title
stringlengths 2
214
| summary
stringlengths 1
2k
⌀ | category
stringclasses 5
values | content
stringlengths 4
32.6k
|
---|---|---|---|
Thụy Điển báo động nguy cơ khủng bố mức cao nhất | Cơ quan an ninh Thụy Điển (SAPO) ngày 1/10 thông báo đã nâng báo động nguy cơ khủng bố lên cấp độ 3, cấp độ cao nhất được đưa ra từ trước đến nay trong hệ thống cảnh báo 5 cấp độ của nước này. | Thế giới | Dựa trên những kết quả phân tích của Trung tâm đánh giá nguy cơ khủng bố quốc gia (NCTTA), quyết định nâng mức báo động đã được đưa ra từ giữa tháng Chín và ngay lập tức đã được thông báo cho chính phủ, tuy nhiên, thông tin này chỉ được công bố rộng rãi vào ngày 1/10 thông qua một tuyên bố trên trang web của SAPO. Trong tuyên bố được đưa ra, Tổng Giám đốc SAPO Anders Danielsson cho biết: "Nguy cơ tấn công khủng bố đối với Thụy Điển gần đây đã thay đổi, để ứng phó với tình huống này, chúng tôi quyết định nâng cấp độ cảnh báo nguy cơ cao hơn một mức vì sự quan tâm của khủng bố đang hướng vào Thụy Điển.". Người đứng đầu cơ quan an ninh Thụy Điển cũng từ chối xác nhận liệu động thái này có liên quan đến những cảnh báo trước đó trong tuần này, được Mỹ và các cơ quan an ninh châu Âu đưa ra, về các vụ tấn công khủng bố nhằm vào Anh, Pháp, Đức. Truyền thông Thụy Điển dẫn tin được phát trên kênh truyền hình Sky News cho biết những kẻ khủng bố, là các phần tử Hồi giáo được huấn luyện tại các trại ở Pakistan, mang hộ chiếu châu Âu, đã và đang trên đường tới châu Âu để thực hiện các vụ tấn công lớn vào các thành phố của châu lục này. Nguồn tin cũng cho biết theo kế hoạch, các vụ tấn công này sẽ được thực hiện theo kịch bản vụ tấn công tại Mumbai (Ấn Độ) năm 2008 nhằm vào một khách sạn sang trọng và một nhà ga đường sắt lớn khiến 166 người thiệt mạng./. (TTXVN/Vietnam+).
|
Uy tín của Tổng thống Mexico xuống thấp sau 3 năm nhậm chức | Chỉ số tín nhiệm đối với Tổng thống Enrique Paña Nieto sau 3 năm nhậm chức ở mức 39%, thấp hơn rất nhiều so với các đời tổng thống trước đó của Mexico. | Thế giới | Tổng thống Mexico Enrique Pa a Nieto. (Nguồn: AP).
Kết quả điều tra do nhật báo Reforma tiến hành công bố ngày 2/12 cho thấy chỉ số tín nhiệm đối với Tổng thống Enrique Pa a Nieto sau 3 năm nhậm chức ở mức 39%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ 60% của tổng thống Ernesto Zedillo (1992-2000); 58% của Tổng thống Vicente Fox (2000-2006) và 52% của Felipe Calderón (2006-2012).
Nếu tính trên thang điểm từ thấp đến cao từ 1 đến 10, uy tín của ông Penã Nieto chỉ đạt 4,9 điểm, thấp hơn so với 6,7 điểm của ông Zedillo, 6,5% của ông Fox và 6,3% của ông Calderon trong thời gian ba năm đầu của nhiệm kỳ 6 năm.
Khi được hỏi về nạn tham nhũng, số người cho khẳng định tham nhũng tăng dười thời tổng thống Penã Nieto, tăng từ 36% trong tháng 3/2015 lên 42% vào đầu tháng 12/2015, trong khi số người có ý kiến ngược lại chỉ tăng từ 9% lên 11% trong 8 tháng qua.
Theo đánh giá của giới chuyên môn, ông Penã Nieto đạt chỉ số tín nhiệm cao tới 58% sau khi nhậm chức từ 1/12/2012, chủ yếu do thúc đẩy công cuộc đại cải cách trên các lĩnh vực năng lượng, tài chính, viễn thông và giáo dục.
Tuy nhiên, uy tín của Tổng thống Penã Nieto bị giảm mạnh sau khi xử lý yếu kém trong một loạt sự kiện như vụ mất tích 43 sinh viên ngày 26/9/2014, vụ đệ nhất phu nhân Angelica Rivera mua biệt thự 4 triệu USD trong khi giá trị thực là 7 triệu USD của công ty thân Tổng thống và vụ tội phạm khét tiếng El Chapo vượt ngục vào tháng 7/2015./.
|
Thế giới tăng cường đối phó dịch E-bô-la | Theo Roi-tơ, ngày 19-10, giới chức y tế Mỹ cho biết, Oa-sinh-tơn sẽ ban hành những hướng dẫn nghiêm ngặt mới nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch E-bô-la, trong đó yêu cầu các nhân viên y tế nước này phải che kín da và tóc khi tiếp xúc bệnh nhân nhiễm E-bô-la. Theo Giám đốc Viện nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm và dị ứng quốc gia Mỹ A.Phau-xi, bản hướng dẫn mới nhằm loại bỏ hoàn toàn nguy cơ lây nhiễm thông qua việc bảo đảm toàn bộ cơ thể nhân viên y tế sẽ được bảo hộ. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ C.Hây-gơ cùng ngày ra lệnh thành lập một đơn vị hỗ trợ y tế gồm 30 thành viên nhằm đối phó khẩn cấp dịch E-bô-la bên trong nước Mỹ. | Thế giới | * Cùng ngày, một nhân viên phòng thí nghiệm ở Bệnh viện Đa-lát (Mỹ) đã có kết quả xét nghiệm âm tính với vi-rút E-bô-la sau một tuần bị cô lập trên con tàu của Công ty vận tải biển Carnival Cruise Lines vì nghi nhiễm E-bô-la. Con tàu của công ty này đã đến cảng Gan-ve-xtơn ở Tếch-dát sau một tuần bị từ chối cập cảng bởi chở người phụ nữ bị nghi nhiễm E-bô-la này.
* Cùng ngày, Chính phủ Tây Ban Nha thông báo, nữ y tá T.Rô-mê-rô đã được chữa khỏi bệnh sau khi trở thành người đầu tiên ngoài khu vực Tây Phi nhiễm E-bô-la. Kết quả xét nghiệm nữ y tá này cho thấy âm tính với vi-rút E-bô-la. Bộ Quốc phòng Tây Ban Nha cùng ngày ra tuyên bố cho phép Mỹ sử dụng các căn cứ quân sự Mỹ để đưa 4.000 binh sĩ tới các nước Tây Phi tham gia chống bệnh E-bô-la.
* Tổng thống Li-bê-ri-a E.Xơ-líp ngày 19-10 cho rằng, dịch E-bô-la ở Tây Phi có nguy cơ gây ra một thảm họa kinh tế, để lại một thế hệ thanh niên bị mất mát. Bà E.Xơ-líp kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động mạnh mẽ hơn, trong đó có sự giúp đỡ từ mỗi nước trong việc cấp ngân sách cũng như nhân viên và thiết bị y tế nhằm giúp các nước Tây Phi ngăn chặn dịch bệnh E-bô-la.
* Theo Tân Hoa xã, ngày 19-10, Tổng thống Vê-nê-xu-ê-la N.Ma-đu-rô đã tới Cu-ba dự Hội nghị cấp cao bất thường của Liên minh Bô-li-va cho châu Mỹ (ALBA) nhằm tìm biện pháp ngăn chặn dịch bệnh E-bô-la. Hội nghị được tổ chức theo đề nghị của Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) M.Chan và Tổng Thư ký LHQ Ban Ki Mun trước mối đe dọa về dịch bệnh E-bô-la ở Mỹ la-tinh và Ca-ri-bê.
* Trung Quốc và Pháp ngày 19-10 nhất trí cùng chung tay trong cuộc chiến chống E-bô-la ở Tây Phi. Tại cuộc gặp giữa Bộ trưởng Ngoại giao hai nước ở Bắc Kinh, hai bên nhất trí tiến hành nghiên cứu chung về vi-rút E-bô-la thông qua các phòng thí nghiệm P4 đặt tại hai nước. Hai bên cũng sẽ trao đổi các đoàn cứu trợ y tế và nhân đạo ở các nước tâm dịch nhằm chia sẻ kinh nghiệm phòng, chống và chữa E-bô-la.
* Ngày 19-10, các quan chức hàng đầu Phái đoàn LHQ ứng cứu khẩn cấp với E-bô-la (UNMEER) kêu gọi LHQ và cộng đồng quốc tế áp dụng phương pháp tiếp cận thống nhất và phối hợp trong trợ giúp quốc tế đối với các kế hoạch ứng phó quốc gia, nhằm diệt trừ dịch E-bô-la. Điều này được đưa ra sau cuộc họp bốn ngày của Chính phủ các nước Ghi-nê, Li-bê-ri-a và Xi-ê-ra Lê-ôn với đại diện LHQ và các tổ chức tài chính quốc tế.
|
Máy bay Singapore phát hiện có vết cháy | (TBKTSG Online) – Hãng hàng không quốc gia Singapore cho biết vào hôm nay (3-2-2011), họ đã tìm thấy những vết cháy trong hệ thống điện của chiếc máy bay Airbus A380 của hãng này sau khi có khói bốc ra từ buồng vệ sinh hồi đầu tuần này. | Thế giới | Tường Vi Máy bay A380 của hãng hàng không quốc gia Singapore bị phát hiện có nhiều vết cháy - Ảnh: SIA Phi hành đoàn đã kịp thời chữa cháy khi ngửi thấy mùi khói từ một trong những buồng vệ sinh của chiếc máy bay khi nó chuẩn bị đáp xuống phi trường Changi từ Hồng Kông, S.Supramaniam, người phát ngôn của hãng hàng không quốc gia này nói. Ông cho hãng tin AFP biết: Ngay khi máy bay vừa hạ cánh, tổ mặt đất đã tiến hành kiểm tra và họ phát hiện có một vài vết cháy từ hệ thống điện ở bên dưới phòng vệ sinh cũng như trên khoang chứa hàng. Ông cũng cho biết thêm phía hãng hàng không đang phối hợp với hãng Airbus điều tra vụ việc. Chúng tôi đã kiểm tra các máy bay Airbus còn lại và không tìm thấy điều gì bất thường. Không xảy ra cháy và máy bay đã hạ cánh an toàn mà không có điều gì bất ngờ xảy ra. Hãng hàng không quốc gia Singapore được xem là hãng hàng không hàng đầu của thế giới khi có các chuyến bay thương mại sử dụng loại máy bay 2 tầng, A380 kể từ năm 2007. Đến nay, hãng đã có tổng cộng 11 chiếc A380 trong đội bay của mình. Hồi tháng 11 năm ngoái, một vụ nổ đã làm thủng một động cơ của chiếc A380 của hãng hàng không Qantas sau khi cất cách từ Singapore trên đó có 466 hành khách. Chiếc máy bay này đã buộc phải quay trở lại và đáp khẩn cấp. (Theo AFP).
|
Nhật Bản nới lỏng trừng phạt Triều Tiên, Hàn Quốc cảnh giác | Theo AFP, ngày 30/5, Hàn Quốc đã hưởng ứng một cách dè dặt trước thỏa thuận của Nhật Bản nhằm nới lỏng các lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên, nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì một mặt trận thống nhất nhằm đối phó với chương trình vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng. | Thế giới | Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (giữa) thông báo chính quyền Bình Nhưỡng đã đồng ý mở lại cuộc điều tra về vấn đề các công dân Nhật Bản bị bắt cóc. (Nguồn: Kyod/TTXVN).
Bộ Ngoại giao Hàn Quốc ra tuyên bố đánh giá cao những nỗ lực về mặt tình cảm của Nhật Bản trong vấn đề công dân nước này bị Triều Tiên bắt cóc vốn căng thẳng và tồn tại từ lâu.
Tuyên bố có đoạn: "Xét theo quan điểm nhân đạo, Chính phủ (Hàn Quốc) thấu hiểu lập trường của Nhật Bản về vấn đề công dân nước này bị bắt cóc.".
Tuy nhiên, bộ trên cũng lưu ý rằng không nên để xảy ra rạn nứt trong lập trường thống nhất giữa Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ về sự cần thiết phải chấm dứt chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.
Hôm 29/5, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố sẽ nới lỏng một số lệnh trừng phạt nếu Bình Nhưỡng thực hiện cam kết tiến hành điều tra lại các vụ Triều Tiên bắt cóc công dân Nhật để huấn luyện làm gián điệp./.
|
Bạo loạn đẫm máu tại Ai Cập: Hơn 200 người thiệt mạng | ANTĐ - Ít nhất 235 người thiệt mạng và gần 2.000 người khác bị thương, trong các cuộc đụng độ diễn ra trên khắp Ai Cập ngày 14-8, khi cảnh sát Ai Cập trấn áp các lán trại của những người biểu tình ủng hộ tổng thống bị lật đổ Mursi, tại thủ đô Cairo. | Thế giới | Theo Bộ Y tế Ai Cập, ít nhất 235 người đã thiệt mạng và gần 2.000 người khác bị thương trong các cuộc đụng độ khốc liệt xảy ra tại Cairo và lan rộng đến nhiều thị trấn và thành phố trên khắp đất nước Ai Cập.
Tổ chức Anh em Hồi giáo cảnh báo số thương vong trong cuộc thảm sát còn cao hơn nhiều. Thi thể người chết được gói trong thảm để đưa tới một nhà xác tạm thời gần nhà thờ Hồi giáo Rabaa al-Adawiya.
Cảnh sát chống bạo động bắn đạn và hơi cay vào những người ủng hộ ông Mursi ngày 14-8.
(Ảnh: Reuters).
Bộ trưởng Nội vụ Mohamed Ibrahim cho biết, trong số những người thiệt mạng có 43 cảnh sát, và lực lượng an ninh nước này sẽ không cho phép có thêm bất cứ cuộc biểu tình ngồi tại bất kỳ địa điểm nào, sau khi cảnh sát giải tán 2 lán trại biểu tình của những người ủng hộ Tổng thống bị phế truất Mohamed Mursi.
Thủ tướng Hazem el-Beblawi trong một bài phát biểu trên truyền hình cho biết, ông tán thành việc sử dụng vũ lực, chính quyền không có sự lựa chọn nào khác, mà phải hành động để chấm dứt sự lây lan của tình trạng hỗn loạn.
Hơn 200 người thiệt mạng và gần 2.000 người khác bị thương, trong các cuộc đụng độ trên khắp Ai Cập ngày 14-8 (Ảnh: Reuters).
Chúng tôi thấy rằng vấn đề đã đạt đến đỉnh điểm mà không một quốc gia tự trọng nào có thể chấp nhận, ông Hazem el-Beblawi nói.
Trước đó, hàng ngàn người ủng hộ ông Mursi, đã dựng các lán trại tại hai địa điểm trung tâm ở Cairo kể từ khi ông bị lật đổ vào ngày 3-7, và tuyên bố sẽ không rời khỏi nơi này, đến khi ông trở lại nắm quyền.
Mai Loan.
Theo Reuters.
|
Bình thường hóa quan hệ Cuba – Mỹ: Đầu đã xuôi... | - “Chào ngài Tổng thống, tôi là Castro” - “Vâng, tôi biết, thưa ngài Chủ tịch”. | Thế giới | Màn chào hỏi xã giao đầu tiên giữa hai nguyên thủ Cuba và Mỹ sau hơn nửa thế kỷ tại đám tang người anh hùng chống phân biệt chủng tộc Nelson Mandela hồi tháng 12/2013 tại Nam Phi đã làm dậy sóng giới truyền thông khắp thế giới.
Chủ tịch Raul Castro bắt tay Tổng thống Obama trong cuộc gặp bên lề Hội nghị Thượng đỉnh châu Mỹ ngày 11/4. Ảnh: AFP/TTXVN.
16 tháng sau, cuộc hội đàm chính thức đầu tiên giữa Chủ tịch Cuba Rául Castro và Tổng thống Mỹ Barack Obama bên lề Hội nghị Thượng đỉnh châu Mỹ lần VII ngày 11/4 tại Panama, dù không còn mang tính bất ngờ, vẫn thu hút sự chú ý của dư luận toàn cầu. Ngay cả sự tham gia lần đầu tiên của Cuba cũng được thừa nhận rộng rãi là yếu tố đặc biệt nhất của diễn đàn châu lục lần này, vốn được chính Mỹ khởi xướng năm 1994.
Đây cũng là điều dễ hiểu vì tại Tây Bán Cầu, cả Mỹ và Cuba đều có vai trò đặc biệt: nếu Mỹ là biểu tượng của sức mạnh và sự thịnh vượng vật chất với ảnh hưởng bao trùm, thì Cuba là hình mẫu của những giá trị nhân văn, lòng dũng cảm, ý chí cách mạng kiên cường và tinh thần quốc tế chủ nghĩa vô tư.
Hầu hết các nguyên thủ có mặt đều dành một phần thời lượng phát biểu của mình - 8 phút theo quy định lễ tân để ca ngợi sự góp mặt lần đầu tiên của Cuba tại điểm hẹn châu lục này như: là thành quả của cuộc đấu tranh bằng nhân phẩm trong suốt 6 thập kỷ (Tổng thống Argentina Cristina Fernández), là một thắng lợi của Cách mạng, của dân tộc anh hùng và lãnh tụ lịch sử, Fidel Castro (Tổng thống Bolivia Evo Morales), là thời khắc lịch sử khi phẩm giá và quyền tự chủ giành chiến thắng (Tổng thống Ecuador Rafael Correa) hay là thắng lợi của tình đoàn kết hữu nghị Mỹ Latinh (Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro).
Về phần mình, sau khi mở đầu bài diễn văn tại Hội nghị bằng lời bông đùa rằng đáng lẽ ông phải được diễn thuyết cho cả 48 phút của 6 lần vắng mặt trước, Chủ tịch Rául Castro khẳng định luôn sẵn sàng đối thoại với Mỹ và tái nhấn mạnh tinh thần ấy trong cuộc hội đàm song phương, dù không quên cảnh báo không nên có ảo tưởng ở đấy, chúng ta vẫn còn nhiều khác biệt.
Trong khi đó, Tổng thống Obama cả trong diễn văn Hội nghị cũng như cuộc gặp riêng Chủ tịch Cuba nhấn mạnh yếu tố hướng tới tương lai và khép lại quá khứ dù, cũng giống như người đàm thoại với mình, thừa nhận tính phức tạp của quan hệ La Habana Washington sau quá nhiều năm đối đầu.
Những khác biệt mà hai nhà lãnh đạo đề cập đã thể hiện ngay tại các diễn đàn bên lề của hội nghị lần này. Phái đoàn chính thức Cuba đã hai lần rút khỏi các phiên họp của Diễn đàn Xã hội dân sự châu Mỹ để phản đối sự có mặt và khiêu khích của các phần tử phản cách mạng, được tham dự hội nghị với tư cách thành viên phái đoàn Mỹ hoặc do Mỹ bảo trợ. Tương tự, phái đoàn tới hơn 1.000 người của Mỹ cũng bỏ qua Hội nghị các dân tộc, do các phong trào cánh tả và tiến bộ của Mỹ Latinh phát động, nơi bày tỏ sự ủng hộ rộng rãi đối với nhân dân và cuộc Cách mạng Cuba.
Có thể nói, những gì diễn ra tại Panama đã phản ánh quá trình đàm phán tái thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước trong hơn 3 tháng qua sau tuyên bố lịch sử 17/12: nhất trí về chủ trương đối thoại, nhưng bất đồng trong thương lượng cụ thể.
Trong khoảng thời gian ấy, hai bên đã tung vào bàn đàm phán các nhà ngoại giao sành sỏi của mình và chỉ tập trung vào vấn đề tái thiết lập quan hệ ngoại giao, với cột mốc là mở lại hai Đại sứ quán. Thế nhưng tới nay họ cũng mới chỉ gần hoàn thành bước đi đầu tiên ấy, sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ đệ trình Tổng thống Obama đề xuất xóa tên Cuba khỏi Danh sách các nước bảo trợ khủng bố - rào cản chính của bước đi này.
Với động thái này và việc hai nguyên thủ đã có cuộc gặp gỡ lịch sử với tinh thần cởi mở tại Panama, có thể tin tưởng rằng hai nước sẽ sớm tuyên bố mở lại hai Đại sứ quán. Tuy nhiên, tái thiết lập quan hệ ngoại giao mới chỉ là khởi đầu của quá trình bình thường hóa quan hệ song phương, mà mỗi bước đi sắp tới còn có ảnh hưởng đối nội và gai góc gấp bội: từ những điều kiện của La Habana về xóa bỏ cấm vận, trả lại căn cứ quân sự Guantánamo, chấm dứt mọi hành động thù địch, cho tới những yêu sách của Washington nhằm thay đổi hệ thống chính trị tại Cuba.
Trong khi đó, Tổng thống Obama sẽ hết nhiệm kỳ vào cuối năm 2016, còn Đảng Cộng sản Cuba đã ấn định lịch trình tổ chức Đại hội VII vào tháng 4/2016 và bầu cử toàn quốc vào năm 2018. Nếu hai bên muốn đạt được những tiến triển mới trước các cột mốc đổi thay đó, họ sẽ còn phải nỗ lực hơn rất nhiều. Bước đầu của một trong những quá trình bình thường hóa quan hệ được quan tâm nhất trên trên thế giới đã xuôi, liệu bước đuôi có lọt?.
Lê Hà (P/v TTXVN tại Cuba).
|
'Những bố già lịch sự' của thế giới ngầm sắp hết thời | Cũng như ở Sicily, các "siêu bố già" châu Á và Nam Mỹ bành trướng tổ chức của mình ra các vùng đất khác dựa theo các tập tục truyền đời về dòng tộc, thân bằng quyến thuộc, đồng hương làng xóm, họ hàng xa gần… nôm na là tất cả những Nhật kiều, Hoa kiều hay Colombia kiều nào có thể lôi kéo và thu phục được. | Thế giới | Dấu hiệu riêng của các thành viên MS-13.
Mạng chân rết chiêu dụ ngoại kiều được giới bố già thiết lập nhan nhản khắp nơi, nhằm mục đích bén rễ để rồi liên tục phát triển và biến tướng thành những dạng khác mà mức độ tàn nhẫn và nguy hiểm khiến lực lượng công quyền các nước phải e dè.
Ở Nhật Bản, Yakuza bao gồm 2 nghĩa: thứ nhất là dãy chữ số "8 - 9 -3", một phức hợp số căn bản trong một trò chơi Nhật Bản cổ truyền; thứ 2 là "vô ích" hoặc "không cần thiết" theo chữ tượng hình Nhật.
Theo truyền thống sơ khai thì thành viên Yakuza luôn là người đại diện, cũng như đứng ra bênh vực cho những ai yếu thế, góa bụa và côi cút. Do vậy dưới nhãn quan của lớp người Nhật cổ hủ, thì Yakuza chính là phần đối lập "đầy nhân bản" trong xã hội, với tổ chức đội ngũ dựa trên cấu trúc nền tảng của văn hóa dân tộc, luôn tuân thủ các giá trị truyền thống, cũng như đề cao quy tắc quân chủ tuyệt đối trong đường lối hành xử.
Hội viên Yakuza rất được trọng vọng suốt nhiều thế kỷ qua, bởi họ luôn tự cho mình có xuất xứ từ giới võ sĩ đạo Samurai. Còn viên hội trưởng, mà người Nhật gọi là "Oyabhun" có quyền định đoạt sinh mạng của bất cứ ai. Người nào muốn gia nhập tổ chức Yakuza, trước tiên phải tự chặt đứt ngón tay út bên trái để tỏ lòng trung thành tuyệt đối và phục tùng vô điều kiện, rồi bọc ngón tay đó trong miếng vải len trắng dâng lên lễ kết nạp hội viên mới.
Một lễ hội thường niên tại đền thờ Yakuza trong khu Asakusa ở Tokyo.
Điều khác biệt nữa, rằng tuy nổi danh là một tổ chức dạng mafia truyền đời, nhưng lại được đăng ký hoạt động chính thức với nhà chức trách như là một tổ chức hội đoàn chuyên ngành, với tôn chỉ và phù hiệu riêng, cũng như tên tuổi và địa chỉ cụ thể của từng hội viên.
Từng có 2 tổ chức tội phạm cùng tự xưng là Yakuza "chính thống" đã song song tồn tại. Đầu tiên là băng nhóm Yamaguchi-gumi được thành lập vào năm 1915, kiểm soát tới 3/4 các phi vụ buôn lậu hàng quốc cấm ở Nhật. "Siêu bố già" oyabhun Kazuo Taoka (1913-1981) huyền thoại từng cầm đầu tổ chức này trong hàng thập niên ròng, được giới hội viên tôn vinh qua biệt hiệu "Taoka gấu" do bản chất tàn ác của hắn.
Đến giữa năm 1981, "Taoka gấu" bị sát hại bởi bàn tay của một phe nhóm đối nghịch. Còn Masahisa Takenaka (1933-1985), kẻ kế nhiệm của Taoka không đủ trí lực đối phó với các băng đảng cạnh tranh, khiến chưa đầy 3 năm sau tổ chức Yamaguchi-gumi buộc phải tan rã, với cái chết của Takenaka tối hôm 27-1-1985.
"Lấp chỗ trống" là oyabhun Hiroshi Yamamoto cùng đám thuộc hạ khát máu của hắn, với tên gọi trở lại chính thức là Yakuza. Ngay tức thì bùng nổ những cuộc thanh trừng đẫm máu giữa các tổ chức tội phạm thuộc thế giới ngầm Tokyo. Thêm một điều khác biệt nữa là nhân danh sự sủng ái cố hữu với tổ chức của mình, giới Yakuza hiện đại thường công khai cho đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng ở Nhật cái câu lịch thiệp cửa miệng: "Xin đồng bào thứ lỗi về những điều bực mình do chúng tôi tạo ra"(?!
"Thủ lĩnh" H. Yamamoto tiến vào thống lĩnh thị trường tình dục trong khu Kabukicho ở Tokyo, sau đó thì thâm nhập sang lĩnh vực chuyên doanh nô lệ da trắng. Như trong một bản báo cáo mới đây của FBI cho biết: "Thậm chí đang tồn tại một trường hợp phổ biến bây giờ, là giới nghệ sĩ và vũ nữ Hoa Kỳ nằm trong vòng cương tỏa của mafia Nhật Bản luôn bị buộc phải bán dâm".
Các trại giam ở Venezuela, Brazil và Bolivia thường nằm dưới sự kiểm soát của các băng MS-13.
Chưa hết, Yakuza đang kiểm soát một mạng lưới rộng khắp các sòng bạc phi pháp, lôi cuốn đến 30 triệu lượt con bạc thường niên. Với hơn 12.000 tụ điểm bài bạc đủ kiểu đã đem lại cho Yakuza khoản doanh số siêu lợi nhuận chừng 21 tỉ USD/năm. Ngoài ra Yakuza cũng "không buông tha" thị trường vũ khí chợ đen. Trong khi một khẩu súng lục được bán công khai ở Mỹ với giá 40 USD; còn ở Nhật, việc mở các cửa hàng "giết nhau" dạng này hoàn toàn bị cấm, thì lại có thể mua chui với giá gấp cả trăm lần: 4.000 USD!
Một lĩnh vực hoàn toàn mới nữa là Yakuza đang tích cực thâm nhập vào các cơ sở kỹ nghệ hàng đầu, những kẻ thuộc dạng này được bọn tội phạm gọi theo tiếng lóng là "Sokaya".
Nhiệm vụ của các sokaya là giành quyền bảo kê cục bộ bên trong các cơ sở ấy, đồng thời ra sức cản trở các đối thủ cạnh tranh. Sokaya được huấn luyện sao cho ban lãnh đạo các hãng và công ty có Yakuza thâm nhập không thể phát hiện ra "sức cản nội bộ" đó. "Một siêu bố già sokaya 73 tuổi ẩn danh, thường xuyên nhận được khoản tiền 800.000 USD mỗi năm qua các hoạt động 2 mang kiểu này - một chuyên viên điều tra cao cấp giấu tên cho biết - Vừa ăn tiền của cả nạn nhân lẫn đối thủ trên thương trường kinh doanh đầy khốc liệt ở Tokyo".
"Dưới mắt giới gangster châu Á, thì các bố già Cosa Nostra chỉ là những chú lùn tội nghiệp, hoặc là những thằng nhóc vắt mũi chưa sạch! - ông Thomas Mazzucco, Giám đốc Sở Cảnh sát thành phố San Francisco thuộc tiểu bang California quả quyết, đồng thời cho biết thêm - Hiện nay hơn 1/5 lượng heroin tiêu thụ tại Mỹ có nguồn gốc từ các cơ sở bào chế của Tam hoàng". Tam Hoàng là một tổ chức dạng hội kín xuất hiện ở Trung Quốc hơn 4 thế kỷ trước, với tiêu chí ban đầu là chống đối triều đình phong kiến thối nát; rồi theo dòng chảy của thời gian, Tam Hoàng đã lột xác biến thành một tổ chức tội phạm hùng hậu.
Trong thập niên 60 thế kỷ trước, băng đảng Tam Hoàng tại Mỹ vẫn giữ được các nền tảng cố hữu: quy chế hoạt động truyền thống, sự phục tùng mọi mệnh lệnh một cách mù quáng, cũng như lòng tôn kính người già và biết phân chia vùng ảnh hưởng trên tinh thần ái hữu tương trợ. Nhưng rồi mọi sự đã bị phá vỡ, kéo theo những cuộc tranh giành lãnh địa đẫm máu giữa Tam Hoàng với các nhóm mafia Mỹ bản địa, kéo dài triền miên ở cả New York lẫn San Francisco trong giai đoạn từ năm 1975 đến 1983.
Giới điều tra Mỹ đã lần đến W. Chan, kẻ được coi là "sếp của các sếp sòng" trong Tam Hoàng đang sở hữu một mạng lưới nhà hàng và tiệm giặt là rộng khắp, cũng là kẻ được FBI coi là con cá bự trong hệ thống cung cấp và bán lẻ heroin với các chân rết tại cả 50 tiểu bang. Khi bị thẩm vấn, Wing còn trơ trẽn biện hộ rằng: "Tôi đâu có ham hố gì việc thực thi bạo lực, bởi bạo lực sẽ ảnh hưởng đến ngành du lịch".
Nhưng với cái chết của mình giữa trung tâm Manhattan, W. Chan buộc phải nhường bước trước Herbert Lee - đại diện tiêu biểu của thế hệ Hoa kiều nhập cư mới. H. Lee luôn nung nấu ý định hất cẳng "chú Wing", nên đã mượn tay một băng nhóm chuyên đâm thuê chém mướn người Hoa, với sở trường võ kungfu ra tay hành quyết W. Chan để thâu tóm cả vùng lãnh địa trù phú phía Đông Broadway (New York) về tay mình.
"Thế hệ gangster Trung Hoa mới muốn hết thảy và luôn sẵn sàng giương nòng súng ra để hoàn tất mục tiêu ấy", Đại tá Bill Bratton, sếp của lực lượng cảnh sát New York nhận định. Những khu vực tập trung người Hoa tại các đô thị Mỹ bây giờ đã biến thành những chốn đầy ác mộng.
Tại Colombia, đa phần các băng nhóm mafia đều nhúng tay vào chính trường, thậm chí chúng còn công khai bày tỏ ý nguyện có chỗ đứng ngay cả trong Chính phủ trung ương nữa. Người ta không thể liệt kê hết những kẻ thuộc dạng "bố già" đang hiện diện trong giới lãnh đạo thông tấn, tài chính và ngay cả tại Quốc hội Colombia.
Mặt khác chúng cũng luôn ra sức thu phục nhân tâm của giới cần lao, như siêu bố già Pablo Escobar (1949-1993) từng bỏ tiền ra xây nhà cho người nghèo ở Medelin. Nhưng nếu như cả Lehder lẫn Escobar từng công khai thừa nhận, rằng đã đầu tư hàng chục triệu USD cho các đảng phái chính trị, thì Fabio Ochoa Vasquez - tên bố già "lép vế" chịu đứng hàng thứ 3 ở Colombia - lại chuyên lấy niềm tin của công chúng trong lĩnh vực thể thao.
F. Vasquez từng sở hữu những khu biểu diễn đồ sộ với cá heo, các sới đá gà bao la cùng nhiều sân vận động, trường đấu bò. Nhưng ít ai biết rằng, trong khu trang trại rộng tới 300ha của mình, Vasquez đã cho ngụy trang một tuyến đường băng trá hình tránh khỏi những cặp mắt tò mò không thân thiện, để làm nơi xuất phát những chuyến thủy phi cơ chuyên dụng chất đầy "hàng trắng" sang Mỹ.
Thời của "những bố già lịch sự" sắp khép lại với sự ra đời của Mara Salvatrucha hay còn gọi là MS-13, tập hợp những tên sát thủ gốc Mỹ Latinh, chuyên buôn bán ma túy, hoạt động mại dâm, giết người thuê và hãm hiếp tập thể. MS-13 ước chừng có khoảng 100.000 thành viên với các chân rết trên khắp thế giới. Chúng có đặc điểm nhận dạng riêng với nhiều hình xăm trên khuôn mặt và cơ thể. Có nhiều lời đồn đại cho rằng, những kẻ muốn gia nhập băng MS-13 phải giết cha ruột của chúng để chứng tỏ lòng thành. Sau khi gia nhập băng đảng, chúng sẽ phải gắn bó với nó tới khi chết.
Thành viên các băng đảng thường ra hiệu cho đồng đội nhờ biểu tượng tạo hình bằng bàn tay. MS-13 bắt đầu gây dựng băng đảng tại California, Mỹ bởi 2 thành viên Julio Cesar và Ernesto Miranda khi cả 2 còn rất trẻ. Tuy nhiên, giờ đây sự bành trướng của nó đã lan ra toàn châu Mỹ, tới tận Mexico, Canada, Nam Mỹ và phần lớn các quốc gia khu vực Trung Mỹ, đặc biệt là tại các quốc gia như Mexico, Guatemala, Honduras, El Salvador, Puerto Rico.
Năm 2005, FBI đã tuyên bố rằng MS-13 được coi là băng đảng tội phạm nguy hiểm nhất không chỉ trên đất nước Mỹ mà còn trên toàn thế giới. Theo báo cáo của Adelaide Advertiser cho thấy chúng đang muốn tạo sức ảnh hưởng ở Australia và các quốc gia khác.
Những thanh niên nghèo, thất học ở thủ đô của các nước Mỹ Latinh luôn nghĩ rằng họ chỉ có hai con đường cho tương lai: tham gia MS-13 hay gia nhập Barrio 18 (nhóm tội phạm đường phố ra đời tại thành phố Los Angeles và hoạt động trong các khu ổ chuột). Riêng ở Mỹ, Barrio 18 hoạt động tại khoảng 20 bang, trong đó California là bang mà số lượng thành viên của chúng đạt mức lớn nhất. MS-13 hoành hành tại Los Angeles, San Francisco, thủ đô Washington, New York, New Jersey và Houston.
Băng đảng này trở thành mối đe dọa ở Bắc Mỹ, khiến chính quyền Mỹ lo ngại và bắt đầu trục xuất các thành viên về Trung Mỹ. Việc trục xuất đã phản hiệu quả, khi những tội phạm bị trục xuất quay lại El Salvador và tuyển dụng thành viên mới, sau đó quay về Mỹ theo các tuyến đường di trú bất hợp pháp, làm bùng nổ làn sóng tội phạm ở các vùng ngoại ô Mỹ, tiếp tục phát triển mạnh về cả số lượng và mức độ tàn nhẫn khiến Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) phải thành lập một lực lượng đặc nhiệm trấn áp băng đảng này.
Một trong những tội ác kinh hoàng mà băng đảng này gây ra là vụ xả súng vào tháng 12-2004 ở Honduras, cướp đi sinh mạng của 28 người. Nạn nhân hầu hết là phụ nữ và trẻ em. Vụ việc được xem là để phản đối kế hoạch tái thi hành án tử hình của chính phủ. Nếu đụng độ giữa cảnh sát và và một nhóm tội phạm khiến một thành viên của chúng bị thương hoặc thiệt mạng, toàn bộ băng đảng sẽ tìm mọi cách trả thù cảnh sát. Nhờ danh tiếng bạo lực mà MS-13 được Sinaloa, băng đảng ma túy Mexico, một trong những nhóm tội phạm có tổ chức lớn nhất thế giới, rất tín nhiệm và thường xuyên thuê thực hiện các nhiệm vụ trả thù, buôn bán ma túy, buôn người, hiếp dâm.
Ở El Salvador, quyền lực của MS-13 bao trùm lên cả nhà tù, khi phạm nhân là thành viên MS-13 có buồng giam riêng, giám thị cũng e dè không dám bước vào. Penas Ciudad Barrios là nhà tù dành riêng cho thành viên MS-13. Trại giam này có sức chứa 800 người nhưng giam giữ tới 2.500 người.
Nơi đây trở thành một "cộng đồng" thu nhỏ của MS-13, với cả bệnh viện và tiệm bánh do thành viên điều hành. Tháng 10-2012, Bộ Tài chính Mỹ công bố đóng băng các tài khoản thuộc sở hữu của MS -13 và coi chúng là "tổ chức tội phạm xuyên quốc gia".
|
Kịch bản chiến tranh: Vũ khí nòng cốt Mỹ 'đập tan' tên lửa Triều Tiên? | Lầu Năm Góc chuẩn bị kế hoạch cụ thể cho một cuộc tấn công phủ đầu vào Triều Tiên nếu Tổng thống Trump ra lệnh. | Thế giới | Lầu Năm Góc đã chuẩn bị một kế hoạch cụ thể cho một cuộc tấn công phủ đầu nhằm vào các khu vực tên lửa của Triều Tiên nếu Tổng thống Trump ra lệnh.
Hai quan chức quân sự cao cấp và hai quan chức cao cấp về hưu đã nói với NBC News rằng chìa khóa của kế hoạch này là máy bay ném bom tấn công B-1B đồn trú tại căn cứ không quân Andersen ở Guam.
Hoạt động huấn luyện các nhóm B-1B đã đã được thúc đẩy kể từ tháng 5, với 11 nhiệm vụ diễn tập cho tới nay- và hoạt động cuối cùng diễn ra vào ngày 7/8, các quan chức này cho hay.
B-1B Lancer đang là những lựa chọn được chú ý trong kịch bản quân sự Mỹ - Triều. (Nguồn: AP).
Kịch bản tấn công phủ đầu Mỹ- Triều.
Trong một nhiệm vụ thực tế, các máy bay ném bom phi hạt nhân này sẽ được hỗ trợ bởi vệ tinh và máy bay không người lái và được hộ tống bởi nhiều máy bay chiến đấu cũng như máy bay tiếp nhiên liệu trên không và các máy bay tác chiến điện tử.
"Tất cả các lựa chọn quân sự... [Tổng thống Trump] đều có thể xem xét", ông James Stavridis -mcựu Tổng tư lệnh lực lượng đồng minh của NATO và là một nhà phân tích của NBC News cho biết.
Sáu máy bay ném bom B-1B "Lancer" hiện đang đóng ở Guam, cách Triều Tiên 2.100 dặm đường bay. Các nguồn tin quân sự chỉ ra rằng loại máy bay B-1B này, đã được thử nghiệm 16 năm qua ở cả Afghanistan và Iraq, đang được hiện đại hóa và nâng cấp - "để tăng gấp đôi sức mạnh".
Mục tiêu đặt ra, theo nhiều nguồn tin, là sẽ nhắm tới gần 20 địa điểm phóng tên lửa của Triều Tiên, các bãi thử và các phương tiện hỗ trợ. Các nguồn tin nói với NBC News rằng họ cảm thấy tự tin vì đã xác định chính xác một loạt các mục tiêu có liên quan.
Họ nói rằng căng thẳng kéo dài hàng tháng qua giữa Triều Tiên với chính quyền ông Trump, cùng với nhiều hoạt động của Bình Nhưỡng và các vụ thử nghiệm nhiều loại tên lửa kể từ tháng 1, đã giúp quân đội Mỹ tăng cường sự hiểu biết của họ về mạng lưới các cơ sở tên lửa của Triều Tiên.
Bên cạnh đó, ngày 9/8, Lầu năm góc đã phát hành một văn bản tuyên bố từ Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis nhắc lại sự sẵn sàng của quân đội Hoa Kỳ đối với cả hành động tấn công và phòng thủ.
"Mặc dù Bộ Ngoại giao đang nỗ lực giải quyết mối đe dọa toàn cầu này (về Triều Tiên) thông qua các phương tiện ngoại giao", tuyên bố trên cho hay, "cần lưu ý rằng quân đội đồng minh liên kết hiện nay có những khả năng phòng thủ và tấn công chính xác, được rèn luyện và mạnh mẽ nhất trên thế giới".
"Ngoại giao vẫn là phương tiện dẫn đầu", tướng Terrence J. O'Shaughnessy, chỉ huy lực lượng Không quân Hoa Kỳ cho biết. "Tuy nhiên, chúng tôi có trách nhiệm với các đồng minh và quốc gia của chúng tôi để thể hiện cam kết bền vững trong việc lập kế hoạch cho trường hợp xấu nhất. Nếu được kêu gọi, chúng tôi sẵn sàng phản ứng nhanh chóng, có tính sát thương và lực lượng áp đảo tại một thời điểm và địa điểm chúng tôi lựa chọn", ông nói thêm sau khi các máy bay ném bom B- 1 được huấn luyện tăng cường từ cuối tháng 5.
Khi được hỏi về kế hoạch ném bom B-1B vào Triều Tiên , hai quan chức Mỹ nói với NBC News rằng các máy bay ném bom này là một trong những lựa chọn được xem xét nhưng không phải là lựa chọn duy nhất. Các quan chức này nhấn mạnh rằng các hành động sẽ đến từ trên không, mặt đất, đại dương và không gian.
Nguy cơ leo thang quân sự.
Tấn công Triều Tiên, tuy nhiên, đi kèm với nguy cơ là liên lụy tới các mục tiêu gần Seoul, chỉ 40 dặm từ biên giới, hay thậm chí kéo theo cả các mục tiêu xa xôi như căn cứ Andersen, theo Tướng Stavridis.
Ông Stavridis nói: "Việc sử dụng máy bay ném bom B-1 để thả bom và phá hủy cơ sở hạ tầng cũng như sát thương người dân Triều Tiên sẽ gây ra sự leo thang. "Ông Kim Jong Un sẽ bị buộc phải đáp trả. Ông ấy có thể dùng biện pháp quân sự, ở mức thấp nhất là nhắm tới Hàn Quốc, và xa hơn có thể là các mục tiêu tầm xa, có lẽ bao gồm cả Guam... Đó là một kết quả xấu trong nhiều hệ lụy liên đới.".
Các nguồn tin quân sự nói với NBC News rằng lập trường nội bộ đối với việc tập trung tấn công của B-1 còn nhiều phức tạp. B-1 có tải trọng lớn nhất so với bất kỳ máy bay ném bom nào hiện tại trong kho vũ khí của Hoa Kỳ. Theo một nguồn tin quân sự, nhóm hai máy bay ném bom B-1 có thể mang theo nhiều loại vũ khí khác nhau trong 3 khoang chứa riêng nhau với số lượng bom đạn lên tới 168,5 pound, hoặc nhiều khả năng hơn, theo các nguồn tin quân sự, có thể mang theo tên lửa hành trình không đối đất tầm xa JASSM- ER- loại tên lửa có độ chính xác cao với phạm vi 500 hải lý, cho phép tên lửa được phóng từ bên ngoài lãnh thổ Triều Tiên.
Một sĩ quan quân đội cao cấp, người đã tham gia vào cuộc thảo luận về cuộc không kích và những phản ứng có thể Triều Tiên, cho biết chiếc B-1 được chọn cũng có thể vì nó có tính năng là không thể mang theo vũ khí hạt nhân. Các nhà hoạch định quân sự cho rằng điều này sẽ báo hiệu cho Trung Quốc, Nga và Bình Nhưỡng rằng Hoa Kỳ không muốn leo thang thêm một tình huống xấu nữa.
Tuy nhiên, ông Stavridis không đồng ý với nhận định trên, Tôi không chắc rằng ưu tiên của chúng là về việc ra tín hiệu cho Trung Quốc hay Nga.
Các chiến lược gia quân sự cũng cho rằng bởi vì các máy bay ném bom và máy bay hỗ trợ của họ sẽ thực hiện từ bên ngoài bán đảo Triều Tiên và một cuộc tấn công như vậy có thể thu hút sự chú ý của Triều Tiên rời khỏi Hàn Quốc.
Kế hoạch trên đặc biệt đáng chú ý trong bối cảnh căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đang leo thang sau khi Bình Nhưỡng tuyên bố ý định tấn công đảo Guam điều ông Trump và phía Mỹ mạnh mẽ lên án.
Tướng Stavridis nói rằng lời đe dọa của Triều Tiên đối với Guam là "một sự thừa nhận rằng ông ấy (Kim Jong un) không thực sự có khả năng tấn công lục địa Mỹ".
Tuy nhiên, ông Stavridis cảnh báo rằng mối đe dọa từ Triều Tiên "làm chúng ta lo ngại sâu sắc".
(Theo NBC News).
An Bình.
|
"Mỹ phải rút lui trước khi đối đầu với Trung Quốc trên Biển Đông" | Giới chuyên gia an ninh nhận định nếu Washington triển khai tuần tra 12 hải lý quanh các hòn đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng trái phép trên Biển Đông, nguy cơ đối đầu quân sự giữa Mỹ - Trung là khó tránh khỏi và khả năng Mỹ sẽ phải rút lui trước. | Thế giới | Trong vài ngày tới, Mỹ có kế hoạch điều tàu chiến hoặc máy bay quân sự tới tuần tra 12 hải lý gần 7 hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Tuy nhiên, hành động này có thể mở ra một mặt trận đối đầu mới đầy căng thẳng giữa hai nước.
Theo Reuters, giới chuyên gia an ninh nhận định Washington nên duy trì thường xuyên và hiệu quả chương trình tuần tra nhằm đảm bảo quyền tự do hàng hải không chỉ ở vùng biển Đông Nam Á, nơi Bắc Kinh đang ngang nhiên xâm chiếm mà còn những vùng biển ở xa hơn.
Nếu Mỹ tiến hành tuần tra 12 hải lý quanh các hòn đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc trên Biển Đông, nguy cơ đối đầu quân sự giữa Washington - Bắc Kinh là khó tránh khỏi.
Tuy nhiên, khả năng Trung Quốc sẽ có những biện pháp ngăn chặn kế hoạch của Mỹ. Và hành động này sẽ tạo ra những căng thẳng cả về mặt chính trị và quân sự giữa hai nước. Cụ thể, hải quân Trung Quốc có thể ngăn cản hoặc vây hãm hoạt động của các tàu thuyền Mỹ làm nhiệm vụ tuần tra, và nguy cơ dẫn tới đối đầu quân sự.
Chuyên gia an ninh Zhang Baohui tại Đại học Lingnan Hong Kong nhận định leo thang căng thẳng là điều khó tránh khỏi khi mà Trung Quốc sẽ đưa ra những hành động phản ứng nhằm ngăn chặn kế hoạch tuần tra của Mỹ.
Thay vì bảo vệ quyền từ do hàng hải, ông Zhang cho rằng Bắc Kinh sẽ nhìn nhận hành động của Mỹ dưới góc độ là một trong những địch thủ nguy hiểm nhất gây ảnh hưởng tới nền an ninh nước này.
Cũng theo ông Zhang, việc Trung Quốc chưa từng chính thức công bố khu vực 12 hải lý quanh các hòn đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây trái phép trên Biển Đông là vũng lãnh hải quốc gia, do đó, hành động của Mỹ sẽ bị coi là hấp tấp, vội vàng.
Cựu quan chức hải quân Australia, ông Sam Bateman có chung quan điểm cho rằng khi Trung Quốc chưa đưa ra tuyên bố chính thức, hành động của Washington sẽ bị coi là "làm quá" trước cái gọi là kiềm chế Trung Quốc bành trướng Biển Đông.
Cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Mỹ là mối lo ngại có thật và khả năng quân đội Mỹ sẽ phải rút lui trước. Tôi cũng không chắc, cuộc chơi của Mỹ - Trung sẽ diễn ra như thế nào, ông Bateman nhận định.
Trung Quốc lập vùng cấm.
Mặc dù kế hoạch tiến tuần tra gần các tiền đồn mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên Biển Đông đã được đưa ra thảo luận suốt nhiều tháng trời kể từ năm 2012 tại Mỹ, nhưng do quyết định cuối cùng chưa được công bố, đã khiến các chuyên gia an ninh và cựu quan chức hải quân trong khu vực châu Á cho rằng chính phủ Mỹ đã phớt lờ vấn đề này lâu nay.
Khả năng Trung Quốc dùng các tiền đồn trên Biển Đông để bảo vệ lực lượng tàu ngầm tại đảo Hải Nam.
Cũng theo các chuyên gia, những quốc gia đồng minh của Mỹ như Nhật Bản và Australia sẽ không chọn con đường thách thức trực tiếp Trung Quốc mặc dù hai quốc gia này đều bày tỏ mối quan ngại trước hành động bành trướng của Bắc Kinh trên tuyến đường biển thương mại quan trọng trong khu vực.
"Hành động này sẽ không chỉ diễn ra một lần duy nhất. Hải quân Mỹ sẽ tiến hành các cuộc tuần tra thường xuyên trên Biển Đông, Reuters dẫn lời chuyên gia về lĩnh vực Biển Đông tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore, ông Ian Storey.
Chính quyền của Tổng thống Barack Obama từng tuyên bố Mỹ sẽ thử thách những tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông sau nhiều tháng Quốc hội và quân đội Mỹ thúc giục. Tuy nhiên, chính quyền Mỹ không đưa ra thời gian cụ thể tiến hành hoạt động tuần tra.
Tôi cho rằng chúng tôi đã nói rõ mục đích của việc làm này, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner phát biểu hồi đầu tuần.
Trái lại, trong tháng này, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngang nhiên nhấn mạnh Bắc Kinh "sẽ không cho phép bất cứ quốc gia nào vi phạm không phận và lãnh thổ quốc gia của Trung Quốc trên Biển Đông dưới danh nghĩa bảo vệ quyền tự do hàng hải và hàng không.
Song chuyên gia an ninh Bonnie Glaser tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu quốc tế ở Washington nhận định sứ mệnh của Mỹ dường như sẽ được thực hiện một cách thường xuyên và hải quân Mỹ muốn chắc chắn khu vực Biển Đông không bị phong tỏa. Cũng theo bà Glaser, Trung Quốc nên thận trọng trước hành động ngăn chặn Mỹ tiến hành tuần tra dù trong quá khứ hai bên từng xảy ra va chạm.
Trong khi đó, phát ngôn viên Hội đồng An ninh quốc gia Nhà Trắng, ông Myles Caggins đã từ chối đưa ra lời bình luận về việc chương trình tuần tra Biển Đông của Mỹ chỉ mang tính biểu tượng hơn là hành động thực tế. Theo ông Caggins, quan điểm của chính quyền Mỹ được thể hiện rõ nét nhất qua tuyên bố của Tổng thống Obama trong cuộc họp với nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình ở Washington hồi tháng trước rằng: Mỹ sẽ tiếp tục điều tàu thuyền, máy bay tới bất cứ khu vực nào mà luật pháp quốc tế cho phép.
Mặc dù, ông Tập nhấn mạnh các hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên Biển Đông không phục vụ mục đích quân sự. Nhưng chính giới phân tích Trung Quốc từng thừa nhận các công trình trái phép này đóng vai trò quan trọng trong công tác bảo vệ lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc ở đảo Hải Nam cũng như mở rộng phạm vi hoạt động cho các tàu dân sự. Trong khi đó, lực lượng tàu ngầm ở đảo Hải Nam sẽ sớm được trang bị các loại vũ khí hạt nhân và là đại diện nòng cốt cho năng lực răn đe hạt nhân của Trung Quốc để tiến tới năng lực tấn công thứ hai.
Theo Reuters, nếu xảy ra xung đột, các tiền đồn trái phép của Trung Quốc trên Biển Đông sẽ dễ dàng bị tấn công. Nhưng trong thời gian tới, những cơ sở này lại là nền tảng để Bắc Kinh mở rộng hoạt động dân sự như đánh bắt cá và khai thác dầu mỏ cũng như tiến hành tuần tra quân sự. Ngoài ra, Trung Quốc đã hoàn thành xây dựng một đường băng và 2 đường băng còn lại sắp đang trong quá trình xây dựng.
Nội dung được thực hiện qua thảm khảo nguồn tin Reuters (Anh), một trong những hãng tin lớn nhất thế giới. Reuters cung cấp bài viết, hình ảnh, đồ họa và video cho rất nhiều tờ báo, đài phát thanh, đài truyền hình, Internet và các phương tiện truyền thông khác trên toàn thế giới.
MINH THU (lược dịch).
|
Quá tuyệt vọng, nô lệ tình dục IS tự tử hàng loạt | "Alô?" - tiếng nói vụt tắt, chỉ còn âm thanh lẹt xẹt của đường truyền. Nhưng nỗi tuyệt vọng của người gọi thì thấy rõ: "Tình hình của chúng tôi rất tồi tệ, không thể tệ hơn nữa". TIN BÀI KHÁC: | Thế giới | Ở đầu dây bên kia, Ameena Saeed Hasan chìa ra một chiếc phao cứu đắm: cơ hội cho nạn nhân thực hiện một cuộc tẩu thoát khỏi cảnh cầm tù nô lệ của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS).
Theo CNN, hàng ngày, Hasan nhận được nhiều cuộc gọi như vậy. Từng là một nhà lập pháp của Iraq, cô giờ đang tự giao cho mình nhiệm vụ cứu thoát càng nhiều phụ nữ Yazidi càng tốt.
Các cô gái Yazidi trong tay IS bị cưỡng hiếp và bán đi bán lại nhiều lần. (Ảnh có tính minh họa).
Khi IS chiếm được Mosul, Hasan đã nghĩ người Yazidi ở trên núi Sinjar sẽ an toàn, vì ở đó không có bất cứ thứ gì. Nhưng các chiến binh IS vẫn đến Sinjar. Có thể không có dầu lửa, nhưng có một nguồn lực quan trọng khác mà chúng có thể lấy đi: con người.
Các tay súng Hồi giáo đã bắt giữ hàng nghìn phụ nữ và trẻ nhỏ Yazidi. Chúng giết chết đàn ông. IS giải thích rằng, kinh Quran cho phép bắt giữ phụ nữ và các bé gái không theo đạo Hồi và chúng có thể cưỡng hiếp họ.
Tộc Yazidi là một cộng đồng nhỏ ở Iraq, tin chỉ có một đấng tối cao duy nhất đã tạo ra Trái đất và giao cho một thiên thần công chăm sóc. IS tiến hành bức hại họ ở quy mô lớn vì cho rằng người Yazidi thờ phụng quỷ dữ.
Liên Hợp Quốc tuyên bố IS đang phạm tội diệt chủng chống lại người Yazidi.
Nhiều người Yazidi có thân nhân mất tích đã tìm đến Hasan xin giúp đỡ.
"Mọi người biết tôi. Tôi đến từ Sinjar và tôi cũng là người Yazidi. Tôi biết nhiều người bị bắt cóc. Một số là người thân của tôi, hàng xóm của tôi và họ gọi cho tôi".
Cùng với chồng là Khalil, Hasan quản lý một mạng lưới giải cứu phụ nữ Yazidi: Cô nhận điện thoại, và Khalil thực hiện hành trình nguy hiểm tới biên giới Iraq-Syria để đưa họ tới nơi an toàn.
Đến nay, vợ chồng Hasan đã cứu được hơn 100 người. Trong số những người đầu tiên có một phụ nữ 35 tuổi với 6 con nhỏ - tất cả đều bị IS bắt giữ, bị mua đi bán lại nhiều lần.
Trong cuộc gọi tuyệt vọng tới Hasan, nạn nhân kể lại những gì đã xảy ra: "Họ đưa lên hai xe tải lớn và đi đâu tôi không rõ. Khi chúng lùa người lên xe, một phụ nữ cãi lại nên chúng giết cô ấy".
Nạn nhân này may mắn thoát được nhưng nhiều người không may mắn như thế. Hasan cho biết, nhiều phụ nữ do bị hãm hiếp và lạm dụng liên tục đã tìm đến cái chết.
"Chúng tôi chỉ muốn họ được cứu. Hàng trăm cô gái đã tự tử", Hasan nói trong nước mắt. "Tôi có ảnh của một số cô gái như vậy... Họ mất hy vọng được giải cứu và bị IS đem bán nhiều lần, cưỡng hiếp liên tục. Chúng tôi mất liên lạc với phần lớn họ rồi".
Công việc của Hasan đã được ghi nhận bằng một giải thưởng của Bộ Ngoại giao Mỹ.
Ngoại trưởng John Kerry ca ngợi cô đã có "những nỗ lực dũng cảm vì cộng đồng người Yazidi ở miền bắc Iraq, vì đã khẳng định rằng thế giới biết đến nỗi khiếp sợ mà họ phải đương đầu, và... sự tận tâm không nao núng giúp đỡ các nạn nhân, cứu sống nhiều người".
Tuy nhiên, Hasan vẫn bị ám ảnh bởi suy nghĩ về những người cô không thể giúp đỡ. "Tôi không ngủ được. Tôi không thể quên những gì đã xảy ra với họ", cô tâm sự.
Nhiều người đã tham gia cuộc chiến chống lại IS. Thay vì bom đạn thì vũ khí của Hasan là chiếc điện thoại. Cô tạo ra hy vọng cho các cô gái Yazidi trong tay IS, dù là từ xa, và cam kết rằng họ sẽ được giúp đỡ.
Thanh Hảo.
|
Hàn không nhượng bộ để có hội nghị liên Triều | Ngày 2/2, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-Bak đã một lần nữa tuyên bố rằng chính phủ của ông sẵn sàng tiến hành một hội nghị thượng đỉnh với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, nhưng không chấp nhận phải "trả giá" để thuyết phục Bình Nhưỡng tham dự hội nghị này. | Thế giới | Người phát ngôn của tổng thống, ông Park Sun Kyoo cho biết trong cuộc họp nội các, Tổng thống Lee Myung-Bak nhấn mạnh rằng các nhà lãnh đạo Hàn Quốc và Triều Tiên không nên "đặt ra bất cứ cái giá nào" cho hội nghị thượng đỉnh liên Triều. Ông sẵn sàng gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il bất kỳ lúc nào, song phải dựa trên "những nguyên tắc nhất định". Bình luận trên của Tổng thống Lee Myung-Bak dường như nhằm xua tan những quan ngại cho rằng ông đang tìm cách xúc tiến hội nghị thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il bằng cách đề nghị dành cho Bình Nhưỡng một số ưu đãi. Bình Nhưỡng và Seoul từng hai lần tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh liên Triều vào các năm 2000 và 2007./. (TTXVN/Vietnam+).
|
Mỹ đưa ra tối hậu thư cho EU và Canada trong cuộc chiến thương mại | Châu Âu lo ngại về 'cuộc chiến thương mại' khi Washington đưa ra yêu cầu bắt buộc EU phải chấp nhận hạn ngạch xuất khẩu kim loại sang Mỹ, Bloomberg đưa tin. | Thế giới | TP. New York. Mỹ. Ảnh: CCO.
Chính quyền ông Donald Trump cương quyết đòi Canada và các nước châu Âu phải đồng ý với việc áp dụng hạn ngạch để đổi lấy việc tạm miễn thuế quan đối với thép và nhôm, sẽ được áp dụng từ ngày 1/5.
"Chúng tôi yêu cầu tất cả mọi người chấp thuận nếu không phải là thuế quan thì là hạn ngạch", Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross tuyên bố.
Như vậy, Liên minh châu Âu phải đối mặt với sự lựa chọn: hoặc nhân nhượng Mỹ, hoặc phải đối mặt với những thuế quan "phạt" mới, Bloomberg ghi nhận.
"Cuộc chiến thương mại là thất bại đối với tất cả. Trong khi nghiên cứu các hành động phản hồi, cần giữ bình tĩnh, nhưng nguyên tắc cơ bản là trong cuộc chiến thương mại sẽ không có người chiến thắng. Vì vậy chúng tôi cố gắng tránh điều này" - Bloomberg trích lời của Bộ trưởng Tài chính Bỉ, Johan Van Overtveldta.
Theo vn.sputniknews.com.
|
Chiến đấu cơ Syria rơi gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, nghi bị bắn | Một chiến đấu cơ quân sự Syria hôm qua rơi gần biên giới giữa nước này với Thổ Nhĩ Kỳ, nghi do bị quân nổi dậy bắn. | Thế giới | Vị trí thị trấn Samandag, nơi chiếc phi cơ rơi. Đồ họa: BBC.
Một nguồn tin quân đội Syria nói không quân mất liên lạc với chiếc chiến đấu cơ gần biên giới, BBC dẫn bản tin từ kênh truyền hình nhà nước Syria cho biết.
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim cho hay nhà chức trách đang mở chiến dịch tìm kiếm phi công, người được cho là đã nhảy khỏi ghế lái.
Phiến quân Hồi giáo Ahrar al-Sham có liên hệ với tổ chức khủng bố al-Qaeda, đang chiến đấu chống chính phủ Syria, tuyên bố máy bay bị bắn.
Ahrar al-Sham đã đăng tải một đoạn video trên mạng xã hội Twitter cho thấy cảnh máy bay "bị ngắm bắn".
Video do Ahrar al-Sham công bố.
Hãng thông tấn Thổ Nhĩ Kỳ Anadolu dẫn lời Ahmed Karaali, phát ngôn viên cho Ahrar al-Sham, nói máy bay bị các lực lượng đối lập bắn rơi khi đang dội bom tỉnh Idlib, phía bắc Syria.
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết phi cơ, có thể là mẫu MIG-23, rơi gần thị trấn Samandag thuộc tỉnh Hatay.
Người đứng đầu tỉnh Hatay Erdal Ata cho hay đội tìm kiếm cứu nạn đã tới hiện trường và thông báo về rằng khoang lái trống trơn.
Theo Thủ tướng Yildirim, hiện chưa rõ nguyên nhân khiến máy bay rơi. "Có khả năng là do điều kiện thời tiết", ông nói.
VnExpress.
Vị trí thị trấn Samandag, nơi chiếc phi cơ rơi. Đồ họa: BBC.
|
Ông Trump dọa rút Mỹ khỏi WTO | Ông Donald Trump đã công khai một số quan điểm về chính sách đối ngoại, thương mại quốc tế và an ninh quốc gia, trong đó bóng gió về chủ trương rút Mỹ khỏi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). | Thế giới | Tỷ phú Trump trong chương trình phỏng vấn.
Ngày 24/7, trong cuộc trả lời phỏng vấn đầu tiên trong chương trình Gặp gỡ Báo chí của hãng tin NBC sau khi được chính thức chọn làm ứng cử viên tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa, tỷ phú Trump nói rằng nếu trở thành tổng thống tiếp theo của Mỹ, ông có thể đàm phán lại hoặc phá bỏ Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và rút khỏi WTO.
Trả lời câu hỏi của người dẫn chương trình nổi tiếng Chuck Todd về WTO, ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa khẳng định các thỏa thuận thương mại trong khuôn khổ WTO là thảm họa và chính WTO cũng là một thảm họa. Trong khi đó liên quan đến những cam kết của Mỹ với NATO, ông Trump nhắc lại rằng mình có ý định buộc các đồng minh phải gánh vác các khoản chi phí quốc phòng mà Mỹ đã trang trải cho họ trong nhiều năm qua.
TTXVN/Tin Tức.
|
Trump: Triều Tiên sẽ đối mặt với 'lửa và giận dữ' chưa từng có | Tổng thống Donald Trump đưa ra cảnh báo mạnh mẽ rằng Bình Nhưỡng phải ngừng đe dọa tấn công Mỹ nếu không muốn hứng chịu với "lửa và giận dữ mà thế giới chưa từng thấy". | Thế giới | "Triều Tiên tốt nhất đừng đưa ra thêm bất cứ lời đe dọa nào đối với nước Mỹ. Họ sẽ phải đối mặt với lửa và giận dữ mà thế giới chưa từng thấy", Tổng thống Trump phát biểu tại câu lạc bộ golf của ông ởBedminster, New Jersey, ngày 8/8.
CNNcho hay phát biểu cứng rắn của ông Trump được đưa ra trong bối cảnh các nhà phân tích tình báo Mỹ đánh giá Triều Tiên đã sản xuất được đầu đạn hạt nhân thu nhỏ. Theo một số nguồn tin biết rõ về vấn đề này, năng lực thu nhỏ đầu đạn hạt nhân của Bình Nhưỡng chưa được thử nghiệm.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AP.
Trước đó, Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley hôm 6/8 tuyên bố Mỹ đã chuẩn bị cho mọi tình huống, kể cả sử dụng biện pháp quân sự, nếu Triều Tiên tiếp tục theo đuổi chính sách gây hấn.
Bà Haleycảnh báo Triều Tiên phải lựa chọn con đường tương lai một cách khôn ngoan thay vì tiếp tục hành động "vô trách nhiệm". Mỹ hy vọng Triều Tiên sẽ lựa chọn "hòa bình và an ninh".
Triều Tiên đang đối mặt sức ép ngày càng gia tăng từ cộng đồng quốc tế. Ngày 5/8, các nước Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã đồng thuận thông qua lệnh trừng phạt mới với Triều Tiên sau 2 vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa liên tiếp của nước này.
Các lệnh trừng phạt này dự kiến cắt giảm 1/3 doanh thu từ xuất khẩu của Triều Tiên. Doanh thu xuất khẩu của Triều Tiên khoảng 3 tỷ USD/năm.
Một ngày sau khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ủng hộ lệnh trừng phạt mới với Triều Tiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In đã có cuộc điện đàm. Hai nhà lãnh đạo nhất trí rằng Triều Tiên đang trở thành "mối đe dọa trực tiếp và nghiêm trọng".
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson ngày 8/7 nhấn mạnh Bình Nhưỡng phải dừng các cuộc thử tên lửa đạn đạo nếu muốn nói chuyện với Mỹ về việc giải quyết xung đột.
Ngụy An.
|
Saudi Arabia cử 2 chuyên gia dọn dẹp hiện trường vụ sát hại Khashoggi | Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, việc xóa dấu vết hiện trường là một dấu hiệu chứng tỏ các quan chức hàng đầu của Saudi Arabia đã biết về vụ giết Khashoggi. | Thế giới | Saudi Arabia đã cử đội dọn dẹp gồm 2 người đàn ông đến tẩy xóa bằng chứng vụ giết hại nhà báo Jamal Khashoggi, một tuần sau khi ông biến mất khỏi Lãnh sự quán của nước này ở thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhà báo Jamal Khashoggi. (Ảnh: BBC).
Báo Sabah thân Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ ngày 5/11 dẫn lời một quan chức nước này khẳng định, một nhà hóa học và một nhà nghiên cứu chất độc của Saudi Arabia, đã được giao nhiệm vụ tẩy xóa bằng chứng trước khi các nhà điều tra Thổ Nhĩ Kỳ được phép tiếp cận Lãnh sự quán và tư dinh của Tổng lãnh sự Saudi Arabia ở thành phố Istanbul. Quan chức Thổ Nhĩ Kỳ gọi đó là một dấu hiệu chứng tỏ các quan chức hàng đầu của Saudi Arabia đã biết về tội ác đó.
Báo Sabah nhận dạng 2 người đàn ông đó là Ahmed Abdulaziz al-Jonabi và Khaled Yahya al-Zahrani. Họ đến Thổ Nhĩ Kỳ trong thành phần một đội gồm 11 người, để tiến hành các cuộc điều tra cùng với giới chức nước chủ nhà.
Các quan chức an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ cũng khẳng định với hãng tin Reuters, rằng hai người đàn ông được báo Sabah đăng ảnh công khai đó là Jonabi và Zahrani.
Một quan chức cấp cao của Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã khẳng định về tên của hai người đàn ông được báo Sabah nhận dạng. Ông tin rằng hai cá nhân Saudi Arabia đã đến Thổ Nhĩ Kỳ với mục đích duy nhất là che đậy bằng chứng vụ giết hại nhà báo Khashoggi, trước khi cho phép cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ lục soát các cơ sở thuộc Lãnh sự quán Saudi Arabia.
Theo quan chức cấp cao của Thổ Nhĩ Kỳ, 2 người này đã tiến hành các chiến dịch dọn dẹp tại Lãnh sự quán và tư dinh Tổng lãnh sự Saudi Arabia tại Istanbul cho đến ngày 17/10 vừa qua và đã rời đi sau đó ba ngày.
Đến nay, Saudi Arabia đã bắt giữ tổng cộng 18 người tình nghi có liên quan đến vụ giết hại nhà báo Khashoggi./.
Huy Hoàng/VOV1.
Theo Reuters.
|
Máy bay Ukraine bị bắn hạ ở miền Đông | (NLĐO) - Bộ Quốc phòng Ukraine hôm 14-6 thông báo một máy bay vận tải Il-76 của quân chính phủ đã bị các phần tử ly khai thân Nga dùng tên lửa bắn hạ ở thành phố phía Đông Luhansk. | Thế giới | Chiếc Il-76 đang chở theo các binh sĩ Ukraine cùng trang thiết bị quân sự chuẩn bị đáp xuống sân bay thành phố Luhansk thì gặp nạn. Một số binh lính thiệt mạng nhưng không rõ con số cụ thể. Đài CNN dẫn nguồn tin quân sự Ukraine cho biết vào thời điểm bị bắn rơi, trên máy bay có tổng cộng 49 người.
Bộ Quốc phòng Ukraine sau đó gửi lời chia buồn đến thân nhân các binh lính tử nạn. Vụ việc diễn ra chưa đầy 1 tuần sau khi phong trào nổi dậy thân Nga mở hàng loạt các cuộc tấn công vào lực lượng quân chính phủ ở sân bay quốc tế Luhansk. Sân bay này đang nằm dưới sự kiểm soát của quân đội, trong khi hầu hết các khu vực còn lại của thành phố do quân nổi dậy chiếm đóng.
Máy bay vận tải Il-76 của Ukraine. Ảnh: RIA Novosti.
Trong khi đó, trước thông tin 3 chiếc xe tăng T-72 của Nga xâm nhập vào khu vực miền Đông Ukraine hôm 12-6, Washingon lên tiếng khẳng định những chiếc xe tăng trên là của phiến quân ly khai do Moscow hỗ trợ. Một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố: Nga nói rằng những chiếc xe tăng là của quân đội Ukraine nhưng không có đơn vị tăng thiết giáp nào của Kiev hoạt động tại khu vực miền Đông. Chúng tôi tin 3 chiếc xe tăng đến từ Moscow.
Ngoài ra, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf cho biết lực lượng ly khai thân Nga ở miền Đông đã mua nhiều vũ khí quân sự hạng nặng của Nga, bao gồm xe tăng và bệ phóng tên lửa trong 3 ngày qua.
Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen hôm 13-6 cũng nhấn mạnh nếu Nga triển khai xe tăng ở khu vực miền Đông Ukraine, đó sẽ là dấu hiệu cho một cuộc khủng hoảng leo thang nghiêm trọng.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf. Ảnh: Colombo Gazette.
Hôm 13-6, các cuộc xung đột giữa quân chính phủ và lực lượng nổi dậy thân Nga vẫn tiếp diễn. Theo Bộ trưởng Nội vụ Ukraine Arsen Avakov, quân chính phủ đã chiếm lại hoàn toàn thành phố cảng chiến lược Mariupol sau nhiều cuộc giao tranh dữ dội. Ít nhất 5 phiến quân và 2 người phục vụ đã thiệt mạng. Tuy nhiên, khoảng 100 cư dân thành phố Mariupol đã tập trung trên đường phố để phản kháng hành động của chính phủ.
Kiev cũng đang nắm quyền kiểm soát một đoạn dài biên giới tiếp giáp với Nga (khoảng 120 km trên tổng số 2.000 km), trong khi Moscow đe dọa sẽ cắt đứt nguồn cung cấp khí đốt đối với người láng giềng của mình.
Để đối phó với tình hình khẩn cấp kể trên, Thủ tướng Ukraine Arseny Yatseniuk ra lệnh cho Bộ Năng lượng chuẩn bị ứng phó với động thái cắt khí đốt từ Nga vào ngày 16-6 tới. Bên cạnh đó, ông Yatseniuk cũng đề nghị xem xét lại mức thuế vận chuyển khí đốt của Nga thông qua Ukraine. Hiện một nửa lượng khí đốt mà Moscow xuất sang châu Âu phải đi qua Ukraine.
|
Con gái bà Clinton sẽ tranh cử Quốc hội Mỹ | Cô Chelsea Clinton, ái nữ của gia đình Clinton, dự kiến sẽ tiếp nối sự nghiệp chính trị của gia đình bằng cách tranh cử vào Quốc hội Mỹ trong thời gian tới. | Thế giới | Tờ New York Post dẫn lời một nguồn tin cho hay cô Chelsea Clinton, con gái duy nhất của hai vợ chồng Bill Clinton, có thể tranh cử chiếc ghế Quốc hội đại diện cho quận 17 của TP New York, thay thế cho bà Lowey, chính trị gia đảng Dân chủ 79 tuổi. Bà Lowey giữ vị trí nghị sĩ Quốc hội 30 năm và sắp nghỉ hưu.
Nguồn tin này cho biết gia đình Clinton cần một thời gian để ổn định lại, tuy nhiên sẽ không từ bỏ chính trường và cô Chelsea sẽ là người tiếp nối truyền thống đó. Nhiều năm qua, cô con gái rượu của gia đình Clinton đã có vai trò quan trọng trong Quỹ Clinton và chiến dịch tranh cử của bà Clinton. New York Post nhận xét mặc dù bà Clinton không hề lựa chọn cho con gái cuộc sống chính trị nhưng cô Chelsea vẫn chọn tham gia vào chiến dịch này vì mẹ và dần dần trở nên điềm đạm, ăn nói lưu loát và thoải mái hơn ở chính trường.
Cô Chelsea Clinton, con gái duy nhất của hai vợ chồng cựu Tổng thống Bill Clinton. Ảnh: GETTY.
Hiện có rất nhiều suy đoán trong đảng Dân chủ rằng khi nữ chính trị gia Lowey về hưu, Chelsea sẽ là người thay thế. Theo nguồn tin này, Chappaqua là một địa điểm phù hợp để Chelsea tranh cử, bởi cô ấy có thể quyên tiền và xây dựng một cơ sở vững chắc dễ dàng ngay tại đây.
Cô Chelsea Clinton hiện sống ở Manhattan. Nếu tranh cử chiếc ghế Quốc hội thay thế bà Lowey, cô sẽ đại diện cho khu vực Rockland, Westchester và Chappaqua, nơi gia đình vợ chồng Clinton đang sống. Chelsea sẽ phải thay đổi nơi cư trú của mình đến Chappaqua nếu muốn tranh cử chiếc ghế Quốc hội này.
Vợ chồng cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton và Hillary Clinton trước đó đã mua một ngôi nhà bên cạnh nhà mình ở Chappaqua với giá 1.16 triệu USD. Theo các bài báo, ngôi nhà này là dành cho vợ chồng con gái Chelsea cùng hai cháu Charlotte và Aidan.
|
Nhóm máy bay chiến đấu thứ hai của Nga đã sẵn sàng rời Syria | Bộ Quốc phòng Nga cho biết, nhóm máy bay chiến đấu tiếp theo chuẩn bị rời Syria được dẫn dầu bởi một máy bay tiếp dầu Ilyushin-76. | Thế giới | Các máy bay ném bom chiến thuật SU-24 của Nga ở Syria.
Thông tấn Nga ngày 16/3 dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng nước này cho biết, một nhóm máy bay chiến đấu tiếp theo của Không quân Nga đã hoàn thành công tác chuẩn bị, sẵn sàng rời căn cứ Hmeimim để lên đường về nước theo mệnh lệnh của Tổng thống Nga Putin.
Theo quân đội Nga, các máy bay chiến đấu của Nga được tập trung thành từng nhóm trước khi thực hiện các chuyên bay tầm xa hồi hương sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở Syria.
Bộ phận báo chí của Bộ Quốc phòng Nga cho biết, nhóm máy bay chiến đấu tiếp theo chuẩn bị rời Syria được dẫn dầu bởi một máy bay tiếp dầu Ilyushin-76.
Nhóm này cơ bản bao gồm các chiến đấu cơ yểm trợ tầm gần Su-25.
Quân đội Nga cho biết, mỗi nhóm máy bay chiến đấu của Nga rời Syria sẽ có 1 máy bay dẫn đầu, thông thường là máy bay vận tải kiêm tiếp dầu trên không Ilyushin-76 hoặc Tupolev-154.
Các máy bay vận tải này chở theo các quân nhân, trang thiết bị đã triển khai ở Syria hoặc làm nhiệm vụ tiếp dầu trên không khi cần thiết.
Trước đó, hôm thứ Hai vừa qua, Tổng thống Nga Putin đã tuyên bố rút dần quân bị từ Syria về nước và sẽ thực hiện từ ngày 15/3.
Máy bay tiêm kích của Không quân Nga ở Syria.
Nhà lãnh đạo Nga tuyên bố, sứ mệnh của quân đội Nga ở Syria đã được hoàn thành và giờ là thời điểm Moscow cảm thấy thích hợp cho việc rút quân bị về nước.
Quyết định rút quân bị về nước của Tổng thống Nga đã khiến cho cả thế giới ngỡ ngàng, không có tổ chức, cá nhân nào dự đoán được bước đi của Nga.
Từ cuối tháng 9 năm 2015, quân đội Nga đã được triển khai và bắt đầu tham gia các sứ mệnh tấn công IS ở Syria theo lệnh của Tổng thống Nga Putin về đề nghị của Tổng thống Syria Assad.
Hiện Nga, Mỹ và các phe phái liên quan ở Syria đã ban bố và thực hiện một lệnh ngừng bắn từ ngày 27/2/2016 nhưng lệnh ngừng bắn này không được áp dụng đối với khủng bố IS và tổ chức Jabhat al-Nusra bởi những tổ chức này đã bị Hội đồng bảo an LHQ liệt vào danh sách các tổ chức khủng bố nguy hiểm cần tiêu diệt.
Hòa Bình.
|
Indonesia: Chìm tàu với hơn 100 hành khách | Cảnh sát đã triển khai tàu tuần tra để tìm kiếm chiếc tàu Indonesia chở hơn 100 hành khách được cho là đã chìm ngoài khơi. | Thế giới | Các phương tiện truyền thông Indonesia ngày 19/12 cho biết, một chiếc tàu chở hơn 100 hành khách khởi hành từ Kolaka, có thể đã bị chìm ngoài khơi bờ biển đảo Sulawesi của nước này.
Cảnh sát đã triển khai tàu tuần tra để tìm kiếm chiếc tàu. Người phát ngôn cảnh sát trên đảo Sulawesi cho biết, ban quản lí cảng đã mất liên lạc với chiếc tàu này sau khi động cơ của nó bị hỏng trong điều kiện thời tiết biển xấu. Tuy nhiên cũng có một số nguồn tin cho biết chiếc thuyền vẫn đang trôi nổi trên biển./.
Phạm Hà/VOV-Trung tâm Tin Theo Reuters.
|
Trump chỉ trích Obama vì xem... Star Wars | Trong video cá nhân, tỷ phú Donald Trump cáo buộc ông Obama "ưu tiên giải trí cá nhân" hơn việc chống IS. | Thế giới | Úng cứ viên cho Ngôi vị Tổng thống Mỹ 2016 - Donald Trump. ( Ảnh: Getty ).
Ông Trump lớn tiếng chỉ trích khi tổng thống Mỹ Barack Obama kết thúc cuộc họp báo cuối cùng của năm 2015 bằng câu nói: sẽ không tới Nhà trắng làm việc thay vào đó là ở nhà xem "The Force Awakens" (Chiến tranh giữa các vì sao 7: Thần lực thức tỉnh).
Donal Trump cáo buộc tổng thống Barack Obama ưu tiên việc giải trí cá nhân (xem Star Wars trên truyền hình), hơn trận chiến chống khủng bố.
Đại diện Đảng Cộng Hòa lên án tổng thống Mỹ trong chiến dịch quảng cáo bản thân, khi ông phải chiến đấu với đại diện các Đảng phái khác cho cuộc bầu cử tổng thống mới năm 2016. Ngay sau đó Donal Trump đã tung video quảng cáo cho chính bản thân mình.
Quảng cáo của Trump cho thấy, hình ảnh cuộc tấn công tại Paris vào tháng 11/2015 và gần đây là cuộc tấn công của khủng bố IS tại San Bernardio, California. Xuất hiện sau cùng là hình ảnh ông Obama, với thú vui riêng của mình cùng với hiệu ứng âm thanh:
Tổng thống của chúng ta đang bận rộn với trận chiến khác".
Thời gian của nhà lãnh đạo phải dành cho sự ưu tiên thực tiễn".
"Trum ".
"Hãy tạo ra một nước Mỹ vĩ đại.
Trump vẫn có triển vọng cho đại diện cho đảng Cộng hòa ngồi vào ghế tổng thống, mặc dù trước đó ông này thực hiện một chuỗi các bình luận gây tranh cãi.
Thùy Linh ( Theo Mirror ).
|
Thẩm phán liên bang Mỹ chặn sắc lệnh cấm nhập cảnh thứ hai của Trump | Thẩm phán liên bang Mỹ tại Hawaii quyết định chặn khẩn cấp sắc lệnh cấm nhập cảnh mới của Trump, chỉ vài giờ trước khi nó đi vào hiệu lực. | Thế giới | Trump ký sắc lệnh cấm nhập cảnh. Ảnh:Reuters.
Thẩm phán liên bang Mỹ Derrick Watson ngày 15/3 chặn khẩn cấp sắc lệnh cấm nhập cảnh thứ hai của Tổng thống Mỹ Trump, vốn được ấn định đi vào hiệu lực từ ngày 16/3. Ông Trump muốn cấm công dân từ 6 nước Hồi giáo lớn nhập cảnh Mỹ trong 90 ngày.
Thẩm phán Watson cho rằng bang Hawaii đã cho thấy khả năng thành công cao trong tuyên bố của họ rằng lệnh này vi phạm điều khoản trong hiếp pháp Mỹ nhằm ngăn ngừa kỳ thị tôn giáo. Những người chỉ trích lệnh cấm nói rằng nó phân biệt đối xử với người Hồi giáo.
Trump ngày 6/3 ký sắc lệnh cấm nhập cảnh thứ hai, sau khi sắc lệnh thứ nhất - ký ngày 27/1 - bị chặn bởi thẩm phán liên bang ở Seattle.
Sắc lệnh thứ hai bỏ Iraq ra khỏi danh sách các nước bị ảnh hưởng trong lệnh trước đó. Theo sắc lệnh mới, sẽ không có thẻ xanh hoặc thị thực mới được cấp cho người Iran, Libya, Somalia, Sudan, Syria và Yemen ít nhất trong 90 ngày. Đồng thời, lệnh này cũng dừng chương trình nhận người tị nạn trong 120 ngày.
VnExpress.
|
Cảnh sát Anh tiết lộ hình ảnh mới của nghi phạm đầu độc cựu điệp viên Sergei Skripal | Theo tuyên bố chính thức từ cảnh sát London, các điều tra viên đã tiết lộ hình ảnh nghi phạm đầu độc cựu điệp viên Sergei Skripal cùng với mẫu chai chứa chất độc có thể đã được dùng trong một vụ khác tương tự. | Thế giới | Video: Cảnh sát Anh tiết lộ hình ảnh mới của nghi phạm đầu độc cựu điệp viên Sergei Skripal.
Những hình ảnh CCTV mới được tiết lộ cho thấy hai nghi phạm đầu độc cha con cựu điệp viên Nga đi lại trên đường phố ở Salisbury, Anh xung quanh thời điểm xảy ra sự cố, theo cảnh sát Anh. Hai nghi phạm này được xác định với tên giả là Alexander Petrov và Ruslan Boshirov.
Cha con ông Skripal được phát hiện bất tỉnh tại Salisbury ngày 4/3, nghi bị đầu độc bởi chất độc thần kinh Novichok. Không lâu sau đó, hai công dân khác gặp sự cố tương tự ở Amesbury, cảnh sát cho rằng họ đã vô tình tiếp xúc với chất độc còn lại từ vụ án thứ nhất.
Ngoài những hình ảnh CCTV, cảnh sát cũng tiết lộ những hình ảnh được cho là mẫu chai nước hoa đặc biệt đã dùng để chứa chất độc, nhưng chưa tìm hiểu được tại sao chai chứa chất độc lại xuất hiện ở chỗ của Dawn Sturgess và Charlie Rowley trong vụ án thứ hai tại Amesbury.
Không lâu sau khi cha con cựu điệp viên Nga gặp sự cố, chính quyền Anh tố Matxcơva đứng sau vụ việc, sử dụng chất độc thần kinh cấp quân đội Novichok. Dù vậy theo RT, chất độc này còn được nghiên cứu bởi nhiều công ty ở các nước phương tây bao gồm chính Anh và Mỹ.
Nga phủ nhận có liên quan đến sự cố và liên tục đề nghị hợp tác với chính quyền Anh để điều tra. Trong khi đó London từ chối lời đề nghị và khẳng định Nga không sẵn sàng hợp tác, theo RT. Các nghi phạm trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng 9 nói họ không phải là điệp vụ tình báo như bị cảnh sát Anh nghi ngờ, mà chỉ là khách du lịch bình thường đến Anh.
Vì vụ tấn công, Anh trục xuất 23 nhà ngoại giao Nga, sau đó Mỹ và các nước phương Tây cũng thực hiện động thái tương tự. Washington trục xuất 60 nhà ngoại giao và Mỹ đe dọa áp đặt thêm nhiều lệnh trừng phạt đối với Nga. Đáp lại, Nga cũng trục xuất 150 nhà ngoại giao phương Tây.
(Nguồn: RT, Sputnik).
Phương Anh.
|
Nhật Bản triển khai 2 tàu tuần tra lớn để bảo vệ các nhà máy hạt nhân | Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản sẽ triển khai 2 tàu tuần tra lớn tới những khu vực biển Nhật Bản nhằm củng cố hoạt động bảo vệ các nhà máy năng lượng hạt nhân khỏi nguy cơ tấn công khủng bố. | Thế giới | Ảnh minh họa. (Nguồn: kyodonews.net).
Kyodo dẫn các nguồn thạo tin ngày 21/7 cho biết Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản sẽ triển khai 2 tàu tuần tra lớn tới những khu vực biển Nhật Bản nhằm củng cố hoạt động bảo vệ các nhà máy năng lượng hạt nhân khỏi nguy cơ tấn công khủng bố.
Theo nguồn tin trên, trong giai đoạn tài khóa 2019-2020, hai tàu tuần tra mới trọng tải 1.500 tấn có bãi đáp cho máy bay trực thăng sẽ được triển khai tới khu vực quản lý của Văn phòng Tsuruga thuộc lực lượng này tại tỉnh Fukui, nơi có một số nhà máy hạt nhân.
Ngoài ra, khoảng 60-80 thủy thủ cũng sẽ được điều động tới Văn phòng Tsuruga, gần gấp đôi số binh lính đang đồn trú tại đây.
Nguồn tin còn tiết lộ các tàu tuần tra với kích cỡ tương tự, mỗi tàu trị giá khoảng 6 tỷ yen (tương đương 54 triệu USD), cũng sẽ được triển khai tới những khu vực khác của nước này trong tương lai.
Tokyo đang hướng tới việc tăng cường những biện pháp chống khủng bố trong thời gian chuẩn bị cho sự kiện Thế vận hội Tokyo và Thế vận hội người khuyết tật 2020, theo một hiệp định ký kết với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) hồi tháng Hai nhằm tăng cường khả năng ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hạt nhân./.
(Vietnam+).
|
Khi người Kurd đòi độc lập | Xem Kỳ 1: Nguồn gốc người Kurd | Thế giới | Người Kurd ở Syria chiếm từ 7 đến 10% dân số của nước này, phần đông họ sinh sống ở thủ đô Damascus, thành phố Aleppo và tại ba khu vực nằm xung quanh thị trấn Kobane, thị trấn Afrin và thị trấn Qamishli.
Lực lượng an ninh người Kurd giao tranh với các tay súng IS tại một số ngôi làng gần Kirkuk, miền bắc Iraq. Ảnh: THX/TTXVN.
Người Kurd ở Syria đã phải trải qua nhiều cuộc đàn áp, bị tước đi các quyền cơ bản, gần 300.000 người Kurd không được mang quốc tịch Syria từ những năm 60 của thế kỷ trước, đất đai của họ bị tịch thu chia lại cho người Arập. Việc này nằm trong một kế hoạch Arập hóa các khu vực người Kurd cũng như hạn chế các yêu sách của người Kurd đòi độc lập.
Các khu vực người Kurd không bị ảnh hưởng nhiều bởi cuộc xung đột ở Syria trong thời gian hai năm đầu. Các đảng phái lớn của người Kurd tránh tỏ rõ bất kỳ thái độ nào đối với bất kỳ bên nào trong hai bên của cuộc xung đột. Vào giữa năm 2012, quân đội Syria đã rút khỏi các khu vực người Kurd để tập trung cho cuộc chiến chống lại những phần tử nổi dậy ở các khu vực khác, cho nên lực lượng người Kurd đã kiểm soát được khu vực của mình.
Đảng Liên minh Dân chủ người Kurd tuyên bố mình đã kiểm soát và tăng cường liên hệ với các đảng phái nhỏ lẻ khác của người Kurd để tạo thành Hội đồng Dân tộc người Kurd. Các đảng phái người Kurd đã hợp nhất và tuyên bố thành lập chính quyền khu vực Kurdistan vào năm 2014. Họ khẳng định sẽ tiến tới độc lập, cụ thể là tạo dựng một chính quyền dân chủ địa phương.
Người Kurd ở Iraq chiếm từ 15 đến 20% dân số nước này. Về lịch sử, thì người Kurd ở Iraq có nhiều đặc quyền dân sự hơn những người Kurd sống ở các quốc gia khác.
Người Kurd ở bắc Iraq đã đứng lên chống chính quyền Anh trong thời gian đô hộ nhưng họ đã bị đàn áp. Vào năm 1946, Mulla Mustafa Barzani đã thành lập Đảng Dân chủ người Kurd, coi đó là một phương thức chính trị để đấu tranh đòi độc lập cho vùng Kurdistan.
Sau cuộc cách mạng năm 1958, hiến pháp mới của Iraq đã công nhận bản sắc dân tộc Kurd, nhưng chính phủ trung ương bác bỏ kế hoạch đòi tự trị của Barzani. Cho nên, vào năm 1961, đảng của Barzani đã tuyên bố tiến hành đấu tranh vũ trang.
Máy bay F-18E Super Hornets của hải quân Mỹ tham gia chiến dịch oanh kích phiến quân IS ở Syria. Ảnh: AFP/TTXVN.
Vào năm 1970, Chính phủ Iraq đã đưa ra một thỏa thuận với người Kurd nhằm chấm dứt cuộc chiến, cho phép người Kurd được hưởng cơ chế tự trị. Nhưng thỏa thuận này bị đổ vỡ và cuộc chiến lại bùng phát trở lại vào năm 1974. Sau một năm thì Đảng Dân chủ người Kurd bị chia rẽ, nhà hoạt động chính trị nổi tiếng tên là Jalal Talabani (sau khi chính quyền Saddam sụp đổ, ông được bầu làm Tổng thống Iraq) đứng ra thành lập Đảng Liên minh Dân tộc người Kurd.
Vào cuối những năm 70 của thế kỷ trước, chính phủ do Đảng Baath lãnh đạo đã bố trí người Arập vào sinh sống tại một số vùng nhằm làm thay đổi cấu trúc dân số ở đây, đặc biệt là tại thành phố Kirkuk giàu dầu lửa, đồng thời ép buộc người Kurd phải bố trí định cư lại tại một số khu vực khác. Chính phủ Iraq đã triển khai mạnh chính sách này vào những năm 80 của thế kỷ trước trong thời gian xảy ra cuộc chiến tranh với Iran.
Sau khi Iraq thất bại trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, phong trào nổi dậy chống chính quyền đã nổ ra ở nhiều vùng tại Iraq, trong đó có phong trào ở vùng Kurdistan. Do chính quyền trấn áp phong trào nổi dậy này nên Mỹ và các đồng minh đã áp đặt vùng cấm bay ở phía bắc Iraq. Do vậy, người Kurd được hưởng quyền tự trị, hai đảng Kurdistan thỏa thuận phân chia quyền lực. Nhưng những cuộc xung đột nội bộ lại xảy ra vào năm 1994 và kéo dài bốn năm.
Hai đảng này đã hợp tác với lực lượng xâm lược Mỹ ở Iraq vào năm 2003, dẫn tới việc lật đổ chính quyền Saddam Hussein và họ bắt đầu tham gia tất cả các chính phủ Iraq được thành lập từ sau khi chính quyền Saddam Hussein sụp đổ, đồng thời họ cũng tham gia liên minh cầm quyền trong chính quyền Kurdistan thành lập năm 2005 để quản lý các vùng Duhok, Arbil và Souleimania.
Sau cuộc tấn công IS tháng 6 năm nay, chính quyền Kurdistan đã gửi lực lượng Peshmerga đến các khu vực xảy ra xung đột mà do người Kurd và chính phủ trung ương kiểm soát, tiếp đó là yêu cầu Quốc hội Kurdistan tiến hành trưng cầu dân ý về một nền độc lập.
TTK (Theo Al Marsad).
|
Tàu Nga cũng 'cung cấp dầu' cho Triều Tiên | Các tàu chở dầu của Nga đã cung cấp dầu cho Triều Tiên ít nhất 3 lần trong những tháng gần đây bằng cách chuyển giao hàng hóa này trên biển. | Thế giới | Thông tin trên được 2 nguồn tin an ninh cấp cao của Tây Âu tiết lộ. Theo các nguồn tin này, việc bán dầu hay sản phẩm dầu mỏ từ Nga, nhà xuất khẩu dầu lớn thứ 2 thế giới và thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ), vi phạm các lệnh trừng phạt của LHQ.
"Tàu Nga đã thực hiện việc chuyển dầu sang tàu Triều Tiên vài lần trong năm nay" - nguồn tin giấu tên thứ nhất nói. Trong khi đó, nguồn tin thứ 2 xác nhận sự tồn tại của hành động mua bán dầu của tàu Nga với Triều Tiên.
Tuy nhiên, người này cho biết không có bằng chứng nào cho thấy chính phủ Nga có liên quan đến các lần cung cấp dầu mới nhất.
Tàu Lighthouse Winmore bị Hàn Quốc cáo buộc vận chuyển dầu cho tàu Triều Tiên. Ảnh: AP.
Hai nguồn tin an ninh trích dẫn các thông tin từ tình báo hải quân và hình ảnh vệ tinh của các con tàu hoạt động ngoài cảng Viễn Đông của Nga trên Thái Bình Dương. Tuy nhiên, họ từ chối tiết lộ thêm chi tiết vì đây là thông tin mật.
Việc cung cấp dầu hồi tháng 10 và 11 cho thấy hành động buôn lậu từ Nga tới Triều Tiên đã phát triển lên mức giao dịch diễn ra ngay trên biển. Trước đó, theo tin tức của Reuters vào tháng 9, các con tàu Triều Tiên bị phát hiện di chuyển trực tiếp từ Nga về nước.
Cả bộ ngoại giao và cơ quan hải quan của Nga đều từ chối bình luận khi được hỏi về việc liệu tàu Nga có cung cấp dầu cho tàu Triều Tiên hay không. Chủ của một con tàu Nga bị cáo buộc buôn lậu dầu cho Triều Tiên cũng phủ nhận hoạt động này.
Thông tin trên được đưa ra sau khi Trung Quốc phủ nhận việc cung cấp trái phép các sản phẩm dầu tới Triều Tiên sau khi bị Tổng thống Donald Trump chỉ trích ngày 29-12.
Triều Tiên phải dựa vào dầu nhập khẩu để giữ cho nền kinh tế hoạt động và phát triển chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân.
Bảo Hạnh (Theo Reuters).
|
Ukraine tìm kiếm các hiệp định bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ | (Kiến Thức) - Ông Poroshenko yêu cầu chính phủ tìm mô hình tối ưu nhằm ký kết hiệp định đảm bảo hiệu quả về bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Ukraine. | Thế giới | (Kiến Thức) - Ông Poroshenko yêu cầu chính phủ tìm mô hình tối ưu nhằm ký kết hiệp định đảm bảo hiệu quả về bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Ukraine.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko vừa ký một nghị định về nhằm tăng cường khả năng Quốc phòng như là một phần của dự toán ngân sách 2015, và được dự kiến là chiếm 3% tổng GDP của đất nước để chi tiêu cho mục đích quân sự, dịch vụ báo chí của tổng thống cho biết.
Quân đội Ukraine ở miền đông.
Như là một phần của việc cung cấp tài chính cho lĩnh vực an ninh quốc phòng, Chính phủ đã đặc biệt yêu cầu ngay lập tức sửa đổi dự thảo ngân sách Ukraine trong năm 2015 với sự nhấn mạnh vào việc ưu tiên tài chính cho các chương trình quốc phòng, thông báo từ Phủ Tổng thống Ukraine c cho hay.
Định mức tài chính cho chi tiêu Quốc phòng dự kiến sẽ không ít hơn 3% tổng GDP của đất nước, tuyên bố nói thêm.
Tổng thống Ukraine cũng yêu cầu chính phủ để tìm ra một mô hình tối ưu trong vòng 1 tháng để ký kết một hiệp định đa phương hoặc các thỏa thuận song phương, trong đó sẽ cung cấp cho Ukraine với sự đảm bảo hiệu quả về bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình.
Vào tháng 9, Tổng thống Poroshenko đã công bố chiến lược đến năm 2020, mà trong đó dự kiến tăng chi tiêu quân sự từ 1% tổng GDP trong 2014 lên 5% tổng GDP trong năm 2020.
Số lượng nhân viên phục vụ trong lực lượng vũ trang của Ukraine là khoảng 184,000 người bao gồm 139,000 binh lính, trong năm 2012. Quân đội Ukraine là quân đội lớn thứ 5 ở châu Âu.
Tổng thống Ukraine trước đó đã nói rằng chiến lược phát triển của Ukraine đến năm 2020 dự kiến sẽ có khoảng 60 cuộc cải cách.
Chương trình nhà nước dài hạn này dự kiến sẽ có một sự thay đổi lớn trong bộ máy chính quyền Ukraine khoảng 70% và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 40 tỷ USD trong giai đoạn 2015-2020.
Các số liệu chiến lược cho thấy rằng Ukraine đang chuẩn bị có tên trong danh sách 20 nước châu Âu tốt nhất cho doanh nghiệp (hiện đang xếp thứ 99 trong bảng xếp hạng của Forbes ) và GDP bình quân đầu người có thể đạt 16.000 USD từ mức hiện nay là 8.500 USD).
Nguyễn Trung.
|
"Thái Bình Dương đủ rộng cho Mỹ và Trung Quốc" | Theo AFP, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton ngày 31/8 đã cam kết nước này sẽ tiếp tục hoạt động tại Nam Thái Bình Dương trong thời gian dài nhưng cũng khẳng định khu vực này đủ rộng lớn cho đất nước Trung Quốc đang nổi lên. | Thế giới | [ Trung Quốc bác tin cạnh tranh với Mỹ ở Nam TBD ].
Phát biểu trước giới lãnh đạo của Diễn đàn các đảo quốc Thái Bình Dương gồm 15 nước, bà Hillary cho hay: "Chúng tôi hoan nghênh cơ hội được làm việc với các đối tác phát triển của các bạn - Nhật Bản, Liên minh châu Âu, Trung Quốc. Tất cả chúng ta đều có những đóng góp quan trọng vào thành công của khu vực trong việc phát triển an ninh, cơ hội và thịnh vượng của các bạn. Sau cùng, tôi cho rằng Thái Bình Dương đủ rộng lớn cho tất cả chúng ta.".
Ngoại trưởng Clinton cũng công bố các dự án viện trợ mới trị giá khoảng 32 triệu USD khi bà trở thành Ngoại trưởng Mỹ đầu tiên tham dự một hội nghị thượng đỉnh thường niên của khu vực Nam Thái Bình Dương, dấu hiệu cho thấy sự quan tâm đối với khu vực rộng lớn nhưng hay bị xem nhẹ này.
Chuyến thăm của bà Clinton diễn ra trong bối cảnh nhiều đảo quốc tại đây tăng cường quan hệ với Trung Quốc./.
(Vietnam+).
|
Va phải chim, máy bay Mỹ cháy động cơ giữa không trung | Một máy bay của hãng Delta Airlines đi từ Trung Quốc tới Mỹ hôm qua phải hạ cánh khẩn sau khi một trong các động cơ bị cháy. | Thế giới | Máy bay được cho là va phải chim ngay sau khi cất cánh, dẫn đến hỏng động cơ bên phải ngay, theo kênh truyền hình CGTN của Trung Quốc. Chuyến bay DL188 hạ cánh an toàn tại sân bay quốc tế Bắc Kinh.
Ảnh minh họa.
Beijing News dẫn lời một hành khách cho biết bà nghe thấy tiếng nổ lớn trước khi máy bay "mất thăng bằng" trên không.
Delta Airlines phát thông cáo cho biết chuyến bay 188 "gặp vấn đề với động cơ ngay sau khi cất cánh". Do đó, tổ bay đã thực hiện biện pháp đề phòng, chọn trở về Bắc Kinh.
Nguồn: VnExpress.
|
CHDCND Triều Tiên rải truyền đơn chống Hàn Quốc | Cảnh sát Hàn Quốc đã thu hồi khoảng 20.000 tờ truyền đơn và 40 đĩa CD tại khu vực Goyang, thuộc tỉnh Gyeonggi, phía Tây Bắc Seoul. | Thế giới | Cảnh sát Hàn Quốc hôm qua (6/4) cho biết, CHDCND Triều Tiên đã rải truyền đơn và các đĩa CD chỉ trích Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye và Đảng cầm quyền của nước này.
Tờ rơi, đĩa CD tuyên truyền của Triều Tiên do cảnh sát Hàn Quốc thu giữ. (Ảnh: Yonhap ).
Theo đó, cảnh sát đã thu hồi khoảng 20.000 tờ truyền đơn và 40 đĩa CD tại khu vực Goyang, thuộc tỉnh Gyeonggi, phía Tây Bắc Seoul. Trước đó cùng ngày, cảnh sát cũng tìm thấy hàng chục tờ truyền đơn chỉ trích quân đội Hàn Quốc và các cuộc tập trận chung giữa nước này và Mỹ tại khu vực trung tâm thủ đô Seoul.
Động thái của CHDCND Triều Tiên diễn ra sau khi các nhà hoạt động xã hội Hàn Quốc thả khoảng 300.000 truyền đơn chống Triều Tiên tại thành phố Paju thuộc tỉnh Gyeonggi.
CHDCND Triều Tiên nhiều lần phản đối hoạt động rải truyền đơn của các nhà hoạt động Hàn Quốc, đồng thời yêu cầu Chính phủ Hàn Quốc chấm dứt các hoạt động này./.
Hồng Anh/VOV-Trung tâm Tin Theo Yonhap.
|
Trung Quốc buộc tội 117 kẻ khủng bố | * Bí thư Thành ủy Quảng Châu Vạn Khánh Lương bị cách chức | Thế giới | (Cadn.com.vn) - Tòa án Côn Minh ở Trung Quốc ngày 30-6 mở phiên xét xử 4 kẻ khủng bố dùng dao tấn công điên cuồng ở nhà ga Côn Minh, vốn khiến 29 người chết và 140 người bị thương.
Tân Hoa Xã dẫn lời các công tố viên thuộc Viện kiểm sát nhân dân thành phố Côn Minh tuyên bố, các nghi phạm cùng tổ chức, lãnh đạo và tham gia vào cuộc tấn công khủng bố kinh hoàng này. Vụ khủng bố ở nhà ga Côn Minh là một trong những sự cố đẫm máu nhất ở Trung Quốc trong nhiều năm qua. 4 bị cáo này trong tổng số 8 kẻ tấn công (4 kẻ đã bị bắn chết), đều là người Duy Ngô Nhĩ, có thể sẽ nhận án tử hình. Khu vực Tân Cương - quê nhà của người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ - chứng kiến tình trạng gia tăng bạo lực trong những tháng gần đây. Giới lãnh đạo Trung Quốc tuyên bố sẽ đánh mạnh vào các tổ chức tôn giáo cực đoan và các nhóm ly khai này. Hôm 29-6, tòa án ở khu tự trị Tân Cương cũng kết án tù 113 đối tượng vì tội khủng bố cùng nhiều cáo trạng khác. Trong số 113 đối tượng này, có 4 kẻ phải nhận mức án tù chung thân.
Trong diễn biến liên quan cùng ngày, Tân Hoa Xã cho biết, ông Vạn Khánh Lương bị cách chức Bí thư Thành ủy Quảng Châu thuộc tỉnh Quảng Đông để điều tra tham nhũng.
T.Nguyên.
|
Máy bay Thái Lan dừng cất cánh khẩn cấp do bị đe dọa đánh bom | Trung tâm an ninh sân bay nhận được nội dung nói chuyện của bốn hành khách người Thái liên quan tới việc cài bom vào hành lý trên máy bay. | Thế giới | Chiều 21/2, máy bay PG 924 của hãng hàng Bangkok Airways tới Phuket phải hoãn cất cánh khẩn cấp tại sân bay Sunavabhumi sau cảnh báo có bom trên máy bay.
Sân bay Sunavabhumi.
Ông Sirote Duangratna, Tổng giám đốc sân bay Sunavabhumi cho biết, theo kế hoạch, máy bay PG 924 tới Phuket sẽ khởi hành ra đường băng lúc 12h30. Tuy nhiên, tới 12h54 phút, Trung tâm kiểm soát an ninh sân bay nhận được báo cáo về nội dung cuộc nói chuyện của 4 hành khách người Thái Lan liên quan tới việc cài bom vào hành lý trên máy bay. Phi hành đoàn buộc phải chuyển hướng khẩn cấp vào khu đỗ tại sân bay.
Toàn bộ 156 hành khách và phi hành đoàn đã được sơ tán khỏi máy bay để các nhân viên an ninh Thái Lan kiểm tra máy bay cũng như hàng hóa ký gửi của hành khách.
Đầu tháng 12 năm 2015, chuyến bay SU 271 của hãng hàng không Nga cũng phải hoãn cấp cánh khẩn cấp tại sân bay Sunavabhumi vì lý do an ninh. Tuy nhiên, chỉ sau 5 giờ kiểm tra an toàn, chuyến bay cũng đươc cất cánh./.
Xuân Hùng/VOV-Bangkok.
|
Nga dùng người Chechnya, dồn túi quân đối lập sát Thổ | Nga dùng người Chechnya làm điệp viên ở Syria, cùng Iran đuổi phiến quân về biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. | Thế giới | Thông tin một mạng lưới điệp viên Chechnya đang ở Syria hỗ trợ Nga không kích trong cuộc chiến với phe khủng bố Hồi giáo IS vừa được lãnh đạo Cộng hòa Chechnya công bố với kênh truyền hình Nhà nước Nga Russia 1 hôm qua 8/2.
"Một mạng lưới điệp viên đã được thành lập bên trong IS"- ông Kadyrov, một đồng minh của Tổng thống Nga Vladimir Putin, khẳng định.
Theo ông Kadyrov, những tay súng giỏi nhất Chechnya đã được phái đến Syria để thu thập thông tin về cơ cấu và số lượng thành viên của IS.
"Nhờ công việc của họ mà lực lượng không quân Nga đang phá hủy thành công các căn cứ khủng bố ở Syria" - lãnh đạo Chechnya tự tin.
Lãnh đạo Chechnya Ramzan Kadyrov. Ảnh: AP.
Tuyên bố trên của lãnh đạo Chechnya đã thể hiện một phương án xuất sắc trong cách dùng người của Putin.
Hồi tháng 10/2015, vị lãnh đạo trên cho hay muốn đưa quân Chechnya sang Syria để tham gia cuộc chiến chống IS nhưng nói thêm chỉ làm thế nếu được ông Putin cho phép.
Khi được hỏi về phát biểu trên, ông Dmitry Peskov, người phát ngôn của ông Putin, từ chối xác nhận sự hiện diện của lực lượng Chechnya ở Syria.
Hồi tháng 12/2015, IS đã đăng tải đoạn video hành quyết "một người Chechnya đang làm việc cho tình báo Nga". Ông Kadyrov khi đó nhanh chóng bác bỏ thông tin này.
Nga thắng lợi liên tiếp ở Syria.
Bên cạnh việc đưa những người đồng minh tình nguyện Chechnya làm điệp viên, người bạn Iran công khai trong phương án tác chiến, Nga đã giúp đỡ Syria đánh đuổi phiến quân đối lập về phía biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ.
Reuters ngày 9/2 đưa tin, quân đội Syria đã tiến về phía biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ hôm Thứ Hai trong một chiến dịch tấn công lớn do Nga và Iran hậu thuẫn chống lại các lực lượng đối lập chống Bashar al-Assad trong gần 5 năm qua.
Máy bay Nga không kích trợ chiến quân chính phủ Syria.
Iran hậu thuẫn lực lượng mặt đất, trong khi chiến đấu cơ Nga tăng cường không kích yểm trợ đã cho phép quân đội Syria lần đầu tiên chiến đấu giành quyền kiểm soát khu vực phía Bắc trong 2 năm qua.
Đại diện một nhóm nổi dậy Liwa al-Tawheed có tên Abdul Rahim al-Najdawi cho biết: "Toàn bộ sự hiện diện của chúng tôi đang bi đe dọa chứ không chỉ mỗi việc mất đất ngày một nhiều hơn. Họ đang tiến về phía chúng tôi và chúng tôi đang phải rút dần về phía sau để giảm thiểu tối đa thiệt hại khi đối mặt với các vụ đánh bom.".
Quân đội Syria và đồng minh đã tiến sát nơi đóng quân của phe nổi dậy ở thị trấn Tal Rafaat, cách biên giới Thổ Nhĩ Kỳ 25 km.
2 ngày qua, Nga tăng cường các hoạt động bắn phá ở Tây Bắc Aleppo, Anadan và Haritan. Aleppo, thành phố lớn nhất Syria trước chiến tranh với 2 triệu dân, giờ đã bị chia năm xẻ bảy và chính phủ Syria đang tìm cách kiểm soát toàn bộ khu vực này.
Sau khoảng 1 tuần không kích mạnh của Nga, quân chính phủ Syria và đồng minh đã phá vỡ khu vực phòng thủ và chiếm được thị trấn Shiite ở phía Bắc Aleppo.
Chính cách Nga dùng quân và hỗ trợ lực lượng Chính phủ Assad tạo thế dồn túi đuổi hết phiến quân về phía biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, lập lại trật tự Syria.
Aleppo là một nút quan trọng trong chiến lược của Moscow và Damascus để đánh bại quân khủng bố và thiết lập lại trật tự trên khắp Syria. Làm chủ được Aleppo là cắt đứt toàn bộ mọi liên lạc, nguồn cung cấp tài chính, vũ khícủa quân khủng bố các loại (LIH) qua biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.
Mất Aleppo thì coi như toàn bộ tuyến biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria bị đóng cửa. Không những thế, lực lượng người Kurd Syria có cơ hội liên kết với lực lượng người Kurd phía Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ đang chống đối Ankara. Nếu không cẩn thận, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ sớm bị rơi vào cuộc nội chiến.
Huy Vũ (Tổng hợp).
|
Iran lên án Mỹ tiến hành tâm lý chiến | Người phát ngôn Bộ ngoại giao Iran ngayg 28/6 chỉ trích việc Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) tiến hành “tâm lý chiến” chống Iran bằng những tuyên bố liên quan chương trình hạt nhân của Iran. | Thế giới | Bộ Ngoại giao Iran cho biết, ngày 27/6, Cục trưởng Cục tình báo trung ương Mỹ Panetta nói rằng, Iran có đủ lượng urani để chế tạo 2 đầu đạn hạt nhân và trong vòng 2 năm tới Iran sẽ đủ khả năng chế tạo vũ khí hạt nhân. Người phát ngôn Bộ ngoại giao Iran nói, phát biểu này của quan chức tình báo Mỹ là nhằm thực hiện chiến tranh tâm lý, làm dư luận hiểu sai về chương trình hạt nhân vì mục đích hòa bình của Iran. Trước đó, ngày 9/6 vừa qua, HĐBA LHQ đã thông qua lệnh trừng phạt thứ 4 đối với Iran liên quan chương trình hạt nhân của nước này. Hai viện Quốc hội Mỹ mới đây cũng đã thông qua dự luật đơn phương trừng phạt Iran./. Theo Mạng tin tức Trung Quốc.
|
Trừng phạt Mỹ bủa vây Iran: Tuyên bố chưa từng có trong lịch sử | Tehran sẽ phải đối đầu với thách thức nhằm duy trì kinh tế sống sót sau khi các lệnh trừng phạt có hiệu lực. | Thế giới | Đây là tuyên bố mới nhất của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran.
Ngoại trưởng Mike Pompeo. Ảnh:RT.
Nhờ các đồng nghiệp ở Bộ Tài chính, các trừng phạt đã có hiệu lực hoàn toàn trở lại và các lệnh cấm mới chuẩn bị thông báo tiếp. Đây sẽ là các trừng phạt mạnh nhất trong lịch sử, ông Pompeo cho biết.
Ngoại trưởng Mỹ cũng vạch ra 12 yều cầu đối với Iran, trong đó có yêu cầu rút quân khỏi Syria và khẳng định Washington sẽ áp đặt các trừn phạt mạnh nhất trong lịch sử nếu Iran vẫn không tuân thủ.
Ngoại trưởng Mỹ cũng cam kết rằng, Mỹ sẽ dõi theo các động thái của Iran và lực lượng Hezbollah đang hoạt động trên khắp thế giới. Washington sẽ đánh bại họ. Iran sẽ không bao giờ có khả năng thống trị Trung Đông.
Các yêu cầu từ phía Mỹ buộc Iran phải đáp ứng, bao gồm rút quân ra khỏi Syria, thả tất cả công dân Mỹ, ngưng làm giàu Uranium, không bao giờ sản xuất Plutonium, cho phép tiếp cận toàn diện tất cả cơ sở hạt nhân và chấm dứt hỗ trợ cho các nhóm vũ trang ở Yemen.
Theo ông Pompeo, các đồng minh của Mỹ dần dần sẽ chấp thuận lập trường của Mỹ đối với Iran.
Trong bài phát biểu chính đầu tiên về chính sách đối ngoại của mình, vị Ngoại trưởng Mỹ cũng hé lộ Kế hoạch B của chính quyền Tổng thống Donald Trump để chống lại Tehran.
Hồng Nhung.
|
Đức: Biểu tình chống nhập cư của Pegida biến thành bạo động | Trước diễn biến nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng di cư và tị nạn, phong trào chống Hồi giáo hóa tại Đức (Pegida) đã lấy lại được sự ủng hộ để tiến hành các cuộc biểu tình lớn chống nhập cư và chống người Hồi giáo. | Thế giới | Tuần hành ủng hộ người di cư tại Athens, Hy Lạp ngày 12/9. (Nguồn: AFP/TTXVN).
Tối 14/9, tại thành phố Leipzig, bang Saxony miền Đông nước Đức, một cuộc biểu tình lớn của phong trào Pegida đã diễn ra với trên 5.000 người tham gia. Nhóm này thậm chí còn tuyên bố sẽ thành lập một đảng chính trị mới và ra tranh cử ở cả cấp địa phương, bang và liên bang.
Cuộc biểu tình sau đó đã dẫn đến một số vụ xô xát bạo lực giữa những người ủng hộ Pegida và những người chống Pegida cũng có mặt ở khu vực xảy ra biểu tình, buộc cảnh sát phải sử dụng vòi rồng để can thiệp và giải tán đám đông.
Tuần trước, số người tham gia biểu tình của Pegida tại thành phố Dresden cũng đã đông trở lại.
Phong trào Pegida đã tuyên bố kể từ nay sẽ biểu tình mỗi tuần một lần tại Dresden, thay vì hai đến ba tuần một lần và luân phiên giữa các thành phố Dresden, Leipzig, Chemnitz như trong vài tháng qua./.
|
Mỹ hối thúc Trung Quốc dừng leo thang | ANTĐ - Bộ Ngoại giao Mỹ vừa lên tiếng hối thúc Trung Quốc và các quốc gia láng giềng không xây dựng mới hoặc mở rộng các tiền đồn hiện tại trên Biển Đông nhằm giảm nguy cơ xung đột trong lúc căng thẳng gia tăng tại vùng biển giàu tài nguyên này. | Thế giới | Binh sĩ Mỹ - Philippines tham gia cuộc tập trận chung tại Philippines hôm 30-6.
Phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế ở Washington hôm 11-7, ông Michael Fuchs, một quan chức cấp cao thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ đã chỉ trích các hành động đơn phương và khiêu khích của Trung Quốc ở Biển Đông, cho rằng cách hành xử của Trung Quốc làm gia tăng hoài nghi về việc nước này sẵn sàng tuân thủ luật pháp quốc tế. Ông Fuchs kêu gọi các nước tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông cần tự nguyện đóng băng các hoạt động có thể làm leo thang căng thẳng hoặc gây bất ổn ở Biển Đông nhằm tạo môi trường cho các cuộc đàm phán thực chất giữa ASEAN và Trung Quốc tiến tới việc đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Mặc dù không phải là nước tuyên bố chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông nhưng Mỹ khẳng định nước này có lợi ích quốc gia trong việc duy trì tự do hàng hải tại vùng biển chiến lược quan trọng này. Theo kế hoạch, Mỹ sẽ cung cấp 156 triệu USD trong 2 năm tới nhằm hỗ trợ các nước Đông Nam Á tăng cường năng lực tuần tra trên biển.
Hoàng Cường.
(Theo AP/Reuters).
|
Truyền thông Trung Quốc “ca ngợi” chính quyền sau vụ xử Bạc Hy Lai | Truyền thông đại lục Trung Quốc hôm nay (23.9) dành những bài viết ca ngợi hệ thống pháp luật và chiến dịch chống tham nhũng của Bắc Kinh sau vụ xét xử Bạc Hy Lai. | Thế giới | Bạc Hy Lai sẽ phải trải qua hết quãng đời còn lại trong tù.
Tờ Trung Hoa Nhật báo đã có bài xã luận với tiêu đề: Một vụ án điển hình. để đánh giá cao thủ tục tố tụng với mục đích chứng minh cuộc chiến chống tham những do chính quyền Tập Cận Bình tiến hành đang nhắm vào các đảng viên cấp địa phương lẫn quan chức cấp cao như Bạc Hy Lai.
Đã có những lo ngại cho rằng cuộc chiến này chỉ nhằm vào những người cấp phó của ông Bạc. Vì cuộc chiến như chỉ từng nhắm vào ruồi hơn là hổ. Bản án dành cho Bạc chứng tỏ không có thành phần tham nhũng nào được miễn trừ khỏi cuộc chiến- trích xã luận Trung Hoa Nhật báo.
Khép lại bài xã luận, Trung Hoa Nhật báo ca ngợi toàn bộ thủ tục tố tụng tại tòa án hoàn toàn minh bạch.
Tờ Nhân dân Nhật báo - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc - đã có những lời lẽ rất cứng rắn truyền đi thông điệp mạnh mẽ của Bắc Kinh quyết diệt trừ nạn tham nhũng.
Tất cả các đảng viên, nhất là cán bộ cấp cao, phải nhớ rằng không ai có quyền lực vượt ra ngoài pháp luật và mọi người phải sử dụng quyền lực để phục vụ nhân dân, chịu trách trước nhân dân và có ý thức tiếp nhận sự giám sát của nhân dân - Nhân Dân Nhật báo nhắc nhở các đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc hãy luôn làm tròn trọng trách công bộc của dân.
Thời báo Hoàn Cầu đăng bài xã luận có tiêu đề: Bản án của Bạc cho thấy sức mạnh của pháp luật là có thật để khen ngợi sự mạnh mẽ, cứng rắn và minh bạch của hệ thống pháp luật Trung Quốc. Thực tế đã chứng minh thủ tục tố tụng trong vụ xử Bạc không có tô vẽ, mà đúng theo luật pháp - tờ báo này nhận xét.
Tờ báo này nhận xét vụ xử Bạc Hy Lai: Thực tế đã chứng minh thủ tục tố tụng trong vụ xử Bạc không có tô vẽ, mà đúng theo luật pháp.
Chống tham nhũng theo quy định pháp luật cần phải có những nỗ lực cứng rắn và việc xét xử cũng như bản án dành cho Bạc đã làm tăng quyền hạn và uy tín của luật pháp trong xã hội Trung Quốc - theo bình luận từ Thời báo Hoàn Cầu.
Theo nhận định chung của báo nội địa Trung Quốc: Thắng lợi trong vụ xử Bạc Hy Lai là một thành tựu mang tính bước ngoặt để chứng minh: Không một ai có quyền hạn vượt quá khuôn khổ pháp luật.
Tuy nhiên, trái ngược với quan điểm của truyền thông đại lục, một tờ báo của Đặc khu hành chính Hồng Kông cho rằng Bạc Hy Lai đã phản ứng giận dữ khi ông ta bị kết án.
Quyết định này không dựa trên thực tế. Tòa án không xét xử công khai, cũng không xem xét các quan điểm của luật sư bào chữa cho tôi và của tôi - tờ Bưu điện Buổi sáng Nam Hoa dẫn lại lời Bạc Hy Lai tại tòa.
|
Anh: Máy bay rơi gần khu cắm trại, 2 người thiệt mạng | 2 người đã thiệt mạng sau khi một chiếc máy bay 8 chỗ rơi và bốc cháy ở vùng ngoại ô thành phố Chigwell, Anh. | Thế giới | Tại nạn xảy ra vào khoảng 10h20 ngày 3.10 (theo giờ địa phương), tại thành phố Chigwell thuộc vùng Essex, Anh. Sau khi cất cánh khỏi sân bay Stapleford được vài kilômét, chiếc máy bay Beech 200 King Air bất ngờ rơi xuống một cánh đồng và bốc cháy.
Hiện trường máy bay rơi ngay cạnh một khu cắm trại trên cánh đồng ở Chigwell.
Phát ngôn viên cảnh sát Essex cho biết: Có 2 người trên máy bay vào thời điểm rơi xuống cánh đồng ở ngoại ô thành phố Chigwell. Cả hai được xác định đã thiệt mạng.
Chiếc máy bay rơi ở ngay cạnh một địa điểm cắm trại, nhưng may mắn không ai dưới mặt đất bị thương trong vụ tai nạn.
Lực lượng cứu hỏa và xe cứu thương đã được triển khai tới hiện trường máy bay rơi ngay sau khi nhận được thông báo.
Những người dân địa phương cho biết họ đã nghe thấy tiếng nổ lớn và cảm nhận được mặt đất rung chuyển khi máy bay rơi. Nó nghe như tiếng sấm, nhưng lớn hơn nhiều, một người dân nói.
Chiếc máy bay gặp nạn là loại Beech 200 King Air 8 chỗ ngồi, được sản xuất vào năm 1981. Công ty hàng không vận hành chiếc máy bay Beech 200 King Air cho biết, máy bay này được kiểm tra gần đây nhất vào tháng 6.2015.
|
“Nội soi” sức mạnh chiến hạm FREMM hàng đầu châu Âu | (Kienthuc.net.vn) - FREMM là thế hệ khinh hạm đa năng hiện đại hàng đầu châu Âu với khả năng tàng hình rất cao có thể thực hiện mọi nhiệm vụ cùng lúc. | Thế giới | Sau thành công của thế hệ khinh hạm tàng hình La Fayette được xuất khẩu cho nhiều quốc gia trên thế giới, Tập đoàn đóng tàu khổng lồ DCNS của Pháp đã bắt tay cùng Tập đoàn Fincantieri của Italy để phát triển thế hệ khinh hạm mới có thể thực hiện gần như tất cả các nhiệm vụ cùng lúc.
FREMM: tuy 1 mà 2.
Thế hệ khinh hạm mới được chỉ định là FREMM, đây là viết tắt của cụm từ French Frégate multi-mission or Italyn Fregata multi-missione( tạm dịch là khinh hạm đa năng của Pháp và Italy).
Theo như yêu cầu thiết kế ban đầu, khinh hạm đa năng FREMM có thể thực hiện một loạt các nhiệm vụ: tuần tra; chống tàu chiến mặt nước; tác chiến phòng không; chiến tranh chống ngầm cũng như thực hiện các cuộc tấn công sâu vào bên trong đất liền.
Theo kế hoạch, liên doanh này sẽ đóng mới khoảng 21 chiếc khinh hạm đa năng FREMM cho Hải quân Pháp và Italy cũng như chế tạo phục vụ xuất khẩu. Chiếc đầu tiên của dự án được khởi đóng vào năm 2007 và đưa vào hoạt động từ năm 2012 trong Hải quân Pháp. Chiếc thứ 2 FREMM và là chiếc đầu tiên dành cho Italy được đưa vào hoạt động tháng 5/2013.
Biến thể FREMM mang tên lớp Aquitaine của Hải quân Pháp.
Biến thể sử dụng cho Hải quân Pháp được chỉ định là lớp Aquitaine, biến thể sử dụng cho Hải quân Italy được gọi là lớp Bergamini. Về cơ bản 2 tàu này có hình dáng thủy động lực học tương tự nhau, tuy nhiên có sự khác biệt lớn về cấu trúc thượng tầng.
Trong khi tàu FREMM của Pháp có cấu trúc thượng tầng khá thấp, thì FREMM của Italy lại có cấu trúc thượng tầng rất cao trên đỉnh đặt một radar tìm kiếm mục tiêu tương tự như tàu khu trục phòng không Type 45 của Hải quân Hoàng gia Anh.
Tuy có sự khác biệt đáng kể về hình dáng bên ngoài, song người ta vẫn thường lấy tàu FREMM của Pháp làm chuẩn cho lớp khinh hạm đa năng này vì đây là chiếc đầu tiên của dự án.
Khinh hạm đa năng FREMM được thiết kế với khả năng tàng hình rất cao, hai bên mạn của tàu được thiết kế khá dốc, phần lớn các hệ thống điện tử và vũ khí trên tàu đều được đưa vào bên trong các mái che để tăng khả năng tàng hình. Đuôi tàu có sàn đáp cho trực thăng khá rộng và nhà chứa cho một trực thăng chống ngầm hạng trung với tàu FREMM của Pháp và 2 chiếc trực thăng với tàu của Italy.
Khinh hạm FREMM Italy mang tên lớp Bergamini.
Tàu FREMM Pháp có chiều dài 142m, rộng 20 mét, mớn nước 5m, lượng giãn nước toàn tải 6.000 tấn, thủy thủ đoàn 145 người. Còn tàu FREMM Italy có chiều dài 144m, rộng 19,7m, mớn nước 5m, lượng giãn nước toàn tải 6.670 tấn, thủy thủ đoàn 200 người.
Khinh hạm đa năng FREMM của Pháp và Italy đều được trang bị hệ thống động lực tuabin khí LM2500+G4 theo giấy phép từ General Electric của Mỹ với tổng công suất 42.912 mã lực. Hệ thống động lực này giúp tàu đạt tốc độ tối đa từ 27-29 hải lý/giờ tùy theo cấu hình của tàu, phạm vi hoạt động từ 11.000-12.300km.
Hệ thống điện tử hiện đại.
Khinh hạm đa năng FREMM của Pháp và Italy đều được trang bị các hệ thống cảm biến tối tân nhất của châu Âu hiện nay cùng hệ thống điện tử hàng hải cực kỳ hiện đại. Tàu FREMM của Pháp sử dụng radar trinh sát mục tiêu mạng pha 3 tọa độ HERAKLES do tập đoàn Thales chế tạo.
Radar này hoạt động ở băng tần S, được thiết kế để tối ưu hóa các nhiệm vụ tại các khu vực ven biển nơi có môi trường lộn xộn. Radar cung cấp giám sát đối không, đối hải, đối đất cũng như cung cấp dẫn đường cho các hệ thống vũ khí.
HERAKLES là một kiểu radar 3 trong 1 giám sát, theo dõi, dẫn đường cho vũ khí tấn công mục tiêu. Theo quan điểm mà nhà thiết kế đưa ra, chỉ cần một radar duy nhất cho tất cả các nhiệm vụ trên tàu nhằm làm giảm tối đa không gian trên cấu trúc thượng tầng. Radar này cung cấp phạm vi giám sát trên không 250km và 80 km đối với các mục tiêu trên mặt biển/đất liền.
Ngoài ra, tàu còn trang bị hệ thống radar hàng hải Terma Scanter 2001, hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu hồng ngoại IRST Thales Artemis, hệ thống điều khiển hỏa lực cho pháo hạm Sagem, hệ thống dữ liệu chiến đấu SETIS cùng hệ thống chiến tranh điện tử toàn diện.
Hệ thống định vị thủy âm gắn ở sườn tàu UMS 4410 CL cùng hệ thống định vị thủy âm kéo theo UMS 4249 CAPTAS4. Đuôi tàu có sàn đáp và nhà chứa cho 1 trực thăng chống ngầm NH-90.
FREMM Italy thiết kế với hệ thống radar đặt ở đỉnh cấu trúc thượng tầng.
Về phần tàu FREMM của Italy được trang bị radar mạng pha 3 tọa độ EMPAR được đặt trên đỉnh của cấu trúc thượng tầng rất cao. Radar này có phạm vi tìm kiếm mục tiêu trên không đạt tới 480km, nó được thiết kế ưu tiên cho nhiệm vụ phòng không và chống tàu mặt nước.
Và còn có radar tìm kiếm mục tiêu mặt nước RASS (RAN-30X-I), radar hàng hải Selex SPN-730 cùng với 2 radar dẫn đường GEM-Elettronica MM/SPN-753. Hệ thống dữ liệu chiến đấu mở rộng SAAM-ESD, 2 hệ thống điều khiển hỏa lực NA-25 DARDO-F cho pháo hạm 76mm và hệ thống định vị thủy âm WASS SNA-2000-I.
Vũ khí khủng.
Về vũ khí trên tàu cũng có sự khác biệt đáng kể, tàu FREMM của Pháp được trang bị pháo hạm Oto Melara 76mm, 3 giá điều khiển vũ khí tự động trang bị pháo 20mm, 2 cụm ống phóng ngư lôi 324mm dùng ngư lôi MU-90 có tầm bắn 12,5-25km và 2 cụm bệ phóng tên lửa hành trình chống tàu tầm xa MM-40 Exocet Block 3 đạt tầm 180km (8 quả).
FREMM của người Pháp với 32 ống phóng thẳng đứng ngay sau tháp pháo (dấu đỏ) và cụm ống phóng tên lửa chống tàu Exocet (dấu xanh).
Hệ thống vũ khí chủ lực của FREMM Pháp đều thiết kế đặt trong hệ thống ống phóng thẳng đứng (32 ống) gồm: 16 ống phóng SYLVER A43 VLS sử dụng bắn tên lửa hải đối không tầm trung Aster-15 (1,7-30km) và 16 ống phóng Sylver A70 TCTV để bắn tên lửa hành trình tấn công mặt đất SCALP với tầm bắn khoảng 1.000km (chỉ tàu của Pháp được trang bị hệ thống này).
Còn khinh hạm FREMM Italy trang bị 2 pháo hạm đa năng Otobreda 76mm hoặc một pháo hạm Otobreda 127mm, 2 giá điều khiển vũ khí tự động Oto Melara/Oerlikon với pháo 25mm, 8 tên lửa hành trình chống tàu Otomat MK-2/A Block IV với tầm bắn 200km, ngư lôi chống ngầm MU-90.
Pháo hạm 76mm trên tàu FREMM Italy khai hỏa.
Ngoài ra, tương tự tàu Pháp, FREMM Italy cũng trang bị hệ thống phóng thẳng đứng dùng thiết kế SYLVER A50 VLS để phóng tên lửa đối không tầm trung xa Aster 15 và Aster 30 đạt tầm bắn lần lượt là 30km và 120km.
Tàu FREMM của Italy không được trang bị tên lửa hành trình tấn công mặt đất nhưng bù lại nó có khả năng phòng không cấp hạm đội mạnh hơn tàu của Pháp. Đuôi tàu FREMM của Italy có sàn đáp trực thăng rộng tới 520m2 có thể cung cấp hoạt động cho 2 trực thăng chống ngầm NH-90.
Bình Đức.
|
Giải mã bí ẩn tên lửa lạ của Nga | Một tên lửa bí ẩn do tiêm kích MiG-31 của Nga chuyên chở được xác định là vũ khí chống vệ tinh và sẵn sàng đưa vào hoạt động trong năm 2022. | Thế giới | Theo đài CNBC hôm 25-10, vũ khí chống vệ tinh của Nga tích hợp với thiết bị phóng không gian, có thể nhắm mục tiêu vào các vệ tinh ở quỹ đạo thấp của trái đất (Trạm Vũ trụ Quốc tế và Kính Viễn vọng Không gian Hubble cũng di chuyển trong quỹ đạo này).
Nó sẽ được bổ sung vào kho vũ khí của Moscow vào năm 2022.
Hồi giữa tháng trước, người ta chụp được hình ảnh một tên lửa chưa từng xuất hiện do tiêm kích đánh chặn siêu âm MiG-31 của Nga chuyên chở.
Đài CNBC nói rằng đây là tên lửa mô hình để thử nghiệm khả năng kết hợp hiệu quả giữa các thành phần tên lửa và máy bay trên không. Một nguồn tin cho đài CNBC biết cuộc thử nghiệm kế tiếp sẽ diễn ra vào năm tới.
Một tên lửa bí ẩn do tiêm kích MiG-31 của Nga chuyên chở được xác định là vũ khí chống vệ tinh. Ảnh: CNBC.
Tên lửa dự kiến được phóng từ bụng máy bay. Giám đốc Dự án Lực lượng hạt nhân Nga, ông Pavel Podvig, cho rằng đây có thể là một hệ thống chống vệ tinh do Nga phát triển. Trước đây, Moscow cũng từng nghiên cứu các hệ thống tương tự, giống như Mỹ và Trung Quốc.
Ông Thomas Karako, Giám đốc Dự án Phòng thủ tên lửa tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Mỹ), bình luận: "Khái niệm vũ khí chống vệ tinh được khai hỏa trên không trung đã tồn tại từ rất lâu. Trung Quốc, Nga và Mỹ đều phát triển loại vũ khí này".
Tên lửa chống vệ tinh không phải điều gì mới mẻ. Tuy nhiên, thông tin Moscow âm thầm thử nghiệm loại tên lửa này xuất hiện chưa đầy 8 tháng sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đề cập tới kho vũ khí quân sự ngày càng tăng của nước ông.
"Tôi muốn nói với tất cả những người châm ngòi cho cuộc chạy đua vũ trang trong 15 năm qua, tìm cách giành lợi thế đối với Nga cũng như áp đặt các biện pháp trừng phạt bất hợp pháp để ngăn đất nước chúng tôi phát triển: Họ đã thất bại trong việc ngăn chặn Nga" ông Putin phát biểu vào thời điểm đó.
Phạm Nghĩa (Theo CNCB).
|
Những lựa chọn khó khăn cho bà Angela Merkel | Việc ứng cử viên đảng CDU, đương kim Thủ tướng Đức, có tiếp tục trên ngôi vị của mình hay không sẽ được quyết định vào ngày 27/9. | Thế giới | Việc ứng cử viên đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU), đương kim Thủ tướng Đức Angela Merkel có tiếp tục trên ngôi vị của mình hay không sẽ được quyết định vào ngày 27/9 - ngày bầu cử Quốc hội và Thủ tướng Đức. Trong các cuộc thăm dò dư luận gần đây, CDU đều giành khoảng 34 đến 37% phiếu ủng hộ của cử tri. Nếu CDU được 36% trong ngày bầu cử thì bà Merkel có thể lập liên minh với Chủ tịch đảng Dân chủ tự do (FDP) Guido Westerwelle, trong trường hợp đảng này được 14% phiếu, để cùng lãnh đạo Chính phủ mới. Nhưng nếu CDU chỉ giành 35% thì giấc mộng lập Chính phủ liên minh Đen-Vàng (CDU và FDP) có nguy cơ bị tiêu tan. Để tự cứu mình, bà Merkel chỉ có hai lựa chọn. Một là "ve vãn" đảng Xanh để lập Chính phủ liên minh Jamaika giữa CDU, FDP và đảng Xanh, nhưng điều này không dễ vì đảng Xanh đã dứt khoát từ chối ngồi chung "một rọ" với CDU và thực tế cũng chưa có tiền lệ trong lịch sử ở cấp liên bang. Hai là bà Merkel phải tính đến chuyện tái lập chính phủ đại liên minh với đảng SPD của đối thủ tranh cử, Ngoại trưởng Frank-Walter Steinmeier, còn hơn là bị đẩy sang phe đối lập. Trong hoàn cảnh đó, CDU sẽ phải đánh giá lại cuộc tranh cử không mấy hiệu quả của vị Chủ tịch Merkel cũng như sẽ phải xem xét lại giới chức lãnh đạo và hướng đi mới của đảng này. Song việc bà Merkel có thể duy trì được ổn định của Chính phủ đại liên minh mới tới năm 2013 là điều không dễ, bởi trong nhiệm kỳ mới, đảng SPD sẽ tìm cách tạo dựng một liên minh đa số riêng với đảng Xanh và đảng "Die Linke" để "thế ngôi" của bà Merkel. Trong trường hợp này, các đối thủ của bà Merkel trong nội bộ đảng CDU sẽ nhanh chóng tận dụng cơ hội để phản công lại bà. Thủ hiến bang Hessen, ông Roland Koch đã cảnh báo "đại liên minh mới sẽ đe dọa sự tồn tại bản sắc của CDU.". Tóm lại, Chủ tịch đảng CDU Angela Merkel vẫn có cơ hội lớn để ngồi lại ghế Thủ tướng Đức, song đang phải đứng trước những khó khăn và thách thức lớn trước mắt và lâu dài./. Nguyễn Xuân/Berlin (Vietnam+).
|
Pháp: 20 học sinh mẫu giáo bị bắt làm con tin | (NLĐO)- Một vụ bắt cóc táo tợn vừa xảy ra hôm nay 13-12 tại trường mẫu giáo Charless Fourier ở thành phố Besancon, miền Đông nước Pháp. 20 em bé đã bị một thanh niên 17 tuổi khống chế làm con tin. | Thế giới | Theo cảnh sát khu vực, gã thanh niên này mang theo hai thanh kiếm và bắt cóc khoảng 20 học sinh cùng một giáo viên làm con tin, gây hoảng loạn cho các gia đình có con theo học tại đây. Nơi xảy ra vụ bắt cóc táo tợn. Ảnh: France 24 Một đội đặc nhiệm được điều động từ thành phố Strasbourg đến hỗ trợ cảnh sát địa phương. Tuy nhiên, không lâu sau đó, hung thủ đã thả 14 em. Các em bé được thả ra đang được chăm sóc y tế ở một trường học gần đó. Vẫn còn khoảng 6 em ở bên trong trường, thị trưởng Besancon Jean-Louis Fousseret thông báo trên đài phát thanh France Info. Cảnh sát đang cố giải cứu 6 em còn lại. Ảnh: France 24 Động cơ của thủ phạm vẫn chưa rõ nhưng theo cảnh sát, cậu ta đang bị trầm cảm và gặp nhiều vấn đề tâm lý. Hiện cảnh sát đã liên lạc với bác sĩ điều trị của thủ phạm để đề nghị giúp đỡ giải quyết vụ việc.
|
Nga bảo vệ cả châu Âu, Iraq "ép" Thổ Nhĩ Kỳ rút quân | Nga bảo vệ cả châu Âu; Iraq "ép" Thổ Nhĩ Kỳ rút quân; ông Putin ủng hộ phe đổi lập Syria... là những tin nóng quốc tế trong ngày. | Thế giới | Tổng thống Syria Bashar Assad cho rằng Nga đang bảo vệ cả châu Âu.
Trả lời phỏng vấn với hãng tin EFE, Tổng thống Syria Bashar Assad nói rằng chiến dịch của Nga tại Syria là nhằm bảo vệ châu Âu khỏi khủng bố.
Ông Assad cũng khẳng định rằng Tổng thống Nga không yêu cầu bất kỳ điều gì trong chiến dịch này. Vị này cũng cho rằng Nga muốn bình ổn ở Syria, Iraq và cả Trung Đông.
Theo Tổng thống Syria, việc Nga hay Iran muốn mở rộng căn cứ quân đội ở nước này là nhằm chống IS hiệu quả hơn.
Iraq "ép" Thổ Nhĩ Kỳ rút quân.
Binh sỹ Thổ Nhĩ Kỳ. (Nguồn: Reuters).
Ngày 11/12, Iraq đã đề nghị Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lên tiếng yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ rút quân khỏi miền Bắc nước này. Iraq cũng coi đây là hành động vi phạm trắng trợn của phía Ankara.
Tuy nhiên, theo nguồn tin từ phía Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thì hiện tổ chức này chưa có bất kỳ kế hoạch triệu tập bất kỳ cuộc họp nào liên quan đến đề nghị này.
Trước đó, ông Erdogan khẳng định rằng được mời điều quân đến Iraq và không nhượng bộ yêu cầu của Baghdad.
Nga ủng hộ phe đối lập Syria.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố ủng hộ phe đối lập ở Syria.
Ngày 11/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố ủng hộ phe đối lập ở Syria từ trên không. Ông Putin cũng khẳng định đang cung cấp vũ khí cho phe đối lập như với Syria.
Trong tuần qua, không quan Nga cũng đã không kích nhiều mục tiêu được cho là khủng bố do phe đối lập cung cấp tình báo. Đây là lần đầu tiên Moskva lên tiếng ủng hộ phe đối lập.
Theo các chuyên gia, đây có thể là tín hiệu cho thấy Nga đang thay đổi ở Syria. Ngày 15/12, Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ đến Matxcơva gặp tổng thống Nga Vladimir Putin và Bộ trưởng ngoại giao Nga Sergei Lavrov để thảo luận về đàm phán hòa bình ở Syria.
Nga điều thêm 20.000 lính đến Ukraine.
Ảnh minh họa.
Mới đấy. Tổng thống Nga Putin đã quyết định đưa 20.000 binh sĩ đến khu vực miền Đông để hỗ trợ nhóm phiến quân. Nâng tổng số lính Nga tại khu vực này lên 70.000.
Đáp trả tuyên bố này, Tổng thống Ukraine Poroshenko nói Nga đang xâm lược trắng trợn và muốn gây bất ổn cho khu vực này.
Vị này cũng cho rằng, Nga không kích IS ở Syria chỉ nhằm đánh lạc hướng dư luận chú ý tới Ukraine.
Lê Huyên (Tổng hợp).
|
Quân đội Ai Cập kêu gọi tất cả các bên đàm phán | Quân đội Ai Cập ngày 8/12 đã ra tuyên bố kêu gọi tất cả các lực lượng chính trị đối lập giải quyết những bất đồng thông qua đối thoại nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng trầm trọng tại nước này trong thời gian qua, có thể dẫn đất nước vào "đường hầm tăm tối." | Thế giới | Binh sĩ Ai Cập ngăn dòng người biểu tình gần dinh Tổng thống ở Cairo ngày 7/12. (Nguồn: AFP/ TTXVN).
Đây là động thái đầu tiên của quân đội Ai Cập kể từ khi bùng phát làn sóng biểu tình phản đối Tuyên bố Hiến pháp của Tổng thống Mohamed Mursi trong hai tuần qua.
Tuyên bố cho rằng giải pháp cho cuộc khủng hoảng chính trị đang lan rộng tại quốc gia Arập này phải phù hợp với "hiến pháp và các quy định về dân chủ", đồng thời coi đối thoại là biện pháp duy nhất nhằm đạt được một thỏa thuận vì lợi ích quốc gia và của nhân dân Ai Cập. Văn bản này nhấn mạnh quân đội sẽ không can thiệp vào tình hình chính trị trong nước, đồng thời khẳng định vai trò của quân đội là bảo vệ lợi ích quốc gia và bảo đảm sự tồn tại của thể chế nhà nước.
Một quan chức cấp cao thuộc Phong trào Anh em Hồi giáo tại Ai Cập nhận định tuyên bố trên của lực lượng quân đội mang tính chất "cân bằng" và trung lập.
Cùng ngày, một trong những nhân vật cấp cao của Phong trào Anh em Hồi giáo, ông Mohamed Badei cũng kêu gọi tất cả các lực lượng đối lập chấp thuận yêu cầu đàm phán của Tổng thống Mursi. Phát biểu trong buổi họp báo tại trụ sở của Anh em Hồi giáo ở Cairo, ông Badei cho biết phong trào này sẽ ủng hộ bất cứ thỏa thuận nào đạt được giữa các phe phái chính trị, đồng thời nhấn mạnh các bên cần tích cực hợp tác thay vì tiếp tục tranh cãi.
Trước đó, vào tối 6/12, Tổng thống Mursi đã kêu gọi tất cả các lực lượng chính trị tham gia cuộc đối thoại ngày 8/12 nhằm tìm giải pháp chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị trầm trọng hiện nay. Song liên minh Mặt trận cứu quốc đối lập đã lập tức từ chối yêu cầu này.
[Ai Cập: Có thể hoãn trưng cầu ý dân về Hiến pháp].
Một trong những lãnh đạo của liên minh, ông Mohamed ElBaradei nhấn mạnh sẽ chỉ tham gia đối thoại nếu Tổng thống Mursi cho ngừng cuộc trưng cầu ý dân về dự thảo Hiến pháp trong ngày 15/12 và hủy bỏ Tuyên bố Hiến pháp. Trong khi đó, Phó Tổng thống Ai Cập Mahmoud Mekky cho biết Tổng thống Mursi có thể đồng ý hoãn cuộc trưng cầu ý dân về dự thảo Hiến pháp nếu quyết định này không bị tòa án xem xét và các lực lượng chính trị đối lập phải cam kết không khởi kiện quyết định của ông.
Ai Cập ngày càng lún sâu vào khủng hoảng sau khi Tổng thống Mursi ra sắc lệnh Tuyên bố Hiến pháp gây nhiều tranh cãi cũng như lên kế hoạch trưng cầu ý dân về dự thảo Hiến pháp với hàng loạt các cuộc biểu tình phản đối. Riêng trong tuần qua, các cuộc biểu tình biến thành đụng độ giữa những người phản đối và ủng hộ Tổng thống Mursi đã khiến 7 người thiệt mạng và hơn 640 người bị thương.
Quân đội buộc phải triển khai xe tăng nhằm đảm bảo an ninh bên ngoài Phủ Tổng thống. Trong khi đó, đã có 4 cố vấn của ông Mursi từ nhiệm vì tình trạng bế tắc chính trị và Giám đốc Đài truyền hình quốc gia Ai Cập cũng rút lui để phản đối./.
(TTXVN).
|
Tên lửa siêu thanh Trung Quốc có thể 'vượt mặt' phòng không Mỹ | Theo các chuyên gia quân sự, tên lửa đạn đạo siêu thanh mới của Trung Quốc có thể 'vượt mặt' hệ thống phòng không Mỹ trong tương lai đồng thời tấn công chính xác các mục tiêu tại Nhật Bản và Ấn Độ. | Thế giới | Đánh giá này được đưa ra sau khi tờ The Diplomat (Nhật Bản) dẫn nguồn tin từ quân đội Mỹ cho rằng Trung Quốc vào cuối năm 2017 đã thử tên lửa DF-17 gắn trên phương tiện bay siêu thanh.
Năm 2017, truyền hình Trung Quốc từng phát hình ảnh về thiết bị siêu thanh đặt trong một hầm gió. Ảnh: SCMP.
Phương tiện bay siêu thanh này là máy bay không người lái, cơ động và có thể vượt qua tầng khí quyển Trái Đất với tốc độ đáng ngạc nhiên. Tờ The Diplomat cho biết tên lửa DF-17 được phóng thử tại Nội Mông và di chuyển được khoảng cách 1.400 km.
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) cho biết Lực lượng Tên lửa của Trung Quốc đã tiến hành cuộc thử nghiệm đầu tiên vào ngày 1/11/2017 và sau đó 2 tuần tiếp tục tiến hành cuộc thử nghiệm thứ hai.
Nguồn tin tình báo Mỹ đánh giá cả hai cuộc thử nghiệm của Trung Quốc đều đã thành công và dự kiến tên lửa DF-17 có thể nhập ngũ trong năm 2020.
Khi so sánh với hệ thống tên lửa đạn đạo, đầu đạn trên phương tiện bay siêu thanh có thể di chuyển ở vận tốc nhanh hơn và có đường bay khó phát hiện hơn. Điều này khiến các hệ thống phòng thủ không có đủ thời gian ra tay để ngăn chặn.
Nhà bình luận quân sự của đài truyền hình Phoenix (Hong Kong, Trung Quốc) Song Zhongping phân tích: Hệ thống phương tiện bay siêu thanh có thể được sử dụng với nhiều loại tên lửa đạn đạo, đơn cử như tên lửa đạn đạo liên lục địa có tầm bắn ít nhất 5.500km.
Ông Song Zhongping đánh giá đó còn có thể là tên lửa DF-41 có phạm vi hoạt động 12.000 km, mang khả năng tấn công vào mọi vị trí của Mỹ trong vòng chưa đầy 1 giờ đồng hồ.
Một nhà phân tích quân sự khác đưa ra ý kiến rằng phương tiện bay siêu thanh của Trung Quốc còn đánh bại được hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối của Mỹ (THAAD).
Năm 2017, Mỹ đưa THAAD đến Hàn Quốc để đề phòng chương trình hạt nhân của CHDCND Triều Tiên nhưng Trung Quốc lại coi hệ thống này là mối đe dọa với mình.
Nhà phân tích quân sự tại Bắc Kinh Zhou Chenming đưa ý kiến cá nhân rằng phương tiện bay siêu thanh của Trung Quốc có thể tấn công mục tiêu nhanh và chính xác hơn với các căn cứ quân sự tại Nhật Bản và mục tiêu tại Ấn Độ đều nằm trong tầm bắn.
Hà Linh/Báo Tin tức.
|
Đánh bom tại Thái Lan, 8 binh sĩ thiệt mạng | Quân đội Thái Lan cho biết 8 binh sĩ nước này đã thiệt mạng trong một vụ đánh bom ven đường xảy ra tại tỉnh Yala ở miền Nam nước này sáng 29/6. | Thế giới | Theo phát ngôn viên Quân đội Thái Lan, vụ đánh bom xảy ra tại quận Krongpinang thuộc tỉnh Yala, nơi có đông người Hồi giáo sinh sống. Quả bom đã phát nổ khi một nhóm gồm 10 binh sĩ đang đi tuần tại khu vực gần doanh trại của quân đội ở quận trên. Vụ nổ đã khiến 8 quân nhân thiệt mạng, 2 binh sĩ và 2 dân thường bị thương, đồng thời phá hủy hoàn toàn chiếc xe chở nhóm binh sĩ nói trên.
Hiện chưa có tổ chức nào thừa nhận tiến hành vụ đánh bom nói trên, song đây là hình thức tấn công phổ biến của các nhóm khủng bố Hồi giáo tại một số tỉnh miền Nam Thái Lan. Mục tiêu tấn công của các nhóm này chủ yếu nhằm vào các nhân viên an ninh và các thành phần có quan hệ mật thiết với chính phủ trung ương.
Kể từ khi bùng phát năm 2004, làn sóng xung đột giữa các nhóm sắc tộc và giáo phái tại các tỉnh miền Nam Thái Lan, gồm Yala, Narathiwat và Pattani, đã cướp đi sinh mạng của hơn 5.500 người. Hồi đầu năm nay, Chính phủ Thái Lan đã tổ chức cuộc hòa đàm đầu tiên với đại diện của một trong những nhóm phiến quân lớn ở khu vực miền Nam là Mặt trận cách mạng dân tộc (BRN), song đã thất bại trong việc đạt một thỏa thuận chung và tình trạng bạo lực đẫm máu vẫn tiếp diễn.
TTXVN/Tin tức.
|
Mẹ của du khách Việt: 'Chi gọi điện mấy lần để trấn an tôi' | Bà Thu Hương cho biết, con gái Lê Kim Chi gọi điện từ Nepal về cho gia đình thông tin hai vợ chồng đang ở trên núi sau trận động đất kinh hoàng hôm 25/4. | Thế giới | Kim Chi (phải) trong chuyến du lịch tại Nepal. Ảnh: Facebook Lê Kim Chi.
Lê Kim Chi là một trong 300.000 du khách nước ngoài ở Nepal khi động đất kinh hoàng mạnh 7,9 độ Richter tấn công khu vực nằm giữa thành phố Pokhara và thủ đô Kathmandu. Theo Kim Chi, trưa 25/4, khi cô và nhóm bạn đang ở thành phố Pokhara, mọi người cảm thấy dưới chân bất ngờ rung chuyển mạnh.
"Chúng tôi nhìn nhau và cảm giác như trong phút chốc mọi người đều im lặng đứng chết trân, bàng hoàng vài giây chưa kịp hiểu chuyện gì xảy ra thì nghe thấy quá nhiều tiếng la hét", Kim Chi kể.
Trao đổi với Zing.vn tại Hà Nội, bà Thu Hương, mẹ của du khách Lê Kim Chi, cho biết con rể của bà mới gọi điện về vào trưa 25/4.
"Chồng và Chi gọi điện về mấy lần chủ yếu để trấn an, giúp tôi bớt lo lắng thôi chứ chúng nó đều an toàn cả. Giọng nó bình tĩnh lắm, mình thì vẫn lo", bà Hương nói.
Bà Thu Hương, mẹ của du khách người Việt, nhận được điện thoại báo an toàn của con gái và con rể từ Nepal. Ảnh: Hoàng Anh.
Vợ của cố nghệ sĩ Hồng Sơn cho biết, khi xảy ra vụ động đất, con gái gọi điện ngay buổi chiều để thông báo vẫn an toàn.
"Tôi bảo nó là phải về ngay nhưng Chi bảo là sân bay giờ 'đóng băng' nên chưa thể đi ngay được. Nó dự đoán là phải một tuần nữa mới có thể có chuyến đi. Hiện giờ người ta còn ưu tiên công tác cứu hộ", bà Hương cho hay.
Theo bà Hương, con gái hiện ở trên núi và hầu hết người dân, du khách đều tìm cách lánh khỏi thành phố bởi khu trung tâm rất hỗn loạn.
Trả lời Zing.vn chiều 26/4, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ kiêm nhiệm Nepal cho biết, Đại sứ quán đang tiếp tục theo dõi thông tin về người Việt tại vùng thảm họa. Một số du khách Việt Nam kẹt trên núi Everest đã gọi điện đến Đại sứ quán nhờ trợ giúp.
Tính đến thời điểm này, ít nhất 2.263 người chết và 4.647 người bị thương sau trận động đất mạnh 7,9 độ Richter cùng các đợt dư chấn tại Nepal, CNN dẫn thông tin từ phát ngôn viên Bộ Nội vụ Nepal cho hay.
Lời kể người Việt từ vùng động đất 7,9 độ Richter ở Nepal "Cảm giác sợ hãi, hốt hoảng vẫn chưa rời khỏi tâm trí tôi dù chỉ một phút, từ sau trận động đất 7,9 độ Richter", cô Lê Kim Chi, khách du lịch Việt Nam, kể.
Hoàng Anh - An Nhiên.
|
Vai trò của Mỹ tại Trung Đông đi về đâu khi ông Trump cất 'cà rốt'? | Chính phủ mới của Mỹ vẫn cam kết dành một phần ngân sách nhất định cho chương trình viện trợ nước ngoài của mình. Điển hình cho một số quốc gia đồng minh như Israel hay các chương trình sáng kiến y tế toàn cầu tại các quốc gia chậm phát triển. Nhưng phần ngân sách này được đánh giá khá “mỏng manh”. | Thế giới | Đúng như đã hứa trong giai đoạn tranh cử của mình, tân tổng thống Mỹ Donald Trump có vẻ như đang thực sự đặt nước Mỹ trước lần đầu tiên cắt giảm viện trợ nước ngoài hàng năm vốn có quy mô khá đồ sộ. Theo đó, đề xuất ngân sách năm tài chính 2018 của chính phủ Mỹ có tên Nước Mỹ trước tiên (America First), trong đó nổi bật là kế hoạch cắt giảm ở mức đáng kể đối với các chương trình viện trợ nước ngoài, điển hình là đề xuất cắt giảm 28,5% ngân sách dành cho các chương trình viện trợ quốc tế kể từ sau năm 2016, chủ yếu thuộc hoạt động của Bộ Ngoại giao và Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ. Bản đề xuất bao gồm các kế hoạch cắt giảm này đã được Nhà Trắng trình lên Quốc hội Mỹ, dù các con số cụ thể thì chưa được công bố.
Ngoài ra, cũng không có dấu hiệu cho thấy chương trình viện trợ nước ngoài của Mỹ trong thời gian tới có xu hướng gia tăng tại bất cứ lĩnh vực hay vùng lãnh thổ nào trên toàn cầu.
Điều đó đồng nghĩa với việc, sẽ có sự xáo trộn nhất định giữa các lĩnh vực và khu vực trên toàn cầu trong bảng phân bố viện trợ nước ngoài của Mỹ trong thời gian sắp tới do đề xuất cắt giảm của tổng thống Trump.
Theo đó, 2015 là năm gần nhất có dữ liệu đáng tín cậy về tổng giá trị viện trợ nước ngoài của Mỹ theo báo cáo của Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội nước này đưa ra vào tháng 6.2016. Cụ thể, trong năm 2015, Mỹ đã cung cấp tổng cộng khoảng 49 tỉ USD viện trợ cho khoảng 144 quốc gia và vùng lãnh thổ để hỗ trợ các mục tiêu khác nhau, từ tăng trưởng kinh tế cho đến mở rộng chương trình chăm sóc sức khỏe và cả chống khủng bố. Đứng đầu danh sách các nước nhận viện trợ nhiều nhất từ Mỹ lần lượt là Afghanistan, Israel, Iraq, Ai Cập và Jordan. Danh sách này phản ánh ưu tiên của Mỹ trong các lĩnh vực như chống khủng bố và các lợi ích chiến lược của Washington tại khu vực Trung Đông. Trong 10 quốc gia tiếp theo trong danh sách nhận viện trợ nhiều nhất của Mỹ, thì có tới 9 nước châu Phi thuộc vùng cận Sahara.
Bản đồ phân bố viện trợ nước ngoài của Mỹ đã thay đổi một cách đáng kể trong vài thập kỷ gần đây nhằm đáp ứng các mối quan tâm ngày càng lớn về chính sách đối ngoại đang thay đổi cũng như các nhu cầu chuyển đổi chiến lược trên toàn cầu của quốc gia này.
Trong đó, khu vực Trung Đông và Bắc Phi luôn được đảm bảo sẽ nhận ít nhất 30% viện trợ nước ngoài của Mỹ, phần dành cho khu vực châu Phi đã tăng lên gần gấp 3 lần: từ mức 11% trong năm 1995 lên mức 32% vào năm 2015. Sự thay đổi này phản ánh sự gia tăng đáng kể các chương trình hỗ trợ phòng chống HIV/AIDS tại lục địa đen của Mỹ. Viện trợ dành cho các khu vực Nam Á và Trung Á cũng đang gia tăng đáng kể, trong đó hai quốc gia chủ yếu nhận được các khoản viện trợ này là Afghanistan và Pakistan. Theo báo cáo của Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ, phần viện trợ cho khu vực châu Âu và Á-Âu đã giảm đi đáng kể do sự phát triển kinh tế tại các nước Đông Âu.
Danh sách 20 quốc gia và lãnh thổ được nhận nhiều viện trợ nhất từ Mỹ.
Bản kế hoạch ngân sách mới được tổng thống Donald Trump trình Quốc hội Mỹ cho biết, ngân sách dành cho các chương trình viện trợ nước ngoài mới của Nhà Trắng sẽ tập trung vào hỗ trợ kinh tế và hỗ trợ phát triển cho các quốc gia có tầm quan trọng chiến lược bậc nhất đối với Mỹ, nhưng lại không chỉ rõ tên quốc gia hay khu vực cụ thể. Ngoài ra, bản kế hoạch này cũng tiết lộ rằng, tổng thống Trump đề xuất giảm nguồn tài chính được dùng để tài trợ cho các hoạt động của Liên Hiệp Quốc và các Tổ chức tài chính đa phương như Ngân hàng Thế giới. Tuy nhiên, bản kế hoạch vẫn cam kết sẽ vẫn duy trì đủ nguồn lực cho các chương trình toàn cầu như tiêm phòng trẻ em, chống bệnh lao, sốt rét và HIV/AIDS. Trong đó nổi bật là kế hoạch khẩn cấp của Donald Trump với mục đích chống lại AIDS, vốn là một sáng kiến được kế thừa của cựu tổng thống George W.Bush.
Bản kế hoạch đề xuất về ngân sách này sẽ vẫn phải được Quốc hội Mỹ xem xét và thông qua mới có thể có hiệu lực. Tuy nhiên, dường như tầm quan trọng của viện trợ nước ngoài đang ngày càng giảm đối với chính phủ Mỹ hiện nay khi nó chỉ chiếm khoảng hơn 1% ngân sách, và các tranh luận về kế hoạch ngân sách của chính phủ mới sẽ chủ yếu tập trung vào các vấn đề khác được xem là quan trọng hơn.
Tuy nhiên, giám đốc ngân sách của ông Trump Mick Mulvaney, tuyên bố với các phóng viên vào thứ Năm ngày 16.3 vừa qua, rằng một trong những lý do chính giúp ông Trump được bầu vào cương vị tổng thống là do cam kết cắt giảm chi tiêu quốc tế: Tổng thống Trump đã nói với tôi rằng, ông ấy sẽ tiêu ít tiền hơn cho nước ngoài và dành nhiều hơn cho người dân trong nước. Và đó chính xác là những gì chúng tôi đang thực hiện.
Nhàn Đàm (theo Bloomberg).
|
Nhiều tàu Trung Quốc hung hãn lao thẳng vào tàu Việt Nam | Phóng viên Bùi Thanh Hải. | Thế giới | Chiều 15-5, phóng viên Báo Hànôịmới Bùi Thanh Hải đang tác nghiệp tại khu vực Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép tại quần đảo Hoàng Sa điện về cho biết: Trong ngày 15, các tàu Trung Quốc mở rộng phạm vi hoạt động, tìm mọi cách ngăn cản hoạt động, thậm chí lao thẳng vào các lực lượng thực thi pháp luật và các tàu cá của ngư dân Việt Nam.
Phóng viên Bùi Thanh Hải đã nhìn thấy giàn khoan của Trung Quốc được nhiều tàu hải giám, tàu tuần tra và tàu quân sự sơn màu xám bu kín bảo vệ. Một tàu đánh cá của Quảng Nam đi ngay cạnh tàu có PV Hànôịmới bị tàu Trung Quốc đâm vào mạn. Tàu của Cảnh sát biển Việt Nam tiếp tục tiến sâu vào khu vực nơi Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép để thực hiện nhiệm vụ chấp pháp. Nhiều tàu Trung Quốc hung hăng tìm cách lao thẳng vào tàu của Việt Nam nhưng các tàu của Cảnh sát biển Việt Nam vẫn kiên cường tìm cách tiến sâu hơn về phía giàn khoan để yêu cầu Trung Quốc phải rút khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
|
Sáu lý do khiến Xyri khó trở thành Libi thứ hai | Phân tích nguyên nhân và triển vọng cuộc khủng hoảng tại Xyri, “Tạp chí Âu - Á” ngày 22/10 cho rằng, sau cái chết của nhà lãnh đạo bị lật đổ Moamer Kadhafi, nhiều người sẽ đặt câu hỏi liệu Tổng thống Xyri, Bashar al-Assad, có thể tiếp tục tránh được đòn trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) hay không? Và liệu Xyri có trở thành Libi thứ hai hay không? | Thế giới | Toàn cảnh cuộc họp Ngoại trưởng Liên đoàn Arập ở Cairo ngày 16/10. Ảnh: AFP/TTXVN.
Các cuộc biểu tình diễn ra tại hai nước có điểm giống nhau là cùng phản đối và đòi các nhà lãnh đạo từ chức, nhưng phong trào biểu tình ở hai nước phát triển theo những xu hướng khác nhau. Nhà lãnh đạo Libi Kadhafi bị sụp đổ, Hội đồng Chuyển tiếp Dân tộc (NTC) đứng vững và được LHQ công nhận là chính quyền hợp pháp tại Libi, trong khi đó Tổng thống Xyri Bashar al-Assad vẫn giữ ưu thế. Rõ ràng, tính năng động và uyển chuyển của thể chế chính trị tại Xyri khác Libi.
Mặc dù không đồng tình với các nghị quyết chống Libi, nhưng Nga và Trung Quốc không dùng quyền phủ quyết để ngăn chặn NATO khi tổ chức này được LHQ trao quyền hành động chống Libi. Trong khi đó, hai nước này đã phủ quyết dự thảo nghị quyết của LHQ lên án Xyri đàn áp các cuộc biểu tình của phe đối lập. Tuy phương Tây, nhất là Mỹ, nghi ngờ tính hợp pháp của chế độ Assad, nhưng lại không dám hành động mạnh mẽ để thay đổi chế độ ở Xyri như đã thực hiện tại Libi. LHQ quyết định đưa Libi ra Tòa Hình sự Quốc tế nhưng vẫn do dự đối với Xyri. Trong khu vực, Liên đoàn Arập kêu gọi cộng đồng thế giới thiết lập khu vực cấm bay ở Libi, nhưng lại phản đối bất cứ biện pháp sử dụng vũ lực nào chống Xyri.
Có sáu lý do giải thích tại sao Mỹ, các đồng minh phương Tây, các tổ chức quốc tế và khu vực khó có thể biến Xyri trở thành Libi thứ hai:
Thứ nhất, mặc dù Xyri là mối lo ngại của Ixraen và Mỹ, nhưng hai nước vẫn muốn Tổng thống Assad tiếp tục lãnh đạo Xyri. Từ lâu, gia đình ông Assad đã tạo được uy tín rất lớn về tôn giáo và được coi là những người thuộc giới ôn hòa trong xã hội, trong khi đó lực lượng chống ông Assad lại là những người theo đường lối cứng rắn. Thực tế, giới lãnh đạo ở Xyri càng cứng rắn càng khiến Ixraen lo lắng. Trong thời gian ông Assad nắm quyền, biên giới của Ixraen với Xyri tương đối hòa bình. Vì vậy, Mỹ và các nước đồng minh phương Tây trở nên do dự trong việc lật đổ dòng họ Assad.
Thứ hai, bất cứ sự can thiệp nào của các cường quốc bên ngoài vào Xyri cũng sẽ gây bất ổn nghiêm trọng trong khu vực và có thể nhấn chìm các nước láng giềng như Arập Xêút, Thổ Nhĩ Kỳ, Baranh, Irắc...
Thứ ba, phe đối lập tại Libi nhanh chóng được tổ chức và trang bị các loại vũ khí thích hợp, lại được NATO viện trợ quân sự và liên tiếp tấn công bằng không quân chống chế độ Kadhafi, trong khi đó giới lãnh đạo biểu tình tại Xyri thường mâu thuẫn với nhau về phương thức đấu tranh chống chính quyền.
Thứ tư, ông Kadhafi mất phần lớn sự ủng hộ của dân chúng, ngoài một số bộ lạc ở khu vực Sirte và xung quanh. Ngược lại, ông Assad vẫn được đa số dân chúng cả nước ủng hộ, kể cả giới kinh doanh và những người Thiên chúa giáo ở Đamát. Quân đội Xyri chủ yếu là người Shi'ite và căm ghét một chính phủ của người Sunni hậu Assad.
Thứ năm, Libi là nước sản xuất dầu mỏ nhiều hơn Xyri. Rõ ràng, Xyri có triển vọng kinh tế ít quan trọng hơn Libi. Vì vậy, lý do mà Mỹ và phương Tây quan tâm đến Xyri chủ yếu là động cơ chính trị chứ không phải kinh tế như Libi.
Thứ sáu, tính tình của giới lãnh đạo Libi rất khác giới lãnh đạo Xyri. Ông Assad được coi là nhà chính trị chín chắn và lịch thiệp trong việc quản lý sức ép của quốc tế. Ông ta rút khỏi việc tranh cử Hội đồng Nhân quyền của LHQ và tổ chức đàm phán với cộng đồng quốc tế sau một cuộc đàn áp những người biểu tình. Còn nhà lãnh đạo Libi không làm như vậy.
Thái độ lưỡng lự sử dụng biện pháp quân sự của Mỹ và phương Tây cho thấy họ có thể để ông Assad tiếp tục nắm quyền, bất chấp mọi sức ép đòi nhanh chóng áp dụng giải pháp quân sự để giải quyết cuộc khủng hoảng tại Xyri. Và sau thất bại của một nghị quyết lên án Xyri tại HĐBA vừa qua, cộng đồng quốc tế chỉ còn cách ngồi chờ các nước thành viên đồng thuận và đưa ra một chiến lược mới đối với Xyri.
Hữu Trung (P/v TTXVN tại Mỹ).
|
Vợ thủ tướng Nhật múa dao trước sự trầm trồ của người Nga | Bà Akie Abe, vợ của Thủ tướng Shinzo Abe, đã múa "naginata" (một loại dao có cán gỗ dài của Nhật) tại Nippon Budokan ở Tokyo vào hôm thứ Bảy trước sự trầm trồ của người Nga. Buổi khoe tài này được thực hiện trong cuộc giao lưu võ thuật giữa hai nước. | Thế giới | Bà Abe đang cầm dao múa võ.
Phu nhân của Thủ tướng Nhật Bản nói với các phóng viên rằng mong muốn lớn nhất của bà trong việc góp mặt múa võ là thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước. "Tôi hy vọng rằng thông qua võ thuật, Nga và Nhật Bản có thể làm sâu sắc thêm tình bạn của chúng ta", bà Abe nói.
Kumiko Hashimoto, phu nhân của cựu Thủ tướng Ryutaro Hashimoto cũng tham gia múa dao phụ họa cùng bà Abe theo trường phái Tendoryu vốn thường dùng phụ nữ biểu diễn.
Tại lễ khai mạc của sự kiện, Masahiko Komura, phó chủ tịch của Đảng cầm quyền Dân chủ Tự do (LDP) và cũng là Chủ tịch Hội hữu nghị Nhật Bản-Nga cho biết ông hy vọng võ thuật sẽ góp phần thúc đẩy trao đổi giữa Nhật Bản và Nga.
Trước đó, ông Putin cũng từng thực hiện chính sách ngoại giao võ thuật với Nhật. Trong lần đến thăm Nhật cách đây ít năm, ông Putin đã ghi điểm với người Nhật khi khoe tài trong bộ môn Judo vốn là quốc túy của Nhật.
Trong thời gian qua, quan hệ Nga - Nhật có một số căng thẳng. Cuối tháng 9 vừa qua, Nhật đã hưởng ứng Mỹ trong chính sách bao vây cấm vận Nga. Tuy nhiên, cá nhân thủ tướng Abe rất mong đợi việc thúc đẩy nhanh quan hệ hữu hảo Nhật - Nga. Trước khi áp lệnh trừng phạt Nga, Nhật tỏ ra rất đắn đo, trì hõa và tìm cách xoa dịu Nga trước khi "ra đòn".
Việc để phó chủ tịch đảng LDP và đặc biệt là phu nhân thủ tướng tham gia giao lưu võ thuật với người Nga đã cho thấy ông Abe đánh giá cao mối quan hệ Nga - Nhật ra sao.
Nhân vật số 2 Triều Tiên tới Hàn Quốc trong lúc ông Kim Jong-un mất tích.
Mỹ sẽ ra tay nếu Trung Quốc động binh tại Hoa Đông.
Hàng ngàn sinh viên Cuba biểu tình đòi Mỹ thả người.
Anh Tú (theo Kyodo News).
|
Campuchia tổ chức lễ tang cựu Hoàng Sihanouk | (Petrotimes) - Ngày 1/2, Campuchia tổ chức lễ đưa tiễn cựu Hoàng Norodom Sihanouk tới nơi an nghỉ cuối cùng. | Thế giới | Linh cữu cựu Hoàng Sihanouk được đưa ra khỏi Hoàng cung Campuchia ở Phnom Penh hôm 1/2/2013, trên đường đến địa điểm hỏa táng.
Phnom Penh hôm qua rền vang tiếng súng đại bác, khi thủ đô Campuchia tổ chức lễ tang cựu Hoàng Sihanouk. Norodom Sihanouk là một nhân vật quan trọng trong lịch sử của Campuchia. Sau 60 năm trên ngai vàng, ông đã thoái vị năm 2004 do sức khỏe suy giảm. Cựu Quốc vương đã qua đời tại Bắc Kinh ngày 15/10/2012, hưởng thọ 89 tuổi.
Thi hài ông sẽ được hỏa táng vào thứ hai tới.
Lễ tang bắt đầu cử hành tại Cung điện Hoàng gia ở Phnom Penh, với 101 loạt đạn pháo binh vang lên tiễn biệt. Tham dự lễ tang có Quốc vương Norodom Sihamoni, Mẫu hậu Norodom Monineath và Thủ tướng Campuchia Hun Sen. Chiếc quan tài trên xe tang vàng được đưa dọc suốt thủ đô Phnom Penh, sau đó được đưa tới lò hỏa thiêu.
Chính quyền Campuchia tuyên bố một tuần lễ để tang, công chức được nghỉ việc hai ngày và các cơ sở thương mại nằm trên lộ trình đoàn rước đều phải đóng cửa. Những tụ điểm giải trí được khuyến cáo không phô trương rầm rộ.
Đám tang cựu Vương Sihanouk diễn ra vào lúc đất nước Campuchia được tương đối ổn định và Phnom Penh cũng như một số thành phố lớn trở nên khá thịnh vượng. Nhưng mức tăng trưởng kinh tế vẫn còn bấp bênh.
Th.Long (Theo AFP).
|
Colombia: Đánh mạnh vào sào huyệt của trùm ma túy | Vụ bắt 10 đối tượng với cáo buộc tàng trữ 13,4 tấn cocaine của băng đảng Clan del Golfo (còn gọi là Urabenos hay Los Urabenos hoặc Usuga Clan) được coi là đòn đánh mạnh vào tổ chức tội phạm khét tiếng nhất Colombia. | Thế giới | Trong thông báo đưa ra hôm 17-9, đại diện Văn phòng Tổng chưởng lý Colombia cho biết, sau 8 tháng điều tra, cảnh sát đã xác định vị trí và bắt giữ 10 đối tượng kể trên; số ma túy bị thu giữ của "bố già" Dairo Antonio Usuga (hay Dairo Antonio Usago và có biệt danh là Otoniel), được chôn dưới đất trong 4 trang trại chuối ở bang Uraba.
Trong số 10 đối tượng bị bắt có El Flaco (còn gọi là Pomulo), trợ thủ đắc lực của "bố già" Dairo Antonio Usuga. Cảnh sát cho biết, Dairo Antonio Usuga hiện là một trong những tên tội phạm bị truy nã gắt gao nhất Colombia và cơ quan chức năng đã treo giải thưởng trị giá 5 triệu USD cho ai bắt được tên này.
Cảnh sát Colombia thu giữ lượng ma túy lớn trong một vụ truy quét.
Theo giới truyền thông, băng đảng Clan del Golfo đã sử dụng camera giám sát và thiết bị liên lạc để phát hiện và cảnh báo sự tấn công của lực lượng chức năng vào khu vực cất giấu, đóng gói và vận chuyển số cocaine kể trên tới các nước Bắc Mỹ và châu Âu.
Theo giới truyền thông, hơn 1 năm trước (thượng tuần tháng 9-2017), Dairo Antonio Usuga tuyên bố, đã sẵn sàng thảo luận về việc đầu hàng của băng đảng này. Trước đó (tháng 5-2017), cảnh sát đã bắt giữ hơn 1.000 thành viên cùng 44 tấn cocaine của Clan del Golfo và "phó tướng" của Dairo Antonio Usuga đã bị tiêu diệt hồi cuối tháng 8-2017.
Theo thống kê của cảnh sát và Bộ Quốc phòng Colombia, Clan del Golfo hiện có khoảng 1.800 thành viên, giảm gần 50% so với trước khi chính quyền của cựu Tổng thống Juan Manuel Santos đẩy mạnh trấn áp tội phạm ma túy. Được biết, hơn 5 năm qua, các lực lượng chức năng Colombia đã bắt khoảng 6.700 đối tượng buôn bán ma túy và Clan del Golfo là băng đảng đứng đầu danh sách này.
Và hơn 2 tháng trước (3-7), Giám đốc Đơn vị Thông tin và Phân tích Tài chính thuộc Bộ Tài chính Juan Francisco Espinosa cho biết, mỗi năm hoạt động buôn bán ma túy bất hợp pháp tại Colombia vào khoảng 5,459 tỷ USD, tương đương với 2% GDP của quốc gia này.
Hơn 10 tháng trước (8-11-2017), Tổng thống Juan Manuel Santos cho biết, hơn 12 tấn cocaine trị giá khoảng 360 triệu USD đã được đào lên từ các khu vực chôn cất và vụ bắt giữ này là cú đánh mạnh vào Clan del Golfo, cũng như thành trì truyền thống của băng đảng ma túy lớn nhất Colombia.
Cảnh sát cho biết, 400 nhân viên, trong đó có 40 người của đơn vị đặc nhiệm đã được triển khai trong 4 cuộc đột kích đồng thời được thực hiện trong ngày 8-11-2017 tại các đồn điền chuối ở tỉnh Uraba. Và các cuộc đột kích được thực hiện là phần tiếp theo của "Chiến dịch Agamemnon", được triển khai từ năm 2015 nhắm vào Clan del Golfo.
Trước khi thực hiện 4 cuộc đột kích kể trên, cảnh sát đã tịch thu 7 tấn cocaine trong một vườn trồng chuối ở tỉnh Uraba hồi tháng 9-2017. Và hai đợt thu giữ này đã khiến tổng lượng cocaine được phát hiện đạt 362 tấn trong năm 2017, vượt con số 317 tấn của năm 2016 (năm 2016, cảnh sát đã thu giữ cocaine tăng 49% so với năm 2015), và đây là một kỷ lục trong lịch sử Colombia.
Gần 2 tháng trước (26-7), hãng Telegraph đưa tin, ngay sau khi nhận được "truy sát lệnh" của băng đảng Clan del Golfo, cảnh sát phải áp dụng chế độ bảo vệ đặc biệt dành cho Sombra, khắc tinh của bọn buôn bán ma túy. Được biết, băng đảng Clan del Golfo đã treo giải thưởng 200 triệu pesos (khoảng 70.000 USD) cho bất cứ ai sát hại được "đệ nhất cảnh khuyển" của lực lượng cảnh sát.
Cảnh sát cho biết, Sombra khiến ít nhất 245 đối tượng bị bắt, đã tham gia gần 300 chiến dịch trong 3 năm qua và được nhận 2 Huân chương "Can đảm K-9". Và nói tới "đệ nhất cảnh khuyển" Sombra không thể bỏ qua vụ bắt giữ cocaine lớn nhất của băng đảng Clan del Golfo.
Theo Business Insider, Trung sĩ Daniel Gould thuộc Đơn vị đặc nhiệm số 7 của Lục quân Mỹ (tham gia nhiều chiến dịch chống ma túy tại các quốc gia Nam Mỹ), đóng quân tại căn cứ liên hợp Eglin bị nghi là thành viên của đường dây buôn bán ma túy trị giá hàng triệu USD từ Colombia vào Mỹ. Trung sĩ Daniel Gould (từng được trao Huân chương Sao bạc, phần thưởng cao quý thứ ba trong Lục quân Mỹ) bị bắt hơn 1 tháng trước (13-8) vì tội vận chuyển hơn 40kg cocaine từ Colombia vào Mỹ trên máy bay quân sự. Các nhà điều tra không loại trừ khả năng Trung sĩ Daniel Gould có liên hệ với một mạng lưới vận chuyển ma túy bị phanh phui từ năm 2011. Theo thống kê của Cơ quan Phòng chống Ma túy Mỹ (DEA), Colombia hiện là quốc gia sản xuất cocaine lớn nhất thế giới (khoảng 910 tấn/năm). DEA coi Clan del Golfo là băng đảng được trang bị vũ khí đầy đủ, bạo lực và vô cùng nguy hiểm. Còn theo tổ chức điều tra tội phạm Insight Crime, Clan del Golfo là băng đảng ma túy tàn bạo nhất ở Colombia.
Thiện Lân.
|
Còn một cuộc chiến nữa ở Iraq | Hơn hai triệu phụ nữ Iraq đang phải một mình gánh vác gia đình. | Thế giới | Cuộc chiến này đã cướp đi sinh mạng của hơn 100 nghìn người Iraq trong đó có hàng chục nghìn nam giới là những binh lính, cảnh sát và thường dân.
Halima Dakhil trở thành góa phụ khi chồng cô bị giết trong một vụ xung đột sắc tộc ở Iraq. Kể từ đó, cô đóng vai trò là trụ cột chính trong gia đình, chạy vạy từng ngày để nuôi năm đứa con nhỏ.
Là nhân viên thu dọn cho một phòng y tế, Halima Dakhil kiếm được 250 USD mỗi tháng, tuy nhiên tiền thuê nhà đã ngốn hết 210 USD. Vì vậy, Dakhil phải phụ thuộc phần lớn vào sự giúp đỡ của những người hàng xóm tốt bụng và những người hảo tâm khác để nuôi sống gia đình.
Dakhil chia sẻ: Khi chồng tôi bị giết vào năm 2006, đứa con nhỏ nhất của tôi, Ridha, mới chập chững biết đi. Tôi đã phải vừa làm bố, vừa làm mẹ. Tôi chăm sóc con và trả tiền thuê nhà. Tiền thuê nhà đang khiến tôi rơi vào cảnh túng bấn, các con tôi thường xuyên đi ngủ mà không ăn tối.
Halima Dakhil chỉ là một trong số rất nhiều phụ nữ Iraq đang phải gánh vác gia đình do chồng họ bị chết trong những vụ đánh bom, các cuộc xung đột, trả đũa lẫn nhau giữa cáo giáo phái và các cuộc xung đột khác trong suốt cuộc chiến tranh mà Mỹ phát động tại Iraq.
Theo Bộ trưởng phụ trách các vấn đề về phụ nữ của Iraq Ibtihal Gasid al-Zaidi, ước tính có khoảng hai triệu phụ nữ đóng vai trò làm trụ cột trong gia đình tại Iraq, hầu hết họ trở thành góa phụ trong cuộc chiến do Mỹ phát động vào năm 2003, các cuộc xung đột sắc tộc sau đó, cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần I và cuộc chiến Iran-Iraq vào những năm 1980.
Trong số bảy triệu người Iraq (23% dân số Iraq) sống dưới mức nghèo đói có tới hơn một nửa là phụ nữ. Nhiều góa phụ phải đấu tranh với thực tế cuộc sống mới, chăm sóc con một mình mà không có nhiều tiền và sự trợ giúp của gia đình.
Năm 2009, Chính phủ Iraq đã ban hành một luật mới và thành lập Ủy ban bồi thường quốc gia nhằm giúp đỡ những nạn nhân chiến tranh và những người thân của họ.
Tiêu chuẩn bồi thường bao gồm 4.275 USD cho mỗi nhân viên chính phủ bị thiệt mạng và 3.200 USD cho mỗi người thiệt mạng không phải nhân viên chính phủ. Ngoài trợ cấp an sinh xã hội, các nạn nhân cũng được cấp đất và nhận thêm tiền trợ cấp hàng tháng với 85 USD cho mỗi góa phụ và 13 USD cho mỗi trẻ em.
Người đứng đầu Ủy ban bồi thường quốc gia Iraq cho biết, tính đến nay, Ủy ban bồi thường quốc gia đã hỗ trợ 47 triệu USD, cấp đất cho các hộ gia đình tại một số tỉnh bên ngoài Baghdad.
Bên cạnh đó, Chính phủ Iraq cũng đã quyết định chi 1,2 tỷ USD mỗi năm cho kế hoạch nhằm giảm tỷ lệ nghèo đói xuống còn 16% trong năm 2014 với mức chuẩn nghèo là 66 USD/ người/ tháng.
Tuy nhiên, những nỗ lực nói trên của của Chính phủ Iraq vẫn không thấm vào đâu so với những khó khăn mà người dân Iraq đang phải đối mặt. Theo Hassan al-Zubaidi, một giáo sư tại Đại học Kufa ở thành phố Najaf và là một trong những người xây dựng kế hoạch xóa đói giảm nghèo cho Chính phủ Iraq, hiện tại có rất nhiều người Iraq đang có thu nhập gần mức chuẩn nghèo.
Hầu hết người dân Iraq đang có thu nhập gần mức 66 USD mỗi tháng, điều này có nghĩa là với bất kỳ cuộc khủng hoảng an ninh và kinh tế nào, nhiều người sẽ phải sống dưới mức nghèo đói, giáo sư Zubaidi cho biết.
Chiến tranh Iraq đã đến hồi kết nhưng việc hàn gắn những vết thương mà nó để lại đang là một cuộc chiến mới đối với Chính phủ Iraq và với mỗi người dân tại đất nước này.
|
Nhiều đảng phái ở Thái-lan tập hợp lực lượng phản đối phe "áo đỏ" | Theo tin nước ngoài, ngày 19-9, các đảng ở Thái-lan đang tập hợp thành viên nhằm phản đối các cuộc biểu tình do Mặt trận thống nhất dân chủ chống độc tài (UDD) phát động, nhân bốn năm cuộc đảo chính lật đổ cựu Thủ tướng Thặc-xỉn. Đảng Niềm tự hào nước Thái đã huy động các thành viên ở bảy tỉnh đông-bắc Thái-lan. | Thế giới | Khoảng 50 nghìn thành viên Mạng lưới bảo vệ nền quân chủ (MDN) có mặt ở tỉnh U-đôn Tha-ni để bày tỏ sự ủng hộ và lòng trung thành đối với Nhà vua Thái-lan. Trong khi đó, hàng nghìn người thuộc phe "áo đỏ" đã tụ tập tại các tỉnh mới được bãi bỏ tình trạng khẩn cấp. Hàng nghìn người "áo đỏ" đã tập trung tại tỉnh Chiềng Mai, chùa Pa-thum Va-na-ram, giao lộ Rát-cha-pra-xổng và tuần hành đến Tượng đài Dân chủ ở trung tâm Thủ đô Băng-cốc. Những người biểu tình lên án cuộc đảo chính lật đổ cựu Thủ tướng Thặc-xỉn và đòi trả tự do cho những người "áo đỏ" đang bị giam giữ. Đảng vì nước Thái kêu gọi Thủ tướng A-bi-xít Vê-cha-chi-va thành lập một ủy ban điều tra số vũ khí, gồm 72 quả đạn súng phóng lựu, biến mất khỏi một doanh trại ở tỉnh Lóp Bu-ri ngày 7-9 vừa qua. * Hãng Roi-tơ ngày 19-9 dẫn nguồn tin cảnh sát Thái-lan cho biết, bốn người theo Phật giáo bị bắn chết và nhà của họ bị đốt cháy trong vụ tiến công tại một ngôi làng ở tỉnh miền nam Na-ra-thi-vắt, một trong ba tỉnh "nóng" về bạo lực của người Hồi giáo giáp biên giới Ma-lai-xi-a.
|
Đụng độ tàu Trung Quốc, thêm 3 kiểm ngư Việt Nam bị thương | Cuối giờ chiều nay (9.5), ông Vương Mạnh Hòa - Trợ lý Chính trị Chi đội Kiểm ngư 3 (thuộc Cục Kiểm ngư Việt Nam, đóng tại Đà Nẵng) cho hay, đã có thêm 3 kiểm ngư bị thương khi làm nhiệm vụ ngoài vùng biển Hoàng Sa. | Thế giới | Trao đổi với Dân Việt chiều nay, ông Hòa cho biết, trong khi làm nhiệm vụ bảo vệ vùng biển Hoàng Sa, đã có thêm 3 kiểm ngư bị thương khi đụng độ với tàu Trung Quốc, nâng tổng số kiểm ngư bị thương lên 9 người. Hiện tình hình sức khỏe của 3 kiểm ngư mới bị thương này chưa có thông tin cụ thể.
Lực lượng Kiểm ngư Việt Nam quyết tâm bảo vệ vùng biển Hoàng Sa.
Như Dân Việt đã đưa tin, 6 kiểm ngư bị thương trước đó là do tàu Trung Quốc dùng vòi rồng công suất lớn xịt vào tàu Kiểm ngư Việt Nam làm vỡ kính bắn vào người gây chấn thương phần mềm. Theo ông Hòa, 6 kiểm ngư này đã ổn định sức khỏe và quyết tâm bám biển.
Đình Thiên.
|
Brazil: Bạo loạn đường phố tiếp diễn tại Sao Paulo | Nhằm phản đối vụ việc một nhân viên cảnh sát bắn chết một thanh niên 17 tuổi, khoảng 500 thanh niên đã đổ xuống đường phố Sao Paulo, Brazil, ngày 28/10, đốt cháy ít nhất 2 xe tải và 2 xe buýt, khiến một tuyến đường cao tốc trong thành phố phải tạm thời đóng cửa. | Thế giới | Cảnh sát sử dụng đạn hơi cay để giải tán người biểu tình. (Nguồn: AFP).
Cuộc biểu tình bạo lực xảy ra sau khi một thanh niên bị bắn chết trong cuộc đụng độ với cảnh sát hôm 27/10.
Nguồn tin cảnh sát cho biết một sỹ quan cảnh sát được gọi tới kiểm soát vụ gây rối tại khu dân cư miền Bắc Vila Medeiros đã vô tình để súng cướp cò và bắn trúng một thanh niên 17 tuổi. Nạn nhân đã được đưa tới bệnh viện ngay sau đó song đã tử vong do vết thương nguy kịch.
Đây là vụ biểu tình mới nhất ở Brazil kể từ khi bùng phát làn sóng phản đối chính phủ hồi tháng Sáu với hơn 1,5 triệu lượt người xuống đường. Trong cuộc biểu tình gần đây nhất hôm 25/10, những kẻ gây rối đã đập vỡ cửa sổ, phá hỏng nhiều máy ATM và xô xát với lực lượng cảnh sát chống bạo loạn. Cảnh sát đã phải sử dụng đến đạn hơi cay và bắt giữ 92 người biểu tình quá khích.
Ban đầu, những người biểu tình chỉ phản đối chính phủ tăng giá vé xe buýt và tàu điện ngầm, nhưng sau đó nâng lên thành các yêu sách đòi chính phủ phải cải thiện điều kiện sống, giảm chi phí sinh hoạt và giảm bớt các khoản chi tiêu lên tới hàng tỷ USD cho việc chuẩn bị Vòng chung kết Giải vô địch bóng đá thế giới (World Cup) 2014 và Đại hội thể thao Olympic mùa Hè 2016 mà nước này đăng cai. Làn sóng biểu tình kéo dài đã gây ra nhiều khó khăn cho chính quyền Brazil trong công tác chuẩn bị hai giải đấu lớn trên.
Sao Paulo, thành phố lớn nhất Brazil với hơn 20 triệu dân, theo kế hoạch sẽ là địa điểm diễn ra trận đấu mở màn World Cup vào ngày 12/6/2014./.
(TTXVN).
|
Một thiếu niên IS sát hại cả gia đình bằng đai gắn thuốc nổ | Một thiếu niên được IS tuyển mộ ở Mosul (Iraq) đã vô tình giết hại chính gia đình 6 người của mình khi chiếc đai gắn thuốc nổ của thiếu niên này phát nổ trong nhà của họ ở phía đông thành phố. | Thế giới | Lực lượng phiến quân IS. (Nguồn: AP).
Một thiếu niên được Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tuyển mộ ở Mosul (Iraq) đã vô tình giết hại chính gia đình 6 người của mình khi chiếc đai gắn thuốc nổ của thiếu niên này phát nổ trong nhà của họ ở phía đông thành phố.
Thiết bị nổ của cậu thiếu niên này được cho là đã lấy đi sinh mạng của 3 trẻ em cùng một số người khác.
Cậu thiếu niên này là một thành viên của cái gọi là đội "Sói non của caliphate.". Cậu đã được các thành viên khác của nhóm phát cho chiếc đai gắn thuốc nổ, theo Alsumaria News đưa tin.
Một nguồn tin cho biết cậu thiếu niên đã bật thiết bị lên và quay trở lại nhà ở quận al-Wehda, Mosul. Thiết bị này sau đó đã phát nổ.
"Chiếc đai của cậu thiếu niên đã phát nổ trong nhà của cậu. Có vẻ toàn bộ gia đình cậu, bao gồm 3 trẻ em, đã bị thiệt mạng," nguồn tin giấu tên cho biết.
Người đàn ông này nói rằng IS thường tuyển mộ các thiếu niên để đeo trên người các thiết bị nổ, đặc biệt là ở miền Đông Mosul.
"Đây là một phần của chiến lược của IS nhằm củng cố sự nắm giữ của nhóm này trên mặt đất và đe dọa người dân," nguồn tin cho biết thêm.
Nhóm cực đoan này có tiền sử tuyển mộ các binh lính vị thành niên, một vài thiếu niên trong số này đã xuất hiện trong các video tuyên truyền của nhóm, trong đó thậm chí có cả cảnh trẻ em đóng vai trò đao phủ./.
|
Iran và P5 +1 thảo luận về chương trình hạt nhân vào tháng 10 | Iran cho biết nước này sẵn sàng thảo luận việc giải giáp vũ khí hạt nhân toàn cầu cũng như các vấn đề quốc tế khác trong các cuộc đàm phán mở rộng. | Thế giới | Hãng Thông tấn ISNA của Iran cho biết, quan chức cấp cao phụ trách chính sách đối ngoại và an ninh của Liên minh châu Âu Javier Solana và Trưởng đoàn đàm phán hạt nhân của Iran Saeed Jalili đã đồng ý gặp nhau vào ngày 1/10 tới đây nhưng vẫn chưa cho biết lộ trình cụ thể. Tuần trước, Iran đã chuyển đề nghị cả gói tới nhóm P5 + 1 bao gồm Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc và Đức, trong đó Iran cho biết nước này sẵn sàng thảo luận việc giải giáp vũ khí hạt nhân toàn cầu cũng như các vấn đề quốc tế khác trong các cuộc đàm phán mở rộng. Iran đồng thời khẳng định chương trình hạt nhân của mình là vì mục đích hòa bình chứ không phải để sản xuất vũ khí như các cáo buộc của phương Tây. Mặc dù, Iran cho biết sẽ không thảo luận vấn đề chương trình hạt nhân của mình nhưng Mỹ tuyên bố sẽ đưa vấn đề này ra tại các cuộc đàm phán./. Việt Hà (từ Cairo).
|
Nga và Hàn Quốc quyết định bắt tay làm ăn với Triều Tiên | Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cho hay, Moscow và Seoul đã đồng thuận phát triển các dự án kinh tế liên quan tới Triều Tiên. | Thế giới | Chúng tôi đã đồng thuận tăng cường cơ sở để triển khai các dự án 3 bên liên quan tới Hàn Quốc, Triều Tiên và Nga. Những dự án này là nhằm kết nối bán đảo Triều Tiên với vùng Viễn Đông của Nga, RT dẫn lời ông Moon phát biểu sau cuộc họp với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Diễn đàn kinh tế phương Đông diễn ra ở thành phố cảng Vladivostok.
Trước đó, ông Putin cũng khẳng định vấn đề hạt nhân của Triều Tiên không thể được giải quyết thông qua các biện pháp trừng phạt và gia tăng sức ép.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Diễn đàn kinh tế phương Đông diễn ra ở thành phố cảng Vladivostok.
Hai nhà lãnh đạo Nga và Hàn Quốc còn đồng thuận thiết lập một vùng tự do thương mại giữa Hàn Quốc và Liên minh Kinh tế Á Âu (EAEU).
Cả hai nước cho rằng, một thỏa thuận tự do thương mại giữa Hàn Quốc và EAEU sẽ thúc đẩy hợp tác không chỉ giữa Moscow và Seoul mà còn giữa Nga và các nước thành viên trong khối, ông Moon nói.
Còn theo Tổng thống Putin, Nga và Hàn Quốc cũng đang cân nhắc tăng sản lượng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Nga vận chuyển sang Hàn Quốc.
Hai nước muốn tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng. Các công ty Hàn Quốc cũng đang tham gia vào dự án Sakhalin-1 và Sakhalin-2. Tiến trình tăng sản lượng LNG xuất sang Hàn Quốc cũng đang được thảo luận, Tổng thống Putin chia sẻ.
Dự án Sakhalin 1 & 2 là các dự án khai thác khí đốt và dầu mỏ ở khu vực trong và ngoài khơi nước Nga nằm trên đảo Sakhalin, phía bắc Nhật Bản.
Minh Thu (lược dịch).
|
Vụ khủng bố New York: Nghi phạm lên kế hoạch tấn công từ 1 năm trước | Sayfullo Habibullaevic Saipov, 29 tuổi, nghi phạm chính trong vụ tấn công khủng bố bằng xe tải tại Manhattan, New York, Mỹ hôm 31-10 đã thú nhận với các nhà chức trách, y bắt đầu lên kế hoạch cho vụ tấn công từ cách đây 1 năm. | Thế giới | Sayfullo Habibullaevic Saipov, 29 tuổi, nghi phạm chính trong vụ tấn công khủng bố bằng xe tải tại Manhattan, New York, Mỹ hôm 31-10 đã thú nhận với các nhà chức trách, y bắt đầu lên kế hoạch cho vụ tấn công từ cách đây 1 năm.
Bức phác họa Sayfullo Habibullaevic Saipov xuất hiện tại tòa án New York ngày 2-11. Ảnh: CNN.
Lấy cảm hứng từ IS.
Sau khi bị bắt, Saipov khai với các điều tra viên tại bệnh viện Bellevue, nơi y đang điều trị vết thương do bị cảnh sát bắn, rằng, y đã lên kế hoạch cho vụ tấn công lần này từ khoảng 1 năm trước.
Theo cáo trạng, cách đây 2 tháng, Saipov quyết định sử dụng một xe tải để gây ra thiệt hại tối đa đối với dân thường. Y đã chọn ngày Halloween để thực hiện cuộc tấn công vì cho rằng sẽ có nhiều người đi trên đường phố trong dịp lễ hội này. Hôm 22-10, Saipov thuê một xe tải từ cửa hàng Home Depot ở Passaic, New Jersey, để luyện tập trước khi tấn công. Hôm 31-10, y đến cửa hàng này và thuê xe tải trong 2 giờ đồng hồ. Theo kế hoạch, Saipov sử dụng xe tải để tấn công người đi bộ ở khu vực đã xảy ra vụ tấn công và tiến tới cầu Brooklyn để tiếp tục tấn công người đi bộ. Saipov muốn giết càng nhiều người càng tốt, cáo trạng tuyên bố.
Trong cuộc phỏng vấn với các nhà điều tra, Saipov không tỏ ra hối tiếc về vụ tấn công này và muốn treo cờ IS trong phòng bệnh viện. Y cho biết cảm thấy hài lòng về những gì mình đã làm. Y khai, từng xem xét việc treo cờ IS phía trước hoặc phía sau xe tải y sử dụng trong vụ tấn công, nhưng sau đó quyết định không làm như thế để tránh thu hút chú ý. Các nhà chức trách không tìm thấy cờ IS gần chiếc xe tải, nhưng họ phát hiện một văn bản viết tay bằng tiếng Arab cho thấy Saipov có quan hệ với IS. John Miller, phó ủy viên tình báo và chống khủng bố của Sở Cảnh sát New York, cho biết: Ý chính của văn bản này là IS sẽ trường tồn mãi mãi.
Trong khi IS chưa đưa ra tuyên bố nhận trách nhiệm về vụ tấn công, Saipov khai với các điều tra, y lấy cảm hứng từ các đoạn băng tuyên truyền của IS. Trong số này có đoạn băng thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi đặt câu hỏi người Hồi giáo ở Mỹ và những nơi khác đang làm gì để đáp lại việc giết hại người Hồi giáo ở Iraq. Cơ quan thực thi pháp luật cũng tìm thấy khoảng 90 đoạn băng và 3.800 hình ảnh liên quan đến các hoạt động tuyên truyền của IS trong điện thoại di động của Saipov sau khi lục soát căn hộ của y. Các đoạn băng này bao gồm cảnh đồ họa các tay súng IS giết các tù nhân, chặt đầu họ và hướng dẫn cách tạo ra một thiết bị nổ tự tạo.
Saipov cũng là chủ các tài khoản truyền thông xã hội có chứa tài liệu liên quan đến IS. Chiến thuật của Saipov trong việc biến một xe bình thường thành vũ khí gây chết người là hoạt động quen thuộc của IS. Hồi năm 2014, một phát ngôn viên của IS kêu gọi mở các cuộc tấn công đơn lẻ bằng vũ khí cải tiến như dao, đá, chất độc và ô-tô.
Bị buộc tội khủng bố.
Saipov bị buộc tội khủng bố liên bang trong vụ tấn công hôm 31-10.
Các công tố viên buộc tội đối tượng này đã tấn công dưới danh nghĩa lực lượng khủng bố IS tự xưng. Chỉ 24 giờ sau vụ tấn công, chúng tôi buộc tội Saipov với các tội danh như sau: cung cấp hỗ trợ vật chất cho khủng bố, có hành vi bạo lực và phá hủy các phương tiện cơ giới mà không coi trọng tới sự an toàn của mọi người, dẫn tới nhiều thương vong... - quyền công tố viên liên bang ở New York Joon Kim cho biết.
Khi ngồi xe lăn đến tòa, Saipov gần như không nói gì, chỉ trả lời có, không thông qua thông dịch viên khi được thẩm phán đặt câu hỏi. Theo luật sư, ở cuối phiên tòa kéo dài 10 phút, Saipov ra yêu sách được cấp xe lăn hoặc nạng để tránh bị đau do phải dồn trọng lượng cơ thể lên vết thương. Nghi phạm còn yêu cầu thay băng y tế và được cấp thuốc giảm đau hàng ngày. Thân chủ tôi đang chịu nhiều đau đớn, luật sư nói. Việc những yêu cầu của Saipov có được chấp nhận hay không chưa được làm rõ.
Theo các quan chức thực thi pháp luật Mỹ, Saipov có thể đã liên hệ với hai người khác. Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) vừa thông báo đang tìm kiếm thông tin về người đàn ông Uzbekistan thứ hai có liên quan tới vụ tấn công. Theo tiết lộ của FBI, cơ quan này đang tìm kiếm thông tin về người đàn ông có tên Mukhammadzoir Kadirov, 32 tuổi.
Nhà tù Guantanamo?
Tổng thống Mỹ Donald Trump nói sẽ xem xét việc đưa Saipov vào nhà tù quân sự ở Vịnh Guantanamo, Cuba. Tôi chắc chắn sẽ cân nhắc việc này, vâng. Tôi chắc chắn sẽ xem xét giam hắn ta vào Guantanamo?, ông Trump trả lời câu hỏi của các phóng viên. Kể từ năm 2002, căn cứ này trở thành nơi giam giữ các tù nhân bị Mỹ coi là nguy hại cho an ninh quốc gia.
Ông Trump cũng cho biết sẽ dừng chương trình cấp Thị thực Đa dạng cho phép công dân các quốc gia có tỷ lệ nhập cư vào Mỹ. Saipov là một người Uzbekistan đến Mỹ theo chương trình đó vào năm 2010. Chúng ta phải làm điều đúng đắn để bảo vệ công dân. Chúng ta sẽ xóa bỏ chương trình này càng sớm càng tốt, ông cho biết.
AN BÌNH.
Mỹ: Xả súng kinh hoàng ở siêu thị.
AP ngày 2-11 đưa tin: 3 người đã thiệt mạng và nhiều người khác bị thương trong vụ xả súng kinh hoàng bên trong siêu thị Wal-Mart thuộc bang Colorado của Mỹ. Trong đó, 2 người đàn ông thiệt mạng ngay tại hiện trường và một phụ nữ đã qua đời sau khi được đưa tới bệnh viện.
Vụ việc xảy ra vào lúc 18 giờ 30 ngày 1-11 (sáng 2-11, giờ Việt Nam). Những tiếng súng đã ngớt khi những cảnh sát đầu tiên tới hiện trường. Kẻ tấn công bỏ trốn ngay sau đó. Cảnh sát sau đó khẳng định đã bắt một người đàn ông bị tình nghi là kẻ tấn công. Đó là Scott Ostrem, 47 tuổi. Y bị bắt khoảng 14 giờ sau khi gây án. Hiện chưa rõ động cơ gây án của tên này.
T.VĂN.
Hình ảnh nghi phạm Scott Ostrem được camera an ninh ghi lại. Ảnh: AP.
|
Hiện trường đánh bom ở Thổ Nhĩ Kỳ, gần 180 người thương vong | Nhà chức trách địa phương sáng ngày 29/6 (giờ Việt Nam) cho biết, con số thương vong trong vụ đánh bom ở sân bay Thổ Nhĩ Kỳ Ataturk lên tới gần 180 người. | Thế giới | Thanh Nga (theo Reuters, Daily Mail).
Ít nhất 31 người thiệt mạng và 147 người bị thương (trong vụ đánh bom ở sân bay Thổ Nhĩ Kỳ Ataturk), Bộ trưởng Tư pháp Thổ Nhĩ Kỳ Bekir Bozdag cho biết trong bản tin phát trên đài truyền hình quốc gia Haberturk. Ảnh: Quang cảnh tan hoang ở lối ra vào của sân bay quốc tế Ataturk sau khi vụ nổ bom xảy ra vào lúc 22h ngày 28/6 (tức khoảng 2h sáng theo giờ Việt Nam ngày 29/6).
Các chuyên gia pháp y đang làm việc tại hiện trường vụ đánh bom đẫm máu ở sân bay Ataturk , sân bay lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ.
Các nhân viên y tế đang sơ cứu vết thương cho các nạn nhân ở bên ngoài sân bay Ataturk. Kênh truyền hình NTV dẫn lời Thị trưởng thành phố Istanbul cho biết, có thể có ba kẻ đánh bom liều chết đã tham gia vụ tấn công này. Chúng đã xả súng ở lối ra vào sảnh nhà ga quốc tế của sân bay trước khi kích nổ bom trên người.
Vũ khí mà các kẻ đánh bom liều chết sử dụng nằm lại trên sàn sảnh chờ nhà ga quốc tế ở sân bay.
Người phụ nữ bị thương được nhân viên y tế đưa ra xe cứu thương.
Mọi người tháo chạy khỏi sân bay.
Lối ra vào ở sảnh chờ nhà ga quốc tế của sân bay Ataturk sau vụ đánh bom.
Nhân viên an ninh có trang bị vũ khí đứng gác bên phía cửa ra vào ở sân bay.
Khung cảnh tan hoang bên trong nhà ga sân bay.
Một nhân viên an ninh hộ tống mọi người rời khỏi khu vực đỗ xe ở sân bay Ataturk.
Nhân viên y tế tích cực đưa các nạn nhân lên xe cứu thương đỗ bên ngoài sân bay.
Cảnh sát giao thông phong tỏa con đường dẫn vào sân bay.
Hàng dài xe cứu thương nhanh chóng có mặt tại hiện trường lúc nhận tin báo về vụ đánh bom kinh hoàng ở sân bay Ataturk.
Các tấm lợp trên trần nhà sảnh chờ nhà ga quốc tế rơi xuống nền đất sau vụ việc.
Các nhân viên điều tra tìm kiếm tại khu vực xảy ra phát nổ bên trong sân bay.
|
Những tín hiệu khả quan | ANTĐ - Thông báo của Chính phủ hai bên về việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao Cuba và Mỹ là một bước tiến rất quan trọng giữa hai đất nước. | Thế giới | ANTĐ - Thông báo của Chính phủ hai bên về việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao Cuba và Mỹ là một bước tiến rất quan trọng giữa hai đất nước.
Bài viết liên quan Việt Nam hoan nghênh Mỹ - Cuba nối lại quan hệ ngoại giao: Đem lại lợi ích chính đáng Lợi ích quốc gia mới là bất biến.
Từ rất lâu, Cuba luôn bày tỏ mong muốn bình thường hóa quan hệ với Mỹ trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của Cuba. Mặc dù tôi chưa biết chi tiết về tiến trình tiếp theo của quyết định này, nhưng tôi tin quyết định theo chiều hướng này sẽ mang lại những tín hiệu khả quan không chỉ với quan hệ song phương giữa Cuba với Mỹ mà còn cho môi trường chính trị của châu Mỹ Latin và vùng Caribe. Từ nhiều năm nay, các nước châu Mỹ Latin đã bày tỏ rõ ý kiến, cho rằng mối quan hệ tồn tại nhiều năm giữa Cuba và Mỹ là mối quan hệ không bình thường. Vì thế tôi tin rằng, việc 2 đất nước thỏa thuận bình thường hóa quan hệ ngoại giao là một quyết định quan trọng vì quyền lợi của nhân dân 2 nước.
|
Iran nâng cấp tên lửa đạn đạo tầm ngắn | Ngày 21/8, Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad đã công bố phiên bản nâng cấp của loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn đất đối đất Fateh-110. | Thế giới | Tên lửa đạn đạo Fateh-110. Ảnh: Internet.
Phiên bản mới của tên lửa Fateh-110, còn được gọi là Conqueror (Kẻ chinh phục), có khả năng phóng nhanh hơn, có tuổi thọ dài hơn và có thể hoạt động trong điều kiện thời tiết xấu. Trước đó, hồi đầu tháng, Iran tuyên bố đã phóng thử thành công tên lửa này - loại vũ khí được nâng cấp về độ chính xác nhằm tấn công các mục tiêu trên bộ và trên biển trong vòng 300 km. Tổng thống Iran cho rằng việc giới thiệu phiên bản mới của Fateh-110 chứng tỏ khả năng phòng thủ và đánh chặn của quốc gia Hồi giáo này đã được cải thiện đáng kể.
Từ năm 1992, Iran đã nỗ lực xây dựng chương trình quân sự bằng các công nghệ trong nước. Giới lãnh đạo quân sự nước này cho rằng trong tương lai các cuộc chiến tranh sẽ là các cuộc đối đầu trên không và trên biển, vì vậy Tehran (Têhêran) tìm cách nâng cấp hệ thống phòng thủ trên không và tăng cường khả năng tác chiến trên biển. Các loại tên lửa do Iran thiết kế hiện đã đủ khả năng tấn công các căn cứ của Ixraen và Mỹ tại khu vực Trung Đông. Lầu Năm Góc hồi tháng Sáu cũng đã công bố báo cáo công nhận những tiến bộ quan trọng của Iran trong lĩnh vực chế tạo tên lửa.
TTXVN/Tin tức.
|
Leo thang với Nga, 'lạnh người' cảnh báo Mỹ - Ukraine tung ra | Washington đang tăng cường quan tâm đến tình hình Ukraine và muốn thiết lập ảnh hưởng sâu sắc hơn tại đây. | Thế giới | Kurt Volker, đại diện đặc biệt của Mỹ về đàm phán Ukraine, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với tờ Guardian đăng tải vào ngày 1/9 rằng. Washington sẵn sàng mở rộng nguồn cung vũ khí cho Ukraine để xây dựng lực lượng hải quân và không quân của nước này. Theo ông Kurt Volker, chính quyền của Tổng thống Trump đã "hoàn toàn" chuẩn bị tiến xa hơn trong việc cung cấp vũ khí sát thương cho lực lượng Ukraine, vượt hơn những tên lửa chống tăng Washington chuyển giao cho Ukraine vào tháng 4. "Họ cần hỗ trợ về vũ khí sát thương," ông Volker nhấn mạnh.
Mỹ - Ukraine tăng tốc về vũ khí?
Ông Volker giải thích rằng "họ (Ukraine-pv) cần phải xây dựng lại lực lượng hải quân, trong khi năng lực trên không của họ cũng đang rất hạn chế. Tôi nghĩ chúng ta sẽ phải xem xét lại cả năng lực phòng không. Nhà ngoại giao này tin rằng Ukraine cần các vũ khí không người lái trên không, hệ thống radar và hệ thống chống bắn tỉa. Vấn đề giao dịch vũ khí sát thương đã được thảo luận ở cấp cao nhất.
Kurt Volker, đại diện đặc biệt của Mỹ về đàm phán Ukraine tiết lộ về tiến trình đối thoại Washington - Kiev về chuyển giao vũ khí.
Đạo luật ủy quyền quốc phòng Mỹ NDAA cho năm tài khóa 2019 đã phân bổ 250 triệu USD hỗ trợ quân sự cho Ukraine, bao gồm cả vũ khí sát thương. Hoa Kỳ đã cung cấp hệ thống tên lửa chống tăng Javelin cho Kiev nhưng lần này đại diện đặc biệt Volker đã nói về một thỏa thuận quy mô lớn hơn điều chưa thể so sánh hay tính toán được. Cựu Tổng thống Barack Obama từng cho rằng việc cấp vũ khí phòng thủ sát thương cho Ukraine không phải là quyết định đúng đắn. Chính sách này đã thay đổi dưới thời Tổng thống Trump, người - trong số nhiều động thái khác - đã phê duyệt việc giao tên lửa chống tăng tới Kiev vào tháng 12 năm ngoái.
Ukraine đã chính thức yêu cầu được chuyển giao các hệ thống phòng không của Mỹ. Theo Valeriy Chaly, Đại sứ Ukraine tại Mỹ, quân đội Ukraine muốn mua ít nhất ba hệ thống phòng không. Chi phí của thỏa thuận dự kiến vượt quá 2 tỷ USD. Hệ thống được đề cập không được xác định, nhưng thường được cho là Patriot.
Tuyên bố của ông Volker đã được đưa ra tại thời điểm căng thẳng giữa Ukraine và Nga đang gia tăng ở Biển Azov. Azov được kết nối với Biển Đen qua eo biển Kerch. Nhiều lời chỉ trích được cả hai bên đưa ra đã biến khu vực này thành một điểm sóng gió chớp nhoáng. Nga cũng đã chỉ trích Mỹ về việc ủng hộ các hành vi của Ukraine trong khu vực. Theo hiệp ước năm 2003, Biển Azov là một lãnh thổ được kiểm soát chung mà cả hai quốc gia Nga và Ukraine đều được phép sử dụng tự do.
Gần đây, việc thủ lĩnh phe li khai tại Đông Ukraine Alexander Zakharchenko thiệt mạng cũng đã bồi thêm vào sóng gió Moscow Kiev.
Trong một động thái khác, quân đội Mỹ đang vận hành một trung tâm hoạt động hàng hải thuộc căn cứ hải quân Ochakov của Ukraine. Cơ sở này là một đơn vị chỉ huy và kiểm soát tác chiến nhằm hỗ trợ hàng hải một cách linh hoạt trong hoạt động quân sự. Hàng trăm giảng viên quân sự của Hoa Kỳ và Canada cũng đang huấn luyện nhân viên Ukraine tại cơ sở tập bắn Yavorov.
Kịch bản leo thang nguy hiểm?
NATO đã đưa Ukraine vào danh sách các quốc gia muốn gia nhập khối này - một bước đi được cho là khiêu khích công khai đối với Nga. Macedonia, Georgia và Bosnia-Herzegovina cũng là những quốc gia nằm trong danh sách muốn gia nhập NATO. Năm ngoái, quốc hội Ukraine đã thông qua nghị quyết công nhận việc trở thành thành viên đầy đủ trong NATO là một mục tiêu trong chính sách đối ngoại. Trong năm 2008, NATO đã hứa rằng Ukraine cùng với Gruzia sẽ trở thành một thành viên chính thức. Vào tháng 3 năm nay, Ukraine, Moldova và Gruzia tuyên bố thành lập một liên minh để phản đối Nga.
Dù tình hình Ukraine đang có nhiều bất ổn, Mỹ vẫn đang hỗ trợ quân sự đáng kể cho nước này. Vẫn có lo ngại rằng, những vũ khí Mỹ chuyển giao cho Kiev sẽ rơi vào tay kẻ xấu và được sử dụng để chống lại quân đội Mỹ ở đâu đó bên ngoài châu Âu.
Bằng cách cung cấp những loại vũ khí hạng nặng mà Đại diện đặc biệt Volker đã nói trong cuộc phỏng vấn của mình, Mỹ sẽ tăng cường ảnh hưởng tại Ukraine. Theo Strategic Culture, tình hình ở Donbass đang được Kiev sử dụng để làm sao lãng sự chú ý của công chúng đối với các vấn đề trong nước đang xấu đi. Trong khi Mỹ vẫn kiên quyết với những hành động của mình tại Ukraine, điều này có thể kéo thêm nhiều hệ lụy, theo Strategic Culture.
Ví dụ, Nga có thể cung cấp cho các nước cộng hòa li khai tự xưng ở miền đông Ukraine những hệ thống vũ khí tiên tiến với số lượng đủ để ngăn chặn bất kỳ hành động quân sự nào từ chính phủ Ukraine. Một khi hiệp định Minsk không còn hoạt động nữa và không thể bảo đảm các bên tuân thủ, Moscow có thể thừa nhận những nước cộng hòa đó là các quốc gia độc lập đủ điều kiện tiến hành các thỏa thuận hợp tác quân sự, bao gồm cả việc lập căn cứ quân sự trên đất đai của họ. Nếu chính phủ của họ mời các lực lượng vũ trang Nga tới triển khai bên trong biên giới của họ thì Nga rất tự nhiên sẽ đồng ý với những yêu cầu đó.
Có thể nói, nếu Mỹ vượt qua lằn ranh đỏ về cung cấp thêm vũ khí sát thương cho chính phủ Ukraine, Nga sẽ có hành động tương ứng. Không ai muốn thấy một cuộc chiến tranh dữ dội ở Ukraine, nhưng đó là điều vũ khí của Mỹ có thể sẽ thúc đẩy khi định hướng Kiev hướng tới một giải pháp quân sự, theo Strategic Culture.
An Bình.
|
Hy Lạp - 'nhà tù' khổng lồ giữa châu Âu | Đã có hàng nghìn người di cư và tị nạn bị mắc kẹt ở các đảo của Hy Lạp suốt một năm qua sau khi Thổ Nhĩ Kỳ ký thỏa thuận quan trọng với Liên minh Châu Âu (EU) nhằm cơ bản giảm bớt dòng người di cư đang đổ vào châu Âu. | Thế giới | Ở Lesbos, có gần 5.000 người trong các trại vốn chỉ có sức chứa 3.500 người.
Abdulaziz- một người tị nạn Somalia- cho biết anh cảm thấy ngột ngạt trong một trại tị nạn quá đông người trên đảo Lesbos (Hy Lạp), nơi anh đang ở chung trong một căn lều cùng hơn chục người châu Phi khác.
Nhà tù nổi.
Anh đã từng hi vọng đến được Đức khi bắt đầu hành trình của mình, nhưng thay vào đó lại bị kẹt ở hòn đảo nằm ở ngoài khơi bờ biển phía Tây của Thổ Nhĩ Kỳ để chờ đợi đơn xin tị nạn của mình được giải quyết.
Chờ đợi mỏi mòn ở trại Moria này suốt 8 tháng qua, Abdulaziz nói: Ở đây giống như ở tù vậy Tôi thấy rất ngột ngạt. Luôn có ai đó gào khóc, luôn có đánh nhau.
Ankara và Brussels đã ký thỏa thuận ngày 18/3/2016, bắt đầu có hiệu lực 2 ngày sau đó, Ankara cam kết nhận trở lại tất cả những người di cư bất hợp pháp đã đến được Hy Lạp để giúp ngăn chặn dòng người tị nạn vào EU.
Thỏa thuận này có tác dụng đặt chốt hãm trước làn sóng người di cư và tị nạn khổng lồ, nhất là từ Syria, Iraq và Afghanistan, đang bùng phát thành một vấn đề chính trị và xã hội nóng ở châu Âu.
Cam kết của Thổ Nhĩ Kỳ, được trao đổi bằng việc bổ sung các khoản viện trợ, miễn visa cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ, và đẩy nhanh tiến độ các cuộc đàm phán gia nhập EU đã bị kéo dài của Ankara, cũng nhằm ngăn người di cư thực hiện các cuộc vượt biển nguy hiểm khi biết rằng họ sẽ bị gửi trả lại.
Theo số liệu của cảnh sát Hy Lạp, tính tới tháng 1/2017 đã có 1.183 người di cư bị trả về Thổ Nhĩ Kỳ trong năm qua.
Tuy nhiên, bên cạnh việc đóng cửa một loạt biên giới ở khu vực Balkan và Đông Âu trong năm ngoái, thỏa thuận EU-Thổ Nhĩ Kỳ đã biến các hòn đảo của Hy Lạp trở thành các trại giữ người tị nạn và di cư khổng lồ.
Nhiều trại trong số này đang quá tải và thường xảy ra các vụ ẩu đả do những người ở trong trại mệt mỏi vì phải chờ đợi và lo sợ bị trả về Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo số liệu của chính quyền địa phương, ở Lesbos, có gần 5.000 người ở trong các trại trên danh nghĩa được xây dựng để chứa 3.500 người.
Bộ phụ trách nhập cư của Hy Lạp đã từ chối cho phép di chuyển số lượng lớn người từ các đảo vào đất liền do lo ngại rằng động thái đó có thể phá hoại thỏa thuận EU-Thổ Nhĩ Kỳ đang giúp ngăn chặn việc người di cư tiếp tục đến lục địa châu Âu này.
Làn sóng người di cư và tị nạn khổng lồ vẫn không ngừng tăng.
Bất an và lo sợ.
Achilleas Tzemos, một điều phối viên thuộc tổ chức Bác sĩ không Biên giới (MSF) cho biết, điều kiện sống ở trại Moria, vốn từ lâu đã rơi vào tình trạng sinh hoạt tồi tệ và quá tải, hiện đã được cải thiện.
Theo Cao ủy Liên Hợp quốc (LHQ) về người tị nạn (UNHCR), việc chuyển những người tị nạn dễ bị tổn thương nhất, bao gồm những trẻ em không có người lớn đi kèm và những người bị thương tích, đã được đẩy nhanh, với ít nhất khoảng 10.000 người đã được chuyển đi các nơi khác.
Song những người ở lại vẫn đang phải chịu đựng ít ra là sự bất an. Tzemos nói: Không biết điều gì đang đợi họ ở phía trước khiến họ thấy rất lo sợ.
Theo MSF, hiện ngày càng gia tăng các vụ tự gây tổn thương và cố gắng tự sát. Ngày 17/3, Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) cho biết thỏa thuận EU-Thổ Nhĩ Kỳ đã gây ra thêm nhiều đau khổ, nhất là cho trẻ em, mặc dù đã ngăn được dòng người di cư.
Điều phối viên khủng hoảng di cư Afshan Khan thuộc UNICEF trong một tuyên bố đã nêu: Mặc dù đã có sự giảm mạnh tổng số trẻ di cư tới châu Âu kể từ tháng 3 năm ngoái, song lại có sự gia tăng các mối đe dọa và nguy hại mà trẻ em tị nạn và di cư phải chịu đựng.
Cần thông tin.
Theo số liệu của cảnh sát Hy Lạp, trong năm qua, 851 người có đơn xin tị nạn bị bác bỏ hoặc tự từ bỏ đã bị trả về Thổ Nhĩ Kỳ. Theo các luật sư, ngay cả những người có quyền được quốc tế bảo vệ cũng từ bỏ bởi họ không hiểu cơ chế thủ tục hoặc bởi họ muốn thoát khỏi sự khổ sở ở trong trại.
Philip Worthington, điều phối viên dự án thuộc hiệp hội Luật gia châu Âu tại Lesbos cho rằng thông tin là cần thiết đối với người tị nạn.
Ông cho biết, trong một cuộc phỏng vấn xin quy chế tị nạn, một người Iraq lưu vong đã nhấn mạnh về khả năng làm tài xế xe tải của mình thay vì nói tới những sự ngược đãi mà anh phải chịu do theo đạo Cơ đốc.
EU đang bắt đầu giải quyết vấn nạn nhân đạo mà các tổ chức nhân quyền cho người tị nạn đã lên tiếng chỉ trích. Những căng thẳng lên cao giữa người dân và người di cư, những hình ảnh trên truyền thông về các khu lều mong manh trước bão tuyết, cái chết của 3 người di cư ở trại Moria hồi tháng 1 vừa qua vì những lý do chưa rõ, đã khiến nhà cầm quyền Hy Lạp phải hành động.
Cuộc khẩu chiến giữa EU và Thổ Nhĩ Kỳ về thỏa thuận di cư đang leo thang trong những ngày qua sau khi Ankara chỉ trích Đức và Hà Lan ngăn chặn các bộ trưởng Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành chiến dịch vận động trước cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý quan trọng vào tháng 4 tới của Thổ Nhĩ Kỳ. EU cho biết, họ mong Thổ Nhĩ Kỳ tôn trọng thỏa thuận sau khi Ankara đe sẽ hủy bỏ nó...
L.Tuyền- H.Hà (TH).
|
Tiếp tục phát triển quan hệ Việt - Nga | (NLĐ) - Theo TTXVN, nhân chuyến thăm VN sắp tới của Tổng thống Nga Dmitry Medvedev, Đại sứ quán VN tại Liên bang Nga phối hợp với hãng thông tấn Nga RIA Novosti tổ chức họp báo tại trụ sở của hãng này hôm 21-10. | Thế giới | Tại buổi họp báo, Đại sứ VN tại Nga Bùi Đình Dĩnh cho biết chuyến thăm nói trên có ý nghĩa và vai trò quan trọng trong việc củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống và đối tác chiến lược giữa VN và Liên bang Nga, cũng như bảo đảm hòa bình, ổn định và phồn vinh trong khu vực và trên toàn thế giới.
|
Bà Hillary Clinton kêu gọi tuyên chiến với 'đại dịch' tin tức giả | Trong một lần xuất hiện hiếm hoi sau khi thua trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, bà Clinton đã kêu gọi mọi người tuyên chiến với "đại dịch" tin tức giả. | Thế giới | Bà Hillary Clinton.
Bà Hillary Clinton đã đưa ra lời kêu gọi hành động chống lại "đại dịch" tin tức giả. Ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ đã cảnh báo rằng sự gia tăng của những tin tức không chính xác có thể có "hậu quả đối với thế giới thực".
Bà ám chỉ đến một sự cố vào cuối tuần qua, trong đó một người đàn ông đã nổ súng tại Comet Ping Pong sau khi đọc một câu chuyện tin tức sai với mục đích là nói xấu hãng pizza DC là chứa chấp trẻ em.
"Đây không phải là vấn đề chính trị hay đảng phái" bà Hillary Clinton nói. "Đó là một mối nguy hiểm mà phải được giải quyết và giải quyết nhanh chóng".
Phát biểu của bà Clinton được đưa ra nhân dịp Quốc hội Mỹ chia tay Thượng nghị sĩ Harry Reid, người đã làm việc tại Thượng viện suốt 30 năm qua.
Lê Kha (theo The Guardian).
|
Lộ hình ảnh nơi giam giữ vợ con Osama bin Laden | (NLĐO)- Trong gần một năm chờ đợi chính quyền Pakistan phán quyết cho cuộc đời mình sau khi Osama bin Laden bị tiêu diệt, cuộc sống của vợ con cựu trùm khủng bố số 1 thế giới này lẩn khuất sau những bức tường, trở thành một bí ẩn với thế giới. | Thế giới | Song, bí ẩn này đã phần nào hé lộ khi kênh truyền hình Al Arabiya vừa phát những hình ảnh rất hiếm hoi về nơi trú ngụ của những con người đang rất gây chú ý này.
Một số hình ảnh bên trong ngôi nhà.
Trong video mới tiết lộ về khung cảnh bên trong ngôi nhà giam giữ các vợ, con và cháu trùm khủng bố Osama bin Laden, có những hình ảnh đáng chú ý như một bé trai sắp xếp những con gấu bông trên ghế, một đứa khác chơi bóng, trong khi 3 người phụ nữ giấu mặt trong khăn trùm đầu màu đen đang dõi theo trò chơi của những đứa trẻ, hoặc chú tâm vào đọc Kinh Koran.
Ba người vợ và các thành viên gia đình Bin Laden đã bị giam giữ tại Pakistan kể từ khi trùm khủng bố bị các lực lượng Mỹ tiêu diệt trong chiến dịch hồi tháng 5 năm ngoái.
Ngôi nhà hiện tại của họ là một nhà khách tại thủ đô Islamabad, được canh gác cẩn mật bởi các cảnh sát có vũ trang.
Canh chừng cẩn mật.
Hiện các người thân này của bin Laden đang chấp hành án tù 45 ngày vì tội nhập cư trái phép, và sẽ bị trục xuất khỏi Pakistan sau khi mãn hạn tù vào tuần tới.
Trong ba bà vợ góa của Osama bin Laden có 2 người Ả Rập Saudi và 1 người Yemen. Theo luật sư của vợ con bin Laden ông Mohammed Amir Khalil cho biết phía Yemen đã đồng ý cho người vợ có tên Fateh trở về. Chính phủ Yemen cấp hộ chiếu để Fateh cùng 5 đứa con về nước. Tuy nhiên, ông Khalil vẫn tiếp tục làm việc với phía Saudi vì nước này không muốn nhận các bà vợ còn lại của trùm khủng bố. Saudi Arabia tước quyền công dân của bin Laden từ năm 1994.
Một số hình ảnh bên trong ngôi nhà.
|
Máy bay Thụy Điển hạ cánh khẩn cấp do đe dọa đánh bom | TPO - Ngày 22/1, một máy bay chở khách của Hãng hàng không Scandinavian Airlines (SAS) của Thụy Điển xuất phát từ London (Anh) tới Stockholm (Thụy Điển) đã phải chuyển hướng tới thành phố Gothenburg sau khi nhận được đe dọa có bom trên máy bay. | Thế giới | Máy bay Airbus A321 của hãng hàng không SAS (Thụy Điển).
Nguồn tin của cảnh sát Thụy Điển cho biết, một cú điện thoại gọi đến trạm kiểm soát không lưu đe dọa có bom trên máy bay khi chiếc máy bay đang trong hành trình bay.
Ngày lập tức, cơ trưởng đã cho máy bay hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Landvetter ở thành phố duyên hải Gothenburg vào khoảng 10h cùng ngày (giờ địa phương).
"Chiếc máy bay hạ cánh xuống sân bay Landvetter lúc 9h57'..72 người trên máy bay, bao gồm các thành viên phi hành đoàn, đã được sơ tán. Tất cả mọi người đều an toàn", phát ngôn viên cảnh sát Thụy Điển Stefan Gustafsson cho biết.
Ông cũng nói thêm rằng, không loại trừ khả năng tất cả các hành khách và thành viên phi hành đoàn đều bị thẩm vấn bởi chính quyền.
"Họ có mặt trên máy bay vào thời điểm đó và tôi chắc chắn có lý do để cảnh sát điều tra nếu họ phát hiện thấy mối liên quan nào".
XEM THÊM.
>> 35 nhà hàng Trung Quốc dùng hoa thuốc phiện làm gia vị.
>> Chìm thuyền ngoài khơi Hy Lạp, 21 người thiệt mạng.
>> Mỹ tuyên bố 12 lính thủy thiệt mạng trong vụ rơi trực thăng.
|
[Video] Pháp và Đức kỳ vọng vào triển vọng đàm phán tiếp với Hy Lạp | Liên quan đến cuộc khủng hoảng nợ tại Hy Lạp, Tổng thống Pháp François Hollande và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã có một cuộc gặp thượng đỉnh nhằm bàn các biện pháp tiếp theo sau khi Hy Lạp tiến hành cuộc trưng cầu ý dân. | Thế giới | Người dân Hy Lạp. (Nguồn: EPA).
Sau cuộc gặp, hai nhà lãnh đạo đã phát đi những tín hiệu khả quan về triển vọng tiến hành các cuộc thương lượng tiếp theo với Hy Lạp, bất chấp việc người dân nước này đã nói không với các biện pháp thắt lưng buộc bụng theo yêu cầu của các chủ nợ Hy Lạp./.
Your browser does not support the video tag.
|
Tổng thống Ukraine đòi có phán quyết khách quan | Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych sẵn sàng ấn định một cuộc bầu cử Quốc hội sớm nếu Tòa án Hiến pháp nước này ra phán quyết khẳng định liên minh ủng hộ ông vừa được thành lập trong Quốc hội là bất hợp pháp. | Thế giới | Theo thông báo từ Văn phòng Tổng thống Ukraine, ông Yanukovych đòi có một phán quyết khách quan, công bằng và nhanh chóng của Tòa án Hiến pháp về liên minh mới được thành lập trong Quốc hội. Tổng thống Yanukovych sẽ tuân thủ Hiến pháp và hành động theo pháp luật. Ông sẽ chấp nhập bất kỳ phán quyết nào của tòa án về liên minh mới thành lập tại Quốc hội. Trong trường hợp Tòa án Hiến pháp ra phán quyết nghi ngờ tính hợp pháp của liên minh mới này, ông Yanukovych sẵn sàng giải tán Quốc hội và ấn định một cuộc tổng tuyển cử trước thời hạn. Đầu tháng 3, Tổng thống Yanukovych đã ký ban hành một đạo luật cho phép các nghị sĩ độc lập tham gia một liên minh trong cơ quan lập pháp, thay vì họ chỉ được tham gia liên minh mà đảng, phái của họ ủng hộ như trước đây. Với đạo luật mới này, ngày 11/3, Quốc hội Ukraine đã hoàn tất việc thành lập liên minh đa số với 235/450 nghị sĩ Quốc hội, mở đường để cơ quan lập pháp nước này bổ nhiệm Thủ tướng và Chính phủ mới. Tuy nhiên, cựu Thủ tướng Yulia Tymoshenko, đối thủ chính của ông Yanukovych trong cuộc bầu cử Tổng thống Ukraine vừa qua, cho rằng đạo luật mới cho phép các đại biểu độc lập tham gia liên minh trong Quốc hội là hành động phi pháp, và đương nhiên chính phủ mới được thành lập trên cơ sở liên minh này cũng là bất hợp pháp. Hiện Tòa án Hiến pháp Ukraine đang xem xét cáo buộc của phe đối lập về tính bất hợp pháp của liên minh mới được thành lập trong Quốc hội. Cựu Thủ tướng Tymoshenko thậm chí còn nói rằng chính quyền tìm cách hối lộ các thẩm phán của Tòa án Hiến pháp để nhận được phán quyết có lợi cho mình. Ngay lập tức, Bộ trưởng Nội vụ Ukraine Anatoliy Mohyliov đã ra lệnh thẩm tra thông tin mà bà Tymoshenko đưa ra và cho biết nếu tuyên bố của bà này không xác thực, cựu Thủ tướng Ukraine sẽ bị truy cứu trách nhiệm về tội vu khống./. (TTXVN/Vietnam+).
|
Xanh hóa Nhà Trắng | Sau hơn 2 thập kỷ kể từ lúc cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan ra lệnh dỡ bỏ hệ thống pin năng lượng mặt trời của Nhà Trắng, ngày 6-10, Tổng thống Barack Obama công bố kế hoạch cho lắp đặt các tấm pin thu năng lượng mặt trời trên nóc Nhà Trắng trong thời gian tới. | Thế giới | Khi hệ thống này được đưa vào sử dụng vào mùa xuân 2011, Nhà Trắng sẽ tiết kiệm được lượng điện đáng kể. Toàn bộ hệ thống nước nóng đang phải sử dụng nguồn điện trên mạng lưới chung như hiện nay sẽ được thay thế bằng năng lượng mặt trời. Sungevity, một công ty năng lượng có cơ sở ở Oakland, bang California, ước tính hệ thống năng lượng mặt trời sẽ giúp Nhà Trắng tiết kiệm được 80% năng lượng và 1.610 USD/tháng. Nancy Sutley, Giám đốc cơ quan kiểm soát chất lượng môi trường và Tổng Thư ký Ủy ban năng lượng Nhà Trắng Steven Chu cho biết, kế hoạch nói trên nằm trong hội thảo chuyên đề về việc xây dựng Chính phủ Xanh. Theo bà Nancy Sutley, Tổng thống Obama luôn mong muốn Nhà Trắng phải là nơi đi đầu trong việc sử dụng các nguồn năng lượng sạch hoặc trong các hoạt động liên quan đến việc gìn giữ môi trường sống. V.C.
|
Syria đạt được thỏa thuận ngừng bắn ngắn hạn ở Wadi Barada | Ngày 6/1, Chính phủ Syria và các nhóm nổi dậy đã đạt được thỏa thuận ngừng bắn tạm thời ở Wadi Barada, phía Tây Bắc thủ đô Damascus. | Thế giới | Khu vực Wadi Barada, còn được biết đến với tên gọi khác là thung lũng Barada, vốn là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho hơn 5 triệu người dân tại Damascus. Một nguồn tin giấu tên cho biết lệnh ngừng bắn vừa đạt được tại đây tuy chỉ kéo dài vài giờ, nhưng được tất cả các nhóm phiến quân có vũ trang tham gia.
Syria đạt được thỏa thuận ngừng bắn tạm ở Wadi Barada.
Wadi Barada không nằm trong thỏa thuận ngừng bắn do Nga và Thổ Nhĩ Kỳ bảo trợ. Một phần lớn khu vực này hiện dưới sự kiểm soát của Mặt trận Nusra - có quan hệ mật thiết với tổ chức khủng bố al-Qaeda, do đó cũng bị liệt vào danh sách khủng bố và không được tham gia các cuộc hòa đàm tại Syria.
Cho đến nay, quân đội chính phủ và lực lượng đối lập tại Syria đang cáo buộc lẫn nhau trong cuộc xung đột dẫn đến tình trạng thiếu nước trầm trọng. Trong khi quân chính phủ lên án lực lượng đối lập tại thủ đô cố tình tấn công vào cơ sở hạ tầng nguồn nước, gây rò rỉ nhiên liệu làm nhiễm độc nguồn nước, thì phe này cho rằng các đường ống dẫn nước bị phá hủy là do các cuộc tấn công của quân chính phủ.
Mặc dù chưa thể tiếp cận hiện trường nhằm xác định cụ thể phía nào phá hủy nguồn nước tại Damacus, song các đường ống bị phá hủy đều là do các cuộc tấn công hoặc phá hoại ngầm. Được biết, nếu không sớm phục hồi, người dân ngoài việc thiếu nguồn nước sinh hoạt, có thể nhiễm các bệnh truyền nhiễm do sử dụng các nguồn nước ô nhiễm.
Tùng Bách (theo Reuters).
|
VN kêu gọi các bên kiềm chế sau phán quyết của PCA | Tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao hôm nay, nhiều câu hỏi được đưa ra xung quanh phán quyết của Tòa trọng tài về vụ kiện Philippines - TQ. | Thế giới | Báo điện tử Zing.vn đặt vấn đề sau phán quyết của Tòa, có lo ngại rằng TQ sẽ gây căng thẳng ở Biển Đông. Báo Tiền phong cũng lo ngại nguy cơ gia tăng va chạm giữa các ngư dân các nước trên biển.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nhấn mạnh: "VN kêu gọi các bên kiềm chế, tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), không có các hành động làm phức tạp tình hình, góp phần duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình. Ảnh: Lê Anh Dũng.
"Đảng, Nhà nước và nhân dân VN luôn sẵn sàng góp phần vào hòa bình và an ninh ở khu vực. Thời gian qua, Đảng, Nhà nước và Chính phủ VN cũng luôn có các biện pháp hỗ trợ ngư dân bám biển, đánh bắt tại các ngư trường truyền thống từ bao đời nay", ông Lê Hải Bình nhấn mạnh.
Trả lời thông tin của báo VnExpress đưa ra về khả năng ASEAN không ra tuyên bố chung về phán quyết của Tòa trọng tài, người phát ngôn nhấn mạnh: "Duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông là lợi ích và trách nhiệm của các nước trong và ngoài khu vực.
Lập trường nhất quán của ASEAN là giải quyết mọi tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, bao gồm các biện pháp ngoại giao và pháp lý, trong đó có Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS) 1982, duy trì sự đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN, thúc đẩy hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực".
Trước câu hỏi của hãng thông tấn AP về khả năng VN cân nhắc kiện TQ sau khi Tòa trọng tài ra phán quyết về vụ kiện của Philippines, ông Bình nói: "VN chủ trương giải quyết tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982".
Báo Trí thức trẻ nêu một số diễn biến mới trên Biển Đông, trong đó có việc TQ tuyên bố hạ cánh thành công máy bay quân sự xuống đá Vành Khăn và đá Xubi ở quần đảo Trường Sa của VN, cũng như hoàn thành 4 hải đăng ở một số bãi đá ở Trường Sa, đang xây dựng thêm một hải đăng khác.
Người phát ngôn cho biết: "VN một lần nữa khẳng định có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Bất chấp phản đối của VN và sự quan ngại của cộng đồng quốc tế, các hành động trên của TQ đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của VN, là phi pháp và không thể thay đổi sự thật về chủ quyền của VN đối với hai quân đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
VN yêu cầu phía TQ chấp dứt ngay các hành vi vi phạm, tuân thủ UNCLOS 1982 và DOC, không có thêm hàng động gia tăng căng thẳng trên Biển Đông".
Chung Hoàng.
|
Tổng thống Trump 'đứng trên pháp luật' khi tự ý tấn công Syria? | Tổng thống Trump đang bị chỉ trích là 'đứng trên pháp luật' khi quyết định tấn công Syria mà không được Quốc hội Mỹ hoặc Hội đồng Bảo an LHQ thông qua. | Thế giới | Tổng thống Trump sẽ đối mặt với các yêu cầu giải trình về cơ sở pháp lý khi đơn phương tấn công Syria.
Trong khi thế giới đang tập trung vào những dấu hiệu cho thấy một cuộc tấn công mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với Syria, tính hợp pháp của cuộc tấn công này đang là câu hỏi được đặt ra.
Theo The Daily Beast, Tổng thống Assad của Syria không phải là nhân vật khủng bố nằm trong khuôn khổ cho phép triển khai quân đội do Quốc hội Mỹ thông qua sau ngày 9/11.
Ông không phải là một phần của al-Qaeda, cũng không phải thành viên của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng.
Do đó, một cuộc tấn công của chính quyền Trump nhằm làm tổn hại đến một quốc gia có chủ quyền như Syria là điều bất hợp pháp.
Các cố vấn của Tổng thống Trump đưa ra lời biện hộ cho cuộc tấn công của Tổng thống Trump rằng vì ông có thẩm quyền Tổng tư lệnh. Tuy nhiên, theo một thành viên của Ủy ban Quân vụ Thượng viện, điều này rất đáng lo ngại.
"Nếu Trump tấn công Syria mà không có sự chấp thuận của chúng tôi, điều gì sẽ ngăn ông ấy ném bom Triều Tiên hay Iran? ", Thượng nghị sĩ Tim Kaine nói với The Daily Beast hôm 10/4.
Bà Mary Ellen O'Connell, chuyên gia về luật pháp quốc tế tại đại học Notre Dame, nói rằng cáo buộc tấn công hóa học ở Syria khiến ít nhất 70 người chết nếu là sự thật thì đây có thể coi là một hành vi tội phạm chiến tranh.
Nhưng điều đó không có nghĩa là Mỹ có thể phản ứng một cách hợp pháp, trong khi không có một nghị quyết đồng thuận đầy đủ từ Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc do Nga chắc chắn sẽ phủ quyết.
"Lực lượng quân đội Mỹ chống lại Syria sẽ vi phạm luật pháp quốc tế không khác gì việc sử dụng vũ khí hóa học. Tổng thống Trump muốn thực thi pháp luật bằng cách phá luật, bà O'Connell lưu ý.
Giống như hồi tháng 4 năm ngoái khi Tổng thống Trump ra lệnh cho 59 tên lửa Tomahawk tấn công vào sân bay Syria để phản ứng cáo buộc tấn công hóa học ở Khan Sheikhoun, nhà lãnh đạo Mỹ đã phải đứng trước các câu hỏi về tính hợp pháp ngay sau đó.
Chính quyền Trump hiện vẫn chưa trả lời các câu hỏi từ Bộ Tư pháp trong khoảng thời gian tấn công Syria vào năm ngoái, về "cơ sở pháp lý cho hành động quân sự này.
Khi được hỏi về tính hợp pháp của vụ tấn công Syria tháng 4 năm ngoái, cựu Ngoại trưởng Rex Tillerson nói rằng Tổng thống Trump đã ra lệnh "theo quyền hạn trong Điều II của Hiến pháp Mỹ với vai trò Tổng tư lệnh.
Trong đó, ông Tillerson giải thích rằng ông Trump có thể ra lệnh cho quân đội ở nước ngoài để bảo vệ các lợi ích quan trọng của Mỹ".
Cuộc tấn công bằng Tomahawk là một sự trả đũa cho vụ tấn công hóa học mà bị gán cho chính quyền Assad đứng đằng sau, cựu Ngoại trưởng Mỹ phân tích.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đây thực chất là một quyết định giả danh và lợi dụng lỗ hổng pháp luật.
Tấn công Syria sẽ khiến Mỹ đối đầu thực sự với Nga.
Quyết định tấn công của Mỹ là bất hợp pháp. Bởi, ngay cả vụ tấn công hóa học là có thật thì đây là vấn đề riêng của Syria và Washington không được phép làm điều này, do Syria và Mỹ không trong tình trạng chiến tranh điều vốn phải được Nhà Trắng hoặc Quốc hội chính thức tuyên bố.
Allison Murphy, cố vấn cho dự án Bảo vệ Dân chủ - dự án lưỡng đảng tập hợp các luật sư dưới thời Barack Obama, nói rằng nếu chấp nhận lời giải thích của ông Tillerson, điều này sẽ mở ra quyền lực vô hạn không thể bị chặn lại của tổng thống.
"Trong chế độ dân chủ của chúng ta, quyền lực của Tổng tư lệnh bị hạn chế bởi Hiến pháp, Quốc hội và luật pháp", ông Murphy nói. "Nếu chúng ta thừa nhận rằng Tổng thống Trump có quyền quyết định đơn phương tấn công Assad, nó không khác gì thừa nhận ông có quyền hạn tương tự để tấn công Triều Tiên, hoặc Iran, hay Pháp".
Theo The Daily Beast, Quốc hội Mỹ vẫn thường nhắm mắt làm ngơ trước quyền lực vượt quá khuôn khổ như vậy của một Tổng thống vì nhiều lý do chính trị khác nhau.
Quốc hội Mỹ từng không lên tiếng khi chính quyền Bill Clinton tấn công các lực lượng Serbia tại Kosovo vào năm 1999 và khi chính quyền Barack Obama tấn công Muammar Gaddafi ở Libya vào năm 2011.
Tuy nhiên, cả hai đều là những chiến dịch quân sự kéo dài, thay vì một cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình đơn lẻ như của Tổng thống Trump vào năm 2017.
Hiện chưa rõ Tổng thống Trump sẽ tiến hành tấn công Syria một lần nữa với quy mô lớn hơn hay không.
Đại diện của Hội đồng Bảo an LHQ, bộ Tư pháp và bộ Ngoại giao đã từ chối bình luận về tính hợp pháp trong quyết định của Tổng thống Trump.
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Eric Pahon, cũng từ chối nói về vấn đề pháp lý trong quyết định sắp tới nhưng cho biết rằng: "Tổng thống và đội cố vấn an ninh quốc gia của ông đang hợp tác chặt chẽ với đồng minh và các đối tác để xác định phản ứng thích hợp".
Các nhà lập pháp Mỹ đang lên tiếng yêu cầu Tổng thống Trump cần phải thông qua những quyết định quân sự tầm vóc dưới sự cho phép của Quốc hội, thay vì tự ý phát động theo ý định riêng của mình.
"Tổng thống Trump cần đưa ra một chiến lược về Syria và để Quốc hội thông qua nếu ông muốn bắt đầu hành động quân sự.
Ông ấy là một Tổng thống, chứ không phải là một vị vua, và Quốc hội cần phải từ bỏ việc để lại những lỗ hổng pháp lý cho phép các cuộc chiến tranh có thể diễn ra vô tổ chức, Thượng nghị sĩ Tim Kaine khẳng định.
Quốc Vinh.
|
Trump giải thể hai hội đồng cố vấn sau khi bị một loạt CEO phản ứng | Hai hội đồng bị giải thể sau khi các CEO Mỹ rút khỏi những cơ quan này để phản ứng trước bình luận của Trump về bạo loạn sắc tộc. | Thế giới | Tổng thống Mỹ Trump. Ảnh:Reuters.
"Thay vì gây áp lực đối với các doanh nhân thuộc Hội đồng Ngành sản xuất cùng Diễn đàn Chiến lược và Chính sách, tôi tuyên bố giải thể cả hai", Tổng thống Mỹ Trump ngày 17/8 viết trên Twitter.
Trump đưa ra quyết định sau khi 11 giám đốc điều hành (CEO) của tập đoàn lớn như Richard Trumpka của AFL-CIO, Kevin Plank của Under Armour và Brian Krzanich của Intel, rút khỏi các hội đồng cố vấn. Họ bất bình trước phát biểu ban đầu của Trump về vụ bạo loạn sắc tộc ở Charlottesville, theoRT.
Sau khi cuộc tuần hành của những người ủng hộ chủ nghĩa da trắng thượng đẳng hôm 12/8 biến thành bạo lực, gây chết người ở Charlottesville, bang Virginia, ông Trump ban đầu nói lỗi do nhiều bên. Sau khi bị chỉ trích vì không nêu đích danh những người theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng, ông Trump lên án những người theo chủ nghĩa tân phát xít, nhóm Ku Klux Klan (KKK) là tội phạm, côn đồ. Ít nhất một người chết, 19 người bị thương trong vụ bạo loạn.
Hội đồng Ngành sản xuất được Trump thành lập vào tháng một để nghe những lời khuyên về việc khôi phục ngành sản xuất Mỹ - trọng tâm chính trong chiến dịch tranh cử của Trump. Diễn đàn Chiến lược và Chính sách có nhiệm vụ cố vấn Tổng thống Mỹ về tác động của chính sách đối với tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và sức sản xuất.
Hồi tháng 6, CEO của Tesla là Elon Musk và CEO của Disney, Bob Iger cũng từng rời khỏi hội đồng cố vấn sau khi Trump rút Mỹ khỏi hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
VnExpress.
|
Hy Lạp thông qua dự luật “khắc khổ” mới: Aten bùng lên “ngọn lửa giận dữ” | Quốc hội Hy Lạp ngày 13/2 (giờ Việt Nam) đã bỏ phiếu thông qua dự luật liên quan đến đáp ứng các điều kiện mà Aten phải thực hiện để nhận được gói cứu trợ thứ hai từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhằm tránh nguy cơ vỡ nợ vào tháng 3 tới. Ngay lập tức, thủ đô Aten đã ngùn ngụt khói lửa khi người biểu tình phóng hỏa nhiều tòa nhà, cửa hàng, làm dấy lên một làn sóng bạo lực khắp đất nước. | Thế giới | Aten chìm trong khói lửa.
199 nghị sĩ trong tổng số 300 nhà lập pháp đã bỏ phiếu ủng hộ và 74 người bỏ phiếu phản đối dự luật về các chính sách thắt lưng buộc bụng mới, đáp ứng những điều kiện mà EU và IMF đưa ra trước khi trao cho Hy Lạp 130 tỉ euro. Trong số những người bỏ phiếu chống có 43 nhà lập pháp là thành viên Đảng PASOK và Đảng Dân chủ Mới trong liên minh cầm quyền của Thủ tướng Lucas Papademos. Những người này đã ngay lập tức bị khai trừ khỏi các đảng của họ.
Các đề xuất trong dự luật nói trên bao gồm giảm 22% lương tối thiểu, cải cách thị trường lao động và một gói những cải cách về thuế và chế độ hưu trí. Dự luật đặt mục tiêu cắt giảm 3,3 tỷ euro chi tiêu công trong năm 2012.
Vốn không đồng tình với các biện pháp thắt lưng buộc bụng, người dân Hy Lạp đã bùng lên ngọn lửa giận dữ ngay sau khi dự luật khắc khổ mới được thông qua. Nhiều người Hy Lạp tin rằng, mức sống của họ vốn đã rất thấp và những biện pháp mới sẽ khiến họ khốn khổ hơn nữa. Có tin cho biết, khoảng 80.000 người đã tham gia các cuộc biểu tình tại Aten, trong khi 20.000 người khác xuống đường tại Thessaloniki.
Ít nhất 45 ngôi nhà đã bị đốt cháy ở Aten, trong đó có một trong những ngôi nhà cổ nhất ở thành phố này, được khôi phục để làm rạp chiếu phim. Hàng chục cửa hiệu, quán cà phê bị đập phá, cướp bóc.
Thậm chí, từ trước khi bắt đầu cuộc bỏ phiếu của các nghị sĩ, người biểu tình bịt mặt đã đụng độ với cảnh sát chống bạo động bên ngoài tòa nhà quốc hội. Bầu không khí trên quảng trường Syntagma trước nhà quốc hội đậm đặc mùi hơi cay khi cảnh sát đụng độ với những thanh niên chống đối, đập phá hàng rào, ném đá và bom xăng.
Theo truyền hình Hy Lạp, bạo lực còn lan tới cả hòn đảo du lịch Corfu và Crete, thành phố Thessaloniki ở miền bắc và các thị trấn ở miền trung. Thống kê cho thấy, khoảng trên 120 người bị thương trong các vụ bạo động ở Aten và các thành phố khác.
Trước cuộc bỏ phiếu, Thủ tướng Papademos tuyên bố: Các hành vi phá hoại, bạo lực sẽ không có chỗ tồn tại và sẽ không được dung thứ. Tuy vậy, ông cũng thừa nhận rằng việc áp đặt chính sách khắc khổ tại một quốc gia vốn đã ở trong tình trạng thắt lưng buộc bụng suốt 7 năm qua, là quá khắc nghiệt. Việc thực hiện chương trình cắt giảm một cách triệt để, đúng lúc và hiệu quả là không dễ dàng. Chúng ta phải ý thức đầy đủ rằng, một chương trình kinh tế toàn diện cũng đồng nghĩa với những hy sinh ngắn hạn đối với người dân Hy Lạp, ông Papademos phát biểu trước Quốc hội.
Dù được xem là trở ngại chính trong nỗ lực giải quyết khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp, nhưng dự luật nói trên không phải là điều kiện duy nhất để Aten nhận được gói cứu trợ thứ hai từ EU và IMF. Hai thể chế này còn yêu cầu giới chức Hy Lạp ký cam kết thực hiện những biện pháp thắt lưng buộc bụng trước khi diễn ra cuộc tổng tuyển cử trước thời hạn, dự kiến vào tháng 4. Ngoài ra, Quốc hội Hy Lạp phải ủng hộ kế hoạch hoán đổi nợ, đã được nhất trí với các chủ nợ tư nhân. Kế hoạch này nhằm giúp giảm bớt gánh nặng nợ nần của Hy Lạp bằng cách giảm bớt giá trị thực của các trái phiếu mà các chủ nợ tư nhân nắm giữ xuống khoảng 70%.
Các thị trường chứng khoán thế giới từ châu Á, châu Âu cho đến Mỹ đã đồng loạt tăng điểm sau khi Quốc hội Hy Lạp thông qua dự luật mới. Giá dầu thô giao tháng 3 trong phiên giao dịch ngày 12/2 tại New York tăng nhẹ lên 99,6 USD/thùng, trong khi đồng USD giảm so với euro và tăng so với yên Nhật.
Thu Hằng.
pAten chìm trong khói lửa.
|
Hệ thống đường hầm, bệnh viện ngầm khổng lồ gây choáng váng của phiến quân Đông Ghouta | Hệ thống đường hầm và các bệnh viện dưới lòng đất do các nhóm phiến quân xây dựng ở Đông Ghouta đã được các đơn vị quân đội Syria phát hiện. | Thế giới | Đường hầm khổng lồ được phát hiện ở Đông Ghouta. Ảnh: PV.
Hôm 3.4, RT công bố đoạn video ghi lại hình ảnh các binh sĩ quân đội Syria đang đi trong đường hầm dài hơn 400m và kết nối hai bệnh viện dưới lòng đất được phiến quân sử dụng.
Sau khi giải phóng Đông Ghouta, quân đội đã phát hiện ra mạng lưới đường hầm nối liền các vị trí của phiến quân với các cơ sở ngầm tại khắp các quận Jobar, Ayn Tarma, Arbeen và Zamalka, hãng tin SANA cho hay.
Khu vực Đông Ghouta đã bị phiến quân chiếm đóng từ năm 2012. Sau các thỏa thuận ngừng bắn nhân đạo hàng ngày và các thỏa thuận giữa phiến quân với các lực lượng chính phủ Syria , các tay súng đã rời khỏi khu vực này.
Bắt đầu từ cuối tháng 2, hơn 150.000 dân thường cuối cùng rời khỏi khu vực do phiến quân kiểm soát để tới những địa điểm an toàn. Trong khi đó, các phần tử cực đoan, lực lượng nổi dậy và người thân của họ di chuyển khỏi khu vực Đông Ghouta tới những khu vực khác do lực lượng nổi dậy kiểm soát.
Hệ thống đường hầm ngầm và bệnh viện ngầm được phát hiện ở Đông Ghouta. Nguồn: RT.
H.L.
|
Triều Tiên sẽ ngừng thử hạt nhân nếu Mỹ-Hàn dừng tập trận chung | Ngày 10/1, Triều Tiên tuyên bố sẵn sàng "tạm ngừng" thử hạt nhân nếu Mỹ đồng ý tạm dừng các cuộc tập trận chung với Hàn Quốc trong năm nay. | Thế giới | Ngày 10/1, Triều Tiên tuyên bố sẵn sàng "tạm ngừng" thử hạt nhân nếu Mỹ đồng ý tạm dừng các cuộc tập trận chung với Hàn Quốc trong năm nay.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un (ảnh) trong bài phát biểu được truyền hình trên cả nước nhân dịp năm mới, kêu gọi cải thiện mối quan hệ giữa hai miền vốn đang căng thẳng. Ảnh: AFP/ TTXVN.
Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin Chính phủ Triều Tiên đã đưa ra đề xuất trên với phía Mỹ ngày 9/1, theo đó yêu cầu Mỹ dừng các cuộc tập trận chung với Hàn Quốc trong năm nay, coi đây là động thái "góp phần giảm căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên". Để đáp lại, Bình Nhưỡng sẽ tạm ngừng thử hạt nhân.
Theo KCNA, đề xuất trên là một nỗ lực của Chính phủ Triều Tiên trong một động thái nhằm "loại bỏ nguy cơ chiến tranh, giảm căng thẳng và tạo ra một bầu không khí hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên", trong bối cảnh năm 2015 đánh dấu 70 năm chia cắt hai miền.
KCNA cũng cho biết thông điệp gửi tới Washington khẳng định rõ lập trường của Triều Tiên "sẵn sàng ngồi cùng với Mỹ bất cứ lúc nào" nếu Washington cần đàm phán với Bình Nhưỡng về vấn đề này, đồng thời nhấn mạnh Mỹ phải từ bỏ chính sách đã lỗi thời chống Bình Nhưỡng.
Trước đó, ngày 7/1, Bình Nhưỡng đã yêu cầu Mỹ "bãi bỏ tất cả các lệnh trừng phạt vô lý" chống Triều Tiên và "đưa ra quyết định dũng cảm chấm dứt vô điều kiện tất cả các hành động thù địch" đối với Bình Nhưỡng.
TTXVN/Tin tức.
|
Nhật: Động đất mạnh gây sóng thần ở Fukushima | (NLĐO)- Sáng 12-7, một trận động đất mạnh gây sóng thần nhỏ tấn công bờ biển phía Bắc Nhật Bản, gần nhà máy nhà máy hạt nhân Fukushima, vốn bị hư hỏng nặng sau thảm họa kép năm 2011. | Thế giới | Ảnh: AP.
Cơ quan Khí tượng Nhật Bản cho biết trận động đất cường độ 6,8 độ Richter có tâm chấn sâu 10km dưới mặt nước ở khu vực bờ biển Fukushima. Động đất xảy ra lúc 4 giờ 22, theo giờ địa phương khiến các tòa nhà ở Tokyo cách tâm chấn khoảng 250km về phía Tây Bắc, cũng cảm nhận được sự rung lắc. Một quan chức địa chất học cho rằng rung chấn này là dư chấn từ trận động đất 9 độ Richter năm 2011 từng cướp đi sinh mạng của 19.000 người.
Một đợt sóng thần nhỏ được ghi nhận ở bờ biển Ishinomaki Ayukawa và Ofunato, khoảng 50 phút sau khi động đất xảy ra.
Tại Fukushima, một phụ nữ 68 tuổi bị gãy chân vì ngã cầu thang khi động đất xảy ra. Tám thị trấn từng hứng chịu thảm họa động đất -sóng thần kinh hoàng 3 năm trước đó, trong đó có Rikuzentakata, Higashi Matsushima và Otsuchi đều khuyến cáo sơ tán đối với hàng ngàn hộ gia đình và trường học bờ biển phía Bắc.
Toàn bộ cảnh báo sóng thần đã được gỡ bỏ khoảng 2 giờ sau trận động đất.
|
Ấn Độ chi 5 tỷ USD mua S-400, Mỹ tính sao? | Trừng phạt Ấn Độ vì S-400, Mỹ sẽ đối măt với nguy cơ hoàn toàn bị trống chân tại Ấn Độ Dương, sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường... | Thế giới | Ấn Độ quyết định sở hữu S-400, phớt lờ việc Mỹ đe dọa trừng phạt.
Sputnik ngày 27/9 đưa tin, Ủy ban An ninh Ấn Độ (CCS) đã phê chuẩn việc chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi mua 5 hệ thống phòng không tiên tiến S-400 của Nga, với tổng trị giá thương vụ lên đến hơn 5 tỷ USD.
Quyết định của CCS được đưa ra trong bối cảnh Mỹ vừa áp lệnh trừng phạt đối với Cục Phát triển Thiết bị thuộc Bộ Quốc phòng Trung Quốc trong động thái cũng liên quan đến việc mua hệ thống S-400 của Nga.
Thực tế đó khiến nhiều luồng dư luận nhìn nhận rằng New Delhi có thể trì hoãn thỏa thuận với Moscow về việc sở hữu S-400. Tuy nhiên, "CCS đã quyết định mua S-400", một quan chức chính phủ Ấn Độ xác nhận.
S-400 đang khiến Mỹ rơi vào tiến thoái lưỡng nan trong hành xử với đối tác-đồng minh.
Sự chấp thuận của CCS là yêu cầu bắt buộc cho bất kỳ việc giao dịch quân sự nào của New Delhi. Điều này đã phá tan sự hoài nghi khả năng Ấn Độ có thể lưỡng lự trong việc thỏa thuận với Nga về S-400 nhằm tránh trừng phạt của Mỹ.
Ngày 18/9 Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Nirmala Sitharaman cho biết đàm phán về việc chuyển giao S-400 đã ở giai đoạn cuối cùng, nhưng vẫn chưa biết liệu nó có được ký hay không. Nay với sự chấp thuận của CCS, sự việc đã được khẳng định.
Theo thỏa thuận, Ấn Độ sẽ trả trước 15% số tiền cho Nga ngay tại thời điểm hai bên ký hợp đồng, số tiền còn lại sẽ được thanh toán theo tiến độ chuyển giao hệ thống S-400 từ phía Nga.
"Hợp đồng cuối cùng sẽ được ký kết. Việc sở hữu S-400 là một sự tăng cường rất quan trọng cho khả năng phòng thủ của Không quân Ấn Độ trong việc bảo vệ an ninh quốc gia", Nguyên soái không quân Ấn Độ Anil Chopra nhận định.
Như vậy, chính phủ của Thủ tướng Modi đã thể hiện tính độc lập của mình, bất chấp đe dọa của Washington sẽ áp dụng Đạo luật chống các đối thủ của Mỹ thông qua biện pháp trừng phạt (CAATSA).
Nên biết rằng chính quyền Tổng thống Trump đã đưa ra hai điều kiện để miễn trừ áp dụng CAATSA cho Ấn Độ và yêu cầu New Delhi phải đáp ứng ít nhất một điều kiện. Đó là giảm phụ thuộc vào Nga và tăng cường hợp tác với Mỹ.
Hai điều kiện của Washington được các chuyên gia quân sự phương Tây nhận diện là New Delhi sẽ đáp ứng dễ dàng. Bởi 3 năm qua, Ấn Độ đã mua vũ khí Mỹ với tổng giá trị đạt 3,14 tỷ USD, trong khi với Nga chỉ là 1,21 tỷ USD.
Không những vậy, chính Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis từng cho biết bất cứ biện pháp trừng phạt nào của Mỹ đối với Ấn Độ cũng sẽ kéo lùi mối quan hệ song phương đến hàng thập kỷ.
Trump không thể cứng rắn vói Modi.
Tuy nhiên, New Delhi đã không đáp ứng ít nhất một điều kiện của Washington khi quyết sở hữu bằng được S-400, thậm chí giá trị của thương vụ này còn gấp tới 1,6 lần tổng giá trị các giao dịch quân sự với Mỹ trong cả 3 năm qua.
Rõ ràng. như giới phân tích đã nhận định, nếu không đe dọa tấn công quân sự thì Mỹ không thể ngăn các quốc gia khác quyết sở hữu hệ thống phòng không hiện đại S-400, dù nó chưa một lần khai hỏa trên chiến trường.
Thậm chí, việc Mỹ trừng phạt Trung Quốc vì S-400 còn được xem động lực cho các quốc gia khác sở hữu hệ thống phòng không tầm xa này. Lý do không chỉ là tính năng kỹ thuật của S-400 mà còn nằm ở khác biệt chiến lược quốc phòng Nga-Mỹ.
Sự khác biệt thể hiện rõ nhất là tính hiệu quả trong chính sách quốc phòng của Nga tỏ ra vượt trội so với chính sách quốc phòng của Mỹ, điều đó giúp tiết kiệm và hợp lý trong mua sắm và trang bị vũ khí.
Với ngân sách chi cho quốc phòng chỉ bằng 1/12 - 1/11 so với Mỹ, nhưng hoạt động quân sự của Nga thì không thua kém gì Mỹ, thậm chí cả Mỹ và NATO. Nga là thực thể duy nhất có thể thách thức Mỹ-NATO trong cuộc chạy đua vũ trang.
Khi Tổng thống Putin giới thiệu Học thuyết quân sự mới và hiện thực hóa qua cuộc tập trận lớn nhất lịch sử quân sự Nga - thậm chí cả với Mỹ-NATO- thời hậu Chiến tranh Lạnh - Vostok 2018 - đã khiến đồng minh-đối tác Mỹ mê mệt.
Điều này lý giải tại sao S-400 chưa khai hỏa mà đã "đắt như tôm tươi" và việc Mỹ trừng phạt Trung Quốc liên quan đến sở hữu S-400 không thể là rào cản với các đồng minh-đối tác của Mỹ, bởi lợi ích quốc gia luôn là trên hết.
Ngoài ra, qua việc sở hữu vũ khí và kỹ thuật quân sự Nga, đồng minh-đối tác cũng hiệu chỉnh Mỹ để có bình đẳng trong quan hệ và giao dịch-hợp tác quân sự, chứ không phải chỉ nhất nhất mang tiền của quốc gia làm giàu cho "các tay lái súng Mỹ".
Ông Putin có thể giúp ngài Modi hoàn thành ước nguyện.
Liệu Washington có trừng phạt New Delhi vì quyết tâm sở hữu S-400?
Theo giới phân tích, Mỹ có thể trừng phạt Bắc Kinh vì sở hữu vũ khí chiến lược của Nga, trong đó có hệ thống phòng không S-400, song Washington sẽ không áp trừng phạt New Delhi trong động thái tương tự. Tại sao vậy?
Điều đầu tiên nhất có thể nhận diện là trong bối cảnh hiện nay nếu trừng phạt Ấn Độ vì S-400, Mỹ sẽ đối măt với nguy cơ hoàn toàn bị trống chân tại Nam Á và Ấn Độ Dương, điều này sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường với chiến lược toàn cầu của Mỹ.
Hiện nay, Pakistan - một đồng minh chiến lược lâu năm của Mỹ ở Nam Á - gần như đã hoàn toàn nằm trong tầm ảnh hưởng của Trung Quốc, khi lực hút từ những đồng nhân tệ mạnh hơn sức hút từ những đồng đô la Mỹ.
Nếu Mỹ trừng phạt Ấn Độ trong phi vụ S-400 với Nga thì có thể đẩy New Delhi ngả hẳn về phía Moscow, mà điều đó là hoàn toàn có thể xảy ra khi Nga ngày càng có nhiều ưu ái cho Ấn Độ.
|
Trung Quốc đưa tàu săn ngầm bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981 | Ngày 13.5, Trung Quốc sử dụng 86 tàu làm lực lượng hộ tống, bảo vệ cho hoạt động trái phép, xâm phạm của giàn khoan Hải Dương - 981 trên thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. | Thế giới | Chiều 13.5, Vụ Thông tin báo chí (Bộ Ngoại giao) đã có bản tin tổng hợp tình hình xung quanh khu vực giàn khoan Hải Dương-981.
Theo đó, thông tin từ Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển (Bộ Quốc phòng) cho biết: Trong ngày 13.5, Trung Quốc sử dụng 86 tàu làm lực lượng hộ tống, bảo vệ cho hoạt động trái phép, xâm phạm của giàn khoan Hải Dương - 981 trên thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Giàn khoan HD-981 của Trung Quốc. Ảnh: AP.
86 tàu này bao gồm: 2 tàu quân sự (1 tàu Hộ vệ tên lửa số hiệu 534; 1 tàu tuần tiễu săn ngầm mang số hiệu 786); 32 tàu Hải Cảnh; 4 tàu Hải Giám; 4 tàu Hải Tuần; 2 tàu Ngư chính; 7 tàu kéo cứu hộ; 19 tàu vận tải; 1 tàu dầu, 15 tàu cá vỏ sắt.
Như vậy, tính đến ngày 13.5, Trung Quốc đã sử dụng 9 loại tàu để bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981: Tàu quân sự (ta đã phát hiện các tàu như tàu Hộ vệ tên lửa 524; tàu tên lửa tấn công nhanh mang số hiệu 752, 753, 754 và tàu tuần tiễn săn ngầm mang số hiệu 786), tàu Hải cảnh, tàu Hải giám, tàu Hải tuần, tàu Ngư chính; tàu Kéo cứu hộ; tàu vận tải; tàu dầu và tàu cá vỏ sắt.
Trung Quốc huy động rất nhiều tàu lớn với chiến thuật dàn hàng ngang để bảo vệ việc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương - 981 trên vùng biển của Việt NamNguồn:canhsatbien.
Đáng chú ý, vào lúc 8 giờ 30 sáng 13.5, trong khi tàu Cảnh sát biển của Việt Nam mang số hiệu 4032 tiếp cận phía Tây giàn khoan Hải Dương-981 để tuyên truyền khẳng định chủ quyền, phản đối hành động sai trái của Trung Quốc đồng thời yêu cầu giàn khoan Hải Dương-981 và các tàu bảo vệ của Trung Quốc phải rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, Trung Quốc đã sử dụng 3 tàu (tàu Hải giám mang số hiệu 7028, tàu Hải cảnh mang số hiệu 46001 và 1 tàu không rõ số hiệu) bao vây tàu Cảnh sát biển 4032 của Việt Nam.
Tàu không rõ số hiệu của Trung Quốc đã phun nước trong khi tàu Hải cảnh mang số hiệu 46001 lao vào ngăn cản, đâm vào mạn trái tàu Cảnh sát biển 4032 làm gãy 10 mét lan can mạn trái, hỏng 3 thông gió tàu Cảnh sát biển 4032 của Việt Nam. Đồng thời, tàu Hải cảnh của Trung Quốc đã ngăn cản, dùng súng bắn nước vào tàu Kiểm ngư mang số hiệu 628 của Việt Nam khi tàu này tiếp cận giàn khoan Trung Quốc.
Các cán bộ, chiến sỹ trên các tàu công vụ của Việt Nam đã chủ động, bình tĩnh, không khiêu khích, không mắc mưu khiêu khích, đấu tranh kiên quyết, kiên trì, dũng cảm, mưu trí, linh hoạt để vừa giữ vững được chủ quyền biển đảo, thềm lục địa của Tổ quốc, vừa giữ vững môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực.
Đức Hiếu.
|
Mỹ: Sẵn sàng bàn rút quân khỏi Hàn Quốc nếu Triều Tiên yêu cầu | Trước đây Triều Tiên khăng khăng Mỹ rút quân khỏi Hàn Quốc mới bắt đầu đối thoại, lần này Triều Tiên bất ngờ chấp nhận đối thoại ngay khi quân Mỹ còn hiện diện. | Thế giới | Mỹ sẵn sàng bàn chuyện rút quân khỏi bán đảo Triều Tiên với các đồng minh nếu Triều Tiên yêu cầu điều này như một phần tiến tới đạt được thỏa thuận hòa bình liên Triều. Đây là phát ngôn của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis trong cuộc gặp với người đồng cấp Ba Lan Mariusz Blaszczcak tại trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 27-4.
Đó là một phần của các vấn đề chúng tôi sẽ bàn trong các cuộc thương lượng, dĩ nhiên trước là với các đồng minh, sau đó là với Triều Tiên - theo lời Bộ trưởng Mattis. Mỹ hiện có 28.000 quân ở Hàn Quốc.
Lính Mỹ trên xe tăng M1A2 trong một cuộc tập trận chung với quân đội Hàn Quốc ở tỉnh Paju, gần biên giới Triều Tiên, ngày 15-7-2017. Ảnh: AP.
Phát ngôn của ông Mattis đến chỉ vài giờ sau khi hai miền Triều Tiên kết thúc cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại khu phi quân sự liên Triều.
Tuyên bố chung vì hòa bình, thịnh vượng và thống nhất bán đảo Triều Tiên do hai ông Moon và Kim ký cam kết giải trừ hạt nhân bán đảo Triều Tiên và đối thoại nhằm tìm kiếm hòa bình, chấm dứt cuộc chiến tranh Triều Tiên vốn 65 năm qua được duy trì bằng hiệp định đình chiến.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis cho biết sẵn sàng bàn chuyện rút quân khỏi Hàn Quốc nếu Triều Tiên yêu cầu. Ảnh: REUTERS.
Chưa rõ Triều Tiên sẽ trả lời thế nào với phát ngôn của ông Mattis. Thời gian trước Triều Tiên luôn khăng khăng Mỹ phải rút quân khỏi Hàn Quốc thì mới bắt đầu đối thoại, tuy nhiên lần này Triều Tiên bất ngờ bỏ điều kiện này, chấp nhận đối thoại ngay khi quân Mỹ còn hiện diện ở Hàn Quốc.
Dự kiến cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông Kim và Tổng thống Mỹ Donald Trump bàn về giải trừ hạt nhân bán đảo Triều Tiên sẽ diễn ra cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6 tới.
ĐĂNG KHOA.
|
Philippines gửi công hàm phản đối TQ về cái gọi là "thành phố Tam Sa" | (GDVN) - Một bức công hàm đã được gửi tận tay Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Mã Khắc Khanh hôm 28/6 để phản đối động thái trên của Trung Quốc. | Thế giới | Philippines ngày 5/7 cho hay chính phủ nước này vừa gửi công hàm phải đối Trung Quốc thành lập cái gọi là thành phố Tam Sa bao trùm gần như toàn bộ biển Đông và phần lớn thềm lục địa, lãnh hải của Philippines (cũng như các quốc gia quanh biển Đông, trong đó có Việt Nam PV).
Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Mã Khắc Khanh trong buổi trình quốc thư nhậm chức.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez cho hay, một bức công hàm đã được gửi tận tay Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Mã Khắc Khanh hôm 28/6 để phản đối động thái trên của Trung Quốc.
Cái gọi là thành phố Tam Sa mà Trung Quốc tuyên bố (phi lý, phi pháp và vô hiệu PV) đòi quản lý cả biển Đông rộng lớn bao gồm cả bãi đá Scarborough đang gây căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc từ ngày 10/4 vừa qua trở lại đây.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines cũng khẳng định, tuyên bố của Trung Quốc về cái gọi là thành lập thành phố Tam Sa đi ngược lại tinh thần quy tắc Ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC) mà Trung Quốc đã ký kết.
Raul Hernandez, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines.
Cũng trong ngày thứ Năm Tổng thống Philippines Aquino đã họp cùng hội đồng cố vấn và các quan chức chính phủ nước này nhằm tìm ra các giải pháp xử lý các vấn đề trong quan hệ với Trung Quốc, đặc biệt là vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ.
Ông kêu gọi Bắc Kinh nên có những phát biểu thích hợp với những gì đang diễn ra trong thực tế và Philippines chưa bao giờ đưa ra một tuyên bố khiêu khích chống lại Trung Quốc.
Rõ ràng tôi và các quan chức Philippines không có những tuyên bố khiêu khích (Trung Quốc), nhưng chúng ta đều biết rằng nhiều người phía bên kia (Trung Quốc) khiêu khích (Philippines), Tổng thống Aquino cho hay, Vì vậy có lẽ phải đọc những gì tôi viết ra với tất cả sự tôn trọng, tôi nói với bạn sự thật.
Đó là những phản ứng của người đứng đầu nhà nước Philippines khi được hỏi về việc tờ Nhân dân nhật báo Trung Quốc hàng ngày luôn có bài cáo buộc Philippines làm căng thẳng tình hình biển Đông với luận điệu vu cáo khá gay gắt.
Tổng thống Aquino khẳng định, ông và các quan chức Philippines không có tuyên bố nào khiêu khích Trung Quốc như giới truyền thông nước này cáo buộc.
Chính Tổng thống Aquino ra lệnh rút 2 tàu công vụ của Philippines thường trực tại Scarborough do thời tiết xấu, Trung Quốc cũng bắt đầu rút tàu khỏi khu vực này sau đó 2 ngày, nhưng họ đã nhanh chóng phái tàu quay trở lại.
Về việc có phái 2 tàu công vụ quay trở lại Scarborough hay không, Tổng thống Aquino cho hay điều này sẽ phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và ông sẽ thảo luận thêm với các quan chức, cố vấn.
Tổng thống Aquino cho biết thêm, đến thời điểm này Cảnh sát biển và Hải quân Philippines đang tiến hành giám sát liên tục xung quanh khu vực Scarborough bằng máy bay và các thiết bị khác của Philippines.
Philippines đang nỗ lực tìm giải pháp đối phó với âm mưu của Trung Quốc nhằm độc chiếm biển Đông và đe dọa chủ quyền lãnh hải, thềm lục địa của các quốc gia ven biển Đông.
Trong bối cảnh Trung Quốc phát triển mạnh thực lực quân sự, tăng cường truyền thông và xây dựng hệ thống cơ sở vật chất nhằm tranh thủ vơ vét tài nguyên (dầu khí, thủy hải sản) trên biển Đông và ngày càng trở nên hung hãn, trắng trợn hơn, những nỗ lực từ Philippines vừa qua ít nhiều đã phát huy hiệu quả.
Việc Trung Quốc triển khai các tàu Hải giám hoạt động (trái phép) trên biển Đông đang làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.
Tuy nhiên, đóng tầu lớn, sắm dàn khoan khủng, phát triển các thiết bị hiện đại (tàu lặn Giao long) đi cùng với việc tăng cường thực lực quân sự, củng cố các căn cứ cho hạm đội Nam Hải không phải việc một sớm một chiều, nó đã được chuẩn bị từ lâu và Bắc Kinh đã bắt đầu khởi động triển khai thực hiện.
Giải quyết tranh chấp chủ quyền trên biển Đông với Trung Quốc trong bối cảnh hiện nay thông qua đối thoại hòa bình, đa phương và dựa trên cơ sở luật Công ước biển Liên Hợp Quốc sẽ là lựa chọn tốt nhằm giảm căng thẳng trên biển Đông và đưa hoạt động xử lý tranh chấp đi vào quỹ đạo.
Để làm được điều này, làm tốt công tác truyền thông nhằm tranh thủ tối đa sự ủng hộ trong nước cũng như quốc tế, thu hút sự quan tâm ủng hộ của các quốc gia có liên quan, đặc biệt là các nước có tiếng nói lớn trên diễn đàn khu vực và quốc tế sẽ giúp các bên liên quan ngăn chặn hiệu quả chiến lược độc chiếm biển Đông của Trung Quốc.
* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theoGiaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!
|
Đánh bom liều chết đẫm máu vào một nhà hàng tại Iraq | Có ít nhất 18 người thiệt mạng và hơn 50 người bị thương trong ba vụ đánh bom liều chết ngày 21/10 tại khu vực người Shiite sinh sống ở Đông Bắc thủ đô Baghdad, Iraq. | Thế giới | Hiện trường vụ đánh bom ở khu đỗ xe bên ngoài một nhà hàng tại khu vực Talbiyah, Đông Bắc Baghdad. (Nguồn: AFP).
Giới chức an ninh và y tế nước này cho biết hai trong số ba vụ trên xảy ra bên ngoài bãi đỗ xe của một nhà hàng lớn tại khu vực Talbiyah trong khi vụ đánh bom còn lại xảy ra gần đồn cảnh sát ngay sau đó.
Đây là những vụ tấn công mới nhất nhằm vào cộng đồng người Shiite khiến hơn 50 người thiệt mạng trong 3 ngày qua tại Baghdad.
Hiện chưa có nhóm nào nhận là thủ phạm. Tuy nhiên, lực lượng khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng thừa nhận đã tiến hành các vụ tấn công tương tự trong những ngày gần đây.
Thủ đô Baghdad đang chứng kiến hàng loạt vụ đánh bom đẫm máu do các phiến quân thuộc IS tiến hành. Tình trạng này làm dấy lên quan ngại nhóm cực đoan trên sẽ gia tăng tấn công trong tháng lễ Muharram, thời điểm hàng trăm nghìn người Hồi giáo dòng Shiite hành hương đến cầu nguyện tại thành phố linh thiêng Karbala, phía Tây Nam Iraq./.
|
Pháp đổ tiền cho quốc phòng vẫn kém xa Nga | (Tin tức 24h) - Tổng thống Pháp Francois Hollande vừa đưa ra tuyên bố sẽ tăng ngân sách quốc phòng lên thêm gần 4 tỷ euro trong bốn năm tới. | Thế giới | Lính Mỹ ở châu Âu không đủ sức đối đầu với Nga Pháp đưa ra số tiền bồi thường khiến Nga giật mình.
Ngoài ra, ông Hollande cũng cho biết việc tuần tra tại các khu vực dân cư nhạy cảm, vốn được bắt đầu sau các vụ khủng bố trên, sẽ tiếp tục được tiến hành thường trực, lực lượng an ninh nội địa cũng được tăng cường thêm 7.000 binh sỹ.
Phát biểu sau khi triệu tập một hội đồng quốc phòng, Tổng thống Hollande khẳng định quyết định tăng ngân sách quốc phòng không chỉ nhằm bảo đảm an ninh trên toàn nước Pháp, mà còn bảo đảm an toàn cho các lực lượng quân đội đang thực hiện nhiệm vụ ở nước ngoài như ở vùng Sahel hay Cộng hòa Trung Phi.
Đặc nhiệm Pháp triển khai sau vụ khủng bố tại Paris hồi đầu năm 2015.
Tuy nhiên việc Pháp tăng ngân sách quốc phòng cho năm tài khóa 2016 vẫn chưa thấm vào đâu so với số tiền Trung Quốc và Nga đã đổ vào cho quốc phòng. Theo dự báo của các chuyên gia, chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc sẽ vượt qua Anh, Đức và Pháp cộng lại vào năm 2016.
Theo báo cáo hàng năm của các chuyên gia toàn cầu thuộc tổ chức IHS cho biết, ngân sách quân sự toàn cầu đã tăng lần đầu tiên trong năm năm qua vào năm 2014 nhờ tăng mạnh chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc và Nga.
Chi tiêu quân sự ở Châu Á và Trung Đông tiếp tục tăng, trong khi Mỹ và châu Âu thu hẹp lại do ảnh hưởng từ các chính sách thắt lưng buộc bụng đang góp phần làm thay đổi cán cân quân sự trên toàn cầu.
Nga đã vươn lên vị trí thứ 3 thế giới về chi tiêu quốc phòng, trên Anh và Nhật Bản. Trong khi đó, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Ả Rập Saudi và Oman đều tăng ngân sách quốc phòng trong hai năm qua.
Theo các chuyên gia của IHS, trong tâm của tăng chi tiêu quân sự ở tương lai gần vẫn tiếp tục chuyển sang đông và nam bán cầu và động lực tăng trưởng trong chi tiêu quân sự sẽ đến từ Nga, Trung Quốc và Trung Đông.
Ngân sách quốc phòng của Nga dự kiến sẽ tăng 44% trong 3 năm tới từ 68 tỷ USD năm 2013 lên 98 tỷ USD vào năm 2016. Kế hoạch này sẽ giúp Nga đứng thứ 3 thế giới về chi tiêu quốc phòng. Số tiền này sẽ chủ yếu được dùng để hiện đại hóa vũ khí và trang thiết bị.
IHS cũng cho biết, ngân sách quân sự của Ả Rập Saudi trong 10 năm qua đã tăng gấp 3 lần. Các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương như Hàn Quốc, Ấn Độ và Úc cũng đang tăng chi tiêu quân sự.
Chi tiêu quân sự của Trung Quốc vào năm 2016 sẽ lớn hơn của Anh, Đức, Pháp cộng lại. Trong khi năm 2016 ngân sách quân sự của Nga và Trung Quốc sẽ vượt qua kích thước chi tiêu quân sự của toàn khối EU.
Craig Caffrey, một nhà phân tích cao cấp tại IHS, cho biết ngân sách quốc phòng của Trung Quốc tăng trưởng là phù hợp với sự "tăng sức mạnh kinh tế và địa chính trị toàn cầu chứ không phải là một dấu hiệu của hiếu chiến".
Nhưng ông nói thêm: "Có mối quan tâm hợp lý rằng quy mô và tốc độ của sự gia tăng chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc sẽ tạo ra sự bất ổn do sự thiếu tin cậy giữa Bắc Kinh với các quốc gia láng giềng và một số sự thúc đẩy tăng chi tiêu quân sự ở những nơi khác trong khu vực.".
Theo các chuyên gia của IHS, trong năm 2014, Mỹ vẫn đứng đầu về chi tiêu quân sự với mức chi trên 582 tỷ USD, tiếp theo là Trung Quốc với 139,2 tỷ USD, thứ ba là Nga với 68,9 tỷ USD, thứ 4 là Anh với 58,9 tỷ USD, Nhật Bản đứng thứ 5 với 56,8 tỷ USD và Pháp đứng thứ 6 với 53,1 tỷ USD.
Lộ nguyên nhân Nga tiếp tục sản xuất oanh tạc cơ Tu-160.
|
Phiến quân bắn hạ Su-22 Syria, bắt sống phi công | Một chiếc Su-22 của quân đội Syria đã bị bắn hạ bởi tên lửa đất đối không ở tỉnh Aleppo và viên phi công điều khiển chiến đấu cơ này đã bị lực lượng thuộc Mặt trận Al-Nusra bắt sống. | Thế giới | Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria cho biết các phần tử của Mặt trận al-Nusra đã bắn hạ chiếc Su-22 này ở phía nam thành phố Aleppo vào ngày 5/4 ( video dưới).
Tướng Samir, người phụ trách báo chí của quân đội Syria cho biết chiếc máy bay bị bắn hạ khi đang thực hiện nhiệm vụ giám sát và lực lượng này đang tổ chức chiến dịch tìm kiếm viên phi công mất tích.
Trên các trang mạng xã hội đã xuất hiện video với hình ảnh viên phi công bị bắt giữ.
Hà Linh (Theo Reuters, RT).
|
Tổng thống Philippines: "Tình yêu của tôi như... Coca Cola" | (NLĐO) - Tổng thống độc thân của Philippines Benigno Aquino III than vãn rằng tình yêu của cuộc đời ông giống như Coca Cola – diễn biến theo hướng từ bình thường đi tới số không (0). | Thế giới | Phát biểu trước các thành viên của cộng đồng Philippines tại Bắc Kinh nhân chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc hôm 31-8, vị tổng thống 51 tuổi tự trào như một diễn viên hài kịch nhà nghề, chia sẻ với mọi người thông tin mà mọi người vẫn dành cho ông nhiều câu hỏi nhất. Tổng thống của Philippines Benigno Aquino III Tổng thống Aquino nói: Ai đó đã hỏi tôi rằng, tình yêu của tôi thế nào? Tôi với họ nó giống như Coca Cola... Trước kia bình thường, sau đó nhẹ hơn, rồi đến bây giờ là hoàn toàn không đường. Khoảng 2.000 người Philippines có mặt tại buổi gặp gỡ như vỡ òa trong tiếng cười trước những chia sẻ dí dỏm và bất ngờ của vị tổng thống. Khi nhậm chức hồi năm ngoái, ông Aquino có mối quan hệ kéo dài 2 năm với ủy viên hội đồng thành phố Valenzuela Shalani Soledad. Tuy nhiên, sau đó họ đã chia tay. Sau mối tình này, ông Aquino đã hẹn hò với vài phụ nữ nhưng đều chia tay. Ông thường đổ lỗi cho con mắt tò mò của báo giới đã hủy hoại chuyện tình yêu lãng mạn của ông.
|
Bản tin 20H: Người biểu tình chiếm tòa nhà chính quyền Lugansk | TPO - Một nhóm gồm hơn 3.000 người biểu tình đã xông vào tòa nhà chính quyền ở thành phố Lugansk tại miền đông Ukraine vào ngày 29/4. Mỹ chi hơn 17 tỷ USD mua 10 tàu ngầm hạt nhân. Ông Yanukovych có thể mang 32 tỷ USD khi rời Ukraine. | Thế giới | Hôm nay, Chính phủ đã đồng ý chủ trương áp trần giá sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi do Bộ Tài chính đề xuất. Bộ Tài chính cũng công bố kết quả thanh tra cho thấy 5 doanh sữa lớn lãi khủng. Số liệu của Bộ Tài chính cho thấy, có doanh nghiệp lợi nhuận trước thuế trên doanh thu từ 23- 36% là rất cao. (Xem chi tiết).
Chiều ngày 29/4, Trung úy Khắc Ngọc Tân Hào, Đội trưởng đội bảo vệ khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho biết , từ ngày linh cữu Đại tướng về với đất mẹ Quảng Bình đến nay, đã có hơn 65 ngàn đoàn với khoảng 620 ngàn lượt người đến viếng mộ Người.
Một nhóm gồm hơn 3.000 người biểu tình đã xông vào tòa nhà chính quyền ở thành phố Lugansk tại miền đông Ukraine vào ngày 29/4. Người ta nhìn thấy một nhóm khoảng 20 thanh niên, được trang bị các ống thép, phá một cửa sổ để vào bên trong tòa nhà, khi đó không được cảnh sát bảo vệ. Đám đông đợi bên ngoài để được mở cửa vào sau đó.
Các lực lượng đặc nhiệm KSK và đặc nhiệm cảnh sát GSG9 của Đức đã được đưa vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu trong bối cảnh Berlin đang xem xét phương án tiến hành chiến dịch đặc biệt để giải phóng các công dân bị bắt giữ ở Slavyansk, là các quan sát viên OSCE.
Theo kết quả cuộc thăm dò do Trung tâm Nghiên cứu Pew (Mỹ) tổ chức, 62% người tham gia phản đối việc Mỹ viện trợ quân sự (bao gồm viện trợ vũ khí, phương tiện quân sự và nhân lực) cho Ukraine. Cuộc thăm dò được Pew tổ chức tức ngày 23 đến 27/4 và có sự tham gia của 1.501 công dân Mỹ. (Xem chi tiết).
Một trong những hợp đồng đóng tàu lớn nhất trong lịch sử hải quân Mỹ trị giá lên tới hơn 17 tỷ USD đã được giới chức nước này công bố ngày hôm qua, 28/4. Theo đó, hải quân Mỹ đã kí hợp đồng mua thêm 10 tàu ngầm tấn công hạt nhân SSN 774 lớp Virginia trong nhiều năm tới với công ty General Dynamics Electric Boat và Newport News Shipbuilding. (Xem chi tiết).
Tổng công tố viên Ukraine Oleg Magnitsky cho rằng, ông Viktor Yanukovich và người của mình đã mang theo ít nhất 32 tỷ USD khi chạy đến Nga. Nga sẽ không trục xuất và giao nộp các quan chức đã bị quốc hội Ukraine phế truất gồm Tổng thống Viktor Yanukovich, cựu Tổng công tố viên Viktor Pshonka và Giám đốc Bộ nội vụ Vitaly Zakharchenko.
Một phi cơ ở Australia buộc phải hạ cánh khẩn cấp ngay sau khi khởi hành do lửa xuất hiện trên một động cơ của nó hôm 29/4. Sự cố xảy ra khi một phi cơ BAE 146 của hãng hàng không Cobham Aviation khởi hành để tới đảo Barrow. Nó buộc phải hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Perth của Australia sau khi lửa xuất hiện trên một động cơ.
Đêm qua 28/4 (sáng nay 29/4 giờ VN), nhiều trận lốc xoáy tiếp tục tấn công miền nam nước Mỹ, cướp đi sinh mạng của 13 người. Nhà chức trách cho biết ít nhất sáu người thiệt mạng ở Alabama và bảy người khác chết tại Mississippi. Các trận lốc xoáy san phẳng nhiều tòa nhà, lật tung các xe hơi và phá hủy hệ thống cung cấp điện tại nhiều nơi ở hai bang này.
Ngày 29/4, sau khi CHDCND Triều Tiên tuyên bố tập trận bắn đạn thật, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã ra lệnh quân đội đáp trả "theo nguyên tắc" nếu đạn pháo của Triều Tiên rơi ở vùng biển phía nam của biên giới biển phía tây.
|
Tìm thấy hộp đen thứ hai của máy bay AH5017 | Theo TTXVN, Roi-tơ và các nguồn tin nước ngoài, các chuyên gia điều tra của LHQ thông báo đã tìm thấy hộp đen thứ hai của máy bay An-giê-ri mang số hiệu AH5017 rơi ở Mali. Hộp đen đã được các chuyên gia của phái bộ gìn giữ hòa bình LHQ tại Ma-li tìm thấy ở vị trí máy bay rơi. Hiện cả hai hộp đen đã được chuyển về thành phố Gao (Ma-li) để giải mã. | Thế giới | Tổng thống Pháp P.Ô-lăng-đơ đã gặp gia đình các nạn nhân người Pháp trong vụ tai nạn máy bay AH5017. Pháp quyết định treo cờ rủ trong ba ngày (bắt đầu từ hôm nay) tại các tòa nhà chính phủ để tưởng niệm các nạn nhân. Tổng thống Buốc-ki-na Pha-xô B.Com-pao-rê cũng cho biết, nước này đã mở một cuộc điều tra chính thức về thảm kịch, có sự phối hợp chặt chẽ với phía Pháp và Ma-li.
Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Pháp Ô-lăng-đơ, Thủ tướng Li-băng T.Xa-lam đề nghị Pa-ri giúp nhận dạng thi thể 19 công dân Li-băng có mặt trên máy bay AH5017. Tổng thống Pháp cho biết, sau khi có kết quả xét nghiệm ADN, thi thể các nạn nhân người Li-băng sẽ được chuyển về nước. Toàn bộ thi thể 118 nạn nhân sẽ được chuyển về Pháp để nhận dạng.
Nạn nhân đầu tiên trên máy bay MH17 được nhận dạng: Trong khi đó, Bộ Tư pháp Hà Lan cho biết, các chuyên gia pháp y đã nhận dạng được nạn nhân đầu tiên của vụ máy bay Ma-lai-xi-a mang số hiệu MH17 rơi tại miền đông U-crai-na. Kết quả giám định pháp y xác định đó là một công dân Hà Lan.
Ngày 27-7, Thủ tướng Ma-lai-xia N.Ra-giắc cho biết đã đạt được thỏa thuận với lực lượng đòi liên bang hóa ở miền đông U-crai-na cho phép cảnh sát quốc tế tiếp cận hiện trường máy bay MH17 rơi. Thỏa thuận này sẽ giúp bảo đảm an ninh cho các nhà điều tra nhằm tìm kiếm những thi thể còn lại và tìm hiểu nguyên nhân vụ tai nạn.
Tổng thống Nga V.Pu-tin và Thủ tướng Ô-xtrây-li-a T.Áp-bót đã thảo luận cách thức tiến hành điều tra vụ tai nạn máy bay MH17. Hai nhà lãnh đạo nhất trí tổ chức một cuộc điều tra quốc tế độc lập và khách quan, tuân thủ nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ yêu cầu được tiếp cận đầy đủ với địa điểm rơi máy bay và có sự hợp tác của tất cả các nước.
Liên quan việc Liên hiệp châu Âu (EU) áp đặt trừng phạt bổ sung đối với Nga, Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố, các lệnh trừng phạt là "bằng chứng rõ ràng cho thấy các nước thành viên EU đã và đang thực hiện cắt giảm toàn diện quan hệ hợp tác với Nga trong các vấn đề an ninh quốc tế và khu vực".
Tư lệnh Không quân Nga -Trung tướng V.Bôn-đa-rép ngày 27-7 cho biết, một máy bay chiến đấu MiG-29 của Nga rơi ở miền nam nước này, khiến một phi công thiệt mạng.
Bộ Quốc phòng Nga cũng xác nhận chiếc máy bay này rơi khi đang tiến hành một chuyến bay thử nghiệm tại khu vực A-xtra-khan.
Thủ tướng An-giê-ri Xê-lan cho rằng, nguyên nhân vụ máy bay AH5017 rơi có thể do điều kiện thời tiết. Theo ông Xê-lan, khi máy bay cất cánh không lâu đã gặp thời tiết xấu, xuất hiện những đám mây dày đặc và bão cát, điều này có thể khiến máy bay mất kiểm soát. Tuy nhiên, kết luận còn phải chờ kết quả phân tích hộp đen và điều tra tại hiện trường.
|
Tiết lộ chấn động về hoạt động tình báo liên quan đến Nga, Syria, Mỹ | Theo tiết lộ, một số quan chức cao cấp của quân đội Mỹ đã quyết định đơn phương làm suy yếu chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ đối với vấn đề Syria, trong số đó có người đã nghỉ hưu. | Thế giới | Ngày 21/12/2015, báo Sputnik của Nga dẫn tiết lộ của một nhà báo có tên Seymour Hersh cho biết, Lầu Năm Góc từng đơn phương làm trái chính sách của Hoa Kỳ đối với vấn đề Syria, thủ tiêu những nỗ lực của chính quyền Obama trong việc viện trợ cho phiến quân ở Syria, thậm chí gửi cả lực lượng tình báo cho Tổng thống Bashar al-Assad.
Đây là những thông tin cơ bản được nhà báo Seymour Hersh đưa ra trong một bài viết dài 7.000 từ được London Review of Books đăng tải.
Trong đó, ký giả điều tra London Seymour Hersh cho rằng, một số tư lệnh cao cấp của Bộ tổng tham mưu và quân đội Mỹ đã quyết định đơn phương làm suy yếu chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ đối với vấn đề Syria, thậm chí Lầu Năm Góc còn thành lập một liên minh bí mật với Tổng thống Assad và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Nhà báo Seymour Hersh đã trích dẫn thông tin từ một cựu cố vấn an ninh cao cấp (yêu cầu giấu tên) làm việc trong Bộ tổng tham mưu của quân đội Mỹ để chứng minh những nhận định và điều tra của mình.
Tổng thống Syria Assad.
Theo Seymour Hersh, vào mùa Hè năm 2013, một số tư lệnh cao cấp của Mỹ đã phát hiện ra rằng Thổ Nhĩ Kỳ tranh thủ tham gia một chương trình của Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) để cung cấp vũ khí và viện trợ cho một số nhóm phiến quân mà họ gọi là các nhóm quân ôn hòa ở Syria.
Tuy nhiên, Ankara đã lái các nguồn viện trợ của CIA cho các nhóm phiến quân cực đoan, trong đó, đa phần là các nhóm quân thuộc tổ chức khủng bố IS và Mặt trận Nusra.
Sau đó, các tư lệnh cao cấp của Lầu Năm Góc đã nhận ra rằng các nhóm phiến quân ôn hòa không hề tồn tại mà phe đối lập ở Syria cơ bản toàn các phần tử cực đoan khủng bố.
Vì vậy, đến mùa Thu năm 2013, các tư lệnh của Lầu Năm Góc đã quyết định khởi động một chiến dịch bí mật trong đó họ bắt đầu cung cấp các thông tin tình báo cho quân đội của một số quốc gia, qua đó cũng đã bắn thông tin cho quân đội Syria nhà báo Seymour Hersh viết.
Tổng thống Nga Putin.
Seymour Hersh cho rằng Lầu Năm Góc đã gửi thông tin tình báo cho Đức, Nga, Israel và thậm chí cả Tổng thống Assad.
Nhà báo Seymour Hersh cho hay, mục đích của liên minh hoạt động tình báo bí mật của quân đội Mỹ khi ấy là làm đổi chính sách và nỗ lực của ông Obama về vấn đề Syria, hỗ trợ ông Assad tiêu diệt IS và các nhóm khủng bố cực đoan khác.
Đổi lại, giới chỉ huy quân đội Mỹ khi ấy yêu cầu ông Assad ngăn chặn phong trào tấn công Israel của Hezbollah, nối lại đàm phát với Israel về vấn đề Cao Nguyên Golan, vùng lãnh thổ Israel đã chiếm của Syria cách đó nhiều thập kỷ.
Lầu Năm Góc khi ấy cũng đề nghị ông Assad chấp nhận sự hỗ trợ của Nga đồng thời tổ chức các cuộc bầu cử kiểu dân chủ sau khi chiến tranh kết thúc.
Hè năm 2013, các tư lệnh chỉ huy của Lầu Năm Góc khi ấy đã chơi đểu (cách viết của báo Nga) Cục tình báo Trung ương Mỹ/CIA bằng các cung cấp viện trợ vũ khí cho các tổ chức phiến quân ở Syria nhà báo Seymour Hersh viết.
Cựu Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Martin Dempsey.
Seymour Hersh cho rằng động thái này của Lầu Năm Góc được tiến hành sau khi họ nhận thấy rằng việc thuyết phục ông Assad làm theo đề nghị của mình là hoàn toàn không khả thi.
Cuối cùng, nhà báo Seymour Hersh nói rằng, liên minh tình báo bí mật giữa các tư lệnh quân đội Mỹ khi đó là Tổng thống Nga Putin, Tổng thống Syria Assad đã chấm dứt sau khi kiến trúc sư chính của chương trình này là Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Martin Dempsey đột ngột từ chức.
Hiện chính quyền Mỹ, Nga, Israel chưa có phản ứng gì về các thông tin do nhà báo Seymour Hersh đã đưa ra.
Tướng Martin Dempsey.
Điều đáng chú ý là thông tin này được trang Sputnik, một tờ báo cho Nga kiểm soát đăng tải trong bối cảnh khu vực Trung Đông đang vẫn còn tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp, quan hệ Nga, phương Tây còn nhiều bất đồng chưa thể giải quyết.
Hòa Bình.
|
Báo Triều Tiên ca ngợi cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều | Báo Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận chính thức của đảng Lao động Triều Tiên, đã ca ngợi cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều là kết quả từ quyết định táo bạo của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. | Thế giới | Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in (phải) và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (trái). (Nguồn: AFP/TTXVN).
Báo Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận chính thức của đảng Lao động Triều Tiên, đã ca ngợi cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều là kết quả từ quyết định táo bạo của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Theo báo này, đây là sự kiện mang tính lịch sử phản ánh những nỗ lực không ngừng của Bình Nhưỡng trong việc hướng tới đối thoại và hòa bình.
Bên cạnh đó, tờ Rodong Sinmun cũng khẳng định việc cải thiện quan hệ liên Triều là điều kiện cần thiết để thống nhất hai miền.
Theo Phủ Tổng thống Hàn Quốc, cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều đầu tiên trong hơn 1 thập kỷ qua giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in sẽ bắt đầu vào lúc 9 giờ 30 sáng 27/4 (theo giờ địa phương), tức 7 giờ 30 (giờ Việt Nam).
Sau cuộc gặp, các lãnh đạo của Hàn Quốc và Triều Tiên sẽ ký một thông cáo chung./.
(TTXVN/Vietnam+).
|
Bộ Quốc phòng cho biết nguyên nhân phi công tử nạn ở Anh | Bộ Quốc phòng chính thức xác nhận Đại úy, phi công Nguyễn Thành Trung tử vong trong tai nạn máy bay ở Anh. | Thế giới | Hiện trường vụ máy bay rơi khiến một phi công Việt Nam tử nạn. (Nguồn: THE GUARDIAN).
Liên quan đến thông tin một phi công Việt Nam tử vong trong tai nạn máy bay ở Anh, Bộ Quốc phòng vừa chính thức xác nhận sự việc.
Theo đó, Binh đoàn 18-Bộ Quốc phòng xác nhận đại úy phi công Nguyễn Thành Trung đã hy sinh khi tham gia huấn luyện bay ở Vương quốc Anh ngày 17/11.
Theo thông tin nhận được từ Binh đoàn 18-Bộ Quốc phòng và thông tin từ Trung tâm Huấn luyện bay (Helicopter Services)-Vương quốc Anh, vào hồi 11h47 (giờ địa phương, tức 18h47 giờ Việt Nam) ngày 17/11/2017, tại sân bay Wycombe Air Park (tên gọi khác là Booker Air Field), Đại úy phi công Nguyễn Thành Trung, Phó Trưởng phòng Đào tạo, Trung tâm Huấn luyện, Binh đoàn 18, tham gia khóa huấn luyện giáo viên bay nâng cao thực hiện bài bay đường dài bằng mắt (VFR) trên máy bay Cabri G2 (loại máy bay trực thăng).
Phi công Nguyễn Thành Trung ngồi ghế học viên. Khi máy bay cất cánh thực hiện nhiệm vụ bay huấn luyện theo kế hoạch, sau 15 phút thì mất liên lạc và gặp tai nạn, phi công Nguyễn Thành Trung đã hy sinh.
Nguyên nhân ban đầu theo phía Helicopter Services cung cấp, máy bay Cabri G2 bị một chiếc Cessna (máy bay cánh bằng nhỏ 2 chỗ ngồi) cũng đang thực hiện bay huấn luyện ở độ cao 1.800 feet, tương đương 600m, giảm độ cao đột ngột đâm vào đuôi máy bay Cabri G2, gây ra tai nạn ở độ cao 330m.
Hiện nay, các cơ quan chức năng của hai nước đang tiếp tục điều tra, giải quyết vụ tai nạn.
Hoài Vũ.
|
Tổng thống Putin cảnh báo 'thảm họa toàn cầu' nếu Nga bị tấn công hạt nhân | Tổng thống Vladimir Putin khẳng định Nga sẵn sàng đáp trả mọi cuộc tấn công hạt nhân nhằm vào nước này. | Thế giới | Trong cuộc trả lời phỏng vấn trong bộ phim tài liệu World Order (Trật tự thế giới) của hãng Amazon Prime, Tổng thống Putin đã thẳng thắn thể hiện quan điểm về chủ đề khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân của Moscow.
Ông Putin cho biết học thuyết quân sự Nga không ưu tiên đòn tấn công hạt nhân phủ đầu.
Trong bộ phim được phát sóng vào tháng 3/2018, Tổng thống Nga đã trả lời nhiều câu hỏi của người dẫn chương trình Vladimir Solovjev, bao gồm cả các câu hỏi về khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân trong tương lai của Moscow.
Khi ông có nút bấm hạt nhân, hàng triệu sinh mạng, thậm chí là cả nhân loại ở trong tay ông, ông sẽ đưa ra quyết định như thế nào?, người dẫn chương trình Vladimir Solovjev đặt câu hỏi.
Tổng thống Putin trả lời: Đó là trách nhiệm của tôi với tư cách là Tổng thống. Với nút bấm hạt nhân, tôi nghĩ đây là câu hỏi không phù hợp. Vì Nga không phải nước đầu tiên bắt đầu điều này. Quả bom đầu tiên không xuất hiện ở Nga, mà là từ Mỹ, ông Putin nói.
Ông Putin cho biết học thuyết quân sự Nga không ưu tiên đòn tấn công hạt nhân phủ đầu, thay vào đó Moscow chỉ sử dụng vũ khí hạt nhân nếu các hệ thống cảnh báo sớm phát hiện tên lửa đang lao tới lãnh thổ Nga.
Các bạn nên biết rằng kế hoạch sử dụng vũ khí hạt nhân của Nga, điều mà tôi hy vọng không bao giờ diễn ra, sẽ được khởi động một khi chúng tôi bị tấn công", Tổng thống Nga nhấn mạnh.
Tổng thống Putin cũng cho biết Nga chưa từng phát động tấn công hạt nhân trong khi Mỹ đã ném bom hạt nhân xuống Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới lần thứ 2. "Ai có thể đảm bảo điều đó sẽ không xảy ra lần nữa. Chúng tôi không phải là quốc gia hạt nhân duy nhất", ông Putin cảnh báo.
Nếu ai đó muốn tiêu diệt Nga, chúng tôi có quyền đáp trả hợp pháp. Việc đó sẽ trở thành một thảm họa toàn cầu, một thảm họa đối với toàn thế giới", hãng tin Express của Anh dẫn tuyên bố của Tổng thống Putin trong bộ phim tài liệu World Order.
Hồi đầu năm nay, ông Putin cũng khẳng định Moscow sẽ sử dụng vũ khí hủy diệt mạnh nhất trong hai trường hợp là bị đối phương tấn công phủ đầu hoặc sự tồn vong của quốc gia bị đe dọa.
Gần đây nhất, trong phiên họp chính sách quốc tế tại TP Sochi hồi tháng 10, Tổng thống Putin cũng từng tuyên bố: "Bất cứ kẻ tấn công nào cũng cần biết rằng, đòn báo thù là không thể tránh khỏi và kẻ đó sẽ bị hủy diệt. Và bởi vì chúng ta là nạn nhân của vụ tấn công đó nên chúng ta sẽ lên thiên đường như những người tử vì đạo".
Nguyễn Phương (Theo Express).
|
Giàn khoan HD-981: Âm mưu của Trung Quốc thâm độc hơn nhiều | Theo các chuyên gia, để khai thác được dầu khí tại khu vực HD-981 đang hạ đặt, rất khó khăn. Điều này chứng tỏ âm mưu của Trung Quốc lần này không phải là dầu khí mà là một bước tiến mới để chiếm trọn Biển Đông. | Thế giới | Tàu Hải cảnh Trung Quốc điên cuồng tấn công tàu Kiểm ngư Việt Nam.
Giàn khoan chỉ là cái cớ.
Bắt đầu từ ngày 2/5, Trung Quốc đưa giàn khoan nước sâu có tên là Hải Dương Thạch Du 981 (gọi tắt là HD-981) di chuyển và chuẩn bị hạ đặt, khoan thăm dò trái phép trong vùng biển thuộc Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Vị trí của HD-981 ở phía Nam đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) khoảng 17 hải lý (30km), cách đảo Lý Sơn về phía Đông khoảng 180 hải lý. Độ sâu trung bình của vùng biển này vào khoảng 1.000m và độ sâu của khu vực giàn HD-981 hạ đặt khoảng 1.100m.
Về tiềm năng dầu khí tại khu vực này, ông Đỗ Văn Hậu Tổng giám đốc Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam cho biết, tại khu vực lô 142, 143 nơi giàn khoan của Trung Quốc đang hạ đặt trái phép, chưa hề có phát hiện thương mại nào để khai thác dầu khí. Đây là lần đầu tiên ở khu vực này có khoan dầu khí. Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam đã tiến hành nhiều đợt khảo sát tại khu vực này nhưng chưa khoan vì chưa đủ thiết bị để tiến hành.
Chúng tôi tin rằng việc khoan thăm dò là một chuyện còn khai thác khó khăn hơn rất nhiều. Vì để khai thác dầu khí, cần xây dựng rất nhiều công trình cố định, thực hiện rất nhiều các hoạt động dầu khí như thăm dò thêm, thẩm lượng, xây dựng các công trình trên biển để có thể khai thác được dầu, đòi hỏi một chương trình đầu tư tốn kém, đặc biệt khó khăn. Chúng tôi không tin rằng trong một tương lai gần có thể khai thác dầu khí tại khu vực này, ông Đỗ Văn Hậu khẳng định.
Trên thực tế, có thể nói Trung Quốc biết khá rõ sự khó khăn này nhưng họ vẫn quyết tâm kéo giàn khoan HD-981 xâm phạm vùng biển Việt Nam bởi mục tiêu của họ là để phục vụ cho một mưu đồ sâu xa và thâm hiểm hơn đó là tạo ra một sự cố chủ quyền.
Barry Sautman, chuyên gia về chính trị Trung Quốc tại đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong cho rằng, Trung Quốc đang cố gắng làm một cái gì đó để giữ cho những tuyên bố chủ quyền của họ đối với Biển Đông và cả đối với quần đảo trên Hoa Đông được sống.
Theo luật quốc tế, tất cả các nước có tranh chấp lãnh thổ phải định kỳ làm điều gì đó nhằm chứng tỏ họ có lợi ích thiết thực trong vùng lãnh thổ họ đang tuyên bố chủ quyền, vị chuyên gia này giải thích.
Giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc.
Theo phân tích của các chuyên gia thuộc Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Mỹ, ý đồ đầu tiên của Trung Quốc trong vụ đưa giàn khoan HD-981 vào vùng biển của Việt Nam là để phản ứng lại với chuyến thăm châu Á của Tổng thống Mỹ Barack Obama, đồng thời thăm dò thái độ cụ thể của ASEAN và thái độ của Việt Nam trong lúc tình hình thế giới đang có rất nhiều xáo trộn và biến động.
Ý đồ thứ hai của Trung Quốc là một bước tiến mới trong quá trình hiện thực hóa tham vọng độc chiếm Biển Đông. Theo phân tích của Tiến sỹ Trần Công Trục Nguyên trưởng ban Biên giới của Chính phủ, đây là một cái bẫy mà Trung Quốc muốn giăng ra để họ đạt được yêu sách lớn nhất mà họ không bao giờ từ bỏ đó là đường biên giới chữ U tức đường lưỡi bò. Trung Quốc ngang ngược tuyên bố việc hạ đặt HD-981 là hợp pháp vì họ lấy đảo Tri Tôn của quần đảo Hoàng Sa làm cơ sở để tính ra các vùng biển mà họ nói là thuộc vùng đặc quyền kinh tế của quần đảo này.
Tuy nhiên, đây không phải là quốc gia quần đảo, và không có một quy định nào cho phép Trung Quốc quy định đường cơ sở bao quanh quần đảo. Thực tế, Tri Tôn là hòn đảo không có đời sống kinh tế riêng, không thích hợp với đời sống con người nên không có vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa mà chỉ có lãnh hải 12 hải lý.
Việc đưa HD-981 là Trung Quốc muốn nhân đây biến một vùng biển từ không có tranh chấp thành có tranh chấp và từ đó dần dần mở rộng sang các vùng khác để hiện thực hóa mưu đồ chiếm đoạt phần lớn diện tích Biển Đông.
Biển Đông và "sinh mệnh" của Trung Quốc.
Theo phân tích của các chuyên gia địa chính trị quốc tế, Biển Đông đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sinh mệnh và tương lai của Trung Quốc. Chính vì điều này mà Trung Quốc quyết tâm bất chấp mọi thủ đoạn, bất chấp lý lẽ và luật pháp quốc tế để thực hiện âm mưu độc chiếm Biển Đông.
Có một thực tế rõ ràng là tuy Trung Quốc có đường bờ biển dài nhưng tất cả các yếu hầu giao thông trên biển để Trung Quốc đi ra bên ngoài về hướng Bắc, Nam và Đông đều không nằm trong sự kiểm soát của Trung Quốc.
Nhân dân Việt Nam sẽ không bao giờ để mất biển, mất đảo.
Tại Thái Bình Dương, tuyến đảo thứ nhất do Mỹ thiết lập giống như một chiếc rào chắn kiên cố, ngăn cản mọi nỗ lực tiến ra biển lớn của nước này. Ở hướng Bắc, ngoài biển Hoa Đông và Hoàng Hải là 4 hòn đảo chính của Nhật Bản (Hokkaido, Honsu, Shikoku, Kyushu), quần đảo Điếu Ngư/Senkaku cũng nằm dưới sự kiểm soát thực tế của Nhật Bản. Ở hướng Đông, từ khu vực biển phía Đông của Đài Loan có thể trực tiếp tiến vào Thái Bình Dương nhưng cửa đi ra biển ở hướng này còn gặp nhiều khó khăn hơn.
Về hướng Nam, vị trí chiến lược của quần đảo Trường Sa của Việt Nam rất quan trọng. Biển Đông hiện nay đang nằm trong sự vùng chủ quyền và kiểm soát của một số nước Đông Nam Á. Khi xảy ra chiến tranh, cửa biển này sẽ trở thành cửa sinh tử của chiến lược phong tỏa và chống phong tỏa, bao vây và chống bao vây. Nếu mất Biển Đông, Trung Quốc sẽ mất quyền kiểm soát đối với tuyến đường sinh mệnh ra biển rất dài và tuyến quốc phòng của Trung Quốc cũng bị thu hẹp về đảo Hải Nam, con đường ra biển của toàn bộ khu vực miền Nam Trung Quốc sẽ bị chặn đứng.
Chính vì Biển Đông có vai trò vô cùng quan trọng như vậy nên Trung Quốc đã bằng mọi thủ đoạn tìm cách khống chế vùng biển này. Nếu thành công, chiều sâu phòng ngự của quân đội Trung Quốc sẽ được tăng lên đáng kể. Chiều sâu chiến lược quý báu này không những làm tăng không gian xoay xở của lực lượng không quân, hải quân Trung Quốc mà còn có ý nghĩa nổi bật đối với các hành động yểm trợ lực lượng mặt đất, chống lại sự tấn công bằng đường không chiến lược của cường địch.
Nhưng cưỡng chiếm biển đảo của Việt Nam là nhiệm vụ bất khả thi.
Lương Minh.
|
Hoành tráng khai mạc hội thao Không quân Nga Aviadart 2017 | Cuộc hội thao của Không quân Nga Aviadart 2017 đã chính thức được khai mạc tại tỉnh Voronezh, Nga hôm 19/6 vừa qua. | Thế giới | Hội thao hàng không Aviadart năm 2017 đã được chính thức khai mạc từ hôm 19/6 vừa qua tại tỉnh Vorenezh, Nga. Tham gia buổi lễ khai mác có sự góp mặt của rất nhiều các máy bay hiện đại của không quân Nga. Nguồn ảnh: Bazeqeg.
Một cuộc diễu binh quy mô nhỏ đã được tổ chức trong buổi lễ khai mạc cuộc hội thao hàng không năm nay.. Nguồn ảnh: Bazeqeg.
Những tiết mục văn nghệ với sự xuất hiện của hình ảnh người lính trong trang phục Hồng Quân mở đầu cho lễ khai mạc. Nguồn ảnh: Bazeqeg.
Lực lượng tham gia lễ duyệt binh khai mạc bao gồm những học viên, sỹ quan và binh lính đang phục vụ trong lực lượng không quân Nga. Nguồn ảnh: Bazeqeg.
Các máy bay tham gia màn trình diễn Aviadart 2017 xuất hiện. Có thể coi Aviadraft là một cuộc hội thao của toàn lực lượng Không quân trên khắp nước Nga. đây là nơi quy tụ những phi công giỏi nhất với nững màn trình diễn nguy hiểm nhất. Nguồn ảnh: Bazeqeg.
Dự kiến năm nay phía Nga có khoảng 100 máy bay tham dự hội thao Aviadart, ngay từ hôm đầu tiên, đã có hàng vạn khán giả trên khắp cả nước Nga cũng như trên thế giới đổ về Voronezh để tham gia buổi lễ khai mạc và theo dõi những màn trình diễn đầu tiên trong năm nay. Nguồn ảnh: Bazeqeg.
Một chiếc máy bay vận tải Il-76 được Nga cải biên lại thành máy bay cứu hỏa trong một màn trình diễn. Loại máy bay này có thể chở theo được tối đa 42 tấn nước và được mệnh danh là "quả bom nước". Nguồn ảnh: Bazeqeg.
Hai chiếc máy bay Su-34 và chiếc máy bay tiếp liệu Il-78 cùng thực hiện màn tiếp nhiên liệu trên không cho một lúc cả hai máy bay. Với tốc độ lên tới vài trăm km/h, khoảng cách chỉ cách nhau vài chục mét, bất cứ sau sót nào của các phi công khi tiếp liệu trên không đều có thể dẫn đến những hậu quả rất đắt do những pha tai nạn dây chuyền. Nguồn ảnh: Bazeqeg.
Đội bay Những Hiệp sỹ Nga và màn trình diễn quen thuộc nhưng cũng không kém phần hấp dẫn của họ trên không. Nguồn ảnh: Bazeqeg.
Những trực thăng chiến đấu Mi-28 hiện đại bậc nhất của Không quân Nga tham dự buổi lễ khai mạc Aviadart 2017 với màn bay theo đội hình. Nguồn ảnh: Bazeqeg.
Trực thăng vận tải Mi-17 thực hiện màn đổ quân từ trên không. Mi-17 hiện được coi là loại trực thăng vận tải tốt nhất của Nga với sự ổn định rất cao và khả năng đổ quân tuyệt vời. Nguồn ảnh: Bazeqeg.
Một chiếc máy bay huấn luyện "hết đát" được mang ra làm mục tiêu cho những màn trình diễn tấn công trong Aviadart năm nay. Có hàng trăm chiếc máy bay tương tự cùng được mang ra "thế mạng" kiểu này hàng năm. Nguồn ảnh: Bazeqeg.
|
Tranh luận Clinton-Trump: ông Donnald thua cả ba keo | Theo kết quả thăm dò ngay sau tranh luận của CNN/ORC, ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ Hillary Clinton thắng đối thủ Donald Trump với tỷ số 52% trên 39%. | Thế giới | Kết quả thăm dò ngay sau tranh luận của CNN/ORC cho thấy ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ Hillary Clinton thắng đối thủ Donald Trump với tỷ số 52% trên 39%. Như vậy là ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa Donald Trump thua cả ba cuộc tranh luận tổng thống trực tiếp.
Theo CNN, việc ứng viên tổng thống Donald Trump từ chối cam kết chấp nhận kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày 8/11 tới có thể là một khoảng khắc đáng chú ý trong cuộc đua vào Nhà Trắng.
Đây là một cái kết gây tranh cãi trong cuộc tranh luận tổng thống lần thứ ba và cũng là lần cuối cùng giữa hai ứng viên Donald Trump và Hillary Clinton.
Trong cuộc tranh luận này, ông Donald Trump đã tỏ ra tự kiềm chế bất ngờ khi tranh luận với bà Hillary Clinton về các vấn đề như Tòa án Tối cao, sửa đổi hiến pháp và quyền sử dụng súng.
Đúng 8 giờ sáng ngày 20/10 (giờ Việt Nam) tại Đại học Nevada ở Las Vegas, cặp ứng cử viên Clinton-Trump đã bước vào cuộc tranh luận trực tiếp lần thứ ba.
Cuộc tranh luận trực tiếp Hillary Clinton-Donald Trump lần thứ ba tại Đại học Nevada ở thành phố Las Vegas. Ảnh Reuters.
Người điều phối cuộc tranh luận lần này là nhà báo Chris Wallace của đài Fox News. Fox News vốn có xu hướng thân đảng Cộng hòa, vì vậy, ông Trump lần này sẽ khó có cơ hội chỉ trích người điều phối thiên vị bà Hillary như những lần tranh luận trước.
Cuộc tranh luận cuối cùng giữa bà Clinton và ông Trump tập trung vào các vấn đề kinh tế, di cư, tư pháp, nợ công, những điểm nóng ở nước ngoài và tiêu chuẩn Tổng thống Mỹ.
Bước vào cuộc tranh luận, hai ứng viên tổng thống Hillary Clinton và Donald Trump chào hỏi nhau nhưng không bắt tay.
Về vấn đề sở hữu súng đạn.
Ứng viên Donald Trump nói Tòa án tối cao cần ủng hộ Sửa đổi hiến pháp thứ 2 quy định về quyền tự do sở hữu súng của người dân. Donald Trump nói ông sẽ đề cử những thẩm phán có xu hướng bảo thủ, là những học giả xuất chúng để bảo vệ quyền sở hữu súng và diễn giải hiến pháp đúng với ý đồ của những người sáng lập ra. Đáp lại, bà Clinton tái khẳng định bà ủng hộ Sửa đổi thứ 2 của Hiến pháp Mỹ về việc sở hữu súng. Nhưng bà cũng nói về hàng chục nghìn người chết ở Mỹ mỗi năm vì súng và nước Mỹ cần kiểm tra kỹ hơn về người mua súng.
Quyền phá thai của phụ nữ.
Về quyền phá thai của phụ nữ, bà Hillary Clinton phản đối việc Tòa án tối cao bác bỏ quyền này, cho rằng đây là một trong những quyết định khó khăn nhất của một người phụ nữ và không nên ngăn họ thực hiện quyền của mình.
Trong khi đó, ông Donald Trump thì cho rằng nếu Tòa án tối cao bác bỏ quyền này thì quyền quyết định thuộc về mỗi bang. Ông Trump chỉ trích luận điểm của bà Hillary đồng nghĩa với việc người ta có thể "lôi đứa trẻ ra khỏi bụng mẹ khi thai đã 9 tháng" và việc đó là không thể chấp nhận được.
Về vấn đề nhập cư.
Về chủ đề nhập cư, ứng viên tổng thống Donald Trump nói: "Chúng ta cần một biên giới vững mạnh hơn. Hillary muốn mở cửa biên giới và đón hàng chục nghìn người tị nạn. Cử tri ở North Hampshire mà tôi gặp hôm qua đều nói rằng các chính sách của ông Obama và bà Clinton mang lại nhiều rắc rối". Ông nói thêm: "Tôi muốn xây dựng bức tường, củng cố biên giới".
Ông Trump một lần nữa tái khẳng định những người tị nạn Syria ở Mỹ có thiên hướng trung thành với ISIL (Nhà nước Hồi giáo IS).
Đáp lại, bà Hillary Clinton nói rằng bà sẽ cải cách vấn đề người nhập cư và nói: "Tôi ủng hộ thắt chặt an ninh biên giới nhưng nó hoàn toàn khác với những điều mà ông Trump đề xuất".
Quan điểm về nước Nga.
Ứng viên tổng thống Hillary Clinton cáo buộc chính phủ Nga tấn công mạng, tài khoản email người Mỹ và cung cấp các thông tin họ lấy được cho WikiLeaks. Bà tuyên bố: "Cuộc tấn công mạng của chính phủ Nga được ra lệnh từ cấp cao, cụ thể là ông Putin".
Bà Hillary Clinton cũng chỉ trích quan điểm của ông Donald Trump với nước Nga. Bà Clinton cáo buộc: "Tổng thống Putin muốn một con con rối làm tổng thống Mỹ".
Ngay lập tức, ông Trump đáp trả: "Không phải tôi. Bà mới là con rối". Ông to tiếng: "Putin giỏi hơn cả bà lẫn Obama, mọi mặt". Ông Trump nói bà Clinton không thích Tổng thống Putin "vì ông ta thông minh hơn trong mọi bước đi, như ở Syria".
Về vấn đề kinh tế.
Ông Trump cáo buộc bà Clinton sẽ tăng thuế gấp đôi, trong khi ông sẽ cắt giảm thuế. Ông nói một cách đầy nhiệt huyết về việc ông sẽ thương lượng lại Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA) như thế nào và sẽ từ bỏ hiệp ước này, nếu không thương lượng thành công.
Đây là lần đầu tiên trong chiến dịch vận động bầu cử, ông Trump ăn nói lưu loát và có chừng mực. Chính điều này đã giúp ông công kích bà Clinton hiệu quả hơn. Ông nói thẳng với bà Clinton: Có một điểm bà hơn tôi và đó là kinh nghiệm. Nhưng đó là kinh nghiệm xấu. Vấn đề ở chỗ bà chỉ có nói suông, chứ không làm được việc gì.
Về hành động sàm sỡ với phụ nữ.
Donald Trump bác bỏ 9 cáo buộc xâm hại tình dục chống lại ông trong cuộc tranh luận tổng thống lần thứ ba, tuyên bố rằng những cáo buộc nói trên là bịa đặt đến mức ông cảm thấy không cần thiết phải xin lỗi vợ. Cử tọa cười ồ lên, khi nghe ông Trum nói: Không có ai tôn trọng phụ nữ như tôi.
Ông Trump cũng nói rằng không được để cho bà Hillary Clinton làm tổng thống Mỹ.
Khi được hỏi: Liệu ông có chấp nhận nếu bị thất cử?, theo Reuters, ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa Donald Trump nói rằng ông có thể bác bỏ kết quả bầu cử tổng thống Mỹ ngày 8/11, nếu ông bị thất cử. Donald Trump nói ông sẽ dành thời gian để xem xét liệu kết quả bầu cử có hợp pháp hay không.
Cuộc tranh luận tổng thống Clinton-Trump lần cuối cùng đã kết thúc với việc hai ứng viên không chịu bắt tay nhau.
|