text
stringlengths 93
20.7k
|
---|
Or lam (tiếng Lào: ເອາະຫຼາມ) là một món hầm có vị cay nhẹ, hơi tê đầu lưỡi của người Lào bắt nguồn từ Luang Prabang, Lào. Nước dùng có vị ngọt và đặc được chế biến bằng cách ninh từ từ sả, ớt và gỗ ớt Lào (sakhaan) với gạo nếp nghiền hoặc xay nhuyễn, sả nướng, tỏi và hành thêm vào để làm đặc nước dùng.Or Lam thường được nấu với da trâu khô, thịt bò, thịt thú săn, chim cút hoặc thịt gà, cà tím, mộc nhĩ, đậu ván. Or lam nếu nấu theo đúng kiểu nguyên gốc của hoàng tộc Luang Prabang phải được làm từ thịt hươu. Món hầm này cực kỳ phổ biến ở Lào. |
Táo Caramel là một món ăn ngọt xuất xứ từ Hoa Kỳ với hình thức là táo nhúng với caramel. Đây là một món ăn vặt thuộc dạng món ngọt được người Mỹ khá ưa thích và hay dùng trong ngày hội Halloween. Người ta cũng dùng bánh táo caramen ngọt lịm để đón lễ Valentine. Các sản phẩm táo và táo chế biến này đã được xuất khẩu sang Việt Nam, Canada, Hồng Kông (Trung Quốc), Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philippines, Sri Lanka, Thái Lan, Các Tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất.
Năm 2015, tại Mỹ đã có 32 người bị nhiễm Listeria monocytogenes gây nên bệnh Listeriosis từ món táo caramel. Tình trạng này được ghi nhận trên 11 bang. Trong số những người bị nhiễm, có 31 ca phải nhập viện và ít nhất 3 người đã tử vong, 10 ca trong số đó đang mang thai và 1 ca bị sảy thai. 25/28 người mắc được phỏng vấn có ăn sản phẩm táo, caramel chế biến và đóng gói sẵn. Đồng thời táo caramel Mỹ nhiễm khuẩn cũng đã được xuất khẩu vào Việt Nam. |
Cơm kẹp một biến thể của burger, trong đó phần bánh làm từ gạo được nén thành bánh. Hãng thức ăn nhanh MOS Burger giới thiệu cơm kẹp năm 1987, và nó trở nên phổ biến tại khu vực Đông Á. Bắt đầu từ năm 2005 McDonald's cũng giới thiệu cơm kẹp tại thị trường châu Á.Tại Việt Nam, cơm kẹp được cung cấp bởi các nhãn hiệu như Lotteria, cơm kẹp và xôi nếp kẹp thịt của RicePass,VietMac...
Cơm kẹp được cho là có nguồn gốc từ Nhật Bản. Chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh MOS Burger là đơn vị đầu tiên giới thiệu bánh mì kẹp thịt trong thực đơn của họ vào năm 1987 và ngay sau đó chúng trở nên phổ biến trên khắp Đông Á, đôi khi người Nhật còn có cả sushi burger (寿司バーガー) với cơm được trộn giấm chua ngọt và các nguyên liệu tương tự món sushi quen thuộc như thịt gia súc nấu chín, hải sản tươi sống hoặc nấu chín kèm rau củ, lá rong biển nori,... Ở Hàn Quốc, cơm kẹp thịt và các thức ăn mặn khác được gọi là Bap Burgers 밥버거 - (bap - 밥 có nghĩa là gạo trong tiếng Hàn). Người Hàn Quốc thích cơm kẹp thịt của họ với các loại nhân như kimchi, cá ngừ, thịt lợn với cà rốt, thịt lợn cay với bơ hoặc gà ướp xì dầu. Cơm kẹp thường được nướng áp chảo và cháy xém để có độ giòn ngon tinh tế.
Cơm đã được nấu chín, nếu như là cơm sushi thì trộn đều giấm chua ngọt vào cơm với lượng vừa phải. Đeo bao tay thực phẩm, múc một muỗng cơm lớn đổ vào lòng bàn tay rồi viên tròn lại, sau đó nhẹ nhàng ép dẹt viên cơm thành hình như miếng bánh hamburger rắc chút vừng rang (nếu là cơm sushi thì thêm mẩu nhỏ của lá nori). Làm chín nhân đối với thịt gia súc, gia cầm (như thịt viên chiên áp chảo, gà xào, rau củ xào,... nhưng nếu là hải sản tươi sống như sashimi của Nhật thì thái lát mỏng và quết chút mù tạt wasabi lên miếng hải sản. Cho viên cơm dẹt đầu tiên lên, xếp nhân vào giữa và cuối cùng là viên cơm dẹt thứ hai được đắp lên.
Mos May Open 200 China Outlets on Rice Burger Demand (Update1) - Bloomberg
Japanese rice burgers join our foodscape |
Ghana (Katakana: ガーナ, Tiếng Hàn: 가나) là một thương hiệu sô cô la được sản xuất bởi công ty Lotte Confectionery từ năm 1964 và Hàn Quốc từ năm 1975. Tên của nó là một sự tôn kính đối với đất nước Ghana, một trong những đất nước xuất khẩu hạt cacao lớn nhất thế giới để sản xuất sô cô la. Loại kẹo này có kết cấu dạng kem và là một thương hiệu phổ biến ở cả Hàn Quốc lẫn Nhật Bản.
Loại socola Ghana phiên bản Nhật được tạo ra bởi Lotte ở Nhật Bản, và nó không giống so với loại của Hàn Quốc nó sử dụng bơ cacao bằng phương pháp microglind. Giống như Hàn Quốc, sô cô la Ghana của Nhật Bản được viết là "Ghana" bằng tiếng Anh. Ghana có bốn loại sô cô la bọc màu đỏ, đen, trắng và be.
Wanna One
IU
Amerado |
Hertzoggie , (tiếng Afrikaans: Hertzogkoekie, tạm dịch tiếng Việt: Bánh quy Hertzog, là một loại bánh tart hoặc bánh quy chứa nhân mứt mơ với lớp phủ dừa thường được phục vụ trên đế bánh ngọt giống như cốc.Món bánh quy này là món tráng miệng phổ biến ở Nam Phi, nơi nó thường được ăn kèm với một cốc trà Anh Quốc. Ở khu vực cộng đồng Cape Malay, món tráng miệng này thường được ăn trong lễ Eid. Nó thường được nướng ở nhà như một phần của nghề thủ công trong nước và được bán cùng với các món tráng miệng phổ biến khác của Nam Phi như koeksister.
Chiếc bánh được đặt theo tên của chính trị gia Nam Phi đầu thế kỷ 20, thủ tướng (1924–1939) và người toàn quyền chiến tranh Boer thứ hai, J. B. M. Hertzog. Hertzogkoekie được cho là sở thích của ông. Những người ủng hộ Hertzog được biết là đã nướng, phục vụ và bán chúng để thể hiện sự ủng hộ với chính trị gia của họ.Một câu chuyện về nguồn gốc của món tráng miệng nói rằng nó được phát minh bởi cộng đồng Cape-Malay để thể hiện sự ủng hộ của họ đối với Hertzog sau khi anh ta hứa sẽ cho phụ nữ quyền bỏ phiếu và quyền bình đẳng đối với cộng đồng người da màu vào những năm 1920. Sau khi thực hiện lời hứa đầu tiên là trao quyền bầu cử cho phụ nữ vào năm 1930, nhưng không phải lần thứ hai, cộng đồng bắt đầu nướng bánh quy với lớp kem màu nâu và hồng có tên "twee gevreetjie" (tiếng Afrikaans có nghĩa là "kẻ đạo đức giả"), thể hiện sự không hài lòng của họ đối với ông.Một nguồn gốc khả dĩ khác của món tráng miệng là tập tục của người Afrikaan sau Chiến tranh Boer thứ hai để đặt tên bánh kẹo theo tên các anh hùng dân tộc.
Hertzogkoekie được chuẩn bị từ đế bánh ngọt có nắp mở chứa nhân mứt mơ. Nó được phủ lên trên với dừa nạo hoặc bánh trứng đường dừa nạo làm topping và nướng.
Hertzogkoekie đã truyền cảm hứng cho những người ủng hộ đối thủ chính trị của Hertzog và Jan Smuts đương thời để tạo ra một phiên bản của riêng họ được gọi là "Bánh quy Jan Smuts". Loại bánh kẹo này cũng trở nên phổ biến vào những năm 1920 và 1930. Bánh quy Jan Smuts có lớp phủ kem bơ và đường thay vì lớp phủ bánh trứng đường nhạt hơn của Hertzogkoekie. |
Thức ăn đường phố, thức ăn vỉa hè hay thức ăn lề đường là các loại thức ăn, đồ uống đã chế biến sẵn hay sẵn sàng chế biến và phục vụ tại chỗ theo yêu cầu của khách hàng được bày bán trên vĩa hè, lề đường ở các đường phố, khu phố đông người hoặc những nơi công cộng khác, chẳng hạn như một siêu thị, công viên, khu du lịch, điểm giải trí, khu phố ăn uống ngoài trời... thông thường thức ăn đường phố được bày bán trên các tiệm ăn di động, quán ăn tạm thời hay là từ một gian hàng di động cho đến các loại xe đẩy. Theo khái niệm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thức ăn đường phố là những đồ ăn, thức uống được làm sẵn hoặc chế biến, nấu nướng tại chỗ, có thể ăn ngay và được bày bán trên đường phố, những nơi công cộng.
Hầu hết các thức ăn đường phố là các món phục vụ tại chỗ và là thức ăn nhanh. Thức ăn đường phố chi phí ít hơn một bữa ăn trong nhà hàng và nhanh chóng, tiện lợi, giá cả phải chăng nên sức cạnh tranh cao và được tiêu thụ với số lượng lớn. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) thì khoảng 2,5 tỷ người ăn thức ăn đường phố mỗi ngày. Thức ăn đường phố có mối liên hệ mật thiết Take-out, đồ ăn vặt (hàng rong, quà vặt), đồ ăn nhẹ (snack), thức ăn nhanh, nó được phân biệt bởi hương vị địa phương và được mua trên đường phố, mà không cần nhập bất kỳ trụ sở hay công trình xây dựng gì.
Từ lâu, thức ăn đường phố là một nhu cầu của người dân đô thị, việc phát triển các loại hình thức ăn đường phố là một nhu cầu tất yếu của xã hội, đem lại nhiều thuận tiện cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, bên cạnh sự thuận tiện này là những mối nguy hại tới sức khỏe, tính mạng khách hàng, thậm chí là cả cộng đồng. Có ba loại thức ăn đường phố cơ bản là bán trong cửa hàng cố định, bán trên hè phố và bán rong.Thức ăn đường phố ngày càng trở nên phổ biến cùng với nếp sống đô thị hóa vì các mặt tích cực của nó đối với xã hội:
Nó cung cấp một nguồn thức ăn thường giàu chất dinh dưỡng với giá cả phải chăng và mang hương vị đặc biệt (do kinh nghiệm riêng của người chế biến). Thức ăn đường phố thường đa dạng và tiện lợi cho những người có thu nhập thấp và eo hẹp thời gian, đồng thời cũng hấp dẫn cả khách du lịch và những người có kinh tế khá.
Thuận tiện cho người tiêu dùng, nguồn thức ăn đa dạng, hấp dẫn, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thức ăn cho xã hội.
Tạo được nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều người, đặc biệt là đối tượng phụ nữ, nguồn lao động chính tham gia vào dịch vụ ăn uống đường phố (nhất là phụ nữ, những người di cư từ nông thôn ra đô thị). Loại hình này đã mang đến cơ hội làm ăn, tạo bước khởi đầu cho những ai có vốn kinh doanh ít (đầu tư ngành này cần ít vốn và không cần nhiều cơ sở trang thiết bị).
Đôi khi thức ăn đường phố còn là nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của mỗi vùng miền, mỗi quốc gia.Bên cạnh mặt tích cực, nó cũng tiêu cực của nó, đó là
Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Người bán thường còn hạn chế kiến thức cơ bản về vệ sinh an toàn thực phẩm, điều kiện kinh tế hạn hẹp nên có thể thức ăn dễ biến chất làm ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng. Việc sản xuất và bày bán thiếu hạ tầng cơ sở và vệ sinh môi trường (cung cấp nước sạch, xử lý rác, chất thải, công trình vệ sinh...),
Hoạt động này cũng khó kiểm soát do sự đa dạng, cơ động tạm thời, mùa vụ...
Mối nguy cơ cho sức khoẻ cộng đồng (ngộ độc thực phẩm, các bệnh lây truyền qua thực phẩm), ảnh hưởng tới cảnh quan và văn minh đô thị.
Thức ăn đường phố thông dụng trên thế giới, trong đó có thể kể đến một số món đặc sản như là: |
Nước thịt nấm là một loại nước sốt đơn giản, thường có màu đỏ, có thể được làm từ nước cốt (điển hình là thịt bò, nhưng có thể dùng thịt gà), roux (hỗn hợp bơ và bột mì có thành phần bằng nhau để làm đặc) và nấm.
Nó cũng có thể được gia giảm với quả nhục đậu khấu, để thêm hương vị nhục đậu khấu tinh tế. |
Chuối tách là một món tráng miệng làm từ kem của Mỹ bao gồm một quả chuối lột vỏ được cắt đôi theo chiều dọc và ăn kèm với kem và nước sốt giữa hai miếng chuối. Có nhiều biến thể, nhưng chuối tách kiểu cổ điển được làm với ba muỗng kem (mỗi muỗng có vani, sô cô la và dâu tây). Nước sốt gồm hỗn hợp sô cô la, dâu tây và dứa là truyền thống được nhỏ vào kem, phủ kem tươi và quả anh đào maraschino. Có thể thêm vào các loại hạt nghiền (thường là đậu phộng hoặc quả óc chó) tùy ý muốn người dùng.Phần chuối tách ban đầu được làm bằng ba muỗng kem có chứa hương vị khác nhau, phủ trái cây và phục vụ trên một quả chuối được tách theo chiều dọc ở giữa. Công thức ban đầu sử dụng dâu tây, quả mâm xôi và dứa nghiền với xi-rô marshmallow, các loại hạt cắt nhỏ và anh đào đen.Nước sốt marshmallow của Strickler không còn được sử dụng làm lớp phủ trên nữa. Lớp trên cùng theo kiểu truyền thống được sử dụng trong món chuối tách ngày nay bao gồm dứa, dâu tây và sốt sô cô la, kem tươi, các loại hạt và anh đào. Mặt khác, nước sốt caramel là một loại nước sốt phi truyền thống được sử dụng trong các biến thể sau này của món chuối tách kiểu cổ điển.Các biến thể của kiểu cổ điển có thể sử dụng loại chuối nướng, thử nghiệm với các hương vị khác nhau của kem như dừa hoặc cà phê, hoặc loại gia vị như caramel muối và bánh nướng bơ nóng. |
Coq au vin (; phát âm tiếng Pháp: [kɔk o vɛ̃], "gà trống/gà với rượu vang") là một món ăn Pháp, với nguyên liệu thịt gà kho với rượu vang, miếng mỡ heo thái nhỏ, nấm, và tùy ý thích tỏi. Rượu vang Burgundy đỏ thường được dùng để kho chung với gà, mặc dù nhiều vùng của Pháp dùng những loại rượu địa phương: như Coq au vin jaune (Jura), Coq au Riesling (Alsace), Coq au pourpre hoặc Coq au violet (Beaujolais nouveau), Coq au Champagne.
Như ở các nước châu Âu khác, ở Pháp, gia cầm, và đặc biệt là gà, cho đến tới thời hiện đại là loại thịt có giá cả phải chăng cho những người thường dân. Gà cần ít nhu cầu chăm sóc, rất dễ nuôi và rất tiện dụng. Ngoài ra, thịt gà đặc biệt dễ thấm hương vị thảo dược và gia vị. Sự phổ biến của gà là một loại thực phẩm căn bản được cho thấy qua câu nói của vua Henry IV, thường được trích dẫn: "Je veux que le dimanche chaque paysan ait son poulet au pot" ("Tôi chỉ mong muốn mỗi nông dân có một con gà trong nồi vào chủ nhật.") Cho đến nay, ẩm thực Pháp có vô số các món biến thể gà.
Cũng như với thịt lợn, thịt một con lợn đực có vị khác hơn lợn nái, thịt của một con gà trống , có hượng vị thơm mạnh hơn so với một con gà mái hay gà trống thiến và cũng khô hơn. Việc "nấu với rượu", mà phổ biến, với tất cả các loại nguyên liệu như là một biến thể của việc luộc gà mái làm súp, thích hợp với thịt khô hơn.
Công thức nấu ăn chính thức dùng rượu vang đỏ (thường Bourgogne) để om, thịt lợn muối hoặc thịt xông khói thái nhỏ, nấm ăn, hành, thường với tỏi, và đôi khi brandy. Công thức nấu ăn với vin jaune có thể dùng morchella thay vì nấm trắng. Việc chuẩn bị cũng tương tự ở nhiều khía cạnh như bœuf bourguignon. Con gà được tẩm gia vị, đôi khi có rắc bột mì, chiên với mỡ và ninh trong rượu vang cho đến khi mềm. Các gia vị thông thường là muối, hạt tiêu, húng tây, rau mùi tây và lá nguyệt quế, thường ở dạng của một bó rau thơm. Nước sốt được làm đặc lại hoặc là với một hỗn hợp bột mì và mỡ được đun nóng hoặc bằng cách thêm máu lúc cuối. |
Màn thầu hay bánh màn thầu hoặc bánh bao ngọt (chữ Hán: 饅頭, Hán Việt: Man đầu, bính âm: mántóu) là sản phẩm bánh được làm từ lúa mì lên men,có nhân ngọt hoặc không và được nấu chín bằng cách hấp. Đây là một dạng bánh đặc trưng của Trung Quốc vừa kết hợp đặc tính của bánh mì và lúa mì. Màn thầu thường được sử dụng như một món ăn thiết yếu trong khu vực phía bắc của Trung Quốc,nơi lúa mì,chứ không phải là lúa gạo ,được trồng phổ biến hơn. Màn thầu được chế biến bằng việc xay hạt lúa mì rồi nhồi lên tạo hình thành bột, thêm nước và lên men.
Ở miền bắc của Trung Quốc, màn thầu cũng giống như gạo chúng được xem là một phần chính của bữa ăn, và nó cung cấp một lượng lớn cacbohydrat. Tuy nhiên, ở miền nam Trung Quốc, màn thầu chỉ là thức ăn đường phố hoặc là món khai vị trong các nhà hàng hơn là món ăn chính trong gia đình. Màn thầu có chiều rộng khoảng 4 cm, chiều dài 15 cm, mền, đặc ruột và có mùi vị đặc trưng.
Để thưởng thức bánh màn thầu, người ta đem chiên trong dầu nóng và ăn cùng với sữa hoặc hấp chín. Thông thường màn thầu không nhân, còn bánh bao có nhân ở trong. Tuy nhiên, ở một số vùng người ta không phân biệt như vậy mà màn thầu được dùng để chỉ chung cho cả loại có nhân hoặc không nhân.
Màn thầu khá phổ biến ở Châu Á: màn thầu là tên gọi ở Việt Nam, ở Nhật Bản nó được gọi là manjū (饅頭), ở Hàn Quốc là mandu, ở Philippin là siopao,...
Trên thị trường Trung Quốc, có công ty (Công ty Trách nhiệm hữu hạn thực phẩm Thịnh Thọ) đã sản xuất bánh màn thầu chứa chất E102, công ty này đã cố tình thêm chất Tartrazine quá mức cho phép bột làm bánh màn thầu. (Tartrazine là một chất màu acid tổng hợp, dạng bột màu vàng tan trong nước, thường được sử dụng để tạo màu thực phẩm, ngoài ra Tartrazine còn được sử dung để làm thuốc nhuộm len, lụa, mỹ phẩm, mực in) và công ty này đã bán được khoảng 270.000 bánh màn thầu nhiễm sắc tại một chuỗi các siêu thị ở Thượng Hải
Bánh này có truyền thuyết xuất xứ từ thời Tam Quốc theo đó Gia Cát Lượng sau khi chinh phục được miền đất phía nam Trung Hoa tức vùng Nam Trung (bây giờ là vùng Vân Nam và bắc Miến Điện), trên đường quay về, Gia Cát và đội quân của ông ta đã không thể vượt qua được con sông lớn, nước chảy xiết… Ông được Mạnh Hoạch chỉ dẫn phải chặt đầu 50 nam giới và ném xuống dòng sông nhằm làm dịu đi sự hung dữ của dòng sông.
Nhưng ông không muốn phải đổ bất kì giọt máu nào nữa. Sau nhiều ngày suy nghĩ, Ông quyết định giết tất cả bò và ngựa đem theo, để lấy thịt của chúng và nhét vào trong những chiếc bánh nhỏ có hình dạng giống đầu người và ném xuống sông. Ông đã vượt qua được con sông và quay trở về vương quốc của mình. Sau đó ông đã gọi những chiếc bánh đó là "bánh đầu người" (Man đầu), đến ngày nay nó có tên là màn thầu. |
Tinh dầu cà cuống (tiếng Anh: lethocerus indicus extract) là loại tinh dầu được chiết xuất từ cà cuống. Tinh dầu chứa (E)-2-hexenol acetat và 2-hexenol butyrat và một số amino acid khác. Tinh dầu cà cuống nhẹ hơn nước, thoảng ra một mùi đặc biệt gần giống như mùi quế, được lấy từ bụng con cà cuống đực nên có vị cay.
Tinh dầu cà cuống có tác dụng kích thích thần kinh, gây hưng phấn và tăng cường nhẹ khả năng sinh dục khi dùng với liều lượng thấp.Tinh dầu được sử dụng làm gia vị trong 1 số món ăn như bánh ướt, bún.
== Tham khảo == |
Mứt hạt bàng hay hạt bàng rang hay mứt hột bàng là một thức ăn đặc sản ở huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Ria-Vũng Tàu được nhiều du khách khi đến du lịch ở Côn Đảo thường mua về làm quà. Đây là một món quà đặc sản mang đậm dấu ấn Côn Đảo, món ăn này còn là thức quà vặt của học sinh ở vùng Côn Đảo. Từ nhiều năm qua, sản phẩm từ hạt bàng đã góp phần tạo thêm thu nhập cho người dân ở Côn Đảo.
Mứt hạt bàng được làm từ nguyên liệu là hạt của cây bàng là loại cây cho địa phương một sản phẩm phục vụ du lịch ở Côn Đảo nên nhiều hộ dân làm mứt hạt bàng bán để có thêm thu nhập và tạo ra sản phẩm du lịch đặc trưng, ý nghĩa ở Côn Đảo. Loại mứt được làm từ nguyên liệu là hạt bàng với phương pháp rang, hạt bàng ở Côn Đảo có độ săn chắc và đầy thịt hơn hẳn. Có hai loại mứt hạt bàng là mứt hạt bàng vị ngọt và vị mặn.
Gọi là mứt nhưng thực chất món này chính là hạt bàng rang với muối hoặc với đường như đậu phộng rang muối hay rang đường Loại mứt rang với muối không mặn, chỉ đậm đà hơn hạt bàng tươi và gần như giữ được vị bùi bùi nguyên gốc của hạt bàng tươi. Loại rang với đường thì ngọt và không còn giữ được vị gốc của hạt bàng. Hạt bàng rang muối nhìn mập, vỏ hơi thâm nâu, khi cắn vào thì thấy các lớp màu trắng ngà của hạt bàng xếp cuộn khít vào nhau, rất đều đặn. Mứt có vị ngọt của đường hay vị mặn của muối hoà lẫn vị bùi và béo của hạt bàng ở đầu lưỡi.
Để chế biến mứt hạt bàng, người dân phải chờ quả bàng rụng rồi nhặt về đem phơi chừng nửa tháng. Sau khi phơi khô, hạt bàng được tách làm đôi để lấy hạt bên trong. Với 50kg quả bàng khô sẽ được 1kg hạt bàng nên để làm ra được 1 kg mứt hạt bàng là cả một quá trình nhọc nhằn. Mứt hạt bàng được chế biến tự loại bàng ở Côn Đảo, đây là loại cây rừng, lá và quả khá lớn. Quả bàng chín nhiều nhất là vào mùa hè, khoảng tháng 7, tháng 8. Khi đó quả bàng rụng đầy trên đường. Người dân Côn Đảo thu hoạch quả bàng đem phơi cho dốt vỏ, rồi đem ra chẻ lấy hạt. Hạt bàng mới tách ra có màu nâu giống như màu gỗ được đánh vẹc-ni. Thao tác mất vài tiếng đồng hồ, vừa chẻ vừa tách chỉ được chừng vài trăm gram hạt. Sau đó đem rang muối hoặc rang đường.
Công đoạn chế biến chỉ là phơi khô, dùng dao chẻ từng quả một lấy nhân ra, rồi rang sao cho khéo léo, hạt được phơi qua nhiều lần nắng cho thật khô rồi mới đem đi tẩm ướp thành món ngon để có những sản phẩm thơm ngon bán cho người dân địa phương và du khách tuy nhiên cũng rất công phu, phơi khô chừng bốn năm nắng rồi dùng dao đập vỏ tách lấy hạt. Mất vài giờ đồng hồ vừa chẻ vừa vừa tách trái bàng, dùng tăm khều lấy hạt ra cũng chỉ được vài trăm gam hạt. Sau đó đem rang lên cho khéo để có được những hạt bàng mập mạp đều nhau. Mứt nhân trái bàng có màu trắng đục, ăn bùi và ngậy
== Chú thích == |
Khao soi hoặc khao soy (tiếng Thái: ข้าวซอย, phát âm tiếng Thái: [kʰâ:w sɔ̄ːj]; tiếng Lào: ເຂົ້າຊອຍ [kʰȁw sɔ́ːj]) là một món ăn có ảnh hưởng từ Miến Điện (xem Ohn no khao swè) được phục vụ phổ biến ở Miền Bắc Thái Lan cũng như miền Bắc Lào. Tên gọi này nghĩa là "gạo" trong tiếng Thái, mặc dù nó có thể đơn giản là biến thể của từ Miến Điện về món ăn gốc "khao swè". Theo truyền thống, bột làm bún được kéo căng trên một mảnh vải căng trên nồi nước sôi. Tấm vải mì lớn sau khi hấp được cuộn lại và cắt bằng kéo. Khao soi của Lào vẫn được làm với những loại mì truyền thống và tại một vài khu chợ như Luang Namtha và Muang Sing, bạn có thể xem những người bán đang cắt mì. Loại mì cắt truyền thống này cũng có thể tìm thấy ở một vài nơi tại miền bắc Thái Lan.
Có hai biến thể chính của Khao soi:
Khao soi của Lào là một loại súp làm từ mì gạo lớn, thịt lợn thô băm nhỏ, cà chua, đậu nành lên men, ớt, hẹ tây và tỏi, sau đó cho thêm tóp mỡ, giá đỗ, hành lá và rau mùi xắt nhỏ. Mặc dù người bắc Lào có một cách đặc biệt để chuẩn bị món ăn này, những biến thể khác của nó có thể được tìm thấy ở nhiều nhà hàng Lào.
Khao soi Bắc Thái gần giống với món Ohn no khao swè của Miến Điện ngày nay, là một món súp làm với hỗn hợp của mì trứng gà chiên giòn và mì trứng luộc, rau cải ngâm muối, hẹ tây, chanh, ớt chiên trong dầu và thịt trong nước sốt cà-ri chứa nước cốt dừa. Loài ca-ri này có màu vàng giống như Cà ri Massaman nhưng lỏng hơn. Đây là loại món ăn đường phố phổ biến của người Thái tại miền Bắc Thái Lan, mặc dù thường không được phục vụ trong những nhà hàng Thái ở nước ngoài. Có một vài lý do tin rằng khao soi của Thái có ảnh hưởng từ ẩm thực Hồi giáo Trung Quốc, vì vậy nó có thể được phục vụ với thịt gà hoặc thịt bò.Khao soi còn là nét đặc trưng trong ẩm thực của người Shan sống chủ yếu ở Miến Điện. Biến thể này cũng giống như các biến thể tại Tỉnh Chiang Rai có chứa những mảng huyết đông (xem khow suey).
Khao soi Bắc Thái |
Trà sen Tây Hồ (đôi khi còn được gọi là Trà sen hồ Tây, Thiên Cổ Đệ Nhất Trà) là một đặc sản trong ẩm thực Hà Nội làm từ hoa sen bách diệp mọc tại một số khu vực ở hồ Tây (nay thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội). Người ướp sử dụng chè đặc sản từ một số vùng tại Thái Nguyên, Hà Giang hoặc Phú Thọ. Sau khi tuyển chọn sen Tây Hồ và trà kĩ càng, người làm sẽ tiến hành một quy trình ướp và sấy trà phức tạp, cầu kì để cho ra sản phẩm trà sen.
Trà sen Tây Hồ thường có giá trị kinh tế tại thị trường Việt Nam. Trà tương đối đắt tiền và kén người tiêu dùng. Loại trà này cũng đã được phổ biến tại nhiều thị trường khác trong và ngoài Việt Nam. Không chỉ trà sen Tây Hồ được xem là thức uống đáng chú ý trong nền văn hoá trà tại Việt Nam, nghệ thuật ướp trà cũng đã trở thành nét văn hóa đặc trưng của Hà Nội.
Trà sen Tây Hồ hiện đang phải đối mặt với nhiều vấn đề như đầm sen bị thu hẹp diện tích; sản phẩm bị làm giả, không đảm bảo chất lượng, pha lẫn hóa chất; các nghệ nhân truyền thống làm nghề ướp trà đang dần mai một.
Nghề ướp trà sen có từ rất lâu đời, chủ yếu đến từ người dân các làng cổ gồm: Quảng Bá, Tây Hồ và Nghi Tàm. Từ khi quận Tây Hồ được thành lập, địa bàn phường Quảng An là nơi tập trung nhiều hộ ướp trà sen nhất là khu đất của làng Quảng Bá cũ. Theo một ước tính năm 2012 của ông Vũ Hoa Thảo, Chủ nhiệm hợp tác xã Quảng An cho biết tổng diện tích mà phường này còn khoảng hơn 15hm chia đều cho 4 hồ, đầm là hồ Đầu Đồng, hồ Thủy Sứ, đầm Trị và ao Chùa. Vào mùa sen nở, mỗi ngày 4 hồ này cho thu hoạch xấp xỉ 10000 bông hoa. Tuy vậy theo ông Thảo, số hoa này cũng có lúc không đủ cung cấp cho 14 hộ dân còn giữ nghề trong làng Quảng An vào thời điểm đó.Muốn ướp được trà sen đảm bảo chất lượng, người ướp không những phải am hiểu nghề nghiệp mà còn phải hiểu được tính chất của hoa sen. Nhiều gia đình làm trà sen như một nghề truyền thống. Báo Lao động cho rằng nghề làm trà sen không chỉ là sự mưu sinh trong cuộc sống mà còn là cách người dân ở đây lưu giữ nét văn hóa truyền thống, lưu giữ giá trị tinh hoa của làng nghề. Họ giữ nghề bằng cách giữ những nét tinh hoa và mùi hương trong sản phẩm làm ra.Ông Ngô Văn Xiêm được biết tới là một trong số nghệ nhân ít ỏi còn lại của làng Quảng An còn giữ nghề ướp trà sen theo lối truyền thống. Ông kể rằng gia đình ông đã có 5 đời làm trà sen. Báo Tuổi trẻ cho rằng ông Xiêm là người cuối cùng làm nghề ướp trà sen. Thời xưa việc ướp trà sen chỉ để uống, thiết đãi khách và làm quà biếu. Cho tới khi nền kinh tế thị trường phát triển, nhiều người tìm đến trà sen như một món quà quý để làm quà biếu, nhu cầu tăng cao nên ông mới phát triển nghề của gia đình. Một người khác cho rằng nghề làm trà sen tuy đã có nhiều thay đổi so với truyền thống nhưng vẫn mang "hương sắc đặc trưng". Một gia đình tại phường Quảng An cũng có truyền thống 70 năm làm trà ướp sen thượng hạng. Cũng tại đây, một nghệ nhân gần 100 tuổi vẫn tự tay chọn hoa, tách gạo, thực hiện từng công đoạn ướp trà sen. Nhiều lần sản phẩm mà bà làm ra đã được gửi đi sang Mỹ, Anh, Nhật.
Xa xưa, trà sen được cho là hiếm, chỉ vua chúa hoặc quan lại, quý tộc mới được uống. Ngày nay, trà sen đã có cơ hội được lan tỏa rộng rãi trên thị trường. Sản phẩm này thường bán ở phố Hàng Điếu (cửa hiệu Ninh Hương), hoặc trên hàng Than (trong các mâm tráp ăn hỏi). Trà sen Tây Hồ được xem là loại trà có giá thành đắt đỏ trên thị trường Việt Nam do sự cầu kì, phức tạp trong cách chế biến. Tại thời điểm năm 2019 đến năm 2022, trà sen khô có giá từ 8 triệu, thậm chí là 10 triệu đồng/kg. Tuy giá cao nhưng do cách làm thủ công, tốn nhiều thời gian nên số lượng trà làm theo cách truyền thống không nhiều. Hiện tượng hàng kém, không đảm bảo chất lượng được kinh doanh tràn lan trên thị trường cũng gây nên hiện tượng loạn giá trà sen Tây Hồ.Tuy là đặc sản nổi tiếng ở Hà Nội nhưng mỗi năm trà sen Tây Hồ chỉ có một mùa sản phẩm. Vì vậy mỗi mùa sen Tây Hồ nở rộ, người dân Hà Nội thường tranh thủ mua trà về dùng dần hoặc tích trữ, thậm chí nhiều người còn chốt đơn với số lượng lớn. Bên cạnh đó, vào thời điểm chính vụ, một số người tiêu dùng cũng thường mua bông sen từ sáng sớm về để tự ướp trà. Nhiều khách hàng đứng chờ tại đầm sen từ sáng sớm, nhưng không phải ai cũng mua được. Trong thời điểm đại dịch COVID-19 có nhiều diễn biến phức tạp, trà sen Tây Hồ mất đi nhiều dịp được quảng bá tại các hội chợ, gian hàng ẩm thực của thành phố, nhưng nhờ có sự phát triển của công nghệ thông tin mà loại trà này đã kết nối người làm trà và khách hàng ở nhiều nơi khắp Việt Nam.Để phục vụ thị hiếu mới, từ những năm 2019, người dân ướp trà tại nhiều nơi rộ lên làm trà ướp sen xổi.. Trước đây một số thực khách có niềm yêu thích đặc biệt với trà sen chỉ dùng thức uống này theo cách ướp truyền thống, nhưng sau khi dùng thử trà ướp xổi, họ nhận thấy chất lượng không kém hơn đáng kể, kết hợp với việc giá thành hợp lý nên đã có xu hướng chuyển dần sang dùng trà ướp xổi. Thức uống này có thể bảo quản quanh năm, đặc biệt dành cho dịp Tết khi nhu cầu tiêu dùng tăng cao.Trà sen Quảng Bá cũng là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các quán trà người Việt ở quận 5, Paris của nước Pháp.
Trà sen Tây Hồ được xem là một trong những thức uống đặc sản của nền văn hóa trà Việt Nam. Tuy vậy, không phải ngẫu nhiên mà trà sen Hồ Tây trở thành một thức uống nổi tiếng tại Hà Nội, điều này được thể hiện bởi sự cầu kì và tỉ mỉ trong từng công đoạn chế biến. Trà ướp hương sen được coi là loại trà có tính lịch sử bởi có nguồn gốc từ lâu đời, đồng thời còn là khởi nguồn của nhiều loại trà ướp hương khác. Đây cũng là minh chứng cho thời kỳ hoàng kim của nghệ thuật ướp trà đạt đến đỉnh cao. Báo Tuổi trẻ cho rằng chỉ ở đây [Tây Hồ] mới làm ra được loại trà sen có dư vị thơm ngon nhất tại Việt Nam. Nghệ thuật ướp trà sen cũng đã trở thành nét văn hóa mang hương vị ẩm thực Hà Nội. Trà sen Tây Hồ còn có biệt danh là "Thiên Cổ Đệ Nhất Trà". Hàng năm, mỗi khi tới mùa sen nở là quận Tây Hồ lại vào mùa ướp trà, thu hút khách du lịch đến thưởng thức và trải nghiệm. Không chỉ người Việt mà nhiều du khách quốc tế cũng có mong muốn được uống thức uống này và thậm chí họ còn muốn được tận tay trải nghiệm ướp trà sen cùng các nghệ nhân ở đây. Tại Đồng Tháp, nơi được mệnh danh là xứ sở sen hồng, lãnh đạo tỉnh đã "đặt hàng" một người viết bài đem trà sen Tây Hồ "ghép đôi" với sen Đồng Tháp Mười, nhưng có ý kiến cho rằng sản phẩm thu được khó có thể gọi là "trà sen".Báo Công an nhân dân cũng cho biết nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng nài nỉ người quen mua hộ bằng được 2 kg (4,4 lb) trà sen Tây Hồ để mang vào miền Nam thiết đãi bạn bè. Một nghệ nhân ướp trà đã bán cho ông với giá rẻ nhưng vẫn lên tới 2 triệu đồng trên 1 kg (2,2 lb) vào thời điểm đó. Đài Truyền hình Nhật Bản TBS quyết định làm phim tài liệu về sen Tây Hồ, trong đó có chi tiết nghi lễ ướp và pha trà sen từ lúc còn là bông hoa hé nở đến khi bưng chén trà lên mời những vị khách. Trà sen Tây Hồ còn trở thành một trong những sản phẩm quảng bá ẩm thực trong chương trình "Giao lưu Văn hóa Ẩm thực Hà Nội với bạn bè quốc tế" khai mạc ngày 16 tháng 6 năm 2017 tại Hà Nội.Theo dòng thời gian và lịch sử, việc thưởng trà sen từng có giai đoạn gần như bị lãng quên, nhưng từ những năm cuối thập niên 2010 phong trào này lại phát triển mạnh mẽ. Tờ VnExpress cũng khẳng định việc thưởng trà cũng là "nghệ thuật" trong đó đòi hỏi người thưởng trà "phải tinh tế" mới có thể cảm nhận hết "nét thanh tao" trong chén trà. Tờ Hà Nội Mới khẳng định trà sen Tây Hồ là một đặc sản đã trở thành niềm tự hào của người Hà Nội. Tờ báo này cũng cho rằng không ở nơi nào trên thế giới có trà sen, đồng thời nói rằng người Hà Nội coi trà sen là một "báu vật" để nâng niu. Theo báo Nhân Dân, trà sen Tây Hồ đặc biệt và có sự khác biệt với những loại trà khác bởi "sự thanh tao, thuần khiết chứ không nồng". Nhà báo Anh Phương còn cho biết những người Việt kiều xa quê hương lâu năm khi uống trà sen thường cảm thấy nhớ quê hương như "một phần tinh thần, cốt cách dân tộc khó có thể quên". Nhà báo Phương Dung đến từ Kênh Truyền hình Quốc phòng Việt Nam cho biết trà sen Tây Hồ khá hiếm và đắt, bà còn nhấn mạnh thức uống này hẳn "không dành cho những ai không biết thưởng thức".Ủy ban Nhân dân quận Tây Hồ cho biết ướp trà sen là nghề truyền thống lâu đời của người dân phường Quảng An. Năm 2012, thương hiệu Trà sen Quảng An do 14 gia đình và cơ sở làm nghề ướp đã chính thức trở thành nhãn hiệu được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam) công nhận. |
Cánh gà chiên (Buffalo wing) hay còn gọi là cánh gà rán giòn là một món ăn có nguồn gốc từ ẩm thực Hoa Kỳ, món ăn này là một phần cánh gà thường được chiên giòn (chiên ngập dầu) sau đó phủ một loại nước sốt bao gồm nước sốt ớt cayenne cay và bơ tan chảy trước khi ăn. Cánh chiên được phát minh vào năm 1964 tại Anchor Bar ở Buffalo, New York bởi Teressa Bellissimo. Chúng thường được phục vụ nóng giòn, cùng với cần tây gậy và hoặc cà rốt gậy với một trong hai loại phô mai xanh.
Cánh gà chiên đã trở nên phổ biến ở Hoa Kỳ và nước ngoài qua nhiều năm với một số chuỗi nhà hàng Bắc Mỹ trưng bày chúng như một thực đơn chính. Hiện nay, tên gọi "Buffalo" hiện nay thường được áp dụng cho các loại thực phẩm khác ngoài cánh. Một số trong số này bao gồm các chân gà, khoai tây chiên, cốm gà, gà bỏng ngô, tôm và pizza cùng với một loạt các món khác được gia vị với nước sốt kiểu Buffalo hoặc gia vị hương vị Buffalo. Vào năm 1977, thành phố Buffalo đã ban hành một tuyên bố chính thức kỷ niệm người đồng sở hữu của Frank Bar Frank Bellissimo tuyên bố ngày 29 tháng 7 năm 1977 là Ngày Cánh gà.
Trong suốt những năm 1970 và 1980, cánh gà chiên Buffalo nổi tiếng như một món ăn và món khai vị trên khắp Hoa Kỳ và Canada. Các thương hiệu lớn chuyên về cánh gà đã nổi lên, đáng chú ý là Buffalo Wild Wings được thành lập vào năm 1982 và Hooter vào năm 1983. McDonald's bắt đầu bán Mighty Wings như một mặt hàng tùy chọn vào năm 1990 tại các địa điểm nhà hàng của họ ở Hoa Kỳ. Năm 1994, sau bốn lần xuất hiện Super Bowl của đội bóng đá Buffalo Bills, chuỗi bánh pizza của Domino đã thêm món cánh Buffalo vào thực đơn của họ, tiếp theo là Pizza Hut vào năm sau.
Khi thị trường cánh gà trở nên lớn hơn, các nhà hàng bắt đầu tạo ra và sử dụng nhiều loại nước sốt cùng với nước sốt truyền thông. Một số nước sốt cánh gà mới bị ảnh hưởng bởi các món ăn Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Caribe và Ấn Độ. Các hương vị khác được tạo ra bởi các nhà hàng bao gồm sự kết hợp độc đáo, chẳng hạn như Blueberry BBQ Wing Sauce và Maple/Bacon Glaze ví dụ, để giúp giữ cho khách hàng quan tâm và phát triển doanh nghiệp của họ.
Vì giá cánh gà tăng lên và mong muốn của một số thực khách cho việc trải nghiệm ăn uống, nhà hàng bắt đầu cung cấp một thực đơn gọi là "cánh gà rút xương", đôi khi được bán dưới tên wyngz. Cánh gà rút xương là những miếng thịt gà không xương được phủ bột và gia vị rồi chiên hoặc nướng. Chúng thường được phủ hoặc ăn kèm với nước sốt tương tự như cánh gà. Sự tăng trưởng phổ biến trong những năm gần đây trong tiêu thụ cánh gà và nhà hàng phục vụ cánh gà Buffalo đã dẫn đến sự thiếu hụt thực tế và nhận thức về cánh gà ở Hoa Kỳ trong một số thời điểm nhất định.
Ở nhiều khu vực của lễ hội cánh gà Hoa Kỳ được tổ chức với món cánh gà Buffalo được sử dụng trong các sự kiện ăn uống cạnh tranh, chẳng hạn như tại Wing Bowl của Philadelphia. Nó cũng đã trở thành phổ biến cho các nhà hàng để cung cấp một cuộc thi ăn cánh có khách hàng ăn một số lượng nhất định của cánh, tráng trong nước sốt nóng nhất của họ trong một khoảng thời gian nhất định. Nhiều quán bar và nhà hàng cố tình tạo ra một loại nước sốt nóng cho mục đích này, và khách hàng thường được thưởng bằng hình ảnh được đăng trên tường hoặc trang web của nhà hàng, áo phông kỷ niệm, bữa ăn miễn phí hoặc kết hợp các phần thưởng để hoàn thành thành công thử thách. |
Vinacafé là một thương hiệu sản phẩm cà phê hòa tan, đồng thời cũng là tên hiệu thường dùng để chỉ Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa. Đây là một trong những thương hiệu sản phẩm và doanh nghiệp nổi tiếng hàng đầu tại Việt Nam. |
Dứa Đồng Giao là thương hiệu nông sản của vùng đất Tam Điệp, Ninh Bình. Quả dứa Đồng Giao có mặt trong sách Top 50 trái cây đặc sản nổi tiếng nhất Việt Nam, đã được Cục Sở hữu trí tuệ bảo hộ chỉ dẫn địa lý Dứa Đồng Giao cùng với cá rô Tổng Trường, dê núi và cơm cháy Ninh Bình được coi là những đặc sản ẩm thực tiêu biểu của Ninh Bình.
Cây dứa được đưa về trồng ở Đồng Giao từ năm 1972 với 2 giống chính là Cayen và Queen. Dứa được trồng ở Đồng Giao ăn rất ngon, vị ngọt đậm, không xơ. Sự thơm ngon nức tiếng của loại quả này được tạo thành từ điều kiện tự nhiên độc đáo ở Tam Điệp là vùng đất bán sơn địa, thành phần đất có hàm lượng sét cao, tầng mặt tơi xốp, biên độ nhiệt độ ngày đêm lớn, lượng bức xạ cao và những kinh nghiệm, bí quyết canh tác của người dân.Dứa Tam Điệp có 2 giống chính là Dứa Cayen xuất khẩu với diện tích trồng khoảng 3000 ha và Dứa Queen Victoria 500ha. Hiện nay, ở Tam Điệp, cây dứa chiếm 60% diện tích trồng các cây ăn quả. Nhờ áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, nên sản lượng dứa thu hoạch hàng năm tăng nhanh từ trên 5.700 tấn dứa quả năm 2000 lên trên 22.800 tấn vào năm 2005 và năm những năm gần đây là trên 30.000 tấn.Cây dứa Đồng Giao thân ngắn, lá dài và cứng với gai mọc ở mép, quả có nhiều mắt; phía trên có một cụm lá. Dứa có quanh năm, nhưng nhiều nhất là vào tháng 3 tháng 7. Trung bình thời gian từ lúc trồng tới lúc thu hoạch là 18 tháng. Trước khi hái, dứa được thử để ước tính lượng đường của trái.
Dứa Cayene Đồng Giao có hình trụ, màu vàng cam nhạt, mùi thơm, vị ngọt đậm, không xơ. Khối lượng quả từ 1,53 đến 1,78 kg. Đường kính quả từ 12,90 đến 13,90 cm. Chiều dài quả từ 19,45 đến 20,39 cm. Số lượng mắt dứa từ 111 đến 115 mắt. Tỷ lệ phần ăn được từ 72 đến 75%.
Dứa Queen Đồng Giao có hình trụ, màu vàng rơm, mùi thơm, vị ngọt, không xơ. Khối lượng quả từ 0,54 đến 0,61 kg. Đường kính quả từ 7,71 đến 8,49 cm. Chiều dài quả từ 10,46 đến 11,27 cm. Số lượng mắt dứa từ 92 đến 94 mắt. Tỷ lệ phần ăn được từ 60 đến 74%.Bên cạnh kinh nghiệm và bí quyết canh tác của người dân, các đặc tính này có được là nhờ điều kiện tự nhiên độc đáo của khu vực này: vùng bán sơn địa, có mức độ phân cắt địa hình ít nên tạo sự đồng đều về khí hậu, tiêu thoát nước tốt, thuận lợi cho việc trồng và sản xuất cây dứa. Đất đai nơi đây có hàm lượng sét cao, tầng mặt của đất tơi xốp, phù hợp với đặc điểm của cây dứa là có bộ rễ yếu, ăn nông và cần lượng nước cao.Ngoài ra, đây là khu vực có biên độ nhiệt ngày đêm lớn (4 – 6oC) và lượng bức xạ cao giúp tạo nên đặc điểm đặc thù cho sản phẩm dứa Đồng Giao.
Cây dứa Đồng Giao được trồng nhiều ở Nông trường Đồng Giao và các hộ dân thuộc vùng đồi núi Tam Điệp. Từ năm 2007, Ninh Bình là tỉnh có sản lượng dứa đứng đầu miền Bắc với 47.400 tấn/năm.
Từ những năm 1967, cây dứa được đưa về trồng ở Đồng Giao, cây dứa đã tồn tại và phát triển bền vững và trở thành biểu tượng và sản phẩm chính của Đồng Giao.
Hiện tại, toàn Nông trường Đồng Giao có diện tích rộng 5.500ha, với khoảng 1.800 hộ chuyên làm nghề trồng dứa, bình quân mỗi hộ có 1ha đất canh tác trở lên. Tổng sản lượng dứa mỗi năm 30.000-35.000 tấn.Khu vực địa lý của sản phẩm dứa bao gồm các xã Phú Long, Quảng Lạc thuộc huyện Nho Quan; các xã Đông Sơn, Quang Sơn và các phường Trung Sơn, Nam Sơn thuộc thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.
Nói đến Ninh Bình, không chỉ có Tràng An, Bái Đính, Cúc Phương, Vân Long, Phát Diệm hay Tuyệt Tình Cốc nữa mà còn có thêm một sự lựa chọn thú vị đó là nông trại dứa Đồng Dao. Mọi góc ở đây đều có thể cho ra đời hàng chục tấm hình sống ảo đẹp.
== Chú thích == |
Bánh tét, có nơi gọi là bánh đòn, là một loại bánh trong ẩm thực của cả người Việt và một số dân tộc ít người ở miền Nam và miền Trung Việt Nam, là nét tương đồng của bánh chưng ở miền Bắc về nguyên liệu, cách nấu, chỉ khác về hình dáng và sử dụng lá chuối để gói thay vì lá dong, vì vậy nó cũng được sử dụng nhiều nhất trong dịp Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc Việt Nam với vai trò không khác bánh chưng. Nhưng cũng có nhiều bánh tét nhân chuối hay đậu đen được làm hay là bán quanh năm.
Ở các vùng trung du và miền núi phía Bắc như Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hà Tây,... cũng có loại bánh tương tự có tên là bánh tày hoặc là bánh dài. Đây là loại bánh Tết thông dụng ở vùng cố đô Cổ Loa, Kinh Bắc, của các dân tộc ít người miền Bắc. Giáo sư Trần Quốc Vượng cho rằng bánh chưng cổ, nguyên thủy là hình tròn như bánh tét hay bánh tày còn bánh tét ra đời trong quá trình giao lưu văn hóa Việt-Chăm, người Việt tạo ra chiếc bánh Tét từ sự hình tượng hóa yếu tố Linga từ thần Siva người Chăm. Có truyền thuyết khác cho rằng mùa xuân năm 1789, Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc đánh quân Thanh. Lúc bấy giờ quân lính được nghỉ ngơi, ăn Tết. Trong số quân lính có một người lính được vợ gửi cho món bánh làm từ gạo nếp, nhân đậu xanh, hình dạng như bánh tét ngày nay. Anh lính mang bánh mời vua Quang Trung. Vua ăn thấy ngon bèn hỏi thăm về loại bánh này. Anh lính kể bánh do người vợ ở quê nhà làm gửi cho. Mỗi lần ăn bánh, anh càng thương, càng nhớ vợ nhiều hơn. Anh mắc chứng đau bụng nhưng khi ăn bánh này thì lại không thấy đau nữa. Nghe câu chuyện cảm động của anh lính, vua bèn ra lệnh cho mọi người gói loại bánh này để ăn Tết và đặt tên là bánh Tết. Lâu ngày tên bánh biến thành bánh Tét.Bánh tét có hình trụ dài nên còn được gọi là đòn bánh, hai đòn thường có một quai bánh chung bằng gân lá chuối tạo thành một cặp. Người ta còn làm bánh không có nhân thịt để có thể để được lâu hơn hoặc ăn chay với nhân có thể là chuối chín. Bánh được đánh giá là gói khéo khi bánh được làm tròn đều, buộc chặt, nhân bánh nằm chính giữa, có nghệ nhân còn gói nhân khi cắt ra có hình tam giác.
Bánh tét ngày Tết thường để lâu được vài ngày, được nấu vào đêm giao thừa để những ngày Tết có thể dùng để ăn với dưa món và thịt kho. Đây thường là bánh tét nhân mặn với thịt, mỡ và đậu xanh, và dùng cho nhiều người ăn. Ngoài ra, còn có bánh tét nhân ngọt với nhân chuối hoặc đậu xanh, loại to dùng cho nhiều người ăn hoặc loại nhỏ dùng cho một người ăn.
Lê Tân trong bài Bánh tét Trà Vinh cho rằng bánh tét, tuy được làm và ăn quanh năm nhưng thường nhất vào dịp lễ hội, đặc biệt là tết cổ truyền. Vì vậy nên theo dân gian lưu truyền ngày xưa cứ tết đến người ta gói loại bánh này và gọi bằng tên "bánh tết", lâu dần đọc trại ra thành "bánh tét". Tuy nhiên, cũng trong tài liệu đã dẫn, tác giả còn cho biết tét là một hành động cắt bánh, tay phải cầm đầu dây khoanh tròn đòn bánh đã lột (vỏ), "tét" từng khoanh một đơm lên đĩa, và tên gọi "bánh tét" rất có thể còn xuất xứ từ cách thức cắt bánh.
Nguyên liệu để gói bánh tét ngày Tết tương tự như dùng làm bánh chưng, bao gồm: gạo nếp, đậu xanh tách vỏ, thịt heo và một số gia vị tương tự để làm bánh chưng.
Nhưng phổ biến và bán quanh năm là bánh tét ngọt (nhân chuối, thường là chuối Xiêm) hay bánh tét chay (nhân đậu đen). Cá biệt có bánh tét thập cẩm với nhân gồm trứng muối, tôm khô, lạp xưởng, thịt giò, hột sen, nấm đông cô, đậu xanh.
Cũng như bánh chưng, ngày nay nhiều khi người ta dùng dây nilông thay vì dây lạt. Riêng với vật liệu dây nilông dùng cột các loại bánh thì người tiêu dùng cần cẩn thận khi chọn sử dụng các loại bánh này. Bởi trong trường hợp những loại dây này có chất liệu nằm trong danh mục những chất liệu được sử dụng trong thực phẩm và được kiểm định bởi những cơ quan có thẩm quyền thì vẫn an toàn cho người sử dụng. Tuy nhiên nếu sử dụng những sợi dây nilông tái chế có nhuộm các phẩm màu công nghiệp sẽ dễ nhiễm vào sản phẩm trong quá trình nấu hấp và gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Gạo nếp trước khi gói bánh thường được ngâm trước vài tiếng, đãi sạch. Sau đó đem gạo ướp muối có độ đậm nhạt vừa phải. Đậu xanh ngâm đãi sạch vỏ và thịt ba rọi xắt vuông dài làm nhân bánh (không ướp hành củ, tiêu bột như bánh chưng). Bánh làm xong được cho vào nồi cao (người ta hay dùng thùng phi cũ cắt nửa) vì phải để bánh dựng đứng, nấu bằng củi gộc đun sôi trong gần một buổi, bánh nhỏ nấu khoảng 3 giờ, bánh lớn nấu tới 5 tiếng mới chín. Khi mới bắt đầu đun nồi bánh phải đun to lửa cho sôi nước trong nồi một lúc sau đó rút bớt lửa để sôi liu riu suốt quá trình nấu bánh, độ nóng lan tỏa để bánh được chín đều. Bánh chín được vớt ra rổ cho ráo nước và nguội.
Nấu bánh: Bánh Tét phải luôn được nấu ngập trong nước, thời gian nấu tùy vào kích cỡ bánh nhưng thông thường từ 6 – 8 giờ. Khi nấu phần vỏ bánh sẽ bị hồ hóa. Nhiệt độ nấu nằm trong khoảng 90 – 100 °C, đây là khoảng nhiệt độ hồ hóa tốt của tinh bột, các hạt nếp sẽ hút nước mạnh, trương nở mềm ra, tăng độ nhớt, dẻo. Nước cung cấp cho quá trình hồ hóa này là do nước có trong hạt nếp sau khi ngâm, nước từ thịt tiết ra và một ít nước thấm từ bên ngoài vào. Ở nhiệt độ cao phần nhân thịt trong bánh sẽ biến tính, protein thịt khi biến tính sẽ tách nước, phần nước này có các amino acid hòa tan trong đó khi ngấm vào bột đậu xanh và nếp sẽ làm tăng thêm hương vị cho bánh. Nấu bánh còn có tác dụng diệt các loại vi sinh vật dưới tác dụng của nhiệt độ cao giúp bánh có khả năng bảo quản trong thời gian dài.
Rửa: Bánh sau khi nấu sẽ được rửa sạch ngay trong nước lạnh, quá trình rửa này có hai tác dụng. Thứ nhất sẽ hạn chế vỏ bánh không bị mốc vì khi nấu bánh các thành phần như lipid, các tinh bột mạch ngắn trong bánh sẽ lẫn vào nước luộc bánh và bám lên vỏ bánh đây là môi trường dinh dưỡng rất tốt cho vi sinh vật phát triển đặc biệt là nấm mốc phát triển vì vậy cần rửa thật sạch vỏ bánh sau khi nấu. Thứ hai rửa bánh ngay lập tức trong nước lạnh sẽ khiến lớp tinh bột phía ngoài bánh kết tinh một phần (biến tính một phần) tạo một lớp vỏ mỏng vừa giúp giữ tốt hình dáng bánh vừa giúp đòn bánh Tét cứng chắc hơn. Sau khi rửa để ráo hay lau khô bánh là có thể sử dụng được.
Khi ăn bánh tét, người ta dùng dao sắc cắt ngang đòn bánh thành từng khoanh rồi lột vỏ và dây cột bánh để ăn, nhưng cũng thường thấy cách bóc vỏ từ từ và dùng dây lạt buộc bánh (hoặc dây chỉ) để cắt bánh thành từng lát mỏng, tước vỏ đến đâu cắt bánh đến đó. Tay trái cầm bánh, tay phải cầm một đầu lạt và đầu còn lại cắn vào miệng, khoanh tròn lạt quanh bánh đã tước vỏ và tét từng khoanh bánh đơm lên đĩa.
Nếu thích ăn ngọt, người thưởng thức có thể chấm bánh với đường kính trắng tinh hoặc thích ăn mặn thì chấm nước mắm loại ngon như nước mắm Phú Quốc hoặc nước mắm Nha Trang đặc biệt nữa là mắm rươi Trà Vinh, người miền Trung còn ăn bánh tét với dưa món, là món dưa gồm củ kiệu, đu đủ, cà rốt, su hào ngâm trong nước mắm đường. Để đỡ ngán, bánh cũng có thể được rán qua trong chảo mỡ cho lớp vỏ ngoài chín vàng giòn.
Bánh tét Cao Lãnh có rất lâu đời từ khi người dân đến đây khai hoang mở đất, hương vị của bánh tét Cao Lãnh rất đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười. Nhưng vì không nằm trên vùng giao thương lớn như Trà Vinh, Cần Thơ nên bánh tét Cao Lãnh ít được biết tới, những loại bánh tét ngon ở đây là bánh tét khoai mì, bánh tét nhân hạt sen, bánh tét lá cẩm, bánh tét gấc...
Bánh tét Trà Cuôn có từ lâu đời, là một loại bánh đặc sản nổi tiếng của Trà Vinh với hương vị rất thơm ngon và rất dẻo. Các chủ làm bánh tại địa phương này, như bánh Tét dì Năm tại phường 4, bánh tét dì Chín tại phường 6, bánh tét dì Ba tại kinh xáng múc, đều chọn nguyên liệu có chất lượng cao như nếp (thường là nếp sáp), thịt ba rọi, đậu xanh ngon.
Vùng Bình Dương, Tây Ninh đất cát là xứ rẫy có nhiều đậu nên bánh tét ở đây làm bằng nếp trộn đậu phộng. Đồng Nai có bánh tét nhân hạt điều. Cần Thơ nổi tiếng bánh tét lá cẩm. Sóc Trăng - nơi nhiều đồng bào người Khmer sinh sống - có bánh tét cốm dẹp (nếp non giã tróc vỏ, ruột dẹp mỏng); Ba Tri (Bến Tre) có bánh tét bắp non. Bánh tét nhân thập cẩm không thể thiếu đậu xanh, thịt mỡ, tôm khô, hạt điều và béo ngậy của trứng muối. |
Sa tế là hỗn hợp phụ gia tẩm ướp thực phẩm với nguyên liệu chính là ớt (ớt bột hoặc ớt tươi) và dầu ăn ngoài ra có thể có thêm sả. Sa tế có nguồn gốc từ người Mã Lai gốc Ấn Độ với các loại gia vị đậm đà chính gốc Ấn Độ. Sa tế được sử dụng như một loại gia vị cho một số món ăn đặc biệt là giúp cho nước lẩu, nước lèo có mùi thơm hấp dẫn, màu đỏ bềnh bồng cũng như chất váng đóng trên mặt của nước lẩu, nước lèo được người tiêu dùng ưa chuộng.
Sa tế cũng là một loại nước sốt Trung Quốc, chủ yếu được sử dụng ở Phúc Kiến, Triều Châu, và các món ăn Đài Loan. Nguyên thủy được gọi là sốt Shacha (tiếng Trung: 沙茶; Bạch thoại tự: sa-te; Hán Việt: Sá trà; Sa tê là đọc theo âm Phúc Kiến và Bạch Thoại) được làm từ dầu đậu tương, tỏi, hẹ, ớt, cá, và tôm khô, có một hương vị thơm ngon và hơi cay.Sa tế còn là nguyên liệu phụ thêm cho các món sốt ớt sa tế, thịt nướng sa tế, dê nấu sa tế thơm lừng mùi cà ri, nghệ, hồi, quế, ngò, tiêu... Màu sắc hấp dẫn, phảng phất hương vị Đông phương huyền bí, lôi cuốn, các món ăn có sa tế nhanh chóng phổ biến sang Singapore, Indonesia, Hồng Kông, Sài Gòn và nhiều nơi khác.
Ở Việt Nam, người Hoa ở Chợ Lớn du nhập và đã địa phương hóa cho hợp khẩu vị bản xứ phụ gia sa tế, họ đã bớt đi liều lượng những thứ gia vị căn bản nhằm giảm mùi hôi nồng. Hãm vị cay, phối trộn thêm bột đậu phộng, nước chấm Tàu.., định hình loại sa tế Sài Gòn, thơm dịu, tươi sắc, vị cay - chua - béo - mặn - ngọt, nhẹ nhàng.
Tuy sa tế là một món phụ gia thông dụng, tuy nhiên có những cảnh báo cho rằng sa tế sử dụng ớt bột sẽ có nguy cơ nhiễm chất gây ung thư RhodamineB và dầu ăn dùng để chiên ớt và các thành phần khác rất dễ bị oxy hóa… và đặc biệt, nếu không được bảo quản đúng sẽ gây ra các mầm bệnh tật. Đặc biệt là một số cơ sở sản xuất kém chất lượng, sản xuất các loại Sa tế kém chất lượng, gây ung thư.Ngoài ra, dầu ăn khi đã được chiên cùng với ớt bột, nước và các chất khác để lâu sẽ xảy ra hiện tượng oxy hóa. Khi dầu ăn bị oxy hóa sẽ không giữ được các đặc trưng ban đầu của gia vị sa tế nữa. Cụ thể như dầu ăn sẽ tạo ra các chất để tác dụng với ớt, nước... tạo ra mùi khó chịu, không còn thơm như ban đầu, các axit sẽ tạo ra các sản phẩm oxy hóa bậc cao như andehit, xêtôn, peroxide... Các chất này tạo ra các gốc tự do, khi ăn vào cơ thể sẽ tạo ra các mầm mống nguy cơ ung thư.
Chưa kể đến Tình trạng dùng sa tế trong thời gian dài, đã mở nắp nhưng không dùng hết trong một lần, lại bảo quản kém cũng khiến các thành phần bị biến đổi, khi lấy ra dùng có thể bị dây các loại thức ăn khác hay nước lạnh vào khiến sa tế dễ bị ôi thiu, lần ăn sau dễ mắc các bệnh tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm...Trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung Quốc cũng đưa tin về một loại gia vị lẩu có chứa chất gây ung thư hay còn gọi là sa tế Tứ Xuyên, loại gia vị nguy hiểm này đang được bày bán tràn lan, công khai tại các chợ ở Việt Nam, hầu hết các quán lẩu trên địa bàn Hà Nội đều mua loại gia vị này để chế biến thực phẩm.
== Chú thích == |
Padaek hay còn gọi là padek hoặc nước mắm Lào (tiếng Lào: ປາແດກ, tiếng Thái: ปลาแดก), tương tự như pla ra ở Thái Lan (tiếng Thái: ปลาร้า), là một loại gia vị truyền thống của người Lào được làm từ cá lên men ướp muối. Nó đặc hơn và nhiều gia vị hơn nước mắm thường thấy ở khắp Thái Lan và Việt Nam, thường chứa nhiều loại cá. Quá trình lên men diễn ra trong một thời gian dài, tạo cho padaek một mùi thơm tương tự như các loại pho mát như Époisses. Không giống như các phiên bản nước mắm khác ở Đông Nam Á, padaek được làm từ cá nước ngọt do bản chất không giáp biển của vương quốc Lan Xang trước đây. Padaek được sử dụng trong nhiều món ăn, nổi bật nhất là tam maak hoong, một món gỏi đu đủ cay của Lào. |
Rượu Xuân Thạnh là một loại rượu nổi tiếng của Trà Vinh. Cùng với rượu Phú Lễ (Bến Tre) và rượu Gò Đen (Long An) tạo nên danh hiệu Tam đại danh tửu miền Tây (3 loại rượu nổi tiếng của vùng đất Tây Nam Bộ). Rượu Xuân Thạnh khoảng 60 độ, sủi tăm trong vắt, hương vị nồng nàn, hấp dẫn và không gây khó chịu cho người lỡ vui quá chén. Rượu do một số gia đình trong cùng một dòng tộc tại ấp Xuân Thạnh, xã Hòa Thuận, huyện Châu Thành nắm giữ bí quyết chưng cất và được sản xuất rất cầu kỳ, từ gạo nếp mùa truyền thống cùng với 14 loại men viên và 48 dòng nấm mốc gia truyền có hoạt tính đường hóa cao. Đặc biệt rượu Xuân Thạnh mà dùng với món trâu luộc cơm mẻ thì rất thú vị. |
Xì dầu, tàu vị yểu hay nước tương là một loại nước chấm được sản xuất bằng cách cho hỗn hợp đậu tương, đậu phộng được rang chín, nước, muối ăn... bằng phương pháp lên men tự nhiên với quy mô công nghiệp. Tuy nhiên cũng có quy trình sản xuất thủ công nhưng mất nhiều thời gian hơn. Nước chấm này, có nguồn gốc từ Trung Hoa, được sử dụng khá phổ biến trong ẩm thực châu Á tại khu vực Đông Á và Đông Nam Á,gần đây cũng xuất hiện trong một số món ăn của ẩm thực phương Tây.
Trong tiếng Việt âm "xì dầu" có gốc từ tiếng Quảng Đông "豉油", "si6 jau4", âm Hán Việt là "thị du". Còn "tàu vị yểu" là gọi theo âm tiếng Triều Châu "豆味油", tức "đậu vị du".
Xì dầu đích thực được lên men bằng men (麴, là một trong hai loài nấm Aspergillus oryzae hay A. sojae) cùng các vi sinh vật liên quan khác. Xì dầu đích thực được sản xuất từ hạt đậu tương nguyên vẹn, nhưng nhiều loại rẻ tiền được làm từ protein đậu tương thủy phân. Các loại xì dầu này không có màu sắc tự nhiên của xì dầu đích thực và nói chung được nhuộm màu bằng nhuộm màu caramel để có màu nâu đen.
Ngoài ra, theo truyền thống thì hạt đậu tương được lên men trong các điều kiện tự nhiên, chẳng hạn như trong các bình hay lọ to để ngoài trời mà người ta tin rằng sẽ tạo thêm hương vị cho sản phẩm. Ngày nay, phần lớn xì dầu sản xuất ở quy mô thương mại được lên men trong môi trường do máy móc kiểm soát.
Dường như tất cả các loại xì dầu đều được bổ sung thêm một chút rượu khi đóng chai, có tác dụng như là chất bảo quản chống hư hỏng. Xì dầu nói chung nên được bảo quản nơi râm mát, tránh bị nắng chiếu trực tiếp. Chai xì dầu đã mở nắp mà không được lưu giữ nơi có nhiệt độ thấp sẽ hơi bị đắng.
Mặc dù có nhiều loại xì dầu, nhưng tất cả đều là chất lỏng màu nâu có vị mặn, được sử dụng để tạo gia vị khi nấu ăn hay làm nước chấm. Cái mà một số người phương Tây chỉ có thể miêu tả như là một loại vị ngọt có mùi thơm thì đối với người phương Đông lại là một vị cơ bản được người Nhật gọi là "umami", còn người Trung Quốc gọi là "tiên vị" (鲜味). Chất tạo ra vị umami này là glutamat mononatri, có tự nhiên trong xì dầu.
Xì dầu có nguồn gốc từ miền nam Dương tử, cư dân thờ Thần Nông, nơi cư trú của cộng đồng người Việt và kể từ thời kỳ đó nó đã xâm nhập vào ẩm thực truyền thống của nhiều nền văn hóa Á Đông. Xì dầu được sử dụng rộng rãi như là một thành phần quan trọng để tạo hương vị trong ẩm thực Trung Hoa, ẩm thực Nhật Bản, ẩm thực Philippines, ẩm thực Triều Tiên v.v. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng mặc dù bề ngoài khá giống nhau, nhưng các loại xì dầu được sản xuất tại các khu vực khác nhau là không giống nhau về mùi vị, hương thơm, độ mặn và thời hạn sử dụng. Chính vì thế, có thể là không hợp lý khi thay thế một loại xì dầu cho một loại xì dầu khác trong ẩm thực của một nền văn hóa nào đó. |
Poire belle Hélène (dịch nghĩa từ tiếng Pháp: Lê nàng Helen xinh đẹp) là một món tráng miệng làm từ quả lê chần trong siro và kết hợp với vani kem và siro socola. Món tráng miệng này do Auguste Escoffier sáng tạo ra vào khoảng năm 1864 và được đặt theo tên của vở opera La belle Hélène của Jacques Offenbach. Phiên bản đơn giản của món này thay thế lê tươi bằng lê đóng hộp và hạnh nhân cắt lát.
Trong bộ phim Pappa ante Portas của Loriot, nhân vật chính và vợ anh ta cứ cãi nhau về thành phần của một Poire belle Hélène chính hiệu.
== Tham khảo == |
Kẹo cau là một thứ kẹo bình dân dành cho trẻ con, trông như miếng cau chẻ sáu, gồm có phần trong cứng màu vàng nhạt, tượng trưng cho hạt cau, là một phiến nước đường vàng óng; phần ngoài màu trắng, là thịt cau, làm bằng bột trộn đường. Kẹo cau thường được gói trong lá chuối khô. Thứ kẹo này thường được ngậm mà ăn chứ không nhai vì cũng khá cứng.
Đây là một món ăn dân dã khá lâu đời ở Huế. Khác với Kẹo cau có nguồn gốc từ Trung Quốc, được làm từ cau khô, khi ăn có tác dụng chống lạnh.
== Tham khảo == |
Chè đậu đỏ (tiếng Trung: 紅豆汤 (hồng đậu thang), bính âm: hóng dòu tāng) là một món ăn phổ biến tại Trung Quốc, thường thấy tại Trung Quốc đại lục, Hồng Kông, Đài Loan và Việt Nam. Món ăn này thường được ăn lạnh vào mùa hè và ăn nóng vào mùa đông. Chè đậu đỏ còn sót lại cũng có thể được đông lạnh thành đá viên và là một món tráng miệng phổ biến.
Trong ẩm thực Quảng Đông, món chè đậu đỏ được làm đường đá, vỏ quýt phơi khô và hạt sen thường được phục vụ làm món tráng miệng vào cuối bữa ăn. Các biến thể khác được có thêm các thành phần như sago, bột sắn, nước cốt dừa, kem, sủi dìn hoặc gạo nếp cẩm. Hai loại đường có thường được sử dụng thay thế cho nhau là đường đá và đường cát.
Cháo đậu đỏ không đường làm từ đậu đỏ và gạo cũng là món ăn phổ biến tại Trung Quốc và Đông Á. Nhật Bản có một biến thể tương tự gọi là Shiruko. Nó được gọi là hồng đậu chúc (tiếng Trung: 红豆粥; bính âm: hóngdòuzhōu) trong tiếng Trung, patjuk (팥죽) trong tiếng Hàn, và azukigayu (小豆粥) trong tiếng Nhật.
Ẩm thực Việt Nam cũng có món ăn tương tự và được gọi là "chè đỗ đen". Nó có thêm nước cốt dừa, đường và được ăn lạnh. |
Bánh torte Sacher hay Sachertorte (phát âm tiếng Đức: [ˈzaxɐˌtɔʁtə] ( nghe)) là một loại bánh ngọt sô cô la đặc biệt, sáng chế bởi người Áo Franz Sacher vào năm 1832 cho Hoàng tử Wenzel von Metternich ở Vienna, Áo Nó là một trong những đặc sản ẩm thực Vienna nổi tiếng nhất. Ngày 5 tháng 12 là ngày Sachertorte quốc gia.
Sachertorte được phát minh bởi Franz Sacher, một đầu bếp bánh ngọt của Chưởng ấn Metternich. Sachertorte vẫn phổ biến ở Áo và trên toàn thế giới.
Chiếc bánh bao gồm một chiếc bánh sô cô la đặc với một lớp mứt mơ mỏng ở trên, phủ lớp sô cô la đen đóng băng ở mặt trên và mặt bên. Theo truyền thống, nó được phục vụ với kem đánh bông không đường.
Bánh Sacher "nguyên bản" có hai lớp mứt mơ giữa lớp ngoài sô cô la đóng băng và đế xốp, trong khi "Eduard-Sacher-Torte" của Demel chỉ có một lớp. Bánh của Demel dày hơn và mịn hơn.
Một số công thức khác nhau cho các loại bánh tương tự như "Bản gốc" được liệt kê dưới đây. Ví dụ, tại "Graz-Kulturhauptstadt 2003", một lễ hội đánh dấu thành phố Graz được tuyên bố là thủ đô văn hóa năm đó, "Sacher-Masoch-Torte" đã được giới thiệu (tên của nó ám chỉ Leopold von Sacher-Masoch), sử dụng mứt lý chua và marzipan.
"Sacher Torte gốc" của Khách sạn Sacher được bán tại các chi nhánh ở Vienna và Salzburg của Khách sạn Sacher, tại các chi nhánh của Cafe Sacher ở Innsbruck và Graz, tại Cửa hàng Sacher ở Bolzano, trong khu vực miễn thuế của sân bay Vienna và thông qua cửa hàng trực tuyến của Khách sạn Sacher.
Công thức của phiên bản bánh của Khách sạn Sacher là một bí mật được bảo vệ chặt chẽ. Những người kín đáo cho rằng bí mật về sự khao khát của Sacher Torte không nằm ở chính các thành phần của bánh, mà là các thành phần của sô cô la đóng băng. Theo thông tin có sẵn rộng rãi, các loại sô cô la đặc biệt, được sản xuất độc quyền bởi các nhà sản xuất khác nhau cho mục đích duy nhất này. Khách sạn có được các sản phẩm này từ Lübeck ở Đức và từ Bỉ.
Khách sạn Sacher đã cố gắng hết sức để phân biệt Sacher Torte gốc với các biến thể khác. Điều này bao gồm bốn góc vàng trên hộp gỗ, bản khắc gỗ của Khách sạn Sacher Wien cũng như của "Das Original" và khách sạn Sacher Wien, bằng văn bản ở bên trong nắp và giấy gói màu đỏ bordeaux với họa tiết Biedermeier. |
Rượu mỏ quạ là loại rượu có nguồn gốc từ Việt Nam được ngâm từ trái cây mỏ quạ, một loại dây leo mọc ký sinh trên cây cổ thụ và phân bố nhiều ở rừng Phú Quốc.
Cây mỏ quạ là cây khá đặc biệt: có quả giả màu xanh chứa đầy nhựa màu trắng như sữa, bên trong có chứa nhiều chất mùn và kiến thường làm tổ trong đó, rễ mỏ quạ phát triển trong những trái giả này để hút dưỡng chất, ngoài ra cây mỏ quạ còn có rễ ôm thân cây chủ. Lá mỏ quạ khá nhỏ, màu xanh, hoa 5 cánh màu hồng tím đường kính 3–4 mm.
Cần phân biệt cây mỏ quạ này với cây mỏ quạ xuyên phá thạch.
Rượu mỏ quạ thường được ngâm trực tiếp cây mỏ quạ với rượu đế khoảng 30-40%vol. Có một số người còn ngâm rượu mỏ quạ với một số vị thuốc Nam hoặc thuốc Bắc có vị ngọt có cùng công dụng như chữa đau lưng nhức mỏi và một số vị thuốc ngọt để giảm vị đắng của Mỏ quạ
Cây mỏ quạ ngâm có thể dùng lá, thân...ngâm tươi hoặc khô đều tốt, nhưng ngâm tươi thì dùng rượu cao độ từ 40 độ-45 độ để đảm bảo chất lượng nồng độ vì trong trái mỏ quạ tươi có rất nhiều nước màu trắng như sữa có vị đắng. Tốt nhất nên rửa sạch, phơi khoảng 2 nắng đem ngâm là tốt, ngâm còn nguyên tổ kiến trong đó là tốt nhất. Rượu ngâm khoảng 15 ngày thì dùng được, khi đó rượu có màu đỏ đậm rất đẹp, uống có vị đắng, thơm đặc trưng của trái mỏ quạ.
Tác dụng thường thấy ghi trên chai là: trị đau lưng, nhức mỏi, đàn ông yếu sinh lý, xuất tinh sớm. Theo nhà sản xuất, rượu mỏ quạ có tác dụng khu phong, trừ thấp, hoạt huyết, giảm đau. Chuyên dùng cho các chứng tê thấp, đổ mồi hôi tay chân, đau lưng nhức mỏi rất hiệu quả nhưng không có tác dụng trị các bệnh yếu sinh lý. Theo các nhà sản xuất, do mang nhiều vị thuốc từ cây mỏ quạ nên rượu có vị nhẵn nhẵn, đắng đặc trưng. Rượu chỉ được dùng để trị bệnh, tốt cho sức khỏe.
Về tác dụng trị đau lưng nhức mỏi thì thấy ghi nhiều trên các loại rượu khác cho nên có thể nếu sử dụng ít và điều độ. Còn tác dụng cho đàn ông thì chưa được kiểm chứng. Tốt hơn hết là chỉ nên coi đó là một loại rượu đặc sản Phú Quốc. Mỗi ngày uống từ 2-4 ly nhỏ chia làm 2 lần trong 2 bữa ăn chính. Lưu ý, không được để bụng đói khi uống. Rượu mỏ quạ nếu sử dụng trong bữa tiệc thì không ngon.
== Tham khảo == |
Cộng Cà phê (hay còn gọi là Cộng) là một quán cà phê được thành lập vào năm 2007 tại Hà Nội, có địa chỉ tại 152D phố Triệu Việt Vương thuộc quận Hai Bà Trưng. Hiện tại Cộng Cà phê đã có mặt ở khắp mọi nơi trên đất nước Việt Nam và đã mở chi nhánh của quán tại Hàn Quốc và Malaysia. |
Vi cá mập (Phồn thể: 魚翅; Hán Việt: Ngư sí, Việt phanh: jyu4 ci3, Mandarin: (Bính âm) yúchì (Wade-Giles) Yü Ch'ih4) hay vây cá mập (phương ngữ miền Nam) là tên loại vây của cá mập được chế biến thành món ăn của một số nước Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam... dành cho những người giàu do có giá đắt đỏ.
Cá mập là một loài cá sống phổ biến ở các vùng biển trên khắp thế giới. Theo thống kê của các nhà khoa học, hiện nay trên thế giới có hơn 420 loài cá mập với các kích cỡ khác nhau. Việc khai thác, đánh bắt cá mập đã trở thành một nghề nổi trội, thu hút đa số ngư dân tại các nước giáp với biển trên thế giới. Người ta đánh bắt cá mập chủ yếu để lấy vi cá, do vi cá mập có giá trị rất lớn trên thị trường thế giới. Hiện nay, những nước đánh bắt và tiêu thụ vi cá mập lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc. Ở Việt Nam cũng có những vùng khai thác cá mập như Phú Yên, Nha Trang, Bình Định. |
Mắm nhĩ, mắm nhỉ, còn gọi là mắm kéo lù hay nước mắm cốt là loại nước mắm có độ đạm rất cao, vị ngọt nhẹ, màu vàng rơm đến vàng nhạt, trong và có mùi đặc trưng. Mắm nhĩ ít khi được bán trên thị trường mà thường được các nhà thùng sử dụng để pha đấu với các loại nước mắm thấp đạm khác cho ra các sản phẩm nước mắm thương phẩm.
Chính xác phải gọi là "mắm nhỉ". Sở dĩ gọi là "nhỉ" vì loại nước mắm này đúng nghĩa phải được lấy/hứng từ các giọt nước mắm đầu tiên được "nhỉ" ra, hay nói cách khác là rò rỉ ra từng giọt, từng giọt từ lỗ nùi (lỗ thông) đang bịt kín ở đáy thùng hay lu vại đang chứa cá đã đến thời gian chín có thể lấy nước mắm thành phẩm.
Những giọt mắm nhỉ này có được là do trọng lượng riêng lớn như là hệ quả tất yếu của độ đạm cao lắng xuống đáy thùng chứa và rò rỉ ra ngoài theo quy luật thẩm thấu của chất lỏng nên thường là ngon nhất. Càng lấy nhiều mắm nhỉ thì càng làm giảm độ đạm của lượng nước mắm còn lại trong thùng (hay lu vại) theo nguyên lý bảo toàn... nên các nhà sản xuất chỉ dành lại một ít để dùng riêng hay cho tặng, số còn lại thông thường được đổ trả trở lại vào thùng chứa hay lu vại trước khi thu hoạch nước mắm thành phẩm thấp đạm hơn do dung lượng lớn.
Nguyên liệu chính và duy nhất để sản xuất nước mắm nhỉ là cá và muối. Nước mắm nhỉ có độ đạm rất cao, màu nâu đỏ và có mùi thơm đặc trưng. Để có được sản phẩm nước mắm nhỉ chất lượng, phần lớn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu cá cơm, muối ướp và thời tiết đặc trưng của từng vùng biển.
Để cho ra được nước mắm nhĩ đạt chuẩn, cá cơm làm nước mắm nhỉ ở giai đoạn trưởng thành, có độ lớn đều. Muối dùng để ướp phải là loại muối tinh khiết và không tạp chất (hoặc rất ít tạp chất). |
Mắm còng là một trong những đặc sản của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, 2 vùng nổi tiếng nhất về món ăn này là ở vùng Gò Công, Tiền Giang và Cần Giuộc, Long An. Mắm được làm từ con còng (người dân địa phương tại nơi đây hay gọi là con nha, 1 loài cùng họ hàng với ba khía). Món này thường được sử dụng trong bữa ăn hàng ngày của người dân miền Nam, nhất là ở các gia đình ven biển Nam Bộ. Vào những dịp lễ Tết thì mắm còng được xem là một món quà quý của người dân với nhau.
Ngôi sao của món này là còng tươi, ngon và được vệ sinh sạch sẽ. Mùa bắt còng chỉ diễn ra vào 1 thời điểm duy nhất trong năm đó là ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch (Tết Đoan Ngọ).
Tách yếm, rửa lại nước muối để giảm mùi tanh của còng rồi đem ra phơi nắng. Sau đó đem cho vào hũ, ướp gia vị để 45 ngày trở lên mới ăn được.
Không tách miệng, rửa sạch, để khô, ướp cùng với đường và muối.
Mắm còng có thể ăn chung với các món ăn trong bữa cơm thường ngày. Đối với người dân miền Nam Bộ thì món nào ăn chung với mắm còng đều rất ngon. Đặc trưng của món ăn này là sau khi ăn xong trên răng sẽ bị bám các vết ố đen nhưng đặc biệt mắm còng không để lại mùi tanh như các loại mắm khác. Ăn mắm còng nhớ đến Nam Bộ sông nước tuy có khó khăn nhưng vẫn ấm áp tình người. |
Sủi dìn (tiếng Trung: 湯圓; bính âm: tāngyuán; Việt bính: tong1jyun4) hay còn gọi là Chè thang viên - là món bánh trôi tàu có nguồn gốc từ Trung Quốc. Sủi dìn làm bằng bột gạo nếp, nhân đậu xanh hay vừng đen. Bên ngoài lăn vừng đen & nấu trong nước gừng nóng, rắc thêm một vài sợi dừa nạo.
Sủi dìn của người Hoa có rất nhiều loại nhân, ngon nhất là nhân vừng đen, hạt sen nấu với táo tàu khô.
Món ăn này hợp với khí hậu lạnh của mùa đông, thường được bán kèm với chí mà phù và lục tàu xá.
Món ăn này được du nhập vào Việt Nam qua các tỉnh phía bắc theo chân người Hoa. Được thay đổi để phù hợp với ẩm thực của từng vùng miền.
"Sủi dìn" là âm đọc tiếng Quảng Đông của Thủy viên (水圓: seoi2 jyun4, đọc là "sởi yuỳn"). Trong đó, "sủi" (tức thủy) nghĩa là nước và "dìn" (tức viên) là hình tròn. Chính vì thế, sủi dìn (bánh trôi tàu) được du nhập vào Việt Nam và bị biến thành bánh chay trong dịp Tết Hàn thực. Từ "sủi dìn" được Việt hóa bởi các dân tộc vùng núi phía Bắc gọi tên như vậy. Trong khi đó, người Triều Châu lại gọi sủi dìn là chè ỷ. Thường thì những viên chè ỷ sẽ bé hơn, bên trong là đủ loại nhân, có cả đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ nghiền, đậu phộng. Chè cũng được nấu trong nước đường có gừng thơm ấm, được rắc mè rang vàng thơm khi ăn. Trong ngày cưới, người Hoa cũng nấu món chè này cho cô dâu và chú rể ăn như một lời chúc hạnh phúc vẹn tròn.
Những nguyên liệu chính là bột gạo nếp, vừng đen, đậu xanh, dừa nạo, gừng tươi, đường và hương liệu đặc trưng. Có thể thay các nhân đậu xanh, vừng đen bằng các nhân khác như đậu đỏ, khoai lang, hạt dẻ thơm, khoai môn, hạt sen, sô cô la, táo tàu khô,... hoặc thậm chí là trứng muối, trứng chảy (gọi là bánh trôi kim sa - 流沙汤圆) Ngoài ra, viên sủi dìn cũng được nhuộm màu tự nhiên từ dành dành, hoa đậu biếc, lá dứa, nước ép từ trái cây như dâu tây, việt quất,....
Nhìn qua, sủi dìn gần giống bánh chay truyền thống của Việt Nam, bởi cách làm và một số nguyên liệu giống nhau, nhưng món này có những nét riêng với nguồn gốc du nhập từ Trung Quốc. Sủi dìn làm từ bột nếp, nhưng nhân bằng vừng đen rang chín cho dậy mùi thơm, sau đó giã nhuyễn cùng dừa nạo sao cho vừa thơm, vừa béo ngậy và khi nặn cùng với vỏ bột nếp có độ giòn và không dễ bị nát. Nước làm sủi dìn có vị đặc trưng riêng, bởi dậy mùi cay nồng của gừng tươi giã nhỏ nấu với nước đường mía tạo ra màu vàng cánh gián. Sủi dìn dễ làm, có thể tự làm tại gia đình. Tuy nhiên, khâu chuẩn bị nguyên liệu khá kỳ công bởi bột nếp phải xay nước mới mềm, dẻo. Khi làm cần khéo léo để nhân không bị bật ra ngoài vỏ, khi luộc chú ý để đủ độ chín là vớt ra bát, nếu để chín quá dễ bị vỡ nhân.
Bột nếp được nặn từng viên to hơn một chút, đường kính khoảng 3 đến 3,5 cm; đậu xanh ngâm mềm, đãi sạch vỏ, hấp hoặc đồ chín, xúc ra đem giã nhuyễn, chừa lại một ít chưa giã để trang trí. Xào phần đậu xanh đã Quấy với đường, vê tròn lại. Quấy bột sắn dây hoặc bột đao với nước pha đường, kèm một chút nước gừng, đun nhỏ lửa, đảo đều tay cho bột hơi sánh lại và khi Nặn bị cháy khét ở đáy nồi. Nặn bột mỏng đều ra rồi cho nhân vào giữa, vê tròn lại cho kín nhân rồi ấn bánh hơi dẹt một chút (có một số địa phương không ấn dẹt bánh ra từ trước, mà đợi khi bánh chín vớt ra sẽ cho vào từng bát, dùng thìa ấn hơi dẹt bánh). Luộc bánh trong nước sôi già, khi bánh nổi lên là đã chín. Cho bánh ra bát, múc nước đường đổ ngập bánh, rắc vừng (rang vàng, xát bỏ vỏ) hoặc rắc chút đậu xanh hấp chín lên trên, có thể thêm một ít sợi dừa nạo và nước hoa bưởi cho thơm. Cũng có nơi người ta sử dụng các nhân khác nhau như hạt sen, xoài, mứt dâu tây (strawberry jam),...
Hoặc cũng có cách làm sau: Cho 300 gam bột nếp và 100 gam bột tẻ vào một cái tô lớn trộn đều. Rót từ từ nước ấm nóng vào và nhào bột, đến khi bột mịn không dính tay là bột đã được; ngắt bột thành từng khối nhỏ, vo viên tròn hoặc dài tùy theo sở thích. Bắc 2 nồi nước lên bếp, 1 nồi nước lọc để luộc bánh, còn nồi kia cho 200 ml mật mía và gừng thái sợi, táo tàu sấy khô vào. Khi nồi nước lọc sôi, cho các viên bánh vào, đợi bánh nổi lên khoảng chừng 1 phút, vớt các viên bánh sang nồi nước mật mía gừng hạ nhỏ lửa và đun liu riu cho bánh ngấm vị ngọt, khoảng 5-10 phút.
Tại các tỉnh miền núi đông bắc Việt Nam, viên sủi dìn thường không có nhân đồng thời được nhuộm màu bằng gấc và nghệ.
Dân tộc Tày ở Việt Nam có món bánh Coóng phù. Nhân bánh bằng đỗ xanh xào đường hoặc làm bằng lạc rang giã nhỏ rồi nấu với đường đỏ. Cho nhân vào giữa miếng bột dàn mỏng, vo viên lại cho thật tròn. Nấu nồi nước đường phèn đun sôi, đập gừng vào cho thơm. Thả bánh vào nồi nước đường sủi tăm nghi ngút khói, ngào ngạt hương thơm của nếp, gừng. Khi nào bánh nổi lên là chín. Múc bánh vào bát chan nước đường, cho thêm dừa nạo nhỏ, và lạc rang cùng với dầu chuối cho thơm, ăn nóng.
Phoóng dăm (bánh trôi mặn của người Tày) có nhân thịt mộc nhĩ bên trong ăn cùng rau cải cúc tần, xương sườn và canh xương.
Biến thể của sủi dìn có thể kể đến bánh ngào của tỉnh Nghệ An, kết hợp của bột nếp thơm bùi và mật mía ngọt lịm, lạc rang, gừng. Gừng cũng là nguyên liệu rất quan trọng khi làm bánh để tăng độ thơm ăn trong những ngày đông giá. Khâu nặn bánh rất quan trọng, độ tròn sẽ quyết định đến độ phồng, nở của bánh ngào khi cho lên nấu. |
Naan, nan (tiếng Hindi: नान, chuyển tự nān) hay khamiri là một loại bánh mì cắt lát chứa bột nở, nướng lò thịnh hành trong ẩm thực tại các quốc gia vùng Trung Đông, Trung Á và Nam Á.
Từ "naan" xuất hiện sớm nhất trong tiếng Anh năm 1810, trong chuyến du lịch của William Tooke. Từ nān, trong tiếng Ba Tư, nghĩa là 'bánh mì' (tiếng Uzbek non/нон) đã được chứng thực trong tiếng Ba Tư trung cổ/Pahlavi như n'n 'bánh mì, thức ăn'. Hình thức chính nó có gốc trong ngữ chi Iran; hình thái cùng nguồn gốc bao gồm tiếng Parthia ngn, tiếng Baloch nagan, tiếng Sogdia nγn-, tiếng Pashto nəγan 'bánh mì'.Hình thái naan có phân bố rộng rãi, được vay mượn từ một loạt các ngôn ngữ nói tại Trung Á và Nam Á, nơi mà nó thường dùng để chỉ một loại bánh mỳ cắt lát. Chính tả naan lần đầu tiên được chứng nhận vào năm 1979, và từ đó đã trở thành chính tả tiếng Anh bình thường.
Cách chế biến quen thuộc nhất và sẵn có của naan ở các nước phương Tây giống cách chế biến Nam Á. Tại Iran, từ ngữ căn bản khởi nguồn từ đây, nān (نان) không mang theo bất kỳ ý nghĩa đặc biệt, vì nó chỉ đơn thuần là từ ngữ chung cho bất kỳ loại bánh mì nào, cũng như ở các quốc gia Tây Á khác hoặc những nhóm dân tộc trong khu vực, chẳng hạn như giữa người Kurd, người Thổ Nhĩ Kỳ, Azerbaijan (cả Azerbaijan và Iran),... Naan tại nhiều nơi ở Nam Á thường dùng để chỉ một loại bánh mỳ cắt lát dày cụ thể (một loại bánh mỳ dẹt nổi tiếng khác là chapati). Nói chung, nó giống pita và, như bánh mỳ pita, thường cho bột nở vào với nấm men hoặc với bánh mì lên mem (bột naan lên men còn sót lại từ mẻ bánh trước đó); bột không lên men (tương tự như sử dụng cho roti) cũng được sử dụng. Naan được nấu chín bằng lò đất tandoor, từ đây cách nấu tandoori làm nên tên gọi của món. Phân biệt với roti, thường được nấu trên một vỉ sắt phẳng hoặc hơi lõm gọi là tava. Công thức nấu hiện đại đôi khi thay thế bột nổi cho nấm men. Sữa hoặc sữa chua cũng có thể được sử dụng để truyền đạt mùi vị riêng biệt cho naan. Sữa sẽ được dùng thay vì nước, khiến cho miếng bánh dễ ăn, hàm lượng bột mềm hơn. Ngoài ra, khi bánh mì lên men (trong đó có cả nấm men và lactobacilli) được sử dụng, sữa có thể trải qua quá trình lên men lactic vừa phải.
Thông thường, món ăn được phục vụ nóng và phết bơ loãng hoặc bơ. Nó có thể được dùng để ăn kèm món ăn khác, hoặc được nhồi bằng cách đổ đầy. Ví dụ, keema naan được nhồi với một hỗn hợp thịt băm nhỏ (thường là thịt cừu hoặc thịt dê); biến thể khác là peshawari naan (peshwari tại Anh). Peshawari naan và Kashmiri naan được đổ đầy với một hỗn hợp các loại quả hạch và nho khô; ở Pakistan, roghani naan được rắc hạt mè; Kulcha là một kiểu khác. Amritsari naan còn gọi là amritsari kulcha được nhồi với khoai tây nghiền, hành tây (tùy chọn) và nhiều loại gia vị. Gia vị có thể có trong bột naan bao gồm thì là và hạt mao lương. Món ăn balti tại Pakistan thường được ăn kèm với bánh naan, và được nấu bằng loại chảo karack lớn hoặc naan dọn bàn, dễ dàng chia sẻ giữa các nhóm lớn.Một công thức naan điển hình liên quan đến việc hòa trộn bột trắng với muối, một nền văn hóa nấm men, và đủ sữa chua để làm cho bột mịn, dẻo. Bột được nhào nặn vài phút, sau đó đặt sang một bên cho nở ra trong vài giờ. Sau khi nở ra, bột được vo thành những quả bóng (khoảng 100 grams hoặc 3,5 oz mỗi quả), được cán phẳng và nấu chín. Trong ẩm thực Pakistan, naan thường được tô điểm với tinh chất thơm, chẳng hạn như hoa hồng, khus (hương căn thảo), hoặc với bơ hoặc bơ loãng tan chảy vào bánh. Hạt mao lương thường được thêm vào bánh naan, cách nấu trong nhà hàng Ấn Độ trên khắp nước Anh.
Nho khô và gia vị có thể thêm vào bánh mì nhằm gia tăng hương vị. Naan cũng có thể bao phủ bằng, hoặc phục vụ như lớp bao bọc trên bề mặt món thịt, rau hay pho mát khác nhau. Phiên bản này đôi khi được chuẩn bị như thức ăn nhanh. Món bánh này cũng có thể nhúng vào súp như dal, và ăn kèm với sabzis (còn được gọi là shaakh).
Naan bya tại Burma đôi khi phục vụ tại bữa ăn sáng với trà hoặc cà phê. Chiếc bánh tròn, mềm mại, và phồng rộp, thường phết bơ, hoặc với pè byouk (đậu luộc) bên trên, hoặc nhúng vào hseiksoup (súp thịt cừu).
Bánh pizza naan là một loại pizza mà naan được dùng như lớp vỏ thay vì bột bánh pizza truyền thống. Đầu bếp và công ty như Nigella Lawson, Whole Foods và Wegmans cung cấp công thức nấu cho người dân để làm naan bánh pizza của mình tại nhà.
Bánh naan kẹp thịt là một loại bánh hamburger ăn kèm bánh mỳ naan. Bánh naan burger có thành phần rất tương tự như bánh mì kẹp thịt bình thường, nhưng đôi khi được chế biến bằng thịt xông khói. Việc dùng bánh mỳ cắt lát tạo ra một trải nghiệm hương vị khác nhau từ bánh kẹp thịt làm từ bánh mỳ. Một số bánh naan kẹp là món chay, không chứa thịt. |
Nộm, trong phương ngữ miền Nam gọi là gỏi, là tên gọi chung cho các món rau trộn chua ngọt trong ẩm thực Việt Nam.
Cách làm nói chung: trộn rau (tùy loại) với gia vị, rau thơm, tỏi, ớt, đậu phộng,... vào cho vừa ăn. Có loại trộn thêm cả thịt, cá.
Một số món nộm:
Món nộm truyền thống trong cỗ Tết miền Bắc Việt Nam, gồm su hào/đu đủ, cà rốt, lạc rang, rau mùi,...
Nộm thịt bò khô: gồm đu đủ, cà rốt, thịt bò khô, rau kinh giới,...
Nộm rau muống: rau muống trụng, kinh giới, mắm tôm, mè rang
Thịt gà xé phay: gồm thịt gà luộc, bắp cải, hành tây, rau răm,...
Nộm hoa chuối: gồm hoa chuối, lạc rang, nước mắm,...
Gỏi ngó sen
== Chú thích == |
Chahan (Nhật: チャーハン/炒飯, Hepburn: chāhan), còn đựoc biết đến là Yakimeshi (tiếng Nhật: 焼飯), là một món cơm chiên gồm cơm là một nguyên liệu chính và các nguyên liệu phụ và gia vị. Món này thường đựoc chiên, và có thể được nấu chín trong chảo wok. Chahan có thể bắt nguồn từ thập niên 1860 từ người nhập cư Trung Quốc đến cảng Kobe. Chahan là một món ăn thiết yếu tr̀ong các nhà ở Nhật. Một phiên bản của món này là chahan kimchi. Vài nhà hàng ngoài Nhật Bản phục vụ món này như là một phần thực đơn.
Chahan có thể có nguồn gốc từ những người nhập cư Trung Quốc đã đến cảng Kobe, Nhật Bản vào những năm 1860. Trong tiếng Trung, cơm chiên được gọi là chǎofàn (炒飯); những ký tự Trung Quốc này có cách đọc tiếng Nhật là Chāhan.
Chahan là một món cơm chiên Nhật Bản thường được chiên, và có thể được nấu bằng cách xào nó trong chảo. Gạo được sử dụng làm nguyên liệu chính, và vô số các thành phần bổ sung có thể được sử dụng, chẳng hạn như rau, hành tây, tỏi, nấm ăn được như nấm hương, đậu phụ, thịt lợn, thịt ba chỉ lợn, hải sản như thịt cua, trứng cá hồi, cá hồi, tôm và bạch tuộc, trứng cuộn, thịt bò xay và nước dùng gà, trong số những người khác. Cơm nấu sẵn thường được sử dụng, và cơm thừa đôi khi được sử dụng. Các loại dầu như dầu cải, dầu mè và dầu hướng dương được sử dụng để chiên món ăn. Các món ăn có thể được nêm với nước tương, dầu hào, dầu mè, muối, hạt tiêu và katsuobushi, một sản phẩm cá ngừ khô và vẩy. Tía tô, một loại thảo mộc ẩm thực châu Á, cũng có thể được sử dụng để hương vị chahan. Nori, một sản phẩm rong biển ăn được khô, có thể được sử dụng như một trang trí.
Việc sử dụng chảo nóng để chiên và nấu chahan nhanh chóng có thể ngăn cơm không bị dính vào chảo, và sử dụng cơm ấm cũng ngăn chảo bị dính. Việc sử dụng cơm khô, có thể được thực hiện bằng cách làm lạnh nó, cũng có lợi cho việc tăng cường quá trình nấu.
Chahan kimchi được chế biến với kim chi làm nguyên liệu chính, và có thể được chế biến như một món ăn nhẹ hoặc cay.
Một số nhà hàng ở các quốc gia khác truyền tải chahan như một phần thực đơn của họ, chẳng hạn như ở Philippines và Hoa Kỳ.
Gomoku Chahan có cơm và các thành phần theo mùa. PBS. |
Tương Bần, còn gọi là tương làng Bần hoặc tương Bần Yên Nhân, là một loại tương được sản xuất tại phường Bần Yên Nhân, thị xã Mỹ Hào, Hưng Yên, Việt Nam. Đây được đánh giá là một trong những loại tương ngon của đất nước Việt Nam. Đặc trưng cho vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
Tương Bần có tiếng từ khoảng cuối thế kỷ XIX, nó đã trở thành một trong những món ăn đặc sản của Việt Nam, cùng với nhãn lồng, tương Bần còn là sản vật của vùng đất Hưng Yên được dâng lên đức vua.Tương Bần chính thức trở thành mặt hàng thương mại vào khoảng thời gian đầu thế kỷ XX, gắn liền với sự mở rộng của tuyến quốc lộ 5 Hà Nội - Hải Phòng. Năm 2022, Hiệp hội làng nghề tương Bần có 17 hộ gia đình là hội viên, trong đó có 5 hộ sản xuất quy mô lớn, sản lượng hàng nghìn lít/năm, tổng sản lượng của cả phường Bần Yên Nhân hiện nay khoảng trên 2 triệu lít/năm.
Tương Bần được chế biến qua 2 giai đoạn là chọn nguyên liệu và làm tương.
Vì tương bần được làm theo cách truyền thống (ủ trong chum) và dùng mốc để ủ nên có các nhà khoa học lo ngại vì trong thành phần của tương có tận hai loại nấm trong thành phần của mốc dùng làm tương là Aspergillus Oryzae và Aspergillus Flavur, với Aspergillus Oryzae là nấm tốt men cao trong khi Aspergillus Flavur lại sinh ra độc tố Aflatoxin (có thể gây tổn thương hệ thần kinh trung ương, tim, phổi, và sinh ra một số chất độc hại khác). Vấn đề vệ sinh ở đây là phải phải tách riêng và loại bỏ nấm Aspergillus Flavur. Nhưng đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu chính thức về vấn đề này.
Tương Bần đã đi vào câu ca dao nổi tiếng:
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tươngDưa La, cà Láng
Nem Báng, tương BầnHoặc câu thành ngữ
Nát như tương Bần |
Tiệc pizza là buổi họp mặt xã hội để thưởng thức bánh pizza.Thông thường, một chiếc bánh pizza rộng từ 10 đến 14 inch sẽ đủ cho hai người ăn. Vì pizza có thể bao gồm rất nhiều loại nguyên liệu phủ trên mặt bánh, nên một loại tiệc pizza cụ thể cho phép khách tạo ra chiếc bánh pizza theo yêu cầu của riêng họ, sử dụng một số nguyên liệu chọn lọc trong số các loại nguyên liệu phủ trên mặt bánh do người tổ chức bữa tiệc cung cấp.Khi bữa tiệc pizza không bao gồm bất kỳ loại pizza đặt làm theo yêu cầu nào và không rõ sở thích cụ thể của khách ra sao, thông thường bao gồm ít nhất một loại bánh pizza chỉ có phô mai và/hoặc chỉ có rau cho những người không thích thịt hoặc lớp nguyên liệu phủ trên mặt bánh có sẵn khác.
Ngày 8 tháng 9 năm 2019, một trong những bữa tiệc pizza lớn nhất được tổ chức tại Ippodromo Capannelle ở Roma, chính là nơi mà 1.146 người đã cùng nhau ăn pizza.Ngày 18 tháng 9 năm 2020, Hormel Foods đã tổ chức bữa tiệc pizza ảo lớn nhất thế giới lúc bấy giờ, khi hơn 3.000 người tham gia bữa tiệc pizza do Zoom tổ chức. Để phá kỷ lục, ít nhất 500 bức ảnh của các cá nhân cần được tải lên trong sự kiện kéo dài một giờ. Tổng số cuối cùng là 907 bức ảnh.Tháng 8 năm 2021, các phi hành gia trên Trạm Vũ trụ Quốc tế đã tổ chức bữa tiệc pizza đầu tiên trong không gian, sau chuyến vận chuyển hàng hóa gồm nguyên liệu làm bánh pizza.
== Tham khảo == |
Higashi (干菓子・乾菓子, Can quả tử, nghĩa là "đồ ngọt sấy khô") , là loại wagashi chứa rất ít độ ẩm trong đó, do đó chúng có thể giữ tương đối lâu hơn so với các loại wagashi khác.
Higashi, ngược lại với namagashi, là một nhóm gồm các wagashi được chế biến dưới dạng đặc khô. Trong đó có các loại như rakugan, konpeitō (một loại kẹo cứng), senbei (một loại bánh gạo), arare (một loại bánh gạo khác), vv.... mặc dù bánh gạo là một món mặn, do đó nó không được coi là wagashi. Higashi vị ngọt có sự tương đồng với bánh quy của phương Tây.
Một định nghĩa hẹp hơn về higashi có thể là món ăn bị giới hạn công thức với một hoặc nhiều loại đường, với một loại bột cụ thể và một số chất phụ gia khác, trong khi có một số higashi chỉ làm từ đường, không có bột trong thành phần món ăn.
Bột được sử dụng để làm higashi thường là bột gạo, có nhiều loại khác nhau. Bột làm từ những thành phần khác, như đậu đỏ azuki, đậu tương, đậu xanh và tinh bột cũng thường được sử dụng.
Higashi thường được làm với wasanbon, một loại đường hạt mịn truyền thống cao cấp của Nhật Bản, thường được dùng để tạo ra những chiếc higashi mịn màng nhất. Loại higashi thông thường được biết đến nhiều nhất là rakugan, nhưng định nghĩa cái tên này hơi mơ hồ và đôi khi không phù hợp khi chỉ các loại wagashi, nên trong trường hợp này, thuật ngữ higashi là thích hợp hơn cả.
Higashi thường được phục vụ trong các buổi tiệc trà truyền thống Nhật Bản.
Goshikiitō (五色糖, Goshikiitō) – Gồm có 5 vị: bainiku (mận muối), hakka (bạc hà Nhật Bản), nikkei (quế), shōga (gừng), và yuzu (thanh yên), mỗi loại đều có hình dạng khác nhau.
Hakusansekkei (白山雪渓, Hakusansekkei)
Hanakazura (花かずら, Hanakazura)
Mugirakushizuka (麦らく静, Mugirakushizuka)
Nininsuzuka (二人静, Nininsuzuka)
Rakugan (落雁, Rakugan)
Shigure no matsu (時雨の松, Shigure no matsu)
Suiko (推古, Suiko) – được phân theo màu: Aka (màu đỏ hồng) và shiro (màu trắng).
== Tham khảo == |
Mật ong hoa nhãn Hưng Yên là nhãn hiệu chứng nhận được Cục Sở hữu trí tuệ cấp cho Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản tỉnh Hưng Yên đối với sản phẩm mật ong được sản xuất từ các vùng nhãn thuộc huyện Khoái Châu, Kim Động, Tiên Lữ, thành phố Hưng Yên. (Quyết định số 34713/QĐ-SHTT).
Hưng Yên là tỉnh đồng bằng, nguồn hoa cho chăn nuôi ong ít đa dạng, chủ yếu chỉ có nhóm cây ăn quả và cây nông nghiệp. Đặc biệt, toàn tỉnh Hưng Yên có diện tích hơn 3.000 ha nhãn có lợi thế cho phát triển nghề nuôi ong lấy mật. Nuôi ong ở Hưng Yên có 2 mùa, từ tháng 2 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 10. Tuy nhiện, vụ mật chính là mùa hoa nhãn, vải trong tháng 4; ngoài ra còn có vụ mật phụ vào mùa hoa táo cuối tháng 9.
Mật ong hoa nhãn có mùi hương hoa nhãn đặc trưng. Nuôi ong tai Hưng Yên mỗi năm mang lại lợi nhuận 1,2 - 2,5 triệu đồng/đàn ong. Toàn Hưng Yên có khoảng 10.000 đàn ong mật, hàng năm cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu hơn 100 tấn cho trị giá hơn 10 tỷ đồng. |
Bún chả là một món ăn của Việt Nam, bao gồm bún, chả thịt lợn nướng trên than hoa và bát nước mắm chua cay mặn ngọt. Món ăn xuất xứ từ miền Bắc Việt Nam, là thứ quà có sức sống lâu bền nhất của Hà Nội, nên có thể coi đây là một trong những đặc sản đặc trưng của ẩm thực Hà thành. Bún chả có nét tương tự món bún thịt nướng ở miền Trung và miền Nam, nhưng nước mắm pha có vị thanh nhẹ hơn.
Chả: thịt lợn nạc vai làm chả băm, thịt ba chỉ làm chả miếng. Ngày nay có thể thay bằng thịt bò hay thay bằng dẻ sườn, thịt gà cũng rất tuyệt.
Bún: bún lá hoặc bún rối
Nước mắm: pha loãng cùng với các gia vị khác như đường, mì chính, nước cốt chanh, dấm thanh, tỏi băm, ớt băm, tinh dầu cà cuống
Dưa góp chua ngọt: đu đủ xanh (hoặc cà rốt, su hào, hành tây).
Đĩa rau sống: xà lách, húng, ngổ, kinh giới
Gia vị ăn kèm khác bày đĩa: tỏi băm, ớt băm, dấm thanh, hạt tiêu xay, chanh quả cắt miếng.
Bún chả thường có cùng một lúc hai loại chả: Chả viên và chả miếng, tuy tùy theo sở thích ăn uống mà có khi thực khách chỉ chọn một trong hai. Chả viên được làm từ thịt nạc vai lợn băm thật nhuyễn nặn viên, ướp trộn với muối, tiêu, nước mắm trên 35 độ đạm, đường, hành khô băm thật nhuyễn, dầu thực vật hoặc mỡ nước. Tùy vào độ tươi của thịt, sau khi trộn gia vị nếu thấy thịt có vẻ hơi khô thì cho thêm một chút dầu sao cho miếng thịt dễ dàng kết dính khi vo nắn thành miếng cỡ 2 ngón tay rồi nhấn cho hơi dẹp lại. Nếu thích cầu kỳ hơn thì gói ngang mỗi miếng chả là một lần lá chuối rồi mới nướng, miếng chả sẽ không bị sạm và thơm hơn.
Dùng thịt nạc vai để làm món chả là một lựa chọn tinh tế đã có truyền thống vì nạc vai chắc thịt nhưng không có sớ nhiều như thịt đùi, không mềm như thịt mông... điều này làm cho miếng thịt khi băm nhuyễn rồi nắn lại, miếng chả chắc hơn là dùng những phần thịt khác.
Còn chả miếng thường dùng thịt nách hoặc thịt ba chỉ (ba rọi) thái mỏng tẩm ướp gia vị tương tự chả viên và nướng vàng trên than củi. Tuỳ theo khẩu vị của mỗi người, có thể gọi toàn chả miếng hoặc chả viên để ăn cùng bún. Thịt miếng thường được lọc bỏ bì (da) để khi nướng không bị cứng và khét. Nếu dùng thịt nạc quá (thịt mông, thịt thăn) khi nướng sẽ không ngon vì chả bị khô và cứng
Thịt sau khi ướp được xếp vào xiên hoặc vỉ, nướng trên than củi. Khi thịt chín thơm và ngậy mùi, cho vào bát nước mắm pha có đầy đủ vị chua cay mặn ngọt, cùng với hoặc đu đủ xanh (hoặc su hào, cà rốt) trộn giấm. Bát nước mắm có thể vừa ăn vừa húp được, ăn cùng với bún và rau sống (gồm rau xà lách, rau mùi, húng Láng, ngổ, kinh giới, tía tô, giá đỗ).
Ngày nay, bún trong bún chả là bún rối. Nhưng bún con (từng vắt bún nhỏ cuộn chặt, vừa một lần gắp) mới là nguyên liệu truyền thống. Những hàng bún chả bán rong với nước mắm thoảng chút hương cà cuống và những lá bún là một phần của Hà Nội xưa, được nhiều nhà văn như Vũ Bằng, Thạch Lam ca ngợi.
Cách làm bún chả tuy đơn giản, nhưng để làm được bát bún chả ngon còn phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm và bí quyết gia truyền, đặc biệt quan trọng là cách pha nước chấm khi phải cân bằng giữa các hương vị chua, thanh, ngọt và mặn.
Bún chả thường được ăn vào buổi trưa. Việc lựa chọn thời gian thưởng thức bún chả dường như là một nghệ thuật về thời gian: ăn bún chả vào giờ nào là thích hợp. Đây là một nét rất riêng của văn hóa ẩm thực đất kinh kỳ. Tuy nhiên hiện nay cũng có một số cửa hàng bán bún chả cả sáng trưa chiều tối.
Tại thủ đô Hà Nội, có rất nhiều cửa hàng bán món bún chả, trong đó, có một số cửa hàng đã khá nổi tiếng, quen thuộc với thực khách như bún chả Đắc Kim ở Hàng Mành, bún chả Bình Chung ở Bạch Mai, bún chả Sinh Từ, bún chả Duy Diễm ở Ngọc Khánh, bún chả Hương Liên ở Ngô Thì Nhậm, bún chả Ngọc Xuân ở Thụy Khuê, v.v.
Có nhiều biến tấu cho bún chả tại Hà Nội và một số cửa hàng đã ít nhiều tạo nên phong cách khi thay đổi phương thức chế biến, thời gian thưởng thức như bún chả bọc lá chuối, bún chả kẹp que tre hay bún chả chan nước xương hầm.
Trong cuốn Hà Nội băm sáu phố phường, Thạch Lam đã viết về sự hấp dẫn của món bún chả như sau:
"...Có một ông đồ cuồng chữ ở nhà quê, một hôm khăn gói lên Hà Nội đã ứng khẩu đọc hai câu thơ khi ngửi thấy mùi khói chả:
Ngàn năm bửu vật đất Thăng Long.
Bún chả là đây có phải không?..."Vũ Ngọc Phan, trong Những năm tháng ấy, cũng viết:
Bún chả bán rong cũng ngon tuyệt. Ba xu hoặc năm xu một mẹt. Cái mẹt đường kính chỉ 25cm (...) trên lót mấy chiếc lá dong, người ta đặt lên mấy lá bún nhỏ sợi, trắng muốt, mấy lá rau sống, diếp tây và thơm mùi, một cái chén xinh xẻo, nhỉnh hơn cái chén đong rượu nếp một tí, trong có nước mắm chanh đường ớt, pha rất khéo, và chả miếng hoặc chả băm tùy theo sở thích người ăn. Hàng bún chả đỗ đâu là thơm nức ở đó, cô hàng bún chả quạt chả trên than hồng đựng trong cái hộp sắt tây, chả cháy xèo xèo, khói bay nghi ngút. Có ba xu hoặc năm xu là đã được ăn bún chả thơm ngon, nhà làm thì tốn hơn và kềnh càng lắm. |
Cơm chiên Dương Châu (tên trong chữ Hán: 扬州炒饭) là một loại cơm chiên nổi tiếng thế giới, là một món ăn ngon và nổi tiếng đến nỗi hầu như tất cả các nhà hàng Trung Quốc nào cũng có cả. Món ăn này được xuất phát từ triều đại nhà Thanh của Trung Quốc vào năm 1754. Cơm chiên này được đặt tên là Dương Châu là do đặt theo tên của vùng Dương Châu, tương truyền là do ông Y Bỉnh Thụ của thời nhà Thanh tạo ra chứ món này không bắt nguồn từ thành phố Dương Châu.
Cơm được chiên vàng hoặc đỏ
Xá xíu được thái nhỏ
Một con tôm sú nướng (không bắt buộc)
Lạp xưởng cắt nhỏ
Chả lụa cắt nhỏ
Trứng chiên
Một ít đậu Hà Lan
Một ít cà rốtNgoài ra cũng có thể cho mực, bắp cải, cà chua, hành và xì dầu (nước tương) vào món ăn này. |
Fondant hoặc đường fondant là loại hỗn hợp kẹo mềm dẻo làm từ đường bột để trang trí hoặc tạo hình cho bánh kem và bánh ngọt. Từ này trong tiếng Pháp có nghĩa là "kẹo mềm", được bắt nguồn từ "foundry" (nghĩa là kỹ thuật đúc khuôn) trong tiếng Anh.
Rolled fondant, fondant icing, hay pettinice, có chất liệu khác với poured fondant, thường được sử dụng để trang trí bánh cưới. Mặc dù theo truyền thống, bánh cưới được làm bằng bánh hạnh nhân và royal icing, nhưng fondant ngày càng phổ biến do vấn đề một số người bị dị ứng với các loại hạt, vì kỹ thuật này không cần bột hạnh nhân. Royal icing là tên gọi của loại kem đường (icing) thường dùng để trang trí bánh quy.
Rolled fondant bao gồm gelatin (hoặc agar trong công thức đồ chay) và glycerine thuần chay (food-grade glycerine), giúp giữ cho đường dẻo và tạo độ đặc giống như bột nhào. Rolled fondant được cán mỏng như vỏ bánh và dùng để phủ lên mặt bánh.
Rolled fondant bảo quản (có chất lượng) ổn định mang tính thương mại thường bao gồm chủ yếu là đường và dầu hydro hóa.
Tuy nhiên, có sẵn các công thức khác nhau cho rolled fondant bảo quản lâu mang tính thương mại và bao gồm các thành phần khác, chẳng hạn như đường, cellulose gum và nước. Cellulose gum là muối Natri của Carboxymethyl cellulose (CMC), lần đầu tiên được sản xuất vào năm 1918. Cellulose Gum là một chiết xuất cellulose (một phân tử polymer được tìm thấy trong các loại thực vật) đóng vai trò là chất ổn định nhũ hóa và chất làm dày. Sau khi được giới thiệu rộng rãi ở Mỹ vào năm 1946, Cellulose gum được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực, trong đó có mỹ phẩm bởi những chức năng quan trọng như chất làm đặc, ổn định nhũ tương, chất kết dính…
Marshmallow fondant là một dạng rolled fondant thường được những người làm bánh tại nhà và những người có sở thích lựa chọn để sử dụng. Marshmallow fondant được làm bằng cách kết hợp kẹo dẻo tan chảy bảo quản lâu, nước, đường bột và chất làm cứng từ thực vật. Những người làm bánh tại nhà sử dụng công thức này cho fondant tự làm do khả năng tiếp cận dễ dàng các nguyên liệu cần thiết.Sculpting fondant tương tự như rolled fondant nhưng có độ đặc cứng hơn, khiến nó trở thành vật liệu tạo hình tốt.
Sugar paste hay gum paste tương tự như rolled fondant nhưng cứng lại hoàn toàn—và do đó được sử dụng để trang trí bánh lớn hơn, chẳng hạn như tao thành hình cô dâu và chú rể, hoa lớn hơn, v.v. Gum paste tương tự như fondant nhưng độ dẻo và dai thì tốt hơn nên gum paste có thể cán mỏng, mau khô nên dùng làm hoa và tạo hình thú. Ngoài ra gum paste nhạt hơn với kết cấu linh hoạt có thể cán mỏng như giấy khi tạo hình và cứng lại lúc khô.
Sugar paste được làm chủ yếu từ lòng trắng trứng, đường bột và mỡ trừu (hay còn gọi là Shortening). Tylose (Carboxymethyl cellulose) có thể thêm vào làm gum paste dẻo hơn để phục vụ các nhu công việc làm bánh cụ thể.
Poured fondant là một dạng nước bão hòa với đường. Đường sẽ hòa tan nhiều gấp 2 lần trong nước ở nhiệt độ sôi so với khi để ở nhiệt độ phòng. Sau khi đường hòa tan, nếu để yên dung dịch cho nguội đi, đường vẫn sẽ được hòa tan trong dung dịch bão hòa cho đến khi sự cấu tạo hạt nhân xảy ra. Trong khi dung dịch bị bão hòa, nếu có một tinh thể (sucroza không tan) rơi vào hỗn hợp, hoặc nếu dung dịch bị khuấy động, các tinh thể sucrose hòa tan thành dạng các tinh thể giòn, nhiều (đó là cách làm kẹo cứng). Tuy nhiên, nếu dung dịch được để nguội không xáo trộn, sau đó khuấy thật nhiều, nó sẽ có dạng các tinh thể nhỏ, từ đó tạo thành fondant có kết cấu mềm mịn. |
Bánh mì kẹp kiểu Cuba (tiếng Tây Ban Nha: Sándwich cubano) là một biến thể của bánh mì kẹp giăm bông và pho mát có thể bắt nguồn từ các quán cà phê phục vụ công nhân Cuba ở Tampa hoặc Key West, hai cộng đồng người Cuba nhập cư ban đầu ở Florida tập trung xung quanh ngành công nghiệp xì gà. Sau đó, những người Cuba lưu vong và người nước ngoài đã mang nó đến Miami, nơi nó cũng rất phổ biến. Bánh mì kẹp kiểu được làm với giăm bông, thịt lợn quay, pho mát Thụy Sĩ, dưa chua, mù tạt, và đôi khi xúc xích Ý trên bánh mì Cuba. Salami được bao gồm ở Tampa, nơi có đông người Ý, nhưng thường không được bao gồm ở Nam Florida.Bánh mì kẹp kiểu Cuba là trung tâm của sự cạnh tranh thân thiện lâu dài giữa Miami và Tampa. Là một phần của sự cạnh tranh đó, "Bánh mì Cuba Tampa lịch sử" đã được Hội đồng thành phố Tampa chỉ định là "bánh mì đặc trưng của thành phố Tampa" vào năm 2012.
Đối với bánh mì Cuba, nguồn gốc của bánh mì Cuba (đôi khi được gọi là "mixto ", "bánh mì ép kiểu Cuba," hoặc "Cubano" ) là khá mơ hồ. Vào cuối những năm 1800 và đầu những năm 1900, việc đi lại giữa Cuba và Florida rất dễ dàng, đặc biệt là từ Key West và Tampa, và người dân Cuba thường đi thuyền qua lại để tìm việc làm, vui chơi và thăm gia đình. Do sự di chuyển liên tục và phần lớn không có tài liệu của con người, văn hóa và ý tưởng, nên không thể nói chính xác bánh mì kẹp Cuba có nguồn gốc từ khi nào và ở đâu.Một số người tin rằng bánh mì kẹp kiểu là thức ăn trưa phổ biến cho công nhân ở cả các nhà máy xì gà và nhà máy đường của Cuba (đặc biệt là ở các thành phố lớn như Havana hoặc Santiago de Cuba) và các nhà máy xì gà ở Key West vào những năm 1860. Nhà sử học Loy Glenn Westfall nói rằng bánh mì mì kẹp kiểu được "sinh ra ở Cuba và được giáo dục ở Key West."
Ngành công nghiệp xì gà ở Florida chuyển sang Tampa vào giữa những năm 1880, khi cộng đồng nhập cư của Thành phố Ybor được thành lập bởi nhà sản xuất xì gà Vicente Martinez-Ybor. Hàng chục nghìn công nhân Cuba, Tây Ban Nha và Ý đã chuyển đến khu vực này trong nhiều thập kỷ sau đó, đánh dấu sự phát triển vượt bậc của Tampa từ một ngôi làng trở thành một thành phố nhộn nhịp. Những đề cập đầu tiên được ghi lại về một loại bánh mì kẹp kiểu Cuba riêng biệt tồn tại trong các mô tả về quán cà phê của công nhân ở Thành phố Ybor và Tây Tampa gần đó từ khoảng năm 1900, khiến các nhà sử học khác đưa ra giả thuyết rằng món bánh mì kẹp kiểu như bây giờ được tạo thành lần đầu tiên xuất hiện ở đó. Một bài báo du lịch được xuất bản bởi Mason City Globe Gazette vào năm 1934 nói rằng cách nấu ăn của Tampa "đặc biệt hơn nhiều so với những nơi khác trong bang" và liệt kê bánh mì Cuba (cùng với bánh mì Cuba) trong số "món ăn đặc trưng" của thành phố. Nhà nghiên cứu Andrew Huse nói rằng "những chiếc 'mixto' cũ đã kết hợp lại thành một thứ khác biệt hơn - những chiếc bánh mì Cuba mà chúng tôi biết và yêu thích - một tác phẩm nguyên bản của Tampa." Đến những năm 1960, bánh mì kẹp Cuba cũng phổ biến trong thực đơn nhà hàng và quán cà phê ở Miami, vì thành phố đã thu hút được một lượng lớn cư dân Cuba sau khi Fidel Castro lên nắm quyền năm 1959 ở quê hương của họ. Cuộc Cách mạng Cộng sản đã gây ra một làn sóng người nước ngoài Cuba định cư ở các địa điểm khác, và họ đã mang theo văn hóa và ẩm thực của mình. Bánh mì Cuba và các biến thể của chúng hiện được phục vụ trong nhiều cộng đồng người Cuba lưu vong khác nhau ở những nơi như Thành phố New York, New Jersey, Chicago, và Puerto Rico, trong số những nơi khác.
Mặc dù có một số tranh luận về nội dung của một chiếc bánh mì kẹp kiểu Cuba "thực sự", nhưng hầu hết đều được đồng ý. Bánh mì kẹp kiểu Cuba truyền thống bắt đầu với bánh mì Cuba. Ổ bánh được cắt thành từng đoạn dài 8-12 inch (20–30 cm), phết bơ nhẹ hoặc phết dầu ô liu lên vỏ bánh rồi cắt đôi theo chiều ngang. Một lớp mù tạt vàng được rải trên bánh mì. Sau đó, thịt lợn quay thái lát, giăm bông phủ đường, pho mát Thụy Sĩ và dưa chua thì là thái lát mỏng được thêm thành từng lớp. Đôi khi thịt lợn được ướp trong mojo và nướng chậm.Sự bất đồng chính trong khu vực về công thức của bánh mì kẹp kiểu là có bao gồm xúc xích Ý hay không. Ở Tampa, Genoa salami theo truyền thống được xếp lớp với các loại thịt khác, có lẽ là do ảnh hưởng của những người nhập cư Ý sống cạnh những người Cuba và Tây Ban Nha ở thành phố Ybor. Một bài báo du lịch năm 1934 mô tả bánh mì kẹp kiểu Cuba Tampa là một "bữa ăn hoàn chỉnh" bao gồm giăm bông, thịt lợn nạc, pho mát Thụy Sĩ, xúc xích Ý mềm, dưa muối và "mù tạt làm ẩm tự do" được phục vụ trên bánh mì Cuba "rất giòn và giòn". Những thành phần này được nhắc lại 27 năm sau trong ấn bản đầu tiên và tất cả các ấn bản tiếp theo của The Gasparilla Cookbook (1961), một bộ sưu tập ẩm thực Tampa vẫn còn phổ biến.Salami không phải là một thành phần trong phiên bản Nam Florida của bánh mì kẹp kiểu Cuba, và việc bao gồm hoặc thiếu nó là một điểm gây tranh cãi chính trong cuộc cạnh tranh bánh mì kẹp kiểu Tampa-Miami. Mayonnaise, rau diếp và cà chua là những thực phẩm có thể bổ sung nhưng lại bị những người theo chủ nghĩa truyền thống không thích.Khi nướng , các bánh mì kẹp có thể được nướng trong một nền dụng cụ ép bánh mì kẹp gọi là plancha, mà là tương tự như một dụng cụ ép Panini nhưng không có bề mặt có rãnh. Plancha vừa làm nóng vừa nén bánh mì mì kẹp kiểu, vẫn còn trong máy ép cho đến khi bề mặt bánh mì hơi giòn và phô mai chảy ra. Nó thường được cắt thành hai nửa đường chéo trước khi phục vụ.
Một loại bánh mì kẹp kiểu tương tự là bánh mì kẹp medianoche ("nửa đêm"); như tên cho thấy, bánh mì kẹp kiểu có nguồn gốc như một món ăn nhẹ vào đêm khuya, có thể là ở các câu lạc bộ đêm của Havana. Medianoche chứa các thành phần tương tự như bánh mì kẹp kiểu Cuba, nhưng nhỏ hơn và, không giống như bánh mì Cuba, được phục vụ trên bánh mì trứng màu vàng (tương tự như challah), mềm và ngọt hơn bánh mì Cuba. |
Pizza hải sản là loại bánh pizza được chế biến với nguyên liệu chính là hải sản. Nhiều loại nguyên liệu hải sản ở dạng tươi sống, đông lạnh hoặc đóng hộp có thể được sử dụng trên bánh pizza hải sản. Một số chuỗi cửa hàng pizza bán lẻ cũng như các nhà hàng nhỏ cung cấp pizza cho người tiêu dùng.
Nhiều loại hải sản khác nhau được sử dụng để chế biến như cá (bao gồm cá hồi, cá ngừ, cá cơm) động vật có vỏ như, nghêu, sò điệp, trai, tôm, mực, tôm hùm và ốc tù và (ốc biển), trong số những loài khác. Surimi có thể được sử dụng hoặc hải sản tươi sống hay đông lạnh, và một số sử dụng hải sản đóng hộp, chẳng hạn như cá ngừ đóng hộp.
Ann Evans, Joyce (1986). Acceptability of Seafood Pizza. East Carolina University. |
Đào Melba (tiếng Pháp: Pêche Melba, tiếng Anh: Peach Melba) là món tráng miệng gồm đào tươi, kem vani và dâu tây (hoặc mâm xôi) còn được gọi là xốt melba hoặc kem trái đào. Công thức món ăn này được nhà cải cách và hệ thống hóa ẩm thực Pháp là Auguste Escoffier sáng tạo ra để vinh danh ca sĩ Opera người Úc Nellie Melba. Thông tin chi tiết về việc món Đào Melba được sinh ra như thế nào vẫn còn mang tính chất giai thoại, ngay cả lời kể của Escoffier và Melba cũng khác nhau. Ngoài Đào Melba, Escoffier còn có những món khác gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp Melba như Pêches au cygne (đào trên thiên nga) lấy cảm hứng và mô phỏng theo vở Lohengrin, hay như Poires Melba (Lê Melba), Fraises Melba (Dâu Melba), rồi đến Croûte en dentelle hay Bánh mì nướng Melba có trang trí cà chua bên trên.
Đào Melba chỉ gồm vài nguyên liệu dễ kiếm và dễ chế biến. Món ăn thực ra cũng không phải quá mới mẻ mà gợi nhắc đến các món tráng miệng khác trước đó của Escoffier. Tuy nhiên, cùng với sự đơn giản, Đào Melba trở nên nổi tiếng và được coi là một món ăn thanh lịch. Đó là một ví dụ điển hình về khả năng ẩm thực của Escoffier; bản thân ông cũng coi Đào Melba là một trong những thành tựu lớn nhất của mình.
Nellie Melba là nghệ danh nữ ca sĩ người Úc (1861–1931) tên thật là Hellen Porter Mitchell. Cái tên Melba gắn liền với thành phố Melbourne quê hương bà. Không nghi ngờ gì khi gọi bà là ca sĩ nổi tiếng nhất thời đó, hay nói chung là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất, thậm chí còn là "thần tượng của đám đông". Xinh đẹp (dù phải cố gắng chống lại tình trạng thừa cân) và đầy sức hút, bà dễ dàng kết bạn và được nhiều người ngưỡng mộ. Tên Melba của bà không chỉ được đặt tên món ăn mà còn được dùng để quảng cáo cho nhiều thương hiệu khác như các sản phẩm công nghiệp thông dụng. Vào thập niên cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, là giai đoạn món Đào Melba ra đời, bà chủ yếu trình diễn ở Luân Đôn tại Covent Garden, còn hiếm khi xuất hiện ở các nhà hát opera khác. Bà trình diễn tại Covent Garden trong 40 năm, đạt được danh hiệu prima donna assoluta. Những buổi trình diễn của bà trong nhà hát này có liên quan đến lịch sử của món Đào Melba. Với sự giàu có và danh tiếng, Melba yêu thích ẩm thực sang trọng và tinh tế. Ở Luân Đôn, bà thường sống tại khách sạn Savoy, có thể đây là nơi khai sinh ra món Đào Melba đầu tiên. Melba nổi tiếng với cá tính độc lập, tính kinh doanh và đại diện cho tinh thần dân chủ của thời đại mới (một trong những nữ nghệ sĩ đầu tiên gia nhập giới thượng lưu châu Âu), nhưng cũng hợm hĩnh, thích hào nhoáng và tự phụ.
Auguste Escoffier (1847–1935) là một trong những đầu bếp trứ danh nhất, có công hệ thống hóa và cải cách nền ẩm thực cổ điển Pháp. Ông được công nhận cả bên ngoài nước Pháp. Từ năm 1890, khi đã có sự nghiệp danh tiếng, ông làm việc tại khách sạn Savoy ở Luân Đôn, khi ấy mới được César Ritz thành lập. Đây là một trong những khách sạn sang trọng nhất châu Âu, nơi tiếp đón nhiều người nổi tiếng trên thế giới đến và dùng bữa. Một trong số đó chính là Melba. Escoffier gặp Melba lần đầu tại đây vào năm 1893. Chính Escoffier là người góp phần đưa ẩm thực Pháp vào địa vị thống trị trên thế giới, điều này không phải hiển nhiên trước thời ông. Bản thân ông cũng coi ẩm thực Pháp đứng hàng đầu và mang tính mẫu mực. Ông cho rằng vì tạo hóa đã ban tặng cho đất nước này những điều kiện thiên nhiên tốt nhất (xem terroir) để tạo ra các nguyên liệu cơ bản tuyệt vời để chế biến món ăn, gồm cả trái cây. Cải cách ẩm thực của Escoffier coi chất lượng nguyên liệu là một trong những yếu tố quan trọng được đề cao nhất. Điểm quan trọng về chất lượng nguyên liệu dựa trên giả định tổng quát về tính đơn giản và tính tự nhiên. Trong nỗ lực hướng đến những điều này, Escoffier không chỉ củng cố sự thống trị của ẩm thực Pháp trên thế giới mà còn phá vỡ nhiều truyền thống ẩm thực lâu đời của Pháp, chẳng hạn như nét đặc trưng của đầu bếp Marie-Antoine Carême. Việc này có thể thấy qua các món ăn ví dụ như Đào Melba.Tính hiện đại trong ẩm thực Escoffier không chỉ thể hiện ở cách chế biến món ăn mà hơn hết là ở cách tổ chức nhà bếp và nhà hàng (tương tự như cách cộng sự lâu năm của ông là Ritz đã cải cách quản lý khách sạn). Ông thay đổi cách thức hoạt động của nhà bếp theo hình ảnh dây chuyền sản xuất hàng loạt, mô hình này được hầu hết các nhà bếp sử dụng cho đến ngày nay. Chính Escoffier là người đã giới thiệu cách phục vụ gọi món à la carte phổ biến ngày nay, từ đó xóa sổ cách thức service à la française. Đây là yếu tố giúp nhà bếp đơn giản hóa, xóa bỏ những bữa ăn theo phong cách Carême hoành tráng, xa xỉ như các món khổng lồ hình kim tự tháp. Tuy nhiên, năm 1897, Escoffier và Ritz phải rời khỏi khách sạn Savoy trong một vụ tai tiếng. Năm 1898, họ chuyển đến Paris mở khách sạn Paris Ritz rồi quay lại Luân Đôn, mở khách sạn Carlton. Carlton cạnh tranh bằng sự sang trọng và hút được nhiều khách của Savoy. Escoffier làm việc tại khách sạn Carlton cho đến khi nghỉ hưu năm 1920. Cả hai khách sạn này đều xuất hiện trong các nguồn tư liệu liên quan đến lịch sử món Đào Melba.
Escoffier thường đặt tên phụ nữ cho các món ăn của mình. Một giai thoại nói rằng ông coi bí quyết lớn nhất của mình là chuẩn bị những món ăn nổi tiếng nhất cho các quý bà. Melba không phải trường hợp ngoại lệ, còn có những món đào khác đặt theo tên phụ nữ như coupe d'Antigny để tưởng nhớ Blanche d'Antigny (nửa trái đào ngập xirô vani trên kem dâu, phủ kem) hay được biết đến nhiều hơn là món tráng miệng fraises à la Sarah Bernhardt (dâu tây với kem vani, dứa sorbet, kem đánh và rượu mùi curaçao). Nhưng không món nào nổi tiếng như Đào Melba. Escoffier dành món ăn mình cho phụ nữ, nghệ sĩ và cả những vở opera yêu thích. Đào Melba chính là phản ánh niềm ngưỡng mộ của ông. Ông đặt tên món ăn của mình theo tên các nhà soạn nhạc (Bellini, Bizet, Donizetti, Gounod, Massenet, Rossini, Verdi), nhân vật chính trong các vở opera (Aida, Carmen, Othello, Tosca), ca sĩ (ngoài Melba ra còn có Emma Calvé, Victor Maurel, Sibyl Sanderson, Adelina Patti). Ông còn tạo ra món poularde à la diva (gà nhồi cơm, gan ngỗng béo và nấm cục truffle) để vinh danh Andelina Patti. Những cái tên khá lạ tai là đặc điểm món ăn của Escoffier nói chung, việc này không kỳ cục chút nào mà là một phần tất yếu và tự nhiên trong quá trình cải cách nghệ thuật ẩm thực của ông. Các nhà hàng kiểu cũ dùng service à la française, nơi phục vụ tất cả các món ăn cùng một lúc, thực khách có thể nhìn thấy món ăn trực tiếp, tên gọi phức tạp có thể dẫn đến nhầm lẫn. Trong các nhà hàng kiểu mới do Escoffier định hình, khách sẽ gọi món theo thực đơn giống như ngày nay, nên có thể sử dụng các tên gọi phức tạp hơn (thường bằng tiếng Pháp). Từ đó thực khách có thể thích gọi những món ăn như vậy, như món mang tên Melba chẳng hạn. Không giống như nhiều món ăn khác của Escoffier và các đầu bếp khác sử dụng tên những nhân vật nổi tiếng, món Đào Melba tên nguyên bản tiếng Pháp là pêches Melba chứ không phải pêches à la Melba; việc thiếu cụm à la để khẳng định món này không phải theo phong cách Melba, gợi nhớ đến Melba mà chính xác là món ăn dành riêng cho Melba.Theo hồi ký của Escoffier, ông phát minh ra món Đào Melba khi khai trương khách sạn Paris Ritz năm 1898. Trong lễ khai trương, Melba nói rằng mình thích món Pêche Cardinal au coulis de framboise của Escoffier và hỏi ông có làm món nào đặc biệt mời mình không. Khi đang viết công thức món ăn, ý tưởng về pêche Melba đã nảy sinh trong đầu Escoffier. Đó là giữ nguyên đặc tính của giống đào đỏ thắm (pêche cardinal) nhưng thêm vào một vài thành phần mới. Mục đích là không làm thay đổi hương vị khi kết hợp đào với mâm xôi mà sẽ làm hương vị đậm đà hơn. Escoffier nhận thấy kem vani là giải pháp tốt nhất. Lần đầu tiên Escoffier phục vụ món tráng miệng này là trong sự kiện quan trọng khác của đời ông: lễ khai trương khách sạn Carlton tại Luân Đôn ngày 15 tháng 7 năm 1899 (hoặc ngày 1 tháng 7 nhưng một số nguồn thông tin được cho là không chính xác). Lễ khai trương diễn ra rất hoành tráng và Escoffier được báo trước là Melba cũng có mặt.
Bản thân Nellie Melba cũng dành một vài đoạn hồi ký về món tráng miệng này nhưng không viết rõ bất kỳ ngày tháng nào. Khi ấy là đầu xuân, bà đang ăn trưa trong một căn phòng nhỏ tại khách sạn Savoy. Bà rất đói và được phục vụ một bữa ăn thịnh soạn. Cuối cùng, món ăn mới đựng trong đĩa bạc nhỏ được mang đến kèm lời nhắn rằng Escoffier đã chuẩn bị món đặc biệt đó cho bà. Melba đã ăn và ghi lại trong hồi ký "And much as Eve tasted the first Apple, I tasted the first Pêche Melba in the World" (Như Eva đã nếm thử trái táo đầu tiên, tôi đã nếm món Pêche Melba đầu tiên trên thế giới). Melba rất thích món tráng miệng này và hỏi Escoffier về tên món ăn. Escoffier nói rằng món tráng miệng chưa có tên nhưng sẽ rất vinh dự nếu có thể gọi nó bằng tên của Melba và bà đã đồng ý. Melba không nghĩ gì về nó nữa cho đến một thời gian ngắn sau đó, bà ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng món tráng miệng này đã trở thành thời thượng mới nhất tại Luân Đôn. Bà xác nhận dứt khoát rằng tác giả của Đào Melba cũng như các món nổi tiếng là fraises Melba và poires Melba chắc chắn do Escoffier tạo ra. Bà nhận được rất nhiều thư từ các đầu bếp trên khắp thế giới muốn nhận tác quyền món Đào Melba. Bà coi đó là hành vi gian lận và thẳng thừng bác bỏ. Chính Escoffier từng yêu cầu bà đích thân lên tiếng phủ nhận những tuyên bố như vậy.
Melba không ngại gọi món ăn theo tên mình. Nhưng bà vốn rất không hài lòng khi nhiều sản phẩm công nghiệp khác lấy tên mình mà bà không được hưởng lợi tài chính nào. Dù bản thân không hút thuốc, bà luôn phải mời bạn bè thuốc lá nhãn hiệu "Melba". Ngay cả Đào Melba, hay đúng hơn là thành phần trong đó, cụ thể là xốt Melba (sauce Melba) cũng nhanh chóng trở thành một sản phẩm công nghiệp. Đầu năm 1906, nước xốt Melba đóng chai được bán ở London. Tờ rơi quảng cáo mô tả nước xốt này là jus de fruit pour entremets (nước trái cây tráng miệng). Sản phẩm do công ty riêng của Escoffier là Escoffier's Food Preputions Syndicate Ltd. sản xuất.Năm 1904, nhà văn người Mỹ Edith Wharton là một trong những người đầu tiên đề cập đến món Đào Melba trong văn chương. Năm 1905, bà xuất bản tiểu thuyết House of Mirth (Nhà vui sướng) trong đó đề cập đến món tráng miệng "Pêches à la Melba". Trong tiểu thuyết, Đào Melba là một món trong "bữa sáng tinh tế" mà nhân vật chính Lily Bart đã ăn dù không có tiền để ở trong "thế giới vui sướng", thế giới sang trọng và tinh tế.
Trước đó vào năm 1903, ấn bản đầu tiên của Le guide culinaire (Hướng dẫn ẩm thực) cũng nhắc đến công thức vắn tắt của Đào Melba. Ngoài ra, món cũng được liệt kê (mà không ghi công thức) trong thực đơn bữa tối cho các sĩ quan Đức tại khách sạn Carlton tháng 11 năm 1902, trong đó có cả món poires Melba.Như chính Nellie Melba viết trong hồi ký, món ăn mang tên bà nhanh chóng trở nên cực kỳ nổi tiếng. Có rất nhiều bài đề cập đến Đào Melba trên báo chí đầu thế kỷ 20. Một bài viết trên tạp chí Harper's Bazaar năm 1909 coi Đào Melba là món ăn nổi tiếng nhất của Escoffier "một món ngon được cả thế giới văn minh biết đến". Tạp chí này năm 1908 cũng đăng một bài của chính Escoffier, trong đó ông viết nhiều về Đào Melba. Theo bài viết này, Nellie Melba rất thích vị đào đỏ thắm pêches cardinal của Escoffier, nhưng bà hỏi rằng liệu ông có thể cải thiện công thức được không. Sau nhiều năm thử nghiệm ông mới có được công thức này (một công thức Đào Melba khác, theo đó mâm xôi được thêm rượu kirsch, còn đào không ngâm nước mà nhúng trong xirô vani).Với thông tin từ các nguồn khác nhau, ngày và nơi ra đời chính xác của món Đào Melba là chưa rõ. Nhưng chắc chắn một điều rằng vào đầu thế kỷ 20, Đào Melba là một trong những món được biết đến rộng rãi nhất và thường được phục vụ trong các nhà hàng. Đến tận ngày nay, đây vẫn là một trong những món tráng miệng phổ biến nhất. Đào Melba được coi là một trong những món ăn nổi tiếng nhất của Escoffier và của nền ẩm thực thế giới nói chung, đồng thời là minh chứng tiêu biểu cho nghệ thuật ẩm thực đầy sáng tạo của ông. Theo Pierre Hermé, Đào Melba là một trong những món tráng miệng Âu cổ điển nổi tiếng nhất và là món tráng miệng chế biến từ trái đào trứ danh nhất. Chuyên gia ẩm thực Robert Courtine cho rằng không gì ngon hơn trái đào tươi mới hái, nhận định Đào Melba là ví dụ về món ăn hiếm thấy. Người viết tiểu sử cho Escoffier là Kenneth James cho rằng đây là cách hay nhất để thưởng thức món đào, với điều kiện phải cẩn thận làm theo đúng công thức. Cũng có khi Đào Melba bị các đối thủ chế giễu là lòe loẹt, thô thiển; dễ sản xuất hàng loạt, chỉ tạo ảo giác về một món ngon hiếm có; đặt theo tên người nổi tiếng chỉ nhằm thu hút sự chú ý của công chúng. Bản thân Escoffier cũng tự tán dương trên L'Art culinaire (Nghệ thuật ẩm thực) coi Đào Melba là thành tựu vĩ đại nhất của mình, "thường xuyên ngự trị trong các bữa tiệc xa hoa nhất và danh tiếng nó còn truyền qua cả đại dương". Trong lĩnh vực đồ ngọt, Đào Melba là thành quả đáng nhớ nhất của Escoffier.Giai thoại kể rằng Melba hiếm khi ăn kem vì sợ rằng sẽ ảnh hưởng đến giọng hát. Escoffier đặc biệt làm món Đào Melba cho bà với niềm tin rằng khi kết hợp đào và dâu tây như vậy, kem sẽ không lạnh đến mức gây tác hại với giọng hát. Giai thoại khác nói về bánh mì nướng Melba cũng do Escoffier tạo ra. Vốn là người thích ăn uống nhiều nên nữ ca sĩ tăng cân nhanh chóng. Bà liền luân phiên ăn thật no sau đó nhịn ăn để giảm cân. Để giúp bà, Escoffier đã tìm tòi và phục vụ một loại bánh mì nướng ăn kiêng trang nhã. Một phiên bản khác lại cho rằng Escoffier chuẩn bị bánh mì nướng cho vợ của César Ritz là Marie-Louise cũng đang muốn giảm cân, và chỉ sau này nó mới được đặt theo tên Melba. Theo như Marie-Louise kể lại thì Ritz mới là người tạo ra bánh mì nướng Melba chứ không phải là Escoffier, bối cảnh là khi bà phàn nàn rằng bánh mì nướng thông thường không bao giờ mỏng như ý mình. Song Marie-Louise từ chối lấy tên mình đặt cho món ăn mà đề nghị lấy tên Melba lúc ấy vừa bị ốm từ Mỹ trở về và cũng phải ăn kiêng. Kenneth James lại cho rằng thông tin từ Marie-Louise không đáng tin lắm. Khó xác định chính xác người tạo ra loại bánh mì nướng rất mỏng vì công thức này quá phổ biến và xuất hiện từ nhiều thế kỷ trước, ví dụ như của Bartolomeo Platina vào thế kỷ 15.
Escoffier đã viết ra nhiều công thức cho Đào Melba. Những công thức này có thể tìm thấy trong các sách dạy nấu ăn hiện đại với nhiều biến đổi đáng kể. Tuy nhiên, về nguyên tắc, Đào Melba cổ điển gồm nửa trái đào chín còn tươi ngâm, dâu tây (hoặc mâm xôi) xay nhuyễn với đường bột và kem vani, có thể rắc lên lớp hạnh nhân tươi. Trải kem vani thành lớp mỏng trên đĩa bạc rồi xếp đào lên, phủ một lớp dâu tây nhuyễn. Món tráng miệng cũng có thể được phục vụ trong bát pha lê. Trong một số công thức nấu ăn của Escoffier và nhiều công thức hiện đại, dâu tây được thay bằng mâm xôi, và đào được nấu qua trong trong xirô vani.Một món tráng miệng lâu đời hơn và rất giống với Đào Melba là món đào đỏ thắm pêches cardinal. Các công thức pêches cardinal có thể khác nhau về chi tiết nhưng hầu như luôn là đào kết hợp với dâu tây xay nhuyễn. Khác biệt duy nhất với Đào Melba là trong đó không có kem. Tuy vậy, không giống như thời Escoffier, pêches cardinal ngày nay thường được phục vụ với kem nên sự khác biệt là không hề rõ ràng. Tuy nhiên, theo Escoffier, bản chất của Đào Melba không phải ở nguyên liệu và cách pha chế vì rất đơn giản, mà là cách bày biện và phục vụ. Một món ăn tương tự khác cũng liên quan đến lịch sử nguồn gốc Đào Melba là món pêches flambées (đào lửa).Mặc dù cũng đưa ra một số biến thể khác nhau trong sách dạy nấu ăn của mình, Escoffier phản đối mạnh mẽ bất kỳ biến thể nào khác vào công thức của món ăn đơn giản này. Hơn nữa, Escoffier không biết tiếng Anh, nên tất cả các ấn bản sách nấu ăn của ông tuy bằng tiếng Anh nhưng đều quy định là bản dịch. Hồi ký của ông viết:
Suốt đời ông đã phản đối việc thêm vào rượu kirsch, mứt hoặc kem tươi. Công thức nấu ăn không được bảo hộ pháp lý, không có bằng sáng chế nên Escoffier không được hưởng lợi tài chính nào từ món Đào Melba vô cùng phổ biến.
Các tác giả nấu ăn hiện đại thường thay đổi khác đi so với Escoffier. Dù biết rõ ý kiến của Escoffier, Aleksandra Crapanzano đã đề xuất trên tờ The Wall Street Journal công thức bổ sung rượu mùi Crème de Pêche (đặc biệt khi đào chưa đủ chín thơm) và rượu mùi Crème de Framboise nhằm gia tăng hương thơm và màu sắc của mâm xôi; đào nên được rắc chanh để giữ màu. Nhiều công thức về sau (như của Prosper Montagné, Pierre Hermé, Joël Robuchon) không quá khác biệt so với "công thức nguyên bản", đào không được đun trong nước mà trong xirô vani (Escoffier cũng có đưa ra xirô vani trong một số công thức). Paul Bocuse đưa ra quy trình chế biến hơi khác: đầu tiên đào được đun sôi nhanh trong nước, để nguội, ngâm vào xirô vani ấm trong vài phút và làm lạnh lại. Đào Melba cũng hay được đề xuất trang trí với kem tươi (hoặc chính xác hơn là crème chantilly) như công thức của Alain Ducasse.Công thức rất ngắn gọn đến từ ấn bản đầu tiên của Le guide culinaire (1903), một trong những cuốn sách dạy nấu ăn đầu tiên của Escoffier. Công thức nằm dưới mục Pêches et Brugnons ou Nectarines với tên ngắn là Melba. Nó cũng khác với "công thức nguyên bản" được viết ra sau này.
Còn trong tác phẩm mới hơn là Ma cuisine, Escoffier đưa ra công thức sau:
Công thức mà Escoffier gọi là "nguyên bản" thực ra lại chỉ được viết khi ông đã nghỉ hưu vào thập niên 1920. Ông khuyên chọn những trái đào chín mọng và cho rằng đào Montreuil là ngon nhất để làm món Đào Melba.Đào Montreuil được trồng ở Montreuil gần Paris thành hàng, dọc theo những tường rào đặc biệt (gọi là murs à pêches) nổi tiếng với hương vị tuyệt hảo trong nhiều thế kỷ. Mặc dù khuyến nghị sử dụng đào tươi để có chất lượng ngon nhất nhưng Escoffier nhận ra rằng đào đóng hộp đang được dùng hàng loạt trong quá trình chế biến Đào Melba. Ông có nhắc về chuyện này trong một bài viết trên tạp chí La Revue culinaire nhưng không lên án mạnh như việc dùng mứt thêm vào. Escoffier hoàn toàn nhận ra rằng Đào Melba thành công phổ biến trên toàn cầu không chỉ là công đoạn chế biến trong nhà bếp, mà ghi dấu góp phần của các sản phẩm đào đóng hộp. Để đáp ứng nhu cầu của các thực khách mến mộ Đào Melba, mỗi năm cần thêm nửa triệu trái đào đưa ra thị trường so với trước đó.
Escoffier thường được coi là tác giả các món ăn khác được đặt theo tên Melba, song nguồn gốc những câu chuyện này thường khá mơ hồ và dựa nhiều vào giai thoại không khác gì Đào Melba. Ví dụ, món Bánh mì nướng Melba (Melba Toast) là loại bánh mì nướng rất mỏng, rất khô và rất giòn (có thể rắc pho mát lên trên), thường ăn khai vị cùng xúp và salad. Bánh mì nướng Melba còn được sản xuất hàng loạt ở quy mô công nghiệp, như của Old London Foods và Nabisco. Xốt Melba là dâu tây ngọt xay nhuyễn với thạch nho đỏ, đây là thành phần trong Đào Melba nhưng được tách ra thành một món riêng biệt. Có những thức uống đề cập trực tiếp đến Đào Melba trong tên như Peach Melba Shake (làm từ đào, kem vani, mâm xôi đỏ...).Ngành công nghiệp thực phẩm có nhiều sản phẩm mang "hương vị Đào Melba" như sữa chua Peach Melba Yogurt, Peach Melba Latte, trà,...Các loại trái cây khác cũng có thể chế biến giống như Đào Melba. Nhiều món ăn như vậy cũng khá phổ biến, được chép trong các sách nấu ăn, một số được coi là do Escoffier sáng tạo ra như Lê Melba và Dâu Melba như chính Nellie Melba xác nhận. Nhưng các công thức nấu ăn phong phú cho Lê Melba và Dâu Melba được Prosper Montagné chép trong Larousse Gastronomique.Montagné còn đưa món ăn hoàn toàn khác biệt nhưng vẫn lấy tên Melba gồm cà chua nhồi thịt gà, nấm truffle và nấm salpico, xốt velouté đem nướng. Hoặc phát triển thêm món noisettes d'agneau Melba trong The New Larousse Gastronomique, gồm thịt cừu nướng trang trí với rau diếp và cà chua giống như món gà. |
Rượu rắn là một loại rượu thuốc trong đó, xác rắn được ngâm trong rượu gạo nồng độ cao. Thông thường rắn được chọn ngâm là rắn độc. Rượu rắn đã có từ thời Tây Chu và được coi là một loại thuốc trị bệnh, giúp tráng dương theo đông y. Nó có thể được tìm thấy ở Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Thái Lan, Campuchia và trên khắp khu vực Đông Nam Á.
Rượu ngâm nguyên con thường gặp rượu rắn ngâm theo số lẻ một con (bộ ba hay tam xà: thường là một con rắn hổ mang, một con cạp nong, một con rắn ráo), bộ 5 hay ngũ xà (thêm vào bộ ba hai con rắn khác là một con cạp nia, một con hổ trâu hoặc sọc dưa) hoặc có thể nhiều hơn năm loại rắn. Tại Nam Bộ Việt Nam, người ta thường dùng bộ 3 (tam xà tửu): một con hổ lửa, một con mai gầm, một con hổ đất. Bộ 5 (ngũ xà tửu): thêm vào bộ 3 trên một con hổ bành (hổ mang) và một con hổ hèo (hổ trâu). Bộ 10 (thập xà tửu): từ bộ 5, thêm năm con rắn khác: một con rắn lục, một con rắn bông súng, một con rắn ri cá, một con ri ròi, một con rắn bồng.
Lúc ngâm không được để mất mật rắn và phải hạn chế tối đa mùi tanh. Người ta chích lấy mật trước. Rắn được mổ bỏ hết phủ tạng, mật rắn lấy riêng ngâm vào một lọ chứa rượu có nồng độ 35 - 40%. Dùng rượu rửa sạch máu rắn, sau đó ngâm rắn vào hỗn dịch gừng tươi và rượu để khử mùi tanh (500g gừng tươi, rửa sạch, giã nát, thêm 0,5 lít rượu 35 - 40%), ngâm trong 30 phút. Lấy rắn ra, để khô se là có thể tiến hành ngâm rượu được.
== Tham khảo == |
Chè lam là một món bánh ngọt đặc sản của Xứ Đoài và Xứ Thanh; được làm từ gạo nếp, mạch nha, mật mía, đường, gừng và lạc. Món bánh này thường được thưởng thức cùng với nước trà và đặc biệt phù hợp với dịp Tết se lạnh của miền Bắc do có gừng làm ấm.
Đầu tiên, gạo nếp đem rang trên chảo gang để nổ thành bỏng, sau đó nghiền thành bột chín. Phần lớn bột dùng để trộn và một phần để làm áo ngoài. Gừng thái rất nhỏ, còn lạc rang bỏ vỏ và giã đôi.
Tiếp đến đun mật mía, đường và bắt buộc phải có mạch nha với gừng, khuấy đều lửa để không bị cháy. Sau đó tắt bếp, đổ sang chậu inox để trộn. Cho dần dần bột chín và lạc vào để không bị bết thành cục. Bánh thành phẩm sẽ đặc lại nên phải trộn rất lâu và khỏe tay.
Cuối cùng rải một lớp bột chín ra mâm hoặc mặt phẳng lớn, đổ hỗn hợp ra rồi lại phủ bột chín lên. Dùng cây lăn dàn thật đều, dày khoảng 1,5 cm. Khi gần nguội thì cắt thành các miếng hình chữ nhật và phủ kín bột chín để không dính vào nhau.
Ngày nay công đoạn trộn bột vất vả nhất đã có máy và khi tạo hình cũng có khuôn. Ngoài ra còn có chè lam gấc, lá dứa, matcha hay cacao với màu sắc bắt mắt hơn ở Làng cổ Đường Lâm.
Chè lam Phủ Quảng huyện Vĩnh Lộc cũng có thành phần và cách làm tương tự, chỉ khác ở ba công đoạn:
Một là, gạo nếp được xay thành bột nước. Sau đó cho vào tấm vải thô, đặt lên thúng tro rơm để hút nước. Bẻ bột thành từng miếng nhỏ như miếng cau rồi đem phơi nắng giòn, có thể bảo quản lâu dài. Khi nào làm chè thì lấy ra xay nhuyễn, phần lớn để sống, chỉ có phần nhỏ làm áo ngoài đem rang.
Hai là, bột sống này được đổ vào và đun thêm trên bếp với hỗn hợp mật để làm chín.
Ba là, sau khi đã phủ áo bột bên ngoài, lại đưa lên cối để giã thêm rồi mới tạo hình.
Trước đây, chè lam thường được gói vào lá chuối khô rồi cho vào chum vại để được 3-4 tháng. HSD hiện nay phổ biến là 120 ngày.
== Tham khảo == |
Nem chua rán là một loại nem làm từ thịt lợn xay và bì lợn theo công thức cũng như quy trình khá gần gũi với nem chua và được rán vàng trong dầu ăn (hoặc nướng). Là đặc sản ẩm thực đường phố của Hà Nội, món ăn vặt không chua mà béo ngậy và thơm ngon này hấp dẫn nhiều giới, đặc biệt là các bạn trẻ. Có thể nói rằng trong số những món quà vặt ưa thích của thanh niên Hà Nội đương thời, nem chua rán là món tuy ra đời muộn nhưng lại gây được "ảnh hưởng" nhanh nhất và rộng nhất, lần lượt vượt qua những món truyền thống như sữa chua, hoa quả dầm, sinh tố, kem lạnh. Các hàng bán nem chua rán nổi tiếng hiện nay trong nội đô Hà Nội dễ dàng được tìm thấy nơi ngõ Tạm Thương trên đường Hàng Bông, phố Tạ Hiện, trường Việt Đức, phố Hàng Bạc, phố Trần Xuân Soạn v.v.Tuy món ăn được biết đến thông dụng với tên gọi "nem chua rán", nhưng người nội trợ không thể sử dụng nem chua (loại nem vốn bọc kín trong lá chuối để ủ lên men chua và ăn không cần qua lửa chế biến) để rán vì thành phẩm sẽ bị bở rời, các sợi bì trong nem bị chảy ra nổ lốp bốp, và vị chua của nem dường như cũng trở nên gắt hơn. Nem đem rán phải được làm theo quy trình riêng; trộn gia vị như nem chua nhưng không ủ lên men (vì vậy chính xác ra phải gọi đây là nem ngọt rán) ; không bọc trong lá chuối mà quấn bằng màng bọc thực phẩm thành từng thanh; trữ lạnh; và chỉ khi sắp ăn mới đem ra lăn qua bột chiên rồi rán lên.
Nem chua rán nằm trong số những món ăn vỉa hè bẩn nhất, bởi từ nguyên liệu tới cách chế biến hầu như đều không đảm bảo. Nem chua và nem chua rán có nguyên liệu gần giống nhau, với bì và thịt lợn là thành phần chính được phối trộn với nhiều gia vị, thì về độ tươi của nguyên liệu có thể nói lại trái ngược nhau. Trong khi nem chua sống cần sử dụng thịt lợn thật tươi, sạch để chế biến nếu không sẽ khiến nem mốc hay hỏng, và người ăn rất dễ phát hiện ra mùi vị khác thường; nem chua rán lại được tẩm bột và chiên ngập trong dầu nên về cảm quan rất hấp dẫn, nhưng thực khách thường không thể nhìn thấy màu sắc thật sự của chiếc nem và chất lượng của thực phẩm làm ra nem. Vì lợi nhuận, có những người chế biến thực phẩm sử dụng nguyên liệu ôi thiu, ngâm tẩm hóa chất trôi nổi trên thị trường để khử mùi (như Na2SO3, NaHSO, KHSO3, SO2) nhằm chế biến ra những chiếc nem rẻ, giá cả cạnh tranh với những cơ sở sản xuất khác. Nem khi rán lại được chiên trong dầu ăn đã chiên đi chiên lại nhiều lần và bày bàn ăn trong môi trường đầy ô nhiễm, bụi bặm của đường phố nên chứa nhiều hóa chất độc hại, vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh.
Có thời điểm tại Hà Nội còn rộ lên tin đồn nem chua rán (cùng một số món ăn đường phố khác) được người bán tẩm gia vị có chất gây nghiện, khiến thực khách ăn một lần là nghiện. Tuy nhiên sau khi kiểm nghiệm 5 mẫu nem chua rán, 5 mẫu xúc xích và 5 mẫu thịt xiên trên địa bàn Hà Nội, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế công bố kết quả kiểm định cho thấy cả 15/15 mẫu không phát hiện morphin hay codein vốn là các chế phẩm từ thuốc phiện. |
Bánh mì cay hay bánh mì que là một loại bánh mì có xuất xứ từ Hải Phòng. Sở dĩ có hậu tố "que" vì bánh to chỉ hơn đốt ngón tay và dài hơn một gang tay. Vì có hình dáng và hương vị đặc biệt nên loại bánh này đã trở nên nổi tiếng ở vùng đất mà chúng ra đời. Hơn nữa, cộng với giá thành bình dân, món này đã trở thành loại đồ ăn khoái khẩu của nhiều lứa tuổi và tầng lớp khác nhau, đặc biệt phổ biến trong giới học sinh và sinh viên, nhất là ở khu vực nội thành. Ngày nay, món ăn đã lan ra nhiều vùng trên khắp đất nước Việt Nam và nhận được sự đón nhận nồng nhiệt của nhiều người.Pa-tê gan lợn chế biến theo phong cách (công thức) ẩm thực Hải Phòng được nhiều người ở các tỉnh thành khác biết tới và đánh giá cao về chất lượng (bao gồm cả thành phần chế biến và mùi vị) so với không ít công thức chế biến pa-tê gan lợn địa phương khác tại Việt Nam.
Loại tương ớt kiểu Hải Phòng (chí chương) ăn kèm bánh mì nói chung có vị cay mạnh hơn và mùi đậm hơn phần lớn các loại tương ớt đóng chai công nghiệp trên thị trường, do các công ty thực phẩm chế biến sẵn và nó cũng thích hợp hơn các loại tương ớt công nghiệp khi ăn với nhiều món đặc trưng của Hải Phòng.
Tên gọi bánh mì cay bắt nguồn từ vị của loại tương ớt đặc biệt ăn kèm với nhân bánh, gọi là chí chương (hoặc chíu trương). Sở dĩ có tên đó là vì những người gốc Hoa sống ở Hải Phòng quen gọi như vậy. Ngoài ra, do bánh to chỉ hơn đốt ngón tay và dài hơn một gang tay nên còn gọi là bánh mì que.
Phong trào bán bánh mì cay ở Hải Phòng đã nhen nhóm từ những năm 1980, được cho là xuất phát từ một quán nhỏ trong ngõ Khánh Lạp, gần phường Hàng Kênh. Lúc đó, do tình trạng khan hiếm nguyên liệu cộng với mong muốn tạo ra một món ăn ngon, giàu dinh dưỡng, nên một người thợ vô danh đã tạo ra những chiếc bánh mì với nhân duy nhất là một lát patê lẫn mỡ. Loại bánh này nhanh chóng được đón nhận trong tầng lớp lao động vì hương vị ngon, dễ ăn, đáp ứng được nhu cầu ăn nhanh và đặc biệt là có giá thành rất rẻ. Trải qua hàng chục năm trời, bánh đã được bán phổ biến khắp các ngõ phố Hải Phòng rồi lan rộng ra nhiều địa phương khác.
Trải qua thời gian, kỹ thuật nướng bánh và trộn patê vẫn không hề thay đổi. Vỏ bánh mì được nướng rất giòn và khô, hầu như không có ruột. Đồng thời, nguyên liệu làm bánh cũng rất đơn giản, chỉ có bột mì, muối và bột nở, nhưng để làm ra chiếc bánh vừa đủ độ cứng, xốp mềm thì đòi hỏi nhiều sự khéo léo, chính xác của người làm bánh, biết trộn bột theo tỉ lệ vừa phải, lật bánh nhanh tay, khi vừa tới tầm nở, tầm vàng là phải mang ra khỏi lò để đảm bảo bánh không cháy quá mà cứng quắt lại. Bánh ngon nhất khi được hơ qua lửa cho nóng giòn.Bánh mì cay sử dụng loại nhân duy nhất là patê. Patê được làm từ gan lợn, mỡ phần cùng thịt nạc, có thể cho thêm ít tiêu muối để vừa miệng. Tất cả nguyên liệu trên đều phải thật tươi sống. Sau khi sơ chế, các nguyên liệu được xay nhuyễn rồi hấp cách thủy trong khoảng 6 tiếng. Khối patê đạt chuẩn khi cắt ra có độ mềm dẻo nhất định, độ béo vừa phải, đậm đà, tròn vị và có mùi thơm đặc trưng.Thành phần được cho là quyết định đến độ ngon của món ăn chính là chí chương. Loại tương ớt này được làm từ ớt, cà chua tươi bỏ hạt, tỏi băm nhuyễn, nêm thêm chút muối rồi trải qua quá trình lên men gia giảm theo công thức gia truyền. Món chí trương loãng hơn hầu hết các loại tương khác nhưng hương vị cay nồng thì rõ hơn nhiều, thích hợp để hòa vào vị bánh mì và patê.
Khác với nhiều loại bánh mì khác, bánh mì cay chỉ to hơn đốt ngón tay và dài hơn một gang tay, tầm 20 cm, nhỏ chỉ độ 1/3 hoặc 1/5 so với chiếc bánh mì bình thường.Khi có khách mua, người bán hàng sẽ xẻ dọc chiếc bánh mì, quết vào ruột bánh một lớp patê, một chút mỡ rồi cho vào lò nướng để bánh đạt độ giòn, đồng thời lớp mỡ tan ra và hòa quyện vào patê. Món ăn này có thể để lâu trong tủ lạnh, khi ăn lấy ra cho vào lò vi ba hoặc áp chảo đến khi vỏ bánh giòn, có mùi thơm là dùng được. Loại bánh mì que chuẩn thường ăn kèm với patê gan và rau thơm thái nhỏ, đặc biệt không thể thiếu tương ớt chí chương. Giá cả của món ăn này rất rẻ, chỉ khoảng vài nghìn một chiếc nên thực khách có thể mua cả chục chiếc cùng lúc. Ngoài ra, để tăng thêm độ ngon của món ăn, người ta thường hay thưởng thức chúng cùng với chè thái.Đôi lúc, ở các vùng bên ngoài Hải Phòng, bánh mỳ cay thường được biến tấu bằng cách cho thêm rau mùi, hành tây, ruốc vào nhân bánh và tăng giá lên thành ba, bốn nghìn đồng một chiếc. Tuy nhiên, những biến tấu này đa phần đều thất bại, đến nỗi sau một thời gian các chủ hiệu phải đổi tên món ăn của mình thành bánh mỳ que. |
Lasagna, hoặc Lasagne, (phát âm là [lazaɲɲa], số nhiều [lazaɲɲe]) là một loại mì phẳng, rất rộng (đôi khi có các cạnh lượn sóng). Món ăn này thường được phục vụ dưới dạng xếp lớp chồng lên nhau xen kẽ với phô mai, nước sốt, cùng với các thành phần khác như thịt hoặc rau quả. Như các món ăn khác của Ý, Lasagna có nhiều biến thể. Ở một số vùng, đặc biệt là ở các vùng phía nam của Ý, nước sốt có thể là một loại nước sốt cà chua đơn giản và Ragu, trong khi ở các khu vực khác, đặc biệt là ở miền Bắc Ý, món nước sốt Bechamel được sử dụng rộng rãi. Lasagna đã trở thành một món ăn phổ biến ở khắp nơi trên thế giới, từ châu Âu đến châu Mỹ.
Lasagne Verdi có nghĩa là "màu xanh lá cây lasagne" là mì ống Lasagna kết hợp rau chân vịt nấu chín.
Có hai giả thuyết đáng tin cậy về nguồn gốc của món lasagna, cả hai trong số đó biểu thị một món ăn Hy Lạp cổ đại. Giả thuyết chính là món lasagna đến từ Hy Lạp (λάγανον (laganon)),ban đầu là một tấm phẳng làm từ bột mì ống cắt thành các dải. Từ λαγάνα (lagana)nay vẫn được sử dụng trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là một tấm bánh không men phẳng mỏng.Giả thuyết khác là từ λάσανα trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là " kiềng ba chân". Người La Mã vay mượn từ này thành"lasanum", có nghĩa là "nồi nấu" trong tiếng Latin. Người Ý đã sử dụng từ này để chỉ các món ăn lasagna. |
Bánh su kem (tiếng Pháp: chou à la crème) là món bánh ngọt ở dạng kem sữa được làm từ các nguyên liệu như bột mì, trứng, sữa, bơ... đánh đều tạo thành một hỗn hợp và sau đó bằng thao tác ép và phun qua một cái túi để định hình thành những bánh nhỏ và cuối cùng được nướng chín. Bánh có xuất xứ từ nước Pháp. Một loại bánh tương tự như bánh su kem là profiterole (bánh phồng nhân kem), thường được phủ thêm lớp sô-cô-la.
Ayto, John. An A–Z of Food and Drink. Oxford University Press: Oxford, 2002
Larousse Gastronomique
Oxford Companion to Food
Toussaint-Samat, Maguelonne. History of Food. Barnes & Noble: New York, 1992 |
Lechon kawali, còn được gọi là lechon de carajay hay litsong kawali trong tiếng Tagalog, là một công thức nấu ăn của người Philippines bao gồm thịt ba chỉ được chiên ngập dầu trong chảo hoặc wok (kawali). Nó được nêm nếm gia vị trước, nấu chín sau đó phục vụ. Nó thường đi kèm với các loại nước chấm như sarsa ng litson (nước sốt lechon) làm từ giấm và gan lợn, hoặc toyomansi (xì dầu với calamansi).
Khi thịt được chiên ngập dầu cho đến khi có màu vàng nâu và giòn, nó sẽ trở thành món Ilocano bagnet, một biến thể của chicharrón. Lechon kawali cũng là một món ăn kèm hoặc nguyên liệu phổ biến để xào rau muống với mắm tôm (binagoongang kangkong). |
Mễ can (tiếng Trung: 米干; bính âm: mǐgàn) là một loại mì gạo của người Đài, một nhóm văn hóa Tai ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Nó được làm từ gạo tẻ thông thường và nó chỉ được bán tươi.
Không giống như mễ tuyến có hình tròn, mễ can chủ yếu tương đối rộng và phẳng. Nó hơi ít phổ biến hơn mễ tuyến, ngay cả ở Vân Nam, mặc dù nó vẫn phổ biến.
Mễ can được làm từ bột gạo và được chế biến tươi, khác biệt với miến, phổ biến ở hầu hết Trung Quốc đại lục.
Mễ can thường được phục vụ trong nước dùng (thường là nước dùng gà, và đặc biệt thường được dùng vào buổi sáng, mặc dù vẫn được tiêu thụ cả ngày) hoặc xào (có lẽ phổ biến hơn vào buổi tối).
Cũng giống như mễ tuyến, khi mễ can được phục vụ trong nước dùng, thông thường sẽ có một loạt các loại gia vị riêng được trình bày để khách hàng tự thêm vào bát của mình. Gia vị thường bao gồm ớt (ớt tươi thái hạt lựu, cộng với ít nhất một hoặc hai ớt bột đã chuẩn bị sẵn, thường trộn với dầu), rau mùi, tỏi, hạt tiêu (cả tiêu thường và tiêu bột hoặc tiêu Tứ Xuyên), muối, hành lá, nước tương, cà chua, giấm và zhe'ergen (một loại củ cay phổ biến ở Tây Nam Trung Quốc). Việc tạo ra nước dùng đậm đà là một phần tinh túy của nghệ thuật trải nghiệm mễ can.
Các đầu bếp thường chuẩn bị mì mà không làm vỡ chúng.
== Tham khảo == |
Kulajda là một món súp của Cộng hòa Séc, bắt nguồn từ vùng Šumava tới vùng núi Krkonoše. Ngày nay có nhiều phiên bản Kulajda được chế biến, chúng được làm chủ yếu từ khoai tây, kem chua, thì là và trứng chim cút. Các loại nấm cũng là một nguyên liệu quan trọng để chế biến món súp này.
Ở một vài vùng khác, một loại súp nấm chua của Séc có tên là kyselo thường bị nhẫm lẫn với kulajda. Điểm khác biệt chính của hai loại súp này là kyselo dùng bột chua và gần như không bao giờ sử dụng kem chua hay sữa
== Tham khảo == |
Cơm tấm, hay Cơm tấm Sài Gòn là một món ăn Việt Nam có nguyên liệu chủ yếu từ gạo tấm. Dù có nhiều tên gọi ở các vùng miền khác nhau, tuy nhiên nguyên liệu và cách thức chế biến của món ăn trên gần như là giống nhau.
Ban đầu, Cơm tấm là một món ăn phổ biến của những người nông dân, công nhân tại vùng đồng bằng sông Cửu Long. Vào các năm mùa màng đói kém, nhiều người thường không có đủ gạo ngon để bán, vì vậy họ đã dùng gạo tấm (gạo bể) để nấu ăn vì nó luôn có sẵn trong nhà của nhiều hộ gia đình cũng như có tác dụng làm no lâu.Từ khi Việt Nam đô thị hóa vào nửa đầu thế kỷ 20, Cơm tấm đã trở nên phổ biến ở hầu khắp các tỉnh Nam Bộ, trong đó có Sài Gòn. Sau khi Sài Gòn trở thành một điểm du lịch với những du khách đến từ nhiều quốc gia trên thế giới, nhiều người bán hàng đã có vài điều chỉnh thành phần của Cơm tấm để phù hợp hơn với khẩu vị của thực khách nước ngoài. Ngoài ra, phần ăn sau đó cũng đã bắt đầu được phục vụ với dĩa và sử dụng muỗng, nĩa thay vì trong chén ăn với đũa.
Dù Cơm tấm có thể có nhiều cách chế biến, gia giảm khác nhau, tuy nhiên một dĩa Cơm tấm truyền thống thường có các thành phần nguyên liệu như sau:
Gạo tấm - Là thành phần chính của món ăn, gạo tấm là những mảnh vụn của gạo bị bể trên đồng lúa khi phơi khô, khi vận chuyển hoặc khi xay sàng gạo hạt gạo tấm, tức hạt gạo bị bể. Gạo này xưa thường được coi là loại gạo thứ phẩm, rớt vãi sau khi sàng, thường dùng cho gà ăn hoặc cho người ăn lúc quá túng thiếu.
Nước mắm - Nước mắm của Cơm tấm thường được chế biến bằng cách pha nước mắm với nước lọc và thêm đường. Tùy theo cách chế biến và khẩu vị của người ăn, nước mắm có thể ngọt nhiều hoặc ngọt ít (mặn) hoặc chua.
Mỡ hành - Là một hỗn hợp lỏng được làm từ hành lá, phi dầu hoặc mỡ, đôi khi còn được trộn với tóp mỡ thắng. Tùy theo khẩu vị mà thành phần có thể được thêm hoặc không được thêm.
Các món mặn ăn kèm theo của Cơm tấm thường là:Sườn - Chủ yếu là sườn heo được tẩm ướp gia vị chua ngọt và sau đó đem nướng.
Chả - Hay còn gọi là Chả trứng, được làm từ trứng, thịt băm, nấm mèo và miến xay nhuyễn. Chả trứng được chưng sẵn thành một cái bánh hình tròn hoặc hình chữ nhật, khi phục vụ sẽ xắt thành từng miếng nhỏ.
Trứng - Thường là trứng ốp la.
Bì - Là hỗn hợp nhiều thứ gồm thịt heo cắt sợi, da heo cắt sợi trộn với thính và gia vị.Đồ chua - Thường được làm từ cà chua, cà rốt, củ cải, dưa leo, dưa muối và cũng có thể là đu đủ.
Đôi khi Cơm tấm còn được ăn kèm với thịt kho tàu, tàu hũ nhồi thịt, cá chiên, gà, rau, đồ xào,... giống như cơm thường. Kiểu ăn này có thể thấy ở các quán Cơm tấm có nhiều khách là giới văn phòng.
Một dĩa Cơm tấm thường được phục vụ kèm với một chén nước mắm và một chén canh, trên cùng dĩa ăn sẽ là một miếng sườn nướng và xung quanh là các món ăn mặn kèm khác cùng với mỡ hành được rưới lên trên cùng.Cơm tấm khi phục vụ sẽ được bày trên dĩa hoặc hộp nếu mua về. Để xúc thức ăn thì dùng muỗng và nĩa, tuy nhiên chỉ có người miền Nam mới thường dùng, còn người miền Trung và miền Bắc không quen dùng nĩa, vì vậy các tiệm cơm phục vụ ở địa phương sẽ thường có thêm đũa để dễ sử dụng.
Ngày nay, Cơm tấm là một trong những món ăn phổ biến và được coi là một phần của "văn hóa Sài Gòn". Sự phổ biến của món ăn lớn đến nỗi đã có một câu nói ẩn dụ phổ biến rằng: "Người Sài Gòn ăn Cơm Tấm như người Hà Nội ăn Phở".Tháng 3 năm 2012, trong một bài báo CNN đã nhận xét rằng Cơm tấm là món ăn hè phố bình dân hấp dẫn. Ngày 1 tháng 8 năm 2012, Tổ chức Kỷ lục châu Á đã công nhận kỷ lục Châu Á về giá trị ẩm thực cho Cơm tấm Sài Gòn cùng chín món ăn Việt Nam khác. |
Gà cùng bánh bột nhân (tiếng Anh: chicken and dumpling) là một món súp bao gồm một con gà được nấu trong nước, sau đó nước luộc gà sẽ dùng để nấu bánh bột nhân bằng cách đun sôi. Bánh bột nhân — trong ngữ cảnh này — là một loại bột bánh quy, hỗn hợp của bột mì, shortening (mỡ pha làm xốp giòn bánh) và chất lỏng (nước, sữa, sữa lên men, hoặc nước dùng gà). Bánh bột nhân sẽ được cán phẳng, rồi nặn thành hình quả bóng.
Nó là một món ăn comfort food phổ biến, thường được tìm thấy ở miền Nam và Trung Tây Hoa Kỳ, ngoài ra nó cũng được cho là bữa ăn của người Canada gốc Pháp, xuất hiện trong thời kỳ Đại suy thoái. Một số thông tin cho rằng gà cùng bánh bột nhân có nguồn gốc từ miền Nam Hoa Kỳ trong thời kỳ tiền chiến và được coi là món chính trong thời buổi kinh tế khó khăn. Một trong những phiên bản đầu tiên của công thức này là bánh bột nhân bột ngô nấu với củ cải xanh. Gà cùng bánh bột nhân là một loại đồ ăn kết hợp giữa thịt gà ninh nhừ, nước cốt được lấy sau khi ninh gà, nấu chung với bánh bột nhân, còn muối và tiêu thì dùng làm gia vị. Đôi khi các loại rau củ thái nhỏ, chẳng hạn như cà rốt và cần tây, được thêm vào trong nước dùng, đồng thời các loại rau thơm như thì là, mùi tây, húng tây, hoặc hẹ thì được cho vào bột của bánh bột nhân.
Bott boi là một loại súp có bột cắt thành hình vuông dày đun trong nước luộc gà (gà tây hoặc các loại gia cầm khác có thể thay thế cho gà). Có thể cho thêm khoai tây và các loại rau khác nhau, đồng thời nước dùng cũng có thể được nêm cùng với nghệ tây. Bột nhào đơn giản được làm từ bột mì và trứng, cộng thêm một ít nước hoặc sữa.
Một biến thể được gọi là "gà và bánh ngọt" có sợi mì dẹt, rộng được làm từ bột bánh quy. Có một số công thức của món ăn, trong đó bánh bột nhân sẽ được nắn thành những viên bột nhỏ, thay vì cán thành hình dẹt. Ở vùng Appalachian thuộc Hoa Kỳ, chế phẩm này được gọi là gà cùng bánh lát. Một biến thể của Pennsylvania Dutch được gọi là bottom boi. Súp gà cùng bánh bột nhân là một biến thể khác nữa, nó rất phổ biến ở Trung Tây.
Mặc dù bánh bột nhân đã có từ nhiều đời nay, nhưng mỗi nền văn hóa lại có một công thức làm bánh riêng. Ngoài ra, có một số biến thể quốc tế khác của gà cùng bánh bột nhân. Ví dụ, Trung Quốc thì có hoành thánh, tương tự như món gà cùng bánh bột nhân như chúng ta biết ngày nay. Ngoài ra, một loại đồ ăn của người Iran-Do Thái, được gọi là gondi, bao gồm bánh bao nhân matzah, cũng phổ biến trong nền ẩm thực Trung Âu.
Kể từ khi bánh bột nhân được tạo ra, nhiều loại thịt khác nhau ngoài thịt gà đã được ăn chung với nó, chẳng hạn như thịt bò, thịt cừu và thịt lợn. |
Nước mắm Cát Hải là tên gọi chung để chỉ các loại nước mắm được sản xuất tập trung tại huyện đảo Cát Hải của thành phố Hải Phòng, Việt Nam. Nếu như nước mắm Phú Quốc được coi là một mặt hàng chủ lực của đảo Phú Quốc (Kiên Giang) thì nước mắm Cát Hải cũng là một sản phẩm vào loại nổi tiếng nhất của đảo Cát Hải (Hải Phòng). Trước năm 1959 và cho cả đến nay, nhiều người miền Bắc Việt Nam vẫn biết đến nước mắm Cát Hải nhiều hơn dưới tên gọi là nước mắm Vạn Vân qua câu ca dao nổi tiếng về những đặc sản ẩm thực của miền Bắc: "Dưa La, húng Láng, nem Báng, tương Bần, nước mắm Vạn Vân, cá rô đầm Sét". Trong lịch sử thương mại thời hiện đại của Việt Nam, có thể xem nước mắm Vạn Vân (sau năm 1959 đổi tên thành nước mắm Cát Hải) là một trong những thương hiệu nổi tiếng đầu tiên do những doanh nhân người Việt sáng lập ra cùng với các thương hiệu khác như hãng sơn của Nguyễn Sơn Hà và hãng tàu thủy của Bạch Thái Bưởi.
Nhiều tài liệu cho rằng nghề làm nước mắm ở đảo Cát Hải đã có lịch sử vài thế kỷ do những di dân từ Thái Bình ra lập nghiệp trên đảo mang theo từ quê hương rồi truyền lại cho con cháu qua nhiều đời. Tuy nhiên tên gọi nước mắm Vạn Vân rồi nước mắm Cát Hải chỉ mới có từ thế kỷ 20. Cuốn Staliques Commerciales của Vidy xuất bản năm 1936 cho biết: "Xí nghiệp Vạn Vân thành lập năm 1916 ở giữa hai làng Can Lộc và Văn Chấn là nơi làm muối. Xưởng có 10.000 chum loại 400kg đựng chượp...". Đoàn Đức Ban được coi là người sáng lập ra doanh nghiệp cũng như thương hiệu nước mắm Vạn Vân. Ông cũng là cha đẻ của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn. Dù có thể tên gọi nước mắm vạn Vân (vạn Vân thay vì Vạn Vân) đã được biết đến từ trước đó bởi loại nước mắm sản xuất ở làng Vân (vạn có nghĩa là làng chài Vân) thuộc xứ Kinh Bắc (Bắc Ninh) nhưng là một người có tài kinh doanh, Đoàn Đức Ban đã sử dụng tên gọi dân gian vốn được nhiều người biết tiếng làm tên gọi cho chính doanh nghiệp của mình. Các sản phẩm nước mắm của doanh nghiệp Vạn Vân đều được ông đăng ký bảo hộ với Nha kinh tế Hải Phòng khi đó cũng như luôn đi trước các đối thủ cạnh tranh ở khâu tiếp thị và quảng bá sản phẩm nên được nhiều người tiêu dùng xứ Bắc đón nhận. Tại các tỉnh thành như Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh... sản phẩm nước mắm của hãng Vạn Vân luôn chiếm ưu thế hơn hẳn những cơ sở sản xuất nước mắm khác và thậm chí đã đi vào câu ca dao: "Dưa La, húng Láng, nem Báng, tương Bần, nước mắm Vạn Vân, cá rô đầm Sét".
Ngày 23/10/1959, hãng nước mắm Vạn Vân và Trạm hải sản Cát Hải sáp nhập thành Xí nghiệp Nước mắm Cát Hải. Từ đó, nước mắm Vạn Vân được gọi là nước mắm Cát Hải. Ít lâu sau, Xí nghiệp Nước mắm Cát Hải trở thành doanh nghiệp quốc doanh 100% vốn ngân sách Nhà nước. Ngay cả trong thời kỳ ác liệt nhất của hai cuộc chiến tranh thống nhất đất nước thì ngành sản xuất nước mắm trên đảo Cát Hải cũng không bị đình trệ. Trong giai đoạn không quân Mỹ bắn phá miền Bắc, nhiều công nhân của Xí nghiệp Nước mắm Cát Hải cũng đồng thời là những người lính tham gia chiến đấu bảo vệ quê hương biển đảo. Kể từ năm 1959, hãng nước mắm Vạn Vân đã trải qua vài lần đổi tên thành các doanh nghiệp khác nhau như Xí nghiệp nước mắm Cát Hải, Công ty chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải, rồi Công ty Cổ Phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải như hiện nay. Từ một doanh nghiệp nước mắm hoàn toàn vốn tư nhân trước năm 1959 đã sáp nhập và trở thành một doanh nghiệp toàn bộ vốn quốc doanh sau năm 1959 rồi cuối cùng là công ty cổ phần từ thời kinh tế Việt Nam chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường. Tuy nhiên kể từ khi tên gọi nước mắm Vạn Vân được đổi tên thành nước mắm Cát Hải thì vẫn giữ nguyên cho đến nay. Hiện nay, chủ sở hữu được pháp luật Việt Nam bảo hộ của thương hiệu nước mắm Cát Hải là Công ty Cổ Phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải (Hải Phòng).
Vùng biển Hải Phòng nằm trong khu vực vịnh Bắc Bộ) với các ngư trường lớn như Cát Hải, Bạch Long Vĩ có nguồn cá tự nhiên tương đối dồi dào và phong phú nên rất thích hợp cho việc làm nước mắm. Nước mắm Cát Hải được chế biến theo phương thức cổ truyền qua kỹ thuật chọn cá nguyên liệu (tốt nhất là cá nục, còn gọi là cá quẩn, tiếp đến cá nhâm, cá ruội, rồi cá mực nang, mực ống…), thao tác đánh quậy, lên muối và phương pháp gia nhiệt bằng ánh nắng mặt trời, kích thích bằng sự lên men trong chượp, sự tinh tế, nhạy cảm trong kiểm soát quá trình giải Prôtêin thành amino acid để có hương thơm tự nhiên. Vì thế, nước mắm Cát Hải càng để lâu càng ngon. Công ty cổ phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải hiện có trên 30 sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm và chất lượng cao mang thương hiệu "Cát Hải" với các nhãn hiệu: ông sao, cao đạm, cá mực, cá quẩn và các loại nước mắm đặc biệt trên bao bì ghi rõ dòng chữ "bổ sung vi chất sắt" gồm loại 1B, hạng 1, thượng hạng…
Nước mắm Cát Hải chất lượng tốt có mùi thơm nhẹ đặc trưng của sản phẩm và cũng thường có vị mặn hơn một số dòng nước mắm khác tại Việt Nam. Nước mắm Cát Hải rất thích hợp khi chế biến nhiều món ăn mang hương vị đặc trưng của ẩm thực miền Bắc và đặc biệt là ẩm thực Hải Phòng. Tuỳ theo khẩu vị của mỗi người, từng gia đình, mỗi vùng miền mà nước mắm Cát Hải có thể để ăn nguyên chất hoặc thêm gia vị như chanh, quất tươi, đường trắng, nước sôi để nguội hay thêm ớt, hạt tiêu, tỏi, tương ớt... nhưng quan trọng là không làm mất hương vị tự nhiên của nước mắm. Một số sản phẩm nước mắm Cát Hải với nhãn hiệu ông sao, cá mực, cá quẩn, cao đạm… thích hợp với nhu cầu của người cao tuổi, hiện đã có mặt trên thị trường các nước Đông Âu, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Lào, Philippine…
Danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới (2000)
Cúp vàng thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế (2003)
Huy chương vàng Hội chợ quốc gia vì chất lượng cuộc sống (2003-2004)
Huân chương Độc Lập hạng Ba (2004) do Nhà nước Việt Nam trao tặng
Thương hiệu nổi tiếng (2005-2006)
4 năm liền (2005-2008) được bình chọn là một trong 10 doanh nghiệp tiêu biểu nhất của thành phố Hải Phòng
9 năm liền (2000-2008) được người tiêu dùng bình chọn là Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao
Nhãn hiệu "Nước mắm Cát Hải" đã chính thức được đăng ký bảo hộ dưới số giấy chứng nhận là 165802 kể từ ngày 20/9/2011 |
Phô mai pizza bao gồm một số loại và nhiều loại phô mai và các sản phẩm từ sữa được thiết kế và sản xuất để sử dụng riêng cho bánh pizza. Việc này bao gồm xử lý và biến đỏi các loại pho mát giống như mozzarella và các biến thể của mozzarella. Thuật ngữ này cũng có thể đề cập đến bất kỳ loại phô mai nào thích hợp để sử dụng trên bánh pizza. Các loại pho mát phổ biến nhất được sử dụng để chế biến bánh pizza là mozzarella (chiếm khoảng 30%), provolone, cheddar và Parmesan. Emmental, Romano và ricotta thường được sử dụng làm lớp phủ trên bề mặt bánh, và pho mát pizza chế biến được sản xuất riêng cho bánh pizza được sản xuất hàng loạt. Một số loại phô mai pizza sản xuất hàng loạt được bảo quản lạnh sau khi sản xuất và vận chuyển đông lạnh.
Phô mai pizza đã qua chế biến được sản xuất để tạo ra chất lượng tối ưu về độ nâu, độ tan chảy, độ dẻo, hàm lượng chất béo và độ ẩm. Một số nghiên cứu và thử nghiệm đã phân tích tác động của dầu thực vật, quy trình sản xuất và nuôi cấy, whey protein biến tính và những thay đổi khác để tạo ra pho mát pizza lý tưởng và mang giá trị kinh tế cao. Năm 1997, người ta ước tính rằng sản lượng hàng năm của sản phẩm pho mát pizza là 2 tỷ pound ở Hoa Kỳ và 200 triệu pound ở Châu Âu, và vào năm 2000, nhu cầu về sản phẩm này ở Châu Âu đã tăng 8% mỗi năm. Xu hướng tăng đều đặn sản xuất và tiêu thụ pho mát mozzarella và pizza tiếp tục trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 ở Hoa Kỳ.
International Dictionary of Food and Cooking định nghĩa bánh pho mát pizza là "một loại phô mai spun-curd mềm tương tự như Mozzarella làm từ sữa bò... được sử sử dụng đặc biệt cho pizza và chứa hơi ít nước hơn Mozzarella thông thường... " Hầu hết các loại phô mai pizza có ít nhất 95 phần trăm là Mozzarella, với độ ẩm và hàm lượng chất béo khác nhau. Phô mai pizza đông lạnh có thể được nghiền, trong đó pho mát được chế biến thành các hạt nhỏ hoặc mảnh vụn. Mozzarella có phần trăm độ ẩm thấp có thể được chế biến để dành riêng cho bánh pizza. Phô mai có thể được chế biến thành khối, từ đó chúng có thể được bào, làm thành hạt hoặc cắt lát để sử dụng trên bánh pizza hoặc các loại thực phẩm khác. Phô mai pizza thường bao gồm sự pha trộn của hai hoặc nhiều loại phô mai, chẳng hạn như phô mai Mozzarella có độ ẩm thấp hoặc Provolone. Mozzarella có độ ẩm thấp lần đầu tiên được sản xuất tại các nhà máy sản xuất sữa ở miền Trung Tây Hoa Kỳ, và ban đầu được gọi là "pho mát pizza". So với Mozzarella tiêu chuẩn, Mozzarella có độ ẩm thấp có kết cấu rắn chắc hơn, dễ bào hơn, có màu nâu và tan chảy tốt hơn, và ít bị hỏng hơn.Trên toàn cầu, Mozzarella là loại phô mai pizza phổ biến nhất. Tuy nhiên, người ta ước tính rằng ở Hoa Kỳ chỉ có 30% tổng số phô mai pizza được sử dụng là phô mai Mozzarella thực sự. Provolone là loại được sử dụng phổ biến thứ hai ở quốc gia này. Cheddar có thể được trộn với Mozzarella để giữ độ dai vốn có của nó. Parmesan bào có thể được thêm vào mặt trên của bánh pizza, và thường không tan chảy tốt khi nấu chín. Nhiều loại pho mát pizza đã qua chế biến được sản xuất, bao gồm cả pho mát tương tự. Provel là một ví dụ. Các loại pho mát pizza khác bao gồm Emmental, Romano và Ricotta được dùng để phủ lên calzones.Một số loại pho mát có thể được trộn với nhau theo công thức của nó, và mỗi loại có sắc nâu và độ phồng riêng. Ví dụ, sự kết hợp của Mozzarella và Cheddar có thể phồng ít hơn khi nấu chín so với các sự kết hợp khác, bởi vì cheddar có độ đàn hồi kém hơn, trong khi Mozzarella và provolone có thể ít có màu nâu hơn so với các sự kết hợp khác.
Law, Barry A (2010). Tamime, A.Y. (biên tập). Technology of Cheesemaking. Wiley-Blackwell. tr. 13–14, 21, 198, 348, 358–381, 383–385, 387, 508. ISBN 9781444323757. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2012.
Sherkat, F.; Walker, M. “Functionality and consumer acceptance of pizza cheese analogue”. Vol 57, no 2. Dairy Industry Association of Australia. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2012.
Govindasamy-Lucey, S.; và đồng nghiệp (tháng 2 năm 2006). “Influence of Condensed Sweet Cream Buttermilk on the Manufacture, Yield, and Functionality of Pizza Cheese”. Journal of Dairy Science. 89 (2): 454–467. doi:10.3168/jds.s0022-0302(06)72109-9. PMID 16428615.
“Chr Hansen and Novozymes develop enzyme for producing pizza cheese from whey”. Chemical Business Newsbase. ngày 9 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2012.
Kindstedt, P. S.; và đồng nghiệp (1997). “Chemically-acidified pizza cheese production and functionality”. Irish Republic, Dairy Products Research Centre [5th Cheese Symposium]; Irish Republic, Univ. of Cork. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2012.
“Better Pizza Cheese Processing”. Prepared Foods. ngày 1 tháng 5 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2016 – qua Highbeam.
“G.C. Hahn & Co.: Supplier Spotlight”. Dairy Foods. ngày 1 tháng 1 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2012 – qua Highbeam.
Gunstone, F.D.; và đồng nghiệp (2006). Modifying lipids for use in food. Woodhead. tr. 476. ISBN 978-1855739710. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2012. |
Bánh bí ngô hay bánh bí đỏ, là một loại bánh tráng miệng có xuất xứ từ Mỹ. Bí ngô được coi là biểu tượng của thời gian thu hoạch, vì thế bánh bí ngô thường được ăn vào mùa thu hoặc đầu mùa đông. Tại Mỹ và Canada, món bánh này thường được ăn vào những ngày lễ như lễ Tạ ơn hoặc vào mùa bí ngô. Bánh bí ngô làm rất đơn giản, phần nhân bên trong chủ yếu là bí đỏ, có vị béo của sữa, và rất nhiều gia vị được trộn chung. Thường thì gia vị làm bánh bí ngô có quế, gừng, nhục đậu khấu, đinh hương, và có thể cả tiêu.
== Chú thích == |
Dọc (tên khoa học: Garcinia multiflora) là loài thực vật họ Bứa (Clusiaceae).
Cây gỗ trung bình, cao 10–15 m. Thân có nhiều u lồi. Cành ngang, có mủ vàng. Lá mọc đối, hình trứng ngược hay hình trái xoan, mép nguyên. Hoa đơn tính, khác gốc, ra hoa vào mùa hè - thu, hoa đực mọc ở ngọn tán-cờ. Quả thịt hình cầu, khi chín màu vàng, 4 hạt dài, vỏ cứng. Cây ưa sáng và ẩm, có khả năng chịu hạn. Trồng bằng hạt hoặc cây con.
Phân bố ở Lào, Trung Quốc, Việt Nam (chủ yếu ở Bắc Bộ), Đài Loan (chủ yếu ở Nam Bộ).
Cây dọc được trồng làm cảnh, dùng thắp sáng, chế sơn, làm dược liệu. Quả xanh và lá non dùng làm gia vị nấu canh chua. |
Nephrops norvegicus, tên trong tiếng Anh gồm Norway lobster (tôm hùm Na Uy), Dublin Bay prawn (tôm vịnh Dublin), langoustine hoặc scampi là một loài tôm hùm càng màu cam-hồng có thể phát triển đến chiều dài 25 cm (10 in), và được xem là "loài giáp xác thương mại quan trọng nhất tại châu Âu". Nó hiện là loài duy nhất của chi Nephrops sau khi nhiều loài khác được chuyển sang chi liên quan Metanephrops. N. norvegicus sống ở vùng đông bắc Đại Tây Dương, và một phần Địa Trung Hải, nó không có mặt ở biển Baltic và biển Đen. Con trưởng thành rời hang vào ban đêm để tìm cá và giun.
Nephrops norvegicus có hình dáng cơ thể điển hình của một loài tôm hùm càng. Kích thước loài này nhỏ hơn một số loài Homarus. Nó có màu cam nhạt, chiều dài trung bình 18–20 xentimét (7–8 in), và có thể đạt 25 cm (10 in) chiều dài gồm cả đuôi và càng. |
Rượu cần là loại rượu đặc sản của một số dân tộc tại Việt Nam, cũng như các nước ở khu vực Đông Nam Á. Rượu được ủ men trong hũ/bình/ché/chóe/ghè, không qua chưng cất, khi đem ra uống phải dùng các cần làm bằng tre/trúc đục thông lỗ để hút rượu.
Rượu cần là thứ đồ uống quý thường chỉ dùng trong các dịp lễ tế thần linh, những ngày hội làng và dành đãi khách.
Tiếng Mnông: Nơm Yăng
Tiếng K'ho: Tơ Nơm
Tiếng Jarai: Tpei ché
Tiếng Stiêng: Đ'rắp S'lung hay Rơ nơm Đ'rắp
Men rượu: men rượu được các dân tộc làm rất công phu từ các loại lá rừng có tinh dầu, các loại thuốc bắc, gừng, riềng v.v.
Nguyên liệu chính (cái rượu): cái rượu được làm từ những loại ngũ cốc thông dụng như ngô (bắp), sắn (khoai mì), gạo nếp, gạo tẻ, hạt ý dĩ, hạt bo bo, hạt cào (một loại cỏ), kê v.v. Mỗi loại cho một hương vị ngọt ngào riêng, tuy nhiên ở Tây Nguyên ưa chuộng nhất theo thứ tự là rượu cào, bo bo, kê, rồi mới đến gạo, bắp.
Chum, hũ, bình, chóe, ché (còn gọi là ghè) đựng toàn bộ nguyên liệu đã ủ men.
Các cần tre, trúc dài cỡ một mét, được hơ lửa vuốt thẳng ra và đục thông ruột sau đó lại được uốn cong. Các dụng cụ đong nước vào ché như ca, sừng trâu đục thủng đáy v.v.
Tùy theo dân tộc, vùng miền, nghệ nhân, có nhiều bí quyết khác nhau để làm rượu cần. |
Panulirus guttatus, còn được biết với tên gọi tôm hùm gai đốm hoặc tôm hùm gai Guinea, là một loài tôm hùm sống trên rạn đá cạn ở các vùng nhiệt đới tây Đại Tây Dương và biển Caribe. |
Markus Madeja (sinh 1969; có tên Việt là Sơn) là một doanh nhân người Thụy Sĩ, ông là người sáng lập và làm chủ thương hiệu "Rượu Thượng hạng Sơn Tinh" (Sơn Tinh liquor).
Năm 1993 Markus Madeja đến Việt nam để hoàn thành luận án tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Zurich, Thụy Sĩ. Trải qua gần 10 năm tìm hiểu về Việt nam, năm 1999 ông bước vào nghề nấu rượu như một cơ duyên và nhanh chóng phát triển thương hiệu rượu Sơn Tinh thành thương hiệu rượu thượng hạng đạt chuẩn quốc tế trên địa bàn thủ đô Hà nội. Ông tiếp tục đeo đuổi đam mê của mình với quá trình đầy những gian truân xây dựng nhà máy sản xuất rượu hiện đại. May mắn đã đến với ông khi thương hiệu rượu Sơn Tinh được các khách hàng trí thức sành rượu Việt yêu thích và lựa chọn.
Năm 2003 Mười hai loại rượu thượng hạng với hương thơm thảo mộc nồng nàn từ núi rừng, dư vị ấm áp ngọt ngào của các loại quả nhiệt đới và các loại rượu trắng chưng cất từ gạo nếp đã để lại ấn tượng khó quên cho người thưởng thức. Năm 2009 ông được Đại sứ Quán Thụy Sĩ vinh danh là một trong những công dân xuất sắc của đất nước Ngân hàng và đồng hồ. Với niềm đam mê đặc biệt dành cho Việt nam và các loại trái cây vùng nhiệt đới đầy ánh nắng, các sản phẩm rượu chiết xuất từ cây trái vùng núi hoang sơ như táo mèo, mơ, mận đỏ đã ra đời và mang đến những bàn tiệc sang trọng cả một câu chuyện ly kỳ về tình yêu cuộc sống.
Với những cống hiến không mệt mỏi cho thương hiệu rượu Việt năm 2005 ông được ghi nhận là thành viên danh dự của Hiệp hội rượu Việt Nam. Hiện tại Markus Madeja vẫn đang cần mẫn chắt chiu đóng góp cho sự phát triển của thương hiệu rượu Việt ngang tầm quốc tế. Không phải người Việt Nam nhưng Markus Madeja (Thụy Sĩ) và Dan Dockery (Anh) có tình yêu mãnh liệt với Việt Nam, đặc biệt là với văn hóa ẩm thực dân tộc. Cuối năm 2011, Sơn và Đan (tên tiếng Việt của Dan Dockery vinh dự là khách mời của Chương trình Người Đương Thời - Ban thanh thiếu niên (VTV6) - Đài Truyền hình Việt Nam. |
Laddu hay laddoo là món bánh ngọt hình viên tròn trong ẩm thực vùng tiểu lục địa Ấn Độ. Bánh này được làm từ bột mì, thêm đường, bơ, dầu ăn và các nguyên liệu khác. Bánh thường được sử dụng trong các dịp lễ hội truyền thống. |
Crème brûlée (; phát âm tiếng Pháp: [kʁɛm bʁy.le]), còn được biết đến là kem cháy, crema catalana, hoặc kem Trinity là một món tráng miệng bao gồm một lớp đế custard béo phủ với một lớp caramel cứng. Người ta thường dùng nó ở nhiệt độ phòng.
Đế custard theo truyền thống có hương vị vani, nhưng cũng có thể có nhiều loại vị khác.
Tài liệu in ấn sớm nhất được biết đến có đề cập đến crème brûlée xuất hiện ở cuốn sách nấu ăn của François Massialot năn 1691 Cuisinier royal et bourgeois. Tên gọi "kem cháy" được sử dụng năm 1702 khi dịch ra tiếng Anh. Một cách khó hiểu, năm 1740 Massailot đề cập đến một công thức nấu ăn tương tự với tên gọi là crême à l'Angloise, 'kem Anh'. Món này biến mất khỏi các cuốn sách nấu ăn của Pháp cho đến những năm 1980.
Một phiên bản của crème brûlée (biết đến ở địa phương là "kem Trinity" hoặc "kem cháy Cambridge") được giới thiệu ở Trinity College, Cambridge năm 1879.Crème brûlée trở nên cực kỳ nổi tiếng trong những năm 1980, "một biểu tượng của thú vui và sự bùng nổ nhà hàng trong thập kỷ đó".
Trong ẩm thực Catalunya, crema catalana ("kem Catalunya") hoặc crema quemada ("Kem cháy"), là một món giống với crème brûlée, mặc đường (được caramen hóa với dụng cụ đặc biệt thay vì lửa) là một sáng chế gần đây. Theo truyền thống nó được biết tới là crema de Sant Josep, ban đầu nó được dùng vào ngày thánh Joseph' mặc dù ngày nay nó được tiêu thụ cả năm. Phần custard được tạo hương vị với vỏ chanh hoặc cam, và quế.
Crème brûlée thường được phục vụ riêng lẻ trong khuôn ramekin. Tấm caramen tròn có thể được chế biến riêng biệt và đặt lên trên cùng trước khi phục vụ. Để chế biến, đường được rắc lên trên custard, sau đó được caramen hóa bằng thiết bị nướng salamander hoặc bật lửa khò.
"Origin of Crème Brûlée", Petits Propos Culinaires 31:61 (tháng 3 năm 1989). |
Mazurek là một loại bánh rất ngọt, dẹt, được nướng ở Ba Lan cho lễ Phục sinh . Ở một số vùng, nó cũng được chuẩn bị cho mùa Giáng sinh và kỳ nghỉ.Theo giáo trình ẩm thực Ba Lan, mazurek điển hình là một chiếc bánh có thể được làm bằng một hoặc hai lớp bánh ngọt ngắn (hoặc "ngắn một nửa") hoặc một lớp bánh ngọt ngắn (hoặc "ngắn một nửa") được phủ bằng một lớp bánh xốp bơ . Hai lớp được "dán" lại với nhau với sự trợ giúp của một lớp mứt ở giữa. Trong trường hợp chỉ có một lớp, bơ thực vật có thể bỏ qua hoặc dùng ở trên, dưới lớp kem phủ. Phần trên của mazurek được phủ một lớp kem (tức là kem đường và kem caramel) hoặc thạch. Nó cũng được trang trí với quả hạch hoặc hạnh nhân và mứt trái cây . Theo truyền thống, bánh mazurek nướng tại nhà thường được trang trí với các loại trái cây và hạt khô.
Trong phiên bản một lớp, chiếc bánh bao gồm các đường viền được làm bằng bánh ngọt "ngắn một nửa" . Đôi khi, lớp vỏ giòn được bao quanh ở đỉnh với một hàng trang trí sử dụng nửa chiếc bánh ngọt hoặc macaroon.
Trong số các phiên bản khác, "Gypsy mazurek" (mazurek cygański) thường được tìm thấy trong các sách dạy nấu ăn phổ biến và các giáo trình ẩm thực. Một tấm bánh ngọt "nửa ngắn" là "nửa nướng", phủ một lớp trái cây sấy khô, hạnh nhân, lòng đỏ trứng thêm kem với đường và lòng trắng trứng đánh bông rồi nướng lại. |
M&M's (được đặt theo họ của Forrest Mars, Sr., & Bruce Murrie của Công ty Hershey) là một loại "kẹo viên nhiều màu" do Mars, Incorporated sản xuất. Trên một mặt của lớp vỏ kẹo luôn có chữ "m" in thường. M&M's bắt nguồn từ Mỹ năm 1941 và ngày nay được bày bán tại hơn 100 quốc gia. Kẹo M&M có nhiều màu sắc khác nhau, một số màu được thay đổi sau một số năm. |
Quýt Hương Cần là một giống quýt ngọt trồng nhiều ở Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều loại đặc sản về hoa quả nổi tiếng như long nhãn (nhãn xưa chỉ dành cho nhà vua dùng), măng cụt, bưởi Thanh Trà... ngoài ra, bên dòng sông Bồ, còn có quýt Hương Cần.
Quýt Hương Cần tên khoa học là Citrus deliciosa Tenore, thuộc chi Citrus, họ Rutaceae, nằm trong danh mục nguồn "Gien cây trồng quý cần bảo tồn của Việt Nam" (Ban hành theo QĐ số 80/2005/QĐ-BNN, ngày 5/12/2005 của Bộ NN-PTNT Việt Nam).
Cây quýt ưa khí hậu nóng, ẩm, nhiều ánh sáng, nên ở Giang Nam (Trung Quốc) được trồng nhiều. Ở Việt Nam có rất nhiều nơi trồng quýt nhưng quýt Hương Cần nổi tiếng nhờ được trồng trên đất phù sa của sông Bồ, thuộc Giáp Kiền?, làng Hương Cần. Người ta thường dùng phương pháp chiết cành để nhân giống giúp cho cây trồng mới phát triển nhanh và không bị thoái hóa giống sau nhiều năm.
Quýt Hương Cần có đặc điểm khác với các loại quýt khác là khi chín (tháng 10-11) quả có màu vàng cam ở mặt quả và màu xanh lá cây ở phần cuống. Vỏ xốp mỏng như giấy rất dễ bóc, khi bóc quýt có mùi thơm đặc trưng. Các múi quýt dễ tách ra từng múi. Cơm màu hồng nhạt, khi ăn vị ngọt và thanh. Vì thế, mới có câu thơ của Tùng Thiện Vương: "... chỉ dành để cho người yêu bóc, mùi thơm ngát tận xương..."
Theo tác giả Trần Như Lãm trong Hương Cần - Làng quê xứ Huế (Nhà xuất bản Văn Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh - 2006) thì tương truyền tiếng ngon của quả quýt Hương Cần được ví như quýt vùng Giang Lăng (Giang Nam) của Trung Quốc. Nhà thơ Nguyễn Du đã có viết bài thơ "Tống Nhân" trong tập Nam Trung Tạp Ngâm, được Quách Tấn dịch, như sau:
Nhà thơ Tùng Thiện Vương Miên Thẩm có viết bài thơ về quả quýt ở Hương Cần trong Thương Sơn thi tập (quyển 44, tờ 6a) như sau:
Ngày nay, nhờ kinh tế thị trường, một số hộ nhà nông ở làng Hương Cần, huyện Hương Trà, Thừa Thiên Huế đã chuyển đổi hàng chục ha đất ruộng hoặc đất màu ở bãi bồi ven sông Bồ, Giáp Kiền, Hương Cần để trồng quýt. Nhờ đó, cuộc sống đã khá hơn, bình quân thu nhập gấp nhiều lần hơn trồng lúa (2007). |
Gạo là một sản phẩm lương thực thu từ cây lúa. Hạt gạo thường có màu trắng, nâu hoặc đỏ thẫm, chứa nhiều dinh dưỡng. Hạt gạo chính là nhân của thóc sau khi xay để tách bỏ vỏ trấu. Hạt gạo sau khi xay được gọi là gạo lứt, gạo lức hay gạo lật, nếu tiếp tục xát để tách cám thì gọi là gạo xát hay gạo trắng, nếu xát rối để giữ phần lớn lượng cám bổ dưỡng thì gọi là gạo xát rối hoặc gạo nguyên cám. Gạo là lương thực phổ biển của gần một nửa dân số thế giới.
Gạo có thể nấu thành cơm, cháo nhờ cách luộc trong nước hay bằng hơi nước. Gạo đồ là loại gạo thu được từ thóc được ngâm nước nóng hoặc sấy trong hơi nước rồi phơi khô sau đó mới được gia công chế biến qua các công đoạn chế biến khác như xay, xát, đánh bóng. Những mảnh vụn của gạo bị vỡ trên đồng lúa, khi phơi khô, khi vận chuyển hoặc khi xay sàng gạo được gọi là gạo tấm. Gạo cũng có thể rang cho vàng rồi giã mịn thành thính gạo, một loại gia vị. Loại bột được làm từ gạo bằng phương pháp ngâm và nghiền, gọi là bột gạo, là thành phần chính của nhiều loại bánh phổ thông và bún tại châu Á.
Từ gạo có thể chế biến thành rất nhiều loại thực phẩm khác nhau như bánh cốm, bánh nếp, bánh tẻ, bánh chưng, xôi, mỳ, bún, phở hay rượu.
Gạo là lương thực chính trong ẩm thực châu Á, khác với lương thực chính trong ẩm thực châu Âu, Mỹ là lúa mỳ, bột mỳ.
Cây lúa hiện nay được nông dân gieo trồng là kết quả xử lý trong phòng thí nghiệm và lai tạo tự nhiên cũng như nhân tạo của nhiều thế kỷ từ cây lúa dại.
Vì quỹ đất có giới hạn, các nhà khoa học đang nghiên cứu biến đổi gien của cây lúa để tạo ra giống lúa mới có năng suất cao, chống được bệnh tật và thời tiết khắc nghiệt, đồng thời rút ngắn thời gian chăm bón và sớm cho thu hoạch. Những thành công ban đầu của lúa biến đổi gien đã được ghi nhận, song hiện các nhà khoa học vẫn chưa thống nhất được liệu loại lúa này có tác động xấu đến sức khỏe con người hay không.
Có khá nhiều tranh cãi về nguồn gốc thuần hóa gạo. Các bằng chứng về di truyền được công bố trong Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America (PNAS) cho thấy rằng tất cả các dạng gạo châu Á, gồm cả indica và japonica, bắt nguồn từ một loài thuần hóa đã bắt đầu cách nay 8.200–13.500 năm ở Trung Quốc từ loài lúa gạo hoang Oryza rufipogon. Một nghiên cứu công bố năm 2012 trong tạp chí Nature, đưa ra một bản đồ biến đổi gen lúa gạo, đã chỉ ra rằng việc thuần hóa cây lúa đã diễn ra ở thung lũng Châu Giang của Trung Quốc dựa trên bằng chứng gen. Từ Đông Á, lúa được phát tán về phía nam và Đông Nam Á.
Trước nghiên cứu này, quan điểm được chấp nhận rộng rãi dựa trên các bằng chứng khảo cổ học thì cho rằng lúa được thuần hóa đầu tiên ở thung lũng sông Dương Tử ở Trung Quốc.Các nghiên cứu về hình thái của gạo từ di chỉ khảo cổ thể hiện rõ ràng sự chuyển tiếp từ việc thu nhặt lúa hoang đến việc trồng lúa gạo thuần hóa. Một số lượng lớn phytolith lúa gạo hoang ở Diaotonghuan có tuổi từ 12.000–11.000 BC chỉ ra rằng việc thu lượm lúa hoang là một phần trong khẩu phần ăn của dân địa phương. Những thay đổi về hình thái của Diaotonghuan phytoliths có tuổi từ 10.000–8.000 BC cho thấy lúa gạo đã được thuần hóa từ lúc này.
Gạo là sản phẩm từ cây lúa và nằm trong một quá trình sản xuất nông nghiệp, thường bao gồm những khâu chính sau: làm đất, chọn thóc giống, gieo hạt, ươm mạ, cấy, chăm bón (bón phân, đổ nước), gặt và xay xát.
Gạo là nguồn thu nhập và cuộc sống của hàng triệu nông dân trên toàn thế giới. Họ dùng khoảng 150 triệu hecta hàng năm để trồng lúa, với sản lượng khoảng 600 triệu tấn.
Châu Á là nơi sản xuất và cũng là nơi tiêu thụ khoảng 90% lượng gạo toàn thế giới.
Ở châu Phi, gần như toàn bộ 38 nước đều trồng lúa trong tổng số 54 quốc gia, song diện tích lúa ở Madagascar và Nigeria chiếm 60% tổng diện tích lúa tương đương 8,5 triệu hecta của châu lục này. Năng suất lúa của châu Phi thấp, khoảng 1,5 tấn/ha và chỉ bằng 40% năng suất của châu Á.
Phần lớn cây lúa nói đến trong sản xuất là lúa nước (tức ruộng lúa phải ngập nước theo một tiêu chuẩn khắt khe), song cũng có những loài lúa mọc trên ở vùng đồi núi mà ít cần đến công tác thủy lợi.
Hạt thóc trước tiên được xay để tách lớp vỏ ngoài, đây là gạo xay còn lẫn trấu. Quá trình này có thể được tiếp tục, nhằm loại bỏ mầm hạt và phần còn sót lại của vỏ, gọi là cám, để tạo ra gạo. Gạo sau đó có thể được đánh bóng bằng glucoza hay bột tan (talc) trong một quy trình gọi là đánh bóng gạo, chế biến thành bột gạo hoặc thóc được chế biến thành loại thóc luộc thô. Gạo cũng có thể được bổ sung thêm các chất dinh dưỡng, đặc biệt là các chất bị mất đi trong quá trình xay xát. Trong khi phương pháp đơn giản nhất là trộn thêm các chất dinh dưỡng dạng bột mà rất dễ bị rửa trôi theo nước (tại Hoa Kỳ thì gạo được xử lý như vậy cần có tem mác cảnh báo chống rửa/vo gạo) thì phương pháp phức tạp hơn sử dụng các chất dinh dưỡng trực tiếp lên trên hạt gạo, bao bọc hạt gạo bằng một lớp chất không hòa tan trong nước có tác dụng chống rửa trôi.
Trong khi việc rửa gạo làm giảm sự hữu ích của các loại gạo được làm giàu thì nó lại là cực kỳ cần thiết để tạo ra hương vị thơm ngon hơn và ổn định hơn khi gạo đánh bóng (bất hợp pháp tại một số quốc gia, như Hoa Kỳ) được sử dụng. Cám gạo, gọi là nuka ở Nhật Bản, là một mặt hàng có giá trị ở châu Á và được dùng cho nhiều nhu cầu thiết yếu hàng ngày. Nó là lớp chất dầu ẩm ướt bên trong được đun nóng lên để sản xuất một loại dầu ăn có lợi cho sức khỏe. Ứng dụng khác là để làm một loại rau dầm có tên gọi là tsukemono. Tại nhiều nơi, gạo còn được nghiền thành bột để làm nhiều loại đồ uống như amazake, horchata, sữa gạo và rượu sakê. Bột gạo nói chung an toàn cho những người cần có chế độ ăn kiêng gluten. Gạo là một nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể. Con người hấp thụ chất bột và một số vitamin từ gạo. Có khoảng 2 tỉ người ở châu Á dùng gạo và các chế phẩm từ gạo để bổ sung 60% tới 70% nguồn năng lượng hàng ngày cho cơ thể.
Sản xuất gạo toàn cầu đã tăng lên đều đặn từ khoảng 200 triệu tấn vào năm 1960 tới 600 triệu tấn vào năm 2004. Gạo đã xay xát chiếm khoảng 68% trọng lượng thóc ban đầu. Năm 2004, ba quốc gia sản xuất lúa gạo hàng đầu là Trung Quốc (31% sản lượng thế giới), Ấn Độ (20%) và Indonesia (9%). Theo FAO năm 2005 thế giới sản xuất 628 triệu tấn gạo, đạt mức kỷ lục, nhờ giá cả tăng trong năm 2004 làm tăng diện tích trồng trọt.
Năm 2008, sản lượng lúa gạo của Trung Quốc đạt 193 triệu tấn, Ấn Độ 148 triệu tấn, Indonesia 60 triệu tấn, Bangladesh 47 triệu tấn, Việt Nam 39 triệu tấn, Thái Lan và Myanmar cùng đạt 30,5 triệu tấn.
Nước sản xuất & xuất khẩu:
Thái Lan: là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, hàng năm bán từ 7 triệu đến 8 triệu tấn trên sản lượng hàng năm khoảng 26 triệu tấn. Đây là quê hương của gạo thơm Jasmine.
Việt Nam: hàng năm xuất khẩu 4 triệu đến 5 triệu tấn. Đây là nguồn gốc phát triển gạo ST25, gạo ST24 nổi tiếng
Mỹ
Pakistan
Ấn Độ: xuất khẩu năm 2005 ước khoảng 4 triệu tấn.
Tổ chức các quốc gia xuất khẩu gạo OREC (Organization of Rice Exporting Countries)Các số liệu về xuất nhập khẩu gạo lại khác hẳn, do chỉ khoảng 5-6% gạo được buôn bán ở quy mô quốc tế. Ba nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới là Thái Lan (26% sản lượng gạo xuất khẩu), Việt Nam (15%) và Hoa Kỳ (11%), trong khi ba nhà nhập khẩu gạo lớn nhất là Indonesia (14%), Bangladesh (4%) và Brasil (3%).
Hàng năm có khoảng trên 20 triệu tấn gạo được dùng làm hàng hóa buôn bán trên toàn thế giới. Tổ chức Nông Lương (FAO) của Liên Hợp Quốc cho biết năm 2006 sản lượng gạo hàng hóa có thể đạt 27,8 triệu tấn, so với 29 triệu tấn trong năm 2005.
Nước tiêu thụ
Năm 2009, tiêu thụ gạo trên thế giới là 531,6 triệu tấn lúa (tương đương 354.603 tấn gạo), trong đó Trung Quốc tiêu thụ 156,3 triệu tấn lúa (chiếm 29,4% toàn thế giới) và Ấn Độ tiêu thụ 123,5 triệu tấn lúa (23,3% của thế giới). Giữa các năm 1961 và 2002, tiêu thụ gạo trên đầu người tăng 40%.
Lúa gạo là cây trồng quan trọng nhất ở châu Á. Ví dụ, ở Campuchia 90% tổng diện tích đất nông nghiệp là trồng lúa.Tiêu thụ gạo của Hoa Kỳ tăng mạnh trong vòng 25 năm qua, một phần dùng để sản xuất các sản phẩm từ gạo như bia. Gần 1/5 người Mỹ trưởng thành ăn ít nhất nửa khẩu phần gạo trắng hoặc nâu mỗi ngày.Các nước tiêu thụ gạo chính gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines, Indonesia, Malaysia, Iraq, Iran, Algérie, Nigeria, Tanzania.
Trồng lúa gạo trên các mảnh ruộng đất ngập nước được cho là góp 1,5% khí metan phát thải vào môi trường. Do các mảnh ruộng ngập nước lâu ngày làm cách ly oxy từ khí quyển vào đất làm phát sinh các phản ứng lên men kị khí trong đất. Trồng lúa gạo cần nhiều nước hơn các lại ngũ cốc khác. Trong khi đó sản xuất gạo cần gần 1/3 lượng nước ngọt trên Trái Đất.Một nghiên cứu năm 2010 cho thấy rằng hậu quả của việc gia tăng nhiệt độ và giảm lượng bức xạ trong những năm cuối của thế kỷ 20 làm cho tỉ lệ tăng năng suất ở một vài nơi thuộc châu Á giảm, so với những nơi được quan sát không thấy xảy ra xu hướng này. Tỉ lệ tăng sản lượng đã giảm 10–20% ở một số nơi. Nghiên cứu ghi nhận ở 227 nông trại ở Thái Lan, Việt Nam, Nepal, Ấn Độ, Trung Quốc, Bangladesh, và Pakistan. Cơ chế của sự tụt giảm năng suất này vẫn chưa được rõ ràng, nhưng có lẽ liên quan đến sự gia tăng hô hấp trong những ngày ấm làm tiêu tốn năng lượng cho việc quang hợp.
Các tác nhân gây hại đối với lúa gạo là những loài sinh vật hay vi sinh vật có khả năng làm giảm sản lượng hoặc giá trị của cây lúa (hoặc hạt gạo). Các tác nhân gây hại như cỏ dại, dịch bệnh, côn trùng, động vật gặm nhấm và chim. Nhiều yếu tố có thể làm dịch bệnh bùng phát như, khí hậu-thời tiết, công tác thủy lợi không đúng cách, sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu và sử dung nhiều phân đạm. Ví dụ như dịch các loài trong họ Cecidomyiidae và Spodoptera mauritia bùng phát sau những đợt mưa lớn đầu mùa mưa trong khi đó các loài trong bộ Cánh viền bùng phát vào mùa khô hạn.
Trong điêu khắc: hình ảnh ngọc thực
Trong văn học: tác phẩm Hạt gạo làng ta của nhà thơ Trần Đăng Khoa
Trong ca dao, tục ngữ: "Người sống về gạo, cá bạo về nước", "Em xinh là xinh như cây lúa", "Mạnh vì gạo, bạo vì tiền",
Gạo cũng như các loại lương thực có chứa tinh bột như các loại khoai, sắn, ngô, hạt mít, hạt dẻ và lúa mì là nguy cơ khiến cho thừa cân, béo phì và tiểu đường ngày một gia tăng trên toàn thế giới. Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến đái tháo đường gia tăng nhanh chóng là do môi trường sống, lối sống hiện nay của đa phần người châu Á. Trong đó, thói quen ăn uống nhiều chất bột đường, ít chất xơ khiến lượng đường tăng cao, đặc biệt là ăn nhiều cơm trắng. Cơm trắng từ các loại gạo đã được xay xát kỹ là loại thức ăn có chỉ số đường huyết cao. Sau khi ăn, cơm trắng chuyển hóa rất nhanh trong cơ thể thành đường. |
Khô cá lóc đồng là món ăn được làm từ cá lóc tẩm gia vị của vùng Miền Tây như: muối, bột ngọt, hạt tiêu, tẩm màu cá khô bằng ớt trái lớn (ớt bỏ hột giã lấy nước) ướp cá khoảng 30 phút. Sau đó đem phơi với nắng gắt 3 đến 4 ngày. Cá sau khi khô được phân chia bịch 1 kg và được bảo quản ngăn tủ mát. Do đó dù để lâu vẫn giữ được mùi vị thơm ngon của khô cá lóc.
Khô cá lóc đem nướng làm ta cảm nhận được mùi vị thơm ngon của nó. Sau khi nướng, đập cho khô mềm, tơi cho dễ xé nhỏ. Khô cá lóc được làm gỏi như: gỏi xoài, gỏi dưa leo, gỏi lá sầu đâu, gỏi đu đủ... Bên cạnh đó, khô cá lóc còn đem chiên, kho ăn rất ngon và lạ miệng.
Khô cá lóc nướng, xé nhỏ, nhậu với rượu đế hoặc bia.
Khô cá lóc nướng ăn với cơm nguội.
Ở vùng Quảng Trị còn có món khô cá tràu Gio Linh, là một biến tấu của khô cá lóc. Món này thường làm đồ nhắm uống rượu, bia hay làm món nhậu hoặc kho lên ăn với cơm. |
Oryza australiensis là một loài thực vật có hoa trong họ Hòa thảo. Loài này được Domin mô tả khoa học đầu tiên năm 1915. |
Bánh mì trắng là một loại bánh mì được làm từ bột lúa mì ở giai đoạn cám và mầm đã được loại bỏ thông qua một quá trình xay xát. Sau khi loại bỏ các cám, trong đó có dầu, cho phép sản phẩm được làm ra với dạng bánh mì màu trắng và có khả năng lưu trữ được lâu. Bánh mì trắng làm từ bột mì trắng tinh luyện có hàm lượng chất xơ không cao bằng bánh mì trắng làm từ bột mì trắng thô (còn vỏ cám). Ngày nay có đề nghị nên thay thế loại bánh mì trắng bằng việc sử dụng bánh mì ngũ cốc.
Loại bánh mì này có thể ăn sáng cùng mứt, kẹp thịt làm sandwich hay kẹp phômai nướng giòn… Thành phẩm bánh mịn mềm, không ngọt quá. Sản phẩm bánh mì trắng làm từ bột mì thô để có được tối đa những lợi ích cho sức khỏe. Nó có thể thay thế cho những món ăn giàu calo vì hàm lượng calo thấp và giàu dưỡng chất. Tùy vào cách chế biến, một lát bánh mì trắng cung cấp 69% calo từ chất bột đường, 15% từ chất béo và 16% từ protein. Tuy nhiên có cảnh báo những phụ nữ châu Á ăn theo chế độ ăn kiểu phương Tây gồm nhiều thịt, bánh mì trắng, sữa và bánh ngọt có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn các đối tượng khác. Nó là một trong những loại thực phẩm có thể gây hại cho thai nhi. |
99 Flake, 99 hoặc chín mươi chín là loại kem ốc quế có gắn kèm thanh sô-cô-la Cadbury Flake vào trong. Thuật ngữ này cũng có thể đề cập đến thanh sô-cô-la Flake có kích thước bằng một nửa do Cadbury sản xuất, đặc biệt được tạo ra dành cho các loại kem ốc quế như vậy, và cho một sản phẩm kem ốc quế cũng do hãng này tiếp thị trên thị trường.
Loại kem này được tạo ra tại nhà máy của Cadbury ở Birmingham nước Anh, ban đầu người ta thiết kế lớp kem nhằm tạo thành hình dạng khối lập phương và để vừa với bánh xốp. Đến năm 1930, Cadbury đã bán Flake "99" dài một nửa đặc biệt dành cho que kem ốc quế.
99 Flake là một loại kem ốc quế, thường được làm bằng kem soft serve kèm theo thanh sô-cô-la Flake trong đó. Kem thường có vị vani. Xe bán kem và cửa hàng kem có bày bán loại kem này. Các biến thể bao gồm số 99 với hai thanh flake – thường được gọi là "số 99 kép" hoặc "tai thỏ" – và số 99 với xi-rô dâu tây hoặc quả mâm xôi ở trên, đôi khi được gọi là "máu của khỉ".
Thanh sô-cô-la Flake do Cadbury sản xuất và tiếp thị lần đầu tiên được phát triển ở Anh vào năm 1920. Một nhân viên của Cadbury lưu ý rằng khi sô-cô-la thừa từ các khuôn dùng để tạo ra những thanh sô-cô-la khác rút ra hết thì sẽ rơi ra theo dòng chảy và tạo ra loại sô-cô-la gấp lại với đặc tính dễ bong tróc."99 Flake" thời kỳ đầu là loại "bánh kẹp" dạng xốp, không phải là một thanh flake được cắm vào một que kem ốc quế. Loại này bao gồm một miếng sô-cô-la nhỏ được chèn vào giữa hai phần kem và đặt giữa hai chiếc bánh quy xốp.
Năm 1930, Cadbury bắt đầu sản xuất một phiên bản nhỏ hơn của thanh Flake tiêu chuẩn, đặc biệt được dùng cho kem ốc quế. Chúng được bày bán trên thị trường với cái tên 99 Flake và bán rời trong hộp chứ không được gói riêng lẻ như Flake truyền thống.
Chưa rõ nguồn gốc tên gọi loại kem này. Có người khẳng định rằng nó được sản xuất ở Portobello, Scotland, là nơi mà Stefano Arcari đã mở một cửa hàng vào năm 1922 tại số 99 Portobello Phố High – bẻ đôi một thanh "Flake lớn và dán vào một cây kem. Tên gọi 99 Flake bắt nguồn từ địa chỉ của cửa hàng này. Một đại diện của Cadbury đã lấy ý tưởng này đặt tên cho công ty của mình. Lời kể khác dựa trên địa chỉ số "99" do Dunkerleys đặt ra ở Gorton, Manchester, vốn là chủ tiệm điều hành một cửa hàng bán đồ ngọt tại số 99 Phố Wellington.Khả năng đặt tên khác là nó được những người bán kem Ý nhập cư đặt tên do nhiều người trong số họ vốn xuất thân từ các vùng núi ở Veneto, đặc biệt là ở dãy núi Bellunes, Trentino và Friuli. Cái tên này được lập ra nhằm vinh danh làn sóng lính quân dịch cuối cùng của Ý trong Thế chiến thứ nhất, sinh năm 1899 và gọi là "i Ragazzi del 99" ("Những chàng trai sinh năm '99"). Ngay tại nước Ý, họ được coi trọng đến mức một số đường phố đã được đặt tên này nhằm vinh danh họ. Miếng sô-cô-la có thể khiến những người bán kem nhớ đến chiếc lông vũ dài sẫm màu được chếch ở một góc trong chiếc mũ của Trung đoàn Alpini thuộc về nhóm lính quân dịch này.
Trang web của Cadbury nói rằng lý do đằng sau việc Flake được gọi là "99" đã "mất tích trong lớp sương mù thời gian". Tuy nhiên, trang web này cũng tham khảo bài viết trích từ một bài báo cũ của Cadbury có nói rằng cái tên này bắt nguồn từ đội cận vệ của vua Ý, bao gồm 99 người lính và do đó "bất cứ thứ gì thực sự đặc biệt hoặc hạng nhất đều được gọi là 99". |
Gỏi cuốn hay còn được gọi là nem cuốn (phương ngữ Bắc bộ), là một món ăn khá phổ biến ở Việt Nam. Gỏi cuốn có xuất xứ từ Miền nam Việt Nam với tên gọi là gỏi cuốn - bằng các nguyên liệu gồm rau xà lách, húng quế, tía tô, tôm khô, rau thơm, thịt luộc, tôm tươi.. tất cả được cuộn trong vỏ bánh tráng. Gia vị dùng kèm là tương hột trộn với lạc rang giã nhỏ phi bằng dầu ăn với hành khô.... tất cả thái nhỏ và cuộn trong vỏ làm từ bột mì. Gia vị dùng kèm là tương ớt trộn với lạc rang giã nhỏ phi bằng dầu ăn với hành khô.
Món ăn này phổ biển ở Việt Nam chủ yếu dùng bánh tráng được cuốn với nhiều thành phần khác nhau tùy từng vùng miền, thường dùng để khai vị hay ăn kèm cùng đồ uống như một món nhậu, được làm từ bánh tráng cuộn với các loại rau thơm, bún, và một số loại thịt như thịt bò, heo, vịt, tôm, cá, cua v.v.Các món ăn lấy bánh tráng để cuốn nhìn chung là một dạng chế biến món ăn thịnh hành khắp ba miền Bắc, Trung, Nam Việt Nam. Hầu như không có một công thức cố định cho các món dùng bánh tráng cuốn, bởi tùy địa phương, vùng miền, nguyên liệu dùng để cuốn có nhiều khác biệt.
Các nguyên liệu làm gỏi cuốn tập trung trong các nhóm:
Thịt, đồ hải sản: là nguyên liệu chính quyết định hình thức và chất lượng của món nem cuốn, thịt có thể bao gồm thịt bò, thịt heo ba chỉ, tai heo, thịt vịt, tôm, cá các loại, cua, giò lụa, chả, trứng
Bánh tráng: dùng loại bánh tráng riêng để ăn trực tiếp, thường mỏng và hơi mềm để không cần ủ mềm trước khi chế biến, phân biệt với loại bánh tráng cứng hơn thường dùng để cuốn nem rán. Bánh tráng để làm gỏi cuốn Nam bộ mỏng hơn nhiều so với bánh tráng để cuốn các món miền Trung.
Rau thơm, rau sống các loại. Củ quả như dưa leo, dứa, củ sắn, nấm, chuối xanh, khế chua v.v.
Bún: thường dùng bún sợi nhỏ, đặc biệt là bún lá. Một số món cuốn có thể không dùng bún.
Nước sốt, nước mắm được pha chế tùy theo món cuốn.
Thịt luộc cuốn: Là món ăn dễ làm, phổ thông và tương đối đơn giản với thịt ba chỉ hoặc thịt chân giò luộc, cuộn trong bánh tráng hoặc lá sung, chấm với nước chấm làm từ mắm nêm hoặc mắm tôm chua.
Cá cuốn: Có rất nhiều dạng thức cuốn cá trong bánh tráng. Tại Hà Nội có món nem cá sử dụng thịt cá lạng miếng ướp, rán vàng gói trong lá nem với sốt mayonnaise cùng chút bún lá và rau thì là. Miền Nam Việt Nam rất thịnh hành món cá lóc nướng trui cuốn bánh tráng và các loại rau rừng; hay cá thu hấp chín cuốn với thịt nạc thăn luộc, gừng tươi.
Nem cuốn tôm thịt: là món nem cuốn thông dụng còn được gọi là gỏi cuốn. Nguyên liệu chính là thịt ba chỉ luộc, trứng tráng, tôm thẻ rang lạng mỏng dọc thân, gói trong rau xà lách, bún và một số loại rau thơm khác trong đó không thể thiếu chuối xanh, khế chua.
Bò cuốn lá cải: Thịt bò tái cuốn trong lá cải với một số loại rau như chuối chát, khế xanh v.v. và chấm nước sốt làm từ tương đen và mù tạc.
Phở cuốn: một biến thể của món nem cuốn, dùng lá bánh phở cuộn với thịt bò xào. Lần đầu tiên xuất hiện ở ngã tư phố Ngũ Xã và đường Nguyễn Khắc Hiếu tại thành phố Hà Nội.
Nem tai: Tai lợn luộc chín thái nhỏ, trộn thính cuốn bằng bánh tráng với các loại rau thơm, chủ yếu là lá sung, lá mơ tam thể, lá đinh lăng, lá kinh giới.
Thịt chua: Là đặc sản vùng Thanh Sơn, Phú Thọ, cuốn với bánh tráng và các loại rau thơm tương tự món nem tai.
Nem chua: Nem chua rán, nướng hoặc ăn tươi, thái miếng vừa ăn và cuốn với các loại rau thơm. Chấm nước mắm chua cay mặn ngọt. Tại Hà Nội có những cửa hàng chuyên bán món ăn này.
Mõn cuốn Thủy Nguyên: Là đặc sản của Hải Phòng. Đầu tiên, bún lá sò cắt thành từng đoạn ngắn, dài 3 cm; hành củ rửa sạch và chần sơ qua nước sôi cho tái đảm bảo lá hành có độ dai; trứng đánh đều rồi tráng (rán) mỏng tang cho tới vàng óng; tôm đồng cắt bỏ râu, rửa sạch, rang chín giòn; thịt ba chỉ luộc chín, đậu phụ rán vàng; các loại rau được rửa sạch, vẩy ráo nước. Các nguyên liệu (trừ rau) để làm món cuốn đều được thái nhỏ (thái con chỉ). Sau khi hoàn tất, các nguyên liệu được bày biện ra trên một cái mâm để chuẩn bị cho việc cuốn gói. Khi cuốn (gói) bún, dùng một lá rau xà lách để ngửa, sau đó đặt giò, đậu, bún, trứng, cọng rau mùi, răm… sao cho cuộn lại bằng ngòn tay cái để vừa miệng khi ăn. Khi gói lá xà lách không được gói kín hết mà phải để khoảng trống ở giữa để “khoe” được những thành phần bên trong. Cuối cùng, dùng sợi hành đã chần quấn quanh chiếc cuốn. |
Xúp cua hay súp cua là một món xúp với nguyên liệu chính là thịt cua, trứng gà hoặc trứng cút, ngoài ra còn có xương gà hoặc hạt bắp để làm nồi xúp thêm vị ngọt và bổ dưỡng, món xúp này thường được chọn là món khai vị nóng trong các bữa tiệc để tráng bụng.
Xúp cua là món ăn quen thuộc và bình dân bởi tính phổ biến, dễ thực hiện, không mất nhiều thời gian nấu nướng mà xúp lại rất ngon và dễ ăn. Đây là món hải sản hấp dẫn dùng để khai vị cho các bữa tiệc. Xúp cua được du nhập từ phương Tây, lúc đầu này chỉ phục vụ tại các nhà hàng lớn, hương và vị cũng khác như hiện tại. Những người đầu tiên ăn món này đã tìm tòi cách chế biến sau đó gia giảm để phù hợp với người bản địa. Dễ ăn, dễ nấu, dần dần xúp cua trở thành món ăn bình dân phổ biến. Xúp cua dậy mùi thơm thịt cua tươi, sánh màu ngà ngon lành là món ăn bổ sung nhiều iod, calci và các chất khoáng cung cấp cho quá trình tái tạo và phục hồi sinh lực của cơ thể.
Xúp cua được chế biến khá đơn giản: xương gà rửa sạch, trụng nước sôi, xả lại nước lạnh thật kỹ. Nấu khoảng 3 lít nước sôi, thả xương gà vào ninh, cho một đoạn tỏi tây vào nấu chung. Nấu nhỏ lửa đến khi còn khoảng 1,5 lít nước là được. Vớt bỏ xương gà, lược lại nước cho trong. Bột năng hòa tan. Nước dùng đang sôi, giảm nhỏ lửa, cho bột năng vào từ từ, khuấy cho nước dùng hơi sánh. Cho trứng vào khuấy nhanh tay để thành từng sợi. Cho thịt cua và nêm gia vị. Dùng nóng, rắc mùi và tiêu, có thể cho chút dầu vừng hoặc xì dầu.
== Chú thích == |
Bún đậu mắm tôm là món ăn đơn giản, dân dã trong ẩm thực miền Bắc Việt Nam. Đây là món thường được dùng như bữa ăn nhẹ, ăn chơi. Thành phần chính gồm có bún tươi, đậu hũ chiên vàng, chả cốm, nem chua,dồi chó, mắm tôm pha chanh, ớt và ăn kèm với các loại rau thơm như tía tô, kinh giới, rau húng, xà lách, cà pháo... Cũng như các món ăn dân gian khác, giá thành rẻ nên được nhiều người giới bình dân ăn nên thu nhập của những người buôn bán những món ăn này khá cao. |
Xoài lắc là một món ăn đường phố của Việt Nam. Đây là món ăn yêu thích được tìm mua nhiều kể từ năm 2016. Ngoài ra, từ khóa "xoài lắc" cũng nằm trong nhóm từ khoá nổi lên vào năm 2016. Món xoài lắc nhìn chung không khác các món xoài chấm hay tẩm gia vị trước đó, nhưng nét đặc trưng của việc cắt xoài, ướp và lắc đều gia vị trong ly đã tạo ra một trào lưu trong việc tìm mua món ăn đường phố này. Đến nay, đây vẫn là món ăn đường phố phổ biến được ưa chuộng.
Người sáng tạo ra món xoài lắc là một người bán hàng rong ở Thành phố Hồ Chí Minh tên Tạ Ngọc Sơn Hải. Món ăn bùng phát thành một trào lưu từ một video quay lại cảnh anh chế biến món này, đăng tải trên mạng xã hội Facebook. Nguyên liệu chế biến bao gồm xoài sống (xanh) hoặc chín tái và một số gia vị. "Lắc" nghĩa là lắc đều, xoài được cho vào ly và lắc đều cho gia vị hòa quyện.
Phương thức chế biến món xoài lắc rất đơn giản. Chọn xoài sống (xanh) hoặc chín tái, có vị chua và giòn. Giống xoài ngon nhất để làm xoài lắc là xoài keo. Gia vị được sử dụng chủ yếu là ớt bột hoặc ớt tươi, muối tôm và đường cát trộn với nước mắm nấu sôi để nguội.Gọt hoặc cạo vỏ xoài rồi rửa và ngâm nước muối trong một khoảng thời gian ngắn cho xoài không bị thâm, sau đó ngâm với nước đá lạnh trong khoảng 15–20 phút, vớt ra, để ráo. Màu xoài đẹp là màu vàng. Cắt xoài thành những miếng dài đều nhau hoặc cắt vuông vức. Không cắt xoài theo miếng quá dày vì như thế sẽ khiến gia vị khó ngấm. Cho đường cát, tốt nhất là loại đường vàng cùng nước mắm vào nồi, nấu cho đến khi chúng đặc sệt lại. Tỉ lệ đường và nước mắm là 3:1. Bỏ xoài đã cắt vào ly, đổ hỗn hợp đã nấu lên trên sau đó thêm ớt bột, muối tôm, hoặc ớt tươi. Độ cay của món ăn tùy khẩu vị từng người. Đậy nắp ly và lắc cho xoài cùng các gia vị hòa quyện. Không nên cho xoài vào đầy ly, vì cần chừa khoảng trống để dễ dàng thực hiện thao tác "lắc" xoài.
Sau khi hoàn thành khâu chế biến, chờ xoài ngấm gia vị trong khoảng 1 giờ là có thể dùng. Xoài lắc có thể được bảo quản trong hộp đậy kín nắp, đặt trong ngăn mát tủ lạnh để sử dụng dần. Chỉ nên sử dụng xoài lắc trong vòng 2 ngày kể từ sau khi chế biến.Về mặt sức khỏe, việc ăn quá nhiều xoài lắc có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa. Nếu người ăn có tiền sử về các bệnh dạ dày thì việc ăn xoài lắc thường xuyên có thể gây viêm dạ dày, thậm chí là viêm loét dạ dày. Các gia vị chua, cay ảnh hưởng mạnh đến đường ruột. Món ăn do dùng nhiều muối có thể gây cao huyết áp, ảnh hưởng đến các vấn đề về tim mạch và các bệnh liên quan thận, xương.
Ngoài cách làm gốc của Sơn Hải, còn có nhiều cách làm xoài lắc khác, đa phần chỉ khác biệt đôi chút và chủ yếu khác biệt về các loại gia vị được sử dụng khi chế biến:
Xoài lắc muối ớt: là cách thức chế biến đặc trưng ở miền Nam Việt Nam, thực hiện theo cách này, xoài được tẩm muối ớt (ớt tươi đâm nhuyễn với muối).Xoài lắc nước mắm: là cách thức chế biến đặc trưng ở miền Bắc Việt Nam, với nguyên liệu nổi trội trong món ăn chính là nước nước mắm, cùng với việc trộn thêm ớt bột. Nước mắm dùng để chế biến có thể được sử dụng trực tiếp hoặc đun sôi trước khi dùng. Loại xoài phù hợp nhất cho cách chế biến món này là xoài keo.Xoài lắc khô bò: được thêm khô bò, hoặc khô bò cùng với chà bông, gia vị thì được bổ sung ruốc khô trong hỗn hợp trộn. Thêm một ít bạc hà và rau răm lên phía trên. Nếu muốn món ăn cay nồng thì sử dụng thêm ớt tươi. Xoài bao tử là loại xoài phù hợp nhất để chế biến theo cách thức này.Xoài lắc phô mai: là cách dùng gia vị không quá cay, không quá chua, không quá ngọt, do đó có hương vị hài hòa. Cách chế biến này này sử dụng bột phô mai và muối tiêu, đường, ớt tươi, ruốc tôm.Xoài lắc kiểu Thái: ngoài nguyên liệu chính là xoài Thái Lan xanh, gia vị dùng chế biến theo cách thức này gồm muối tôm, đường, ớt và nước mắm.Ngoài các phong cách chế biến kể trên, còn có nhiều phong cách khác như không dùng ớt bột, thêm tôm khô, vắt thêm tắc,...
Từ đầu năm 2016, món xoài lắc bắt đầu "gây sốt" tại khu vực quận Phú Nhuận nơi Tạ Ngọc Sơn Hải mưu sinh. Từ địa điểm ban đầu này, món ăn đã phổ biến khắp phạm vi Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều khu vực khác. Xoài lắc trở thành cơn sốt được nhiều người tìm mua, họ sẵn sàng xếp hàng dài đợi mua. Những người buôn bán nhỏ vỉa hè và người bán hàng rong bắt đầu làm theo. Thậm chí có điểm bán, người mua phải lấy số thứ tự để có thể mua được.Sự thành công của món xoài này được xem là do sở thích ăn đồ vặt, sự mới lạ hấp dẫn của món ăn. Ngoài ra, còn có sự hỗ trợ của "Vũ điệu Xoài lắc", vốn phổ biến trên mạng Internet. Trong chương trình Cười Xuyên Việt mùa thi của năm 2016, thí sinh Nguyễn Anh Tú, sau này là quán quân cuộc thi đã có phần thi Sự tích Xoài lắc ở tập 1.
Sau món xoài lắc, diễn ra việc bắt chước làm theo của các loại món khác như cóc lắc, ổi lắc,... và trái cây củ quả các loại khác với hình thức tương tự như "khoai lang lắc". Bên cạnh đó là sự xuất hiện các thực phẩm khác ngoài củ quả cũng thực hiện theo cách chế biến "lắc", ví dụ là bánh gạo.
Xoài lắc là một món ăn đường phố đơn giản nhưng nhờ mạng xã hội cũng như tâm lý sành ăn cái mới của giới trẻ nên đã gây ra cơn sốt. Món ăn này không cần tốn kém nhiều trong việc đầu tư, không cần mặt bằng, mở cửa hàng. Tuy cơn sốt mua là nhất thời nhưng mang đến lợi nhuận không nhỏ. Một vài sinh viên đại học kinh tế đã nêu ra ý kiến xoài lắc có thể được đăng ký Quyền sở hữu trí tuệ cũng như được bảo hộ dưới danh nghĩa Sáng chế nếu đáp ứng "tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp". Hiện tượng xoài lắc có thể mang lại nhiều bài học trong việc tạo ra các sản phẩm khác biệt từ việc nắm bắt và phát huy giá trị của sản phẩm sẵn có, nắm bắt tâm lý ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của khách hàng.Xoài lắc được cho là sẽ sớm thoái trào như một hiện tượng nhất thời, giống như chè khúc bạch, trà chanh,... trước đó vì chúng chỉ là hiệu ứng đám đông ảnh hưởng chủ yếu từ mạng xã hội. Tạ Ngọc Sơn Hải cho biết: "Ngay cả lúc đắt khách nhất, tôi đã nghĩ là phải tranh thủ bán, được ngày nào hay ngày đó, trào lưu rồi sẽ qua đi. Khách đến mua lúc đầu phần lớn là do hiếu kỳ, tâm lý này sẽ sớm kết thúc khi họ đã dễ dàng tiếp cận sản phẩm. Chưa kể khi hàng loạt cửa hàng mọc lên, sức mua sẽ giảm xuống". Theo Thạc sĩ tâm lý Đào Lê Hòa An: "Tâm lý giới trẻ thường thích cái mới, muốn trải nghiệm thử một lần nên việc hành động theo đám đông là điều dễ hiểu. [...] Tâm lý của giới trẻ bị kích thích bởi những món ăn mới lạ vì lối suy nghĩ của lứa tuổi này thích thể hiện điều gì đó để chứng minh bản thân mình đã từng trải qua". Theo nhà văn Nguyễn Ngọc Thạch thì sự lan rộng việc bán xoài lắc cho thấy thói xấu của người Việt, thích kiếm tiền nhưng lười sáng tạo, thấy ai làm gì thì làm theo, dẫn tới cung nhiều hơn cầu, phá giá rồi tất cả đều thất bại. |
Bún nem (theo cách gọi miền Bắc) hay bún chả giò (miền Nam) là một món ăn đặc sản của người Hà Nội gồm bún (bún rối hoặc bún lá) và nem rán (chả giò). Thưởng thức món ăn này không thể thiếu nước chấm gồm nước mắm, dấm, ớt, tỏi, đường và hạt tiêu. Cùng với món bún chả, bún nem rát được ưa dùng tại Hà Nội, nhất là các dịp lễ Tết và liên hoan sau các bữa cỗ nhiều thịt và đầy ắp món béo.
Nem rán gồm vỏ nem và nhân nem. Vỏ nem hay bánh đa nem là loại bánh tráng bằng bột gạo xay với nước, tráng mỏng, phơi khô. Khi dùng để gói nem thì bánh tráng này được nhúng ướt để tránh gãy vỡ. Nhân nem thường bao gồm thịt lợn hoặc thịt bò băm nhỏ, miến (bún tàu) ngâm mềm cắt ngắn, mộc nhĩ, nấm hương, hành, trứng, hạt tiêu và gia vị... Có thể có thêm susu hay cà rốt bào sợi, hành tây thái hạt lựu... tùy sở thích từng người. Nhân được cuốn trong bánh tráng cuốn nem thành hình trụ dài tầm 1 gang tay hoặc ngắn hơn.
Nem cuốn xong được rán trong chảo ngập dầu đến khi vàng đều, sau đó được để bớt nóng rồi cắt thành miếng vừa ăn cỡ 2 đốt ngón tay, bày cùng ra thơm (kinh giới, rau húng, xà lách, ra mùi...) ăn với bún và nước chấm. |
Rau an toàn (viết tắt: RAT) hay còn gọi là rau sạch là một thuật ngữ phổ biến ở Việt Nam chỉ những sản phẩm rau tươi đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (bao gồm tất cả các loại rau ăn củ, thân, lá, hoa quả) sử dụng làm thực phẩm cho con người có chất lượng đúng như đặc tính giống, hàm lượng các hoá chất độc và mức độ nhiễm các sinh vật gây hại ở dưới mức tiêu chuẩn cho phép, bảo đảm an toàn cho người sử dụng và môi trường. |
Hạt sen là hạt của các loài thực vật thuộc chi Sen (Nelumbo), thường là loài Nelumbo nucifera, có vai trò quan trọng trong ẩm thực Trung Quốc và Việt Nam.Hạt sen được bán dưới dạng hạt đã được làm khô hoặc bán với cả đài sen để ăn sống.
Hạt sen cũng là một món ăn quen thuộc của người dân bác Colombia, đặc biệt ở các thành phố Barranquilla và Cartagena. Người địa phương gọi hạt sen là "martillo" và họ thường dùng hạt sen như là món ăn sống. |
Một bánh cupcake (phát âm: Cớp-kêc) là một loại bánh nhỏ dùng để phục vụ một người, nấu trong một ly giấy hoặc giấy nhôm. Đối với các bánh lớn hơn, có thể sẽ có lượt phủ và các trang trí như trái cây và kẹo.
Miêu tả sớm nhất của bánh cupcake vào năm 1796 là "một bánh kem nhẹ nấu trong các ly nhỏ", viết bởi Amelia Simmons. |
Rau câu hay còn gọi là thạch, thạch rau câu hay đông sương (cách gọi theo tiếng địa phương miền Trung Việt Nam) là một món ăn nhẹ làm từ gelatin có thêm mùi vị (gelatin vốn dĩ không có mùi vị). Nó thường được tạo ra bằng cách trộn gelatin nguyên chất với các nguyên phụ liệu khác hoặc dùng các hỗn hợp trộn sẵn giữa gelatin với các chất phụ gia. Rau câu là một món tráng miệng rất ngon và mát vào mùa hè và là một trong những món tráng miệng rất được ưa chuộng. Rau câu có nhiều hương vị để lựa chọn tùy vào loại trái cây hay hương liệu cho vào. Món rau câu làm từ bột rau câu hòa tan trong nước nóng và thêm hương liệu từ nước trái cây, sữa,.... Rau câu thường ăn lạnh như một món ngọt hoặc kết hợp với các loại món ngọt khác như bánh kem. Thạch đã được chế biến hoàn chỉnh được bán dưới nhiều hình thức khác nhau, từ khuôn lớn được trang trí bắt mắt đến những ly nhỏ để phục vụ cá nhân.
Thạch rau câu chứa các amino acid tự nhiên, là tác nhân tái tạo tế bào và ngăn ngừa lão hóa. Nó cũng giàu acid aspartic, giúp thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào và sản sinh collagen, có chứa inositol và niacin, giúp chống viêm da, và có tác dụng ngăn ngừa các rối loạn về da, hạn chế mụn.Thạch rau câu chứa ít calo và có hàm lượng đường vừa phải. Thạch rau câu và các loại thạch hoa quả rất giàu carbohydrate và vitamin B, giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Nó cũng giàu amino acid, giúp phục hồi sức khỏe, và chứa acid folic, giúp ngăn ngừa các vấn đề về tóc.Thạch rau câu nằm trong các loại thực phẩm giúp giảm cholesterol xấu và làm tăng cholesterol tốt trong cơ thể. Thành phần gelatin dạng keo rất quan trọng trong điều trị khớp. amino acid trong thạch rau câu giúp giảm bớt căng thẳng do cơ thể được bổ sung một lượng inositol, có tác dụng ngăn ngừa các triệu chứng thần kinh và làm giảm các triệu chứng nhẹ của bệnh trầm cảm ở phụ nữ.
Rau câu có khoảng 80% chất xơ và có lợi trong việc điều hòa đường ruột. Nó là yếu tố quan trọng của một trong những mốt ăn kiêng thịnh hành tại châu Á là: kanten (từ tiếng Nhật nghĩa là ăn kiêng rau câu). Khi ăn, kanten (rau câu) phình lên gấp ba và hút nước làm người ăn mau no. Kiểu ăn kiêng này được nhiều sự quan tâm tại Mỹ nhất là trong nghiên cứu về bệnh béo phì.
Ẩm thực Nhật có món anmitsu, là món tráng miệng làm từ các khối rau câu nhỏ trong một cái tô với nhiều trái cây và nguyên liệu khác. Rau câu cũng là nguyên liệu chính của mizu yōkan, một món Nhật nổi tiếng khác.
Trong ẩm thực Philippine, rau câu được dùng làm những thanh thạch dài trong nhiều món giải khát hay tráng miệng như sago gulaman, buko pandan, agar flan, halo-halo,...
Trong ẩm thực Việt Nam, món rau câu làm từ nhiều lớp rau câu đóng bánh hoặc đổ khuôn là một món tráng miệng phổ biến. Nó cũng được biến tấu thành những sự thay thế cho các món ăn truyền thống ví dụ như bánh trung thu rau câu.Tại Ấn Độ, rau câu gọi là "Cỏ Tàu" dùng làm món tráng miệng. Trong ẩm thực Miến Điện, kyauk kyaw (ေကျာက်ေကြာ [tɕaʊʔtɕɔ́]) là một món thạch ngọt.
Tại Nga, rau câu dùng hỗ trợ hoặc thay thế cho pectin trong các loại mứt, nó được dùng thay cho gelatin vì khả năng chuyển sang dạng gel cực tốt, và dùng như chất làm dày cho souffle và bánh custard. Rau câu còn được dùng trong ptich'ye moloko, một loại custard dùng làm nhân bánh bông lan kem. |
Tiêu Tứ Xuyên, một loại gia vị phổ biến trong nhiều nền ẩm thực châu Á, bao gồm ít nhất hai loài trong Chi Sẻn, bao gồm Z. simulans và Z. bungeanum. Chi Sẻn thuộc họ cửu lý hương hoặc cam quýt, và dù tên gọi có chữ tiêu, nó không có mối liên hệ gần gũi với hồ tiêu.
Phần vỏ ngoài của hạt tiêu được dùng phổ biến trong ẩm thực Tứ Xuyên, hoặc xay thành bột để trộn thành ngũ vị hương. Phần vỏ còn là một vị thuốc trong Đông y. Ngoài phần vỏ được sử dụng phổ biến, lá tiêu còn được dùng ở một số vùng tại Trung Quốc.Một loài khác trong Chi Sẻn chỉ trồng được ở Trung Quốc, Z. schinifolium, được gọi là 香椒子 (hương tiêu tử, "hạt tiêu thơm") hay 青花椒 (thanh hoa tiêu, "tiêu hoa xanh lục"), được dùng làm gia vị ở Hà Bắc, Trung Quốc. Một loài khác của Chi Sẻn là gia vị urazi ở châu Phi.
Tại Việt Nam, Tiêu Tứ Xuyên cũng được biết đến với tên gọi Mắc khén, Z. rhetsa, một loài khác cũng thuộc Chi Sẻn mọc hoang dã ở vùng núi Tây Bắc. Mắc khén được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực của cộng đồng dân tộc thiểu số ở khu vực này.
Tuy vị và thành phần chính xác của các loài trong Chi Sẻn có khác nhau, những đặc tính chính đều giống nhau ở đa số các loài. Do đó, tuy từ "tiêu Tứ Xuyên" hay tiêu Nhật là dùng để chỉ cụ thể lần lượt loài Z. simulans và Z. piperitum, hai từ này thường được dùng thay thế cho nhau. |
Mayonnaise (tên gọi không chính thức mayo) là một loại nước sốt đặc làm tăng hương vị cho bánh sandwich, bánh mì kẹp thịt, salad trộn, khoai tây chiên... Loại sốt này cũng là nền tảng cho nhiều loại nước sốt khác chẳng hạn như xốt tartare, remoulade, salsa golf và rouilleis.Nó là hỗn hợp của dầu, lòng đỏ trứng và axit, hoặc giấm hoặc nước cốt chanh; có nhiều biến thể sử dụng hương liệu bổ sung. Màu của sốt mayonnaise thay đổi từ gần trắng sang vàng nhạt và kết cấu theo dạng kem sữa nhẹ đến gel đặc.
Các lựa chọn thay thế không có trứng trên thị trường đáp ứng nhu cầu của người ăn chay và những người kiêng trứng hoặc cholesterol trong chế độ ăn.
Một cách giải thích nguồn gốc của cái tên "mayonnaise" là ý tưởng về làm ra mayonnaise đã được đưa về Pháp từ Mahon, Tây Ban Nha sau chiến thắng của Louis-François-Armand du Plessis de Richelieu trước người Anh ở cảng của thành phố vào năm 1756. Sau đó, Marie-Antoine Carême đã trộn thêm dầu thực vật và lòng đỏ trứng gà tạo thành một hỗn hợp đặc biệt, cách làm này của ông nhanh chóng trở nên nổi tiếng khắp châu Âu. Nếu câu chuyện này là có chính xác, có vẻ allioli chính là nguồn cảm hứng. Cái tên Mayonnaise thường được nói là được rút ra hoặc từ Mahon (Mayonesa) (tạo thành mahonnaise), hoặc từ tiếng Pháp manier (nghĩa là khuấy hoặc trộn, tạo thành magnonaise).
Quyển bách khoa toàn thư về ẩm thực Larousse Gastronomique 1961 lại đưa ra một giả thuyết khác: " Mặc dù những giải thích của Carême về cách dùng riêng biệt của cụm từ magnonaise có vẻ rất logic, nhưng chúng ta không thể bị thuyết phục rằng cụm từ đó nên thay thế dạng thông thường, mayonnaise. Mayonnaise, theo cách nhìn của chúng ta, là một sự sửa đổi rất thông dụng của moyeunaise, được lấy từ tiếng Pháp moyeu, có nghĩa là lòng đỏ trứng gà".
Vì nguồn gốc thật của tên gọi này vần còn là một điều bí ẩn nên có vẫn còn tồn tại một vài giả thuyết khác như:
Hỗn hợp này được đặt tên là mayennaise theo tên của Charles de Lorraine, công tước của Mayenne, vì ông đã dành thời gian hoàn tất bữa tối có gà và nước sốt lạnh của mình trước khi bị đánh bại trong trận chiến ở Arques. Giả thuyết này được đưa ra lần đầu tiên bởi nhà văn chuyên viết về ẩm thực Pierre Lacam ở thế kỉ 19.
Theo Oxford English Dictionary, mayonnaise lần đầu tiên xuất hiện trong tiếng Anh trong một quyển sách dạy nấu ăn vào năm 1841.
Thành phần chính của sốt mayonnaise bao gồm lòng trắng trứng gà; dầu ăn nguyên chất thường dùng dầu đậu nành, dầu ôliu; chanh tươi hoặc dấm gạo; mù tạt cay tùy theo người nội trợ muốn cay nhiều hay ít; muối ăn, tỏi, hạt tiêu.
Cách làm mayonnaise thường là cho lòng đỏ trứng, hạt tiêu, mù tạt vào một tô cùng chút muối ăn, dùng dụng cụ đánh trứng đánh đều tay theo một chiều nhất định. Cho một phần dầu ăn vào thật từ từ, tiếp tục đánh nhẹ tay cho nhuyễn đều. Tiếp tục cho nốt dầu ăn và cho một chút nước cốt chanh hoặc dấm vào và đánh đến khi hỗn hợp nổi màu trắng kem, hơi sánh. Khi thấy hỗn hợp gần được, cho tiếp nước cốt chanh hoặc dấm vào và đánh mạnh tay hơn để hỗn hợp sánh đặc lại, không bị chảy ra là được.
Cách làm truyền thống của Pháp hoàn toàn giống với cách làm như được nói ở trên, nhưng sử dụng loại dầu ôliu thượng hạng và đôi khi có giấm và nước chanh. Cách làm này còn đặc biệt yêu cầu phải liên tục đánh mayonnaise bằng một cái đánh trứng trong khi cho dầu ôliu, hòa tan hoàn toàn dầu trước khi cho thìa tiếp theo. Những đầu bếp có kinh nghiệm có thể biết được khi nào mayonnaise được hoàn thành bằng sự phản lại hành động đánh của hỗn hợp. Mayonnaise làm theo cách này có thể có vị quá mạnh và hắc đối với những người đã quen với những sản phẩm thương mại thông thường.
Quá nhiều dầu ôliu có thể làm cho mayonnaise có vị đắng. Vì thế, người ta thường dùng dầu cây rum để tạo ra hỗn hợp đầu tiên, sau đó mới cho dầu ôliu và đánh bằng thìa gỗ.
Mayonnaise làm tại nhà có thể chứa 85% chất béo trước khi hỗn hợp vữa ra; các loại mayonnaise thương mại thường có 70-80% chất béo. Các loại mayonnaise có hàm lượng chất béo thấp thường có chứa tinh bột, gien xêlulô, hoặc các thành phần khác để tạo hương vị giống mayonnaise thật.
Một vài cách làm mayonnaise tại nhà sử dụng toàn bộ quả trứng, bao gồm cả lòng trắng trứng. Ta cũng có thể chỉ sử dụng mỗi lòng trắng để làm mayonnaise ở tốc độ cao trong một máy chế biến thức ăn. Hỗn hợp được tạo ra gần giống, và nếu được thêm gia vị như muối, tiêu, mù tạt, nước chanh, giấm, và một ít ớt cựa gà thì hương vị rất giống với mayonnaise truyền thống được làm từ lòng đỏ trứng.
Những nhà sản xuất hoặc tiệt trùng và làm đông lạnh lòng đỏ trứng, thay thế phần lớn các loại chất lỏng bằng nước, hoặc dùng các chất chuyển thể sữa. Với các loại mayonnaise làm tại nhà thì nên sử dụng loại trứng tươi nhất có thể. Một vài cửa hàng còn bán trứng tiệt trùng để sử dụng tại nhà. Trứng có thể được luộc trong nước 77 °C để lòng đỏ rời khỏi lòng trắng. Các loại mayonnaise làm tại nhà thường chỉ giữ được trong tủ lạnh 3-4 ngày.
Mayonnaise thương mại vì có chứa các axít như giấm hay nước chanh nên thường có độ pH giữa 3,8 và 4,6 và là loại thức ăn có tính axít. Có một quan niệm sai lầm rằng những thức ăn như sa lát khoai tây có thể khiến người ăn mắc bệnh nếu để dưới ánh mặt trời vì mayonnaise bị đun nóng. Điều này là hoàn toàn sai; độ pH của mayonnaise có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn phát triển. Nếu bị để ra ngoài tủ lạnh, mayonnaise sẽ có mùi và vị khó chịu vì bị các loại vi khuẩn và rêu mốc phá hoại nhưng cũng không thể làm người ăn mắc bệnh.
Mayonnaise thương mại thường có chứa chất EDTA. Các nhà sản xuất nói rằng chất này được thêm vào để bảo quản chất lượng, thế nhưng một số tài liệu đã vạch ra rằng chất EDTA có thể gây ra ảnh hưởng xấu cho hệ sinh sản và sự phát triển của cơ thể.
Trên khắp thế giới, mayonnaise thường được dùng nhiều nhất với sandwich hoặc sa lát như sa lát khoai tây hay cá ngừ đóng hộp. Tùy theo mỗi đất nước, người ta lại có những cách dùng khác nhau:
Một vài loại mayonnaise được làm từ đậu nành cho người ăn chay cũng đang được bày bán như Nayonaise và Vegenaise. Mayonnaise chay có thể được làm một cách an toàn tại nhà. |
Bánh cốm Nguyên Ninh là một thương hiệu bánh cốm thành lập từ năm 1865 tại số 11 phố Hàng Than, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Thương hiệu bánh cốm này thường được xem là thương hiệu được người dân Hà Nội ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất mỗi khi nhắc đến bánh cốm. Hiện nay, bánh cốm Nguyên Ninh đang đối mặt với việc nhiều nhãn hiệu làm giả và làm nhái thương hiệu cũng như sản phẩm.
Bánh cốm Nguyên Ninh ra đời từ năm 1865 do tổ tiên của dòng họ Nguyễn Duy là người đầu tiên làm ra chiếc bánh cốm. Qua đó, người ta cho rằng Nguyễn Duy cũng là "ông tổ" của loại bánh này. Theo nguồn tin khác từ báo Công an nhân dân đưa tin, người đầu tiên làm ra bánh cốm lại là cụ bà Trưởng Ái của dòng họ Nguyễn Duy, còn gọi là cụ Cốm. "Nguyên Ninh" được in trên bao bì sản phẩm là "寧原", có nghĩa là "nguyên gốc làng Yên Ninh". Thời điểm này, phố Hàng Than thuộc làng Yên Ninh, tổng Yên Thành, vốn thuộc về ngoại thành Hà Nội. Thời điểm hiệp định Paris năm 1898 được kí kết, chính phủ Việt Nam đã cử một người trong dòng họ sang Pháp mở một tiệm bánh Nguyên Ninh. Do vậy mỗi khi về thăm quê hương, những người Việt kiều thường tìm đến mua bánh cốm Nguyên Ninh tại phố Hàng Than để làm quà.Thời điểm mới ra mắt, những chiếc bánh cốm hiệu Nguyên Ninh được bán ở chợ Đồng Xuân và nhanh chóng nổi tiếng khắp Hà Nội. Trải qua 6 thế hệ nối dõi nghề làm bánh, chất lượng và uy tín của bánh cốm Nguyên Ninh vẫn được duy trì, được cho là nhờ bí kíp riêng chỉ được truyền dạy cho con cháu trong nhà hơn 150 năm. Mọi thành viên trong gia đình dòng họ Nguyễn Duy đều phải có ý thức gìn giữ nghề gia truyền và đều phải học cách làm bánh. Ngay từ thời Pháp thuộc, bánh cốm Nguyên Ninh đã có bản đăng ký "nhãn hiệu trình tòa".
Quá trình chế biến bánh cốm Nguyên Ninh có tính chất phức tạp. Ngay từ khâu chọn nguyên liệu, người làm phải chọn loại cốm, đỗ xanh một cách cẩn thận. Người nhà Nguyên Ninh cho biết, khâu quan trọng nhất là cách xào cốm. Thành viên trong nhà cũng phải học nhiều năm mới có thể xào cốm thành thạo để cho ra những chiếc bánh đảm bảo hương vị. Nét đặc trưng riêng của bánh cốm hiệu này là hoàn toàn không pha bột, chỉ làm bằng cốm nguyên chất và không xay để tránh mất hương vị. Tờ VnExpress cho rằng việc bỏ qua công đoạn xay mà vỏ bánh vẫn dẻo mịn là "bí kíp gia truyền" của hiệu bánh này.Để có được món bánh cốm chất lượng, gia đình Nguyên Ninh đã sử dụng các nguyên liệu cốm từ làng Vòng tại Hà Nội, làng Lũ tại Thái Bình. Nhân bánh là đậu xanh được lấy từ Sơn La, Bắc Giang. Bánh cốm thương hiệu này vốn không có chất bảo quản nên chỉ giữ được trong 4 ngày. Đậu xanh dùng làm nhân bánh phải được lựa chọn kỹ, hạt mẩy đều, thêm các loại phụ gia như mứt sen trần, dừa nạo. Cốm được ướp theo cách riêng rồi đem xào trên chảo nóng với đường kính khoảng 2 tiếng đến khi hạt nếp quện lại nhưng vẫn phải giữ được màu xanh, sau đó được nhỏ vài giọt nước cất hoa bưởi để tạo thêm hương vị.
Bánh cốm là biểu tượng của Hà Nội, không chỉ vì nguồn gốc xuất xứ mà còn do ảnh hưởng của loại bánh này đến văn hóa và lối sống của người Hà Nội. Tuy vậy, bánh cốm Nguyên Ninh vẫn được bình chọn là "ngon nhất" bởi từng bí quyết và kỹ thuật làm cốm chỉ những người trong dòng họ Nguyễn Duy mới biết. Một tờ báo khác khẳng định do thương hiệu này là thương hiệu bánh cốm gia truyền nên được nhiều người ưa chuộng. Tùy bút Hà Nội băm sáu phố phường của Thạch Lam xuất bản 1943 có nhắc đến 2 hiệu bánh cốm. Tuy vậy, ông chỉ nhắc đến hiệu "Nguyên Ninh". Theo VietnamPlus, bánh cốm Nguyên Ninh đã trở thành một trong những đặc sản không thể không nhắc đến đối với ẩm thực Hà Nội. Tờ báo này cũng cho rằng "người Hà Nội tự hào vì có bánh cốm Nguyên Ninh".
Ông Nguyễn Duy Anh – đại diện thương hiệu bánh cốm Nguyên Ninh cho biết đến nay chỉ có cơ sở duy nhất tại 11 phố Hàng Than và đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa của Cục Sở hữu Công nghiệp từ ngày 17 tháng 11 năm 1994 và đã được cấp phép đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam. Cơ sở này không kinh doanh online, cũng không bán qua các kênh phân phối sàn giao dịch điện tử, hay các ứng dụng đặt đồ ăn. Những năm gần đây, phố Hàng Than đã có tới hơn 20 tiệm mang tên "Nguyên Ninh" khác nhau và đều là giả mạo. |
Mizuame (水飴?, nghĩa đen là "kẹo nước") là món kẹo ngọt đến từ Nhật Bản. Trong đó, một chất lỏng trong, đặc và dính được tạo ra bằng cách chuyển nguyên liệu từ dạng tinh bột sang dạng đường. Mizuame được thêm vào để tạo một lớp óng ánh cho wagashi, nó cũng thường được ăn theo cách đơn giản là ăn với mật ong, và có thể dùng làm nguyên liệu chính trong các món ngọt . Một số Mizuame được sản xuất với phong cách chế biến đơn giản với việc sử dụng xi rô ngô và có hương vị không quá phức tạp.
Có hai phương pháp được sử dụng để chuyển đổi tinh bột thành đường. Phương pháp truyền thống là lấy gạo nếp trộn với mạch nha và để quá trình enzym tự nhiên diễn ra, từ đó chuyển tinh bột thành xi-rô chủ yếu bao gồm mạch nha . Phương pháp thứ hai phổ biến hơn là phương pháp thủy phân axit tinh bột khoai tây hoặc tinh bột khoai lang bằng cách thêm các loại axit như axit hydrochloric, sulfuric hoặc nitric, để tạo ra xi-rô glucose. Nếu được thực hiện theo phương pháp đầu tiên, sản phẩm cuối cùng sẽ được gọi là mugi mizuame (麦水飴, mugi mizuame) , được cho là có hương vị hơn so với sản phẩm được làm từ axit. |
Bánh quả bơ hay bánh trái bơ là một loại bánh được chế biến với quả bơ là thành phần chính, cùng các nguyên liệu làm bánh đặc trưng khác. Bơ thường được nghiền nát, hoặc có thể cho vào hỗn hợp bột nhão, để làm món phủ (topping) của bánh hoặc để nguyên như vậy và đặt lên trên cùng. Các biến thể của món này bao gồm bánh quả bơ sống, bánh brownie bơ và bánh phô mai bơ; trong đó, biến thể đầu tiên sẽ chứa nhiều vitamin E và các axit béo thiết yếu do được làm từ bơ sống. Ngoài ra, các topping làm từ quả bơ bao gồm hỗn hợp bơ đã được xay nhuyễn và hỗn hợp "crazy bơ".
Thành phần chính của bánh quả bơ là quả bơ và các nguyên liệu làm bánh phổ biến khác. Có thể dùng nhiều loại bơ khác nhau để chế biến món bánh này. Thành phẩm là một chiếc bánh quả bơ vương vấn hương vị đặc trưng và thơm ngon của loại quả này. Bơ nghiền thường hay được sử dụng như một thành phần trong hỗn hợp bột bánh, trong lớp kem trang trí bánh hoặc phết lên mặt bánh. Đồng thời, bơ thái lát cùng với vỏ trái cây thuộc họ cam quýt cũng có thể rắc lên mặt bánh, cũng như giúp tăng thêm vẻ ngoài bắt mắt cho món ăn.Các nguyên liệu phụ của món này bao gồm sữa chua, sữa lên men, nho khô, chà là, quả óc chó, hạt phỉ, hạt tiêu Jamaica, quế và hạt nhục đậu khấu. Nước chanh có thể được tưới lên quả bơ để làm cho nó không chuyển sang màu nâu. Bánh quả bơ cũng thường được chế biến như một loại thức ăn chay hoặc thuần chay. Ngoài ra, tùy theo khẩu vị của từng người mà có thể cho thêm quả bơ vào hỗn hợp làm bánh sô-cô-la và bánh kếp.
Trong một vài trường hợp, có thể dùng "fool" bơ để làm topping (phủ) cho bánh quả bơ. Fool là một hỗn hợp trái cây ép hoặc trái cây xay nhuyễn được trộn với kem hoặc sữa trứng. Thuật ngữ "fool" xuất hiện lần đầu vào thế kỷ 16, và cũng là từ đồng nghĩa với "một điều gì đó nhỏ nhoi không quan trọng."Một số loại bánh bông lan sữa có thể được phủ hỗn hợp crazy bơ, một món ăn của ẩm thực Sri Lanka. Người ta tạo ra crazy bơ từ một hỗn hợp gồm quả bơ, kem, đường và nước chanh, có công thức cũng cho rượu rum vào. Khi ấy, nó sẽ có hương vị và kết cấu tương tự như kem.
Offaim, Hedai (24 tháng 1 năm 2015). “The treat of the season: Go wild with avocados”. Haaretz. Truy cập 12 tháng 12 năm 2015. Trong nhiều loại bánh ngọt và xà lách, các nguyên liệu sẽ được trộn đều với nhau, hoặc chỉ đơn giản là trét chúng lên mặt bánh: Công thức dành cho những người yêu bơ. |
Cà chấm mắm tôm là món ăn dân gian quen thuộc trong văn hóa ẩm thực Việt Nam. Món ăn này gồm cà pháo đã được muối chấm với mắm tôm. Cà pháo được rửa sạch, để ráo nước rồi rắc một ít muối vào trước, để một lúc nữa thì tiếp tục cho nước đun sôi để nguội pha muối vào, sau đó nén các quả cà xuống cho ngập nước. Thông thường vào mùa hè sau 2 đến 3 ngày là có thể ăn được.
Cà chấm mắm tôm là món ăn dân dã lâu đời của người Việt Nam nên đã trở nên thân thuộc và có dấu ấn rõ nét trong văn hoá. Màu tím đặc trưng của hoa loại cây này cũng được gọi là tím hoa cà.
Thành ngữ:"Một quả cà bằng ba thang thuốc.""Tương cà là gia bản"Ca dao:Anh đi, anh nhớ quê nhà,
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.
== Tham khảo == |
Calzone (, US: hoặc , UK: ; Ý: phát âm tiếng Ý: [kalˈtsoːne]) là một loại pizza gập nướng của Ý có nguồn gốc từ Napoli. Calzone điển hình được làm từ bột nhào mặn, nướng trong lò và nhồi với salami hoặc thịt nguội, pho mát mozzarella, ricotta và parmesan hoặc pecorino, và một quả trứng. Các biến thể vùng miền thường bao gồm các nguyên liệu hay phủ trên mặt pizza.
Người Ý tin calzone là loại pizza có hiệu quả nhất khi giao hàng tận nhà. Niềm tin phổ biến này có một số cơ sở khoa học vì bánh được gập vào giữ lại nhiều nhiệt hơn. Điều này giúp calzone được giao tại nhà ấm hơn pizza bình thường. Ngày nay pizza thường được giao bằng xe máy có túi làm nóng bằng điện nhưng sự ưu tiên cho calzone vẫn còn lại. Có lẽ là do truyền thống nhiều hơn lợi ích giữ nhiệt của calzone. |
Trong Ẩm thực Việt Nam, bánh phồng là các loại bánh được làm từ bột ngũ cốc kết hợp gia vị, phụ gia, sau đó được chiên phồng trong mỡ nước hay dầu ăn.
Bánh phổ biến tại nhiều vùng trong cả nước, nổi tiếng tại Bến Tre và các tỉnh miền Tây Nam Bộ Việt Nam.
Bánh phồng có nhiều loại, trong đó phổ biến là bánh phồng mì, bánh phồng nếp, bánh phồng tôm, bánh phồng vẽ. Nguyên liệu làm bánh phồng mì gồm: mì (sắn), nước cốt dừa, đường cát. Nguyên liệu của bánh phồng nếp là gạo nếp, nước cốt dừa và đường. Còn bánh phồng tôm được làm từ bột và tôm. Bánh phồng vẽ dùng xôi trắng cán nát và trộn với một số hương liệu như nước gừng, nước gỗ vang, lá dứa, bột quả dành dành v.v.
Các loại bánh phồng thường được chiên phồng to lên, giòn và xốp trong chảo mỡ, dầu ăn, và được sử dụng như một món ăn khai vị hay món nhắm rượu. |
Mẻ hay cơm mẻ là một gia vị truyền thống trong ẩm thực Việt Nam có vị chua gắt và thơm đặc trưng, thường được làm từ cơm nguội hoặc bún và có xuất xứ từ miền Bắc Việt Nam. Cơm mẻ bổ dưỡng, giàu đạm, vitamin, acid lactic, không chỉ tương trợ cho một số món ăn trở nên thơm ngon, đặc biệt, mà còn có những lợi ích nhất định đối với sức khỏe con người.
Mẻ được bày bán theo dạng làm sẵn ở chợ tại các hàng bán đủ thứ đồ khô, rau dưa, gia vị; hoặc như một gia vị kèm theo khi người đi chợ mua thịt chó sơ chế về nấu nhựa mận hay thịt chân giò lợn thui. Người nội trợ cũng không quá khó khăn để có thể làm một hũ mẻ và nuôi tại nhà cho sử dụng lâu dài. Là một vị trong 5 vị cơ bản của ẩm thực người Việt, mẻ luôn khẳng định được giá trị khác biệt của nó so với những thứ gia vị quả chua khác.
Mẻ là cơm hoặc bún được ủ lên men có vị chua. Quá trình len men này nhờ một loại vi khuẩn kị khí, biến tinh bột và đường thành acid lactic. Chính loại acid này tạo nên vị chua của mẻ. Không hề có cái gọi là "con mẻ" như một số người thường nghĩ. Ở Việt Nam, người ta thường nuôi mẻ bằng những hũ để hở nên có một loại ruồi rất nhỏ, màu nâu đỏ, gọi là ruồi dấm đẻ trứng vào. Trứng này phát triển thành giòi; chúng bò lúc nhúc trong lọ mẻ. Khi những con giòi này trưởng thành, chúng lột xác thành ruồi và để lại những cái vỏ trên thành dụng cụ nuôi mẻ. Nên nuôi mẻ bằng những dụng cụ đậy kín để đảm bảo vệ sinh, tránh được những con giòi này và những loại vi khuẩn có hại khác.
Gây mẻ không cần nhiều công đoạn nhưng đòi hỏi người làm phải có kinh nghiệm. Mẻ thường được nuôi trong các hũ mẻ, là các lọ thủy tinh hay hũ sành, sứ, vừa đảm bảo sạch sẽ vừa thẩm mỹ. Tuy nhiên, lọ thủy tinh được ưa chuộng hơn do dễ dàng kiểm tra mẻ bằng mắt thường. Nếu chọn hũ sành, sứ thì phải múc lên mỗi lần kiểm tra, dễ khiến mẻ nhiễm khuẩn, bị hư, mốc và không bảo quản được lâu.
Có rất nhiều cách gây mẻ:
1- Cho một chén cơm nguội và một ít nước đường vào một lo thủy tinh sạch, rồi đậy thật kín. Sau hơn một tuần là có mẻ để sử dụng.
2- Dùng nước cơm. Khi nấu cơm, chắt lây một bát nước cơm, để nguội. Sau đó cho vào lọ, đậy kín lại.
Cũng giống như muối dưa cải, nếu muốn mẻ nhanh chua, có thể cho một ít mẻ vào lọ mẻ mới gây. Điều cần phải nhớ là đóng nắp lọ thật kín vì đây là loại vi khuẩn kị khí.
Mẻ có thể được làm với bún. Cách làm mẻ từ bún có thể nói là nhanh nhất và cho thành phẩm ngon, khó hư vì tự bản thân bún là bột gạo để trở chua nhẹ rồi lại được làm chín trong nước sôi. Tuy nhiên do nhiều lý do (có thể cả vấn đề cảm giác, nếu nhìn sợi bún chưa phân hủy hết trong cơm mẻ), việc làm mẻ bằng bún không được thông dụng như bằng cơm nguội.
Để mẻ tồn lại được lâu, cần phài cung cấp thức ăn cho vi khuẩn trong dụng cụ nuôi mẻ, nhất là sau khi lấy một phần mẻ để sử dụng. Thường thì cho thêm một chén cơm nguội vào. Nhớ là phải phủ kín cơm bằng mẻ có trong dụng cụ nuôi.
Trong những thời điểm bất khả kháng (chẳng hạn tại cộng đồng người Việt hải ngoại) khi không thể có cơm mẻ làm gia vị cho các món ăn đặc trưng cần cơm mẻ (như món giả cầy), sữa chua không đường có thể được sử dụng để thay thế.
== Chú thích == |
Bánh mì khoai tây là một hình thức của bánh mì kết hợp với khoai tây, trong đó khoai tây sẽ thay thế một phần của bột mì. Bánh mì khoai tây được nấu chín bằng một loạt các phương pháp, bao gồm bằng cách nướng nó trên một vỉ nóng hoặc chảo, hoặc nướng trong lò. Bánh mì khoai tây có thể được men hoặc không men. Tỷ lệ của khoai tây với bột mì có thể thay đổi đáng kể loại bánh mày. Bánh mì khoai tây là một sản phẩm thương mại ở nhiều quốc gia, với các biến thể tương tự trong các thành phần, phương pháp nấu ăn và các biến tấu khác. |
Công ty kem Jack và Jill, tiếng Anh là Jack and Jill Ice Cream Company, được thành lập bởi Max Schwartz vào năm 1929 tại Philadelphia, Pennsylvania. Schwartz bán kem, anh mang chúng qua các đường phố Philadelphia. Năm 1936, công ty đã mua chiếc xe tải kem đầu tiên để bán kem. Ngoài xe tải, công ty cũng bán kem cho các nhà hàng và dịch vụ ăn uống, trong các cửa hàng và trong các máy bán hàng tự động trên khắp vùng Trung-Đại Tây Dương Hoa Kỳ. Jack và Jill được cho là đã tạo ra và ra mắt Choco Taco, sau này được bán cho Good Humor-Breyers.Công ty được đặt tên theo tên một bài hát trẻ con "Jack and Jill" và có trụ sở tại Moorestown, New Jersey.
Good Humor
Mister Softee
Jack and Jill Ice Cream website |
Bánh phở là nguyên liệu chính để tạo nên các món phở. Ngoài những thành phần khác như là nước phở, thịt, gia vị... thì bánh phở quyết định đến chất lượng của một bát (tô) phở. Riêng ở làng Chũ Lục Ngạn, Bắc Giang bánh phở khô có tên gọi khác là mỳ chũ.
Bánh phở cũng cần có một số tiêu chuẩn cơ bản để có thể tạo nên 1 tô phở ngon:
Về hình thức: bánh phở có tiết diện chữ nhật, dày khoảng 1,5 mm, rộng 3–4 mm, vuông cạnh, dài hơn 20 cm
Về màu sắc: bánh trắng đục, mặt ngoài láng đều không rỗ mặt
Về vị giác: ăn vào có vị bùi, ngọt như cơm.
Có độ dai, dẻo
An toàn thực phẩm: không dùng các thành phần hóa chất xử lý ngâm gạo, trộn trong bột hoặc phun phủ trên bề mặt để tăng cường các đặc tính trên, chỉ dùng các phương pháp tự nhiên.Tránh sự nhầm lẫn giữa bánh phở và bánh hủ tiếu của Trung Hoa, bánh phở có dạng trong hơn là bánh hủ tiếu, và độ ẩm của nước trong bánh phở cũng ít hơn, cho nên độ dai của bánh phở có phần cao hơn.
Những nhà hàng phục vụ Phở ở nước ngoài, vì lý do sản xuất, cũng như thiếu kiến thức về món ăn và loại thực phẩm này nên vẫn hay sử dụng bánh hủ tiếu để dùng trong việc chế biến một tô phở, và hơn một nửa số thực khách là những người lớn lên ở hải ngoại nên cũng không thể phân biệt. |
Gà hấp lá trúc là đặc sản vùng Bảy Núi, thuộc hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, tỉnh An Giang, với nguyên liệu chính là gà ta hấp cách thủy với lá một loài cây thuộc chi Cam chanh, được người dân bản địa gọi là cây trúc. Loài cây này, tại một số nơi còn được biết đến với tên chanh Thái hay chấp, mọc hoang và được trồng phổ biến như một trong những loài cây đặc hữu vùng Bảy Núi.
Gà trống tơ hoặc mái tơ thả vườn từ 0,8 kg đến 1 kg, lý do chọn loại gà này là thịt sẽ chắc và mềm hơn so với gà công nghiệp.
Lá và trái trúc thuộc họ Cam chanh được biết đến ở vùng Thất Sơn An Giang. Cây trúc vùng Bảy Núi khá giống cây chanh nhưng to hơn, lớp vỏ xù xì. Nước trái trúc giống nước cốt chanh nhưng chua hơn. Lá trúc hơi giống hình số 8, có vị cay nồng và gắt hơn lá chanh.
Các loại gia vị dùng để ướp gà: muối, đường, bột ngọt, gừng, rượu trắng
Các loại rau ăn kèm, đặc biệt là bắp chuối vị ngọt chát sẽ tăng hương vị cho món ăn.
Sau khi làm sạch gà, dùng muối và gừng xát lên mình gà để khử mùi. Sau đó tùy theo người nội trợ có thể ướp các loại gia vị như tiêu, hành lá, bột nêm và chút rượu trắng để dậy mùi; có nơi ướp đường, bột ngọt, muối và chút lá trúc hay vỏ trái trúc băm nhuyễn; cũng có thể thêm các loại nấm nhồi vào bụng gà hay rải lên trên, cùng cà rốt, hành lá cắt khúc.
Sau khi tẩm ướp chừng mươi mười lăm phút, xếp một lớp lá trúc dưới đáy xửng hấp rồi đặt gà lên trên, bật lửa hấp cách thủy 20-40 phút tùy theo. Lót lá trúc khiến mùi lá trúc thấm vào thịt gà. Kiểm tra món gà đã chín tới hay chưa bằng cách xâm thử vào phần thịt dày nhất của gà, đa số là phần thịt đùi, quan sát nước tiết ra đã trong thì món gà đã chín. Khi da gà đã chuyển màu vàng tươm thì rắc lá trúc xắt nhuyễn lên trên.
Món gà khi ăn có thể được chặt miếng hoặc xé nhỏ bảy lên đĩa, trang trí bằng vài chiếc lá trúc, ớt; ăn kèm với các loại rau như bắp chuối thái mỏng, dưa leo, cà chua, tùy vào sở thích của mỗi người; chấm muối ớt pha nước trái trúc chua cay. |
Bánh rế là loại bánh ngọt được làm bằng khoai lang và đường nấu chảy được tưới lên mặt bánh như cái rế. Tương tự như cách đặt tên của chả giò rế, bánh tráng rế...
Bánh là đặc sản của nhiều nơi như Sóc Trăng, Bình Định, Phan Rang, Phan Thiết...
Bánh rế có 2 màu:
Bánh có có màu nâu đỏ, hơi giống màu cánh gián, hình dáng giống thứ đồ mà người ta dùng để đặt xoong, nồi nhưng nhỏ nhắn hơn rất nhiều, với vô số những sợi rất mảnh xoắn xuýt, đan bện vào nhau. Bánh rế xuất xứ từ vùng Phan Thiết, Phan Rang. Loại này người dân làm từ khoai lang Dương Ngọc có giá cao hơn bánh rế làm từ khoai lang và khoai mì.Bánh rế vàng: làm bằng khoai lang và khoai mì, màu vàng ươm như mật. Để làm bánh rế loại này, việc đầu tiên là lột củ mì (sắn), gọt vỏ củ khoai lang. Rồi sò (bào) thành sợi. Do quá mỏng và dài nên những sợi củ ấy quấn lấy nhau. Cái độc đáo của bánh nằm ở chỗ đó. Giá loại bánh này rẻ hơn bánh rế làm bằng khoai lang Dương Ngọc.
Cách thực hiện khá đơn giản
Về phần khuôn bánh:Khuôn để đổ bánh tựa như là cái vá (môi) múc canh. Dầu phải đổ cả chảo cho ngập bánh và phải để cho sôi mới bỏ sợi củ lang, củ mì vào khuôn. Bỏ thật nhanh tay và cũng phải rất nhanh tay để ép từng búi sợi xuống khuôn và dàn cho thật mỏng. Rưới đường đã sên sẵn, ngay khi vừa vớt ra.Những chiếc bánh được xếp chồng lên nhau, khi đã nguội, y hệt như đồ chơi con nít. Nhìn, rất thích mà ăn lại càng thích hơn. Bánh cho ta một hương vị rất là đặc biệt. Đó là sự hòa lẫn, quyện chặt của một hỗn hợp những hương vị: cái bùi bùi của tinh bột, cái beo béo của dầu, cái ngon ngọt của đường mật và không thể thiếu độ giòn tan.Bánh rế ngon là bánh rế giòn, không vỡ vụn và đặc biệt không ngọt quá.
Chiên bánhĐể làm bánh rế mì, từ củ mì tươi sau khi đã lột vỏ, người ta xắt dài nhỏ như cộng rạ cỡ 3–5 cm. Dùng một chảo con có lòng sâu và một lò than nhỏ, chế dầu dừa vào chảo một ít, khi dầu bắt đầu sôi người ta cho vào chảo dầu chừng một nắm củ mì đã được xắt nhỏ như đã nói, dùng một vá có cán dài, lòng vá sâu tròn, và một đôi đũa, lấy đũa vạch mì cộng cho đều trong lòng chảo, rồi dùng lưng vá để đè các cộng mì sát xuống lòng chảo. Dầu làm cho mì chín kết đính vào nhau, sau trở màu vàng là đã chín. Dùng đũa vớt ra ngoài, tiếp tục chế thêm ít dầu nữa rồi chiên cái khác.
Sên đườngNhờ chảo nhỏ có lòng sâu nên bánh cũng có hình thù như chảo và giống cái rế mà nông dân ta thường dùng lót các nồi niêu nên gọi là bánh rế. Chiên hết số sợi mì đã thành bánh rế xong, thì dùng một chảo khác có đường và ít nước được bắc lên lò lửa. Đường chảy ra, người ta từ từ lấy từng bánh một nhúng lưng bánh vào chảo đường rồi lấy ra làm cái khác, cho đến khi cả rổ bánh được ngào đường mới thôi. Nhờ có chiên dầu nên bánh rế vừa giòn, vừa béo, vừa thơm, vừa ngọt.
Thành phẩmNgười ta phơi khô cho ráo đường, cho vào bịch, mỗi bịch từ 5 đến sáu cái xếp đều đặn lên nhau. |
Cơm bụi hay cơm tiệm, cơm quán, cơm bình dân, cơm giá rẻ là thuật ngữ riêng có và được sử dụng phổ biến ở Việt Nam dùng để miêu tả về những bữa ăn đại trà trong đó món ăn chủ đạo từ cơm được phục vụ tại các quán, tiệm cơm bình dân ở hè phố và có giá cả rẻ hơn so với các nhà hàng, quán ăn, căng tin khác. Cơm bụi hình thành từ lâu đời và là một nét văn hóa của người Việt bình dân. Các quán cơm ở Hà Nội thường gọi theo tên chủ quán hay những đặc điểm khác thường, cơm bình dân là cách gọi theo kiểu miền Nam. Cơm bụi trở thành tên gọi chỉ các quán cơm bình dân từ những năm 1990.Cơm bụi được bày bán để phục vụ cho đông đảo các đối tượng, tầng lớp nhân dân ở Việt Nam trong đó phục vụ chủ yếu cho các đối tượng có thu nhập thấp hoặc vì công việc nên không thể dùng bữa tại gia đình như: sinh viên, thí sinh khi đi thi, thợ hồ, nhân viên, người lao động, lao công, tài xế, xe ôm, những người xa nhà hoặc có công tác khác...
Các quán ăn cơm bụi có rất nhiều tại Việt Nam, nhất là các thành phố đông dân cư. Cơm bụi nhìn chung đáp ứng được một phần nhu cầu ăn uống của người dân, giá cả lại rẻ tạo nên lợi thế cạnh tranh so với cơm trưa văn phòng. Tuy nhiên vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm của cơm bụi nhìn chung không được bảo đảm, nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất cao.
Cơm bụi ở Việt Nam hình thành lần đầu tiên ở Miền Bắc Việt Nam, và phát triển gắn với quá trình đô thị hóa dưới thời Pháp thuộc, những hình thức cơm bình dân này ra đời lần đầu tiên ở Hà Nội.
Thực đơn của các quán cơm bụi rất đa dạng và phong phú, thường thì một quán cơm hay có phong cách pha trộn các món ăn từ Bắc đến Nam để có những món ăn ngon và rẻ nhất có thể. Các quán cơm bụi tại Việt Nam thường phục vụ nhiều món cùng lúc. Các tiệm cơm phục vụ thực khách theo dạng cơm phần hoặc theo món, một số thực khách có thể mua cơm hộp. Nói chung, món ăn chủ đạo vẫn là cơm và các món ăn chủ yếu là món mặn (một số quán cũng có bán đồ chay). Vào bữa ăn sáng, các quán thường phục vụ cơm tấm và món ăn chung thường là sườn nướng chan mỡ hành, thịt hun khói, trứng ốp la, chả trứng hoặc các món nhẹ khác. Một số quán cơm thường buổi sáng bên cạnh cơm sườn còn bán thêm các món bún, mì, cháo (cháo lòng hoặc cháo bò....). Thức uống thì có sữa đậu nành.
Đến bữa ăn trưa và bữa ăn tối là những bữa cơm chính và có rất đông thực khách đến ăn, uống nên nhiều món ăn đa dạng, phong phú được dọn lên, hoặc có trong khẩu phần ăn của mỗi người. Thông thường thực đơn sẽ bao gồm một dĩa cơm và một phần thức ăn theo lựa chọn, một chén canh (thường là canh rất lỏng chủ yếu là nước), một dĩa rau xào và một rổ rau sống đây là những món ăn phụ thêm và thức uống là trà đá miễn phí. Ngoài ra một số tiệm cơm có thể phục vụ thêm các trái cây tráng miệng (thông dụng là chuối tiêu vì loại chuối này to và rẻ) hoặc các phần cơm thêm, một số quán có tính tiền những món trên.
Món ăn chính là những thức ăn đa dạng luôn được bày sẵn để thực khách lựa chọn. Các món thịt như thịt heo, thịt gà, thị bò là chính trong đó thịt heo luôn được chế biến thành nhiều món khác nhau từ những bộ phận khác nhau, thịt gà cũng là món hết sức phổ biến (đa số thịt gà đều là thịt gà công nghiệp hay gà tam hoàng vì loại gà này có khối lượng lớn và giá cả rẻ) các món có thể kể đến như thịt luộc chắm mắm tôm, thịt heo quay, xíu mại, sườn nướng. Món cá cũng là những món ăn thông dụng, nhất là những loài cá phổ biến và giá rẻ như cá bạc má, cá nục, cá trích, cá hường, cá hú, cá diêu hồng, có thể kể đến một số món như cá hú kho, canh chua cá diêu hồng, canh chua cá hú..., cá hường chiên sả ớt. Ngoài ra các món từ động vật khác như hến, ốc bươu cũng phổ biến vì nguyên liệu này thông dụng và giá cả rẻ.
Về thực vật có nhiều món rau cải, chủ yếu là xào, luộc, đậu phụ cũng là nguyên lịệu để chế biến nhiều món ăn (như đậu hũ nhồi thịt, đậu hũ rán...) Các thực khách khi đến ăn trễ và các món ăn đã gần hết thì có thể yêu cầu chủ quán dọn món cơm với trứng ốp la hoặc lựa chọn món mì xào theo yêu cầu...
Có nhiều cảnh báo về nguy cơ ngộ độc thực phẩm cũng như các bệnh khác khi ăn cơm bụi, xuất phát từ việc nhiều quán cơm mất vệ sinh an toàn thực phẩm trong khâu chế biến, phục vụ, điều kiện của quán ăn. Quy trình chế biến tại các quán cơm bụi hoàn toàn không thể kiểm soát và rất mất vệ sinh gây ra nhiều ẩn họa khôn lường. Khi chứng kiến quy trình chế biến cơm bụi thì thật sự hãi hùng, nhiều nguyên liệu chọn làm cơm đều là những nguyên liệu ôi thiu, thu gom từ chợ chiều, đã biến chất điều này đặc biệt nguy hiểm khi rơi vào mùa dịch bệnh, thậm chí một số tiệm cơm không đảm bảo yêu cầu về phòng chống cháy nổ gây ra hậu quả.Theo một số báo chí, các hàng quán cố định, hàng quán vỉa hè, người bán rong… có 20% thực phẩm được chế biến từ nơi khác mang đến và trong số 54,5% thực phẩm được chế biến tại chỗ có đến 24% được để trên nền đất chế biến. Qua xét nghiệm của ngành Y tế với các mẫu thực phẩm chín ăn ngay, nhóm thực phẩm bún - mì - phở đều có nhiễm coliform (48,3%) và E.Coli (28,4%), chẳng hạn, thịt chín ăn ngay có 31,7% nhiễm coliform và 25% nhiễm E.Coli. hơn 50% người tiêu dùng hàng ngày luôn đối diện với các bệnh truyền qua thực phẩm và có nguy cơ ngộ độc bất kỳ lúc nào Cũng theo một số liệu khảo sát của ngành Y tế, chỉ có 91,1% hàng quán có đủ nước sạch, 95,2% có kẹp gắp thức ăn, 84,8% có tủ… và chỉ có 56,5% người chế biến, kinh doanh có đi khám sức khỏe, 62,5% có tạp dề, 33,4% có khẩu trang. Tình trạng cơm bụi mất vệ sinh diễn ra thường xuyên nhưng các cơ quan quản lý nhà nước bất lực trước hiện tượng này, một mặt do số lượng quán cơm mọc lên rất nhiều do nhu cầu, mặt khác lực lượng quản lý cũng không thể đủ để đáp ứng công việc.Ngoài ra, một thực tế hiện nay là khi vào ăn cơm bụi thì khách hàng thường kêu cơm thêm nhất là các đối tượng là người lao động, công nhân, sinh viên có sức ăn khỏe, điều này dẫn đến tình trạng là các quán cơm không kịp nấu chín để phục vụ cho thực khách đồng thời với nhiều quán cơm thực hiện chính sách không tính tiền cơm thêm có thể bớt lãi đi do đó để tăng lợi nhuận, nhiều quán cơm đã sử dụng hóa chất để làm trương cơm.
Nhiều quán cơm hiện nay sử dụng một gói bột hóa chất các hàng cơm bụi đã có thể làm cho 10 kg gạo thành cơm nở bung trắng đều, hạt to mẩy tương đương như khi nấu 20 kg gạo thông thường mà không mất nhiều công. Chỉ cần ngâm 15–20 kg gạo chung với 1 muỗng canh nhỏ loại bột này rồi đem hấp khoảng 1 tiếng, gạo sẽ nở bung, cho lượng cơm nhiều gấp đôi so với bình thường. Loại bột này còn có tác dụng làm cơm chín rất nhanh. Do đó đa phần các hàng cơm bụi đều cho thoải mái khi khách ăn muốn lấy thêm cơm. Khách có đông đến mấy, cũng chỉ một tiếng đồng hồ sau là quán đã kịp nấu nồi cơm trắng tròn mẩy. Tuy nhiên cơm hơi sống và ăn sượng, không dẻo như bình thường.Loại bột này giá một gói khoảng 8.000 đồng (năm 2013), Loại này chỉ bán cho người quen hoặc có khách hỏi mới đưa chứ không bán đại trà, vỏ gói bột ghi hầu hết bằng tiếng nước ngoài, không có nhãn mác hay hạn sử dụng. Dân trong nghề gọi bột này là bột nở, có tác dụng làm thịt nhỏ to ra gấp đôi, hạt gạo ngâm đem hấp lên to ra gấp 2,3 lần. |
Cua xanh Đại Tây Dương (danh pháp hai phần: Callinectes sapidus) hay còn gọi là ghẹ, là một loài giáp xác được tìm thấy trong vùng biển Đại Tây Dương phía tây Dương, bờ biển Thái Bình Dương của Trung Mỹ và Vịnh Mexico. Trên bờ biển Thái Bình Dương của Trung Mỹ, phần lớn là bỏ qua như là một nguồn thực phẩm do việc bắt loài cua này được coi là quá khó khăn. Đó là loài giáp xác của tiểu bang Maryland và được khai thác nhiều.
Cua xanh Đại Tây Dương là loài bản địa ở rìa phía tây của Đại Tây Dương Nova Scotia đến Argentina và xung quanh toàn bộ bờ biển của vịnh Mexico. Nó đã được du nhập (thông qua nước dằn tàu) đến vùng biển Nhật Bản và châu Âu, và đã được quan sát thấy ở biển Baltic, Biển Bắc, Địa Trung Hải và biển Đen. |
Hủ tiếu (bắt nguồn từ tiếng Triều Châu “粿條” guê2diou5, âm Hán Việt: quả điều), còn được viết là hủ tíu (trong phương ngữ tiếng Việt miền Nam tiếu đồng âm với tíu), là món ăn dùng chế phẩm gạo dạng sợi của người Triều Châu và người Mân Nam, có nhiều điểm tương tự như sa hà phấn của người Quảng Đông và bản điều của người Khách Gia, được truyền nhập tới nhiều vùng ở trong và ngoài nước Trung Quốc, trở thành món ăn thường gặp ở vùng Hoa Nam Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á như ở miền Nam Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan, Singapore, v.v.
Hủ tiếu phát triển rất mạnh ở miền Nam Việt Nam từ những năm 50, đặc biệt là tại Sài Gòn, rất dễ tìm thấy quán hủ tiếu trên đường phố hoặc xe hủ tiếu đẩy ở đầu hẻm. Có thể nói Hủ tiếu là món ăn đặc trưng tại đây, tương tự như phở ở Hà Nội hay bún bò tại Huế. Hủ tiếu thường là món ăn sáng hoặc ăn tối, người miền Nam ít ăn trưa với hủ tiếu.
Nguyên liệu chính của món hủ tiếu là bánh hủ tiếu, nước dùng chính là với thịt bằm nhỏ, lòng heo nấu cùng. Sau đó trụng sơ bánh hủ tiếu với nước dùng, rồi cho các nguyên liệu phụ vào như giá đỗ, hẹ, thịt bằm vào. Có thể ăn với thịt bò viên và tương ớt, tương đen.
Hủ tiếu thịnh hành ở Nam Bộ, và có nhiều loại hủ tiếu:
Hủ tiếu Nam Vang: có 2 loại chính: hủ tiếu khô và hủ tiếu nước
Hủ tiếu sa tế: có nguồn gốc từ người Tiều
Hủ tiếu Mỹ Tho: có thêm tôm, mực, hải sản, ốc, đặc sản của Mỹ Tho
Hủ tiếu Trung Hoa: có mùi xì dầu
Hủ tiếu Sa Đéc: Làm từ bột tươi Sa Đéc, có hương thơm đặc trưng của làng bột gạo Sa Đéc, nơi duy nhất có nguồn nước với độ pH bằng 7 nên sợi hủ tiếu dai, thơm ngon đặc trưng. Các cơ sở sản xuất nổi tiếng: Hủ tiếu Lãnh Nam Sa Đéc, Bà Năm Sa Đéc, Hòa Hưng, Bích Chi,...
Hủ tiếu gõ: Hủ tiếu bán dạo bình dân, gồm hủ tiếu bò viên, hủ tiếu nạc (thịt heo), giò. Tên gọi bắt nguồn từ những xe đẩy bán hủ tiếu có một bộ dụng cụ gồm hai thanh gỗ hoặc kim loại gõ vào nhau để phát ra âm thanh đặc trưng, dễ nhận biết thay cho tiếng rao.
Hủ tiếu mựcTất cả các loại hủ tiếu trên đều có thể tìm thấy ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành khác tại Việt Nam.
== Tham khảo == |