title
stringlengths 2
214
| summary
stringlengths 1
2k
⌀ | category
stringclasses 5
values | content
stringlengths 4
32.6k
|
---|---|---|---|
Siêu mẫu Naomi Campell nổi giận vì “kim cương máu” | (SGGPO).- Tính khí nóng nảy cùng cách hành xử thiếu kiềm chế của siêu mẫu Naomi Campell một lần nữa đã đưa tên cô xuất hiện trên những dòng tít lớn của các báo, tạp chí trong mấy ngày nay. | Thế giới | Cuối tuần vừa rồi, khi đang được phóng viên của đài ABC phỏng vấn về việc có thông tin cho biết cô đã nhận 1 viên kim cương máu từ cựu Tổng thống Liberia Charles Taylor, Naomi đã tức giận xô máy quay của đài ABC và nói: Tôi không nhận viên kim cương nào cả và tôi không muốn nói gì liên quan đến điều này nữa. Năm 2008, Naomi Campell từng bị phạt 200 giờ lao động công ích sau khi có hành vi hung hăng với cảnh sát do cô bị mất hành lý tại sân bay Heathrow, Luân Đôn. Năm 2007, Naomi phải đi cọ nhà vệ sinh 1 tuần sau khi ném điện thoại di động vào cô giúp việc, gây thương tích cho cô này vì nghi cô ta ăn cắp quần jeans của mình Tòa án Hình sự quốc tế (mở phiên tòa xét xử tại Hà Lan năm 2009) đã cáo buộc Charles Taylor lên kế hoạch các hành động tàn bạo để các phiến quân Mặt Trận Cách mạng Thống nhất (RUF) thực hiện trong cuộc nội chiến ở Sierra Leone (vốn đã kết thúc năm 2002). Ông Taylor bị cáo buộc đã chuyển súng cho RUF để đổi lấy kim cương từ Siera Leone trong khoảng thời gian 1997-2001. Bên cạnh đó, Taylor còn bị cáo buộc nhiều tội danh khác liên quan đến xâm phạm nhân quyền, những tội ác chiến tranh tàn bạo. Hà Nhi (Theo THX, CNN).
|
Gặp gỡ hai phi hành gia Nga-Mỹ trong sự cố tàu vũ trụ Soyuz | Hai phi hành gia Aleksey Ovchinin người Nga và Nick Hague người Mỹ đã đưa tàu vũ trụ Soyuz MS-10 hạ cánh khẩn cấp an toàn xuống Kazakhstan sau khi tên lửa đẩy gặp sự cố. | Thế giới | Video khoảnh khắc tàu vũ trụ gặp trục trặc, khiến cabin mất tín hiệu (nguồn: RT):
Theo kênh truyền hình RT, phi hành gia người Nga Aleksey Ovchinin và phi hành gia người Mỹ Nick Hague được giao nhiệm vụ phối hợp cùng nhau vận hành tên lửa đẩy tàu vũ trụ của Nga Soyuz.
Phi hành gia người Nga Alexey Ovchinin, một thành viên ISS, cầm quả dưa hấu ăn mừng sau khi hạ cánh cách thành phố Dzhezkazgan, Kazakhstan 150 km vào tháng 9/2016. Ảnh: AFP.
Phi hành gia người Mỹ Nick Hague tạm biệt các con khi lên tàu vũ trụ tại sân bay vũ trụ Baikonur ngày 11/10/2018. Ảnh: Reuters.
Hai phi hành gia Nick Hague (trái) và Alexey Ovchinin trong buổi họp báo ở Baikonur, Kazakhstan ngày 10/10. Ảnh: Reuters.
Phi hành gia Ovchinin, 47 tuổi, là Thiếu tá Lực lượng Không quân Nga. Ông từng có chuyến bay vào vũ trụ đầu tiên năm 2016, khi đó ông đã có 172 ngày ở trên quỹ đạo như một phần dự án Thám hiểm 47/48 tại Trạm vũ trụ quốc tế ISS. Năm 2015, ông được chọn tham gia một bài kiểm tra nếm thức ăn trên không gian, ăn thử mẫu 160 loại thức ăn được chế biến cho các phi hành gia trên ISS.
Thiếu tá Ovchinin từng gia nhập trường huấn luyện phi công quân sự và trở thành một nhà du hành vũ trụ trong năm 2006, sau khi được đề xuất là ứng viên tiềm năng tại Trung tâm Huấn luyện Nhà du hành Yuri Gagarin của Nga. Ông đã kết hôn và có một con gái.
Về phần mình, phi hành gia người Mỹ Hague được Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) trực tiếp tuyển chọn làm phi hành gia vào năm 2013 và hoàn thành khóa huấn luyện năm 2015. Phi hành gia người Mỹ này có vợ và hai con trai.
Trước đó, vào chiều 11/10 (giờ Việt Nam), tên lửa đẩy của tàu vũ trụ Soyuz MS-10, với nhiệm vụ đưa nhóm phi hành gia Mỹ-Nga lên ISS đã gặp trục trặc với động cơ trong quá trình cất cánh từ sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan. Sự cố đã buộc tàu vũ trụ hạ cánh khẩn cấp.
Theo các phương tiện truyền thông, tàu vũ trụ đã tiếp đất thành công, cách Zhezkazgan miền Trung Kazakhstan 25 km. 4 trực thăng cứu hộ đã được cử tới để đón hai phi hành gia.
Phi hành đoàn đã hạ cánh. Tất cả còn sống, ông Dmitry Rogozin, Tổng Giám đốc Cơ quan Không gian Nga, khẳng định trên tài khoản Twitter.
Dù khẩn cấp mang theo cabin chứa hai phi hành gia hạ cánh.
Hai phi hành gia Nick Hague và Aleksey Ovchinin đều trong tình trạng tốt, không bị nguy hiểm.
Hiện chính phủ Nga tiến hành một cuộc điều tra chính thức tìm ra nguyên nhân gây ra sự cố. Theo nhận định ban đầu của NASA, nguyên nhân sự cố có thể do tên lửa đẩy của tàu vũ trụ đã gặp trục trặc chỉ vài giây sau giai đoạn phân tách đầu tiên, buộc các phi hành gia phải hạ cánh khẩn cấp.
Hồng Hạnh/Báo Tin tức.
|
Đoàn xe chở Tổng thống Nga Putin lướt bon bon trên phố Đà Nẵng | Sau khi chiếc chuyên cơ Ilyushin Il-96-300PU chở Tổng thống Nga hạ cánh xuống sân bay Đà Nẵng, ông Putin đã lên đoàn xe hộ tống và đi qua Cầu Rồng. | Thế giới | Video: Đoàn xe của Tổng thống Nga Putin đi qua Cầu Rồng.
Từ sớm, người dân đã tập trung ở hai bên đường để chào đón Tổng Thống Nga Putin đến Đà Nẵng tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC.
Đoàn xe hộ tống Tổng thống Putin đi qua Cầu Rồng.
Chiếc xe chở Tổng thống Putin.
Nguyễn Vương - Phạm Thịnh.
|
Ukarine yêu cầu Nga trả tự do cho nữ quân nhân Savchenko | (HNMO) - Nữ phi công Nadiya Savhenko đã được các tay súng ly khai chuyển đến một nhà tù ở Nga sau những cáo buộc liên quan đến việc giết hại hai nhà báo người Nga tại khu vực xảy ra xung đột ở miền đông Ukraine vào tháng trước | Thế giới | Nadiya Savchenko bị cáo buộc dính líu đến việc giết hại hai nhà báo người Nga.
Nadiya Savchenko đã tình nguyện tham gia vào đơn vị quân đội Ukraine chống lại những kẻ ly khai ở miền đông gần Luhansk. Tháng trước, Savchenko đã có mặt trong một cuộc tấn công tại một chốt kiểm soát của lực lượng nổi dậy có hai nhà báo người Nga đang tham gia tác nghiệp.
Sau cuộc giao tranh ở chốt kiểm soát, Savchenko đã bị bắt giữ và được chuyển đến nhà tù ở Nga. Phía Nga nói rằng nữ phi công này đã vượt qua biên giới bất hợp pháp trong khi Ukraine lại cáo buộc các tay súng ly khai đã đưa nữ quân nhân Ukraine sang Nga.
Bộ Ngoại giao Ukraine đưa ra tuyên bố cho rằng điều này chỉ rõ các tay súng ly khai ở miền đông có mối liên hệ trực tiếp với Nga. "Việc đưa công dân Ukraine ra khỏi đất nước và giam giữ bất hợp pháp, Nga đã vi phạm nghiêm trọng các luật pháp quốc tế". Phía Ukarine lên tiếng yêu cầu Nga phải trả tự do cho quân nhân Savchenko ngay lập tức.
Nữ phi công Savchenko từng khẳng định rằng cô thực hiện nhiệm vụ bảo vệ lãnh thổ Ukraine. Việc Nga giam giữ một quân nhân Ukraine diễn ra trong bối cảnh chiến sự tại miền đông đang ngày càng diễn ra căng thẳng và có phần nghiêng về quân đội chính phủ Ukraine. Lưc lượng nổi dậy đã phải rút về những thành phố chính sau khi liên tiếp để mất các mục tiêu chiến lược.
|
Mỹ, Nhật dàn loạt vũ khí 'khủng', Nga và Trung lo bị tấn công bất ngờ | Nga và Trung Quốc vừa khởi động một cuộc tập trận không quân rầm rộ dựa trên kịch bản phản ứng với một cuộc tấn công bất ngờ. Cùng lúc, Nhật Bản cũng phối hợp với Mỹ khai hỏa cuộc tập trận với dàn vũ khí 'khủng'. Tất cả những diễn biến này khiến cho khu vực châu Á 'nóng' hơn bao giờ hết. | Thế giới | Nga, Trung tập trận phản ứng với cuộc tấn công bất ngờ.
Nga và Trung Quốc đang tiến hành một loạt cuộc diễn tập phòng không trong khuôn khổ cuộc tập trận chung mang tên An ninh Không gian-Vũ trụ 2017 (Aerospace Security-2017) - cuộc tập trận thể hiện mối quan hệ đối tác chiến lược ngày càng được thắt chặt giữa hai cường quốc. Trong những năm gần đây, Nga và Trung Quốc đã và đang tìm cách gạt sang một bên những bất đồng từ thời Xô-viết để cùng nhau đối phó với Mỹ.
Nga và Trung Quốc đang tập trận chung ở Bắc Kinh.
Cuộc tập trận Aerospace Security 2017 lần thứ hai giữa Nga và Trung Quốc đã được kích hoạt tại Viện Nghiên cứu Phòng không và Phòng thủ Tên lửa, thuộc Học viện Không quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) ở thủ đô Bắc Kinh. Trong quá trình diễn ra cuộc tập trận, hai bên sẽ diễn tập bài tập phối hợp tác chiến giữa hai nhóm phòng không và phòng thủ tên lửa của Nga và Trung Quốc để đẩy lùi các cuộc tấn công bằng tên lửa từ các nước thứ ba, tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga cho hay.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, lực lượng binh sĩ thuộc các cấp độ hoạt động và chiến thuật khác nhau đã tham gia vào cuộc tập trận dự kiến kéo dài đến ngày 16/12. Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã cung cấp thêm một số thông tin chi tiết về cuộc tập trận. Quân đội hai nước Trung Quốc và Nga sẽ diễn tập bài tập phòng thủ tên lửa chung dựa trên các bài tập mô phòng trên máy tính từ ngày 11 đến 16/12 ở thủ đô Bắc Kinh, ông Wu Qian - một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, cho biết.
Theo Bộ Quốc phòng Trung Quốc, cuộc tập trận phòng thủ tên lửa Nga-Trung được thiết kế nhằm giúp hai nước chuẩn bị đối phó với một cuộc tấn công bất ngờ. Cuộc tập trận nhằm mục đích giúp hai nước đối phó với bất kỳ cuộc tấn công hay đòn khiêu khích bất ngờ nào từ các tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo được bắn đi từ lãnh thổ các nước khác, tuyên bố của Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho hay.
Ông Wu cho biết, đây là lần thứ hai diễn ra cuộc tập trận như vậy và nó không nhằm vào bất kỳ bên thứ ba nào. Tuy nhiên, giới phân tích tin rằng, việc Nga và Trung Quốc ngày càng xích lại gần nhau bất chấp những mâu thuẫn, bất đồng tồn tại giữa hai nước này là vì cả hai đều muốn đối phó với siêu cường Mỹ. Cả Bắc Kinh và Washington đều phải đối mặt với sức ép từ Mỹ trong một loạt vấn đề như Syria, Triều Tiên, lá chắn tên lửa, thương mại...
Mỹ càng gây sức ép với Nga và Trung Quốc thì hai nước này ngày càng xích lại gần nhau hơn. Họ muốn thiết lập một đối trọng với Mỹ.
Nhật Bản tập trận với loạt vũ khí đình đám của Mỹ.
Cùng thời điểm diễn ra cuộc tập trận Nga-Trung nói trên, Nhật Bản cũng tiến hành một cuộc tập trận rầm rộ với hàng loạt vũ khí đỉnh cao của Mỹ.
Mỹ và Nhật Bản cũng đang diễn tập hoành tráng.
Cụ thể, những chiếc chiến đấu cơ F-15 của Nhật Bản hôm qua đã cùng phô trương sức mạnh với phi đội chiến đấu cơ hùng hậu gồm máy bay ném bom B1-B, máy bay chiến đấu tàng hình F-35 và tiêm kích đa năng F-18 của Mỹ ở Biển Hoa Đông, ngay phía nam bán đảo Triều Tiên, Lực lượng Phòng không của Nhật Bản cho biết.
Cuộc tập trận trên là lớn nhất trong loạt cuộc phô trương sức mạnh gần đây nhằm gây sức ép lên Triều Tiên sau khi nước này liên tiếp thực hiện các vụ thử tên lửa đạn đạo gần đây, trong đó có vụ hôm 29/11 với tên lửa được phóng đi là loại tên lửa mới có khả năng vươn tới lãnh thổ của Mỹ.
"Cuộc tập trận là nhằm để tăng cường sự phối hợp chung giữa chúng tôi và mài sắc kỹ năng chiến đấu", tuyên bố của Lực lượng Phòng không Nhật Bản cho hay.
Hai chiếc máy bay ném bom B-1B Lancer của Không lực Mỹ đã cất cánh từ Căn cứ Không quân Andersen trên đảo Guam gia nhập cùng với 6 chiếc chiến đấu cơ tàng hình F-35; 4 chiếc máy bay F-18 và một máy bay chở nhiên liệu cất cánh từ các căn cứ của Mỹ ở Nhật Bản. Lực lượng hùng hậu này đã diễn tập cùng 4 chiếc chiến đấu cơ F-15 và một máy bay tuần tra của Không quân Nhật Bản.
Kiệt Linh (tổng hợp).
|
Đột nhập tàu tấn công đổ bộ khổng lồ của Hải quân Mỹ | - Tàu lưỡng cư USS Kearsarge của Mỹ có thể thực hiện các nhiệm vụ khác nhau như tấn công, hậu cần hay đối phó thiên tai. | Thế giới | Tàu tấn công lưỡng cư USS Kearsarge của Hải quân Mỹ có chiều dài 257m, lượng giãn nước toàn tải 44.000 tấn và di chuyển với vận tốc 24 hải lý/giờ.
Tàu có 3 thang máy để vận chuyển hàng hóa và thiết bị giữa boong và các kho chứa.
Chiến hạm của Hải quân Mỹ có thể chở theo 1.100 thành viên phi hành đoàn và 2.000 lính thủy đánh bộ cùng khí tài của họ.
Tàu USS Kearsarge có thể chở theo nhiều phương tiện khác nhau bao gồm xe bọc thép đa năng Humvees, xe tải quân sự hay các hệ thống pháo.
Tàu cũng chở theo các phương tiện lưỡng cư và tàu đệm khí ở khoang dưới cùng để chúng có thể dễ dàng di chuyển ra vào tàu.
Phương tiện tấn công đổ bộ AAVP7A1 có thể chở theo 21 lính thủy đánh bộ và di chuyển với vận tốc 10 km/giờ dưới nước hay 30 đến 50 km/giờ ở trên bộ.
Tàu đổ bộ đệm khí trên chiến hạm USS Kearsarge có thể vận chuyển quân nhân, thiết bị và vũ khí từ biển vào bờ.
Khoang phía sau, nơi các phương tiện và quân nhân có thể ra vào tàu tấn công lưỡng cư USS Kearsarge.
Theo thông ghi trên mặt boong, tàu USS Kearsarge có thể chở theo 6 máy bay cất/hạ cánh theo phương thẳng đứng Sea Harrier, 10 trực thăng Osprey, 4 trực thăng Super Stallion, 4 trực thăng tấn công Cobra, 3 trực thăng Huey và trực thăng Sea Knight.
Máy bay trực thăng CH-53E Super Stallion đậu trên boong ở phần cuối của tàu.
Máy bay trực thăng Super Stallion có thể chở theo 20 đến 30 quân nhân.
Máy bay trực thăng UH-1N Huey đỗ trên boong tàu chiến Kearsarge.
Máy bay trực thăng Super Cobra của tàu USS Kearsarge được trang bị vũ khí hiện đại, bao gồm tên lửa Hellfire và súng máy Gatling.
Máy bay vận tải MV-22 Osprey đỗ trên boong tàu USS Kearsarge. Nó có thể chở cùng lúc 24 người.
Hai hệ thống phòng thủ được lắp đặt ở phần trước của tàu USS Kearsarge. Phía trước là hệ thống tên lửa hạm đối không Rolling Air Frame với 21 tên lửa, trong khi phía sau là hệ thống phóng tên lửa phòng không với 8 đơn vị đạn.
Tháp điều khiển của tàu cũng được lắp đặt các hệ thống vũ khí và radar hiện đại.
Cận cảnh tháp điều khiển với hệ thống ăng ten liên lạc, đèn chiếu sáng và cột buồm.
Khoang chứa máy bay của tàu USS Kearsarge là nơi các máy bay được cất giữvà bảo dưỡng. Nó cũng được sử dụng làm nơi tổ chức sự kiện hay thể dục.
Một số tác phẩm nghệ thuật được vẽ trên tường của khoang chứa máy bay.
Tàu tấn công lưỡng cư USS Kearsarge làm nhiệm vụ trên biển cùng với tàu đổbộ và tàu hộ tống khác.
|
Bí mật về TQ chế tạo UAV mới na ná hàng Mỹ | Trong nỗ lực nâng tầm sức mạnh những chiếc UAV tự tạo, Bắc Kinh mới đây đã cho thử nghiệm một chiếc UAV có ngoại hình rất giống hàng Mỹ... | Thế giới | Theo đó vào ngày 3/6 hàng loạt các trang báo mạng của TQ bất ngờ đăng tải hình ảnh cũng như thông tin liên quan tới việc Bắc Kinh trực tiếp chỉ đạo thử nghiệm UAV loại mới với nhiều tính năng hiện đại tại một sân bay bí mật.
Thế nhưng sau khi những hình ảnh trên được lộ diện đã có nhiều luồng ý kiến cho rằng đây hoàn toàn là sản phẩm sao chép của TQ đối với chiếc UAV RQ-170 Sentinel của Mỹ.
Những bức ảnh được công bố cho thấy các máy bay không người lái mới toanh, một trong số đó rất giống chiếc RQ-170 Sentinel do hãng Lockheed Martin của Mỹ chế tạo.
Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là làm sao TQ có được mẫu thiết kế này, loại trừ khả năng tin tặc của TQ tấn công và lấy được bản thiết kế trên bởi gần đây Mỹ mới đưa ra lời tuyên bố bị hacker TQ đột nhập lấy cắp bản thiết kế, trong khi mẫu UAV của TQ đã được sản xuất từ trước đó và hiện tại đang trong quá trình thử nghiệm.
Thế nhưng, ngay lập tức câu trả lời đã được hé lộ khi thông tin liên quan tới việc chiếc RQ-170 Sentinel của Mỹ đã từng bị Iran bắt giữ vào cuối năm 2011.
Theo nhiều nguồn tin nội bộ thì vào giữa năm 2012, TQ đã cử một phái đoàn quân sự cấp cao sang Iran để trao đổi kinh nghiệm quân sự, nhưng thực chất chuyến đi này được dự đoán là Bắc Kinh muốn thu thập nhưng thông tin liên quan tới RQ-170 Sentinel.
Rõ ràng nhận định này là có cơ sở bởi hiện tại, khi những bức ảnh bí mật công bố Bắc Kinh đang thử nghiệm loại UAV mới hiện đại có hình dáng rất giống UAV của Mỹ đã xuất hiện tràn lan trên nhiều trang mạng.
Tờ CNI nhận định, chiếc UAV loại mới này của TQ có thể trở thành máy bay tàng hình thứ 4 của nước này, sau các máy bay chiến đấu J-20 và J-31, hiện đang được phát triển, và máy bay không người lái Lijian do TQ chế tạo.
Trung Quốc đã nhân bản thành công chiếc máy bay do thám tiên tiến của Mỹ, đó là thông mà tờ japanmil đưa ra khi nhận định về những bức ảnh mới được công bố trên báo TQ.
Hình ảnh UAV lạ của TQ đang được tiến hành thử nghiệm bị nghi ngờ là sự sao chép của UAV Mỹ.
Cũng theo truyền thông TQ cho biết, hiện quá trình thử nghiệm đối với loại UAV này đang được đẩy nhanh trước khi đi đến việc sản xuất hàng loạt, và theo dự kiến có thể cuối năm nay Bắc Kinh sẽ chính thức công bố loại máy bay hiện đại này của mình.
Trang chinamil thì tin rằng loại UAV mới của TQ được sản xuất nhằm mục đích trang bị cho Liêu Ninh giống như X-47B được trang bị trên tàu sân bay Mỹ.
Rõ ràng những thông tin liên quan tới việc TQ nhái UAV Mỹ vẫn còn bí ẩn, tuy nhiên có một điều chắc chắn rằng dù có bắt chước nguyên mẫu nhưng chưa chắc hiệu quả hoạt động của loại UAV này sẽ tương đương chứ chưa nói vượt được nguyên mẫu có xuất xứ từ Mỹ, tờ ausdefence nhận xét.
|
Italy xóa một trại tị nạn bất hợp pháp gần biên giới với Pháp | Cảnh sát Italy đã xóa một trại tị nạn bất hợp pháp ở ngôi làng Ventimiglia tại biên giới Italy-Pháp, điểm nóng nhất khi cuộc khủng hoảng di cư nổ ra tại châu Âu hồi đầu năm. | Thế giới | Người di cư tại bờ biển Ventimiglia, Italy. (Nguồn: AFP/TTXVN).
Ngày 30/9, cảnh sát Italy đã xóa một trại tị nạn bất hợp pháp ở ngôi làng Ventimiglia tại biên giới Italy-Pháp, điểm nóng nhất khi cuộc khủng hoảng di cư nổ ra tại châu Âu hồi đầu năm, buộc người tị nạn phải rời khỏi khu vực này.
Song một số người di cư đã trốn lên các vùng núi ở biên giới trước khi cảnh sát xuất hiện, họ chỉ đồng ý lên xe buýt đến trung tâm tiếp nhận sau khi có sự can thiệp của giám mục làng Ventimiglia.
Tiếp tục những báo động về an toàn cho người di cư, phóng viên TTXVN tại Rome đưa tin, một bé trai 2 tuổi và một phụ nữ 35 tuổi đã thiệt mạng sau khi chiếc xuồng cao su của họ bị lật vì gió to ngay phía trước đảo Lesbos (Hy Lạp) hôm 30/9, trong vụ tai nạn mới nhất liên quan đến dòng người di cư đang đổ về châu Âu qua ngả Hy Lạp.
Hãng tin ANSA cho biết ngoài hai người thiệt mạng kể trên, còn có 11 người khác mất tích.
Lực lượng bảo vệ bờ biển Hy Lạp đã cứu được 47 người trên xuồng và thực hiện việc tìm cứu người mất tích sau khi một tàu chở hàng đi qua khu vực này thông báo phát hiện vụ đắm tàu.
Ngay sau khi đến khu vực chiếc xuồng này bị chìm, các tàu của Hy Lạp cũng đã cứu được 40 người trên một chiếc thuyền đang có dấu hiệu sắp chìm.
Cả hai chiếc thuyền chở đầy người di cư nói trên, nhiều người trong số đó là người Syria, đều xuất phát từ bờ biển của Thổ Nhĩ Kỳ và từ đó đến các đảo của Hy Lạp, cách đó chừng vài hải lý.
Kể từ đầu năm tới nay, hơn 300.000 người di cư đã tới Hy Lạp theo cách này, rồi từ đó được đưa sang các nước Balkan để bắt đầu hành trình tới các nước Bắc Âu, nơi họ sẽ xin quy chế tị nạn.
Theo Tổ chức Di cư Thế giới (IOM), kể từ đầu năm tới nay, đã có 2.892 người di cư chết và mất tích trong những hành trình vượt biển sang châu Âu, trong đó có rất nhiều trẻ em./.
|
Nga dội lửa Hama, quân đội Syria đánh lui phiến quân thánh chiến | Ngày 22.12.2017, khi các cuộc tấn công của quân đội Syria suy giảm nhịp độ, lực lượng không quân Nga và Syria tiếp tục các chiến dịch không kích dữ dội, thiêu đốt vùng nông thôn miền bắc tỉnh Hama, đánh phá chiến tuyến của tổ chức Hay'at Tahrir Al-Sham (HTS, Al-Qaeda Syria). | Thế giới | Xe tăng quân đội Syria trên chiến trường Hama, ảnh minh họa Masdar News.
Al-Masdar News dẫn nguồn tin quân đội Syria cho biết, lực lượng không quân Nga và Syria tiếp tục dội bom vào chiến tuyến của tổ chức khủng bố Hay'at Tahrir Al-Sham trong các thị trấn Kafr Zita và Al-Lataminah ngày 22.12.2017,phối hợp với các lực lượng vũ trang Syria trong cuộc tấn công miền bắc Hama.
Trong tháng 12, Bộ tư lệnh tối cao quân đội Syria lên kế hoạch tiến hành cuộc tấn công quy mô lớn trên vùng nông thôn phía bắc tỉnh Hama, đặt mục tiêu quét sạch các phần tử khủng bố HTS trên vùng tam giác chiến lược Idlib-Hama- Aleppo.
Mặc dù chiến dịch tấn công trên thực tế đã kéo dài hơn 1 tháng, ngay sau khi kết thúc cuộc tiến công giải phóng hoàn toàn vùng nông thôn tỉnh Deir Ezzor, nhưng không có tiến bộ đáng kể nào diễn ra trên chiến trường này sau khi quân đội Nga rút một phần lớn binh lực ra khỏi Syria.
Ngày 23.12.2017, tổ chức khủng bố Hay'at Tahrir Al-Sham tập trung binh lực, tiến hành cuộc phản công quyết liệt chống trả quân đội Syria trên vùng nông thôn phía bắc Hama.
Phối hợp với các tổ hỏa lực tên lửa chống tăng TOW của nhóm Jaysh Al-Izza được Mỹ hậu thuẫn, các chiến binh thuộc tổ chức Hay'at Tahrir Al-Sham tiến hành cuộc tấn công lên ngọn đồi lớn Tal Zaleen và cao điểm liền kề nhằm đánh bật các lực lượng vũ trang Syria ra khỏi khu vực.
Nhưng lực lượng khủng bố HTS gặp phải hệ thống phòng thủ vững chắc và hỏa lực rất mạnh của các đơn vị quân đội Syria tại cao điểm Tal Zaleen, khiến cuộc phản công không phát triển lên được, các đơn vị quân đội Syria sau cuộc giao chiến mãnh liệt tiêu diệt hàng chục tay súng khủng bố trên cao điểm Tal Zaleen, đẩy lùi mọi cuộc tấn công của khủng bố.
Sau nhiều giờ giao chiến, không giành được bất cứ kết quả nào, các tay súng khủng bố HTS rút lui khu vực cao điểm Tal Zaleen.
Không quân Nga - Syria không kích dữ dội thị trấn Al-Lataminah - video Russian Insider.
NT.
Nguyễn Thuận.
|
Hiện trường thảm khốc vụ 50 ô tô đâm liên tiếp trên đường cao tốc ở Mỹ | 50 chiếc ô tô đâm liên tiếp khiến ít nhất 43 người thương vong trong vụ tai nạn ở Pennsylvania, Mỹ. | Thế giới | Vụ tai nạn xảy ra hôm thứ 7, 13/2, ở cách 120 km về phía tây bắc Philadelphia, khoảng 50 xe ô tô đã đâm nối tiếp nhau. Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Pennsylvania cho biết, 40 người đã được đưa tới bệnh viện và 70 người được đưa đến nơi chăm sóc tạm thời.
Hiện trường vụ tai nạn.
Các nhân chứng mô tả một cảnh hoang tàn, trong khi các báo cáo cho hay một số người vẫn bị mắc kẹt trong xe.
Cory Angell, người phát ngôn của Cơ quan Quản lý khẩn cấp Pennsylvania cho hay khu vực xảy ra tai nạn được báo cáo là có tuyết dày, gió mạnh.
Các quan chức đã cảnh báo người dân ở phía đông bắc Mỹ nên ở lại trong nhà khi thời tiết được mô tả là "nhiệt độ đe dọa tính mạng".
6 ngày Tết, hơn 3.400 người vào viện vì đánh nhau.
Xe khách va chạm xe khách, 3 người chết, 10 người bị thương.
Nguồn: Hà Nội mới.
|
Triều đổ lỗi cho Hàn phá hỏng đàm phán về Kaesong | Đài KB đưa tin, xã luận trên báo Lao động của Triều Tiên số ra ngày 6/8 nhấn mạnh việc đàm phán liên Triều về vấn đề Khu công nghiệp chung Kaesong đứng trước nguy cơ sụp đổ là do Hàn Quốc không có ý muốn tiếp tục đối thoại. | Thế giới | Ôtô đi qua trạm kiểm soát quân sự ở Paju, trên đường tới Khu công nghiệp Kaesong ngày 6/6 vừa qua. (Ảnh: AFP/TTXVN).
Theo tờ báo, cuộc họp liên Triều không đạt được thỏa thuận là tất yếu do Hàn Quốc không thể hiện quyết tâm xúc tiến đối thoại và hợp tác.
[ Trung-Nhật thảo luận vấn đề hạt nhân của Triều Tiên ].
Bài xã luận khẳng định để cải thiện quan hệ liên Triều và thay đổi cục diện căng thẳng, hướng tới thống nhất đất nước, Seoul và Bình Nhưỡng phải tôn trọng lẫn nhau và tích cực thể hiện những nguyên tắc cơ bản mà hai miền đã nhất trí.
Hôm 5/8, Đài truyền hình trung ương Triều Tiên đã phát sóng phần 10 bộ phim tài liệu ca ngợi những thành tựu trong sự nghiệp chính trị của cố lãnh đạo Kim Jong-il như tiến hành Hội nghị thượng đỉnh liên Triều năm 2000, đạt được Tuyên bố liên Triều 15/6/2000, khánh thành khu công nghiệp chung Kaesong và đưa vào hoạt động tour du lịch núi Geumgang./.
(Vietnam+).
|
Chính sách bóp nghẹt như muốn lật đổ Iran | Cho dù năm lần bảy lượt các cường quốc tham gia ký thỏa thuận hạt nhân với Iran mang tên Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) khẳng định không muốn phá vỡ nó vì sự 'bình yên' cho cả Trung Đông và thế giới. Nhưng, nước Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump vẫn bất chấp khi tuyên bố rút lui. | Thế giới | Nước Mỹ thực sự lo ngại Iran hay chỉ là cái cớ bóp nghẹt khiến Iran sụp đổ. Nếu Iran sụp đổ, chắc chắn Trung Đông sẽ hỗn loạn.
Nước đã đến chân...
Thiện chí của Iran được khẳng định rõ trong tuyên bố ngày 4-7-2018 khi Tổng thống Iran Hassan Rouhani đến thủ đô Vienna của Áo, rằng Iran mong muốn duy trì JCPOA bất chấp việc Mỹ tuyên bố rút lui. Ông Rouhani nhấn mạnh các hành động của Mỹ đều đi ngược lại mọi thỏa thuận, hòa bình và sự ổn định.
Mục tiêu của thỏa thuận trên là phản đối sự phổ biến vũ khí hạt nhân và thỏa thuận này nhận được sự ủng hộ của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, cũng như Liên minh châu Âu (EU), trong đó có Áo, nước Chủ tịch luân phiên EU.
Trước đó, tại chặng dừng chân ở Thụy Sĩ, quốc gia đại diện cho quyền lợi của Mỹ tại Iran, nhà lãnh đạo Iran thực sự mong muốn tìm kiếm sự ủng hộ mạnh mẽ từ châu Âu để duy trì JCPOA. Thông qua 2 quốc gia đặc biệt quan trọng này, Tổng thống Iran muốn gửi thông điệp tới Anh, Pháp, Đức và cả Nga hay Trung Quốc, những nước tham gia JCPOA, rằng cần nhanh chóng đưa ra các cam kết bằng hành động cụ thể nhằm cứu vãn thỏa thuận này.
Bởi, "nước đã đến chân" không thể không "nhảy". Các lệnh trừng phạt mới của Mỹ nhằm vào Tehran sẽ chính thức được khôi phục từ ngày 6-8-2018, liên quan tới lĩnh vực ô tô và kim loại. Tiếp đó, từ ngày 4-11-2018, Washington sẽ áp đặt lệnh cấm vận đối với hoạt động xuất khẩu dầu mỏ và giao dịch ngân hàng của Iran.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani đến Thụy Sĩ. Ảnh: Ifpnews.
Ngay sau khi Mỹ tỏ thái độ quyết tâm "trừng phạt" Iran, nước này đã nhìn thấy viễn cảnh khó khăn khi các công ty nước ngoài, trong đó chủ yếu là các công ty châu Âu đang trở nên dè dặt hơn khi hợp tác kinh tế, thương mại... với Iran. Vì tất cả đều lường trước hậu quả khi cố tình làm trái lệnh trừng phạt kinh tế của Mỹ.
Iran đã cảm nhận rõ "sức nóng" của lệnh trừng phạt này đang "phả" vào gáy mình. Đòn cấm vận của Mỹ nhằm trúng những lĩnh vực trọng yếu của Iran, như dầu mỏ và ngân hàng. Iran cũng cảm nhận rõ "độ lạnh" từ EU khi khối đã tỏ thái độ sẽ không vì Iran mà chấp nhận rời xa Mỹ trong bối cảnh EU-Mỹ vốn đang căng thẳng trong cuộc chiến về thuế.
Ở... chân tường.
Tổng thống Hassan Rouhani không chỉ chịu sức ép từ bên ngoài, chính quyền do ông lãnh đạo còn chịu sức ép từ bên trong với các lực lượng bảo thủ cứng rắn trong nước. Chính vì thế, duy trì JCPOA bằng được cũng là mục tiêu mà chính quyền đương nhiệm ở Iran cần được bảo vệ bằng được. Tuy nhiên, điều này lại mâu thuẫn với lợi ích quốc gia. Vì vậy, không khó hiểu khi bị "dồn vào chân tường" Iran cảnh báo sẵn sàng nối lại hoạt động làm giàu urani ở mức còn cao hơn mức giới hạn mà JCPOA đặt ra nếu thỏa thuận sụp đổ.
Tổng thống Hassan Rouhani cũng cảnh báo nước này có thể giảm các hoạt động hợp tác với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), đồng thời cảnh báo Mỹ sẽ phải đối mặt với những "hậu quả" của việc áp đặt các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào ngành dầu mỏ Iran.
"Cuộc mặc cả" giữa Mỹ và Iran không biết sẽ đi tới đâu, nhưng trong bối cảnh cả hai bên đều cứng rắn, trong khi EU dần có xu thế ngả về Mỹ thì một Trung Đông được dự báo sẽ có những xáo trộn bất thường là điều hiển nhiên bởi tính chất phức tạp của khu vực này có liên quan tới cả các chính sách của Iran cũng như các tính toán của Mỹ đối với các đồng minh của nước này lại là đối thủ của Iran.
Rõ ràng, việc ra lệnh trừng phạt Iran cho thấy Mỹ đã đánh dấu một sự đoạn tuyệt với JCPOA, cũng như cách Tổng thống Donald Trump luôn giữ khoảng cách với châu Âu là chiến lược được Mỹ tính toán rất kỹ càng trong cả xử lý vấn đề hạt nhân của Iran cũng như các vấn đề kinh tế và quan hệ tổng thể với EU.
Dấu hiệu của một cuộc lật đổ.
Những dấu hiệu của một chiến lược "bóp nghẹt" làm cho chế độ Iran có thể sụp đổ đã được Mỹ tính toán kỹ. Mục tiêu của Mỹ là dùng các lệnh trừng phạt mang tính "bóp nghẹt" để chặn nguồn sống của lực lượng Hezbollah và một số tổ chức khác ở Trung Đông, ngoài ra còn ngăn chặn từ xa các cuộc phiêu lưu của Iran ở Syria và Yemen, những nơi Mỹ đang hình thành các lợi ích mới của mình.
Chính sách bóp nghẹt Iran chứng tỏ Mỹ không muốn chứng kiến một sự thay đổi lớn trong vai trò chiến lược của Iran tại Trung Đông. Hướng tới việc buộc Iran hoặc theo Mỹ hoặc sẽ sụp đổ. Theo nguồn tin từ một số cố vấn cấp cao và thành viên trong nội các của ông Trump, Tổng thống Mỹ luôn tin rằng giờ là cơ hội hiếm hoi để thúc đẩy sự sụp đổ của chế độ Iran.
Tuy nhiên, nội bộ Washington vẫn còn mâu thuẫn về mục tiêu chiến lược của chính quyền đối với Tehran. Bởi vẫn còn nhiều cố vấn cho rằng Mỹ nên thúc đẩy một thỏa thuận toàn diện mới với Iran. Bởi, nếu Iran rơi vào hỗn loạn, cả Trung Đông cũng hỗn loạn. Khi đó, Mỹ và EU sẽ không đủ sức để kiểm soát "lò lửa Trung Đông".
Cụ thể, John Bolton - người được xem là đứng đằng sau các nỗ lực thúc đẩy lựa chọn việc lật đổ chế độ tại Tehran đã công khai ủng hộ lập trường này trong suốt nhiều năm, và kể cả trước khi ông chính thức thay thế H.R.McMaster. Song, trái lại, Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis lại có quan điểm khác và giữ thái độ hoài nghi về mục tiêu mà Bolton đề xuất.
Ông lo ngại rằng việc làm này có thể kích động một cuộc chiến toàn diện giữa Mỹ với Iran, đe dọa nền kinh tế thế giới và đẩy các đồng minh của Mỹ tại Trung Đông tới rất nhiều nguy hiểm. Bộ trưởng Mattis ủng hộ việc gia tăng áp lực với Iran song với mục tiêu rõ ràng là để buộc Tehran ngồi vào bàn đàm phán về một thỏa thuận hợp lý hơn, một thỏa thuận đủ để hạn chế những tính toán "xa hơn" đối với khu vực.
Đứng giữa Mattis và Bolton là Ngoại trưởng Mike Pompeo, cũng có quan điểm tương đồng với Bộ trưởng Mattis và cho rằng Mỹ nên tìm kiếm một thỏa thuận mới với Iran.
Hoa Huyền.
|
Hai máy bay tiêm kích Trung Quốc chặn máy bay do thám Mỹ trên Biển Đông | Hai máy bay quân sự Trung Quốc đã áp sát và chặn một máy bay do thám của Mỹ trên Biển Đông hôm 17.5. | Thế giới | Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ, trung tá Michelle Baldanza nói rằng các máy bay trinh sát tuần tra trên biển của Mỹ đã thực hiện cuộc "tuần tra thường xuyên" trên không phận quốc tế vào ngày 17.5 thì bị "hai máy bay chiến thuật của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa" ngăn chặn.
Hai chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc chặn và bay cách máy bay EP-3 của Mỹ chỉ khoảng 15m.
"Báo cáo ban đầu cho thấy vụ bay chặn là không an toàn", ông Baldanza cho biết trong một tuyên bố bằng văn bản. Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ đang điều tra vụ việc.
Lầu Nam Góc khẳng định phía Mỹ đã ghi lại được hình ảnh vụ việc, nhưng các hình ảnh này thuộc diện "được xếp loại mật" nên chưa thể công khai.
Trung Quốc ngày càng cho thấy mưu đồ bá quyền của mình trên Biển Đông, nước này tuyên bố chủ quyền một cách phi lý với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông, dựa vào yêu sách "đường 9 đoạn" phi pháp của mình.
Biển Đông là tuyến hàng hải quan trọng hàng đầu trên thế giới, đồng thời là một vùng biển hứa hẹn nhiều khoáng sản, đặc biệt là khí đốt và dầu mỏ.
Mỹ dù không phải là một nước có tranh chấp trên Biển Đông và tuyên bố không đứng về nước nào trong các tranh chấp này, nhưng Washington lại thực hiện hàng loạt các cuộc "tuần tra tự do hàng hải" và tuần tra trên không, trong vòng 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo phi pháp mà Trung Quốc xây dựng ở Biển Đông.
Thiên Hà (Theo ABC News).
Ảnh: Máy bay J-8II của Trung Quốc chặn máy bay do thám EP-3 của Mỹ trên Biển Đông vào tháng 4.2001.
|
2012: Nhà báo đầu tiên bị sát hại ở miền nam Philippine | (CL)- Các tay súng đi trên một xe máy đã bắn chết một bình luận viên đài phát thanh kiêm một chủ bút khi ông đang trên đường về nhà vào cuối ngày thứ Năm, 5/1. Đây là nhà báo Philippines đầu tiên bị giết trong năm nay. | Thế giới | (Ảnh minh họa).
Christopher Guarin, 41 tuổi, dẫn chương trình đài phát thanh kiêm một chủ báo ở thành phố General Santos, đã bị bắn sáu phát vào đầu và cơ thể trong khi đang lái xe ô tô chở vợ và cô con gái chín tuổi theo tuyên bố của Rowena Paraan, điều hành điều phối viên của Liên minh quốc gia các nhà báo Philippines (NUJP).
Vợ nhà báo Guarin bị thương trong cuộc tấn công, còn con gái của ông thì rơi vào trạng thái bị sốc nặng sau khi chứng kiến cái chết của cha, ông Freddie Solinap, giám đốc "Tatak", tờ báo cộng đồng nơi Guarin đang làm công việc biên tập.
"Tôi nghi ngờ điều này có liên quan tới việc ông ấy là chủ bút kiêm tổng biên tập," ông Solinap nói thêm rằng nhà báo Guarin đã nhận được những tin nhắn đe dọa trên điện thoại di động. "Ông ấy thậm chí còn đọc nội dung các tin nhắn dọa nạt đó trong chương trình phát thanh của mình.".
Theo thống kê của NUJP, khoảng 150 nhà báo đã bị giết tại Philippines kể từ năm 1986 đến nay, bao gồm ít nhất 33 nhà báo trong vụ thảm sát 57 người ở miền nam Philippines hồi năm 2009.
Hoài Thanh.
(Theo Reuters).
|
Tính toán sai về Hy Lạp có thể khơi mào một cuộc khủng hoảng mới | VOV.VN - Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jack Lew hôm nay (27/5) cảnh báo, châu Âu không nên đưa ra các tính toán sai lầm trong quyết định về Hy Lạp. | Thế giới | Phát biểu trước thềm cuộc họp Bộ trưởng tài chính nhóm G7 tại Đức, ông Jack Lew Bộ trưởng Tài chính Mỹ cho rằng, không chỉ các đối tác châu Âu mà cả Hy Lạp cũng cần phải đưa ra các bước đi quan trọng để tránh một cuộc khủng hoảng không cần thiết. Bởi cái giá của việc Hy Lạp phải rời khỏi khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) sẽ không thể dự đoán được.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Jack Lew.
Sẽ là một sai lầm khi nghĩ rằng thất bại sẽ không gây ra hậu quả bên ngoài Hy Lạp. Chúng tôi không biết chính xác qui mô của hậu quả là gì. Nhưng không nghi ngờ rằng, nếu cuộc khủng hoảng xảy ra, Hy Lạp sẽ đối mặt với hậu quả tồi tệ nhất. Tuy nhiên điều này cũng nằm trong lợi ích của cả châu Âu và nền kinh tế toàn cầu - ông Jack Lew cho biết.
Chính phủ Hy Lạp cho biết không có đủ tiền để trả các khoản vay từ Quĩ tiền tệ quốc tế mà không có sự trợ giúp từ châu Âu. Sự vỡ nợ có thể gây ra những hiệu ứng lan truyền, khiến Hy Lạp phải rời Eurozone.
Bộ Tài chính Mỹ trước đó cũng kêu gọi Thủ tướng Hy lạp Alexis Tsipras tìm điểm chung với các nhà đàm phán Liên minh châu Âu và Quĩ tiền tệ quốc tế./.
|
IS đe dọa sẽ gia tăng tấn công vào Tunisia | VOV.VN - Trong một tuyên bố trên mạng xã hội, IS đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công ở Sousse, Tunisia và khẳng định sẽ gia tăng tấn công trong tháng lễ Ramada. | Thế giới | Tối 26/6, một tay súng ngụy trang là khách du lịch đã dùng khẩu súng trường giấu sau chiếc ô xả súng vào một khách sạn ở một khu nghỉ dưỡng ven biển ở thành phố Sousse. Trong số 39 người thiệt mạng có khách du lịch người Anh, Đức, Bỉ.
Du khách sống sót sau vụ tấn công vẫn chưa hết bàng hoàng bởi vụ xả súng đẫm máu ở khu nghỉ dưỡng ven biển Sousse (Ảnh: EPA).
Sáng sớm 27/6, Thủ tướng Tunisia Habib Essid có bài phát biểu trước toàn dân. Ông cho rằng, chính phủ sẽ có những biện pháp chống khủng bố hiệu quả hơn. Kế hoạch trong vòng 1 tuần đóng cửa 80 nhà thờ Hồi giáo hiện chưa nằm dưới sự quản lí của chính phủ là phản tác dụng.
Vụ tấn công ngày 26/6 diễn ra đúng vào tháng lễ Ramadan, trùng thời điểm một thi thể bị chặt đầu với những chữ viết Arập trên cơ thể được phát hiện tại Pháp và một vụ đánh bom giết chết 20 người ở Kuwait cùng với 145 người bị thảm sát dưới bàn tay của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) ở miền bắc Syria.
Vụ tấn công ngày 26/6 là vụ thảm sát lớn thứ hai ở Tunisia kể từ đầu năm sau vụ IS tấn công vào Bảo tàng Bardo ở Thủ đô Tunis, giết chết 21 du khách.
Trước đây, các tay súng cực đoan cũng thường tấn công các điểm du lịch nổi tiếng ở Bắc Phi vì cho rằng đó là những mục tiêu tấn công hợp pháp vì lối sống cởi mở theo kiểu phương Tây. Năm ngoái, 6 triệu du khách, phần lớn là công dân châu Âu đã đến các bãi biển của Tunisia, hoặc đi bộ xuyên sa mạc, tham gia vui chơi, mua sắm tại các khu chợ cổ xưa của người Hồi giáo, qua đó mang về cho Tunisia nguồn ngoại tệ tương đương 7% GDP.
Giới quan sát cho rằng, Tunisia hiện đang đối mặt với sự trỗi dậy của các nhóm Hồi giáo cực đoan, đặc biệt vài nghìn phần tử rời bỏ quê hương đến tham chiến ở Syria, Iraq, Libya sẵn sàng về nước để tiến hành các vụ tấn công ngay trên quê hương./.
|
Hiện tại và tương lai quan hệ Nga - Mỹ | Với tựa đề tôn trọng lợi ích và quyền bình đẳng, Báo Độc lập (Nga) có bài bình luận, trong đó cho biết về thực trạng quan hệ Nga – Mỹ hiện nay và các triển vọng hợp tác trong tương lai. | Thế giới | Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Nhân kỷ niệm Ngày Độc lập của nước Mỹ 4/7, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gửi điện mừng tới người đồng cấp Mỹ Barack Obama trong đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã kêu gọi chính quyền Mỹ đối thoại trên cơ sở tôn trọng lợi ích và quyền bình đẳng.
Cần xây dựng đối thoại dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng lợi ích của nhau, chỉ như vậy, Nga và Mỹ mới có thể tìm được giải pháp cho các vấn đề quốc tế phức tạp nhất và đối phó hiệu quả với các mối đe dọa và thách thức toàn cầu hiện nay, Cơ quan báo chí Điện Kremlin trích dẫn nội dung bức điện cho biết quan điểm của ông Putin.
Tuy nhiên, theo các nhà quan sát quốc tế thì trong ngày 12/6 vừa qua - Ngày Độc lập của Nga, nhà lãnh đạo Mỹ, Obama đã không gửi một lời chúc mừng nào tới người đồng cấp Putin. Như thế cho thấy hai nhà lãnh đạo Nga và Mỹ có hai cách ứng xử hoàn toàn trái ngược nhau.
Mặc dù trong những năm gần đây, quan hệ Nga - Mỹ suy giảm mạnh và ngày một xấu đi. Song, Moscow và Washington cũng đã chứng minh được rằng họ vẫn có thể hợp tác trong những lĩnh vực cần có sự phối hợp tham gia của hai quốc gia.
Một ví dụ nổi bật là việc loại bỏ các kho dự trữ vũ khí hóa học của Syria, ngoài ra còn có hàng loạt các vấn đề khác như việc Nga và Mỹ cùng hợp tác, thương thuyết để giải quyết, hạn chế chương trình hạt nhân của Iran, theo Tass, hai bên thống nhất cho phép xuất khẩu urani của Iran vào Nga.
Trở lại chiến dịch tranh cử tổng thống ở Mỹ. Trong bài phát biểu của mình trước các cử tri, ứng viên Tổng thống thuộc đảng Dân chủ, bà Hillary Clinton cũng đã đề cập đến việc hợp tác với chính quyền Nga hiện nay.
"Chúng ta cần phải thông minh hơn trong việc tương tác với Tổng thống Nga Putin và những tham vọng của ông ", cựu Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố và đồng thời nhấn mạnh "Tôi biết rõ sự nghiệp mà ông Putin theo đuổi. Tôi hiểu rõ ông ấy. Ông ấy không phải là người đơn giản, song không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc chúng ta cần phải phối hợp, tiếp xúc thường xuyên với nhà lãnh đạo Nga".
Trong khi, truyền thông phương Tây cho rằng đối với Nga, bà Hillary Clinton (nếu đắc cử Tổng thống Mỹ) thậm chí có thể sẽ trở thành "đối tác khó chịu" hơn cả ông Obama hiện nay. Tổng thống Mỹ hiện nay vẫn đánh giá cao các di sản của thời kỳ "cài đặt lại" quan hệ Nga-Mỹ,.
Tuy nhiên, bà Hillary Clinton - vốn là một nhà ngoại giao có uy tín sẽ không có chỗ cho "sự lãng mạn" trong quan hệ với Nga, cũng như chắc chắn sẽ chủ trương xây dựng mối quan hệ với Nga xuất phát từ những chính sách thực tế và cứng rắn.
Bà Hillary Clinton phát biểu những người ủng hộ ở thành phố Glen nói rằng cần tiếp tục đối thoại với Nga.
Trao đổi với tờ Báo Độc lập, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Mỹ và Canada, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, ông Valery Garbuzov đánh giá rằng sự nghiêm túc trong việc nối lại đối thoại Nga-Mỹ có thể chỉ tồn tại ở thời gian đầu.
Ông Valery Garbuzov cũng nhắc lại việc Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã có cuộc gặp với Tổng thống Putin hồi tháng 5 vừa qua ở Sochi. Tuy nhiên, triển vọng về một cuộc đối thoại đầy đủ vẫn chưa hình thành rõ nét hơn.
Cả Nga và Mỹ đều hiểu rằng hình thức thay thế mối quan hệ hiện nay giữa hai nước là không phù hợp với các điều kiện hiện tại. Gặp gỡ, thảo luận, thuyết phục nhau để tìm ra sự thỏa hiệp là rất cần thiết điều đó phuộc vào cả hai bên.
Ngoài ra, ông Garbuzov lưu ý thêm rằng các cuộc đối thoại có thể diễn ra chỉ trong trường hợp khi cả Nga và Mỹ đều sẵn sàng đi đến những nhượng bộ, thỏa hiệp. Ông Garbuzov nhấn mạnh "mặc dù Tổng thống Obama không chúc mừng ông Putin nhân Ngày Độc lập của Nga, nhưng Ngoại trưởng Mỹ Kerry đã làm việc này. Tuy vậy, đó là một dấu hiệu cho thấy mức độ quan hệ Nga Mỹ đã bị giáng xuống một cấp thấp hơn".
Bình luận về triển vọng giải quyết vấn đề này và về quan hệ Nga Mỹ, chuyên gia Garbuzov cho rằng Tổng thống Mỹ Obama là người hiểu rõ rằng các vấn đề trong quan hệ Nga - Mỹ sẽ không thể được giải quyết trước khi ông kết thúc nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của mình.
Cho nên, ông Obama sẽ chỉ cố gắng tạo một "vết nứt" giúp người kế nhiệm có thể "mở được cánh cửa" quan hệ, hợp tác song phương vốn đang bị đóng kín. Nếu đắc cử trở thành Tổng thống Mỹ, chưa chắc bà Hillary Clinton sẽ tiếp tục đường lối im lặng và không đối thoại với nhà lãnh đạo Nga như chính quyền Obama đang làm hiện nay.
Mặt khác, bà Hillary Clinton không chỉ là một chính khách mà còn được đánh giá là nhà thương thuyết giỏi. Song, ông Garbuzov cho rằng Moscow sẽ rất khó khăn để có thể tiến hành đối thoại với bà Hillary Clinton bởi "bà Clinton có thể đồng ý đàm phán, nhưng để có thể thuyết phục được bà sau tất cả những gì đã xảy ra trong quan hệ Nga Mỹ là điều thật không dễ dàng".
Ngoài ra, mọi việc sẽ còn phụ thuộc đáng kể vào đội ngũ cố vấn mà bà sẽ chọn nếu đắc cử Tổng thống Mỹ để thực hiện đường lối đối ngoại của Mỹ, chuyên gia Garbuzov kết luận.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ báo Độc lập, một trong những tờ báo có lượng truy cập lớn nhất tại Nga.
Đức Dũng (lược dịch).
|
Trung Quốc chuẩn bị triển khai tên lửa trên Biển Đông? | Các hình ảnh được vệ tinh ImageSat International Eros B (ISI) chụp lại vào hôm 8/5 cho thấy, Trung Quốc có khả năng đang chuẩn bị triển khai tên lửa chống hạm ở biển Đông. | Thế giới | Những hình ảnh có chất lượng cao do vệ tinh ISI Eros B chụp lại hôm 8/5 cho thấy, có nhiều thay đổi gần đây ở căn cứ hải quân Du Lâm của quân đội Trung Quốc ở phía nam đảo Hải Nam.
Trong chưa đầy hai tháng, quân đội Trung Quốc đã triển khai nhiều bệ phóng tên lửa đến phía Tây của căn cứ Du Lâm. Chuyên gia phân tích Amit Gur của ISI nhận định, hệ thống bệ phóng này được sử dụng cho các tên lửa chống tàu của Trung Quốc.
Hình ảnh vệ tinh căn cứ Du Lâm của Trung Quốc do ISI chụp hôm 8-5.
Dựa trên hướng của các bệ phóng này, chúng ta có thể cho rằng đây là các tên lửa chống tàu, ông Gur tiết lộ.
Ông Gur cũng cho biết, các vệ tinh của ISI cũng chụp được những hình ảnh tương tự của hệ thống bệ phóng giống như vậy hồi năm 2015. Trong những tháng gần đây, các hệ thống trên đã được chuyển đi nhằm đáp ứng việc nâng cấp cơ sở hạ tầng tại khu vực, nhưng sau đó chúng đã được trong thấy xuất hiện trở lại.
Ông Gur nói thêm, từ hình ảnh vệ tinh chụp ngày 15/3 có thể thấy rằng, khu vực này hoàn toàn trống không. Tuy nhiên, ảnh chụp vệ tinh mới nhất hôm 8/5 thì nhìn rõ toàn bộ các cơ sở hạ tầng mới được nâng cấp và các bệ phóng tên lửa.
Trung Quốc chắc chắn đã hoàn thành quá trình nâng cấp vì có thể thấy rõ các hệ thống (bệ phóng tên lửa). Chúng tôi chỉ rõ đây là những hệ thống mới hoặc là các hệ thống được họ đưa đi và để lại ở một nơi khác trong quá trình nâng cấp và bây giờ đưa chúng trở lại, ông Gur nhận định.
Chuyên gia Gur nhận định, việc mở rộng cơ sở hạ tầng quân sự và lắp đặt các bệ phóng nhằm triển khai tên lửa chống tàu tại căn cứ hải quân Yulin sẽ cho thấy chiến lược Trung Quốc nhằm thể hiện sức mạnh ở khu vực Biển Đông.
(Theo Defense News).
Gia Bảo.
|
Trung Quốc ngang nhiên khánh thành 2 ngọn hải đăng ở Trường Sa | Ngày 9/10, Trung Quốc đã tổ chức lễ khánh thành 2 ngọn hải đăng xây dựng trái phép trên bãi đá Châu Viên thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. | Thế giới | Không dừng lại ở đó, Trung Quốc còn ngang nhiên tuyên bố bước tiếp theo sẽ xây dựng nhiều công trình khác trên các bãi đá mà họ đang chiếm giữ ở Trường Sa.
Trong một tuyên bố chính thức được phát đi ngày 10/10, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh cho biết, ngày 9/10, Bộ Giao thông Vận tải nước này đã tổ chức lễ khánh thành và đưa vào sử dụng 2 ngọn hải đăng Hoa Dương và Xích Qua được xây dựng phi pháp trên đá Châu Viên thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam ở Biển Đông.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy bãi Châu Viên thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc cải tạo và xây dựng trái phép các công trình trên đó.
Trung Quốc bắt đầu khởi công xây dựng trái phép 2 ngọn hải đăng nói trên từ ngày 26/5. Mỗi cột hải đăng có chiều cao 50m, sử dụng hệ thống nhận dạng tự động AIS và thiết bị liên lạc tần số cao VHF, có thể phát sáng với cự ly 22 hải lý.
Biện minh cho hoạt động phi pháp nói trên, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh cho rằng Biển Đông có tuyến hàng hải quốc tế quan trọng, có số lượng lớn tàu thuyền đi qua và là một trong những ngư trường quan trọng nhất trên thế giới, đây cũng là nơi thường xuyên xảy ra các sự cố giao thông trên biển.
Trung Quốc xây dựng hai ngọn hải đăng nói trên là nhằm cung cấp dụng vụ hỗ trợ hàng hải chất lượng cao và nâng cao an toàn hàng hải cho các tàu thuyền đi qua khu vực Biển Đông.
Đáng chú ý, đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn ngang nhiên tuyên bố bước tiếp theo sẽ tiếp tục xây dựng các công trình phi pháp khác trên các bãi đá mà nước này chiếm đóng trái phép ở Trường Sa nhằm phục vụ hoạt động đi lại của tàu thuyền các quốc gia đi qua khu vực Biển Đông.
Trung Quốc san lấp và xây dựng trái phép quy mô lớn các công trình trên các bãi đá ở quần đảo Trường Sa thời gian qua vấp phải phản ứng mạnh mẽ của Việt Nam và cộng đồng quốc tế.
Đặc biệt, phía Mỹ nhiều lần khẳng định việc Trung Quốc đơn phương xây dựng trái phép các công trình nói trên không giúp ích cho việc khẳng định chủ quyền, ngược lại đe dọa nghiêm trọng đến tự do an toàn hàng hải trong khu vực.
Phía Mỹ còn tuyên bố sẽ điều tàu chiến tuần tra thường xuyên ở khu vực vùng biển 12 hải lý xung quanh những bãi đá mà Trung Quốc đang xây dựng trái phép ở Biển Đông.
Nguồn: VOV.
|
Thảm sát học sinh kinh hoàng tại Mỹ | Nước Mỹ và cả thế giới rúng động sau vụ xả súng tại một trường tiểu học ở bang Connecticut khiến 20 em nhỏ từ 5-10 tuổi thiệt mạng. | Thế giới | Cư dân thành phố Newtown vốn luôn yên tĩnh ở Connecticut sẽ mãi mãi bị ám ảnh bởi thảm kịch xảy ra ngày 14.12 (giờ địa phương). Ít nhất 28 người chết, bao gồm cả hung thủ Adam Lanza và mẹ của y cùng 20 học sinh tiểu học và 6 người lớn, theo AFP.
Đưa học sinh rời khỏi Trường Sandy Hook sau vụ xả súng - Ảnh: Reuters.
Khi 700 học sinh tại Trường Sandy Hook vừa bắt đầu bài học mới còn một số giáo viên đang họp, Lanza bước vào trường, vũ trang tận răng với áo chống đạn, 2 súng ngắn và một khẩu súng trường bán tự động. Tay súng 20 tuổi điên cuồng nổ súng vào các học sinh. Giáo viên và nhân viên của trường lập tức chạy đến từng lớp học để cảnh báo và đưa học sinh đến nơi an toàn. AP dẫn lời các nhân chứng cho hay các thầy cô giáo, bao gồm cả Hiệu trưởng Dawn Lafferty Hochsprung, thiệt mạng khi đang cố lấy thân mình che chở cho các em nhỏ.
Khi cảnh sát đến nơi thì họ phát hiện thi thể của hung thủ và kết quả điều tra sơ bộ cho rằng y đã tự sát. AFP dẫn lời phát ngôn viên cảnh sát bang Connecticut Paul Vance cho hay 18 em thiệt mạng tại hiện trường và 2 em chết tại bệnh viện vì vết thương quá nặng, tất cả đều từ 5-10 tuổi. Ban đầu, cảnh sát tưởng lầm hung thủ là Ryan Lanza, một kế toán viên 24 tuổi, vì họ tìm thấy giấy tờ tùy thân của anh này trong người tay súng. Tuy nhiên, sau đó các nhà điều tra xác định kẻ thủ ác là em trai của Ryan Lanza. Cũng trong quá trình điều tra, giới chức tìm thấy thi thể của mẹ Lanza tại nhà riêng và tin rằng hung thủ đã bắn chết mẹ mình trước khi đến Sandy Hook gây án. Bà Nancy Lanza từng làm việc tại đây và người ta tin rằng đó là lý do con bà chọn nơi này để ra tay.
Tổng thống Obama cố kìm nước mắt khi nói về thảm kịch - Ảnh: Reuters.
AP dẫn lời một số giáo viên và học sinh sống sót kinh hoàng kể lại những chi tiết xót xa. Tôi nghe tiếng súng và tiếng la hét nên vội chặn cửa rồi dồn bọn nhỏ vào góc phòng, cô Kaitlin Roig kể. Các em rất ngoan và giữ im lặng dù rất sợ. Có đứa nói: Con không muốn chết, con muốn ăn Giáng sinh. Một học sinh 10 tuổi nức nở kể: Con thấy người đó cầm súng đi ngang qua. Con còn chưa biết làm gì thì một cô kéo con vào lớp của cô ấy rồi chặn cửa lại. Tụi con sợ lắm, nhiều bạn khóc lớn và la hét. Ngoài cổng trường, phụ huynh gục xuống đất, tay ôm mặt trong khi các học sinh được yêu cầu nhắm mắt và dẫn khỏi trường. Nhiều người không cầm được nước mắt khi nghe một cậu bé nói: Vậy là con không còn ai chơi cùng rồi. Chị của em đã gục ngã dưới họng súng của Lanza.
Đến hôm qua, nhà chức trách vẫn chưa thông báo về động cơ gây án cũng như làm sao Lanza có thể vượt qua hệ thống an ninh khá nghiêm ngặt của Trường Sandy Hook. Thông tin ban đầu cho thấy Lanza là một sinh viên giỏi nhưng rất cô độc, xa cách và lầm lì. Y không có tài khoản mạng xã hội và hầu như không giao du với ai. Cha mẹ Lanza đã ly dị, cha và anh trai sống ở thành phố khác. Theo Đài Good Morning America, Lanza thậm chí không chịu chụp ảnh trong kỷ yếu ở trường phổ thông. Một số bạn học cũ tin rằng y bị rối loạn tâm lý.
Hung thủ Adam Lanza - Ảnh: ABC.
Trong bài phát biểu ngay sau vụ thảm sát, Tổng thống Barack Obama nhiều lần ngưng lại để chùi nước mắt. Lãnh đạo nhiều nước như Anh, Canada, Pháp, Úc và cả Iran cũng như EU và Vatican đã bày tỏ sự đau buồn và sốc khi những cuộc đời non trẻ với tương lai rộng mở bị tước đoạt, theo AFP. Sau vụ bắn giết tại rạp phim ở bang Colorado hồi tháng 4, thảm kịch này lần nữa làm bùng lên tranh cãi về việc thắt chặt quy định sở hữu và sử dụng súng, vốn đang gây chia rẽ trong Quốc hội và dư luận Mỹ. AP dẫn lời Tổng thống Obama cam kết gạt chính trị qua một bên và hành động để ngăn thảm kịch tái diễn.
Lê Loan.
|
Trực thăng quân sự Mỹ bị nạn ngoài khơi Okinawa | (TNO) Một trực thăng quân sự của Mỹ với 17 người đã bị gãy đuôi khi đáp xuống 1 tàu vận tải ở ngoài khơi đảo Okinawa, miền nam Nhật Bản trưa 12.8, hãng tin Kyodo của Nhật cho hay. | Thế giới | Một trực thăng UH-60 của Hải quân Mỹ - Ảnh minh họa: Reuters.
Reuters dẫn tin mới nhất từ quân đội Mỹ nói rằng có 17 người trên chiếc trực thăng UH-60 Black Hawk đã được cứu, trong đó có 7 người bị thương. Vụ tai nạn xảy ra lúc 14 giờ 59 chiều 12.8 (giờ Tokyo) và tất cả được cứu lúc 16 giờ 12 cùng ngày, theo trang tin quân đội Mỹ Stars & Stripes. Nơi xảy ra tai nạn là trên biển, cách căn cứ không quân Kadena trên đảo Okinawa khoảng 30 km về phía đông.
Người phát ngôn Yosuke Watanuki của lực lượng tuần duyên Okinawa cũng cho biết trên máy bay có 17 người, và tất cả đã được cứu, theo NBC News.
Tuy nhiên sau đó NBC News cho hay trực thăng này bị gãy đuôi khi đang cố đáp xuống tàu vận tải của Hải quân Mỹ, chiếc Red Cloud.
Chiếc UH-60 bị gãy đuôi khi đáp xuống tàu vận tải USNS Red Cloud của Hải quân Mỹ ngoài khơi Okinawa chiều 12.8.2015 - Ảnh: Reuters.
Okinawa là nơi đặt căn cứ quân sự của Mỹ, và vụ tai nạn xảy ra trong bối cảnh chính phủ Nhật Bản đang phải thương lượng với chính quyền địa phương về số phận của căn cứ quân sự sẽ được dời sang địa điểm khác, cũng thuộc địa phận Okinawa, Reuters cho hay. Hồi đầu tháng 8, chính phủ Nhật Bản tạm thời ngưng triển khai xây dựng căn cứ mới của Mỹ trong vòng một tháng.
Giới chức Okinawa có chủ trương không cho phép xây dựng căn cứ của Mỹ; người dân ở đây cũng quyết liệt và gây áp lực lên chính quyền không cấp phép xây dựng, cho dù chính quyền trung ương đã đồng ý cho Mỹ di dời căn cứ.
Minh Quang.
|
Cảnh sát Trung Quốc diễn tập chống khủng bố | Ngày 25/10, lực lượng cảnh sát Trung Quốc ở tỉnh Quảng Đông và hai khu hành chính đặc biệt Hongkong và Macau đã tiến hành diễn tập chống khủng bố và nhập cư bất hợp pháp, nhằm tăng cường cơ chế phối hợp và hợp tác ba bên. | Thế giới | Theo Tân Hoa xã, cơ quan cảnh sát ở Quảng Đông, Hongkong và Macau đã tiến hành diễn tập trên Vịnh Đại Bàng ở Thâm Quyến (thuộc tỉnh Quảng Đông), Đông Bình Châu ở Hongkong và cảng Hoàng Cầm ở Châu Hải. Cuộc diễn tập giả định tình huống một nhóm tội phạm quốc tế có kế hoạch xâm nhập Đại lục và tiến hành một cuộc tấn công. Băng nhóm này có khả năng mang theo những vật dụng phá hoại nguy hiểm. Cảnh sát Quảng Đông lập tức thông báo với cảnh sát Hongkong sau khi nhận được tin tình báo trên. Sau khi điều tra, cảnh sát Hongkong xác định băng nhóm này có ý định xâm nhập Thâm Quyến qua Hongkong bằng đường biển, và xâm nhập Châu Hải qua Macau bằng đường bộ. Ba lực lượng cảnh sát đã hành động đồng thời vào lúc 15 giờ ngày 25/10, gồm chặn cửa khẩu Vịnh Đại Bàng ở Thâm Quyến và Đông Bình Châu ở Hongkong cũng như tiến hành tìm kiếm và phong tỏa cảng Hoàng Cầm. Một phát ngôn viên Cảnh sát Hongkong cho biết cuộc diễn tập này đã đạt được hiệu quả như mong muốn, đã thử nghiệm thành công hiệu quả của công tác trao đổi thông tin ba bên và tăng cường cơ chế phối hợp trên biển cũng như trên bộ. Cuộc diễn tập còn nhằm tăng khả năng phối hợp chống khủng bố, chuẩn bị cho Đại hội Thể thao châu Á lần thứ 16 (Asian Games 16) tại thành phố Quảng Châu vào tháng 11 tới./. (TTXVN/Vietnam+).
|
Bầu cử Mỹ: Thống đốc bang Indiana Mike Pence đắc cử Phó Tổng thống | Ngày 9/11, Thống đốc bang Indiana Mike Pence, ứng cử viên liên danh tranh cử với ông Donald Trump đã trở thành Phó Tổng thống Mỹ mới đắc cử. | Thế giới | Mike Pence, 57 tuổi, là nghị sỹ thuộc Đảng Cộng hòa trong vòng 12 năm trước khi trở thành Thống đốc bang Indiana năm 2013.
Ông Pence đã làm việc tại Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ trong một thời gian dài. Tích lũy này của ông Pence có thể giúp bù trừ cho sự thiếu kinh nghiệm về các vấn đề đối ngoại của ông Trump tại Nhà Trắng.
Thống đốc bang Indiana Mike Pence đắc cử Phó Tổng thống Mỹ.
Trước đó, ngày 15/7, Donald Trump đã chọn Thống đốc bang Indiana Mike Pence là ứng viên phó tổng thống, sát cánh cùng ông trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng.
Tỷ phú New York được cho là ấn tượng với phong cách điềm tĩnh của thống đốc bang Indiana, cũng như những kinh nghiệm của ông này trong cương vị thống đốc bang.
Là một nhân vật với tính cách kiên định và chắc chắn, ông Pence nhiều khả năng có thể đóng vai trò trung gian, giúp làm dịu sự căng thẳng của các thành viên đảng Cộng hòa với phong cách mạnh mẽ và quyết liệt của ông Trump.
Nhiều chuyên gia nhận định, ông Pence, 57 tuổi, được xem là một lựa chọn an toàn đối với ông Trump. Không phải là một nhân vật quá nổi trội nhưng ông Pence cũng là một cái tên được ưa chuộng trong đảng Cộng hòa.
Trung Hiếu (Theo CNN).
|
10 triệu người châu Phi có thể chết vì khô hạn | Chương trình Lương thực LHQ (WFP) vừa đưa ra lời cảnh báo rằng khoảng 10 triệu người châu Phi sẽ chết đói trong vòng 3 tháng tới vì thiếu lương thực do tình trạng khô hạn kéo dài ở châu lục này. | Thế giới | Theo giám đốc WFP khu vực châu Phi, ông Thomas Yanga, người dân bị mất mùa, gia súc chết, tình trạng suy dinh dưỡng của phụ nữ và trẻ em hiện đang tăng rất cao. Các nước sẽ có người chết đói nhiều nhất là Chad, Libya, Niger. Riêng Niger, LHQ dự báo nạn đói năm nay có thể còn trầm trọng hơn năm 2005, khi đó nước này có hàng chục ngàn trẻ em chết vì suy dinh dưỡng. Tại nước này, nhiều bà mẹ phải dẫn con đi bộ cả 30 cây số mới có thể tới được một điểm tiếp nhận cứu trợ thực phẩm. WFP cho biết họ còn thiếu 96 triệu USD trong chương trình cứu trợ lương thực dành cho 1,5 triệu người tại khu vực bị hạn hán nặng nhất ở Niger. H.Quốc.
|
Tàu ngầm Anh có khả năng lặn liên tục... 25 năm | Trên lý thuyết, con tàu ngầm mới nhất của Hải quân Hoàng gia Anh chiếc HMS Audacious có khả năng lặn liên tục tới 25 năm. | Thế giới | Chiếc tàu ngầm mới nhất của Anh vừa mới được hạ thủy chiếc HMS Audacious được cho là có khả năng lặn liên tục trong vòng... 25 năm không cần nổi. Nguồn ảnh: Defence.
Sở dĩ Hải quân Hoàng gia Anh có thể tự tin tuyên bố như vậy đó là do đây là một trong những con tàu ngầm nguyên tử hiện đại nhất của nước này với lò phản ứng hạt nhân đủ khỏe để chiếc tàu ngầm HMS Audacious có thể hoạt động liên tục cho tới tận năm 2043. Nguồn ảnh: Telegraph.
Độ sâu tối đa mà con tàu này có thể lặn được vẫn còn là một điều bí mật chưa được phía Hải quân Hoàng gia Anh tiết lộ. Tuy nhiên các chuyên gia quân sự cho rằng con tàu này có khả năng lặn xuống độ sâu tối thiểu 500 mét. Nguồn ảnh: Dailystar.
Phía Hải quân Hoàng gia Anh cũng đã xác nhận đây là một trong những con tàu ngầm hạt nhân hiếm hoi trên thế giới có thể di chuyển được quãng đường hàng trăm dặm ở độ sâu tối đa dù độ sâu đó là bao nhiêu thì họ vẫn chưa chịu tiết lộ. Nguồn ảnh: Thesun.
Tàu ngầm hạt nhân HMS Audacious của Hải quân Hoàng gia Anh có độ giãn nước khoảng 7000 tấn khi nổi và tối đa là 8600 tấn khi lặn. Tàu có độ dài 97 mét, lườn rộng 11,3 mét và mớm nước khi nổi đạt 10 mét. Nguồn ảnh: Dailyexpress.
Con tàu này có khả năng di chuyển với tốc độ tối đa khoảng 30 hải lý trên giờ tương đương với khoảng 56 km/h, vận tốc tối đa khi lặn và khi nổi của chiếc HMS Audacious là tương đương nhau. Nguồn ảnh: Gettyimg.
Con tàu này không bị giới hạn tầm hoạt động do sử dụng động cơ hạt nhân, tuy nhiên theo như thông thường các tàu ngầm hạt nhân cũng chỉ hoạt động được tối đa trên biển khoảng 90 ngày trước khi phải nhận hàng tíep tế. Nguồn ảnh: Royalnavy.
Tàu có biên chế thủy thủ đoàn chuẩn bao gồm 98 người tính gộp cả các sĩ quan chỉ huy. Tàu có trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533 mm kèm theo số lượng ngư lôi tối đa nó có thể mang theo là 38 quả. Ngoài ra tàu ngầm còn có khả năng phóng cả các tên lửa hành trình Tomahawk và tên lửa diệt hạm Spearfish. Nguồn ảnh: Pinterest.
Con tàu vừa được hạ thủy vào hom 28/4 vừa rồi và đang bắt đầu quá trình chạy thử nghiệm trên biển, dự kiến tới năm 2018 tới đây chiếc HMS Audacious sẽ được biên chế chính thức vào lực lượng Hải quân Hoàng gia Anh. Nguồn ảnh: Defence.
Tuấn Anh.
|
Lữ đoàn "Sư tử cái vệ quốc" của Syria | Khi tình hình chiến sự ở Syria leo thang căng thẳng và con số người thương vong tăng cao, phụ nữ có nhiều cơ hội nhận được các vị trí trong hàng ngũ của Lực lượng vũ trang Syria. | Thế giới | Hạnh Nhân (Theo Sputnik).
|
Mãn nhãn với lễ hội... ngắm tiền | Tạm gác lại những nỗi lo thiếu thốn của nền kinh tế, người dân New York hôm nay được “trải nghiệm” cuộc sống sung túc khi được đắm chìm trong một bể tiền. | Thế giới | Đây là lễ hội Ngày thu hoạch tiền xu được tổ chức tại trung tâm Rockefeller, Mỹ hằng năm. Lễ hội diễn ra từ 9h đến 21h từ ngày hôm nay đến hết ngày 31/12. Theo bà Silda Wall Spitzer, một quan chức thành phố, tổng cộng 100 triệu đồng xu trong chiếc bể kính khổng lồ tại trung tâm là do 448.768 học sinh, sinh viên trong thành phố thu thập. Tổng giá trị của số tiền xu này là 643.840,83 USD. Bà Silda Wall Spitzer nhấn mạnh, mục đích của lễ hội này nhằm giáo dục giới trẻ về ý nghĩa lịch sử của đồng tiền xu Mỹ. Giới trẻ ngày nay chỉ quen dùng thẻ tín dụng hay tiền giấy. Chúng dường như không còn biết đến giá trị của những đồng xu nhỏ bé. Do vậy, lễ hội này mang tính giáo dục rất cao, bà Silda Wall Spitzer cho biết. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, không chỉ giới trẻ mà đại bộ phận dân chúng Mỹ dường như lãng quên đồng tiền xu. Cục Lưu trữ Liên bang Mỹ cho biết, do người Mỹ không thích dùng tiền xu nên số tiền xu tồn đọng trong kho lên đến 1,1 tỷ USD. Nếu xếp chồng số xu này lên sẽ cao gấp 7 lần Trạm vũ trụ quốc tế. Hiện tượng dư thừa tiền xu xuất hiện cách đây ba năm, khi Quốc hội Mỹ ban hành luật quy định mỗi năm phải đúc bốn loại tiền xu có hình Tổng thống, trong khi tiền xu đúc từ trước đó vẫn tồn đọng trong kho Chính phủ. Cục Lưu trữ Liên bang Mỹ ước tính 6 năm nữa số tiền xu tồn đọng sẽ lên đến 2 tỷ USD, sẽ không còn chỗ chứa nữa. Số tiền xu ấy đủ để dùng trong cả một thập kỷ. Kể từ khi thực thi luật đúc tiền, Mỹ đúc khoảng 4 tỷ xu. Trong đó, năm 2007 đúc 1,7 tỷ xu USD và chi 30 triệu USD cho việc quảng bá tiền xu. Người dân đã được thỏa thích ngắm tiền trong lễ hội này: Bích Diệp (theo webofentertainment, New York Times, Telegraph).
|
Ông Sam Rainsy có thể bị kiện ra tòa? | Thủ tướng Campuchia cảnh báo chính trị gia đối lập Sam Rainsy có thể bị kiện vì xúi giục quân nhân bất tuân thượng lệnh. | Thế giới | Thủ tướng Campuchia Hun Sen ngày 6-12 cảnh báo ông Sam Rainsy, cựu lãnh đạo đảng đối lập vừa bị giải thể của Campuchia, có thể bị kiện ra tòa vì có phát ngôn xúi giục binh lính nước này chống lệnh cấp trên.
Ông Sam Rainsy, cựu lãnh đạo đảng đối lập CNRP. Tòa án Tối cao Campuchia đã ra phán quyết giải thể CNRP vào tháng 11 vừa qua.
Tuyên bố của Thủ tướng Hun Sen được đưa ra trong bối cảnh Tòa án Tối cao tháng 11 vừa rồi đã ra phán quyết giải thể đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia (CNRP) đối lập. Ông Rainsy đã từ chức chủ tịch CNRP hồi đầu năm nay. Ông cũng đã rời Campuchia, đến Pháp vào năm 2015 để tránh đối mặt với các động thái pháp lý nhắm vào ông.
Lời cảnh cáo của ông Hun Sen được cho là nhắm đến phát ngôn của ông Rainsy tại Paris, được ghi lại trong đoạn clip đăng tải ngày 5-12 trên tài khoản Facebook cá nhân của chính trị gia đối lập, kêu gọi binh lính chống lệnh nổ súng.
Đây là một hành động phản nghịch, kích động quân nhân bất tuân thượng lệnh - ông Hun Sen đưa ra chỉ trích tại một buổi đối thoại với công nhân dệt may ở Phnom Penh. Ông cho biết quân đội sẽ sớm khởi kiện ông Rainsy ra tòa, theo Reuters.
KIỆT ANH.
|
Tổng thống Trump rút khỏi tuyên bố chung với G7 | Tổng thống Mỹ Donald Trump yêu cầu đại diện của Mỹ không ký tuyên bố chung đưa ra bởi các nhà lãnh đạo G7 sau 'phát ngôn sai lệch' của Thủ tướng Canada Justin Trudeau. | Thế giới | Sau khi rời hội nghị G7 tại Canada để tới Singapore chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, ngày 9-6, Tổng thống Mỹ Donald Trump viết trên Twitter, chỉ trích nhận định của Thủ tướng Canada Trudeau tại cuộc họp báo đồng thời yêu cầu đại diện Mỹ không kí tuyên bố chung của G7, RT đưa tin.
Tổng thống Mỹ Trump gặp Thủ tướng Canada Trudeau tại G7. Ảnh: AP.
"Thủ tướng Canada Justin Trudeau hành động quá mềm yếu trong cuộc gặp G7 để rồi họp báo sau khi tôi rời đi, nói rằng "Thuế quan của Mỹ mang tính xúc phạm" và ông ta "sẽ không bị bắt nạt"", Tổng thống Trump viết trên Twitter.
"Thật sự rất thiếu trung thực và yếu đuối", ông Trump lên án. "Thuế quan của chúng tôi là để đáp trả lại mức thuế nhập khẩu 270% của ông ấy đối với sản phẩm sữa!
Ông Trump sau đó đã viết một Tweet khác nói rằng Mỹ sẽ xem xét áp thuế đối với ôtô nhập khẩu vào Mỹ từ Canada để đáp trả.
Trước đó, các nhà lãnh đạo G7 đã ra tuyên bố chung khẳng định sẽ đồng lòng chống lại chủ nghĩa bảo hộ và cam kết tuân thủ các quy tắc thương mại đã được thiết lập từ trước tới nay, bất chấp những khác biệt với Mỹ. Văn kiện dài 8 trang khẳng định sự cần thiết của một nền thương mại toàn cầu "tự do, công bằng và cùng có lợi".
Tuyên bố được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ từ chối rút lại quyết định áp thuế đối với nhôm và thép nhập khẩu như một phần trong chiến lược "nước Mỹ Trước tiên" của ông. Ông cũng tái nhấn mạnh mong muốn hướng đến các thủ tục thương mại "công bằng và có lợi cho đôi bên".
Thiện Minh.
|
Triều Tiên đang sở hữu tàu ngầm mới trang bị tên lửa đạn đạo? | Viện Mỹ-Triều thuộc Trường Nghiên cứu Quốc tế Johns Hopkins (SAIS) mới đây đã đăng trên trang web 38 North bức ảnh thương mại cho thấy dường như đó là một loại tàu ngầm mới của Triều Tiên trang bị các ống phóng tên lửa theo phương thẳng đứng. | Thế giới | Ảnh chụp một loại tàu ngầm mới ở xưởng đóng tàu Nam Sinpo, Triều Tiên hồi tháng 7/2014. (Nguồn: 38 North).
Bức ảnh cho thấy tháp chỉ huy trên một tàu ngầm mới của Triều Tiên, cùng với 1-2 ống phóng tên lửa đạn đạo hoặc tên lửa hành trình.
Chiếc tàu ngầm này được chụp tại Xưởng đóng tàu Nam Sinpo tại Triều Tiên và thiết kế đã được cải tiến đáng kể.
Các quan chức tại Viện Mỹ-Triều cho rằng chiếc tàu ngầm mới này dường như trang bị một phiên bản tầm ngắn hơn dùng cho hải quân của loại tên lửa đạn đạo tầm trung Musudan và một tên lửa tầm trung Nodong, phiên bản dành cho hải quân của tên lửa đạn đạo tầm ngắn sử dụng nhiên liệu rắn KN-02.
Việc Triều Tiên sở hữu tàu ngầm trang bị tên lửa đạn đạo sẽ gây ra mối đe dọa mới cho Hàn Quốc.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia phân tích của Trường Johns Hopkins, bức ảnh trên không có nghĩa là Triều Tiên đã tiến gần tới việc hoàn thành dự án tàu ngầm này./.
|
Động thái mới của Mỹ sau khi thu giữ tòa nhà phái bộ thương mại Nga ở Washington | Các quan chức Mỹ tuyên bố sẽ quay video bên trong tòa nhà phái bộ thương mại của Nga tại Washington sau khi kiểm soát tòa nhà này. Một nhà ngoại giao Mátxcơva gọi hành động của Mỹ đối với phái bộ thương mại của Nga là "ví dụ về sự phá hoại". | Thế giới | Mỹ sẽ quay video bên trong tòa nhà phái bộ thương mại của Nga tại Washington sau khi kiểm soát tòa nhà này. Ảnh: Tass.
Hãng tin Tass dẫn lời ông Nikolai Lakhonin - phát ngôn viên Đại sứ quán Nga tại Mỹ ngày 2.9: "Nhân viên của chúng tôi đã rời khỏi lãnh thổ phái bộ thương mại, các quan chức Mỹ vẫn ở trong đó, chúng tôi không biết họ đang làm gì ở đó. Họ nói rằng họ sẽ quay video bên trong tòa nhà này".
Phát ngôn viên Đại sứ quán Nga tại Mỹ nói thêm rằng, 2 nhà ngoại giao Nga có mặt trong quá trình kiểm tra của giới chức Mỹ, nhưng sau đó bị yêu cầu đi ra ngoài.
Cũng theo Tass, ông Alexander Stadnik, trưởng đại diện thương mại Nga tại Washington trước đó cho hay, cơ sở ngoại giao của Nga sau khi bị tịch thu sẽ nằm trong quyền kiểm soát của Văn phòng An ninh Ngoại giao thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ.
Ông Alexander Stadnik cho rằng, hành động của Mỹ đối với phái bộ thương mại Nga tại Washington là một ví dụ rõ ràng về sự phá hoại trong hệ thống quan hệ quốc tế. "Tóm lại, chúng ta đang chứng kiến một ví dụ rõ ràng về phá hoại trong hệ thống quan hệ quốc tế, một vụ tịch thu tài sản Nga ở nước ngoài mà đó là một cuộc tập kích có phối hợp", người đứng đầu phái bộ thương mại Nga tại Washington nói.
Ông cho biết, các nhân viên ngoại giao Nga đã làm việc không ngừng nghỉ, cố gắng đưa ra nhiều vật dụng, tài liệu cần thiết để đảm bảo cho công việc và cuộc sống được bình thường sau khi tòa nhà bị đóng cửa.
Khi được hỏi liệu phía Mỹ có gây bất cứ trở ngại nào trong khi tài sản ngoại giao của Nga bị đóng cửa, ông Alexander Stadnik trả lời: "Chúng tôi quá bận rộn để nhận thấy ai làm điều gì". Nhà ngoại giao người Nga khẳng định tòa nhà của phái bộ thương mại "vẫn là tài sản của Liên bang Nga".
Ngày 31.8, Washington yêu cầu Mátxcơva đóng cửa Tổng Lãnh sự quán tại San Francisco cũng như phái bộ thương mại tại Washington và New York trước ngày 2.9. Phía Mỹ cho biết quyền miễn trừ ngoại giao của tòa nhà đã kết thúc từ lúc 14h ngày 2.9.
Hà Liên.
|
Nga và thế giới mất đi 'nhà ngoại giao kiệt xuất' Vitaly Churkin | Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vitaly Churkin đã qua đời trong khi đang làm nhiệm vụ tại New York Mỹ vào ngày 20/2. | Thế giới | Theo AFP , ông Churkin bị đột quỵ vào buổi sáng và đã được đưa ngay đến bệnh viện Manhattan để điều trị nhưng đã không thể qua khỏi.
Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vitaly Churkin.
Nga tiếc thương vô hạn.
Trong tuyên bố của mình, Bộ Ngoại giao Nga mô tả ông Churkin là một nhà ngoại giao kiệt xuất. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova chia sẻ: Ông Churkin là một nhà ngoại giao kiệt xuất, một cá tính đặc biệt và một nhân vật nổi trội. Chúng tôi đã mất đi một trong những người thân yêu nhất.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov chia sẻ: Ông Churkin là một người có ý chí mạnh mẽ, tinh thần quyết tâm và làm việc đầy trách nhiệm. Ông luôn khiến đồng nghiệp phải ngưỡng mộ và kẻ thù phải ghen tỵ.
Đại sứ Churkin luôn nỗ lực hết mình chiến đấu vì một tương lai xán lạn hơn cho thế giới. Cái chết của ông Churkin là một tổn thất nghiêm trọng không chỉ cho ngành ngoại giao mà cả cho toàn thể nhân dân Nga.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cũng tuyên bố, Tổng thống Nga Vladimir Putin đánh giá cao tính chuyên nghiệp và tài năng ngoại giao của ông Churkin và gửi lời chia buồn đến gia đình ông Churkin.
Phó Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Petr Iliichev cho biết, ông Churkin đã làm việc cho đến tận lúc nhắm mắt xuôi tay. Ông đã cống hiến cả cuộc đời mình cho việc bảo vệ lợi ích của nước Nga. Ông ấy luôn là người có mặt trên tuyến đầu.
Chúng tôi đã mất đi một nhà ngoại giao tài năng, một nhà đàm phán mạnh mẽ, một cá nhân tuyệt vời và ông Churkin sẽ luôn ở trong tâm trí của chúng ta, ông Illiichev nói.
Người khổng lồ trong ngành ngoại giao.
Thông tin ông Churkin đột ngột qua đời cũng khiến rất nhiều quan chức ngoại giao tại Liên Hợp Quốc đau buồn. Tại cuộc họp Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc, Đại sứ các nước đã dành một phút mặc niệm ông Churkin.
Người phát ngôn Liên Hợp Quốc Farhan Haq đã gửi lời chia buồn đến gia đình ông Churkin và cho biết: Chúng tôi rất đau buồn trước việc Đại sứ Churkin qua đời. Ông ấy là một người có mặt tại đây rất thường xuyên nên tôi cảm thấy rất sốc trước cái chết của ông Churkin.
Đại sứ Pháp tại Liên Hợp Quốc Francois Delattre ca ngợi, ông Churkin là một trong những nhà ngoại giao tài năng nhất mà ông từng biết và là một đại diện xuất chúng của Nga tại Liên Hợp Quốc.
Đại sứ Anh tại Liên Hợp Quốc Matthew Rycroft chia sẻ, ông cảm thấy rất đau buồn trước thông tin ông Churkin qua đời và mô tả ông Churkin là một người khổng lồ trong ngành ngoại giao và một cá nhân kiệt xuất.
Một sự nghiệp lẫy lừng.
Ông Churkin là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp sinh ngày 21/2/1952 tại Moscow và học tiếng Anh từ nhỏ. Năm 1974, ông tốt nghiệp Viện Quan hệ Quốc tế Moscow danh tiếng. Sau đó, ông còn làm luận án Tiến sĩ Lịch sử vào năm 1981 và học thêm tiếng Pháp và tiếng Mông Cổ.
Ông Churkin bắt đầu làm việc ở Bộ Ngoại giao Nga vào năm 1974 với tư cách là một phiên dịch trước khi làm việc tại Đại Sứ quán Liên Xô tại Mỹ trong những năm 80 của thế kỷ trước.
Từ năm 1989-1990, ông Churkin làm thư ký báo chí cho Ngoại trưởng Liên Xô Eduard Shevardnadze (người sau này là Tổng thống Gruzia) trước khi được thăng cấp làm Cục trưởng Cục Thông tin Bộ Ngoại giao Nga.
Năm 1992, ông Churkin là Thứ trưởng Ngoại giao Nga và từ giữa năm 1992-10/1994, ông Churkin là Đặc phái viên của Tổng thống Nga tại Balkan và tham gia vào quá trình đàm phán trong cuộc xung đột tại Bosnia.
Trong những năm sau đó, ông Churkin làm Đại sứ Nga tại Bỉ (1994-1998) và Canada (1998-2003). Sau đó, vào tháng 4/2006, ông được bổ nhiệm làm Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc.
Trong thời gian làm Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc, ông Churkin đã lên tiếng bảo vệ lợi ích của Nga trong nhiều vấn đề, bao gồm cuộc xung đột tại Kosovo, cuộc chiến tranh Nga-Gruzia vào năm 2008 và mới đây nhất là cuộc xung đột tại Syria.
Trong suốt gần 10 năm ông Churkin làm Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc, quan hệ giữa Nga và phương Tây hết sức căng thẳng, đặc biệt là sau khi phương Tây cáo buộc Nga hỗ trợ phe đối lập tại miền Đông Ukraine cũng như việc Nga can thiệp quân sự vào Syria.
Trong những tháng cuối cùng trong sự nghiệp của mình, ông Churkin thường xuyên va chạm với Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc lúc đó là bà Samantha Power về cuộc nội chiến tại Syria.
Ông Churkin là người luôn cứng rắn bảo vệ quan điểm của Moscow rằng, Chính phủ Syria đang tham gia vào cuộc chiến chống khủng bố. Trong suốt thời gian ông Churkin tại nhiệm, Nga đã 6 lần dùng tới quyền phủ quyết để phản đối mọi hành động can thiệp vào tình hình Syria.
Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc chia sẻ, công việc của một nhà ngoại giao giờ đã trở nên bận rộn hơn nhiều so với trước đây và có rât nhiều áp lực. Đáng tiếc là, thế giới của chúng ta lại không trở nên ổn định hơn so với trước đó.
Do có thời gian làm việc tại Liên Hợp Quốc khá dài, ông Churkin từng đùa rằng, chỉ có mỗi Đại sứ Turkmenistan tại Liên Hợp Quốc là đã vượt mặt ông về nhiệm kỳ công tác tại Liên Hợp Quốc.
Trước thông tin ông Churkin qua đời, bà Power thừa nhận bà cảm thấy hết sức đau buồn và mô tả ông Churkin là một bậc thầy ngoại giao và một người hết sức tận tụy trong việc trở thành cầu nối giữa Nga và Mỹ.
Người kế nhiệm bà Power, bà Nikki Haley cũng bày tỏ khâm phục ông Churkin và cho biết, Đại sứ Nga đã thể hiện mình là một người đồng nghiệp hết sức lịch lãm.
Dù không phải lúc nào chúng tôi cũng nhìn nhận mọi việc giống nhau nhưng ông Churkin luôn làm việc hết sức mình để bảo vệ quan điểm của Nga với một kỹ năng ngoại giao đặc biệt, bà Haley nói./.
Trần Khánh/VOV.VN.
|
Giữa khủng hoảng vùng Vịnh, Ngoại trưởng Qatar đến Mỹ tìm giải pháp tháo gỡ | Ngoại trưởng Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman Al Thani và Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã có cuộc gặp đầu tiên kể từ sau khi khủng hoảng ngoại giao vùng Vịnh bùng phát. | Thế giới | Ngoại trưởng Qatar (trái) và Ngoại trưởng Mỹ ngày 27/6. Ảnh: AFP.
Theo trang mạng alarabiya.net, Ngoại trưởng Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman Al Thani đã có cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson tại trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ tại Washington DC ngày 27/6.
Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo kể từ khi Saudi Arabia, Bahrain, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Ai Cập tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar hồi đầu tháng này với lý do Qatar hỗ trợ các nhóm khủng bố - một cáo buộc mà Doha luôn bác bỏ.
Theo CNBC, trong một tuyên bố, Ngoại trưởng Qatar cho hay Ngoại trưởng Mỹ Tillerson đang nỗ lực để tìm ra một giải pháp giải quyết cuộc khủng hoảng vùng Vịnh. Ngoại trưởng Qatar nhấn mạnh rằng "những nước khác phải thật sự sẵn sàng đàm phán và đưa ra bằng chứng cho các cáo buộc và yêu sách của họ.
Ngày 25/6, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã hối thúc Qatar và các quốc gia Arab chấm dứt quan hệ ngoại giao với Doha nên "ngồi lại với nhau" để nỗ lực đạt được một giải pháp cho cuộc khủng hoảng ngoại giao hiện nay.
Trước đó, liên minh các nước Arab do Saudi Arabia đứng đầu đã đưa ra một danh sách gồm 13 yêu cầu, trong đó có yêu cầu Qatar đóng cửa kênh Al-Jazeera, hạ cấp quan hệ ngoại giao với Iran, trục xuất tất cả thành viên Lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), cắt đứt mọi hợp tác quân sự với Tehran và đóng cửa một căn cứ quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tại nước này.
Ngoài ra, danh sách này còn yêu cầu Qatar cắt mọi quan hệ với các "tổ chức khủng bố", trong đó có tổ chức Anh em Hồi giáo (MB), "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng và phong trào Hezbollah ở Liban. Tuy nhiên, Qatar đã bác bỏ bản yêu sách nói trên vì cho rằng nó không hợp lý và vi phạm chủ quyền nước này.
Căng thẳng ngoại giao tại vùng Vịnh bùng phát ngày 5/6, sau khi Saudi Arabia, Ai Cập, UAE, Bahrain cùng một số nước khác cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar, vì cho rằng Doha ủng hộ khủng bố, can thiệp vào vấn đề nội bộ của các nước trong khu vực.
Qatar kịch liệt bác bỏ những cáo buộc trên, đồng thời cho rằng các nước láng giềng đang tìm cách can thiệp vào chính sách đối ngoại của Doha. Nhiều nước, trong đó có Kuwait, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ đang tích cực tìm cách hòa giải nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng ngoại giao.
Trần Minh/Báo Tin Tức.
|
Hillary Clinton cảnh báo sự sa lầy của Mỹ tại Bắc Phi | Ngoại trưởng Mỹ - Hillary Clinton mới đây đã đưa ra lời cảnh báo về các mối đe dọa mà Mỹ sẽ phải đối mặt tại Bắc Phi và Trung Đông, cũng như khẳng định trong những năm tới, quân đội Mỹ sẽ vẫn tiếp tục duy trì lực lượng chiến đấu tại 2 khu vực này. | Thế giới | Trong những năm tới, Mỹ tiếp tục duy trì lực lượng quân đội tại Trung Đông và Bắc Phi.
Nhận định trên được bà Clinton đưa ra trước thời điểm bà sẽ giải trình trước Thượng viện và Hạ viện về vụ tấn công khủng bố lãnh sự quán Mỹ tại Libya hôm 11/9 năm ngoái.
Bà Cliton cho rằng trong thời gian tới, Mỹ vẫn phải tiếp tục chiến đấu với nhóm khủng bố Al Qaeda đang trị truy nã và mạng lưới liên minh của tổ chức này. Do đó, mối nguy hiểm với Mỹ hiện hữu ở mọi nơi như Mali, Algeria và Libya.
Tại Mali nơi quân đội Mỹ đang giúp vận chuyển binh lính Pháp cũng như nhu yếu phẩm đến và ra khỏi quốc gia này nhằm hỗ trợ hoạt động triển khai quân của Pháp, bà Clinton nhận định tình hình chiến sự căng thẳng tại Mali tương đương với Afghanistan.
"Tình hình ngày càng trở nên nguy hiểm với những mối đe dọa tiềm tàng. Khi quan sát địa hình khu vực phía bắc Mali, chúng ta không chỉ thấy sa mạc mà còn rất nhiều hang động", bà Clinton nói.
Pháp đã đưa quân tới Mali từ ngày 11/1 sau khi binh lính Hồi giáo chiến đấu và giành được thị trấn chiến lược, khiến cộng đồng quốc tế tỏ ra hết sức lo ngại về sự hùng mạnh của lực lượng này. Ngoài ra do quân đội chính phủ Mali đã giành quyền kiểm soát toàn bộ khu vực phía nam, nên lực lượng chiến đấu có mối quan hệ mật thiết với tổ chức khủng bố Al Qaeda đã phải di chuyển sang vùng phía bắc.
Trong phiên điều trần hôm 23/1, bà Clinton cũng nhắc lại việc tổng thống bị lật đổ của Libya - Muammar Qaddafi đã góp sức làm gia tăng sự bất ổn trong khu vực và chính nguồn vũ khí hạng nặng của lực lượng này đã được tuồn sang khu vực Bắc Phi.
Tuy nhiên, ngoại trưởng Mỹ không khẳng định thông tin trong các bản báo cáo cho rằng lực lượng khủng bố đã tham gia tấn công vào lãnh sự quán Mỹ tại Benghazi cũng như cuộc khủng hoảng con tin mới đây tại Algeria, khiến 37 người thiệt mạng trong đó có 3 công dân Mỹ. Song chắc chắn, nguồn vũ khí của Libya là phương tiện được sử dụng trong sự kiện trên.
"Các loại vũ khí được tuồn sang khu vực Trung Đông và Bắc Phi là một trong những mối nguy hiểm lớn nhất với quân đội Mỹ. Chắc chắn, Libya đã trang bị vũ khí cho bọn khủng bố Algeria và phiến quân Mali" ngoại trưởng Mỹ nhận định.
MINH THU.
|
Tìm kiếm máy bay MH370: Dò được tín hiệu máy bay ở ở eo biển Malaysia | Tin mới nhất về vụ tìm kiếm máy bay MH370 mất tích: Hãng tin Reuters dẫn lời quan chức quân đội Malaysia cho biết họ tin rằng đã lần ra dấu vết chiếc máy bay trên radar tới Eo biển Malacca... | Thế giới | Tường thuật trực tiếp Tìm máy bay 11-3.
|
Chính phủ Kuwait từ chức sau cuộc bầu cử quốc hội | Ngày 28/7, Chính phủ Kuwait đã đệ đơn từ chức theo quy định của hiến pháp nước này sau khi cuộc bầu cử Quốc hội được tiến hành ngày 27/7. | Thế giới | Thủ tướng Sheikh Jaber Mubarak Al-Sabah. (Nguồn: Reuters).
Theo hãng tin quốc gia KUNA, Quốc vương Sheikh Sabah al-Ahmad Al-Sabah đã chấp thuận đơn từ chức của chính phủ, song đề nghị Thủ tướng Sheikh Jaber Mubarak Al-Sabah cùng các bộ trưởng nội các đảm nhận vai trò lãnh đạo lâm thời cho tới khi nội các mới được thành lập.
Trước khi từ chức, chính phủ của Thủ tướng Al-Sabah đã thông qua một sắc lệnh yêu cầu Quốc hội khóa mới tổ chức phiên họp khai mạc vào ngày 6/8 tới.
[Cử tri Kuwait bắt đầu bỏ phiếu bầu cử Quốc hội].
Theo quy định của hiến pháp Kuwait, nội các mới - nội các thứ 13 của nước này trong vòng bảy năm qua, phải được thành lập trước phiên họp đầu tiên của quốc hội.
Theo kết quả chính thức của cuộc bầu cử Quốc hội Kuwait, các ứng cử viên người Shiite chỉ giành được tám ghế trong Quốc hội gồm 50 ghế, giảm mạnh so với 17 ghế giành được trong cuộc bầu cử Quốc hội tháng 12/2012. Các ứng cử viên Hồi giáo dòng Sunni giành được bảy ghế so với năm ghế trước đây. Trong khi đó, các ứng cử viên theo chủ nghĩa tự do, vốn chưa giành được ghế nào trong cuộc bầu cử trước, nay đã giành được ít nhất ba ghế.
Các nhà phân tích hy vọng Quốc hội khóa mới - với nhiều thành phần gồm người Shiite, người Sunni, phái tự do, các thương gia và hầu hết các bộ lạc Bedouin, sẽ cải thiện quan hệ với chính phủ.
Thống kê cho thấy số cử tri tham gia bầu cử lần này đạt 52,5%, tăng so với mức thấp kỉ lục là 40% hồi tháng 12 năm ngoái do sự tẩy chay của lực lượng đối lập. Một số lực lượng tẩy chay cuộc bầu cử trước nhằm phản đối chính phủ sửa đổi luật bầu cử cơ bản, lần này đã tham gia bỏ phiếu. Lực lượng đối lập hiện chưa đưa ra phát biểu chính thức nào về kết quả bỏ phiếu./.
(TTXVN).
|
Putin ra lệnh chính quyền chuyển sang phần mềm nguồn mở | Theo văn bản này, việc ứng dụng phần mềm nguồn mở trong chính quyền Nga phải bắt đầu trong quý 2/2012. Văn bản mang tên “Kế hoạch chuyển các cơ quan nhà nước và tổ chức hoạt động bằng ngân sách Liên bang sang sử dụng phần mềm nguồn mở” cho giai đoạn 2011 – 2015. Thứ trưởng Bộ Thông tin liên lạc và Truyền thông đại chúng Nga Ilyia Massuh nói với trang tin CNews.ru rằng văn bản bao quát toàn bộ các bước chuyển đổi của các cơ quan, tổ chức nhà nước Nga sang sử dụng phần mềm nguồn mở. | Thế giới | Thủ tướng Nga ban hành "Kế hoạch chuyển các cơ quan nhà nước và tổ chức hoạt động bằng ngân sách Liên bang Nga sang sử dụng phần mềm nguồn mở". Theo CNews.ru, đến quý 3/2011, Nga phải thông qua các định dạng dữ liệu được phần mềm nguồn mở hỗ trợ. Đến thời hạn này, Nga phải hoàn thành các hướng dẫn nhằm thống kê các tài sản vô hình. Phần việc này phải giải quyết vấn đề lâu dài này trong kế toán bằng phần mềm độc quyền miễn phí và phần mềm nguồn mở tự do. Các cơ sở thử nghiệm phải tiếp nhận gói phần mềm nguồn mở cơ bản bắt đầu trong quý 2/2012. Việc triển khai đại trà gói phần mềm tự do nguồn mở trong các cơ quan, tổ chức nhà nước phải được hoàn tất trong quý 3/2012. Một trong những điểm thú vị nhất của kế hoạch là sự liên quan đến kho ứng dụng quốc gia, sẽ được xây dựng đến quý II năm 2012. Thứ trưởng Ylyia Massuh giải thích, bản kế hoạch không quá thiên về một kho ứng dụng cho các bản phân phối Linux mà sẽ mở cho cả các kho ứng dụng tương tự App Store dành cho các hệ điều hành nguồn mở nói chung. Việc tạo lập kho ứng dụng như thế sẽ được lựa chọn theo một nghị định của chính phủ hoặc trên cơ sở đấu thầu, Ilyia Massuh cho biết thêm. Một trong những kho ứng dụng phần mềm nguồn mở lâu đời nhất ở Nga là Sisyphus. Kho ứng dụng này đang do nhà phát triển kiêm phân phối là Công ty Alt Linux thực hiện. Tổng giám đốc điều hành Công ty Alt Linux Alexei Smirnov, một người nắm vững kế hoạch chuyển các cơ quan tổ chức nhà nước Nga sang sử dụng phần mềm nguồn mở cho biết, kế hoạch không đặt cho Sisyphus một lợi thế quy chế quốc gia mà chỉ khuyến khích các cơ quan tổ chức nhà nước Nga sử dụng tối đa các giải pháp của Sisyphus. Năm 2010, Sisyphus đã được 10 tuổi, số lượng các gói ứng dụng vượt quá con số 10.000. Lịch sử của bản kế hoạch bắt đầu từ năm 2007 khi Bộ Thông tin liên lạc và Truyền thông đại chúng Nga phát triển Quan điểm phát triển và sử dụng phần mềm nguồn mở ở Liên bang Nga, từng được công bố vào mùa Xuân năm 2008. Tuy nhiên, do có sự thay đổi nhân sự, Bộ trưởng mới Igor Schegolev lên thay Bộ trưởng cũ Leonid Reiman về hưu đã kéo theo việc xem xét lại bản kế hoạch này. Mặc dù vậy, mùa Xuân năm 2008, vài ngày trước khi Tổng thống Nga Dmitri Medvedev nhận nhiệm vụ, nguyên Tổng thống Vladimir Putin đưa bản kế hoạch vào danh mục công việc của Chính phủ Nga, tức là ông Vladimir Putin đã tự đặt cho mình nhiệm vụ này. Kế hoạch vừa được ông Putin ký là bản được Bộ Thông tin liên lạc và Truyền thông đại chúng Nga xem lại lần cuối, trình ký từ tháng 11/2010. Dù toàn bộ hay chỉ một phần hệ thống cơ quan nhà nước Nga chuyển sang sử dụng phần mềm nguồn mở thì điều đó cũng sẽ ảnh hưởng tích cực đáng kể lên nền kinh tế Nga, theo Alexei Smirnov: Thứ nhất, điều đó cho phép cắt giảm chi phí của các cơ quan nhà nước cho bản quyền phần mềm; thứ hai, Nhà nước Nga chuyển phần kinh phí nhập khẩu sản phẩm nước ngoài cho việc mua sắm sản phẩm của các nhà sản xuất trong nước; thứ ba, việc này khuyến khích sự phát triển sáng tạo của nền kinh tế Nga.
|
Nga phô diễn sức mạnh phòng không | Ngày 8/12, Nga đã phô diễn các hệ thống tên lửa phòng không di động ở trung tâm thủ đô Moskva, động thái nêu bật sức mạnh của quân đội nước này trong bối cảnh căng thẳng đang leo thang với Phương Tây liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine. | Thế giới | Một người đàn ông bước qua khu vực trưng bày hệ thống tên lửa phòng không S-400 trên quảng trường Suvorovskaya ở trung tâm Moskva ngày 8/12. Ảnh: AFP/TTXVN.
Các hệ thống tên lửa đất đối không tối tân như S-400 "Triumph" và Pantsir-S1, cùng trạm radar Kasta, được bố trí trên các xe quân sự dã chiến, đã xuất hiện bên ngoài Nhà hát Quân đội Nga ở thủ đô Moskva. Bộ Quốc phòng Nga cho biết các khí tài trên được trưng bày nhân kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Lực lượng Phòng không Nga.
Tuần trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Moskva sẽ có đủ nguồn lực và sự quyết tâm để tự bảo vệ trước cái mà ông miêu tả là những kẻ thù đang âm mưu hủy hoại nước Nga. Trong khi đó, Phương Tây ngày càng tỏ ra quan ngại trước việc Nga phô trương sức mạnh quân sự, trong đó có việc gia tăng hoạt động bay ở không phận châu Âu cũng như tăng cường các lực lượng quân sự trên bán đảo Crimea mà Moskva sáp nhập từ Kiev hồi tháng 3 năm nay.
TN.
|
IL-20 Nga bị 'giăng bẫy' bắn hạ tại Syria: Israel lo bị Putin 'cắt mất đôi cánh' | Hành động của Nga đáp trả sự cố máy bay IL-20 ở Syria có thể dẫn tới việc Israel bị 'cắt đôi cánh', báo Haaretz (Israel) cho hay. Ngày hôm nay, Bộ Quốc phòng Nga cũng đã công bố báo cáo điều tra khẳng định không quân Israel đã biến máy bay trinh sát IL-20 Nga thành 'lá chắn' khiến nó bị tên lửa Syria bắn hạ... | Thế giới | Nga tố chiến đấu cơ F-16 Israel đã biến IL-20 thành tấm lá chắn trước tên lửa Syria.
Theo Haaretz, Israel hy vọng rằng Nga sẽ chỉ giới hạn bằng việc đóng cửa bầu trời trong một tuần và sẽ không dùng đến biện pháp trừng phạt tiếp theo như cấm bay gần các căn cứ của họ ở Bắc Syria, vì điều đó sẽ chặn các lực lượng không quân Israel tiếp cận vùng lãnh thổ phía bắc Damascus.
Ngoài ra, theo Haaretz, các biện pháp như vậy có thể dẫn đến việc tạo ra các khu an toàn cho quân đội chính phủ Syria và Hezbollah. Hơn nữa, Israel lo ngại rằng những hạn chế của Nga cũng có thể tạo cơ hội cho Iran tăng cường vị thế của mình trong khu vực.
Chiều 23/9, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga - Thiếu tướng Igor Konashenkov đã cung cấp thêm thông tin chi tiết về vụ máy bay trinh sát Il-20 của Nga bị hệ thống phòng không Syria bắn rơi hôm 17/9 trên Địa Trung Hải.
"Hôm nay, chúng tôi muốn chia sẻ thông tin chi tiết về vụ rơi máy bay Ilyushin IL-20 của Không quân Nga gần bờ biển Syria hôm 17/9. Chúng tôi sẽ công bố thông tin chi tiết từng phút về thời điểm xảy ra thảm kịch này dựa trên dữ liệu radar, trong đó có dữ liệu từ hệ thống hiển thị thông tin hàng không Plotto", tướng Konashenkov nói.
Theo thông tin mới công bố, phi hành đoàn Il-20 bắt đầu hạ độ cao khẩn cấp sau khi trúng tên lửa do các máy bay F-16 của Israel lấy Il-20 làm "lá chắn" trước đòn phản công của hệ thống phòng thủ Syria.
Liên quan đến tuyên bố của Israel rằng các máy bay của họ đã trở về không phận vào thời điểm máy bay Nga bị bắn rơi, ông Konashenkov nói rằng, các máy bay F-16 chỉ rời khu vực khoảng 10 phút sau vụ bắn rơi máy bay.
"Sự thiếu chuyên nghiệp của quân đội Israel đã dẫn đến vụ Il-20 bị bắn rơi", ông Konashenkov nói khi một lần nữa cho rằng chính Israel phải chịu trách nhiệm cho thảm kịch Il-20. Hành động của không quân Israel ngày 17/9, khi máy bay trinh sát Il-20 của Nga bị bắn hạ, có thể đe dọa các máy bay chở khách và máy bay vận tải, thiếu tướng Igor Konashenkov cho biết thêm.
"Tôi muốn nhấn mạnh rằng các hành động của máy bay tiêm kích Không quân Israel vào tối ngày 17/9 đã được thực hiện trong khu vực tiếp cận sân bay Khmeimim, không chỉ cho máy bay quân sự mà còn có cả máy bay dân sự và máy bay chở khách. Do đó, các chiến binh Israel đã tạo ra mối đe dọa trực tiếp đối với bất kỳ máy bay chở khách và vận tải nào có thể ở trong khu vực tại thời điểm đó, và có thể trở thành nạn nhân cuộc phiêu lưu của quân đội Israel", tướng Igor Konashenkov nói trong cuộc họp báo.
Trong một động thái khác, tư lệnh Không quân Israel Amikam Norkin trong một cuộc họp tại Matxcơva đã chuyển cho các đại diện của Bộ Quốc phòng Nga bản dữ liệu về vụ tai nạn xảy ra với máy bay quân sự IL-20. Đây là báo cáo của quân đội Israel.
Ngoài ra, Israel đã cung cấp cho Nga thông tin về "những nỗ lực của Iran nhằm củng cố vị thế của mình tại Syria, cũng như các nỗ lực chuyển vũ khí chiến lược cho Hezbollah.".
Các sĩ quan nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng lợi ích của cả hai quốc gia, đồng thời lưu ý rằng cần tiếp tục điều phối các hành động ở Syria.
An Công /
|
Nga kêu gọi nối lại đàm phán giải quyết khủng hoảng Triều Tiên | Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga, Alexander Fomin cho rằng, điều quan trọng là không để cho tình hình trên bán đảo Triều Tiên vượt khỏi tầm kiểm soát. | Thế giới | Ngày 4/6, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga, Alexander Fomin kêu gọi tất cả các bên liên quan cần nối lại đàm phán trong việc giải quyết tình hình khủng hoảng ở bán đảo Triều Tiên.
Phát biểu tại phiên họp toàn thể Đối thoại Shangri-La lần thứ 16 diễn ra ở Singapore, ông Fomin cho rằng, điều quan trọng là không để cho tình hình trên bán đảo Triều Tiên vượt khỏi tầm kiểm soát.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga, Alexander Fomin bày tỏ lo ngại việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao của Mỹ.
Tất cả các bên cần phải phối hợp, làm việc cùng nhau để tránh làm trầm trọng thêm tình hình, và nối lại đàm phán tích cực, có thể đáp ứng được lợi ích an ninh của tất cả các nước trong khu vực.
Bên cạnh đó, ông Fomin cũng bày tỏ lo ngại việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ tại Hàn Quốc.
Chúng tôi tin rằng, việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối tại khu vực dưới sự bảo trợ của Mỹ không chỉ cản trở việc giải quyết các vấn đề hiện tại trên bán đảo Triều Tiên, mà còn làm trầm trọng thêm vấn đề, ông Fomin cho hay.
Ông Fomin còn cho rằng, hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối tại Hàn Quốc cũng có thể sẽ gây ra một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực và kích động Triều Tiên tấn công các kẻ thù của họ.
Ông cũng nhấn mạnh rằng Nga ủng hộ cách tiếp cận hòa bình, ngoại giao và kinh tế để giải quyết vấn đề liên quan đến hành động của Triều Tiên.
Tình hình trên bán đảo Triều Tiên ngày càng xấu đi trong những tháng gần đây, trong bối cảnh có những lo ngại Mỹ có thể hành động quân sự chống lại Triều Tiên nhằm đối phó với các mối đe dọa hạt nhân và tên lửa Triều Tiên.
Triều Tiên dọa đáp trả điều nước này gọi là sự xâm lược chiến tranh của Mỹ bằng các cuộc tấn công hạt nhân phủ đầu.
Diễn biến liên quan, hôm nay, Triều Tiên tuyên bố "bác bỏ hoàn toàn" các lệnh trừng phạt mới nhất của Liên Hợp quốc nhằm vào các công dân và thực thể Triều Tiên. Hãng thông tấn Trung ương KCNA của Triều Tiên đồng thời tuyên bố sẽ tiếp tục phát triển chương trình vũ khí của nước này.
Trước đó, ngày 2/6, Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc đã bỏ phiếu công khai về nghị quyết do Mỹ soạn thảo, theo đó mở rộng các lệnh trừng phạt nhằm vào Triều Tiên để phản ứng trước các vụ thử tên lửa liên tiếp của nước này.
Kết quả là toàn bộ 15 nước thành viên Hội đồng bảo an đã nhất trí mở rộng các lệnh trừng phạt để bổ sung 18 cá nhân và thực thể của Triều Tiên vào "danh sách đen" của Liên Hợp quốc.
Nghị quyết mở rộng lệnh trừng phạt được thông qua sau một loạt các vụ thử tên lửa của Triều Tiên trong những tháng gần đây. Những vụ thử thành công cho thấy, Triều Tiên không ngừng tiến bộ trong phát triển các loại tên lửa khác nhau, kể cả tên lửa đạn đạo liên lục địa mang đầu đạn hạt nhân có khả năng vươn tới Mỹ.
Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc lần đầu tiên áp đặt lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên vào năm 2006 và với Nghị quyết vừa được thông qua, Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc đã thông qua tổng cộng 7 Nghị quyết để đối phó với các chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Triều Tiên./.
Vũ Anh Tuấn/VOV-Trung tâm Tin.
|
Nga sẽ tôn trọng cuộc trưng cầu dân ý "lịch sử" ở Crimea | Các hãng thông tấn Nga dẫn phát biểu của Chủ tịch Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga Sergei Naryshkin tuyên bố Quốc hội Nga sẽ tôn trọng "lựa chọn lịch sử" của Crimea khi người dân khu tự trị này đi bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý về việc sáp nhập vào Liên bang Nga trong cuối tháng này. | Thế giới | Các nhà hoạt động xã hội tuần hành bày tỏ sự ủng hộ đối với Nga ở thành phố Yevpatoria, phía tây bán đảo Crimea. (Nguồn: AFP/TTXVN).
Trong bình luận đánh tín hiệu rõ ràng về việc cơ quan lập pháp Nga sẽ thông qua một cuộc bỏ phiếu ủng hộ việc Crimea trở thành một phần của Nga, ông Naryshkin nói: "Chúng tôi sẽ tôn trọng sự lựa chọn lịch sử của người dân Crimea. Chúng tôi ủng hộ sự lựa chọn tự do và dân chủ của người dân Crimea.
Trước đó, Hãng thông tấn RIA và AFP đưa tin, ngày 6/3, Nghị viện Crimea đã bỏ phiếu nhất trí trở thành một phần thuộc Liên bang Nga.
Nguồn tin trên trích dẫn văn bản quyết định của Nghị viện Crimea cho biết cơ quan này đã nhất trí "sáp nhập vào Liên bang Nga với các quyền của một chủ thể trực thuộc Liên bang Nga.
|
Lý do sau việc Triều Tiên bất ngờ đề nghị đàm phán với Hàn Quốc và mở đường dây liên lạc | Nguồn tin của Hàn Quốc cho hay, Triều Tiên có kế hoạch mở lại đường dây liên lạc liên Triều vốn bị ngừng hoạt động từ năm 2016. Đồng thời, ông Kim Jong-un tuyên bố sẵn sàng đối thoại với Hàn Quốc. | Thế giới | Theo Reuters, Triều Tiên có kế hoạch sẽ mở lại đường dây liên lạc liên Triều vốn bị ngừng hoạt động từ năm 2016.
Việc phục hồi đường dây nóng là rất rõ ràng. Điều này tạo nên kênh đối thoại là có thể trong bất kỳ thời điểm nào, Thư ký báo chí cấp cao của Nhà Xanh Yoon Young-chan của Hàn Quốc cho biết.
Trước đó, đáp lại lời tuyên bố của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un rằng ông luôn có nút hạt nhân ở trên bàn, Tổng thống Mỹ Donald Trump viết trên Twitter rằng nút bấm hạt nhân của ông to và uy lực hơn nút bấm hạt nhân của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Sau một năm căng thẳng với những lời đe dọa qua lại về chương trình vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng, trong bài phát biểu đầu năm mới hôm 1/1, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã tuyên bố Triều Tiên là đất nước hạt nhân yêu chuộng hòa bình và có trách nhiệm đồng thời kêu gọi giảm căng thẳng quân sự cũng như cải thiện mối quan hệ với Hàn Quốc.
Trong bài phát biểu năm mới, ông Kim Jong-un tuyên bố sẵn sàng đối thoại với Hàn Quốc. Đây được coi là động thái bất ngờ mặc dù ông tiếp tục cảnh báo hạt nhân với Mỹ.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Về quan hệ giữa hai miền, chúng ta nên giảm căng thẳng quân sự trên bán đảo Triều Tiên để tạo ra một môi trường hòa bình. Cả Hàn Quốc và Triều Tiên đều nên nỗ lực, ông Kim Jong-un cho biết.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên đưa ra gợi ý về khả năng đàm phán hòa bình với Hàn Quốc mà mở đầu là việc cử phái đoàn tới dự Thế vận hội mùa đông Pyeongchang (Hàn Quốc) vào tháng 2 tới.
Việc Triều Tiên tham dự thế vận hội mùa đông là cơ hội tốt để thể hiện niềm tự hào quốc gia và chúng tôi mong muốn thế vận hội thành công. Các quan chức từ hai miền sẽ sớm gặp nhau để thảo luận về vấn đề này, nhà lãnh đạo Triều Tiên cho biết.
Tuy nhiên, các chuyên gia ở Mỹ cho rằng bài phát biểu của ông Kim Jong-un rõ ràng là nỗ lực chia rẽ Hàn Quốc với đồng minh lớn, Mỹ. Hiện Mỹ đang là quốc gia dẫn đầu chiến dịch quốc tế trong việc tăng cường áp lực lên Bình Nhưỡng thông qua những lệnh trừng phạt nhằm buộc nước này phải từ bỏ chương trình phát triển tên lửa hạt nhân có khả năng vươn tới Mỹ.
Euan Graham, Giám đốc chương trình an ninh quốc tế thuộc viện Nghiên cứu Lowy, nhận định: Triều Tiên đang cố chìa cành ô liu cho Hàn Quốc, đây là một thay đổi đáng kể nhất bởi từ trước đến nay họ không cho thấy bất cứ mong muốn đàm phán với Hàn Quốc hay bất cứ bên nào về vấn đề đó (chương trình hạt nhân).
Tuy nhiên, cành ô liu đó luôn ẩn giấu bên trong mục đích khác của Triều Tiên. Nó không đồng nghĩa với việc (Triều Tiên) chấm dứt chương trình hạt nhân. Kể cả khi Triều Tiên cử phái đoàn tới Thế vận hội mùa đông, cũng không có gì đáng ngạc nhiên nếu Triều Tiên tiếp tục các vụ thử tên lửa vào mùa xuân, đó có thể là một vụ phóng tên lửa từ tàu ngầm hoặc một vụ phóng vệ tinh.
Vũ Thu Hương.
|
Quan hệ Nga-NATO: Vừa phòng thủ vừa đối thoại | Tại Hội nghị an ninh Mu-ních diễn ra ở Đức mới đây, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Gien Xtôn-ten-bớc cho rằng, Nga là một cường quốc thế giới, NATO không muốn chiến tranh Lạnh với Nga và rằng quan hệ NATO và Nga cần được xây dựng trên cơ sở 'phòng thủ và đối thoại'. | Thế giới | Tổng thư ký NATO Gien Xtôn-ten-bớc (thứ hai từ bên phải sang) phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước thành viên NATO ngày 11-2-2016. Ảnh: Reuters.
Tuy nhiên, trên thực tế mối quan hệ cơm không lành, canh chẳng ngọt bấy lâu nay giữa Nga và NATO đang đẩy hai bên đứng trước nguy cơ một cuộc chiến tranh lạnh mới.
Phòng thủ và đối thoại.
Trong tuyên bố đưa ra tại Hội nghị an ninh Mu-ních diễn ra ngày 14-2 tại Đức, người đứng đầu NATO nhấn mạnh, Nga là láng giềng lớn nhất của liên minh quân sự này và là một cường quốc thế giới. Do đó, NATO không tìm kiếm sự đối đầu với Mát-xcơ-va và không muốn chiến tranh Lạnh giữa hai bên. Tổng thư ký NATO khẳng định, NATO sẽ nỗ lực xây dựng mối quan hệ hợp tác hơn và xây dựng hơn với Nga, đồng thời thiết lập đối thoại xây dựng nhằm bảo đảm sự ổn định lâu dài ở châu Âu, tăng cường tính minh bạch và giảm thiểu nguy cơ của các vụ tai nạn đụng độ giữa lực lượng hai bên.
Phòng thủ theo cách nói của ông Gien Xtôn-ten-béc chính là việc NATO thông qua việc tăng cường sự hiện diện quân sự tại Đông Âu hôm 10-2 vừa qua. Theo kế hoạch này, lực lượng phản ứng nhanh, cơ sở cho lực lượng đồn trú tại 6 nước khu vực Đông Âu, sẽ được tăng gấp 3 lần, từ 13.000 lên 40.000 người, đồng thời NATO sẽ thành lập một lực lượng can thiệp hiệu quả có thể được triển khai trong vài ngày, với số lượng 5.000 binh lính được không quân và hải quân yểm trợ. Ngoài 6 trung tâm chỉ huy đã mở ở Đông Âu trong năm 2015, ông Gien Xtôn-ten-béc cho biết từ nay đến cuối năm 2016 sẽ mở thêm 2 trung tâm chỉ huy mới.
Bên cạnh đó, NATO cũng triển khai nhiều máy bay chiến đấu trên lãnh thổ các quốc gia Ban-tích như 4 máy bay F-16 của Bỉ được triển khai từ tháng 1 tới tháng 4-2016, sứ mệnh cảnh sát trên không triển khai từ căn cứ không quân ở A-ma-ri (E-xtô-ni-a), triển khai nhiều tàu trên biển Ban-tích và Biển Đen cũng như tăng cường diễn tập quân sự ở Đông Âu.
Song song với việc gia tăng đề phòng Nga, NATO cũng bày tỏ mong muốn nối lại đối thoại với Mát-xcơ-va vào cuối tháng 2 hoặc đầu tháng 3 tới, sau gần 2 năm Hội đồng Nga-NATO bị đình chỉ mọi hoạt động. Mát-xcơ-va khẳng định, Nga không từ chối đối thoại với NATO trong khuôn khổ Hội đồng Nga-NATO, bởi sự đối thoại này không vì mục tiêu hợp tác mà vì mục đích củng cố an ninh của toàn bộ khu vực châu Âu-Đại Tây Dương.
Bóng ma chiến tranh Lạnh mới.
Tuy nhiên, với những điều kiện đi kèm với nối lại đối thoại, các chuyên gia cho rằng quan hệ Nga-NATO khó tan băng trong một sớm một chiều. Thậm chí, trong bài phát biểu tại Hội nghị an ninh Mu-ních, Thủ tướng Nga Đmi-tơ-ri Mét-vê-đép còn cảnh báo, Nga và các nước phương Tây đã rơi vào một cuộc chiến tranh Lạnh mới.
Theo Thủ tướng Mét-vê-đép, "đường lối chính trị của NATO với Nga vẫn là thù địch và đóng kín". Ông Mét-vê-đép nêu rõ, hầu như mỗi ngày đều có những thông báo về "mối đe dọa khủng khiếp nhất", lúc thì đối với NATO nói chung, lúc thì với riêng châu Âu, Mỹ và các nước khác, được coi là xuất phát từ Nga. Ông Mét-vê-đép khẳng định, dù thế giới phải đối mặt với nhiều mối đe dọa thực tế, thì các nước phương Tây cần hiểu rằng chúng hoàn toàn khác, không liên quan tới Nga.
Gia tăng các cuộc tập trận ở sát sườn phía Đông của Nga, NATO đang gây lo ngại cho Mát-xcơ-va. Ảnh: AP.
Để củng cố cho lập luận của mình rằng phương Tây nên quan tâm tới những vấn đề an ninh trong không gian châu Âu - Đại Tây Dương hơn là nhấn mạnh vào yếu tố Nga trong tổng thể những mối đe dọa trong tương lai, Thủ tướng Nga dẫn ra một vài ví dụ. Đó bối cảnh tình hình trên thế giới đang "khá bi đát": không có một châu Âu lớn thống nhất, các nền kinh tế châu Âu yếu kém, xung đột tại Trung Đông và Bắc Phi ngày càng leo thang, quan hệ giữa Liên minh châu Âu (EU) với Nga bị hủy hoại, còn ở U-crai-na đang diễn ra nội chiến. Người đứng đầu Chính phủ Nga nhấn mạnh, hệ thống an ninh châu Âu hiện nay có những vấn đề nhất định, đồng thời kêu gọi phương Tây từ bỏ "học thuyết kiềm chế" trong quan hệ với Nga, phối hợp nỗ lực với Mát-xcơ-va nhằm giải quyết những vấn đề thách thức thế giới.
Sau cuộc khủng hoảng kéo dài tại miền Đông U-crai-na, mối quan hệ giữa Nga và NATO đang đi xuống mức thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh, với các lệnh trừng phạt mà Mỹ và châu Âu nhằm vào Nga. Đó là chưa kể đến số cuộc tập trận cao bất thường trong năm 2015 mà cả hai phía tiến hành như một hình thức răn đe, hoặc chuẩn bị cho các tình huống xấu.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, bất chấp những mâu thuẫn, Nga và NATO sẽ không rơi vào cuộc xung đột quân sự mới. Những mâu thuẫn về lợi ích như hiện tại có thể sẽ chỉ biểu hiện ra ở một cuộc đối đầu nhỏ hơn, không trực tiếp, tức là leo thang thành một cuộc chiến "lồng ghép", gồm những hoạt động quân sự chủ yếu tập trung vào các cuộc tấn công mạng, các chuyến bay trinh sát dọc theo biên giới nhằm thăm dò phản ứng, trừng phạt kinh tế và tuyên truyền chống phá. Đối với phương Tây, có lẽ mục tiêu cuối cùng của cuộc chiến lồng ghép đang diễn ra là, nếu không thay đổi được chế độ, thì ít nhất cũng buộc Nga từ bỏ chính sách đối ngoại hiện nay và những tuyên bố quyền lãnh đạo trong khu vực. Phương Tây cần một nước Nga ôn hòa và biết điều hơn nhằm giải quyết những vấn đề gai góc khác của thế giới. Nhưng có thể, những toan tính đó chỉ dẫn tới sự kháng cự mạnh hơn của chú gấu Nga mà thôi.
Tùng Lâm.
|
Báo Hoàn cầu: Trung Quốc lớn nhưng không mạnh | VOV.VN - Thế giới không nhìn nước lớn hay nhỏ mà nhìn anh mạnh hay yếu. | Thế giới | Ngày 11/8, mạng Hoàn Cầu có bài Trung Quốc ngày nay là nước lớn nhưng không phải là nước mạnh, nội dung chính như sau: Theo Học giả Trung Quốc Hồ Tiên Thành, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản mới đây tự xưng rằng, Nhật Bản là nước lớn, gây nên việc tranh cãi về sự lớn hay nhỏ đối với một Quốc gia. Nhìn nhận một nước lớn hay nhỏ, nhìn chung các ý kiến đều đánh giá về dân số, diện tích (bao gồm cả biển), quy mô nền kinh tế, tầm ảnh hưởng chính trị quốc tế.
Trung Quốc trong mắt thế giới là nước lớn, vì dân số đứng đầu thế giới, nền kinh tế đứng thứ hai thế giới, có diện tích tới 9,6 triệu km2 lục địa và 3 triệu km biển. Ngoài ra, Trung Quốc còn là nước Thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Vì vậy, việc Trung Quốc đưa ra phương châm Ngoại giao nước lớn là phù hợp với tình hình thực tế của Trung Quốc.
Trung Quốc đang muốn phô trương sức mạnh Hải quân của mình (Ảnh AP).
Việc Nhật Bản tự xưng là nước lớn Trung Quốc cũng không nên cười nhạo, quá đi vào việc mổ xẻ cách gọi nước lớn hay nhỏ sẽ không mang lại nhiều ý nghĩa thực tế.
Mỹ không cần phải khẳng định mình là nước lớn, nhưng không ai có thể phủ nhận được điều này, ngày nay Mỹ là một nước lớn mạnh nhất thế giới, thậm chí là một siêu cường. Singapore bị xem là nước nhỏ nhưng tầm ảnh hưởng chính trị quốc tế khiến nhiều nước khác ngưỡng mộ.
Danh hiệu nước lớn là thứ hư vinh, cho người ta có cảm giác nước lớn là ảnh hưởng quốc tế lớn. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều khi trong xử lý các vấn đề quốc tế, đương nhiên là phải coi trọng thực lực, nước có mạnh, ảnh hưởng được nâng tầm thì mới được thế giới tôn trọng và cho mình là nước lớn. Thế giới không nhìn nước lớn hay nhỏ mà nhìn anh mạnh hay yếu, vì vậy danh từ tự xưng nước lớn ngoài việc mang lại một chút hư vinh cho người dân thiếu tự tin, nó sẽ không mang lại bất kỳ lợi ích thực chất nào cho đất nước. Trái lại, việc mang danh nước lớn sẽ buộc phải đóng góp nhiều trách nhiệm và nghĩa vụ quốc tế hơn.
Trung Quốc ngày nay là nước lớn nhưng không phải là nước mạnh. Điều này nhắc nhở Trung Quốc cần đặt trọng tâm hơn ở các vấn đề xây dựng mạnh hay không mạnh, nếu không dễ làm lệch định hướng xây dựng và phát triển của Trung Quốc. Mặc cho Nhật Bản tự xưng là lớn hay nhỏ, Trung Quốc chỉ nên xây dựng đất nước mình mạnh hơn.
Bình luận về sức mạnh của Trung Quốc, tạp chí The Diplomat của Nhật cho rằng trong khi bá quyền của Mỹ được điều tiết theo ý thức hệ tương đối tự do và nếu coi Mỹ là đế chế thì đó là đế chế sức mạnh mềm, thì mặc dù Trung Quốc có sức mạnh nhưng Trung Quốc sẽ không bao giờ trở nên vĩ đại nếu nước này không bảo vệ cho mục đích cao hơn bản thân mình. Thực tế, Trung Quốc hiện có cách nghĩ nhỏ nhen, lợi ích cá nhân và thực dụng, chỉ nhằm tối đa hóa lợi ích và sức mạnh Quốc gia. Trung Quốc chưa quan tâm nhiều tới quản trị toàn cầu, đồng thời chưa có các đồng minh và có các mối quan hệ căng thẳng với nhiều nước trên thế giới./.
|
2,5 triệu cử tri Jordan bắt đầu bầu cử Quốc hội | Sáng 9/11, khoảng 2,5 triệu cử tri Jordan đủ tư cách bắt đầu đi bỏ phiếu để bầu Quốc hội mới của nước này. | Thế giới | Thủ tướng Jordan Samir Rifai thực hiện nghĩa vụ công dân của mình tại một ngôi trường ở Jabal Al-Hussein, gần trung tâm thủ đô Amman. Tham gia cuộc bầu cử lần này có 763 ứng cử viên, gồm 134 nữ, tranh 120 ghế Hạ viện với nhiệm kỳ 4 năm. Chính phủ Jordan tuyên bố ngày 9/11 là ngày nghỉ nhằm khuyến khích người dân tham gia bỏ phiếu. Lần đầu tiên chính phủ nước này cho phép các tổ chức quốc tế giám sát bầu cử. Trong khi đó, nhóm đối lập chính tại Jordan là Mặt trận Hành động Hồi giáo (IAF) đã quyết định tẩy chay cuộc bầu cử, viện cớ luật bầu cử sửa đổi thông qua hồi tháng Năm của Jordan là nhằm hạn chế ảnh hưởng của IAF, tạo ra một cuộc bầu cử "thiếu minh bạch và công bằng.". An ninh tại Jordan đã được thắt chặt trong ngày bầu cử, với sự bảo vệ của hơn 40.000 cảnh sát và binh sĩ. Dự kiến, các điểm bỏ phiếu đóng cửa lúc 19 giờ (giờ địa phương) và việc kiểm phiếu sẽ bắt đầu từ 20 giờ 30 cùng ngày. Bầu cử Quốc hội tại Jordan diễn ra trong bối cảnh quốc gia Trung Đông này đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế sâu sắc, với thâm hụt ngân sách lên tới 2 tỷ USD và nợ nước ngoài tới 11 tỷ USD./. (TTXVN/Vietnam+).
|
Bật mí sức mạnh đáng gờm của Quân đội Triều Tiên | (Kiến Thức) - Về sức mạnh của Quân đội Triều Tiên, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis cho biết mọi giải pháp quân sự chống Bình Nhưỡng đều dẫn đến hậu quả khôn lường. | Thế giới | Trong những ngày này, thế giới đang tập trung vào tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng trong việc phát triển tên lửa có thể tiến hành tấn công hạt nhân vào lãnh thổ Mỹ, mà quên đi sức mạnh đáng gờm của các lực lượng thông thường trong Quân đội Triều Tiên.
Tên lửa phóng loạt của Triều Tiên là một trong nhiều loại vũ khí thông thường có thể hủy diệt thủ đô Seoul của Hàn Quốc. Ảnh Daily Express.
Ngày 22/5, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis cho rằng bất kỳ giải pháp quân sự nào đối với cuộc khủng hoảng Triều Tiên sẽ dẫn đến hậu quả "bi thảm với quy mô không thể nào tin nổi. Đây chính là lý do mà giải pháp ngoại giao được xem là giải pháp duy nhất để giải quyết khủng hoảng trên Bán đảo Triều Tiên.
Quân đội Triều Tiên mạnh cỡ nào?
Nhà phân tích Nick Bisley, giám đốc điều hành La Trobe Asia và là tổng biên tập Tạp chí Các vấn đề Quốc tế của Australia , cho biết quân đội Triều Tiên là cơ quan quyền lực thứ hai, chỉ xếp sau các nhà lãnh đạo họ Kim.
Mặc dù CHDCND Triều Tiên có dân số ước tính khoảng 25 triệu người, nhưng nước này lại có quân đội lớn thứ hai ở Châu Á, chỉ đứng sau Trung Quốc.
Giáo sư Bisley cho biết quân số thường tực của Quân đội Nhân dân Triều Tiên vào khoảng 1,2 triệu binh sĩ và 2/3 số quân này được triển khai cách khu phi quân sự (DMZ) trong vòng vài chục cây số. Nói cách khác, lực lượng quân sự khổng lồ này ở ngay trước ngưỡng cửa thủ đô Seoul của Hàn Quốc.
CHDCND Triều Tiên lực lượng pháo binh, tên lửa phóng loạt đồ sộ nhắm vào thủ đô Seoul, một thành phố có dân số 10 triệu người và cách DMZ trong tầm đạn pháo.
Giáo sư Bisley nhận định rằng Quân đội Triều Tiên có khả năng nhanh chóng hủy diệt Seoul bằng vũ khí thông thường, chứ chưa nói đến các loại vũ khí tiên tiến nhất.
Nhiều nhà quan sát cho rằng pháo binh Triều Tiên có thể tập trung hỏa lực gây ra sức tàn phá không kém gì một cuộc tấn công hạt nhân, chỉ có điều không gây ra phóng xạ.
Theo giáo sư Bisley, không còn nghi ngờ gì nữa về việc binh sĩ Triều Tiên có thể ồ ạt tràn qua DMZ, khi xảy ra Chiến tranh Triều Tiên lần thứ hai. Ông cho biết thêm Mạng lưới đường hầm rộng lớn cho phép Bắc Triều Tiên xâm nhập vào Hàn Quốc. Về thương vong của cuộc chiến tranh trên Bán đảo Triều Tiên lần này, nhà phân tích Nick Bisley ước tính con số lên tới hàng triệu người.
Giáo sư Bisley nói rằng tuy có thể thờ ơ trước sự đau khổ của người dân, nhưng nhà lãnh đạo Kim Jong-un vẫn hành động "hoàn toàn hợp lý".
Một cựu quan chức CIA cho biết trong vòng 4 năm tới, Triều Tiên có thể sở hữu tên lửa mang đầu đạn hạt nhân 10-kiloton tấn công khu vực bờ biển phía tây nước Mỹ và có thể giết chết 100.000 người. Để làm được điều đó, Triều Tiên còn cần nhiều hơn việc sở hữu lửa đạn đạo xuyên lục địa.
Giáo sư Bisley nhận định Triều Tiên cần phải tiến tới mức có thể tồn tại trước một cuộc tấn công phủ đầu và vẫn có thể tung ra một cuộc phản công hạt nhân gây thiệt hại lớn cho nước Mỹ. Ông cho rằng còn lâu Triều Tiên mới đạt đến trình độ đó.
Minh Châu (Theo ABC News).
|
Thủ tướng Nhật bị kêu gọi từ chức sau thảm họa | Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan đang phải đối mặt với những lời kêu gọi ông từ chức từ các nhà lãnh đạo cao cấp của đảng đối lập và các nghị sỹ đảng cầm quyền. | Thế giới | Họ phẫn nộ vì cách ứng phó của Thủ tướng sau trận động đất và sóng thần gây ra cuộc khủng hoảng hạt nhân. Ngày 14/4, ông Sadakazu Tanigaki, Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do (LDP) đối lập, nói rằng đã đến lúc ông Kan quyết định có từ chức hay không bởi điều ông Tanigaki gọi là cách xử lý kém cỏi của Thủ tướng trong hoạt động cứu hộ. Ông nói rằng, việc tiếp tục quyền lãnh đạo hiện nay của Thủ tướng Kan sẽ là điều hết sức bất hạnh cho nhân dân Nhật. Những người phê bình ông Kan ban đầu đã kiềm chế không chỉ trích Thủ tướng sau khi xảy ra trận siêu động đất cường độ 9 độ Richter kèm theo sóng thần ập vào vùng duyên hải Thái Bình Dương của đảo Honshu và làm hư hại nhà máy điện hạt nhân hôm 11/3. Kể từ đó, ông Kan đã kêu gọi hợp tác giữa các đảng để giúp đất nước phục hồi sau thảm họa nghiêm trọng nhất thời hậu chiến này. Ông Kan cũng phải đối mặt với lời kêu gọi từ chức từ ngay trong Đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) cầm quyền. Chủ tịch Thượng Viện, ông Takeo Nishioka nói rằng ông Kan phải từ chức vì đã không xử lý thích đáng sau ba tai họa liên tiếp này. Một ngày trước đó, một đối thủ của Thủ tướng trong DPJ, ông Ichiro Ozawa cũng đã chỉ trích cách đối phó của ông Kan trước cuộc khủng hoảng này./. (Vietnam+).
|
Hai máy bay đâm nhau gãy cánh | Hai phi cơ thuộc hãng Ryanair của Ireland gãy cánh sau cú va chạm khi đang chuẩn bị rời khỏi đường băng ở sân bay Dublin sáng 1/4. | Thế giới | Máy bay hư hại sau cú va chạm ở Ireland. Ảnh: AP.
Những hình ảnh ghi lại cho thấy cánh của một máy bay gần như gãy thành 2 mảnh sau cú va chạm vào khoảng 8h sáng nay tại sân bay Dublin, Daily Mail đưa tin.
Máy bay mang số hiệu FR812 đang trên hành trình tới Edinburgh, Scotland, trong khi chiếc còn lại bay tới Zadar, Croatia. Hai phi cơ đều thuộc hãng hàng không giá rẻ Ryanair. Nhà chức trách cho hay các hành khách đều an toàn.
Hành khách phải ngồi trên phi cơ khoảng 90 phút để chờ xe buýt tới và được chuyển sang máy bay khác. Cuối cùng, họ tới Scotland chậm hơn so với kế hoạch 3 tiếng, Shannen Murphy, người ngồi trên phi cơ gãy cánh chia sẻ với Daily Mail.
Đây là lần thứ 2 trong vòng 6 tháng, 2 phi cơ của Ryanair va chạm tại sân bay nhộn nhịp nhất Ireland.
Sự cố tại sân bay Dublin xảy ra sau khi phi công 4U9525 điều khiển máy bay của Germanwings (Đức) lao xuống dãy Alps thuộc miền nam nước Pháp khiến 150 người thiệt mạng.
Máy bay Anh hạ cánh khẩn cấp vì hành khách đấm tiếp viên Một máy bay của hãng hàng không giá rẻ easyJet (Anh) phải hạ cánh khẩn cấp sau khi hành khách nổi giận vì phải đợi lâu để mua một chiếc bánh sandwich.
Điểm trùng hợp trong các thảm họa máy bay vì phi công tự sát.
Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hành vi tự sát của phi công là trầm cảm, các mối quan hệ xã hội biến động và tài chính khó khăn, theo báo cáo của Cơ quan Quản lý Hàng không Mỹ.
Đỗ Quyên.
|
Ông Assad có thể sẽ tiếp tục tranh cử vào năm 2014 | Hãng ITAR-TASS dẫn lời Bộ trưởng Thông tin Syria Omran az-Zouby cho biết Tổng thống Syria Bashar al-Assad sẽ tại vị cho đến khi diễn ra cuộc bầu cử tổng thống năm 2014 và có thể sẽ lại ghi danh tranh cử tổng thống nhiệm kỳ tiếp theo. | Thế giới | Tổng thống Syria Bashar al-Assad. (Nguồn: AFP/TTXVN).
Ông Omran az-Zouby nhấn mạnh Tổng thống đương nhiệm Bashar al-Assad hoàn toàn có quyền tiếp tục tranh cử cho cương vị hiện nay ông đang nắm giữ.
Nhân dân Syria vẫn muốn nhìn thấy ông Bashar al-Assad trên cương vị người lãnh đạo quốc gia của mình, mặc cho phe đối lập, Mỹ và các đối thủ khác có nói gì. Syria sẽ vẫn thống nhất một quan điểm là quốc gia, dân tộc và tổng thống, Bộ trưởng Thông tin Syria Omran az-Zouby phát biểu trước báo giới ở Damacus.
Ông Omran az-Zouby bày tỏ tin tưởng rằng tổng thống sẽ lại ghi danh tranh cử trong cuộc bầu cử người lãnh đạo quốc gia sắp tới và ông ấy sẽ quyết định đúng./.
Khôi Nguyên (Vietnam+).
|
Hà Nội 39 năm sau ngày B52 tàn phá | - Tiếng bom rơi chấm dứt đã gần bốn thập niên, Hà Nội của hôm nay đầy ắp tiếng cười, trở thành thành phố Vì hòa bình trong lòng cộng đồng quốc tế. Nhưng dấu ấn của những ngày cuối năm 1972, của "Điện Biên Phủ trên không" vẫn còn đó... | Thế giới | Ga Hà Nội đổ nát trong trận ném bom và hiện tại. Nhà ga hiện đón hàng nghìn lượt khách mỗi ngày.
Phố Khâm Thiên: Trận ném bom B52 đêm 26/12/1972 phá hủy hoàn toàn 17 tổ dân phố khiến 287 người dân, trong đó có 91 phụ nữ, 40 cụ già, 55 trẻ em thiệt mạng. Phố Khâm Thiên ngày nay trở thành một khu buôn bán sầm uất với nhiều cửa hàng phong phú.
Trận ném bom ngày 22/12/1972 đã cướp đi sinh mạng của 28 người gồm bác sĩ, y tá, kỹ thuật viên, hộ lý và cả bệnh nhân Bệnh viện Bạch Mai. Sau gần 40 năm, bệnh viện đã được xây dựng hiện đại hơn, trở thành một trong những bệnh viện lớn nhất của cả nước.
Cửa Bắc - phố được mang tên cửa ô duy nhất còn lại của thành Hà Nội thời Nguyễn. Trưa 21/12/1972, Mỹ dùng máy bay F111 ném bom nhiều điểm dân cư ở nội thành, trong đó có phố Cửa Bắc. Giờ đây, phố là một trong những điểm đến quen thuộc của khách nước ngoài.
Hồ Trúc Bạch: Nơi đây năm xưa là trận địa pháo của 12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên không.
Phóng sự ảnh: Thanh Hải - Quang Thái.
( Ảnh tư liệu của nhà nhiếp ảnh Chu Chí Thành và Thông tấn xã Việt Nam).
|
Chiến trường Syria: Phe nổi dậy đầu hàng, quân Assad nhận chiến lợi phẩm 'khủng' | Các lực lượng vũ trang bất hợp pháp đến từ phía tây nam Syria đã đầu hàng, giao nộp 3 xe tăng, hai bích kích pháo và 5 hệ thống vũ khí phòng không cho chính quyền Damascus trong 24 giờ qua. Đây là thông tin vừa được Trung tâm Hòa giải của Bộ Quốc phòng Nga ở Syria cho biết trong một tuyên bố. | Thế giới | Ảnh minh họa.
"Sau các cuộc đàm phán giữa lãnh đạo của chính quyền địa phương và các nhóm vũ trang bất hợp pháp ở khu vực an toàn phía tây nam Syria, cùng với sự giúp đỡ của Trung tâm Hòa giải của Nga, ba chiếc xe tăng, hai bích kích pháo, 5 vũ khí phòng không, 1 súng máy, 3 xe tải quân sự cùng với một số lượng lớn đạn dược đã được trao cho chính quyền của Tổng thống Assad trong 24 giờ qua, tuyên bố của Trung tâm Hòa giải của Nga cho hay.
Theo tuyên bố của phía Nga, bất chấp chế độ ngừng bắn đang được thực hiện, các nhóm vũ trang bất hợp pháp hoạt động ở vùng an toàn Idlib vẫn tiếp tục có những hành động vi phạm.
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Nga đưa tin, khoảng 1,2 triệu người tị nạn Syria đã được trở về nhà kể từ hồi tháng 9 năm 2015 sau khi quân đội Nga bắt đầu can thiệp quân sự vào chiến trường này theo đề nghị của chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad. Có đến 1,186 triệu người Syria đã được trở về nhà từ những trại tị nạn trong giai đoạn này, tờ Krasnaya Zvezda đưa tin.
Syria đã chìm trong cuộc nội chiến đẫm máu kể từ năm 2011 với cuộc đối đầu ác liệt giữa quân chính phủ với các phe nhóm đối lập và tổ chức khủng bố.
Hiện tại, sau hơn 7 năm, quân đội trung thành với Tổng thống Assad đang bước ngày một gần đến một chiến thắng toàn diện. Chính quyền Syria đã nắm quyền kiểm soát toàn bộ thủ đô Damascus thành trì quyền lực của Tổng thống Assad. Hiện tại, quân đội đang thực hiện một chiến dịch quân sự quy mô lớn ở chiến trường tây nam với mục tiêu giành lại khu vực chiến lược nằm giáp với biên giới Jordan và vùng Cao nguyên Golan do Israel kiểm soát. Quân đội Syria trong thời gian vừa qua đã giành chiến thắng như chẻ trên ở chiến trường tây nam và đã kiểm soát đến 80% lãnh thổ trong khu vực từ mức 30% khi bắt đầu chiến dịch.
Trong phát biểu mới nhất, Tổng thống Assad tuyên bố, quân đội chuẩn bị tập trung lực lượng cho mục tiêu tiếp theo là lấy lại tỉnh Idlib thành trì lớn cuối cùng còn lại nằm trong tay phe nổi dậy Syria.
Liên quan đến Idlib, phe đối lập vừa mới lên tiếng cho biết, họ muốn thảo luận về tình hình ở chiến trường Idlib, về việc thả các tù nhân cũng như vấn đề thành lập ủy ban hiến pháp tại các cuộc đàm phán Astana dự kiến diễn ra ở thành phố nghỉ dưỡng Sochi ủa Nga trong hai ngày 30 và 31/7, người đứng đầu phái đoàn đàm phán của phe đối lập ông Ahmad Toma hôm qua (28/7) cho biết.
"Sẽ có ba chủ đề chính: Idlib, giải phóng các tù nhân và ủy ban hiến pháp, ông Toma cho hay.
Theo lời ông Toma, việc thả các tù nhân là một chủ đề mới và nó sẽ có trong chương trình nghị sự. Ông Toma tin rằng, việc tạo ra một cơ chế sẽ có thể giúp giải quyết vấn đề tù nhân.
Trong khi đó, quyết định thành lập ủy ban hiến pháp đã được đưa ra tại cuộc họp ở Sochi hồi cuối tháng Một đầu năm.
Phái đoàn của phe đối lập Syria tham gia các cuộc đàm phán ở Sochi gồm khoảng 10 người và do ông Toma dẫn đầu, phát ngôn viên của phái đoàn ông Ayman Asimi cho biết. Ông Toma là đại diện của Liên minh Các nhóm Đối lập và Cách mạng Syria đồng thời cũng từng là người đứng đầu chính phủ lâm thời mà liên minh nổi dậy tuyên bố thành lập.
Kiệt Linh (tổng hợp).
|
Nhật Bản tuyên bố triển khai biện pháp trừng phạt Triều Tiên | (VOV) -Nhật Bản sẽ áp dụng lệnh trừng phạt đối với Ngân hàng Ngoại thương của CHDCND Triều Tiên. | Thế giới | Ngày 19/3, Nhật Bản tuyên bố sẽ ngay lập tức hành động nhằm triển khai các biện pháp trừng phạt mới, mà LHQ trước đó đã áp đặt với CHDCND Triều Tiên.
Phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ của Chính phủ, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết: Chính phủ Nhật Bản sẽ nhanh chóng thực thi các lệnh trừng phạt của LHQ nhằm vào CHDCND Triều Tiên, trong đó có biện pháp hạn chế các hoạt động tài chính và vận chuyển hàng hóa đến và đi từ nước này. Theo đó, chúng tôi sẽ áp dụng lệnh trừng phạt đối với Ngân hàng Ngoại thương của CHDCND Triều Tiên.
Động thái này của Nhật Bản diễn ra trong bối cảnh Thứ trưởng Tài chính Mỹ David Cohen đang ở thăm Nhật Bản.
Theo Đại sứ quán Mỹ tại Nhật Bản, trong chuyến thăm này, ông Cohen đã tiến hành các cuộc thảo luận với giới chức tài chính Nhật Bản, nhằm triển khai các biện pháp trừng phạt nhằm vào chương trình hạt nhân của CHDCND Triều Tiên./.
|
Keidanren hủy chuyến thăm Trung Quốc vì căng thẳng | Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (Nippon Keidanren), tổ chức đại diện cho các tập đoàn lớn nhất Nhật Bản, ngày 19/4 cho biết họ quyết định hủy chuyến thăm Trung Quốc theo kế hoạch vào tháng 5 do căng thẳng quan hệ song phương trong tranh chấp lãnh thổ. | Thế giới | Quyết định trên được đưa ra sau khi hội nghị thượng đỉnh Nhật-Trung-Hàn dự kiến vào tháng 5 ở Seoul cũng bị hoãn do quan hệ Nhật-Trung căng thẳng. Keidanren cho rằng sẽ khó thu xếp các cuộc gặp với các quan chức Trung Quốc vào thời điểm hiện nay.
[Hoãn hội nghị thượng đỉnh ba nước Nhật-Trung-Hàn].
Một nhân viên Keidanren cho biết khó có thể thu xếp chuyến thăm Trung Quốc trước tháng 7.
Quan hệ Nhật-Trung căng thẳng sau khi chính phủ Nhật Bản quốc hữu hóa 3 trong số 5 đảo chính thuộc quần đảo Senkaku ở biển Hoa Đông mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư và cũng đòi chủ quyền.
Tuy nhiên, trong cuộc họp báo ngày 19/4, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vẫn khẳng định rằng Tokyo luôn để ngỏ cánh cửa đối thoại với Trung Quốc và việc cải thiện quan hệ Nhật-Trung là rất quan trọng./.
Minh Sơn/Tokyo (Vietnam+).
|
Tín hiệu “ping” - hy vọng mới trong việc tìm kiếm chiếc Boeing bị mất tích | Tín hiệu “ping” được tàu tuần tra Trung Quốc Haixun 01 ghi lại là một đầu mối hy vọng trong việc tìm kiếm máy bay Boeing hãng hàng không Malaysia bị mất tích gần một tháng trước đây - các nhà điều phối hoạt động tìm kiếm của Úc cho biết. | Thế giới | Các lực lượng tiếp tục tìm kiếm tung tích chiếc Boeing MH370 của Hàng không Malaysia.
Các đối tác tham gia hoạt động tìm kiếm dự đoán tín hiệu có khả năng thuộc về "hộp đen" của Boeing.
Phía Trung Quốc đã thông báo với Australia rằng, tàu Haixun 01 một lần nữa bắt được tín hiệu trong vòng 90 giây - Nguyên soái Không quân Australia Anggus Houston cho biết.
Tàu Trung Quốc đã ghi được tín hiệu ở tần số 37,5 kHz, tương tự tín hiệu phát ra từ pha vô tuyến bộ tự ghi trên máy bay. Thông thường, bộ phát của "hộp đen" hoạt động bằng pin sẽ ngừng gửi tín hiệu sau 30 ngày gặp tai nạn.
Như vậy, pin của "hộp đen" cũng sắp hết năng lượng và nếu không nhanh chóng khai thác tín hiệu này, manh mối cho cuộc tìm kiếm chiếc MH370 của Hàng không Malaysia sẽ càng mong manh hơn.
Theo Tiếng nói nước Nga.
|
Trung Quốc nỗ lực nắm trật tự kinh tế-chính trị châu Á | Trung Quốc không bỏ lỡ cơ hội dẫn đầu trật tự kinh tế-chính trị châu Á-Thái Bình Dương sau khi Mỹ rút khỏi TPP. | Thế giới | Tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây đã có bước thoái lui khỏi vai trò lãnh đạo kinh tế khu vực với hành động rút Mỹ khỏi thỏa thuận thương mại tự do Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Với nhiều chuyên gia, ông Trump đã để lại một khoảng khuyết lớn ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Và Trung Quốc (TQ) không bỏ lỡ cơ hội trám vào chỗ khuyết này.
Trong hai ngày 14 và 15-5 tới đây, tại Bắc Kinh (TQ) sẽ diễn ra diễn đàn Vành đai và Con đường vì Hợp tác Quốc tế với sự tham dự của 28 lãnh đạo châu Á, châu Âu, châu Phi và Mỹ La tinh. Tổng thống Nga Vladimir Putin, Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Su Kyi, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte sẽ tham dự. Hy vọng của các lãnh đạo thế giới là có thể giành một phần trong hàng trăm tỉ USD mà TQ đã hứa sẽ cho vay và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như các cảng biển, đường sắt, nhà máy điện.
Trật tự kinh tế mới...
Hai ngày diễn đàn này sẽ là cơ hội để TQ quảng bá kế hoạch phát triển hạ tầng và thương mại toàn cầu đầy tham vọng có tên Vành đai và Con đường. Đây cũng là cơ hội để Chủ tịch TQ Tập Cận Bình thể hiện mình như một lãnh đạo của một trật tự kinh tế mới.
Đây là một cơ hội nữa để ông Tập đánh bóng uy tín lãnh đạo và thể hiện mình trên trường thế giới - theo chuyên gia Tom Miller, tác giả cuốn Giấc mơ châu Á của TQ: Mưu đồ quyền lực dọc Con đường Tơ lụa mới. Trong khi đó theo ông, việc ông Trump rút khỏi TPP đồng nghĩa rút khỏi trung tâm lãnh đạo kinh tế châu Á và ông Tập đang cố trám chỗ khuyết đó.
Hoa trưng bày trên đường phố Bắc Kinh đón mừng diễn đàn Vành đai và Con đường. Ảnh: REUTERS.
Sáng kiến Vành đai và Con đường được chính Chủ tịch Tập công bố bốn năm trước trong chuyến thăm Kazakhstan. Sáng kiến này vốn lấy cảm hứng từ Con đường Tơ lụa trước kia - một mạng lưới tuyến đường thương mại bắt đầu từ TQ xuyên suốt châu Á đến Trung Đông, châu Phi và châu Âu. Quy mô của Vành đai và Con đường hôm nay bao choàng gần như toàn bộ thế giới, dù không bao gồm Mỹ.
Thời điểm này, việc thực hiện kế hoạch Vành đai và Con đường vẫn còn khiêm tốn với tổng số tiền TQ chi cho kế hoạch này trong bốn năm qua là 60 tỉ USD. TQ tính toán đầu tư nước ngoài trong năm năm tới của mình sẽ 600-800 tỉ USD, trong đó phần lớn sẽ đầu tư cho các nước liên quan đến sáng kiến Vành đai và Con đường.
Các động cơ của TQ trong kế hoạch Vành đai và Con đường căn bản là về kinh tế, mong muốn tìm một hướng tăng trưởng mới, tìm kiếm các thị trường nước ngoài để bù vào sự bão hòa trong nước. Các dự án xây dựng hạ tầng có thể giúp giải quyết lượng thép, xi măng tồn đọng do sản xuất thừa công suất của TQ. Trong khi đó khu vực phía Tây chậm phát triển của TQ có thể được lợi khi được nối kết với phần còn lại của châu Á từ con đường này.
... sẽ dẫn tới trật tự chính trị.
Tuy nhiên, bên cạnh cái lợi về kinh tế, không thể không nhìn dự án này qua con mắt địa chính trị. Hay có thể nói đây là một nỗ lực khuếch trương tầm ảnh hưởng của TQ, theo chuyên gia Paul Haenle tại Trung tâm Chính sách toàn cầu Carnegie-Thanh Hoa (TQ).
Các nước nhỏ phụ thuộc vào tiền của TQ có thể sẽ thấy có nghĩa vụ phải ủng hộ quan điểm TQ trong các vấn đề quốc tế. Trong khi đó các hạng mục hạ tầng như cảng biển có thể sẽ được sử dụng hai mục đích, một ngày nào đó sẽ hỗ trợ sức mạnh quân sự của TQ.
Tuy nhiên, liệu TQ có thuận lợi đạt các mục tiêu trên không?
Tôi có chút bi quan. Không chỉ vì TQ có nhiều thách thức tự thân mà việc xây dựng hạ tầng thương mại cũng không đơn giản: Đặc điểm địa lý, quyền sở hữu đất đai, các vấn đề chính trị, xã hội, môi trường - theo chuyên gia Matthew Goodman tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (Mỹ).
Dữ liệu Bộ Thương mại Mỹ cho thấy đầu tư trực tiếp từ TQ đến các nước nằm trên Vành đai và Con đường giảm 2% trong năm 2016 và tiếp tục giảm 18% trong mấy tháng đầu năm 2017.
Khi bắt đầu không phải mọi dự án đầu tư đều suôn sẻ, một phần vì các công ty TQ có thói quen giao dịch, thỏa thuận với các lãnh đạo, chính trị gia mà ít màng đến quan điểm của người dân địa phương. Các dự án có thể bị ảnh hưởng nếu gặp phản đối từ người dân.
Hồi tháng 1, các biểu tình từng nổ ra ở Sri Lanka phản đối TQ xây dựng cảng biển và khu công nghiệp ở đây. Trước đó nữa, người dân các nước Myanmar, Campuchia cũng từng lo ngại việc TQ xây đập, cũng như lo lắng dân TQ nhập cư và chiếm đất ở các nước này. Các dự án đường sắt nối Thái Lan, Lào, Indonesia đã bị hoãn vì bất đồng quanh vấn đề chi phí. Trong khi đó, một dự án quan trọng ở châu Âu - một tuyến đường sắt nối TP Budapest (Hungary) và TP Belgrade (Serbia) đang bị Ủy ban châu Âu điều tra.
TQ có vẻ đã rút kinh nghiệm từ những sự cố này. Ngân hàng Đầu tư hạ tầng châu Á của TQ đã thuê chuyên gia phương Tâ- nghiên cứu các quy định toàn cầu, cam kết sẽ tuân thủ, minh bạch các quy định về xã hội, môi trường.
Ủng hộ và hoài nghi.
Sáng kiến Vành đai và Con đường của ông Tập nhận được cả sự ủng hộ và hoài nghi từ bên ngoài TQ.
Ấn Độ không hài lòng khi một trong số các dự án quan trọng hàng đầu - tạo lập một hành lang kinh tế trị giá 50 tỉ USD đến biển Ả Rập - lại đi ngang qua lãnh thổ nước đối thủ của mình là Pakistan. Sự bất mãn này là lý do Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi không tham dự diễn đàn của TQ.
Các lãnh đạo Đức, Pháp, Anh cũng sẽ không có mặt tại diễn đàn Vành đai và Con đường. Lý do chính thức là vì vướng bận bầu cử trong nước nhưng bên cạnh đó còn có lý do khác là các nước lớn ở châu Âu đang lo ngại TQ có ý định phá hoại sự thống nhất của châu lục bằng cách đổ tiền cho các nước châu Âu nghèo hơn. Các lãnh đạo châu Âu cũng không hài lòng việc TQ không nỗ lực mở cửa thị trường và khuyến khích đầu tư nước ngoài.
Biểu ngữ quảng bá diễn đàn trên đường phố TQ. Ảnh: GETTY IMAGES.
Tổng thống Nga Putin dù sẽ có mặt tại diễn đàn nhưng thực ra cũng đang rất cẩn trọng với kế hoạch Vành đai và Con đường của TQ. Ông Putin rất thận trọng với ảnh hưởng của TQ ở Trung Á - một khu vực Nga xem là sân sau của mình, theo chuyên gia Frederick Starr, Chủ tịch Viện Trung Á-Caucasus và Chương trình nghiên cứu Con đường Tơ lụa tại ĐH Johns Hopkins (Mỹ).
TQ bỏ công sức vào kế hoạch Vành đai và Con đường nhiều hơn Mỹ đã bỏ công vào kế hoạch Con đường Tơ lụa mới cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton nêu ra năm 2011 với mục đích nối Trung với Nam Á. Ý tưởng này của bà Clinton không được thực hiện.
Chính phủ Obama đã chọn giữ khoảng cách với sáng kiến Vành đai và Con đường của TQ. Tuy nhiên, theo chuyên gia Haenle, lần này chính phủ Trump cần phải gắn kết một cách tích cực với sáng kiến này của TQ nếu Mỹ không muốn tự cô lập. Ngoài ra, Mỹ cũng cần có một kế hoạch dài hạn cho khu vực của riêng mình.
Đồng tình khả năng này, chuyên gia Goodman cho rằng đây là một thách thức lớn với Mỹ. Không còn TPP, chúng ta cần tái gắn kết, tìm cách khác để giữ vị thế ở vũ đài châu Á-Thái Bình Dương. Mỹ đang bị đe dọa rất lớn về cả kinh tế và chính trị. Chúng ta cần có một chiến lược kinh tế cho khu vực này.
|
Triều Tiên: Nói chiến tranh, làm... cải cách | (Kienthuc.net.vn) - Nếu chỉ nghe theo các phương tiện truyền thông thế giới, thì bán đảo Triều Tiên đang mấp mé bờ vực chiến tranh. | Thế giới | Nhà cải cách Pak Pong-ju được tái bổ nhiệm làm thủ tướng.
Trên thực tế, những tuyên bố hiếu chiến của Bình Nhưỡng về việc sẵn sàng tấn công Hàn Quốc và Mỹ chỉ là một phần của chiến dịch tuyên truyền ngoại giao như thường lệ. Chúng đánh lạc sự chú ý khỏi những tin tức quan trọng hơn từ Bình Nhưỡng. Trong bộ máy lãnh đạo của Triều Tiên đã xảy ra nhiều thay đổi đáng kể, cho phép hy vọng vào một số chỉnh đổi đường lối phát triển của đất nước, giáo sư người Nga Andrei Lankov tại trường Đại học Tổng hợp Côn Minh ở Seoul nhận định.
Hội đồng Nhà nước CHDCND Triều Tiên đã bổ nhiệm ông Pak Pong-ju, người nổi tiếng mang tư tưởng cải cách, làm tân Thủ tướng Triều Tiên. Ông này từng giữ chức vụ thủ tướng và đã đóng vai trò chủ chốt trong việc tổ chức "các biện pháp ngày 01 tháng Bảy" năm 2002 - nỗ lực cải cách triệt để nhất từ trước đến nay từng được chính phủ Bắc Triều Tiên áp dụng. Đặc biệt, trong đó dự kiến việc hợp pháp hóa một phần thương mại tư nhân và mở rộng đáng kể quyền tự quyết của các nhà quản lý trong những doanh nghiệp nhà nước. Những biện pháp này được thực hiện như động thái đối phó với sự rối loạn của nền kinh tế Triều Tiên sau cái chết của nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành.
Tuy nhiên, khi tình hình chung ở Triều Tiên đã được cải thiện đôi chút nhờ vào những biện pháp cải cách và viện trợ nhân đạo tập trung của nước ngoài, công cuộc cải cách đã bị dừng lại. Năm 2007, ông Pak Pong-ju bị miễn nhiệm chức vụ Thủ tướng và bị giáng xuống chức Giám đốc một đơn vị sản xuất tại Suncheon.
Tuy nhiên, sau cái chết của Chủ tịch Kim Jong-il và Kim Jong-un lên nắm quyền vào vào tháng Tư năm 2012, ông Pak đã trở lại chính phủ trên cương vị lãnh đạo bộ phận công nghiệp nhẹ của Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên. Và từ vị trí này bây giờ ông được tái bổ nhiệm vào chức thủ tướng. Quá khứ của ông như một nhà cải cách tiên phong cho phép hy vọng rằng những thay đổi mới đang chờ đợi Bắc Triều Tiên trong thời gian sắp tới.
Những kỳ vọng này còn được củng cố thêm bởi những thay đổi cơ cấu trong quân đội Triều Tiên, tiếp tục quá trình thay thế dần các tướng lĩnh quân đội bằng các tướng chính trị. Các quan sát viên nước ngoài đã vô cùng ngạc nhiên về việc không có tên Tổng Tham mưu trưởng và Bộ trưởng Các lực lượng vũ trang trong Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên. Tuy nhiên, Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Triều Tiên Choe Ryong Hae thì vẫn tại chức.
Ông Choe đầu tiên nắm giữ chức vụ Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản Bắc Triều Tiên, sau đó là chức Bí thư Tỉnh ủy thứ nhất. Như vậy, chức vụ của ông trong quân đội không được hỗ trợ bởi kinh nghiệm quân sự. Dù vậy, giờ đây chính ông là người có ảnh hưởng nhất trong đội ngũ tướng lĩnh và nguyên soái của Triều Tiên.
Điều này nằm trong xu hướng đã được biểu hiện khá rõ trong năm qua. Ảnh hưởng chính trị của quân đội giảm dần, còn ảnh hưởng của các nhà lãnh đạo đảng và các nhà kỹ trị, trái lại, đang tăng dần.
Mặc dù các phương tiện truyền thông Triều Tiên liên tục nói về việc chiến tranh có thể bùng phát vào bất cứ lúc nào, những tướng lĩnh quân đội vẫn đang tiếp tục bị gạt ra khỏi bộ máy chính quyền. Lại thêm một bằng chứng hiển nhiên rằng trên thực tế Kim Jong-un không hề có kế hoạch chiến tranh nào cả. Ông ta không chỉ không có kế hoạch chủ động tấn công mà cũng không hề chờ đợi một cuộc tấn công nào từ bên ngoài.
Việc tái bổ nhiệm ông Pak Pong Ju và những thay đổi trong quân đội có đồng nghĩa với việc Triều Tiên đang bắt đầu thay đổi?
Hiện chưa có câu trả lời cho câu hỏi này. Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng những cải cách ở Triều Tiên hoàn toàn có thể kết hợp với những tuyên bố hiếu chiến cũng những nhắc nhở liên tục về những quan hệ thù địch bao quanh. Dù sao đi nữa, việc nói về mối đe dọa bên ngoài sẽ đoàn kết quần chúng nhân dân và có thể làm họ trở nên dễ dàng điều khiển hơn. Trong khi đó, một dân tộc phục tùng và dễ điều khiển không chỉ cần cho những nhà bảo thủ mà cả cho những nhà cải cách ở Triều Tiên.
|
Ý tưởng biến súng đạn thành đồ trang sức của “siêu thị trưởng” | Thị trưởng thành phố Newark (bang New Jersey), ông Cory Booker, một ngôi sao đang lên của đảng Dân chủ và được người dân yêu mến thường gọi là "Siêu Thị trưởng", vừa có một quyết định được dư luận rất hoan nghênh: đó là hợp tác với một công ty kim hoàn thực hiện kế hoạch biến súng đạn thành đồ trang sức! Trong lúc đạo luật về hạn chế sử dụng súng vừa được Tổng thống Obama ký thì Thị trưởng Cory hưởng ứng bằng ý tưởng đầy sáng tạo là những khẩu súng và vỏ đạn thu giữ sẽ được đun chảy và chế tác thành những chiếc vòng đeo tay và lắc với giá bán 150 - 375 USD. | Thế giới | Cory tin rằng tuy "không phải là liều thuốc trị bách bệnh" nhưng kế hoạch đã cho thấy những nỗ lực của ông nhằm tạo sự khác biệt trong vấn đề bạo lực do súng gây ra. Đây cũng chính là một bước đi quan trọng của Cory trong chiến dịch tranh cử vào Thượng viện năm 2014 sau nhiều năm chờ đợi.
Một thị trưởng xông xáo và dũng cảm.
Sinh năm 1969 ở Washington, tốt nghiệp Đại học Stanford về xã hội học và Đại học Oxford về lịch sử, đồng thời là tiến sĩ luật của Đại học luật Yale, Cory Booker được bổ nhiệm vào một vị trí trong Hội đồng thành phố Newark năm 1998. Sau đó ông trở thành thị trưởng thành phố này vào năm 2006 và đã đưa ra nhiều đề xuất để cải thiện chất lượng thành phố Newark. Ông có phong cách chỉ huy ít nhiều mang tính lý tưởng và hiếm gặp thời nay như sẵn sàng nhảy ra khỏi giường nửa đêm đi cứu dân bị kẹt trong bão tuyết, hay giúp tài xế bị tai nạn giữa đường và điều khiển giao thông trong khi chờ cảnh sát đến hiện trường.
Thị trưởng Cory được người dân kính nể vì không ít lần ông xả thân cứu người. Hai tuần sau khi nhậm chức thị trưởng, ông đã chứng kiến cuộc chạm trán giữa một cảnh sát và một gã tội phạm đang trấn áp con tin trong ngân hàng bằng một cây kéo sắc. Với sự nhanh trí và khôn khéo, ông ném áo khoác về phía tên tội phạm khiến hắn bị phân tâm và cảnh sát đã nhanh tay tóm cổ hắn. Ông cũng từng bị một tên bán ma túy có biệt danh T-bone dọa lấy mạng, nhưng sau đó chính hắn lại chủ động đến tìm ông và khóc lóc van xin Cory giúp đỡ để trở về cuộc sống lương thiện.
Kỳ tích nổi tiếng nhất của Cory xảy ra vào một buổi tối mùa xuân năm 2012. Phát hiện có một đám cháy từ căn nhà hai tầng gần nhà, ông quyết định xông vào nhà sau khi nghe thấy tiếng kêu cứu bất chấp sự ngăn cản của cận vệ. Ông tìm thấy một phụ nữ trẻ trong tình trạng bất động vì quá sợ hãi, và đã bế cô này băng qua đám lửa đang bốc cháy thoát ra ngoài. Sau đó, ông phải nhập viện vì ngộ độc khói và bỏng nặng, nhưng được người dân thành phố nhiệt liệt tán dương vì sự dũng cảm.
Cory Booker rất được hâm mộ trên trang mạng xã hội Twitter với 1,2 triệu người đăng ký theo dõi. Qua kênh này, ông cũng trao đổi thông tin với người dân về thành phố Newark và những nơi khác trên khắp nước Mỹ. Sau trận siêu bão tuyết vào năm 2010, ông đã giúp đỡ công dân Newark không chỉ bằng cách cho mượn máy xúc tuyết mà còn triển khai nhiều hoạt động cứu trợ khắp nơi và huy động dịch vụ cấp cứu thông qua blog cá nhân. Cory còn không ngần ngại mở cửa nhà riêng và đón nhận 12 người mất chỗ ở vì cơn bão Sandy, nhường cho họ cả một tầng lầu để xem phim và thưởng thức các bữa ăn bằng tài nghệ nấu ăn nghiệp dư của ông.
Và mới đây, trên Twitter, ông còn thu hút sự quan tâm bằng cách đưa ra một lời cá cược kỳ lạ với một cư dân ở Bắc Carolina vốn cho rằng những kẻ chuyên sống nhờ vào những tem phiếu thực phẩm cứu trợ chỉ là "những ký sinh trùng" ăn bám xã hội. Cả hai cùng thỏa thuận chung sống với nhau trong suốt một tuần lễ, từ ngày 4 đến 11/12/2012, như một người Mỹ nghèo với mức trợ cấp chỉ 4 USD/ngày. Qua đó, Cory cũng thể hiện tham vọng khơi gợi ý thức và chống lại các nỗ lực cắt giảm những chương trình an sinh xã hội của liên bang.
Nhưng ai cũng hiểu đây là một động thái thu hút dư luận nhằm nâng cao uy tín cá nhân trong cuộc chạy đua vào Thượng viện của Cory. Ý tưởng kỳ lạ này giúp Cory "ghi điểm" vì hình ảnh giản dị của một thị trưởng ngấu nghiến món mì ramen và phải mua tiết kiệm từng lạng bơ lạc cho các bữa ăn thay vì kêu gọi các mạnh thường quân hỗ trợ tài chính bằng những bữa tiệc rượu xa xỉ trong các nhà hàng sang trọng.
Cory Booker hoàn toàn có cơ sở để khẳng định ông là ứng viên số 1 cho chiếc ghế thượng nghị sĩ. Một con người vui vẻ, hòa đồng, từng được mệnh danh là "người hùng giải cứu" của Newark với những sáng kiến đẩy mạnh phát triển thành phố. Chính Cory đã tạo nên thay đổi đáng kể trong đời sống người dân, giảm lạm phát, gia tăng đầu tư - xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại và tạo nên một thành phố thịnh vượng. Nhiều người cho rằng Cory phải vào Thượng viện bởi lẽ ông ấy không còn hợp với việc điều hành một thành phố nhỏ bé nữa mà phải tiến lên một vị trí cao hơn.
Cory Booker (trái) khiến Thượng viện dậy sóng vì cuộc đua tranh vị trí Thượng Nghị sĩ của ông Frank Lautenberg (phải).
Lãnh cảm với phụ nữ.
Thị trưởng Cory Brooker từng là một nạn nhân của chứng sợ hãi người đồng tính. Chưa bao giờ ông tỏ thái độ ủng hộ cộng đồng thế giới thứ ba kể từ khi trở thành thị trưởng, tuy nhiên tờ Standford Daily mới đây đã công khai một bài viết rất chi tiết của Cory từ tháng 4/1992 để chứng minh Cory có xu hướng "thích những người đồng giới" song đang cố che giấu sự thật này.
Cory từng rất "hận" người đồng tính, và nỗi sợ hãi cùng tâm lý thù hằn đang âm ỉ cháy trong ông chỉ là một phần rất nhỏ của sự căm ghét những người không bình thường. Ông từng viết đầy ẩn ý trên trang cá nhân Twitter rằng, tuổi niên thiếu phải trải qua một quá trình đấu tranh để trưởng thành đúng với giới tính vốn có. Ngay sau khi được đồng nghiệp tác động tâm lý về những đối xử bất công với giới tính thứ ba, Cory thay đổi 180 độ và bỗng dưng tỏ ra thương hại, thậm chí trách mắng bản thân là "kẻ đạo đức giả".
Một số người nghi ngờ vị thị trưởng này đang cố che giấu thân phận thực sự để tránh mọi đổ vỡ chính trị. Tháng 5/2012, một trang báo giật tít nóng hổi "Thị trưởng Cory lãnh cảm với phụ nữ và đang chờ đợi một người đàn ông trong mơ" với hàng loạt các bằng chứng tố Cory chưa hề hẹn hò với phụ nữ một lần nào trong đời. Rõ ràng người này "có vấn đề" về giới tính, và rất có khả năng Cory cũng không ưa nổi các mối quan hệ tình ái với phụ nữ giống như việc ông đang cố tỏ ra thù ghét người đồng tính.
Sự thay đổi thái độ của Cory khi ông đòi quyền bình đẳng hôn nhân cho thế giới thứ ba đã thêm dầu vào lửa khi làm dấy lên một cuộc tranh cãi. Các tờ báo đồng loạt đưa tin Cory đang ra tín hiệu thừa nhận vấn đề giới tính, trong khi đó giới ký giả và những tay săn ảnh tiết lộ Cory không hề hẹn hò với nữ MC nổi tiếng Gayle King, mà đang được King mai mối cho bạn trai! Người ta cho rằng thị trưởng muốn nới lỏng luật bởi lẽ ông đang khao khát được thực hiện một đám cưới trong mơ. Một độc giả của Standford Daily viết: "Cory chắc chắn là một gay. Bạn tôi từng giúp Cory trong chiến dịch tranh cử thị trưởng tiết lộ ông ấy đang có mối quan hệ trên mức bình thường với một nam đồng nghiệp".
Thêm vào đó, một nghi án biển thủ tiền từ thiện bỗng nhiên xuất hiện, khiến hình ảnh một thị trưởng "lăn xả vì dân" ngày càng trở nên xấu xí. Cory Booker bị Tòa án liên bang cáo buộc tội biển thủ tiền từ thiện từ ông chủ Facebook Mark Zuckerberg trong giai đoạn từ tháng 9/2010 tới 6/2011. Cha mẹ học sinh các trường tại Newwark đã kiện lên tòa án, yêu cầu chính quyền thành phố phải làm rõ chi tiết các khoản tiền và quà tặng do Cory Booker cùng các nhân viên phụ trách sau khi chưa hề có một chứng từ nào được công khai.
36 lá thư trao đổi thông tin giữa Thị trưởng Cory Booker, Ủy viên Hội đồng giáo dục thành phố Christopher Cerf, thư ký Cami Anderson cùng nhiều cá nhân khác được cho là mang thông tin về các khoản tài trợ từ Zuckerberg và những chính sách hỗ trợ giáo dục cho thành phố đang gặp vô vàn khó khăn về tài chính trong suốt 30 năm qua. Các tổ chức địa phương, báo giới liên tục yêu cầu Cory tiết lộ thông tin để chắc chắn không có gian lận hay biển thủ công quỹ đối với một lượng tiền khổng lồ lên tới 150 triệu USD.
Cory một mực phủ nhận sự tồn tại của các thư điện tử về khoản tiền tài trợ kể trên, sau đó lại nói rằng, Hội đồng thành phố đã làm việc và thống nhất giữ bí mật để tránh "sự đố kị" từ các thành phố khác trong bang. Ngoài ra, các bức thư này còn chứa những thông tin cá nhân nên không thể được tiết lộ nhằm bảo đảm an toàn cho giới quan chức, kể cả Cory. Giới chức thành phố vẫn muốn giữ yên các bức thư, trong khi đó một số nguồn tin tiết lộ gần 1/3 lượng tiền tài trợ đã vào tay các cố vấn của Cory và Cerf, nhưng khẳng định thêm rằng Cory hoàn toàn trong sạch và đang sử dụng khoản tiền này rất hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của thành phố.
Thị trưởng Cory Booker cứu thoát chú chó Cha Cha bị mất tích trong thời tiết giá lạnh vào thứ Năm tuần trước.
Con đường vào Thượng viện còn lắm gian nan.
Trước những chuyện không hay liên tiếp xảy ra, Cory Booker vẫn cương quyết thành lập một hội đồng cố vấn cho chiến dịch tranh cử vào Thượng viện năm 2014. Ông phải chịu sức ép rất lớn từ cộng đồng người da đen và dân Cơ Đốc giáo vì họ không chấp nhận người đồng tính, hay bất kể tin đồn nào liên quan tới thế giới thứ ba.
Thực tế, việc Cory quyết định ra tranh cử chiếc ghế Thượng nghị sĩ của ông Frank Lautenberg đã khiến cả Thượng viện dậy sóng. Các chính trị gia lão làng cho rằng đây là một nước cờ "ấu trĩ" khi Frank chưa đưa ra bất cứ thông tin nào xác nhận ông sẽ "về vườn". Cory thiếu tôn trọng đồng nghiệp, luôn bị đánh giá thấp hơn Frank và do vậy, liên tiếp nhận được yêu cầu dừng ngay chiến dịch ngớ ngẩn này trước khi đi quá giới hạn "nổi điên" của Thượng viện.
Không chờ Frank ra quyết định về vị trí của ông trong Thượng viện, Cory âm thầm kêu gọi ủng hộ và nhanh chóng đạt được một kết quả khả quan trong cuộc bỏ phiếu gần đây trước Frank, góp phần đưa ông này "về nghỉ hưu sớm". Tuy nhiên, giới chính trị gia, đặc biệt là đồng minh của Frank, vẫn tiếp tục kể xấu về Cory trước báo giới, tạo nên nhiều luồng tư tưởng trái chiều và vô số những khó khăn trên con đường vào Thượng viện của thị trưởng này.
Động thái bất ngờ của Cory khiến các thành viên đảng Dân chủ đại diện bang New Jersey tức giận. Cory đã qua mặt được mọi thành viên của Thượng viện khi tuyên bố chắc nịch rằng ông sẽ hỏi ý kiến của Frank trước khi tiếp quản vị trí của nghị sĩ này. Sẽ là một vinh dự to lớn nếu Cory được tiếp tục thực hiện những công việc còn dang dở của Frank, thế nhưng vấn đề là Frank chưa hề có ý định nghỉ hưu. Thị trưởng Cory nóng tính đưa ra những tuyên bố đầy kiêu ngạo ra lệnh cho Frank "giải nghệ ngay lập tức" để ông vào thay thế. Thực ra, ông không muốn phải đối mặt với Frank trong một cuộc bầu cử trực tiếp vì thế lực hậu thuẫn Frank rất lớn. Nếu Frank tự nguyện từ chức thì gần như chiếc ghế Thượng nghị sĩ sẽ không thể thoát khỏi tay Cory Booker.
Ít người đánh giá Cory thực sự muốn được ngồi vào chiếc ghế Thượng nghị sĩ, kể cả khi Văn phòng thị trưởng tuyên bố Cory sẽ không tái tranh cử chức thị trưởng Newark năm 2014. Cory Booker có phong cách làm việc kỳ lạ, ghét dùng điện thoại và thích tự do đưa ra quyết định. Chí ít ông cũng cần thể hiện đôi nét của một nghị sĩ tương lai, nhưng Cory dường như "bó tay" với việc làm việc qua điện thoại, nói chuyện với cấp dưới tại các hạt hay thành phố khác, thậm chí kêu gọi các nhà tài trợ.
Tuy nhiên, thị trưởng này vẫn tỏ ra rất thoải mái và hoàn toàn tự tin vào một chiến thắng cho vị trí thượng nghị sĩ mà ông đang khao khát từ rất lâu. "Tôi tin rằng mọi người đều công nhận những công việc to lớn tôi đã và đang thực hiện, còn những tin đồn kia chỉ giúp tôi thêm mạnh mẽ. Đã làm chính trị là phải biết sống trên dư luận, là phải chứng minh bản thân xứng đáng với những gì đã giành được".
|
Cận cảnh vũ khí hiện đại Nga | (NLĐO)- Hơn 11.000 binh sĩ và 101 đơn vị thiết bị quân sự hiện đại Nga đã tham gia lễ duyệt binh tại Quảng trường Đỏ Moscow nhân dịp kỷ niệm 68 năm ngày chiến thắng chủ nghĩa phát xít hôm 9-5. | Thế giới | Lễ duyệt binh hoành tráng còn có sự góp mặt của hàng trăm xe quân sự, đáng chú ý là đội xe tăng chủ lực T-80U, xe bọc thép Tiger, xe bọc thép chở quân BMP-3, BTR-80; pháo tự hành 152 mm MISTA; tên lửa phòng không tầm ngắn hiện đại Buk, tên lửa phòng không tầm xa S-300, bệ phóng tên lửa đạn đạo Topol-M, các hệ thống phòng không S-400 Triumf và Pantsyr-S1.
Ngoài ra, hàng triệu người tham gia, theo dõi sự kiến còn được chứng kiến màn trình diễn của 68 máy bay chiến đấu sẽ bay qua Quảng trường Đỏ, trong đó có Su-27 và MiG-29 từ các đội nhào lộn nổi tiếng Knights và Strizhi của Nga.
Cận cảnh một số vũ khí hiện đại của Nga trong lễ duyệt binh:
|
Hơn 90 người biểu tình chống lại Tổng thống Donald Trump bị cảnh sát bắt giữ | Những nhà hoạt động mặc đồ đen biểu tình phản đối lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đập vỡ cửa sổ các cửa hàng và xe ôtô tại thủ đô Washington, đồng thời đụng độ với cảnh sát. | Thế giới | Tờ Vietnamplus dẫn nguồn tin từ AFP, vào ngày 20/1, một người phát ngôn cảnh sát cho biết cảnh sát Washington đã bắt giữ hơn 90 người tham gia các cuộc biểu tình phản đối lễ nhậm chức của Tổng thống Donald Trump.
Theo đó, người phát ngôn Sở cảnh sát thủ đô Washington Sean Conboy thông báo: "Chúng tôi đã bắt giữ hơn 90 người... vì tội cố ý phá hoại.".
Ông Conboy cũng cho biết thêm trong quá trình đối đầu với những người biểu tình, đã có 2 cảnh sát bị thương.
Một người biểu tình trúng hơi cay. Ảnh - Getty Images.
Báo VOV cũng đưa tin, lễ nhậm chức của Tổng thống Mỹ thứ 45 diễn ra trong bối cảnh nhiều cuộc biểu tình phản đối đã biến thành bạo động.
Những người biểu tình đã phong tỏa phần nào các con đường tiến vào Tòa nhà quốc hội hoặc khu vực đoàn diễn hành đi qua.
Cảnh sát mặc trang phục chống bạo loạn đã dùng hơi cay và lựu đạn gây choáng để đối phó, khiến đa số người biểu tình rời đi sau đó.
(Tổng hợp).
|
Campuchia tìm kiếm máy bay mất tích theo ý của Trung Quốc | (Tin tức 24h) - Sau 2 tuần quốc tế nỗ lực tìm kiếm chiếc máy bay mất tích của Malaysian Airlines, Campuchia ngày 21/3 đã quyết định tham gia tìm kiếm theo yêu cầu của TQ | Thế giới | Vụ máy bay Malaysia mất tích: Chiến hạm Mỹ ngừng tìm kiếm Vì sao Ấn Độ cấm được TQ vào lãnh hải tìm kiếm?
Trước đó, Campuchia nói rằng họ thiếu khả năng để tham gia tìm kiếm, nhưng nay ông Hun Sen nói rằng Chính phủ của ông thay đổi quyết định sau khi nhận được yêu cầu từ phía Đại sứ quán Trung Quốc ở Phnom Penh.
Ông Hun Sen cho biết thêm, Trung Quốc mới đây đã tặng Campuchia 12 máy bay trực thăng Z9 và nay các máy bay đó được sử dụng cho việc tìm kiếm. Đồng thời ông cũng gửi đi khuyến cáo công chúng không nên lo ngại khi các máy bay trực thăng và tàu thủy của Campuchia được đưa đến dọc vùng biển Campuchia-Việt Nam vì chúng chỉ được sử dụng cho mục đích tìm kiếm.
Hình ảnh lễ tiếp nhận những chiếc máy bay Z9 mà Trung Quốc tặng cho Campuchia.
Bộ Quốc phòng Campuchia cũng đã yêu cầu các lực lượng vũ trang đóng quân ở các hòn đảo thuộc vùng biển nước này hỗ trợ tìm kiếm bất kỳ vật thể khả nghi nào có thể có liên quan tới chiếc máy bay mất tích.
Ông Hun Sen cũng đã chủ động mời Trung Quốc và Malaysia tìm kiếm máy bay mất tích ở Campuchia. Ông nói: Chúng tôi hoan nghênh những người bạn Trung Quốc và Malaysia đến và tìm kiếm trong lãnh thổ của chúng tôi, nếu có dấu hiệu nghi ngờ máy bay rơi ở Campuchia, lúc đó chúng tôi sẽ hợp tác.
Trước đó, Campuchia đã thể hiện quan điểm không tham gia các hoạt động tìm kiếm chiếc máy bay này với lý do: Campuchia không được trang bị đầy đủ phương tiện để giúp Malaysia tìm chiếc máy bay mất tích MH370, mặc dù đường bay dự kiến của nó có thể qua vùng biển nước này.
Động thái của Campuchia đã từ chối nỗ lực của chính phủ Malaysia khi chủ động kêu gọi cộng đồng các quốc gia có liên quan tham gia tìm kiếm. "Họ không cần sự giúp đỡ của chúng tôi, và chúng tôi cũng không có khả năng để giúp đỡ họ. Họ có đủ nguồn lực. Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia đã lấy lý do như vậy.
Tuy nhiên, Campuchia vẫn cần một sự lên tiếng chính thức từ phía Trung Quốc mới đồng ý xuất lưc lượng tìm kiếm.
Trước đó, Trung Quốc đã trang bị thêm 10 chiếc máy bay Z9 cho quân đội nước này chỉ để phục vụ công tác cứu hộ cứu nạn.
Hà Anh (Tổng hợp TTXVN, ĐVO).
|
QBZ-95 TQ: súng trường bullpup “ăn cắp” nhiều trường phái | (Kiến Thức) - Tương tự như các mẫu vũ khí khác của Trung Quốc, QBZ-95 là mẫu súng trường bullpup "sao chép" từ nhiều trường phái khác nhau. | Thế giới | Trong khi NATO tiêu chuẩn hóa 2 loại đạn 5,56x45mm và 7,62x51mm thì Nga cũng tiêu chuẩn hóa 2 loại đạn 5,45x39mm và 7,62x39mm dành cho các loại súng bộ binh cá nhân.
Trung Quốc mặc dù là nền công nghiệp quốc phòng sinh sau đẻ muộn nhưng cũng đang muốn khẳng định mình bằng cách thiết lập một tiêu chuẩn đạn súng trường mới.
Vào cuối những năm 1980, Trung Quốc đã cố gắng để phát triển một loại đạn riêng cho súng bộ binh cá nhân, nhằm tạo ra một trường phái mới khác với loại đạn 5,56x45mm của NATO và 5,45x39mm của Nga. Họ đã quyết định chọn loại đạn 5,8x42mm làm tiêu chuẩn cho đạn súng trường tiến công tiêu chuẩn của Quân đội Trung Quốc.
Súng trường tiến công QBZ-95 đời đầu gặp khá nhiều hạn chế đặc biệt là bộ phận chọn chế độ bắn.
Loại đạn mới được đặt ký hiệu DBP/87 tương ứng với tiêu chuẩn súng trường cá nhân năm 1987. Ngay khi hộp tiếp đạn mới được thông qua, Trung Quốc cũng bắt tay ngay vào quá trình phát triển một súng trường tiến công mới nhằm thay thế cho Type 81 sao chép từ AK-47.
Súng trường mới được chỉ định là QBZ-95. Một điểm khá thú vị là mặc dù phần lớn các vũ khí của Trung Quốc sản xuất đều sao chép từ Nga nhưng với QBZ-95 Trung Quốc lại kết hợp từ nhiều mẫu súng của các nước Tây Âu vào thiết kế của mình.
QBZ-95 là kiểu súng trường bullpup (toàn bộ khối khóa nòng và băng đạn nằm sau cò súng). Nó có kiểu bố trí tay kéo khóa nòng phía trên tương tự như khẩu FAMAS của Pháp, buồng đạn lại giống SA80 của Anh. Nhìn chung QBZ-95 là một sự kết hợp từ nhiều mẫu súng khác nhau đặc trưng phong cách sao chép của Trung Quốc.
Súng hoạt động theo nguyên tắc trích khí ngắn với bệ khóa nòng gắn khóa nòng xoay. Khóa nòng của QBZ-95 có tới 7 rãnh, các nhà thiết kế Trung Quốc tuyên bố, khóa nòng của QBZ-95 cố định viên đạn tốt hơn khi bắn, tạo độ chính xác cao hơn so với AK-47.
QBZ-95 có chốt an toàn kiêm điều chỉnh chế độ bắn nằm phía trái của báng súng, có thể tùy chọn các chế độ bắn như sau, bắn phát một, loạt ngắn 3 viên hoặc liên thanh. Nó có loa che lửa đầu nòng thế hệ mới, kết hợp với một số tính năng giảm giật khác được tuyên bố là tương đối thấp, điều này làm tăng độ chụm của đạn giúp bắn chính xác hơn.
Trung Quốc đang cố gắng tạo ra một trường phái riêng với cỡ đạn 5,8x42mm.
"Nội thất" của súng được làm bằng thép đặc biệt, tay cầm và vỏ bên ngoài được làm bằng vật liệu polime để giảm khối lượng và tăng khả năng chịu nhiệt.
QBZ-95 được giới thiệu là có khả năng hoạt động trong các điều kiện môi trường khắc nghiệt, nhiều bụi bẩn, súng có thể sử dụng sau khi ngâm nước. Một điều quan trọng nữa là súng được quảng cáo là có độ tin cậy và hiệu suất như AK-47 và khả năng chính xác như M16A3.
Súng trường tiến công QBZ-95 tiêu chuẩn có chiều dài 745mm, nòng súng dài 463mm, hộp tiếp đạn 30 viên DBP87 5.8x42mm trọng lượng 3,25kg, tầm bắn hiệu quả khoảng 500 mét. Đạn dược là một phần quan trọng tạo nên uy lực và độ chính xác cho súng.
Theo như quảng cáo của Trung Quốc, đạn DBP87 5.8x42mm có sơ tốc đầu nòng tới 930 m/s, nó có tầm bắn hiệu quả khoảng 800 mét và có thể xuyên qua tấm thép dày 3mm ở khoảng cách tới 1.000 mét. Các báo cáo của Trung Quốc nói rằng loại đạn này đặc biệt chính xác ở khoảng cách 600 mét. Tuy nhiên, tính năng thực sự của đạn này rất khó kiểm chứng.
QBZ-95 chỉ có thể tống vỏ đạn ra ngoài ở bên phải, điều này có nghĩa là xạ thủ thuận tay trái không thể sử dụng súng này. Khóa an toàn kiêm điều chỉnh chế độ bắn nằm phía bên trái của báng súng, điều này gây nhiều khó khăn cho người sử dụng khi điều chỉnh chế độ bắn. Sau đó, nhược điểm này đã được khắc phục ở biến thể sau, nút chọn chế độ bắn được thiết kế lên phía trên báng súng.
QBZ-95 đang trở thành loại súng trường tiến công cá nhân tiêu chuẩn cho quân đội Trung Quốc thay thế cho Type-81.
Súng có chung nhược điểm của dòng bullpup, toàn bộ khóa nòng và khối đạn dược nằm phía sau gây mất cân đối trọng lượng súng. Sự kết hợp giữa bullpup và trích khí ngắn khiến việc chế tạo và bảo trì tương đối phức tạp.
Việc thiết lập một tiêu chuẩn đạn riêng khiến nó gặp khó khăn trong việc xuất khẩu. Nếu nhập khẩu súng trường này sẽ phải nhập thêm đạn mới mà không thể sử dụng đạn tồn kho sẳn có. Biến thể QBZ-97 đã khắc phục nhược điểm này bằng cách sử dụng cỡ đạn 5,56x45mm nhưng nó khó lòng mà cạnh tranh được với các mẫu súng của phương Tây.
Gia đình QBZ-95 gồm súng tiểu liên, súng trường tiến công, súng trường chi viên hỏa lực hạng nhẹ, tuy nhiên nó phải được thiết kế riêng chứ không thể chuyển đổi từ trên một cấu hình tiêu chuẩn. QBZ-97 là biến thể xuất khẩu của QBZ-95, súng sử dụng loại đạn 5.56x45mm tiêu chuẩn NATO.
QBZ-97B - biến thể cải tiến của QBZ-97, được giới thiệu là vũ khí xuất khẩu tiêu chuẩn của Trung Quốc trong thời gian tới. QBZ-95G, biến thể nâng cấp của QBZ-95 với một số cải tiến, chốt an toàn kiêm lựa chọn chế độ bắn được thiết kế lên phía trên báng súng thay vì nằm bên trái như bản gốc, cải thiện đường đạn và độ tin cậy của súng.
Biến thể này được đưa vào thử nghiệm để đánh giá trong năm 2010, sau khi tiến hành đánh giá tổng thể, QBZ-95G sẽ được sử dụng thay thế cho các biến thể của QBZ-95 được đưa vào sử dụng từ năm 1995. QBZ-95 xuất hiện lần đầu tiên ngoài Trung Quốc vào năm 1997 khi Anh trao trả Hồng Kông cho phía Trung Quốc. Ngoài Trung Quốc súng còn được xuất khẩu cho một số quốc gia như Sri Lanka, Campuchia, Myanmar.
Súng chỉ mới được xuất khẩu cho một số nước nhỏ, các khách hàng này vẫn chưa có đánh giá nào (hoặc chưa được công bố) về tính năng của súng. Có thể là do súng chưa trải qua một cuộc chiến thực sự nào nên những điểm mạnh và hạn chế vẫn chưa được đánh giá một cách đầy đủ nhất.
Quốc Minh.
Video đang được xem nhiều nhất.
Báo Anh châm biếm TQ mắc hội chứng nhớ sai lịch sử.
|
Nga kêu gọi Mỹ và Triều Tiên hạn chế những lời lẽ thù địch | Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov kêu gọi các nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên hạn chế đưa ra lời lẽ thù địch liên quan chương trình hạt nhân của Triều Tiên. | Thế giới | Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. (Nguồn: AFP/TTXVN).
Ngày 22/9, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov kêu gọi các nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên cần hạn chế đưa ra những lời lẽ thù địch, đồng thời cảnh báo rằng nếu thỏa thuận hạt nhân Iran sụp đổ sẽ càng khiến Bình Nhưỡng quyết tâm thực hiện chương trình hạt nhân.
Phát biểu tại một cuộc họp báo ở trụ sở LHQ (Mỹ), Ngoại trưởng Lavrov nhấn mạnh: "Việc Mỹ và Triều Tiên đưa ra những lời đe dọa lẫn nhau là điều rất tệ hại và không thể chấp nhận được. Chúng ta phải hạ nhiệt cho những cái đầu nóng.".
Ông Lavrov tin tưởng rằng đề xuất của Nga và Trung Quốc có thể mở đường cho một giải pháp ngoại giao đối với cuộc khủng hoảng Triều Tiên.
Trước đó, Nga và Trung Quốc từng đề xuất Triều Tiên ngừng các chương trình hạt nhân và tên lửa. Đổi lại Mỹ và Hàn Quốc cũng sẽ dừng các hoạt động tập trận chung.
Cũng theo Ngoại trưởng Lavrov, nếu thỏa thuận hạt nhân Iran sụp đổ, Triều Tiên sẽ gần như không còn động lực để từ bỏ chương trình hạt nhân nhằm đổi lấy việc được nới lỏng trừng phạt.
Liên quan vấn đề Triều Tiên, ngày 22/9, Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono và người đồng cấp Hàn Quốc Kang Kyung-wha đã nhất trí tăng cường hợp tác trong vấn đề an ninh, nhằm đối phó với những mối đe dọa từ Triều Tiên.
Trong cuộc gặp bên lề phiên họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), hai Ngoại trưởng đã nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc nghiên cứu "nhiều ý tưởng" liên quan đến thúc đẩy quan hệ hợp tác.
Hai bên nhất trí thúc đẩy hợp tác song phương cũng như hợp tác ba bên Mỹ-Nhật-Hàn trong việc cùng với các quốc gia khác gây sức ép tối đa đối với Triều Tiên, buộc chính quyền Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo.
Trước đó một ngày, Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong-ho đã nói bóng gió về khả năng nước này có thể tiến hành một vụ thử bom nhiệt hạch (bom H) trên biển Thái Bình Dương./.
(TTXVN/Vietnam+).
|
Mỹ nâng trần nợ: Giải pháp hay thảm họa? | Thỏa thuận nâng trần nợ của Mỹ đã được đưa ra. Nếu thỏa thuận được chấp thuận suôn sẻ, nhiều nhà bình luận sẽ tuyên bố rằng thảm họa đã đi qua. "Nhưng họ đã nhầm", nhà kinh tế học từng đoạt giải Nobel kinh tế (2008) Paul Krugman khẳng định. | Thế giới | Giải pháp "chữa lợn lành thành lợn què"? Bản thân thỏa thuận này đã là một thảm họa, không chỉ đối với tổng thống Obama và Đảng của ông mà còn đối với nền kinh tế. Nó sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế Mỹ vốn đang khủng hoảng, có thể khiến vấn đề thâm hụt ngân sách của Mỹ trở nên nghiêm trọng hơn; và quan trọng nhất, nó khiến nước Mỹ một lần nữa phải đi theo ý muốn của Đảng Cộng hòa. Hãy bắt đầu với nền kinh tế. Thỏa thuận đưa ra sẽ giảm khoảng 2,5 nghìn tỉ USD thâm hụt trong vòng một thập kỷ. 900 tỉ USD đầu tiên sẽ đến trực tiếp từ các chương trình trong nước (Khoảng 1/3 việc cắt giảm đến từ Lầu Năm Góc) và sẽ không bao gồm các khoản thuế hay nguồn thu mới. 1,5 tỉ USD tiếp theo sẽ được thu từ một ủy ban đặc biệt của quốc hội với hơn một nửa số thành viên thuộc Đảng Cộng hòa. Việc cắt giảm từ ủy ban đặc biệt này có thể sẽ ảnh hưởng tới cả hai Đảng Dân chủ và Cộng hòa. Đối với Đảng Dân chủ, thiệt hại sẽ đến từ việc cắt giảm các dịch vụ chăm sóc y tế. Còn đối với Đảng Cộng hòa, đó có thể là những khoản thuế mới cho người giàu (nhưng tất nhiên là họ phủ nhận điều này). Thay vào đó, họ tập trung vào việc tránh cắt giảm trong chính sách quân sự. Nếu ủy ban này bế tắc, hay không được chấp thuận bởi cả Nghị viện và Hạ viện của Quốc hội, sẽ có một đợt cắt giảm nữa trên quy mô lớn trị giá 1,2 nghìn tỉ USD vào đầu năm 2013 Nền kinh tế Mỹ hiện nay đang chìm sâu trong khủng hoảng. Nền kinh tế gần như chắc chắn sẽ tiếp tục tình trạng này trong năm tới, và thậm chí là kéo dài sang cả năm 2013. Điều tệ nhất mà chính phủ có thể làm trong lúc này đó là cắt giảm chi tiêu của chính phủ, bởi nó sẽ làm suy giảm nền kinh tế hơn nữa. Cho rằng hành động khó khăn về chính sách này sẽ giúp trấn an doanh nghiệp và người tiêu dùng, khích lệ họ chi tiêu nhiều hơn là sai lầm. Thỏa thuận sẽ không giúp vấn đề đi theo cách đấy, đó là một thực tế được chứng minh từ nhiều cuộc nghiên cứu và cả trong lịch sử. Trên thực tế, việc cắt giảm chi tiêu trong khi nền kinh tế suy thoái sẽ không giúp cải thiện tình hình ngân sách nhiều, và cũng có thể khiến nó tồi tệ hơn. Một mặt, tỉ lệ lãi suất vay của ngân hàng liên bang hiện đang rất thấp, vì vậy cắt giảm chi tiêu như hiện nay sẽ không làm giảm lãi suất trong tương lai. Mặt khác, nền kinh tế yếu đi cũng sẽ ảnh hưởng đến các mục tiêu dài hạn của nó, và làm giảm mức thu của ngân sách. Vì vậy, đòi hỏi cắt giảm chi tiêu giống như hành động "chữa lợn lành thành lợn què", và càng khiến nó trầm trọng hơn. Tổng thống đã đầu hàng? Thêm vào đó. các điều khoản trong thỏa thuận, là dấu hiệu minh chững cho một sự đầu hàng của tổng thống. Đầu tiên, sẽ có một sự cắt giảm chi tiêu lớn, mà không làm tăng thu nhập cho quốc gia. Sau đó, một loạt các điều kiện sẽ được đưa ra để yêu cầu không làm giảm thâm hụt ngân sách hơn nữa. Nếu nó không được chấp thuận, các khoản chi tiêu sẽ tiếp tục bị cắt giảm. Đảng Cộng hòa được cho là sẽ có những sự nhượng bộ trong thời gian tới, bởi chi tiêu về quốc phòng cũng nằm trong danh sách những lĩnh vực bị cắt giảm. Nhưng Đảng nay đã thể hiện ra rằng mình sẵn sàng đưa nước Mỹ đến một cuộc sụp đổ tài chính trừ nếu không đạt được những điều mình muốn. Liệu Đảng này còn có thể đưa ra những hành động như thế nào nữa trong những lần tới? Trên thực tế, Đảng Cộng hòa chắc chắn vẫn sẽ có những hành động tương tự như vừa rồi nếu tổng thống Obama vẫn tiếp tục giải quyết các vấn đề theo lối mòn trong các lần trước. Ông đã phải đầu hàng vào tháng 12 năm ngoái, trong việc mở rộng các khoản thuế cho người giàu từ thời Bush, ông đầu hàng vào mùa xuân khi Đảng Cộng hòa đe dọa việc ngừng hoạt động chính phủ, và hiện tại ông lại tiếp tục đầu hàng trên một quy mô lớn ngay trước hạn tăng mức trần nợ. Dường như có một hình mẫu của sự đầu hàng ở đây. Nhưng lần này tổng thống Obama có hành động nào để thay đổi? Câu trả lời là có. Đầu tiên, ông có thể và nên có yêu cầu tăng mức nợ trần trở lại vào tháng 12. Khi được hỏi lý do tại sao ông không làm vậy, ông đã trả lời rằng ông chắc chắn Đảng cộng hòa sẽ có những hành động trách nhiệm. Một câu trả lời tuyệt vời. Và ngay cả bây giờ, chính quyền Obama đã có thể viện đến các vận động pháp lý để giải quyết vấn đề nợ trần, hay ít nhất tổng thống Obama cũng có thể sử dụng pháp lý để tăng cường áp lực của mình lên đôi thủ. Nhưng thay vào đó, ông đã đưa ra sự lựa chọn thỏa hiệp này ngay từ lúc đầu. Nhưng việc không đưa ra một lập trường cứng rắn có ảnh hưởng tới thị trường? Có lẽ là không. Trên thực tế, các nhà đầu tư có thể yên tâm, chứ không phải thất vọng, bởi tổng thống đã cho thấy ông có thể và sẵn sàng đứng lên chống lại những lời hăm dọa từ các phần tử cực đoan cánh hữu. Nhưng thay vì làm như vậy, ông đã chứng minh hành động ngược lại là chính đáng. Tất nhiên, đây là một thảm họa chính trị cho Đảng dân chủ, khi mà chỉ vài tuần trước đây Đảng này đã giành ưu thế trước Đảng Cộng hòa trong việc chống lại kế hoạch cải tổ y tế. nhưng hiện tại, hành động của tổng thống Obama đã phá hỏng tất cả. Và thiệt hại vẫn chưa dừng lại ở đó, sẽ có thểm nhiều hành động nữa để Đảng Cộng hòa có thể đe dọa tạo ra một cuộc khủng hoảng, cho đến khi tổng thống đầu hàng, và Đảng này đang hành động với sự tự tin rằng tổng thống sẽ làm như vậy. Cho dù mọi việc chưa hoàn toàn được quyết định, nhưng có lẽ các thành viên của Đảng dân chủ sẽ chẳng còn lựa chọn nào khác ngoài việc nuốt giận, chấp nhận với thỏa thuận này và hy vọng vào một cuộc chiến tiếp theo. Đó là khi luật ưu đãi thuế cho người giàu từ thời tổng thống Bush hết tác dụng và bầu cử tổng thống vào năm sau. Mặc dù vậy, về lâu dài, Đảng Dân chủ sẽ không chỉ mãi là người thua cuộc. Những gì Đảng cộng hòa đã làm khiến cả hệ thống chính phủ đặt ra câu hỏi. Liệu nền dân chủ Mỹ có thể tiếp tục khi một Đảng tàn nhẫn, đe dọa an ninh kinh tế quốc gia lên nắm quyền? Câu trả lời có thể là không.
|
Lời tiên tri đáng sợ của Vanga về IS trong tương lai | Nhà tiên tri Vanga dự báo về tương lai IS từ nhiều thập kỷ trước khiến nhiều người suy ngẫm. | Thế giới | Vào ngày 8/12, Thời báo New York (Mỹ) đưa tin Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đang mở rộng phạm vi chiêu binh để phục vụ cuộc chiến tại Syria và Iraq.
Mới đây, IS cũng đã cho đăng tải một đoạn băng sử dụng tiếng phổ thông Trung Quốc với lời kêu gọi các tín đồ Hồi giáo đứng lên cầm súng chiến đấu.
Theo tờ giao thông đưa tin, rất có thể Trung Quốc là quốc gia tiếp theo được IS để mắt tới vì Bắc Kinh từng hạn chế các quyền của người Hồi giáo. Thổ Nhĩ Kỳ cũng từng lên án nước nay về các chính sách được cho là chống lại người Hồi giáo ở khu vực Tân Cương.
Nhà tiên tri Vanga.
Sự việc này khiến nhiều người nhớ tới cách đây vài thập kỷ, nhà tiên tri Vanga đã cảnh báo rằng, năm 2016, châu Âu sẽ bị các phần tử Hồi giáo cực đoan xâm lược. Bà Vanga cũng nói rằng người Hồi giáo sẽ dùng vũ khí hóa học biến châu Âu thành "vùng đất chết".
Những người Hồi giáo sẽ dùng vũ khí hóa học đối đầu với châu Âu và xây dựng một nhà nước Hồi giáo vào năm 2043, lấy Rome làm trung tâm. Theo bà Vanga, châu Âu mà chúng ta biết sẽ dần lụi tàn vào cuối năm 2016. Toàn bộ dân số tại đây sẽ bị tiêu diệt, biến lục địa già thành một vùng đất chết, nơi không dạng sống nào có thể tồn tại.
Trên thực tế, sự phát triển của IS trong thời gian qua phần nào cũng cho thấy lời tiên tri của Vanga không hoàn toàn sai. IS đã tiến gần sát đến châu Âu bằng việc chiếm được Sirte, một thành phố chiến lược tại Libya có tầm nhìn ra Địa Trung Hải, cũng là nơi nhà độc tài Gaddafi chào đời, tờ Vietnamplus cho biết thêm.
Baba Vanga, có tên khai sinh là Vangelia Pandeva Dimitrova. Bà sinh tại làng Strumica, ngôi làng nằm dưới chân một dãy núi lửa từng là vùng đất thuộc đế chế Ottoman.
Theo dân gian, bà đã sống một cuộc sống bình thường cho tới năm 12 tuổi, khi một cơn bão quái dị ập tới và bà bị một luồng gió mạnh hất tung lên trời rồi rơi xuống đất. Gia đình Vanga tìm thấy bà vài ngày sau đó, trong tình trạng đôi mắt bị thương nhắm chặt, phủ một lớp dày đất và bụi bẩn. Do quá nghèo, bà không thể chữa mắt và phải sống trong bóng tối suốt phần đời còn lại.
Sau này, bà Vanga khẳng định rằng bà đã lần đầu tiên nhìn thấy tương lai vào ngày bà bị gió cuốn lên trời và mất tích. Bà tin mình đã được trao cho khả năng chữa trị cho mọi người và dự đoán tương lai. Những người xung quanh đã bị sức mạnh siêu nhiên của bà thuyết phục và nhanh chóng thành lập nên một lực lượng các tín đồ.
Mặc dù bà đã qua đời từ năm 1996 ở tuổi 85 nhưng bà vẫn được nhiều người ở Nga và châu Âu tôn trọng như một người có sức mạnh siêu nhiên.
L.A (T/h).
|
Nạn tham nhũng ở Ukraine ngày càng trầm trọng | Lãnh đạo Ukraine nói đang cử một kiểm sát viên trưởng chuyên chống tham nhũng, để xử lý một số vụ trọng điểm, cùng lập các cơ quan khác để kéo giảm tham nhũng. | Thế giới | Nghị sĩ Parasyuk tung cú đá vào mặt một quan chức chính phủ khi tố cáo ông này tham nhũng.
Có thể bạn quan tâm.
Viện kiểm sát trung ương Ukraine hôm 29.12.2015 đã cáo buộc một nghị sĩ Ukraine nhận hối lộ của bọn xã hội đen, cụ thể là nhận hàng chục ngàn USD từ một chính khách khác đã chính thức bị buộc tội dính líu tổ chức tội phạm.
Người ấy là Parasyuk nhưng ông ta phủ nhận mọi cáo buộc. Ông còn tố ngược rằng viện kiểm sát dựng chuyện. Viện này từ chối bình luận với báo The Wall Street Journal (WSJ) về cáo buộc của ông ta.
Trên đây là thông tin của WSJ, khi đề cập việc gần 2 năm sau cuộc lật đổ Tổng thống thân Nga Viktor Yanukovich hồi tháng 2.2014, người dân Ukraine đến nay phàn nàn chính phủ Tổng thống Petro Poroshenko chưa thực hiện được lời hứa bài trừ nạn tham nhũng tràn lan ở Ukraine.
Nghị sĩ đá vào mặt quan chức chính phủ khi đề cập chuyện tham nhũng.
WSJ nhắc lại chuyện cũ, trong một cuộc họp quốc hội về nội dung chống tham nhũng, Parasyuk từng đá vào mặt một quan chức, người bị ông ấy cáo buộc là sở hữu nhiều tòa nhà sang trọng, trong khi mức lương công chức không cho phép nhiều tiền để làm chủ những tòa nhà như vậy.
Parasyuk, 28 tuổi, từng tham gia cuộc biểu tình lật đổ ông Yanukovich, nói: Tôi muốn nhắc nhở ông ta, rằng ông ta chung dòng máu với chúng tôi, cũng đổ mồ hôi như chúng tôi, đó là điều mà các quan chức đã quên béng.
Hành vi hung hăng của nghị sĩ Parasyuk.
Theo WSJ , hành vi hung hăng của ông Parasyuk phản ánh sự thất vọng của người dân đối với chính phủ mới. Họ cho rằng chính phủ chẳng làm gì để ngăn chặn nạn tham nhũng tràn lan, điều đã dẫn đến cuộc nổi dậy tháng 2.2014, nên Ukraine hiện vẫn là một trong số nước nghèo nhất châu Âu.
Theo một thăm dò hồi tháng 9.2015, chỉ có 7% dân Ukraine nói có thấy sự cải thiện trong chuyện chống tham nhũng; 5% nói chính phủ mới đã giải quyết những tệ nạn như tham nhũng.
Cuộc chống tham nhũng của chính quyền Ukraine khiến nhiều nước phương Tây ủng hộ Ukraine thất vọng. Họ từng ủng hộ một chính phủ tiền nhiệm hứa ở cuộc cách mạng cam năm 2004 là tống bọn cướp vào tù, nhưng nay lời hứa ấy cũng chẳng được thực hiện.
Các nghị sĩ lao vào đánh nhau.
Viện kiểm sát trung ương, nơi tham nhũng nặng nhất.
Hồi tháng 12.2015, Phó tổng thống Mỹ Joe Biden thăm Kiev, kêu gọi các nghị sĩ Ukraine bài trừ tham nhũng, trong một diễn văn nghiêm khắc: Có lẽ đây là thời điểm cuối cùng của quý vị. Hãy vì chúng tôiđừng lãng phí thời điểm này.
Lãnh đạo Ukraine nói đang cử một kiểm sát viên trưởng chuyên chống tham nhũng, để xử lý một số vụ trọng điểm, cùng lập các cơ quan khác để kéo giảm tham nhũng.
Nhưng quyền lực của các cơ quan ấy bị hạn chế. Chánh văn phòng chính phủ Borys Lozhkin nói: Chúng tôi không ở thời Stalin, chúng tôi không thể ra trát bắt người khi được hỏi chính phủ sẵn sàng bắt bao nhiêu người.
Ông thừa nhận rằng Viện kiểm sát trung ương, cơ quan điều tra những vụ phạm pháp và làm thủ tục truy tố, lại chính là nơi tham nhũng nặng nhất!
Phe đối lập thì chỉ trích Viện trưởng kiểm sát trung ương Viktor Shokin chậm chạp, trong việc truy tố những vụ tham nhũng trọng điểm. Họ nói ông này chưa tích cực xử lý nạn tham nhũng trong chính cơ quan của ông.
Đại sứ Mỹ Geoffrey Pyatt tại Ukraine đã liên tục chỉ trích viện này không tuân thủ bất kỳ cuộc cải tổ chống tham nhũng nào.
Viện kiểm sát từ chối đưa ra bình luận về nhận định của đại sứ Pyatt. Ông Shokin chỉ nói rằng cơ quan của ông không hề có sai phạm nào, không có chuyện đóng hồ sơ điều tra một cách trái luật.
Nhưng trên thực tế, Tổng thống Yanukovich bị lật đổ cùng nhiều đồng minh đã chạy ra nước ngoài. Những quan chức chế độ cũ ở lại Ukraine không hề bị điều tra.
EU cấm hàng chục quan chức chế độ cũ xuất cảnh, tài sản của họ bị niêm phong, nhưng vì Kiev không buộc tội hình sự chống lại họ, nên các quan chức EU nói lệnh cấm có thể bị dỡ bỏ vào thời gian đầu năm 2016.
Một quan chức phương Tây cho biết: Có nỗi lo ngại những người ấy sẽ có quyền tiếp cận tài sản của họ ở phương Tây. Nhiều quan chức EU đã phát chán Ukraine.
Thủ tướng Yatsenyuk bị cáo buộc tham nhũng, nhận "phần trăm hoa hồng".
Tố cả thủ tướng.
Trong khi đó, nhiều nhà hoạt động chống tham nhũng, nhà báo và nhà ngoại giao đã tố cáo chính phủ mới tham nhũng.
Người bị soi nhiều nhất là Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk. Uy tín của ông giảm đáng kể,khi giới truyền thông cáo buộc ông và những người cùng phe bê bối tham nhũng. Tuy nhiên, ông Yatsenyuk phủ nhận tất cả.
Tổng thống Poroshenko hứa giữ ông Yatsenyuk tiếp tục làm thủ tướng, nhưng một nghị sĩ đang vận động hành lang để lật ông.
Việc chưa thể thực hiện lời hứa chống tham nhũng cũng đe dọa Tổng thống Poroshenko, người bị chỉ trích vì đã chỉ định ông Shokin làm Viện trưởng viện kiểm sát trung ương.
Một quan chức phương Tây nói với WSJ : Vị viện trưởng là điểm phòng ngự cuối cùng, cho những ai trong các nhóm lợi ích ở Ukraine.
Theo một quan chức trong chính phủ Tổng thống Poroshenko, ngay cả khi các nhà ngoại giao phương Tây nói công khai về chuyện tham nhũng, các quan chức chính phủ Ukraine vẫn tìm cách lẩn tránh,
Quan chức này nói sau khi đại sứ Mỹ chỉ trích Viện kiểm sát trung ương, nhiều quan chức chính phủ Ukraine bảo rằng bị xúc phạm. Họ nói: Sao ông ta dám nói thế ?. Chúng tôi không phải là nước nhỏ để người ta muốn nói gì thì nói.
Vĩnh Thụy (theo The Wall Street Journal ).
|
Mỹ - Triều hết trăng mật | Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là sẽ nhờ cậy sự trợ giúp của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong vấn đề Triều Tiên tại cuộc gặp tuần tới | Thế giới | Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in ngày 13-7 hối thúc Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un nỗ lực mạnh mẽ hơn để đạt được đột phá trong đàm phán hạt nhân.
Thực tế phũ phàng.
Nhấn mạnh quyết tâm của nhà lãnh đạo trẻ của Triều Tiên nhằm đưa đất nước mình trở thành một quốc gia bình thường, ông chủ Nhà Xanh khẳng định thêm hai lãnh đạo Mỹ - Triều sẽ đối mặt sự phán xét khắc nghiệt của cộng đồng quốc tế nếu không giữ lời hứa phi hạt nhân hóa.
Những phát biểu của ông Moon được đưa ra tại buổi diễn thuyết đặc biệt do Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore tổ chức. Đảo quốc sư tử cũng chính là nơi diễn ra hội nghị thượng đỉnh lịch sử Mỹ - Triều hồi tháng trước, nơi hai bên nhất trí tiến tới phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên. Có điều chi tiết về thời gian và diễn tiến của quá trình này chưa được làm rõ.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tại Bình Nhưỡng hôm 7-7 Ảnh: REUTERS.
Cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và giới chức Triều Tiên hồi tuần rồi vấp phải khởi đầu trắc trở khi Bình Nhưỡng cáo buộc Washington đưa ra những yêu cầu "đơn phương và theo kiểu giang hồ". Trong nỗ lực dường như nhằm xoa dịu tình hình, Tổng thống Hàn Quốc giải thích rằng chỉ trích của Triều Tiên là một "chiến thuật" để bày tỏ sự thất vọng về sự thiếu hành động từ Mỹ đối với những bước đi thiện chí gần đây của họ.
Tuy nhiên, giới chuyên gia lại không lạc quan như vậy. Những hình ảnh của ông Trump trong cuộc gặp lịch sử ở Singapore là cảnh tượng bề ngoài hào nhoáng, còn ông Pompeo ở Bình Nhưỡng là thực tế phũ phàng, theo nhận định của ông Daniel Russel - nhà phân tích tại Viện Chính sách Xã hội châu Á. Bình luận này được vị chuyên gia vốn từng là trợ lý ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương thời cựu Tổng thống Barack Obama đưa ra trong bài viết với tựa đề đầy ẩn ý trên tạp chí Foreign Policy: "Tuần trăng mật ở Singapore đã qua".
Đòn mới.
Trong cuộc gặp Tổng thống Trump tháng rồi, ông Kim Jong-un cũng nhất trí hồi hương hài cốt lính Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên 6 thập kỷ trước. Tuy nhiên, đại diện Triều Tiên đã không xuất hiện tại cuộc gặp với quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ và Liên Hiệp Quốc (LHQ) về vấn đề này tại khu phi quân sự ngăn cách Hàn - Triều hôm 12-7.
Cùng ngày, chính quyền ông Trump tiếp tục đẩy sự "thất vọng" của Triều Tiên lên cao khi bất ngờ "ra đòn" mới nhằm vào Bình Nhưỡng tại LHQ. Theo đài CBS News, văn phòng Đại sứ Mỹ tại LHQ đã gửi đến một ủy ban của cơ quan này những bằng chứng tố Triều Tiên "vi phạm" lệnh trừng phạt của LHQ và kêu gọi chuyển bằng chứng này tới toàn bộ 193 thành viên.
Không dừng lại ở đó, Washington còn đề nghị LHQ yêu cầu các nước trấn áp hành vi bán các sản phẩm dầu tinh chế phi pháp diễn ra trên biển cho Triều Tiên. Báo cáo cho biết ít nhất 759.793 thùng sản phẩm dầu tinh chế đã được chuyển đến Triều Tiên trong 5 tháng đầu năm nay, cao hơn mức tối đa 500.000 thùng mỗi năm theo nghị quyết trừng phạt của LHQ.
Báo cáo của Mỹ cũng đặc biệt xoáy vào một số nước, như Trung Quốc và Nga - vốn đã thông báo lên LHQ rằng họ tiếp tục bán các sản phẩm dầu tinh chế cho Triều Tiên. Hai nước này đã nhiều lần phản đối các biện pháp trừng phạt cứng rắn với Triều Tiên và nhiều khả năng sẽ bác bỏ đòi hỏi nói trên của Mỹ - đang được ủy ban của LHQ xem xét tới ngày 20-7.
Theo nhận định của học giả Benjamin Katzeff Silberstein thuộc Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại (Mỹ), ông Trump sẽ tìm kiếm sự trợ giúp của Tổng thống Nga Vladimir Putin về vấn đề Triều Tiên trong cuộc gặp thượng đỉnh vào tuần tới. Theo ông Silberstein, nhà lãnh đạo Mỹ có thể đề nghị ông chủ Điện Kremlin duy trì trừng phạt đối với Bình Nhưỡng.
Giới phân tích cho rằng các lệnh trừng phạt quốc tế vẫn tồn tại là một trong những điều khó chịu nhất đối với ông Kim Jong-un. Tuy nhiên, hiệu quả của nó luôn phụ thuộc vào việc thực thi tích cực đến đâu của Trung Quốc. Có những dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đã có phần nương tay với Bình Nhưỡng thời gian gần đây. Các chuyến bay từ Trung Quốc tới Triều Tiên đã nối lại, du lịch tới Triều Tiên cũng tái khởi sắc, lao động Triều Tiên đang quay lại Trung Quốc, giá trị bất động sản dọc biên giới hai nước gia tăng Bộ Ngoại giao Trung Quốc thậm chí đã đề xuất dỡ bỏ trừng phạt với Triều Tiên.
THU HẰNG.
|
Triều Tiên sẽ bị trừng phạt như thế nào? | Hôm nay, Triều Tiên đã phóng thành công tên lửa mang vệ tinh vào quỹ đạo trái đất, tuy nhiên, vụ phóng tên lửa tầm xa này lại bị cho là vi phạm Nghị quyết 1874 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, trong đó cấm Bình Nhưỡng tiến hành các hoạt động liên quan tới tên lửa hoặc hạt nhân. | Thế giới | Tên lửa của Triều Tiên tại bãi phóng. Ảnh: AP.
Do đó, vấn đề sau khi quả tên lửa được phóng đi là cộng đồng quốc tế sẽ quyết định trừng phạt Bình Nhưỡng như thế nào. Các phương án trừng phạt của Mỹ và các đồng minh đối với Triều Tiên bị giới hạn bởi một số yếu tố.
Các lệnh trừng phạt của LHQ mới được coi là ở cấp độ đa phương đều phụ thuộc hoàn toàn và quan điểm của Trung Quốc. Vì Trung Quốc có quyền phủ quyết, và trước đó luôn phản đối các biện pháp cứng rắn hơn hơn mà các quốc gia khác đề xuất.
"Nếu là vấn đề Triều Tiên thì Trung Quốc đặt ra mức độ phản ứng tối đa đối trong Hội đồng Bảo an" - một quan chức Hàn Quốc nói. "Do đó, trong danh sách các lệnh trừng phạt hiện tại của LHQ đối với Triều Tiên thì đó chủ yếu là danh sách của Trung Quốc".
Sau khi Triều Tiên phóng tên lửa thất bại vào hồi tháng Tư vừa qua, Mỹ, Liên minh châu Âu, Hàn Quốc và Nhật Bản đã đọc tên 40 công ty quốc doanh Triều Tiên mà họ muốn bổ sung vào bản danh sách đen của LHQ.
Trung Quốc chỉ chấp thuận 3 công ty cho dù họ đồng ý với tuyên bố cảnh báo của HĐBA là sẽ có thêm hành động nếu như Triều Tiên tiến hành các nỗ lực mới (đi ngược với lệnh cấm của HĐBA).
"Sau khi có lời đe dọa thì hội đồng giờ đây nên hành động, nhưng điều đó vẫn còn phụ thuộc rất nhiều nếu như Trung Quốc thật sự sẵn sàng muốn làm điều gì đó" - một quan chức ngoại giao cấp cao của LHQ nói.
"Trên thực tế, các thảo luận về hành dộng nên là giữa Mỹ và Trung Quốc. Mỹ sẽ phải thuyết phục Trung Quốc có thêm lệnh trừng phạt mới" - quan chức ngoại giao trên nói tiếp.
Triều Tiên luôn nói rằng các mục đích phóng tên lửa của mình là phục vụ khoa học và hòa bình khi đưa vệ tinh lên quan trắc trái đất. Nhưng Washington và các đồng minh luôn kiên quyết rằng đây là các vụ thử tên lửa đạn đạo vi phạm các nghị quyết của LHQ, bao gồm các vụ năm 2006 và 2009.
Năm 2006, HĐBA đã ban hành một lệnh cấm vận lên vũ khí và các nguyên liệu tên lửa đạn đạo và vũ khí hủy diệt. Cơ quan này cũng ban hành lệnh cấm xuất khẩu các hàng hóa xa xỉ và nêu tên các cá nhân và công ty bị đóng băng tài sản toàn cầu và cấm đi lại ở phạm vi quốc tế.
Năm 2009, cơ quan này tiếp tục cấm Triều Tiên xuất khẩu vũ khí và yêu cầu mọi quốc gia tìm kiếm các chuyến vận chuyển hàng hóa nghi ngờ.
Trung Quốc công khai gia nhập cộng đồng quốc tế trong việc thúc gicuj Triều Tiên từ bỏ kế hoạch phóng tên lửa lần này, nhưng vẫn chưa rõ họ gây sức ép đến mức nào ở hậu trường.
Là đồng minh quan trọng nhất và cũng là đối tác thương mại lớn nhất, nước viện trợ chính, Bắc Kinh có lực đẩy lớn nhất so với các quốc gia còn lại.
Tuy nhiên, các nhà phân tích như Wang Dong, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Đông Bắc Á tại Đại học Bắc Kinh lại nói rằng tầm ảnh hưởng này có thể chỉ là nói quá.
"Nếu bạn nghĩ rằng bởi vì tôi cho anh viện trợ kinh tế, tôi cho anh năng lượng, thì tôi có thể bắt anh phục tùng, tôi có thể bắt anh nghe theo tôi, anh trở thành con rối của tôi, thì đây quả là ảo tưởng" - ông Wang nói.
Mặc dù thành thật lo ngại rằng vụ phóng tên lửa hôm nay của Triều Tiên có thể khiến cho khu vực bất ổn, ông Wang nói rằng Bắc Kinh khó lòng đồng ý với bất kỳ sự mở rộng đáng kể nào hoặc thắt chặt các lệnh trừng phạt nhằm vào Bình Nhưỡng.
"Nói chung, Trung Quốc tránh sử dụng các biện pháp cưỡng bức khi cố gắng khiến những người khác chấp thuận điều gì mà họ muốn" - ông Wang nói, và bổ sung thêm rằng Bắc Kinh có thể vẫn duy trì lập trường 'trừ khi Triều Tiên làm điều gì đó thật sự gây hấn'.
Điều có thể khiến Trung Quốc và Nga bối rối nghiêm trọng là khả năng Triều Tiên tiến hành thử hạt nhân nếu như nhìn vào đà thử hạt nhân hai lần trước đó ngay sau các vụ phóng tên lửa.
Vụ phóng tên lửa thành công lần này sẽ đánh dấu một bước tiến quan trọng trong nỗ lực của Triều Tiên khi kết hợp tiềm lực tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) với chương trình vũ khí hạt nhân.
Mà như vậy, rõ ràng là Mỹ sẽ lo ngại nhất về tình hình an ninh quốc gia của mình.
Bruce Klingner - một cựu quan chức CIA và là nghiên cứu sinh cấp cao tại Quỹ Heriage nói rằng vẫn còn khả năng để siết chặt thêm sức ép lên Triều Tiên.
"Đó có thể là việc lấp một số lỗ hổng trong các lệnh trừng phạt hiện nay" - ông Klingner nói và dẫn ra các điều khoản trong Hiến chương LHQ cho phép thực thi các nghị quyết LHQ thông qua các phương tiện quân sự.
"Nhưng cho đến nay Trung Quốc vẫn kháng cự" - Klingner nói. "Đó là lý do tại sao chúng ta có các thất bại của Hải quân Mỹ khi đuổi theo các tàu chở hàng của Triều Tiên tại biển Tây Thái Bình Dương cho dù chúng ta nghi ngờ họ mang các hàng bị cấm".
Lê Thu (theo Telegraph).
|
Triều Tiên sẽ có chính sách mới mở màn "thời đại Kim Jong Un"? | Báo cáo được công bố ngày 30/11 của Viện Nghiên cứu Phương Đông thuộc Đại học Kyungnam (Hàn Quốc) cho biết chính quyền của ông Kim Jong-Un có thể công bố một tầm nhìn chính sách mới về chính trị-kinh tế của Triều Tiên trong năm 2015, trong bối cảnh quốc gia này đang tăng cường các nỗ lực nhằm mở ra một kỷ nguyên mới. | Thế giới | Nhà lãnh đạo Kim Jong-Un chỉ đạo một cuộc tập trận quy mô lớn bao gồm các nội dung vận chuyển trên biển và đổ bộ tại một địa điểm bí mật ở Triều Tiên. (Nguồn: AFP/TTXVN).
Báo cáo nhận định: "Nhiều khả năng Triều Tiên có thể đề xuất một tập hợp mới các chỉ tiêu quản lý và cơ cấu quyền lực khi nước này bước vào thời đại của Kim Jong-Un vào năm tới, khi đó thời gian để tang 3 năm cố Chủ tịch Kim Jong-Il sẽ chấm dứt. Triều Tiên có thể đề xuất một cơ cấu quyền lực mới phù hợp với kỷ nguyên Kim Jong-Un như cơ chế Ủy ban Quốc phòng từng mở đầu cho thời đại Kim Jong-Il và cơ chế thủ tướng cho thời đại Kim Chính Nhật.".
Theo báo cáo trên, về mặt kinh tế, miền Bắc được kỳ vọng sẽ thúc đẩy việc hợp pháp hóa một loạt biện pháp kinh tế mới mà nước này đã thử nghiệm trong những năm gần đây, cùng với việc các lực lượng thị trường trong nước đã tăng cường cho cải cách kinh tế.
Những chính sách mới này có thể được công bố vào khoảng thời gian trước hoặc sau ngày 10/10/2015 nhân dịp lễ kỷ niệm ngày thành lập Đảng Lao động Triều Tiên./.
|
Phong tỏa ngân hàng, hải cảng của Cote d' voire | Ngày 15/1, Liên minh châu Âu (EU) đã gia tăng sức ép buộc Tổng thống mãn nhiệm ở Cote d' voire, ông Laurent Gbagbo, phải từ chức bằng cách phong tỏa tài sản của ông này và nhiều thực thể kinh tế quan trọng. | Thế giới | EU phong tỏa tài sản của 84 cá nhân ủng hộ ông Gbagbo cùng 11 thực thể kinh tế có liên quan tới chính quyền Gbagbo, trong đó có tài sản của các cảng, nhà máy lọc dầu và ba ngân hàng lớn của Cote d' voire. Động thái mới nhất này được coi là một trong những nỗ lực của cộng đồng quốc tế nhằm buộc ông Gbagbo rời bỏ quyền lực sau cuộc bầu cử gây tranh cãi diễn ra ngày 28/11/2010. EU cũng thông báo một loạt biện pháp cấm vận với các thực thể kinh tế của Cote d' voire, bao gồm cả nhà máy lọc dầu nhà nước SIR và đài phát thanh quốc gia RTI. Trong khi đó, ông Gbagbo vẫn phớt lờ lời đe dọa trên và tuyên bố sẽ vẫn tiếp cận được với các tài khoản tại ngân hàng trung ương của nước Cộng hòa Tây Phi này, bất chấp các nhà lãnh đạo trong khu vực công nhận đối thủ của ông là Alassane Ouattara thắng lợi trong cuộc bầu cử nói trên. Cùng ngày, Tổng thống mãn nhiệm Gbagbo tuyên bố kéo dài lệnh giới nghiêm được áp đặt từ ngày 13/1 vào ban đêm tại nhiều quận ở Abidjan sau hai ngày bạo loạn làm ít nhất 11 người thiệt mạng tại thành phố này. Theo truyền hình nhà nước Cote d' voire, lệnh giới nghiêm sẽ được kéo dài đến sáng 22/1. Phát biểu với hãng tin AFP, người phát ngôn chính phủ của ông Gbagbo cho biết do tình hình chưa thật sự yên ổn, thậm chí một số khu vực ở Bắc Abidjan được xác nhận là nơi chứa chấp nhiều vũ khí. Trước đó, theo sắc lệnh của ông Gbagbo, từ ngày 12 đến 15/1, các quận Abobo và Anyama bị áp đặt giới nghiêm từ 7 giờ tối đến 6 giờ sáng hôm sau. Các quận phía Bắc Abidjan này là nơi tập trung nhiều người ủng hộ ông Alassane Ouattara./. (TTXVN/Vietnam+).
|
Thượng viện Mỹ thông qua dự luật đường ống dẫn dầu Keystone XL | VOV.VN - Với 62 phiếu thuận và 36 phiếu chống, Thượng viện Mỹ ngày 29/1 đã thông qua dự luật xây dựng đường ống dẫn dầu Keystone XL. | Thế giới | Đây là một quyết định gây tranh cãi, bởi Nhà Trắng trước đó cùng ngày đã đe dọa sẽ phủ quyết dự luật sửa đổi này.
Sau khi Hạ viện Mỹ cũng đã thông qua, lưỡng viện Quốc hội Mỹ đều do phe Cộng hòa kiểm soát sẽ trình bản dự thảo lên Tổng thống ký để đưa vào thực hiện.
Trước đó, dự luật về đường ống dẫn dầu Keystone XL.
Theo thông tin từ Nhà Trắng, Tổng thống Barack Obama sẽ đưa ra quyết định cuối cùng của mình, về dự án gây nhiều tranh cãi trong nội bộ nước Mỹ từ nhiều năm qua, sau khi yêu cầu Bộ Ngoại giao hoàn thành một bản đánh giá trong những tuần tới.
Dự án Keystone XL do tập đoàn TransCanada Corp của Canada và tập đoàn ConocoPhillips của Mỹ đề xuất năm 2008 với vốn đầu tư khoảng 7 tỷ USD.
Với tổng chiều dài 3.462km chạy qua sáu bang của nước Mỹ, tuyến đường ống này khi hoàn thành có thể vận chuyển hơn 800.000 thùng dầu một ngày từ các mỏ dầu của Canada cung cấp cho các nhà máy lọc dầu ở các bang bờ biển phía Nam nước Mỹ.
Sở dĩ dự án bị treo từ nhiều năm nay vì vấp phải sự phản đối của Nhà Trắng và nhiều nhóm hoạt dộng về môi trường ở cả Mỹ và Canada. Họ lo ngại rằng, dự án này sẽ phá hủy môi trường và hệ sinh thái những nơi các đường ống dẫn dầu chạy qua./.
|
Ukraine thừa nhận 'đấu không lại' với Nga | null | Thế giới | Binh sĩ Ukraine ở khu vực miền đông.
Theo ông, trong trường hợp có cuộc xung đột với Moskva, cả nhà nước Ukraine, cũng như quân đội không thể "gánh vác" một cuộc chiến như vậy. Ông cũng nói thêm rằng Kiev không đủ quân đội trên biên giới của các vùng Kharkov, Chernigov hoặc Sumy.
"Ukraine đơn giản là không có nhiều đơn vị chiến đấu sẵn sàng để tiến hành giao chiến chính thức với Nga", nguồn tin cho biết.
Trước đó, dân biểu Verkhovna Rada, lãnh đạo đảng Za zhizn Vadim Rabinovich đã nói về việc Ukraine phải làm gì để "đánh bại" Moskva. Theo ông, Kiev cần phải làm cho công dân của mình "hạnh phúc hơn", để các nước láng giềng, bao gồm cả Nga phải ghen tị.
Trước đó, Kiev đã chuyển giao cho tòa án Liên Hợp Quốc bản ghi nhớ về vụ kiện chống lại Nga với cáo buộc "tài trợ khủng bố", tổng thống Ukraine Poroshenko tuyên bố.
Năm ngoái, chính quyền Ukraine đã cáo buộc Nga "hỗ trợ khủng bố" và chuyển giao vũ khí bất hợp pháp, cũng như phân biệt đối xử với người Tatar và Ukraine ở Crimea. Với tuyên bố mới đưa ra, Kiev kêu gọi tới Tòa án Công lý Quốc tế The Hague. Trong giai đoạn tố tụng, Ukraine yêu cầu thực hiện "biện pháp tạm thời" chống lại Nga.
Nga đã nhiều lần phủ nhận những cáo buộc trên và tuyên bố không phải là một bên của cuộc xung đột nội bộ trong Ukraine.
Theo SP.
An Công /
|
Hải quân Mỹ sắp có tên lửa siêu thanh bắn từ tàu ngầm | Phó đô đốc Terry Benedict, chỉ huy Chương trình Hệ thống chiến lược (SSP) của Hải quân Mỹ cho biết nước này vừa có vụ thử tên lửa siêu thanh mới tại cơ sở ở Hawaii. Tên lửa được thử có thể được trang bị cho tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio. | Thế giới | Trang USNI News dẫn lời ông Patrick Evans, người phát ngôn của Lầu Năm Góc cho biết SSP đã thay mặt Bộ Quốc phòng thực hiện vụ thử mang tên CPS FE-1 tại cơ sở tên lửa ở Hawaii vào ngày 30.10.2017.
Vụ thử nhằm thu thập dữ liệu về công nghệ đẩy - lướt siêu thanh (boost - glide) và khả năng hoạt động trong phạm vi kiểm tra khi tên lửa bay tầm xa. Dữ liệu này sẽ được Bộ Quốc phòng sử dụng để làm cơ sở cho việc kiểm tra, lập mô hình và mô phỏng lại khả năng hoạt động của thiết bị siêu thanh. Chúng có thể được áp dụng cho các chương trình Tấn công nhanh chóng bằng vũ khí thông thường (Conventional Prompt Strike), theo ông Evans.
Trang The National Interest cho biết tên lửa siêu thanh là những loại tên lửa có tốc độ bay từ 3.106 - 15.534 dặm/giờ (4.999 - 25.000 km/ giờ). Trung Quốc, Mỹ và Nga đều đang đầu tư rất mạnh để phát triển vũ khí siêu thanh, trong khi các nước khác tuy đầu tư kém hơn nhưng cũng không bỏ qua công nghệ này.
Có hai loại tên lửa siêu thanh cơ bản là tên lửa siêu thanh lướt (HGVs) và tên lửa siêu thanh hành trình (HCMs). HGVs được phóng đi bằng phản lực và có khả năng bắn tới các mục tiêu nằm ở độ cao từ 40 km đến hơn 100 km, vận tốc của loại này nhanh hơn HCMs.
Như tên gọi của chúng, HGVs tên lửa hành trình bay với vận tốc siêu thanh. Trong suốt quá trình bay, chúng sẽ được trợ lực bằng phản lực hoặc các động cơ phản lực tốc độ cao, theo The National Interest.
Tên lửa siêu thanh lướt (HGVs) là loại tên lửa mà Hải quân vừa phóng thử - Ảnh: Huffington Post.
Quá trình phát triển tên lửa siêu thanh của Hải quân Mỹ.
Mỹ đang phát triển đồng thời cả 2 loại với chương trình Vũ khí phản lực siêu thanh (Hypersonic Air-breathing Weapon Concept - HAWC) phát triển HCMs và chương trình Vũ khí đẩy - lướt chiến thuật (Tactical Boost Glide - TBG) phát triển HGVs. Cả hai đều có sự hợp tác của Không quân Mỹ.
The National Interest cho hay có thể loại mà SSP vừa thử nghiệm là HGVs. Đây là một phần trong chương trình Tấn công Toàn cầu nhanh chóng bằng vũ khí thông thường (Conventional Prompt Global Strike - CPGS). Đây là chương trình nhằm trang bị cho Mỹ khả năng thực hiện một cuộc tấn công chính xác vào bất cứ địa điểm nào trên thế giới trong vòng một tiếng đồng hồ.
Nhu cầu cần có CPGS xuất hiện sau khi Mỹ đưa ra Bản đánh giá Năng lực Hạt nhân (NPR) vào năm 2001. Kể từ đó đến nay, Bộ Quốc phòng cùng tất cả những đơn vị quân đội đều tham gia phát triển nhiều loại công nghệ nhằm giúp Mỹ đạt được CPGS.
Tên lửa siêu thanh có thể được trang bị cho tàu ngầm lớp Ohio - Ảnh: Wikipedia.
Về phía Hải quân Mỹ, trong nỗ lực hoàn thành CPGS, lực lượng này vào khoảng năm 2003 đã bắt đầu phát triển tên lửa đạn đạo tầm trung phóng từ tàu ngầm (SLIRBM). Kế hoạch được thực hiện cho đến năm 2008, khi Quốc hội Mỹ cắt ngân sách.
Đến năm 2012, khi chính sách Xoay trục về châu Á được đề ra, Hải quân lại tiếp tục đề ra kế hoạch đạt CPGS. Đến năm 2014, các đề xuất phát triển tên lửa siêu thanh phóng từ tàu ngầm của lực lượng này được chấp thuận.
Các nỗ lực này không ngừng được đẩy mạnh sau khi chương trình Vũ khí siêu thanh tân tiến của Bộ binh Mỹ bị thất bại hai lần liên tiếp.
Kể từ đó, Hải quân được giao trọng trách tiếp quản chương trình này (đổi tên thành chương trình Tấn công nhanh chóng bằng vũ khí thông thường), chế tạo một loại vũ khí có thể trang bị cho tên lửa dựa trên cơ sở của những mẫu thử nghiệm trên đất liền. Vụ thử mới đây nhất chính là cột mốc đầu tiên.
Bộ Quốc phòng Mỹ đã cam kết với tư lệnh của các hạm đội ở Thái Bình Dương và châu Âu rằng tên lửa hạt nhân siêu thanh sẽ được giới thiệu trong năm tài khóa 2018 - 2022.
Và khi Mỹ có tên lửa hạt nhân siêu thanh, nước này có thể sẽ trang bị chúng cho 4 tàu ngầm lớp Ohio cũng như những tàu ngầm tấn công mới lớp Virginia, theo The National Interest.
Cẩm Bình ( The National Interest ).
|
Gặp ông Tập khi sau lưng là ông Trump - 'bài toán khó' của Thủ tướng Abe | Thủ tướng Nhật Bản được dự báo sẽ đối mặt với nhiều thách thức trong hội nghị thượng đỉnh lần 5 với Nhà lãnh đạo Trung Quốc tuần này. | Thế giới | Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang phải đối mặt với một chuyến đi đầy thách thức tới Bắc Kinh để tham dự hội nghị thượng đỉnh với Chủ tịch Tập Cận Bình, trong vai trò là một đồng minh thân cận của Mỹ giữa cuộc chiến thương mại chống lại Trung Quốc.
Quan hệ thường xuyên tiềm ẩn nhiều nguy cơ giữa Nhật Bản và Trung Quốc đang có dấu hiệu cải thiện, được củng cố thêm bởi chuyến thăm từ ngày 25-27/10 sắp tới của ông Abe - chuyến đi độc lập đầu tiên của một nhà lãnh đạo Nhật Bản tới Bắc Kinh trong gần 7 năm qua.
Lãnh đạo Nhật Bản - Trung Quốc bắt tay nhau trong một cuộc tiếp xúc bên lề APEC năm 2014 tại Bắc Kinh.
Nhưng bối cảnh thương trường hiện nay dường như không hề dễ dàng với ông Abe, khi Washington đã khơi mào một cuộc chiến thuế quan ăn miếng trả miếng với Bắc Kinh - đối tác thương mại lớn nhất của Tokyo, và đôi khi cũng "gầm gừ" với cả nền kinh tế Nhật Bản.
"Điều hướng giữa 2 nhà lãnh đạo Mỹ - Trung là một thách thức" đối với ông Abe, chuyên gia chính trị và an ninh Nhật Bản Brad Glosserman nói với CNBC hôm 22/10.
Theo một báo cáo của chính quyền Abe, hàng trăm lãnh đạo Nhật Bản đang khao khát những cơ hội tới từ Trung Quốc, ngay cả khi họ đồng tình với mối lo ngại của Mỹ và châu Âu về thương mại Trung Quốc. Thủ tướng Abe, vốn tin tưởng tuyệt đối giới kinh doanh, hẳn cũng đang quan sát nhất cử nhất động của "người bạn sân golf" Donald Trump.
Về phía Trump, người cách đây không lâu dã từng đe dọa áp thuế quan đối với các loại xe hơi nhập khẩu Nhật Bản để gây áp lực với Tokyo trong các cuộc đàm phán thương mại tự do, đã bất ngờ khen ngợi Nhật Bản như là hình mẫu đầu tư vào Mỹ, ngay trước chuyến đi của ông Abe tới Bắc Kinh.
"Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã hợp tác với tôi để giúp cân bằng thương mại một chiều với Nhật Bản. Một số khoản đầu tư mà họ đang thực hiện tại đất nước tôi mới chỉ là khởi đầu! ", trang twitter cá nhân của Tổng thống Donald Trump đăng tải hôm 18/10.
Ông Glosserman nhận định rằng chính quyền Abe và các đồng minh khác của Mỹ đã học được cách làm quen với chính quyền Trump, tuy nhiên nhấn mạnh rằng cái mà mọi người quan tâm là mặt hàng Mỹ sẽ trở thành đối tác lâu dài với Nhật Bản chứ không phải những cái Tokyo chỉ mua tạm thời.
Và đây chính là điểm mà Bắc Kinh đã nhìn thấy, với tham vọng mở ra cơ hội biến Trung Quốc thành một sự thay thế ổn định hơn cho Nhật Bản, đồng thời tăng cường sức phòng thủ cho chính mình trong cuộc chiến thương mại.
"Đôi khi những điều chỉnh của chính phủ trong khu vực (và các nơi khác) sẽ tạo cơ hội cho Trung Quốc tăng cường nỗ lực vươn tới Nhật Bản và các nước khác như là một sự thay thế Mỹ trong vai trò của một đối tác chiến lược và kinh tế", một báo cáo hôm 19/10 viết.
30 năm trước, Nhật Bản đã ở một vị trí tương tự như Trung Quốc hiện nay, được coi là mối đe dọa lớn nhất đối với vị thế kinh tế của Mỹ. Nền kinh tế Nhật Bản cuối cùng cũng chùn bước và Trung Quốc hiện đang nhanh chóng vượt qua nó.
Nhật Bản đã tận dụng các cơ hội mà Trung Quốc đưa ra, về cả thương mại và đầu tư phát triển, tuy nhiên một tranh chấp hàng hải lâu đời về các hòn đảo ở Biển Đông và nhiều lập luận khác có liên quan đến Thế chiến II đã làm gia tăng căng thẳng giữa 2 nước.
Những vấn đề đó hiện vẫn chưa biến mất hoàn toàn nhưng đã được tiết chế phần nào khi cả 2 bên tìm thấy lợi ích chung. Quá trình đó diễn ra một cách nghiêm túc kể từ khi Thủ tướng Shinzo Abe và Chủ tịch Tập Cận Bình gặp nhau ở Bắc Kinh vào năm 2014, trước thềm hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á -Thái Bình Dương mà Trung Quốc làm chủ nhà.
Các nhà lãnh đạo Nhật - Trung sắp tới cũng sẽ tổ chức kỷ niệm lần thứ 40 của một hiệp ước hòa bình và hữu nghị, nhưng sự ổn định hiện tại có thể kéo dài bao lâu vẫn là một câu hỏi mở, bởi về cơ bản, Trung Quốc vẫn đang tự coi mình là nhà lãnh đạo của châu Á còn Nhật Bản thì đang trong giai đoạn thoái trào.
Hương Thảo (CNBC).
|
Chuyến thăm châu Phi của Tổng thống Nga Đ.Mét-vê-đép: Dấu ấn đậm nét | (HNM) - Hàng loạt thỏa thuận hợp tác kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng là kết quả đầy ấn tượng sau chuyến thăm 4 nước châu Phi (Ai Cập, Ni-giê-ri-a, Na-mi-bi-a và Ăng-gô-la) của Tổng thống Nga Đmi-tơ-ri Mét-vê-đép từ ngày 23 đến 26-6. | Thế giới | Tổng thống Nga Đ.Mét-vê-đép và Tổng thống Ai Cập H.Mu-ba-rắc ký hiệp định hợp tác chiến lược song phương trong 10 năm. Điều này cho thấy sự trở lại đầy hứng khởi của Mát-xcơ-va tại "lục địa Đen" bất chấp sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các cường quốc như Mỹ, Trung Quốc và các nước phương Tây trong hoạt động khai thác tài nguyên tại khu vực này. Ngoài ra, trong bối cảnh dầu mỏ có sức quyến rũ ghê gớm đối với cơn thèm khát nhiên liệu của nhiều nước như hiện nay, tăng cường mối quan hệ với châu Phi, với nguồn "vàng đen" dồi dào không kém gì ở Trung Đông, sẽ giúp Nga củng cố vị thế cường quốc dầu mỏ trên thế giới. Tuy nhiên, nó cũng sẽ khiến cuộc cạnh tranh Đông - Tây tại khu vực này thêm khốc liệt. Không phải ngẫu nhiên mà Tổng thống Đ.Mét-vê-đép lại chọn 4 quốc gia trên là điểm dừng chân trong chuyến thăm châu Phi lần này. Hiện nay, cả Nga, Ai Cập và Ni-giê-ri-a đều là thành viên Diễn đàn các nước xuất khẩu khí đốt (GECF). Ăng-gô-la đang nắm giữ chức Chủ tịch luân phiên Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Còn Ni-giê-ri-a đang cạnh tranh với Ăng-gô-la vị trí quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn nhất châu Phi với trữ lượng hơn 30 tỷ thùng. Theo đánh giá của Bộ Năng lượng Mỹ, sau 10 năm nữa, thị phần xuất khẩu dầu mỏ của châu Phi trên thế giới có thể lên tới mức 30%. Như vậy, trong tương lai gần, nguồn dầu mỏ và khí đốt từ châu lục này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an ninh năng lượng của thế giới. Tầm quan trọng của khu vực này còn gia tăng do chính sách năng lượng của các nước phương Tây đang muốn giảm sự phụ thuộc của họ vào dầu mỏ của Nga và khu vực Trung Cận Đông. Còn về phía Mát-xcơ-va, sau một thời gian bị chững lại do thời kỳ khủng hoảng những năm 90 thế kỷ trước, việc nối lại các mối quan hệ truyền thống với các nước châu Phi không chỉ khẳng định vai trò và vị trí của một siêu cường tại khu vực nhiều tài nguyên quý giá, mà còn giúp Nga mở rộng không gian ảnh hưởng trên thế giới. Trong khi đó, giới kinh doanh Nga ngày càng nhận thức được rằng, châu Phi là một thị trường mới có tầm quan trọng toàn cầu, sẽ tạo được nhiều cơ hội kinh doanh hơn các châu lục khác trên thế giới. Vì thế, trong vài năm trở lại đây, nhiều công ty của Nga cũng đã không bỏ lỡ các quan hệ hợp tác với Ai Cập, Ăng-gô-la và Nam-mi-bi-a trên nhiều lĩnh vực. Và thỏa thuận ngày 24-6 giữa Tập đoàn Khí đốt Gazprom của Nga với Tập đoàn Dầu khí quốc gia Ni-giê-ri-a nhằm thành lập một liên doanh theo đuổi các dự án khai thác và vận chuyển dầu khí đã giúp Mát-xcơ-va chiếm ưu thế trong nỗ lực cạnh tranh với các đối thủ khai thác nguồn năng lượng tại châu Phi. Sắp tới, ưu thế trên thị trường cung cấp năng lượng cho châu Âu của Nga sẽ được tăng cường khi Gazprom hoàn tất dự án đường ống dẫn khí đốt xuyên sa mạc Xa-ha-ra, từ Ni-giê-ri-a đến "cựu lục địa". Ngoài lĩnh vực năng lượng, Nam-mi-bi-a và Ăng-gô-la được cho là địa chỉ sẽ mở ra cơ hội mới cho các hãng của Nga chuyên kinh doanh kim cương, khoáng sản quý. Rõ ràng, trong bối cảnh khu vực ảnh hưởng truyền thống như Đông Âu và cộng đồng các quốc gia độc lập "SNG" đang bị phương Tây "nhòm ngó" như hiện nay, Nga không thể bỏ qua những không gian từng có như châu Phi - một chiến lược không chỉ đem lại lợi ích về mặt kinh tế mà còn thể hiện đẳng cấp đang được khôi phục của Nga trên trường quốc tế. Với dấu ấn đậm nét để lại sau chuyến thăm châu Phi của Tổng thống Đ.Mét-vê-đép, một lần nữa Mát-xcơ-va khẳng định các mối quan hệ chính trị, kinh tế của Nga tại khu vực này vẫn còn nguyên vẹn. Đây là thách thức không nhỏ với Mỹ và một số quốc gia khác. Lâm Phương.
|
Các nhà lãnh đạo thế giới và ấn tượng với Việt Nam | (Dân Việt) - Các nhà lãnh đạo thế giới sau khi đến thăm Việt Nam, hay đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam đều có những ấn tượng đặc biệt và tin tưởng vào đất nước hình chữ S giàu nghị lực, đầy tiềm năng... | Thế giới | Tân Đại sứ, Trưởng phái đoàn EU tại VN Franz Jessen: Điểm đến của các doanh nghiệp châu Âu.
Ông Franz Jessen - tân Đại sứ, Trưởng phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) sang Việt Nam nhậm chức vào những ngày cuối năm 2011.
Đánh giá tình hình hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam EU trong thời gian qua, Đại sứ Franz Jessen khẳng định: Bối cảnh nhiều bất ổn về tài chính kinh tế toàn cầu không ảnh hưởng xấu đến quan hệ thương mại Việt Nam EU.
Hiện nay, EU đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam. Nhận định về triển vọng hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam và EU trong năm 2012 và xa hơn nữa, Đại sứ Franz Jessen tin tưởng, với những tiềm năng vốn có, mối quan hệ Việt Nam-EU chắc chắn sẽ gặt hái nhiều thành quả hơn nữa.
Ông cũng cho biết, các doanh nghiệp EU đều đánh giá cao môi trường đầu tư thương mại và mong muốn làm ăn lâu dài tại Việt Nam.
Tổng thống Israel Shimon Peres: Ngưỡng mộ sâu sắc đất nước, con người Việt Nam.
Tổng thống Israel Shimon Peres trong chuyến thăm VN ngày 23.11 nhấn mạnh: Phái đoàn Israel đến đây với lòng ngưỡng mộ sâu sắc đất nước và con người VN.
Vị tổng thống gạo cội của Israel người từng được trao Giải Nobel Hòa bình năm 1994 dành lời ca ngợi người dân Việt Nam: Các bạn đã giành thắng lợi trong chiến tranh và thắng lợi trong tái thiết, vì các bạn có những con người vĩ đại. Con người chính là nguồn lực tốt nhất trên thế giới.
Theo ông, Israel và VN có thể hợp tác phát triển trên nhiều lĩnh vực như kinh tế - thương mại, hay hợp tác tại Liên Hợp Quốc. Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm trong thế giới ngày nay - Tổng thống Peres nhấn mạnh.
Ông cũng kỳ vọng hai nước sẽ mở rộng hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp trên cơ sở yêu cầu và ưu tiên của VN, cũng như tăng cường hợp tác GDĐT.
Thủ tướng Thái Lan Yingluck: Tăng tốc hợp tác sản xuất lúa gạo, giáo dục, du lịch.
Trong chuyến thăm Việt Nam ngày 30.11.2011, Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đã bày tỏ vui mừng về nhiều hoạt động thiết thực được tổ chức trong năm Việt Nam và Thái Lan kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1976-2011).
Bà nhấn mạnh đây là sự kiện đặc biệt, đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ hai nước. Thủ tướng Yingluck cũng kỳ vọng, năm 2012, VN và Thái Lan sẽ đẩy mạnh hơn những hợp tác về sản xuất lúa gạo, giáo dục - đào tạo, du lịch.
Nữ Thủ tướng cũng cho rằng, thị trường Việt Nam giàu tiềm năng và mong muốn Việt Nam tiếp tục tạo các điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp của Thái Lan sang hợp tác, đầu tư và làm ăn hiệu quả, lâu dài.
Trợ lý Bộ trưởng Thương mại Mỹ Suresh Kumar: Quan hệ Việt - Mỹ sẽ còn nhiều điều ấn tượng.
Quan hệ thương mại song phương Việt Mỹ rất đặc biệt và Việt Nam là thị trường quan trọng đối với Mỹ. Trợ lý Bộ trưởng Thương mại kiêm Vụ trưởng Thương vụ Mỹ và nước ngoài của Bộ Thương mại Mỹ - ông Suresh Kumar, nhấn mạnh như vậy.
Ông tin rằng sẽ còn nhiều điều ấn tượng hơn nữa trong quan hệ thương mại Mỹ - Việt trong những năm sắp tới, bởi còn nhiều cơ hội, tiềm năng hợp tác giữa 2 nước, cũng như còn rất nhiều lĩnh vực có thể mở rộng hợp tác.
Thủ tướng Đức Angela Merkel: Cam kết tiếp tục cấp ODA.
Thủ tướng Đức nhấn mạnh: Đức sẽ tiếp tục ủng hộ Việt Nam tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện với EU; ủng hộ Việt Nam được EU công nhận Quy chế kinh tế thị trường và đàm phán ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) EU Việt Nam.
Thủ tướng Đức cũng cho biết Đức cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam với việc cung cấp vốn ODA trong những năm tới, tập trung vào các lĩnh vực phát triển bền vững, môi trường, y tế và đào tạo nghề. Đức cũng sẵn sàng tham gia các dự án đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở và đào tạo nguồn nhân lực tại Việt Nam.
Đăng Thúy (tổng hợp).
|
Bỏ lệnh cấm chống ZTE, Mỹ đang nhún nhường với Trung Quốc? | Trong tháng trước, ZTE đã tiến gần hơn đến việc đáp ứng các điều kiện của Nhà Trắng bằng việc sa thải toàn bộ ban lãnh đạo cũ và bổ nhiệm chủ tịch mới. | Thế giới | Ảnh: DW.
Cổ phiếu công ty ZTE tăng vọt sau khi hãng đạt được thỏa thuận với chính quyền Tổng thống Donald Trump để cho phép công ty này khôi phục lại hoạt động kinh doanh với các nhà cung cấp Mỹ.
Như vậy một điều kiện quan trọng của chính phủ Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng thương mại Trung - Mỹ tăng cao đã được đáp ứng, theo khẳng định được Bloomberg đăng tải.
Công ty điện thoại, viễn thông Trung Quốc ký một hiệp định với Bộ Thương mại Mỹ, theo đó lệnh cấm hãng này mua công nghệ Mỹ sẽ được gỡ bỏ ngay khi ZTE nộp 400 triệu USD, theo thông báo qua email từ Bộ Thương mại Mỹ. Theo một nguồn tin thân cận với vụ việc, khoản tiền này phải được thanh toán xong trong chỉ 1 ngày.
Trong tháng trước, ZTE đã tiến gần hơn đến việc đáp ứng các điều kiện của Nhà Trắng bằng việc sa thải toàn bộ ban lãnh đạo cũ và bổ nhiệm chủ tịch mới. Ban lãnh đạo mới đối diện với thách thức khôi phục lại niềm tin từ các công ty điện thoại khác cũng như khách hàng doanh nghiệp.
Ngoài ra, từ phương diện tài chính, ZTE sẽ phải chịu thiệt hại ước tính khoảng 3 tỷ USD do phải ngừng hoạt động trong nhiều tháng khiến hãng thiếu trầm trọng chip và nhiều loại linh kiện khác để có thể sản xuất ra các thiết bị hệ thống cũng như điện thoại thông minh.
Cổ phiếu ZTE, cổ phiếu đang giao dịch dựa trên quy định nới tạm thời sẽ kết thúc vào ngày 1/8/2018, tăng đến 24% trên thị trường Hồng Kông ngày hôm nay. Cổ phiếu của ZTE trên thị trường Thâm Quyến tăng kịch mức giới hạn 10%. Cổ phiếu của một số nhà cung cấp cho ZTE bao gồm Zhong Fu Tong cũng tăng trên thị trường chứng khoán Trung Quốc đại lục.
Các đại diện của ZTE trong ngày thứ Hai đã gặp gỡ các quan chức Bộ Thương mại Mỹ để bàn về hướng triển khai thỏa thuận.
Vào tháng 4/2018, chính quyền Tổng thống Trump đã thông báo về lệnh cấm kéo dài 7 năm đối với ZTE, ZTE sẽ không được mua công nghệ từ các công ty Mỹ. Phía Mỹ tuyên bố rằng ZTE đã vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ chống lại Iran và Triều Tiên bằng cách bán công nghệ Mỹ cho những nước này. Lệnh cấm này đã buộc ZTE phải ngừng mọi hoạt động.
Sang tháng 5/2018, Tổng thống Trump đã thay đổi quan điểm, ông cho biết ông đang cân nhắc lại chính sách phạt ZTE để thể hiện thiện chí với Chủ tịch Trung Quốc - ông Tập Cận Bình. Trong cùng tháng, chính quyền của Tổng thống Trump cho biết sẽ cho ZTE hoạt động trở lại với điều kiện hãng này nộp phạt 1,3 tỷ USD, thay đổi ban lãnh đạo và đảm bảo an ninh cấp độ cao.
Một nhóm nghị sỹ Mỹ đến từ lưỡng đảng vẫn lo lắng về mối hiểm họa ZTE với an ninh quốc gia Mỹ và đang vận động để Mỹ siết chặt các quy định với ZTE. Nhóm này đã bắt đầu các cuộc đàm phán về vấn đề từ ngày thứ Tư.
TRUNG MẾN.
|
Hải quân Mỹ tham gia tìm kiếm hộp đen máy bay QZ8501 | VOV.VN - Hơn một tuần sau khi chiếc máy bay của hãng hàng không AirAsia gặp nạn, lực lượng hải quân Mỹ bắt đầu trợ giúp tìm kiếm chiếc hộp đen của máy bay. | Thế giới | Một thiết bị hình ảnh và định vị dưới mặt nước tinh vi được biết đến là Seascan sẽ được lực lượng hải quân Mỹ của tàu tuần duyên USS Fort Worth sử dụng để truyền tải những hình ảnh rõ ràng nhất dưới đáy biển. Thiết bị này cho phép quét ở độ sâu khoảng 609 mét với độ phân giải thấp.
Một thành viên của hải quân Mỹ Daniel Clarke cho biết: Chúng tôi sẽ sử dụng loại thiết bị Seascan để đưa ra những hình ảnh khác nhau dưới đáy biển. Với thiết bị này, chúng tôi có thể tìm thấy những thứ nhỏ như một quả bóng đánh gôn.
Tàu tuần duyên USS Fort Worth của hải quân Mỹ (Ảnh: Reuters).
Tàu tuần duyên USS Fort Worth là tàu thứ 2 của Mỹ tham gia vào chiến dịch tìm kiếm chiếc máy bay Indonesia gặp nạn. Trước đó tàu khu trục USS Sampson đã đến Indonesia theo yêu cầu của chính phủ Indonesia.
USS Fort Worth là loại tàu chiến nhỏ, hoạt động rất hiệu quả, linh hoạt tại các vùng biển nông. USS Fort Worth cũng được trang bị một máy bay trực thăng MH-60R và 2 xuồng cao tốc RHIB để tăng cường tối đa khả năng tìm kiếm./.
|
Chảo lửa Deir Ezzor: Quân đội Syria phản kích phá vây IS | Ngày 07.03.2017, quân đội Syria tiếp tục các trận chiến đấu tiến công trên vùng ngoại ô thành phố Deir Ezzor sau khi thất bại trong cuộc tấn công ngày 06.03.2017 vào chiến tuyến của IS trong khu vực dãy núi Thardeh. | Thế giới | Xe tăng quân đội Syria trên chiến trường Deir Ezzor.
Quân đội Syria, chủ công là đơn vị thuộc lữ đoàn đặc nhiệm Al-Qassem Vệ binh Cộng hòa, Quân đội Syria triển khai tiếp một số cuộc tấn công ở phía tây Deir Ezzor, đánh vào chiến tuyến phòng ngự của IS trong dãy núi Thardeh, Đồi 17 và Đồi Sanouf.
Al-Masdar News dẫn nguồn tin quân sự ở Deir Ezzor cho biết, quân đội Syria cố gắng giành được một địa bàn nhỏ trên dãy núi Thardeh, gây áp lực lên vành đai bao vây sân bay quân sự Deir Ezzor của lực lượng IS.
Quân đội Syria rút lui khỏi dãy núi Thardeh vào tháng 10.2016, khi lực lượng không quân Mỹ và đồng minh đã dội bom vào chiến tuyến quân đội Syria trên dãy núi này, gây tổn thất nặng nề cho lực lượng vũ trang Syria.
Quân đội Syria giao chiến ác liệt với lực lượng IS trên vùng lân cận dãy núi Thardeh.
NT.
Nguyễn Thuận -.
|
Trung Quốc đưa tàu săn ngầm ra giàn khoan trái phép | TPO - Theo thông tin mới nhất từ Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, hôm nay (13/5), Trung Quốc đã sử dụng 9 loại tàu để bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981, trong đó có tàu tuần tiễu săn ngầm số hiệu 786. | Thế giới | Tàu Hải cảnh Trung Quốc luôn đeo bám, cản trở tàu Cảnh sát biển Việt Nam đang thực hiện nhiệm vụ. Mỗi tàu CSB Việt Nam thường xuyên có 2-3 tàu của Trung Quốc kèm chặt. Ảnh: Cảnh Sát biển Việt Nam cung cấp.
Những loại tàu này gồm: tàu quân sự, tàu hải cảnh, tàu hải giám, tàu hải tuần, tàu ngư chính, tàu kéo cứu hộ, tàu vận tải, tàu dầu và tàu cá vỏ sắt (trong đó có tàu quân sự đã được ta phát hiện như tàu hộ vệ tên lửa số hiệu 534, tàu tên lửa tấn công nhanh mang số hiệu 752, 753, 754 và mới đây nhất là sự tham gia của tàu tuần tiễu săn ngầm số hiệu 786 hiện diện tại khu vực từ ngày 12/5).
Trong ngày hôm nay, phía Trung Quốc đã sử dụng tới 86 tàu làm lực lượng hộ tống, bảo vệ cho hoạt động trái phép của giàn khoan Hải Dương 981 trên thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Cụ thể: 2 tàu quân sự (1 tàu hộ vệ tên lửa số hiệu 534, 1 tàu tuần tiễu săn ngầm số hiệu 786), 32 tàu hải cảnh, 4 tàu hải giám, 4 tàu hải tuần, 2 tàu ngư chính, 7 tàu kéo cứu hộ, 19 tàu vận tải, 1 tàu dầu, 15 tàu cá vỏ sắt).
Trước đó, lúc 8g30 hôm nay, Trung Quốc đã sử dụng 3 tàu (hải giám 7028, hải cảnh 46001 và một tàu không rõ số hiệu) bao vây tàu cảnh sát biển 4032 của Việt Nam.
Ngoài một tàu Trung Quốc (không rõ số hiệu) phun nước, tàu hải cảnh số hiệu 46001 của Trung Quốc đã lao vào ngăn cản, đâm vào mạn trái tàu Cảnh sát biển Việt Nam 4032 làm gãy 10m lan can bên mạn trái, hỏng 3 thông gió của tàu Cảnh sát biển 4032 Việt Nam.
Đồng thời, tàu hải cảnh của Trung Quốc đã ngăn cản, dùng súng bắn nước vào tàu Kiểm ngư 628 của ta khi tiếp cận cách giàn khoan Trung Quốc 5,3 hải lý.
Tàu Cảnh sát biển 4032 của Việt Nam đã cơ động tiếp cận vào phía Tây giàn khoan Hải Dương 981 để tiến hành tuyên truyền và quay phim, chụp ảnh về hành động của các tàu Trung Quốc.
>>ẢNH: Tàu Trung Quốc ngang ngược bảo vệ giàn khoan trái phép <<.
Trong khi thực hiện nhiệm vụ, cán bộ chiến sĩ trên các tàu của ta đã thực hiện nghiêm tư tưởng chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển là chủ động, bình tĩnh, không khiêu khích, không mắc mưu khiêu khích, đấu tranh kiên quyết, kiên trì, dũng cảm, mưu trí, linh hoạt để vừa giữ vững được chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc, vừa giữ vững môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.
|
Putin nhắn tướng lĩnh: Kẻ nào phá hoại Nga sẽ phải trả giá đắt | Củng cố tiềm năng quân sự bảo đảm cuộc sống bình yên và sự phát triển chủ quyền của đất nước, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố tại buổi lễ thăng chức cho các sĩ quan cấp cao ở Điện Kremlin hôm 9.4. | Thế giới | Có thể bạn quan tâm.
Hãng tin RIA Novosti dẫn lời Tổng thống Putin về việc củng cố tiềm năng quân sự bảo đảm cuộc sống bình yên:
"Xây dựng quân đội, tăng cường tiềm lực quốc phòng sẽ được tiếp tục một cách từ từ và có hệ thống. Chúng ta đều hiểu rất rõ đây là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển ổn định và chủ quyền của Nga và một bảo đảm cho cuộc sống yên ấm và thanh bình cho hàng triệu công dân của chúng ta.
Ông Putin cũng nhắc lại việc Nga phản đối chuyện can thiệp vào những vấn đề nội bộ của các nước khác, và quy trách nhiệm những hành động này đã gây ra nhiều vấn đề lớn trên vũ đài chính trị quốc tế.
Ông Putin nói: "Chúng tôi chống lại sự can thiệp vào công việc nội bộ của những đất nước có chủ quyền, chống lại việc kích động xung đột quân sự. Cách làm chính trị này đã được thực hiện đối ở một số quốc gia ở Bắc Phi và Trung Đông, mà hậu quả là chủ nghĩa khủng bố bùng nổ tại đó. Gần biên giới của chúng tôi, nó là nguyên nhân của một thảm kịch đẫm máu cho hàng xóm Ukraine.
Tổng thống Putin nhấn mạnh: "Ngày nay, có thể thấy rằng một số quốc gia đang thay đổi chính sách theo hướng hành động tấn công phủ đầu không hạn chế. Hậu quả là các tiềm năng xung đột đang gia tăng tại các khu vực có ý nghĩa chiến lược đối với Nga. Khi các mối đe dọa xuất hiện, chúng ta không thể bỏ qua.
Ông nói thêm, rằng việc tăng cường tiềm lực quốc phòng của Nga sẽ được thực hiện chủ yếu thông qua việc hoàn thiện cơ cấu các lực lượng, và thông qua việc hợp tác tốt hơn với các nước khác để tìm kiếm hòa bình, ổn định và phát triển.
Nhà lãnh đạo Nga cũng công bố một tập hợp các quy định, kiểm tra sẽ được ban hành đến tất cả các quân khu Nga và ở tất cả các đơn vị quân đội.
Vào cuối tháng Ba năm nay, ông Putin cũng thể hiện ý tưởng tương tự, trong một bài phát biểu trước Cục an ninh liên bang Nga (FSB).
Tổng thống Putin mạnh mẽ khẳng định: "Không một ai có thể thành công trong việc đe dọa, gây sức ép với nước Nga. Chúng ta đã, đang và sẽ luôn có một câu trả lời thích đáng cho tất cả các mối đe dọa an ninh quốc gia từ trong nước và từ bên ngoài".
Thảo Hương (Theo RT).
|
"Việt Nam đã giúp Campuchia thoát nạn diệt chủng" | Chiều 22/11, trong buổi tiếp Đoàn đại biểu Hội hữu nghị Việt Nam - Campuchia, do Chủ tịch Hội Vũ Mão dẫn đầu, tại Văn phòng Thủ tướng ở Cung Hòa Bình, Thủ tướng Campuchia Hun Sen cảm ơn Việt Nam đã giúp giải phóng Campuchia khỏi chế độ diệt chủng Khmer Đỏ, đem lại hồi sinh cho nhân dân Campuchia và hiện nay vẫn tiếp tục giúp đỡ Campuchia trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. | Thế giới | Phát biểu với các phóng viên sau buổi tiếp, Trợ lý Thủ tướng, ông Yeang Sophaleth, nói rằng Thủ tướng Hun Sen tuyên bố ủng hộ phiên tòa xét xử Khmer Đỏ, coi đây là sự công bằng của lịch sử và công lý đang được thực thi ngày hôm nay bắt nguồn từ chiến thắng lịch sử ngày 7/1/1979, thời điểm nhân dân Campuchia với sự giúp đỡ kịp thời của quân tình nguyện Việt Nam đã lật đổ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ.
Ông Hun Sen cũng nêu rõ Campuchia và Việt Nam hiện nay đang tiếp tục củng cố và tăng cường hợp tác nhằm thúc đẩy tình hữu nghị và sự phát triển của cả hai nước, trong đó có sự đóng góp rất thiết thực, hiệu quả từ hoạt động của các hội hữu nghị hai nước Việt Nam, Campuchia.
Hiện phiên tòa xét xử tội ác Khmer Đỏ ( ECCC ) vẫn đang được mở, xét xử ba thủ lĩnh cấp cao của chế độ Khmer Đỏ, gồm là Nuon Chea, Khieu Samphan và Ieng Sary.
Trong chế độ Khmer Đỏ, Khieu Samphan là người đứng đầu nhà nước, Nuon Chea là "Nhân vật số hai" còn Ieng Sary là Bộ trưởng ngoại giao.
Vắng mặt tại phiên tòa lần này là bị cáo Ieng Thirith, vợ của Ieng Sary và là người giữ chức Bộ trưởng Y tế và Xã hội của chế độ Khmer Đỏ. Nhân vật này được cho là không đủ sức khỏe để ra tòa vì bị chứng mất trí nhớ.
Hàng trăm người dân Campuchia, trong đó có các nhà sư, sinh viên và những người sống sót dưới thời Khmer Đỏ, đã đến tham dự phiên tòa kéo dài 4 ngày này. Một phần của tiến trình xét xử được tường thuật trực tiếp trên truyền hình. Cho đến nay, cả bốn bị cáo đều chối bỏ trách nhiệm trong thảm họa diệt chủng làm 2 triệu người Campuchia thiệt mạng dưới thời chế độ Khmer Đỏ cầm quyền từ năm 1975 đến năm 1979.
ECCC được thành lập năm 2006 do Liên hợp quốc bảo trợ. Tháng 7/2010, ECCC đã tuyên án 35 năm tù giam đối với Kaing Guek Eav, biệt danh là "Duch", cai ngục nhà tù Tuol Sleng S-21, vì phạm tội ác chiến tranh và các tội ác chống lại loài người./.
(Vietnam+).
|
Đánh bom ở Ấn Độ, hơn 60 người thương vong | Ít nhất 9 người thiệt mạng và 53 người bị thương trong một vụ đánh bom khủng bố nhằm vào một nhà hàng ở thành phố Pune, miền Tây Ấn Độ, tối 13/2. | Thế giới | Theo nguồn tin cảnh sát địa phương, vụ đánh bom xảy ra vào khoảng 19 giờ 30 (giờ địa phương) khi một nữ nhân viên nhà hàng German Bakery đang mở một túi đồ "vô chủ". Vụ nổ có sức công phá mạnh đến nỗi toàn bộ nhà hàng bị hư hại. Thông tin ban đầu cho biết trong số những người thiệt mạng có 3 người nước ngoài. Phát biểu với các phóng viên ở New Delhi, Bộ trưởng Nội vụ Palaniappan Chidambaram cho biết: "đây là một vụ tấn công khủng bố... mọi thứ đều được tính toán kỹ càng.". Nhà hàng German Bakery nằm ở khu vực Công viên Koregaon Park, cách không xa một trung tâm văn hóa Do Thái và một địa điểm tôn giáo nổi tiếng. Hiện chưa tổ chức nào đứng ra nhận thực hiện vụ đánh bom trên, trong khi cảnh sát đang phong tỏa hiện trường và tiếp tục điều tra vụ việc. Đây là vụ đánh bom khủng bố lớn đầu tiên xảy ra ở Ấn Độ kể từ sau vụ đánh bom ở trung tâm tài chính Mumbai hồi tháng 11/2008, mà New Delhi cáo buộc do nhóm phiến quân Lashkar-e-Taiba ở Pakistan thực hiện. Vụ đánh bom vừa xảy ra đã phủ bóng đen lên những nỗ lực nhằm nối lại tiến trình đàm phán hòa bình giữa Ấn Độ và Pakistan, dự kiến diễn ra vào ngày 25/2 tới./. (TTXVN/Vietnam+).
|
Gần 30 người chết sau một ngày Israel không kích Gaza | AFP đưa tin, ngày 9/7, nhân viên cứu thương cho biết chiến dịch của Israel nhằm vào phiến quân ở Gaza đã làm 28 người thiệt mạng và hơn 150 người bị thương, ngày đẫm máu nhất tại dải đất ven biển này kể từ năm 2012. | Thế giới | Thi thể một người Palestine sau cuộc không kích của Israel xuống thành phố Gaza ngày 8/7. (Nguồn: AFP/TTXVN).
Các đợt không kích bắt đầu tại Gaza vào ngày 8/7 đã làm 24 người thiệt mạng, bao gồm 2 phụ nữ và 5 trẻ em.
Con số thương vong đầu tiên vào sáng sớm 9/7 là 6 thành viên trong một gia đình trong một cuộc không kích nhằm vào nhà của họ tại Beit Hanoun, phía Bắc Gaza.
Theo phát ngôn viên cơ quan tình huống khẩn cấp Ashraf al-Qudra, đây là ngôi nhà của một chỉ huy Lữ đoàn Al-Quds, cánh vũ trang của phong trào Thánh chiến Hồi giáo Palestine.
Vụ không kích đã giết chết viên chỉ huy cùng 5 thành viên gia đình, gồm bố mẹ của ông này, một phụ nữ và 2 trẻ em./.
|
Trước chuyến thăm của Tổng thống Trump, Anh khẳng định quan hệ đồng minh với Mỹ | Ngay trước thềm chuyến thăm Anh đầu tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump, ngày 11/7, Thủ tướng Anh Theresa May tuyên bố London sẽ vẫn là đồng minh vững mạnh của Washington. | Thế giới | Thủ tướng Anh Theresa May phát biểu tại một sự kiện ở London ngày 4/7. Ảnh: AFP/TTXVN.
Tuyên bố của Văn phòng Thủ tướng Anh nêu rõ: Khi chúng tôi rời Liên minh châu Âu, chúng tôi sẽ bắt đầu thiết lập một tiến trình mới cho nước Anh ở trên thế giới và các liên minh toàn cầu của chúng tôi sẽ trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Thủ tướng May nhấn mạnh: Không có liên minh nào vững mạnh hơn mối quan hệ đặc biệt của chúng tôi với Mỹ và sẽ không có liên minh nào quan trọng hơn trong những năm tới.
Theo bà May, Anh và Mỹ đã có sự hợp tác đặc biệt chặt chẽ trong cuộc đấu tranh cho dân chủ, an ninh toàn cầu và hai nước có chung quan điểm trong rất nhiều vấn đề chính sách đối ngoại. Ngoài ra, quan hệ thương mại và đầu tư giữa Anh và Mỹ cũng rất vững mạnh khi hai nước là các nhà đầu tư lớn nhất của nhau và có hàng triệu người Anh đang làm việc cho các công ty của Mỹ ở Anh. Ngược lại cũng có hàng triệu công dân Mỹ đang làm việc cho các công ty của Anh ở Mỹ. Do đó, chuyến thăm Anh sắp tới của Tổng thống Trump là cơ hội để hai bên làm sâu sắc thêm mối quan hệ đặc biệt này.
Tổng thống Trump sẽ có chuyến thăm Anh kéo dài trong 2 ngày, bắt đầu từ ngày 12/7 sau khi kết thúc Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại Brussels (Bỉ). Tại London, lãnh đạo hai nước sẽ hội đàm về một loạt vấn đề nóng như quan hệ với Nga, hợp tác thương mại, Brexit và Trung Đông.
TTXVN/Báo Tin tức.
|
Tin tức 24h: Biển Đông nóng, Việt Nam thủ “siêu vũ khí”; Trung Quốc gây chiến sẽ gục ngã trước Mỹ; Syria, cuộc chiến không hi vọng; “Xét lại” PCT tỉnh xài Lexus tư nhân đeo “biển xanh”. | VietTimes -- Trong nước, Tổng bí thư yêu cầu kiểm tra vụ PCT tỉnh đeo "biển xanh" cho xe Lexus tư nhân. Lộ diện mô hình "SCIC" ở TP HCM. Thế giới, Trung Quốc vẫn thủ đoạn trên biển Đông, trong khi Mỹ đánh giá cao sự kiên định giải quyết vấn đề của Việt Nam. Syria, chiến sự bế tắc, không rõ thắng thua. | Thế giới | Trung Quốc hung hăng trên biển, nhà đầu tư nước ngoài tháo chạy.
VietTimes -- Kinh tế Trung Quốc sẽ chịu thiệt hại nặng nề nếu nước này tiếp tục theo đuổi các yêu sách lãnh thổ phi lý. Cứ khi nào Trung Quốc có động thái tăng cường yêu sách chủ quyền trên Biển Đông và Biển Hoa Đông, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào nước này lại sụt giảm mạnh, National Interest nhận định xem thêm.
Cuộc họp lần thứ 12 về biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc.
VietTimes -- Cuộc họp lần thứ 12 ASEAN - Trung Quốc (SOM) về thực hiện Tuyên bố về cách Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và tham vấn về xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) vừa tổ chức, với đồng chủ trì của Trung Quốc và Singapore - nước điều phối quan hệ ASEAN-Trung Quốc. xem thêm.
Mỹ tôn trọng chính sách quốc phòng "ba không" của Việt Nam.
VietTimes -- Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius đã tái khẳng định Mỹ tôn trọng chính sách quốc phòng "ba không" của Việt Nam, và Mỹ không tìm kiếm, không muốn đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam xem thêm.
Nga giao Việt Nam tên lửa tối tân có thể tấn công lãnh thổ kẻ địch.
VietTimes -- Nga đã bán cho cả Việt Nam và Trung Quốc hàng tỷ USD các hệ thống vũ khí tối tân trong những năm qua, bao gồm các chiến đấu cơ và tàu chiến hiện đại. Nga còn bán cho Việt Nam các tên lửa hành trình hạm đối đất tiên tiến giúp hải quân Việt Nam có thể tấn công lãnh thổ kẻ địch. xem thêm.
Học giả Trung Quốc: Nhật Bản không ngừng chìa cành ô liu quân sự cho Việt Nam.
VietTimes -- Tờ Nhân Dân Trung Quốc ngày 8/6 cho rằng, có nguồn tin cho biết, Nhật Bản và Việt Nam đồng ý tăng cường hợp tác quốc phòng, trọng điểm là Tokyo cung cấp viện trợ, ủng hộ Hà Nội mua sắm nhiều tàu tuần tra hơn. xem thêm.
Hoàn Cầu: Vũ khí Mỹ mà Việt Nam mua ảnh hưởng đến hành vi Trung Quốc trên Biển Đông.
VietTimes -- Theo báo Hoàn Cầu, nếu bổ sung thêm máy bay chiến đấu F-16, máy bay tuần tra săn ngầm P-3C, máy bay không người lái và thiết bị tình báo, giám sát và trinh sát trên biển đều không thể làm thay đổi căn bản sự cân bằng quân sự giữa Trung Quốc và Việt Nam xem thêm.
Việt Nam thủ siêu vũ khí uy trùm Biển Đông, Trung Quốc trách Nga-Ấn.
VietTimes -- Theo AsiaTimes, từ lâu Trung Quốc đã lên tiếng bày tỏ lo ngại về việc Ấn Độ chuyển giao cho Việt Nam tên lửa BrahMos, loại vũ khí có khả năng thay đổi cán cân sức mạnh ở Biển Đông. BrahMos là một trong những loại tên lửa chống hạm có sức hủy diệt chết chóc nhất trên thế giới. xem thêm.
Mỹ sẽ hạ gục Trung Quốc dưới bất cứ hình thức chiến tranh nào.
VietTimes -- Những cuộc tuần biển trên mặt nước và trên không phận Biển Đông đã vấp phải sự phản ứng mạnh từ phía Trung Quốc. Gia tăng căng thẳng Mỹ - Trung có thể bùng phát thành cuộc chiến tranh (giới hạn khu vực, giới hạn thời gian, giới hạn vũ khí). PLA có những điểm yếu gì khiến Trung Quốc không thể thắng. xem thêm.
Tổng Bí thư chỉ đạo, 9 cơ quan vào cuộc vụ xe Lexus của Phó chủ tịch Hậu Giang.
Việc ông Trịnh Xuân Thanh - PCT tỉnh Hậu Giang - sử dụng xe Lexus LX570 trị giá hơn 5 tỷ đồng, đeo biển số xanh 95A-0699 gây xôn xao dư luận. Thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư, sẽ không chỉ kiểm tra việc ông Thanh sử dụng xe Lexus cá nhân gắn biển xanh, mà còn làm rõ nhiều nội dung khác. xem thêm.
HFIC: Một lát cắt về SCIC của TP. HCM.
VietTimes -- Năm 2005, sau gần một thập kỷ, nghiên cứu và hoàn thiện đề án, Chính phủ thành lập Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) để quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn quốc doanh trên phạm vi toàn quốc. Ít người biết rằng, Thành phố Hồ Chí Minh cũng có một "SCIC" của riêng mình. Đó là Công ty Đầu tư tài chính Thành phố Hồ Chí Minh (HFIC). xem thêm.
Sắp xây dựng ngưỡng an toàn trong vay vốn ODA.
Bộ Tài chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phươn... phải phản ánh kịp thời, đầy đủ thông tin, số liệu làm căn cứ xác định ngưỡng an toàn vốn vay ODA xem thêm.
Chủ tịch tỉnh Kon Tum xin từ nhiệm.
Ông Đào Xuân Quý (58 tuổi), Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum xin nghỉ hưu sớm 2 năm. Vì chủ động xin từ nhiệm nên đợt bầu cử HĐND tỉnh vừa rồi (5.2016), ông Quý xin rút không tham gia ứng cử. xem thêm.
Cắt giảm gánh nặng 11 triệu người bám bầu sữa ngân sách được không?
VietTimes -- Trong khi đa số độc giả đồng tình, tán thưởng: "bà Phạm Chi Lan chỉ ra rất đúng những bức xúc và cam go trong tinh giản biên chế" thì nhiều độc giả khác lại lo lắng rằng, khi ấy thủ trưởng cơ quan được tăng thêm nhiều quyền, có khi nạn nhũng nhiễu càng lớn... xem thêm.
Vụ chìm tàu ở Đà Nẵng: 10 cán bộ không canh được Thảo Vân 2 trộm khách.
VietTimes -- Theo báo cáo của Sở GTVT Đà Nẵng gửi Thành ủy thành phố Nẵng, có không dưới 10 cán bộ cơ quan chức năng có mặt tại Cảng sông Hàn vào đêm 4/6. Tuy nhiên, tàu Thảo Vân 2 vẫn vào được cầu lấy khách để sau đó tai nạn đã xảy ra, làm 56 người gặp nạn, 3 người chết xem thêm.
Không quân Syria ném bom tiêu diệt 50 tay súng IS trên sa mạc Palmyra.
VietTimes -- Sáng ngày 09.06.2016, Không quân Syria tiêu diệt toàn bộ một đoàn xe IS đang hướng tới căn cứ không quân Tabqa thuộc miền tây Raqqa nhằm tăng cường tuyến chiến đấu. Đoàn xe IS gồm 15 xe máy với 2 chiến binh trên mỗi xe cùng với năm chiếc xe Toyota chở đầy các tay súng IS. xem thêm.
Quân đội Syria bẻ gãy cuộc tấn công đêm của IS ở Deir Ezzor, diệt 7 chiến binh khủng bố.
VietTimes -- Ngày 09.06.2016, IS triển khai cuộc tấn công vào một số khu vực do quân đội Syria kiểm soát tại thành phố Deir Ezzor. Mặc dù lực lượng Nhà nước Hồi giáo đã triển khai hàng trăm cuộc tấn công liên tiếp từ đầu năm đến nay, thế trận hai bên vẫn chưa có những thay đổi đáng kể xem thêm.
Lực lượng Hồi giáo cực đoan Uzbekistan trúng tên lửa ở Ain Issa, Bắc Latakia.
VietTimes -- Video ngắn mới được công bố bởi nhóm Thánh chiến Uzbekistan cho thấy một tay súng đang bắn về phía trận địa quân đội Syria ở gần đó tại làng Ain Issa, nằm trên vùng nông thôn phía bắc Lattakia thì bị trúng một quả đạn tên lửa. xem thêm.
Quân đội Syria lại bị Jabhat Al Nusra đẩy lùi trên địa bàn Khan Touman, Aleppo.
VietTimes -- Lực lượng Jabhat al-Nusra, đã ngăn chặn một cuộc tấn công của quân đội Syria nhằm chiếm lại các trang trại Qarrasi và làng Hamirah trên vùng nông thôn miền nam Aleppo xem thêm.
Lực lượng Tigers triển khai tấn công trên miền Bắc Aleppo.
VietTimes -- Ngày 09.06.2016, các lực lượng vũ trang Syria bắt đầu triển khai cuộc tấn công trên miền Bắc tỉnh Aleppo sau vài tuần tập trung lực lượng chuẩn bị. xem thêm.
Quân đội Nga cắt đứt nhiều đường thông tin liên lạc của Hồi giáo cực đoan với Thổ Nhĩ Kỳ.
VietTimes -- Ngày 09.06.2016, Quân đội Nga tại căn cứ sân bay Hmaymim ở Jableh tỉnh Latakia thông báo đã làm tắc nghẽn các đường thông tin liên lạc giữa Thổ Nhĩ Kỳ và lực lượng Hồi giáo cực đoan trên miền bắc Syria xem thêm.
VietTimes tổng hợp.
Viettimes.vn.
|
Campuchia quyết không khoan nhượng nghị sĩ xuyên tạc biên giới | Tòa phúc thẩm tại Campuchia vừa bác đơn xin tại ngoại của Nghị sĩ tung tài liệu giả mạo xuyên tạc biên giới với Việt Nam. | Thế giới | Theo báo Phnom Penh Post, ngày 18/9, Thẩm phán Khun Leang tại một tòa phúc thẩm ở Campuchia vừa bác đơn xin tại ngoại của Nghị sĩ Hong Sok Hour, nghị sĩ tung tài liệu giả mạo xuyên tạc biên giới với Việt Nam.
Theo lời Thẩm phán Khun Leang, việc để Thượng nghị sĩ Hong Sok Hour tại ngoại có thể dẫn tới nguy cơ ông ta bỏ trốn.
Ngoài ra còn một vấn đề lớn nữa là ông ta có thể tiếp tục tuyên truyền sai trái về hiệp ước biên giới với Việt Nam, gây bất ổn xã hội.
Thượng nghị sĩ xuyên tạc biên giới Việt Nam Hong Sok Hour.
Luật sư đại diện của nghị sĩ Hong Sok Hour cho biết thân chủ của ông ta sẵn sàng nộp tiền bảo lãnh lớn để được tại ngoại. Tuy nhiên thẩm phán Khun Leang cương quyết bác bỏ đề nghị này.
Dự kiến tuần tới ông Hong Sok Hour sẽ nộp đơn xin tại ngoại lên Tòa án Tối cao.
Ông Hong Sok Hour bị cảnh sát Campuchia bắt giữ ngày 15/8 vì tội tung lên mạng xã hội Facebook tài liệu giả mạo, bôi nhọ hiệp ước biên giới giữa Việt Nam và Campuchia. Hiện ông này đang đối mặt với cáo trạng làm giả tài liệu và kích động bất ổn xã hội.
Thủ tướng Hun Sen mô tả hành vi của ông Hong Sok Hour là phản quốc. Nghị sĩ đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia (CNRP) cũng bị Quốc hội Campuchia tước quyền miễn tố.
Trước đó, hôm 6/7, Thủ tướng Campuchia nhanh chóng có những nỗ lực giải quyết vấn đề biên giới với Việt Nam bằng cách nhờ sự can thiệp của quốc tế qua việc gửi công hàm tới Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon mượn lại bản gốc bản đồ Bonne nhằm kết thúc các hoạt động chính trị cực đoan tại đất nước này.
Ngay sau khi ông Sok Hour viết trên Facebook rằng điều 4 của Hiệp ước Campuchia- Việt Nam về vấn đề biên giới quy định "hai bên sẽ ký hiệp ước để xóa bỏ biên giới 2 nước", Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã ra lệnh bắt giữ Thượng nghị sĩ này hôm 15/8 tại Phnom Penh.
Trưa 18/8, trong một chương trình phỏng vấn trên đài phát thanh địa phương Daem Ampil, Thủ tướng Campuchia Hun Sen cho biết, một ngày trước đó, lãnh đạo Đảng cứu nguy dân tộc Campuchia (CNRP) ông Sam Rainsy đã thừa nhận lực lượng thuộc đảng này đã gây rối tình hình biên giới Việt Nam, gây nhiều khó khăn, bất ổn cho đất nước.
Sau đó, báo Khmer Times ngày 8/9 đưa tin, Thủ Tướng Hun Sen đứng ra kêu gọi đồng phạm với Thượng nghị sỹ đảng Cứu nguy Dân tộc CNRP đã bỏ trốn sang Thái Lan trở về và đối diện công lý.
Cho đến ngày 13/9, Chủ tịch Đảng Cứu nguy Dân tộc (CNRP) ông Sam Rains cho biết các nghị sĩ CNRP sẽ ngừng công kích Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền về những vấn đề liên quan đến biên giới Việt Nam.
Cúc Phương (Tổng hợp).
|
EU và Mỹ tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh ngày 3/11 | Các quan chức cấp cao EU sẽ đến Washington ngày 3/11để thảo luận với tổng thống Barack Obama về một số vấn đề toàn cầu. | Thế giới | Thụy Điển, nước đang giữ chức Chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu (EU), ngày 16/10 thông báo các quan chức cấp cao của tổ chức này sẽ đến Washington ngày 3/11để thảo luận với tổng thống nước chủ nhà Barack Obama về một số vấn đề toàn cầu. Thông báo của EU cho biết chương trình nghị sự cuộc gặp xoay quanh các chủ đề biến đổi khí hậu, lộ trình tiến tới Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu ở Copenhaghen, Đan Mạch vào trung tuần tháng 12 tới, khủng hoảng tài chính-kinh tế toàn cầu, cũng như các vấn đề Iraq và Afghanistan. Thủ tướng Thụy Điển Fredrik Reinfeldt sẽ chủ trì cuộc gặp. Đoàn EU bao gồm cả Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso và Đại diện cấp cao EU phụ trách vấn đề an ninh và chính sách đối ngoại Javier Solana./. (TTXVN/Vietnam+).
|
Quốc vương Arập Xêút Abdullah chỉ định thái tử | Truyền thông Arập Xêút ngày 28/10 đưa tin Quốc vương nước này Abdullah đã chỉ định Bộ trưởng Nội vụ, hoàng tử Nayef bin Abdulaziz Al Saud, làm thái tử mới của vương quốc có trữ lượng dầu mỏ hàng đầu thế giới này. | Thế giới | Theo tuyên bố phát trên đài truyền hình quốc gia, việc tấn phong thái tử diễn ra sau khi Quốc vương Abdullah triệu kiến Hội đồng Trung thành của Tòa án Hoàng gia để tìm người thay thế cựu thái tử Sultan bin Abdulaziz al-Saud, 80 tuổi, vừa qua đời sau cơn bạo bệnh ở New York, Mỹ.
Thi hài cố thái tử Sultan sẽ được an táng tại thủ đô Riyadh của Arập Xêút vào ngày 1/11 tới.
Theo truyền thống ở Arập Xêút, quốc vương có toàn quyền lựa chọn người kế vị, nhưng lần này, Hội đồng Trung thành đã lựa chọn hoàng tử Nayef. Việc lập ra Hội đồng Trung thành gồm 37 thành viên là một trong những cải cách của Quốc vương Abdullah và ông đã trao cho hội đồng này quyền lựa chọn thái tử.
Hoàng tử Nayef, 78 tuổi, cũng đã được bổ nhiệm làm phó thủ tướng và sẽ tiếp tục giữ chức bộ trưởng nội vụ. Tân thái tử của Arập Xêút được phương Tây đánh giá cao vì vai trò đứng đầu cuộc truy quét các tổ chức Hồi giáo cực đoan ở nước này./.
(TTXVN/Vietnam+).
|
Chiến sự Syria: SAA tấn công phe đối lập từ chối rút khỏi khu phi quân sự Idlib | Quân đội Syria (SAA) đã tiến hành các đòn tấn công hạng nặng nhắm vào nhóm đối lập không chịu rút quân khỏi khu vực phi quân sự tại Idlib. | Thế giới | Theo một nguồn tin quân sự ở thành phố Hama, quân đội Syria đã phát động một cuộc tấn công quy mô lớn dọc theo trục các trạm kiểm soát và chiến hào cả cũ và mới của phe đối lập tại Idlib vào hôm thứ Ba,
Nguồn tin cho biết quân đội Syria đã tấn công các nhóm phiến quân như Hay'at Tahrir Al-Sham và Jaysh Al-Izza gần các thị trấn 'Atshan, Al-Lataminah, Morek, Al-Taman'ah, Sukeek và Lahaya.
Quân chính phủ được cho là đã pháo kích và bắn tên lửa đất đối đất nhắm vào các mục tiêu của phiến quân, trong khi súng máy được sử dụng để cản bước tiến của các tay súng thánh chiến cố gắng lao lên đáp trả.
Kể từ khi Hiệp ước Sochi được ký kết vào ngày 17/9 giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, "vùng đệm quân sự" được chỉ định ở phía tây bắc Syria đã không cho thấy hiệu quả khi vẫn xảy ra hàng loạt các vụ đụng độ giữa SAA và các nhóm phiến quân.
Lý do chính dẫn đến các cuộc giao tranh này bắt nguồn từ việc các nhóm phiến quân kiên quyết không chịu rút quân khỏi khu vực phi quân sự đã được thành lập kể từ ngày 15/10.
Đặc biệt, các phiến quân tỏ ra tức giận với các điều khoản của hiệp ước khi vùng đệm quân sự này nằm hoàn toàn trong lãnh thổ của mình, cho rằng họ là bên chịu thiệt thòi nhiều hơn so với phía chính quyền Damascus.
Theo AMN.
Huy Vũ.
|
Cuba tiến hành cuộc bỏ phiếu quan trọng | Người Cuba hôm qua (21/10) đã có cuộc bỏ phiếu quan trọng, tiền đề cho quyết định vào đầu 2008 về việc liệu Chủ tịch Fidel Castro có tiếp tục lãnh đạo bộ máy điều hành tối cao của nước này nữa hay không. | Thế giới | Cuộc bầu cử địa phương trên toàn quốc đánh dấu một tiến trình nhiều tầng với đỉnh điểm là bầu cử Quốc hội vào mùa xuân năm 2008. Các nghị sĩ lúc đó sẽ quyết định chính thức việc để Chủ tịch Castro, 81 tuổi, được nghỉ ngơi và bầu em trai ông là Raul Castro lên lãnh đạo Hội đồng Nhà nước gồm 31 thành viên hay không. Chủ tịch Fidel Castro lãnh đạo Cuba từ cuộc cách mạng lật đổ nhà độc tài Fulgencio Batista năm 1959. Tuy nhiên, trong vài tháng qua, ông hầu như không xuất hiện trước công chúng kể từ sau cuộc phẫu thuật ruột và tạm thời chuyển quyền lãnh đạo cho người em trai vào tháng 7/2006. Trong cuộc bỏ phiếu vừa diễn ra, có 37.258 ứng viên sẽ đua tranh để vào 15.236 vị trí tại các hội đồng lập pháp địa phương trên toàn quốc. Cuba có 8,3 triệu cử tri đủ tư cách đi bầu. "Nếu Chủ tịch Castro phục hồi sức khỏe, chúng tôi muốn ông lãnh đạo mãi mãi. Không có ai giống như ông", cử tri Gladys Veitia nói. Theo Đài Truyền hình Cuba, Chủ tịch Fidel Castro đã đi bỏ phiếu vào trưa hôm qua dù không rời nơi ông đang tĩnh dưỡng từ 15 tháng qua. Bầu cử địa phương ở Cuba được tiến hành 2,5 năm một lần. Việc đi bầu không bắt buộc, bất cứ ai trên 16 tuổi đều được quyền đi bỏ phiếu. Cuối ngày hôm nay, kết quả kiểm phiếu chính thức sẽ được công bố.
|
Mỹ tuyên bố gia tăng hiện diện ở Biển Đông | Tổng thống Obama tuyên bố Mỹ sẽ tiếp tục hiện diện tại Biển Đông và Biển Hoa Đông theo luật quốc tế. | Thế giới | Theo Sputnik ngày 6/9, Hoa Kỳ tuyên bố sẽ tiếp tục gia tăng sự hiện diện tại vùng Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Theo đó, Tổng thống Obama khẳng định, Mỹ sẽ tiếp tục có mặt trong vùng Biển Đông và Biển Hoa Đông trong mức giới hạn mà luật pháp quốc tế cho phép.
Phát biểu tại họp báo sau chuyến thăm chính thức đến Lào, Tổng thống Obama cho hay: Các đồng minh Hiệp ước của Mỹ cần biết, việc chúng tôi cam kết bảo vệ các bạn là nghĩa vụ quan trọng mà Mỹ sẽ không bao giờ từ bỏ. Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tuần tra trên biển và trên không cũng như bất cứ nơi nào trên toàn Biển Đông và Biển Hoa Đông mà luật pháp quốc tế cho phép và ủng hộ.
|
Nổ mỏ than tại Iran, hơn 50 công nhân bị mắc kẹt | Hơn 50 thợ mỏ đang bị mắc kẹt bên trong một mỏ than mỏ than tại tỉnh Golestan, miền Bắc Iran, sau một vụ nổ lớn xảy ra ngày 3-5. Theo Reuters, một số người có thể đã thiệt mạng. | Thế giới | Hãng thông tấn nhà nước Iran (IRNA) ngày 3-5 dẫn thông tin từ cơ quan kiểm soát tình trạng khẩn cấp tỉnh Golestan cho biết ngoài hơn 50 người bị mắc kẹt trong mỏ Zemestanyurt sau một vụ nổ lớn xảy ra vào khoảng 12h45 (giờ địa phương), còn có hàng chục người khác bị thương.
Xe cứu thương tại hiện trường. Ảnh: ITN.
Hiện xe cứu thương, trực thăng và các đội cứu hộ đã được triển khai đến mỏ Zemestanyurt ở ngoại ô thị trấn Azadshahr. Người đứng đầu tỉnh Golestan cũng đang trên đường đến khu vực mỏ bị nạn.
Trong khi đó, RT dẫn truyền thông địa phương cho biết vụ nổ khiến 12 thợ mỏ bị thương và hơn 70 người khác bị mắc kẹt tại hai khu vực biệt lập.
Mỏ Zemestanyurt có hơn 500 thợ mỏ, nằm cách thị trấn Azadshahr 14 km.
Iran là một trong số những nước khai thác than lớn nhất thế giới. Trong năm 2016, Iran đã khai thác khoảng 1,68 triệu tấn than. Phần lớn số này phục vụ sản xuất thép trong nước.
P.N.
|
Chính phủ mới của Hy Lạp gây thêm căng thẳng với các chủ nợ | Ngày 30/1, Chính phủ mới ở Hy Lạp đã làm trầm trọng thêm bầu không khí căng thẳng với "Bộ ba" chủ nợ - gồm Liên minh châu (EU), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) - khi từ chối gặp các quan chức EU và IMF. | Thế giới | Người lao động đình công tại thủ đô Athens ngày 27/11/2014. (Nguồn: AFP/TTXVN).
Hy Lạp đồng thời bác bỏ khoản cứu trợ tiếp theo trị giá 7,2 tỷ euro mà các chủ nợ dự định giải ngân vào ngày 28/2 tới nếu Athens hoàn tất các cải cách và kế hoạch cắt giảm chi tiêu ngân sách như đã cam kết.
Bất chấp những cảnh báo rằng Hy Lạp chẳng bao lâu nữa sẽ cạn sạch tiền, Bộ trưởng Tài chính nước này Yanis Varoufakis vẫn khẳng định Chính phủ mới muốn điều hành đất nước mà không cần khoản cứu trợ mới.
Thay vào đó, Athens sẽ thương lượng lại với nhóm "Bộ ba" về toàn bộ gói cứu trợ vỡ nợ thứ nhất trị giá 240 tỷ euro.
Phát biểu với báo giới sau cuộc gặp Người đứng đầu Eurogroup Jeroen Dijsselbloem, ông Varoufakis nói rõ Chính phủ mới được bầu trên cơ sở đã phân tích kỹ mọi lô-gích của chương trình cứu trợ vỡ nợ hiện này, hàm ý những cải cách và cắt giảm ngân sách mà các chủ nợ yêu cầu Athens phải thực hiện.
Ông Varoufakis cho biết việc làm đầu tiên của Chính phủ mới "không phải là bác bỏ quá trình phân tích này bằng cách yêu cầu kéo dài chương trình cứu trợ vỡ nợ.
Ông Varoufakis cũng cho biết Athens sẵn sàng thương lượng với các chủ nợ, nhưng không phải là nhóm "Bộ ba" vì ông cho rằng các thể chế này chỉ đưa ra cam kết dựa trên những nền tảng không còn phù hợp.
Cũng tại cuộc họp báo, ông Dijsselbloem cảnh báo mọi hành động đơn phương hay phớt lờ những dàn xếp trước đó đều không phải là bước tiến đối với Hy Lạp.
Trước khi đến Hy Lạp, ông Dijsselbloem đã khẳng định Chính phủ mới do đảng Syriza của Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras lãnh đạo đã "đưa ra những kỳ vọng không thể đáp ứng.".
Ông Dijsselbloem nhấn mạnh nếu Chính phủ mới triển khai tất cả cam kết đưa ra trong chiến dịch vận động tranh cử thì ngân sách Hy Lạp sẽ nhanh chóng đi chệch hướng.
Theo kế hoạch, ông Tsipras trong tuần tới sẽ đến một số nước khác trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) như Italy và Pháp, bắt đầu quá trình thương lượng lại gói cứu trợ giúp nước này thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ năm 2010 nhưng gây bất bình sâu sắc trong dân chúng.
Cùng thời gian này, ông Varoufakis cũng sẽ bắt đầu chuyến công du châu Âu, gặp gỡ các đồng sự Anh, Pháp và Italy.
Trước khi diễn ra cuộc gặp với ông Varoufakis, lãnh đạo các nước EU đều dự đoán Hy Lạp khó đạt thỏa thuận với các nước thành viên tổ chức này về đề xuất xóa nợ.
Cơ quan xếp hạng tín dụng Fitch cho rằng Hy Lạp chỉ có thể đạt thỏa thuận với các chủ nợ sau quá trình đàm phán kéo dài tàn phá nền kinh tế nước này./.
|
Quân đội Syria đưa 10.000 quân sẵn sàng tấn công giành lại Aleppo | CNN dẫn lời một quan chức chính quyền Mỹ cho biết, quân đội Syria đã tập trung khoảng 10.000 quân ở gần thành phố Aleppo, chuẩn bị cho đợt tấn công cuối cùng nhằm giành lại thành phố. | Thế giới | Một gia đình Syria chuẩn bị rời Aleppo.
Ước tính 10.000 lính Syria đã tập trung chuẩn bị tấn công vào Aleppo, giành lại những vị trí cuối cùng do phiến quân kiểm soát tại đây.
Mỹ dự đoán thành phố sẽ sụp đổ trong vài ngày tới, và tỏ ra lo ngại cho 300.000 dân đang bị kẹt trong thành phố sẽ thiếu nước sạch và không được chăm sóc y tế.
Cuộc tấn công tuần qua của quân đội Syria với sự hậu thuẫn của Nga nhằm vào các vị trí do phiến quân kiểm soát ở Aleppo đã gây ra bạo lực kinh khủng nhất kể từ khi cuộc chiến bắt đầu năm 2011.
Nga cảnh báo Mỹ không hướng các hoạt động ở Syria chống lại chính quyền nước này, bởi sẽ gây hậu quả tiêu cực khắp Trung Đông.
Theo Sputnik, người phát ngôn bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói: "Nếu Mỹ phát động cuộc xâm lược trực tiếp chống lại chính quyền Damascus và quân đội Syria, điều đó sẽ dân tới sự chuyển đổi tồi tệ, có tính biến đổi, không chỉ trên lãnh thổ nước này mà cả khu vực nói chung".
Bà nói rằng Mỹ có nguy cơ tạo ra khoảng trống quyền lực ở Syria nếu lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad. Khoảng trống đó sẽ bị "khủng bố và các lực lượng tương tự" lấp đầy.
Trong khi đó, chiến sự dữ dội tiếp tục ở thành phố Aleppo hôm 1.10, nơi một bệnh viện chính của thành phố bị phá hủy bởi lực lượng Syria do Nga hậu thuẫn. Đây là lần thứ hai trong 4 ngày bệnh viện M10 bị tấn công.
Adham Sahloul, người phát ngôn một tổ chức cứu trợ ở Syria, nói rằng bệnh viện bị trúng 2 quả bom thùng, 2 bom chùm và ít nhất 1 quả tên lửa, làm 1 người chết, 15 người bị thương. Bệnh viện M10 giờ không thể hoạt động được nữa.
Trong cuộc điện thoại với Ngoại trưởng Mỹ hôm 30.9, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói rằng Nga sẵn sàng cân nhắc thêm các phương thức bình thường hóa tình hình ở Aleppo.
Nhưng ông Lavrov chỉ trích việc Mỹ không tách biệt các nhóm phiến quân ôn hòa với các nhóm khủng bố. Phía Nga cho rằng chính việc này đã khiến khủng bố lợi dụng phá hoại lệnh ngừng bắn, trà trộn vào các địa điểm dân thường như bệnh viện, trường học.
V.N.
|
Palestine bác tin Tổng thống Abbas là cựu điệp viên KGB | Tổng thống Mahmoud Abbas, người đứng đầu chính quyền Palestine từng là điệp viên của Cơ quan An ninh Liên Xô (KGB), theo một tài liệu cũ được các nhà nghiên cứu Israel công bố mới đây. | Thế giới | Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas bị cho đã từng làm việc cho KGB những năm 1980Reuters.
AFP ngày 8.9 dẫn lời một phát ngôn viên Nabil Abu Rudeineh của Tổng thống Abbas khẳng định cáo buộc ông Abbas làm điệp viên Liên Xô là một sự bôi nhọ, làm hỏng sáng kiến hòa bình của Nga.
Trước đó vào ngày 7.9, kênh Channel 1 của đài truyền hình Israel công bố tài liệu của Liên Xô khẳng định ông Mahmoud Abbas đã từng làm việc cho KGB vào những năm 1980, chịu trách nhiệm ở Damascus (Syria).
Tài liệu này lấy ý kiến từ Isabella Ginor và Gideon Remez, hai nhà phân tích tại Viện Nghiên cứu Truman ở Đại học Hebrew, Jerusalem. Họ đã công bố kết quả nghiên cứu tài liệu được gọi là tài liệu Mitrokhin, lưu trữ ở Trung tâm Lưu trữ Churchill, thuộc Đại học Cambridge (Anh). Tên của tài liệu lấy theo ông Vasily Mitrokhin, một nhân viên lưu trữ làm việc cho KGB trước đây, người đã chép tay lại những tài liệu mật của KGB, theo The New York Times.
Vào năm 1983, ông Abbas được liệt kê trong danh sách của KGB dưới bí danh Krotov, tức nốt ruồi, Isabella Ginor, một trong hai nhà nghiên cứu người Israel nói với Channel 1.
Phía Palestine bác bỏ lập luận từ các nhà nghiên cứu Israel, và khẳng định rằng câu chuyện trên được bịa ra để bôi nhọ Palestine nhằm phục vụ ý đồ chính trị xung quanh cuộc xung đột giữa Palestine và Israel.
Rõ ràng Israel lo lắng về mối quan hệ chiến lược giữa người Palestine với Nga, và lo lắng với vị trí rõ ràng, đã được khẳng định của Nga về việc muốn giải quyết xung đột Palestine - Israel trên cơ sở một nhà nước Palestine độc lập, và quyền được tự định đoạt của người dân chúng tôi, phát ngôn viên Abu Rudeineh khẳng định.
Thông tin của Channel 1 về vai trò của ông Mahmoud Abbas được đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Nga Vladimir Putin muốn tổ chức một cuộc gặp mặt giữa Tổng thống Palestine Abbas và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, theo AFP.
Trong tuần này, đặc sứ phụ trách Trung Đông của ông Putin, ông Mikhail Bogdanov đã gặp cả ông Netanyahu lẫn các quan chức Palestine. Kết quả nghiên cứu công bố trên Channel 1 vừa qua cũng nghi ngờ vai trò của ông Bogdanov, nhắc tới việc ông này từng hoạt động ở Damascus trong thời gian tương tự ông Abbas - theo như hai nhà nghiên cứu này nói.
Phía Israel có vẻ muốn tung thông tin lên để gợi ý về sự ảnh hưởng của Tổng thống Nga Putin trong cuộc gặp được chờ đợi giữa lãnh đạo Israel và Palestine. Đơn giản, trước đây ông Putin từng làm việc trong KGB, đồng nghĩa có điểm chung với ông Mahmoud Abbas, theo The New York Times.
Chúng tôi nghĩ rằng điều quan trọng hiện tại nằm ở chỗ Nga muốn sắp xếp một cuộc gặp giữa ông Abbas và ông Netanyahu, đặc biệt vì ông Abbas từng làm việc với ông Putin ở KGB trong quá khứ, Gideon Remez, nhà nghiên cứu người Israel nói.
Mặc dù vậy, bộ đôi Isabella Ginor và Gideon Remez không nêu ra những điểm như thời gian và cách thức ông Abbas được tuyển mộ vào KGB, những gì ông Abbas đã làm cho KGB, ông ta được KGB trả công thế nào hoặc làm việc trong bao lâu, The New York Times cho biết.
Nhật Đăng.
|
Ngừng tìm kiếm nạn nhân sau động đất ở Nepal | Chính phủ Nepal đã chính thức đề nghị các đoàn cứu hộ nước ngoài kết thúc hoạt động tìm kiếm và cứu nạn, do không còn hy vọng tìm thấy người sống sót trong các đống đổ nát sau động đất ở Nepal. | Thế giới | 9 ngày sau khi xảy ra trận động đất ở Nepal làm hơn 7.200 người thiệt mạng, chính phủ Nepal đã chính thức đề nghị các đoàn cứu hộ nước ngoài kết thúc hoạt động tìm kiếm và cứu nạn, do không còn hy vọng tìm thấy người sống sót trong các đống đổ nát.
Chúng tôi đã quyết định chấm dứt công tác tìm kiếm các nạn nhân động đất và 34 đội cứu hộ nước ngoài đã được yêu cầu trở về nước, Ngoại trưởng Nepal Mahendra Bahadur Pandey tuyên bố trong cuộc họp báo ngày 4/5 tại thủ đô Kathmandu với đại sứ của hơn 20 quốc gia.
Ngay sau khi xảy ra trận động đất kinh hoàng 7,9 độ richter ở Nepal hôm 25/4, hàng chục quốc gia đã cử các đội cứu hộ đến Nepal để giúp tìm kiếm những người sống sót. Theo người đứng đầu ngành ngoại giao Nepal, có 76 đội cứu hộ và 70 đội y tế với hơn 4.050 nhân viên, 129 chó nghiệp vụ từ hơn 34 quốc gia đã đến tham gia công tác cứu hộ tại các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề do động đất.
Nepal ngừng tìm kiếm nạn nhân động đất, chuyển sang công tác tái thiết.
Chúng tôi đánh giá cao sự hỗ trợ kịp thời và hiệu quả của cộng đồng quốc tế dành cho Nepal trong thời điểm khó khăn này nhưng giờ là lúc phải chuyển sang công tác tái thiết sau động đất, Ngoại trưởng Pandey nói. Đại diện Bộ Nội vụ Nepal vẫn kêu gọi những người có chuyên môn trong công tác tái thiết tiếp tục ở lại giúp đỡ quốc gia Nam Á này. Họ đã có thể về nước, nhưng nếu có chuyên môn trong việc thu dọn các đống đổ nát thì họ có thể ở lại, ông Rameshwor Dangal nêu rõ.
Chính phủ Nepal đã thành lập Quỹ phục hồi và tái thiết (RRF) với mục tiêu quyên góp 2 tỷ USD. Chính phủ nước này cũng đã chuyển ngay 200 triệu USD cho quỹ và kêu gọi các nước chung tay giúp sức cho hàng nghìn người dân mất nhà cửa ở Nepal. Liên minh châu Âu (EU) cho biết đã thông qua khoản hỗ trợ tài chính và viện trợ khẩn cấp trị giá 20 triệu euro giúp Nepal xử lý hậu quả trận động đất hôm 25/4 vừa qua.
Theo thống kê, trận động đất mạnh 7,9 độ richter đã làm 7.276 người thiệt mạng, 14.362 người bị thương, phá hủy ít nhất 200.552 ngôi nhà và làm hư hại 186.285 ngôi nhà khác. Tuy nhiên, con số thương vong vẫn chưa dừng lại và có thể tăng lên tới 10.000 người.
Người dân Nepal lại phải tiếp tục đối mặt với những lo lắng về nguy cơ bùng phát dịch bệnh trong khi bắt tay xây dựng lại các cơ sở hạ tầng bị phá hủy trong trận động đất vừa qua. Tại thủ đô Kathmandu, nơi có tới 25 khu tái định cư dành cho hàng chục nghìn nạn nhân của trận động đất vừa qua đang xuất hiện những dấu hiệu về dịch bệnh do ô nhiễm môi truờng và thiếu nuớc sạch trầm trọng. Một cư dân ở Kathmandu cho biết gia đình anh chỉ biết trông chờ vào thực phẩm, đặc biệt là nuớc sạch cứu trợ.
Mặc dù Chính phủ Nepal nói rằng chưa có dấu hiệu nào của dịch bệnh, song Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) ngày 4/5 cảnh báo nguy cơ về bệnh dịch sau mỗi trận thảm họa thiên nhiên là điều không thể tránh khỏi. Người dân thủ đô Kathmandu, nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất, cũng đã trở về nhà bắt đầu thu dọn các đống đổ nát, làm sạch môi truờng. Theo Cơ quan quản lý môi trường Kathmandu, hàng nghìn tấn rác mỗi ngày đã được thu gom lại và hàng chục nghìn lít hóa chất đuợc sử dụng để dọn vệ sinh. Giới chức Nepal kêu gọi người dân đoàn kết cùng nhau gây dựng lại cuộc sống.
L.H (Tổng hợp).
|
Mỹ nâng cấp khẩn tuần dương hạm đấu với Nga | Hải quân Mỹ vừa trao hợp đồng trị giá 146,3 triệu USD với BAE Systems để hiện đại hóa tuần dương hạm mang tên lửa dẫn đường USS Gettysburg (CG 64). | Thế giới | Theo điều khoản trong hợp đồng, BAE Systems sẽ nâng cấp vũ khí và thiết bị kỹ thuật trên tàu, cài đặt hệ thống chiến đấu Aegis, trang bị tên lửa đánh chặn mới và cải tạo không gian sống của thủy thủ đoàn trên tuần dương hạm USS Gettysburg.
Tàu Gettysburg sẽ trải qua khoảng 15 tháng nâng cấp tại xưởng đóng tàu của Công ty ở Norfolk, Virginia.
Được biết, USS Gettysburg được nâng cấp lần này là 1 trong 5 chiếc tuần dương hạm đang được Hải quân Mỹ lưu trữ tại căn cứ Philadelphia.
Trong phân hạng tàu chiến, tuần dương hạm là những tàu mặt nước có kích thước lớn và được trang bị nhiều vũ khí mạnh.
Tuần dương hạm USS Gettysburg.
Hiện nay, tuần dương hạm chỉ còn hoạt động trong một số ít quốc gia như Mỹ, Nga... Vì vậy, Mỹ không ngần ngại khi tuyên bố rằng, việc tăng cường số siêu hạm này không nằm ngoài mục đích đối phó với Nga.
Vậy Mỹ trang bị vũ khí cho chiến hạm lớn nhất nước Mỹ này? Theo Defense News, Mỹ đã sẵn sàng triển khai hàng loạt SM-3 Block IIA cho tuần dương hạm Ticonderoga sau nâng cấp, khu trục hạm lớp Arleigh Burke và khu trục hạm lớp Zumwalt.
Ban đầu, tuần dương hạm Ticonderoga được trang bị 2 bệ phóng Mk-26 với 68 tên lửa phòng không SM-2 nhưng sau này Hải quân Mỹ đã tiến hành nâng cấp khả năng chiến đấu cho con tàu bằng việc thay thế 2 bệ phóng Mk-26 bằng 2 cụm bệ phóng thẳng đứng Mk-41 với tổng cộng 122 ống phóng sử dụng cho nhiều loại vũ khí như họ tên lửa SM (SM-2, SM-3), tên lửa Sea Sparrow, tên lửa hành trình Tomahawk.
Quay trở lại trang bị SM-3 Block IIA cho tàu Ticonderoga, đây là một bộ phận của hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ, SM-3 có khả năng phóng được từ các hệ thống Aegis trên đất liền vào các chiến hạm Aegis trên biển. Với lần cải tiến này, khả năng đánh chặn và phạm vi phòng thủ của nó sẽ được nâng cao rất nhiều so với phiên bản trước.
Theo Tiến sĩ Lawrence, đại diện nhà sản xuất Mỹ cho biết, sau khi được triển khai hàng loạt, SM-3 Block IIA sẽ giúp nâng cao rất mạnh khả năng phòng thủ tên lửa, với các hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo, cơ động trên mặt đất và mặt biển, khiến các hệ thống Aegis Mỹ trở thành độc nhất vô nhị, mạnh nhất trên thế giới.
Vị tiến sĩ này cho biết, SM-3 Block IIA là tên lửa đánh chặn với thiết kế 3 tầng chính và 1 tầng trợ đẩy, sử dụng động cơ đẩy nhiên liệu rắn. Tên lửa có trọng lượng 1,5 tấn, chiều dài 6,55m, sải cánh 1,53m.
Tên lửa được trang bị đầu tự dẫn hồng ngoại cải tiến với động cơ tăng tốc hành trình cỡ lớn cho phép bay với tốc độ tối đa khoảng 5,6km/s và tiến công mục tiêu ở cự li cực ấn tượng.
Tuấn Vũ.
|
Lật thuyền chở gần 300 khách tại Ấn Độ, 50 người mất tích | Ít nhất 50 người được cho là đã thiệt mạng khi một chiếc thuyền chở quá số khách quy định bị lật trên sông Kolohi, bang Assam, Đông Bắc Ấn Độ ngày 28/9. | Thế giới | Ảnh minh họa. (Nguồn: AP). (Nguồn: AP).
Ít nhất 50 người được cho là đã thiệt mạng khi một chiếc thuyền chở quá số khách quy định bị lật trên sông Kolohi, bang Assam, Đông Bắc Ấn Độ ngày 28/9.
Cảnh sát địa phương cho biết khi tai nạn xảy ra, chiếc thuyền đang chở từ 250-300 khách. Khi đến giữa sông, động cơ của thuyền đã bị hỏng, khiến chiếc thuyền đâm vào trụ cầu gỗ.
Theo các quan chức địa phương, hiện chưa thể xác định có bao nhiêu hành khách thiệt mạng, song ước tính ban đầu số người thiệt mạng có thể lên tới ít nhất 50 người. Nhiều hành khách đã bơi vào bờ an toàn.
Hiện đội cứu hộ đang nỗ lực tìm kiếm những người còn mất tích.
Lật thuyền thường xuyên xảy ra ở Ấn Độ do các phương tiện thường chở quá số người quy định và phương tiện ít được bảo dưỡng./.
|
Chuyến thăm của Ngoại trưởng Clinton bộc lộ căng thẳng Trung-Mỹ | Căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington không được giải tỏa và hai bên không đạt được bất kỳ thỏa hiệp nào về một vấn đề đang làm ảm đạm quan hệ song phương. Đó là tổng kết khái quát về chuyến công du của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đến Trung Quốc. | Thế giới | Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tiếp Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton. Ảnh EPA.
Trung Quốc và Mỹ là đối tác và sự phụ thuộc vào nhau sẽ chỉ gia tăng. Đây có lẽ là điều duy nhất mà các bên đồng thuận. Thế nhưng ông Dương Khiết Trì mời bà Hillary Clinton đến Bắc Kinh hẳn không phải chỉ để đưa ra nhận xét như vậy. Trung Quốc muốn nghe lời đáp cho câu hỏi chính: Mỹ đã sẵn sàng xây dựng một loại hình mới của quan hệ song phương hay chưa.
Khái niệm này đang được Bắc Kinh đưa vào sử dụng, sau khi Washington tuyên bố trở lại khu vực châu Á-Thái Bình Dương và mở rộng hiện diện quân sự của Mỹ tại đó. Người Trung Quốc nhìn thấy trong chiến lược mới này có mối đe dọa cho lợi ích của họ và bắt đầu phản công.
Trong khái niệm "mối quan hệ kiểu mới của Bắc Kinh chứa đựng những ý tưởng nhất định. Chuyên viên Aleksandr Larin từ Viện Viễn Đông (Viện Hàn lâm khoa học LB Nga) nhận xét: Người Trung Quốc muốn Mỹ cần phải tính đến sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc để không đối đầu với nước này, mà đi tới những nhượng bộ nào đó. Mỹ cần phải chấp nhận sự phát triển thế lực và ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Á nói riêng cũng như khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói chung. Trung Quốc xem địa bàn này như là khu vực quyền lợi quan trọng sống còn và cố gắng củng cố vị thế của mình tại đây.
Thế nhưng Mỹ không chấp nhận. Những cuộc thương lượng của Ngoại trưởng Hillary Clinton với các nhà lãnh đạo Trung Quốc thể hiện rõ điều đó. Mỗi bên vẫn theo cách của mình. Mà như thế có nghĩa là đối đầu sẽ chỉ tăng thêm. Mỹ công khai ủng hộ lập trường của Nhật Bản, Philippines và Việt Nam trong cuộc tranh chấp với Trung Quốc về các đảo và vùng biển Hoa Đông và Biển Đông. Xét theo mọi khía cạnh, Ngoại trưởng Hillary Clinton đã không giảm nhẹ lập trường của người Mỹ về vấn đề này. Nếu không, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã chẳng đưa ra tuyên bố rằng Mỹ cần đóng vai trò xây dựng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và thực sự tôn trọng chủ quyền cùng toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc.
Tại cuộc hội đàm, cả Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cũng như Phó Thủ tướng Lý Khắc Cường đều không nhìn thấy phản ứng nào của Ngoại trưởng Mỹ trước đòi hỏi của Trung Quốc về chấm dứt phân biệt đối xử. Đó là giảm nhẹ hạn chế xuất khẩu vào Trung Quốc những sản phẩm công nghệ cao và tạo điều kiện cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vốn vào nền kinh tế Mỹ. Thiếu vắng tiến bộ trong lĩnh vực này chỉ làm tăng sự thất vọng của phía Trung Quốc sau các cuộc đàm phán.
Về chi tiết hủy bỏ cuộc gặp của Phó Chủ tịch Tập Cận Bình với Ngoại trưởng Hillary Clinton, chuyên viên Aleksandr Larin nhận định: Việc ông Tập Cận Bình không có nguyện vọng gặp bà Hillary Clinton cần xem như là cử chỉ tượng trưng với hàm ý chính trị. Điều này thể hiện thái độ bất mãn của Bắc Kinh đối với chính sách hiện hành của Washington. Đây là cử chỉ hoàn toàn rõ ràng và hẳn là phía Mỹ cũng đánh giá như vậy.
Nhiều chuyên gia ghi nhận thêm một nguyên nhân khác trong việc hủy cuộc gặp của ông Tập Cận Bình và bà Hillary Clinton. Ông Tập sắp tới sẽ giữ cương vị Chủ tịch CHND Trung Hoa, trong khi Ngoại trưởng Hillary Clinton sắp mãn nhiệm.
Trong cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Hillary Clinton, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì đã cố gắng xoa dịu tình hình, khi bày tỏ hy vọng rằng "công luận sẽ tránh đồn đoán không cần thiết" về cuộc gặp bất thành đó.
|
Hơn 20 người bị hất tung lên trần máy bay | TPO - Vietnam Airlines (VNA) vừa chính thức lên tiếng về vụ hơn 20 hành khách bị hất tung lên trần máy bay Boeing 777 trên chuyến bay từ Hà Nội đi Paris (Pháp). Theo đó, chỉ một số hành khách không thắt dây an toàn và tiếp viên đang phục vụ bị va đập do nhiễu động gây xóc. | Thế giới | Cũng theo nguồn tin của VNA, chiếc máy bay VN535 khởi hành lúc 23h40 từ sân bay Nội Bài đi sân bay Charles De Gaulle (Paris, Pháp) ngày 19-10. Trên chuyến bay này có 222 hành khách và 15 thành viên phi hành đoàn. Ngay khi gặp sự cố, cơ trưởng chuyến bay và Trung tâm điều hành khai thác của VNA đã chủ động đề nghị nhà chức trách sân bay sẵn sàng trợ giúp y tế khi máy bay hạ cánh. Phi hành đoàn cũng trực tiếp sơ cứu ngay trên chuyến bay cho các hành khách và tiếp viên bị ảnh hưởng, đồng thời chuyển một số khách lên khoang hạng Thương gia để tiện chăm sóc. Khoảng 7h15 (giờ địa phương), máy bay hạ cánh an toàn xuống sân bay Charles De Gaulle lúc, VNA đã khẩn trương phối hợp với nhà chức trách và cơ quan y tế sân bay hỗ trợ hành khách. Sau khi kiểm tra cho 21 hành khách tại trung tâm y tế sân bay, có 6 hành khách và 3 tiếp viên trong số này được đưa tới bệnh viện để kiểm tra và theo dõi thêm. Thông tin ban đầu của cơ quan y tế, các hành khách và tiếp viên trên không gặp phải chấn thương nghiêm trọng nào. Năm trong số 9 người bị cho là chấn thương nặng đã xuất viện. Số hành khách còn lại đều an toàn và không bị ảnh hưởng. Hiện, máy bay đã được Cty dịch vụ thương mại mặt đất của Hãng hàng không Air France kiểm tra để đảm bảo lịch khai thác trở lại từ Pari về Hà Nội. Được biết, VNA đang khẩn trương phối hợp với nhà chức trách hàng không và sân bay, công ty bảo hiểm và các đơn vị liên quan để tiến hành các thủ tục cần thiết và hỗ trợ thêm hành khách. Trước đó, thông tin từ Vietnam Airlines (VNA) cho biết, ngày 20-10, một máy bay của hãng trên đường tới Paris (Pháp) đã rung động mạnh khiến khoảng 20 người bị thương. Máy bay đang hoạt động bình thường bỗng nhiên bị rung động mạnh và hất tung nhiều khách khách cùng một số phi hành đoàn vọt lên trần. Trước đó, thông tin từ Vietnam Airlines (VNA) cho biết, ngày 20-10, một máy bay của hãng trên đường tới Paris (Pháp) đã rung động mạnh khiến khoảng 20 người bị thương. Máy bay đang hoạt động bình thường bỗng nhiên bị rung động mạnh và hất tung nhiều khách khách cùng một số phi hành đoàn vọt lên trần. Hành khách cần trợ giúp vui lòng liên hệ đường dây nóng: +84. 904123113 (Việt Nam) và +33 144553941 (Paris, Pháp).
|