title
stringlengths
2
214
summary
stringlengths
1
2k
category
stringclasses
5 values
content
stringlengths
4
32.6k
Những Tổng thống Hàn Quốc lao đao vì người thân tham nhũng
Hôm thứ Ba vừa qua (24/7), Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-Bak đã xin lỗi toàn thể nhân dân vì vụ tham nhũng mà ông mô tả là “đau lòng” liên quan đến người anh trai và các trợ lý của mình. Không chỉ có ông Lee, 3 đời tổng thống trước ông đều từng bị người thân làm hoen ố hình ảnh.
Thế giới
Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-Bak cúi đầu xin lỗi nhân dân vì bê bối tham nhũng của anh trai và các trợ lý của ông. Tôi xin cúi đầu và xin lỗi vì đã khiến người dân lo lắng về những vụ việc này. Chuyện đó khiến tôi cảm thấy đau đớn và thật đáng tiếc là điều đó lại xảy ra với những người rất thân cận với tôi, ông Lee phát biểu trên truyền hình. Các vụ việc đã làm hoen ố hình ảnh của vị tống thống bảo thủ vào ngay năm cuối cùng trước khi nhiệm kỳ của ông kết thúc. Theo hãng tin Yonhap, chỉ vài giờ sau bài phát biểu xin lỗi của ông, các công tố viên đã bắt giữ hai cựu trợ lý của ông là Kim Hee-Jung và Kim Se-Wook. Hai người này bị nghi ngờ nhận tiền hối lộ từ chủ tịch của các ngân hàng đang gặp rắc rối mong muốn được trợ giúp. Kim Hee-Jung, 44 tuổi, cựu thư ký tổng thống, hiện đang bị điều tra do có cáo buộc ông này nhận khoảng 100 triệu won (87.000 USD) tiền lại quả từ chủ tịch ngân hàng tiết kiệm Solomon. Còn Kim Se-Wook, 58 tuổi, bị nghi ngờ nhận 2 thỏi vàng, mỗi thỏi trị giá khoảng 60 triệu won (52.000 USD) từ lãnh đạo ngân hàng tiết kiệm Mirae. Cả hai vị chủ tịch ngân hàng cũng đã bị giam giữ vì nhiều cáo buộc trong đó có cáo buộc hối lộ. Hồi đầu tháng này, Lee Sang-deuk, anh trai của ông Lee cũng bị bắt và hiện đang bị giam giữ vì cáo buộc tham nhũng. Vị cựu luật sư 76 tuổi này bị cáo buộc nhận 600 triệu won (525.000 USD) từ năm 2007 đến 2011 cũng để giúp các ngân hàng gặp rắc rối tránh bị chính phủ trừng phạt sau các cuộc kiểm toán. Những người gửi tiết kiệm tại các ngân hàng đó thậm chí đã ném trứng vào ông này khi ông tới tòa án. Ngoài ra, một số trợ lý khác thân cận với ông Lee cũng bị bắt giữ vì các cáo buộc nhận hối lộ. Ông Lee Myung-Bak không phải là tổng thống Hàn duy nhất bị người thân làm liên lụy. Các đời tổng thống trước ông là Roh Moo-Hyun, Kim Dae-Jung và Kim Young-Sam đều bị các vụ việc sai trái của người thân làm hoen ố hình ảnh. Roh Moo-Hyun, Tổng thống Hàn Quốc nhiệm kỳ 20032008. Vào tháng 5, 2009, cựu Tổng thống Roh Moo-Hyun đã tự tử bằng cách lao từ một mỏm đá xuống trong lúc ông đang là nghi phạm trong một vụ tham nhũng hàng triệu đô la. Ông Roh đã xin lỗi vì gia đình ông có dính líu vào vụ việc nhưng không thừa nhận bản thân mình làm gì sai trái. Trước đó vào tháng 4, 2009, ông Roh có thừa nhận rằng vợ ông đã nhận tiền gây quỹ bất hợp pháp từ các chủ doanh nghiệp ủng hộ ông. Tôi rất xin lỗi vì tôi và những người xung quanh tôi đã khiến nhân dân lo lắng về các vấn đề liên quan đến tiền bạc, ông Roh phát biểu trên website của mình. Trước tòa án, ông Roh nói: Tôi cảm thấy rất xấu hổ. Tôi xin lỗi vì đã khiến nhân dân thất vọng. Anh trai của ông Roh cũng bị bắt vì cáo buộc nhận hối lộ khi làm môi giới cho các hoạt động buôn bán một công ty chứng khoán thuộc một doanh nghiệp nhà nước. Kim Dae-jung, Tổng thống Hàn Quốc nhiệm kỳ 1998-2003. Cựu tổng thống Kim Dae-jung cũng khốn đốn vì các con trai của mình. Vào tháng 6, 2002, khi đang tại nhiệm, ông Kim Dae-jung đã phải lên tiếng xin lỗi vì hành động của hai con trai mình sau khi hai người này bị bắt vì cáo buộc tham nhũng và lạm dụng chức quyền. Đó là lỗi của tôi, do sự bất tài của tôi. Tôi không thể nào ngẩng đầu được khi đứng trước nhân dân, ông Kim phát biểu trên truyền hình và sau đó ông hứa rằng các con ông sẽ cần phải bị pháp luật trừng trị nghiêm khắc. Con trai út của ông Kim bị truy tố vì các cáo buộc dùng vị thế cá nhân tạo ảnh hưởng tới các quyết định của chính phủ nhằm cấp phép cho một công ty và sau đó nhận tiền lại quả của công ty này. Kim Hong-Up, 53 tuổi, còn bị cáo buộc nhận hàng triệu đô la tiền hối lộ và gây quỹ hoạt động chính trị trái pháp luật từ các tập đoàn lớn của Hàn Quốc trong đó có Hyundai và Samsung. Ông này sau đó bị kết án hơn 3 năm tù giam. Kim Young-Sam, Tổng thống Hàn Quốc nhiệm kỳ 19931998. Trước ông Kim Dae-jung, Tổng thống Hàn Quốc nhiệm kỳ 19931998, ông Kim Young-Sam cũng muối mặt vì con trai. Vào tháng 10, 1997, con trai ông là Kim Hyum Chul đã bị phạt 1,5 triệu USD và phải ngồi tù trong 3 năm vì hối lộ và trốn thuế. Trở lại với đương kim Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-Bak, trong nhiệm kỳ của mình, ông Lee đã vài lần xin lỗi trước nhân dân nhưng đây có lẽ là bê bối cá nhân nghiêm trọng nhất ảnh hưởng đến không chỉ cá nhân ông Lee mà cả đảng của ông nữa. Ông ấy đã đứng lên làm điều đó vì lời xin lỗi là điều cần thiết đối với đảng của ông ấy, bản thân ông ấy và toàn thể nhân dân, giáo sư Lee Junhan của Đại học Incheon bình luận. Tuy nhiên, ông ấy sẽ phải đưa ra lời xin lỗi lớn hơn nữa nếu kết quả cuộc điều tra (về anh trai ông ấy) cho thấy các cáo buộc là sự thật. Đáng lẽ trước khi xin lỗi, ông ấy lên tiếng yêu cầu tiến hành cuộc điều tra một cách minh bạch thì sẽ tốt hơn, ông Lee nhận xét. Tùng Lâm.
Cả ông Suthep và Abhisit đều bị tòa án Thái Lan buộc tội giết người
ANTĐ - Ngày 12-12, Tòa án hình sự Thái Lan đã chính thức buộc tội cựu Thủ tướng Abhisit Vejjajiva, Chủ tịch đảng Dân chủ - và cựu Phó Thủ tướng Suthep Thaugsuban, thủ lĩnh cuộc biểu tình chống chính phủ hiện nay với tội danh giết người, trong cuộc đàn áp biểu tình năm 2010, làm nhiều người thiệt mạng.
Thế giới
Tuy nhiên, sau khi ra trình diện Tòa án hình sự Thái Lan cùng một nhóm luật sư vào buổi sáng hôm nay, ông Abhisit Vejjajiva đã được tại ngoại sau khi nộp tiền bảo lãnh. Ông Suthep Thaugsuban, cựu phó thủ tướng khi đó, kiêm giám đốc Trung tâm Giải quyết Tình trạng khẩn cấp (CRES) hiện đã bị giải thể, cũng bị cáo buộc những tội danh tương tự, nhưng đã không ra trình diện trước Tòa án hình sự theo lệnh triệu tập. Ông Suthep, hiện là thủ lĩnh lực lượng biểu tình chống chính phủ, đã cử một luật sư đến yêu cầu tòa án hoãn buộc tội ông do đang bận lãnh đạo các cuộc biểu tình. Cựu Thủ tướng Abhisit Vejjajiva đến tòa trình diện. Năm 2010, CRES đã ra lệnh tiến hành cuộc đàn áp quân sự đối với lực lượng biểu tình của Liên minh Đoàn kết Dân chủ chống Độc tài, còn gọi là "Lực lượng Áo đỏ", làm 92 người thiệt mạng và hơn 2.000 người bị thương. Từ tháng 3 đến tháng 5-2010, hàng nghìn người "Áo đỏ" đã tụ tập tại Bangkok và kêu gọi chính phủ Abhisit giải tán quốc hội. Sau khi lực lượng biểu tình chiếm đóng khu trung tâm thương mại ở thủ đô trong hơn 1 tháng, quân đội, dưới sự giám sát của CRES, đã tiến hành vụ đàn áp đẫm máu này. Đức Hùng. Theo Bangkokpost.
Mỹ: Nổ súng gần trường đại học, 2 người thiệt mạng
Ngày 4/12, nguồn tin cảnh sát Mỹ cho hay, họ đã tăng cường công tác bảo vệ tại trường đại học Wingate bang Carolinas sau khi một vụ nổ súng đã diễn ra gần khuôn viên trường này khiến 2 người thiệt mạng, một người khác bị thương.
Thế giới
Đài truyền hình WBTV đưa tin, vụ nổ súng diễn ra tại phố E. Wilson, chạy dọc theo khuôn viên trường đại học gần lối vào khu College Park, nạn nhân duy nhất còn sống sót sau đó đã được đưa đến bệnh viện bằng trực thăng. Tuy vụ việc không diễn ra trong khuôn viên trường Wingate, nhưng sau đó trường vẫn bị phong tỏa nhằm đảm bảo an toàn. Đài WBTW cũng dẫn lời phát ngôn viên của Trung tâm y tế bang Carolinas xác nhận, người bị thương trong vụ nổ súng đang được điều trị tại đây, và có thể sẽ là nhân chứng quan trọng trong việc điều tra của cảnh sát. Hiện trường vụ việc. Cảnh sát cho biết, có 3 nghi phạm khác nhau đã tham gia vào vụ nổ súng, tuy nhiên, toàn bộ sinh viên trường Wingate vẫn an toàn. Đây là lần thứ 2 trường Wingate phải tăng cường công tác bảo vệ sau vụ việc ngày 15/11 khi có báo cáo cho rằng, một người đã sử dụng súng trong vụ ẩu đả gần trường.
Tổng thống Poroshenko nói bị 'phớt lờ' khi đề nghị điện đàm với Tổng thống Putin
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko nói rằng ông đã đề nghị điện đàm với người đồng đồng cấp Nga Vladimir Putin về vụ Moscow bắt giữ tàu hải quân và thủy thủ Kiev xâm phạm lãnh hải. Tuy nhiên, ông Poroshenko không nhận được phản hồi từ Nga.
Thế giới
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko (Ảnh: Sputnik News). Tổng thống Poroshenko ngày 27/11 cho biết ông đã đề xuất điện đàm với Tổng thống Putin ngay đêm xảy ra vụ đụng độ giữa 2 lực lượng trên biển (25/11), và đã gửi yêu cầu tới phía Nga. Tuy nhiên, ông nói Moscow không đưa ra phản hồi. Theo kênh truyền hình 112 của Ukraine, ông Poroshenko đã phải liên lạc với Thủ tướng Đức Angela Merkel và nhờ bà chuyển lời tới ông Putin về yêu cầu thả người và tàu thuyền của Kiev. Ngày 26/11, Tổng thống Putin đã điện đàm với Thủ tướng Merkel và bày tỏ hy vọng Đức sẽ có tiếng nói với Ukraine trong vụ việc xảy ra tại eo biển Kerch nhằm ngăn Kiev đưa ra những quyết định vội vàng. Khi được hỏi về thông tin trên, Thư ký báo chí điện Kremlin Dmitry Peskov xác nhận: Không có cuộc điện đàm nào giữa 2 tổng thống liên quan tới vụ Nga bắt giữ tàu hải quân Ukraine ở eo biển Kerch. Trước đó, ông Peskov ngày 26/11 cho biết ông Putin đánh giá rằng các hành động của tàu Ukraine là khiêu khích và vi phạm quy chuẩn luật pháp quốc tế khi cố tình lờ đi các quy định về di chuyển hòa bình lại vùng lãnh hải của Nga. Theo cáo buộc từ phía Nga, ba tàu hải quân của Ukraine ngày 25/11 đã xâm phạm lãnh hải Moscow khi di chuyển từ biển Đen tới biển Azov. Dù Nga đã liên tiếp cảnh báo, các tàu Kiev vẫn thực hiện các hành vi mà Nga nhận định là nguy hiểm và khiêu khích. Chính vì vậy, phía Moscow đã phải dùng vũ khí để trấn áp. Sau vụ đụng độ, Nga bắt giữ 24 thủy thủ và 3 tàu của Ukraine. Sau khi vụ việc xảy ra, phía Ukraine đã bác bỏ cáo buộc từ phía Nga, yêu cầu Moscow trả lại tàu và thả người ngay lập tức. Quốc hội Ukraine cũng bỏ phiếu thông qua việc áp dụng thiết quân luật bắt đầu từ ngày 28/11 và kéo dài trong vòng 30 ngày tại tại các khu vực giáp Nga. NATO và Liên minh châu Âu (EU) này 26/11 đã kêu gọi các bên kiềm chế để tránh làm leo thang căng thẳng tình hình. Phía NATO cũng yêu cầu Nga thả toàn bộ thủy thủ Ukraine. Giới quan sát và quan chức Nga nhận định rằng vụ việc xảy ra tại eo biển Kerch có thể giúp Tổng thống Poroshenko cải thiện tỷ lệ ủng hộ trước kỳ bầu cử bằng cách kêu gọi tất cả người Ukraine chống lại Nga. Ngày 27/11, khi phát biểu trên đài truyền hình quốc gia, ông Poroshenko cảnh báo nguy cơ một cuộc chiến tranh toàn diện với Nga trong bối cảnh căng thẳng leo thang sau vụ Moscow. Theo Dân trí.
Cuộc gặp Ngoại trưởng Nga-Thổ Nhĩ Kỳ không đạt được đột phá
Cuộc gặp chỉ dừng ở mức độ hai bên cùng mong muốn không làm leo thang căng thẳng quan hệ song phương chứ chưa đạt được bước đột phá nào.
Thế giới
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tại một cuộc họp ở thủ đô Moscow ngày 27/11. (Nguồn: AFP/TTXVN). Ngày 3/12, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đã có cuộc gặp bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) được tổ chức ở thủ đô Belgrade của Serbia. Tuy nhiên, Giới chức Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, cuộc gặp kéo dài khoảng 40 phút. Trong khi đó, truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin, sau cuộc gặp Ngoại trưởng Cavusoglu đã gửi lời chia buồn của Ankara tới Moskva về viên phi công thiệt mạng trong vụ máy bay Su-24 của Nga bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi hôm 24/11 vừa qua. Theo ông Cavusoglu, điều quan trọng là cả Moskva và Ankara đều phải sẵn sàng đối thoại để giải quyết tình hình căng thẳng hiện nay. Người đứng đầu ngành ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, hai bên mong muốn không làm leo thang căng thẳng trong mối quan hệ song phương, song ông cũng thẳng thắn thừa nhận chưa có giải pháp nào được đưa ra để hạ nhiệt cuộc khủng hoảng quan hệ hiện nay giữa hai nước. Ông Cavusoglu cũng một lần nữa bác bỏ cáo buộc của Nga cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ nhập dầu mỏ từ tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, đồng thời bày tỏ hy vọng Moskva sẽ không tiếp tục đưa ra "các cáo buộc vô căn cứ.". Về phần mình, Ngoại trưởng Sergei Lavrov xác nhận cuộc gặp với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ chưa có bước đột phá nào vì mỗi bên đều tỏ ra kiên định với lập trường của mình. Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa các nhà lãnh đạo của hai nước từ sau vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Su-24 của Nga, khiến quan hệ giữa Moskva và Ankara trở nên căng thẳng chưa từng thấy./.
Ông Erdogan trở thành tổng thống quyền lực nhất lịch sử Thổ Nhĩ Kỳ
Ông Tayyip Erdogan vừa tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ vào hôm 9-7 sau khi chiến thắng trong cuộc tuyển cử diễn ra vào 2 tuần trước.
Thế giới
Là tổng thống, tôi thề bằng danh dự và phẩm chất của mình trước lịch sử và người dân Thổ Nhĩ Kỳ rằng, tôi sẽ cố gắng hết sức để bảo vệ và mang vinh quang đến cho quốc gia, Tổng thống Erdogan nói trước quốc hội trong lễ nhậm chức. Không chỉ bắt đầu một nhiệm kì mới, ông Erdogan giờ đã trở thành tổng thống quyền lực nhất trong lịch sử Thổ Nhĩ Kỳ, nhờ cuộc trưng cầu dân ý vào năm 2017 về việc thay đổi hiến pháp để trao thêm quyền hành pháp cho tổng thống. Theo Tổng thống Erdogan, việc tổng thống có nhiều quyền hành hơn là quan trọng cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an ninh nội địa cũng như ứng phó với những cuộc xung đột tại các nước láng giềng như Syria, Iraq. Nhiệm kì Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ sẽ kéo dài 5 năm và được làm tối đa 2 nhiệm kì liên tiếp. Dưới hiến pháp mới của Thổ Nhĩ Kỳ, vị trí thủ tướng đã bị loại bỏ và tổng thống có quyền tự lựa chọn nội các, điều hành các bộ và bãi nhiệm quan chức hành pháp mà không cần xin ý kiến quốc hội. Tổng thống Erdogan được cho là sẽ công bố tên 16 bộ trưởng trong nội các mới sau khi tổ chức lễ ăn mừng ở cung điện tổng thống với hơn 7000 quan khách bao gồm Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro và Tổng thống Sudan Omar Hassan al-Bashir. Tuy nhiên, không có lãnh đạo các nước phương Tây trong danh sách 50 tổng thống, thủ tướng hay quan chức cấp cao của nước ngoài có mặt tại sự kiện này. Thổ Nhĩ Kỳ hiện vẫn đang có bất đồng với Mỹ và châu Âu trong việc giải quyết nội chiến Syria. Ngoài ra, việc nước này bắt giữ và sa thải hàng chục nghìn quan chức, binh lính, cảnh sát nhằm thanh lọc bộ máy chính trị sau vụ đảo chính thất bại hồi năm 2016 cũng vấp phải sự chỉ trích của EU. Đặng Vũ (Theo Reuters).
Tổng thống Nga trực tiếp lái xuồng máy đi thị sát nơi nuôi cá tầm
(GDVN) – Nhận chuyến thăm Khu vực Astrakhan (Astrakhan Region), Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã trực tiếp tới thị sát tại các địa địa điểm nuôi và bảo vệ cá tầm (loài cá nước ngọt to lớn) dọc sông Volga.
Thế giới
Một trong những địa điểm ghé chân của ông Medvedev là Viện nghiên cứu thủy sản Caspian, nơi đang nghiên cứu và nhân nuôi loài cá tầm quý hiếm. Tại đây, nhà lãnh đạo nước Nga đã tự tay mình phóng sinh xuống dòng sông Volga 100 con cá tầm con và hy vọng loài cá này sẽ sinh sôi nảy nở và không bị đánh bắt cạn kiệt. Bình Nguyên (theo Ria Novosti) Tags: Tổng thống, Nga, trực tiếp, lái xuồng máy, đi thị sát, nơi nuôi cá tầm, sông Volga.
Xem độ tinh nhuệ 200 ‘lính trời’ Mỹ cử đến Ukraine
Lầu Năm Góc tuyên bố cử 200 lính dù thuộc đơn vị chiến đấu của lữ đoàn không vận số 173 tới tham gia tập trận tại Ukraine vào tháng này.
Thế giới
Theo Business Insider, các binh sĩ này được mệnh danh là lính trời, sẽ tham gia tập trận chung mang tên "Đinh ba thần tốc" ở phía tây Ukraine, cùng hơn 1.000 binh sĩ từ 14 quốc gia, trong đó có Azerbaijan, Bulgaria, Gruzia, Ukraine. Trong suốt đợt tập trận này, các lính dù của Mỹ sẽ tập trung vào huấn luyện dò và gỡ mìn, tuần tra và hộ tống. Bốn đại đội lính dù của lữ đoàn 173 đã triển khai ở Ba Lan, Estonia, Latvia, Lithuania. Các lính dù thuộc lữ đoàn Không vận 173 của quân đội Mỹ tại châu Âu tham gia tập trận Mũi tên đen ở Rukla, ngày 14/5/2014. Lữ đoàn Không vận 173 đóng tại Vicenza, Italy, và tham gia nhiều cuộc tập trận gần đây. Tháng 5, lữ đoàn 173 tham gia tập trận ở Rukla, Lithuania. Cuộc tập trận của lữ đoàn 173 ở Rukla, Lithuania. Lữ đoàn 173 thả dù trong cuộc tập trận do NATO dẫn đầu mang tên Orzel Alert, tổ chức cùng với tiểu đoàn số 3 của Canada, Không vận của Ba Lan tại sa mạc Chechlo, gần Olkusz, nam Ba Lan tháng 5/2014. Các binh sĩ của lữ đoàn 173 nhảy dù từ một chiếc C-17 Globemaster III của Boeing trong cuộc tập trận Orzel Arlert. Các lính dù thuộc lữ đoàn Không vận 173 của quân đội Mỹ tại châu Âu tham gia tập trận Mũi tên đen ở Rukla, ngày 14/5/2014. Lữ đoàn Không vận 173 đóng tại Vicenza, Italy, và tham gia nhiều cuộc tập trận gần đây. Tháng 5, lữ đoàn 173 tham gia tập trận ở Rukla, Lithuania. Cuộc tập trận của lữ đoàn 173 ở Rukla, Lithuania. Lữ đoàn 173 thả dù trong cuộc tập trận do NATO dẫn đầu mang tên Orzel Alert, tổ chức cùng với tiểu đoàn số 3 của Canada, Không vận của Ba Lan tại sa mạc Chechlo, gần Olkusz, nam Ba Lan tháng 5/2014. Các binh sĩ của lữ đoàn 173 nhảy dù từ một chiếc C-17 Globemaster III của Boeing trong cuộc tập trận Orzel Arlert.
Chiến binh Nga chiến đấu tại Donetsk tự nộp mình cho quân đội Ukraine
Hãng tin Unian đưa tin, một chiến binh người Nga chiến đấu trong hàng ngũ ly khai Đông Ukraine đã đào ngũ và tự giao nộp mình cho các lực lượng vũ trang Ukraine đang làm nhiệm vụ bảo vệ sân bay Donetsk hôm 23.11.
Thế giới
"Các binh sĩ Ukraine đã bắt được một chiến binh ly khai người Nga. Vâng, thực tế, người này đã tự giao nộp mình cho họ. Y tới sân bay Donetsk với hai bàn tay không giơ lên trời. Các binh sĩ đã lục soát người y. Không có bom. Dương như y đã đào ngũ. Y có hộ chiếu của Nga. Nhưng y nói (với binh sĩ Ukraine), y sinh ra ở Vinnytsya (khu vực miền trung Ukraine)", nhà báo người Ukraine, Roman Bochkala viết trên trang Facebook cá nhân của mình kèm theo tấm ảnh các sĩ quan Ukraine tại sân bay Donetsk đang kiểm tra một người đàn ông bị trùm kín mặt. Bức ảnh được đăng tải trên Facebook của nhà báo Ukraine Roman Bochkala. Cũng theo nhà báo này, hiện chiến binh người Nga nói trên đã được bàn giao cho các cơ quan chức năng.
Quân đội Iraq tiến vào thành trì cuối cùng của IS ở Tây Bắc
Các lực lượng Iraq ngày 23/8 tiếp tục giành thắng lợi đáng kể trong cuộc tấn công nhằm đánh bật các phần tử của nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) ra khỏi thành phố Tal Afar, thành trì cuối cùng của nhóm khủng bố này tại Tây Bắc Iraq.
Thế giới
Lực lượng Iraq tiến về Tal Afar. Ảnh: AFP. Theo thông báo của Bộ Chỉ huy các chiến dịch chung Iraq, trong ngày thứ 4 của chiến dịch giải phóng Tal Afar, các đơn vị Iraq đã giành quyền kiểm soát 2 khu vực là Bắc al-Kifah và Nam al-Kifah thuộc vùng ngoại ô Tal Afar. Trước đó ngày 22/8, các đơn vị quân đội và lực lượng chống khủng bố Iraq đã phá vỡ các hàng rào phòng thủ của IS trước khi tiến vào Tal Afar từ hướng Đông và Nam. Quân đội Iraq cho biết hiện khoảng 3/4 lãnh thổ Tal Afar vẫn nằm dưới sự kiểm soát của các tay súng IS, trong đó có thành trì thời Ottoman ở khu vực trung tâm thành phố này. Cách Mosul 80 km về phía Tây, Tal Afar nằm trên tuyến đường tiếp tế quan trọng của IS giữa Mosul và Syria. Tal Afar đã sản sinh ra một số chỉ huy cấp cao nhất của IS, song thành trì này đã bị cắt đứt mọi liên hệ với phần lãnh thổ còn lại hiện do IS kiểm soát hồi tháng 6 vừa qua. Theo các chỉ huy quân sự Mỹ và Iraq, hiện có tới 2.000 tay súng IS đang cố thủ tại Tal Afar. TTXVN/Báo Tin Tức.
S-300 Nga làm “cột chống trời” cho Trung Quốc như thế nào?
(Bình luận quân sự) - Trước khi hợp đồng mua sắm hệ thống phòng không S-400 được thực hiện, các hệ thống phòng không S-300 vẫn là xương sống trong lực lượng phòng không Trung Quốc.
Thế giới
Nga muốn bán S-400 cho Việt Nam trong tương lai gần S-400 chặn đứng Su-35 Trung Quốc khu vực Đông Nam Á? Khi mới thành lập, lực lượng tên lửa phòng không thuộc quân chủng không quân Trung Quốc xây dựng biên chế cơ bản là các tiểu đoàn độc lập, sau đó dần dần hình thành lên các sư, lữ, trung đoàn phòng không, nhưng đơn vị đảm nhiệm phóng tên lửa vẫn được biên chế cơ bản ở cấp tiểu đoàn. Vì thế, khi mua sắm các hệ thống tên lửa S-300 PMU, đơn vị tính cũng vẫn là nhập khẩu trọn bộ từng tiểu đoàn. Vào thời điểm đó, Trung Quốc chỉ sở hữu mạng lưới phòng không tầm thấp với tên lửa Hồng Kỳ-2 (HQ-2) được sản xuất theo công nghệ những năm 60, có tầm phóng vẻn vẹn vài chục km, chỉ đủ sức bảo vệ một số thành phố lớn và các mục tiêu trọng điểm. Vì vậy, Trung Quốc đã nhanh chóng hỏi mua các hệ thống phòng không tiên tiến của Nga. Các chuyên gia phương Tây cho biết, lúc đó Bắc Kinh đã mua tất cả những hệ thống tên lửa S-300 PMU đang tồn kho của Moscow. Năm 1991, Trung Quốc mua lô tên lửa S-300 đầu tiên thuộc loại S-300 PMU, bao gồm 2 tiểu đoàn với 8 tổ hợp (32 hệ thống phóng tên lửa), đồng thời mua kèm theo khoảng 384 quả tên lửa 5V55U, tổng trị giá hợp đồng 220 triệu USD. Sự xuất hiện của S-300 PMU đã nâng sức mạnh của lực lượng phòng không nước này lên một tầm cao mới. Với các hệ thống phòng không S-300 PMU, Trung Quốc nhanh chóng hình thành một khu vực phòng không hoặc liên kết trong mạng lưới phòng không có tầm bao phủ trên 100km xung quanh các mục tiêu trọng điểm. Ngay lập tức, các hệ thống tên lửa này đã được biên chế thành trung đoàn hạt giống để bảo vệ thủ đô Bắc Kinh, làm nòng cốt cho mạng lưới phòng không hỗn hợp của Vùng phòng không Bắc Kinh. Khi đó, Vùng phòng không Bắc Kinh có 4 sư đoàn phòng không với hơn 10 trung đoàn (tổng cộng 36-38 tiểu đoàn tên lửa không đối đất). Sau khi được bổ sung trung đoàn tên lửa phòng không S-300 PMU, lực lượng phòng không nước này đã thiết lập một mạng lưới phòng không 2 lớp cực mạnh, lấy trung đoàn tên lửa phòng không S-300 PMU làm hạt nhân, có sức mạnh vượt trội so với loại tên lửa cũ kỹ HQ-2, bảo vệ thủ đô Bắc Kinh trước các cuộc tấn công từ trên không. Năm 1994, Trung Quốc tiếp tục mua lô tên lửa phòng không thứ 2 thuộc loại S-300 PMU1, bao gồm 2 tiểu đoàn với 8 tổ hợp (32 hệ thống phóng tên lửa) và 196 quả tên lửa 48N6E. Tổng trị giá hợp đồng vào khoảng 400 triệu USD, thanh toán 1 nửa bằng tiền mặt, 1 nửa trả bằng hàng hóa. Trung Quốc đã thành lập 1 trung đoàn tên lửa phòng không S-300 được cấu thành từ 1 tiểu đoàn thuộc trung đoàn S-300 PMU Bắc Kinh (sau khi thay thế bằng tên lửa S-300 PMU1) và 1 tiểu đoàn của Vùng phòng không Nam Kinh sử dụng tên lửa S-300 PMU cũ. 2 tiểu đoàn này lần lượt được biên chế về Phúc Kiến và Giang Tây. Sau khi nhận các tiểu đoàn này, Đại quân khu Nam Kinh đã nhanh chóng thành lập trung đoàn S-300 thứ 2 cho Vùng phòng không Nam Kinh. Tình đến thời điểm này, Trung Quốc đã triển khai các hệ thống tên lửa phòng không S-300 ở cả 2 miền nam-bắc. Bắc Kinh đã đặt mua lô tên lửa phòng không thứ 3 (S-300 PMU1) vào năm 2001, bao gồm 2 tiểu đoàn với 8 tổ hợp (32 hệ thống phóng tên lửa) và 196 quả tên lửa 48N6E với tổng trị giá hợp đồng cũng vào khoảng 400 triệu USD. Thành phố Thượng Hải là địa điểm thứ 3 được triển khai các hệ thống tên lửa này. Thượng Hải là nơi đặt Bộ tư lệnh của Hạm đội Đông Hải, phía bắc giáp cửa sông Trường Giang, phía đông giáp Đông Hải, trung tâm đô thị cách bờ biển khoảng 40km, là thành phố lớn nhất và là trọng điểm thương mại, công nghiệp và tài chính quan trọng của Trung Quốc. Khoảng cách theo đường chim bay từ Thượng Hải đến Đài Loan khoảng 760km, mà đa phần các loại máy bay của không quân Đài Bắc đều có khả năng tấn công vào Đại Lục với bán kính tác chiến khoảng 1400km. Vì vậy, Thượng Hải đã trở thành trọng điểm bảo vệ thứ 3 của các hệ thống tên lửa phòng không S-300. Vùng phòng không Thượng Hải không giống như trong lục địa. Do là thành phố ven biển nên nó thiếu chiều sâu lí tưởng và những vùng giao cắt giữa các trạm để triển khai radar và các hệ thống phòng không. Vì thế, đối với các loại chiến đấu cơ bay thấp, cự ly phát hiện vẻn vẹn có mấy chục km, rất khó để nhận biết các tốp máy bay chiến đấu cải trang thành máy bay hàng không dân dụng. Hai yếu tố này đòi hỏi hệ thống radar phải có đủ thời gian và cự ly để phát hiện mục tiêu, nhưng do khoảng cách giữa tuyến bờ biển và trung tâm thành phố Thượng Hải quá gần nên không có cách nào triển khai radar dự cảnh hướng về phía trước cũng không thể tăng cường cự ly thám trắc bằng các radar đặt trên đỉnh núi. Vì vậy, khoảng thời gian từ khi các radar phát hiện mục tiêu đến khi truyền đạt số liệu đến các hệ thống phòng không và lực lượng không quân vô cùng ngắn. Sau khi Đài Loan triển khai thêm các loại tên lửa chiến thuật nhằm vào Đại Lục, khoảng thời gian này lại càng ngắn hơn. Theo đề nghị của chính quyền Thượng Hải, các hệ thống tên lửa phòng không thế hệ mới nhất được biên chế thành 1 lữ đoàn gồm 5 tiểu đoàn, trong đó có 4 tiểu đoàn tên lửa S-300, ngoài ra có 1 tiểu đoàn tên lửa Hồng Kỳ-2 (HQ-2) do Trung Quốc tự nghiên cứu, chế tạo. Loại tên lửa phòng không tiên tiến nhất là S-300 PMU2 được Trung Quốc đặt mua vào năm 2003, hợp đồng chính thức được ký kết vào tháng 8-2004, hoàn tất bàn giao vào năm 2008. Hợp đồng trị giá 980 triệu USD này đặt mua 4 tiểu đoàn tên lửa S-300 PMU2 với 16 đơn nguyên (64 hệ thống phóng tên lửa) và 256 quả tên lửa 48N6E2. Hệ thống tên lửa S-300 PMU2, sử dụng đạn tên lửa 48N6E2 có tầm bắn trên 200km, đặt trên xe vận tải BAZ của Nga, radar bắt bám mục tiêu mọi độ cao 96L6E2 có khả năng theo dõi đồng loạt 72 mục tiêu và khóa chết 36 mục tiêu để chỉ thị cho tên lửa hạ sát đồng loạt 36 mục tiêu này. Trong khi đó, các hệ thống S-300 PMU và S-300 PMU1 đặt trên xe 5P85SE, cùng với hệ thống chỉ huy 54K6E2, đài radar sục sạo 64N6E2, radar chỉ thị mục tiêu 30N6E2 sử dụng dải tần S-band (radar 30N6E1 sử dụng dải tần X-band). 2 loại radar này có khả năng phát hiện mục tiêu ở khoảng cách trên 300km, khả năng theo dõi đồng loạt lần lượt là 12 và 6 mục tiêu. Hiện nay, trọng điểm triển khai các hệ thống tên lửa S-300 của Vùng phòng không Nam Kinh là Phúc Kiến. Sau này, khi Trung Quốc mua lô tên lửa S-300PMU2 thứ 3, Phúc Kiến được triển khai các trận địa S-300 kiểu cố định, bố trí theo hình chữ nhất (). Trận địa triển khai S-300 chạy từ bắc đến nam dọc eo biển Đài Loan, theo trục Phúc Thanh - Phổ Điền - Hạ Môn - Chương Châu. Giang Tây cũng có vị trí chiến lược rất quan trọng, là đầu mối tập kết binh lực tấn công theo hướng Đài Loan của tất cả các quân, binh chủng Trung Quốc. Ở khu vực cửa ngõ xâm nhập vào Vũ Hán và đập Tam Hiệp này, ngoài các trung đoàn tên lửa phòng không S-300, còn tập trung 2 lữ đoàn tên lửa đạn đạo đầu đạn thông thường của lực lượng Pháo binh II và 1 lữ đoàn tên lửa đối đất của lục quân. Dọc khu vực bờ biển, kéo dài từ Đại Liên, Thiên Tân, bán đảo Sơn Đông xuống đến Thượng Hải, Phúc Kiến, Trung Quốc tập trung 15 tiểu đoàn tên lửa phòng không các loại, trong đó có S-300. Các hệ thống này đảm nhận nhiệm vụ phòng không suốt dải bờ biển hơn 1000km, tạo thành một lá chắn phòng không rất mạnh cho các đầu mối trọng điểm duyên hải phía đông Trung Quốc. Vai trò quan trọng của các hệ thống tên lửa S-300 Nga còn được thể hiện ở chỗ, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ lãnh thổ Trung Quốc mà nó còn giúp họ tiếp cận và xây dựng nền tảng công nghệ vững chắc trong lĩnh vực tên lửa phòng không. Đầu thập niên 90, Trung Quốc đang bắt tay vào nghiên cứu, chế tạo tên lửa phòng không thế hệ mới là Hồng Kỳ-9 (HQ-9) nhưng gặp rất nhiều khó khăn. Nhập khẩu được S-300 đã giúp Trung Quốc tiếp cận với những công nghệ hiện đại, giúp họ đột phá qua những nút thắt khó khăn này, chế tạo thành công hệ thống tên lửa phòng không tầm cao, tầm xa quốc nội HQ-9. Từ đây, Trung Quốc tiếp tục cải tiến, chế tạo hệ thống phòng không HQ-9 phiên bản trên hạm Hải Hồng Kỳ-9 (HHQ-9) và cho ra đời hàng loạt các tàu khu trục phòng không hạng nặng Type 052C/D được mệnh danh là lá chắn thần Trung Hoa. Hiện nay, Nga và Trung Quốc đang đàm phán mua sắm các hệ thống phòng không S-400 với sức mạnh vượt trội so với S-300. Hệ thống tên lửa phòng không S-400 là hệ thống phòng không thế hệ thứ 4, được Cục thiết kế Almaz (Almaz Central Design Bureau) của Nga nghiên cứu, phát triển trên cơ sở hệ thống S-300P. S-400 được ứng dụng hàng loạt các thành tựu khoa học mới, có thể phóng được các loại tên lửa phòng không tầm thấp, tầm trung, tầm cao và các loại tên lửa tầm gần, tầm trung, tầm xa. Nó có thể tạo ra cấu trúc phòng không đa tầng với 3 tên lửa tầm bắn khác nhau (tối đa 400km), bổ sung cho nhau, có thể theo dõi hàng trăm mục tiêu và đồng loạt tấn công 36 mục tiêu cùng một thời điểm. S-400 có khả năng đánh chặn tất cả các mục tiêu cùng một loạt hay thuộc các tốp khác nhau, cả ở tầm gần lẫn tầm xa với hiệu suất bắn hạ rất cao. Có thể nói, sự xuất hiện của S-400 và sự kết hợp của nó với S-300 có tầm quan trọng đặc biệt, là cột chống trời trong tổng thể thế trận phòng không và phòng thủ tên lửa của Trung Quốc. Thiên Nam.
Con trai của Gaddafi bị tra tấn trong tù
(PLO) – Tờ BBC đưa tin giới chức Lybia đang điều tra một video cho thấy con trai của cựu lãnh đạo nước này Muammar Gaddafi là Saadi Gaddafi cùng với những “bạn tù” khác bị tra tấn trong tù.
Thế giới
Trong video có cảnh Saadi Gaddafi gào thét khi bị quản ngục đánh vào lòng bàn chân. Công tố viên của Tripoli cho biết sẽ xác định những quản ngục trong video và những người này sẽ phải đối mặt với các cáo buộc pháp lý. Video được tung lên mạng hôm 4-8 từ trang ClearNews và đã bị các nhà hoạt động nhân quyền lên án gay gắt. Không có bất cứ trường hợp ngoại lệ nào được phép sử dụng tra tấn hay bạo hành, Phó Giám đốc chi nhánh Trung Đông của Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW) Joe Stork nhấn mạnh. Saadi Gaddafi bị bắt giữ tại thủ đô Tripoli từ năm ngoái sau khi bị dẫn độ từ Niger với các cáo buộc bắn người biểu tình và các tội ác khác trong suốt quá trình cầm quyền của cha anh. Hình ảnh của Saadi Gaddafi trong video (Nguồn: RT). Một người con trai khác của ông Gaddafi là Saif al-Islam vừa bị kết án tử hình vắng mặt hồi tuần trước vì các tội ác trong cuộc nổi dậy tại Libya năm 2011 vốn đã lật đổ nhà lãnh đạo Gaddafi. Saif al-Islam đang bị một nhóm nổi dậy trước đây bắt giữ tại thị trấn Zintan nhưng không chịu trao trả cho chính quyền. Libya vẫn chưa hết hỗn loạn sau vụ lật đổ cựu lãnh đạo Gaddafi bởi đất nước này đang phải gánh chịu sự giằng co giữa hai thế lực. Quốc hội được quốc tế công nhận của nước này đặt ở Bayda và Tobruk ở phía đông, trong khi thủ đô Tripoli ở phía tây bị nhóm đối lập Libya Dawn kiểm soát. Ngọc Như.
Ả Rập Saudi lập 'vạn lý trường thành' ngăn chặn IS
(VTC News) - Telegraph đưa tin Ả Rập Saudi xây dựng hệ thống tường và hào dài 600 dặm dọc theo biên giới với Iraq nhằm ngăn chặn lực lượng Hồi giáo cực đoan IS tấn công.
Thế giới
Cách đây 1 tuần, trên biên giới với Iraq xảy ra một vụ tấn công của lực lượng Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS vào trạm kiểm soát biên giới của Ả Rập Saudi. Để ngăn chặn sự nguy hiểm đến từ bên kia biên giới, chính phủ Ả Rập Saudi đã cho xây dựng hệ thống tường thành và hào nước kéo dài 600 dặm dọc theo biên giới với Iraq. Hình ảnh mô tả hệ thống tường bao ở biên giới Ả Rập Saudi. Theo Telegraph , hiện nay phần lớn các khu vực ở Iraq đang nằm dưới sự kiểm soát của IS, lực lượng được cho là đang hướng đến 2 mục tiêu lớn là Mecca và Medina ở Ả Rập Saudi. Dự án xây dựng hệ thống tường bao này đã được đưa ra bàn luận từ năm 2006, khi mà cuộc nội chiến Iraq trong giai đoạn cao trào. Tuy nhiên, quá trình xây dựng mới được bắt đầu vào tháng 9/2014, sau khi các chiến binh IS ở Iraq thực hiện các vụ tấn công nhằm vào quốc gia láng giềng. Hiện nay, biên giới Ả Rập Saudi với Iraq đang được phân chia bằng 5 lớp hàng rào với tháp canh, camera nhìn đêm và radar. Bên cạnh đó, số lượng quân làm nhiệm vụ ở biên giới của Ả Rập Saudi cũng được tăng cường, lên đén 30.000 người. Theo Telegraph , Ả Rập Saudi là quốc gia khá mở cửa với những nước Hồi giáo khác, đặc biệt là trong mùa hành hương khi những người theo đạo Hồi đổ về thánh địa Mecca và Medina. Tuy nhiện, quốc gia này đang thay đổi khi phải tự bảo vệ cho công dân của mình. Ngoài Iraq, Ả Rập Saudi cũng xây dựng hệ thống rào cản dài đến 1.000 dặm dọc biên giới với Yemen. Tùng Đinh (Theo Telegraph). >>> Quý độc giả bấm vào đây để gửi bình luận.
Máy bay lớn nhất thế giới
Các doanh nghiệp vận tải hàng không Mỹ hứa hẹn sẽ trình làng máy bay lớn nhất thế giới mang tên Stratolaunch trong năm năm tới.
Thế giới
Mô hình máy bay Stratolaunch - Ảnh: BBC. Stratolaunch có sải cánh dài 117,4m, lớn hơn máy bay dân dụng Airbus 380 khoảng 29m. Với 747 động cơ phản lực, nó cần đường băng dài 3,6 km để có thể cất và hạ cánh. Stratolaunch sẽ mang theo các tàu vũ trụ vào bầu khí quyển của Trái đất để phóng lên không gian. Khi đạt đến một độ cao nhất định, Stratolaunch sẽ nhả tàu vũ trụ ra để trở về mặt đất, trong khi tàu vũ trụ đi vào quỹ đạo nhờ sự hỗ trợ của các tên lửa đẩy. Các chuyên gia đánh giá máy bay mới này sẽ giúp tiết kiệm một khoản chi phí lớn so với việc phóng tàu vũ trụ từ mặt đất. Theo Tuổi Trẻ.
Syria không kích Đông Deir Ezzur, 25 chỉ huy IS bị tiêu diệt
Tổng cộng 25 chỉ huy chiến trường IS đã bị tiêu diệt trong cuộc oanh kích của Không quân Syria nhằm vào vị trí của khủng bố tại thị trấn Albu Kamal thuộc Đông Nam Deir Ezzur.
Thế giới
Trang tin al-Darar đưa tin, 25 chỉ huy khét tiếng của IS đã bị tiêu diệt trong cuộc không kích nhằm vào địa điểm diễn ra cuộc họp của các lãnh đạo địa phương Iraq ở Albu Kamal. Các chỉ huy cấp cao của IS, bao gồm chỉ huy chiến trường Abu Roqaya al-Faransi và chỉ huy an ninh Sadam al-Jamal đã tham gia cuộc họp này. Hazem al-Barqash, một thành viên Hội đồng tư vấn của IS, và13 lãnh đạo tôn giáo khác, trong đó Mola Hami, Haytham al-Qazi nom de guerre Tak Tak, Foras al-Homsi nom de guerre Abu Ayesha, Abu Asma al-Shami, Abu Walid Faloujah, Abu Torab al-Turkistani, Abu Davoud al-Tajiki và Abu Talha al-Shishani thuộc trong số những tay súng khủng bố đã bị tiêu diệt trong cuộc oanh tạc này. Syria không kích Đông Deir Ezzur, 25 chỉ huy IS bị tiêu diệt. Trong khi đó, một nguồn thạo tin cho hay, các chỉ huy an ninh và quân sự của IS không bị thương trong cuộc tấn công này bởi vì họ đã rời cuộc họp trước khi diễn ra cuộc tấn công. Theo các nguồn tin chiến trường, binh linh Syria đã nối lại chiến dịch của họ ở sườn Tây và nỗ lực triển khai ở phía Tây Bắc vĩ tuyến Albul Kamaal tới sân bay al-Hamdan. Nhật báo al-Akhbar đưa tin, nếu quân đội Syria có thể ổn định các vị trí tại khu vực này, họ sẽ bao vây IS ở Albu Kamal từ 3 phía. Nhật báo này cho biết thêm, binh lính Syria có thể sẽ tăng cường gây áp lực lên IS từ phía Đông Nam của thị trấn al-Mayadeen để tiếp tục tấn công chống lại khủng bố. Trước đó, các nguồn tin quân sự xác nhận rằng, binh lính Syria, với sự yểm trợ của Không quân quốc gia, đã nỗ lực tiến công chống lại IS tại thị trấn Albu Kamal tại biên giới với Iraq. Ngoài ra, chiến cơ Syria đã thực hiện nhiều cuộc oanh kích nhằm vào vị trí và tuyến tiếp tế của IS quanh Albu Kamal, tiêu diệt số lượng lớn phiến quân, đồng thời phá hủy một loạt xe quan sự, trong đó có những xe chở phiến quân tại khu định cư al-Mojavedah.
Bí mật chấn động của vợ chồng Obama
Ông trùm tư bản Donald Trump sẽ công bố giấy tờ ly hôn của Tổng thống Obama và vợ, một học giả tài chính đáng kính có quan hệ với Donald Trump cho hay.
Thế giới
Donald Trump được cho là sẽ tuyên bố, có tài liệu cho thấy đệ nhất phu nhân và Tổng thống đã có thời điểm cân nhắc chia tay trong cuộc hôn nhân kéo dài hai thập niên của họ. Trump bất ngờ đưa ra thông tin trên hôm 22/10 rằng vào ngày 24/10 sẽ có một tuyên bố động trời, có khả năng làm thay đổi cuộc đua vào Nhà Trắng. Nhà tỷ phú này nói với Fox & Friends rằng ông có "một thứ rất, rất lớn liên quan tới Tổng thống Mỹ". Trump từ chối tiết lộ chi tiết tuy nhiên, hôm 23/10 một nhà đầu tư từng xuất hiện trên các chương trình trò chuyện về kinh doanh tuyên bố, ông ta có nhiều thông tin về vụ việc này. Douglas Kass, một nhà đầu tư đóng tại Florida, tham gia chương trình trò chuyện "Squawkbox" của CNBC - nơi tỷ phú Trump thường giữ vai trò bình luận, đã tiết lộ thông tin trên Twitter cho 48.000 người theo dõi trang của mình rằng Donald Trump sẽ công bố việc ông này phát hiện được giấy tờ ly hôn của vợ chồng đương kim Tổng thống Mỹ. Donald Trump ủng hộ ứng viên TT đảng Cộng hòa Mitt Romney trong cuộc đua vào Nhà Trắng. Khi được hỏi về thông tin trên Twitter, phát ngôn viên của Trump là Holly Lorenzo nói: "Tất cả những gì chúng tôi biết là ông ấy sẽ công bố trên tài khoản Twitter và Facebook". Thông tin về giấy tờ ly hôn của Tổng thống Obama trước đây từng được đề cập trong một cuốn sách ra mắt hồi đầu năm nay của tác giả Ed Klein. Nhà Trắng cho rằng thông tin đó là nhảm nhí và Klein đã dựng đứng mọi chuyện. Tỷ phú Trump cũng có một lịch sử đáng nghi khi đề cập tới các cáo buộc của ông này, nổi trội nhất là việc ông cho rằng Tổng thống Obama chào đời ở Kenya chứ không phải Hawaii và nếu đúng vậy thì Obama không đủ tư cách làm Tổng thống Mỹ. Hoài Linh ( Theo DailyMail).
Nga sẵn sàng bán hệ thống tên lửa tiên tiến S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ
Tổng thống Nga Vladimir Putin mới đây cho biết, nước này sẵn sàng bán các hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Thế giới
Hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga. "Chúng tôi sẵn sàng bán các hệ thống tên lửa đất đối không tiên tiến S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ, và đã thảo luận vấn đề này với Ankara", TASS dẫn lời Tổng thống Putin nói tại cuộc gặp với lãnh đạo các hãng thông tin hàng đầu thế giới bên lề Diễn đàn Kinh tế thế giới Saint Peterburg (SPIEF). Cũng tại SPIEF, ông Putin cho biết thêm, Nga đang cùng với Ấn Độ sản xuất tên lửa hành trình BrahMos. Trước đó, hôm 31-5, nhà lãnh đạo Nga đã ký sắc lệnh bãi bỏ hầu hết các biện pháp trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ, áp đặt vào cuối năm 2015, liên quan đến vụ Ankara bắn hạ chiến đấu cơ Nga tham gia cuộc chiến chống khủng bố tại Syria. Theo đó, các công ty xây dựng và du lịch Thổ Nhĩ Kỳ lại được làm ăn ở Nga, công dân Thổ Nhĩ Kỳ lại có quyền sang làm việc. Ngoài ra, Tổng thống Putin cũng ký quyết định khôi phục một phần thỏa thuận miễn thị thực đối với công dân hai nước, vốn bị đình chỉ từ ngày 1-1-2016 đến nay.
Giải mã thế giới quan của Donald Trump
Trong một bài phát biểu đáng chú ý trước Quốc hội Mỹ, tân Tổng thống Donald Trump đã hé lộ thế giới quan của mình, cho thấy một sự đối lập với một bài phát biểu tương tự của một vị Tổng thống của đảng Cộng hòa - George W. Bush ngày 29/1/2002.
Thế giới
Tổng thống Mỹ D.Trump trong buổi phát biểu đầu tiên trước lưỡng viện Quốc hội. Trước các nghị sĩ, ông Trump đã bác bỏ quan niệm về hậu sự kiện 11/9 của cựu Tổng thống Bush. Trong khi ông Bush thừa nhận rằng chiến tranh rất đắt nhưng người Mỹ sẽ hành động cho dù phải trả giá lớn đến đâu, vị Tổng thống - tỷ phú Trump lại tính toán số tiền Mỹ tiêu tốn ở Trung Đông là hơn 6.000 tỷ USD và nói: "Với số tiền này, chúng ta có thể xây dựng lại đất nước của mình hai hay thậm chí ba lần". Ông Bush coi các nhiệm vụ của Mỹ là những nhiệm vụ toàn cầu không chút nao núng, nhưng ông Trump quả quyết: "Việc của tôi không phải là đại diện cho thế giới mà là đại diện cho nước Mỹ". Theo ông Bush, hành động quân sự cứng rắn ở nước ngoài có thể mở ra một kỷ nguyên tự do toàn cầu, ông Trump lại cho rằng cải tiến nội bộ mới là "chìa khóa" cho một "chương mới về sự vĩ đại của nước Mỹ". Nhân cách và quan niệm về nước Mỹ của ông Bush có vai trò truyền giáo vũ trang, với mong muốn chuyển đổi thế giới thành chủ nghĩa tự do dân chủ. Bài phát biểu của ông Trump cho thấy điều gì đó như bị chọc giận, bị hại: Nước Mỹ đã nhiều lần bị lung lay bởi chính những người mà nước Mỹ đã cố gắng trợ giúp, và hiện giờ cần xốc lại tinh thần và theo đuổi sự vĩ đại của riêng mình. Hai tầm nhìn khác nhau dưới cùng một đảng Cộng hòa là một minh chứng cho thấy chính trị có thể thay đổi một cách "chóng mặt". Cả hai bài phát biểu thuộc chủ nghĩa tự do của ông Trump và ông Bush đều khác hẳn nhau so với bài phát biểu truyền thống mang tính bảo thủ của cố Tổng thống Ronald Reagan, nhưng hai bài phát biểu đó đã đối chọi với nhau, giữa vũ trang và lợi ích dân tộc, thậm chí cam kết của ông Trump trong việc chống lại chủ nghĩa Hồi giáo được diễn đạt theo ý nghĩa vì lợi ích của nước Mỹ chứ không phải một cuộc thập tự chinh trừu tượng. Không thể phủ nhận rằng bài phát biểu đầu tiên của Tổng thống Trump tại Quốc hội Mỹ là một sự phản ứng mạnh mẽ chống lại các bài phát biểu của các cựu tổng thống Mỹ trước đó. Ông Trump nói: "Tôi sẽ không cho phép những sai lầm của thập kỷ vừa qua dẫn dắt tương lai của nước Mỹ". Khi dùng từ "sai lầm", ý ông Trump là các cuộc chiến tranh (ngoài ra còn có nhiều vấn đề khác) thực sự là dã tràng xe cát ở những nơi xa lạ, mục đích vô định, tất cả những điều đó đã được thể hiện trong mục tiêu tranh cử cho ông Trump vừa qua. Trái ngược với điều nhiều người lo lắng, bài phát biểu đầu tiên của ông Trump trong một phiên họp chung của Quốc hội là một trong những thành công lớn. Những lời ông Trump dành cho người vợ góa của lính đặc nhiệm Ryan Owens là dấu ấn không thể nào quên. Ông Trump cũng kêu gọi bãi bỏ Chương trình Obamacare, chỉ trích các hành vi bài Do Thái và phá hoại. Ông Trump cũng đặc biệt để ý tới những người Đảng Dân chủ khi đại diện mới nhất của Đảng này, Steve Beshear, cựu Thống đốc bang Kentucky lên tiếng. Tuy nhiên, đảng Dân chủ không phải là mục tiêu mà ông Trump nhắm tới, mà chính chủ nghĩa truyền giáo toàn cầu của đảng Cộng hòa do cựu Tổng thống Bush tán thành mới là mục tiêu ông Trump phê phán vì nó chỉ dẫn đến chiến tranh triền miên và kinh tế suy thoái. Sau sự kiện 11/9, ông Bush đã tuyên bố: "Trách nhiệm của chúng ta đối với lịch sử đã rõ ràng: Đáp trả các cuộc tấn công và thoát khỏi thế giới của cái ác". Nước Mỹ đã không thể chấm dứt cái ác khi chúng xảy ra, và thất bại trước đây của Mỹ là một trong những lý do chính khiến ông Trump trở thành tổng thống Mỹ hiện nay. Vĩnh Hà.
Israel xây thêm 200 nhà định cư ở Đông Jerusalem
TPO - Ngày 12/11, Israel thông qua kế hoạch xây dựng 200 ngôi nhà trong khu định cư Do Thái ở phần Đông Jerusalem do nước này chiếm đóng. Đây là động thái có thể làm trầm trọng thêm mối quan hệ vốn đã căng thẳng với Palestine.
Thế giới
Một công trình xây dựng ở Đông Jerusalem. Theo người phát ngôn thành phố Jerusalem Brachie Bung, Ủy ban Kế hoạch của Israel đã bước đầu cấp phép cho một nhà thầu tư nhân xây dựng 200 căn nhà ở khu vực Ramot, vốn thuộc quyền kiểm soát của Israel từ năm 1967, nhưng không được quốc tế công nhận tính hợp pháp. Palestine cũng muốn lãnh thổ này là một phần của nhà nước trong tương lai. "Dự án phải qua nhiều giai đoạn trước khi bắt đầu việc xây dựng", bà Brachie Bung cho biết. Trong khi đó, Ủy viên Hội đồng Thành phố Jerusalem, ông Yosef Pepe Alalu, nói rằng, kế hoạch xây nhà định cư ở khu vực Ramot có thể làm gia tăng căng thẳng tại khu của người Arập ở Đông Jerusalem, vốn bị rung chuyển sau nhiều tháng đụng độ. Thông báo của Israel diễn ra chỉ vài giờ trước thềm cuộc họp của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry với Quốc vương Jordan Abdullah II và Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas để thảo luận về tình hình ở Jerusalem. Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, Washington "vô cùng lo ngại" bởi quyết định này. Tháng trước, Israel đã quyết định thúc đẩy các kế hoạch xây dựng 1.000 nhà định cư Do Thái mới ở Đông Jerusalem, bao gồm 660 căn nhà ở Ramat Shlomo và 400 căn nhà ở Har Homa, một động thái khiến chính quyền Palestine và quốc tế lên án.
Tổng thống Syria an toàn trong vụ nã cối
TP - Ngày 8/8, truyền hình nhà nước Syria phát hình ảnh Tổng thống Bashar al- Assad đang dự lễ cầu nguyện tại cùng địa điểm bị tấn công bằng đạn cối ở thủ đô Damascus nhân mở đầu 3 ngày lễ trọng của Hồi giáo. Chưa rõ liệu vụ nã đạn vào quận Malki có liên quan gì đến chuyến thăm thánh đường Hồi giáo Anas bin Malik - nơi ông Assad đến cầu nguyện.
Thế giới
Bộ trưởng Thông tin Omraran al-Zoubi cho biết đoàn xe của Tổng thống Assad không bị ảnh hưởng bởi các cuộc tấn công bằng súng cối; ông Assad tự lái xe tới thánh đường. Hình ảnh trên truyền hình cho thấy ông Assad mặc complet đang cầu nguyện cùng các nhà lãnh đạo Hồi giáo tại thánh đường Anas bin Malik lúc sáng sớm 8/8. Cùng thời gian này, phe đối lập nã 3 quả đạn cối trúng quận Malki. Thông tấn xã Syria SANA đưa tin, một số đạn cối rơi trúng khu vực có nhà thờ vòm vàng của người Hồi giáo dòng Shiite, gây ra thương vong. Đ.P. theo AP.
Bị bắt vì bay trực thăng vòng vòng gần tòa nhà Quốc hội Mỹ
(TNO) Một người đàn ông đã bị bắt giữ sau khi lái một chiếc trực thăng nhỏ bay vòng vòng rồi hạ cánh xuống bãi cỏ phía tây đồi Capitol, gần tòa nhà Quốc hội Mỹ hôm 15.4, vi phạm vùng giới hạn bay và gây lo ngại an ninh, theo Reuters.
Thế giới
Chiếc máy bay trực thăng nhỏ được cảnh sát đưa ra khỏi đồi Capitol - Ảnh: Reuters. Người bị bắt là ông Doug Hughes, 61 tuổi, nhân viên đưa thư của Dịch vụ Bưu chính Mỹ (USPS) đến từ Ruskin, bang Florida, Reuters ngày 16.4 dẫn lời cảnh sát. Tờ Tampa Bay Times trước đó cho hay ông Hughes đã lên kế hoạch thực hiện chuyến bay để thu hút sự chú ý về chiến dịch cải cách tài chính. Ông đã viết thư cho mỗi thành viên quốc hội, kêu gọi thay đổi. Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) thông báo đang điều tra nguyên nhân sự việc. Các quy định an ninh Mỹ cấm các máy bay bay gần đồi Capitol, Nhà Trắng và những địa điểm đặc biệt khác nếu như không được cho phép. FAA cho hay viên phi công này không được phép đi vào vùng giới hạn bay. Một đoạn video của hãng tin AP được quay từ bên ngoài cho thấy chiếc trực thăng đã bay phía trên hồ nước ở phía tây đồi Capitol và đáp xuống bãi cỏ. Đội rà phá bom mìn đã có mặt để kiểm tra chiếc trực thăng nhưng không phát hiện điều gì nguy hiểm. Các tuyến phố gần đồi Capitol đã tạm thời bị chặn lại trong quá trình cảnh sát điều tra. Các tuyến đường sau đó đã được lưu thông trở lại và chiếc máy bay được đưa đi. Chiếc trực thăng đã bay phía trên hồ bơi ở phía tây đồi Capitol và đáp xuống bãi cỏ - Ảnh: Reuters. Chiếc máy bay là loại trực thăng nhỏ, một người lái và có cánh quạt ở phía trên. Nhân chứng tên Nora Neus cho biết sau khi máy bay hạ cánh, cảnh sát đã ra lệnh người đàn ông điều khiển chiếc máy bay phải đứng yên và viên phi công đã không chống cự. Dường như vụ việc này là có chủ đích, ông ấy chỉ hạ cánh và ngồi ở đó, Reuters dẫn lời cô Neus. Mối lo ngại về an ninh gia tăng sau khi một người đàn ông tự sát bằng súng ngay phía trước đồi Capitol hôm 11.4. Vào tháng 1, một chiếc máy bay điều khiển từ xa nhỏ đã rơi tại bãi cỏ của Nhà Trắng. Người đàn ông điều khiển không phải chịu trách nhiệm hình sự. Bảo Vinh.
Bắt cóc con tin ở Úc, ba người bị bắn
Vụ bắt cóc con tin ở ngoại ô Sydney, Úc vào sáng 7-3 ghi nhận có ba người bị bắn. Số con tin hiện vẫn chưa được xác nhận.
Thế giới
Cảnh sát vây ráp nhà máy InLine (Ảnh: 7News). The Australian cho hay cảnh sát xác nhận họ đang thực hiện một vụ giải cứu con tin ở phố Heald, gần đại lộ Stennett tại Ingleburn thuộc New South Wales, nước Úc sau khi xảy ra một vụ nã súng. Có một số báo cáo cho rằng ba con tin vẫn còn bị tay súng bắt giữ bên trong nhà máy. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa biết có bao nhiêu người bị mắc kẹt trong đó, theo Yahoo News. Cảnh sát đưa một phụ nữ ra khỏi tòa nhà (Ảnh: 7News). Một phát ngôn viên cảnh sát cho hay vụ nã súng diễn ra vào khoảng 10 giờ 45 (giờ địa phương), tại nhà máy in ấn InLine. Một số người đã được cảnh sát tác chiến đặc biệt đưa ra khỏi tòa nhà an toàn. Các tuyến phố và toàn nhà gần đó đã được phong tỏa. Nhân chứng cho hay họ nghe thấy năm tiếng súng phát ra. Cảnh sát có mặt tại hiện trường (Ảnh: 7News). Theo Reuters, một phát ngôn viên cảnh sát New South Wales xác nhận ba người đã bị bắn. Trong đó, một người đã chết, hai người bị thương (một bị thương ở vai, một bị thương ở chân) và đã được đưa tới bệnh viện. Cảnh sát đã loại bỏ khả năng vụ bắt cóc này có liên quan tới chủ nghĩa khủng bố. Cảnh sát đã yêu cầu người dân tránh xa khu vực này. Hiện chưa có thông tin mới từ phía cảnh sát. Ngọc Như.
Xe chở khách hành hương bị tấn công, ít nhất 25 người chết
Ngày 20/9, có ít nhất 25 người thiệt mạng khi các tay súng tấn công một chiếc xe buýt chở người Hồi giáo dòng Shia hành hương ở tỉnh Baluchistan (tây Pakistan).
Thế giới
Hiện trường vụ xả súng. Theo ông Saeed Umrani một quan chức của huyện Mastung, những người hành hương đang đi qua huyện này để tới biên giới giáp Iran thìbị tấn công. Những người sống sót và các nhân chứng cho biết, 2 chiếc xe máy chở 3 tay súng đã chặn đường ô tô và xả súng dữ dội vào chiếc xe chở 40 người. Ít nhất 25 người chết và hơn 12 người bị thương, đang được điều trị ở một bệnh viện tại Quetta, cách nơi xảy ra vụ việc khoảng 35 km. Pakistan là nước có phần lớn dân số theo đạo Hồi dòng Sunni. Dù những người theo dòng Sunni và dòng Shia chung sống hòa bình nhưng những phần tử cực đoan ở cả hai phía luôn thường tìm cách tấn công các giáo chức và lãnh đạo của phía bên kia. Q.Dương (theo AFP).
Rời Vietnamnet, Nguyễn Anh Tuấn làm gì?
(VOV) - Trước khi trở về Việt Nam từ Mỹ ăn Tết Nhâm Thìn, ông Nguyễn Anh Tuấn, nguyên Tổng biên tập Báo điện tử Vietnamnet tiết lộ, năm 2012 ông sẽ chính thức trở lại là Tổng Biên Tập điều hành Open Minds Union
Thế giới
Đây là Diễn đàn cao cấp của các nhà lãnh đạo, các Học giả lớn trên thế giới - Diễn đàn về Truyền thông mới, chính trị và xã hội. Được mời làm Diễn giả Hội nghị hàng năm của Club de Madrid, nơi quy tụ các cựu chính khách thế giới. Open Minds Union do Giáo sư Thomas Patterson người nổi tiếng về Khoa học Chính trị tại Đại học Harvard làm Chủ tịch. Hội đồng Biên tập gồm nhiều nhà lãnh đạo, nhân vật có uy tín trong truyền thông như Alex Jones, Giám đốc Trung tâm báo chí, chính trị và chính sách công của Đại học Harvard; Thomas Fiedler - cựu Tổng Biên tập Miami Herald. Open Minds Union cũng quy tụ nhiều nhà Bình luận, các chuyên gia phân tích có uy tín trên thế giới... Ông Tuấn nói: Tôi là thành viên Hội đồng Biên tập và là Chief Executive Commettee (tương đương Tổng Biên tập). Như vậy, tôi sẽ tiếp tục làm báo và cũng tiếp tục làm Tổng Biên tập. Ông cũng cam kết sẽ nỗ lực góp phần đưa những tinh hoa văn hóa của Việt Nam ra thế giới, đặc biệt là ở thành phố Boston, cái nôi của văn hóa, khoa học, lịch sử và chính trị Mỹ. Ông Nguyễn Anh Tuấn rời Vietnamnet vào đầu tháng 3/2011 và nhận lời mời làm công tác nghiên cứu tại Trung tâm báo chí chính trị và chính sách công, thuộc Đại học Havard, Mỹ. Ông Nguyễn Anh Tuấn đã từng có thời gian theo học tại Đại học Harvard và là cố vấn của Trường kinh doanh Harvard từ năm 2008. Ông làm 2 công việc ở 2 Trường của Đại Học của Harvard: Học giả nghiên cứu về Báo Chí, Chính trị tại Trường Kennedy của Đại Học Harvard và Thành viên Hội đồng Cố Vấn toàn cầu của Trường Kinh doanh Harvard (Đại Học Harvard). Ngoài công việc tại Đại học Harvard, ông còn có một số việc như tổ chức Hòa nhạc Hòa giải và Yêu thương ở Boston ngày 10/8, do dàn nhạc nhạc Giao hưởng mới biểu diễn, tại địa điểm rất trang trọng và được đón nhận nồng nhiệt với hơn 2000 người tham dự. Sau buổi Hòa nhạc này, Quỹ Văn hóa Boston đã quyết định sự kiện sẽ được tổ chức hàng năm vào mùa Hè ở Boston. Và ông Nguyễn Anh Tuấn cũng được mời làm Ủy viên Hội đồng quản trị Quỹ Văn hóa lớn của Boston có tên là Free For All Concert Fund. Quỹ này do các nhân vật nổi tiếng của Boston sáng lập và lãnh đạo, trong đó có Michael Dukakis, cựu thống đốc bang Massachusetts- ứng cử viên Tổng thống Mỹ năm 1988. Hội đồng quản trị Quỹ có 8 người, ông Tuấn được mời là thành viên thứ 9, đại diện cho hơn 500.000 người nước ngoài đến Học tập, nghiên cứu và làm việc ở Boston. Ông Nguyễn Anh Tuấn: "Có vị thế để tham gia các Diễn đàn, các Hội nghị lớn của thế giới, được làm Diễn giả và Báo cáo của mình được hoan nghênh... thì đó như là một giấc mơ". Ông Nguyễn Anh Tuấn cũng được mời làm Diễn giả của Hội nghị hàng năm của Club de Madrid, nơi quy tụ các cựu chính khách thế giới như Bill Clinton, Jimmy Carter (Mỹ), Gorbachev (Nga), Jospin (Pháp)... Tại hội nghị Club de Madrid tổ chức vào 2 ngày 8 và 9/11/2011 tại New York, bài trình bày của ông Tuấn về xu hướng truyền thông mới đã được hoan nghênh. Ông tiết lộ thêm: Môi trường mới, công việc mới rất phù hợp và là những việc mình yêu thích. Được phát huy khả năng sáng tạo của mình, được làm việc ở môi trường đỉnh cao về khoa học, văn hóa, truyền thông. Ông tâm sự: Có vị thế để tham gia các Diễn đàn, các Hội nghị lớn của thế giới, được làm Diễn giả và Báo cáo của mình được hoan nghênh... thì đó như là một giấc mơ./.
Sếp tiết lộ tham vọng mới của taxi Uber
(Kiến Thức) - Mặc dù bị cấm ở một số quốc gia nhưng lãnh đạo hãng taxi Uber vẫn hứa hẹn sẽ tạo 50.000 việc làm mới trên khắp châu Âu trong năm nay.
Thế giới
Người đồng sáng lập kiêm CEO taxi Uber Travis Kalanick. "Chúng tôi muốn 2015 sẽ là năm để thiết lập mối quan hệ đối tác mới với các thành phố ở châu Âu", người đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành hãng taxi Uber Travis Kalanick, tuyên bố về tham vọng mới của taxi Uber tại một cuộc họp báo ở Munich (Đức). Hãng taxi Uber đã nhận được lệnh cấm của tòa án ở Bỉ, Pháp, Đức, Hà Lan và Tây Ban Nha do vi phạm quy tắc cấp phép taxi. Thế nhưng, hãng taxi mới ra đời được 4 năm này vẫn nuôi hy vọng mở rộng thị trường hoạt động ở châu Âu. CEO Kalanick đã kêu gọi các thành phố ở châu Âu hãy chấm dứt các quy định ngăn chặn dịch vụ hoặc hạn chế số lượng việc làm tại hãng taxi Uber. Cũng theo Kalanick, Uber đã tạo ra hàng ngàn việc làm toàn thời gian và bán thời gian lái xe trong thành phố châu Âu. Để lãnh đạo các thành phố trên đồng ý bác bỏ lệnh cấm taxi Uber, CEO Kalanick đã tuyên bố: "Chúng tôi có thể tạo ra 10.000 việc làm trong 4 năm qua. Vì vậy, nếu có thể hợp tác với các nước châu Âu, chúng tôi có thể tạo ra 50.000 việc làm trong năm nay. Mặc dù dính phải nhiều vụ bê bối như tài xế cưỡng hiếp khách ở Ấn Độ, lãnh đạo đe dọa báo giới... taxi Uber vẫn tiếp tục mở rộng quy mô và tăng doanh thu đáng kể. Theo tờ Wall Street Journal, cách đây 4 năm công ty này chỉ trị giá 60 triệu USD, nay đã lên đến 40 tỷ USD. Thảo Nguyên (theo Reuters).
Cuộc tấn công gây sốc của Israel
Israel rơi vào cuộc khủng hoảng ngoại giao mới sau khi hải quân nước này tấn công tàu chở hàng viện trợ đến Dải Gaza, khiến hơn 10 người chết.
Thế giới
Vụ việc xảy ra vào sáng sớm hôm qua tại vùng biển quốc tế cách Dải Gaza khoảng 60 km, theo BBC. Đội tàu gồm 3 tàu chở hàng và 3 tàu chở khách, dẫn đầu là tàu của Thổ Nhĩ Kỳ, đang vận chuyển 10.000 tấn hàng viện trợ và 700 nhà hoạt động tình nguyện. Ngoài việc viện trợ, đoàn tàu còn có mục đích thu hút sự chú ý đến lệnh phong tỏa kéo dài 3 năm của Israel đối với nơi sinh sống của 1,5 triệu người Palestine. Những hình ảnh trên truyền hình Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy binh lính Israel đã nổ súng để khống chế hành khách trên tàu và nhiều người bị thương nằm trên sàn tàu. Kênh truyền hình Al-Jazeera tường thuật từ chiếc tàu trên rằng biệt kích Israel đã nổ súng trước khi lên tàu và làm bị thương thuyền trưởng. Đoạn ghi hình kết thúc bằng một câu nói bằng tiếng Hebrew: Tất cả câm miệng!. Reuters dẫn lời phát ngôn viên quân đội Israel hôm qua cho biết ít nhất 10 nhà hoạt động đã thiệt mạng trong các vụ đụng độ trên tàu, trong khi AFP đưa tin số người chết lên tới 19 người. Tel Aviv nói những người trên tàu đã gây hấn bằng gậy sắt, dao và cả đạn thật. Họ còn cho biết 10 binh sĩ đã bị thương. Trong khi đó, BBC dẫn lời Andrey Bomse, phát ngôn viên của Free Gaza Movement, tổ chức đứng sau sứ mệnh cứu trợ khẳng định: Chúng tôi không phản kháng bằng bạo lực. Sự chống trả duy nhất chỉ là chặn đường vào buồng lái hoặc buồng động cơ. Israel nói họ sẽ kéo những chiếc tàu trên về cảng Ashdod và trục xuất các hành khách tại đó nhưng sẽ đưa hàng viện trợ trên tàu đến Dải Gaza. Hiện chưa có thông tin chi tiết về danh tính của những người thương vong. Có thông tin rằng trên tàu có một số nhân vật nổi tiếng như người đoạt giải Nobel Hòa bình năm 1976 và một người sống sót trong vụ thảm sát người Do Thái, theo AP. Chính quyền Palestine của Tổng thống Mahmoud Abbas đã kêu gọi một cuộc họp khẩn cấp của HĐBA LHQ để thảo luận về vụ thảm sát của Israel. Ông Abbas tuyên bố 3 ngày để tang các nạn nhân trong vụ thảm sát trong khi phong trào Hamas, lực lượng nắm quyền ở Gaza, kêu gọi người Hồi giáo phản đối trước các sứ quán của Israel trên toàn thế giới. Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo vụ tấn công của Israel có thể đưa đến những hậu quả không thể bù đắp trong quan hệ song phương. AFP dẫn lời Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon nói ông bị sốc khi nghe tin về vụ tấn công. Cao ủy phụ trách các vấn đề đối ngoại của EU Catherine Ashton và đặc sứ hòa bình Trung Đông Tony Blair đã yêu cầu một cuộc điều tra đầy đủ. Hy Lạp tuyên bố rút khỏi các cuộc tập trận chung với Israel và triệu Đại sứ Israel đến để báo cáo ngay lập tức về sự an toàn của 30 người Hy Lạp tham gia đoàn tàu. Pháp và Đức cũng đã bày tỏ sự bất bình đối với hành động của Israel. Danh sách các nước phản đối ngày càng nhiều. Mỹ thì tuyên bố đang thực hiện điều tra để làm rõ bản chất và tình huống của vụ việc. Về phần mình, Israel hôm qua đã ra lệnh tăng cường an ninh và khuyến cáo công dân không đến Thổ Nhĩ Kỳ. Truyền thông Ankara hôm qua đưa tin cảnh sát đã phải ngăn chặn người phản đối ném đá vào Lãnh sự quán Israel ở Istanbul. Biểu tình cũng đã nổ ra tại nhiều nước khác như Li-băng, Pakistan... Trùng Quang.
Dùng F-22 kiểm tra S-300: Mỹ vẫn đang cân nhắc
Mỹ có ý định sử dụng tiêm kích F-22 để chống lại hệ thống phòng không hiện đại S-300 vừa được trang bị cho quân đội Syria.
Thế giới
Việc triển khai hệ thống các tên lửa phòng không S-300 ở Syria thu hút sự quan tâm đặc biệt từ phía Jerusalem và Washington. Các tướng lĩnh đương nhiệm cũng như đã về hưu của Israel và Lầu Năm Góc đều bày tỏ lo ngại về vấn đề này và đe dọa sẽ đáp trả lại Moscow và Damascus. Tiêm kích F-22 của Mỹ đối đầu với S-300 của Nga ở Syria. Tờ The Drive dẫn nguồn tin quân sự cho biết rằng, Mỹ đã lên kế hoạch sử dụng máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 F-22 Raptor ở Syria. Họ cho rằng S-300 hoàn toàn vô dụng trước tiêm kích F-22. Như đã biết quyết định cung cấp S-300 cho Syria thông qua vào ngày 17/9 vừa qua ngay sau vụ tai nạn xảy ra với máy bay Il-20 của Nga. Chiếc máy bay trinh sát này đã bị trúng tên lửa của tổ hợp S-200, tuy nhiên Bộ Quốc phòng Nga cho rằng, trách nhiệm chính của vụ việc này thuộc về phía Israel. Đồng thời khẳng định rằng, việc chuyển giao các hệ thổng phòng không hiện đại cho Damascus sẽ giúp tránh được những thảm kịch tương tự trong tương lai. Đây thực sự là mối đe dọa đối với Mỹ và đồng minh, tuy nhiên cũng là cơ hội để Không quân Hoa Kỳ tìm hiểu về khả năng hoạt động chiến đấu của S-300. Trong trường hợp này họ chọn tiêm kích F-22. Đây là loại tiêm kích được tạo ra để ngăn chặn và phá hủy các tổ hợp phòng không hiện đại của đối phương. Chuyên gia thuộc Viện Hàn lâm Khoa học quân sự Nga, ông Sergay Sudakov đã giải thích tại sao Mỹ lại chọn F-22 và cách tiếp cận hệ thống phòng không Nga. Cụ thể một hoặc vài chiếc F-22 tàng hình đi vào khu vực hoạt động radar của đối phương, nhờ các thiết bị tác chiến điện tử trên máy bay sẽ làm tê liệt các thiết bị phát hiện và dẫn hướng của hệ thống phòng không đối phương. Cùng lúc này những chiếc F-22 sẽ tấn công phá hủy các trạm radar, bệ phóng tên lửa, sở chỉ huy. Phía sau là các máy bay tiêm kích-bom sẽ đi vào những khu vực mà các hệ thống phòng không không còn khả năng hoạt động. Tuy nhiên điều này hoàn toàn không dễ thực hiện. Các chuyên gia khẳng định rằng, ngay cả khi các hệ thống phòng không ở mặt đất không phát hiện được F-22 khi đi vào vùng hoạt động, những chiếc máy bay tiêm kích này cũng sẽ bị phát hiện khi chúng sử dụng thiết bị tác chiến điện tử. Theo ông Sudakov, các thiết bị kiểm soát trên mặt đất có khả năng khoanh vùng nguồn bức xạ, có nghĩa là xác định vị trí của máy bay và phát lệnh phóng tên lửa phòng không chỉ trong một thời gian rất ngắn. Điều duy nhất để các phi công Raptor có thể an toàn là chúng bật thiết bị tác chiến điện tử ở những khoảng trống mà radar không quét qua được, tuy nhiên các hệ thống phòng không sẽ thay đổi vị trị nhanh chóng khiến những khoảng trống đó gần như không tồn tại. Trong khi đó chuyên gia quân sự Mikhail Khodaryonok nhận định rằng, người Israel cũng như người Mỹ sẽ không tấn công S-300 khi các chuyên gia Nga đang thực hiện nhiệm vụ tại khu tổ hợp này. Tổ hợp phòng không này chỉ có thể bị tấn công khi Nga giao chúng cho quân đội Syria. Ông Khodaryonok nhấn mạnh rằng, mức độ sẵn sàng chiến đấu của các kíp trực trong quân đội Syria chưa đảm bảo cho họ khai thác hiệu quả hệ thống phòng không hiện đại của Nga. Vì vậy Nga sẽ đảm bảo các công việc trên S-300 một thời gian. Trong trường hợp này kinh nghiệm của các chuyên gia Nga hoàn toàn đủ khả năng chống lại F-22 của Mỹ. Ở một khía cạnh khác, người Mỹ muốn kiểm tra sức mạnh của hệ thống phòng không Syria cũng nhưu S-300 tuy nhiên họ sẽ phải cân nhắc vì có thể ảnh hưởng đến danh tiếng của họ. Nên nhớ rằng trước đó F-35 đã tàng hình và nhiều lần tiến hành các hoạt động trinh sát radar của các hệ thống phòng không, tuy nhiên nó vẫn bị Su-35 của Nga phát hiện và cho vào tầm ngắm. Rõ ràng bằng cách này hay cách khác, thực hư ra sao, Lầu Năm Góc sẽ phải suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định ném những chiếc máy bay tốt nhất của mình vào tầm ngắm của hệ thống phòng không hiện đại S-300. Duy trì danh tiếng của một loại vũ khí trong một cuộc chiến thực sự là một con dao hai lưỡi. Ngoài mất đi ít nhất một chiếc F-22, hình ảnh ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ sẽ bị thiệt hại rất lớn. Chí Huy.
Obama chỉ có 13 ngày để ra đòn 'cân não' với Putin
Giới chuyên gia cho rằng, Tổng thống Mỹ Obama chỉ có 13 ngày để ra đòn cân não với Tổng thống Nga Putin khi lệnh điều xe tăng đến gần biên giới Nga, trước khi ông Donald Trump nhậm chức.
Thế giới
Trang DailyStar của Anh đưa tin, những động thái quân sự gần đây của Mỹ như di chuyển hàng trăm xe tăng và xe tải tới Đông Âu, ngay sát biên giới Nga nhằm tăng cường lực lượng cho liên minh quân sự NATO. Giới phân tích quân sự cho rằng, nếu không kiểm soát được xung đột giữa Nga và NATO, thế giới có khả năng phải chứng kiến thế chiến thứ 3 với hậu quả khôn lường. Động thái này của Mỹ được cho là bước đi cuối cùng của Tổng thống Obama để đánh động Tổng thống Nga Putin trước lễ nhậm chức của Donald Trump. Hàng trăm xe tăng chiến đấu của Mỹ đã được lệnh di chuyển về phía biên giới Ba Lan, sát với Nga. Các trang thiết bị quân sự Mỹ vừa triển khai tới Đông Âu bao gồm 87 xe tăng Abrams M1A1, 20 pháo tự hành Paladin và 136 xe chiến đấu Bradley. Lực lượng quân đội Ba Lan và Mỹ và sẽ tham gia vào một cuộc tập trận lớn vào cuối tháng này tại Ba Lan. Tuy nhiên, không dừng lại ở đó, nỗi lo sợ chiến tranh cũng lan đến cả Anh, Đức và Canada. Những nước này cũng đã gửi 1.000 quân tới các nước Estonia, Latvia và Lithuania. Đây là các biện pháp trấn an các đồng minh của Mỹ trong khu vực sau sự sáp nhập của Nga vào bán đảo Crimea năm 2014. Trong khi đó, giới chuyên gia nhận định, ông Obama chỉ có 13 ngày để có hành động chống lại ông Putin trước khi tất cả các quyền hạn được giao Trump. Tướng Timothy McGuire của Mỹ tuyên bố: " Đây là sự phô trương sức mạnh và sự gắn kết của liên minh cũng như các cam kết của Mỹ để duy trì hòa bình trong khu vực". Trong khi đó, đảng cánh tả ở Đức muốn thiết lập quan hệ gần gũi hơn với Nga cho biết họ phản đối việc triển khai và nhấn mạnh" Xe tăng không bao giờ mang lại hòa bình ở bất cứ nơi nào. Ngược lại, việc triển khai quân quy mô như vậy là luôn là hành động khiêu khích". Trong suốt những năm qua, ông Putin đã đáp trả mạnh mẽ vào bất kỳ việc triển khai các lực lượng Mỹ và NATO ở Đông Âu. NATO đang đối mặt với "trường hợp xấu nhất" là ông Trump sẽ rút sự hỗ trợ của Mỹ ra khỏi khối này và đó là cơ hội cho quân đội của Tổng thống Nga Putin thể hiện sức mạnh ở châu Âu.
Sức mạnh tàu hộ tống đa nhiệm của Hải quân Tây Ban Nha
Tàu hộ tống tuần tra ngoài khơi BAM mới nhất của Hải quân Tây Ban Nha, có chiều dài 94 mét, bề rộng 14,20m, phần chìm 4,4m, lượng choán nước 2.575 tấn, tốc độ tối đa 21 hải lý/giờ, thủy thủ đoàn 35 người và có thể chở thêm 35 lính đổ bộ.
Thế giới
BAM kết hợp hiệu suất cao với khả năng đa nhiệm, tương thích cao với các loại tàu khác của Hải quân Tây Ban Nha. Tàu có tính năng tàng hình, được sử dụng để phát triển thành một họ tàu có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của hải quân. Rayo P-42 tàu thứ hai thuộc lớp BAM (Buque de Accíon Maritima) của Hải quân Tây Ban Nha. Tàu hộ tống BAM nặng 2.840 tấn, có chiều dài 94 mét, rộng 14,20m, phần chìm 4,4m, lượng choán nước 2.575 tấn, tốc độ tối đa 21 hải lý/giờ, phạm vi hoạt động 8.000 dặm (với vận tốc 15 hải lý), có khả năng hoạt động độc lập liên tục trong 35-40 ngày, thủy thủ đoàn 35 người. Ngoài ra, trên boong tàu có thế chở được 35 lính đổ bộ. Vũ khí gồm 1 khẩu pháo 76mm, 2 hệ thống pháo tự động 25mm và 2 khẩu súng máy cỡ 12,7mm. Tàu BAM đầu tiên được đưa vào trang bị. Nhiệm vụ chính của nó bao gồm: Bảo vệ và hộ tống các tàu khác ở cường độ thấp / tình huống chiến tranh không đối xứng; Kiểm soát giao thông hàng hải; Kiểm soát và trung hòa của chủ nghĩa khủng bố và cướp biển; Hoạt động chống buôn bán ma túy và buôn bán người; Tìm kiếm và cứu hộ & Hỗ trợ cho các tình huống khủng hoảng và viện trợ nhân đạo; Kiểm soát thực thi pháp luật đối với hoạt động ngư nghiệp & Kiểm soát của pháp luật về môi trường và chống ô nhiễm biển. Một tàu BAM đang theo sát một tàu của người di cư trên biển. Thiết kế mô-đun cho phép sửa đổi các tàu cho mục đích khác ngoài nhiệm vụ chính, như nghiên cứu thủy văn, thu thập tình báo, hỗ trợ lặn và các hoạt động cứu hộ. Giá mua và chi phí trong vòng đời của BAM thấp hơn so với các lớp tàu ra đời trước nó do Navantia đóng. Súng 25mm MK-38 với thiết bị ngắm bắn quang-điện trên các tàu lớp BAM. Trong cabin một tàu BAM. Hải quân Tây Ban Nha ký với công ty Navantia hợp đồng đóng 4 tàu BAM, tổng trị giá gần 340 triệu euro vào ngày 31/7/2006. Tàu đầu tiên P-41 Meteoro bắt đầu được đóng ngày 4/10/2007. Việc chế tạo bắt đầu vào ngày 04/10/2007 ngày cắt tấm thép đầu tiên tại nhà máy đóng tàu San Fernando. Dự toán ngân sách là 352 triệu euro, nhưng tổng chi phí rốt cuộc lên tới 488,4 triệu euro cho 4 chiếc (xấp xỉ 160 triệu USD/chiếc). Trong tháng 6/2009, Tây Ban Nha khẳng định việc chế tạo loạt tàu thứ hai để thay thế các lớp tàu tuần tra cũ như Anaga (3 chiếc), Toralla (2 chiếc), Descubierta (4 chiếc) và các lớp tàu hiện nay đã nghỉ hưu như Barceló (6 chiếc) và Conejera (4 chiếc). Hai tàu đầu tiên P-41 Meteoro và P-42 Rayo được bàn giao cho Hải quân Tây Ban Nha vào ngày 28/7 và 26/10/2011. Tàu thứ ba P-43 Relámpago được bàn giao ngày 6/2/2012. Navantia đã chỉ ra rằng hàng loạt 2 tàu sẽ được mô-đun hóa nhiều hơn, với khả năng chuyển đổi để thực hiện các loại nhiệm vụ như nghiên cứu hải dương học, thu thập tình báo hoặc tìm kiếm - cứu nạn. Một tàu sẽ là tàu hỗ trợ lặn, còn một chiếc khác sẽ là tàu nghiên cứu thủy văn và hỗ trợ hậu cần ở Nam Cực. Việc mua hai tàu, sẽ đưa vào phục vụ vào năm 2019, được Nội các Tây Ban Nha chính thức chấp thuận vào ngày 18/7/2014 với chi phí bình quân 166,74 triệu euro (224 triệu USD) mỗi tàu. Điều lạ là có tàu tuần tra của Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ gần như giống hệt các tàu lớp BAM của Tây Ban Nha. Đỗ Minh (Theo Naval Technology).
Ba tàu tông nhau, 12 người rơi xuống sông Nhà Bè
Vụ va chạm giữa 3 tàu trên sông Nhà Bè làm một tàu chở 12 người bị chìm. Hiện 1 người vẫn đang mất tích.
Thế giới
15 giờ 30 phút ngày 10-2, trên đoạn sông Nhà Bè (thuộc sông Đồng Nai), khu vực giáp ranh giữa xã Phú Hữu, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai và huyện Nhà Bè - TPHCM, xảy ra vụ va chạm giữa 3 tàu làm 1 tàu bị chìm. Các lực lượng cứu hộ đã vớt được 11 người, còn 1 người vẫn chưa tìm thấy. Lực lượng cứu hộ vẫn đang tìm kiếm 1 người mất tích trong vụ chìm tàu. Vụ va chạm xảy ra khi tàu Biển Nam 17 đang trên đường vận chuyển 3.070 tấn clinker từ Quảng Ninh vào Cảng Hiệp Phước (Nhà Bè, TPHCM), đến vị trí trên thì va chạm với tàu Maritime 36. Sau đó, tàu này va tiếp vào tàu Agnes (cả hai tàu đang neo trên sông) khiến tàu Biển Nam 17 bị nghiêng và nước tràn vào. Khi thấy có dấu hiệu chìm, tàu đã quay vào bờ (phía xã Phú Hữu) nhưng vẫn bị chìm, hiện chỉ còn nổi phần chóp mũi tàu. Lúc bị chìm, trên tàu Biển Nam 17 có 12 người. Rất may là một đội của Công ty cứu hộ cứu nạn và ứng cứu tràn dầu Đại Minh TTE đang đóng phao gần khu vực xảy ra chìm tàu đã tới ứng cứu kịp thời, vớt được 11 người. Theo TTXVN, Công ty Đại Minh cũng đã rải 12 m phao vây và 700 m phao thấm để ngăn chặn tràn dầu. Theo ông Vũ Hồng Ánh, Đài phó tàu Biển Nam 17, hiện trên tàu còn 8.000 lít dầu. Chủ tàu cũng đã nhờ đơn vị cứu hộ tiếp tục tìm vớt một người hiện còn mất tích. Đến 19 giờ 30 cùng ngày vẫn chưa tìm được nạn nhận mất tích và công tác cứu hộ vẫn đang tiến hành khẩn trương.
Xe lật nhào, 7 người dự đám cưới thiệt mạng tại chỗ
(VOV) - Ít nhất 7 người thiệt mạng và 70 người khác bị thương trong một vụ tai nạn giao thông ở bang Tây Bengan phía đông Ấn Độ sáng sớm 10/3.
Thế giới
Bão ở Madagascar làm ít nhất 111 người thiệt mạng. Khoảng 30.000 người Nhật tự tử sau động đất năm 2011. Vụ tai nạn xảy ra khi một chiếc xe buýt chở hành khách tham dự một đám cưới tới khu du lịch ở gần Aosgram ở bang Birtone thì mất lái khiến xe lật nhào làm 7 người thiệt mạng tại chỗ. Những người bị thương đã được đưa ngay tới bệnh viện địa phương, trong đó có một số người đang trong tình trạng nguy kịch. Các vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Ấn Độ, nhất là ở những khu vực rừng núi hiểm trở do đường xá kém và lái xe thường chở quá tải./.
Sơ tán khẩn cấp do báo động bom ở Italy và Anh
Ngày 17/11, cảnh sát Italy đã vô hiệu hóa một quả bom tự chế chứa khoảng 1kg thuốc nổ đặt ở bên ngoài trụ sở một chi nhánh của Ngân hàng "Deutsche Bank" tại thành phố Naples, Italy.
Thế giới
Ngày 17/11, cảnh sát Italy đã vô hiệu hóa một quả bom tự chế chứa khoảng 1kg thuốc nổ đặt ở bên ngoài trụ sở một chi nhánh của Ngân hàng "Deutsche Bank" tại thành phố Naples, Italy. Truyền thông địa phương dẫn các nguồn tin an ninh cho biết ngòi nổ của quả bom tự chế này đã được châm, nhưng đã bị tắt trước khi nó có thể gây ra một vụ nổ lớn. Các chuyên gia tháo gỡ bom mìn đã kịp thời vô hiệu hóa khối thuốc nổ hình trụ, dài 22 cm này, không cho phép hung thủ kích nổ từ xa. Toàn bộ khu vực hiện trường đã được phong tỏa để phục vụ công tác điều tra, trong khi người dân được sơ tán khẩn cấp. Trong khi đó, sáng cùng ngày, các lực lượng an ninh tại thủ đô London của Anh đã buộc phải sơ tán các nhân viên tại một phần thuộc khu vực làm việc của trụ sở Quốc hội sau khi phát hiện một gói đồ khả nghi. Một tuyến phố tại đây cũng bị phong tỏa. Tuy nhiên, các hoạt động đã trở lại bình thường sau khi cảnh sát xác nhận gói đồ vô hại và dỡ bỏ lệnh báo động an ninh. TTXVN/Tin Tức.
Mỹ ngừng sử dụng toàn bộ phi đội F-35 sau tai nạn rơi máy bay
Quân đội Mỹ vừa ra lệnh ngừng bay toàn bộ phi đội F-35 để điều tra lỗi ở hệ thống bơm nhiên liệu. Quyết định này được đưa ra sau khi một chiếc F-35B của thủy quân lục chiến Mỹ mới rơi tại Carolina vào tháng trước.
Thế giới
Quân đội Mỹ cho biết, việc ngừng bay áp dụng với tất cả các phiên bản của loại chiến đấu cơ này bao gồm F-35A cho không quân, F-35B của thủy quân lục chiến và F-35C cho hải quân. Động cơ của F-35 sẽ được kiểm tra lỗi ở hệ thống bơm động cơ và việc thay thế sẽ được tiến hành nếu cần thiết. Việc khám nghiệm có thể diễn ra trong vòng 48h. Vào hồi tháng 9-2018, một chiếc F-35B của thủy quân lục chiến Mỹ đã rơi trong một bài diễn tập ở Carolina. Đây là lần đầu tiên một chiếc F-35 bị rơi mặc dù nó từng gặp nhiều sự cố như cháy động cơ, lỗi thân vỏ hay hệ thống sử dụng vũ khí. Vụ tai nạn diễn ra chỉ một ngày sau khi Mỹ lần đầu triển khai chiếc F-35B đến tham gia nhiệm vụ chiến đấu ở Afghanistan. Mục tiêu hàng đầu của việc ngừng bay là tránh những tai nạn xảy ra trong tương lai. Chúng tôi sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn cho hoạt động của mình, đồng thời duy trì việc cung cấp, hiện đại hóa loại máy bay này cho các đối tác, đại diện Lầu Năm Góc Joe Della Vedova cho hay. Những nước ngoài đang sử dụng F-35 như Anh hay Israel cũng đã đều tạm ngừng bay loại máy bay này. F-35 là mẫu máy bay chiến đấu đắt đỏ nhất thế giới với khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, tuy nhiên nó cũng gặp những vấn đề kĩ thuật nghiêm trọng, trong đó có những lỗi gây nguy hiểm cho cả phi công. Việc thiết kế F-35 thành 3 phiên bản khiến nó vô cùng phức tạp và đây cũng là một phần nguyên nhân khiến chiếc máy bay mắc nhiều lỗi kĩ thuật như vậy. Toàn bộ chương trình được ước tính sẽ tiêu tốn tới 1.500 tỉ USD. Đặng Vũ (Theo RT).
Thái Lan công bố động cơ vụ đánh bom ở Bangkok
Cảnh sát Thái Lan cho biết, động cơ vụ đánh bom ở Bangkok là để trả thù việc chính phủ nước này trấn áp các băng đảng buôn người.
Thế giới
"Vụ việc đến nay đã có kết luận. Thủ phạm là thành viên của một mạng lưới buôn người", ông Somyot Poompunmuang - Cảnh sát trưởng quốc gia Thái Lan, nói tại một cuộc họp báo ngày 28/9. Cảnh sát Thái Lan nói nghi can mặc áo vàng, tên Bilal Muhammad, đã nhận tội đánh bom đền Erawan - Ảnh: channelnewsasia.com. Theo đó, vụ đánh bom đền Erawan hôm 17/8 làm hơn 20 người chết cũng như vụ đánh bom bến tàu Sathorn một ngày sau đó đều nhằm "trả thù" việc chính phủ Thái Lan trấn áp bọn buôn người. "Tuy nhiên, chúng tôi không loại trừ khả năng rằng nhóm này có thể được thuê bởi những kẻ khác. Việc điều tra thêm là cần thiết", ông Somyot nói thêm. Đến nay cảnh sát đã công bố tên 17 nghi phạm liên quan đến hai vụ đánh bom ở Bangkok trên. Hai trong số đó là công dân Thái Lan, trong đó có một người đàn ông được gọi là Odd Payungwong hay Yongyuth Popkaew. Cảnh sát cho biết người này cũng liên quan đến một vụ đánh bom khác tại quận Nonthaburi hồi năm 2010 và một vụ khác ở quận Minburi năm 2014. Cả hai vụ này đều được nói là mang động cơ chính trị. Trong số 17 nghi phạm trên, 2 người đã bị bắt, trong đó có Bilal - mang hộ chiếu Thổ Nhĩ Kỳ, và Yusufu Mieraili. Cả hai đã thú nhận tham gia vào vụ đánh bom tại đền Erawan và bến tàu Sathorn. Ông Somyot nói hai nghi phạm này nhận tội vì có bằng chứng và 2 nhân chứng cho thấy họ phạm tội chứ không phải bị cảnh sát ép cung. Ông cũng khẳng định họ có đủ bằng chứng để truy tố 2 người này. Theo TTO.
Syria đánh chặn máy bay và tên lửa được bắn từ lãnh thổ Israel
Trong một thông báo được truyền thông nhà nước đăng tải, quân đội Syria cho biết, Israel vào đêm 8/1 rạng sáng 9/1 đã tấn công lãnh thổ nước này bằng máy bay và tên lửa đất đối đất, gây thiệt hại.
Thế giới
Ảnh minh họa. (Nguồn: Al-Masdar News). Theo Reuters và AFP, trong một thông báo được truyền thông nhà nước đăng tải, cho biết, Israel vào đêm 8/1 rạng sáng 9/1 đã tấn công lãnh thổ nước này bằng máy bay và tên lửa đất đối đất, gây thiệt hại. Quân đội Syria nêu rõ, hệ thống phòng không nước này đã nhắm trúng một máy bay của Israel và đánh chặn một số rocket được bắn từ lãnh thổ Israel, song không cho biết thêm chi tiết. Hiện vẫn chưa rõ những địa điểm nào ở Syria bị tấn công trong vụ việc này. Trước đó, hồi đầu tháng 12/2017, lực lượng phòng không Syria đã bắn hạ ba tên lửa của Israel đang tấn công một bốt quân sự gần thủ đô Damascus./. (Vietnam+).
Đao phủ IS xin lỗi cha mẹ
(TNO) ) Mohammed Emwazi, được nhận diện là đao phủ của tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS), đã lên tiếng xin lỗi cha mẹ vì đã khiến cho họ phải xấu hổ, nhưng không hề hối hận về hành động chặt đầu các con tin.
Thế giới
Đao phủ bịt mặt trong một đoạn video hành quyết con tin của IS - Ảnh: AFP. Emwazi (26 tuổi), đao phủ bịt mặt của IS được biết đến với biệt danh John thánh chiến, bày tỏ sự ăn năn vì những rắc rối đã gây ra cho cha mẹ và gia đình khi truyền thông phương Tây vạch mặt Emwazi, theo tờ The Independent (Anh) ngày 8.3. Đao phủ IS đã gửi lời xin lỗi đến gia đình thông qua một trung gian từ Syria. Tuy nhiên, Emwazi không xin lỗi việc anh ta đã chặt đầu các con tin được tung lên mạng. Các chuyên gia tin rằng lời xin lỗi của Emwazi là vì mục đích cá nhân, bởi vì người Hồi giáo nếu làm mất danh dự cha mẹ tin rằng họ sẽ xuống địa ngục. Cha của Emwazi là ông Jasem, đã phải rời khỏi nước Anh, bỏ sang Kuwait để lánh nạn trước làn sóng dư luận nhắm vào con trai của ông. Ông Jasem được cho là gọi con trai của ông là phần tử khủng bố và một con chó hồi tuần rồi. Nhưng ông Jasem sau đó đã rút lại những lời nói trên, chất vấn liệu rằng con trai của ông có thật sự là John thánh chiến bởi vì không có bằng chứng cụ thể. Emwazi sinh ra ở Kuwait nhưng chuyển đến sống ở thủ đô London (Anh) khi còn là một đứa trẻ 6 tuổi, được đi học và tốt nghiệp đại học chuyên ngành lập trình vi tính. Emwazi được cho là trốn thoát khỏi nước Anh vào đầu năm 2013, rồi đến Thổ Nhĩ Kỳ, sau đó đến Syria gia nhập IS. The Washington Post là tờ báo Mỹ đầu tiên nhận diện Emwazi là John thánh chiến. Phúc Duy.
Quốc tế tiếp tục quan ngại sâu sắc về xung đột Israel-Palestine
Trước diễn biến xung đột ngày càng xấu đi ở Dải Gaza, các nước châu Âu đã lên tiếng bày tỏ quan ngại sâu sắc về con số thương vong ở Gaza.
Thế giới
Khói bốc lên ở Rafah (nam Gaza), sau khi bị không quân Israel không kích, ngày 12/7. (Nguồn: AFP). Trên trang cá nhân Twitter, Ngoại trưởng Anh William Hague ngày 12/7 cho biết ông đã trao đổi với Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas về sự "lo ngại đặc biệt" trước tình hình nhân đạo và những tổn thất sinh mạng ở Gaza trong những ngày qua. Tuyên bố này của ông Hague là một sự chuyển hướng so với lập trường của Chính phủ Anh cho đến nay vẫn dứt khoát ủng hộ quyền của Israel tiến hành không kích vào Gaza để trả đũa các vụ bắn rốckét và đạn pháo của lực lượng Hamas. Cùng ngày, Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc Vitaly Churkin cũng bày tỏ sự quan ngại sâu sắc về tình hình leo thang xung đột giữa Israel và Palestine. Ông Churkin lên án tất cả các tội ác nhằm chống lại Israel, song cũng nhấn mạnh rằng Nga mong muốn tất cả các bên nhanh chóng ngừng bắn. Hiện Kuwait với tư cách Chủ tịch luân phiên Liên đoàn Arab (AL) đã triệu tập một phiên họp khẩn cấp của ngoại trưởng các nước Arab vào ngày 14/7 tại Cairo (Ai Cập) để thảo luận về cuộc xung đột đang leo thang giữa phong trào Hồi giáo vũ trang Hamas ở Dải Gaza và Israel. Cho đến nay, chưa có một phản ứng chung nào của thế giới Arab đối với cuộc xung đột bùng phát ngày 8/7 vừa qua, khi Israel tiến hành một loạt cuộc không kích tại Gaza nhằm ngăn chặn hoạt động bắn rốckét từ bên kia biên giới./.
Gorbachev kêu gọi triệu tập 'thượng đỉnh Nga - Mỹ'
(TNO) Cựu lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev kêu gọi triệu tập một “thượng đỉnh Nga – Mỹ” để làm xoa dịu mối quan hệ “đang đóng băng” của Moscow với phương Tây trong cuộc khủng hoảng Ukraine, theo Reuters.
Thế giới
Cựu lãnh đạo Liên Xô, Mikhail Gorbachev - Ảnh: Reuters. Lời kêu gọi xuất phát từ bài bình luận của ông, có tựa đề Làm tan băng mối quan hệ đăng trên Rossiiskaya Gazeta, nhật báo của chính phủ Nga vào thứ tư 10.12. Tôi đề nghị hai nhà lãnh đạo Nga và Mỹ nên tổ chức một hội nghị thượng đỉnh với chương trình nghị sự rộng lớn và không có điều kiện sơ bộ. Chúng ta không cần phải sợ mất mặt hoặc sợ ai đó đạt được thắng lợi về tuyên truyền. Tất cả những điều này đã là quá khứ, chúng ta cần suy nghĩ về tương lai, ông viết. Các nhà ngoại giao của hai bên (Nga, Mỹ - PV) cũng sẽ đối đầu lâu dài với nhau vì sự suy giảm niềm tin trong quan hệ quốc tế trước khủng hoảng kéo dài ở Ukrane. Chính vì thế, ông viết rằng vấn đề chiến lược trong mối quan hệ Nga Mỹ hiện nay là khôi phục niềm tin. Chủ nhân của giải Nobel Hòa Bình năm 1990 cũng kêu gọi các quốc gia cùng nhau bắt tay đối phó với những mối đe dọa toàn cầu. Giờ đây, Nga và phương Tây đã không còn gắn kết trong các vấn nạn toàn cầu. Vậy ai sẽ cùng nhau làm nên một khối thống nhất để chống lại khủng bố, biến đổi khí hậu và dịch bệnh? Chúng ta hãy nghĩ theo cách này để nhanh chóng làm tan băng, The Moscow Times dẫn bài viết của Gorbachew. Một khoảnh khắc căng thẳng của tổng thống Nga Vladimir Putin và tổng thống Mỹ Barack Obama - Ảnh: AFP. Tổng thống Nga Vladimir Putin và tổng thống Mỹ Barack Obama đang có mối quan hệ căng thẳng. Vào tháng 9.2013, ông Obama đã hủy bỏ cuộc gặp thượng đỉnh với ông Putin tại St.Petersburg. Hai nhà lãnh đạo gặp nhau lần cuối trong một buổi gặp ngắn tại hội nghị thượng đỉnh G20, tổ chức ở Brisbane (Úc) vào tháng 11. Nhà lãnh đạo Gorbachew được biết đến với chính sách tái cơ cấu Perestroika, ông đóng vai trò quan trọng trong việc kết thúc chiến tranh lạnh. Hồi tháng trước, trong buổi lễ kỉ niệm 25 năm bức tường Berlin sụp đổ, ông đã lên tiếng cảnh báo cả thế giới đang đứng trước nguy cơ xảy ra cuộc chiến tranh lạnh mới. Trong cuộc khủng hoảng Ukraine; Mỹ, NATO và liên minh Châu Âu đã cáo buộc Nga tài trợ vũ khí và quân lực cho các nhóm ly khai nổi dậy miền đông Ukraine. Đồng thời những nước phương Tây đứng đầu là Mỹ đã áp đặt các lệnh trừng phạt lên Moscow. Tuy nhiên, Nga luôn chối bỏ việc ủng hộ cho nhóm ly khai bất chấp những chỉ trích của phương Tây và tiến hành sát nhập Crimea sau một cuộc trưng cầu dân ý vào tháng 3. Huỳnh Mai.
Trí tuệ Việt chinh phục tổng thống Mỹ
(VietQ.vn) - Gương thành công của người Việt tại Mỹ đã trở thành niềm hãnh diện quý giá cho cộng đồng người Việt và đặc biệt là giới trẻ Việt Nam.
Thế giới
Nguyễn Thanh Tùng. Tháng 3/2012, bác sĩ trẻ Nguyễn Thanh Tùng được Tổng thống Mỹ Barack Obama chính thức bổ nhiệm vào Ủy ban Cố vấn, chuyên trách về người Mỹ gốc châu Á - Thái Bình Dương. Khi được hỏi về bí quyết của thành công đáng nể này, bác sĩ Tùng cho biết: Tôi cứ cố gắng chứ không có gì đặc biệt hết. Thắng cũng tiếp tục mà thua cũng tiếp tục. Bất cứ việc gì tôi cũng cố gắng làm, không mất gì cả. Bác sĩ Tùng hiện là giáo sư y khoa tại Đại học California - San Francisco (UCSF). Ông phụ trách giảng dạy và chăm sóc y tế cho cộng đồng đa sắc tộc. Ông cũng là Giám đốc Dự án phát triển sức khỏe trong cộng đồng người Việt, đồng thời là điều tra viên chính của Trung tâm Huấn luyện, nghiên cứu và nâng cao nhận thức về ung thư của UCSF. Jacqueline Nguyễn. Bà Jacqueline Nguyễn - phụ nữ gốc Việt đầu tiên giữ chức vụ ở cấp cao nhất trong Tòa án cấp Liên bang Mỹ. Luật sư Jacqueline Nguyễn trở thành người phụ nữ gốc Việt đầu tiên có con đường sự nghiệp thăng tiến vượt trội tại Tòa án cấp Liên bang Mỹ. Năm 2002, bà giữ chức Chánh án Tòa Thượng thẩm ở California. Năm 2009, bà là Thẩm phán Liên bang khu vực Trung California. Tháng 5/2012, dưới sự đề cử của Tổng thống Mỹ Barack Obama, Thượng viện Mỹ đã bổ nhiệm bà Jacqueline Nguyễn làm Thẩm phán Tòa Phúc thẩm Liên bang Khu vực 9 của Mỹ. Việc lần đầu tiên một phụ nữ gốc Việt giữ chức vụ ở cấp cao nhất trong Tòa án cấp Liên bang Mỹ đã gây xôn xao trong dư luận báo chí nước này. Giáo sư Thảo Nguyễn. Giáo sư Thảo Nguyễn là người Mỹ gốc Việt duy nhất trong danh sách 100 nhà khoa học trẻ được nhận giải thưởng của Tổng thống Mỹ Barack Obama năm 2009. Bà chia sẻ về công trình nghiên cứu của mình: "Nghiên cứu mà tôi được giải thưởng để tiếp tục thực hiện là về một loại vật liệu khá mới mẻ có tên: polyme nhớ dạng (shape memory polymer). Có nhiều tiềm năng để ứng dụng vật liệu này như ngành hàng không vũ trụ, ngành cơ khí sinh học...". Trong buổi công bố giải thưởng, ông Obama đã ca ngợi tài năng, sự sáng tạo và tận tâm của các nhà khoa học và kỹ sư trẻ, ông tin rằng họ sẽ dẫn đầu trong lĩnh vực của mình với những phát hiện và đột phá mới, giúp cho việc sử dụng khoa học - công nghệ của Mỹ và thế giới được nâng lên một tầm cao mới. Thạch Tak Nguyễn. Tổng thống Mỹ Obama bắt tay chàng trai Việt Thạch Tak Nguyễn. Thạch Tak Nguyễn là một trong năm người được được Tổng thống Mỹ Barack Obama đích thân mời tới dự lễ vinh danh Champions of Change (Nhà vô địch vì sự thay đổi), do Nhà Trắng phát động. Năm 2009, Thạch Tak Nguyễn và Bryan thành lập tổ chức phi lợi nhuận mang tên "Swipes for the Homeless", kêu gọi sinh viên trong trường ủng hộ bằng cách cà thêm thẻ ăn một lần để nhà ăn lấy đó cung cấp nhiều suất ăn cho người vô gia cư. Thạch Tak Nguyễn còn thực hiện những dự án khác để thu gom thức ăn bỏ đi ở các nhà ăn trong trường đại học mỗi ngày để tận dụng cho người nghèo đói. Kết quả, tổ chức của cậu sinh viên gốc Việt đã thu được trên 20.000 bữa ăn dành cho người vô gia cư và đặc biệt, trong năm 2011 đạt mức kỷ lục 7.421 bữa ăn. Thạch Tak Nguyễn như ở "trên mây", khi được Tổng thống Mỹ Barack Obama bắt tay tại lễ vinh danh năm nhà lãnh đạo trẻ xuất sắc. Nguyễn Văn Thành Mỹ. Theo học chương trình THPT quốc tế của trường Ef International Academy (bang New York, Mỹ) từ năm 2009, Thành Mỹ là một trong 3 gương mặt tiêu biểu nhất của trường được nhận bằng khen do chính Tổng thống Mỹ Barack Obama ký tặng. Ngay từ đầu năm lớp 12, cậu học trò người Hà Nội đã được 8 trường đại học của Mỹ cấp học bổng đại học. Học đều tất cả các môn nhưng thích nhất là kinh tế, do đó Thành Mỹ chọn ngành Tài chính - Quản lý trường Saint Johnis University, nơi em được cấp học bổng 22.000 USD/năm. Để thích nghi nhanh với môi trường học tập mới, bí quyết của Thành Mỹ là kết bạn với các du học sinh khác, các anh chị đi trước để học hỏi kinh nghiệm. Thành Mỹ còn rất thích học ngoại ngữ. Hiện em đang học thêm tiếng Tây Ban Nha. Lê Yến Chi. Sau gần 4 năm đấu tranh để mọi người đi trên xe buýt phải dùng thắt lưng an toàn, Lê Yến Chi đã khiến Tổng thống Mỹ Barack Obama phải gật đầu để Luật Motorcoach Safety Act được thông qua. Lê Yến Chi và di ảnh của mẹ. Sau cái chết thương tâm của mẹ, bà Catherine Lâm Tường So, Lê Yến Chi đã một mình lặn lội trên đất Mỹ để thuyết phục Tổng thống Mỹ thông qua luật sử dụng thắt lưng an toàn trên xe buýt. Tháng 6/2012, lưỡng viện Mỹ thống nhất thông qua đạo luật về an toàn xe buýt do Lê Yến Chi đề xuất. Đầu tháng 7/2012, Tổng thống Obama đã chính thức ký ban hành đạo luật này. Trong vòng 3 năm tới, theo luật mới của Mỹ, xe bus đường xa phải có dây an toàn trên mỗi ghế, mui chống bẹp, cửa sổ chống vỡ và hệ thống kiểm tra độ cứng của bánh xe. Vũ Lê (tổng hợp ).
Thái Lan sắp truy tố cựu Thủ tướng Thaksin
Giới chức Thái Lan đang tìm kiếm lệnh truy tố và xét xử theo hình thức vắng mặt đối với cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, người đang sống lưu vong ở nước ngoài sau cuộc đảo chính hồi năm 2006, hãng tin Reuters dẫn lời một công tố viên chính phủ cho biết.
Thế giới
Các công tố viên hôm nay đã đệ trình yêu cầu lên tòa án tối cao Thái Lan để tiến hành xét xử vắng mặt hai vụ án của cựu Thủ tướng Thaksin theo luật mới - ông Wanchart Santikunchorn, phát ngôn viên của văn phòng công tố cho hay. Theo ông, vụ kiện này được tiến hành phù hợp với luật mới sửa đổi chứ không phải một động thái nhằm chống lại gia tộc Shinawatra. Cựu Thủ tướng Thaksin bị lật đổ trong một cuộc đảo chính năm 2006 và từ đó đã sống lưu vong ở nước ngoài để tránh bị kết án. Ông phải đối mặt với hai vụ kiện vào năm 2008 và 2012 liên quan đến xung đột lợi ích trong việc xây dựng một tập đoàn viễn thông, cũng như các cáo cuộc lạm dụng quyền lực. Cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra ở New York hồi tháng 3-2016. Ảnh: AFP. Các vụ truy tố này đã bị đình chỉ cho đến khi ông Thaksin quay trở về Thái Lan tham gia xét xử. Tuy nhiên, hồi tháng 9 chính phủ Thái Lan đã thông qua luật mới cho phép tòa án tiến hành xét xử đối với các chính trị gia ngay cả khi họ không có mặt trong nước. Động thái đệ trình đơn kiện của nhóm công tố viên đối với ông Thaksin đã bị một số quan chức Thái Lan, đặc biệt là những thành viên của đảng Puea Thái, chỉ trích là mang động cơ chính trị. Cựu Bộ trưởng Thương mại Watana Muangsook cho rằng chính quyền quân sự đang hủy hoại đất nước bằng các vụ kiện tụng chính trị. Em gái của ông Thaksin, cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra cũng đã trốn khỏi Thái Lan hồi tháng 8, trước khi Tòa án Tối cao ra phán quyết về vụ kiện chương trình trợ giá gạo khiến chính phủ thất thoát hàng tỉ USD. Bà Yingluck bị kết án vắng mặt năm năm tù hồi tháng 9. Cựu nữ thủ tướng được cho là đã chạy sang Dubai, sau đó đến London để xin tị nạn chính trị. Hiện tung tích của bà vẫn chưa được tìm ra dù cảnh sát Thái Lan đã đề nghị Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol) hỗ trợ. AN MIÊN.
Những cáo buộc liên quan tới Nga cứ 'bám riết' Tổng thống Trump
Tổng thống Mỹ vừa bổ nhiệm cựu công tố viên liên bang làm cố vấn đặc biệt giúp ông vượt qua các cuộc điều tra về cáo buộc liên quan đến Nga.
Thế giới
Theo đó, Ty Cobb - luật sư tại công ty luật đa quốc gia Hogan Lovells có trụ sở ở Washington sẽ trở thành một thành viên chủ chốt trong đội ngũ quan chức Nhà Trắng với chức vụ là cố vấn đặc biệt của ông Donald Trump. AFP dẫn thông báo của chính quyền Trump hôm 15/7 cho biết, ông Cobb sẽ chịu trách nhiệm về những phát ngôn của Nhà Trắng liên quan đến cuộc điều tra về cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ năm 2016. Ty Cobb - luật sư tại công ty luật đa quốc gia Hogan Lovells có trụ sở ở Washington. Việc bổ nhiệm ông Cobb được công bố sau tuần nhiều sóng gió ở Nhà Trắng, khi con trai cả của Tổng thống Trump bị phát hiện đã gặp gỡ một nữ luật sư người Nga để biết những thông tin gây bất lợi cho Hillary Clinton, đối thủ của cha mình trong cuộc bầu cử tổng thống năm ngoái. Trước khi làm việc cho Hogan Lovells, Cobb từng là công tố viên liên bang. Giờ đây, Cobb sẽ làm việc với Marc Kasowitz, người được mệnh danh là "Siêu luật sư" cứng rắn nhất phố Wall. Được biết, Kasowitz là người từng đại diện cho ông Trump trong nhiều vụ pháp lý, từ thủ tục ly dị cho đến các giao dịch bất động sản , hay gần nhất là cáo buộc gian lận tại trường đại học Trump. Hiện, Kasowitz được chỉ định là đại diện cho Tổng thống Mỹ xử lý các vấn đề pháp lý liên quan đến cuộc điều tra về mối liên hệ giữa đội ngũ tranh cử của ông với chính phủ Nga hồi tháng 5, sau khi Bộ Tư Pháp bổ nhiệm cựu giám đốc FBI Robert Mueller làm công tố viên đặc biệt phụ trách cuộc điều tra về cáo buộc này. Hà Kim (Theo AFP).
Bị 22 nước trục xuất nhà ngoại giao, Nga tuyên bố đáp trả tương xứng
Mỹ và 21 nước khác, chủ yếu là các thành viên Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố trục xuất các nhà ngoại giao Nga nhằm đáp trả vụ đầu độc mà Moscow bị cáo buộc liên quan tới một cựu điệp viên hai mang tại Anh. Ngay lập tức Nga tuyên bố sẽ đáp trả tương xứng hành động trên.
Thế giới
Ảnh: RIA Novosti. Hãng Sputnik ngày 26/3 dẫn nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Nga cho biết, trong những ngày tới đây, Moscow sẽ đưa ra những biện pháp đáp trả tương xứng trước việc. Mỗi một quốc gia châu Âu sẽ nhận được những câu trả lời riêng, hãng Sputnik dẫn nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Nga: Việc đáp trả sẽ tương xứng. Theo đài BBC , đến cuối ngày 26/3, đã có 22 nước, trong đó có 16/28 nước thuộc EU quyết định trục xuất tổng cộng hơn 110 nhà ngoại giao Nga khỏi những nước này. 16 nước EU quyết định trục xuất các nhà ngoại giao Nga gồm Pháp, Đức, Ba Lan, Cộng hòa Séc, Litva, Đan Mạch, Hà Lan, Italy, Tây Ban Nha, Estonia, Croatia, Phần Lan, Hungary, Latvia, Romania, Thụy Điển. Ngoài Mỹ, năm nước không thuộc EU đã đưa ra quyết định tương tự gồm Ukraine, Canada, Albania, Australia, Na Uy, Macedonia. Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk khẳng định, quyết định trục xuất các nhà ngoại giao Nga nhằm đáp trả vụ đầu độc mà Moscow bị cáo buộc tiến hành nhằm vào một cựu điệp viên hai mang người Nga tại Anh. Trước đó ngày 4/3, tại Salisbury thuộc Anh, cựu đại tá tình báo Sergei Skripal, người làm việc cho cơ quan đặc nhiệm Anh, và cô Yulia con gái ông ta đã bị ngộ độc. Phía London khẳng định Moscow tham gia vào vụ đầu độc Skripal bằng chất A234, mà họ coi ngang với Novichok. Trong khi đó, Nga kiên quyết bác bỏ mọi cáo buộc dính líu tới vụ việc trên. Tùng Dương. Theo Tass, Sputnik.
Nhiệm vụ bất khả thi?
(Cadn.com.vn) - Nếu không sớm có một hiệp ước dẫn độ, Trung Quốc sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc hồi hương các quan chức tham nhũng, tội phạm kinh tế đang chạy trốn sang Mỹ.
Thế giới
Chiến dịch chống tham nhũng của chính quyền Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu, đặc biệt khi lần lượt nhiều cái tên đình đám bị bắt giữ và điều tra. Nhưng thật ra, Bắc Kinh bắt đầu chiến dịch nhằm vào các quan chức trần trụi- ám chỉ những quan chức đã đưa vợ, con và tài sản ra nước ngoài - từ hơn 10 năm qua, buộc các quan chức đó hoặc là mang theo gia đình trở về hoặc bị bãi nhiệm. Trong khi đó, Mỹ từ lâu được coi là thiên đường cho những tội phạm kinh tế bị sờ gáy của Trung Quốc. Chindaily dẫn lời ông Liao Jinrong, Tổng Giám đốc Cục Hợp tác Quốc tế thuộc Bộ Công an Trung Quốc cho biết, hiện nay có hơn 150 tội phạm kinh tế nước này đang nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật ở Mỹ, trong đó có rất nhiều quan tham hoặc công chức bị nghi ngờ tham nhũng. Để bắt được những đối tượng này về nước quy án, họ đang nỗ lực cùng với ngành tư pháp Mỹ thu xếp hội nghị cấp cao thường niên, trong đó có sự tham gia của Bộ An ninh Nội địa Mỹ. Nhưng thực tế đang chứng minh những nỗ lực của Bắc Kinh như muối đổ biển. Theo Bộ Công an, do thiếu điều ước dẫn độ và những trình tự liên quan phức tạp, nên Bắc Kinh khó có thể bắt những đối tượng đang ở Mỹ này. Trong 10 năm qua, chỉ có 2 đối tượng bị bắt về nước xét xử. Một trong số này là Yu Zhendong, từng là người đứng đầu một Ngân hàng Trung Quốc, bị cáo buộc biển thủ hơn 480 triệu USD trước khi đến Mỹ. Ông Yu về Trung Quốc vào năm 2004, trở thành quan chức tham nhũng đầu tiên bị dẫn độ từ Mỹ. Tuy nhiên, việc dẫn độ ông Yu không làm bùng nổ xu thế mới trong hợp tác tư pháp xuyên Thái Bình Dương. Cho đến nay, 10 năm trôi qua, vẫn có rất ít tiến bộ giữa hai nước trong nỗ lực dẫn độ tội phạm. Vấn đề nan giải nữa trong việc bắt giữ những tội phạm này là cơ quan tư pháp Mỹ vẫn còn hiểu nhầm về hệ thống và trình tự tư pháp Trung Quốc, thường cho rằng cơ quan tư pháp nước này vi phạm nhân quyền của đối tượng bị tình nghi. Cùng với việc đẩy mạnh các biện pháp chống tham nhũng trong nước, Bắc Kinh đang dốc sức để bắt những quan tham trốn ở nước ngoài. Hiện nay, Bắc Kinh đang thúc đẩy mạnh mẽ một Hiệp ước dẫn độ với Mỹ. Tuy nhiên, chiến dịch này xem ra khó khả thi một khi trong con mắt của Nhà Trắng, việc đưa các tội phạm trở về Trung Quốc đồng nghĩa với việc đưa họ về chỗ chết. Thanh Văn.
Bùng nổ du lịch tình dục trẻ em ở Philippines
Mối liên hệ chặt chẽ giữa du lịch tình dục, mại dâm trẻ em và buôn bán người đang đặt ra mối đe dọa lớn cho sự phát triển ở Philippines. Sự bùng nổ của hoạt động mại dâm, trong đó có mại dâm trẻ em, được “tiếp tay” từ tội phạm tham nhũng.
Thế giới
Mại dâm trẻ em bùng nổ ở nhiều thành phố lớn của Philippines. Trung tâm tình dục trẻ em. Du lịch tình dục rất phổ biến ở nhiều thành phố của Philippines và đây cũng là một trong những nguồn thu nhập hấp dẫn nhất của các nhóm tội phạm có tổ chức. Theo thống kê của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc (UNICEF), khoảng 800.000 người ở các quốc gia Đông Nam Á hoạt động liên quan đến mại dâm, khoảng 100.000 trẻ em bị buộc buôn bán tình dục mỗi năm. Phần lớn là trẻ em đến từ các gia đình nghèo sống trong khu ổ chuột và khu vực nông thôn. Leilane, 18 tuổi, mơ ước trở thành tiếp viên hàng không. Nhưng hai năm trước đây, cô thậm chí không dám nghĩ đến việc được tới trường, có bạn bè và sống trong ngôi nhà bình thường. Thay vì đi học, Leilane làm việc trong một quán bar với mức lương rất khiêm tốn. Ở tuổi 14, Leilane làm việc như một "nghệ sĩ giải trí" tại Olongapo - thành phố nằm ở phía bắc của thủ đô Manila. Khách du lịch từ Mỹ, Australia, Châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc thường xuyên đến thăm quầy bar. Rất nhiều trong số họ tìm đến dịch vụ tình dục của những cô gái tuổi vị thành niên. Leilane là một người may mắn. Cô đã được cứu thoát trong một cuộc đột kích do Cơ quan bảo vệ trẻ em Preda phối hợp với các cơ quan thực thi pháp luật thực hiện. Chủ quán bar người Mỹ và đối tác kinh doanh người Philippine cùng một "Mama-San" hay còn gọi là ma cô đã bị bắt giữ, chờ ngày hầu tòa ở thủ đô Manila. Vòng xoáy luẩn quẩn của nghèo đói. Phụ nữ đơn thân mang thai bị kỳ thị trong xã hội và nhiều trường hợp, con cái họ cũng phải chịu một số phận tương tự. Do nghèo đói, những cô gái trẻ thường tìm đến con đường mại dâm từ rất sớm. Họ dường như bị mắc kẹt trong ngành công nghiệp tình dục, vòng xoáy luẩn quẩn liên tục tái diễn. Có những báo cáo đáng tin cậy cho thấy, kẻ buôn người thường tìm những cô gái đến từ các vùng bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bắt cóc trẻ em mồ côi hoặc thu hút phụ nữ trẻ với cam kết tìm công ăn việc làm để hoạt động mại dâm. Trong nhiều trường hợp, các cô gái chấp nhận bất cứ lời đề nghị nào vì tình trạng tuyệt vọng của mình. Theo phân tích của các nhà nghiên cứu xã hội học, sự hiện diện của lực lượng vũ trang Mỹ trong thời gian dài ở Philippines là một trong những nguyên nhân khiến nạn mại dâm phát triển ở nước này. Hàng triệu binh sĩ Mỹ đã đến các căn cứ quân sự ở Philippines như căn cứ không quân Clark và căn cứ hải quân Subic Bay cho đến năm 1991. Các thị trấn lân cận như Olongapo và Angeles được biết đến như là "trung tâm giải trí" của các binh lính. Và ngay cả sau khi những căn cứ quân sự đóng cửa, những thành phố này vẫn tiếp tục phụ thuộc vào ngành công nghiệp tình dục. Ở Philippines, chủ quán bar thường hối lộ cảnh sát địa phương để được hoạt động bất hợp pháp, Cha Shay Cullen - người sáng lập Preda hơn 40 năm trước đây - cho biết. Với những đóng góp không mệt mỏi trong cuộc chiến chống nạn buôn người và mại dâm trẻ em, Cha Shay Cullen nhiều lần được đề cử giải Nobel Hòa bình.
Tàu chìm trên sông Moscow, lại mất tích và tử nạn
Dân Việt – Một chiếc tàu tư nhân chở ít nhất 15 người đã bị chìm trên sông Moscow của Nga lúc nửa đêm 30.7 sau khi va chạm với một sà lan vận chuyển hàng.
Thế giới
Sà lan trên sông Moscow Hãng tin RIA dẫn nguồn từ cảnh sát địa phương cho biết, ít nhất 2 người thiệt mạng và 6 người đang mất tích. Sáu người khác đã được cứu thoát sau khi cố gắng bơi đến bến. Nguồn tin từ Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga cho hay, trong số các hành khách được cứu sống, có hai công dân Thổ Nhĩ Kỳ. Hiện một đội thuyền cứu hộ đã được triển khai đi dọc bờ sông để tìm tung tích những người đang bị mất tích. Trong khi đó, một cần cẩu nổi sẽ được đưa đến khu vực con thuyền bị chìm đang bị kẹt dưới sà lan chở hàng. T.V Theo RIA.
Australia phá âm mưu khủng bố ngày Giáng sinh
Cảnh sát Australia hôm nay bắt 7 người liên quan đến âm mưu tấn công khủng bố thành phố Melbourne vào ngày Giáng sinh.
Thế giới
Mối đe dọa tập trung vào ga tàu Flinders (ảnh), Quảng trường Federation, Nhà thờ St Paul. Ảnh:Australian. 7 bị giữ trong các cuộc đột kích sáng sớm 23/12 tại phía bắc thành phố Melbourne. Mối đe dọa bao gồm việc "sử dụng chất nổ" và các vũ khí khác như "dao, súng", nhằm và các địa điểm nổi tiếng của thành phố như ga tàu Flinders, Quảng trường Federation, Nhà thờ St Paul. 4 nam nghi phạm sinh tại Australia, độ tuổi ngoài 20, trong các gia đình gốc gác Lebanon, người thứ 5 là người Australia gốc Ai Cập. Hai người nữa, gồm một nam và một nữ, bị bắt nhưng đã được thả mà không bị cáo buộc. Hiện không còn mối đe dọa với dân chúng, BBC dẫn lời Graham Ashton, cảnh sát trưởng bang Victoria, cho biết. "Chúng ta không có bất cứ mối đe dọa nào nữa ngoài mối đe dọa chúng tôi vừa vô hiệu hóa", ông nói. Các nghi phạm khai "tự cực đoan hóa" nhưng lấy động lực từ Nhà nước Hồi giáo tự xưng. VnExpress.
EU - Mỹ Latinh chấm dứt hơn 20 năm "cuộc chiến" chuối
(Chinhphu.vn) - Cuộc chiến về chuối- một trong những vụ kiện lâu đời và phức tạp nhất giữa EU và Mỹ Latinh trước WTO, bắt nguồn cách đây hơn 20 năm.
Thế giới
Ngày 8/11, tại trụ sở của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) ở Geneva (Thụy Sĩ), Liên minh châu Âu (EU) và 11 nước Mỹ Latinh đã ký một thỏa thuận mang tính lịch sử chính thức chấm dứt xung đột thương mại về chuối trong hơn 20 năm qua. Tổng giám đốc OMC Pascal Lamy đánh giá đây là một thời khắc lịch sử để đóng lại một trong các tranh chấp lâu đời và phức tạp nhất được đưa ra trước tổ chức này. Các nước Mỹ Latinh ký thỏa thuận gồm Brazil, Colombia, Costa Rica, Ecuador, Goatemala, Honduras, Mexico, Nicaragua, Panama, Peru và Venezuela. Theo thỏa thuận được các bên kết thúc đàm phán vào tháng 12/2009 trong Hiệp định Geneva về thương mại chuối (GATB), EU sẽ giảm thuế nhập khẩu loại trái cây trên từ 176 euro/tấn xuống 114 euro/tấn vào năm 2017. Đổi lại, Mỹ Latinh cam kết chấp dứt các hành động pháp lý chống lại Brussells trước WTO. Cuộc chiến về chuối- một trong những vụ kiện lâu đời và phức tạp nhất giữa EU và Mỹ Latinh trước WTO, bắt nguồn cách đây hơn 20 năm khi Costa Rica nộp đơn kiện về hệ thống nhập khẩu chuối của EU lên Hội đồng của Thỏa thuận chung về thuế quan và thương mại (GATT). Các nước Mỹ Latinh phê phán EU thiên vị khi dành ưu đãi thuế quan cho các nước tại châu Á, vùng Caribe và Thái Bình Dương, phần lớn là cựu thuộc địa của mình. Theo thống kê, hơn 70% chuối tiêu thụ tại thị trường châu Âu có nguồn gốc Mỹ Latinh và 20% là từ các nước châu Á, Caribe và Thái Bình Dương và các nước khác tại EU. Nguyễn Chiến.
Lạnh nhạt kéo dài, ông Obama và ông Putin sắp “gặp gỡ không chính thức”
BizLIVE - Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama không định tổ chức cuộc gặp chính thức với người đồng cấp Nga Vladimir Putin tại hội nghị thượng đỉnh của "Nhóm G20" tại Australia hoặc hội nghị thượng đỉnh APEC.
Thế giới
Hai nhà lãnh đạo Mỹ - Nga. Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama không định tổ chức cuộc gặp chính thức với người đồng cấp Nga Vladimir Putin tại hội nghị thượng đỉnh của "Nhóm G20" tại Australia hoặc hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Trung Quốc. Thế nhưng hai vị nguyên thủ này có thể tiến hành cuộc đàm đạo riêng trong hậu trường. Tiếng nói nước Nga dẫn nguồn Reuters cho biết hôm thứ Tư 5 tháng 11 dẫn nguồn từ một quan chức cấp cao của Hoa Kỳ. Có khả năng khá cao là hai nhà lãnh đạo Hoa Kỳ-Nga sẽ tổ chức cuộc gặp không chính thức bên lề hội nghị thượng đỉnh APEC, nguồn cung cấp tin cho biết. Tuy nhiên, ông này lưu ý rằng trong kế hoạch công khai của ông Obama không ghi mục tiến hành hội đàm với Tổng thống Nga. Hội nghị thượng đỉnh APEC có sự tham gia của các ông Vladimir Putin và Barack Obama sẽ khai mạc ở Bắc Kinh (Trung Quốc) vào ngày 10 tháng 11. Cuộc họp của nhóm G20 sẽ được tổ chức ngày 15-16 tháng 11 tại Brisbane (Australia).
Đặc nhiệm Nga tử trận ở Syria sắp đón con đầu lòng
Truyền thông Nga mới đây đã hé lộ danh tính sỹ quan đặc nhiệm anh hùng, người đã dũng cảm gọi đồng đội ném bom vào đúng vị trí của mình khi bị khủng bố IS bao vây.
Thế giới
Theo Sputnik , sỹ quan đặc nhiệm Nga tử trận trong chiến dịch giải phóng Palmyra được xác định là Alexandre Prokhorenko. Năm nay mới 25 tuổi nhưng Prokhorenko đã mang lon trung úy trinh sát thuộc lực lượng đặc biệt của Nga (FSR). Theo lời của nhưng người thân, Prokhorenko sinh ra trong một gia đình quân nhân, từ nhỏ đã ước muốn tham gia quân đội. "Rambo Nga" Alexandre Prokhorenko và vợ Ekaterina. Sau khi tốt nghiệp trung học, Prokhorenko thi đậu Học viện quân sự quốc phòng Nga. Viên sỹ quan dũng cảm chỉ mới cưới vợ 18 tháng trước khi nhận nhiệm vụ ở Syria. Người vợ Ekaterina hiện đang mang bầu sau khi chồng đi công tác cách đây hai tháng. Cô không biết thông tin gì khi chồng minh tham gia tác chiến tại các khu vực điểm nóng ở Syria. Alexander Prokhorenko là người sinh ra và lớn lên tại làng Gorodki ở Orenburg, từng tốt nghiệp hạng ưu trường Học viện phòng không lục quân. Trong gia đình Prokhorenko có rất nhiều quân nhân và từ bé anh đã mong muốn mình trở thành một người lính phục vụ quân đội Nga. Người dân làng nơi Prokhorenko sinh ra không ai không rơi nước mắt khi kể về những kỷ niệm với anh. Prokhorenko chuẩn bị đón con trai đầu lòng. Natalya Mechkova, cô giáo thời cấp 3 của Prokhorenko, nói rằng cậu học trò năm nào của cô là niềm tự hào của gia đình và nhà trường. Tất cả mọi người đều cảm thấy xót thương cho Sacha (tên thường gọi của Prokhorenko). Không ai biết chính xác Sacha phục vụ ở đâu, chỉ biết anh thuộc một đơn vị đặc biệt trong quân đội, Natalya Mechkova tâm sự. Ở thời trung học và tiểu học, Prokhorenko luôn đứng đầu lớp. Anh ta này có thể tham gia vào tất cả các hoạt động của trường. Nadejda Rousinova, một cô giáo thời trung học của Prokhorenko cho biết, ngôi trường xưa kia cậu ấy học giờ đã có thể mang tên chính người lính dũng cảm này. Tất cả đều biết hành động gọi máy bay ném bom vào vị trí của mình cùng với quân khủng bố là rất dũng cảm. Prokhorenko là tấm gương cho những thế hệ sau noi theo, cô Rousinova chia sẻ. Tôi rất thán phục lòng quả cảm của Prokhorenko- một trong những người bạn của Prokhorenko nói. Theo truyền thông Nga, Prokhorenko đang được xem xét tặng thưởng danh hiệu Anh hùng nước Nga. Bộ Quốc phòng Nga đã gửi chia buồn, thông báo với gia đình, vợ của Alexander Prokhorenko về việc anh đã anh dũng hy sinh. Theo tờ Daily Mirror (Anh) Alexander Prokhorenko được ví như một "Rambo Nga" vì đã quả cảm thực hiện hành động ra lệnh cho đồng đội ném bom vào chính vị trí của mình, nơi có những tên khủng bố khát máu ngày càng tiến đến gần. Đăng Nguyễn.
Mỹ dự định chế tạo tàu săn ngầm không người lái
Theo Đài Tiếng nói nước Nga, Bộ Quốc phòng Mỹ đang có kế hoạch sử dụng tàu săn ngầm không người lái để bảo vệ vùng lãnh hải của họ trước các tàu ngầm nước ngoài.
Thế giới
Ảnh minh họa. Những chiếc tàu này hoàn toàn được tự động hóa, chúng tuần tra bờ biển theo chế độ cài đặt tự động. Trong trường hợp phát hiện tàu ngầm nước ngoài, các tàu này sẽ bám theo cho đến khi tàu ngầm nước ngoài rời đi ở cự ly an toàn. Các tàu săn tàu ngầm không người lái sẽ không được trang bị vũ khí và cũng không tàng hình, ẩn nấp đối thủ. Tàu ngầm là vũ khí nguy hiểm vì có lợi thế chính là tàng hình. Phát hiện tàu ngầm đòi hỏi không chỉ có phương tiện kỹ thuật tối tân nhất, mà còn có kỹ năng và kinh nghiệm chuyên biệt./. (Vietnam+).
Chỉ huy NATO khuyến cáo đề phòng Nga
Tướng John Craddock, chỉ huy hàng đầu của NATO cảnh báo, quan hệ Mỹ-Nga đang bước vào thời kỳ "không ổn định". Ông cho rằng, Moscow dường như quyết tâm làm suy yếu sự thống nhất của châu Âu và giảm bớt ảnh hưởng của Mỹ.
Thế giới
Suy thoái, cơ hội giúp Nga giành lại quyền lực "Trong những năm tới, quan hệ với Nga sẽ khó kiểm soát hơn bất kỳ một thời điểm nào kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc", Tướng John Craddock phát biểu tại một phiên họp của Quốc hội Mỹ hôm 24/3. Với lý do Nga từng có hành động quân sự nhằm ủng hộ các vùng ly khai ở Grudia hồi tháng 8/2008 và tranh chấp về cung cấp khí đốt cho châu Âu hồi tháng 1 năm nay, ông Craddock viết rằng, hành động của Moscow cho thấy ý định của họ có thể là làm suy yếu sự thống nhất của châu Âu và làm giảm ảnh hưởng của Mỹ một cách có hệ thống. Cảnh báo mạnh mẽ trên được đưa ra khi chính quyền Tổng thống Obama tìm cách giảm căng thẳng với Nga, đề xuất có thể nhượng bộ Moscow về kế hoạch vũ khí phòng thủ tên lửa tại Trung Âu để đổi lấy sự ủng hộ về ngoại giao đối với chương trình hạt nhân Iran. Tướng Craddock, hiện cũng là người đứng đầu Bộ chỉ huy châu Âu của Mỹ, phát biểu trước Ủy ban vũ trang Thượng viện rằng, Nga đã chọn cách giữ một thái độ quả quyết mới đối với những nước láng giềng và các nước châu Âu dựa vào nguồn năng lượng của họ. "Chúng ta đang ở trong thời điểm mà quan hệ Mỹ-Nga không ổn định - vốn xuất phát từ những bất đồng liên quan tới an ninh châu Âu, vai trò của Nga trong cái mà họ coi là láng giềng, việc Nga quyết định đưa quân tới Grudia và công nhận các tỉnh Nam Ossetia và Abkhazia", tướng Craddock cho hay. Quân đội Mỹ đang tìm kiếm một mối quan hệ quân sự thực tế và hy vọng các cuộc hội đàm với phía Nga sẽ được tiếp tục sớm, sĩ quan chỉ huy của NATO cho biết. Trong khi Washington đang có kế hoạch giảm quy mô lực lượng Mỹ đóng tại châu Âu, tướng Craddock lại đề xuất giữ nguyên kế hoạch đưa các lữ đoàn quân đội quay lại khu vực này trong thời gian tới để họ tham gia những nỗ lực ngăn chặn, dù quan chức này không đề cập tới Nga. Tướng John Craddock hiện là Tư lệnh Bộ chỉ huy châu Âu của Mỹ (USEUCOM) và là chỉ huy liên minh tối cao ở châu Âu của NATO. Hoài Linh (Theo AFP, CNA).
Nước lụt nhấn chìm nhiều nơi ở Thái Lan
Thủ đô Bangkok của Thái đã chuẩn bị sẵn sàng chống lụt khi mức nước ngày càng tăng tiến sát thành phố hôm 24/10. Trong khi đó, số người chết do lũ lụt trong hai tuần qua ở nước này đã lên tới 38 người.
Thế giới
Hoài Linh (Theo ST, AP).
Bà Yingluck sẽ "tái tranh cử"
(NLĐO)- Chủ tịch đảng Pheu Thai Charupong Ruangsuwan hôm 9-12 cho biết đảng này đang sẵn sàng cho các cuộc bầu cử mới sau khi giải tán quốc hội và Thủ tướng Yingluck Shinawatra sẽ tái tranh cử.
Thế giới
Ông Ruangsuwan cho biết ủy ban chấp hành đảng Pheu Thai sẽ nhóm họp trong 1 đến 2 ngày để vạch chiến lược bầu cử. Chủ tịch đảng Pheu Thai tin rằng bà Yingluck sẽ một lần nữa ra tranh cử vì người dân vẫn muốn bà trở lại làm thủ tướng. Đồng thời ông Ruangsuwan cũng đưa ra lời khuyên đối với Đảng Dân chủ: Không việc gì phải sợ một cuộc bầu cử. Dù quý vị có thất bại trong 8 cuộc bỏ phiếu vừa qua cũng không có nghĩa là quý vị không thể có ngày chiến thắng. Trong khi đó, Phó Thủ tướng Thái Lan Surapong Tovichakchaikul cũng tin tưởng rằng bà Yingluck sẽ tái tranh cử. Chủ tịch đảng Pheu Thai tin rằng bà Yingluck sẽ một lần nữa ra tranh cử. vì người dân vẫn muốn bà trở lại làm thủ tướng. Ảnh: Reuters. Biểu tình vẫn dâng cao sau khi Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra tuyên bố sẽ giải tán quốc hội. Ảnh: Reuters. Trong khi đó, người phát ngôn Chính phủ Thái Lan Teerat Ratanasevi cho biết tổng tuyển cử mới dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 2-2-2014. Theo ông Ratanasevi, quyết định trên được đưa ra tại cuộc họp nội các hôm 9-12. Trước đó, Thủ tướng Yingluck tuyên bố sẽ giải tán quốc hội và tiến hành bầu cử sớm. Bà sẽ vẫn giữ chức vụ thủ tướng cho đến khi bầu cử mới được tiến hành. Nữ thủ tướng 46 tuổi cho biết bà đã đệ trình lên Quốc vương đề nghị xin giải tán quốc hội và tiến hành cuộc bầu cử mới trong bối cảnh những người biểu tình nối lại hoạt động nhắm vào tòa nhà chính phủ ở Bangkok. Người biểu tình đang yêu cầu Thủ tướng Yingluck và nội các của bà từ chức, mở đường cho một hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề cải tổ quan trọng và hình thành chính phủ mới trước bầu cử. Hàng trăm ngàn người biểu tình tiếp tục trải dài ở Bangkok. Ảnh: Reuters. Khoảng 200 ngàn người biểu tình tập trung tại Đại lộ Ratchadamnoen và Ratchadamnoen Nok, gần tượng đài Dân Chủ từ sáng 9-12. Đoàn người diễu hành do thủ lĩnh biểu tình Suthep Thaugsuban dẫn đầu ban đầu dài khoảng 3km, sau đó trải dài tới 30km từ các văn phòng chính phủ ở đường Chaeng Wattana tới tòa nhà chính phủ ở trung tâm Bangkok. "Quyết định của thủ tướng đưa ra hơi muộn ông Chaiyan Chaiyaporn, một chuyên gia phân tích chính trị thuộc Đại học Chulalongkorn tuyên bố trên đài phát thanh FM101.
Chìm tàu tại Trung Quốc, hơn 20 người mất tích
NDĐT- Hơn 20 người mất tích, trong đó có một số người nước ngoài, sau khi một con tàu kéo bị chìm trên sông Trường Giang, tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc trong lúc chạy thử nghiệm, Tân Hoa xã dẫn lời giới chức địa phương cho biết sáng 16-1.
Thế giới
Các nhân viên cứu hộ đang tìm cách nâng con tàu bị chìm khỏi mặt nước. (Ảnh: Xinhua). Theo các quan chức địa phương, có khoảng 24 hoặc 25 người có mặt trên con tàu khi tàu bị chìm lúc 15 giờ ngày 15-1 trên kênh Phúc Bắc, thuộc sông Trường Giang. Bảy hoặc tám người nước ngoài trong đó có những người mang quốc tịch Singapore, Ấn Độ và Nhật Bản được cho là nằm trong số những người mất tích. Các nhân viên ngoại giao đã đến hiện trường để xác minh những người mang quốc tịch nước ngoài có mặt trên tàu. Cho đến sáng ngày 16-1, các nhân viên cứu hộ đã cứu sống được ba người. Tuy nhiên, công tác cứu hộ gặp khó khăn do dòng chảy nhanh và nước lạnh. Các nhân viên cứu hộ cho rằng có người bị mắc kẹt trong ca-bin của tàu. Đội cứu hộ đang cố gắng sử dụng cần trục để nâng con tàu khỏi mặt nước. Khoảng 23 tàu trong đó có các tàu tuần tra và tàu kéo đã được triển khai để tìm kiếm những người mất tích trong khu vực con tàu bị chìm. Con tàu bị chìm do Công ty cơ khí Anhui Bengbu Shenzhou sản xuất. Công ty này đã không thông báo cho giới chức địa phương về kế hoạch thử nghiệm cũng như lộ trình di chuyển của con tàu. B.M. (Theo Xinhua).
“Bàn tay tử thần” – ưu tiên của Nga trong năm 2015
Theo các chuyên gia quân sự, trong năm 2015, Nga sẽ ưu tiên cải thiện tổ hợp phóng tự động vũ khí tên lửa hạt nhân (Perimeter), thường được phương Tây gọi là “bàn tay tử thần.”
Thế giới
Tên lửa Topol của Nga. Ưu điểm nổi bật Perimeter là khả năng phát động một cuộc tấn công trả đũa hạt nhân ngay cả khi các tuyến chỉ huy và liên lạc của lực lượng tên lửa chiến lược bị phá hủy hoàn toàn. Perimeter có thể kiểm soát một cuộc tấn công hạt nhân quy mô khổng lồ một cách tự động và nhân tố con người được hạn chế tối đa. Tổ hợp này được chính thức đưa vào hoạt động từ năm 1985 và so với những tiến bộ ngày nay thì nó đã khá lạc hậu. Do đó, theo nhiều nguồn tin, Nga sẽ tiến hành hiện đại hóa các trạm điều khiển và lưu giữ tên lửa chiến lược, đồng thời xây dựng hệ thống lá chắn tên lửa để bảo vệ các mục tiêu này. Cải thiện bàn tay tử thần là một phần trong kế hoạch ưu tiên phát triển lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga trong năm 2015, như lời Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Nga, Đại tướng Valery Gerasimov, khi ông phát biểu trên truyền hình nước này. Trước đó, Tư lệnh Lực lượng tên lửa chiến lược của Nga Sergei Karakaev cho biết trong hai năm 2014-2015, lực lượng này được trang bị thêm 40 tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Yars cơ động và hầm ngầm cố định. Nga cũng đã đặt hàng mua thêm 50 tên lửa vượt đại châu chiến lược và bổ sung 2 tàu chiến mang tên lửa lớp Borei được trang bị 20 tên lửa vượt đại châu Bulava vào trực chiến thường xuyên. Đào Cảnh.
Ông Kim Jong-Un đối mặt với rắc rối cả trong và ngoài nước
Một quan chức Hàn Quốc ngày 2/12 cho biết nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-Un đã xoay xở để tăng cường cơ sở quyền lực kể từ khi hành quyết người chú dượng Jang Song-thaek nhưng xét về dài hạn, ông cũng đang phải đối mặt với một số rủi ro ở cả trong và ngoài nước.
Thế giới
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-Un. (Nguồn: KCNA). Đặc biệt, tầm vóc to lớn của hai cơ quan đầy quyền lực - Bộ An ninh Nhà nước và Ban Chỉ đạo Đảng Lao động Triều Tiên - có thể phục vụ như một con dao hai lưỡi đối với nhà lãnh đạo trẻ. Quan chức trên nói thêm tương lai của nhà lãnh đạo Kim Jong-Un về dài hạn vẫn còn chưa chắc chắn vì hai tổ chức quan trọng của Triều Tiên có thể đủ ảnh hưởng để hậu thuẫn cho một nhà lãnh đạo khác. Ông dẫn phân tích của Chính phủ Hàn Quốc về tình hình chính trị tại Triều Tiên sau khi Jang Song-thaek bị hành quyết cho biết chế độ của ông Kim vẫn còn đang bận rộn với công việc làm sạch tàn dư của thời đại Jang trong khi tiếp tục các nỗ lực nhằm thắt chặt sự kiểm soát thông qua việc liên tục thay đổi các quan chức cấp cao và các dự án tôn sùng./.
Tập đoàn năng lượng Mỹ vẫn hợp tác với Nga bất chấp lệnh trừng phạt
ANTĐ - Tập đoàn năng lượng khổng lồ Mỹ, ExxonMobil, và công ty dầu khí Rosneft của Nga sẽ tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực khai thác ở phần lãnh thổ của Nga, tại Bắc Cực bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ dành cho Nga, đại diện ExxonMobil phát biểu khi hai công ty khởi công dự án khoan dầu ở biển Kara.
Thế giới
Quan hệ hợp tác giữa chúng tôi (ExxonMobil và Rosneft) là lâu dài. Chúng tôi đã nhìn thấy lợi ích ở khu vực này và sẽ sàng tiếp tục hợp tác với nhau theo thỏa thuận, ông Glenn Waller, giám đốc ExxonMobil ở Nga nói với tổng thống Putin trong cuộc điện đàm. ExxonMobil và Rosneft vẫn sẽ tiếp tục thỏa thuận hợp tác trên vùng biển Kara. Tổng thống Nga đã tỏ ý hoan nghênh dự án khai thác chung và coi đây là một ví dụ cụ thể về việc hợp tác cùng có lợi, điều sẽ tăng cường an ninh năng lượng cho cả 2 phía. Chủ tịch của Rosneft, Igor Sechin, cho biết dự án khai thác Universitetskaya-1 là một trong những sự kiện quan trọng nhất của công ty trong năm nay. Rosneft ước lượng trữ lượng dầu ở vùng biển Kara là khoảng 13 tỉ tấn, hơn cả lượng dầu ở vịnh Mexico và toàn bộ Ả-Rập Xê-Út. Việc khoan dầu sẽ được tiến hành bởi dàn khoan West Alpha, có trọng lượng 30.700 tấn và có thể khoan đến độ sâu 7 km. Dàn khoan này được trang bị hệ thống cảnh báo băng trôi tiên tiến, có khả năng dò được những tảng băng có thể gây nguy hiểm và cung cấp đủ thời gian cho các tàu hỗ trợ kéo dàn khoan đi nơi khác. Rosneft là một trong những công ty của Nga bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt từ phương tây, do những quan điểm đối đầu giữa chính phủ Nga với Mỹ và các nước đồng mình về vấn đề Ukraine. Nga đã đưa ra hành động đáp trả bằng việc cấm nhập khẩu các hàng hóa nông nghiệp từ những nước đang trừng phạt Nga trong vòng một năm. Đặng Vũ. Theo RT.
Động đất 7,4 độ richter ở New Zealand
Theo Viện Địa chất và nghiên cứu khoa học hạt nhân hoàng gia New Zealand, sáng nay (4/9) xảy ra một trận động đất 7,4 độ richter tại quần đảo South Island thuộc nước này.
Thế giới
Tâm chấn của trận động đất cách thành phố Christchurch 30 km về phía Tây, ở độ sâu 33 km. Hiện chưa có báo cáo về thương vong hay thiệt hại về người và tài sản./. Vũ Anh Tuấn (theo Tân Hoa xã).
Campuchia và Thái Lan nhất trí ngừng bắn
(VOV) - Dư luận hy vọng động thái này sẽ làm dịu bớt căng thẳng giữa hai nước láng giềng.
Thế giới
Binh lính Thái Lan và Campuchia đụng độ Thái Lan và Campuchia đã nhất trí ngừng bắn sau khi đã xảy ra 2 cuộc đụng độ giữa quân đội 2 bên gần ngôi đền Preah Vihear vào trưa 4/2 và sáng sớm nay 5/2. Vào lúc 10h40 sáng 5/2, theo giờ địa phương, các nhà chức trách quân đội Campuchia và Thái Lan đã có cuộc đám phán nhằm giải quyết tình hình căng thẳng, sau khi quân đội 2 bên xảy ra hai cuộc đọ súng vào trưa ngày hôm qua 4/2 và sáng sớm nay 5/2 làm nhiều người thương vong, trong đó có cả dân thường. Cuộc đám phán có sự tham dự của Thiếu tướng Srey Doek - tư lệnh quân đoàn 3 Campuchia, và Thiếu tướng Chaovalit Chun-pra-san, tư lệnh quân đội vùng 2 của Thái Lan, diễn ra tại một địa điểm ở cửa khẩu Chorm Sra Ngam, thuộc quận Anglong Ven, tỉnh Udor Meanchey của Campuchia. Phát biểu trước báo giới sau cuộc đàm phán, Thiếu tướng Srey Doek, tư lệnh quân đoàn 3 Campuchia cho biết, Campuchia đã quyết định thả 4 binh sĩ Thái Lan bị bắt giữ trong cuộc đụng độ ngày hôm qua. Ngoài ra, ông này cũng cho biết, trong cuộc họp, hai bên đã nhất trí thông qua 3 điều: thứ nhất, phía Thái Lan phải đình chỉ việc san ủi đất để xây đường bộ tại khu vực tranh chấp biên giới; thứ hai, 2 bên nhất trí thúc giục Ủy ban biên giới chung đo đạc và phân định đường biên giới càng sớm càng tốt; cuối cùng, hai bên sẽ không triển khai thêm quân đội và thực hiện ngừng bắt ngay lập tức. Về phía Thái Lan, Thiếu tướng Chun-pra-san từ chối phát biểu với báo chí sau cuộc họp. Trước đó, một vụ đấu súng đã xảy ra vào trưa ngày 4/2 giữa quân đội Thái Lan và Campuchia tại khu vực biên giới chung, gần ngôi đền Preah Vihear. Theo cảnh sát Campuchia, vụ đấu súng đã khiến hai binh sĩ Campuchia thiệt mạng và hai người khác bị thương. Tuy nhiên, Bộ Y tế Thái Lan lại nói rằng vụ đấu súng làm một thường dân Thái Lan thiệt mạng và 5 binh sĩ Thái Lan bị thương. Vào lúc 6 giờ sáng nay theo giờ địa phương, cũng đã xảy ra một cuộc đọ súng kéo dài khoảng 30 phút gần khu vực đền Preah Vihear, làm một binh sĩ Thái Lan thiệt mạng và 4 người khác bị thương, phía Campuchia cũng có một binh sĩ thiệt mạng. Trong cuộc trao đổi qua điện thoại với phóng viên Tân Hoa Xã của Trung Quốc, nhà chức trách quân đội Campuchia cho biết, nguyên nhân của cuộc đọ súng sáng nay là do quân đội Thái Lan đã xâm phạm lãnh thổ của Campuchia để tìm và mang xác các binh lính Thái Lan bị thiệt mạng tại đây trong cuộc đụng độ vào trưa ngày hôm trước./.
Hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ 'quyết đấu' trên truyền hình
Cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên giữa hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ, bà Hillary Clinton và ông Donald Trump bắt đầu diễn ra lúc 8h sáng 27/9 (giờ Hà Nội) tại Trường Đại học Hofstra, Hempstead, New York.
Thế giới
Hai ứng viên bước vào cuộc tranh luận. Cuộc tranh luận gồm tập trung vào 3 nội dung chính: Hướng đi tương lai của nước Mỹ; Làm thế nào đạt thịnh vượng; Đảm bảo An ninh cho nước Mỹ. Dẫn dắt cuộc tranh luận là người dẫn chương trình tin tức Nightly News nổi tiếng của đài NBC, ông Lester Holt. Các ứng cử viên Tổng thống của các đảng thứ ba, bà Jill Stein và ông Gary Johnson không được mời tham gia tranh luận bởi vì họ không đạt được tỷ lệ ủng hộ cần thiết là ít nhất 15% trong 5 cuộc thăm dò công chúng mà Ủy ban đặc trách cuộc tranh luận giữa các ứng cử viên Tổng thống Mỹ đã chọn hồi tháng trước. Kỷ lục về số người theo dõi. Cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên giữa cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton của đảng Dân chủ và tỷ phú Donald Trump của đảng Cộng hòa nhiều khả năng sẽ thiết lập kỷ lục trên truyền hình Mỹ. Theo giới chuyên gia truyền thông và chính trị Mỹ, cuộc cạnh tranh Tổng thống năm nay rất hấp dẫn với sự đối đầu giữa ông Trump một doanh nhân bạo miệng, đồng thời là một ngôi sao truyền hình thực tế, với bà Clinton cựu Ngoại trưởng Mỹ và là người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử đại diện cho một chính đảng trong cuộc đua vào Nhà Trắng. Cuộc tranh luận trên truyền hình đầu tiên giữa cựu Ngoại trưởng Mỹ Clinton và tỷ phú Trump được cho là sẽ phá vỡ kỷ lục về số người theo dõi trực tiếp. Ảnh: AP. Vì vậy, cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên giữa hai ứng viên có khả năng xô đổ mọi kỷ lục người xem truyền hình của cuộc tranh luận trước đây giữa hai ứng cử viên Jimmy Carter và Ronald Reagan (năm 1980). Theo hãng thống kê Nielsen, cuộc tranh luận năm 1980 đã thu hút 80 triệu khán giả ngồi trước màn hình TV. Nhiều dự đoán cho rằng, tỷ lệ người xem cho cuộc tranh luận lần đầu giữa ông Trump và bà Clinton có thể cán mốc 100 triệu khán giả, ngang ngửa với trận chung kết giải bóng bầu dục nhà nghề Mỹ Super Bowl, sự kiện hàng năm nóng nhất trên truyền hình Mỹ. Tranh luận về Hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP). Cả hai ứng viên của đảng Dân chủ và Cộng hòa đã trao đổi gay gắt về vấn đề TPP. Tỷ phú Donald Trump công kích việc bà Cliton từng ủng hộ hiệp định thương mại TPP sau đó lại phản đối khi nó chuẩn bị hoàn thành. Tuy nhiên, bà Clinton cho rằng, thương mại không phải là một chính sách hoàn chỉnh về kinh tế. Hai ứng viên tự thú. Trước chất vấn của ông Trump về việc sử dụng email cá nhân trong thời gian còn là ngoại trưởng Mỹ, bà Clinton thừa nhận: Tôi không bào chữa" và rằng Tôi sẽ chịu trách nhiệm về việc này. Trong khi đó, tỷ phú Trump cũng đề cập về hồ sơ thuế cá nhân gây tranh cãi của mình: "Tôi sẽ công bố hồ sơ thuế của mình, ngược lại với mong muốn từ luật sư cá nhân, khi bà ấy công khai 33.000 email đã bị xóa", sau khi bà Clinton đặt nghi vấn ông ta đang che giấu điều gì, rằng ông Trump có thể không giàu như vẫn nói hoặc ông không đóng thuế liên bang. Vấn đề người da màu tại Mỹ. Về phong trào Black Lives Matter, chống bất bình đẳng, và những vụ lực lượng thực thi pháp luật bắn người Mỹ gốc Phi thời gian vừa qua, ứng viên của đảng Dân chủ thừa nhận: Không may là chủng tộc quyết định rất nhiều. Chúng ta phải khôi phục lòng tin giữa người dân và cảnh sát. Theo bà Clinton, bất kỳ người dẫn Mỹ nào cũng cần được luật pháp tôn trọng và họ cũng phải tôn trọng luật pháp. Trong khi đó, tỷ phú Trump nói Clinton không nên nêu ra từ trật tự và pháp luật mà đề xuất cần đưa ra chính sách nhằm giúp lực lượng thực thi pháp luật xác định người bị chặn có mang vũ khí không. Khủng bố và an ninh mạng. Ứng viên đảng Cộng hòa Trump cho rằng bà Clinton phải chịu trách nhiệm về sự trỗi dậy của Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Theo tỷ phý Trump, bà đã chiến đấu với IS cả quãng đời trưởng thành của mình. Tuy nhiên, vấn đề này không được người dẫn chương trình dẫn dắt, và nội dung cũng không được đề cập sâu hơn. Về vấn đề an ninh mạng, ứng viên đảng Dân chủ Hillary Clinton một mặt cáo buộc Nga đứng sau vụ tấn công vào các tổ chức của Mỹ, bao gồm hệ thống máy chủ của Ủy ban Dân chủ quốc gia, mặt khác chỉ trích việc ông Trump từng tuyên bố mời Nga tấn công hòm thư để lục lại các email đã xóa của bà. Đáp lại, ông Trump khẳng định ông không biết liệu có phải tin tặc Nga đứng sau vụ tấn công máy chủ của đảng Dân chủ hay không. Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Mỹ Obama bất ngờ được nhắc tới. Cả hai ứng cử viên đảng Dân chủ và Cộng hòa đều có những đề cập thú vị tới tổng thống Nga Vladimir Putin và đương kim Tổng thống Mỹ Barack Obama Cựu Ngoại trưởng Mỹ Clinton nói rằng, bà biết Donald rất ca ngợi Tổng thống Nga Vladimir Putin, và rằng Tôi rất sốc khi Donald công khai mời Putin tấn công mạng người Mỹ. Ngụ ý của bà Clinton là nhắc đến việc tỷ phú Trump kêu gọi tin tặc tìm lại những email đã xóa của bà. Trong khi đó, người dẫn chương trình đã chủ động hỏi ông Trump, rằng điều gì khiến ông thay đổi quan điểm về gốc gác của Tổng thống Barack Obama, khi mà trước đó ông cho rằng ông Obama không phải người Mỹ. Tuy vậy, ông Trump nói rằng, trợ lý của bà Clinton là Sydney Blumenthal mới chính là người đặt ra vấn đề này còn ông là người kết thúc nó. Mỹ có thể tấn công hạt nhân phủ đầu? Đây là vấn đề mà người dẫn chương trình Lester Holt nêu ra cho hai ứng cử viên. Ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump nói rằng "tôi chắc chắn không làm vậy". Tỷ phú Trump cũng cho rằng, Trung Quốc nên "hiểu hơn về Triều Tiên" đồng thời nhận định Iran đáng lo ngại hơn. Ông nói thỏa thuận hạt nhân Iran là "thỏa thuận đầu tiên như vậy trong lịch sử". Hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ bắt tay sau khi kết thúc cuộc tranh luận. Ảnh: Reuters. Về mối liên hệ với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), ông Trump cho rằng: "Các bạn phải hiểu rằng, tôi là một doanh nhân. Tôi thấy chúng ta đang bảo vệ họ thì ít nhất họ phải chi trả cho chúng ta". Trong khi đó, ứng viên đảng Dân chủ Clinton nói rằng, bà muốn duy trì quan hệ tốt đẹp với các đồng minh Nhật Bản và Hàn Quốc cũng như những quốc gia mà Mỹ ký hiệp ước quốc phòng chung. Tùng Dương.
Venezuela đề nghị Tổng thống Pháp không can thiệp công việc nội bộ
Ngày 3/4, chính phủ Venezuela đã lên tiếng đề nghị Tổng thống Pháp Emmanuel Macron không nên can thiệp vào công việc nội bộ, cũng như tôn trọng cuộc bầu cử tổng thống sắp tới tại quốc gia Nam Mỹ này.
Thế giới
Ngoại trưởng Venezuela Jorge Arreaza (Nguồn: AFP/TTXVN). Ngày 3/4, Ngoại trưởng Venezuela Jorge Arreaza đã lên tiếng đề nghị Tổng thống Pháp Emmanuel Macron không nên can thiệp vào công việc nội bộ, cũng như tôn trọng cuộc bầu cử tổng thống sắp tới tại quốc gia Nam Mỹ này. Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Nam Mỹ, phản ứng trên của Chính phủ Venezuela được đưa ra sau khi Tổng thống Macron có cuộc gặp với một số nhân vật đối lập Venezuela ở thủ đô Paris. Tại sự kiện này, nhà lãnh đạo Pháp tuyên bố rằng Paris sẵn sàng cùng với các đồng minh châu Âu đưa ra các biện pháp trừng phạt mới nếu chính quyền Venezuela không cho phép thực hiện một cuộc bầu cử dân chủ. Ngoại trưởng Venezuela cho rằng những phát biểu trên là hành động can thiệp rõ ràng vào công việc nội bộ của Venezuela, đặc biệt là khi nước này đang bước vào giai đoạn quyết định trước thềm cuộc bầu cử tổng thống, thời điểm mà phe đối lập và các thế lực thù địch đang tìm mọi cách để phá hoại tiến trình dân chủ. Venezuela sẽ tổ chức bầu cử tổng thống sớm vào ngày 20/5 tới, song cuộc bầu cử này đang bị liên minh Bàn Đoàn kết Dân chủ (MUD) đối lập tẩy chay. Một loạt các nước phương Tây bao gồm Mỹ và các đồng minh châu Âu cũng lên tiếng phản đối và trừng phạt vì cho rằng Chính phủ Venezuela không bảo đảm các điều kiện cho một cuộc bầu cử tự do, công bằng và minh bạch. Cùng ngày, Tổng thống Nicolas Maduro kêu gọi các chính khách và những người ủng hộ tiến hành chiến dịch vận động tranh cử trong hòa bình. Ông nhấn mạnh người dân Venezuela cần tôn trọng sự ổn định và hòa bình nhằm đảm bảo các sự kiện trước ngày bầu cử diễn ra an toàn. Lời kêu gọi này được đưa ra sau khi ông Teodoro Camposm - một thành viên trong ban tranh cử của ứng cử viên đối lập Henri Falcon - bị thương trong một vụ tấn công khi tham gia vận động tranh cử tại khu vực Catia, gần thủ đô Caracas. Lực lượng an ninh Venezuela đã bắt giữ 17 đối tượng bị tình nghi thực hiện vụ tấn công trên. Tổng thống Venezuela nhấn mạnh nước này không phép mọi hành động bạo lực, gây ảnh hưởng đến tiến trình bầu cử. Ông khẳng định chính người dân Venezuela sẽ quyết định nhà lãnh đạo đất nước của mình vào ngày 20/5 tới./. (TTXVN/Vietnam+).
Tổng thống Trump: Mỹ đang đàm phán hòa bình mạnh mẽ ở Afghanistan
Tổng thống Mỹ tuyên bố, Mỹ đang có các cuộc đàm phán hòa bình mạnh mẽ ở Afghanistan. Tuy nhiên, không rõ liệu các cuộc đàm phán có thành công hay không.
Thế giới
Phát biểu với báo chí sau khi gửi thông điệp về Lễ tạ ơn tới quân đội Mỹ ở Afghanistan, Tổng thống Donald Trump cho rằng, người dân nước này đã chán chiến tranh, do đó các cuộc đàm phán hòa bình đang diễn ra. Tuy nhiên, ông Trump không khẳng định các cuộc đàm phán này có thành công hay không. Ông Trump cũng cho biết, mình có thể tới thăm binh lính Mỹ ở Afghanistan lần đầu tiên sau hai năm trên cương vị Tổng thống. Tổng thống Mỹ tuyên bố, Mỹ đang có các cuộc đàm phán hòa bình mạnh mẽ ở Afghanistan. (Ảnh: KT). Tuyên bố này được đưa ra sau khi lãnh đạo Taliban gặp Đặc phái viên của Mỹ Zalmay Khalilzad tại trụ sở của mình ở Qatar vào tuần trước. Ông Khalilzad cho biết, ông hy vọng sẽ đạt được một thỏa thuận hòa bình trước 20/4, thời điểm trùng với lịch diễn ra bầu cử tổng thống ở Afghanistan. Tuy nhiên, phía Taliban cho biết cuộc gặp với ông Khalilzad đã kết thúc mà không đạt được thỏa thuận nào và họ cũng không chấp thuận một hạn chót do Mỹ đề nghị để chấm dứt đám phán. Quân đội Mỹ tham chiến ở Afghanistan từ năm 2001 và hiện vẫn còn khoảng 14.000 lính Mỹ tại đây./. Phạm Huân/VOV-Washington.
Gần 1.000 người thiệt mạng do lũ lụt tại Pakistan
Lực lượng cứu hộ và binh lính Pakistan đang dốc sức cứu hàng nghìn người bị nước lũ cô lập ở tỉnh Tây Bắc Khyber Pakhtunkhwa.
Thế giới
Theo con số mới nhất công bố ngày 31/7, đến nay đã có ít nhất 900 người thiệt mạng trong đợt lũ lụt lịch sử này và vẫn còn hàng trăm người mất tích. Hơn 3.700 ngôi nhà đã bị cuốn trôi, một diện tích lớn đất canh tác bị nhấn chìm trong biển nước. Trong khi đó, mưa như trút nước kéo dài tiếp tục gây lở đất trên diện rộng, cô lập nhiều vùng dân cư. Liên hợp quốc ước tính có khoảng 1 triệu người dân Pakistan đang bị ảnh hưởng bởi đợt lũ lụt tồi tệ này. Nước lũ cũng phá hủy hoàn toàn ít nhất 45 cây cầu. Malakand là huyện bị ảnh hưởng nặng nề nhất với 102 người thiệt mạng và khoảng 16.000 người đang bị mắc kẹt do mọi tuyến giao thông đều bị cắt. Tuyến đường cao tốc nối giữa Pakistan và Trung Quốc cũng bị buộc phải tạm thời đóng cửa./. (TTXVN/Vietnam+).
Mỹ khẳng định không can thiệp vào Biển Đông
Mỹ “không can thiệp mà chỉ đóng góp vào việc quản lý tranh chấp Biển Đông một cách hòa bình”. Đó là tuyên bố của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Russel tại buổi nói chuyện về chính sách châu Á của Washington, hiện đang diễn ra tại Bangkok, Thái Lan.
Thế giới
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel. Theo BBC, ông Russel cũng nói thêm rằng, Mỹ muốn các nước liên quan đến tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông giữ nguyên hiện trạng, tìm giải pháp hòa bình cho vấn đề này trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế. Thông điệp của chúng tôi là bất cứ nước nào cũng không nên làm điều mà họ không muốn nước khác làm với mình, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh. Ông Russel hiện đang có chuyến ở Thái Lan trong khuôn khổ chuyến công du một loạt nước châu Á, bao gồm: Thái Lan, Malaysia, Philippines và Campuchia. Trước đó, tại Philippines và Malaysia hai nước có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đã thể hiện mối quan tâm sâu sắc đến tình hình tranh chấp lãnh thổ ở khu vực này. Ông Russel khẳng định, việc Trung Quốc tiến hành cải tạo trái phép một số đảo, đá ở Biển Đông trong thời gian gần đây không chỉ là vấn đề gây quan ngại cho Philippines, cho Mỹ mà còn với cả 10 nước thành viên ASEAN, cho thấy tầm quan trọng của việc giải quyết tranh chấp theo quy định của luật pháp quốc tế, thông qua các biện pháp hòa bình và ngoại giao khác, bao gồm cả việc sử dụng trọng tài quốc tế. Bên cạnh đó, ông Russel cũng kêu gọi Bắc Kinh phải hành động phù hợp với các cam kết, theo luật pháp quốc tế, với tinh thần tham gia xây dựng, đặc biệt với ASEAN và khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ngoài ra, Trung Quốc cần phải làm rõ yêu sách lãnh thổ của mình phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Đối với Malaysia, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ mong muốn, trên cương vị Chủ tịch ASEAN, Kuala Lumpur sẽ thúc đẩy việc ký kết sớm Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) giữa Trung Quốc và ASEAN. Phản ứng trước những tuyên bố này của ông Russel, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh ngày 22/1 đã cảnh báo các nước bên ngoài khu vực không nên can thiệp và khuấy động tình hình ở Biển Đông. Đáng chú ý, bà Hoa còn lên án việc nước lớn bắt nạt nước nhỏ hơn - cụm từ mà giới phân tích thường dùng khi chỉ trích các hành động củng cố tuyên bố chủ quyền thái quá của Trung Quốc với các nước láng giềng Đông Nam Á: từ việc ngang nhiên vi phạm luật pháp quốc tế, tiến hành các hoạt động cải tạo đảo/đá làm thay đổi hiện trạng tranh chấp, quấy rối ngư dân và làm gián đoạn việc thăm dò năng lượng của nước khác trong vùng biển của họ. Theo Petrotimes.
Rò rỉ thông tin chấn động Vatican
Dư luận đang xôn xao trước vụ rò rỉ nhiều thông tin mật về Tòa thánh Vatican, bao gồm cả âm mưu ám sát giáo hoàng.
Thế giới
Ngày 18.2, Tòa thánh Vatican tổ chức lễ sắc phong cho 22 hồng y mới. Thông thường, với sự kiện lớn như thế này, không khí tại Vatican sẽ rất phấn khởi nhưng lần này thì không được như thế. Vào thời điểm hiện tại, giới chức Vatican đang đau đầu xử lý và điều tra vụ rò rỉ thông tin gây chấn động từ mấy ngày qua. Phát ngôn viên của Vatican Federico Lombardi đã chính thức thừa nhận việc rò rỉ thông tin là chuyện có thật. AFP dẫn lời ông Lombardi nói: Chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama chấn động vì WikiLeaks còn chúng tôi thì gặp phải vụ này. Thật đáng buồn khi nhiều tài liệu được truyền ra bên ngoài với ý đồ xấu. Trên tờ Corriere della Sera, người đứng đầu Hội đồng giáo hoàng cổ vũ hợp nhất Ki tô hữu là Hồng y Walter Kasper cũng chỉ trích mạnh mẽ: Những kẻ tuồn thông tin ra muốn gây bất ổn và tổn hại hình ảnh của giáo hội. Đáng chú ý là Vatican không trực tiếp xác nhận hay bác bỏ về các nội dung rò rỉ mà chỉ kêu gọi dư luận tỉnh táo. Hãng tin ANSA dẫn lời Giáo hoàng Benedict XVI phát biểu: Giáo hội đang là tâm điểm của rất nhiều cuộc bàn luận hiện nay nhưng đức tin sẽ được giữ vững. Giáo hoàng Benedict XVI (phải) trong buổi lễ sắc phong hồng y ngày 18.2 - Ảnh: AFP. Từ hối lộ, rửa tiền. Trong tuần trước, nhiều tờ báo của Ý liên tục đăng tải tài liệu rò rỉ cáo buộc sự quản lý yếu kém khiến xảy ra nhiều vụ tham nhũng, trốn thuế và rửa tiền. Giới truyền thông công bố một bức thư được cho là do Tổng giám mục Carlo Maria Vigano gửi Giáo hoàng Benedict XVI vào năm 2011. Trong đó, ông Vigano cầu xin giáo hoàng tha thứ việc ông dính líu tới một số vụ tham nhũng liên quan tới những hợp đồng tại Vatican. Đến tháng 10.2011, vị này được chuyển làm Đại sứ Vatican tại Mỹ. AP dẫn lời một số chuyên gia cho rằng đây là hình phạt dành cho ông Vigano. Vào năm 1982 đã xảy ra vụ người đứng đầu Ngân hàng Banco Ambrosiano là Roberto Calvi, từng cố vấn đầu tư cho Vatican, chết trong tình trạng treo cổ tại thủ đô London của Anh. Trước đó, Ngân hàng Banco Ambrosiano sụp đổ vì các khoản cho vay trị giá 1,3 tỉ USD bỗng dưng biến mất. Theo kết quả điều tra, bên vay là những công ty ma ở Mỹ Latin còn Vatican lại là nơi cung cấp thư bảo lãnh tín dụng cho những khoản vay nói trên. Vì thế, tòa thánh phải trả 250 triệu USD cho các chủ nợ của Ngân hàng Banco Ambrosiano, theo AP. Về cái chết của ông Calvi, một số bằng chứng cho thấy đây là một vụ giết người và 5 phần tử mafia đã bị khởi tố. Tuy nhiên, 5 nghi can được tha bổng và đến nay, vụ án vẫn còn nhiều câu hỏi chưa được trả lời. Thành quốc Vatican là một lãnh thổ có chủ quyền được thành lập theo Hiệp ước Laterano vào năm 1929 và là quốc gia độc lập nhỏ nhất thế giới với diện tích khoảng 0,5 km2, dân số gần 1.000 người, nằm lọt trong thủ đô Rome của Ý. Được xem là trung tâm của Giáo hội Công giáo La Mã, Vatican nằm dưới sự điều hành của một cơ quan trung ương gọi là Giáo triều La Mã với sự ủy quyền của giáo hoàng. Tất cả quan chức cao cấp của nhà nước đều là giáo chức của Giáo hội Công giáo La Mã. Giáo triều gồm Phủ Quốc vụ khanh, 9 Thánh bộ, 3 tòa án, 11 hội đồng và 3 văn phòng hoạt động tương tự cơ chế lập pháp, tư pháp, hành pháp. Vatican sử dụng đồng euro với hệ thống tài chính riêng nhưng công tác quốc phòng do Ý đảm nhiệm. Với những gì từng xảy ra trong quá khứ, các thông tin rò rỉ mới nhất về hoạt động tài chính bất minh ở Vatican càng khiến dư luận nghi ngại. Dự kiến vào tháng 6, một ủy ban của châu Âu sẽ đánh giá xem Vatican có tuân thủ các quy định quốc tế về tài chính hay không. Đáp lại, AFP dẫn lời phát ngôn viên Lombardi khẳng định: Giáo hoàng đã hạ quyết tâm cải thiện quản lý tài chính của Vatican và đảm bảo những ngân hàng ở đây hoạt động đúng thông lệ quốc tế. đến âm mưu ám sát. Hồi tuần trước, nhiều người chấn động khi tờ Telegraph loan tin rằng hồi tháng 11.2011, Hồng y Paolo Romeo, Tổng giám mục giáo phận Palermo của Ý, từng cảnh báo một nhóm chiến binh bí mật đã lên kế hoạch sát hại giáo hoàng trong năm 2012. Tờ này dẫn một nguồn tin giấu tên từ Vatican nói khi đó, Hồng y Romeo tuyên bố nếu không có biện pháp ngăn chặn và bảo vệ nghiêm mật, giáo hoàng sẽ gặp nguy hiểm trong vòng 12 tháng tới. Tuy nhiên, các nguồn tin không tiết lộ nghi can là ai và tại sao Hồng y Romeo lại nắm được thông tin này. Tuy nhiên, hồi tuần rồi, khi được các phóng viên đặt câu hỏi về vụ việc, Hồng y Romeo đã phủ nhận ông từng phát biểu như trên và nói đây là chuyện không có cơ sở. Bên cạnh đó, cũng đang rộ lên tin đồn Giáo hoàng Benedict XVI có thể sẽ thoái vị nếu cảm thấy không thể tiếp tục đảm đương trọng trách. Các nguồn tin rò rỉ còn khẳng định kịch bản kế vị đã được chuẩn bị sẵn. Hồng y Angelo Scola, Tổng giám mục giáo phận Milan, sẽ kế nhiệm nếu giáo hoàng thoái vị hoặc gặp bất trắc gì. Trả lời về những thông tin này, phát ngôn viên Lombardi nói: Tôi không có gì để nói vì nó không phải chuyện nghiêm túc. Tranh giành nội bộ? AFP dẫn lời giới quan sát nhận định vụ rò rỉ có thể xuất phát từ cuộc đấu tranh quyền lực đang diễn ra bên trong những bức tường cổ kính của Vatican. Một số chuyên gia còn chỉ đích danh đối tượng bị đánh là Hồng y Quốc vụ khanh Tarcisio Bertone, người Ý. Giữ một trong những cương vị điều hành cao nhất của. Vatican, ông Bertone có vai trò như một thủ tướng và được cho là có ảnh hưởng ngày càng lớn. Có ý kiến cho rằng do tác động của ông Bertone mà có tới 7 vị người Ý được sắc phong hồng y trong ngày 18.2. Hiện nay, trong số 125 hồng y đủ điều kiện tham dự mật nghị bầu giáo hoàng mới sau khi Giáo hoàng Benedict XVI qua đời thì có tới 30 vị người Ý, theo AFP. Do đó, vụ rò rỉ lần này có thể nhằm hạ uy tín Hồng y Bertone và phe Ý khi phơi bày những lùm xùm trong giai đoạn ông điều hành Vatican. Đã xuất hiện nhiều chỉ trích nhằm vào cách quản lý của vị này sau khi xuất hiện các thông tin mật. Bên cạnh đó, lùm xùm xảy ra trong bối cảnh Vatican đang đau đầu giải quyết các cáo buộc giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ em bùng phát từ năm 2010 với hàng ngàn nạn nhân tại nhiều nước. AFP dẫn lời Hồng y Walter Kasper chỉ trích rằng dù với động cơ gì thì những người tuồn thông tin mật đã làm ảnh hưởng đến nỗ lực của giáo hoàng nhằm khôi phục lại kỷ cương và hình ảnh cho giáo hội. Có thể họ muốn tấn công Hồng y Quốc vụ khanh và một số vị khác. Nhưng hành vi này đã làm tổn hại nỗ lực củng cố sự minh bạch trong tòa thánh. Bản thân giáo hoàng rất khổ tâm vì vụ rò rỉ. Ngài không bao giờ dính líu tới những cuộc đấu đá như thế này, ông nói. Chuyên gia Sandro Magister nhận định với AFP rằng vụ việc cho thấy giáo hoàng đang cô đơn vì những giáo chức cấp cao không thể hiểu hết suy nghĩ và tư tưởng của ngài. Trong khi đó, Tổng biên tập Giovanni Maria Vian của tờ Osservatore Romano, được xem là cơ quan ngôn luận của giáo hoàng, viết trong bài xã luận mới đây: Giáo hoàng là một người chăn chiên kiên định không bao giờ lùi bước trước bọn sói. Ngài sẽ loại bỏ những hành vi sai trái. Hoàng Đình.
Ảnh trong ngày: Kỳ dị tôm hùm xanh
(VTC News) - Con tôm hùm xanh kỳ dị được một người nông dân bắt được trong suối ở An Huy, Trung Quốc là hình ảnh nổi bật nhất trong ngày hôm nay.
Thế giới
Con tôm hùm màu xanh được một người nông dân bắt trong suối ở Tianchang, tỉnh An Huy, miền đông Trung Quốc. Chim cánh cụt may mắn thoát khỏi báo biển trên đảo Cuverville, Nam Cực. Bầy mòng biển tranh cướp miếng mồi trên miệng một loài chim biển trên quần đảo Farne, Anh. Thị trưởng London Boris Johnson gặp chú cá sấu cùng tên với Hoàng tử Geogre ở phía bắc Australia. Vận động viên Orlando Duque của Colombia thực hiện pha nhào lộn từ độ cao 75 foot từ một máy bay trực thăng gần tượng Nữ thần tự do. Xe bán kem khổng lồ Skoda vRS tới ngôi làng Great Yarmouth, Anh. Thủ tướng David Cameron ngồi bên cạnh mình trên bãi biển ở Polzeath, Anh. Một bể bơi trong nhà đông nghịt khách ở Tứ Xuyên, Tây Nam Trung Quốc vào đỉnh điểm của đợt nắng nóng. Sét đánh trên phía đông bầu trời Los Angeles, Mỹ. Hai chú chó đen giống Bồ Đào Nha mới của gia đình Tổng thống Mỹ Barack Obama. Gấu trúc Yuan Yuan âu yếm con mình trong phòng nuôi ở vườn thú Đài Bắc, Đài Loan. Lướt sóng trên biển Panama City, Florida, Mỹ. Hai đội đua thuyền Emirates và Luna Rossa Challenge trong vòng 3 cúp đua thuyền buồm Vuitton Louis ở Vịnh San Francisco, California, Mỹ. Khách du lịch ăn bọ cạp nướng trên đường Khao Sarn, Bangkok, Thái Lan. Số tiền 68.000 nhân dân tệ tương đương 400kg tiền xu được một nhà hàng ở Trung Quốc bồi thường cho khách hàng. William Reid,, cha đẻ của 1 trong 2 cô gái buôn lậu 12kg ma túy trong trụ sở của đơn vị chống ma túy của cảnh sát quốc gia ở Lima, Peru. Mảnh vỡ còn lại trên cánh đồng sau khi máy bay ném bom B-1B phát nổ gần Broadus, Montana, Mỹ. Chú vịt không lồ bên bờ sông Ohio, Mỹ trong một chiến dịch quyên góp từ thiện. Máy bay phản lực bay trước mặt trăng nhìn từ công viên Palm Park ở Whittier, California, Mỹ. Lính cứu hỏa California ngăn chặn cháy rừng lan ra khỏi bờ sông Tuolumne.
Tin nóng mới nhất hôm nay ngày 13/1/2014 (bản tin 12h)
Tin mới nhất trưa ngày 13/1/2015: Thảm sát ở Paris: Charlie Hebdo lại đăng biếm họa Mohammed; Ukraine: Cựu Tổng thống Ukraine bị truy nã; Cristiano Ronaldo trở thành chủ nhân của Quả bóng vàng FIFA 2014; Vietnam Airlines lên tiếng về việc phi công xin nghỉ hàng loạt...
Thế giới
Tin nóng thế giới ngày 13/1/2015: #Thảm sát ở Paris: Sĩ quan Pháp tự sát khi gặp gia đình nạn nhân Charlie Hebdo: Helric Fredou, một sĩ quan lực lượng cảnh sát Pháp 45 tuổi được cho là đã tự sát tại văn phòng làm việc sau cuộc gặp gỡ với gia đình các nạn nhân của vụ khủng bố tòa soạn báo Charlie Hebdo tối 7/1 vừa qua. Helric Fredou bắt đầu sự nghiệp phòng chống tội phạm từ năm 1997 và đã giữ chức vụ phó cảnh sát trưởng của cơ quan cảnh sát địa phương từ năm 2012. Những đồng nghiệp của Helric Fredou cho biết ông vẫn còn độc thân, không có con cái và luôn nhiệt huyết, hết mình với công việc. Thảm sát ở Paris: Người dân tuần hành với biểu ngữ Je suis Charlie. #Ukraine: Cựu Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovich bị truy nã: Ngày 12/1, tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol) đã phát lệnh truy nã cựu Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovich vì tội biển thủ công quỹ và sai phạm tài chính. Theo giới chức Ukraine, ông Yanukovich (64 tuổi) đã bị đưa vào danh sách truy nã quốc tế của Interpol; đồng thời khẳng định bất kỳ một lực lượng cảnh sát nào cũng có thể bắt giữ ông Yanukovich và dẫn độ ông về Ukraine. #Máy bay AirAsia QZ8501 mất tích: Indonesia sẽ trục vớt hộp đen thứ hai vào 13/1: Giám đốc Cơ quan tìm kiếm và cứu nạn quốc gia Indonesia (BASARNAS) Bambang Soelistyo ngày 12/1 cho biết hoạt động trục vớt thiết bị ghi âm hội thoại buồng lái (CVR) của chiếc máy bay gặp nạn của Hãng hàng không AirAsia (Malaysia) sẽ được tiến hành vào sáng 13/1. Phát biểu tại một cuộc họp báo, ông Soelistyo nói: "Các thợ lặn sẽ bắt đầu (việc trục vớt) vào 6h ngày 13/1", đồng thời cho hay những tàu được lắp thiết bị dò tìm đã bắt được tín hiệu do CVR phát ra. # Thảm sát ở Paris : Charlie Hebdo lại đăng biếm họa nhà tiên tri Mohammed: 3 triệu bản báo số ngày mai số đầu tiên sau vụ thảm sát, đã được in. Thông thường, mỗi tuần tờ báo chỉ phát hành 60.000 bản. Luật sư Richard Malka của tờ báo trước đó cho biết, sẽ rất quan trọng khi thể hiện rằng người của tờ báo sẽ không nhượng bộ những kẻ cực đoan. Chúng tôi sẽ không đầu hàng. Tinh thần Tôi là Charlie nghĩa là quyền được châm biếm. Những người còn lại của tờ Charlie Hebdo đã thực hiện số báo mới nhất này tại văn phòng của một tờ báo khác tờ Liberation. #Đức: 100.000 người, trong đó có các quan chức hàng đầu biểu tình phản đối chủ nghĩa cực đoan: Tối 12/1, khoảng 100.000 người tại nhiều thành phố ở Đức đã xuống đường míttinh, biểu tình phản đối chủ nghĩa cực đoan cũng như lên án phong trào chống Hồi giáo đang có nguy cơ phát triển mạnh tại Đức. Dự kiến vào tối 13/1 sẽ tiếp tục diễn ra một cuộc mít tinh lớn tại Berlin với sự tham dự của các quan chức hàng đầu tại Đức, trong đó có Tổng thống Joachim Gauck và Thủ tướng Angela Merkel. #Cristiano Ronaldo trở thành chủ nhân của Quả bóng vàng FIFA 2014: Cristiano Ronaldo đã trở thành chủ nhân của Quả bóng vàng FIFA 2014 với 37,66% tổng số phiếu bầu chọn. Messi giành 15,76% phiếu bầu và Neuer có 15,72% phiếu bầu. Đây là lần thứ 2 liên tiếp, cầu thủ người Bồ Đào Nha giành danh hiệu cao quý này. Ronaldo đã có một năm đều đặn tỏa sáng, bền bỉ hướng tới mục tiêu là trở thành cầu thủ số 1 thế giới. Anh phá hàng loạt kỉ lục và cùng Real Madrid hoàn tất cú Decima (lần thứ 10 đoạt chức vô địch Champions League) một cách hoàn hảo. Anh xứng đáng trở thành chủ nhân của Quả bóng vàng 2014, cho dù cũng có không ít nuối tiếc cho Messi và Manuel Neuer. Tin nóng Việt Nam ngày 13/1/2015: #Vietnam Airlines lên tiếng về việc phi công xin nghỉ hàng loạt: Tại cuộc họp báo chiều 12/1, TGĐ hãng Hàng không Vietnam Airlines khẳng định, việc hàng loạt phi công xin nghỉ là lãn công mang tính tập thể, ảnh hưởng đến an ninh kinh tế, chính trị quốc gia. Giải thích về việc các nhân viên kỹ thuật cao của hãng Vietnam Airlines thuộc Tổng công ty Hàng không Việt Nam đã xin nghỉ việc hàng loạt để chuyển sang làm việc tại các hãng hàng không khác, một số phi công của hãng này cho biết thời gian làm việc của hãng hàng không Vietnam Airlines quá tải, nhưng lương không tương thích so với một số hãng khác. Bên cạnh đó, các phi công phản ánh khi bay ra Hà Nội được bố trí nơi nghỉ ngơi chưa tốt. #Sụt lún sau động đất tại Thanh Hóa: Khoảng 5h27 sáng 7/1, tại xã Trung Xuân và nhiều xã, thị trấn của huyện xuất hiện động đất với cường độ 3 độ richter. Sau đó, xuất hiện tình trạng sụt lún đất, tạo thành hố rộng, sâu tại khu trang trại của gia đình ông Hà Văn Loan (62 tuổi), ở bản Muỗng, xã Trung Xuân, huyện vùng cao Quan Sơn (Thanh Hóa). Địa điểm sụt lún cách sông Lò khoảng 100m. Đến chiều ngày 12/1, hố sụt lún này có đường kính rộng hơn 4m, nhiều chỗ sụt lún sâu có hình bầu dục, chiều sâu của hố hơn 5m. Theo nhận định ban đầu, hiện tượng sụt lún vẫn chưa dừng lại. #Hà Tĩnh: Tai nạn nghiêm trọng, 2 thanh niên tử vong tại chỗ: Trưa ngày 12/1, khi đó Võ Văn Đạo (19 tuổi) và Đoàn Văn Trọng (22 tuổi) cùng ở huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh chạy xe máy lưu thông trên quốc lộ 1A đoạn qua địa bàn xã Kỳ Thư. Nhiều người thấy 2 thanh niên này chạy xe tốc độ cao, lạng lách đánh võng nên tránh sang lề đường. Khi đang chạy, xe máy của 2 thanh niên này đâm đối đầu với xe tải chạy ngược chiều. Cú tông mạnh khiến Đạo và Trọng bị hất văng lên rồi rơi xuống đất tử vong tại chỗ. #Vietnam Airlines thông báo mức giá tối đa cho các đường bay có cự ly bay thông dụng dưới 500 km: Tổng công ty Hàng không VN (Vietnam Airlines) vừa thông báo thống nhất mức giá tối đa cho các đường bay có cự ly bay thông dụng dưới 500 km thuộc nhóm đường bay phát triển kinh tế xã hội, áp dụng cho vé xuất từ ngày 1/1/2015. Cụ thể, với các đường bay đến vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo và do một hãng hàng không khai thác, bao gồm Hà Nội Nà Sản, TP HCM Cần Thơ/Cà Mau/Côn Đảo, Vũng Tàu/Cần Thơ Côn Đảo và Đà Nẵng Pleiku/Quy Nhơn/Đồng Hới, áp dụng mức giá tối đa trên khoang dịch vụ phổ thông là 1.6 triệu đồng/chiều. Các đường bay còn lại dưới 500 km, áp dụng mức giá tối đa là 1.7 triệu đồng/chiều. #Đã xác định được độc tố trong ốc biển khiến 3 ngư dân tử vong: Cơ quan chức năng đã xác định được độc tố trong ốc biển mà 3 ngư dân Thanh Hóa ăn dẫn tới tử vong vào ngày 5/1 tại vùng biển Cửa Sót (Thạch Kim, Lộc Hà, Hà Tĩnh). Sau khi nhận được tin báo, các cơ quan chức năng đã lấy mẫu kiểm tra và xác định: đó là loài ốc biển thuộc chi Nassarius spp. Loại ốc này có chứa độc tố Tetrodotoxin với hàm lượng 60mg/kg. Đây là loại ốc có độc tố mạnh, gây tử vong cho người trong thời gian ngắn nếu ăn phải. #Đêm nay, vùng núi cao Sa Pa lại có sương muối: Đêm về sáng ngày 13/1, do ảnh hưởng của trường phân kỳ gió trên cao, bầu trời Bắc Bộ từ ít đến quang mây khiến nhiệt độ giảm nhanh. Tiết trời rét buốt vào đêm và sáng, các tỉnh vùng núi mức độ lạnh rét tăng gấp bội, vùng núi cao rét nhất. Đêm nay, sương muối với cường độ từ nhẹ đến trung bình tấn công các vùng núi cao huyện Sa Pa (Lào Cai). Càng lên cao cường độ sương muối nặng hơn, lớp sương muối phủ dày thêm. Đây là đợt sương muối lần thứ 2 tấn công Sa Pa tính từ đầu mùa đông đến nay. L.Hiền.
Triều Tiên chỉ trích kế hoạch đặt hệ thống phòng thủ của Nhật
Báo Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận chính thức của đảng Lao động Triều Tiên, ngày 28.7 đăng bài bình luận chỉ trích kế hoạch triển khai lá chắn tên lửa trên đất liền của Nhật Bản, đồng thời cáo buộc chính quyền Thủ tướng Shinzo Abe có tham vọng trở thành 'ông lớn quân sự'.
Thế giới
Theo báo này, nhiều phát ngôn của Chánh văn phòng Nội các Nhật Yoshihide Suga và Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera, lấy CHDCND Triều Tiên làm cái cớ cho quyết định triển khai hệ thống phòng không Aegis Ashore chỉ là thủ đoạn tinh vi nhằm xoa dịu quan ngại ngày một tăng lẫn bất mãn của người dân của chính phủ Tokyo. Nhật đang cố làm xáo trộn tinh thần hòa giải cũng như tình hình hòa dịu trên bán đảo Triều Tiên. Nước này nên làm nguội cái đầu đang bị nóng lên bởi tham vọng trở thành ông lớn quân sự của chính mình và chấp nhận đi theo xu thế hướng tới hòa bình của khu vực, mặc dù có phần muộn màng, báo Rodong Sinmun viết. Mạng lưới phòng thủ tên lửa của Nhật nếu có cả Aegis Ashore - Ảnh: The Yomiuri Shimbun. Chính quyền Tokyo hiện đang thúc đẩy công tác lắp đặt hai khẩu đội Aegis Ashore tại hai tỉnh Akita và Yamaguchi, với mục đích tăng cường năng lực phòng thủ trước các mối đe dọa tiềm tàng từ vũ khí hạt nhân hoặc tên lửa Triều Tiên. Tổng chi phí cho hai khẩu đội này có thể lên đến 5,4 tỉ USD. Tuy nhiên, cư dân quanh khu vực có khả năng triển khai Aegis Ashore đã lên tiếng bày tỏ lo ngại về độ an toàn khi hoạt động của hệ thống tốn kém này. Nếu Aegis Ashore được triển khai, mạng lưới phòng thủ tên lửa của Nhật sẽ chắc chắn hơn. Hiện tại, các tàu khu trục trực thuộc Lực lượng phòng vệ biển nước này được trang bị tên lửa đánh chặn Standard Missile-3, có nhiệm vụ chặn những tên lửa từ bên ngoài. Nếu Standard Missile-3 thất bại, sẽ đến lượt hệ thống đánh chặn đất đối không Patriot (PAC- 3) thuộc Lực lượng phòng vệ trên không thực hiện nhiệm vụ. Cẩm Bình (theo Kyodo News ).
Israel ứng phó các cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học
Báo Bưu điện Jerusalem số ra ngày 4/1 đưa tin Bộ chỉ huy Hậu phương của quân đội Israel đang chuẩn bị cho các bệnh viện ở nước này đối phó với các mối đe dọa, trong đó có các cuộc tấn công bằng tên lửa và vũ khí hóa học.
Thế giới
Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP/TTXVN). Báo trên dẫn lời giới chức quân sự cấp cao cho biết tất cả 27 bệnh viện ở Israel sẽ tiến hành các cuộc diễn tập cấp cứu định kỳ, nhằm kiểm tra khả năng ứng phó của đội ngũ y bác sĩ trước các tình huống khẩn cấp có số thương vong lớn. Khoảng 700 tình nguyện viên tham gia diễn tập giả định bị phơi nhiễm chất độc hóa học và sinh học. Các nhân viên y tế đã được huấn luyện nhận dạng các chất độc như VX, sarin... để tiến hành các bước chữa trị phù hợp. Gới chức Israel khẳng định rằng hoạt động diễn tập trên đã được lên kế hoạch từ nhiều năm nay, đồng thời bác bỏ tin đồn việc diễn tập này liên quan tới các đánh giá gần đây về mối đe dọa từ kho vũ khí hóa học của Syria. [Israel và Jordan thảo luận về vũ khí hóa học Syria]. Bộ Chỉ huy Hậu phương nhận định trong trường hợp Israel phải hứng chịu tấn công bằng tên lửa và rocket từ các nước láng giềng, con số thương vong sẽ rất thấp, căn cứ thống kê từ năm 2000 đến tháng 11/2012, Israel đã phải hứng chịu 10.000 quả rốckét bắn từ Dải Gaza và số nạn nhân thiệt mạng là 22 người./. (TTXVN).
Phương Tây 'hãi' khi giáp mặt Su-35S của Không quân Nga
Su-35S bắt đầu thực hiện nhiệm vụ chiến đấu tại căn cứ không quân Khmeimim, Syria vào tuần trước, theo nguồn tin từ Bộ quốc phòng Nga.
Thế giới
CAND online xin giới thiệu với bạn đọc những đặc tính nổi bật khiến Su-35S vượt qua mọi máy bay chiến đấu hiện đại thế hệ thứ 5 do phương Tây, đặc biệt F-22, với F-15 và F/A-18E/F do Mỹ sản xuất. Truyền thông phương Tây: Su-35 rất hiện đại và nguy hiểm. Triển khai máy bay chiến đấu hiện đại 35S đến căn không quân Khmeimim ở Syria đã khơi dậy sự quan tâm của cả báo chí Nga và nhiều hãng thông tấn nước ngoài. Đặc biệt, sự kiện này được đề cập bởi Tạp chí Stern (Đức), National Interest và Washington Times (Mỹ). Tạp chí Stern nhấn mạnh, Su-35S của Nga chính là máy bay phản lực chiến đấu nguy hiểm nhất trên thế giới hiện nay, vượt qua máy bay chiến đấu F-22 thế hệ thứ 5 của Mỹ. Theo Stern, Su-35S ưu việt nhờ tính năng cơ động cao, được trang bị hệ thống radar Irbis mới nhất và động cơ được nâng cấp. Loại chiến đấu cơ này có công nghệ mới nổi bật nhưng đồng thời tương đối rẻ hơn so với những máy bay do phương Tây sản xuất. Stern tin chắc Su-35S sẽ chiếm phần lớn thị phần trên thị trường vũ khí quốc tế. Trong khi đó, National Interest đưa tin các quan chức quốc phòng Mỹ khá ấn tượng với phiên bản Pháo đài bay mới nhất của Nga. Đó là một loại máy bay lớn và rất nguy hiểm, tạp chí các vấn đề quốc tế có trụ sở tại Washington dẫn lời một quan chức cấp cao quân đội Mỹ có nhiều kinh nghiệm với máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 thừa nhận. F-15 và F/A-18E/F của Mỹ sẽ phải giơ cả 2 tay xin hàng nếu gặp Su-35S. Khi so sánh các máy bay chiến đấu, một quan chức cấp cao quân đội Mỹ thừa nhận, F-15 và F/A-18E/F sẽ phải giơ cả 2 tay xin hàng khi gặp 35S. Ngược lại, tờ Washington Times viết: Nga triển khai máy bay phản lực Su-35S kết hợp với hệ thống tên lửa phòng không Su-400 đến Syria chính là gửi đến Thổ Nhĩ Kỳ một thông điệp cứng rắn, Moscow có khả năng bảo vệ máy bay chiến đấu ở bất kỳ nơi nào bằng hệ thống vũ khí tương đương thậm chí vượt trội hơn NATO. Máy bay phản lực chiến đấu hiện đại Su-35S có thể đem lại hiệu quả cao trong thực hiện nhiệm vụ chống khủng bố ở Syria, cựu chỉ huy quân đoàn 4 Không quân Nga chuyên đào tạo phi công tại căn cứ Lipetsk, Thiếu tướng Alexander Kharchevsky nói với thông tấn TASS. Theo vị tướng này, Su-35 tương tượng như Su-30SM được triển khai ở Syria có khả năng tiêu diệt mục tiêu trên không và trên mặt đất hiệu quả như nhau. Nga triển khai máy bay chiến đấu hiện đại đến Syria cũng nhằm thử nghiệm chúng trong điều kiện chiến đấu thực tế. Ở mọi quan điểm, Su-35S rất quan trọng, Thiếu tướng Alexander Kharchevsky nhấn mạnh. Su-35 nổi bật nhờ công nghệ và vũ khí hiện đại. Máy bay chiến đấu siêu thanh đa chức năng cơ động cao Su-35S nổi bật bởi công nghệ 4++. Loại chiến đấu cơ này được triển khai từ những năm 2000 trên cơ sở máy bay Su-27. Su-35S thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 19-2-2008 và được điều khiển bởi phi công Anh hùng Sergei Bogdan. Siêu máy bay chiến đấu đa năng Su-35S của Nga. Máy chiến đấu phản lực Su-35S được sản xuất hàng loạt tại Nhà máy sản xuất máy bay ở Komsomolsk on Amur ở miền Viễn Đông nước Nga từ năm 2011. Nhờ thiết kế khí động học, Su-35S là một loại máy chiến đấu 2 động cơ có hộp số hạ cánh 3 bánh xe có thể thò ra, thụt vào và hộp số cân bằng toàn thân máy bay. Su-35S được trang bị động cơ phản lực AL-41F1S buồng đốt phía sau và một vector kiểm soát lực đẩy được phát triển bởi hiệp hội nghiên cứu khoa học và chế tạo công nghiệp ở Khu vực Yaroslav ở phía Bắc Moscow. Động cơ 117S làm cho Su-35 trở thành một siêu máy bay chiến đấu cơ động cao. Loại động cơ này được phát triển trên cơ sở thế hệ máy bay tiền nhiệm AL-31F được gắn trên máy bay phản lực Su-27, nhưng lực đẩy tăng 14,5 tấn so với 12,5 tấn ở những phiên bản trước đây, hoạt động và giảm thiểu tiêu thụ tốt hơn. Su-35 có 12 khoang bên ngoài dành cho tên lửa/bom dẫn đường và 2 khoang dành cho hệ thống tác chiến điện tử. Nói chung được trang bị tên lửa không đối không/không đối đất cùng với rốc-két và bom. Nói chung, máy bay chiến đấu Su-35 không mấy khác biệt so với Su-30MK, nhưng có thể mang nhiều loại bom bom gồm bom dẫn đường bằng laser. Su-35 có tải trọng chiến đấu (vũ khí mang theo) lên đến 8 tấn. Nó cũng được trang bị súng máy 30mm GSh-30-1 với 150 hộp đạn. Đặc tính kỹ thuật của Su-35S. Su-35 dài 21,9m, sải cánh 14,75m, cao 5,9m. Trọng lượng cất cánh tối đa, 34,5 tấn, tốc độ tối đa 2.500km/giờ, tầm bay tối đa 3.600km (không cần sử dụng bình nhiên liệu dự bị) và 4.500km khi sử dụng bình nhiên liệu dự bị. Trần bay tối đa đạt 20.000m. Phi hành đoàn: 1 phi công. Thời gian phục vụ lên đến 30 năm. Pham Trúc.
Cựu Thị trưởng Moskva đối mặt với cuộc điều tra tham nhũng và lạm quyền
Trong nhiều năm, các chính khách đối lập buộc tội cựu Thị trưởng Yuri M. Luzhkov thành phố Moskva lạm dụng quyền lực để làm giàu cho bản thân, gia đình và cả bạn bè thân thiết. Theo họ, bạn bè của Luzhkov giàu lên, vợ của ông thậm chí còn giàu hơn và trở thành nữ tỉ phú bất động sản kiểm soát nhiều dự án phát triển của thành phố Moskva.
Thế giới
Trước búa rìu dư luận, hai vợ chồng Luzhkov vẫn khăng khăng bác bỏ mọi cáo buộc. Và Luzhkov chưa bao giờ trở thành đối tượng của bất kỳ cuộc điều tra nào. Nhưng mọi chuyện đã thay đổi khi vào mùa thu năm ngoái, Luzhkov bị Tổng thống Nga Dmitri Medvedev quyết định cách chức thị trưởng Moskva, và chiếc ghế lãnh đạo thành phố tạm giao cho Phó Thị trưởng Vladimir Resin. Và bất ngờ hơn nữa khi năm nay, các công tố viên dường như đang phát hiện tội tham nhũng lan tràn khắp nơi liên quan đến Luzhkov. Họ đang tiến hành điều tra chi tiết về những người quen biết của Luzhkov, các thành viên gia đình và cả những người ủng hộ ông trong quá khứ. Từng người một, những đồng minh của Luzhkov đã bị bắt giữ. Hiện thời, ông Luzhkov còn bộc lộ thái độ thách thức, từ chối rời khỏi nước Nga. Các công tố viên đã mở cuộc điều tra những giao dịch kinh doanh diễn ra cách đây 18 năm mà không giải thích tại sao họ làm điều đó quá chậm, sau khi Luzhkov bị cách chức. Mới đây, vợ chồng Luzhkov bị buộc tội sử dụng Ngân hàng Moskva do thành phố kiểm soát như một quỹ đen cá nhân. Nhóm công tố viên cho biết, khoản tiền vay 449 triệu USD dành cho một dự án bất động sản cuối cùng đã chui vào tài khoản cá nhân của bà Baturina năm 2009. Những đối thủ chính trị nói, hai vợ chồng Luzhkov nắm rất rõ hệ thống tư pháp làm việc như thế nào và họ đã lợi dụng nó để tiêu diệt những đối thủ đồng thời lập những hồ sơ kiện chống lại cả một thế hệ những nhà báo độc lập. Bà Yelena N. Baturina, vợ của Luzhkov, hiện đang sống bên ngoài nước Nga từ nhiều tháng nay cũng đang lo sợ bị bắt giữ. Bà Baturina đang tạm thời ở lại New York để giao dịch làm ăn. Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại từ New York, bà tỏ thái độ giận dữ trước những cuộc điều tra đang được tiến hành ở Moskva. Bà nói: "Thay vì tóm cổ những kẻ ăn cắp vặt, các công tố viên lại cố gắng điều tra tiền bạc của tôi. Họ lục lọi trong suốt 6 tháng và cuối cùng tìm thấy tiền trong tài khoản của tôi. Tại sao họ tìm kiếm trong thời gian quá lâu như thế?". Tổng thống Medvedev đã sa thải Luzhkov sau khi người này công bố bài báo gây tai tiếng cho ông Medvedev trên một tờ báo của chính quyền. Luzhkov đã tạo nên một làn sóng phê phán công khai nhằm vào ông Medvedev, nói hai thị trưởng của St. Petersburg và Moskva được tổng thống bổ nhiệm từ năm 2004 hơn là được bầu lên. Hành động của Luzhkov làm bật lên câu hỏi về lòng trung thành của ông đối với hai lãnh đạo quyền lực: Tổng thống Medvedev và Thủ tướng Vladimir V. Putin. Người ta cho rằng chẳng bao lâu nữa Luzhkov sẽ tiếp bước theo sau những người bị buộc tội khác tra tay vào còng hay phải sống lưu vong khi mà những chi tiết về tội tham nhũng mà nhiều người đã biết bắt đầu hiện ra rõ ràng. Ủy ban điều tra của Viện Công tố Nga bác bỏ những ám chỉ về động cơ chính trị trong vụ việc đang nóng bỏng này đồng thời tuyên bố họ đã có kế hoạch mở cuộc điều tra về tham nhũng ở Moskva từ sớm, ngay trước khi Luzhkov bị sa thải. Nhóm công tố viên tiết lộ, một quan chức đã bị buộc tội tham nhũng liên quan đến dự án xây dựng đường xe điện ngầm. Họ cũng đã cho điều tra lại vụ sập mái hồ bơi trẻ em năm 2004 giết chết 28 người. Bộ phận điều tra cũng nói kế hoạch điều tra đã được triển khai vào năm 1999, nhưng chỉ thật sự công bố rộng rãi trong thời gian gần đây. Trong khoảng thời gian này họ thấy rằng tòa nhà có thể thuộc sở hữu của bà Baturina nhưng người này không bị phạt vì vi phạm quy tắc xây dựng. Nhóm công tố viên cũng xem xét vụ giao dịch đất đai từ năm 1993, không lâu sau khi Luzhkov giữ chức vụ thị trưởng Moskva. Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại từ New York, Baturina nói bà tin chắc mình sẽ là người bị điều tra kế tiếp. Baturina cho biết các sĩ quan cảnh sát từng chịu ơn của bà ngày xưa đang cố thành lập một vụ án hình sự chống lại bà, đồng thời nói thêm rằng bà ta không tin tòa án ở Moskva sẽ mở một phiên tòa xét xử công bằng. Theo lời bà Baturina, toàn bộ những rắc rối liên quan đến luật pháp của bà xảy ra do "ai đó đã ra lệnh"? Yelena N. Baturina thành hôn với Yuri M. Luzhkov năm 1991. Cũng trong năm 1991, ngay sau hôn nhân, Baturina bắt đầu thành lập công ty riêng gọi là Inteko, giành được nhiều hợp đồng phát triển thành phố trong những năm tiếp theo. Năm 2010, tạp chí Forbes đánh giá Baturina có khối tài sản trị giá đến 2,9 tỉ USD. Nhưng Baturina khẳng định công cuộc kinh doanh của bà hoàn toàn không nhận được bất cứ sự ưu ái đặc biệt nào từ phía ông Luzhkov - Thị trưởng Moskva. Còn vận may chính trị của Luzhkov bắt đầu tăng lên theo đường xoắn ốc trong thập niên 90 thế kỷ XX, đến mức ông có ý định ra tranh cử tổng thống nước Nga. Nhưng cuối cùng Luzhkov đã từ bỏ tham vọng này khi quyết định kề vai sát cánh với Vladimir Putin, người cùng với ông sáng lập đảng Nước Nga thống nhất đang cầm quyền. Bây giờ Luzhkov nói ông có lẽ sẽ gia nhập phe đối lập chống lại Putin và Medvedev. Sau khi bị sa thải khỏi chức thị trưởng Moskva, Luzhkov phàn nàn về không khí ngột ngạt trong đảng Nước Nga thống nhất. Luzhkov nói trong tháng 11/2010: "Chúng tôi không bàn luận hay tranh cãi mà luôn tuân theo chính phủ". Trong cuộc phỏng vấn gián tiếp ở New York, Baturina cho rằng bằng chứng chống lại bà là bịa đặt. Vladimir Putin - người giữ thái độ trung lập trong mâu thuẫn giữa Luzhkov và Tổng thống Medvedev - về sau nói ông đã phê chuẩn lệnh sa thải Luzhkov.
Trung Quốc ngang nhiên đăng hình ảnh đảo Đá Chữ Thập, nhưng ém nhẹm cơ sở quân sự
Một trang web của Trung Quốc vừa công bố hình ảnh chụp trên đảo Đá Chữ Thập, 1 trong 7 đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp, cải tạo trái phép trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Thế giới
Ảnh vệ tinh chụp Đá Chữ thập, trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam, mà Trung Quốc đang xây dựng trái phép một đường băng. Đây là một công trình gây quan ngại rất lớn vì bị nghi là sẽ trở thành một căn cứ quân sự lớn của Trung Quốc. Tuy nhiên, theo ghi nhận Reuters ngày 19.6, không hề có bóng dáng bất kỳ cơ sở quân sự nào trong ảnh được Bắc Kinh công bố. Hình ảnh Đá Chữ Thập (của Việt Nam) gồm 17 bức, được Sina - một trong những cổng thông tin lớn nhất Trung Quốc, công bố trên mạng dưới tựa đề "Kết quả đáng hài lòng trên đảo Vĩnh Thử: Xây dựng nhà kính trồng rau và trồng cây ăn quả". Vĩnh Thử là tên Trung Quốc đặt cho Đá Chữ Thập. Trong một bức ảnh, sáu nữ thủy thủ trong quần áo ngụy trang đứng trên một con đê phá sóng, xa phía sau là một nhà kính, còn một tấm khác cho thấy một nữ thủy thủ khác đứng cạnh một tấm bia bên trên ghi hàng chữ "Nam Hải hùng phong". Nhà kính trên đảo rất được chú ý trong loạt ảnh, với các luống cà chua, cà tím được trồng rất ngay hàng thẳng lối. Một tấm ảnh khác còn cho thấy một bầy heo béo tròn trong chuồng. Trang mạng Sina không cho biết là các bức ảnh được chụp khi nào, cho dù trên một số ảnh có ghi chú cho thấy ảnh được lấy từ nhiều website khác nhau, trong đó có trang web của một đài phát thanh nhà nước Trung Quốc. Đá Chữ Thập mà Trung Quốc đang bồi đắp trái phép. Ảnh chụp từ máy bay trinh sát của Mỹ ngày 21.5.2015. Nguồn: Reuters. Điều không thấy được trong các bức hình chính là các cơ sở quân sự được xây dựng trái phép trên đảo, chẳng hạn như tên lửa, hay các đài radar cảnh báo sớm mà vệ tinh đã chụp được. Đấy là những cơ sơ rất quan trọng và quy mô, theo như ghi nhận của chuyên gia Carl Thayer. "Trung Quốc đã xây dựng một đường băng dài 3.110 mét trên Đá Chữ Thập, có thể dùng cho tất cả các loại phi cơ quân sự mà Trung Quốc hiện có Theo một số ước tính, trong tương lai Trung Quốc sẽ có thể đến đặt đến 30 chiến đấu cơ và một đội tàu chiến tại Đá Chữ Thập", ông Thayer nói. Ngoài ra, cũng không thấy ảnh của các chiếc tàu nạo vét, hay thiết bị khác được dùng trong công việc bồi đắp và xây dựng trái phép. Các bức ảnh được công bố nhằm mục đích tuyên truyền, phục vụ cho lập luận được Trung Quốc tung ra trong thời gian qua là các công trình họ đang tiến hành ở Biển Đông hoàn toàn vì hòa bình và chỉ nhằm mục tiêu dân sự. Bãi Đá Chữ Thập là một trong 7 bãi đá mà Trung Quốc chiếm giữ trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam và đang được cải tạo thành đảo nhân tạo, bất chấp mối lo ngại của các nước khác có tuyên bố chủ quyền. Việt Nam đã nhiều lần lên án Trung Quốc về những hoạt động tôn tạo, mở rộng đảo, đá mà Trung Quốc đang tiến hành là xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông, gây lo ngại sâu sắc trong cộng đồng quốc tế, trong đó có ASEAN. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động này, nghiêm túc tuân thủ và thực thi luật pháp quốc tế. Đồng thời, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình.
Pháp xem xét bán vũ khí cũ
Việc giảm số lượng binh sĩ theo Sách trắng Quốc phòng Pháp công bố sẽ dẫn đến việc Pháp sẽ thừa nhiều vũ khí đã qua sử dụng.
Thế giới
Như vậy, Pháp sẽ đứng trước hai lựa chọn: Hoặc là sẽ sử dụng dần những loại vũ khí này cho đến khi chúng bị hao mòn hoặc đưa số vũ khí này vào thị trường xuất khẩu vũ khí và tăng nguồn thu cho ngân sách quốc phòng. Vấn đề mang tính thời sự kể từ khi Pháp công bố sách trắng quốc phòng theo đó số lượng binh lính Pháp sẽ giảm 54.000 trong giai đoạn 2009-2015. Hệ lụy đi kèm theo quyết định này là Pháp sẽ giải phóng một số lượng lớn các loại vũ khí đã qua sử dụng: 1.500 các loại thiết bị bọc thép, 15.000 xe tải và các phương tiện sẽ có thể sang nhượng lại. Bên cạnh việc xuất khẩu vũ khí mới như hợp đồng béo bở mà Pháp ký với Braxin khi nước này mua tàu sân bay Foch và 12 máy bay Mirage 2000 vào năm 2005, việc bán vũ khí đã qua sử dụng của Pháp trong thời gian vừa qua cũng có nhiều triển vọng. Theo báo cáo của Quốc hội Pháp thì số tiền thu được từ nguồn này hiện vào khoảng 10-15 triệu euro mỗi năm trong 10 năm trở lại đây. Nước láng giềng Đức còn thu được số tiền đáng kể hơn vào khoảng 1,35 tỷ euro từ năm 2000-2009 nhờ vào việc bán các loại xe tăng hạng nặng Leopard 2. Trong những năm gần đây, Pháp đã nhượng lại khoảng 10 máy bay chiến đấu cũ, hàng trăm xe bọc thép và hàng chục tàu chiến. Những thị trường cho các loại vũ khí này cũng khá đa dạng từ những nước đang phát triển như Bangladesh, Philippines, các nước Châu Phi hay các nước Châu Mỹ Latinh hay cho đến cả những nước có tiềm lực quốc phòng như Braxin. Nước này muốn mua các loại vũ khí thông thường đã qua sử dụng để sử dụng ngân sách phát triển các loại vũ khí tối tân. Một trong những lý do khiến nhiều nước ưu tiên mua các loại vũ khí đã qua sử dụng đó là giá thành rẻ và hơn nữa là họ sẽ có hàng ngay chứ không phải chờ lâu như khi mua các loại vũ khí mới. Chính vì lẽ đó mà Singapore cũng đã mua 2 tầu ngầm cũ A19 của Thụy Điển vào năm 2005. Việc bán các loại vũ khí đã qua sử dụng đem lại cho Pháp hai lợi ích lớn đó là tạo thêm nguồn ngân sách cho quốc phòng trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế và thắt chặt ngân sách và hai là Pháp sẽ không mất thêm chi phí để duy tu, bảo dưỡng định kỳ các loại vũ khí này vốn ngốn một lượng ngân sách cũng không nhỏ. Các loại vũ khí đã qua sử dụng của Pháp được đưa vào thị trường xuất khẩu vũ khí cũng khá đa dạng từ những chiếc xe bọc thép thông thường cho đến xe tăng hay cho đến cả các tàu sân bay. Trong thời gian tới Pháp sẽ phải nhanh chóng ký kết các loại vũ khí cũ để tận dụng khoảng trống của thị trường trước thời điểm 2014 khi quân Mỹ rút hoàn toàn khỏi Iraq và Afghanistan. Khi đó, lượng vũ khí khổng lồ đã qua sử dụng mà Mỹ rút về từ hai chiến trường trên sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường mua bán vũ khí cũ toàn cầu. Trong giai đoạn 2000-2009, Mỹ vẫn dẫn đầu trong việc bán các loại vũ khí đã qua sử dụng với số tiền thu được lên tới 7,9 tỷ euro trong khi Pháp chỉ thu được khoảng 0,135 tỷ euro cùng thời gian. Việt Thành (tổng hợp).
Ai Cập bắt 2 nghi can cài bom máy bay A321 của Nga
Giới chức Ai Cập đã bắt giữ 2 nhân viên làm việc tại sân bay Sharm al-Sheikh, do liên quan tới vụ máy bay Airbus A321 của Nga rơi tại Ai Cập.
Thế giới
Khách hàng đứng chờ làm thủ tục tại sân bay Sharm el-Sheikh. Hai quan chức an ninh Ai Cập ngày 17/11 cho biết, giới chức nước này đã bắt giữ 2 nhân viên làm việc tại sân bay Sharm al-Sheikh, do liên quan tới vụ máy bay Airbus A321 của hãng hàng không Nga Kogalymavia phát nổ trên bầu trời báo đảo Sinai (Ai Cập) hôm 31/10, làm toàn bộ 224 người trên máy bay thiệt mạng. Một quan chức cho hay: "Có 17 người bị bắt giữ, trong số đó có 2 nghi can hỗ trợ việc gài bom trên máy bay A321 ở sân bay Sharm al-Sheikh". Trước đó, Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) thông báo đã xác định nguyên nhân rơi máy bay A321 là do một quả bom, đồng thời Anh và Mỹ cũng đưa ra một kết luận tương tự. Tuy nhiên, hiện Ai Cập vẫn chưa xác nhận nguyên nhân nói trên. Tờ "Youm7" của Ai Cập dẫn nguồn tin từ Bộ Hàng không Dân dụng nước này cho biết, các nhà điều tra Ai Cập chưa có thông tin xác nhận máy bay A321 của Nga phát nổ do một quả bom. Trong một diễn biến liên quan cùng ngày, theo thông cáo của Điện Kremlin, Tổng thống Nga Vladimir Putin cam kết sẽ bắt giữ và trừng trị thủ phạm đứng đằng sau vụ rơi máy bay A321 của Nga trên bán đảo Sinai. TN (Reuters/Sputnik/AFP).
Cộng hòa Séc bác tin tham gia tập trận NATO ở Ba Lan
Radio Praha cho biết, ngày 21/3, Bộ Tổng Tham mưu quân đội Cộng hòa Séc khẳng định phía Séc không hề biết về cuộc tập trận sắp tới của NATO tại Ba Lan.
Thế giới
Điều này có nghĩa là thông tin quân đội Séc sẽ tham gia cuộc tập trận quy mô lớn của NATO do đài ZET có trụ sở ở Vácsava đã đưa ra hoàn toàn không có cơ sở. Trước đó, ngày 20/3 đài phát thanh ZET khẳng định Cộng hòa Séc sẽ tham gia cuộc tập trận do Mỹ tổ chức dành riêng cho các nước thành viên NATO ở Đông Âu. ZET dẫn lời của Đại sứ Mỹ tại Vácsava Stephen Mull cho biết, quân đội Mỹ, Ba Lan, Séc, Slovakia, Hungary, Romania, Bulgaria và các nước Baltic sẽ tham gia cuộc tập trận sắp diễn ra trên lãnh thổ Ba Lan. Hãng tin Reuters ngày 21/3 cho biết phía Mỹ cũng đã bác bỏ thông tin của đài ZET. Nguồn tin giấu tên trong quân đội Mỹ khẳng định rằng phóng viên của đài ZET đã hiểu sai ý của vị đại sứ Mỹ ở Vácsava. Ông này không nói về cuộc tập trận với sự tham gia của các nước thành viên NATO ở Đông Âu mà về khả năng mở rộng hợp tác giữa các lực lượng không quân tại căn cứ Lask ở Ba Lan./.
Tên gián điệp xuất thân FBI
Nhà chức trách Mỹ vừa thông báo việc bắt giữ Kun Shan Chun, còn được biết đến với cái tên Joey Chun, một nhân viên của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI), với tội danh làm gián điệp cho Trung Quốc. Nhân vật này bị cáo buộc đã liên tục chuyển những thông tin nhạy cảm cho Trung Quốc trong suốt những năm từ 2011 đến 2016.
Thế giới
Kỹ thuật viên FBI Kun Shan Chun. Ảnh: New York Daily News. Sinh năm 1969 tại Quảng Đông (Trung Quốc), Chun di cư đến Mỹ năm 1980 và có Quốc tịch Mỹ năm 1985. Người đàn ông gốc Hoa này bắt đầu làm việc cho FBI từ năm 1997 tại Văn phòng FBI, ở New York. Chun bị bắt hồi tháng 3 nhưng sự việc vừa mới được công khai. Trong phiên trình diện trước Tòa án Liên bang ở Manhattan (New York, Mỹ), nhân viên kỹ thuật FBI này thừa nhận làm việc bí mật cho Trung Quốc và đã vài lần chuyển thông tin nhạy cảm cho nước này. Quá trình trở thành gián điệp của Chun bắt đầu năm 2011, trong chuyến đi tới Châu Âu. Tại đây, nhân viên FBI này khai đã gặp một quan chức Trung Quốc, người yêu cầu ông ta cung cấp thông tin nhạy cảm, không công bố của FBI. Sau cuộc gặp đó, Chun đã ngay lập tức đưa các thông tin về danh tính và lịch trình công tác của một đặc vụ FBI cho nhân vật chưa rõ danh tính này. Đến năm 2013, Chun tiếp tục cung cấp thông tin về cơ cấu, tổ chức nhân sự của FBI chi nhánh New York. Năm 2015, công dân Mỹ này đã sử dụng điện thoại để gửi những bức ảnh tài liệu chi tiết về công nghệ giám sát của FBI trong khu vực hạn chế cho phía Trung Quốc. Tuy nhiên, nhà chức trách Mỹ phát hiện ra rằng, ít nhất từ năm 2006, Chun đã nói dối FBI về những quan hệ bất hợp pháp với một công ty công nghệ được Chính phủ Trung Quốc hỗ trợ có tên Zhuhai Kolion Technology Company Ltd. Chun đã bị các cá nhân trong Công ty Kolion yêu cầu thực hiện một số công việc nghiên cứu và tham vấn. Đổi lại, tên này sẽ được nhận một số thứ, chẳng hạn cho người thân ở Mỹ mở chi nhánh cho Công ty Kolion ở nước ngoài. Trong lời khai trước FBI, Chun đã thừa nhận hành vi và cho biết đã bị cha mẹ tạo áp lực phải làm việc cho phía Trung Quốc vì họ có các khoản đầu tư cho Kolion. Bản thân Chun cũng được trả công bằng việc được ở tại những khách sạn đắt tiền và gái mại dâm phục vụ khi tới Trung Quốc, bên cạnh một số khoản tài chính để chu cấp cho cha mẹ. Vụ việc chỉ bị vỡ lở sau khi FBI nghi ngờ và cử một đặc vụ theo dõi Chun. Cuộc đối thoại giữa hắn với đặc vụ FBI này đã bị ghi hình lại làm bằng chứng. Hiện Chun được bảo lãnh tại ngoại và dự kiến sẽ bị tuyên án vào ngày 2-12. Với tội danh làm gián điệp cho một chính phủ nước ngoài, Chun có thể sẽ phải nhận án tù đến 10 năm. Tuy nhiên, do thành khẩn nhận tội nên án có thể giảm xuống còn 21-27 tháng. Hậu quả của vụ việc này chưa được xác định. Trong một bài viết đăng tải trên tờ Observer Politics, chuyên gia về an ninh John Schindler, cựu giới chức của Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) cho rằng, mức độ ảnh hưởng từ những thông tin mà Chun cung cấp cho phía Trung Quốc chưa rõ ràng. Nhưng với vị trí mà nhân vật này từng đảm nhận, bao gồm cả việc có cơ hội tiếp cận các tài liệu mật trong thời gian công tác lâu dài ở FBI, tác động có thể sẽ rất nghiêm trọng. Theo thống kê của Trung tâm Nghiên cứu phản gián Mỹ (CI), có đến 160 gián điệp Trung Quốc bị phát hiện ở Mỹ từ năm 1985 đến năm 2016. Con số này chắc chắn chưa dừng lại và được xem là lời cảnh báo đối với nước Mỹ. Tuy nhiên, việc đối phó với loại tội phạm này lại không hề dễ dàng. Cựu nhân viên FBI nhận tội làm gián điệp cho Trung Quốc. (HNMO) - Một kỹ thuật viên điện tử làm việc cho Cục điều tra Liên bang Mỹ (FBI) thú nhận đã làm điệp viên cho Trung Quốc và nhiều lần gửi tin mật cho quan chức nước này. Quang Huy.
Băng nghe lén vụ MH17 bị lật tẩy
Truyền thông phương Tây đã lật tẩy một đoạn băng ghi âm với nội dung là cuộc trò chuyện giữa hai điệp viên CIA về vụ máy bay MH17 bị bắn rơi năm ngoái.
Thế giới
Tờ Independent của Anh cho hay đoạn băng này đã bị cư dân mạng lấy ra làm trò cười vì những sai sót do dàn dựng theo lối tuyên truyền kiểu Nga. Đoạn băng này kéo dài bảy phút, được tung ra trong loạt trao đổi qua điện thoại bị nghe lén giữa hai điệp viên của Tình báo Trung ương Mỹ. Dù ngôn ngữ hai điệp viên này nói là tiếng Mỹ, song cách nói của họ lại không được sõi như người bản địa. Một trong hai điệp viên đã cố tình nói bằng giọng Mỹ lơ lớ. Người còn lại nói giọng Anh trong nửa đầu đoạn băng ghi âm, nửa sau lại dần dần chuyển sang giọng Mỹ. Kết thúc cuộc trò chuyện đầu tiên, cả hai đều nói từ Luck với nhau, trong khi đây lại là câu chào phổ biến trong tiếng Nga. Hồi đầu tuần này, tờ Komsomolskaya Pravda của Nga đăng tải đoạn băng ghi âm trên giữa hai nhân vật David Hamilton và David L. Stern. Tờ báo của Nga cho rằng đoạn hội thoại này diễn ra khoảng 3 tuần trước khi máy bay MH17 bị bắn hạ trên bầu trời đông Ukraina, hôm 17/7/2014 khiến 298 người thiệt mạng. Theo nội dung hội thoại thì hai nhân vật điệp viên đã ám chỉ tới các mệnh lệnh mà họ nhận được từ cấp trên để lôi kéo quân ly khai ở đông Ukraina vào vụ rơi máy bay. Họ cũng thảo luận về kế hoạch dự phòng để đặt quả bom bên trong máy bay. Âm mưu của kế hoạch này là nhằm gây rắc rối cho Nga. Trên trang mạng xã hội LinkedIn có ghi lại thông tin về ông Hamilton, hiện đang làm cố vấn về các vấn đề quốc tế, và là nhà tư vấn cho Cơ quan Phát triển Quốc tế của Mỹ. Còn ông Stern hiện đang là nhà báo tự do tại Ukraina, trước đây từng làm việc cho đài BBC. Một nhân vật David Hamilton được liệt kê trong website mạng lưới doanh nghiệp cho thấy ông này có vẻ như đã từng làm nhà phân tích công nghiệp quốc phòng với CIA từ năm 1997-2000. Đoạn băng trên đã có 100.000 lượt nghe trên trang YouTube, nhưng rất nhiều người sử dụng đã bình luận nảy lửa về cái chi tiết bất thường trong đó. Đây là thứ dở hơi nhất mà lâu nay tôi mới nghe. Với những người không nói tiếng Anh thì họ có thể cảm thấy thứ này thuyết phục, nhưng với một người nói tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ thì họ thừa hiểu rằng các nhân vật này đang đọc một kịch bản vậy. Lê Thu.
EU họp thượng đỉnh tập trung vào an ninh-quốc phòng
Hội nghị thượng đỉnh cuối cùng của Liên minh châu Âu (EU) trong năm 2013 diễn ra trong các ngày 19-20/12 tại thủ đô Brussels của Bỉ với trọng tâm là an ninh và quốc phòng.
Thế giới
Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP). Theo phóng viên TTXVN tại Bỉ, tại cuộc họp báo diễn ra ngày 18/12, Chủ tịch Ủy ban quốc phòng thuộc Nghị viện châu Âu (EP) Arnaud Danjean thông báo lãnh đạo các quốc gia thành viên EU sẽ thảo luận cách thức tăng cường hiệu quả của chính sách an ninh và quốc phòng của EU, cũng như cách thức loại bỏ trở ngại đối với vấn đề này; tăng cường phát triển khả năng quốc phòng cũng như ngành công nghiệp quốc phòng của châu Âu. Bà Danjean cho biết trong những năm tiếp theo, EU sẽ tập trung chống tin tặc trong lĩnh vực quốc phòng, phát triển máy bay không người lái thế hệ mới, tăng cường hợp tác giữa các nước thành viên trong lĩnh vực quốc phòng. Bên cạnh đó, EU cũng hỗ trợ việc phát triển các công ty vừa và nhỏ (PME) vì các công ty này giữ vai trò vô cùng quan trọng trong nền công nghiệp quốc phòng. Trong chương trình dài hạn hơn đến năm 2020, EU sẽ tập trung vào các chính sách quốc phòng chung phục vụ cả hai mục đích dân sự và quân sự, thiết lập chương trình chung về hợp tác quốc phòng giữa các quốc gia thành viên, đồng thời sẽ trang bị máy bay Airbus A400M cho khu vực quốc phòng. Đại diện Hội đồng châu Âu cho biết hội nghị lần này cũng sẽ thảo luận về vấn đề liên minh kinh tế và tiền tệ, chính sách kinh tế-xã hội và vấn đề năng lượng. Đây là những chủ đề đã được đề cập tại Hội nghị thượng đỉnh mùa Thu tháng Mười vừa qua. Các nhà lãnh đạo EU hy vọng Hội nghị thượng đỉnh lần này sẽ đưa ra giải pháp cho những vấn đề "nóng" liên quan đến khu vực như Ukraine và tăng cường trợ giúp Trung Phi./.
Putin hối thúc tăng cường hơn nữa hợp tác quân sự Nga - Trung
Tổng thống Vladimir Putin đã kêu gọi tạo ra bước nhảy vọt trong quan hệ giữa Nga và Trung Quốc, đặc biệt là hợp tác trong lĩnh vực an ninh quốc phòng, trong cuộc gặp với Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì tại khu nghỉ mát ở Biển Đen, Sochi ngày 16/8.
Thế giới
Tổng thống Nga Putin tại cuộc gặp với Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: EPA. Nhắc lại cuộc gặp với Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tại Moscow hồi đầu năm nay, ông Putin nói rằng họ đã đồng ý "truyền động lực mới, chất lượng mới cho mối quan hệ Nga - Trung lên tầm cao mới". "Điều này bao gồm cả vấn đề kinh tế cũng như an ninh, quốc phòng và hòa bình quốc tế", ông Putin nói. Ông Dương Khiết Trì đến thăm Nga để chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông Putin và ông Tập Cận Bình bên một hội nghị thượng đỉnh G-20 tại St Petersburg ngày 4 - 5/9 tới. Nhà lãnh đạo Nga đã ca ngợi sự tiến bộ Nga - trong lĩnh vực hợp tác quốc phòng. Ông Putin đã đề cập đến cuộc diễn tập quy mô lớn giữa hai nước diễn ra từ 27/7 - 15/8 tại khu vực Urals, Nga với sự tham gia của 1.500 binh sĩ và hơn 250 đơn vị thiết bị quân sự, trong đó có 20 máy bay chiến đấu và máy bay trực thăng. Năm ngoái, Trung Quốc tiếp tục ký hợp đồng mua nhiều vũ khí của Nga như 7 máy bay vận tải hạng nặng Il-76MD, 52 máy bay trực thăng MI-171E và hàng trăm động cơ máy bay chiến đấu. Trung Quốc cũng đã ký thỏa thuận khung về việc mua tàu ngầm mới nhất của Nga, máy bay chiến đấu tầm xa Amur-1650 và Su-35. CT (Hindu).
23.000 người chết nếu động đất 7,3 độ Richter tại Tokyo
Ít nhất 23.000 người sẽ thiệt mạng và thiệt hại kinh tế có thể lên tới 95,3 nghìn tỷ yen nếu xảy ra một trận động đất mạnh 7,3 độ Richter ngay bên dưới khu vực thủ đô Tokyo của Nhật Bản.
Thế giới
Cảnh sát tìm kiếm nạn nhân mất tích sau trận động đất trên đảo Oshima của Nhật Bản ngày 18/10. (Nguồn: AFP/TTXVN). Đây là dự báo được Chính phủ Nhật Bản đưa ra trong một báo cáo công bố ngày 19/12. Trong báo cáo do Hội đồng ngăn chặn thảm họa trung ương thực hiện, số người thiệt mạng nói trên tăng gấp đôi so với con số dự đoán mà hội đồng này đưa ra năm 2005 sau khi đánh giá mức độ thiệt hại nghiêm trọng hơn do hỏa hoạn gây ra tại khu vực quanh khu thương mại Tokyo - nơi đa số người dân sống trong các ngôi nhà bằng gỗ. Theo báo cáo này, nếu xảy ra một trận động đất mạnh 8 độ Richter tại thủ đô Tokyo với tâm chấn ở vịnh Sagami, ngoài khơi tỉnh Kanagawa, số người thiệt mạng có thể lên tới 70.000 người. Nếu như vậy, sức cạnh tranh của Nhật Bản trên trường quốc tế sẽ giảm sút do rối loạn chuỗi nguồn cung và mạng lưới, ảnh hưởng tới hoạt động kinh tế ở trong và ngoài nước, hoạt động sản xuất bị đình trệ trong một thời gian dài. Trong khi đó, các chuyên gia cho rằng xác suất xảy ra một trận động đất mạnh 7 độ Richter trở lên tại khu vực thủ đô Tokyo trong vòng 30 năm tới là 70%. Số người thiệt mạng sẽ tăng lên nếu động đất xảy ra tại Tokyo và vùng lân cận vào một tối mùa Đông có sức gió 28,8 km/giờ, có thể làm đổ sập hoặc phá hủy khoảng 610.000 ngôi nhà và các tòa nhà tại khu vực này; 7,2 triệu người sẽ phải đi sơ tán; hoạt động giao thông hỗn loạn kéo dài trong vài ngày sau động đất; dịch vụ đường sắt có thể bị ngưng trệ trong một tháng; các nhà máy nhiệt điện ngừng hoạt động gây ra tình trạng mất điện trên diện rộng. Dựa trên những dự đoán mới nhất này, Chính phủ Nhật Bản dự định điều chỉnh kế hoạch ngăn chặn thảm họa vào tháng 3/2014 để Tokyo có thể duy trì các chức năng cốt lõi của mình trong trường hợp khẩn cấp./.
Nicaragua bắt giáo viên dâm tặc khét tiếng bị FBI truy nã
(TNO) Cảnh sát Nicaragua thông báo hôm 22.4 rằng họ đã bắt một người đàn ông Mỹ nằm trong danh sách 10 tội phạm bị truy nã gắt gao nhất của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) vì các tội xâm hại tình dục trẻ em.
Thế giới
Cựu giáo viên ở thủ đô Mỹ Washington Eric Justin Toth, người trốn đến Nicaragua vào tháng 2, bị bắt hôm 20.4 ở Esteli, một thành phố cách thủ đô Nicaragua Managua khoảng 150 km về phía bắc, theo cảnh sát trưởng Aminta Granera. Ông Granera cho biết Toth bị phát hiện sử dụng hộ chiếu Mỹ giả, bằng lái xe giả, thẻ ngân hàng và tín dụng giả, theo Reuters. Nói cách khác, hắn ta là một bậc thầy, ông Granera nói trong cuộc họp báo ở Managua. Eric Justin Toth (áo trắng) bị dẫn giải ra trước cuộc họp báo - Ảnh: Reuters. Nghi phạm 31 tuổi từng dạy tại một trường tư ở thành phố Washington, đã bỏ trốn từ khi nhà chức trách ở Washington và bang Maryland phát lệnh bắt vào năm 2008. Toth được cho là kiểm soát một camera tại ngôi trường vào tháng 6.2008 vốn quay lại các hình ảnh khiêu dâm, theo FBI. Anh ta bị tố cáo chụp hình ảnh khiêu dâm trẻ em tại Maryland. Toth thường được mô tả là một bậc thầy máy tính và đã chứng tỏ hắn có kiến thức trên trung bình về máy tính, sử dụng internet và nhận thức bảo mật, thông báo trên website của FBI cho biết. Theo cơ quan này, Toth có khả năng hòa nhập dễ dàng vào các tổ chức kinh tế xã hội. Hắn được bổ sung vào danh sách 10 tội phạm bị truy nã gắt gao nhất của FBI vào tháng 4.2012, thay thế cho trùm khủng bố Osama bin Laden, người bị bắn chết vào năm 2011. Một nguồn tin của Reuters tiết lộ Toth được nhìn thấy lần cuối cùng vào năm 2009 tại một khu trú ngụ cho ngươi vô gia cư, nơi anh ta sống và làm việc như một người tình nguyện trong một thời gian ngắn. Khi những người tại đây báo động nhà chức trách, Toth đã biến mất. Sơn Duân.
Mỹ điều máy bay 'thần sấm II' đến trấn an châu Âu
Mỹ triển khai 12 máy máy cường kích A-10 Thunderbolt II (thần sấm II) và khoảng 300 người phục vụ đến một căn cứ không quân Mỹ nằm gần thị trấn Spangdahlem của Đức, một phần của cái gọi là chiến dịch Theater Security Package (TSP), đại diện không quân Mỹ tại châu Âu (USAFE) công bố.
Thế giới
Phi đội máy bay cường kích A-10 đang sẵn sàng cất cánh. Có thể bạn quan tâm. Chiến dịch TPS là chiến dịch mà Mỹ sẽ đưa tới châu Âu nhiều máy bay để củng cố sức mạnh quân sự và bảo vệ đồng minh NATO, các máy sẽ sớm được đưa tới tuyến đầu là các nước Đông Âu theo thông tin của USAFE. Trong chiến dịch TPS Mỹ sẽ triển khai máy bay, đào tạo sử dụng máy bay và cùng huấn luyện chiến đấu chung với các nước thành viên NATO. Máy bay cường kích A-10 hay còn gọi thần sấm II là máy bay dùng để hỗ trợ bộ binh, diệt tăng, phá các công sự của địch. "TSP là một cách giúp không quân Mỹ gia tăng sự hiện diện luân phiên ở châu Âu để trấn an các đồng minh của chúng tôi và các nước đối tác mà chúng tôi bảo vệ, đối với không quân Mỹ an ninh của châu Âu là một ưu tiên hàng đầu", Trung tướng Tom Jones, phó chỉ huy của lực lượng không quân Mỹ tại châu Âu cho biết. Quân đội Mỹ đang thực hiện hàng loạt chính sách, chiến lược nhằm gia tăng sự hiện diện của mình hơn nữa ở châu Âu, đặc biệt là tại các nước thành viên NATO thuộc khu vực Đông Âu và các nước vùng Baltic. Mỹ đã gửi thêm nhiều xe tăng, binh sĩ cũng như là tham gia hàng loạt các cuộc tập trận lớn nhỏ với các đồng minh châu Âu đặc biệt là các nước Đông Âu và Baltic kể từ khi khủng hoảng Ukraine nổ ra. Các hoạt động của Mỹ chủ yếu nhằm để trấn an các nước đồng minh của Mỹ rằng, Mỹ sẽ bảo vệ họ trước thế lực của một nước Nga đang đi lên một cách quá mạnh mẽ và nhanh chóng. Cũng như Mỹ sẽ không để các nước Đông Âu và Baltic đã gia nhập vào NATO cảm thấy lo sợ trước những gì đang xảy ra ở Ukraine có thể lan sang đất nước mình. Tổng thống Obama gọi điện dọa nạt ông Putin trước ngày phán xét. Nga bày binh ở 2 mặt trận nếu Mỹ tuyên chiến ở Ukraine. Bị Nga dọa, nhiều nước châu Âu quay lưng với Ukraine. Thiên Hà (theo RIA).
Một người Việt tử vong trong sào huyệt Abu Sayyaf
Sau các cuộc tấn công nhóm khủng bố Abu Sayyaf của lực lượng quân đội Philippines tại khu vực Tolo (Sulu), phía Philippines đã tìm thấy một số người bị thiệt mạng, trong đó có công dân Việt Nam tên là Trần Việt Văn.
Thế giới
Thông tin từ Bộ Ngoại giao cho biết một công dân Việt Nam vừa bị thiệt mạng trong các vụ tấn công của phía Philippines nhằm vào nhóm khủng bố Abu Sayyaf. Theo thông tin từ các cơ quan chức năng của Philippines, sau các cuộc tấn công nhóm khủng bố Abu Sayyaf của lực lượng quân đội Philippines tại khu vực Tolo (Sulu), phía Philippines đã tìm thấy một số người bị thiệt mạng, trong đó có công dân Việt Nam tên Trần Việt Văn. Tàu Giang Hải, nơi có công dân Việt Nam làm thuỷ thủ trước khi bị bắt cóc. Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines hiện đang phối hợp với các cơ quan chức năng trong nước, các cơ quan chức năng sở tại hoàn tất các thủ tục pháp y, pháp lý và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đưa thi hài hoặc di hài của nạn nhân về nước theo nguyện vọng của gia đình. Sáng ngày 11-7, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã triệu tập Đại biện Đại sứ quán Philippines tại Việt Nam đề nghị phía Philippines khẩn trương hỗ trợ giải quyết vụ việc, đồng thời, đảm bảo an toàn cho các công dân của Việt Nam hiện đang bị bắt giữ. Ngày 12-7, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói: "Tôi rất đau buồn khi phải xác nhận công dân Việt Nam Trần Việt Văn đã bị thiệt mạng sau các cuộc tấn công của lực lượng quân đội Philippines nhằm vào nhóm khủng bố Abu Sayyaf. Chúng tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất đến gia đình công dân Trần Việt Văn và hy vọng gia đình sớm vượt qua những thời khắc đau thương, mất mát to lớn này, ổn định cuộc sống". Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines hiện đang phối hợp với các cơ quan chức năng trong nước, các cơ quan chức năng sở tại hoàn tất các thủ tục pháp y, pháp lý và hỗ trợ gia đình lo hậu sự cho nạn nhân. Công dân Việt Nam Trần Việt Văn là thuỷ thủ, là 1 trong 6 thuyền viên tàu Giang Hải của Công ty Cổ phần Vận tải biển Quốc tế (có trụ sở tại Hải Phòng) bị khủng bố tấn công ở ngoài khơi Philippines vào tháng 2-2017. Như Báo Người Lao Động đã đưa tin, tàu Giang Hải đã bị cướp biển tấn công vào lúc 10:24:16 (UTC) ngày 19-2-2017, tại tọa độ: 06:09:26N và 119:39:18E. Sau khi tấn công tàu Giang Hải và phá hỏng toàn bộ trang thiết bị hàng hải, bọn cướp đã bắt giữ 7 thuyền viên xuống xuồng của mình rồi bắn chết 1 thuyền viên và bắt cóc 6 thuyền viên còn lại. Trước đó, đêm 4-7, phía Philippines đã phát hiện thi thể 2 công dân Việt Nam đã bị sát hại tại làng Banrangay Tumahubong Sumisip, Basilan, Philippines. 2 công dân này được xác định là Hoàng Trung Thông và Hoàng Văn Hải, thuyền viên của tàu Royal 16 đã bị nhóm khủng bố Abu Sayyaf bắt cóc vào tháng 11-2016. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ sự đau buồn và phẫn nộ khi được tin 2 công dân Việt Nam đã bị nhóm khủng bố Abu Sayyaf sát hại man rợ tại Philippines, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy cùng đoàn kết, chung tay chống lại chủ nghĩa khủng bố vì sự bình yên của nhân loại, vì một thế giới hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng. Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh Việt Nam lên án mạnh mẽ mọi hành vi bắt cóc và sát hại dã man, vô nhân tính và cho rằng các hành vi này phải bị trừng trị đích đáng. D.Ngọc.
Ả Rập Saudi cô lập Qatar, không ngờ làm lợi cho kẻ thù?
Việc Ả Rập Saudi và đồng minh đồng loạt cắt quan hệ với Qatar, đẩy nước này vào thế xích lại gần một quốc gia mà Ả Rập Saudi xem như kẻ thù.
Thế giới
Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran. Theo The Hill (Mỹ), thế giới Ả Rập tuần qua chấn động bởi việc Ả Rập Saudi cáo buộc Qatar tài trợ khủng bố. Quốc gia vùng Vịnh này còn liên kết với đồng minh để ngừng mọi hoạt động giao thương, nhằm cô lập Qatar. Tác giả Albert B. Wolf, trợ lý giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Hoa Kỳ ở Afghanistan, cựu trợ lý của nghị sĩ đảng Cộng hòa tại Hạ viện Mỹ nhận định, Ả Rập Saudi và đồng minh không chiến thắng trong cuộc khủng hoảng này mà lại tạo cơ hội cho kẻ thù không đội trời chung trỗi dậy. Chuyên gia Wolf phân tích, Qatar đã duy trì chính sách trái ngược với mong muốn của các quốc gia Ả Rập trong nhiều năm. Hãng thông tấn Al Jazeera của nước này thường đăng tải bài xã luận chỉ trích các nước láng giềng và truyền bá lợi ích cốt lõi của Qatar. Một trong những chính sách này là việc Doha hỗ trợ tổ chức Anh em Hồi giáo ở Ai Cập hay duy trì quan hệ gần gũi với Iran kẻ thù lớn nhất của Ả Rập Saudi. Theo chuyên gia Wolf, Iran đã theo đuổi chính sách mở rộng tầm ảnh hưởng đến Qatar và các quốc gia trong Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC). Giới phân tích gọi GCC là NATO của thế giới Ả Rập và Iran coi tổ chức này thành lập nhằm kiềm chế và cô lập Tehran. GCC thành lập năm 1981 do Ả Rập Saudi đóng vai trò chủ chốt, đặt trụ sở tại Riyadh. GCC hiện có 6 thành viên bao gồm Bahrain, Kuwait, Oman, Qatar, Ả Rập Saudi, và các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE). Iran từng bước can thiệp vào nội bộ GCC, khiến các quốc gia Ả Rập, đặc biệt là Qatar thay đổi quan điểm, từ đó hạn chế kẻ thù mà Tehran phải đối mặt. Xe tăng chiên đấu chủ lực Iran do nước này tự sản xuất. Trong Thế chiến 2, Thủ tướng Anh Winston Churchill theo đuổi chính sách tương tự khi tìm cách đưa chế độ độc tài Mussolini ở Italy thoát khỏi phe Trục. Mỹ cũng dùng chính sách này với chính quyền Sadat của Ai Cập trong Chiến tranh Lạnh. Khai thác mâu thuẫn giữa Doha và phần còn lại của GCC sẽ giúp Iran cân bằng vị thế chính trị trong khu vực, dù Qatar chưa hoàn toàn rút khỏi GCC. Vậy Iran đã lấy lòng quốc gia giàu có nhất thế giới Qatar bằng cách nào? Một trong những chiến lược của Iran đối với Qatar là kinh tế. Iran sở hữu mỏ khí tự nhiên South Pars khổng lồ, trong khi Qatar lại là nước xuất khẩu khí tự nhiên lớn nhất thế giới. Qatar từ lâu lo ngại về việc Mỹ đạt được thỏa thuận hạt nhân với Iran, tháo bỏ vòng kiềm tỏa, khiến Iran xuất khẩu ồ ạt khí tự nhiên với giá rẻ. Doha đi trước một bước khi ký thỏa thuận với Iran vào năm 2014, giúp Tehran khai thác mỏ khí South Pars. Lập trường ủng hộ tổ chức như Hezbollah và Hamas cũng khiến Qatar dễ dàng hiểu Iran hơn. Việc Iran điều 5 máy bay chở 450 tấn lương thực đến cứu trợ Qatar khi quốc gia này rơi vào hoàn cảnh khó khăn nhất cũng khẳng định quan hệ gắn kết Qatar-Iran mà Ả Rập Saudi lo ngại. Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump bày tỏ quan điểm ủng hộ cô lập Qatar nhưng điều này không đem lại nhiều sự khác biệt. Mỹ duy trì quan hệ gần gũi với cả Qatar và Ả Rập Saudi. Bất chấp cấm vận, Iran vẫn đạt được nhiều thành tựu trong công nghệ quốc phòng. Lầu Năm Góc tuyên bố không rút quân đội khỏi căn cứ lớn nhất Trung Đông ở Qatar. Chính quyền Mỹ buộc phải làm cầu nối xoa dịu căng thẳng, nếu không muốn Qatar ngày càng xích lại gần Iran hơn. Một số nhà phân tích nhận định, khu vực vùng Vịnh sẽ gắn kết với nhau khi tất cả các nước, bao gồm cả Ả Rập Saudi và Iran, cùng chống kẻ thù chung là Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Iran phản đối Taliban và vụ khủng bố 11.9. Tehrran cũng muốn chống lại sự bành trướng của IS ở Iraq và Syria. Tuần trước, IS nhận trách nhiệm tấn công khủng bố kép ở Iran, khiến 12 người thiệt mạng. Đây là dấu hiệu đáng lo ngại bởi IS đã vượt al-Qaeda để lần đầu tiên tấn công khủng bố Iran. Tuy vậy, sự xuất hiện của kẻ thù chung như IS nhiều khả năng không trở thành cầu nối giữa Iran và Ả Rập Saudi. Nhiều thế lực ở vùng Vịnh thậm chí còn muốn chống Iran hơn, nhưng vẫn miễn cưỡng gia nhập liên minh chống IS do Mỹ dẫn đầu. Mối bất hòa về hệ tư tưởng giữa người Hồi giáo dòng Sunni ở một số quốc gia vùng Vịnh và người Hồi giáo dòng Shia ở Iran đã kéo dài hàng trăm năm qua và không dễ dàng chấm dứt. Chuyên gia Albert B. Wolf kết luận, mâu thuẫn giữa Doha với các nước thuộc GCC và Ai Cập có thể sẽ không trầm trọng đến mức làm tan rã NATO của Ả Rập. Nhưng điều này là vừa đủ để các quốc gia vùng Vịnh không thể xây dựng liên minh chống Iran. Và như vậy, Iran chính là nước hưởng lợi lớn nhất trong cuộc khủng hoảng ngoại giao Qatar, ông Wolf nói.
Xả súng điên cuồng ở Nga, 6 người chết
Một tên cướp dùng súng trường bắn chết 6 người trong đó có 2 nữ sinh, sau khi cướp một cửa hàng đồ săn ở thành phố Belgorod, Nga hôm qua.
Thế giới
Hiện trường vụ xả súng. Cảnh sát cho hay, nghi can từng ngồi tù khi ở độ tuổi 30 tuổi và chạy trốn trong một chiếc xe đắt tiền. Tên cướp bắn vào nhân viên cửa hàng đầu tiên, sau đó bắn chết những người đi đường trên tuyến phố chính của thành phố. Đến đêm qua, người đàn ông vẫn đang lẩn trốn. Một đoạn video được đăng tải trên mạng cho thấy, xác của nhiều nạn nhân nằm trên vỉa hè và đám đông người xem tập trung gần đó ở khu vực trung tâm Belgorod. Belgorod là thành phố nằm gần biên giới Ukraine và cách Moscow khoảng 650km về phía nam. Theo thông báo trên trang web của chính quyền thành phố, 5 người bị bắn chết tại hiện trường và một người khác thiệt mạng trong bệnh viện vì vết đạn. 2 bé gái có tuổi 14 và 16, nằm trong số người chết. Cảnh sát vừa công bố hình ảnh của nghi can - một người đàn ông tóc nâu và ra tù năm ngoái, và nhiều vỏ đạn nằm rải rác trên mặt đất. Người dân Belgorod vừa được khuyến cáo ở yên trong nhà trong khi cảnh sát truy lùng tên cướp. Ngoài ra, chính quyền thành phố dự định làm lễ tang 2 ngày cho các nạn nhân, bắt đầu từ hôm nay. Bình An. Theo Infonet.
Kỳ tích 3 quả tên lửa Liên Xô bắn hạ 4 máy bay Mỹ ở Việt Nam
Các chuyên gia tên lửa Liên Xô cùng chiến thuật 'phục kích' đầy hiệu quả của mình đã khiến hàng chục chiến cơ Mỹ nhận trái đắng khi bay trên bầu trời Việt Nam.
Thế giới
Trong trận đánh đầu tiên ngày 24/7/1965, các chuyên gia tên lửa Liên Xô đã bắn rơi 3 chiếc máy bay Mỹ ở ngoại ô Hà Nội. Nhóm chuyên gia tên lửa Liên Xô đầu tiên đến Việt Nam theo yêu cầu của lãnh đạo miền Bắc Việt Nam vào mùa xuân năm 1965. Họ đã sử dụng chiến thuật "phục kích" để bắn máy bay Mỹ, tức là bố trí các tiểu đoàn tên lửa cơ động ở những nơi bất ngờ nhất, đón bắn máy bay Mỹ và lập tức rút quân, chuyển đến vị trí khác. Tên lửa Liên Xô ở Việt Nam. Chiến thuật căn bản này đã được sử dụng trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam ban đầu chuyên gia tên lửa Liên Xô áp dụng và sau đó huấn luyện bộ đội tên lửa Việt Nam. Vào giữa tháng 8/1965, 4 vị trí phục kích đã được thiết lập tại các tỉnh Thanh Hóa và Ninh Bình. Sư đoàn của ông Boris Mozhayev, người bắn rơi máy bay Mỹ trong trận đầu tiên, đã bắn hạ thêm 3 chiếc nữa. Trong khi đó, sư đoàn của Ivan Proskurnin bắn 3 quả tên lửa mà tiêu diệt được 4 chiếc máy bay Mỹ. Khi đó, phi công Mỹ coi là khu vực này là vùng an toàn và bay với mật độ dày đặc. Vì vậy, một chiếc máy bay Mỹ bị trúng mảnh vỡ của quả tên lửa đã văng trúng một chiếc khác bay gần bên cạnh nên cả 2 chiếc máy bay đồng thời bị tiêu diệt chỉ bằng 1 quả tên lửa. Sau đó, trong 2 tuần liên tiếp, không quân Mỹ ngừng các chuyến bay trong khu vực phía Nam của Việt Nam. Video sức mạnh tên lửa Kachiusa của Liên Xô. Không thể tin rằng tên lửa của Liên Xô có khả năng cơ động trên mặt đất cao như vậy, phía Mỹ cho rằng máy bay Mỹ bị bắn rơi bởi tên lửa phòng không siêu tầm xa của Liên Xô bố trí gần Hà Nội. Ngoài ra, pháo đài bay B-52 đầu tiên cũng đã bị bắn rơi bởi tên lửa "phục kích" ở phía Bắc vĩ tuyến 17, ngày 4/2/1967. Một trong những chuyên gia phục kích thiện nghệ nhất ở Việt Nam khi đó là Đại tá Fedor Ilyinyk. Là cựu chiến binh Thế chiến II, từng tham gia chống phát xít Hitler, năm 1963 ông được bổ nhiệm làm chỉ huy sư đoàn tên lửa phòng không và 2 năm sau đó được phái đến Việt Nam. Tại đây, đơn vị do ông chỉ huy tham gia 18 trận đánh, bắn rơi 24 máy bay Mỹ. Mùa thu năm 1965, chỉ huy nhóm cố vấn tên lửa Liên Xô tại Việt Nam đã gửi cho Thủ trưởng Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Liên Xô công văn đề nghị phong Anh hùng Liên Xô cho Fedor Ilyinykh. Tuy nhiên, trong điều kiện khi đó hoạt động của các chuyên gia quân sự Liên Xô tại Việt Nam phải giữ bí mật, đề xuất ấy đã không được đáp ứng. Fedor Ilyinyk chỉ được trao tặng Huân chương Lenin tại thời điểm đó là phần thưởng cao nhất của Liên Xô. Trong số các cố vấn tên lửa của Liên Xô ở Việt Nam, có rất nhiều người noi theo tấm gương chiến đấu anh hùng của Fedor Ilyinykh. Thiếu tá Tereshchenko đã trải qua 11 trận chiến đấu và bắn rơi 10 máy bay. Thiếu tá Ryzhikh tham gia 9 trận bắn rơi 8 chiếc. Đại úy Bogdanov cũng bắn rơi 8 máy bay Mỹ trong 10 trận đánh. Thiếu tướng Belov, chỉ huy nhóm chuyên gia quân sự Liên Xô tại Việt Nam khi đó, về sau nhớ lại có lần trong một cuộc trò chuyện với ông, chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Chúng tôi quý trọng và bảo vệ, chăm sóc từng chuyên gia sang giúp chúng tôi trong cuộc chiến chống xâm lược". Chẳng bao lâu sau tướng Belov đã được chứng kiến trong thực tế rằng điều đó không chỉ là lời nói. Có lần chiếc xe mà ông Belov đang đi bị oanh kích, tất cả mọi người trong xe đều phải xuống ẩn nấp. Một quả bom rơi cách chỗ họ chừng 20 mét. Ông chợt cảm thấy có một cái gì khá khá nặng đó ập vào người mình. Quay đầu, viên tướng thấy sỹ quan phiên dịch Tình và lái xe Tuấn đang lấy thân mình che cho ông. "Chúng tôi được lệnh phải bảo vệ cố vấn, kể cả bằng tính mạng của mình", họ nói. Đó cũng là thái độ của những người lính Việt Nam và nhân dân địa phương đối với chuyên gia tên lửa Liên Xô. Họ luôn tháp tùng cố vấn Liên Xô trong những lần chuyển trận địa. Bạn bè Việt Nam bằng mọi cách bảo vệ tất cả những người giúp họ chống Mỹ cứu nước. Cố vấn Liên Xô không chỉ tham gia giúp Việt Nam kháng chiến, mà còn huấn luyện bộ đội tên lửa Việt Nam bắn rơi máy bay Mỹ để bảo vệ quê hương. Cuộc lưu diễn đặc biệt của người hát nhạc Nga hay nhất. Điện Biên Phủ trên không: Vào trận quyết chiến lịch sử. Cựu binh già và ly cà phê mùi thuốc súng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh hiếm về Điện Biên Phủ năm 1992. Tùng Đinh (theo Sputnik).
24 giờ: Tuần phim Việt Nam kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Đức
Tuần phim Việt Nam diễn ra tại Béc-lin, Đức, nhân kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Đức. Sự kiện do Cục Điện ảnh, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp Đại sứ quán Việt Nam tại Đức tổ chức.
Thế giới
* Tại Bắc Kinh, Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Đặng Minh Khôi trình thư ủy nhiệm lên Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình bày tỏ vui mừng về kết quả chuyến thăm Việt Nam vừa qua, khẳng định phía Trung Quốc coi trọng việc phát triển quan hệ Trung - Việt theo phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt, không ngừng đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước phát triển lành mạnh, ổn định, lâu dài. * Đại sứ Việt Nam tại An-giê-ri Vũ Thế Hiệp cho biết, Đại sứ quán đang hỗ trợ Công ty Thăng Long và nhóm 19 lao động người Việt Nam làm việc tại An-giê-ri để tìm cách giải quyết tranh cãi trên nguyên tắc bảo đảm quyền lợi chính đáng của người lao động theo đúng hợp đồng đã ký với một nhà thầu của Trung Quốc. * Bộ Ngoại giao Thái-lan cho biết, Thủ tướng Cam-pu-chia Hun Xen sẽ thăm chính thức nước này từ ngày 18-12 tới và sẽ đồng chủ trì cuộc họp chính phủ chung hai nước vào ngày 19-12. * Tại cuộc họp đầu tiên của Ủy ban liên ngành Hợp tác ASEAN - Na Uy (AN-JSCC) diễn ra tại Ban Thư ký ASEAN, Thứ trưởng Ngoại giao Na Uy M.Hoóc-lăn nhấn mạnh, ASEAN và Na Uy sẽ thúc đẩy hợp tác đối tác nhằm mang lại lợi ích cho cả hai bên. * Bộ Ngoại giao Mỹ yêu cầu các nhân viên Chính phủ Mỹ không có nhiệm vụ phải rời khỏi đất nước Bu-run-đi đang chìm trong bạo lực và khuyến cáo mọi công dân Mỹ rời quốc gia Trung Phi này càng sớm càng tốt. * Hãng thông tấn Anatolia của Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin chính quyền nước này đã cấm quân nhân nước này đi du lịch ở Nga, trong bối cảnh quan hệ hai nước đang căng thẳng. * Thủy thủ trên một tàu khu trục Nga tại vùng biển Ê-gien đã bắn cảnh cáo một tàu cá của Thổ Nhĩ Kỳ khi phương tiện này cố tình tiếp cận chiến hạm Nga và không đáp lại các nỗ lực liên lạc. Với hành động cứng rắn của thủy thủ Nga, chiếc tàu cá của Thổ Nhĩ Kỳ đã đổi hướng đi. * Theo kết quả kiểm phiếu sơ bộ, tại cuộc bầu cử cấp vùng vòng hai của Pháp diễn ra ngày 13-12, đảng Mặt trận quốc gia (FN) cực hữu của bà M.Lơ Pen không giành được chiến thắng ở bất kỳ vùng nào. * Thủ tướng Đức A.Méc-ken bác bỏ đề nghị của Mỹ và khẳng định chính phủ nước này sẽ không mở rộng can dự trong cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. * Tại thủ đô An-giê, An-giê-ri, khai mạc Hội nghị các Tư lệnh cảnh sát quốc gia của các nước châu Phi, kéo dài trong hai ngày, nhằm xây dựng "Cơ chế hợp tác cảnh sát châu Phi". * Bộ Y tế Ai Cập cho biết trong năm 2015, tổng cộng có 41 ca tử vong vì cúm gia cầm H5N1 tại nước này, tăng 31 trường hợp so năm 2014. * Ủy ban ba bên (Ai Cập, Xu-đăng và Ê-ti-ô-pi-a) về Dự án đập thủy điện "Đại Phục hưng" của Ê-ti-ô-pi-a kết thúc vòng đàm phán thứ 10 mà không đạt bất kỳ thỏa thuận nào liên quan các vấn đề kỹ thuật then chốt. * Đại diện các nước và tổ chức tham gia hội nghị quốc tế về Li-bi tại Rô-ma (I-ta-li-a) ký thông cáo chung kêu gọi các bên giao tranh tại Li-bi ngừng bắn để mở đường cho một thỏa thuận thành lập chính phủ đoàn kết dân tộc. * Trả lời hãng thông tấn Nước Nga ngày nay về cuộc chiến chống khủng bố, Bộ trưởng Ngoại giao Nga X.La-vrốp khẳng định quan điểm của Nga cần thiết phải tạo ra một liên minh chống chủ nghĩa khủng bố trên cơ sở vững chắc của luật pháp quốc tế và dưới sự bảo trợ của LHQ.
Nga và Mỹ muốn duy trì Hiệp ước thủ tiêu tên lửa tầm ngắn và trung
Đây là tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga ngày 8/12.
Thế giới
Nga sẽ tuân thủ đầy đủ các điều khoản của Hiệp ước về thủ tiêu tên lửa tầm ngắn và tầm trung (INF) nếu Mỹ cũng tuân thủ hiệp ước này và sẵn sàng đối thoại về các vấn đề xung quanh hiệp ước này. Tuyên bố cũng cảnh báo Nga không chấp nhận bất kỳ sức ép quân sự, chính trị hay trừng phạt nào. Trước đó ngày 7/12, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov trong cuộc trả lời phỏng vấn báo Kommersant (Thương gia), tuyên bố Nga chủ trương duy trì INF, nhưng cần cách tiếp cận có trách nhiệm hơn từ phía Washington. Ông Ryabkov nhấn mạnh để loại bỏ những vấn đề xung quanh hiệp ước này, đối thoại song phương Nga-Mỹ cần tiếp tục nhưng phải mang tính cụ thể hơn. Ông cũng cảnh báo nếu Mỹ có những bước đi thực tế phá vỡ hiệp ước, Nga sẽ ngay lập tức có biện pháp đáp trả. Thứ trưởng Ngoại giao Nga cho biết cuộc họp của ủy ban giám sát việc thực hiện hiệp ước giữa Nga và Mỹ có thể diễn ra trong thời gian tới. Cuộc họp gần đây nhất của ủy ban này diễn ra ngày 15-16/11/2016 tại Geneva (Thụy Sĩ). Về phía Mỹ, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Thomas Shannon khẳng định chính quyền Tồng thống Mỹ Donald Trump quyết tâm làm tất cả để duy trì tính toàn vẹn của INF. Ông nhấn mạnh INF là một công cụ quan trọng để đảm bảo an ninh và ổn định tại châu Âu và châu Á. INF được ký kết giữa Liên Xô trước đây và Mỹ vào ngày 8/12/1987, có hiệu lực từ ngày 1/6/1988, quy định cấm sản xuất và triển khai các loại tên lửa tầm ngắn (từ 500 đến 1.000 km) và tầm trung (từ 1.000 đến 5.500 km) đặt trên mặt đất. Tổng cộng khi đó Liên Xô đã thủ tiêu 1.846 tên lửa trong khi Mỹ thủ tiêu 846 tên lửa./. TTXVN.
IS âm mưu đánh bom liều chết ở Đức đêm giao thừa
Lực lượng đứng sau kế hoạch đánh bom khủng bố ở thủ phủ München của bang Bayern là tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Thế giới
Bộ trưởng Nội vụ bang Bayern của Đức, ông Joachim Herrmann, rạng sáng 1/1 cho biết lực lượng đứng sau kế hoạch đánh bom khủng bố ở thủ phủ Mnchen của bang này là tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Theo Bộ trưởng Herrmann, ông đã được thông báo về một vụ tấn công khủng bố vào giữa đêm nhằm vào Nhà ga chính Mnchen và Nhà ga Pasing. Cảnh sát Đức tuần tra. Ngay sau đó, cảnh sát Mnchen đã ra cảnh báo rộng rãi tới người dân thành phố thông qua các trang mạng xã hội và cho ngừng các hoạt động giao thông liên quan tới hai nhà ga này. Ông cũng cho biết đứng sau âm mưu tấn công khủng bố này là tổ chức IS. Trong khi đó, theo cảnh sát Mnchen, đã có khoảng 550 nhân viên an ninh và cảnh sát được triển khai sau khi lệnh báo động trên được công bố và âm mưu tấn công này có thể liên quan tới khoảng từ 5-7 nghi can và đây có thể là một vụ tấn công liều chết đã được lên kế hoạch. Theo báo chí Đức, Cục Hình sự liên bang (BKA) đã nhận được thông tin cảnh báo về nguy cơ đánh bom khủng bố nêu trên và đã lập tức chuyển cảnh báo này tới lực lượng cảnh sát liên bang. Báo Tagesschau cho biết giới chức Đức có thể đã nhận được thông tin cảnh báo từ tình báo Pháp. Hiện cảnh sát chưa cung cấp thêm các thông tin liên quan âm mưu đánh bom nêu trên, trong khi đó, tình hình an ninh tại Mnchen đã bình thường trở lại. Cho tới lúc này, cũng chưa có trường hợp nghi can nào bị bắt giữ. Những lời tiên tri rùng mình về thế giới năm 2016 cách đây hàng trăm năm. Tình báo Mỹ buộc phải thừa nhận thành công của Nga. Chỉ huy IS liên quan kẻ chủ mưu tấn công Paris bị diệt tại Syria. 10 chỉ huy của IS bị tiêu diệt trong các cuộc không kích của liên quân. Nguồn: Vietnam+.
44,5 triệu cử tri Pháp bắt đầu đi bầu tổng thống mới
Ngày 22/4, các điểm bỏ phiếu trên khắp nước Pháp đã mở cửa, đón khoảng 44,5 triệu cử tri tham gia bầu chọn tổng thống mới trong một cuộc bầu cử được dự báo là sẽ phải tiến hành vòng hai và kết thúc bằng sự ra đi của Tổng thống đương nhiệm Nicolas Sarkozy.
Thế giới
Theo ủy ban bầu cử, 85.000 điểm bỏ phiếu trên toàn lãnh thổ châu Âu của Pháp mở cửa từ 8 giờ sáng (giờ địa phương) và sẽ đóng vào lúc 8 giờ tối. Tuy nhiên, trên thực tế cuộc bầu cử tổng thống Pháp đã bắt đầu ở các lãnh thổ hải ngoại một ngày trước đó. Các cử tri sẽ chọn tổng thống mới của Pháp trong số 10 ứng cử viên, trong đó Tổng thống Sarkozy - ứng cử viên của đảng cánh hữu cầm quyền Liên minh vì phong trào nhân dân (UMP) - và ứng cử viên đảng cánh tả Xã hội (PS), Franois Hollande là hai ứng cử viên đang dẫn đầu và có nhiều lợi thế hơn so với các ứng cử viên khác như bà Marine Le Pen của đảng Mặt trận Quốc gia cực hữu (FN), ông Jean-Luc Mélenchon của đảng Mặt trận Cánh tả (FG) và ông Francois Bayrou theo đường lối trung dung. Theo quy định, nếu không ứng cử viên nào giành được hơn 50% phiếu bầu, 2 ứng cử viên có phiếu bầu cao nhất sẽ bước vào cuộc bầu cử vòng hai, dự kiến diễn ra vào ngày 6/5 tới. Các cuộc thăm dò dư luận gần đây cho thấy ông Sarkozy và đối thủ Hollande bám đuổi nhau sát nút và đều không nhận được số phiếu ủng hộ qua bán. Đại diện của PS Hollande được dự báo là sẽ vượt qua đối thủ Sarkozy ở vòng hai với tỷ lệ 55%-45% và đắc cử tổng thống. Trước đó, trong ngày cuối cùng của cuộc vận động tranh cử, Tổng thống Sarkozy đã hối thúc các cử tri lựa chọn vì một nước Pháp vững mạnh. Còn ông Hollande cũng tổ chức một cuộc vận động tranh cử và nói rằng đã đến lúc lực lượng cánh tả lãnh đạo nước Pháp./. (TTXVN).
Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump bị voi con húc vào người
Bà Melania Trump tới Kenya trong chuyến thăm 4 nước Châu Phi mà không có Tổng thống Donald Trump đi cùng. Tại đây, bà Trump thăm vườn thú thuộc Công viên Quốc gia Nairobi và bị một con voi con hung hăng lao vào người.
Thế giới
Bà Trump thăm vườn thú thuộc Công viên Quốc gia Nairobi và bị một con voi con hung hăng lao vào người. Theo Vietnamnet.
Triều Tiên bất ngờ đề nghị ‘liên bang hóa’ với Hàn Quốc
Triều Tiên kêu gọi tiến tới tái thống nhất bán đảo cùng tên bằng con đường liên bang hóa, nhấn mạnh ý thức hệ và hệ thống xã hội tuy khác nhau nhưng có thể cùng tồn tại.
Thế giới
Miền bắc và miền nam nên cụ thể đề các đề xuất thống nhất bằng con đường liên bang, nỗ lực thực hiện để thúc đẩy sự thịnh vượng chung, cùng tồn tại và các lợi ích chung, tuyên bố của chính quyền Bình Nhưỡng đăng trên hãng tin trung ương KCNA ngày 7/7. Chính quyền Bình Nhưỡng kêu gọi Hàn Quốc cùng chung tay giải quyết bất đồng và đeo đuổi vấn đề thống nhất phù hợp với khao khát và nguyện vọng của nhân dân. Triều Tiên thúc giục Hàn Quốc chú trọng vào tuyên bố chung ngày 15/6/2000 kí kết giữa lãnh đạo Triều Tiên khi đó là ông Kim Jong Il và Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae Jung. Trong Tuyên bố 15/6, hai miền nhận thừa nhận rằng giữa đề xuất thành lập liên bang liên bang do miền nam và miền bắc xây dựng có những điểm tương đồng, hai bên đồng thuận phối hợp tiến tới thống nhất theo hướng đi này trong tương lai. Chủ tịch Kim Jong Il dự một buổi khánh thành tượng đài hai cố chủ tịch Kim Il Sung và Kim Jong Il. Ảnh: RT. Để bắt đầu tiến trình này, Triều Tiên đề xuất tạo không khí thuận lợi cho hòa giải và thống nhất, chấm dứt vu khống và chỉ trích vốn hình thành sự thiếu hiểu biết và thiếu lòng tin giữa người dân hai miền. Bình Nhưỡng cũng cho rằng những rào cản pháp lý và thể chế ngăn cách các gia đình hai nước đoàn tụ cần phải dỡ bỏ, dọn đường cho cơ chế liên lạc, viếng thăm, hợp tác và đối thoại. Triều Tiên cũng nhấn mạnh cả hai nhà nước cần chấm dứt những hành động khiêu khích và gây hấn bất cẩn vì mục đích hòa giải. Tình hình trên bán đảo Triều Tiên đang rất nghiêm trọng, khi sự đối đầu và thù địch đã đạt mức đỉnh điểm, chỉ một hành động nhỏ cũng có thể dẫn đến xung đột và sự tàn phá nguy hiểm. Từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 7, Triều Tiên liên tục phóng thử nghiệm các tên lửa tầm ngắn. Ảnh: EPA. Mặt khác, Triều Tiên thúc giục các nước láng giềng chấm dứt những cuộc tập trận nhằm vào miền bắc, yêu cầu những người bên ngoài không can thiệp giải quyết vấn đề bán đảo Triều Tiên. Miền bắc và miền nam nên cùng tự lực giải quyết mọi vấn đề vì lợi ích chung Miền bắc và miền nam không bao giờ trở thành nạn nhân của những người ngoài cuộc mong muốn trục lợi từ sự chia rẽ của hai miền. Hàn Quốc chưa đưa ra phản hồi về đề nghị mới nhất này của Triều Tiên. Đ ầu tháng 6, Bình Nhưỡng cũng đề nghị hòa giải với Seoul, nhưng Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đã phủ nhận đề xuất này vì lí do thiếu sự chân thành. Minh Anh.
Nga điều chỉnh Chiến lược An ninh Quốc gia tới năm 2020
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thông qua quyết định điều chỉnh Chiến lược An ninh Quốc gia của Nga tới năm 2020 là mối liên hệ giữa bảo đảm an ninh quốc gia và phát triển kinh tế xã hội.
Thế giới
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thông qua quyết định điều chỉnh Chiến lược An ninh Quốc gia của Nga tới năm 2020 với nguyên tắc nền tảng là mối liên hệ mật thiết giữa bảo đảm an ninh quốc gia với phát triển kinh tế xã hội của đất nước./. Binh sỹ Nga tham gia lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng ở thủ đô Moskva. (Nguồn: THX/TTXVN).
Bê bối gian lận khí thải Volkswagen: Cựu giám đốc nhận án 7 năm tù
Tòa án khu vực Detroit của Mỹ đã tuyên phạt cựu Giám đốc điều hành Volkswagen Oliver Schmidt 7 năm tù và 400.000 USD tiền phạt về vai trò của ông này trong vụ bê bối gian lận khí thải.
Thế giới
Cựu Giám đốc điều hành Volkswagen Oliver Schmidt. (Nguồn: EPA). Ngày 7/12, Tòa án khu vực Detroit của Mỹ đã tuyên phạt cựu Giám đốc điều hành Volkswagen (VW) Oliver Schmidt 7 năm tù và 400.000 USD tiền phạt về vai trò của ông này trong vụ bê bối liên quan tới hãng VW. Schmidt, 48 tuổi, là thành viên thứ 2 và là thành viên cao cấp nhất trong tập đoàn VW nhận tội. Trước đó, các công tố viên Mỹ đã hủy bỏ cáo buộc liên quan tới tội danh gian lận, một cáo buộc khiến ông Schmidt có thể phải nhận mức án tối đa lên tới 20 năm tù giam. Ông Schmidt cũng chấp nhận bị trục xuất về Đức sau khi hoàn tất án phạt. Vụ bê bối gian lận khí thải của VW, còn được gọi là "dieselgate", bị phanh phui từ tháng 9/2015, theo đó VW đã sử dụng thiết bị điều chỉnh thông số thải khí cho 11 triệu xe chạy động cơ diesel trên toàn thế giới, trong đó có khoảng 600.000 xe ở Mỹ. Đầu tháng 8 vừa qua, Giám đốc điều hành VW Oliver Schmidt đã thú nhận có âm mưu gian lận và vi phạm Đạo luật Không khí sạch của Mỹ (Clean Air Act). Cũng trong thời gian này, Tòa án Detroit đã tuyên phạt James Liang, một kỹ sư của VW, 40 tháng tù và 200.000 USD vì vai trò trong vụ bê bối trên. VW là tập đoàn sản xuất xe hơi lớn nhất của châu Âu với 12 thương hiệu, trong đó có những cái tên đình đám như Audi, Lamborghini và Bentley với mạng lưới bán hàng hoạt động tại 153 quốc gia và khu vực trên thế giới. Tính đến thời điểm này, vụ bê bối đã khiến VW phải chi 30 tỷ USD tiền phạt và các thỏa thuận dàn xếp pháp lý. Tháng 3 vừa qua, VW đã chấp nhận nộp phạt 4,3 tỷ USD để khép lại các vụ kiện tại Mỹ. Tuy nhiên, công ty này vẫn đối mặt với các vụ kiện tại Đức và một số nơi khác./. (TTXVN/Vietnam+).
Rúng động 'Hồ sơ Thiên đường'
'Hồ sơ Thiên đường' nêu bật những cách thức tinh vi mà giới nhiều quyền lực và tài sản, cũng như người nổi tiếng có thể lợi dụng những thiên đường thuế vì lợi ích riêng của họ
Thế giới
13,4 triệu tài liệu vừa được công bố hôm 5-11, qua đó tiết lộ giới siêu giàu trên thế giới chuyển hàng ngàn tỉ USD qua các thiên đường thuế ở nước ngoài (những nơi không đánh thuế hoặc lấy thuế rất thấp) như thế nào. Đây là một trong những vụ rò rỉ dữ liệu lớn nhất trong lịch sử và liên quan đến tài sản ở nước ngoài của các chính khách và doanh nghiệp hàng đầu, cũng như một số cá nhân và người nổi tiếng giàu nhất thế giới. Những tài liệu trên, gọi là "Paradise Papers" (tạm dịch là "Hồ sơ Thiên đường"), nêu bật những cách thức tinh vi mà giới nhiều quyền lực và tài sản, cũng như những người nổi tiếng, sử dụng nhằm lợi dụng các thiên đường thuế vì lợi ích riêng của họ. Tương tự bom tấn "Hồ sơ Panama" nổ ra cách đây hơn 1 năm, các dữ liệu mới tiết lộ này được một nguồn tin giấu tên chia sẻ với báo Đức Sddeutsche Zeitung. Tờ báo này chuyển cho Liên đoàn Nhà báo Điều tra Thế giới (ICIJ) - đơn vị chủ trì cuộc điều tra với sự tham gia của 380 nhà báo thuộc 96 cơ quan truyền thông ở 67 quốc gia trên khắp thế giới, trong đó có báo New York Times (Mỹ), Guardian (Anh), đài BBC (Anh) và kênh NBC News (Mỹ). Các phóng viên đã dành 1 năm để phân tích số dữ liệu được thu thập trong giai đoạn 1950-2016. Hầu hết tài liệu trong "Hồ sơ Thiên đường" thuộc về hãng luật Appleby (Bermuda) và Công ty Nghiên cứu và Đầu tư thông tin Asiaciti Trust (Singapore). Website của Appleby giới thiệu họ chuyên cung cấp các dịch vụ pháp lý ở nước ngoài cho các công ty, cơ quan tài chính và cá nhân giàu có trên toàn cầu. Trong khi đó, Asiaciti Trust xác nhận là nhà cung cấp dịch vụ doanh nghiệp quốc tế - theo trang Market Watch. Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross có tên trong Hồ sơ Thiên đường Ảnh: BLOOMBERG NEWS. Các tiết lộ đầu tiên chỉ là một phần nhỏ của hồ sơ, và trong thời gian sắp tới, sẽ có thêm dữ liệu tài chính và thuế của nhiều cá nhân, công ty được công bố. Một trong những nhân vật đáng kể nhất trên chính trường Mỹ được nêu tên là Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross. Theo hồ sơ, ông này góp vốn với một công ty hàng hải có liên hệ với con rể của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Vấn đề là, như đài NBC News chỉ ra, ông Ross không đề cập mối quan hệ nói trên tại phiên điều trần xác nhận ông ngồi vào vị trí bộ trưởng thương mại Mỹ trước đây. Ngoài ra, theo báo The Guardian , ông Yuri Milner, đối tác kinh doanh của cố vấn Nhà Trắng Jared Kushner cũng có tên trong "Hồ sơ Thiên đường". Hai tổ chức tài chính có liên hệ đến Điện Kremlin đã thông qua các công ty của ông Milner để đầu tư vào các mạng xã hội Twitter và Facebook. Một tiết lộ đáng chú ý khác là khoảng 10 triệu bảng trong quỹ riêng của Nữ hoàng Anh Elizabeth II được rót vào các quỹ đầu tư tại quần đảo Cayman và Bermuda. Tuy nhiên, giới chuyên môn xác nhận không có gì sai trái trong chuyện đầu tư của Nữ hoàng Anh. Một số người nổi tiếng, như ca sĩ Bono của nhóm nhạc U2 và ca sĩ Madonna, cũng được nêu tên trong "Hồ sơ Thiên đường". Sau khi số tài liệu trên được công bố, tổ chức chống tham nhũng Global Witness đã lên tiếng thúc giục Liên minh châu Âu (EU) sử dụng các tài liệu này để trừng trị hành vi rửa tiền. Thủ lĩnh Công Đảng (Anh) Jeremy Corbyn cho rằng "Hồ sơ Thiên đường" là chứng cứ cho thấy khi nói về việc nộp thuế, có những quy định cho giới siêu giàu và những quy định khác cho những người còn lại. Trước sức ép của dư luận, theo Reuters, các bộ trưởng tài chính EU trong ngày 7-11 sẽ bàn việc lập danh sách đen các thiên đường thuế khắp thế giới. Trong khi đó, Cơ quan Thuế vụ Úc (ATO) cho biết sẵn sàng sử dụng thông tin của "Hồ sơ Thiên đường" để tiến hành các cuộc điều tra mới đối với tình trạng trốn thuế. LỤC SAN.
Cháy xe buýt, 37 người thiệt mạng
Một chiếc xe buýt bắt lửa ở miền Tây Thái Lan giết chết 20 người, trong khi một vụ tai nạn xe buýt khác ở Thổ Nhĩ Kỳ làm 17 người thiệt mạng.
Thế giới
Reuters cho biết vào lúc 1 giờ 30 phút ngày 30-3 (giờ địa phương), một chiếc xe buýt 2 tầng chở 47 công nhân từ Myanmar bốc cháy khi vượt qua biên giới vào Thái Lan. Vụ hỏa hoạn xảy ra ở tỉnh Tak - đã giết chết 20 người, làm bị thương 3 người và số còn lại may mắn không hề hấn gì. Cảnh sát trưởng huyện Maetor, Kritkanok Dan-udom, nói với Reuters: "Tài xế phát hiện ngọn lửa bùng lên ở giữa chiếc xe buýt, sau đó lan nhanh". Vỏ ngoài chiếc xe buýt bị đốt cháy đen. Ảnh: Reuters. Ảnh: Reuters. Hình ảnh đăng tải trên các phương tiện truyền thông Thái Lan cho thấy vỏ ngoài chiếc xe buýt bị đốt cháy đen. Phát ngôn viên Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan Krissana Pattanacharoen cho biết họ đang điều tra nguyên nhân vụ việc. "Chúng tôi đang cố gắng để nhận dạng các thi thể và liên lạc với lãnh sự quán Myanmar. Các nạn nhân sẽ được chuyển về quê hương để an táng" đại tá Pattanacharoen nói. Tuần trước, ít nhất 18 người cũng thiệt mạng khi một chiếc xe buýt trượt khỏi một con đường ở tỉnh Nakhon Ratchasima, Đông Bắc Thái Lan. Đường sá ở Thái Lan được đánh giá là rất nguy hiểm. Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2013, Thái Lan có số lượng người chết do tai nạn giao thông cao nhất thế giới. Đến năm 2015, nước này có số lượng người chết do tai nạn giao thông cao thứ hai sau Libya. Lính cứu hỏa dập lửa. Ảnh: Reuters. Trong một diễn biến khác, ít nhất 17 người thiệt mạng và 36 người bị thương sau khi một chiếc xe buýt chở người nhập cư bất hợp pháp đâm vào cột đèn ở phía Đông Thổ Nhĩ Kỳ và bốc cháy hôm 29-3. Theo hãng tin Anadolu, chiếc xe buýt gặp nạn trên đường cao tốc Igdir-Kars, lúc đó đang chở công dân Iran, Pakistan và Afghanistan. Thống đốc tỉnh Igdir, Enver Unlu, cho biết: "Khi chúng tôi đến hiện trường, chúng tôi nhìn thấy một bi kịch đối với những người nhập cư. Chúng tôi rất buồn vì vụ tai nạn này". Anadolu đưa tin chiếc xe buýt chỉ có sức chứa 14 người nhưng chở tới 50 người - bao gồm cả phụ nữ -lúc xảy ra vụ việc. Ngoài ra, 13 người nhập cư bất hợp pháp khác cũng bị lực lượng an ninh Thổ Nhĩ Kỳ tạm giữ trong một chiếc xe buýt đi cùng với chiếc xe buýt gặp nạn. Tai nạn đường bộ thường xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ. Đài TRT hồi tháng trước thống kê có khoảng 3.530 người đã thiệt mạng do tai nạn giao thông vào năm 2017. Phạm Nghĩa (Theo Reuters, Anadolu).
Đã lấy được thông tin trong hộp đen của máy bay QZ8501
VOV.VN - Các nhà điều tra Indonesia hôm nay cho biết, cho đến nay chưa có bằng chứng nào cho thấy có dấu hiệu khủng bố trong tai nạn máy bay QZ8501.
Thế giới
Theo Ủy ban an toàn giao thông quốc gia Indonesia, các điều tra viên đã nghe hết đoạn băng ghi âm trong buồng lái và họ không phát hiện bất kỳ giọng nói của một người nào khác ngoài giọng nói của các phi công. Họ cũng không nghe thấy tiếng súng nổ. Do đó, có thể khẳng định không xuất hiện các dấu hiệu khủng bố trên chuyến bay mang số hiệu QZ8501. Các bằng chứng cũng chỉ ra rằng, không có vụ nổ nào xảy ra trước khi máy bay rơi xuống biển. Ông Andreas Hananto thuộc Ủy ban an toàn giao thông quốc gia cho biết, các nhà điều tra có thể nghe gần như toàn bộ những đoạn ghi âm từ 2 hộp đen của máy bay. Tuy nhiên, theo luật pháp Indonesia, những chi tiết hội thoại giữa các thành viên phi hành đoàn sẽ không được phép tiết lộ. Theo ông Hananto, nửa đầu của đoạn ghi âm dài 2 tiếng đồng hồ trong buồng lái đã được ghi chép lại, bao gồm những âm thanh trước khi máy bay cất cánh và khi nó bắt đầu cất cánh. Các nhà điều tra hi vọng có thể hoàn tất bản báo cáo sơ bộ về vụ tai nạn vào đầu tuần tới. Bản báo cáo đầy đủ sẽ cần ít nhất 1 năm nữa mới được công bố./.
Tàu Trung Quốc phá san hô Philippines hơn tàu Mỹ
(NLĐO) – Chiếc tàu cá Trung Quốc mắc kẹt đã phá hỏng khoảng 3.902 m²san hô ở rạn Tubbataha của Philippines, lớn hơn 66% so với thiệt hại do tàu quét mìn Mỹ USS Guardian gây ra.
Thế giới
Ông Angelique Songco, giám đốc công viên hải dương Tubbataha rạn san hô được UNESCO công nhận là di sản thế giới, ngày 3-5 thông báo một phần trong số san hô bị hư hại đã 500 tuổi. Thiệt hại do tàu Trung Quốc gây ra cho rạn san hô thật xót ruột ông Songco nói. Tàu Trung Quốc Ming Long Yu mắc kẹt hôm 8-4. Tàu dài 48 m và chở 12 người vào thời điểm bị phát hiện. Ngoài ra, trên tàu còn cất giấu hàng trăm con tê tê đã chết, loài động vật được quốc tế bảo vệ. Tàu cá Trung Quốc mắc kẹt ở Tubbataha đã gần 1 tháng. Ảnh: ABS-CBN. Phía công viên Tubbatah ước tính tàu cá Trung Quốc có thể bị phạt khoảng 95 triệu peso (2,3 triệu USD) vì xâm phạm công viên hải dương và phá hủy san hô. Chính phủ Philippines đã cáo buộc 12 người trên tội đánh bắt trộm và hối lộ vì đưa 2.400 USD cho kiểm lâm của công viên để tránh bị bắt. Số ngư dân trên có thể đối mặt thêm 12 - 20 năm tù vì tàng trữ tê tê, vi phạm luật bảo tồn thiên nhiên hoang dã. Tại Trung Quốc, con vật này được xem là một món ăn ngon và có tác dụng chữa bệnh. Theo lực lượng tuần duyên Philippines, ngư dân Trung Quốc thường xuyên lạc vào hải phận Philippines nhưng đây là lần đầu tiên từ nhiều năm qua, tàu cá của Trung Quốc lại tiến sâu vào vùng biển Sulu như vậy. Một viên tướng Philippines giấu tên từng tiết lộ 12 ngư dân trên có thể là gián điệp quân sự, xâm nhập vào rạn san hô để do thám tàu USS Guardian. Trên tàu tàng trữ thịt tê tê đã đông lạnh. Ảnh: Philstar. 12 ngư dân trên tàu Trung Quốc bị nghi là gián điệp quân sự. Ảnh: Philstar. Tàu USS Guardian mắc kẹt ở Tubbataha hồi tháng 1 và chỉ được di dời hoàn toàn vào cuối tháng 3. Còn tàu phá hỏng ít nhất 2.345 m của rạn san hô Tubbataha và Manila đang đòi Washington bồi thường 58 triệu peso (1,4 triệu USD).
Trung Quốc: Thiếu minh bạch thông tin có thể bị kiện
Các cơ quan chính phủ Trung Quốc có thể bị khởi kiện nếu không công khai thông tin một cách hợp lệ theo yêu cầu của công chúng.
Thế giới
Đó là nội dung một dự thảo quy định do Tòa án Nhân dân Tối cao của Trung Quốc công bố ngày 2/11 trên trang web www.chinacourt.org để lấy ý kiến người dân. Theo "Nhật báo Trung Quốc", dự thảo quy định này căn cứ vào Luật thực hành tiếp cận thông tin chính phủ và Luật thủ tục hành chính Trung Quốc. Mọi cá nhân là công dân Trung Quốc và các đại diện pháp lý hoặc tổ chức đều có thể đệ đơn kiện nếu nhận thấy các cơ quan chính phủ không công khai thông tin. Trong trường hợp từ chối cung cấp thông tin, vì cho rằng đó là thông tin cá nhân hoặc bí mật quốc gia và doanh nghiệp, các quan chức chính phủ cần cung cấp bằng chứng thuyết phục. Luật thực hành tiếp cận thông tin chính phủ, có hiệu lực từ ngày 1/5/2008, quy định các cơ quan trực thuộc Chính phủ Trung Quốc phải công khai thông tin liên quan đến ngân sách, các dự án phúc lợi xã hội hay số liệu kinh tế, và người dân có quyền yêu cầu chính quyền công khai những thông tin này. Việc Tòa án Nhân dân Tối cao Trung Quốc công bố dự thảo quy định trên được đánh giá là bước tiến lớn góp phần nâng cao độ minh bạch trong các hoạt động của chính phủ và nhằm chuẩn hóa các phiên tòa xét xử những vụ kiện kiểu này./. (TTXVN/Vietnam+).
Ảnh: Tổng thống Putin tại sân bay Nội Bài
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, sáng 12/11, Tổng thống Nga Putin đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.
Thế giới
Ảnh: Tổng thống Putin tại sân bay Nội Bài. Nhận lời mời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, sáng 12/11, Tổng thống Nga Putin đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam. Theo Vietnamplus.