title
stringlengths 2
214
| summary
stringlengths 1
2k
⌀ | category
stringclasses 5
values | content
stringlengths 4
32.6k
|
---|---|---|---|
Mỹ đưa ra cảnh báo an ninh đối với công dân tại Thổ Nhĩ Kỳ | Đại sứ quán Mỹ tại Ankara đã đưa ra cảnh báo an ninh đối với công dân nước này tại hai thành phố Istanbul và Antalya của Thổ Nhĩ Kỳ. | Thế giới | Một cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ tại hiện trường một vụ nổ trên phố đi bộ Istiklal ở Istanbul. (Nguồn: AFP).
Ngày 9/4,
Tuyên bố trên website của Đại sứ quán Mỹ nêu rõ muốn thông báo với các công dân Mỹ về những mối đe dọa nhằm vào các khu du lịch, đặc biệt là các quảng trường và bến tàu tại thành phố trên. Cơ quan này hối thúc công dân Mỹ cẩn trọng nếu đang ở xung quanh khu vực trên và theo dõi truyền thông địa phương.
Trước đó, Đại sứ quán Mỹ cũng đưa ra cảnh báo tương tự chỉ vài ngày trước khi xảy ra vụ đánh bom nhằm vào thủ đô Ankara vào tháng Ba vừa qua.
Trong tháng này, thành phố Istanbul sẽ đăng cai hội nghị Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) lần thứ 13. Trong khi đó, Triển lãm Làm vườn 2016 sẽ được tổ chức thành phố Antalya từ ngày 23/4-30/10./.
|
Ai là người quyết định Mỹ rút khỏi UNESCO? | Ngày 12.10, Mỹ tuyên bố rút khỏi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc (UNESCO) nhằm phản đối 'hành động thiên vị chống lại Israel' và sự cần thiết phải 'cải cách cơ bản' tại tổ chức này. | Thế giới | Trụ sở của tổ chức UNESCO tại Paris, Pháp. Ảnh: Reuters.
Việc Mỹ rút khỏi UNESCO sẽ có hiệu lực vào ngày 31.12.2018. Sau khi rút khỏi tổ chức, Mỹ sẽ đóng vai trò quan sát viên của tổ chức.
Theo VOA, các quan chức Mỹ giấu tên cho biết, Ngoại trưởng Rex Tillerson là người đưa ra quyết định. Theo các quan chức này, Mỹ đang tức giận đối với các nghị quyết của UNESCO bác bỏ mối liên kết của người Do Thái với các thánh địa và quyền của Israel ở Jerusalem.
Mỹ ngừng tài trợ sau khi UNESCO kết nạp Palestine làm thành viên năm 2011. Tuy nhiên, Mỹ tiếp tục duy trì văn phòng tại trụ sở chính của tổ chức ở Paris. Và khoản đóng góp theo cam kết 80 triệu USD mỗi năm của Washington cho UNESCO tới nay đã lên tới khoảng 550 triệu USD.
Vài giờ sau quyết định của Mỹ , Thủ tướng Benjamin Netanyahu cũng tuyên bố Israel cũng rút khỏi tổ chức UNESCO đồng thời gọi động thái mới của Mỹ là quyết định "dũng cảm và có đạo đức".
Thông báo này được đưa ra khi tổ chức chuyên môn của Liên Hợp Quốc đang lựa chọn một Tổng giám đốc mới. Người đứng đầu UNESCO hiện tại, bà Irina Bokova người Bulgaria đã bày tỏ lấy làm tiếc khi Mỹ rút khỏi "gia đình Liên hợp quốc".
Đây không phải là lần đầu tiên Mỹ rút khỏi UNESCO. Trong những năm 1980, Mỹ rút khỏi cơ quan chuyên môn này của Liên Hợp Quốc và vừa tham gia lại năm 2002.
HL.
|
3 quan chức cấp cao bóng đá bị điều tra | (TNO) Có ba vị Chủ tịch Liên đoàn bóng đá của ba quốc gia bị 'sờ gáy' do có dấu hiệu tham nhũng trong việc giúp Nga và Qatar chiến thắng ở cuộc bỏ phiếu trong cuộc chạy đua giành quyền đăng cai World Cup 2018 và 2022. | Thế giới | >> Chủ tịch FIFA 'trốn' FBI.
>> UEFA dọa rời bỏ FIFA.
>> FIFA lại bị tố trong các cuộc chạy đua đăng cai World Cup.
>> Sinh viên biểu tình đòi 'tống cổ' Chủ tịch FIFA Sepp Blatter.
>> Thêm một quan chức cỡ bự bị FIFA trừng trị.
Từ trái sang: ông Llona, d'Hooghe và Makudi - Ảnh: AFP.
Dẫn một nguồn tin từ FIFA, tờ Telegraph (Anh) và Die Welt (Đức) cho biết những quan chức bị Ủy ban Đạo đức FIFA điều tra gồm: Chủ tịch Liên đoàn bóng đá (LĐBĐ) Tây Ban Nha Angel Maria Villar Llona, Chủ tịch LĐBĐ Bỉ Michelo d'Hooghe và Chủ tịch LĐBĐ Thái Lan Worawi Makudi.
Trước thông tin trên, người phát ngôn của FIFA Delia Fischer không nói gì thêm vì "đó là công việc của một ủy ban đạo đức độc lập".
Người Nga háo hức chờ World Cup 2018 diễn ra tại nước mình - Ảnh: AFP.
Thông tin trên được đưa ra chỉ 1 tuần sau khi FIFA công bố bản báo cáo tóm tắt về nghi án Qatar và Nga hối lộ các thành viên bỏ phiếu để giành quyền đăng cai World Cup 2022 và 2018. Bản báo cáo dài 42 trang được công bố bởi FIFA sau đó nhận nhiều hoài nghi bởi bị cho là ém các bằng chứng cho thấy 2 quốc gia trên, đặc biệt là Qatar đã dùng tiền để mua quyền đăng cai ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh.
Đơn giản bởi, bản báo cáo điều tra chi tiết do cựu công tố viên Mỹ Michael Garcia dài đến 430 trang và chứa những lời khai của nhiều nhân chứng từng là người trong cuộc của ủy ban đấu thầu đăng cai thuộc Qatar và Nga. Ông Garcia cũng tuyên bố sẽ làm đơn khiếu nại hình sự đối với một số quan chức đã cố tình làm trái hoặc che đậy thông tin mờ ám trong cuộc đua giành quyền đăng cai World Cup 2018 và 2022.
Qatar nhận quyền đăng cai World Cup 2022 từ tay Chủ tịch FIFA Sepp Blatter (phải) - Ảnh: AFP.
Theo 2 tờ báo trên, ông Llona bị điều tra vì từ chối cung cấp thông tin cho người phụ trách điều tra là Garcia, còn ông Makudi bị nghi làm trái khi có liên quan đến một thỏa thuận khí đốt giữa Thái Lan Và Qatar ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu giành quyền đăng cai 2 sự kiện nói trên.
Tờ Telegraph cho biết ông d'Hooghe đạt được cam kết cho một phi vụ tiền bạc với Nga, còn con trai ông được Qatar đảm bảo một suất làm bác sĩ tại quốc gia châu Á sau khi đồng ý bỏ phiếu giúp 2 quốc gia trên giành chiến thắng.
Nguyên Khoa.
|
11 quốc gia nguy hiểm nhất thế giới dành cho du khách năm 2018 | Du lịch luôn đi kèm với rủi ro, một số quốc gia tự hào có những điểm đến hấp dẫn với du khách nhưng đồng thời các điều kiện an toàn cá nhân lại rất bấp bênh. | Thế giới | Colombia: Các cuộc biểu tình và phản đối diễn ra thường xuyên ở Colombia, Bộ Ngoại giao đất nước cũng khuyên du khách tới đây nên thận trọng vì tội phạm và khủng bố. Các cuộc thanh trừng, giết người, cướp có vũ trang, tống tiền, bắt cóc đòi tiền chuộc diễn ra ở đây với tuần suất dày đặc. Quốc gia Nam Mỹ nổi tiếng với với tỷ lệ tội phạm cao và các cuộc thanh toán băng đảng được xếp hạng quốc gia nguy hiểm nhất dành cho du khách năm 2018. Ảnh: Pinterest.
Yemen (Tây Á): Du khách được khuyên không nên tới Yemen do xung đột quân sự, khủng bố, cùng những bất ổn dân sự tiềm ẩn. Các nhóm nổi dậy thường nhắm mục tiêu bắt cóc vào các du khách nước ngoài, đặc biệt là công dân Mỹ. Ngoài ra nước này còn có tỷ lệ cao các nhóm khủng bố cực đoan hoạt động như Al Qaeda, với các vụ đánh bom và sả súng diễn ra thường xuyên vào các khu dân cư. Ảnh: Epicdash.
El Salvador (Trung Mỹ): Đứng thứ 3 trong danh sách các quốc gia nguy hiểm nhất với du khách là El Salvador, đất nước có tỷ lệ giết người cao nhất thế giới. Có rất nhiều băng nhóm bạo lực hoạt động tại đây, chủ yếu là buôn bán ma túy, buôn vũ khí và tống tiền. Tình hình an ninh tệ đến mức Tổ chức hòa bình đã phải dừng hết các hoạt động của họ tại đất nước này. Ảnh: Nairaland.
Pakistan: Vấn đề chính của Pakistan nằm ở những xung đột tôn giáo trong nhiều năm qua, kéo theo đó là tình trạng bạo lực và khủng bố leo thang. Chính phủ nước này cũng cấm du khách tới một số khu vực nhất định và hạn chế nhiều quyền tự do ngôn luận. Ảnh: Thedailybeast.
Nigeria: 2 nhóm cực đoan chính hoạt động ở Nigeria là Nhà nước hồi giáo Tây Phi là Boko Haram là thủ phạm chính của nạn bạo lực trong nước. Chúng thường nhắm vào các khu dân cư đông đúc để tấn công, cướp có vũ trang, khủng bố, bắt cóc, hiếp dâm... Không bất ngờ khi Nigeria được xếp hạng nhất trong danh sách quốc gia nguy hiểm nhất để lái xe trên thế giới. Ảnh: Dailypostnigeria.
Venezuela: Đất nước sản sinh ra rất nhiều hoa hậu thế giới này trở thành một địa điểm nguy hiểm với du khách trong vài năm gần đây, chủ yếu do tình trạng kiệt quệ kinh tế. Tình trạng thiếu lương thực, nước uống, thuốc men, điện và các nhu yếu phẩm cơ bản khiến bạo lực và cướp bóc tràn lan, cùng với các kiểu biểu tình liên miên không dứt. Chính quyền nơi đây cũng nhiều lần đưa ra các lời cảnh báo về sự nguy hiểm với các du khách. Ảnh: Fox News.
Ai Cập: Thật khó tin khi đất nước với những kim tự tháp nghìn năm lại đứng thứ 7 trong danh sách. Tình trạng bạo lực ở Ai Cập diễn ra ngày một nhiều do các tổ chức cực đoan, và cả Nhà nước Hồi Giáo tự xưng IS. Chúng gây ra mối đe dọa nghiêm trọng tới các điểm du lịch công cộng, bán đảo Sinai, sa mạc phía Tây và cả khu biên giới Ai Cập. Ảnh: Abc.
Kenya: Kenya nằm trong danh sách những đất nước thu hút du khách bởi cảnh quan thiên nhiên và động vật hoang dã, tuy nhiên đi kèm với đó là sự nguy hiểm có thể tới bất cứ lúc nào rình rập. Các mối đe dọa tấn công khủng bố rất cao ở thủ đô Nairobi cùng với cướp có vũ trang và bắt cóc có thể xảy ra bất kỳ nơi đâu trên đất nước. Ảnh: Politico.
Honduras: Quốc gia xinh đẹp ở Trung Mỹ này luôn nổi tiếng với nạn bạo lực và nguy hiểm. Giết người, cướp có vũ trang, tống tiền, tội phạm đường phố, buôn vũ khí và buôn người đang ngày càng lan rộng. Thành phố San Pedro Sula của Honduras giữ kỷ lục về tỷ lệ giết người cao nhất hành tinh, 169/100.000 người. Trung bình mỗi ngày ở thành phố này có 3 người bị giết. Ảnh: Boston.
Philippines: Đất nước vạn đảo xinh đẹp và là đối thủ của đội tuyển Việt Nam ở bán kết AFF Cup hiện đứng thứ 11 trong danh sách này. Philippines có tỷ lệ tội phạm rất cao, các vụ tấn công, cướp giật diễn ra thường xuyên ở những khu đô thị. Một số nhóm phiến quân còn tấn công và bắt cóc các du khách để đòi tiền chuộc. Quần đảo Sulu và thành phố Marawi nổi tiếng với các băng nhóm sản xuất và phân phối methamphetamine (đá). Ảnh: Pinterest.
Lebanon: Nạn bạo lực và các cuộc tấn công khủng bố đang diễn biến phức tạp ở Lebanon, đặc biệt là các khu vực gần biên giới với Siria và Israel. Các nhóm hồi giáo cực đoan hoạt động rất táo bạo ở Lebanon như Hezbolla và Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS, khiến tình hình an ninh tại đây gần như không thể kiểm soát được.
Lặn biển ngắm cá mập voi ở Oslob, Philippines Trải nghiệm ngắm cá mập voi ở vùng biển Oslob hấp dẫn rất nhiều du khách đến đây mỗi năm.
An Ngọc (TH).
|
Trung Quốc cân nhắc đối thoại song phương cấp cao với Nhật Bản | (HNMO) – Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tin rằng, đối thoại song phương với Nhật Bản là quan trọng và ông đang cân nhắc một cách nghiêm túc khả năng này. | Thế giới | Ông Tập đã đưa ra nhận xét trên trong một cuộc gặp ở Bắc Kinh ngày hôm nay, 25/1, với ông Natsuo Yamaguchi, lãnh đạo của Đảng Komeito mới của Nhật Bản. Ông Yamaguchi là thành viên cấp cao đầu tiên trong chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe gặp gỡ với ông Tập C ận Bình. Ng ười đứng đầu Trung Quốc cũng cho biết thêm, việc thu xếp một cuộc gặp như vậy cũng là rất quan trọng.
Ông Yamaguchi đã trao cho ông Tập C ận Bình lá thư của Th ủ tướng Shinzo Abe, đồng thời khẳng định chuyến thăm của m ình sẽ là bước đầu tiên của quá trình thúc đẩy mối quan hệ song phương giữa hai nước.
Ông Tập Cận Bình.
Ch ủ tịch Trung Quốc Tập C ận Bình cho biết, ông đánh giá cao ông Abe đã hành động tích cực nhằm cải thiện các mối quan hệ song phương khi ông là thủ tướng trước đây. Ông cũng bày tỏ hi vọng rằng, ông Abe sẽ đóng góp vào việc thúc đẩy các mối quan hệ.
Ông Tập C ận Bình cũng đề cập tới vấn đề quần đảo tranh chấp Senkaku. Theo ông, trong khi lập trường của Nhật Bản và Trung Quốc về vấn đề này còn khác biệt, cách giải quyết vấn đề thông qua đối thoại là quan trọng.
Sau cuộc gặp với ng ười đứng đầu Trung Quốc , ông Yamaguchi cho các phóng viên biết, nhận xét của ông Tập C ận Bình về đối thoại cấp cao phản ánh ý định của Trung Quốc trong việc cải thiện quan hệ.
|
Scotland dính líu vào những chuyến bay dẫn độ của CIA | Cảnh sát Scotland tuyên bố bằng chứng cho thấy một chiếc máy bay của Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) hạ cánh ở thành phố Glasgow nước này sau khi chở Khalid Sheikh Mohammed - kẻ bị cáo buộc là chủ mưu của vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 ở Mỹ - đến một nhà tù tra tấn bí mật trên đất Ba Lan. Các thám tử Scotland cũng tiết lộ 5 điểm hạ cánh khác ở nước này mà các nhà nghiên cứu nghi ngờ chúng là một phần trong "chương trình dẫn độ" di chuyển các nghi can khủng bố giữa các nhà tù bí mật và các địa điểm tra tấn của CIA. | Thế giới | Chương trình dẫn độ bao gồm hàng loạt các chuyến bay của CIA, thường rời khỏi nước Mỹ, di chuyển các nghi can khủng bố từ một nhà tù ở nước ngoài đến một địa diểm khác rồi sau đó quay trở lại nước Mỹ.
Nhờ nguồn hơn 11.000 thông tin thô từ nhóm gọi là Rendition Project (tạm dịch: Dự án Dẫn độ), các nhà nghiên cứu báo cáo 6 điểm dừng của những chiếc máy bay CIA bao gồm 4 điểm ở Prestwick (nơi có sân bay quốc tế) và 2 điểm ở Glasgow.
Các chuyên gia nghi ngờ có lẽ còn có thêm hàng trăm chuyến bay nữa của CIA trong chương trình dẫn độ bí mật hạ cánh xuống các sân bay khắp Scotland.
Khalid Mohammed - người được coi là "chuyên gia chiến lược" của Al-Qaeda đã lập kế hoạch tấn công khủng bố nước Mỹ ngày 11/9/2001 - bị bắt giữ ở Pakistan vào ngày 1/3/2003 và sau đó bị đưa về tạm giam trong căn cứ không quân Mỹ tại Bagram, Afghanistan. Ngay ngày hôm sau, một chiếc máy bay của CIA cất cánh từ sân bay Dulles ở Washington bay qua 2 thành phố Prague (Cộng hòa Séc) và Tashkent (Uzbekistan) để đến Bagram.
Các chuyên gia nghi ngờ chiếc máy bay này chở Khalid Mohammed đến một nhà tù bí mật của CIA ở Ba Lan. Sau khi bàn giao Mohammed ở Ba Lan, chiếc máy bay quay trở về Prague và sau đó bay đến thành phố Glasgow của Scotland vào ngày 8/3/2003, tạm dừng chân 24 giờ trước khi bay về Washington.
Dự án Dẫn độ cũng nghi ngờ một "chuyên gia chiến lược khác" của Al-Qaeda là Ramzi bin al Shibh người Yemen - bị dẫn độ từ Morocco đến Ba Lan bằng chính chiếc máy bay CIA từng chở Mohammed. Các thám tử thuộc Đội Điều tra khủng bố và Tội phạm nghiêm trọng ở Glasgow, cung cấp bằng chứng cho thấy có sự dính líu của chính quyền Scotland trong các chuyến bay dẫn độ của CIA đồng thời tuyên bố họ có một số nhân chứng tiềm năng.
Một cuộc điều tra được tiến hành trong 2 năm 2007 - 2008 chưa tìm thấy bằng chứng thuyết phục cho nên năm 2013, Frank Mulholland QC - người đứng đầu hệ thống tòa án hình sự Scotland - yêu cầu cảnh sát mở lại cuộc điều tra.
Lúc đó, Mulholland nhấn mạnh: "Không có chỗ cho sự lưỡng lự. Tôi tin tưởng cảnh sát sẽ tiến hành cuộc điều tra đến nơi đến chốn. Việc sử dụng biện pháp tra tấn là không thể bỏ qua. Điều đó đi ngược lại luật pháp quốc tế và luật pháp Scotland".
Theo yêu cầu của Mulholland, các thám tử tìm kiếm bằng chứng được thu thập bởi Dự án Dẫn độ - dưới sự lãnh đạo của 2 giáo sư người Anh Sam Raphael, thuộc Đại học Kingston và Ruth Blakeley, giáo sư Đại học Kent. Hai ông này cho biết, họ có thông tin chi tiết về các điểm đỗ máy bay của CIA ở Scotland và tin rằng hàng trăm chiếc máy bay liên quan đến dẫn độ hạ cánh xuống nước này giữa 2 năm 2001 và 2006.
Các chuyến bay CIA được cho là sử dụng sân bay ở các thành phố Prestwick, Glasgow, Edinburgh, Wick, Inverness, Aberdeen, Dundee và căn cứ không quân RAF Leuchars ở Anh. Hai giáo sư Raphael và Blakeley tin rằng có 83 chuyến bay của CIA hạ cánh xuống Scotland trên đường bay đến hay bay từ các quốc gia liên quan đến các nhà tù bí mật của tình báo Mỹ như là: Afghanistan, Algeria, Ai Cập, Georgia, Iraq, Jordan, Libya, Morocco, Pakistan, Ba Lan, Romania, Thái Lan, Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE), Uzbekistan và Yemen.
Theo Dự án Dẫn độ, các chuyến bay của CIA có thể chở tù hoặc các nhà điều tra của tình báo Mỹ. Raphael và Blakeley còn cho biết, một chiếc máy bay CIA mang số hiệu N379P cũng được gọi là Guantanamo Express do nó thường chở tù nhân đến nhà tù Guantanamo ở Cuba.
Các nhà điều tra tin rằng N379P hạ cánh tại Prestwick vào tháng 12/2001 sau khi chở 2 nghi can khủng bố người Ai Cập - Mohammed el-Zery và Ahmed Agiza - từ Thụy Điển đến một địa điểm tra tấn ở thủ đô Cairo của Ai Cập. Hiện 2 người đã được tự do sau 10 tháng bị nhân viên CIA giam giữ và tra tấn dã man.
Raphael và Blakeley cũng nghi ngờ chiếc máy bay N379P cũng hạ cánh xuống Prestwick vào ngày 15/1/2002 sau khi dẫn độ một nghi can người Ai Cập khác tên là Mohammed Saad Iqbal Madni, người bị bắt giữ tại thủ đô Jakarta của Indonesia theo yêu cầu của CIA. Saad Madni tuyên bố anh bị một nhân viên tình báo Ai Cập tra tấn ở Indonesia rồi sau đó bị đưa lên chiếc máy bay của CIA, nơi anh bị tống vào trong một cái hộp gỗ! Madni khai sau khi đến Cairo, anh bị tra tấn suốt 12 đến 15 giờ về Afghanistan và Osama bin Laden.
Một năm sau, khi được đưa tới Guantanamo, Madni đã 2 lần treo cổ định tự sát. Madni được trả tự do mà không bị buộc tội năm 2008. Giáo sư Sam Raphael phát biểu với báo chí Scotland: "Chúng tôi hoan nghênh cuộc điều tra của cảnh sát. Năm 2013, Dự án Dẫn độ đã tiết lộ với công chúng bằng chứng về các chuyến bay dẫn độ của CIA".
Giáo sư Sam Raphael cũng kêu gọi các thám tử Scotland nghiên cứu báo cáo tra tấn dài 6.300 trang của Thượng viện Mỹ hiện nay đã được giải mật. Ông nhấn mạnh: "Những chi tiết trong báo cáo khẳng định chắc chắn Scotland có vai trò trong chương trình dẫn độ của CIA".
|
Bầu cử Tổng thống Vê-nê-xu-ê-la | Tổng thống U.Cha-vết vận động tranh cử ở bang La-ra. Ảnh Tân Hoa xã | Thế giới | Ngày mai, các cử tri Vê-nê-xu-ê-la sẽ đi bỏ phiếu lựa chọn người đứng đầu Nhà nước nhiệm kỳ 2013-2019. Đây là cuộc bầu cử có ý nghĩa quan trọng, được dư luận quốc tế, nhất là khu vực Mỹ la-tinh quan tâm theo dõi, bởi cuộc bầu cử này không chỉ quyết định tương lai chính trị của quốc gia Nam Mỹ, mà còn tác động và ảnh hưởng tới sự phát triển của một số nước trong khu vực. Mặc dù có tới sáu ứng cử viên tham gia tranh cử, nhưng thực chất cuộc chạy đua vào dinh Tổng thống Miraflores chủ yếu chỉ diễn ra giữa hai ứng cử viên là đương kim Tổng thống Cha-vết và đại diện phe đối lập E.Ca-pri-lết. Không khí vận động tranh cử Tổng thống Vê-nê-xu-ê-la thời gian qua diễn ra sôi động và quyết liệt, phản ánh quá trình dân chủ hóa sâu sắc tại quốc gia Nam Mỹ này nói riêng và Mỹ la-tinh nói chung.
Kể từ khi lên nắm quyền lãnh đạo đất nước năm 1999, Tổng thống U.Cha-vết đã tiến hành những cải cách sâu rộng về chính trị, kinh tế nhằm xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, tiến bộ, xóa bỏ nghèo đói, bất công ở quốc gia Nam Mỹ này. Chính phủ Vê-nê-xu-ê-la sử dụng nguồn lợi to lớn từ dầu khí đầu tư cho các chương trình xã hội, cải thiện mức sống của các tầng lớp nhân dân lao động và tăng cường hợp tác liên kết khu vực. Các chính sách xã hội của Chính phủ Vê-nê-xu-ê-la góp phần giảm đáng kể số người nghèo cũng như tỷ lệ thất nghiệp và bảo đảm mọi người dân tại quốc gia 29 triệu dân này được hưởng các dịch vụ chăm sóc y tế, giáo dục và phúc lợi xã hội khác. Trong chiến dịch vận động tranh cử, Tổng thống Vê-nê-xu-ê-la U.Cha-vết cam kết nếu giành thắng lợi, tiếp tục triển khai các chính sách nhằm thúc đẩy công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và cải thiện đời sống cho các tầng lớp nhân dân lao động, nhất là người nghèo. Trong đó, có những mục tiêu cụ thể như: phấn đấu xây dựng thêm hàng triệu nhà ở mới, chống trục lợi và đầu cơ giá lương thực, hàng hóa; nâng cao sản lượng dầu mỏ từ ba triệu thùng/ngày lên bốn triệu thùng/ngày vào năm 2014 và sáu triệu thùng/ngày vào năm 2019 nhằm tăng thêm nguồn thu cho ngân sách; đẩy mạnh các chương trình xã hội mà Chính phủ Vê-nê-xu-ê-la đã triển khai thực hiện trong nhiều năm qua. Mặc dù phải đối mặt một số khó khăn, thách thức do tác động khủng hoảng tài chính thế giới, tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu giảm sút, lạm phát còn cao, tội phạm vẫn chưa được đẩy lùi... nhưng đa số người dân Vê-nê-xu-ê-la vẫn tin tưởng và ủng hộ các chính sách tiến bộ của Tổng thống Cha-vết. Theo báo cáo mới nhất từ Ngân hàng Trung ương Vê-nê-xu-ê-la, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này tăng 5,6% trong nửa đầu năm 2012. Tỷ lệ lạm phát giảm liên tiếp trong tám tháng qua, từ 27,6% tháng 12-2011 xuống còn 18,1% trong tháng 8. Đây là những tín hiệu tích cực đối với Tổng thống Cha-vết trước thềm cuộc bầu cử.
Ứng cử viên đại diện cho liên minh đối lập Khối Đoàn kết dân chủ (MUD) là cựu Thống đốc H.Ca-pri-lết, 40 tuổi, xuất thân trong một gia đình hoạt động kinh doanh tại Thủ đô Ca-ra-cát. Ông Ca-pri-lết tham gia hoạt động chính trị từ khi còn trẻ và được bầu là nghị sĩ QH khi mới 25 tuổi. Từ năm 2008, ông trở thành Thống đốc bang Mi-ran-đa cho đến khi được chỉ định là ứng cử viên chính thức của lực lượng đối lập cho cuộc bầu cử tổng thống năm 2012. Trong các cuộc vận động tranh cử, ứng cử viên Ca-pri-lết tập trung chỉ trích và khoét sâu những hạn chế, khó khăn mà Vê-nê-xu-ê-la đang đối mặt và tình trạng sức khỏe Tổng thống U.Cha-vết nhằm lôi kéo cử tri ủng hộ mình. Ông cũng khôn khéo thuyết phục cử tri bằng cam kết xây dựng Vê-nê-xu-ê-la theo đường lối cánh tả ôn hòa của cựu Tổng thống Bra-xin Lu-la đa Xin-va. Trong đó, ưu tiên thúc đẩy phát triển doanh nghiệp và các chương trình phúc lợi xã hội; đẩy mạnh đấu tranh chống tội phạm, thúc đẩy phát triển du lịch, tạo thêm gần một triệu việc làm mới và tăng lương tối thiểu lên 581 USD...
Chính phủ đã triển khai khoảng 139.000 binh sĩ quân đội trên khắp đất nước để bảo đảm an ninh cho cuộc bầu cử quan trọng này. Theo các cuộc thăm dò dư luận mới nhất, Tổng thống Vê-nê-xu-ê-la U.Cha-vết vẫn đang giành được ưu thế với đa số cử tri ủng hộ và có nhiều cơ hội tái cử.
|
Mỹ sớm phái đội quân “Ngựa sắt” thẳng tiến Đông Âu tập trận | Tờ Defensenews (28.8) dẫn lời các quan chức Lầu Năm Góc cho hay,quân đội Mỹ được trang bị các xe tăng hàng khủng sẽ sớm thẳng tiến đến Đông Âu để cùng với các đồng minh NATO tập trận. | Thế giới | Theo đó, khoảng 600 binh sĩ từ Lữ Đoàn 1, Sư đoàn Kỵ binh 1 thay thế cho Lữ Đoàn Dù 173 sẽ được triển khai vào tháng 10.2014 tới Ba Lan và các nước Baltic để thực hiện các bài tập huấn luyện cùng với các thành viên liên minh của Mỹ, Trung tá Vanessa Hillman, phát ngôn viên Lầu Năm Góc cho biết.
Binh sĩ Mỹ mang theo xe tăng và xe chiến đấu bộ binh sẽ sớm đến Đông Âu tập trận.
Đó là một đợt tập kéo dài 3 tháng, tập trung vào các đơn vị nhỏ và đào tạo khả năng chỉ đạo, Hillman nói.
Trong đó, các binh sĩ từ Lữ đoàn Ngựa sắt (Iron Horse brigade) ở Fort Hood, Texas sẽ được triển khai tới Đông Âu cùng với các xe tăng tối tân M-1 Abrams và các xe chiến đấu bộ binh.
Mỹ điều "mắt thần" nào do thám tổ chức khủng bố ở Syria?
Cuộc tập trận huấn luyện này cũng là một trong những chuỗi bài tập do Mỹ tổ chức ở phía biên giới phía đông của NATO để trấn an các đồng minh của Mỹ trước tình hình xung đột ở Ukraine.
Trước đó, Chính quyền Washington cũng đã điều các chiến đấu cơ F-16 tới Ba Lan để thực hiện nhiệm vụ giám sát bầu trời các nước Baltic.
|
18 thanh tra Nga tới Thổ Nhĩ Kỳ điều tra vụ ám sát đại sứ | Nga lập tổ điều tra 18 thành viên cùng 7 đồng nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ truy xét thủ phạm đứng sau vụ ám sát đại sứ Andery Karlov tại Ankara. | Thế giới | Hung thủ ám sát đại sứ Nga ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh:AP.
Nga hôm qua thành lập tổ điều tra gồm 18 thành viên lên đường tới Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ để điều tra vụ đại sứ Andrey Karlov bị ám sát tại một triển lãm ảnh hôm 19/12, Aljazeera đưa tin.
Dmitry Peskov, phát ngôn viên điện Kremlin cho biết các thanh tra Nga sẽ phối hợp với 7 đồng nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ để xem xét liệu hung thủ thực hiện vụ ám sát một mình hay có âm mưu phức tạp hơn. Hôm qua, họ đã tới thu thập chứng cứ ở phòng trưng bày nghệ thuật ở thủ đô Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ, nơi đại sứ Andrey Karlov bị bắn chết.
Một quan chức cấp cao Thổ Nhĩ Kỳ giấu tên cho biết vụ ám sát được thực hiện "cực kỳ chuyên nghiệp, không phải là hành động đơn độc" và khẳng định vụ tấn công đã được lên kế hoạch kỹ lưỡng.
Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt giữ 7 người có liên hệ với sát thủ Mevlut Mert Altintas, gồm bố mẹ, chị gái, ba người họ hàng và bạn cùng phòng với anh ta.
"Những người hắn sống cùng trước khi theo học trường cảnh sát đã bị bắt vì có liên quan tới FETO. Chúng tôi đã xác định những người tốt nghiệp cùng trường với y là thành viên của FETO", người này nói.
"Thông tin thu thập được cho thấy những người đã giúp hắn vào trường cảnh sát thuộc FETO. Có nhiều dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy người thực hiện cuộc tấn công này là FETO. Cuộc điều tra đang tập trung theo hướng này".
Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ khám xét người ra vào phố đặt đại sứ quán Nga ở Ankara. Ảnh: Anadolu Agency.
Tổ chức Khủng bố Fethullah (FETO) là tên Ankara gọi nhóm do giáo sĩ đang lưu vong tại Mỹ Fethullah Gulen dẫn đầu. Ankara buộc tội Gulen âm mưu đảo chính lật đổ chính quyền, nhưng ông này bác bỏ.
Quan chức này cũng nói thêm Altintas, tay súng 22 tuổi thuộc lực lượng cảnh sát chống bạo động Ankara, đã xin nghỉ phép khi quân đội nước này đảo chính hôm 15-17/7 và nghi ngờ anh ta xin nghỉ vì biết trước sẽ có đảo chính.
Altintas cũng đã xin nghỉ phép vài ngày trước vụ ám sát và đặt một phòng khách sạn gần triển lãm hôm 14/12. Anh ta đến khu triển lãm hôm 19/12, từ chối đi qua máy dò kim loại nhưng được bảo vệ cho vào sau khi trình thẻ cảnh sát.
Đại sứ Karlov, 62 tuổi, bị Altintas bắn từ sau lưng khi đang phát biểu khai mạc triển lãm ảnh. Ba người khác cũng bị thương trong cuộc tấn công. Hung thủ bị tiêu diệt tại chỗ. Trước khi bị bắn chết, tay súng nhiều lần hô to các khẩu hiệu Hồi giáo, trả thù cho Syria và Aleppo. Bộ Ngoại giao Nga coi cuộc tấn công là hành động khủng bố.
Khoảnh khắc đại sứ Nga bị bắn từ sau lưng:
VnExpress.
Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ khám xét người ra vào phố đặt đại sứ quán Nga ở Ankara. Ảnh: Anadolu Agency.
|
Chìm phà chở gần 500 người ở Hàn Quốc | Một phà chở khách chở 472 người đã phát tín hiệu báo nguy tới lực lượng bảo vệ bờ biển, hãng tin Yonhap của Hàn Quốc đưa tin và cho biết thêm, chiếc phà đang chìm. | Thế giới | Nhiều hành khách trên phà là học sinh trung học đang trên đường tới đảo Jeju. Chiếc phà chở 324 học sinh và 10 nhân viên.
Lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc xác nhận chiếc phà đã phát tín hiệu cấp cứu. Tín hiệu được gửi đi từ một địa điểm cách đảo Byungpoong 20km.
Nhà chức trách đã mở một chiến dịch cứu hộ với ít nhất một trực thăng và một tàu được phái tới địa điểm phà chìm.
Nhân viên cứu hộ đã cứu 120 khách trên phà. Có báo cáo cho biết, phà chìm do đâm vào đá ngầm vì sương mù dày đặc.
Một quan chức thuộc lực lượng bảo vệ bờ biển cho hay, phà chìm dần và các nhân viên cứu hộ đã cố cứu tất cả mọi người trong vòng 2h.
Chiếc phà mang tên Sewol, có trọng tải 6.800 tấn.
Hoài Linh.
|
Quân đội Syria dội hỏa lực, IS vội rút khỏi 5 khu vực ở Đông Homs | Quân đội Syria giành lại quyền kiểm soát 5 khu vực mới ở Đông Homs từ những kẻ khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). | Thế giới | Nguồn tin quân sự cho hay, các đơn vị quân đội Syria đã đụng độ với các chiến binh tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Đông Homs hôm 5/10 và giành lại quyền kiểm soát 5 ngôi làng al-Kharijieh, al-Arshouneh, Tabarat al-Dibeh, al-Wazihi và al-Nashmi.
Quân đội Syria dội hỏa lực, IS vội rút khỏi 5 khu vực ở Đông Homs.
Hiện, các đơn vị kỹ thuật bắt đầu công tác rà phá bom mìn do IS để lại ở khu vực gần các mỏ dầu.
Trong một diễn biến liên quan, các đơn vị khác của quân đội chính phủ cũng đánh bại phiến quân IS ở các khu vực phía Đông của trạm bơm dầu số 3. Tuy nhiên, trong khi các cuộc đụng độ khốc liệt diễn ra gần mỏ dầu al-Hayl, IS đã chiếm một vài điểm gần cánh đồng và dọc theo đường al-Hayl-al-Sukhnah.
Ngoài ra, không quân Syria đã dội hỏa lực vào các khu vực do IS kiểm soát và các điểm xung đột ở Đông và Đông Nam Homs gần núi al-Mohseh, mỏ dầu al-Hayl, trạm bơm dầu số 3, al-Sukhnah và đường nối al-Hayl tới al-Sukhnah, tiêu diệt tất cả các mục tiêu và giết hàng chục tên khủng bố.
|
Israel cam kết sẽ không tấn công Iran | Tổng thống Nga Dmitri Medvedev cho biết, các quan chức Israel đã bảo đảm với ông rằng họ không hoạch định một cuộc tấn công quân sự nhắm vào Iran. | Thế giới | Trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình CNN, ông Medvedev nói Tổng thống Israel Shimon Peres đã cam kết như vậy trong một cuộc gặp hồi tháng trước tại thành phố nghỉ mát Sochi của Nga. Nhà lãnh đạo Nga nói, một cuộc tấn công vào Iran sẽ gây ra thảm họa nhân đạo, dẫn tới một số lượng người tị nạn khổng lồ và khiến Iran tìm cách trả thù Israel và một số nước khác. Ông Medvedev còn khẳng định, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã có một chuyến thăm bí mật tới Matxcova hồi đầu tháng.Các tin tức truyền thông nói, ông Netanyahu đã tới Nga hôm 7-9 để thúc giục Matxcơva không bán tên lửa cho Iran. TC.
|
Hạ viện Séc bác đề xuất về tổ chức bầu cử trước hạn | Hạ viện Séc ngày 17/7 đã bác bỏ đề xuất của phe đối lập giải tán cơ quan này và tổ chức bầu cử trước thời hạn. | Thế giới | Tại cuộc bỏ phiếu, có 96 nghị sỹ nhất trí giải tán Hạ viện và 92 người phản đối, trong khi để được thông qua, đề xuất trên phải nhận được sự ủng hộ của 120/200 nghị sỹ Hạ viện.
Các đảng cánh tả đối lập của Séc thúc đẩy kế hoạch giải tán Hạ viện và tổ chức bầu cử sớm, song động thái này đã vấp phải sự phản đối gay gắt từ liên minh trung hữu cầm quyền của cựu Thủ tướng Petr Necas.
Liên minh này gần đây đã được thay thế bằng một chính phủ lâm thời do Thủ tướng vừa được chỉ định Jiri Rusnok đứng đầu, song vẫn duy trì đa số ghế trong Hạ viện.
Đảng Dân chủ Xã hội cánh tả cho biết sẽ thúc đẩy một cuộc bỏ phiếu khác về việc giải tán Hạ viện vào tháng Chín tới với hy vọng có thể nhận được sự ủng hộ từ các đảng trong liên minh đa số.
Kết quả trên khiến tình hình chính trị tại Cộng hòa Séc tiếp tục bất ổn khi Thủ tướng được chỉ định Rusnok nhiều khả năng sẽ không vượt qua được cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Hạ viện vào tháng tới, do sự phản đối của liên minh trung hữu.
Cộng hòa Séc rơi vào khủng hoảng chính trị khi Thủ tướng nước này Necas ngày 17/6 đệ đơn từ chức lên Tổng thống Deman trong bối cảnh một loạt trợ lý gần gũi và đồng minh chính trị của ông bị bắt giữ vì cáo buộc dính líu tới vụ bê bối tham nhũng và gián điệp.
Điều này đồng nghĩa với việc Chính phủ Séc do ông Necas đứng đầu cũng phải từ chức./.
(TTXVN).
|
Sao tuyển Anh thắng kiện cảnh sát vụ 'ăn cắp Ferrari' | (GDVN) - Sau 3 năm chịu thiệt thòi, hứng chịu bao phiền toái từ cảnh sát, cuối cùng thì Jermaine Defoe cũng đòi lại được công bằng. | Thế giới | Còn nhớ hồi năm 2009, Defoe đã bị cảnh sát gô cổ vào đồn vì tội lái xe khi vẫn trong thời hạn thi hành án phạt treo bằng lái. Bất kể luôn thanh minh với cảnh sát rằng đã hết hạn thi hành án phạt nhưng Defoe vẫn phải tiếp tục ngôi trong đồn cảnh sát đồng thời bị giam xe. Chuyện đã là quá khứ, Defoe sau đó cũng được thả nhưng tiền đạo này vẫn nhất quyết làm cho ra nhẽ khi thuê luật sư đưa cảnh sát ra tòa. Cũng bởi một phần sau đó cảnh sát đã không ít lần làm phiền nhiễu Defoe. Hết chặn xe hỏi giấy tờ giữa đường rồi lại bắt giữ xe của Defoe vô tội vạ. Lý do họ đưa ra là nghi ngờ chiếc Ferrari mà Defoe lái là hàng ăn cắp.
Cuối cùng Defoe cũng được nở nụ cười chiến thắng.
Thắm thoắt đã 3 năm, những lần đến tòa nhiều không kể siết rồi cũng giúp Defoe có ngày được hái quả. Trong phiên xử mới nhất, chủ tọa đã tuyên bố Defoe trắng án. Nghĩa là ở thời điểm anh bị cảnh sát vùng Essex bắt giam cách đây 3 năm thì Defoe đã mãn hạn treo bằng. Đồng nghĩa anh lái xe là hoàn toàn hợp lệ và hành động cảnh sát bắt giữ tiền đạo của Tottenham là sai trái. Điều Defoe cần duy nhất ở cảnh sát là lời xin lỗi bồi hoàn nhân phẩm cho anh. Cảnh sát đã xin lỗi Defoe với dòng thư: Chúng tôi xin lỗi vì đã bắt giữ khiến cuộc sống của anh bị đảo lộn. Chúng tôi xin thừa nhận những sai trái đã mắc phải.
Còn theo quy định của tòa là hình thức nộp phạt thì Defoe cũng chỉ yêu cầu cho lấy lệ (vài ngàn bảng). Theo bạn bè của Defoe, anh sẽ mang số tiền được đề bù đi làm từ thiện.
|
Vụ Tu-154 gặp nạn: Nhân chứng duy nhất nhìn thấy điều gì? | Một nhân viên biên phòng đã nhìn thấy chiếc Tu-154 cố vươn lên cao một cách chới với nhưng rồi lại lao xuống biển. | Thế giới | Theo tuyên bố từ các cơ quan chức năng, các nhà điều tra đã tìm thấy hộp đen ngày 27/12 từ máy bay Tu-154 của Bộ Quốc phòng Nga gặp nạn ở Biển Đen hôm 25/12 vừa qua.
Đoạn ghi âm những lời nói cuối cùng của phi hành đoàn trước khi chiếc Tu-154 lao xuống biển khiến 92 người thiệt mạng đã được gửi đến Moscow để giải mã. Theo Bộ Quốc phòng Nga, quá trình giải mã này có thể mất đến vài tuần.
Các chuyên viên đang kiểm tra hộp đen của Tu-154 vừa được thu lại hôm 27/12.
Tuy nhiên RT dẫn lời một nguồn tin thân cận nói với Life News rằng trong khoảnh khắc cuối cùng phi công dường như đã hét lên: "Phần cánh tà, chết tiệt! ", tiếp sau đó là: "Chỉ huy, chúng tôi đang rơi xuống".
Thông tin này vẫn chưa được cơ quan điều tra chính thức xác nhận.
Trong khi đó nhật báo Kommersant tiết lộ một nhân chứng quan trọng đã chứng kiến bi kịch xảy ra khi có mặt trên chiếc xuồng cao tốc gần bờ Biển Đen hôm 25/12.
Nhân chứng là một nhân viên thuộc đội bảo vệ biên phòng thuộc FSB (Cục An ninh Liên bang Nga) nói với các nhà điều tra rằng sau khi cất cánh máy bay ngay lập tức hướng đầu xuống biển thay vì bay lên độ cao cần thiết.
Người này nói rằng chiếc máy bay như thể định hạ cánh trên mặt nước. Biểu hiện của chiếc máy may khá kỳ quái khi tốc độ của nó giảm dần nhưng phía đầu máy bay vẫn cố hướng lên.
Tờ Kommersant dẫn lời nhân chứng mô tả chiếc Tu-154 khi ấy giống như "chiếc xe gắn máy cố ép tốc độ vào bánh sau".
Sau đó phần đuôi của Tu-154 va chạm với mặt biển và vỡ tung khi gặp lực tác động. Nó bị cuốn vào những con sóng và chìm xuống nhanh chóng.
Các chuyên gia FSB cho biết, chiếc máy bay đã cất cánh ở một vận tốc bình thường khoảng 345 km/h. Tuy nhiên, thay vì đạt được độ cao, chiếc máy bay đã bắt đầu giảm tốc độ và đi xuống.
Các chuyên gia từ các cơ quan thực thi pháp luật của Nga tin rằng điều này xảy ra bởi phi công đã cố gắng nâng máy bay vượt quá góc cao tiêu chuẩn.
Trước khi chiếc Tu-154 cất cánh, các phi công đã nói với trạm điều khiển không lưu rằng có gì đó khiến chiếc máy bay trở nên "nặng nề". Nó đã bị quá tải, điều này đã dẫn đến phần khung ổn định và cánh tà cũng như phần động cơ đẩy bị trục trặc.
Về cơ bản, giả thuyết về một cuộc tấn công khủng bố ngày càng không có cơ sở. Theo đại diện của FSB, dấu vết của một cuộc tấn công khủng bố hay phá hoại vẫn chưa được tìm thấy trên máy bay Tu-154.
Cơ quan này tin rằng nguyên nhân chính của thảm kịch không phải là những tác động từ bên ngoài mà có thể rơi vào động cơ, nhiên liệu kém chất lượng dẫn đến tổn thất điện năng và hỏng động cơ, lỗi của phi công hay sự cố kỹ thuật của máy bay.
Quốc Vinh.
|
Đài phát thanh Triều Tiên lại truyền mật mã cho gián điệp | Đài phát thanh Quốc gia Triều Tiên tiếp tục phát đi những con số bí hiểm được cho là mật mã gửi gián điệp tại Hàn Quốc. | Thế giới | Đài phát thanh Quốc gia Triều Tiên tiếp tục phát đi những con số bí hiểm được cho là mật mã gửi gián điệp tại Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap.
Yonhap ngày 9/10 đưa tin, Đài phát thanh Quốc gia Triều Tiên mới đây lại phát đi các con số bí ẩn với nội dung truyền dẫn khác những gì từng phát sóng trước đây.
Các nhà quan sát Triều Tiên tại Seoul suy đoán rằng những thông điệp mật này đã được mã hóa để truyền đến cho các gián điệp tại Hàn Quốc, hoặc cũng có thể chỉ là chiến lược đánh lạc hướng, dấy lên nhiều nghi ngờ nội bộ tại Hàn Quốc.
Theo Yonhap, Triều Tiên đã bắt đầu phát thanh loạt tin nhắn khó hiểu ngay sau nửa đêm ngày 9/10, với nội dung là số trang và các con số trong một cuốn sách. Có khả năng, thông điệp này được truyền đến cho gián điệp số 21 tại Hàn Quốc.
Được biết, kể từ ngày 24/6, Triều Tiên đã gửi đi tổng cộng 8 chương trình phát sóng được mã hóa và chương trình gần nhất được thực hiện ngày 25/9 vừa qua.
Thời điểm Chiến tranh Lạnh diễn ra, Triều Tiên cũng từng sử dụng hình thức truyền thông điệp như vậy để đưa ra chỉ thị, nhiệm vụ cho các điệp viên nằm vùng trên đất Hàn Quốc. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng lại cho rằng đây chỉ là một hình thức giao bài tập trong chương trình giáo dục từ xa bậc đại học của nước này.
Hằng Thu (Theo Yonhap).
|
Mỹ bày trận quanh Trung Quốc như đối phó Liên Xô | TPO - Tư lệnh không quân Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương tiết lộ, giống như đối phó với Liên Xô năm xưa, Mỹ sẽ đưa các đơn vị tác chiến tinh nhuệ trực chiến quanh Trung Quốc để bao vây nước này. | Thế giới | Chiến tranh lạnh mới.
Hôm nay (7-8), tờ Liên hợp Buổi sáng Singapore có bài viết nêu rõ đối với Mỹ trong cuộc đấu tranh tranh giành quyền kiểm soát ở khu vực Tây Thái Bình Dương, sự phát triển của sức mạnh kinh tế và quân sự của Trung Quốc đã trở thành mâu thuẫn chủ yếu. Còn việc thế lực cánh hữu Nhật Bản thoát khỏi những ràng buộc về hiến pháp và phát triển quân sự chỉ là mâu thuẫn thứ yếu.
Ngày 29-7, Thượng viện Mỹ nhất trí thông qua một nghị quyết khiển trách Trung Quốc đe dọa và sử dụng vũ lực ở khu vực gần đảo Điếu Ngư và Biển Đông. Nghị quyết này đã lấy sự kiện hồi tháng 1-2013, tàu chiến Trung Quốc chĩa radar hỏa lực vào tàu hộ vệ của Lực lượng phòng thủ trên biển Nhật Bản làm bằng chứng và chỉ ra rằng cục diện ở hải vực xung quanh Trung Quốc đang có xu thế nóng lên. Đồng thời nhấn mạnh hoạt động hàng hải tự do ở hải vực phía Tây Thái Bình Dương liên quan chặt chẽ đến lợi ích quốc gia của Mỹ.
60% binh lực Mỹ được điều động sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương theo chiến lược xoay trục. Ảnh: Tiêm kích tàng hình F-35 phiên bản cất/hạ cánh thẳng đứng trên hạm của hải quân Mỹ..
Không chỉ dừng ở đó, cùng ngày tạp chí Foreign Policy của Mỹ đưa tin, tướng Herbert Hawk Carlisle, tư lệnh không quân Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương tiết lộ: Cũng giống như đối phó với Liên Xô năm xưa, không quân Mỹ sẽ đưa các đơn vị tác chiến tinh nhuệ trực chiến luân phiên ở khu vực xung quanh Trung Quốc để bao vây nước này. Những lời phát biểu trên gần như đã mở màn cho cuộc chiến tranh lạnh mới. Mùi thuốc súng đang ngày càng lan tỏa ở khu vực bầu trời phía Tây Thái Bình Dương.
Tháng 6-2013, khi nguyên thủ Mỹ và Trung Quốc có buổi nói chuyện tại trang trại ở bang California, tổng thống Obama đã thẳng thắn yêu cầu ông Tập Cận Bình cần kiềm chế khi giải quyết những tranh chấp xảy ra với các nước láng giềng. Sau đó, Trung Quốc liên tục cử tàu thuyền công vụ tuần tra, ra uy ở hải vực xung quanh đảo Điếu Ngư/Senkaku khiến tình hình ngày một căng thẳng.
Hạm đội Thái Bình Dương hùng mạnh của Mỹ với 'ngôi sao' là tàu sân bay Gorges Washington, theo sau là các tàu đổ bộ cỡ lớn lớp Wasp với phi cơ cánh xoay "Ưng biển' V-22 trên boong, các tàu tuần dương Ticonderoga, khu trục hạm tên lửa lớp Aegis...luôn sẵn sàng ứng phó với tình hình bất trắc.
Liên hợp Buổi sáng phân tích, trước đây Thượng viện Mỹ hiếm khi đưa ra những nghị quyết tương tự. Mặc dù nghị quyết này không có tính ràng buộc đối với chính phủ Mỹ, nhưng đã phản ánh sự lobby của nội các thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ít nhất đã gặt hái được thành công trong quốc hội Mỹ, ngoài ra cũng thể hiện dụng ý cảnh cáo của Mỹ với Trung Quốc. Lời phát ngôn của tướng Carlisle cũng cho thấy những tuyên bố liên quan đến chính sách trở lại châu Á của Mỹ không phải đưa ra một cách ngẫu nhiên mà có bối cảnh quân sự rõ nét.
'Tấn công phủ đầu'.
Cùng với đó, bản báo cáo giữa nhiệm kỳ mà Bộ quốc phòng Nhật Bản công bố cách đây không lâu để xây dựng Đại cương chương trình phòng thủ phiên bản mới đặc biệt thu hút sự chú ý của dư luận. Theo đề cương của bản báo cáo này, để tăng cường hoạt động giám sát, cảnh giới nhằm vào hướng đảo Điếu Ngư/Senkaku và chương trình tên lửa hạt nhân của Triều Tiên, Nhật buộc phải tăng cường trang bị vũ khí. Chính vì thế Nhật phải xem xét đến khả năng tấn công phủ đầu, bao gồm các biện pháp như mua máy bay không người lái hoạt động ở tầm cao và xây dựng một lực lượng tương tự như lực lượng thủy quân lục chiến.
Với tư cách là phương châm chỉ đạo cho chính sách quốc phòng của Nhật Bản, Đại cương chương trình phòng thủ này sẽ được áp dụng trong 10 năm tới. Cuối năm 2010, chính quyền đảng Dân chủ đề ra Đại cương chương trình phòng thủ phiên bản mới, hướng phòng thủ trọng điểm từ Bắc chuyển sang Nam, tức từ phía Liên Xô trong Chiến tranh lạnh chuyển sang hướng các hòn đảo phía Tây Nam.
Tàu sân bay Huyga của Nhật có thể sớm được trang bị tiêm kích tàng hình F-35 phiên bản hải quân. Nhật cũng vừa hạ thủy thêm một tàu sân bay mới toanh loại này..
Hạm đội hùng hậu của hải quân Nhật.
Liên hợp Buổi sáng cho rằng mấy chục năm qua, thế lực cánh hữu Nhật Bản luôn tìm cách phá vỡ những hạn chế của điều 9 trong hiến pháp hòa bình. Họ chủ trương trong tình huống ý đồ tấn công Nhật Bản của các nước đối địch rõ ràng, cấp bách và không còn sự lựa chọn phòng thủ nào khác, Nhật Bản cần có quyền chủ động tấn công căn cứ quân sự của nước đối địch. Mặc dù bản báo cáo giữa nhiệm kỳ do nội các tổng thống Shinzo Abe biên soạn này chưa nêu rõ Nhật Bản sẽ tìm kiếm khả năng tấn công phủ đầu căn cứ quân sự của nước đối địch, nhưng chính sách quốc phòng của Nhật Bản cũng đã thể hiện rõ xu thế thay đổi mang tính căn bản này. Vì bản báo cáo trên đã nhấn mạnh Nhật Bản có quyền đánh đòn phủ đầu trong chiến tranh nên đã thể hiện rõ xu thế Nhật Bản phá vỡ những hạn chế trong điều 9 của hiến pháp hòa bình. Điều này khiến cho các nước châu Á, nhất là Trung Quốc đặc biệt lo ngại.
Trung Quốc với tư cách là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đang ép sát vị thế số một thế giới của Mỹ, nhất là chương trình phát triển hải quân của PLA đặc biệt thu hút sự chú ý của dư luận. Trong tương lai chắc chắn sẽ tranh giành quyền kiểm soát khu vực Tây Thái Bình Dương với hải quân Mỹ, từ đó trở thành mâu thuẫn chủ yếu mà Mỹ buộc phải đối mặt trong một tương lai có thể dự đoán. Còn việc thế lực cánh hữu Nhật Bản có ý đồ thoát khỏi sự ràng buộc của điều 9 trong hiến pháp hòa bình chỉ là mâu thuẫn thứ yếu mà thôi.
Theo một quan chức của lực lượng phòng vệ trên không của Nhật Bản, trên thực tế Mỹ không lo ngại sự trỗi dậy của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản sẽ trở thành mối đe dọa đối với Mỹ. Hiện Nhật Bản có khoảng hơn 500 trạm biến áp điện quan trọng, Mỹ hoàn toàn kiểm soát vai trò của các trạm biến áp này trong mạng lưới điện quốc gia của Nhật Bản và có kinh vĩ độ cụ thể của các trạm biến áp này. Nếu có biến, Mỹ chỉ cần phát động cuộc tấn công thường quy đối với các trạm biến áp nằm ở khu vực dài và hẹp như Osaka, Kyoto, Kobe, Tokyo... là đã có thể đánh quỵ ngành công nghiệp kỹ thuật của Nhật Bản, thậm chí đưa Nhật Bản trở về với cảnh ngộ của 100 năm về trước. Chính vì thế, Mỹ không cần quan tâm đến mối đe dọa hạt nhân, đồng thời cũng không lo ngại Nhật Bản sẽ thách thức vị thế chủ đạo của hải quân Mỹ tại khu vực phía Tây Thái Bình Dương.
Huy Long (Theo Liên hợp Buổi sáng- Singapore).
|
Su-25 quần thảo trên cầu Crưm sau khi Nga bắt tàu hải quân Ukraine | Đoạn video đăng tải trên trang Kerch.Info cho thấy 2 chiếc Sukhoi Su-25 Grach của Nga tuần tra trên eo biển Kerch không lâu sau vụ đụng độ giữa lực lượng Nga và tàu hải quân Ukraine. | Thế giới | Bên cạnh Su-25, các trực thăng tấn công Ka-52 cũng đã được điều động tới khu vực này.
Video: Su-25 quần thảo trên cầu Crưm sau vụ Nga bắt tàu hải quân Ukraine.
Hôm 25/11, Nga cáo buộc Ukraine vi phạm luật pháp quốc tế khi điều 3 tàu hải quân đi vào vùng biển của Nga ngoài khơi Crưm vào khoảng 7h ngày 25/11. Theo Cơ quan an ninh Nga (FSB), các tàu tuần tra biên giới nước này đã phải sử dụng vũ khí để buộc các tàu của Ukraine xâm phạm lãnh hải phải dừng lại sau đó bắt giữ các tàu này.
Tới 11h30 cùng ngày, 2 tàu khác của Ukraine tiếp tục rời cảng Berdyansk, tiến về eo biển Kerch nhưng sau đó đã quay trở về cảng. Nga ngay sau đó tuyên bố đóng cửa eo biển Kerch vì lý do an ninh.
Tuy nhiên Matxcơva mới đây thông báo đã mở cửa trở lại eo biển này vào sáng 26/11 để tàu thuyền có thể di chuyển qua lại.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Grigory Karasin nhận định sự cố trên eo biển Kerch hôm 25/11 là hành động khiêu khích của Kiev.
"Mục tiêu của hành động khiêu khích này hết sức rõ ràng: tạo điều kiện cho Ukraine áp đặt thiết quân luật, tăng cường các chính sách chống Nga của phương Tây. Nó cũng dễ dàng hơn cho Tổng thống Poroshenko trước chiến dịch bầu cử của ông trong bối cảnh này", ông Karasin nhấn mạnh.
(Nguồn: Sputnik).
Song Hy.
|
Máy bay Mỹ đột nhiên bắt lửa khi chuẩn bị cất cánh | Một chiếc máy chở khách của hàng hàng không quốc tế Dynamic ngày 29/10 đã bắt lửa khi đang chuẩn bị cất cánh. | Thế giới | Vụ việc xảy ra trên đường băng của sân bay quốc tế Hollywood, Fort Lauderdale, Florida, Mỹ.
Sau vụ việc, toàn bộ 101 hành khách và phi hành đoàn đã được sơ tán nhưng cũng vẫn có 15 người bị thương, trong đó có một người bỏng nặng.
Một người phụ nữ được đưa tới bệnh viện sau khi vụ việc xảy ra. (ảnh: Local 10 News).
Đường băng phía Bắc của sân bay Fort Lauderdale phải tạm ngừng hoạt động sau vụ cháy này nhưng sân bay vẫn còn một đường băng khác để hoạt động.
Một số kênh tin tức của Mỹ cho rằng, chiếc máy bay loại Boeing 767 này đã bị rò rỉ nhiên liệu trước khi cất cánh lên đường sang Venezuela./.
Diệu Hương/VOV- Trung tâm Tin Theo Reuters.
|
Báo Mỹ: World Cup 2018 là chiến thắng ngoại giao của Tổng thống Putin | Một số quốc gia phương Tây có thể chọn vị thế đối đầu với Nga, thế nhưng cả thế giới lại tìm đến Nga vì World Cup 2018, CNN nhận định. | Thế giới | World Cup 2018 là kỳ World Cup đầu tiên được tổ chức tại Nga, song song với những trận thi đấu đỉnh cao của các đội tuyển đến từ 32 quốc gia trên thế giới, Tổng thống Vladimir Putin có những hoạt động ngoại giao mà theo nhận định của CNN, đây là những bàn thắng trên lĩnh vực ngoại giao của ông Putin.
Ngay trong trận mở màn World Cup ngày 14/6, mặc dù Nga đánh bại Ả Rập Xê Út với tỷ số 5 0, tuy nhiên đây là dịp Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp Thái tử Ả rập Xê út Mohammed bin Salman. Sau đó, Nga và Ả Rập Xê Út đạt được thỏa thuận hợp tác trong việc ổn định thị trường dầu mỏ thế giới.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp tục có những cuộc gặp gỡ quan trọng trong tuần này, ngày 19/6, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres có chuyến công du tới Nga để gặp ông Putin và tham dự trận đấu giữa đội tuyển Bồ Đào Nha và đội tuyển Ma rốc.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev tại lễ khai mạc World Cup. (Ảnh: CNN).
Tiếp đến, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in có chuyến thăm Nga 3 ngày bắt đầu từ ngày 21/6 để tham dự cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng như dự trận đấu giữa Hàn Quốc và Mexico, trong bối cảnh Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều kết thúc tốt đẹp ngày 12/6.
Theo CNN , vị thế của nước Nga thay đổi rõ rệt kể từ Thế vận hội Mùa đông 2014 được tổ chức tại Sochi khi ấy, Nga bắt đầu bị nhiều quốc gia phương Tây cô lập bởi những sự kiện như việc sáp nhập bán đảo Crưm, xung đột tại miền đông Ukraine và vụ máy bay MH17 của hãng hàng không Maylaysia Airlines bị bắn hạ, cáo buộc can thiệp vào bầu cử Tổng thống Mỹ 2016 và cáo buộc có liên quan đến vụ cựu điệp viên Sergey Skripal bị đầu độc tại Salisbury, Anh.
Mặc dù quan hệ của Nga với các nước phương Tây xấu đi, hàng loạt lệnh trừng phạt chống Nga được đưa ra, thậm chí lãnh đạo của Mỹ và một số quốc gia châu Âu không tới Nga dự World Cup 2018, nhưng những điều này không ngăn cản du khách đến Nga trong lễ hội bóng đá hàng đầu thế giới này.
Video: Tổng thống Nga Vladimir Putin công bố video đặc biệt chào mừng World Cup.
Theo thống kê của FIFA, số lượng vé World Cup bán ra ở nước ngoài nhiều nhất lại là ở Mỹ, cùng với đó là sự có mặt của hàng ngàn cổ động viên nước ngoài tại 11 thành phố tổ chức các trận đấu World Cup cũng như nhiều thành phố khác của nước Nga gửi đến thông điệp mạnh mẽ rằng: Nga dang rộng vòng tay chào đón thế giới và không hề bị cô lập.
Đồng thời, những vấn đề đối nội gây tranh cãi ở Nga cũng được giải quyết ổn thỏa nhân dịp World Cup, ví dụ việc Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev tuyên bố việc nâng độ tuổi nghỉ hưu ở Nga từ 55 tuổi lên 63 tuổi với phụ nữ và từ 60 tuổi lên 65 tuổi với nam giới. Động thái này nhằm giải quyết gánh nặng do áp lực dân số già hóa gây ra ở Nga.
Mặc dù thủ lĩnh đảng Nước Nga tương lai Alexey Navalny khởi xướng biểu tình phản đối chính sách này, tuy nhiên các cuộc biểu tình sẽ không diễn ra tại các thành phố đang sục sôi không khí World Cup.
(Nguồn: CNN).
Nguyễn Tiến.
|
Sức mạnh không đối thủ về tốc độ của “đại bàng” F-15 | F-15 Eagle (Đại bàng) là phản lực chiến đấu của Mỹ. Đây là máy bay tiêm kích – cường kích, có khả năng chiếm ưu thế trên không, hỗ trợ tấn công mặt đất. Nó ra đời nhằm mục đích chiếm lĩnh và duy trì ưu thế trên không trong chiến đấu. | Thế giới | F-15 Eagle có thể tiêu diệt được vệ tinh nếu như nó được trang bị tên lửa thích hợp.
Chính thức được đưa vào hoạt động năm 1976, F-15 dự định sẽ được phục vụ trong Không Quân Mỹ đến năm 2025.
Không quân Mỹ bắt đầu sử dụng F-15 Eagle từ năm 1974. Phiên bản cải tiến của chúng là F-15E Strike Eagle chính thức hoạt động từ năm 1989.
Đây là máy bay tiêm kích cường kích, có khả năng chiếm ưu thế trên không, hỗ trợ tấn công mặt đất.
Theo kế hoạch, phản lực chiến đấu F-15 các phiên bản sẽ phục vụ không quân Mỹ tới năm 2025.
Trên thực tế, F-15 cần tốc độ vượt trội để duy trì ưu thế trên không. Khi bay thấp, vận tốc cực đại của chúng đạt Mach 1.2, tương đương 1.450 km/h nhưng tăng lên tới Mach 2.5, tương đương 3.018 km/h khi bay.
Trần bay của F-15 đạt 20.000 m, còn vận tốc lên cao đạt 254 m/s.
Tầm hoạt động của chúng đạt 5.600 km nếu mang theo thùng nhiên liệu phụ.
Bên cạnh đó, tiêm kích 'khủng' này còn được trang bị những vũ khí hết sức tối tân.
F-15 Eagle được trang bị 4 loại vũ khí không đối không khác nhau: như tên lửa AIM-7F/M Sparrow hay AIM-120 AMRAAM các tên lửa không đối không tầm trung hiện đại ở góc thấp dưới thân.
Và tên lửa AIM-9L/M Sidewinder hay tên lửa AIM-120 tầm xa được trang bị trên hai đầu cánh, cùng với một pháo 20 mm ở bên cạnh cửa hút gió cánh phải.
Không chỉ hoạt động được trong mọi điều kiện thời tiết, F-15 còn có khả năng bay siêu tốc.
Mẫu phi cơ này có khả năng di chuyển với vận tốc Mach 2,5, tương đương 2.655 km/h.
|
Mạng lưới buôn tiền quyết định sinh tử ở Syria | Những người Syria ở nước ngoài đang phải sử dụng một mạng lưới giao dịch không chính thống, chủ yếu dựa trên lòng tin, để có thể chuyển tiền về quê giúp đỡ gia đình. | Thế giới | Người dân Syria ở nước ngoài muốn chuyển tiền về các khu vực do quân nổi dậy chiếm đóng ở quê hương phải sử dụng một mạng lưới giao dịch không chính thống nhưng có ý nghĩa sống còn. Ảnh minh họa: CBS.
Điện thoại đổ chuông, đầu dây bên kia vang lên giọng nói run rẩy của người em trai mà Yusuf đã lâu lắm không được nghe. Cuộc gọi xuất phát từ Syria. Kinh tế gia đình đang khó khăn nhưng Western Union không nhận chuyển tiền tới Raqqa, trung tâm đầu não của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Syria, cũng như thành phố gần nhất với ngôi làng mà cha mẹ cùng anh chị em Yusuf đang sống.
Là một lính đào ngũ khỏi lực lượng quân đội Syria, Yusuf phải dùng tên giả vì lý do an toàn. Anh chạy trốn tới thủ đô Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ, hai năm trước, và làm việc cho một tổ chức phi chính phủ quốc tế. Hàng tháng, Yusuf gửi về nhà ít nhất 500 USD. Anh sử dụng dịch vụ của những người chuyên kinh doanh, trao đổi tiền tệ thông qua các ứng dụng trò chuyện kiểu như WhatsApp. Những giao dịch này chủ yếu chỉ dựa trên lòng tin, theo Aljazeera.
"Hiện nay, bạn khó lòng tìm thấy một gia đình nào ở Syria mà không có vài người thân ở nước ngoài chuyển tiền về", Yusuf cho hay.
Sau 5 năm nội chiến, dân chúng Syria đang lâm vào cảnh cùng cực và kiều hối là dòng huyết mạch quan trọng giúp họ sinh tồn. Nhưng bên ngoài các khu vực do chính phủ kiểm soát, dịch vụ ngân hàng và chuyển tiền chính thống đều đã bị đóng cửa.
Hầu hết mọi người, từ dân tị nạn cho đến các tổ chức phi chính phủ tại Syria, đều đang dùng một mạng lưới có từ hàng trăm năm nay mang tên gọi hawala để chuyển tiền. Thông qua các đầu mối ở hai bên đường biên giới, tiền sẽ nhanh chóng được chuyển tới các vùng đất do quân nổi dậy chiếm giữ, thậm chí cả những thành phố bị bao vây.
Em trai Yusuf, 20 tuổi, hiện là người lo liệu chính cho gia đình và vẫn canh tác trên thửa đất của nhà. Nhưng giá hạt giống và dầu diesel tăng vọt khiến họ không thể xoay xở. Nếu không có tiền do Yusuf gửi về, cả nhà sẽ gặp rất nhiều khó khăn để có thể tồn tại.
"Tôi lo cho em trai mình lắm. Nó vẫn còn trẻ và IS thì đang tìm mọi cách để lôi kéo thành viên", Yusuf chia sẻ. "Nó sợ phải sống ở đó nhưng cũng bận tâm chuyện gia đình".
Tiền chuyển đến Raqqa phải qua tay nhiều đầu mối ở các khu vực do nhiều nhóm vũ trang khác nhau kiểm soát. Yusuf mất khoảng 20 USD tiền phí cho mỗi lần giao dịch.
Mới đây, các đầu mối hawala ở Ankara nói với Yusuf rằng họ chỉ có thể chuyển tiền tới những vùng đất do lực lượng đối lập chiếm đóng. Không biết phải làm sao, Yusuf cầu cứu một người bạn ở thành phố Sanliurfa, Thổ Nhĩ Kỳ, nằm đối diện Raqqa. Đêm hôm ấy, bạn của Yusuf tới một cửa hàng trang sức địa phương với 400 USD trong tay.
Người giao dịch tính một khoản phí nhỏ sau đấy gửi tin nhắn WhatsApp với nội dung chứa tên người nhận và số tiền. Sáng hôm sau, em trai Yusuf chỉ việc lái xe tới Raqqa và nhận tiền về.
"Đi tới Raqqa khá nguy hiểm nhưng đây là cách duy nhất", Yusuf cho hay.
Theo một bác sĩ nhi khoa giấu tên làm việc tại một bệnh viện ở tỉnh Idlib, Syria, việc chuyển tiền tới những nơi do lực lượng đối lập nắm giữ thực sự là vấn đề sinh tử.
"Đưa tiền vào Syria là nhiệm vụ đặc biệt khó khăn bởi những vấn đề về an ninh nhưng bạn không thể không làm", ông này nói. "Chúng tôi cần mua dầu để chạy máy phát, nếu không bệnh viện buộc phải ngừng hoạt động".
Yusuf cho biết ở ngôi làng nơi gia đình anh đang sinh sống, việc làm là thứ xa xỉ. Trong khi đó, chiến đấu cho các nhóm vũ trang lại đem về nguồn thu nhập khá tốt. Theo kết quả từ một cuộc điều tra do tổ chức Cảnh báo Quốc tế (International Alert) thực hiện, những tay súng chiến đấu cho Mặt trận al-Nusra, nhóm phiến quân thề trung thành với tổ chức khủng bố al-Qaeda, được trả từ 300 đến 400 USD mỗi tháng.
Theo ông Rami Sharrack từ Diễn đàn Kinh tế Syria, với hàng triệu người tị nạn trên khắp thế giới có nhu cầu chuyển tiền về quê hương, hệ thống hawala đang bùng nổ. Chính cháu trai Sharrack hồi năm ngoái cũng chuyển 2.000 USD từ Anh về cho cha ở Syria.
Một văn phòng hawala ở thành phố Gaziantep, Thổ Nhĩ Kỳ trong tháng lễ Ramadan của người Hồi giáo một ngày giao dịch hơn 150.000 USD. Các tổ chức nhân đạo và truyền thông trả lương cho nhân viên ở Syria thông qua họ.
Mohammad Fareed, 26 tuổi, tốt nghiệp ngành kỹ sư điện tử từ một trường đại học ở Aleppo, hai năm trước trốn chạy khỏi Syria và hiện làm kế toán cho công ty trên.
"Lượng tiền gửi về hỗ trợ gia đình khá nhỏ", Fareed cho hay. Anh lo rằng phần lớn số tiền mà hệ thống hawala luân chuyển sẽ đến tay các nhóm vũ trang. Nhưng công ty của Fareed không chuyển tiền tới những khu vực do IS chiếm đóng.
Do lạm phát, tiền chủ yếu là USD, bất chấp việc ngoại tệ bị cấm sử dụng tại các vùng đất do chính quyền quản lý.
"Công việc khó khăn hơn cả ở các thành phố của Tổng thống Bashar al-Assad", Fareed nói. "Sẽ là vấn đề lớn nếu họ thấy USD trong tay một người dân Syria".
Fareed hàng tháng đều chuyển tiền cho người bác ở Aleppo. Tuy nhiên, một số địa điểm tại thành phố bị vây hãm này rất khó tiếp cận, ngay cả đối với các đầu mối hawala. Nhiều nhà giao dịch độc lập ở Aleppo bắt đầu tính phí hoa hồng lên đến 5% nhưng đó là cách duy nhất để chuyển tiền.
"Chúng tôi buộc phải gửi", Fareed giãi bày. "Để hỗ trợ gia đình và mọi người. Nó rất quan trọng".
Theo VnExpress.
|
Nhóm quan sát viên OSCE thứ hai được trả tự do | Ngày 28/6, 4 quan sát viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) bị lực lượng dân quân địa phương ở miền Đông Ukraine bắt giữ từ hôm 29/5 đã được trả tự do. Nhóm quan sát viên thứ 2 này được trả tự do sau khi nhóm đầu tiên được thả vào sáng 27/6. | Thế giới | Hãng thông tấn Reuters của Anh cho biết lực lượng dân quân địa phương đã chở nhóm 4 quan sát viên tới một khách sạn ở thành phố miền Đông Donetsk. Các quan sát viên đã gặp các đồng nghiệp khác của mình đang đứng chờ tại đây. Những người mới được trả tự do đều khỏe mạnh, bình thường.
Lãnh đạo Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng Alexander Borodai (phải) thông báo về việc trả tự do cho các thành viên OSCE ở Donetsk ngày 27/6. Ảnh: AFP/TTXVN.
OSCE trước đó xác nhận nhóm quan sát viên nói trên gồm có 3 nam và 1 phụ nữ, mang quốc tịch Đan Mạch, Thổ Nhĩ Kỳ, Estonia và Thụy Sĩ. Họ nằm trong số vài trăm quan sát viên được cử tới miền Đông Ukraine để giám sát việc tuân thủ thỏa thuận quốc tế về giảm căng thẳng ở khu vực này.
Bộ Ngoại giao Nga đã hoan nghênh việc thả các quan sát viên OSCE tại Ukraine. Tuyên bố của bộ nêu rõ: "Nga liên tục kêu gọi thả ngay lập tức các quan sát viên. Chúng tôi cho rằng việc ngăn cản quan sát viên OSCE hoàn thành sứ mệnh giám sát của họ và đe dọa tới sự an toàn cá nhân của họ là không thể chấp nhận được". Moskva hy vọng việc thả các quan sát viên OSCE sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phái đoàn OSCE tiếp tục quan sát tình hình ở Ukraine và có những báo cáo khách quan và thấu đáo; cũng như đóng góp vào việc xoa dịu căng thẳng tại Ukraine trên cơ sở 'lộ trình' do Chủ tịch OSCE đề xuất và tuyên bố Geneva ngày 17/4.
Trong khi đó, cũng trong ngày 28/6, 3 thành viên thuộc lực lượng quân đội Ukraine đã thiệt mạng trong một vụ đụng độ với lực lượng dân quân địa phương gần thành phố "điểm nóng" Slavyansk. Vụ việc này có thể đe dọa tới lệnh ngừng bắn mà Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko vừa quyết định gia hạn thêm 3 ngày, đến 22 giờ đêm 30/6 (giờ địa phương).
Liên quan đến cuộc khủng hoảng tại Ukraine, Bộ Ngoại giao nước này ngày 28/6 ra tuyên bố về việc không nhận viện trợ nhân đạo mà Nga dành cho các vùng phía Đông của nước này.
TTXVN/Tin tức.
|
Nga chỉ trích cảnh báo của Trump về thành trì cuối cùng của phiến quân Syria | Điện Kremlin cho rằng sự hiện diện của phiến quân tại Idlib gây nguy hiểm cho Syria, bất chấp việc Trump cảnh báo không được tấn công khu vực này. | Thế giới | Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov trong buổi họp báo hôm 24/5 tại thành phố St. Petersburg, Nga. Ảnh: Reuters.
"Việc cảnh báo mà không tính đến những trường hợp nguy hiểm và tiêu cực cho toàn bộ tình hình tại Syria có lẽ không phải cách tiếp cận toàn diện", Reuters dẫn lời phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov hôm nay cho biết, đề cập tới phát biểu trước đó của Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng các bên không được liều lĩnh tấn công tỉnh Idlib ở phía tây bắc Syria, khu vực các nhóm phiến quân Hồi giáo đang cố thủ.
Peskov nói thêm rằng sự hiện diện của các phiến quân tại Idlib đang làm suy yếu tiến trình hòa bình ở Syria, đồng thời gây nguy hiểm cho lực lượng Nga tại đây. "Chúng tôi biết rằng lực lượng vũ trang Syria đang chuẩn bị giải quyết vấn đề này", Peskov nhấn mạnh.
Các chiến đấu cơ Syria sáng nay dội bom xuống thị trấn Jisr Al-Shughour, phía tây tỉnh Idlib, khu vực do nhóm Hayat Tahrir Al-Sham (HTS) thân al-Qaeda kiểm soát, cũng như một số mục tiêu của nhóm phiến quân người Turk thân Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là đợt không kích đầu tiên của lực lượng không quân Syria do Nga hậu thuẫn xuống khu vực này sau 22 ngày gián đoạn, báo hiệu chiến dịch tấn công của quân đội sắp diễn ra.
Vị trí tỉnh Idlib phía tây bắc Syria, sát biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Đồ họa: BBC.
Trước đó, các nguồn tin địa phương cho biết Thổ Nhĩ Kỳ đã điều một đoàn xe quân sự lớn, gồm 5 xe tăng tới khu vực phía tây của Idlib nhằm bảo vệ các nhóm vũ trang được nước này bảo trợ trước sức ép tấn công từ quân đội Syria.
Peskov tiết lộ tình hình tại Idlib sẽ là một trong những chủ đề chính trong cuộc họp giữa các lãnh đạo Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ tại Tehran trong tuần này, nhưng từ chối cung cấp thêm thông tin.
ÁNH NGỌC (VnExpress).
|
Tháo dỡ tượng đài | Tuy chưa được chính thức xác nhận, những tin đồn về việc cơ quan tư pháp Brazil tiến hành điều tra vai trò của cựu Tổng thống Lula da Silva trong vụ bê bối mua phiếu bầu cũng chẳng khác gì trận động đất chính trị ở nước này. Nếu cả ông Silva cũng bị pháp luật tóm gáy thì vụ xét xử gần 40 quan chức chính phủ và dân biểu tưởng đã qua giờ mới là đỉnh điểm. | Thế giới | Nhờ những thành tựu khi cầm quyền mà ông Lula được mến mộ thậm chí tôn thờ ở Brazil. Nước này đạt mức phát triển và ảnh hưởng quốc tế như hiện tại là nhờ đóng góp đáng kể của ông Silva trong những năm giữ chức tổng thống. Hào quang từ thời đó đã giúp đảng Lao động Brazil tiếp tục cầm quyền và bà Dilma Rousseff trở thành nữ tổng thống đầu tiên của nước này sau khi ông Silva không thể tiếp tục ứng cử. Ông Lula được coi như một tượng đài sống ở Brazil. Bây giờ, tượng đài ấy đang có nguy cơ bị tháo dỡ.
Vụ việc không chỉ liên quan đến cá nhân ông Silva mà còn ảnh hưởng tới cả tương lai Brazil. Nếu ông nuôi tham vọng ứng cử tổng thống một lần nữa thì cơ hội chiến thắng suy giảm đáng kể so với trước. Chừng nào chưa có một phán xử rõ ràng về vai trò của ông trong vụ bê bối trên, mà cứ mù mờ giữa hư và thực như hiện nay thì Lula da Silva khó thắng cử. Một khi tượng đài không còn thì đảng cầm quyền lẫn tổng thống đương nhiệm đều bị ảnh hưởng. Khi đó, chính phủ đương nhiệm không được hậu thuẫn và tin cậy sâu rộng trong xã hội để vượt qua những thách thức về kinh tế và chính trị xã hội mà Brazi đang đối mặt. Vị thế cầm quyền cũng bị lung lay.
La Phù.
|
10 bức ảnh thương tâm nhất năm 2011 | Cậu bé gầy tong teo vì nạn đói, người đàn ông 60 tuổi ngồi khóc bên đống đỏ nát hay vẻ mặt bàng hoàng của người phụ nữ may mắn sót sót sau vụ chìm tàu...là những hình ảnh thương tâm nhất trong năm 2011. | Thế giới | Một người đang ông bộ tộc Mundari phải hứng nước tiểu của bò để tắm khi hạn hán kéo dài tại Sudan (Ảnh: Reuters).
Ông Yoshikatsu Hiratsuka ngồi khóc bên đống đổ nát ở Onagawa, Miyagi sau trận động đất gây ra sóng thần tại đông bắc Nhật Bản ngày 11/3. (Ảnh: Reuters).
Cậu bé Aden Salaad (2 tuổi) gầy tong teo vì không có đủ thức ăn. Cậu bé chính là bức tranh khắc họa rõ rệt nhất nạn đói khủng khiếp đang hoành hành tại vùng Sừng châu Phi. (Ảnh: AP).
Đội cứu hộ đang kéo những người may mắn sống sót ra khỏi đống đổ nát tại một ngôi làng gần tỉnh Van (Thổ Nhĩ Kỳ ) sau trận động đất đêm 23/10. (Ảnh: Reuters).
Một người phụ nữ bế con lội trong dòng nước lũ gần sông Chao Praya, Bangkok (Thái Lan). (Ảnh: Getty Images).
Nạn nhân trong vụ xả súng kinh hoàng tại Na Uy khiến ít nhất 87 người thiệt mạng, trong đó đa số là thanh thiếu niên tới tham dự trại hè trên đảo Utoeya, gần thủ đô Oslo. (Ảnh: Reuters).
Một người đàn ông tự thiêu trước cửa ngân hàng ở Thessaloniki, phía bắc Hy Lạp vào ngày 16/9/2011 do không đủ tiền để trả nợ. (Ảnh: Reuters).
Một nạn nhân sống sót vẫn chưa hết bàng hoàng sau vụ chìm tàu trên sông Volga (Nga) vào ngày 10/7/2011. (Ảnh: Reuters).
Ông Billy Stinson và con gái ngồi ngẩn ngơ trên bậc thềm còn sót lại của ngôi nhà bị nước cuốn trôi sau trận bão Irene quét qua bắc Carolina (Mỹ) vào hồi tháng 8 vừa qua. (Ảnh: Getty Images).
Hai em bé đang ôm nhau an ủi ở một bãi phế liệu ở Kathmandu, Nepal. (Ảnh: Chan Kwok Hung).
Sầm Hoa (Tổng hợp).
|
Tình báo Pháp giải mã cáo buộc 'Nga sắp xâm lược Ukraine' | (PLO) - Nga và các nước phương Tây đang trải qua thời kì tồi tệ nhất trong quan hệ đôi bên kể từ khi chiến tranh Lạnh kết thúc. | Thế giới | Hiện Mỹ và Liên minh châu Âu đang cáo buộc Nga "thôn tính" Cremia, đồng thời cáo buộc Nga kích động "ly khai" tại miền đông Ukraine, và có các kế hoạch khác nhằm xâm nhập sâu hơn vào lãnh thổ các nước láng giềng. Tuy nhiên vẫn chưa có những bằng chứng cụ thể, thuyết phục.
Không phải người nào ở phương Tây đều cho rằng Putin thông tính Crimea, nhưng rõ ràng ngày càng nhiều người lên tiếng ở cả châu Âu và ngoài khu vực.
Nga không có ý định xâm lược Ukraina- theo Cục tình báo Pháp (Sputnik Igor Zaremboo).
Một trong số những người phản đối sự áp đặt tội lỗi cho Nga, đặc biệt từ sau vụ Crimea, chính là Tướng Christophe Gomart, người đứng đầu Cục tình báo quân sự Pháp. Ông nói các nhà lãnh đạo NATO nên nghe theo các bản tin tình báo của Pháp và không nên tin nhiều quá vào những lời nói của người Mỹ đang hiện diện tại khu vực.
"NATO tuyên bố rằng người Nga sắp xâm lược Ukraine, trong khi đó theo Cục tình báo Pháp thì không có gì chứng thực cho nhận định này. Chúng tôi khẳng định rằng Nga không có triển khai các Sở chỉ huy cũng như các trang thiết bị hỗ trợ, bao gồm các bệnh viện dã chiến mà phục vụ cho việc xâm lược của một quân đội", Tướng Gomart nói.
"Kết luận cuối cùng của chúng tôi là chính xác. Nếu bạn thấy một vài lính Nga thật sự hiện diện gần biên giới Ukraine, thì đó chỉ là một cách thức để Nga gây áp lực lên Tổng thống Poroshenko, chứ không phải để xâm chiếm Ukraine", ông nói thêm.
Tuy nhiên, quan điểm về nước Nga bá quyền đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều nước. Như thể để chứng minh nhận định tồi tệ này là sự thật, năm nhà nước Bắc Âu, gồm cả Thụy Điển và Phần Lan đã ký một tuyên bố chung hôm thứ Sáu (10-4) về việc mở rộng hợp tác quân sự trước tình hình mà Bộ trưởng Quốc phòng các nước gọi là "Cuộc xâm lược Ukraine của Nga".
Theo nhà phân tích Quốc phòng Na Uy, Janne Haaland Matlary, tuyên bố chung này sẽ tạo ra một chiến lược hợp tác không chỉ là riêng lẻ Thụy Điển và Phần Lan trong khối NATO mà có thể xa hơn là sự hợp tác của tất cả thành viên trong khối này.
"Phần Lan và Thụy Điển ngoài ra còn quyết định tiến hành tập trận theo tiêu chuẩn của khối NATO, điều này ngụ ý rằng họ đang bước đầu hướng về cả khối NATO. Lúc này họ không có lý do nào để liên kết cả khối NATO, dư luận không đủ chấn động và một cuộc trưng cầu ý dân sẽ được yêu cầu. Nhưng tình hình hiện nay có vẻ như là sự chuẩn bị ban đầu về mặt tinh thần cho các nước thành viên", bà Janne Haaland Matlary nói với tờ Aftenposten hôm thứ Sáu. Tuy nhiên bà cảnh báo rằng Nga sẽ nhận thấy những thông điệp này là có ý gây hấn.
|
Ngoại trưởng Mỹ và thế cờ khó châu Á | Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson ngày 15-3 sẽ có chuyến công du châu Á đầu tiên kể từ khi chính thức nhậm chức hồi đầu tháng 2. | Thế giới | Ông Tillerson dự kiến sẽ phải đối diện với nhiều thách thức trong việc điều chỉnh mối quan hệ với ba nước Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc khi mà những căng thẳng tại khu vực Đông Bắc Á này đang ngày càng leo thang.
Chuyến công du đầu tiên.
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson sẽ đến Nhật Bản vào ngày 15-3, thăm Hàn Quốc vào ngày 17-3 và sau đó đến Trung Quốc trong hai ngày 18 và 19-3.
Theo hãng tin Reuters, chuyến công du châu Á của ông Tillerson nhằm mục đích thảo luận về tình hình Triều Tiên sau những vụ phóng tên lửa của Bình Nhưỡng và nghi án ông Kim Jong-nam, anh cùng cha khác mẹ của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, bị sát hại tại Malaysia. Ngoại trưởng Mỹ cũng dự kiến sẽ thảo luận về những căng thẳng với Trung Quốc xung quanh Hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) mà Mỹ vừa triển khai đến Hàn Quốc đầu tháng này, đồng thời thúc đẩy lợi ích kinh tế và an ninh của Mỹ trong khu vực.
Hành động tiếp tục thử nghiệm và tăng cường chương trình vũ khí của Triều Tiên rất đáng lo ngại và đã đi đến mức chúng ta cần phải có hành động, tìm kiếm một giải pháp thay thế - hãng tin Reuters dẫn lời ông Mark Toner, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ - Chúng tôi sẽ nói chuyện với các đồng minh và đối tác trong khu vực để tìm một hướng tiếp cận mới cho vấn đề Triều Tiên - ông cho biết.
Theo lịch trình, ông Tillerson sẽ hội đàm với hai người đồng cấp Nhật Bản và Hàn Quốc. Tại Bắc Kinh, ông sẽ hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị và có thể gặp Chủ tịch Tập Cận Bình. Hai bên cũng dự kiến sẽ thu xếp cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông Tập và Tổng thống Donald Trump tại Mỹ sớm nhất vào tháng 4 tới.
Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida và ông Rex Tillerson trong cuộc họp tại Bộ Ngoại giao Mỹ ở Washington hồi tháng 2. Ảnh: REUTERS.
Bài toán hóc búa.
Theo tờ Los Angeles Times , ông Tillerson, trong chuyến công du đầu tiên với tư cách người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ, sẽ phải đối mặt với một bài toán đầy thách thức trong bối cảnh khu vực châu Á có nhiều biến động. Tuy nhiên, vấn đề rắc rối nhất cho ông có lẽ là làm thế nào để điều hướng mối quan hệ đang căng thẳng giữa các quốc gia Đông Bắc Á để cùng nhau hợp tác đối phó Triều Tiên, quốc gia hồi tuần trước vừa phóng bốn tên lửa đạn đạo vào vùng biển phía Tây Bắc Nhật Bản.
Hàn Quốc và Nhật Bản vẫn còn nhiều mâu thuẫn chính trị gốc rễ từ thời Thế chiến thứ hai. Mỹ trong khi vừa phải cam kết ủng hộ đồng minh Hàn Quốc cũng sẽ phải hỗ trợ Nhật Bản đối phó với Triều Tiên và Trung Quốc.
Ngoại trưởng Mỹ cũng sẽ phải điều chỉnh mối quan hệ Mỹ-Trung trong bối cảnh Bắc Kinh đang không ngần ngại trả đũa Hàn Quốc vì vấn đề THAAD. Thậm chí người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng còn lên tiếng cảnh báo sẽ áp dụng những biện pháp mới nhằm duy trì các lợi ích an ninh của mình.
Không chỉ có vậy, mối quan hệ thất thường giữa Trung Quốc và Triều Tiên cùng với những rối ren chính trị tại Hàn Quốc sau khi tổng thống Park Geun-hye bị phế truất cũng sẽ khiến tiến trình đàm phán trong khu vực ít nhiều gặp phải rào cản.
Nhiều chuyên gia nhận định trong hơn một thập niên qua, sự bất ổn ở khu vực Đông Bắc Á là một trong những nguyên nhân khiến tình hình trừng phạt Triều Tiên không mang lại kết quả. Hành động của chính quyền ông Trump trong khu vực này sẽ rất cần thiết để xác định xem tình hình Triều Tiên sẽ cải thiện hay là tiếp tục xấu đi - Phó Đô đốc đã về hưu Hideaki Kaneda, giáo sư tại Viện Nghiên cứu quan hệ quốc tế Nhật Bản, nhận xét.
Mỹ phải cố gắng tạo sự gắn kết cho các quốc gia vốn dĩ không muốn đặt niềm tin vào nhau.
HIDEAKI KANEDA, Phó Đô đốc về hưu Lực lượng phòng vệ trên biển của Nhật Bản.
|
Trung Quốc vừa gửi tặng "đại sứ" gấu trúc cho Pháp | Hai chú gấu trúc của Trung Quốc đã có mặt tại Paris để bắt đầu một cuộc sống mới ở sở thú Beauval tại Pháp. | Thế giới | Trước đó, hai chú gấu trúc tên là Huan Huan và Yuan Zi này đã đi bằng máy bay Boeing 777 để tới sân bay Charles de Gaulle, nơi Đại sứ Trung Quốc tại Paris và các nhân viên sở thú đã ra tận sân bay để đón.
Hai chú gấu trúc nêu trên là những chú gấu trúc đầu tiên mà Trung Quốc gửi tặng Pháp kể từ năm 1973 khi Yen Yen, chú gấu đã sống tới tận năm 2000, và một chú gấu khác song đã chết ngay khi tới Pháp được tặng cho Tổng thống Georges Pompidou.
Theo kế hoạch, hai chú gấu trúc này sẽ được đưa tới sở thú Beauval ở miền Trung nước Pháp, nơi hai chú có thể sống những ngày tháng tiếp theo. Tuy nhiên, công chúng Pháp sẽ phải đợi tới đầu tháng tới để có thể tận mắt chứng kiến hai chú gấu trúc này vì hiện sở thú Beauval đang khẩn trương xây dựng khu chuồng trại cho Huan Huan và Yuan Zi.
Theo thông lệ, Trung Quốc hay gửi tặng gấu trúc cho các quốc gia khác để đánh dấu mối quan hệ song phương tốt đẹp. Hiện gấu trúc còn khoảng 1.600 cá thể ở Trung Quốc, còn trên các quốc gia khác là 300 cá thể song đa số các cá thể này đều có xuất xứ từ Trung Quốc.
Ông David Algranti, người được mệnh danh là "đại sứ gấu trúc" sau một cuộc thi trong năm 2010, đã ca ngợi quyết định gửi hai chú gấu trúc của Bắc Kinh tới Pháp: "Huan Huan và Yuan Zi là những chú gấu trúc đáng yêu và có vẻ ngoài đẹp. Pháp đã may mắn khi có được hai chú gấu trúc này"./.
P.V (Vietnam+).
|
IMF tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ Hy Lạp nếu được yêu cầu | AFP/Reuters đưa tin ngày 6/7, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde cho biết IMF sẵn sàng trợ giúp Hy Lạp nếu được yêu cầu. | Thế giới | Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Yanis Varoufakis (phải) và Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế Christine Lagarde tại một cuộc họp. (Nguồn: AFP/TTXVN).
Trong một tuyên bố ngắn, bà Lagarde khẳng định: "IMF đã lưu tâm tới cuộc trưng cầu dân ý được tiến hành hôm qua (5/7) ở Hy Lạp. Chúng tôi đang theo dõi sát sao tình hình và sẵn sàng trợ giúp Hy Lạp nếu được yêu cầu.".
Trong một diễn biến liên quan, lãnh đạo Đảng Hy Lạp Độc lập theo đường lối cánh hữu, Bộ trưởng Quốc phòng Hy Lạp Panos Kammenos cho biết trong ngày 6/7, lãnh đạo của hầu hết các chính đảng ở nước này sẽ ra một tuyên bố chung kêu gọi có một thỏa thuận về thanh toán nợ.
Trả lời báo giới sau cuộc họp kéo dài 7 giờ đồng hồ, ông Kammenos nói: "Không có phương án nào khác ngoài một thỏa thuận. Một tuyên bố chung sẽ sớm được tất cả lãnh đạo các chính đảng, trừ Đảng Cộng sản, ký kết... tiếp thêm sức mạnh cho Thủ tướng thay mặt nhân dân Hy Lạp tới Brussels đàm phán vào ngày 7/7"./.
|
Áo kêu gọi cùng nỗ lực giải quyết khủng hoảng nợ tại Hy Lạp | (VOV) - Áo kêu gọi các cơ quan cùng nhau vạch ra một kế hoạch để thay đổi cơ cấu nền kinh tế và tài chính của Hy Lạp. | Thế giới | Khủng hoảng kinh tế toàn cầu chưa kết thúc "Châu Âu sẽ khó khăn nếu Hy Lạp không được cứu trợ" Ngày 26/6, Thủ tướng Cộng hòa Áo Werner Faiman kêu gọi thực thi các nỗ lực chung để tìm kiếm một giải pháp hiệu quả cho cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp. Phát biểu trên Đài Phát thanh quốc gia ORF, ông Faiman cho rằng, việc giúp Hy Lạp khỏi phá sản hoặc nợ nần sẽ là một điều không ai mong muốn và kết quả tốt nhất sẽ là Hy Lạp có thể giải quyết vấn đề hóc búa thông qua tiết kiệm và tăng thuế để hoàn trả nợ và đầu tư nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế nước này. Ông Faiman nhấn mạnh rằng, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Trung ương châu Âu, Ủy Ban châu Âu và Chính phủ Hy Lạp phải cùng nhau vạch ra một kế hoạch để thay đổi cơ cấu nền kinh tế và tài chính của Hy Lạp nhằm ngăn chặn nước này rơi vào thảm họa tiếp theo. Thủ tướng Áo Werner Faiman đồng thời cho rằng, không thể loại trừ khả năng Hy Lạp bị vỡ nợ vì vẫn chưa rõ liệu người dân Hy Lạp có sẵn sàng thắt lưng buộc bụng với chính phủ hay không. Ông Werner Faiman cũng khẳng định, sự hỗ trợ của Áo dành cho Hy Lạp sẽ được thực hiện minh bạch với công chúng./.
|
Ai Cập: Khắp nơi rung chuyển bởi làn sóng biểu tình | Ngày 7/7, nhiều thành phố tại Ai Cập đã rung chuyển bởi làn sóng biểu tình khi cả hai phe ủng hộ và phản đối Tổng thống bị phế truất Mohamed Morsi cùng xuống đường để bày tỏ chính kiến. | Thế giới | Biểu tình rầm rộ tại Quảng trường Tahrir ở Cairo. (Nguồn: AFP/TTXVN).
Tại thủ đô Cairo, hơn 250.000 người biểu tình đã kéo về Quảng trường Tahrir và trước cửa Dinh Tổng thống ở quận Heliopolis - trung tâm của làn sóng biểu tình chống chính phủ lớn chưa từng thấy trong lịch sử Ai Cập hôm 30/6 vừa qua, nhằm phản đối tổ chức Anh em Hồi giáo cũng như yêu cầu của lực lượng này về việc phục chức cho ông Morsi.
[ Tổng thống Nga: Ai Cập đang bên bờ vực nội chiến ].
Người biểu tình hô vang các khẩu hiệu "Bánh mì, tự do và công bằng xã hội" và "Tính hợp pháp thuộc về nhân dân chứ không phải là Rabaa" (ám chỉ địa điểm tập trung của những người ủng hộ ông Morsi), cùng những biểu ngữ phản đối Tổng thống Mỹ Barack Obama, với cáo buộc nhà lãnh đạo này có quan điểm chống lại nhân dân Ai Cập, cũng như đảng Hồi giáo Salafist Nour đã phản đối việc bổ nhiệm ông Mohamed ElBaradei giữ chức Thủ tướng lâm thời.
Tại Alexandria, thành phố lớn thứ hai của Ai Cập nằm trên bờ Địa Trung Hải, hàng chục nghìn người đã tuần hành từ nhiều địa điểm tới tập trung tại Quảng trường Sidi Gaber nhằm phản đối tổ chức Anh em Hồi giáo cũng như thái độ ủng hộ của Mỹ đối với Tổng thống bị phế truất Morsi.
Tại thành phố kênh đào Suez và thành phố Mahala ở khu vực châu thổ sông Nile, các lực lượng ủng hộ cuộc đảo chính quân sự cũng tổ chức nhiều cuộc tuần hành kéo về khu vực quảng trường trung tâm.
Các cuộc biểu tình và tuần hành trên do chiến dịch "Tamarod" (Nổi dậy) - lực lượng đứng sau làn sóng biểu tình rầm rộ dẫn tới việc ông Morsi bị quân đội phế truất - và các đảng Xã hội chủ nghĩa Cách mạng, Dân chủ Xã hội Ai Cập, Liên minh Xã hội chủ nghĩa Nhân dân phát động, nhằm bảo vệ "tính hợp pháp nhân dân" và làm đối trọng với các cuộc biểu dương lực lượng rầm rộ của phe Hồi giáo ủng hộ "tính hợp pháp dân chủ.".
Trong khi đó, từ trưa 7/7, hàng chục nghìn người Hồi giáo đã tập trung tại Quảng trường Al-Adawiya Rabaa (thuộc quận Nasr City ở phía Đông Cairo nhằm phản đối cuộc "đảo chính quân sự" hôm 3/7, đòi phục chức cho ông Morsi và "bảo vệ cuộc cách mạng.".
Người biểu tình, trong đó có nhiều phụ nữ mang khăn choàng đen trùm kín mặt và trẻ em, đã cùng tham gia một lễ cầu nguyện trước cửa một nhà thờ nhỏ tại đây.
Cuộc biểu tình diễn ra theo lời kêu gọi của "Liên minh dân tộc ủng hộ tính hợp pháp" bao gồm một số chính đảng và phong trào Hồi giáo, trong đó có tổ chức Anh em Hồi giáo và nhóm Hồi giáo có quan điểm cứng rắn Al-Gamaa Al-Islamiya.
Trong một tuyên bố, liên minh mới được thành lập này khẳng định ông Morsi vẫn là Tổng thống hợp pháp của Ai Cập và lên án việc lực lượng an ninh truy nã và bắt giữ các lãnh đạo cấp cao của Anh em Hồi giáo.
Đảng Tự do và Công lý (FJP) - nhánh chính trị của tổ chức Anh em Hồi giáo - cho biết sẽ tiếp tục các cuộc biểu tình trên đường phố cho tới khi ông Morsi được phục chức, đồng thời yêu cầu quân đội bảo vệ các cuộc biểu tình hòa bình của phe Hồi giáo.
Gần 5.000 người Hồi giáo đã phong tỏa con phố nối trụ sở Vệ binh Cộng hòa và lực lượng Không quân Ai Cập, buộc Lực lượng an ninh trung ương và cảnh sát phải can thiệp nhằm khơi thông tuyến đường trọng yếu này.
Những người ủng hộ ông Morsi đã tổ chức biểu tình ngồi trước trụ sở Vệ binh Cộng hòa sau khi có tin vị cựu Tổng thống này đang bị giam giữ tại đây.
Tại các tỉnh thuộc vùng Thượng Ai Cập và khu vực đồng bằng châu thổ sông Nile, hai phe đối địch cùng tổ chức các cuộc biểu tình, tuần hành trước trụ sở tỉnh trưởng làm dấy lên lo ngại về nguy cơ nổ ra các cuộc đụng độ đẫm máu.
Riêng trong những ngày cuối tuần qua, các vụ đụng độ giữa những người biểu tình quá khích đã khiến ít nhất 37 người thiệt mạng và hơn 1.400 người bị thương trên khắp Ai Cập.
Trong một diễn biến khác, nhóm al-Gamaa Al-Islamiya và đảng Xây dựng và Phát triển - nhánh chính trị của tổ chức này - đã kêu gọi Tổng thống lâm thời Adly Mansour từ chức nhằm tránh đẩy Ai Cập vào một cuộc "xung đột gay gắt.".
Trong một tuyên bố, nhóm Hồi giáo có quan điểm cứng rắn này cho rằng việc vị cựu Chánh án Tòa án Hiến pháp tối cao này từ chức sẽ giúp đưa đất nước ra khỏi "cuộc khủng hoảng hiện nay và ngăn chặn tình trạng hỗn loạn.
(TTXVN).
|
Palestine yêu cầu Israel giải quyết vấn đề tù nhân | (VOV) - Israel hiện đang giam giữ hơn 10.000 tù nhân Palestine trong 25 nhà tù và trại giam khác nhau, trong đó có cả phụ nữ. | Thế giới | Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas khẳng định sẽ không có thỏa thuận hòa bình với Israel nếu không thả tự do cho các tù nhân Palestine đang bị giam giữ trong các nhà tù ở Israel. Tuyên bố này được ông Abbas đưa ra sau cuộc tiếp một số tù nhân vừa được Israel thả tự do ở Ramallah (khu Bờ Tây). Ngày 4/7, Tổng thống Abbas nói rằng vấn đề tù nhân là ưu tiên hàng đầu của các nhà lãnh đạo Palestine. Israel hiện đang giam giữ hơn 10.000 tù nhân Palestine trong 25 nhà tù và trại giam khác nhau, trong đó có cả phụ nữ./. Ngọc Thạch (từ Cairo).
|
Trung Quốc sốc nặng vì khu trục hạm toàn sử dụng thiết bị vệ tinh Nhật | ANTĐ - Ngày 11-10 vừa qua, một biên đội tàu chiến của hải quân Trung Quốc đã sang thăm hữu nghị New Zealand. Một số bức ảnh chụp các chiến hạm này đã gây chấn động dư luận Trung Quốc, vì nó hiển thị rõ nét một số loại an ten rất quan trọng trên tàu khu trục Trung Quốc là sản phẩm của Nhật. | Thế giới | Biên đội tàu chiến này bao gồm: Khu trục hạm Thanh Đảo, tàu hộ vệ tên lửa Lâm Nghi và tàu bổ trợ tổng hợp Hồng Trạch Hồ. Biên đội tàu Trung Quốc đã có chuyến thăm hữu nghị cảng Oakland của New Zealand. Họ đã được đông đảo nhân dân địa phương, đặc biệt là Hoa Kiều tại đây chào đón nhiệt liệt.
Thanh Đảo là khu trục hạm tiên tiến của Trung Quốc thuộc Type 052, còn Lâm Nghi cũng là tàu hộ vệ thế hệ mới nhất, hiện đại nhất thuộc Type 054A của hải quân Trung Quốc, còn tàu bổ trợ tổng hợp Hồng Trạch Hồ là tàu hậu cần cỡ lớn, chuyên đảm nhận nhiệm vụ tiếp tế cho biên đội trong hải hành viễn dương.
Khu trục hạm Thanh Đảo và tàu hộ vệ Lâm Nghi tại cảng Oakland của New Zealand.
Đặc biệt, khu trục hạm Thanh Đảo chính là chiến hạm đầu tiên của hải quân Trung Quốc hoàn thành chuyến hành trình vòng quanh thế giới vào năm 2002, đến thăm 10 nước thuộc 5 châu lục. Sau đó nó còn tham gia rất nhiều chuyến thăm viếng hữu nghị các quốc gia Mỹ, Australia, Canada, nên được hải quân Trung Quốc xưng tụng là ngôi sao ngoại giao chiến hạm.
Trong chuyến thăm chiến hạm Trung Quốc đã mở cửa cho nhân dân địa phương lên tham quan, trong số đó có không ít các Hoa Kiều. Khi một số bức ảnh chụp khu trục hạm Thanh Đảo được tung lên mạng, cư dân mạng Trung Quốc đã chấn động, khi phát hiện chiến hạm hàng đầu này của Trung Quốc sử dụng một số loại thiết bị quan trọng là sản phẩm của Nhật.
Hệ thống anten GPS của Công ty KODEN và 3 bộ anten vệ tinh hải sự SAILOR của hãng Thrane &Thrane; trên khu trục hạm Thanh Đảo đều là sản phẩm của Nhật.
Bức ảnh chụp rõ nét cấu trúc thượng tầng của Thanh Đảo cho thấy, ngay phía trước là hệ thống anten GPS do Công ty KODEN của Nhật sản xuất, phía sau nó một chút là 3 bộ anten vệ tinh hải sự SAILOR do Hãng Thrane&Thrane; cũng của Nhật Bản sản xuất. Như vậy, các thiết bị thông tin và định vị vệ tinh rất quan trọng của chiến hạm này đều là sản phẩm của Nhật.
Đầu tháng này, người Trung Quốc cũng tá hỏa khi phát hiện thiết bị của Hệ thống phòng không HQ-9 cũng sử dụng các thiết bị điện tử Nhật Bản. Những tài liệu lan truyền trên mạng cho thấy tên lửa HQ-9 của Trung Quốc hiện đang sử dụng công tắc hành trình AZ8112 của hãng Panasonic, trong khi đó các t àu ngầm hiện nay còn hoạt động của Trung Quốc đại đa số lắp đặt radar dẫn đường của một công ty Nhật Bản khác.
Công tắc hành trình AZ8112 của hãng Panasonic trên Hệ thống phòng không HQ-9 Trung Quốc.
Trong 20 năm gần đây, Trung Quốc với sự phát triển thần tốc đã có những tiến bộ vượt bậc trong ngành công nghiệp nặng, nhưng những sản phẩm cao cấp như chip bán dẫn, linh kiện điện tử, chất liệu gia công ứng dụng v.v.. vẫn thua kém rất nhiều so với Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước châu Âu. Hiện nay, những sản phẩm trên của Trung Quốc hoàn toàn nhập khẩu từ nước ngoài, dẫn đến mối lo ngại về những khó khăn có thể gặp phải trong tương lai, khi đối tác cấm xuất khẩu các loại sản phẩm này, trong đó đặc biệt là Nhật Bản, khi căng thẳng giữa hai nước đang dâng cao.
Nguy hiểm nhất là các vấn đề bảo mật và an ninh tiềm tàng trong các sản phẩm sử dụng linh kiện nhập ngoại. Các chuyên gia quân sự cho rằng khi các hệ thống vũ khí Trung Quốc phải nhập khẩu, qua các tham số của thiết bị, nước ngoài rất dễ phán đoán được tính năng của trang bị, vũ khí Trung Quốc từ đó chuẩn bị sẵn phương án đối phó, các thiết bị thông tin, định vị có thể bị chặn thu trộm số liệu hoặc bị đánh sập một cách dễ dàng.
Nguyễn Ngọc.
Theo Thời báo Hoàn Cầu.
|
LHQ giữ vai trò lãnh đạo trong hòa giải xung đột | Ngày 10/11, tại diễn đàn Đại hội đồng Liên hợp quốc, Tổng Thư ký Ban Ki-moon khẳng định Liên hợp quốc phải giữ vai trò lãnh đạo trong các nỗ lực hòa giải những cuộc tranh chấp và xung đột trên toàn cầu. | Thế giới | Tổng Thư ký Ban Ki-moon nhấn mạnh hòa giải là công cụ vô giá trong việc quản lý và giải quyết các nguy cơ xung đột và xung đột. Cộng đồng quốc tế đã ghi nhận những thành công của Liên hợp quốc trong nỗ lực hòa giải xung đột 5 năm qua.
Tuy nhiên, để đảm đương tốt vai trò lãnh đạo trong bối cảnh thế giới đang trải qua thời kỳ đặc biệt khó khăn, Liên hợp quốc phải tăng cường hơn nữa khả năng hỗ trợ hòa giải để đưa ra sự hỗ trợ nhất quán, kịp thời và chuyên nghiệp có thể ngăn chặn mọi nguy cơ xung đột trên thế giới.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc cũng cho rằng hòa giải và gìn giữ hòa bình là quá trình phức tạp cần một đường lối toàn diện và bao quát, vì vậy tăng cường hợp tác và trở thành đối tác của các tổ chức khu vực và cộng đồng xã hội dân sự là nhân tố quyết định để đạt được mục tiêu này.
Liên hợp quốc sẽ tổ chức các hội nghị tư vấn với các nước thành viên, giới học giả, các tổ chức khu vực và cộng đồng xã hội dân sự để xây dựng những hướng dẫn và lộ trình hòa giải hiệu quả hơn, đồng thời thúc đẩy hòa giải trở thành công cụ hữu hiệu để giải quyết hòa bình những tranh chấp quốc tế. Các hội nghị tư vấn này cũng là diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm ngăn chặn xung đột, gìn giữ và kiến tạo hòa bình.
Cũng tại diễn đàn, Chủ tịch Đại hội đồng Nassir Abdulaziz Al-Nasser khẳng định hòa giải đã trở thành ưu tiên cao trong chương trình nghị sự của Đại hội đồng. Thế giới đang trải qua thời kỳ đặc biệt khó khăn và Liên hợp quốc có thể và cần phải đóng vai trò quan trọng trong giải quyết tranh chấp và xung đột trên toàn cầu.
Nghị quyết được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua tháng 6/2011 đã yêu cầu các nước thành viên Liên hợp quốc tăng cường khả năng hòa giải cũng như tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào quá trình này.
Nhiều thách thức cả ở Liên hợp quốc và trên thực địa cần phải giải quyết trong tiến trình thúc đẩy hòa giải và Liên hợp quốc cần tìm các biện pháp thích hợp để cung cấp kịp thời và đầy đủ các nguồn tài chính cho hòa giải ở tất cả các nước. Liên hợp quốc hoan nghênh những phản ứng tích cực và sự ủng hộ của các nước thành viên đối với các nỗ lực của Liên hợp quốc nhằm hòa giải các cuộc tranh chấp và xung đột./.
(TTXVN/Vietnam+).
|
Hội nghị thượng đỉnh EU: Hợp tác nội khối và quyết sách đối ngoại | Hội nghị thượng đỉnh EU cuối cùng của năm 2016 sẽ xem xét những vấn đề cấp bách nhất như người di cư, chiến lược an ninh, tăng trưởng kinh tế, Brexit, lệnh trừng phạt kinh tế Nga. | Thế giới | Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk (trái) và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker. (Nguồn: AFP/TTXVN).
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU), diễn ra ngày 15/12 tại Brussels - Vương quốc Bỉ, sẽ tập trung xem xét những vấn đề cấp bách nhất liên quan đến chính sách nội khối như các biện pháp giải quyết áp lực người di cư, chiến lược an ninh, tăng trưởng kinh tế, việc làm cho thanh niên, Anh rời khỏi EU (hay gọi là Brexit) và trong chính sách đối ngoại sẽ đưa ra quyết định về việc gia hạn lệnh trừng phạt kinh tế đối với Nga.
Hội nghị thượng đỉnh cuối cùng của năm 2016 diễn ra trong bối cảnh EU đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc giải quyết vấn đề người di cư, vốn gây áp lực căng thẳng lên "lục địa già" kể từ năm 2015, một phần nhờ vào thỏa thuận ký với Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 3 vừa qua.
Trong hội nghị lần này, các nhà lãnh đạo EU sẽ xem xét việc thực thi thỏa thuận EU-Thổ Nhĩ Kỳ, mặc dù quan hệ hai bên đã trở nên căng thẳng kể từ sau vụ đảo chính bất thành hồi tháng Bảy vừa qua ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Bên cạnh đó, EU cũng đánh giá những tiến bộ đạt được liên quan đến loạt hiệp định ký kết với các nước châu Phi về việc giải quyết thực trạng người di cư xuất phát từ khu vực này.
Liên minh sẽ tập trung vào kế hoạch đầu tư ra bên ngoài châu Âu để mong muốn giải quyết tận gốc áp lực di cư và kêu gọi nhanh chóng thông qua kế hoạch này nhằm tăng cường việc thực hiện Kế hoạch hành động Valette (Malta).
Các nhà lãnh đạo sẽ xem xét cải cách chính sách tị nạn chung của châu Âu và cách thức áp dụng trong tương lai trên nguyên tắc trách nhiệm và đoàn kết.
Hội nghị thượng đỉnh cũng sẽ là dịp để các nước EU tái khẳng định cam kết của mình đối với chiến lược an ninh nội khối. Lãnh đạo các nước EU sẽ đề cập đến vấn đề tăng cường hợp tác EU trên lĩnh vực an ninh và quốc phòng với ba ưu tiên chính gồm chiến lược an ninh-quốc phòng chung, kế hoạch hành động về quốc phòng và triển khai đồng bộ các đề xuất được nêu trong Tuyên bố chung EU-NATO được ký kết hồi tháng 7 vừa qua tại Ba Lan.
Liên quan vấn đề kinh tế, phát triển xã hội và thanh niên, lãnh đạo các quốc gia EU sẽ tổng kết các thành tựu trong các lĩnh vực như đầu tư, chiến lược về thị trường chung duy nhất hay sáng kiến chống thất nghiệp trong giới trẻ.
Năm 2016, tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên EU đã giảm 10%. Về chính sách đối ngoại, các nhà lãnh đạo châu Âu sẽ đưa ra quan điểm cuối cùng về Hiệp định liên kết EU-Ukraine nhằm mở đường cho việc phê chuẩn văn bản này.
Thỏa thuận này được cho là sẽ giúp tăng cường hợp tác chặt chẽ hơn nữa về kinh tế và chính trị giữa EU với Ukraine.
Cũng tại phiên họp này, Tổng thống Pháp, ông Franois Hollande và Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel sẽ trình bày với lãnh đạo các nước EU về việc thực thi thỏa thuận Minsk về giải quyết cuộc xung đột ở miền Đông Ukraina và tình hình cuộc xung đột tại Syria. Sau đó EU sẽ quyết định có gia hạn hoặc bổ sung lệnh trừng phạt kinh tế chống lại Nga hay không.
Cuối cùng, sẽ diễn ra cuộc họp không chính thức bên lề hội nghị của 27 nhà lãnh đạo các nước EU nhằm xác định phương thức hành động của 27 nước sẽ áp dụng cho tiến trình Brexit sau khi nước Anh thông báo kích hoạt điều 50 của Hiệp ước Lisbon./.
|
Xác chết trong kho lạnh thực phẩm | Thi thể ông Gaddafi bị trưng bày trong kho lạnh cửa hàng thịt ở thành phố Misrata 4 ngày trước khi đem chôn ở một nơi bí mật trong sa mạc | Thế giới | Phóng viên Reuters cho biết thi thể ông Gaddafi bị trưng bày như một chiến lợi phẩm của phe nổi dậy. Hàng trăm người dân Misrata hiếu kỳ xếp hàng vào xem mặt mũi nhà lãnh đạo từng trị vì Libya suốt 42 năm.
Ngày đầu tiên (thứ sáu 21-10), thi thể ông Gaddafi được đặt nằm trên một tấm nệm, mặt ngửa lên trời, thấy rõ đầu bên trái có một lỗ đạn nằm phía trên lỗ tai, mình trần hằn những vết bầm trên lưng và vết cào xước trên ngực do bị đánh đập.
Thi thể Mutassim, con trai thứ của ông Gaddafi, nằm bên cạnh ngay dưới sàn nhà kho lạnh lẽo cũng đầy những vết thương do bạo hành.
Xác ông Gaddafi(bên phải) và Mutassimal-Gaddafi trong kho lạnh. Ảnh: LAT.
Che bớt sự thật.
Tuy nhiên, qua ngày hôm sau (thứ bảy 22-10), thi thể hai cha con ông Gaddafi đều được bọc kín đến cổ bằng chăn mỏng nhằm che giấu những chi tiết gây phản cảm. Đầu ông Gaddafi được quay nghiêng sang bên trái để người xem không thấy lỗ đạn. Các vết thương trên mặt Mutassim cũng được khâu lại.
Có thể nói từ đầu đến thời điểm trên, Hội đồng Dân tộc Chuyển tiếp (TNC), cơ quan lãnh đạo cuộc nổi dậy chống chính quyền ông Gaddafi, đã có những động thái khiến dư luận hoài nghi là che giấu sự thật xung quanh cái chết của ông Gaddafi.
Đầu tiên, TNC tuyên bố sẽ chôn cất ông Gaddafi theo nghi thức đạo Hồi, tức trong ngày ông Gaddafi qua đời (20-10). Vậy mà sau đó, họ đem thi thể ông trưng bày tại Misrata, thủ đô của quân nổi dậy.
Những giây phút cuối cùng dẫn đến cái chết của nhà lãnh đạo Libya diễn ra trong hỗn loạn, đầy bạo lực và khủng khiếp. Một video clip quay bằng điện thoại di động phát trên đài truyền hình Libya đã cho thấy điều đó.
Cả thế giới nhìn thấy ông Gaddafi phờ phạc, mặt đầy máu, bị lính TNC nắm tóc lôi đi quăng lên nắp ca-pô một chiếc Toyota loại bán tải chạy về hướng xe cứu thương nằm cách đó chừng nửa cây số.
Khi đến nơi thì ông Gaddafi đã chết với một vết thương trí mạng trên đầu và nhiều vết đạn khác. Ali Jaghdoun, tài xế xe cứu thương chở thi thể ông Gaddafi về Misrata, đã xác nhận điều này với phóng viên Reuters.
Vấn đề đặt ra là trong lúc di chuyển, ông Gaddafi bị lính TNC giết hay bị lạc đạn?
Thà giết hơn bắt sống ?
Các nhà lãnh đạo TNC quả quyết rằng ông Gaddafi bị lạc đạn vì lúc đó có giao tranh giữa lính TNC và lính ông Gaddafi. Tuy nhiên, Lofty al-Amin, thủ lĩnh katiba (lữ đoàn) Chahid, thừa nhận ông Gaddafi đã bị lính TNC bắn chết.
Al-Amin kể lại: Khi bắt được Gaddafi, các thuwar (quân cách mạng) ào tới bao vây. Họ quăng ông ấy lên nắp ca-pô xe. Ông rớt xuống đất, ngồi dậy và bị đấm đá tới tấp. Nhiều người chạy tới chạy lui, la hét inh tai.Cảnh tượng lúc đó hết sức lộn xộn. Một người của chúng tôi bắn vào ông ấy.
Đây chính là điểm gây tranh cãi gay gắt nhất. Người ta nghi ngờ từ đầu TNC đã có chủ trương giết chết ông Gaddafi chớ không bắt sống vì tổ chức xét xử sẽ rất lôi thôi và phiền phức. Ông Gaddafisẽ nhân cơ hội biến phiên tòa thành một diễn đàn để lên án NATO và các nước phương Tây lật đổ ông.
Ngày 26-10, tuần báo Pháp Le Canard Enchainé (tuy tự xưng là báo trào phúng nhưng nắm nhiều thông tin tình báo độc) đã nêura khả năng kể trên.
Trong bài báo chạytít Gaddafi bị Washington và Paris xử tử , tác giả cho biết ngày 19-10, một đại tá Lầu Năm Góc đã điện đàm với một cộng tác viên trong ngành tình báo Pháp. Nội dung cuộc gọi đề cập quyết định của Nhà Trắng không cho ông Gaddafi sử dụng diễn đàn Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) để kích nổ một quả bom nguyên tử.
Tờ báo cũng cho biết thêm tổng thống Pháp đã ra lệnh cho Benoit Pugat, tham mưu trưởng riêng của tổng thống, giám sát cuộc vây hãm ông Gaddafi ở Sirte. Trong các cơ quan tình báo Pháp, người ta cũng không ngại đề cập chuyện khử nhà lãnh đạo Libya. Tất nhiên, Washington, Paris và Misrata đều phủ nhận nguồn tin này.
Cũng từ nghi vấn trên, ngày 26-10, ông Marcel Ceccaldi, luật sư người Pháp đại diện cho gia đình ông Gaddafi, cho biết gia đình ông này sẽ đâm đơn kiện ban lãnh đạo NATO và các nhà lãnh đạo các nước thành viên tổ chức quân sự này gây tội ác chiến tranh làm ông Gadddafi bị giết một cách hèn hạ lên ICC ở The Hague.
Những nấm mồ vô danh.
Ngay cả chuyện khám nghiệm pháp y thi thể và chôn cất ông Gaddafi cũng nhuốm màu bí ẩn. Tối 23-10, bác sĩOthman al-Zentani, Trưởng Phòng Pháp y quốc gia Libya, sau khi khám nghiệm tử thi, tuyên bố rằng ông Gaddafi chết vì trúng đạn nhưng ông nói thòng một câu tôi viết chưa xong báo cáo, cho nên không thể đi vào chi tiết vì đợi cấp trên bật đèn xanh. Kết quả chính thức sẽ được công bố trong vài ngày nữa.
Tuy nhiên, ngay sáng cùng ngày, ông Mahmoud Jibril, nhân vật số 2 của TNC, đã công bố kết quả khám nghiệm pháp y, theo đó đầu ông Gaddafi bị trúng đạn trong lúc giao chiến trên đường chở tới bệnh viện. Ông Jibril còn hứa sẽ giao thi thể người quá cố cho gia đình ông Gaddafi và TNC sẽ tham khảo ý kiến nên chôn cất ở đâu.
Sự thật là TNC đã bí mật chôn xác hai cha con ông Gaddafi lúc 5 giờ ngày 25-10 trong sa mạc không xa Misrata lắm dưới sự chứng kiến của hai người bà con và Mansour Dao, cận vệ riêng của nhà lãnh đạo Libya. Địa điểm mồ chôn không được tiết lộ vì TNC sợ trở thành nơi hành hương của những người ủng hộ ông Gaddafi hoặc bị kẻ thù đào mồ cướp xác. n.
Kỳ tới: Số phận con cái ông Gaddafi.
|
Kiên quyết xử lý xe dùng phần mềm Uber đưa đón khách không đúng quy định | ANTĐ - Bản tin hôm nay gồm những nội dung chính sau: Gần 8.000 người tham gia diễn tập cứu hộ, cứu nạn quy mô lớn; Kiên quyết xử lý xe dùng phần mềm Uber đưa đón khách không đúng quy định; Mỹ tuyên bố không cử tàu sân bay sang thăm Trung Quốc; Hàn Quốc sẽ đáp trả cứng rắn đối với hành động “khiêu khích” của Triều Tiên… | Thế giới | ANTĐ - Bản tin hôm nay gồm những nội dung chính sau: Gần 8.000 người tham gia diễn tập cứu hộ, cứu nạn quy mô lớn; Kiên quyết xử lý xe dùng phần mềm Uber đưa đón khách không đúng quy định; Mỹ tuyên bố không cử tàu sân bay sang thăm Trung Quốc; Hàn Quốc sẽ đáp trả cứng rắn đối với hành động khiêu khích của Triều Tiên.
Bản tin phát thanh ngày 10-2-2015.
* Tối qua, ngày 9-2, tại quảng trường Cách mạng tháng 8, CATP Hà Nội phối hợp với các sở, ngành chức năng lần đầu tiên đã tổ chức diễn tập phương án cứu hộ, cứu nạn; cấp cứu nạn nhân khi xảy ra tình huống tai nạn do chen lấn, xô đẩy trong đám đông với sự tham gia phối hợp của gần 8.000 người, trong đó có 6.000 sinh viên của 15 trường đại học trên địa bàn thành phố. Cuộc diễn tập chỉ kéo dài hơn 1 tiếng đồng hồ nhưng đã thể hiện khả năng xử lý tình huống tương đối bài bản, chuyên nghiệp của các lực lượng chức năng trong công tác cứu hộ, cứu nạn.
Những tình huống trong buổi diễn tập.
Qua buổi diễn tập này, ban tổ chức mong muốn gửi tới nhân dân Thủ đô nói riêng và nhân dân cả nước thông điệp về trách nhiệm, ý thức bảo vệ cộng đồng, ý thức tự mỗi người nâng cao hành động cụ thể để tự phòng ngừa, xử trí cụ thể khi xảy ra chen lấn, xô đẩy tại các sự kiện tập trung đông người.
* UBND thành phố Hà Nội cho biết, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Quốc Hùng vừa giao CATP và Sở GT-VT Hà Nội xem xét đề xuất chạy thí điểm dịch vụ tham quan cầu Nhật Tân bằng xe ô tô điện của Công ty CP TLC Hồ Tây. Theo đơn vị này, nhu cầu được tham quan chiêm ngưỡng cây cầu dây văng lớn nhất Việt Nam và là cầu có nhịp dây văng đứng thứ 3 thế giới của người dân trong cả nước và các du khách (đặc biệt là du khách Nhật Bản) là rất lớn. Hứa hẹn đây sẽ là điểm tham quan thu hút hàng nghìn du khách trong nước và quốc tế.
* Ngày 9-2, UBND TP.HCM đã giao CATP chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở GTVT có biện pháp xử lý kiên quyết đối với loại hình hoạt động đưa đón khách như xe taxi thông qua phần mềm Uber không đúng quy định. Đồng thời, tổ chức thanh tra, kiểm tra theo định kỳ và đột xuất đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải có dùng phần mềm Uber, xử lý nghiêm nếu phát hiện sai phạm và xử lý trách nhiệm liên đới của công ty Uber.
* Sáng 10-2, báo cáo nhanh của trung tâm đăng kiểm xe cơ giới Bình Thuận cho biết vụ tai nạn nghiêm trọng làm 10 người tử vong xảy ra tại Quốc lộ 1A (thuộc Km 1726 + 700) thuộc địa bàn xã Hàm Minh, huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận), do xe khách biển kiểm soát 51B-141.22 chạy lấn đường đâm vào xe khách biển kiểm soát 86B-002.84.
Hai xe khách đâm nhau đã làm 10 người chết và 9 người bị thương (ảnh VNE).
Ban An toàn giao thông tỉnh Bình Thuận cũng trích xuất dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình cho thấy, tại nơi xảy ra tai nạn , xe khách 86B-002.84 chạy với tốc độ 62 km/giờ còn xe 51B-141.22 chạy với tốc độ 73 km/giờ, vượt quá tốc độ 3 km/giờ (quy định là 70 km/giờ). Hiện vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
* Theo Đài TNHK, Mỹ đã tuyên bố không cử tàu sân bay sang thăm Trung Quốc trong năm nay, bác một kế hoạch được đề nghị trước đó nhằm mở rộng quan hệ quốc phòng song phương và để thuyết phục Bắc Kinh tìm giải pháp chính trị cho các tranh chấp chủ quyền ở châu Á.
Một giới chức Bộ Quốc phòng Mỹ cho hay Lầu Năm Góc đưa ra quyết định này xuất phát từ các mối quan ngại về các hành động của Trung Quốc ở Thái Bình Dương, nơi Bắc Kinh đang tranh chấp chủ quyền với các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ở Biển Đông và với Nhật Bản trên Biển Hoa Đông.
Tàu sân bay năng lượng hạt nhân huyền thoại USS Enterprise của Mỹ.
Trong một diễn biến khác, một nguồn tin thân cận với Quốc hội Mỹ hôm qua (9-2) cho biết, chính quyền của Tổng thống Obama dự kiến yêu cầu các nghị sỹ thông qua việc sử dụng quyền điều động quân đội để chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng. Nếu như vậy, đây sẽ là lần đầu tiên các nghị sỹ Mỹ bỏ phiếu về quy mô của chiến dịch chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo sau nửa năm triển khai.
* Reuters đưa tin, ủy viên Ủy ban châu Âu phụ trách chính sách láng giềng Johannes Hahn ngày 9-2 cho biết, các nhà tài trợ quốc tế gồm có Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ đang lên kế hoạch tổ chức một hội nghị tại Kiev vào tháng Tư tới nhằm huy động nguồn tài trợ ít nhất là 15 tỷ USD để giúp cứu Ukraine thoát khỏi tình trạng phá sản và tái thiết đất nước.
* Cũng trong ngày 9-2, phát ngôn viên Bộ Thống nhất Hàn Quốc Lim Byeong-cheol tuyên bố, chính phủ nước này đang theo dõi sát sao tình hình ở CHDCND Triều Tiên và sẽ đáp trả cứng rắn đối với hành động khiêu khích của miền Bắc. Tuy nhiên, ông Lim nhấn mạnh, Seoul vẫn giữ lập trường muốn xây dựng lòng tin thông qua hợp tác và đối thoại với Bình Nhưỡng.
Tuyên bố trên của ông Lim được đưa ra một ngày sau khi Triều Tiên phóng 5 tên lửa tầm ngắn vào vùng biển nằm giữa bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản. Đợt phóng tên lửa diễn ra cùng ngày với chuyến thăm Hàn Quốc của Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken.
|
Margaret Thatcher – Bà đầm thép của nước Anh qua đời, thọ 87 tuổi | Người phát ngôn của cựu Thủ tướng Anh Margaret Thatcher vừa chính thức phát đi thông báo bà Thatcher đã qua đời. Margaret Thatcher – người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử nắm giữ chức Thủ tướng Anh, chính trị gia nổi tiếng nhất thế giới thời kỳ hậu chiến tranh thế giới 2. | Thế giới | Bà Thatcher là thủ lĩnh đảng Bảo thủ Anh trong khoảng thời gian từ năm 1979 đến năm 1990. Bà được mệnh danh là bà đầm thép bởi cá tính mạnh mẽ cùng với những quyết sách chính trị vô cùng cương quyết của mình.
Bà Thatcher nghỉ hưu và rút khỏi chính trường từ năm 2002. Kể từ đó đến nay bà đã vài lần trải qua các cơn đột quỵ. Trong nhiều tháng gần đây bà đã vắng bóng trên các phương tiện thông tin đại chúng, thậm chí còn vắng mặt trong lễ mừng sinh nhật của bà do Thủ tướng Anh David Cameron chủ trì hồi tháng 10/2010. Hồi tháng 12/2012 bà Thatcher đã phải nằm viện vì bệnh phù bàng quang.
Bà Thatcher sinh tháng 10/1925 tại một thị trấn nhỏ ở phía Đông nước Anh. Bà từng theo học ngành hóa tại đại học Oxford nhưng đã tham gia chính trị từ khi còn khá trẻ. Bài diễn văn chính trị đầu tiên mà bà trình bày trước công chúng khi mới 20 tuổi.
Năm 1975, bà Thatcher trở thành Chủ tịch đảng Bảo thủ Anh và 4 năm sau đã ghi dấu một bước đột phá vô cùng quan trọng khi trở thành người phụ nữ đầu tiên nắm giữ chức Thủ tướng Anh. Trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, bà đã đưa quân đội Anh vào cuộc chiến tranh giành quyền kiểm soát quần đảo Falkland với Argentina và giành chiến thắng. Cũng trong nhiệm kỳ đầu, bà Thatcher kiên định theo chính sách hạn chế và cắt giảm trợ cấp của chính phủ cho giới doanh nghiệp và đẩy mức thất nghiệp ở Anh lên mức kỷ lục.
Năm 1983, bà tái đắc cử chức Thủ tướng Anh nhờ chiến thắng ở Falklands đồng thời đưa đảng Bảo thủ giành số ghế kỷ lục trong quốc hội (chiến 42%), cao gần gấp đôi số phiếu mà đảng đối lập lớn nhất (Công đảng) giành được.
Năm 1987 bà Thatcher tiếp tục tái đắc cử nhưng năm 1990, bà bị ép buộc phải rời khỏi vị trí bởi những bất đồng trong nội bộ đảng Bảo thủ. Là lãnh tụ Đảng Bảo thủ Anh từ năm 1975 đến 1990, Thủ tướng Anh trong suốt thập niên 1980 (1979 - 1990), và là người phụ nữ duy nhất đến nay giữ hai chức vụ đó. Nhiệm kỳ thủ tướng của bà cũng dài nhất trong lịch sử Anh kể từ năm 1827.
Trong suốt những năm làm Thủ tướng Anh, bà Thatcher đã ghi dấu với vai trò là một trong những người góp phần chấm dứt chiến tranh lạnh nhưng đồng thời cũng là một người phản đối mạnh mẽ nhất việc thống nhất 2 miền nước Đức.
Bà Thatcher kết hôn với ông Denis Thatcher, một doanh nhân trong lĩnh vực dầu mỏ vào năm 1951. Họ sinh được 2 người con (sinh đôi) là Mark và Carol vào năm 1953. Ông Thatcher mất vào tháng 6/2003.
Dù văn phòng của bà cựu Thủ tướng chưa có công bố gì về nguyên nhân cái chết của bà nhưng báo giới Anh cho rằng bà Thatcher qua đời vì một cơn đột quỵ.
Phan Sương.
|
Ảnh: Ngày biểu tình bạo lực tại Thái Lan | (GDVN) - Những người biểu tình đã nhìn thấy một người đàn ông trong tòa nhà vào thời điểm xảy ra vụ tấn công và nhanh chóng phong tỏa nơi này tiến hành truy lùng. | Thế giới | Một quả lựu đạn phát nổ ở trung tâm thủ đô Bangkok hôm 17/1, gần đám đông biểu tình chống chính phủ, đã khiến 31 người bị thương.
Người biểu tình truy tìm nghi phạm vụ đánh bom.
Theo Bangkok Post, quả lựu đạn phát nổ cách địa điểm thủ lĩnh phe biểu tình Suthep Thaugsuban đứng khoảng 200 mét. Ngay sau sự cố, ông Suthep đã được các vệ sĩ đưa tới một địa điểm an toàn.
Các nhân viên bảo vệ và quân đội sau đó đã tìm thấy một tòa nhà bỏ hoang gần Chula Soi 8. Theo các nhân chứng, đây là nơi quả bom được ném vào đám đông.
Những người biểu tình đã nhìn thấy một người đàn ông trong tòa nhà vào thời điểm xảy ra vụ tấn công và nhanh chóng phong tỏa nơi này tiến hành truy lùng.
Người biểu tình chống chính phủ ăn ngủ trên đường phố.
Cảnh được chụp ở Bangkok.
Một người biểu tình bị thương trong vụ tấn công.
Người lính thấy mảnh vỡ được cho là một phần của một quả lựu đạn M26 ném vào người biểu tình.
Máu của các nạn nhân tại hiện trường.
Căn nhà hoang được xác định là nơi quả lựu đạn được ném ra.
Một chiếc xe bị hư hỏng trong vụ tấn công.
Những người biểu tình chống chính phủ Thái Lan chặn các con phố chính ở Bangkok.
Một số giao lộ chính ở Bangkok đã bị chặn như thế này.
Người biểu tình chống chính phủ trong kế hoạch "chiếm đóng Bangkok".
Người biểu tình khóa các tòa nhà chính phủ ngăn nhân viên nhà nước đi làm.
Các nhân viên trở về nhà sau khi người biểu tình gây áp lực buộc họ phải nghỉ làm.
Các nhân viên của các văn phòng chính phủ trở về nhà từ nơi làm việc bị người biểu tình bao vây.
Người biểu tình chiếm một trụ sở ngân hàng.
Người biểu tình chống chính phủ tấn công các tòa nhà chính phủ.
Một em bé tham gia biểu tình.
Người biểu tình chống chính phủ tại Bangkok.
Người biểu tình chống chính phủ Thái Lan ngủ trên đường phố.
|
Năm 2010 thế giới phát triển theo hướng nào? | (VOV) - Đây là năm cục diện chiến lược toàn cầu thay đổi nhanh chóng theo hướng đa cực hóa với sự phân bố quyền lực rộng rãi hơn | Thế giới | Năm 2009 nhân loại đã chứng kiến cuộc đại khủng hoảng kinh tế toàn cầu bước vào giai đoạn nghiêm trọng nhất của nó. Sự chạm đáy của chu kỳ khủng hoảng và sự bắt đầu phục hồi nền tài chính - kinh tế thế giới. Không chỉ an ninh kinh tế mà an ninh chính trị xã hội trong năm qua cũng diễn biến phức tạp. Năm 2010 sẽ là năm cục diện chiến lược toàn cầu thay đổi nhanh chóng, nhưng theo hướng nào đang là câu hỏi lớn được dư luận quốc tế quan tâm. Trật tự thế giới đa cực hóa ngày càng định hình rõ nét hơn Cục diện hiện nay cho thấy thực lực và tầm ảnh hưởng của Mỹ đã suy giảm đáng kể trong thập kỷ qua và sẽ còn suy giảm tương đối trong tương quan với các thế lực mới đang nổi lên mạnh mẽ. Trung Quốc là nước có tiềm năng trở thành siêu cường thách thức vị thế của Mỹ trong những thập kỷ tới. Tuy nhiên, trật tự thế giới không là đơn cực với Mỹ là siêu cường duy nhất, nhưng cũng chưa thực sự là đa cực tuyệt đối với quyền lực chính trị nằm trong tay của một số quốc gia có khả năng cùng phối hợp duy trì trật tự an ninh toàn cầu. Với các cường quốc đang trỗi dậy hay trở lại như Trung Quốc, Nga, Ân Độ, Brazil đều chưa đủ lực và chưa sẵn sàng đi đầu trong can dự toàn cầu. Do đó, hệ thống an ninh quốc tế đang trong quá trình chuyển hóa theo hướng đa cực ngày càng rõ nét hơn. Quyền lực kinh tế toàn cầu từ phương Tây đang chuyển hóa sang châu Á - Thái Bình Dương Phần lớn lịch sử loài người hơn 500 năm qua đặt dưới sự thống trị của phương Tây với những thành tựu kinh tế và khoa học công nghệ dẫn đầu. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, sức mạnh kinh tế đã và đang chuyển dịch ngày càng mạnh đến các phần còn lại của thế giới, đặc biệt là châu Á. Những quốc gia như Trung Quốc, Ân Độ giờ đây đã trở thành những trung tâm sản xuất chính yếu của thế giới. Dòng tư bản đang lưu chuyển từ các quốc gia đang nổi lên và chảy vào các nước phát triển và được sử dụng để tái đầu tư vào các hệ thống ngân hàng đang bị sụt lở, lung lay ở các nước giàu. Các nước châu Á, đứng đầu là Trung Quốc đã nắm phần lớn tỷ lệ dự trữ ngoại hối toàn cầu (hơn 2.000 tỷ USD) và là động lực chính cho phục hồi và tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Các nhà nghiên cứu đã dự báo Trung Quốc sẽ vượt qua Nhật Bản và trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vào cuối năm 2010. Can dự tích cực và thực dụng là xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế Do cùng mưu cầu môi trường hòa bình, ổn định để phát triển, do thế và lực có hạn trong khi các vấn đề mang tính toàn cầu ngày càng cấp bách, các nước đều cần đến nhau trong các nỗ lực chung thông qua các khuôn khổ hợp tác đa phương, tập thể. Ngoại giao đa phương được đặt vào vị trí trung tâm với sự coi trọng vai trò của Liên Hợp Quốc và các thể chế quốc tế khác. Mỹ sẽ tìm cách hành động thông qua các cấu trúc quốc tế hiệu quả, tăng cường hệ thống quốc tế và phối hợp hiệu quả hơn qua các tổ chức toàn cầu, thực hiện vai trò lãnh đạo thế giới thông qua can dự tích cực: củng cố đồng minh, tìm kiếm và mở rộng đối tác; những áp đặp theo kiểu chuẩn giá trị sẽ được dịu dần hoặc; những thỏa hiệp, mặc cả lợi ích giữa các nước lớn có chiều hướng gia tăng, đặt các nước nhỏ vào thế bất lợi và chịu nhiều áp lực hơn. Cuộc cách mạnh công nghệ thông tin làm cho thế giới hiện đại dễ bị tổn thương hơn Các công nghệ mạng hiện đại đang chuyển dịch ra ngoại biên, cho phép các nhóm kết nối mạng phân cấp cạnh tranh với các cấu trúc thứ bậc. Toàn cầu hóa thông tin và hạ tầng máy tính đang cho phép các chủ thể phi nhà nước, trong đó có những kẻ khủng bố, các tổ chức tội phạm, những tin tặc thực hiện các cuộc tấn công điện tử phá hoại hệ thống cơ sở hạ tầng quốc gia như viễn thông, vận tải, tài chính Chiến tranh không gian mạng đã trở thành mối đe dọa an ninh thường trực: Các thông tin bí mật có thể bị đột nhập đánh cắp, điện thoại di động dùng kích hoạt các vật nổ, các cuộc tấn công mạng ngày càng phức tạp và khó tìm ra dấu vết. Các đối thủ sẽ khai thác triệt để điểm yếu của hệ thống thông tin điện tử kết nối để tấn công nhau. Do đó, cần thiết phải xây dựng mô hình an ninh mạng tập trung vào khả năng ngăn chặn và phục hồi, cách phòng ngừa tốt nhất là tạo ra sự lệ thuộc của người sử dụng vào mạng, bao gồm cả kẻ phá hoại. An ninh năng lượng và môi trường trở thành mối đe dọa nghiêm trọng Hệ thống năng lượng trở nên phức tạp và mang tính toàn cầu hơn nhiều so với hệ thống năng lượng kỷ nguyên công nghiệp. Ngày nay, nói đến an ninh năng lượng là nói đến khí thải carbon gây hiệu ứng nhà kính, nguồn nước đang cạn kiệt, sự phụ thuộc vào năng lượng và giá dầu. Những vấn đề an ninh năng lượng và môi trường ngày càng vượt ra khỏi tầm kiểm soát của các quốc gia đơn lẻ. Giá dầu leo cao đã làm suy yếu nền kinh tế toàn cầu, đẩy giá lương thực tăng vọt và chuyển hàng nghìn tỷ đô la vào tay các nước xuất khẩu dầu lửa độc quyền. Chính sách ngoại giao năng lượng đã trở nên mang tính đối đầu hơn khi các quốc gia tranh giành quyền kiểm soát các thị trường khí đốt, dầu lửa và các đường ống dẫn dầu. Sức ép ngày càng tăng trong việc tìm các nguồn năng lượng thay thế, áp dụng các công nghệ sạch, sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình. Các vấn đề môi trường sẽ trở thành những mối đe dọa an ninh hàng đầu. Cuộc cạnh tranh tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên càng diễn ra quyết liệt giữa các cường quốc lớn. Các thách thức từ các quốc gia bất ổn và không gian trống vắng sự kiểm soát Sau sự kiện 11/9, những nhà nước có sự cai trị yếu kém, dễ đổ vỡ và các không gian trống vắng sự kiểm soát đang đặt ra những thách thức nghiêm trọng đối với an ninh toàn cầu do những nước này thường nằm ở những khu vực chiến lược trọng yếu, án ngữ các tuyến đường thông thương và tiếp cận các nguồn lợi chung toàn cầu trong khi ở các nước này, những căng thẳng tôn giáo, sắc tộc, kinh tế kém phát triển, tranh chấp nội bộ, biên giới không rõ ràng sẽ là những vùng đất màu mỡ cho chủ nghĩa khủng bố, cực đoan trỗi dậy. Tại những nơi này, các nhóm tội phạm, cực đoan sẽ thách thức chính phủ và các mạng lưới quốc gia sẽ tìm được nơi trú ẩn an toàn. Dường như ở đâu, một quốc gia - nhà nước nào cũng chịu áp lực từ nhiều phía: từ dưới lên là các nhóm dân tộc bất bình; từ trên xuống là các tổ chức quốc tế; từ các bên là các chủ thể tư nhân được tăng cường sức mạnh bởi xã hội toàn cầu hóa. Trước các sức ép như vậy, việc tìm kiếm giải pháp khắc phục sự yếu kém của nhà nước ngày càng trở nên cấp bách hơn. Tính chất xuyên quốc gia của chủ nghĩa khủng bố và phong trào cực đoan sẽ tăng cường Mỹ, phương Tây và những nước đồng minh của Mỹ vẫn là mục tiêu tấn công của các phần tử và tổ chức Hồi giáo cực đoan. Al Qaeda và các nhóm có chung tư tưởng cực đoan chỉ chiếm 1% trong 91 triệu người Hồi giáo nhưng lại gây ra nguy cơ khủng khiếp nhất nếu có được trong tay vũ khí hủy diệt hàng loạt. Cụm từ cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu sẽ không còn được đề cập nhiều nhưng thực tế cuộc chiến này vẫn diễn ra trong nhiều năm tới và khiến cho tâm lý chống Mỹ vẫn khó xoa dịu ở nhiều nước Hồi giáo. Quan hệ giữa Mỹ và thế giới Hồi giáo luôn tiềm ẩn sự thiếu tin cậy và xung đột. Giải pháp ứng phó và ngăn chặn hiệu quả nhất đối với mối đe dọa này đòi hỏi cách tiếp cận tổng thể toàn diện, những bài học từ cuộc chiến Iraq, Afghanistan đã đặt ra cách tiếp cận tổng thể nhằm thu hút sự ủng hộ của thế giới Hồi giáo và cô lập hóa các nhóm cực đoan. Nguy cơ xung đột vũ trang theo kiểu chiến tranh bất quy tắc và hỗn hợp mới Môi trường an ninh tương lai trở nên hết sức phức tạp vì các xung đột bùng phát và bị chi phối bởi nhiều vấn đề đan xen như biến đổi khí hậu, tiếp cận các nguồn lợi chung, sự phát triển của các cường quốc hạt nhân, bất bình đẳng xã hội, khủng bố mạng, những phần tử cực đoan có trong tay vũ khí hủy diệt Thách thức lớn nhất trong tương lai là sự phối hợp đồng thời nhiều hình thái chiến tranh hay còn gọi là loại hình chiến tranh hỗn hợp mới: kết hợp các hình thức chiến tranh theo quy ước, bất quy tắc... Các hình thức tác chiến có thể nảy sinh: chiến tranh giữa quốc gia với nhau, sự phá vỡ chiến lược, chống bạo loạn, hỗ trợ quân - dân sự, chiến tranh thông tin và chiến tranh mạng, chiến tranh phá hoại ngầm và chống tiếp cận. Nguy cơ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt Nguy cơ phổ biến và sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt luôn thường trực do sự phổ biến các nhiên liệu lưỡng dụng, kiến thức khoa học và bí quyết công nghệ. Các chương trình hạt nhân của Triều Tiên, Iran, Syria có thể tạo ra một làn sóng phổ biến hạt nhân mới. Những nỗ lực hướng tới một thế giới phi hạt nhân còn nhiều khó khăn: mức cắt giảm kho vũ khí hạt nhân của các cường quốc hạt nhân để duy trì mức răn đe cần thiết, các phương án răn đe hạt nhân quân sự và phi quân sự, khả năng và cách thức răn đe hạt nhân tập thể, xử lý vấn đề Nga, Mỹ cắt giảm kho vũ khí hạt nhân với một số quốc gia khác lại tìm cách gia tăng kho vũ khí hạt nhân của họ Như vậy, năm 2010 sẽ là năm cục diện chiến lược toàn cầu thay đổi nhanh chóng theo hướng đa cực hóa với sự phân bố quyền lực rộng rãi hơn; Mỹ không còn ở thế và lực bá chủ và áp đặt như trước; thỏa hiệp, hợp tác cùng đối phó với những thách thức toàn cầu trở thành xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế. Cạnh tranh giữa các nước lớn diễn ra theo hướng vừa thỏa hiệp, nhượng bộ, hợp tác thực dụng vừa kiềm chế, ngăn ngừa chiến lược. Các nước nhỏ sẽ phải chủ động chuẩn bị đối sách thích hợp để tránh bị thiệt hại trong quan hệ quốc tế. Cạnh tranh giữa hai nước lớn là Mỹ và Trung Quốc sẽ càng gay gắt hơn do Mỹ điều chỉnh can dự theo hướng thực dụng và linh hoạt./. Tài liệu tham khảo 1. Quang Minh: Xu hướng hình thành trật tự thế giới mới. TC Kiến thức quốc phòng hiện đại. Số 12/2009, tr16 2. Nguyễn Hùng: 10 mối đe dọa an ninh năm 2010. Dân trí. Cập nhật 25/12/2009 3. G-20: Cơ chế quản lý kinh tế toàn cầu mới? TC Thị trường tài chính tiền tệ. Số 23(296) 1/12/2009, tr36 4. Thanh Thủy: Nhân chuyến công du, TT Obama điều chỉnh chiến lược của Mỹ tại Châu Á. Báo Hải ngoại ngày nay. Cập nhật 13/11/2009 5. Lữ Phổ Ân: Năm 2010 - Một vài dự báo. Lao động. Cập nhật 2/1/2010./. Nguyễn Nhâm.
|
Thương vong hơn 450 người:Xả súng Las Vegas là thảm kịch lớn nhất lịch sử | Số người chết đã vượt qua 50 người và danh sách người bị thương đã lên tới hơn 400 trong vụ xả súng tại Las Vegas, Mỹ. | Thế giới | Số người chết đã lên tới 50 và hơn 400 người bị thương.
Theo đài NBC News đưa tin, vụ xả súng trong lúc ca sĩ Jason Aldean biểu diễn tại lễ hội âm nhạc ở Las Vegas, Nevada, ngày 1/10 vào khoảng 22:30 (giờ địa phương), đã trở thành vụ việc chết chóc nhất lịch sử Mỹ hiện đại.
Năm ngoái, truyền thông Mỹ đã hết sức bàng hoàng trước vụ xả súng tại Orlando nhưng với hơn 50 người thiệt mạng và hơn 400 người bị thương, vụ xả súng tại Las Vegas đã trở thành một nỗi đau mới cho người dân Mỹ.
Trên trang Twitter cá nhân, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gửi lời chia buồn sâu sắc tới các nạn nhân trong vụ xả súng:
"Tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới các nạn nhân xấu số và gia đình của họ trong vụ xả súng tồi tệ tại Las Vegas".
Theo Nhà Trắng cho biết, ông sẽ có bài phát biểu chính thức về thảm kịch này vào sáng ngày 2/10 (theo giờ địa phương).
"Chúng tôi đang chuẩn bị cho bài phát biểu của Tổng thống vào sáng nay. Mọi thông tin chi tiết sẽ được thông báo sớm", thư ký Nhà Trắng Sarah Sanders cho biết.
Trên trang Twitter của mình, Phó Tổng thống Mike Pence cũng dành những lời chia buồn tới các nạn nhân vụ việc.
theo thời đại.
|
Bắt thêm 3 nghi phạm liên quan vụ đánh bom Boston | Cảnh sát Boston ngày 1/5 cho biết họ đã bắt giữ thêm 3 nghi phạm vì liên quan đến vụ đánh bom tại cuộc thi marathon Boston thuộc bang Massachusett. | Thế giới | Thông tin này được đăng tải trên trang Twitter của cảnh sát Boston và không có thêm chi tiết nào.
Tờ Nhật báo Phố Wall trước đó cho biết, nhà chức trách Mỹ đã phát hiện một số dấu vết ADN nữ giới trên mảnh vỡ của một trong hai quả bom đã phát nổ tại giải marathon ở Boston, Mỹ.
Theo báo trên, cho đến thời điểm này, nhà chức trách vẫn chưa xác định được chủ nhân của mẫu ADN. Có thể có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự xuất hiện mẫu ADN nữ trên mảnh vỡ của thiết bị nổ.
Cuộc đuổi bắt và đọ súng diễn ra vài ngày kể từ khi xảy ra vụ đánh bom đã làm Tamerlan Tsarnaev, 26 tuổi, thiệt mạng và người em Dzhokhar, 19 tuổi, bị bắt sống trong trạng thái bị thương nặng.
Dzhokhar đã bị khởi tố với các tội danh khủng bố, gồm việc sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt trong vụ nổ kép diễn ra vào ngày 15/4 làm ba người thiệt mạng và 264 người bị thương tại vạch đích ở giải marathon Boston.
Nếu bị cho là có tội, Dzhokhar sẽ có thể đối mặt với án tử hình./.
(Vietnam+).
|
Australia thay một số nhân vật trong Bộ Quốc phòng | TTXVN đưa tin tờ Người Australia ngày 17/9 cho hay chính phủ của Thủ tướng Australia Julia Gillard dự kiến có một số thay đổi trong đội ngũ lãnh đạo cấp cao của Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao. | Thế giới | Dự kiến, cựu Giám đốc cơ quan tình báo ASIO và là Đại sứ Australia tại Washington (Mỹ) Dennis Richardson sẽ thay thế Duncan Lewis làm Tổng thư ký Quốc phòng.
Ông Richardson, từng là cố vấn cho hai đời thủ tướng, được coi là một nhà lãnh đạo theo đường lối cứng rắn.
Ông Duncan Lewis được bổ nhiệm làm đại diện của Australia tại NATO, thay cho cựu Bộ trưởng Quốc phòng Brendan Nelson dưới thời Thủ tướng Howard.
Bên cạnh đó, cựu Giám đốc Văn phòng Phân tích Quốc gia (ONA) và là Đại sứ Australia tại Ấn Độ Peter Varghese sẽ trở thành người đứng đầu Vụ Ngoại giao thuộc Bộ Ngoại giao và Thương mại nước này./.
(Vietnam+).
|
Nga tổng kiểm tra siêu tên lửa đạn đạo Bulava | Phó chủ tịch Ủy ban thương mại quốc phòng, ông Oleg Bochkarev cho biết sau cuộc thử nghiệm thất bại của tên lửa Bulava hôm 6.9, toàn bộ tên lửa loại này sẽ được đưa về nơi sản xuất để kiểm tra. | Thế giới | Toàn bộ tổ hợp tên lửa loại này phải được kiểm tra lại. Mức độ và phương pháp kiểm tra sẽ được đưa ra ngay sau khi các chuyên gia giải thích được nguyên nhân tai nạn, ông Oleg Bochkarev cho biết.
Nga quyết định kiểm tra toàn bộ các tổ hợp Bulava sau lần phóng thất bại hôm 6.9.
Cuộc tổng kiểm tra này sẽ được tiến hành ở nhà máy Votkinsk, nước cộng hòa Udmurtya, thuộc Nga. Đây cũng là nơi sản xuất tên lửa đạn đạo Bulava và tổ hợp tên lửa chiến lược Topol-M.
Tuy nhiên, ông Bochkarev cũng không loại trừ khả năng các tổ hợp tên lửa được kiểm tra tại chỗ, nếu có đủ phương tiện.
Ngày 6.9 vừa qua tại biển Trắng, tên lửa đạn đạo liên lục địa Bulava được thử nghiệm bắn từ tàu ngầm hạt nhân Alexander Nevsky. Sau khi bay được 2 phút, tên lửa bị hỏng hệ thống điều khiển trên khoang và rơi xuống biển.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã quyết định tiếp tục thử nghiệm tên lửa Bulava thêm 5 lần nữa thay vì sớm biên chế vào quân đội như kế hoạch ban đầu.
Tên lửa Bulava là vũ khí chính của tàu ngầm tàu hạt nhân chiến lược thuộc dự án 955 Borey mà giới chức quân sự Nga rất kỳ vọng.
Thanh Bình.
|
Vua Hà Lan bí mật lái máy bay chở khách suốt 21 năm | Trong suốt 21 năm qua, vua Hà Lan làm phi công phụ trên máy bay chở khách hai lần một tháng nhưng hành khách không hề hay biết. | Thế giới | Vua Hà Lan Willem-Alexander lên ngôi năm 2013 nhưng sự nghiệp trong buồng lái "trên bầu trời" của ông vẫn tiếp tục.
Giữ bằng lái.
"Tôi thấy bay đơn giản là rất tuyệt vời" vị vua trải lòng với tờ De Telegraaf của Hà Lan hôm 17-5. Ngoài để thỏa mãn sở thích thì việc duy trì công việc trong buồng lái máy bay 2 lần/tháng này còn giúp ông Willem-Alexander giữ được bằng lái máy bay của mình.
Chính phủ Hà Lan hồi tháng trước đã công bố thông tin nhà vua 50 tuổi này đã làm phi công phụ trên các chuyến bay thương mại cho hãng hàng không KLM Cityhopper và trước đó là Martinair.
Vua Hà Lan Willem-Alexander. Ảnh: KLM.
Theo tờ De Telegraaf, Vua Willem-Alexander định vẫn tiếp tục làm cơ phó trên các chuyến bay chở khách nhưng trong thời gian tới ông sẽ dành thời gian học điều khiển máy bay Boeing 737 nhằm tiếp tục bay cho KLM, vì loại phi cơ Fokkers mà ông thường cầm lái đã bị cho ngừng hoạt động.
Hiếm khi bị "lộ".
Vua Willem-Alexander có lần đã chia sẻ rằng nếu không sinh ra trong hoàng gia, ước mơ của ông là được lái những chiếc máy bay chở khách lớn như Boeing 747, thế nên không có gì bất ngờ khi ông muốn tiếp tục học lên để điều khiển loại máy bay mơ ước này.
Ông nói với De Telegraaf rằng ông chưa bao giờ dùng tên của mình khi mở lời với các hành khách trên máy bay và hiếm khi có ai nhận ra ông trong bộ đồng phục phi công. Dù vậy, vị vua thừa nhận rằng đôi khi có hành khách tinh ý nhận ra giọng của ông.
"Lợi thế là tôi luôn có thể nói rằng tôi thay mặt cho cơ trưởng và phi hành đoàn nồng nhiệt chào đón hành khách. Rồi tôi cũng không phải xưng tên"- Vua De Telegraaf nói.
Vua Hà Lan mơ ước lái chiếc Boeing 747. Ảnh: KLM.
Cũng theo lời nhà vua Hà Lan, ông dễ bị hành khách nhận ra hơn khi hành nghề khoảng thời gian trước sự kiện khủng bố 11-9-2001 ở Mỹ, bởi buồng lái lúc đó không bị khóa. Song ngày nay, khả năng bị lộ cũng không cao bởi liên lạc với buồng lái thường rất ít.
Không phải người duy nhất.
Sự nghiệp lái máy bay của Vua Willem-Alexander do chính mẹ ông Nữ hoàng Beatrix, khuyến khích. Và vua Hà Lan thực ra không phải phi công hoàng gia duy nhất trên thế giới.
Cũng có nhiều nhân vật xuất thân Hoàng gia khác cũng là đồng nghiệp của ông như: Quốc vương Brunei được biết là vẫn tự bay chiếc Boeing 747 của mình, Thái tử Charles (Anh) cũng có bằng phi công và cả 2 cậu con trai của ông cũng vậy, vua Jordan Abdullah cũng là phi công được đào tạo bài bản.
Để lại phiền muộn dưới mặt đất.
Vua Hà Lan trong buồng lái một chiếc máy bay của hãng KLM. Ảnh: EPA.
Trong cuộc phỏng vấn với De Telegraaf, Vua Willem-Alexander tỏ ra rất hào hứng với triển vọng tương lai trong nghề phi công của mình.
"Cũng rất tuyệt khi một ngày được bay với nhiều hành khách hơn và hành trình xa hơn. Đó là động lực lớn để học điều khiển Boeing 747" - ông nói.
Vị vua giải thích rằng điều quan trọng nhất với ông là có được một sở thích để ông dồn tâm sức vào trong khi bay trên bầu trời cũng là một trải nghiệm rất thư giãn.
"Lên máy bay, trên đó có những hành khách và phi hành đoàn thuộc trách nhiệm của bạn. Bạn không thể mang theo cả những vấn đề của mình dưới mặt đất. Bạn cần bỏ lại tất cả những vấn đề của mình và tập trung vào công việc" Vua Willem-Alexander nhấn mạnh.
Đỗ Quyên (Theo BBC).
|
Dù bị theo dõi từ lâu, Tổng thống Putin vẫn là “bí ẩn” với tình báo Mỹ | (Công lý) - Tổng thống Nga Vladimir đã nằm dưới sự giám sát đặc biệt của tình báo Mỹ từ rất lâu trước khi trở thành người đứng đầu nhà nước, theo The Times. | Thế giới | Theo The Times, Tổng thống Nga Vladimir đã nằm dưới sự giám sát đặc biệt của tình báo Mỹ từ rất lâu trước khi trở thành người đứng đầu nhà nước.
The Times dẫn nguồn tin riêng cho biết, ông Putin bắt đầu bị theo dõi từ những năm 1990, khi ông là Phó Thị trưởng Thành phố St. Petersburg.
Tuy nhiên, cho tới thời điểm này, các cơ quan tình báo Mỹ đã thất bại trong việc dự đoán thực trạng khả năng của ông Putin và cũng không biết liệu ở đây có gì tiềm ẩn hay không. Điều này giải thích cho việc từ lâu Nhà Trắng luôn xem việc thiết lập quan hệ với Điện Kremlin là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách ngoại giao của mình, bài báo bình luận.
Trước đó, ngày 12/7, Nhật báo Bild của Đức tiết lộ một tin chấn động rằng, Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) đã cố gắng theo dõi ông Putin thông qua việc giám sát cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schroeder, sau khi ông từ chức vào năm 2005, vì tình bạn thân thiết của ông với nhà lãnh đạo Liên bang Nga.
Nhiều thông tin cho thấy giữa ông Schroeder và ông Putin có mối quan hệ thân thiết từ lâu.
Đáng chú ý, vào tháng 4/2014, cựu Thủ tướng Đức đã kỷ niệm sinh nhật đã tổ chức tiệc sinh nhật muộn lần thứ 70 tại Cung điện Jussopow do Công ty Dòng chảy phương Bắc - nơi ông làm Chủ tịch Ủy ban cổ đông - chủ trì. Tại đây, ông đã chụp ảnh chung với Tổng thống Putin, và có những cử chỉ gần gũi giữa những người bạn thân.
Hơn nữa, kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột tại miền đông Ukraine, ông Schroeder đã nhiều lần công khai bày tỏ lập trường ủng hộ Moscow, đồng thời chỉ trích các biện pháp trừng phạt của phương Tây chống lại Nga.
Năm 2000, ông Vladimir Putin đắc cử Tổng thống Nga. Ông giữ vị trí này cho đến năm 2008, và sau đó quay trở lại chức Tổng thống vào năm 2012, thay vị trí của đương kim Thủ tướng Dmitry Medvedev.
Từ năm 1998 - 1999, ông Putin là Giám đốc Cơ quan Tình báo Liên bang Nga (FSB).
Trước đó, ông từng làm việc trong chính quyền cựu Tổng thống Mikhail Gorbachev; và trong những năm đầu thập niên 1990, ông là Phó thị trưởng St. Petersburg (khi đó ông Anatoly Sobchak là Thị trưởng thành phố).
Theo tiểu sử chính thức của ông Putin, ông Putin trở lại Liên bang Xô Viết từ Dresden (Đức), nơi ông từng tham gia hoạt động tình báo trước những năm 1990.
|
Tai nạn tại Trung Quốc làm hơn 30 người thiệt mạng | Ngày 23/5, một vụ tai nạn giao thông thảm khốc đã xảy ra trên tuyến đường cao tốc tại thành phố Phụ Tân, tỉnh Liêu Ninh ở Đông Bắc Trung Quốc, làm ít nhất 32 người thiệt mạng. | Thế giới | Theo Tân hoa xã, một chiếc xe tải đi sai đường đã đâm vào một xe buýt trên một đoạn đường cao tốc đang tu sửa nối thành phố Thiết Lĩnh và Triều Dương. Ba người trên xe tải và 28 hành khách trên xe buýt chết ngay tại chỗ, một người khác chết khi được đưa vào bệnh viện. Ngoài ra có 21 người bị thương. Cùng ngày 23/5, một đoàn tàu chạy từ Thượng Hải tới thành phố du lịch nổi tiếng Quế Lâm ở miền Nam Trung Quốc đã bị chệch khỏi đường ray do lở đất, làm ít nhất 10 người thiệt mạng và 55 người bị thương. Vẫn chưa xác định được tổng số hành khách có mặt trên đoàn tàu 17 toa này. Tại Nhật Bản, một tàu chở hàng mang số hiệu Katsu Maru 8, đã bị mắc cạn gần tỉnh Miyazaki, làm ba thủy thủ thiệt mạng, một người mất tích. Lực lượng bảo vệ biển Nhật Bản cho biết đã tìm thấy thi thể của ba thủy thủ này, trong khi công tác tìm kiếm thủy thủ mất tích vẫn được tiếp tục. Theo báo cáo, đài quan sát tỉnh Miyazaki đã thông báo cho con tàu trên về gió lớn và sóng cao, cũng như cảnh báo về mực nước thấp khi vụ tai nạn xảy ra./. (TTXVN/Vietnam+).
|
Xem trực thăng tấn công Nga phá hủy mọi mục tiêu | Trực thăng tấn công Mi-28N "Kẻ săn đêm" (Night Hunter) là biến thể thế hệ thứ 5 của trực thăng tấn công Mi-28 do Nga sản xuất, được thiết kế để thực hiện nhiệm vụ tìm, diệt các mục tiêu như xe tăng, thiết giáp, mục tiêu kiên cố, mục tiêu trên không chi viện hỏa lực cho lục quân. Nó có thể tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết, cả ban ngày và ban đêm. | Thế giới | Trực thăng Mi-28 - Kẻ săn đêm thế hệ thứ 5 có thể tàng hình trước radar, có khả năng tấn công vượt trội, thậm chí là tấn công cả các máy bay chiến đấu, có thể tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 6 km trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào, kể cả trong đêm tối và đạt tốc độ từ 500-600 km/giờ. Loại trực thăng này có khả năng thực hiện nhiệm vụ tác chiến nhanh gấp 2,5 lần so với người tiền nhiệm MI-24.
Chiếc Mi-28N đầu tiên được xuất xưởng vào năm 2004. Lực lượng Không quân Nga được bàn giao lô trực thăng "Kẻ săn đêm" đầu tiên vào tháng 5/2006.
Hãy xem trực thăng Mi-28N phá hủy mọi mục tiêu như thế nào qua đoạn clip sau:
Đan Khanh - (Theo RIA).
|
Người Mỹ dè dặt với ông Tập Cận Bình hơn so với 3 năm trước | Trung Quốc đang cố đánh bóng quan hệ kinh tế với Mỹ trước chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình, nhưng ông Tập sẽ phải đối mặt với dư luận dè dặt hơn rất nhiều trong chuyến thăm Mỹ lần này so với chuyến thăm 3 năm trước, theo Wall Street Journal ngày 18.9. | Thế giới | Tổng thống Mỹ Barack Obama tiếp ông Tập Cận Bình tại Nhà Trắng hồi tháng 2.2012 - Ảnh: AFP.
Các quan chức Trung Quốc đang tìm cách nêu bật các lợi ích có được từ mối quan hệ kinh tế với Mỹ và đánh bóng hình ảnh ông Tập như một vị lãnh đạo của nhân dân trước chuyến công du chính thức của chủ tịch Trung Quốc đến nước Mỹ, bất chấp giữa Washington và Bắc Kinh còn tồn tại nhiều bất đồng.
Các cố vấn kinh tế hàng đầu của ông Tập đã bất ngờ xuất hiện tại một sự kiện ở Seattle (Mỹ) hồi giữa tuần này nhằm quảng bá các thỏa thuận hợp tác mới giữa doanh nghiệp Mỹ và Trung Quốc trước chuyến đi của chủ tịch Trung Quốc.
Tại sự kiện này, các cố vấn của ông Tập đã công bố thương vụ xây tuyến tàu điện cao tốc dài hơn 370 km nối liền nam California với Las Vegas, ký kết với tập đoàn XpressWest (Mỹ). Chi tiết về nguồn tài chính dành cho dự án khủng này hiện vẫn chưa được tiết lộ, theo Wall Street Journal. Dự án này đã được bàn bạc từ nhiều năm và từng thất bại vì nhiều lý do khác nhau, chẳng hạn như tác hại đến môi trường, chi phí giải phóng mặt bằng.
Ngoài ra, cố vấn của chủ tịch Trung Quốc cũng tiết lộ kế hoạch thiết lập một quỹ đầu tư trị giá 3 tỉ USD cho các dự án năng lượng tại Trung Quốc và một thỏa thuận thực hiện các dự án năng lượng sạch giữa tập đoàn General Electric (Mỹ) và Tổng công ty Máy móc công nghiệp quốc gia Trung Quốc (CNMIC).
Wall Street Journal cho biết Bắc Kinh cũng sẽ cố tái tạo lại những khoảnh khắc tốt đẹp từ chuyến đi Mỹ hồi năm 2012 của ông Tập, khi đó còn là phó chủ tịch nước.
Ông Tập sẽ đối mặt với một dư luận Mỹ e dè hơn rất nhiều so với 3 năm trước Kinh tế tăng trưởng chậm cùng với cách giải quyết tỉ giá đồng nội tệ và đà sụt giảm trên thị trường chứng khoán của Trung Quốc đã khiến quan chức Mỹ và các nhà đầu tư nghi ngờ năng lực quản lý kinh tế của chủ tịch Trung Quốc, tờ báo Mỹ bình luận.
Các chủ doanh nghiệp, cũng như giới chính trị gia Mỹ đã trở nên thiếu thiện cảm với Trung Quốc sau khi các công ty Mỹ liên tục bị tin tặc được cho là của Bắc Kinh tấn công, và nhiều công ty nước ngoài ngày càng lo ngại rằng chính sách an ninh quốc gia mới dưới thời ông Tập sẽ hạn chế hoạt động làm ăn của họ, theo Wall Street Journal.
Và việc Bắc Kinh vẫn cố bồi đắp các đảo nhân tạo phi pháp tại Biển Đông bất chấp sự phản đối từ phía Mỹ và các nước láng giềng cũng đang tạo áp lực về chính trị lên chính quyền Obama, buộc Nhà Trắng phải có hành động để trấn an các đồng minh trong khu vực, tờ báo Mỹ nhận định.
Chiến thuật lấy lòng của Trung Quốc chuẩn bị cho chuyến thăm của ông Tập.
Ông Tập Cận Bình trong chuyến thăm Mỹ hồi năm 2012 khi còn là phó chủ tịch Trung Quốc - Ảnh: Reuters.
Nhiều nhà ngoại giao và chuyên gia phân tích nhận xét chiến thuật Trung Quốc dùng để chuẩn bị cho chuyến công du Mỹ của ông Tập chính là ra sức hướng sự chú ý của dư luận vào mối quan hệ kinh tế giữa 2 nước và quảng bá hình ảnh tích cực của chủ tịch Trung Quốc khi ông có mặt ở Seattle, Tacoma và New York.
Theo lịch trình, ông Tập sẽ có buổi gặp gỡ giới chủ doanh nghiệp, nhiều người trong số này làm việc trong lĩnh vực công nghệ, tại Seattle. Ông cũng sẽ có dịp tái ngộ những người dân mà ông đã tiếp xúc tại thành phố cảng Tacoma thuộc bang Washington hồi năm 1993.
Còn tại New York, Chủ tịch Trung Quốc sẽ tham dự các hội nghị của Liên Hiệp Quốc, gồm một hội thảo về nữ quyền do Trung Quốc đồng chủ trì.
Mọi hoạt động của ông Tập Cận Bình sẽ diễn ra hoặc ở Seattle hoặc New York, chứ không phải ở thủ đô Washington. Bạn có thể thấy điều đó qua cách Trung Quốc chuẩn bị cho chuyến đi, Wall Street Journal dẫn lời Christopher Johnson, cựu chuyên gia phân tích CIA và hiện làm việc cho Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và chiến lược Mỹ (CSIS).
Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng chiến thuật này có thể bị phá sản, nếu Tổng thống Mỹ Barack Obama tỏ ra cứng rắn khi bàn về các bất đồng giữa 2 nước trong cuộc gặp với ông Tập vào ngày 25.9 tại Nhà Trắng.
Ngoài ra, doanh nghiệp nước ngoài đang ngày càng bực bội với Bắc Kinh, và điều này được thể hiện qua việc Phòng thương mại Mỹ và châu Âu tại Trung Quốc trong tuần này đã than phiền rằng Bắc Kinh đi ngược lại những cam kết về mở cửa thị trường nội địa, đồng thời quá chậm chạp trong việc giảm số lượng ngành công nghiệp hạn chế đầu tư nước ngoài.
Các nhà đầu tư quốc tế cũng tỏ ra lo ngại cách Trung Quốc điều hành nền kinh tế. Lloyd Blankfein, giám đốc điều hành tập đoàn tài chính Goldman, đánh giá các biện pháp giải quyết khủng hoảng thị trường chứng khoán mới đây của Bắc Kinh là cẩu thả, đồng thời cho hay sẽ không đầu tư vào nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới này trong thời điểm hiện tại.
Bất chấp những lùm xùm kể trên, ông Tập nhiều khả năng vẫn sẽ cố tái tạo bầu không khí lạc quan tại Tacoma mà ông từng gầy dựng lúc thăm Mỹ vào năm 2012, tại thời điểm chỉ còn vài tháng là ông lên nắm chức tổng bí thư kiêm chủ tịch nước, theo Wall Street Journal.
Ông ấy muốn tạo ra hình ảnh gần gũi với người dân, bao gồm việc tiếp xúc với những thường dân Mỹ. Ông uốn chiếm được cảm tình của công chúng tại Mỹ, ông Chương Lập Phàm, một nhà sử học kiêm bình luận viên chính trị tại Bắc Kinh, nhận xét.
Hoàng Uy.
|
Philippines đặt mua gần 100 tàu tuần tra bảo vệ nguồn thủy hải sản | Ngày 22/6, Cục trưởng Cục ngư nghiệp và nguồn lợi thủy sản Philippines (BFAR), Asis Perez thông báo nước này sẽ mua gần 100 tàu tuần tra mới để bảo vệ nguồn thủy hải sản, một động thái giúp mở rộng đáng kể quy mô đội tàu tuần tra của Philippines so với 20 tàu hiện có. | Thế giới | Tàu tuần tra của Philippines. (Nguồn: rappler.com).
Phát biểu trước báo giới, ông Perez cho biết phần lớn các tàu đã được đặt mua sẽ được bàn giao trong năm nay, trong đó có 71 tàu tuần tra gần bờ và 27 tàu tuần tra xa bờ.
Theo quan chức này, BFAR cũng đang tìm kiếm nguồn tài chính để mua thêm 10 tàu cỡ lớn hơn phục vụ công tác tuần tra các vùng biển sâu.
Philippines có vùng biển lớn gấp 8 lần diện tích đất liền, với 36.000km đường bờ biển và hơn 7.100 đảo lớn nhỏ. Gần đây, đảo quốc này đang nỗ lực nâng cấp quân đội bằng cách mua sắm thêm nhiều vũ khí mới cũng như làm sâu sắc mối quan hệ quốc phòng với các nước đồng minh như Nhật Bản và Mỹ.
Ngày 22/6, Philippines cũng đã tiến hành đồng thời hai cuộc tập trận hải quân riêng rẽ với Nhật Bản và Mỹ./.
|
Tướng Mỹ chê một nửa quân đội Iraq | Trong một tuyên bố mở đường cho sự can thiệp sâu rộng hơn của Mỹ vào Iraq, ngày 17/9, các quan chức chóp bu của Lầu Năm Góc nói rằng có tới một nửa lực lượng quân đội Iraq không đủ khả năng chống lại các tay súng thuộc nhóm vũ trang Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. | Thế giới | Phát biểu với báo giới trên đường sang Paris bàn thảo với người đồng cấp Pháp về cách thức phối hợp chống các tay súng IS ở cả Iraq và Syria, Tướng 4 sao Martin Dempsey - Chủ tịch Hội đồng Tham mưu Liên quân Mỹ cho biết chỉ có 26 trong tổng số 50 trung đoàn của quân đội Iraq có đủ khả năng chống lại nhóm IS.
Một nửa các trung đoàn còn lại của quân đội Iraq cần phải được các cố vấn quân sự của Mỹ giúp xây dựng lại và cung cấp trang thiết bị, vũ khí. Theo đánh giá của Tướng Dempsey, 24 trung đoàn của Iraq với biên chế phần lớn là người Hồi giáo dòng Shi'ite là lực lượng đáng tin cậy nhất để chống lại các phần tử IS là người Hồi giáo dòng Sunni.
Ngày 17/9, Tổng thống Mỹ Barack Obama cam kết nước này sẽ không tiến hành một cuộc chiến tranh trên bộ mới tại Iraq, tuyên bố nhằm đảm bảo với công dân Mỹ về mức độ can dự của chính phủ sau khi Tướng Martin Dempsey gợi ý rằng bộ binh Mỹ có thể sẽ được triển khai. Cũng theo Tổng thống Obama, đã có hơn 40 nước đề nghị được giúp đỡ liên minh chống lại nhóm IS.
Cùng ngày, Hạ viện Mỹ đã thông qua kế hoạch của Tổng thống Barack Obama về huấn luyện và vũ trang cho lực lượng nổi dậy ôn hòa của Syria, song vẫn còn xuất hiện những câu hỏi rằng liệu Washington có cung cấp cho phe nổi dậy ôn hòa những vũ khí tân tiến mà lực lượng này tuyên bố là cần thiết để đánh bại IS.
Với tỷ lệ phiếu 273-156, Hạ viện đã thông qua kế hoạch trên, 1 phép thử về sự ủng hộ đối với chiến dịch của ông Obama nhằm "làm suy yếu và tiêu diệt" các chiến binh IS.
Trong một diễn biến liên quan, giới chức thực thi luật pháp và an ninh của Mỹ vừa bắt giữ một chủ nhà hàng người Mỹ gốc Yemen do tình nghi cung cấp tiền bạc cho nhóm vũ trang Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Iraq và Syria.
Phát biểu với báo giới sau vụ bắt giữ, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Eric Holder cho biết giới thực thi luật pháp của Mỹ sẽ tiếp tục giám sát để nhận diện và ngăn chặn những người tìm cách hỗ trợ cho các nhóm khủng bố muốn làm hại người Mỹ.
TN (Theo AFP/Reuters).
|
Tổng thống Putin bất ngờ đe dọa nhanh chóng đáp trả Mỹ | Nước Nga không e ngại và cũng sẽ không bị dồn tới đường cùng trước lệnh trừng phạt mới của Mỹ, ông Putin khẳng định. | Thế giới | Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định, các lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Nga chắc chắn sẽ khiến quan hệ giữa hai quốc gia trở nên căng thẳng hơn; tuy nhiên, sẽ không khiến nước Nga gặp khó khăn.
Tất nhiên, còn cần phải xem xét kết quả cuối cùng như thế nào. Nhưng cho dù điều gì xảy ra, quyết định nào được áp dụng ở bên kia bờ đại dương, họ sẽ không thể dồn chúng ta đến bước đường cùng, ông Putin phát biểu vào tối thứ Bảy (17/6).
Cuối tuần qua, Quốc hội Mỹ đã thông qua một điều khoản bổ sung cho đạo luật chống lại Iran. Điều này sẽ ngăn cản Tổng thống Mỹ Donald Trump nới bỏ các lệnh trừng phạt đối với Nga mà không cần có sự đồng ý của Quốc hội; đồng thời tăng cường các lệnh trừng phạt mới.
Nếu Washington thực sự áp dụng các lệnh trừng phạt mới, chính phủ Nga có thể sẽ phải sửa đổi một số chính sách và đưa ra các biện pháp mới, ông Putin cho biết. Ông cũng khẳng định, không bao giờ có chuyện nước Nga bị sụp đổ dưới bất kỳ hình thức nào.
Điều này chắc chắn sẽ làm quan hệ Nga Mỹ trở nên căng thẳng hơn. Tôi tin rằng, nó sẽ có tác động xấu, ngài Tổng thống nói.
Trước đó, nhiều nước châu Âu, bao gồm Đức, Pháp và Áo đều đã bày tỏ sự quan ngại trước đề xuất các lệnh trừng phạt mới và cho rằng, động thái này có thể sẽ ảnh hưởng đến các công ty châu Âu đang hoạt động tại Nga trong những dự án hợp tác năng lượng, như đường ống gas NordStream 2.
Chúng tôi nhìn chung từ chối các lệnh trừng phạt với ảnh hưởng ngoài lãnh thổ, có nghĩa là tác động đến các nước thứ ba, phát ngôn viên của Thủ tướng Đức Angela Merkel phát biểu trước truyền thông hôm thứ Sáu (16/6).
Nước Mỹ hiện đang đầu tư quy mô lớn vào các hạ tầng cơ sở phục vụ việc vận chuyển khí gas hóa lỏng sang thị trường châu Âu một cách dễ dàng hơn. Dự án này sẽ cạnh tranh trực tiếp với nguồn khí gas do Nga cung cấp. Vì vậy, việc gây ảnh hưởng đến quá trình xây dựng đường ống có thể giúp các nhà sản xuất nước Mỹ có nhiều thuận lợi hơn trong việc tranh giành thị trường châu Âu.
(Theo Sputnik).
|
Ba thủy thủ Việt Nam bị cướp biển Somalia bắt cóc | Kênh truyền hình PressTV ngày 11/5 dẫn nguồn tin lực lượng hải quân Liên minh châu Âu xác nhận cướp biển Somalia đã bắt cóc một tàu đánh cá Đài Loan mang tên "Tai Yuan-227" ở Ấn Độ Dương cùng 28 thủy thủ trên tàu. | Thế giới | Trong số thủy thủ trên tàu bị bắt cóc này có ba người Việt Nam, chín người Trung Quốc, ba người Philippines, bảy người Kenya và hai người Mozambique. Con tàu bị một nhóm cướp biển Somalia trang bị vũ khí hạng nặng bắt cóc ngày 6/5 cách đảo quốc Seychelles 1.126km về phía Đông Bắc khi đang hướng tới vùng duyên hải Somalia. Chính quyền Đài Loan (Trung Quốc) ngày 8/5 thông báo tàu đánh cá "Tai Yuan-227" đã bị bắt cóc ngoài khơi Somalia và cướp biển đã đòi tiền chuộc thủy thủ. Giới chức Đài Loan đề nghị các tàu thuyền qua lại khu vực này báo động và ngăn cướp biển sử dụng tàu "Tai Yuan-227" tấn công những tàu bè khác. Cướp biển Somalia được vũ trang hạng nặng thường tiến hành các vụ bắt cóc tàu bè ngoài khơi châu Phi, song gần đây chúng tiến xa hơn vào vùng biển Ấn Độ Dương. Ngày 9/5 vừa qua, một tàu chở hóa chất của Đức cùng thủy thủ đoàn 22 người đã bị cướp biển Somalia bắt cóc. Cướp biển hiện đang giữ làm con tin hơn 300 người từ các tàu bị bắt cóc trong những tháng gần đây./. (TTXVN/Vietnam+).
|
Tỉnh mộng! | (Cadn.com.vn) - Chiến thắng lớn của đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP) trước đảng Quốc đại trong cuộc bầu cử Quốc hội khóa XVI vừa qua giáng đòn chí mạng vào uy tín và danh thế của dòng tộc gia thế Nehru-Gandhi. | Thế giới | Gia tộc Nehru-Gandhi vốn có 3 đời làm Thủ tướng. Hy vọng đặt vào đời thứ 4, Rahul Gandhi khi ông được chọn làm ứng viên thủ tướng. Tuy nhiên, tên tuổi danh gia vọng tộc này cũng không thể là cứu cánh cho đảng Quốc đại.
Cuộc bầu cử năm 2014 giờ đây chủ yếu được nhớ đến như là con đường mang lại quyền lực cho một dân tộc cánh hữu gây tranh cãi Narendra Modi. Làn sóng Saffron quét qua và viết lại cảnh quan chính trị Ấn Độ trong một cách chưa từng thấy từ năm 1984 khi ông Rajiv Gandhi lên nắm quyền sau vụ mẹ ông bị chính vệ sĩ thân cận người Sikh ám sát.
Cú đánh mạnh hơn nữa vào đảng Quốc đại là chưa bao giờ trong lịch sử hơn 30 năm qua, một chính đảng có thể chiếm thế đa số ở Quốc hội, tạo một chính phủ mạnh mẽ như thế này. Và chưa bao giờ trong lịch sử 125 năm, đảng của gia tộc Nehru-Gandhi bị một trận đòn như vậy. Có vẻ như, đảng Quốc đại bị hủy hoại bởi những lời khen ngợi trống rỗng hơn là những lời chỉ trích.
Trong con mắt của nhiều người, đảng Quốc đại gần đây chỉ là con chim nịnh hót cho gia tộc Nehru-Gandhi. Nhiều đảng viên cho rằng, các bên sai lầm khi liên tiếp vỗ béo gia tộc này bằng những lời có cánh không thực tế.
Họ sẽ nói rằng, nếu Priyanka Gandhi chứ không phải người anh trai Rahul - là gương mặt ứng cử viên thủ tướng lần này - mọi thứ có thể tốt hơn nhiều. Tuy nhiên, sự kết hợp của Rahul, Sonia và Priyanka cũng không thể cứu chính đảng lâu đời này. Vấn đề là triều đại của chính nó.
Hình ảnh của đảng này đại diện cho một chính sách lỗi thời. Những tuyên ngôn từ các nhân vật tinh hoa cao cấp trong đảng như Mani Shankar Aiyar, người từng dè biểu tân Thủ tướng Narendra Modi chỉ là một người bán chè, đã phản lại ngoạn mục.
Đội của ông Modi khai thác lợi thế này, khởi đầu khiêm tốn nhưng tiến lên mạnh mẽ khi sử dụng các câu chuyện của một người đàn ông chung chống lại triều đại của Nehru-Gandhi.
Kết quả bầu cử cho thấy, người dân Ấn Độ cần một sự chuyển dịch cơ cấu đa dạng và mạnh mẽ hơn nữa. Đã có những lời hứa về việc lắng nghe người dân, và tiến về phía trước. Tuy nhiên, độ sâu của mức độ chuyển dịch bầu cử lần này đòi hỏi nhiều hơn, một thực tế cần rõ ràng hơn. Theo Diplomat, đảng Quốc Đại cần một gương mặt mới. Và sau thảm họa bầu cử, đảng Quốc đại cần phải xem xét lại thông điệp và cơ chế lãnh đạo của mình.
Thanh Văn.
|
Mỹ hoan nghênh quyết định ngừng thử hạt nhân của Triều Tiên | Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Susan Thornton ngày 22/4 đánh giá tuyên bố của Triều Tiên về việc ngừng các vụ thử hạt nhân và tên lửa là một bước tiến 'rất tích cực'. | Thế giới | Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Susan Thornton. Ảnh: Yonhap/TTXVN.
Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Susan Thornton đồng thời nhấn mạnh các đồng minh của Mỹ cần phải phối hợp chặt chẽ trước khi diễn ra các cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều và Mỹ - Triều.Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Susan Thornton.
Bà Thornton đưa ra tuyên bố trên khi vừa tới sân bay Incheon của Hàn Quốc trong chuyến thăm kéo dài 3 ngày tới quốc gia Đông Bắc Á, trong đó bà sẽ gặp nhiều quan chức như Ngoại trưởng Kang Kyung-wha và Trưởng đoàn đàm phán hạt nhân Hàn Quốc Lee Do-hoon.
Tiêu điểm trong ngày: Thắp thêm hy vọng phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
TTXVN.
|
Mỹ tuyên bố sẽ cấm thị thực đối với công dân Nga | Theo AP và AFP, Nhà Trắng sẽ áp đặt lệnh cấm thị thực đối với các công dân Nga và Crimea, những đối tượng bị Washington coi là "đe dọa chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine." | Thế giới | Người dân ủng hộ Nga tập trung tại thành phố Simferopol ngày 6/3. (Nguồn: AFP/TTXVN).
Ngoài ra, Tổng thống Mỹ Barack Obama còn ký một sắc lệnh cho phép trừng phạt các "cá nhân và thực thể chịu trách nhiệm về những hoạt động làm hủy hoại tiến trình hoặc các thể chế dân chủ ở Ukraine.".
Quyết định trên bổ sung cho một chính sách của Mỹ về từ chối cấp thị thực và phong tỏa tài sản của những đối tượng dính líu tới lạm dụng nhân quyền liên quan tới cuộc đàn áp chính trị ở Ukraine.
Tuyên bố của Nhà Trắng được đưa ra trong bối cảnh các nước Phương Tây đang chống trả cuộc xâm lược quân sự của Nga vào bán đảo Crimea thuộc Ukraine.
Trong một diễn biến liên quan, theo Reuters, Bộ Ngoại giao Nga ngày 6/3 cho biết các động thái của Liên minh châu Âu (EU) nhằm xem xét đóng băng cuộc đàm phán về quy chế miễn thị thực với Nga là "hành động chính trị hóa, không mang tính xây dựng và vô căn cứ," đồng thời bày tỏ hy vọng điều này sẽ không xảy ra.
Trong tuyên bố, Người phát ngôn bộ trên Alexander Lukashevich nói: "Chúng tôi hy vọng vào cuối ngày hôm nay, các đối tác của chúng tôi sẽ không ủng hộ một động thái như vậy.".
Các nhà lãnh đạo EU đang nhóm họp ở Brussels để thảo luận về cuộc khủng hoảng ở Ukraine và cách thức đáp trả việc Nga chiếm bán đảo Crimea.
Trong diễn biến khác, hãng thông tấn Interfax dẫn lời Phó Thủ tướng Cộng hòa tự trị Crimea Rustam Temurgaliyev cho biết vùng tự trị thuộc Ukraine này có thể thông qua việc sử dụng đồng rúp của Nga làm đồng tiền chính của khu vực và "quốc hữu hóa" tài sản nhà nước như một phần trong kế hoạch sáp nhập vào Liên bang Nga.
Ông Temurgaliyev tuyên bố: "Toàn bộ các doanh nghiệp quốc doanh của Ukraine sẽ được quốc hữu hóa và trở thành tài sản của chính quyền tự trị Crimea"./.
|
Tuyên bố sốc về kết luận 'cuối cùng' vụ MH370 | Các nhà điều tra nói thông tin trong bản báo cáo 'cuối cùng' về MH370 có thể đã bị sửa đổi. | Thế giới | MH370 biến mất vào tháng 3.2014 khi đang trên đường từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh với 239 người (Ảnh minh họa).
Một số nhà điều tra độc lập vừa đưa ra một tuyên bố gây sốc về bản báo cáo chính thức về chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines, tờ Daily Mail đưa tin.
MH370 biến mất vào tháng 3.2014 khi đang trên đường từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh với 239 người. Bản báo cáo chính thức công bố tháng 7 của Malaysia vẫn chưa đưa ra câu trả lời dứt khoát về việc tại sao máy bay biến mất.
Một số nhà điều tra độc lập vừa nói với Daily Mail rằng họ nghi ngờ một phần của bản báo cáo đã bị chỉnh sửa và hãng hàng không đang che giấu thông tin.
Victor Iannello, người đứng đầu nhóm điều tra, nói rằng nhật ký liên lạc trên chuyến bay công bố bởi hãng hàng không và in trong bản báo cáo là không đầy đủ và có thể đã bị chỉnh sửa.
Bản báo cáo cuối cùng về MH370.
Iannello tuyên bố mình đã tìm thấy một số điều bất thường trong nhật ký này.
"Thật đáng thất vọng khi sau hơn bốn năm MH370 biến mất, chúng tôi vẫn phải yêu cầu Malaysia tiết lộ dữ liệu bị cất giấu", Ianello đăng trên blog của mình ngày 31.8.
Có dấu hiệu bất thường cho thấy nhật ký chuyến bay trong báo cáo chưa đầy đủ và những gì xuất hiện trong các báo cáo đã được sửa đổi.
Dữ liệu radar quân sự là một trong những dữ liệu chưa bao giờ được công bố đầy đủ mặc dù có có tầm quan trọng nhất định trong quá trình điều tra.
Theo báo cáo dài 400 trang về sự biến mất của chiếc máy bay, nguyên nhân của sự biến mất không thể được xác định cho đến khi mảnh vỡ và hộp đen được tìm thấy.
Theo báo cáo dài 400 trang về sự biến mất của chiếc máy bay, nguyên nhân của sự biến mất không thể được xác định cho đến khi mảnh vỡ và hộp đen được tìm thấy.
Theo Iannello, lời nhắn trung tâm điều phối của Malaysia Airlines gửi cho MH370 in trong báo cáo có thể đã bị chỉnh sửa.
Yêu cầu khẩn cấp. Xin liên hệ với kiểm soát không lưu TP.Hồ Chí Minh ngay lập tức. Họ phàn nàn không thấy các bạn trên radar. Trân trọng, trích một lời nhắn được in trong báo cáo.
Iannello khẳng định việc kiểm tra các ký tự trong thông điệp này cho thấy nó có thể đã bị sửa đổi và tên của một người bắt đầu bằng chữ M cũng bị xóa khỏi văn bản.
"Điều quan trọng là Malaysia phải cung cấp một bản ghi đầy đủ, chưa sửa đổi của tất cả các thông tin liên lạc trong khoảng thời gian từ 12h48 đến 20h00 ngày 7.3.2014", Iannello nói.
Điều này đặc biệt quan trọng để làm sáng tỏ câu hỏi xung quanh phản ứng chậm trễ của chính quyền Malaysia sau khi MH370 mất tích.
Trà My - Daily Mail.
|
Ông Hun Sen chỉ thẳng truyền thông và tổ chức kích động | Thủ tướng Campuchia nhắc nhở truyền thông và tổ chức phi chính phủ kích động người dân, không để tái hiện như năm 2013. | Thế giới | Tờ Phnompenh Post hôm 23/8 thông tin, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã thẳng thắn chỉ trích tờ báo Cambodia Daily và nhắc khoản nợ thuế suốt 10 năm qua.
Thủ tướng Hun Sen đọc ấn bản tiếng Khmer của tờ Cambodia Daily. Ảnh: Cambodia Daily.
Phát biểu trong một diễn đàn về môi trường, Thủ tướng Hun Sen đã nhắc lại việc tờ báo tiếng Anh Cambodia Daily trốn khoản thuế 6,3 triệu USD suốt từ khi ra mắt tới nay. Ông thậm chí đã gọi tờ báo này là "tên trộm hàng ngày" và ra thời hạn 30 ngày cho Cambodia Daily thanh toán khoản nợ thuế.
Nếu không đóng thuế, tờ báo này buộc phải đóng cửa và bị tịch thu tài sản ở Campuchia.
"Số tiền là quá lớn và "tên trộm hàng ngày" đã không nộp thuế cho Nhà nước trong khoảng 10 năm qua kể từ khi cho ra số báo đầu tiên. Nếu muốn ở lại đây, hãy nộp tiền thuế cho Nhà nước. Nếu không muốn trả khoản tiền thuế, hãy gói đồ và rời đi" - tờ Phnom Penh Post dẫn lời Thủ tướng Hun Sen nói.
Tờ Cambodia Daily được Bernard Krisher - một nhà báo người Mỹ thành lập vào năm 1993 và đã có nhiều lần chỉ trích chính phủ về nhiều vấn đề khác nhau như tham nhũng, môi trường.
Chủ bút của tờ báo hiện nay là Deborah Krisher-Steele - con gái của nhà báo Mỹ trên nói rằng, cô không hề hay biết về khoản nợ (nếu có) mà Cambodia Daily phải gánh kể từ khi tiếp quản tờ báo từ người cha.
Cũng trong diễn đàn môi trường trên, Thủ tướng Hun Sen đã tập trung chỉ trích vào ông George Edgar- người đại diện của phái đoàn đến từ Liên minh châu Âu trong việc theo dõi các cuộc bầu cử tại Campuchia. Ông Hun Sen đã nhiều lần cáo buộc rằng liên minh theo dõi tình hình bầu cử là một tổ chức phi chính phủ và có mục đích phá hoại cuộc bầu cử tại quốc gia này.
Thủ tướng Campuchia khẳng định Bộ Nội vụ sẽ không cho phép các tổ chức hay liên minh phi chính phủ theo dõi hoạt động bầu cử trong năm tới nữa.
"Ngày Edgar, nhóm của ông tài trợ cho Phòng Tình huống. Phòng Tình huống giống như một phòng chỉ huy chiến tranh. Tại sao ông lại tạo ra nó ở Campuchia?". - Thủ tướng Hun Sen nói.
Ông Eggar sau đó cho biết, EU đã hỗ trợ tài chính cho các tổ chức phi chính phủ tham gia vào việc giám sát và theo dõi bầu cử. Ông Edgar cho rằng lệnh cấm mới của Campuchia sẽ thu hẹp khoảng cách của dân chủ và sự tham gia của các nhà hoạt động dân chủ trong cuộc bầu cử sắp tới.
Kim Hoa.
|
Malaysia họp an ninh khẩn cấp sau lùm xùm với Triều Tiên | Thủ tướng Malaysia Najib Razak hôm nay 7/3 đã triệu tập cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng an ninh quốc gia trong bối cảnh Triều Tiên cấm toàn bộ công dân Malaysia xuất cảnh. | Thế giới | Thủ tướng Malaysia Najib Razak. (Ảnh: Star).
Trang tin Malay Mail Online cho biết, sáng nay 7/3, Thủ tướng Malaysia Najib Razak đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng an ninh quốc gia để bàn về các vấn đề liên quan đến cuộc khủng hoảng ngoại giao hiện nay với Triều Tiên.
Quyết định triệu tập được đưa ra sau khi Triều Tiên công bố lệnh cấm tạm thời toàn bộ công dân Malaysia rời khỏi nước này. Trong thông cáo phát đi, Thủ tướng Najib Razak đã lên tiếng chỉ trích động thái này của Triều Tiên. Tôi kêu gọi giới lãnh đạo Triều Tiên lập tức cho phép công dân của chúng tôi rời đi để tránh leo thang căng thẳng, Thủ tướng Najib nói.
Thủ tướng Najib Razak nhấn mạnh, tuy Malaysia là một quốc gia yêu chuộng hòa bình, mong muốn duy trì quan hệ hữu nghị với các nước, nhưng bảo vệ công dân là ưu tiên hàng đầu. Chúng tôi sẽ không do dự sử dụng mọi biện pháp cần thiết nếu họ bị đe dọa", Thủ tướng Najib nói.
Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao Malaysia, 11 công dân nước này vẫn còn mắc kẹt ở Triều Tiên sau lệnh cấm của Bình Nhưỡng. Trong số này có 3 nhân viên đại sứ quán cùng 6 người trong gia đình, 2 nhân viên Chương trình lương thực của Liên Hợp Quốc. Những người này được xác nhận vẫn an toàn.
Thủ tướng Najib cho biết thêm, ông đã chỉ thị Chánh thanh tra cảnh sát Khalid Abu Bakar ngăn tất cả công dân Triều Tiên tại Malaysia xuất cảnh cho đến khi chính phủ đảm bảo an toàn, an ninh cho toàn bộ công dân Malaysia ở Triều Tiên.
Quan hệ ngoại giao giữa Malaysia và Triều Tiên trở nên căng thẳng do cuộc điều tra liên quan đến cái chết của một công dân Triều Tiên có tên Kim Chol tại sân bay Kuala Lumpur hôm 13/2. Đáp lại những chỉ trích của Triều Tiên, Malaysia đã ngừng chương trình miễn thị thực với công dân nước này, đồng thời trục xuất đại sứ Triều Tiên.
Trong một động thái căng thẳng ngoại giao mới nhất, Triều Tiên đã ban hành lệnh tạm thời cấm công dân Malaysia xuất cảnh, song cho biết mọi hoạt động kinh doanh, làm ăn của công dân Malaysia tại Triều Tiên sẽ không bị ảnh hưởng. Malaysia cũng đáp trả lại bằng lệnh cấm các nhà ngoại giao Triều Tiên xuất cảnh.
Phó Thủ tướng Malaysia Ahmad Zahid Hamidi cho biết, nội các Malaysia sẽ nhóm họp vào ngày 10/3 tới để thảo luận việc có cắt quan hệ ngoại giao với Triều Tiên hay không. Dennis Ignatius, một cựu quan chức ngoại giao của Malaysia cho rằng, Malaysia nên đóng cửa đại sứ quán của họ ở Bình Nhưỡng để gửi đi một thông điệp cứng rắn đến Triều Tiên. Tuy nhiên, ông cho rằng, Malaysia không nhất thiết phải cắt đứt quan hệ ngoại giao với Triều Tiên.
Dân trí.
|
Tàu tuần duyên Mỹ hỏng động cơ sau 8 tháng hoạt động | Tàu tuần duyên (LCS) USS Freedom của Mỹ đang phải đối mặt với các lỗi kĩ thuật ở hệ thống động cơ và hệ thống bơm nước biển chỉ sau 8 tháng hoạt động. | Thế giới | Tàu tuần duyên USS Freedom.
Hồi đầu tháng này, Hải quân Mỹ đã chính thức tiếp nhận tàu LCS thứ 7 USS Detroit. Loại tàu cỡ nhỏ này được thiết kế để đảm nhận các nhiệm vụ ở khu vực gần bờ biển.
Tuy nhiên, chỉ ít lâu sau khi Hải quân Mỹ nhận USS Detroit, chiếc LCS đầu tiên mang tên USS Freedom đã phát sinh nhiều lỗi kĩ thuật nghiêm trọng.
Giới chức Lầu Năm Góc cho biết: Dựa trên những đánh giá ban đầu, động cơ thứ 2 của USS Freedom sẽ cần phải được thay thế.
Mặc dù vậy, USS Freedom vẫn tham gia cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC 2016) hồi tháng 7 khiến cho tình hình càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Thực tế, kể từ tháng 12/2015, 2 chiếc LCS khác của Mỹ cũng được phát hiện có vấn đề.
Hồi tháng 12/2015, tàu USS Milwaukee đã gặp lỗi động cơ khi đang trên đường đi tới Nova Scotia và phải quay về cảng tại Virginia, Mỹ.
Tháng 1/2016, tàu USS Fort Worth cũng buộc phải ngừng cập cảng vì trục trặc động cơ sau khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra trên biển Đông. Sau đó, con tàu đã phải mất tới 8 tháng để sửa chữa tại Singapore trước khi quay trở về Mỹ.
Sự cố này cũng đã dẫn đến việc hạm trưởng Michael Atwell phải từ chức.
|
Trump bị cáo buộc ép tổng thống Mexico trả tiền bức tường biên giới | Theo Washington Post, ông Trump đã yêu cầu Tổng thống Mexico thôi nói "Mexico không trả tiền xây tường biên giới". | Thế giới | Trong bản ghi nội dung cuộc gọi do Washington Post công bố hôm 3/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khẳng định trong cuộc điện đàm hồi tháng 1 với người đồng cấp Mexico Enrique Pena Nieto rằng: "Ông không thể trả lời báo chí như vậy. Nếu ông vẫn tuyên bố Mexico không trả tiền xây tường, tôi không còn muốn gặp các ông nữa do tôi không thể đồng ý điều đó".
Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và người đồng cấp Mexico Enrique Pena Nieto. - Ảnh: CNN.
Bên cạnh đó, ông Trump nói với ông Nieto rằng cả hai người đều "vướng rắc rối chính trị" liên quan việc bên nào trả tiền xây tường biên giới.
"Người dân của tôi sẽ bảo 'Mexico phải trả tiền' và người dân của ông có thể nói điều gì đó giống, tuy nhiên khác đi một chút. Tôi phải làm cho Mexico trả tiền xây tường. Tôi đã đề cập đến nó suốt hai năm", Tổng thống Mỹ tuyên bố.
Ông Trump được cho là còn dặn ông Nieto rằng hai người cùng nói "chúng tôi sẽ giải quyết vấn đề" nếu có câu hỏi bên nào chịu chi phí.
"Việc này sẽ được giải quyết theo một công thức nào đó, thay vì ông tuyên bố 'chúng tôi không trả' và tôi cũng nói tương tự", ông Trump nói.
Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao Mexico hiện chưa lên tiếng về thông tin Washington Post công bố.
Chính quyền Mỹ đang tìm cách thực hiện đúng lời hứa xây tường biên giới nhằm ngăn người nhập cư trái phép từ Mexico vào nước này, một trong những cam kết mà ông Trump nêu lên khi tranh cử.
(Theo Washington post).
Gia Bảo.
|
Donald Trump thắng liên tiếp 8 bang, dẫn ngược Clinton 34 phiếu | Theo kết quả cập nhật mới nhất vào lúc 21h30’ ngày 8/11 giờ Mỹ (9h15’ ngày 9/11 giờ Việt Nam), ứng viên Đảng Cộng hòa Donald Trump đã thắng liên tiếp 8 bang, trong đó có bang quan trọng Texas và dẫn trước Clinton với tỉ số 138 - 104. | Thế giới | Donald Trump cùng vợ, con, Mike Pence và các cộng sự đang theo dõi kết quả ở trụ sở chính của ông tại New York.
Donald Trump vừa thắng thêm ở 8 bang, đó là Louisiana (8 phiếu), Kansas (6 phiếu), Nebraska (5 phiếu), Texas (38 phiếu), Wyoming (3 phiếu), Bắc Dakota (3 phiếu), Nam Dakota (3 phiếu), Arkansas (6 phiếu), qua đó đạt số phiếu đại cử tri đến thời điểm hiện tại là 138 phiếu, còn cách số phiếu dành chiến thắng 132 phiếu.
Trump sẽ có cơ hội lớn trong con đường tới Nhà Trắng nếu ông thắng ở Florida, Bắc Carolina và Ohio. Tổng 3 bang này mang lại đến 62 phiếu đại cử tri. Theo New York Times, ứng viên đảng Cộng hòa có đến 76% khả năng chiến thắng ở bang Florida và 61% khả năng chiến thắng ở bang Bắc Clorina.
Donald Trump đang dẫn Hillary Clinton 138 .
Trong khi đó, bà Clinton cũng vừa thắng thêm 2 bang kể từ thời điểm 9h là New York (29 phiếu) và Connecticut (7 phiếu), dành được tổng cộng 104 phiếu đại cử tri.
Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đang diễn ra rất căng thằng với kết quả thay đổi liên tục. Con gái Trump vừa tung một bức ảnh khá thú vị lên Twitter về hình ảnh Donald Trump đang theo dõi kết quả bầu cử. Ông cùng người bạn đồng hành Mike Pence và gia đình đều tập trung ở trụ sở của ông tại New York để xem trực tiếp diễn biến từ các bang.
Quân Lê.
(Theo Sky News).
|
Người già sau thảm họa sẽ ra sao? | Nếu như hầu hết nạn nhân thiệt mạng trong trận động đất ở Tứ Xuyên (Trung Quốc) năm 2008 là trẻ nhỏ thì nạn nhân điển hình của vụ thảm họa động đất – sống thần kinh hoàng vừa xảy ra ở Nhật Bản là người cao tuổi. Có những nạn nhân xấu số đã ra đi vĩnh viễn. Tuy nhiên, những người già được cho là may mắn còn sống sót lại đang trải qua những thời khắc đau thương nhất trong cuộc đời. | Thế giới | Người cao tuổi chính là đối tượng được quan tâm nhiều nhất của lực lượng cứu hộ và giới chức Nhật Bản. Tất cả các nỗ lực cứu hộ và cứu trợ trong những ngày qua đều tập trung vào đối tượng này. Tuy nhiên, nhiều tổ chức cứu trợ cho biết điều đáng tiếc là thời gian sơ tán quá ít, người già không kịp chạy đến nơi an toàn. Họ đã không kịp chạy thoát dù nghe được cảnh báo sóng thần. Mặc dù chính phủ Nhật đã có những kế hoạch tác chiến tốt, bao gồm cả các kế hoạch cho người già, nhưng đáng buồn là kế hoạch này cũng chưa đủ. Ông Hiromitsu Shinkawa, 60 tuổi, ở Minamisoma, đã may mắn được cứu sống sau 2 ngày lênh đênh trên biển. Nhưng mãi mãi người đàn ông này không thể quên hình ảnh ngọn thủy triều hung hãn đã cuốn phăng ngôi nhà của mình cùng với người vợ thân yêu. Cụ bà Sai Abe, 70 tuổi, ở Iwate cũng bị thủy triều cuốn đi nhưng may mắn được cứu sống. Bà hiện đang được điều trị tại bệnh viện sau khi bị sốt cao. Khâm phục hơn là một cụ bà 83 tuổi đã thoát khỏi sóng thần nhờ đã kịp leo lên xe đạp phóng đi. Liên đoàn Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm quốc tế vừa đưa ra cảnh báo: Về lâu dài, người già còn sẽ bị chấn thương tâm lý. Mất gia đình, không người chăm sóc và các mối quan hệ cộng đồng có thể đẩy người già vào thế không còn chỗ nương thân nào. Họ mang cảm giác bị bỏ rơi, bị phân biệt đối xử và có thể dẫn đến trầm cảm. Khi người ta trẻ, người ta có thể có nhiều năng lượng để vượt qua một thảm họa hoặc một thử thách nào đó. Nhưng đối với già, sự tuyệt vọng đang chờ họ. Nhật Bản có gần 1/4 dân số ở vào tuổi 65 trở lên và tự hào là quốc gia có tuổi thọ bình quân cao nhất thế giới. Nhưng niềm tự hào này đang đặt ra nhiều thử thách cho xứ sở Mặt trời mọc. Báo chí thế giới những ngày qua đã đặt vấn đề mà giới chuyên gia tâm lý đang lo ngại: Liệu Nhật Bản có đối mặt với một cuộc khủng hoảng tâm thần không?. Câu trả lời nằm trong các chiến lược xây dựng và tái thiết của chính phủ trong thời kỳ hậu thảm họa, trong đó người cao tuổi sẽ là đối tượng cần được tính đến một cách thấu đáo. HẠNH CHI.
|
Điều gì sẽ xảy ra khi Chính phủ Mỹ đóng cửa? | Hàng trăm ngàn nhân viên liên bang buộc phải nghỉ việc, kéo theo đó là một loạt các cơ quan Chính phủ Mỹ phải ngưng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng sau khi chính quyền liên bang ngưng hoạt động vào lúc 0h ngày 20/1. | Thế giới | Theo Reuters, dự luật chi tiêu tạm thời cho phép Chính phủ Mỹ vận hành mà không bị đóng cửa cho đến 16/2 đã không được thông qua tại Thượng viện Mỹ trong đêm ngày 19/1. Điều này đồng nghĩa với việc Chính phủ Mỹ phải đóng cửa khi đồng hồ nhích sang 0h ngày 20/1.
Đây là lần thứ 13 Chính phủ Mỹ phải đóng cửa kể từ thập niên 1980 đến nay.
Tuy nhiên, đây lại là lần đầu tiên một Tổng thống Mỹ cùng với đảng của mình nắm quyền kiểm soát ở quốc hội nhưng vẫn không thể thông qua ngân sách cho một năm tài khóa mới khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và lưỡng viện của nước này không tìm ra tiếng nói chung trong suốt những ngày qua.
Bỏ qua sự mâu thuẫn giữa các chính trị gia, ở một góc độ khác chúng ta sẽ thử tìm hiểu xem khi Chính phủ Mỹ đóng cửa , điều gì sẽ xảy ra trong những ngày tới.
Chính phủ Mỹ đóng cửa đóng vào đúng thời điểm Tổng thống Trump lên nắm quyền được một năm. Ảnh: Market Oracle.
Chịu tác động đầu tiên khi Chính phủ Mỹ đóng cửa là hàng ngàn nhân viên làm việc cho chính phủ phải nghỉ làm, họ sẽ được cho nghỉ phép tạm thời và dĩ nhiên là không lương. Tại một số cơ quan chính phủ có nhiệm vụ đặc biệt, nhân viên vẫn hoạt động bình thường bởi nguồn ngân sách dự trữ, thậm chí một số bộ phận phải làm việc mà không có lương.
Lần ngừng hoạt động cuối cùng gần đây nhất của Chính phủ Mỹ là vào tháng 10/2013 dưới thời Tổng thống Mỹ Barack Obama, kéo dài đến hai tuần. Hơn 800.000 nhân viên liên bang buộc phải nghỉ việc, kéo theo đó là một loạt các cơ quan chính phủ ngưng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng.
Dưới đây là một số ví dụ rõ ràng nhất khi nhà nước lớn nhất thế giới ngưng hoạt động.
Đầu tiên là Bộ Quốc phòng Mỹ, cơ quan chịu ít tác động nhất từ các lần đóng cửa của Chính phủ Mỹ. Đại diện Lầu Năm Góc cho biết, việc chính quyền liên bang ngưng hoạt động sẽ không tác động nhiều đến hoạt động của quân đội Mỹ trên toàn cầu cũng như bên trong nước Mỹ.
Mời độc giả xem video: Chính phủ Mỹ trước giờ đóng cửa trong đêm 19/1. (Nguồn VNEWS):
Trong khi đó ở Bộ Tư pháp Mỹ, sẽ có một số bộ phận phải ngưng hoạt động nhưng con số này chỉ chiếm một phần nhỏ, khi vẫn có từ 95.000 đến 115.000 nhân viên của cơ quan này hoạt động. Đối với cơ quan tư pháp tối cao như Tòa án Liên bang Mỹ có thể cầm cự trong vòng 3 tuần mà không có ngân sách nhưng một số hoạt động sẽ bị giới hạn theo luật định.
Tình hình của một số cơ quan giám sát tài chính của Mỹ có vẻ thê thảm hơn khi phải tạm thời ngừng hoạt động như Ủy ban chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ, mặc dù cơ quan này hoạt động nhờ vào tiền tài trợ nhưng số tiền này vẫn được phân bổ thông qua Quốc hội Mỹ. Do đó ủy ban này chỉ hoạt động trở lại khi quốc hội cấp ngân sách mới.
Còn Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai Mỹ chỉ có 5% tổng số nhân sự được đi làm.
Chính phủ Mỹ đóng cửa cũng dẫn đến việc cơ quan thuế của nước này ngưng hoạt động, trong đó sẽ có ít nhất 90% nhân viên phải ngừng làm việc. Chung số phận với cơ quan thuế là một số cơ quan dân sự khác như an sinh xã hội, giáo dục, bưu điện, đường sắt, hàng không, đường thủy và nhiều các tên khác.
Các cơ quan thuộc Bộ Năng lượng Mỹ vẫn hoạt động bình thường do có nguồn ngân sách dự phòng riêng và có thể vận hành ngay cả khi không có tiền, dù vậy các hoạt động này cũng giới hạn trong một khoảng thời gian nhất định.
Y tế và phúc lợi xã hội là hai ngành bị tác động nhiều nhất khi Chính phủ Mỹ ngưng hoạt động với một loạt các cơ quan phải tạm ngưng hoặc ngưng hoạt động trong suốt thời gian này. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người dân Mỹ ở nhiều góc độ khác nhau.
Một loạt động dịch vụ hành chính công ở Mỹ sẽ ngưng hoạt động trong tuần làm việc mới vào hôm 22/1 tới đây. Ảnh: Daily Mail.
Hiệp hội các khu bảo tồn quốc gia Mỹ cho biết, trong năm 2013 khi các khu bảo tồn quốc gia Mỹ đóng cửa, Hệp hội này đã mất tới hơn 750.000 lượt khách tham quan mỗi ngày, con số ngân sách thiệt hại vào khoảng 500 triệu USD ở một số khu bảo tồn có thể thống kê được.
Nghe tưởng chừng như đùa nhưng việc chỉnh phủ Mỹ đóng cửa cũng gây tác động lớn đến ngành du lịch. Điển hình trong tháng 10/2013, việc Chính phủ Mỹ ngưng hoạt động đã tác động trực tiếp đến các tour du lịch tại thủ đô Washington khi các địa điểm tham quan nổi tiếng ở thành phố này không thể mở cửa cho du khách.
Trà Khánh.
|
Bầu cử Mỹ: Bứt phá để bước vào chặng đua cán đích | Hai đối thủ trong cuộc đua song mã vào Nhà Trắng năm 2012 đã kết thúc cuộc tranh luận trực tiếp thứ ba và cũng là cuối cùng trong chiến dịch vận động tranh cử quyết liệt kéo dài nhiều tháng qua. Khép lại các cuộc "cân não", Tổng thống đương nhiệm Barack Obama và cựu Thống đốc Mitt Romney chính thức bước vào chặng đua cán đích với các quân bài đã được tung ra. | Thế giới | Hai đối thủ trong cuộc đua song mã vào Nhà Trắng năm 2012 đã kết thúc cuộc tranh luận trực tiếp thứ ba và cũng là cuối cùng trong chiến dịch vận động tranh cử quyết liệt kéo dài nhiều tháng qua. Khép lại các cuộc "cân não", Tổng thống đương nhiệm Barack Obama và cựu Thống đốc Mitt Romney chính thức bước vào chặng đua cán đích với các quân bài đã được tung ra.
Trọng tâm của cuộc so găng lần này là chính sách đối ngoại - một chủ đề vốn không được cử tri Mỹ quan tâm nhiều bằng các vấn đề trong nước, liên quan tới lợi ích sát sườn của mỗi người dân. Tuy nhiên, không vì thế mà hai đối thủ nương nhẹ nhau và giới quan sát vẫn đặt cược vào cuộc tranh luận này.
Với thế cân bằng được thiết lập lại sau màn phản công đầy ngoạn mục ở hiệp đấu thứ hai, theo thế thượng phong, Tổng thống Obama đã đặc biệt nhấn mạnh tới các thành tựu đối ngoại - an ninh trong 4 năm qua của Nhà Trắng, khắc họa đậm nét bức tranh nước Mỹ yên bình hơn.
Không nằm ngoài dự đoán của giới phân tích, đáp lại, cựu Thống đốc Romney đã xoáy sâu vào vụ Lãnh sự quán Mỹ tại Benghazi ở Lybia bị tấn công khiến Đại sứ và ba nhân viên ngoại giao thiệt mạng, không ngừng công kích các chính sách của Nhà Trắng mà theo ông là quá mềm mỏng đối với "điểm nóng" Trung Đông, trong đó Iran ngày càng là cái gai nhức nhối trong cái nhìn của người Mỹ.
Bên cạnh đó, các vấn đề đối ngoại và an ninh được quan tâm như cuộc khủng hoảng tại Syria, cuộc chiến của Mỹ ở Iraq và Afghanistan, quan hệ của cường quốc số 1 thế giới với các nước đối tác - đối thủ (theo cách nhìn nhận của Washington) như Trung Quốc, Nga,...cũng được hai ứng cử viên đưa ra mổ xẻ.
Đương kim Tổng thống Barack Obama (phải) và ông Mitt Romney (trái) tại buổi tranh luận trực tiếp thứ ba trên truyền hình, ngày 22/10. Ảnh: AFP/TTXVN.
Theo nhận định của các nhà quan sát, ở "trận đấu" cuối cùng này, Tổng thống Obama đã vượt lên đối thủ Romney với tỷ số chung cuộc 2-1. Tỷ lệ ủng hộ hai ứng cử viên được truyền hình CNN thăm dò chớp nhoáng ngay sau cuộc tranh luận là 48%-40%. Cách biệt này, theo cuộc thăm dò của CBS News, thậm chí còn cao hơn với tỷ lệ 53%-23%.
Nhìn lại ba cuộc "cân não", đa phần giới chuyên gia nhận định rằng ông Obama đã tỏ ra là một người chơi chuyên nghiệp hơn khi ông luôn đưa ra được các mệnh đề và có các lập luận vững chắc cùng kết quả thực tiễn để bảo vệ cho các mệnh đề của mình, trái ngược với một Romney khá lúng túng với những hứa hẹn và cam kết, đặc biệt là trong các vấn đề đối ngoại.
Thậm chí, một số nhà phân tích còn nói rằng họ chưa rõ liệu chính sách đối ngoại của ông Romney sẽ khác biệt ra sao so với chính sách đối ngoại của Tổng thống Obama.
Ông Daniel Serwer, chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu quan hệ quốc tế Johns Hopkins nhận xét: "Trong khi chỉ trích chính quyền Obama về vấn đề Iraq, Afghanistan và Iran, ứng cử viên Cộng hòa đã không đưa ra được nhiều đề xuất rõ rệt về những vấn đề đó, đơn giản vì rất khó nghĩ ra những điều tốt hơn để làm". Điều này cũng dễ hiểu khi đối ngoại không phải là sở trường của một Romney doanh nhân. Thực tế, cơ hội của ứng cử viên Cộng hòa trong trận đấu này là không nhiều bởi sau khi để Obama san bằng tỷ lệ số trong lần đối đầu thứ hai, Romney đã để tuột mất cơ hội của mình.
Tuy chưa thể khẳng định về một chiến thắng trong ngày bầu cử quyết định 6/11 tới, song Tổng thống Obama và êkíp tranh cử của ông đã có được một lợi thế về tâm lý để chuẩn bị tốt cho hai tuần còn lại của hành trình tái cử.
Các nhà phân tích tỏ ra khá thận trọng về chặng đua nước rút tới đây khi kết quả các cuộc thăm dò dư luận cho thấy một sự bám đuổi sít sao và cơ hội cho hai ứng cử viên bước vào Nhà Trắng được đánh giá là khá ngang nhau. Trong lịch sử bầu cử tổng thống Mỹ, phần lớn các cuộc đua đều rất khốc liệt và gay cấn tới phút chót khi các ứng cử viên tỏ ra cân sức, ngang tài. Và cuộc bầu cử năm nay cũng không phải là một ngoại lệ.
Hồ Phương.
|
Dò được tín hiệu hộp đen máy bay CASA-212 | Chiều 25/6, các lực lượng tìm kiếm tại thực địa đã dò được tín hiệu hộp đen máy bay CASA-212 gặp nạn 9 ngày trước. Việc trục vớt đang được các đơn vị khẩn trương thực hiện. | Thế giới | Sở chỉ huy thực địa tại khu vực đảo Bạch Long Vĩ do Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam Phạm Ngọc Minh điều hành, chiều 25/6 cho biết các lực lượng chức năng của Bộ Quốc phòng đã rà được tín hiệu của hộp đen máy bay Casa 212. Việc trục vớt đang khẩn trương được thực hiện.
Trước đó, chiều 24/6, thông tin với báo chí về nguyên nhân chiếc Su-30MK2 gặp nạn, thượng tướng Võ Văn Tuấn - Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam cho biết, qua lời kể ban đầu của phi công Nguyễn Huy Cường thì sự cố xảy ra ở buồng lái. Hiện các cơ quan chức năng vẫn đang đánh giá thông qua các phương tiện khách quan khác, để làm rõ nguyên nhân máy bay gặp nạn.
Về nguyên nhân gặp nạn của máy bay CASA-212 khi tìm kiếm chiếc Su-30MK2, các lực lượng chức năng đang phân tích từ những bộ phận vớt được trên biển, cũng như tích cực tìm kiếm hộp đen của máy bay. "Thông tin ban đầu cho thấy, khi làm tìm kiếm cứu nạn, điều kiện thời tiết tại khu vực nhiều biến động, máy bay bay ở độ cao thấp. Đó là những nguyên nhân có thể kết hợp tạo ra tai nạn" - Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam cho hay.
Mảnh vỡ máy bay CASA-212 được lực lượng chức năng trục vớt. Ảnh: Bộ Quốc phòng.
Cũng theo thượng tướng Tuấn, việc xác định được vị trí của CASA-212 có vai trò quan trọng của tàu vận tải của New Zealand, khi họ đi qua vùng biển có vật thể nghi là của máy bay đã chủ động dừng lại, thông báo cho chúng ta. Họ đã chờ đợi khi tàu của các lực lượng chức năng Việt Nam tới mới rời vị trí.
Hiện cơ quan pháp y quân đội và các cơ quan, đơn vị có liên quan đang khẩn trương xác minh, làm rõ danh tính các thi thể đã tìm được, nguồn gốc các vật thể thu được tại hiện trường. Tại khu vực đảo Mắt (Nghệ An), lực lượng tìm kiếm đã trục vớt nhiều mảnh vỡ của máy bay Su-30MK2.
Trong 2 ngày qua, tại khu vực tìm máy bay Su-30MK2, tọa độ 18 độ 57 phút - 19 độ 00 vĩ độ Bắc; 106 độ 03 phút - 106 độ 04 phút kinh độ Đông, các tàu Hải quân và 10 tàu của ngư dân do Hải quân chỉ huy, đã sử dụng các phương tiện đặc chủng phát hiện nhiều mảnh vỡ của máy bay Su-30MK2 như bánh lốp, mảnh vỡ, các thiết bị khác...
Phân đội người nhái của Lữ đoàn 126 - Đặc công Hải quân đã lặn sâu xác định mảnh vỡ và đưa lên ở vị trí phía đông bắc Hòn Mắt, cách khoảng 5 hải lý.
Bộ Quốc phòng yêu cầu các lực lượng tổ chức, tìm kiếm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho lực lượng trục vớt, cứu hộ, nhất là trong điều kiện thời tiết tiếp tục diễn biến xấu.
Hai máy bay mất tích liên tiếp.
- Sáng 14/6, máy bay Su-30MK2 số hiệu 8585 cất cánh từ sân bay Sao Vàng (huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa) thực hiện nhiệm vụ huấn luyện. Ít phút sau, lúc 7h29, tín hiệu từ chiếc tiêm kích biến mất trên vùng biển Nghệ An, gần khu vực đảo Mắt.
- Hai phi công trên chiếc Su-30MK2 gồm thượng tá Trần Quang Khải (43 tuổi, Phó trung đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Trung đoàn 923) và thiếu tá Nguyễn Hữu Cường (39 tuổi, Phó phi đội trưởng phi đội 1, Trung đoàn 923).
- Ngày 15/6, phi công, thiếu tá Nguyễn Hữu Cường đã được tàu ngư dân ở Hà Tĩnh cứu sống.
- Trưa 16/6, máy bay CASA mang số hiệu 8983 trong quá trình tìm kiếm tiêm kích Su-30MK2 gặp nạn đột ngột mất liên lạc. Trên máy bay có 9 người.
- Ngày 17/6, thi thể phi công Trần Quang Khải đã được đưa về đất liền sau khi ngư dân phát hiện vào tối 16/6.
- Cũng sáng 17/6, lực lượng tìm kiếm đã vớt được nhiều mảnh vỡ của máy bay CASA-212.
- Ngày 23/6, lực lượng cứu hộ tìm thấy 2 thi thể nghi của phi hành đoàn máy bay CASA-212.
- Sáng 24/6, lực lượng tìm kiếm cứu nạn đã trục vớt nhiều bộ phận của may CASA-212 và thêm 2 thi thể.
- Chiều 24/6 Bộ Quốc phòng xác nhận 9 quân nhân trên CASA-212 đã hy sinh.
Sơn Ca.
|
Tổng thống Iran bị ném giày vì điện đàm với Obama? | (Kienthuc.net.vn) - Khoảng 100 người biểu tình đã ném trứng, giày và đá về phía xe của Tổng thống Iran Hassan Rouhani khi ông trở về Tehran sau cuộc họp kéo dài 1 tuần tại Liên Hợp Quốc. | Thế giới | Tổng thống Iran Hassan Rouhani phát biểu tại LHQ.
Trong khi hàng trăm người Iran tập trung bên ngoài sân bay ở Tehran để chào mừng ông Rouhani trở về nước sau chuyến công tác tại LHQ, khoảng 100 nhà hoạt động có lập trường cứng rắn đã tập ném trứng, giày và đá về phía xe của ông Rouhani.
Thông tin về cuộc điện đàm giữa hai nhà lãnh đạo của Mỹ và Iran đã khiến giới truyền thông bất ngờ, sau khi họ đã từ chối bắt tay nhau tại trụ sở LHQ. Đây là lần liên hệ trực tiếp đầu tiên giữa Tổng thống Iran và Mỹ trong vòng hơn 30 năm qua.
Ông Obama đã thông báo với các phóng viên tại Nhà Trắng rằng, cuộc điện đàm là kết quả của những nỗ lực từ những quan chức Iran dù ông Rouhani cho rằng, đây là một sáng kiến của Mỹ.
Các lãnh đạo chính trị đã đưa ra phản ứng tương đối chậm về thông tin này. Nhưng Chủ tịch Ủy ban An ninh quốc gia và chính sách đối ngoại Iran ông Alaeddin Boroujerdi đã coi cuộc điện đàm như một dấu hiệu thể hiện "chủ quyền của CH Hồi giáo.
Hà Vũ (theo DM).
|
“Quả đấm hạt nhân” Hải quân Trung Quốc tập trung ở đâu? | (Kienthuc.net.vn) - Toàn bộ "tinh hoa" lực lượng tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Trung Quốc tập trung tại Hạm đội Bắc Hải. | Thế giới | Dạo quanh lực lượng tàu chiến Hạm đội Nam Hải và Đông Hải hầu như không thấy có sự xuất hiện của lực lượng tàu ngầm hạt nhân tấn công chiến lược của Trung Quốc. Thực tế, gần như toàn bộ tàu ngầm hạt nhân của hải quân nước này đều biên chế ở Hạm đội Bắc Hải. Trong ảnh là tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Hán Type 091 của Hạm đội Bắc Hải.
Hạm đội Bắc Hải đang duy trì hoạt động 3 tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 091 có lượng giãn nước 5.500 tấn (dưới mặt nước), dài 98m. Tàu được trang bị 6 máy phóng ngư lôi 533mm bắn được ngư lôi chống tàu ngầm và tên lửa hành trình chống tàu C-801.
Sở dĩ toàn bộ lực lượng tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc tập trung ở Bắc Hải nhằm bảo vệ vùng ven Đông Bắc Trung Quốc (nhất là thủ đô Bắc Kinh) và chống lại bất kỳ các mối đe dọa từ lực lượng hùng hậu Hải quân Nga (gồm cả sức mạnh hạt nhân). Trong khi ở các vùng biển mà Hạm đội Nam Hải và Bắc hải quản lý thì hải quân các nước khác đều không sở hữu vũ khí hạt nhân. Trong ảnh là tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Hạ Type 092 có lượng giãn nước 7.000 tấn.
Tàu ngầm hạt nhân lớp Hạ Type 092 chỉ có một chiếc duy nhất mang tên Trường Chinh 6 số hiệu 406, được trang bị 12 tên lửa đạn đạo tầm trung JL-1A đạt tầm bắn 2.500km lắp đầu đạn hạt nhân cỡ 200-300 kiloton.
Hạm đội Bắc Hải được cho là biên chế 2 tàu ngầm hạt nhân tấn công thế hệ thứ 2 lớp Thương Type 093 có lượng giãn nước chừng 7.000 tấn, trang bị ngư lôi 533mm và tên lửa hành trình chống tàu YJ-82.
Loại tàu ngầm hạt nhân thứ 4 mà Hạm đội Bắc Hải sở hữu là tàu ngầm hạt nhân chiến lược thế hệ thứ 2 lớp Tấn Type 094 có lượng giãn nước 9.000 tấn (1 chiếc).
Tàu ngầm Type 094 được trang bị 12 tên lửa đạn đạo liên lục địa JL-2 đạt tầm bắn 7.000-8.000km, lắp phần chiếu đấu kiểu MIRV (chứa 3 đầu đạn hạt nhân cỡ 90 kiloton). Trong ảnh là tên lửa JL-2 phóng thử nghiệm từ dưới mặt nước.
Tuy có sức mạnh tấn công hạt nhân hùng hậu nhất trong số 3 hạm đội, nhưng lực lượng tàu chiến đấu mặt nước của Hạm đội Bắc Hải khá ít ỏi. Hạm đội này chỉ có 4 tàu khu trục tên lửa thuộc lớp Lữ Châu Type 052C và 2 tàu lớp Lữ Hộ Type 052. Trong ảnh là tàu khu trục phòng không Thạch Gia Trang thuộc lớp Lữ Châu Type 052C.
Khu trục Type 052C được trang bị hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300FM (48 quả, tầm bắn 150km, độ cao diệt mục tiêu 10m-27km) để bảo vệ hạm đội. Trong ảnh là bệ phóng thẳng đứng tên lửa S-300FM trên Type 052C.
Trong ảnh là tàu khu trục tên lửa Cáp Nhĩ Tân thuộc lớp Lữ Hộ Type 052 có lượng giãn nước 4.800 tấn, dài 144m, trang bị 16 tên lửa hành trình chống tàu YJ-83.
Lực lượng khinh hạm tên lửa của Hạm đội Bắc Hải chỉ gồm 4 tàu thế hệ cũ lớp Giang Hồ I/II Type 053 H/H1. Trong ảnh là khinh hạm Tứ Bình lớp Giang Hồ II trang bị 6 tên lửa hành trình chống tàu SY-1.
|
Ông Fidel Castro xuất hiện sau hơn 1 năm vắng bóng | (TNO) Khá lâu sau khi Washington và La Habana cùng tuyên bố bình thường hóa quan hệ cựu Chủ tịch Cuba Fidel Castro mới xuất hiện trước công chúng. | Thế giới | Ông Fidel Castro bắt tay với một đại biểu Venezuela hôm 30.3 - Ảnh: AFP.
Reuters ngày 4.4 dẫn nguồn tin địa phương cho biết cựu Chủ tịch Cuba Fidel Castro, 88 tuổi, vừa xuất hiện trước công chúng một cách tràn đầy sức sống vào ngày 30.3 để chào đón đoàn đại biểu Venezuela.
Reuters cho hay đây là lần đầu tiên sau hơn một năm ông Fidel Castro mới xuất hiện trước công chúng và cũng là lần đầu tiên sự xuất hiện của ông được báo chí nước ngoài biết đến kể từ khi Cuba và Mỹ đồng tuyên bố bình thường hóa quan hệ vào tháng 12.2014. Reuters cho biết không rõ lí do vì sao thông tin này chỉ được công bố 5 ngày sau khi cuộc gặp gỡ diễn ra.
Truyền thông Cuba công bố hình ảnh cho thấy ông Castro đội nón bóng chày, mặc áo gió, ngồi trên xe, bắt tay và thăm hỏi các đại biểu Venezuela.
Cựu lãnh đạo Cuba đã có 90 phút gặp gỡ 33 người Venezuela đang trong nhiệm vụ thể hiện sự đoàn kết giữa 2 nước tại một trường học. Kể từ sau năm 1991, quốc gia giàu dầu thô Venezuela trở thành một đồng minh gần gũi của Cuba.
Lần gần đây nhất ông Fidel Castro xuất hiện trước công chúng là vào ngày 8.1.2014 tại lễ khai mạc Trung tâm văn hóa Havana.
Việc ông Fidel Castro giữ im lặng khá lâu sau khi Cuba và Mỹ tuyên bố bình thường hóa quan hệ làm dấy lên các câu hỏi về sức khỏe của ông và liệu ông có ủng hộ hay không việc nước này tái thiết quan hệ với Mỹ, theo Reuters.
Năm 2006, ông Fidel Castro vì bệnh tật đã chuyển giao các chức vụ của mình cho Phó chủ tịch thứ nhất, đồng thời là em trai ông, Raul Castro, và từ năm 2008 thì hoàn toàn rời khỏi chính trường. Từ đó đến nay, ông Fidel Castro là cây bút thường xuyên của một tờ báo và hiếm khi xuất hiện trước công chúng.
Thu Thảo.
|
Italia tổ chức tổng tuyển cử | Hôm nay 24/2, người dân Italia bắt đầu đã đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Quốc hội diễn ra trong hai ngày 24/2 và 25/2. | Thế giới | Cuộc bầu cử Quốc hội tại Italia sẽ là cuộc chạy đua của các phe phái chính trị lớn chủ chốt gồm: Liên minh trung tả, Liên minh trung hữu, Liên minh trung dung và Phong trào tẩy chay chính trị đang lên của danh hài Beppe Grillo.
Ông Pier Luigi Bersani, lãnh đạo đảng Dân chủ thuộc cánh trung tả, có nhiều triển vọng trở thành thủ tướng Ý (Ảnh: Reuters/Tony Gentile).
Kết quả cuộc thăm dò gần đây nhất cho thấy Liên minh trung tả của ông Pier Luigi Bersani hiện đang dẫn đầu với tỷ lệ ủng hộ 34,1%.
Trong khi đó, Đảng Nhân dân Tự do của cựu Thủ tướng Silvio Berlusconi trong khoảng thời gian nước rút từ giữa tháng 1 đến đầu tháng 2 vừa qua đã thu hút thêm nhiều cử tri, nâng tỷ lệ ủng hộ từ 18% lên 20%.
Còn Liên minh trung dung của Thủ tướng Monti hầu như vẫn giữ nguyên tỷ lệ ủng hộ ở mức khoảng 16%.
Cuộc thăm dò cũng cho thấy tỉ lệ số người không đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử lần này có thể sẽ lên tới 25%.
(theo VTV).
|
Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước Giơ-ne-vơ thứ tư về bảo vệ dân thường trong chiến tranh | Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước Giơ-ne-vơ thứ tư về bảo vệ dân thường trong chiến tranh đã diễn ra ngày 17-12, tại Giơ-ne-vơ, Thụy Sĩ, với sự tham gia của đoàn Việt Nam do Đại sứ Nguyễn Trung Thành, Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Giơ-ne-vơ, làm Trưởng đoàn. | Thế giới | Việt Nam đã cùng các nước tham gia hội nghị thông qua bằng đồng thuận Tuyên bố của hội nghị, nêu rõ nhiều vi phạm đối với những quy định cấm các bên được tiến hành trong các cuộc xung đột vũ trang, đồng thời tỏ lo ngại sâu sắc về chế độ quản lý và một số biện pháp do quốc gia chiếm đóng tiến hành tại lãnh thổ Pa-le-xtin. Thông qua Tuyên bố, các quốc gia thành viên công ước kêu gọi các cơ quan liên quan của Liên hợp quốc, trong đó có Ủy ban Điều tra về xung đột Ga-da tiến hành điều tra, làm rõ các tội ác chiến tranh, tội ác chống nhân loại tại lãnh thổ này để đưa ra xét xử.
TTXVN.
|
Những thương vụ mua vũ khí kỷ lục của các nước Vùng Vịnh | Saudi Arabia từng chi 43 tỷ USD để mua vũ khí từ Anh hay Qatar vừa chi 12 tỷ USD mua F-15 của Mỹ là ví dụ cho những hợp đồng mua vũ khí lớn của các nước vùng Vịnh. | Thế giới | Vùng Vịnh là khu vực cung cấp dầu mỏ lớn nhất thế giới. Công nghiệp dầu mỏ phát triển đã kéo theo sự phát triển thịnh vượng cho khu vực. Các quốc gia trong Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh như Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Qatar nổi tiếng là những nước giàu có hàng đầu khu vực Trung Đông.
Theo Ngân hàng Thế giới, các nước Vùng Vịnh đều là những nhà tài trợ hào phóng nhất thế giới. Dự trữ ngoại tệ dồi dào, các nước trong khu vực này sẵn sàng chi những khoản tiền khổng lồ mua vũ khí từ nước ngoài để tăng cường sức mạnh quân đội.
Hợp đồng lớn nhất thế giới.
Dẫn đầu trong những thương vụ phá kỷ lục thế giới là Saudi Arabia. Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, giai đoạn 2005-2014, Saudi Arabia trở thành nhà nhập khẩu vũ khí lớn thứ 2 thế giới, sau Ấn Độ với những hợp đồng chấn động.
Năm 2006, Saudi Arabia và Anh tạo nên cơn địa chấn trên thị trường mua bán vũ khí bằng thỏa thuận Al-Yamamah với tổng giá trị lên đến 43 tỷ USD. Đây là hợp đồng mua bán vũ khí lớn nhất thế giới ở thời điểm đó.
Thương vụ mua tiêm kích Typhoon từng giữ kỷ lục hợp đồng bán vũ khí lớn nhất thế giới. Ảnh: Airliners.
Thỏa thuận Al-Yamamah bao gồm mua 72 tiêm kích đa nhiệm Typhoon do liên doanh Eurofighter châu Âu sản xuất, nâng cấp cường kích Tornado và chuyển giao các vũ khí hàng không thế hệ mới.
Tháng 12/2011, Saudi Arabia tiếp tục lập kỷ lục về mua bán vũ khí khác bằng hợp đồng mua 84 tiêm kích F-15SA (Saudi Advanced) trị giá tới 29,4 tỷ USD. Trong chuyến thăm Saudi Arabia của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tháng 5, một quan chức cấp cao Nhà Trắng cho biết, 2 nước sắp hoàn tất thỏa thuận mua bán vũ khí với tổng giá trị hơn 100 tỷ USD.
Một quan chức khác tiết lộ với Reuters rằng, thỏa thuận có thể vượt qua con số 300 tỷ USD trong một thập kỷ, giúp Saudi Arabia tăng cường sức mạnh quân đội lên tầm cao mới.
Tiêm kích F-15 đang trở thành vũ khí bán chạy nhất của Mỹ ở Trung Đông. Ảnh: USAF.
Những thương vụ hàng chục tỷ USD.
Một quốc gia khác cũng mạnh tay chi tiền mua vũ khí là UAE. Năm 2000, UAE đã chi 6,4 tỷ USD để mua 80 tiêm kích F-16 của Mỹ. Năm 2011, quốc gia này chi 3,8 tỷ USD mua hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối THAAD, đưa UAE trở thành quốc gia nước ngoài đầu tiên sở hữu hệ thống phòng thủ tên lửa này.
Quốc gia Vùng Vịnh khác vừa mạnh tay chi tiêu cho quốc phòng là Qatar. Trong bối cảnh khủng hoảng ngoại giao trầm trọng giữa Qatar và các nước Vùng Vịnh, ngày 14/6, Doha và Washington đã ký thỏa thuận mua bán 36 tiêm kích đa nhiệm F-15 với tổng giá trị 12 tỷ USD. Ngoài ra, Quốc hội Mỹ đã cho phép bán 72 tiêm kích F-15 với tổng giá trị 21 tỷ USD cho Qatar.
Kuwait, một quốc gia có diện tích khiêm tốn tại Trung Đông cũng sẵn sàng chi hàng chục tỷ USD để mua vũ khí. Năm 2016, Kuwait đã ký hợp đồng mua 40 tiêm kích F/A-18 Super Hornet trị giá 10,1 tỷ USD. Giai đoạn 2004-2015, Kuwait đã mua vũ khí từ Mỹ với tổng giá trị khoảng 5,5 tỷ USD.
Các nhà phân tích nhận định, trong bối cảnh khủng hoảng ngoại giao tại Vùng Vịnh chưa có dấu hiệu kết thúc. Các quốc gia Vùng Vịnh có thể chi thêm hàng chục tỷ USD nữa để mua vũ khí, nhằm chiếm ưu thế trước đối phương.
VIDEO: Không quân Saudi Arabia phô diễn sức mạnh.
Không quân Hoàng gia Saudi Arabia sở hữu phi đội tiêm kích hiện đại như Typhoon, F-15SA với sức mạnh tác chiến hàng đầu khu vực.
Quốc Việt (tổng hợp).
|
Nga, Syria tạo hành lang cho quân nổi dậy rút khỏi Aleppo | Nga và quân đội Syria tuyên bố sẽ tạo hành lang cho quân nổi dậy rút khỏi Aleppo vào 4/11, theo Reuters. | Thế giới | Khói bốc lên từ một con đường ở Dahiyet al-Assad, phía tây thành phố Aleppo (Ảnh: Reuters).
Đây là động thái báo hiệu một lệnh ngừng bắn mở rộng trên toàn thành phố Aleppo sắp tới. Các lực lượng Nga hỗ trợ quân chính phủ và các lực lượng trung thành với Tổng thống Bashar al-Assad tái chiếm thành phố Aleppo đang bị quân nổi dậy chiếm đóng. Theo đó, Nga và quân chính phủ tuyên bố quân nổi dậy được phép rút khỏi thành phố trong an toàn cho từ 9h sáng cho tới 19h địa phương ngày 4/11.
Quân đội Syria cũng phát đi một tuyên bố tương tự, kêu gọi các chiến binh nổi dậy buông súng và nắm lấy cơ hội này để rút khỏi Aleppo trong an toàn.
Xem video Phóng viên chiến trường bị trúng bom khi đang dẫn hiện trường tại Aleppo:
Trước đó, hôm 13/10, quân đội Nga khẳng định sẵn sàng đảm bảo hành lang an toàn cho lực lượng nổi dậy rút lui khỏi khu vực phía Đông thành phố Aleppo cùng với vũ khí.
Tuyên bố tại Moscow, Cục trưởng Cục tác chiến Bộ Tổng tham mưu Nga, Trung tướng Nga Sergei Rudskoy nói: "Chúng tôi sẵn sàng đảm bảo sự rút lui an toàn của lực lượng nổi dậy vũ trang, việc di chuyển không bị cản trở của dân thường đến và rời khỏi Aleppo cũng như hoạt động cung cấp viện trợ nhân đạo tại đây".
Trong một diễn biến liên quan, quân nổi dậy Syria tuyên bố bác bỏ bất kỳ kế hoạch nào nhằm rút các chiến binh khỏi Aleppo. Zakaria Malahifji đại diện nhóm Fastaqim nói với Reuters: Chúng tôi sẽ không từ bỏ Aleppo và chúng tôi sẽ không đầu hàng.
Hương Mai (Theo Reuters).
|
John McCain từng "đảm bảo" Nga sẽ không hành động ở Syria | (Công lý) - Hai năm trước, Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain từng khẳng định một cách chắc chắn rằng, Nga sẽ không bao giờ hành động ở Syria, Sputnik cho biết. | Thế giới | Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain từng khẳng định một cách chắc nịch rằng, Nga sẽ không bao giờ hành động ở Syria. Ảnh: AP.
Quay trở lại năm 2013, Nga, Trung Quốc và Iran tất cả cùng cảnh báo về những hậu quả khủng khiếp có thể xảy ra nếu như bắt đầu tiến hành không kích ở Syria. Gây bất ổn cho chính phủ hợp hiến của Tổng thống Bashar al-Assad chắc chắn sẽ dẫn đến sự gia tăng các nhóm khủng bố giống như Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Tuy nhiên, Thượng nghị sĩ bang Arizona John McCain khi đó dường như đã không thể lường trước được điều này. Nói một cách khác, ông đã đưa ra phán đoán hoàn toàn sai lầm về sự hiện diện quân sự của quân đội các nước trong tương lai.
Theo Sputnik, vào năm 2013, khi được hỏi liệu ông có lo lắng về sự can thiệp của Nga và Trung Quốc ở Syria hay không, ông McCain tuyên bố: Điều đó không khiến tôi quan tâm một chút nào. Bởi vì họ sẽ không hành động.
Mỹ là quốc gia hùng mạnh nhất trên thế giới , và chúng tôi sẽ không e ngại trước Nga và Trung Quốc. Tôi đảm bảo rằng họ sẽ không hành động, Thượng nghị sĩ Mỹ nói thêm.
Thế nhưng thực tế chứng minh một điều hoàn toàn ngược lại với dự đoán của ông John McCain. Chiến dịch chống khủng bố mà Nga đang tiến hành ở Syria buộc Mỹ phải hoàn toàn suy nghĩ lại về chiến lược khu vực của mình, Sputnik nhận định.
Tối 30/9, máy bay Nga bắt đầu không kích Syria nhằm vào các mục tiêu do IS kiểm soát. Các cuộc không kích của quân đội Nga đã tiêu diệt nhiều căn cứ chỉ huy, cơ sở hạ tầng của nhóm cực đoan này.
Ngày 15/10, tin tức quân sự cho biết, một cuộc không kích của Nga vào ngày 14/10 ở tỉnh Homs đã giết chết Abu Bakr al-Shishani - một lãnh đạo nổi bật của nhóm khủng bố Ahrar tro-Sham.
|
Sa thải quyền Bộ trưởng, ông Trump tái hiện 'Vụ thảm sát đêm thứ 7' | Việc ông Trump sa thải bà Sally Yates sau khi bà từ chối bảo vệ sắc lệnh cấm nhập cảnh nhằm vào công dân 7 nước Hồi giáo được truyền thông ví với 'Vụ thảm sát đêm thứ bảy'. | Thế giới | Tổng thống Mỹ Donald Trump đã sa thải quyền Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Sally Yates, luật sư hàng đầu của chính quyền liên bang, ngay sau khi bà từ chối bảo vệ sắc lệnh cấm nhập cảnh nhằm vào công dân 7 nước Hồi giáo mà ông Trump đưa ra.
Bà Sally Yates không tin rằng việc bảo vệ cho sắc lệnh trên "phù hợp với nghĩa vụ chính thức của cơ quan này là luôn tìm kiếm công lý và đứng về lẽ phải".
Bàn luận về việc sa thải, Nhà Trắng cho biết bà Sally Yates "đã phản bội Bộ Tư pháp bằng cách từ chối thực thi một sắc lệnh hợp pháp nhằm bảo vệ các công dân Mỹ" và mô tả hành động của bà mang động cơ chính trị.
Quyền Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Sally Yates vừa bị ông Trump sa thải.
Việc ông Trump sa thải bà Sally Yates vào hôm thứ Hai vừa qua được truyền thông ví với vụ đụng độ giữa Tổng thống Nixon với Bộ trưởng Tư pháp xung quanh việc điều tra vụ Watergate. Và kết quả dẫn đến việc từ chức của Bộ trưởng tư pháp Elliot Richardson và cấp phó của ông là William D.Ruckelshaus.
Vụ việc xảy ra vào một thứ Bảy mùa thu năm 1973 và được truyền thông Mỹ gọi là "Vụ thảm sát đêm thứ Bảy".
Khi đó Tổng thống Nixon gọi Bộ trưởng Tư pháp Elliot Richardson đến và yêu cầu ông sa thải công tố viên Archibald Cox, người đang điều tra vụ Watergate.
Và đặc biệt, công tố viên Archibald Cox lúc đó đã thẳng thừng yêu cầu công khai nội dung những đoạn hội thoại được ghi âm của Tổng thống Nixon, khiến Tổng thống lo ngại.
Nhưng Bộ trưởng Tư pháp Elliot Richardson lúc đó đã từ chối sa thải công tố viên Archibald Cox như Nixon yêu cầu và từ chức sau đó.
Tổng thống Nixon tiếp tục đề nghị thứ trưởng của Richardson, William Ruckelshaus sa thải Archibald Cox. Nhưng một lần nữa yêu cầu của Tổng thống lại bị từ chối. William Ruckelshaus tiếp tục từ chối thực hiện yêu cầu của Tổng thống và từ chức sau đó.
Đứng trước tình thế này, Tổng thống Nixon buộc phải trao quyền quản lý Bộ Tư pháp cho Robert Bork và tiếp tục yêu cầu người này sa thải Archibald Cox.
Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Robert Bork tuân thủ chấp nhận yêu cầu của Tổng thống. Tuy nhiên, khi các nhà điều tra thu được đoạn băng cũng như vai trò của Nixon trong vụ bê bối Watergate và đưa ra ánh sáng, Nixon buộc từ chức vào 8/8/1974.
Sở dĩ giới phê bình ví việc sa thải quyền Bộ trưởng Tư pháp Sally Yates của ông Trump với Vụ thảm sát đêm thứ Bảy năm xưa là bởi các nhân vật bị sa thải trong hai vụ việc đều xuất phát từ lý do bất đồng quan điểm với Tổng thống.
Việc bà Sally Yates bị sa thải đã khiến các nghị sĩ đảng Dân chủ nổi giận vì hành động này đe dọa sự độc lập của Bộ Tư pháp. "Ông Trump đã bắt đầu thực hiện những hành động giống như cách Nixon đã từng làm, và tất cả những việc đó đe dọa sự độc lập một giá trị đáng ca ngợi của Bộ Tư pháp. Khi có những quan chức chính phủ mẫn cán gọi các mệnh lệnh của ông Trump là trái pháp luật và vi hiến, ông ấy đơn giản là sa thải họ. Chính phủ dường như đã trở thành một show truyền hình thực tế", John Conyers, nghị sĩ đảng Dân chủ chia sẻ trên Twitter.
"Họ (ông Trump và các cố vấn) biết họ có thể làm theo cách tốt hơn và tôi đoán rằng bây giờ họ đang cố gắng giải quyết đống lộn xộn này. Có thể họ đã hiểu ra rằng giao tiếp và quy trình nội bộ là những điều có ích", Thượng nghị sĩ Bob Corker Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Thượng viện chia sẻ.
Nhìn lại những ứng viên cho các vị trí cấp cao trong chính quyền ông Trump có thể thấy rõ rằng hầu hết họ đều là những người rất tuân thủ mệnh lệnh của Tổng thống.
Và giới bình luận cho rằng, nếu tất cả các ứng viên đó được thông qua, thì có lẽ sẽ không còn ai có thể ngăn cản được ông Trump trong việc đưa ra những quyết định gây tranh cãi.
Thanh Hiền.
|
Triều Tiên chấp nhận đàm phán về vấn đề đoàn tụ | Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết, ngày 22/8, thông qua các kênh truyền thông chính thức, Triều Tiên đã tuyên bố chấp nhận đề xuất của Hàn Quốc về tiến hành các cuộc đàm phán cấp chuyên viên nhằm sắp xếp việc đoàn tụ cho các gia đình bị li tán trong cuộc chiến tranh liên Triều 1950-1953 tại làng biên giới Panmunjom. | Thế giới | Niềm hạnh phúc được đoàn tụ của hai anh em sống ở hai miền Triều Tiên. Ảnh chụp ngày 31/10/2010. (Nguồn: AFP/TTXVN).
Theo đề xuất của Hàn Quốc, hai bên sẽ gặp nhau vào ngày 23/8 tại Panmunjom nhằm thảo luận về thời gian và địa điểm tổ chức đoàn tụ cho các thành viên những gia đình bị ly tán. Thời gian tổ chức đoàn tụ này có thể diễn ra gần hoặc trong dịp nghỉ lễ truyền thống Chuseok (rằm Trung Thu của Hàn Quốc) vào ngày 19/9 sắp tới.
Hàn Quốc và Triều Tiên lần đầu tiên tổ chức đoàn tụ cho các gia đình bị ly tán do chiến tranh vào năm 2000 và từ đó đến nay đã tổ chức 18 cuộc đoàn tụ tương tự cho 20.000 người chưa được gặp thân nhân kể từ cuộc chiến tranh Triều Tiên. Tuy nhiên do quan hệ căng thẳng giữa hai miền, chưa có cuộc đoàn tụ nào được tổ chức kể từ năm 2010.
Động thái chấp nhận đàm phán của Triều Tiên được đưa ra 4 ngày sau khi Hàn Quốc đề xuất đàm phán tại Panmunjom thay vì tại khu vực núi Kumgang theo đề xuất trước đó của Triều Tiên.
Hàn Quốc quan ngại ý định của Triều Tiên thông qua việc tổ chức đàm phán tại núi Kumgang để kết hợp vấn đề đoàn tụ gia đình với vấn đề mở lại các tour du lịch địa danh này, trong khi Bình Nhưỡng khẳng định hai vấn đề có liên hệ với nhau.
Theo phía Triều Tiên, đàm phán về mở lại các tour du lịch núi Kumgang có thể được tổ chức vào cuối tháng Tám hoặc đầu tháng Chín chứ không phải ngày 25/9 như Hàn Quốc đề xuất. Các tour du lịch này đã bị ngừng từ 5 năm nay, sau sự cố một nữ du khách Hàn Quốc bị bắn chết do đi vào một khu vực cấm./.
(TTXVN).
|
Kỷ nguyên mới nào cho kinh tế Myanmar? | Giàu tài nguyên, vị trí địa lý thuận lợi cho giao thương, Myanmar là một trong những thị trường hiếm hoi còn sót lại của châu Á chưa được khai thác. Cùng với nỗ lực cải cách và một chính phủ mới được kỳ vọng sẽ đem lại đổi mới, Myanmar có thể chờ đợi một kỷ nguyên mới hưng thịnh hơn? | Thế giới | Cải cách kinh tế thần tốc.
20 năm sau cuộc bầu cử thất bại và bị giam giữ, bà Aung San Suu Kyi, 66 tuổi, đại diện Liên minh Quốc gia vì dân chủ (NLD) đã trở lại vẫn với lời kêu gọi một "kỷ nguyên mới" cho đất nước chùa vàng. Bằng chiến thắng trong cuộc bầu cử bổ sung ngày 1/4, những người ủng hộ hy vọng bà sẽ đánh dấu một bước ngoặt ở Myanmar.
Kết quả cuối cùng dự kiến sẽ được chính thức công bố trong vòng một tuần tới. Tối 1/4, NLD thông báo bà San Suu Kyi đã giành được chiến thắng lịch sử khi đắc cử một ghế nghị sĩ đại diện cho Kawhmu tại Hạ viện, với 75% phiếu ủng hộ. Hàng trăm người đã tung hô chúc mừng ở bên ngoài trụ sở của NLD tại thủ đô Yangon.
Bà San Suu Kyi, đại diện cho phe dân chủ tại Myanmar vốn luôn được Mỹ cũng như các đồng minh phương Tây ủng hộ. Các chuyên gia nhận định, việc cho phép bà San Suu Kyi tham gia tranh cử cũng như động thái của chính phủ Myanmar sau thông tin trên sẽ là một "phép thử" xem Myanmar có thực sự muốn một cuộc cải cách hay không. Nếu chính phủ Myanmar công nhận kết quả trên, nó sẽ cho thấy nỗ lực của nước này trong việc tìm kiếm sự công nhận của quốc tế và mong muốn các quốc gia phương Tây nhanh chóng gỡ lệnh cấm vận.
Những người ủng hộ bà Aung San Suu Kyi bày tỏ niềm vui mừng khi kết quả bầu cử được thông báo.
Kể từ cuối năm 2010, chính phủ Myanmar đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Một loạt các biện pháp về đối nội và đối ngoại được thực thi với tốc độ kỷ lục. Chỉ trong vòng hơn 1 năm, Tổng thống Thein Sein đã đưa ra nhiều quyết định quan trọng như mời lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi tham dự một cuộc họp ở Naypyidaw, cho phép bà và đảng của bà tham gia tranh cử. Ông cũng dỡ bỏ nhiều hạn chế đối với truyền thông, trả tự do cho gần 200 tù chính trị, thảo luận ngừng bắn với các nhóm vũ trang thiểu số...
Về kinh tế, trong những tháng đầu năm 2012, Myanmar cũng đang có nhiều chính sách thay đổi "chóng mặt". Nhiều chính sách cải tổ nền kinh tế, mở cửa đã được áp dụng để thu hút đầu tư, như các chính sách ưu đãi, miễn thuế trong 5 năm cho các nhà đầu tư nước ngoài, bảo đảm không quốc hữu hóa, và nới lỏng kiểm soát tư hữu đất đai.
Mới đây nhất, Myanmar vừa quyết định thả nổi đồng tiền của mình Theo đó, tỷ giá hối đoái chính thức của đồng kyat hiện nay được ấn định cao gấp 125 lần so với tỷ giá Nhà nước quy định trước đó, lên mức 800 kyat/1 USD.
Việc thả nổi đồng kyat được coi là bước tích cực theo hướng đi đến thống nhất các tỷ giá hối đoái hiện nay giúp cho các nhà hoạch định chính sách lập kế hoạch phát triển kinh tế đất nước dễ dàng hơn; thúc đẩy tính cạnh tranh, xuất khẩu, cũng như giúp các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm kinh doanh, giao dịch tại Myanmar.
Kỳ vọng nào cho Myanmar?
Giàu có về tài nguyên, đặc biệt là khí tự nhiên, vàng và đá quý, Myanmar là một trong những thị trường hiếm hoi còn sót lại của châu Á chưa được khai thác. Nguồn tài nguyên của nước này có thể sánh ngang với các quốc gia giàu tài nguyên như Ấn Độ, Trung Quốc.
Về vị trí địa lý, Myanmar hoàn toàn thuận lợi để giao thương buôn bán với nhiều quốc gia trên thế giới. Điều này hoàn toàn phù hợp với ý định của Mỹ - vốn đang có kế hoạch tập trung vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Chính điều này đã thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư từ khắp nơi trên thế giới. Nhiều nhà đầu tư đã chuẩn bị sẵn sàng để tham gia vào thị trường mới này ngay sau khi lệnh cấm vận được gỡ bỏ.
Tuy nhiên, dù Myanmar đang tỏ ra "cởi mở" hết sức có thể, vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra cho quốc gia này. Sự cấm vận trong gần nửa thế kỷ khiến quốc gia từng giàu có nhất khu vực này bị cô lập và tụt hậu, trở thành quốc gia nghèo nhất trong khu vực. Mức GDP của Myanmar chỉ khoảng 50 triệu USD, quá nhỏ bé so với nước láng giềng Thái Lan là 348 triệu USD.
Một nhân viên ngân hàng làm việc sau khi chính phủ ra quyết định thả nổi đồng nội tệ.
Dù Myanmar đang có những thành tựu trên con đường giải quyết hai khó khăn chính của nền kinh tế đó là những biện pháp cấm vận của Mỹ và việc trao đổi tỷ giá không mạch lạc, nhưng bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều vấn đề khác.
Những khó khăn dễ thấy nhất đó là: cơ sở hạ tầng lạc hậu, luật đầu tư yếu kém, một hệ thống ngân hàng gần như tê liệt, quản lý Nhà nước không hiệu quả, tình trạng thiếu việc làm sự thiếu hụt của lao động tay nghề cao.
Tình trạng thiếu việc làm ở quốc gia này cũng là một vấn đề nghiêm trọng. Thực tế, có một lượng lớn lao động tay nghề thấp đang làm việc tại Thái Lan. Theo một bản báo cáo, có khoảng 1 triệu lao động di cư của Myanmar vào Thái Lan, chiếm khoảng 1/3 số lượng công nhân có tay nghề thấp tại đây và có mức lương chỉ bằng 30 - 50% công nhân bản xứ. Ở đây, những người Myanmar bị đối xử như công dân hạng hai, luôn phải làm những công việc nguy hiểm, bẩn thỉu và khó khăn.
Mặc dù vậy, hiện tại, các chuyên gia cho biết, vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy lượng người Myanmar di cư sang Thái Lan đang chậm lại. Nghèo đói và không có việc làm khiến những người lao động tay nghề thấp phải sang các quốc gia láng giềng để tìm việc.
Ngoài vấn đề lao động, chính phủ Myanmar còn phải nỗ lực hơn trong việc cải cách nền nông nghiệp - khu vực đang chiếm 2/3 dân số nhưng lại hoạt động không hiệu quả và năng suất thấp.
Với những khó khăn còn chồng chất như vậy, còn quá sớm để nói tới thành công của Myanmar, hay khả năng đuổi kịp Việt Nam hay Thái Lan. Nhưng với những nỗ lực đáng ghi nhận trong cải cách của chính phủ thời gian qua, Myanmar đang có những bước đi vững chắc để chuẩn bị cho một "kỷ nguyên mới" hưng thịnh hơn.
|
Thủ tướng Nhật vượt qua bỏ phiếu bất tín nhiệm | Theo hãng tin AP, với tỷ lệ 293/152 phiếu trong Hạ viện gồm 480 ghế, Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan ngày 2/6 đã vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm theo đề nghị của Đảng Dân chủ Tự do (LDP), Đảng Công Minh và Đảng của Bạn. | Thế giới | Tuy nhiên trước đó, ông đã tuyên bố sẵn sàng từ chức khi "đất nước mặt trời mọc" phục hồi sau thảm họa kép động đất kèm sóng thần hôm 11/3 vừa qua làm hơn 24.000 người thiệt mạng và mất tích. Trước đó, trong cuộc họp của Đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ), ông Kan đã kêu gọi các nghị sĩ cho phép ông tiếp tục tại nhiệm và thúc đẩy các biện pháp nhằm đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng do thảm họa thiên tai gây ra. Thủ tướng Kan cho biết ông sẽ cân nhắc quyết định từ chức sau khi đất nước đạt được một số phục hồi sau tác động của động đất-sóng thần. Ông Kan, người mới giữ chức Thủ tướng Nhật Bản được 1 năm, đã bị chỉ trích vì không hành động kịp thời trong nỗ lực khắc phục hậu quả thảm họa tại nước này./. (Vietnam+).
|
IS bắn rơi chiến đấu cơ, bắt sống phi công liên quân | ANTĐ - Hôm 24-12, các tay súng của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) đã bắn rơi một máy bay chiến đấu và bắt sống phi công người Jordan, tại miền đông tỉnh Raqqa, Syria. | Thế giới | ANTĐ - Hôm 24-12, các tay súng của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) đã bắn rơi một máy bay chiến đấu và bắt sống phi công người Jordan, tại miền đông tỉnh Raqqa, Syria.
IS đã đăng tải lên mạng hàng loạt những bức ảnh cho thấy một người đàn ông mặc áo trắng trong vòng vây của các tay súng Hồi giáo.
Người đàn ông này được cho là một phi công của Không quân Jordan, có tên Muadh Yusuf. IS khẳng định rằng đã bắn rơi máy bay chiến đấu bằng một tên lửa đất đối không. Nếu đúng, đây sẽ là chiến đấu cơ đầu tiên của liên quân bị bắn rơi trong khu vực này, kể từ khi Mỹ khởi xướng chiến dịch không kích.
Hình ảnh được IS đăng tải.
Vụ máy bay bị bắn rơi được ghi nhận đầu tiên bởi Cơ quan Giám sát Quyền con người Syria. Vào cuối ngày 24-12, quân đội Jordan cũng xác nhận rằng một trong những phi công của họ đã bị bắt khi đang thực hiện không kích trên phần lãnh thổ do IS chiếm đóng.
Theo Reuters, 2 người thân của phi công cho biết họ đã được Không quân Jordan thông báo về vụ việc trên.
Mảnh vụn của chiếc máy bay quân sự bị bắn rơi.
IS là nhóm khủng bố cực đoan đã chiếm đóng được một phần lớn lãnh thổ ở Iraq và Syria. Ngoài việc chiếm đóng và cướp bóc, IS đã hành hình những người thuộc các dân tộc thiểu số hoặc tôn giáo không phù hợp với hệ tư tưởng của chúng.
Jordan là một trong những nước Ả-Rập gia nhập liên minh chống IS do Mỹ đứng đầu và đã tiến hành nhiều cuộc không kích nhằm vào các vị trí của IS, để trợ giúp quân đội Iraq và lực lượng người Kurd.
Vào hôm 23-12, Cơ quan Giám sát Quyền con người Syria cho biết ít nhất 1.171 thành viên của IS và Al-Nusra Front (một tổ chức khủng bố khác) đã thiệt mạng bởi không kích của liên quân từ hôm 23-9. Tuy nhiên, 20 người dân thường cũng bị giết nhầm trong các đợt không kích này.
|
Israel chuẩn bị khả năng đối đầu quân sự với Syria | Theo các nguồn tin Israel ngày 11/8, các lực lượng quân sự nước này đang chuẩn bị cho khả năng đối đầu quân sự với Syria, nếu Liên hợp quốc bỏ phiếu về một Nhà nước Palestine độc lập vào tháng 9/2011. | Thế giới | Báo Haaretz dẫn nguồn tin quân đội Israel cho rằng cuộc bỏ phiếu đó có thể dẫn tới căng thẳng với Syria, kích động người Palestine đang sống ở Syria tràn vào Cao nguyên Golan bị chiếm đóng. Phía Israel cảnh báo rằng nếu quân đội Syria hỗ trợ cho hành động đó, Tel Aviv sẽ có phản ứng cần thiết mà có thể dẫn tới một cuộc đối đầu quân sự. Trong khi đó, quân đội Israel đã bắt đầu huấn luyện cho các sỹ quan đối phó với sự hỗn loạn lớn trong dân. Tel Aviv còn có kế hoạch triển khai các sỹ quan cấp cao, chỉ huy các tiểu đoàn và lữ đoàn tại những khu vực có khả năng xảy ra đối đầu ở Bờ Tây, cũng như dọc theo Gada, các đường biên giới với Syria và Lebanon. Người Palestine sẽ cố giành được sự công nhận về một nhà nước có chủ quyền khi Đại hội đồng Liên hợp quốc nhóm họp vào tháng 9 tới. Mỹ và Israel vẫn phản đối động thái này. Quyền thành viên tại Liên hợp quốc cần phải có sự giới thiệu từ Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và sự thông qua của 2/3 Đại hội đồng, tương đương với 128 quốc gia./. (Vietnam+).
|
Iran sẽ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân nếu cơ chế châu Âu không hiệu quả | Iran cảnh báo sẽ rút khỏi sẽ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân nếu cơ chế hợp tác với châu Âu không hiệu quả. | Thế giới | Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif mới đây cảnh báo nước này sẽ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân nếu cơ chế hợp tác với châu Âu không hiệu quả và mô tả các biện pháp trừng phạt chống của Mỹ chống lại Tehran là chưa từng có.
Ngoại trưởng Iran Zarif trả lời phỏng vấn Truyền thông CBS. Ảnh: IRNA.
Ngoại trưởng Iran cho biết mối đe dọa của Mỹ đối với việc trừng phạt các nước châu Âu trong quan hệ thương mại với Iran là "chưa từng có" và cho rằng đây là hành vi "bắt nạt", đồng thời cảnh báo các chính sách này của Mỹ sẽ có phản ứng dữ dội. Ông Javad Zarif tái khẳng định nếu cơ chế đặc biệt được thiết lập bởi châu Âu mà không hiệu quả Iran có thể rút khỏi Hiệp định này.
Tuy nhiên, ông Javad Zarif cho biết, cho đến nay việc tiếp tục chương trình hạt nhân chưa xảy ra bởi vì người châu Âu đã hợp tác với Iran để đảm bảo duy trì thỏa thuận hạt nhân. Hai bên đã đạt được tiến bộ tốt. Iran cũng có kế hoạch đối phó bằng cách sử dụng ngoại tệ khác để thay thế đồng đô la trong việc bán dầu mỏ và thương mại quốc tế trước lệnh cấm vận của Mỹ và các nước đã bắt đầu ký hợp đồng sử dụng đồng tiền chung trong thương mại song phương với Iran trong khuôn khổ của cơ chế mới.
Những bình luận của Zarif được đưa ra vài ngày sau khi Chủ tịch Hội đồng EU Donald Tusk nhấn mạnh rằng nhóm "sẽ tuân thủ thỏa thuận hạt nhân với những gì Iran đã cam kết. Liên minh châu Âu gần đây đã thông báo rằng họ sẽ cung cấp các kênh thanh toán mới để tạo thuận lợi cho việc kinh doanh với Iran mà không xung đột với các biện pháp trừng phạt của Mỹ bao gồm cả các biện pháp liên quan đến xuất khẩu dầu.
EU đã xác nhận rằng Iran đang đáp ứng các nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận hạt nhân năm 2015 nhưng Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn đơn phương rút khỏi thỏa thuận. Mỹ đã chỉ trích Iran vì sự tham gia vào các cuộc xung đột khu vực ở Syria, Iraq, Lebanon và Yemen. Nhiều công ty quốc tế đã rút lui khỏi Iran sau khi ông Donald Trump tuyên bố "áp dụng các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt nhất trong lịch sử đối với Iran" sau khi rút khỏi thỏa thuận này.
Trước sức ép và các lệnh trừng phạt kinh tế của Mỹ thời gian qua, đồng rial của Iran đã mất giá tới 70% giá trị kể từ tháng 4 vừa qua. Điều này đã khiến đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn, một số cuộc biểu tình đã bùng phát. Trong bối cảnh đó, quốc hội Iran đã họp kín để nghiên cứu một số vấn đề, đáng chú ý nhất là đánh giá tình hình kinh tế và đề xuất giải pháp vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế của đất nước./.
Ngọc Thạch/VOV-Cairo.
|
Thúc giục Triều Tiên giải giáp hạt nhân | HĐBA LHQ cho rằng, vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên mang tính “kích động nghiêm trọng” và đề nghị Bình Nhưỡng ngay lập tức ngừng những hành động như vậy. | Thế giới | Rạng sáng 16-9 (giờ Việt Nam), kết thúc cuộc họp khẩn về vụ thử tên lửa mới nhất của Triều Tiên, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc (HĐBA LHQ) gồm 15 nước thành viên đã ra tuyên bố chung kịch liệt lên án vụ phóng tên lửa ngày 15-9, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc Triều Tiên phải bắt đầu giải giáp hạt nhân.
Chưa có thêm các biện pháp trừng phạt.
HĐBA LHQ cho rằng, vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên mang tính kích động nghiêm trọng và đề nghị Bình Nhưỡng ngay lập tức ngừng những hành động như vậy. Tuy nhiên, tuyên bố chung không đưa ra lời kêu gọi tăng cường trừng phạt Triều Tiên. Tuyên bố nêu rõ, HĐBA nhấn mạnh tầm quan trọng của việc Triều Tiên phải bắt đầu giải giáp hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
Phát biểu trước khi vào phòng họp, Đại sứ Anh tại LHQ Matthew Rycroft cảnh báo, HĐBA luôn có thể áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên, song không xem xét vấn đề này vào phiên họp ngày 16-9. Ông Rycroft cũng kêu gọi các quốc gia thực thi đầy đủ các lệnh trừng phạt của LHQ đối với Triều Tiên, nhất là những biện pháp có ảnh hưởng trực tiếp nhất đối với Bình Nhưỡng. Cũng trước thềm cuộc họp kín của HĐBA, Đại sứ Pháp tại LHQ Francois Delattre nói vụ thử tên lửa mới nhất của Triều Tiên cho thấy mức độ đe dọa từ Bình Nhưỡng đã lên tới quy mô toàn cầu.
Triều Tiên đã phóng một tên lửa đạn đạo bay qua phía Bắc Nhật Bản, sau đó rơi xuống Thái Bình Dương. Tên lửa này đã bay được quãng đường dài chưa từng có tiền lệ (3.700km), đủ để vươn tới Guam, lãnh thổ của Mỹ tại Thái Bình Dương. Theo Hãng Thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA), nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ngày 16-9 tuyên bố sẽ sớm đạt được mục tiêu hạt nhân của nước này để thiết lập sự cân bằng lực lượng quân sự với Mỹ. Triều Tiên biết cách đạt được mục tiêu hoàn thành lực lượng hạt nhân bất chấp lệnh trừng phạt và phong tỏa vô hạn. Ông Kim Jong-un cũng nói rằng mục tiêu của Triều Tiên là làm cho các nhà lãnh đạo Mỹ không dám nói về lựa chọn quân sự với Triều Tiên.
Trung Quốc và Nga ưu tiên giải pháp chính trị.
Ngày 15-9, Đại sứ Trung Quốc tại Washington Thôi Thiên Khải kêu gọi Mỹ kiềm chế, không đưa ra những lời đe dọa liên quan đến Triều Tiên. Phát biểu với báo giới tại một sự kiện ở đại sứ quán, ông Thôi Thiên Khải cho rằng: Mỹ nên làm nhiều hơn để có được sự hợp tác quốc tế thực sự hiệu quả trong vấn đề này. Họ nên tránh đưa thêm những lời đe dọa mà nên nỗ lực tìm kiếm các cách thức hiệu quả nhằm nối lại đối thoại và đàm phán. Cùng ngày, Đại sứ Nga tại LHQ Vassily Nebenzia nhấn mạnh, Triều Tiên và các quốc gia khác cần phải chấm dứt những lời đe dọa lẫn nhau và nên tham gia các cuộc đàm phán có ý nghĩa. Phát biểu trước báo giới, ông Nebenzia cho biết, Nga sẽ thực thi các biện pháp trừng phạt được đưa ra trong nghị quyết trừng phạt mới nhất của LHQ thông qua ngày 12-9, sau khi Triều Tiên thử hạt nhân lần thứ 6. Tuy nhiên, ông Nebenzia nhấn mạnh, nghị quyết này cũng bao gồm cả những bước đi chính trị mà Mỹ và các quốc gia khác cần xúc tiến.
Trước đó, cùng ngày, Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo, vũ khí tối tân của Mỹ có thể làm sụp đổ tâm trí những kẻ thù của Mỹ. Phát biểu trước hàng trăm binh sĩ thuộc lực lượng Không quân Mỹ, ông Donald Trump chỉ trích Bình Nhưỡng một lần nữa thể hiện thái độ coi thường những người láng giềng của mình, cũng như cộng đồng toàn thế giới, đồng thời khẳng định tự tin hơn bao giờ hết rằng những phương án của Mỹ không chỉ hiệu quả mà còn có tính áp đảo.
KHÁNH MINH (tổng hợp).
|
Lính dù Mỹ diễn tập ngoạn mục | Các lính dù Mỹ thuộc Sư đoàn bộ binh 25 đã diễn tập đổ bộ từ một chiếc máy bay vận tải quân sự C-17 Globemaster xuống vùng Rockhampton, Australia. | Thế giới | Cuộc tập trận nằm trong khuôn khổ chương trình huấn luyện chung giữa quân đội Mỹ và Australia mang tên Talisman Sabre, nhằm nâng cao tính sẵn sàng chiến đấu của binh sĩ với nhiều loại nhiệm vụ khác nhau.
Đây là lần thứ 6 diễn ra tập trận Talisman Sabre với sự tham gia của khoảng 30.000 lính Mỹ, Australia, New Zealand và Nhật Bản.
Đội lính dù nhảy ra khỏi chiếc máy bay vận tải quân sự C-17 Globemaster.
|
Iraq chặn bước tiến của IS tại thị trấn chủ chốt | (HNMO) – Các lực lượng mặt đất tại Iraq, dưới sự hỗ trợ của các cuộc không kích, đã chặn được bước tiến của các tay súng IS ở một thị trấn phía tây của Baghdad. | Thế giới | Theo hãng tin BBC, các cuộc không kích được tiến hành theo sau các cuộc đụng độ với IS. Lực lượng khủng bố này hiện đang giành được đà tiến về thủ đô.
Amariya al-Falluja, một thị trấn cách Baghdad 40km, là một thị trấn chiến lược. Khu vực xung quanh Amariya al-Falluja hiện khá yên tĩnh, nhưng vẫn có tình trạng cô lập dọc tuyến đường chính dẫn vào Falluja, được IS kiểm soát.
Các tay súng IS đã tấn công vào thị trấn biên giới Kobane.
Trong khi đó, các xe tăng của Thổ Nhĩ Kỳ đang tiến về các mục tiêu trên một quả đồi dọc biên giới gần thị trấn Kobane của Syria sau khi một số quả đạn pháo đã rơi xuống biên giới Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc đụng độ giữa IS và các chiến binh người Kurd.
Tổ chức quan sát nhân quyền Syria có trụ sở tại Syria cho biết, các tay súng IS giờ đã vào sâu bên trong Kobane 5km.
Đêm qua, các cuộc không kích do Mỹ chỉ huy đã tấn công vào các thị trấn và làng mạc do IS kiểm soát ở phía bắc và đông Syria. Đã có một số thường dân được báo cáo thiệt mạng trong cuộc không kích.
|
Gần 300 nhà đầu tư thế giới đồng loạt khởi kiện Volkswagen | Gần 300 nhà đầu tư trên thế giới đồng loạt đệ đơn kiện hãng Volkswagen vi phạm trách nhiệm đối với thị trường vốn, gây thiệt hại nhiều tỷ euro. | Thế giới | (Nguồn: Reuters).
Gần 300 nhà đầu tư có tổ chức (gồm cả cá nhân và doanh nghiệp đầu tư) của hãng xe hơi hàng đầu châu Âu Volkswagen (VW) đã đồng loạt đệ đơn kiện, cáo buộc hãng này vi phạm trách nhiệm đối với thị trường vốn, gây thiệt hại cho các nhà đầu tư nhiều tỷ euro.
Công ty luật TISAB đại diện cho nhóm nhà đầu tư này cho biết ngày 15/3, đơn kiện của 278 nhà đầu tư trên toàn thế giới trong đó có các công ty bảo hiểm của Đức và quỹ hưu trí Calpers (Mỹ) đã được nộp lên tòa án Braunschweig, bang Hạ Saxony (Đức), nơi đặt trụ sở chính của Volkswagen.
Nội dung đơn cáo buộc vụ bê bối gian lận khí thải mà Volkswagen vướng phải đã gây tổn thất 3,256 tỷ euro (3,6 tỷ USD) cho các nhà đầu tư. Theo đó, trong suốt khoảng thời gian từ tháng 6/2008 đến 18/9/2015 (thời điểm vụ bê bối gian lận khí thải bị cơ quan chức năng Mỹ phanh phui), Volkswagen đã lơ là trách nhiệm đối với thị trường vốn dẫn tới những tổn thất cho nhà đầu tư. Phía Volkswagen hiện chưa có bình luận gì về thông tin này.
Trong khi đó, một nhân viên bị Volkswagen sa thải ở Mỹ cũng đã kiện hãng xe hơi này với cáo buộc Volkswagen xóa dấu vết nhiều tài liệu, gây cản trở công lý trong các cuộc điều tra gian lận khí thải. Trong đơn kiện nộp lên Tòa lưu động Oakland bang Michigan (Mỹ) hồi tuần trước, Daniel Donovan, cựu nhân viên kỹ thuật làm việc trong văn phòng tư vấn của Volkswagen từ năm 2008, cáo buộc hãng này sa thải nhân viên vì không hợp tác tham gia quá trình xóa bỏ nhiều tài liệu quan trọng-hành động mà anh cho là cản trở công lý và quá trình điều tra của nhà chức trách.
Hãng sản xuất ôtô lớn nhất của Đức đã lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất kể từ khi hãng này ra đời, do bị phát hiện cài đặt phần mềm gian lận khí thải cho hơn 11 triệu xe ôtô động cơ diesel trên toàn thế giới - ước tính riêng tại Mỹ có khoảng 600.000 xe.
Hãng này thừa nhận nhiều dòng xe chạy bằng động cơ diesel như Volkswagen, Audi và Porsche được quảng cáo là thân thiện với môi trường đã được bí mật lắp các thiết bị gian lận để che giấu mức khí thải gây ô nhiễm môi trường cao hơn hơn qui định. Hãng này sẽ phải tốn tới hàng chục tỷ USD chi cho các khoản phạt và bồi thường.
Tại Mỹ, Volkswagen đang phải đối mặt với hàng loạt vụ điều tra của cơ quan chức năng Mỹ và khoảng 500 vụ kiện riêng rẽ với các khách hàng từng mua xe cài đặt thiết bị gian lận./.
|
Biểu tình rung chuyển thế giới Ả Rập | * Ít nhất 62 người thiệt mạng và 360 người bị thương hôm 8.4 | Thế giới | Giữa lúc thế giới tập trung theo dõi chiến sự tại Libya thì tình hình biểu tình ở Syria, Yemen, Ai Cập, Bahrain vẫn tiếp diễn. Làn sóng xuống đường đã đồng loạt diễn ra hôm 8.4 khiến thế giới Ả Rập rúng động. Tại Syria, hàng chục ngàn người đã biểu tình ở thành phố miền nam Deraa và nhiều thành phố khác nhằm kêu gọi Tổng thống Bashar al-Assad cải cách dân chủ, theo AFP. Nhiều người biểu tình ném đá trong khi lực lượng an ninh đáp trả bằng đạn cao su và đạn thật. Reuters dẫn thông cáo của Tổ chức Nhân quyền quốc gia Syria cho hay lực lượng an ninh đã bắn chết 30 người biểu tình ở Deraa và 7 người tại một số khu vực khác. Các nhân chứng cho biết lực lượng an ninh hôm qua tiếp tục bắn đạn thật và xịt hơi cay vào hàng trăm người tại thành phố Latakia, khiến nhiều người bị thương và có thể có người chết. Giới chức Syria thì cáo buộc các nhóm vũ trang gây ra vụ bạo động hôm 8.4 đã bắn vào lực lượng an ninh và dân thường, khiến 19 cảnh sát thiệt mạng, theo Hãng thông tấn SANA. Bộ Nội vụ Syria hôm qua tuyên bố sẽ tìm ra những kẻ đứng đằng sau các nhóm vũ trang. Trong 3 tuần qua đã có hơn 100 người biểu tình thiệt mạng tại Syria, theo Reuters. Hàng chục ngàn người biểu tình tại Cairo, Ai Cập hôm 8.4 - Ảnh: AFP Phản đối NATO không kích nhầm Giao tranh giữa lực lượng của chính phủ và quân chống đối vẫn diễn ra tại Libya. Theo AFP, lực lượng của chính phủ hôm 8.4 nã pháo vào phe chống đối ở thành phố Misrata, dẫn đến cuộc giao tranh khốc liệt, khiến 4 dân thường thiệt mạng và 10 người bị thương. Tại thành phố Benghazi, khoảng 400 người tuần hành phản đối việc NATO không kích nhầm vào xe tăng của lực lượng chống chính phủ hôm 7.4, khiến nhiều dân thường thiệt mạng. Tại Yemen, hàng chục ngàn người biểu tình tại thủ đô Sanaa, theo AFP. Trong đó có một bên ủng hộ Tổng thống Ali Abdullah Saleh và một bên kêu gọi ông từ chức sau khi ông bác bỏ kế hoạch kết thúc 32 năm nắm quyền do Hội đồng hợp tác vùng Vịnh đưa ra. Tại thành phố Taez, phía nam Sanaa, các nhân chứng cho hay lực lượng an ninh đã bắn đạn cao su, xịt hơi cay vào nhóm biểu tình, khiến 2 người chết và khoảng 350 người bị thương, theo Reuters. Bộ Quốc phòng Yemen cho hay lực lượng của tướng Ali Mohsen bắn chết 2 người tuần hành ủng hộ ông Saleh tại Sanaa. Hôm qua, hàng trăm thanh niên biểu tình tại thành phố cảng Aden nhằm phản đối việc ông Saleh tiếp tục nắm quyền, theo Reuters. Trong tuần qua đã có ít nhất 26 người thiệt mạng trong các vụ đụng độ ở Yemen. Tại Ai Cập cũng có hàng chục ngàn người biểu tình ở quảng trường Tahrir, thủ đô Cairo đòi xét xử cựu Tổng thống bị lật đổ Hosni Mubarak và cáo buộc quân đội chậm xử lý các phần tử tham nhũng dưới thời của ông Mubarak. Cảnh sát đã dùng dùi cui đánh người biểu tình và bắn đạn cao su để giải tán đám đông, khiến 2 người chết và 18 người bị thương, theo AFP. Đến sáng qua, hàng trăm người vẫn còn ở lại Tahrir và tuyên bố sẽ tiếp tục biểu tình cho đến khi ông Mubarak bị đưa ra xét xử. Còn tại Bahrain, hàng trăm người cũng biểu tình kêu gọi hơn 1.000 binh sĩ Ả Rập Xê Út về nước, gần một tháng sau khi họ tiến vào nước này để hỗ trợ ngăn chặn biểu tình, theo Reuters. Văn Khoa.
|
Nhiều nước lo ngại về sắc lệnh nhập cư mới của Mỹ | Trước đó, ngày 6/3 (giờ Mỹ), Tổng thống Trump đã ký sắc lệnh nhập cư tạm thời mới, gần một tháng sau khi sắc lệnh nhập cư đầu tiên của ông bị các tòa án ngăn chặn. | Thế giới | Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh nhập cư mới. Ảnh: Reuters.
Ngày 7/3, Iran cho biết sẽ tiếp tục cấm công dân Mỹ nhập cảnh Iran để trả đũa sắc lệnh nhập cư mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm vào các nước có người Hồi giáo chiếm đa số. Bộ Ngoại giao Iran lên án sắc lệnh mới của Mỹ là "trái pháp luật, phi logic và đi ngược lại với các quy định quốc tế".
Tân Tổng thống Somalia Mohamed Abdullahi Mohamed cũng lên tiếng chỉ trích và kêu gọi dỡ bỏ sắc lệnh này. Ông Mohamed - người mang quốc tịch Mỹ và Somalia, đồng thời có nhiều năm sống tại Mỹ - thừa nhận các thách thức an ninh của nước ông và cho biết chính phủ mới sẽ giải quyết gốc rễ vấn đề này.
Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng cộng đồng người Somalia tại Mỹ đã đóng góp cho nền kinh tế Mỹ và xã hội Mỹ theo nhiều cách khác nhau, vì vậy cần nhìn nhận vào những gì người Somalia đã đóng góp thay vì chỉ nhìn thấy một số ít người gây ra vấn đề.
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Sudan cũng phản đối sắc lệnh nhập cư sửa đổi nêu trên. Trong một tuyên bố, bộ trên một lần nữa bày tỏ thất vọng vì sắc lệnh sửa đổi được đưa ra bất chấp việc Khartoum đang đàm phán với Washington về các nỗ lực chống chủ nghĩa khủng bố trong khu vực và trên thế giới.
Tuyên bố nhấn mạnh: "Các cuộc thương lượng này đã khẳng định rằng Sudan đóng một vai trò lớn như một đối tác trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố". Bộ trên cũng kêu gọi Washington đưa Khartoum ra khỏi danh sách đen các nước tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố và xem lại "quyết định nặng nề" chống lại công dân Sudan.
Trước đó, ngày 6/3 (giờ Mỹ), Tổng thống Donald Trump đã ký sắc lệnh nhập cư tạm thời mới, gần một tháng sau khi sắc lệnh nhập cư đầu tiên của ông bị các tòa án ngăn chặn.
Sắc lệnh mới tiếp tục cấm tất cả người tị nạn nhập cảnh Mỹ trong vòng 120 ngày, đồng thời cấm nhập cảnh đối với công dân từ 6 quốc gia có người Hồi giáo chiếm đa số (gồm Iran, Libya, Somali, Syria, Sudan và Yemen) trong vòng 90 ngày.
Có hiệu lực từ ngày 16/3 tới, sắc lệnh mới không áp đặt hạn chế nhập cư đối với Iraq, 1 trong 7 quốc gia nằm trong danh sách đen cấm nhập cư của sắc lệnh trước đây.
Ngoài ra, công dân Syria không còn bị cấm vào Mỹ vô thời hạn như sắc lệnh đầu tiên. Công dân 6 nước nêu trên nếu có quy chế định cư lâu dài tại Mỹ (tức là sở hữu Thẻ xanh) và những người hiện đang có thị thực hợp lệ cũng không bị ảnh hưởng.
Tổng thống Trump tuyên bố sắc lệnh nhập cư sửa đổi nhằm đảm bảo nước Mỹ và công dân Mỹ được an toàn hơn.
Sắc lệnh nhập cư đầu tiên mà ông Trump ban hành ngày 27/1 vừa qua đã trở thành đối tượng của hơn 20 vụ kiện và bị "đóng băng" sau khi các tòa án liên bang Mỹ ra phán quyết tạm ngừng thực thi.
Sự việc đã kéo theo một cuộc chiến pháp lý chưa có hồi kết. Sắc lệnh này cũng đã vấp phải sự phản đối lớn ở trong và ngoài nước Mỹ.
Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, ít khả năng sắc lệnh mới gặp phải vấn đề pháp lý như trước vì đối tượng bị cấm đã được thu hẹp.
Vì sắc lệnh mới không áp dụng với những cư dân hợp pháp hoặc những người đã có thị thực nhập cảnh, một số doanh nhân, nhà ngoại giao và một số loại khách du lịch nên những người phản đối sẽ mất nhiều thời gian hơn để tìm ra những người đang sống ở Mỹ có thể bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm này./.
|
Phe đối lập ở Thái Lan tuyên bố kết thúc biểu tình | Truyền thông Thái Lan đưa tin chiều 24/11, người đứng đầu nhóm Pitak Siam - tướng về hưu Boonlert Kaewprasit, tuyên bố kết thúc cuộc biểu tình chống chính phủ của Thủ tướng Yingluck Shinawatra mà nhóm này khởi xướng sáng cùng ngày, cho dù ban đầu dự kiến biểu tình kéo dài sang ngày 25/11. | Thế giới | Đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình ở Bangkok. (Nguồn: Reuters).
[ Cảnh sát Thái bắn đạn hơi cay để giải tán biểu tình ].
Sau thông báo trên, người biểu tình dần giải tán khỏi địa điểm tập trung là Quảng trường Hoàng gia ở thủ đô Bangkok.
Nhóm Pitak Siam mới được thành lập của tướng về hưu Boonlert Kaewprasit cáo buộc chính quyền hiện nay tham nhũng, thất bại trong công việc quản trị đất nước. Nhóm này có quan hệ mật thiết với phe "áo vàng" Liên minh Nhân dân vì Dân chủ (PAD), lực lượng đã chiếm giữ sân bay quốc tế Bangkok hồi năm 2008.
Sáng 24/11, Pitak Siam đã tổ chức một cuộc biểu tình tại Quảng trường Hoàng gia và đây là cuộc biểu tình quy mô lớn đầu tiên chống lại chính quyền mới hoạt động 16 tháng của nữ Thủ tướng Yingluck. Theo hãng tin Pháp AFP, có khoảng 17.000 người tham gia cuộc biểu tình này, thấp hơn nhiều so với con số 500.000 người mà nhóm Pitak Siam hy vọng.
Đã xảy ra đụng độ tại cầu Makkawan giữa cảnh sát và khoảng 500 người biểu tình, khi một số người ủng hộ Pitak Siam cố vượt qua hàng rào cảnh sát để tham gia cuộc biểu tình tại Quảng trường Hoàng gia. Cảnh sát đã sử dụng hơi cay để kiểm soát đám đông và đụng độ sớm kết thúc. Hơn 100 đối tượng biểu tình bị cảnh sát bắt giữ để thẩm vấn.
Trong khi đó, phe "áo đỏ" thuộc phong trào Liên minh dân chủ thống nhất chống độc tài (UDD) cảnh báo họ sẽ huy động lực lượng của mình nếu có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy một âm mưu đảo chính hay chính phủ mất kiểm soát tình hình. Phát biểu tại một cuộc họp báo ngày 24/11, người đứng đầu phe "áo đỏ" Thida Thavornseth khẳng định: "Cuộc biểu tình này là bất hợp pháp"./.
(TTXVN).
|
Pháp công bố nội các mới | (TNO) Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy tối 14.11 đã bổ nhiệm một loạt bộ trưởng trong cuộc cải tổ nội các mới. | Thế giới | Theo hãng tin BBC dẫn nguồn tin từ chính phủ nước này, bà Michele Alliot-Marie thay ông Bernard Kouchner làm Ngoại trưởng, trong khi ông Alain Juppe trở thành Bộ trưởng Quốc phòng thay cho Herve Morin. Ông Juppe từng giữ chức Thủ tướng trong chính phủ dưới thời cựu Tổng thống Jacques Chirac. Ông Fillon (phải) vẫn tiếp tục được Tổng thống Sarkozy tín nhiệm - Ảnh: AFP Riêng bà Alliot-Marie đứng đầu Bộ Tư pháp trong chính phủ cũ của Thủ tướng Francois Fillon. Với việc được bổ nhiệm làm người đứng đầu Bộ Ngoại giao, bà Alliot-Marie trở thành nữ ngoại trưởng đầu tiên của Pháp. Trước đó, cũng trong hôm 14.11, ông Sarkozy đã tái bổ nhiệm ông Francois Fillon vào chức Thủ tướng. Được biết, hầu hết các nhân vật chủ chốt từ chính phủ cũ đều được tái bổ nhiệm trong chính phủ mới. Christine Lagarde vẫn giữ chức Bộ trưởng Kinh tế trong khi Brice Hortefeux vẫn tiếp tục đứng đầu Bộ Nội vụ. Huỳnh Thiềm.
|
Tổng thống Philippines hủy thỏa thuận nghiên cứu biển với Trung Quốc | Reuters ngày 6.2 đưa tin Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hủy một thỏa thuận để Trung Quốc nghiên cứu khoa học ở thềm lục địa Philippines. | Thế giới | Ông Duterte còn lệnh cho hải quân Philippines đuổi các tàu nước ngoài ra khỏi khu vực thềm lụa địa, dù trước đó Manila cho phép các nhà nghiên cứu biển Trung Quốc hoạt động ở vùng bờ biển Philippines.
Theo Reuters , chưa có lời giải thích về quyết định của vị Tổng thống có tính khí thất thường (đến độ ông Duterte được gọi là Donald Trump của Philippines), và là người đã xây dựng quan hệ ấm nồng với Trung Quốc nhằm vay tiền và thu hút đầu tư cũng như để Philippines giảm lệ thuộc Mỹ.
Khu vực thềm lục địa mà các nhà nghiên cứu biển Trung Quốc hoạt động có tên Benham Rise mà năm 2017, Philippines sửa tên thành Philippine Rise.
Theo Facebook của Bộ trưởng Nông nghiệp Emmanuel Pinol, trong cuộc họp chính phủ chiều 5.2, Tổng thống Duterte nói: Để tôi làm rõ chuyện này, Philippine Rise là của chúng ta, và bất kỳ lời bóng gió nào rằng nó mở toang cửa cho mọi người thì nên kết thúc với tuyên bố của tôi. Chỉ các nhà khoa học Philippines mới được phép tiến hành khảo sát và thám hiểm tại Philippines Rise.
Theo ông Pinol, Tổng thống Duterte chỉ đạo như thế, sau khi một nhà ngoại giao cấp thấp của nước khác tuyên bố Philippines Rise không của bất kỳ quốc gia nào.
Ông Pinol nói Bộ Nông nghiệp đã cử hai tàu Philippines đến giám sát các tàu nước ngoài và quân đội đã triển khai máy bay không người lái nhằm theo dõi mọi diễn biến ở Philippines Rise.
Vị Bộ trưởng cho biết Tổng thống Duterte đã lệnh cho hải quân Philippines xua đuổi bất kỳ tàu nước ngoài nào được nhìn thấy đánh bắt hoặc tiến hành các hoạt động nghiên cứu ở Philippines Rise.
Ông Duterte còn yêu cầu lực lượng hải quân và không quân triển khai các tàu cũng như máy bay tới khu vực này, để giám sát sự hiện diện của các tàu nước ngoài.
Người phát ngôn Harry Roque xác nhận lệnh của Tổng thống Duterte là vì vấn đề an ninh quốc gia.
Ông Roque không giải thích tại sao vài tuần trước, chính ông Duterte cho phép Trung Quốc nghiên cứu khoa học ở Benham Rise, cùng với các nhà khoa học Philippines.
Ông Roque nói: Chủ quyền của chúng tôi là không thể thắc mắc. Tất cả các giấy phép đều bị hủy. Không nước ngoài nào được phép nghiên cứu khoa học, đồng thời nhấn mạnh quyền đi qua vô hại vẫn được áp dụng theo luật quốc tế.
Hồi tháng 1, chính quyền Philippines quyết định cho phép tàu Ke Xue Hao cua Trung Quốc tiến hành khảo sát tại Benham Rise. Theo kế hoạch, cuộc nghiên cứu này dự kiến kéo dài tới ngày 25.2.
Các nhà khoa học Mỹ và Nhật Bản đã nghiên cứu Philippines Rise nhiều lần. Trung Quốc thì đề nghị được khảo sát 18 lần trong 17 năm qua.
Nhưng sự quan tâm của Trung Quốc vào khu vực thềm lục địa có tầm quan trọng chiến lược của Philippines đã làm dấy lên nhiều quan ngại về quyền tài phán cũng như an ninh quốc gia của Manila.
Các nghị sĩ Philippines đã kêu gọi Quốc hội mở cuộc điều tra về dự án nghiên cứu với sự tham gia của tàu Trung Quốc tại Benham Rise.
Trong khi đó, ông Roilo Golez, cựu cố vấn an ninh quốc gia đồng thời là một nghị sĩ và sĩ quan hải quân Philippines, nhận định chuyến nghiên cứu của Trung Quốc phục vụ hai mục đích, và bất kỳ dữ liệu nào Trung Quốc thu thập được cũng có thể được sử dụng cho mục đích quân sự.
Ông Golez nói khu vực Beham Rise có thể trở thành một tuyến hàng hải thay thế cho các tàu ngầm của Trung Quốc hoạt động. Tuyến đường hiện tại mà tàu ngầm Trung Quốc đang sử dụng qua kênh Bashi, nằm giữa Đài Loan và đảo Luzon, có diện tích hẹp.
Trong khi đó, Philippines Rise rộng 13 triệu hec-ta cách đảo chính Luzon của Philippines khoảng 250km, được cho là đa dạng sinh học và có nguồn cá ngừ dồi dào.
Và việc nghiên cứu nhiệt độ vùng nước sẽ cho phép Trung Quốc xác định cấu trúc lớp nêm nhiệt, lớp nằm giữa bề mặt nước ấm bên trên và phần nước lạnh sâu bên dưới, tại Benham Rise.
Ông Golez giải thích: Lớp nêm nhiệt là khu vực nhiệt độ có thể giảm sâu đột ngột từ 25 độ C xuống gần 0 độ C. Điều này rất hữu ích cho chiến tranh tàu ngầm. Ngay bên dưới lớp nêm nhiệt, một tàu ngầm có thể dễ dàng ẩn mình vì sóng sonar (của thiết bị phát hiện tàu ngầm) không thể xuyên qua lớp này.
Ông nói thêm: Nếu tôi nhận định đúng, dữ liệu mà họ (Trung Quốc) thu thập được sẽ cho phép họ nắm bắt thông tin về Benham Rise như một khu vực tiềm năng cho một cuộc xung đột trong tương lai.
Giáo sư Jay Batongbacal, thuộc Viện Các vấn đề hàng hải và Luật biển thuộc Đại học Philippines, cho biết việc các tàu Trung Quốc hoạt động ở khu vực Benham Rise là vấn đề đáng quan ngại vì trước đó, Bắc Kinh đã từng làm vậy dù chưa xin phép, hoặc không có sự tham gia của Philippines.
Dựa trên Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), LHQ đã công nhận Benham Rise là một phần của thềm lục địa Philippines hồi năm 2012.
Giáo sư Jay, người từng góp phần khiến LHQ công nhận Benham Rise thuộc thềm lục địa Philippines, nói: Theo UNCLOS, Philippines có quyền tài phán duy nhất trong việc quản lý các hoạt động nghiên cứu khoa học tại vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Việc cho phép các tàu Trung Quốc hoạt động tại Benham Rise sẽ dẫn đến những nguy cơ nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia của Philippines.
Vĩnh Thụy ( theo Reuters ).
|
Philippines khuyến cáo công dân sơ tán khỏi Syria | Philippines ngày 16/8 đã khuyến cáo khoảng 17.000 công dân nước này tại Syria rời khỏi quốc gia Trung Đông này do tình trạng bạo lực gia tăng. | Thế giới | Những công dân Philippines đang sinh sống tại Syria phần lớn đang làm nghề giúp việc gia đình. Vụ trưởng Vụ Thông tin cộng đồng thuộc Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez cho biết Đại sứ quán nước này tại thủ đô Damascus của Syria đã được chỉ thị tăng cường giúp đỡ những người Philippines tại Syria, đồng thời thuyết phục họ cân nhắc rời khỏi quốc gia Trung Đông này. Tháng Hai và tháng Ba năm nay, Philippines cũng đã sơ tán công dân nước này ở Libya và những khu vực bị ảnh hưởng bởi trận sóng thần ở Nhật Bản./. (Vietnam+).
|
Giấc mộng Trung Hoa và 'bóng đè' Triều Tiên | TPO - Cuộc khủng hoảng ở Triều Tiên trong thời gian vừa qua thực sự đã khiến Trung Quốc hết sức bối rối, khó xử, thậm chí khó chịu vì đã gây tổn thất không hề nhỏ cho 'Giấc mộng Trung Hoa'. | Thế giới | Sau khi nhậm chức, nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc Tập Cận Bình đã xuất hiện cùng với vị phu nhân thanh lịch và cũng rất nổi tiếng của mình trong chuyến công du ngoại giao đầu tiên tới Nga.
Kể từ khi bước lên đỉnh quyền lực, ông Tập đã nhiều lần nói về 'Giấc mơ Trung Hoa' và mục tiêu chấn hưng dân tộc. Tháng trước, một bài xã luận trên tờ Nhân dân Nhật báo đã đề cập sự kiên định của đảng cộng sản Trung Quốc tiếp tục định hướng thực hiện "Giấc mơ Trung Hoa" nhằm mang lại "sự thịnh vượng cho đất nước và sức sống mạnh mẽ, hạnh phúc tràn đầy cho dân tộc" Nói chung, thuật ngữ "Giấc mơ Trung Hoa" hiện nay đã trở thành câu cửa miệng và ngày càng phổ biến trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc, trong các bài tranh luận chính trị và trên mạng Internet.
Mặc dù "Giấc mộng Trung Hoa" (viễn tưởng đó là gì và làm thế nào để đạt được) vẫn được miêu tả khá mơ hồ nhưng rõ ràng nó mang nhiều ý nghĩa và thể hiện ước muốn vô cùng lớn của người Trung Quốc. Có lẽ 'Giấc mộng Trung Hoa' gắn liền với ước vọng không chỉ tuyên bố với thế giới rằng Trung Quốc đã bước ra khỏi 'thế kỷ tủi nhục' bị nhiều cường quốc hiếp đáp trước đây. Nó còn nhằm tăng cường sự lãnh đạo của đảng cộng sản Trung Quốc với một đất nước rộng lớn hơn 1,4 tỷ dân, một nền kinh tế lớn thứ hai thế giới ngày càng giàu có hơn, đòi hỏi nhiều hơn. Rõ ràng, ông Tập Cận Bình đang khơi dậy chủ nghĩa yêu nước và lòng tự hào dân tộc, khơi dậy sức mạnh mới, chú trọng vào việc xây dựng lực lượng quân đội và vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế.
Các cảnh sát bán quân sự Trung Quốc đang xây hàng rào gần cột mốc biên giới cắm quốc kỳ Triều Tiên và Trung Quốc ở thị trấn Tumen, tỉnh Jilin, Trung Quốc. Ảnh: AP.
Nhiều người tin rằng Trung Quốc - một trong những cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới sẽ tiếp tục phát triển bền vững. Hoàn toàn tự nhiên là trong điều kiện thuận lợi như vậy Bắc Kinh đang nỗ lực đóng vai trò lãnh đạo trong các mối quan hệ quốc tế. Trung Quốc bây giờ đã trở thành một kỳ thủ tầm cỡ nổi bật trên trường quốc tế, do đó yếu tố điều khiển thế giới hay khu vực sẽ tạo cho Trung Quốc những đồng minh mới và theo đó là những thế lực mới.
Tuy nhiên "Giấc mộng Trung Hoa' sẽ vấp phải một vật cản cố hữu cực kỳ lớn luôn ám ảnh người Trung Quốc hàng thập niên qua, đó là vai trò và ảnh hưởng của siêu cường duy nhất hiện nay: Mỹ. Trung Quốc muốn giảm ảnh hưởng của Mỹ trước hết cần phải giảm sự hiện diện của quân đội Mỹ tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, đồng thời loại bỏ một trong những lý do chính cho các cuộc xung đột tiềm năng. Để đạt được điều đó , Trung Quốc có thể chấm dứt hoặc vờ như chấm dứt sự ủng hộ Triều Tiên, đồng thời tạo cơ hội (thực và ảo) cho vấn đề thống nhất bán đảo Triều Tiên.
Nếu các nhà lãnh đạo Trung Quốc muốn ngăn chặn Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo, họ chẳng cần đe dọa Bình Nhưỡng phải đối mặt với bất kỳ biện pháp trừng phạt nào. Trung Quốc cũng không cần phải có những hành động đáp trả các đe dọa quân sự thái quá của Triều Tiên bằng biện pháp tăng cường binh lực như quân đội Mỹ. Họ chỉ đơn giản chỉ cần chấm dứt các nguồn cung cấp thực phẩm và năng lượng cho Bình Nhưỡng là có thể đạt mục đích, vì Trung Quốc là nhà cung cấp chính cả lương thực và năng lượng cho Triều Tiên. Nếu Trung Quốc thực sự muốn thay đổi chế độ ở Triều Tiên, có lẽ không phải việc gì quá sức với họ. Trung Quốc chỉ cần mở cửa tuyến biên giới 1.300 km với Triều Tiên, kết quả của nó được các chuyên gia nhận định tương tự như sự sụp đổ của Bức tường Berlin ở Đông Đức trước đây.
Từ khi nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong Un chấp chính, Triều Tiên tỏ ra cứng rắn thái quá khiến tình hình khu vực trở nên sôi sục, một số người Trung Quốc tin rằng cần phải thay đổi chính sách của đất nước họ đối với Triều Tiên. Một cán bộ của một trong những nhà xuất bản của đảng cộng sản Trung Quốc là Deng Yu Wen đã viết trên tờ Financial Times, gợi ý rằng Bắc Kinh nên "dừng ủng hộ Bắc Triều Tiên" và "tiến hành một bước" để đẩy nhanh tiến độ thống nhất bán đảo Triều Tiên. Các nhà quan sát viên độc lập cho rằng bài báo đó có lẽ sẽ nhận được sự ủng hộ của một số người có ảnh hưởng, và thậm chí có thể là phản ánh quan điểm của các nhà lãnh đạo mới. Thế nhưng sau đó Deng đã "bị miễn nhiệm vô thời hạn" khỏi vị trí công tác.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Không còn nghi ngờ gì nữa, một số người trong bộ máy nhà nước của Trung Quốc đã sẵn sàng cho sự thay đổi, và một số khác thì không. Nguyên nhân của tình hình này có thể là mối quan hệ truyền thống tốt đẹp xưa cũ với người anh em chung một chiến hào Triều Tiên, hoặc lo ngại quan điểm về lợi ích cốt lõi tại một khu vực tranh chấp có thể kéo theo sự không hài lòng của Mỹ và Nhật Bản do hiểu sai vấn đề. Nhưng một số nhà lãnh đạo Trung Quốc rõ ràng vẫn ủng hộ chế độ Triều Tiên. Nói cách khác, một số các nhà lãnh đạo của Trung Quốc vẫn tuân thủ theo những quan điểm cũ về Trung Quốc và thế giới: Các mối quan hệ chính trị quốc tế - đó là zero- game (trò chơi người thắng kẻ bại). Họ cho rằng tất cả những gì có hại cho đế quốc, chắc chắn tốt cho Bắc Kinh, đồng thời các khái niệm về "lòng yêu nước" được hiểu là các hành động chống Nhật Bản cũng như các hoạt động, tuyên bố cực đoan và đầy bạo lực liên quan đến vấn đề tranh chấp chủ quyền các quần đảo trên biển.
Vấn đề Triều Tiên trong thời gian vừa qua thực sự đã gây tổn thất không hề nhỏ cho 'Giấc mộng Trung Hoa'. Chính sự hung hăng, cứng rắn thái quá của Triều Tiên đã tạo cái cớ bằng vàng để Hàn Quốc tăng cường lực lượng, là lý do cho các cuộc tập trận của Nga, là cơ sở khiến Nhật xây dựng các hệ thống tên lửa chống tên lửa. Và nguy hiểm hơn nữa, các đài radar khổng lồ tinh vi cũng như hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis trên biển của các tàu tuần dương, tàu khu trục, tàu ngầm hạt nhân, các tàu sân bay, máy bay tàng hình của Mỹ đang hình thành một vành đai chặt chẽ xung quanh Trung Quốc, đồng thời cũng khép dần cánh cửa sống còn của một quốc gia đang nuôi mông vươn ra các đại dương với tư cách siêu cường mới nổi.
Triều Tiên từng là đồng minh 'môi hở răng lạnh' của Trung Quốc, được xác định là vùng đệm chiến lược đối với sự ổn định của Trung Quốc cho nên Mao Trạch Đông đã không ngần ngại tung hàng chục vạn quân kháng Mỹ viện Triều trong cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950 - 1953. Nhưng nay trong mắt nhiều người Trung Quốc, Triều Tiên là một nhà nước lỗi thời theo mô hình nhà nước của những năm 1950, đóng vai trò một quốc gia cứng rắn và tự mình cô lập hóa đến mức các nhà ngoại giao Trung Quốc khi đến Bình Nhưỡng được khuyên nên để điện thoại di động lại Bắc Kinh với mục đích nhằm đảm bảo an ninh và nền độc lập của CHDCND Triều Tiên.
Nhiều chuyên gia uy tín trên thế giới nhận định nếu các nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc tiếp tục nuôi dưỡng và ủng hộ chế độ mà họ từng giúp đỡ thành lập vào năm 1950 và tiếp tục trợ giúp để nó trụ vững theo cách hiện nay, có thể Giấc mộng Trung Hoa sẽ mãi mãi chỉ là khẩu hiệu. Nếu Bắc Kinh muốn giành được sự tôn trọng, các nhà lãnh đạo Trung Quốc phải giải quyết được vấn đề Triều Tiên vì đơn giản họ là người đầu tiên chịu trách nhiệm.
Trịnh Thái Bằng.
Theo Slate.
|
EU sẽ giao dịch với Iran thông qua cơ chế đặc biệt | Liên minh châu Âu (EU) đang thành lập Công ty Phục vụ mục đích đặc biệt (Special Purpose Vehicle - SPV) để thực hiện các giao dịch với Iran. | Thế giới | Theo phóng viên TTXVN tại Paris, Bộ trưởng Kinh tế và tài chính Pháp Bruno Le Maire tuyên bố Liên minh châu Âu (EU) đang thành lập Công ty Phục vụ mục đích đặc biệt (Special Purpose Vehicle - SPV) để thực hiện các giao dịch với Iran trong bối cảnh Mỹ tái khởi động các biện pháp trừng phạt nhằm vào nước CH Hồi giáo này.
Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Pháp Bruno Le Maire phát biểu tại cuộc họp Nghị viện Châu Âu ở Strasbourg, Pháp ngày 23/10. Ảnh: AFP/TTXVN.
Bộ trưởng Le Maire cho biết đây là một phần trong kế hoạch tăng cường "chủ quyền kinh tế" của EU, với tham vọng làm cho đồng euro có sức cạnh tranh như đồng USD.
Theo ông, EU đang lập kế hoạch chi tiết để thành lập SPV như một công ty trách nhiệm hữu hạn và sẽ được cấp giấy phép ngân hàng.
Ông không nêu tên nước chủ nhà của công ty này, song nhấn mạnh ưu tiên tìm một thành phố có kinh nghiệm "tiếp nhận các thể chế quốc tế" và khung pháp lý "ổn định và nghiêm ngặt" nhất có thể.
Trong tương lai, Pháp mong muốn biến cơ chế này thành một "tổ chức liên chính phủ đóng vai trò là công cụ tài chính độc lập của châu Âu".
Theo Bộ trưởng Le Maire, với công cụ này, EU có thể kinh doanh bất kỳ sản phẩm nào với bất kỳ nước nào, miễn là phù hợp với luật pháp quốc tế và các cam kết của châu Âu. Ông khẳng định EU không chấp nhận việc Mỹ trở thành "cảnh sát thương mại" thế giới.
Từ ngày 5/11, Mỹ đã khôi phục hoàn toàn lệnh cấm vận đối với Iran, bao gồm các biện pháp cản trở ngành công nghiệp dầu mỏ của quốc gia này.
Với lệnh trừng phạt mới, chắc chắn ngành năng lượng và ngân hàng của Iran sẽ bị thiệt hại nghiêm trọng, dù Iran tạm thời vẫn được xuất khẩu dầu cho một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Italy, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ.
Sau tuyên bố của Washington rút khỏi thỏa thuận hạt nhân mang tên Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) và tái khởi động các lệnh trừng phạt vào tháng 5 vừa qua, EU đã nỗ lực xây dựng cơ chế đặc biệt cho phép tiếp tục các giao dịch với Iran.
Trong một diễn biến liên quan cùng ngày, Đặc phái viên của Mỹ tại Liên hợp quốc (LHQ) phụ trách về vấn đề Syria James Jeffrey cho biết chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ tiếp tục gây sức ép tài chính đối với Iran và đẩy mạnh cuộc chiến chống các hoạt động gây ảnh hưởng của nước này trong khu vực.
Phóng viên TTXVN tại Washington dẫn lời Đặc phái viên Jeffrey phát biểu tại một hội nghị cho rằng JCPOA "đã thúc đẩy những hành vi xấu của Iran khiến Mỹ phải rút khỏi thỏa thuận".
Cùng ngày, Bộ Tài chính Mỹ công bố một báo cáo thường niên trước Quốc hội cho biết Mỹ đã phong tỏa gần 200 triệu USD tài sản của Syria, Iran và Triều Tiên trong năm 2017 sau khi áp đặt các lệnh trừng phạt đối với 3 nước này./.
Bích Liên/TTXVN.
|
Báo lá cải đưa tin vợ chồng Tổng thống Mỹ sắp ly hôn | Tờ báo lá cải của Mỹ The National Enquirer đăng tin Đệ nhất phu nhân Michelle Obama chuẩn bị nộp đơn ly hôn chồng sau vụ ảnh tai tiếng của Tổng thống Mỹ Obama tại tang lễ của ông Nelson Mandela. | Thế giới | Vợ chồng Tổng thống Mỹ sắp ly hôn.
Tờ báo này dẫn nguồn thông tin trong chính quyền của Tổng thống Mỹ. Tuy nhiên, ít khả năng vụ ly hôn xảy ra trước cuộc bầu cử Tổng thống tiếp theo.
Theo nguồn tin này, mới đây bà Michelle Obama đã chuyển vào một phòng ngủ riêng trong Nhà Trắng, do không còn mong muốn ở bên cạnh chồng.
Đệ nhất phu nhân Mỹ cũng bắt đầu dọn đồ đạc của mình ra khỏi Nhà Trắng để chuyển về Chicago.
Nguyên nhân dẫn đến bất hòa giữa vợ chồng Tổng thống là vụ chụp ảnh tai tiếng tại tang lễ của Nelson Mandela: các nhà báo mô tả Tổng thống Mỹ Obama, Thủ tướng Anh David Cameron và Thủ tướng Đan Mạch Helle Thorning-Schmidt chụp ảnh tự sướng với nhau trên điện thoại thông minh.
Khi đó, nhiều tờ báo, trong đó có tờ The New York Post buộc tội ông Obama đang tán tỉnh bà này.
Nhà Trắng không đưa ra bình luận nào về tin đồn ly hôn của ông Barack Obama và bà Michelle.
|
Nhà báo bị IS chặt đầu 'luôn hy sinh bản thân vì người khác' | "Goto hy sinh bản thân vì người khác. Ông ấy là một người đặc biệt”, bạn của Kenji Goto nói về ông khi thông tin IS hành quyết nhà báo Nhật khiến người dân thế giới phẫn nộ. | Thế giới | Bức ảnh chụp nhà báo Kenji Goto và mẹ của ông. Ảnh: Skynews.
Trong mắt những người bạn của nhà báo Kenji Goto, ông là một người tử tế, ăn nói nhỏ nhẹ và hài hước. Theo gia đình nhà báo, Goto đã tới Syria cứu giúp một con tin khác trong tay Nhà nước Hồi giáo (IS) là Haruna Yukawa hồi tháng 6 năm ngoái.
Goto đã bỏ lại hai con gái để tới Syria. Khi tới Trung Đông, con gái út của ông mới 3 tuần tuổi.
Trong video cuối cùng trước khi Goto lên đường tới Syria, ông nói: Dù bất kỳ chuyện gì xảy ra với tôi, tôi vẫn luôn yêu mến người dân Syria.Goto mất liên lạc với gia đình từ cuối tháng 10/2014 sau khi nói với họ rằng ông có ý định trở về Nhật Bản.
IS chặt đầu nhà báo Goto: Người Nhật đau đớn, giận dữ Ngày 1/2, nhiều người dân Nhật đã lên tiếng thể hiện sự đau đớn và giận dữ với vụ tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) hành quyết nhà báo Kenji Goto.
Goto là một nhà báo tự do, sinh năm 1967. Năm 1996, ông thành lập một công ty sản xuất video mang tên Independent Press, đặt trụ sở tại Tokyo. Công ty của Goto chuyên cung cấp các đoạn băng tài liệu về Trung Đông, cùng nhiều khu vực khác cho các kênh truyền hình Nhật Bản, gồm đài truyền hình NHK. Năm 2005, ông đã viết về sự đau khổ của trẻ em tại Sierra Leone trong một cuốn sách có tựa đề We Want Peace, Not Diamonds (Tạm dịch: Chúng tôi muốn hòa bình, không phải kim cương).
Tuy nhiên, Goto luôn nhấn mạnh rằng ông không phải một phóng viên chiến trường. Ông chỉ muốn kể câu chuyện của những người bình thường trong các trại tị nạn hay trại trẻ mồ côi tại các vùng xung đột và thiên tai.
Mark Tchelistcheff, bạn của Goto nói với Sky News : "Kenji luôn hy sinh bản thân vì người khác. Ông ấy là một người đặc biệt.
Video Phút cuối của con tin Nhật Bản thứ hai Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) vừa tung một video mới quay cảnh chúng hành quyết Kenji Goto, nhà báo kỳ cựu người Nhật Bản.
"Kenji đưa tin về con người, những thân phận sống khắp nơi. Ông ấy biết rõ những nguy hiểm, nhưng chấp nhận chúng bởi Kenji luôn cho rằng, ông sẽ giúp đỡ được rất nhiều người. Kenji không chỉ là một người bạn tốt với riêng tôi, mà còn là bạn với mọi người. Thế giới hôm nay trở nên nhỏ bé hơn trước sự ra đi của ông ấy, Mark chia sẻ.
Trong một cuộc họp báo sau khi biết tin IS hành quyết con trai, bà Junko Ishido, mẹ của Goto cho biết bà hy vọng cái chết của ông sẽ "đóng góp một điều gì đó cho thế giới".
"Goto luôn hy vọng nó có thể biến thế giới thành một nơi không có chiến tranh, cứu trẻ em thoát khỏi các cuộc xung đột và đói nghèo. Tôi sẽ thực hiện điều mong mỏi của Goto, với hy vọng luôn nhận được sự hỗ trợ của tất cả các bạn", bà Junko nói.
IS hành quyết con tin Nhật Bản thứ hai Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) vừa công bố video về cảnh hành quyết Kenji Goto, nhà báo Nhật Bản mà chúng bắt, sau khi nỗ lực cứu anh rơi vào thế bế tắc.
Hải Anh.
|
Thảm sát tại Australia, 8 trẻ em thiệt mạng | Hôm nay (19/12), truyền thông Australia đưa tin, tại thành phố Cairns, bang Queenland nằm ở phía Bắc Australia xảy ra vụ “tấn công hàng loạt” khiến 8 trẻ em và một phụ nữ được cho là mẹ của 7 đứa trẻ trong số đó bị thương nặng. | Thế giới | Cảnh sát bao vây hiện trường vụ thảm sát để điều tra.
Vụ tai nạn xảy ra vào thời điểm Australia đang trong tình trạng cảnh báo cao độ sau vụ bắt cóc con tin kéo dài 16 giờ tại quán café nằm trong khu trung tâm thương mại của Sydney khiến 3 người thiệt mạng trong đó có kẻ bắt giữ con tin cách đây mấy hôm.
Cảnh sát bang Queenland cho biết, họ nhận được cuộc gọi khẩn cấp tới ngôi nhà nằm ở ngoại ô thành phố Cairns vào tầm trưa chiều. Trong quá trình giám định hiện trường, cảnh sát phát hiện thi thể của 8 trẻ em trong độ tuổi từ 18 tháng đến 15 tuổi.
Thanh tra Bruno Asnicar cho biết, cảnh sát cho rằng người phụ nữ bị thương nặng là mẹ của 7 trong số 8 đứa trẻ thiệt mạng trên, hiện đang được chữa trị và sẽ phối hợp với cảnh sát để điều tra.
Cũng theo ông Asnicar, hiện chưa có thông tin về nghi phạm. Chúng tôi đang điều tra thông tin từ một số người có liên lạc với các nạn nhân trong vòng 2 đến 3 ngày trước.
Thủ tướng Australia Tony Abbott bày tỏ xúc động trước vụ việc thương tâm này. Trong một thông cáo truyền thông, ông Abbott chia sẻ, tất cả các bậc cha mẹ đều cảm thấy đau lòng trước sự việc vừa diễn ra. Đây là tội ác không kể xiết.
Cảnh sát Cairns kêu gọi mọi người bình tĩnh. Ông Asnicar cho biết, tình hình lúc này đã được kiểm soát, mọi người không nên lo lắng. Các chuyên gia đã được cử tới Brisbane thủ phủ bang Queenland để hỗ trợ cảnh sát địa phương điều tra.
Trang Trần (Theo Reuters).
|
Tổng thống Putin đấu trí với 1.400 nhà báo | Tổng thống Nga Vladimir Putin đăng đàn trong cuộc họp báo “marathon” thường niên bắt đầu vào lúc 12 giờ, theo giờ Moscow, tức 16 giờ Việt Nam ngày 17-12. | Thế giới | Sự kiện năm nay thu hút 1.400 phóng viên trong nước và quốc tế.
Đỗ Quyên (Theo RT).
|
Siêu vận tải C-17 phục vụ chuyến thăm Việt Nam của các tổng thống Mỹ | Sáng 30/10, máy bay vận tải cỡ lớn C-17 của Mỹ đã đến sân bay Nội Bài (Hà Nội). Máy bay vận tải C-17 từng gây chú ý ở Việt Nam khi đảm trách nhiệm vụ vận chuyển các phương tiện phục vụ chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama đến Việt Nam năm 2016. | Thế giới | Thông thường để phục vụ chuyến công du của tổng thống Mỹ đến một quốc gia nào đó, công tác vận chuyển trang thiết bị diễn ra trước khoảng 10 ngày, với khoảng 50 lượt bay.
C-17 là loại máy bay vận tải mới nhất, cơ động nhất trong lực lượng không vận của Mỹ. Sự linh hoạt và đáng tin cậy vốn có của C-17 giúp nâng cao năng lực của cả hệ thống không vận Mỹ nhằm hoàn thành các yêu cầu vận chuyển trên không đi khắp thế giới của Mỹ.
C-17 dài 53m, cao 16,79m, sải cánh 51,75m. Máy bay này chạy bằng 4 động cơ F117-PW-100, loại động cơ đang được sử dụng cho máy bay Boeing 757.
C-17 có khả năng vận chuyển binh lính và mọi loại hàng hóa một cách nhanh chóng đến các căn cứ chính hoặc vận chuyển trực tiếp đến các căn cứ ở khu vực triển khai.
Lượng hàng hóa tối đa mà một chiếc C-17 có thể vận chuyển mỗi lần là 77.519kg. Với lượng hàng trên khoang là 76.657kg và độ cao hành trình ban đầu là 8.534m, C-17 có thể bay 4.444km mà không cần tiếp nhiên liệu. Tốc độ bay của nó là khoảng 450 knot (833,4 km/h). C-17 được thiết kế để vận chuyển và thả 102 lính nhảy dù cùng trang thiết bị.
C-17 có thể cất cánh và hạ cánh trên đường băng chỉ dài 1.064m và rộng 27,4m. Ngay cả trên những đường băng hẹp và ngắn như vậy C-17 vẫn có thể quay đầu.
Mẫu máy bay vận tải C-17 có chuyến bay đầu tiên vào tháng 9/1991. Không quân Mỹ ban đầu dự kiến sắm tổng cộng 120 chiếc C-17. Nhưng theo các kế hoạch chi tiêu ngân sách hiện tại, tổng số máy bay vận tải C-17 mà Không quân Mỹ định sắm là 223 chiếc. Mỗi chiếc C-17 có giá khoảng 202 triệu USD.
Tùng Dương.
Theo US Navy.
|
Israel 'ngồi trên lửa' khi Nga tăng cường S-300 cho Syria | Căng thẳng giữa Nga và Israel liên quan vụ máy bay của Nga bị quân đội Syria bắn nhầm hôm 17/9 vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. | Thế giới | Trong khi phía Israel khẳng định sẽ không vì thế mà dừng các chiến dịch quân sự tại Syria, thì phía Nga ngày 24/9 thông báo sẽ tăng cường hệ thống phòng không S-300 hiện đại cho Syria. Theo các nhà phân tích, những căng thẳng hiện nay giữa Nga và Israel phản ánh rõ nét nhất tính phức tạp của cuộc khủng hoảng đã bước qua năm thứ 7 tại Syria.
Hệ thống S-300 của Nga. Ảnh: EPA.
Một tuần sau vụ máy bay trinh sát của Nga bị hệ thống phòng không S-300 của Syria bắn rơi do tưởng nhầm là máy bay chiến đấu của Israel, Bộ Quốc phòng Nga ngày 24/9 thông báo trong vòng 2 tuần tới sẽ cung cấp các tên lửa S-300 cho quân đội Syria, hiện mới chỉ được trang bị các tên lửa S-200 kém hiện đại hơn.
Trong một thông báo, Văn phòng Thủ tướng Israel cho biết, tại cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cảnh báo, việc chuyển giao các hệ thống vũ khí tối tân cho Syria sẽ làm gia tăng các mối nguy cơ tại khu vực, đồng thời nhấn mạnh Israel sẽ tiếp tục bảo vệ an ninh và các lợi ích quốc gia của mình. Theo các nhà phân tích, dường như hai nhà lãnh đạo Nga và Israel đã có một cuộc thảo luận không mấy dễ chịu và không bên nào tỏ ý nhượng bộ trước.
Phía Nga tiếp tục cáo buộc quân đội Israel đã cố tình tạo ra tình thế nguy hiểm bằng cách lợi dụng máy bay của Nga như một lá chắn trước hệ thống phòng không Syria. Và hậu quả là một tên lửa phóng lên từ hệ thống phòng không S-200 của Syria đã bắn vào máy bay trinh sát của Nga do tưởng nhầm là máy bay chiến đấu F-26 của Israel, khiến 15 quân nhân Nga trên máy bay thiệt mạng. Israel thì bác bỏ những cáo buộc này và Thủ tướng Netanyahu ngày 24/9 một lần nữa khẳng định sự tin tưởng tuyệt đối đối với lực lượng không quân Israel. Tuy nhiên, lý do này không dễ khiến Nga chấp nhận.
Theo Tổng thống Nga Putin, đây chính xác là những hành động mà Quân đội Israel đã làm và là nguyên nhân chính dẫn đến thảm họa.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cũng khẳng định, Moscow sẽ tăng cường năng lực phòng không cho chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad nhằm tránh mọi nguy cơ tiềm tàng cho các quân nhân Nga.
Trong vòng hai tuần tới, hệ thống tên lửa đất đối không S-300 hiện đại sẽ được bàn giao cho Syria. Hệ thống này có thể chặn các loại vũ khí tấn công ở độ cao hơn 250km và có thể bắn hạ đồng thời nhiều mục tiêu trên không. Với những tính năng ưu việt của S-300, năng lực phòng không của Syria sẽ gia tăng đáng kể, Bộ trưởng Shoigu nhấn mạnh.
Dù quyết định của Nga tăng cường năng lực phòng thủ của Syria không nhằm vào bất kỳ quốc gia nào, song Mỹ, một đồng minh của Israel lại phản đối mạnh mẽ quyết định này, cho rằng, mọi vũ khí tăng cường nhằm hỗ trợ chính quyền Syria vào thời điểm hiện nay chỉ khiến nước này càng thêm quyết tâm không từ bỏ lập trường đang gây đe dọa khu vực của mình. Theo các nhà phân tích, căng thẳng hiện nay giữa Nga và Israel là sự phản ánh rõ nét nhất tính phức tạp ngày càng tăng của cuộc xung đột tại Syria kể từ khi bùng phát năm 2011.
Cuộc khủng hoảng đang chứng kiến sự can dự ngày càng nhiều của nước ngoài, với những các lợi ích trái ngược nhau, từ các nước phương Tây, tới Israel, Iran hay Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngoại trưởng Pháp Jean Yves Le Drian mới đây nhận định, hiện có 5 lực lượng quân sự đối đầu tại Syria và những sự cố mới đây cho thấy, nguy cơ một cuộc chiến tranh khu vực đang ngày càng hiện hữu. Quân đội Nga bắt đầu can thiệp vào Syria kể từ tháng 9/2015 theo yêu cầu của chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad, giúp quân đội nước này giành lại quyền kiểm soát một phần lớn lãnh thổ đã mất, trong khi quân đội Israel cũng không nằm ngoài cuộc khủng hoảng, với các chiến dịch không kích có quy mô và tần suất ngày càng tăng. Việc máy bay trinh sát của Nga bị bắn rơi trên bầu trời Syria là trường hợp va chạm nghiêm trọng nhất kể từ khi cơ chế giảm đụng độ giữa Israel và Nga được thiết lập năm 2015./.
Thu Hoài/VOV1Tổng hợp.
|