title
stringlengths
2
214
summary
stringlengths
1
2k
category
stringclasses
5 values
content
stringlengths
4
32.6k
Hình ảnh tàu Trung Quốc hung hăng đeo bám cản trở tàu Việt Nam
Những ngày qua, tàu Hải cảnh, Hải giám, tàu Quân sự bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc luôn hung hăng, đeo bám ngăn chặn lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam tiếp cận giàn khoan.
Thế giới
Tàu Hải cảnh Trung Quốc đang đâm thẳng vào tàu Cảnh sát biển Việt Nam. Tàu tuần tiễu tấn công nhanh 752 TQ tham gia bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981. Giàn khoan Hải Dương 981. Tàu tuần tiễu tấn công nhanh 753 TQ tham gia bảo vệ giàn khoan. Tàu hộ vệ tên lửa 534 Trung Quốc. Tàu Hải cảnh 44044 Trung Quốc đâm thẳng vào mạn phải tàu Cảnh sát biển Việt Nam 4033. Tàu Hải cảnh Trung Quốc hung hăng đâm thẳng vào tàu Cảnh sát biển Việt Nam. Tàu Hải cảnh Trung Quốc chuyển hướng đâm thẳng vào tàu Cảnh sát biển Việt Nam. Tàu Trung Quốc phun vòi rồng công xuất lớn vào tàu thực thi pháp luật Việt Nam. NÓNG: >> Có thể chỉ người Việt Nam mới ngăn được Trung Quốc. >> Sau HD 981 liệu Trung Quốc âm mưu những gì? >> Đã đến lúc chúng ta không lùi được nữa! >> Cảnh sát biển VN bác bỏ thông tin thả người nhái tấn công tàu TQ. >> ASEAN ra tuyên bố báo động về tranh chấp trên Biển Đông. >> Hàng trăm website của Việt Nam đã bị "hacker Trung Quốc" tấn công. >> Hòa bình ở Biển Đông bị đe dọa. >> Trung Quốc huy động máy bay tiêm kích bảo vệ giàn khoan trái phép. >> Video người dân Hà Nội, Sài Gòn xuống đường phản đối Trung Quốc. >> Người nước ngoài tham gia phản đối Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép. >> Hà Nội, Sài Gòn đồng loạt xuống đường phản đối TQ xâm phạm chủ quyền. >> "Trung Quốc đang biến Biển Đông thành nồi nước sôi. >> ASEAN đã bắn cảnh báo Trung Quốc. >> Bà Nguyễn Thị Bình: Hành động của Trung Quốc là "xâm lược lãnh thổ nghiêm trọng". >> Sẽ không thể có vụ HD 981 nếu trước cùng Philippines khởi kiện. >> Nhân sĩ, trí thức xuống đường phản đối Trung Quốc.
Nhân viên ngoại giao Libya bị giết ở Tây Ban Nha
Ngày 2/4, nguồn tin từ trụ sở cảnh sát quốc gia Tây Ban Nha ở thủ đô Madrid cho biết lực lượng an ninh nước này mới tìm thấy thi thể Thư ký Đại sứ Lybia tại nhà riêng.
Thế giới
Bà Cristina Cifuentes, đại diện của chính quyền Madrid đã xác nhận cái chết của bà Fauzia M.A, 57 tuổi, là thư ký đại sứ Lybia tại Tây Ban Nha và cho biết lực lượng Cảnh sát Quốc gia hiện đang điều tra nguyên nhân của "cái chết bí ẩn" này. Nạn nhân là bà Fauzia M.A, 57 tuổi được người con gái phát hiện đã chết tại nhà riêng ở đường Principe de Vergara, thủ đô Madrid. Kết luận theo điều tra ban đầu cho thấy nạn nhân đã bị giết.
Cơ hội cho hiệp định hòa bình trên bán đảo Triều Tiên
Hàn Quốc và Triều Tiên, vốn đang chuẩn bị cho các bước đi đến hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào tuần tới, đang thảo luận về một hiệp định hòa bình cho bán đảo Triều Tiên, để chính thức chấm dứt trạng thái chiến tranh đã kéo dài về mặt kỹ thuật giữa hai nước kể từ sau Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953).
Thế giới
Làng đình chiến Panmunjom ở khu phi quân sự (DMZ) trên bán đảo Triều Tiên. Ảnh: AP. Trên thực tế, Hàn Quốc và lực lượng LHQ do Mỹ dẫn đầu vẫn đang trong tình trạng chiến tranh với Triều Tiên vì cuộc chiến trên bán đảo Triều Tiên vốn kết thúc bằng một hiệp định đình chiến chứ không phải là hiệp định hòa bình. Hai bên có thể phát động tấn công bất ngờ mà không cần tuyên chiến. Mỹ vẫn duy trì số lượng lớn quân đội tại Hàn Quốc để ngăn chặn việc Triều Tiên tấn công quốc gia láng giềng một lần nữa. Đây là điều khiến Bình Nhưỡng không thể chấp nhận. Khó khăn chồng chất. Vào năm 1953, các nhà lãnh đạo Hàn Quốc đã từ chối ký hiệp định đình chiến vì cho rằng, điều này sẽ chia rẽ bán đảo Triều Tiên. Chỉ có Triều Tiên, Bộ Tư lệnh LHQ do Mỹ đứng đầu và chỉ huy các tình nguyện viên của Trung Quốc tham gia ký kết. Hiệp định đình chiến tạo ra khu phi quân sự (DMZ) với bán kính 2.200m về mỗi bên tính từ điểm trung tâm. Vì vậy, Triều Tiên từ trước đến nay đã khẳng định rằng nó sẽ chỉ đàm phán về một hiệp định hòa bình với Mỹ. Thật ra, ý tưởng về hiệp định hòa bình chính thức như thế này không phải là điều mới mẻ. Nhà lãnh đạo đầu tiên của Triều Tiên và là người sáng lập nước này, ông Kim Nhật Thành cũng đã đưa ra ý tưởng về một hiệp định hòa bình với Tổng thống Mỹ Jimmy Carter trong những năm 1970. Hàn - Triều cũng nhiều lần thảo luận nghiêm túc về ý tưởng này. Năm 1992, hai bên nhất trí cùng nhau nỗ lực để chuyển đổi trạng thái chiến sự thành trạng thái hòa bình. Hội nghị thượng đỉnh liên Triều cuối cùng vào tháng 10-2007 đã kết thúc với tuyên bố của hai miền Triều Tiên về việc công nhận sự cần thiết phải chấm dứt chế độ đình chiến hiện nay và xây dựng một chế độ hòa bình vĩnh viễn. Hôm 19-4, một phát ngôn viên của Bộ thống nhất Hàn Quốc cho biết, chính phủ nước này đang tìm cách xây dựng hiệp định hòa bình trên nền tảng của năm 2007. Thậm chí, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cũng đã nói rằng, Seoul cần chấm dứt hệ thống đình chiến vốn đã kéo dài suốt 65 năm qua, để ký một hiệp định hòa bình sau khi tuyên bố chấm dứt chiến tranh. Có hay không có thỏa thuận mới? Nhưng tất nhiên, vấn đề này cũng khó có thể được giải quyết chỉ trong một hội nghị thượng đỉnh liên Triều. Hơn nữa, cho đến nay, cả giới chức Hàn Quốc lẫn Mỹ đều không xác nhận sẽ có một thỏa thuận mới nào. Phi hạt nhân hóa và hiệp định hòa bình là hai mặt của một đồng tiền, vì vậy Hàn Quốc sẽ nêu cả hai vấn đề trong tuần tới, ông Shin Beom-chul, chuyên gia cao cấp tại Viện Nghiên cứu Chính sách Châu Á ở Seoul nói. Theo ông này, vấn đề đặt ra là bảo đảm an ninh - vốn là chìa khóa của một hiệp định hòa bình - những gì mà Triều Tiên cần là phụ thuộc vào Mỹ, chứ không phải Hàn Quốc. Chúng ta có thể nghĩ về một kịch bản mà theo đó hai miền Triều Tiên đưa ra một tuyên bố mang tính biểu tượng rằng, cuộc chiến của họ đã kết thúc, nhưng bất kỳ thỏa thuận nào như vậy cũng sẽ không chính thức cho đến khi Mỹ nhất trí, chuyên gia này nói thêm. Tại Seoul, các tuyên bố gần đây của chính phủ thường nhảy múa xung quanh thuật ngữ hiệp định hòa bình. Trong khi Triều Tiên lâu nay vẫn đưa ra điều kiện tiên quyết là yêu cầu Mỹ rút quân ra khỏi Hàn Quốc, có dấu hiệu cho thấy, nhà lãnh đạo Kim Jong-un có thể linh hoạt về điều đó, mặc dù Trung Quốc cũng lo ngại về sự hiện diện của quân đội Mỹ. Trong động thái gây bất ngờ từ Triều Tiên, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cho biết, Bình Nhưỡng bày tỏ mong muốn phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên mà không đi kèm các điều kiện tiên quyết như việc Mỹ phải rút quân khỏi Hàn Quốc. Phát biểu với báo giới, ông Moon cho biết Triều Tiên không đính kèm bất kỳ điều kiện nào mà Mỹ không thể chấp nhận, chẳng hạn như việc Washington phải rút quân khỏi Hàn Quốc. Tất cả những gì họ đang thể hiện là yêu cầu chấm dứt các chính sách thù địch chống lại Triều Tiên, tiếp sau đó là sự đảm bảo an ninh, ông nhấn mạnh. Nhà lãnh đạo Triều Tiên cũng gây bất ngờ vì không phản đối các cuộc diễn tập quân sự gần đây giữa Mỹ - Hàn. Cựu Chủ tịch Kim Jong-il, cha của nhà lãnh đạo Kim Jong-un, đã từng nói với người đồng cấp Hàn Quốc rằng, Bình Nhưỡng có thể chấp nhận sự hiện diện của quân đội Mỹ nếu vai trò của họ thay đổi hoàn toàn là gìn giữ hòa bình. Những động thái này làm dấy lên những hy vọng về một hiệp định hòa bình như mong đợi bấy lâu nay trên bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, một số nhà quan sát cảnh báo, Triều Tiên có thể sử dụng hiệp định hòa bình như một cách để chia rẽ liên minh Mỹ-Hàn. Đó là một cái bẫy, Michael Rubin thuộc Viện tư duy bảo thủ của Mỹ nhận định. Hãy hy vọng ông Trump không rơi vào cái bẫy đó, chuyên gia này nhấn mạnh. Viện Hòa bình của chính phủ Mỹ đã kết luận trong một báo cáo năm 2003 rằng, một thỏa thuận hiệu quả sẽ cần phải có chữ ký giữa Mỹ, Trung Quốc và cả hai miền Triều Tiên. Một thỏa thuận sẽ bao gồm các điều kiện chấm dứt các hành động thù địch và bình thường hóa quan hệ Mỹ - Triều, công nhận chủ quyền của cả hai miền Triều Tiên, cắt giảm vũ khí và thanh tra vũ khí hạt nhân và bảo đảm an ninh của Mỹ và Trung Quốc cho cả hai miền Triều Tiên. KHẢ ANH. Hàn - Triều lập đường dây nóng. Hàn - Triều ngày 20-4 thiết lập đường dây điện thoại giữa các nhà lãnh đạo hai nước, giúp họ có thể đối thoại trực tiếp và giảm căng thẳng. Theo Yonhap, đường dây nóng này nối Phủ tổng thống Hàn Quốc và văn phòng của Ủy ban Quốc vụ của Triều Tiên. Nhiều quan chức của Phủ tổng thống Hàn Quốc khẳng định liên lạc trực tiếp giữa các nhà lãnh đạo này có thể góp phần giảm hơn nữa tình trạng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, ghi nhận rằng nhiều vụ xung đột liên Triều trước đây có thể một phần là do hiểu lầm hoặc thiếu liên lạc giữa hai bên.
Nhật gửi 'tối hậu thư' phản đối Nga đưa quân đến đảo Kuril
Tranh chấp lãnh thổ giữa Nga và Nhật Bản hôm 23.2 trở nên trầm trọng hơn sau khi Tokyo gửi kháng nghị cho Mátxcơva liên quan đến kế hoạch triển khai quân đến quần đảo Kuril/Lãnh thổ phương Bắc đang tranh chấp ở Thái Bình Dương.
Thế giới
IBT dẫn lời Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho hay, Tokyo đang theo dõi sát sao các động thái của Nga. Nếu Nga tăng cường hiện diện quân sự ở hòn đảo này, điều đó sẽ không phù hợp với lập trường của Nhật Bản và thật đáng tiếc khi đó vốn là lãnh thổ của chúng tôi, ông Suga nói và nhấn mạnh: Điều này trái với lập trường của chúng tôi. Hôm 22.2, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu thông báo, Mátxcơva sẽ tiếp tục làm việc tích cực để bảo vệ quần đảo Kuril. Ông nói thêm rằng, Nga "nên triển khai một sư đoàn" đến đó trong năm nay. Sau đó, phía Nga làm rõ họ hoàn toàn không có ý định sử dụng quân đội trên quần đảo này để chống lại Nhật Bản. "Chúng tôi không có ý định sử dụng lực lượng vũ trang của chúng tôi để đối phó với Nhật Bản bằng cách triển khai lực lượng đến quần đảo Kuril... Chúng tôi sẵn sàng hợp tác, kể cả trong lĩnh vực quân sự, lĩnh vực chống khủng bố và đánh cắp tài nguyên sinh vật biển", Viktor Ozerov, Chủ tịch Ủy ban quốc phòng Thượng viện Nga nói với Sputnik hôm 23.2. Thảo Nguyên.
Báo TQ đánh báo Mỹ vì "bịa' gia tài Thủ tướng
Tờ Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc đã phát động một cuộc tấn công vũ bão nhằm vào tờ The New York Times của Mỹ, cáo buộc báo NY Times "bịa đặt" và "bóp méo" thông tin, là "công cụ tuyên truyền" của một chính phủ.
Thế giới
Bài xã luận 1.500 từ của tờ Nhân dân nhật báo (People's Daily) dường như đã đáp trả trực tiếp "khối thuốc nổ" mà tờ The New York Times châm ngòi vào tuần trước về "khối tài sản bí mật" 2,7 tỷ USD của gia đình Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo. Tờ Nhân dân nhật báo, có trụ sở tại Bắc Kinh, đã chĩa nòng pháo vào tờ The New York Times, 161 năm tuổi, hôm qua (29/10) sau khi tờ báo Mỹ này công bố kết quả điều tra kéo dài một năm về tài chính của gia đình Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo. Bài xã luận trên tờ Nhân dân nhật báo của Trung Quốc có nhan đề: "New York Times: Đầy bê bối, uy tín đi xuống". Báo Trung Quốc viết: "Dù tuyên bố là thông tin của họ luôn chính xác và đáng tin, song trong vài năm gần đây New York Times đã dính một số vụ đạo văn và đưa tin giả. Hóa ra, New York Times đã có một lịch sử đưa tin giả". Tờ Nhân dân nhật báo đề cập tới vụ bê bối xung quanh phóng viên Jayson Blair, từ chức năm 2003 sau khi bị buộc tội thường xuyên có hành động gian lận trong báo chí. Doug Young, giáo sư về báo chí tại trường đại học Fudan ở Thượng Hải nói, dù tờ Nhân dân nhật báo không đề cập trực tiếp tới cáo buộc của New York Times về tài sản của gia đình Thủ tướng Ôn Gia Bảo, nhưng bài xã luận trên là "phản hồi rõ ràng" của giới lãnh đạo đảng Trung Quốc. "Đó là tờ báo chính thống của đảng và họ phát biểu trên tư cách của đảng", ông Young nói. Và rằng, bài xã luận của Nhân dân nhật báo là cố gắng làm truyền thông phương Tây "mất uy tín". Hoài Linh (Theo Telegraph).
Đức có thể đưa Thổ Nhĩ Kỳ vào danh sách nước có nguy cơ cao về an ninh
Hiện danh sách các nước có nguy cơ cao về an ninh đối với các cơ quan tình báo, quan chức cảnh sát và quân đội của Đức gồm: Trung Quốc, Nga, Pakistan, Triều Tiên và 26 quốc gia khác.
Thế giới
Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ gác tại Istanbul. (Nguồn: EPA/TTXVN). Các hãng truyền thông Đức ngày 12/9 đưa tin chính phủ nước này đang cân nhắc đưa Thổ Nhĩ Kỳ vào danh sách các nước có nguy cơ cao về an ninh đối với các cơ quan tình báo, quan chức cảnh sát và quân đội. Người phát ngôn Bộ Nội vụ Đức cho biết Bộ này đang xem xét liệu có nên đưa Thổ Nhĩ Kỳ vào danh sách này hay không. Hiện danh sách trên bao gồm Trung Quốc, Nga, Pakistan, Triều Tiên và 26 quốc gia khác. Những thông tin này được đưa ra trong bối cảnh quan hệ giữa hai nước đồng minh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang leo thang căng thẳng và giới chức Đức vừa quyết định đình chỉ các hoạt động buôn bán, xuất khẩu vũ khí sang Thổ Nhĩ Kỳ, một động thái mà phía Ankara cho rằng sẽ làm ảnh hưởng đến cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng của nước này. Quan hệ giữa Đứcvà Thổ Nhĩ Kỳ đang ngày càng trở nên căng thẳng sau các vụ bắt giữ công dân Đức thời gian gần đây của Thổ Nhĩ Kỳ. Mới đây nhất, hôm 11/9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức cho biết một cặp vợ chồng người Đức được cho là đã bị Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ cuối tuần qua vì "lý do chính trị" và một người trong đó vẫn còn bị cảnh sát giam giữ trong khi người còn lại bị cấm rời khỏi nước này. Thủ tướng Đức Merkel từng tuyên bố xem xét lại mối quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ cũng như tìm mọi cách chấm dứt các cuộc đàm phán gia nhập EU của Ankara./ (Vietnam+).
Triều Tiên làm video với hình ảnh tấn công nước Mỹ
Triều Tiên lại phát hành một đoạn video trong đó có hình ảnh nước Mỹ bị tấn công, lần này là Nhà Trắng và Tòa nhà quốc hội Mỹ.
Thế giới
Hai phút đầu tiên sử dụng ảnh các máy bay chiến đấu của Mỹ, các máy bay ném bom B-52 và các tàu sân bay để mô tả Mỹ như một cường quốc hạt nhân muốn buộc Bình Nhưỡng phải khuất khục. "Từng giây, kíp nổ của cuộc chiến tranh hạt nhân đang cháy," nữ phát ngôn viên cảnh báo. Sau đó có hình ảnh ống ngắm súng bắn tỉa nhắm vào Nhà Trắng rồi một đoạn hoạt hình chiếu cảnh mái vòm Đồi Capitol nổ tung thành quả cầu lửa. (Vietnam+).
Làn sóng đòi độc lập khiến EU thêm suy kiệt
(Chinhphu.vn) - Trong lúc có rất nhiều quốc gia đang nghi ngờ về xu thế mang tính bền vững của EU, phong trào chủ nghĩa ly khai như một thùng dầu được dội lên ngọn lửa xung đột kinh tế và chính trị ở châu Âu.
Thế giới
Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu trì trệ mãi chưa được giải quyết, tại một số quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) lại nổi lên làn sóng đòi độc lập, điều này khiến cho chính phủ các nước này vốn đang đau đầu bởi các vấn đề kinh tế - tài chính càng thêm rối bời. Tình hình châu Âu hiện nay có thể nói là ảm đạm một cách toàn diện, xu thế tới đây của EU sẽ chủ yếu là suy kiệt. Hiện nay, các nước châu Âu có phong trào đòi độc lập bao gồm Anh, Tây Ban Nha, Italy, Bỉ. Chính phủ Anh đã phải đồng ý để Scotland tiến hành bầu cử toàn dân vào năm 2014. Trong khi đó, xứ Catalan của Tây Ban Nha vì không muốn bị liên lụy đến khoản nợ công của chính phủ trung ương nên cũng đang chủ trương độc lập. Cách đây chưa lâu, hàng vạn người đã tập trung tại Barcelona để biểu tình kêu gọi độc lập. Chưa hết, một chính đảng vốn chủ trương độc lập cho khu tự trị Basque ở phía Bắc đã trở thành chính đảng lớn thứ hai ở Tây Ban Nha, đồng thời đang tích cực thúc đẩy chính phủ Tây Ban Nha sửa đối Hiến Pháp, cho phép xứ Basque độc lập. Tại Italy, do sự suy thoái kinh tế quá lâu của nước này, người Venice cũng đang hy vọng thành lập nước Cộng hòa Veneto bao gồm các vùng tự trị Venice, Veneto và Lombardy. Đối với Bỉ, tại cuộc bầu cử thị chính của nước này mới kết thúc cách đây không lâu, chính đảng theo chủ nghĩa độc lập của khu vực Flander đã giành được những thành tích rất tốt, đảng này yêu cầu chính phủ Bỉ tiến hành cải cách chế độ liên bang, trên cơ sở đó để cho Flander có quyền tự trị lớn hơn. Phong trào đòi độc lập trên khiến các nhà lãnh đạo EU vô cùng lúng túng. Tại Hội nghị Thượng đỉnh EU, Thủ tướng Italy Mario Monti đã từng đề nghị triệu tập một Hội nghị Thượng đỉnh phi chính thức để đánh giá về khuynh hướng chủ nghĩa độc lập ở châu Âu, tìm giải pháp giúp làm giảm nguy cơ phân tách trong nội bộ 27 nước thành viên EU. Điều này có thể chứng minh đầy đủ rằng lãnh đạo các nước EU hết sức lo lắng về làn sóng chủ nghĩa ly khai. Trong lúc có rất nhiều quốc gia đang nghi ngờ về xu thế mang tính bền vững của EU, phong trào chủ nghĩa ly khai như một thùng dầu được dội lên ngọn lửa xung đột kinh tế và chính trị ở châu Âu. Những khu vực kiểu như xứ Basque đã có lịch sử đấu tranh đòi độc lập từ lâu, song do giới hạn bởi lợi ích và hình ảnh quốc gia, các phong trào đòi độc lập này không nhận được nhiều sự ủng hộ và cũng không đủ sức để trở thành làn sóng lớn. Tuy nhiên, sự bê bết của nền kinh tế cùng chính sách thắt chặt của các chính phủ trong cuộc khủng hoảng nợ châu Âu đã làm gia tăng sự bất mãn của người dân đối với chính phủ các nước. Với lý do kinh tế, không muốn bị nợ công làm liên lụy mà chủ trương đòi độc lập đang trở thành một trào lưu ở châu Âu. Ví dụ rõ ràng nhất là ở khu vực Venice. Có học giả người Italy từng chỉ ra rằng, người Venice mỗi năm nộp cho chính phủ Roma 70 tỷ euro, song lại chỉ gián tiếp nhận về từ chính phủ được 50 tỷ euro. Điều này đồng nghĩa với việc mỗi năm Venice bị tổn hại 20 tỷ euro, khiến tình cảm của họ ngày càng thêm bất mãn trong bối cảnh kinh tế khó khăn chung. Trong khi đó, xứ Catalan cống hiến tới 1/5 tổng giá trị sản xuất quốc nội của Tây Ban Nha, hàng năm nộp thuế lớn để hỗ trợ chính phủ Tây Ban Nha. Tuy nhiên, Tây Ban Nha đang bị chìm trong cuộc khủng hoảng nợ, xứ Catalan cũng bị liên lụy nặng nề, bị ép phải "bơm máu" cho các khu vực khác, chính điều này càng thúc đẩy quyết tâm đòi độc lập của người dân Catalan. Theo các chuyên gia, làn sóng đòi độc lập ở châu Âu đang tiếp diễn và có xu thế ngày càng lên cao, điều này sẽ có ảnh hưởng rất lớn đối với tình hình chính trị châu Âu. Một mặt, chính sách thắt chặt hiện nay có thể bị ép chấm dứt, cuộc khủng hoảng nợ công sẽ trầm trọng hơn; mặt khác, các phong trào và bạo lực đường phố sẽ không ngừng gia tăng, về lâu dài sẽ ảnh hưởng tới sức ngưng tụ của EU, toàn bộ châu Âu trở nên phân tán, mỗi nước tự lo một kiểu, khó có sự hiệp đồng thống nhất./. Nguyễn Chiến.
Hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ: Nỗi lo thiếu tiền
(Cadn.com.vn) - Trong nhiều thập kỷ qua, Mỹ chi hàng tỷ USD nhưng hệ thống phòng thủ tên lửa, nhất là các dự án tên lửa siêu thanh xem ra mới chỉ đạt được kết quả rất khiêm tốn. Mối lo làm khánh kiệt nền kinh tế vẫn thường trực trong bối cảnh nguồn vốn cạn kiệt như hiện nay.
Thế giới
Trăm sự tại... chạy đua tên lửa. Trong suốt kỷ nguyên hạt nhân, đặc biệt là sau những năm 1980, Mỹ luôn luôn bị ám ảnh bởi ý đồ làm sao xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa chiến lược "ra tấm ra món". Nỗi ám ảnh này dường như ngày càng tăng khi cuộc chạy đua tên lửa siêu thanh bắt đầu được khởi động. Mới đây, Hải quân Mỹ đưa vào thử nghiệm tên lửa siêu thanh phóng từ tàu ngầm trong khuôn khổ Chương trình tấn công toàn cầu cao tốc, gọi tắt là chương trình CPGS. Với chương trình này, Hải quân Mỹ hy vọng có thể thay đổi cuộc chiến "đối đầu tiềm năng", cho ra đời loại tên lửa đạn đạo dẫn đường chính xác có thể hạ gục bất kỳ mục tiêu nào trên hành tinh trong thời gian chưa đầy 1 giờ đồng hồ. Và ngay đầu tháng 5-2013, Mỹ tiến hành thử nghiệm thành công tên lửa X-51A Waverider, thả từ máy bay B-52 ở độ cao 15.240m xuống, đạt đến tốc độ Mach 5,1 trong cuộc thử nghiệm tổ chức trên biển Thái Bình Dương. Cùng với Mỹ, Trung Quốc cũng thử nghiệm thiết bị tên lửa siêu thanh, có khả năng bay nhanh gấp vài lần tốc độ âm thanh. Cuộc thử nghiệm diễn ra vào ngày 9-1, phương tiện siêu thanh này có tên là WU-14, nghe nói có thể di chuyển với tốc độ Mach 10, tức gấp 10 lần tốc độ âm thanh. Đánh giá về sự kiện trên, ông Rick Fisher, chuyên gia quân sự về Trung Quốc nói: "Ưu thế của WU-14 là có thể tấn công chính xác với vận tốc siêu thanh, ở độ cao tương đối thấp và quỹ đạo bay phẳng, vì vậy ít bị thiệt hại hơn so với các hệ thống phòng thủ tên lửa trước đó". Ngoài hai cường quốc này, Nga và Ấn Độ cũng đang hợp tác phát triển một loại tên lửa siêu thanh thế hệ mới. Tiên phong, liên danh Nga - Ấn có tên BrahMos Aerospace chế tạo thành công tên lửa siêu thanh mang tên BrahMos, vận tốc Mach 5. Tại Nga, Cty công nghiệp vũ khí, nơi chế tạo tên lửa cho máy bay tàng hình thế hệ 5 của Nga PAK FA Sukhoi T-50 hiện cũng đang nghiên cứu một loại tên lửa siêu thanh vận tốc "khủng" tới Mach 12 - Mach 13, tức gấp 12-13 lần tốc độ âm thanh. Mỹ đang đứng trước tình thế "tiến thoái lưỡng nan" trong việc phát triển tên lửa. Ảnh: Diplomat. Khánh kiệt vì tên lửa siêu thanh? Theo báo cáo của Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí (ACA) công bố năm 2011, Mỹ chi trên 100 tỷ USD để phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa chiến lược. Còn theo Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ, Phân ban phòng thủ tên lửa Mỹ chi 90 tỷ USD trong thời gian từ năm 2002-2013, dự kiến cho tới năm 2017 sẽ chi tiếp khoảng 8 tỷ USD mỗi năm (2% ngân sách cơ bản của Nhà Trắng) để phục vụ việc phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa chiến lược nói trên. Như vậy, chỉ riêng hệ thống phòng thủ tên lửa chiến lược ngốn hết rất nhiều ngân sách so với bất kỳ hệ thống quân sự quan trọng nào trong lịch sử Mỹ, trong khi đó kết quả thu về lại rất khiêm tốn. Công bằng, Mỹ cũng đạt được một số tiến bộ về hệ thống này trong những năm gần đây nhưng mới dừng ở mức chống lại các mối đe dọa từ các thiết bị "đối tác" của Triều Tiên và Iran mà thực ra các hệ thống này lại không nhắm vào Washington. Trong khi ngốn rất nhiều tiền của, những nỗ lực phòng thủ tên lửa hiện tại của Mỹ lại đang có chiều hướng lạc hậu và lỗi thời, nhất là khi xuất hiện thế hệ tên lửa siêu thanh mới có thể "xé toạc" hệ thống phòng thủ tên lửa lạc hậu hiện có của Mỹ. Có một thực tế ai cũng biết, đó là: Một, tên lửa siêu thanh phải có tốc độ cao hơn rất nhiều so với các hệ thống phòng thủ tên lửa nguyên thủy được xây dựng để chống lại. Hai là, tên lửa siêu thanh phải có tầm bay thấp hơn và có khả năng cơ động cao hơn so với các tên lửa được bắn từ hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD). Mặc dù còn rất nhiều trở ngại song Mỹ vẫn không từ bỏ chương trình phòng thủ tên lửa. Đạo luật Quyền phòng thủ Quốc gia 2013 của Mỹ cũng cho phép Nhà Trắng xem xét việc xây dựng hệ thống phòng thủ tại 4 địa điểm ở miền đông nước này nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo của Iran. Thậm chí theo Reuters, Lầu Năm Góc còn có kế hoạch đề nghị Quốc hội chi thêm 4,5 tỷ USD trong vòng 5 năm tới để đầu tư cho hệ thống phòng thủ tên lửa nói trên. Rõ ràng, với cuộc chạy đua tên lửa siêu thanh mà người ta chưa biết sẽ kéo dài bao lâu, Mỹ bị vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan", nếu làm thì tiền đâu, mà nếu chậm tiến độ thì sẽ bị lạc hậu. Kim Hùng. (Theo Diplomat).
Triều Tiên 'bao biện' hoạt động hạt nhân của mình
Hãng thông tấn Yonhap dẫn một bản tin của Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) cho biết Bộ Ngoại giao Triều Tiên ngày 21/11 lưu ý rằng các hoạt động hạt nhân của Bình Nhưỡng diễn ra là để đáp trả những “hành động thù địch” từ phía Mỹ. Tuyên bố này rõ ràng nhằm kêu gọi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có những động thái mềm mỏng hơn với Triều Tiên.
Thế giới
Triều Tiên tham vọng trở thành quốc gia hạt nhân. Ảnh: Yonhap. Theo KCNA, Bộ Ngoại giao Triều Tiên cáo buộc Mỹ theo đuổi nỗ lực lật đổ chế độ ở Bình Nhưỡng sau khi nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành qua đời. Bài viết có đoạn: Điều này bộc lộ hoàn toàn bản chất thực sự từ chính sách kiên nhẫn chiến lược của chính quyền Obama, không là gì khác ngoài chính sách bóp nghẹt chiến lược hiếu chiến và tàn ác chống Triều Tiên. Nhiều chuyên gia nhận định tuyên bố mới nhất này của Bình Nhưỡng rõ ràng là hướng tới Tổng thống đắc cử Trump, kêu gọi chính quyền mới ở Washington có cách tiếp cận đối với vấn đề Triều Tiên khác với cách tiếp cận của Tổng thống Barack Obama. Vụ phóng thử tên lửa tầm trung Musudan với sự chứng kiến của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: Yonhap. Trước đó vào ngày 10/11, Bình Nhưỡng tuyên bố sẽ không bao giờ từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân của mình. Rodong Sinmun, tờ báo chính thức của Triều Tiên, bình luận Hi vọng của Washington nhằm phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên là một ảo tưởng lỗi thời. Lan Hạ. (Theo Yonhap).
Quan chức Hàn Quốc nhảy lầu tự sát ở Trung Quốc?
(PL)- Tân Hoa xã (Trung Quốc) dẫn nguồn từ chính quyền địa phương ở TP Cát An thuộc tỉnh Cát Lâm cho biết một quan chức Hàn Quốc đã ngã tại khách sạn vào sáng 5-7 và tử vong.
Thế giới
Cảnh sát nhận được tin báo lúc 3 giờ 13 cùng ngày. Nạn nhân là Choi Doo-yeong, Viện trưởng Viện Phát triển các viên chức chính quyền địa phương (trực thuộc Bộ Quản lý chính phủ và nội địa) của Hàn Quốc. Ông Choi Doo-yeong đến Trung Quốc cùng với Thứ trưởng Bộ Quản lý chính phủ và nội địa Chung Chae-gun để giải quyết tai nạn xe ca xảy ra vào chiều 1-7 tại Cát An (ảnh). Xe ca chở 26 du khách Hàn Quốc và một hướng dẫn viên Trung Quốc đang trên đường đến TP Đan Đông (tỉnh Liêu Ninh) thì rơi xuống cầu. 11 người chết gồm chín du khách và hướng dẫn viên người Hàn Quốc cùng với lái xe người Trung Quốc. Nhiều người bị thương. Hãng tin Yonhap (Hàn Quốc) đưa tin các nạn nhân vụ tai nạn giao thông này thuộc đoàn gồm 148 công dân Hàn Quốc đến Trung Quốc công tác, trong đó phần lớn là viên chức chính phủ. Trong 10 nạn nhân Hàn Quốc có chín người là viên chức tham gia khóa đào tạo do Viện Phát triển các viên chức chính quyền địa phương tổ chức. Sáng sớm 5-7, nhân viên bảo vệ đã thấy thi thể ông Choi Doo-yeong bên ngoài khách sạn. Cảnh sát tìm thấy một mẩu giấy trên bàn trong phòng khách sạn của nạn nhân. Mẩu giấy có chữ viết bằng bút nhưng không có thông tin gì đáng kể và không tìm thấy thư tuyệt mệnh. Cảnh sát cho rằng có thể ông Choi muốn viết cái gì đó vì cảm thấy có trách nhiệm trong vụ tai nạn với tư cách viện trưởng. Một nguồn tin từ Bộ Quản lý chính phủ và nội địa Hàn Quốc cho biết chưa rõ ông Choi Doo-yeong lao mình khỏi khách sạn để tự sát hay do trượt chân. Thi thể các nạn nhân Hàn Quốc được đưa về nước ngày 6-7 còn thi thể ông Choi sẽ được đưa về sau. D.THẢO.
Ra mắt máy bay năng lượng mặt trời
Hôm qua, nhà sáng chế người Thụy Sĩ đã giới thiệu chiếc máy bay chạy hoàn toàn bằng ánh sáng mặt trời, có sải cánh tương đương loại phi cơ chở khách Boeing 747 nhưng chỉ nặng chưa bằng một chiếc xe hơi nhỏ.
Thế giới
Nhà sáng chế ưa phiêu lưu Bertrand Piccard trình làng chiếc máy bay mang tên Solar Impulse có thiết kế bóng mượt và khá gọn gàng trước 800 khách mời tại một sân bay quân sự gần Zurich. Mẫu sản phẩm vận tải không gây hại cho môi trường này có tham vọng trở thành chiếc máy bay năng lượng mặt trời đầu tiên bay vòng quanh thế giới trong vài năm tới. Bertrand Piccard đang giới thiệu về chiếc Solar Impulse. Ảnh: AP. "Hôm qua nó chỉ là một giấc mơ thì hôm nay đó đã là một chiếc máy bay. Ngày mai nó sẽ là đại sứ của các nguồn năng lượng tái sinh", nhà sáng chế Piccard phát biểu trong lễ ra mắt Solar Impulse. Trước đó ông từng lập kỷ lục khi cùng một bạn đồng hành người Anh bay vòng quanh thế giới không nghỉ bằng khinh khí cầu vào năm 1999. Solar Impulse sẽ tiến hành hàng loạt chuyến bay thử nghiệp trong hai năm tới và một chiếc hoàn chỉnh sẽ ra lò để cất cánh vào năm 2012. Theo tiết lộ của Piccard, kinh phí cho dự án Solar Impulse là 70 triệu Euro (98 triệu USD). Chiếc máy bay siêu sạch này có thể bay cả ngày lẫn đêm hoàn toàn nhờ vào 12.000 tấm pin thu nhiên liệu mặt trời và bộ pin lithium trữ điện, cung cấp năng lượng cho 4 động cơ điện có công suất tổng cộng 40 mã lực. Theo nhà thiết kế nó sẽ không phải sử dụng bất cứ loại nhiên liệu bổ sung nào. Với những động cơ mini 40 mã lực, chiếc máy bay của Piccard sẽ vận hành như một chiếc xe scooter trên bầu trời. Solar Impulse sẽ cất cánh với tốc độ được ví như của người đi bộ là 35km/h và khi đạt độ cao ổn định nó bay trung bình 70 km/h. Khi thực hiện kế hoạch bay vòng quanh thế giới, khác với khinh khí cầu bay liên tục 10 năm trước, máy bay năng lượng mặt trời sẽ phải nghỉ dọc đường để các phi công thư giãn sau khi giam mình trong buồng lái chật trội suốt thời gian dài. Phi công phụ lái với Bartrand Piccard sẽ là Andre Borschberg, một kỹ sư kiêm phi công lái máy bay chiến đấu. Ông cũng có mặt trong lễ ra mắt và cho biết thêm: "Bạn thấy đấy, nó thực sự nhỏ bé. 36 tiếng ngồi trên đó đúng là một thách thức và đây là bài kiểm tra đối với độ kiên nhẫn của bạn". Dự kiến kế hoạch bay vòng quanh thế giới của Solar Impulse sẽ chia thành 5 giai đoạn gồm những điểm dừng chân để đội bay giới thiệu loại máy bay đặc biệt của họ. Theo Borschberg, tổng cộng thời gian máy bay trên không trong chuyến chinh phục này là 5 ngày. Theo các nhà sáng chế, để thực hiện chuyến bay liên tục không nghỉ vòng quanh thế giới, Solar Impulse phải đợi cho đến khi ra đời loại pin có thể được sản xuất với kích cỡ nhỏ gọn hơn. Khi đó phi công mới có thể tận hưởng sự thoải mái khi điều khiển máy bay. Chuyến bay thử đầu tiên của Solar Impulse sẽ diễn ra vào cuối năm nay và chuyến bay đêm hoàn chỉnh sẽ được thực hiện vào năm 2010. Bertrand Piccard (phải) và phụ lái Andre Borschberg trong lễ ra mắt máy bay. Ảnh: AP. Một trong những thách thức mà máy bay năng lượng mặt trời chưa giải quyết được là thời tiết xấu. Nguyên nhân vì những tấm pin thu năng lượng hoàn toàn phụ thuộc vào ánh sáng mặt trời để có thể tích điện bay vào ban ngày và sạc cho bộ pin lithium nặng 400 kg phục vụ bay đêm. Do đó máy bay phải hoàn toàn tránh điều kiện thời tiết có mưa bão. Ý tưởng về chế tạo máy bay năng lượng mặt trời Solar Impulse được Bertrand Piccard và bạn đồng hành trên chiếc khinh khí cầu năm xưa là Brian Jones đưa ra, sau khi họ hoàn thành chuyến bay kỷ lục năm 1999. Khi đó họ chỉ còn 40 kg nhiên liệu trong khoang khinh khí cầu so với 3,7 tấn khi propane lúc khởi hành. Cả hai đều cho rằng thành công của họ có thể đã không đạt được vì lý do thiếu nhiên liệu. Với suy nghĩ trên, Bertran Piccard quyết định chuyến bay chinh phục thế giới lần sau của ông sẽ không sử dụng bất cứ loại nhiên liệu hóa thạch nào. Còn bản thân nhà sáng chế người Thụy Sĩ này cho rằng, chiếc máy bay đặc biệt của ông sẽ là niềm cảm hứng cho các nhà sản xuất những mặt hàng phổ biến. "Nếu một chiếc máy bay có thể bay cả ngày lẫn đêm mà không cần nhiên liệu, chỉ dùng năng lượng mặt trời, thì sẽ không có lý do gì không làm được điều đó với xe hơi, lò sưởi, máy điều hòa nhiệt độ hay máy tính", Piccard bày tỏ. Đây không phải lần đầu tiên xuất hiện máy bay chạy bằng năng lượng mặt trời có người lái. Trước đó vào năm 1980, một chiếc máy bay năng lượng mặt trời có tên Gossamer Penguin siêu nhẹ nhưng mỏng manh từng bay thử nghiệm những chuyến ngắn với một phi công. Năm 1981, mẫu mạnh mẽ hơn có tên Solar Challenger cùng một phi công đã bay thành công từ Pháp sang Anh trong 5 tiếng đồng hồ. Những chuyến bay sử dụng công nghệ mặt trời này đã gợi nhớ đến những chuyến bay đầu tiên có người lái hơn 100 năm trước. Theo.
Bugatti Veyron bị "chặn đường" bởi cảnh sát... đi xe đạp
ANTĐ - Một chiếc siêu xe được đánh giá là chạy nhanh nhất thế giới lại có thể bị một cảnh sát đi xe đạp buộc dừng lại giữa đường.
Thế giới
Thêm một chiếc Lamborghini Aventador LP700-4 gặp nạn Huyndai thu hồi Santa Fe và Sonata vì lỗi túi khí. Đoạn video được ghi lại bởi thành viên Youtube có nickname là Supercarsoflondon, nó cho thấy hình ảnh một chiếc Veyron công suất 1001 bhp đã bị buộc dừng lại bởi một cảnh sát địa phương đi xe đạp. Sự việc xảy ra tại London và lí do mà chiếc xe bị cảnh sát sờ gáy là do nó không có biển số phía trước. Tuy nhiên, cuối cùng thì chiếc xe vẫn phóng đi vèo vèo trước sự ngán ngẩm của viên cảnh sát cũng như những người xung quanh chứng kiến vụ việc. Cùng theo dõi đoạn video ghi lại vụ việc khá trớ trêu này. Hà Đặng. Theo GTSpirit.
Chính quyền Đức cảnh báo nguy cơ leo thang căng thẳng vì IS
Nhà chức trách Đức đang rất quan ngại về nguy cơ leo thang căng thẳng giữa người Kurd và người Hồi giáo Salafi ở nước này, trong bối cảnh chiến sự đang diễn ra ác liệt ở thành phố Kobani có nhiều người Kurd sinh sống ở Syria.
Thế giới
Cảnh sát Đức trấn áp người biểu tình ỏ Hamburg. (Nguồn: AP). Đêm 8/10, gần 1.300 nhân viên đã được triển khai để đảm bảo an ninh ở thành phố Hamburg của Đức. Đây là đêm thứ ba liên tiếp xảy ra biểu tình bạo lực giữa những người Kurd phản đối hành động bạo lực của lực lượng tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và người Hồi giáo Salafi ở thành phố này. Sau khi cuộc biểu tình chính thức của trên 1.000 người Kurd kết thúc trong hòa bình, một số nhóm đã tách đoàn biểu tình và tiếp tục tiến tới khu vực St. Georg. Tại đây, biểu tình đã biến thành bạo lực khi người biểu tình quá khích ném chai lọ và đá về phía cảnh sát và người Hồi giáo, làm một số người bị thương. Lực lượng an ninh đã bắt giữ nhiều người, thu giữ một số dùi cui, dao kiếm, gậy gộc cùng một khẩu súng. Đến giữa đêm 8/10, hàng trăm người Kurd tiếp tục tụ tập ở Steindamm, gần Nhà ga chính ở Hamburg. Đa số người biểu tình ở Đức kêu gọi bảo vệ thành phố Kobani có đông người Kurd ở Syria trong cuộc chiến chống IS cũng như đòi trả tự do cho Abdullah calan, thủ lĩnh đảng Công nhân người Kurd (PKK) bị cấm hoạt động ở Thổ Nhĩ Kỳ. Không chỉ ở Hamburg, biểu tình cũng diễn ra ở thành phố Dortmund (bang Nordrhein-Westfalen) khi những người Kurd phong tỏa đường tàu ở Nhà ga chính khiến giao thông đường sắt bị đình trệ... Trước đó, đêm 7/10, biểu tình bạo lực đã xảy ra tại thành phố Hamburg giữa những người Kurd và người Hồi giáo Salafi làm ít nhất 20 người bị thương. Cảnh sát đã phải sử dụng vòi rồng và dùi cui để để tách hai đoàn biểu tình của người Kurd và người Hồi giáo Salafi, trong đó nhiều người mang theo dao, gậy gộc và vũ khí tự chế. Theo báo chí Đức, các cuộc biểu tình bạo động liên quan người Kurd và người Hồi giáo ở Đức đã cho thấy tác động lan tỏa từ các cuộc xung đột phức tạp ở Trung Đông. Hiện có khoảng 4 triệu người Hồi giáo, 1 triệu người Kurd và 60.000 người Yazidis ở Đức. Bộ Nội vụ liên bang Đức mới đây cho biết hiện có khoảng 6.000 người Đức có quan hệ với người Hồi giáo Salafi cấp tiến. Theo báo Tấm gương, người Hồi giáo ở Đức từ lâu đã được theo dõi chặt chẽ và báo này đã lập một ngân hàng dữ liệu được thu thập từ hơn 10 năm qua về trên 380 đối tượng người Hồi giáo từng gây bạo lực hoặc bị xếp vào mức nguy hiểm./.
Vị đắng bữa ăn
Chuyến thăm chính thức Mỹ đầu tháng 8 này của Tổng thống (TT) Philippines Gloria Arroyo có một trục trặc ảnh hưởng đến uy tín cá nhân bà TT. Bà Arroyo phải rút ngắn chuyến thăm để về nước dự đám tang cựu TT Corazon Aquino.
Thế giới
Trước khi về nước, vợ chồng bà Arroyo cùng đoàn tùy tùng 30 người đã dự một bữa ăn tối tại New York. Tiếc thay, bữa ăn chia tay này đã gây rắc rối không đáng có cho bà. Theo báo New York Post, bữa ăn tối tại nhà hàng Le Cirque của Pháp ở khu Manhattan đã tiêu tốn 20.000 USD! Bà Tổng thống Arroyo tại lễ tang cựu tổng thống Aquino. Ảnh: REUTERS Phe đối lập ở Philippines đã không bỏ lỡ cơ hội chê trách bà TT Arroyo thiếu tế nhị khi dự bữa ăn quá sang trọng trong lúc người dân ở quê nhà đang chuẩn bị dự đám tang cựu TT Aquino. Thượng nghị sĩ (TNS) Francis Escudero nói: Không biết những người ăn những món sơn hào hải vị có cảm thấy vị đắng trong miệng hay không trong khi có biết bao nhiêu người nghèo ở Philippines phải vất vả kiếm ăn hằng ngày. Nữ TNS Mariam Santiago, người không dự bữa ăn cùng bà Arroyo, cho rằng bữa ăn quá tốn kém: Bản thân tôi bị sốc vì giá bữa ăn. Phủ TT Philippines đã có phản ứng đối với dư luận ồn ào về bữa ăn. Người phát ngôn Cerge Remonde của bà TT nói những tin tức về giá cả bữa ăn là quá phóng đại, nhằm phục vụ phe đối lập. Ông Remonde dứt khoát bác bỏ yêu cầu đòi chính phủ phải xin lỗi dân chúng về vụ này. Vị phát ngôn còn phân bua rằng chi phí cho bữa ăn không do phủ TT chi trả mà do hạ nghị sĩ Martin Romualdez bỏ tiền túi chiêu đãi phái đoàn. Thậm chí vị phát ngôn còn nói không biết cụ thể giá bữa ăn là bao nhiêu, nhưng cho biết nghị sĩ Romualdez là bạn thân của chủ nhà hàng Le Cirque và bếp trưởng nhà hàng. TNS Mariam Santiago bác bỏ sự giải thích quanh co để trốn tránh trách nhiệm của người phát ngôn phủ TT: Chi phí cho bữa ăn là quá tốn kém trong tình hình kinh tế khó khăn của đất nước hiện nay. Dù người đóng thuế không phải chi trả một xu nào mà do ai đó chi thay thì người này chỉ càng làm mất uy tín của TT Arroyo. Tốt nhất là phủ TT nên xin lỗi người dân, không được che giấu sự thật và cam kết không để xảy ra sai sót tương tự trong tương lai. Theo báo The Philippine Star, Giáo hội Thiên Chúa giáo Philippines cũng đòi phải điều tra vụ bê bối này để rút ra bài học về đạo đức.
Mỹ thực sự khó chuyển trọng tâm sang châu Á
(ĐVO) Đối với Châu Á, Mỹ không thể nào lặp lại chiến lược “lãnh đạo từ phía sau” như trong cuộc chiến Lybia.
Thế giới
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo và Tổng thống Mỹ Barack Obama.. Ảnh foreignpolicyjournal,com. Giữa lúc có những lời cảnh báo của giới quan sát Trung Quốc nói rằng chiến lược chuyển trọng tâm (pivot) sang Châu Á của Mỹ đang làm sâu sắc thêm thái độ ngờ vực và có thể gây ra một vòng xoáy cạnh tranh, chính quyền Obama đã tìm cách hạ giọng và trấn an Bắc Kinh. Những lời lẽ cứng rắn đã được thay thế bằng ngôn ngữ mềm dẻo hơn. Thay vì chuyển trọng tâm về Châu Á, phát ngôn viên chính phủ Mỹ lại nói về tái cân bằng những ưu tiên chiến lược của Mỹ. Trong những tháng gần đây, thuật ngữ pivot đã bị loại khỏi từ điển chính thức của chính quyền Obama. Sau tỏ ra khá quyết đoán, Washington hiện đang giữ khoảng cách với các nước đồng minh ở châu Á và nhắc nhở họ rằng Mỹ sẽ không đứng về phía nào trong việc giải quyết tranh chấp biển đảo giữa các nước này với Trung Quốc. Một trường hợp điển hình là Washington đã nhiều từ chối làm rõ việc liệu quân đội Mỹ có trợ giúp Philippines trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công của Trung Quốc vào các lực lượng nước này ở Biển Đông? Sau chuyến thăm Trung Quốc không mang lại kết quả của Ngoại trưởng Hillary Clinton, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta cũng tiến hành chuyến thăm Bắc Kinh hồi tháng Chín. Giống như người đồng cấp của mình, ông Panetta đã cố gắng thuyết phục nước chủ nhà rằng chiến lược tái cân bằng khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ là không nhằm chống Trung Quốc. Thậm chí, ông Panetta còn lần đầu tiên mời Hải quân Trung Quốc gửi một tàu chiến tham gia cuộc tập trận đa quốc gia sắp tới. Với giọng điệu khá ngoại giao, Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta còn tuyên bố rằng Mỹ muốn thấy Trung Quốc mở rộng vai trò ở Thái Bình Dương. Sự thay đổi chiến lược mới nhất của Mỹ là quá sớm và có thể tỏ ra phản tác dụng. Việc tiếp đón Ngoại trưởng Hillary Clinton cho thấy các nhà lãnh đạo Trung Quốc chưa hết nghi ngờ ý định của Mỹ và việc Washington kêu gọi hợp tác chân thành chỉ là một dấu hiệu suy yếu tạm thời. Trong bối cảnh có tất cả các đòn bẩy để chơi với Mỹ, Bắc Kinh đòi hỏi Washington tiến hành các bước đi cụ thể để chứng minh ý định tốt đẹp và làm giảm bớt những căng thẳng do mà họ nói chính Mỹ gây ra. Nguy cơ là khá rõ ràng. Khi tìm cách xoa dịu Bắc Kinh, chính quyền Obama có nguy cơ hủy hoại những gì mà chính quyền này đã làm được. Tuy không muốn sa vào một cuộc chiến tranh lạnh mới, nhưng các quốc gia châu Á khác lại lo ngại khả năng Mỹ bỏ rơi và để họ một mình chống lại một Trung Quốc ngày càng mạnh mẽ. Chiến lược chuyển trọng tâm sang Châu Á là nhằm trấn an các nước đồng mình rằng bất chấp những khó khăn hiện nay, Mỹ sẽ không lùi bước và bỏ mặc họ. Về những cam kết mạnh mẽ của Mỹ đối với các đồng minh Châu Á, nhiều nhà quan sát trong khu vực vẫn còn hoài nghi rằng liệu Mỹ có đủ quyết tâm và tiền bạc để thực hiện những cam kết này. Ngân sách quốc phòng Mỹ sắp bị cắt giảm mạnh và nhiều dấu hiệu cho thấy sau một vài tháng lên giọng, Washington đã sẵn sàng làm mềm mỏng lập trường đối với Trung Quốc. Điều này càng làm tăng thêm mối nghi ngại của các nước đồng minh của Mỹ ở Châu Á. Khi Trung Quốc phát triển mạnh mẽ hơn, các quốc gia khác sẽ phải hành động nhiều hơn để duy trì tình trạng cân bằng quyền lực vốn có ý nghĩa quan trọng đối với việc bảo vệ quyền lợi quốc gia và gìn giữ hòa bình. Chỉ có điều, Mỹ và các nước đồng minh Châu Á sẽ phải đầu tư nhiều hơn, tốn kém hơn cho quốc phòng thì mới có thể đối phó với sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc. Đối với Châu Á, Mỹ không thể nào lặp lại chiến lược lãnh đạo từ phía sau như trong cuộc chiến Lybia.
Trung Quốc tử hình hai “quan tham“
Sáng qua, Xu Maiyong và Jiang Renjie - hai cựu phó thị trưởng các thành phố Hàng Châu và Tô Châu ở phía Đông Trung Quốc, bị xử tử vì tội tham nhũng, Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc (SPC) cho biết. SPC đã phê chuẩn quyết định tử hình đối với họ sau khi đã xét lại hai vụ án.
Thế giới
Xu Maiyong cựu phó thị trưởng thành phố Hàng Châu thuộc tỉnh Triết Giang đã bị kết tội tham nhũng, biển thủ công quỹ và lạm dụng chức quyền. Xu đã nhận hối lộ 198,59 triệu NDT (30,6 triệu USD), trong đó 145 triệu NDT là được hối lộ và thụt két 53,59 triệu NDT từ công ty phát triển địa ốc thuộc sở hữu nhà nước. Nhân vật này được cho là bao tới hàng chục bồ nhí. Ông ta đã bị Tòa án chung thẩm nhân dân thành phố Ninh Ba kết án tử hình hôm 12/5. Trong khi đó, Jiang Renjie cựu phó thị trưởng thành phố Tô Châu thuộc tỉnh Giang Tô bị Tòa án chung thẩm nhân dân Nam Kinh kết án tử hình vì tội tham nhũng hơn 108 triệu NDT hồi tháng 4/2008. Cả hai người này đều kháng án, nhưng không được các cấp tòa cao hơn chấp nhận. Cùng ngày, các quan chức Trung Quốc đã xác nhận vụ tấn công vào một đồn cảnh sát ở khu tự trị Tân Cương hôm 17/7 là tấn công khủng bố". Các nhóm khủng bố người Duy Ngô Nhĩ thiểu số đã gây ra vụ tấn công này và đem theo một số biểu ngữ đòi ly khai. T.T (theo Xinhuanet, Chinadaily).
CHDCND Triều Tiên chuẩn bị bắn thêm tên lửa
(SGGPO).- CHDCND Triều Tiên ngày hôm nay đang chuẩn bị phóng thêm nhiều tên lửa tầm ngắn khác sau khi bắn 5 tên lửa loại này ngày hôm qua. Vụ bắn tên lửa diễn ra bất chấp tuyên bố của Bình Nhưỡng cho biết nước này có thể quay trở lại bàn đàm phán hạt nhân và sẽ đàm phán với Hàn Quốc về vấn đề viện trợ.
Thế giới
Để chuẩn bị cho các vụ phóng này, CHDCND Triều Tiên đã thông báo cho tàu thuyền tránh đi lại vùng biển phía Tây bán đảo Triều Tiên. Bình Nhưỡng mới đây cũng đã đồng ý đàm phán với Hàn Quốc về việc ngăn chặn lũ lụt từ con sông chảy dọc biên giới 2 nước sau khi Seoul cáo buộc Bình Nhưỡng xả nước một con đập trên sông này gây ra cái chết của một số người Hàn Quốc. Theo các chuyên gia, những vụ thử tên lửa lần này không đe dọa an ninh mà chỉ là cách Bình Nhưỡng muốn tạo thế trước các cuộc đàm phán. K.Minh (theo Reuters, Yonhap).
Nhà Trắng trấn an đồng minh
Ngày 9/11, Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh quan hệ Mỹ-Nhật Bản là nền tảng cho sự hiện diện của Mỹ tại châu Á và là một trong những lợi ích đối ngoại cốt lõi đối với Washington.
Thế giới
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner. Ảnh: The Guardian/TTXVN. Phát biểu với các phóng viên về tương lai quan hệ hai nước sau khi tỷ phú Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner nêu rõ quan hệ Mỹ-Nhật Bản sẽ tiếp tục được duy trì với bất kể chính quyền nào. Trước đó, ông Trump từng tuyên bố sẽ xem xét lại quan hệ với các đồng minh truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc và yêu cầu các nước này san sẻ gánh nặng chi phí quốc phòng. Liên quan tới các vấn đề lớn khác của thế giới, Nhà Trắng cho biết chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ duy trì cam kết thực thi thỏa thuận Paris về đối phó với biến đổi khí hậu cũng như thỏa thuận hạt nhân với Iran trong những tháng cuối nhiệm kỳ. Phát biểu họp báo, người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest nêu rõ "Chính quyền hiện nay sẽ đảm bảo thực thi các thỏa thuận đó cho đến ngày 20/1 và chúng tôi sẽ tôn trọng các cam kết trong từng thỏa thuận nêu trên trong thời gian này. Sau khi giành thắng lợi trong cuộc chạy đua giành ghế Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ, ông Donald Trump dự kiến sẽ lên nắm quyền điều hành Nhà Trắng bắt đầu từ ngày 20/1 tới. Trước đó, ông Trump vốn cực lực chỉ trích thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và các cường quốc thuộc Nhóm P5+1 (gồm Nga, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc và Đức) cũng như thỏa thuận Paris về chống biến đổi khí hậu. Tổng thống đắc cử Trump tái khẳng định cam kết với Hàn Quốc. Trong một diễn biến mới nhất, hãng thông tấn Yonhap dẫn một nguồn tin chính thức cho biết trong một cuộc điện đàm với Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye ngày 10/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã tái khẳng định cam kết an ninh của nước này với Hàn Quốc. Nguồn tin trên cho biết, trong cuộc điện đàm kéo dài 10 phút, ông Trump tuyên bố Mỹ sẽ duy trì vị thế phòng thủ vững chắc, mạnh mẽ để bảo vệ nước đồng minh Hàn Quốc. Ngoài ra, Tổng thống đắc cử còn được dẫn lời nhấn mạnh rằng Washington sẽ hợp tác với Seoul cho tới cùng vì an ninh của cả hai nước. TTXVN/Tin Tức.
Syria: Dừng thỏa thuận sơ tán quân khủng bố tới Raqqa
Ngày 26/12, kênh truyền hình của phong trào Hồi giáo vũ trang Hezbollah ở Lebanon đưa tin, thỏa thuận do Liên hợp quốc bảo trợ nhằm đảm bảo an toàn cho việc sơ tán hơn 2.000 phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) và các phiến quân khác đang ẩn náu ở khu vực ngoại ô phía Nam thủ đô Damascus của Syria, đã bị đình chỉ.
Thế giới
Cảnh hoang tàn, đổ nát thường thấy ở Syria sau hơn 4 năm nội chiến. Ảnh: Reuters. Cũng theo kênh truyền hình trên, các xe buýt đã được điều tới khu vực trên hôm 25/12 để đón các tay súng và ít nhất 1.500 thành viên gia đình của các phiến quân đã phải quay lại (nơi xuất phát). Việc đình chỉ diễn ra sau khi Zahran Aloush, thủ lĩnh Jaysh al-Islam một trong những nhóm phiến quân hùng mạnh nhất ở vùng ngoại ô thủ đô Damascus, thiệt mạng trong vụ không kích hôm 25/12 nhằm vào trụ sở của nhóm này. Theo dự kiến ban đầu, đoàn xe chở các tay súng trên sẽ đi qua vùng lãnh thổ mà Jaysh al-Islam kiểm soát để tới địa điểm cuối cùng là Raqqa - thủ đô của IS ở miền Bắc Syria. TTXVN/Tin tức.
81% dân Nga “ác cảm” với phương Tây
VOV.VN - Đây là con số kỷ lục nhất trong vòng 25 năm qua, theo kết quả thăm dò độc lập công bố 9/2.
Thế giới
Hãng thăm dò độc lập Levada Center công bố kết quả: 81% người Nga có thái độ tiêu cực với Mỹ và EU trong bối cảnh quan hệ Nga Mỹ xuống thấp chưa từng có vì cuộc khủng hoảng Ukraine, trong khi con số này là 44% hồi tháng 1/2014. Quan hệ Nga - Mỹ đang ở mức "xấu" (ảnh: PressTV). Số người Nga nhận định quan hệ Moscow-Washington đã xấu đi tới 10 lần trong năm 2014, cũng tăng kỷ lục lên mức 42%; trong khi con số này chỉ là 4% năm 2014. 71% người dân Nga gần đây cũng có xu hướng suy nghĩ tiêu cực về EU, đe dọa tương lai mối quan hệ bạn hàng truyền thống giữa Nga và khối này. Theo kết quả thăm dò, 24% người Nga hiện nhận định xấu về quan hệ Nga EU trong khi con số này chỉ là 1% năm 2014. Tuy nhiên, 40% người Nga tin rằng quan hệ Moscow với khối này sẽ cải thiện, trong khi 36% cho rằng tốt nhất là Nga nên tránh xa EU và Mỹ. Người dân Nga lý giải nguyên nhân ác cảm với phương Tây vì các lệnh trừng phạt liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine, khiến kinh tế Nga khốn khó. Phương Tây thường xuyên cáo buộc Nga hậu thuẫn lực lượng đối lập miền Đông Ukraine từ tháng 4/2014 trong khi điện Kremlin một mực phủ nhận. Nga đã từng là bạn hàng lớn, nguồn cung thực phẩm thường xuyên cho EU, Mỹ, Canada, Nauy, suốt một thời gian dài trước khi có các lệnh trừng phạt kinh tế./.
Mỹ và tranh chấp biển Đông:Đổi chiều hay bước đi nhỏ?
Việc Mỹ ủng hộ hành động của Philippines cho thấy rằng dường như Mỹ đang rất muốn các tranh chấp cần được giải quyết nhanh chóng, trong quá trình chờ đợi xây dựng một bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông.
Thế giới
>> "Gác tranh chấp, cùng phát triển" ở biển Đông có khả thi? >> Trợ lí Ngoại trưởng Mỹ: COC và biển Đông nên mở cho bên ngoài. Ngày 13/6 vừa qua, ba thượng nghị sĩ Robert Menedrez (Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện), Ben Cardin và Marco Antonio Rubio (ứng cử viên tổng thống tiềm năng của đảng Cộng hòa) đã đệ trình dự thảo Nghị quyết S.RES.167: "Tiếp tục khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ về giải quyết hòa bình tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền và quyền tài phán ở các vùng biển châu Á-Thái Bình Dương" lên Ủy ban Đối ngoại Thượng viện. Bối cảnh mà bản dự thảo đưa ra là vì sự gia tăng gây hấn của Trung Quốc trên cả biển Đông và Hoa Đông với các động thái quân sự xâm phạm chủ quyền nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến an ninh khu vực, đồng thời nhấn mạnh lại sự lo ngại của Mỹ mà người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ vào năm 2012 đã bày tỏ trước động thái nâng cấp quản lý thành phố Tam Sa của TQ và thiết lập đơn vị đồn trú mới tại vùng biển tranh chấp. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng ở việc thể hiện quan ngại và tiếp tục khẳng định sự ủng hộ của Mỹ thì dự thảo nghị quyết này sẽ không nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt của Philippines cũng như giới truyền thông, nhưng nếu đặt vào hoàn cảnh xuất hiện của nó, sẽ thấy rằng nếu được thông qua, bản dự thảo này sẽ là một bước phát triển lớn so với nghị quyết S.Res.524 được thượng viện Mỹ thông qua ngày 3/8/2012 về việc kêu gọi các bên liên quan tự kiềm chế, không làm phức tạp thêm tình hình và làm gia tăng xung đột tại các khu vực tranh chấp nóng bỏng hiện nay bao gồm cả việc đưa người ra những đảo, bãi đá, bãi cát ngầm hiện không có người ở. Bản đề xuất Nghị quyết S.RES.167 được đệ trình chỉ vài ngày sau bài phát biểu của Trợ lý ngoại trưởng Mỹ Joseph Yun về việc khẳng định 6 điểm quan trọng trong chính sách của Hoa Kỳ đối với tranh chấp Biển Đông, trình bày tại hội thảo quốc tế về biển Đông do Viện nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) tổ chức vào 5/6 vừa qua. Cả hai sự kiện này đều cho thấy ba sự khác biệt cơ bản trong cách tiếp cận của Mỹ đối với vấn đề biển Đông từ các cấp lãnh đạo nước Mỹ. Tàu chiến Mỹ tới Biển Đông. Thứ nhất, đó là về vấn đề xây dựng COC. Trong bản dự thảo S.RES.167 đã khẳng định ủng hộ việc xây dựng COC và kêu gọi sự hỗ trợ từ các nước đối với nỗ lực của ASEAN. Trong khi đó, trợ lý ngoại trưởng Mỹ thậm chí còn mô tả về các điều kiện cụ thể của việc xây dựng COC như là phải ràng buộc về pháp lý và tuân thủ luật pháp quốc tế dựa trên cơ sở của UNCLOS. Hơn nữa, ông còn đề cập đến hướng phát triển lâu dài của COC là đa phương hóa và mở rộng cho tất cả có liên quan lợi ích tại biển Đông, chứ không chỉ giới hạn giữa Trung Quốc và ASEAN. Bên cạnh đó, trợ lý ngoại trưởng Mỹ cũng nhấn mạnh COC là một biện pháp dài hạn cần sự kiên nhẫn giữa các bên để có thể đàm phán một cách hiệu quả, tuy nhiên, việc duy trì đối thoại giữa các quốc gia trong giai đoạn đàm phán là rất cần thiết để giữ ổn định cho khu vực. Cách tiếp cận này của Mỹ đối với COC đã là một sự tiến triển đáng chú ý so với quan điểm trước đây của Mỹ là chỉ hỗ trợ để ASEAN và Trung Quốc tự đàm phán về COC. Thứ hai, đó là quan điểm trung lập của Mỹ đối với tranh chấp biển Đông dường như đang chuyển đổi sang hướng thực tế hơn khi Mỹ công khai ủng hộ hành động đưa tranh chấp ra tòa án quốc tế của Philippines và cho rằng các nước nên thúc đẩy hành động này. Trước đây, dường như Mỹ rất hạn chế đưa ra các tuyên bố thể hiện sự ủng hộ cho bất cứ quốc gia nào, trừ trường hợp của Nhật Bản trong tranh chấp Senkaku. Việc Mỹ ủng hộ hành động của Philippines cho thấy rằng dường như Mỹ đang rất muốn các tranh chấp cần được giải quyết nhanh chóng, trong quá trình chờ đợi xây dựng một bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông. Nhưng xa hơn, việc Mỹ ủng hộ đưa tranh chấp ra tòa án quốc tế còn có thể là một chỉ dấu về việc Mỹ sẽ gia nhập UNCLOS và thúc đẩy "thể chế hóa" biển Đông. Thứ ba, chính là quan điểm của Mỹ về sự can thiệp vào khu vực khi trợ lý ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh rằng nhận thức về Biển Đông trong giới lãnh đạo Mỹ ngày càng tăng cũng như Mỹ đang can dự tích cực hơn đối với ASEAN. Trong khi đó, Dự thảo Nghị quyết 167 cũng khuyến khích chính phủ Mỹ nỗ lực xây dựng hợp tác với các nước trong khu vực trong lĩnh vực nhận thức hàng hải và xây dựng năng lực hàng hải. Ủng hộ quân đội Mỹ duy trì hoạt động ở Tây Thái Bình Dương. Hai tư tưởng này thể hiện rất rõ sự thay đổi lớn trong tư tưởng các lãnh đạo cao cấp của Mỹ khi nó đều nhấn mạnh về sự can thiệp sâu hơn và thúc đẩy tiến trình thay đổi bằng sức ép của Mỹ. Quan trọng hơn, việc đề nghị Mỹ thúc đẩy hợp tác về nhận thức và năng lực hàng hải dường như là một biểu hiện rõ ràng của bước đầu xây dựng một liên minh hàng hải trên biển Đông, xa hơn có thể là một liên minh hợp tác an ninh - quốc phòng, vốn rất phù hợp với chiến lược "xoay trục" và kiềm chế Trung Quốc của Mỹ. Cả ba sự thay đổi trên dường như không rõ ràng để nhận thấy, nhưng nếu nhìn nhận nó như các mảnh ghép trong bối cảnh khu vực thì nó đang thể hiện cho những tiến triển chiến lược trong chính sách đối ngoại Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương về việc Mỹ tăng cường can dự vào khu vực thông qua cả 3 mặt: chính trị - quân sự với chính sách "xoay trục", luật pháp với sự ủng hộ COC mà xa hơn là UNCLOS, và kinh tế với quá trình đàm phán xây dựng Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP. Tuy nhiên, có hai điều cũng cần lưu ý về những thay đổi này. Thứ nhất, đó là việc Mỹ trực tiếp đề nghị các biện pháp cho COC thông qua các phát biểu của Trợ lý ngoại trưởng cũng là một biểu hiện của sự suy giảm niềm tin với Bộ quy tắc này, bên cạnh đó, việc công khai ủng hộ đưa tranh chấp ra tòa án quốc tế và khuyến khích sự can dự mạnh mẽ hơn vào khu vực dường như được Mỹ xem là các biện pháp trực tiếp và mang lại hiệu quả nhanh hơn so với COC. Thứ hai, trong cả dự thảo Nghị quyết 167 và lời phát biểu của trợ lý ngoại trưởng Mỹ thì dường như không đưa ra bất cứ giải pháp hay cam kết can thiệp trực tiếp nào, mà chỉ thể hiện quan điểm gây sức ép và hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ hơn. Vì vậy, có lẽ phải cần đến một thời gian nữa để có thể nhìn nhận về sự thay đổi chiến lược của Mỹ một cách rõ ràng hơn.
Chuyện nhà Thủ tướng Singapore "làm nóng" quốc hội
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long hôm 3-7 bác bỏ các cáo buộc lạm quyền và gia đình trị khi ông trả lời chất vấn trước quốc hội về vụ tranh cãi với 2 người em về ngôi nhà của người cha quá cố - cố Thủ tướng Lý Quang Diệu.
Thế giới
Trong vụ tranh cãi gây chấn động Singapore, bà Lý Vỹ Linh và ông Lý Hiển Dương hồi tháng 6 qua công khai cáo buộc anh trai Lý Hiển Long lạm quyền liên quan đến số phận ngôi nhà số 38 Oxley. Cả 2 cũng cáo buộc vợ chồng ông Lý Hiển Long nuôi tham vọng chính trị giúp con trai trở thành lãnh đạo thế hệ thứ 3. Đối mặt chỉ trích này, Thủ tướng Singapore kêu gọi tiến hành phiên họp đặc biệt tại quốc hội để bảo vệ sự toàn vẹn của chính phủ. Theo tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (Hồng Kông), ông Lý Hiển Long khẳng định các cáo buộc nhằm vào ông là không có căn cứ và bản thân đã rút khỏi cuộc thảo luận của chính phủ về việc quyết định số phận của ngôi nhà. Dù vậy, vị thủ tướng 65 tuổi cho biết ông không muốn kiện 2 người em bởi bất kỳ hành động nào như thế cũng làm xấu danh tiếng cha mẹ trong khi các thủ tục tố tụng sẽ gây phiền toái cho người dân Singapore. Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long phát biểu trước quốc hội hôm 3-7 Ảnh: Reuters. Phản ứng gay gắt trước hành động trên, ông Lưu Trình Cường, thủ lĩnh Đảng Công nhân đối lập, cho rằng không có lý do gì để đối xử đặc biệt với 2 người em của ông Lý Hiển Long, nhất là khi họ đưa ra cáo buộc ảnh hưởng đến danh tiếng Singapore. Ông Lưu thúc giục họ công khai bằng chứng về việc anh trai nói dối hoặc lạm quyền hơn là tố nhau trên mạng xã hội. "Chính phủ phải hành động. Cá nhân tôi cảm thấy bối rối về chuyện gia đình thủ tướng" - ông Lưu bức xúc tại phiên điều trần. Theo Reuters, ông Lý Hiển Long từng bày tỏ quan điểm cá nhân là ngôi nhà nên bị phá hủy theo nguyện vọng của cha nhưng quyết định này thuộc về chính phủ. Tuy nhiên, bà Lý Vỹ Linh và ông Lý Hiển Dương nghi ngờ anh trai không trung thực và muốn giữ lại ngôi nhà vì mục đích chính trị. Thêm vào đó, ông Lý Hiển Dương cho rằng quốc hội không thích hợp là nơi để nói về vụ tranh cãi vì anh trai ông sẽ được bảo vệ bởi "đặc quyền của quốc hội" để nói những gì ông muốn. Một số chuyên gia cho rằng tổng thống Singapore nên thành lập một ủy ban độc lập để điều tra vấn đề này. Trong khi đó, phe đối lập tại quốc hội đề xuất lập ủy ban lưỡng đảng có thẩm quyền gửi trát hầu tòa cho 2 người em của ông Lý Hiển Long cũng như những người liên quan trong vụ lùm xùm nói trên. Xuân Mai.
Tiểu vương Qatar chính thức truyền ngôi cho con trai
AFP/Reuters đưa tin, Tiểu vương Qatar Hamad bin Khalifa al-Thani ngày 25/6 đã truyền ngôi cho con trai là Thái tử Tamim bin Hamad al-Thani, 33 tuổi.
Thế giới
Thái tử Tamim. (Nguồn: Reuters). Đây là trường hợp đầu tiên trong thế giới Arập. Trong bài phát biểu được phát sóng trên Đài truyền hình quốc gia Qatar, Tiểu vương al-Thani, 61 tuổi, nói: "Tôi tuyên bố chuyển giao quyền lực cho Thái tử Tamim.". Đồng thời, Tiểu vương al-Thani nhấn mạnh rằng quyết định này đã mở đường cho "giới lãnh đạo trẻ"./. (Vietnam+).
Cháy nổ đoàn tàu chở dầu ở Nam Sudan, hơn 100 người thiệt mạng
Hơn 100 người thiệt mạng sau khi một đoàn tàu chở dầu phát nổ và bốc cháy ở Nam Sudan, Reuters dẫn lời giới chức nước này ngày 17.9.
Thế giới
Một vụ nổ tđoàn àu chở dầu ở châu Phi - Ảnh: AFP. Vụ việc xảy ra vào ngày 16.9, xe lửa chở dầu đi chệch đường ray khi đang trên đường từ thủ đô Juba tới bang Tây Equatoria của Nam Sudan và phát nổ trong lúc nhiều người đang cố gắng rút nhiên liệu trong đoàn tàu ra. Giới chức bang Tây Equatoria ngày 17.9 cho biết hơn 100 người đã thiệt mạng và khoảng 50 người khác bị thương nặng trong vụ cháy nổ này. Một quan chức bang này cho biết nhiều người mất mạng vì địa phương thiếu các trang thiết bị y tế để chữa trị, theo Reuters. Ông Ateny Wek Ateny, phát ngôn viên của tổng thống Nam Sudan khẳng định đây là một vụ tai nạn chứ không hề liên quan tới cuộc xung đột đang diễn ra ở Nam Sudan. Những vụ tai nạn tương tự cũng từng xảy ra ở Nam Sudan. Các đoàn tàu chở nhiên liệu thường phải di chuyển đường dài qua các khu vực có giao thông không thuận lợi và khu dân cư nghèo nàn. Ngọc Mai.
Binh sĩ Italy sẽ tiếp tục ở lại Afghanistan đến năm 2014
(VOV) - Hiện có khoảng 3.500 binh sỹ Italy đang làm nhiệm vụ tại Afghanistan.
Thế giới
Lực lượng binh sỹ Italia sẽ tiếp tục đồn trú tại Afghanistan cho đến hết năm 2014 Đó là khẳng định của Thủ tướng Italia Mario Monti với người đồng cấp Afghanistan Hamid Karzai nhân chuyến thăm chớp nhoáng đến Afghanistan ngày 4/11. Thủ tướng Italia Mario Monti. Phát biểu sau cuộc hội đàm giữa hai bên ở thủ đô Kabul, Thủ tướng Monti bày tỏ cam kết sẽ tiếp tục ủng hộ Afghanistan trong quá trình phục hồi và ổn định đất nước, ngay cả khi các lực lượng an ninh quốc tế do NATO đứng đầu rời khỏi quốc gia này vào năm 2014. Ông Monti nhấn mạnh, sự hòa bình và ổn định của Afghanistan nền tảng cho sự ổn định tại khu vực Nam Á. Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông Monti tới Afghnistan kể từ khi nhậm chức. Ông sẽ tới thăm lực lượng Italy hiện đang đồn trú tại khu vực phía Tây nước này. Hiện có khoảng 3.500 binh sỹ Italy đang làm nhiệm vụ tại Afghanistan. Italy cũng là một trong những quốc gia có các khoản viện trợ lớn đối với Afghanistan với số tiền lên tới 500 triệu đôla Mỹ./.
Quân sự Iran dồn trọng tâm xe tăng: Tận dụng kinh nghiệm Syria
Bộ trưởng Quốc phòng Iran Reza Mozaffarinia cho biết, Tehran có kế hoạch sản xuất hoặc nâng cấp 700 - 800 xe tăng chiến đấu.
Thế giới
Bộ trưởng Quốc phòng Iran Reza Mozaffarinia cho biết, Tehran có kế hoạch sản xuất hoặc nâng cấp 700 - 800 xe tăng chiến đấu. Theo các bình luận được hãng tin bán chính thức Tasnim của Iran trích dẫn ngày 18/7, ông Mozaffarinia không chỉ rõ loại xe tăng mà ông ấy đang đề cập đến hoặc số lượng xe tăng mới được sản xuất so với số lượng sẽ được nâng cấp. Xe tăng "Karrar" của Iran. Ông cũng không đề cập đến một mốc thời gian cụ thể của việc hoàn thành dự án. "Hàng năm, có khoảng 50 đến 60 xe tăng được sản xuất và một ngân sách đã được phân bổ đủ bởi vì quân đội và lực lượng Vệ binh Cách mạng có nhu cầu rất lớn", ông Mozaffarinia nói. Iran được cho là nước sở hữu kho tên lửa đạn đạo mạnh nhất tại Trung Đông. Từ giữa những năm 1980 đến cuối những năm 1990, Iran đã tiến hành 23 chương trình phát triển tên lửa. Và gần đây, những hình ảnh mới nhất từ kho tên lửa chống hạm của Tehran đã dấy lên đồn đoán rằng nước này đang chuẩn bị cho một cuộc chiến mới trong tương lai với Mỹ và Israel sau khi Washington rút khỏi thỏa thuận hạt nhân 2015 cũng như những diễn biến căng thẳng trên chiến trường Syria. Tuy nhiên, các lực lượng quân sự thông thường của Iran được cho là yếu hơn đối thủ chính trong khu vực là Saudi Arabia. Theo dữ liệu World Factbook của Cục tình báo trung ương Mỹ CIA, chi tiêu quân sự của Iran theo tỷ lệ phần trăm GDP là 2,69% trong năm 2015, trong khi Saudi Arabia là 9,86% trong năm 2016. Trong một báo cáo tháng 12, Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế IISS có trụ sở tại Anh đã dự đoán rằng, Iran sẽ hiện đại hóa và cân bằng lại các lực lượng thông thường của mình "khi trải nghiệm thực tế các bài học kinh nghiệm ở Syria". Các nhóm dân quân được Iran hỗ trợ và được cho là cả các lực lượng Iran đã tham chiến ở Syria từ năm 2012 để ủng hộ chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad. An Bình.
Thổ Nhĩ Kỳ gửi văn bản thứ hai yêu cầu Mỹ dẫn độ giáo sỹ Gulen
Bộ trưởng Tư pháp Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu Washington bắt giữ và dẫn độ giáo sỹ Fethullah Gulen, bị Ankarra cáo buộc đứng sau vụ đảo chính bất thành hồi giữa tháng trước.
Thế giới
Giáo sỹ Fethullah Gulen tại Pennsylvania, Mỹ ngày 27/12/2013. (Nguồn: EPA/TTXVN). Theo hãng tin nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ Anadolu, ngày 2/8, Bộ trưởng Tư pháp nước này Bekir Bozdag đã gửi văn bản thứ 2 tới Mỹ yêu cầu Washington bắt giữ và dẫn độ giáo sỹ Fethullah Gulen, bị Ankarra cáo buộc đứng sau vụ đảo chính bất thành hồi giữa tháng trước, về Thổ Nhĩ Kỳ. Ông Bozdag cho biết trong văn bản yêu cầu thứ hai này, Ankara đã đưa ra lời giải thích tại sao cần bắt giữ khẩn cấp giáo sỹỹ Gulen, bởi sau văn bản yêu cầu thứ nhất, phía Mỹ đề nghị cung cấp thông tin và bằng chứng về sự dính líu của vị giáo sỹ này trong vụ đảo chính bất thành. Bộ trưởng Tư pháp Bekir Bozdag nêu rõ Thổ Nhĩ Kỳ có thông tin tình báo rằng giáo sỹ Gulen có thể trốn khỏi nơi ở tại Mỹ để tới Australia, Mexico, Canada, Nam Phi hoặc Ai Cập. Ông Bozdag bày tỏ hy vọng phía Mỹ sẽ đưa ra quyết định có lợi cho Thổ Nhĩ Kỳ, trên các nguyên tắc dân chủ và luật pháp, đồng thời cho rằng nếu giáo sỹ Gulen trốn khỏi Mỹ thì nhà chức trách nước này rõ ràng sẽ biết rõ. Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đang có chuyến thăm Pakistan, cũng cho biết Islamabad đã cam kết sẽ có hành động xử lý các trường hợp liên quan đến giáo sỹ Gulen. Trước đó, ông Cavusoglu đã tuyên bố quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ sẽ bị tác động nếu Washington không dẫn độ giáo sỹ Fethullah Gulen về Thổ Nhĩ Kỳ. Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry từng tuyên bố sẵn sàng xem xét vấn đề trao trả ông Fethullah Gulen với điều kiện Thổ Nhĩ Kỳ chứng minh được ông này thực sự liên quan tới cuộc chính biến vừa qua. Tuy nhiên, cho đến lúc này, Ankara mới chỉ đưa ra một "số lượng hạn chế" những chứng cứ về vai trò của ông Gulen, cũng như tổ chức Hồi giáo Hizmet của vị giáo sỹ này, trong cuộc đảo chính vào đêm 15/7. Trong diễn biến liên quan, ngày 2/8, Thổ Nhĩ Kỳ đã phát lệnh bắt giữ 100 nhân viên, trong đó có các bác sỹ, tại bệnh viện quân y chính ở thủ đô Ankara để phục vụ cho cuộc điều tra về âm mưu đảo chính bất thành hồi trung tuần tháng trước tại nước này, khiến ít nhất 271 người thiệt mạng. Đài truyền hình tư nhân NTV cho biết cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ đã lục soát Học viện Quân y Gulhane (GATA) ở Ankara. Theo một quan chức Thổ Nhĩ Kỳ các nhân viên bệnh viện trên bị cáo buộc hỗ trợ y tế cho lực lượng những người ủng hộ giáo sỹ Fethullah Gulen trong vụ đảo chính. Kể từ vụ đảo chính bất thành hôm ngày 15/7 đến nay, hơn 60.000 người bao gồm các tướng lĩnh, binh sỹ, cảnh sát, thẩm phán và công tố viên và nhân viên nhà nước đã bị bắt giữ hoặc bị sa thải do bị tình nghi liên quan./.
Canađa không tăng tiền cho IMF giải cứu EU
Ngày 23/2, Canađa đã quyết định phản đối việc bơm thêm tiền cho Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) để định chế tài chính này cứu trợ châu Âu tại các hội nghị của Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20), dự kiến diễn ra vào cuối tuần này tại Mêhicô.
Thế giới
Mặc dù một số nước Liên minh châu Âu (EU) đang thúc đẩy IMF có vai trò lớn hơn trong việc cứu trợ khu vực đồng tiền chung châu Âu, nhưng Canađa sẽ đứng về phía các nước G-20, trong đó có Mỹ, Anh, Nhật Bản và Mêhicô, những nước cũng không ủng hộ sáng kiến này. Quan điểm của Canađa là châu Âu nên tăng cường hơn nữa quỹ cứu trợ của họ trước khi yêu cầu Canađa đóng góp thêm cho IMF nhằm giải cứu EU. Trong ảnh: Bộ trưởng tài chính Canada, ông Jim Flaherty. Nguồn: Internet. Trước khi Thống đốc Ngân hàng Trung ương Canađa Mark Carney và Bộ trưởng Tài chính Jim Flaherty tham dự các hội nghị đầu tiên của G-20 trong năm nay, một quan chức cấp cao của Bộ Tài chính Canađa cho biết quan điểm của nước này là khuyến khích châu Âu tăng cường hơn nữa quỹ cứu trợ của họ trước khi yêu cầu Canađa đóng góp thêm cho IMF nhằm ngăn chặn sự lây lan khủng hoảng của khu vực đồng tiền chung châu Âu. Theo Canađa, EU nên huy động trong khu vực các khoản quỹ, khoảng 500 tỉ USD, để xây dựng "bức tường lửa" rộng lớn và có hiệu quả hơn, đảm bảo hỗ trợ cho các nước thành viên gặp khó khăn khi cần thiết. Hội nghị các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng của G-20 sẽ họp tại Mêhicô vào các ngày 25-26/2 tới nhằm thảo luận về tương lai kinh tế toàn cầu, các biện pháp tiến hành cải cách trong lĩnh vực tài chính, đóng góp cho quỹ của IMF và các vấn đề liên quan đến thị trường hàng hóa và năng lượng. TTXVN/Tin Tức.
Sương mù dày đặc khiến hàng loạt các chuyến bay ở Anh bị hoãn
Sân bay Heathrow ở thủ đô London đã phải hủy 45 chuyến bay trong khi sân bay London City hoãn toàn bộ các chuyến bay nội địa và quốc tế đến ít nhất 11 giờ trưa 2/11.
Thế giới
Ảnh minh họa. (Nguồn: PA). Theo phóng viên TTXVN tại London, cảnh báo thời tiết đã được ban bố trên hầu khắp nước Anh khi nước này bước sang ngày thứ hai liên tiếp trong tình trạng sương mù bao phủ, khiến hàng loạt chuyến bay bị hoãn, hủy và giao thông nói chung bị ảnh hưởng. Cơ quan Dự báo thời tiết Anh cho biết hiện tượng sương mù dày đặc xuất hiện từ ngày 1/11 khiến tầm nhìn có thời điểm giảm xuống dưới 100m. Sân bay Heathrow ở thủ đô London đã phải hủy 45 chuyến bay trong khi sân bay London City hoãn toàn bộ các chuyến bay nội địa và quốc tế đến ít nhất 11 giờ trưa 2/11 (18 giờ Hà Nội). Hoạt động của các sân bay khác tại Anh như Manchester, Leeds Bradford, Glasgow, Belfast và Cardiff cũng đều bị ảnh hưởng do sương mù cản trở tầm nhìn, trong đó các sân bay Manchester và Southampton đã hủy tổng cộng hơn 40 chuyến bay. Sương mù bao phủ nhiều khu vực tại châu Âu cũng "làm khó" các chuyến bay của Anh trong châu lục này, với các sân bay Brussels (Bỉ), Frankfurt (Đức), Hamburg (Đức), Amsterdam (Hà Lan) và Paris Charles De Gaulle (Pháp) nằm trong số những sân bay bị ảnh hưởng. Hãng hàng không giá rẻ Easyjet cho biết đang phải "gánh chịu sự gián đoạn lớn trong hệ thống trong ngày 2/11 do thời tiết xấu tại châu Âu cản trở tầm nhìn" và hậu quả là một số lượng lớn máy bay và phi hành đoàn đang phải "ngồi chơi xơi nước" trong ngày. Trong khi đó, hãng hàng không Anh British Airways khuyến khích hành khách kiểm tra kỹ về tình hình chuyến bay và không nên đến sân bay trong ngày 2/11 nếu đã được báo hủy chuyến. Trước đó, ngày 1/11, một bé gái 5 tuổi đã được tìm thấy trong tình trạng bị thương bên trong một chiếc xe ôtô bị tai nạn với người lái xe đã tử vong tại Crakemarsh, gần Uttoxeter ở hạt Staffordshire, miền Trung nước Anh. Phát ngôn viên của Dịch vụ cấp cứu khu vực Trung Tây cho biết có vẻ như chiếc xe đã đâm phải một cái cây trong điều kiện sương mù dày đặc. Trên website của mình, Cơ quan Đường cao tốc Anh khuyến cáo lái xe giảm tốc độ, giữ khoảng cách với xe phía trước và sừ dụng đèn phù hợp. Các tuyến phà chạy ngang sông Mersey ở Tây Bắc nước Anh cũng tạm ngừng hoạt động do thời tiết xấu./.
Hàn Quốc sẵn sàng cho vận động bầu cử bổ sung
Ngày 10/4, đảng Thế giới mới (Saenuri) cầm quyền ở Hàn Quốc và đảng Dân chủ Thống nhất đối lập (DUP) đều đã chính thức khai trương các văn phòng tổ chức vận động tranh cử để chuẩn bị cho giai đoạn vận động bầu cử quốc hội bổ sung diễn ra từ ngày 11- 23/4.
Thế giới
Đây là cuộc bầu cử đầu tiên thuộc loại này dưới thời nữ Tổng thống Park Geun-hye. (Ảnh: Reuters). Kết quả các cuộc thăm dò dư luận gần đây cho thấy nhiều người dân Hàn Quốc kỳ vọng đảng cầm quyền sẽ giành thêm 2/3 số ghế quốc hội được bầu bổ sung lần này. Hiện tại, các ứng cử viên của đảng này cũng đang bỏ xa các đối thủ đối lập tại nhiều điểm bầu cử. Cụ thể, ở khu vực Busan, cựu thành viên Ban lãnh đạo đảng Thế giới mới Kim Moo-sung dẫn trước hai đối thủ Kim Bi-oh của đảng DUP và Min Byung-ryul của đảng Tiến bộ Thống nhất với tỷ lệ lần lượt là 48,6%; 14,9% và 14,1%. Tại khu vực Nam Chungcheong, cựu tỉnh trưởng Lee One-koo của đảng cầm quyền cũng vượt trước ứng cử viên Hwang In-seok của DUP với tỷ lệ áp đảo 64,5% so với 9,5%. Theo kết quả khảo sát do Đài Phát thanh và Truyền hình Hàn Quốc (KBS) tiến hành hồi đầu tháng, chỉ riêng quận Nowon C ở thủ đô Seoul là nơi đảng cầm quyền không chiếm lợi thế. Hiện tại, ứng cử viên Huh Joon-Young của đảng Thế giới mới chỉ giành được 24,5% tỷ lệ ủng hộ, trong khi ứng cử viên độc lập Ahn Cheol-soo giành tới 44,5%. [Tổng thống Hàn kêu gọi chấm dứt bế tắc chính trị]. Ông Ahn Cheol-soo là người đã chịu thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống Hàn Quốc vừa qua, nhưng dư luận cho rằng rất có thể ông sẽ đứng ra thành lập chính đảng mới nếu giành thắng lợi trong cuộc bầu cử bổ sung sắp tới. Theo kế hoạch, cuộc bầu cử quốc hội bổ sung sẽ diễn ra từ 6 giờ-20 giờ ngày 24/4. Đây là cuộc bầu cử đầu tiên thuộc loại này dưới thời nữ Tổng thống Park Geun-hye và cũng là phép thử kiểm nghiệm sự ủng hộ của người dân đối với chính phủ mới./. (TTXVN).
Triều Tiên tuyên bố thử thành công tên lửa đạn đạo tầm trung
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên vừa tuyên bố nước này đã thử thành công tên lửa đạn đạo tầm trung Pukguksong-2.
Thế giới
Theo hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA, đây là một quả tên lửa đất đối đất. Nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã có mặt tại buổi phóng thử tên lửa. Theo KCNA, nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã yêu cầu phát triển tên lửa đạn đạo đất đối đất với tầm bắn mở rộng trên cơ sở quả tên lửa đạn đạo đã được phóng thành công từ tàu ngầm hồi tháng 8 năm ngoái. Một trong những vụ phóng thử tên lửa của Triều Tiên. Ảnh: Yonhap. Trước đó, vào lúc 7h55 ngày hôm qua (12/2), theo giờ địa phương, Triều Tiên đã phóng một quả tên lửa từ căn cứ không quân Banghyon ở một khu vực thuộc miền Tây Triều Tiên. Tên lửa bay về phía Đông vùng Biển Nhật Bản khoảng 500 km trước khi rơi xuống biển. Phía Quân đội Hàn Quốc cho rằng, đây có thể là một tên lửa đạn đạo tầm trung Musudan. Đây cũng là lần đầu tiên Triều Tiên phóng tên lửa kể từ khi ông Donald Trump chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ./. Thùy Linh/VOV-Trung tâm Tin Theo Tân hoa xã.
Nhiều nơi trên thế giới hưởng ứng "Giờ Trái Đất"
20 giờ 30 ngày 26/3 (theo giờ địa phương), cả thế giới bắt đầu hưởng ứng "Giờ Trái Đất."
Thế giới
Sự kiện "tắt đèn" này được bắt đầu ở Thái Bình Dương, Fiji, New Zealand và Australia, sau đó tới châu Á, châu Âu, châu Phi và châu Mỹ. Nhà hát Lớn ở thành phố Sydney (Australia) đã trở thành nơi đầu tiên trong số các tiêu điểm trên toàn cầu tắt điện. Các nhà tổ chức ước tính tại Australia, khoảng 10 triệu người, chiếm gần một nửa dân số nước này, đã tham gia "Giờ Trái Đất.". Từ Sydney, Andy Ridley, Giám đốc điều hành Nhà hát Lớn và là đồng sáng lập chương trình "Giờ Trái Đất" cho biết phong trào năm nay tập trung kết nối trực tuyến mọi người để truyền cảm hứng cùng nhau đưa ra những cam kết bảo vệ môi trường. Gần 600.000 người đã hưởng ứng "Giờ Trái Đất" qua trang mạng Facebook của phong trào này. Có 142 quốc gia và vùng lãnh thổ cùng tắt đèn để thể hiện tình đoàn kết hưởng ứng việc tiết kiệm năng lượng điện, quyết tâm bảo vệ môi trường, ứng phó với sự biến đổi khí hậu toàn cầu, ngăn chặn hiện tượng nóng lên của Trái Đất, và chia sẻ với nạn nhân của thiên tai... Tháp Eiffel ở thủ đô Paris (Pháp) và tòa tháp cao nhất thế giới ở Dubai (Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất) cũng chìm trong bóng tối khoảng 60 phút. Quảng trường Thời đại ở New York (Mỹ) và một số tiêu điểm khác trên thế giới cũng nhiệt liệt hưởng ứng phong trào này. Tại Nhật Bản, hàng nghìn người và một trung tâm cứu trợ ở Đông Bắc đất nước cũng tham gia "Giờ Trái đất.". Hong Kong, Singapore cũng tắt đèn tại nhiều địa điểm. Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon ủng hộ "Giờ Trái Đất" và kêu gọi mọi người cùng bảo vệ hành tinh và đảm bảo sự sống cho con người. Thủ tướng Anh David Cameron khẳng định "Giờ Trái Đất" là biểu tượng lớn của tinh thần đoàn kết, là sự truyền cảm hứng của những cam kết quốc tế. Phong trào vận động hưởng ứng "Giờ Trái Đất" bắt đầu từ năm 2007 theo sáng kiến của Quỹ động vật hoang dã (WWF)./.
Phát hiện UFO khổng lồ
(PLO) - Hôm 10-2, hai cư dân Arizona đã xác nhận nhìn thấy đĩa bay “Phoenix Lights”, vật thể bay không xác định nổi tiếng từng được phát hiện vào năm 1997 ở phía tây nam Arizona.
Thế giới
Hôm 10-2, hai cư dân Arizona là Kerrie và Jeff Zakaras, thuộc thị trấn Goodyear gần Phoenix cho rằng họ đã nhìn thấy những vệt sáng của đĩa bay Phoenix Lights trên ngọn núi Estrella, một công viên trong khu vực. Theo chúng tôi, nó giống như một cái đèn pha nhưng lại treo lơ lửng, Kerrie kể với ABC15.". Hai cư dân này cho biết mặc dù những gì họ nhìn thấy rất kỳ lạ nhưng lại không tin đó là UFOs. Nhà văn chuyên viết sách về Khoa học viễn tưởng và huyền bí Alejandro Rojas cũng bác bỏ những quan sát gần đây về hiện tượng này và cho biết những vệt sáng đó là ánh sáng báo hiệu phát ra từ quân đội. Những vệt sáng mà 2 cư dân Arizona tin rằng đó là UFO Phoenix Lights xảy ra vào năm 1997. Các quan chức của căn cứ không quân Luke Air Force Base xác nhận với ABC15 rằng họ đang tiến hành huấn luyện quân sự vào ban đêm, trong đó có việc sử dụng pháo sáng. Trong trường hợp này, những vệt sáng đó là pháo sáng của quân đội, vì vậy bí mật đã sáng tỏ. Nhưng trong nhiều trường hợp khác, bí mật vẫn còn đó và chúng ta vẫn không biết được chúng là gì, nhà văn Rojas cho biết. Ngọc Như.
Mỹ gia hạn tình trạng khẩn cấp tại Ferguson
Chính quyền quận St. Louis, bang Missouri của Mỹ ngày 13/8 tiếp tục gia hạn tình trạng khẩn cấp trong bối cảnh hỗn loạn chưa hoàn toàn chấm dứt.
Thế giới
Cảnh sát Mỹ được điều động ngăn ngừa bạo lực bùng phát tại buổi tuần hành tưởng niệm một năm thanh niên da màu Michael Brown bị bắn chết ở Ferguson, Missouri ngày 9/8. Ảnh: AFP/TTXVN. Theo người phát ngôn Allison Blood, quan chức phụ trách hành pháp quận Steve Stenger đã quyết định kéo dài tình trạng khẩn cấp tại thị trấn Ferguson thêm ít nhất 24 tiếng nữa, tới ngày 14/8. Quyết định trên được đưa ra sau khi chính quyền địa phương thảo luận với cảnh sát trưởng Jon Belmar về tình hình khu vực. Được biết, căng thẳng đã hạ nhiệt đáng kể trong 2 đêm gần đây, không còn các cuộc tụ tập lớn, đụng độ xảy ra thưa thớt hơn và không có báo cáo nào về các vụ bắt giữ. Trước đó một ngày, chính quyền quận cũng đã thông báo kéo dài tình trạng khẩn cấp tới ngày 13/8 để phòng ngừa bạo lực bùng phát. Quận St. Louis tuyên bố tình trạng khẩn cấp hôm 10/8 sau khi trước đó một ngày, cuộc biểu tình đánh dấu một năm vụ cảnh sát da trắng bắn chết thanh niên da màu Michael Brown leo thang thành bạo lực. Việc thanh niên da màu 18 tuổi Tyrone Harris Jr., bạn thân của Brown, bị bắn trọng thương đã khiến tình hình căng thẳng trở lại. Thông tin mới nhất cho biết hiện tình trạng của Harris đã cải thiện và ổn định.
Có gì trên đoàn tàu đặc chủng chở các nhà lãnh đạo Triều Tiên?
Đoàn tàu hỏa đặc chủng được bảo vệ nghiêm ngặt tiến vào nhà ga trung tâm Bắc Kinh vào tối 26/3 chở theo nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tới Trung Quốc hội đàm bí mật với người đồng cấp Tập Cận Bình. Đoàn tàu này có gì đặc biệt?
Thế giới
Đoàn tàu chở lãnh đạo Triều Tiên đỗ tại sân ga trung tâm Bắc Kinh ngày 26/3. Ảnh: Reuters. Theo như những hình ảnh đầu tiên ghi lại chuyến thăm bất ngờ của nhà lãnh đạo Kim Jong-un tới Bắc Kinh, đoàn tàu 21 toa sơn màu xanh lá có cửa sổ đóng các thanh chắn để bảo vệ các hành khách trên tàu và thân tàu được bọc thép chống đạn. Đây là đoàn tàu đặc chủng được thiết kế riêng cho các nhà lãnh đạo Triều Tiên. Trước đó, cả hai cố lãnh đạo Triều Tiên là Kim Nhật Thành và Kim Jong-il đều sử dụng loại phương tiện này trong các chuyến công du nước ngoài hiếm hoi. Cố lãnh đạo Kim Jong-il trên tàu năm 2006. Ảnh: Yonhap/EPA. Phần lớn thông tin về chiếc tàu này được ghi lại trong các báo cáo tình báo, lời tường thuật từ những quan chức đã từng được đi trên chuyến tàu dưới thời các nhà lãnh đạo trước và hình ảnh do truyền thông nhà nước Triều Tiên công bố. Theo một bài viết trên báo Hàn Quốc xuất bản năm 2009 dẫn nguồn tin mật, mỗi khi lãnh đạo Triều Tiên di chuyển bằng tàu hỏa sẽ có 3 chiếc tàu khác nhau hoạt động cùng một lúc, đưa tổng cộng số toa lên tới 90 toa. Bộ ba tàu bao gồm tàu an ninh dẫn đường, tàu chở nhà lãnh đạo Triều Tiên và tàu cuối cùng chở thêm lực lượng cảnh vệ và trang thiết bị. Mỗi toa đều được bọc thép chống đạn, khiến cho những toa tàu này nặng hơn các toa tàu bình thường hàng chục tấn. Chính do trọng lượng lớn nên vận tốc đạt được của tàu khá thấp, chỉ xấp xỉ 60 km/h. Cố lãnh đạo Kim Jong-il bước lên toa tàu bọc thép ở sân ga Novobureisky trong chuyến thăm Nga năm 2011. Ảnh:AFP. Hình ảnh hiếm hoi về nội thất bên trong tàu. Ảnh: KCNA. Dưới thời cố lãnh đạo Kim Jong-il, chuyến tàu dẫn đầu chở theo 100 sĩ quan an ninh, làm nhiệm vụ dò bom mìn và các mối đe dọa khác ở sân ga cũng như an toàn đường ray. Bên cạnh đó, trực thăng và máy bay quân sự sẽ hộ tống phía trên để đảm bảo an ninh tuyệt đối. Theo như các đoạn video hiếm hoi ghi lại cảnh trong toa tàu được truyền thông nhà nước Triều Tiên công bố, trên tàu chở các nhà lãnh đạo được phân chia ra các toa chuyên dụng. Đoạn băng năm 2015 tiết lộ nhà lãnh đạo Kim Jong-un ngồi trong một căn phòng làm việc hiện đại, với một chiếc bàn dài màu trắng, có tivi và máy tính laptop ở xung quanh. Đây được cho là phòng họp của nhà lãnh đạo Triều Tiên với các quan chức cấp cao. Video đoàn tàu Triều Tiên chuyển bánh tới Bắc Kinh (Trung Quốc): Theo thông tin trích từ cuốn hồi kí "Orient Expess" (Đoàn tàu phương Đông) xuất bản năm 2002 của Konstantin Pulikovsky một quan chức Nga được ngồi trên chuyến tàu với cố lãnh đạo Kim Jong-il trong một chuyến đi tới Nga vào năm 2011, bất kỳ món ăn nào của Nga, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và Pháp đều có thể được phục vụ. Quan khách trên tàu có thể được thưởng thức tôm hùng tươi, rượu vang nổi tiếng nước Pháp Bordeaux và Burgundy. Với khẩu vị khá khác với cha mình, bao gồm phô mai Thụy Sĩ, sâm panh Cristal và rượu cognac Hennessy, không rõ nhà lãnh đạo Kim Jong-un còn giữ những món đặc trưng đó trên tàu hay không. Hãng tin Tân Hoa ngày 28/3 xác nhận nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã có chuyến thăm không chính thức tới Trung Quốc từ ngày 25/3 theo lời mời của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Đi cùng ông Kim Jong-un trong chuyến thăm Bắc Kinh là phu nhân Ri Sol Ju. Trong buổi hội đàm, lãnh đạo hai nước đã trao đổi quan điểm về quan hệ Trung - Triều và các diễn biến gần đây trên bán đảo Triều Tiên. Hồng Hạnh/Báo Tin tức.
'Hổ Syria' xung trận chiếm thị trấn chiến lược ở Đông Ghouta sau hai ngày giao chiến sinh tử
Ngày 10.03.2018, sau 2 ngày chiến đấu căng thẳng, quân đội Syria chủ công là Lực lượng Tiger, phối hợp với Vệ binh Cộng hòa đã giải phóng hoàn toàn thị trấn Misraba. Khu vực Đông Ghouta thực tế bị chia cắt thành 2 vùng chiến sự bị bao vây, giao chiến ác liệt diễn ra trên địa bàn thị trấn.
Thế giới
Bản đồ chiến sự khu vực Đông Ghouta, quân đội Syria giải phóng Misraba, chia cắt thành 2 vùng chiến tuyến - ảnh South Front. Để đánh chiếm được thị trấn mà lực lượng Hồi giáo cực đoan đã nhiều năm xây dựng hệ thống phòng ngự vững chắc với hầm hào, đường ngầm và hệ thống hào giao thông, hỏa điểm dày đặc, các đơn vị Tiger, phối hợp với lữ 106 Vệ binh Cộng hòa triển khai hai mũi tấn công, từ trang trại Meseraba và từ thị trấn Beit Sawa lân cận. Cuộc tấn công được không quân Syria yểm trợ đắc lực, hỗ trợ quân đội Syria phá hủy các hỏa điểm phòng thủ vững chắc. Các đơn vị bộ binh phải phá hủy các hệ thống đường hầm phòng ngự của nhóm chiến binh Hồi giáo, bao gồm các đường hầm mới và các công trình ngầm công cộng sẵn có hệ thống nước thải thị trấn. Lực lượng vũ trang Syria cũng đánh chiếm hầu hết các khu trang trại, kết nối thị trấn Madyara đến thị trấn Hamouriyah, nhằm phong tỏa thị trấn Madyara trước khi tấn công giải phóng địa bàn này. Sau khi giành được khu vực trung tâm của thị trấn Misraba, các đơn vị quân đội Syria chỉ còn cách điểm hợp binh, căn cứ Thiết giáp ở thị trấn Harasta 900 mét. Nhưng đây cũng là 900 mét tử địa do hỏa lực phản kích của các nhóm chiến binh thánh chiến vẫn tiếp tục bắn phá ác liệt khoảng chiến trường này. Không chịu bị bao vây chia cắt, lực lượng Hồi giáo cực đoan vẫn tiếp tục chống trả quyết liệt. Để giành được thắng lợi, quân đội Syria phải đầy lùi các tay súng thánh chiến ra khỏi vùng ngoại vi Misraba. Nếu thành công, phần chiến binh Hồi giáo kiểm soát Đông Ghouta sẽ bị chia cắt thành hai phần riêng biệt. Trên hướng nam vùng Đông Ghouta, lực lượng Tiger tiếp tục tiến công giải phóng vùng nông nghiệp trên hướng từ thị trấn Aftris tới thị trấn Saqba, phá hủy một trận địa mìn lớn của nhóm chiến binh tổ chức Hayat Tahrir al- Sham (HTS, Al-Qaeda Syria). Các đơn vị quân đội Syria đã tiến sâu vào khu trang trại Harasta-Douma, chia tách hai thị trấn này. Binh sĩ lực lượng Tiger trong thị trấn Misraba vừa giải phóng - ảnh ANNA News. Video phóng sự kênh truyền hình Sama: quân đội Syria tiến công giải phóng thị trấn Misraba và các địa bàn dân cư khác. NT. Nguyễn Thuận.
Động đất kèm tiếng nổ tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2
Chiều nay (13.1), ông Huỳnh Ngọc Thiệu - Trưởng phòng NNPTNT huyện Bắc Trà My - cho biết, tại địa bàn vừa tiếp tục xảy ra trận động đất khoảng 3 độ richter kèm theo tiếng nổ lớn.
Thế giới
Người dân xã Trà Giác, huyện Bắc Trà My cảm nhận rất rõ trận động đất này. Ông Phạm Đức Hội (50 tuổi, trú xã Trà Giác, huyện Bắc Trà My) cho biết: Sự việc xảy ra vào khoảng 11h20 cùng ngày, trong lúc tôi đang ngồi ở trong nhà cùng với mấy người bạn nói chuyện, bỗng nghe một tiếng nổ lớn kèm rung chuyển của động đất kéo dài gần 5 giây. Nhà tôi nằm cách đập thủy điện Sông Tranh 2 khoảng 20km, nhưng cảm nhận rất rõ. Lực lượng chức năng tham gia diễn tập ứng phó động đất tại huyện Bắc Trà My vừa qua (ảnh minh họa). Trước đó, Dân Việt đã thông tin, Viện Vật lý địa cầu cho biết, vào hồi 3h19 (giờ GMT) tức 10h19 (giờ Hà Nội) ngày hôm qua (12.1), một trận động đất 2,6 độ richter xảy ra tại vị trí có tọa độ 15.244 độ vĩ Bắc, 108.093 độ kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 5,5 km, cũng tại khu vực Sông Tranh 2, huyện Bắc Trà My. Trương Hồng.
Triều Tiên tuyên bố điều tra tới cùng vụ đắm tàu Cheonan
CHDCND Triều Tiên cáo buộc Mỹ đã "câu kết" với Hàn Quốc trong vụ việc này và kết quả điều tra do hai bên tiến hành là "đơn phương và không có cơ sở khoa học".
Thế giới
CHDCND Triều Tiên hôm qua (30/7) tuyên bố sẽ "điều tra tới cùng" sự thật vụ tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc bị đắm trên biển Hoàng Hải cuối tháng 3 vừa qua. Tại cuộc hội đàm cấp đại tá lần thứ ba giữa Triều Tiên và Bộ Chỉ huy Lực lượng giám sát Hiệp định đình chiến trên bán đảo Triều Tiên của Liên hợp quốc tại Hàn Quốc (UNC), Triều Tiên đã nhấn mạnh rằng đề xuất của Mỹ về việc thành lập "nhóm đánh giá chung" và tiến hành thanh sát căn cứ quân sự Triều Tiên "là hành động khiêu khích mang động cơ chính trị" vì điều đó xâm phạm chủ quyền của Triều Tiên. Theo Triều Tiên, đề xuất của Mỹ không nhằm mục đích gì khác là quy kết thủ phạm gây đắm tàu Cheonan cho Triều Tiên. Triều Tiên cáo buộc Mỹ đã "câu kết" với Hàn Quốc trong vụ việc này và kết quả điều tra do hai bên tiến hành là "đơn phương và không có cơ sở khoa học". Triều Tiên đồng thời cảnh báo quân đội và nhân dân nước này sẽ phản kháng mạnh mẽ hơn nếu Mỹ không chấm dứt các hành động khiêu khích quân sự và phá hoại hòa bình cũng như sự ổn định trên bán đảo Triều Tiên. Triều Tiên và Lực lượng giám sát Hiệp định đình chiến trên bán đảo Triều Tiên đã nhất trí tiến hành cuộc gặp cấp đại tá thứ tư vào ngày 9/8 tới để điều tra sự thật về vụ chìm tàu Cheonan, đồng thời thu xếp thời gian, địa điểm, thành phần tham dự và chủ đề cho cuộc đàm phán cấp tướng giữa hai bên./. TTXVN.
Hiện trường vụ lở đất chôn vùi một thị trấn ở Mỹ
Vụ lở đất tại tiểu bang Washington, miền tây nước Mỹ đã lên đến 24 người chết. Cho đến nay, vẫn còn 176 người mất tích.
Thế giới
Vụ sạt lở đất bất ngờ xảy ra hôm thứ Bảy tuần trước. Một sườn đồi gần thị trấn nhỏ Oso đổ sập xuống sau mấy tuần mưa lớn. H.N. Có thể bạn quan tâm: Siêu tăng Na Uy cùng lúc nghiền nát 2 ô tô.
Tổng thống Philippines hát nhạc tình yêu tặng ông Trump
Lời bài hát có đoạn: 'Bạn là ánh sáng trong thế giới của tôi, một nửa trái tim của tôi.'
Thế giới
Video tổng thống Philippines hát nhạc tình yêu tặng ông Trump. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte vừa hát một đoạn trong một ca khúc tình yêu nổi tiếng tại bữa tiệc tối chào đón các nhà lãnh đạo thế giới ở Manila, theo Guardian. Trong đó, ông Duterte nói mình hát theo yêu cầu của Donald Trump. Ông Duterte và ông Trump nằm trong số 19 nhà lãnh đạo tham dự buổi tiệc tối 12.11 trước thềm hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) hàng năm. Trong buổi tiệc, Duterte đã cầm micro và hát ca khúc "Ikaw" (Bạn) với ca sĩ Philippines nổi tiếng Pila Corrales. Lời bài hát có đoạn: "Bạn là ánh sáng trong thế giới của tôi, một nửa trái tim của tôi.". Theo kênh truyền hình địa phương ABS-CBN, ông Duterte sau đó nói: "Thưa quý vị, tôi đã hát mà không được mời, theo yêu cầu của tổng tư lệnh Mỹ". Duterte, người đôi khi được mô tả là "Trump của phương Đông, dự kiến sẽ gặp Tổng thống Mỹ ngày 13.11 bên lề hội nghị thượng đỉnh. Mỹ và Philippines là đồng minh chiến lược kể từ Thế chiến 2. Nhưng mối quan hệ hai nước trở nên căng thẳng bởi những tuyên bố phản đối Mỹ của Duterte trong thời gian gần đây, đặc biệt là thời Obama. Ông Trump và lãnh đạo của 10 thành viên ASEAN, Trung Quốc, Nga, Nhật, Canada, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc và New Zealand, đã tham gia bữa tiệc tối qua. Các lãnh đạo đều mặc trang phục truyền thống của Philippines: áo barong màu kem được làm từ chất xơ của cây dứa. Trà My - The Guardian.
Mỹ bán lô vũ khí trị giá hơn 3,8 tỷ USD cho Bahrain
Hồi tháng 6/2017, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ Bob Corker tuyên bố sẽ ngăn chặn mọi thương vụ bán vũ khí cho các thành viên Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC), trong đó có Bahrain
Thế giới
Ngày 8/9, Lầu Năm Góc thông báo Bộ Ngoại giao Mỹ đã chấp thuận thương vụ bán vũ khí trị giá hơn 3,8 tỷ USD cho Bahrain, bao gồm các máy bay chiến đấu F-16V, tên lửa, tàu tuần tra cùng các thiết bị nâng cấp phi đội hiện nay của nước này. Theo thông báo, thương vụ trên bao gồm 19 máy bay chiến đấu F-16V do tập đoàn Lockheed Martin sản xuất với trị giá có thể lên đến 2,7 tỷ USD. Ngoài ra, trong thỏa thuận còn có 2 tàu tuần tra dài 35m được trang bị súng máy, 221 tên lửa chống tăng do tập đoàn Raytheon sản xuất cùng gói nâng cấp phi đội F-16 hiện có của Bahrain trị giá 1,8 tỷ USD. Hồi tháng 6/2017, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ Bob Corker tuyên bố sẽ ngăn chặn mọi thương vụ bán vũ khí cho các thành viên Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC), trong đó có Bahrain, cho tới khi những nước này đạt được tiến triển trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng ngoại giao với Qatar. Tuy nhiên, một quan chức Mỹ giấu tên cho biết hai ủy ban đối ngoại của Thượng viện và Hạ Viện Mỹ đều đã thông qua thương vụ trên sau một quá trình đánh giá vô cùng phức tạp./.
EU gia hạn phái bộ đào tạo quân sự tại Cộng hòa Trung Phi
Ngày 30/7, EU quyết định kéo dài thời gian của Phái bộ Huấn luyện quân sự tại EUTM RCA thêm 2 năm nữa, cam kết viện trợ 25 triệu euro để giúp nước này cải cách lực lượng quốc phòng.
Thế giới
Lực lượng gìn giữ hòa bình tuần tra tại thị trấn Bria của Cộng hòa Trung Phi. (Ảnh: AFP/TTXVN). Ngày 30/7, Liên minh châu Âu (EU) đã quyết định kéo dài thời gian của Phái bộ Huấn luyện quân sự tại Cộng hòa Trung Phi (EUTM RCA) thêm 2 năm nữa, đồng thời cam kết viện trợ 25 triệu euro (khoảng 29,26 triệu USD) để giúp nước này cải cách lực lượng quốc phòng. Mục tiêu của EUTM RCA cũng được sửa đổi với nhiệm vụ đưa ra các khuyến nghị chiến lược cho Văn phòng Nội các, Bộ Nội vụ, lực lượng cảnh sát cũng như quân đội Cộng hòa Trung Phi. EUTM RCA được triển khai từ tháng 7/2016 với trụ sở ở thủ đô Bangui, có 170 nhân viên và sẽ kéo dài nhiệm kỳ đến 19/9/2020. Theo Hội đồng châu Âu (EC), EUTM RCA sẽ góp phần cải cách ngành an ninh, cũng như giúp hiện đại hóa lực lượng vũ trang của Cộng hòa Trung Phi (FACA) theo hướng hoạt động hiệu quả. Kể từ khi thành lập, EUTM RCA đã tư vấn, đào tạo và huấn luyện hơn 3.000 binh sỹ của FACA. Là một trong những quốc gia nghèo nhất châu Phi, Cộng hòa Trung Phi đã chìm trong tình trạng bạo lực kể từ năm 2013, khi nhóm phiến quân Hồi giáo Seleka lật đổ Tổng thống Francois Bozize. Pháp đã can thiệp quân sự để giúp chính quyền đối phó với Seleka, sau đó bàn giao lại nhiệm vụ này cho phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc. Tuy nhiên, chính quyền trung ương vẫn còn rất yếu và bạo lực vẫn xảy ra khiến hàng nghìn người thiệt mạng. Theo Liên hợp quốc, gần 700.000 người ở Cộng hòa Trung Phi buộc phải đi tha hương, trong đó 570.000 người tị nạn ở nước ngoài và 2,5 triệu người dân nước này cần được viện trợ nhân đạo. Một tiến trình hòa bình do Liên minh châu Phi khởi xướng được đưa ra tháng 7/2017, song hầu như đã thất bại do không thể ngăn chặn tình trạng bạo lực ở nước này./. (TTXVN/Vietnam+).
Tòa án Ukraine phát lệnh bắt bộ trưởng quốc phòng Nga
Tòa án quận Pechersky, thủ đô Kiev, Ukraine, phát lệnh bắt Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu với cáo buộc gây ảnh hưởng an ninh quốc gia Ukraine.
Thế giới
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu. Ảnh: AFP. Lệnh bắt Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu, phát đi từ ngày 26/8 và có hiệu lực đến ngày 26/2/2017 hoặc khi đối tượng trình diện, nhằm đáp ứng yêu cầu từ Viện Tổng công tố Ukraine, theo TASS. "Người bị bắt theo quyết định của thẩm phán phải được thả trong vòng 36 giờ hoặc chuyển cho bên điều tra, tòa án, nơi ra quyết định cho phép bắt giam", thông báo đăng trên website tòa án quận Pechersky, thủ đô Kiev, cho biết. Ngày 22/8, Viện công tố quân sự Ukraine đã khởi tố hình sự đối với ông Shoigu và 17 quan chức cấp cao Nga, cáo buộc họ chống lại an ninh quốc gia Ukraine. Trong số những người bị khởi tố còn có Sergey Glazyev, cố vấn tổng thống Nga, và cựu phái viên tổng thống Nga tại Crimea Oleg Belavenets. Theo vne.
Nga vào trạng thái trực chiến bảo đảm an ninh Sochi 2014
Đúng một tháng trước ngày khai mạc Đại hội thể thao Olympic mùa Đông lần thứ 22 tại Sochi (Sochi-2014), Nga đã khởi động chiến dịch tổng lực đảm bảo an ninh cho toàn kỳ Olympic.
Thế giới
Nga tăng cường an ninh nhằm đảm bảo an toàn cho kỳ Olympic. (Ảnh: AFP). Kể từ ngày 7/1, tất cả các đơn vị của Bộ Tình trạng khẩn cấp Liên bang Nga sẽ được đặt trong tình trạng trực chiến, nhằm đảm bảo an toàn cho các vị khách mời và vận động viên tham gia Olympic. Hệ thống quan sát từ vũ trụ được khởi động, cùng với lực lượng quân đội và tuần tiễu hải quân sẽ đảm bảo tất cả các cơ sở trong thành phố đều được theo dõi. Tổng cộng Nga sẽ huy động đến 37.000 người tham gia công tác bảo đảm an ninh từ nay đến hết kỳ Đại hội vào ngày 23/2. Theo lời Bộ trưởng Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga Vladimir Puchkov, tất cả các vấn đề an ninh của Olympic Sochi-2014 đều được xử lý ở cấp cao nhất. Sau hai vụ nổ bom nghi khủng bố tại thành phố Volgograd mới đây làm ít nhất 32 người thiệt mạng, Nga đã tăng cường an ninh trên toàn lãnh thổ. Nhằm trấn an các lo ngại có thể về nguy cơ khủng bố trong kỳ Olympic, Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) đã được giao trách nhiệm đảm bảo an ninh cho Olympic, đây là mức trách nhiệm cao nhất được áp dụng cho một kỳ Olympic kể từ sau Olympic Bắc Kinh năm 2008. Trước đó, Chủ tịch Ủy ban Olympic Nga Alexander Zhukov cho biết với 10.000 nhân viên an ninh đã được triển khai, Nga không cần áp dụng thêm các biện pháp an ninh bổ sung để bảo vệ sự kiện thể thao tầm cỡ quốc tế này. Ngày 4/1, Tổng thống Vladimir Putin đã đích thân thị sát tất cả các cơ sở chuẩn bị cho Olympic, đặc biệt là những cơ sở còn đang diễn ra các công việc hoàn tất cuối cùng. Ước tính chi phí tổ chức Olympic Sochi-2014 sẽ vào khoảng 50 tỷ USD./.
Tổng thống Mỹ điều thêm 13.000 quân tới Afghanistan
Trong một động thái bất ngờ, Tổng thống Mỹ, Barack Obama đã quyết định bổ sung thêm 13.000 quân tới Afghanistan.
Thế giới
Trong một động thái bất ngờ, Tổng thống Mỹ, Barack Obama đã quyết định bổ sung thêm 13.000 quân tới Afghanistan ngoài con số 21.000 quân ông đã công khai tuyên bố hồi tháng 3. Thông báo đăng trên trang web của báo "Bưu điện Washington" ngày 12/10 cho biết số binh sĩ được bổ sung chủ yếu thuộc các lực lượng hậu cần như kỹ sư, nhân viên y tế, chuyên gia tình báo và quân cảnh. Quyết định trên được đưa ra sau khi Tổng thống Obama cân nhắc đề nghị của Tư lệnh Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại Afghanistan, Tướng McChrystal về việc tăng thêm lực lượng chiến đấu, huấn luyện và hậu cần tới Afghanistan với số binh sĩ ước tính lên tới 40.000 quân. Với số binh sĩ bổ sung nói trên, tổng số binh sĩ Mỹ được triển khai tại chiến trường Iraq và Afghanistan cao hơn nhiều so với thời kỳ cao điểm ở Iraq vào cuối năm 2007 và đầu năm 2008. Tính đến đầu tháng này, khoảng 65.000 binh sĩ Mỹ đã hiện diện tại Afghanistan và khoảng 124.000 binh sĩ Mỹ hiện diện tại Iraq./. (TTXVN/Vietnam+).
Video: Máy bay đâm vào khán giả, hơn 30 bị thương nặng ở Mỹ
(GDVN) - Một vụ tai nạn kinh hoàng đã xảy ra tại sân bay Reno-Stead , hạt Washoe, tiểu bang Nevada, Hoa Kỳ.
Thế giới
Trong khi đang tham gia tranh tài cùng các đối thủ khác tại cuộc đua máy bay thường niên có tên Reno, một chiếc phi cơ đã bất ngờ mất kiểm soát đâm đầu xuống đất làm ít nhất 30 người thương vong. Theo nhà chức trách Mỹ, vụ tai nạn xảy ra vào lúc 4:30 chiều ngày 16/9/2011 (theo giờ địa phương) tại phi trường Reno-Stead , hạt Washoe, tiểu bang Nevada. Kênh truyền hình KTVN-TV chiếc máy bay gặp nạn là một chiếc phi cơ P-51 được sử dụng phổ biến trong Chiến tranh thế giới lần thứ II.
Bóng hồng quyền lực của Tổng thống Trump ở Nhà Trắng
Kellyanne Conway, người phụ nữ quyền lực ở Nhà Trắng, được mệnh danh là “người thì thầm của Trump” nhờ khả năng thuyết phục của bà đối với tân tổng thống Mỹ.
Thế giới
Cuối tháng 9 năm ngoái, khi Donald Trump diễn thuyết ở Chester Township, bang Pennsylvania, ông không phải là ngôi sao duy nhất có mặt ở sự kiện này. Kellyanne Conway, quản lý mới của ông, một gương mặt quen thuộc trên truyền hình, cũng được chào đón như người nổi tiếng. Anh có thấy mọi người yêu cầu tôi ký lên poster và mũ của họ không? Thật là kỳ, Conway nói với Ryan Lizza, phóng viên của New Yorker đang viết bài chân dung về bà. Người thì thầm với Trump. Một tháng trước đó, người phụ nữ tóc vàng này vừa trở thành quản lý chiến dịch thứ ba của Trump. Steve Bannon, cựu lãnh đạo của Breitbart, một trang web tin tức cánh hữu, được chọn vào vị trí giám đốc điều hành. Conway trở thành người phụ nữ đầu tiên quản lý chiến dịch tranh cử tổng thống của đảng Cộng hòa. Bà tự hào về điều này nhưng không muốn chỉ dừng lại ở đó. Conway tiếp quản chiến dịch khi nó đang bắt đầu sa lầy do lời nói xúc phạm của Trump đối với cha mẹ Humayun Khan, binh sĩ Mỹ hy sinh tại Iraq. Các cuộc khảo sát cho thấy vị tỷ phú để thua đối thủ Hillary Clinton khoảng 10 điểm. Kellyanne Conway từng được Trump ca ngợi là một chiến lược gia và cố vấn đáng tin cậy, người đóng vai trò quan trọng trong chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, đặc biệt là về mặt truyền thông. Ảnh: Getty. Ở thời điểm Trump có bài diễn thuyết tại Chester, tức 4 ngày trước cuộc tranh luận đầu tiên, Conway và đội của bà đã đưa cuộc đua gần về mức ngang bằng. Trump đã có vẻ giống một chính trị gia khi nói về việc phá vỡ những đặc quyền và mô tả Mỹ như là đất nước của những người cầu tiến, mơ mộng và tin tưởng. Conway được ca ngợi là người thì thầm của Trump, người duy nhất có thể thuyết phục ông chuẩn bị cho cuộc đối đầu quan trọng với ứng viên đảng Dân chủ. Trong 20 phút đầu của cuộc tranh luận ngày 26/9, Conway dường như đã thành công. Trump khéo léo dồn ép Clinton về việc bà từng ca ngợi Hiệp định Đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương và giờ lại phản đối nó. Tuy nhiên, sau đó, nhà tài phiệt đã sớm quay lại bản tính của mình khi khoe khoang về việc không trả thuế liên bang và tiếp tục chỉ trích Rosie ODonnell, người mà ông từng gọi là Hoa hậu lợn. Sau cuộc tranh luận, các trợ lý của Trump chậm rãi tiến vào phòng dành cho phóng viên. Bannon, người mặc blazer và sơ mi, tìm cách lánh xa các máy quay và micro. Trong khi đó, Conway, người mặc chiếc đầm ren màu xanh, tiến về phía trước để đưa ra thông điệp cho chiến dịch. Tôi thích việc ông ấy đã kiềm chế bản thân tối nay. Đó là một phẩm chất để trở thành tổng thống. Tôi nghĩ rằng hôm nay rất nhiều cử tri, đặc biệt là cử tri nữ, có thể đã nhận thấy điều này, Conway nói với các phóng viên. Conway làm việc cho Newt Gingrich vào thập niên 90, khi ông đang nổi lên ở Hạ viện. Gingrich, một trong những người ủng hộ nổi bật nhất của Trump, kể rằng có lần ông đã quan sát Conway và Trump trên máy bay của vị tỷ phú. Giữa họ có sự đồng điệu, ông nhận xét. Ông cũng nói thêm rằng những cố vấn trước đó của Trump đã sai lầm khi cố gắng định hình lại ông ấy. Bóng hồng quyền lực ở Nhà Trắng. Về mặt nào đó, Conway có thể đã chuẩn bị cả đời cho ông chủ như Trump. Sinh ra và lớn lên ở New Jersey, Conway sống cùng bà, mẹ và 2 người dì chưa lập gia đình vì cha của bà, một tài xế xe tải, đã ly dị vợ khi Conway mới 2 tuổi. Conway yêu thích chính trị từ khi còn học trung học. Khi xem bài phát biểu của Ronald Reagan, bà biết mình sẽ trở thành người ủng hộ của đảng Cộng hòa. Ông ấy thực sự khiến tôi xúc động. Tôi thích kiểu người sôi nổi, cuốn hút và cứng rắn như vậy, bà nói. Bà bắt đầu tham gia công việc thăm dò dư luận cho đảng Cộng hòa khi đang theo học trường luật. Sau khi hành nghề luật được một thời gian ngắn, Conway quay lại với công việc tư vấn và thăm dò dư luận, lĩnh vực chủ yếu do nam giới đảm nhận. Tôi là một nữ tư vấn viên trong đảng Cộng hòa, điều này có nghĩa khi tôi bước vào cuộc họp ở Hội nghị Toàn quốc Đảng Cộng hòa hay bất cứ nơi nào khác, tôi luôn có cảm giác như đang bước vào bữa tiệc của các quý ông độc thân ở Hội Huynh đệ Elks, bà nói. Conway thành lập công ty riêng của mình, Công ty Polling, vào năm 1995 và phát triển nó từ một hãng tư vấn cho các tập đoàn về xu hướng tiêu dùng thành tổ chức tư vấn cho các chính khách nổi tiếng đảng Cộng hòa như Gingrich, Mike Pence và Dan Quayle, đặc biệt trong việc tiếp cận các nữ cử tri. Kellyanne Conway (trái) cố vấn cho Tổng thống Trump cùng với Hope Hicks, giám đốc truyền thông chiến lược và Stephen Miller, cố vấn cao cấp cho chính sách tại Nhà Trắng vào tháng 1. Ảnh: Getty. Chồng của Kellyanne, George T. Conway III, từng tốt nghiệp Đại học Harvard và Trường Luật Yale. Ông là một luật sư của hãng luật WLRK tại New York. Sau khi kết hôn vào năm 2001, họ mua một căn hộ ở Trump World Tower, nơi bà Conway đã gặp và quen biết với tỷ phú New York. Trump cũng từng vài lần nhờ bà tư vấn về các vấn đề chính trị. Trả lời trên Washington Post , Conway nói bà khá ngạc nhiên khi thấy Trump rất sâu sát trong việc quản lý tòa nhà. Ông thậm chí còn đến các cuộc họp để lắng nghe tâm tư của các cư dân tại đây. Năm 2008, gia đình Conway chuyển đến sống trong căn biệt thự 6 triệu USD tại Alpine, New Jersey, thị trấn mà Forbes gọi là "Mã bưu chính đắt nhất nước Mỹ". Vào ngày đầu tiên trở thành quản lý chiến dịch cho Trump, Conway đã có một cuộc đối thoại hiệu quả với ông. Bà kể rằng mình đã cảm thấy thất vọng khi thấy Trump xuất hiện trên CNBC và nói ông không bận tâm nếu thua cuộc vì ông có thể quay lại cuộc sống tốt đẹp của mình và đi nghỉ dài ngày. Tôi nói với ông ấy, 'Ông không thể nói như vậy. Mọi người tin rằng cuộc bầu cử này không phải là về ông, mà là về họ. Khi ông chỉ nói đến mình, ông cũng chẳng khác gì bà ấy. Ông Trump, mọi người đã đứng dưới mưa 3 tiếng đồng hồ chỉ để nói rằng họ đã ở đó khi ông ở đó. Họ tin tưởng ông đến nỗi khi ông nói nếu mọi chuyện không thành, ông sẽ lại sống vui vẻ nhưng họ thì không thể như vậy'", Conway kể lại. Kể từ khi bị Conway chỉ trích, Trump không lặp lại những quan điểm đó nữa. Sau chiến thắng của Trump trong cuộc bầu cử tháng 11 năm ngoái, Conway trở thành người phụ nữ đầu tiên điều hành thành công chiến dịch tranh cử tổng thống. Ngày 22/12, bà được Trump chọn vào vị trí cố vấn cho tổng thống. Quyết định chuyển tới Nhà Trắng làm việc không hẳn là dễ dàng đối với Conway khi bà đang sống cùng chồng và 4 đứa con khoảng 7 đến 12 tuổi ở New Jersey. Vào ngày 20/1, khi Trump nhậm chức, Kellyanne Conway cũng vừa bước sang tuổi 50. Bà chính thức trở thành cố vấn cấp cao cho người đứng đầu nước Mỹ và hiện làm việc tại văn phòng tầng hai với cửa sổ hướng ra bãi cỏ phía nam của Nhà Trắng ở thủ đô Washington D.C. Tuyết Mai (tổng hợp).
Quân Mỹ sắp ồ ạt tiến vào Syria?
Để biện minh cho quyết định của chính quyền Tổng thống Barack Obama trong việc điều các “cố vấn” trong Lực lượng Đặc nhiệm đến Syria, Tư lệnh Không quân Mỹ cho rằng, “việc triển khai quân trên lãnh thổ Syria” là bước đi cần thiết trong cuộc chiến chống lại nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Thế giới
Bộ trưởng Không quân Mỹ Deborah Lee James. Trước đó, hồi đầu tuần, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter thông báo, Lầu Năm Góc đã sẵn sàng công khai xem xét khả năng triển khai thêm bộ binh đến Syria. Lực lượng mới này sẽ làm tăng số lượng binh lính Mỹ đưa vào chiến trường Syria. Hiện tại, chính quyền của ông Obama đã tung 50 cố vấn vào lãnh thổ quốc gia Trung Đông. "Nếu chúng tôi nhận thấy có thêm nhiều nhóm sẵn sàng chống IS và các nhóm đó có khả năng, có động lực, chúng tôi sẽ hành động nhiều hơn", Bộ trưởng Carter phát biểu với hãng tin ABC News. Ông chủ Lầu Năm Góc còn nói thêm rằng: "Tổng thống đã ám chỉ sẵn sàng làm thêm nhiều việc. Tôi chắc chắn sẵn sàng đề xuất ông ấy hành động nhiều hơn nữa nhưng các bạn cần phải có các lực lượng địa phương đủ mạnh, có năng lực. Đó là chìa khóa cho những chiến thắng bền vững. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Không quân Mỹ Deborah Lee James, những lực lượng địa phương là vô cùng cần thiết trong cuộc chiến chống lại nhóm khủng bố IS. "Sức mạnh không quân là cực kỳ quan trọng. Sức mạnh đó có thể làm được rất nhiều việc nhưng không phải là tất cả mọi thứ, bà James cho biết tại Triển lãm Hàng không Dubai. Trong trường hợp chiến dịch không kích của Mỹ, điều này dường như là đúng. Trong bài viết được đăng tải trên tờ National Interest, Trung tướng nghỉ hưu Daniel L. Davis đã thẳng thắn chỉ ra rằng, liên minh do Mỹ dẫn đầu đã chứng tỏ họ là một thất bại toàn diện. Trong bối cảnh liên quân phương Tây đang hoạt động mà không được sự cho phép của chính quyền hợp pháp của Syria, họ thiếu sự giúp đỡ, hậu thuẫn từ quân đội Syria ở dưới mặt đất. Nhưng trong vấn đề triển khai bộ binh, bà James cũng chẳng che giấu mục tiêu thực sự của Mỹ ở Syria. "Rốt cuộc, những cuộc không kích không thể chiếm được lãnh thổ và rất quan trọng là không thể quản lý lãnh thổ. Đây là lý do chúng ta cần đưa bộ binh vào Syria. Chúng ta cần lực lượng bộ binh ở đây trong chiến dịch này, Bộ trưởng Không quân Mỹ thẳng thừng nhấn mạnh. Liên quân do Mỹ dẫn đầu đã tiến hành chiến dịch không kích chống IS từ hơn một năm nay nhưng không có mấy thành công. Bất chấp cam kết sẽ giữ quân Mỹ tránh xa bất kỳ chiến trường nào thêm nữa ở Trung Đông, Tổng thống Barach Obama hồi tháng trước đã bất ngờ thông báo triển khai 50 thành viên của Lực lượng Đặc nhiệm Mỹ đến Syria để cố vấn và trợ giúp. Theo tiết lộ gần đây, các lực lượng Mỹ hoạt động dưới danh nghĩa cố vấn, huấn luyện ở Iraq trên thực tế đang tiến hành những cuộc đột kích chống khủng bố. Vì vậy, có ít lý do để tin rằng các chiến dịch của lực lượng Mỹ trên mặt đất ở Syria sẽ hoạt động khác đi. Cũng rất khó để tưởng tượng rằng, Lầu Năm Góc sẽ thành công trong mục tiêu tìm thêm được các nhóm địa phương sẵn sàng chống IS. Phát biểu của giới chức Mỹ rõ ràng là kỳ lạ khi nhớ đến thất bại cay đắng gần đây của chính quyền Obama trong chiến lược đào tạo và trang bị cho cái gọi là phe nổi dậy ôn hòa Syria để họ chống IS. Chương trình này đã hoàn toàn bị phá bỏ sau khi Mỹ chỉ tìm thấy rất ít các cá nhân phù hợp để họ đào tạo, trang bị vũ khí. Thất bại trên là một phần lý do khiến Mỹ ngày càng tỏ ra quyết tâm đưa quân vào Syria. Một lý do khác quan trọng hơn nữa là Mỹ rất sợ Nga thành công ở chiến trường Syria. Đây sẽ là một kết quả khiến Washington cảm thấy bẽ mặt và mất uy tín. Ngoài ra, Mỹ còn sợ mất đi ảnh hưởng, lợi ích ở khu vực Trung Đông then chốt. Với tất cả những lý do ở trên, cùng với những phát biểu gần đây của giới chức Mỹ, người ta có cảm giác chính quyền của Tổng thống Obama đang rất nóng lòng muốn đưa bộ binh vào Syria. Phải chăng, không lâu nữa, quân Mỹ sẽ là ồ ạt, rầm rập kéo đến Syria? Nếu điều này xảy ra, Mỹ đã tự đưa mình dính líu vào cuộc chiến tranh thứ ba trong khu vực và chắc chắn cuộc chiến này sẽ chẳng kém phần phức tạp, rắc rối như hai cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan mà Mỹ từng mắc kẹt trong đó suốt hơn một thập kỷ. Kiệt Linh (tổng hợp).
Thăm nơi cho phép khách thử cảm giác bị khủng bố
Nép mình trong một khu định cư Gush Etzion ở Bờ Tây, gần Bethlehem là Caliber 3, nơi du khách khắp thế giới có thể trải nghiệm cảm giác tiêu diệt một tên khủng bố, trải qua một vụ đánh bom tự sát ở khu chợ Jerusalem...
Thế giới
Đến với điểm du lịch khủng bố Caliber 3, du khách còn có cơ hội thử cảm giác của một vụ tấn công khủng bố mô phỏng hay xem màn trình diễn bắn tỉa thực sự. Caliber 3 đã tận dụng các vấn đề quốc nội đang gây tranh cãi để mua vui cho du khách. Chuyến tham quan kéo dài 2h của Caliber là một phần của giải trí, một phần của tuyên truyền. Một du khách từng tới điểm du lịch này viết trên trang Trip Advisor rằng: "Họ làm chúng tôi được đắm mình trong cảm giác được bảo vệ tại một mảnh đất bị kẻ thù bao quanh". Caliber 3 chỉ là một trong nhiều điểm du lịch và quân sự trộn lẫn với nhau. Kể từ khi được thành lập vào năm 2003, điểm du lịch này đã tạo cảm hứng cho nhiều du khách ở Israel. Điểm du lịch này không chỉ nhằm vào du khách mà nó còn cung cấp các khóa an ninh chuyên nghiệp. Hoài Linh.
Trung Quốc âm mưu kiểm soát không phận biển Đông
TP - Theo kế hoạch 3 giai đoạn nhằm kiểm soát biển Đông, Trung Quốc năm nay sẽ bước sang giai đoạn 2 là xây dựng năng lực nhằm kiểm soát vùng trời trên biển Đông.
Thế giới
Báo Mỹ đưa tin Trung Quốc vừa triển khai hệ thống tên lửa phòng không Hongqi-9 ở Hoàng Sa. Ảnh: Getty Images. Đó là nhận định của ông Trần Việt Thái, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược Ngoại giao, về phương hướng hoạt động của Trung Quốc trên biển Đông trong năm nay. Trao đổi với phóng viên Tiền Phong ngày 18/2, ông Thái cho rằng, tình hình biển Đông năm 2016 sẽ mang đặc trưng là đa dạng về chủ thể tham gia, đặc biệt sau khi lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu ra đảo Ba Bình và việc Mỹ đưa tàu tiến sát các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép. Vì thế, tình hình biển Đông năm nay phức tạp không thuần túy từ phía Trung Quốc đại lục mà từ các bên khác như Đài Loan, Philippines, nhất là sau khi Tòa án trọng tài quốc tế trong một vài tháng tới sẽ đưa ra phán quyết cuối cùng về vụ kiện của Philippines, ông Thái nói. Theo ông, tình hình biển Đông năm 2016 sẽ diễn biến cụ thể như thế nào? Với kế hoạch 3 giai đoạn nhằm kiểm soát biển Đông, sau khi hoàn thành giai đoạn 1 với việc xây dựng đảo nhân tạo, xây dựng sân bay, đưa tàu bè ra đó nhằm kiểm soát mặt biển, Trung Quốc năm nay sẽ chuyển sang giai đoạn 2 là xây dựng năng lực để khống chế, kiểm soát vùng trời ở khu vực này. Giai đoạn cuối cùng sẽ là đưa máy bay chống ngầm và các thiết bị săn ngầm ra khu vực nhằm kiểm soát dưới đáy biển. Một số chuyên gia quốc tế cho rằng, năm nay Trung Quốc sẽ lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Đông. Ông nghĩ sao? Ông Trần Việt Thái, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược Ngoại giao. Trung Quốc sẽ rút kinh nghiệm từ các năm trước, rằng sau khi Bắc Kinh tuyên bố ADIZ trên biển Hoa Đông, Mỹ vẫn đưa máy bay vào mà Trung Quốc không làm gì được vì chưa đủ năng lực kiểm soát trên không. Họ chưa lắp đặt radar ở đó, và nếu có cũng chưa đủ khả năng phát hiện và đưa máy bay lên để ngăn chặn. Ở biển Đông, Trung Quốc sẽ không tuyên bố ADIZ công khai mà lẳng lặng làm cho đến khi nào có đủ năng lực. Hơn nữa, biển Đông khác với biển Hoa Đông vì khu vực này có nhiều bên liên quan hơn, giao thông đi lại tấp nập, nhộn nhịp hơn. Ông nghĩ thế nào về ý kiến cho rằng Mỹ vẫn chưa có chiến lược rõ ràng để đối phó các bước đi của Trung Quốc trên biển Đông? Mỹ rất nghiêm túc với chiến lược xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương, nhưng đây là chiến lược lâu dài. Năm nay là năm bầu cử ở Mỹ, và trong nội bộ của họ cũng đang chưa thực sự thống nhất, nên Washington có sự lúng túng nhất định trong việc đối phó Trung Quốc. Tuy nhiên, chiến lược tái cân bằng của Mỹ là rõ ràng, rằng họ đang duy trì quan hệ với các đồng minh. trong khu vực, gồm Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines...; xây dựng quan hệ với các đối tác như Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam Washington cũng đang giúp các nước xây dựng năng lực nhận thức trên biển, năng lực nắm bắt vấn đề và hoạt động trên biển, như giúp Philippines phát triển lực lượng cảnh sát biển, lắp đặt radar, cứu hộ cứu nạn. Khi Trung Quốc tiếp tục xây dựng năng lực kiểm soát trên không và tìm cách đẩy, đuổi các lực lượng, phương tiện đi vào khu vực, Mỹ phản ứng bằng cách đưa tàu, máy bay vào khu vực để thách thức những tuyên bố của Trung Quốc, cùng các nước thúc đẩy các nguyên tắc về tự do hàng hải Tuy nhiên, trong nội bộ của họ vẫn có những tiếng nói chưa thống nhất về bước đi và mức độ mạnh mẽ. Ví dụ, trong trường hợp tàu khu trục Mỹ đi gần một đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép ở quần đảo Trường Sa trong năm 2015, trong nội bộ Mỹ còn có ý kiến cho rằng bước đi đó yếu, chưa đủ hoặc không nên. Năm nay Lào là chủ tịch ASEAN. Theo ông, Lào sẽ xử lý vấn đề biển Đông như thế nào? Khi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry thăm Lào gần đây, lãnh đạo Lào đã khẳng định rõ quan điểm của Lào là không được quân sự hóa, cần tôn trọng quyền tự do hàng hải trên biển Đông. Từ đó có thể hy vọng ban lãnh đạo mới của Lào sẽ tìm ra được một công thức chấp nhận được cho tất cả các bên, để tránh lặp lại việc không đưa ra được tuyên bố chung về vấn đề biển Đông do nước bên ngoài tác động. Các lãnh đạo ASEAN và Mỹ vừa họp tại Sunnylands và đạt được một số thống nhất trong quan điểm về biển Đông. Lào sẽ đóng vai trò điều phối nhất định, nhưng thực tế như thế nào còn phải chờ xem. Cảm ơn ông. Ông Trần Việt Thái, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược Ngoại giao.
Pakistan cách chức hai bộ trưởng vì tham nhũng
Ngày 14/12, Thủ tướng Pakistan Syed Yousuf Raza Gilani đã cách chức hai bộ trưởng liên bang do những cáo buộc liên quan tới tham nhũng.
Thế giới
Văn phòng Thủ tướng Gilani cho biết hai bộ trưởng bị cách chức là Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Azam Swati và Bộ trưởng Các vấn đề tôn giáo Hamid Saeed Kazmi. Hai ông này bị cách chức sau khi ông Swati tố cáo ông Kazmi dính líu tham nhũng ở Hajj tại Tòa án tối cao Pakistan. Bộ trưởng Lao động và Nhân lực Syed Khursheed đã được chỉ định kiêm nhiệm Bộ trưởng Các vấn đề tôn giáo, trong khi Bộ trưởng Giáo dục Sardar Assef Ahmed Ali được chỉ định kiêm nhiệm Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ. Ngoài ra, Văn phòng Thủ tướng Pakistan còn cho biết Bộ trưởng Y tế Makhdoom Shahabuddin cũng đã được chỉ định kiêm nhiệm Bộ trưởng Quốc phòng./. (TTXVN/Vietnam+).
Hai mảnh giấy cướp đi sinh mạng của hơn 220.000 người
Hôm nay là ngày kỷ niệm tròn 73 năm Mỹ ném bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản, cướp đi sinh mạng của 140.000 người trong Thế chiến 2.
Thế giới
Cột khói hình nấm sau khi Mỹ ném bom nguyên tử ở Hiroshima (trái) và Nagasaki (phải) cách đây 73 năm. Theo TIME, vào ngày này cách đây 3 năm, bảo tàng Chiến tranh Thế giới thứ II ở Boston, Mỹ đã chính thức trưng bày các tờ mệnh lệnh ném bom nguyên tử xuống hai thành phố Nhật Bản. Một trong 2 mảnh giấy này được truyền đến tay thiếu úy Jacob Beser trước khi ông cùng phi hành đoàn lên chiếc máy bay Enola Gay để thực hiện nhiệm vụ lịch sử. Trong quyết định ném bom nguyên tử, quả bom được thả không được đề cập tên mà ghi chú bằng chữ special (đặc biệt). Tờ giấy cũng nêu rõ các hoạt động mà thành viên phi hành đoàn trên các phi đội máy bay tham gia ném bom phải tuân thủ, từ việc cầu nguyện, rời giường, ăn uống, họp bàn trước khi lên máy bay làm nhiệm vụ. Ngày 6.8.1945, -29 Enola Gay do Đại tá Paul Tibbets chỉ huy, xuất phát từ North Field, căn cứ không quân trên đảo Tinian ở tây Thái Bình Dương, bay đến Hiroshima trong hành trình dài 6 giờ. Mệnh lệnh ném bom nguyên tử ở Nagasaki cách đây 73 năm. Lúc 8 giờ 15 phút (giờ địa phương), Enola Gay thả quả bom nguyên tử "Little Boy" trên bầu trời Hiroshima. Quả bom nổ cách mặt đất khoảng 600m với sức công phá 13 kiloton, giết chết ít nhất 90.000 người và 50.000 người khác chết sau đó nhiều năm vì chấn thương và nhiễm phóng xạ. Ba ngày sau, thiếu úy Beser nhận được mảnh giấy có nội dung tương tự cho nhiệm vụ ném bom nguyên tử thứ hai ở Nagasaki. Sáng ngày 9.8.1945, chiếc B-29 Bock's Car do Thiếu tá Charles W. Sweeney chỉ huy, mang quả bom nguyên tử Fat Man với mục tiêu số một là Kokura, mục tiêu số hai là Nagasaki. Do bầu trời Kokura bị che phủ nhiều mây, Thiếu tá Sweeney quyết định ném bom xuống Nagasaki. Vào lúc 11 giờ 1 phút, bom nguyên tử thả xuống kích nổ ở độ cao gần 500 mét, tạo ra sức công phá 21 kiloton, khiến 70.0000 người chết ngay lập tức và 60.000 người khác bị thương. Mảnh giấy ghi mệnh lệnh ném bom nguyên tử ngày 6.8.1945. Tổng số người thiệt mạng trong cả hai vụ ném bom nguyên tử ước tính khoảng hơn 220.000 người, trong đó một nửa thương vong được ghi nhận ngay sau ngày đầu tiên. Nhiều năm sau, thiếu úy Beser, người có mặt trên cả hai máy bay ném bom nguyên tử, đã gặp Kenneth Rendell, người sáng lập ra Bảo tàng Chiến tranh Thế giới thứ II tại Boston, Mỹ và trao lại cho bảo tàng hai tờ mệnh lệnh này. "Những tài liệu này là chìa khóa mở ra những gì đã xảy ra trong một loạt các sự kiện làm thay đổi thế giới mãi mãi, Rendell nói với tờ TIME. Đăng Nguyễn - Tổng hợp.
Mỹ thu thị thực nhập cảnh của Đại sứ Venezuela
Trong bối cảnh giữa hai nước đang diễn ra cuộc tranh cãi liên quan đến các phái viên ngoại giao, Thứ trưởng Ngoại giao Venezuela Temir Porras ngày 29/12 thông báo trên trang mạng xã hội Twitter rằng Washington đã thu thị thực nhập cảnh của Đại sứ Venezuela tại Mỹ.
Thế giới
Bộ Thông tin Venezuela đã ra thông cáo khẳng định thông tin trên nhưng không cho biết chi tiết. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Mỹ từ chối cho biết liệu Washington có chuẩn bị trục xuất Đại sứ Bernardo Alvarez, hiện đang đi nghỉ ở Lapaz, hay không. Trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mark Toner tuyên bố "việc duy trì quan hệ ngoại giao với Venezuela nằm trong lợi ích quốc gia của Mỹ.". Tuy nhiên, quan chức ngoại giao này cũng đồng thời nhắc lại cảnh báo của Mỹ rằng sẽ có "những hậu quả" liên quan đến quyết định gần đây của Tổng thống Venezuela Hugo Chavez không chấp nhận đại sứ được Washington bổ nhiệm tại Caracas. Bộ này cũng khẳng định Mỹ không có ý định bổ nhiệm một nhà ngoại giao khác thay thế ông Larry Palmer - người sẽ được Thượng viện Mỹ chính thức phê chuẩn vào cương vị Đại sứ tại Venezuela trong vài ngày tới. Trong những ngày qua, mối quan hệ giữa Washington và Caracas lại "nổi sóng" sau khi Venezuela từ chối cấp thị thực nhập cảnh cho ông Palmer với lý do ông này "thiếu tôn trọng" Chính phủ Venezuela trong phiên điều trần trước Thượng viện Mỹ. Chính phủ Mỹ sau đó đã dọa sẽ trả đũa hành động của Caracas./. (TTXVN/Vietnam+).
Hủy chương trình phát thanh “gây chết người”
Ngày 28.1, Đài 2Day FM (Úc) thông báo loại bỏ chương trình Hot 30 khỏi lịch phát sóng sau những chỉ trích liên quan vụ tự sát của một y tá ở Bệnh viện Vua Edward VII ở London, Anh. Theo tờ The Australian, 2 phát thanh viên Mel Greig và Michael Christian phụ trách Hot 30 vẫn là nhân viên của đài nhưng chưa nhận việc mới.
Thế giới
Tháng trước, 2 người này giả giọng Nữ hoàng Anh Elizabeth II và Thái tử Charles gọi đến Bệnh viện Vua Edward VII hỏi thăm Công nương Catherine, đang điều trị an thai tại đây, để moi tin. Họ giả danh quá khéo nên y tá Jacintha Saldanha (46 tuổi) đồng ý nối máy đến y tá trực phòng bệnh của công nương. Sau đó 3 ngày, cô Saldanha tự tử tại nhà riêng. Nguyên nhân chưa được làm rõ nhưng vụ việc khiến dư luận phẫn nộ và Đài 2Day FM tuyên bố bồi thường 500.000 USD cho thân nhân y tá trên. H.G.
Nigeria giải cứu 149 con tin từ phiến quân Hồi giáo Boko Haram
Quân đội Nigeria đã vô hiệu hóa 2 kẻ đánh bom liều chết, tiêu diệt 5 tay súng phiến quân Hồi giáo Boko Haram và giải cứu 149 con tin.
Thế giới
Quân đội Nigeria hôm 8/4 xác nhận, 149 con tin bị phiến quân Boko Haram bắt giữ đã được giải cứu trong một chiến dịch quân sự tại Đông Bắc nước này. Phiến quân Boko Haram. Ảnh: The Burton Wire. Người phát ngôn quân đội Nigeria, Đại tá Onyeama Nwachukwu cho biết, 5 tay súng Boko Haram đã bị tiêu diệt và 5 người khác bị bắt giữ trong chiến dịch quân sự ở bang Borno nói trên. Theo Đại tá Nwachukwu, số con tin được giải cứu gồm 54 phụ nữ và 95 trẻ em. Cũng trong chiến dịch quân sự này, 2 kẻ đánh bom liều chết cũng được quân đội vô hiệu hóa khi 2 tên này cố gắng xâm nhập vào khu dân cư Mandanari, khu vực Konduga thuộc bang Borno. Gần đây, Nigeria đạt được nhiều tiến bộ trong cuộc chiến chống lại lực lượng phiến quân Boko Haram, khi đánh bật các tay súng tổ chức này ra khỏi khu rừng Sambisa./. Đình Nam/VOV1 - Theo Tân Hoa xã.
Phe biểu tình ở Donetsk xem xét hoãn trưng cầu dân ý
(Kienthuc.net.vn) - Lực lượng biểu tình thân Nga ở Donetsk cho hay, họ sẽ xem xét lời kêu gọi hoãn tổ chức cuộc trưng cầu dân ý của Tổng thống Nga Putin.
Thế giới
Chúng tôi sẽ thảo luận vấn đề hoãn cuộc trưng cầu dân ý trong cuộc họp của hội đồng nhân dân vào ngày mai (8/5), lãnh đạo của nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng Denis Pushilin vào hôm thứ 4 (7/5) cho biết. Ông tiếp lời: Chúng tôi tôn trọng tuyệt đối ý kiến của Tổng thống Putin. Nếu ông ấy cảm thấy điều này là cần thiết, tất nhiên chúng tôi sẽ thảo luận về việc đó. Những người biểu tình thân Nga xông vào chiếm giữ tòa nhà chính quyền ở Donetsk. Trước đó, ông Putin đã kêu gọi các phần tử ly khai ở đông nam Ukraine hoãn lại các cuộc trưng cầu dân ý dự kiến tổ chức vào cuối tuần này. Động thái này được đưa ra sau cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Nga và Tổng thống Thụy Sỹ kiêm Chủ tịch Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), ông Didier Burkhalter vào hôm thứ 4 (7/5). Chúng tôi kêu gọi đại diện phe biểu tình ở đông nam Ukraine hoãn lại cuộc trưng cầu dân ý vào 11/5 tới để tạo điều kiện cho quá trình đối thoại, ông Putin phát biểu. Cũng trong lần gặp gỡ này, ông Putin cho rằng, sẽ là một hướng đi đúng nếu Kiev tổ chức cuộc bầu cử quốc gia. Song, ông cảnh báo: Tôi muốn nhấn mạnh rằng, cuộc bầu cử Tổng thống ở Kiev sẽ không quyết định bất cứ điều gì nếu tất cả người dân Ukraine không được bảo vệ quyền lợi của mình sau sự kiện này. Trong một động thái để giảm căng thẳng ở Ukraine, Tổng thống Nga thông báo cho ông Burkhalter rằng, Moscow đã rút các binh sĩ khỏi khu vực biên giới với Ukraine, nơi mà NATO cáo buộc là có khoảng 40.000 lính Nga tập trung trong những tuần qua. Tuy nhiên, vào cuối ngày 7/5, một phát ngôn viên Nhà Trắng cho hay, các quan chức Mỹ đã không nhận thấy chứng cứ nào về việc quân Nga đã rút lui khỏi khu vực đó. Thanh Nga (theo Reuters, AZ).
Sức mạnh khủng khiếp của siêu pháo hạm Yamato Nhật Bản
Siêu pháo hạm Yamato – chủ lực hạm của Hạm đội Liên hợp của đế quốc Nhật Bản là con bài chủ chốt của nhiều lực lượng hải quân Nhật Bản. Nó có tải trọng của Yamato lên tới 72.800 tấn và có thể di chuyển với tốc độ lên tới 27 hải lý/giờ nhờ buồng máy được trang bị 4 động cơ tua-bin hơi nước.
Thế giới
Yamato được trang bị hỏa lực cực mạnh. Người Nhật lắp trên chủ lực hạm Yamato 9 pháo hạm cỡ nòng 460 mm, nặng hơn 3.000 tấn. Đây là loại pháo hạm lớn nhất từng được chế tạo. Ngoài hệ thống hỏa lực chính, Yamato còn có tua tủa 6 pháo hạm 155 mm, 12 pháo hạm 127 mm, 132 pháo phòng không 25 mm. Để xứng tầm là chủ lực hạm, thiết giáp hạm hàng đầu, Yamato được bọc thép dày 650 mm ở phía trước tháp pháo, 410 mm ở hai bên hông, 200 mm ở sàn tàu trung tâm và 230 mm ở sàn tàu ngoài. Nhật Bản từng làm một bộ phim hoành tráng, ghi lại thời khắc cuối cùng của siêu pháo hạm Yamato trong trận đánh ở gần Okinawa.
Những bức ảnh hiếm về thời trai trẻ của Putin
Mới đây tờ Nhân Dân Trung Hoa đã đăng tải một bộ ảnh đặc biệt thời trai trẻ, ghi dấu những mốc quan trọng của cuộc đời Thủ tướng Putin. Ông Putin (trái) chụp cùng một người bạn thời trẻ..
Thế giới
Mới đây tờ Nhân Dân Trung Hoa đã đăng tải một bộ ảnh đặc biệt thời trai trẻ, ghi dấu những mốc quan trọng của cuộc đời Thủ tướng Putin. Ông Putin (trái) chụp cùng một người bạn thời trẻ.. Vladimir Putin là người đàn ông được yêu thích nhất nước Nga. Không chỉ góp phần to lớn giúp nước Nga tái khẳng định vị thế trên trường quốc tế, ông còn khiến cả thế giới bất ngờ vì những quyết định táo bạo nhưng không kém phần quả quyết và chính xác. Dù đã hoàn thành hai nhiệm kì tổng thống, thế nhưng ông Putin vẫn nặng lòng với chính trị và tiếp tục cống hiến trên cương vị thủ tướng dưới chính quyền của Tổng thống Medvedev. Theo giới phân tích, nhiều khả năng ông sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới, sau khi Tổng thống Medvedev hoàn tất nhiệm kỳ. Ngoài chính trường, người ta còn biết đến Thủ tướng Putin là một người đàn ông đa năng, với những hành động kiến không nhà lãnh đạo nào bì kịp. Ông có thể lái chiến đấu cơ, xe bọc thép, xe đua công thức 1, máy bay chuyên dụng cứu hỏa, lặn tìm cổ vật. Ngoài ra, mang đai đen nhu đạo sáu đẳng và thích cưỡi ngựa khiến ông có dáng dấp con nhà võ. Dưới đây là những hình ảnh hiến thấy thời trẻ của nhà lãnh đạo Putin: Khuôn mặt ông không thay đổi quá nhiều so với hiện nay. Lễ cưới của Vladimir Putin và Lyudmila năm 1983. Vợ chồng họ sinh cô con gái đầu lòng Maria Putina năm 1985. Bức ảnh chụp Putin và con gái đầu năm 1986.. Putin - một người cha hết sức thương con. Maria (trái) và Katerina (phải) chụp cùng cha tháng 4/1987.. Bức ảnh lưu niệm của thủ tướng Putin chụp tháng 8/1988. Hồng Duy. Theo Bưu điện Việt Nam.
Trận quyết chiến ở Vành đai Pusan trong Chiến tranh Triều Tiên
Quân Triều Tiên tưởng như đã xóa sổ được lực lượng Liên Hợp Quốc, nhưng cuối cùng bị đẩy lùi sau chiến dịch đẫm máu ở Vành đai Pusan.
Thế giới
Lính Mỹ phòng thủ trong trận Vành đai Pusan. Ảnh:War History. Trận Vành đai Pusan là một trong những trận đụng độ lớn nhất trong chiến tranh Triều Tiên, diễn ra mùa thu năm 1950, không lâu sau khi chiến sự trên bán đảo Triều Tiên bùng nổ. Trận chiến bắt đầu bằng việc quân đội Triều Tiên tràn sang Hàn Quốc, dồn ép lực lượng Liên Hợp Quốc do Mỹ dẫn đầu lùi dần xuống phía nam, tới tận khu vực Pusan, nơi có cảng tiếp tế nhân lực, trang thiết bị và nhu yếu phẩm cho lực lượng liên quân. Đây cũng là nơi quân Triều Tiên tiến xa nhất trong toàn bộ cuộc chiến, theo War History. Để tránh bị quân đội Triều Tiên xóa sổ, lực lượng Liên Hợp Quốc quyết định xây dựng vành đai phòng thủ dài 225 km quanh Pusan nhằm ngăn chặn bước tiến của đối phương. Vành đai Pusan kéo dài từ eo biển Triều Tiên đến Biển Nhật Bản, bao quanh thành phố cảng Pusan và một vài đô thị khác. Xung quanh vành đai có nhiều ngọn núi hiểm trở, rất khó có thể hành quân, có thể biến thành tuyến phòng thủ tự nhiên. 10 sư đoàn Triều Tiên với 98.000 quân được huấn luyện bài bản, trang bị hàng trăm xe tăng T-34 bắt đầu tấn công Vành đai Pusan từ mùa hè năm 1950 theo 4 mũi khác nhau, với mục tiêu là cảng Pusan. Đối thủ của họ là lực lượng liên quân Mỹ, Anh, Hàn Quốc, Hà Lan, Canada, New Zealand và Australia với tổng quân số 140.000 người. Đến tháng 8/1950, liên quân Liên Hợp Quốc bắt đầu rút lui khỏi vành đai, lùi về phòng tuyến phía sau để tái tổ chức lực lượng nhằm phản công và cầm chân quân Triều Tiên. Họ lo sợ nếu rút quân xa hơn sẽ gây bất lợi, nhất là khi vẫn phải kiểm soát được cảng Pusan để tiếp tục vận chuyển hàng hóa và binh lực. Sau thời gian đầu cầm cự, với ưu thế về không quân và hải quân, lực lượng Liên Hợp Quốc bắt đầu tổ chức trận phản công đầu tiên. Họ giao tranh với 500 lính bộ binh Triều Tiên và đánh bại lực lượng này, trước khi tràn qua sở chỉ huy Sư đoàn 6 Triều Tiên. Một xe tăng T-34 Triều Tiên bị phá hủy sau khi trúng bom Mỹ. Ảnh: War History. Tuy nhiên, đà phản công bị chững lại ngay sau đó. Sau ba ngày giao tranh ác liệt ở khu vực gần Chindong-ni, lực lượng Liên Hợp Quốc buộc phải rút lui. Lúc này, địa hình đồi núi hiểm trở bắt đầu trở thành ác mộng đối với họ. Trên đường rút lui, một sư đoàn bộ binh Mỹ bị mắc kẹt trong bùn lầy và bất ngờ bị quân Triều Tiên tập kích. Binh sĩ Triều Tiên ở địa hình cao hơn chiếm lợi thế toàn diện, khiến hai tiểu đoàn Mỹ bị xóa sổ và mất sạch trang thiết bị. Dù được tăng cường tiếp viện, quân Mỹ không thể giành lại khu vực này. Tuy nhiên, sau nhiều đợt giao tranh, quân đội Triều Tiên bị tiêu hao sinh lực đáng kể, rơi vào tình trạng thiếu thốn hậu cần và lực lượng. Đến lúc này, liên quân áp đảo về số lượng so với Triều Tiên trên chiến trường. Tình thế bất lợi của Triều Tiên ngày càng rõ rệt. Họ chỉ còn chưa đến 100 xe tăng, trong khi riêng quân Mỹ có hơn 600 xe tăng. Nhận thấy không thể đánh thọc sườn vì các vùng biển đều bị hải quân Mỹ kiểm soát, Triều Tiên quyết định tung đòn đánh trực diện nhằm chiếm được Pusan trước khi mất hết cơ hội. Bình Nhưỡng tăng cường thêm 4 sư đoàn bộ binh mới, chia lực lượng làm 5 mũi, bắt đầu tấn công từ ngày 31/8. Cuộc tấn công khiến liên quân hoàn toàn bị bất ngờ, bởi họ đều tin rằng đã đẩy lùi quân Triều Tiên ra khỏi khu vực Pusan. Phía Triều Tiên chọc thủng phòng tuyến đầu tiên, đẩy lùi quân Liên Hợp Quốc sau những trận giao tranh ác liệt. Bị dồn vào thế chân tường, liên quân chống đỡ quyết liệt, cho đến khi quân Triều Tiên đánh mất ưu thế bất ngờ, đà tiến công bị chững lại rồi bị đẩy lùi từ ngày 15/9. Vài ngày sau, thế vây hãm bị phá vỡ, liên quân lật ngược thế cờ và bắt đầu đẩy quân Triều Tiên ngược trở lại đến vĩ tuyến 38. Đà tiến quân của Triều Tiên giai đoạn 25/6-15/9/1950. Ảnh: Wikipedia. Sau chiến dịch kéo dài 6 tuần, hơn 44.000 lính Liên Hợp Quốc thiệt mạng, trong đó chủ yếu là binh sĩ Hàn Quốc. Triều Tiên mất hơn 60.000 người. Quân Liên Hợp Quốc giữ vững cảng Pusan để tiếp tục cuộc chiến cho tới khi hai bên đình chiến vào năm 1953. VnExpress.
Nga: Tập trận miền Tây không liên quan tình hình Ukraine
Ngày 27/2, Ngoại trưởng Mỹ cho biết ông và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov đã có cuộc điện đàm, qua đó đại diện Moscow khẳng định cuộc tập trận đang được Quân khu miền Tây tiến hành là nằm trong chương trình kiểm tra đột xuất khả năng tác chiến từ trước, không liên quan đến những diễn biến mới nhất ở Ukraine.
Thế giới
Trước đó, ngày 26/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh đặt các đơn vị quân đội thuộc Quân khu miền Tây trong trạng thái báo động, tiến hành một cuộc diễn tập khẩn cấp nhằm kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu. Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng Bộ trưởng quốc phòng Sergei Shoigu theo dõi cuộc tập trận ở đảo Sakhalin ngày 16/7/2013. Ảnh: AP. Trả lời câu hỏi liệu cuộc thao diễn của Quân khu miền Tây có liên quan đến các sự kiện ở Ukraine hay không, Bộ Trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu nói: Chúng tôi không thấy có bất kì mối liên hệ nào giữa các sự kiện này. Ông Shoigu cho biết thêm: Cuộc diễn tập diễn ra trên biên giới phía Tây nước Nga với một số nước khác, trong đó có thể có Ukraine. Dự kiến có khoảng 110.000 binh lính tham gia cuộc tập trận, cùng với 90 máy bay, 110 trực thăng, 880 xe tăng, 80 tàu chiến cùng khoảng 1.200 khí tài quân sự khác - Bộ trưởng Quốc phòng Nga chia sẻ. Mục đích tập trận là thao diễn khả năng hợp đồng tác chiến trước các nguy cơ chiến tranh khác nhau. Cùng lúc, trong cuộc gặp gỡ các tùy viên quân sự nước ngoài, Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Antonov đã giải thích quan ngại của Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) về cuộc tập trận trên khi nói rằng: Những cam kết quốc tế không có điều khoản yêu cầu Nga cung cấp thông tin về các hành động quân sự như vậy cho các đối tác. Bộ Quốc phòng Nga đã thông báo cho các nước láng giềng phía Đông về cuộc diễn tập này, những thông báo về tên đơn vị, quy mô và nhiệm vụ diễn tập cụ thể sẽ được chúng tôi thực hiện ở từng giai đoạn của cuộc diễn tập - ông Antonov chia sẻ. Thứ trưởng Quốc phòng Nga cũng khẳng định: Việc kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu đột xuất không nhằm vào bất kì một nước nào, đây là hoạt động định kì của lực lượng vũ trang và chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện trong thời gian tới. HT (Itar-Tass).
Lộ diện quốc gia giúp Triều Tiên thử hạt nhân
Hàn Quốc bó tay
Thế giới
Ngay sau khi phát hiện chấn động địa chất nhân tạo ở Triều Tiên, Hàn Quốc đã điều các tàu chiến và máy bay trinh sát được trang bị các thiết bị dò tìm có độ nhạy cao nhằm tìm kiếm và thu thập mọi dấu tích của chất phóng xạ. Nhưng cho tới 2 ngày sau vụ nổ (14/2), Ủy ban An ninh và An toàn hạt nhân Hàn Quốc thừa nhận dù đã phân tích 8 loại mẫu thu thập từ đất, nước biển và không khí nhưng "chưa phát hiện thấy đồng vị phóng xạ nào". Tuyên bố này đồng nghĩa với việc Hàn Quốc vẫn chưa thể biết liệu Triều Tiên đã sử dụng plutoni hay urani trong vụ thử hạt nhân mới nhất. Địa điểm thử hạt nhân lần thứ ba của Triều Tiên. Theo giới phân tích, một trong những mối quan tâm hàng đầu của thế giới sau khi Triều Tiên thử hạt nhân là xác định chính xác bản chất và quy mô vụ thử để từ đó xác định mức độ công nghệ mà chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng đã đạt được. Giới chuyên gia rất muốn biết phải chăng Triều Tiên đã chuyển từ plutoni (vốn được sử dụng trong các vụ thử năm 2006 và 2009) sang urani làm giàu ở mức độ cao. Các số liệu địa chấn cho thấy sức công phá của vụ thử vào khoảng 6.000-7.000 tấn thuốc nổ TNT (6-7 kiloton). Tuy nhiên, do vụ thử của Triều Tiên được thực hiện dưới hầm ngầm nên nhiều khả năng đã được khống chế tốt và không để thoát phóng xạ ra ngoài. Điều này đã khiến Hàn Quốc không thể xác định được Triều Tiên đã dùng plutoni hay urani cũng như công nghệ trong vụ thử. Dấu ấn Pakistan. Dù chưa thể xác định chính xác bản chất vụ nổ, song việc phân tích các hình ảnh vệ tinh khu vực bãi thử cũng như quá trình phát triển hạt nhân của Triều Tiên đang hé lộ nhiều điều. Các hình ảnh vệ tinh chụp bãi thử Pungye-ri mà Triều Tiên vừa sử dụng cho vụ thử hạt nhân thứ 3 cho thấy có các đường hầm mới được đào ở phía Nam của đường hầm từng được sử dụng cho hai vụ thử trước đó. Theo các chuyên gia Mỹ, đây là lần đầu tiên Triều Tiên sử dụng đường hầm mới ở phía Nam bãi thử. Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Kwan-jin ngày 12/2 cho rằng có thể Bình Nhưỡng đã sử dụng đường hầm phía Tây trong vụ thử lần này. Nhưng các phân tích logic cho thấy nhiều khả năng Triều Tiên đã sử dụng đường hầm phía Nam. Đường hầm này được khởi công từ năm 2009, ngay sau vụ thử thứ hai. Ông Siegfried S. Hecker, cựu Giám đốc Viện Nghiên cứu Los Alamos của Mỹ (nơi chế tạo ra quả bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới) cho rằng có nhiều dấu hiệu chứng tỏ Triều Tiên học hỏi công nghệ thử hạt nhân từ Pakistan. Sau khi Pakistan thực hiện vụ thử hạt nhân ngầm năm 1998, các cuốn hồi ký của nhiều nhân vật liên quan công việc này đã tiết lộ thông tin tổng quát về việc đào đường hầm. Điều đáng nói là liệu Triều Tiên có trực tiếp tiếp cận sơ đồ thiết kế của Pakistan hay chỉ bắt chước công nghệ đào hầm thử hạt nhân từ những thông tin công khai. Lịch sử cho thấy có thể Triều Tiên đã được phép tiếp cận trực tiếp với các tài liệu của Pakistan. Pakistan từng nhập tên lửa đạn đạo tầm trung Nodong của Triều Tiên để triển khai cho tên lửa Ghauri có thể mang đầu đạn hạt nhân của nước này. Đổi lại, nhiều khả năng Pakistan đã chuyển sơ đồ thiết kế đầu đạn cũng như sơ đồ thiết kế đường hầm thử hạt nhân cho Triều Tiên. Tên lửa Nodong của Triều Tiên. Bên cạnh đó, thời gian tiến hành vụ thử của Triều Tiên có nhiều nét tương đồng với Pakistan. Trên thực tế, Bình Nhưỡng chỉ mất khoảng 2 tuần để thực hiện kế hoạch thử hạt nhân lần ba kể từ khi giới lãnh đạo nước này ra quyết định. Ngày 17/1, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un khẳng định quyết tâm thực hiện biện pháp quan trọng thì chỉ 16 ngày sau (12/2), Triều Tiên đã tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ ba. Trong trường hợp của Pakistan năm 1998 cũng tương tự. Chỉ hơn nửa tháng sau khi Ấn Độ liên tiếp thử hạt nhân ngầm thành công (vào các ngày 11 và 13/5/1998), Pakistan đã đáp trả bằng vụ thử hạt nhân ngầm thành công đầu tiên vào ngày 30 cùng tháng. Plutoni hay urani. Một trong những vấn đề được quan tâm là Triều Tiên đã sử dụng plutoni hay urani trong vụ thử hạt nhân thứ ba. Trong các vụ thử hạt nhân năm 2006 và 2009, Triều Tiên đã sử dụng plutoni. Năm 2006, quy mô vụ nổ hạt nhân chưa tới 1 kiloton. Vụ nổ plutoni thường được sử dụng trong các vụ thử hạt nhân ban đầu với quy mô nhỏ do các vụ nổ có quy mô từ 5-20 kiloton thường phát sinh các vấn đề bất ổn đối với thiết bị nổ. Quy mô vụ thử năm 2009 vẫn chưa được xác định cụ thể. Nga cho rằng vụ nổ vào khoảng 10-20 kiloton trong khi Mỹ lại dự đoán là chỉ khoảng 2 kiloton. Số lượng plutoni được sử dụng năm 2006 ước tính 5-6 kg, trong khi hiện vẫn chưa xác định được số lượng plutoni trong vụ thử năm 2009. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho rằng sau 2 lần thử, Bắc Triều Tiên đang sở hữu plutoni tương đương với trên 6 vũ khí hạt nhân. Triều Tiên ăn mừng thành công vụ thử hạt nhân lần thứ ba hôm 15/2. Nhiều nguồn tin cho thấy Triều Tiên đã bắt đầu thử hạt nhân ngay sau Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953). Mục tiêu ban đầu của Bình Nhưỡng là phát triển vũ khí hạt nhân với Plutoni, loại chất phóng xạ có thể dễ dàng được sử dụng dựa trên nền tảng công nghệ hạt nhân của Liên Xô. Với loại plutoni, từ năm 1956, Triều Tiên đã cử kỹ thuật viên tới Liên Xô học tập. Năm 1965, Triều Tiên bắt đầu vận hành lò phản ứng hạt nhân dùng cho nghiên cứu tại tổ hợp Yongbyon. Tháng 5/1994, Triều Tiên đã sở hữu khoảng 8.000 thanh nhiên liệu đã qua sử dụng và hoàn tất quá trình tái xử lý số thanh nhiên liệu này đến tháng 6/2003 và chiết xuất được plutoni. Theo Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) của Mỹ, Triều Tiên đã chiết xuất được khoảng 20-53 kg plutoni, tương đương với số lượng dùng cho 4-13 vũ khí hạt nhân. Nhưng bất ngờ là năm 2008, Triều Tiên đã dỡ bỏ tháp làm lạnh plutoni sau khi Mỹ xem xét rút nước này khỏi danh sách các nước tài trợ khủng bố. Triều Tiên dừng sản xuất plutoni có thể do nước này đã chuyển sang sản xuất urani làm giàu ở cấp độ cao và đã sử dụng trong vụ thử hạt nhân lần thứ ba hôm 12/2 vừa qua. Bên trong cơ sở hạt nhân Yongbyon. Mặt khác, giới chuyên gia cũng cho rằng Triều Tiên đã bắt tay vào làm giàu urani từ nửa cuối thập niên 1980. Đến giữa thập niên 1990, Triều Tiên còn tiếp cận được với công nghệ làm giàu urani của Tiến sĩ Abdul Qadeer Khan của Pakistan và cũng đã nhập khẩu thành công các máy li tâm. Năm 2010, Triều Tiên thậm chí còn cho ông Siegfried S. Hecke, cựu Giám đốc Viện Nghiên cứu Los Alamos, tham quan bên ngoài cơ sở làm giàu urani tại tổ hợp Yongbyon. Triều Tiên khi đó tuyên bố nước này sở hữu 2.000 máy li tâm. Mỹ và Hàn Quốc cho rằng Triều Tiên còn đặt nhiều máy li tâm khác ngoài Yongbyon. Vào tháng 5/2012, hãng thông tấn AFP còn dẫn lời các chuyên gia cho rằng Triều Tiên đủ khả năng sản xuất được 40 kg urani làm giàu ở cấp độ cao mỗi năm với 2.000 máy li tâm này. Với tốc độ như vậy, Triều Tiên nhiều khả năng đang sở hữu 3-6 vũ khí hạt nhân sử dụng urani. Đông Triều.
Hàn Quốc hủy tập trận với Mỹ, tỏ thiện chí với Triều Tiên
Thời báo Phố Wall (WSJ) dẫn lời các quan chức Mỹ cho hay, Hàn Quốc đã đề xuất không tham gia cuộc tập trận không quân chung với Mỹ và Nhật Bản. Động thái của Hàn Quốc được cho là để bày tỏ thiện chí với Triều Tiên trong bối cảnh Triều Tiên cảnh báo có thể hủy đàm phán với Mỹ.
Thế giới
Hàn Quốc hủy tập trận với Mỹ, tỏ thiện chí với Triều Tiên. Cuộc tập trận không quân chung Mỹ - Hàn - Nhật Bản tại bán đảo Triều Tiên dự kiến sẽ có sự tham gia của các máy bay ném bom B-52 của Mỹ và các máy bay chiến đấu Hàn Quốc cũng như các lực lượng không quân của Nhật. Tuy vậy, phía Hàn Quốc đã đề xuất không tham gia. Động thái trên diễn ra trong bối cảnh Triều Tiên cảnh báo khả năng sẽ hủy Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un do cuộc tập trận Đại Thần Sấm đang diễn ra của Mỹ và Hàn Quốc. Ngày 16/5, hãng thông KCNA của Triều Tiên cho hay: "Cuộc tập trận thách thức nghiêm trọng đối với Tuyên bố Bàn Môn Điếm và là hành động gây hấn quân sự có chủ ý đi ngược lại những tiến triển chính trị hiện nay trên bán đảo Triều Tiên. Tiếp đó, Bình Nhưỡng còn cảnh báo về khả năng hủy Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều đã được định ngày và địa điểm là ở Singpore vào tháng 6 tới. Quyết định hủy tập trận không quân chung với Mỹ và Nhật Bản của Hàn Quốc được đưa ra sau khi chính quyền Seoul bày tỏ quan ngại rằng cuộc tập trận đó có thể sẽ làm gia tăng căng thẳng, gây ảnh hưởng đến Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều. Washington chưa có bình luận chính thức gì về quyết định hủy tập trận của Hàn Quốc. Theo các quan chức Mỹ, mục đích chính của cuộc tập trận với Hàn Quốc lần này là huấn luyện quân sự, bao gồm cả việc huấn luyện của các lực lượng không quân Hàn Quốc đánh chặn máy bay ném bom. Lầu Năm Góc cũng dự kiến cho máy bay B-52 bay rất ít vào không phận Hàn Quốc để tránh gây căng thẳng ngoại giao trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều. Trước đó, Yonhap đưa tin, trong bối cảnh Triều Tiên dọa hủy Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên giữa Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong Un, Mỹ quyết định rút B-52 khỏi cuộc tập trận Đại Thần Sấm Mỹ - Hàn. Trong khi đó, Lầu Năm Góc tuyên bố: "Ngay từ đầu, B-52 đã không được lên kế hoạch tham gia vào cuộc tập trận Thần Sấm". Từ lâu Triều Tiên đã cực lực phản đối Mỹ triển khai máy bay ném bom B-52 ở bán đảo Triều Tiên. Bình Nhưỡng cũng cho rằng các cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn có mục đích là nhằm vào Triều Tiên. Ánh Dương. Theo Tintucvietnam/GDXH.
Đàm phán Brexit: Phía EU không tin tưởng Anh có thể kịp thời hạn, thêm một Bộ trưởng từ chức
Các đặc phái viên của EU đã có buổi làm việc hôm 8/11 về việc hoãn các cuộ đàm phán về quan hệ với Anh hậu Brexit sang đầu năm sau, tăng thêm rủi ro cho việc các doanh nghiệp có thể rời khỏi nước này vì sự thiếu minh bạch cho tương lai.
Thế giới
Các đặc phái viên của 27 nước thành viên EU đã nhóm họp về thời hạn bắt đầu đàm phán quan hệ với Anh sau khi nước này rời khỏi khối EU trong 17 tháng nữa. Tuy nhiên, những người trong cuộc cho biết, cuộc thảo luận tập trung chủ yếu vào mỗi lo ngại rằng London sẽ không thể đáp ứng được các yêu cầu của EU vào tháng sau, tiền đề để mở ra các cuộc đàm phán giao thương kế tiếp. Thủ tướng Anh Theresa May. Ảnh: Reuters. Những đất nước có ảnh hưởng lớn nhất, Đức và Pháp đã nhấn mạnh việc Thủ tướng Anh Theresa May nên đồng ý với việc chi trả khoản tiền "ly dị" lên tới hàng chục tỷ Euro cho Brussels trước khi lãnh đạo các nước đồng ý tiến vào giai đoạn đàm phán kế tiếp. Họ nói với bà May vào hội nghị thượng đỉnh vào tháng trước rằng họ sẽ sẵn sàng làm điều đó trong cuộc gặp kế tiếp vào ngày 14/12. Tuy nhiên, những nhà đàm phán người Anh, những người sẽ có mặt tại Brussels trong hai ngày 9 và 10/11 để thảo luận về vấn đề tài chính, quyền công dân và lãnh thổ Ai-len "không nên nghĩ rằng họ đã bước vào giai đoạn kế tiếp", một quan chức EU hiểu rõ vấn đề cho biết. "Trong khi việc chuyển giao và đàm phán quan hệ tương lai có nằm trên lịch trình làm việc, các đại sứ lại tập trung rất nhiều sự chú ý về việc Anh không nhận thức được rằng EU27 đang rất nghiêm túc trong việc đạt được các thỏa thuận bước đầu này". Phía Anh đang gặp áp lực rất lớn khi các doanh nghiệp đang gia tăng áp lực lên bà May, yêu cầu làm rõ vấn đề thỏa thuận với EU trước khi quyết định đầu tư mới vào năm sau. Chưa dừng lại ở đó, chính phủ của bà May mới đây đã nhận được thêm tin xấu từ chính nội bộ của mình khi có thêm 1 bộ trưởng từ chức chỉ trong vòng 1 tuần. Bộ trưởng Phát triển Quốc tế Priti Patel đã bị buộc phải từ chức vào ngày 8/11 sau khi có thông tin về việc bà tổ chức các cuộc gặp không chính thức với các quan chức của phía Israel. Patel đã phải hủy chuyến đi tới Châu Phi của mình vào sáng ngày hôm qua sau khi bị triệu hồi bởi Thủ tướng May để chất vấn về các cuộc gặp đi trái với quy định ngoại giao này. Sau cuộc họp khẩn, văn phòng của bà May đã công bố lá đơn từ chức của bà Patel. "Trong khi những hành động của tôi đều có mục đích tốt, tôi cũng thừa nhận chúng đã vi phạm quy chuẩn ngoại giao về tính minh bạch và công khai", bà Patel viết trong lá thư gửi Thủ tướng. "Tôi xin gửi lời xin lỗi chân thành tới ngài và chính phủ vì những gì đã diễn ra, cũng như xin được từ chức". Bà May trả lời rằng: "Với các thông tin mới, việc bà xin từ chức là hoàn toàn chính đáng và tuân thủ theo đường lối minh bạch công khai mà bà ủng hộ". Hiện chưa rõ ai sẽ là người thay thế Bộ trưởng Patel. Theo quy chuẩn của Anh, một Bộ trưởng sẽ phải tổ chức các cuộc gặp thông qua văn phòng đối ngoại và được hộ tống bởi các quan chức, và những cuộc gặp với Israel cần được cân bằng với phía Palestine. Việc mất đi Pratel cũng sẽ khiến chính phủ của bà May suy yếu đi nhiều, đặc biệt khi bà là một gương mặt nổi trội trong chiến dịch Brexit vào năm ngoái. "Priti nổi tiếng hơn Theresa nhiều, và có nhiều mối quan hệ cũng như ảnh hưởng ở nước ngoài", một nguồn tin chính phủ cho biết. "Nếu như tôi là May, tôi sẽ không dồn Priti vào đường cùng như vậy", nguồn tin nhận định. Patel đã bị sa thải chỉ một tuần sau khi đồng minh của bà May, Michael Fallon, Bộ trưởng quốc phòng đã từ chức vì scandal quấy rối tình dục. Hai Bộ trưởng khác cũng dính vào scandal này, bao gồm cả Damian Green. Về phần mình, các đặc phái viên của EU27 đã thống nhất phải đạt được "những bước tiến thỏa đáng" về vấn đề ly dị trong tháng sau, hoặc các cuộc đàm phán kế tiếp sẽ bị rời sang đâu năm 2018 và họ cũng sẽ không bước vào giai đoạn đàm phán kế tiếp, điều mà phía London cực mong muốn. "Nếu họ không hành động từ giờ tới đầu tháng 12, chúng tôi sẽ phải nghĩ lại về việc tiến tới", một quan chức cho hay. "Rồi sau đó có thể rơi vào tình trạng ép buộc một là nhận thỏa thuận, hai là bỏ đó, và đó sẽ là điều cực kỳ không khôn ngoan đối với Anh". Hoàng Việt.
Lybia tiếp tục bắt giữ 600 người di cư trái phép
VOV.VN - Phần lớn người di cư bị bắt đến từ châu Phi khi đang tìm cách vượt biển để quá cảnh tới Italy.
Thế giới
Giới chức Lybia ngày 6/5 cho biết, lực lượng tuần tra bờ biển nước này vừa bắt giữ gần 600 người di cư bất hợp pháp đến từ châu Phi khi đang lênh đênh trên một chiếc thuyền đánh cá cũ kỹ ở Địa Trung Hải gần thành phố Tripoli. Phần lớn người di cư đến có quốc tịch Somalia, Ghana và Mali bị bắt khi đang tìm cách vượt biển để quá cảnh tới Italy. Lợi dụng tình hình bất ổn nhiều năm qua, những kẻ buôn người đã sử dụng Lybia làm nơi trung chuyển, tập trung những người di cư và tổ chức các cuôc vượt biên bằng đường biển nhằm thâm nhập vào châu Âu. Do nguồn lực mỏng, lực lượng bờ biển Lybia không thể ngăn chặn được nạn buôn bán người vượt biển ồ ạt thời gian qua. Tháng trước, gần 900 người nhập cư trái phép đã phải bỏ mạng trên biển sau khi những con thuyền cũ kỹ chở họ bị đắm ại khu vực ngoài khơi bờ biển nước này. Hiện các trung tâm tạm giữ người di cư trái phép quá tải đang là gánh nặng lớn cho Lybia, quốc gia vốn đang kiệt quệ về kinh tế vì bất ổn này./.
Tình hình Thái Lan: Quân đội bao vây đường phố
(Tin tức 24h) - Khoảng 6.000 cảnh sát và binh sỹ đã được triển khai trên khắp thủ đô Bangkok để ngăn chặn những người biểu tình phản đối đảo chính...
Thế giới
Tình hình Thái Lan: Tướng quân đội lên nắm quyền Thủ tướng Quân đội Thái Lan bắt giữ cựu Thủ tướng Yingluck. Theo Reuters, một quan chức Thái Lan cho biết ngày 1/6, khoảng 6.000 cảnh sát và binh sỹ đã được triển khai trên khắp thủ đô Bangkok trong bối cảnh chính quyền tìm cách ngăn chặn những người biểu tình phản đối đảo chính và dọa tuần hành kéo dài một ngày. Các tin đồn về việc người biểu tình sẽ tiến hành các cuộc tuần hành tại Bangkok đã khiến 6.000 thành viên lực lượng an ninh phải xuất quân và phong tỏa các ngả đường để ngăn ngừa tụ tập. Binh sỹ Thái Lan được triển khai ở Bangkok ngăn chặn các cuộc biểu tình phản đối đảo chính, ngày 30/5. Phó cảnh sát trưởng quốc gia Somyot Poompanmoung nói: "Chúng tôi đã triển khai 38 đội gồm lực lượng kết hợp giữa cảnh sát với quân đội tại 8 địa điểm trên khắp Bangkok. Tình hình đến giờ vẫn bình thường... không có dấu hiệu của biểu tình.". Trước đó, ngày 29/5, chính quyền quân sự Thái Lan đã tuyên bố cấm mọi cuộc biểu tình phản đối đảo chính quân sự, đồng thời huy động lượng lớn binh sỹ và cảnh sát nhằm ngăn chặn một kế hoạch biểu tình dự kiến diễn ra trong ngày 30/5. Khoảng 1.350 binh sỹ và cảnh sát đã phong tỏa một trong những giao lộ nhộn nhịp nhất thủ đô Bangkok. Các xe tải chở quân chặn mọi ngả đường dẫn tới Tượng đài Chiến thắng. Việc huy động một lượng lớn quân đội này diễn ra một ngày sau khi hàng trăm người tụ tập tại Tượng đài Chiến thắng và đụng độ với cảnh sát. Các cuộc biểu tình phản đối đảo chính tại Thái Lan về cơ bản có quy mô nhỏ và chủ yếu diễn ra một cách tự phát. Tuy nhiên, Tướng Somyot Poompanmoung, Phó cảnh sát trưởng quốc gia, cho biết ngay cả các cuộc biểu tình nhỏ lẻ cũng sẽ không được phép diễn ra nữa. Tướng Somyot khẳng định dù các cuộc biểu tình này chỉ mang tính tượng trưng nhưng chúng "vi phạm pháp luật" và quân đội cần phải đảm bảo sự tôn nghiêm của luật pháp. Ông cũng cảnh báo nếu người biểu tình thay đổi chiến thuật, quân đội "sẵn sàng ứng phó.". Quân đội Thái Lan nắm quyền, Mỹ hành động. Thái Lan hoãn tổ chức bầu cử, Mỹ, Australia phản đối. Ngày 31/5, Ngoại trưởng Australia Julie Bishop tuyên bố nước này sẽ giảm bớt mức độ tương tác với quân đội Thái Lan, đồng thời cho biết đã hoãn ba hoạt động đã được lên kế hoạch với quốc gia Đông Nam Á này do đảo chính. Trong một tuyên bố với Bộ trưởng Quốc phòng David Johnston, bà Bishop nhấn mạnh: Chính phủ Australia tiếp tục quan ngại nghiêm trọng về các hành động của quân đội ở Thái Lan. Ngoại trưởng Australia Julie Bishop. Do đó, Australia sẽ giảm bớt sự can dự với quân đội Thái Lan và sẽ hạ thấp mức độ tương tác với ban lãnh đạo quân đội. Chúng tôi sẽ tiếp tục xem xét lại các hoạt động quốc phòng và các hoạt động song phương khác. Cũng trong ngày 31/5, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã kêu gọi các lực lượng vũ trang Thái Lan thả những người biểu tình bị giam giữ, chấm dứt việc kiểm soát bằng Thiết quân luật và khôi phục lại Chính quyền Thái Lan thông qua một cuộc bầu cử tự do và công bằng. Trước đó, ngày 30/5, trong bài phát biểu trên truyền hình, Tư lệnh Lục quân Tướng Prayuth Chan- ocha cho biết, quân đội sẽ cần thời gian để hòa giải các lực lượng chính trị ở nước này và để từng bước lập kế hoạch cải cách ở Thái. Tướng Prayuth Chan-ocha cũng cho hay, trong năm nay Thái Lan sẽ không có một cuộc bầu cử nào cả. Tân Hoa xã dẫn lời Tướng Prayuth Chan-ocha nói: Nó có thể mất hơn 1 năm hoặc ít hơn thực hiện việc cải cách ở Thái Lan, tùy thuộc vào tình huống cụ thể. Chỉ sau việc cải cách hoàn tất, 1 cuộc bầu cử sẽ được tổ chức đúng với nguyên tắc dân chủ cho người dân Thái Lan". Theo Reuters, Tướng Prayuth, người lãnh đạo cuộc đảo chính Thái Lan đã kêu gọi các đồng minh quốc tế phải hết sức kiên nhẫn và cho Chính quyền hiện tại một ít thời gian. Thế nhưng, Chính phủ nước ngoài lại liên tục hối thúc nhà cầm quyền Thái Lan tổ chức bầu cử càng sớm càng tốt. Quân đội Thái Lan bắt giữ cựu Thủ tướng Yingluck. Vân Anh (Tổng hợp).
Ứng cử viên cực hữu Jair Bolsonaro đắc cử Tổng thống Brazil
Ông Jair Bolsonaro đã giành chiến thắng tại cuộc bầu cử vòng 2 Tổng thống Brazil với 55,54% số phiếu ủng hộ và sẽ là người kế nhiệm Tổng thống Michel Temer kể từ ngày 1/1/2019 trong nhiệm kỳ 4 năm.
Thế giới
Ứng cử viên cực hữu Jair Bolsonaro của đảng Xã hội Tự do (PSL) bỏ phiếu tại một địa điểm bầu cử ở Rio de Janeiro ngày 28/10. (Nguồn: AFP/TTXVN). Ngày 28/10, ứng cử viên của đảng Xã hội Tự do (PSL) cực hữu Jair Bolsonaro đã giành chiến thắng tại cuộc bầu cử vòng 2 Tổng thống Brazil với 55,54% số phiếu ủng hộ và sẽ là người kế nhiệm Tổng thống Michel Temer kể từ ngày 1/1/2019 trong nhiệm kỳ 4 năm. Sau khi kiểm 94,44% số phiếu bầu, Ủy ban bầu cử quốc gia Brazil cho biết đây là kết quả không thể đảo ngược vì ứng cử viên của đảng Lao động (PT) Fernando Haddad mới chỉ nhận được 44,46% số phiếu ủng hộ. Tổng thống đắc cử Bolsonaro, 63 tuổi, xuất thân là một sỹ quan quân đội và là nghị sỹ từ 30 năm qua. Ông Bolsonaro bắt đầu nổi lên trên chính trường Brazil từ đầu năm 2017 khi thể hiện một quan điểm khác biệt so các đảng truyền thống, từ việc bảo vệ những giá trị gia đình truyền thống, phản đối hôn nhân đồng giới, cam kết về một bàn tay sắt để xử lý vấn đề tham nhũng và tình trạng tội phạm có tổ chức ngày một gia tăng, cho tới cải thiện bức tranh kinh tế ảm đạm trong những năm qua tại quốc gia Nam Mỹ này. Đây là lần đầu tiên một đảng cực hữu giành chiến thắng trong một cuộc bầu cử tổng thống tại Brazil kể từ khi chế độ dân chủ được khôi phục tại quốc gia Nam Mỹ này hồi giữa những năm 1980 của thế kỷ trước./. (Vietnam+).
Chủ tịch LDP nhận được nhiều tiền quyên góp nhất
Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (LDP) Shinzo Abe là người nhận được nhiều tiền quyên góp chính trị nhất trong số thủ lĩnh các chính đảng trong năm 2011, trong khi Thủ tướng Yoshihiko Noda, Chủ tịch đảng Dân chủ cầm quyền Nhật Bản (DPJ) đứng thứ 6 trong danh sách này.
Thế giới
Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (LDP) Shinzo Abe. (Nguồn: english.sina.com). Theo báo cáo hàng năm của Bộ Nội vụ và Viễn thông Nhật Bản, cựu thủ tướng Abe, người vừa trở thành chủ tịch LDP hồi tháng Chín, đã nhận được 192,66 triệu yen (khoảng 2,3 triệu USD) tiền quyên góp chính trị, trong đó 70% từ các dự án như các buổi tiệc quyên quỹ. Ông Muneo Suzuki, Chủ tịch đảng mới Daichi đứng thứ 2 với 117,01 triệu yen. Chủ tịch Đảng Mới Quốc Dân trong liên minh cầm quyền Shozaburo Jimi đứng thứ 3 với 107,53 triệu yen. Cựu Thị trưởng Tokyo Shintaro Ishihara, người hiện là Chủ tịch đảng Hội Duy Tân Nhật Bản, đứng thứ 4 với 89,06 triệu, tiếp đó là Chủ tịch Đảng Mới Cải cách Yoichi Masuzoe với 50,45 triệu yen. Thủ tướng Noda đứng hàng thứ 6 trong danh sách này với 45,67 triệu yen, đứng trên thủ lĩnh Đảng của Bạn Yoshimi Watanabe nhận được 16,16 triệu yen. Chủ tịch Đảng mới Nhật Bản Yasuo Tanaka được 9,76 triệu yen, Chủ tịch Đảng Công Minh mới Natsuo Yamaguchi quyên góp được 8,62 triệu yen và Chủ tịch Đảng Dân chủ Xã hội Mizuho Fukushima quyên góp được 8,24 triệu yen. Tỉnh trưởng tỉnh Shiga Yukiko Kada, người mới thành lập Đảng Tương lai Nhật Bản ngày 28/11, quyên góp được 6,62 triệu yen, trong khi Chủ tịch đảng Cộng sản Kazuo Shii báo cáo không quyên góp quỹ chính trị riêng. Về số tiền quyền góp được của các chính đảng, Đảng Cộng sản đứng đầu với 23,42 tỷ yen, tiếp đó DPJ với 20,23 tỷ yen, LDP nhận được 13,96 tỷ yen, Đảng Công Minh mới nhận được 12,71 tỷ yen, Đảng Dân chủ Xã hội nhận đươc 1,45 tỷ yen, Đảng của Bạn nhận được 1,15 tỷ yen và Đảng Mới Quốc dân nhận được 440 triệu yen./. Minh Sơn/Tokyo (Vietnam+).
Kinh ngạc khả năng 'bách phát, bách trúng' pháo của Italy trong CTTG 2
Với việc tạo khẩu pháo có độ chính xác cao nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, ít nhiều đã khỏa lắp đi sự hổ thẹn của Italy trong cuộc chiến này bởi ít ra họ vẫn giỏi một thứ gì đó.
Thế giới
Ra đời từ năm 1934 và được sử dụng liên tục trong lực lượng Hải quân Italia từ năm 1934 tới tận năm 1953. Hải pháo 6 inch/55 (152mm/55) được coi là khẩu pháo có độ chính xác cao nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nguồn ảnh: Yahoo. Khẩu pháo này được Hải quân Italy sử dụng làm vũ khí chính trên các tàu khu trục lớp Duca degli Abruzzi, Condottieri và là vũ khí phụ trên các tàu thiết giáp hạm Littorio. Nguồn ảnh: Pinterest. Có trọng lượng 8,9 tấn, khẩu hải pháo siêu chính xác này có chiều dài 8,84 mét, mỗi viên đạn bắn ra có trọng lượng 50 kg. Nguồn ảnh: Wiki. Tầm bắn tối đa của pháo 6 inch/55 là 25,7 km ở góc bắn 45 độ. Với tầm bắn tối đa này, độ lệch mục tiêu của quả đạn pháo chỉ là... 20 mét. Đây là con số đáng mơ ước của mọi loại hải pháo trên 155mm trong Thế chiến thứ 2. Ảnh: Pháo 6 inch/55 ở bên trái sườn tàu, cỡ nhỏ với ba nòng được gắn trên cùng một cơ cấu xoay. Nguồn ảnh: Italianavy. Hải pháo 6 inch/55 được đặt hai bên sườn tàu thiết giáp hạm lớp Littorio của Italia. Nguồn ảnh: Ipfs. Khẩu pháo này có khả năng nâng - hạ góc vào khoảng từ -5 tới +45 độ. Tốc độ bắn tối đa của nó có thể lên tới 5 viên mỗi phút (tương đương 12 giây một viên) và có sơ tốc đầu nòng là 910 mét/giây. Nguồn ảnh: Flickr. Hải pháo 6 inch/55 sử dụng được hai loại đạn khác nhau, bao gồm đạn xuyên giáp có trọng lượng 50 kg và đạn nổ mạnh có trọng lượng 44,4kg. Nguồn ảnh: Navygun. Giống nhiều khẩu hải pháo thời này, kiểu đạn của 6 inch/55 là kiểu đạn rời, có nghĩa là đầu đạn và thuốc súng tách rời nhau. Phần thuốc súng của 6 inch/55 thường có trọng lượng khoảng 16,35 kg. Nguồn ảnh: Italiona. Mặc dù có độ chính xác rất lớn và thực tế là Hải quân Italy trong Chiến tranh thế giới thứ 2 cũng rất mạnh. Tuy nhiên lực lượng này đã bị "khóa" trong địa phận Địa Trung Hải, không đóng góp được nhiều cho cuộc chiến trên Đại Tây Dương. Nguồn ảnh: Lambina. Các tàu thiết giáp hạm Littorio của Italia được vũ trang tận răng với 12 khẩu pháo loại này. Kèm theo đó là 9 khẩu pháo cỡ 381 mm, 12 khẩu pháo 90mm phòng không, 20 khẩu 37mm và 32 khẩu 20mm. Nguồn ảnh: Umbabino. Mặc dù vậy, lực lượng Hải quân với các thiết giáp hạm và tàu chiến cực khủng của Italy lại chỉ có đóng góp trong cuộc chiến ở Bắc Phi. Toàn bộ cuộc chiến còn lại, lực lượng Hải quân Italia dù rất mạnh nhưng cũng không thể ra khỏi được "ao làng" Địa Trung Hải. Nguồn ảnh: Pinterest. Nếu những khẩu pháo hiện đại với độ chính xác cao kèm theo đó là lực lượng hải quân hùng mạnh của Italia thoát ra được khỏi Địa Trung Hải và tham chiến ở Đại Tây Dương trong Chiến tranh Thế giới thứ hai thì chắc chắn cuộc chiến này đã có một diễn biến rất khác. Nguồn ảnh: Italianavy. Mời độc giả xem Video: Sức mạnh của Hải quân Italia trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Tuấn Anh.
Chính trị gia Philippines: Trung Quốc "tham lam" ở Biển Đông
Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, phiên bản tiếng Anh phát hành tại Hong Kong ngày 23/7, trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông giữa Bắc Kinh và Manila đang diễn ra gay gắt, Chủ tịch sáng lập Đảng Cộng sản Philippines ông Jose Maria Sison đã lên tiếng chỉ trích Trung Quốc "tham lam" trong tranh chấp ở Biển Đông.
Thế giới
Chủ tịch sáng lập Đảng Cộng sản Philippines ông Jose Maria Sison. (Nguồn: ndfp.net). Trả lời phỏng vấn báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng tại văn phòng của ông ở Utrecht (Hà Lan) mới đây, ông Sison đã nói rằng: "Trung Quốc rõ ràng đã rất tham lam khi tuyên bố chủ quyền 90% diện tích Biển Đông.". Ông Sison gọi tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông là hành động "sai lầm" và nhấn mạnh rằng: "Điều đó cũng giống như Ấn Độ tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ Ấn Độ Dương hay Mexico tuyên bố chủ quyền đối với phần lớn Vịnh Mexico.". Ông Sison cũng phủ nhận quan điểm cho rằng đây là một sự thay đổi lớn trong thái độ của Đảng Cộng sản Philippines đối với vấn đề tranh chấp Biển Đông. Ông Sison nói: "Đảng Cộng sản Philippines (CPP) nhất quán trong việc đòi hỏi độc lập quốc gia cũng như duy trì sự toàn vẹn lãnh thổ và thậm chí khi có một sự trùng hợp đối với những mối quan tâm của chính phủ về lãnh thổ, CPP không ngại có cùng quan điểm với chính phủ.". Ông Sison cho biết thêm: "Nếu bạn không bảo vệ lãnh thổ, sẽ không có gì còn lại"./.
Mỹ công bố chiến lược quân sự mới cho năm 2015
ANTĐ - Vào ngày 1-7 vừa qua, Mỹ đã công bố bản Chiến lược Quân sự quốc gia mới dành cho năm 2015, theo đó nhấn mạnh sự chuyển dịch đối tượng tập trung chiến lược sang khu vực Thái Bình Dương, đồng thời tăng cường đề phòng với Nga.
Thế giới
ANTĐ - Vào ngày 1-7 vừa qua, Mỹ đã công bố bản Chiến lược Quân sự quốc gia mới dành cho năm 2015, theo đó nhấn mạnh sự chuyển dịch đối tượng tập trung chiến lược sang khu vực Thái Bình Dương, đồng thời tăng cường đề phòng với Nga. Văn bản chính thức này khẳng định: Mỹ là quốc gia kiên cường nhất thế giới với các thế mạnh về mặt công nghệ, năng lượng, các nước đồng minh và các đặc điểm nhân khẩu học. Tuy nhiên, những ưu thế này đang phải đứng trên bờ vực thách thức. Moscow cho rằng, Washington đang thể hiện những hành động đạo đức giả khi liên tiếp buộc tội Nga Bên cạnh đó, chiến lược của Nhà Trắng còn thể hiện sự chuyển dịch đối tượng tập trung từ các phần tử cực đoan sang những nước luôn được xem là đối thủ của nước này, bao gồm Triều Tiên và Trung Quốc. Nỗi lo sợ mất đi tầm ảnh hưởng nhất định của mình tại khu vực Thái Bình Dương đã khiến Mỹ nhanh chóng thúc đẩy hợp tác an ninh với Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc và một số nước Nam Á. Tuy nhiên, vị trí đứng đầu trong danh sách đề phòng vẫn dành cho nước Nga. Đầu tiên, Washington tiếp tục nhấn mạnh tới những tuyên bố không có cơ sở trước đó rằng, Moscow đã nhúng tay vào cuộc khủng hoảng tại Ukraine: Các hành động quân sự của Nga thông qua các lực lượng ủy nhiệm đang làm nguy hại đến an ninh khu vực một cách trực tiếp. Sau đó, văn bản này còn cáo buộc Nga đang đe dọa tới sự bảo toàn của Hiệp ước tên lửa tầm trung (Intermediate-Range Nuclear Forces Treaty) và đề cao tầm quan trọng của NATO rằng, đây là một liên minh chiến lược có vai trò to lớn trong việc giảm các cuộc xung đột, đặc biệt là trước sự gây hấn của Nga gần đây. Ngoài Mỹ và NATO, các quốc gia Baltic cũng bày tỏ sự lo lắng trước sự xâm lược của Nga. Chánh Văn phòng Tổng thống Nga, ông Sergei Ivanov gọi thông tin này là vô nghĩa: Tôi cảm thấy thật hài hước khi Nga bị buộc tội đang thực hiện những hành động quân sự công kích. Đó là những điều vô nghĩa, hẳn phải là sự rối loạn tâm lý khi cho rằng, Nga sẽ xâm lược các quốc gia Baltic. Mặt khác, trang tin Sputnik của Nga cũng thể hiện quan điểm cho rằng, Mỹ chỉ chăm chăm buộc tội Nga mà không hề cân nhắc đến những hành động của mình, điển hình như sự can thiệp của Mỹ vào chiến dịch đánh bom do Ả-Rập Saudi dẫn đầu tại Yemen, và Washington nên tập trung sự chú ý vào các phần tử cực đoan hơn là chỉ chăm chú nghĩ ra các lí do công kích hướng vào đối thủ cũ từ Thế chiến thứ 2 do lo lắng sẽ mất đi vị trí bá chủ thế giới.
Trung Quốc vận động ba nước ASEAN đàm phán trực tiếp
Tại cuộc họp báo ở thủ đô Vientiane (Lào) hôm 23-4, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận bốn điểm với Brunei, Campuchia và Lào về vấn đề biển Đông.
Thế giới
Báo Japan Times (Nhật) đưa tin thỏa thuận đạt được như sau: Tranh chấp lãnh thổ về các đảo, đá và bãi cạn ở biển Đông không phải là vấn đề giữa Trung Quốc và ASEAN nói chung, đồng thời không ảnh hưởng đến phát triển quan hệ Trung Quốc-ASEAN. Quyền của các nước có chủ quyền về chọn lựa cách thức riêng để giải quyết tranh chấp phù hợp với luật pháp quốc tế phải được tôn trọng. Phản đối mọi ý đồ đơn phương áp đặt các nước khác. Các tranh chấp lãnh thổ và hàng hải phải được giải quyết thông qua tham vấn và thương lượng giữa các bên trực tiếp có liên quan. Trung Quốc và các nước ASEAN đủ khả năng bảo đảm hòa bình và ổn định ở biển Đông thông qua hợp tác. Các nước ngoài khu vực phải giữ vai trò xây dựng. Lào là chặng cuối trong chuyến công du ba nước châu Á của ông Vương Nghị. Trong khi đó, trong bài phát biểu tại ĐH Nam Carolina hôm 22-4 (giờ địa phương), ông Daniel Russel, trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách châu Á-Thái Bình Dương, khẳng định Mỹ quyết định sẽ không để cho Trung Quốc phá hoại lợi ích của các nước khác trong vấn đề tranh chấp biển Đông. Ông nói: Chúng ta phải yêu cầu Trung Quốc làm rõ các yêu sách hàng hải ở biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế, đồng thời phải thừa nhận các nước khác cũng có đầy đủ quyền như Trung Quốc. Ông nhấn mạnh: Chúng ta quyết tâm xây dựng một trật tự khu vực căn cứ trên nền tảng luật pháp mang lại lợi ích cho mọi dân tộc. Chúng ta không chấp nhận phân chia khu vực thành nhiều phạm vi ảnh hưởng khác nhau. TNL.
Hải quân Indonesia và Mỹ tiến hành tập trận chung
Hải quân Indonesia và Mỹ ngày 30/5 đã bắt đầu tiến hành cuộc tập trận chung tại tỉnh Đông Java nhằm tăng cường quan hệ cũng như kỹ năng thực hiện các hoạt động quân sự giữa hải quân hai nước.
Thế giới
Cuộc diễn tập thường niên có tên gọi "Phối hợp huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu trên biển 2012" (CARAT 2012) sẽ kéo dài tám ngày tại vùng nước ngoài khơi các thành phố duyên hải Surabaya và Situbondo thuộc tỉnh Đông Java, Indonesia. Hải quân Mỹ phái 830 lính thủy đánh bộ và các tàu chiến USS Germantown (LSD-42), USS Vandegrift (FFG-48) và USCG Waesche tham gia cuộc diễn tập. Hải quân nước chủ nhà Indonesia cũng cử trên 1.200 thủy quân lục chiến, các tàu KRI Diponegoro- 365, KRI Banjarmasin-592, KRI Sutedi Senoputra-378, nhiều trực thăng và máy bay cảnh giới tham gia cuộc diễn tập. Theo Chuẩn Đô đốc Agung Pramono, Tư lệnh Hạm đội miền Đông của Hải quân Indonesia, lực lượng thủy quân lục chiến và thủy thủ đoàn sẽ diễn tập nhiều nội dung, bao gồm các chương trình trao đổi chuyên gia (SMEE) về y tế, hoạt động thông tin, kỹ thuật và các hội thảo chuyên đề nhằm tăng cường kỹ năng hoạt động của hải quân./. (TTXVN).
Giáo sư Mỹ: 'Sẽ là thiểu năng nếu cứ toan tính cô lập Nga'
Những cố gắng nhằm cô lập một đất nước khổng lồ như Nga là 'sự háo danh xuẩn ngốc' chỉ dẫn đến hiệu ứng ngược. Ý kiến như vậy do ông Stephen Cohen Giáo sư danh dự của các trường ĐHTH New York và Princeton nêu lên, theo phản ánh của tạp chí Mỹ The Natio.
Thế giới
Theo quan điểm của GS Cohen, ý tưởng cô lập nước Nga thể hiện "sự thiểu năng" của chính giới Hoa Kỳ trong lĩnh vực chính sách đối ngoại. Đồng thời, GS tin rằng ngày nay không thể nói về bất kỳ sự cô lập nào với Nga, bởi từ sau năm 2014 Matxcơva đã trở thành thủ đô có tính năng động ngoại giao cao nhất thế giới. Liên bang Nga đang mở rộng quan hệ đối tác chính trị-quân sự và kinh tế với nhiều nước trên toàn cầu. Ngoài ra, Nga hiện là kiến trúc sư và điều phối viên chính của ba tiến trình đàm phán quan trọng nhất - về Syria, Serbia và Kosovo, thậm chí cả về Afghanistan - Giáo sư Mỹ lưu ý. Theo ý kiến của ông, không một quốc gia nào có thể cạnh tranh với Nga về mức thành công trong ngoại giao. Tính đến tất cả những điều này, rõ ràng đã đến lúc Hoa Kỳ cần học hỏi từ Nga chứ không phải là đòi Matxcơva tuân theo quan điểm của Washington về chính trị thế giới. Và nếu như Hoa Kỳ không làm như vậy thì chắc họ có nguy cơ sa vào tình trạng tự cô lập, thậm chí còn lớn hơn nữa, - GS Stephen Cohen kết luận. Theo vn.sputnik.
PACOM cảnh báo Triều Tiên về kế hoạch phóng tên lửa
Bộ tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ (PACOM) ngày 6/2 đã lên tiếng kêu gọi Triều Tiên kiềm chế không thực hiện “các hoạt động khiêu khích vô trách nhiệm”.
Thế giới
Tên lửa Unha-3 rời bệ phóng ở Trung tâm giám sát vệ tinh huyện Cholsan, tỉnh Bắc Pyongan tháng 12/2012. Reuters-TTXVN. Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc đưa tin trước việc Bình Nhưỡng công bố kế hoạch phóng tên lửa tầm xa trong tháng này, Phát biểu với Yonhap, Người phát ngôn PACOM Cody Chiles nói: Không ai được nghi ngờ một điều là các lực lượng của PACOM, trong đó có lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc, đã chuẩn bị sẵn sàng để bảo vệ nước Mỹ và bảo vệ các đồng minh của chúng ta tại Hàn Quốc và Nhật Bản... Chúng tôi đã biết về thông báo của Triều Tiên liên quan đến kế hoạch phóng rốckét của họ và đang theo dõi chặt chẽ tình hình. Bản tin của Yonhap cũng dẫn nguồn Hội đồng tham mưu trưởng liên quân (JCS) của Hàn Quốc cho biết sáng cùng ngày, Chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc, Tướng Lee Sun-jin và Tư lệnh các lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc, Tướng Curtis Scaparrotti đã cùng tới thị sát Khu vực an ninh chung trong làng đình chiến Panmunjom. Tại đây, hai quan chức đã kêu gọi quân đội duy trì mức độ sẵn sàng chiến đấu cao nhất. TTXVN/Tin Tức.
Nhật Bản lại rung chuyển vì động đất 5,2 độ Richter
Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, khu vực Kanto, Nhật Bản, tiếp tục rung chuyển bởi trận động đất có cường độ 5,2 độ Richter.
Thế giới
Rung chấn xuất hiện vào lúc 17 giờ 48 phút (giờ địa phương) với tâm chấn được xác định là nằm ở miền Nam tỉnh Ibaraki ở độ sâu 50km tọa độ 36,1 độ vĩ Bắc và 139,9 độ kinh Đông. [ Động đất mạnh 5,2 độ Richter rung chuyển Tokyo ]. Các tỉnh, thành phố ở phía Bắc Tokyo và giáp với tỉnh Ibaraki, cường độ động đất đo được ở chấn độ 4, theo thang chấn độ của Nhật Bản. Tại Tokyo, người dân sống trên các khu nhà cao tầng có thể cảm nhận hết sức rõ rệt cường độ rung chấn. Trước đó, sáng sớm 29/5 một trận động đất với cường độ tương tự cũng làm rung chuyển khu vực Kanto, trong đó có thủ đô Tokyo, nhưng không có thiệt hại nào xảy ra./. Hữu Thắng (Vietnam+).
Hải quân Ấn Độ cảnh giác với Trung Quốc
Ấn Độ đã phải xem xét lại hoạt động của Trung Quốc một cách thận trọng hơn ở khu vực biển Ấn Độ Dương.
Thế giới
Hải quân Trung Quốc đang duy trì sự hiện diện ở Ấn Độ Dương chủ yếu là để hỗ trợ các hoạt động chống buôn lậu tại Vịnh Aden. Tuy nhiên, kể từ tháng 10 năm nay, khi một tàu ngầm Trung Quốc bị phát hiện, Ấn Độ đã phải xem xét lại hoạt động của Trung Quốc một cách thận trọng hơn. Hồi tháng 10, Hải quân Ấn Độ đã phát hiện và theo dõi một tàu ngầm Trung Quốc đi vào hoạt động ở Ấn Độ Dương trong một tháng, Đô đốc Hải quân Sunil Lanba cho biết hôm thứ Hai. Ấn Độ đã theo dõi một tàu ngầm Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương. Tàu này lưu lại trong một tháng và bây giờ đã quay trở lại về Trung Quốc, Đô đốc Sunil Lanba nói trong một cuộc họp báo ở New Delhi. Đến nay, chính quyền Trung Quốc đã không có bất kỳ bình luận chính thức nào về tuyên bố của người đứng đầu Hải quân Ấn Độ. Đô đốc Hải quân Ấn Độ, Sunil Lanba. Người Ấn Độ cho rằng Trung Quốc đã triển khai tàu ngầm loại 039A Yuan ở Ấn Độ Dương lần đầu tiên kể từ vụ Doklam năm ngoái, khi quân đội Trung Quốc và Ấn Độ tham gia vào một cuộc tranh chấp tại khu vực ngã ba tranh chấp giữa Ấn Độ, Bhutan, và Trung Quốc khi một công ty Trung Quốc bị cáo buộc đang tiến hành một cuộc khảo sát ở khu vực trên. Đô đốc Lanba nói thêm rằng, có khoảng từ sáu đến tám tàu hải quân cả PLA thường trực ở Ấn Độ Dương. Mặc dù hiện tại số lượng tàu chiến Trung Quốc trong khu vực Ấn Độ Dương chỉ bằng một nửa con số 14 khi xảy ra vụ Doklam năm ngoái, nhưng Hải quân vẫn tiếp tục duy trì triển khai 50 tàu cho nhiệm vụ giám sát và đảm bảo an toàn cho khu vực biển của Ấn Độ. Hải quân Ấn Độ ở vị trí thống trị trong khu vực biển Ấn Độ Dương, Đô đốc Lanba khẳng định trước giới truyền thông. Chúng tôi có ưu thế vượt trội so với Pakistan trên biển. Trong trường hợp của Trung Quốc, sự cân bằng quyền lực ở Ấn Độ Dương nghiêng về phía chúng ta., Đô đốc Lanba nói thêm. Trong khi đó, để tăng cường sức mạnh của Hải quân, chính phủ Ấn Độ đã phê duyệt mua một số lượng lớn tàu và máy bay chiến đấu. Chính phủ đã phê duyệt 56 tàu mặt nước và 32 tàu ngầm. Một số sẽ thay thế hạm đội hiện tại bao gồm các tàu mới như chiến hạm, tàu ngầm, và tàu quét mìn, Đô đốc Lanba nói. Đô đốc Lanba cũng cho biết thêm rằng để hoàn thành kế hoạch trên Ấn Độ sẽ phải mất một thập kỷ. Như Ý.
Một quan chức Trung Quốc tiết lộ chi phí quân sự
- Theo hãng thông tấn Kyodo, chi phí quân sự thực tế của Trung Quốc cao gấp 1,5 lần so với công bố.
Thế giới
Hãng Kyodo ngày 8/7 trích nguồn tin từ một quan chức quân sự Trung Quốc cho biết chi phí quân sự thực tế của nước này trong tài khóa 2010 cao gấp 1,5 lần so với chi phí quốc phòng đã công bố trước đó. Theo đó, chi phí quân sự Trung Quốc được nêu trong thông báo nội bộ, vào khoảng 788 tỷ nhân dân tệ (NDT), cao gấp 1,5 lần so với mức công bố là 532,1 tỷ NDT. Dự kiến, chi phí này sẽ tăng gấp 2 lần trong những năm sau năm 2010 và tăng gấp 3 lần từ sau những năm 2020. Quan chức trên cho biết thêm trong nội bộ quân đội Trung Quốc có hai khái niệm hoàn toàn khác nhau là chi phí quốc phòng và chi phí quân sự, trong đó chi phí quân sự là khoản chi phí quốc phòng cộng thêm những chi phí một phần cho việc mua vũ khí và phát triển vũ khí hạt nhân. Như vậy, chi phí quân sự quốc phòng của Trung Quốc chiếm khoảng 2,5% so với Tổng thu nhập quốc nội GDP của nước này, trong khi con số mà người phát ngôn Quốc hội Trung Quốc Lý Triệu Tinh công bố với thế giới chỉ đạt 1,4% GDP. Đây là lần đầu tiên một quan chức quân sự Trung Quốc tiết lộ bí mật chi phí quân sự trong bối cảnh Bắc Kinh từ trước tới nay liên tục bị quốc tế chỉ trích không minh bạch trong việc công bố nguồn chi này. Trà My (Tổng hợp).
Cựu Tổng thống Sarkozy bị loại tại tranh cử sơ bộ Pháp
Cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã bị loại khỏi vòng tranh cử sơ bộ phe cánh hữu và trung hữu vòng 1 được tổ chức ngày 20-11.
Thế giới
Theo RT, với 21% số phiếu, cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy bị loại khỏi vòng 1 cuộc bầu cử sơ bộ để chọn ra ứng viên tổng thống Pháp vào năm tới của phe cánh hữu và trung hữu. Trong khi đó, cựu Thủ tướng Franois Fillon và Thị trưởng TP Bordeaux Alain Juppe cũng từng là thủ tướng, đã lọt vào vòng 2 của vòng sơ bộ với số phiếu tương ứng là 44,1% và 28,2%. Cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy thất bại trong tranh cử sơ bộ. Ảnh: RT. Tôi không thể thuyết phục được cử tri nhưng tôi tôn trọng kết quả - ông Sarkozy nói. Ông nói thêm ông sẽ bỏ phiếu cho cựu Thủ tướng Franois Fillon vào vòng tới. Vào ngày 27-11 tới, ông Francois Fillon, 62 tuổi và ông Alain Juppe, 71 tuổi, sẽ tham gia cuộc bỏ phiếu sơ bộ vòng 2 để chọn ra ứng viên đại diện cho cánh hữu và trung hữu tham dự cuộc đua vào điện Alysees tháng 4-2017. Ông Juppe từng là thủ tướng dưới thời cựu Tổng thống Jacques Chirac trong thời gian 1995-1997. Hiện giờ, ông làm thị trưởng Bordeaux. Chính trị gia 71 tuổi đã kêu gọi sự đoàn kết sau các cuộc tấn công khủng bố đẫm máu. Ông cũng nói về các vấn đề như nền kinh tế trì trệ và tỉ lệ thất nghiệp cao. Vì vậy, ông đã dẫn đầu cuộc thăm dò sơ bộ trong nhiều tháng. Trong khi đó, ông Sarkozy có những lời lẽ cứng rắn về cuộc chiến chống Hồi giáo và chấp nhận chính sách bảo hộ. Vị cựu tổng thống 61 tuổi từng bị cáo buộc nhận tiền tài trợ chiến dịch tranh cử bất hợp pháp và ra sức đút lót thẩm phán. Đây là lần đầu tiên cử tri Pháp tiến hành bầu cử sơ bộ giống như hệ thống bầu cử Mỹ.
Tổng thống Putin bí mật gặp Tướng Iran?
Truyền thông phương Tây lại đang rộ lên tin Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa có cuộc gặp gỡ bí mật với một vị tướng hàng đầu của Iran bị Liên Hợp Quốc cấm dời khỏi lãnh thổ của nước Cộng hòa Hồi giáo.
Thế giới
Phản ứng trước những thông tin kiểu như trên, thứ ký báo chí của Tổng thống Nga ông Dmitry Peskov hôm qua (7/8) cho biết, Tổng thống Putin không có bất kỳ cuộc gặp gỡ nào ở thủ đô Moscow với Tướng Iran Qassem Suleimani và rằng điện Kremlin cũng không biết bất kỳ thông tin gì về việc có hay không chuyến thăm của vị quan chức quân sự cấp cao Iran đến Nga. "Lịch trình của Tổng thống không có bất kỳ cuộc gặp gỡ nào kiểu đó, ông Peskov nhấn mạnh. Tôi thực sự không có bất kỳ thông tin nào về việc liệu có việc vị Tướng đó đến Moscow hay không, phát ngôn viên điện Kremlin nói thêm. Trước đó, một số tờ báo phương Tây đưa tin, Tướng Suleimani Chỉ huy một trung đoàn tinh nhuệ thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran đã đến thăm Moscow và có các cuộc hội đàm với một số quan chức cấp cao hàng đầu của Nga, trong đó có Tổng thống Vladimir Putin và Bộ trưởng Quốc phòng Sergey Shoigu. Tướng Suleimani là người bị Liên Hợp Quốc cấm rời khỏi lãnh thổ Iran.. Báo chí phương Tây thậm chí còn cho rằng, Tướng Iran đến Moscow bằng một chuyến bay được lên lịch trình và sắp xếp từ trước. Nga và Iran từ lâu vốn có mối quan hệ khá tốt đẹp và mối quan hệ này khiến giới chức phương Tây thực sự lo ngại. Thời gian này, Moscow đang khiến phương Tây phát sốt vì liên tục tuyên bố về khả năng chuẩn bị bàn giao các tên lửa thiện chiến S-300 cho nước Cộng hòa Hồi giáo Iran. Trước đó, Nga từng đình chỉ hợp đồng bán S-300 cho Iran vì sức ép mạnh mẽ của phương Tây. Tuy nhiên, gần đây Nga và Iran đang quay trở lại tăng cường hợp tác với nhau khi cả hai đều đang phải đối mặt với những đòn trừng phạt của phương Tây. Với lý do các cuộc đàm phán hạt nhân đã đạt được nhiều tiến triển, Nga tuyên bố sẽ sớm cung cấp tên lửa S-300 cho Iran. Tuy nhiên, trên thực chất, người ta tin rằng, đây là đòn trả đũa hiểm hóc mà Moscow tung ra nhằm đáp trả việc phương Tây liên tục dồn ép Nga vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Sẽ là điều dễ hiểu khi giới chức và truyền thông phương Tây lúc này tỏ ra hết sức nhạy cảm với bất kỳ cuộc gặp gỡ nào giữa lãnh đạo của Nga với giới tướng lĩnh hay quan chức quân sự cấp cao của Iran. Nếu Iran thực sự có trong tay các tên lửa tối tân S-300 của Nga thì đây sẽ là ác mộng đối với phương Tây. S-300, còn được gọi là SA-20, được xem là một trong những hệ thống tên lửa đối không hiệu quả nhất thế giới. Nó có thể bắn hạ các máy bay chiến đấu và các loại tên lửa đầu đạn hạt nhân tầm thấp. S-300 với tầm bắn hơn 200km có khả năng theo dõi đồng thời 100 mục tiêu và tấn công 6 mục tiêu cùng lúc. Phương Tây luôn nơm nớp lo sợ trước việc Nga bán siêu tên lửa S-300 cho các nước Trung Đông, trong đó có Iran và Syria. (tổng hợp)Kiệt Linh.
Lệnh cấm phụ nữ Arab Saudi lái xe đã chính thức bị dỡ bỏ
Từ ngày 24/6, phụ nữ tại Arab Saudi sẽ được phép ngồi sau tay lái.
Thế giới
Phụ nữ Arab Saudi vui mừng khi lệnh cấm lái xe được chính thức dỡ bỏ. Sau nhiều thập kỷ áp dụng lệnh cấm phụ nữ lái xe thì bắt đầu từ hôm nay (24/6), Arab Saudi đã chính thức dỡ bỏ quy định này. Sự thay đổi này đã được công bố trong một sắc lệnh từ tháng 9 năm ngoái, là một phần của các kế hoạch cải cách của Hoàng Thái tử Mohammed bin Salman. Hồi đầu tháng 6, quốc gia này đã bắt đầu cấp những giấy phép lái xe đầu tiên cho phụ nữ tại đây. Đây là kết quả quá trình đấu tranh bền bỉ của các nhà nhân quyền ở Riyadh. Họ đã vận động trong suốt nhiều năm vì quyền lái xe của nữ. Thậm chí, nhiều người đã bị bắt giam vì tham gia các những chiến dịch. Ngay sau khi quy định trên được bãi bỏ, từ nửa đêm, nhiều phụ nữ ở các thành phố trên khắp đất nước đã lái xe trên các đường phố trong niềm vui mừng. "Đây là một khoảnh khắc lịch sử đối với mọi phụ nữ Arab Saudi", người dẫn chương trình truyền hình Sabika al-Dosari nói với hãng tin AFP. Trong khi đó, nhiều người khác cho biết giờ đây, họ không còn lệ thuộc vào những người đàn ông nữa. Thu Trang.
Máy bay rơi ở Pháp: 150 mẫu ADN của nạn nhân đã được phân tách
Các nhân viên phòng thí nghiệm đã phân tách được 150 mẫu ADN của các nạn nhân trong vụ tai nạn máy bay A320 của hãng Germanwings.
Thế giới
CNN đưa tin, trong số hơn 2000 mẫu ADN được thu thập từ hiện trường của vụ tai nạn máy bay của hãng Germanwings, các nhân viên phòng thí nghiệm đã phân tách được 150 mẫu ADN, công tố viên người Pháp Brice Robin nói với phóng viên hôm thứ Năm ngày 2/4. Ông cho biết thêm: Điều đó không có nghĩa là chúng tôi đã xác định được danh tính của 150 nạn nhân. Các mẫu ADN được tìm thấy vẫn sẽ phải đối chiếu với mẫu ADN do người nhà các nạn nhân cung cấp để xác định danh tính. Quá trình này sẽ kéo dài trong một vài tháng và hiện chưa xác định được danh tính của một nạn nhân nào. Các nhân viên phòng thí nghiệm đã phân tách được 150 mẫu ADN của các nạn nhân trong vụ tai nạn máy bay A320 của hãng Germanwings. Việc khôi phục các dữ liệu của máy bay Airbus A320 rơi ở Pháp vẫn đang được tìm kiếm. Tại hiện trường vụ tai nạn, các nhà chức trách đã tìm thấy khoảng 470 vật dụng cá nhân bao gồm 40 chiếc điện thoại di động, tuy nhiên các thiệt bị này đều bị hư hỏng và khó có thể khai thác thông tin. Việc tìm thấy hộp đen thứ 2 của máy bay Airbus A320 rơi ở Pháp đã cho thấy cơ phó Andreas Lubitz đã cố tình điều khiển máy bay hạ thấp ở độ cao khoảng 100 feet và nhiều lần thay đổi các thông số của chế độ lái tự động, cũng như tăng tốc độ của máy bay khi nó trong trạng thái lao xuống. Các nhà chức trách hy vọng sẽ tìm ra nhiều manh mối về vụ tai nạn máy bay Airbus A320 của hãng Germanwings rơi ở Pháp trong thời gian tới. N.Tâm.
Trung Quốc cáo buộc Mỹ thực hiện chính sách “đế quốc thông tin”
Truyền thông nhà nước Trung Quốc ngày 22-1 đã chỉ trích phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton về vấn đề Internet tại Trung Quốc, xem đó là một dạng “đế quốc thông tin” của phương Tây.
Thế giới
Tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc viết Trung Quốc không thể trở thành nạn nhận của chủ nghĩa đế quốc về thông tin. Tờ Thời báo Hoàn Cầu viết: Chiến dịch của Mỹ vì một dòng thông tin tự do, không kiểm duyệt trên mạng Internet không bị hạn chế là một chiến dịch được ngụy trang nhằm áp đặt những giá trị của Mỹ đối với những nền văn hóa khác nhân danh dân chủ. Phản ứng của báo chí Trung Quốc được đưa ra sau bài phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ về tự do Internet, theo đó cảnh báo về nỗ lực của một số chính phủ, trong đó có Trung Quốc trên thế giới dựng lên điều mà bà gọi là những bức tường vô hình ngăn chặn người dân tiếp cận một số thông tin trên mạng Internet. Bà Clinton cũng đã kêu gọi Trung Quốc điều tra vụ tin tặc Trung Quốc tấn công Google và nói rằng Google có quyền từ chối chính sách kiểm duyệt của Trung Quốc. Phát biểu của bà Clinton được đưa ra giữa lúc đang xảy ra vụ tranh cãi xoay quanh cáo buộc của Công ty Google của Mỹ, rằng chính quyền Bắc Kinh kiểm duyệt công cụ dò tìm thông tin Google tại Trung Quốc. Đồng thời không điều tra vụ các tin tặc tấn công email của một số người chống đối Chính phủ Trung Quốc đang sử dụng email của Google. Ngoại trưởng Clinton cũng cho biết Washington đang tái khởi động một lực lượng liên ngành là Toán đặc nhiệm về tự do Internet toàn cầu. K.Minh (theo AFP, BBC) Thông tin liên quan: - Trung Quốc kiện Mỹ tấn công mạng - Đằng sau cuộc đối đầu giữa Google và hacker Trung Quốc.
Tàu cá va vào đá ngầm, 3 thuyền viên rơi xuống biển
3 thuyền viên bị rơi xuống biển sau sự cố tàu va phải bãi đá ngầm tại hòn Trâu Nằm, thuộc khu vực vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa.
Thế giới
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam cho biết vừa cứu nạn thành công các thuyền viên trên tàu hàng Hải Minh 36; đồng thời hỗ trợ tàu Hải Minh 36 thoát khỏi bãi đá ngầm. Trước đó, lúc 20h20 ngày 26/11, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam nhận được thông tin báo nạn khẩn cấp từ tàu Hải Minh 36 trên hành trình đi Hải Phòng nhưng khi cách bờ biển Nha Trang 27 hải lý về hướng Đông Bắc thì gặp sự cố. Tàu bị thủng ở khu vực khoang máy, nước tràn vào tàu gây nguy cơ chìm. Trong quá trình va chạm, 3 thuyền viên đã bị rơi xuống biển, 5 thuyền viên còn lại mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng không thể khắc phục được sự cố trên tàu cũng như cứu vớt 3 thuyền viên bị rơi xuống biển. Lực lượng cứu nạn tiếp cận tàu hàng, hỗ trợ khắc phục sự cố. (Ảnh Bình Minh Anh). Nhận được yêu cầu cứu nạn khẩn cấp, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam đã điều động tàu SAR27-01 nhanh chóng ra hiện trường để cứu nạn. Đến 0h20 ngày 27/11, tàu SAR27-01 đã tìm kiếm, vớt lên tàu 3 thuyền viên gặp nạn của tàu Hải Minh 36. Sau đó, tàu SAR27-01 tiếp tục tiếp cận tàu bị nạn, bố trí lực lượng sang tàu hỗ trợ bơm nước và chống thủng; đồng thời chăm sóc y tế các thuyền viên trên tàu, cung cấp lương thực, thực phẩm cho tàu. Sau khi được hỗ trợ, tàu Hải Minh 36 đã tạm thời khắc phục được sự cố và thoát khỏi bãi đá ngầm, tàu được đưa về neo đậu an toàn tại vịnh Vân Phong. Hiện toàn bộ 8 thuyền viên trên tàu Hải Minh 36 sức khỏe dần ổn định, còn tàu hàng được đưa về neo đậu an toàn tại Vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa. Tình Thương.
Nga-Trung tập trận rầm rộ ở tây Thái Bình Dương
Nhiều tàu chiến của hải quân Nga và Trung Quốc ngày 18.9 bắt đầu cuộc tập trận chung tại vùng biển phía tây bắc Thái Bình Dương.
Thế giới
Nhiều tàu chiến của Nga và Trung Quốc tập trận tại vùng biển phía tây bắc Thái Bình Dương trong khoảng 1 tuần tới - Ảnh: Reuters. Người phát ngôn Hạm đội Thái Bình Dương Nga Vladimir Matveev thông báo có 11 tàu mặt nước, 2 tàu ngầm, 4 thiết bị lặn, 4 máy bay săn ngầm và 4 trực thăng tham gia cuộc tập trận Joint Sea 2017 giữa 2 nước Nga và Trung Quốc, theo đài RT ngày 17.9. Một số khí tài nổi bật trong số này là tàu khu trục chống ngầm Đô đốc Tributs, khinh hạm Sovershenny, 2 tàu ngầm diesel của Nga trong khi Trung Quốc điều đến tàu khu trục Thạch Gia Trang, tàu hộ tống Đại Khánh. Cuộc tập trận kéo dài khoảng 1 tuần, và chia làm 2 phần. Thủy quân lục chiến 2 nước tập trận tại trường bắn Gornostay, gần thành phố Vladivostok trong khi các tàu chiến tập trận ở vùng biển giữa bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản, và tại biển Okhotsk. Giai đoạn một của cuộc tập trận Joint Sea 2017 diễn ra hồi tháng 7 tại vùng biển Baltic. Bảo Vinh. Bảo Vinh.
Triều Tiên vừa phóng vật thể nghi là tên lửa
Kênh truyền hình NHK của Nhật Bản dẫn các nguồn tin chính phủ cho biết, Triều Tiên vừa phóng một vật thể dường như là một tên lửa vào lúc khoảng 22 giờ theo giờ Việt Nam.
Thế giới
Theo NHK, tên lửa trên có thể đã rơi xuống vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (Sin-dô A-bê) xác nhận Triều Tiên đã bắn một tên lửa và ông đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp để thảo luận về vụ phóng này. Theo TTXVN.
Những tin tức mới nhất về tình hình khủng bố IS ngày 14/1/2015
(VietQ.vn) - Pháp và Mỹ kiên quyết tiêu diệt khủng bố IS, dấy lên nghi ngại Al-Queda và IS bắt tay trong đợt tấn công ở Pháp, IS tung video chiến binh nhí hành quyết các điệp viên Nga... là những tin tức mới nhất về tình hình khủng bố IS.
Thế giới
Khủng bố IS tung video chiến binh nhí hành quyết các điệp viên Nga. Nhóm khủng bố IS vừa công bố đoạn video ghi lại rùng rợn về một chiến binh nhí hành quyết 2 người đàn ông bị cáo buộc làm việc cho cơ quan tình báo Nga. Đoạn video cho thấy, hai người đàn ông bị bắn chết bởi chiến binh nhí khoảng 10 tuổi sau khi bị thẩm vấn về việc họ nỗ lực xâm nhập vào hàng ngũ IS tại Syria. Cụ thể, video có tựa đề tiếng Anh là "Uncovering an Enemy Within" (Phát hiện kẻ thù từ bên trong), được tường thuật bằng tiếng Nga và mở màn với cảnh thẩm vấn người đàn ông tự nhận là công dân Kazakhstan. Người này cho biết được Cơ quan An ninh Liên bang (FSB) Nga tuyển mộ để tiếp cận một chiến binh IS. Hình ảnh hành quyết hai người đàn ông bị cáo buộc là "điệp viên Nga" cắt từ video của khủng bố IS. Ảnh minh họa. Người đàn ông thứ 2 không tiết lộ quốc tịch, được biết anh ta từng làm việc cho FSB tại Nga và hiện được giao nhiệm vụ tiêu diệt một chiến binh IS. Cả 2 người đều thừa nhận, họ được lệnh thu thập thông tin về các chiến binh IS tại Syria. Sau màn thẩm vấn, máy quay hướng ra phía ngoài, nơi một chiến binh IS để râu và mặc đồ giống quân phục đứng cùng chiến binh nhí cầm súng. Tên này đọc thuộc các câu thơ tôn giáo và nói hai "điệp viên" Nga đang "bị giam bởi những con sư tử con" của Nhà nước Hồi giáo. Trong khi đó, 2 nạn nhân mặc đồ màu xám, quỳ gối trước chiến binh nhí IS. Đứa trẻ sau đó tiến đến, bắn nhiều phát vào đầu hai nạn nhân cho đến khi họ ngã gục. Đoạn cuối của video chiếu lại đoạn phim tuyên truyền của IS xuất hiện từ năm ngoái có hình ảnh chính chiến binh nhí vừa bắn chết hai người đàn ông trả lời phỏng vấn. Đứa trẻ tự nhận là Abdallah, từ Kazakhstan và tuyên bố sau này lớn lên muốn giết "những kẻ không theo đạo". Trẻ em thường xuyên xuất hiện trong các video huấn luyện, đào tạo của nhóm khủng bố nhưng đây là lần đầu tiên IS công bố hình ảnh trẻ em tự tay hành quyết các nạn nhân. Hiện Cơ quan An ninh Liên bang (FSB) Nga vẫn chưa đưa ra bình luận về vụ việc. Trong khi nhiều người tranh luận về tính xác thực của đoạn video rùng rợn trên, ông Charlie Winter, một nhà nghiên cứu về chống chủ nghĩa cực đoan nhận định: "Cho dù video là thật hay chỉ là dàn dựng, việc IS sử dụng hình ảnh một đứa trẻ hành quyết các nạn nhân trong video trên là yếu tố gây sốc và giật mình. Những video tuyên truyền trước đó của IS cũng sử dụng hình ảnh trẻ em cầm súng đang được huấn luyện khắt khe để trở thành những chiến binh thánh chiến trong tương lai. Tuy nhiên, đoạn video mới trên đánh dấu sự mức độ tàn bạo, giật gân hơn hẳn những đoạn video trước đây". Ngoài ra, những kẻ ủng hộ IS hoan nghênh đoạn video và tuyên bố đây là sự cảnh báo cho "người kẻ gửi gián điệp" xâm nhập vào IS. Pháp và Mỹ kiên quyết tiêu diệt khủng bố IS. Thủ tướng Pháp Manuel Valls hối thúc quốc hội mở rộng chiến dịch không kích, đồng thời quả quyết Chúng ta đang đứng trước cuộc chiến chống khủng bố. Ông Valls nhấn mạnh đất nước Pháp tuyên chiến với chủ nghĩa cực đoan và chủ nghĩa khủng bố nhưng không phải với Hồi giáo. Sau tang lễ 7 nạn nhân, Thủ tướng Pháp khẳng định các tay súng Hồi giáo thảm sát 17 người ở Paris tuần trước mong muốn giết chết tinh thần nước Pháp nhưng đã thất bại. Tổng thống Mỹ Barack Obama gặp gỡ các lãnh đạo quốc hội hôm 13-1. Ảnh minh họa. Nước Pháp đã tham gia liên minh do Mỹ cầm đầu hồi tháng 9-2014 và mới thực hiện một số ít cuộc không kích ở Iraq nhưng chưa cùng với Mỹ không kích IS ở Syria. Gặp gỡ với các lãnh đạo quốc hội Mỹ cùng ngày, Tổng thống Obama cam kết cùng với họ chuẩn bị văn kiện cho phép sử dụng sức mạnh quân sự chống lại phiến quân IS. Nhà Trắng cho biết cũng thúc giục các nghị sĩ nhanh chóng chấp nhận khoản ngân sách dành cho Bộ An ninh Nội địa và thông qua dự luật đối phó với các mối đe dọa an ninh mạng. Trong khi đó, nguồn tin chính phủ Anh và các chuyên gia an ninh tư nhân nước này thừa nhận nhóm tin tặc CyberCaliphate ủng hộ IS - đã tấn công tài khoản Twitter của Lầu Năm Góc hôm 12-1 - được sáng lập bởi một người Anh từng ngồi tù 6 tháng năm 2012 vì xâm nhập dữ liệu các mối liên lạc thư điện tử của cựu thủ tướng Anh Tony Blair. Theo đó, Junaid Hussain, 20 tuổi, là đầu sỏ của nhóm CyberCaliphate nhưng chưa rõ y có dính líu đến vụ tấn công hôm 12-1 nhằm vào tài khoản Twitter và YouTube của Bộ Chỉ huy Trung tâm Mỹ - cơ quan đầu não của các hoạt động quân sự ở trung Đông - hay không. Nghi vấn Al-Qaeda và khủng bố IS bắt tay trong đợt tấn công ở Pháp. Video quay cảnh tay súng giết 5 người ở Paris thề trung thành với IS, trong khi bạn của hắn, hai anh em thảm sát tạp chí trào phúng Pháp tuyên bố chúng thuộc al-Qaeda, làm dấy lên nghi ngờ về việc hai nhóm cực đoan đã phối hợp với nhau. Một đoạn video xuất hiện hôm 11/1 cho thấy Amedy Coulibaly, kẻ sát hại một nữ cảnh sát và 4 con tin tại siêu thị Do Thái ở Paris tuần trước, thề trung thành với Nhà nước Hồi giáo (IS), trong khi bạn của hắn, hai tay súng thực hiện vụ tấn công tạp chí trào phúng Pháp lại tuyên bố đến từ al-Qaeda, tổ chức cực đoan cạnh tranh với IS. Điều dường như mâu thuẫn này đặt ra câu hỏi về mối liên hệ giữa ba kẻ gây ra các vụ tấn công tuần trước ở Pháp, liệu họ có thực hiện với sự chỉ đạo trực tiếp của tổ chức cực đoan, và thông báo trước cho mạng lưới hay không, và liệu tình bạn có khiến họ dẹp bất đồng giữa các nhóm sang một bên hay không. Trong video được nhóm tình báo SITE xác nhận, Amedy Coulibaly biện minh cho lý do chúng tấn công vào tạp chí và siêu thị. "Nếu xét đến những điều họ đang làm thì những gì chúng tôi thực hiện là hoàn toàn chính đáng", Coulibaly nói. Hắn cho biết hắn từng phối hợp hoạt động với Said và Cherif Kouachi, hai tên thực hiện vụ thảm sát ở tạp chí trào phúng Charlie Hebdo hôm 7/1, và gọi chúng là "những người anh em từ đội ngũ của chúng tôi". Theo AP, hai người đàn ông từng giao dịch ma túy với Coulibaly xác nhận hắn là người trong video. Cảnh sát cho biết họ đang điều tra xem đoạn video được đăng trong hoàn cảnh nào. "Chúng tôi từng làm một vài việc với nhau và một số việc riêng rẽ, để có tác động lớn hơn", hắn nói với tiếng Pháp trôi chảy, và nói thêm rằng hắn đã giúp anh em nhà Kouachi về mặt tài chính bằng việc cung cấp "vài nghìn euro". Amedy Coulibaly, kẻ bắt cóc và tấn công con tin tại siêu th Do Thái ở Paris hôm 9/1 đã thề trung thành với IS trong một video. Ảnh minh họa. Đoạn video còn quay cảnh y làm động tác chống đẩy, trong phòng có những khẩu súng trường tự động, súng lục và súng đạn. Hắn ngồi nói chuyện dưới lá cờ đen trắng của IS. Trong khi đó, những người sống sót trong vụ tấn công Charlie Hebdo cho biết hai tay súng tuyên bố họ đến từ al-Qaeda ở Yemen, chi nhánh Mỹ coi là nguy hiểm nhất trong mạng lưới al-Qaeda. Khủng bố IS không hợp tác với các chiến binh al-Qaeda và thậm chí còn chiến đấu với họ trong một cuộc xung đột lãnh thổ, bên lề cuộc nội chiến Syria. Các chuyên gia nghi ngờ liệu các cuộc tấn công có thể được điều phối bởi các nhóm là đối thủ của nhau hay không. Trong khi Cherif Kouachi bị kết án về tội khủng bố năm 2008, và anh trai của hắn, Said được cho là đã được huấn luyện và chiến đấu cùng lực lượng al-Qaeda khi ở Yemen, cho đến nay chưa có bằng chứng cho thấy Coulibaly đã đến Syria hay Iraq, nơi IS chiếm đóng. Bạn gái hắn bị phát hiện lần cuối tại một thị trấn ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria, một vài ngày trước khi diễn ra các cuộc tấn công Paris. Cô ta cũng bị tình nghi có liên quan đến cuộc tấn công. Kể từ khi IS rạn nứt quan hệ với al-Qaeda hồi năm ngoái, các chiến binh từ hai nhóm rơi vào một cuộc chiến đẫm máu tại Iraq và Syria, nơi IS tuyên bố lãnh đạo một Nhà nước của Hồi giáo và phong trào jihad toàn cầu. Hai nhóm đã giao tranh với nhau, khiến hàng trăm thành viên hai phe thiệt mạng. "Đây sẽ là một điều bất ngờ lớn", Peter Neumann, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Cực đoan tại King's College London cho biết. "Giả thiết cho rằng hai nhóm có chủ ý hợp tác trong các hoạt động ở nước ngoài dường như quá xa vời. Nếu việc này có thể xảy ra, kịch bản có nhiều khả năng nhất là hai bên đang đấu để loại nhau. Nếu hai bên phối hợp nhau thì nó cũng chỉ xảy ra ở mức rất thấp", ông nói. Vụ tấn công của Coulibaly ít chuyên nghiệp, và dường như mang tính tự phát nhiều hơn. Timothy Holman, chuyên gia tại Trường S. Rajaratnam Nghiên cứu Quốc tế (RSIS) ở Singapore, cho biết những kẻ tấn công muốn đại diện cho những người chúng muốn trở thành. Họ có mối quan hệ cá nhân có thể vượt qua sự cạnh tranh giữa các thủ lĩnh cực đoan ở nước ngoài. Liên kết của anh em nhà Kouachi với Yemen cũng tồn tại trước khi IS và al-Qaeda rạn nứt quan hệ. Các tay súng trong các vụ tấn công Paris tuần trước kết bạn với nhau "trước khi họ tham gia vào nhóm chiến binh. Họ cũng chiến đấu để bảo vệ lẫn nhau nhiều như cho các nhóm cực đoan", Holman cho biết. "Theo quan điểm của tôi, mối quan tâm lớn nhất của họ là lòng trung thành với bạn bè và gia đình trong môi trường jihad, sau đó mới tới nhóm chiến binh. Nếu Coulibaly dành lòng trung thành lớn nhất cho IS, hắn có thể sẽ không hành động cùng một lúc với anh em nhà Kouachi", ông nói thêm. Trang Mạc ( tổng hợp ).
Tổng thống Pháp nhập viện khi chạy bộ
Sau khi chạy 45 phút hôm 26/7 gần lâu đài Versailles, ông bị mệt và được bác sĩ riêng yêu cầu nằm nghỉ. Sau khi sơ cứu, máy bay trực thăng đưa ông vào viện trong tình trạng tỉnh táo.
Thế giới
>> Tổng thống Pháp dùng 20 triệu đồng mua hoa mỗi ngày >> Vợ Tổng thống Pháp cùng chồng đi khắp thế giới Văn phòng Tổng thống cho biết, Tổng thống đang hồi phục tốt và nói chuyện bình thường với các y bác sĩ tại một bênh viện quân đội Val de Grace. Ông Sarkozy bị mệt khi đang chạy. Nghị sĩ Patrick Balkany, một đồng minh của Tổng thống cho biết, ông Sarkozy vẫn khỏe và sự việc vừa qua không phải do ông ăn kiêng nhằm giảm cân. Ông Balkany tuyên bố: Ông ấy vẫn ổn. Ông ấy thấy thèm ăn. Tổng thống cần phải giữ gìn sức khỏe hơn, làm việc ít hơn và ăn nhiều hơn. Tuy nhiên, Tổng thống Sarkozy sẽ ở lại đó qua đêm để làm các xét nghiệm. Tổng thống Pháp đang nỗ lực giảm cân. Ngay sau khi nhập viện, đệ nhất phu nhân Pháp là bà Carla Bruni-Sarkozy tới thăm chồng. Ngoài ra, các trợ lý cũng được triệu tập tới bệnh viện để báo cáo tình hình, giúp ông nắm được công việc, sự kiện đang diễn ra. Đồng thời, Tổng thống cũng hủy bỏ các việc diễn ra hôm nay nhưng vẫn giữ nguyên lịch làm việc của ngày mai. Theo tờ AFP, ông Sarkozy bị bệnh liên quan tới thần kinh. Theo đó, đôi khi máu não ông lưu thông yếu, có thể khiến ông bất tỉnh, loạn nhịp tim, loạn huyết áp, đặc biệt khi ông bị mất nước. Trước đó, ông Sarkozy được kiểm tra sức khỏe hôm 3/7 và mọi kết quả đều tốt. Tuy nhiên, theo tờ BBC, một vài Tổng thống Pháp có bệnh nhưng vẫn che giấu, điển hình là ông Francois Mitterrand, người bị ung thư nhưng không thông báo.
Video đầu tiên được công bố về hiện trường thảm kịch rơi máy bay Indonesia
Sáng sớm hôm 29/10, chiếc máy bay Boeing 737 mang số hiệu JT-610 với 181 hành khách và 8 thành viên phi hành đoàn đã rơi xuống biển ngay sau khi cất cánh từ thủ đô Jakarta của Indonesia.
Thế giới
Hiện trường vụ máy bay rơi ngoài khơi Jakarta, Indonesia. Phát ngôn viên của Cơ quan Thảm họa Indonesia, ông Sutopo Purwo Nugroho, đã đăng một video trên trang Twitter về hoạt động tìm kiếm và cứu nạn tại hiện trường vụ máy bay rơi. Phát ngôn viên của Cơ quan Tìm kiếm & Cứu nạn quốc gia Indonesia Yusuf Latif cho biết không có người sống sót trong thảm kịch này. Bộ Tài chính Indonesia cũng đã xác nhận có 20 quan chức chính phủ trên máy bay. Trước đó, ông này đã nói rằng chiếc máy bay Boeing 737 rơi xuống nước sâu khoảng 30 đến 40 mét. Hiện, các nhà chức trách Indonesia đang tích cực tiến hành các hoạt động tìm kiếm, cứu hộ. Trọng Nguyễn (Theo Sputnik).
Máy bay gặp nạn vì bị đàn ong dữ tấn công
(Kiến Thức) - Một chiếc máy bay chở khách Airbus-319 của hãng hàng không Rossiya bị đàn ong hung dữ tấn công khi đang di chuyển trên đường băng tại sân bay Vnukovo ở Moscow, Nga.
Thế giới
Các nhân chứng cho biết, hàng nghìn con ong bay ra từ dưới cánh của chiếc máy bay chở khách Airbus-319 khi nó chuẩn bị cất cánh để bay tới thành phố ST Petersburg. Sự việc đã khiến chuyến bay bị trì hoãn khoảng 1 giờ. Ong bu kín cửa sổ khiến máy bay phải hoãn cất cánh. Sau đó, hai chiếc xe cấp cứu đã được điều tới gần chiếc máy bay vì lo ngại những con ong có thể lọt vào trong khoang hành khách. Nhân viên sân bay sau đó đã nhanh chóng xua đuổi đàn ong khỏi thân máy bay. Đây không phải là lần đầu tiên ong gây rắc rối cho các hành khách đi máy bay. Vào tháng 4/2015, một chuyến bay của hãng hàng không Allegiant Air không thể cất cánh bởi đàn ong khổng lồ đậu kín kính chắn gió và sau đó chui vào các động cơ của máy bay. Trước đó tháng 10/2014, một đàn ong tức giận tấn công máy bay không người lái đang bay tên bãi biển ở Miami, bang Florida, Mỹ.
Chính phủ Ấn Độ đã quá chán ngán vũ khí nội địa
Có vẻ như sức chịu đứng của chính phủ Ấn Độ đã tới giới hạn, khi New Delhi quyết định sa thải toàn bộ lãnh đạo ngành công nghiệp quốc phòng nước này.
Thế giới
Theo Sputnik, đã có ít nhất 13 quan chức đứng đầu các nhà máy chế tạo vũ khí nhà nước của Ấn Độ vừa bị New Delhi cách chức vì hoạt động không hiệu quả và đây là cái giá mà họ phải trả cho việc quá nuông chiều các công ty quốc phòng trong nước. Tuy nhiên theo đại diện của chính phủ Ấn Độ đây chỉ mới là sự khởi đầu, khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trong thời gian sắp tới sẽ cho cải tổ lại toàn bộ ngành công nghiệp quốc phòng Ấn Độ. Nguồn ảnh: defence.pk. Trong một thông báo mới đây của Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho hay, sau khi đánh giá hiệu suất hoạt động tổng thể của các nhà máy vũ khí nhà nước thuộc Cục công nghiệp chế tạo vũ khí Ấn Độ (IOFS) chính phủ Ấn Độ đã quyết định cho nghỉ hưu sớm ít nhất 13 quan chức thuộc nhóm lãnh đạo đứng đầu một số nhà máy quốc phòng của Ấn Độ do các nhà máy này hoạt động không hiệu quả. Nguồn ảnh: defence.pk. Dựa trên những gì đang diễn ra có thể thấy chính quyền New Delhi đã quá chán ngán với cách làm ăn của các công ty quốc phòng trong nước, khi họ phải bỏ ra một núi tiền hàng năm để nuôi các nhà máy này trong khi đó kết quả thu lại được chẳng thể nào chấp nhận lại nổi. Cùng với đó các chương trình phát triển vũ khí nội địa của Ấn Độ hiện nay gần như là một gánh nặng cho ngân sách còn kết quả của chúng chỉ là con số không. Nguồn ảnh: defence.pk. Ở một báo cáo mới đây của Cơ quan Kiểm toán Ấn Độ (CAG) cho biết, các nhà máy chế tạo vũ khí của IOFS nơi cung cấp vũ khí chính cho Quân đội Ấn Độ trong giai đoạn từ năm 2013-2017 làm ăn quá tệ hại, khi có tới 64% đến 95% số đạn dược mà các công ty này cung cấp cho Quân đội Ấn Độ đều không đạt yêu cầu về chất lượng. Nguồn ảnh: defence.pk. Dù vậy theo CAG, họ vẫn cho phép các nhà máy của IOFS tiếp tục cung cấp đạn dược và vũ khí cho Quân đội Ấn Độ khi đây là nguồn cung duy nhất trong nước tuy nhiên ban quản trị điều hành của các nhà máy này phải thay đổi. Và CAG cũng sẽ thay đổi cách đánh giá và thẩm định chất lượng cho mỗi lô vũ khí IOFS xuất sang Quân đội Ấn Độ. Nguồn ảnh: defence.pk. Đáp lại bản báo trên của CAG, Bộ Quốc phòng Ấn Độ cũng sẽ bắt đầu thay đổi quy trình kiểm tra đối với các lô vũ khí mới từ IOFS từ ngay bên trong dây chuyền sản xuất cả nhà máy, với yêu cầu mới về chất lượng, số lượng và cả thời gian chuyển giao. Được biết hiện tại Quân đội Ấn Độ vẫn đang trong tình trạng thiếu đạn dược chiến đấu nếu xảy ra xung đột với quy mô với các nước trong khu vực. Nguồn ảnh: defence.pk. Sở dĩ có tình trạng này là bởi trong tổng số 152 loại đạn dược mà IOFS chế tạo thì có tới 120 loại chỉ có hạn mức sử dụng dưới 40 ngày thậm chí một số loại có hạn mức chỉ tầm 10 ngày. Do đó nếu xảy ra chiến tranh Quân đội Ấn Độ chỉ có thể tham chiến tối đa 1 tháng trở lại trước khi kho đạn của họ cạn kiệt. Nguồn ảnh: defence.pk. Đáng báo động hơn là hiện nay có tới hơn 83% số đạn dược thuộc các đơn vị tăng thiết giáp, pháo binh Ấn Độ đều trong tình trạng không sẵn sàng sử dụng và 17% còn lại chỉ có thể sử dụng trong 1-2 tuần. Điều này đồng nghĩa với việc xe tăng Ấn Độ sẽ hết đạn trước khi kịp tham chiến. Nguồn ảnh: Wikipedia. Trong khi đó Ấn Độ hiện tại có tới 39 nhà máy chế tạo vũ khí với quy mô cực lớn sử dụng khoảng 100.000 lao động, với hệ thống sản xuất đạn dược cũng như vũ khí trị giá hàng tỷ USD, nhưng họ vẫn không đủ đạn để chiến đấu. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là liệu các nhà máy vũ khí của Ấn Độ có đang hoạt động như báo cáo hàng năm của IOFS, còn ngân sách từ chính phủ họ vẫn nhận đủ. Nguồn ảnh: Times of India. Ngược lại với các nhà máy vũ khí nhà nước, các công ty quốc phòng tư nhân Ấn Độ làm ăn khá hiệu quả và họ gánh hầu hết các dự án đầu thầu quân sự quan trọng của Quân đội Ấn Độ từ tên lửa cho đến máy bay và xe tăng. Tuy nhiên chất lượng của số vũ khí trên cũng cần được bàn lại bởi chúng được sản xuất thành công nhưng không có nghĩa là chúng hiệu quả. Nguồn ảnh: Army.mil. Nhìn chung vấn đề của ngành công nghiệp quốc phòng Ấn Độ không phải là mới bởi đã có quá nhiều sự cố và bê bối trong thời gian gần đây, nhất là với các dự án vũ khí trị giá hàng tỷ USD nhưng cái mang lại được chỉ là con số không sau hàng chục năm phát triển. Nguồn ảnh: Livefist. Do đó để ngành công nghiệp quốc phòng Ấn Độ đi vào thực chất hơn họ cần có sự thay đổi mạnh mẽ về cách vận hành và tổ chức bộ máy, đi kèm với đó là kiểm soát chất lượng cũng như đầu từ hợp lý vào các dự án phát triển vũ khí mới. Có như vậy Quân đội Ấn Độ mới có cơ hội thay đổi và cải thiện năng lực chiến đấu trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp hiện tại. Nguồn ảnh: Defense.gov. Trà Khánh.
Iran cáo buộc các lệnh trừng phạt của Mỹ là nguyên nhân khiến giá dầu tăng
Các lệnh trừng phạt mà Mỹ áp đặt chống Iran là căn nguyên dẫn tới sự xáo trộn trên thị trường dầu mỏ toàn cầu.
Thế giới
Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Namdar Zanganeh phát biểu tại một sự kiện ở thủ đô Tehran. Ảnh: AFP/TTXVN. Tuyên bố trên được Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Namdar Zanganeh đưa ra ngày 16/10 trong bối cảnh các biện pháp trừng phạt của Washington nhằm vào ngành sản xuất dầu mỏ của quốc gia Hồi giáo này sắp có hiệu lực, ảnh hưởng đến nguồn cung "vàng đen" thế giới. Hãng thống tấn Tasnim dẫn phát biểu của ông Zanganeh bên lề một hội nghị về năng lượng tại thủ đô Tehran cho hay, chính việc Mỹ hối thúc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) giảm giá dầu là tác nhân dẫn tới tình trạng hỗn loạn trên thị trường dầu mỏ. Bộ trưởng Zanganeh thẳng thắn chỉ rõ Tổng thống Mỹ Donald Trump đang "bắt nạt" các nước khác khi ép buộc giảm giá dầu trong khi nguồn cung lại thiếu hụt. Theo ông Zanganeh, Saudi Arabia đang sử dụng các nguồn dự trữ dầu chiến lược để tăng sản lượng, bù đắp thị phần thiếu hụt từ Iran, song nước này không thể duy trì hoạt động này và có thể dừng việc sử dụng các nguồn dự trữ trong thời gian tới. Trước đó, Bộ trưởng Zanganeh cũng đã bác bỏ khả năng Saudi Arabia và các nhà sản xuất dầu khác trên thế giới thay thế Iran trên thị trường dầu thô. Hồi tháng 9 vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có cuộc điện đàm với Quốc vương Saudi Arabia Salman bin Abdulaziz Al Saud, thảo luận về vấn đề nguồn cung dầu mỏ để bình ổn thị trường. Theo đó, Saudi Arabia sẽ tăng sản lượng khai thác dầu trong những tháng tới để bù đắp nguồn cung dầu thiếu hụt từ Iran và Riyadh có thể sẽ giới hạn sản lượng khai thác vào năm 2019 để cân bằng cung và cầu khi Mỹ bơm thêm dầu mỏ ra thị trường. Căng thẳng giữa Mỹ và Iran leo thang sau khi hồi tháng 5 vừa qua, Tổng thống Trump tuyên bố Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran và đến tháng 8, Washington áp đặt trở lại các biện pháp trừng phạt Tehran. Mỹ yêu cầu các nước ngừng mua dầu của Iran kể từ ngày 4/11 tới, nếu không sẽ phải đối mặt với hậu quả tài chính. Vào tháng 4 vừa qua, ngay trước khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân 2015, Iran đã xuất khẩu ít nhất 2,5 triệu thùng/ngày. Thanh Hương (TTXVN).
Nga yêu cầu Anh tôn trọng 'phép tắc' ngoại giao, dù có bất đồng
Đại diện chính quyền Nga vừa khẳng định rằng, Anh phải đảm bảo nhiệm vụ giữ an toàn cho các nhà ngoại giao Nga đang làm việc trên lãnh thổ Anh, sau lời kêu gọi biểu tình chống Nga của Bộ trưởng Ngoại giao Anh Boris Johnson.
Thế giới
Tổng thống Nga Putin lại phải đối mặt với làn sóng phản đối mới từ giới lãnh đạo phương Tây. Liên quân Nga Syria vẫn đang đạt được những bước tiến lớn trên chiến trường Aleppo, khi giành lấy nhiều khu vực trọng yếu. Tuy nhiên, chiến dịch tấn công vào thành phố này đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ các nước phương Tây, khi cho rằng Moscow và Damascus vi phạm nhân quyền, không tôn trọng sinh mạng thường dân. Trong diễn biến phản ứng mới nhất, Bộ trưởng Ngoại giao Anh Boris Johnson thậm chí đã lên tiếng kêu gọi người dân biểu tình ở bên ngoài Đại sứ quán Nga tại London để phản đối chiến dịch không kích mà Nga đang tiến hành tại Aleppo. Đáp lại, Phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố: Chắc vị ngoại trưởng Anh biết Công ước Vienna, trong đó quy định họ phải có trách nhiệm đảm bảo an toàn cho các cơ quan và nhân viên ngoại giao Nga đang làm việc tại Anh. Trước đó, Pháp cũng đã gây sự với Nga khi tuyên bố Tổng thống Pháp Hollande có thể không tiếp người đồng cấp Nga Putin trong chuyến thăm tới Paris, còn nếu tiếp, ông Hollande sẽ chỉ nói về vấn đề Syria. Điều này khiến Nga nổi giận và tuyên bố hoãn chuyến thăm của Tổng thống Putin. Hiện cũng chưa rõ ông chủ điện Kremlin có tham dự cuộc họp với các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu để thảo luận về cuộc khủng hoảng Ukraine hay không, trong bối cảnh bất đồng sâu sắc hiện nay.
Quân tinh nhuệ Syria thần tốc đánh chiếm hàng nghìn km2 trên chiến trường Sweida
Các đơn vị quân đội Syria đang tiếp tục tiến công quyết liệt giải phóng khu vực đang bị IS chiến đóng, giải phóng nhiều địa bàn rộng lớn trên hoang mạc Sweida. Đến ngày 10.08.2018, quân đội Syria đã giải phóng hơn 2000 km2 sa mạc khỏi sự chiếm đóng của IS.
Thế giới
Các đơn vị quân đội Syria tiến công trên sa mạc Sweida. Ảnh minh họa SANA. Phối hợp với những cuộc không kích ác liệt của không quân Nga, quân đội Syria chủ lực là sư đoàn cơ giới số 4 tiến công giải phóng được hẻm núi chiến lược Al-Safa sau một trận chiến ác liệt với các tay súng khủng bố IS. Tiến công giải phóng vùng Al-Safa Canyon, quân đội Syria cũng tiến công giải phóng khu vực sa mạc Ard Al-Kara, chuẩn bị tấn công căn cứ địa vững chắc của IS phía đông bắc Sweida. Những ngày vừa qua, quân đội Syria giải phóng hơn 2.000 km2 sa mạc khỏi sự chiếm đóng của IS trong khu vực Badiya Al-Sham phía đông tỉnh Sweida. Theo nguồn tin quân sự từ Sweida, quân đội Syria tiêu diệt được hàng chục tay súng của lực lượng khủng bố gần khu vực Bir Hassan thuộc sa mạc Badiya Al-Sham Sweida. Đây là kết quả cuộc tấn công của quân đội Syria trong khu vực Ard Al-Kara phía đông tỉnh Sweida. Các đơn vị quân đội Syria đang cố gắng truy quét IS trong vùng sa mạc Bir Hassan tỉnh Sweida. Cuộc tấn công quyết liệt trên miền bắc al-Suwayda là đòn đáp trả cho cuộc đàm phán giữa chính phủ Damascus và IS nhằm giải phóng 30 thường dân bị bắt cóc bởi IS đã thất bại. IS muốn duy trì sự hiện diện tại Sweida, thả các tay súng IS bị bắt làm tù binh và một khoản tiền chuộc lớn. Tuần trước, tương tự như ở Yarmouk, IS hành quyết một con tin 19 tuổi sau thất bại vòng đàm phán đầu tiên. Các tay súng khủng bố có thể hành quyết những người còn lại để gây áp lực cho chính phủ Damascus. Ngược lại, quân đội Syria đặc biệt là lực lượng Đảng Xã hội Dân chủ Syria (SSNP) và NDF thề sẽ giết sạch các tay súng khủng bố nếu chúng thực hiện hành vi tàn bạo này. Quân đội Syria tiến công trên vùng hoang mạc Sweida. Video truyền thông quân đội Syria. Quang Anh /
Nga xác nhận cả 10 người trên máy bay Il-76 đã thiệt mạng
Ủy ban Hàng không Liên bang Nga xác nhận tất cả 10 người có mặt trên chiếc máy bay Il-76 bị nổ tung khi đang làm nhiệm vụ dập những đám cháy rừng lớn tại tỉnh Irkutsk đều đã bị thiệt mạng.
Thế giới
Máy bay Il-76 của Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga. (Nguồn: EPA/TTXVN). Ngày 3/7, Ủy ban Hàng không Liên bang Nga đã xác nhận tất cả 10 người có mặt trên chiếc máy bay Il-76 bị nổ tung khi đang làm nhiệm vụ dập những đám cháy rừng lớn tại tỉnh Irkutsk đều đã bị thiệt mạng. Trước đó, lực lượng tìm kiếm và cứu hộ đã tìm được hộp đen của chiếc máy bay này. Theo nhận định của các chuyên gia hàng không, rất có thể chiếc máy bay đã va vào núi trong điều kiện tầm nhìn xấu, máy bay bay ở tầm thấp. Tuy nhiên, đây chỉ là giả thuyết và cơ quan điều tra sẽ phải phân tích dữ liệu trong hộp đen thì mới biết chính xác nguyên nhân tai nạn. Chiếc Il-76 trên trực thuộc Bộ Tình trạng Khẩn cấp Nga, bị mất tích khi đang bay ở độ cao 3.000 mét. Trong số 10 người trên, ngoài phi hành đoàn còn có một số lính cứu hỏa./.
Quân Syria ăn mừng chiến thắng tại thành phố Deir Ezzor
(Kiến Thức) - Đoạn video dưới đây ghi lại cảnh các binh sĩ Syria ăn mừng trên đường phố Deir Ezzor sau khi giải vây thành công thành phố chiến lược này hôm 5/9.
Thế giới
>>> Mời quý độc giả xem video: Binh sĩ Syria ăn mừng chiến thắng tại thành phố Deir Ezzor (Nguồn: AMN). Al Masdar News đưa tin, ngày 6/9, bộ phận truyền thông của phong trào Hezbollah đã đăng tải đoạn video ghi lại cảnh các binh sĩ Syria mang theo cờ Palestine, Syria và phong trào Hezbollah diễu hành qua các con đường ở thành phố Deir Ezzor. Trong đoạn video còn cho thấy, các binh sĩ Syria tại căn cứ không quân Deir Ezzorvốn bị phiến quân IS vây hãm tỏ ra rất phấn khích, hô vang những khẩu hiệu ủng hộ chính phủ Syria. Binh sĩ Syria diễu hành qua những con đường ở Deir Ezzor. Ảnh: AMN. Được biết, Sân bay quân sự Deir Ezzor đã bị tổ chức khủng bố IS bao vây từ tháng 1/2017. Sau khi phá vây gần Căn cứ Trung đoàn 137 hôm 5/9, lực lượng chính phủ Syria đã phát động giai đoạn hai của chiến dịch giải phóng Deir Ezzor, với mục tiêu là giải vây căn cứ không quân Deir Ezzor. Thiên An (Theo AMN).
Nga 'xuất chiêu hiểm' khiến quân Mỹ không thể chống đỡ ở Syria
Ngày 25.07.2018, Đại tá Brian Sullivan phát biểu với các phóng viên trong buổi họp báo tại Bộ Quốc phòng Mỹ cho rằng, các đơn vị đang phải chiến đấu trong một 'môi trường tác chiến điện tử rất mạnh khiến cho mọi phương tiện truyền thông đều bị tắc nghẽn.
Thế giới
Phương tiện tác chiến điện tử di đông Khrasuka - 4. Ảnh minh họa của RG. Theo phát biểu của ông, tình hình trở nên đặc biệt khó khăn kể từ tháng 09.2017 đến tháng 05.2018. "Môi trường tác chiến điện tử thực sự là thách thức lớn đối với quân đội Mỹ. Tình huống tác chiến là một cơ hội mà chúng tôi phải đối đầu không thể gặp được bất cứ đâu trên lãnh thổ Mỹ, kể cả các trung tâm huấn luyện chiến đấu quân đội. Đó cũng là một cơ hội tuyệt vời để chúng tôi hoạt động, đặc biệt trong môi trường Syria, nơi người Nga đang chiến đấu". Tác chiến điện tử toàn cầu của Mỹ. Ảnh minh họa RG. Sullivan không tiết lộ các hoạt động gây nhiễu ảnh hưởng thế nào đến hoạt động của đơn vị do ông chỉ huy. Nhưng Foreign Policy dẫn nguồn từ các chuyên gia chiến tranh điện tử cho biết, các khí tài tác chiến điện tử có thể làm suy giảm khả năng hoạt động của các thiết bị truyền thông, phá hỏng và gây nhiễu loạn hệ thống định vị vệ tinh và thậm chí có thể làm giãn đoạn hoạt động của các máy bay chiến đấu. Laurie Moe Buckhout, đại tá quân đội Mỹ đã nghỉ hưu, chuyên gia về tác chiến điện tử, trong một buổi nói chuyện với Foreign Policy cho biết, các đòn tấn công điện tử có thể đột nhiên khiến thông tin liên lạc ngừng hoạt động, binh sĩ không thể gọi hỏa lực chi viện hoặc radar không hoạt động, vì bị đơ, rối loạn trong các tín hiệu nhiễu. Foreign Policy dẫn nguồn từ các sĩ quan dấu tên đang tại ngũ, trải qua chiến tranh điện tử cho biết, cuộc tấn công điện tử không hề kém nguy hiểm hơn những cuộc tấn công bằng vũ khí thông thường. Tuy nhiên điểm này cũng có lợi, quân đội Mỹ có cơ hội hiếm có trải nghiệm công nghệ tác chiến điện tử Nga trên chiến trường và có thể phát triển các phương tiện đối phó với EW, mặc dù trang thiết bị chống tác chiến điện tử rất đắt và cần có thời gian. Syria là một chiến trường hoạt động của các lực lượng từ Mỹ, Nga, Iran và thậm chí cả Israel, quân đội Syria. Một cuộc xung đột không chủ ý hoặc vô tình có thể dẫn đến cuộc chiến toàn diện quy mô rất lớn. Một chuyên gia về an ninh quốc gia và các vấn đề quân sự tại Viện Lexington, Daniel Goure cho rằng hệ thống chiến tranh điện tử mới của Nga rất phức tạp. Chúng có thể được lắp đặt cơ động trên xe vận tải hay máy bay, tấn công các mục tiêu trên khoảng cách đến hàng trăm dặm. Đầu năm nay, theo hãng tin NBC News, ngày 10.04.2018, các khí tài tác chiến điện tử Nga gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến máy bay không người lái Mỹ. Các máy bay không người lái bị tấn công là những chiếc drone giám sát nhỏ, không phải những UAV lớn với khả năng tấn công cao như MQ-1 Predator hoặc MQ-9 Reaper. Hệ thống chiến tranh điện tử Nga ảnh hưởng đến máy bay không người lái Mỹ đến mức gần như mất liên lạc hoàn toàn mặc dù các kênh truyền thông được mã hóa để bảo vệ khỏi những cuộc tấn công điện tử. Foreign Policy dẫn nguồn từ các nhà phân tích tuyên bố rằng Nga đang sử dụng chiến trường Syria như một thao trường thử nghiệm các loại vũ khí điện tử mới. Các hệ thống khí tài tác chiến điện tử, được phát triển trong 10-15 năm là đòn trả lời cho ngôi vị thống trị của NATO trong lĩnh vực vũ khí thông thường và vũ khí chính xác. Chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine cho Moscow một cơ hội tương tự để thử nghiệm trang thiết bị của mình. Cuộc chiến Syria cho phép Nga tìm hiểu những trang thiết bị tinh vi của Mỹ, phản ứng thế nào với các cuộc tấn công điện tử. Tướng Raymond Thomas, người đứng đầu Bộ Tư Lệnh các chiến dịch đặc biệt Mỹ trong hội nghị ở Florida, diễn ra ngày 24.04.2018 cho biết, Syria là chiến trường tác chiến điện tử năng động nhất hành tinh". Theo ông, Nga đang tấn công thử nghiệm Mỹ hàng ngày bằng cách hack vào hệ thống thông tin liên lạc và tấn công vô hiệu hóa máy bay, được thiết kế đặc biệt cho chiến tranh điện tử. "Daniel Gure, chuyên gia an ninh quốc gia tại Viện Lexington phát biểu: "Vấn đề với [tác chiến điện tử] nói chung là các hệ thống này có thể phá hủy nhận thức về tình hình trên chiến trường, có thể dẫn đến những sai lầm thực sự khủng khiếp",. Hiện nay, trên chiến trường Syria, các hệ thống tác chiến điện tử mới nhất của Nga là "Leer-3", "Krasuha", "Moscow-1" hiện đang hoạt động. Tổ hợp khí tài tác chiến điện tử "Leer-3" là khí tài gây nhiễu khí động học, ngăn chặn truyền thông GSM (thông tin di động toàn cầu). "Krasuha" nổi tiếng do có khả năng nhanh chóng phân tích cấu trúc tín hiệu và chế áp thông tin bằng bức xạ nhiễu. Đài phát "Moscow-1" rà quét không phận, phát hiện mục tiêu và truyền dữ liệu đến lực lượng phòng không và không quân, có nghĩa là chuyên biệt chống các phương tiện bay tàng hình (đặc biệt là các phương tiện bay drone thương mại được làm từ nhựa và composit). Hai năm về trước, trên căn cứ không quân Hmeymim xuất hiện các khẩu đội của đài radar "Zoopark-1". Các radar này không chỉ theo dõi giám sát không phận, mà còn có thể thiết lập các vị trí hỏa lực của đối phương bằng phương pháp tính toán quỹ đạo đường đạn của rocket, đạn pháo hạng nặng và tên lửa. Mùa xuân năm nay, ở Syria lần đầu tiên phát hiện được radar hiện đại nhất của Nga "Harmony" trạm radar 3 chiều tọa độ cho phép xác định các mục tiêu di động trong không gian và cung cấp phần tử bắn cho các phương tiện phòng không thích hợp. Quang Anh /
Hồi giáo Somali thề sẽ nhuộm Kenya bằng máu
(Công lý) - Các chiến binh Somali ngày 4/4 đã tuyên bố, nhóm này thề sẽ nhuộm đỏ các thành phố của Kenya bằng máu, khởi đầu là cuộc tấn công trường đại học hôm 2/4 khiến gần 150 người thiệt mạng.
Thế giới
Vụ tấn công khiến gần 150 người thiệt mạng và gieo rắc nỗi sợ hãi cho những người Kitô giáo Kenya. Trong một thông điệp gửi tới Kenya hôm 4/4, phiến quân Somali tuyên bố sẽ nhuộm đỏ các thành phố của nước này bằng máu. Đây sẽ là cuộc chiến lâu dài và khủng khiếp. Kenya sẽ là nạn nhân đầu tiên, nhóm này nói. Các phiến quân Somalia, al-Shabaab còn khẳng định, "Không có biện pháp đề phòng hoặc an ninh nào có thể đảm bảo an toàn cho các người. Các người cũng không có khả năng ngăn chặn một cuộc tấn công hay tắm máu khác", theo Reuters. Trong thông điệp này, nhóm này còn cho biết, các cuộc tấn công tại Kenya là nhằm trả thù sự hiện diện của quân đội Kenya ở Somalia và trả thù cho sự ngược đãi người Hồi giáo tại Kenya. Trước đó, hôm 2/4, bốn tay súng al-Shabaab đã xâm nhập vào trường đại học Moi tại Garissa, phía đông bắc Kenya. Vụ tấn công đã khiến gần 150 người thiệt mạng, chủ yếu nhắm vào sát hại những người Kitô hữu. Vụ tấn công đã gieo rắc nỗi sợ hãi trong cộng đồng Kitô giáo. Kenya đã đặt tình trạng cảnh báo cao cho người dân trên cả nước. Lực lượng cảnh sát trước cổng trường đại học Garissa. Bộ Nội vụ Kenya cho biết, 4 tay súng đã bị tiêu diệt sau gần 15 giờ bị cảnh sát bao vây. Những hình ảnh của chúng được đăng tải trên các phương tiện truyền thông Kenya nhằm nhận diện và xác định danh tính của chúng. Tuy nhiên, cảnh sát cho biết, 3 người đàn ông khác cũng đã bị bắt do nghi ngờ có dính líu tới vụ tấn công, khi đang cố gắng trốn chạy sang Somali. Tất cả bọn họ đều là người Kenya gốc Somali, một trong số đó là bảo vệ của trường đại học Moi. Rất có thể, người này đã tạo điều kiện cho các tay súng vào trường một cách dễ dàng, phát ngôn viên Bộ Nội vụ, Mwenda Njoka nói. Vụ tấn công tấn công đẫm máu hôm 2/4 khiến áp lực đè nặng lên Tổng thống Uhuru Kenyatta người đã cố gắng chiến đấu ngăn chặn bạo lực, điều làm ảnh hưởng nặng nề tới hình ảnh của Kenya và ngành công nghiệp du lịch nước này. Đây là cuộc tấn công đẫm máu nhất tại Kenya kể từ năm 1998, khi al-Qaeda đánh bom đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Nairobi, giết chết hơn 200 người.
Tổng thống Mỹ bổ nhiệm Bộ trưởng Quốc phòng
Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 26/5 đã chính thức chỉ định ông Leon Panetta làm Bộ trưởng Quốc phòng mới và Tướng David Petraeus, Tư lệnh các lực lượng Mỹ và NATO tại Afghanistan, làm tân Giám đốc Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) thay cho ông Panetta.
Thế giới
Quyết định này vẫn cần phải được Thượng viện Mỹ thông qua trước khi chính thức có hiệu lực. Tuy nhiên, dự kiến cả hai chỉ định sẽ không gặp sự phản đối đáng kể nào trong quá trình phê chuẩn tại Thượng viện. Nhà Trắng hy vọng ông Panetta có thể đảm nhận cương vị mới vào ngày 30/6, thời điểm đương kim Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates rời nhiệm sở. Trong khi, Tướng Petraeus sẽ tiếp tục chỉ huy liên quân tại Afghanistan cho tới khi người kế nhiệm, Tướng John Allen, nhậm chức vào tháng Chín. Khi đó, ông Petraeus sẽ rút khỏi quân ngũ và đảm đương cương vị Giám đốc CIA./. (Vietnam+).
'Chìa khóa' nồng ấm quan hệ Nga - Mỹ
(ĐVO) Moscow đồng ý hợp tác trong chương trình phòng thủ tên lửa châu Âu là "đột phá khẩu", giúp hóa giải những xung đột, nghi ngờ giữa Nga và Mỹ.
Thế giới
Một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định trong bài phỏng vấn trên RIA Novosti. "Hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu là cơ hội tốt để Nga và Mỹ đạt được nhiều đồng thuận về các vấn đề quốc phòng. Chúng tôi tin rằng, hợp tác sẽ là bước đệm hữu hiệu giúp hai bên từ bỏ kế hoạch quân sự đối nghịch nhau, qua đó hóa giải những nghi ngờ của Nga về việc hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ, một nguồn tin giấu tên từ Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định. Tuyên bố này được đưa ra ngay sau khi Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov bày tỏ quan ngại về việc Mỹ từ chối đưa ra những ràng buộc pháp lý nhằm đảm bảo hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu của Mỹ sẽ không dùng vào mục tiêu công kích Nga. Ông Ryabkov cũng nhấn mạnh, Nga có thể rút khỏi Hiệp ước START mới nếu việc tăng cường phòng thủ tên lửa chiến lược của Mỹ về mặt số lượng và chất lượng ảnh hưởng đáng kể tới tính hiệu quả của các lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga. Một nguồn tin khác của Bộ Ngoại giao Mỹ bày tỏ hy vọng, Moscow và New York có thể tiếp tục tiến hành những cuộc thảo luận về vấn đề hợp tác này.