text
stringlengths 93
20.7k
|
---|
Anpan (あんパン, Anpan) hay 餡(あん)パン) là một loại bánh cuộn ngọt của Nhật Bản với phần nhân chủ yếu là tương đậu đỏ. Anpan còn có thể làm với các loại nhân khác như đậu trắng (shiro-an), đậu xanh (uguisu-an), vừng (goma-an), và hạt dẻ (kuri-an).
Anpan được phát minh lần đầu tiên vào năm 1875, trong thời kỳ Minh Trị bởi một người tên là Yasubei Kimura, một võ sĩ bị mất việc khi Quân đội Hoàng gia bắt đầu phát triển và tầng lớp võ sĩ đạo đang trên bờ suy thoái. Thời đại Minh Trị là thời kỳ Nhật Bản ngày càng hiện đại hóa, do đó ngày càng nhiều samurai bị mất việc và họ phải chuyển sang làm một công việc khác hoàn toàn mới lạ so với họ; nghề thợ làm bánh cũng là một trong những công việc như thế.
Chuyện kể rằng, vào một ngày nọ, khi đang lang thang quanh khu vực có nhiều cựu võ sĩ làm việc, Kimura Yasubei trông thấy một chàng trai trẻ đang làm bánh mì, và ông đã nảy sinh ra ý tưởng mới – thành lập một tiệm bánh mì tên là Bun'eidō (文英堂). Năm 1874, ông chuyển đến Ginza và đổi tên tiệm bánh thành Kimuraya (木村屋), nay là Kimuraya Sohonten ( ja:木村屋總本店). Tuy nhiên, vào thời điểm đó, công thức làm bánh mì duy nhất được biết đến ở Nhật Bản là làm một loại bánh mì có vị mặn và chua, không phù hợp với khẩu vị của người Nhật lúc bấy giờ. Nắm bắt được điều này, Yasubei đã nảy sinh ý tưởng làm một loại bánh mì phù hợp với khẩu vị của người Nhật hơn. Cuối cùng, ông đã tìm ra cách làm bánh mì theo phong cách manjū của Nhật Bản - tức là nhào bột bằng men lỏng sakadane truyền thống. Sau đó, ông cho wagashi nhân đậu vào trong khuôn bánh mì và bán chúng như đồ ăn vặt, về sau loại bánh độc đáo này được gọi là Anpan. Anpan rất nổi tiếng không chỉ vì hương vị của nó mà còn là vì sự tò mò người Nhật đối với bất cứ thứ gì mới lạ vào thời điểm đó.
Sau đó, Yamaoka Tesshū, một thị thần của Thiên hoàng Minh Trị và là một người yêu thích món bánh Anpan đã yêu cầu Mạc phủ Tokugawa - chính quyền cai trị Nhật Bản trước thời Minh Trị, phải biếu tặng Anpan mỗi khi đến diện kiến Thiên hoàng. Mạc phủ Tokugawa đã yêu cầu Yasubei làm một ít đem dâng cho Triều đình. Yasubei đã nỗ lực chăm chỉ để làm ra Anpan, ông quan tâm đến hình thức của món ăn này nên đã trang trí chúng bằng một bông hoa anh đào ngâm muối ở giữa mỗi chiếc bánh. Món bánh Anpan này đã được dâng lên Thiên hoàng Minh Trị vào ngày 4 tháng 4 năm 1875. Về sau Thiên hoàng đã yêu cầu Yasubei dâng Anpan cho ông mỗi ngày, sau khi có tin đồn rằng Thiên hoàng đã ăn Anpan, sự nổi tiếng của các món bánh mì, đặc biệt là Anpan đã bắt đầu lan rộng khắp đất nước.
Anpan thường được sử dụng như tiếng lóng dùng chỉ một loại chất để pha loãng sơn.Hình ảnh Anpan cũng được nhắc đến trong bộ truyện tranh và phim hoạt hình Anpanman, kể về một siêu anh hùng có đầu được làm bằng Anpan.
Trong bộ anime nhượng quyền Clannad, nhân vật chính Nagisa Furukawa thường tự gọi mình với biệt danh "Anpan".
Trong anime Gintama, nhân vật Sagaru Yamazaki được xem là ăn Anpan như một nghi thức gợi nhớ đến các bộ phim truyền hình trinh thám nổi tiếng của Nhật Bản khi hoạt động bí mật, và cuối cùng phát điên vì nó (tập 205).
Trong sê-ri tokusatsu Denshi Sentai Denjiman, nhân vật Daigoro Oume/DenjiBlue (do Kenji Ohba thủ vai) rất yêu thích Anpan. Rất lâu sau khi bộ truyện kết thúc, anh ấy xuất hiện trong các bộ phim Gokaiger vs. Goseiger và Gokaiger vs. Gavan với vai trò là một người bán Anpan.
Nhân vật Kogepan của San-X được khắc họa là một chiếc bánh anpan bị bỏng, với vẻ chán nản và như bị say sữa.Nhân vật Akatsuki trong Log Horizon cũng rất thích ăn Anpan, nhưng cảm thấy ngon nhất là khi ăn kèm với trà xanh.
Trong anime Deadman Wonderland, phần thưởng khi tham gia "Cuộc đua chó" do Tamaki tổ chức là được ăn Anpan. |
Hủ tiếu Nam Vang là món hủ tiếu do người Khmer chế biến, có nguồn gốc từ Nam Vang (là tên phiên âm của Phnôm Pênh). Hủ tiếu Nam Vang có tên gọi trong tiếng Khmer là "kuay tiev", nguyên liệu chính là hủ tiếu bột lọc (có người gọi là hủ tiếu dai), nước dùng chính là thịt bằm nhỏ, lòng heo nấu cùng. Món ăn này được du nhập vào Việt Nam và trở nên phổ biến thay vì hủ tiếu chỉ với xương thịt truyền thống. Tùy theo khẩu vị của từng người, có thể thay thế lòng heo bằng tôm, cua, cá, mực v...v....
Nguyên liệu làm hủ tiếu Nam Vang bao gồm hủ tiếu bột lọc, các thành phần làm nước dùng (nước lèo), các thành phần cho vào tô hủ tiếu, các loại rau ăn kèm. Dưới đây là một công thức cho món hủ tiếu Nam vang với các thành phần và tỷ lệ cơ bản:
Xương heo (khoảng 1.5 kg); tôm thẻ (1/2 kg); gan heo (300g); thịt heo xay (300g); tôm khô (khoảng 1 nắm nhỏ); khô mực (1 con cỡ vừa); hủ tiếu bột lọc; dầu ăn; 1 củ tỏi; 4 tép hành lá; chanh; mùi tàu (ngò gai); lá hẹ; giá đỗ; cần tây; rau tần ô; đường, muối, bột ngọt (nếu thích)
Nấu nước lèo: Xương heo (nếu là xương ống thì trong hơn) trụng sơ nước sôi, đổ ra rửa sạch. Bắt 1 nồi nước khác lên rồi để xương vào, sau đó để 1 tí muối, đường phèn, khô mực nướng vừa chín xé làm bốn và tôm khô rửa sạch cùng bỏ vào nồi nước súp hầm với xương. Bỏ củ cải và cà rốt cắt khúc vào hầm mềm luôn. Sau đó nêm với đường, muối, bột ngọt, cho vừa ăn.
Gan heo: Đem luộc với một tí muối, khi chín vớt ra để nguội quấn trong cling phim khi nào ăn hãy xắt nếu không nó bị khô.
Tôm: Lột vỏ (chừa đuôi tôm lại), sau đó cắt ở sống lưng tôm, lấy chỉ đen ra.
Tỏi bằm ra cho thật nhỏ, bắt một cái nồi nhỏ lên bếp, để đầu vào, khi dầu sôi thì tỏi vào, lấy đũa quậy đều cho đến khi tỏi vừa hơi vàng thì tắt lửa và đem xuống khỏi lò (Khi đó dầu còn đang nóng sẽ làm cho tỏi vàng thêm tí nữa, nếu còn để trên bếp sẽ làm tỏi bị đen).
Thịt heo xay: Trộn thịt heo cho chút nước súp, bắt lên chảo xào cho đến khi ráo nước.
Rau: Cần tây, hẹ cắt khúc.
Luộc hủ tiếu khô và cho vào một cái tô sau đó cho chút tỏi phi vào trộn đều cho khỏi dính sau đó xếp lên tô: gan heo, tôm, thịt heo xaỵ, trứng cút. Nước súp đang sôi, để vào tô sau đó thì để lá hẹ, hành, ngò và tỏi chấy lên trên mặt tô.
Khi nồi nước súp hoàn thành thì bỏ vào 1,2 muỗng tỏi phi thơm.
Tôm (thêm mực nếu thích tùy người) cho chút nước súp vào một nồi nhỏ nấu chín và sắp vào tô lấy nước luộc tôm mực đó cho vào luôn tô hủ tiếu.
Ngoài gan heo có thể thêm cật và tim
Hủ tiếu Nam Vang, hủ tiếu Mỹ Tho và hủ tiếu của người Hoa có sự khác biệt rất rõ rệt. Nếu như hủ tiếu Nam Vang tôn trọng phụ liệu chính là lòng heo thì hủ tiếu Mỹ Tho lại có thêm tôm, mực, hải sản, ốc. Còn hủ tiếu Trung Hoa lại có vị béo của nước béo và thơm thơm của xì dầu.
Hủ tiếu sa tế nai được chế từ nước lèo sầu riêng mật ong. |
Cháo gà hay súp gà là một món súp được làm từ thịt gà, ninh nhừ trong nước, thường kèm với nhiều thành phần nguyên liệu và gia khác. Súp gà hoặc cháo gà cổ điển bao gồm nước dùng gà trong veo, thường có miếng thịt gà hoặc rau, những thứ bổ sung phổ biến là mì ống, mì, bánh bao, hoặc các loại ngũ cốc như gạo và lúa mạch, ở Việt Nam thì có hành, ngò, muối, tiêu. Súp gà hay cháo gà được biết đến một phương thuốc dân gian cho cảm lạnh và cúm, và ở nhiều nước được coi là một thực phẩm dễ ăn, dễ tiêu.
Cũng giống như các món gà khác, nguồn gốc của súp gà có liên quan đến lịch sử thuần hóa gia cầm, kéo dài từ 7.000 đến 10.000 năm trước, có lẽ đã diễn ra ở Ấn Độ cổ đại hoặc Đông Nam Á. Phiên bản phổ biến của món ăn ngày nay được công nhận là súp gà cổ điển kiểu Mỹ, thường sử dụng các loại rau củ bao gồm cà rốt, hành tây, tỏi tây và cần tây, trước tiên là một mặt hàng chủ lực trên khắp Bắc Âu. Công thức được đưa đến Hoa Kỳ bởi những người nhập cư từ Scotland và Ba Lan, và cuối cùng có thể truy nguyên nguồn gốc của nó với một phiên bản súp gà thường được phục vụ trong các cộng đồng Mennonite, Amish và Do Thái ở châu Âu. Ở phương Tây có bộ sách tựa đề bộ sách "Súp gà cho tâm hồn" (Chicken Soup for the Soul) nổi tiếng.
Biến tấu về hương vị có được bằng cách thêm các loại rau củ như rau mùi tây, khoai tây, khoai lang và rễ cần tây, các loại thảo mộc như rau mùi tây, thì là, các loại rau khác như zucchini, tép tỏi hoặc cà chua và hạt tiêu đen. Súp nên được đưa từ từ vào đun sôi và sau đó ninh trong nồi có nắp trên ngọn lửa rất thấp trong một đến ba giờ, thêm nước nếu cần thiết. Nước dùng trong vắt hơn đạt được bằng cách bỏ những giọt mỡ ra khỏi đầu súp khi nấu, trước tiên hãy cho gà vào nồi nước lạnh và vứt bỏ nước trước khi tiếp tục, hoặc lọc qua lưới lọc hoặc miếng vải mỏng. Saffron hoặc nghệ đôi khi được thêm vào như một chất màu vàng. Sau đó gà có thể được băm nhỏ bằng tay và bảo quản trong tủ lạnh cho đến khi sẵn sàng để sử dụng trong súp.
Ở Việt Nam, cháo gà là một món ăn quen thuộc và vô cùng dinh dưỡng, thích hợp dùng để tẩm bổ cho cả người lớn, trẻ em, bà bầu, người đang đau ốm, say rượu húp vào vả mồ hôi, là một trong số những món cháo truyền thống được rất nhiều người yêu thích bởi vị ngon ngọt đặc biệt, hợp cho bữa ăn sáng hoặc bữa ăn tối của cả gia đình. Thông thường, khi nấu cháo gà ở Việt Nam, người nấu cần chuẩn bị hai nguyên liệu chính là gà và gạo, rồi hành, ngò, tiêu, muối. Cháo vốn nở nên lượng gạo nấu không cần nhiều và định lượng theo số người ăn.
Nếu cho nhiều gạo mà nước ít, gạo sẽ nở ra, cháo sẽ bị đặc quá. Còn gà có thể chặt miếng hoặc để nguyên con tùy ý. Nhưng quan trọng phải hầm đến lúc thịt gà mềm nhừ. Nấu cháo có thể dùng nồi cơm điện, bếp gas, bếp điện hay nồi áp suất tùy ý. Nhưng nếu không cho đúng định lượng gạo, nước và thời gian nấu chuẩn thì cháo không thể ngon được. Thông thường khi nấu cháo phải canh nồi thật cẩn thận vì sơ sểnh chút là cháo có thể bị trào hết ra bếp. Cho gạo, nước luộc gà, ½ số thịt gà vừa xé nhỏ, xương thịt gà và hành khô đập dập vào nồi. Nồi nấu cháo gà có thể là nồi cơm điện hoặc nồi hầm cháo. |
Hamburger (tiếng Việt đọc là hăm-bơ-gơ hay hem-bơ-gơ, tiếng Anh:/ˈhæmbɜrɡər/, tiếng Đức: /ˈhɛmˌbœːɐ̯ɡɐ/ hoặc /ˈhamˌbʊʁɡɐ/) là một loại thức ăn bao gồm bánh mì kẹp thịt xay (thường là thịt bò) ở giữa. Miếng thịt có thể được nướng, chiên, hun khói hay nướng trên lửa. Hamburger thường ăn kèm với pho mát, rau diếp, cà chua, hành tây, dưa chuột muối chua, thịt xông khói, hoặc ớt; ngoài ra, các loại gia vị như sốt cà chua, mù tạt, sốt mayonnaise, đồ gia vị, hoặc "nước xốt đặc biệt", (thường là một biến tấu của sốt Thousand Island) cũng có thể thể rưới lên món bánh. Loại bánh hamburger có topping là pho mát được mọi người gọi là hamburger pho mát.Thuật ngữ "burger" cũng có thể chỉ đến miếng thịt (patty) đặt trên món bánh, đặc biệt là ở Vương quốc Anh, nơi thuật ngữ "patty" hiếm khi được sử dụng, hoặc chỉ đơn thuần là ám chỉ đến thịt bò xay. Vì từ hamburger thường ngụ ý đến thịt bò, nên để rõ ràng hơn, tên của loại thịt hoặc nguyên liệu thay thế thịt có thể được đặt trước "burger", chẳng hạn như burger bò (beef burger), burger gà tây (turkey burger), burger bò rừng (Bison burger) hoặc burger chay (vegie burger).
Nhiều nhà hàng thức ăn nhanh dựa vào hamburger để bán. Dãy nhà hàng McDonald's bán một loại hamburger có tên là Big Mac bán chạy nhất thế giới, đồng thời còn là loại mà khách hàng ưa thích nhất. Các dãy nhà hàng khác như Burger King, Whataburger, Carl's Jr., Wendy's, Jack-in-the-Box và Sony cũng dựa vào món hamburger. Fuddruckers là một dãy nhà hàng chuyên bán loại hamburger "thượng hạng". Ngoài ra, loại bánh này cũng có nhiều biến thể quốc tế và khu vực.
Tên hamburger có nguồn gốc từ tên của thành phố Hamburg, Đức, một người dân từ Hamburg được gọi là "Hamburger"; theo đó, bất cứ vật gì có nguồn gốc từ thành phố này hay được phổ biến đầu tiên tại đây được có tên gọi này. (Tuy nhiên, tên của loại đồ ăn này không được viết hoa). Đầu tiên một loại bánh có thịt bò xay tên là "thịt nướng Hamburg" (Hamburger steak) được nhắc đến trong một sách nấu ăn ở Mỹ năm 1891; món này được đặt giữa hai lát bánh mì, và được gọi là "bánh kẹp Hamburg" (Hamburger sandwich). Đến giữa thế kỷ 20, cả hai tên gọi này đã được đọc ngắn lại thành "hamburger" hay "burger".
Tên gọi "burger" nay có nghĩa sử dụng rộng hơn, có thể chỉ đến các loại bánh kẹp có thịt xay, thịt gà, cá, hay cả các món chay ở giữa, nhưng vẫn có lát mì hình tròn.
Nguồn gốc chính xác của Hamburger không được biết rõ. Có thể nó giống món Doner kebab của người Thổ Nhĩ Kỳ, hình thức nhìn trông cũng rất giống chỉ khác món Doner kebab chính gốc của người Thổ sử dụng thịt gà, thịt cừu, hay thịt bò (vì người theo Hồi giáo không ăn thịt lợn) với vài loại rau và hành tây kèm với nước sốt, và món Doner kebab phát triển rất mạnh ở Đức nhưng không hẳn có liên quan đến món ăn này mặc dù thành phần cũng tương đối giống nhau.
Tại Hamburg mọi người thường bỏ 1 miếng thịt heo nướng vào giữa một cái bánh cuộn gọi là bánh nóng Rundstück, nhưng khi đó nó vẫn thiếu 1 điều cơ bản mà tất cả các hamburger hiện nay đều làm đó là miếng thịt kẹp phải được nấu chín trước khi cho vào miếng bánh. Thời Trung Cổ, thành phố cảng Hamburg là nơi giao thương quan trọng giữa các lái buôn người Ả Rập và châu Âu. Một lý thuyết được nhiều người thừa nhận là chính các lái buôn Ả Rập đã du nhập món Kibbeh được kẹp với miếng thịt cừu tẩm nhiều loại gia vị và thường được ăn sống, nhưng người dân bản xứ đã có công chế biến lại món ăn đó bằng cách thay thế thịt cừu bằng thịt heo hay thịt bò, và một điều thay đổi quan trọng nữa là miếng thịt kẹp được nấu hoặc nướng chính, khi đó bánh "Hamburg Steak" hay "Hamburger" đã trở thành một loại bánh nóng Rundstück độc nhất vô nhị và được mọi người ủng hộ.
Hamburgers ở Úc và New Zealand thường có cà chua, rau diếp, pho mát và một ít thịt (có tẩm nước sốt BBQ hoặc nước sốt cà chua), và thường có củ cải đường, hành tây, trứng, thịt hun khói và dứa (còn gọi là "burger with the lot). "BLT" có nghĩa là hamburger dùng kèm với thịt hun khói, rau diếp, và cà chua.
Trong một số nước Đông Á như Đài Loan, Nhật Bản hay Hàn Quốc, một số quán ăn nhanh bán một loại "biến thể" của hamburger với miếng bánh kẹp (bun) là cơm thay vì bánh mì. "Bánh kẹp" (The "bun") được làm từ loại một loại gạo nếp có độ kết dính đủ để cho phép tạo ra hình dáng miếng bánh mà không làm nó bị rã ra.
Lotteria là một công ty nhượng quyền kinh doanh lớn của Nhật Bản và có nhiều nhà hàng tại các nước Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam và Đài Loan. Bên cạnh các loại bánh hamburger nhân thịt bò, họ còn bán các loại hamburger khác có nhân làm từ mực, thịt heo, gạo, đậu hũ và tôm.
== Chú thích == |
Mủ gòn là nhựa cây được tiết ra từ thân cây gòn (Gossampinus malabarica, thuộc họ Bombacaceae). Mủ gòn có màu nâu tối, dạng thạch đặc, vón thành từng cục như sương sa, cắn vào có vị chát nhẹ. Tại Việt Nam, mủ gòn được sử dụng cho mục đích giải khát như một thức uống.
Mủ gòn có thành phần năng lượng không đáng kể, và một số chất khoáng như Ca, K, Mg, Zn, Na. Nó chứa một hàm lượng cao chất xơ hoà tan trong nước.
Theo Đông y, mủ gòn có vị ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chỉ khát, nhuận tràng vị, lợi tiểu và sát trùng đường tiểu. Chúng được sử dụng làm thức uống giải khát, giải độc và chống táo bón do có thần phần chất xơ cao có khả năng trương nở lên gấp từ tám đến mười lần trong nước và kết dính cặn bã độc hại trong ruột già, tăng lượng phân và nhu động ruột. Ngoài ra, mủ gòn góp phần cải thiện độ mỡ trong máu, tăng cảm giác no và điều tiết lượng đường trong máu ở người thừa cân, béo phì hoặc đái tháo đường.Người Việt Nam thường sử dụng mủ gòn đơn hoặc kết hợp với một số thực vật khác như hột é, lười ươi để pha chế thức uống có tác dụng làm mát, giải độc cơ thể.
Mủ gòn không có độc tính. Tuy nhiên, tính mát và nhuận trường, hai ưu điểm của các loại mủ này có thể gây ra một số phản ứng phụ. Theo Đông y, lạm dụng ăn uống quá nhiều mủ gòn sẽ gây mất cân bằng âm dương cơ thể. Phụ nữ có thai không nên dùng mủ gòn để tránh sẩy thai. Nếu dùng đủ nước khi pha chế hoặc khi ngâm nước vội khiến mủ nở không hết thì khi vào dạ dày, mủ gòn cũng có thể trương nở gây tắc ruột. Chỉ dùng mủ gòn được chế biến và bảo quản hợp vệ sinh.
Mủ gòn được sử dụng thành thức uống giải khát tại vùng Tây Nam Bộ của Việt Nam. Chúng được thu gom từ thân cây, ngâm nước cho sạch bụi bẩn và để nở ra. Mủ gòn sau ngâm nước làm sạch thì không có vị, chúng được chế biến bằng việc kết hợp với một số thành phần khác như: hạt chia, nha đam, sương sáo, dầu chuối, nước đường. |
Tortilla hay Tortilla là một loại bánh mì dạng dẹt được làm từ bột bắp hoặc bột mì có xuất xứ từ Mexico và các nước châu Nam Mỹ. Bánh Tortilla là một nét độc đáo của ẩm thực Mexico. Loại truyền thống dùng bột bắp. Tortilla dùng làm vỏ, có thể thêm nhân thịt, trứng, rau và guacamole.
Loại bánh này phổ biến ở Trung Mỹ, có mặt hàng trăm năm nay từ thời Tiền Colombo. Về tên gọi "tortilla" thì gốc là từ tiếng Tây Ban Nha "torta", tức là một loại bánh hình tròn. Tiếp vĩ ngữ "-illa" có nghĩa là "be bé" nên tortilla là bánh tròn be bé.
Tortilla là một phần cơ bản trong bữa ăn người Mexico với hơn 104 triệu dân tiêu thụ mỗi ngày ít nhất một lần, tương tự như người Việt dùng cơm nhưng ở dạng như cái bánh tráng.
Tortilla được dùng như một thành phần trong các món taco, burrito và enchilada, khác nhau là nhân bên trong và cách nấu: chiên, hấp, nướng. Bánh truyền thống dùng bột bắp hòa với nước, thêm một số loại gia vị rồi đem chiên khô trên chảo nóng. Bánh được ăn kèm với các loại nhân hay súp. |
Hoppang là một món ăn nhẹ ám bán khắp Triều Tiên. Đây là một loại bánh bao hình tròn có nhân là đậu đỏ.
Hoppang được hấp để giữ ấm và bán tại các cửa hàng nhỏ như 7-11, Buy the Way, và nhiều cửa hàng tạp hóa nhỏ trong suốt mùa đông.
Hoppang là loại bánh tiện lợi giúp các gia đình dễ dàng sử dụng, trước đây thường được bán tại các quán ăn vặt. Nó được tạo ra khi người sáng lập thực phẩm Heo Chang-sung đến thăm Nhật Bản vào năm 1969. Ông đã tạo ra bánh bao hoppang như một sản phẩm được bán trên đường phố Nhật Bản và bán vào mùa đông và sau đó phát triển vào năm 1971.Trái với hoppang, jjinppang (찐빵) là một loại bánh bao hấp thường có nhân đậu đỏ nghiền với các mẩu đậu vụn và vỏ đậu trong khi hoppang là nhân đậu đỏ mịn. Jjinppang truyền thống được làm bằng bột lên men bằng cách sử dụng men trong makgeolli (rượu gạo), trong khi hoppang thường được làm mà không cần lên men. Bánh jjinppang ấm và mềm hơn bánh mì do độ ẩm cao hơn, nhưng nó sẽ cứng lại khi nguội.
Hoppang là tên thương hiệu của món jjinppang ăn liền được phát triển bởi Samlip vào năm 1970, kết hợp từ tượng thanh "ho" (호), ho (âm thanh để thổi trên đồ ăn lúc còn nóng - thổi phù phù) và "ppang" (빵), từ tiếng Hàn chỉ bánh làm từ bột mì. Ngoài ra nó còn có ý nghĩa là "Cả gia đình cùng ăn và cùng nhau cười vang".Tên thương hiệu nhanh chóng trở thành tên chung cho sự tiện lợi jjinppang .
Hoppang thường được bán với nhân thịt, phô mai, rau, hoặc khoai lang Hàn Quốc. |
Ô mai (chữ Hán: 烏梅, nghĩa: mơ đen), còn được gọi là xí muội phỏng theo cách phát âm tiếng Quảng Đông syun1 mui4 của từ Hán Việt toan mai (酸梅), có nghĩa là mơ chua. Toan mai nguyên là một vị thuốc trong nền y học cổ truyền của một số quốc gia như Việt Nam và Trung Quốc, tuy hiện ngày nay ô mai hay toan mai thường được nhắc tới như một món ăn vặt như mứt, kẹo.
Ở Trung Quốc, năm 2012, các cơ quan chức năng nước này đã phát hiện trên thị trường nhiều loại xí muội có chứa một số lượng lớn chất cực độc như các chất phụ gia tạo ngọt saccharin, sodium cyclamate; chất tạo màu carmine, amaranth; chất tẩy trắng và bảo quản sulfur dioxide. Liều lượng chất phụ gia có trong các sản phẩm này cao gấp ba lần quy định của các cơ quan chức năng.Cuối năm 2009, một số quốc gia trên thế giới đã phát hiện và cảnh báo người tiêu dùng không nên sử dụng xí muội có nguồn gốc từ Trung Quốc và lãnh thổ Đài |
Ghẹ xanh (Portunus armatus, trước đây là Portunus pelagicus) là một loài cua lớn tìm thấy ở các cửa sông của Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương (phần duyên hải châu Á) cũng như vùng duyên hải trung-đông của Địa Trung Hải. Loài ghẹ này phân bố rộng ở miền đông châu Phi, Đông Nam Á, Nhật Bản, Australia và New Zealand.
Ghẹ đực có vỏ màu lam sáng với các đốm trắng và các càng dài đặc trưng, trong khi ghẹ cái có màu nâu/lục xỉn màu hơn và mai thuôn tròn hơn. Mai của chúng có thể rộng tới 20 cm.
Phần lớn thời gian chúng ẩn nấp dưới cát hay bùn, cụ thể là trong thời gian ban ngày và mùa đông, điều này có thể giải thích nhờ sự chịu đựng tốt của chúng đối với NH4+ và NH3 . Chúng đi kiếm ăn khi thủy triều lên. Thức ăn của chúng khá đa dạng, từ các động vật hai mảnh vỏ, cá và ít hơn là các loại tảo lớn. Chúng bơi lội rất tốt, chủ yếu là do các cặp chân dẹp tựa như các mái chèo. Tuy nhiên, ngược lại với loài cua bể xanh (Scylla serrata) trong cùng Họ Cua bơi, chúng không thể sống một thời gian dài mà không có nước.
Ghẹ xanh là loài hải sản có tầm quan trọng thương mại trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và nó được buôn bán dưới dạng cua (ghẹ) mai cứng hoặc "mai mềm", cả hai dạng này đều được coi là những đặc sản trong khu vực châu Á. Loài này được đánh giá cao do thịt của nó ngọt như thịt cua xanh Đại Tây Dương (Callinectes sapidus), nhưng P. pelagicus lại to hơn.
Các đặc trưng này, cùng với tộc độ lớn nhanh, nuôi dễ dàng, mắn đẻ và khả năng kháng chịu cả nitrat lẫn amonia , (cụ thể là NH3, là dạng có độc tính cao hơn dạng ion NH4+, do nó dễ dàng khuếch tán qua màng mang), đã làm cho loài này là tương đối lý tưởng trong nuôi trồng thủy sản.
P. pelagicus không phải là loài sinh vật biển thật sự do nói chung nó hay tiến vào các cửa sông để kiếm thức ăn và trú ẩn. Ngoài ra, chu trình vòng đời của nó phụ thuộc vào các cửa sông do ấu trùng và ghẹ non sử dụng các môi trường nước lợ cửa sông để sinh sống và phát triển. Trước khi trứng nở, ghẹ cái di chuyển tới các môi trường sống nông cạn ven cửa sông, đẻ trứng và ấu trùng mới nở (ấu trùng giai đoạn I) sẽ tiến về các cửa sông. Trong khoảng thời gian này chúng ăn các loại phiêu sinh vật nhỏ và phát triển từ giai đoạn ấu trùng I (zoea I) tới ấu trùng giai đoạn IV (khoảng 8 ngày) và sau đó thành giai đoạn ấu trùng cuối cùng (megalopa), kéo dài khoảng 4-6 ngày. Giai đoạn ấu trùng này có đặc trưng là có các càng to để bắt mồi. Giai đoạn từ dạng megalopa biến hóa thành dạng cua/ghẹ thì chúng vẫn tiếp tục sống tại cửa sông, do môi trường vẫn phù hợp để kiếm ăn và trú ẩn. Tuy nhiên, các chứng cứ cho thấy ghẹ non không thể chịu được độ mặn thấp trong một thời gian dài, có lẽ là do khả năng điều chỉnh siêu thẩm thấu quá yếu của nó. Điều này có thể giúp giải thích sự di cư hàng loạt của chúng từ cửa sông ra biển trong mùa mưa. |
Mứt dừa là một loại mứt được làm từ cơm dừa (cùi dừa), bao gồm cơm dừa được cắt mỏng thành sợi và đường cát trắng, khi muốn trang trí cho đẹp người làm có thể trộn thêm màu thực phẩm vào. Mứt dừa cũng được xem là một sản phẩm từ dừa.
Mứt dừa được sản xuất nhiều ở Bến Tre vào dịp Tết Nguyên Đán. Cứ mỗi mùa mứt (từ đầu tháng 11 âm lịch đến cuối tháng 12 âm lịch hằng năm), người dân Bến Tre tổ chức sản xuất được khoảng 2.000 tấn mứt dừa để phục vụ cho người dân Việt Nam đón tết truyền thống.
Thông thường người làm chọn quả dừa to để có thể cắt được sợi mứt dài và đẹp. Lấy 3 quả dừa khô, tách bỏ lớp vỏ sơ rồi đập vỡ lớp vỏ cứng (gáo dừa) để lấy phần cơm dừa (khoảng 1 kg cơm dừa). Sau đó gọt bỏ lớp da phía ngoài cơm dừa rồi bào mỏng phần cho thành sợi, bề rộng bằng với bề dày của cơm dừa sau khi bào da, bề dài tùy theo yêu cầu có thể dài vài centimet đến 1-2 mét (lưu ý là bào sợi dài rất khó), bề dày khoảng 1 milimet.
Mang phần cơm dừa đã bào rửa sạch để tách bớt độ nhờn do dầu thoát ra khi bào, sau đó đem để trên rổ hay thau khoảng 15 đến 30 phút cho ráo nước. Tiếp tục mang phần cơm dừa trên trộn với khoảng 300 gam đường cát trắng (nếu muốn cho có màu sắc có thể trộn thêm màu thực vào lúc này) chờ đến khi đường tan hết mang phần hỗn hợp này xào trên lửa nhẹ (người làm mứt còn gọi là sên) cho đến khi nước đường cô lại sền sệt thì nhắc xuống, để nguội là có thể ăn được. Trong lúc sên cần chú ý đảo đều để mứt không bị khét hoặc ngả màu không theo ý muốn.
== Tham khảo == |
Cua Alaska (Danh pháp khoa học: Paralithodes camtschaticus) hay còn gọi là cua vua Alaska là một loài cua biển trong họ Lithodidae. Chúng là một loài cua có giá trị thương mại lớn.
Loài cua này từ lâu đã được phong danh hiệu cua Vua, do hình dáng khác biệt với kích thước càng có con dài đến hơn 2m. Cua này sống ở vùng biển băng giá Alaska và vịnh biển Bering, tuổi thọ có khi lên đến 20 năm. Sải càng to và dài ấy cũng là một cách để loài cua này thích nghi với môi trường sống nhiều khắc nghiệt.
Cua Alaska ngon nhất là ăn lạnh, càng cua được hấp sơ, thịt trắng nằm trong lớp càng màu đỏ tươi, được bày trên những chiếc đĩa phủ đá bào trắng muốt, lạnh ngắt. Cầu kỳ hơn thì rưới vài giọt dầu ôliu hay chanh tươi, xốt Tabasco để cân bằng vị ngọt hoặc phết một lớp thật mỏng bơ tan chảy cho món ngon thêm mịn màng. Thực khách khoét lấy phần thịt, chấm muối tiêu chanh, hoặc không cần chấm thì thịt cua cũng đã rất tuyệt. Miếng càng cua Alaska phết phômai nướng trên lửa than hồng |
Jeon (tiếng Hàn: 전) là tên gọi chung cho các loại cá, thịt, rau củ đã được nêm sẵn sau đó chiên lên cùng bột và trứng. Jeon có thể được làm từ cá, thịt, gà vịt, hải sản, rau, được ăn như món khai vị, món ăn kèm (banchan), hay ăn kèm với rượu (anju). Một số loại jeon có vị ngọt, ví dụ như hwajeon (bánh hoa). Tại Việt Nam có thể gọi nôm na là các món rau, thịt, cá sử dụng bột chiên.
Mặc dù jeon có thể được coi là một dạng của buchimgae theo nghĩa rộng hơn, nhưng hai món này lại không giống nhau.
Jeon còn có thể được gọi là jeonya (저냐), đặc biệt trong nền ẩm thực cung đình Triều Tiên. Món này còn có các tên gọi khác như jeonyueo (전유어) hay jeonyuhwa (전유화)
Các món jeon dùng để cúng trong ngày giỗ gia tiên được gọi là gannap (간납), thường được làm từ gan bò, dạ lá sách hay cá
Hầu như tất cả các jeon đều được nêm nếm, áo bột mì và trứng , sau đó được áp chảo.
Amy Chae. 정월초하루, 설날음식 소개 (bằng tiếng Hàn). wa21.co.kr. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2008. Amy Chae. 정월초하루, 설날음식 소개 (bằng tiếng Hàn). wa21.co.kr. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2008. Amy Chae. 정월초하루, 설날음식 소개 (bằng tiếng Hàn). wa21.co.kr. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2008.
“Korean Food Culture Series - Part 1, Korean Food”. Korean Tourism Organization. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2008.
“Jeon (전 煎)” (bằng tiếng Hàn). Empas/ EncyKorea. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2008. |
Nội tạng động vật hay còn gọi là phủ tạng đề cập đến các cơ quan nội tạng bên trong và bộ phận ruột của một con vật bị xẻ thịt không bao gồm thịt và xương. Bộ phận nội tạng được định nghĩa là ruột và cơ quan nội tạng của động vật bị xẻ thịt. Từ này không đề cập đến một danh sách cụ thể của các cơ quan sinh học, nhưng bao gồm các cơ quan bên trong khác của động vật ngoài bắp cơ và xương. Nội tạng là nguồn nguyên liệu cho các món ăn trong ẩm thực nhiều nước. Những bộ phận nội tạng không sử dụng trực tiếp cho con người hoặc động vật thì thường được xử lý trong nhà máy sản xuất phân bón, hoặc nhiên liệu.Nội tạng không có danh sách ăn được hay không ăn được mà thay đổi theo văn hóa và khu vực. Một số loại nội tạng thông dụng gồm gan, tim, ruột, lòng, mề, phèo, phổi, cật, lá lách, thận, nầm, tràng... những nội tạng của con lợn gọi chung là nầm lợn, hay nầm, Tràng là cơ quan sinh dục cái, dương vật và tinh hoàn. Nhìn chung, tất cả phủ tạng của động vật, từ tim, gan, cật, lòng, mề (gọi chung là lòng mề) đến ruột non, ruột già, tràng, trứng, đều được sử dụng. Một số món ăn từ bộ phận nội tạng có tiếng như gan ngỗng, pa tê gan và lá lách, phần ruột (ruột non, ruột già) được sử dụng làm vỏ bọc cho xúc xích hoặc món dồi.
Nội tạng động vật là món ăn khoái khẩu của nhiều người, đặc biệt là nhiều người có thói quen và sở thích ăn nội tạng động vật. Người phương Tây nói chung thường chỉ ăn thịt và da động vật, phần nội tạng bên trong hoàn toàn bị vứt bỏ hay làm thức ăn cho gia súc. Tùy vào bối cảnh văn hóa ở các vùng miền, khu vực khác nhau của khắp các châu lục trên thế giới, bộ phận nội tạng có thể được coi là chất thải phải vứt bỏ, hoặc như món ăn ngon đặc sản cho vùng miền hoặc là vị thuốc có giá trị trong y học cổ truyền Trung Hoa và các nước có nền y học phương đông khác.
Đối với ẩm thực nhiều nước Á Đông trong đó có Việt Nam thì nhiều món ăn được chế biến từ nội tạng. Người Việt cho rằng nội tạng động vật bổ dưỡng hơn nhiều phần thịt và da, với những phương thức chế biến sáng tạo, các món nội tạng động vật hiện nay đã trở nên phổ biến. Những món ăn từ nội tạng là món khoái khẩu của người Việt Nam, với hệ thực vật đa dạng tạo ra nhiều nguyên liệu, gia vị nồng khử mùi nên trong việc chế biến, khử mùi, loại bỏ chất tanh của phủ tạng không quá khó khăn như các nước châu Âu vốn không có nhiều nguyên liệu, gia vị cay nồng để xử lý, khử mùi tanh nên thường thi khi chế biến sẽ vứt bỏ phần nội tạng.
Nhiều người cho rằng nội tạng động vật chứa nhiều chất đạm, chất béo và được coi là thực phẩm bổ dưỡng Phần lớn các loại phủ tạng đều chứa nhiều chất đạm, chất béo, vitamin, vì vậy đặc biệt tốt cho bà mẹ mang thai và trẻ em đang trong giai đoạn phát triển Đa số các loại nội tạng đều chứa nhiều chất đạm, nhưng trong đó có chứa nhiều chất béo, đặc biệt cholesterol rất cao, đặc biệt là óc, gan và cật.
Nội tạng có hàm lượng calo tương tự như thịt nạc (từ 100-150 calo mỗi 100 gram), chúng có cùng hàm lượng protein (khoảng 16-22% trọng lượng, trừ não và tủy) và hàm lượng chất béo tương tự (trung bình từ 5-7%) chủ yếu là chất béo bão hòa và lượng cholesterol rất cao, muối vô cơ hay vitamin đều rất phong phú. Các Vitamin tan trong chất béo chỉ có ở trong gan, thận. Một điểm chung ở gan, thận, tim, não có nhiều cholesterol và photphatit.
Gan có nhiều vitamin A và D, quan trọng nhất là hàm lượng sắt rất cao, có thể phòng ngừa bệnh thiếu máu, mù màu, còi xương. Tim có hàm lượng natri thấp và rất nhiều chất Sắt. Nó cũng chứa Selen, Kẽm, Phosphor, Niacin, và Riboflavin. Óc giàu Niacin, Phosphorus, B12, và Vitamin C. Huyết động vật cũng có rất nhiều chất dinh dưỡng, có Protein, Sắt và các loại Vitamin. Dạ dày bò chứa Vitamin B12 và một lượng đáng kể Protein. Lòng bò cũng thường được sử dụng trong việc đưa ra các loại thịt chế biến như xúc xích...
Về hàm lượng đạm: Đứng đầu bảng về hàm lượng đạm là gan lợn. Trong 100g gan lợn có 18,9g đạm, tiếp đó là gan gà, gan bò, gan vịt. Ngoài ra thì 85 g gan bò chứa khoảng 26.973 IU vitamin A, gan gà chứa khoảng 15.306 IU. Dầu gan cá là một nguồn retinol dồi dào khác, ăn gan 2 lần mỗi tuần sẽ mang đến sức khỏe tối ưu. Gan rất giàu folate, choline và B12 - các chất dinh dưỡng cần thiết cho một số chức năng quan trọng trong cơ thể.
Về hàm lượng vitamin, trong 100g gan gà có 6.960mcg vitamin A, trong gan lợn là 6.000mcg, trong gan bò có 5.000mcg.
Chất sắt: Gan lợn, bò, gà cũng đứng đầu về hàm lượng chất sắt với tỷ lệ tương ứng trong 100g đối với mỗi loại là 12g, 9g, 8g.
Tỷ lệ cholesterol: Trong 100g óc lợn có tới 2.500 mg cholesterol. Chỉ cần ăn 100g óc lợn, lượng cholesterol đã gấp 8 lần nhu cầu hàng ngày (một ngày mỗi người chỉ nên ăn khoảng 250–300 mg cholesterol). Trong 100g lòng đỏ trứng gà có 1.790 mg cholesterol, tiếp đó là gan gà, gan vịt, bầu dục bò dao động từ 400 – 440 mg cholesterol/100g.
Tim là một nguồn chất sắt, kẽm, selen, vitamin nhóm B như B2, B6, axit folic và B12 tuyệt vời. Tim đặc biệt giàu chất CoQ10 - rất quan trọng cho hoạt động của ty thể - bộ máy sản xuất năng lượng trong cơ thể. Tim bò rừng, trâu, thịt nai, bò chứa lượng CoQ10 dồi dào. Tim không chứa nhiều chất béo mà khá nạc.
Lưỡi thực sự là một bó cơ chứ không phải một cơ quan nội tạng. Lưỡi chứa tỷ lệ calo cao từ chất béo. Hầu hết các loại lưỡi chứa khoảng 70 phần trăm axit béo. Hương vị của chúng thậm chí còn ngon hơn thịt bò.
Gan là cơ quan giàu chất dinh dưỡng nhất. Gan cũng là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhất trên hành tinh với những hợp chất rất khó tìm ở những thực phẩm khác. Gan rất giàu retinol – một dạng tiền vitamin A.Có thời gian người ta cho rằng ăn gan rất độc vì gan là nơi thải lọc độc tố trong cơ thể. Sự thực ăn gan rất tốt. Với các hàm lượng đạm, sắt, vitamin đáng kể như vậy, gan đặc biệt tốt cho trẻ em thiếu máu suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, nội tạng động vật cũng như trong gia cầm gia súc đều có hàm lượng cholestorol xấu rất cao. Như trong óc của động vật lượng cholesterol xấu có thể cao hơn tới hàng chục lần so với hàm lượng cholesterol mà cơ thể con người cần.
Một số món ăn bộ phận nội tạng được coi là thực phẩm cho người sành ăn trong ẩm thực quốc tế. Điều này bao gồm gan ngỗng, gan xay và lá lách. Món ăn bộ phận nội tạng khác vẫn là một phần của món ăn truyền thống trong khu vực và có thể được tiêu thụ đặc biệt là trong các ngày lễ. Ruột hay lòng theo truyền thống được sử dụng như vỏ cho món xúc xích hoặc món dồi hay lạp xưởng.
Trong Đông y, các loại nội tạng được kết hợp với các vị thuốc có thể tạo nên những món ăn cho người bệnh.Cần biết chọn mua gan hay nội tạng của những con vật khoẻ mạnh, không bị bệnh. Gan màu đỏ sẫm tươi, không có nốt sần trên mặt gan, khi mua về cắt lát mỏng rửa sạch bằng nước lạnh rồi lấy giấy thấm khô hết máu ứ trong gan, như vậy các chất độc có trong máu của gan đã bị loại bỏ, chỉ còn các tế bào gan giàu chất dinh dưỡng. Các loại phủ tạng khác nói chung nên mua khi còn tươi, màu đỏ sẫm, ấn vào bề mặt thấy đàn hồi tốt, nhẵn, không nốt sần, nổi cục hoặc có mùi hôi. Để lựa chọn được nội tạng động vật tươi ngon, đảm bảo an toàn thực phẩm cần lưu ý nhìn màu sắc của sản phẩm (như tim, gan, bầu dục) phải đỏ tươi, bóng, khi ấn tay vào thấy có độ dẻo dính và đàn hồi. Nội tạng nên được chế biến trong ngày. Để tránh mùi hôi, tanh của tim, gan bầu dục nên cắt bỏ thành phần gây hôi rồi trần qua nước sôi trước khi sử dụng, và tránh mùi hôi của dạ dày, lòng cần bóp muối kỹ và trần qua nước sôi.
Nhìn chung nội tạng động vật gồm thận, dạ dày, ruột, tim, lưỡi, và gan có chứa lượng chất béo bão hòa và cholesterol cao hơn so với thịt và nếu tiêu thụ nhiều sẽ làm tăng mỡ máu có hại cho tim mạch, đặc biệt đối với người cao tuổi, người béo phì và người mắc bệnh rối loạn chuyển hóa: tiểu đường, huyết áp cao, béo phì, bệnh gút..
Tuy nhiên, ăn quá nhiều nó có thể gây hại cho sức khỏe do đó không nên ăn quá nhiều loại thực phẩm này. Mỗi tuần chỉ nên ăn nhiều nhất 2-3 lần, mỗi lần từ 50-70g đối với người lớn, còn trẻ em chỉ ăn từ 30-50g/bữa. Các loại phủ tạng đều chứa nhiều cholesterol nên không phù hợp với người cao tuổi, người mắc các bệnh rối loạn chuyển hoá như tăng cholesterol máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh gout, bệnh thận, người thừa cân, béo phì...do hàm lượng cholesterol trong phủ tạng rất cao, cao nhất là trong óc, gan và bầu dục, do đó, ăn phủ tạng động vật có thể tốt với người này nhưng lại không tốt với người khác. Đối với những người cao tuổi, thừa cân - béo phì nên hạn chế, người mắc các bệnh tăng mỡ máu, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh gout, thận hư nhiễm mỡ, suy tim... thì không nên ăn các loại phủ tạng.Rất nhiều người có sở thích ăn nội tạng của động vật. Đặc biệt là nội tạng của gà. Thận gà là bộ phận nội tạng mà rất nhiều nam giới thích ăn. Gần đây, có cảnh báo rằng ăn nội tạng động vật khiến cho tinh trùng của nam giới bị suy giảm. Về vệ sinh an toàn thực phẩm, cần hết sức lưu ý với các loại nội tạng không rõ nguồn gốc trên thị trường, được nhập khẩu từ Trung Quốc, hoặc các loại nội tạng trắng và những nội tạng liên quan đến vấn đề thịt thối, những loại hàng hóa này đều được tẩm ướp các loại gia vị, khử mùi hôi rồi mới tuồn vào các nhà hàng, quán ăn bán cho thực khách.Có khuyến cáo cho rằng việc sử dụng các món ăn từ nội tạng động vật còn có nhiều nguy cơ như nội tạng động vật hấp dẫn như ruột già, đặc biệt là lòng non như lòng heo, lòng gà, lòng bò chứa nhiều cholesterol và hàm lượng chất béo rất cao. Nội tạng chứa các ký sinh trùng như giun, sán.... đồng thời có nguy cơ nhiễm khuẩn gây ra các bệnh thương hàn, tả, lỵ và các vi trùng kỵ khí gây nhiễm trùng đường ruột. Ngoài ra không nên ăn gan động vật vì gan là bộ phận lọc chất độc của cơ thể, chất độc tích tụ nhiều trong gan và rằng tuy gan chứa nhiều vitamin A và chất sắt, nhưng gan động vật rất dễ nhiễm các loại ký sinh trùng như sán lá gan, độc tố của vi khuẩn, virút và nấm mốc như độc tố aflatoxin gây ung thư gan, các chất độc khác có thể tích lại ở gan trong quá trình khử độc như thuốc kháng sinh sử dụng trong chăn nuôi. Đối với người gầy, chỉ nên ăn nội tạng vừa phải, tốt nhất ăn một đến hai lần/tuần.Các nội tạng động vật không rõ nguồn gốc tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm vi khuẩn,vi rút, ký sinh trùng (giun, sán) lây bệnh sang người. Các loại bệnh có thể mắc phải khi ăn nội tạng gồm: ăn óc bò không rõ nguồn gốc, mô hệ thống thần kinh có thể bị truyền bệnh não xốp bò "bệnh bò điên" (bovine spongiform encephalopathy). Gan động vật chăn nuôi không vệ sinh(do ăn thức ăn chăn nuôi nhiễm nấm mốc) nguy cơ ô nhiễm độc tố vi nấm Aflatoxin cao vốn là chất có khả năng gây ung thư gan ở người.
Nếu lợn nhiễm liên cầu khuẩn lợn Streptococcus suis (S.suis) (kể cả lợn bệnh và lợn lành mang trùng không phát bệnh), trong máu (tiết), lòng ruột nội tạng và thịt lợn sẽ chứa một lượng lớn vi khuẩn. Khi ăn các sản phẩm từ lợn này như tiết canh, lòng, nem chua, cháo lòng... chưa được nấu chín thì liên cầu khuẩn từ thức ăn đó sẽ xâm nhập vào cơ thể người và gây bệnh. Ở Việt Nam, trên 70% bệnh nhân mắc bệnh liên cầu khuẩn lợn là do ăn tiết canh lòng lợn. Một số ruột động vật có lượng rất lớn vi khuẩn E. Coli & các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn..cho người khi ăn phải lòng, nội tạng nấu không chín kỹ hoặc ô nhiễm chéo sang các thức ăn nước uống khác trong quá trình chế biến.
== Chú thích == |
Sô-cô-la trắng là một loại sô-cô-la làm từ bơ ca cao, đường và sữa bột. Sô cô la trắng không chứa ca cao khô vẫn thường được thấy trong các loại sô cô la khác. Nó được đặc trưng bởi một màu ngà nhạt. Nhiệt độ nóng chảy của bơ ca cao, là thành phần duy nhất của hạt ca cao trong sô cô la trắng đủ cao để giữ sô cô la trắng ở nhiệt độ phòng, như với sô cô la sữa và sô cô la đen.
Sô cô la trắng không chứa ca cao khô (thành phần không béo của ca cao). Ca cao khô là thành phần chính của rượu sô cô la thông thường - sô cô la ở dạng thô, không đường. Trong quá trình sản xuất, các chất rắn có màu sẫm của hạt ca cao được tách ra khỏi thành phần chất béo, cũng giống như với sô cô la sữa và sô cô la đen. Do đó, bơ ca cao là thành phần ca cao duy nhất trong sô cô la trắng. Vì không chứa ca cao khô, sô cô la trắng chỉ chứa một lượng nhất định chất kích thích theobromine và caffeine. Vài loại Sô cô la trắng được thêm các hương liệu bổ sung, chẳng hạn như vani.
Các quy định chi phối những loại sô cô la có thể được bán trên thị trường được xác định là "sô cô la trắng": Tại Hoa Kỳ, kể từ năm 2004, sô cô la trắng phải (theo trọng lượng) chứa ít nhất 20% bơ ca cao, 14% sữa bột, 3,5% sữa béo và không được vượt hơn 55% đường hoặc chất ngọt khác. Trước 2004, các công ty Mỹ được yêu cầu phải có giấy phép tiếp thị tạm thời mới được bán sô cô la trắng. Liên minh châu Âu đã thông qua các tiêu chuẩn thống nhất, ngoại trừ việc không có giới hạn lượng đường hoặc chất ngọt khác.
Vào những năm 1930, sô cô la trắng Milkybar đã được ra mắt tại châu Âu bởi công ty Nestlé của Thụy Sĩ. Từ những năm 1940 đến những năm 1990, Nestlé đã sản xuất một loại sô cô la trắng dạng thanh dài với những miếng hạnh nhân có tên là Alpine White và sản phẩm được bán trên khắp Hoa Kỳ và Canada. Công ty Hershey bắt đầu sản xuất hàng loạt Kisses vào những năm 1990, một sản phẩm được đa dạng hóa vào đầu thế kỷ 21, với hình dạng một nụ hôn xoáy sô cô la trắng hòa quyện sô cô la đen được gọi là Hug. Thương hiệu Mars ở châu Âu hiện đang sản xuất sô cô la trắng Snickers. |
Xương rồng chiên là một món phụ có nguồn gốc ở Tây Nam Hoa Kỳ, được chiên từ cây xương rồng lê gai (Opuntia) hoặc cây lưỡi rồng (nopal) sau khi tẩm bột và chiên giòn.
Xương rồng chiên là một món ăn có nguyên liệu truyền thống của Mexico được Hoa Kỳ biến tấu lại. Món ăn gắn liền với ẩm thực của vùng Tây Nam Hoa Kỳ, đặc biệt là ở Texas và New Mexico.
Xương rồng chiên được chế biến từ lưỡi rồng là các bản lá của xương rồng lê gai. Trước khi chế biến cần loại bỏ gai xương rồng và "mắt" bằng cách chà và rửa sạch, cắt ra hoặc là đốt các vùng đó. Lưỡi rồng mua tại cửa hàng thường đã loại bỏ hầu hết gai xương rồng trước khi bán. Tiếp theo, các đoạn được cắt lát và phủ lưỡi rồng bằng bột ngô và bột lòng trắng trứng đã tẩm bột nhão achiote, sau đó chiên ngập dầu. Cách chế biến khác là phủ vụn bánh mỳ hoặc vụn bánh quy giòn lên lưỡi rồng.
Xương rồng được phủ một lớp dịch nhầy (mucilage) cho nên khi nấu chín thì trông khá nhầy nhụa. Nhờ có đặc tính này, bột dính vào cây xương rồng dễ dàng hơn. Tuy nhiên kết cấu của thực phẩm có thể khiến một số người khó chịu. Một số công thức nấu ăn cho rằng cần ướp hoặc luộc các bản lá xương rồng trước khi tẩm bột.Xương rồng chiên có lớp ngoài giòn và bên trong mềm, được so sánh tựa như món đậu bắp chiên và hành tây chiên giòn. Bản thân hương vị của xương rồng đã được so sánh tựa như măng tây hoặc ớt chuông. Món ăn thường đi kèm nước chấm chẳng hạn như salsa, sốt ranch, hoặc sốt cà chua cay. |
Khoai tây Bombay (đôi khi được gọi là Bombay aloo hoặc aloo (alu) Bombay), là một món ăn Ấn Độ được chế biến bằng cách sử dụng khoai tây được cắt khối, luộc chín sau đó chiên và tẩm gia vị với nhiều loại gia vị khác nhau như thìa là, cà ri, tỏi, garam masala, nghệ, hạt mù tạt, muối ớt bột và hạt tiêu. Hành tây, cà chua và nước sốt cà chua được sử dụng làm nguyên liệu. Khoai tây Bombay được dùng như một món phụ, không phải là món chính. |
Baklava (, , hay ; [bɑːklɑvɑː]) là một loại bánh ngọt truyền thống dùng trong bữa tráng miệng của một số quốc gia thuộc Trung và Tây Á, Bắc Phi, cũng như ở khu vực bán đảo Balkan. Bánh gồm những lớp bột filo phủ đầy các loại hạt được cắt nhỏ và tẩm ngọt. Khi ăn, người ta thường dùng kèm với một chút siro hoặc mật ong.
Từ baklava lần đầu tiên được biết đến trong tiếng Anh vào năm 1650, mượn từ tiếng Thổ Nhĩ Kỳ thời Ottoman là بقلاوه /bɑːklɑvɑː/. Tên gọi được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngôn ngữ với các biến thể phát âm khác nhau. Nhà sử học Paul D. Buell đưa ra ý kiến baklava là sự kết hợp giữa từ gốc tiếng Mông Cổ, baγla, có nghĩa là "bọc lại, xếp chồng lên nhau" và hậu tố đuôi -v của động từ trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ. Một giả thiết khác lại cho rằng tên gọi loại bánh này xuất phát từ tiếng Ba Tư, باقلبا (bāqlabā).
Baklava thường được chế biến trên chảo lớn. Đầu tiên, người ta tráng một loạt các lớp bột filo cùng với bơ và dầu thực vật. Tiếp đến là rắc một lớp quả đã thái nhỏ lên trên, có thể dùng quả óc chó hoặc quả hồ trăn, đôi khi là hạt phỉ. Sau cùng lại tráng các lớp bột filo một lần nữa. Đây là công thức chung cho baklava, dù ở một số nơi có thể có biến thể với những lớp bánh tráng khác nhau. Trước khi đưa vào lò nướng (nhiệt độ 180 °C trong vòng 30 phút), bột bánh được cắt miếng vừa miệng tùy thích thành hình bình hành, hình tam giác, hình thoi hoặc hình chữ nhật. Thành phẩm được trang trí cùng với các loại hạt bày xung quanh, đi kèm với một chút xi-rô làm từ mật ong, nước hoa hồng hoặc nước hoa cam đổ lên mặt bánh hoặc nhúng ngập.
Reuven Amitai-Preiss and David O. Morgan, eds., The Mongol Empire and Its Legacy Brill, 1999. ISBN 90-04-11946-9.
Paul D. Buell, "Mongol Empire and Turkicization: The Evidence of Food and Foodways", p. 200ff, in Amitai-Preiss, 1999.
Christian, David. Review of Amitai-Preiss, 1999, in Journal of World History 12:2:476 (2001).
Perry, Charles. "The Taste for Layered Bread among the Nomadic Turks and the Central Asian Origins of Baklava", in A Taste of Thyme: Culinary Cultures of the Middle East (ed. Sami Zubaida, Richard Tapper), 1994. ISBN 1-86064-603-4.
Roden Claudia, "A New Book of Middle Eastern Food" ISBN 0-14-046588-X
Vryonis, Speros, The Decline of Medieval Hellenism in Asia Minor, 1971. Quoted in Perry (1994).
Wasti, Syed Tanvir, "The Ottoman Ceremony of the Royal Purse", Middle Eastern Studies 41:2:193–200 (March 2005) |
Phật nhảy tường (tiếng Trung: 佛跳墙; bính âm: fó tiào qiáng, Hán-Việt: Phật khiêu tường), là một loại xúp trong ẩm thực Phúc Kiến. Món ăn do vị bếp trưởng nổi tiếng đồng thời là chủ của nhà hàng Tụ Xuân Viên (聚春园) ở Phúc Châu, Phúc Kiến là Trịnh Thuần Phát sáng chế. Trịnh Thuần Phát vốn là một đầu bếp trong phủ của một quan cấp cao ở địa phương. Kể từ khi món ăn được tạo ra vào thời Nhà Thanh (1644–1912), nó đã trở thành một cao lương mỹ vị của ẩm thực Trung Hoa bởi mùi vị đa dạng, sử dụng nhiều nguyên liệu cao cấp và đặc biệt là cách thức chế biến. Tên của món ăn ám chỉ đến khả năng các nhà sư trường chay ở chùa cũng phải nhảy qua tường tìm đến để ngã mặn vì nó. Món xúp Phật nhảy tường chứa nhiều protein và calci.Những lo ngại về thủy sản bền vững và việc bảo vệ loài cá mập đã giới hạn việc tiêu thụ và cung cấp món xúp này.
Món xúp (hoặc món hầm) bao gồm nhiều nguyên liệu, đặc biệt là những nguyên liệu từ động vật, và yêu cầu từ 1 đến 2 ngày để chuẩn bị. Một công thức chuẩn cần nhiều nguyên liệu bao gồm trứng cút, măng, sò điệp, hải sâm, bào ngư, vi cá, thịt gà, giăm bông Kim Hoa, gân heo, nhân sâm, nấm, và khoai môn. Một số công thức yêu cầu đến 30 nguyên liệu chính và 12 loại gia vị. Việc sử dụng vi cá mập, mà đôi khi được đánh bắt bằng phương pháp cắt vây và thả cá lại xuống đại dương cho cá chết do không thể bơi vì thiếu vây, và bào ngư, liên quan đến những hoạt động đánh bắt thủy sản hủy diệt, gây tranh cãi cả về những nguyên nhân về môi trường lẫn đạo đức.
Có nhiều câu chuyện kể về nguồn gốc của món ăn. Một câu chuyện nổi tiếng trong số đó kể về một môn sinh du hành cùng với những người bạn vào thời nhà Thanh. Khi đi, ông mang theo tất cả thức ăn đựng trong một cái tĩnh rượu bằng đất nung. Mỗi khi ăn, ông nấu bình với tất cả các thứ nguyên liệu ấy trên lửa. Một lần họ đến Phúc Châu, thủ phủ của tỉnh Phúc Kiến, vị môn sinh bắt đầu nấu bữa. Mùi thơm lan tỏa đến gần tịnh xá nơi các vị sư đang tu thiền. Mặc dù các sư không được phép ăn thịt, nhưng một nhà sư đã bị cám dỗ và nhảy qua bờ tường. Một thi sĩ trong số những người du hành nói rằng ngay cả đến Phật cũng phải nhảy qua tường để ăn món ăn hấp dẫn này.
Ở Hàn Quốc, món ăn được gọi là Buldojang (불도장, phiên âm tiếng Hàn theo tiếng Trung). Nó lần đầu được giới thiệu vào năm 1987 bởi Hầu Đức Trúc (侯德竹), một đầu bếp gốc Hoa đến từ Đài Loan của nhà hàng Tàu Palsun (팔선) thuộc Khách sạn Shilla ở Seoul. Món ăn đóng một vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi dòng ẩm thực Trung Hoa được tiêu thụ tại Hàn Quốc từ món ăn Tứ Xuyên sang món ăn Quảng Đông. Tuy nhiên, năm 1989, tông phái đại diện của Phật giáo Hàn Quốc là Tào Khê Tông đã phản đối mạnh mẽ việc bán món ăn này bởi vì cái tên của nó báng bổ đạo Phật. Mặc dù món Buldojang tạm thời bị biến mất, nhưng cuộc tranh luận đã nhóm lên một ngọn lửa tin đồn lan rộng trong công chúng, và do đó món ăn trở nên nổi tiếng.Kai Mayfair ở Luân Đôn được mệnh danh là "ngôi nhà của món xúp đắt nhất thế giới" khi nó cho ra lò phiên bản Phật nhảy tường với giá £108 vào năm 2005. Món ăn gồm có vi cá, nấm hoa Nhật Bản, hải sâm, sò điệp khô, thịt gà, giăm bông Hồ Nam (Tương Thái), thịt heo, và nhân sâm.Tại Việt Nam, tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cũng có bán món này, tuy nhiên một số nhà hàng đã thay thế các thành phần chế biến món ăn bằng các hải sản rẻ tiền hơn để bán với giá thành thấp hơn phục vụ khách đại chúng.
== Chú thích == |
Trứng cút được xem là một món ăn ở nhiều nước trên thế giới, được chế biến từ trứng của các loài chim cút, phổ biến nhất là từ trứng chim cút Nhật Bản.
Trong ẩm thực Nhật Bản, trứng cút sống hoặc trứng luộc được sử dụng trong món sushi và trong bữa trưa của người Nhật.
Ở một số nước, món trứng cút được coi là bổ dưỡng và lành hơn các loại trứng khác. Tại Colombia và Venezuela, trứng cút luộc có trong thành phần của hot dog và hamburger. Tại Philippines, trứng cút luộc sau đó chiên vàng là thành phần của món kwek-kwek phổ biến trên đường phố. Tại Việt Nam, món trứng cút luộc và trứng cút lộn là món nhậu được ưa chuộng. Ngoài ra trứng cút còn là một thành phần quan trọng trong một tô mì Quảng,bánh tráng nướng.
Mức cholesterol trong trứng cút tương đương với hàm lượng trong trứng gà. |
Cơm là một loại thức ăn được làm ra từ gạo bằng cách đem nấu với một lượng vừa đủ nước để nấu chín.
Cơm (trắng) thường có nguyên liệu là gạo tẻ/gạo nếp và không có thêm gia vị, là thức ăn chính gần như hàng ngày của người Đông Nam Á và Đông Á. Cơm (trắng) còn là nguyên liệu cho các món ăn chế biến khác nhau. Để thay đổi khẩu vị, sau khi nấu, cơm có thể dùng để chiên với các món ăn được xắt nhỏ như: lạp xưởng, trứng chiên, rau củ, hải sản ... và thêm các gia vị như muối, nước mắm, ... làm thành món cơm chiên. Ngoài ra còn có các biến tấu khác từ cơm (trắng) như: cơm trộn, cơm thập cẩm, cơm gói lá sen, cơm lam, xôi.
Người Việt có các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về cơm, gạo như:
"Ai ơi bưng bát cơm đầy, dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần";
"Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm";
"Cơm tẻ no, xôi vò chẳng thiết".
"Nhường cơm sẻ áo"
"Cơm no áo ấm"
"Bát cơm manh áo"
Cơm rang
Cơm nếp
Cơm lam
Cơm tấm
Sushi
Onigiri
Cơm cháy
Cơm chiên trứng |
Bia Huda viết tắt của "Huế & Đan Mạch" là một loại bia lager được sản xuất và đóng chai tại Huế bởi Hue Brewery Ltd. Bia đã giành được huy chương bạc tại Giải vô địch bia thế giới năm 2013.Huda có sẵn dưới dạng bia lon, đóng chai và bia tươi.
Trụ sở chính của Công ty TNHH Nhà máy Bia Huế đặt tại đường Nguyễn Sinh Cung, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, bên dòng sông Hương.
Công ty sở hữu thương hiệu được mua lại bởi Tập đoàn Carlsberg.
Năm 2020, dòng bia Huda và Huda Ice Blast đã giành được hai Huy chương Vàng tại lễ trao giải Monde Selection. |
Mắm ba khía, là loại mắm được làm chủ yếu từ con ba khía (một loài họ cua có càng to, đặc trưng ở vùng Nam bộ, sống tập trung ở vùng nước lợ, mặn, trải từ Cần Thơ đến Sóc Trăng, Cà Mau, nhiều nhất ở U Minh. Do có ba gạch ở trên lưng nên được đặt tên ba khía).
Mỗi năm ba khía chỉ "hội" (tập trung) một lần vào 3-4 đêm của tháng 10,vào mùa nước lên, khi những hang dày đặc của chúng dưới gốc đước, gốc mắm bị chìm trong nước, ba khía phải leo lên những rễ cây để trú ẩn và giao phối. Để bắt ba khía người dân Nam bộ phải ngủ rừng, ăn cơm bờ bụi, chịu đựng môi trường khắc nghiệt nhiều đỉa, vắt, muỗi,.... Đi “làm ba khía” được xem là "nghề hạ bạc của con nhà nghèo".
Ba khía rửa sạch bằng nước sôi, tách mai, đập dập sơ hai càng.
Thêm tỏi, ớt, chanh, đường cát trắng vào rồi cho khóm bằm nhỏ, xoài xắt sợi, khế vừa chín tới xắt nhỏ, trái cóc đập dập.
Trộn đều tất cả với ba khía, để đó cho thấm qua ngày thì ăn được.
Ba khía thường ăn với cơm như các món mắm Việt Nam khác, phần nước trộn giàu đạm có thể dùng làm nước chấm.Hương vị của mắm ba khía: "thơm mùi đặc trưng khác với những loại mắm tôi từng ăn, càng ba khía mập mạp đỏ au, cắn vỡ ra để lộ những miếng thịt mằn mặn hơi giống thịt cua muối, ăn kèm khế chua chua, gừng cay nồng và những gia vị, rau thơm khác làm vị giác kích thích dễ sợ."
Tháng bảy nước chảy Cà Mau
Tháng mười ba khía, hội kéo nhau đi làm
U Minh, Rạch Gốc, rừng tràm
Muỗi kêu kệ muỗi tao ham ba khía rồi
(Dân ca) |
Món cuốn Thủy Nguyên (hay còn gọi là Cuốn bún tôm hoặc Cuốn hành trần), là một món cuốn đặc sản của người dân thôn Trịnh Xá, xã Thiên Hương, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. Món cuốn Thủy Nguyên được nhận định là một món ăn mang bản sắc của người dân huyện Thủy Nguyên và được coi là món ăn thu hút thực khách khi đến với Hải Phòng. Món cuốn này còn được phổ biến tới nhiều địa phương, tỉnh thành trên khắp Việt Nam.
Từ xưa đến nay, huyện Thủy Nguyên được báo chí đánh giá là vùng ăn chơi nổi tiếng của thành phố Hải Phòng. Tuy vậy về ẩm thực, trên địa bàn này khó nơi nào so được với làng Trịnh. Món cuốn Thủy Nguyên là do người làng Trịnh sáng tạo ra. Món ăn này yêu cầu từ người làm đến thực phẩm, gia vị. Người làm phải là người vừa khéo, vừa bền tính. Đây cũng là món ăn lâu đời của người dân nơi đây.Món cuốn Thủy Nguyên còn được gọi là cuốn bún tôm hoặc cuốn hành trần. Cái tên "cuốn Thủy Nguyên" thường được gọi kèm tên địa danh như vậy nhằm dễ phân biệt món cuốn Thủy Nguyên với các món cuốn ở nơi khác, cũng như để thể hiện nét "tinh hoa" của món ăn làm nên bản sắc nơi đây.
Tuy là món ăn dân dã, làm từ các nguyên liệu dễ tìm nhưng món cuốn Thủy Nguyên lại đòi hỏi cách chế biến công phu. Từ khâu chuẩn bị, lựa chọn nguyên liệu cho đến công đoạn cuốn, bài trí món ăn đều thể hiện nét những gì tốt nhất của ẩm thực và sự khéo léo của người đầu bếp. Món cuốn Thủy Nguyên thể hiện sự cầu kỳ của ngay trong việc lựa chọn và chế biến nguyên liệu. Món ăn này phải có đủ 10 thành phần từ rau mùi, rau xà lách (còn gọi là rau diếp), hành tươi nguyên cây, thịt ba chỉ, trứng, đậu rán, giò, tôm đồng, bún, giò lụa. Tuy vậy, một số công thức khác cũng liệt kê thêm cà chua, rượu nếp đường, bột sắn.Vì có nhiều nguyên liệu nên chế biến món ăn này phải tốn nhiều thời gian. Tất cả nguyên liệu được bày biện ra trên một cái mâm để chuẩn bị cho việc cuốn gói. Các loại thực phẩm trong thành phần món ăn cần được lựa chọn tỉ mỉ. Hành lá cần phải tươi, to, dài đều nhau. Bún làm cuốn phải là bún răng bừa, sợi dài, thẳng mượt chính gốc của làng Trịnh Xá, còn tôm thì sẽ là tôm nước ngọt, kích thước tương đương nhau. Rau xà lách không được chọn cây có lá quá to, dập nát.Mỗi công đoạn sơ chế của món ăn từng nguyên liệu đều cần sự tỉ mỉ, tập trung. Trứng rán mỏng, vàng óng. Tôm rang phải giòn, có màu đỏ tươi hấp dẫn. Hành tươi túm một đầu, nhúng vào nước sôi, ước lượng độ chín sao cho hành mềm, dễ cuốn mà vẫn giữ được độ dai và có vị ngọt. Bún được cắt thành từng đoạn ngắn đủ ăn. Thịt ba chỉ luộc, đậu rán cũng được thái thành các sợi nhỏ. Người thực hiện món ăn cần làm khéo léo để các nguyên liệu mỏng, có kích thước đều nhau, khi cuốn sẽ không bị rơi ra hay vỡ.Tới công đoạn gói, xà lách sẽ được gói vào nhưng không được gói kín hết mà phải để khoảng trống ở giữa để lộ những thành phần bên trong. Sợi hành tây đã được chần cũng dùng để quấn quanh chiếc cuốn. Chiếc cuốn đảm bảo có đường cong vừa phải sao cho hợp với thẩm mỹ của người ăn.Nước mắm để chấm cũng là một thành phần quan trọng của món ăn. Nếu nước chấm không đạt chuẩn thì cũng sẽ làm giảm chất lượng của món cuốn. Nước chấm phải được pha từ mắm nguyên chất, có đủ vị mặn của mắm, độ ngọt của đường, đi kèm theo đó là các vị chua từ chanh, thơm từ tỏi và cay từ ớt. Ngày xưa, món ăn này dùng mắm chắt để pha nước chấm. Tuy vậy ngày nay người làm đã có thể dùng cả nước mắm độ đạm cao như nước mắm Cát Hải hoặc nước mắm Phú Quốc hoặc chỉ là nước mắm nguyên chất.
Theo báo điện tử Zing, món cuốn Thủy Nguyên "vừa có sự bùi béo của thịt, đậu rán, trứng, lại mang vị thanh mát nhờ rau sống." Theo báo VietNamNet, món cuốn Thủy Nguyên cũng có tác dụng giải ngấy hiệu quả sau những bữa ăn nhiều chất. Nhiều người gọi vui rằng món cuốn Thủy Nguyên là "hoa hậu của các món ăn". Người dân Thủy Nguyên chỉ ăn món cuốn này khi gia đình sum vầy ngày Tết Nguyên Đán hoặc trong ngày giỗ tổ tiên. Ngoài ra, món ăn còn được dùng trong các buổi liên hoan, cỗ tiệc và đặc biệt còn được chiêu đãi như một "đặc sản" dành cho những thực khách từ mọi nơi về Hải Phòng. Cũng chính vì sự cầu kì trong khâu chuẩn bị món ăn, chế biến đã dẫn tới nguyên nhân món cuốn này được đánh giá là "ngon" nhưng không phổ biến ở nhiều nơi giống những món cuốn khác như nem cuốn Hà Nội.Món cuốn Thủy Nguyên được nhận định là một món ăn "mang đậm sắc thái" của người dân huyện Thủy Nguyên và được coi là món ăn thu hút thực khách khi đến với Hải Phòng. Món cuốn này còn được phổ biến tới nhiều địa phương, tỉnh thành trên khắp Việt Nam. Một nữ tiểu thương kinh doanh món cuốn này tại Hải Phòng cho biết cô bán 1000 chiếc một ngày, với những dịp cao điểm có thể bán tới 3000 chiếc một ngày. Trung bình món cuốn Thủy Nguyên có giá dao động khoảng 2500 đến 3000 đồng cho 1 chiếc, được đánh giá là gần 10 nguyên liệu, nhưng giá chỉ ngang một cốc trà đá.
== Tham khảo == |
Panulirus interruptus là một loài tôm rồng được tìm thấy ở bờ biển miền đông Thái Bình Dương. Nó thường phát triển đến chiều dài 30 cm (12 in), cơ thể màu hơi đỏ-nâu, với một cặp râu lớn, không có càng.
Con cái ôm khoảng 680,000 trứng, sau 10 tuần trứng nở ra các ấu trùng phyllosoma dẹp. Các ấu trùng ăn sinh vật phù du trước khi biến thái thành dạng tôm non. Con trưởng thành sống về đêm và di trú, sống giữa các tảng đá ở độ sâu 65 m (213 ft), ăn cầu gai, nghêu, trai và giun. Nhiều loài cá, bạch tuộc và rái cá biển săn P. interruptus. Panulirus interruptus bị đánh bắt thương mại và giải trí ở cả Mexico và Hoa Kỳ.
Panulirus interruptus có hai râu lớn nhưng không có càng. Đây là một trong các loài tôm rồng lớn nhất, có thể đạt chiều dài 60 xentimét (24 in), nhưng thường không vượt quá 30 cm (12 in). Con đực có thể nặng tới 12 kilôgam (26 lb). Mặt trên cơ thể màu đỏ nâu, không có sọc hay đốm như các loài tôm rồng khác. Chân có màu tương tự, nhưng có sọc nhạt màu chạy dọc theo chiều dài chân.Con đực và cái có thể được phân biệt bởi vị trí của hai vòng sinh dục mở (gonopore). Ở con cái, chúng nằm ở cặp chân đi (pereiopod) thứ ba, còn con đực chúng nằm ở cặp chân đi thứ năm (và cũng là cuối cùng). Cặp chân bơi thứ năm của con cái trưởng thành có càng nhỏ, và chân bơi lớn.
Panulirus interruptus được tìm thấy ở các phần Vịnh California, và dọc theo bờ biển Thái Bình Dương thuộc bán đảo Baja California, mở rộng xa về phía bắc đến vịnh San Luis Obispo, California. Thỉnh thoảng chúng cũng xuất hiện ở vịnh Monterey, nhưng nước ở đó quá lạnh để chúng sinh sản, và các con trưởng thành ở Trung California được cho rằng đã đến đây khi còn là ấu trùng vào các năm El Niño.Panulirus interruptus sống ở nơi có chất nền là đá, ở độ sâu 65 mét (213 ft). Tuy chúng có thể có mặt ở các vùng nước nông, gồm cả hồ thủy triều, chúng luôn thích sống ở các vùng nước sâu hơn. Con chưa trưởng thành nói chung sinh sống ở vùng nhiều đá có độ sâu 0–4 m (0–13 ft) với thực vật che phủ, đặc biệt là Phyllospadix torreyi. |
Vlaai Limburg (tiếng Limburg: vlaai, vlaoj hoặc flaai. Số nhiều: vlaaien) là một loại bánh pastry bao gồm bột và nhân, theo truyền thống, nó gắn liền với các tỉnh Limburg được tìm thấy ở cả Hà Lan và Bỉ, cùng với Đức thông qua đường biên giới.
Vlaai thường được ăn vào những dịp đặc biệt và cho các sự kiện quan trọng trong đời, đặc biệt là ở tỉnh Limburg của Hà Lan, ví dụ như dịp sinh nhật và tang lễ. Khi ăn vào dịp đám tang, vlaai thường được làm bằng mận đen (được gọi là: "Zwarte pruimenvlaai").
Có thể nói chắc chắn rằng có rất ít thông tin về lịch sử của vlaaien, ngoại trừ việc chúng không phải là một loại bánh ngọt thuần túy của người Limburg.
Một truyền thuyết khẳng định rằng vlaiien có từ trước thế kỷ 12. Theo một đề cập trong biên niên sử của tu viện của Sint-Truiden (bản sao còn tồn tại đến năm 1503), Công tước Henry van Leuven bao vây thành phố (ngày nay nằm ở Bỉ), vào năm 1189. "Những hoạn quan và những tên trộm trung thực và thận trọng của thị trấn" đã đề nghị anh "Placenta" (như nó được diễn đạt bằng tiếng Latinh thời trung cổ) được nướng theo công thức cũ của địa phương. Nó được cho là điều này đã thuyết phục Henry từ bỏ cuộc bao vây. "Placenta" đồng nghĩa với từ tiếng Hà Lan Trung cổ "vlade" nhưng truyền thuyết không được xác minh theo cách khác, cũng như không thể chắc chắn chính xác những món nướng nào có thể đã được cung cấp.
"Bản thảo Gent KANTL", một cuốn sách dạy nấu ăn của người Trung cổ Hà Lan từ thế kỷ 15, liệt kê một số loại nhân cho "vlade" giống như nhân trái cây hoặc sữa trứng, cũng như một công thức vỏ bánh nước nóng cho vlade. Chỉ riêng văn bản thì không rõ liệu các công thức nấu ăn vlade có được đặt trong một lớp vỏ hay không và một trong số chúng có đề cập cụ thể đến việc làm đầy một cái bát - vla trong tiếng Hà Lan hiện đại ám chỉ bánh flan hoặc bánh pudding. Tuy nhiên, nó cũng liệt kê các loại bánh nướng (tarten) với nhân táo hoặc anh đào được nướng đặc biệt trong bánh mì (broot), có nét giống vlaai hiện đại hơn.Cho đến giữa thế kỷ 20, vlaai được coi là một mặt hàng xa xỉ ở Limburg và chỉ được ăn trong các lễ kỷ niệm. Ở nông thôn, chúng hầu như luôn được người dân tự nướng, thường là theo cách truyền thống là trong những tiệm bánh. Vlaaien sẽ được phục vụ vào khoảng 4 giờ chiều trong giờ giải lao uống cà phê, thường là hai hoặc ba phần khác nhau cho mỗi người. Do sự thịnh vượng kinh tế ngày càng tăng sau Chiến tranh thế giới thứ hai, mọi người bắt đầu ăn chúng thường xuyên hơn.
Vlaaien bắt đầu được biết đến rộng rãi hơn bên ngoài Limburg vào cuối thế kỷ 19 chủ yếu là do du lịch ngày càng tăng ở phía Nam Limburg thuộc Hà Lan. Nhiều khách du lịch đã mang vlaai về nhà từ những người thợ làm bánh địa phương. Năm 1986, cửa hàng vlaaien đầu tiên được mở tại Amsterdam. Việc bán vlaaien của một số chuỗi siêu thị cũng giúp phổ biến loại bánh ngọt này. Maria Hubertina Hendrix, còn được gọi là 'Antje van de Stasie', cũng giúp chúng phổ biến ra bên ngoài Limburg. Vào đầu thế kỷ 20, cô đã bán 'Weerter vlaaitjes' của mình tại nhà ga xe lửa ở Weert, và điều này đã khiến món bánh ngọt trở nên nổi tiếng bởi du khách từ khắp Hà Lan. Sau một thời gian, Weerter vlaaien cũng được bán ở Nijmegen. Cô đã có một bức tượng ở Weert từ năm 1988.
Các biến thể tồn tại trên khắp Hà Lan, Bỉ và các khu vực ở bang Nordrhein-Westfalen của Đức gần biên giới với Hà Lan. Một chiếc bánh vlaai thường có đường kính 26–31 centimet. Nó có sẵn trong nhiều loại nhân trái cây khác nhau, chẳng hạn như anh đào, mơ, dâu tây và mận. Các biến thể khác là một hỗn hợp bơ vụn và đường ("greumellevlaai" trong tiếng Limburg, hoặc "kruimelvlaai" trong tiếng Hà Lan) và cháo sữa trứng ("rijstevlaai").
Vào ngày 17 tháng 11 năm 2022, Hà Lan và Bỉ đã nộp đơn xin bảo hộ cho Vlaai Limburg như một đặc sản truyền thống và chỉ định địa phương của Liên Âu.
== Tham khảo == |
Theo truyền thống, red velvet là loại bánh chocolate nhiều lớp có màu đỏ, nâu đỏ, đỏ thẫm hoặc đỏ tươi, chia lớp bởi lớp kem phủ bằng cream cheese hoặc ermine trắng. Công thức làm bánh truyền thống không có chất tạo màu; màu đỏ ban đầu có được từ loại ca cao không chế biến theo kiểu Hà Lan, giàu anthocyanin.Các nguyên liệu thường gặp bao gồm buttermilk, bơ, ca cao, giấm, và bột mì. Củ dền hoặc màu thực phẩm đỏ có thể được sử dụng để tạo màu.
Bánh velvet được cho là bắt nguồn từ thời Victoria. Trong thời đại đó, họ phục vụ bánh velvet như một món tráng miệng lạ mắt. Thuật ngữ "velvet" ("nhung") là một cách mô tả được sử dụng nhằm cho người tiêu dùng biết món tráng miệng là một loại bánh mềm và mịn. Trong thời gian đó, loại bánh devil's food được giới thiệu, đó là cách mà một số người tin rằng loại bánh red velvet xuất hiện. Sự khác biệt giữa hai loại bánh là bánh devil's food sử dụng chocolate, và red velvet sử dụng ca cao.Khi thực phẩm được chia khẩu phần trong Thế chiến II, các thợ làm bánh đã sử dụng nước ép củ dền đun sôi để tăng độ đậm màu sắc cho bánh của họ. Củ dền được tìm thấy trong một số công thức của red velvet. Củ dền đã và đang được sử dụng trong một số công thức để làm chất độn hoặc để giữ độ ẩm. Adams Extract, một công ty từ Texas,
được cho là đã mang red velvet đến các nhà bếp trên khắp nước Mỹ trong thời kỳ Đại suy thoái, bằng việc là một trong những người đầu tiên phân phối màu thực phẩm đỏ và chiết xuất hương vị khác với việc sử dụng áp phích tại quầy thanh toán và các thẻ công thức xé rời được.Bánh và công thức ban đầu của nó nổi tiếng ở Hoa Kỳ từ Khách sạn Waldorf-Astoria nổi tiếng của thành phố New York, nơi nó được mệnh danh là bánh Waldorf-Astoria. Tuy nhiên, nó được coi là một công thức tới từ miền Nam. Theo truyền thống, red velvet được phủ với kem bơ roux kiểu Pháp (còn gọi là kem phủ ermine), rất nhẹ và mịn, nhưng tốn nhiều thời gian để chuẩn bị. Kem phủ từ pho mát kem (cream cheese) cũng như từ kem bơ là những biến thể ngày càng phổ biến.Tại Canada, loại bánh này là một món tráng miệng nổi tiếng trong các nhà hàng và tiệm bánh của chuỗi cửa hàng bách hóa Eaton's vào những năm 1940 và 1950. Được quảng bá như một công thức độc quyền của Eaton, với những nhân viên biết công thức tuyên thệ giữ im lặng, nhiều người đã lầm tưởng rằng chiếc bánh là phát minh của bà chủ cửa hàng bách hóa, Lady Eaton.Trong những năm gần đây, các loại bánh red velvet cũng như các loại red velvet cupcake trở nên ngày càng phổ biến tại Hoa Kỳ và nhiều nước châu Âu khác. Việc tái phổ biến trở lại của loại bánh này được một số người cho là bắt nguồn từ bộ phim Steel Magnolias (1989), trong đó có một chiếc bánh cưới red velvet cho chú rể (groom's cake) với hình dáng một con trút. Magnolia Bakery ở Manhattan đã phục vụ món bánh này kể từ khi khai trương vào năm 1996, cũng như các nhà hàng nổi tiếng với phong cách ẩm thực miền Nam Hoa Kỳ như Amy Ruth's ở Harlem, khai trương năm 1998. Năm 2000, Cake Man Raven đã mở một trong những tiệm bánh đầu tiên dành cho loại bánh này ở Brooklyn.
Nguyên liệu tạo nên red velvet thay đổi khác nhua tùy thuộc vào thời đại và vùng miền trên thế giới. Tài liệu tham khảo của James Beard, American Cookery (1972), mô tả ba loại bánh red velvet khác nhau theo lượng mỡ trừu (shortening), bơ, và dầu thực vật, tất cả đều dùng màu thực phẩm đỏ. Phản ứng của giấm có tính axit và buttermilk có xu hướng giúp anthocyanin đỏ trong ca cao tiết ra nhiều hơn và giữ cho bánh ẩm, nhẹ và mịn. Cách nhuộm màu tự nhiên này có thể là nguồn gốc của tên gọi "red velvet" ("nhung đỏ"), cũng giống như "devil's food cake" ("thức ăn của quỷ") và các tên gọi bánh chocolate tương tự. Ngày nay, chocolate thường trải qua quá trình chế biến kiểu Hà Lan, điều này ngăn trở sự thay đổi màu sắc của anthocyanin. Một quá trình tái cấu trúc đã diễn ra với red velvet ban đầu liên quan đến việc giảm thiểu hoặc loại bỏ giấm và chất tạo màu, và sử dụng ca cao không chế biến theo kiểu Hà Lan để cung cấp độ axit và màu sắc cần thiết.
Ngoài nhiều biến thể của red velvet, còn có nhiều sản phẩm có hương vị giống như red velvet, bao gồm bột protein, trà, các loại latte, Pop-Tarts, bánh quế và đồ uống có cồn. Mùi hương của bánh cũng được sử dụng cho nến và xịt thơm phòng. Đối với các hạn chế về chế độ ăn uống, chẳng hạn như những người bị dị ứng và nhạy cảm với các thành phần, cũng có các biến thể dành cho người ăn kiêng thuần chay, không gluten và không chứa sữa. |
Mochi (餅 (Bính)/ もち/ モチ, Mochi) là một loại bánh giầy nhân ngọt truyền thống của Nhật Bản làm từ bột gạo nếp hay gạo nếp giã nhuyễn không những được dùng để ăn trong cuộc sống hàng ngày mà còn là vật phẩm dâng lên thần linh và có ý nghĩa mang lại may mắn. Bánh Mochi là vật cúng không thể thiếu trong các gia đình Nhật Bản nhân dịp năm mới. Họ bày trí Mochi ở hốc tường Toko-noma trang trọng trong phòng khách hoặc trong nhà bếp. Những chiếc bánh này được gọi là Kagami-mochi, tức bánh Mochi dâng lên thần linh. Ngày Tết, Tết Trung Thu, người Nhật cúng bánh Mochi để cầu nguyện cho sự trường thọ. Vào những ngày truyền thống, người Nhật buộc bánh Mochi trên thanh tre dài rồi nướng trong đống lửa. Họ tin rằng khi ăn bánh Mochi nướng tại lễ Dondo-yaki sẽ mang lại sức khỏe cho suốt cả năm. Bánh Mochi cũng có mặt trong lễ dựng nhà mới Choto-shiki của người Nhật.
Nếu như người Việt Nam tưởng tượng trên cung trăng có cây đa và chú Cuội, thì người Nhật tin rằng có một chú thỏ đang sinh sống trên vương quốc của thần Mặt trăng bất tử và đến đêm Otsukimi lại giã bột để làm bánh giầy mochi. Ngoài ra, liên tưởng về một chú thỏ đang ngồi ăn bánh dango cũng xuất hiện ở nhiều địa phương trên nước Nhật.
Một trong những truyền thuyết về Thỏ ngọc được trẻ con Nhật Bản yêu thích có nguồn gốc từ thần thoại Ấn Độ, kể về 3 con vật là khỉ, cáo và thỏ được Thượng đế thử thách khi Thượng đế hóa thân thành một ông lão và đến xin chúng thức ăn.Trong khi khỉ nhanh nhảu trèo lên cây để hái thật nhiều trái ngon, còn cáo thì đi trộm đồ cúng từ các ngôi mộ để biếu tặng ông lão, chỉ có mỗi thỏ là không có gì cả. Vì vậy để có thức ăn biếu ông lão, thỏ đã lao mình vào đống lửa để hiến tặng chính bản thân mình. Cảm động trước tấm lòng của thỏ, Thượng đế đã hồi sinh cho thỏ rồi đưa nó lên cung trăng để tôn vinh trước tất cả mọi người.
Người ta chọn loại gạo nếp ngon, đồ kỹ (có thể đồ hai lượt), rồi giã trong cối tới khi có được một khối bột nếp chín dẻo quánh. Thường chỉ những nam thanh niên mới làm điều này, vì nếu giã không nhuyễn khi ăn hạt gạo sẽ mất ngon, dễ bị hỏng bánh.
Đối với loại mochi có nhân: Pha một giọt màu thực phẩm với 1 chén nước sao cho nước có màu sắc như ý (hoặc không cần màu thực phẩm). Trộn đều bột nếp, đường và nước màu, lưu ý bột nếp làm vỏ bánh sau khi hấp sẽ rất dẻo và dính nên cần cho từ từ từng chút nước vào cho đến khi hỗn hợp bột thành 1 khối dẻo hơi khô.
Lấy màng bọc thực phẩm bọc bột đã nhào. Sau đó cho vào lò vi sóng quay 3 phút chế độ high. Sau đó lấy bánh ra và trộn lại lần nữa bằng muỗng gỗ trong 20 giây, tiếp đến lấy màng bọc lại, cho vào lò vi sóng một lần nữa rồi quay trong 1 phút thì lấy ra, nhanh tay khuấy bột theo đường tròn khoảng 30 giây nữa để làm bột dai.
Nếu không có lò vi sóng thì có thể cho bột vào tô hoặc bọc màng bọc thực phẩm và hấp cách thủy cho đến khi bột chín, trong lại là được.
Rắc đều bột nếp rang chín lên thớt, rồi cho phần bột lên, dùng dao cắt hoặc nhúng tay ướt cho bột không dính tay rồi chia bột thành các phần nhỏ.Xoa một ít bột nếp rang lên tay cho đỡ dính. Bắt đầu vào công đoạn nặn bánh,lấy từng phần vỏ bánh, đập dẹt, cho nhân (đậu đỏ, trà xanh,kem viên nhỏ...) vào rồi đóng bánh lại.
Ngày nay, công nghệ chế biến bánh giầy mochi cũng được tân tiến hoá, không cần phải theo tập tục giã bánh giầy mochi thủ công để đỡ tốn sức, người Nhật còn xay gạo nếp thành bột hay phát minh ra máy làm mochi tự động, chỉ cần cho gạo nếp vào máy sẽ thao tác như một người thợ giã bánh. Mặt khác, bánh giã thủ công khi gạo nếp còn nóng ăn cũng rất ngon.
Bánh Mochi loại phổ biến nhất là loại mochi trắng không nhân, nhỏ bằng lòng bàn tay, nặn hình tròn dày chừng 1 đến 2 cm. Bánh sau khi nặn xong có thể ăn ngay hoặc cho vào ngăn mát tủ lạnh vài giờ cho mát.
Có một số loại dùng để nướng như kirimochi (切り餅 - bánh dày khô dạng khối chữ nhật) và marumochi (丸餅 - bánh dày dạng tròn dẹt) thông thường ăn trực tiếp cùng xì dầu và nori sau khi nướng.Tết Dương lịch là ngày Tết quan trọng của người Nhật nên họ dùng loại bánh dày nướng này cho việc chế biến canh bánh dày zōni để hưởng thêm tuổi mới và cầu bình an. Không những vậy, có cả món bánh dày tẩm bột chiên, gọi là Mochi tempura (餅天ぷら).
Người Hàn Quốc có một loại bánh đặc biệt là songpyeon (tiếng Hàn: 송편), tức bánh giầy hình bán nguyệt (tương tự như Mochi của Nhật Bản). Songpyeon được dùng cho ngày Tết Chuseok (tết Trung thu hay lễ Tạ ơn). Một loại khác là gaepi-tteok (개피떡) hoặc Baram-tteok (바람떡) với nhân đậu trắng và quét dầu mè để chống dính.
Daifuku của Nhật được Hàn Quốc làm lại với tên gọi là gyeongdan (경단) và chapssal-tteok (찹쌀떡). |
Orithyia sinica, đôi khi gọi là cua hổ, cua mặt hổ hay cua đầu hổ Trung Quốc (中華虎頭蟹), là một loài cua "rất bất thường", với các đặc trưng của nó đảm bảo cho việc chia tách nó ra thành chi, họ và thậm chí là cả liên họ tách biệt, dù trước đây từng được gộp trong liên họ Dorippoidea hay Leucosioidea. Chẳng hạn, ấu trùng của nó không giống như ấu trùng của bất kỳ loài cua nào khác.
O. sinica là loài cua rất khác biệt, với các vằn trên các cẳng và càng, cũng như các đốm hình mắt trên mai; bụng cua cái hẹp bất thường làm cho các lỗ sinh dục thòi ra. Các cẳng dẹp ở phần tận cùng, và đó là sự thích nghi với cuộc sống đào bới, chứ không phải là bơi.
O. sinica được tìm thấy dọc theo đường bờ biển của châu Á đại lục, từ Nam Triều Tiên tới Hồng Kông, nhưng không thấy ven biển các đảo cận kề, như Đài Loan, quần đảo Lưu Cầu và Nhật Bản, mặc dù vùng biển này không sâu và ấu trùng loài cua này là phiêu sinh. Trong phạm vi sinh sống của mình, O. sinica được đánh bắt ở quy mô nhỏ và có giá cao.
Tên gọi Orithyia (Orithuja) là lấy theo tên Orithyia, con gái của vua xứ Athena là Erechtheus trong thần thoại Hy Lạp. |
Bánh tart trứng sữa hoặc flans pâtissier là một bánh pastry bao gồm một lớp vỏ bánh bên ngoài đầy trứng sữa và được nướng.
Sự phát triển của sữa trứng có mối liên hệ mật thiết với bánh tart hoặc bánh trứng mà từ này xuất phát từ crustade Anglo-Norman * (không được kiểm chứng), có nghĩa là một loại bánh. Nó có nguồn gốc từ lớp vỏ Anglo-Norman (> lớp vỏ kiểu Anh) tương ứng với croust của Pháp. Nó có liên quan đến croustade của Pháp thế kỷ 18 có lẽ mượn từ crostata của Ý (đã được đề cập từ thế kỷ 13), có nguồn gốc từ crosta (croûte trong tiếng Pháp), có lẽ nhiều hơn cả croustado « Chua cay ». Một số tên gọi khác của các loại bánh sữa trứng trong thời trung cổ là drapettes và darioles. Vào năm 1399, bữa tiệc đăng quang được chuẩn bị cho Henry IV bao gồm cả "doucettys".Các công thức nấu ăn thời trung cổ thường bao gồm một hộp bánh ngọt và bánh phồng chứa đầy hỗn hợp kem, sữa hoặc nước dùng với trứng, chất làm ngọt như đường hoặc mật ong, và đôi khi là gia vị. Bí quyết tồn tại sớm nhất là vào thế kỷ thứ mười bốn vẫn có thể được nhận ra là bánh sữa trứng ngày nay. Bánh tart cũng có thể được chuẩn bị với sữa hạnh nhân trong thời gian nhịn ăn như Mùa Chay, mặc dù điều này khá tốn kém và sẽ chỉ dành cho những người khá giả. Thông thường, các thành phần thơm ngon như thịt lợn băm hoặc thịt bò tủy cũng đã được thêm vào (các kết hợp của các thành phần ngọt và mặn đã được phổ biến hơn trong thời Trung cổ Anh), nhưng không giống như một hiện đại khoái khẩu các món sữa trứng điền bản thân đã luôn ngọt ngào. Ở Bồ Đào Nha, những chiếc bánh có mùi quế; ở Anh hạt nhục đậu khấu thường được sử dụng.
Bánh pastry sữa trứng hiện đại thường được làm từ bánh ngọt, trứng, đường, sữa hoặc kem, và vani, rắc hạt nhục đậu khấu và nướng. Không giống như bánh trứng, bánh sữa trứng thường được phục vụ ở nhiệt độ phòng. Chúng có sẵn như là bánh cá nhân, thường khoảng 8 cm (3,1 in) ngang, hoặc như những chiếc bánh lớn hơn dự định được chia thành các lát.
Lịch sử và công thức của bánh sữa trứng |
Merci là một nhãn hiệu kẹo sô-cô-la được sản xuất bởi công ty Storck, có trụ sở chính tại Berlin, Đức. Từ "merci" trong tiếng Pháp có nghĩa là "cám ơn". Merci truyền thống được sản xuất lần đầu năm 1965 dưới dạng thanh sô-cô-la và đựng trong hộp trắng. Vỏ bọc từng thanh sô-cô-la có màu khác nhau tượng trưng cho từng hương vị khác nhau.
Các biến thể sau này bao gồm Merci Crocant, sản xuất lần đầu năm 1994 dưới dạng kẹo, chỉ bao gồm một hương vị sô-cô-la nhân hạt giòn bên trong và Merci Petit (tên cũ là Merci Pur), sản xuất lần đầu năm 1995 dưới dạng kẹo, có nhiều hương vị như loại truyền thống.
Kẹo Merci đã được bán ở hơn 70 quốc gia.
Website chính thức
== Tham khảo == |
Stroopwafel (phát âm tiếng Hà Lan: [ˈstroːpʋaːfəl] ( nghe); nghĩa đen "syrup waffle") là một bánh quế được làm từ hai lớp bột nướng nóng với siro giống như caramel ở chính giữa. Loại bánh này phổ biến ở Hà Lan, nơi chúng được sản xuất lần đầu tiên ở thành phố Gouda phía tây nước này.
Vỏ bánh là bột nhồi được làm từ bột mì, bơ, đường nâu, men, sữa, và trứng. Đầu tiên, ta nhào bột thành những quả bóng cỡ vừa và đặt vào vỉ sắt nóng, sau đó ép thành hình dẹp tròn đều nhau. Bánh waffle đã nưỡng chín mang cắt thành các lớp mỏng ngay khi vẫn còn ấm.
Nhân bánh được làm từ siro, đường nâu, bơ, và quế; trải đều phần nhân giữa hai mặt bánh rồi dán chúng lại với nhau để hoàn thiện sản phẩm. |
Slushy (còn đánh vần thành slushie và ít phổ biến hơn là slushee) là loại đồ uống làm từ đá có hương vị riêng thường là soda, tương tự như granita nhưng có thành phần lỏng hơn. Món này thường gọi là slush, đồ uống đông lạnh. Slushy có thể có ga hoặc không có ga; phiên bản có ga đôi khi được gọi là đồ uống có ga đông lạnh hoặc nước giải khát có ga đông lạnh.
Máy tạo slushy có ga đầu tiên do chủ sở hữu của thương hiệu Dairy Queen tên là Omar Knedlik phát minh ra. Vào cuối thập niên 1950, máy làm soda tại nhà hàng của ông liên tục gặp sự cố. Khoảng năm 1958, chiếc máy của Knedlik hoàn toàn hỏng hóc và ông quyết định cất soda vào tủ đông khiến nó trở nên nhão khi kéo ra. Knedlik quyết định bán món slushy cho khách quen và đồ uống này nhanh chóng trở nên phổ biến kể từ đó. Knedlik nhất quyết theo đuổi việc sản xuất slushy và ủy quyền lại cho Ruth Taylor tạo ra tên gọi và biểu tượng của hãng The Icee Company. Những chiếc máy ban đầu này sử dụng hệ thống điều hòa ô tô và hoạt động bằng cách kết hợp và làm đông hỗn hợp hương liệu, nước và carbon dioxide. Ngoài ra, loại máy này thường đóng băng ở nhiệt độ thấp hơn điểm đóng băng của nước, nhưng sự kết hợp của áp suất lên đến 40 psi (2,8 bar), đường, hỗn hợp carbon dioxide đóng băng −80 °C (−112 °F), và khuấy liên tục để ngăn không cho khối rắn đông đặc. Các loại slushy có ga có xu hướng "khô" hơn so với các loại không có ga.
Năm 1960, Knedlik hợp tác với John Mitchell nhằm sản xuất hàng loạt những chiếc máy slushy để rồi được cấp bằng sáng chế vào năm 1962. Năm 1965, 7-Eleven đã bỏ tiền mua 3 máy ICEE và ký hợp đồng cấp phép với ICEE, nơi 7-Eleven sẽ lấy tên Slurpee cho các sản phẩm của mình và họ bị hạn chế bán Slurpee trong các cửa hàng 7-Eleven của Mỹ. Đến thập niên 1970, máy Slurpee có thể được tìm thấy ở mọi cửa hàng 7-Eleven ngay tại Mỹ.
== Tham khảo == |
Xôi xoài (tiếng Thái: ข้าวเหนียวมะม่วง, RTGS: khaoniao mamuang, phát âm tiếng Thái: [kʰâ(ː)w.nǐa̯w mā.mûa̯ŋ], đọc là "khao niểu ma muông") là món tráng miệng truyền thống của Thái Lan làm từ gạo nếp, xoài tươi và nước cốt dừa và ăn với nĩa, muỗng hoặc bằng tay. Mặc dù có nguồn gốc từ Thái Lan, nó được tiêu thụ trên khắp khu vực Đông Dương và phần còn lại của Đông Nam Á, bao gồm Lào, Campuchia, và Việt Nam và Bangladesh. Xôi xoài thường được ăn vào mùa cao điểm của xoài, thường là mùa hè, tháng 4 và tháng 5 ở Thái Lan. Các cửa hàng xôi xoài đáng chú ý ở Bangkok như khu phố Wong Wian Yi Sip Song Karakadakhom ở Pom Prap Sattru Phai gần Hua Lamphong, chỉ bán 4 tháng trong năm (tháng 2 đến tháng 6) và tại khu phố Samphrang ở Phra Nakhon gần Giant Swing và Chao por Suea Joss House, với Ban Mo gần Giao lộ Si Kak Phraya Si và Pak Khlong Talat.
Các thành phần chính là xôi (gạo nếp), nước cốt dừa tươi và đóng hộp, muối, đường cọ và xoài.
Để chuẩn bị món ăn, gạo được ngâm trong nước và sau đó nấu chín bằng cách hấp hoặc sử dụng nồi cơm điện. Trong khi đó, nước cốt dừa được trộn với muối và đường, và đun nóng mà không cần đun sôi. Sau khi nấu cơm xong, hỗn hợp nước cốt dừa và gạo được trộn đều với nhau và cho phép để nguội để cho sữa ngấm vào cơm. Xoài được gọt vỏ và thái lát. Để trưng bày món ăn, cơm được múc lên đĩa, một vài lát xoài được đặt lên trên hoặc bên cạnh, và phần nước cốt dừa còn lại được rưới lên trên. Đôi khi xôi được phủ lên trên với đậu xanh giòn. Cũng có cách làm sau với lá cẩm: Lá cẩm rửa sạch, bỏ cọng sau đó bắc lên bếp nấu cho ra nước có màu tím đặc trưng. Tiếp theo ngâm gạo nếp với nước lá cẩm trong 1 đêm. Qua ngày đổ ráo nước và cho vào hấp cho đến khi thấy nếp dẻo và mềm là xôi chín. Xôi được dùng với xoài và nước cốt dừa.
Hầu hết, xoài vàng được sử dụng có vị ngọt hơn xoài xanh. Theo truyền thống, các giống xoài Nam Doc Mai và biến thể ok-rong của xoài được sử dụng. Xoài đỏ / cam từ Mexico và Caribbean cũng có thể được sử dụng. Gạo nếp, ngọt hơn so với gạo nếp thông thường, được sử dụng để có kết cấu tốt nhất.Cũng như nhiều món tráng miệng làm từ gạo, tốt nhất nên ăn xôi xoài trực tiếp sau khi mua hoặc nấu vì khi để trong tủ lạnh, xôi nếp sẽ cứng và nước cốt dừa nhanh hết hạn.
Đây là một số biến thể cho món xôi xoài cổ điển:
Thay thế một nửa gạo nếp trắng với gạo nếp Thái đen để có được màu tím đẹp.
Thay thế xoài bằng sầu riêng, mít |
Tsukemen (つけ麺, Tsukemen ramen nhúng) là một món ramen trong ẩm thực Nhật Bản gồm mỳ ăn sau khi được nhúng vào một bát canh hoặc nước dùng (nước soup) riêng. Món ăn được Tokuo Yamagishi, một nhà hàng ở Tokyo, Nhật Bản chế ra vào năm 1961, sau đó nó đã trở thành một món ăn rất phổ biến ở Tokyo và khắp Nhật Bản. Tại Hoa Kỳ, tsukemen đã trở nên phổ biến ở Los Angeles, trong khi nó vẫn còn tương đối hiếm ở nhiều thành phố khác của Mỹ.
Tsukemen là một món mỳ ramen Nhật Bản trong ẩm thực Nhật Bản bao gồm các món mỳ và súp riêng biệt hoặc nước dùng, trong đó mỳ ăn liền trong súp . Soba và udon là một số loại mỳ dùng trong món ăn. mỳ thường phục vụ lạnh, trong khi súp thường được phục vụ nóng, phục vụ mùa và làm ẩm mỳ. Các loại mỳ cũng có thể được phục vụ ở nhiệt độ phòng. Các thành phần bổ sung được sử dụng trong món ăn thường được phục vụ trên đỉnh hoặc bên cạnh trong đĩa mỳ. Một số thành phần bổ sung được sử dụng bao gồm nori, chashu, menma, tamago và trứng luộc.
Súp được dùng làm nước chấm, và thường đậm đà hơn trong hương vị so với nước dùng ramen tiêu chuẩn. Dashi, một món canh trong ẩm thực Nhật Bản, có thể được sử dụng, được chuẩn bị sử dụng cơ sở súp hoặc kho còn được gọi là "dashi". Một số nhà hàng thêm nước nóng để pha loãng món canh vào cuối bữa ăn, giảm sức mạnh và làm cho nó ngon miệng hơn như một món canh để kết thúc bữa ăn.
Nhiều kiểu tsukemen khác nhau
Tsukemen được Kazuo Yamagishi (1935-2015) chế ra vào năm 1961, người đã sở hữu nhà hàng Taishoken, một nhà hàng ramen nổi tiếng ở Tokyo, Nhật Bản. Năm 1961, Yamagishi bổ sung món ăn vào món ăn của nhà hàng bằng tên "morisoba đặc biệt", bao gồm "mỳ soba lạnh với súp để nhúng". Vào thời điểm đó, nó đã được bán với giá 40 yen Nhật, và món ăn sớm Trở nên phổ biến ở nhà hàng Taishoken. Đến năm 2015, hơn 100 nhà hàng Taishoken hiện diện ở khắp Nhật Bản.
Trong những năm gần đây (khoảng năm 2000-nay), tsukemen đã trở thành một món ăn rất phổ biến ở Tokyo và khắp Nhật Bản, và một số nhà hàng hiện nay vẫn tồn tại ở đất nước mà nó đã khai thác nó một cách độc đáo.
Tsukemen cũng được phục vụ tại các nhà hàng ở Hoa Kỳ và ở các nước khác. Trong những năm gần đây (khoảng năm 2013-nay), Tsukemen đã trở thành một món ăn phổ biến ở một số cửa hàng ramen ở Los Angeles. Ngược lại, ở các khu vực khác của Hoa Kỳ, như Chicago, món ăn không phổ biến và hiếm khi được phục vụ trong các nhà hàng. |
Bánh mì Pháp (tiếng Pháp: baguette, phát âm tiếng Pháp: [baɡɛt] ( nghe), phiên âm như "ba-ghét") là loại ổ bánh mì phân biệt được vì chiều dài hơn chiều rộng nhiều và nó có vỏ giòn. Ổ bánh mì Pháp thường rộng 5–6 cm và cao 3–4 cm, nhưng dài tới một mét. Nó thường nặng chỉ 250 gam. Những ổ bánh mì Pháp ngắn thường dùng làm bánh kẹp. Bánh mì Pháp thường được cắt đôi và quét pa tê hay phô mai. Trong bữa sáng Pháp truyền thống, những miếng bánh mì được quét mứt và ngâm vào bát cà phê hay sô-cô-la nóng.
Loại bánh mì này có liên kết mạnh với Pháp, nhất là Paris, nhưng nó được ăn ở khắp thế giới. Ở Pháp người ta gọi ngắn là "baguette" vì nó dài như một cái đũa, nhỏ hơn thì có loại flûte và mỏng hơn có tên ficelle. Luật thực phẩm Pháp định nghĩa bánh mì là sản phẩm chỉ có bốn thành phần: nước, bột mì, men, và muối thường. Nếu thêm những thành phần khác vào công thức cơ bản thì phải bán dùng tên khác cho sản phẩm.
Bánh mì Pháp dẫn xuất từ bánh mì Viên (Áo) vào giữa thế kỷ 19, khi những lò hơi mới được sử dụng, những lò này làm được vỏ giòn và mảnh vụn trắng có nhiều lỗ. Những ổ dài được nướng từ lâu, nhưng từ tháng 10 năm 1920, có luật ở Áo cấm không được làm việc trước 4 giờ sáng, nên các tiệm bánh không nướng được những ổ bánh mì tròn như trước để kịp buổi sáng của khách hàng. Ổ gầy này giải quyết vấn đề này vì có thể sửa soạn và nướng nó nhanh hơn. |
Bánh đa đỏ là một loại nguyên liệu bánh đa được dùng rất phổ biến trong chế biến ẩm thực Hải Phòng. Đây cũng được coi là một mặt hàng đặc sản về ẩm thực của Hải Phòng và thường chỉ được sản xuất tại nơi đây mới đảm bảo được những yêu cầu cao nhất về chất lượng. Điều này có thể coi như một bí quyết gia truyền của nhiều gia đình chuyên làm bánh đa đỏ tại Hải Phòng, đặc biệt là ở khu vực Dư Hàng Kênh nằm sát nội thành.
Thực tế thì bánh đa đỏ cũng có thể chế biến tại những địa phương khác (ngoài Hải Phòng) và cũng đã có một số cơ sở chế biến thực phẩm tại Việt Nam chế biến bánh đa đỏ (bao gồm cả bánh đa cua ăn liền của hãng VIFON) đóng gói sẵn để có thể bảo quản lâu hơn và mang đi xa. Tuy nhiên loại bánh đa đỏ đóng gói sẵn (thường gọi là bánh đa đỏ khô) khi trần qua nước sôi thường không có được mùi vị thơm của gạo mới cũng như độ dai (một đặc tính quyết định chất lượng của bánh đa đỏ so với các loại sợi bánh khác) cần thiết như là bánh đa đỏ tươi. Sợi bánh đa đỏ đạt yêu cầu về chất lượng là khi có mùi thơm của gạo dùng chế biến bánh đa (không có mùi hôi, ẩm mốc).
Do đặc tính về thành phần nguyên liệu và mùi vị trong quá trình sản xuất nên người Hải Phòng đặc biệt ưa thích và ưu tiên sử dụng sợi bánh đa đỏ trong chế biến với các nguyên liệu thủy hải sản (dù là loài thuộc vùng nước ngọt nơi đồng ruộng, nước lợ nơi cửa sông hay nước mặn vùng biển cả) mặc dù bánh đa sợi trắng cũng thực sự phổ biến với người dân nơi đây. Các loại thủy hải sản phổ biến thường dùng là cua đồng, cua bể, tôm rảo, tôm sú, chả cá thu (theo cách thức chế biến kiểu Hải Phòng), bề bề.
Nói chung, trong chế biến bánh đa đỏ với nước dùng thì người Hải Phòng thường sử dụng loại sợi bánh bản rộng hơn từ gấp rưỡi tới gấp đôi bản rộng của sợi bánh đa trắng theo tiêu chuẩn địa phương. Bánh đa đỏ trộn là một trong những cách chế biến bánh đa đỏ có nguồn gốc từ ẩm thực Hải Phòng, tuy tương đối mới nhưng trong khoảng những năm từ 2010 trở lại đã nhanh chóng thu hút được khẩu vị của không ít thực khách, đặc biệt là những người trẻ tuổi không chỉ ở Hải Phòng mà còn ở một số tỉnh thành phía Bắc như Hà Nội chẳng hạn.
Dù được gọi bằng tên đặc trưng là bánh đa đỏ nhưng thực tế loại bánh đa này có màu nâu sậm hơn là màu đỏ thường thấy. Bánh được tráng khá kỳ công từ gạo đã tuyển chọn kỹ, sợi bánh mỏng, mềm và dai, có vị giòn và đậm. Loại bánh đa đỏ có chất lượng tốt thường được sản xuất theo phương pháp truyền thống với số lượng lớn quanh khu vực Dư Hàng Kênh nằm sát nội thành Hải Phòng bởi bánh làm ra không chỉ cung cấp cho các quán ăn tại Hải Phòng mà còn xuất khẩu đến một số địa phương khác có đông người gốc Hải Phòng sinh sống như Hà Nội, Sài Gòn.
Người làm bánh có tay nghề cao cũng như kinh nghiệm lâu năm thường nắm rõ bí quyết từ khâu ngâm gạo, chế nước khi xay, pha bột và điều chỉnh lửa lò lúc tráng bánh… để đảm bảo những mẻ bánh ra lò vừa có mùi thơm, vừa giòn, dai, và quánh. Màu nâu sậm (nâu đỏ) của bánh đa là do được tẩm bằng một loại mật theo bí quyết nhà nghề. Yêu cầu về chất lượng cơ học của bánh đa đỏ thậm chí còn khắt khe hơn cả bún dù bún được dùng phổ biến hơn nhiều bánh đa đỏ bởi sợi bánh đa đỏ có chất lượng tốt khi chế biến ngoài việc đảm bảo về mùi vị (mùi thơm của gạo mới, không bị bốc mùi ẩm mốc) còn phải có độ mỏng, mềm dẻo và dai chứ không bị nhũn bở, vón cục (chỗ quá cứng) hay sợi bánh quá dày.
Loại bánh đa đỏ tươi thường có chất lượng tốt hơn loại bánh đa đỏ khô khi dùng để chế biến các món ăn đặc trưng trong ẩm thực Hải Phòng. Lý do bởi vì bánh đa tươi có độ mềm, dẻo, dai và thơm mùi gạo mới trong khi loại bánh đa khô do để được lâu nên thường có mùi bột ẩm (càng để lâu càng nặng mùi), khi trần qua nước sôi thường bị bở, mất độ dai và hay vón cục (chỗ cứng chỗ mềm). Nói chung các quán ăn hay nhà hàng tại Hải Phòng thường sử dụng bánh đa tươi thay vì bánh đa khô để đảm bảo chất lượng tốt nhất của món ăn.
Thực tế thì các món ăn có thể dùng bánh đa đỏ để chế biến đa dạng hơn cả các món ăn chế biến từ bánh phở (nếu không tính mức độ phổ biến). Không chỉ người Hải Phòng mà còn nhiều người địa phương khác cũng thích các món ăn chế biến từ bánh đa đỏ bởi hương vị, màu sắc, độ dai nhưng lại mềm dẻo rất đặc trưng của nó. Bánh đa đỏ có thể dùng chế biến (hoặc ăn kèm) trong các món ăn như bánh đa cua (cả cua đồng lẫn cua bể), canh bánh đa đỏ (tương tự như món bún tôm Hải Phòng), bánh đa đỏ trộn (tương tự như món miến trộn kiểu Hải Phòng), lẩu cua đồng...
Cũng tùy cách chế biến mà bánh đa đỏ có thể được thái sợi to bản (như trong chế biến bánh đa cua) hoặc thái sợi nhỏ như sợi miến. Để bánh đa đỏ có độ mềm và dai vừa ý thì trước khi ăn, bánh đa nên được sơ chế qua hai công đoạn: ngâm bánh một lúc trong nước lạnh rồi trần qua nước sôi. Một điều đặc biệt ở bánh đa đỏ là loại bánh đa này rất thích hợp khi dùng để chế biến các món ăn có thành phần hải sản như tôm, cua... Có thể một phần lý do bởi hương vị độc đáo của bánh đa đỏ đã át bớt mùi tanh đặc trưng của hải sản. |
Bánh bèo là một món bánh xuất thân từ Cố Đô Huế rất thịnh hành ở miền Trung, ngoài ra cũng phổ biến ở miền Nam Việt Nam. Bánh bèo đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa ẩm thực của người dân Viêt Nam từ bao đời nay. Tên bánh bèo có thể xuất phát từ hình dạng của nó: giống như cái lá của cây bèo.
Bánh bèo là sự kết hợp của 3 yếu tố chính đó là bánh làm từ bột gạo, nhân để rắc lên bánh làm bằng tôm xay nhuyễn, và nước chấm. Nước chấm bánh bèo là một hỗn hợp với thành phần chính là nước mắm và thường đổ trực tiếp vào bánh chứ không cần chấm. Món bánh bèo trở nên hấp dẫn và có mùi vị hơn khi thêm mỡ hành, đậu phộng rang giã nhỏ. Tuỳ theo địa phương mà có những cách thêm bớt khác nhau cho món bánh này, ví dụ ở Sài Gòn thường bỏ đậu xanh, đồ chua, lại cho ăn kèm bánh đúc, bánh ít, bánh bột lọc.
Ở miền Trung, bánh bèo thường được phân ra làm hai loại là bánh bèo Quảng Nam và bánh bèo Huế. Bánh bèo Quảng Nam thường là bánh to, dày, ăn với nhân là bột nấu nhão gồm có thịt, tôm băm, hẹ, khi ăn bỏ thêm ít hành phi, ớt băm. Bánh bèo Huế có khác chút ít, bánh mỏng hơn, có bột tôm sấy, khi ăn kèm theo da heo chiên giòn. Bánh bèo miền Trung đa phần đúc bằng chén (bánh bèo chén). Sang tới miền Nam thì bánh bèo có nhiều kiểu cách khác nhau, nhưng thường là ăn chung với nhiều loại bánh cũng như gia vị khác, làm cho hương vị đặc trưng của bánh bèo mất đi phần nào.
Ở miền Nam, bánh bèo biến thể thành bánh bèo ngọt. Trong chế biến người ta trộn nước đường (thường là đường vàng hòa tan vô nước rồi nấu sôi lên để nguội) vào bột gạo, có thêm lá dứa cho thơm. Nhân bánh thường là đậu xanh nấu tán nhuyễn và bánh bèo ngọt miền Nam ăn với nước cốt dừa. Đây là một món bánh ăn vặt rẻ tiền, ngon và là ký ức tuổi thơ của người miền Nam.
Theo hình dạng, có thể phân ra làm hai loại là bánh bèo chén và bánh bèo nhỏ. Bánh bèo chén đúc bằng chén, bề ngoài to dày, thường thấy ở miền Trung; đặc biệt, tại Quảng Trị làm bánh bèo chén rất dày, cắn vào sừng sực mới chịu. Bánh bèo nhỏ đúc bằng vỉ nhôm, bề ngoài cái bánh thường nhỏ và mỏng, khi ăn trình bày nhiều cái ra dĩa.
Theo địa phương thì có thể phân ra làm nhiều loại:
Bánh bèo Hải Phòng (rất khác biệt với hầu hết các loại bánh bèo miền Trung cả về cách chế biến và cách thưởng thức)
Bánh bèo Quảng Trị
Bánh bèo Huế
Bánh bèo Quảng Nam
Bánh bèo Quảng Ngãi
Bánh bèo Hội An ( còn gọi là bánh bèo phố cổ)
Bánh bèo Sài Gòn
Bánh bèo Bình Dương (còn gọi là bánh bèo bì vì bánh bèo ở đây thường được chế biến có thêm bì thịt)
Bánh bèo chợ Thủ (An Giang)
Bánh bèo Đà Nẵng
Trong dân gian có lưu truyền nhiều bài ca dao, tục ngữ liên quan tới bánh bèo:
Ai ham trồng kiểng thì mê bánh bông lan
Còn như bánh tráng thì để hàng trai tơ
Ai mà hảo ngọt thì ăn bánh cam,
Ai mà nhát gan thì sợ bánh tét
Chỉ mấy ả giang hồ bánh bèo đớp sạchCon quạ nó đứng chuồng heo
Nó kêu: bớ má, bánh bèo chín chưa ?Ngoài ra còn có những bài đồng dao ngộ nghĩnh toàn chữ "b" về "Bà Ba béo", bán bánh bèo:
Bà Ba béo
bán bánh bèo
bên bờ biển
bị bom bi
bắn bảy bậnhay
Bà Ba béo
bán bánh bèo
bên bờ biển
bị bộ binh
bắt bỏ bốt... |
Măng (hay trúc duẫn, theo tiếng Hán: 竹筍) là các cây non mọc lên khỏi mặt đất của các loài tre, bao gồm Bambusa vulgaris và Phyllostachys edulis. Măng được sử dụng làm thực phẩm ở nhiều nước châu Á và được bán dưới nhiều hình thức như măng khô, măng tươi và măng đóng hộp.
Măng tươi chứa glycoside cyanogenic, chất độc tự nhiên cũng có trong sắn. Các chất độc này phải được tiêu diệt bằng cách nấu kỹ, và vì lý do này, măng tươi được đun sôi trước khi được sử dụng theo các cách khác. Các chất độc cũng bị tiêu diệt trong quá trình đóng hộp.
Hầu hết các măng tre non đều có thể ăn được sau khi được luộc để loại bỏ chất độc, nhưng chỉ khoảng một trăm loài hoặc ít hơn được thu hoạch thường xuyên để lấy măng. Những loài này thường thuộc về các loài cũng được trồng cho các mục đích sử dụng khác. Bao gồm:
Acidosasa – bản địa của Nam Trung Quốc và Việt NamAcidosasa edulis – đặc hữu của các tỉnh Fujian, Zhejiang và Jiangxi, Trung Quốc.
Acidosasa chinensis – đặc hữu của Guangdong, Trung QuốcBambusa – loại tre được thu hoạch phổ biến nhất ở châu Á nhiệt đới và cận nhiệt đới, phân bố từ Philippines đến Ấn Độ, và từ Sumatra đến miền nam Trung Quốc.
Bambusa balcooa – bản địa của Ấn Độ đến Đông Nam Á
Bambusa bambos – bản địa của Nam Á
Bambusa beecheyana – bản địa của Nam Trung Quốc đến Đông Nam Á và Đài Loan
Bambusa blumeana – bản địa của Đông Nam Á
Bambusa gibboides – bản địa của Guangdong, Trung Quốc
Bambusa merrilliana – đặc hữu của Philippines
Bambusa odashimae – đặc hữu của Đài Loan
Bambusa oldhamii – bản địa của Đài Loan và Nam Trung Quốc
Bambusa polymorpha – bản địa của Đông Nam Á, Bangladesh, và phía đông bắc Ấn Độ.
Bambusa philippinensis – đặc hữu của Philippines
Bambusa tulda – bản địa của khu vực Himalaya, Yunnan, và phía bắc Đông Nam Á
Bambusa tuldoides – bản địa của Guangdong, Guangxi, và phía bắc Đông Nam Á
Bambusa vulgaris – bản địa của Đông Nam Á và Yunnan, Trung QuốcChimonobambusa – bản địa của Himalaya, Đông Nam Á, Trung Quốc, và Nhật Bản
Dendrocalamus – bản địa của Nam Á nhiệt đới, Đông Nam Á, và Nam Trung QuốcDendrocalamus asper – bản địa của Đông Nam Á
Dendrocalamus latiflorus – bản địa của Nam Trung Quốc và Đài Loan
Dendrocalamus membranaceus – bản địa của Đông Nam Á nhiệt đới
Dendrocalamus strictus – bản địa của Đông Nam Á nhiệt đới và Ấn ĐộGigantochloa – bản địa của châu Á nhiệt đới
Gigantochloa atter – bản địa của Đông Nam Á
Gigantochloa levis – bản địa của Đông Nam ÁPhyllostachys – bản địa từ Himalayas tới Đông Á
Phyllostachys edulis – bản địa của Nam Trung Quốc và Đài Loan
Phyllostachys bambusoides – bản địa của Trung Quốc, Đài Loan, và Nhật Bản
Phyllostachys rivalis – chỉ có tại Trung Quốc
Phyllostachys vivax – chỉ có tại Trung QuốcSasa – bản địa của Hàn Quốc, Nhật Bản, và phía đông Nga (Sakhalin)
Sasa kurilensis – bản địa của Hàn Quốc, Nhật Bản, và phía đông Nga (Sakhalin)Các mầm tre mới thu hoạch là nguồn cung cấp tốt của thiamin, niacin, vitamin A, vitamin B6 và vitamin E. Đã được báo cáo có 17 loại axit amin khác nhau, trong đó có 8 loại cần thiết cho con người. Lượng axit amin trong mầm tre hũ và lên men thấp hơn khi chế biến mới.
== Chú thích == |
Bánh khoai tây bào chiên (tiếng Anh: hash browns hay hashed browns) là một món ăn sáng phổ biến của người Mỹ bao gồm khoai tây cắt nhỏ, thái hạt lựu, rồi chiên áp chảo; một số công thức thêm hành tây thái hạt lựu hoặc xắt nhỏ. Băm nâu lần đầu tiên xuất hiện trên thực đơn bữa sáng ở Thành phố New York vào nhữngoai tây bào chiên là món ăn sáng chủ yếu của thực khách ở Bắc Mỹ, nơi chúng thường được chiên trên bếp hoặc lò nướng thông thường lớn.Ở một số vùng của Hoa Kỳ, bánh khoai tây bào chiên chỉ đơn thuần là khoai tây áp chảo cắt nhỏ hoặc cắt nhỏ, trong khi khoai tây áp chảo và cắt hạt lựu được gọi là khoai tây chiên đồng quê hoặc khoai tây chiên tại nhà và được phục vụ như một món ăn phụ trong các bữa ăn khác.Bánh khoai tây bào chiên là một sản phẩm phổ biến được sản xuất hàng loạt được bán ở dạng đông lạnh, đông lạnh và dạng hút khô.
Ban đầu, tên đầy đủ của món ăn là "Khoai tây nâu bào chiên", trong đó, đề cập đầu tiên được biết đến là của tác giả ẩm thực người Mỹ Maria Parloa (1843–1909) trong cuốn sách Đồng hành nhà bếp năm 1887, nơi cô mô tả món "khoai tây bào và chiên vàng" như một hỗn hợp chiên của khoai tây luộc nguội được gấp lại "như trứng tráng" trước khi phục vụ. Tên dần dần được rút ngắn thành 'Bánh khoai tây bào chiên'.
Từ "bào" có nguồn gốc từ từ " hacher" trong tiếng Pháp có nghĩa là băm hoặc thái nhỏ. Điều này có nghĩa là khoai tây nâu băm được dịch theo nghĩa đen là "khoai tây cắt nhỏ và chiên".
Đầu bếp có thể chế biến món bánh khoai tây bào chiên bằng cách tạo khoai tây chín thành miếng chả trước khi chiên với hành tây (độ ẩm và tinh bột khoai tây có thể giữ chúng lại với nhau); tuy nhiên, nếu thêm chất kết dính (ví dụ như trứng hoặc dầu), chế phẩm như vậy sẽ tạo thành bánh nướng chảo khoai tây. Bánh khoai tây bào chiên đông lạnh đôi khi được làm thành dạng miếng thịt để dễ xử lý, và dạng phẳng, nhỏ gọn cũng có thể được nấu chín trong lò nướng bánh mì hoặc máy nướng bánh mì. Nếu một món khoai tây chín vàng băm kết hợp với thịt băm nhỏ, thức ăn thừa hoặc các loại rau khác, thì nó thường được gọi là băm.
Bánh khoai tây bào chiên cũng được sản xuất như một loại thực phẩm sấy khô, đôi khi được sử dụng bởi du khách du lịch bụi.
Tiêu chuẩn Hoa Kỳ về phân loại Bánh khoai tây bào chiên đông lạnh (PDF) |
Choco Pie là một loại bánh ngọt bao gồm hai lớp vỏ bánh có phủ sô cô la cùng với nhân marshmallow được kẹp ở giữa. Tên gọi này có nguồn gốc từ Mỹ nhưng hiện nay cũng được sử dụng rộng rãi ở Hàn Quốc, Nhật Bản. Các mặt hàng xuất khẩu này đã trở thành một thương hiệu. Tên cho các sản phẩm tương tự ở những nước khác bao gồm bánh kẹo sô cô la marshmallow, Wagon Wheels, Angel Pie, Jos Louis và Moon Pie.
Năm 1907, Choco Pie xuất hiện trên thị trường ở miền Nam Hoa Kỳ. Năm 1929, tiệm bánh Chattanooga Bakery đã tạo ra Moon Pie với nhân bánh marshmallow và bánh quy Graham để bán cho các thợ mỏ địa phương ở Chattanooga, Tennessee.Năm 1973, một thành viên thuộc nhóm nghiên cứu và phát triển từ Công ty Bánh kẹo Tongyang của Hàn Quốc đã đến thăm một khách sạn ở Georgia, Hoa Kỳ và ở đây họ đã lấy cảm hứng từ những chiếc kẹo bọc sô cô la phục vụ trong nhà hàng của khách sạn. Người này đã trở về Hàn Quốc và bắt đầu thử nghiệm một chiếc bánh quy sô cô la, để tạo ra “bánh choco”. Cái tên "Choco Pie" trở nên phổ biến khi Tongyang phát hành Orion Choco Pie lần đầu tiên, bánh được trẻ em Hàn Quốc cũng như người già đón nhận nồng nhiệt vì giá cả phải chăng và nhân kẹo dẻo màu trắng. Công ty Bánh kẹo Tongyang sau đó đã đổi tên thành Công ty Bánh kẹo Orion nhờ sự thành công của thương hiệu Orion Choco Pie.
Một công ty sản xuất bánh được thành lập vào năm 1951 tại Jeonju, Hàn Quốc là PNB nổi tiếng với món bánh kẹo choco pie truyền thống. Sự kiện sớm hơn này cho thấy một biến thể của món bánh này đã tồn tại rất sớm trong lịch sử Hàn Quốc. Và tiệm bánh loại này chỉ phổ biến gần các làng Hanok truyền thống của Jeonju.Năm 1979, Công ty Bánh kẹo Lotte bắt đầu bán một loại bánh kẹo tương tự. Khi Lotte Conf Candy phân phối Lotte Choco Pie ra thị trường, họ đã chọn cách đánh vần tiền tố trong Hangul hơi khác so với cách đánh vần của Tongyang đối với món bánh. Tongyang đã sử dụng "쵸" ("Chyo"), trong khi Lotte bắt đầu sử dụng "초" ("Cho"). Haitai và Crown Conf Candy cũng bắt đầu bán các phiên bản bánh choco của riêng họ. Lotte cũng bắt đầu bán bánh Choco Pie tại Nhật Bản vào năm 1983.
Năm 1999, sau nhiều năm kinh doanh các sản phẩm "Choco Pie" không liên quan nhau, Tongyang (Orion) đã đệ đơn kiện Lotte vì họ đã sử dụng thuật ngữ "Choco Pie", cho rằng cái tên này là tài sản trí tuệ của Tongyang. Tuy nhiên, tòa án đã phán quyết rằng Tongyang phải chịu trách nhiệm về việc đã cho phép tên thương hiệu của mình trong thời gian qua trở thành một thương hiệu chung, và thuật ngữ "choco pie" được coi là một danh từ chung do ý nghĩa mô tả chung của nó liên quan đến các loại bánh kẹo có liên quan.Năm 2016, Orion đã phát hành bánh Choco Pie vị chuối để kỷ niệm 60 năm thành lập. Đây là biến thể đầu tiên của sản phẩm bánh ban đầu trong 42 năm qua kể từ khi công ty tung ra bánh Choco Pie với nhân marshmallow vào năm 1974.Năm 2017, Orion ra mắt thương hiệu bánh choco pie cao cấp "Choco Pie House".Năm 2020, Orion phát hành Chal (có nghĩa là "dai" trong tiếng Hàn) Choco Pie để kỷ niệm 45 năm thành lập Choco Pie. Chal Choco Pie có 2 vị là bánh dẻo nhân thập cẩm và bánh gạo mè đen. Sự ra mắt của dòng sản phẩm này khiến tổng doanh số bán bánh Choco Pie trong tháng Giêng và tháng Hai đã tăng khoảng 20% so với cùng kỳ năm ngoái.Orion đã tung ra các phiên bản bánh Choco Pie có lượng giới hạn theo mùa từ năm 2017. Năm 2017, Orion ra mắt Choco Pie Strawberry, loại bánh nhân mứt dâu bên trong kẹo dẻo. Vào năm 2019, Orion đã tung ra thị trường các phiên bản mới với hương vị quả hồ trăn và các loại quả mọng. Vào năm 2020, nhãn hàng đã tung ra Choco Pie Strawberry Blossom, loại bánh được bao phủ bởi sô cô la hồng thay vì màu nâu sẫm thông thường. 3 tuần sau khi ra mắt, hơn 5 triệu chiếc bánh đã được bán ra.Vào tháng 1 năm 2021, Orion ra mắt phiên bản giới hạn mùa đông đầu tiên, 'Choco Pie Chung Happy Berry Chocolate', kỷ niệm 46 năm thành lập. Sản phẩm là chiếc bánh sô cô la tượng trưng như một khái niệm thay thế bánh kem dịp lễ cuối năm, bao gồm một chiếc bánh sô cô la phủ đầy si rô sô cô la và kẹo marshmallow.
Choco Pie xâm nhập vào thị trường Nga ở khu vực Viễn Đông vào đầu những năm 1990 và nhanh chóng trở nên phổ biến đối với người dân Nga, gồm cả trẻ em và người lớn. Bắt đầu từ những năm 2000, Orion bắt đầu sử dụng Choco Pie để tạo dựng được chỗ đứng ở thị trường nước ngoài và hiện họ kiểm soát 2/3 thị phần đồ ăn nhẹ Trung Quốc, với 1/3 doanh thu của Orion đến từ bên ngoài Hàn Quốc vào năm 2006. Khoảng 12,1 tỷ chiếc bánh Choco Pies đã được bán ra trên khắp thế giới.Orion có thị phần tại 5 thị trường lớn - Hàn Quốc, Nga, Việt Nam, Trung Quốc và Canada. Năm 2016, Choco Pie, bán được 600 triệu gói ở Nga, được gọi là "National Pie". Việt Nam cũng tiêu thụ 600 triệu gói trong năm 2018. Món bánh này cũng đặc biệt thành công ở Ấn Độ, Pakistan và Đài Loan.
Chiếc bánh Choco Pie có thành phần từ: bột mì, đường (12 gram), sirô Glucose, thực vật Shortening, chất béo thực vật không hiđrô hóa, sirô Isomalto Oligo, bột cacao, sữa bột nguyên kem, trứng gà, đường Dextrose, Gelatin, muối, Natri hydrocarbonate, hỗn hợp bột Cacao và bơ Cacao, Mono Calci, Phosphore, Hydroxypropyl Distarch phosphore, chất đậu nành, kẹo marschmallow có chứa nguyên liệu từ sữa, lúa mì, trứng gà, đậu nành. Hàm lượng đường Sucrose từ 25% đến 40% |
Một vỏ kem ốc quế, quặng kem hay nón kem là một loại bánh khô, hình nón, thường được làm bằng một chiếc bánh wafer có kết cấu tương tự như một chiếc bánh quế, dùng để đặt kem lên trên và cầm ăn mà không cần bát hoặc muỗng. Các loại vỏ kem khác nhau bao gồm vỏ bánh wafer (hoặc bánh wafer), vỏ quế hoặc vỏ đường.
Nhiều kiểu vỏ được tạo ra, bao gồm vỏ brezel và vỏ phủ sô cô la. Một loạt các vỏ đôi cho phép hai phần kem được đặt cạnh nhau. Vỏ wafer đôi khi được làm với đáy phẳng thay vì hình nón nhọn, cho phép kem và vỏ "hình nón" đứng thẳng trên bề mặt mà không cần hỗ trợ. Những loại vỏ wafer thường được gọi là "cốc".
Món bánh hình nón ăn được đã được đề cập trong sách nấu ăn của Pháp vào đầu năm 1825, khi Julien Archambault mô tả làm thế nào người ta có thể cuộn một hình nón từ "bánh quế nhỏ". Một tài liệu tham khảo được in cho một nón ăn là Mrs A. B. Marshall's Cookery Book, được viết vào năm 1888 bởi Agnes B. Marshall (1855-1905) người Anh. Công thức của cô cho "Cornet with Cream" được viết là "các quặng bánh được làm bằng hạnh nhân và nướng trong lò, không ép chúng giữa bàn ủi nướng".Quặng nón ăn được đã được cấp bằng sáng chế bởi hai doanh nhân người Ý, hai lần riêng biệt vào năm 1902 và 1903. Antonio Valvona, một thương gia kem từ Manchester, Vương quốc Anh, đã được cấp bằng sáng chế cho một máy sản xuất cốc bánh quy vào năm 1902 và vào năm 1903, Italo Marchioni, một nhân viên bán kem ở Ý, nộp đơn xin cấp bằng sáng chế của một chiếc máy làm hộp đựng kem.Tại Hội chợ Thế giới St. Louis năm 1904, một người Syria/Lebanon tên là Arnold Fornachou đang điều hành một gian hàng kem. Lúc đó, anh bán kem trên những chiếc cốc giấy, anh nhận thấy một người bán bánh quế gần chỗ anh tên là Ernest Hamwi, người này đã bán cho anh một số bánh quế của anh ta. Fornachou cuộn bánh quế thành hình nón để giữ kem, và điều này được một số người (mặc dù có nhiều tranh cãi) cho là thời điểm lần đầu tiên bánh hình nón kết hợp với kem.Abe Doumar và gia đình Doumar yêu cầu bản quyền cho quặng bánh hình nón cho món kem. Vào năm 16 tuổi, Doumar bắt đầu bán giấy và các mặt hàng khác. Một đêm nọ, ông mua một chiếc bánh quế từ một nhà cung cấp khác đến Norfolk, Virginia từ Ghent ở Bỉ, Leonidas Kestekidès. Doumar tiến hành cuộn bánh quế lên và đặt một muỗng kem lên trên. Sau đó, ông bắt đầu bán những chiếc quặng nón tại Triển lãm St. Louis. Sản phẩm của ông thành công đến nỗi ông đã thiết kế một chiếc máy nướng và có cả một xưởng bánh làm cho ông. Tại Triển lãm Jamestown năm 1907, ông và các anh em của mình đã bán được gần hai mươi ba ngàn quặng bánh. Sau đó, Abe đã mua một cỗ máy 36-sắt bán tự động, sản xuất 20 hình nón mỗi phút và mở Doumar's Drive In ở Norfolk, Virginia, vẫn hoạt động tại cùng địa điểm hơn 100 năm sau.Năm 2008, kem ốc quế trở thành thực phẩm chính thức của bang Missouri.
Những chiếc vỏ kem đầu tiên được cán bằng tay, từ những chiếc bánh mỏng và nóng, nhưng vào năm 1912, Frederick Bruckman, một nhà phát minh từ Portland, Oregon đã được cấp bằng sáng chế cho một chiếc máy làm nón kem.
Ông đã bán công ty của mình cho Nabisco vào năm 1928, công ty vẫn đang sản xuất nón kem vào năm 2017. Các nhà cung cấp kem khác như Ben & Jerry's tự sản xuất nón.
Năm 1918, một người nhập cư Lebanon là Albert George, đã thành lập Công ty George & Thomas Cone và bắt đầu sản xuất hàng loạt nón kem để bán cho các nhà hàng cũng như người tiêu dùng. Công ty đó đã đổi thành Công ty Joy Ice Cream Cone, và hiện được đặt tên là Công ty Joy Cone, nằm ở Hermitage, Pennsylvania. Công ty có hai cơ sở, cơ sở phía đông của nó nằm ở 3435 Lamor Road ở Hermitage, PA và cơ sở phía tây nằm ở 2843 West Shamrell Blvd, Flagstaff, Arizona. Vào tháng 7 năm 2017, công ty đã bắt đầu xây dựng một nhà máy trị giá 24 triệu đô la khác tại địa điểm Hermitage, PA sẽ hoạt động đầy đủ vào mùa xuân năm 2018. Công ty sản xuất hơn 2 tỷ nón kem (nón loại đường, bánh và bánh quế) mỗi năm. Joy Cone là nhà sản xuất vỏ kem ốc quế lớn nhất thế giới. Công ty vẫn được sở hữu / điều hành bởi gia đình George cùng với các nhân viên dưới dạng ESOP (kế hoạch sở hữu cổ phiếu của nhân viên). Vào tháng 9 năm 2017, Joy Cone đã hoàn thành việc mua BoDeans Baking Group với các nhà máy Le Mars, Iowa, cùng với một công ty con thứ hai, Altesa, sản xuất nón kem và các sản phẩm liên quan ở thành phố Mexico. Điều này sẽ cho phép Joy Cone mở rộng bán hàng vào Trung Mỹ. |
Rượu thuốc hay rượu dân tộc là tên gọi chỉ các loại rượu ngâm rất phổ biến trong hệ thống đồ uống của ẩm thực Việt Nam truyền thống, thường được quảng cáo là các loại rượu cường dương hay bổ âm. Rượu thường làm bằng rượu trắng nồng độ cao ngâm các nguyên liệu thảo dược hoặc động vật có dược tính theo các phương pháp cổ truyền, với ý nghĩa không chỉ để cho thực khách thưởng thức hương vị của rượu mà hầu hết sử dụng như một loại thuốc. Hầu như gia đình nào ở Việt Nam cũng đều có một vài bình rượu thuốc trong nhà và có những bình được để rất lâu.
Nguyên liệu được sơ chế, rửa sạch và cho vào ngâm trực tiếp với rượu nồng độ cồn cao. Nút kín một thời gian sau (thường khoảng 100 ngày trở lên) có thể đem dùng. |
Gạo biến đổi gen là các giống gạo đã có gen được biến đổi nhờ kỹ thuật di truyền. Chẳng hạn lúa gạo vàng đã được nhận thêm gen tổng hợp tiền chất vitamin A, quang hợp nhanh, hay giống lúa chịu được thuốc trừ cỏ, chống sâu bệnh, tăng kích thước hạt, tạo ra chất dinh dưỡng, hương vị hoặc sản xuất protein của con người.
Sự dịch chuyển tự nhiên của các gen giữa các loài được gọi là chuyển gen ngang (hoặc chuyển gen bên), cũng có thể xảy ra với lúa thông qua chuyển gen được trung gian bởi các vec tơ tự nhiên. Sự kiện chuyển đổi gen giữa gạo và Setaria kê đã được xác định. Việc canh tác và sử dụng giống lúa biến đổi gen vẫn còn gây tranh cãi và không được chấp thuận ở một số nước.
Năm 2000, hai giống lúa GM đầu tiên kháng thuốc trừ cỏ, được gọi là LLRice60 và LLRice62, đã được phê duyệt tại Hoa Kỳ. Sau đó, các loại gạo GM kháng thuốc trừ cỏ này đã được phê duyệt tại Canada, Úc, Mexico và Colombia. Tuy nhiên, không có phê duyệt nào trong số những chấp thuận này được thương mại hóa. Reuters báo cáo năm 2009, Trung Quốc đã phê duyệt an toàn sinh học đối với gạo GM với khả năng kháng sâu bệnh nhưng vẫn không được thương mại hóa. Tính đến tháng 12 năm 2012 lúa GM không có sẵn để sản xuất hoặc tiêu thụ. Những người ủng hộ cho rằng vì gạo là cây trồng chủ lực trên toàn thế giới, những cải tiến có tiềm năng làm giảm đói, nghèo và suy dinh dưỡng.
Các tranh cãi bao quanh các sinh vật biến đổi gen ở nhiều cấp độ, bao gồm đạo đức, tác động môi trường, an toàn thực phẩm, nhãn hiệu sản phẩm, vai trò trong việc đáp ứng yêu cầu thực phẩm thế giới, sở hữu trí tuệ và vai trò trong thâm canh.
== Tham khảo == |
Bánh mì gừng Toruń (tiếng Ba Lan: pierniki toruńskie, tiếng Đức: Thorner Lebkuchen) là một loại bánh mì gừng truyền thống của Ba Lan, được sản xuất từ thời Trung cổ ở thành phố Toruń.
Những tục ngữ Ba Lan cổ cho rằng vùng Toruń có liên quan đến việc tạo ra một số mẫu bánh mì gừng và sau đó là sự phát triển của nghề thủ công bắt đầu từ thế kỷ 13.Một yếu tố đáng chú ý đằng sau sự phát triển của bánh mì gừng ở Toruń là vị trí tuyệt vời của nó. Sở hữu đất nền chứa dinh dưỡng cao, thuận tiện cho cây cối phát triển, khu vực này cung cấp giống lúa mì tốt để làm bột mì, trong khi các ngôi làng xung quanh cung cấp mật ong. Các loại gia vị cần thiết được mang đến từ các quốc gia xa xôi khác, chủ yếu là Ấn Độ, thông qua một tuyến đường trên Biển Đen và Lwów đến Đế quốc La Mã thần thánh, nơi các loại gia vị được vận chuyển bởi các công ty thương mại phía Bắc nước Đức. Một số loại khác lại thông qua đường biển đến cảng Danzig.
Lần đầu tiên bánh mì gừng Toruń được đề cập là từ năm 1380 và nói về một thợ làm bánh địa phương tên là Niclos Czana. Sản phẩm nhanh chóng nổi tiếng trên khắp Ba Lan và lan ra cả ngoài nước. Toruń và thành phố Nieders, nổi tiếng với những chiếc bánh đặc biệt, đã sẵn sàng bảo vệ những bí mật trong công thức nướng bánh của họ với nhau. Cuối cùng vào năm 1556, họ đã tạo ra một thỏa thuận mà mỗi thành phố có thể nướng các loại bánh đặc sản của nhau.Các nghệ nhân không phải là những người duy nhất tham gia vào việc sản xuất những món ăn ngon. Vào thế kỷ 16, Dòng Xitô ở ngoại ô Toruń trở nên giàu có chủ yếu nhờ sản xuất bánh và thậm chí họ còn bán sản phẩm của mình cho các nước khác. Trong thế kỷ 17, xưởng bánh nổi tiếng của gia đình Grauer đã xuất hiện. Chính quyền thành phố đã ủng hộ lợi ích của giao thương và ban hành một số điều luật giảm thuế cho việc nhập khẩu và xuất khẩu gia vị đối với các xưởng sản xuất của thợ làm bánh nhằm thúc đẩy việc giao thương buôn bán.
Vào thế kỷ 18 và 19, thành phố Torun đã phải chứng kiến sự sụp đổ của nghề làm bánh và các nghề thủ công khác. Năm 1825, chỉ còn lại ba thợ làm bánh. Với sự ra đời của chủ nghĩa tư bản, các công ty lớn đã tiếp quản các xưởng bánh từ các thợ thủ công địa phương và sản xuất hàng loạt loại bánh mì gừng tiếp theo.
Nhà máy làm bánh lớn nhất thuộc sở hữu của Gustav Weese, dựa trên truyền thống có từ năm 1763, khi Johann Weese bắt đầu nướng bánh mì gừng. Gustav Traugott Weese thừa hưởng một xưởng nhỏ sau khi cha Andreas qua đời vào năm 1824 và đổi nó thành một công ty lớn. Năm 1875, Công báo Toruń (Gazeta Toruńska) đã viết vào đêm giao thừa rằng do nhu cầu thị trường tăng lên, bánh mì gừng thậm chí còn được bán ở Châu Phi. Những nơi xuất khẩu bánh khác bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Honolulu. Năm 1913, Gustav Weese, hậu duệ của Gustav Traugott Weese, đã xây dựng một nhà máy sau khi Thế chiến thứ nhất kết thúc, và thuê hơn 500 công nhân. Gustav Weese đã bán nó vào tháng 1 năm 1939 cho công ty Ba Lan "Społem" và rời khỏi nhà máy bánh mì gừng khác của mình ở Đức. Công ty ở Toruń vẫn tồn tại và là công ty bánh kẹo lâu đời nhất ở Ba Lan ngày nay. Nó cũng là một trong những công ty lâu đời nhất trên thế giới.Ngoài nhà máy của Weese còn có công ty Hermann Thomas được thành lập năm 1857, và đã thuê 200 công nhân trong năm 1907. Một công ty quan trọng khác cũng tham gia vào việc sản xuất bánh mì gừng được thành lập bởi Jan Ruchniewicz vào năm 1907. Doanh nghiệp phát triển khá thành công và có 50 công nhân. Nó được biết đến với việc trang trí bánh mì gừng đứng đầu Toruń.
Pierniki Toruńskie, được biết đến như một biểu tượng của nền ẩm thực quốc gia Ba Lan. Theo truyền thống, chúng được tặng như một món quà của thành phố Toruń cho các nhà lãnh đạo, nghệ sĩ và những người đặc biệt ở Ba Lan, những người nổi tiếng trong xã hội Ba Lan và các vị vua Ba Lan. Khuôn nướng bánh tồn tại với sự giống nhau giữa thời vua Sigismund III của Ba Lan, vua Władysław IV Vasa và Nữ hoàng Cecilia Renata cũng như con dấu hoàng gia với đại bàng Ba Lan và chóp mũ của một số tỉnh. Những người nổi tiếng đã nhận được món bánh mì gừng từ thành phố Torun bao gồm Marie Casimire Louise (công chúa Pháp và góa phụ của Vua John III Sobieski), Napoléon Bonaparte (trong chuyến thăm, cả thành phố được chiếu sáng và tiếng chuông vang khắp thành phố), Zygmunt Krasniński (một trong ba thi sĩ của Ba Lan), họa sĩ Jan Matejko, nữ diễn viên Helena Modjeska, Thống chế Józef Piłsudski, nghệ sĩ piano Artur Rubinstein, nhà thơ Czesław Miłosz, Lech Wałęsa và Giáo hoàng John Paul II.
Kể từ thời Trung cổ, pierniki đã được kết nối với Toruń trong các câu tục ngữ và truyền thuyết Ba Lan. Một truyền thuyết cho rằng bánh mì gừng là một món quà từ Nữ hoàng Ong cho người học việc Bogumił. Một bài thơ trào phúng từ thế kỷ 17 của nhà thơ Fryderyk Hoffman nói về bốn điều tốt nhất ở Ba Lan, đó chính là: " Rượu vodka của Gdańsk, bánh mì gừng Toruń, phụ nữ của Kraków và giày Warsaw ".
Nhà thơ và tác giả truyện ngụ ngôn thế kỷ 18 Ignacy Krasnicki, một người rất thích bánh mì gừng, đã viết về chúng trong những bài thơ nổi tiếng của ông.
Nhà soạn nhạc Frédéric Chopin năm 15 tuổi đã đến thăm Szafarnia, một ngôi làng nhỏ gần sông Drwęca, ông dừng chân ở Toruń để gặp người cha đỡ đầu của mình, nhà bút pháp Fryderyk Florian Skarbek. Chopin đã lấy mẫu bánh kẹo nổi tiếng của thành phố và trở nên yêu thích đến nỗi ông đã viết một lá thư về nó cho bạn bè và đồng nghiệp của mình. Ông thậm chí đã gửi một số đến Warsaw. Để tôn vinh điều này, nhà sản xuất bánh mì gừng Toruń lớn nhất của Ba Lan, Công ty bánh kẹo Kopernik, đã tạo ra một loại bánh mì gừng hình trái tim đặc biệt có tên là Scherzo, mang hình dáng của Chopin trên vỏ bọc.
Toruń tổ chức một lễ kỷ niệm bánh mì gừng hàng năm, với tên gọi là więto Piernika (Lễ hội bánh mì gừng).
Có hai nhà máy chính sản xuất bánh mì gừng Toruń: nhà máy bánh kẹo "Kopernik" SA và Toruń Bakery. Nhà máy đầu tiên duy trì các quyền hợp pháp của mình đối với thương hiệu và là sự kế thừa cho một công ty được thành lập vào năm 1763 bởi Johann Weese. Nhà máy thứ hai được thành lập bởi các thợ làm bánh Toruń chuyên sản xuất bánh mì gừng. Mục đích của nó là truyền bá kiến thức về nghề thủ công và sản xuất bánh mì gừng hảo hạng cho các nhà hàng, các bữa tiệc và các cuộc họp quan trọng. |
Giăm bông (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp jambon /ʒɑ̃bɔ̃/), còn được viết là dăm bông, còn gọi là thịt nguội là một món ăn làm từ đùi heo có nguồn gốc từ các nước châu Âu. Khi chưa có tủ lạnh và tủ đông để bảo quản thịt lâu ngày, người dân đã ướp muối các đùi heo và phơi khô (giăm bông khô hoặc còn gọi là giăm bông sống), hoặc ướp muối và luộc trong nước dùng (giăm bông tươi hoặc giăm bông chín). Đây là một trong những món ăn phổ biến, tuy nhiên có những cảnh báo về nguy cơ ung thư khi ăn quá nhiều thịt nguội.
Thuật ngữ "ham" hay thịt nguội được dùng để gọi các sản phẩm thịt làm sẵn, thường được ăn lạnh và thường làm từ chân lợn. Tùy thuộc vào cách thức, chúng được ướp muối, luộc, rang, phơi khô hoặc hun khói.
Giăm bông hun khói phát xuất từ những vùng lạnh và ẩm, mà cả thịt ướp muối cũng có thể bị mốc vì độ ẩm. Những sản phẩm được biết tới nhiều là Westfälischer Schinken, Holsteiner Katenschinken, Ammerländer Schinken và Schwarzwälder Schinken, mà được hun khói bằng gỗ cây thông.
Giăm bông treo khô thường được sản xuất ở các nước Nam Âu như Pháp, Tây Ban Nha và Ý, nơi khí hậu cho phép thịt được khô đi dần dần. Nổi tiếng là Prosciutto di Parma của Ý, được xát muối và treo khô trên hơn 1 năm. Cũng từ vùng này là loại giăm bông hiếm và đắt hơn, Culatello-giăm bông.
Giăm bông nấu ban đầu được chích nước muối có pha với gia vị. Lượng nước chích bằng khoảng 20% lượng thịt. Sau đó thịt được trụng nưới sôi rồi hun khói hoặc hun khói trước khi trụng. Do lượng nước cao giăm bông chín phải để ở chỗ lạnh và chỉ giữ được vài ngày. Một loại nổi tiếng là Prager Schinken (Pražská šunka) của vùng Bohemia, nó được kho hoặc được bọc trong bột bánh mì bỏ lò cũng được dùng trong các món ăn nóng.
Giăm bông sống ướp mối được xát muối rồi sau đó treo lên phơi khô hay hun khói để giữ được lâu.
Giăm bông Serrano của Tây Ban Nha cũng được chế biến tương tự nhưng thường thì được trộn nhiều gia vị hơn. Một đặc sản khác của nước này là Jamón Ibérico Bellota, còn được gọi là Pata-Negra-giăm bông, xuất phát từ thịt của heo đen nhà, nhưng thả ra sống hoang ăn hạt dẻ (bellota) trong các rừng hạt dẻ. ba loại giăm bông treo khô khác được ưa thích là San-Daniele-giăm bông của Ý, Bayonne-giăm bông (Jambon de Bayonne) từ vùng ở nước Pháp của Baskenland và Aoste-giăm bông (Jambon de Bosses) của Pháp ở vùng Savoyer Alpen. Cũng nổi tiếng là Presunto de Chaves từ Chaves ở Bồ Đào Nha. Giăm bông treo khô thường được cắt rất mỏng vì nó dai hơn.
Ăn nhiều giăm bông (khô hoặc tươi) không tốt cho sức khỏe vì để giữ thịt heo được màu đỏ thì người ta bỏ chất kali nitrat (được ghi trên các sản phẩm với ký hiệu E252, và phân tử hóa chất là KNO3, còn gọi là diêm tiêu), chất này nếu quá hàm lượng 2g/kg sẽ có nguy cơ trực tiếp dẫn đến ung thư.
== Tham khảo == |
Ấu miến (gọi tắt là "miến mỏng") là một loại mì Trung Quốc được sử dụng rộng rãi ở miền Nam Trung Quốc, đặc biệt là trong ẩm thực của Hồng Kông và Quảng Đông. Nó cũng đã được sử dụng một cách chọn lọc trong các món ăn của Thượng Hải, Malaysia và Singapore. Ấu miến cũng được sử dụng trong một số món ăn trong cộng đồng người Hoa ở nước ngoài.
Sợi mì mỏng thường được làm từ trứng.
Một loại mì mỏng nổi tiếng được gọi là 全蛋麵 (jyutping: cyun4 daan6 min6; bính âm: quán dàn; tạm dịch là "mì nguyên trứng"). Món này này hầu như chỉ được tìm thấy ở Đông và Đông Nam Á, ở những vùng có dân số Trung Quốc khá lớn. |
Mắm cá lóc là tên một loại mắm làm từ nguyên liệu chính là cá lóc (còn gọi là cá quả), có xuất xứ từ miền Tây Nam Bộ (Việt Nam). Mắm Cá Lóc có xuất xứ từ vùng quê sông nước tại Việt Nam. Món ăn mà hầu hết mọi gia đình tại đây đều có thể đem lên mâm cơm trong gia đình của mình.
Tùy theo "bí quyết" của mỗi người, mà mắm cá lóc sẽ có hương vị hơi khác nhau. Ở đây giới thiệu cách chế biến theo website "Món ngon Việt Nam": |
Xôi là đồ ăn thông dụng được làm từ nguyên liệu chính là gạo nếp, đồ/hấp chín bằng hơi nước, thịnh hành trong ẩm thực của nhiều nước châu Á.
Nguyên liệu chính để làm xôi thông thường là các loại gạo nếp, và đôi khi là các loại gạo tẻ thơm dẻo. Ngoại trừ xôi trắng thường chỉ có gạo nếp với một chút muối ăn cho thành phẩm là những hạt xôi dẻo màu trắng ngà, đa số các loại xôi khác đều có kết hợp với các chất tạo màu, tạo vị như lá cẩm (màu tím), lá dứa hay lá riềng (màu xanh), gấc (màu đỏ), bột dành dành hay bột nghệ (màu vàng). Một số dân tộc (như dân tộc Tày, Người Nùng, dân tộc Mường) sử dụng nhiều loại nước sắc từ lá, củ, rễ thực vật các loại để tạo nên xôi nhiều màu sắc. Các nguyên liệu kết hợp khác như các loại hạt đỗ xanh, đỗ đen, lạc, hạt dưa, hạt sen, hạt điều, ngô,cơm dừa; các loại thực phẩm nguồn gốc động vật như thịt, cá; các loại hoa quả như xoài, sầu riêng v.v. được sử dụng tạo nên nhiều dạng xôi. Các thực phẩm ăn kèm như ruốc, muối vừng, pa tê, xúc xích, thịt quay, xá xíu, thịt hun khói, thịt gà, trứng, giò lụa, giò bò, chả, lạp xưởng cũng cho món xôi những hương vị và chất lượng riêng biệt.
Cách làm xôi nhìn chung rất đa dạng không chỉ tùy loại xôi mà còn tùy tập quán, phong tục và kinh nghiệm của người nội trợ. Tuy nhiên, hầu hết xôi đều thực hiện bằng cách ngâm gạo nếp trong một thời gian khoảng vài tiếng đồng hồ cho gạo mềm, đãi sạch, trộn với một ít muối và phối trộn với các nguyên liệu riêng biệt tùy theo loại xôi. Sau đó cho nguyên liệu vào chõ/xửng, đổ một lượng nước sôi vào đáy nồi, đặt chõ lên trên nồi sao cho nguyên liệu trong nồi tiếp xúc nhiều nhất với hơi nước nhưng không bị chạm vào nước. Cho nồi lên bếp đậy kín, đun cách thủy trong lửa nhỏ đến khi hạt xôi chín dẻo. Người nội trợ có thể tận dụng nồi cơm điện với ngăn hấp cách thủy hoặc các nồi làm xôi, làm các thực phẩm hấp chuyên dụng, thay thế cho nồi chõ truyền thống.
Xôi là thực phẩm phổ biến ở nhiều nước châu Á. Ở Lào và Đông Bắc Thái Lan, xôi được sử dụng thường xuyên như cơm ở Việt Nam. Người Thái Lan và người Lào cũng thường dùng xôi kèm với một số loại quả như xôi xoài, xôi sầu riêng hay xôi chuối. Một số dân tộc thiểu số tại Việt Nam như Người Mường, người Khơ me sử dụng xôi như một đồ ăn chủ lực hàng ngày, trong khi dân tộc Việt (Kinh) chủ yếu dùng cơm làm từ gạo tẻ, chỉ dùng xôi như một bữa ăn phụ vào buổi sáng như một thức quà, hoặc trong các ngày lễ, tết, thôi nôi, cưới hỏi như một đồ cúng không thể thiếu trên mâm cỗ cúng.
Khó có thể liệt kê hết các loại xôi trong ẩm thực Việt Nam nói riêng và các nền ẩm thực của các nước có văn hóa sử dụng lúa gạo nói chung, và danh sách dưới đây chỉ là một số loại ít nhiều phổ biến:
Xôi cá: dùng cá rô phi hoặc cá suối hấp chín gỡ thịt, xào trong chảo hành phi cho thơm sau đó trộn đều cùng xôi.
Xôi chim: thịt chim (chim sẻ, chim ngói, chim cút, chim bồ câu) băm hoặc xay nhuyễn với chút gia vị và xào chín, trộn vào xôi.
Xôi đậu xanh (hay xôi đỗ) : đậu xanh cà vỡ, ngâm nở và đãi bỏ vỏ (hoặc có thể để nguyên vỏ) trộn với gạo nếp và đồ chín. Đây là một loại xôi rất thịnh hành, phổ biến và có rất nhiều loại xôi tương tự được chế biến với các loại đậu, đỗ khác như xôi đậu đen, xôi đậu ván, xôi đậu tương v.v.Xôi gà: xôi được làm với nước cốt dừa và lá dứa, sau đó xé phay thịt gà luộc hoặc thịt gà quay, thái mỏng lạp xường và bày lên bát xôi như một đồ ăn kèm.
Xôi gấc: sử dụng thịt gấc để tạo màu sắc đỏ tươi tắn và hương vị thơm ngon cho món xôi. Gấc chọn quả chín, bổ đôi lấy phần cơm thịt bao quanh hạt màu đỏ ở trong đem tán nhuyễn trong một chút rượu trắng. Cho phần gấc đã tán nhuyễn (bao gồm cả hạt) vào trộn đều với gạo nếp đã ngâm. Sau khi đồ chín xôi gấc thường được gia thêm một chút đường và mỡ nước. Tuy xôi gấc không dùng đậu xanh khi nấu, nhưng khi trình bày có thể được ép khuôn với đậu xanh tán nhuyễn ở giữa như một phần nhân của bánh xôi. Xôi gấc là một món ăn ngon, bổ, phổ thông, và rất được ưa chuộng như một đồ thờ cúng ngày lễ, tết, giỗ chạp, hoặc đi kèm với lợn sữa quay trên mâm đồ lễ ăn hỏi.
Xôi Hoàng Phố
Xôi kem: món ăn mùa hè ưa thích của giới trẻ. Xôi được làm từ gạo và lá nếp (hay lá dứa), có khi sử dụng cả đậu xanh cà vỏ và thay vì trộn muối thì trộn chút đường. Đánh kem với sữa (có công thức sử dụng cả sữa chua), đường. Cho xôi vào bát nhỏ hoặc ly, và dùng muỗng múc kem lên trên xôi, rắc chút lạc rang và dừa khô thái sợi.
Xôi khúc: còn gọi là bánh khúc, được làm với lá khúc giã nhuyễn trộn bột nếp, nắm với nhân làm bằng đậu xanh đồ chín và thịt mỡ xắt hạt lựu, sau đó lăn qua gạo nếp và cho vào chõ đồ xôi. Mỗi chiếc bánh khúc được áo một lớp xôi, nhân đậu xanh và thịt mỡ hành khiến món bánh khúc rất thơm ngon.
Xôi lạc: còn gọi là xôi đậu phộng. Lạc nhân được luộc chín mềm, trộn đều với gạo nếp đã ngâm và đem lên đồ theo cách làm xôi thông thường. Theo Thạch Lam trong thiên ẩm thực Quà Hà Nội, xôi lạc là món để ăn vui miệng. Biến thể của loại xôi này là xôi hạnh nhân hoặc xôi hạt điều.Xôi lá cẩm, cách làm tương tự xôi xéo với đậu xanh tán nhuyễn, nhưng kết hợp với nước sắc của lá cẩm để lấy màu tím đỏ.
Xôi lá dứa: lá dứa được cắt khúc rửa sạch, giã nát vắt lấy nước, trộn đều vào gạo nếp trước khi đồ sẽ cho thành phẩm có màu xanh dịu rất đẹp mắt và rất thơm.
Xôi lúa hay xôi ngô:: trước kia xôi lúa, như một biến thể của loại xôi gạo nếp, không sử dụng gạo nếp mà dùng hạt ngô (bắp lúa) ngâm nước vôi, đãi vỏ và bung với hành mỡ. Tuy nhiên hiện nay xôi lúa thường được đồ xen gạo nếp với ngô nếp nên còn có thể gọi là xôi ngô, xôi bắp. Đây là loại xôi đặc biệt dân dã, ngon, thường ít khi được sử dụng như một đồ thờ cúng, tuy có địa phương tại ngoại thành Hà Nội vẫn dùng để cúng tổ tiên trong những ngày hội cơm mới. Đây là loại xôi khá đặc trưng tại Bắc Bộ. Có quan điểm cho rằng xôi xuất xứ từ một vùng đất ven sông tại ba xã Duyên Hà, Vạn Phúc và Yên Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội, nơi người dân gọi bắp ngô là "bắp lúa". Xôi lúa hiện nổi tiếng nhất là xôi làng Tương Mai.Xôi ngũ sắc: còn gọi là xôi năm màu, thịnh hành với các dân tộc thiểu số ở Việt Nam và Trung Quốc. 5 màu xôi tượng trưng cho ngũ hành với màu vàng là màu của thổ, xanh là màu của mộc, đỏ là màu của hỏa, trắng là màu của kim, đen là màu của thủy. Xôi được nấu kết hợp với các loại nước sắc của vỏ búp cây cao lương, gấc, lá dứa, lá cẩm hay hoa đậu biếc để tạo màu.
Xôi sắn: gạo nếp trộn đều với củ sắn đã bào thành sợi hoặc chặt miếng nhỏ, đồ chín và gia chút hành phi, mỡ nước.
Xôi sầu riêng: Xôi dường như xuất xứ từ Thái Lan và lan tỏa ra nhiều quốc gia trong đó có miền Nam Việt Nam. Sầu riêng gỡ lấy cơm thịt trộn đều với gạo nếp trước khi đồ xôi, thường kết hợp với nước cốt dừa. Một cách làm khác là đồ xôi chín dỡ ra xửng rồi mới trộn thêm sầu riêng.
Xôi thập cẩm: phối trộn xôi với rất nhiều thực phẩm khác như tôm khô, thịt gà, lạp xường, đậu phộng, dừa xiêm, hành, tỏi phi, mỡ nước, giò lụa.Xôi trắng: đây là món xôi thông dụng nhất, được thực hiện chỉ với gạo nếp và chút muối, không có bất cứ một nguyên liệu phụ nào khác. Chính vì tương đối thuần vị, xôi trắng dễ kết hợp với các thực phẩm bổ sung khác, và cũng thường ăn kèm các thực phẩm khác. Đơn giản nhất là chấm muối vừng, muối lạc, chẳm chéo, cầu kỳ hơn thì kết hợp các món ăn giàu đạm như ruốc, trứng, giò, pate, xúc xích, lạp xường, thịt kho tàu, tạo ra các loại xôi như xôi trứng giò, xôi lạp xường, xôi thịt, xôi pate, xôi ruốc. Một số món xôi trắng đã trở thành đặc sản như xôi trắng khau nhục Lạng Sơn, xôi trắng chả mực Hạ Long. Xôi trắng còn có thể làm nguyên liệu cho món chè con ong.
Xôi vị: loại xôi của miền Nam gồm gạo nếp thổi xong trộn với mè rang và dừa bào.
Xôi vò: điểm đặc biệt của loại xôi này là các hạt xôi được tách rất rời nhưng vẫn rất dẻo. Gần tương tự xôi xéo với đậu xanh đồ chín tán nhuyễn, nhưng gạo nếp được đồ riêng với một chút lá dứa lấy mùi thơm, và có thể có một chút bột dành dành, bột nghệ tạo màu. Nếp chín được dỡ ra xửng và cho một nửa lượng đậu xanh đã tán nhuyễn vào trộn đều, vò, bóp cho hạt nếp được bao đậu xanh trở nên rời rạc. Sau đó lại thành phẩm cho vào chõ đồ tiếp lần nữa cho thật dẻo, có thể cho chút nước cốt dừa cho xôi có vị thơm béo. Trút ra xửng và cho nốt phần đậu xanh còn lại vào trộn, vò cho hạt nếp dẻo và rời. Xôi vò có thể được làm trong sự kết hợp với hạt sen để thành phẩm có vị thơm ngon đặc biệt, là một trong những món ăn trên mâm cỗ ngày lễ, tết, hay tiệc cưới. Ngoài ra, xôi cũng thường được sử dụng trong món xôi vò chè đường
Xôi vừng dừa hay xôi vừng mỡ dừa: sử dụng hạt vừng (mè), dừa nạo, chút đường kính, trộn đều với gạo và đồ chín, là loại xôi rất thơm ngon nhưng có thể hơi ngậy do có dầu dừa, dầu vừng, đường và mỡ nước.Xôi xéo: xôi xéo được thực hiện với nguyên liệu là đậu xanh đồ thật chín và hành mỡ phi thơm. Đậu xanh được chọn lựa loại bỏ hạt lép, hỏng, ngâm mềm, đãi vỏ, đồ chín đến độ tơi, bở. Đem đậu ra đánh thật tơi, thậm chí cho vào cối giã cho thật nhỏ mịn và nắm thành quả thật chặt trước khi đậu xanh bị nguội. Gạo nếp cũng ngâm vài tiếng đồng hồ, trộn chút muối và có thể trộn với chút bột dành dành, bột nghệ cho màu vàng đẹp, hấp chín. Hành củ tím thái mỏng đem phơi nắng cho hơi héo rồi cho vào chảo mỡ phi thơm vàng. Khi ăn cho xôi vào bát hay lá gói, lấy dao lạng mỏng từng lát xéo đậu xanh lên trên, rắc hành phi và rưới chút mỡ nước. Đây được coi là một trong những món xôi khó nấu ngon nhất tuy nguyên liệu đơn giản, dù các nguyên liệu đi kèm khá đơn giản.
Xôi xoài: xôi trắng rưới nước đường và nước cốt dừa, ăn kèm với xoài chín cắt lát mỏng.
Cơm lam khi sử dụng gạo nếp nương cho vào ống tre, ống nứa và lùi chín trên lửa cũng có thể coi là một dạng xôi. Xôi chè dùng xôi vò kèm với chè ngọt làm từ bột đao, đường kính, là đồ dùng trong lễ cúng thôi nôi và còn được sử dụng như một thức quà mát, lành. Xôi cốm không dùng gạo nếp mà sử dụng cốm để đồ xôi, sau đó thường trộn với đường kính. Xôi chiên phồng hay bánh phồng vẽ dùng xôi trắng cán nát, trộn với một số hương liệu như nước gừng, nước gỗ vang, lá dứa, bột quả dành dành để tạo màu xanh, đỏ, vàng, dàn mỏng cắt miếng, phơi khô và chiên nở phồng trong chảo mỡ. Cơm cháy, xôi cháy hay xôi chiên làm từ xôi trắng cán nhuyễn, dàn mỏng và cho vào tủ lạnh để cứng lại sau đó cắt miếng chiên vàng giòn trong chảo, ăn kèm với nước sốt, thịt lợn xay, thịt bò và ruốc thịt. |
Bánh mì (tiếng Anh: bread) là thực phẩm được chế biến từ bột mì hoặc từ ngũ cốc được nghiền ra trộn với nước, thường là bằng cách nướng. Trong suốt quá trình lịch sử, bánh mì đã được phổ biến trên toàn thế giới và là một trong những loại thực phẩm nhân tạo lâu đời nhất, đóng vai trò rất quan trọng kể từ lúc ban đầu của ngành nông nghiệp.
Có nhiều cách kết hợp và tỷ lệ của các loại bột và các nguyên liệu khác, và cũng có các công thức nấu ăn truyền thống khác nhau và phương thức để tạo ra bánh mì. Kết quả là có rất nhiều chủng loại, hình dạng, kích thước và kết cấu của bánh mì khác nhau.
Bánh mì có thể được lên men bằng nhiều quá trình khác nhau, từ việc sử dụng các vi sinh vật tự nhiên (ví dụ như trong bột chua) cho tới cách dùng phương pháp thông khí nhân tạo với áp lực cao trong quá trình chuẩn bị hoặc nướng. Tuy nhiên, một số sản phẩm bánh mì lại không để lên men, hoặc vì sở thích của người ăn, hoặc vì lý do truyền thống hay tôn giáo. Nhiều thành phần không phải ngũ cốc có thể được đưa vào bánh mì: từ trái cây và các loại hạt đến các chất béo khác nhau. Bánh mì thương mại nói riêng thường chứa các chất phụ gia, một số trong số chúng không có dinh dưỡng nhằm cải thiện hương vị, kết cấu, màu sắc, thời hạn sử dụng, hoặc để sản xuất dễ dàng hơn.
Tùy thuộc vào các phong tục tập quán địa phương, bánh mì có thể được ăn với các hình thức khác nhau tại bất kỳ bữa ăn nào trong ngày. Nó cũng được ăn như một món ăn nhẹ, hoặc sử dụng như một thành phần trong chế phẩm ẩm thực khác, chẳng hạn như các món chiên được bọc trong những lớp bánh mì để không bị dính, hoặc làm thành phần chính của một bánh mì pudding, dùng làm chất độn để chèn vào răng sâu, hoặc giữ lại nước trái cây để chúng đỡ mất đi bằng cách nhỏ giọt.
Bánh mì là một trong những thực phẩm được sản xuất lâu đời nhất. Bằng chứng từ 30.000 năm trước tại châu Âu cho thấy có một lượng tinh bột trên các hòn đá được sử dụng để cắt xẻ cây. Có thể là trong thời gian này, chiết xuất tinh bột từ rễ của các cây, như đuôi mèo và dương xỉ, đã được dán trên một tảng đá bằng phẳng, sau đó hòn đá được đặt trên một ngọn lửa và nấu thành một dạng bánh mì cắt lát nguyên thủy. Khoảng năm 10.000 TCN, với bình minh của Thời đại đồ đá mới và sự mở rộng của nông nghiệp, các loại ngũ cốc đã trở thành thành phần chính của bánh mì. Bào tử nấm men có mặt khắp nơi, kể cả trên bề mặt của cây lương thực, vì vậy bất kỳ bột mì nào để lâu sẽ được lên men tự nhiên.Có nhiều nguồn sách vở cho thấy bánh mì thời gian đầu được lên men. Nấm men trong không khí có thể được dùng bằng cách để lại bột mì chưa nấu tiếp xúc với không khí một thời gian trước khi nấu. Pliny the Elder viết rằng người Gaul và Iberia sử dụng bọt từ bia để sản xuất "một loại bánh mì nhẹ hơn bánh mì của các dân tộc khác." Người thế giới cổ đại uống rượu vang thay bia đã sử dụng một hỗn hợp nước ép nho và bột mì đã được lên men, hoặc cám lúa mì để ngập trong rượu vang, như một nguồn cho nấm men. Cách lên men phổ biến nhất được dùng là giữ lại một phần bột từ ngày hôm trước để sử dụng như một sản phẩm lên men dùng làm mồi.Năm 1961 quá trình làm bánh mì Chorleywood đã được phát triển, trong đó sử dụng các áp lực cơ khí lớn lên bột mì để làm giảm đáng kể thời gian lên men và thời gian thực hiện để tạo ra một ổ bánh mì. Quá trình này sử dụng quy trình trộn năng lượng cao cho phép sử dụng các hạt protein thấp hơn, hiện nay được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới trong các nhà máy lớn. Nhờ thế bánh mì có thể được sản xuất rất nhanh chóng và với chi phí thấp cho nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng. Tuy nhiên, đã có một số chỉ trích của các hiệu ứng sản xuất này trên giá trị dinh dưỡng của bánh mì.Gần đây, máy bánh mì trong nhà với việc tự động hóa quá trình làm bánh mì đã trở nên phổ biến.
Người Ai Cập cổ đại sử dụng bánh mì bị mốc để điều trị nhiễm trùng sinh ra từ bụi bẩn trong các vết bỏng.
Tuy có nhiều người ăn bánh mì, nhưng một số nhà phê bình đã phủ nhận bánh mì hoàn toàn hay một số loại bánh mì mà họ cho rằng là thấp kém. Các chỉ trích tùy thuộc vào thời gian và địa điểm: bánh mì nguyên hạt bị coi là chưa tinh tế, và bánh mì trắng có xử lý không tốt cho sức khỏe; một số loại bánh mì làm tại nhà có thể mất vệ sinh và các xưởng làm bánh luôn cố pha trộn các công thức khác vào bánh mì và nhiều nữa. Amylophobia, nghĩa đen là "nỗi sợ tinh bột", là một phong trào vận động ở Hoa Kỳ trong suốt thập niên 1920 và 1930.Ở Hoa Kỳ, doanh thu bánh mì giảm 11.3% trong 5 năm kết thúc vào khoảng 2013. Thống kê có thể phản ánh sự thay đổi các dạng thực phẩm mà người Mỹ lựa chọn để ăn, nhưng có vài xu hướng không rõ ràng vì có nhiều sự khác biệt giữa các thị trường đối với các dạng bánh mì khác nhau (dạng cuộn, bánh mì trắng, bánh mì nguyên).
Bánh mì gạo
Bánh mì kẹp (sandwich)
Bánh mì kiểu Việt Nam (Bánh mì Sài Gòn)
Bánh mì Pháp
Bánh mì trắng
Bánh mì nâu
Bánh mì đen
Bánh mì lát |
Cá hồi máy rửa bát (tiếng Anh: dishwasher salmon) là một món cá Hoa Kỳ được nấu bằng nhiệt lượng của máy rửa bát, cụ thể hơn là vào quá trình sấy khô mà thường dùng cho bát đĩa, trong khoảng nhiệt độ từ 50 đến 60 độ C. Cách chế biến này thường không được khuyến khích và có thể dẫn đến các vấn đề như cá sống, ngộ độc thực phẩm, buồn nôn và nôn mửa.
Các miếng cá hồi được tẩm ướp và bọc chặt trong ít nhất hai lớp giấy bạc và bỏ vào máy rửa bát. Tiếp theo, chỉnh máy rửa bát sang chế độ rửa và sấy khô rồi khởi động. Sau khi khởi động, miếng cá hồi được hun nóng, hấp hơi và nướng chín. Một ưu điểm của cách nấu này là không có mùi khi nấu. Một khi lớp giấy bạc đã được bọc chặt quanh cá, ta có thể bỏ bát đĩa vào rửa cùng lúc với khi nấu cá hồi.
Bắt nguồn từ Hoa Kỳ, cách nấu này đã được Vincent Price giới thiệu năm 1975 trong chương trình The Tonight Show của Johnny Carson. Vincent miêu tả món ăn này là "một món ăn người ngu xuẩn nào cũng làm được (a dish any fool can prepare)".Vào năm 2002, món ăn này đã được nấu trong chương trình Canada The Surreal Gourmet do Bob Blumer dẫn chương trình. Món ăn này cũng đã xuất hiện trên các bài báo của The Wall Street Journal, NBC, BBC, Vogue và CHOICE. Ngoài ra, CBS News đã phỏng vấn tác giả Kym Douglas về cuốn sách cô viết The Black Book of Hollywood Diet Secrets trong đó có công thức cá hồi máy rửa bát. |
Hạt dưa là một món ăn nhâm nhi trong ngày Tết của người Việt Nam, đây là món chủ nhà đãi khách trong dịp Tết. Nguyên liệu chính của món hạt dưa đơn giản là chỉ từ những hạt của các loại dưa nhưng chủ yếu là dưa gang. Hạt dưa gang được tách ra và nướng lên làm phần bên trong hạt chín. Khi thưởng thức, người ta sẽ dùng răng (thường là răng cửa) cắn mạnh vào đầu hạt dưa và tách làm đôi hạt dưa để ăn phần lõi màu vàng bên trong gọi là chíp hạt dưa hay cúp hạt dưa. Thực khách vừa nhâm nhi hạt dưa vừa uống trà, trò chuyện giúp không khí Tết thêm sinh động.
Nhân hạt dưa có vị béo, thơm khá đặc trưng. Ngoài hạt dưa hấu là chủ yếu còn có hạt bí, hạt hướng dương. Hạt dưa thường được tẩm màu đỏ hay màu đen bên ngoài, màu đỏ của hạt dưa tượng trưng cho sự may mắn. Màu hồng đỏ của hạt dưa nhuộm bằng phẩm màu thực phẩm thường đem lại sắc hồng tươi thắm cho đôi môi. Đây cũng là một nét văn hóa đặc sắc của người Việt Nam. Không chỉ lễ Tết, ngày nào trong năm cũng có hạt dưa đỏ để ăn. Vào quán trà chén ven đường phố cũng có món hạt dưa, vào các nhà hàng cũng có món hạt dưa. Sinh nhật, cưới hỏi, người ta vẫn cúp hạt dưa.
Hạt dưa là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và rất hữu ích với người bị viêm gan, rối loạn lipid máu... Ăn hạt dưa thường xuyên giúp tăng cường trí nhớ và chức năng não-thần kinh, phục hồi nhanh sức hoạt động của tế bào não. Hạt dưa chứa nhiều chất dinh dưỡng như protid, glucid, lipid, vitamin B1, B2, E, PP, calci, sắt, kẽm, phosphor, selen... Trong đó, protid của hạt dưa là chất đạm không thể thiếu cho thần kinh, cơ bắp, huyết dịch, nội tạng, xương khớp. Chất glucid trong hạt dưa là thành phần chính cấu tạo tế bào và thần kinh.Theo Đông y, hạt dưa có vị ngọt, tính mát khi chưa rang chín, sau khi rang có tính bình, tác dụng hạ nhiệt, lợi tiểu, hạ huyết áp, tăng cường sinh lực. Nếu dùng chữa bệnh thì dùng hạt dưa luộc tốt hơn hạt dưa rang. Y học cổ truyền cho rằng hạt dưa làm mát phổi, tan đàm, điều hòa hệ tiêu hóa. Người bị ho do phổi nóng, đàm nhiều, ăn uống kém nên dùng. Có nghiên cứu ghi nhận hạt dưa có tác dụng giúp ổn định men gan và lượng lipid huyết thanh rất có ích cho người bị viêm gan và những người bị rối loạn lipid máu (mỡ trong máu cao), giúp phòng ngừa xơ vữa động mạch.
Cũng có các nghiên cứu cho thấy, hạt dưa giúp tăng cường trí nhớ, nâng cao chức năng não-thần kinh, nhanh chóng phục hồi sức hoạt động của tế bào não. Chất béo trong hạt dưa, phần nhiều là acid béo không bão hòa, sẽ giúp ích trong việc phòng ngừa xơ cứng động mạch, bệnh mạch vành, chứng cao mỡ máu...
Tuy hạt dưa là món ăn ngon và vui trong ngày Tết tuy nhiên trước đây khá lâu cũng có nhiều cảnh báo về những nguy cơ khi ăn hạt dưa như một số nơi phát hiện hạt dưa có chất gây ung thư bởi tính chất độc hại của phẩm màu công nghiệp được dùng để nhuộm hạt dưa. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, màu công nghiệp Rhodamin B là chất độc có thể gây ngộ độc hoặc gây ung thư nếu dùng lâu dài nên bị cấm sử dụng trong thực phẩm. Rhodamin B là một hợp chất hóa học thường được sử dụng như thuốc nhuộm đánh dấu vết để xác định hướng và lưu tốc của dòng chảy. Thuốc nhuộm rhodamin phát huỳnh quang, do đó có thể phát hiện dễ dàng bằng huỳnh quang kế. Do giá thành thấp, giúp màu sắc tươi tắn, sặc sỡ, bền màu nên trước đây các cơ sở sản xuất hạt dưa thường chọn phẩm màu này để nhuộm màu mà không biết rằng nó là một chất độc hại. Tuy nhiên ngày nay khi các thông tin về chất này được phổ biến rộng rãi thì không ai sử dụng nó trong chế biến hạt dưa nữa. Bên cạnh việc quản lý xuất xứ hàng hóa và các chỉ tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm được các cơ quan chức năng giám sát chặt chẽ thì nhận thức của người tiêu dùng cũng đã được nâng cao nên nếu hạt dưa nhuộm phẩm màu thì không thể tiêu thụ được do đó các cơ sở sản xuất ngày nay không ai dùng phẩm màu để nhuộm hạt dưa mà tất cả đều để nguyên màu tự nhiên của hạt dưa khi chế biến. Bên cạnh đó các biện pháp quản lý chất lượng sản phẩm cũng được các cơ sở sản xuất thực hiện một cách nghiêm chỉnh theo tiêu chuẩn GMP nên các sản phẩm hạt dưa ngày nay đang lưu thông trên thị trường có nhãn mác và số hiệu đăng ký, mã vạch, tên cơ sở sản xuất, địa chỉ sản xuất rõ ràng đều là những sản phẩm đảm bảo độ an toàn cao cho người sử dụng.
== Chú thích == |
Kẹo kéo là một loại kẹo bình dân của Việt Nam, được làm thủ công bằng nguyên liệu chính là mật mía hoặc đường.
Nguyên liệu: mật mía hoặc đường; nhân lạc đã rang chín; mỡ hoặc dầu ăn và một chút chất tạo mùi (dầu chuối, vani...).
Đun nóng (còn gọi là thắng) mật hoặc đường ở ngọn lửa vừa phải để đường tan chảy từ từ rồi cho mỡ hoặc dầu ăn vào để kẹo có độ bóng, muốn có mùi và màu thì cũng cho phụ gia vào lúc này. Đường được thắng cho vừa tới. Người ta thường thử độ tới bằng cách nhỏ mấy giọt đường vào nước ở nhiệt độ thường, nếu giọt đường không bị hòa tan là vừa tới. Người chế biến có kinh nghiệm chỉ cần ngửi mùi đường đang thắng là có thể xác định được độ tới. Nếu đường thắng chưa tới sẽ không đủ độ đông kết để làm kẹo, nếu thắng quá mức kẹo sẽ cứng, không đạt độ dẻo như yêu cầu.
Khi đường vừa tới thì lấy ra rồi đánh đều. Vì hỗn hợp lúc này có độ kết dính cao nên muốn đánh đều người ta thường dùng những chiếc đinh to, que tre hoặc gỗ đóng lên bàn hay tường để đánh kẹo kéo. Cả khối kẹo bán thành phẩm được đập thẳng vào đinh rồi kéo dài ra, động tác cứ lặp đi lặp lại cho đến khi kẹo trông đã đạt độ trắng và dẻo cần thiết là được. Trong quá trình đánh, nếu kẹo cứng quá thì phun thêm nước vào.
Dàn khối đường trên thành tấm, cho lạc nhân vào giữa, cuộn lại thành khối kẹo to và dài như cánh tay, bọc vải sạch hoặc nylon, khi ăn mới kéo từ khối kẹo ra một lượng vừa phải để ăn. Hiện nay, kẹo kéo còn được chia sẵn ra thành từng thanh nhỏ cho tiện.Làm kẹo kéo cũng có thể không cho thêm lạc nhân vào.
Kẹo kéo là món ăn vặt rẻ tiền, thường được bán rong lại có những cách bán hàng hấp dẫn nên đã từng được trẻ em, học sinh rất ưa thích. Điểm đặc biệt của kẹo kéo là mặc dù nó rất dẻo, dễ kéo dài nhưng khi đã tạo thành thanh nhỏ thì lại trở nên giòn khi bị lực tác động vuông góc với nó. Do vậy khi có khách, người bán dùng vải lót tay rồi kéo kẹo dài ra cho đến khi được một thanh kẹo đạt kích thước phù hợp (thường dài 5–10 cm và to như cây bút viết) thì dùng ngón tay trỏ chặt một cái mạnh và dứt khoát lên thanh kẹo khiến nó gãy rời ra kèm theo một tiếng "rắc" rất thú vị.
Để hấp dẫn trẻ em, người bán thường cho chúng thực hiện động tác này khi mua kẹo. Người bán kẹo kéo rong còn có thể đổi kẹo lấy các loại phế liệu (giấy loại, sắt vụn,...) thậm chí kích thích trẻ em bằng cách mang theo một bàn quay số đơn giản, khi trả tiền xong, khách quay được số nào thì nhận số thanh kẹo tương ứng. Tuy nhiên, những năm gần đây kẹo kéo không còn phổ biến như trước nữa.
Do kẹo kéo rất dẻo nên trong đời sống có một số thành ngữ liên quan:
Dẻo như kẹo kéo - để chỉ động tác hoặc cách ăn nói rất dẻo, khéo léo.
Kẹo kéo còn được dùng chỉ những người hà tiện, keo kiệt.Ngoài tiếng rao đơn giản "Kẹo kéo đêêê!" của người bán kẹo kéo rong, còn có một số câu dao:
"Cô nào chồng bỏ, chồng chê
ăn cây kẹo kéo chồng mê, chồng về."
"Có tiền mà để làm gì
Không mua kẹo kéo Bắc Kỳ ăn chơi."
"Kẹo kéo, càng kéo càng dài, càng nhai càng ngọt, nuốt nước bọt ngọt...hàng tuần.":
"Kẹo kéo, càng kéo càng dài, càng nhai càng ngọt, ngọt như đường cát, mát như đường phèn. Ai mua kẹo kéo không."
Ở Mỹ và châu Âu có loại kẹo Taffy, sản xuất bằng máy móc từ đường, bơ và cho thêm các phụ gia tạo màu, mùi. Kẹo được kéo thành dây và cuộn lại rồi đóng gói.
Nhật Bản có loại kẹo gọi là Amezaiku (飴細工), tương tự kẹo kéo nhưng được nặn thành hình các con giống. |
Chả lá lốt là một trong những món đặc sản của vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Món ăn này có cách làm đơn giản, có mùi thơm và hương vị độc đáo. Ngoài ra món ăn còn có thể dùng để bồi bổ cho người bệnh theo Đông y. Chả lá lốt từ lâu đã trở thành món ăn quen thuộc trên mâm cơm của nhiều gia đình Việt. |
Cá thính, còn gọi là cá muối chua, là sản phẩm được làm từ các loại cá nước ngọt còn tươi đem sơ chế, ướp thính để lên men chua, thơm, làm chín món ăn một cách tự nhiên. Cá thính thịnh hành như một trong những món ăn mặn dân dã, phổ thông, là đặc sản của Lập Thạch, Vĩnh Phúc nói riêng và một số vùng trung du phía Bắc nói chung.
Khi các đầm ao đã cạn nước, người dân quê Lập Thạch Vĩnh Phúc chuẩn bị cấy lúa chiêm, cũng là mùa làm cá thính nơi đây. Cá thu được phần mang đi bán, phần để ăn tươi nhưng dứt khoát phải để lại một phần để làm mươi chĩnh cá thính dành ăn dần. Là món ăn độc đáo với những nguyên liệu rất dễ kiếm, nhưng cá thính đang bị mai một dần một phần do cách chế biến rất cầu kỳ, phần khác do tốn nhiều thời gian cho công đoạn "ủ". Thêm vào đó, làm cá thính, không cần những nguyên liệu phức tạp song cần có bình chứa, chỗ để và những vật dụng tối cần thiết khác.
Cá: sử dụng hầu hết các loại cá nước ngọt có vẩy như cá rô, cá diếc, cá trắm, cá mè, cá trôi, cá chày và thậm chí cả các loại cá da trơn như cá nheo, cá trê, cá quả. Cá phải tươi nguyên, càng to càng ngon. Cá được rửa sạch, đánh vảy, bỏ lòng, cá nhỏ để nguyên con còn cá to thì cắt khúc xấp xỉ hai bao diêm.
Thính: được làm từ ngô, gạo tẻ hoặc gạo nếp, đậu tương rang vàng, thơm, giã nhỏ, tuy phổ biến nhất là thính làm từ ngô. Ngô rang chín vàng, hạt nào nổ bung sàng loại ra, đem giã hoặc xay nhỏ nhưng không mịn quá, giần lấy hạt thính li ti như hột cải mới có sức hút nước trong cá, mịn quá thì thính bết vào cá, ăn không ngon.
Muối: Muối được sử dụng ướp cá với tỷ lệ 10 kg cá/1,5 kg muối.
Nguyên liệu và cách thức thực hiện không khó, nhưng để làm được hũ (chĩnh, lọ) cá thính ngon, thơm, chua dịu, miếng cá cứng nguyên dạng và "chín" đều lại khá khó khăn, phụ thuộc kinh nghiệm của người nội trợ. Cá sơ chế đem ướp muối qua một ngày đêm, lưu ý nhồi kỹ muối vào mang và bụng cá, sau đó lại rũ sạch hết muối trong cá ra, tùy mặn nhạt mà lấy cữ tay rũ muối. Một số nơi sau khi ướp muối, xếp cá vào lọ thủy tinh hoặc chum sành để 4 đến 10 ngày tùy theo thời tiết để cho cá cứng và ngấm đều muối. Sau đó lấy cá ra khỏi lọ, dùng 2 tay ép cá cho chảy hết nước muối và để cá khô se lại. Nhớt cá cùng mùi tanh đã thôi ra nước muối và độ mặn trong thịt cá còn vừa phải, không quá gắt.
Xát thính bên ngoài cá và nhồi kỹ thính vào mang, bụng cá. Sau đó, cứ một lượt cá trong hũ lại phủ kín một lượt thính. Trên cùng phủ một lớp thính thật dày và lựa các mo cau, mo tre cắt khít miệng hũ, hoặc rơm lót dày lên trên cùng, cài nẹp tre thật chặt.
Làm một chậu sành đựng một lượng nước muối mặn chát, úp ngược cả hũ cá vào chậu nước muối ấy sao cho lớp mo cau làm vung trong hũ không tiếp xúc với nước. Thỉnh thoảng phải đổ bỏ nước ở chậu thay bằng nước khác vì nước cá hoặc mùi vị cá ướp phả ra tan trong nước chậu rồi bốc mùi ngược lên hũ cá làm cho cá có mùi, mất ngon. Nếu nghe thấy tiếng lục bục trong hũ ướp cá là dấu hiện cạn nước ở chậu, hở miệng lọ cá, phải đổ thêm nước vào. Thường xuyên kiểm tra, nếu mo cau, mo tre hay rơm nút hũ ướt phải thay ngay mo khô, vì nước hoặc hơi ẩm của các miếng cá sẽ làm ướt nắp đậy trong lọ, để lâu sẽ làm cho các miếng cá mất mùi thơm, chua. Để gọn hũ trong góc bếp 3 đến 4 tháng là có thể gỡ cá ra chế biến món ăn.
Thành phẩm được gỡ ra từ hũ sành có thịt màu đỏ au hoặc màu hổ phách, sau khi nướng ngả sang màu vàng rộm hơi hung hung đỏ, thơm, chua, bùi béo và đậm đà vị muối, là đạt yêu cầu.
Cá thính thường được chế biến thành món ăn bằng cách nướng trên than hoa, cho thành phẩm dai, rắn nhưng không khô và mặn như cá mắm biển, không nhão thịt như cá tươi nướng hay rán, rất thơm ngon. Tuy nhiên, thường người địa phương không nướng cá trực tiếp trên than hồng mà mỗi miếng cá được cặp vào một thanh tre tươi, từng cặp cá đem cắm xung quanh bếp lửa than hồng. Lửa than tỏa ra, cá chín dần dần bằng hơi nóng tỏa ngang. Người nướng cá thỉnh thoảng lại xoay đảo qua, đảo lại cho hai mặt cá chín khiến miếng cá nướng không bị cháy. Một số người nội trợ vụng về, để tiết kiệm công đoạn nấu nướng, đã đem rán trong chảo sẽ khiến thịt cá ngấm mỡ trở nên mất dai, bị bở, không ngon.
Cá thính là món ăn rất thích hợp khi đi kèm với cơm như một món ăn mặn ngày lễ, tết hoặc ngày thường. Nó cũng được sử dụng như một món nhắm với rượu trắng khi đi với một chút riềng xắt miếng, và còn được mời khách như một loại đặc sản thôn quê. Sau khi ăn hết cá, một số nhà còn lấy thính sót lại trong hũ cá đem rang với mỡ ăn cũng rất ngon. |
Charoen Pokphand Group (CP) (tiếng Thái: เจริญโภคภัณฑ์; RTGS: Charoen Phokkhaphan) là một tập đoàn của Thái Lan có trụ sở tại Bangkok. Đây là công ty tư nhân lớn nhất Thái Lan và là một trong những tập đoàn lớn nhất thế giới. Nó bao gồm ba doanh nghiệp cốt lõi hoạt động trong kinh doanh nông nghiệp và thực phẩm, bán lẻ và phân phối, và các ngành công nghiệp viễn thông với các khoản đầu tư tại hơn 30 quốc gia, sử dụng hơn 300.000 lao động.Là cổ đông lớn nhất trong tập đoàn dịch vụ tài chính Trung Quốc Bảo hiểm Ping An và là cổ đông lớn của CITIC, ủy thác đầu tư nhà nước Trung Quốc và tập đoàn Itochu của Nhật Bản. Công ty sở hữu cổ phần kiểm soát trong Charoen Pokphand Foods (CPF), nhà sản xuất thức ăn, tôm lớn nhất thế giới và top 3 công ty sản xuất thịt gia cầm, thịt lợn hàng đầu toàn cầu. Công ty điều hành doanh nghiệp bán lẻ lớn nhất Đông Nam Á theo doanh thu, với hơn 10.000 cửa hàng Seven Eleven và kinh doanh thông qua Siam Makro. Trong lĩnh vực viễn thông, công ty con của CP Group, True Group, là một trong những công ty viễn thông lớn nhất Đông Nam Á với hơn 25 triệu khách hàng di động.
Với khoảng 200 công ty con đang kinh doanh tại Trung Quốc đại lục, CP Group được biết đến ở Trung Quốc với tên là "Zhèng Dà" (正大). Khi Trung Quốc mở cửa kinh tế vào năm 1978, Tập đoàn CP là nhà đầu tư nước ngoài đầu tiên ở nước này và trở thành công ty nước ngoài đầu tiên đăng ký tại đặc khu kinh tế của Thâm Quyến, Quảng Đông. Công ty này là nhà đầu tư tư nhân lớn nhất tại Trung Quốc đại lục hiện nay, chiếm lĩnh hơn một phần năm toàn bộ thị trường thức ăn chăn nuôi của Trung Quốc. Số đăng ký công ty là "0001." Thông qua các khoản đầu tư lớn, CP Group đã được ghi nhận với việc thay đổi thói quen ăn kiêng của đất nước và cuộc cách mạng xanh hàng đầu của Trung Quốc. |
Lát thịt (steak) là một loại thịt thường được cắt ngang qua các thớ cơ, có khả năng bao gồm cả xương. Nó thường được nướng, mặc dù cũng có thể được áp chảo. Nó thường được nướng trong một nỗ lực để tái tạo hương vị của bít tết được chế biến trên ngọn lửa trên than hồng phát sáng. Phần thịt này cũng có thể được chế biến trong nước xốt, chẳng hạn như món bít tết và kidney pie, hoặc băm nhỏ và tạo thành các miếng như hamburger.
Phần thịt làm bít tết thường được lấy từ động vật chăn thả, thường được nuôi, trừ gia súc, bao gồm bò rừng, lạc đà, dê, ngựa, chuột túi, thịt cừu, đà điểu, lợn, tuần lộc, gà tây, hươu, nai, cũng như nhiều loại cá khác nhau, đặc biệt là cá hồi và cá biển khơi lớn như cá kiếm, cá mập và cá marlin. Đối với một số loại thịt, chẳng hạn như thịt lợn, thịt cừu và thịt cừu, thịt dê tơ và thịt bê, những miếng thịt được cắt ra này thường được gọi là thịt cốt lết (chops). Một số loại thịt được xử lý như Gammon, thường được phục vụ làm món bít tết.
Nấm portobello nướng có thể được gọi là nấm bít tết, và tương tự cho các món ăn chay khác. Bít tết giả là một sản phẩm thực phẩm được tạo thành hình dạng bít tết từ nhiều miếng thịt khác nhau. Trái cây nướng như dưa hấu đã được sử dụng như là lựa chọn thay thế bít tết chay.
Các trường hợp ngoại lệ, trong đó thịt được cắt song song với các thớ, bao gồm skirt steak (phần thịt lọc xương, ở bụng trước, từ xương sườn thứ 6 đến thứ 12.) được cắt từ phần xương dẹt, bít tết sườn từ cơ bụng và bít tết silverfinger được cắt từ thăn và bao gồm ba xương sườn. Trong một ý nghĩa rộng hơn, bít tết cá, bít tết thịt xay, bít tết thịt lợn, và nhiều loại bít tết khác cũng được biết đến.
Miếng thịt nướng thường được lấy từ các loại gia súc chăn thả trên đồng (mục súc), nhưng cũng có thể không phải là gia súc, bao gồm cả bò rừng bizon, lạc đà, dê, ngựa, chuột túi kangaroo, cừu, đà điểu, heo, tuần lộc, gà tây, nai và bò u (Zebu) cũng như các loại cá, đặc biệt là cá hồi và cá biển lớn như cá kiếm, cá mập và cá cờ. Đối với một số loại thịt, như thịt lợn, thịt cừu, thịt ngựa và thịt bê, những miếng cắt này thường được gọi là nhát (chop). Một số loại thịt đã được ướp muối và nướng, chẳng hạn như thịt nướng hun khói (BBQ), thường được dùng là thịt bò.
Bít tết là một sản phẩm thực phẩm được hình thành thành một hình dạng từ các miếng thịt khác nhau. Các loại trái cây nướng như dưa hấu đã được sử dụng làm thực phẩm thay thế. Việc lựa chọn phần thịt ngon nhất để chế biến món beef steak, cần tìm hiểu một vài đặc điểm cơ bản của thịt để làm một miếng thịt nướng. Đó phải là phần thịt có thể chế biến nhanh chóng, không cần phải tốn nhiều thời gian để nấu. Những phần thịt lý tưởng nhất để chế biến beef steak nằm ở phần thịt lưng (longissimus dorsi) và thăn nội (psoas major). Thịt ở hai phần này lại được chia thành nhiều loại khác nhau để chế biến thành món steak hảo hạng. Khi thưởng thức thịt bò nói chung, hầu như thấy thịt bò Úc hoặc Mỹ thường mềm và có hương vị thơm ngon hơn.
Thịt bò nhập từ nước ngoài phải trải qua một quá trình ủ (aging) để gia tăng hương vị và tạo độ mềm. Quá trình “ủ” kéo dài từ 8–10 ngày và thậm chí có thể lên đến 8 tuần. Hiện có hai phương pháp ủ gồm dry age tức là ủ khô (treo thịt trong tủ làm mát ở mức nhiệt độ nhất định) và wet age tức là ủ ẩm (trữ đông thịt trong túi hút chân không). Phương pháp ủ khô dry age giúp thịt có hương vị đậm đà và đặc trưng nhưng đòi hỏi phải có không gian trữ thịt rộng rãi và sẽ bị teo vì nước bốc hơi trong quá trình ủ, thịt dry age thường có giá thành cao. Phương pháp ủ ẩm wet age không làm mất nước cũng không yêu cầu không gian trữ thịt rộng nên có giá thành thấp hơn thịt dry age. Tuy nhiên, việc chứa trong túi nhựa hút chân không khiến cho vị thịt có mùi kém hấp dẫn và không được thơm ngon. |
Bánh hồ đào pêcan (tiếng Anh: pecan pie) là một loại bánh làm từ hạt hồ đào pêcan, có thêm trứng, bơ và đường. Một vài biến thể có thể dùng đường nâu, rỉ đường, siro hoặc mật ong. Loại bánh này thường được chế biến trong các dịp lễ hội. Hầu hết các công thức bánh hồ đào đều có thêm muối và vani làm phụ gia, hay là sô-cô-la và rượu whisky ngô. Bánh này ăn kèm với kem tươi hoặc kem vani.Loại bánh này có nguồn gốc từ khu vực phía nam Hoa Kỳ. Các nhà khảo cổ học tìm ra bằng chứng ở bang Texas cho thấy người Mỹ bản địa đã dùng hạt hồ đào từ 8.000 năm trước. Từ pecan trong tiếng Anh có nguồn gốc từ từ pakani trong tiếng Algonquin, có nghĩa là các loại hạt.Tại Mỹ, bánh gắn liền với các lễ hội như Giáng Sinh và Tạ ơn. |
Tarte Tatin (phát âm tiếng Pháp: [taʁt tatɛ̃]) hay bánh táo Tatin là một loại bánh trái cây "ngược" với phần trái cây (thường là táo) được thắng trong đường và bơ trước khi phần vỏ được nướng.
Các nghiên cứu cho thấy bánh tarte Tatin được tạo ra một cách "bất đắc dĩ" tại khách sạn Tatin ở Lamotte-Beuvron, Pháp, khoảng 100 dặm về phía Nam (160 km) Paris, vào những năm 1880s. Khách sạn được hai chị em là Stéphanie và Caroline Tatin điều hành. Có nhiều những câu chuyện trái ngược nhau về nguồn gốc món bánh này. Tuy nhiên, giai thoại phổ biến nhất là: Stéphanie Tatin, người chuyên lo bếp núc, sau một ngày làm việc vất vả đã làm hỏng một chiếc bánh táo truyền thống vì thắng táo trong bơ đường quá lâu. Khi mùi khét đã bắt đầu nồng nặc, cô cố gắng cứu vãn cái thảm họa của mình bằng cách ụp phần vỏ bánh còn sống lên chảo và nhét luôn cả chảo vào lò nướng. Sau khi cái "bánh lạ" được mang ra, khách của cô lại tỏ ra thích thú với món bánh táo không giống ai này. Trong một giai thoại khác, Stéphanie vô ý để ngược chiếc bánh táo khi cho vào lò và sau đó quyết định mang ra phục vụ luôn chiếc "bánh lạ" ấy. Tuy nhiên, dù các câu chuyện có tam sao thất bản như thế nào đi nữa, khái niệm "bánh tart ngược" không phải là mới. M. A. Carême đã miêu tả món gâteaux renversés trang trí với trái cây trong cuốn "Pâtissier Royal Parisien" của ông từ năm 1841.
Món bánh đã trở thành đặc sản của khách sạn Tatin. Các nhà sử học và giới sành ăn đã tranh cãi về việc đây có phải là sáng tạo tình cờ của chị em nhà Tatin, hay chỉ là bản nâng cấp của món "tarte solognote", một món ăn truyền thống vùng Sologne, bao quanh Lamotte-Beuvron. Nghiên cứu cho thấy, dù món bánh trở thành đặc sản trứ danh của Hôtel Tatin, hai bà chủ không hề có động thái " đăng ký bản quyền" hay đưa công thức lên sách nấu ăn để xuất bản; thậm chí họ chưa từng gọi nó là tarte Tatin. Tên gọi này thực chất do Curnonsky, tác giả cũng là người sành ăn nổi tiếng người Pháp, và nhà hàng Paris Maxim's đặt cho món bánh sau khi hai bà chủ nhà Tatin qua đời.Một trong các giai thoại kể rằng Louis Vaudable, chủ nhà hàng Maxim's, nếm thử món bánh một lần và đã "phải lòng" với nó. Ông đã lén học được công thức và mang về dùng trong nhà hàng của mình, đặt tên là 'tarte des demoiselles Tatin'.
Thực ra, Vaudable sinh năm 1902; hai chị em bà chủ nghỉ hưu năm 1906 và mất lần lượt năm 1911 và 1917; trong khi nhà hàng Maxim's được gia đình Vaudable mua lại năm 1932.
Ban đầu, bánh tarte Tatin làm từ hai loại táo địa phương: Reine des Reinettes và Calville. Qua thời gian, các loại táo khác đã dần thay thế, bao gồm Golden Delicious, Granny Smith, và Gala. Khi chọn táo để làm món bánh này, điều quan trọng là phải chọn táo có thể giữ hình dạng trong khi nấu chứ không phải loại sẽ nhão ra thành... cháo táo.
Tarte Tatin có thể thực hiện vơi: lê, đào, khóm, cà chua thậm chí là hành tây.Phần vỏ bánh có thể dùng bột bánh ngàn lớp hay bột bánh shortcrust. |
Rượu Lộc Thủy được đặt theo tên của nơi xuất xứ - xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
Trong tập Ô Châu cận lục (烏州近錄) của Tiến sĩ Dương Văn An có nói sơ qua cách nấu rượu. Gạo ngon được nấu thành cơm, sau đó được ủ với men trong vài ngày. "Cơm men" tiếp đó được nấu lên. Rượu được ngưng tụ theo một đường dẫn và xuống chai đặt sẵn. Mẻ rượu đầu tiên được gọi là rượu đông. Sau đó lại lấy thêm nữa. Tùy vào từng người nấu và pha chế mà rượu nặng hay không. Bình thường thì vào khoảng trên dưới 50 độ.
== Tham khảo == |
Mixue Ice Cream & Tea (tiếng Trung: 蜜雪冰城; Hán-Việt: Mật Tuyết Băng thành; bính âm: Mìxuě Bīngchéng) là một công ty nhượng quyền chuyên bán kem mềm và đồ uống trà từ Trịnh Châu, Hà Nam, Trung Quốc và được thành lập vào tháng 6 năm 1997. Đến năm 2023, có ít nhất 21.581 cửa hàng Mixue đã hoạt động ở Trung Quốc và ở ít nhất 12 quốc gia khác ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Công ty này hoàn toàn thuộc sở hữu của hai anh em nhà họ Trương sáng lập.
Mixue có mặt tại Indonesia từ năm 2020 với cửa hàng đầu tiên tại Cihampelas Walk, thành phố Bandung và hiện có hơn một nghìn cửa hàng trên khắp Indonesia. Sản phẩm này đã nhận được chứng nhận halal của Hội đồng Ulama Indonesia từ đầu năm 2023.
Tháng 6 năm 1997, Trương Hồng Siêu (lúc ấy là sinh viên Đại học Kinh tế và Tài chính Hà Nam) làm việc bán thời gian tại một quầy bán đồ uống lạnh để giảm bớt gánh nặng kinh tế cho gia đình. Công việc đã truyền cảm hứng cho anh tự mở doanh nghiệp của riêng mình. Anh vay tiền bà ngoại để mở một cửa hàng đá bào ở quê nhà Trịnh Châu, Hà Nam. Tại cửa hàng, anh bán nhiều hương vị đá bào, kem, sinh tố trái cây, rồi bán cả trà sữa trân châu. Nghiệp kinh doanh của anh gặp nhiều trở ngại cho đến khi anh quyết định đóng cửa cửa hàng đầu tiên của mình. Năm 1999, anh lại mở cửa hàng đồ uống thứ hai lấy tên là Mìxuě Bīngchéng (Hán-Việt: Mật Tuyết Băng thành) có nghĩa là "cung điện băng được xây bằng tuyết ngọt".Hoạt động kinh doanh của Mixue tập trung vào các sản phẩm kem bắt nguồn từ sự phát triển mạnh mẽ của kem ốc quế mềm ở Trịnh Châu từ năm 2006. Giá kem ngày càng tăng do sự phổ biến của loại kem này đã khiến Trương phải cải tiến công thức làm kem để có thể bán chúng với giá thấp hơn 20% so với các sản phẩm tương tự. Thành công trong việc bán kem làm anh quyết định bắt đầu kinh doanh nhượng quyền vào năm 2008. Kể từ thập niên 2010, Mixue đã được thành lập dưới hình thức một công ty độc lập bằng cách mở rộng các nhượng quyền sang các khu vực khác trên khắp Trung Quốc. Mixue cũng điều hành các trung tâm nghiên cứu và phát triển kem ở các khu vực khác của Hà Nam. Công ty cũng đang xây dựng trung tâm kho bãi và hậu cần để chi phí phát sinh trong chuỗi sản xuất ở mức thấp nhất có thể.Năm 2022, Mixue Bingcheng Co., Ltd. có kế hoạch bắt đầu phát hành công khai cổ phiếu lần đầu trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thâm Quyến.
Tính đến tháng 3 năm 2022, ít nhất 21.000 cửa hàng Mixue đã hoạt động tại hơn 11 quốc gia châu Á. Phần lớn trong số đó đến từ hàng chục nghìn cửa hàng đang hoạt động ở Trung Quốc, cộng với hàng nghìn cửa hàng khác đã mở từ những năm 2020 ở một số quốc gia Đông Nam Á.Mixue bắt đầu mở rộng kinh doanh ra nước ngoài tại Việt Nam vào năm 2018, với cửa hàng đầu tiên đặt tại thủ đô Hà Nội. Tính đến năm 2022, ít nhất 350 cửa hàng Mixue đang hoạt động tại Việt Nam.Tại Indonesia, Mixue (thông qua PT Zhisheng Pacific Trading) đã khai trương cửa hàng đầu tiên tại trung tâm mua sắm Cihampelas Walk vào tháng 3 năm 2020 và tiếp tục mở rộng thông qua kế hoạch nhượng quyền kinh doanh ở các khu vực khác trên đảo Java, Sumatra, Borneo, Sulawesi và Quần đảo Sunda Nhỏ tính đến năm 2022. Ước tính của trang phân tích kinh doanh Momentum Works Asia, ít nhất 317 cửa hàng Mixue đã hoạt động tại quốc gia này vào tháng 3 năm 2022.Mixue cũng mở hàng trăm cửa hàng tại các nước Đông Nam Á khác như Malaysia, Singapore, Thái Lan, Campuchia, Lào và Myanmar. Cuối năm 2022, Mixue bắt đầu hoạt động kinh doanh tại Hàn Quốc và Nhật Bản. Kể từ tháng 2 năm 2023, Mixue đã mở chi nhánh đầu tiên tại Úc, cụ thể là ở Sydney.
Sau khi làm mới thương hiệu (rebrading) vào năm 2018, Mixue đã giới thiệu một linh vật có tên là "Tuyết vương" (tiếng Trung: 雪王) có hình người tuyết đội vương miện, áo choàng đỏ và cầm que kem. Linh vật này nhằm tô điểm cho phần trang trí bên ngoài và bên trong mỗi cửa hàng Mixue. "Tuyết vương" cũng được dùng làm quà lưu niệm được bày bán ở mọi cửa hàng.Năm 2021, Mixue phát hành video âm nhạc cho bài hát "I Love You, You Love Me" như một phần của chiến dịch quảng cáo Mixue. Bài hát dùng giai điệu ca khúc dân ca "Oh! Susanna" của nhạc sĩ người Mỹ Stephen Foster vào thế kỷ 19. |
Trôm (danh pháp hai phần: Sterculia foetida) là một loài thực vật thuộc chi Trôm trong họ Trôm. Loài này được Carl von Linné miêu tả khoa học đầu tiên năm 1753. Đây là một cây với lá chẻ ra hoa có mùi hôi ít. Loài này có nguồn gốc tự nhiên ở vùng nhiệt đới trên thế giới như Ấn Độ, Pakistan, Sri Lanka, Miến Điện, Indonesia, Malaysia, Panama, Trung Quốc, Úc, Thái Lan, Philippines, Senegal, Sudan và Việt Nam. Nó có thể được trồng ở các khu vực nhiệt đới khác.
Mủ trôm, hay còn gọi là nhựa trôm, là dịch tiết ra từ cây trôm. Nhựa trôm là một hợp chất polysaccharide cao phân tử, khi thủy phân sẽ cho ra các đường D-galactose, L-rhamnose và acid D-galacturonic, một vài chất chuyển hóa acetylat và trimethylamin. Nhựa trôm còn chứa khoảng 37% uronic acid, nhiều khoáng tố như calcium và muối magnesium. Khi ngâm trong nước lạnh với tỉ lệ thấp (4-5%) nhựa trôm sẽ trở thành dạng keo. Mủ trôm có màu trắng, dạng thạch đặc, vón thành từng cục như sương sa. Tại Việt Nam, mủ trôm được sử dụng cho mục đích giải khát như một thức uống có vị thuốc.
Ngoài ra, nhờ tính dính nên nhựa trôm thường được dùng làm chất để kết dính trong ngành dược và kỹ nghệ.
Theo một nghiên cứu tại Việt Nam, hạt trôm chứa hàm lượng lipid tổng số là 52,36%, thành phần axit béo trong dầu hạt trôm gồm axit hexadecanoic (42,15%) và axit octadecanoic (32,65%). |
Kem mochi là một món ăn ngọt Nhật Bản được làm từ mochi bọc bên ngoài và kem lạnh nhồi bên trong. Kem mochi ngày nay là một món ăn phổ biến quốc tế, có mặt tại Bắc Mỹ, châu Âu và châu Phi.
Kem mochi có hình dạng những tròn, nhỏ với lớp bánh giầy (mochi), bọc lấy viên kem ở trong nhân. Nó có một lớp bột ngô để giữ cho bánh không dính tay. Các hương vị phổ biến nhất là trà xanh, vani, chocolate, dâu tây và đậu đỏ.
Các món ngọt của Nhật Bản daifuku và manjū, thông thường nhân đậu đỏ, có thể coi là tiền thân của kem mochi. Do nhiệt độ và tính bền vững của mochi và kem khác nhau nên cả hai nguyên liệu này đều phải có sự gia giảm để đạt được độ kết dính ngay và tính bền vững không đổi bất kể sự thay đổi nhiệt độ .
Dạng khởi thủy của món tráng miệng này là sản phẩm của công ty Lotte có tên Yukimi Daifuku vào năm 1981. Sản phẩm này ban đầu dùng lớp vỏ là tinh bột gạo thay vì gạo nếp và nhân là một dạng sữa gạo thay vì kem.Frances Hashimoto, cựu chủ tịch và CEO của Mikawaya, được ghi nhận là người sáng tạo ra kem mochi và giới thiệu món tráng miệng này đến thị trường Bắc Mỹ.
Chồng của Hashimoto, Joel Friedman, là người đầu tiên nảy ra ý tưởng cuộn bên ngoài những miếng kem nhỏ bằng một lớp bánh giầy mochi truyền thống của Nhật Bản. Frances Hashimoto đã phát triển và hoàn thiện ý tưởng của chồng mình bằng cách sáng tạo ra một món tráng miệng fusion mà giờ đã trở nên phổ biến ở Mỹ và nhiều nơi khác. Hashimoto sau này tạo ra bảy hương vị khác nhau trong dòng sản phẩm kem mochi.
== Chú thích == |
Sà lan kem là một con tàu được Hải quân Mỹ sử dụng tại chiến trường Thái Bình Dương trong Thế chiến thứ hai để sản xuất kem với số lượng lớn cung cấp cho thủy thủ và lính thủy đánh bộ. Con tàu này vốn thuộc loại sà lan bê tông mua lại từ Lục quân Mỹ và trị giá 1 triệu đô la, có thể tạo ra 10 galông Mỹ (38 L) kem cứ sau bảy phút, hoặc khoảng 500 gal Mỹ (1.900 L) mỗi lần thay đổi, và có khả năng lưu trữ 2.000 gal Mỹ (7.600 L). Nó được sử dụng trong khu vực hoạt động của USN Tây Thái Bình Dương, tại một thời điểm thả neo tại Căn cứ Hải quân Ulithi. Những con tàu này nhằm mục đích nâng cao tinh thần của binh lính Mỹ ở nước ngoài bằng cách sản xuất kem với tốc độ nhanh.
Matt Siegel (6 tháng 8 năm 2017), “How Ice Cream Helped America at War: For decades, the military made sure soldiers had access to the treat—including spending $1 million on a floating ice-cream factory”, The Atlantic |
Jajangmyeon (자장면) hay jjajangmyeon (짜장면) là phiên bản Hàn Quốc của món mì Trác tương miến từ Trung Quốc. Món ăn này trộn với nước sốt đặc sánh gồm tương Chunjang, thịt thái hạt lựu và rau được chiên qua dầu ăn. Ngoài ra món ăn này còn dùng kèm hải sản.
Jajangmyeon xuất hiện từ năm 1905, bắt nguồn từ nhà hàng Cộng Hòa Xuân (공화춘; 共和春) ở khu phố Tàu Incheon, một nhà hàng Trung Quốc của người nhập cư từ tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Nhà hàng hiện là Bảo tàng Jajangmyeon.
Mặc dù tên gọi Jajangmyeon xuất phát từ món mì Trác tương miến (炸酱面, zhájiàngmiàn), món Jajangmyeon Hàn Quốc khác nhau theo nhiều khía cạnh. Yong Chen, một giáo sư lịch sử tại Đại học California, Irvine, lập luận rằng mặc dù món ăn ban đầu là "zhájiàngmiàn"- món mì sốt tương đậu từ Bắc Trung Quốc, nhưng nó hoàn toàn đặc trưng của Hàn Quốc.Vào giữa những năm 50 ở Hàn Quốc, ngay sau Chiến tranh Triều Tiên, jajangmyeon đã được bán với giá thấp để bất cứ ai cũng có thể ăn nó mà không gặp trở ngại. Jajangmyeon kiểu Hàn Quốc mới bắt đầu trở nên phổ biến bùng nổ trong số nhiều thương nhân ghé vào cảng Incheon, trung tâm thương mại và nhiều công nhân bến tàu làm việc trong chợ cá, và nhanh chóng lan rộng khắp đất nước.
Jajang (자장; thường ghi là jjajang 짜장) bắt nguồn từ trác tương (炸酱) trong tiếng Trung, có nghĩa là "tương chiên".
Myeon (면) nghĩa là "mì". Các ký tự Trung Quốc được phát âm jak (작; 炸) và jang (장; 醬) trong tiếng Hàn Quốc nhưng món mì được gọi là jajangmyeon không phải jakjangmyeon bởi vì nguồn gốc của nó không phải là từ Hán-Hàn, mà là phiên âm từ cách phát âm tiếng Trung.
Theo cách phát âm của tiếng Trung Quốc zhá nghe giống jja (hơn là ja) với người Hàn Quốc, món ăn được biết đến ở Hàn Quốc như jjajangmyeon và đại đa số nhà hàng Trung Hoa tại Hàn Quốc dùng cách đánh vần này.
Trong nhiều năm, cho đến ngày 22 tháng 8 năm 2011, Viện nghiên cứu Ngôn ngữ Quốc gia Hàn Quốc mới công nhận từ jjajangmyeon là một phiên âm quốc ngữ được chấp thuận.
Lý do jjajangmyeon không trở thành cách đánh vần chuẩn là do các quy tắc phiên âm cho các từ nước ngoài được công bố vào năm 1986 bởi Bộ Giáo dục, trong đó tuyên bố rằng các từ ngữ nước ngoài không nên được phiên âm bằng cách sử dụng phụ âm kép. Sự thiếu sót này phải đối mặt với sự chỉ trích gay gắt từ những người ủng hộ cách đánh vần jjajangmyeon như Ahn Do-hyeon, một nhà thơ đoạt giải thưởng Sowol.Sau đó, jjajangmyeon đã được chấp nhận là một cách viết chính tả thay thế cùng với jajangmyeon trong Hội đồng thảo luận ngôn ngữ quốc gia và đến ngày 31 tháng 8, được đưa vào như một từ chính tả trong Từ điển tiếng Hàn tiêu chuẩn.
Jajangmyeon sử dụng mì sợi to, làm bằng tay hoặc kéo bằng máy làm từ bột mì, muối, baking soda và nước.Phần nước sốt jajang được làm từ sốt đậu tương chunjang chiên qua dầu cùng các nguyên liệu khác như xì dầu (hoặc dầu hào), thịt (thường là thịt lợn nhưng cũng có khi là thịt bò), hải sản (thường là mực ống hoặc tôm), hương liệu (scallions, gừng và tỏi), rau (thường là hành lá, bí đao hoặc bí đao Hàn Quốc (Aehobak) hoặc bắp cải), nước dùng và tinh bột hòa tan.Khi được dọn ra, jajangmyeon xếp bên trên gồm dưa chuột thái sợi (Julienning), hành lá, trứng trang trí (al-gomyeong, 알고명), trứng luộc hoặc trứng chiên, tôm đã chần qua hoặc măng xào thái lát. Món ăn này dùng kèm với danmuji (củ cải vàng muối), hành sống được thái nhỏ và sốt chunjang để trộn hành.
Biến thể của món ăn jajangmyeon bao gồm gan-jjajang, jaengban-jjajang, yuni-jjajang và samseon-jjajang.
Gan-jjajang (간짜장) – Jajangmyeon với sốt tương khô, được làm mà không cần thêm nước dùng và tinh bột hòa tan. Chữ gan xuất phát từ cách phát âm tiếng Trung của chữ 乾 (tiếng Hàn Quốc: 건, geon; Hán Việt: kiền) có nghĩa là "khô".
Jaengban-jjajang (쟁반짜장) – Jajangmyeon được làm bằng cách xào mì làm từ gạo đồ với nước sốt trong chảo,và phục vụ trên một cái đĩa thay vì trong một cái bát. Jaengban nghĩa là "đĩa".
Yuni-jjajang (유니짜장) – Jajangmyeon được làm bằng thịt xay. Từ yuni bắt nguồn từ ròuní (肉泥; Hanja: 육니, yungni) nghĩa là "thịt băm". Dù yungni không phải từ tiếng Hàn, từ mượn yuni chỉ sử dụng trong tên món ăn yuni-jjajang, có khả năng bắt nguồn từ cách phát âm của người nhập cư Trung Quốc về cách đọc từ tiếng Hàn, với việc bỏ đuôi k (hoặc ng, do kết âm học) tiếng Hàn khó cho người nói tiếng Quan thoại có thể phát âm được.
Samseon-jjajang (삼선짜장) – Jajangmyeon trong đó kết hợp hải sản như mực ống và hến. Từ samseon bắt nguồn từ cách đọc tiếng Hàn của từ sānxiān (tam tiên 三鲜) trong tiếng Trung có nghĩa là "ba nguyên liệu tươi ngon".Ngoài ra còn có những sự kết hợp lẫn nhau. Ví dụ samseon-gan-jjajang chỉ món jajangmyeon hải sản được làm không cần thêm nước.
Những món như jajang-bap và jajang-tteok-bokki cũng xuất hiện. Jajang-bap về cơ bản là cùng một món ăn với jajangmyeon nhưng thay mì bằng cơm. Jajang-tteok-bokki có tteok-bokki ăn cùng với sốt jajang thay vì sốt cay thông thường.
Các sản phẩm mì ăn liền jajangmyeon như Chapagetti, Chacharoni và Zha Wang là những phiên bản mì jajangmyeon bao gồm mì khô được đun sôi theo cách tương tự như ramyeon, sử dụng các miếng rau khô để ráo nước và trộn với bột jajang hoặc sốt jajang , cũng như một lượng nhỏ nước và dầu. |
Kim chi (Hangul: 김치) là một món ăn chính trong ẩm thực tại bán đảo Triều Tiên, là một món ăn truyền thống gồm các loại rau muối và lên men, chẳng hạn như cải thảo, cải bắp và củ cải, được chế biến với nhiều lựa chọn gia vị khác nhau bao gồm gochugaru (ớt bột), hành lá, tỏi, gừng và jeotgal (hải sản muối), v.v. Kimchi cũng được sử dụng trong nhiều loại canh.
Có hàng trăm loại kim chi được làm từ các loại rau khác nhau làm nguyên liệu chính. Theo truyền thống, kim chi được lưu trữ dưới mặt đất đựng trong đồ đất nung lớn để ngăn kim chi khỏi bị đóng băng trong những tháng mùa đông. Đó là cách chính để lưu trữ rau trong suốt các mùa. Vào mùa hè, việc bảo quản trong lòng đất giữ cho kim chi đủ mát để làm chậm quá trình lên men. Trong thời hiện đại, tủ lạnh đựng kim chi thường được sử dụng để lưu trữ kim chi.
Thuật ngữ ji (지), có nguồn gốc từ tiếng Triều Tiên cổ dihi (디히), đã được sử dụng để chỉ kim chi từ thời cổ đại. Sự thay đổi âm thanh có thể được mô tả đại khái là:
dihi (디히) > di (디) > ji (지)Dạng tiếng Hàn thời Trung Đại dihi được tìm thấy trong một số cuốn sách từ Joseon (1392–1897).Trong tiếng Hàn hiện đại, từ này vẫn là hậu tố -ji trong ngôn ngữ tiêu chuẩn (như trong jjanji, seokbak-ji), và như hậu tố -ji cũng như danh từ ji trong tiếng địa phương Gyeongsang và Jeolla. Hình thức không hoá thành khẩu cái âm di được bảo tồn theo phương ngữ Pyongan.
Thành phần nguyên liệu để chế biến kim chi gồm: cải thảo (배추 baechu), củ cải (무 mu), tỏi (마늘 maneul), ớt (빨간고추 bbalgangochu), hành (파 pa), mực (오징어 ojingeo), tôm (새우 saeu), sò (굴 gul) hoặc hải sản khác, gừng (생강 saenggang), muối ăn (소금 sogeum), và đường (설탕 seoltang). Có nhiều món kim chi có thành phần khác, trong đó kim chi kkakdugi (깍두기) làm bằng củ cải và không dùng cải thảo, kimchi yeoju (여주) làm từ khổ qua, kimchi minali (미나리) làm từ rau cần, kim chi kollabi (콜라비) làm từ su hào và kim chi oisobaegi (오이소배기) làm từ dưa chuột. Kim chi kkaenip (깻잎) làm bằng lá perilla - tía tô xanh Nhật Bản muối trong xì dầu, ớt, tỏi, hành và các gia vị khác. Bảo tàng về kim chi ở Seoul đã ghi nhận có 187 loại kim chi từ xưa đến nay.
Nếu không có cải thảo hoặc cảm thấy loại cải thảo Triều Tiên có mùi quá hăng, người ta có thể làm kim chi từ cải bắp (양배추 yangbaechu) thường, nhưng ít khi. Mùi vị của kim chi làm theo kiểu này có xu hướng nhẹ hơn và ít cay. Để tạo vị chua và lên men nhanh thay đường, ta có thể dùng táo (사과sagwa) thay thế, đem xay nhuyễn cùng tỏi và gừng với máy xay sinh tố.
Lượng men lactobacilli cao có mặt trong quá trình lên men kim chi, điều này dẫn đến lượng axit lactic trong sản phẩm cuối cùng còn cao hơn cả trong sữa chua.
Tại Hàn Quốc món kim chi nổi tiếng và được nhiều người ưa chuộng đến mức, trong tiếng Việt, Hàn Quốc còn được gọi bằng biệt danh là "xứ sở kim chi".
Trong 10 tháng đầu năm 2006, lượng kim chi made in Korea bán ra trên toàn thế giới chỉ đạt 58,4 triệu đô la Mỹ, trong khi người Hàn Quốc lại tốn 73 triệu đô la Mỹ để nhập khẩu món ăn này từ Trung Quốc.
Năm 2013, văn hóa muối Kimchi của Hàn Quốc cũng được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Năm 2021, nhà chức trách Hàn Quốc quyết định dùng "xinqi" làm tên tiếng Trung của kim chi thay cho "paocai" như đề xuất trước đó sau khi Bắc Kinh nhận được chứng nhận từ Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) cho "paocai", vốn là món rau ngâm xuất xứ từ Tứ Xuyên, vào tháng 12 năm 2020. |
Kem Cornwall là một dạng kem được sản xuất đầu tiên ở Cornwall, Anh. Đây là loại kem được làm vón cục kiểu Cornwall, và có thể chế biến dưới dạng sorbet. Ngày nay, loại kem này vẫn được sản xuất bằng cách sử dụng sữa tươi lấy từ nhiều trang trại ở Cornwall, mặc dù kem Cornwall (và các thương hiệu kem Cornwall) được bày bán trong các siêu thị trên khắp Vương quốc Anh. Loại kem này có thể được làm bằng thứ kem thông thường và tinh dầu vani. Một số công ty tại Cornwall, chẳng hạn như một công ty ở East Looe, tuyên bố sản xuất kem Cornwall chỉ sử dụng sữa và kem Cornwall. |
Xá xíu (chữ Hán: 叉燒, tiếng Anh: Char siu, âm Hán Việt: xoa thiêu, tiếng Nhật: チャシュー Chashū) là một loại thịt heo quay hoặc nướng, xuất phát từ Quảng Đông, Trung Quốc. Món này vốn bắt nguồn từ cách lấy thịt heo ướp gia vị, xỏ ghim rồi đem nướng trên lửa. Thịt thường dùng là thịt nạc vai, ướp mật ong, ngũ vị hương, xì dầu, chao, tương đen, bột màu điều và rượu.
Hỗn hợp gia vị trên làm cho món xá xíu có sắc đỏ. Đôi khi mạch nha được dùng quết lên để làm thịt óng ả thêm hấp dẫn. Thịt xá xíu thường có bán ở những hiệu thịt quay người Hoa, bán chung với vịt quay, heo quay. Xá xíu có thể dùng làm nhân bánh bao, trộn với cơm chiên, hoặc ăn kèm với mì sợi hay cơm trắng. Ngoài ra xá xíu còn có thể ăn chung với xôi.
Tại Nhật Bản, xá xíu sẽ được làm theo một cách khác so với công thức của Quảng Đông: thay vì là một miếng thịt đem xiên nướng trên giá quay, người Nhật thường cuộn các dải thịt dài chồng lên nhau, trộn với bột bắp, muối, đường, tiêu cho đến khi đạt đến độ dày vừa ý, cho vào hun khói từ từ với ngũ vị, miso, shōyu, mirin và cắt thành từng miếng tròn. Xá xíu Nhật Bản rất được ưa dùng cho các món cơm, các loại mì ramen, tsukemen và các món hầm khác. |
Udon (饂飩 (Ôn đồn)/ うどん/ ウドン, Udon thường viết là うどん) là một loại mỳ sợi làm từ bột mì, thường dùng trong ẩm thực Nhật Bản. Món ăn này ở dạng đơn giản nhất thường được phục vụ nóng dưới dạng mì nước, như kake udon, trong một loại nước dùng có hương vị nhẹ gọi là kakejiru, được làm từ dashi, nước tương, và mirin. Udon thường được bày biện với hành lá xắt nhỏ xếp bên trên. Các món ăn kèm thường gặp khác bao gồm tempura, thường là tôm cỡ lớn hoặc kakiage (một loại vụn tempura hỗn hợp), hoặc aburaage, một loại đậu phụ chiên ngập dầu dạng túi được tẩm đường, mirin, và nước tương. Người ta cũng hay thêm một lát mỏng kamaboko, chả cá có hình bán nguyệt, và bột shichimi cũng có thể được cho vào để tăng thêm hương vị.
Có nhiều loại hương vị nước dùng và đồ ăn kèm khác nhau, tùy vào vùng miền. Thông thường, các địa phương phía Đông sử dụng loại nước dùng màu nâu đậm, nấu từ nước tương đậm (koikuchi shōyu), và phía Tây thì dùng loại nước dùng màu nhạt hơn, nấu từ nước tương vị thanh hơn (usukuchi shōyu). Điều này đáng chú ý trong các loại mì ăn liền đóng gói, thường được bán riêng làm hai loại cho phía Đông và phía Tây. Currynanban là một biến thể phổ biến khác, được phục vụ trong nước dùng cà ri.
Có nhiều câu chuyện giải thích về nguồn gốc của Udon. Trong đó:
Một câu chuyện kể lại rằng vào năm 1241, Enni, một nhà sư phái Rinzai, đã giới thiệu kỹ thuật xay bột từ Đại Tống tới Nhật Bản. Các khối bột sau khi nhào được làm thành mì trong các món như udon, soba, và các loại bánh kếp của dân bản địa Nhật Bản. Kỹ thuật xay bột sau đó đã được giới thiệu lan truyền khắp đất nước.
Một câu chuyện khác kể rằng trong thời kỳ Nara, một sứ giả người Nhật đã được giới thiệu 14 loại bánh kẹo khi đang ở Trung Quốc vào thời nhà Đường. Một trong số các loại bánh kẹo này tên là sakubei (索餅), được ghi là muginawa (牟義縄) trong Shinsen Jikyō (新撰字鏡), một cuốn từ điển được xuất bản vào thời kỳ Heian. Muginawa được tin là khởi phát của nhiều loại mì trong ẩm thực Nhật Bản. Tuy nhiên, muginawa trong cuốn Shinsen Jikyō được làm từ bột mì và bột gạo.
Một câu chuyện khác về udon cho rằng món ăn này vốn được gọi là konton, một loại mì được làm từ bột mì và nhân ngọt.
Một câu chuyện khác nói rằng, một nhà sư tên là Kūkai đã giới thiệu món mì udon tới vùng Shikoku trong thời kỳ Heian. Kūkai đã chu du tới Đại Đường học tập trong khoảng đầu thế kỷ thứ 9. Người ta cho rằng tỉnh Sanuki là nơi đầu tiên tiếp nhận loại mì udon từ Kūkai.
Sợi mì udon được luộc trong nồi nước sôi. Dựa vào loại udon, cách phục vụ món ăn cũng có sự khác nhau. Mỳ udon thường được phục vụ nguội vào mùa hè và phục vụ nóng vào mùa đông. Vào thời kỳ Edo, sợi mì dày hơn từ lúa mạch thường được gọi chung là udon, và dùng với nước dùng nóng gọi là nurumugi (温麦). Phiên bản dùng nguội của món ăn được gọi là hiyamugi (冷麦).
Món udon lạnh, hoặc udon salad, thường được trộn với trứng ốp la thái lát, thịt gà xé và rau tươi, như dưa chuột và củ cải. Các món ăn kèm của món udon thường tùy vào mùa trong năm. Hầu hết các món ăn kèm không nấu quá kĩ, mặc dù cũng có các món tempura chiên ngập dầu. Nhiều loại trong số này cũng có thể chuẩn bị với soba.
Tỉnh Kagawa nổi tiếng trên toòa quốc bởi món Sanuki udon (讃岐うどん). Nó được quảng bá đến các khu vực khác của Nhật Bản thông qua các phương tiện như nhân vật nguyên bản và quà lưu niệm liên quan đến udon và phim, trong đó udon là chủ đề chính. |
Sōmen (素麺, âm Hán Việt: tố miến) là một loại mì của Nhật Bản. Đây là một loại mì có truyền thống lâu đời, và được cho là có nguồn gốc từ Trung Quốc, du nhập vào Nhật khoảng 1200 năm trước. Việc sản xuất loại mì này được xem là một nghệ thuật ở Nhật Bản. Thị trấn Sakurai của Nhật có một nhà máy sản xuất mì Somen trong suốt 290 năm qua. Sōmen dùng trong nước lèo nóng gọi là "nyumen" và thường ăn vào mùa đông như mỳ soba hay udon.
Loại mì này nhỏ sợi rất mảnh (đường kính không quá 1.3 mm) làm bằng bột mì và nước muối. Loại mì này thường dùng ăn lạnh. Đường kính nhỏ chính là đặc điểm phân biệt các loại mì của Nhật Bản cho dù hiyamugi và udon cũng làm bằng bột mì nhưng sợi to hơn. Cách làm somen cũng như các loại mì khác là bằng cách kéo giãn bột. Mỗi lần kéo thì mì càng nhỏ sợi. Đối với somen cần phải hơn 30 đợt trong 36 giờ đồng hồ. Sau đó, mì còn phải giữ trong kho 1 đến 2 năm để chín và ngấu, sau đó mới được mang ra ăn.Sōmen thường dùng lạnh vì được chan với nước đá kèm theo chút rau xanh, các loại củ quả hay các loại thịt khác nhau và chấm với một loại nước chấm nhạt gọi là tsuyu. Tsuyu thường là một loại nước chấm làm từ katsuobushi (một loại cá ngừ khô) có thể được pha thêm hương vị hành ta, gừng hoặc myoga. Vào mùa hè, mỳ Somen ướp lạnh được xem là một món ăn giúp "giải nhiệt cuộc sống". Ngoài ra, món mỳ Somen còn được trình bày và thưởng thức một cách cầu kì với rất nhiều các hương vị khác nhau tuỳ thuộc vào khẩu vị thực khách.
Hẻm núi Tōsenkyō tại Nhật nổi tiếng nhờ món nagashi-sōmen hay sōmen-nagashi ("tạm dịch: Soumen nước chảy"), được coi là hoạt động hấp dẫn mùa hè về ẩm thực ngoài trời. Cách ăn Soumen nước chảy truyền thống là đặt một máng nước tre dài chạy khắp nhà hàng dẫn nước sạch và lạnh. Đầu bếp thả trôi mỳ Soumen theo dòng nước chảy.
Thực khách phải nhanh tay dùng đũa gắp mỳ ra nhúng vào tsuyu rồi ăn. việc này có thể khó và đòi sự nhanh tay và khéo léo của thực khách.). Mì chảy qua hết máng mà chưa bị gắp thì thường bỏ luôn nên thực khách thường phải ăn dưới áp lực, phải gắp nhanh ăn nhanh để không bỏ phí. Vài nhà hàng xa xỉ phục vụ soumen nước chảy với những dòng suối thật nằm trong các khu vườn đẹp. Mặt khác, các mô hình soumen nước chảy thu nhỏ được sản xuất để thưởng thức tại nhà. |
Mắm chua là một loại mắm chế biến từ tép moi, tôm hoặc cá, qua các quá trình lên men, đặc biệt là lên men nhờ thính và ướp gia vị. Mắm chua có hương vị hài hòa hơn mắm tôm, và là một đặc sản của Việt Nam.
Mắm chua làm từ moi (còn gọi là ruốc hay tép biển), hoặc tôm chủ yếu được chế biến ở vùng ven biển Thanh Hóa, Nghệ An, Bến Tre... Cần phân biệt loại mắm này với mắm tôm chua hay tôm chua của Huế. |
Sô-cô-la đen hay sô-cô-la nguyên chất là một dạng sô-cô-la chứa ca cao khô, bơ ca cao, đường và sữa bột trong sô cô la sữa. Tiêu chuẩn của chính phủ và ngành công nghiệp ở Mỹ về những sản phẩm có thể được dán nhãn "sô cô la đen" khác nhau tùy theo quốc gia và thị trường.Mặc dù sô cô la đen nổi tiếng là tốt cho sức khỏe hơn các loại sô cô la khác, chẳng hạn như sô cô la sữa, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy chất lượng của chúng có lợi ích sức khỏe đáng kể, như về huyết áp, đã không được hiển thị. |
Bánh bác là loại bánh truyền thống nổi tiếng của người dân 2 làng Giang Xá (Thị trấn Trạm Trôi, Hoài Đức, Hà Nội) và Lưu Xá (Đức Giang, Hoài Đức, Hà Nội). Bánh được miêu tả là có "nhị vàng, xen giữa cánh đỏ, cánh trắng". Đây là loại bánh thường được người dân làm nhân các dịp Tết, lễ hội và các ngày quan trọng khác trong năm. Tương truyền, trước đây bánh là loại đặc sản của người dân trong vùng dùng để tiến vua. Người xứ Đoài xưa có câu ca:
Dù ai chồng chán vợ chê
Ăn chiếc bánh bác lại về với nhau.
Cũng giống như bánh chưng, tên gọi của bánh bác xuất phát từ chính cách làm loại bánh này, đó là bác ("bác" là một từ đồng nghĩa với "rán", "chiên")
Nguyên liệu để làm bánh gồm có: • Bột gạo, gạo ở đây phải là gạo nếp • Gấc • Đỗ xanh • Lá chuối, lạt • Các phụ liệu khác như vừng,... |
Bánh hỏi là một món ăn đặc sản có rất nhiều ở Vũng Tàu, Bến Tre, Phú Yên, Nha Trang, Bình Định của Việt Nam. Bánh được làm từ bột gạo và có quy trình chế biến công phu, tỉ mỉ. Bánh hỏi thường ăn chung với mỡ hành, thịt quay, thịt nướng, lòng heo... đây là món ăn không thể thiếu trong những dịp lễ, cúng giỗ, cưới hỏi, lễ cúng ở đình, chùa của người dân và là một nét văn hóa ẩm thực của địa phương.
Để làm được bánh hỏi, cần có những nguyên liệu cơ bản như: gạo, nước lọc.
Dụng cụ cơ bản để chế biến bánh hỏi là khuôn. Khuôn bánh hỏi là khối ống bằng đồng hay inox, đường kính khoảng nhỏ khoảng bảy, tám phân, to thì khoảng 20 cm, chiều cao khoảng 50 cm. Phần miệng ống hơi loe để tựa vào bàn gỗ. Đáy ống có một rá dày chừng vài ly, có nhiều lỗ nhỏ, vừa cỡ kim may luồn qua được. Bánh hỏi ngon hay không phụ thuộc nhiều vào khuôn bánh to hay nhỏ. Lỗ nhỏ quá, bột không qua, lỗ lớn quá sợi bánh sẽ lớn ăn không ngon.
Phương pháp chế biến gồm các bước trình tự sau:
Gạo vo kỹ, ngâm nước một đêm (khoảng 10-12 giờ), rồi vớt ra xay nhuyễn bằng cối đá (hoặc xay bằng máy xay bột)và tiếp tục rọng bột qua 1 đêm.
Pha bột với nước thành một hỗn hợp sền sệt được cho vào nồi, khấy đều bằng máy cho đến khi bột đặc lại rồi mới lấy ra tạo thành cây bột dài bằng với đường kính của khuôn.
Dùng khuôn ép thành bánh. Các khối bột đã nhào nặn sẵn, người ta bỏ vào khuôn, dùng máy thủy lực ép cho bột chảy ra. Cần một người dùng tay hứng bánh chảy ra từ khuôn bánh, sau đó cho vào tấm vỉ, đưa vào nồi hấp cách thủy một lần nữa mới đem ra.
Cho ra một sản phẩm hoàn chỉnh
Bánh hỏi khi dùng thường thêm chút dầu lạc cùng với lá hẹ thái nhỏ li ti thoa lên miếng bánh để thêm hương vị. Bánh hỏi thường chỉ ăn với lá hẹ, không dùng cho các thứ bánh khác do lá hẹ rất xanh, hương thơm nhẹ. Lá hẹ sau khi thái nhỏ, được xào qua dầu ăn cho thơm. Hương vị chính của món bánh hỏi là do lá hẹ khử dầu tạo nên.
Bánh hỏi bảo quản bằng cách xếp vào giỏ tre có lót lá chuối nhưng không đậy kín bằng bịch nilon. Bánh hỏi ăn kèm được với nhiều món. Nếu muốn đơn giản, có thể chan nước mắm chanh ớt hoặc mắm cái. Thông thường thì người ta ăn bánh hỏi kèm thịt heo luộc cuốn bánh tráng với dưa leo thái mỏng. Ngoài ra,còn có thể ăn với chả giò, lòng heo, thịt nướng, chạo tôm.
Tại Bình Định, Nha Trang có các nhà hàng chuyên phục vụ món bánh hỏi phục vụ hơn 10 món như: bánh hỏi chả giò, bánh hỏi lòng heo, bánh hỏi thịt nướng, bánh hỏi chạo tôm, bánh hỏi tôm càng, bánh hỏi thịt bò nướng, bánh hỏi bò lụi, bánh hỏi gà lụi...
Tại Bình Định, Nha Trang có các vùng làm bánh hỏi chuyên nghiệp như huyện Tây Sơn, An Nhơn, Diên Khánh, Cam Ranh một ngày có thể tiêu thụ cả tấn bánh hỏi.
Người Bình Định có câu:
"Mưa lâm râm ướt dầm lá hẹEm thương một người có mẹ không chaBánh xèo bánh đúc có hành hoaBánh hỏi thiếu hẹ như đám ma không kèn".
Bánh hỏi đất võ |
Chạo tôm là một món ăn Việt Nam xuất phát từ Huế, nó xuất xứ từ những bếp ăn của cung đình xưa do những đầu bếp khéo léo tạo nên để dâng lên vua và quan tướng, ngày nay, đây là một món ăn bình dân, thông dụng, cả du khách hay cả dân địa phương đều được phục vụ như thể được sống lại khung cảnh triều đình năm xưa qua món Chạo tôm vừa ngon lại không mất quá nhiều thời gian để chuẩn bị.
1 kg tôm bạc thẻ to và 100 g giò sống.
16 cây mía lau dài 12 cm và 1 lòng tráng hột vịt lạt.
Rau, giá(đỗ dài), xà lách, khế, chuối chát, dưa leo, dưa chua.
Bánh hỏi, bánh tráng, 6 tép hành lá, 100 g đậu phộng(lạc).
Tương gồm 200 g tương hột loại 1, 50 g đậu xanh, 100 g me chín, ớt.
Lột vỏ tôm, rút hết chỉ đen, chà muối, rửa sạch, để ráo nước, quết dai.
Cho phần trắng của hành lá vào phần tôm đã chuẩn bị trên.
Rửa sạch rau.
Khế bỏ khía, bào lát hình sao rồi ngâm vào nước.
Chuối chát bào mỏng ngâm nước.
Bỏ bớt hột ớt rồi đâm nhuyễm.
Cắt sọc dưa leo dài khỏng 5 cm.
Bánh hỏi cắt làm 4 phần, ủ lá chuối.
Hành lá cắt nhuyễn, bỏ vào 3 muỗng dầu nóng, cho ít muối vào trộn đều.
Đậu phộng cho vào chút muối, rang vàng, bóc vỏ, đập nát
Mía lau lột vỏ, rửa sạch để ráo
Tương xay nhuyễn
Đậu xanh nấu chín, đãi vỏ xay nhuyễn
Cho nước sôi vào me, dằm ra, lấy nước cốt
Nêm 1 muỗng xúp dầu, 1 muỗng xúp tỏi băm phi vàng, tương xay, đậu xanh (vừa đủ), nửa chén nước sôi, me, nửa muỗng cà phê bột ngọt(MSG), 3-4 muỗng xúp đường, cho thêm ớt băm, sau đó nêm lại cho vừa ăn (dùng làm nước chấm)
Cho tôm trộn với giò sống, quết cho cứng và đặc lại, cho thêm chút muối
Ém nhân vào mía, mỗi đầu 1 cm, cho vào xửng hấp cho chín vừa, sau đó đem tôm đi nướng cho tới khi vàng vừa, chín tớiDùng với bánh tráng, bánh hỏi, rau, dưa leo, khế, chuối chát, nước chấm đã làm trên. |
Chili con carne (phát âm tiếng Tây Ban Nha: [ˈtʃili koŋ ˈkaɾne]; tiếng Việt: Ớt với thịt) là một món hầm cay có chứa ớt, thịt (thường là thịt bò), và thường có cà chua và đậu. Gia vị khác có thể bao gồm tỏi, hành tây và thì là. Tùy theo thị hiếu địa lý và cá nhân có các loại thịt và nguyên liệu khác. Công thức nấu ăn gây tranh cãi giữa những người hâm mộ, một số người khẳng định rằng từ "ớt" chỉ áp dụng cho món ăn cơ bản, mà không có đậu và cà chua. Chili con carne là một món ăn thường có trong các cuộc thi nấu ăn và được sử dụng như một thành phần trong các món ăn khác.
Trong tiếng Tây Ban Nha, chile từ từ Nahuatl "chīlli" nghĩa là "ớt", và carne là tiếng Tây Ban Nha cho "thịt".
Từ năm 1850 đã có một công thức bao gồm thịt bò khô, mỡ, ớt khô, muối, được nghiền chung với nhau, tạo thành các khối để khô, sau đó có thể được đun sôi trong nồi trên đường đi.Quán ăn San Antonio Chili, hoạt động tại cuộc triểm lãm Columbus 1893 ở Chicago, đã giúp phổ biến món này bằng cách cho phép người Mỹ thưởng thức hương vị của nó. San Antonio là một địa điểm du lịch và vì vậy giúp Chili con carne kiểu Texas lan rộng khắp miền Nam và Tây. Chili con carne là món ăn chính thức của bang Hoa Kỳ Texas theo Nghị quyết 18 của cơ quan lập pháp Texas thứ 65 trong phiên họp thường kỳ của nó vào năm 1977.
== Chú thích == |
Rượu ngô Bản Phố hay còn gọi là rượu ngô Bắc Hà là một thứ rượu ngon đặc sản của người H'Mong và người Dao ở Bản Phố, cao nguyên Bắc Hà, Lào Cai. Cùng với rượu Táo Mèo và rượu San Lùng, rượu ngô Bản Phố là loại rượu nổi tiếng của Lào Cai.
Rượu ngô Bản Phố nấu từ nước lấy từ suối Hang Dế. Ngô dùng nấu rượu Bản Phố không phải trồng ở nương rẫy hoặc thung lũng, mà ở trên núi đá cao heo hút, đặc biệt là giống ngô vàng trồng ở xã Lùng Phình (Bắc Hà) cho ra nhiều rượu có hương thơm nồng rất ngon. Sau khi thu hoạch, ngô được giữ nguyên bắp, phơi khô và bảo quản để nấu rượu dần. Bí quyết tạo nên sự khác biệt của rượu ngô Bản Phố với các loại rượu khác là lên men bằng bột bông của cây "pa", còn gọi là cây Hồng Mi(?) |
Nhục can (肉乾, Bakkwa, ròu gān), nghĩa đen là "thịt khô" là một món thịt sấy khô ở dạng lát mỏng có vị ngọt và mặn trong ẩm thực Trung Quốc, gần giống như món khô bò. Thông thường nhục can được làm từ thịt heo nhưng cũng có thể làm từ thịt bò, thịt gà hay hải sản. Nhục can được cho là bắt nguồn từ một phương pháp tồn trữ thịt sử dụng ở Trung Hoa cổ đại mà đến nay vẫn còn được dùng trong các cộng đồng người Phúc Kiến.
Ở Malaysia, Singapore, quần đảo Riau và Philippines, bakkwa hay bagua là tên phổ biển nhất của nhục can. Người Quảng Đông phát âm món này là yuhk gōn', phiên bản Anh hóa là long yok; trong khi đó ở Trung Quốc và Đài Loan món ăn này được phát âm là rougan. Tên thương mại của nhục can có khi được gọi là "thịt heo nướng", "khô heo" hay "thịt heo sấy". Nhục can là một món ăn vặt rất thông dụng ở Macau, Malaysia, Singapore, Đài Loan, quần đảo Riau và the Philippines. Ở Bắc Đẩu trấn, Đài Loan, nó được đánh giá là một trong ba đặc sản về thịt heo.
Ở Malaysia và Singapore, nhục can trở thành một món quà thông dụng dành tặng cho người thân và du khách, cũng như cho các đồng nghiệp trong các tập đoàn (ví dụ trong Tết Nguyên Đán). Ở các quốc gia mà đa số người dân theo đạo Hồi (ví dụ Malaysia, các món nhục can dùng làm quà sẽ được chế biến từ thịt gà để nhằm phù hợp với halal, tức các quy tắc của Hồi giáo. Nhục can cũng có thể sử dụng trong các tiệc cưới cổ truyền Trung Hoa hay các bữa yến tiệc mang yếu tố nghi lễ tôn giáo. Nhu cầu về nhục can tăng cao trong các mùa lễ hội, trong các thời điểm khác nó cũng được dùng như món ăn vặt hay món ăn kèm trong bữa chính. Nhục can thường được đóng gói hay chứa trong các bọc màu đỏ - màu mang ý nghĩa tốt lành trong văn hóa Á Đông.
Theo tuyền thống, nhục can được chế biến từ những phần thịt chưa dùng hết trong các yến tiệc hay lễ hội. Chúng được tẩm ướp bằng đường và muối sau đó trữ lạnh dùng dần. Cụ thể những phần thịt dùng chế biến nhục can được loại bỏ phần mỡ, xắt lát ướp rồi xông khói. Sau đó chúng được cắt thành từng miếng nhỏ để trữ dùng dần. Người ta tin rằng yếu tố quyết định sự đặc trưng của chất lượng nhục can nằm ở khâu tẩm ướp, vì vậy hàm lượng gia vị tẩm ướp được bảo mật kỹ lưỡng.
Tuy nhiên, nhục can cũng có thể được chế biến ngay từ nguyên liệu thịt tươi, chưa được tẩm ướp nhập từ Trung Hoa; sau đó chúng được nướng ở nhiệt độ cao ngay tại chỗ. Hiện nay, có hai dạng nhục can tồn tại trên thị trường: dạng toái phiến nhục can (碎片肉乾) truyền thống được chế biến từ thịt băm nặn thành hình miếng mỏng; dạng thiết phiến nhục can (切片肉乾) mới hơn chế biến từ việc xắt lát các tảng thịt nguyên khối. Dạng mới dù giá thành cao hơn nhưng đang ngày càng trở nên thông dụng do miếng thịt cứng chắc hơn và thành phần chất béo thấp hơn. Nhục can thường được bán dưới dạng miếng mỏng hình vuông, và có thể có vị cay. Chúng cũng có thể được bán dưới dạng những phiến tròn như đồng tiền, gọi là kim tiền nhục can (金錢肉乾) với biểu tượng đồng tiền mang ý nghĩa đem lại may mắn. Một số công ty chế biến nhục can cũng đã đưa ra những mẫu nhục can có hình dạng khác lạ và đặc biệt nhằm thu hút khách hàng. |
Xôi gấc là một loại xôi có màu đỏ đặc trưng của gấc. Món này được dùng nhiều và không thể thiếu trong các ngày lễ Tết cổ truyền và cưới hỏi ở Việt Nam vì nó được tin là đem đến may mắn.
Đầu tiên bỏ quả gấc lấy ruột, cho rượu trắng vào đánh nhuyễn. Thổi gạo nếp cái đã trộn gấc trong chõ đặt trên nồi hơi hay xoong nước đun sôi, dùng giấy, vôi, đất sét trát kín khe hở ở miệng nồi, xoong nước để giữ hơi, cho hơi bốc qua lỗ hở ở đáy chõ. Đun đều lửa đến khi gấc đỏ thẫm là xôi đã chín.
Ăn mày còn đòi xôi gấc: ý chỉ người đã nghèo hèn (đi ăn mày) còn có những đòi hỏi quá đáng (xôi gấc là món xôi không phổ biến thường nhật mà chủ yếu dùng trong đám giỗ, đám cưới hỏi, ngày tết).
== Tham khảo == |
Chè Shan Tuyết là loại chè đặc sản Việt Nam có búp to màu trắng xám, dưới lá chè có phủ 1 lớp lông tơ mịn, trắng nên người dân gọi là chè tuyết. Chè Shan Tuyết có mùi thơm dịu, nước vàng sánh màu mật ong. Chè được chế biến theo phương pháp thủ công của người dân tộc Tày, Mông, Dao.
Cây chè là loại cây cổ thụ, mọc cao đến vài mét, khi hái chè phải trèo hẳn lên cây. Có những gốc chè vài người ôm không xuể. Nằm ở khu vực có độ cao hơn 1200 mét, mây mù bao phủ quanh năm, sự chênh lệch về nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn cùng với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng tạo cho Chè Shan tuyết có chất lượng tốt. Chè Shan tuyết thông thường được canh tác hoàn toàn tự nhiên không sử dụng bất cứ một hóa chất hay phân bón nên được xem là chè sạch.
Chè shan tuyết cổ thụ được trồng lâu đời qua các thế hệ của người dân tộc Tày, Dao, Mông, có những vườn chè shan tuyết có tuổi thọ vài trăm năm, chè shan tuyết cổ thụ có nhiều ở các tỉnh Hà Giang, Bắc Kạn, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái.Nhân dịp tiếp thủ tướng Malaysia là Mahathir Mohamad sang thăm Việt Nam năm 2019, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tặng một gói chè Shan tuyết cho ông như là một đặc sản của Việt Nam. |
Rượu Táo Mèo là thứ rượu đặc sản của người H'Mông, cùng với rượu San Lùng, Bát Xát và rượu ngô Bắc Hà rượu Táo Mèo là các danh tửu của Tây Bắc Việt Nam. Rượu Táo Mèo có màu nâu sóng sánh và vị thơm ngọt đặc trưng, được ngâm ủ từ trái sơn tra, một loại táo rừng mọc hoang trên dãy Hoàng Liên Sơn. Vì những nơi có thứ trái này là nơi người H'Mông sinh sống nên còn gọi là trái táo mèo. Táo mèo ra hoa trắng vào mùa xuân và có trái vào mùa thu.
Quả táo mèo (Bắc Yên - Sơn La) đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập nằm trong top 50 đặc sản trái cây nổi tiếng của Việt Nam
== Chú thích == |
Cua đá Florida (Danh pháp khoa học: Menippe mercenaria) là một loài cua đá trong họ Menippidae phân bố ở Tây Bắc Thái Bình Dương, từ Connecticut tới Belize, kể cả Texas, vịnh Mexico, Cuba, Bahamas, và bờ biển phía Đông Hoa Kỳ, chúng cũng được tìm thấy ở các vùng đồng lầy nước lợ ở Nam Carolina và Gruzia. Đây là loài cua có giá trị kinh tế ở Mỹ.
Loại cua này có vỏ đầu ngực gần giống hình elip ngang. Mặt lưng của vỏ cua hơi lồi nhưng láng phẳng, khó xác định các vùng. Cua sống có những vệt màu xanh da trời nhạt hơi lục, pha trộn với những vết loang màu đỏ tía. Các ngón chân kìm màu sậm.
Người ta dễ tìm cua hơn trong thời tiết xấu, ngư dân khai thác cua đá bán được 18 đô một pound cho cái càng jumbo, 12 đô cho cái càng lớn và 7 đến 8 đô cho cái càng trung bình, tổng sản lượng lên đến khoảng 2 triệu pound và một mùa tốt sẽ có sản lượng 3 triệu pound. Hiện nay thủy triều đỏ lởn vởn và một loài động vật sống bám tai hại có tên hematodinium gây trở ngại cho mùa cua đá, số lượng bạch tuộc quá nhiều, loài này ăn cua đá, cũng làm cho sản lượng loài cua giảm. |
Tokyo Banana (東京ばな奈, còn viết thành 東京バナナ hoặc 東京ばなな với cách phát âm giống nhau) là loại bánh bông lan hình quả chuối kiểu Nhật với nhân kem. Đây là món quà lưu niệm ngọt ngào chính thức của Tokyo và do hãng Grapestone Co. sản xuất và bày bán.
Tokyo Banana có nhiều hương vị khác nhau và thường được đóng gói riêng lẻ bằng nhựa. Hương vị ban đầu mang tên Tokyo Banana Miitsuketa (見ぃつけたっ, Miitsuketa), và được làm từ kem sữa trứng nhân chuối. Phần nhân kem sử dụng chuối nghiền nhuyễn. Sau khi nướng, bánh bông lan được hấp chín để tạo độ mềm cho bánh rồi đem bọc trong một miếng xốp mềm. Theo khuyến cáo từ nhà sản xuất thì bánh này nên tiêu thụ tốt nhất trong vòng 7 ngày kể từ ngày mua dù để lạnh có thể kéo dài thêm một chút.Tokyo Banana Miitsuketa do nhà máy của hãng MASDAC Corporation ở Tokorozawa, Saitama sản xuất. Tokyo Banana được bày bán khắp các cửa hàng ở Tokyo và tại một số sân bay lớn của Nhật Bản. |
Yakisoba (焼き蕎麦 (燒き蕎麥) (Thiêu kiều mạch)/ やきそば/ ヤキソバ, Yakisoba thường viết là 焼きそば), nghĩa là "mì xào", là một món ăn Nhật Bản nhưng có nguồn gốc từ Trung Quốc và được coi là một biến thể của miến xào (炒麵) Trung Quốc. Món ăn này lần đầu xuất hiện tại những tiệm ăn Nhật Bản khoảng thập niên 1930. Mặc dù từ "soba" là để chỉ sợi mì làm từ bột kiều mạch nhưng mì yakisoba lại được làm từ bột mì tương tự như ramen. Nó có mùi vị đặc trưng với nước sốt ngọt đặc quánh giống như sốt Worcestershire.
== Tham khảo == |
Kaiserschmarrn hoặc Kaiserschmarren là một loại bánh mỏng dẹt được cắt xé thành từng miếng nhỏ trong lúc chế biến. Đây là món ăn ngọt rất nổi tiếng ở Áo, miền nam nước Đức, Hungary, Slovenia và khu vực phía bắc của Croatia. Tên của món ăn này xuất phát từ vị Hoàng đế (Kaiser) Franz Joseph I của Áo (1830–1916), là người rất thích món bánh này.
Tên gọi Kaiserschmarrn được ghép bởi 2 từ Kaiser có nghĩa là hoàng đế và Schmarrn mang nhiều ý nghĩa khác nhau như chuyện vặt, mớ hỗn độn, điều vô nghĩa, điều nực cười.
Kaiserschmarrn được làm từ bột nhão ngọt làm bánh gồm bột mì, trứng, đường, muối, sữa và được nướng với bơ. Khi làm bánh, lòng trắng của trứng sẽ được tách riêng và được đánh đều đến khi quánh lại và nhuyễn mịn. Ngoài ra, thành phần chính truyền thống còn có nho khô. Trước khi nấu, nho khô sẽ được ngâm trong rượu rum. Người đầu bếp có thể tạo ra các hương vị khác nhau của Kaiserschmarrn dựa trên sở thích nấu ăn của họ như thay nho khô ngâm rượu rum bằng quả hạch, trái anh đào, trái mận, mứt táo hoặc những thành phần nhỏ khác như táo cắt nhỏ, nho khô với đường ca-ra-men kết hợp với quả hạnh được nghiền vụn.Kaiserschmarrn được chia thành từng miếng nhỏ và được rắc bột đường lên trên bánh. Món ăn sẽ được dọn ra khi còn nóng và được ăn kèm với nước sốt táo hoặc nước sốt mận hay là mứt hoa quả được làm từ quả mận, quả của cây ỏng ảnh, dâu hoặc táo.
Kaiserschmarrn là món ăn được phục vụ lần đầu tiên cho hoàng đế Franz Joseph I của Áo. Có nhiều câu truyện liên quan tới món ăn này và nhà vua. Trong đó, có một câu truyện nói về hoàng đế Franz Joseph I và vợ của ngài là hoàng hậu Elisabeth của Bayern. Hoàng hậu Elisabeth luôn bị ám ảnh bởi việc duy trì một vòng eo nhỏ nên vị hoàng hậu đã ra lệnh cho đầu bếp của hoàng gia chuẩn bị các món tráng miệng nhẹ cho bà. Điều này đã khiến cho hoàng đế Franz Joseph I không hài lòng. Khi chứng kiến đầu bếp hoàng gia làm bánh, hoàng hậu đã từ chối dùng món ăn này vì bà cho rằng món bánh quá béo. Vì thế, hoàng đế Franz Joseph I tỏ ra bực mình và muốn thử món ăn để xem món bánh của đầu bếp hoàng gia làm như thế nào mà bị hoàng hậu từ chối. Ngay sau đó, Hoàng đế đã rất thích món bánh do đầu bếp hoàng gia làm. Ngài không những dùng hết phần bánh của mình, mà còn dùng luôn phần ăn của hoàng hậu. |
Cơm gà Hải Nam (tiếng Trung: 海南鸡饭; Hán-Việt: Hải Nam kê phạn, tiếng Anh: Hainanese chicken rice) là một món ăn có nguồn gốc từ Trung Quốc và là một món ăn phổ biến trong ẩm thực Trung Hoa, ẩm thực Malaysia và ẩm thực Singapore; ngoài ra nó cũng được bày bán thông dụng ở Thái Lan. Cơm gà Hải Nam được chế biến dựa theo một món ăn khác cũng của Hải Nam là món gà Văn Xương (文昌雞 - Văn Xương kê). Cái tên "cơm gà Hải Nam" được gọi theo nguồn gốc Hải Nam của nó và theo quá trình phổ biến nó trong cộng đồng Hoa kiều người Hải Nam ở khu vực Nam Dương (tên vùng Đông Nam Á hiện nay theo cách gọi xưa của Trung Quốc). Phiên bản cơm gà Hải Nam ở khu vực Malaysia thật ra là một sự kết hợp giữa các yếu tố của ẩm thực Hải Nam, ẩm thực Quảng Đông và các yếu tố của nền ẩm thực bản địa Đông Nam Á.
Thịt gà trong món này được chế biến theo cách truyền thống của Hải Nam, trong đó nguyên con gà được luộc trong nước luộc xương gà và heo; nước luộc này được tái sử dụng nhiều lần và chỉ châm thêm nước khi thấy cần thiết, phù hợp với phong cách nấu ăn Trung Hoa trong việc tạo nên "nước súp mặn". Chú ý rằng loại nước luộc này không dùng trong việc chế biến món cơm mà một loại nước luộc gà khác sẽ được dùng đặc biệt cho công việc này, kết quả là sản sinh ra một món cơm có vị đậm đà và nhiều dầu; đôi khi lá dứa dại của vùng bản địa Đông Nam Á cũng được thêm vào. Thỉnh thoảng nước cốt dừa cũng được dùng trong món cơm gà Hải Nam, giống như trong món nasi lemak của Mã Lai.
Trong món cơm gà, Người dân Hải Nam ưa dùng các loại gia cầm già và béo để tăng tối đa lượng dầu mỡ chiết xuất được trong quá trình chế biến, nhờ đó làm món ăn thêm đậm đà. Tuy nhiên theo thời gian món cơm gà Hải Nam bắt đầu hấp thu các yếu tố của ẩm thực Quảng Đông, ví dụ như lựa chọn các gia cầm non hơn để thịt được mềm hơn. Trong một phiên bản của cơm gà Hải Nam, gà sau khi nấu sẽ được nhúng vào nước đá để tạo một lớp vật chất dạng hồ hay thạch bao quanh da gà; món này gọi là "gà trắng" (白雞, bạch kê), phiên bản này hơi trái ngược với các phiên bản truyền thống như "gà mặn" (滷雞, lỗ kê) hay "gà nướng" (燒雞, thiêu kê). Ở Singapore, tính chất hiện đại của xã hội nước này khiến việc tích giữ phần nước luộc gà không còn khả thi và vì thế gà được luộc trong nước gừng và tỏi, còn nước luộc gà sẽ được dùng để chế biến phần cơm và phần canh súp dùng kèm. Một phiên bản khác của món cơm gà ở Singapore và Malaysia dùng thịt gà đã được loại bỏ hết xương.
Món cơm gà Hải Nam thường được dùng kèm với một số gia vị như tương ớt và gừng giã nhuyễn. Ở Hải Nam, người dân còn thường dùng thêm cả dầu hào, trong khi xì dầu thì thông dụng ở Malaysia và Singapore. Ở Mã Lai và Singapore, cơm gà Hải Nam cũng được chế biến nóng hơn - phản ánh ảnh hưởng của ẩm thực Đông Nam Á - và được dùng kèm với ớt và tỏi. Phần lớn món cơm gà cũng được dùng kèm với dưa leo, điều này phản ánh quan niệm của người Trung Hoa về việc dùng thêm vài nguyên liệu cho món ăn được hoàn hảo hơn. |
Sữa hấp hay sữa hâm (tiếng Nga: топлёное молоко, tiếng Ukraina: пряжене молоко) là một loạt sữa chế biến bằng phương pháp đun sôi, chúng đặc biệt phổ biến ở Nga và Ukraina. Loại thực phẩm này được làm bằng việc đun sữa sôi trên lửa nhỏ cho đến khoảng tám giờ hoặc lâu hơn.
Tại các khu vực nông thôn, nhất là ở Nga, sữa hấp đã được sản xuất bằng cách để lại một bình sữa đun sôi trong một lò nướng khoảng một ngày hoặc một đêm cho đến khi nó được bao phủ với một lớp vỏ màu nâu, sữa được hấp/nướng bằng một loại bếp truyền thống của người dân các xứ này. Cách làm theo truyền thống được gọi là ryazhenka (tiếng Nga: ряженка).
Ngày nay, sữa nướng được sản xuất trên quy mô công nghiệp, giống như quy trình truyền thống hoặc lên men sữa nướng. Giống như sữa nóng, nó tiêu diệt hết vi khuẩn và các enzyme và có thể được lưu trữ một cách an toàn ở nhiệt độ trong phòng trong suốt đến bốn mươi giờ. Sản phẩm từ sữa hấp được sử dụng để làm nguyên liệu cho một loạt các bánh ngọt, bánh nướng, và bánh quy. |
Castella (カステラ, kasutera) là một loại wagashi (đồ ngọt truyền thống Nhật Bản) ban đầu được phổ biến tại Nhật Bản trong thời kỳ "Mậu dịch Nanban" (thời kỳ Nhật Bản nhận được nhiều thứ du nhập từ ngoại quốc trong thời kỳ Azuchi–Momoyama). Để làm ra món bánh này, bột sẽ được đổ vào một cái khuôn hình chữ nhật lớn, sau đó nướng trong lò và cắt bánh thành những hình chữ nhật dài. Kể từ khi món bánh này được yêu cầu cho thêm mizuame - một loại siro đường - Castella mới có kết cấu ẩm ướt hơn.
Hiện nay, Castella là đặc sản của Nagasaki, nơi bánh được các thương nhân Bồ Đào Nha mang đến Nhật Bản vào thế kỷ 16. Tên có nguồn gốc từ một từ trong tiếng Bồ Đào Nha "Bolo de Castela" , có nghĩa là "bánh từ Castile ". Bánh Castella thường được bán trong những chiếc hộp dài, phần nhân bánh bên trong dài khoảng 27 cm (11 in). Món bánh này có quan hệ gần gũi với pão-de-ló, một loại bánh của Bồ Đào Nha.
Có những loại bánh bông lan tương tự có cách thức đặt tên giống nhau, như trong tiếng Pháp: được gọi là Pain d'Espagne, tiếng Ý: Pan di Spagna , tiếng Bồ Đào Nha: Pão d'Espanha , tiếng Romania: Pandișpan , trong tiếng Bulgaria: пандишпан , tiếng Hy Lạp: Παντεσπάνι , tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Pandispanya ( vì Castile vốn là vương quốc cũ của Tây Ban Nha, bao gồm các tỉnh phía bắc trung tâm của nó, do đó, Pain d'Espagne và các biến thể khác gần như đồng nghĩa với "bánh mì từ Castile"). Ngoài ra, còn có một loại bánh khác tương tự được gọi là taisan (có nghĩa là đá mài ở Kapampangan), là món tráng miệng truyền thống ở tỉnh Pampanga, Philippines .
Vào thế kỷ 16, người Bồ Đào Nha đã đến Nhật Bản và bắt đầu công việc giao thương và truyền giáo. Nagasaki khi đó là cảng duy nhất của Nhật Bản được phép mở cửa cho người nước ngoài. Người Bồ Đào Nha đã giới thiệu nhiều thứ khác lạ lúc bấy giờ như súng, thuốc lá và bí ngô . Bánh có thể để được lâu nên rất tiện dụng cho những thủy thủ lênh đênh trên biển cả tháng trời. Vào thời kỳ Edo, một phần do giá đường đắt đỏ, castella là một món tráng miệng đắt tiền mặc dù nguyên liệu được bán bởi người Bồ Đào Nha. Mỗi khi phái viên của Thiên hoàng được mời tới tiếp kiến, Mạc phủ Tokugawa sẽ tặng Castella như một món quà. Cùng với sự phát triển của thời đại, hương vị Castella đã thay đổi để phù hợp với khẩu vị của người Nhật hơn.
Hiện nay có nhiều loại bánh được làm từ các nguyên liệu như bột trà xanh, đường nâu và mật ong . Chúng có thể được đúc theo nhiều hình dạng khác nhau; tại các lễ hội phổ biến của Nhật Bản, ta có thể dễ dàng tìm thấy castella baby, một biến thể có kích thước vừa miệng hơn.
Siberia, tức bánh Castella nhân youkan (thạch đậu ngọt) là món ngọt rất phổ biến vào thời Minh Trị ; món bánh đã được hồi sinh kể từ khi nó xuất hiện trong bộ phim hoạt hình năm 2013 The Wind Rises của Hayao Miyazaki .Hỗn hợp nguyên liệu cho Castella còn được dùng làm món bánh kếp được kẹp cùng với bột đậu adzuki ngọt trong món bánh ngọt được gọi là dorayaki.
Thành lập năm 1624 : Castella Honke Fukusaya ( Thành phố Nagasaki, Tỉnh Nagasaki )
Thành lập năm 1681 : Shooken (Thành phố Nagasaki, tỉnh Nagasaki)
Được thành lập vào năm 1900 (năm Minh Trị thứ 33) : Bunmeido (Thành phố Nagasaki, tỉnh Nagasaki) Được biết đến với cụm từ "castella thứ nhất, số điện thoại thứ hai" và tại vùng Kanto, nơi này nổi tiếng với quảng cáo về những con rối gấu nhảy những điệu nhảy can-can.
Castella lần đầu tiên được giới thiệu đến Đài Loan trong thời kỳ Đài Loan thuộc Nhật. Năm 1968, Ye Yongqing, chủ sở hữu của một tiệm bánh mì Nhật Bản ở Đài Bắc tên là Nanbanto, đã hợp tác với công ty Nhật Bản Nagasaki Honpu để thành lập cơ sở kinh doanh Castella.Castella kiểu Đài Loan thường giống soufflé hơn so với Castella kiểu Nhật Bản vì có phần giữa giống như sữa trứng. Bánh castella có hình chiếc gối đơn giản là đặc sản của vùng Đạm Thủy. Castella được làm theo phong cách Đài Loan đã được du nhập vào Nhật Bản. |
Panulirus pascuensis là một loài tôm rồng được tìm thấy xung quanh đảo Phục Sinh và quần đảo Pitcairn ở Thái Bình Dương. Loài được biết đến trong tiếng Anh là Easter Island Spin Lobster (tôm rồng Đảo Phục Sinh). Loài tôm này được đánh bắt trên một quy mô nhỏ cho tiêu thụ địa phương.
Tôm trưởng thành phát triển với tổng chiều dài 15–25 cm, mai dài 6–10 cm. Các tấm râu có thể nhìn thấy ở phía trước của mai và có hai gai lớn. Cặp râu đầu tiên chia hai ngã và cặp thứ hai là dài, dày và có gai.
== Chú thích == |
Nem là một trong những món ăn của người Việt, tùy theo địa phương có thể có các cách hiểu sau:
Nem rán (phương ngữ Bắc Bộ) hay chả giò (phương ngữ Nam Bộ): là loại thức ăn bao gồm thịt xay, các loại rau, tôm, cua được cuốn bằng bánh đa nem phải rán chín mới ăn được với nước chấm.
Nem cuốn (phương ngữ Bắc Bộ) hay gỏi cuốn (phương ngữ Nam Bộ): các nguyên liệu động vật (thịt, cá, trứng v.v.) chín kết hợp với các loại rau sống, cuốn trong lá nem và ăn trực tiếp với nước sốt, nước mắm.
Nem chua là loại thịt heo còn sống lên men trộn thính, tỏi, ớt, sau khoảng 3 ngày thịt chín có thể ăn được nếu được treo vào nơi thoáng mát, hoặc trên giàn bếp.
Nem chua Thanh Hóa: Đặc sản Thanh Hóa.
Nem Lai Vung: Đặc sản Đồng Tháp.
Nem chua rán là một loại nem làm từ thịt lợn xay và bì lợn theo công thức cũng như quy trình khá gần gũi với nem chua và được rán vàng trong dầu ăn (hoặc nướng).
Nem nướng hay nem lụi là loại thức ăn từ thịt heo còn sống và nướng ăn ngay không qua lên men.
Nem bì với nguyên liệu chính là bì hay da lợn thái nhỏ hay xắt nhỏ thành sợi có thể thêm thịt nạc vai chiên chín, bì và mỡ luộc sau gói lá ổi hoặc lá chuối để chua mới ăn. Miền Trung và miền Nam còn gọi là tré. Nổi tiếng có tré Quảng Nam, Đà Nẵng.
Nem chạo làm từ bì lợn luộc thái chỉ, thịt mỡ luộc thái hạt lựu, trộn với thính gạo, ăn cùng lá (hoặc quả) sung, lá đinh lăng.
Nem tai, gần tương tự như nem chạo, dùng tai lợn luộc thái thật mỏng, trộn thính, lá chanh thái chỉ, ớt và chút bột canh, thường dùng lá nem gói kèm với lá sung, lá đinh lăng, lá mơ tam thể và chấm nước chấm chua ngọt dịu. |
Doner kebab (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: döner hay döner kebap) hay còn gọi là bánh mỳ Thổ Nhĩ Kỳ hay bánh mì tam giác là một thể loại bánh mỳ có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kỳ. Món này phát triển rất mạnh tại Đức rồi lan rộng ra các châu lục khác và có mặt tại Việt Nam và rất được người Việt ưa chuộng. Đây là một loại bánh mì mềm, thông thường kẹp thịt cừu nướng, hay là một hỗn hợp của thịt bê hoặc thịt bò, hoặc đôi khi thịt gà, với vài loại rau, hành tây và sốt. Món này tương tự với "shawarma" của các nước Ả Rập hoặc "gyros" của Hy Lạp.
Bánh mỳ Thổ Nhĩ Kỳ không có hình dáng giống như ổ bánh mì kẹp của Việt Nam, không phải dài như bánh mì que của Pháp, không phải 2 miếng bánh rời rạc kẹp thịt như sandwich, và cũng không tròn như Hamburger mà cấu trúc của nó là 1/5 của chiếc bánh tròn lớn phía ngoài được phủ lớp mè mỏng, khi ăn cho bánh vào máy ép nóng thơm mùi mè nướng, mùi bơ rồi mới cho nhân thịt, salad và nước xốt.
Thịt (bò, hay là gà, cừu, và người Hồi giáo không ăn thịt heo), được kết hợp theo một tỷ lệ riêng biệt (tỷ lệ giữa các loại thịt với nhau) một công thức riêng biệt được cho là bí quyết của mỗi nhà hàng, không chỉ riêng thịt gà. Ngoài ra, điểm đặc biệt của loại bánh mỳ này là nguyên liệu của nó là thịt gà --> được xiên khối quay trên máy nướng, chỉ khi nào khách đến mua nhân viên mới cắt thịt nhồi vào bánh. Thịt được cắt bằng con dao dài, từng lát thịt cực mỏng đều. Bánh mỳ này có nhiều nhân kẹp bên trong đặc biệt là rất nhiều rau, dưa được cho vào ổ bánh mì, như hành tây, dưa leo, cà chua… Nước sốt cũng có nhiều loại cho khách hàng lựa chọn.
Loại bánh mỳ này cũng khá phổ biến ở Việt Nam nhưng với biến tấu khác nhau, nhưng chủ yếu là ở Việt Nam dùng thịt lợn thay cho thịt bò, thịt gà, và thịt cừu một phần cũng vì lợi nhuận phần thứ hai cũng từ túi tiền của người dân, giá cả cũng khá bình dân thường được các bạn trẻ ưa chuộng.
Loại bánh này cũng tương quan giống với Hamburger mặc dù món ăn này xuất xứ từ thành phố Hamburg, Đức nhưng cũng khó để nói rằng là hai món ăn này giống nhau mặc dù chúng có khá nhiều điểm tương đồng.
Trong tên tiếng Anh của cụm từ "doner kebab", từ doner được mượn từ tiếng Thổ Nhĩ Kỳ döner kebap, với chữ cái tiếng Thổ Nhĩ Kỳ ö thường được viết là "o", mặc dù "döner kebab" là một cách viết thay thế trong tiếng Anh. Từ "kebab" được sử dụng, trong tiếng Anh từ tiếng Ả Rập: كَبَاب (kabāb), một phần thông qua tiếng Urdu, tiếng Ba Tư và tiếng Thổ Nhĩ Kỳ; nó có thể đề cập đến một số món kebab khác nhau được làm bằng thịt nướng hoặc nướng. Trong khi kebab đã được sử dụng trong tiếng Anh từ cuối thế kỷ 17, doner / döner kebab chỉ được biết đến từ giữa ngày 20 trở đi. Từ tiếng Thổ Nhĩ Kỳ döner xuất phát từ dönmek ("quay đều" hoặc "xoay"), vì vậy tên tiếng Thổ Nhĩ Kỳ döner kebap có nghĩa đen là "xoay xoay".
Trong tiếng Đức, nó được đánh vần là Döner Kebab, cũng có thể được đánh vần là Doener Kebab nếu ký tự ö không có sẵn; bánh sandwich thường được gọi là ein Döner. Riêng trong tiếng Anh của người Anh, một bánh sandwich kebab döner có thể được gọi đơn giản là "một kebab". Một biến thể của Canada gọi là "donair". Trong tiếng Hy Lạp, ban đầu nó được gọi là döner nhưng sau đó được gọi là bánh mì con quay, từ ς ς ("biến"), một âm mưu của tên Thổ Nhĩ Kỳ. Tên tiếng Ả Rập اورما (shāwarmā) bắt nguồn từ một từ tiếng Thổ Nhĩ Kỳ khác, çevirme, cũng có nghĩa là "biến". Người Ba Tư gọi nó là "kebab torki
Những lo ngại về sức khỏe liên quan đến döner kebab, bao gồm cả việc vệ sinh liên quan đến việc bảo quản qua đêm và hâm nóng lại thịt nấu chín một phần, chất lượng của nó, cũng như mức độ muối, chất béo và calo cao, đã được khuyến cáo trên phương tiện truyền thông. Một số điều tra đã tìm thấy các thành phần chất lượng kém trong thịt döner kebab, hoặc các loại thịt khác với những gì được quảng cáo. Các quy định an toàn thực phẩm ở hầu hết các quốc gia đều đề cập đến sự nguy hiểm của vi khuẩn trong thịt chưa nấu chín các loại, được bán cho công chúng. Một số có hướng dẫn cụ thể để xử lý và chuẩn bị kebab döner. Sau nhiều vụ ngộ độc thực phẩm E.coli, chính phủ Canada năm 2008 đã đưa ra một số khuyến nghị, bao gồm thịt nên được nấu lại lần thứ hai, sau khi được cắt ra từ lò quay. Ở Đức, bất kỳ thịt kebab döner nào được đặt trên lò quay phải được bán cùng ngày. Nó là vi phạm các quy định y tế để đóng băng thịt nấu chín một phần để bán vào một ngày sau đó. |
Thạch dừa, tức nata de coco là một thức ăn xuất xứ từ Philippines, chế biến từ nước dừa sau quá trình lên men do tác động của vi khuẩn Acetobacter xylinum. Vì vậy tuy gọi là thạch nhưng thạch dừa không dùng rau câu để tạo độ dẻo.
Thạch dừa có hình dạng màu trắng gần như trong suốt. Khi pha thêm đường, thạch dừa có vị ngọt, được dùng như món tráng miệng hoặc trộn vào các thức uống, kem lạnh, chè, sữa chua và cả đồ chua. Thạch dừa còn được dùng thay thế bột năng giả trân châu và loại bỏ phần tinh bột.
Thạch dừa được ưa chuộng vì có nhiều chất xơ, ít chất béo và cholesterol.
Thạch dừa được chế tạo qua một số công đoạn:
Nấu: Dừa tươi khoét ra lấy nước cốt dừa, thêm ít đường và amoni sulfat rồi đem đun sôi, xong để nguội
Cấy: Cho thêm ít axít axetic để điều chỉnh pH rồi cấy vi khuẩn Acetobacter Xylinum vào dung dịch
Lên men: Ủ ở nhiệt độ buồng máy từ một đến hai tuần
Vớt thành phẩm: Lọc lấy phần cái, tức cellulose thành phẩm của phản ứng hóa học trên, cắt thành từng bánh lớn
Rửa: Ngâm nước lã cùng rửa bớt màng nhầy và axít axetic, phụ phẩm của sự lên men
Cắt nhỏ và đóng gói
Food Market Exchange: Nata de coco Product Information
Case Study on Nata de coco Boom in the Philippines
Bacteria may allow recreation of bones |
Kem Napoli, đôi khi còn gọi là Kem Harlequin, là một loại kem bao gồm ba hương vị riêng biệt (vani, sô cô la và dâu tây) được sắp xếp cạnh nhau trong cùng một hộp đựng, thường không có lớp ngăn ở giữa.
Kem Napoli được đặt tên vào cuối thế kỷ 19 nhằm phản ánh nguồn gốc được cho là trong nền ẩm thực của thành phố Napoli ở Ý, và nhiều người nhập cư Napoli đã mang theo sở trường về các món tráng miệng đông lạnh đến nước Mỹ. Spumone được du nhập vào Mỹ trong thập niên 1870 với tên gọi kem kiểu Napoli. Những công thức làm kem ban đầu sử dụng nhiều loại hương vị khác nhau, thế nhưng số lượng ba vị kem này được ghép lại với nhau là một mẫu số chung, giống như lá quốc kỳ Ý (insalata tricolore). Nhiều khả năng, sô cô la, vani và dâu tây đã trở thành tiêu chuẩn vì chúng là những hương vị phổ biến nhất ở Mỹ vào thời điểm món kem này ra mắt người dân nước này.Đây là loại kem đầu tiên kết hợp cả ba hương vị cùng lúc. Công thức đầu tiên được ghi chép trong lịch sử ngành kem là do bếp trưởng của hoàng gia Phổ là Louis Ferdinand Jungius tạo ra vào năm 1839, về sau ông đem tặng công thức này lại cho Fürst Pückler.
Olver, Lynne (1999). “Food Timeline – history notes: ice cream & ice”. The Food Timeline. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2006. |
Cua dừa (danh pháp hai phần: Birgus latro) là một loài ốc mượn hồn trên cạn. Đây là động vật chân đốt sinh sống trên cạn lớn nhất thế giới, và có lẽ là ở trên giới hạn kích thước lớn nhất cho động vật trên cạn bộ khung xương ngoài trong bầu khí quyển Trái Đất gần đây, với trọng lượng lên đến 4,1 kg (£ 9,0). Nó có thể phát triển lên đến chiều dài 1 m từ đầu chân này đến đầu chân kia. Nó được tìm thấy trên các hòn đảo trên Ấn Độ Dương và các khu vực của Thái Bình Dương và ở tận phía đông như quần đảo Gambier, phản ánh sự phân bố của dừa, nó đã tuyệt chủng tại hầu hết các khu vực có dân số đáng kể, bao gồm đất liền Úc và Madagascar. Cua dừa cũng sống ngoài khơi châu Phi gần Zanzibar.
Cua dừa là loài duy nhất của chi Birgus, và có liên quan đến những con cua ký cư trên mặt đất thuộc chi Coenobita. Nó cho thấy một số thích nghi với cuộc sống trên đất liền. Như tôm ký cư, cua dừa non sử dụng vỏ rỗng để bảo vệ, nhưng những con trưởng thành phát triển một bộ xương ngoài cứng rắn trên bụng và ngừng mang vỏ. Cua dừa đã phát triển các cơ quan được gọi là "phổi branchiostegal", được sử dụng thay vì mang thoái hóa để thở. Chúng không thể bơi, và sẽ bị chết đuối nếu chìm trong nước trong thời gian dài. Chúng đã có khứu giác phát triển, chúng sử dụng nó để tìm kiếm các nguồn thực phẩm tiềm năng. Giao phối xảy ra trên đất liền, nhưng con cái di cư ra biển để đẻ trứng thụ tinh của chúng khi chúng nở. Các ấu trùng phù du trong 3-4 tuần, trước khi quyết định đến đáy biển và bước vào một vỏ bụng. Cua đạt độ thành thục sinh dục đạt được sau khoảng 5 năm, và tổng số tuổi thọ có thể được hơn 60 năm.
Cua dừa lớn ăn trái cây, các loại hạt, và phần lõi của cây đổ, nhưng cũng ăn những chất rữa và chất hữu cơ khác một cách cơ hội, và bắt cả chuột để ăn. Loài này được phổ biến liên quan đến dừa, chúng leo lên cây dừa và ăn quả dừa bằng cách bổ vỏ và ăn cơm dừa. Tuy nhiên, dừa không phải là một phần quan trọng của chế độ ăn uống của chúng. Cua dừa bị săn bắt bất cứ nơi nào chúng tiếp xúc với mọi người, và có được pháp luật bảo vệ trong một số khu vực.
Birgus latro là loài động vật chân đốt sống trên mặt đất lớn nhất thế giới; ghi nhận kích thước của Birgus latro khác nhau nhưng phần lớn nguồn cho thấy thân dài đến 40 cm (16 in), và cân nặng đến 4,1 kg (9,0 lb), và một sải chân dài hơn 0,91 m (3,0 ft), con đực thường lớn hơn con cái. Mai có thể đạt chiều dài 79 mm (3,1 in), và rộng đến 200 mm (7,9 in).Cơ thể của cua dừa, giống như tất cả decapoda, được chia thành phần phía trước (đầu ngực), trong đó có 10 chân, và bụng. Cặp chân phía trước nhất có càng lớn. (Móng vuốt), bên trái lớn hơn bên phải. Hai cặp chân tiếp theo với móng nhọn, cho phép cua dừa leo lên bề mặt thẳng đứng hoặc nhô ra. Cặp chân thứ tư nhỏ với càng giống như nhíp ở cuối, cho phép cua dừa trẻ bám chặt vào bên trong vỏ hoặc vỏ dừa để tự bảo vệ, cua trưởng thành sử dụng cặp này cho đi bộ và leo trèo. Cặp chân cuối cùng rất nhỏ và được sử dụng bởi cua cái để chăm sóc trứng của chúng, và những con đực trong giao phối. Cặp chân cuối cùng này thường nằm bên trong mai, trong khoang chứa các cơ quan hô hấp. Có một số sự khác biệt về màu sắc giữa các loài động vật trên hòn đảo khác nhau, từ màu đỏ da cam đến tím xanh; trong hầu hết các vùng, màu xanh da trời là màu sắc chủ đạo, nhưng ở một số nơi, trong đó có Seychelles, hầu hết các cá thể có màu đỏ.Mặc dù Birgus latro là loài có nguồn gốc của cua ký cư, chỉ con non mới sử dụng vỏ ốc để tự bảo vệ bụng mềm của mình, và con lớn hơn đôi khi sử dụng vỏ dừa bị hỏng để bảo vệ bụng của chúng. Không giống như cua ẩn sĩ khác, những con cua dừa lớn không mang vỏ, thay vào đó làm cứng lưng bụng bằng bồi lên chất kitin và đá phấn. Không hạn chế bởi các giới hạn vật lý của cuộc sống trong vỏ cho phép loài này phát triển lớn hơn nhiều so với cua ẩn sĩ khác trong họ Coenobitidae. Như hầu hết cua thực sự, B. latro uốn cong đuôi xuống dưới thân để bảo vệ. Bụng đã được làm cứng bảo vệ cua dừa và giảm mất nước trên mặt đất nhưng được thay theo định kỳ. Con trưởng thành thay vỏ bụng hàng năm, chúng đào hang dài đến 1 m (3 ft 3 in) và chúng trong trốn trong đó để tránh bị thương tổn trong thời gian này. Nó vẫn còn ở trong hang từ 3 đến 16 tuần, tùy thuộc vào kích thước của chúng. Sau khi lột vỏ, nó cần 1-3 tuần cho xương ngoài cứng lên, tùy thuộc vào thân nó còn mềm và dễ bị tổn thương hay không. Trừ khi còn là ấu trùng, cua dừa không biết bơi, và chúng sẽ chết nếu ở trong nước hơn một giờ. |
Kimbap hoặc gimbap (hangul: 김밥) là cách gọi của người Triều Tiên về món Futomaki (makizushi) xuất xứ từ Triều Tiên thuộc Nhật (1910~1945), được làm bằng cơm và các thành phần khác nhau cuộn trong lá rong biển khô (nori). Người Triều Tiên thường làm kimbap để mang đi ăn trong những buổi dã ngoại hoặc các sự kiện ngoài trời, hoặc là trong các bữa ăn trưa nhẹ. Kimbap hay được ăn trực tiếp hay dùng với các banchan khác nhau. |
Các loại cá là nguồn thực phẩm quan trọng của con người. Cá là nguồn nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn đa dạng, phong phú. Dưới đây là danh sách các món ăn đáng chú ý (xếp theo vần A-B-C).
Dahi machha
Machh bhaja
Machher Jhol
Malabar matthi curry
Panta bhat
Patra ni machhi
== Tham khảo == |
Gelato (nghĩa là "ice cream" trong tiếng Anh, số nhiều là "gelati") là một món tráng miệng đông lạnh phổ biến có nguồn gốc từ ẩm thực Ý, được làm với thành phần căn bản gồm sữa 3,25% và đường. Gelato thường chứa ít chất béo, ít không khí hơn 70% và có nhiều hương vị hơn các món tráng miệng đông lạnh khác. Điều này quyết định tỉ trọng và sự phong phú để phân biệt với các loại kem khác.Ở Mỹ, không có tiêu chuẩn nào cho định nghĩa về gelato vì có cho tất cả các loại kem, phải có ít nhất 10% chất béo bơ sữa.Gelato ở phiên bản thời cận đại được ghi nhận từ đầu bếp người Ý Francesco Procopio dei Coltelli, người vào cuối những năm 1600 đã khai trương và giới thiệu gelato tại quán cà phê "Café Procope" của mình tại Paris, thu hút sự chú ý đầu tiên ở Paris và sau đó là phần còn lại của Châu Âu. Nhờ có món gelato, Procopio không chỉ có được quyền công dân Pháp mà còn có được giấy phép hoàng gia độc quyền do hoàng đế Louis XIV, biến ông trở thành nhà sản xuất duy nhất cho món tráng miệng đông lạnh tại đây.Ngày nay, gelato được biết đến trên toàn thế giới và Ý là quốc gia duy nhất có thị phần của gelato thủ công so với gelato sản xuất hàng loạt là hơn 55% với hơn 5.000 cửa hàng kem hiện đại của Ý có số nhân công khoảng 15.000 người.
Một truyền thuyết đô thị nổi tiếng được liên kết với một người tên Ruggeri nào đó từ Florence, một người bán thịt đam mê nấu ăn, nhờ một sự chuẩn bị trong đó bao gồm kem, zabaione (một món tráng miệng của Ý, hoặc đôi khi là đồ uống, được làm bằng lòng đỏ trứng, đường và rượu vang ngọt) và trái cây mà anh ta sớm trở nên nổi tiếng, nhiều đến nỗi đã kiếm được tiền ở Paris. Anh ta bị cáo buộc đã chuẩn bị kem nhân dịp đám cưới của nữ quý tộc người Ý Catherine de Médicis và hôn phu Enrico d'Orleans.
Không có tài liệu cụ thể nào chứng thực cho câu chuyện này, nhưng không còn nghi ngờ gì nữa, việc sản xuất kem với trứng và hương liệu bắt đầu ở Tuscany vào thế kỷ XVI và từ đây nó lan sang Pháp nhờ các đầu bếp của Caterina de 'Medici.. Để tôn vinh truyền thống sản xuất kem thủ công cổ xưa, "kem Buontalenti" nổi tiếng vẫn được tổ chức tại Florence thông qua sự kiện của Lễ hội Gelato. |
Affogato (tiếng Ý, "ngập nước") là một loại đồ uống làm từ cà phê. Nó thường được pha chế bằng một muỗng vani gelato hay kem lạnh cho lên phía trên một tách espresso nóng. Một số cách pha chế khác bao gồm sử dụng một tách Amaretto hay rượu hương vị khác. |
Kem Tràng Tiền là một hãng kem nằm ở phố Tràng Tiền, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Kem Tràng Tiền ra đời năm 1958 cùng thời gian với nhiều thương hiệu kem khác bắt đầu vào Việt Nam do ảnh hưởng của người Pháp. Khi ấy, đây là một cơ sở ăn uống mậu dịch quốc doanh. Sở dĩ kem có tên là "Tràng Tiền" là bởi vì kem được bán và sản xuất ở con phố Tràng Tiền, lần đầu tiên là tại số nhà 35 Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm. Tên gọi này vẫn giữ nguyên từ ngày đầu tiên sản xuất cho tới bây giờ.Có trụ sở tại số 35 phố Tràng Tiền, thương hiệu này một trong những khu đất vàng của thủ đô với diện tích 1.500 m2. Nằm ở khu vực đắc địa, năm 2000 khi tiến hành cổ phần hóa, công ty được định giá 3,2 tỷ đồng. Người nắm giữ công thức pha chế kem Tràng Tiền từ năm 1961 đến năm 1993 là một người đàn ông tên Khánh. Ông được học lớp làm kem một tháng do ngành ăn uống mở nhưng do ông có năng khiếu về món này, chỉ sau một thời gian ngắn làm kỹ thuật, ông đã nắm được gu của người Hà Nội, từ đó ông tìm ra công thức cho từng loại kem và phổ biến.Trước kia, sản phẩm chủ yếu phục vụ tại chỗ, nhưng nay các mặt hàng đều có hình thức đóng hộp cho khách mang về. Năm 2000, kem Tràng Tiền được cổ phần hóa và thay đổi. Không gian rộng rãi trong nhà được cải tạo để khách không phải đứng ăn kem trên hè phố nhằm góp phần bảo đảm trật tự an toàn giao thông và mỹ quan đô thị.Ngày 31 tháng 12 năm 2013, Kem Tràng Tiền được ghi nhận là công ty con của OCH và được tập đoàn này bỏ ra 500 tỷ đồng để mua lại. Năm 2019, Ocean Group đã thay đổi toàn bộ Hội đồng quản trị mới. Công ty con của Ocean Group là Công ty cổ phần Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương - đơn vị sở hữu thương hiệu kem Tràng Tiền cũng thay lãnh đạo với Chủ tịch mới là ông Nguyễn Thành Trung.Tuy nhiên vài năm sau, công ty này bị cưỡng chế kê biên gần 4 triệu cổ phiếu OCH và đứng trước nguy cơ bị hủy niêm yết.Sau nhiều lần chuyển nhượng, kem Tràng Tiền thuộc Công ty cổ phần Kem Tràng Tiền. Năm 2020, công ty kem Tràng Tiền một cải tạo lại khu vực bằng việc đầu tư, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất. Sau khi cải tạo lại, cửa hàng có không gian mới khá rộng rãi. Phía ngoài cửa hàng, bảng hiệu “Kem Tràng Tiền since 1958” cùng với slogan “Hương vị vượt thời gian” đã đổi màu nền xanh đậm, thay thế cho nền nâu đỏ trước kia. Logo hình cây kem cũng được thay mới. Phần mái tôn được gỡ bỏ, thay bằng mái che di động. Bên trong cửa hàng có một giếng trời lớn hứng ánh sáng tự nhiên cùng với hệ thống cây xanh lớn, đèn chiếu sáng và gạch trát được lắp đặt, xây dựng đầy đủ theo phong cách tân cổ điển.
Kem Tràng Tiền có đa dạng hương vị nhưng 2 loại kem ốc quế và kem que đóng hộp vẫn được mua nhiều nhất, trong đó có những hương vị từ chocolate, vani, cốm, sữa dừa, cacao, đậu xanh,...và có 3 loại kem chất lượng cao là kem chocolate Vip, kem cốm đậu, kem cốt dừa...Gần đây, năm 2022, sau nhiều năm chỉ sản xuất những hương vị truyền thống, Kem Tràng Tiền có cho ra mắt một số vị kem mới như Kem Mơ Tây, Kem Mè đen rong biển, socola phủ lạc, ... Hãng cũng cho ra mắt một số sản phẩm chè truyền thống và hiện đại.
Kem Tràng Tiền hiện được phân phối khắp Việt Nam thông qua hệ thống đại lý, cơ sở sản xuất. Hãng cũng đã triển khai những cửa hàng ở nhiều địa điểm khác nhau theo hình thức nhượng quyền. Có thống kê cho thấy kem Tràng Tiền đã có mặt ở 20 tỉnh thành với hơn 100 đại lý. Hãng kem này cho biết một ngày có thể sản xuất tới 30.000 que kem.
Mặc dù nhãn hiệu Kem Tràng Tiền đã được đăng ký quyền sở hữu trí tuệ của cục quản lý thị trường, bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam nhưng hiện trên thị trường Việt Nam tồn tại hơn 20 loại kem giả nhãn hiệu này.
Thương hiệu trở thành thương hiệu ẩm thực nổi tiếng, uy tín và là một nét văn hóa đặc trưng của Hà Nội. Kem Tràng Tiền là một điển hình mậu dịch trong quá khứ. Khách tới đây luôn phải chờ xếp hàng dài. Để hạn chế lượng khách bị quá tải, công ty này thường trưng tấm biển: “Ở trong hết chỗ để xe” nhưng bên trong vẫn bán hàng bình thường dù lượng người xếp hàng đợi mua kem có thể dài đến cả 20 mét.Theo báo cáo của Euromonitor, thị phần ngành kem và món tráng miệng đông lạnh của Công ty Kem Tràng Tiền đã giảm về còn 4,5% trong năm 2017, từ 5,7% năm 2013.Ông Hà Văn Thắm, lãnh đạo Ocean Group cho biết khi mua lại vào năm 2008, doanh số Công ty chỉ có 12 tỷ một năm nhưng đã tăng lên 100 tỷ trong năm 2013, lợi nhuận theo đó đạt khoảng 25 tỷ đồng.
Tối 12 tháng 7 năm 2021, lãnh đạo Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hãng kem số tiền 15 triệu đồng vì "Không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền". |
Kem sô cô la bạc hà là một hương vị kem bao gồm kem với mảnh nhỏ của sô cô la bạc hà. Trong một số trường hợp, rượu bạc hà được sử dụng để cung cấp các hương vị bạc hà, nhưng trong nhiều trường hợp bạc hà hoặc hương liệu bạc hà được sử dụng. Màu thực phẩm thường được thêm vào để làm cho nó có màu xanh lá cây, nhưng nó có thể có màu trắng khiến nó trông giống "hoàn toàn tự nhiên" hoặc "hữu cơ".
Theo Hiệp hội Thực phẩm bơ sữa Quốc tế (IDFA), 3% tổng số kem được bán năm 2000 là sô cô la bạc hà, đây là hương vị phổ biến thứ 10 của kem. Trong cuộc khảo sát 'Tháng kem quốc gia' tháng 7 năm 2017 của IDFA, Mảnh sô cô la bạc hà được xếp hạng là hương vị kem phổ biến thứ tư của Mỹ.Sự phổ biến của hương vị đã dẫn đến việc sử dụng nó trong các thực phẩm khác (như bánh quy và bánh trứng đường) cũng như một số sản phẩm như mỹ phẩm, bình xịt phòng và thậm chí cả chất bôi trơn cơ thể. Nhà sản xuất kem Baskin-Robbins đã tạo ra một loại kẹo cứng có tên là "chip sô cô la bạc hà" có vị tương tự như loại kem cùng tên của họ (là một trong những "hương vị truyền thống" của họ).Một số thương hiệu đặt tên nó là sô cô la (hoặc choco) mảnh bạc hà, hoặc chỉ là mảnh bạc hà. Nó còn được gọi là bạc hà bòn bon, chủ yếu ở Minnesota và Wisconsin.
== Tham khảo == |
Tôm hùm Mỹ hay Tôm hùm châu Mỹ (danh pháp hai phần: Homarus americanus), là một loài tôm hùm được tìm thấy ở bờ biển Đại Tây Dương Bắc Mỹ, chủ yếu là từ Labrador đến New Jersey. Trong phạm vi Bắc Mỹ, nó còn được gọi là 'tôm hùm phía Bắc' hoặc 'tôm hùm Maine'. Nó có hai càng lớn với thân mình mạnh mẽ, một cặp râu dài và bốn cặp chân, có thể đạt chiều dài cơ thể 64 cm (25 in), và khối lượng trên 20 kilôgam (44 lb), làm cho nó là loài giáp xác nặng nhất trên thế giới. Loài gần gũi của nó gần nhất là tôm hùm châu Âu (Homarus gammarus), có thể được phân biệt bởi màu sắc của nó và thiếu gai trên mặt dưới của rostrum. Tôm hùm Mỹ thường xanh màu xanh lá cây sang màu nâu với các gai màu đỏ, nhưng một số biến thể màu sắc đã được quan sát thấy.
Homarus americanus phân bố dọc theo bờ biển Đại Tây Dương của Bắc Mỹ, từ Labrador ở phía bắc tới Cape Hatteras, Bắc Carolina ở phía nam. Chúng sống trong vùng biển lạnh, nhiệt độ môi trường từ 2-20 độ C. Ở phía nam New Jersey thì loài này không phổ biển, và lượng tôm hùm đánh bắt đưa vào bờ ở Delaware, Maryland, Virginia và Bắc Carolina thường chỉ chiếm ít hơn 0,1% lượng tôm đánh bắt đưa vào bờ. Một cái càng hóa thạch được cho là của Homarus americanus đã được tìm thấy ở Nantucket, có niên đại từ thế Pleistocen.
Chu trình giao phối chỉ diễn ra vào tháng 7, 8 hàng năm, không lâu sau khi tôm hùm cái thay vỏ. Ấu trùng được sinh nở tháng 5, 6 năm sau. Ấu trùng sinh ra dài khoảng 8,5mm, trong suốt. Ấu trùng liên tục thay vỏ để trường thành, tỉ lệ sống là 1/1000 đến giai đoạn trưởng thành.
Tôm hùm trưởng thành chìm xuống đáy đại dương để tiếp tục phát triển theo lối sống sinh vật đáy. Cường độ thay vỏ chậm dần, từ 10 lần/năm đến 1 lần/nhiều năm. Sau 1 năm, chiều dài đạt từ 25-28mm. Sau 6 năm trọng lượng đạt 450gr. Một cá thể có thể thay vỏ từ 25-27 lần trong đời.
Tôm hùm châu Mỹ là một món ăn được ưa chuộng. Ngành công nghiệp đánh bắt tôm hùm châu Mỹ ước tính khoảng 3 tỷ đô la Mỹ hàng năm với 360 triệu tấn. Chúng chủ yếu được đánh bắt theo mùa ở Mỹ và Canada. Trong đó, Canada nắm giữ 60% thị phần và Mỹ là 40%.
Tôm hùm châu Mỹ được xuất khẩu khắp thế giới dưới dạng đông lạnh/chế biến (75%) hoặc tươi sống (25%) và luôn giữ vai trò quan trọng trong nền công nghiệp du lịch của các nước nhập khẩu. |