title
stringlengths
2
214
summary
stringlengths
1
2k
category
stringclasses
5 values
content
stringlengths
4
32.6k
Ứng viên tổng thống Mỹ không thể kể tên một lãnh đạo nước ngoài
Gary Johnson, ứng cử viên tự do tranh chức tổng thống Mỹ cùng ba ứng cử viên khác của các đảng Xanh, Dân chủ và Cộng hòa, đã không thể kể tên một lãnh đạo ngoại quốc nào khi được người dẫn chương trình hỏi trong buổi phát sóng trực tiếp trên truyền hình.
Thế giới
Trong buổi trả lời phỏng vấn kênh truyền hình MSNBC ngày 28/9, ông Gary Johnson đã không thể trả lời câu hỏi của người dẫn chương trình rằng muốn ông kể tên một nguyên thủ nước ngoài mà ông cảm thấy kính nể. Sau khi phóng viên đặt câu hỏi, ứng cử viên Johnson đã im lặng một lúc lâu. Ngay cả khi được gợi ý ông cũng bó tay và buông một câu cựu tổng thống Mexico. Sau khi được người cộng sự nhắc thì ông Johnson mới nói ra được cái tên, đó là Vicente Fox! Rõ ràng chính trị quốc tế không phải là thế mạnh của ứng cử viên này. Đây không phải là lần đầu ông mù tịt về chính trị quốc tế. Hồi đầu tháng 9 vừa qua, cũng trong một chương trình phát sóng trực tiếp, khi được hỏi về đường lối giải quyết cuộc khủng hoảng ở Aleppo, Syria hiện nay. Ông Johnson đã hỏi lại phóng viên rằng Aleppo là gì? Ứng cử viên tổng thống Mỹ Gary Johnson. Từng là cựu thống đốc bang New Mexico, ông Gary Johnson tham gia tranh cử tổng thống Mỹ với tư cách ứng cử viên tự do, tức không thuộc đảng phái nào. Các cuộc thăm dò dư luận gần đây cho thấy ông nhận được 10% ý kiến ủng hộ của cử tri, đứng thứ 3 sau bà Hillary Clinton và ông Donald Trump. Đứng trên cả ứng cử viên của đảng Xanh, bà Jill Stein.
Ngày càng nhiều trực thăng Trung Quốc bay chưa lâu đã rụng
(Vũ khí) - Chất lượng của dòng máy trực thăng Z-9 do Trung Quốc xuất khẩu ngày càng đáng báo động khi những người mua liên tiếp gặp nạn
Thế giới
Tìm hiểu trực thăng Trung Quốc tặng Campuchia vừa gặp nạn Rơi trực thăng Trung Quốc: Hai tướng Campuchia thiệt mạng là ai? Trang mạng tiếng Nga military-informant ngày 2/5 đưa tin, một chiếc trực thăng Harbin Z-9 của Không quân Cameroon đã rơi trong khi bay tập tại sân bay Douala vào ngày 23/4 vừa qua. Chiếc trực thăng này đang bay tập để chuẩn bị cho buổi duyệt binh sẽ diễn ra vào ngày 20/05 tới đây. Rất may không có người thiệt mạng trong vụ tai nạn này, 2 phi công bị thương đã được đưa tới bệnh viện để điều trị. Military-informant cho biết, chiếc trực thăng gặp nạn nằm trong lô 4 chiếc Z-9 đầu tiên được chuyển giao cho Không quân Cameroon vào tháng 11/2014 (tức là nó mới chỉ hoạt động được 5 tháng trước khi tai nạn). Chính phủ Cameroon đang gấp rút điều tra nguyên nhân vụ tai nạn. Trực thăng Z-9 của Không quân Cameroon vừa bị rơi. Những tai nạn liên quan đến dòng trực thăng Z-9 (do Trung Quốc sản xuất) xảy ra khá nhiều trong những năm gần đây, đặc biệt là tại các quốc gia châu Phi, nơi khá chuộng dòng trực thăng này do giá thành rẻ. Theo thống kê của trang aviation-safety.net, từ năm 1991 - 2013 đã có ít nhất 9 vụ tai nạn liên quan tới dòng trực thăng này. Trong đó, chỉ trong vòng 2 năm (2012 - 2013), đã xảy ra tới 3 vụ tai nạn liên quan tới dòng trực thăng Z-9 EH của Không quân Zambia. Tiếp đó, tháng 4/2014, 1 vụ tai nạn nghiêm trọng đã xảy ra với chiếc trực thăng Z-9 của Không quân Namibia, khiến 6 người thiệt mạng. Gần đây nhất là tai nạn liên quan đến trực thăng Z-9 của Không quân Hoàng gia Campuchia vào ngày 14/07/2014, khiến 4 người thiệt mạng, trong đó có 2 sĩ quan cấp tướng. Trung Quốc đang cố giấu thông tin? Trong các vụ tai nạn trên, nguyên nhân rất ít được khi công bố. Tuy nhiên, có một điều đáng lưu ý, đó là những chiếc trực thăng Z-9 mới được tiếp nhận lại bị rơi hàng loạt. Trực thăng Z-9 của Không quân Cameroon mới chỉ nhận được khoảng 5 tháng, những chiếc Z-9 của Campuchia và Zambia mới hoạt động được khoảng 1 năm. Điều này đã đặt ra nghi ngờ lớn về chất lượng của mẫu trực thăng do Trung Quốc chế tạo. Trực thăng bị rơi khiến 2 tướng thiệt mạng của không quân Campuchia. Harbin Z-9 là dòng trực thăng được Trung Quốc chế tạo theo giấy phép của dòng trực thăng AS365 Dauphin của Pháp. Chiếc trực thăng Z-9 đầu tiên cất cánh vào năm 1981. Đến nay, Trung Quốc đã chế tạo nhiều phiên bản khác nhau của dòng trực thăng Z-9 để phục vụ mục đích quân sự, dân sự, cũng như xuất khẩu đến nhiều quốc gia như: Bolivia, Campuchia, Cameroon, Ghana, Kenya, Lào, Mali, Mauritania, Namibia, Pakistan, Zambia. Trung Quốc năm 2014 đã vươn lên đến vị trí quốc gia xuất khẩu vũ khí thứ ba thế giới, chỉ sau Mỹ và Nga. Các hợp đồng mà Trung Quốc ký được nhiều nhất là xuất khẩu các loại vũ khí bộ binh như xe tăng, pháo, thiết giáp, các loại súng... và một số đơn hàng không quân, trong đó có trực thăng và một số loại tiêm kích nội địa. Phân khúc mà Bắc Kinh hướng tới là vũ khí giá rẻ, nhằm tập trung vào những nước có nền kinh tế đang phát triển ở một số khu vực như châu Phi, Mỹ Latinh, Đông Nam Á, Nam Á... Tuy nhiên, ngày càng nhiều thông tin về những tai nạn, hỏng hóc, sai sót từ vũ khí Trung Quốc cho thấy chất lượng của những loại hàng giá rẻ này rất đáng lo ngại. Việt Dũng (Tổng hợp TTT, ĐVO).
Tân Tổng thống Philippines công bố nội các mới
Theo Tân hoa xã, ngày 29/6, Tổng thống đắc cử của Philíppines, ông Benigno Aquino III đã thông báo danh sách thành viên mới trong Nội các của nước này.
Thế giới
Sau đây là một số vị trí chủ chốt: - Bộ trưởng Quốc phòng: Trung tướng về hưu Voltaire Gazmin - Bộ trưởng Ngoại giao: Alberto Romulo - Bộ trưởng Tư pháp: Leila de Lima - Bộ trưởng Tài chính: Cesar Purisima - Bộ trưởng Kế hoạch kinh tế xã hội: Cayetano Paderanga - Bộ trưởng Giáo dục: Bro. Armin Luistro - Bộ trưởng Du lịch: Anberto Lim - Bộ trưởng Năng lượng: Jose Rene Almendras - Bộ trưởng Nông nghiệp: Proceso Alcala - Bộ trưởng Môi trường: Ramon Paje - Bộ trưởng Giao thông và Thông tin liên lạc: Jose de Jesus - Bộ trưởng Y tế: Enrique Ona - Bộ trưởng Thương mại: Gregory Domingo - Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ: Mario Montejo - Tư lệnh Cảnh sát quốc gia: Jesus Verzosa Theo kế hoạch, Tổng thống đắc cử Aquino III sẽ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 30/6 tới./. (TTXVN/Vietnam+).
Triều Tiên sắp 'ngang hàng Mỹ'?
Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên hôm 11-10 tuyên bố Tổng thống Donald Trump đã 'châm ngòi chiến tranh' với Triều Tiên và Mỹ sẽ phải trả giá.
Thế giới
"Với phát ngôn trước Liên Hiệp Quốc, ông Donald Trump đã châm ngòi chiến tranh chống lại Triều Tiên" Hãng thông tấn TASS (Nga) dẫn lời ông Ri Yong Ho cho biết. Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên còn tuyên bố rằng Mỹ sẽ phải trả giá bằng "một cơn mưa lửa" chứ không phải chỉ đơn thuần là "lời nói". Ông Ri khẳng định chương trình hạt nhân của Triều Tiên nhằm đảm bảo an ninh-hòa bình khu vực và không phải là một chủ đề bàn luận. "Chúng tôi sắp hoàn tất mục tiêu cuối cùng đạt được sự cân bằng quyền lực với Mỹ Quan điểm chính của chúng tôi là sẽ không chấp nhận đàm phán về chương trình hạt nhân của chúng tôi" ông Ri tuyên bố. Ông Ri Yong Ho. Ảnh: Reuters. Sau khi Triều Tiên tiến hành vụ thử nghiệm hạt nhân lần 6, Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ "hủy diệt hoàn toàn Triều Tiên" nếu cần để đảm bảo lợi ích quốc gia và sự an toàn cho các nước đồng minh. Ở một diễn biến khác, Tổng thống Donald Trump hôm 11-10 bác thông tin của NBC News nói rằng ông muốn tăng số lượng vũ khí hạt nhân của Mỹ lên gần 10 lần. Theo NBC News , ông Donald Trump hồi tháng 7 khẳng định với các cố vấn an ninh quốc gia rằng ông muốn số lượng vũ khí hạt nhân của Mỹ tăng lên 32.000 đơn vị như những năm 1960. Phát biểu tại Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump khẳng định thông tin trên không đúng, nói rằng: "Tôi không bao giờ thảo luận về việc tăng số lượng vũ khí hạt nhân. Đó chỉ là tin giả của NBC News. Tuy nhiên, tôi muốn hiện đại hóa vũ khí hạt nhân của Mỹ". Ông Donald Trump bác thông tin nói rằng ông muốn tăng số lượng vũ khí hạt nhân của Mỹ lên gần 10 lần. Ảnh: Reuters. Liên đoàn Các nhà khoa học Mỹ cho biết Washington hiện có khoảng 4.000 đầu đạn hạt nhân. Việc tăng cường số lượng hạt nhân vi phạm các quy ước hạt nhân. NBC News đưa thông tin trên giữa lúc căng thẳng Mỹ-Triều Tiên leo thang vì chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng và ngay trước khi ông Donald Trump được cho là sẽ đưa ra tuyên bố chính thức liên quan đến thoả thuận hạt nhân Iran. Sau thông tin mà ông khẳng định là "tin giả" nêu trên, ông Donald Trump đã đưa ra đe dọa thách thức giấy phép truyền thông đối với NBC News và những hãng tin khác. Cao Lực (Theo Reuters).
Trung Quốc: Quan hệ với Đài Loan đáng lo ngại hơn trong năm 2017
Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc Du Chính Thanh đánh giá quan hệ giữa Trung Quốc và Đài Loan trong năm nay sẽ trở nên “phức tạp và đáng lo ngại hơn.”
Thế giới
Chủ tịch Chính Hiệp Trung Quốc Du Chính Thanh. (Nguồn: AFP/TTXVN). Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc Du Chính Thanh đánh giá quan hệ giữa Trung Quốc và Đài Loan trong năm nay thậm chí sẽ trở nên phức tạp và đáng lo ngại hơn, và Bắc Kinh sẽ kiên quyết phản đối các hoạt động ly khai dưới bất cứ hình thức nào. Phát biểu trên được ông Du Chính Thanh, nhân vật quyền lực thứ 4 trong Đảng Cộng sản Trung Quốc, đưa ra tại một hội nghị công tác thường niên về chính sách đối với Đài Loan, giữa lúc có những quan ngại rằng Mỹ sẽ thay đổi lập trường về hòn đảo tự trị này dưới thời tổng thống mới. Tân Hoa xã dẫn lời ông Du nhấn mạnh Trung Quốc phải kiên quyết phản đối và ngăn chặn các hoạt động ly khai dưới bất cứ hình thức nào đòi độc lập cho Đài Loan, phát triển hòa bình quan hệ giữa 2 bờ eo biển Đài Loan.". Bên cạnh đó, ông Du cũng cho biết Trung Quốc sẽ tìm cách "thống nhất" tất cả các đảng phái và tổ chức ở Đài Loan chấp nhận cả 2 bờ eo biển là một phần của một Trung Quốc. Ông cũng khẳng định Bắc Kinh sẽ xem xét tạo điều kiện cho người Đài Loan đầu tư, làm việc và sinh sống ở Trung Quốc. Trước đó, trong một bức thư gửi Giáo hoàng Pope Francis được công bố ngày 20/1, Nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn tuyên bố vùng lãnh thổ này mong muốn mở ra một kỷ nguyên hòa bình mới với Trung Quốc, bởi hành động quân sự không thể giải quyết được vấn đề./.
Khám phá sức mạnh tiêm kích Su-30 của Nga mà Iran đang tính mua
Bộ trưởng Quốc phòng Iran Hossein Dehgans tuyên bố rằng cơ quan quân sự nước ông đang xem xét việc mua chiến đấu cơ đa mục đích Su-30 của Nga, theo tin đưa của hãng Tasnim.
Thế giới
Bộ trưởng Quốc phòng Iran Hossein Dehgans tuyên bố rằng cơ quan quân sự nước ông đang xem xét việc mua chiến đấu cơ đa mục đích Su-30 của Nga, theo tin đưa của hãng Tasnim. "Việc mua các chiến đấu cơ Su-30 đang được đề ra trong chương trình nghị sự tại Bộ Quốc phòng", hãng tin dẫn lời Bộ trưởng Dehgans. Dưới đây là đồ họa tổng quan về tiêm kích đa mục tiêu Su-30 của Nga. Nguồn: Sputnik. Thúy Hà.
Trung Quốc sợ điều gì xảy ra ở Triều Tiên?
Washington liệu có tiến hành một cuộc “tấn công phủ đầu" Bình Nhưỡng hay không và Trung Quốc sẽ phản ứng ra sao sau khi Triều Tiên thử một loạt tên lửa đạn đạo "đối đầu" với Hoa Kỳ và các đồng minh?
Thế giới
Với sự giúp đỡ của chuyên gia Stratfor Sim Tack, Business Insider đã có bài phân tích chi tiết về khả năng một cuộc tấn công như vậy sẽ xảy ra như thế nào và ở đây, BI đã chọn người chơi quan trọng nhất trong cuộc chiến này, đó là Trung Quốc. Bắc Kinh sẽ phản ứng như thế nào nếu Washington tiến hành tấn công quốc gia bí ẩn nhất thế giới? Quân đội Trung Quốc diễu binh. Nguồn: Reuters. Thứ nhất, phải nói rằng Trung Quốc có những lợi ích nhất định trong việc bảo vệ Triều Tiên nhưng những lợi ích đó cũng không đủ để bắt đầu Thế chiến thứ III. Bắc Kinh có thể không ủng hộ việc Bình Nhưỡng sử dụng hạt nhân đe dọa Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản hoặc các hoạt động nhân quyền của nước này, song Bắc Kinh lại có một quyền lợi được đảm bảo trong việc ngăn chặn bán đảo Triều Tiên thống nhất. Cho đến nay, lợi thế về địa lý giữa Trung Quốc và Triều Tiên có nghĩa là dù Washington có cảnh báo trước cho các lực lượng Trung Quốc về một cuộc tấn công trong 30 phút hay 30 ngày thì Bắc Kinh cũng có thể dễ dàng đẩy lùi ý đồ của Washington. Thứ hai, Trung Quốc coi một bản đảo Triều Tiên thống nhất là mối đe dọa. Theo chuyên gia Tack, Bán đảo Triều Tiên thống nhất sẽ là một quốc gia rất mạnh, nằm ngay bên phải bên giới Trung Quốc với một nền dân chủ chuyên nghiệp, lĩnh vực công nghệ bùng nổ và là đối tác ưa thích của phương Tây một vấn đề mà Bắc Kinh không thể giải quyết được. Hoa Kỳ hiện có hơn 25.000 binh lính đồn trú ở Hàn Quốc, song lại không có một vũ khí nào của Mỹ vượt qua được vĩ tuyến 38 trong nhiều thập kỷ qua. Và Trung Quốc muốn tiếp tục giữ tình trạng như vậy. Sơ đồ các vị trí phóng tên lửa của Triều Tiên. Nguồn: Bộ Quốc phòng Mỹ. Thứ ba, nếu không có Triều Tiên, Trung Quốc sẽ đơn độc phơi bày trước mọi mối đe dọa. Đối với Bắc Kinh, Bình Nhưỡng như một vùng đệm vật lý chống lại các lực lượng và đồng minh Hoa Kỳ. Nếu Mỹ có thể đặt lực lượng ở Triều Tiên thì Washington sẽ tiến một bước tới sát biên giới Trung Quốc và như vậy Mỹ sẽ được vị trí tốt hơn để kiềm chế Bắc Kinh tiếp tục con đường vươn lên vị thế cường quốc thế giới của mình. Ông Tack cho rằng Trung Quốc chắc chắn sẽ tìm mọi cách để phản ứng và cố ngăn chặn hành động của Mỹ có thể dẫn tới thống nhất trên bán đảo Triều Tiên, tuy nhiên, ý tưởng rằng các lực lượng mặt đất của Trung Quốc sẽ đổ vào Triều Tiên để chiến đấu chống lại phương Tây không dễ gì trở thành sự thật. Ngoài ra, việc công khai ủng hộ Bình Nhưỡng chống lại phương Tây sẽ là một hành động tự vẫn chính trị đối với Bắc Kinh. Theo ông Tack, đối với Trung Quốc việc đứng về phía Triều Tiên chỉ là để bảo vệ quốc gia vùng đệm và cố gắng làm giảm nguy cơ sụp đổ của Bình Nhưỡng, chứ hoàn toàn không có khả năng Bắc Kinh sẽ sử dụng lực lượng trực tiếp chống phương Tây, giống như đã từng làm trong Chiến tranh Triều Tiên. Và câu trả lời từ Trung Quốc phần lớn sẽ thiên về việc khởi động biện pháp ngoại giao. Hiện tại, Mỹ có một tàu sân bay, các tàu ngầm hạt nhân, chiến đấu cơ F-22 và F-35 ở khu vực Thái Bình Dương. Rất nhiều vũ khí tối tân của Hoa Kỳ cũng có mặt tại đây trong khuôn khổ hoạt động của các cuộc tập trận Đại bàng non thường niên giữa Mỹ và Hàn Quốc. Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tiếp đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc tới thăm Bình Nhưỡng tháng 9/2015. Nguồn: Reuters. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, những cân nhắc về số phận của Triều Tiên sẽ không nằm trong tay các nhà hoạch định chiến lược quân sự mà là giữa các nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ và Trung Quốc là Ngoại trưởng Rex Tillerson và người đồng cấp Vương Nghị. Thậm chí sau nhiều thập kỷ chứng kiến sự thất bại của các chính sách ngoại giao, nhiều người vẫn hy vọng vào một giải pháp phi quân sự. Vẫn còn rất nhiều biện pháp ngoại giao để sử dụng trước khi Mỹ không còn lựa chọn nào khác ngoài quân sự. Nhưng thậm chí kể cả khi họ quyết định lựa chọn phương án quân sự thì chắc chắn chi phí để thực hiện giải pháp này cũng không hề nhỏ và đó không phải là thứ mà các nước liên quan có thể xem nhẹ, ông Tack phân tích. Trong khi chưa có bên nào quyết tâm sử dụng quân đội mà không tính đến tất cả các biện pháp ngoại giao thì mỗi bên đều có kế hoạch chủ động trước của mình. Theo ông Tack, nếu Trung Quốc cho rằng Mỹ sẽ có hành động quyết liệt đối với Triều Tiên thì họ sẽ cố sử dụng thế lực của mình để bắt buộc Bình Nhưỡng phải đàm phán và Bắc Kinh có thể đưa lực lượng của mình tới Bình Nhưỡng để giám sát quốc gia này. Sự hiện diện của các lực lượng Trung Quốc tại Triều Tiên có thể khiến Hoa Kỳ không muốn đưa binh lính vào lãnh thổ Bình Nhưỡng bởi như vậy họ sẽ phải đối mặt với nguy cơ khơi mào cho một cuộc xung đột lớn hơn, ông Tack nói. Khi quân đội Trung Quốc có mặt ở Bình Nhưỡng và xung quanh các cơ sở hạt nhân chính của Triều Tiên, Hoa Kỳ sẽ phải tính toán nhiều hơn, kỹ càng hơn và lâu hơn về kế hoạch đánh bom các mục tiêu quan trọng trên. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chuẩn bị đón tiếp cựu Ngoại trưởng Mỹ JohnKery tại Bắc Kinh tháng 5/2015. Nguồn: Reuters. Các lãnh đạo Trung Quốc muốn tránh Hàn Quốc, một đồng minh mạnh của Mỹ, tại khu vực biên giới nước mình. Họ muốn ngăn chặn một lượng lớn người tị nạn di tản từ Triều Tiên và họ muốn xoa dịu các căng thẳng hạt nhân trên bán đảo. Song khi làm như vậy, Bắc Kinh có thể phải phơi bày một sự thật không mấy tốt đẹp. Tổng thống Donald Trump từng chỉ trích Trung Quốc vì từ chối tham gia vào vấn đề Triều Tiên. Nếu Bắc Kinh đơn phương tự mình hóa giải mối đe dọa hạt nhân của Triều Tiên để tránh một cuộc tấn công từ Hoa Kỳ thì sẽ chỉ càng củng cố thêm lời chỉ trích của ông Trump cũng như làm dấy lên câu hỏi rằng tại sao Bắc Kinh lại cho phép Bình Nhưỡng phát triển và xuất khẩu các công nghệ nguy hiểm hay có những hành xử không đúng mực về nhân quyền? Vậy cuối cùng, điều gì sẽ xảy ra? Đối với Trung Quốc, điều quan trọng không phải là 25 triệu người dân Triều Tiên mà là duy trì được vùng đệm an toàn. Theo ông Tack, Bắc Kinh cần một Bình Nhưỡng phản đối các lợi ích phương Tây và phụ thuộc vào Trung Quốc. Nếu như Trung Quốc không sử dụng sự ảnh hưởng của mình sớm thì có thể mọi việc sẽ trở nên quá muộn, chuyên gia khẳng định. Tuệ Minh (lược dịch).
Thương vong tại miền đông Ukraine tăng chóng mặt
(Kienthuc.net.vn) - Hàng trăm người thiệt mạng và hơn 1.300 người cần trợ giúp y tế sau khi Kiev bắt đầu chiến địch đàn áp người biểu tình ở Lugansk và Donetsk.
Thế giới
Ít nhất 257 người thiệt mạng và hơn 1.300 người bị thương kể từ khi chiến dịch đàn áp người biểu tình của chính phủ Kiev bắt đầu tại miền đông, Bộ Y tế Ukraine đưa ra thông báo ngày 11/6. Thông báo của Bộ Y tế Ukraine dựa trên dữ liệu về các trường hợp yêu cầu trợ giúp y tế khẩn cấp tại tỉnh Lugansk và tỉnh Donetsk. Có khoảng 220 người thiệt mạng, bao gồm 2 trẻ em ở tỉnh Donetsk kể từ khi khủng hoảng bắt đầu. Hơn 1.200 người khác đã phải yêu cầu trợ giúp y tế, 150 người được đưa đến bệnh viện bao gồm 1 thiếu niên 14 tuổi, tờ Novosti Donbasa dẫn nguồn báo cáo của Bộ Y tế Ukraine cho hay. Một ngôi nhà bị phá hủy do pháo kích tại Donetsk. Tuy vậy, báo cáo của Bộ Y tế Ukraine không nói rõ việc những số liệu kể trên có đại diện cho các lực lượng vũ trang, bán vũ trang hay dân thường. Ỏ tỉnh Lugansk, có 37 người thiệt mạng và 137 người bị thương. Có khoảng 40 người vẫn đang được chăm sóc tại các cơ sở y tế ở Lugansk, bao gồm 1 trẻ em. Trước đó, Bộ trưởng Bộ Y tế lâm thời Oleg Musy cho biết, 10 cơ sở y tế ở 2 tỉnh Lugansk và Donetsk không thể hoạt động hoặc hoạt động không hết công suất do tình hình phức tạp tại khu vực này. Chiến dịch đàn áp người biểu tình ở miền đông được nhà chức trách Kiev bắt đầu từ giữa tháng 4. Chiến dịch đàn áp người biểu tình của Kiev có sử dụng trang thiết bị quân sự nhưng vẫn chưa đạt được bất kỳ kết quả cụ thể nào. Ngô Trang.
Mỹ sẽ đưa 200 lính đặc nhiệm đến Iraq, Syria chống IS
Bộ Quốc phòng Mỹ đang có kế hoạch triển khai một “đội viễn chinh đặc biệt” tới Iraq để phối hợp với quân chính phủ và lực lượng vũ trang người Kurd.
Thế giới
Phát biểu tại phiên điều trần ở Ủy ban Quân vụ tại Hạ viện Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter ngày 1/12 cho biết, chiến dịch quân sự chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tại Syria và Iraq sẽ ngày càng phụ thuộc vào các hoạt động của một đội quân đặc biệt mà Mỹ vừa thành lập. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Carter. Sự đóng góp của lực lượng này sẽ tăng cường sức mạnh cho Liên quân quốc tế trong các trận chiến chống khủng bố. Ông Carter nói thêm, cùng với các chiến dịch không kích, Bộ Quốc phòng Mỹ đang triển khai một đội viễn chinh đặc biệt tới Iraq để phối hợp với quân chính phủ và lực lượng vũ trang người Kurd chiến đấu chống IS ở trên bộ. Trước đó vào tháng 10/2015, Bộ Quốc phòng Mỹ đã công bố việc triển khai 50 lính đặc nhiệm tới Syria, tuy nhiên, lực lượng này sẽ chủ yếu giúp thu thập các thông tin tình báo và xác định mục tiêu tấn công cho các máy bay của liên quân quốc tế. Theo một nguồn tin cấp cao từ Bộ Quốc phòng Mỹ, nhiều khả năng nước này sẽ triển khai khoảng 200 lính đặc nhiệm tới Iraq và Syria trong thời gian tới. Tại đây, lực lượng này sẽ cùng tác chiến với binh sĩ Iraq tại nước này và có thể tiến hành các hoạt động đơn phương ở những khu vực biên giới phía Bắc Syria. Ông Carter hy vọng rằng Tổng thống Mỹ Barack Obama sớm phê chuẩn kế hoạch mở rộng quy mô chống khủng bố của Bộ Quốc phòng, cũng như cho phép quân đội làm nhiều hơn nữa khi có cơ hội. Hiện Mỹ đang chỉ huy các chiến dịch không kích tiêu diệt khủng bố IS trên bầu trời Syria và Iraq cùng với 65 quốc gia đồng minh. Cùng với đó, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ hối thúc các cường quốc khác đẩy mạnh hơn nữa các nỗ lực để đánh bại Tổ chức khủng bố IS. Lời kêu gọi của Bộ trưởng Carter đưa ra vào thời điểm, Quốc hội Anh ngày 1/12 dự kiến sẽ bỏ phiếu cho kế hoạch mở rộng chiến dịch không kích ở Syria của Thủ tướng David Cameron. Choáng với số lượng người Mỹ có 'cảm tình' với IS. Mỹ - Nga tìm cách chặn nguồn tài chính của IS. Mỹ triển khai lực lượng đặc nhiệm viễn chinh tới Iraq chống IS. Mỹ nhắn nhủ Nga, Thổ Nhĩ Kỳ: Kẻ thù chung là IS. Nguồn: VOV.
Nhật điều tàu sân bay 'dạo' Biển Đông, báo Trung Quốc bực bội bàn tán
Trung Quốc lo ngại Nhật Bản tiến hành can thiệp trực tiếp vào vấn đề Biển Đông thông qua hỗ trợ các nước xung quanh Biển Đông tăng cường năng lực trên biển để đối phó Trung Quốc, triệt tiêu hiệu quả quân sự hóa của Trung Quốc.
Thế giới
Tàu sân bay trực thăng lớp Izumo của Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản. Ảnh: Military Watch Magazine. Gần đây báo chí Nhật Bản cho biết quân đội Nhật Bản sẽ điều tàu sân bay trực thăng lớp Izumo đến khu vực Biển Đông và Ấn Độ Dương tiến hành hoạt động.Nhưng Nhật sẽ không làm theo cách của Mỹ, mà chỉ đơn thuần là thúc đẩy chiến lược khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, mang theo tinh thần hữu nghị, cùng phát triển. Theo kế hoạch, tàu sân bay trực thăng lớp Izumo sẽ xuất phát vào tháng 8/2018, có kế hoạch đến thăm 6 nước, trong đó có Ấn Độ, Philippines; đồng thời có kế hoạch tham gia hội nghị với một số nước. Nhật Bản đề xuất, hiện nay, các nước có rất nhiều vấn đề về lợi ích trên biển. Nhật Bản tuyên bố sẽ hỗ trợ những nước còn kém về sức mạnh trên biển này tăng cường khả năng khai thác, sử dụng tài nguyên biển và xây dựng biển. Quan chức Nhật Bản còn cho biết chuyến đi lần này của tàu sân bay trực thăng Nhật Bản sẽ không trực tiếp đi vào vùng biển 12 hải lý của các đảo, đá ngầm trên Biển Đông như tàu chiến Mỹ, sẽ không thách thức nước khác mà sẽ tiến hành giao lưu, hợp tác bình thường với các nước. Nhật Bản mong muốn tiến hành các hoạt động giao lưu quân sự với Trung Quốc và các nước xung quanh, từ đó tăng cường hợp tác giữa các khu vực. Tuy nhiên, Sina Trung Quốc lại tỏ thái độ dị nghị, lo ngại Nhật Bản sẽ không "nói đi đôi với làm", lo ngại Nhật Bản "khoác áo hữu nghị" để xâm phạm quyền lợi của nước khác. Rồi tờ báo này còn hăm dọa Trung Quốc sẽ không "cho phép" điều đó xảy ra. Tàu sân bay trực thăng lớp Izumo Nhật Bản. Ảnh: Sina. Theo Sina, quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản rất tinh tế, có lúc rất căng thẳng, có lúc lại có xu hướng hòa dịu. Trung Quốc mong muốn Nhật Bản giữ bình tĩnh, không vừa giữ quan hệ tốt với Trung Quốc, vừa theo đuổi chính sách liên kết với các nước khác ngăn chặn sự phát triển của Trung Quốc. Trung Quốc muốn giao hảo với các nước khác, nhưng sẽ không chấp nhận cách làm "hai mặt". Bởi vì, làm như vậy sẽ không đi được "đường xa", sẽ không có chung sống hữu nghị thực sự. Như vậy, sự lo ngại của Sina đã phần nào cho thấy Trung Quốc thực sự lo ngại về khả năng Nhật Bản có các hành động thực chất ở Biển Đông nhằm ngăn chặn và triệt tiêu hiệu quả từ các bước đi quân sự hóa đang gia tăng của Trung Quốc trên Biển Đông. Phong Vân /
Mexico: Nhà máy kẹo phát nổ, hàng chục người bị thương
(GD&TĐ) – Hàng chục người đã bị thương trong một vụ cháy nổ tại nhà máy kẹo ở phía bắc Mexico.
Thế giới
Khói bốc lên ở nơi xảy ra vụ nổ. Các quan chức cho biết một thùng nấu đã phát nổ tại nhà máy Blueberry tại khu công nghệ ở Ciudad Juarez, khiến trần nhà bị sập. Khoảng 300 người được cho là đang làm việc tại nhà máy vào thời điểm này. Một số thông tin chưa được xác minh cho rằng 20 người bị mất tích. Nhân viên cứu hỏa và khoảng 30 xe cứu thương đã có mặt tại hiện trường. Giám đốc cơ quan bảo vệ cộng đồng Fernando Motta Allen cho biết 4 người bị thương đang trong tình trạng nguy kịch và 10 người bị thương nặng. Có khu vực mà nhân viên cứu hộ không thể tới được vì họ đang kiểm soát đám cháy do thùng nấu hỏng gây ra ông Fernando Motta Allen cho biết. Những nhà máy như thế này nằm trong khu vực tự do thương mại giữa Mỹ và Mexico. Có hơn 1 triệu người Mexico làm việc tại đây. Hà Châu (Theo BBC ).
Sứ mệnh khó khăn
(HNM) - Ngoại trưởng Mỹ Hi-la-ri Clin-tơn vừa rời Mát-xcơ-va kết thúc chuyến công du châu Âu và Nga (từ ngày 9 đến 15-10) được xem là khó khăn nhưng cũng không ít thành công. Những vấn đề quốc tế phức tạp, những ưu tư từ bên kia Đại Tây Dương về nền hòa bình trải dài từ Nam Đại Tây Dương đến Địa Trung Hải đã được Ngoại trưởng Mỹ thảo luận, chia sẻ cùng các đối tác.
Thế giới
Khó khăn xuất hiện ngay ở chặng đầu tiên khi Ngoại trưởng Mỹ trở thành nhà hòa giải bất đắc dĩ giúp Ác-mê-ni-a và Thổ Nhĩ Kỳ đặt bút ký vào bản hòa ước mà trước đó khoảng một giờ còn nguy cơ đổ vỡ. Trong một mối thâm giao đặc biệt Anh - Mỹ, trên đường trở về Oa-sinh-tơn (ngày 15-10), Ngoại trưởng Mỹ đã có được tin vui: người Anh sẽ tăng thêm 500 quân tới Áp-ga-ni-xtan để chia sẻ gánh nặng với cuộc chiến tốn hàng chục triệu USD/ngày mà Mỹ đang phải gánh vác. Còn sau chặng dừng ở Bắc Ai-len của Ngoại trưởng Hi-la-ri, ngày 12-10, cánh vũ trang Quân đội giải phóng quốc gia Bắc Ai-len (INLA) vừa tuyên bố từ bỏ bạo lực. Đây là một điểm nhấn hòa bình mới trong lòng Vương quốc Anh và Bắc Ai-len vốn được chờ đợi trong nhiều năm qua. Và dù Nga là điểm đến cuối cùng nhưng đây mới là "trọng tâm" của chuyến đi khi Ngoại trưởng Mỹ dành tới 3 ngày ở Mát-xcơ-va. Trong bối cảnh kinh tế Mỹ chưa thoát khỏi suy thoái và các vấn đề về I-ran, CHDCND Triều Tiên, cuộc chiến ở Áp-ga-ni-xtan... chưa được giải quyết thì một giải pháp góp phần hóa giải những trở ngại nêu trên khiến Nhà Trắng phải tìm được tiếng nói chung với Nga trong những vấn đề quốc tế đầy phức tạp. Trong chuyến thăm Nga lần đầu tiên kể từ khi trở thành Ngoại trưởng Mỹ, bà H.Clin-tơn đã có một loạt cuộc hội đàm, tiếp kiến với các nhà lãnh đạo của Nga về những vấn đề song phương và đa phương như Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược (START), khủng hoảng hạt nhân của I-ran và CHDCND Triều Tiên, tiến trình hòa bình Trung Đông, tình hình Áp-ga-ni-xtan... Thế nhưng, vượt lên tất cả, mối quan tâm chính của chuyến thăm vẫn là thuyết phục Mát-xcơ-va ủng hộ một lệnh trừng phạt mới do Mỹ đề xuất nếu I-ran không công khai chương trình hạt nhân của nước này trong vài tuần tới. Rõ ràng Oa-sinh-tơn đang muốn tận dụng các thỏa thuận về vũ khí hạt nhân với Mát-xcơ-va để làm phương tiện giải quyết vấn đề hạt nhân của I-ran cũng như trên bán đảo Triều Tiên... Từ lâu, Nga đã phản đối việc áp đặt các biện pháp cấm vận nhằm vào I-ran, vì cho rằng điều này chỉ làm cho tình hình trở nên căng thẳng hơn. Tuy nhiên, sau khi Mỹ tuyên bố hủy bỏ kế hoạch lá chắn tên lửa tại CH Séc và Ba Lan và I-ran công bố nhà máy làm giàu u-ra-ni-um thứ hai, có thêm các vụ thử tên lửa thì sự ủng hộ của Mát-xcơ-va dành cho Tê-hê-ran bắt đầu suy giảm. Khoảng hai tuần trước, Tổng thống Nga Đ.Mét-vê-đép tuyên bố: "Cấm vận không phải biện pháp hoàn hảo. Tuy nhiên, nhiều khi đó là việc không tránh khỏi". Những dấu hiệu ủng hộ từ Mát-xcơ-va nêu trên mang tính quyết định bởi nếu trở thành hiện thực, nó sẽ gây áp lực mạnh mẽ với I-ran về chương trình hạt nhân của Tê-hê-ran. Do đó, để "chắc ăn" về một sức ép mới với I-ran, Mỹ cần một cam kết rõ ràng và mạnh mẽ hơn từ Mát-xcơ-va. Tuy nhiên, tại cuộc hội đàm giữa Ngoại trưởng Hi-la-ri và người đồng cấp Nga Xéc-gây La-vrốp, hai bên chỉ đạt tới sự thống nhất về việc không nỗ lực theo đuổi việc trừng phạt I-ran trong hoàn cảnh hiện tại chứ Nga không đưa ra cam kết nào với đề xuất ủng hộ Mỹ trừng phạt I-ran của Ngoại trưởng Hi-la-ri. Không thể phủ nhận, dù Nga đang muốn có quan hệ gần gũi hơn với Mỹ, nhưng Mát-xcơ-va vẫn không thể không coi trọng quyền lợi quốc gia trên trường quốc tế. Sự ủng hộ của Nga về một lệnh cấm vận mới có thể cản trở các hợp đồng thương mại quan trọng, trong đó có lĩnh vực công nghệ hạt nhân và vũ khí với I-ran. Đó là chưa nói đến lực lượng Hồi giáo ly khai ở vùng Cáp-ca-dơ chịu ảnh hưởng của I-ran ở một chừng mực nào đó. Với những gì vừa diễn ra sau chuyến thăm 3 ngày của Ngoại trưởng Hi-la-ri, Nga dường như đã đặt mình vào trung tâm của những thách thức ngoại giao lớn - nhất là trong thập niên qua mà Mỹ đang phải đối mặt. Trong cuộc tiếp Ngoại trưởng Hi-la-ri (ngày 13-10), Tổng thống Nga Đmi-tơ-ri Mét-vê-đép tuyên bố: "Quan hệ hợp tác Nga - Mỹ đã được nâng lên một tầm mức cao hơn, và mối quan hệ này trong thời gian qua đã có động lực mới". Một sứ mệnh khó khăn tại châu Âu, đặc biệt là tại Nga của Ngoại trưởng Mỹ H.Clin-tơn vừa khép lại. Tuy chưa gặt hái được thành công như Nhà Trắng mong đợi nhưng chuyến công du cũng đã tạo một bước tiến mới không chỉ trong quan hệ Nga - Mỹ mà còn cho thấy một vai trò mới của Mỹ tại châu Âu. Thùy Dương.
Thế giới 7 ngày: Trung Đông tiềm ẩn những nguy cơ bất ổn mới
(VOV) - Bất ổn tại Ai Cập, sự mong manh của lệnh ngừng bắn tại Gaza, Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu triển khai tên lửa khiến Trung Đông càng thêm "nóng".
Thế giới
Ngày 23/11, làn sóng biểu tình phản đối sắc lệnh mới của Tổng thống Ai Cập Mohamed Mursi có dấu hiệu biến thành bạo lực khi đụng độ nổ ra giữa người biểu tình và lực lượng an ninh, trong khi một số văn phòng của Tổ chức Anh em Hồi giáo bị đốt cháy. Khủng hoảng tại Ai Cập xảy ra chỉ một ngày sau khi ông Mursi ban hành tuyên bố hiến pháp mới , trong đó quy định các cơ quan tư pháp không có quyền giải tán Hội đồng lập hiến hoặc Hội đồng Shura (tức Thượng viện), đồng thời không có quyền phủ quyết, bãi bỏ hoặc sửa đổi bất cứ điều luật, tuyên bố hay sắc lệnh nào do Tổng thống Mursi ban hành kể từ khi ông nhậm chức ngày 30/6 vừa qua cho đến khi Hiến pháp mới được phê duyệt và Quốc hội mới được bầu ra. Lo ngại Ai Cập có thể trở lại thời chính biến, kéo theo rất nhiều tác động và hệ lụy tới an ninh, ổn định trong khu vực, Mỹ và châu Âu đã kêu gọi Tổng thống Mursi tiếp tục tiến trình dân chủ. Chính phủ Mỹ cũng một lần nữa nhắc lại rằng, một trong những nguyện vọng của người dân là nhằm đảm bảo rằng quyền hạn sẽ không tập trung quá nhiều trong tay một cá nhân hay một thể chế. Trong ảnh: Một văn phòng của Tổ chức Anh em Hồi giáo tại thành phố cảng Alexandria bị người biểu tình đốt cháy để phản đối tuyên bố hiến pháp mới của Tổng thống Mursi (Ảnh: AP). Ngoại trưởng Thổ Nhỹ Kỳ Ahmet Davutoglu ngày 23/11 cho biết, nước này đã đề nghị NATO triển khai tên lửa tới khu vực gần biên giới với Syria nhằm bảo vệ lãnh thổ quốc gia. Trong phản ứng đầu tiên về việc Thổ Nhĩ Kỳ đề nghị NATO triển khai tên lửa Patriot, Chính quyền Syria cho rằng, Thổ Nhĩ Kỳ phải chịu trách nhiệm về tình trạng quân sự hóa tình hình tại khu vực biên giới. Nga và Iran lên án mạnh mẽ việc Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu triển khai các tên lửa đất đối không Patriot tại khu vực biên giới với Syria. Chính phủ Nga cho rằng, việc quân sự hóa khu vực biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria sẽ chỉ làm cho tình hình trở nên phức tạp hơn. Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Ramon Mehmanparast cho rằng, điều này không những không giúp giải quyết cuộc khủng hoảng tại Syria mà còn làm cho tình hình trở nên trầm trọng và phức tạp hơn. Trong ảnh: Hệ thống tên lửa phòng không Patriot (Ảnh: israel matzav). Sau rất nhiều nỗ lực ngoại giao, trong đó phải kể đến nỗ lực của Ai Cập - nước đóng vai trò là trung gian hòa giải, Israel và phong trào Hồi giáo Hamas đã đạt được thỏa thuận ngừng bắn tại dải Gaza (có hiệu lực từ 2h sáng 22/11 - giờ Hà Nội), chấm dứt 8 ngày xung đột khiến 162 người Palestine, trong đó có gần 40 trẻ em và 5 người Israel thiệt mạng. Cộng đồng quốc tế đã có những phản ứng tích cực sau khi thỏa thuận ngừng bắn có hiệu lực. Hội đồng Bảo an LHQ hoan nghênh thỏa thuận ngừng bắn đạt được tại dải Gaza nhằm duy trì hòa bình và ổn định cũng như chấm dứt sự thù địch tại đây; đồng thời kêu gọi các bên liên quan thực thi những kết quả đạt được và hành động nghiêm túc để thực thi các điều khoản ngừng bắn một cách thiện chí. Trong ảnh: Khói lửa bốc lên sau một vụ không kích của Israel vào dải Gaza (Ảnh: Reuters). Hơn ai hết, nhiều người dân ở dải Gaza và Israel đã bày tỏ vui mừng về thông tin thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hamas có hiệu lực. Ngay sau khi thỏa thuận ngừng bắn có hiệu lực, hàng nghìn người dân Palestine tại dải Gaza đã đổ ra đường ăn mừng, trong khi đó tại Israel, nhiều người dân cũng bày tỏ phấn khởi khi biết tin về ngừng bắn. Tuy nhiên, giới chuyên gia quốc tế nhận định, việc hai bên nhất trí ngừng bắn ở Gaza mới chỉ là bước đi đầu tiên trên chặng đường gian nan , để tìm kiếm một thỏa thuận ngừng giao tranh lâu dài và phức tạp. Điều quan trọng nhất là các bên phải chấp hành nghiêm chỉnh lệnh ngừng bắn, thêm vào đó, Israel cần chấm dứt hoàn toàn lệnh phong tỏa dải Gaza để tiến tới một tiến trình hòa bình, ổn định ở khu vực Trung Đông bấy lâu nay vẫn bị lâm vào bế tắc. Trong ảnh: Người dân Palestine tại Gaza đổ ra đường ăn mừng sau khi biết tin về thỏa thuận ngừng bắn (Ảnh: AP). Sáng 24/11, khoảng 10.000 người tham gia cuộc biểu tình do Nhóm "Bảo vệ Siam" (Pitak Siam) tổ chức tại Quảng trường Hoàng gia ở thủ đô Bangkok (Thái Lan) nhằm phản đối chính phủ của Thủ tướng Yingluck Shinawatra. Đây là cuộc biểu tình quy mô lớn đầu tiên chống lại chính quyền 16 tháng của bà Yingluck. Tuy nhiên, cuộc biểu tình dự kiến kéo dài 2 ngày này đã kết thúc sớm hơn dự định vào chiều 24/11. Trong ảnh: Cảnh sát chống bạo động sử dụng hơi cay để giải tán người biểu tình (Ảnh: AP). Theo kết quả thăm dò ý kiến của người dân nước này đối với nữ Thủ tướng Yingluck Shinawatra và Chính phủ do Trung tâm nghiên cứu dư luận của Thái Lan (ABAC) công bố ngày 25/11 cho thấy, gần 90% ý kiến muốn Chính phủ của Thủ tướng Yingluck Shinawatra tiếp tục điều hành đất nước. Chiều tối 20/11, Hội nghị Cấp cao ASEAN 21 và các hội nghị liên quan diễn ra tại Phnom Penh (Campuchia) đã chính thức bế mạc với những kết quả quan trọng đạt được trên tất cả các lĩnh vực hợp tác chủ chốt. Sự kiện được dư luận quốc tế quan tâm đặc biệt là Hội nghị Cấp cao Đông Á lần thứ 7 , với sự tham dự của lãnh đạo ASEAN, cùng lãnh đạo các nước đối tác như: Tổng thống Mỹ Barack Obama, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo, Thủ tướng Nhật Bản Noda, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak, Thủ tướng Australia Julia Gillard và Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh. Các nhà lãnh đạo bày tỏ hài lòng về tiến bộ đạt được trong hợp tác Đông Á ở 6 lĩnh vực ưu tiên, gồm môi trường và năng lượng, giáo dục, tài chính, y tế toàn cầu dịch bệnh, khắc phục thảm họa tự nhiên và hỗ trợ kết nối ASEAN. Trong ảnh: Các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị đối thoại toàn cầu ASEAN (Ảnh: Tuấn Anh/VOV Phnom Penh). Ngay sau khi tái đắc cử Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ 2, ông Obama đã chọn Đông Nam Á là địa điểm công du đầu tiên của mình. Đây có thể coi là minh chứng minh cho chiến lược hướng về châu Á trong chính sách đối ngoại của Mỹ, đồng thời góp phần đáng kể củng cố diện mạo và tầm ảnh hưởng của nước Mỹ trên khu vực Thái Bình Dương. Chuyến thăm Đông Nam Á của Tổng thống Mỹ Barack Obama được coi là một chuyến đi khá thành công. Bởi chuyến thăm tới Thái Lan , đối tác chủ yếu của Mỹ trong khu vực châu Á, giúp Mỹ củng cố mối quan hệ liên minh quốc phòng với nước này, còn chuyến thăm Campuchia và dự Hội nghị Cấp cao Đông Á lại góp phần tăng cường sự hiện diện của Mỹ tại khu vực kinh tế phát triển năng động thông qua việc xúc tiến mở rộng Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương. Trong khi đó, những cam kết viện trợ và nới lỏng lệnh cấm vận đối với Myanmar , một quốc gia có vị thế địa-chính trị quan trọng với nguồn tài nguyên giàu có, đã giúp Mỹ cải thiện đáng kể mối quan hệ với nước này và nhờ đó có thể mang lại cho Mỹ những nguồn lợi to lớn trong tương lai. Trong ảnh: Tổng thống Mỹ Obama trong cuộc gặp với Tổng thống Myanmar Thein Sein tại Yangon ngày 19/11 (Ảnh: AP).
Phát hiện thêm nhiều thi thể nạn nhân vụ máy bay AirAsia mất tích
Theo hình ảnh được phát trên kênh truyền hình Indonesia, lực lượng cứu hộ đã phát hiện 6 xác nạn nhân trong vụ máy bay QZ8501 của AirAsia mất tích.
Thế giới
Thân nhân hành khách trên chuyến bay QZ 8501. (Nguồn: AFP). Cơ quan Tìm kiếm và Cứu hộ Quốc gia Indonesia (Basarna) cho biết họ đã chuyển các túi đựng thi thể tới Pangkalan Bun để chuẩn bị cho trường hợp xấu nhất. Ngoài ra, một chiếc máy bay Hercules của Không quân Indonesia cũng phát hiệt một vết mờ dưới nước giống với hình dáng chiếc máy bay mất tích. Indonesia đã cử 11 thợ lặn tới khu vực nghi chiếc máy bay QZ 8501 của AirAsia mất tích. Tổng thống Indonesia cũng trên đường đến Surabaya để động viên thân nhân những người bị mất tích trên chiếc máy bay QZ8501. Tại cuộc họp báo vào lúc 15 giờ chiều 30/12, người đứng đầu Cơ quan Tìm kiếm và Cứu hộ Quốc gia Indonesia, ông Bambang Soelistyo đã tuyên bố đã xác định được điểm máy bay QZ8501 vj rơi với xác xuất tới 95%, và cho biết Basarnas đã phái các thợ lặn và các phương tiện cần thiết để tiến hành các hoạt động cần thiết./.
Căn cứ Mỹ ở Syria: Cái gai khó nhổ trong mắt Nga và Iran
Nga và Syria đã khuyến cáo Mỹ về kế hoạch chống khủng bố gần căn cứ quân sự as al-Tanf của Mỹ ở phía Đông Nam Syria, nơi hàng trăm binh sĩ thủy quân lục chiến Mỹ đóng quân kể từ năm 2016.
Thế giới
Doanh trại al-Tanf từ lâu đã trở thành cái gai trong mắt Moscow, Tehran và Damascus nhưng tất cả những gì các nước này có thể làm mới chỉ là kêu ca về sự hiện diện của nó. Binh sĩ Mỹ tại Syria. Ảnh: BUSINESS INSIDER. Hồi cuối tháng 9 vừa qua, kênh Sputnik (Nga) trích dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Syria Walid Muallem nói rằng Mỹ "đang gom tàn quân của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại căn cứ này để sau này cử chúng đi gây chiến với quân đội Syria". Trước đó, cuối năm 2017, tướng Nga Valery Gerasimov tuyên bố với báo Pravda (Nga) rằng dữ liệu vệ tinh và theo dõi cho thấy "những đội quân khủng bố" trú đóng tại căn cứ al-Tanf và bọn khủng bố này "được huấn luyện tại đó". Kênh Press TV của Iran đã trích dẫn phát biểu của tướng Gerasimov trong bài báo đăng hồi tháng 6 năm nay với tựa đề "Lực lượng Mỹ huấn luyện khủng bố tại 19 trại bên trong Syria". Nga tuyên bố chuyển hệ thống phòng không S-300 cho Syria. Ảnh: SPUTNIK. Ngoài ra, Damascus và các cơ quan truyền thông Nga thậm chí khẳng định rằng Mỹ đang chuẩn bị tạo ra một vụ tấn công giả hiệu bằng chất hóa học tại al-Tanf, "giống như vụ đã xảy ra ở Douma". Trong khi đó, đại tá Mỹ Sean Ryan, phát ngôn viên chiến dịch Quyết tâm Cố hữu, xác nhận với báo Business Insider: "Liên minh do Mỹ dẫn đầu có mặt ở đây để đánh bại IS, trước tiên và trên hết, và đó là mục tiêu của sự hiện diện tại al-Tanf. Không hề có lính Mỹ nào huấn luyện IS và điều đó là sai trái và thông tin sai sự thật. Thực là đáng kinh ngạc khi có người nghĩ như thế". Trên thực tế, lâu nay Mỹ vẫn huấn luyện quân nổi dậy Syria tại căn cứ al-Tanf, cụ thể là nhóm có tên Maghawir al Thawra, lực lượng tiên phong trong cuộc chiến IS - theo lời nhà phân tích quân sự cao cấp Omar Lamrani của Công ty Stratfor. Ông Lamrani nhận định ý tưởng cho rằng Mỹ huấn luyện IS hoặc các nhóm nổi dậy nào giống như vậy tại căn cứ al-Tanf là "hết sức vớ vẩn". Thêm vào đó, ông này khẳng định rằng đối với Nga và Iran, hầu như mọi nhóm nào chống lại chính phủ Syria đều có thể bị dán cho cái "mác" khủng bố. Thế nhưng, vì sao Nga, Iran và Syria quan tâm đến doanh trại đó của Mỹ nhiều đến vậy? Theo ông Lamrani, nguyên nhân cơ bản vì sao Iran quan tâm đến căn cứ này nhiều như thế là nó ngăn chặn xa lộ Baghdad - Damascus trong khi Tehran sử dụng tuyến đường bộ này để vận chuyển vũ khí đến thủ đô Damascus của Syria. Ông nhận xét tuyến đường thủy rất dễ bị phía Israel gây trở ngại, còn tuyến hàng không thì tốn kém và thường xuyên bị không quân Israel can thiệp. Mặt khác, Moscow nổi giận về căn cứ al-Tanf, theo nhận định của ông Lamrani, bởi vì "đây là khu vực mới nhất ở Syria mà Mỹ dính líu đến quân nổi dậy, không phải là lực lượng dân chủ Syria (SDF)". Ông Lamrani cho biết thêm Nga và chính phủ Syria đã "mở ra một số kênh" với SDF và muốn thương lượng, chứ không phải chiến đấu, với họ. Thế nhưng, sự nổi giận của Moscow, Tehran và chính phủ Syria có thể vượt xa khỏi sự ngăn chặn dòng vũ khí chuyển đến Damascus và huấn luyện quân nổi dậy. Ông Max Markusen, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và Chiến lược, nhận định rằng chế độ Syria, người Nga và người Iran, xem căn cứ al-Tanf là một chiến thắng mang tính biểu tượng của Mỹ, đồng thời cho rằng Mỹ huấn luyện quân nổi dậy tại đó. Thế nhưng, theo ông Markusen, họ không tìm cách sử dụng vũ lực để đuổi binh sĩ Mỹ ra bởi vì "cái giá của tình trạng leo thang xung đột là quá cao". Hoài Vy (Theo Business Insider).
Ukraina sẽ lấy lại Crưm từ Nga như thế nào?
Hôm qua, Tổng thống Ukraina Poroshenko tuyên bố sẽ bình định miền đông đất nước rồi tiếp đến lấy lại bán đảo Crưm từ tay Nga. Dựa vào đâu, ông Poroshenko lại khẳng định như vậy?
Thế giới
Tổng thống Ukraina Poroshenko trong một buổi nói chuyện với báo chí ở thủ đô Kiev. Phát biểu trong cuộc phỏng vấn với một kênh truyền hình của Ukraina được phát sóng vào tối ngày 6/9, Tổng thống Petro Poroshenko đã đưa ra ba kịch bản để thực hiện mục tiêu lấy lại bán đảo Crưm từ tay Nga. Thứ nhất là dùng sức mạnh quân sự tấn công, giải phóng lãnh thổ, trục xuất lực lượng của Nga và thân Nga ra khỏi khu vực này. Thứ hai là xây dựng một bức tường cô lập Donbass, gây sức ép về kinh tế và chính trị buộc khu vực này phải đầu hàng.. Cuối cùng là giải quyết tình hình ở Donbass trên cơ sở một hiệp định Minsk mới ưu tiên thỏa mãn các điều kiện của Kiev. Tổng thống Poroshenko cũng bày tỏ quyết tâm sẽ không bỏ cuộc, chiến đấu đến cùng để đạt được mục tiêu đưa Crưm, Donbass và các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng quay trở lại quyền kiểm soát của chính phủ Kiev. Ông Poroshenko cũng nhấn mạnh tới cách để đảm bảo việc thu hồi chủ quyền Ukraina đối với những vùng lãnh thổ bị chiếm đóng một cách hòa bình là thỏa thuận Minsk. Để đạt được điều đó theo nhà lãnh đạo Ukraina, cần phải có sự tuân thủ lệnh ngừng bắn, rút các thiết bị vũ khí hạng nặng, trả tự do cho các con tin, sự tham gia giám sát tích cực của OSCE, sự phục hồi quyền kiểm soát Ukraina trên biên giới với Nga. Trong cuộc trả lời phóng vấn báo chí Pháp hồi đầu tháng 8 vừa qua, Tổng thống Poroshenko nói rằng ông quyết không bỏ một tấc đất chủ quyền đất nước. Để làm được điều đó, theo ông Poroshenko, trong năm nay, Ukraina sẽ xây dựng được một quân đội thuộc hàng tinh nhuệ và mạnh nhất châu Âu. Ông giải thích rằng phần lớn những đội quân tình nguyện đã gia nhập vào quân đội vệ bịnh quốc gia và họ đã góp phần tăng cường an ninh quốc cho đất nước. Khi được hỏi ông mong muốn sự trợ giúp nào từ phương Tây, Tổng thống Poroshenko nói: Thứ nhất chúng tôi cần sự ủng hộ của các nước châu Âu với Ukraina. Điều này chúng tôi đã có. Thứ hai là chúng cần có sự đoàn kết xuyên Đại Tây Dương. Thứ ba, chúng tôi cần sự hỗ trợ tài chính để cải cách. Vấn đề chính của người Ukraina là họ rất không muốn nghĩ rằng họ sống trong không gian của đế chế Xô Viết. Tự họ cảm thấy Ukraina là một quốc gia châu Âu. Người Ukraina muốn bằng mọi giá cải cách đất nước. Thứ tư là cần phải có một cơ chế để hối thúc kẻ xâm lược thực thi nghĩa vụ, tức là rút ngay quân đội của họ ra khỏi Ukraina. Điểm thức năm là phối hợp có hiệu quản để thực thi kế hoạch hòa bình Minsk. Tại sao không nhường vùng đó đi cho những ai muốn? Ông Porochenko trả lời: Đó là lãnh thổ của Ukraina. Bốn triệu người Ukraina đang sống ở đó. Vì thế không thể từ bỏ một mảnh đất nhỏ nào thuộc lãnh thổ đất nước tôi. Ông Porochenko lên lãnh đạo Ukraina từ tháng 5/2014 đến nay, tình hình Ukraina vẫn rối như canh hẹ, miền đông, miền tây đều loạn, thủ đô Kiev cũng vừa bị xáo trộn bởi các cuộc đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình chống đối. Trong khi đó, nguồn của cải vật chất của Ukraina giờ đây thấp hơn so với năm 1990. Nh.Thạch. Nguồn: (Theo RIA Novosti, AP).
51 thường dân thiệt mạng sau cuộc không kích ở Syria
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Syria (SOHR) hôm 14/8 cho hay có ít nhất 51 dân thường đã thiệt mạng, trong đó có 4 trẻ em, trong đợt không kích và bắn đạn pháo tại chiến trường Aleppo và các vùng phụ cận hồi cuối tuần qua.
Thế giới
Sau những cuộc chiến thì dân thường luôn là nạn nhân gánh nhiều hậu quả nhất. Không quân Syria đã tiến hành không kích vào khu vực do phe nổi dậy kiểm soát ở phía Đông thành phố, khiến 15 người thiệt mạng. Có 9 dân thường bị chết khi phe nổi dậy bắn đạn pháo vào khu vực do chính phủ kiểm soát ở phía Tây thành phố. Theo tổ chức trên, có 27 người khác thiệt mạng khi quân đội Syria và Nga nhắm vào chuỗi các mục tiêu ở phía Tây của tỉnh Aleppo. K.D.
Tây Ban Nha: Đảng Xã hội cầm quyền bị trừng phạt
Đảng Xã hội cầm quyền Tây Ban Nha đã bị cử tri trừng phạt nặng nề do chính sách thắt lưng buộc bụng khắc khổ mà họ đưa ra, nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế.
Thế giới
Người biểu tình cắm trại tại quảng trường Puerta del Sol ở thủ đô Madrid để phản đối chính sách kinh tế khắc khổ của Chính phủ Trong cuộc bầu cử địa phương vừa qua đảng này đã phải gánh chịu thất bại thảm hại nhất trong vòng 30 năm qua, chỉ được 27,81% số phiếu ủng hộ, thua xa đảng Nhân dân với 37,58% phiếu bầu. Cử tri Tây Ban Nha đã dùng lá phiếu của mình để phản đối tình trạng thất nghiệp tăng cao và chính sách thắt lưng buộc bụng khắc khổ của Chính phủ. Như vậy, ngay cả việc Thủ tướng Zapatero thông báo sẽ không ra tái ứng cử cũng đã không ngăn được đà xuống dốc của đảng Xã hội. Thất bại lịch sử này làm cho đảng cầm quyền sẽ càng thêm khó khăn trong kỳ bầu cử Quốc hội tới vào năm 2012. Các nhà phân tích cho rằng, kết quả của cuộc bầu cử vừa qua không làm người ta ngạc nhiên và sự trừng phạt này hoàn toàn tương xứng với nỗi thất vọng chất chứa lâu nay của người dân Tây Ban Nha. Nhiều người còn nói rằng, sở dĩ đảng Xã hội bị cử tri trừng phạt là vì chính quyền đã không biết bảo vệ người dân trong cuộc khủng hoảng. Các biện pháp thắt lưng buộc bụng khắc khổ, nạn thất nghiệp gia tăng đã khiến dân chúng mất lòng tin ở đảng cầm quyền và họ muốn có sự thay đổi. Sau cuộc bầu cử, Thủ tướng Zapatero đã phải cay đắng thừa nhận thất bại của đảng Xã hội và cho rằng đó là hậu quả của khủng hoảng kinh tế. Ngay từ trước khi cuộc bầu cử diễn ra, nhiều người dân Tây Ban Nha đã bày tỏ sự bất bình đối với Chính phủ của Thủ tướng Zapatero bằng cách xuống đường biểu tình phản đối chính sách thắt lưng buộc bụng, cũng như chống lại tình trạng thất nghiệp gia tăng. Sau cuộc bầu cử, cho dù đảng Xã hội đã phải trả giá, nhiều người biểu tình vẫn không chịu rút lui. Họ tiếp tục cắm trại tại quảng trường các thành phố lớn để tỏ rõ thái độ phản kháng mạnh mẽ của họ đối với chính quyền. Thực ra, kết quả thảm bại của đảng cầm quyền tại cuộc bầu cử địa phương ở Tây Ban Nha đã được nhiều người dự đoán từ trước. Chính Thủ tướng Zapatero cũng đã tiên đoán sự trừng phạt của người dân đối với đảng Xã hội vì nền kinh tế nước ông đang trong quá trình chật vật để vượt qua cuộc suy thoái. Tại Tây Ban Nha hiện nay tỉ lệ thất nghiệp đã lên đến 21,3%, cao nhất trong số các nước thành viên Liên minh châu Âu. Tỉ lệ thất nghiệp của nhóm người trong độ tuổi 18 đến 25 tại Tây Ban Nha thậm chí còn lên tới 45%. Với tỉ lệ thất nghệp cao như vậy, người dân bất bình với đảng cầm quyền cũng là điều dễ hiểu. Dẫn trước đảng Xã hội tới 10% số phiếu, phần Đảng Nhân dân (PP) đang tràn đầy tự tin hướng đến cuộc bầu cử Quốc hội, dự kiến vào tháng 3-2012. Lãnh đạo đảng Nhân dân, ông Mariano Rajoy thậm chí còn đề nghị tổ chức bầu cử trước thời hạn để hạn chế việc làm kéo dài thời kỳ cầm quyền của Đảng Xã hội. Trong tình trạng đời sống người dân khó khăn như hiện nay, nếu cuộc bầu cử Quốc hội được tổ chức, đảng Nhân dân có nhiều cơ may sẽ quay lại nắm quyền. Thanh Minh.
TT Putin phản ứng quyết liệt trước cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ
Tổng thống Nga Putin đã đưa ra phản ứng quyết liệt trước cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ. Ông Putin cho rằng ông chưa nhận thấy có bất kì bằng chứng nào cho thấy người bị 'cáo buộc can thiệp bầu cử' có hành vi phạm pháp.
Thế giới
Trong cuộc phỏng vấn mới phát sóng trên kênh truyền hình NBC News, Tổng thống Nga Putin đã đưa ra phản ứng quyết liệt trước cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ. Tại sao bạn lại cho rằng chính quyền Nga, trong đó bao gồm cả tôi, cho phép ai đó làm việc này?, Tổng thống Putin đáp khi được hỏi về cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ. Hồi năm 2017, các cơ quan tình báo hàng đầu của Mỹ cáo buộc ông Putin đích thân chỉ đạo chiến dịch tung tin nhằm gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016, cụ thể là làm suy yếu chiến dịch tranh cử của ứng viên đảng Dân chủ Hillary Clinton và thúc đẩy ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump. Tổng thống Nga Putin. Tháng trước, cố vấn đặc biệt Mỹ Robert Mueller, người đang tiến hành một cuộc điều tra toàn diện về vai trò của Nga trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ, đã buộc tội 13 công dân Nga và 3 công ty Nga vì ủng hộ Trump, đe dọa Clinton và tham gia các hoạt động can thiệp bầu cử khác. Nếu họ là người Nga thì sao?, ông Putin nói khi được hỏi về các cáo buộc. Nước Nga có tới 146 triệu công dân. Thế thì sao chứ? Tôi không quan tâm, không một chút nào. Họ không phải là người đại diện cho lợi ích của nhà nước Nga. Dù Robert Mueller đã công bố bản cáo trạng dài 37 trang, nhưng Tổng thống Putin nói ông chưa nhận thấy có bất kì bằng chứng nào cho thấy người bị cáo buộc can thiệp bầu cử có hành vi phạm pháp. Ở Nga, chúng tôi không thể truy tố bất kì ai một khi họ không vi phạm luật pháp Nga. Ít nhất, các bạn hãy gửi cho chúng tôi một tờ giấy, cung cấp cho chúng tôi một số tài liệu. Hãy đưa ra yêu cầu chính thức, và chúng tôi sẽ xem xét nó, ông Putin cho biết. Tuy nhiên, bỏ qua những bất đồng, Tổng thống Nga tuyên bố ông sẵn sàng hàn gắn mối quan hệ với Washington. "Chúng tôi sẵn sàng thảo luận bất cứ vấn đề nào, dù là các vấn đề liên quan đến tên lửa, không gian mạng hay các nỗ lực chống khủng bố", Tổng thống Putin nêu rõ. Ông Putin đánh giá: "Tôi nghĩ rằng đó là điều mà Tổng thống Mỹ hiện nay muốn làm, song ông ấy bị một số thế lực ngăn cản". Nhà lãnh đạo Nga cũng nhấn mạnh phía Mỹ phải chịu trách nhiệm về căng thẳng hiện nay trong quan hệ hai nước. Theo ông, Nga không coi Mỹ là "kẻ thù", trong khi Mỹ đưa Nga vào danh sách mà Washington coi là "thù địch". Quốc hội Mỹ cũng thông qua quyết định "thù địch" với Nga. Đ.V (Tổng hợp).
Ukraine lại rền vang tiếng súng
Hôm nay (29/2), phe đối lập tố quân chính phủ Ukraine tấn công sân bay tại khu tự trị Donetsk và Luhansk, vi phạm thỏa thuận ngừng bắn tại miền đông, Press TV đưa tin.
Thế giới
Hai bên trong cuộc xung đột miền đông Ukraine tố cáo lẫn nhau vi phạm thỏa thuận ngừng bắn. Một nguồn tin an ninh thân cận với các cơ quan thực thi pháp luật Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng cho biết, quân đội Ukraine đã khai hỏa tấn công sân bay Donetsk vào lúc 10 giờ tối. Vụ xả súng kết thúc vào 11 giờ ngày 27/2. Bên cạnh đó, một số nguồn tin từ Cộng hòa dân chủ Nhân dân Luhansk (LPR) tự xưng tố cáo, quân đội Ukraine đã vi phạm thỏa thuận ngừng bắn 7 lần trong ngày 27/2. Nguồn tin cho biết, các loại vũ khí như máy phóng lựu đạn tự động chống tăng, súng máy đã được sử dụng trong vụ tấn công. Tuy nhiên, chưa thống kê được cụ thể thương vong và thiệt hại. Về phía mình, chính phủ Kiev cũng tố ngược phe nổi dậy miền đông Ukraine tấn công các chốt kiểm soát của quân đội. Trung tâm báo chí quân đội Kiev xác nhận, quân chính phủ bị tấn công 40 lần, gần TP. Krasnohorivka. Các vị trí quân đội bị tấn công bằng súng nhỏ, súng máy cỡ nòng lớn và nhiều loại bệ phóng lựu đạn khác. Được biết, quân chính phủ và các lực lượng nổi dậy tại Ukraine đã ký thỏa thuận hòa bình tại Belarus ngày 11-12/2/2015 với sự chứng kiến của lãnh đạo Đức, Pháp, Nga. Thỏa thuận yêu cầu các bên rút vũ khí hạng nặng khỏi biên giới và ngừng bắn. Tuy nhiên, từ đó đến nay, cả hai bên liên tiếp tố nhau tấn công, nhiều lần vi phạm thỏa thuận ngừng bắn. Theo Liên Hợp Quốc, khoảng 9.000 người đã thiệt mạng và 20.000 người bị thương kể từ khi xảy ra xung đột tại miền đông Ukraine hồi tháng Tư/2014. Trang Trần (Theo Press TV).
Nghị sĩ Mỹ ra dự luật trừng phạt Trung Quốc vì hành động ở Biển Đông
Dự luật do hai thượng nghị sĩ Mỹ đưa ra nhắm vào những cá nhân, tổ chức Trung Quốc tham gia các hoạt động phi pháp ở Biển Đông và biển Hoa Đông.
Thế giới
Hai thượng nghị sĩ Mỹ Marco Rubio và Ben Cardin ngày 15/3 đưa ra Dự luật Trừng phạt ở Biển Đông và biển Hoa Đông nhằm vào những cá nhân, tổ chức Trung Quốc tham gia các hoạt động phi pháp của Bắc Kinh tại hai vùng biển này. Các hoạt động phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông đe dọa an ninh khu vực và thương mại Mỹ, thượng nghị sĩ Rubio, thành viên Ủy ban Quan hệ đối ngoại, Tiểu ban về Thái Bình Dương và Đông Á tại Thượng viện, cho biết trong một thông báo, theo Quartz. Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa bang Florida Marco Rubio. Ảnh: AP. Theo ông Rubio, những vụ vi phạm trắng trợn các tiêu chuẩn quốc tế đang diễn ra và không thể bỏ qua ở hai vùng biển trên. Các biện pháp trừng phạt trong dự luật "là lời cảnh báo Trung Quốc rằng Mỹ nghiêm túc và có ý định buộc những người vi phạm phải chịu trách nhiệm". Sự tham gia của thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Ben Cardin cho thấy sự ủng hộ lưỡng đảng dành cho dự luật. "Những năm gần đây, Trung Quốc ngày càng gây hấn, trấn áp và đe dọa các nước láng giềng" ở biển Hoa Đông và Biển Đông, có ý định dùng đe dọa quân sự để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ. Trung Quốc còn thực hiện hoạt động xây dựng và quân sự hóa các đảo nhân tạo phi pháp, đe dọa đến sự ổn định trong khu vực, ông Cardin cho biết. Ông Rubio từng đưa ra một phiên bản của dự luật vào tháng 12/2016. Một số nội dung trong dự luật gồm trừng phạt và cấm cấp thị thực cho cá nhân, tổ chức Trung Quốc có liên quan đến hoạt động xây dựng đảo nhân tạo của Bắc Kinh, đe dọa đến hòa bình, an ninh, ổn định ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Mỹ sẽ hạn chế hỗ trợ nước ngoài cho những quốc gia công nhận tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên hai vùng biển này. Theo Như Tâm/Vnexpress.
Anh dẫn độ nghi can Al-Qaeda 32 tuổi người gốc Việt tới Mỹ
Ngày 3/3, giới chức Mỹ cho biết một người gốc Việt Nam đã được dẫn độ từ Anh sang Mỹ sau khi bị cáo buộc đi tới Yemen để trải qua khóa huấn luyện ở một doanh trại của Al-Qaeda.
Thế giới
Hình ảnh cắt từ đoạn clip trên Internet mô tả một trại huấn luyện của Al Qeda ở bán đảo Arab (Nguồn: AFP). Tuyên bố của Thẩm phán Liên bang Preet Bharara cho biết Minh Quang Pham, 32 tuổi, sẽ ra hầu tòa tại New York vào ngày 5/3 để đối mặt với những cáo buộc hỗ trợ và nhận sự đào tạo từ tổ chức Al-Qaeda tại Bán đảo Arập (AQAP). Theo ông Bharara, Pham đã "lén lút" từ Anh tới Yemen vào cuối năm 2010 và được các đặc vụ Al-Qaeda huấn luyện trong vòng 6 tháng ở quốc gia Tây Nam Á này. Thẩm phán cho hay: "Trong vòng nửa năm ở Yemen, Pham được cho là đã thề phát động thánh chiến... và cung cấp sự hỗ trợ vật chất cho các thành viên cấp cao của AQAP, gần như luôn luôn mang súng Kalashnikov". Trong khi đó, quan chức Cục Điều tra Liên bang (FBI) Andrew McCabe nói rằng Pham đã được "huấn luyện kiểu quân sự và sở hữu những vũ khí để tiến hành tội ác bạo lực" nhân danh Al-Qaeda. Được biết, Pham bị bắt giữ tại sân bay Heathrow ở London ngay khi từ Yemen trở về Anh hồi tháng 7/2011. Nếu bị kết tội, Pham có thể phải nhận mức án tù chung thân. Trong diễn biến liên quan, theo Diễn đàn châu Á Thái Bình Dương (ADP Forum), Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài thuộc Bộ Ngoại giao đã xác nhận với trang web này rằng Minh Quang Pham không có quốc tịch Việt Nam. Theo ADP Forum, người này rời Việt Nam từ khi còn nhỏ và cha mẹ anh ta cũng chưa từng mang hộ chiếu Việt./.
Đánh bom liên hoàn ở Syria làm 40 người chết
Ít nhất 40 người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương trong hai vụ đánh bom khủng bố liên tiếp tại thủ đô Damascus của Syria.
Thế giới
Hôm nay (11/3), ít nhất 40 người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương hai vụ đánh bom khủng bố liên tiếp tại khu vực thành cổ ở thủ đô Damascus của Syria. Bom đạn là cảnh tượng không còn xa lạ với người dân Syria (Ảnh: ctvnews). Đài quan sát nhân quyền Syria có trụ sở ở London (Anh) cho biết, những kẻ khủng bố đã nhằm vào đoàn hành hương người Hồi giáo dòng Shiite đang trong hành trình tới Bab an- Shaghir, một trong 7 thành phố cổ ở vùng Damascus - nơi có nhiều lăng mộ của người Hồi giáo dòng Shiite. Theo hãng thông tấn SANA của Syria, vụ nổ bom thứ nhất xảy ra khi một quả bom cài ven đường đã phát nổ khi một chiếc xe bus chở người hành hương chạy qua. Ngay sau đó, một kẻ đánh bom liều chết tiếp tục cho nổ một quả bom giấu trong người. Hiện chưa có tổ chức nào đứng ra nhận trách nhiệm về các vụ tấn công đẫm máu vừa nêu. Thời gian qua, các vụ đánh bom xảy ra gần như hàng ngày tại nhiều nơi ở Syria trong bối cảnh tiến trình hòa đàm giữa các bên xung đột ở Syria chưa thu được kết quả. Trong khi đó quân chính phủ Syria đang đẩy mạnh các chiến dịch đánh đuổi khủng bố và các nhóm nổi dậy để giành lại những khu vực quan trọng./. Mai Liên/VOV-Trung tâm Tin Theo Reuters.
Nội dung tranh luận giữa 2 ứng viên Tổng thống Mỹ
Tổng thống Mỹ đương nhiệm Barack Obama và đối thủ cạnh tranh chiếc ghế ông chủ Nhà Trắng, Thượng nghị sỹ đảng Cộng hòa Mitt Romney tối 3/10 (giờ địa phương) tức sáng 4/10 (giờ Việt Nam) đã bước vào cuộc tranh luận đầu tiên trong ba cuộc tranh luận được phát sóng trên truyền hình.
Thế giới
Ông Barack Obama và ông Mitt Romney bắt tay trước khi bước vào cuộc tranh luận. (Nguồn: Reuters). Cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên được tổ chức tại thành phố Denver, bang Colorado, kéo dài 90 phút, chủ yếu xoáy vào các vấn đề đối nội, trong đó tập trung vào 3 nội dung chính gồm kinh tế, chăm sóc y tế, vai trò và sự quản lý của chính phủ. Nhà báo nổi tiếng của chương trình truyền hình "PBS Newshour," Jim Lehrer, là người chủ trì và điều phối cuộc tranh luận. Cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên này được xem vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với cả hai ứng cử viên và có thể trở thành bước ngoặt trong giai đoạn nước rút của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 6/11 tới. [ Bầu cử Tổng thống Mỹ: Obama cận kề chiến thắng? ]. Hai ứng cử viên đã có những màn giới thiệu ngắn trong hai phút. Tổng thống Obama nhân dịp này chúc mừng Đệ nhất phu nhân Michelle nhân kỷ niệm 20 năm ngày cưới, trong khi cựu Thống đốc Romney giới thiệu các kế hoạch tạo việc làm bằng cách giúp đỡ các doanh nghiệp nhỏ. Kinh tế, nhất là việc làm, là vấn đề tranh cãi gay gắt nhất. Tổng thống Obama thừa nhận tỷ lệ thất nghiệp trên 8% là cao, nhưng đổ lỗi phần lớn trách nhiệm cho chính sách của chính quyền Cộng hòa tiền nhiệm đã đẩy nước Mỹ vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng chưa từng có kể từ cuộc Đại suy thoái. Ông Romney cho rằng chính quyền Obama đã thất bại trong các chính sách kinh tế, dẫn đến hàng trăm nghìn việc làm bị mất trong 4 năm qua. Ông Romney quy trách nhiệm về món nợ hơn 16.000 tỷ USD hiện nay một phần cho các kế hoạch chi tiêu quá tốn kém của Nhà Trắng, trong khi ông Obama lại cảnh báo cử tri về chủ trương giảm thuế đồng đều của ông Romney, cho rằng cách làm đó chỉ nhằm duy trì các chế độ ưu ái đối với thiểu số những người giàu. Tổng thống Obama bác bỏ sự cáo buộc của ông Romney nói rằng cắt giảm ngân sách là làm suy yếu quân đội Mỹ, xác định đó vừa là một biện pháp giúp cân bằng ngân sách vừa là một cách thức để không phải tăng thuế đối với tầng lớp trung lưu và các tập đoàn. Về vấn đề chăm sóc y tế, ông Romney đồng ý với một số điểm cơ bản trong đạo luật mà Tổng thống Obama đã ký ban hành, nhưng nhấn mạnh thêm chủ trương chuyển bớt trách nhiệm cho các bang, tư nhân hóa một phần chương trình để người lao động tự do lựa chọn. Vai trò và sự quản lý của chính phủ là vấn đề mà hai ứng cử viên có sự khác biệt lớn. Trên quan điểm chỉ nên là người định hướng và giúp giải quyết các vấn đề, ông Romney chủ trương xây dựng một chính phủ gọn nhẹ, không can thiệp vào các vấn đề cụ thể, ngay cả các gói cứu trợ, phó mặc thị trường cho tư nhân, trong khi ông Obama vẫn kiên trì với chính sách tăng cường vai trò và sự can thiệp của chính phủ vào mọi lĩnh vực của nước Mỹ. Cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên diễn ra khi các kết quả thăm dò công bố cùng ngày cho biết Tổng thống đương nhiệm Obama tuy vẫn đang dẫn trước đối thủ, nhưng ông Romney đã phần nào rút ngắn được khoảng cách chênh lệch, nhất là tại một số bang được cả hai bên xác định là "quyết chiến" trong năm bầu cử 2012. [ Bầu cử Mỹ: Có thẻ căn cước thì mới được bỏ phiếu? ]. Kết quả thăm dò chung công bố ngày 2/10 của Wall Street Journal/NBC News cho biết ông chủ đương nhiệm của Nhà Trắng hiện đang dẫn đối thủ với tỷ lệ 49%-46% trên phạm vi cả nước, giảm 2% so với khoảng cách chênh lệch 5% ở thời điểm giữa tháng Chín. Tại ba bang quan trọng nhất của năm bầu cử 2012, theo thăm dò công bố ngày 3/10 của NBC News/Marist/Wall Street Journal, ông Obama đang dẫn đối thủ Romney với các tỷ lệ tương ứng 51%-43% tại Ohio, 47%-46% tại Florida và 48%-46% tại Virginia. Người dân Mỹ chăm chú theo dõi cuộc tranh luận trên truyền hình (Nguồn: AFP). Tỷ lệ dẫn điểm của ông Obama đã bị rút ngắn đôi chút so với các tỷ lệ hồi tháng trước tại ba bang này là 50%-43%, 49%-45% và 49%-45%. Tuy nhiên, ông Obama có một lý do để lo lắng khi kết quả thăm dò của Esquire/Yahoo ngày 3/10 cho biết có tới 45% những người được hỏi ý kiến cho rằng vị tổng thống đương nhiệm đã thất bại trong sứ mệnh tạo việc làm. Có nhiều lý do khiến thái độ của cử tri tại ba bang này vẫn tiếp tục có sự thay đổi, trong đó có một thực tế là trong tổng số 687 triệu USD mà hai ứng cử viên đã chi cho quảng cáo tranh cử, có tới hơn một nửa, khoảng 384 triệu USD, đã được chi cho ba bang chiếm 60 trong tổng số 438 phiếu đại cử tri này./. (TTXVN).
Đặc nhiệm Mỹ đột kích, tiểu vương IS bỏ mạng
Nhân vật được mệnh danh như tiểu vương của IS đã bị đặc nhiệm Mỹ tiêu diệt trong một cuộc đột kích.
Thế giới
Abu Anas al-Iraqi (trái), một thủ lĩnh khét tiếng của IS đã bị đặc nhiệm Mỹ tiêu diệt trong một cuộc đột kích ở Syria. Lực lượng đặc nhiệm Mỹ tại Syria đã tiêu diệt được Abu Anas al-Iraqi, một thủ lĩnh khét tiếng của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) trong một cuộc đột kích, theo Express ngày 11/1. Được biết, Abu Anas al-Iraqi là một nhân vật quan trọng nắm giữ tài chính của IS và được mệnh danh là một " tiểu vương IS hàng đầu" chỉ sau thủ lĩnh tối cao của tổ chức này. Abu Anas al-Iraqi cùng một tay súng hộ tống đã bị đặc nhiệm Mỹ tiêu diệt trong một cuộc đột kích gay cấn ở khu vực cách thành phố Deir Ezzor, miền Đông Syria khoảng 50 km. Chiến công này của đặc nhiệm Mỹ được coi là tin vui cuối nhiệm kỳ dành cho Tổng thống Barack Obama trong cuộc chiến chống IS khi ông chuẩn bị rời nhiệm sở. Theo tường thuật cuaẢBC News, hai tên khủng bố IS đã ngồi sau một chiếc xe tải và nhắm bắn các trực thăng Mỹ đang đuổi theo chúng ở bên ngoài khu vực Dayr az Zawr. Tuy nhiên, các trực thăng Mỹ đã ngay lập tức nhả đạn hủy diệt chiếc xe tải, giết chết Abu Anas al-Iraqi và chiến binh hộ tống hắn. Hán Hiển.
Pakistan 'hiến kế' giải quyết tình hình Biển Đông cho Việt Nam
Một trang mạng Pakistan mới đây đã đăng bài viết “khuyên” Việt Nam nên đưa vấn đề Biển Đông ra quốc tế trong bối cảnh căng thẳng gia tăng.
Thế giới
Mới đây trang War is boring có bài If Vietnam China showdown turn hot, heres how it could go down bình luận về tình hình căng thẳng trên Biển Đông sau việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Bài viết sau đó được trang mạng quốc phòng Pakistan đăng lại. Bài viết đã phân tích sự việc trong mối quan hệ với nhiều khía cạnh liên quan. Để độc giả hiểu biết thêm về góc nhìn của người nước ngoài đối với vấn đề này, chúng tôi xin giới thiệu một bản tạm dịch bài viết này. Các tít phụ cùng ảnh minh họa là của tòa soạn. Sau đây là nội dung bài viết: Trước hết, diễn biến mới nhất của cuộc xung đột bắt đầu khi Haiyang Shiyou 981 , một giàn khoan dầu thuộc sở hữu của Trung Quốc được đưa đến vị trí cách đảo Hải Nam Trung Quốc khoảng 180 dặm về phía Nam vào ngày 1/5. Hà Nội ban đầu cho rằng các giàn khoan chỉ đi qua khu đặc quyền kinh tế của mình và điều đó là hoàn toàn được phép theo công ước quốc tế. Nhưng giàn khoan đã dừng lại trong sự ngạc nhiên của Việt Nam. Nhân viên bảo vệ bờ biển Việt Nam được đưa ra để chặn giàn khoan và yêu cầu nó rút khỏi vùng biển Việt Nam nhưng họ bị lực lượng bảo vệ giàn khoan Trung Quốc ngăn chặn. Cả hai bên đều tố cáo bên kia đã đâm tàu của mình và gây thiệt hại. Tuy nhiên tàu Trung Quốc đã dùng vòi rồng phun vào tàu Việt Nam. Theo cáo có hơn 100 tàu của cả hai bên vòng quanh giàn khoan dầu. Trong đó có khoảng 35 tàu Việt Nam so với hơn 90 tàu của Trung Quốc. Ít nhất một máy bay chiến đấu kiểu JH-7 của Hải quân Trung Quốc được phát hiện ở khu vực giàn khoan. Tàu Trung Quốc hung hăng dùng vòi rồng tấn công tàu kiểm ngư Việt Nam. Ảnh minh họa. Sự hung hăng của Trung Quốc. Gần như chắc chắn, Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc sẽ có các hành động trước để chống lại Việt Nam. Đặt trụ sở tại Trạm Giang trên bờ biển phía nam của Trung Quốc, Hạm đội Nam Hải hướng về Biển Đông và Đài Loan. Đây là lực lượng tấn công chính của quân đội Trung Quốc trong khu vực. Hạm đội này đã thực hiện nhiều cuộc tuần tra chống cướp biển ở Vịnh Aden, và bổ sung thêm kinh nghiệm hoạt động đại dương. Hạm đội Nam Hải có tổng số 29 chiến hạm. Con số này còn nhiều hơn toàn bộ tàu của Hải quân Hoàng gia Anh. Trong đó gồm 14 tàu hiện đại nhất của Hải quân Trung Quốc với 3 tàu khu trục phòng không kiểu 052, 8 tàu khu trục loại 054 và 3 tàu hộ tống loại 056. Tàu khu trục phòng không Type 052 được xem là tàu khu trục tiên tiến nhất của Bắc Kinh và được mệnh danh là "tàu khu trục Aegis của Trung Quốc. Tàu này trang bị hệ thống radar phát hiện tên lửa và máy bay tương tự hệ thống radar của tàu Arleigh Burke tàu khu trục tên lửa tiên tiến nhất của Mỹ. Các tàu Trung Quốc bu bám ngăn chặn tàu Cảnh sát biển Việt Nam. Ảnh minh họa. Ngoài ra Hạm đội Nam Hải còn có trong biên chế 15 tàu loại cũ nhưng cũng được trang bị tên lửa chống hạm hiện đại loại YJ-82 và YJ-83. Đặc biệt, Hạm đội Nam Hải cũng là lực lượng được trang bị tất cả các tàu đổ bộ mới nhất của Trung Quốc Type 071. Mỗi tàu đổ bộ này mang được 400 đến 800 lính cùng với trực thăng và thủy phi cơ. Hồi tháng 3 vừa qua, cả ba tàu này đã tiến hành tập đổ bộ lên một hòn đảo nhỏ trong Biển Đông. Hai trong số 3 tàu này đã được báo cáo xuất hiện tại vùng đặt giàn khoan. Ngoài ra, lực lượng Hải quân Trung Quốc còn được hỗ trợ của Không quân Trung Quốc từ đất liền. Trực thuộc trong biên chế của Hạm đội Nam Hải có hai đơn vị không quân với tổng số 40 máy bay tiêm kích và ném bom như JH-7. Thêm vào đó lực lượng Không quân Trung Quốc có thể hỗ trợ thêm 300 máy bay cho Hạm đội Nam Hải từ những sân bay giáp biên giới Việt Trung. Tuy nhiên không gian hạn chế trong khu vực và khó khăn hậu cần sẽ khiến cho Trung Quốc không thể sử dụng tất cả số lượng máy bay đó cùng một lúc. Chiến thuật "chống xâm nhập". Việt Nam cũng đã chuẩn bị cho mình các loại kịch bản. Chi tiêu quốc phòng của Việt Nam đã tăng gấp đôi kể từ năm 2004. Việt Nam gần đây đã đẩy mạnh hiện đại hóa lực lượng vũ trang, trong đó ưu tiên Không quân và Hải quân. Với chi tiêu quốc phòng chỉ bằng 1/60 Trung Quốc, Hà Nội chọn mua các phương tiện để thực hiện chiến lược "chống xâm nhập". Chiến lược khéo léo này khiến cho nhiều vùng Biển Đông trở nên không dễ xâm nhập với tàu chiến Trung Quốc. Máy bay Su-30Mk2 của Việt Nam mua từ Nga. Ảnh minh họa. Một phần quan trọng của chiến lược mới này liên quan đến việc Việt Nam xây dựng lực lượng tàu ngầm của mình. Trong năm 2009, Việt Nam đã ký thỏa thuận mua 6 tàu ngầm lớp Kilo cải tiến của Nga. Những tàu này đều tương tự các tàu ngầm mà Trung Quốc đã mua từ Nga trong những năm 1990 nhưng có cải tiến. Tàu HQ-182 Hà Nội hiện đã phục vụ trong hải quân Việt Nam. 5 chiếc còn lại đang trong quá trình thử nghiệm hoặc đang được đóng (Hiện đã có 2 tàu ngầm được đưa vào biên chế Hải quân Việt Nam, có lẽ tác giả bài viết chưa cập nhật chú thích của người dịch) Sau nhiều thập kỷ dựa vào các tàu cũ của Liên Xô và Mỹ, Việt Nam cuối cùng đã đầu tư vào các tàu khu trục và tàu hộ tống mới. Hải quân nhân dân Việt Nam đã nhận hai tàu khu trục Gepard-class của Nga trong năm 2011. Tàu có trọng tải đầy đủ gần 2.000 tấn với trang bị 8 tên lửa chống hạm SS-N-25 Switchblade. Các tàu Gepard là những chiến hạm được tối ưu hóa cho tác chiến chống hạm. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã đặt hàng 2 chiếc tàu hộ tống Sigma hiện đại của Hà Lan, nhưng hiện chưa được giao hàng. Lực lượng Không quân của Hà Nội cũng là một phần của chiến lược chống xâm nhập. Việt Nam hiện có 12 chiếc Su-27 cùng với 36 Su-30 mua từ Nga cho nhiệm vụ tác chiến trên không. Một lần nữa những chiếc máy bay kiểu này cũng có trong kho vũ khí của Trung Quốc. Các máy bay Sukhoi của Việt Nam sẽ cố gắng để duy trì ưu thế trên không nhưng Việt Nam không có nhiều máy bay đi xung quanh. Phần còn lại của Không quân nhân dân bao gồm 38 máy bay Su-22 máy bay tấn công mặt đất và 144 máy bay MiG-21Bis máy bay chiến đấu, cả hai đều thuộc phiên bản cổ điển của những năm 1980. Những máy bay này có thể được sử dụng để tấn công các tàu hải quân Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp, nhưng các tàu khu trục phòng không 052C và O52D của Hạm đội Nam Hải sẽ là một cản trở lớn cho họ. Xung đột vũ trang có xảy ra? Liệu một cuộc đụng độ giữa Trung Quốc và Việt Nam tại Biển Đông có thực sự xảy ra? Có thể, nhưng có một vài biến chứng. Cuộc đối đầu mới nhất thực sự là rất nguy hiểm. Thời gian này, Trung Quốc đang tiến hành một phương pháp tiếp cận đối đầu bất thường với Việt Nam. Mấy năm nay, Trung Quốc và Nhật Bản đã và đang tranh chấp với nhau tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư) nhưng cuộc đối đầu tương đối nhẹ. Cả Trung Quốc và Nhật Bản đã sử dụng vòi rồng, nhưng chưa xuất hiện các nhân viên mặc đồng phục quân sự của Trung Quốc trong hình ảnh. Cho nên hành động lần này Trung Quốc đang nỗ lực để tạo ra một hiện trạng mới trong khu vực bất chấp phản ứng của các nước xung quanh. Hiện tại phần lớn các tàu của Hà Nội mới mua gần đây vẫn còn đang được đóng trong nhà máy và những lực lượng của họ không đông đảo bằng Hạm đội Nam Hải. Đặt cược tốt nhất của Việt Nam là lựa chọn hợp pháp, nộp đơn khiếu nại với Tòa án Quốc tế về Luật biển về sự xâm nhập của Trung Quốc trong vùng EEZ (đặc quyền kinh tế) của mình. Philippines đã đệ đơn kiện Trung Quốc hồi đầu năm nay liên quan đến Biển Đông. Tất nhiên, Trung Quốc đã bỏ qua yêu cầu của Philippines, và nhiều khả năng sẽ bỏ qua đơn kiện của Việt Nam. Nhưng nếu Trung Quốc bỏ qua bất kỳ quyết định pháp lý nào chống lại nó và sẽ để giàn khoan lại Việt Nam thì sao? Trong một vài năm, Việt Nam sẽ có hạm đội tàu ngầm tốt nhất ở Đông Nam Á. Và, sau khi không còn con đường nào khác để giải quyết tranh chấp thì người Việt sẽ buộc phải sử dụng đến nó. Trần Vũ.
Lở đất ở Trung Quốc, 7 người chết, 20 người mất tích
(TNO) Truyền thông Trung Quốc ngày 28.8 đưa tin 7 người thiệt mạng và 20 người khác mất tích trong một trận lở đất ở miền tây nam nước này.
Thế giới
Lực lượng cứu hộ tìm người sống sót trong đống đổ nát - Ảnh: AFP. Vụ lở đất đã nhấn chìm một ngôi làng gần thị xã Phúc Tuyền thuộc tỉnh Quý Châu, theo hãng tin Tân Hoa xã. Mưa lớn đã gây nhiều khó khăn cho công tác cứu hộ. Những hình ảnh từ hiện trường cho thấy các nhân viên cứu hộ nỗ lực tìm kiếm người sống sót trong đống đổ nát. Tổng cộng 77 ngôi nhà đã bị chôn vùi trong thảm họa tối 27.8. Nhà chức trách xác nhận 7 người đã thiệt mạng và 20 người khác chưa được tìm thấy. Quý Châu là một trong những tỉnh nghèo nhất của Trung Quốc, nổi tiếng về địa hình đồi núi và thời tiết ẩm ướt. Khai khoáng là một trong những ngành then chốt của Quý Châu nhưng tình trạng xói mòn đất ở đây thuộc loại tồi tệ nhất nước, với khoảng 42% diện tích của tỉnh bị ảnh hưởng, theo một cuộc khảo sát chính thức cấp quốc gia hồi năm 2009. Quý Châu nằm gần Vân Nam, nơi đầu tháng này chứng kiến một trận động đất mạnh 6,1 độ Richter khiến hơn 600 người chết. Trùng Quang.
James Comey điều trần: Giông bão đón chờ ông Trump
10 giờ sáng 8-6 (giờ Mỹ), cựu Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) James Comey có phiên điều trần trước Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ về các cuộc tiếp xúc giữa ông và Tổng thống Mỹ Donald Trump xoay quanh cuộc điều tra Nga can thiệp bầu cử Mỹ.
Thế giới
Phiên điều trần này hứa hẹn sẽ trở thành một trong những thách thức chính trị nội bộ lớn nhất mà nhà lãnh đạo Mỹ đối mặt kể từ khi ông nhậm chức vào ngày 20-1. Trong văn bản lời khai được công bố trước phiên điều trần, ông Comey cho biết tổng thống nhiều lần đề cập với ông về cuộc điều tra Nga can dự bầu cử 2016. Theo đó, ông Trump vào ngày 24-2 còn yêu cầu ông hủy bỏ cuộc điều tra, theo AFP. Tôi hiểu ý tổng thống muốn chúng tôi dừng điều tra ông Flynn đưa thông tin sai lệch về cuộc tiếp xúc với đại sứ Nga tháng 12-2016 - lời khai của ông Comey nêu rõ. Vào ngày 30-3, Tổng thống Trump tiếp tục yêu cầu ông Comey xua tan mây mù xung quanh vụ điều tra để ông có thể lãnh đạo đất nước dễ dàng hơn. Theo lời khai chính thức của cựu giám đốc FBI, Tổng thống Trump sau khi nhậm chức còn yêu cầu lòng trung thành từ ông. Yêu cầu này khiến ông Comey phải im lặng vì khó xử. Không chỉ có các nghị sĩ đảng Dân chủ đối lập được tiếp thêm động lực chỉ trích ông Trump vì các hé lộ này mà ngay cả một số lãnh đạo đảng Cộng hòa cũng tăng sự hoài nghi về vị tổng thống. Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan khi được hỏi về việc ông Trump yêu cầu ông Comey trung thành cũng bày tỏ lo ngại việc các giám đốc FBI có vị thế độc lập là rất, rất quan trọng. Một số chuyên gia pháp lý nói các hé lộ của ông James Comey về chín cuộc đối thoại cùng Tổng thống Trump đã đưa ra nhiều bằng chứng nhà lãnh đạo đã cản trở công lý, tìm cách chôn vùi vụ điều tra, theo The Guardian. Theo Benjamin Wittes, chuyên gia về nghiên cứu chính phủ tại Viện Brookings, lời khai của ông Comey là văn bản chấn động nhất về hành động của một tổng thống từ thời Watergate đến nay. Ngược lại, cựu cố vấn về các giới hạn đạo đức dưới thời Tổng thống George W Bush, ông Richard Painter, cho rằng vẫn thiếu chứng cứ để cáo buộc Tổng thống Trump cản trở công lý chứ chưa nói đến khả năng lưỡng viện do đảng Cộng hòa kiểm soát chấp nhận luận tội. Dẫu vậy, các chuyên gia nhận định những hé lộ chấn động của cựu giám đốc FBI sẽ tạo đủ sức ép buộc mở ra nhiều cuộc điều tra hơn vào đội ngũ của ông Donald Trump, và tăng khả năng tìm ra thêm các bằng chứng có độ công phá lớn hơn nữa.
Xem lính Hàn vây bắt binh sĩ giết đồng đội
Một ngày sau khi đọ súng, quân đội Hàn Quốc tiếp tục siết chặt vòng vây nhằm vào một trung sĩ, người đã bắn chết 5 đồng đội tại một tiền đồn gần biên giới Triều Tiên.
Thế giới
> AP dẫn nguồn từ các nhà chức trách cho biết, quân đội đã sử dụng loa phóng thanh suốt đêm qua (22/6) để khuyên hung thủ tên Yim đầu hàng. Cha mẹ của đối tượng cũng được đưa tới khu rừng cách tiền đồn biên giới 10km để nói chuyện với anh ta. Một chỉ huy trung đội nằm trong số 7 người bị thương khi quân đội Hàn Quốc bao vây Yim hôm qua. Đọ súng đã diễn ra và dân địa phương được khuyến cáo không ra khỏi nhà. Người đứng đầu một ngôi làng lân cận, ông Jang Seok-kwon, nói rằng ông đã nghe thấy tiếng súng khoảng 10 lần trong ngày. Yim đã ném một lựu đạn và xả đạn vào đồng đội đêm ngày 21/6 bằng một khẩu súng trường tấn công K2 ở tỉnh Gangwon, phía đông Seoul. Quân đội Hàn Quốc xác nhận 5 người thiệt mạng và 7 người khác bị thương. Yim sau đó mang theo súng đạn chạy trốn. Hiện không rõ anh ta có trong tay bao nhiêu đạn. Thanh Hảo.
Hàng loạt trụ sở an ninh miền đông Ukraina bị chiếm đóng
Các tay súng thân Nga liên tiếp chiếm đóng các trụ sở an ninh tại nhiều thành phố ở miền đông Ukraina trong bối cảnh cuộc biểu tình tại nước này đang diễn ra phức tạp.
Thế giới
Hôm 12/4, các tay súng ly khai đã nắm quyền kiểm soát tại thị trấn Sloviansk, thuộc vùng Donetsk, miền đông Ukraina và cách biên giới Nga khoảng 150 km. Họ đã chiếm giữ một đồn cảnh sát và trụ sở của cơ quan an ninh tại thị trấn. Ảnh: Reuters. Trong khi đó, tại thành phố Kramatorsk, các tay súng thân Nga đã chiếm một trụ sở cảnh sát sau cuộc đấu súng. Cờ của Cộng hòa Donetsk được kéo lên. Đây là sở cảnh sát thứ hai bị chiếm đóng tại Ukraina trong ngày 12/4. Ảnh: aljazeera.com. Chúng tôi không phải là những binh sĩ Ukraina mà là lực lượng dân quân của nhân dân. Nhiệm vụ của húng tôi là quét sạch các cảnh sát tham nhũng ở Kiev, các tay súng mặc quần áo cải trang và che mặt nạ, tuyên bố. Ảnh: Reuters. Truyền hình Hromadske của Ukraina đã phát hình ảnh mọi người tụ tập trên các con phố lân cận, đứng quan sát các tay súng chiếm đóng tòa nhà cảnh sát tại thành phố Kramatorsk khi trời đã nhá nhem tối. Ảnh: AFP. Lực lượng ly khai cũng chiếm đóng các tòa nhà chính quyền tại thị trấn Druzhkovka. Trong khi đó những người biểu tình tại thành phố Donetsk tiếp tục kêu gọi một cuộc trưng cầu dân ý về việc sáp nhập Nga. Ảnh: AP. Bất ổn tiếp tục dâng cao tại nhiều thành phố và thị trấn miền đông Ukraina- nơi nhiều người dân nói tiếng Nga sinh sống- bất chấp việc chính phủ tại Kiev ra hạn chót chấm dứt tất cả các cuộc biểu tình là ngày 11/4. Ảnh: Reuters. Trong một diễn biến mới nhất, Tổng thống Ukraina Oleksander Turchinov đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng An ninh và Quốc phòng về tình hình an ninh tại miền đông sau hàng loạt vụ chiếm đóng các cơ sở an ninh của các tay súng thân Nga. Ảnh: Reuters. Video Các tay súng chiếm đóng hàng loạt trụ sở an ninh miền đông Ukraina Các tay súng chiếm đóng hàng loạt trụ sở an ninh miền đông Ukraina. Hải Anh.
Vụ đánh bom khu ngoại giao ở Kabul: Đã có 90 người thiệt mạng
Chính phủ Afghanistan cho biết có 90 người thiệt mạng và 400 người bị thương trong vụ đánh bom xe ngày 31/5 tại khu ngoại giao đoàn và cơ quan chính phủ ở thủ đô Kabul.
Thế giới
Lực lượng anh ninh làm nhiệm vụ tại hiện trường vụ đánh bom ở Kabul ngày 31/5. (Nguồn: AFP/TTXVN). Chính phủ Afghanistan cho biết có 90 người thiệt mạng và 400 người bị thương trong vụ đánh bom xe ngày 31/5 tại khu ngoại giao đoàn và cơ quan chính phủ ở thủ đô Kabul. Bộ Ngoại giao Mỹ xác nhận trong số những người bị thương có 11 công dân nước này làm việc cho các nhà thầu tại Afghanistan. Tuy nhiên, những người này đều không bị nguy hiểm đến tính mạng. Trong khi đó, Bộ Nội vụ Đức cho biết đã tạm ngừng việc trục xuất người Afghanistan bị từ chối đơn xin tị nạn sau vụ đánh bom tại Kabul. [Cộng đồng quốc tế lên án vụ đánh bom khu ngoại giao ở Kabu l]. Theo người phát ngôn Bộ Nội vụ Đức Johannes Dimroth, việc ngừng trục xuất người Afghanistan diễn ra là do Đại sứ quán Đức ở Kabul đã bị hư hại sau vụ đánh bom, do đó không thể giải quyết việc tiếp nhận những người bị trục xuất về nước. Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã kịch liệt lên án vụ đánh bom tại Kabul. Phát biểu tại một buổi họp báo hàng ngày, người phát ngôn của Tổng Thư ký Liên hợp quốc, ông Stephane Dujarric cho biết ông Guterres đã bày tỏ sự phẫn nộ trước vụ đánh bom, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết của việc hợp tác trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố và bạo lực cực đoan. Tổng Thư ký Liên hợp quốc khẳng định những kẻ gây ra vụ đánh bom sẽ bị đưa ra đối mặt với công lý. Hiện vẫn chưa có tổ chức nào thừa nhận gây ra vụ đánh bom nói trên./.
Tỷ phú Trung Quốc bị nguyền rủa dù thết đãi dân Mỹ
Những người vô gia cư ở Mỹ "la hét và nguyền rủa" tỷ phú Trần Quang Tiêu vì ông chỉ đem thức ăn cho người nghèo mà không phát tiền cho họ trong bữa tiệc từ thiện hôm 25/6.
Thế giới
Theo AP , thực đơn mà ông trùm tái chế dùng để thết đãi 250 người vô gia cư Mỹ tại nhà hàng thuyền Loeb khá thịnh soạn, gồm cá ngừ tẩm vừng, thịt bò phi lê và kem dâu. Khoảng 30 tình nguyện viên trong trang phục của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc mang dòng chữ "Phục vụ nhân dân trở thành những người hầu bàn của dân nghèo. Ngoài ra, ông Trần còn hợp tác với tổ chức từ thiện The New York Rescue Mission để tổ chức chương ảo thuật phục vụ người nghèo. Thậm chí, ông đã trực tiếp hát bài We are The World trước đông đảo người vô gia cư. Tỷ phú lập dị Trần Quang Tiêu hát trước đông đảo người vô gia cư Mỹ hôm 25/6. Ảnh: AP. Tuy nhiên, mọi nỗ lực của tỷ phú Trung Quốc để dân Mỹ thấy nhiều người Trung Quốc rất hảo tâm đã thất bại khi người dân tức giận vì ông không phát tiền cho họ sau bữa ăn trưa theo lời hứa. Nhiều người la ó và chửi rủa ông trùm tái chế. Họ la hét: Chúng tôi cần tiền ngay bây giờ, Kẻ dối trá, Đồ lừa bịp. Theo AP , tổ chức từ thiện The New York Rescue Mission kêu gọi ông Trần không phát tiền cho người vô gia cư vì nhiều người trong số họ đang cai nghiện và ông nên dùng tiền đóng góp cho các chương trình của tổ chức. Trước đó, trong quảng cáo trên ấn bản New York Times hôm 16/6, Trần khẳng định sẽ tổ chức một bữa tiệc từ thiện dành cho "1.000 người Mỹ nghèo và thiếu thốn" và tặng 300 USD tiền mặt cho mỗi người. Dân nghèo la ó Trần vì ông không phát tiền cho họ sau bữa trưa. Ảnh: AP. AP cho rằng đây không phải lần đầu tiên Trần diễn hề trên sân khấu. Trước đó, để phản đối ô nhiễm không khí tại Bắc Kinh, tỷ phú lập dị này còn đứng ở một góc phố và bán các lon chứa khí sạch Fresh Air. Hôm 24/6, ông Trần xuất hiện trên đường phố New York và phân phát 100 USD cho bất kỳ ai cần tiền. Đại gia Trung Quốc đãi tiệc, tặng tiền người nghèo Mỹ Trần Quang Tiêu, ông trùm tái chế tại Trung Quốc, đăng quảng cáo song ngữ trên tờ New York Times để mời người nghèo tại Mỹ ăn trưa và tặng tiền cho họ. Hải Anh.
Triều Tiên đe dọa tử hình các nhà báo Hàn Quốc
Hàn Quốc vừa lên án mạnh mẽ việc Triều Tiên đe dọa tử hình các phóng viên của Seoul do bị buộc tội "sỉ nhục" ban lãnh đạo Triều Tiên.
Thế giới
Yonhap dẫn thông tin từ truyền thông Triều Tiên ngày 31/8 cho biết, Bình Nhưỡng đã tuyên tử hình vắng mặt đối với 4 nhà báo người Hàn Quốc làm việc cho 2 tờ Chosun Ilbo và Dong-A Ilbo, vì đăng các bài viết liên quan đến một cuốn sách có nội dung "sỉ nhục" chính quyền Bình Nhưỡng. Theo đó, hai tờ báo bảo thủ này đã có các bài bình luận về ấn bản tiếng Hàn của cuốn sách "Bí mật Triều Tiên", do các nhà báo Anh thường trú tại Seoul viết và xuất bản lần đầu vào năm 2015. Trong ấn bản tiếng Hàn, tiêu đề của cuốn sách được sửa lại là "Cộng hòa tư bản Triều Tiên", trong khi bìa sách được in ký hiệu đồng USD thay vì ngôi sao màu đỏ trong quốc huy của nước này. Cuốn sáchmô tả chi tiết về việc thị trường ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống của người Triều Tiên. Cũng theo các tác giả, phim truyền hình Hàn Quốc đang được người Triều Tiên chuyền tay nhau ở chợ đen, thời trang và kiểu tóc của người Hàn cũng được bắt chước. Người phát ngônBộ Thống nhất Hàn Quốc đã lên tiếng yêu cầu Triều Tiên ngừng ngay những lời đe dọa. Theo cuốn sách, những người sở hữu DVD hoặc USB chứa các phim truyền hình Hàn Quốc đều có thể bỏ tiền mua chuộc giới chức để không bị làm khó hoặc truy tố. Tòa án trung ương Triều Tiên cho rằng các tờ báo trên đã phạm phải một tội ác ghê tởm, sỉ nhục nghiêm trọng phẩm giá của Triều Tiên, đồng thời gọi đây là một hành động bôi nhọ thô tục. Vì vậy, họ quyết định tuyên án tử hình hai lãnh đạo cùng 2 nhà báo từ Chosun Ilbo và Dong-A Ilbo. Tuy vậy, không có hình phạt nào được tuyên cho các tác giả gốc của cuốn sách. Ngày 31/8, Bộ Thống nhất Hàn Quốc đã lên tiếng yêu cầu Triều Tiên ngừng ngay những lời đe dọa công dân Hàn Quốc và nêu rõ những lời đe dọa của Triều Tiên để đáp trả những hành động đưa tin bình thường của các nhà báo là một sự vi phạm nghiêm trọng quyền tự do báo chí và là một sự can thiệp vào các công việc của Hàn Quốc. Theo bộ trên, việc này không hề giúp cải thiện quan hệ liên Triều. Đồng thời khẳng định, chính phủ Hàn Quốc vẫn kiên trì lập trường bảo vệ an ninh quốc gia và sự an toàn cho người dân nước mình. Hà Kim (Theo Yonhap).
Cựu Thủ hiến Catalonia tuyên bố sẵn sàng hợp tác với Bỉ
Cựu Thủ hiến vùng Catalonia Carles Puigdemont tuyên bố sẵn sàng hợp tác với giới chức Bỉ vào cuối tuần qua sau khi Tây Ban Nha ra lệnh bắt giữ ông trên toàn châu Âu.
Thế giới
Cựu Thủ hiến Catalonia Carles Puigdemont. Cựu Thủ hiến ra tuyên bố bằng tiếng Hà Lan, đăng tải trên tài khoản Twitter nêu rõ: Chúng tôi sẵn sàng hợp tác đầy đủ với hệ thống tư pháp của Bỉ sau khi Tây Ban Nha ban hành lệnh bắt giữ trên toàn châu Âu. Dù truyền thông thế giới đều đưa tin cho rằng, ông Puigdemont đang có mặt tại Bỉ nhưng chưa rõ địa điểm cụ thể ở đâu. Ông và một số cố vấn đã chạy trốn sang nước này sau khi Tây Ban Nha bãi nhiệm chức vụ của ông và toàn bộ thành viên chủ chốt trong chính quyền vùng Catalonia. Sau đó, ngày 3/11, Tây Ban Nha phát lệnh bắt giữ trên toàn châu Âu đối với cựu Thủ hiến Catalonia Carles Puigdemont. Đồng thời, tòa cũng bác yêu cầu không trực tiếp xuất hiện trước tòa mà qua video của vị lãnh đạo này. Lệnh bắt giữ quốc tế cũng được đưa ra đối với 4 trợ lý của ông Puigdemont. Cùng với cựu Thủ hiến, các trợ lý này cũng đối mặt các cáo buộc nổi loạn, kích động, sử dụng sai mục đích quỹ công và lợi dụng niềm tin của người dân. Trước đó, cựu Phó thủ hiến Catalonia Oriol Junqueras và 7 cựu Bộ trưởng khu vực này đều bị bắt giam mà không được bảo lãnh. Vân Trang.
Thành lập ủy ban rút kinh nghiệm vụ khủng bố kép ở Na Uy
Thủ tướng Stoltenberg thông báo, Na Uy sẽ thành lập một ủy ban độc lập để xem xét và rút kinh nghiệm từ 2 vụ tấn công khủng bố khiến 76 người chết và hàng chục người khác bị thương.
Thế giới
Thủ tướng Stoltenberg cho rằng, việc làm rõ mọi khía cạnh của 2 vụ tấn công (những gì đang hoạt động tốt và những gì hoạt động chưa tốt) để rút ra bài học kinh nghiệm có ý nghĩa rất lớn đối với xã hội Na Uy. Ủy ban này hoạt động hoàn toàn khác với Ủy ban điều tra. Ông Stoltenberg cũng nhấn mạnh, ưu tiên hàng đầu của chính phủ là chăm sóc chu đáo đối với người bị thương và hỗ trợ tài chính, tinh thần cho các gia đình có nạn nhân thiệt mạng. Thủ tướng Stoltenberg cho biết, Na Uy sẽ tổ chức một lễ tưởng niệm quốc gia để tưởng nhớ những người đã chết. Việc xuất hiện video quay cảnh đánh bom tại thủ đô Oslo được nhiều người truy cập cho dù đây chỉ là Camera của một cửa hàng quay đúng thời điểm quả bom phát nổ, làm vỡ một góc cửa kính của họ. Qua đoạn băng này mọi người biết rằng, ngay sau vụ nổ đã có nhiều khách hàng chạy xuống cửa xem tình hình và lập tức chạy lên với vẻ mặt hoảng hốt. Trong tuyên bố hôm 27/7, Giám đốc Cơ quan an ninh nội địa Na Uy Janne Kristiansen khẳng định, không có bằng chứng cho thấy hung thủ có đồng phạm. Bà Janne Kristiansen đưa ra tuyên bố kể trên sau khi sát thủ Anders Behring Breivik tuyên bố tại tòa rằng, hắn có nhiều anh em ở Na Uy và các nước khác và sẵn sàng động thủ nếu có lệnh. Bà Janne Christiansen không tin Anders Behring Breivik loạn trí mà là một con quỷ, một kẻ tính toán lạnh lùng và mong được nổi tiếng. Thủ lĩnh của English Defence League (EDL), một tổ chức cực hữu cực đoan tại Anh, ông Stephen Lennon cũng mô tả Anders Behring Breivik là một con quỷ đáng ghê tởm. Nhiều người cho rằng, vụ tấn công kép hôm 22/7 là một thách thức lớn đối với hệ thống tư pháp Na Uy. Vụ tấn công kép tại Na Uy cũng đang khiến nhiều nước châu Âu phải thắt chặt quy định sở hữu súng cá nhân, cũng như mua bán vật liệu có thể chế tạo thuốc nổ và chủ nghĩa bài ngoại đang lan rộng.
Bộ Ngoại giao Nga tổ chức họp báo về vụ Skripal: 'Khủng bố chống người Nga'
Bộ Ngoại giao Nga tổ chức họp báo về tình hình xung quanh vụ đầu độc cựu đại tá GRU Sergey Skripal và con gái Julia của ông ở Salisbury.
Thế giới
Ảnh Sputnik. Hơn 140 đại diện của các cơ quan ngoại giao nước ngoài đã đăng ký tham dự sự kiện. Đại sứ Anh đã không đến tham dự cuộc họp báo. "Có lẽ đây là thêm một biểu hiện rõ rệt của việc không hợp tác, khi các câu hỏi được đặt ra và chứng tỏ thái độ không muốn nghe bất kỳ câu trả lời nào", Ông Dmitry Peskov, thư ký báo chí của Tổng thống Nga nhận xét hành động từ chối tham dự họp báo của Đại sứ Anh. Đại sứ Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng không tham dự sự kiện này. Moskva cho rằng vụ đầu độc Skripal là một hành động khủng bố chống lại công dân Nga, Vụ trưởng Vụ quản lý về vấn đề không phổ biến và kiểm soát vũ khí (DNKV) thuộc Bộ Ngoại giao Nga Vladimir Ermakov phát biểu tại cuộc họp báo. Họ không cung cấp cho chúng tôi bất cứ cái gì. Người ta nói với chúng tôi về "Novichok" nào đó, về việc tấn công Anh từ phía Nga. Tôi nhắc lại lần nữa - hai công dân Nga bị tấn công ở Anh", ông nói. Ông nói thêm rằng nước Nga "bị sốc bởi các đánh giá chuyên môn" của giới chính trị gia và giới ngoại giao Anh về vấn đề này. Theo Sputnik. PV.
Lật lại chiến dịch tiêu diệt trùm khủng bố Bin Laden
Cách đây đúng 7 năm, các lực lượng Mỹ rốt cuộc cũng tiêu diệt được trùm khủng bố khét tiếng thế giới Osama bin Laden sau hơn một thập niên săn lùng.
Thế giới
Ảnh: RT. Bin Laden chào đời năm 1957 tại Ruyadh, Arập Xêút. Hắn là một trong năm người con của tỉ phú xây dựng Mohammad bin Laden. Sau khi cha qua đời trong một tai nạn trực thăng năm 1969, Bin Laden trở thành một trong những triệu phú nhỏ tuổi nhất thế giới vào thời điểm đó, với khoản thừa kế trị giá 80 triệu USD. Bin Laden theo đạo Hồi chính thống. Hắn tới Afghanistan năm 1984 để tham gia thánh chiến và đứng ra thành lập mạng lưới khủng bố quốc tế al-Qaeda năm 1988. Washington cáo buộc Bin Laden là chủ mưu đứng sau vụ tấn công khủng bố nhằm vào tòa tháp đôi Trung tâm thương mại thế giới tại New York và trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ vào ngày 11/9/2001, khiến gần 3.000 người thiệt mạng. Đây là thảm họa khủng bố tồi tệ nhất từng diễn ra trên đất nước Mỹ từ trước tới nay. Kể từ sau vụ khủng bố đẫm máu này, Bin Laden bị xếp vào đầu danh sách 10 nhân vật bị Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) truy nã gắt gao trên toàn thế giới. Nhà chức trách Mỹ đã tốn rất nhiều công sức, tiền của cho chiến dịch săn lùng trùm khủng bố, kéo dài hơn chục năm sau đó. Bin Laden được tin ẩn náu tại khu vực các bộ tộc hẻo lánh, nằm giữa biên giới hiểm trở Afghanistan và Pakistan. Song, lực lượng đặc nhiệm Mỹ nhiều lần bắt hụt hắn. Hang ổ cuối cùng của Bin Laden thực tế nằm ngay ngoại ô thị trấn Abbottabad, một trung tâm du lịch và quân sự ở tây bắc Pakistan, cách thủ đô Islamabad chỉ khoảng 100 km. Nơi ẩn náu của trùm khủng bố nằm biệt lập với xung quanh, trong khu vực có dân cư thuộc tầng lớp trung lưu hoặc sĩ quan quân đội nghỉ hưu. Theo nhiều nguồn tin, tình báo Mỹ bắt đầu được mật báo Bin Laden có mặt trong tòa nhà này từ tháng 8/2010, nhưng phải mất rất nhiều thời gian để xác minh. Ảnh: Guardian. Toàn bộ khu trú ẩn của Bin Laden rộng khoảng 3.000m2, nhưng không có đường dây điện thoại hay Internet kết nối với bên ngoài. Bao quanh khu nhà là một hàng rào kiên cố cao 4,5 mét, có giăng dây thép gai và gắn nhiều camera theo dõi. Hệ thống an ninh được thiết lập chặt chẽ với hai cổng gác và các công trình xây dựng bố trí như tổ hợp pháo đài, có khả năng phòng thủ từ bên trong. Trung tâm khu phức hợp là một tòa nhà 3 tầng khá rộng, nhưng có rất ít cửa sổ và có thêm một bức tường cao hơn 2 mét bao bọc xung quanh. Ngày 2/5/2011, các lực lượng Mỹ đã thực hiện vụ tấn công vào nơi ẩn náu của Bin Laden theo lệnh của Tổng thống Barack Obama, mà không thông báo cho Chính phủ Pakistan. Cuộc đột kích mở màn vào khoảng 1 giờ sáng (giờ Pakistan), khi bốn chiếc trực thăng chở lực lượng biệt kích thuộc đội 6 của Hải quân Mỹ (SEAL 6) vượt biên từ Afghanistan đáp xuống tòa nhà. Ngay sau đó là cuộc đấu súng ác liệt giữa biệt kích Mỹ với các tay súng bảo vệ Bin Laden để tìm cách thâm nhập vào bên trong. Một trong những chiếc máy bay của đặc nhiệm Mỹ bị vệ sĩ của trùm khủng bố bắn rơi, đâm vào tường rào bốc cháy, nhưng không có ai bị thương. Theo hãng tin ABC, sau khi bắn một viên đạn vào phía trên mắt trái Bin Laden và thổi bay một phần sọ của hắn, biệt kích SEAL 6 đã bồi thêm một viên nữa vào ngực nhằm đảm bảo trùm khủng bố đã chết. Sau cuộc đột kích kéo dài khoảng 40 phút, lực lượng Mỹ đã tiêu diệt 5 đối tượng, bao gồm Bin Laden, một con trai của hắn tên Khalid, liên lạc viên thân tín Sheikh Abu Ahmed, anh trai của người này cùng cô vợ trẻ nhất của trùm khủng bố, bị hắn sử dụng làm lá chắn sống. Khi rút đi ngay sau đó, biệt kích Mỹ đã dùng trực thăng chở thẳng xác Bin Laden từ Pakistan về Afghanistan để nhận dạng. Sau khi các chuyên gia pháp y xác thực đó chính là trùm khủng bố khét tiếng, thủ lĩnh tối cao của al-Qaeda, quân đội Mỹ tiếp tục dùng trực thăng chở xác hắn tới tàu sân bay USS Carl Vinson và thực hiện nghi thức thủy táng ở biển Arập. Chính quyền Pakistan về sau xác nhận không hề được thông báo trước về vụ đột kích. Cơ quan tình báo Pakistan (ISI) coi đây là một thất bại của họ. Tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Barack Obama cùng nhiều quan chức cấp cao trong chính quyền, bao gồm cả Ngoại trưởng Hillary Clinton và Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates, đã theo dõi toàn bộ cuộc đột kích được truyền trực tiếp từ Abbottabad, thông qua các máy quay gắn trên máy bay không người lái. Vào lúc 23h30 đêm 1/5 theo giờ Washington (8h30 ngày 2/5 theo giờ Pakistan), đích thân ông Obama đã lên truyền hình tuyên bố với toàn thể người dân Mỹ rằng, trùm khủng bố Bin Laden đã bị các lực lượng nước này tiêu diệt và "công lý đã được thực thi". Ảnh: NBC. Cái chết của Bin Laden là đòn giáng khá mạnh vào các tổ chức Hồi giáo cực đoan trên toàn thế giới. Song, nhiều chuyên gia phân tích chỉ ra rằng, trong những năm cuối đời, Bin Laden không còn vai trò và ảnh hưởng quá lớn trong các tổ chức khủng bố, đặc biệt là al-Qaeda, do phải sống chui lủi, trốn tránh sự truy lùng của Mỹ. Vì vậy, cái chết của trùm khủng bố không giúp nước Mỹ an toàn hơn, mà trái lại còn khiến nước này đối mặt với vô số cuộc tấn công trả thù của những phần tử trung thành với hắn. Theo nhà báo Hersh, khu nhà ở Abbottabad vừa là nơi ẩn náu cuối đời của Bin Laden, vừa là nơi tình báo Pakistan giam lỏng hắn. Chính quyền Pakistan đã phá hủy khu nhà này một năm sau cái chết của trùm khủng bố. Ảnh: Reuters. Năm 2015, Seymour Hersh, nhà báo điều tra từng đoạt giải Pulitzer, công bố một phát hiện gây sốc, cáo buộc Chính phủ Mỹ đã bịa đặt thông tin về chiến dịch tiêu diệt Bin Laden. Theo Hersh, Mỹ đã làm cả thế giới tin rằng Bin Laden là một kẻ thù nguy hiểm cho đến lúc sắp chết và rằng hắn đã cầm súng AK-47 kháng cự dữ dội trước khi bị biệt kích SEAL bắn hạ. Tuy nhiên, nguồn tin tình báo Mỹ khẳng định với ông Hersh rằng, Bin Laden lúc đó bệnh nặng ở mức tàn phế và bị cơ quan tình báo Pakistan giam lỏng ở Abbottabad. Theo Tuấn Anh (Vietnamnet).
Bão tuyết hoành hành khắp bán cầu bắc
Một loạt các quốc gia Âu, Mỹ và Đông Á đang hứng chịu những trận bão tuyết khủng khiếp, lạnh giá chết người, giao thông bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Thế giới
Những trận bão tuyết, luôn đi kèm với những đợt tuyết rơi nặng hạt cùng không khí lạnh tràn với nhiệt độ -20, -30 độ C. Phạm vi hoành hành của bão tuyết rộng khắp các châu lục bao gồm: Mỹ, châu Âu (các nước Anh, Pháp, Đức, Áo...), châu Á (Trung Quốc, Nga...). Hệ thống giao thông các nước trở nên hỗn loạn. Đường bộ tắc nghẽn do lớp tuyết quá dày và lưu thông chậm chạp. Các vụ tai nạn nho nhỏ thường xảy ra do tầm nhìn bị hạn chế. Hàng trăm chuyến bay bị hoãn trong khi các máy bay trên không gặp nguy hiểm với bão tuyết. Hàng nghìn, hàng triệu hành khách mua vé tàu phải sống trong cảnh vạ vật tại sân bay, nhà ga. Sau vụ bão tuyết cực lớn ngày 9/12, cảnh sát Pháp cho biết, khoảng 1.000 lái xe đã trải qua đêm lạnh giá trong xe của họ. Khoảng 3.000 xe tải bị mắc kẹt trên đường cao tốc phía Bắc nước Pháp gần nửa ngày, trước lúc được phép di chuyển khi đường xá được cải thiện. Ở Đức, tuyết rơi dày gây ra sự hỗn loạn trong mạng lưới vận tải, với hàng trăm chuyến bay bị hủy bỏ và giao thông đường sắt bị gián đoạn. Lớp tuyết rơi trung bình tại thủ đô Berlin lên tới 17cm, tại các sân bay khoảng 15cm. Các tàu du lịch cao tốc buộc phải giảm tốc độ từ 250km/giờ xuống 160km/giờ. Ở Mỹ, trận bão tuyết lịch sử hôm 12/12 để lại nhiều hậu quả. 1.600 chuyến bay bị hủy tại Chicago và gây thủng mái của sân vận động ở bang Minnesota. Tại khu vực Chicago, gió mạnh, nhiệt độ xuống thấp và tuyết rơi dày đã khiến ít nhất 1.375 chuyến bay bị hủy tại sân bay quốc tế OHare và hơn 300 chuyến cũng bị hủy tại sân bay Midway. Cả hai sân bay này dự kiến sẽ còn hủy và hoãn thêm nhiều chuyến nữa. Sau đây là một số hình ảnh liên quan tới bão tuyết ở châu Âu: Thùy Liên (tổng hợp).
Italy che tượng khỏa thân để đón Tổng thống Iran
Giới chức Italy che hàng loạt tượng khỏa thân trong một bảo tàng ở thủ đô Rome để tỏ lòng hiếu khách đối với Tổng thống Iran, ông Hassan Rouhani.
Thế giới
Rouhani và Thủ tướng Matteo Renzi của Italy hội đàm tại Bảo tàng Capitoline sau khi các doanh nghiệp Italy ký những hợp đồng thương mại với Iran. Trước đó giới chức Italy đã che nhiều tượng khỏa thân để tránh xúc phạm nhà lãnh đạo Iran, BBC đưa tin. Nhân viên Bảo tàng Capitoline ở Rome dùng các hộp lớn để che các bức tượng khỏa thân trước khi Tổng thống Hassan Rouhani tới đây để hội đàm với Thủ tướng Matteo Renzi. Ảnh: AP. Italy cũng không dùng rượu vang trong các bữa tiệc chính thức. Tuy nhiên, Pháp, nước mà Rouhani sẽ thăm sau khi rời Rome, vẫn tiếp ông bằng rượu vang. Là quốc gia Hồi giáo, Iran ban hành một số luật để cấm người dân uống rượu. Ông Rouhani công du châu Âu 5 ngày để tăng cường quan hệ kinh tế sau khi cộng đồng quốc tế bỏ những biện pháp cấm vận đối với Tehran do họ thực thi một thỏa thuận hạt nhân. Đây là lần đầu tiên một tổng thống Iran thăm châu Âu trong gần hai thập kỷ. Thủ tướng Matteo Renzi thảo luận với ông Rouhani tại Rome hôm 25/1. Ảnh: AP. "Iran là quốc gia an toàn và ổn định nhất trong khu vực", ông tuyên bố trước giới lãnh đạo doanh nghiệp tại Rome. Tổng thống Iran cũng nhấn mạnh rằng tăng trưởng kinh tế là yếu tố then chốt để chống khủng bố, vì tình trạng thất nghiệp sẽ đẩy người nghèo về phía bọn khủng bố. Các hợp đồng giới doanh nghiệp Italy ký với Iran trong chuyến thăm của Rouhani có trị giá lên tới 17 tỷ Euro (18,4 tỷ USD). Linh Phong.
Campuchia cáo buộc Mỹ 'giật dây' đảng đối lập
Chính phủ Campuchia đã đáp trả lại phương Tây sau những lời đe dọa về các lệnh cấm vận nhắm đến nước này và cho biết sẽ tập trung xây dựng các mối quan hệ với Trung Quốc và Nga
Thế giới
Campuchia đang siết chặt an ninh do tình hình bất ổn chính trị. Ảnh: AFP. Sau khi Tòa án tối cao Campuchia quyết định giải thể đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) và ra lệnh cấm hơn 100 đảng viên của đảng này tham gia các hoạt động chính trị trong vòng 5 năm vào hôm thứ 5 vừa qua khiến phương Tây phản ứng gay gắt. Mỹ cùng EU đã lên tiếng phản đối sự kiện này, coi việc xóa bỏ đảng phái đối lập của chính quyền Thủ tướng Hunsen là điều đi ngược lại với quy tắc dân chủ khi cuộc bầu cử tại Campuchia sẽ diễn ra vào năm sau. Đáp trả lại ý kiến của phương Tây, Phát ngôn viên của Đảng cầm quyền Dân chủ Nhân dân Campuchia (CPP), ông Sok Eysan cho biết quyết định giải tán CNRP phù hợp với luật pháp và cho biết Campuchia vẫn ổn mà không cần sự trợ giúp từ Mỹ và EU. "Nếu EU và Mỹ không giúp đỡ chúng tôi, thì các nước khác như Nga, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ giúp chúng tôi duy trì nền dân chủ", ông Soy Eysan cũng cáo buộc Mỹ chính là kẻ chủ mưu đứng sau tiếp tay cho đảng đối lập CNRP. Chính quyền Washington đã bác bỏ cáo buộc của Campuchia về sự can dự của Mỹ trong âm mưu lật đổ chính phủ và cho rằng lời cáo buộc là vô căn cứ. Nhà Trắng tuyên bố chính phủ Campuchia phải rút lại lệnh giải thể đối với đảng đối lập và phóng thích nhà lãnh đạo của đảng CNRP, ông Kem Sokha-người bị cáo buộc tội danh phản quốc hồi tháng 9. Mặc dù Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gặp Thủ tướng Hun Sen tại một hội nghị thượng đỉnh khu vực tuần trước, nhưng ông Trump đã không đưa ra lời bình luận nào với nhà lãnh đạo Campuchia về vấn đề bất ổn chính trị. Theo AFP. Huy Vũ.
Iran quyết kiện đòi Nga giao S-300, không nhận vũ khí thay thế
ANTĐ - Ngày 10-6, Đại sứ Iran tại Nga cho biết, hệ thống phòng không Tor mà Nga đã đề xuất cung cấp cho Iran để thay thế hệ thống phòng không S-300 không thể tích hợp được với hệ thống phòng thủ của nước này.
Thế giới
Đại sứ Seyed Mahmoud-Reza Sajjadi cho biết, Iran đã phát triển một hệ thống phòng thủ quốc gia, "và trong khuôn khổ hệ thống đó thì hệ thống phòng không Tor không thể đáp ứng được các chức năng của S-300.". Tor là một hệ thống tên lửa đất đối không tầm ngắn, hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết có thể tấn công hiệu quả các mục tiêu là máy bay, tên lửa hành trình, máy bay không người lái và tên lửa đạn đạo. Hệ thống phòng không S-300 của Nga. Hồi cuối tháng 5, ông Sergei Chemezov, giám đốc điều hành tập đoàn công nghệ Rostech của Nga cho biết, Moscow đang nỗ lực thuyết phục Tehran rút lại vụ kiện đối với công ty xuất khẩu vũ khí nhà nước Rosoboronexport của Nga, liên quan đến việc hủy bỏ một hợp đồng cung cấp hệ thống phòng không S-300 cho Iran. Bộ Quốc phòng và Tổ chức công nghiệp hàng không Iran đã nộp đơn kiện Rosoboronexport phải bồi thường 4 tỷ USD lên một tòa án trọng tài quốc tế tại Geneva vào tháng 4-2011. Theo các quan chức Iran, Tehran sẽ chỉ rút đơn kiện này nếu Nga thực hiện hợp đồng ban đầu trị giá 800 triệu USD đã ký từ cuối năm 2007. Iran cho rằng TOR không đủ khả năng thay thế S-300. Theo hợp đồng, Moscow sẽ cung cấp 5 tiểu đoàn tên lửa phòng không S-300PMU-1 cho Iran. Tuy nhiên, vào tháng 9-2010, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã ký sắc lệnh hủy bỏ hợp đồng này theo Nghị quyết 1929 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, cấm cung cấp cho Iran các loại vũ khí thông thường, bao gồm các hệ thống tên lửa, xe tăng, máy bay trực thăng tấn công, máy bay chiến đấu và tàu chiến. Tuy nhiên, Iran luôn cho rằng hệ thống tên lửa đất đối không S-300 không chịu sự ràng buộc của các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc bởi vì chúng là vũ khí phòng thủ. Đức Hùng. Theo RIA.
Nga tìm cách duy trì INF
Theo TASS và TTXVN, ngày 22-11, Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Hội đồng liên bang (Thượng viện) Nga C.Cô-xa-trép cho biết, Nga sẽ theo dõi các bước đi thực tế của Mỹ sau khi Oa-sinh-tơn tuyên bố ý định rút khỏi Hiệp ước về thủ tiêu các tên lửa hạt nhân tầm trung và tầm ngắn (INF) ký hồi năm 1987 với Mát-xcơ-va, và sẽ thực thi mọi biện pháp cần thiết để duy trì thỏa thuận này. Theo ông Cô-xa-trép, hiện có quan điểm là tìm cách duy trì thỏa thuận này ít nhất theo cơ chế song phương, còn rộng hơn là theo quy chế đa phương. Nghị sĩ Nga nhấn mạnh, Nga sẽ làm việc với tất cả các bên sẵn sàng phối hợp với Nga để duy trì thỏa thuận này.
Thế giới
Ông Cô-xa-trép cảnh báo, nếu Mỹ rút khỏi INF, Nga sẽ có hai phương án đối phó. Thứ nhất, Nga sẽ sử dụng vũ khí của mình tiến công tên lửa của Mỹ triển khai sát biên giới Nga. Thứ hai, Nga sẽ triển khai các tên lửa tầm ngắn và tầm trung tương tự, có thể trên lãnh thổ Nga, ở gần các nước láng giềng hơn và "nếu cần thiết, trên lãnh thổ các đồng minh của Mát-xcơ-va". Tuy nhiên, ông Cô-xa-trép khẳng định những phương án này chỉ là giả thiết và Mát-xcơ-va vẫn hy vọng INF có thể được duy trì. Hồi tháng trước, Tổng thống Mỹ.Trăm tuyên bố, Oa-sinh-tơn có ý định rút khỏi INF và cáo buộc Nga vi phạm các điều khoản trong văn kiện này. Tuy nhiên, phía Nga khẳng định tuân thủ nghiêm chỉnh INF, trong khi Mỹ luôn vi phạm thỏa thuận. Nhiều nước thành viên NATO đã hối thúc Mỹ nỗ lực giải quyết bất đồng với Nga liên quan INF, thay vì từ bỏ thỏa thuận này. Các đồng minh của Mỹ ở châu Âu luôn coi INF là cơ sở giúp kiểm soát vũ khí, đồng thời quan ngại rằng việc INF sụp đổ có thể dẫn đến cuộc chạy đua vũ trang mới. Ngày 21-11, Bộ trưởng Ngoại giao ức H.Ma-át lên tiếng kêu gọi Mỹ không rút khỏi INF, đồng thời nhấn mạnh Béc-lin không muốn châu Âu trở thành "sân chơi" cho một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân. Trước đó, ại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên hiệp châu Âu (EU) P.Mô-ghê-ri-ni cũng bày tỏ "hết sức quan ngại" về số phận của INF, đồng thời cảnh báo an ninh của châu Âu có thể gặp nguy hiểm nếu hiệp ước này bị hủy bỏ. Bà kêu gọi tiến hành đàm phán để có thể cứu vãn và duy trì INF. Ngày 22-11, Bộ trưởng Ngoại giao Nga X.La-vrốp tuyên bố, việc lãnh đạo Mỹ có ý định loại bỏ INF khiến Mát-xcơ-va lo ngại. Ông La-vrốp nhấn mạnh, Nga coi động thái này là thiển cận và nguy hiểm, đồng thời nêu rõ việc quay lại triết lý duy trì hòa bình dựa trên cơ sở khái niệm hủy diệt lẫn nhau không còn phù hợp với thực tế của thế kỷ 21. Trong khi đó, ngày càng có nhiều mối đe dọa và thách thức, đòi hỏi sự hợp tác giữa Nga và Mỹ, từ đấu tranh chống khủng bố đến giải quyết các cuộc khủng hoảng khu vực và vấn đề biến đổi khí hậu.
Giá dầu giảm: Các tác động chiến lược
(Toquoc)-Sự sụt giảm giá dầu là một biểu hiện khác của những lực lượng cầm lái ngầm của hệ thống tư bản thế giới đối với sự suy thoái kinh tế, gia tăng xung đột giữa các nước lớn.
Thế giới
Dầu mỏ là một hàng hóa chiến lược. Những thay đổi then chốt trên các thị trường dầu mỏ có thể có một tác động đến các mối quan hệ chính trị và an ninh giữa các nước sản xuất và các nước tiêu thụ. Trong bản nghiên cứu Triển vọng Năng lượng, British Petroleum kết luận rằng Mỹ đang trên đường tiến tới đạt được khả năng tự cung tự cấp năng lượng, trong khi sự phụ thuộc vào nhập khẩu ở châu Âu, Trung Quốc và Ấn Độ sẽ tăng lên. Châu Á sẽ trở thành khu vực nhập khẩu năng lượng vượt trội. Nga sẽ vẫn là nước xuất khẩu năng lượng hàng đầu, và châu Phi sẽ trở thành một nhà cung ứng ngày càng quan trọng. Trong khi sẽ vẫn là một bên tham gia then chốt về năng lượng, Trung Đông có thể chứng kiến lượng xuất khẩu tương đối ổn định. Những dự đoán này có thể sẽ định hình các mối quan hệ địa chính trị giữa các nước sản xuất và các nước tiêu thụ trong tương lai. Nhiều nhà phân tích đánh giá rằng sự sụt giảm của giá dầu là một biểu hiện khác của những lực lượng cầm lái ngầm của hệ thống tư bản thế giới đối với sự suy thoái kinh tế, sự gia tăng các cuộc xung đột giữa các đế quốc và cuối cùng là chiến tranh. Theo Nhật báo Phố Wall (ngày 8/12), vấn đề giá dầu giảm sẽ mang lại lợi ích đối với chiến lược của Mỹ trên khắp toàn cầu như thế nào tuy không rõ rệt nhưng có vẻ rất hấp dẫn. Các quốc gia bị tác động mạnh nhất bởi giá dầu giảm nằm trong danh sách các nước bất hảo của Mỹ - từ Iran, Syria cho tới Nga và Venezuela. Giá dầu thấp hơn có tác dụng gia tăng hiệu quả của các lệnh trừng phạt từ Mỹ. Trong khi đó, rất nhiều nước trong danh sách hữu hảo của Mỹ lại được hưởng lợi, trong đó có Jordan, Ai Cập, Israel và Nhật Bản. Sự sụt giảm mạnh của giá dầu có thể gây tác động đến những mối quan hệ chính trị và an ninh giữa các nước sản xuất và các nước tiêu thụ. Quan hệ truyền thống Mỹ với Trung Đông thay đổi chất. Kể từ giữa thế kỷ trước, nhiều nhà phân tích đã lập luận rằng các mối quan hệ của phương Tây, đặc biệt là Mỹ, với Trung Đông phần lớn được thúc đẩy bởi thỏa thuận dầu mỏ đổi lấy an ninh, nghĩa là các nước sản xuất của Trung Đông, dẫn đầu là Saudi Arabia, sẽ cung cấp các nguồn cung dầu mỏ liên tục cho châu Âu và Mỹ với mức giá phải chăng. Đổi lại, các cường quốc phương Tây sẽ đảm bảo an ninh cho họ. Trong những năm gần đây, các nguyên tắc cơ bản của thỏa thuận này đã thay đổi. Mỹ đang trở nên ít bị phụ thuộc hơn vào các nguồn cung từ Trung Đông và các nơi khác. Hiện giờ, phần lớn lượng nhập khẩu của Mỹ đến từ Tây bán cầu. Trong khi đó, các nền kinh tế lớn của châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc) đang ngày càng phụ thuộc vào dầu mỏ của Trung Đông. Trong hai thập kỷ vừa qua, các quan hệ kinh tế và thương mại rộng hơn giữa Trung Đông và Đông Á đã phát triển nhanh và trở nên sâu sắc hơn các mối quan hệ giữa Trung Đông và các cường quốc phương Tây. Khối lượng thương mại và đầu tư đang mở rộng cho phép dự đoán không sớm thì muộn, các cường quốc châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, sẽ có thể đảm nhận trách nhiệm bảo vệ các tuyến đường biển và hoạt động vận chuyển dầu mỏ từ vùng Vịnh đến Đông Á. Các nước sản xuất của Trung Đông đã phản ứng trước sự sụt giảm mạnh của giá dầu theo nhiều cách khác nhau. Thay vì ngừng sản xuất, Saudi Arabia, Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE) và Iran không giảm sản lượng dầu xuất khẩu. UAE gần đây đã cho phép chấm dứt một số nhượng bộ đã có từ lâu đối với các công ty dầu mỏ lớn của phương Tây và đang cân nhắc thay thế một số công ty này bằng các đối tác đến từ châu Á. Quỹ đầu tư Qatar Investment Authority (QIA) đã thông báo các kế hoạch đầu tư trị giá 15 tỷ USD khắp châu Á trong quan hệ đối tác với Tập đoàn Citic Group của Trung Quốc. Tuy nhiên, không nên đánh giá quá cao những phản ứng gần đây này của các nước sản xuất dầu mỏ. Các quỹ dầu mỏ sẽ không quay lưng lại với châu Âu. Châu lục này vẫn là điểm đến chính của đầu tư từ vùng Vịnh Ba Tư và các nơi khác. Các công ty dầu mỏ của phương Tây có các công nghệ tiên tiến nhất trong thăm dò và phát triển dầu mỏ, sẽ tiếp tục đóng một vai trò to lớn trong lĩnh vực dầu mỏ ở Trung Đông. Điểm cốt yếu là thị trường dầu mỏ là một thị trường toàn cầu mà ở đó sự gián đoạn ở bất cứ đâu cũng tác động đến giá dầu ở mọi nơi. Sự hợp tác kinh tế và chiến lược có từ lâu giữa các cường quốc phương Tây và các nước sản xuất Trung Đông có thể tiếp tục tồn tại sau sự sụt giảm của giá dầu gần đây. Một quan chức cấp cao của Mỹ nhận định trên Nhật báo Phố Wall: Tác động kép với Nga sẽ rất nghiêm trọng, và chúng ta đã thấy Nga phải giảm dự báo tăng trưởng, và Nga có thể rơi vào suy thoái. Quan chức này cũng nhận định rằng chắc chắn Nga sẽ phải có sự thỏa hiệp về vấn đề Ukraine. Trong khi đó, Iran cũng trong tình thế khó khăn tương tự, và từ quan điểm của Mỹ thì rất đúng lúc. Chính quyền Obama có thể có 3 tháng để ép Iran ký vào một thỏa thuận dài hạn về chương trình hạt nhân của nước này. Thêm vào đó, áp lực kinh tế thêm này sẽ giúp Nhà Trắng thuyết phục được Quốc hội Mỹ không nhất thiết phải áp đặt thêm các lệnh trừng phạt kinh tế với Iran, vấn đề làm cho chính quyền Obama lo ngại sẽ hủy hoại các cuộc đàm phán với Tehran. Các đồng minh của Iran tại Trung Đông cũng bị tác động bởi giá dầu giảm. Syria phụ thuộc cả vào nguồn thu khiêm tốn từ dầu mỏ của mình cũng như từ sự hỗ trợ của Iran. Số tiền thu được từ dầu khí cũng là nguồn tài chính của Hezbollah. Lực lượng khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) cũng có nguồn tài chính một phần thu được từ lượng dầu mỏ đánh cắp từ Syria và bán trên thị trường chợ đen. Giá trị thu được từ nguồn dầu mỏ vốn đã thấp, giờ lại càng thấp hơn. Trong khi đó, các quốc gia tại Trung Đông mà Mỹ hy vọng sẽ bình ổn, chẳng hạn như Ai Cập, Jordan, Lebanon, đều thở phào nhẹ nhõm. Điều đáng lo ngại duy nhất đối với Mỹ có lẽ là sự tác động tới nguồn thu từ dầu mỏ của Iraq. Mất ổn định chính trị và giảm đầu tư vào năng lượng thay thế. Thu nhập từ dầu lửa bị giảm làm tăng nguy cơ bất ổn chính trị tại một số nước xuất khẩu dầu mỏ, không còn khả năng chi cho chính sách xã hội. Đó là trường hợp của Venezuela, Nigeria, Iraq, Iran, Algeria, Libya. Các nước này chỉ đạt được cân đối thu chi ngân sách nếu giá một thùng dầu thô vượt qua mức 100 USD. Những nước nói trên tại cuộc họp ở Vienna, ngày 27/11/2014, muốn giảm sản lượng để đẩy giá dầu lên cao nhưng đã không thành công. Giá dầu giảm cũng làm giảm lạm phát một cách nhanh chóng. Tình trạng này có thể dẫn đến nguy cơ làm tăng lãi suất thực tế và thoái vốn tại một số quốc gia. Xu hướng chuyển đổi nhiên liệu sẽ gặp khó khăn hơn. Dầu giảm giá kéo theo khí đốt cũng hạ giá có thể làm cho chính phủ một số nước ngừng hoặc giảm đầu tư phát triển các loại nhiên liệu thay thế, gián tiếp ảnh hưởng đến công cuộc đấu tranh chống biến đổi khí hậu./. Linh Hương (Tổng hợp các báo nước ngoài).
Mỹ 'bắt quả tang' tàu do thám Nga nhờ cảnh giác cao
Nhờ đề cao cảnh giác nên chiến hạm Aegis Mỹ đã kịp thời phát hiện tàu do thám Viktor Leonov Nga khi còn cách TP Wilmington khoảng 160km.
Thế giới
Thông tin về vụ việc này được CNN hôm 22/1 dẫn nguồn tin Hải quân Mỹ cho biết, con tàu do thám trên bị phát hiện chỉ vài ngày sau khi nó rời khỏi thủ đô Port of Spain của Trinidad và Tobago. Việc phát hiện kịp thời chiếc tàu do thám Nga do chiến hạm Aegis USS Cole và những tàu khác của Mỹ đề cao cảnh giác và theo dõi con tàu này từ xa. Chiếc tàu Nga bị quan sát khi hoạt động tại vùng Caribe từ tuần trước. Chiến hạm USS Cole Mỹ. Nguồn tin Hải quân Mỹ nói với CNN rằng, hiện vẫn chưa rõ nơi tàu do thám Nga đến nhưng Mỹ cho rằng tàu do thám có thể di chuyển qua Bờ Đông gần mũi Canaveral, Vịnh King, TP Norfolk và New London. Tất cả những địa điểm này đều có các căn cứ Hải quân Mỹ. Dù chưa thể nắm được hải trình của tàu Viktor Leonov nhưng việc Hải quân Mỹ đề cao cảnh giác và phát hiện chiếc tàu này từ xa được coi là nỗ lực rất lớn của lực lượng này. Bởi hồi đầu năm 2017, hạm đội 4 chiếc tàu chiến Mỹ phát hoảng khi phát hiện bằng mắt thường chính tàu Viktor Leonov đang âm thầm tiến gần lãnh hải Mỹ. Việc Mỹ thừa nhận chỉ phát hiện tàu do thám Nga bằng mắt thường được một viên sĩ quan cấp cao của Hải quân Mỹ cho biết. Tại thời điểm tàu Nga tiến sát hải phận Mỹ, có một nhóm tàu chiến của nước này hiện diện trên Đại Tây Dương đang thực hiện huấn luyện bình thường. Tuy nhiên, không chiếc tàu nào được triển khai để theo sát tàu do thám Nga. Vì vậy, chiến hạm Mỹ chỉ phát hiện chiếc tàu do thám SSV-175 Viktor Leonov của Nga ở khoảng cách khá gần. Theo Hải quân Mỹ, tàu SSV-175 Viktor Leonov từng tới gần bờ biển nước Mỹ hồi tháng 4/2015, loại tàu có thể được triển khai để nghe ngóng các cuộc liên lạc và đo đạc khả năng về sonar của Hải quân Mỹ. "Chúng tôi nhận thấy sự hiện diện của con tàu, chiếc SSV-175 đã không xâm phạm vùng biển của Mỹ. Chúng tôi tôn trọng việc quyền tự do hàng hải thực hiện bởi tất cả các nước ở vùng biển nằm ngoài lãnh hải của một quốc gia ven biển và phù hợp với luật pháp quốc tế", theo vị đại diện của Bộ Quốc phòng Mỹ, Trung tá Valerie Henderson. Trung tá Valerie Henderson thừa nhận, không chỉ có các tàu Nga, hiện tàu gián điệp Mỹ cũng tiến hành các nhiệm vụ tương tự gần bờ biển Nga và ở vùng biển quốc tế trên phạm vi toàn cầu, nhưng chủ yếu là ở các vùng biền gần các nước đồng minh của Mỹ. Đan Nguyên.
Hàn Quốc bắt cựu quan chức tình báo vì can thiệp tình hình chính trị
Ông Choo Myeong-ho, một cựu quan chức cấp cao thuộc Cơ quan Tình báo Quốc gia (NIS), bị bắt giữ với cáo buộc đã can thiệp trái phép vào tình hình chính trị Hàn Quốc.
Thế giới
Theo Yonhap, ngày 17/10, giới chức Hàn Quốc đã bắt giữ ông Choo Myeong-ho, một cựu quan chức cấp cao thuộc Cơ quan Tình báo Quốc gia (NIS), liên quan đến những cáo buộc cho rằng NIS đã can thiệp trái phép vào tình hình chính trị Hàn Quốc. Ông Choo đã bị thẩm vấn tại Văn phòng Công tố Quận Trung tâm Seoul từ ngày 16/10. Hiện, cơ quan công tố Hàn Quốc đang điều tra những cáo buộc cho rằng NIS đã can thiệp trái phép vào các hoạt động chính trị ở nước này, trong đó có một chiến dịch phỉ báng trên mạng diễn ra vào thời cựu Tổng thống bị phế truất Park Geun-hye và người tiền nhiệm Lee Myung-bak./. (Vietnam+).
Trung Quốc tiếp xúc với lực lượng nổi dậy Libya
Theo Tân Hoa xã, ngày 3/6, Trung Quốc đã xác nhận việc nước này tiếp xúc với thủ lĩnh phe đối lập Libya Mustafa Abdel Jalil.
Thế giới
Trả lời báo giới, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói: "Đại sứ Trung Quốc tại Qatar Zhang Zhiliang mới đây đã gặp Chủ tịch Hội đồng Dân tộc chuyển tiếp (NTC) Libya, ông Mustafa Abdel Jalil, và hai bên đã trao đổi quan điểm về tình hình tại quốc gia Bắc Phi này... "Lập trường của Trung Quốc trong vấn đề Libya là rõ ràng, chúng tôi hy vọng cuộc khủng hoảng tại nước này có thể được giải quyết thông qua các biện pháp chính trị và tương lai của Libya do chính người Libya quyết định.". Trong một thông cáo đăng tải trên trang web www.mfa.gov.cn, người phát ngôn Hồng Lỗi cho hay cuộc gặp diễn ra tại thủ đô Doha của Qatar, song không tiết lộ chi tiết cũng như thời gian diễn ra cuộc gặp trên. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc, một ủy viên thường trực có quyền phủ quyết trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, tuyên bố tiếp xúc với phe đối lập Libya. Động thái này cho thấy Bắc Kinh đang muốn duy trì kênh liên lạc với lực lượng nổi dậy Libya vốn có thể lật đổ chính quyền của nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi, dù Trung Quốc vẫn hối thúc một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột tại quốc gia châu Phi giàu dầu mỏ này. Tuyên bố trên cũng được đưa ra giữa lúc Nga thông báo sẵn sàng cử một đặc phái viên tới làm trung gian hòa giải cho cuộc xung đột hiện nay ở Libya./. (Vietnam+).
Tổng thống Serbia xác nhận đã bắt Ratko Mladic
Tổng thống Serbia Boris Tadic xác nhận đã bắt được Ratko Mladic, tư lệnh quân đội Serbia trước đây và là một tội phạm chiến tranh đang lẩn trốn.
Thế giới
"Hôm nay chúng tôi đã bắt được Ratko Mladic," Tổng thống Boris Tadic tuyên bố. Trước đó, đài phát thanh B92 của Serbia đưa tin về vụ bắt giữ được một người đàn ông có ngoại hình rất giống với Mladic. Nhân vật tình nghi sử dụng tên Milorad Komadic. Cảnh sát ngay lập tức tiến hành kiểm tra ADN của người này. Tổng thống Tadic nói ông không thể cung cấp chi tiết về chiến dịch bắt Mladic và để việc này cho lực lượng an ninh. Ông cũng bác bỏ bất kỳ ý kiến nào cho rằng Serbia đã cố tình trì hoãn việc săn đuổi nhân vật khét tiếng này. [Video Tổng thống Serbia xác nhận đã bắt Mladic] Ông Tadic cũng tuyên bố sẽ tiến hành một cuộc điều tra về việc tại sao không bắt được Ratko Mladic suốt 5 năm qua. Vụ bắt giữ Mladic được đưa đầu tiên trên nhật báo Jutarnji List của Croatia, dẫn các nguồn tin cảnh sát Serbia. Tướng Mladic đứng đầu quân đội của nhà lãnh đạo Serbia ở Bosnia, ông Radovan Karadzic, trong suốt thời gian xảy ra cuộc chiến tranh Bosnia. Ông này là nhân vật tình nghi tội phạm chiến tranh nổi tiếng nhất còn tại ngoại kể từ khi ông Karadzicbị bắt vào năm 2008. Tổng thống Serbia nói rằng vẫn còn nhiều việc phải làm, đồng thời nêu danh Goran Hadzic như là kẻ tình nghi khác cần phải bắt giữ. Ông Hadzic bị kết án vắng mặt năm 2004 bởi tòa án xét xử tội phạm chiến tranh của LHQ về tội giết hàng trăm người Croatia và những người không phải Serbia. Giống như Mladic, ông này cũng được cho là đang ẩn náu tại Serbia./. (Vietnam+).
Máy bay gặp nạn của EgyptAir từng bị đe dọa
Ngày 21-5, nguồn tin an ninh Ai Cập tiết lộ, chiếc máy bay mất tích mang số hiệu MS804 của Hãng hàng không EgyptAir chở 66 người rơi xuống biển Địa Trung Hải, đã từng bị đe dọa cho nổ tung vào thời điểm 2 năm trước.
Thế giới
Khi đó, trên khoang của chiếc Airbus A320 mang số hiệu MS804 có viết những dòng chữ nguệch ngoạc Bọn ta sẽ cho nổ tan máy bay này. Sau khi điều tra, cảnh sát kết luận, đó là do một nhân viên hàng không tại Thủ đô Cairo theo nhóm Anh em Hồi giáo viết. Hôm qua 22-5, nữ tiếp viên hàng không Yara Hani Tawfik là nạn nhân đầu tiên được người thân và bạn bè tổ chức tang lễ long trọng tại nhà thờ St. Mary và St. Athanasius ở Thủ đô Cairo. Hiện nhà chức trách đang tiếp tục tìm kiếm mảnh vỡ của chiếc máy bay MS804, tuy nhiên giới chức Ai Cập cho biết, hiện còn quá sớm để đưa ra kết luận về nguyên nhân vụ máy bay MS804 rơi trên Địa Trung Hải.
Mỹ hoàn thành triển khai 24 máy bay Osprey tại Okinawa
ANTĐ - Ngày 25-9, Mỹ đã hoàn thành việc triển khai của chiếc máy bay cánh quạt nghiên MV-22 Osprey cuối cùng, tại tỉnh cực nam Okinawa của Nhật Bản, gây nên mối quan ngại của người dân địa phương về kế hoạch triển khai gây tranh cãi này.
Thế giới
Chiếc máy bay vận tải này đã gia nhập cùng 11 chiếc MV-22 Osprey vừa được triển khai tới Căn cứ không quân Futenma của Mỹ, tại Okinawa hồi tháng trước. Tính đến nay, tổng số 24 chiếc Osprey đã được triển khai tại căn cứ không quân này. Cùng ngày, Thống đốc Okinawa Hirokazu Nakaima đã bày tỏ quan ngại rằng, việc triển khai các máy bay cánh quạt nghiêng Osprey không nên chỉ tập trung ở Okinawa, mà nên phân bố trên khắp đất nước Nhật Bản. Chính quyền và người dân địa phương đã phản đối kế hoạch triển khai này do quan ngại về sự an toàn và kêu gọi di dời căn cứ Futenma ra khỏi tỉnh này, nơi có đến hơn 70% các căn cứ quân sự của Mỹ tại Nhật Bản. Máy bay vận tải cánh quạt nghiêng V-22 Osprey. Trong khi đó, hôm 24-9, Bộ Quốc phòng Nhật Bản xác nhận rằng, các cuộc diễn tập chung giữa Lực lượng phòng vệ Nhật Bản và Lực lượng Hải quân đánh bộ Mỹ, có sự tham gia của các máy bay Osprey sẽ được tổ chức tại tỉnh miền tây Shiga, vào ngày 16-10 tới. Các quan chức quốc phòng Nhật Bản đã thông báo với ban lãnh đạo thành phố Takashima, thuộc tỉnh Shiga, về cuộc diễn tập này. Cuộc diễn tập, với sự tham gia của hơn 300 binh lính của 2 bên, sẽ kéo dài 11 ngày tại khu vực huấn luyện Aibano trong thành phố này. Đức Hùng. Theo THX.
Khủng hoảng di cư đè nặng lên Hy Lạp
Ít nhất 40 người di cư thiệt mạng trong lúc tìm cách vượt Địa Trung Hải đến châu Âu và 312 người đã được cứu sống - hải quân Ý tuyên bố như trên sau khi tiếp cận thuyền của họ hôm 15-8.
Thế giới
Đài CNN đưa tin những người sống sót đã được chuyển lên tàu Siem Pilot của Na Uy đang tuần tra theo chương trình hỗ trợ người di cư vượt biển của Liên minh châu Âu (EU). Tháng trước, tàu Siem Pilot cũng đã chở 785 người di cư về bến cảng an toàn sau khi lực lượng bảo vệ bờ biển Ý cứu họ từ chiếc thuyền gỗ và chiếc xuồng hơi ngoài khơi bờ biển Libya. Ủy viên châu Âu phụ trách di cư, vấn đề nhà ở và quyền công dân, ông Dimitris Avramopoulos, nhấn mạnh thế giới đang trải qua cuộc khủng hoảng tị nạn tồi tệ nhất kể từ thế chiến thứ II, đồng thời quả quyết châu Âu phải có trách nhiệm đối phó với tình hình. Người di cư trên đảo Kos - Hy Lạp Ảnh: GREEK REPORTER. Tổ chức Di dân Quốc tế (IOM) cho biết tính từ đầu năm 2015 đến nay, hơn 2.300 người di cư đã tử vong khi từ khu vực châu Phi Hạ Sahara tìm đường vượt biển đến châu Âu. Ngoài ra, cũng theo IOM, mỗi ngày có hơn 1.000 người di cư được cứu sống ngoài khơi bờ biển Ý và Hy Lạp. Thêm vào đó, IOM sự đoán số người di cư đến được châu Âu vào cuối tháng 8 này sẽ là 250.000 người, vượt qua tổng số trong năm 2014. Đặc biệt, cuộc khủng hoảng di cư đang đè nặng lên Hy Lạp trong bối cảnh kinh tế nước này còn nhiều khó khăn. Hôm 16-8, hàng trăm người tị nạn Syria trên đảo Kos đã được đưa lên một tàu để trú ngụ trong lúc quá trình xử lý giấy tờ diễn ra. Tuy nhiên, quyết định ưu tiên giải quyết cho người tị nạn Syria khiến những người di cư khác trên đảo Kos phẫn nộ trong lúc cuộc sống của họ hết sức chật vật. Khoảng 50 người Pakistan, Afghanistan và Iran hôm 15-8 đã ném đá và đánh nhau bên ngoài một đồn cảnh sát khi họ chờ đợi lấy giấy tờ để rời khỏi đảo Kos lên đất liền. Kos nằm trong số các hòn đảo trên biển Aegean đón tiếp hơn 120.000 lượt người di cư và người tị nạn trong năm 2015. Chịu hết xiết, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras đã kêu gọi EU giúp đỡ để giải quyết vấn đề người di cư ở nước này. Còn tại Pháp, theo đài BBC, hiện nay mỗi đêm có 150 người di cư đến nhà ga xe lửa Eurotunnel ở thành phố cảng Calais nhằm mục đích vượt qua đường hầm Channel để vào Anh, giảm nhiều so với con số 2.000 người vào cuối tháng trước. Chính phủ Anh xác nhận đã chi 7 triệu bảng tăng cường các biện pháp an ninh tại nhà ga Eurotunnel để ngăn chặn người di cư nhưng thừa nhận vẫn còn nhiều việc hơn nữa phải làm. Lục San.
Hỗn chiến giữa người ủng hộ và phản đối ông Trump
Đụng độ đã nổ ra giữa các phe phái chính trị đối lập nhau ở Berkeley, California (Mỹ), khi những người ủng hộ và chống đối Tổng thống Donald Trump lao vào nhau.
Thế giới
Những người tham gia "Cuộc tuần hành vì Tổng thống Trump " để biểu thị ủng hộ với Tổng thống, đã gặp nhóm chống đối "Bằng bất kỳ biện pháp nào cần thiết" ở khu Berkeley vào chiều 4/3 (giờ địa phương). Hàng chục nhà hoạt động đối lập mặt đối mặt, hét vào mặt nhau "Nước Mỹ không phát xít, không phân biệt chủng tộc" và "Xây dựng tường" sau đó lao vào ẩu đả. Lực lượng cảnh sát được triển khai tới hiện trường nhưng không thể can thiệp khi nắm đấm đầu tiên được tung ra vào khoảng 2h chiều, báo East Bay Times tường thuật. Hiện chưa rõ ai đã châm ngòi cho cuộc ẩu đả. Khoảng nửa tiếng sau, một cuộc xung đột khác lại bùng phát và tiếp theo đó là nhiều cuộc hỗn chiến nhỏ, rải rác, tiếp tục bùng phát, mà đa phần đều liên quan tới những người chống Tổng thống Trump. Trong cuộc ẩu đã, một phóng viên đang chụp ảnh đã bị đấm vào mặt và phải đi viện, RT đưa tin. Hoài Linh.
Bé trai Syria phải ăn cỏ để tồn tại
Một bé trai ở Syria nói rằng, em không được nếm bánh mì trong thời gian dài. Cậu bé và gia đình phải ăn cỏ để chống chọi với cơn đói.
Thế giới
Bé trai Syria đã nhịn đói trong 2 ngày. Ảnh: Daily Mail. Tờ Daily Mail vừa đăng đoạn phỏng vấn một bé trai không rõ danh tính, sống tại thành phố Aleppo, về điều kiện sống của em và gia đình. Video cũng phản ánh thực trạng tồi tệ đang diễn ra tại Syria. Khuôn mặt có nhiều vết bẩn, tóc rối và đôi mắt nâu mệt mỏi, bé trai dưới 5 tuổi nói rằng mình rất đói và đã nhịn ăn 2 ngày qua. Em đã không được ăn bánh mì trong một thời gian dài. Khi người quay phim hỏi em và bố mẹ ăn gì để tồn tại, cậu bé đáp: Cháu và gia đình đang ăn cỏ. Trước chiến tranh, hàng năm, sản lượng lúa mì của Syria là khoảng 3 triệu tấn. Tuy nhiên, cuộc nội chiến và sự bành trướng của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã đẩy hàng triệu người dân rời bỏ quê hương. Trong khi đó, chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad đang phải nỗ lực để đảm bảo lượng ngũ cốc cho những người ở lại. Hiện chính phủ Syria cần 15.000 tấn lúa mì để tránh nạn đói. "Địa ngục". Từ khi cuộc nội chiến bùng phát năm 2012, Aleppo, thành phố lớn nhất của Syria, bị chia cắt bởi lực lượng chính phủ và phiến quân. Những người không thể rời thành phố phải chịu cảnh địa ngục khi giao tranh giữa 2 phe liên tiếp nổ ra nhằm kiểm soát các trung tâm công nghiệp và tài chính của đất nước. Tổ chức Ân xá Quốc tế vừa phát hành báo cáo dài 62 trang với tiêu đề Cái chết hiện diện khắp nơi: Tội ác chiến tranh và tình trạng vi phạm nhân quyền ở Aleppo. Báo cáo vẽ nên một bức tranh đáng buồn về cuộc sống của người dân thành phố dưới làn bom đạn. Theo Daily Mail , bom thùng đã cướp mạng sống của 3.000 dân thường ở Aleppo trong năm 2014 và hơn 11.000 người dân Syria từ năm 2012. Tháng 4/2015, các nhà hoạt động địa phương ghi nhận ít nhất 85 vụ đánh bom tại thành phố khiến 110 người dân thiệt mạng. Trong khi đó, hơn 220.000 người, gồm khoảng 10.000 trẻ em, thiệt mạng tại Syria kể từ khi cuộc biểu tình chống chính phủ nổ ra tháng 3/2011. Theo ước tính, 9 triệu người đã rời bỏ quê hương để trốn cuộc xung đột. Báo cáo của Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn cho hay, hơn 3 triệu người Syria đã vượt biên sang Thổ Nhĩ Kỳ, Lebanon, Jordan và Iraq. SOHR: IS bắn hạ một trực thăng của quân chính phủ Syria Các phần tử thánh chiến đã bắn rơi một trực thăng của chính phủ ở miền Bắc Syria, trong khi giới truyền thông đưa tin máy bay rơi do gặp trục trặc kỹ thuật. Vì sao IS nuôi dưỡng 'đàn con của Vương quốc Hồi giáo'? Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đang đẩy mạnh quá trình tuyển mộ và đào tạo các chiến binh nhí nhằm tạo ra một thế hệ mới, duy trì sự tồn tại của tổ chức. An Nhiên.
Nga khuyên Mỹ nên tôn trọng chủ quyền của Syria khi tấn công IS
ANTĐ - Mỹ nên tôn trọng chủ quyền của Syria trong những nỗ lực chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS), Bộ trưởng Ngoại giao Sergei Lavrov nói trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Mỹ John Kerry.
Thế giới
Ngoại trưởng Nga và Mỹ đã có cuộc điện đàm vào hôm 21/9 theo yêu cầu từ phía Bộ Ngoại giao Mỹ. Trong cuộc điện đàm này, phía Nga đã nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc hợp tác giữa cộng đồng quốc tế nhằm chống lại sự đe dọa khủng bố từ IS. Tuy nhiên, ông Lavrov cảnh báo rằng Mỹ cần tránh việc bóp méo sự thật trong cuộc chiến chống lại khủng bố cũng như tôn trọng quyền toàn vẹn lãnh thổ của Syria khi việc thực hiện kế hoạch của mình, bao gồm cả việc sử dụng không kích. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. Trong khi đó, Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc- Samantha Power cho biết Mỹ có đầy đủ căn cứ pháp lí để tiến hành không kích IS ở Syria mà không cần sự cho phép của Liên Hợp Quốc. Tổng thống Mỹ Barack Obama đã cho phép quân đội Mỹ tấn công IS trên cả lãnh thổ Syria vào đầu tháng qua. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cũng đã đưa ra kế hoạch không kích chi tiết cho việc này với mục tiêu chính nhằm vào các căn cứ của IS. Washington sẽ tăng lực lượng cố vấn Mỹ ở Iraq lên 1.600 người, cùng huấn luyện và trang bị vũ khí cho 5.000 thành viên của phe đối lập ôn hòa ở Syria đang chiến đấu chống lại IS. Mỹ quyết định sẽ tấn công cả lực lượng IS ở Syria. Mỹ khẳng định rằng họ sẽ không hợp tác với chính phủ của Tổng thống Syria Bashar Assad dưới bất kì hình thức nào trong việc chống khủng bố. Chính quyền Obama luôn muốn Tổng thống Assad phải rời ghế tổng thống sau khi Mỹ cho rằng ông Assad đã sử dụng vũ khí hóa học vào năm ngoái. Nga đã nhiều lần bày tỏ quan ngại về việc Mỹ không những sẽ không kích vào IS mà còn vào cả lực lượng trung thành với Tổng thống Assad. Kể từ đầu mùa hè, IS đã trở thành nhóm vũ trang Hồi giáo nổi loạn nguy hiểm nhất ở Iraq và Syria, nơi tổ chức này đã chiếm được một vùng lãnh thổ rộng lớn và tuyên bố thành lập một Nhà nước Hồi giáo tự xưng. IS được biết đến với những hành động khủng bố dã man và bạo lực nhằm vào các lực lượng đối lập và người dân thuộc tôn giáo thiểu số khác ở Iraq và Syria. Đặng Vũ. Theo RT.
Ai Cập nối lại phiên xét xử cựu bộ trưởng nội vụ
Truyền hình nhà nước Ai Cập cho biết, sau 10 ngày đình hoãn, phiên tòa xét xử cựu Bộ trưởng Nội vụ Habib Al-Adly và sáu cấp phó của ông này đã được nối lại ngày 14/8 dưới sự bảo vệ an ninh nghiêm ngặt tại Cairo.
Thế giới
Theo cáo trạng tại phiên tòa, cựu Bộ trưởng Nội vụ Adly đã chỉ đạo cảnh sát nước này nổ súng vào những người biểu tình trong thời gian diễn ra các cuộc tuần hành phản đối chính quyền hồi tháng Một vừa qua. Trước đó, ông Adly đã từng bị kết án 12 năm tù giam do tham nhũng. Phiên tòa xét xử ông Adly được mở ngày 3/8 vừa qua, cùng thời điểm với phiên tòa đầu tiên xét xử cựu Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak cùng hai người con trai, với tội danh tham nhũng./. (TTXVN/Vietnam+).
Luật sư của đảng cầm quyền Myanmar bị bắn chết tại sân bay
Cố vấn pháp lý của Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) cầm quyền ở Myanmar, ông Ko Ni đã bị bắn chết bên ngoài sân bay quốc tế Yangon sau khi trở về từ một chuyến thăm tới Indonesia.
Thế giới
Cố vấn pháp lý của Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) cầm quyền ở Myanmar, ông Ko Ni. (Nguồn: mmtimes.com). Theo Reuters, ngày 29/1, cố vấn pháp lý của Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) cầm quyền ở Myanmar, ông Ko Ni đã bị bắn chết bên ngoài sân bay quốc tế Yangon sau khi trở về từ một chuyến thăm tới Indonesia. Theo trợ lý của ông Ko Ni, một tay súng đơn độc chưa rõ danh tính đã sát hại vị luật sư kỳ cựu này và làm bị thương 2 người khác ở phía trước cửa nhà ga chính của sân bay này vào lúc 17 giờ 00 (giờ địa phương). Cảnh sát đã bắt giữ kẻ tình nghi, tuy nhiên hiện vẫn chưa rõ động cơ của vụ việc. Ông Ko Ni là một thành viên quan trọng của cộng đồng người Hồi giáo thiểu số ở Myanmar. Vụ việc trên xảy ra trong bối cảnh căng thẳng cộng đồng gia tăng tại Myanmar. Hiện Cố vấn Nhà nước kiêm Ngoại trưởng Myanmar, bà Aung San Suu Kyi đang phải chịu nhiều sức ép liên quan đến chiến dịch an ninh tại khu vực Tây Bắc của Myanmar, nơi có đông người Hồi giáo đang sinh sống./.
Australia cam kết điều tra minh bạch vụ bắt cóc con tin
Ngày 16/12, Thủ tướng Australia Tony Abbott đã cam kết tiến hành một cuộc điều tra hoàn toàn minh bạch về việc phần tử cực đoan Man Haron Monis không bị giám sát tại thời điểm y tiến hành vụ bắt cóc con tin ở trung tâm thành phố Sydney. Monis đã bị cảnh sát Australia tiêu diệt tại hiện trường vụ việc.
Thế giới
Haram Monis, kẻ đã quá quen mặt với cảnh sát bang New South Wales. Ảnh: EPA. Trả lời phỏng vấn trên đài phát thanh ABC của Australia, Thủ tướng Abbott cho biết chính phủ nước này có hàng loạt câu hỏi đặt ra cho các quan chức liên quan, nhằm làm rõ lý do phần tử đầy tiền án, tiền sự này không nằm trong bất cứ danh sách theo dõi khủng bố nào và thậm chí có được vũ khí. Ông Abbott nêu rõ: "Chúng tôi muốn biết vì sao với tiền sử bạo lực, tâm thần bất ổn và cực đoan cuồng tín, hắn lại không bị kiểm soát.". Ông Abbott cũng thừa nhận hệ thống an ninh Australia đã không đối phó thích đáng với Monis và nước này phải thường xuyên ghi nhớ những bài học từ vụ việc. Man Haron Monis là phần tử không xa lạ gì với cảnh sát bang New South Wales cũng như cảnh sát liên bang Australia. Khi thực hiện vụ bắt cóc táo tợn ở quán cà phê Lindt Chocolat ngay giữa thành phố Sydney ngày 15/12 vừa qua, Monis đang tại ngoại sau khi được bảo lãnh khỏi hàng loạt cáo buộc như xâm hại tình dục hàng loạt, tòng phạm giết người,... Tháng trước, tay súng gốc Iran 50 tuổi trên từng đăng tải một tin nhắn viết bằng tiếng Arab lên trang web của mình, tuyên bố trung thành với "vương quốc của người Hồi giáo", được cho là ám chỉ nhóm phiến quân tự xưng "Nhà nước Hồi giáo" (IS). Cũng trong ngày 16/12, Lực lượng cảnh sát quốc gia Iran cho biết Tehran từng cố gắng dẫn độ Monis, song Australia đã từ chối với lý do không có thỏa thuận dẫn độ giữa hai nước. Hãng thông tấn chính thức IRNA của IRAN dẫn lời người đứng đầu lực lượng này, Tướng Ismail Ahmadi Moghaddam cho hay Iran từng cảnh báo Australia về quá khứ tôn giáo cực đoan của Monis, người được cấp quy chế tị nạn chính trị tại Australia năm 1996 và từng gây tai tiếng vì đã gửi các bức thư mang lời lẽ xúc phạm tới gia đình các binh sĩ nước này bị thiệt mạng tại Afghanistan trong thời gian từ năm 2007 đến năm 2009. Hiện tại, an ninh trên toàn Sydney đang được tăng cường với hàng trăm cảnh sát được triển khai khắp các đường phố. Theo Trung tá Michael Fuller, lực lượng an ninh có mặt tại nhiều nơi công cộng, các sự kiện thể thao, các nút giao thông cũng như nhiều khu vực cần thiết khác, trong bối cảnh gần lễ đón Năm mới cận kề. Ông Fuller cho biết không có thông tin tình báo về việc lặp lại vụ tấn công vừa qua, song có thể thấy rõ "sự sợ hãi trên những gương mặt ở quận Martin Place". Trong khi đó, phóng viên TTXVN tại Sydney cho biết ngày 16/12, cảnh sát Australia đã phong tỏa hai khu vực gần Sydney vì bị đe dọa đánh bom. Sự việc xảy ra chỉ một ngày sau khi Australia hoàn tất chiến dịch giải cứu con tin tại quán cà phê Lindt. Tối 16/12, hàng trăm người dân sinh sống tại các tòa nhà trên đường Charles và Hassal ở vùng Parramatta thuộc ngoại ô Sydney đã được lệnh sơ tán vì mối đe dọa đánh bom. Một đội rà phá bom mìn đã được triển khai để kiểm tra an ninh khu vực xung quanh trụ sở cảnh sát tiểu bang New South Wales nằm trên đường Charles. Sau khi không phát hiện nguy cơ bom mìn, cảnh sát cho phép người dân trở về nhà. Người phát ngôn cảnh sát New South Wales không xác nhận thông tin chi tiết vụ việc, song cho biết hoạt động đảm bảo an ninh đã được triển khai như một biện pháp phòng ngừa. Cùng ngày, một Văn phòng dịch vụ Nhà trên đường Swan ở Wollongong đã nhận được thông điệp ngắn đe dọa có bom trong Tòa nhà. Ngay lập tức, cảnh sát, lực lượng chữa cháy và cứu thương đã có mặt tại hiện trường, đồng thời phong tỏa đường Swan. Hơn 100 người đã được sơ tán trong lúc các đội rà phá bom mìn làm việc. Cảnh sát tập trung kiểm tra các bì thư được gửi tới tòa nhà trong ngày 16/12. Sau khi không phát hiện thuốc nổ, hoạt động trên đường Swan trở lại bình thường. TTXVN/Tin Tức.
Tung cảnh báo ớn lạnh, Nga khiến cả thế giới bàng hoàng
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev vừa tung ra cảnh báo đáng sợ nhất về viễn cảnh tình hình ở Syria. Lời cảnh báo đó khiến cộng đồng thế giới không khỏi giật mình lo ngại.
Thế giới
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev. Thủ tướng Nga Medvedev hôm qua (12/2) đã cảnh báo rằng, nếu các lực lượng Ả-rập tham gia vào cuộc chiến ở Syria thì họ có thể sẽ châm ngòi cho một cuộc chiến tranh thế giới mới". Để tránh viễn cảnh như vậy, ông Medvedev kêu gọi tiến hành các cuộc đàm phán về lệnh ngừng bắn. Khi được hỏi về những lời đề nghị của một số quốc gia Ả-rập về việc tham chiến vào chiến trường Syria dưới sự chỉ huy của Mỹ, Thủ tướng Nga Medvedev đã trả lời rằng, điều đó sẽ rất là tồi tệ bởi những cuộc tấn công mặt đất thường dẫn đến tình trạng các cuộc chiến tranh bị kéo dài liên miên. "Người Mỹ và các đối tác Ả-rập phải nghĩ kỹ về điều này: Liệu họ có muốn một cuộc chiến tranh lâu dài? ", tờ nhật báo kinh doanh Handelsblatt của Đức dẫn lời Thủ tướng Nga cho biết trong một bài trả lời phỏng vấn. "Họ có thực sự nghĩ rằng họ sẽ giành chiến thắng nhanh chóng trong một cuộc chiến tranh như vậy hay không? Điều đó là không thể, đặc biệt trong thế giới Ả-rập. Ở đó, tất cả mọi người chiến đấu chống lại nhau... tất cả mọi thứ đều phức tạp hơn rất nhiều. Một cuộc chiến có thể kéo dài nhiều năm hoặc nhiều thập kỷ, ông Medvedev cho biết. "Tất cả các bên phải ngồi vào bàn đàm phán thay vì châm ngòi cho một cuộc chiến tranh thế giới mới, Thủ tướng Nga nhấn mạnh thêm. Trước đó, Tổng thống Syria Bashar Assad thừa nhận, Thổ Nhĩ Kỳ và Ả-rập Xê-út có thể sẽ sớm đưa quân vào nước ông. Tuy vậy, ông Assad vẫn tự tin rằng, quân đội của ông có thể giành lại đất nước Syria đang bị chiến tranh giày xéo. Tuyên bố trên của Nhà lãnh đạo Assad được đưa ra sau khi Riyadh nhắc lại mục tiêu lật đổ chính quyền Syria. Không chỉ Nga mà nhiều chuyên gia cũng từng lên tiếng cảnh báo về viễn cảnh bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới nếu tình hình ở Trung Đông, cụ thể là ở Syria không được kiểm soát mà tiếp tục leo thang với sự tham gia của ngày càng nhiều nước. Kiệt Linh (tổng hợp).
Toàn cảnh vụ giẫm đạp khiến hơn 700 người chết tại Arab Saudi
Vụ giẫm đạp xảy ra ngày 24/9 trong lễ hành hương thường niên của người Hồi giáo gần thánh địa Mecca ở Arab Saudi, khiến ít nhất 717 người thiệt mạng và hơn 800 người bị thương. Vì sao hàng triệu người hành hương về thánh địa Mecca/ Giẫm đạp trên đường tới thánh địa Mecca, hơn 700 người thiệt mạng
Thế giới
Những thành viên của tổ chức Trăng lưỡi liềm đỏ đang chăm sóc các nạn nhân bị thương trong vụ giẫm đạp tại Mina bên ngoài thành phố linh thiêng Mecca. Ảnh: Reuters. Nhân viên y tế đang băng bó cho một nạn nhân bị thương Ảnh: Reuters. Tính đến tối 24/9, ít nhất 717 người đã thiệt mạng về vụ giẫm đạp trên. Chính quyền Arab Saudi đây là thảm họa tồi tệ nhất trong mùa hành hương tại Haji trong 25 năm qua. Ảnh: Reuters. Khách hành hương và nhân viên cứu hộ cùng các thi thể nạn nhân la liệt tại Mina. Theo cơ quan báo chí của Saudi thì vụ dẫm đạp xảy ra khi các khách hành hương đang tiến hành nghi lễ "ném đá vào quỷ dữ". Ảnh: AP. Nhiều thi thể nạn nhân được thu gom sau vụ giẫm đạp. Ảnh: GettyImage. Có ít nhất 43 người Iran thiệt mạng trong vụ việc này. Ảnh: AP. Cảnh sát Saudi Arabia tại Mina gần thánh địa Mecca. Các nhà chức trách triển khai 100.000 nhân viên an ninh và 25.000 nhân viên y tế thêm trong năm nay.Ảnh: Reuters. Mỗi năm có tới hàng triệu người từ các nước theo đạo Hồi và hàng trăm ngàn người Saudi Arabia hành hường đến Mecca. Ảnh: AP. Khu trại của khách hành hương tại Mina gần thánh địa Mecca. Ảnh: Reuters. 100.000 chiếc lều như thế này đã được chính quyền sở tại dựng lên cho khánh hành hương. Nhưng bất chấp tất cả, thảm họa vẫn xảy ra. Trong ảnh là một người bị thương trong vụ giẫm đạp đang được các nhân viên y tế chuyển đi. Ảnh: Reuters. Bình Nguyễn (tổng hợp).
Hình ảnh hiếm hoi về đám tang của phiến quân Ukraine
Phóng viên ảnh của CNN Jonathan Alpeyrie được lực lượng ly khai ở đông Ukraine cho phép chứng kiến đám tang của 4 đồng đội, khi lại khoảnh khắc hiếm có khi những tay súng to lớn rơi nước mắt.
Thế giới
Hôm 18/8, trên đường tác nghiệp tác nghiệp tại Donetsk, miền đông Ukraine, phóng viên Alpeyrie bắt gặp một đoàn xe ôtô của lực lượng ly khai và hai xe bọc thép, mỗi xe chở các binh sĩ và hai chiếc quan tài. Alpeyrie đã quyết định bám theo đoàn xe này để thử vận may. Đi được hơn một km, một chiếc xe trong đoàn chặn xe của Alpeyrie lại, chĩa súng máy vào anh và hỏi tại sao lại đi theo họ. Alpeyrie giải thích rằng anh muốn theo dõi tang lễ sắp diễn ra và cuối cùng, các tay súng đã đồng ý để anh đi tiếp. 4 phiến quân thiệt mạng trong một cuộc giao tranh với quân đội Ukraine ở vùng Donetsk. Họ được chôn cất tại một làng nhỏ ở phía nam, gần tiền tuyến. Thành trì Donetsk của quân ly khai đang bị binh sĩ chính phủ ngày một siết chặt hơn. Tiếng đạn, pháo vẫn vang lên liên tục gần đó suốt buổi lễ. Trong vòng một giờ, Alpeyrie chụp lại toàn bộ hình ảnh của tang lễ dưới sự chủ trì của một giáo sĩ. Các tay súng vây quanh linh cữu của các đồng đội, cúi đầu, gương mặt lộ vẻ đau xót. Có người không kìm được nước mắt, gục vào vai đồng đội khóc. Tuy nhiên, sau khi ghi lại được những hình ảnh hiếm có này, Alpeyrie bị bắt giữ với lý do khuôn mặt của một số phiến quân và những người sống gần đó lọt vào ống kính quá rõ. "Họ đưa chúng tôi lên những chiếc xe khác nhau, chở đến trụ sở ở Donetsk và bắt chúng tôi xóa hết tất cả các ảnh", anh kể. "Chúng tôi đã làm theo yêu cầu, nhưng khi trở về khách sạn, chúng tôi đã khôi phục được toàn bộ ảnh". Lực lượng phiến quân không muốn cho người ngoài chứng kiến những mất mát trong nội bộ nên việc chụp được những bức ảnh trên là cực kỳ hiếm và khó khăn. Để có thể tác nghiệp, Alpeyrie may mắn được phe ly khai cấp hai loại thẻ chứng nhận khác nhau. Thẻ đầu tiên cho phép anh đi qua các chốt kiểm soát, giống như một sự công nhận chính thức. Thẻ còn lại cho phép anh chụp ảnh ở các vùng quân sự. Điều này do chỉ huy quân đội địa phương quyết định và dù họ thường khá thân thiện, họ vẫn sẽ trả lời "không". Hai chiếc thẻ trên cũng dẫn đến một nguy cơ. Đó là nếu phóng viên có thẻ đang ở trong khu vực của quân đội Ukraine, họ có thể bị bắt vì mang giấy tờ chính thức của nước Cộng hòa Donetsk tự xưng. Alpeyrie đã sử dụng những chiếc thẻ để tác nghiệp ở Donetsk suốt hai tuần qua. "Có những khoảnh khắc độc nhất khi bạn chớp được cơ hội. Đó là một khoảnh khắc rất riêng tư, khi họ đang khóc, nó thực sự lay động". Hôm 18/8, trên đường tác nghiệp tác nghiệp tại Donetsk, miền đông Ukraine, phóng viên Alpeyrie bắt gặp một đoàn xe ôtô của lực lượng ly khai và hai xe bọc thép, mỗi xe chở các binh sĩ và hai chiếc quan tài. Alpeyrie đã quyết định bám theo đoàn xe này để thử vận may. Đi được hơn một km, một chiếc xe trong đoàn chặn xe của Alpeyrie lại, chĩa súng máy vào anh và hỏi tại sao lại đi theo họ. Alpeyrie giải thích rằng anh muốn theo dõi tang lễ sắp diễn ra và cuối cùng, các tay súng đã đồng ý để anh đi tiếp. 4 phiến quân thiệt mạng trong một cuộc giao tranh với quân đội Ukraine ở vùng Donetsk. Họ được chôn cất tại một làng nhỏ ở phía nam, gần tiền tuyến. Thành trì Donetsk của quân ly khai đang bị binh sĩ chính phủ ngày một siết chặt hơn. Tiếng đạn, pháo vẫn vang lên liên tục gần đó suốt buổi lễ. Trong vòng một giờ, Alpeyrie chụp lại toàn bộ hình ảnh của tang lễ dưới sự chủ trì của một giáo sĩ. Các tay súng vây quanh linh cữu của các đồng đội, cúi đầu, gương mặt lộ vẻ đau xót. Có người không kìm được nước mắt, gục vào vai đồng đội khóc. Tuy nhiên, sau khi ghi lại được những hình ảnh hiếm có này, Alpeyrie bị bắt giữ với lý do khuôn mặt của một số phiến quân và những người sống gần đó lọt vào ống kính quá rõ. "Họ đưa chúng tôi lên những chiếc xe khác nhau, chở đến trụ sở ở Donetsk và bắt chúng tôi xóa hết tất cả các ảnh", anh kể. "Chúng tôi đã làm theo yêu cầu, nhưng khi trở về khách sạn, chúng tôi đã khôi phục được toàn bộ ảnh". Lực lượng phiến quân không muốn cho người ngoài chứng kiến những mất mát trong nội bộ nên việc chụp được những bức ảnh trên là cực kỳ hiếm và khó khăn. Để có thể tác nghiệp, Alpeyrie may mắn được phe ly khai cấp hai loại thẻ chứng nhận khác nhau. Thẻ đầu tiên cho phép anh đi qua các chốt kiểm soát, giống như một sự công nhận chính thức. Thẻ còn lại cho phép anh chụp ảnh ở các vùng quân sự. Điều này do chỉ huy quân đội địa phương quyết định và dù họ thường khá thân thiện, họ vẫn sẽ trả lời "không". Hai chiếc thẻ trên cũng dẫn đến một nguy cơ. Đó là nếu phóng viên có thẻ đang ở trong khu vực của quân đội Ukraine, họ có thể bị bắt vì mang giấy tờ chính thức của nước Cộng hòa Donetsk tự xưng. Alpeyrie đã sử dụng những chiếc thẻ để tác nghiệp ở Donetsk suốt hai tuần qua. "Có những khoảnh khắc độc nhất khi bạn chớp được cơ hội. Đó là một khoảnh khắc rất riêng tư, khi họ đang khóc, nó thực sự lay động".
Chìm tàu ở Indonesia, 27 người chết
(TNO) Tính đến hôm nay 8.6, các nhân viên cứu hộ tại Indonesia đã tìm thấy 27 thi thể sau khi một con tàu bị chìm ở tỉnh Nam Kalimantan vào hai ngày trước đó.
Thế giới
Theo Tân Hoa Xã dẫn lời một quan chức cho biết, tai nạn xảy ra hơn hai giờ sau khi chiếc tàu chở hơn 100 người rời tỉnh Tanjung Dewa để đến thành phố Sorong. Chúng tôi đã tìm thấy 27 thi thể, vị quan chức tên Rusli Ansyah cho hay. Cũng theo ông này, 93 người khác đã được cứu sống. Cuộc tìm kiếm những người bị mất tích vẫn tiếp tục được thực hiện vào hôm nay. Ông Ansyah cho biết thêm, thời tiết xấu là nguyên nhân dẫn đến thảm kịch chìm tàu trên. Huỳnh Thiềm.
Bầu cử ở Anh: Đảng Bảo không giành chiến thắng
Theo kết quả bầu cử từ 649/650 khu vực đã công bố, Đảng Bảo thủ của Thủ tướng Theresa May giành được 318 ghế; Công đảng được 261 ghế; đảng Dân tộc Scotland có 35 ghế và đảng Dân chủ Tự do 12 ghế.
Thế giới
Bà Theresa May nói sẽ thành lập chính phủ mới. Ảnh: BBC. Như vậy, đảng Bảo thủ của Thủ tướng Anh dù giành được nhiều phiếu nhất nhưng vẫn không đủ số ghế cần thiết ở Hạ viện (326 ghế) để đứng ra thành lập chính phủ mới, đài BBC đưa tin. Sau bầu cử, bà Theresa May nói không từ chức Thủ tướng Anh. Bà May cho biết sẽ thành lập Chính phủ mới. Sau khi tới Cung điện Buckingham gặp Nữ hoàng Anh, bà Theresa May nói chỉ đảng của bà có "quyền hợp pháp" cầm quyền, bất chấp việc đã mất 8 ghế để đạt quá bán tại Quốc hội. *Trước đó, kết quả thăm dò dư luận ngay sau khi kết thúc bỏ phiếu tại cuộc tổng tuyển cử ở Anh ngày 8/6 cho biết hiện chưa có đảng nào giành được số ghế quá bán tại Hạ viện. Theo kết quả cuộc thăm dò dư luận ngoài phòng phiếu đã đóng cửa (Exit Poll), đảng Bảo thủ của Thủ tướng Anh Theresa May giành được 314 ghế; Công đảng giành được 266 ghế; đảng Quốc gia Scotland được 34 ghế và đảng Tự do dân chủ có 14 ghế, đài BBC đưa tin lúc 4 giờ 37 phút sáng 9/6 (theo giờ Hà Nội). Theo luật bầu cử của Anh, số ghế cần thiết để 1 đảng chiếm đa số tại Hạ viện và đứng ra thành lập chính phủ mới là 326 ghế/650 ghế. Như vậy, đảng Bảo thủ của Thủ tướng Anh còn thiếu 12 ghế để giành chiến thắng. Tuy nhiên, đây mới chỉ là kết quả thăm dò bước đầu. Hiện việc kiểm phiếu đang được tiến hành và kết quả sơ bộ sẽ được công bố vào 11 giờ trưa ngày 9/6 (giờ địa phương). Chuyện gì sẽ xảy ra nếu không có một đảng thắng với đa số sau bầu cử: Đảng có nhiều nghị sĩ nhất sẽ thành lập chính phủ kế tiếp? Không nhất thiết. Đảng giành nhiều ghế nhất sau khi phiếu được kiểm tại 650 đơn vị bầu cử, thường được gọi là đảng thắng trong cuộc bầu cử và lãnh đạo của đảng này gần như luôn trở thành Thủ tướng. Nếu không có đảng nào chiếm đa số, có khả năng đảng đứng thứ hai sẽ thành lập chính phủ với sự hậu thuẫn của các đảng khác. Làm cách nào để một ai đó thắng cử? Cách dễ nhất để trở thành Thủ tướng là thắng với đa số tại Hạ viện - đa số có nghĩa là đảng đó giành nhiều ghế tại Hạ viện hơn tất cả các đảng khác gộp lại. Cần có bao nhiêu nghị sĩ tại Hạ viện để trở thành đa số? Cần 326 ghế. Như vậy là đủ để có một chính phủ có thể bỏ phiếu thông qua các đạo luật mà không bị các đảng đối lập bỏ phiếu phản đối. Nếu không đạt con số đó thì sẽ rơi vào tình trạng "Quốc hội treo" (tình trạng không có một đảng duy nhất giành đủ số ghế để tự mình thành lập một chính phủ với đa số). Nếu xảy ra tình trạng Quốc hội treo, lãnh đạo các đảng sẽ hội đàm để thành lập một chính phủ liên minh. Vai trò của Nữ hoàng Anh. Theo truyền thống, Nữ hoàng không can thiệp vào các đảng chính trị vì thế không bao giờ có chuyện bà sẽ chọn ai là Thủ tướng. Liên minh chính phủ là gì? Một liên minh là khi hai hoặc vài đảng hợp tác để điều hành chính phủ như một đơn vị thống nhất. (Nguồn: BBC). Thanh Xuân.
Biểu tình chống Chính phủ mới ở Honduras
Theo hãng tin AFP, ngày 25/2, khoảng 10.000 người ủng hộ Tổng thống bị phế truất Manuel Zelaya đã xuống đường biểu tình phản đối tân Tổng thống Porfirio Lobo và đòi "thành lập một hội đồng lập hiến" và "ngừng các vụ ám sát chính trị."
Thế giới
Cuộc biểu tình trên do Mặt trận Dân tộc Kháng chiến Nhân dân (tên mới của phong trào ủng hộ Tổng thống Zelaya bị lật đổ trong cuộc đảo chính hồi tháng 6 năm ngoái) tổ chức. Đây là hành động phản kháng quy mô đầu tiên kể từ khi ông Lobo, người đã chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống gây tranh cãi do chính phủ tiếm quyền ở Honduras tiến hành tháng 11 năm ngoái, tuyên thệ nhậm chức hồi cuối tháng trước. Hàng nghìn người biểu tình hô khẩu hiệu phản đối cuộc đảo chính, kêu gọi cải cách Hiến pháp, lên án tình trạng tham nhũng và những vụ vi phạm quyền con người xảy ra thường xuyên ở Honduras kể từ khi ông Zelaya bị lật đổ. Rất đông các giảng viên và các nhà hoạt động trong ngành giáo dục thuộc 6 công đoàn nhà giáo quốc gia đã tiến hành bãi công để ủng hộ và tham gia biểu tình trước trụ sở Quốc hội ở thủ đô Tegucigalpa. Người phát ngôn Mặt trận Dân tộc Kháng chiến Nhân dân, ông Rafael Alegria, tuyên bố không hề có bất cứ thay đổi nào trong chính phủ mới của ông Lobo, chính quyền vẫn tiếp tục các vụ bắt bớ, tra tấn và sát hại vì mục đích chính trị. Trong khi đó, cựu Tổng thống Zelaya gọi những cáo buộc mới đây về tội tham nhũng nhằm vào ông là hành vi khủng bố chính trị và phá hoại những nỗ lực thúc đẩy hòa giải dân tộc. Liên quan tới số phận các tướng lĩnh quân sự có dính líu tới vụ đảo chính ngày 28/6 năm ngoái, tân Tổng thống Lobo cùng ngày đã quyết định sa thải những nhân vật này. Cụ thể, Tổng Tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang, Tướng Romeo Vásquez Velásquez; Phó Tổng Tham mưu trưởng liên quân Venancio Cervantes cùng nhiều sĩ quan cao cấp khác như Tư lệnh không quân, hải quân... đã buộc phải ra đi./. (TTXVN/Vietnam+).
Nga gặp nguy cấp trên chiến trường Syria?
Thổ Nhĩ Kỳ đã triệu tập đại diện lâm thời Nga đến để bày tỏ sự bất bình trước việc một binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ bị giết hại bởi một tay súng bắn tỉa từ khu vực của người Kurd ở Syria. Đây là nơi quân Nga đang hoạt động tích cực. Thông tin trên do một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cho biết ngày hôm qua (23/3).
Thế giới
Ảnh minh họa. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Huseyin Muftuoglu cho hay, Thổ Nhĩ Kỳ mong chờ Nga sẽ tôn trọng tính nhạy cảm của vấn đề, đồng thời miêu tả những hình ảnh chụp ảnh binh sĩ Mỹ bên cạnh lực lượng chiến binh người Kurd được phát tán trên mạng gây khó chịu. Đại diện lâm thời Nga ở Thổ Nhĩ Kỳ đã bị triệu tập hôm 22/3, ông Muftuoglu nói. Trước đó, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ hôm 22/3 đã nã đạn liên tiếp vào khu vực tây bắc Afrin của Syria. Afrin là một khu vực nằm trong quyền kiểm soát của lực lượng chiến binh người Kurd YPG, sau khi binh sĩ của Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng trong một cuộc giao tranh xuyên biên giới. YPG cho hay, các lực lượng Nga đã tiến vào khu vực này. Diễn biến trên làm tăng nguy cơ leo thang cuộc đối đầu giữa Thổ Nhĩ Kỳ với lực lượng người Kurd được Mỹ hậu thuẫn đồng thời gây ảnh hưởng đến quá trình khôi phục quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Vụ việc này cũng phơi bày bản chất bất ổn của một trong những mặt phức tạp nhất trong cuộc xung đột nhiều bên ở Syria. Đây là nơi chứng kiến những cuộc đối đầu chồng chéo giữa Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Iran và các nước Ả-rập. Tất cả các nước trên đều hậu thuẫn cho những lực lượng khác nhau trong địa phương. Nếu không xử lý tốt vấn đề người Kurd và Thổ Nhĩ Kỳ, Nga có thể bị mắc kẹt trên chiến trường Syria. YPG là một đồng minh quân sự của Mỹ và đang đóng vai trò chính trong chiến dịch chống tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) do Mỹ hậu thuẫn ở các khu vực của Syria. YPG cũng vừa thiết lập quan hệ chặt chẽ hơn với Nga. Tuần này vừa có tin, Moscow đã thiết lập một căn cứ quân sự ở Afrin và sẽ giúp YPG đào tạo lực lượng. Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên của NATO và là một phần của liên minh chống IS do Mỹ dẫn đầu. Tuy nhiên, Ankara lại coi YPG là một tổ chức khủng bố và là một cánh tay của Đảng Công nhân người Kurd (PKK) ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ankara đã rất tức giận và bất mãn trước việc Mỹ hậu thuẫn cho YPG và đã cảnh báo sẽ không chấp nhận việc có một nhà nước khủng bố được thiết lập lên ở phía bắc Syria. Thổ Nhĩ Kỳ càng trở nên sốt ruột hơn khi lực lượng người Kurd ở Syria đang lôi kéo cả Washington và Moscow về phía họ, sau khi họ chứng minh mình là một lực lượng chiến đấu hiệu quả trong cuộc chiến chống lại các nhóm chiến binh khủng bố, cũng như chiếm lại các khu vực lãnh thổ từ tay IS. Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu phát động chiến dịch tấn công vào Syria từ hồi tháng 8 năm ngoái với mục đích được thông báo là nhằm đánh đuổi lực lượng IS ra khỏi biên giới của họ. Tuy nhiên, giới phân tích tin rằng, mục đích chính của chiến dịch quân sự mà Thổ Nhĩ Kỳ phát động ở Syria là nhằm ngăn chặn viễn cảnh đội quân người Kurd ở Syria tiến lại ngày một gần đến biên giới của họ. Sự tham chiến của Thổ Nhĩ Kỳ vào Syria đã làm cuộc nội chiến ở đây thêm phần hỗn loạn, phức tạp và đẫm máu. Mâu thuẫn giữa Thổ Nhĩ Kỳ và đồng minh Mỹ đang được khoét sâu thêm nữa khi Ankara công khai từ chối tham gia chiến dịch giải phóng thành phố Raqqa do Mỹ chỉ huy nếu chiến dịch này có sự tham gia của lực lượng người Kurd. Tại cuộc họp báo với giới phóng viên ngày hôm qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ đã nói, việc đưa lực lượng YPG tham gia vào chiến dịch đánh chiếm Raqqa từ tay IS là điều không thể chấp nhận được. Kiệt Linh (tổng hợp).
Quan hệ châu Âu - Iran có nguy cơ đổ vỡ sau vụ tấn công tại lễ diễu binh
Quan hệ giữa Iran với châu Âu, vốn đang trong giai đoạn nhạy cảm, có nguy cơ đổ vỡ khi Iran triệu đại diện các nước Hà Lan, Đan Mạch và Anh sau vụ tấn công tại lễ diễu binh ở thành phố Ahvaz ở tỉnh Khuzestan khiến hàng chục người thiệt mạng.
Thế giới
Cảnh hỗn loạn trong vụ tấn công khủng bố ở Ahvaz. Theo cáo buộc của Tehran, các nước Hà Lan, Đan Mạch, Anh đang hỗ trợ những nhóm đối lập Iran hoạt động ở các nước châu Âu và những kẻ chống đối này chính là tác giả của vụ tấn công tại Ahvaz. Ông Bahram Qasemi, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran tuyên bố: Điều không thể chấp nhận đó là Liên minh châu Âu (EU) không liệt những nhóm này vào danh sách khủng bố với lý do chưa gây ra vụ tấn công nào tại châu Âu. Kể từ khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân mà Iran ký với nhóm P5+1 (gồm Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Mỹ và Đức), hay còn gọi là Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA), quan hệ giữa Iran và châu Âu bước vào giai đoạn không suôn sẻ. Dù không phá bỏ thỏa thuận như Mỹ nhưng châu Âu cũng giảm bớt trao đổi kinh tế với Iran bởi không muốn mất lòng Washington. Với Iran, sự thay đổi thái độ của châu Âu bị coi như hành động phản bội với những cam kết hạt nhân. Theo ông Javad Zarif, Ngoại trưởng Iran, với sự rút lui của Mỹ, kỳ vọng của công chúng Iran vào EU tăng lên nhằm duy trì những thành quả đạt được của thỏa thuận. Vì thế ông cho rằng, sự ủng hộ chính trị của châu Âu là chưa đủ, EU phải thực hiện các bước đi thiết thực để tăng cường quan hệ kinh tế với Iran. Chưa dừng ở đó, Iran và châu Âu bất đồng sâu sắc về hoạt động của các nhóm đối lập Iran ở châu Âu. Hồi tháng 3-2018, một số cá nhân liên quan tới một nhóm tôn giáo cực đoan đã tấn công Đại sứ quán Iran ở London. Tháng 9-2018, Đại sứ quán Iran tại Thủ đô Athens của Hy Lạp lại bị một nhóm chống Chính phủ Iran tấn công nhằm phản đối chính sách của chính quyền Tehran đối với cộng đồng người Kurd tại Iran. Tháng 7-2018, quan hệ châu Âu - Iran thực sự nổi sóng khi 6 người bị bắt giữ tại Bỉ, Pháp và Đức, trong đó có một nhà ngoại giao Iran, với cáo buộc có âm mưu đánh bom nhóm người biểu tình do một nhóm đối lập Iran lưu vong tại Pháp tổ chức. Trong khi châu Âu coi các nhóm đó chỉ là lực lượng đối lập ôn hòa, thì Tehran liệt chúng vào thành phần khủng bố đang âm mưu lật đổ chính quyền Iran. Trở lại vụ tấn công tại lễ diễu binh ở thành phố Ahvaz ở tỉnh Khuzestan, lúc đầu Tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và Phong trào Quốc gia Ahvaz, một tổ chức đối lập đang tìm kiếm một quốc gia riêng biệt trong tỉnh Khuzestan giàu dầu mỏ ở Iran, tuyên bố chịu trách nhiệm về vụ tấn công. Tuy nhiên, cả hai đều không đưa ra được bằng chứng để chứng minh sự dính líu của mình với vụ tấn công ở Ahvaz. Với việc Hà Lan, Đan Mạch và Anh bị cáo buộc có phần trách nhiệm trong vụ tấn công ở thành phố Ahvaz, Tehran đang hướng tầm ngắm đến các nhóm đối lập hoạt động ở châu Âu. Nếu như Iran có hành động trả đũa nhằm vào các nhóm này như trong quá khứ, Tehran có thể rơi vào thế đối đầu với châu Âu vốn không coi các nhóm đối lập trên là khủng bố. Chưa biết diễn biến tiếp theo thế nào nhưng thỏa thuận hạt nhân mà Iran ký với nhóm P5+1 và Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng bởi căng thẳng hiện nay giữa châu Âu và Iran. Hoàng Sơn.
Nam ca sĩ Psy gây tai nạn ở Trung Quốc
Ngôi sao ‘Gangnam Style’ cùng chiếc Rolls Royce siêu sang của anh đã gây tai nạn với chiếc xe buýt trên đường phố Hàng Châu, Trung Quốc.
Thế giới
Chiều 16/7, Psy tự lái chiếc Rolls Royce màu đỏ di chuyển trên đường phố Hàng Châu, Trung Quốc. Vì va chạm vào chiếc xe buýt chạy cùng chiều nên siêu xe của anh bị hư hại nặng. Rất may, ngôi sao Gangnam Style và những người trên xe không ai bị thương nghiêm trọng. Nam ca sĩ Psy. Theo thông tin được tiết lộ, vụ tai nạn diễn ra vào hôm 16/7 khi nam ca sĩ di chuyển từ sân bay tới khách sạn để chuẩn bị tham dự sự kiện khai trương một quán bar vào ngày 17/7. Ngay khi sự việc xảy ra, mọi người xung quanh chưa kịp nhận ra chủ nhân chiếc xe gây tai nạn là ai, nam ca sĩ đã nhanh chóng rời khỏi hiện trường bằng chiếc Porsche đỗ ở gần đó. Cảnh sát địa phương cho biết Psy đã thỏa thuận thành công với tài xế xe buýt. Chiếc siêu xe màu đỏ của Psy đâm vào xe bus. Psy khẳng định sức khỏe của anh rất tốt và vụ tai nạn trên không ảnh hưởng đến lịch trình của anh. Do có liên quan tới ca sĩ nổi tiếng nên rất nhiều người đứng chờ ở sở cảnh sát để tiếp tục nghe ngóng thông tin. Psy nổi tiếng với bài hát Gangnam Style được công bố vào năm 2012. Đến nay, với 2,3 tỷ lượt tải về, bài hát đã công phá hàng loạt các bảng xếp hạng, đưa tên tuổi của Psy nổi tiếng khắp thế giới./.
Thủ tướng Theresa May thành lập chính phủ thiểu số
Thủ tướng Theresa May yêu cầu Nữ hoàng Elizabeth cho phép thành lập chính phủ trong ngày 9/6, sau cuộc bầu cử khiến Đảng Bảo thủ mất đa số trong quốc hội.
Thế giới
Thủ tướng Theresa May thông báo bà sẽ thành lập một chính phủ mới để ổn định tình hình chính trị và dẫn dắt nước Anh trong cuộc đàm phán với Liên minh châu Âu (EU) nhằm đạt được một thỏa thuận Brexit thành công. Thủ tướng Anh Theresa May muốn thành lập chính phủ thiểu số. Ảnh: Daily Mirror. Thủ tướng Theresa May nói rằng bà có thể nhờ cậy vào sự ủng hộ của "những người bạn" thuộc đảng Liên minh Dân chủ (DUP) của Bắc Ireland trong Quốc hội sau khi Đảng Bảo thủ không thể giành đa số quá bán. Thủ tướng Anh nêu rõ: "Chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với những người bạn và đồng minh, cụ thể là trong DUP. Hai đảng có một mối quan hệ vững mạnh suốt nhiều năm và điều này củng cố cho tôi niềm tin rằng chúng tôi có thể làm việc cùng nhau vì lợi ích của toàn thể Vương quốc Anh". Hãng tin Sky News đưa tin Đảng Liên minh Dân chủ (DUP) Bắc Ireland sẽ ủng hộ Thủ tướng Theresa Maythành lập chính phủ thiểu số, cho phép phe Bảo thủ chiếm đa số tuyệt đối 326 ghế trong Hạ viện Anh có 650 nghị sĩ. DUP từ chối bình luận về tin này. Với 649 trong tổng số 650 ghế đã được phân bổ, Đảng Bảo thủ đã giành được 318 ghế, trong khi Công đảng được 261 ghế. DUP giành được 10 ghế trong Hạ viện Anh. Về phần mình, khi được hỏi liệu các cuộc thương lượng về Brexit có bị trì hoãn sau bầu cử Hạ viện Anh, Chủ tịch Công đảng Corbyn nói với Sky News: "Các cuộc thương lượng phải được tiến hành vì Điều khoản 50 đã được kích hoạt. Ông Corbyn nói thêm: "Lập trường của chúng tôi là rõ ràng. Chúng tôi muốn có một Brexit tạo ra công ăn việc làm. Do đó, điều quan trọng nhất là đạt được một thỏa thuận thương mại với Châu Âu. Xét từ góc độ Châu Âu, kết quả gây sốc của bầu cử Anh có thể dẫn đến khả năng trì hoãn việc khởi động các cuộc thương lượng về Brexit và làm gia tăng nguy cơ các cuộc thương lượng sẽ thất bại.
"Ukraine đã giành lại quyền kiểm soát tuyến biên giới với Nga"
Theo Reuters, ngày 20/6, Bộ trưởng Quốc phòng tạm quyền Ukraine Mykhailo Koval cho biết lực lượng nước này đã giành lại quyền kiểm soát biên giới với Nga và hiện có thể ngăn chặn việc vận chuyển vũ khí qua biên giới nhằm hỗ trợ cho các phần tử ly khai.
Thế giới
Binh lính Ukraine đứng gác tại một tuyến đường đến Lugansk. (Ảnh: AFP). Phát biểu trước quốc hội, ông Koval nói: Các lực lượng của chúng ta đã hoàn thiện vòng vây quanh khu vực bất ổn và khôi phục đường biên giới quốc gia của Ukraine. Tuần trước, chúng ta đã ngăn chặn được hoàn toàn khả năng trang thiết bị quân sự vượt biên từ phía Liên bang Nga (vào Ukraine). Trong khi đó, giới truyền thông dẫn một bản sao không chính thức cho biết Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko sẽ kêu gọi thành lập một vùng đệm 10 km trên tuyến biên giới với Nga theo một kế hoạch 14 điểm nhằm kiến tạo hòa bình cho khu vực phía Đông nước này. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu khu vực phi quân sự này sẽ nằm ở phía biên giới Ukraine hay bao gồm một phần bên phía Nga và cũng chưa rõ về tình trạng của người dân sống ở khu vực biên giới sẽ ra sao trong kế hoạch này./.
Mosscow “vung tiền” xây tuyến đường sắt mới tránh Ukraine
BizLIVE - Nga đã thông qua quyết định trong năm 2015 sẽ bắt đầu tái thiết và xây dựng tuyến đường sắt vòng tránh lãnh thổ Ukraine, với chi phí dự trù là 55 tỷ rúp, Tiếng nói nước Nga dẫn nguồn TASS đưa tin.
Thế giới
Photo: RIA Novosti. Nga đã thông qua quyết định trong năm 2015 sẽ bắt đầu tái thiết và xây dựng tuyến đường sắt vòng tránh lãnh thổ Ukraine, với chi phí dự trù là 55 tỷ rúp, TASS dẫn lời một quan chức cấp Liên bang tham gia cuộc thảo luận về dự án cho biết. Theo lời ông này, kinh phí sẽ được cấp theo từng đợt bằng nhau trong vòng 3 năm tới. Như TASS đưa tin trước đó, ngay từ tháng Ba năm 2014 Đường sắt Nga đã xét thấy cần phải tu bổ tuyến đường tàu hỏa ở các khu vực miền nam Nga, bỏ qua địa bàn Ukraine. Hiện giờ hàng loạt chuyến tàu từ phần trung tâm của nước Nga theo hành trình tới các khu vực miền Nam đang chạy theo con đường ngắn nhất thông qua lãnh thổ Ukraine, hai lần đi qua biên giới quốc gia giữa hai nước. KIM NGÂN.
Kết thúc Shangri-La: Mỹ và Singapore khẳng định ủng hộ ASEAN
(GDVN) - Trong cuộc đối thoại Shangri-La vào ngày 6 tháng 2, Mỹ và Singapore đã khẳng định tiếp tục hợp tác với các vấn đề về an ninh khu vực.
Thế giới
Trong cuộc đối thoại Shangri-La vào ngày 6 tháng 2, Mỹ và Singapore đã khẳng định tiếp tục hợp tác để giải quyết các vấn đề về an ninh khu vực. Sự hợp tác này bao gồm việc ủng hộ Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và Hiệp định Khung Chiến lược 2005. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta. Đó là hai lời khẳng định của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta và Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen ở Hội nghị thượng đỉnh An ninh Châu Á lần thứ 11 được đặt tên là Đối thoại Shangri-La tại Singapore. Hội nghị thượng đỉnh thường niên này được tổ chức tại Khách sạn Shangri-La ở Singapore và được tổ chức bởi Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế có trụ sở ở Vương quốc Anh. Đây là một diễn đàn an ninh liên chính phủ với sự tham dự của các quan chức hàng đầu của các nước trên khắp thế giới. Phát biểu này được đưa ra sau cuộc gặp song phương giữa Panetta và Ng Eng Hen vào ngày 2 tháng 6. Đây là lần đầu tiên Bộ trưởng Panetta xuất hiện ở Đối thoại Shangri-La. Panetta và Ng Eng Hen đã thảo luận về nhiều vấn đề an ninh khu vực và quốc phòng. bao gồm Cuộc họp bổ sung giữa các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN và Hiệp định Khung Chiến lược (SFA) giữa Mỹ và Singapore. Mối quan hệ hợp tác giữa hai nước đã tăng đáng kể từ năm 1990 sau khi hai nước kí Biên bản ghi nhớ (MOU) cho phép Mỹ tiếp cận các cơ sở của Singapore ở Căn cứ không quân Paya Lebar và các bến tàu Sembawang. Một cơ quan hậu cần Hải quân Mỹ đã được xây dựng ở Singapore vào năm 1992 theo quy định của MOU. Vào năm 1999 bản MOU đã được sửa đổi bổ sung cho phép các tàu hải quân Mỹ thả neo ở Căn cứ Hải quân Changi. Việc xây dựng bến cảng mới đã được hoàn thành vào đầu năm 2011 và có thể cho phép các hàng không mẫu hạm của Mỹ đậu. Panetta và Ng Eng Hen đều xác nhận những tiến triển trong hợp tác quốc phòng giữa hai nước kể từ khi kí SFA. Bên cạnh đó Panetta và Ng cũng khẳng định cam kết tiếp tục thực hiện SFA và cho phép Mỹ tham gia nhiều hơn vào khu vực. Theo tuyên bố chung giữa hai nước thì Mỹ và Singapore đều đang phối hợp tăng cường cải thiện các cơ hội tập huấn cùng nhau, trong đó có việc sử dụng Trung tâm Huấn luyện Murai của Singapore để tổ chức các hoạt động tập huấn cùng nhau thương xuyên hơn giữa Hải quân Mỹ và Lực lượng Vũ trang Singapore (SFA) kể từ năm 2013 trở đi. Ngoài ra Singapore cũng thực hiện tập huấn quân sự ở Úc, Pháp và Đài Loan. Trong suốt cuộc họp song phương, ông Ng Eng Hen đã cảm ơn ông Panetta vì cho phép SAF tập huấn ở Mỹ còn ông Panetta đã cảm ơn ông Ng Eng Hen vì những "đóng góp hữu ích của Singapore đối với Afghanistan và những nỗ lực chống cướp biển ở vịnh Aden". >> Chân dung Bộ trưởng Quốc phòng luôn lấy đối thoại làm trọng - Leon Panetta.
Ôman cải tổ nội các
- Ngày 26/2, Quốc vương Ôman Qaboos bin Said đã tiến hành cải tổ nội các, thay sáu bộ trưởng. Động thái này diễn ra một tuần sau khi xảy ra cuộc biểu tình hiếm hoi đòi cải cách chính trị.
Thế giới
Hãng thông tấn quốc gia ONA cho biết Quốc vương Qaboos đã ban bố sắc lệnh bổ nhiệm ông Mohammed bin Nasser al-Khasibi làm Bộ trưởng Công thương, ông Hamoud bin Faisal al-Bousaidi làm Bộ trưởng Dân vụ và ông Madiha bint Ahmed bin Nasser làm Bộ trưởng Giáo dục. Ông Sheikh Mohammed bin Abdullah al-Harthy, thôi chức Bộ trưởng Dân vụ và được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Môi trường, trong khi ông Maqboul bin Ali bin Sultan trở thành tân Bộ trưởng Giao thông. Sắc lệnh trên còn bổ nhiệm ông Mohsen bin Mohammed al-Sheikh làm Bộ trưởng Du lịch, đồng thời cho rằng cuộc cải tổ lần này được thực hiện vì lợi ích của dân chúng. Trước đó, ngày 19/2 khoảng 300 người đã đòi cải tổ chính trị và tăng lương trong một cuộc biểu tình hòa bình ở nước này giữa lúc tình hình bất ổn tại các quốc gia Trung Đông khác và Bắc phi đang ngày càng trở nên ác liệt. Các quốc gia Vùng Vịnh đã tăng cường biện pháp nhằm trấn an dân chúng sau các cuộc bạo loạn lật đổ các nhà lãnh đạo ở Tuynidi và Ai Cập.
Xả súng tại sân bay Mỹ, ít nhất 5 người thiệt mạng
Ít nhất 5 người thiệt mạng và 8 người khác bị thương trong một vụ nổ súng tại sân bay quốc tế ở bang Florida, Mỹ hôm 6/1.
Thế giới
Hành khách được sơ tán ra khỏi nhà ga sau vụ xả súng tại sân bay. (Ảnh: Reuters). Vụ việc xảy ra vào khoảng 13h ngày 6/1 (giờ địa phương) tại khu vực lấy hành lý ở nhà ga số 2 sân bay quốc tế Fort Lauderdale, bang Florida của Mỹ. Cạnh tượng hỗn loạn tại sân bay. (Ảnh: Reuters). Nghi phạm được cho là xuống từ một chuyến bay của Canada, mang súng đã qua ký gửi trong túi hành lý. Tên này nhận hành lý và vào nhà vệ sinh nạp đạn trước khi bắt đầu quay ra và xả súng vào những người có mặt tại nhà ga sân bay. Vụ tấn công khiến ít nhất 5 người thiệt mạng và 8 người khác bị thương. Sân bay cũng tạm đóng cửa do vụ tấn công. Ngay sau vụ xả súng, hàng chục xe cảnh sát và xe cấp cứu đã được điều động đến hiện trường. Cảnh sát hiện đã khống chế, bắt giữ nghi phạm mà không có thương tích. Cảnh sát bắt giữ, thẩm vấn những người được sơ tán khỏi sân bay. (Ảnh: Reuters). Nghi phạm được xác định là Esteban Santiago, 26 tuổi, có thẻ căn cước quân nhân phục vụ tại chiến trường Iraq. Hắn từng phục vụ trong lực lượng Cận vệ Quốc gia Puerto Rico và từng tới Iraq trong 10 tháng. Nghi phạm Esteban Santiago thực hiện vụ xả súng. (Ảnh: CBS). Phát ngôn viên Cận vệ Quốc gia Quân đội Alaska cho biết Santiago thuộc lực lượng dự bị quân sự trước khi tham gia lực lượng cảnh vệ tại đây hồi tháng 11/2014. Tháng 8/2016, Santiago bị cho giải ngũ vì không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Mỹ Linh (TH).
Tổng thống Yemen xuất hiện trên truyền hình
(HNMO) - Tổng thống Yemen Ali Abdullah Saleh hôm qua (7/7), đã xuất hiện trên truyền hình lần đầu tiên kể từ sau vụ ám sát cách đây một tháng và cho biết ông đã sẵn sàng chia sẻ quyền lực theo khuôn khổ của hiến pháp.
Thế giới
Ông Saleh, hiện đang hồi phục sức khỏe tại Riyadh sau vụ tấn công bằng bom hôm 3/6 vào dinh thự tổng thống của ông, cho thấy những vết bỏng nặng trên khuôn mặt của mình, được che phủ bằng râu trắng, thay vì bộ ria mép dày. Ông đã phải băng bó tay cánh tay và bàn tay khi xuất hiện trên truyền hình Yemen trong một cuộc phỏng vấn được ghi hình trước. "Chúng tôi không chống lại sự tham gia, chúng tôi tham gia với tất cả các phe phái chính trị, cho dù họ đang ở vị trí đối lập hay cầm quyền, nhưng trong ánh sáng của một chương trình mà mọi người nhất trí", ông Saleh nói. Ông Saleh, người đã bay tới nước láng giềng Ả-rập Xê-út để điều trị sau vụ tấn công, đã kiên quyết nắm quyền lực bất chấp áp lực quốc tế và 6 tháng biểu tình chống lại sự cai trị suốt 33 năm của ông. Những tiên đoán về sức khỏe và khả năng trở về Yemen của ông Saleh đã lan tràn trong suốt 5 tuần qua. "Tôi đã trải qua 8 cuộc phẫu thuật thành công và đã bị bỏng", ông nói, cảm ơn Quốc vương Abdullah của Ả rập Xê-út đã cho ông trú ngụ. Hôm qua, một nhà lãnh đạo đối lập cho biết, Phó Tổng thống Abd-Rabbu Mansour Hadi, người đã chèo lái trong thời gian ông Saleh vắng mặt, đã tiếp xúc với phe đối lập với một kế hoạch mới nhằm chấm dứt bế tắc chính trị của đất nước. Theo kế hoạch này, ông Saleh sẽ nắm quyền lực lâu hơn thời hạn được nêu trong sáng kiến của Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC), sáng kiến mà tổng thống đã lùi lại quá 3 lần vào phút cuối, đẩy quốc gia vào tình trạng lấp lửng chính trị. Theo thỏa thuận GCC, ông Saleh sẽ phải từ chức 30 ngày sau khi ký nó. "Bản chất của những ý tưởng này là để bắt đầu giai đoạn chuyển tiếp bằng cách thành lập một chính phủ quốc gia do phe đối lập lãnh đạo và thay đổi ngày bầu cử tổng thống từ 60 ngày sang một khoảng thời gian dài hơn, mà không cần chuyển giao quyền lực hoàn toàn cho phó tổng thống", lãnh đạo phe đối lập cho biết, nói với Reuters trong điều kiện giấu tên sau cuộc họp với ông Hadi. Kế hoạch mới là một bước tụt lùi với phe đối lập, vốn đã hy vọng là thời gian của ông Saleh đã hết khi ông rời khỏi đất nước. Trong khi các nhà lãnh đạo kỳ cựu ở Ai Cập và Tunisia đã thoái lui trước yêu cầu của công chúng, ông Saleh đã chứng tỏ mình là một người sống sót chính trị khôn ngoan. Sự bế tắc chính trị đã làm trầm trọng hơn tình trạng nghèo khó của đất nước, hiện đang ở bên bờ vực của cuộc nội chiến với quân nổi dậy ở phía bắc, quân ly khai ở phía nam và các tướng lĩnh quân đội đào thoát khỏi hàng ngũ của ông Saleh.
Trung Quốc mưu biến Biển Đông thành 'pháo đài' tàu ngầm hạt nhân
Về công nghệ, Trung Quốc có thể đang phát triển một phiên bản mới của tàu ngầm Type 094 hoạt động yên tĩnh hơn cùng tên lửa đạn đạo với tầm bắn xa hơn cho tàu ngầm này dựa trên tên lửa JL-2. Và Trung Quốc cũng đang lên kế hoạch cho một thế hệ tàu ngầm hạt nhân (SSBN) tiếp theo được trang bị tên lửa đạn đạo thế hệ mới JL-3, National Interest cho biết.
Thế giới
Tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn của hải quân Trung Quốc. Trong 3 năm trở lại đây, khả năng răn đe hạt nhân trên biển của Trung Quốc đã được cải thiện rõ rệt, bắt đầu với việc lần đầu tiên triển khai tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo có đầu đạn hạt nhân vào năm 2014. Gần đây nhất, một phân tích do AllSource Analysis tiến hành đã tiết lộ có 4 tàu ngầm tên lửa đạn đạo (SSBN) lớp Tấn (Type 094) tại căn cứ hải quân trên đảo Hải Nam. Điều này hỗ trợ báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ rằng Trung Quốc có ít nhất 4 tàu ngầm SSBN Type 094. Những chứng cớ cho thấy sự phát triển khả năng răn đe hạt nhân trên biển của Trung Quốc đang ngày càng gia tăng, và nước này cũng đang phải đối mặt với những kiềm chế nhất định về mặt kỹ thuật và địa lý, điều này chắc chắn sẽ hạn chế các cuộc tuần tra hạt nhân của Trung Quốc trong tương lai gần. Tàu ngầm SSBN của Trung Quốc đã đi vào hoạt động ở hạm đội Nam Hải, khi Trung Quốc có những hành vi ngày càng ngang ngược trong yêu sách lãnh thổ. Nước này đã cho xây dựng các đảo nhân tạo phi pháp cùng hệ thống cảng nước sâu, đường băng sân bay, các trang thiết bị khác và hầm chứa máy bay trên 3 đảo nhân tạo bồi lấp trái phép tại khu vực quần đảo Trường Sa. Những hệ thống này đã tạo điều kiện cho Trung Quốc triển khai lực lượng tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) mà không bị cản trở. Khi lực lượng tàu ngầm SSBN của Trung Quốc tiếp tục mở rộng và nâng cấp, có thể Trung Quốc sẽ có ý định triển khai răn đe hạt nhân trên toàn cầu. Trung Quốc bắt đầu nghiên cứu SLBM từ năm 1958 và đã nhận được sự trợ giúp về kỹ thuật và trang thiết bị từ Liên Xô. Trung Quốc cũng đã xây dựng một căn cứ hải quân tại Thanh Đảo và một cơ sở đóng tàu tại Hồ Lô Đảo để phát triển tàu ngầm. Việc nghiên cứu và phát triển hệ thống SLBM tiếp tục diễn ra trong nửa cuối thập kỷ 1960 đến những năm 1980. Chương trình phát triển SLBM của Trung Quốc được tiến hành một cách ngắt quãng dưới thời Mao Trạch Đông (1949-1976) do hạn chế về ngân sách, các sự kiện lịch sử (như Cuộc cách mạng Đại nhảy vọt, chia rẽ Xô-Trung và Cách mạng văn hóa), bị hạn chế đường tiếp cận biển và phong trào xét lại. Sau khi Đặng Tiểu Bình lên nắm quyền vào năm 1978, chương trình phát triển tên lửa SLBM của Trung Quốc lại được chú trọng trở lại và năm 1982 đánh dấu lần đầu tiên phóng thử thành công tên lửa JL-1 từ tàu ngầm chở tên lửa đạn đạp lớp Hạ (Type 092), thế hệ tàu ngầm đầu tiên của Trung Quốc. Tàu ngầm này đã đi vào hoạt động vào những năm 1980, cho dù chưa hề tiến hành các cuộc tuần tra răn đe hạt nhân nào vì những hạn chế về kỹ thuật, địa lý và an ninh quốc tế. Chương trình phát triển tàu ngầm SSBN hiện nay, tàu ngầm lớp Tấn (Type 094) đã được khởi xướng từ những năm 1980, tàu ngầm này có thể mang theo hai tên lửa JL-2 (Cự Lãng 2) với tầm bắn lên đến 7.200 km. Tàu ngầm lớp Tấn lần đầu được đưa vào hoạt động năm 2014, gần 60 năm sau khi Trung Quốc khởi xướng chương trình phát triển tên lửa SLBM, và 35 năm sau khi Trung Quốc phóng thử thành công tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm và khoảng 30 năm sau khi Trung Quốc khởi xướng chương trình phát triển tàu ngầm Type 094. Gây căng thẳng ở Biển Đông. Theo báo Mỹ, Biển Đông bao quanh bởi eo biển Malacca và eo Singapore ở phía tây và eo biển Đài Loan ở phía đông. Theo ước tính, khoảng 50% lượng dầu mỏ toàn cầu đi qua vùng biển này, và các cuộc khảo sát cho thấy khu vực này có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt lớn dưới đáy biển. Quần đảo Hoàng Sa cách bờ biển đảo Hải Nam 300km vốn thuộc chủ quyền của Việt Nam, nhưng Trung Quốc đã dùng vũ lực cưỡng chiếm một cách phi pháp kể từ năm 1974. Quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), nằm cách đảo Hải Nam khoảng 1.000 km, hoàn toàn không nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Trung Quốc theo như quy định của UNCLOS, nhưng Trung Quốc đã cố tình chiếm đóng và xây dựng các tiền đồn quân sự trên quần đảo này một cách phi pháp. Trung Quốc đã xây dựng các hệ thống dân sự-quân sự trên 7 thực thể thuộc quần đảo Trường Sa là Đá Xubi, Đá Gaven, Đá Chữ Thập, Đá Tư Nghĩa, Đá Gạc Ma và Đá Châu Viên. Đây là hai quần đảo lớn trên Biển Đông đang bị Trung Quốc chiếm đóng và quân sự hóa trái phép, bất chấp luật pháp quốc tế. Học thuyết hạt nhân và cấu trúc lực lượng hạt nhân của Trung Quốc. Học thuyết hạt nhân hiện nay của Trung Quốc được goi là chiến lược phản công hạt nhân mà một số học giả còn gọi là trả đũa. Việc phát triển năng lực phản công là điểm cơ bản trong chiến lược răn đe hạt nhân, cho dù các khái niệm kéo theo như răn đe tối thiểu và răn đe hạn chế khác nhau về ý nghĩa đối với năng lực này. Chiến lược phản công hạt nhân của Trung Quốc có thể được coi như chiến dịch phản công hạt nhân độc lập hoặc phối hợp trong khuôn khổ chiến dịch phản công rộng hơn có sử dụng cả lực lượng hạt nhân ở các đơn vị khác nhau. Cho dù Trung Quốc từ lâu đã tìm cách phát triển khả năng phản công đáng tin cậy hơn như thông qua các hệ thống tên lửa đạn đạo di động tiên tiến cho lực lượng hạt nhân trên bộ, việc triển khai các công cụ răn đe trên biển vẫn mang lại khả năng phản công hạt nhân bảo đảm hơn trên lý thuyết. Theo hình ảnh vệ tinh, tàu ngầm Type 094 của Trung Quốc dài từ 132-137m, có lưng gù nhô lên ở giữa thân tàu mang 12 ống phóng tên lửa đạn đạo. Tàu ngầm này cũng được thiết kế để mang tên lửa đạn đạo JL-2 với tầm bắn lên đến 7.200km. Tầm bắn của tên lửa JL-2. Bốn tàu ngầm Type 094 đóng tại căn cứ hải quân trên đảo Hải Nam và vũ khí hạt nhân mà các tàu này mang thuộc kiểm soát của Hải quân Trung Quốc, thay vì Lực lượng tên lửa Trung Quốc. Nằm gần căn cứ hải quân Du Lâm, căn cứ Longpo được xây dựng từ năm 2003-2010, gồm các cầu đón tàu ngầm, các khu quản lý và một lối vào bằng đường hầm dưới biển. Việc Trung Quốc triển khai tàu ngầm Type 094 đang vấp phải những khó khăn do tình hình an ninh hàng hải trong khu vực, cũng như các điều kiện kỹ thuật của loại tàu này. Cụ thể hơn, Nhật Bản và Mỹ rất có thể sẽ triển khai một loạt các hệ thống giám sát tàu ngầm trên Biển Hoa Đông và phía Tây Thái Bình Dương, đồng thời vận hành các công cụ chống tàu ngầm hết sức tinh vi. Hơn nữa, tàu ngầm của Trung Quốc được cho là khá ồn, dễ bị theo dõi và xác định mục tiêu. Biển Đông và Biển Hoa Đông cũng không nhiều lối đi ra Thái Bình Dương để thực hiện các cuộc tuần tra răn đe hạt nhân trên vùng biển mở. Do đó những nhân tố này sẽ đều cản trở Trung Quốc triển khai sức mạnh răn đe hạt nhân trên biển trong thời gian tới. Để đối phó với những trở ngại này, Trung Quốc có thể áp dụng "chiến lược pháo đài, giữ lực lượng tên lửa SLBM trong khu vực Biển Đông trong khi duy trì khả năng phản công hạt nhân. Chiến lược pháo đài này lần đầu được áp dụng khi Liên Xô triển khai tên lửa SLBM ở Biển Barents, sát lãnh thổ Liên Xô, do Mỹ lúc đó nắm ưu thế vượt trội về theo dõi tàu ngầm trong vùng biển mở. Trong trường hợp của Trung Quốc, cách tiếp cận này có thể sẽ dựa vào thực tế phát triển hiện nay, được đúc rút từ công nghệ và các đặc điểm địa lý tự nhiên của Biển Đông. Về công nghệ, Trung Quốc có thể đang phát triển một phiên bản mới của tàu ngầm Type 094 hoạt động yên tĩnh hơn cùng tên lửa đạn đạo với tầm bắn xa hơn cho tàu ngầm này dựa trên tên lửa JL-2. Và Trung Quốc cũng đang lên kế hoạch cho một hệ thống tên lửa SLBM thế hệ tiếp theo được trang bị tên lửa đạn đạo thế hệ mới JL-3 (Cự Lãng 3). Kể từ năm 2012, Trung Quốc đã thể hiện tham vọng ngày càng lớn đối với quần đảo Hoàng Sa cả về chính trị lẫn quân sự khi ngang nhiên thiết lập trái phép cái gọi là thành phố Tam Sa ở đảo Phú Lâm. Ngoài ra Trung Quốc còn nâng cấp trái phép hệ thống dân sự- quân sự trên đảo Phú Lâm, bao gồm hải cảng, sân bay và các nhà chứa máy bay. Trung Quốc hiện nay đang gây căng thẳng khu vực bằng cách cố thu hút khách du lịch tới khu vực này và đảo Phú Lâm đã bị các cơ quan tuyên truyền Trung Quốc coi như lãnh thổ của mình để củng cố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc đối với Biển Đông. Còn tại khu vực quần đảo Trường Sa, Trung Quốc đã bồi lấp phi pháp 7 bãi đá thành đảo nhân tạo và xây dựng các cảng nước sâu và đường băng. Theo giới quan sát, bằng các hoạt động phi pháp này, Trung Quốc đã cải thiện khả năng phối hợp và thực hiện các hoạt động dân sự - quân sự ở khu vực phía đông và nam Biển Đông. Theo National Interest. cho dù răn đe hạt nhân trên biển mới là khả năng mới của Trung Quốc, nhưng đây đã là chiến lược được nước này xây dựng và mong đợi từ lâu. Tuy nhiên, việc này sẽ không suôn sẻ bởi hiện nay việc triển khai các hệ thống tên lửa SLBM của Trung Quốc phải đối mặt với những trở ngại trong môi trường an ninh quốc tế hiện nay, cùng các yếu tố địa lý trên Biển Đông và các đặc tính kỹ thuật của tàu ngầm Type 094. Trung Quốc hiện vẫn đang tập trung nâng cấp kỹ thuật cho SLBM, cho dù nhân tố cản trở đến từ cả hai phía kỹ thuật và địa lý khu vực. Nếu Trung Quốc triển khai được tên lửa tầm xa trong môi trường hàng hải đã được tái định hình, nước này sẽ có điều kiện thực hiện các cuộc tuần tra răn đe hạt nhân trên toàn cầu với khởi nguồn từ Biển Đông. Giới phân tích quốc tế cảnh cáo, kể cả nếu thiếu "chiến lược pháo đài" thì việc chiếm đóng phi pháp các đảo đá trên Biển Đông cũng đã giúp Trung Quốc tăng cường đáng kể khả năng triển khai tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đây là một phần trong chiến lược mở rộng phạm vi hoạt động quân sự của Trung Quốc trong khu vực. Đặng Phương Thảo.
Triều Tiên bị cáo buộc đánh cắp kế hoạch đóng tàu chiến của Hàn Quốc
Nghị sỹ đảng đối lập Hàn Quốc Kyeong Dae-soo cho biết Triều Tiên đã lấy cắp khoảng 60 tài liệu quân sự mật từ Tập đoàn Kỹ thuật Hàng hải và Đóng tàu Daewoo hồi năm ngoái.
Thế giới
Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP). Báo Dong-A Ilbo dẫn lời nghị sỹ đảng đối lập Kyeong Dae-soo cho biết Triều Tiên đã lấy cắp những kế hoạch chi tiết các tàu được trang bị tên lửa và những tàu ngầm chưa xác định trong vụ trộm những tài liệu mật từ Tập đoàn Kỹ thuật Hàng hải và Đóng tàu Daewoo của Hàn Quốc - hãng đóng tàu lớn nhất thế giới, hồi năm ngoái. Cụ thể, khoảng 60 tài liệu quân sự mật trong số 40.000 tài liệu đã bị lấy trộm từ hãng đóng tàu này hồi tháng 4/2016. Những tài liệu này bao gồm thông tin về công nghệ đóng tàu, những kế hoạch chi tiết, những hệ thống vũ khí và những đánh giá về các tàu nói trên. Theo Bloomberg, các tàu chiến và tàu ngầm được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis của Hàn Quốc là "chìa khóa" của những kế hoạch cho một cuộc tấn công phủ đầu chống lại việc Triều Tiên sẽ triển khai một tàu ngầm được trang bị những tên lửa đạn đạo tới những cơ sở then chốt tại miền Nam. Hệ thống chiến đấu Aegis được mệnh danh là hệ thống chiến đấu tiên tiến và phức tạp nhất thế giới, là "trái tim" của hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạn đạo. Trước đó hồi đầu tháng này, một nghị sỹ Hàn Quốc cũng tiết lộ các tin tặc Triều Tiên đã đánh cắp những kế hoạch quân sự do Mỹ và Hàn Quốc triển khai hồi năm ngoái, trong đó có cả kế hoạch "tấn công" nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un./. (Vietnam+).
Giới triệu phú Mỹ ủng hộ Hillary Clinton
(TNO) Hillary Clinton là ứng cử viên Tổng thống được nhiều triệu phú Mỹ yêu thích nhất. Ngoài ra, thuế, chi tiêu chính phủ là vấn đề được giới triệu phú Mỹ quan tâm hàng đầu, theo một cuộc khảo sát của CNBC.
Thế giới
Đa số triệu phú Mỹ yêu thích bà Hillary Clinton - Ảnh: Reuters. CNBC hôm 6.5 đưa tin khảo sát này được thực hiện trên 750 người Mỹ có giá trị tài sản ít nhất 1 triệu USD. Đối với giới nhà giàu Mỹ, thuế và chi tiêu chính phủ là mối quan tâm lớn nhất với 22% người được hỏi chọn vấn đề này. Thế bế tắc chính trị giữa hai đảng là mối bận tâm thứ hai với 21% người được hỏi. Chính sách đối ngoại và nền kinh tế/thất nghiệp là hai vấn đề được quan tâm tiếp theo. 53% số người được khảo sát trả lời họ sẽ bầu bà Hillary Clinton, 47% còn lại cho biết họ sẽ bỏ phiếu cho đại diện đến từ đảng Cộng hòa. Hillary Clinton nhận được sự ủng hộ lớn nhất từ triệu phú trẻ với 70% triệu phú có độ tuổi nhỏ hơn 48 đứng về phía bà trong cuộc đối đầu với ông Jeb Bush thuộc đảng Cộng hòa. So sánh giữa tất cả các ứng cử viên, bà Clinton cũng là người nhận được nhiều sự ủng hộ nhất từ phía các cử tri triệu phú: 36% cho biết sẽ bỏ phiếu cho bà. Con số này cao hơn hẳn so với sự ủng hộ của triệu phú Mỹ dành cho ông Jeb Bush với 20% người ủng hộ và thượng nghị sĩ Elizabeth Warren của đảng Dân chủ với 8% người ủng hộ. Song sự ủng hộ này không hẳn là một lợi thế đối với nữ cựu Ngoại trưởng đảng Dân chủ. Trước đó, bà tuyên bố muốn hành động vì tầng lớp lao động Mỹ, lật nhào giới nhà giàu và giảm lương của các CEO. Việc được nhìn nhận là ứng cử viên yêu thích của giới triệu phú sẽ xung đột với những nỗ lực của bà Clinton nhằm được người Mỹ chấp nhận như một người hành động vì tầng lớp lao động và dân nghèo. Thêm vào đó, giới triệu phú Mỹ không phải lúc nào cũng ra đáp số đúng về vị trí tổng thống Mỹ. Trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2012, 61% số triệu phú Mỹ được hỏi nói họ ủng hộ ông Mitt Romney, song Tổng thống Barack Obama mới là người đắc cử. Thu Thảo.
Tiếp sức cho máy bay chống khủng bố từ độ cao 10.000 m
Hoạt động tiếp nhiên liệu trên không cho các máy bay chiến đấu tham gia cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo (IS) diễn ra nhộn nhịp trên bầu trời Trung Đông.
Thế giới
Máy bay tiếp nhiên liệu trên không KC-10 Extender chuẩn bị cất cánh làm nhiệm vụ. Các máy bay chiến đấu làm nhiệm vụ chống Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng phải hoạt động trên khu vực rộng lớn nên cần được tiếp nhiên liệu thường xuyên. Máy bay chiến đấu AV-8B Harrier của Thủy quân Lục chiến Mỹ chuẩn bị tiếp cận vòi bơm nhiên liệu từ máy bay KC-10. Hoạt động tiếp nhiên liệu thường diễn ra ở độ cao lớn khoảng 10.000 m để đảm bảo an toàn. Tiêm kích F-16 đang được tiếp nhiên liệu từ máy bay KC-10. Máy bay này có hai loại vòi. Loại cứng gắn cố định vào thân máy bay và loại mềm ở hai bên cánh. Cường kích A-10 Warthog chuẩn bị tiếp cận vòi bơm của máy bay KC-10. Hoạt động tiếp nhiên liệu trên không đòi hỏi phi công phải có nhiều kinh nghiệm cũng như kỹ thuật bay tốt. Máy bay KC-10 có thể chở theo tới 161 tấn nhiên liệu hàng không. Máy bay còn có thể cấu hình cho nhiệm vụ vận tải hàng hóa với 75 người và 66 tấn hàng. Một phi công tranh thủ tập thể dục thư giãn tinh thần nhằm duy trì sự tỉnh táo trong suốt thời gian làm nhiệm vụ. KC-10 trong vai trò quan trọng trong việc tiếp sức cho các máy bay chiến đấu làm nhiệm vụ. Nếu không có nó, các chiến đấu cơ phải quay về căn cứ để tiếp nhiên liệu gây mất thời gian, chi phí và giảm hiệu suất tác chiến. Một nhân viên kỹ thuật đang kiểm tra thông số trên các đồng hồ để kiểm soát lượng nhiên liệu trên máy bay. Sự có mặt của KC-10 trên không giúp các máy bay chiến đấu Mỹ duy trì thời gian chiến đấu dài hơn, đảm bảo ưu thế chiến thuật. Ngoài các máy bay chiến đấu, phi cơ do thám không người lái RQ-4 Global Hawk cũng được điều động cho nhiệm vụ chống IS. Một nhân viên đang theo dõi quá trình bơm nhiên liệu từ bồn chứa mềm lên máy bay KC-10. Quốc Việt.
Soi sức mạnh phương tiện tấn công đổ bộ Mỹ vừa bán cho Đài Loan
Bộ Quốc phòng Mỹ mới đây xác nhận hợp đồng bán 30 phương tiện tấn công đổ bộ cho Đài Loan. Quá trình sản xuất những phương tiện bọc thép này dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 7/2020.
Thế giới
Theo trang tin quân sự Defence Blog dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, Công ty BAE Systems Land & Armaments đã nhận được bản hợp đồng trị giá 83,6 triệu USD để xây dựng, tích hợp, thử nghiệm và cung cấp 30 phương tiện tấn công đổ bộ AAV-P7A1 với các biến thể khác nhau cho Đài Loan. Ảnh: Defence Blog. Quá trình sản xuất những phương tiện đổ bộ tấn công theo hợp đồng này sẽ diễn ra tại York, bang Pennsylvania, và dự kiến hoàn thành vào tháng 7/2020. Ảnh: army-technology.com. AAV-P7A1 là một loại phương tiện bọc thép lội nước dành riêng cho nhiệm vụ đổ bộ đường biển vận chuyển binh sĩ và hàng hóa từ tàu đổ bộ lên đất liền. Ảnh: army-technology.com. Trên biển, AAV-P7A1 có thể đạt tốc độ 7 hải lý/giờ khi di chuyển dưới nước nhờ động cơ V-8 diesel tuốc bin tăng áp 400 mã lực với động cơ đẩy được kích hoạt bởi hai máy bơm phụt tia nước. Ảnh: army-technology.com. Trên đất liền, AAV-P7A1 có thể di chuyển trên mọi địa hình với tốc độ tối đa lên tới 72 km/h. Ảnh: army-technology.com. Loại phương tiện đổ bộ tấn công này hiện đang phục vụ trong Thủy quân lục chiến Mỹ và quân đội nhiều nước trên thế giới trong đó có Đài L Loan. Ảnh: army-technology.com. AAV-P7A1 có trọng lượng 29,1 tấn, chiều dài 7,94 mét, rộng 3,27 mét và cao 3,26 mét. Ảnh: globalsecurity.org. Một chiếc AAV-P7A1 có thể mang theo tối đa 25 thủy quân lục chiến cùng đầy đủ trang bị với kíp chiến đấu gồm 4 người. Với thiết kế cửa đổ bộ mở từ phía sau trên AAV-P7A1 giúp nó có thể bảo vệ được binh sĩ trước hỏa lực bắn thẳng của địch. Vũ khí chính của AAV-P7A1 là một tháp pháo trang bị súng phóng lựu tự động Mk 19 40 mm và vũ khí thứ hai là súng máy 12.7mm M2HB. Ảnh: Wikipedia. Được biết, tàu đổ bộ AAV-P7A1 được "trình làng" lần đầu tiên vào năm 1972 với tên ban đầu là LVTP-7. Ảnh: globalsecurity.org. Mời độc giả xem thêm video: 10 tàu đổ bộ tấn công mạnh nhất hành tinh (Nguồn: Youtube). Thiên An.
Hải quân Mỹ dùng pháo đa nòng phóng đồng loạt 30 UAV
ANTĐ - Hải quân Mỹ đang nghiên cứu một hệ thống pháo có thể phóng một loạt 30 chiếc máy bay không người lái (UAV) lên không trung để áp đảo đối phương, dễ bề trinh sát.
Thế giới
Xem trên trang Media. ANTĐ - Hải quân Mỹ đang nghiên cứu một hệ thống pháo có thể phóng một loạt 30 chiếc máy bay không người lái (UAV) lên không trung để áp đảo đối phương, dễ bề trinh sát. Hôm 14-4, Văn phòng nghiên cứu hải quân Mỹ (ONR) cho biết họ có kế hoạch sẽ thử nghiệm khả năng phóng đồng thời 30 UAV của hệ thống này vào năm 2016. Đồng thời đã công bố một video minh họa chương trình này. Chương trình này mang tên Công nghệ tốp máy bay giá thấp (LOCUST) và sẽ bao gồm một thiết bị giống pháo đa nòng có thể phóng liên tục tới 30 chiếc UAV trong vòng một phút. Khi bay lên không trung, các UAV sẽ bung cánh ra để tự bay và có thể chia sẻ thông tin với nhau để phối hợp thực hiện cả nhiệm vụ tấn công và phòng thủ. Thử nghiệm chương trình UAV LOCUST. Mục đích của tốp UAV này là áp đảo đối phương, cung cấp thông tin nhằm giúp lực lượng lính thủy đánh bộ chiếm lợi thế lớn. ONR đã tiến hành những vụ thử nghiệm công nghệ tự động này tại nhiều địa điểm khác nhau hồi tháng trước, trong đó, các UAV mang theo nhiều trang thiết bị thực hiện những nhiệm vụ khác nhau. Những thử nghiệm gần đây là bước đi quan trọng để đi đến vụ thử nghiệm phóng tốp 30 chiếc UAV từ trên tàu chiến vào năm 2016, giám đốc chương trình LOCUST Lee Mastroianni cho biết tại một hội thảo của Liên đoàn hải quân Mỹ. Video mô phỏng chương trình UAV LOCUST của hải quân Mỹ. Hải quân Mỹ muốn triển khai hệ thống này từ các tàu chiến, xe bọc thép, máy bay và máy bay không người lái lớn. Tuy nhiên, theo ông Mastroianni, một thách thức lớn đối với chương trình này là việc tách tốp UAV này ra để tiến hành các nhiệm vụ riêng biệt và điều khiển chúng trở lại thành một tốp bay.
Lãnh đạo Nga-Ukraina nói gì khi gặp nhau lần đầu?
Tổng thống mới đắc cử của Ukraina, Petro Poroshenko, ca ngợi cuộc gặp đầu tiên giữa ông và người đồng cấp Nga Vladimir Putin là một khởi đầu cho tiến trình đối thoại về khủng hoảng ở đông Ukraina.
Thế giới
Poroshenko cho biết ông hy vọng sẽ sớm được Moscow công nhận và các cuộc hội đàm sẽ bắt đầu trong ngày mai (8/6). Tổng thống Nga hoan nghênh cách tiếp cận của Kiev song khẳng định cần một lệnh ngừng bắn ngay lập tức trước khi đàm phán bắt đầu. Hai ông Putin và Poroshenko, cùng với Thủ tướng Đức Angela Merkel, đã trò chuyện 15 phút bên lề lễ kỷ niệm D-Day. Hai nhà lãnh đạo đã gặp gỡ bên lề lễ kỷ niệm ngày quân Đồng minh đổ bộ ở Normandy, Pháp (D-Day). Đây là cuộc gặp đầu tiên kể từ khi ông Poroshenko thắng cử hồi tháng 5. Hai ông Putin và Poroshenko, cùng với Thủ tướng Đức Angela Merkel, đã trò chuyện 15 phút sau màn chụp ảnh các nhà lãnh đạo thế giới dự lễ kỷ niệm D-Day và trước bữa trưa do Tổng thống Pháp Francois Hollande chủ trì. "Đương nhiên, ngôn ngữ chung của cuộc gặp rất căng thẳng. Tuy nhiên, khía cạnh tích cực là đối thoại đã bắt đầu. Giờ thì tôi có thể nói là đàm phán đang bắt đầu", ông Poroshenko nói với các phóng viên. Lãnh đạo Ukraina cho biết thêm rằng ông mong chờ một thông điệp "trong tương lai gần" từ Nga công nhận cuộc bầu cử tổng thống ở Ukraina và giai đoạn đầu của đàm phán sẽ bắt đầu vào ngày 8/6. Putin cho biết ông muốn chờ xem ông Poroshenko có thể làm được những gì. "Tôi có thể hoan nghênh quan điểm của ông Poroshenko rằng máu ở đông Ukraina phải ngừng đổ ngay lập tức", người đứng đầu chính quyền Moscoww nói và nhấn mạnh rằng điều đó phải có nghĩa đặt một dấu chấm hết cho "chiến dịch trừng phạt" của chính phủ Ukraina. "Nếu nó tiếp tục như thế thì các điều kiện sẽ được tạo ra để phát triển quan hệ của chúng tôi ở nhiều lĩnh vực khác nữa", Putin nói thêm. Tổng thống Hollande - người chủ trì các sự kiện D-Day - bình luận rằng cuộc gặp đã tạo điều kiện để xuống thang căng thẳng, và nếu điều đó thành công thì ngày 6/6/2014 sẽ được nhớ tới như một ngày quan trọng. Trong một diễn biễn riêng rẽ khác, hai vị tổng thống Mỹ và Nga cũng có một "cuộc gặp không chính thức" kéo dài 10-15 phút. Cùng ngày, giao tranh ở đông Ukraina vẫn tiếp diễn với các tay súng li khai bắn rơi một máy bay của chính phủ gần Sloviansk. Một phát ngôn viên quân đội Ukraina khẳng định với báo chí địa phương rằng máy bay đang chở hàng viện trợ song tin này chưa thể kiểm chứng độc lập. Trước đó, các lực lượng của chính phủ đã mở một cuộc tấn công bằng xe tăng gần thành phố này. Thanh Hảo.
Ai Cập và Qatar căng thẳng vì tổ chức Anh em Hồi giáo
Quan hệ giữa Ai Cập và Qatar đã trở nên căng thẳng liên quan tới số phận của Tổ chức Anh em Hồi giáo (MB).
Thế giới
Sinh viên ủng hộ tổ chức Anh em Hồi giáo xung đột với cảnh sát chống bạo động. (Nguồn: AFP/TTXVN). Ngày 4/1, Bộ Ngoại giao Ai Cập đã triệu Đại sứ Qatar tại nước này tới để phản đối việc Doha chỉ trích chính quyền Ai Cập được giới quân sự hậu thuẫn trấn áp MB. Đây là phản ứng mới nhất của Cairo sau khi Doha đã gọi quyết định coi MB của chính quyền Ai Cập là một nhóm khủng bố là bước khởi đầu của chính sách giết chóc nhằm vào những người biểu tình. Trước đó, hãng thông tấn QNA dẫn thông cáo của Bộ Ngoại giao Qatar nhấn mạnh: Quyết định coi một phong trào chính trị nổi tiếng là tổ chức khủng bố và xem các cuộc biểu tình hòa bình là chủ nghĩa khủng bố đã không giúp ngăn chặn các cuộc biểu tình ôn hòa. Đó chỉ là sự khởi đầu của chính sách giết chóc nhắm vào người biểu tình. Thông cáo cũng khẳng định chỉ có đối thoại giữa tất cả các bên mới là giải pháp duy nhất cho cuộc khủng hoảng của Ai Cập. Cùng ngày 4/1, Ai Cập tuyên bố sẽ đương đầu với các cuộc biểu tình của MB bằng toàn bộ sức mạnh, trong bối cảnh giới chức an ninh cho hay 17 người đã thiệt mạng và 62 người bị thương trong các vụ đụng độ trên cả nước hôm 3/1. Thông cáo của chính phủ lâm thời nêu rõ: Tổ chức này (MB) tiếp tục các hành động phạm pháp bất chấp việc đã bị coi là một tổ chức khủng bố... Chính phủ sẽ đấu tranh với các hoạt động của nhóm khủng bố này bằng toàn bộ sức mạnh. Qatar là quốc gia ủng hộ nhiệt thành Tổng thống bị lật đổ Mohamed Morsi và quan hệ giữa Doha với Cairo đã xuống cấp kể từ khi ông này bị quân đội Ai Cập lật đổ hồi tháng Bảy năm ngoái./.
Đi hay ở lại EU: “Bài toán khó” với Thủ tướng Cameron
Nước Anh đang tiến thoái lưỡng nan khi cân nhắc về việc đi hay ở trong Liên minh châu Âu (EU).
Thế giới
Thủ tướng Anh David Cameron. Nước Anh đang đứng trước một tình huống tiến thoái lưỡng nan khi cân nhắc về việc đi hay ở trong Liên minh châu Âu (EU) , sau khi giành được quy chế đặc biệt tại tổ chức này theo Reuters ngày 21/2. Trước đó, hôm 20/2, Thủ tướng Anh David Cameron tuyên bố sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về địa vị thành viên của nước này trong Liên minh châu Âu (EU) vào ngày 23/6 tới. Tuyên bố này được xem là khởi đầu cho một chiến dịch lộ ra những rạn nứt trong nội bộ đảng Bảo thủ cầm quyền. Về phần mình, Bloomberg dẫn lời ông Cameron rằng: Sự lựa chọn đang nằm trong tay các bạn, nhưng đề xuất của tôi là rõ ràng. Tôi tin là nước Anh sẽ an toàn hơn, mạnh mẽ hơn, và tốt hơn trong một EU được cải tổ. Bộ trưởng Tư pháp Michael Gove là một trong những bộ trưởng đứng vào phe muốn ra khỏi EU. Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Kinh doanh Sajid Javid, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Theresa May, Bộ trưởng Bộ Y tế Jeremy Hunt và Bộ trưởng Bộ Phát triển quốc tế Justine Greening cũng đã ra tuyên bố ủng hộ Anh tiếp tục ở trong EU. Xét ở một số góc độ, việc rời khỏi EU có thể giúp Anh tiết kiệm ngay khoảng 8 tỷ euro mỗi năm do không phải đóng góp vào ngân sách EU; thoát khỏi chính sách nông nghiệp chung khiến giá thực phẩm của nước này có thể rẻ hơn, đồng thời nước này sẽ không phải lo lắng về thuế giao dịch tài chính và dần dần thoát khỏi các quy định tài chính châu Âu... Tuy nhiên, ngoài những lợi ích trên, thị trường tài chính London có nguy cơ trở thành đất thánh của đầu cơ tài chính, đồng nghĩa với việc vương quốc Anh sẽ phải hứng chịu những thiệt hại vô cùng lớn về chính trị cũng như kinh tế. Nông dân Anh sẽ không còn được hưởng hàng tỷ tiền trợ giá của EU. Đó là chưa kể, các doanh nghiệp Anh phải đóng thuế nhập khẩu cao nếu họ muốn bán các sản phẩm của mình trong EU. Anh cũng sẽ phải đàm phán lại hàng chục thỏa thuận thương mại song phương ở vị trí yếu thế hơn. Khả Ngân.
Tổng thống Mỹ Trump vẫn lên kế hoạch gặp ông Kim Jong-un
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin ngày 21/5 cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump không thay đổi ý định của ông về cuộc gặp với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Thế giới
Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. (Nguồn: news.sky.com). Theo Yonhap, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin ngày 21/5 cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump không thay đổi ý định của ông về cuộc gặp với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong tháng tới. Ông Trump và ông Kim dự kiến sẽ gặp nhau tại Singapore vào ngày 12/6, song chính quyền Triều Tiên hồi tuần trước đe dọa rút lui nếu Mỹ tiếp tục yêu cầu phi hạt nhân hóa "đơn phương.". Ông Mnuchin nêu rõ: "Tôi không nghĩ Thổng thống Trump lo sợ vì bất cứ điều gì. Do đó tôi cho rằng như Tổng thống đã nói, hiện nay cuộc gặp vẫn tiếp tục được triển khai. Nếu thay đổi, bạn sẽ nhận thấy điều đó.". Tổng thống Trump dự kiến sẽ tiếp Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in trong ngày 22/5 tại Nhà Trắng để thảo luận về những chiến lược của họ liên quan đến cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều sắp tới. Mỹ muốn chứng kiến việc phi hạt nhân hóa Triều Tiên một cách hoàn toàn, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược, song cảnh báo mới đây nhất của Bình Nhưỡng làm dấy lên mối hoài nghi về việc liệu Triều Tiên có từ bỏ hoàn toàn chương trình vũ khí hạt nhân của nước này hay không./. (Vietnam+).
Thế giới viết về Tướng Giáp: Một trong 21 vị danh tướng của thế giới
Trong cuốn Những vị tướng lừng danh, Ducan Townson khẳng định: “Võ Nguyên Giáp là một trong 21 vị danh tướng của thế giới, từ thời Alexandre Đại đế đến Hannibal rồi đến thời cận hiện đại với Kutuzov, Jukov...
Thế giới
Từng là một thầy giáo dạy môn lịch sử, chính Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã góp phần quan trọng làm nên trang sử hào hùng cho dân tộc Việt Nam. Tài năng, đức độ và bầu nhiệt huyết cách mạng của tướng Giáp khiến bạn bè quốc tế nể phục. Điều đó được thể hiện trong hàng chục cuốn sách quân sự, hàng nghìn, hàng vạn bài báo ca ngợi Tướng Giáp được viết bởi những tác giả nước ngoài. Trong cuốn Những vị tướng lừng danh, Ducan Townson khẳng định: Võ Nguyên Giáp là một trong 21 vị danh tướng của thế giới, từ thời Alexandre Đại đế đến Hannibal rồi đến thời cận hiện đại với Kutuzov, Jukov..., những người đã có chiến công tạo nên bước ngoặt của nghệ thuật chiến tranh. Kinh ngạc trước chiến thắng của một lực lượng quân đội không qua đào tạo bài bản, thiếu thốn cả về sức người sức của, nhà sử học quân sự Mỹ Cecil Curay trong tác phẩm Chiến thắng bằng mọi giá - Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thiên tài của Việt Nam đã viết những dòng đầy ngưỡng mộ: Tướng Giáp là vị tướng duy nhất trong lịch sử hiện đại tiến hành chiến đấu chống kẻ thù từ thế vô cùng yếu, thiếu trang bị, thiếu nguồn tài chính. Dù mới đầu trong tay chưa có quân, vậy mà vẫn liên tiếp đánh bại tàn quân của đế quốc Nhật Bản, quân đội Pháp (một đế chế thực dân số 2) và quân đội Mỹ (một trong hai siêu cường thế giới)... Ông Giáp là chuyên gia hiện hữu vĩ đại nhất về chiến tranh nhân dân... là một vị tướng hậu cần vĩ đại của mọi thời đại. Có cùng cái nhìn tương tự, nhưng Bách khoa toàn thư quân sự Bộ Quốc phòng Mỹ xuất bản năm 1993 còn đặc biệt nhắc tới nghề thầy giáo cao quý của vị Đại tướng đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Tài thao lược của tướng Giáp về chiến lược, chiến thuật và hậu cần được kết hợp nhuần nhuyễn với chính trị và ngoại giao... Sức mạnh hơn hẳn về kinh tế, tính ưu việt về công nghệ cùng với sức mạnh áp đảo về quân sự và hỏa lực khổng lồ của các quốc gia phương Tây đã phải khuất phục trước tài thao lược của một vị tướng từng một thời là thầy giáo dạy sử. G.Bonnet, trong Từ điển bách khoa toàn thư Pháp, cũng đã viết: Là người tổ chức quân đội nhân dân, ông Giáp đã thực hiện được một sự tổng hợp độc đáo các học thuyết quân sự mácxít kết hợp nhuần nhuyễn với truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc, vận dụng khôn khéo vào những điều kiện của một quốc gia có đất đai tương đối hẹp. Tạp chí Time của Mỹ hồi năm 1968 đã cho đăng tải một bài viết sâu sắc về nhà quân sự Việt Nam kiệt xuất mang tên Võ Nguyên Giáp, lấy tên bài là: North Vietnam: The Red Napeleon, cùng bức ảnh chân dung Đại tướng lên trang bìa. Le Monde của Pháp là tờ báo có lượng tin, bài không nhỏ viết về Tướng Giáp. Trong khi truyền thông quốc tế hồi thập niên 60, 70 chỉ tập trung phân tích tài thao lược của Tướng Giáp thì trong một bài viết của mình, Le Monde lại miêu tả về ngoại hình và con người bình dị của ông. Ông là người mập, tròn, tươi cười, nhã nhặn và tự tin, Le Monde viết. Thu Thảo (Tổng hợp).
Tổng thống tạm quyền Uzbekistan Mirziyoyev nhiều khả năng thắng cử
Thủ tướng kiêm Tổng thống tạm quyền Uzbekistan - Mirziyoyev có nhiều khả năng giành thắng lợi áp đảo trong cuộc bầu cử Tổng thống diễn ra ngày 4/12.
Thế giới
Trước đó, Tổng thống Karimov, 78 tuổi đã qua đời hồi đầu tháng 9 sau một cơn đột quỵ. Cùng chạy đua trong cuộc bầu cử với Tổng thống tạm quyền ShavkatMirziyoyev còn có 3 ứng cử viên thuộc 3 đảng đối lập. Ông Mirziyoyev. Ông Mirziyoyev đã công bố các kế hoạch cải cách kinh tế, trong đó chủ truơng tự do hóa thị trường trao đổi ngoại hối và xoa dịu căng thẳng với các nước lánh giềng ở Trung Á. Theo các nhà ngoại giao, ông Mirziyoyev sẽ đưa Uzbekistan, quốc gia đông dân nhất Trung Á, xích lại gần Nga. Cả Mỹ, Nga và Trung Quốc đều theo dõi sát diễn biến ở Uzbekistan cũng như luôn quan tâm về sự ổn định của quốc gia Trung Á này, vì Uzbekistan là nước xuất khẩu lớn khí đốt tự nhiên và bông vải sợi./. Trần Nga/VOV-Trung tâm Tin Theo Reuters.
Thủ tướng Putin đưa ra chương trình chinh phục nước Nga
(VOV) - Một trong những nhiệm vụ được Thủ tướng Putin quan tâm là đưa Nga trở thành nền kinh tế hiện đại.
Thế giới
Nga điều chỉnh quỹ đạo trạm ISS Nga khai trương trang điện tử về nhiệm kỳ chủ tịch APEC. Ngày 30/1, báo Vedomosti của Nga đăng tiếp bài báo thứ 3 của ứng cử viên Tổng thống. Đó là bài của Thủ tướng Nga Vladimir Putin bàn về các vấn đề kinh tế. Trong số các vấn đề mà ông Putin đặt ra như phát triển cơ sở hạ tầng, hỗ trợ kinh doanh và chuẩn bị nhân sự để phát triển kinh tế và công nghiệp Nga, một trong những nhiệm vụ quan trọng để phát triển kinh tế là tư hữu hóa một loạt các công ty nhà nước. Ngoài ra, trong bài báo này, Thủ tướng Putin cũng nêu lên kế hoạch áp dụng thuế đối với sự giàu có, như đánh thuế đối với nhà cửa và ô tô đắt tiền. Thủ tướng Putin cũng đặt ra nhiệm vụ biến nền kinh tế Nga từ nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào việc bán nhiên, nguyên liệu, thành một nền kinh tế hiện đại, có hàm lượng tri thức cao, tập trung vào các mũi nhọn như: dược phẩm, hóa công nghệ cao, vật liệu compozit và phi kim loại, công nghiệp hàng không, công nghệ nano, công nghệ thông tin và viễn thông, công nghiệp hạt nhân và vũ trụ... Ngoài ra, ông Putin cũng nêu yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Nga, tái cơ cấu nền kinh tế, tư hữu hóa các công ty nhà nước, tạo điều kiện môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, cũng như nâng cao vai trò hướng dẫn của nhà nước. Thủ tướng Putin cũng đặt ra nhiệm vụ nâng cao đầu tư cho khoa học (cho đến năm 2018 vốn đầu tư cho khoa học sẽ đến mức 25 tỷ rúp), ưu tiên hỗ trợ các dự án cơ sở hạ tầng lớn, nông nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để giải quyết vấn đề vốn để phát triển kinh tế, Thủ tướng Putin đề ra 3 nhiệm vụ: Mở rộng quy mô của thị trường nội địa để thu hút đầu tư trực tiếp; cải thiện môi trường kinh doanh; thu hút nguồn vốn nhàn rỗi ở trong dân. Ngoài ra, ông Putin cũng đưa ra 5 điều kiện để tăng trưởng kinh tế vĩ mô. Đó là nâng cao hiệu quả các chi phí; cân bằng hệ thống lương hưu; cải thiện hệ thống thuế; khôi phục sự cân bằng dài hạn giữa nguồn thu và nguồn chi của nhà nước; tiến hành chính sách vay nợ hợp lý. Trước đó, Thủ tướng Putin cũng đã viết 2 bài báo được đăng trên tờ Độc lập và Tin tức nằm trong chương trình vận động tranh cử Tổng thống của mình./.
Tổng thống Mỹ sẽ phát biểu với toàn quốc về Syria vào ngày 10.9
(TNO) Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết ông sẽ có bài phát biểu trước toàn quốc từ Nhà Trắng vào ngày 10.9 trong nỗ lực nhằm mang lại sự đột phá trước khi Quốc hội bỏ phiếu về việc tấn công Syria.
Thế giới
Tổng thống Mỹ Barack Obama trong một lần phát biểu từ Phòng Bầu dục - Ảnh: Reuters. Phát biểu trước các phóng viên sau Hội nghị G-20 ở thành phố St.Petersburg của Nga hôm 6.9, ông Obama nói: Tôi xem một phần nhiệm vụ của tôi là giúp đưa ra lý do và giải thích chính xác cho nhân dân Mỹ tại sao tôi nghĩ đây là điều cần phải làm. Theo tờ USA Today , bài phát biểu vào ngày 10.9 sẽ là khoảnh khắc quan trọng trước khi Quốc hội bỏ phiếu phê chuẩn việc tấn công quân sự Syria. Ông Obama từ chối cho biết liệu ông có ra lệnh tấn công ngay cả khi Quốc hội từ chối phê chuẩn hay không. Theo tờ Telegraph , các kết quả thăm dò cho thấy có khoảng 60% người dân Mỹ phản đối kế hoạch tấn công, sau một vận động hành lang ráo riết của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. Theo truyền thông Mỹ, ông Obama nhiều khả năng sẽ phát biểu trực tiếp trước ống kính truyền hình tại Phòng Bầu dục theo cách thức mà các tổng thống Mỹ để dành cho những vấn đề nghiêm trọng nhất với lợi ích quốc gia. Nếu việc này diễn ra, đây sẽ là lần thứ ba ông Obama chọn phát biểu với toàn quốc từ Phòng Bầu dục. Hai lần phát biểu từ Phòng Bầu dục trước đó của ông Obama là về vụ tràn dầu của hãng BP và thông báo kết thúc sứ mệnh chiến đấu tại Iraq vào năm 2010. Sơn Duân.
Thái Lan: “Áo hồng” xuống đường chống “áo đỏ”
Đúng theo kế hoạch, ngày 2-4, hàng ngàn người thuộc các công ty du lịch và các tổ chức hòa bình đã xuống đường ở thủ đô Bangkok yêu cầu phe áo đỏ chấm dứt biểu tình làm thiệt hại cho ngành công nghiệp du lịch của Thái Lan.
Thế giới
Những người biểu tình mặc áo hồng tụ tập tại lối ra vào công viên Lumpini và đưa ra một thỉnh cầu gửi tới Quốc hội Thái Lan phản đối giải pháp giải tán Hạ viện và bất cứ sự sửa đổi hiến pháp nào vì những hành động này không vì lợi ích quốc gia. Đại diện của tổ chức Network for Peace cũng đưa ra một thông điệp kêu gọi người biểu tình và các nhà lãnh đạo giải quyết bằng hòa bình, tránh sử dụng bạo lực, khiêu khích và đe dọa người khác. Cuộc biểu tình còn có sự tham gia của nhiều khách du lịch. Trong khi đó, lãnh đạo Mặt trận thống nhất dân chủ chống độc tài (UDD) Jatuporn Prompan tuyên bố họ vẫn tiến hành các cuộc biểu tình vào ngày 3-4. Còn Thủ tướng Abhisit Vejjajiva khẳng định chính phủ ông sẽ kiểm soát tốt cuộc biểu tình vào cuối tuần này của phe áo đỏ. X.HẠNH Thông tin liên quan - Thái Lan: Máu của người biểu tình có chứa HIV, virus viêm gan B,C và nhiều mầm bệnh khác - Chính trường Thái Lan lại căng thẳng - Thái Lan: Đàm phán tiếp tục thất bại - Thái Lan: Đàm phán lịch sử thất bại - Thái Lan: Quân đội nhượng bộ phe áo đỏ - Thái Lan: Phong trào "áo đỏ" lên kế hoạch biểu tình rầm rộ tại Bangkok - Thái Lan: Bom nổ tại nơi nội các họp - Thái Lan: Luật An ninh nội địa kéo dài thêm một tuần - Phe áo đỏ dọa đóng cửa Bangkok - Thủ tướng Thái Lan sẵn sàng giải tán Hạ viện vì lợi ích nhân dân - Thái Lan: UDD ra điều kiện chỉ đàm phán trực tiếp với Thủ tướng - Thái Lan: Biểu tình phản đối phe áo đỏ.
Tàu ngầm Hồ Chí Minh bắt đầu thử vận hành
Nhà máy đóng tàu Admiralty bắt đầu thử nghiệm tĩnh tàu ngầm Kilo HQ-183 Hồ Chí Minh cho Việt Nam. Quá trình này được đánh giá là dễ dàng hơn cuộc thử nghiệm trước đó của tàu ngầm Hà Nội.
Thế giới
Chiếc tàu ngầm này được đặt số hiệu tạm thời là 01.340 đã được nhà máy đóng tàu Admiralty hạ thủy vào ngày 28/12. Dự kiến, sau khi tiến hành thử nghiệm tĩnh tại nhà máy để hiệu chỉnh các trang thiết bị, tàu ngầm HQ-183 sẽ tiếp tục được thử nghiệm trên biển để đánh giá hoạt động của các trang thiết bị mới trên tàu. Trước đó, tàu ngầm HQ-182 Hà Nội đã gặp một số khó khăn trong quá trình thử nghiệm do các trang thiết bị trên tàu quá hiện đại. Tuy nhiên, thử nghiệm lần này của tàu ngầm HQ-183 được cho là sẽ thuận lợi hơn, bởi các vấn đề khó khăn trên tàu ngầm HQ-182 đã được rút kinh nghiệm để khắc phục cho tàu ngầm tiếp theo. Nhà máy đóng tàu Admiralty đang tiến hành thử nghiệm tĩnh tàu ngầm Kilo HQ-183 Hồ Chí Minh cho Việt Nam. Phía nhà máy đóng tàu Admiralty đang gấp rút đẩy nhanh tiến độ kiểm tra, thử nghiệm để bàn giao 2 tàu ngầm HQ-182, HQ-183 cho Việt Nam vào cuối năm 2013. Khoang chứa máy phóng ngư lôi tối tân này được cho là của tàu ngầm 636MV xuất khẩu cho Việt Nam. Bộ thiết bị kết nối trên ống phóng số 5 và số 6 là thiết bị nạp dữ liệu cho tên lửa chống hạm trước khi phóng. Trước đó, một nguồn tin giấu tên của Nga đã tiết lộ về một phần nội thất bên trong tàu ngầm xuất khẩu cho khách hàng nước ngoài, không loại trừ khả năng là của Việt Nam. Hình ảnh hiển thị khoang chứa máy phóng ngư lôi của tàu ngầm, trong đó có bộ phận nạp dữ liệu cho tên lửa chống hạm. Như vậy, nhiều khả năng tàu ngầm Nga đóng cho Việt Nam có thể phóng tên lửa chống hạm 3M-54 Club-S. Trước đây, phía Nga cam kết trong năm 2013, nhà máy đóng tàu Admiralty ưu tiên hoàn thành đơn hàng cho phía Việt Nam. quốc việt. Theo Infonet.
Xe – pháo Quân đội Nga ồ ạt tiến vào Moscow làm gì?
(Kienthuc.net.vn) - Đường phố Moscow những ngày cuối tháng 4 xuất hiện hàng dài các loại bệ phóng tên lửa phòng không, tên lửa đạn đạo, xe tăng, pháo tự hành. Chúng tới đây làm gì?
Thế giới
Trang mạng English mới đây đăng tải chùm ảnh các loại binh khí kỹ thuật hạng nặng Quân đội Nga xếp hàng dài tiến về trung tâm Moscow. Theo những người chụp ảnh thì đây là đội hình các loại xe pháo tham gia cuộc duyệt binh kỷ niệm 69 năm Chiến thắng Phát xít (9/5/1945-9/5/2014) đang tập hợp về Quảng trường Đỏ để thực hiện các buổi tổng duyệt. Trong ảnh là xe chở đạn tên lửa hệ thống phòng không tầm trung Buk-M2E. Tổ hợp tên lửa chống tăng chống tăng tự hành Khizantema-S trong ánh nắng sáng sớm Moscow. Một chiếc xe ô tô dẫn đầu đội hình tăng pháo hỗn hợp tiến về trung tâm Moscow. Đội hình xe chiến đấu hệ thống pháo tên lửa phòng không Pantsir-S1. Xe cảnh sát và cơ quan an ninh dẹp đường cho đoàn xe quân sự. Xe cứu kéo quân sự đặt trên khung bệ xe tăng chiến đấu T-72. Xe cảnh sát dẹp đường cho đoàn xe bọc thép Tigr tiến vào. Xe bọc thép chở quân BTR-80 trong ánh nắng sớm. Đội hình xe bọc thép chở quân BTR-80, bên đường người dân xếp hàng dài chiêm ngưỡng những binh khí khủng nhất Quân đội Nga. Đội hình xe tăng chiến đấu chủ lực T-90A. Đội hình pháo tự hành Msta-S. Bệ phóng tên lửa đạn đạo chiến dịch chiến thuật Iskander. Xe bọc thép BTR-80 dẫn đầu đoàn xe hệ thống phòng không tầm thấp Tor-M2E. Bệ phóng tự hành tên lửa phòng không tầm xa S-400. Bệ phóng tự hành tên lửa đạn đạo liên lục địa Topol-M.
Anh xác định được danh tính ba kẻ khủng bố ở London
Thủ tướng Anh hôm nay cho biết cảnh sát nước này đã xác định được danh tính ba kẻ tấn công khủng bố ở cầu London và chợ Borough.
Thế giới
Hoa tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng trong vụ khủng bố ở London. Ảnh: AP. Tuy nhiên, Thủ tướng Anh Theresa May cũng thêm rằng nhà chức trách sẽ chỉ công bố danh tính ba kẻ tấn công "khi cuộc điều tra cho phép", CNN đưa tin. Theo cảnh sát, 11 người đã bị bắt giữ trong một loạt cuộc đột kích sau vụ việc. Ba kẻ tấn công đêm 3/6 thuê một xe tải rồi lao vào người đi bộ trên cầu London, thủ đô nước Anh. Chúng sau đó hướng đến khu chợ Borough gần đấy, xuống xe, đâm dao nhiều người. Vụ việc làm 7 người thiệt mạng, 48 người bị thương. Cảnh sát Anh nổ súng và tiêu diệt ba kẻ tấn công chỉ 8 phút sau khi nhận cuộc gọi báo tin đầu tiên. Đây là vụ tấn công thứ ba ở Anh trong vòng chưa đầy ba tháng và xảy ra chỉ vài ngày trước thời điểm Anh tổ chức bầu cử. Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) nhận trách nhiệm đứng sau vụ khủng bố song không đưa ra bằng chứng cụ thể. Diễn biến vụ lao xe, đâm dao ở London. Theo VNE.
Đụng độ tiếp diễn ở Syria bất chấp lệnh ngừng bắn
Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) ngày 30/12 cho biết các cuộc đụng độ giữa lực lượng Chính phủ Syria và các tay súng đối lập đã nổ ra ở khu vực bên ngoài thủ đô Damascus.
Thế giới
Binh sĩ quân đội Chính phủ Syria sau khi giành lại quyền kiểm soát thành phố Aleppo ngày 23/12. Ảnh: EPA/TTXVN. Người đứng đầu SOHR Abdel Rahman cho rằng các cuộc đụng độ là sự vi phạm lệnh ngừng bắn có hiệu lực từ 0h ngày 30/12 theo giờ địa phương và hiện vẫn chưa rõ bên nào bắt đầu cuộc đụng độ ở khu vực Wadi Barada. Theo SOHR, các máy bay trực thăng của Chính phủ Syria vẫn đang oanh tạc khu vực này. Thỏa thuận ngừng bắn mới nhất do Nga và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian và có sự tham gia của các lực lượng Chính phủ Syria và 7 nhóm vũ trang đối lập với khoảng 60.000 tay súng, không bao gồm nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và các tay súng thuộc Mặt trận Al-Nusra cũ có liên hệ với mạng lưới khủng bố quốc tế Al-Qaeda. Theo thỏa thuận, Chính phủ Syria và các nhóm đối lập trên sẽ sớm tiến hành đàm phán hòa bình ở thủ đô Astan của Kazakhstan. Tuy nhiên, giới quan sát nhận định lệnh ngừng bắn này rất mong manh do không có sự tham gia trung gian của Mỹ. Cùng ngày, Văn phòng Tổng thống Kazakhstan cho biết Tổng thống nước này Nursultan Nazarbayev đã yêu cầu Bộ Ngoại giao xúc tiến công tác chuẩn bị tổ chức cuộc đàm phán về Syria ở thủ đô Astan trong tương lai gần. TTXVN/Tin Tức.
Lãnh đạo IS al-Baghdadi bị bao vây ở Mosul
Lãnh đạo IS al-Baghdadi bị bao vây ở Mosul. Đặc nhiệm Iraq chủ động hãm đà tiến vào Mosul để truy quét tàn dư của IS, cũng như rà phá bom mìn IS.
Thế giới
Lãnh đạo IS Abu Bakr al-Baghdadi đang bị liên quân Iraq bao vây ở TP Mosul, báo Independent (Anh) dẫn thông tin từ ông Fuad Hussein, Chánh Văn phòng và ông Masoud Barzani, Chủ tịch Cộng đồng người Kurd ở Iraq. Theo ông Fuad Hussein, cộng đồng người Kurd nhận thông tin từ nhiều nguồn rằng al-Baghdadi đang ở trong Mosul. Ông Fuad Hussein cho biết al-Baghdadi vốn đã không xuất hiện từ khoảng tám tháng nay, hầu hết mọi hoạt động của IS đều phụ thuộc vào các thủ lĩnh IS ở Mosul và ở TP Tal Afar, nằm ở phía tây Mosul. Lãnh đạo IS Abu Bakr al-Baghdadi. Ảnh: INDEPENDENT. "Nếu al-Baghdadi có mặt ở Mosul thì nhiều khả năng cuộc chiến sẽ phức tạp và kéo dài hơn, vì các phần tử IS sẽ liều mình bảo vệ lãnh đạo" - ông Fuad Hussein nhận định. Nếu al-Baghdadi chết giữa cuộc chiến, IS nhiều khả năng sẽ phải chọn ngay một lãnh đạo mới. Tuy nhiên, hiện không có nhân vật nào có được uy quyền và uy tín như al-Baghdadi. Thời gian gần đây, nhiều nhân vật cấp cao trong dàn thủ lĩnh IS đã bị tiêu diệt. Trong ngày 2-11, lính đặc nhiệm Iraq ở nhánh quân phía đông đã chủ động hãm đà tiến vào TP Mosul để truy quét kỹ tàn dư của IS tại các khu vực mình đã chiếm được, hãng tin AP (Mỹ) dẫn thông tin từ các quan chức quân đội Iraq. Tại làng Gogjali nằm trong ranh giới TP Mosul, lính đặc nhiệm Iraq kiểm tra từng ngôi nhà, truy tìm các phần tử IS trong khi công binh rà soát đường phố, tháo gỡ bom IS gài lại trước khi rút đi. Quân Iraq bắn pháo về mục tiêu Iraq ở Mosul ngày 1-11. Ảnh: CNN. Tướng Abdul-Ghani al-Asadi, Tư lệnh lực lượng chống khủng bố Iraq, cho biết đã ban hành một lệnh giới nghiêm tại làng Gogjali. Chúng tôi lo ngại IS có thể tấn công lính đặc nhiệm hoặc người dân Gogjali. Vì sự an toàn của các gia đình, chúng tôi yêu cầu họ ở yên trong nhà - tướng al-Asadi nói. Một tướng quân đội khác của Iraq tên Haider Fadhil nói: "Quân Iraq hiện chưa có kế hoạch thúc nhanh đà tiến, vì phải chờ liên quân chống IS do Mỹ dẫn đầu không kích mở đường. Mà hiện thời tiết đang nhiều độ ẩm và nhiều mây, tầm nhìn của máy bay bị cản trở". Trong khi đó, ngày 2-11, lực lượng cảnh sát Iraq dẫn đầu nhánh quân phía nam chiếm thêm được bốn ngôi làng nữa.
Nga sẵn sàng nối lại hợp tác với Mỹ về vấn đề an ninh
Nga bày tỏ thiện chí sẵn sàng nối lại sự hợp tác với Mỹ về các vấn đề an ninh, trong đó có cuộc chiến chống khủng bố và tội phạm mạng,
Thế giới
Chỉ vài ngày trước khi Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump nhậm chức, hôm nay 16/11, Nga bày tỏ thiện chí sẵn sàng nối lại sự hợp tác với Mỹ về các vấn đề an ninh, trong đó có cuộc chiến chống khủng bố và tội phạm mạng. Tổng thống Nga Putin (bên phải) và Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev. Ảnh: Reuters. Phát biểu với tờ nhật báo Rossiyskaya Gazeta, cơ quan ngôn luận chính thức của chính phủ Nga, Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev nêu rõ, nếu chính quyền mới của Tổng thống đắc cử Donald Trump quan tâm, Nga sẵn sàng nối lại các cuộc tham vấn ở nhiều thể thức khác nhau với Mỹ thông qua Hội đồng an ninh liên bang Nga. Tuy nhiên, ông Patrushev cho biết thêm, phía Nga vẫn không kỳ vọng một sự cải thiện quan hệ nhanh chóng hoặc dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp trừng phạt đối với Nga bởi quan hệ giữa Nga và Mỹ đang ở một xuất phát điểm rất thấp. Ông này cũng khẳng định, bất cứ thỏa thuận hợp tác nào cũng sẽ được thực thi theo nguyên tắc bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Trước đó, trả lời phỏng vấn tờ Thời báo Chủ nhật của Anh, Tổng thống đắc cử Donald Trump cho biết ông sẽ đưa ra đề nghị về việc chấm dứt các biện pháp trừng phạt đối với Nga, liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine để đổi lấy một thỏa thuận cắt giảm vũ khí hạt nhân với Tổng thống Nga Putin. Ông Trump cũng khẳng định Nga có thể là một đồng minh quan trọng của Mỹ trong cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Ngay sau tuyên bố này, Điện Kremli cho biết sẽ không đưa ra bất cứ bình luận nào cho đến khi ông Trump chính thức nhậm chức./. Hồng Anh/VOV-Trung tâm Tin.
Nga thanh minh sự hiện diện của binh sĩ dọc biên giới Ukraine
(Kienthuc.net.vn) - Một phát ngôn viên điện Kremlin cho biết, việc Nga triển khai quân ở dọc biên giới với Ukraine là để đối phó với tình trạng bất ổn ở Ukraine.
Thế giới
Chúng tôi có lực lượng ở khu vực biên giới Ukraine. Một số là binh sĩ thường trực, số khác được điều động tới nơi đó nhằm ứng phó với những gì đang xảy ra ở Ukraine, Phát ngôn viên của Tổng thống Putin Dmitry Peskov trả lời phóng vấn trên kênh truyền hình Rossiya 1 phát sóng tối hôm qua. Nga triển khai quân ở dọc biên giới với Ukraine. Ảnh minh họa. Ông nói thêm rằng, Ukraine đã xảy ra cuộc đảo chính. Do vậy, Nga có quyền điều động quân đội để đảm bảo an ninh của mình. Ukraine đã xảy ra cuộc đảo chính quân sự. Lẽ thường tình, bất cứ quốc gia nào cũng sẽ có biện pháp phòng ngừa đặc biệt để đảm bảo an ninh của mình. Trước tình hình đó, Nga cũng có quan điểm như vậy. Ông biện minh, là một nước có chủ quyền, Nga có quyền tự do triển khai quân đội tới bất cứ nơi nào trên lãnh thổ mình. Ông Peskov khẳng định, cáo buộc rằng quân đội Nga can thiệp vào các sự kiện trong lãnh thổ Ukraine là hoàn toàn không đúng sự thật. Ở một diễn biến khác, sau khi Mỹ, EU, Ukraine và EU thỏa thuận xuống thang ở Ukraine, nhóm quan sát viên tới từ Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) đã lên đường sang Ukraine. Dựa theo các thông tin được cung cấp cho tới 20h ngày 18/4 (giờ địa phương), tổ công tác đặc biệt của OSCE đã đưa ra báo cáo rằng, tình hình ở khu miền tây và miền trung Ukraine tương đối yên tĩnh. Trong khi đó, tình hình ở hai tỉnh miền đông là Lugansk và Donetsk khá căng thẳng. Thanh Nga.
Israel có thể lật chính quyền Abbas
Ngày 14.11, AFP loan tin Bộ Ngoại giao Israel đề xuất lật đổ chính quyền của Tổng thống Palestine Mahmud Abbas nếu Palestine được LHQ công nhận tư cách “nhà nước quan sát viên”.
Thế giới
Lật đổ chính quyền Abbas là lựa chọn duy nhất, dự thảo bản đề xuất do AFP thu thập được viết. Theo dự kiến, Palestine sẽ chính thức đề nghị trở thành nhà nước quan sát viên lên LHQ vào ngày 29.11 và được cho là sẽ dễ dàng thành công bất chấp phản đối của Israel lẫn Mỹ. Các bên liên quan chưa có phản ứng về thông tin nói trên. Tuy nhiên, Đài Channel 10 từng dẫn lời Ngoại trưởng Israel Avigdor Liebeman tuyên bố: Nếu Palestine khăng khăng với ý định của mình, họ sẽ phá hủy mọi cơ hội cho hòa bình và tôi bảo đảm chính quyền Abbas sẽ sụp đổ. Ngoài ra, AFP dẫn lời giới chức Israel giấu tên nói nước này có thể hủy bỏ Hiệp định hòa bình Oslo để trả đũa. Trọng Kha.
Chưa ra chiến trận, các tay súng IS ở Syria chết vì kho vũ khí phát nổ
Vụ nổ lớn đã xảy ra tại kho dự trữ tên lửa, đạn dược và pháo cối ở khu vực Katibeh al-Mahjoureh thuộc Dara'a (Syria), khiến 7 tay súng phiến quân thiệt mạng và hàng chục tên khác bị thương.
Thế giới
Hàng chục tay súng khủng bố ở Dara'a (Syria) đã thiệt mạng hoặc bị thương trong một vụ nổ lớn tại một trong những kho vũ khí và đạn dược của chúng tại thành phố này. Vụ nổ diễn ra khi một làn sóng tự sát mới đã bắt đầu trong những tháng gần đây nhằm chống lại chỉ huy của các nhóm khủng bố ở Dara'a. Theo các báo cáo trước đó, hàng trăm phiến quân đã đào tẩu khỏi IS trong năm ngoái, làm gia tăng căng thẳng trong số các phe phái Quân đội Syria Tự do (FSA). Dara'a tan hoang sau những cuộc chiến ở Syria. Ảnh: Farnews. Tháng trước, các nguồn tin địa phương cho biết, 2 chỉ huy của các nhóm khủng bố đã bị tiêu diệt trong hai vụ tấn công riêng rẽ ở phía Nam tỉnh Dara'a. Ngoài việc tự phát nổ, khủng bố IS từng mất các kho vũ khí do sự tấn công mạnh mẽ từ quân đội Syria. Trong hoạt động chống khủng bố ở Deir Ezzor ngày 27/7, quân đội Syria đã phá hủy một kho vũ khí và đạn dược của nhóm khủng bố Nhà nước hồi giáo tự xưng (IS). Quân đội Syria ở Dara'a. Ảnh: FNA. Nguồn tin quân sự cho hay, đơn vị tên lửa và pháo binh của quân đội Syria đã nhắm mục tiêu vào các vị trí của phiến quân IS tại làng al-Baqliheh ở phía tây Deir Ezzor, phá hủy một kho vũ khí, đạn dược của nhóm khủng bố, tiêu diệt một số lượng lớn các tay súng thánh chiến. Tại khu vực nghĩa trang, xung quanh sân bay quân sự và trung đoàn 137, lực lượng chính phủ Damascus đã giao tranh ác liệt với những kẻ khủng bố, kết quả là hàng chục phiến quân thiệt mạng. Quân đội Syria diệt IS, tiến sát pháo đài trung tâm đông Hama. Hạnh Chi (T/h). Theo Đời sống Plus/GĐVN.
3 giải pháp đưa Thái Lan thoát khỏi khủng hoảng chính trị
Nhóm Mạng lưới cải cách lập tức (RNN) vừa lên tiếng kêu gọi Thượng viện và Ủy ban bầu cử Thái Lan xem xét khả năng hoãn tổ chức cuộc bầu cử cùng với một cuộc trưng cầu về cải cách chính trị.
Thế giới
Người dân Thái Lan biểu tình ở Bangkok ngày 16.5. Ảnh: AP. Theo đó, RNN đã đưa ra 3 lựa chọn cho Thượng viện để đưa Thái Lan ra khỏi tình trạng bế tắc chính trị, bao gồm: - Tiến hành các cuộc bầu cử vào ngày 20.7. - Hoãn cuộc bầu cử từ 4 đến 5 tháng để có thời gian cho các cuộc đàm phán trước khi tổ chức cuộc bầu cử kết hợp với cuộc trưng cầu dân ý về cải cách chính trị. - Hoãn cuộc bầu cử ít nhất một năm để có thời gian cho cuộc trưng cầu về cải cách trước khi tổ chức bầu cử. Theo một thành viên của RNN là ông Buntoon Srethasirote, lựa chọn thứ hai có thể là hứa hẹn nhất, các cuộc đàm phán và thỏa thuận giữa các bên liên quan sẽ là chìa khóa để thành công. Ông Buntoon nói phải có các cuộc đàm phán để điều chỉnh các thành phần của chính phủ lâm thời và bất kỳ chính phủ lâm thời nào đều phải chịu trách nhiệm về cải cách quốc gia, cũng như các quy tắc bầu cử và cơ chế, nội dung của cuộc cải cách quốc gia. Theo RNN, thử thách đối với lựa chọn đầu tiên chính là Ủy ban cải cách dân chủ nhân dân (PDRC) chống chính phủ sẽ phản đối và có thể cản trở cuộc bầu cử. Còn với lựa chọn thứ ba, thách thức sẽ là các hạn chế về pháp luật khi mà sẽ không có Hạ viện trong vòng 1 năm tới. Tổng thư ký PDRC Suthep Thaugsuban ngày 17.5 tuyên bố nếu không tìm đủ người để tham gia cuộc biểu tình ngày 26.5 nhằm gây sức ép buộc 24 bộ trưởng còn lại phải từ chức, ông sẽ đầu hàng cảnh sát. Theo The Nation, số người biểu tình dự kiến của ông Suthep là 1 triệu. Về tuyên bố sẽ hành động của quân đội Thái Lan ngày 15.5 nếu tình hình không được giải quyết, cả hai phe ủng hộ và chống chính phủ đều lên tiếng ca ngợi cảnh báo trên. Cựu phó thủ tướng kiêm bộ trưởng ngoại giao Surapong Tovichakchaikul, bây giờ là cố vấn tại Trung tâm quản trị hòa bình và trật tự (CAPO) cho biết ông ủng hộ tuyên bố của quân đội. Nếu lệnh thiết quân luật được tuyên bố, quân đội sẽ tiến hành các hoạt động nhằm duy trì an ninh và CAPO sẽ không tham gia Và tôi tin rằng nếu thiết quân luật được ban bố, cuộc bầu cử có thể diễn ra suôn sẻ, ông Surapong nói. Tư lệnh quân đội Thái Lan, tướng Prayuth Chan- ocha ngày 15.5 đã đưa ra một tuyên bố mạnh mẽ rằng quân đội sẽ sử dụng sức mạnh quân sự tổng lực nếu vẫn còn đổ máu. Tuyên bố của ông Prayuth được đưa sau cuộc tấn công đẫm máu vào sáng sớm cùng ngày khiến 3 người thiệt mạng. Phát ngôn viên PDRC Akanat Promphan cho biết ông hài lòng với tuyên bố của tướng Prayuth. CAPO và cảnh sát đã không thể bắt giữ thủ phạm gây ra cuộc tấn công. Vì vậy, chúng tôi hoàn toàn ủng hộ quân đội thực hiện trách nhiệm như một cơ quan an ninh, ông Akanat nói. Hoài Anh (Theo The Nation).
Giá dầu sẽ tăng lên 100 USD/thùng?
Giá dầu trong tuần này có lúc tăng lên mức cao nhất trong 2 năm qua, gần 65 USD/thùng. Thậm chí, theo hãng tin RIA Novosti, đã xuất hiện dự báo con số này có thể đạt đến 100 USD/thùng hoặc cao hơn dù chỉ trong ngắn hạn.
Thế giới
Tuy nhiên, đến ngày 8-11, giá dầu đã giảm nhẹ khi có tin sản lượng dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc tụt xuống mức thấp nhất trong vòng 1 năm qua. Mỏ dầu Khurais ở Ả Rập Saudi Ảnh: DPA. Dữ liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho thấy trong tháng 10 vừa qua, Trung Quốc nhập khẩu 7,3 triệu thùng dầu/ngày, so với mức 9 triệu thùng dầu/ngày của tháng 9. Ông Li Yan, nhà phân tích dầu mỏ tại Tập đoàn Thông tin Zibo Longzhong, giải thích sản lượng nhập khẩu thấp là do các nhà máy lọc dầu độc lập giảm sức mua bởi nhiều đơn vị trong số này đã hết hạn ngạch năm nay. Tuy nhiên, trong năm tới, các nhà máy lọc dầu độc lập nhiều khả năng lại tăng lượng nhập khẩu khi nhà chức trách Trung Quốc hôm 8-11 nâng hạn ngạch nhập khẩu dầu thô năm 2018 lên 2,85 triệu thùng/ngày, tăng 55% so với năm 2017. Giới chuyên gia nhận định nhìn chung giá dầu hồi phục dần là nhờ nỗ lực kìm hãm nguồn cung do Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và Nga đứng đầu. Một yếu tố khác, theo hãng tin UPI, là sự bất ổn về địa chính trị ở Trung Đông những ngày qua. Một số nhà đầu tư lo lắng trước sự leo thang căng thẳng trong quan hệ giữa Ả Rập Saudi với Iran, Lebanon. Thị trường dầu còn chịu tác động sau khi Riyadh ra tay trấn áp nạn tham nhũng, khiến hơn 60 người bị bắt (trong đó có 4 bộ trưởng và 11 hoàng tử). Theo tờ The Wall Street Journal, chính phủ Ả Rập Saudi đang nhắm đến việc tịch thu lượng tiền mặt, tài sản trị giá đến 800 tỉ USD khi mở rộng chiến dịch chống tham nhũng này. Thái tử Mohammed bin Salman cho rằng động thái bài trừ tham nhũng ở cấp độ cao nhất là cần thiết để cải tổ nền kinh tế lâu nay vẫn phụ thuộc nhiều vào dầu mỏ. Lục San.
Mạng lưới khủng bố tập hợp gần 50 phụ nữ cực đoan
Truyền thông Đức ngày 27-12 đưa tin, cơ quan An ninh Nội địa nước này cho biết đã phát hiện được một mạng lưới khủng bố gồm nhiều phụ nữ Hồi giáo cực đoan hiện đang hoạt động rất tích cực trên mạng.
Thế giới
Những phụ nữ Hồi giáo theo dòng Salafist tại Đức. Ảnh: DPA. Cơ quan tình báo Đức cho biết, mạng lưới khủng bố này tập hợp gần 50 phụ nữ Hồi giáo cực đoan ở vùng Bắc Rhine-Westphalia, bang đông dân nhất nước Đức. Trả lời phỏng vấn tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung, Burkhard Freier, người đứng đầu Văn phòng Bảo vệ Hiến pháp Bắc Rhine-Westphalia cho hay, mạng lưới này hoạt động dựa trên nền tảng Salafist - một nhánh của đạo Hồi dòng Sunni, ủng hộ việc tuân thủ nghiêm ngặt luật lệ Hồi giáo. Nhóm phụ nữ này được thiết lập để thay thế vị trí của chồng họ vốn đang bị giam giữ vì tấn công khủng bố. Hiện tại, nhóm này đang hoạt động rất tích cực trên mạng để truyền bá hệ tư tưởng Salafist, khuấy động sự hận thù. Ông Burkhard Freier nói: "Chúng (các thành phần Hồi giáo cực đoan) đã chuyển hướng và cho rằng phụ nữ có thể tạo ra một sự kết nối tốt hơn, giúp mạng lưới Hồi giáo cực đoan được mở rộng và duy trì.". Trước đó, Cơ quan tình báo Đức cũng cho hay các đơn vị liên quan đang tiến hành phân loại hàng trăm phụ nữ Hồi giáo và thanh niên có nguy cơ gây bất ổn an ninh chính trị nước này, trong bối cảnh Đức vẫn chưa liên minh thành lập được chính phủ mới. Linh Đan.
Triều Tiên - Trọng tâm đối thoại ngoại giao và chiến lược Mỹ-Trung
Ngày 21/6, tại thủ đô Washington D.C, các quan chức Mỹ và Trung Quốc đã kết thúc cuộc đối thoại an ninh-ngoại giao lần đầu tiên với trọng tâm thảo luận là vấn đề Triều Tiên và các vấn đề khu vực khác.
Thế giới
Đối thoại an ninh - ngoại giao đầu tiên tại trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ ở Washington, D.C. Ảnh: EPA/TTXVN. Phóng viên TTXVN tại Washington dẫn thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết đồng chủ trì cuộc đối thoại an ninh-ngoại giao song phương lần đầu tiên này bên phía nước chủ nhà là Ngoại trưởng Rex Tillerson và Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis. Trong khi đó, đứng đầu phái đoàn đối thoại Trung Quốc là Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì và Tổng Tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Thượng tướng Phòng Phong Huy. Thông cáo cho biết hai bên đã thảo luận về hàng loạt vấn đề song phương như hợp tác an ninh-quốc phòng cho tới các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm như cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu, tình hình Bán đảo Triều Tiên và căng thẳng hàng hải tại Biển Đông. Phát biểu tại buổi họp báo sau cuộc đối thoại, Ngoại trưởng Tillerson cho hay Mỹ đã hối thúc Trung Quốc gây sức ép hơn nữa về kinh tế và ngoại giao nhằm giúp kiềm chế các tham vọng hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên. Ông nhấn mạnh Trung Quốc cần phải thể hiện trách nhiệm ngoại giao trong việc gia tăng áp lực lên Triều Tiên nếu muốn ngăn chặn leo thang căng thẳng ở khu vực này. Theo ông Tillerson, Mỹ ủng hộ việc áp đặt lệnh cấm vận về dầu khí, hàng không và xuất khẩu lao động nhằm vào Triều Tiên. Giới chức Mỹ và Trung Quốc nêu bật tầm quan trọng của một tiến trình phi hạt nhân hóa có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược tại Bán đảo Triều Tiên. Ngoại trưởng Tillerson cho biết thêm Tổng thống Mỹ Donald Trump có kế hoạch thăm chính thức Trung Quốc vào cuối năm nay, phát đi tín hiệu rằng Washington đang nỗ lực cải thiện quan hệ với Bắc Kinh bất chấp những bất đồng liên quan tới vấn đề Triều Tiên. Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á Susan Thornton cho biết cuộc đối thoại này cũng thảo luận về tình hình Biển Đông. Bộ trưởng Quốc phòng Mattis cho hay Mỹ đã có cuộc trao đổi thẳng thắn với giới chức Trung Quốc, đồng thời nhấn mạnh Washington không thay đổi lập trường đối với vấn đề Biển Đông. Đối thoại an ninh-ngoại giao là một trong 4 cơ chế cấp cao được thiết lập sau cuộc gặp đầu tiên giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại bang Florida hồi tháng 4 vừa qua. Đây là cơ chế đối thoại nhằm thay thế cho cuộc Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Mỹ-Trung được tổ chức thường niên dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama. TTXVN/Tin Tức.