dư luận và nhân dân và với các em nhỏ, Thủ tướng yêu cầu toàn ngành giáo dục và các địa phương phát động phong trào làm nhà vệ sinh, sửa chữa nhà vệ sinh cho các cháu ở tất cả các cấp học; huy động tất cả các nguồn lực kinh phí để chấm dứt tình trạng trường học không có nhà vệ sinh ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống tâm lý của các em.
Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Y tế phải tập trung xử lý tình trạng nhà vệ sinh bẩn tại các bệnh viện bởi đây là vấn đề mà nói nhiều mà hành động không được bao nhiêu. Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ cần tổ chức các đoàn công tác tiến hành thanh, kiểm tra việc triển khai xử lý vấn đề này.
Kết luận Phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh một số vấn đề lớn cần lưu ý để triển khai ngay trong thời gian tới. Đề cập đến xu hướng phức tạp của tình hình thế giới, Thủ tướng đặt ra yêu cầu cần tiếp tục đổi mới chính sách, thể chế sâu rộng hơn nữa để tiến kịp với nhịp độ phát triển kinh tế thế giới.
Cho rằng mặc dù môi trường đầu tư kinh doanh trong nước đã có những sự cải thiện tích cực theo đánh giá của các tổ chức quốc tế và các nhà đầu tư, song Thủ tướng cũng chỉ rõ những hạn chế cần khắc phục như: Năng suất lao động còn thấp, mức độ sẵn sàng cho cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ, năng lực quản trị, công nghệ thông tin, năng lực tay nghề, nhận thức đổi mới sáng tạo còn chưa cao.
Bên cạnh đó, một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm trước nhân dân, chưa đổi mới quyết liệt trong công việc; kỷ luật, kỷ cương hành chính chưa nghiêm; nguồn lực còn hạn hẹp, dư địa chính sách chưa thực sự tạo điều kiện cho phát triển.
Từ nhận định này, Thủ tướng yêu cầu từng thành viên Chính phủ - các tư lệnh ngành phải luôn nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng, nhân dân, sát việc, sát thực tiễn, sát nhân dân, theo dõi ứng phó với vấn đề mới, biến động nhanh của tình hình trong nước và quốc tế để làm đà cho phát triển bền vững.
Phân tích các hạn chế của tình hình phát triển kinh tế xã hội, Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành quan triệt sâu sắc tinh thần kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả, tiếp tục triển khai quyết liệt các nhiệm vụ giải pháp đã đề ra theo các Nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Quốc hội đã nêu.
Tuyệt dối không chủ quan trong chỉ đạo, điều hành, chủ động theo dõi sát tình hình diễn biến trong nước và quốc tế, để có các đối sách phù hợp. Chú trọng giải quyết các vấn đề mới phát sinh, khắc phục nhanh các tồn tại, yếu kém, nhất là trong những lĩnh vực như an toàn thực phẩm, văn hóa, đạo đức trường học, buôn lậu, gian lận thương mại, phá rừng tự nhiên.
Thủ tướng nhấn mạnh: Công tác xây dựng hoàn thiện thể chế pháp luật là ưu tiên hàng đầu trong năm 2018 và những năm tiếp theo của Chính phủ; trong đó lưu ý rà soát, loại bỏ những quy định cản trở phát triển kinh tế xã hội. Đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, các ngành.
Thủ tướng cũng yêu cầu ngăn chặn tình trạng lót tay ở các cơ quan Nhà nước, nhất là những cơ sở tiếp xúc với dân, doanh nghiệp và hàng hóa; tăng cường kỷ luật tài chính, tạo chuyển biến trong xử lý chi phí không chính thức; phát động phong trào toàn ngành liêm chính...
Bên cạnh đó, rà soát, sửa đổi các văn bản pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh, tập trung cải cách toàn diện hoạt động kiểm tra chuyên ngành, bảo đảm cắt giảm đơn giản hóa 50% thủ tục kiểm tra chuyên ngành.
Thủ tướng yêu cầu thực hiện công khai, minh bạch vấn đề giá thị trường, đất đai, tài sản công, không để thất thoát tài sản, đất đai của Nhà nước.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành tiếp tục chuẩn bị tốt nội dung cho các Hội nghị chuyên đề quan trọng như: Cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam, quy hoạch đất đai, tái định cư.
Về một số giải pháp lớn, Thủ tướng nhấn mạnh đến nhiệm vụ tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, đạt mục tiêu tăng trưởng ít nhất 6,7% trong năm 2018, lạm phát không quá 4%. Do đó, lộ trình thực hiện giá y tế, giáo dục, điện lực phải được kiểm soát chặt chẽ, đặc biệt là vấn đề tiền tệ, tín dụng. Tiếp tục tăng dự trữ ngoại hối, đảm bảo tăng tín dụng hợp lý, thực hiện tốt việc kiểm soát tiền ảo, không để ảnh hưởng đến an ninh tiền tệ, Thủ tướng nói.
Về đầu tư công, Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm chậm tiến độ.
Giải pháp về xuất khẩu, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công thương và các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phòng vệ thương mại và tìm kiếm thị trường, nâng cao năng lực sản xuất trong nước, không để tình trạng lũng đoạn, chi phối thị trường trong nước.
Phải có kế hoạch đưa hàng Việt Nam vào siêu thị cùng với kiểm soát an toàn thực phẩm và đẩy mạnh phòng, chống hàng giả, Thủ tướng yêu cầu và đề nghị các bộ ngành chấn chỉnh ngay công tác xét duyệt trao giải thưởng hàng hóa có chất lượng, tránh bị lợi dụng làm trái mà vụ việc thuốc chữa ung thư bằng than tre là một điển hình.
Cùng với tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng cần đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên toàn quốc. Tăng cường thoái vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước; tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực tư nhân tham gia vào tiến trình này.
Thủ tướng cũng chỉ đạo sớm hoàn thiện Nghị định về Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp để đơn vị này sớm đi vào hoạt động, nhằm đẩy mạnh thoái vốn, cổ phần hóa, tăng cường vai trò giám sát, quản lý vốn Nhà nước.
Đối với lĩnh vực văn hóa xã hội môi trường, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục triển khai các Nghị quyết của Trung ương về y tế, dân số, đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập, tiếp tục triển khai giảm nghèo hiệu quả.
Tại buổi làm việc, Thủ tướng yêu cầu chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm có khả năng bùng phát cao trong mùa hè; nghiêm trị các hành vi bạo lực đối với thầy thuốc, cán bộ y tế; thanh tra, xử lý nghiêm vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thủ tướng cũng đề nghị đánh giá lại tình hình thất nghiệp trong thanh niên, sinh viên ra trường, chủ động nguồn lực đáp ứng cách mạng công nghiệp 4.0, doanh nghiệp khởi nghiệp; tổ chức tốt kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng 2018 và tổ chức tốt các hoạt động vui chơi, lành mạnh cho các em học sinh trong dịp hè 2018.
Quang Vũ (TTXVN).
|
“Chợ” lao động cuối năm trầm lắng | ANTĐ - Hiện là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động cuối năm. Tuy nhiên, năm nay, các điểm giao dịch việc làm của các thành phố lớn không mấy sôi động cho thấy khó có sự đột phá như mong muốn. | Kinh tế | Nhiều người trông đợi vào sự sôi động của thị trường lao động cuối năm. Ảnh: NGUYÊN VŨ.
Hà Nội giảm 10% nhu cầu tuyển dụng.
Theo ông Vũ Trung Chính, Giám đốc Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội, tình trạng trầm lắng nhu cầu tuyển dụng lao động năm nay đã bắt đầu biểu hiện từ tháng 10 khi các phiên giao dịch đều giảm khoảng 10% chỉ tiêu tuyển dụng. Tại các phiên giao dịch do trung tâm này tổ chức, lượng người đến tìm việc ở mỗi phiên giao dịch trên dưới 1.000 người, tuy nhiên số lượng tuyển dụng chỉ 250 - 300 lao động và tỷ lệ phỏng vấn thành công cũng không cao. Cụ thể ở phiên giao dịch việc làm mới nhất ngày 22-11, với 52 đơn vị tham gia phỏng vấn 983 người lao động thì số được tuyển dụng chỉ còn 205 người. Phiên trước đó, số người đến tìm việc cao hơn với 1.017 người và được tuyển dụng là 267 người.
Tại thị trường sôi động như TP Hồ Chí Minh, kết quả giao dịch việc làm của thành phố này cũng tăng rất ít. Trong phiên giao dịch mới nhất tại sàn giao dịch việc làm thành phố Hồ Chí Minh ngày 12-11 có 3.627 người tham gia tìm việc và số người đạt yêu cầu được các doanh nghiệp thông báo nhận việc trong ngày là 789 người. Con số này cao hơn so với phiên giao dịch trước với 2.737 người tham gia tìm việc làm và 554 người được các doanh nghiệp thông báo nhận việc.
Theo kinh nghiệm của các chuyên gia thị trường lao động thì từ nay đến Tết Nguyên đán 2013, lao động ở các lĩnh vực dịch vụ, tiếp thị, tư vấn, bán hàng cuối năm sẽ có khả năng nhộn nhịp hơn, dù tình hình kinh tế vẫn còn không ít khó khăn. Bà Vũ Thanh Liễu, Trưởng phòng Thông tin thị trường lao động, Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội cho biết, hiện các ngành có nhu cầu tuyển dụng cao chủ yếu tập trung vào lĩnh vực thương mại-dịch vụ, các khách sạn, nhà hàng... Tuy nhiên, các ngành này đều có yêu cầu ngày càng cao đối với người lao động về các kỹ năng ứng xử, giao tiếp cũng như trình độ ngoại ngữ, tin học.
Doanh nghiệp hờ hững với hội chợ việc làm.
Tình trạng giảm sút về nhu cầu tuyển dụng cũng được phản ánh tại Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên ĐHQG Hà Nội, một địa chỉ cung cấp đầu việc cho sinh viên làm thêm ngoài giờ hoặc sinh viên mới tốt nghiệp được nhiều doanh nghiệp tín nhiệm. Ông Nguyễn Việt Hùng, Phó trưởng phòng Hành chính-Tổng hợp, Trung tâm hỗ trợ Sinh viên ĐHQG Hà Nội cho biết, không nằm ngoài trào lưu giảm sút kinh tế nói chung, điều dễ nhận thấy là thù lao cho sinh viên thời điểm này thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái hay vài tháng trước. Trước đây nhiều doanh nghiệp thường tìm đến Trung tâm với hợp đồng lao động bán thời gian cho sinh viên trong vòng 1 đến vài tháng. Nay thì các hợp đồng này đều rút ngắn thời hạn sử dụng lao động ông Hùng cho biết.
Không chỉ diễn ra vào thời điểm trước mắt mà về lâu dài trong quý I năm 2013, ông Nguyễn Việt Hùng cho biết nhu cầu tìm kiếm nhân lực với bậc đại học sẽ chùng xuống so với các năm trước. Hội chợ tư vấn việc làm được chúng tôi tổ chức thường niên vào tháng 3 hàng năm. Tuy nhiên, năm nay việc liên hệ với các doanh nghiệp gặp khá nhiều khó khăn. Nhiều đơn vị truyền thống, đã tham gia nhiều năm thì hiện cho biết họ không hào hứng với việc tuyển mới. Mặc dù kinh phí tham gia sự kiện này không nhiều, nhưng các đơn vị đều cân nhắc thắt chặt chi tiêu với những phần việc không quá bức thiết như tuyển mới nhân lực. Hiện chỉ có một số doanh nghiệp mới thành lập hay có các sản phẩm, dịch vụ cần phổ biến thì có nhu cầu tham gia sự kiện này - ông Nguyễn Việt Hùng chia sẻ.
Bảo Anh.
|
Phát triển bền vững nghề nuôi tôm trên cát | Ngày 16-5, tại TP Hà Tĩnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức hội nghị toàn quốc về phát triển bền vững nghề nuôi tôm trên cát. | Kinh tế | Thực tiễn phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở nước ta trong những năm qua cho thấy, tôm nước lợ là đối tượng NTTS chủ lực, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, nhất là các địa phương ven biển. Hiện nay, kim ngạch xuất khẩu tôm nước lợ đang chiếm 45% kim ngạch xuất khẩu ngành thủy sản. Năm 2016, tổng diện tích thả nuôi tôm nước lợ đạt 69.645 ha, sản lượng đạt 657.282 tấn. Khu vực ven biển miền trung gồm 14 tỉnh, thành phố (từ Thanh Hóa đến Bình Thuận) có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nên sản xuất nông nghiệp rất khó khăn, hiệu quả thấp. Vì vậy việc chuyển đổi sang NTTS, nhất là nuôi tôm trên cát sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất cát vùng ven biển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.
Theo kết quả điều tra của Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản, tiềm năng đất cát của các tỉnh khu vực miền trung rất lớn, toàn vùng có khoảng 100.000 ha đất cát, trong đó diện tích có thể đưa vào NTTS lên đến 15.000 ha. Trong khi đó, diện tích nuôi tôm trên cát ở các tỉnh này tính đến 2016 mới chỉ đạt 3.734 ha (tương đương 25,5% diện tích), với sản lượng đạt 41.705 tấn. Do vậy, nếu có cơ chế quản lý và đầu tư phù hợp, có thể tiếp tục mở rộng, nâng cao diện tích, sản lượng và giá trị nuôi tôm trên cát.
Tại hội nghị, bên cạnh việc đánh giá tiềm năng, kết quả bước đầu của xu hướng phát triển nuôi tôm trên cát tại các tỉnh, đa số ý kiến của đại biểu tham gia cũng cho rằng, nuôi tôm trên cát cần nguồn vốn đầu tư lớn, đòi hỏi quy trình kỹ thuật cao và công nghệ phức tạp Vì vậy, nếu không quản lý, tổ chức sản xuất tốt sẽ phát sinh nhiều hệ lụy không mong muốn cả với kinh tế, xã hội lẫn môi trường.
Để đạt mục tiêu đến năm 2025, cả nước có 7.000 ha diện tích nuôi tôm trên cát, sản lượng nuôi đạt hơn 110.000 tấn, năng suất trung bình đạt 15 tấn/ha mặt nước/vụ, các ý kiến tham luận tại hội nghị cho rằng, thời gian tới các địa phương cần rà soát các vùng nuôi tôm trên cát hiện tại ở các tỉnh miền trung trong khuôn khổ kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam; quy hoạch, thiết kế và đầu tư, xây dựng hệ thống hạ tầng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm Cùng với đó, thực hiện có hiệu quả các giải pháp quản lý, tổ chức sản xuất và phát triển thị trường; tăng cường hàm lượng công nghệ, kỹ thuật trong quy trình sản xuất tôm; thực hiện tốt các giải pháp quản lý môi trường và dịch bệnh; xây dựng cơ chế, chính sách về khuyến khích đầu tư, ứng dụng, chuyển giao khoa học - công nghệ.
|
Chương Mỹ tặng 112 vé xe cho công nhân về quê đón Tết | Sáng 20/1, tại Công ty Cổ phần sữa Quốc tế, chi nhánh Trường Yên - Chương Mỹ, LĐLĐ huyện Chương Mỹ đã thăm và tặng vé xe cho công nhân về quê đón Tết. | Kinh tế | Sau khi thăm hỏi, động viên các công nhân có hoàn cảnh khó khăn ở xa quê, lãnh đạo LĐLĐ huyện đã trao 42 vé xe cho các công nhân, mỗi suất trị giá 300.000 đồng.
Hoạt động tặng vé xe cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn về quê đón tết đã được LĐLĐ huyện tổ chức từ nhiều năm nay. Đây là món quà ý nghĩa và thiết thực góp phần động viên, khích lệ các công nhân thi đua lao động sản xuất, về quê đón tết vui tươi, hạnh phúc.
Được biết, trong dịp tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017, LĐLĐ huyện đã trao 112 vé xe cho công nhân về quê đón tết.
Bên cạnh đó, LĐLĐ huyện đã trao 104 suất quà cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện với tổng trị giá 52 triệu đồng. Trong đó có 45 suất của LĐLĐ thành phố Hà Nội và 59 suất của LĐLĐ huyện Chương Mỹ.
|
Rối ren Sudico: Lại chờ phán quyết mới | (ĐTCK) Diễn biến mới liên quan đến việc Tòa án yêu cầu Sudico dừng tổ chức ĐHCĐ thường niên khiến cho vụ việc tại DN này tiếp tục gây chú ý của NĐT. | Kinh tế | > Sudico chưa nhận được yêu cầu dừng ĐHCĐ.
Những diễn biến mới nhất liên quan đến việc Tòa án Kinh tế Hà Nội ra quyết định yêu cầu CTCP Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà (Sudico) dừng tổ chức ĐHCĐ thường niên dự kiến tổ chức trong tháng 6 khiến cho vụ việc tại doanh nghiệp này tiếp tục gây chú ý trong cộng đồng nhà đầu tư.
Câu hỏi đặt ra là sau khi có quyết định của Tòa án, hoạt động của doanh nghiệp có bị ảnh hưởng, tác động đến kết quả kinh doanh của Công ty hay không?
Đại hội đồng cổ đông bất thường Sudico được tổ chức ngày 16/4/2012 do Ban Kiểm soát Sudico triệu tập theo yêu cầu của cổ đông lớn là Tập đoàn Sông Đà.
Đại hội đã thông qua việc miễn nhiệm 3 thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) Sudico gồm ông Phan Ngọc Diệp, ông Vi Việt Dũng và ông Đặng Hồng Quang; thông qua việc bầu bổ sung 3 thành viên HĐQT thay thế 3 thành viên miễn nhiệm (theo phương thức bầu dồn phiếu) gồm ông Hồ Sỹ Hùng, ông Đỗ Văn Bình và ông Phạm Văn Viết.
Sau đó, ông Hồ Sỹ Hùng (người đại diện vốn của Tập đoàn Sông Đà tại Sudico) đã được bầu là Chủ tịch HĐQT; ông Đỗ Văn Bình (cổ đông lớn mới tham gia đầu tư vào Sudico) được bầu là Phó chủ tịch HĐQT. HĐQT mới đã có ít nhất 4 cuộc họp và có nhiều chỉ đạo liên quan đến dự án Nam An Khánh như tạm dừng việc triển khai kinh doanh và huy động vốn cho dự án Nam An Khánh nhằm xây dựng lại phương án kinh doanh; cho phép Tổng giám đốc Công ty chỉ đạo và điều hành trực tiếp các công việc liên quan đến công tác kinh doanh tại dự án Nam An Khánh. Sudico cũng đã thực hiện một số việc tái khởi động dự án như mời thầu một số gói thầu xây dựng hạ tầng HĐQT Công ty này cũng tiến hành chốt danh sách cổ đông để tiến hành ĐHCĐ thường niên nhằm thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2012...
Tạm gác lại lý lẽ đôi co giữa 2 bên, bên tổ chức đại hội và bên khiếu kiện, gần 10.000 cổ đông khác của Sudico đang đặt ra câu hỏi, hoạt động của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng như thế nào trước các diễn biến hiện nay.
Trả lời câu hỏi này, ông Nguyễn Đình Cung, Phó Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương, thành viên Ban soạn thảo Luật Doanh nghiệp cho biết, theo quy định, khi diễn ra khiếu kiện liên quan đến phiên họp ĐHCĐ bất thường của doanh nghiệp, trong thời gian chờ phán quyết của Tòa án, nghị quyết phiên họp ĐHCĐ bất thường ngày 16/4 của Sudico vẫn có hiệu lực, đồng nghĩa với HĐQT được bầu trong phiên họp đó được công nhận và tiếp tục điều hành hoạt động của Công ty. Hoạt động của Sudico do đó không bị ảnh hưởng lớn.
Cũng theo ông Cung, những văn bản để xem xét tính hợp lệ của phiên họp ĐHCĐ bất thường ngày 16/4 bao gồm Luật Doanh nghiệp, Điều lệ Công ty, Nghị định 139, Nghị định 102 hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp. Việc đánh giá để đưa ra phán quyết về phiên họp trên đúng hay sai thường được căn cứ trên việc phân tích kết quả phiên họp. Trong trường hợp phiên họp có một số thủ tục sai thì thủ tục đó có làm thay đổi nghiêm trọng kết quả của phiên họp không.
Theo biên bản phiên họp ĐHCĐ bất thường của Sudico ngày 16/4, tổng số cổ đông và đại diện ủy quyền tham dự Đại hội đại diện cho 74.084.040 cổ phần tương ứng 74,08% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của Công ty (theo quy định Đại hội được tiến hành khi có số cổ đông đại diện ít nhất 65% số cổ phần có quyền biểu quyết của Công ty dự họp). Tỷ lệ thông qua việc miễn nhiệm 03 thành viên HĐQT đạt trên 90%. Tỷ lệ bầu bổ sung 3 thành viên HĐQT Sudico thay thế 03 thành viên HĐQT miễn nhiệm (theo phương thức bầu dồn phiếu) cũng ở mức rất cao (79 triệu, 72 triệu và trên 57 triệu cổ phần).
Với căn cứ như trên, sẽ không dễ để Tòa án đưa ra phán quyết. Theo tìm hiểu của ĐTCK, trường hợp Tòa án thụ lý vụ kiện, theo trình tự thủ tục bình thường hiện nay sẽ mất khoảng 6 tháng để phiên tòa diễn ra và có phán quyết cuối cùng.
Trong khi đó, theo quy định áp dụng đối với các doanh nghiệp niêm yết, ĐHCĐ thường niên phải được tổ chức muộn nhất trong tháng 6. Sudico chưa tổ chức được ĐHCĐ thường niên, Công ty sẽ hoạt động mà không có kế hoạch kinh doanh, không thể thực hiện các quyết định đầu tư lớn, có thể tạo ra những ảnh hưởng không nhỏ tới quyền lợi của các cổ đông trong Công ty.
Sudico nhận Quyết định dừng ĐHCĐ chậm 8 ngày.
Theo tìm hiểu của ĐTCK, lúc 15 giờ ngày 12/6, CTCP Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà (Sudico) đã nhận được Quyết định số 175/2012/QĐ-BPKCTT áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời do thẩm phán Nguyễn Thị Hồng Khánh ký ngày 4/6/2012. Như vậy là sau 8 ngày kể từ khi Tòa ban hành Quyết định này, Sudico mới nhận được Quyết định từ Tòa án.
Theo Quyết định của Tòa, Sudico sẽ phải tạm dừng việc tổ chức họp ĐHCĐ thường niên năm 2012 (dự kiến diễn ra ngày 28/6/2012).
Trước đó, ngày 11/6, Sudico đã có đơn gửi Chánh án Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội yêu cầu làm rõ việc có hay không Quyết định số 175 nói trên do đến ngày 11/6, Sudico vẫn không nhận được Quyết định của Tòa. Trong khi đó, theo quy định tại Khoản 2 Điều 123 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004, sửa đổi năm 2011 thì các quyết định như trên phải được gửi cho đối tượng bị áp dụng biện pháp khẩn cấp đó ngay sau khi ra quyết định.
Theo diễn biến này, cũng trong ngày 11/6, Sở GDCK TP. HCM (một trong các nơi ghi nhận Quyết định 175 nói trên) đã có công văn đề nghị Sudico giải trình công bố thông tin bất thường này trong vòng 24 giờ, với lý do Sở vẫn chưa nhận được thông tin nào về Quyết định dừng tổ chức họp ĐHCĐ Sudico của Tòa án.
Tòa đính chính vì nhầm tên Sudico.
Cùng thời điểm 15h ngày 12/6/2012, Sudico nhận được Thông báo của Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội đính chính Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, do thẩm phán Nguyễn Thị Hồng Khánh ký ngày 11/6/2012. Văn bản này thông báo đính chính tên Công ty cổ phần Đầu tư phát triển đô thị và công nghiệp Sông Đà trong Quyết định 175/2012/QĐ-BPKCTT thành Công ty cổ phần Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà.
HOSE cũng không nhận được Quyết định từ Tòa án.
Đại diện Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE).
Quanh sự kiện của SJS, chúng tôi cũng chỉ mới nhận được thông báo từ phía DN là chưa nhận được quyết định của Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội. Ngoài ra, chúng tôi không nhận được văn bản nào cả. Tuy nhiên, lâu nay, HOSE không phải là địa chỉ để các tòa án gửi các quyết định liên quan đến DN. Vì thế, nếu có tranh chấp gì xảy ra ở DN, tòa án thường không có trách nhiệm phải thông báo với chúng tôi. Sự việc ở SJS đã được HOSE báo cáo lên UBCK, vì đây mới là cơ quan có thẩm quyền ra những quyết định liên quan. Chúng tôi chỉ là tổ chức giám sát các thành viên trên thị trường, nhắc nhở DN việc tuân thủ theo đúng luật định. Theo quy định, tối đa hết tháng 6 này, SJS phải tổ chức ĐHCĐ. Có những phát sinh gì đặc biệt, chúng tôi sẽ xin UBCK sẽ có ý kiến chỉ đạo thêm.
Biên bản và Nghị quyết ĐHCĐ thông qua ngày 16/4/2012 đã được các cổ đông thông qua hợp pháp và hợp lệ theo Điều lệ Công ty và quy định của pháp luật. Căn cứ mà những người khởi kiện đưa ra Tòa để tuyên hủy Biên bản và Nghị quyết của ĐHCĐ là không đúng sự thật và thể hiện sự thiếu hiểu biết toàn diện, đầy đủ các quy định pháp luật. Chúng tôi đề nghị Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội xem xét và bác bỏ toàn bộ nội dung yêu cầu khởi kiện của bà Phạm Thị Hương Giang và ông Đỗ Tiến Đôn, ông Chu Quang Tú, không thể vì quyền lợi của một số ít cổ đông (đại diện cho 75.140 cổ phần, chiếm 0,75% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết tại Sudico) mà làm ảnh hưởng đến quyền lợi của đa số cổ đông còn lại của Sudico.
Trích trong Bản tự khai của ông Ngô Vĩnh Khương, Tổng giám đốc, Người đại diện theo pháp luật của Sudico, gửi Tòa án nhân dân TP. Hà Nội ngày 7/6/2012.
Tuy nhiên, ông Phan Ngọc Diệp, sau ĐHCĐ bất thường của Sudico, đã có đơn gửi Thủ tướng Chính phủ lần 2 (một đơn gửi trước Đại hội), đồng thời 2 cổ đông khác có đơn kiện gửi Tòa án Kinh tế Hà Nội với lý do Đại hội được tổ chức sai quy định của Luật Doanh nghiệp và đề nghị Tòa tuyên hủy Nghị quyết phiên họp ĐHCĐ bất thường ngày 16/4.
Anh Việt - Bùi Sưởng - Ngọc Thủy.
Ý KIẾN PHẢN HỒI CỦA BẠN.
Tên của bạn.
Email của bạn.
Nhập mã.
|
Bộ Tài chính Mỹ ra quy định mới ngăn chặn nạn trốn thuế | Bộ Tài chính Mỹ ngày 13/10 đã loan báo các quy định mới nhằm ngăn chặn tình trạng trốn thuế của doanh nghiệp. | Kinh tế | Quy định mới này kết hợp với một điều luật được Bộ Tài chính thông qua hồi tháng Tư sẽ góp phần ngăn các doanh nghiệp chuyển ra nước ngoài để trốn đóng thuế trong nước.
Cùng ngày, Bộ trưởng Tài chính Mỹ, Jacob Lew khẳng định Bộ có trách nhiệm sử dụng quyền hạn của mình để ngăn chặn tình trạng trốn thuế. Theo ông Lew, Bộ trưởng Tài chính Mỹ đã có một loạt biện pháp để ngăn chặn các tập đoàn đa quốc gia muốn né đóng thuế cho Chính phủ Mỹ, đồng thời giảm bớt những ưu đãi khuyến khích doanh nghiệp Mỹ chuyển hoạt động ra nước ngoài.
Sau khi Liên minh châu Âu (EU) tuyên phạt Apple Inc hàng tỷ euro do hành vi trốn thuế tại Ireland, Bộ Tài chính Mỹ khẳng định sẽ thắt chặt các quy định để giảm bớt tình trạng doanh nghiệp sử dụng giấy ưu đãi về thuế ở nước ngoài để trốn hoặc giảm mức đóng thuế ở trong nước.
Hồi tháng trước, Bộ trưởng Lew cho hay phán quyết của EU yêu cầu Apple hoàn trả 13 tỷ euro (tương đương 14,6 tỷ USD) tiền thuế sẽ là động lực để Washington cải cách hệ thống thuế và là cơ hội để khuyến khích các doanh nghiệp Mỹ chuyển lợi nhuận thu được ở nước ngoài về quê hương. Ngày 30/8, EU đã tuyên phạt Apple 13 tỷ euro do hành vi trốn thuế tại Ireland. Đây là một án phạt lớn nhất trong lịch sử khối này./.
|
VPBank phối hợp với Vietrade làm cầu nối cho doanh nghiệp thực phẩm vươn ra thế giới | Ngày 16.11, Hội nghị Quốc tế Công nghiệp thực phẩm Việt Nam kết hợp với Giao dịch thương mại (Vietnam Food Forum 2017) đã diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), Q.7, TP.HCM. | Kinh tế | Sự kiện do Cục Xúc tiến thương mại (Vietrade) phối hợp với Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) và Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) tổ chức.
Với chủ đề Nâng cao chuỗi giá trị trong ngành thực phẩm Việt Nam hội nghị quốc tế năm nay quy tụ những diễn giả, chuyên gia hàng đầu ngành thực phẩm đồ uống trong nước và quốc tế.
Trong vai trò đơn vị đồng hành, ngân hàng VPBank cùng điều phối khoảng 500 lượt giao dịch, làm cầu nối giúp gần 200 doanh nghiệp tìm kiếm và giao thương trực tiếp với 16 đối tác là các tập đoàn nhập khẩu và thu mua hàng đầu thế giới: Walmart, CJ, Lotte, Central Group và các siêu thị lớn trong nước như Vinmart, Satra...
VPBank còn cung cấp những giải pháp tài chính được thiết kế riêng cho doanh nghiệp: gói ưu đãi lãi suất, vay không tài sản đảm bảo hạn mức lên đến 5 tỉ đồng/khách hàng, mở thẻ tín dụng doanh nghiệp cùng các gói miễn phí chi lương và Internet Banking.
Ban tổ chức mong muốn sự kiện Vietnam Food Forum 2017 sẽ tạo được môi trường hợp tác thuận lợi, góp phần nâng cao tỉ lệ giao thương và giúp doanh nghiệp mở rộng mạng lưới đối tác với sự hỗ trợ về điều kiện, chính sách và nguồn vốn từ ban tổ chức.
Nguồn: VPBank.
|
Con trai cựu Bộ trưởng Công Thương có đơn xin ở lại Sabeco | Ông Vũ Quang Hải đã có đơn gửi Bộ Công Thương đề nghị xem xét chấp thuận cho tiếp tục làm việc tại Sabeco nhưng không tiếp tục công tác với tư cách cán bộ, công chức tại Bộ Công Thương. | Kinh tế | Bộ Công Thương cho biết, ngày 30/12/2016 vừa qua, Bộ này đã nhận được văn bản của ông Vũ Quang Hải đề nghị xem xét chấp thuận cho tiếp tục làm việc tại Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), nhiệm vụ cụ thể do Hội đồng quản trị Sabeco phân công và xin không tiếp tục công tác với tư cách cán bộ, công chức tại Bộ Công Thương.
Theo Bộ Công Thương, sau khi nhận được văn bản, ngày 5/1/2017, Bộ Công Thương đã có văn bản số 122 nhất trí với nội dung kiến nghị của ông Hải là không tiếp tục công tác với tư cách cán bộ, công chức của Bộ Công Thương.
Ông Vũ Quang Hải.
Như vậy, ông Hải không còn là cán bộ thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương nữa. Còn việc ông Hải đề xuất ở lại Sabeco, Bộ Công Thương cho rằng ông Hải cần báo cáo Ban lãnh đạo Sabeco xem xét quyết định. Việc bố trí công tác đối với ông tại Sabeco phụ thuộc vào nhu cầu nhân lực của Sabeco. Bộ Công Thương đề nghị ông Hải báo cáo Ban lãnh đạo Sabeco xem xét quyết định.
Trước đó, vào cuối năm 2016, Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương đã yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công Thương thu hồi các Quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm, điều động cán bộ không đúng quy định đối với ông Vũ Quang Hải.
Theo đó, Ban cán sự đảng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công Thương thu hồi Quyết định bổ nhiệm Kiểm soát viên kiêm nhiệm tại Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam; Quyết định bổ nhiệm Hàm Phó Vụ trưởng; Quyết định đồng ý điều động ông Vũ Quang Hải đến nhận công tác tại Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) và đề cử tham gia Hội đồng quản trị Sabeco.
Đồng thời, giao Bộ phận đại diện phần vốn nhà nước tại Sabeco báo cáo Hội đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông Sabeco xem xét miễn nhiệm theo trình tự luật định các chức danh Ủy viên Hội đồng quản trị, Phó Tổng giám đốc Sabeco của ông Vũ Quang Hải.
VĂN HUY.
|
Ô tô nhập khẩu ngày càng rẻ: 200 triệu đồng/chiếc | Việt Nam tăng nhập khẩu ô tô giá rẻ từ các nước Asean. | Kinh tế | Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 3-2017, Việt Nam nhậphơn 4.800 ô tô nguyên chiếc dưới chín chỗ ngồi trở xuống, với giá trị hơn 41 triệu USD.
Như vậy tính ra giá trung bình ô tô nhập khẩu về cảng Việt Nam chỉ khoảng 8.600 USD/chiếc (tương đương gần 196 triệu đồng/chiếc).
So với cùng kỳ năm 2016, lượng ô tô dưới chín chỗ ngồi nhập khẩu về Việt Nam tăng gần gấp ba lần. Trong khi đó giá ô tô nhập khẩu trung bình lại giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nếu cùng kỳ năm 2016, giá xe nhập khẩu trung bình lên tới 12.166 USD (276,5 triệu đồng), thì giá xe nhập khẩu trong 15 ngày đầu tháng 3-2017 giảm 29% rẻ hơn nhiều.
Ô tô giá rẻ từ các nước Asean nhập khẩu về Việt Nam chiếm ưu thế hơn xe nhập khẩu hạng sang từ các nước khác.
Theo Tổng cục Hải quan, ô tô nhập khẩu nguyên chiếc dưới chín chỗ từ đầu năm đến ngày 15-3-2017 lên tới 14.400 chiếc, tăng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng trị giá nhập khẩu ô tô dưới chín chỗ là gần 203 triệu USD.
Như vậy tính chung các loại ô tô nhập khẩu (cả ô tô tải và ô tô trên chín chỗ) từ đầu năm đến hết 15-3-2017 đạt trên 21.700 chiếc, trị giá 382,5 triệu USD.
Các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô cho biết giá xe nhập khẩu trung bình giảm là do lượng ô tô giá rẻ nhập khẩu tăng chủ yếu từ các thị trường như Thái Lan, Indonesia và Ấn Độ.
Ngoài ra, theo thống kê của cơ quan hải quan, nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô tính từ đầu năm đến ngày 15-3, đạt hơn 683 triệu USD gần gấp đôi kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc.
|
Quyết giữ giá lúa! | Hội nghị toàn ngành nhằm triển khai việc thu mua lúa gạo vụ đông xuân 2010, giữ giá lúa cho nông dân đã được Hiệp hội Lương thực VN (VFA) tổ chức ngày 2.3 ở An Giang. | Kinh tế | Mua 1 triệu tấn tạm trữ Như Thanh Niên đã thông tin, để đối phó với tình hình xuất khẩu gạo trầm lắng và giá lúa gạo ở ĐBSCL xuống thấp, bắt đầu từ đầu tháng 3.2010, 30 doanh nghiệp (DN) thuộc VFA triển khai thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo song song với việc mua gạo để thực hiện các hợp đồng xuất khẩu đã ký. Một số địa phương cũng tập trung thương lái để triển khai việc mua lúa của nông dân với mức giá sàn công bố là 4.000 đồng/kg lúa khô tại kho của DN. Ông Phạm Văn Bảy - Phó chủ tịch VFA - cho biết: "Mức sàn 4.000 đồng/kg là mức giá bảo hiểm cho nông dân, bảo đảm không xuống thấp hơn, còn thị trường hình thành giá nào thì DN phải mua theo giá đó. Hiện giá lúa đã ổn định lại và bà con không còn hoang mang như trước, lượng mua vào cũng tăng dần". Theo VFA, giá lúa hiện khoảng 4.300 - 4.400 đồng/kg tùy theo chất lượng, địa phương. Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 5.600 - 5.700 đồng/kg tùy từng địa phương. Gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì giá mua tại mạn tàu hiện khoảng 6.700 - 6.800 đồng/kg, gạo 25% tấm khoảng 6.300 - 6.400 đồng/kg tùy chất lượng. Thị trường xuất khẩu gạo VN năm 2010 dự kiến sẽ không thay đổi nhiều, bao gồm các thị trường truyền thống như: Philippines (2,2 triệu tấn), Malaysia (500.000 tấn), Cuba (400.000 tấn), châu Phi (1,6 triệu tấn), Iraq (200.000 tấn), các thị trường khác khoảng 1,2 triệu tấn. Căn cứ dự báo sản lượng lúa gạo 2010 của Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, lượng lúa hàng hóa cần tiêu thụ trong năm 2010 là 11,54 triệu tấn lúa, tương đương 5,8 triệu tấn gạo. Thêm lượng gạo tồn kho từ năm 2009 chuyển sang là 1,45 triệu tấn, cân đối xuất khẩu gạo năm nay có thể vào khoảng 7,2 triệu tấn. Tại hội nghị, ông Vương Bình Thạnh - Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang - đề nghị: "Mức giá sàn phải dựa vào giá thành sản xuất. Tôi đề nghị mức giá sàn phải từ 4.200 đồng/kg. Cơ chế thu mua tạm trữ phải được thực hiện thường xuyên chứ không đợi đến lúc giá rớt mới tổ chức tạm trữ". Ông Lê Huy Trường - Giám đốc Công ty lương thực Sông Hậu - đồng tình: "Cần phải có chủ trương mua tạm trữ khi vào vụ, chủ trương này phải có ngay từ đầu chứ không phải đợi đến lúc giá xuống mới triển khai mua. Những năm qua chúng ta cũng làm nhưng chưa nhất quán, chưa tập trung và còn mang tính đối phó". Ông Trương Thanh Phong - Chủ tịch VFA - giải thích: "Đúng là vấn đề bức xúc hiện nay là giá thành sản xuất lúa. Thủ tướng đã giao cho Bộ Tài chính phải công bố giá thành vào đầu năm, nhưng hiện tại con số này vẫn chưa có. Vì vậy hiệp hội phải tự khảo sát và đưa ra giá sàn để tổ chức thu mua. Sau đợt thu mua 1 triệu tấn gạo, nếu giá vẫn còn giảm thì hiệp hội sẽ thu mua tiếp". Lo ngại xuất khẩu bát nháo Theo ông Lê Huy Trường, thực tế trong năm 2009 có DN chào bán gạo với giá dưới 380 USD/tấn. Việc cạnh tranh giá bán đã tạo điều kiện cho khách hàng nước ngoài ép giá gạo VN xuống. Hiện tượng bán phá giá kéo dài đến nay do các bộ ngành đưa ra các biện pháp chế tài nghiêm khắc. Vì vậy các DN thực hiện tốt quy định về giá sàn thì lại bị chịu thiệt thòi. Hạn chế này lặp đi lặp lại nhiều năm nay nhưng chưa được tháo gỡ". Theo thống kê của VFA, hiện nay có quá nhiều DN tự do xuất khẩu gạo, nhiều DN không có điều kiện kinh doanh, thiếu đầu tư cơ sở vật chất, thiếu chiến lược kinh doanh dài hạn, chỉ tranh mua tranh bán nhất thời theo biến động của thị trường, gây bất ổn, ảnh hưởng đến cân đối cung cầu và giá cả. Cụ thể trong năm 2009 có đến 216 DN xuất khẩu gạo, nhưng chỉ có 63 DN xuất khẩu từ 10.000 tấn trở lên, 15 DN xuất khẩu từ 5.000 - 10.000 tấn, 44 DN xuất khẩu từ 1.000 - 5.000 tấn và có đến 82 DN xuất khẩu dưới 500 tấn/năm. Có DN chỉ xuất 1 tấn. Ông Phạm Văn Bảy - Phó chủ tịch VFA - thừa nhận thực trạng và đề xuất: "Cần thiết có một nghị định mới của Chính phủ để quy định lại các điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo để đáp ứng tình hình mới hiện nay". Liên quan đến những kiến nghị này, ông Nguyễn Thành Biên - Thứ trưởng Bộ Công thương - nói: "Bộ Công thương đang hoàn chỉnh Quy chế xuất khẩu gạo, trong đó các hành vi bán phá giá, vi phạm đăng ký sẽ có các hình phạt thích đáng, nếu DN nào tái phạm nhiều lần có thể bị rút giấy phép xuất khẩu gạo". VFA cũng cảnh báo: "Theo cam kết gia nhập WTO, năm 2011 các công ty đa quốc gia sẽ vào VN và tham gia kinh doanh gạo, vì vậy cạnh tranh sẽ rất gay gắt và rất đáng báo động. Các DN trong nước phải khẩn trương chuẩn bị các điều kiện để cạnh tranh với các DN nước ngoài, tăng cường năng lực mua vào dự trữ, chế biến, bảo quản, khả năng tiếp thị và mở rộng thị trường xuất khẩu". Quang Thuần - Chí Nhân.
|
Giá dầu Brent sắp chạm mốc 80 USD/thùng | Trong phiên giao dịch ngày 17/5, giá dầu châu Á chạm mức cao nhất kể từ tháng 11/2014, trong đó dầu Brent Biển Bắc tiến gần đến mốc 80 USD/thùng do nguồn cung thắt chặt trong khi nhu cầu vẫn mạnh. | Kinh tế | Giá dầu Brent sắp chạm mốc 80 USD/thùng. Ảnh: reuters.
Cụ thể, tại thị trường Singapore, vào lúc 13 giờ 55 phút theo giờ Việt Nam, giá dầu Brent Biển Bắc tăng 0,12% lên 79,40 USD/thùng sau khi có thời điểm chạm mức cao nhất trong hơn ba năm rưỡi qua là 79,49 USD/thùng.
Trong khi đó, giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ tăng 18 xu Mỹ, hay 0,3% lên 71,67 USD/thùng, không xa so với mức 71,92 USD/thùng ghi nhận trong phiên ngày 15/5, mức cao nhất kể từ tháng 11/2014.
Ngân hàng ANZ cho biết giá dầu Brent có khả năng phá vỡ ngưỡng 80 USD/thùng do các nguy cơ địa chính trị tiếp tục hỗ trợ giá vàng đen, và lượng dầu dự trữ của Mỹ bất ngờ giảm xuống càng khiến giới đầu tư "hào hứng" đầu tư vào dầu mỏ. Còn Ngân hàng Morgan Stanley cho biết đã nâng dự báo giá dầu Brent lên mức 90 USD/thùng vào năm 2020 do nhu cầu tăng đều.
Tuần trước, lượng dầu dự trữ của Mỹ đã giảm 1,4 triệu thùng xuống còn 432,34 triệu thùng, từ đó làm dấy lên những lo ngại về khả năng thị trường còn trở nên thắt chặt hơn khi sắp bước vào mùa du lịch Hè thời điểm mà nhu cầu lái xe thường tăng mạnh.
Khánh Ly (Theo Reuters).
|
Chủ tịch HDO ra tay "cứu" Công ty? | (ĐTCK) CTCP Hưng Đạo Container (HDO, niêm yết tại HNX) vừa gây bất ngờ cho thị trường khi công bố nghị quyết sẽ phát hành riêng lẻ 3 triệu cổ phần, với giá 10.000 đồng/CP, cao gấp hơn hai lần thị giá hiện tại và người mua không ai khác chính là ông Trần Văn Hùng, Chủ tịch HDO. | Kinh tế | HDO đã mất đi những khách hàng quan trọng nhất.
Chủ tịch ra tay.
Ngày 2/12/2013, HĐQT HDO đã ra nghị quyết chào bán 3 triệu cổ phần, với giá 10.000 đồng/cổ phần, tương đương 30 tỷ đồng, cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài có đủ năng lực về tài chính, có thể hỗ trợ hoạt động sản xuất - kinh doanh cho Công ty trong ngắn hạn và dài hạn, đồng thời cam kết gắn bó lâu dài với Công ty.
Đáng chú ý, danh sách nhà đầu tư mà HDO sẽ chào bán chỉ có một người, ông Trần Văn Hùng, Chủ tịch HĐQT Công ty.
HDO hiện có vốn điều lệ 94,6 tỷ đồng. Theo báo cáo tài chính HDO công bố gần nhất, tại thời điểm cuối tháng 9/2013, ông Hùng cùng 3 thành viên khác trong gia đình (vợ, chị ruột, em rể) sở hữu 34,72% cổ phần của Công ty.
Tỷ lệ sở hữu của nhóm cổ đông gia đình ông Hùng có thể còn lớn hơn con số này, vì bản cáo bạch phát hành trong tháng 7/2013 cho thấy, một số thành viên khác trong gia đình ông Hùng cũng nắm giữ cổ phiếu HDO. Nếu đợt phát hành thành công, tỷ lệ sở hữu tại HDO của nhóm cổ đông gia đình ông Hùng được nâng lên tối thiểu là 50% cổ phần.
Việc ông Trần Văn Hùng góp 30 tỷ đồng ở thời điểm này đã khiến không ít lời đồn đoán, có thể Công ty đang rất khó khăn về tài chính, nhưng không thể xoay xở được vốn vay nên đích thân Chủ tịch phải ra tay cứu ?(!).
9 tháng đầu năm, HDO lỗ hơn 13 tỷ đồng, kế hoạch lãi trước thuế khá khiêm tốn với 5 tỷ đồng trong năm nay đã trở nên quá xa vời. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ quý III/2013 của Công ty cho thấy, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của Công ty từ đầu năm đến cuối quý này âm 18,5 tỷ đồng. Tại thời điểm cuối tháng 9/2013, HDO có khoản vay và ngắn hạn lên tới 133,8 tỷ đồng, trong khi các khoản phải thu ngắn hạn của Công ty là 69,56 tỷ đồng.
Khó khăn về dòng tiền khiến HDO phải nợ nghĩa vụ thuế. Số thuế phải nộp tại thời điểm cuối tháng 9/2013 là hơn 12 tỷ đồng. Trước đó, trên báo cáo tài chính bán niên 2013 của Công ty có đoạn viết: Công ty đang gặp khó khăn về tài chính nên trong 6 tháng đầu năm 2013 chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước. Tính đến 30/6/2013, ước tính số tiền Công ty phải nộp phạt do chậm nộp thuế theo quy định hiện hành là 2.240.790.059 đồng. Công ty có phát sinh các khoản công nợ tiềm tàng do phát sinh chi phí phạt nộp chậm tiền thuế hay không tùy thuộc vào quyết định của cơ quan thuế.
Vì đâu nên nỗi?
Ngành nghề kinh doanh chính của HDO là sản xuất để bán, cho thuê container dùng để đóng hàng và làm văn phòng di động cho các công trình xây dựng, thủy điện, giàn khoan dầu khí.
Kinh tế khó khăn, nhu cầu vận chuyển hàng hóa giảm, khiến doanh thu của HDO từ đầu năm 2013 đến nay không đạt kỳ vọng, trong khi đó, giá thép cuộn và các phụ kiện, vật tư khác vốn chiếm tỷ trọng khoảng 60% giá thành sản phẩm của Công ty trong thời gian qua có nhiều biến động, khiến tình hình kinh doanh của Công ty rất khó khăn.
Tuy nhiên, nguyên nhân chính khiến HDO rơi vào khó khăn, thua lỗ là Công ty đã mất đi những khách hàng quan trọng nhất. Báo cáo tài chính bán niên của HDO cho biết, Công ty TNHH MTV Vận tải Viễn Dương Vinashin và Công ty TNHH MTV Vận tải biển container Vinalines gặp khó khăn về tài chính nên đang còn nợ HDO hơn 15 tỷ đồng.
Tại thời điểm cuối quý III, Công ty đã trích lập dự phòng 5,5 tỷ đồng cho các khoản nợ của 2 khách hàng trên. Lưu ý rằng, khoản nợ phải thu hơn 15 tỷ đồng từ 2 khách hàng nêu trên mới chỉ được trích dự phòng theo tuổi nợ, chứ không phải theo bản chất rủi ro của nợ, vì thế sắp tới HDO có thể sẽ còn phải trích dự phòng thêm cho khoản nợ này.
Trong khi bản thân đang kinh doanh thua lỗ, khó khăn về tài chính, nhà xưởng, cơ sở hạ tầng và kho bãi của HDO đã qua nhiều năm sử dụng đã xuống cấp, thì nay HDO lại nhận sáp nhập CTCP Cơ khí Vận tải Thương mại Đại Hưng (DHL).
Thực ra 2 công ty này có cùng chủ sở hữu đó là gia đình ông Trần Văn Hùng. HDO đã phát hành 5,5 triệu cổ phiếu để hoán đổi lấy toàn bộ số cổ phiếu của DHL, còn DHL cũng đã hủy niêm yết trên HNX trong tháng 9 vừa qua để sáp nhập vào HDO.
Theo báo cáo tài chính bán niên, 6 tháng đầu năm 2013, DHL lỗ hơn 317 triệu đồng.
Dù Chủ tịch nỗ lực bơm vốn để cứu HDO, nhưng thực thể mới kết hợp hai DN vốn ốm yếu này sẽ vươn lên bằng cách nào? ĐTCKsẽ tiếp tục tìm hiểu để thông tin đến bạn đọc.
>> HDO: Sau sáp nhập, cổ đông ngoại nắm 21% vốn.
>> HDO: Thông báo mua cổ phiếu quỹ.
|
MHB cho vay 100 tỷ đồng mở rộng Nhà máy sợi Việt Đức | BizLIVE - Ngân hàng MHB và Công ty TNHH Thương mại sợi Việt Đức vừa ký kết hợp đồng tín dụng tài trợ dự án Nhà máy sợi Việt Đức giai đoạn II với tổng mức đầu tư 100 tỷ đồng. | Kinh tế | Lễ ký kết hợp đồng tín dụng tài trợ.
Là một trong những dự án lớn nằm trong chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may và các ngành phụ trợ của Chính phủ, Nhà máy sợi Việt Đức được đầu tư quy mô lớn với nhà xưởng rộng 2.997m2, máy móc thiết bị lắp đặt mới 100% nhập khẩu từ nước ngoài.
Với số lượng 15.000 đầu kim (khoảng 30 máy kéo sợi), công ty đã cho ra đời trung bình 4.800 tấn sợi/năm nhằm phục vụ cho các ngành công nghiệp sản xuất sợi, dệt vải và nhuộm.
Dự án đặt tại Tp Thủ Dầu Một - Bình Dương, nhằm mục tiêu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, tạo cơ hội việc làm cho gần 500 lao động và tăng nộp ngân sách nhà nước hàng năm.
Trước đó, Ngân hàng MHB và Ban quản lý các công trình điện miền Trung (thuộc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia) đã ký hợp đồng tín dụng tài trợ dự án công trình Đường dây 220KV Thượng Kon Tum - Quảng Ngãi.
Công trình được xây dựng với tổng đầu tư gần 330 tỷ đồng và có chiều dài 76,5 km từ Thượng Kon Tum đến Quảng Ngãi với nhiệm vụ chính là chuyển tải công suất của nhà máy thủy điện Thượng Kon Tum vào hệ thống điện quốc gia, cung cấp điện năng tin cậy cho phụ tải tỉnh Quảng Ngãi và Bắc Bình Định.
|
Kinh phí được giao khoán có phải đấu thầu? | Theo quy định, đối với kinh phí ngân sách Nhà nước để thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ thì việc mua sắm (bao gồm cả kinh phí được giao khoán và không giao khoán) được thực hiện đấu thầu theo quy định. | Kinh tế | Theo phản ánh của ông Vũ Văn Minh (Hải Phòng), đơn vị ông đang thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ bao gồm kinh phí được khoán và không được giao khoán.
Theo ông được biết, kinh phí không được giao khoán phải thực hiện đấu thầu theo Thông tư số 58/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Ông Minh hỏi, vậy việc mua sắm bằng kinh phí được giao khoán có cần thực hiện đấu thầu không và được quy định tại văn bản nào?
Về vấn đề này, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:
Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết việc sử dụng vốn Nhà nước để mua sắm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan Nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp không loại trừ việc đấu thầu mua sắm đối với các khoản kinh phí giao khoán.
Do vậy, đối với kinh phí ngân sách Nhà nước để thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ thì việc mua sắm (bao gồm cả kinh phí được giao khoán và không giao khoán) được thực hiện đấu thầu theo quy định tại Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 của Bộ Tài chính, Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn Luật.
Chinhphu.vn.
|
DN Hàn Quốc “xông đất” Hà Nam dự án 10 triệu USD | (HQ Online)- Công ty Seoul Electronics&Telecom của Hàn Quốc đã ký Biên bản thỏa thuận đầu tư với Ban quản lý Khu công nghiệp Châu Sơn, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, mở đầu các dự án đầu tư nước ngoài tại tỉnh trong năm 2014. | Kinh tế | Ảnh minh họa. Nguồn Internet.
Theo thỏa thuận, doanh nghiệp Hàn Quốc sẽ đầu tư khoảng 10 triệu USD để xây dựng một nhà máy sản xuất bộ đổi nguồn cho các thiết bị điện tử viễn thông trên nền diện tích 3 ha. Dự kiến, phía tỉnh sẽ cấp phép đầu tư cho doanh nghiệp ngay trước Tết Nguyên Đán sau khi hoàn thành các thủ tục cần thiết, nhằm giúp doanh nghiệp có thể khởi công xây dựng nhà máy ngay sau Tết.
Ông Youngsik Ahn, Giám đốc điều hành của Công ty, đã cảm ơn sự hỗ trợ nhiệt tình của các cơ quan chức năng trong tỉnh. Ông khẳng định: Mục tiêu của Công ty là phát triển vững mạnh tại Việt Nam.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Nam Mai Tiến Dũng chúc mừng Công ty Seoul Electronics&Telecom; trở thành doanh nghiệp đầu tiên quyết định đầu tư vào Hà Nam trong năm nay. Ông Dũng cũng cho biết: Hà Nam dành cả khu công nghiệp Châu Sơn cho các doanh nghiệp Hàn Quốc và sẽ tạo những điều kiện tốt nhất giúp các doanh nghiệp Hàn Quốc phát triển vững mạnh. Hiện có 42 doanh nghiệp Hàn Quốc đang đầu tư tại Hà Nam.
Seoul Electronics&Telecom; là tập đoàn lớn ở Hàn Quốc với tổng cộng 30 công ty con đang hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có công nghiệp phụ trợ./.
Hoàng Nhương.
|
Quảng Nam kêu gọi đầu tư dự án khí - điện 1 tỷ USD | (baodautu.vn) UBND tỉnh Quảng Nam vừa quyết định thành lập Tổ công tác Xúc tiến đầu tư Dự án Nhà máy Khí - Điện vào Khu kinh tế mở Chu Lai. Ông Đinh Văn Thu, Phó chủ tịch UBND tỉnh là Tổ trưởng Tổ công tác có nhiệm vụ làm việc với các bộ, ngành Trung ương và các đơn vị liên quan xúc tiến đầu tư dự án này. >>> Quảng Nam muốn phát triển công nghiệp hàng không >>> Tân Tạo quyết không buông dự án 6,7 tỷ USD | Kinh tế | Bên cạnh đó, theo quyết định do ông Lê Phước Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam ký, Tổ công tác cũng chịu trách nhiệm khảo sát, chọn địa điểm thích hợp để giới thiệu chủ đầu tư triển khai thực hiện Dự án; hỗ trợ và hướng dẫn các thủ tục liên quan đến đầu tư; cũng như tham mưu đề xuất cơ chế ưu đãi đặc thù và những giải pháp hỗ trợ nhà đầu tư triển khai thực hiện Dự án.
Cũng trong văn bản này, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) là chủ đầu tư Dự án.
Trước đó, UBND tỉnh Quảng Nam đã kêu gọi đầu tư vào Dự án Nhà máy Khí - Điện, với tổng vốn đầu tư khoảng 1 tỷ USD. Dự kiến, dự án này sẽ được triển khai trong vòng 5 năm, theo hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài, hoặc liên doanh, với diện tích 300 - 400 ha.
Theo kế hoạch, Dự án được triển khai với mục tiêu thiết lập hệ thống đường ống vận chuyển khí đốt từ biển Đông vào khu vực Dự án; xây dựng tổ hợp nhà máy chế biến khí đốt và sản xuất các sản phẩm từ khí đốt; xây dựng nhà máy phát điện sử dụng khí đốt, hoặc bán khí đốt cho Nhà máy Nhiệt điện Nông Sơn.
Thời gian gần đây, Quảng Nam cũng đã lên kế hoạch xúc tiến đầu tư một số dự án lớn, như Khu liên hợp Công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ Việt - Hàn Chu Lai; Nâng cấp Sân bay Chu Lai và xây dựng Trung tâm Duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa máy bay Chu Lai.
Liên quan đến các dự án này, mới đây, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ đối với các đề xuất, kiến nghị của Quảng Nam. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đồng ý để Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương trao đổi, làm việc với đối tác Hàn Quốc về phương án phát triển Dự án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét đưa Dự án vào chương trình hợp tác chiến lược hai nước Việt Nam - Hàn Quốc.
Hiện nay, Ban Quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai đã ký thỏa thuận nguyên tắc với Công ty C&N; Vina - Hàn Quốc về việc đầu tư Dự án Khu công nghiệp, đô thị, dịch vụ Việt - Hàn Chu Lai, với diện tích 1.600 ha, trong đó Khu công nghiệp Tam Anh 700 ha, khu đô thị - dịch vụ 350 ha, Khu du lịch 550 ha. Hiện tại, Khu công nghiệp Tam Anh với diện tích giai đoạn I là 200 ha, tổng vốn đầu tư 25 triệu USD, đã được cấp chứng nhận đầu tư.
Trong khi đó, với Dự án Nâng cấp Sân bay Chu Lai và xây dựng Trung tâm Duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa máy bay Chu Lai, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu làm rõ tính hiệu quả và sự cần thiết, vì đã có Sân bay quốc tế Đà Nẵng.
Nguyên Đức.
|
Xu thế dòng tiền: Đã đến thời xài đòn bẩy? | Những chuyển biến mạnh mẽ của thị trường tuần qua đã khiến các chuyên gia trở nên hưng phấn và nhận định lạc quan hơn... | Kinh tế | Xu thế dòng tiền hội tụ những chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm đến từ các công ty chứng khoán, là những người bám sát thị trường, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến thị trường thông qua các hoạt động giao dịch, hoạt động tư vấn đầu tư.
Những chuyển biến mạnh mẽ của thị trường tuần qua đã khiến các chuyên gia trở nên hưng phấn và nhận định lạc quan hơn về triển vọng tới đây.
Điểm chung trong các nhận định là trạng thái tích cực của dòng tiền, cũng như mức độ luân chuyển vốn giữa các nhóm cổ phiếu là yếu tố quan trọng tạo nên tâm lý mạnh mẽ trong giao dịch. Sự hỗ trợ của dòng vốn ngoại quay lại mua ròng được đánh giá rất cao, thậm chí được xem là dấu hiệu của khả năng tăng trưởng cao hơn trong ngắn hạn.
Với cách nhìn nhận khá lạc quan, các chuyên gia đều cho rằng khả năng tăng điểm cao hơn trong ngắn hạn là khả thi, với mức điểm thử thách đầu tiên trong khoảng 630 điểm. Điều được chờ đợi nhiều hơn giúp khẳng định xu thế tăng vững chắc là sự vận động tăng của các blue-chips nói chung cũng như dòng tiền tiếp tục cải thiện, thay vì chỉ tăng phụ thuộc vào một số cổ phiếu lớn như GAS.
Đồng loạt các chuyên gia đã tăng cường giải ngân trong tuần này, và người thận trọng nhất cũng nâng mức sở hữu cổ phiếu lên 50% sau khi VN-Index vượt 610 điểm. Khả năng sử dụng đòn bẩy cũng đã được xem xét và còn chờ đợi những tín hiệu xác thực như việc thị trường chống đỡ tốt trước áp lực điều chỉnh ngắn hạn.
Xin chúc mừng những ai đã kiên định niềm tin vào khả năng bứt phá của thị trường. Sau hai tuần vật vã quanh đỉnh 610 điểm, rốt cục VN-Index cũng vượt qua và tuần này tăng tới trên 620 điểm. Giá trị khớp lệnh trung bình hàng ngày cũng xấp xỉ 3.000 tỷ đồng. Anh chị đánh giá sức mạnh dòng tiền của tuần vượt đỉnh này như thế nào?
Dòng tiền luân chuyển vào thị trường trong tuần vừa qua là rất lớn với khối lượng thỏa thuận giá trị cao ở các cổ phiếu VIC và VNM. Bên cạnh đó, giá trị bán ròng của khối ngoại đã bớt đi đáng kể với hơn 56 tỷ đồng và có chút quay sang mua ròng về số lượng cổ phiếu khớp lệnh.
Dòng tiền giúp vượt đỉnh 610 điểm là khá lớn nhưng chưa đạt mức cực đại về giá trị khớp lệnh so với các phiên giao dịch tại vùng đỉnh cũ hồi tháng 4 năm 2014. Điều này cho thấy sự phân hóa cổ phiếu đặc biệt là việc kéo các trụ như VIC, GAS vượt đỉnh cũ như đội quân tiên phong kéo thị trường đi trước một bước trong khi các cổ phiếu còn lại vẫn chưa vượt được mức đỉnh hồi tháng 4.
Nếu diễn biến này còn tiếp tục duy trì, các mốc kháng cự gần có thể sẽ bị bỏ lại đằng sau.
Sức mạnh dòng tiền tuần qua thể hiện ở sự bùng nổ luân phiên của từng nhóm, từng dòng cổ phiếu , lần lượt là dầu khí > chứng khoán > dệt may > bất động sản. Không còn là sự phân hóa đơn lẻ của số ít cổ phiếu, từng đợt bùng nổ luân phiên đều theo cả 1 dòng, 1 nhóm ngành cổ phiếu với khối lượng kéo theo rất lớn. Còn về mức tăng giá, vẫn chưa có gì đáng để nói vì vẫn ở giai đoạn khởi động và nghi ngờ.
Dù tài khoản nhà đầu tư chưa tăng trưởng nhiều trong tuần qua, thậm chí chậm hơn với một vài thời điểm trong tháng 6,7 vừa qua, nhưng tôi cho rằng dòng tiền vào thị trường có một trạng thái tích cực nhất kể từ sau giai đoạn tạo đỉnh tháng 3 trở lại đây.
Dòng tiền chảy mạnh vào nhóm cổ phiếu cơ bản, cổ phiếu đầu cơ dẫn dắt với 2 phiên bùng nổ cuối tuần cho thấy tâm lý nhà đầu tư tốt hơn và thị trường đang có xu hướng tăng điểm rất tốt. Các phiên tăng điểm khá thuyết phục với thanh khoản ấn tượng.
Tôi cho rằng sau khi VnIndex vượt ngưỡng kháng cự 610, những nhà đầu tư giữ quan điểm thận trọng đã quay trở lại thị trường giúp thanh khoản tăng mạnh vào hai phiên cuối của tuần qua. Dòng tiền đang cho thấy sức mạnh, và thanh khoản sẽ sôi động hơn trong thời gian tới khi vòng quay tiền trong thị trường tăng trở lại.
Thị trường vượt đỉnh với thanh khoản cao nhưng tính chất thị trường vẫn rất phân hóa. Tuy chưa có sự đồng thuận giữa các nhóm cổ phiếu nhưng phần nào đã xuất hiện dấu hiệu của dòng tiền lớn, ban đầu tập trung nhóm bluechip, đến phiên cuối tuần xuất hiện ở một số mã bất động sản, đầu cơ.
Thêm nữa là sự trở lại của khối ngoại với 2 phiên mua ròng liên tiếp. Tôi cho rằng đó là những tín hiệu rất tích cực giữ nhiệt cho thị trường.
Sự đồng thuận có thể nhìn thấy ở các nhóm cổ phiếu và cả nhà đầu tư nước ngoài. Thị trường đã mạnh lên mà không cần sự hỗ trợ của thông tin cụ thể nào. Vậy điều gì đã tạo nên sự hưng phấn mạnh mẽ như vậy?
Luôn khó khi tìm ra một lý do nào đó cho thị trường tăng, hay giảm , chỉ khi nó trở nên thật sự rõ ràng : quá trình tăng/giảm đã kéo dài, thì những "thông tin" mới dần dần lộ ra, ngày một nhiều. Nhưng có một cái cốt yếu là kênh chứng khoán đang phản ánh sự hồi phục của nền kinh tế, và thêm nữa, dòng vốn ngoại có xu hướng đảo chiều.
Trong một kỳ nào đó, tôi đã nói về sự tương quan của dòng vốn ngoại, diễn biến cổ phiếu VCB với VN-Index và thị trường chung. Thị trường đã chững lại khi khối ngoại bán ròng, VCB chững lại ở giá 26 - trước điều chỉnh giá (do chốt cổ tức) là 30-31. Nhưng khác với các lần trước đó trong 2 năm gần nhất, VCB đã vượt đỉnh, khối ngoại cũng quay lại mua ròng với chính cổ phiếu này và trên toàn thị trường, trùng với thời điểm đó, VN-Index bứt phá. Cuối cùng thì, vốn ngoại vẫn giữ một vai trò đáng để nhắc tới trong việc dẫn nhịp thị trường.
Như tôi đã nhấn mạnh sự đồng thuận của khối ngoại và nhà đầu tư trong nước là điều kiện cần thiết giúp chỉ số thăng hoa vượt qua đỉnh cũ của năm. Tuy nhiên để duy trì được các mức điểm cao như hiện tại và bứt phá tiếp, các thông tin vĩ mô cần được đưa ra vào lúc này.
Ít nhất, tôi thấy được cam kết của Chính phủ trong việc duy trì mức GDP kế hoạch là 5.8% có thể tạo lên niềm tin cho nhà đầu tư về việc có những biện pháp kích thích kinh tế cần thiết đặc biệt ở các lĩnh vực đang tồn đọng vốn lớn của kinh tế điển hình là lĩnh vực bất động sản, ngân hàng. Sự hưng phấn sẽ tiếp tục được duy trì nếu có các chính sách kích thích thực sự trong các lĩnh vực này trong thời gian tới.
Tôi cho rằng thị trường chưa thể hiện sự hưng phấn, khi mà điểm số trong tuần vừa rồi phần lớn đến từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, nhóm cổ phiếu này ít có sự tham gia của nhà đầu tư nhỏ lẻ.
Hỗ trợ lớn nhất trong tuần rồi, và có thể phát huy tiếp trong tuần tới có lẽ là dòng tiền của khối ngoại. Sau chuỗi bán ròng, khối ngoại đã quay trở lại. Trong khoảng 3 năm trở lại đây, mỗi khi khối ngoại mua ròng thường mua rất quyết liệt, gần nhất là chuỗi mua ròng vào đầu năm khiến VN-Index vượt đỉnh 520 lên 560 rất dễ dàng.
Đôi lúc khi xu hướng thị trường đi vào xu thế tăng, tâm lý nhà đầu tư ổn định vào tốt hơn thì việc mua vào cũng như nắm giữ cổ phiếu càng được các nhà đầu tư đáng giá cao. Tôi cho rằng chính tâm lý chung của các nhà đầu tư đã tác động đến động thái mua vào mọi người đang tin vào chu kỳ tăng điểm mạnh của thị trường sắp tới chú không chỉ vài thông tin tốt nào đó.
Khối ngoại quay trở lại mua ròng sau chuỗi 12 phiên bán ròng liên tiếp, bên cạnh đó với sự hỗ trợ của các blue chips VnIndex đã bứt phá, vượt ngưỡng 610. Theo tôi những yếu tố này đã tạo ra sự tự tin cho nhà đầu tư, trên cơ sở đó dòng tiền đã nhanh chóng quay trở lại.
Các cổ phiếu lớn có vai trò lớn trong việc kéo VN-Index đạt đỉnh cao mới tuần này, nổi bật là GAS. Từ góc độ kỹ thuật, anh chị kỳ vọng thị trường sẽ tiếp tục tăng trưởng đến đâu?
Theo tôi nếu GAS tiếp tục chinh phục các mức cao mới, VN-Index có khoảng 70% để vượt đỉnh 630 điểm (đỉnh của năm 2009 và chu kỳ 05 năm) trong ngắn hạn. Tuy nhiên, sự bứt phá qua ngưỡng 630 điểm có thể tiềm ẩn rủi ro điều chỉnh mạnh trong ngắn hạn.
Ngưỡng kháng cự sắp tới của VN-Index sẽ ở quanh 630 điểm. Tuy nhiên tôi cho rằng với thực tế VnIndex phụ thuộc ngày càng nhiều vào số ít các cổ phiếu vốn hóa lớn sẽ khiến việc dự báo chỉ số trở nên khó khăn hơn.
Tôi cho rằng không chỉ có GAS, các cổ phiếu lớn sẽ thay phiên nhau nâng đỡ cho VN-Index, vì vậy đích đến của thị trường ít nhất cũng đạt tương đương đỉnh năm 2009.
Tuy nhiên, điểm số VN-Index cũng không quan trọng bằng diễn biến các nhóm cổ phiếu đầu cơ, dòng cổ phiếu biểu hiện sức nóng của thị trường một cách chân thực nhất. Tôi đánh giá nhóm này vẫn rất tiềm năng và có khả năng bùng nổ cao sau một thời gian dài tích lũy đi ngang.
Dưới góc độ phân tích kỹ thuật thì VN-Index sẽ tiếp tục chinh phục các đỉnh cao 630 650 điểm và thậm chí 700 điểm.
Trước mắt thì mốc 630 650 điểm là ngưỡng kháng cự rất mạnh nhưng điều gì đến cũng phải đến khi thị trường đang vào uptrend và mọi đều có thể xẩy ra. Dòng tiền đồng thuận đang chảy vào thị trường ngày một tốt hơn.
Trước mắt về mặt kỹ thuật, biên trên của kênh tăng hiện tại hội tụ với vùng đỉnh dài hạn từ năm 2009 đang tạo một kháng cự mạnh ở vùng 620-630 điểm. Nếu động lực thị trường đủ mạnh để vượt nhanh quá kháng cự này, việc đoán đỉnh của thị trường thật sự là... không nên.
Sức mạnh của dòng tiền thật sự thuyết phục trong những ngày qua. Mức độ phân bổ vốn cho cổ phiếu của anh chị hẳn đã được tăng lên?
Sau khi VN-Index vượt qua 610 điểm, tôi đã thực hiện nâng tỷ trọng cổ phiếu lên mức 50%.
Tôi vẫn giữ 80% cổ phiếu, nhưng phân bổ nhiều tập trung vào 2 nhóm: (1) nhóm được khối ngoại mua ròng và (2) nhóm cổ phiếu đầu cơ đi ngang ở vùng thấp.
Việc tăng cường giải ngân đã được ra tăng ngay từ các phiên hồi phục tuần trước khi mà chính tôi nhận định rằng thị trường đang tốt lên và việc vượt qua mốc 610 điểm là sớm xảy ra.
Tỷ lệ cổ phiếu/tiền mặt đã gia tăng mạnh và tôi đã cân nhắc việc sử dụng đòn bẩy ở những cổ phiếu tốt blue chips dẫn dẫn dắt và mid cap tăng trưởng. Tỷ trọng cổ phiếu/tiền mặt đang là 100%/0%. Tôi tin rằng các cổ phiếu như SSI, TCM, FCN... sẽ tiếp tục tăng giá.
Theo tôi mức phân bổ vốn có thể lên tới 80% dành cho các cổ phiếu trụ cột đặc biệt là các cổ phiếu dầu khí, chứng khoán và bất động sản.
Tuy nhiên, việc đảo danh mục và tăng tỷ lệ đòn bẩy vào lúc này nên xem xét thật cẩn trọng và hạn chế vào lúc này. Vị thế bán chủ động sẽ giúp nhà đầu tư bảo toàn vốn cho các vòng quay tiếp theo.
Tôi tăng tỷ trọng lên tối đa, trong đó tăng tỷ trọng PXS ở giá 24.5 vào đầu tuần lên mức 40% danh mục, giải ngân BVS ở mức giá 13.5-13.6, lên mức chiếm 30% danh mục, mua thêm PVX ở mức giá 4.8 lên mức chiếm 20% danh mục.
Một phần nhỏ không đáng kể tiền tôi thực hiện mua thử KSH ở mức 8.9 vào phiên ATO thứ Năm để theo dõi tâm lý đầu cơ hiện tại của thị trường. Mỗi một trend mạnh thường có một vài cổ phiếu "điên" và trường hợp KSH gần giống trường hợp VNH ở trend tăng trưởng trước đó của thị trường.
Tôi sẽ quan sát tiếp thị trường do e ngại về khả năng có một áp lực điều chỉnh ngắn hạn. Nếu thị trường điều chỉnh với áp lực không lớn (thanh khoản thấp khi điều chỉnh) hoặc trạng thái danh mục tiếp tục thuận lợi tôi sẽ cân nhắc việc sử dụng đòn bẩy tài chính.
Các cổ phiếu tôi đang lưu ý cho tuần kế tiếp là VIS - đại diện cho nhóm thép, SCR - đại diện cho nhóm bất động sản, dòng cổ phiếu đầu P nhỏ có thể cũng được xem xét chấp nhận mạo hiểm ở tỷ trọng thấp nếu trào lưu đầu cơ này trở nên rõ nét hơn.
|
Ngóng số liệu việc làm, giá vàng quay đầu giảm | Giá vàng giảm hôm thứ Năm (5/10) trong bối cảnh giới đầu tư chờ đợi báo cáo việc làm vào cuối tuần để đánh giá khả năng Fed tiếp tục nâng lãi suất trong năm nay. | Kinh tế | Ảnh minh họa.
Giá vàng giao tháng 12 kết phiên giảm 3,60 USD, tương đương 0,3%, xuống 1.273,20 USD/ounce. Giá vàng hôm thứ Tư tăng nhẹ dù chỉ số ngành dịch vụ của Mỹ tăng mạnh nhất kể từ giữa năm 2005. Giá vàng đang hướng tới tuần giảm 0,9% sau khi liên tiếp tăng trong 3 tuần trước.
Diễn biến giá vàng. Biểu đồ: Finviz.
Ở thời điểm cập nhật lúc 7h00 sáng theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay đang ở mức 1.268,60 USD/ounce, giảm 0,5% so với mức chốt phiên hôm thứ Tư là 1.274,60 USD/ounce.
Biểu đồ: Kitco.
Tín hiệu giảm của giá vàng chủ yếu do xu hướng thắt chặt tiền tệ, theo Adrienne Murphy, trưởng bộ phận phân tích thị trường tại AvaTrade. Việc tăng lãi suất cũng như thu hẹp bảng cân đối của Fed sẽ tạo ra sức cản lớn đối với giá vàng.
Ngoài ra, giới đầu tư ngày càng trở nên miễn nhiễm đối với các tin tức tiêu cực và bỏ qua vị thế vịnh tránh bão của vàng để đầu tư vào các tài sản rủi ro hơn trong bối cảnh chứng khoán tiếp tục tăng điểm, Murphy nói thêm.
Hiện tại, giới đầu tư đang trong đợi báo cáo việc làm sẽ được công bố hôm thứ Sáu, được cho là sẽ phản ánh tác động của các cơn bão Harvey, Irma và Maria đối với việc tạo việc làm mới trong tháng 9. Các khảo sát dự báo việc làm mới sẽ tăng thêm 75.000, bằng một nửa tháng trước, và tỷ lệ thất nghiệp ở quanh mức 4,4%.
Bộ Lao động Mỹ hôm thứ Năm công bố rằng số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu giảm 12.000 xuống 260.000 đơn trong tuần trước.
Ngoài ra, thâm hụt thương mại Mỹ giảm 2,7% trong tháng 8 xuống mức thấp nhất trong vòng 11 tháng là 42,4 tỷ USD.
Các số liệu kinh tế tích cực được cho là tăng khả năng Fed nâng lãi suất trong năm 2017.
Trong khi đó, chỉ số ICE U.S. Dollar, so sánh đồng bạc xanh với 6 đồng tiền mạnh khác, đã tăng 0,9% từ đầu tuần này. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm ổn định quanh mức 2,347% đầu phiên thứ Năm, so với 2,17% đầu tháng 9.
MINH ANH.
|
Minh Phú lỗ gần 7 tỷ đồng năm 2015 | Báo cáo tài chính hợp nhất do CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (MPC) công bố mới cho thấy kết quả kinh doanh sụt giảm thê thảm của Tập đoàn. | Kinh tế | Cụ thể, quý IV/2015, Công ty đạt doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 3.955 tỷ đồng, lỗ 19 tỷ đồng. Lũy kế cả năm 2015, doanh thu bán hàng của Công ty đạt 12.472 tỷ đồng, giảm mạnh so với mức 15.224 tỷ đồng của năm trước đó. Cả năm, Minh Phú lỗ hợp nhất 6,9 tỷ đồng, trong khi năm 2014, lãi sau thuế đạt 921 tỷ đồng.
Nợ phải trả của Minh Phú cuối kỳ là 6.981 tỷ đồng, giảm nhẹ so với đầu năm, trong đó nợ ngắn hạn là 2.941 tỷ đồng, bằng 1/3 đầu năm, song nợ dài hạn tăng lên 4.000 tỷ đồng, cao gấp 8 lần đầu năm.
Theo giới quan sát, kết quả kinh doanh sụt giảm mạnh của Minh Phú, bên cạnh các nguyên nhân khách quan như giá tôm giảm mạnh, áp lực cạnh tranh gia tăng với các đối thủ trên thế giới, còn có nguyên nhân không nhỏ từ chính tình hình quản trị DN của Công ty.
Anh Việt.
|
Thủ tướng yêu cầu báo cáo việc giá sữa tăng cao | (Chinhphu.vn) - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế, Bộ Tài chính báo cáo gấp Thủ tướng Chính phủ về thông tin việc đưa mặt hàng sữa vào danh mục thực phẩm bổ sung làm cho giá sữa tăng cao như phản ánh trên Chương trình thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV1). | Kinh tế | Bộ Y tế, Bộ Tài chính phải báo cáo về vấn đề này trước ngày 15/9 tới để xem xét, xử lý.
Trước đó, Chương trình Thời sự tối ngày 8/9/2013 của VTV1 có phóng sự phản ánh việc Bộ Y tế đưa mặt hàng sữa vào danh mục thực phẩm bổ sung, từ đó các sản phẩm sữa được loại khỏi danh mục hàng hóa cần phải quản lý giá và làm cho giá sữa tăng cao.
Theo phản ánh của VTV, theo một bảng thống kê giá của một số sản phẩm sữa bột nhập khẩu do Tổng cục Hải quan cung cấp, mức giá nhập khẩu, từ 4-5 USD/hộp (khoảng 80.00- 100.000 đồng), còn giá bán lẻ trên thị trường từ 400.000-900.000 đồng, gấp 5-9 lần giá nhập khẩu.
Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính cho biết, hiện Bộ chưa vào cuộc thanh tra về giá sữa do các sản phẩm này hiện không thuộc diện kiểm soát giá của Cục.
Trong văn bản của các hãng sữa ngoại gửi Cục Quản lý giá, không có sản phẩm nào là sữa mà đa phần là thực phẩm bổ sung, sản phẩm dinh dưỡng. Chỉ với một động tác thay tên đổi họ đơn giản, những sản phẩm mà mọi người đều biết đến là sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi đã nghiễm nhiên ra khỏi danh sách bình ổn giá, nghĩa là không phải đăng ký với Bộ Y tế mỗi lần tăng giá. Đó là lý do trong vòng nửa năm, các hãng sữa ngoại đã tăng giá nhiều lần.
Phan Hiển.
Từ khóa: mặt hàng , giá sữa.
|
Tiêu hủy ngay sản phẩm An cung ngưu hoàng hoàn Triều Tiên có độc | Ngày 27.8, Cục An toàn thực phẩm đã có thông báo chính thức về việc dừng lưu thông, thu hồi, tiêu hủy sản phẩm thực phẩm An cung ngưu hoàng hoàn (Angunguhwanghwan) xuất xứ Triều Tiên có hàm lượng kim loại nặng quá cao. | Kinh tế | Theo Cục An toàn thực phẩm, sản phẩm thực phẩm chức năng Angunguhwanghwan do Công ty Korea General Mannyon Health Corporation Chongryu No2, Taedonggang district Pyongyang, Triều Tiên sản xuất, đã được Công ty TNHH thương mại Mannyon Việt Nam nhập khẩu vào Việt Nam và được Cục An toàn thực phẩm cấp số xác nhận công bố số 12570/2013/ATTP-XNCB ngày 08/07/2013.
Sau khi Viện Kiểm nghiệm thuốc T.Ư lấy mẫu kiểm nghiệm phát hiện sản phẩm thực phẩm chức năng Angunguhwanghwan có hàm lượng thủy ngân và asen cao vượt quá ngưỡng giới hạn cho phép, Cục An toàn thực phẩm đã yêu cầu công ty nhập khẩu sản phẩm này giải trình.
Theo báo cáo của Công ty sản phẩm này được nhập vào Việt Nam vào tháng 6.2014 với số lượng 30 hộp, mục đích để giới thiệu sản phẩm. Trong số này có 4 hộp đã được cơ quan kiểm nghiệm chức năng lấy mẫu kiểm nghiệm và hiện còn lại 26 hộp.
Ngày 27.8, Cục An toàn thực phẩm đã ra quyết định dừng lưu thông, thu hồi, tiêu hủy sản phẩm thực phẩm An cung ngưu hoàng hoàn (Angunguhwanghwan) xuất xứ Triều Tiên có hàm lượng kim loại nặng quá cao và yêu cầu Công ty báo cáo kết quả về Cục An toàn thực phẩm trước ngày 29.8.
|
9 tháng, BCC ước đạt 30 tỷ đồng lợi nhuận | (ĐTCK) Ông Lê Huy Quân, người công bố thông tin của CTCP Xi măng Bỉm Sơn (BCC) cho biết, 9 tháng đầu năm nay, Công ty tiêu thụ hơn 2,88 triệu tấn xi măng/clinker, bằng 107% so với cùng kỳ, ước lợi nhuận trước thuế 30 tỷ đồng. | Kinh tế | Quý IV/2012, BCC đặt mục tiêusản xuất 732.000 tấn xi măng/clinker, tiêu thụ hơn 1,1 triệu tấn sản phẩm, đạt doanh thu trên 1.023 tỷ đồng.
Ông Quân cho biết, BCC đang tập trung nghiên cứu chế độ chạy lò hợp lý để nâng cao năng suất, ổn định chất lượng và giảm tiêu hao năng lượng; khai thác triệt để các phương thức vận chuyển, bảo đảm nguồn cung xi măng cho các địa bàn chiến lược: Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.
|
Tăng giá không phải lời giải cho bài toán thiếu điện | Đây là phát biểu của TS Vũ Đình Ánh, Phó viện trưởng Viện KH thị trường giá cả (Bộ Tài chính) tại cuộc hội thảo xung quanh dự thảo về tăng giá điện của Bộ Công thương tổ chức sáng qua (28/9), do Vụ Năng lượng (Bộ Công thương) tổ chức. | Kinh tế | Theo ông Ánh, muốn vận hành được giá điện theo cơ chế thị trường, cần có cách tiếp cận đồng bộ cả từ phía cung, phía cầu, cũng như thể chế quản lý vận hành thị trường điện. EVN luôn kêu lỗ, thiếu vốn để sản xuất, nhưng chính EVN lại dành hàng nghìn tỷ đồng đầu tư ra ngoài ngành, từ viễn thông đến bất động sản". Đồng quan điểm trên, TS Nguyễn Quang A cũng cho rằng, nếu có nhiều nhà cung cấp một loại hàng hóa hay dịch vụ, thì có thể tổ chức việc cung ứng trên cơ sở thị trường. Còn nếu chỉ có một nhà cung cấp (hay một người mua) thì đương nhiên sẽ xuất hiện tình trạng độc quyền. TS Quang A đưa ra phương hướng, cần phải tổ chức hệ thống điện dựa trên nguyên tắc: Phân rã hệ thống điện thành 5 bộ phận: Các nhà sản xuất là các nhà máy điện; hệ thống truyền tải điện quốc gia; các hệ thống bán lẻ điện; các tổ chức mua bán điện trung gian và các hộ tiêu dùng điện. Hệ thống này vận hành theo phương thức sau: Các tổ chức phát điện hoạt động theo cơ chế thị trường có thể bán điện cho nhiều người mua; Hệ thống truyền tải điện quốc gia hoạt động như một công ty công ích do nhà nước sở hữu (trên cơ sở thu phí chuyển tải). Nhiều nhà bán lẻ hoặc bán buôn hoạt động một cách độc lập tại các khu vực địa lý khác nhau và có thể cạnh tranh với nhau để mở rộng hay thâu tóm địa bàn và khách hàng. Tất cả các tổ chức độc lập này hoạt động dưới sự giám sát kỹ thuật và chính sách của tổ chức điều tiết độc lập, là Cục Điện lực Việt Nam.
|
Cần 'cú hích' cho những hãng hàng không chủ lực | Các chuyên gia cho rằng việc mở rộng đội tàu bay là tất yếu và cần khuyến khích các hãng nội địa xây dựng chính sách giá vé hợp lý, thu hút được nhiều đối tượng đi lại bằng đường hàng không. | Kinh tế | Theo Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), ngành hàng không tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương mang tới 33 triệu việc làm và đóng góp 700 tỷ USD vào GDP khu vực. Dự báo trong 30 năm tới, ngành công nghiệp này sẽ tạo ra 70 triệu việc làm và 1.300 tỷ USD.
"Nếu chúng ta có thể khai thác được tiềm năng của ngành này thì sẽ tạo ra lượng việc làm và đóng góp kinh tế tương ứng ông Tony Tyler, Giám đốc điều hành kiêm CEO của IATA nhận định.
Đây thực sự là cơ hội vàng để ngành hàng không Việt Nam phát triển, vươn lên trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, chiến lược, có vị thế trong khu vực.
Tiến sĩ Lưu Bích Hồ (nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng, cần nhìn nhận tốc độ tăng trưởng duy trì ở mức 2 con số mỗi năm của ngành hàng không Việt Nam ở một góc nhìn bao quát, tổng thể hơn thay vì lo ngại phát triển nóng. Điều này thể hiện rõ qua hệ thống sân bay, đường bay, lực lượng máy bay...
Theo ông Lưu Bích Hồ, quan ngại về việc thị trường hàng không tăng trưởng quá nhanh là không có cơ sở bởi trên thực tế nhu cầu đi lại, giao thương, du lịch của người dân tăng mạnh trong những năm qua là có thật, chủ yếu do kinh tế đất nước phục hồi tốt và do các hãng đã xây dựng chính sách giá vé hợp lý, thu hút được nhiều đối tượng đi lại bằng đường hàng không.
Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia vẫn cho rằng, nếu không nắm bắt và đáp ứng kịp thời nhu cầu thực tế của hành khách ngày càng tăng, các hãng hàng không nội địa có thể sẽ thua trên chính sân nhà, mất thị phần vào tay các hãng hàng không nước ngoài.
Do đó, các chuyên gia cho rằng việc mở rộng đội tàu bay là tất yếu và cần khuyến khích các hãng nội địa xây dựng chính sách giá vé hợp lý, thu hút được nhiều đối tượng đi lại bằng đường hàng không. Cùng với đó, để thị trường hàng không phát triển cũng cần xây dựng một môi trường kinh doanh minh bạch, bình đẳng và những cú hích để đẩy nhanh tiến độ các dự án phát triển, mở rộng hạ tầng tại Tân Sơn Nhất và Nội Bài.
Khảo sát cho thấy, công suất khai thác chỉ có Cảng hàng không Tân Sơn Nhất vượt quá nhưng đã có các biện pháp giải quyết ngắn hạn như có thể kêu gọi xã hội hóa, đầu tư mở rộng nhà ga, sân đỗ, kết hợp với các dự án cải thiện hạ tầng quanh sân bay của TPHCM đang triển khai và dự án cải thiện năng lực về tổ chức vận hành, cất/hạ cánh.
Giáo sư Nguyễn Thiện Tống, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Kỹ thuật hàng không, Đại học Bách khoa TPHCM đánh giá nếu các giải pháp ngắn hạn này được triển khai mạnh mẽ, trước mắt, vấn đề quá tải tại Tân Sơn Nhất sẽ được giải quyết, bảo đảm Tân Sơn Nhất có thể nâng công suất khai thác lên gấp đôi so với hiện tại và đủ sức phục vụ 50 triệu lượt hành khách.
Phan Trang.
|
Băn khoăn chuyện 'giải cứu' xăng E5 | Từ ngày 1/1/2018, các doanh nghiệp chỉ được phép sản xuất, kinh doanh xăng sinh học E5 A92 và xăng khoáng A95, còn xăng khoáng A92 chính thức bị khai tử. Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp và chuyên gia, chi phí sản xuất ethanol hiện nay khá cao. Nếu không có biện pháp, người tiêu dùng sẽ bị thiệt thòi khi buộc phải dùng xăng E5. | Kinh tế | Theo các chuyên gia, giá xăng E5 thời gian tới phải rẻ hơn từ 1.000 đồng - 1.500 đồng/lít so với xăng A95 mới thu hút được người dùng. Ảnh: Như Ý.
Giá bán cao.
Bộ Công Thương cho biết, để chuẩn bị cho việc chỉ cho phép sản xuất kinh doanh xăng E5 A92 và xăng khoáng A95 từ 1/1/2018, Bộ Công Thương đã thành lập đoàn công tác làm việc với các đầu mối sản xuất và kinh doanh xăng dầu, nhà máy sản xuất ethanol sinh học nhằm đôn đốc các đơn vị thực hiện kinh doanh xăng E5 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Theo tính toán, trong trường hợp chuyển toàn bộ việc tiêu thụ xăng A92 sang xăng sinh học E5 A92, dự báo tổng lượng xăng E5 A92 tiêu thụ trên cả nước ước đạt 5,357 triệu m3.
Còn thông tin từ các doanh nghiệp (DN) xăng dầu đầu mối, để triển khai lộ trình thay thế xăng A92 bằng xăng E5, các DN gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện, chưa kể phải tốn một khoản tiền không nhỏ khi chuyển đổi sang kinh doanh E5. Ước tính tùy theo quy mô mà chi phí đầu tư cho trạm phân phối khác nhau nhưng bình quân một trạm tốn khoảng 10 tỷ đồng. Bên cạnh đó, dù có tới 29 DN đầu mối nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu, nhưng gánh nặng đầu tư để chuyển đổi và thực hiện việc phối trộn xăng sinh học E5 chủ yếu dồn hết lên vai của một số DN, trong đó có PV Oil, Petrolimex, Saigon Petro, Thành Lễ.
Ông Trần Minh Hà, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Dầu khí TPHCM (Saigon Petro) cho biết, dù có sẵn bể chứa, chỉ đầu tư cấy thêm hệ thống đường ống dẫn cồn để hòa tan với xăng cũng tốn của DN 1 tỷ đồng. Còn nếu tính cả tiền đầu tư bồn cấp phép thì chi phí cũng nhẹ nhàng tới 10 tỷ đồng. Hiện mức tiêu thụ xăng E5 của Saigon Petro khá thấp, chỉ đạt 5%-7% mỗi tháng. Xăng E5 hiện chỉ rẻ hơn xăng A92 hơn 100 đồng thì làm sao thu hút được người tiêu dùng. Bộ Tài chính đang có giải pháp là sẽ giảm thuế xăng E5 bằng 80% thuế của xăng khoáng. Nếu giảm thuế như vậy mới có độ chênh lệch khoảng 1.500 đồng/lít so với xăng A95. Khi đó chắc chắn người dân sẽ đổ xăng E5, đặc biệt là các hãng xe taxi, ông Hà phân tích.
Đại diện một DN xăng dầu đầu mối cũng cho rằng, vấn đề chính của xăng E5 hiện nay là giá bán khá cao, gần như tương đương với giá bán của xăng A92. Việc xăng sinh học tiêu thụ chậm, tỷ lệ hao hụt cao và chiết khấu không hấp dẫn cũng là những vấn đề mà các DN đầu mối và các đại lý kinh doanh xăng dầu không mấy mặn mà kinh doanh trong thời gian qua. Khi DN chuyển sang kinh doanh E5 phải đầu tư nhiều tiền. Tiền đầu tư này sẽ tính vào giá bán xăng, nên về mặt chi phí người dân sẽ không được lợi gì hơn so với dùng xăng A92 trước đây, vị này cho biết.
Số liệu từ Sở Công Thương TPHCM cũng cho thấy, trong tổng số 533 cửa hàng xăng dầu ở thành phố thì có 240 cửa hàng có bán xăng sinh học E5. Tuy nhiên lượng tiêu thụ bình quân chỉ đạt 8.053 m3 mỗi tháng, chiếm 6,2% sản lượng tiêu thụ xăng dầu ở thành phố. Đã có DN từng gửi văn bản đề nghị cơ quan quản lý tạm ngưng kinh doanh xăng E5.
Để thị trường tự quyết định.
Một chuyên gia về xăng dầu cũng cho rằng, bên cạnh xóa sổ xăng A92, đưa xăng E5 vào thay thế còn có câu chuyện liên quan đến hai nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Dung Quất và Bình Phướccủa Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) phải dừng sản xuất, đắp chiếu thời gian qua do chi phí tăng cao, giá thành cao và thua lỗ lớn. Hai nhà máy này nếu đưa vào khởi động trở lại vào cuối năm 2017 như đề xuất mới đây của Bộ Công Thương sẽ giúp cung ứng cho thị trường khoảng 200.000m3/năm.
Cũng theo chuyên gia này, dù khởi động lại hai dự án này, việc duy trì hoạt động của hai nhà máy sẽ là bài toán rất lớn. Theo đó, dự án Nhà máy sản xuất bio-ethanol Dung Quất (Quảng Ngãi) hiện đã bị đội vốn 2.219 tỷ đồng và chỉ hoạt động cầm chừng, thậm chí không vận hành nhưng vẫn phát sinh nhiều chi phí. Còn dự án Nhà máy ethanol Bình Phước bị đội vốn lên hơn 1.700 tỷ đồng.
Nhà máy Dung Quất năm 2014 lỗ khoảng 164 tỷ đồng còn ethanol Bình Phước dù hoàn thành tháng 3/2013 nhưng chỉ hoạt động được 5 đợt với sản lượng hơn 16 triệu lít xăng ethanol. Do giá thành sản phẩm cao, tiêu thụ hạn chế nên từ tháng 4/2013 đến nay, nhà máy này hầu như không vận hành thương mại, dự tính mỗi năm dự án bị lỗ khoảng 200 tỷ đồng. Chỉ cần nhìn vào các con số lỗ và chi phí đầu tư có thể thấy việc các nhà máy này khi khởi động lại sẽ gặp nhiều khó khăn vì giá ethanol khó có thể cạnh tranh với nguồn nhập khẩu. Chưa kể nguồn nguyên liệu cũng là thách thức lớn. Đổ thêm tiền vào nhà máy này mà hàng sản xuất ra giá cao, không bán được hàng thì lại chết, vị này phân tích.
Phải tính toán cẩn thận theo cả hai chiều lợi và hại là quan điểm của Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam (VINPA) Phan Thế Ruệ khi trao đổi với PV Tiền Phong về việc triển khai thay thế xăng A92 bằng xăng sinh học E5. Theo ông Ruệ, khi triển khai rộng sẽ nảy sinh câu chuyện nếu ethanol do các nhà máy trong nước sản xuất bán giá cao hơn giá nhập khẩu thì sẽ bị các DN xăng dầu đầu mối quay lưng. Điều này là dễ hiểu do cơ chế thị trường khó có thể bắt DN phải mua nguồn trong nước nếu nguồn trong nước đắt hơn nhập khẩu. Chưa kể, hiện ethanol trong nước được làm từ sắn trong khi ở nước ngoài ho sản xuất chủ yếu bằng ngô.
Ngô ở Mỹ nhập về Việt Nam chỉ 4.000 đồng/kg. Sắn mua trong nước cũng ở mức 3.500 - 4.000 đồng/kg, chưa kể hao hụt trong quá trình chế biến. Như vậy ethanol trong nước sản xuất ra làm sao cạnh tranh được với giá ethanol nhập khẩu. Ethanol trong nước sản xuất ra, dù có thừa, mà bán đắt thì cũng chả ai mua. Sản xuất ra giá phải cạnh tranh, ông Ruệ nhấn mạnh.
Cũng theo Chủ tịch VINPA, nhiệm vụ của Bộ Công Thương không phải là khôi phục các nhà máy ethanol nghìn tỷ đắp chiếu thời gian qua để tạo nguồn cung cấp cho các DN đầu mối bằng mọi giá. Chưa kể, dù có khôi phục các nhà máy bằng mọi giá nhưng với công nghệ của các nhà máy, với cách làm ethanol của các DN hiện nay sẽ không bao giờ cạnh tranh nổi với nước ngoài. Khi nhập khẩu ethanol để pha trộn thành E5 A92, chắc chắn giá bán sẽ tăng cao, không thấp như hiện nay, ông Ruệ nói.
Nhà máy Nhiên liệu sinh học của Công ty TNHH Tùng Lâm hiện vẫn sản xuất đều nhưng gặp khó do không bán được. Nếu bán bằng giá nhập khẩu thì lỗ chết luôn. Chưa kể khi các nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học đi vào hoạt động, nông dân sẽ nâng giá bán sắn. Các nhà máy đắp chiếu nếu hoạt động lại phải có giá thành bằng giá nhập khẩu mới bán được hàng.
Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam (VINPA) Phan Thế Ruệ.
Phạm Tuyên.
|
Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Đài Loan | Đài Loan được biết đến là một nền kinh tế năng động với có quy mô hơn 23 triệu người tiêu dùng, tổng GDP đạt 474 tỷ USD và thu nhập bình quân đầu người là 20.364 USD. Trong 10 năm trở lại đây, Đài Loan luôn là một trong những khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, bình quân đạt 4,8%/năm. | Kinh tế | CôngThương - Sau khi tăng trưởng âm vào năm 2009 do bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu thì kinh tế Đài Loan đã tăng trở lại vào năm 2010 và 2011 lần lượt đạt 13,4% và 8,37%. Năm 2012, cùng với đà suy thoái của kinh tế toàn cầu, kinh tế Đài Loan cũng rơi vào vòng xoáy của đà sụt giảm tăng trưởng, dẫn đến tăng trưởng GDP cả năm chỉ đạt 2,17%.
Sau hơn 20 năm kể từ khi Đài Loan và Việt Nam bắt đầu có sự giao lưu về kinh tế, thương mại, Đài Loan luôn được coi là một trong những đối tác quan trọng về thương mại và đầu tư của Việt Nam. Hiện nay, Đài Loan là đối tác thương mại lớn thứ 5 của Việt Nam. Xét riêng về nhập khẩu, Đài Loan là đối tác Việt Nam nhập khẩu lớn thứ 4, nhưng về xuất khẩu, Đài Loan mới chỉ là đối tác xuất khẩu lớn thứ 16 của Việt Nam. Thống kê này cho thấy sự thiếu cân bằng trong cán cân thương mại giữa hai Bên, đồng thời nhấn mạnh cần phải chú trọng hơn nữa công tác thúc đẩy xuất khẩu, khai thác thị trường đầy tiềm năng này.
Trong vòng hai mươi năm qua, do có sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế nên cơ cấu hàng hóa trao đổi giữa Việt Nam và Đài Loan khá khác biệt và mang tính bổ sung cao. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Đài Loan là các mặt hàng như điện thoại các loại và linh kiện, hàng dệt may, nông lâm thủy sản, cao su, máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác, giấy và các sản phẩm từ giấy, gỗ và sản phẩm gỗ, giầy dép các loại, sản phẩm gốm sứ, máy vi tính và sản phẩm điện tử, linh kiện...với hàm lượng giá trị xuất khẩu thấp. Về cơ bản, các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Đài Loan trong hai mươi năm qua có thể chia thành 3 nhóm chính: nhóm nông lâm thủy sản, nhóm nguyên nhiên liệu và khoáng sản, nhóm công nghiệp chế biến. Trong giai đoạn từ 2004 - 2009, nhóm mặt hàng nông lâm thủy hải sản và nhóm mặt hàng nguyên nhiên liệu và khoáng sản là nhóm chiếm tỷ trọng lớn và là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Kể từ năm 2009 đến nay, cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Đài Loan đang có những chuyển biến tích cực theo hướng bền vững hơn. Tỷ trọng nhóm mặt hàng nguyên nhiên liệu và khoáng sản thô xuất khẩu giảm dần và nhóm mặt hàng công nghiệp chế biến và nhóm mặt hàng nông lâm thủy sản đã dần trở thành nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Đài Loan. Theo đó, tỷ trọng nhóm hàng nông lâm thủy sản trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng từ 18,66% năm 2004 lên mức 20% năm 2012, nhóm nguyên liệu và khoáng sản giảm từ 0,99% xuống còn 0,3%, trong khi nhóm hàng công nghiệp chế biến tăng từ 35,28% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam lên 41,5% năm 2012.
Có thể nói, Đài Loan là thị trường nhiều tiềm năng với thị hiếu đa dạng, đồng thời đóng vai trò trung gian cho rất nhiều loại sản phẩm của Việt Nam sang các thị trường Âu, Mỹ và Đông Á. Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu dùng của cộng đồng người Việt đông đảo (khoảng hơn 200 nghìn người, chiếm 1% dân số Đài Loan) tại Đài Loan sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại song phương cũng như tuyên truyền về thói quen tiêu dùng các mặt hàng trong nước tại Đài Loan.
Tuy nhiên, Đài Loan cũng là một thị trường không dễ xâm nhập do chủ trương duy trì các tập quán thị trường trong nước và buôn bán với bạn hàng truyền thống. Bên cạnh đó, Đài Loan cũng áp dụng những tiêu chuẩn, quy định khắt khe về an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm nghiệm kiểm dịch, chính sách thuế và phi thuế đối với hàng nông lâm thủy sản nhập khẩu. Những quy định này cũng thường xuyên được điều chỉnh, sửa đối, gây không ít khó khăn cho các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam.
Để có thể khai thác hiệu quả tiềm năng của thị trường Đài Loan, tận dụng tối đa cơ hội nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sang thị trường này, cùng với sự hỗ trợ về mặt chính sách của Nhà nước, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải chủ động nghiên cứu tìm hiểu thị trường, và quan trọng hơn là phải tự ý thức trong việc quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường năng lực cạnh tranh, không chỉ để thỏa mãn những yêu cầu của đối tác nhập khẩu mà còn góp phần quan trọng trong việc nâng cao giá trị xuất khẩu.
Theo moit.gov.vn.
PHẢN HỒI.
|
Vì sao có 5-7 thứ trưởng mà vẫn 'đầu tắt mặt tối'? | Ở Việt Nam, các bộ có 5-7 thứ trưởng mà lúc nào cũng 'đầu tắt mặt tối'. Cơ chế bộ chủ quản ở Việt Nam còn nặng, cán bộ thích chủ quản hơn là xây dựng thể chế. | Kinh tế | Đây là thực tế được chuyên gia kinh tế đưa ra tại hội thảo Kinh tế Việt Nam: Động lực tăng trưởng và giải pháp thúc đẩy, do Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam tổ chức ngày 15-11 ở Hà Nội.
PGS-TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cho rằng tăng trưởng GDP hằng năm của Việt Nam có vẻ tốt nhưng tăng trưởng dài hạn có vấn đề.
GDP tăng trưởng không tồi nhưng cơ cấu ít thay đổi, nền kinh tế chậm trưởng thành, doanh nghiệp Việt chậm lớn, khó lớn. Vậy vì sao GDP tăng trưởng cao (6,5%/năm) mà nền kinh tế vẫn chậm lớn? - TS Thiên đặt vấn đề.
Bên cạnh đó, theo các chuyên gia kinh tế, họp hành nhiều, bộ máy biên chế cồng kềnh, thủ tục nhiêu khê chính là điểm nghẽn của tăng trưởng.
Dẫn chứng về điều này, TS Trần Đình Thiên cho biết thực trạng họp lu bù là phổ biến và là bệnh nan y hiện nay. Một phường ở quận 1 (TP.HCM) có ba lãnh đạo, bình quân mỗi lãnh đạo họp hai cuộc/ngày, có ngày cả ba lãnh đạo cùng đi họp ở quận. Nhận giấy mời họp của cấp trên thì không thể không đi, nhưng đi hết thì ở phường không còn lãnh đạo trực, giải quyết công việc. Nếu cử chuyên viên đi họp thay thì quận phê bình.
Họp nhiều thì không thể hiện được vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu. Cũng vì tình trạng sợ trách nhiệm, đùn đẩy công việc dẫn đến tiến độ chậm, làm phát sinh thêm họp hành. Họp nhiều gắn với cơ chế ra quyết định và chịu trách nhiệm không gắn với trách nhiệm cá nhân - TS Thiên dẫn chứng.
TS Trần Đình Thiên còn cho rằng bộ máy hành chính cồng kềnh còn được thể hiện ở mỗi bộ của Việt Nam có 5-7 thứ trưởng mà lúc nào cũng đầu tắt mặt tối. Ở các nước phát triển thậm chí không có thứ trưởng mà công việc vẫn chạy trơn tru.
Trong đó, các bộ của các nước không can thiệp sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh mà chỉ tập trung xây dựng cơ chế, chính sách. Cơ chế bộ chủ quản ở Việt Nam còn nặng, cán bộ thích chủ quản hơn là xây dựng thể chế.
Ngoài ra ở các nước, thủ trưởng mỗi cấp có quyền, có trách nhiệm rõ ràng, có quyền quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định. Còn ở Việt Nam, ai cũng kêu không có thực quyền, thiếu thể chế giao quyền và chịu trách nhiệm rõ ràng, do đó phổ biến tình trạng cấp dưới hất lên trên. Thủ trưởng không kham nổi nên phải có nhiều cấp phó đỡ hộ.
Việc phân công trong lãnh đạo bộ ở Việt Nam thường chia cắt, lập các vương quốc gồm một số tổng cục, cục, vụ, do một phó đứng đầu, không phân công theo lĩnh vực quản lý nhà nước. Thiếu phối hợp ngang giữa các vụ, cục và giữa các bộ làm cho bộ máy càng cồng kềnh và kém hiệu quả.
Cách làm việc tập thể, quyền hạn và trách nhiệm người đứng đầu không rõ ràng nên nhiều ban bệ rắc rối, họp hành triền miên. Mà đã họp là theo cấp, cán bộ đi họp phải đúng đẳng cấp - ông Thiên nhấn mạnh.
TS Trần Đình Thiên: "Ở các nước phát triển thậm chí không có thứ trưởng mà công việc vẫn chạy trơn tru". Ảnh: VGP.
Do đó, vị này đề xuất cần tổ chức bộ máy theo chức năng, đề cao chế độ chịu trách nhiệm cá nhân và nguyên tắc hợp đồng. Bỏ cơ chế tuyển biên chế dựa vào chứng nhận bằng cấp. Bộ chủ quản chuyển thành Bộ Thiết kế chính sách-Xây dựng thể chế. Tập trung dọn dẹp các cơ chế, điều kiện kinh doanh trói buộc doanh nghiệp.
TRÀ PHƯƠNG.
|
Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐVN Trần Thanh Hải: Công đoàn phải sâu sát hơn nữa với người lao động | Nhân dịp Ngày Quốc tế Lao động (1.5) và Tháng Công nhân năm 2015, trao đổi với Báo Lao Động, Phó Chủ tịch thường trực Tổng LĐLĐVN Trần Thanh Hải khẳng định, từng cấp CĐ phải sâu sát hơn với NLĐ, phải hiểu hơn hoàn cảnh của NLĐ để tạo ra một sự chia sẻ, một lối sống văn hóa của những người đồng nghiệp với nhau và để NLĐ luôn yên tâm khi có tổ chức CĐ ở bên cạnh. Phó Chủ tịch cho biết: | Kinh tế | Phó Chủ tịch thường trực Tổng LĐLĐVN Trần Thanh Hải: Tổng LĐLĐVN rất mong các cấp CĐ, trong Tháng CN năm nay (2015), sẽ căn cứ vào tình hình thực tiễn để tổ chức các hoạt động phù hợp, hướng vào các hoạt động thiết thực cho sự phát triển của DN, chăm lo t.
- Thời gian qua, hoạt động của tổ chức CĐ ngày càng phát triển sâu rộng, thiết thực, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho đoàn viên, NLĐ.
Thứ nhất: CĐ đã tích cực, chủ động tham gia xây dựng chủ trương, chính sách pháp luật thể hiện được chức năng lớn của CĐ là đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của NLĐ và đạt được những kết quả quan trọng. Việc Quốc hội thông qua Luật CĐ sửa đổi 2012, Bộ luật LĐ 2012, Hiến pháp 2013 và nhiều văn bản khác tạo điều kiện quan trọng để thực thi những chính sách theo hướng ngày càng chăm lo NLĐ tốt hơn. Gần đây, tổ chức CĐ căn cứ vào thực tế đời sống của NLĐ, kiên trì đề xuất với Hội đồng Tiền lương quốc gia nhằm cải thiện nâng cao dần thu nhập cho NLĐ; tham gia với Quốc hội để có sự điều chỉnh tiền lương cho NLĐ có mức lương thấp.
Thứ hai: Phong trào thi đua yêu nước, trọng tâm là phong trào LĐ giỏi - LĐ sáng tạo, Giỏi việc nước, đảm việc nhà lan tỏa mạnh mẽ. Bằng ý thức trách nhiệm, tinh thần LĐ sáng tạo, khát vọng của thế hệ hôm nay về sự phồn vinh, thịnh vượng, các điển hình tiên tiến của tập thể, cá nhân nở rộ với những giá trị làm lợi có ý nghĩa to lớn, khẳng định lực lượng LĐ có vai trò quan trọng và trực tiếp, thúc đẩy sự phát triển KTXH. Đặc biệt là phong trào thi đua ở những công trình trọng điểm quốc gia đã hình thành khí thế LĐ tích cực, góp phần quan trọng đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo chất lượng, sớm đưa các công trình phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sử dụng hiệu quả đồng tiền của nhân dân.
Thứ ba: Hoạt động chăm lo cho NLĐ được các cấp CĐ tập trung thực hiện với nhiều hoạt động phong phú. Hiện nay, cuộc sống của NLĐ còn nhiều khó khăn, các cấp CĐ ý thức rõ trách nhiệm đại diện của mình và có nhiều nỗ lực trong việc xác định các yêu cầu bức thiết nhất, xây dựng các phương thức thực hiện nên mang lại kết quả chăm lo cho số lượng lớn NLĐ. Điển hình như chương trình Mái ấm CĐ năm 2014 bằng nhiều năm trước cộng lại; Tết Ất Mùi năm 2015 được bổ sung thêm chương trình Tết Sum vầy cho NLĐ ở KCN Thăng Long - Hà Nội, các cấp CĐ vừa được sự tham gia của cả hệ thống chính trị, vừa tập trung chăm lo đối với NLĐ ở các DN có chủ bỏ trốn, nợ lương. Nhờ vậy góp phần tạo thêm niềm vui, hạnh phúc cho NLĐ. Bên cạnh đó, các cấp CĐ tiếp tục có nhiều biện pháp thích hợp để kịp thời giải quyết các bức xúc của NLĐ, ổn định tình hình an ninh trật tự xã hội, góp phần tạo ra môi trường đầu tư ngày càng tốt hơn, trên cơ sở đó huy động được nhiều nguồn lực góp phần phát triển kinh tế xã hội.
Thưa đồng chí, trong thời gian sắp tới, các cấp CĐ cần tập trung quan tâm đến những vấn đề gì?
- Phải thực hiện thật tốt việc đại diện bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho NLĐ trên cả 2 lĩnh vực chính: Từng cấp CĐ tham gia cùng chính quyền, các ngành chức năng để tổ chức và triển khai những thiết chế đã được Quốc hội cũng như Chính phủ ban hành; tập trung tham gia hoàn thiện các chính sách pháp luật để bảo vệ quyền lợi cho NLĐ ngày càng tốt hơn. Trước mắt, CĐ cần tập trung tham gia ý kiến đối với các dự án luật tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII, nhất là các dự án luật có liên quan trực tiếp đến quyền lợi của NLĐ. Đồng thời, các cấp CĐ cần đổi mới mạnh mẽ công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật với những hình thức phù hợp để NLĐ nắm vững quyền lợi được luật pháp quy định, từng bước tạo điều kiện cho NLĐ có đủ khả năng chủ động bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Mặt khác, các cấp CĐ phải phát hiện cho được những đơn vị cố tình vi phạm quyền lợi hợp pháp của NLĐ để cùng ngành chức năng thực hiện tốt nhiệm vụ tham gia kiểm tra, giám sát, thanh tra như hiến pháp quy định; có dũng khí, sử dụng tốt các thiết chế của CĐ để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của NLĐ.
Nhiệm vụ trung tâm của các cấp CĐ là công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS, phấn đấu năm 2015, Tổng LĐLĐVN phải đạt được mốc 9,1 triệu đoàn viên CĐ. Nhiệm vụ này rất khó khăn nhưng sẽ là thực tiễn quan trọng để thực hiện mục tiêu năm 2016 là năm Phát triển đoàn viên - thành lập CĐCS, làm nền tảng đến hết nhiệm kỳ này đạt 10 triệu đoàn viên. Một vấn đề quan trọng của tổ chức CĐ là khẩn trương nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ CĐ theo hướng chuyên nghiệp hóa, nhất là cán bộ CĐ chuyên trách ở CĐCS và cán bộ CĐ cấp huyện trở lên. Những DN đủ điều kiện thì xúc tiến thành lập cán bộ chuyên trách CĐ, để làm sao vừa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, vừa phát triển đội ngũ cán bộ CĐ ngày càng vững mạnh và gần hơn với NLĐ. Tư duy của cán bộ CĐ phải là tư duy hành động, phải hướng mọi hoạt động về cơ sở, phục vụ cho cơ sở, vì đoàn viên, NLĐ.
Các cấp CĐ phải không ngừng đầu tư để có những hoạt động chăm lo tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần cho NLĐ, tạo cơ hội cho NLĐ phát triển. Từng cấp CĐ phải sâu sát hơn với NLĐ, phải hiểu hơn hoàn cảnh của NLĐ, tạo ra một sự chia sẻ, tính cộng đồng trở thành một lối sống văn hóa của những người đồng nghiệp với nhau để chăm lo, để khi khó khăn họ yên tâm vì có tổ chức CĐ ở bên cạnh.
Thưa đồng chí, Tháng Công nhân năm nay có những điểm gì nổi bật và các cấp CĐ cần làm những gì để đạt được kết quả thiết thực nhất?
- Một việc làm mới mà Tổng LĐLĐVN yêu cầu các cấp CĐ là thực hiện tốt mục tiêu Ở đâu CN khó, ở đó có CĐ. Mục tiêu này đã được đúc kết trong thực tiễn, được CĐ cấp huyện triển khai và có kết quả. Tổng LĐLĐVN mong muốn rằng, đối với những người khó khăn, tổ chức CĐ phải có trách nhiệm làm sao nắm cho chắc, hiểu được tâm tư, nguyện vọng của họ và có giải pháp hỗ trợ kịp thời. Trong tháng 2 vừa qua, Chính phủ đã ban hành quyết định phê duyệt về đề án học tập suốt đời dành cho CNLĐ, nhất là ở các KCN, KCX. Quyết định này đề cập rất tổng thể để phát triển được chất lượng của đội ngũ CN hiện đại, bao gồm nâng cao trình độ học vấn, tay nghề, kỹ năng nghề nghiệp, kiến thức chính trị, pháp luật, kỹ năng sống. Phương thức học tập suốt đời là phương thức rất phù hợp với CN. Đây là nội dung quan trọng cần được tập trung thực hiện từ tháng công nhân năm nay.
Trong Tháng Công nhân năm 2015, với chủ đề CĐ đồng hành vì sự phát triển bền vững của DN, vì việc làm, đời sống của NLĐ, Tổng LĐLĐVN vừa mong muốn, vừa nhận rõ trách nhiệm đồng hành phát triển bền vững DN trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Hiện nay, sự tồn tại và phát triển của DN do nhiều yếu tố, trong đó yếu tố nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng. DN muốn phát triển thì trước hết NLĐ phải yêu quý đơn vị của mình, công việc của mình, cảm thấy hạnh phúc khi làm việc, cảm thấy luôn tự hào khi sản phẩm của mình ngày càng có chất lượng hơn, trên cơ sở đó nâng cao tinh thần trách nhiệm, làm việc hiệu quả càng cao hơn. Nói CĐ đồng hành nghĩa là CĐ phải động viên NLĐ nỗ lực làm việc tốt hơn, gắn bó với DN. Và CĐ mong muốn ngày càng có nhiều DN quan tâm, chăm lo đến NLĐ của mình ngày càng tốt hơn. Việc làm của NLĐ có ổn định được hay không là từ sự phát triển của DN.
Tháng Công nhân năm nay, Tổng LĐLĐVN rất mong các cấp CĐ sẽ căn cứ vào tình hình thực tiễn để tổ chức các hoạt động phù hợp, hướng vào các hoạt động thiết thực cho sự phát triển của DN, chăm lo thiết thực đến đời sống của NLĐ.
- Xin cảm ơn ông!
TấtThảo - Việt Lâm.
|
Lãi suất huy động trái phiếu Chính phủ tăng 0,2% | BizLIVE - Ngày 11/12/2014, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đã tổ chức phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ do Kho bạc Nhà nước phát hành. Phiên đấu thầu có tổng khối lượng gọi thầu 5.000 tỷ đồng với 2 loại kỳ hạn: 3 năm (3.000 tỷ) và 5 năm (2.000 tỷ). | Kinh tế | Ảnh minh họa.
Trái phiếu kỳ hạn 3 năm có 16 thành viên tham gia dự thầu, khối lượng dự thầu hợp lệ đạt 2.970 tỷ đồng và vùng lãi suất đặt thầu nằm trong khoảng 4,70-5,70%/năm. Kết quả, huy động được 1.070 tỷ đồng trái phiếu 3 năm với lãi suất trúng thầu 5,20%/năm, cao hơn 0,20%/năm so với lãi suất trúng thầu phiên trước đó (ngày 04/12/2014).
Trái phiếu kỳ hạn 5 năm có 16 thành viên tham gia dự thầu, khối lượng dự thầu hợp lệ đạt 2.035 tỷ đồng và vùng lãi suất đặt thầu nằm trong khoảng 5,75-6,80%/năm. Kết quả, huy động được 1.115 tỷ đồng trái phiếu 5 năm với lãi suất trúng thầu 6,05%/năm, cao hơn 0,20%/năm so với lãi suất trúng thầu phiên trước đó (ngày 04/12/2014).
Như vậy, kể từ đầu năm 2014, Kho bạc Nhà nước đã huy động được 195.038,4725 tỷ đồng TPCP.
NGUYỄN QUANG.
|
Phiên chiều 22/7: Ấn tượng cổ phiếu bất động sản | Trong xu thế giảm chung của thị trường, một sốcổ phiếu bất động sản lại lội ngược dòng khá ấn tượng. | Kinh tế | Liên tiếp đón nhận những thông tin bất lời cho thị trường như margin được dự đoán cao kỷ lục, nhà đầu tư nước ngoài quay ra bán ròng sau 10 phiên liên tiếp, các mốc kháng cự mạnh liên tiếp bị chọc thủng khiến tâm lý nhà đầu tư dần hoang mang hơn.
Sau nỗ lực cầm cự trong 30 phút đầu phiên chiều, áp lực bán tháo khiến thị trường lao dốc mạnh, chỉ số Vn-Index đánh mất gần 20 điểm. Tuy nhiên, ngay khi tiếp cận mốc 640 điểm, lực cầu bắt đáy gia tăng mạnh giúp thị trường dần hồi phục, VN-Index hãm mạnh đà giảm điểm và xấp xỉ đứng ở ngưỡng 650 điểm.
Bản tin tài chính trưa 22/7.
Trong khi thị trường khá tiêu cực, các nhóm cổ phiếu lớn như dầu khí, ngân hàng, chứng khoán, thép tạo gánh nặng cho thị trường thì nhóm cổ phiếu bất động sản với nhiều điểm sáng khá ấn tượng.
Sau phiên hồi phục nhẹ hôm qua, các cổ phiếu dầu khí nhanh chóng quay đầu giảm điểm như PVD giảm 2,53% và khớp 1,22 triệu đơn vị, GAS giảm 2,38% và khớp hơn nửa triệu đơn vị. Trên sàn HNX, đồng loạt PVC, PVS, PVB, PGS cũng đua nhau giảm điểm.
Đáng chú ý là cổ phiếu VCB. VCB sau công bố kết quả kinh doanh quý II/2016 ấn tượng nhưng trong phân tích cổ phiếu cần quan tâm trước phiên giao dịch 22/7, VCBS đã cân nhắc mức giá cao hiện tại và rủi ro đầu tư đang gia tăng, đồng thời, điều chỉnh khuyến nghị từ mua sang nắm giữ đối với VCB.
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 22/7.
VCB đã lao dốc mạnh trong phiên hôm nay và chính thức đóng cửa ở mức giá sàn. Với mức giảm 6,3%, VCB lùi về mức giá 52.000 đồng/CP và khối lượng khớp lệnh 886.600 đơn vị.
Các mã khác trong nhóm ngân hàng cũng diễn biến thiếu tích cực như STB giảm 1,77% và đứng ở mức giá 11.100 đồng/CP, EIB giảm 6,09% xuống mức giá thấp nhất trong ngày 10.800 đồng/CP. Trên HNX, ACB cũng lùi về mức giá thấp nhất 18.100 đồng/CP, giảm 1,09%.
Trong khi sắc đỏ đang tràn ngập bảng điện tử, với 158 mã giảm và 63 mã tăng trên sàn HOSE; trên sàn HNX cũng có 158 mã giảm và 59 mã tăng nhưng nhiều mã trong nhóm bất động sản đã bất chấp tất cả và tăng vọt mạnh cả về giá lẫn thanh khoản.
Điển hình là ITA, lực cầu hấp thụ mạnh đẩy giá cổ phiếu này tăng trần khi về cuối phiên chiều. Với mức tăng hết biên độ 5,9%, ITA đã leo trần lên mức 5.400 đồng/CP và khối lượng khớp lệnh đạt hơn 16 triệu đơn vị, duy trì vị trí dẫn đầu thanh khoản thị trường.
Tiếp đó, KBC tăng 800 đồng (+4,9%) lên mức giá cao nhất trong ngày 17.000 đồng/CP và đã chuyển nhượng thành công 7,55 triệu đơn vị.
Trái lại, ở nhóm cổ phiếu đầu cơ vừa và nhỏ, HHS sau công bố kết quả kinh doanh không mấy khả quan với lợi nhuận sau soát xét quý II/2016 giảm tới hơn 80% so với cùng kỳ đã quay đầu giảm mạnh thậm chí có thời điểm chạm sàn. Đóng cửa, HHS giảm 5,81% xuống 8.100 đồng/CP với khối lượng khớp 8,89 triệu đơn vị, đứng thứ 2 về thanh khoản thị trường.
Mặc dù DRH đã lên tiếng và khẳng định các thông tin trên thị trường vừa qua là tin đồn thất thiệt nhưng áp lực bán vẫn mạnh trong khi lực cầu hạn chế khiến giá cổ phiếu vẫn nằm sàn và dư bán sàn khá lớn. Trái lại, cùng với việc có Chủ tịch HĐQT mới và khẳng định ông Võ Trường Thành rút khỏi HĐQT không ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty giúp KSB hồi mạnh trong phiên hôm nay.
DRH khẳng định thông tin trên thị trường vừa qua là "tin đồn thổi thất thiệt".
Dù có thời điểm rung lắc rơi xuống mốc tham chiếu nhưng KSB đã đóng cửa trong sắc tím, với mức tăng 6,2% lên mức giá trần 68.000 đồng/CP và khớp 1,25 triệu đơn vị, dư mua trần 38.000 đơn vị.
Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần, VN-Index giảm 9,7 điểm (-01,47%) xuống 649,87 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 151,76 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 3.013,2 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt 9,3 triệu đơn vị, trị giá 167,29 tỷ đồng.
Trong khi đó, HNX-Index giảm 0,83 điểm (-0,98%) xuống 83,8 điểm. Thanh khoản tăng nhẹ với khối lượng giao dịch đạt 66,63 triệu đơn vị, trị giá 680,37 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt 18,73 triệu đơn vị, trị giá 87,07 tỷ đồng. HNX30-Index giảm 0,73 điểm xuống 152,58 điểm khi có tới 18 mã giảm, 8 mã đứng giá và chỉ 4 mã tăng.
Tương tự sàn HOSE, cổ phiếu lớn trong nhóm bất động sản là VCG đã vượt qua mốc tham chiếu và tăng điểm mạnh, ghi dấu ấn trong phiên giao dịch cuối tuần. Cụ thể, VCG tăng 8,2% lên sát trần 15.900 đồng/CP và đã chuyển nhượng thành công 4,78 triệu đơn vị.
Ở nhóm cổ phiếu khoáng sản, ACM tiếp tục giữ sắc tím với mức tăng 10% lên mức 2.200 đồng/CP và khối lượng khớp lệnh đạt hơn nửa triệu đơn vị. Đây là phiên tăng trần thứ 3 liên tiếp của ACM sau chuỗi ngày dài nằm sàn.
Thanh Thúy.
|
Tập đoàn dầu khí Mexico phát hiện một mỏ dầu trữ lượng lớn | Tập đoàn dầu khí quốc gia Mexico (Pemex) mới đây thông báo về việc phát hiện một mỏ dầu mới, với trữ lượng khoảng 350 triệu thùng, trên đất liền tại khu vực Cosamaloapan, phía Nam bang Veracruz. | Kinh tế | Ảnh minh họa. (Nguồn: sify.com).
Tập đoàn dầu khí quốc gia Mexico (Pemex) mới đây thông báo về việc phát hiện một mỏ dầu mới, với trữ lượng khoảng 350 triệu thùng, trên đất liền tại khu vực Cosamaloapan, phía Nam bang Veracruz.
Đây là mỏ dầu lớn nhất được phát hiện trên lãnh thổ nước này trong vòng 15 năm qua.
Tổng thống Mexico Enrique Pena Nieto cho biết việc khai thác mỏ dầu mới nói trên sẽ được triển khai sớm nhất có thể và điều này sẽ mang lại lợi nhuận cao do chi phí khai thác thấp hơn nhiều so với các mỏ ngoài khơi trong Vịnh Mexico.
Trong 2 năm trở lại đây, sản lượng khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên của Mexico có chiều hướng giảm sút. Số liệu thống kê chính thức cho thấy sản lượng dầu thô của nước này trong tháng 8/2017 đạt 1,9 triệu thùng/ngày và xuất khẩu bình quân 1,1 triệu thùng/ngày, mức thấp kỷ lục kể từ năm 1980.
Trước thực trạng trên, Mexico đang tìm cách nâng sản lượng dầu khí của nước này thông qua việc mở thầu hàng loạt dự án thăm dò và khai thác cả trên đất liền và tại Vịnh Mexico.
Ngoài ra, Chính phủ Mexico đã đầu tư 4,6 tỷ USD để xây dựng nhà máy lọc dầu Tula cũng như bảo dưỡng và nâng công suất của các nhà máy lọc dầu cũ.
Theo luật định, Tập đoàn dầu khí quốc gia Pemex sẽ nắm giữ 20% cổ phần đối với mỗi dự án. Việc mở thầu thăm dò và khai thác dầu khí nằm trong chiến lược cải cách năng lượng được thúc đẩy bởi Tổng thống Nieto, nhằm xóa bỏ độc quyền trong lĩnh vực này của Pemex. Từ năm 2013 đến nay, Mexico đã ký 70 hợp đồng dầu khí trị giá 59 tỷ USD với 60 đối tác nước ngoài.
Mexico hiện là nhà sản xuất dầu mỏ lớn thứ 12 thế giới của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Ủy ban Dầu khí quốc gia Mexico dự báo sản lượng dầu thô của nền kinh tế lớn thứ 2 Mỹ Latinh trong năm 2017 sẽ giảm xuống mức 1,928 triệu thùng/ngày./.
(TTXVN/Vietnam+).
|
Giá cà phê giảm gần 1.000 đồng/kg | (VOV) - Nguyên nhân khiến giá cà phê trong nước giảm là do giá cà phê thế giới giảm mạnh | Kinh tế | Giá cà phê thế giới trong những ngày qua đã giảm khá mạnh so với cách đây 10 ngày. Nếu như cách đây 10 ngày, giá cà phê giao dịch tại London đạt mức 1.400 USD/tấn thì ngày 22/1 chỉ còn 1.345 USD/tấn, giảm tới 55 USD/tấn. Nguyên nhân giá cà phê thế giới giảm là do nhu cầu mua ít trong khi nhiều nhà đầu cơ đang cố giữ đồng USD thay vì mua hàng. Mặc khác, tại Việt Nam đang chuẩn bị bước vào mùa Tết cổ truyền nên người dân cũng đã bán hàng nhiều để trang trải nợ nần và chi tiêu trong dịp Tết. Giá cà phê tại Đắk Lắk ngày 22/1 đã giảm xuống chỉ còn 23.700 đồng/kg, giảm gần 1.000 đồng/kg so với cách đây 10 ngày./. Nguyễn Công Luân.
|
Nâng cao giá trị hạt gạo bằng chuỗi SX, tiêu thụ | Ngày 12/9, tại TP HCM, Thời báo Kinh tế VN và Hiệp hội Lương thực VN đã tổ chức hội thảo “Nâng cao giá trị gạo XK VN”. | Kinh tế | Theo các thông tin tại hội thảo, do cung gạo đang quá dư so với cầu nên thị trường gạo thế giới sẽ vẫn còn tiếp tục khó khăn, ảm đạm trong những tháng cuối năm nay và có thể cả trong năm 2014.
Vì thế, ngoài các giải pháp giữ vững những thị trường truyền thống, tìm kiếm thêm thị trường mới, việc nâng cao giá trị hạt gạo để tăng khả năng cạnh tranh cho hạt gạo VN là rất cần thiết.
Về điều này, PGS.TS Vũ Trọng Khải, nguyên Hiệu trưởng Trường Cán bộ Quản lý NN-PTNT 2, cho rằng để nâng cao giá trị hạt gạo nói riêng và các nông sản khác nói chung, không thể không hình thành chuỗi giá trị SX, tiêu thụ ngành hàng nông sản và tổ chức SX theo hợp đồng.
Theo đó, DN phải là nhạc trưởng, đứng ra tổ chức lại SX của người nông dân bằng cách tham gia xây dựng vùng nguyên liệu. DN phải tổ chức cung ứng giống xác nhận, tổ chức công tác khuyến nông cho nông dân và bao tiêu sản phẩm.
|
Hợp tác đầu tư thương mại và du lịch | Nhằm tìm kiếm và nâng cao sự hợp tác trong lĩnh vực thương mại và du lịch, chiều qua (22/5), tại thành phố Quy Nhơn (Bình Định), UBND tỉnh Bình Định đã tổ chức Hội nghị hợp tác đầu tư thương mại và du lịch với Thái Lan. | Kinh tế | Bình Định và Thái Lan đẩy mạnh hợp tác đầu tư trong lĩnh vực thương mại và du lịch.
CôngThương - Hội nghị do ông Mai Thanh Thắng- Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì, cùng với sự tham dự của đại biểu một số sở, ngành của tỉnh; về phía Thái Lan có các lãnh đạo, các doanh nghiệp (DN) đến từ 4 tỉnh đông bắc vương quốc Thái Lan tham dự.
Được biết, đầu tư nước ngoài (FDI) tại tỉnh Bình Định đến nay có 53 DN, với tổng vốn đăng ký là 1.737 tỷ USD, gồm các nước có tiềm lực kinh tế trên thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, Pháp Trong đó, Thái Lan có 6 dự án đang được triển khai tại Bình Định với tổng vốn 44,5 triệu USD, hiện đang triển khai tốt.
Ngoài ra, Tập đoàn Dầu khí Thái Lan (PTT) đang xúc tiến dự án lọc hóa dầu đầu tư vào khu kinh tế Nhơn Hội, với tổng vốn 27,9 tỷ USD đã được Chính phủ Việt Nam phê duyệt và đang được chuẩn bị tho đúng lịch trình.
Theo ông Mai Thanh Thắng, thông qua hội nghị lần này sẽ đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việc giao thương giữa các tỉnh trong trục hợp tác Đông Tây. Với tư cách là điểm cuối của trục hợp tác Đông Tây, Bình Định sẽ ủng hộ và làm hết sức mình để trục hợp tác Đông Tây sớm được hình thành và phát huy tiềm lực của nó trong phát triển kinh tế- xã hội của cả khu vực.
Kim Tuyến.
Bình Định và Thái Lan đẩy mạnh hợp tác đầu tư trong lĩnh vực thương mại và du lịch.
PHẢN HỒI.
Gửi bình luận.
|
Quay cuồng với nỗi lo vắng người giúp việc về quê ăn Tết | Năm nào cũng vậy, đến hẹn lại lên khi Tết Nguyên đán về, nhiều giúp việc gia đình về quê ăn Tết, thì các gia chủ lại khốn khổ với trăm bộn bề công việc khi vắng bóng người giúp việc. Tình trạng “cháy” người giúp việc, buộc phải trả công cao trong những ngày Tết để mong có người giúp việc ở lại nhiều năm qua vẫn là nỗi lo canh cánh với nhiều gia đình. | Kinh tế | Dịch vụ người giúp việc nhà luôn "căng" trong những ngày nghỉ Tết. Ảnh: HB.
Khổ như nhà vắng Ôsin!
Anh Hoàng Hùng Mạnh (ở Nam Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ: Năm ngoái, giúp việc nhà tôi xin nghỉ sớm, vợ chồng tôi đi làm kinh doanh tự do nên không có lịch nghỉ sớm được. Vậy là trước Tết, hai vợ chồng cuống cuồng tìm người giúp việc theo ngày mà trầy trật khó khăn. Cận Tết, ông bà hai bên nội ngoại ở quê cũng bận nhiều công việc, vậy là hai vợ chồng đành ngậm ngùi chi mạnh tay cho dịch vụ giúp việc theo ngày. Có những hôm, các bác giúp việc chạy sô thì còn phải thuê theo giờ làm với giá cắt cổ mà hai vợ chồng vẫn phải cố gắng sắp xếp thời gian đưa đón và trông con những lúc bác giúp việc không thể tới. Không những thế, người giúp việc của gia đình lại có việc đột xuất nên tới mùng 8 Tết mới lên. Sau Tết, phải đi làm sớm, hai vợ chồng lại phải lo tìm người giúp việc thời vụ. Thật sự, đến giờ tôi vẫn cảm thấy như cơn ác mộng kinh hoàng. Năm nay, bà giúp việc lại xin nghỉ sớm, hai vợ chồng tôi cũng đang chưa biết xoay xở thế nào.
Gia đình anh Nguyễn Hồng Hà ở khu tập thể Đại học Sư phạm (quận Cầu Giấy, Hà Nội) có 6 thành viên. Ngoài hai vợ chồng và 2 đứa con sinh đôi chưa đầy 5 tháng còn cha mẹ già năm nay đều đã ngoài 80 tuổi. Những ngày thường gia đình anh phải thuê người giúp việc quanh năm do công việc cả hai vợ chồng đều bận rộn. Tết này, nỗi lo lớn nhất của hai vợ chồng trẻ không phải là tiền lương thưởng ít mà là tìm cho được người giúp việc chịu ở nhà mình đến ngày cuối cùng của năm cũ.
Bạn bè thương vợ chồng anh cũng mách nhiều mối giúp việc nhưng anh đều thử và thấy không ăn thua. Tết này, hai vợ chồng anh Hà lại rơi vào tình trạng như nhiều gia đình khác là bị loạn nhà do quá nhiều việc đến tay hai vợ chồng.
Cùng hoàn cảnh với gia đình anh Hà, chị Mai Anh ở khu đô thị Mỹ Đình 2 cũngsốt sắng tìm người trông con trong mấy ngày Tết. Hai vợ chồng quê ở Nghệ An nhưng công tác tại Hà Nội. Tết mọi năm, cả hai đều thu xếp về quê thăm gia đình họ hàng từ ngày 28 đến mùng 3 mới ra. Tuy nhiên, năm nay do mới sinh con nên việc về quê đón Tết là bất khả kháng nếu không có người giúp việc.
Không muốn bị động do vắng Ôsin như vậy, nên trước kỳ nghỉ Tết, gia đình chị Nguyễn Nguyệt Nga (Cầu Giấy, Hà Nội) đã nhanh nhẹn liên hệ với rất nhiều trung tâm giúp việc để trợ giúp. Chị Nga tỏ ra có kinh nghiệm, chia sẻ: Đến bây giờ mà không lo tìm được mấy người giúp việc trước dịp nghỉ Tết thì đến Tết chỉ có mà quay như chong chóng. Bởi vì Tết đến, đa phần người giúp việc xin về quê nghỉ ăn Tết, người ở lại Thủ đô làm thời vụ theo ngày, theo giờ rất hiếm. Nếu không thuê nhanh, không đặt cọc tiền thì hai vợ chồng với hai đứa con nhỏ không làm sao mà xoay xở được. Huống hồ, vợ chồng nhà mình lại phải đi làm đến giáp Tết mới được nghỉ. Tôi rút kinh nghiệm nghỉ Tết mấy năm trước, dù mới có đứa con gái đầu lòng nhưng quá nhiều việc đến tay khi bà giúp việc về quê khiến tôi cảm thấy nghỉ Tết mà chẳng khác nào cực hình. Thực sự, giúp việc ngày Tết là một nỗi ám ảnh lớn với cá nhân tôi nên bây giờ, với bạn bè hay người quen, tôi đều là người mách nước và khuyên bảo trong chuyện thuê giúp việc ngày Tết.
Khó tìm người khi giá công cao ngất ngưởng.
Dạo quanh thị trường việc làm, nhất là giúp việc nhà Tết tại thời điểm trước kỳ nghỉ Tết, có thể nhận thấy một điều các trung tâm cung ứng dịch vụ giúp việc gia đình khá đắt khách. Khảo sát giá cả tại một số trung tâm được biết, mức trung bình 100 nghìn đồng/giờ và 200 nghìn đồng/ngày, ngày Tết 150 nghìn đồng/giờ và 500 nghìn đồng/ngày. Riêng các ngày từ 29 đến mùng 2 có nơi báo giá 150 nghìn đồng/giờ và 700 nghìn đồng/ngày. Giá này được chủ một trung tâm ở quận Tây Hồ cho hay: Giá này mới chỉ áp dụng bằng sàn so với các năm trước. Còn trong mấy ngày tới, mức giá này thậm chí có thể tăng vọt lên gấp nhiều lần theo nhu cầu của người dân. Do đó, đây chỉ là mức giá để tham khảo.
Cũng theo tìm hiểu của chúng tôi, thời điểm cuối năm, giá dịch vụ giúp việc gia đình luôn tăng do cung không đủ cầu. Việc tăng phí môi giới cũng là điều dễ hiểu. Bên cạnh đó, yêu cầu công việc của mỗi gia đình là khác nhau, không có định mức cụ thể, nên chi phí cho giúp việc ngày Tết cũng khác nhau. Các gia đình có thể hạn chế được mức phí dịch vụ môi giới bằng cách liên hệ sớm với các trung tâm uy tín, lựa chọn gói dịch vụ phù hợp, thỏa thuận rõ ràng, tránh trường hợp nước đến chân mới nhảy.
Thông thường, các gia đình và giúp việc thường tìm đến nhau qua sự giới thiệu của người quen. Yêu cầu đối với công việc chỉ thỏa thuận miệng chứ không có hợp đồng ràng buộc rõ ràng. Người giúp việc chưa được đào tạo, thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu trách nhiệm với công việc, người sử dụng lao động lại không thực hiện những ràng buộc chặt chẽ về mặt pháp lý, thì những chuyện bi hài trên vẫn tiếp diễn.
Và mặc cho giá công có cao nhưng nhiều gia đình vẫn phải để thuê bởi không còn phương án nào khả thi hơn nữa. Nhiều gia đình cũng có tâm lý: ngày Tết ai cũng muốn quây quần bên gia đình, còn họ phải bỏ Tết để kiếm thêm thu nhập nên mức giá cao gấp mấy lần mình cũng đành chấp nhận. Không có họ thì mình cũng ôm việc không xuể.
Quang Đông.
|
Việt Nam - Hà Lan hợp tác phát triển đô thị thông minh | Chiều 29/3, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng và Đại sứ quán Hà Lan tổ chức hội thảo 'Phát triển Đô thị thông minh tại Việt Nam hướng đến Tăng trưởng xanh và Phát triển bền vững'. | Kinh tế | Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Thu Hằng/BNEWS/TTXVN.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn cho biết, những năm qua, quá trình đô thị hóa ở Việt Nam đang diễn ra với tốc độ khá cao so với khu vực; đóng góp một phần quan trọng trong thành công phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tỷ lệ đô thị toàn quốc đạt 37,5%. Hệ thống đô thị đóng góp hơn 70% GDP toàn quốc.
Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Các đô thị có quy mô lớn phải trăn trở với việc quản lý tốt công tác quy hoạch, xây dựng phát triển đô thị; làm thế nào để cung cấp hiệu quả nhất các dịch vụ hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho đô thị, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên về đất đai và giảm thiểu tác động bất lợi môi trường.
Trong bối cảnh hiện nay, việc ứng dụng các lợi thế của công nghệ thông tin, nghiên cứu xây dựng và áp dụng thành công mô hình đô thị thông minh có khả năng sẽ tạo ra giải pháp đột phá trong giải quyết những vướng mắc, những điểm nghẽn trong công tác phát triển đô thị tại Việt Nam hiện nay - Thứ trưởng Nguyễn Đình Toàn nhận định.
Hội thảo Phát triển Đô thị thông minh tại Việt Nam hướng đến Tăng trưởng xanh và Phát triển bền vững sẽ góp phần hỗ trợ cho các cơ quan ban ngành, đối tác xây dựng hoàn thiện tiêu chí của đô thị thông minh phù hợp với điều kiện ở Việt Nam. Đây là cơ sở tham mưu cho Chính phủ hoạch định chính sách, cơ chế để phát triển nguồn lực, quy hoạch đầu tư và quản lý tốt nhằm hướng các đô thị của Việt Nam trở thành những đô thị thông minh.
Bà Nienke Trooster Đại sứ Hà Lan tại Việt Nam phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Thu Hằng/BNEWS/TTXVN.
Phát biểu tại hội thảo, bà Nienke Trooster Đại sứ Hà Lan tại Việt Nam chia sẻ, chưa ai chưa biết chính xác các thành phố của tương lai sẽ ra sao. Tuy nhiên, chắc chắn sẽ có nhiều sự thay đổi như: chuyển dịch từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo, ứng dụng xe hơi tự lái...
Các đô thị cũng cần có khả năng thích ứng với những thách thức ngắn hạn như ngập lụt. Đô thị thông minh là mô hình sẽ giúp quy hoạch phát triển đô thị nhằm nâng cao khả năng thích ứng với những thay đổi và phát triển trong tương lai - bà Nienke Trooster nhận xét.
Hiện xu hướng toàn cầu như đô thị hóa, số hóa, lưu động hóa, những thay đổi trong thị trường lao động cũng như quá trình biến đổi khí hậu, suy giảm tài nguyên thiên nhiên đang tạo ra những ảnh hưởng rõ rệt lên xã hội. Các đô thị đang đứng trước thách thức phải tìm ra giải pháp và những mô hình kinh tế mới để thích nghi.
Theo dự báo, đến năm 2050 thì 70% dân số thế giới sẽ sống ở các đô thị. Điều này sẽ tạo nên áp lực vô cùng lớn lên hệ thống công trình hạ tầng, cơ sở vật chất, quỹ đất, quỹ nhà và nguồn công ăn việc làm. Mặt khác, người dân thành phố cũng ngày càng có cơ hội tham gia nhiều hơn với chính quyền.
Khi người dân được thông tin đầy đủ, có phương tiện để tiếp cận với chính quyền, họ sẽ góp phần giải quyết các vấn đề chung tại nơi mình sinh sống. Việc xây dựng mối quan hệ với mỗi người dân là điểm mấu chốt trong phát triển hệ sinh thái thành phố thông minh, để từ đó tạo nên một xã hội thông minh.
Tại hội thảo, Cục Phát triển đô thị và Nhóm các đối tác về Đô thị thông minh Vương quốc Hà Lan đã ký kết Ý định thư về phát triển mối quan hệ hợp tác; tạo tiền đề cho những hoạt động tiếp theo giữa Việt Nam và Hà Lan trong lĩnh vực phát triển đô thị thông minh.
Cục Phát triển đô thị và Nhóm các đối tác về Đô thị thông minhVương quốc Hà Lan đã ký kết Ý định thư. Ảnh: Thu Hằng/BNEWS/TTXVN.
Theo đó, Hà Lan sẽ hỗ trợ Việt Nam phát triển đô thị, tăng cường trao đổi thông tin, chuyển giao công nghệ, trao đổi chuyên gia, đặc biệt là chia sẻ kinh nghiệm về các ví dụ thành công trong phát triển đô thị, đô thị thông minh, thành phố sân bay và môi trường sống.
Hai bên sẽ cùng nghiên cứu, xác định khả năng hình thành và phát triển các dự án nghiên cứu hoặc doanh nghiệp khởi nghiệp; liên kết với các Viện nghiên cứu, Trường đại học, Trung tâm nghiên cứu tại Hà Lan và Việt Nam.
Trong khuôn khổ quyền hạn của cả hai bên, Cục Phát triển đô thị sẽ hỗ trợ Nhóm các đối tác về Đô thị thông minh Vương quốc Hà Lan liên hệ với các chính quyền địa phương và các cơ quan có liên quan và ngược lại để tham gia các dự án cố vấn thương mại./.
Thu Hằng/BNEWS/TTXVN.
|
Cổ phần hóa DN viễn thông nhà nước để có thị trường thực sự cạnh tranh | ICTnews - Hầu hết các doanh nghiệp viễn thông lớn đều là doanh nghiệp Nhà nước. Hơn 95% tài sản của mạng viễn thông đều của Nhà nước. Điều đó chứng tỏ thị trường viễn thông Việt Nam vẫn chưa thực sự cạnh tranh. | Kinh tế | Dù Chính phủ nhiều lần nhắc nhở nhưng việc cổ phần hóa MobiFone vẫn lỗi hẹn đến gần 6 năm; Ảnh: NT.
Đó là nhận định của TS. Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT; tại Tọa đàm Triển vọng Viễn thông Việt Nam năm 2012 do Câu lạc bộ Nhà báo CNTT-TT Việt Nam tổ chức chiều 28/12/2011. Điểm lại chặng đường đã qua của viễn thông Việt Nam , TS. Mai Liêm Trực cho rằng hành trình đã trải qua 3 giai đoạn: Nỗ lực số hóa các dịch vụ viễn thông trong những năm 80; Bộc lộ thách thức do độc quyền trong những năm 90; Phá thế độc quyền, chuyển sang thị trường có tính cạnh tranh trong những năm 2000 (người có công lớn nhất trong việc bắt đầu tạo nên thị trường có tính cạnh tranh chính là Viettel). Tuy nhiên, 2 năm gần đây (2010 - 2011), thị trường viễn thông đã bộc lộ nguy cơ của sự phát triển không bền vững, có thể gây thiệt thòi cho người tiêu dùng và Nhà nước. Sự đầu tư của các doanh nghiệp viễn thông đã có hạn chế do khủng hoảng kinh tế, ảnh hưởng tới chất lượng mạng và dịch vụ. Các doanh nghiệp mới ra đời hoạt động rất khó khăn và có nguy cơ phá sản. Hiệu quả quản lý và đầu tư viễn thông còn có những hạn chế nhất định khi hầu hết các doanh nghiệp lớn đều là doanh nghiệp Nhà nước, hơn 90% tài sản của mạng viễn thông Việt Nam đều của Nhà nước. Có thể liên tưởng bức tranh thị trường hiện nay giống như một gia đình có một ông bố cho các con ăn riêng rồi để các con cạnh tranh với nhau. Khi đó chưa thể có sự cạnh tranh thực sự, TS. Mai Liêm Trực chia sẻ. Để khắc phục hiện trạng này, theo ông Trực, Nhà nước phải vững tay sắp xếp lại các doanh nghiệp viễn thông, thậm chí thu hồi lại một số giấy phép, chỉ duy trì khoảng 4 doanh nghiệp lớn chứ không thể để quá nhiều doanh nghiệp tồn tại như hiện nay. Tán đồng quan điểm nêu trên, Thứ trưởng Bộ TT&TT; Nguyễn Thành Hưng cũng cho rằng thị trường viễn thông Việt Nam chưa cạnh tranh đúng nghĩa vì lực lượng chủ đạo vẫn là doanh nghiệp Nhà nước. Thời gian tới sẽ tiếp tục xu hướng sáp nhập hoặc giải thể trong ngành viễn thông. Quá trình sáp nhập, cải tổ sẽ đậm màu sắc của Nhà nước. Ví dụ việc sáp nhập EVN Telecom vào Viettel vừa qua là quyết định, ý chí của Nhà nước. Bởi khi thị trường chưa thực sự cạnh tranh thì khó có thể bình luận về việc quyết định của Nhà nước phải phù hợp với cơ chế thị trường. Chia sẻ thêm trường hợp VNPT bị bắt buộc phải giải bài toán hợp nhất hoặc cổ phần hóa 2 mạng VinaPhone và MobiFone để tuân thủ Nghị định 25 của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông (theo Nghị định 25, một tổ chức, cá nhân đã sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần trong một doanh nghiệp viễn thông thì không được sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần của doanh nghiệp viễn thông khác cùng kinh doanh trong một thị trường dịch vụ viễn thông thuộc danh mục dịch vụ viễn thông do Bộ TT&TT; quy định), Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng cho biết: "Nghị định 25 thể hiện mong muốn tạo thị trường lành mạnh của Nhà nước, không để xảy ra hiện tượng doanh nghiệp độc quyền. Có thể lúc này VNPT cảm thấy khiên cưỡng với Nghị định 25 nhưng nhìn chung thì Nghị định 25 phù hợp với thị trường. Cần có thời gian để xem xét kỹ hơn việc tái cấu trúc VNPT sao cho phù hợp". Thời gian tới, Bộ TT&TT; sẽ tiếp tục tham mưu với Chính phủ để hướng tới xây dựng một thị trường viễn thông cạnh tranh hơn, cương quyết cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước để có thị trường viễn thông cạnh tranh thực sự, Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng khẳng định.
|
Cán bộ nghĩ cách làm cho dân khỏe | Nhiều cán bộ trẻ hằng ngày tiếp xúc với người dân đã nghĩ ra nhiều cách làm lợi cho dân. | Kinh tế | Sáng 6-9, Thành đoàn TP.HCM đã tổ chức lễ tuyên dương và trao giải thưởng Cán bộ, công chức, viên chức trẻ, giỏi, thân thiện năm 2015 cho 21 cá nhân tiêu biểu toàn thành.
Phá bỏ tâm lý bị hành là chính.
Người dân khi đến làm thủ tục ở phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân cảm thấy thời gian trôi nhanh hơn từ khi bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ có hệ thống Wi-Fi, máy lạnh, máy nước uống nóng lạnh, sách, báo phục vụ. Nếu không hài lòng với thái độ phục vụ của cán bộ, người dân có thể gửi đánh giá thông qua hệ thống máy tính mà phường đã trang bị để lãnh đạo phường kịp thời chấn chỉnh cán bộ có hành vi không đúng mực. Ngoài ra trong lúc chờ nhận thủ tục, người dân có thể theo dõi các thông tin tuyên truyền về PCCC, an toàn giao thông, môi trường trên màn hình LCD. Phường dự kiến sẽ trang bị thêm quầy thông tin về thủ tục hành chính với các màn hình cảm ứng để giúp người dân truy cập thông tin và thực hiện các thủ tục hành chính dễ dàng hơn.
Đây là công trình một cửa văn minh hiện đại, thân thiện do anh Lê Doãn Luyến, Phó Chủ tịch UBND phường Bình Trị Đông B, đề xuất và đã đi vào hoạt động từ tháng 5-2015 đến nay.
Sở Tư pháp TP.HCM đã gỡ vướng cho nhiều trẻ em có quốc tịch nước ngoài sinh sống ổn định trong nước được nhập quốc tịch Việt Nam. Trong ảnh: Người dân đến sở này làm hồ sơ hộ tịch, quốc tịch. Ảnh: HTD.
TP triển khai nộp thuế điện tử từ tháng 8-2014 nhưng các doanh nghiệp (DN) không mặn mà. Trên địa bàn quận có khoảng 9.000 DN nhưng chỉ mời được 1.000 DN đến dự tập huấn về nộp thuế điện tử - anh Nguyễn Thái Hưng, chuyên viên đội kê khai-kế toán thuế và tin học, Chi cục Thuế quận Bình Tân, nêu những khó khăn khi bắt đầu triển khai nộp thuế điện tử cho DN. Từ thực tế đó anh đã đề xuất trang bị máy tính để đăng ký trực tiếp cho DN khi đến chi cục thuế. Sau khi nộp thuế, thay vì DN phải đến ngân hàng nộp bản đăng ký thì chi cục thuế sẽ nhận và chuyển cho ngân hàng. Ngoài ra, chi cục thuế còn hỗ trợ giải đáp thắc mắc cho DN khi nộp thuế điện tử qua email. Được áp dụng từ tháng 4-2014 đến nay, cách làm này đã làm cho DN yên tâm nộp thuế điện tử và số lượng tăng vọt.
Giúp nhiều trẻ em có quốc tịch.
Từng là chuyên viên đảm nhận việc xử lý hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam, anh Nguyễn Đức Thông, hiện là Phó Chánh Văn phòng Sở Tư pháp TP.HCM, rất trăn trở đối với các trường hợp người chưa thành niên chưa được giải quyết nhập quốc tịch Việt Nam do vướng luật. Theo quy định, người từ đủ 18 tuổi trở lên mới có thể đủ điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam. Thế nhưng thực tế có nhiều trường hợp người dưới 18 tuổi có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, người còn lại là người nước ngoài, khi đăng ký khai sinh cho trẻ đã chọn quốc tịch nước ngoài. Sau đó do ly hôn hoặc vì những lý do khác, phía công dân Việt Nam mang trẻ trở về Việt Nam sinh sống hoặc gửi cho người thân ở Việt Nam nuôi dưỡng rồi trở lại nước ngoài. Những trường hợp này trẻ vẫn mang quốc tịch nước ngoài nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc đi học và sinh sống tại Việt Nam. Chẳng hạn như rất khó xin cho trẻ có quốc tịch nước ngoài vào học tại trường công lập, trẻ dưới sáu tuổi sẽ không được cấp thẻ BHYT miễn phí như trẻ là công dân Việt Nam, hay phải xin visa định kỳ theo quy định như đối với người nước ngoài ở Việt Nam...
Từ những trăn trở đó, anh Thông đã đề xuất ban giám đốc Sở Tư pháp tiếp nhận, xử lý hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam đối với trẻ dưới 18 tuổi từ năm 2014 đến nay. Cách làm này đã giúp nhiều người chưa thành niên được có quốc tịch theo nhu cầu.
Xây dựng hình ảnh công chức thân thiện.
21 cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn TP đã mạnh dạn đổi mới, cải cách thủ tục hành chính, từ quy mô nhỏ là những vấn đề liên quan đến công việc hằng ngày của mỗi người như sắp xếp hồ sơ, thủ tục sao cho khoa học, bố trí lịch hẹn sao cho không để người dân mất thì giờ đến những vấn đề lớn hơn như thay đổi quy trình thực hiện thủ tục hành chính của cơ quan. Từ thành quả này, tôi mong các bạn tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của dân, gần gũi với nhân dân hơn nữa để xây dựng hình ảnh người cán bộ, công chức, viên chức TP.HCM thân thiện, thực sự là công bộc của nhân dân.
Anh PHẠM HỒNG SƠN , Phó Bí thư Thành đoàn TP.HCM.
Những gương tiêu biểu được tuyên dương. Ảnh: HOÀNG LÊ.
Dù đã được tinh giản hóa nhiều nhưng có một số thủ tục bắt buộc người đến nộp thuế phải tuân theo. Nhưng tôi tin với thái độ đón tiếp chu đáo, giải thích ân cần cho người dân thì khi cần bổ sung giấy tờ gì họ cũng sẽ vui vẻ làm theo khiến công việc của cơ quan hành chính cũng sẽ suôn sẻ, thuận lợi hơn.
Anh NGUYỄN THÁI HƯNG , chuyên viên đội kê khai-kế toán thuế và tin học, Chi cục Thuế quận Bình Tân.
được hỏi về tâm lý khi đến phường làm thủ tục hành chính, nhiều người dân cho biết cảm thấy ngại, gò bó nên tôi nghĩ cách làm sao cho người dân cảm thấy thoải mái nhất khi đến đây. Người dân đáng được hưởng dịch vụ tốt nhất có thể mà!
Anh LÊ DOÃN LUYẾN , Phó Chủ tịch UBND phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân, TP.HCM.
HOÀNG LAN.
|
'Tiếp sức' cho doanh nghiệp đổi mới công nghệ | Nhằm cung cấp thông tin về chính sách hỗ trợ công nghệ cho doanh nghiệp (DN) và kêu gọi cộng đồng DN thành phố tiếp cận chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ, chiều 30-3, Sở KH&CN thành phố tổ chức Hội nghị triển khai các chương trình hỗ trợ DN về khoa học và công nghệ. | Kinh tế | Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Đặng Việt Dũng nhấn mạnh, khoa học công nghệ là động lực thúc đẩy phát triển nền kinh tế nói chung và DN nói riêng. Trong những năm qua, Đà Nẵng đã ban hành nhiều chính sách phát triển KH & CN nhưng chưa thực sự đến với DN. Điển hình, năm 2015 mới giải ngân được 500 triệu đồng hỗ trợ DN đổi mới phát triển công nghệ. Đà Nẵng có hơn 17.000 DN, trong đó DN nhỏ và vừa công nghệ lạc hậu chiếm đến 90%. Bên cạnh đó, năng suất lao động còn thấp, chính vì vậy năng lực cạnh tranh của sản phẩm của các DN còn thấp, đòi hỏi thành phố cần phải có chính sách hỗ trợ DN đổi mới, phát triển công nghệ nhằm đem lại năng suất cao đủ năng lực cạnh tranh trên địa bàn thành phố, cả nước và quốc tế. Phó Chủ tịch Đặng Việt Dũng cũng mong muốn các DN tiếp cận với chính sách hỗ trợ đổi mới thiết bị công nghệ của thành phố để làm sao năm nay, phải đổi mới được công nghệ cho nhiều DN trên địa bàn thành phố.
Các đơn vị ký kết giao ước thi đua triển khai có hiệu quả Đề án phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành phố.
Theo ông Thái Bá Cảnh - Giám đốc Sở KH&CN;, với tinh thần phục vụ và hỗ trợ DN đổi mới CN, UBND TP đã ban hành Quyết định 36 về hỗ trợ DN đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo trên địa bàn thành phố. Cụ thể, các DN sản xuất, dịch vụ và thương mại; các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố có nghiên cứu, ứng dụng, triển khai cải tiến công nghệ, đổi mới công nghệ, giải mã công nghệ, ươm tạo công nghệ và chuyển giao công nghệ (trong đó có ưu tiên cho các DN tham gia sản xuất sản phẩm chủ lực của thành phố, sản xuất hàng xuất khẩu, các mặt hàng thuộc lĩnh vực được thành phố ưu tiên, DN có trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ, DN không vi phạm các quy định về môi trường...) được thành phố hỗ trợ tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng cho đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật các kiến thức quản lý công nghệ; Hỗ trợ đến 70% giá trị hợp đồng mua công nghệ mới, giải pháp kỹ thuật, quy trình công nghệ, thiết bị kỹ thuật, bí quyết công nghệ; Hỗ trợ đến 30% chi phí mua thiết bị công nghệ có hàm chứa công nghệ cao; Hỗ trợ đến 15% chi phí mua thiết bị công nghệ có hàm chứa công nghệ cao để nâng cao năng lực, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường; Hỗ trợ 70% chi phí thực hiện nghiên cứu tạo công nghệ, giải mã công nghệ, ươm tạo công nghệ, thiết kế chế tạo thiết bị có hàm chứa công nghệ mới tiên tiến đến 3 đồng/1 DN/năm, tăng gấp 10 lần so với Quyết định 08 trước đây. Ngoài ra, hỗ trợ từ 10-30 triệu đồng cho DN xây dựng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO, giấy chứng nhận kiểu dáng công nghiệp, sở hữu trí tuệ; hỗ trợ 70% kinh phí đánh giá công nghệ tại các DN, thẩm định và đánh giá công nghệ chuyển giao cho DN; miễn phí 3 năm cho DN tham gia sàn giao dịch công nghệ; Hỗ trợ các DN tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi trong và ngoài nước để thực hiện các dự án đầu tư đổi mới công nghệ...
Để phát động phong trào khởi nghiệp sáng tạo, tại Hội nghị các vườn ươm DN, Trung tâm sáng tạo và khởi nghiệp ký kết giao ước thi đua triển khai có hiệu quả Đề án phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành phố với mục tiêu cụ thể hỗ trợ ít nhất 8 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, trong đó có 1 dự án hình thành DN; tổ chức tối thiểu 4 sự kiện khởi nghiệp và hỗ trợ 3 dự án khởi nghiệp đoạt giải tại cuộc thi khởi nghiệp cấp thành phố trở lên.
Xuân Đương.
|
Người dân ép xác, DN chết kẹt | Việc tăng giá các mặt hàng nhiên liệu như xăng dầu, điện, gas... khiến giá cả đầu vào lại quay đầu tăng theo khiến tiêu thụ càng yếu, hàng hóa càng ùn ứ, DN càng bi quan. | Kinh tế | Sức mua yếu, hàng ùn ứ.
Theo số liệu thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng bảy tháng đầu năm 2013 chỉ tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Nếu trừ yếu tố giá cả, mức tăng chỉ còn 4,86%, thấp hơn đáng kể so với con số 6,74% cùng kỳ năm ngoái và mức tăng bình quân 24% hàng năm. Đây là điều đáng lo bởi tổng cầu giảm chứng tỏ sức mua yếu dần, gây nhiều khó khăn cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Trong cơ chế thị trường, tiêu thụ là mục tiêu của đầu tư, sản xuất, là động lực của tăng trưởng kinh tế. Tiêu thụ giảm mạnh sẽ tác động tiêu cực khiến đầu ra của các DN gặp khó, tồn kho tăng cao, phải giảm hoặc ngừng sản xuất. Trong khi đó kinh tế phát triển được lại dựa chủ yếu vào các doanh nghiệp. DN bị co hẹp sản xuất, chắc chắn sẽ tác động không tốt tới tăng trưởng kinh tế.
Theo chuyên gia kinh tế Phạm Nam Kim, Việt Nam đang rơi vào vòng xoáy nguy hiểm là cầu thấp khiến cho DN gặp khó khăn, phải ngừng sản xuất hay phá sản, dẫn đến nhiều lao động mất việc làm và thu nhập giảm. Thu nhập giảm lại tác động làm cho tổng cầu suy giảm, cứ diễn ra liên tiếp như vậy. Khi đã rơi vào vòng xoáy này thì rất khó thoát.
Tiêu thụ giảm mạnh sẽ tác động tiêu cực, khiến đầu ra của các DN gặp khó.
Các quan sát cho thấy rằng giá cả đầu ra tiếp tục giảm trong tháng 7/2013 và là tháng thứ tư liên tiếp chứng kiến mức giá trung bình giảm. Rõ ràng, giảm giá vừa để nỗ lực thúc đẩy bán hàng, vừa giúp giải phóng hàng tồn kho tại các nhà máy. Song, việc tăng giá các mặt hàng nhiên liệu như xăng dầu, điện, gas... khiến giá cả đầu vào lại quay đầu tăng khiến tiêu thụ chậm đi, hàng hóa càng ùn ứ, DN càng bi quan.
Bên cạnh đó, chỉ số nhà quản trị mua hàng do Ngân hàng HSBC công bố, trong tháng 7 có kết quả 48,5 điểm, vẫn nằm dưới ngưỡng 50 điểm, biểu thị lĩnh vực sản xuất giảm sút ba tháng liên tiếp. Cả sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới đều tiếp tục giảm trong kỳ khảo sát mới nhất, mặc dù với tốc độ chậm hơn. Sản lượng dư thừa cũng được chuyển sang thành hàng tồn kho trong tháng 7, với lượng hàng tồn kho thành phẩm tăng nhanh nhất kể từ tháng 6/2012. Hiện hàng tồn kho đã tăng trong hai tháng liên tiếp, HSBC cho biết.
Vụ Dự báo thống kê tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) vừa tiến hành cuộc điều tra xu hướng kinh doanh tại các tổ chức tín dụng, trên cơ sở kết quả 6 tháng đầu năm và kỳ vọng 6 tháng cuối năm 2013. Theo báo cáo kết quả điều tra, nền kinh tế đầu năm 2013 vẫn đang ở giai đoạn ngổn ngang với nhiều khó khăn. Hầu hết các tổ chức tín dụng cho biết, mức độ rủi ro của các nhóm khách hàng tăng trong 6 tháng đầu năm 2013. Trên 50% tổ chức tín dụng dự kiến tỷ lệ nợ xấu của họ tại thời điểm cuối năm 2013 sẽ không đổi hoặc tăng so với cuối năm 2012.
Cuộc điều tra cũng cho thấy, kết quả kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2013 chưa được như kỳ vọng của các tổ chức tín dụng. Tại cuộc điều tra lần này, chỉ có 30,4% tổ chức đánh giá thực trạng kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2013 được cải thiện hơn, trong khi có 21,5% tổ chức cho rằng thực trạng kinh doanh kém hơn (tại cuộc điều tra tháng 12/2012 chỉ có gần 10% tổ chức tín dụng có cùng nhận định này).
Theo HSBC, hiện các DN của Việt Nam và những người làm công ăn lương đang bước vào một thời kỳ khá khó khăn bởi các điều kiện chủ quan và khách quan đều trở nên căng thẳng hơn. Công ăn việc làm giảm, sức mua yếu hơn, nhu cầu đối với hàng hóa, đặc biệt là hàng sản xuất giảm sút mạnh.
Kẹt trong tăng trưởng chậm.
Các điều kiện bên ngoài có thể được cải thiện trong quý IV tới đây khi nhu cầu ở Mỹ, Nhật Bản, châu Âu và Trung Quốc phục hồi. Viễn cảnh đó sẽ hỗ trợ phần nào cho sản xuất tại Việt Nam, tuy nhiên đa số những yếu kém của Việt Nam là do những vấn đề nảy sinh ở trong nước và đòi hỏi cải cách phải được thực hiện nhanh hơn.
Trong khi đó, cải cách lại diễn ra quá chậm. Các vấn đề ngắn hạn như tồn kho của DN, thị trường bất động sản đóng băng và nợ xấu vẫn chưa giải quyết được, còn dài hạn thì tái cơ cấu nền kinh tế, đến nay chưa thực hiện được gì.
Một số ý kiến cho rằng để thoát khỏi tình trạng hiện nay, cần tới gói hỗ trợ từ 100.000- 200.000 tỷ đồng. Tuy nhiên nhiều ý kiến phản đối giải pháp này. Nếu đưa ra gói kích cầu lúc này sẽ tạo ra rủi ro cao về sự ổn định kinh tế vĩ mô. Gói kích cầu năm 2009 vẫn còn để lại dư âm không mấy tốt đẹp khi nó tạo ra sự đầu cơ mạnh trên thị trường. Mà có muốn thì cũng không biết lấy tiền ở đâu.
Ngân sách đang gặp khó khăn khi thu giảm, chi tăng. Bộ Tài chính cho biết, tình hình thu ngân sách rất khó khăn, kể cả phương án tích cực thì khả năng năm nay vẫn hụt thu 65.000 tỷ đồng so với kế hoạch.
Tăng trưởng của Việt Nam chủ yếu dựa vào vốn và lao động. Nếu tiếp tục giảm đầu tư thì không thể có tăng trưởng cao được. Vốn ngân sách đầu tư giảm thì phải có nguồn vốn khác bù vào, nhưng lấy nguồn nào thì vẫn là câu hỏi.
Theo Ủy Ban giám sát Tài chính Quốc gia, việc cân đối vốn đầu tư cho nền kinh tế ở mức 30% GDP là một thách thức không nhỏ. Với giả định lạm phát 2013 ở mức 6,5%, tín dụng tăng 12% và vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tương đương 2012, ước tính tổng vốn đầu tư còn thiếu khoảng 50.000-70.000 tỷ đồng.
Nguồn đầu tư từ vốn ODA muốn giải ngân luôn đòi hỏi phải có vốn đối ứng từ ngân sách Nhà nước. Khi vốn từ ngân sách giảm thì ODA cũng khó có thể được giải ngân và như vậy khiến cho nhiều DN sẽ thiếu việc làm.
Ngân hàng Thế giới vừa cảnh báo, trong khi kinh tế thế giới dường như ấm lên thì Việt Nam lại đang kẹt trong tăng trưởng chậm so với chính mình trước đây và so với các nước trong khu vực.
Trần Thủy.
|
Tập đoàn AIA: cổ tức tăng 13% so với năm 2012 | (ĐTCK) Tập đoàn AIA đã chính thức công bố kết quả kinh doanh rất thành công trong sáu tháng đầu năm 2013. | Kinh tế | Ông Mark Tucker trao thưởng cho các Đại lý Ngoại hạng khu vực TP. HCM.
Theo đó, giá trị hợp đồng khai thác mới (VONB) tăng trưởng 26%, đạt 645 triệu USD, phí bảo hiểm mới quy năm (ANP) tăng 29%, đạt 1,527 tỷ USD, lợi nhuận sau thuế (OPAT) theo Hệ thống Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) tăng 17% đạt 1,268 tỷ USD.
Lợi nhuận ròng tăng 34% đạt 1,934 tỷ USD và hệ số khả năng thanh toán đạt 427%. Hội đồng Quản trị của Tập đoàn AIA cũng đã công bố mức cổ tức tạm thời là 13,93 cents Hồng Kông trên mỗi cổ phiếu, tăng 13% so với năm ngoái.
Cùng thời điểm này, AIA Việt Nam đã có kết quả kinh doanh ước tính trong 6 tháng đầu năm 2013 với giá trị hợp đồng khai thác mới (VONB) tăng51,4% và phí bảo hiểm mới quy năm (ANP) tăng 29,52% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ông Stephen Clark - Tổng giám đốc AIA Việt Nam cho biết, sự tăng trưởng vượt bậc trong 6 tháng đầu năm 2013 của AIA Việt Nam là kết quả của chiến lược phát triển theo chiều sâu. Chúng tôi tập trung vào 3 giá trị cốt lõi đó là: Sản phẩm tốt, dịch vụ chăm sóc khách hàng hoàn hảo và đội ngũ nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp.
Trong thời gian tới, AIA Việt Nam sẽ tiếp tục tập trung xây dựng lực lượng đại lý chuyên nghiệp, đặc biệt là đội ngũ đại lýNgoại hạng.AIA Việt Nam tiếp tục gia tăng số lượng Đại lý Ngoại hạng và từ đó nâng cao chất lượng của toàn bộ lực lượng đại lý.Chúng tôi tin rằng quyết tâm đầu tư mạnh mẽ vào chất lượng đại lý sẽ giúp thay đổi được nhận thức của người dân về bảo hiểm cũng như nghề tư vấn bảo hiểm ông Stephen Clarknói.
|
Ngân hàng Nhà nước phản hồi về con số 7,3 tỷ USD gửi ở nước ngoài | Khi tiền gửi ngoại tệ của khu vực tổ chức kinh tế và dân cư tăng mạnh thì việc các ngân hàng thương mại mang ngoại tệ ra gửi ở nước ngoài là diễn biến hết sức bình thường. | Kinh tế | Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN).
Báo cáo kinh tế vĩ mô quý 1 của Viện nghiên cứu Kinh tế và chính sách (VEPR) dẫn số liệu thống kê đến quý 3/2015, dòng vốn đầu tư khác mà cấu phần chủ yếu là tiền gửi ở nước ngoài, vốn không đáng kể ở những giai đoạn trước, đã gia tăng đột biến lên mức 7,3 tỷ USD.
Tiến sỹ Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện VEPR nhận định: "Đây là diễn biến bất thường cần phải tiếp tục theo dõi xu hướng, giải thích và dự báo xu hướng chặt chẽ. Cũng cần lưu ý là trong cùng giai đoạn trên, trạng thái ngoại hối của hệ thống ngân hàng thương mại không có sự biến động quá lớn. Theo giả thuyết của chúng tôi, diễn biến bất thường này, một phần, có thể xem như tình trạng 'bẫy thanh khoản' với ngoại tệ của hệ thống ngân hàng.".
VEPR cũng nhấn mạnh, đây là diễn biến mới khi mà trước đây ngân hàng Việt Nam chỉ nhận tiền gửi và ít có trường hợp mang tiền gửi ra nước ngoài. Do đó, xu hướng mang tiền gửi ra nước ngoài có tiếp tục nữa hay không, cần được theo dõi thêm.
Bình luận về con số này, ngày 16/4, ông Tô Huy Vũ, Vụ trưởng Vụ dự báo Thống kê thuộc Ngân hàng Nhà nước thừa nhận: Đúng là có con số 7,3 tỷ USD, nhưng số liệu này là số liệu được phản ánh trong hạng mục đầu tư khác ròng trên bảng cán cân thanh toán quý 3/2015 mà Ngân hàng Nhà nước đã công bố trên trang thông tin điện tử. Tuy nhiên, con số này không chỉ bao gồm tiền gửi ra nước ngoài, mà còn bao gồm khoản vay trả nợ nước ngoài ngắn, trung dài hạn của nền kinh tế.
Ông Vũ lý giải, cán cân thanh toán trong quý 3/2015, tiền gửi ở nước ngoài của các ngân hàng thương mại tăng thêm 5,9 tỷ USD. Do hệ thống ngân hàng là trung gian tài chính nên số liệu này biến động thường xuyên, liên tục và phản ánh đúng diễn biến của nền kinh tế trong nước.
Ngoài hạng mục tiền và tiền gửi của các tổ chức tín dụng, trên bảng cán cân thanh toán còn có hạng mục tiền và tiền gửi của khu vực khác (các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính khác). Trong quý 3/2015, tiền và tiền gửi của khu vực khác là 2 tỷ USD, không có biến động bất thường so với các quý trước.
"Cũng trong quý này, số liệu này tăng mạnh chủ yếu do xu hướng găm giữ ngoại tệ của doanh nghiệp và dân cư tăng lên trước sự kiện đồng Nhân dân tệ bị phá giá mạnh trong tháng 8/2015 và những đồn đoán về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sớm tăng lãi suất đã gia tăng sức ép đối với tỷ giá VND/USD. Khi tiền gửi ngoại tệ của khu vực tổ chức kinh tế và dân cư tăng mạnh thì việc các ngân hàng thương mại mang ngoại tệ ra gửi ở nước ngoài trong bối cảnh tín dụng ngoại tệ giảm là diễn biến hết sức bình thường trong hoạt động ngân hàng," ông Vũ cho biết.
Có một số ý kiến cho rằng đây là do tác động của chính sách lãi suất tiền gửi 0%, ông Vũ phủ nhận giả thiết trên vì diễn biến này là của quý 3/2015 trong khi lãi suất tiền gửi 0% bắt đầu thực hiện đối với tổ chức kinh tế từ 28/9 và đối với dân cư từ 18/12/2015.
"Cũng cần nói thêm rằng, sau khi Ngân hàng Nhà nước có phản ứng nhanh nhạy về chính sách tỷ giá, thị trường ổn định trở lại thì sang quý 4/2015, tâm lý thị trường được giải tỏa, lượng tiền gửi ra nước ngoài của các ngân hàng chỉ tăng thêm có 369 triệu USD," ông Vũ nhấn mạnh.
Một số chuyên gia lo ngại về bẫy thanh khoản ngoại tệ đối với nền kinh tế, ông Vũ chia sẻ, hệ thống ngân hàng là trung gian tài chính, khi huy động tiền gửi ngoại tệ của tổ chức kinh tế và dân cư, nếu phần sử dụng ở trong nước ít hơn thì họ tăng tiền gửi ở nước ngoài là chuyện hết sức bình thường.
Các ngân hàng chỉ để một phần ngoại tệ tiền mặt để phục vụ các nhu cầu của dân cư, còn lại đầu tư dưới hình thức nào phải phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối. Việc gửi tiền ở nước ngoài là để đảm bảo tính thanh khoản cao, có thể sử dụng bất cứ khi nào nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp và người dân, ông Vũ khẳng định thêm./.
|
Khai thác hay vơ vét? | ANTĐ - Lần đầu tiên nước ta diễn ra cuộc hội thảo “Tổ chức kiểm toán đối với hoạt động quản lý, khai thác và kinh doanh tài nguyên khoáng sản”, trong khi đã có quá nhiều sai phạm trong lĩnh vực này. Hậu quả là ngân sách thất thu, tài nguyên quốc gia bị thất thoát, cạn kiệt. Đặc biệt là tình trạng doanh nghiệp Trung Quốc trực tiếp vào Việt Nam để khảo sát mỏ, thậm chí đầu tư vốn, máy móc và công nghệ cho doanh nghiệp nước ta, khai thác khoáng sản rồi thu mua với giá cao và xuất lậu sang Trung Quốc. | Kinh tế | Kiểm toán trưởng chuyên ngành thuộc Kiểm toán Nhà nước thừa nhận một thực tế đáng lo ngại là nhiều doanh nghiệp chỉ quan tâm khai thác những chỗ nạc ngon ăn trước, chỗ xương xẩu thì để lại hoặc không tận thu. Có doanh nghiệp sau khi hết nạc vạc đến xương. Một số doanh nghiệp được cấp phép nhưng không tự khai thác mà thuê công ty bên ngoài khai thác.
Phó Cục trưởng Cục CSĐT về TTQLKT&CV; cảnh báo có quá nhiều kẽ hở cho buôn lậu, gian lận khoáng sản. Vì vậy các chủ nợ đã lợi dụng khai thác vượt công suất được cấp phép, để ngoài sổ sách sản phẩm thu được, sau đó tìm cách tuồn ra ngoài cho các đầu nậu xuất lậu sang Trung Quốc.
Đó là chưa kể tình trạng dân địa phương tổ chức trộm cướp khoáng sản của chủ mỏ để bán cho các chủ đầu nậu diễn ra công khai tại Đông Triều, Quảng Ninh, Phù Cát, Bình Định. Các địa phương hầu như bó tay không thể kiểm soát nổi. Đặc biệt nghiêm trọng là tình trạng buôn lậu than đá rất phức tạp trên tuyến đường thủy các tỉnh phía Bắc và vùng biển Đông Bắc sang Trung Quốc. Nguồn than lậu chủ yếu là than thổ phỉ sau đó vận chuyển xuống các bến bãi của tư nhân. Than do các doanh nghiệp khai thác hợp pháp nhưng được móc nối, thông đồng tuồn ra ngoài. Ngay cả than dùng cho các nhà máy nhiệt điện, xi măng, đạm cũng bị rút sản lượng rồi tập kết lại xuất lậu sang biên giới. Đáng báo động là các khoáng sản như sắt, mangan, chì, thiếc, kẽm cũng được chủ đầu nậu dùng hồ sơ vận chuyển, mua bán nội địa để tập kết tại các căn cứ sát biên giới rồi tìm cách thẩm lậu sang Trung Quốc.
Không quá khó để vạch mặt ba dạng doanh nghiệp gây ra tình trạng này. Đó là những doanh nghiệp được Bộ Tài nguyên - Môi trường và tỉnh cấp phép khai thác, song không đầu tư nhà máy chế biến mà tìm cách bán quặng thô để kiếm tiền. Doanh nghiệp mua lại khoáng sản từ các doanh nghiệp được cấp phép để xuất chui sang Trung Quốc do họ có đường dây trực tiếp với các ông chủ Trung Quốc. Ba là doanh nghiệp vận tải, xuất lậu thẳng qua biên giới.
Theo đánh giá của giới chuyên gia mỏ - địa chất, với tốc độ gia tăng khai thác khoáng sản được phép và trái phép như hiện nay, chỉ trong vòng vài chục năm nữa, tài nguyên khoáng sản nước ta sẽ khan hiếm, cạn kiệt. Kiểm toán việc quản lý, khai thác và kinh doanh lĩnh vực này không chỉ đơn thuần đánh giá cái được và chưa được. Khai thác tài nguyên quốc gia hay moi ruột, vơ vét? Cái được là gì, hiện tại đã thấy rõ không cần phải đợi đến lúc trắng tay, rỗng ruột, môi trường xơ xác mới có câu trả lời.
Đan Thanh.
|
Chính phủ hỗ trợ phát triển cho doanh nghiệp KHCN | Ngày 22/5, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 592/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ và tổ chức khoa học-công nghệ công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. | Kinh tế | Mục tiêu của Chương trình trên nhằm hỗ trợ hình thành và phát triển 3.000 doanh nghiệp khoa học công nghệ; thành lập 100 cơ sở và đầu mối ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học công nghệ, trong đó tập trung chủ yếu tại các viện nghiên cứu, trường đại học.
Chương trình cũng sẽ hỗ trợ 1.000 cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, các nhóm nghiên cứu mạnh được ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học công nghệ tại các cơ sở và đầu mối ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học công nghệ. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho 5.000 lượt đối tượng thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ và các đối tượng có liên quan.
Bên cạnh đó, hỗ trợ các tổ chức khoa học công nghệ, cá nhân, doanh nghiệp sử dụng trang thiết bị, dịch vụ tại các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học công nghệ để chuẩn bị hình thành doanh nghiệp khoa học công nghệ;...
Chương trình cũng sẽ hỗ trợ tổ chức khoa học công nghệ công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc rà soát, thống kê, đánh giá, phân loại các tổ chức khoa học công nghệ công lập trực thuộc các Bộ, ngành, địa phương để làm căn cứ xây dựng kế hoạch và lộ trình chuyển đổi tổ chức và hoạt động của các tổ chức này theo quy định; kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền quyết định việc chuyển đổi hoặc sáp nhập, giải thể các tổ chức này theo quy định.
Chương trình được thực hiện từ năm 2012 đến hết năm 2015./.
(TTXVN).
|
Phát triển bền vững: “Vấp váp cũng là cơ hội đổi mới” | Thu hút đầu tư và phát triển kinh tế bền vững không còn là vấn đề mới, nhưng lại đang rất thời sự... | Kinh tế | Bên cạnh chiến lược và tầm nhìn, ở góc nhìn cụ thể hơn, các chuyên gia cho rằng giám sát là vấn đề cực kỳ quan trọng, và đang là một rủi ro lớn của phát triển bền vững - Ảnh: Việt Tuấn.
Việt Nam - một nước đi sau với thu nhập trung bình còn ở mức thấp - với những thách thức hiện tại có thể phát triển bền vững được hay không?
Không mới, nhưng chưa hề cũ.
Đó là câu hỏi được TS. Võ Trí Thành, chuyên gia kinh tế đặt ra tại buổi tọa đàm Thu hút đầu tư và phát triển kinh tế bền vững, do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức sáng 20/9.
Tham dự buổi tọa đàm không chỉ có các vị đến từ các cơ quan nhà nước, hiệp hội ngành nghề mà còn có một số vị chuyên gia kinh tế độc lập.
Thu hút đầu tư và phát triển kinh tế bền vững - chủ đề của cuộc hội thảo - như một số ý kiến nhấn mạnh thì không còn là vấn đề mới, nhưng lại đang rất thời sự, trong bối cảnh sự cố từ Formosa vẫn còn chưa ráo mực, và quan điểm được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh nhiều lần là không đánh đổi môi trường để tăng trưởng kinh tế.
Nhấn mạnh từ những năm 80 của thế kỷ trước, ba lựa chọn kinh tế - môi trường, môi trường - kinh tế, hay cả kinh tế và môi trường đã được đặt ra, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) Nguyễn Thế Chinh cảm thán: Bây giờ mới bàn phát triển bền vững thì rất đáng buồn.
Phát triển bền vững không phải là vấn đề mới cũng là điều được TS. Võ Trí Thành nhấn mạnh, trong phát biểu đề dẫn tọa đàm.
Theo ông Thành, hiện có ba vấn đề mà các nhà khoa học và các chính khách tương đối đồng thuận.
Thứ nhất là cơ chế thị trường rất đẹp, tuy nhiên dù đẹp cũng không đủ sức giải quyết các vấn đề về môi trường, và phát triển bền vững.
Thứ hai, khái niệm phát triển bao trùm hơn rất nhiều tăng trưởng, thịnh vượng phải đi đôi với bền vững, đặc biệt là môi trường.
Điều thứ ba, rất quan trọng, trước đây thường nói cứ giàu đã sau đó xử lý các vấn đề môi trường, bây giờ phải gắn kinh tế với phát triển bền vững, đảm bảo môi trường ngay từ đầu. Những nước đi sau, còn nghèo như Việt Nam còn rất nhiều thách thức và cơ hội để giải quyết hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
Sẽ thấy lối thoát.
Vậy làm sao để phát triển hài hòa, thách thức nằm ở đâu và cơ hội là gì?
Chuyên gia kinh tế cao cấp, TS. Lê Đăng Doanh cho rằng, chủ đề cuộc tọa đàm vừa có tính nguyên tắc, vừa là vấn đề rất thời sự ở Việt Nam. Việt Nam chưa kết thúc công nghiệp hóa, GDP bình quân đầu người mới bằng 30% bình quân của thế giới, mà mức độ ô nhiễm môi trường đã gây nhiều lo ngại.
Sau nhận xét này, ông Doanh dẫn con số từ tính toán của một tổ chức quốc tế, là thiệt hại do môi trường gây ra chiếm 5% GDP của Việt Nam. Và với Trung Quốc thì chi phí ô nhiễm cũng không nhỏ.
Đồng ý là thể chế thị trường không giải quyết được vấn đề môi trường mà rất cần bàn tay Nhà nước, ông Doanh nhìn nhận, Luật Bảo vệ môi trường đã được ban hành nhưng thực thi còn nhiều lỗ hổng, trách nhiệm dường như chỉ tập trung vào bộ chuyên ngành, không thấy cấp quận, cấp phường có trách nhiệm gì.
Đặc biệt là xã hội dân sự cũng phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường, ông Doanh phát biểu.
Niềm tin vào sự phát triển bền vững của Việt Nam cũng là câu hỏi được đặt ra với Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, ông Trần Đình Thiên.
Ông Thiên cho rằng, tin hay không tin phải có điều kiện, nếu cứ tiếp tục mô hình tăng trưởng như 5 năm vừa rồi thì rất khó. Nhưng, ông cũng nhấn mạnh, Việt Nam là nước đi sau, thì không có lý gì để không phát triển bền vững, có điều cần đặt vấn đề mô hình tăng trưởng ở tầm nhìn khác. Bởi, chỉ với quyết tâm như hiện nay thì không thể có được niềm tin đó.
Vẫn theo vị Viện trưởng này, thì muốn thay đổi, phải có chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài khác, chứ không thể chỉ dựa vào ưu đãi như cách đang làm.
Bên cạnh chiến lược và tầm nhìn, ở góc nhìn cụ thể hơn, các chuyên gia cho rằng giám sát là vấn đề cực kỳ quan trọng, và đang là một rủi ro lớn của phát triển bền vững. Mà câu chuyện điển hình nhất là giám sát Formosa vừa qua.
Vậy, Việt Nam có thể thoát được rủi ro này hay không?, chuyên gia Võ Trí Thành hỏi Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách tài nguyên và môi trường Nguyễn Thế Chinh.
Ông Chinh đáp, để trả lời chính xác cần có thời gian, nhưng Việt Nam mỗi khi đứng trước thử thách thì lại bắt đầu nghĩ ra lối thoát, mà lịch sử đã nhiều lần chứng minh.
Những vấp váp vừa qua cũng là cơ hội để đổi mới, chắc chắn là đổi mới được nhưng phải là sự vào cuộc của cả hệ thống, chứ không phải chỉ riêng của Bộ Tài nguyên và Môi trường, ông Chinh nói.
|
Chứng khoán chiều 24/12: CTG tụt áp, ORS lên hương | Biến động trồi sụt thất thường chiều nay chủ yếu xuất phát từ dòng tiền quá yếu... | Kinh tế | VN-Index suy yếu đáng kể chiều nay.
Biến động trồi sụt thất thường chiều nay chủ yếu xuất phát từ dòng tiền quá yếu. Tuy vậy thị trường vẫn được chứng kiến những biến động hấp dẫn hiếm khi thông tin tác động đến giá nhanh như vậy.
Nếu như sáng nay BVH gây sốc cho nhà đầu tư về việc xáo trộn nhân sự bất ngờ thì phiên chiều nay, đến lượt CTG có tin mới.
Phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án Huyền Như có ngả rẽ mới khi Viện Kiểm sát cho rằng có dấu hiệu của hành vi tham ô của Huyền Như và Ngân hàng Công thương Việt Nam - Vietinbank (mã CTG) không quản lý sát sao về tài khoản của khách hàng khiến Huyền Như dễ dàng chiếm được 1.085 tỷ đồng của 5 khách hàng. Viện Kiểm sát đề nghị Vietinbank hoàn trả lại số tiền này.
Thông tin mới đã tác động trực tiếp đến cổ phiếu CTG và ORS. CTG nếu phải hoàn trả lại số tiền trên thì dĩ nhiên sẽ gánh chịu thiệt hại. Ngược lại, ORS, nếu đòi được 380 tỷ đồng thì sẽ rất có lợi.
Giá hai cổ phiếu này ngay lập tức biến động trái chiều ngay khi thị trường mở cửa phiên chiều. CTG cuối phiên sáng đang đứng mức 14.100 đồng nhanh chóng sụt giảm và đóng cửa chỉ còn 13.800 đồng, giảm 1,43%.
ORS mới thực sự là biến động ngoạn mục, đang đì đẹt ở tham chiếu bất ngờ nhận được lượng tiền lớn đổ vào mua và tăng giá cực nhanh. Chỉ trong vòng 6 phút đầu phiên chiều, giá ORS đã vươn lên kịch trần. Tổng lượng tiền đổ vào mua chiều nay khoảng 2,6 tỷ đồng, tương đương 750.000 cổ phiếu.
Cần lưu ý là thanh khoản trung bình 20 ngày gần đây của ORS chưa tới 200.000 cổ phiếu/phiên và thanh khoản hôm nay là kỷ lục kể từ đầu tháng 10 vừa qua.
BVH chiều nay cũng bị thị trường chiết khấu thêm thông tin với mức giảm từ 32.900 đồng phiên sáng xuống còn 32.000 đồng lúc đóng cửa, giảm 4,48% so với tham chiếu. Cổ phiếu này chiều nay bị xả thêm hơn 9,2 tỷ đồng giá trị cổ phiếu, tương đương 284.530 đơn vị.
Không chỉ ở 3 cổ phiếu chịu tác động của thông tin mới có biến động lớn chiều nay. Cả hai sàn giao dịch trồi sụt liên tục với các đợt bán ra nối tiếp nhau. VN-Index thậm chí suýt rơi xuống dưới tham chiếu lúc 14h còn VN30-Index đã âm hơn 0,5 điểm vào thời điểm này.
Nguyên nhân chính dẫn đến các dao động nhiễu loạn chiều nay là do dòng tiền vào thị trường thiếu ổn định. HSX phiên chiều chỉ giao dịch khoảng 411,2 tỷ đồng và VN30 giao dịch 208,7 tỷ đồng. Đây là lượng tiền quá nhỏ.
Rổ này cũng có 23 cổ phiếu đóng cửa giảm giá so với phiên sáng, chỉ 5 mã tăng cao hơn. May mắn là các mã tăng giá đều có mức độ vốn hóa tốt như DRC, MSN và PVD. VN30-Index chốt phiên tăng 0,27%, thực ra là giảm so với phiên sáng. VN-Index tăng 0,29%, cũng chỉ bằng một nửa mức tăng phiên sáng.
Khá nhiều cổ phiếu lớn đã tăng giá ở HSX tạo nên lực đỡ quan trọng cho điểm số: GAS tăng 1,43%, MSN tăng 2,45%, VIC tăng 0,43%, DRC tăng 3,74%, HSG tăng 1,07%, GMD tăng 0,71%...
Tuy vậy độ rộng của HSX đã thu hẹp đáng kể, chỉ còn 109 mã tăng/93 mã giảm. Sáng nay có tới 125 mã tăng/56 mã giảm. Các đợt chốt lời đã tạo sức ép lên nhiều cổ phiếu, nhưng chưa đủ đè giá các mã trụ.
Sàn Hà Nội cũng có một phiên chiều èo uột về thanh khoản. Quy mô khớp lệnh sàn này chỉ tăng thêm 228,7 tỷ đồng, trong đó HNX30 giao dịch 163,7 tỷ đồng. Phần lớn lượng tiền này đã chạy vào 3 cổ phiếu là KLF, FIT và PVS.
Trong 3 cổ phiếu nói trên, chỉ có FIT là tăng giá cao hơn, đạt 24.800 đồng lúc đóng cửa, tăng 3,33% so với tham chiếu từ mức tăng 1,67% cuối phiên sáng. KLF giao dịch lớn nhất chiều nay với 42,7 tỷ đồng thì giá rơi tới 2,7% so với tham chiếu, mạnh hơn hẳn phiên sáng. PVS giao dịch 2,9,4 tỷ đồng, giá cũng bất ngờ giảm 0,74% trong khi phiên sáng tăng 0,74%.
Tuy nhiên HNX30 có nền tảng giá tốt hơn VN30 chiều nay, nhờ 20 mã tăng/4 mã giảm, trong khi VN30 chỉ có 13 mã tăng/12 mã giảm. HNX-Index đóng cửa tăng 0,48% và HNX30-Index tăng 0,6%.
Nhà đầu tư nước ngoài không tăng mua thêm bao nhiêu trong phiên chiều nay, tiếp tục khiến thị trường thiếu hụt dòng tiền hỗ trợ. Tính chung cả phiên, HSX nhận được 109,3 tỷ đồng mua vào, giảm 40% so với hôm qua. Phía bán ra cũng giảm rất mạnh, chỉ còn 33,4 tỷ đồng, dẫn đến một phiên mua ròng tốt ở khối này.
|
Bộ LĐTB&XH trực tiếp tuyển lao động đi Đài Loan làm việc | Bên cạnh việc tuyển chọn lao động đi làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc) thông qua các doanh nghiệp, từ tháng 3/2017, Bộ LĐTB&XH sẽ trực tiếp tham gia tuyển chọn, đào tạo lao động đi làm việc tại thị trường này. | Kinh tế | Bộ LĐTB&XH; vừa ban hành quyết định giao cho Trung tâm Lao động ngoài nước thực hiện nhiệm vụ tuyển chọn, đào tạo người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan theo phương thức tuyển dụng trực tiếp. Việc tuyển dụng lao động này được thực hiện dựa theo nội dung Biên bản hợp tác lao động Việt Nam-Đài Loan được ký kết hồi tháng 4/2015.
Hiện nay, Trung tâm Lao động ngoài nước đang thông báo kế hoạch tuyển chọn lao động đi làm việc tại Đài Loan. Các thông báo tuyển dụng lao động đi Đài Loan tiếp theo sẽ được đăng tải trên website của Trung tâm Lao động ngoài nước.
Người lao động có thể gọi điện thoại tới Trung tâm theo số 04.37346751, hoặc truy cập trang thông tin điện tử của Trung tâm để tìm hiểu các thông tin liên quan đến chương trình này.
Theo báo cáo của Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Đài Loan, từ ngày 1/7/2015, vùng lãnh thổ này đã tăng mức lương cơ bản của người lao động. Đối với hợp đồng lao động ký kết mà tiền lương cơ bản của người lao động được hưởng theo tháng, thì mức lương cơ bản được điều chỉnh tăng từ 19.273 đài tệ/tháng lên 20.008 đài tệ/tháng (tương đương với khoảng 700 USD/tháng).
Đối với hợp đồng lao động ký kết mà tiền lương cơ bản của người lao động được hưởng theo giờ, thì mức lương cơ bản theo giờ là 120 đài tệ/giờ làm việc. Thu nhập hằng tháng của người lao động tại Đài Loan khoảng 834 USD.
Thu Cúc.
|
Tái cơ cấu DNNN: Chính phủ gánh thêm nợ? | (VEF.VN) - Theo Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ nhận định, chi phí tái cấu trúc DNNN có thể phát sinh lớn, là gánh nặng với nền kinh tế, nhiều khả năng tăng thêm nợ công. | Kinh tế | Trong buổi tọa đàm mới đây, Bộ trưởng Vương Đình Huệ đánh giá, hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh của các DN này còn yếu mặc dù có nhiều lợi thế về nguồn lực. Ông Huệ lẫy dẫn chứng, trong năm 2009 để tạo ra một đồng doanh thu, DNNN phải sử dụng tới 2,2 đồng vốn, trong khi đó DN ngoài quốc doanh chỉ cần 1,2 đồng và DN FDI là 1,3 đồng. Trong khi so với mức trung bình chung của các DN VN là 1,5 đồng.
Ông Huệ cho biết, năm 2010, tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty mới chỉ đạt 16,5%. Trong 10 năm qua, con số này trên tổng nguồn vốn của khu vực DNNN chưa năm nào vượt quá 6%, trong khi các DN FDI luôn duy trì ở trên mức trên dưới 10%.
Sở dĩ có sự yếu kém đó là do sự chậm chạp trong nhận thức về đổi mới, hạn chế về lựa chọn, xây dựng, chiến lược, mô hình, cơ chế chính sách cho phát triển DN nói chung và DNNN nói riêng. Bên cạnh đó, các đơn vị này đầu tư vào những ngành, lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, phụ thuộc nhiều vào vốn vay; hay tình trạng độc quyền hoặc thống lĩnh thị trường trong một số lĩnh vực làm hạn chế động lực cạnh tranh và phát triển.
Ông Huệ nêu ví dụ cụ thể, Tcty Thép VN chiếm 35% thị phần trong nước, Tcty Công nghiệp Xi măng VN chiếm trên 50%, TĐ xăng dầu VN chiếm trên 60%, TĐ Điện lực VN sản xuất và cung ứng tới 80% nhu cầu tiêu thụ điện toàn xã hội; Riêng TĐ công nghiệp Than - Khoáng sản cũng chiếm đến 98% thị phần.
Bộ trưởng Vương Đình Huệ chia sẻ, việc Tái cơ cấu DNNN được xác định là khó khăn nhất cho dù đó là DN ngân hàng hay phi ngân hàng. Bên cạnh đó, để giải quyết, sắp xếp việc làm và lao động dôi dư cũng là một thách thức không nhỏ.
Xét về mặt kinh tế, chi phí cho tái cơ cấu DNNN bao gồm các khoản nợ phải thu khó đòi, khoản lỗ, chi giải quyết việc làm người lao động, cấp vốn cho các định chế tài chính trung gian có thể phát sinh lớn, ước hàng chục tỉ đồng.
"Đây sẽ là gánh nặng đối với nền kinh tế, nhiều khả năng làm tăng thêm nợ công nếu không có phương án xử lý tốt". Bộ trưởng Tài chính nói.
Ông Huệ đề xuất năm nhóm giải pháp TCT DNNN, trong đó tập trung vào các TĐ kinh tế và Tổng công ty nhà nước. Một là, thực hiện sắp xếp các DNNN hiện có thành các nhóm DN và có giải pháp cụ thể như nhóm 100% vốn NN, trên 75% vốn thuộc sở hữu NN, từ 65-75% vốn thuộc sở hữu NN và nhóm NN không nắm giữ cổ phần chi phối.
Hai là, thực hiện nhất quán cổ phần hóa (CPH) DNNN theo hướng giảm tỉ lệ sở hữu tại các DN, thu hút đầu tư chiến lược và có giải pháp đồng bộ phát triển thị trường chứng khoán và mua bán nợ.
Ba là, điều chỉnh, xây dựng mô hình chiến lược phát triển cơ cấu lại vốn, phù hợp với từng TĐ, Tcty NN, chấm dứt tình trạng đầu tư ngoài ngành.
Bốn là, đổi mới, tăng cường quản lý giám sát nhà nước đối với DNNN. Năm là, sắp xếp, TCT căn bản các công ty nông, lâm nghiệp. "Trong năm nay phải xây dựng xong Đề án TCT DNNN, không thể chậm trễ hơn". Ông Huệ nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Đình Cung, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương đề xuất, phải tạo được môi trường bình đẳng, minh bạch để thu hút đầu tư tư nhân trong nước. "Lâu nay chúng ta có một mệnh đề: kinh tế tư nhân không làm được thì NN làm. Cái này không sai nhưng phải tư duy ngược lại: Tư nhân phát triển đến đâu thì DNNN rút lui tới đó, phải hỗ trợ họ chứ không cạnh tranh chèn ép họ". Ông Cung nêu quan điểm.
Đại diện ban đổi mới DNNN, ông Phạm Viết Muôn, Phó ban thường trực Ban chỉ đạo đổi mới DNNN nhấn mạnh, giờ là thời điểm cần hành động. Điều vướng mắc hiện tại là cơ chế chính sách cần CPH DNNN. Năm nay mới chỉ làm được có 30 DN. Trong khi muốn CPH 573 DN trong 5 năm thì bình quân mỗi năm phải làm được 150 DN.
|
Phiên đấu giá PVOil chỉ thu về 7 triệu đồng | (HQ Online)- Ngày 28-12, tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM diễn ra phiên đấu giá lần 2 cổ phần của Tổng Công ty Dầu Việt Nam tại Công ty CP Dầu nhờn PVOil. | Kinh tế | Cửa hàng kinh doanh xăng dầu của PVOil. Nguồn:Internet.
Trước đó, Tổng Công ty Dầu Việt Nam nắm giữ hơn 5,5 triệu cổ phần của PVOil, tương đương 62,67% vốn điều lệ. Trong phiên đấu giá, Tổng công ty Dầu Việt Nam chào bán 1 triệu cổ phần với giá khởi điểm 11.880 đồng/cổ phần, tương đương 11,67% tổng số cổ phần đang lưu hành. Tuy nhiên, phiên đấu giá chỉ thu hút 2 nhà đầu tư cá nhân đăng ký tham gia với khối lượng đặt mua là 600 cổ phần.
Kết quả trong phiên đấu giá, cả 2 nhà đầu tư cá nhân trúng giá với giá thành công bình quân là 11.883 đồng/cổ phần. Như vậy, với 600 cổ phần bán được, phiên đấu giá của PVOil chỉ thu về 7,13 triệu đồng.
PVOil có vốn điều lệ 89 tỷ đồng, kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất khí đốt, phân phối nhiên liệu bằng đường ống; sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế; bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan; bán lẻ nhiên liệu động cơ trong các cửa hàng chuyên doanh.
|
Hà Nội:CPI tháng 9 tăng 0,57% | KTĐT - Theo Cục Thống kê Hà Nôi, ước tính 9 tháng đầu năm 2013, tổng sản phẩm (GDP) trên địa bàn tăng 7,88% so cùng kỳ năm trước. | Kinh tế | Trong đó, giá trị tăng thêm ngành nông lâm nghiệp thủy sản tăng 2,35% (đóng góp 0,13% vào mức tăng chung của GDP). Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp xây dựng tăng 7,42% (đóng góp 3,28% vào mức tăng chung).
Giá trị tăng thêm ngành dịch vụ tăng 8,9% (đóng góp 4,47% vào mức tăng chung). Theo Cục Thống kê Hà Nội, do tiền lương cơ bản từ tháng 7 vừa qua tăng 9,5% so với trước, nên các ngành khối hành chính sự nghiệp như quản lý nhà nước, giáo dục, văn hóa, y tế có tốc độ tăng khá. Các ngành dịch vụ khác tốc độ tăng vẫn được duy trì.
Ảnh minh họa.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 năm 2013 tăng 0,57% so với tháng trước và tăng 6,68% so cùng kỳ. Có 10/11 nhóm hàng có chỉ số giá tăng so tháng trước.
Tăng cao nhất là nhóm giáo dục (tăng 2,02%) do bước vào năm học mới nhu cầu sách vở, đồ dùng học tập... tăng khiến cho giá mặt hàng này tăng. Thêm vào đó là việc tăng giá học phí đào tạo khối đại học, cao đẳng, dạy nghề... trong năm học 2013-2014.
Như vậy diễn biến của chỉ số CPI Hà Nội đã diễn ra đúng như dự báo của Tổng cục Thống kế, xoay quanh ở mức 1%. Theo phân tích của Tổng cục Thống kê, CPI tháng 9 sẽ chịu tác động lên giá các mặt hàng thực phẩm trong mùa mưa bão và việc điều chỉnh tăng học phí vào dịp đầu năm học mới.
Ngoài ra, CPI còn bị tác động bởi việc điều chỉnh giá điện tăng 5% và giảm giá xăng tối thiểu 300 đồng/lít trong tháng 8.
Như vậy, 9 tháng đầu năm 2013, tình hình giá cả thị trường có sự biến động, trong đó có 3 tháng có chỉ số giá giảm so tháng trước là tháng 3 (giảm 0,21%), tháng 4 (giảm 0,15%), tháng 5 (giảm 0,22%), còn lại là tăng.
Dự kiến đến cuối tháng 9 năm 2013, tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đạt 978.629 tỷ đồng, tăng 9,11% so cuối năm 2012, trong đó, tiền gửi tiết kiệm tăng 11,6%, tiền gửi thanh toán tăng 8%.Tổng dư nợ cho vay đến cuối tháng 9 năm 2013 đạt 675.713 tỷ đồng, tăng 3,5% so cuối năm 2012, trong đó, dư nợ ngắn hạn tăng 0,9%, dư nợ trung và dài hạn tăng 7,5%.
|
Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 29/11 | Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 29/11 về các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán. | Kinh tế | * NKG: Vietnam Enterprise Investments Ltd, tổ chức đầu tư, đã mua vào 10 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ sở hữu 15,14% tại CTCP Thép Nam Kim (NKG HOSE), qua đó trở thành cổ đông lớn của NKG từ ngày 24/11. Được biết trước đó, tổ chức này nắm giữ 0 cổ phiếu NKG.
* TCT: HĐQT CTCP Cáp treo Núi bà Tây Ninh (TCT HOSE) quyết định sẽ chi trả cổ tức đợt 1 năm 2016 bằng tiền mặt cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 17%, chi tiết sẽ được thông báo sau.
* BIC: Tổng CTCP Bảo hiểm BIDV (BIC HOSE) quyết định phê duyệt việc đầu tư ra nước ngoài 3,57 triệu USD, tương ứng 51% vốn điều lệ tại Công ty Bảo hiểm Cambodia Việt Nam, thời gian thực hiện dự kiến trong quý I và quý II năm 2017.
* VNM: Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) vừa có công bố về mức giá khởi điểm chào bán hơn 130 triệu cổ phiếu, tương đương 9% vốn điều lệ của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (VNM HOSE) là 144.000 đồng/cổ phiếu, bước giá 100 đồng/cổ phiếu. Trong đợt đấu giá này, mỗi nhà đầu tư cá nhân, pháp nhân được đăng ký mua tối thiểu 20.000 cổ phần, tối đa là 39.189.150 cổ phần.
* LGL: Ngày 08/12, Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển đô thị Long Giang (LGL - HOSE) sẽ chốt danh sách cổ đông để thực hiện chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và phát hành cổ phiếu thưởng. Theo đó, LGL sẽ chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu tổng cộng gần 10 triệu cổ phiếu, với giá phát hành 10.000 đồng/cổ phiếu, tỷ lệ thực hiện là 2:1. Cổ phiếu thưởng được trả theo tỷ lệ thực hiện 5:1.
* CAV: Ngày 13/12, CTCP Dây cáp điện Việt Nam (CAV HOSE) sẽ chốt danh sách cổ đông để thực hiện quyền mua cổ phiếu phát hành thêm. Theo đó, CAV dự kiến sẽ phát hành 28,8 triệu cổ phiếu theo tỷ lệ 1:1, với giá phát hành 20.000 đồng/cổ phiếu. Thời gian chuyển nhượng quyền mua từ 22/12 đến 10/1/2017 và quyền mua này chỉ được chuyển nhượng 01 lần (không chuyển nhượng cho người thứ 3).
* NLG: Ngày 08/12 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt 1 năm 2016 của CTCP Đầu tư Nam Long (NLG HOSE), ngày đăng ký cuối cùng là 09/12. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 2,49%, thanh toán bắt đầu từ ngày 20/12/2016.
* TTF: Ngày 28/11, HĐQT CTCP Tập đoàn Gỗ Trường Thành (TTF HOSE) đã ra quyết định chấm dứt hoạt động các chi nhánh tại Hà Nội, Tp. HCM và Bình Dương do hoạt động không hiệu quả. Ngoài ra, TTF thông báo miễn nhiệm chức danh Phó TGĐ đối với ông Phạm Thanh Tú, ông Võ Diệp Văn Tuấn và ông Bùi Thành Đạt. TTF cũng quyết định chấm dứt tư cách Thành viên HĐQT đối với ông Võ Trường Thành và ông Võ Diệp Văn Tuấn, và bổ nhiệm bà Dương Trịnh Thụy Như, Phó TGĐ thường trực làm Thành viên HĐQT thay thế.
* TVC: Công ty TNHH MTV Tùng Trí Việt, tổ chức có liên quan tới ông Phạm Thanh Tùng, Chủ tịch HĐQT của CTCP Quản lý Đầu tư Trí Việt (TVC - HNX), và với ông Nguyễn Trung Kiên, Ủy viên HĐQT của TVC vừa cùng đăng ký mua 2 triệu cổ phiếu TVC mỗi giao dịch. Thời gian thực hiện dự kiến từ ngày 30/11 đến 29/12 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Nếu giao dịch thành công, Công ty TNHH MTV Tùng Trí Việt sẽ nâng sở hữu tại TVC lên 2,4 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 7,32%, ông Kiên cũng sẽ nắm giữ 2 triệu cổ phiếu TVC, tỷ lệ 6,72%.
* HHC: Ngày 07/12 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2016 của CTCP Bánh kẹo Hải Hà (HHC HNX), ngày đăng ký cuối cùng là 08/12. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 10%, thanh toán bắt đầu từ ngày 20/12.
Lạc Nhạn.
|
Vì đâu tín dụng đen liên tục bủa vây doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam? | Việc phát triển thị trường vốn hiện nay mới giải quyết được nguồn vốn cho doanh nghiệp lớn, trong khi đó, những doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn và buộc phải sử dụng đến nguồn 'tín dụng đen'. | Kinh tế | Ông Nguyễn Kim Hùng - Giám đốc Công ty cổ phần Tái Cấu Trúc Doanh Nghiệp Việt (VERCO).
Điều phối Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2018 - Chuyên đề Vốn - Tài chính diễn ra sáng nay, ông Nguyễn Xuân Thành - Giám đốc Phát triển Đại học Fulbright Việt Nam cho biết, việc phát triển thị trường vốn hiện nay mới giải quyết được nguồn vốn cho doanh nghiệp lớn và có quy mô trung bình.
Trong khi đó, những doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn và buộc phải sử dụng đến nguồn "tín dụng đen".
Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Kim Hùng - Giám đốc Công ty cổ phần Tái Cấu Trúc Doanh Nghiệp Việt (VERCO) khẳng định, các doanh nghiệp vừa và nhỏ lâu nay chưa có cấu trúc vốn.
Từng tham gia cấu trúc nhiều doanh nghiệp, ông nhận thấy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ được chia thành 3 loại, trong đó, chủ yếu là những thanh niên, kỹ sư đi lên từ đam mê, mong muốn khởi nghiệp.
Nhóm doanh nghiệp này không biết gì về vốn trong khi việc tiếp cận ngân hàng, gặp nhiều khó khăn. Vốn thực chỉ chiếm 20 - 30%, còn lại là liên kết tài chính giữa gia đình, bạn bè, anh chị em. Khi ngân hàng không cho vay, trái phiếu Chính phủ không thể tiếp cận, họ buộc phải sử dụng đến nguồn vốn không chính thức hay gọi là "tín dụng đen".
"Chỉ cần tìm kiếm cụm từ 'cho vay vốn' trên Internet sẽ ra 20 triệu kết quả. Thị trường có nhiều loại hình cho vay, nhưng chi phí sử dụng tương đối cao" , ông Hùng cho biết.
Thậm chí, tại một số doanh nghiệp vừa và nhỏ, 60% tổng vốn sản xuất kinh doanh là từ tín dụng đen. Do đó, ông Hùng mong muốn Chính phủ có thể tạo ra khung pháp lý để giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn này một cách hợp lệ, bởi chi phí sử dụng vốn lên đến trên 10%, nhưng chưa được hoạch định vào chi phí hợp lệ.
Đặc thù của doanh nghiệp vừa và nhỏ là thay đổi nhanh, phải thích ứng với thị trường, nhưng lại chưa có hành lang pháp lý để xác định giá trị thực của hàng hóa. Họ buộc phải tính toán để có thể hợp lý hóa những khoản vốn này.
Việc tiếp cận với nguồn vốn, quỹ, công ty tài chính cũng rất xa vời, chưa kể đến các nguồn quỹ mà Nhà nước đang khuyến khích. Ông Hùng cũng mong, bằng cách nào đó, Chính phủ có thể hợp thức hóa "tín dụng đen" để giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Ông Hà Huy Tuấn - Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia.
Ghi nhận chia sẻ của đại diện doanh nghiệp vừa và nhỏ, ông Hà Huy Tuấn - Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho rằng, cần phải xác định nguyên nhân tại sao nở rộ tín dụng đen.
Theo ông Tuấn, quỹ tín dụng đen tồn tại theo nhu cầu của người dân. Vay theo hình thức này khá nhanh gọn, không vướng điều kiện chặt chẽ như của ngân hàng.
Qua theo dõi, có tình trạng dùng nguồn vay từ tín dụng đen trả nợ ngân hàng. Một nguyên nhân nữa là trong thời gian vừa qua, sự phát triển công nghệ thông tin khiến cho cách tiếp cận trực tiếp giữa bên có nhu cầu vay và cho vay càng trở nên thuận tiện.
Cuối là vấn đề khơi thông nguồn vốn. Nhiều người có nguồn tài chính dồi dào, nhưng không muốn gửi ngân hàng, vì cho vay bên ngoài lãi suất cao hơn.
Ông Tuấn cho rằng, quỹ tín dụng đen không hoàn toàn xấu, ông khá cởi mở trong chuyện này, vấn đề là phải suy nghĩ về giải pháp.
Đối với thế giới, tín dụng đen đã tồn tại từ rất lâu dưới dạng cũng hoạt động như ngân hàng nhưng không được công nhận. Vì vậy, Việt Nam đang đứng trước thực tiễn do cung cầu mà hình thức này tồn tại.
Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia nhận định, có hai cách tiếp cận với tình trạng này. Thứ nhất là làm sao hợp thức hóa được, cơ quan thuế cần có bằng chứng ở mức độ hợp lý, như ở nhiều nước, họ phải tính toán một tỷ lệ nào đó phù hợp.
Thứ hai là chúng ta phải nghiên cứu sử dụng dịch vụ về thuế, đơn cử thuế tư nhân... để giải trình hợp lý.
Về phía cơ quan Nhà nước, cần phải làm thế nào để Nhà nước giúp và cung ứng nguồn vốn được. Cụ thể, phải làm sao để người dân hiểu ngân hàng cũng muốn cho vay. Theo đó, hai bên phải có những ra soát lại để đơn giản hóa thủ tục cho vay, đơn giản hóa thủ tục thanh toán.
Bên cạnh đó, ông Tuấn đề xuất, Nhà nước cần có những chương trình ưu đãi để có cách tiệm cận tốt hơn. Vấn đề nữa là kiểm soát những sản phẩm mới, chúng ta không nên gò bó nhưng cũng phải kiểm soát và khuyến khích.
Qua đó, cơ quản lý cũng cần truyền thông tích cực để người dân thấy được tính hai mặt của quỹ tín dụng này, đồng thời tố cáo những hình thức bẫy mang thuần tính lừa đảo.
Việt Hưng.
|