text
stringlengths 93
20.7k
|
---|
Bánh trái cây hoặc bánh mì trái cây là một loại bánh ngọt được làm bằng kẹo trái cây hoặc trái cây sấy khô, hạt các loại và gia vị và thêm rượu mạnh tùy ý. Ở Vương quốc Anh, một số phiên bản đa dạng nhất định có thể được ướp đá và trang trí.
Bánh trái cây thường được phục vụ trong lễ cưới và Giáng sinh. Do tính chất đa dạng của chúng, bánh trái cây thường được thưởng thức theo cách riêng của chúng, thay vì với các món phụ (chẳng hạn như bơ hoặc kem).
Công thức sớm nhất có từ thời La Mã cổ đại liệt kê hạt lựu, hạt thông và nho khô được trộn vào bột lúa mạch. Vào thời Trung cổ, mật ong, gia vị và trái cây bảo quản đã được thêm vào.
Bánh trái cây nhanh chóng phổ biến khắp châu Âu. Các công thức nấu ăn rất đa dạng tại nhiều quốc gia khác nhau qua suốt các thời kỳ, tùy thuộc vào các nguyên liệu sẵn có cũng như (trong một số trường hợp) các quy định của nhà thờ cấm sử dụng bơ, liên quan đến việc tuân thủ nhịn ăn. Giáo hoàng Innocent VIII (1432–1492) cuối cùng đã cho phép sử dụng bơ, trong một văn bản cho phép được gọi là 'Butter Letter' hoặc Butterbrief vào năm 1490, cho phép Sachsen sử dụng sữa và bơ trong bánh trái cây Stollen.Bắt đầu từ thế kỷ 16, đường ngọt từ Thuộc địa Hoa Kỳ (và phát hiện ra rằng nồng độ đường cao có thể bảo quản trái cây) đã tạo ra lượng trái cây dư thừa, do đó làm cho bánh trái cây trở nên bình dân và phổ biến hơn.
== Tham khảo == |
Bột chiên là món ăn đơn giản có nguồn gốc từ Trung Quốc, được du nhập vào Việt Nam và là món ăn sáng, ăn chiều hoặc ăn khuya quen thuộc ở khu vực Sài Gòn cũng như một số nơi khác. Món bột chiên tại Việt Nam chủ yếu do người Việt gốc Hoa chế biến và thưởng thức nên không khác biệt nhiều so với nguyên gốc.
Cần phân biệt bột chiên với bánh bột chiên hay còn gọi là bánh nhúng.
Để làm món bột chiên người ta khuấy đều bột gạo, bột năng với nước ấm với tỉ lệ bột, nước tùy thuộc kinh nghiệm của người nấu. Thêm vào 1 muỗng súp dầu ăn, và nên nếm vừa ăn.
Đặt nồi bột lên bếp, khuấy đều tay trên lửa nhỏ cho đến khi bột trong và đặc lại.
Đổ bột vào khuôn hình vuông, hấp 30 phút, để nguội (theo kinh nghiệm của một số người bỏ bột đã hấp vào ngăn mát tủ lạnh, hôm sau mới lấy ra chiên sẽ ngon hơn.)
Cắt bột thành miếng vuông vừa ăn (thông thường dày khoảng 0.5 cm). Rưới nước tương lên bột, trộn đều.
Để chiên bột, người ta sử dụng chảo gang to cỡ cái nia và đặt trên bếp với lửa rất lớn (gọi nôm na là "bếp khè") để bột đạt đủ độ giòn và vẫn mềm bên trong, chất lượng bột sau khi chiên sẽ không đảm bảo khi dùng chảo thường và bếp ga gia đình. Khi chảo thật nóng, cho vào lượng mỡ nước vừa đủ cho bột không dính chảo, không nhiều, cho 10 - 12 miếng bột vào chiên vàng mặt,sau đó đập vào 1 quả trứng gà, tán đều ra, rắc thêm một ít hành lá, rồi lật úp lại cho vàng mặt kia (các tiệm người Hoa thường rắc thêm cải xá pấu (củ cải muối) vào, đây cũng là sự khác biệt so với bột chiên Việt Nam.
Tại Sài Gòn ngoài những chiếc xe đẩy nhỏ bán rải rác lưu động trên phố, cũng có những khu vực chuyên doanh món ăn này, vài nhiều nơi có thâm niên và nổi tiếng, ví dụ
Xe bột chiên đường Số 3 – Khu dân cư Nam Hùng Vương.
Xe bột chiên ngã ba Phùng Khắc Khoan – Điện Biên Phủ.
Khu bột chiên Hải Thượng Lãn Ông, quận 5 có 5, 6 xe bán theo khẩu vị người Hoa.
Khu đường Ba Tháng Hai, Hàn Hải Nguyên, quận 11, có trên chục xe.
Khu bột chiên Võ Văn Tần, quận 3, trước đây khu này có gần 20 điểm bán bột chiên, nhưng hiện nay chỉ còn 5, 6 hàng, cùng khu vực, trong con hẻm 306 Nguyễn Thị Minh Khai đến Võ Văn Tần có 2 cửa hàng bán bột chiên khá lớn.
Như những món ăn khác, bột chiên đòi hỏi tay nghề và sự chăm chút. Bột được sản xuất sẵn tại các lò chợ Xóm Củi, quận 8; đường Xóm Đất, quận 11; khu Đầm Sen, quận 11... và phân phối tại các chợ.Bột làm bột chiên phải được làm bằng gạo mới, nếu làm bằng gạo cũ thì chiên lên miếng bột bị đen, sau khi chế biến thành bánh thì mặt bột phải mịn, đủ độ dẻo, để đạt được điều này có thể pha thêm bột năng hoặc bột nếp, tuy nhiên nếu pha nhiều sau khi chiên bột sẽ bị cứng.Chảo chiên phải làm bằng gang dày rộng mặt, ở giữa mo cao để không đọng mỡ, lửa phải đủ lớn để bột màu vàng, khi chiên bột chỉ cần ba, bốn mươi giây trên chảo thật nóng. Nếu không hội đủ các điều kiện trên thì bột sẽ dai và ngậm mỡ.
== Chú thích == |
Cua Huỳnh đế (danh pháp hai phần: Ranina ranina) là một loài cua biển trong cận bộ Cua phân bố nhiều ở vùng biển phía Đông Nam Thái Bình Dương và các vùng biển Ôn đới khác. Ở Việt Nam, cua huỳnh đế xuất hiện nhiều ở vùng biển sạch, có đáy cát vàng và nguồn nước trong xanh như các vùng biển Quy Nhơn (Bình Định), Phú Yên, Tuy Phong (Bình Thuận), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Cam Ranh (Khánh Hòa). Đây là một loài hải sản có giá trị kinh tế cao và được làm nguyên liệu chế biến thành những món đặc sản.
Cua huỳnh đế to bằng bàn tay xòe, mình khum tròn, nhìn giống con bọ khổng lồ hay có con hình dáng như loài rùa, đầu cua hơi chúi xuống, có màu đỏ hồng, mai hình vuông, càng và que ngắn, đầu cua dài và có nhiều râu Cua Huỳnh đế có những con ở vùng biển nước sâu nặng hơn 1 ký.
Cua có bộ áo giáp dày và cứng có màu vàng rực như hoàng bào hay chiến bào, li ti gai nhọn xuôi theo thân, que và càng to, cạnh sắc lẻm như dao. Thịt cua huỳnh đế thơm ngon, bổ dưỡng, thớ thịt cua săn chắc, trắng muốt nhô và độ đạm cao.Cua huỳnh đế chỉ rộ nhất vào mùa xuân, khoảng từ tháng 12 đến tháng 3 âm lịch ở Việt Nam.
Ở vùng biển Bình Định - Quảng Ngãi, giống cua này được ngư dân tôn xưng là vua của các loài cua tức cua huỳnh đế. Tên gọi cua huỳnh đế được lý giải khá thú vị. Nguyên thủy tên cua là "hoàng đế", nhưng thuở xưa quan địa phương lệnh dân phải đọc trại đi vì sợ phạm húy (chúa Nguyễn Hoàng). Theo lời kể của các lão ngư dân miền Trung, ngày xưa, khi vua du ngoạn ở các vùng biển đẹp, thấy ngư dân nơi đây đánh bắt được loại cua lạ, có màu đỏ hồng như chiến bào, hình dáng như loài rùa nên ăn thử. Ăn thấy ngon, tốt cho sức khỏe nên vua truyền cho các địa phương có loại cua này phải dâng lên hoàng cung. Từ đó tên gọi cua huỳnh đế còn gọi là hoàng đế, cua vua lưu truyền trong dân gian
Cua huỳnh đế là đặc sản từ vùng biển Quảng Ngãi đến Phú Yên. Loài cua này trước đây thường được dùng để tiến cống cho các vị vua ở Việt Nam vì tương truyền họ ăn thấy ngon, tốt cho sức khỏe. Cua huỳnh đế có thể chế biến các món như rang me, rang muối, nướng... nhưng ngon nhất và đơn giản trong chế biến vẫn là món hấp ăn với muối tiêu ớt xanh hoặc luộc lấy thịt phi hành, gia vị rồi nấu cháo. So với các loại hải sản khác, cua Huỳnh đế khẳng định đẳng cấp về chất lượng mà lâu nay được ví ngang với cá tuyết đen, cá hồi đỏ.
Về khai thác ở Việt Nam, khoảng cuối đông đến tháng 4 năm sau, khi gió xuân về là lúc ngư dân vào mùa đánh bắt cua huỳnh đế. Giã cào, lưới đánh đằm... là những phương tiện đánh bắt cua thường thấy. Ngư dân miền Trung Việt Nam có thể đánh bắt bằng lưới giã cào, nhưng để có được những chú cua với số lượng nhiều, chắc thịt thì phải dùng một dụng cụ gọi là rập. Rập để bẫy cua huỳnh đế có hình dạng như chiếc nón, được gắn mồi tươi ở chính giữa. Mỗi thuyền ra khơi thường trang bị từ 200 - 300 cái rập, khi thả mỗi cái cách nhau chừng 5m. Cua rúc vào đó ăn mồi và sập bẫy trong các rập. |
Sữa chua hay Yogurt là một chế phẩm sữa được sản xuất bằng cách cho vi khuẩn lên men sữa. Mọi loại sữa có thể dùng để làm sữa chua nhà làm, nhưng trong cách chế tạo hiện đại, sữa bò được dùng nhiều nhất.
Sữa chua đặc và yaourt là sản phẩm lên men lactic từ sữa bò tươi, sữa bột hay sữa động vật nói chung sau khi đã khử chất béo và thanh trùng vi khuẩn gây bệnh bằng phương pháp tiệt trùng Pasteur ở nhiệt độ 80-90 °C.
Sữa lên men thành sữa chua do vi khuẩn lactic và hiện tượng này gọi là lên men lactic. Sữa chua có vị sánh, sệt do vi khuẩn lactic đã biến dịch trong sữa thành dịch chứa nhiều axit lactic:
Đường lactose + (xt) vi khuẩn lactic => axit lactic + năng lượng (ít).
Từ đó, độ pH trong sữa giảm thấp, casein trong sữa sẽ đông tụ và làm cho sữa từ lỏng trở thành sệt.
Sữa chua chứa rất nhiều các khoáng chất như calci, vitamin C, vitamin D, kẽm, axit lactic và probiotic. Hàm lượng các chất có trong 180 gram sữa chua bao gồm:
Năng lượng: 100-150 kcal
Chất béo: 3,5 gram
Chất béo bão hòa: 2 gram
Protein: ít nhất 8-10 gram
Đường: 20 gram hoặc ít hơn
Calci: ít nhất 20% lượng calci cần thiết hàng ngày
Vitamin D: ít nhất 20% lượng vitamin D cần thiết hàng ngày
Từ lâu sữa chua được biết đến như một nguồn bổ sung calci, kẽm và các vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Các công dụng nổi bật của sữa chua bao gồm:
Hỗ trợ tiêu hóa, bổ sung vi khuẩn có lợi cho đường ruột: vì sữa chua có rất nhiều các vi sinh vật probiotic
Tăng cường sức đề kháng: ăn sữa chua thường xuyên cũng làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể
Giúp giảm cân: ăn sữa chua hằng ngày giúp bạn có một vòng eo lý tưởng. Theo một nghiên cứu của tiến sĩ Michael Zemel từ đại học Tennessee, Knoxville: Khi ăn sữa chua cơ thể tiết ra ít cortisol hơn, giúp cho các amino acid dễ dàng đốt cháy các chất béo làm giảm hàm lượng mỡ bụng trong vòng eo của bạn.
Ngăn ngừa cao huyết áp: trung bình khoảng 70% chúng ta tiêu thụ lượng muối trong cơ thể ít hơn hàm lượng muối hấp thụ, quá trình này diễn ra thường xuyên khiến xảy ra các bệnh suy thận, tim và cao huyết áp. Chỉ cần sử dụng sữa chua hàng ngày, kali có trong sữa chua sẽ giúp cơ thể loại bỏ muối dư thừa trong cơ thể của bạn.
Giảm cholesterol.
Bảo vệ răng miệng: sữa chua có hàm lượng chất béo thấp nên không gây ra các vấn đề về răng, miệng. Axit lactic có trong sữa chua cũng góp phần bảo vệ lợi rất tốt.
Bổ sung calci giúp xương và răng chắc khỏe.
Giúp làm đẹp da và bảo vệ tóc.
Sữa chua khi ăn có thể để thêm vài miếng trái cây, rất bỗ dưỡng cho sức khỏe và còn kích thích vị giác. Nó có thể là một bữa xế bổ dưỡng. |
Nem rán hay chả giò, chả ram hay chả đa nem là tên một món ăn nổi tiếng của người Việt, chúng cũng được gọi tắt là nem theo cách gọi phổ biến ở miền Bắc. Ở miền Trung, món ăn này thường gọi là ram (riêng ở Thanh Hóa gọi là chả), còn ở miền Nam, nó được gọi là chả giò. Loại nem gói theo kiểu miền Nam được người Bắc gọi là nem Sài Gòn; có xuất xứ từ Trung Quốc trong những món dimsum và được chế biến từ những nguyên liệu dễ kiếm, cách thực hiện đơn giản.
Nem truyền thống thường có nguyên liệu chính là thịt lợn, miến, trứng gà, nấm mèo,... và một số gia vị thông dụng của ẩm thực Việt như hành lá, tiêu, nước mắm, được cuốn bằng bánh tráng và chiên ngập dầu. Nem thường được ăn kèm với nước mắm pha, đồ chua và rau xà lách, các loại rau thơm như húng quế, húng cây, diếp cá,...
Ở miền Bắc cũng có loại nem rán được gói thành hình vuông thay vì hình trụ (như món nem vuông - nem cua bể Hải Phòng). Nem rán cũng thường được dọn kèm bún chả Hà Nội. Ở miền Nam đôi khi chả giò được ăn kèm các loại rau lá có sẵn và dễ tìm ở vườn như đọt cóc, rau sao nhái, rau quế vị, rau xương máu (hoặc săng máu),... Các loại rau này thường được gọi là rau rừng. Nem cũng có thể ăn kèm bún tạo thành món bún nem.
Ngoài món nem rán truyền thống còn có một số loại nem rán khác như món nem rán hải sản, nem rán chay,...
Thịt: Thịt nạc dăm, thịt cua (có thể thay bằng tôm tươi)
Trứng gà hoặc trứng vịt,
Rau: chọn khoảng 2-3 loại trong các loại: cà rốt, khoai môn, khoai lang, đậu phụ, củ đậu, giá đỗ, su hào.
Miến, bánh đa nem (bánh tráng) hoặc vỏ hoành thánh, váng đậu nếu muốn ăn giòn xốp.
Các gia vị khác: hành lá, muối, mộc nhĩ, nấm bào ngư, bạc hà hoặc các loại nấm, hành khác như: nấm đông cô (nấm hương), hành khô, tỏi khô, hành tây, tiêu.
Nhân nem: Thái nhỏ thịt rồi xay hoặc bằm nhuyễn. Rau thái sợi, cắt khúc vừa quấn cuộn. Miến (đã được ngâm qua nước), mộc nhĩ, nấm hương ngâm nước (nếu nấm tươi không cần ngâm), rửa sạch rồi thái nhỏ. Hành băm nhỏ. Tất cả trộn đều với trứng và gia vị (nên cho vào rất ít muối vì bánh tráng đã có sẵn vị mặn).
Gói nem: Bánh đa nem ủ mềm, cắt mép cứng, rồi cắt nhỏ vừa với độ dài dự định của nem, thường khoảng 3 đốt (lóng) tay; cho nhân vào cuốn tròn lại (chú ý không cuốn chặt tay). Còn nếu dùng vỏ hoành thánh chỉ việc gỡ từng vỏ hoành thánh và cho nhân gói như gói nem.
Rán nem: Bỏ vào chảo dầu nóng (dầu vừa mặt nem, không nên cho quá nhiều, nem sẽ bị nổ mặt và bung mép), để nhỏ lửa, trở đều tay cho đến khi nem chín vàng đều, vớt ra ăn nóng cùng với nước mắm pha chế gồm chanh (vớt bỏ hột để nước chấm không bị đắng, tỏi, ớt (bỏ hột, bằm nhuyễn), lượng đường cho vào hòa tan trong nước và nước mắm cho tới khi ớt và tỏi nổi hết lên trên bề mặt) và các loại rau thơm: ngò, tía tô, quế, rau răm, diếp cá, húng, đặc biệt là rau kinh giới và húng lủi (húng chó), xà lách. Có thể ăn kèm với bún sợi nhỏ.
Hoặc nếu ăn kiểu người Trung thì chỉ việc chấm xì dầu hay tương đen, tương cà hay mayonnaise đều được tùy khẩu vị.
Ngoài nem nhân thịt lợn, cua, hải sản,... miền Bắc còn có thêm món nem ốc. Nguyên liệu gồm ốc, thịt nạc dăm, lá lốt, lá ngải cứu, hành hoa băm nhỏ, trứng gà. Ở miền Nam còn rất nhiều loại nem khác như: chả giò rươi, chả giò trái cây, chả giò chay, chả giò hải sản, chả giò gói bằng hoành thánh, chả giò rế, chả ram (miền Trung - cuốn tròn bằng ngón tay cái). Riêng với nem hải sản thì các nguyên liệu tôm cá với rau củ đều được thái hạt lựu, xào sơ rồi trộn sốt mayonnaise, sau khi cuốn gói nem phải nhúng nem với hỗn hợp bột mỳ pha với nước và áo qua bột chiên xù, sau đó đem chiên chín vàng.
Để tránh cho chả giò bị ngấy dầu, người ta thường xếp những cuốn chả giò vào nồi chiên chân không và quết lên chút dầu ăn và bật công tắc nồi để nó tự chế biến. Chả giò vẫn thơm giòn như chiên ngập dầu, rất có lợi cho sức khoẻ. Đối với người Hà Nội còn có phở cuốn tôm chiên - một biến thể của nem rán truyền thống sử dụng lá bánh phở mềm cuộn cùng rau, tôm và nấm đem nhúng bột chiên giòn.
Riêng ở Thanh Hoá lại có món chả tôm, nhưng thực chất nó là chả giò tôm nướng. Cách làm chả tôm không phức tạp, nhưng đòi hỏi nguyên liệu tươi ngon và bàn tay tỉ mỉ, khéo léo cùng tính kiên trì của người làm. Tôm bột không cần loại to, phải thật tươi, rửa sạch đem hấp hoặc luộc qua để dễ bóc vỏ, bỏ đầu đuôi, chỉ đen ở sống lưng, giã nhỏ. Lưu ý giã nhỏ chứ không xay nhuyễn, để khi thưởng thức vẫn cảm nhận được thịt tôm thơm ngon.
Cần thêm thịt ba chỉ rán vàng rồi băm lẫn với hành khô và bánh phở cắt nhỏ để tạo thành hỗn hợp nhân, nêm gia vị vừa ăn, cho vào chút hạt tiêu tạo vị cay thơm. Để nhân chả có màu vàng đỏ đẹp mắt, khi giã nhân thì cho thêm chút thịt gấc vào, trộn đều.
Phần vỏ ngoài của chả là bánh phở, loại dày và dai vừa phải để khi cuốn không bị rách, cắt đều mỗi miếng có chiều ngang chừng 4 cm, dài 7 cm. Người làm khéo léo rải nhân lên rồi cuốn nhẹ tay nhưng phải chắc, sao cho không bị hở và đều ngang nhau để khi nướng các miếng chả chín đều.
Chả được kẹp vào những nẹp tre tươi hoặc xếp lên vỉ nướng, nướng trên lửa than hoa. Khi có khách gọi món thì người bán hàng mới bắt đầu nướng, khách ngồi đợi sẽ thấy cô bán hàng tay quạt bếp tay lật vỉ thoăn thoắt để chả chín đều cả trong lẫn ngoài, và khi bỏ ra đĩa là những miếng chả tôm nóng hổi, lớp vỏ bánh hơi cháy, lấp ló nhân bánh vàng đỏ hấp dẫn, mùi thơm ngào ngạt.
Nước chấm ăn kèm chả tôm cũng phải đủ vị, đu đủ xanh thái mỏng, quả sung thái lát, ớt tươi, tỏi, dấm, đường… làm dưa góp và nước mắm cốt pha loãng. Không thể thiếu rổ rau sống tươi ngon gồm rau diếp, mùi, húng…
Chả ram tôm đất là món ăn đặc sản của vùng đất võ Quy Nhơn – Bình Định. Miếng chả rán giòn tan của lớp bánh tráng chiên ở ngoài, bên trong có thịt tôm đất vàng ruộm, ngầy ngậy của thịt mỡ, hương vị hấp dẩn rất đặc biệt, là món ăn dễ gây nghiện cho nhiều thực khách. Ngày Tết, khi hầu hết các món ăn đã trở nên dễ ngán thì cuốn chả ram nhỏ xinh bằng ngón tay, giòn rụm, thơm thơm lại khiến nhiều người thích thú. Nói đếm chả ram, người ta lại hay nghĩ đến sự tổng hoà của các nguyên liệu như thịt, tôm, cà rốt, khoai tây, bún khô, nấm mèo…
Thế nhưng, nguyên liệu để làm món chả ram tôm đất lại hết sức đơn giản. Chỉ gồm có bánh tráng mỏng, tôm đất và ít thịt mỡ rồi cuốn lại thành cuốn chả nhỏ bằng ngón tay út. Công đoạn chiên chả cũng có chút công phu và bí quyết để chả luôn giòn rụm dù để tới 6 tiếng sau. Chiên chả lúc đầu bằng lửa to chừng 4 phút. Sau đó hạ nhỏ lừa thêm chừng ấy thời gian nữa. Làm như vậy để chả chiên giòn từ ngoài vào trong, phần nhân bánh cũng vừa giòn mới để lâu được. Nhiều người không biết, chiên chả to lửa từ đầu đến cuối khiến chả dễ bị cháy mà phần nhân bên trong chưa kịp giòn.
Còn riêng với Huế, nem rán gọi là ram. Mỗi chiếc ram chỉ dài khoảng chừng một ngón tay với lớp vỏ thơm, giòn sẽ được chiên ngay tại chỗ khi ăn. Nhân ram Huế tương đối giống nhân nem của miền Bắc, nghĩa là có ít miến trộn với thịt và nấm mèo, tôm tươi bóc vỏ, hành tím, hành lá. Miến được ngâm nở, mềm, trộn đều với những nguyên liệu trên, ướp gia vị rồi sau đó sẽ cuộn tròn với lớp bánh tráng (bánh đa nem) mỏng. Ram được cuốn vừa đủ, không quá chặt cũng không quá lỏng, nếu không khi rán ram sẽ dễ bị bung ra. Chờ khách đến, ram được cho vào chảo dầu đậu phộng, rán đến khi vàng rộm, giòn rụm thì vớt ra.
Để ăn món ăn thêm hấp dẫn, ram sẽ được trình bày thành món nem công (ngày xưa vua chúa nhà Nguyễn rất ưa dùng thịt chim công, nên nem công và chả phượng gọi là những món ăn cung đình hạng sang). Ram cuốn sẽ được xiên lên que tre và cắm vào nửa trái dứa để làm thân, những chiếc nem (ram) là đuôi công bày đĩa, dùng hai lá của quả dứa tỉa thành đôi cánh và củ cải hay cà rốt đẽo gọt thành đầu con công. Đĩa nem công của ẩm thực cung đình Huế làm xiêu lòng với thực khách bởi vẻ bắt mắt và đầy hấp dẫn qua bàn tay khéo léo của đầu bếp hay những nữ công gia chánh hoàng tộc xưa. Đối với món ram Quảng Bình thì không thể không nhắc tới món ram đẻn biển. |
Khao mu daeng (tiếng Thái: ข้าวหมูแดง, phát âm tiếng Thái: [kʰâːw mǔː dɛ̄ːŋ], nghĩa đen: 'cơm thịt heo đỏ') là một món ăn Thái, biến thể địa phương của xá xíu với cơm (tiếng Trung: 叉烧饭, pinyin: chā shāo fàn) của ẩm thực Trung Quốc.Khao mu daeng bao gồm cơm nóng, topped with thịt đỏ, kun chiang, nửa quả trứng luộc (hoặc nửa miếng trứng luộc), và ba chỉ heo chiên giòn; đi kèm với dưa leo cắt lát và hành lá; và phủ nước sốt đậu ngọt. Nước chấm được làm từ sốt tương đen và ớt giấm, trong khi có thể tùy chọn thêm nam phrik phao (sốt ớt nướng kiểu Thái) vào.Khao mu krop (tiếng Thái: ข้าวหมูกรอบ, phát âm tiếng Thái: [kʰâːw mǔː krɔ̀ːp], nghĩa đen: 'cơm thịt heo giòn'; tiếng Trung: 香炸五花肉盖饭, xiāngzhá wúhuā ròu gài fàn) là một biến thể của khao mu daeng. Nó chỉ đơn thuần là khao mu daeng không thịt heo đỏ.
Cả hai khao mu daeng và khao mu krop là món ăn có thể dễ tìm thấy, thậm chí ở đường phố, khu ăn uống, chợ hoặc tại nhiều nhà hàng với nhiều món cơm khác như khao man kai, khao kha mu và khao na pet.
Tại Bangkok, có nhiều nhà hàng khao mu daeng nổi tiếng tại khu vực Si Lom, Talat Phlu, Wat Trai Mit, Thanon Plaeng Nam, và Sam Phraeng.
== Tham khảo == |
Bò nướng lá lốt hay còn gọi là bò lá lốt hoặc là thịt bò lá lốt hay bò cuốn lá lốt là một món ăn trong ẩm thực Việt Nam, có xuất xứ và thịnh hành ở vùng Nam Bộ, nguyên liệu chính là thịt bò và lá lốt được chế biến theo phương pháp nướng, có thể kèm theo mỡ chài. Các loại rau sống ăn kèm rất phong phú như: xà lách, húng quế, diếp cá, chuối chát, dưa leo, khế và chấm mắm nêm. Món này đặc trưng bởi vị hấp dẫn với vị ngon của thịt bò nướng lá lốt, béo của đậu phộng hòa chung vị chát của chuối, chua của khế, vị thanh thanh của nhiều loại rau giòn mát, cùng hương mắm nêm cay cay.
Phương pháp chế biến khá đơn giản thịt bò rửa sạch, vắt ráo, xắt mỏng, bằm củ hành, tỏi, sả, các loại gia vị khác trộn đều và ướp với thịt. Lá lốt đem rửa sạch, bỏ thịt bò vào lá và hột tiêu gói lại. Đem để lên vỉ, nướng trên than củi hồng, cho lá ngoài vừa chín, xong gắp ra dĩa, múc mỡ thoa đều lên lần nữa hay bơ.
== Chú thích == |
Đậu hũ hạnh nhân (tiếng Trung: 豆腐; Bính âm: xìngrén dòufǔ; tiếng Nhật: Kanji: 杏仁豆腐, Kana: あんにんどうふ) hay đậu phụ annin là một món tráng miệng Á-Đông làm từ sữa hạt mơ, (thường được dịch là sữa hạnh nhân, do hạt mơ thường được dịch là "hạnh nhân"), agar và đường. Đây là món tráng miệng truyền thống của ẩm thực Bắc Kinh, Quảng Đông và ẩm thực Nhật Bản. Món này có hình thức và bản chất tương tự như món blancmange.
Cái tên "đậu phụ" ở đây dùng để chỉ "chất rắn giống như đậu phụ" khi thành phần chính của đậu phụ là đậu nành không được sử dụng. Quy ước đặt tên này cũng được thấy trong các món ăn Đông Á khác như Yudoufu của Trung Quốc (鱼 豆腐) và tamagodofu Nhật Bản.
Trong công thức truyền thống, thành phần chính là hạnh nhân được ngâm và nghiền với nước. Sữa hạnh nhân được chiết xuất, làm ngọt và làm nóng bằng chất keo (thường là agar). Khi được làm lạnh, hỗn hợp sữa hạnh nhân sẽ đông cứng lại thành một thạch tráng miệng mềm.
Mặc dù công thức sử dụng agar là thuần chay, nhưng có rất nhiều công thức biến tấu đi ngược lại với điều này. Hầu hết các công thức mới đều được làm dựa trên các sản phẩm sữa và một lượng nhỏ hương liệu. Thành phần chính là agar thường được thay thế bằng gelatin.
Thạch rau câu hạnh nhân có thể được làm từ những nguyên liệu tươi hoặc sử dụng dưới dạng bột hỗn hợp đóng gói. Có một loại bột làm từ đậu nành đóng gói với chất đông tụ, hòa tan trong nước nóng và đông cứng khi được làm mát. |
Bánh in là một loại bánh có xuất xứ từ Huế, được làm từ bột năng, bột gạo nếp, đậu xanh, đường, các nguyên liệu khác và được ép, đúc thành khuôn mặt đáy của bánh khó khắc các hình chữ Thọ, Phúc, Lộc và gói trong giấy ngũ sắc. Đây là loại bánh để dùng trong ngày Tết, phục vụ việc thờ cúng và đãi khách. Do giá trị rẻ nên được rất nhiều người ưa chuộng. Đây là biến thể của món bánh khảo và phẩm oản (oản bột) của người miền Bắc.
Bánh in thường được thờ trên bàn thờ tổ tiên ngày cúng Tất niên hay để trong các hộp mứt mời khách ngày Tết hay dịp Trung thu, bánh tháp được kết từ nhiều bánh in nhỏ dùng thờ cúng Phật, bánh nếp có khắc hình hoa sen ăn thơm, dẻo thường được đặt trên các bàn cúng tối 30 Tết, bánh măng mắc nhất nên đặc biệt được dùng để đãi khách sang, bạn bè trong ngày Tết…
Theo lời kể của những người già ở làng ngôi làng được cho là khởi thủy của bánh in ở Huế, làng Kim Long thì bánh in đã có từ đời các vua triều Nguyễn (nhà Nguyễn lúc này đóng đô ở Huế). Lúc ấy gần Tết Nguyên đán, bên chén trà nhạt vua cảm thấy cần có thêm một món để nhắm với trà, vua bèn sai các bô lão ở vùng Kim Long rằng "Vùng các ngươi vốn sẵn khéo tay, nay ta sai về làm thứ gì đó vừa rẻ lại vừa ngon để ta uống với trà".
Các bô lão bàn bạc là đánh giá rằng làng có trồng nhiều đậu xanh, nên kết hợp với đường cát để làm một thứ bánh nhỏ gọn cho vua ăn mà có đủ chất dinh dưỡng và quan trọng nhất là giá rẻ. Sau vài tuần chế biến, chiếc bánh đậu xanh có in hình chữ "THỌ" với ý nghĩa chúc vua trường thọ đã ra đời. Vua ăn vào thấy hài lòng, bèn ban thưởng cả làng và ra chiếu chỉ phải lưu giữ nghề cho đến muôn đời sau. Như vậy bánh in khởi thủy là một loại bánh dâng vua uống trà nhân dịp Tết.
Cho đến nay, nghề làm bánh in ở làng Kim Long đã trải nhiều thế hệ. Hiện đã có thêm nhiều thứ bánh khác có tên, hình dáng khác nhau nhưng vẫn một hương vị chủ đạo là đậu xanh và đường như: bánh hột sen, bánh tháp, bánh ngũ sắc… Người dân đã kết hợp thêm hương vị mới như nếp: bánh nếp; nếp-dừa-mè: bánh măng; nếp-bột tro-đậu xanh: bánh ít đen… Loại bánh in đậu xanh (xưa nhất), người làm phải qua các công đoạn là đãi đậu - nấu đậu - đánh đậu - giã đậu - in bánh - sấy bánh - gói bánh bằng giấy bóng. |
Tôm mũ ni (danh pháp khoa học: Scyllaridae) là một họ của bộ động vật giáp xác mười chân sinh sống ở các vùng biển và đại dương ấm. Có thể dễ dàng nhận ra loài này qua bộ xúc giác rất to của chúng ở trước đầu trông giống như những cái đĩa lớn. Ở nhiều vùng của Việt Nam, ngư dân gọi loài này là tôm mũ ni vì xúc giác to gợi sự liên tưởng đến chiếc mũ ni che tai. Tất cả các giống tôm mũ ni đều có thể ăn được, và một số giống có giá trị thương mại cao như tôm mũ ni trắng, tôm mũ ni đỏ. Những tên gọi thông thường phổ biến nhất của họ này trong tiếng Anh là tôm hùm dép ("slipper lobster"), tôm hùm mũi xẻng ("shovel-nosed lobster") hay tôm hùm chấu chấu ("locust lobster"), nhưng họ này không phải là họ tôm hùm thực sự cũng như các họ khác mà tên thông thường có chữ "tôm hùm". |
Parfait (, also UK: , tiếng Pháp: [paʁfɛ] ( nghe); nghĩa là "hoàn hảo") là một trong hai loại tráng miệng. Ở Pháp, nơi bắt nguồn của món ăn này, parfait được làm bằng cách đun sôi kem, trứng, đường và xi-rô để tạo ra một hỗn hợp nhuyễn giống như sữa trứng. Phiên bản Mỹ của món này bao gồm các lớp được phân biệt bằng cách bao gồm thành phần nguyên liệu như granola, quả kiên, sữa chua và rượu mùi, phủ lên trên là trái cây hoặc kem tươi đánh bông. Công thức lâu đời nhất được nhiều người biết đến có từ năm 1894.
Tại nước Pháp, parfait dùng để chỉ một món tráng miệng đông lạnh được làm từ xi-rô đường, trứng và kem.
Ngay tại Vương quốc Anh, parfait có thể dùng để chỉ một loại pa tê thường được làm từ gan (gà hoặc vịt) và làm ngọt bằng rượu mùi.
Tại nước Mỹ, parfait dùng để chỉ món tráng miệng kiểu Pháp truyền thống hoặc một biến thể phổ biến gọi là parfait kiểu Mỹ, được làm bằng cách xếp lớp kem parfait, kem lạnh và đôi khi là trái cây. Món này thường được thưởng thức trong một ly thủy tinh cao nhưng cũng có thể là một ly ngắn và chắc. Thủy tinh trong suốt cho phép nhìn thấy các lớp của món tráng miệng. Lớp phủ bên ngoài thường được tạo ra bằng kem tươi đánh bông, trái cây tươi hoặc đóng hộp hay rượu mùi.
Xu hướng gần đây ở bên Mỹ và Canada đã giới thiệu những loại parfait không chứa kem hoặc rượu mùi. Chúng được làm bằng cách đơn giản là lớp sữa chua với granola, quả kiên và/hoặc trái cây tươi (như đào, dâu tây hoặc việt quất). Phiên bản này đôi khi được gọi là parfait sữa chua hoặc parfait trái cây. Cũng có thêm cả món parfaits thuần chay nữa. |
Bastani sonnati (tiếng Ba Tư: بستنی سنتی, nguyên văn 'kem truyền thống'), hoặc đơn giản là bastani bastani (بستنی), là một loại kem của Iran được làm từ sữa, trứng, đường, nước hoa hồng, saffron, vani và quả hồ trăn. Nó được biết đến phổ biến hơn là kem Ba Tư. Salep đôi khi cũng được bổ sung vào món kem như một thành phần. Bastani thường chứa Kem vón cục đông lạnh.Āb havij bastani (tiếng Ba Tư: آب هویج بستنی) là một hỗn hợp nước ép cà rốt làm thành một cây kem nổi và đôi khi có thể được trang trí với quế, hạt nhục đậu khấu hoặc các loại gia vị khác.
Lịch sử của loại kem này có lẽ đã bắt đầu khoảng 500 trước Công nguyên vào thời Đế chế Achaemenid của Iran (Ba Tư), món kem được tạo thành từ sự kết hợp đá lạnh với hương vị. Vào năm 400 trước Công nguyên, người Ba Tư đã phát minh ra một loại thực phẩm ướp lạnh đặc biệt làm từ nước hoa hồng và bún tàu, và được phục vụ cho hoàng gia trong mùa hè. Băng được trộn với saffron, trái cây và nhiều hương vị khác. Vào thời Achaemenid, siro được đổ lên tuyết gọi là "nước đá trái cây" (Sorbet). Hoàng đế Alexander, vị vua đã đánh nhau với quân Ba Tư trong mười năm, rất thích "trái cây" được làm ngọt bằng mật ong và ướp lạnh với tuyết. Người Ba Tư đã phát minh ra một loại thực phẩm ướp lạnh đặc biệt, được làm từ nước hoa hồng và bún tàu, được phục vụ trong mùa hè nóng bức và được coi là nguồn gốc của món tráng miệng lạnh của Iran, faloodeh (tiếng Ba Tư: پالوده). Họ đã giới thiệu kem và faloodeh cho người Ả Rập sau khi Ả Rập xâm chiếm Iran dẫn đến sự sụp đổ của Đế quốc Sasan Ba Tư. |
Big Mac là một loại hamburger được bán bởi chuỗi nhà hàng đồ ăn nhanh quốc tế McDonald's. Món ăn được giới thiệu tại Vùng đô thị Pittsburgh vào năm 1967 và trên toàn nước Mỹ vào năm 1968. Ngoài ra, đây cũng là một trong những sản phẩm chủ lực của công ty.
Big Mac được phát minh bởi doanh nhân Jim Delligatti, người mà McDonald's nhượng quyền thương hiệu vào khoảng mười năm trước, lúc bấy giờ đang điều hành một số nhà hàng ở khu vực Pittsburgh. Món ăn ra đời ngay trong căn bếp của nhà hàng McDonald's đầu tiên do Delligatti quản lý, nằm trên đường McKnight ở ngoại ô xã Ross. Trước đó, Big Mac có hai cái tên nhưng chúng đều thất bại trên thị trường: Aristocrat, làm cho người tiêu dùng cảm thấy khó hiểu và khó phát âm, cùng Blue Ribbon Burger. Cái tên thứ ba, Big Mac, là sáng kiến của Esther Glickstein Rose, một thư ký quảng cáo 21 tuổi từng làm việc tại trụ sở của McDonald's ở Oak Brook, Illinois. Bánh Big Mac ra mắt công chúng tại nhà hàng của Delligatti ở Uniontown, Pennsylvania vào năm 1967, được bán với mức giá 45 xu nhằm cạnh tranh với dòng Hamburger Big Boy đến từ chuỗi nhà hàng Big Boy; khi ấy, Eat'n Park đang là bên nhận nhượng quyền Big Boy tại khu vực Pittsburgh. Món bánh Big Mac dần trở nên phổ biến và được bổ sung vào thực đơn của tất cả các nhà hàng ở Hoa Kỳ vào năm 1968. Tính đến nay, món này vẫn được nhiều trang truyền thông công nhận là sản phẩm bán chạy thứ hai của McDonald's, chỉ sau khoai tây chiên.
Một cái Big Mac tiêu chuẩn gồm có: hai miếng thịt bò xay 1,6 oz (45,4 g), "nước xốt đặc biệt" (một biến tấu của xốt Thousand Island), xà lách búp Mỹ, pho mát Mỹ, dưa chuột muối chua và hành tây, được đặt xen kẽ giữa một cái bánh mì ba lát rải hạt mè. Ngày 1 tháng 10 năm 2018, McDonalds cho biết hãng sẽ loại bỏ tất cả các chất bảo quản, hương liệu cũng như phẩm màu nhân tạo ra khỏi món ăn.Big Mac được biết đến trên toàn thế giới và thường được sử dụng như một biểu tượng của chủ nghĩa tư bản cũng như sự suy tàn của Mỹ. Vì Big Mac rất phổ biến và có thể so sánh trên các thị trường, nên The Economist đã sử dụng món bánh làm điểm tham chiếu cho một chỉ số đo lường ngang giá sức mua giữa các quốc gia khác nhau trên thế giới – chỉ số Big Mac. Chỉ số này đôi khi còn được gọi là Burgernomics.
Những hoạt động quảng cáo bánh burger đầu tiên của McDonald's chủ yếu diễn ra dưới hình thức báo in, ngoài ra còn có lần nam ca sĩ Hoyt Axton biểu diễn ca khúc "The Ballad of Big Mac" trên truyền hình vào năm 1969.
Năm 2007, Danya Proud, phát ngôn viên của McDonald's, cho biết chỉ riêng ở Hoa Kỳ đã có hơn 560 triệu chiếc Big Mac được bán ra mỗi năm. Điều đó có nghĩa là cứ mỗi giây trôi qua lại có khoảng 17 chiếc Big Mac được bán đi.
Mega Mac hoặc Double Big Mac: gồm bốn miếng thịt bò 1,6 oz (45,4 g) và một lát pho mát bổ sung. Biến thể này có sẵn ở Canada, Trung Quốc, Ai Cập, Ireland, Nhật Bản, Malaysia (chỉ trong thời gian khuyến mại), Thổ Nhĩ Kỳ, Singapore, Pakistan, Hàn Quốc, Thái Lan cùng Vương quốc Anh. Công thức của món này đã lan truyền đến Mỹ vào đầu năm 2020. Tại Úc, món ăn đã ngừng sản xuất và được thay thế bởi Grand Big Mac. Ngoài ra, Double Big Mac còn là loại hamburger lớn nhất từng được bán bởi McDonald's, trong khi món bánh thì chứa đến 680 calo.
Big Big Mac: có hình dáng tương tự như dòng hamburger Quarter Pounder bán ở Châu Âu (Phần Lan, Bỉ, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Ý). Món bánh này ra mắt định kỳ ở Thụy Điển với cái tên "Grand Big Mac".
Denali Mac: có thành phần chính là hai miếng thịt bò một phần tư pound, được đặt theo tên của núi Denali ở Alaska và chỉ được bán tại bang đó. Ngoài ra, món bánh còn được biết đến với cái tên Bigger Big Mac khi bán dưới dạng sản phẩm ưu đãi giới hạn để kỷ niệm FIFA World Cup 2006.
Ở Ấn Độ — nơi cấm tiêu thụ thịt bò ở hầu hết các bang — Big Mac được mọi người gọi là Maharaja Mac và ban đầu được làm bằng thịt cừu thay vì thịt bò; tuy nhiên, hiện nay món bánh (cùng với nhiều mặt hàng khác của công ty) lại chế biến từ thịt gà. Ngoài ra, thực khách cũng có thể gọi món Big Mac chay, trong đó thay thế thịt bò bằng bắp ngô.
Tại Israel, bánh Big Mac được chế biến mà không có pho mát, vì luật ăn kiêng của người Do Thái cấm kết hợp thịt với các sản phẩm làm từ sữa.
Ở Venezuela, Big Mac được gọi là Big Melt, thay thế những lát pho mát bằng xốt pho mát cheddar.
Chicken Big Mac là loại Big Mac với hai miếng thịt gà tẩm bột chiên xù, được bán ở Pakistan, Ai Cập, Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất, Kuwait, Qatar và các quốc gia khác dưới dạng hamburger khuyến mãi.
Giga Big Mac được bán tại Nhật Bản. Đây là một biến thể của Big Mac nhưng có kích thước lớn hơn, với lượng thịt nhiều gấp ba lần so với loại thông thường.
Little Mac hay Mac Jr. là một biến tấu thu nhỏ của Big Mac tiêu chuẩn, sử dụng loại bánh mì hai lát và chỉ chứa một miếng thịt bò. Món ăn đã có sẵn ở Hoa Kỳ dưới dạng khuyến mãi (có thời hạn) kể từ năm 2017. Ở Úc, loại bánh này mang tên Son of Mac và hiện đã ngừng sản xuất.
Big Mac BLT là một loại Big Mac tiêu chuẩn có thêm thịt xông khói (bacon) và cà chua (tomato). Món ăn ra mắt tại Úc và New Zealand dưới dạng sản phẩm quảng cáo vào cuối năm 2017.
Grand Mac sử dụng miếng thịt to hơn, với tổng trọng lượng là 1⁄3 pound (150 g). Món ăn chào sân tại thị trường Hoa Kỳ vào đầu năm 2017 và xuất hiện lần đầu ở Vương quốc Anh, Ireland và Úc với tên gọi "Grand Big Mac" vào năm 2018, nhằm kỷ niệm 50 năm sự ra đời của Big Mac.
Big Mac Bacon được giới thiệu tại các thị trường được chọn vào năm 2018. Về cơ bản, đây là một loại Big Mac có thêm thịt xông khói.
Monster Mac: được bán ở Đức, với 9 miếng thịt bò và một lát pho mát bổ sung.
McKinley Mac chỉ có ở Alaska, được chế biến bằng loại thịt của Quarter Pounded (lớn hơn so với Big Mac).
Ngoài loại bánh hamburger đặc trưng của McDonald's, Big Mac còn là tên của một nhân vật, Sĩ quan Big Mac, trong McDonaldland — một thế giới hư cấu được tạo ra như một chiến dịch quảng cáo của McDonald. Sĩ quan Big Mac cũng tương tự như Thị trưởng McCheese, ngoại trừ việc ông ấy là trưởng phòng cảnh sát, mặc đồng phục cảnh sát và đội một chiếc Big Mac cỡ lớn trên đầu.
Vào ngày 22 tháng 8 năm 2007, McDonald's đã khánh thành Viện bảo tàng Big Mac ở North Huntingdon, Pennsylvania để kỷ niệm 40 năm ngày bánh Big Mac ra đời. Bảo tàng này chứa bức tượng Big Mac lớn nhất thế giới (cao 4,3 mét và rộng 3,7 mét) cũng như hàng trăm vật trưng bày và hiện vật liên quan đến lịch sử hình thành Big Mac.Một số cư dân Uniontown đã tỏ ra không hài lòng với địa điểm xây viện bảo tàng. Người phát ngôn của McDonald's lập luận rằng quyết định của chuỗi nhà hàng bắt nguồn từ việc dễ dàng tiếp cận đường cao tốc.
Big Mac là một sản phẩm được bản địa hóa về mặt địa lý. Tại Hoa Kỳ, Big Mac chứa 550 kcal (2.300 kJ), 29 gam chất béo cùng 25 gam protein. Ở Australasia, bánh nhỏ hơn một chút với 493 kcal (2.060 kJ) và 26,9 gram chất béo, nhưng lượng protein thì tương đương (25,2 gram), trong khi bánh hamburger của Nhật Bản thì đứng đầu bảng xếp hạng với 557 kcal và 30,5 gram chất béo. Một số công ty con của McDonald's đã tinh chỉnh vài đặc điểm của món bánh Big Mac (Mỹ) sao cho phù hợp với những yêu cầu của khu vực.
Bánh Big Mac ban đầu được tạo ra để phục vụ các công nhân nhà máy.
Don Gorske hiện đang giữ kỷ lục là người ăn nhiều bánh Big Mac nhất thế giới. Ông tiêu thụ ít nhất một cái mỗi ngày kể từ năm 1972 và đã ăn chiếc Big Mac thứ 30000 vào tháng 5 năm 2018, đồng thời còn tuyên bố rằng loại bánh này chiếm đến 90% khẩu phần ăn trong đời ông.
Big Mac ở Thụy Sĩ có giá thành đắt nhất thế giới, với mức giá là 7,29 USD.
Một lát bánh mì của Big Mac có đến 385-400 hạt mè.
Để vinh danh kỷ niệm 25 năm ra đời của loại bánh này, Sophie Masloff, thị trưởng của Pittsburgh vào thời điểm đó, đã gọi Pittsburgh là "Thành phố Big Mac, Hoa Kỳ." Bà đã công bố cái tên mới trong một buổi lễ chính thức, đồng thời Delligatti cũng có mặt tại đó.
Theo nhiều nguồn tin, Jim Delligatti trước đó đã quản lý một nhà hàng Bob's Big Boy ở California trước khi mở nhà hàng McDonald's đầu tiên của mình. Món ăn đặc trưng của Bob's Big Boy là bánh hamburger "hai tầng", với loại nước xốt đặc trưng cùng một chiếc bánh mì ba lát.
Gallagher, Peter B. (ngày 10 tháng 3 năm 1975). “Beefed-up old jingle pays off for Big Mac”. St. Petersburg Times. tr. 1D. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2010. |
Kem cua là một hương vị của kem với cua. Được phát minh bởi người Nhật và được gọi là Kani aisu, nó được mô tả là có vị ngọt. Nó được cung cấp tại một số cơ sở thực phẩm, đặc biệt là các cửa hàng kem, như nhà hàng The Fat Duck của Heston Blumenthal và Venezuelan Coromoto, nơi cung cấp số lượng lớn nhất các hương vị kem trên thế giới.
Kem cua là một sáng tạo của Nhật Bản. Đảo Hokkaido, Nhật Bản, được biết đến với việc sản xuất kem cua.
Theo công thức làm kem cua của Heston Blumenthal, nó được làm bằng cách đông lạnh trong nửa giờ một hỗn hợp nguyên liệu được làm chủ yếu từ cua, với một loại thay thế là tôm và một ít sữa bột, một tá lòng đỏ trứng và một ít đường. Kem cua được mô tả là có hương vị ngọt ngào đối với đa số mọi người, mặc dù một số người có thể nếm thử vì nó đã được chứng minh rằng hương vị bị ảnh hưởng bởi sự mong muốn của tâm trí. Blumenthal đã so sánh kem cua với "bisque cua đông lạnh".
Kem cua được sản xuất bởi Heston Blumenthal, một đầu bếp nổi tiếng và chủ sở hữu của Fat Duck, ở Berkshire, Anh, như một món tráng miệng trong thực đơn nhà hàng của mình, mặc dù ông thừa nhận rằng rất khó để thuyết phục khách hàng dùng thử. Kem của ông cũng đã được kiểm tra bởi các nhà khoa học thực phẩm vào tháng 6 năm 2011, và cho một dịp ăn kem tại Viện Hoàng gia vào tháng 6 năm 2001. Heladería Coromoto, một cửa hàng kem Mérida, nơi có nhiều loại kem lớn nhất được bán trên thế giới, cung cấp "Cream of Crab" là một trong những hương vị kem của nó. Tại nước xuất xứ của nó, Nhật Bản, kem cua được bán ở Nhật Bản với tên Kani aisu. |
Mắm ruột An Giang là đặc sản của vùng quê An Giang, Việt Nam. Mắm được làm từ ruột cá ngon, trộn với thính gạo lứt để chừng ba tháng.
Ruột cá phải được chọn lấy từ con cá to mập (thường làm từ ruột cá lóc hay cá lóc bông) và cộng thêm chùm trứng to vàng. Sau khi moi bụng cá lấy bộ ruột, lột bớt lớp mỡ bao quanh, sao cho thứ chất béo này đủ làm tươm bóng miếng mắm mà không gây mùi. Đây cũng là công đoạn quyết định đến chất lượng của một mẻ mắm ngon. Chỉ cần bớt mỡ lố một tí là ruột mắm thiếu độ mướt, mất đi vị ngon, còn nếu quá nhiều mỡ thì miếng mắm sẽ bị lên dầu, chất lượng kém ngay. Sau đó dùng dao mũi nhọn tách bỏ bớt ruột già, rồi chần bao tử, ruột non cho thật sạch rồi mang ra rửa thật kỹ bằng nước sông (tránh dùng nước mưa dễ làm mắm trở mình) rồi cho vào rổ chờ ráo mang ra ngâm dung dịch nước muối được pha chế theo công thức gia truyền.
Vài hôm sau, vớt ra rổ lại đợi ráo đoạn trộn với thính gạo lứt (rang vàng, xay mịn) đổ vào hũ gài vỉ tre thật khít chặt. Sau đó đổ nước mắm vào tới mức xâm xấp ướt. Chờ khoảng một tháng, thắng đường thốt nốt "chao" mắm ba tháng sau ta đã có hũ mắm ruột với hương vị đặc trưng của miền quê An Giang.
Một món ăn được biến tấu dựa trên món mắm ruột, đó là mắm thái. Món ăn này làm từ thịt mắm cá lóc (hay mắm cá lóc bông) thái nhỏ trộn với đu đủ mỏ vịt (tức loại đu đủ ửng đỏ, nhưng chưa chín mềm) bào sợi, ướp thêm đường, thính (gạo rang vàng giã nhuyễn) và một vài thứ gia vị.
Theo bí quyết của người dân, muốn mắm thơm ngon có màu đẹp mắt nhất thiết phải sử dụng đường thốt nốt trong quá trình chế biến. Phần đu đủ phải được muối trước cả tháng rồi đem ép nước, phơi khô thái sợi mới trộn cùng đường và mắm. Thường thì người ta ăn mắm thái cùng với thịt (thịt ba chỉ) lợn luộc và rau thơm....
Đây là một món ăn đã được thi sĩ Tản Đà tấm tắc khen ngợi trong câu: Long Xuyên chén mắm, Nghệ An chén cà (Thú ăn chơi) .
Ngày nay, mắn ruột, mắm thái...được bày bán nhiều và nổi tiếng thơm ngon là ở Châu Đốc (An Giang). |
Lá giang hay còn gọi dây dang, giang chua, Chu-mon (dân tộc Mường) lá vón vén, lá sủm lum (dân tộc Thái) lá sủm phát ( dân tộc Kinh ) (danh pháp hai phần: Aganonerion polymorphum), là một loài cây thuộc họ La bố ma (Apocynaceae).
Lá giang là cây mọc hoang dại, họ dây leo, dây leo dài 1,5-4m, nhẵn, có mủ trắng. Lá đơn, mọc đối. Lá có phiến mỏng, hình trái xoan ngọn giáo, chóp nhọn sắc, gốc hình tim hoặc tù ở gốc, mặt trên có màu sáng hơn, dài 3,5–10 cm, rộng 2–5 cm. Hoa đỏ hoặc trắng, xếp 2-5 bông một thành chùm xim ở ngọn. Các cánh hoa đều nhaum đài hoa hình ống, tràng hoa hình chuông, nhị ngắn và có nhiều noãn. Hoa thường ra vào khoảng tháng 5 âm lịch. Quả gồm hai quả đại hình dải, thẳng hay cong, rẽ đôi, màu đen đen, khía rãnh dọc. Hạt dài 3-4mm, màu nâu, thuôn, có mào lông mềm màu hung ở đỉnh.
Là một loài cây có dược tính cao, chất saponin trong lá giang có tính kháng sinh với các chủng khuẩn Salmonella typhi và Klebsiella.Lá giang là loài đặc hữu của Campuchia, Lào, Thái Lan, Việt Nam. Ở Việt Nam nó mọc hoang ở ven rừng vùng núi trong các quần hệ thứ sinh, đồi cây bụi các tỉnh miền Trung và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Thường được thu hái làm rau, nấu canh chua.
Người ta có thể dùng lá giang để nấu canh hoặc xào với thịt gà, cá nước ngọt, thịt bò.... Canh chua lá giang là một món ăn ngon.khi nấu ta có thể dùng lá nấu và ăn như rau, cũng có thể nấu xong vớt bỏ phần xác chỉ lấy vị chua thôi.Nấu canh chua lá giang với thịt gà, trái điều chín (đã được thu hoạch hạt) ăn rất ngon.
Có nơi dùng dây dang phối hợp với lá khoai lang giã vắt lấy nước uống chữa ngộ độc sắn mì.
Nấu lá giang, cũng như các loại canh chua khác không nên sử dụng nồi nhôm mà nên dùng các loại nồi như inox, tráng men không rỉ. Nếu dùng nồi nhôm, phải nấu nhanh và ăn ngay do chất chua có thể ăn mòn nhôm và làm nồng độ nhôm trong canh chua tăng cao, có thể gây ngộ độc. Nói tóm lại khi nấu canh lá giang trong một số nồi kim loại thì nên múc ra dùng ngay khi canh chín. |
Thính gạo, thường gọi là thính, là một loại gia vị trong ẩm thực Việt Nam. Thông thường, thính được làm bằng cách rang gạo cho vàng rồi giã mịn. Có nơi lại làm thính bằng cách nướng bánh tráng tới khi vàng giòn rồi giã nhuyễn mịn. Cũng có một số loại thính không làm từ gạo mà làm từ ngô hoặc vừng vàng. Thính là thành phần không thể thiếu trong nhiều món ăn, đặc biệt là nem thính (còn gọi là nem chạo).
Thính có mùi thơm rất lôi cuốn, nên nhiều người câu cá hoặc đánh vó tôm còn dùng thính để nhử mồi.Các món ăn thường dùng thính làm gia vị:
Nem chạo, nem tai (một biến thể của nem chạo)
Nem nướng
Một số loại mắm như mắm tép, mắm ruốc, mắm cáy, mắm cá...
Bê thui.
Các loại gỏi như gỏi cá, dê tái thính.
tré (một món đặc sản miền Trung).
Cá thính
Nguyên liệu cần để làm thính gạo là: Gạo nếp và Gạo tẻ. Ngoài ra có thể có ngô, đậu tương.
Đầu tiên trộn hai loại gạo vào và ngâm với nước khoảng 1,2 tiếng. Tiếp theo khi ngâm xong thì để ráo nước và bỏ lên chảo chiên cho tới khi có màu vàng sậm. Sau khi để nguội bớt thì giã thành từng mảnh nhỏ. |
Cốm làng Vòng là một đặc sản của nền ẩm thực Việt Nam. Đây là một sản phẩm đặc trưng của làng Vòng ngày trước có tên là thôn Hậu, thuộc xã Dịch Vọng, huyện Từ Liêm; nay thuộc phường Dịch Vọng hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội.Theo như nhiều người cao tuổi ở Làng Vòng cho biết thì cái tên này xuất phát từ địa thế của làng nằm trong một con đường vòng hình tròn, tức là đi vòng quanh làng theo một con đường. Bên ngoài vòng tròn là địa giới làng khác. Làng gồm nhiều thôn như Vòng Tiền, Vòng Hậu, Vòng Sở, Vòng Trung.Cốm được gói trong 2 lớp lá: một lớp lá ráy tươi đảm bảo cốm không bị khô, ngoài cùng là lớp lá sen thoảng hương thơm ngát, buộc trong sợi rơm lúa nếp vàng tươi khiến món ăn càng mang đậm hương đồng nội.
Từ xa xưa, làng Vòng đã nổi tiếng với đặc sản cốm:
Cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì
Tương Bần, húng Láng còn gì ngon hơn!''Nghề làm cốm làng Vòng, bắt nguồn từ truyền thuyết: Vào một mùa thu cách đây cả ngàn năm, khi lúa bắt đầu uốn câu thì trời đổ mưa to, gió lớn, đê vỡ, ruộng lúa cao nhất đồng cũng bị nhấn chìm. Người làng Vòng đành mò cắt những bông lúa còn non ấy đem về rang khô, ăn dần, chống đói. Không ngờ cái sản phẩm bất đắc dĩ ấy lại có hương vị riêng, rất hấp dẫn. Từ đó, người làng Vòng thường hay làm để ăn chơi mỗi khi mùa thu đến. Cứ mỗi lần làm là một lần rút kinh nghiệm, sáng tạo thêm nên hạt cốm ngày càng xanh, càng mỏng, càng dẻo, càng thơm.
Trong tập tùy bút Hà Nội ba sáu phố phường của nhà văn Thạch Lam có nói đến cốm làng Vòng.
Cốm là thức quà đặc biệt riêng của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ Việt Nam. Ai nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà siêu tết? Không có gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi ... Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền. (Thật đáng tiếc khi chúng ta thấy những tục lệ tốt đẹp ấy mất dần, và những thức quý của đất mình thay dần bằng những thức bóng bẩy hào nháng và thô kệch bắt chước nước ngoài: những kẻ mới giàu vô học có biết đâu thưởng thức được những vẻ cao quý kín đáo và nhũn nhặn?).
Cốm không phải là thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một, còn giữ lại cái ấm áp của những ngày mùa hạ trên hồ. Chúng ta có thể nói rằng trời sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen, chúng ta thấy hiện ra từng lá cốm, sạch sẽ và tinh khiết, không có mảy may chút bụi nào. Hỡi các bà mua hàng! Chớ có thọc tay mân mê thức quà thần tiên ấy, hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve ... Phải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người, và sự cố tiềm tàng và nhẫn nại của thần lúa. Sự thưởng thức của các bà sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn và cái vui cũng sẽ tươi sáng hơn nhiều lắm.
Cốm để nguyên chất ăn bao giờ cũng ngon và nhiều vị. Tất cả những cách thức đem nấu khác chỉ làm cho thức quà ấy bớt mùi thơm và chất dẻo đi thôi. Tuy vậy, nhiều người ưa cái thứ cốm xào, thắng đường rất quánh. Thành ra một thứ quà ngọt sắc và dính răng. Như vậy tưởng mua bánh cốm mà ăn lại còn thú vị hơn. Ở Hà Nội, người ta còn làm một thứ chả cốm, nhưng cái thanh đạm của vị lúa không dễ ăn với cái béo tục của thịt, mỡ. Tôi thích hơn thứ chè cốm, nấu vừa đường và không đặc. Ít ra ở đây cốm cũng còn giữ được chút ít vị thơm và chất dẻo, và chè cốm ăn cũng mát và lạnh. Nhưng cũng chẳng có gì hơn là một lá cốm Vòng tươi sạch trong một chiếc lá sen mới hái về. |
Vằng hay còn gọi chè vằng, chè cước man, cẩm văn, cẩm vân, dây vắng, lài ba gân (danh pháp hai phần: Jasminum subtriplinerve) là loài thực vật có hoa thuộc họ Ô liu được Blume mô tả khoa học lần đầu tiên năm 1851. Vằng là một loại cây bụi nhỏ mọc hoang, được người dân Việt Nam tại nhiều vùng miền sử dụng dưới dạng sắc thuốc hay pha nước uống, đặc biệt tốt khi dành cho các sản phụ.
Cây chè vằng mọc hoang ở khắp nơi, là loại cây bụi nhỏ, đường kính thân không quá 6mm. Thân cứng, từng đốt vươn dài hàng chục mét, phân nhánh nhiều. Vỏ thân nhẵn màu xanh lục. Lá mọc đối hơi hình mác, phía cuống tròn, mũi nhọn, có ba gân chính nổi rõ ở mặt trên, mép nguyên, càng lên ngọn, cành lá càng nhỏ. Hoa màu trắng mọc thành xim ở đầu cành, quả hình cầu.
Theo nhân dân, có ba loại vằng, vằng lá nhỏ (vằng sẻ) dùng tốt hơn cả, vằng lá to (vằng trâu) cũng được dùng, còn vằng núi không dùng làm thuốc.
Chè vằng dễ nhầm lẫn với lá ngón (Gelsemium elegans Benth.), một loại cây rất độc (thuốc độc bảng A), không chỉ vì cây chè vằng đôi khi còn được gọi là cây lá ngón, mà còn vì hình dạng bên ngoài, thân, cành chè vằng tương đối giống với thân cành lá ngón, nhất là khi đã chặt khỏi gốc và bỏ hết lá.
Cây chè vằng có thể phân biệt với cây lá ngón nhờ vào đặc điểm lá, hoa và quả. Lá chè vằng có 3 gân dọc trong đó 2 gân bên uốn cong theo mép lá, rõ rệt. Hoa chè vằng màu trắng với mười cánh hoa trong khi hoa lá ngón mọc thành chùm, phân nhánh nhiều lần (từ 2 đến 3 lần) màu vàng. Quả chè vằng hình cầu cỡ hạt ngô, chín màu đen, có một hạt rắn chắc trong khi quả cây lá ngón hình trụ (khoảng 0,5x1cm), khi chín tự mở, nhiều hạt (tới 40 hạt), nhỏ, hình thận, có diềm mỏng, phát tán theo gió.
Nghiên cứu dược lý chứng minh lá chè vằng chứa alcaloid, nhựa, flavonoid, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, làm tăng nhanh tái tạo tổ chức, làm mau lành vết thương và không độc. Bộ phận dùng làm thuốc là cành, lá tươi hoặc cành, lá phơi sấy khô, thu hái quanh năm.
Tác dụng đặc biệt của chè vằng đối với phụ nữ sau sinh cũng được kiểm nghiệm. Là thuốc bổ đắng dùng rất tốt cho phụ nữ đẻ, chè vằng cũng có thể trị nhiễm khuẩn sau đẻ, viêm hạch bạch huyết, viêm tử cung, viêm tuyến sữa, bế kinh, khí hư, thấp khớp, nhức xương.
Kinh nghiệm dân gian Việt Nam thường dùng lá chè vằng đun lấy nước tắm rửa chữa ghẻ, ngứa hay lở chốc. Tại miền Nam Việt Nam, thân cây vằng được sử dụng đan rế hay đánh dây thừng vì cây rất dai. Lá được dùng dưới dạng thuốc sắc hay pha như pha trà để chữa sưng vú, mụn nhọt; còn dùng chữa rắn rết hay côn trùng cắn; rễ cây vằng mài với dấm thanh để làm hết mủ những ung nhọt đã nung mủ. Liều uống hàng ngày khoảng 20-30g lá khô sắc uống, nếu dùng ngoài không kể liều lượng. Ngàoi ra còn có cao chè vằng là tinh chất 100% từ cây chè vằng, qua một quá trình chiết suất và cô đặc kéo dài từ 4-5 ngày được đun nấu liên tục với lượng nhiệt vừa đủ.
Bệnh viện Thái Bình dùng lá chè vằng giã nát đắp vào nơi áp xe vú hoặc giã lá với cồn 50 độ rồi đắp vào nơi áp xe ngày 3 lần, đêm 2 lần. Thời gian điều trị thường là 1 ngày đến 1 tuần tùy theo bệnh nặng hay nhẹ và được bắt đầu chữa bằng lá chè vằng sớm hay muộn, trung bình 1,5 đến 2 ngày.
Ngoài tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chè vằng được sử dụng dưới dạng đồ uống có tác dụng giải nhiệt, giải khát bổ gan, lợi mật, kích thích tiêu hoá, tăng cường tuần hoàn máu, giảm béo, lợi sữa.
Trong số những suy đoán về tên Linh địa La Vang, một trong những luận cứ được các học giả đưa ra là nguyên ngày trước tại rừng La Vang có nhiều cây vằng. Cây thuốc quý này ban đầu tương truyền được Đức mẹ Maria, khi hiển linh tại La Vang, đã hướng dẫn người dân thu hái và sử dụng chữa bệnh dịch đang hoành hành trong dân chúng bấy giờ. Từ chữ Lá Vằng đọc trại đi thành La Vang. |
Bánh kếp hay bánh crêpe (tiếng Anh phát âm: /ˈkreɪp/ , tiếng Pháp phát âm: /kʁɛp/ , tiếng Pháp Québec phát âm: [kʁaɛ̯p] ) là một loại bánh rất mỏng, dẹt, thường được làm từ bột mì, trứng, sữa và bơ. Bánh kếp có nguồn gốc từ vùng Bretagne ở tây bắc Pháp, sau lan rộng ra toàn nước Pháp, trở thành món ăn truyền thống và phổ biến ở Pháp, Bỉ, Thụy Sĩ, Canada và Brazil. Nó thường được phục vụ cùng một số thức uống như cà phê, trà, sữa và phổ biến nhất là rượu táo. Từ "crêpe" có nguồn gốc từ Pháp, xuất phát từ "crispa" trong tiếng Latinh, có nghĩa là làm xoăn.
Bột mì hoặc bột lúa mạch, trứng, bơ, sữa, dâu, xoài, sô-cô-la, chuối, kem, và nhiều loại trái cây khác để làm nhân bánh.
Để bánh ra dĩa, dùng nĩa để thưởng thức. Hoặc có thể cuộn tròn theo hình ốc quế, dùng muỗng vừa ăn vừa cắn như kem.
Crepe có thể là một cửa hàng mua mang đi hoặc một quầy hàng, phục vụ bánh kếp dưới dạng một món ăn nhanh hoặc thức ăn đường phố, hoặc cóntheer là một nhà hàng ăn trang trọng hơn hoặc một quán cà phê.Crêperie là điển hình của vùng Brittany ở Pháp; tuy nhiên, crêperie có thể được tìm thấy ở khắp nước Pháp và trong nhiều nước khác.
Vì có thể được phục vụ làm cả món chính và món tráng miệng, bánh có các loại khá đa dạng và đo kèm các loại đồ nướng khác như bánh mì Pháp. Chúng cũng có thể phục vụ cùng cà phê, trà, sữa bơ và cider (một thức uống phổ biến dùng cùng với bánh kếp).
Bánh kếp được sinh ra sau một tai nạn, nó được tạo ra bởi một người bồi bàn mười bốn tuổi tên là Henri Carpentier năm 1895 tại một Maitre ở Monte Carlo’s Cafde Paris. Cậu từng chế biến món tráng miệng cho Hoàng tử Wales và mô tả sự hình thành của món tráng miệng này trong một cuốn sách được xuất bản về ông ấy. Ông ấy nói rằng tai nạn là bánh đã bị cháy và Carpentier nếm nó và nghĩ nó đủ ngon để mang ra phục vụ, vì không đủ thời gian để tạo ra món mới. Nó được phục vụ cho hoàng tử, và người đã thích nó đến mức ngày hôm sau ông gửi cho người làm ra chiếc bánh này một chiếc mũ panama, một cây mía và một chiếc nhẫn đá quý.
Ở Pháp, bánh kếp theo truyền thống được phục vụ vào Candlemas (La Chandeleur), ngày 2 tháng 2. Đây là ngày "Le Jour des Crêpes" ở Pháp (Dịch là "ngày của bánh kếp", nhưng đôi khi được gọi là "ngày Avec Crêpe", "ngày bánh kết quốc gia", hoặc "ngày của bánh kết"), đề cập đến truyền thống ăn bánh kếp. Họ tin rằng nếu bạn bắt được bánh kết với một chiễc chảo rán sau khi tung nó lên không với tay phải của bạn và bạn cầm một đồng xu bằng vàng ở tay trái, bạn sẽ trở nên giàu vào năm đó. |
Gà hạt điều (tiếng Trung: 腰果 雞丁) là một món ăn của người Mỹ gốc Hoa kết hợp thịt gà (thường được xào nhưng đôi khi được chiên ngập dầu, tùy theo cách biến tấu) với hạt điều và nước sốt tỏi nâu nhạt hoặc nước sốt đặc làm từ gà kho, xì dầu cùng với dầu hào.
Phiên bản truyền thống của gà hạt điều được xào trong chảo. Những miếng thịt gà dai được kết hợp với hạt điều rang giòn, rau và được rưới nước sốt nhẹ làm từ tỏi, nước tương cùng với tương đen được pha loãng với nước. Nước sốt nhẹ có vị chua và ngọt.
Phiên bản chiên giòn của món ăn gắn liền với thành phố Springfield, Missouri. Gà hạt điều chiên giòn có lẽ được phục vụ lần đầu tiên vào năm 1963 tại Grove Supper Club ở Springfield. David Leong (1920-2020), một đầu bếp Trung Quốc di cư đến Hoa Kỳ vào năm 1940, đã đấu tranh để các món ăn của quê hương mình được người dân chấp nhận, vì vậy ông bắt đầu tìm kiếm một món ăn hợp khẩu vị với cư dân địa phương. Công thức gà rán tẩm hạt điều nổi tiếng của ông phổ biến đến nỗi đã giúp ông đã sớm mở nhà hàng Leong's Tea House ở Springfield. Món ăn này trở nên cực kỳ phổ biến ở khu vực Springfield và thường được gọi một cách không chính thức là "món ăn của thành phố". Springfield thậm chí còn tổ chức một lễ hội hàng năm với chủ đề chính là món gà này: Springfield Sertoma's Cashew Craze.Lấy ý tưởng từ niềm yêu thích gà rán của người dân địa phương, Leong đã nghĩ ra một biến thể có sẵn của món ăn. Thay vì xào gà như mọi khi, ông đã chiên ngập dầu các miếng gà. Sau đó, ông lấy nước sốt đặc trưng làm từ gà kho, xì dầu và dầu hào rưới lên nó, rồi thêm một ít hạt điều. Leong cũng cho thêm hành lá cắt nhỏ vào món ăn và nó đã ngay lập tức trở thành một thực phẩm nổi tiếng của cư dân địa phương. Sau đó, món ăn này cùng với công thức đã lan truyền đi khắp nơi. Leong's Tea House đóng cửa vào năm 1997, nhưng món gà hạt điều kiểu Springfield vẫn được phục vụ tại hơn 70 nhà hàng Trung Quốc (cũng phục vụ trong nhiều nhà hàng không phải của người Trung Quốc), ở các khu vực xung quanh Springfield, và những nơi khác ở Missouri cũng như nhiều bang khác. Món gà hạt điều kiểu Springfield đã được đề cập trên The Food Channel và một chương trình phát trên radio trên toàn quốc.Năm 2010, con trai của Leong, với sự hỗ trợ từ cha mình, đã mở một nhà hàng mới ở Springfield, cũng phục vụ món gà hạt điều như nhà hàng của cha. David Leong qua đời vào ngày 21 tháng 7 năm 2020, hưởng thọ 99 tuổi.
Trong ẩm thực Thái Lan, có một món xào tương tự được gọi là kai pad med mamuang hemapan hoặc gai pad med ma muang.Trong ẩm thực Haiti, còn có một món gà hầm với hạt điều được gọi là poul ak nwa. |
Cháo lòng là món cháo được nấu theo phương thức nấu cháo thông thường, trong sự kết hợp với nước dùng ngọt làm từ xương lợn hay nước luộc lòng lợn, và nguyên liệu chính cho bát cháo không thể thiếu các món phủ tạng lợn luộc, dồi. Cháo lòng tương đối phổ thông thậm chí khá bình dân trong ẩm thực Việt Nam, được bán rộng rãi tại các cửa hàng lòng lợn trong cả nước, tạo nên một bộ ba sản phẩm được ăn theo thứ tự trong bữa ăn là tiết canh, lòng lợn, cháo lòng, và thường kết hợp với rượu đế.
Ở Hàn Quốc cũng có món cháo lòng có tên là soondaeguk (순대국). Các loại phổ biến nhất của sundae được làm bằng ruột lợn nhồi với lúa mạch, và tiết canh lợn, mặc dù một số biến thể cũng chứa tía tô, hành lá, lên men đậu nành dán, gạo nếp, kimchi, và đậu tương mầm. Đó là một món ăn đường phố nổi tiếng ở Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc. Trong thực tế, có một khu phố gọi là Sundae Town trong Sillim-dong mà có nhiều nhà hàng chuyên sundae. Đôi khi nó bao gồm phần béo của ruột, gan, phổi, những mảnh sụn, và thịt của lợn.
Nguyên liệu để thực hiện món cháo lòng thường bao gồm 4 nhóm thực phẩm, gia vị:
Nguyên liệu để làm nước dùng: có thể là xương lợn được chặt, đập vỡ để ninh nước ngọt, kết hợp với chút muối ăn vài nhánh hành tây hoặc hành củ. Người nấu cháo lòng tại các cửa hàng lòng lợn tiết canh thường tận dụng nước luộc lòng lợn rất ngon ngọt (gọi là nước xuýt) để chế biến cháo.
Gạo: gạo nếp hoặc gạo tẻ thơm dẻo, phải được rang lên trên chảo nóng cho vàng, sau đó mới nấu, thường một lạng gạo nấu trong 2,5 lít nước. Một số nơi giã giập gạo để bát cháo mịn và nhuyễn, nhiều nơi để nguyên hạt gạo khi nấu cho hạt gạo trong cháo nở bung (cháo hoa).
Lòng lợn: tên gọi khái quát của tập hợp hầu hết các phủ tạng lợn được luộc, nướng như tim, cật, gan, dồi (thường làm từ ruột già nhồi tiết và các loại gia vị), lá lách, dạ dày, ruột non, tràng, lưỡi, mắt v.v.
Gia vị ăn kèm: ớt bột, hạt tiêu bột, gừng, hành hoa (và có thể còn có cả giá đỗ) cho vào bát cháo. Một đĩa rau sống bao gồm húng quế, ngổ, mùi tàu, dọc hành hoa v.v. ăn kèm. Nước mắm, mì chính và bột canh, vài quả ớt tươi vài lát chanh như phụ gia cho những thực khách thích ăn đậm đà hơn.
Xương lợn đập dập ninh với chút hành hoa hoặc hành củ, hớt bọt để nước dùng trong. Gạo đãi sạch và tùy sở trường người nội trợ, tùy địa phương có thể để nguyên hạt gạo, giã gạo nhỏ mịn hoặc rang gạo trước khi nấu. Gạo được trút vào nồi nước dùng và nấu đến khi thành phẩm chín nhừ, sánh đặc. Các loại phủ tạng lợn chế biến như quy trình chế biến món lòng lợn thông thường, thái to bản và mỏng. Các loại rau thơm rửa sạch bày lên đĩa.
Một số địa phương còn thực hiện công đoạn băm nhuyễn giá sống, ớt tươi xào chín với chút dầu ăn, tỏi băm, để gia vào bát cháo.
Cho hành ngò thái nhỏ xuống bát, múc cháo vào bát và bày lên bề mặt cháo các loại phủ tạng lợn, mỗi loại một vài lát, vài miếng. Một số địa phương và một số người nội trợ còn cắt miếng các loại phủ tạng đã luộc chín, cho lại vào nồi cháo cho món lòng nóng rồi mới múc chia vào bát. Thực khách rắc thêm bột ớt, bột hồ tiêu v.v. tùy thích và thưởng thức khi bát cháo thật nóng.
Ngoài cách ăn thông thường thay cho một bữa ăn gia đình như các loại cháo, cơm khác, cháo lòng thường được ăn cuối một bữa nhậu lai rai tại các quán cháo lòng tiết canh. Nhiều khi thực khách chỉ cần gọi bát cháo không cần gia thêm lòng lợn, do trước khi ăn cháo đã thưởng thức một đĩa lòng.
Cháo lòng tại miền Bắc thường bán vào buổi sáng, lúc nào cũng có tiết canh và kèm những loại rượu đặc trưng của miền Bắc, khách đến quán có thói quen ăn tiết canh, lòng lợn, cháo và uống chút rượu. Cháo lòng miền Nam lại đông khách vào buổi chiều.
Cẩm Tuyết, trong khi hướng dẫn món cháo lòng đã cho biết sự khác biệt giữa cháo lòng, cháo huyết và cháo lòng huyết. Theo đó món cháo lòng với phương thức chế biến công phu, những phủ tạng lợn đặc sản như tim, gan, cật, dạ dày cho vào bát cháo khiến món cháo lòng trở thành món ăn khá sang trọng và đắt tiền, còn cháo huyết bình dân hơn với tô cháo lèo tèo vài miếng phổi, huyết cứng, thịt vụn. Nước ngọt của cháo huyết do tiết tạo ra là chính chứ không dùng xương ninh. Phần huyết cho vào bát cháo huyết thường là tiết cuối khi chọc tiết lợn (huyết đầu tươi, nóng được dùng làm tiết canh, huyết giữa đặc hơn dùng làm tiết luộc xắt miếng). Tiết cuối rất loãng vì lẫn với huyết tương và được bán khá rẻ, tạo nên bát cháo huyết màu sắc xỉn đen và lợn cợn huyết vụn, giá rất bình dân.
Màu sắc ngả màu cháo lòng thường được dùng để chỉ những bộ quần áo màu trắng đã cũ, ngả sang màu trắng đục pha đen xỉn. |
Húng lìu là hỗn hợp gia vị gồm bốn hoặc năm loại gia vị dùng trong ẩm thực Việt Nam, dùng để tẩm ướp cho các loại thịt, các món ăn giúp làm tăng thêm hương vị cho món ăn. Tên húng lìu được đặt tên theo húng quế ngọt.
Húng lìu thường bao gồm bốn thành phần được nghiền thành bột mịn:
Quế đơn (khác với quế Thanh)
Đại hồi
Thảo quả
Đinh hươngMột số công thức nấu ăn yêu cầu năm thành phần, với việc thêm hạt húng quế.Thành phần ít phổ biến hơn có thể bao gồm:
Tiểu hồi hương
Ngọc khấu (Myristica Fragrans)
Tiêu đen
Trần bì (tức vỏ quýt (Citrus reticulata) phơi khô tán thành bột)
Hạt mùi gai
Ở miền bắc Việt Nam, húng lìu thường được dùng cho các loại thực phẩm rang và quay, chẳng hạn như lợn quay và đậu phộng rang giòn (lạc rang húng lìu).Húng lìu và bột ngũ vị hương có thành phần tương tự và có thể được sử dụng thay thế để ướp tẩm cho các món thịt. Tuy nhiên, húng lìu khác với sự pha trộn gia vị Quảng Đông nổi tiếng trên ở tỉ lệ của mỗi thành phần và cách trộn, do đó tạo ra một hương vị riêng biệt.Vào cuối những năm 1920, vài nơi nấu phở đã thử nghiệm dùng thêm húng lìu như một phần của xu hướng "phở cải lương" nhưng chỉ trong thời gian ngắn ngủi. |
Vịt nấu chao là một món ăn ngon và được ưa chuộng tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Món này ăn kèm với bún tươi và các loại rau, cách ăn cũng như các món lẩu, phù hợp cho những bữa ăn gia đình, họp mặt bạn bè hay đám tiệc.
- 1/4 con vịt (khoảng 600gr)
-0.5 kg bún tươi
-1 bó rau muống
-1 trái dừa xiêm
-1 củ khoai môn (300gr)
-Các loại gia vị: chao đỏ, tỏi, hành củ, ớt, gừng, hành lá, rượu trắng, muối, mì chính, đường, tiêu, chanh.
Cách chế biến món vịt nấu chao rất đơn giản như sau:
SƠ CHẾ NGUYÊN LIỆU
- Rau muống nhặt bỏ lá già, gốc rau lấy phần non, rửa sạch, ngâm nước muối loãng 15 phút rồi vớt ra để ráo.
- Tỏi tươi bóc nhỏ băm nhuyễn
- Khoai môn gọt vỏ, rửa sạch, xắt miếng vuông ngâm trong nước cho khỏi thâm, sau đó vớt ra để ráo.
- Vịt sau khi đã mổ, rửa lại với chút rượu trắng và gừng giã giập để khử mùi hôi của vịt. Vịt mà béo thì ăn sẽ rất thơm và ngậy, nhưng nếu nhiều mỡ quá thì chúng ta nên lóc bỏ bớt mỡ bám vào phần da đi. Chặt thành từng miếng nhỏ đều nhau.
- Sau đó, ướp vịt cùng tỏi tươi bằm nhuyễn, 4 miếng chao nhỏ, và phần nước chao chúng ta cũng có thể sử dụng luôn. Cho nước mắm ngon, ớt, tiêu, muối, đường và bột ngọt (mỗi thứ chỉ cho 1 ít thôi nhé). Để khoảng 45 phút cho ngấm gia vị.
CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
Bước 1: Bắc chảo lên bếp, dầu nóng cho khoai môn vào chiên sơ 2 mặt sau đó cho ra đĩa để riêng.
Bước 2: Cũng chảo dầu ở trên, cho chỗ hành, tỏi bằm còn lại vào phi thơm. Sau đó cho vịt đã ướp ở trên vào xào săn lại.
Bước 3: Thịt vịt đã săn lại, cho nước dừa vào cho ngập thịt nấu nhỏ lửa cho đến khi vịt chín mềm, khoảng 15 phút là vịt chín.
Bước 4: Trong lúc đợi vịt chín thì chúng ta đi pha nước chấm chao. Lấy 2 viên chao đỏ cho vào bát, thêm 1/2 thìa đường, chút nước cốt chanh, dùng thìa tán nhuyễn chao sau đó cho ít tỏi, ớt bằm nhỏ, nêm nếm cho vừa miệng.
Bước 5: Vịt chín, cho khoai môn đã chiên sơ ở trên vào tiếp tục đun, đến khi khoai chín mềm, nêm nếm cho vừa miệng là được.
Món vịt nấu chao ăn kèm với bún thì chuẩn không cần chỉnh. Xếp bún ra tô. Múc vịt, khoai sọ kèm nước dùng rưới vào, ăn cùng rau muống. Có thể thả thêm một vài lát ớt sừng lên trên để trang trí và tạo mùi hấp dẫn cho bún vịt nấu chao. |
Pizza Sicilia hay còn gọi là Pizza vuông là một loại bánh pizza có nguồn gốc ở Palermo, Sicilia. Không giống như bánh pizza thông thường nó thường có hình vuông, với nước sốt, bột và pho mát, vụn bánh mì, hành tây, cà chua và cá cơm. Tại Hoa Kỳ, một bánh pizza Sicilia thường là một chiếc bánh hình vuông với bột dày trên một inch.
Tương tự như các món ăn được biết đến như chiếc bánh pizza này phổ biến ở những cộng đồng người Mỹ gốc Ý ở Greater Boston, Connecticut, New York và New Jersey, và đặc biệt là ở Utica, New York, một thành phố có dân số khá lớn người Mỹ gốc Ý chủ yếu là Sicilia. Nó thường được phục vụ trong một khay nướng bằng nhôm và đây là món chủ lực của các nhà hàng Pizza Hut. |
Kem sô cô la là kem với hương vị sô cô la tự nhiên hoặc nhân tạo. Sô cô la là hương vị phổ biến thứ hai ở Mỹ, sau vani.
Các công thức chế biến sô cô la đông lạnh sớm nhất đã được xuất bản ở Naples, Ý vào năm 1693 trên tờ The Modern Steward của Antonio Latini. Sô cô la là một trong những hương vị kem đầu tiên, được tạo ra trước vani, vì các thức uống phổ biến như sô cô la nóng, cà phê và trà là những thực phẩm đầu tiên được biến thành món tráng miệng đông lạnh. Sô cô la nóng đã trở thành một thức uống phổ biến ở châu Âu thế kỷ 17, bên cạnh cà phê và trà, và cả ba loại đồ uống này đều được sử dụng để làm món tráng miệng đông lạnh và không đông. Latini đã sản xuất hai công thức cho kem dựa trên thức uống, cả hai đều chỉ chứa sô cô la và đường. Năm 1775, bác sĩ Ý Filippo Baldini đã viết một luận văn có tên De sorbetti, trong đó ông đã đề nghị kem sô cô la như một phương thuốc cho y tế, bao gồm bệnh gút và scorbut. Kem sô cô la trở nên phổ biến ở Hoa Kỳ vào cuối thế kỷ 19. Quảng cáo đầu tiên về kem ở Mỹ bắt đầu ở New York vào ngày 12 tháng 5 năm 1777 khi Philip Lenzi tuyên bố rằng kem chính thức có sẵn "gần như mỗi ngày". Cho đến năm 1800, kem là một món tráng miệng hiếm và kỳ lạ được hầu hết giới thượng lưu yêu thích. Khoảng 1800 ngôi nhà cách nhiệt được phát minh và sản xuất kem đã sớm trở thành một ngành công nghiệp ở Mỹ.
Kem sô cô la thường được làm bằng cách trộn bột ca cao cùng với trứng, kem, vani và đường được sử dụng để làm kem vani. Đôi khi rượu sô cô la được sử dụng cùng với bột ca cao, hoặc sử dụng riêng, để tạo ra hương vị sô cô la. Bột ca cao làm cho kem sô cô la có màu nâu, và việc thêm các chất tạo màu khác là không phổ biến.Codex Alimentarius, cung cấp một hệ thống các tiêu chuẩn quốc tế cho thực phẩm, khẳng định rằng các hương vị trong kem sô cô la phải từ chất rắn cacao không béo, bao gồm ít nhất 2,0-2,5% trọng lượng hỗn hợp. Bộ luật Quy định Liên bang Hoa Kỳ "cho phép giảm hàm lượng sữa béo và sữa đặc gấp 2,5 lần trọng lượng của ca cao đặc", để tính đến việc sử dụng thêm chất làm ngọt.Hàm lượng chất béo tối thiểu của kem sô cô la ở cả Canada và Hoa Kỳ là 8%, không phân biệt lượng chất làm ngọt sô cô la trong công thức.
Kem sô cô la được bán ở nhiều nơi, bao gồm nhà hàng, quán cà phê, điểm ăn tối, siêu thị, cửa hàng tạp hóa và cửa hàng tiện lợi,... Tiệm kem chuyên bán kem. Sô cô la là một trong năm hương vị kem phổ biến nhất ở Hoa Kỳ và chỉ đứng sau vani.
Kem sô cô la được sử dụng trong việc tạo ra các hương vị khác, chẳng hạn như kem Rocky road. Các hương vị khác của kem có chứa sô cô la chip trộn với kem. Ví dụ, kem sô cô la (trơn) được làm bằng kem vani, sô cô la sô cô la chip (hoặc sô cô la chip nhân đôi) kem được làm bằng kem sô cô la, và kem sô cô la bạc hà được làm bằng kem bạc hà. |
Tteokguk là món canh bánh truyền thống của người Triều Tiên, thường ăn vào dịp Tết. Tteok là một loại bánh làm từ bột gạo nếp và thường được thái mỏng, còn guk là canh. Người ta thường trang trí món canh này với trứng, thịt băm và gim.
== Tham khảo == |
Gà nướng đất sét hay còn gọi là Gà ăn mày (chữ Hán: 叫化雞, bính âm: jiàohuā jī, Hán Việt: khiếu hoa kê, tiếng Anh: Beggar's chicken) là một món gà của người Trung Quốc được nhồi, gói trong đất sét và lá sen (hoặc lá chuối hay lá tre để thay thế), sau đó nướng từ từ trên lửa nhỏ. Việc chuẩn bị món ăn có thể mất đến sáu giờ. Mặc dù gà ăn mày được chế biến theo truyền thống bằng đất sét, nhưng những công thức mới đã phát triển để làm cho quá trình chế biến an toàn hơn; món ăn thường được nướng bằng bột, nướng trong bao, nồi nấu bằng sứ, hoặc lò nướng đối lưu.
Có thông tin cho rằng Tổng thống Hoa Kỳ lúc bấy giờ, Richard Nixon, rất thích món ăn này trong chuyến thăm Trung Quốc năm 1972.
Gà ăn mày rất phổ biến ở Trung Quốc; nhiều vùng tuyên bố rằng đây là loại đồ ăn truyền thống của nơi đó. Hầu hết các chuyên gia đều nhất trí rằng món ăn có nguồn gốc từ Hàng Châu. Phương pháp nấu chậm bọc đất sét đã có từ hàng ngàn năm về trước.Nhiều truyền thuyết khác nhau xoay quanh nguồn gốc của gà ăn mày. Trong một lần nọ, một người ăn xin trộm một con gà từ một trang trại nhưng không có nồi hoặc dụng cụ nấu, nên anh ta đã bọc gà trong lá sen và gói đất sét cùng bùn xung quanh nó, sau đó đặt vào một cái hố được đốt lửa rồi chôn nó. Khi đào con gà lên và mở đất sét ra, anh thấy thịt gà mềm và thơm phức. Trong các dị bản khác, người ăn xin đã đánh cắp gà từ tay hoàng đế và sử dụng phương pháp nướng hố bùn để làm cho khói không bay lên, tránh thu hút sự chú ý của cận vệ hoàng cung. Cuối cùng, hoàng đế dừng lại dùng bữa với người ăn xin và rất thích món ăn này, đến nỗi ông đã thêm nó vào trong thực đơn của hoàng cung, còn người ăn xin thì trở nên phát đạt nhờ bán món gà này cho người dân địa phương. Theo một truyền thuyết khác, gà ăn mày này là món khoái khẩu thời thơ ấu của Hoàng đế Hán Cao Tổ đời nhà Hán, người xuất thân là một nông dân. Khi ông lên ngôi hoàng đế, công thức này đã trở thành đặc sản của hoàng cung.
Sách Lĩnh Nam chích quái đã nhắc đến vai trò quan trọng của nắm đất đối với đời sống, ăn uống của người Việt: "Việc hôn nhân lấy gói đất làm đầu". Trong mắt người Việt, nắm đất bình thường lại trở thành một thứ quà quý. Từ xa xưa, người Việt cổ đã có tục ăn đất và theo thời gian, đất trở thành một "gia vị" không thể thiếu trong nhiều món ăn Việt.
Gà làm sạch lông, để nguyên con, nhồi lá chanh và sả vào bụng cho thơm. Bọc gà bằng lá chuối thật kín, tiếp đó là một lớp đất sét pha nhão. Toàn bộ khối "gà đất" này sẽ được nướng với rơm trong 1-2 giờ, canh lửa thật kĩ và lật gà thật đều tay. Thành quả sẽ là món gà nướng thơm lừng mùi lá chanh, sả, chút mùi than hồng nhè nhẹ và đặt biệt là phần da gà bóng loáng cùng thịt mọng nước. Theo thời gian, kĩ thuật nướng đất của người Việt đã ngày càng phát triển và hình thành một dòng đặc sản riêng. Ngoài món gà đắp đất nướng cải biên từ Trung Quốc, người Việt chúng ta còn có vịt nướng đất sét, cá quả nướng đất sét, dùng hình thức tương tự như trên nhưng thay đổi các loại gia vị và rau thơm cho phù hợp với từng loại thịt.
Ngày nay, bột nhào đôi khi còn thay thế cho đất sét để chế biến món ăn, mặc dù một số công thức vẫn bắt buộc phải phủ một lớp đất sét không độc để giữ ẩm, và được nhồi với nhiều nguyên liệu khác nhau. Gà có thể nướng trong lò, nướng ngoài trời hoặc xông khói, hay trên lửa trại. Đất sét không độc để chế biến món gà ăn mày có thể được lấy từ các cửa hàng đồ kim khí hoặc đồ thủ công; tuy nhiên, người nấu phải chú ý khi nướng món ăn bằng đất sét vì nếu nhiệt độ quá cao, "đất có thể bị nứt và sẽ rất nguy hiểm" do áp suất tích tụ trong lớp vỏ đất sét. Việc nấu món ăn bằng bột sẽ an toàn hơn; nồi nấu ăn bằng sứ cũng có thể được dùng để giữ ẩm, nhưng chúng có giá thành khá đắt đỏ. Ngoài ra, tùy theo cách chế biến mà có thể cho gà vào một cái bao rồi bỏ vào lò nướng.
Khi nướng gà trong lò đối lưu, người chế biến không cần đậy món gà lại và cho phép nó chín đều, nhưng gà vẫn phải được bọc bằng lá sen và các tấm giấy bạc, đồng thời sẽ nhanh chín hơn khi nướng trong lò điện. Biến tấu đơn giản của món ăn này còn được gọi là "Gà bọc nhôm".
== Tham khảo == |
Kem sữa chua hay còn gọi là sữa chua đông lạnh (Frozen yogurt) là một món tráng miệng đông lạnh được làm từ sữa chua và đôi khi là các sản phẩm từ sữa (chế phẩm sữa) và không phải sữa khác. Sữa chua đông lạnh là một sản phẩm đông lạnh có chứa các thành phần cơ bản giống như kem, nhưng có chứa vi khuẩn sống có lợi cho sức khỏe. Kem sữa chua thường có nhiều vị chua hơn kem, cũng như ít chất béo hơn (do sử dụng sữa thay vì kem), nó khác với sữa đá. Không giống như sữa chua, sữa chua đông lạnh không được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) quản lý nhưng được quản lý bởi một số bang của Hoa Kỳ, chẳng hạn như California.
Sữa chua đông lạnh hay kem sữa chua bao gồm sữa bột, một số loại chất làm ngọt (chất tạo ngọt), chất béo sữa (bơ sữa), chất nuôi cấy sữa chua (thường là Lactobacillus bulgaricus và Streptococcus thermophilus), cộng với hương liệu và đôi khi là phẩm màu (tự nhiên hoặc nhân tạo). Chất béo trong sữa chiếm khoảng 0,55-6% sữa chua; được thêm vào với số lượng tỷ lệ nghịch với lượng chất khô của sữa, nó tạo nên sự phong phú hương vị cho sữa chua. Chất khô trong sữa chiếm 8–14% khối lượng sữa chua, cung cấp đường lactose để tạo vị ngọt và protein tạo độ mịn và tăng khả năng chống tan chảy. Đường (củ cải đường hoặc mía) cung cấp 15–17% thành phần sữa chua; ngoài việc bổ sung vị ngọt, nó làm tăng khối lượng của các thành phần rắn, cải thiện cơ thể và kết cấu.
Gelatin và/hoặc các chất phụ gia thực vật giúp giảm sự kết tinh và tăng nhiệt độ tại đó nó sẽ tan chảy. Sự ổn định này đảm bảo rằng sữa chua đông lạnh duy trì độ sánh mịn bất kể việc xử lý hoặc thay đổi nhiệt độ. Sữa chua đông lạnh có thể được làm trong tủ đông mềm giống như cách làm kem mềm. Hỗn hợp sữa chua đông lạnh được bán ở dạng bột cần trộn với nước hoặc dạng lỏng sẵn sàng để đổ vào máy làm mềm. Sữa chua đông lạnh được phục vụ với nhiều hương vị và phong cách khác nhau. Nó cũng có các lựa chọn thay thế không có đường và không có chất béo. Các cửa hàng sữa chua đông lạnh thường cung cấp vô số loại món rắc lên, từ trái cây đến các loại hạt, ngũ cốc, bánh quy và kẹo. |
Panulirus longipes, tôm rồng chân dài, là một loài tôm rồng sinh sống ở các đá ngầm san hô và đá nông ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế đánh giá tình trạng bảo tồn loài này là "ít quan tâm".
Panulirus longipes phát triển đến chiều dài tối đa khoảng 30 cm, nhưng một kích thước thông thường là 20–25 cm với chiều dài mai của lên đến 10 cm. Màu vỏ nói chung là màu nâu sẫm hoặc nâu tối hoặc nâu hơi xanh biển và có nhiều đốm trắng tròn trên bụng và điểm khá ít trên các bộ phận khác của cơ thể. Các chân có sọc dọc nhạt màu và đôi khi một đốm trắng duy nhất gần mũi chân.
Panulirus longipes là loài bản địa khu vực nhiệt đới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Phạm vi phân bố kéo dài từ Madagascar và bờ biển phía đông châu Phi tới Malaysia, Nhật Bản, Đài Loan, Philippines, Indonesia, Papua New Guinea và phía bắc Australia. Loài tôm này được tìm thấy trên các rạn đá và san hô, thường ở độ sâu ít hơn khoảng 18 m (59 ft), nhưng đặc biệt là sâu 122 m (400 ft).
Có hai phân loài; P. l. longipes được biết đến từ Đông Phi đến Thái Lan, Đài Loan, Philippines và Indonesia, trong khi P. l. bispinosus được biết đến từ Nhật Bản, Liên bang Micronesia, Papua New Guinea, Vanuatu, Fiji, Tonga, quần đảo Cook, New Caledonia và bờ biển phía đông của Australia.
== Chú thích == |
Nước thịt là một loại nước sốt thường được làm từ nước cốt thịt chảy ra tự nhiên trong quá trình nấu nướng và thường được làm đặc với bột mì hoặc tinh bột ngô để tăng thêm kết cấu. Nước thịt có thể được tạo màu và thêm hương vị với muối nước thịt (hỗn hợp đơn giản của muối và màu thực phẩm caramel) hoặc màu nâu của nước thịt (muối nước thịt hòa tan trong nước) hoặc các khối và bột làm sẵn có thể được sử dụng thay thế cho chiết xuất thịt hoặc rau tự nhiên. Nước thịt đóng hộp, gói và ăn liền cũng có sẵn. Nước thịt thường được phục vụ với thịt quay, bánh mì thịt, cơm, mì và khoai tây nghiền.
Nước thịt nâu là tên gọi của một loại nước thịt được làm từ những giọt nước cốt từ thịt nướng chảy xuống. Các giọt nhỏ được nấu trên bếp ở nhiệt độ cao với hành tây hoặc các loại rau khác, sau đó được làm đặc với một hỗn hợp loãng của nước và bột mì hoặc bột bắp.
Nước thịt kem là loại nước thịt thường được sử dụng trong bánh quy và nước thịt và bít tết gà chiên. Nó là một loạt các loại nước thịt bắt đầu với roux được làm từ thịt và hoặc nước cốt thịt nhỏ giọt và bột. Sữa được thêm vào và làm đặc bởi roux; Khi đã chuẩn bị xong, đôi khi thêm hạt tiêu đen và một chút xúc xích nhẹ hoặc gan gà. Bên cạnh kem và nước thịt sawmill, các tên thông thường bao gồm nước thịt đồng quê, nước thịt trắng, nước thịt sữa và nước thịt xúc xích.
Nước thịt trứng là một loại nước thịt được làm bằng nước thịt (thường là từ thịt xông khói), sau đó là bột mì được sử dụng để tạo thành món roux đặc. Nước, nước dùng, hoặc sữa được thêm vào và chất lỏng được đun sôi trở lại, sau đó cho muối và các loại gia vị vừa ăn. Sau đó, từ từ cho vào một quả trứng đã được đánh đều trong khi nước thịt được khuấy hoặc đánh nhanh, làm chín trứng ngay lập tức và tách nó thành các mảnh nhỏ trong nước thịt. Được gọi là nước thịt của người giàu ở một số khu vực phía nam Hoa Kỳ.
Nước thịt lòng mề là nước thịt có thêm lòng mề của gà tây hoặc gà thường, ăn cùng với các loại gia cầm này, hoặc sử dụng nước dùng làm từ lòng mề.
Nước thịt nấm là nhiều loại nước thịt được làm từ nấm.
Nước thịt hành tây được làm từ một lượng lớn hành tây thái nhỏ đã được chảy nước từ từ trộn với nước kho hoặc rượu. Thường được phục vụ với thịt xay và thịt xay, trứng, sườn hoặc thịt nướng hoặc chiên khác mà theo phương pháp nấu ăn sẽ không tạo ra nước thịt của riêng chúng.
Nước thịt mắt đỏ là nước thịt được làm từ các giọt nhỏ của giăm bông được chiên trong chảo hoặc chảo. Chảo được tráng men bằng cà phê, là nguồn gốc cho tên cho nước thịt và không sử dụng chất làm đặc. Nước thịt này là một yếu tố chính của ẩm thực miền Nam Hoa Kỳ và thường được phục vụ trong giăm bông, bột kiều mạch hoặc bánh quy.
Nước thịt rau hoặc nước thịt chay là nước thịt được làm từ rau luộc hoặc nướng. Nước thịt thực vật nhanh chóng và có hương vị có thể được làm từ bất kỳ sự kết hợp nào của nước luộc rau hoặc nước kho thực vật, bột mì, và một trong hai bơ, dầu hoặc bơ thực vật. Một công thức sử dụng chay khối bouillon với bột bắp (bột ngô) như là một chất làm đặc ("Roux cao bồi"), được gạt vào nước sôi. Đôi khi nước ép rau được thêm vào để làm phong phú hương vị, có thể làm cho nước thịt có màu xanh đậm. Rượu có thể được thêm vào. Nước thịt chay màu nâu cũng có thể được làm bằng chiết xuất men mặn như Marmite hoặc Vegemite. Ngoài ra còn có các hạt nước thịt ăn liền được sản xuất thương mại phù hợp cho cả người ăn chay và ăn chay.
Ở Vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland, món nướng vào Chủ nhật thường được phục vụ với nước thịt. Nó thường được ăn với thịt bò, thịt lợn, thịt gà hoặc thịt cừu. Nó cũng rất phổ biến ở các vùng khác nhau của Anh, Scotland, xứ Wales và Ireland có nước thịt chỉ với khoai tây chiên (chủ yếu là từ một cửa hàng fish and chips).
Trong ẩm thực Anh và Ailen, cũng như trong ẩm thực của các quốc gia thuộc Khối thịnh vượng chung như Úc, New Zealand và một số khu vực ở Canada, từ nước thịt chỉ dùng để chỉ nước sốt làm từ thịt có nguồn gốc từ nước ép thịt, nước thịt kho hoặc hạt nước thịt. Việc sử dụng từ "nước thịt" không bao gồm các loại nước sốt đặc khác. Một trong những hình thức phổ biến nhất là nước thịt hành tây, được ăn với xúc xích, bánh pudding Yorkshire và thịt quay.
Trên khắp Hoa Kỳ, nước thịt thường được ăn với các thực phẩm trong Lễ Tạ ơn như gà tây, khoai tây nghiền và đồ nhồi. Một biến thể ở miền Nam Hoa Kỳ là nước thịt xúc xích ăn với bánh quy Mỹ. Một món ăn Nam Mỹ khác sử dụng nước thịt trắng là bít tết gà rán. Gạo và nước thịt là thành phần chính của ẩm thực Cajun và Creole ở bang Louisiana, miền nam Hoa Kỳ.
Nước thịt là một phần không thể thiếu của món ăn Canada Poutine. Nó sử dụng hỗn hợp thịt bò và gà kho cũng như giấm.
Ở một số vùng của châu Á, đặc biệt là Ấn Độ, nước thịt là bất kỳ phần lỏng đặc nào của món ăn. Ví dụ, phần lỏng của cà ri đặc có thể được gọi là nước thịt.Ở Địa Trung Hải, ẩm thực Maghreb chiếm ưu thế với nước thịt và các món ăn làm từ bánh mì. Tajine và hầu hết các món ăn ở Maghreb (Maroc, Algeria và Tunisia) là dẫn xuất của dầu, thịt và nước thịt thực vật. Món ăn thường được ăn kèm với một ổ bánh mì. Sau đó, bánh mì được nhúng vào nước thịt và sau đó được sử dụng để tập hợp hoặc xúc thịt và rau giữa ngón trỏ, ngón giữa và ngón cái, và thưởng thức.
Trong ẩm thực Menorca, nó đã được sử dụng kể từ ảnh hưởng của người Anh trong thế kỷ 17 trong các món ăn Menorcan và Catalan điển hình, chẳng hạn như macarrons amb grevi (mì ống).Trong các cộng đồng người Mỹ gốc Ý, đặc biệt là ở Bờ Đông và xung quanh khu vực Chicago, thuật ngữ "nước thịt", "nước thịt cà chua", hoặc "nước thịt ngày Chủ nhật" được sử dụng, nhưng điều này đề cập đến nước sốt cà chua làm từ thịt chứ không phải là nước thịt trộn với chất làm đặc. Được sử dụng trong ngữ cảnh này, "nước thịt" (gravy) có nghĩa là bản dịch tiếng Anh từ sugo trong tiếng Ý, có nghĩa là nước sốt, như trong sugo per pastasciutta. Liệu một số loại nước sốt nhất định được gọi là "nước thịt" hay "nước sốt" trong ẩm thực Ý-Mỹ vẫn tiếp tục là nguồn tranh luận và thay đổi tùy theo truyền thống gia đình và cộng đồng khác nhau. Người Ý bản địa, cư trú ở Ý, không gọi nước sốt là nước thịt. |
Arroz con pollo (tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là cơm gà) là một món ăn truyền thống của Tây Ban Nha và Mỹ Latinh, có liên quan mật thiết đến món cơm thập cẩm. Ở Cộng hòa Dominica, loại đồ ăn này được gọi luân phiên là locrio de pollo, và ở Saint Martin, người dân hay gọi Arroz con pollo là lokri hoặc locreo.Có một số cuộc tranh luận về việc liệu món ăn có nguồn gốc từ Tây Ban Nha hay là Puerto Rico. Nhiều người Puerto Rico lưu ý rằng sẽ không thể làm arroz con pollo nếu thiếu đi bia và dầu annatto, đồng thời nghệ tây cũng không thể thay thế được. Bia và annatto hiếm khi sử dụng trong chế biến đồ ăn ở Tây Ban Nha và không bao giờ có trong món arroz con pollo ở quốc gia này. Người Puerto Rico thường dùng annatto trong quá trình chế biến thức ăn, đặc biệt là trong các món cơm như arroz con gandules (cơm với thịt lợn và đậu triều) và arroz con maiz (cơm với ngô và xúc xích). Bia thường được sử dụng trong nhiều món ăn của Puerto Rico như poo guisado (gà hầm om) hoặc asopao de poo (cơm gà hầm). Nhiều món cơm của Puerto Rico được nêm gia vị với sofrito, một loại sốt làm từ hạt tiêu cay thường cho vào trong arroz con pollo.
Nhà văn ẩm thực Elisabeth Lambert Ortiz, khi phân tích các khía cạnh của món ăn, cho rằng nguồn gốc của món arroz con pollo dưới dạng cơm thập cẩm của Tây Ban Nha đã phản ánh những ảnh hưởng quốc tế: gà được du nhập từ Ấn Độ và gạo từ châu Á; nghệ tây được giới thiệu bởi các thương nhân người Phoenicia; cà chua và ớt (còn gọi là sofrito) giống như những người bản địa của Châu Mỹ.
Ở Colombia, Costa Rica và Panama, món ăn này được làm từ thịt gà xé nhỏ trộn với cơm và rau cắt nhỏ. Nó được phục vụ với xà lách và một lát chuối chín.
Ở Ecuador, người ta dùng achiote để tạo màu vàng tươi và thường cho thêm nho khô.
Ở Tây Ban Nha, món paella hỗn hợp được làm từ gà và thỏ, hoặc thỏ rừng, cùng với các sản phẩm truyền thống từ khu vườn tại Địa Trung Hải.
Ở Peru, gà được nấu theo kiểu săn bắn. Họ cho thêm rau mùi để có màu xanh đặc trưng. Cơm gà vàng cũng thường được làm bằng cách thêm một ít bột palillo thay cho hành ngò. Một loại khác là cơm với gà đỏ, thành phần chính trong nước sốt là panca ají.
Ở Venezuela, nó được chế biến đơn giản bằng cách hầm gà với gạo. Cơm có thể có màu vàng hoặc không, thậm chí khi hầm cơm vẫn có màu vàng cam. |
Panulirus echinatus, tôm hùm gai nâu, là một loài tôm hùm gai sinh sống ở các đá ngầm ở tây Đại Tây Dương và các đảo trung Đại Tây Dương nhiệt đới.
== Chú thích == |
Tương đen (tiếng Trung: 海鲜酱, hải tiên tương) hay tương ngọt là một loại nước sốt đặc quánh, thơm thường được sử dụng trong ẩm thực Trung Quốc để ướp thịt, thêm vào các món xào hoặc như nước chấm. Nó có màu sẫm có vị ngọt và mặn. Thành phần thường bao gồm đậu nành, thì là, ớt, tỏi, giấm, bột ngũ vị hương và đường. Tùy theo nhu cầu sử dụng và công thức làm khác nhau ở những nơi khác nhau dưới quy mô công nghiệp hoặc lên men tự nhiên nhưng mất nhiều thời gian hơn.
Từ Hán Việt hải tiên (海鮮, tiếng Quảng Đông: hoi2 sin1 tiếng Quan thoại: hǎixiān) trong tiếng Trung Quốc nghĩa là hải sản, tuy nhiên nước sốt không chứa bất kỳ thành phần nào từ hải sản. Nước sốt không dùng để ăn với hải sản và không rõ nguồn gốc tên gọi.
Thành phần chính của nước tương đen là đậu tương lên men.Thành phần nước tương đen Bắc Kinh bao gồm các loại tinh bột như khoai lang, lúa mì và gạo, và nước, đường, đậu nành, hạt vừng, giấm chưng cất trắng, muối, tỏi, ớt đỏ, và đôi khi là chất bảo quản hoặc chất tạo màu. Theo truyền thống, nước tương được làm bằng đậu nành nghiền. Mặc dù theo nghĩa đen, nước tương đen không chứa hải sản và không dùng với hải sản. |
Soba (そば hoặc 蕎麦 (kiều mạch), Soba) (, phát âm tiếng Nhật: [soba]) là tên tiếng Nhật của kiều mạch. Nó thường đề cập đến mì mỏng làm từ bột kiều mạch, hoặc sự kết hợp của bột kiều mạch và bột mì (Nagano soba). Chúng tương phản với mì lúa mì dày, được gọi là udon. Mì soba được phục vụ ướp lạnh với nước chấm, hoặc trong nước dùng nóng như món mì nước.
Tại Nhật Bản, mì soba có thể được tìm thấy tại nhiều nơi, từ cửa hàng thức ăn nhanh đến những nhà hàng đặc sản sang trọng. Các khu chợ bán mì khô, men-tsuyu hay nước dùng mì ăn liền để có thể dễ dàng làm tại nhà. Ngoài ra món mì này có thể chế biến cả nóng và lạnh theo mùa.
Soba có thể bổ sung dinh dưỡng cho các loại ngũ cốc khác như gạo trắng và bột mì. Thiamine không có trong gạo trắng nhưng có trong sợi mì soba. Soba chứa tất cả tám amino acid cần thiết, bao gồm lysine, thiếu bột mì. Truyền thống ăn mì soba xuất phát từ thời Edo.
Mì được làm bằng bột kiều mạch, chất kết dính và nước, đôi khi không có chất kết dính. Bột mì thường được sử dụng làm chất kết dính và tên gọi thay đổi tùy thuộc vào tỷ lệ trộn của bột kiều mạch với bột mì. Những loại khác được sử dụng làm chất kết dính bao gồm trứng gà (được gọi là soba sợi trứng), khoai mỡ Nhật, rong biển Nori (được gọi là hegisoba), khoai nưa và Oyamabokuchi... được thêm vào, tạo ra một kết cấu và độ đàn hồi độc đáo.
Ngoài ra còn có các loại như soba sợi vừng (sử dụng vừng đen), soba nori (sử dụng rong biển) và soba matcha (sử dụng matcha), tùy thuộc vào các thành phần được thêm vào tạo hương vị. Tại một số nhà hàng cho thêm vào bột nhiều loại cây trái theo mùa như Moroheiya, hạt tiêu Nhật Bản, măng, butterbur, ashitaba, lá lớn, yuzu, rong biển wakame và mận.
Tại Nhật Bản, mì kiều mạch được sản xuất theo quy trình sau bất kể nó được làm bằng tay hay được sản xuất bởi máy làm mì.
Mizusawashi là quy trình đầu tiên của mì kiều mạch thủ công, là quá trình thêm nước vào bột kiều mạch và khuấy bằng tay để trải đều nước lên bột. Trộn bột kiều mạch và chất kết dính và khuấy trong khi thêm nước để tạo ra những khối bột soba tròn mịn đồng nhất. Khi được làm bằng tay, hãy sử dụng thau bằng gỗ được gọi là thau nhào bột.
Kibachi là công đoạn quật bột kiều mạch để tăng độ dính. Đây là công đoạn quan trọng nhất trong toàn bộ quá trình quyết định hương vị của mì kiều mạch, vì vậy bản thân công việc đôi khi được gọi là thau gỗ. Người ta thường nhào khoảng 2 kg bột kiều mạch trong một cái thau gỗ có đường kính 60 cm. Loại gỗ được sử dụng cho nồi gỗ thường là gỗ Tochi, và các vật liệu khác như gỗ sồi cũng được sử dụng. Tại các cửa hàng soba, đồ sơn mài được sử dụng, và bên trong của thau được sơn màu đỏ son và bên ngoài được sơn màu đen.
Noshi là công đoạn cán mỏng bột mì, dùng bột để tránh bị dính, sau đó cán mỏng thành hình chữ nhật phẳng. Trong trường hợp cán bằng tay, đặt nó lên giá mì bằng gỗ và cuộn nó bằng một thanh gỗ.
Kiri là công đoạn thái sợi mì thành một đường có chiều rộng 1–2 mm. Nếu làm bằng tay, đặt lên thớt, gấp nó thành nhiều lớp, sau đó cắt nó bằng dao kiều mạch trong khi giữ một bảng kê gọi là "komaita" (câu bản).Những tấm bột kiều mạch được cán và thái ra như mô tả ở trên được đun sôi để hoàn thành mì kiều mạch.
Soba thường được luộc trong một nồi lớn. Khi vớt mì luộc ra sử dụng một tấm mành tre hoặc kim loại gọi là "zaru" (ざる,ザル状) thường được gọi là soba chiên (そば揚げ). Phần nước sau khi luộc soba trở nên giống cháo loãng, được gọi là "sobayu" (蕎麦湯, そばゆ).
Nói chung, có những cách sau đây để ăn mì soba Nhật Bản.
Mori soba - Zaru soba
Sau khi luộc, rửa soba trong khi làm mát để loại bỏ chất nhờn, vớt ra và đặt lên trên mành hoặc rổ bằng gỗ hoắc tre. Đổ nước dùng mì vào một cốc khác gọi là "Soba Inoguchi", nhúng từng gắp mì vào bát nước dùng, cắn một miếng bằng đũa. Đó là một cách ăn cũ hơn Kake-soba. Gia vị thích hợp nhất của nước sốt súp được nghiền wasabi và hành lá băm nhỏ. Tất cả chúng đều tách biệt với nước sốt súp và có thể được uống với số lượng bất kỳ theo sở thích của bạn. Wasabi được hòa tan trong nước sốt súp hoặc cho vào kiều mạch để không làm hỏng hương vị.Kake soba
Kake-soba được ninh trong nước lạnh hoặc nước đá, trộn lại với nước sôi, sau đó cho vào nước tương đun sôi nóng.
Đối với gia vị, hành lá xắt nhỏ và hạt tiêu shichimi thường được sử dụng. Khi bạn thêm vỏ cam quýt và vỏ hạt tiêu Nhật Bản, hương vị sẽ nổi bật.
Bukkake soba
Sau khi luộc mì, rửa qua nước lạnh để loại bỏ chất nhầy cũng như làm lạnh mì. Khi ăn rưới nước sốt vào một bát khác và ngâm mì. Khi ăn dùng bát có miệng rộng hoặc cốc, cũng có thể sử dụng bát nông. Ngoài ra cũng có thể được chia thành các đĩa nhỏ như Izumi Soba và Izumo Soba.
Cách ăn món này cũng có thể bày trí giống món mì Hiyashi chūka.Mori soba và zaru soba và bukkake soba được ăn cùng nước dùng lạnh. Soba lạnh (tsumetai soba) thường cay, ngược lại nước dùng ấm (atatakai soba) thì ngọt, Ở Takatosoba, nước sốt lạnh được gọi là "karatsuyu" và nước sốt ấm được gọi là "amatsuyu".
Một trong những cách hiếm hoi để ăn kiều mạch trong mùa kiều mạch là thêm nước hoặc muối mà không cần dùng súp để bạn có thể thưởng thức hương thơm, kết cấu mì soba. Điều này là do mì soba không chỉ coi trọng hương vị mà còn cả hương thơm. Ban đầu, bạn có thể thưởng thức mùi hương và tạo tiếng động mà không dính vào cách cư xử, là một món ăn rất hiếm trên thế giới, cùng với mì udon và mì Trung Quốc (chūkamen), vì nó được chấp nhận rộng rãi trong cách ăn phát ra tiếng.
Một số người nói rằng soba là thứ nên được thưởng thức vì mùi hương và kết cấu của nó, và nó chỉ giới hạn ở kiều mạch. |
Banchan (, Hàn tự: 반찬; 飯饌; banchan; Hán-Việt: phạn soạn [pan.tɕʰan]) hoặc 'bansang' là tên gọi chung của các món ăn phụ được dùng như món ăn kèm với cơm trong ẩm thực Hàn Quốc.
Trong mâm cơm truyền thống thì cơm và canh được múc riêng ra mỗi người một bát nhưng các banchan thì lại đặt ở mâm chung để mọi người cùng gắp. Gần đây hơn vì ý thức vệ sinh nên nhiều khi banchan cũng bưng ra riêng cho mỗi người không đặt ở giữa bàn ăn chung như xưa nữa.
Những món cơ bản trong bữa ăn ngoài bap và tang hay guk thì banchan có gochujang hoặc ganjang, jjigae, galbi, bulgogi và kimchi. Tên gọi còn tùy thuộc ở số món, thường là số lẻ như sam cheop (3), ocheop (5), chilcheop (7), kucheop (9). Ngoại lệ là sip-icheop (12) trên mâm cung đình có đến 12 đĩa. Mỗi đĩa banchan chỉ đựng một ít thức ăn, ăn hết thì lại bưng ra thêm chứ không dùng đĩa to.
Tỉnh Jeolla nổi tiếng là có nhiều loại banchan khác nhau dùng trong một bữa ăn.
Banchan có lẽ xuất phát từ tục ăn chay trong Phật giáo vào khoảng giữa thời Tam Quốc (Triều Tiên) trong thời chiến. Triều đình lúc bấy giờ bài xích việc ăn thịt. Vì không được dùng thịt, người nấu phải cố chế biến các món lấy rau đậu làm chính; trong cung đình thì cách thức càng cầu kỳ từ hình thức đến phương cách. Trong dân dã thì cũng noi theo tuy kém hơn về vật liệu lẫn cách làm.Khi Chiến tranh Mông Cổ - Cao Ly chấm dứt thì lệnh cấm ăn thịt cũng chấm dứt nhưng banchan đã đi sâu vào sinh hoạt đời sống người dân sau gần sáu thế kỷ nên trở thành nếp quen trong tục ăn uống của người Triều Tiên.
Giới thiệu ẩm thực Triều Tiên
Về ẩm thực Triều Tiên Lưu trữ 2018-09-26 tại Wayback Machine
Các đặc tính của thực phẩm Triều Tiên Lưu trữ 2007-02-04 tại Wayback Machine |
Spaghettieis (phát âm tiếng Đức: [ʃpaˈɡɛtiˌaɪs]), hoặc kem spaghetti, là món kem của Đức được làm giống một đĩa mì Ý. Trong món này, kem vani được ép đùn qua máy ép Spätzle hoặc máy nghiền khoai tây đã được cải tiến, tạo thành hình dạng mì Ý. Rồi mới cho thêm kem tươi và phủ nước sốt dâu tây lên trên món kem này (để mô phỏng nước sốt cà chua) và dừa bào, hạnh nhân đã xát nhỏ hoặc vụn sô-cô-la trắng nhằm đại diện cho pho mát parmesan. Bên cạnh các món ăn thông thường với nước sốt dâu tây, người ta cũng có thể tìm thấy các biến thể như kem với sô-cô-la đen và các loại hạt nhằm mô phỏng món Spaghetti Carbonara thay vì Spaghetti Bolognese.
Spaghettieis do Dario Fontanella tạo ra vào cuối thập niên 1960 ở Mannheim, Đức. Fontanella nhớ lại việc chế biến món ăn đầy sáng tạo của mình cho những đứa trẻ đã rơi nước mắt vì chúng muốn ăn kem chứ không phải một đĩa mì Ý. Nhờ sáng chế này mà ông được thành phố Mannheim trao tặng huy chương "Bloomaulorden" vào năm 2014.Suốt nhiều năm liền, Spaghettieis không được nhiều người biết đến bên ngoài nước Đức, và chỉ có thể được tìm thấy ở một số tiệm chuyên bán kem và gelateria, các sự kiện đặc biệt cũng như tại những khách sạn và nhà hàng trên khắp thế giới. Gần đây, Spaghettieis đã bắt đầu xuất hiện như một món ăn mới lạ ở nhiều nhà hàng hơn và gây chú ý trên mạng xã hội.
== Tham khảo == |
Bánh lọt là món ăn vặt đặc trưng có xuất xứ từ Indonesia. Bánh lọt hiện nay là món ăn dân dã của người Nam bộ, món ăn này có mặt ở một vài tỉnh miền Tây Nam bộ như Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau… Ở Sài Gòn, món được bán một tại vài nơi có người miền Tây Nam bộ sinh sống. Bánh lọt là món ăn chơi mang tính lành, dễ tiêu hóa. Sợi bánh ngắn, mềm dễ nuốt, người già cũng như trẻ em đều hợp.
Nguyên liệu để có món bánh lọt ngon gồm sợi bánh lọt ngắn, mềm dễ nuốt, được làm thành sợi bằng bột gạo cùng bột năng. Mùi thơm của nước cốt dừa, đường thắng, màu xanh trắng mát dịu của lá dứa, vị man mát, mềm mềm, dẻo dai của bột gạo hòa lẫn bột năng… đã tạo nên một thứ bánh đặc trưng của vùng sông nước Cửu Long.
Bánh lọt làm thành sợi bằng bột gạo cùng ít bột năng, dùng ăn kèm với món có nước dùng đậm đà. Sợi bánh lọt có hai màu truyền thống là màu trắng tự nhiên và màu xanh từ lá bồ ngót hay lá dứa. Hầu hết bánh lọt truyền thống chỉ ăn với nước cốt dừa, nước đường thắng, thường được rao bán hoặc ở vỉa hè như là một loại thức ăn đường phố.
Đầu tiên phải chọn gạo, với loại gạo cũ ngon dùng làm bánh lọt thì bánh sẽ không bị nhão. Gạo phải đem ngâm trước với một ít nước tro (hay vôi lắng lấy nước trong để bánh giòn, dai), sau đó xả nước lạnh vài lần cho gạo sạch, để ráo. Đem gạo xay thành bột rồi đăng bột cho ráo nước. Lấy bột gạo pha với một phần bột năng cùng với nước lạnh, không nên pha bột quá loãng, bánh sẽ bị nhão.
Công đoạn chế biến bánh lọt xào cầu kỳ. Tôm nõn rửa sạch, để ráo, rồi đem ướp với một tí muối,đường,bột nêm. Đậu hà lan ngắt bỏ hai đầu, rửa sạch rồi thái chéo, chần qua nước sôi. Giá đỗ ngắt mũ giá rồi rửa sạch. Phi thơm hành tỏi, cho tôm vào xào. Khi tôm gần chín thì cho giá và đậu vào xào chung, xong trút phần nguyên liệu này vào. Sau đó cho tiếp chao đỏ vào phi thơm với tỏi và dầu ăn, cho phần bánh lọt vào xào lẫn với nước tương. Cuối cùng là công đoạn trộn lẫn tất cả các nguyên liệu và nêm gia vị cho hợp khẩu vị.
Tô bánh lọt có đáng nhớ hay không còn phụ thuộc vào nồi nước súp. Để nồi nước súp thơm ngon nê hầm xương với nước khoảng 45 phút. Khi nồi nước sôi, chỉ cho lửa cháy liu riu và luôn tay hớt bọt nổi lên cho nước súp trong. Nấu khoảng 20 phút, cho cà rốt đã cắt thành từng khối vào hầm nhừ và cho thêm nước một trái dừa tươi vào.
Bánh lọt được dùng để chế biến nhiều món ăn hấp dẫn, đặc trưng khác nhau của vùng Nam Bộ như chè bánh lọt cốt dừa, chè bánh lọt đậu xanh, chè bánh lọt lá dứa hay bánh lọt xào… Bánh lọt xào là món ngon, tổng hợp từ nhiều nguyên liệu khác nhau: bánh lọt, tôm nõn, xá xíu, chao đỏ, đậu hà lan, giá đỗ và các loại gia vị: nước tương, bột nêm, muối, đường… ngoài ra, khi nhắc đến bánh lọt, nhiều người nghĩ ngay đến bánh lọt nước cốt dừa ngọt, béo nhưng với sự sáng tạo trong cách chế biến món ăn, người miền Tây Nam Bộ đã dùng bánh lọt nấu với nước súp, thịt bằm tạo nên món ăn mặn thú vị. |
Rượu San Lùng là thứ rượu đặc sản của người Dao đỏ xuất phát từ thôn San Lùng, xã Bản Xèo, huyện Bát Xát. Cùng với rượu Táo Mèo và rượu ngô Bắc Hà rượu San Lùng là các danh tửu của Lào Cai. Rượu San Lùng có mùi thơm lạ của men lá rừng, vị đậm đà của thóc nương. Nếu như các loại rượu khác được ủ lên men từ gạo, ngô hoặc sắn nấu chín thì rượu San Lùng được ủ từ thóc, lên men bằng mười lăm thứ lá rừng. Nhờ nguồn nước và khí hậu rượu San Lùng có một hương vị đặc biệt. Rượu màu trong vắt. hương thơm tinh khiết, nhẹ nhàng vị ngọt dịu và hơi ngậy. Theo truyền thuyết dân tộc Dao bản địa thì rượu San Lùng nấu để cúng thần tiên, trời đất, vì vậy rượu được nấu hết sức công phu, không chỉ mang ý nghĩa ẩm thực, mà còn mang ý nghĩa tâm linh và văn hóa.
== Chú thích == |
Çoban salatası hoặc salad choban (trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ có nghĩa là "salad của người chăn cừu") là một loại salad trộn có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan. Món ăn này bao gồm cà chua thái nhỏ (nên gọt vỏ), dưa chuột, ớt chuông xanh dài, hành tây, và ngò tây lá thẳng. Nước sốt để trộn salad gồm nước cốt chanh, dầu ô liu và muối. |
Lạp xưởng, còn gọi là lạp sườn, lạp xường (tiếng Trung: 臘腸; bính âm: làcháng; Việt bính: laap6 coeng4-2; Hán Việt: lạp trường) là một món ăn có nguồn gốc từ Trung Quốc. Lạp xưởng được làm từ thịt nạc và thịt mỡ lợn xay nhuyễn trộn với rượu, đường rồi nhồi vào ruột lợn khô để chín bằng cách lên men tự nhiên. Lạp xưởng phơi là "lạp xưởng khô", còn không phơi là "lạp xưởng tươi". Lạp xưởng màu hồng hoặc nâu sậm, vị ngọt. Có thể bảo quản lâu.
Món lạp xưởng được chế biến trước thời Nam Bắc triều, công thức chế biến của nó được ghi trong sách Tề dân yếu thuật (齊民要術) của triều đại Bắc Ngụy lần đầu tiên. Phương pháp chế biến lạp xưởng đã được lưu truyền đến nay ngày. Lạp xưởng bảo quản được lâu, nên ăn sau khi nấu xong có hương vị thơm ngon, thanh dịu, đậm đà, dư vị để lại lâu.
Ở Trung Quốc, lạp xưởng của Quảng Đông và Tứ Xuyên rất có tiếng. Ở Việt Nam có lạp xưởng Sóc Trăng và Cai Lậy (Tiền Giang).
Hiện tại, Lạp Xưởng tại Việt Nam được sản xuất nhiều nhất tại Sóc Trăng và gần như trở thành bộ đôi đặc sản đi chung cùng bánh Pía. Lạp xưởng có thể chế biến ăn liền hoặc làm nhân bánh bao, bánh gối, há cảo, bò bía hoặc bánh trung thu, bánh ú, xôi bát bửu,... |
Squround là loại hộp đựng có hình dạng kết hợp giữa hình vuông và hình tròn. Trông giống hình bầu dục nhưng đôi khi gần giống hình chữ nhật với các góc cạnh tròn. Điều này cho phép dễ dàng lấy đồ ra khỏi hộp đựng. Đây vốn là một từ ghép dành cho dạng hộp "vuông tròn" (thùng carton), đề cập đến sự dung hòa giữa hình vuông và thùng carton tròn. Đôi khi nó còn gọi là scround.Thuật ngữ này chủ yếu áp dụng cho thiết kế hộp đựng kem khi được thúc đẩy từ sở thích của người tiêu dùng, cũng như hiệu quả chi phí. Những hộp đựng dạng này có hình chữ nhật hơn là hình vuông, nhưng các cạnh bên được làm tròn, trong khi bề mặt trên và dưới hoàn toàn phẳng. Hộp đựng hình vuông mang lại một số điểm thu hút người tiêu dùng của loại hộp đựng hình trụ truyền thống, đồng thời khép kín giống như hộp đựng vuông hình viên gạch. |
Tiramisu là một loại bánh ngọt tráng miệng vị cà phê của nước Ý, gồm các lớp bánh quy Savoiardi, [savoˈjardi] nhúng cà phê xen kẽ với hỗn hợp trứng, đường, phô mai mascarpone đánh bông, thêm một ít bột cacao. Công thức bánh này được biến tấu thành nhiều món bánh và món tráng miệng khác nhau.
Không ai dám chắc chính xác công thức làm món bánh này được nghĩ ra khi nào và do ai. Tuy nhiên trước đó Ý đã nổi tiếng với loại bánh ngọt có từng lớp (layer cakes) có công thức khá giống Tiramisu. Quyển sách đầu tiên đề cập đến loại bánh này là quyển "I Dolci del Veneto" (Các món tráng miệng của Veneto) xuất bản năm 1983.Theo Anna Maria, một người có nhiều nghiên cứu về loại bánh này, nó được phát minh tại vùng Treviso tại nhà hàng Le Beccherie bởi Francesca Valori, người có tên thời thiếu nữ là Tiramisu. |
Bưởi Diễn là một giống bưởi nổi tiếng thuộc làng Diễn trước đây, nay thuộc các phường Minh Khai, Phú Diễn, Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Là loài cây ăn quả lâu năm, thuộc nhóm cây có múi, thân gỗ, khá dễ trồng thích hợp nhất trên loại đất thịt. Cây khi trưởng thành và bắt đầu cho thu hoạch sẽ có chiều cao trên 2 mét, bề rộng tán cũng vậy. Cây bưởi Diễn ra quả 1 năm 1 lần, thường ra hoa vào tháng hai, quả chín đúng vào dịp tết. Khi bước vào thời kỳ chính thức cho thu (thường là năm thứ 5) một cây có thể cho 80 trái.
Về quả bưởi Diễn, khác biệt với các loại quả bưởi khác, nó có kích thước nhỏ, đường kính chừng 15 cm, trọng lượng 0,8 – 1 kg. Phần cùi và vỏ của đặc sản này rất mỏng người bổ phải rất khéo nếu không muốn cắt vào ruột. Múi bưởi có tôm vàng óng, hạt bên trong se nhỏ, khi ăn sẽ thấy vị ngọt đậm đà, khi ăn xong rồi còn lưu mãi ở đầu lưỡi.
Hiện nay, bưởi Diễn được coi là loại cây có giá trị kinh tế cao hàng đầu trong các loại cây ăn quả tại Việt Nam. Tuy nhiên do việc thay đổi cơ cấu kinh tế tại khu vực Văn Trì - Minh Khai nói riêng và khu vực trồng bưởi Diễn chính gốc trước đây nói chung... khiến số lượng trái đem đến cho thị trường ngày một ít đi.
Do nhu cầu lớn về chuyển đổi cây trồng, cây bưởi Diễn được rất nhiều bà con lựa chọn đưa vào khu vườn và trang trại của mình. Mỗi cây giống hiện có giá bán dao động trong mức 50.000 - 70.000 đồng đem lại giá trị kinh tế không hề nhỏ cho người nông dân.
Cùng với việc bán quả và cây giống, việc phát triển mô hình trồng bưởi cảnh cũng đang trở thành một xu hướng được nhiều người dân chú ý và phát triển. Đặc biệt trong dịp tết một cây khi lên chậu cũng được ít nhất 2 triệu đồng.
Bưởi Diễn cũng giống như nhiều loại quả có múi khác có hàm lượng vitamin rất lớn như A, C, E... cùng nhiều axit tự nhiên tốt cho sức khỏe người sử dụng, trong đó có chất pectin giúp giảm lượng cholesterol trong máu nên hỗ trợ tốt cho người bị béo phì tiểu đường. Chưa kể, nó còn là vị thuốc khá phổ biến trong dân gian trị các bệnh như tiêu đờm, rối loạn tiêu hóa, cảm cúm... |
Bún bung là một món ăn dân dã của người Hà Nội, Thái Bình. Món ăn này gồm "bún" (bún rối hoặc bún lá) và "bung" là một món nước dùng để chan. Nước dùng này được nấu bằng sườn lợn, dọc mùng, mỡ nước, hành hoa, mẻ và các gia vị mắm muối. Ở Thái Bình người ta nấu bún bung hoa chuối.
Nguyên liệu (2 người ăn)
Sườn sụn hoặc giò heo hoặc sườn non 200gr
Chuối xanh 2 trái nhỏ, lột vỏ thái vừa ăn
Cà chua 2 trái, bỏ hột thái vừa ăn
Tía tô, thái nhỏ
Bạc hà một nhánh, lột vỏ, thái vừa ăn
Bột Nghệ 1 muỗng nhỏ
Dừa nạo 100gr, vắt lấy nước khoảng 800gr
Hành tím phi vàng với 2 muỗng canh dầu ăn
Mắm tôm
Bún tươi 500grHầm 40 phút gồm: nước cốt dừa, sườn sụn/ giò heo/ sườn non, chuối xanh, cà chua, bột nghệ, dầu ăn phi hành tím, mắm tôm, đường, bột ngọt, muối, tiêu… Gần ăn cho tía tô và bạc hà. (Không cần mẻ vì đã có cà chua) |
Bò né là một món ăn sáng ở Việt Nam, với đầy đủ các thành phần dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể: chất đạm từ thịt bò, xíu mại và Pa tê, chất bột từ bánh mì, chất béo từ trứng ốpla và khoáng chất, vitamin từ rau, hành, ngò. Sở dĩ có tên gọi là bò né vì đây là một món bít tết (thịt bò) kiểu Việt Nam và được trình bày trên một cái chảo gang cỡ nhỏ và dọn ra khi dầu đang sôi, bắn bọt, vì vậy thực khách phải de người, nghiêng người để tránh bị bắn vào, bị văng vào người do đó mới có tên gọi là bò né.
Thịt bò:Bò là nguyên liệu chính của món ăn. Khi chọn thịt bò cho món này, thì thịt bò phải là thịt nạc, thịt cần phải to, đủ độ dày, tươi và mềm, có thể được tẩm ướp gia vị.
Xíu mại:Xíu mại một nguyên liệu không thể thiếu trong món bò né, được làm từ thịt heo được chế biến rất kì công.
Trứng:Trứng ở đây phải là trứng gà, được đập vào có thể cùng 1 lúc hoặc sau khi cho thịt bò vào chảo gang nóng.
Pa tê:Pa tê được làm từ gan heo và thịt heo
Nước lèo: được ninh từ thịt và xương heo
Khoai tây chiên:Khoai tây chiên cũng là một phần không thể thiếu của món bò né, là món ăn kèm, nhưng có thể kích thích vị giác cũng như tạo thêm sự linh động ngon miệng, ngon mắt của món ăn.
Một số loại rau đi kèm:Rau đi kèm với bò né thường là xà lách, cà chua, hành tây xắt sợi mỏng, dưa leo, hành lá, hành phi,... các loại rau và lá gia vị này đi kèm làm cho món ăn dậy mùi là đỡ gây ngán trong quá trình ăn.
Cách chế biến món bò né cũng rất đơn giản, dùng chảo gang chuyên dụng để làm chín thức ăn. Đầu tiên phải để chảo cho thật nóng rồi cho một ít dầu ăn vào, sau đó cho Xíu mại, tiếp đến là miếng bò vào rồi một hoặc hai quả trứng gà đập vào chảo, chiên còn lòng đào, tiếp theo là Pa tê và sau cùng là một số gia vị đi kèm như tiêu, muối, hành phi, ngò, hành lá... khi thịt bò sắp chín thì tắt bếp và đem ra thưởng thức ngay.
Bò né dùng chung với bánh mì, nước lèo, nước tương xì dầu và tương ớt được chủ quán bày sẵn lên bàn. Độ mặn nhạt tùy theo người ăn. Khi ăn bò né người ta thường xé bánh mì ra rồi cho các loại vào chung rồi quấn lại cho vào miệng.
== Tham khảo == |
Bánh ít hay bánh ích là một loại bánh phổ biến ở Việt Nam, được làm từ bột nếp và đậu xanh với phương pháp hấp cách thủy. Nhân bánh được xào chín trước khi gói cẩn thận bằng lá chuối tươi hoặc khô và có thể có nhiều hình dáng khác nhau tùy theo cách gói của người làm bánh. Nhân bánh có thể là nhân mặn hoặc nhân ngọt. Bánh được sử dụng phổ biến để đồ cúng trong những ngày Giỗ, Tết hay làm quà quê.
Nguyên liệu chính làm tạo nên hương vị bánh gồm đường, đậu xanh, bột nếp và lá gai. Nguyên liệu phụ là dừa già, đậu phộng rang, dầu ăn. Gạo nếp và lá gai xay nhuyễn trộn lại và đánh đều lên cùng với đường tạo thành phần thịt bánh. Nhân bánh có thể được làm từ đậu xanh, đậu đen hay cơm dừa nạo nấu chín với đường (bánh ít ngọt), đôi khi người ta dùng tôm xào với thịt để làm nhân (bánh ít mặn). Bánh được gói bằng lá chuối tươi (Miền Trung) hoặc lá chuối khô (Miền Bắc).
Ngoài ra còn có Bánh ít dừa được làm từ bột năng (bột sắn tinh), đậu xanh, đường và dừa già (Gần giống với bánh phu thê ở Bình Định nhưng cách gói khác nhau). Bánh trong suốt có thể nhìn thấy được nhân bánh. Bánh được làm đòi hỏi sự công phu nhiều hơn các loại bánh ít khác.
Kích thước trung bình không lớn, bánh không béo, nhưng đây là một loại bánh có năng lượng cao, do được làm từ bột nếp và lượng dầu mỡ khá nhiều sử dụng khi nhào bột, xào nhân. Bánh ít nhân ngọt có thêm năng lượng từ đường, bánh ít nhân mặn năng lượng thường cao hơn do được ăn thêm với mỡ hành, nước mắm...
Trung bình mỗi cái bánh ít cung cấp trên dưới 150 kcal, trong đó có khoảng 40% năng lượng từ đường chất béo. Dù năng lượng cao, nhưng thành phần vitamin, chất khoáng, chất xơ của bánh lại không nhiều, không đủ những chất cần cho quá trình chuyển hóa nguồn năng lượng đó. |
Kem phô mai, còn gọi là kem queso hoặc kem keso, là một loại kem của người Philippines được chế biến bằng cách sử dụng phô mai cheddar. Đây là một trong những hương vị kem phổ biến nhất của món kem sorbetes truyền thống (thường được nhuộm màu vàng sáng), và nguyên liệu bao gồm muỗng kem khoai mỡ tím, vani và sô cô la trong một cái que kem ốc quế.Món này người Philippines thường ăn dưới dạng bánh kẹp kem với bánh mì cuộn pandesal, hoặc được làm với hạt ngô (một cặp món tráng miệng phổ biến ở Philippines được gọi là mais con queso). |
Bỏng ngô hay bắp rang là một dạng thức ăn vặt được làm từ ngô (bắp) bằng cách rang những hạt bắp và các hạt nổ bung ra khi tiếp xúc với nhiệt độ cao kết hợp với những tiếng nổ nhẹ phát ra. Đây là món ăn thông dụng và phổ biến trong các rạp chiếu phim.
Nguyên nhân ngô bị nổ và bung ra là bởi một lượng nhỏ nước và tinh bột bị nén trong hạt được giải thoát. Khi nhiệt độ tăng, nước bắt đầu sôi và biến thành hơi nước, đồng thời áp lực bên trong hạt ngô bắt đầu mạnh hơn. Khi một hạt ngô không chịu đựng nổi áp lực bên trong nó sẽ nở bung ra. Các nhà khoa học khám phá yếu tố chính tạo ra khả năng nổ của hạt bắp là vỏ xenlulôza bao quanh cơm của chúng.Bỏng ngô thường được làm từ giống ngô có tên gọi là Zea May. Đây là một trong 6 dòng ngô chính, là giống ngô duy nhất có thể "nổ bung" khi đem rang. Món ăn này rất giòn, thơm, hơi ngọt và giới trẻ phương Tây thường ưa thích loại bỏng ngô nướng bằng lò vi ba thường do có mùi vị thơm lừng tỏa khắp phòng lúc túi bắp được mở bung sau khi nướng xong.
Cách đây gần 3.600 năm người da đỏ ở châu Mỹ đã từng làm bỏng ngô bằng cát hay tro nóng. Những thổ dân Mỹ cho ngô nở trong ấm đất sét có một lỗ nhỏ trên nắp. Phương pháp này được áp dụng trước năm 1885. Sau khi Charles Cretors phát minh ra ấm hơi nước đầu tiên. Động cơ bánh xe cho phép làm bỏng ngô được đặt khắp nơi trên đất Mỹ - gần rạp chiếu phim, trong sở thú hay những phố xá đông đúc. Ngày nay, bỏng ngô đã trở thành một món ăn truyền thống ở Mỹ. Năm 1945, Percy Spencer, một nhà khoa học Mỹ đã phát hiện sự bức xạ sóng viba có thể làm nổ hạt ngô. Ông đã chứng minh nghi ngờ của mình trên các loại thực phẩm khác và kết luận sóng viba có thể dùng để nấu nướng.
Ở Mỹ, khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra kéo theo sự khủng hoảng kinh tế vào những năm 1930-1940, giá cả thực phẩm trở nên đắt đỏ và bỏng ngô trở thành đồ ăn thiết yếu. Thời đó, giá một túi bỏng ngô rất rẻ, dao động từ 5 đến 10 cent. Trong khi các ngành kinh tế khác đều tụt dốc, bỏng ngô là cứu tinh cho những người nông dân nghèo khổ. thực tế 1 gói bỏng ngô tương đương với 1 suất ăn nhanh. 1 túi lớn bỏng ngô ngọt có chứa tới 1.800 calo – tương đương với 1 suất ăn lớn và 2 chai bia. 1 túi bỏng ngô mặn cũng chứa lượng calo không thua kém bỏng ngô ngọt là bao: 1.779 calo – tương đương với 3 suất pizza, bánh mỳ tỏi và 1 sa-lát. Ở Việt Nam, có một số cơ sở chế biến bỏng ngô rất mất vệ sinh an toàn thực phẩm, chế biến bằng tay, dùng đường có ruồi chết. Ngoài ra, có kết luận cho rằng Chất tạo mùi bơ trong bỏng ngô nướng bằng lò vi ba được cho là có thể làm tổn thương phổi gọi là bệnh phổi bỏng ngô nếu hít quá thường xuyên.
== Chú thích == |
Dorayaki (銅鑼焼き (Đồng La Thiêu)/ どらやき/ ドラヤキ, Dorayaki hay được dùng rộng rãi hơn là どら焼き) là một thứ bánh cổ truyền trong ẩm thực Nhật Bản. Nó bao gồm hai lớp vỏ bánh tròn dẹt hình dạng giống như bánh nướng chảo/ bánh phèng la (pancake) được làm từ castella, phết mật ong, được nướng lên và bao quanh lấy một lớp nhân ngọt thường làm từ bột nhão đậu đỏ. Ngày nay người ta có thể làm nhiều loại nhân (chocolate, chuối, đậu đen...) nhưng nhân đậu đỏ là loại đặc trưng nhất. Ban đầu loại bánh này chỉ có một lớp, hình dạng như ngày nay là do Ueno Usagiya sáng tạo ra vào năm 1914. Trong tiếng Nhật, Dora (銅鑼) có nghĩa là cồng, chiêng, và tên gọi của loại bánh này có lẽ cũng bởi nó giống với những nhạc cụ này. Truyền thuyết kể rằng một samurai có tên Benkei đã bỏ quên chiếc chiêng (dora) của mình khi rời khỏi nhà của một người nông dân, nơi anh ta ẩn náu. Người nông dân sau đó đã dùng chiếc chiêng bị bỏ lại chiên ra những chiếc bánh, và từ đó gọi chúng là Dorayaki.
Ở vùng Kansai, như Osaka hay Nara, loại bánh này thường được gọi là mikasa (三笠). Từ này có nghĩa là mũ rơm ba lớp, nhưng cũng là một tên khác của núi Wakakusa, một ngọn đồi thấp với dốc lên thoai thoải ở Nara. Nhiều người dân địa phương hình dung ra hình thù ngọn núi khi ăn mikasa. Ở Nara, loại mikasa lớn với đường kính khoảng 30 cm phổ biến hơn.
Trong bộ truyện tranh Doraemon, chú mèo máy Doraemon được cô bạn mèo ở thế kỉ XXII mời ăn món bánh này lần đầu tiên và kể từ đó rất thích món ăn này. Đây là một kiểu chơi chữ, mặc dù tên của chú mèo máy này (Doraemon) không phải xuất phát từ dorayaki mà là từ doraneko (mèo lạc). Ở Việt Nam, bánh Dorayaki trong truyện Doraemon còn được biết đến là "bánh rán", đây là sai sót của dịch giả khi nhầm lẫn Dorayaki với bánh rán, vốn là hai loại bánh khác nhau. Từ năm 2000, công ty Bunmeido hằng năm đã kinh doanh một loại bánh dorayaki với tên gọi Doraemon dorayaki giữa tháng 3 và tháng 12. Năm 2015, nhà làm phim Kawase Naomi đã ra mắt phim "An" ("Sweet Red Bean Paste") về người đàn bà lớn tuổi có một công thức tuyệt mật để làm ra những chiếc dorayaki. |
Bánh mì chuối là một loại bánh mì (thường là bánh mì ngọt) được chế bến bằng cách nghiền nát chuối và trộn với bột mì rồi nướng theo cách bình thường. Đây là loại bánh mì có độ ẩm, xốp, ngọt, mát và nấu nhanh chóng như bánh mì, nó là loại bánh mì làm nhanh vì không cần qua gia đoạn ủ men. Loại bánh này có thể được xếp vào loại bánh ngọt (cake) hơn là bánh mì. Tuy nhiên một số loại có công thức nấu bánh mì chuối bằng phương pháp lên men bánh mì theo phong cách truyền thống.
Bánh mì chuối nho khô
Bánh mì chuối hạt - các loại hạt, mà thường là óc chó và pê-can, được thêm vào công thức.
Bánh mì chuối chocolate chip - chocolate chip được thêm vào công thức.
Muffin chuối - bột bánh mì chuối, thên phụ thành phần hoặc không, được chia vào các cốc giấy hay khuôn kim loại chống dính, được nướng thành các phần vừa ăn.
Bánh mì chuối trở thanh một phần không thể thiếu của các sách nấu ăn Mỹ nhờ sự phổ biến của baking soda và bột nở vào thập niên 1930s. Nó lần đầu xuất hiện trong sách nấu ăn của Pillsbury Balanced Recipes vào năm 1933 , và dần nhận được sự chấp nhận sau sự xuất bản của cuốn Chiquita Banana's Recipes Book vào năm 1950.
Chuối lần đầu tiên xuất hiện tại Hoa Kỳ vào thập niên 1870s và phải mất một khoảng thời gian nữa thì mới được sử dụng như một nguyên liệu trong đồ tráng miệng.Các công thức bánh mì chuối hiện đại [1] bắt đầu được xuất bản vào thập niên 1930s và sự phổ biến của nó được nâng đỡ phần lớn nhờ sự giới thiệu của bột nở trên thị trường. Nhiều nhà sử học ẩm thực tin rằng bánh mì chuối là một sản phẩm phụ của cuộc Đại khủng hoảng khi mà các bà nội chợ không muốn vất những trái chuối quá chín (vốn khá đắt đỏ thời bấy giờ), số khác tin rằng bánh mì chuối được phát triển nhờ các nhà bếp kết hợp góp phần quảng bá bột mì và các sản phẩm làm từ bột nở. |
Bánh ú (tiếng Trung: 粽子; bính âm: zòngzi; Việt bính: zung2zi2; Hán Việt: tống tử), còn được gọi là bánh bá trạng (dịch nghĩa Hán Việt của tiếng Mân) là một loại bánh xuất xứ từ Trung Quốc. Vào ngày Tết Đoan ngọ mồng 5 tháng 5 Âm lịch, người Việt có bánh ú tro, còn với người Hoa thì không thể thiếu bánh ú. Một số người Việt Nam còn quen gọi nó là bánh chưng Trung Quốc.
Bánh bá trạng (hay ở Việt Nam còn được gọi là bánh ú Trung Quốc) của người Hoa (Quảng Đông) du nhập vào Việt Nam có xuất xứ từ rất lâu đời. Những loại bánh có chung đặc điểm (thứ bánh dẻo, được gói trong lá) bao gồm Pya Htote ở các khu vực phát triển của Miến Điện (như Myanmar), Nom Chang ở Campuchia, Bachang ở Indonesia và Khanom Chang ở Lào và Ba-chang ở Thái Lan. Người Thái có loại bánh chưng đen cũng từ cách làm của bánh này, Việt Nam có loại bánh là bánh chưng gói lá dong và bánh tét gói lá chuối còn người Mường có bánh ốc.
Ở Singapore, Indonesia, Đài Loan và Malaysia, bánh tro được biết đến như bakcang, bacang, hoặc zăng (tiếng Trung: 肉粽; Bạch thoại tự: bah-chàng), như ở Phúc Kiến thường được sử dụng trong Trung Quốc ở nước ngoài. Tương tự, zongzi phổ biến hơn được gọi là machang trong số những người Philippines ở Philippines.
Ở một số khu vực của Hoa Kỳ, đặc biệt là California và Texas, zongzi thường được gọi là tamales Trung Quốc.
Ẩm thực Việt Nam cũng có một biến thể của món ăn này được gọi là bánh ú tro hoặc bánh tro. Ngoài ra còn có bánh cooc mò là loại bánh truyền thống của đồng bào người Tày ở Thái Nguyên. Để có được những chiếc cooc mò vừa dẻo, thơm lại đẹp mắt, ngoài việc chọn nguyên liệu, lá gói thì khâu làm bánh đòi hỏi phải một sự tinh tế, khéo léo. Bánh được làm từ loại gạo nếp thơm, hạt nào hạt nấy căng mẩy, đều tăm tắp. Nước làm bánh cũng phải là thứ nước suối, trong và ngọt.
Riêng với người Quảng Đông ở Trung Quốc có bánh ú với tên gọi kiềm tống (giản thể: 碱粽; phồn thể: 鹼粽; bính âm: Jiǎn zòng). Nói chung, nó không chứa nhân, nó không có mùi vị, và nó được ăn với đường trắng. Nó cũng có nhân đậu đỏ nhuyễn. Nó có thể được ăn trực tiếp mà không cần dùng đường.
Cửu như tống tử (tiếng Trung: 九如粽子; bính âm: Jiǔ rú zòngzi là một loại bánh ú, trong đó có 9 bánh hợp thành 1 chuỗi, có lớn có nhỏ, lớn trên, nhỏ dưới, hình dạng cũng khác nhau, vô cùng đẹp mắt. Hơn nữa, 9 chiếc bánh cũng được buộc bằng các loại dây khác nhau, sắc màu vô cùng sặc sỡ. Cửu như tống tử thường được làm lễ vật, mẹ dùng tặng con gái trong các lễ vật tiễn về nhà chồng, chúc con sớm sinh quý tử.
Bánh ú thường được ăn trong Tết Đoan ngọ, rơi vào ngày thứ năm của tháng năm âm lịch (khoảng cuối tháng 5 đến giữa tháng 6). Tống tử vào thời cổ còn có tên gọi là giác thử (lúa bó góc), đồng tống (bánh ống tre), niêm thử (bánh nếp), … Sở dĩ gọi tống tử là vì gạo nếp được đặt vào chính giữa lá tre rồi gói lại, chữ tống chính là chữ đồng âm với chữ “tông” (lá cọ, lá có vân song song). Còn cái tên giác thử là xuất phát từ hình dạnh góc cạnh của bánh khi được gói. Đồng tống là nói về nguồn gốc ban đầu của bánh, nguyên ban đầu là bánh được làm từ gạo gói trong ống tre và đem nấu.
Lần tìm về nguồn gốc của bánh ú, dân gian có truyền thuyết rằng, vào tháng Năm âm lịch, giỗ đầu của Khuất Nguyên, dân chúng nước Sở tạo thành lệ, chèo thuyền mang theo ống tre có cơm bên trong, thả vào chỗ nước cuồn cuộn tế điện Khuất Nguyên. Đến thời Đông Hán Quang Vũ Đế Lưu Tú, năm Kiến Vũ (25 – 55), địa phận Trường Sa có người tên Âu Hồi, nói rằng giữa ban ngày ban mặt hắn trông thấy một người tự xưng là Tam Lư đại phu Khuất Nguyên, đến chỗ hắn bảo rằng “Các ngươi năm nào cũng cúng tế ta món cơm ống trúc, tất cả đều bị giao long ăn hết. Sau này, các ngươi có thể dùng lá ngải bịt miệng ống trúc rồi dùng dây ngũ sắc buộc chặt, bởi vì giao long rất sợ cái thứ này”. Nói rồi, người đó biến mất.
Một niềm tin phổ biến của người Trung Quốc khi ăn bánh ú liên quan đến việc tưởng nhớ cái chết của Khuất Nguyên, một nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc từ nhà Chu sống trong thời Chiến Quốc. Được biết đến với lòng yêu nước của mình, Khuất Nguyên đã cố gắng không thành công để cảnh báo nhà vua và đồng hương của mình chống lại sự bành trướng của các nước láng giềng Tần. Khi tướng Tần là Bạch Khởi chiếm Lạc Dương, thủ đô của nước Chu, vào năm 278 trước Công nguyên, nỗi đau buồn của Khuât Nguyên đã dữ dội đến mức ông đã chết đuối dưới sông Mịch La sau khi viết Ai Sính. Theo truyền thuyết, những gói gạo được ném xuống sông để ngăn cá ăn xác của nhà thơ.
Vào thời Đông Hán, ống trúc đựng gạo được đổi sang dùng lá gói bánh, lá được dùng là cỏ lau sậy hoặc lá tre, gói thành lục giác hoặc hình trụ và được xem là loại thực phẩm thông thường.
Đến thời Tây Tấn, bánh ú mới dần dần trở thành món ăn truyền thống Tết Đoan Ngọ.
Vào thời Đường, bánh ú dù chỉ là thực phẩm dân gian nhưng lại được hoàng gia trân quý.Sau đến thời Tống có bánh dùng lá ngải cứu tẩm ướp gạo, tạo thành “bánh ú hương ngải”. Lại nói về vua Đường,Đường Minh Hoàng khi ăn bánh ú đã có cảm giác không tệ, đánh giá loại bánh này khá cao. Qua đó ta còn mơ hồ cảm thấy được khí thế phồn thịnh của triều Đường vào thời kì này. Một chiếc bánh nhỏ bé có thể khiến hoàng đế có nhã hứng làm thơ. Chưa hết, mỗi khi đến Tiết Đoan ngọ, người hoàng cung có dịp “làm bánh viên, bánh ú đựng trên mâm vàng”, rồi mời mọi người dùng tên nhỏ phóng vào, trúng chỗ bánh nào thì được ăn bánh đó, không trúng thì không được ăn. Theo đó, người Đường triều khi ấy vẫn ngâm nga rằng “Chư náo ngư ca hưởng, phong hòa giác tống hương”, dịch ra từ Hán Việt là: huyên náo vang khúc ca dân chài, gió mang theo mùi hương bánh ú, cho thấy bánh ú trở thành món ăn hiện diện từ phố phường dân dã cho đến kinh đô hoa lệ.
Đến thời nhà Minh, bánh được gói bằng cỏ lá tre, cỏ lau sậy, nhân bánh có thêm đậu xanh, thịt lợn, hạt hồ đào, hồ đào và mật đường,...
Đến Càn Long thời nhà Thanh, lại có bánh “hỏa thối tống tử”.
Đến nay thì cứ vào Tiết Đoan ngọ, nhà nhà đều ăn bánh ú. Bánh ú vốn là món ăn có hương vị ngọt ngào vừa miệng, theo năm tháng phát triển, đã ngày càng trở nên đa dạng, hình dạng cũng thay đổi, hương sắc cũng khác.
Mặc dù ban đầu chúng có thể là một loại thực phẩm theo mùa, bánh ú (tống tử) có sẵn quanh năm ở hầu hết các thành phố lớn với dân số Trung Quốc đáng kể. Trong ngày Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 là ngày “độc trời” nhất của 1 năm. Vì vậy cơ thể rất cần một loại đồ ăn có tính mát để giải nhiệt và thải độc. Bánh tro hội tụ đủ các đặc tính âm, giúp trung hòa độc tố trong cơ thể lại vừa là món ăn thanh nhiệt tốt, dễ tiêu.
Theo tập quán của người Trung Quốc, nhất là người Hán thì tết Đoan ngọ và bánh ú tro luôn đi đôi với nhau.
Làm hoặc mua bánh ú Tết Đoan ngọ là phong tục tập quán lâu đời được đúc kết được từ kinh nghiệm thực tế phòng chữa bệnh trong đời sống ẩm thực hằng ngày. Ở tỉnh Hà Giang, Việt Nam có loại bánh chưng gù hình dáng tương tự bánh ú Trung Quốc.
Bánh tượng trưng cho 1 người phụ nữ dân tộc Dao đang đeo gùi trên lưng. Hình ảnh khi họ cúi xuống hái lúa, hái ngô trên nương rẫy đã tạo nên hình dạng của chiếc bánh chưng này. Bánh chỉ có 1 lớp lá gói thay vì 4 – 5 lớp như bánh chưng xanh truyền thống của người Kinh. Nhờ vậy, việc bóc bánh khá dễ dàng và nếu khéo léo bạn hoàn toàn có thể không dính tay một chút nào.
Nhìn chung, bánh không quá khác biệt so với bánh chưng vuông trừ kích cỡ nhỏ xinh, hình dáng thon dài. Phần vỏ cũng được làm bằng gạo nếp và phần nhân với đậu xanh, thịt mỡ. Phần vỏ bánh được làm từ gạo nếp nương và ngâm với nước lá dong riềng trước khi gói nên có màu xanh đều từ trong ra ngoài. Vỏ bánh khá dày và dẻo có thể là do bánh không bị nén như bánh chưng thông thường.
Nguyên liệu để làm bánh ú bao gồm: gạo nếp, lạc, nấm hương, đậu xanh, lạp xưởng, trứng vịt muối, thịt mỡ, tôm khô. Được gói lại bằng lá chuối hoặc lá dong rồi buộc bánh bằng dây lạt.
Chuẩn bị: mang tất cả đi rửa sạch, để ráo nước. Riêng đậu phộng và nếp phải ngâm trước vài giờ. Xào đậu phộng chung với nếp, nêm gia vị cho vừa. Thịt mỡ thái vuông. Nấm thái nhỏ, xào sơ và nêm cho vừa ăn. Giai đoạn này còn tùy vào bí quyết riêng của từng gia đình để có được bánh ú ngon.
Gói bánh: lá chuối được gập lại như chiếc quặn, cho nếp vào trước, rồi cho tất cả nhân bánh đã được chuẩn bị vào, cho thêm nếp để lấp bánh lại. Cột bánh theo hình chóp và cột ở 3 góc.
Nấu bánh: bánh gói xong cho vào nồi nước đang sôi nấu với lửa lớn. Tùy vào độ to của bánh mà có thời gian nấu tương đương, trung bình vào khoảng 4 tiếng đến 5 tiếng. Bánh sau khi nấu chín, vớt ra phải nhúng ngay vào nước lạnh để gữi được độ tươi của lá và độ dẻo của nếp.
Ăn bánh ú cùng với dưa chua, thịt kho tàu cũng rất thú vị. Ngoài ra, mọi người cũng có thể biến tấu bánh ú bằng cách thêm trứng muối, trộn gạo nếp cùng gấc, lá dứa,... để tạo màu sắc bắt mắt.
Sau đây là một số gợi ý biến tấu bánh ú bạn có thể thử:
Bánh ú chay
Bánh ú nhân khoai môn, nhân đậu xanh, đậu trắng và đỗ đen
Bánh ú nhân trứng muói
Bánh ú trạng
Bánh ú tro
Bánh ú ngũ sắc |
Bánh mì cuộn hay còn gọi là bánh Wrap là một món ăn làm từ bánh mì lát với độ dai mềm để cuộn tròn quanh nhân bánh và thông thường được nướng lên tạo nên lớp vỏ ngoài vàng ruộm, dai dai cùng vị thanh mát của lớp nhân ngập sốt. Vỏ bánh được làm từ bột ngô cán mỏng thành bạt. Nhân bánh rất đa dạng, bao gồm các loại rau củ sạch như xà lách, cà rốt, bắp cải kết hợp cùng với nhiều loại thịt khác nhau như thịt gà, thịt bò hay thịt heo, phần nhân bánh được ướp với các loại sốt.
Người dân ở Mexico, Địa Trung Hải và Nam Á đã biết ăn những loại bánh gói hay bánh cuộn từ trước và khoảng những năm 1900. Người Mexico gọi những thứ này là Burritos và chúng có nhiều loại thành phần khác nhau, chủ yếu là bột mì hoặc bột ngô, thường chứa đầy ắp thịt, đậu, gạo, pho mát và các thành phần khác. Món bánh mì cuộn kiểu cách phương Tây ("bánh mì Tây") ngày nay có lẽ đến từ California, như một sự tổng hợp của loại Burrito Mexico và Tex-Mex, và trở nên phổ biến vào những năm 1990. Nó có thể đã được phát minh và đặt tên tại một chuỗi cửa hàng phía nam California có tên là "I Love Juicy" vào đầu những năm 1980. Quán cà phê có tên Bobby Valentine ở Stamford, Connecticut đôi khi được cho là đã phát minh ra loại bánh này ở cùng thời điểm. |
Canh khổ qua nhồi thịt (hoặc canh mướp đắng nhồi nhịt) là một món ăn của người dân miền Nam Việt Nam nhưng hầu như vẫn được thưởng thức rộng rãi ở cả hai miền còn lại của nước này. Đây là một món ăn không thể thiếu trong những ngày Tết của người Nam Bộ, với ý nghĩa những điều xui xẻo, khổ cực trong năm cũ sẽ qua và những điều may mắn, tốt đẹp trong năm mới sẽ đến.
Món ăn Việt Nam này cũng được ưa chuộng ở một số quốc gia châu Á khác. Tờ The New York Times cũng đã nhắc đến món ăn như một phần trong nét văn hóa trong dịp Tết Nguyên Đán của Việt Nam.
Khổ qua có rất nhiều công dụng khác nhau nhờ vào lượng vitamin và khoáng chất dồi dào như: vitamin C, vitamin B1, calci, kali, phosphor, magie, lipid, protein... Trong đó, lượng vitamin C dồi dào cùng với protein sẽ giúp cho hệ miễn dịch được khỏe mạnh, từ đó nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Không chỉ vậy, khổ qua còn có công dụng chống lại virut, ngăn chặn sự lây lan, phát triển của chúng trong cơ thể, nhờ đó mà nó có thể tiêu diệt các tế bào gây ung thư. Khổ qua còn được dùng cho những người bị bệnh tiểu đường nhờ tác dụng làm giảm lượng glucose trong máu và ngăn chặn sự hấp thu chất đó vào tế bào. Vì khổ qua có tính hàn, không độc nên nó còn giúp làm mát gan, nhuận trường, lợi tiểu, kích thích ăn uống, hỗ trợ hệ tiêu hóa, làm đẹp da...
Các nguyên liệu cơ bản cho món canh:
Khổ qua: 2 trái. Nên chọn những trái nở gai to, sần sùi nhiều sẽ ít đắng hơn.
Thịt heo xay: 100 gram.
Tôm khô: khoảng 20 gram.
Lòng trắng trứng: 1 quả.
Nấm mèo: 1.
Hành tím, hành lá, ngò rí, nước mắm, bột nêm, tiêu, đường.
Có thể có thêm: Bún khô hoặc miến nhồi vào hỗn hợp thịt.Phiên bản thuần chay của món canh khổ qua có thể dùng mì căn giả thịt heo để nhồi khổ qua với miến và hành lá cho thơm.
Tại miền Nam, mướp đắng còn có tên gọi khác là "khổ qua", tên Hán-Việt thông dụng ở miền Nam (khổ 苦: đắng, qua 瓜: gọi chung các loại bầu, bí, mướp, dưa), nhưng cũng với ngụ ý trong dịp Tết Nguyên Đán là mong muốn mọi chuyện "khổ" sẽ trôi "qua", hy vọng một năm mới bắt đầu bằng những may mắn và hạnh phúc. Đồng thời, đây cũng là một loại quả dễ tìm, bất cứ gia đình nào cũng có thể trồng hoặc mua ăn suốt năm. Chính vì lý do đó, canh khổ qua nhồi thịt đã trở thành một món ăn không thể thiếu trong dịp Tết của người dân Nam Bộ. Tuy nhiên, cũng chẳng ai rõ từ bao giờ món ăn này đã xuất hiện trên mâm cổ ngày Tết.
Tại Đài Loan, thay vì nấu như canh ở Việt Nam thì họ đã thái miếng khổ qua nhồi thịt và chiên hoặc hấp nó lên. |
Ruộng lúa, đồng lúa, hoặc cánh đồng lúa hay còn gọi đơn giản là ruộng là một khu đất ngập nước có diện tích đất dùng để canh tác và được sử dụng cho việc trồng lúa và các cây trồng khác. Ruộng lúa là một đặc trưng điển hình cho loại hình canh tác lúa nước ở vùng Đông Á và Đông Nam Á. Ruộng lúa có thể được khai khẩn dựa vào sườn đồi dốc như ruộng bậc thang hoặc các thửa ruộng tiếp giáp với các bờ sông, đầm lầy.....
Canh tác trên ruộng lúa đòi hỏi rất nhiều lao động là những người nông dân gắn bó với ruộng đất. Để canh tác trên ruộng lúa nước luôn cần một lượng nước nhất định, thường là rất lớn chính vì vậy những công trình thủy lợi như đê điều, kè, kênh, mương, mán... luôn được thiết kế xây dựng gần với các khoảnh ruộng. Những cánh đồng ngập nước cung cấp một môi trường lý tưởng cho việc trồng lúa. Trong việc canh tác trên ruộng lúa thì các con trâu là một trong những động vật quan trọng nhất để cày cấy vì nói thích nghi đặc điểm khí hậu, môi trường ở các vùng đất ngập nước, trâu được sử dụng rộng rãi trong việc canh tác, ngày nay máy cày dần thay thế cho việc sử dụng trâu.
Trong thế kỷ XX và XXI, Sản xuất lúa là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được chú trọng và cây lúa nước chiếm ưu thế lớn. Sản xuất lúa đã trở nên phổ biến tại các quốc gia như Cao Miên, Bangladesh, Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc, Mã Lai, Miến Điện, Nepal, Pakistan, Philippines, Tích Lan, Thái Lan, Việt Nam và Lào, cũng như tại vùng Piedmont ở Ý, Camargue tại Pháp, thung lũng Artibonite ở Haiti, và thung lũng Sacramento ở California, Hoa Kỳ.
Ruộng lúa cũng là một nguồn chính cung cấp khí metan và đã được ước tính đóng góp trong khoảng 50 đến 100 triệu tấn khí đốt mỗi năm. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng điều này có thể được giảm đáng kể trong khi cũng thúc đẩy năng suất cây trồng bằng cách thoát nước các cánh đồng để cho phép đất để thông khí làm gián đoạn sản xuất methane.
Tại Việt Nam, ruộng lúa hay còn được gọi là ruộng đất, điền địa... thường được chia thành các khoảnh ruộng nhỏ gọi là các thửa ruộng, mẫu ruộng... Khi khai phá, trồng trọt người Việt phân loại ruộng lúa thành hai loại.
Loại ruộng núi, gọi là sơn điền, khi mới khai khẩn thì đẵn chặt cỏ cây, để cho khô rồi đốt làm phân tro, đến khi mưa xuống thì gieo thóc, không cần cày bừa, dùng sức ít mà đạt lợi nhiều, trong 3, 4 năm lại đổi trồng chỗ khác. Vùng trũng, thấp thì làm ruộng núi, lâu ngày ruộng thành thục và cày bừa như ruộng thấp (thảo điền).
Loại ruộng thấp (ruộng cỏ hay thảo điền), có nhiều lùng, lác, lúc nắng khô nứt nẻ như vẽ mu rùa, đường nẻ sâu, phải đợi mưa ngấm cho bùn tan thì mới cày được, mà phải lựa trâu khỏe. Loại ruộng này cho năng suất cao.Do đặc thù là một nước nông nghiệp, vấn đề ruộng luôn là mối quan tâm của xã hội trong suốt quá trình lịch sử của nước này. Ruộng lúa gắn liền với người nông dân, tá điền, là sở hữu của các tầng lớp địa chủ, điền chủ ngày xưa. Trong lịch sử thời kỳ Phong kiến, các triều đại luôn coi trọng việc cày cấy, đồng áng, nhiều vị vua đã đích thân cày cấy trong lễ tịch điền.
Vấn đề phân chia ruộng đất luôn được quy định chặt chẽ, một số chính sách liên quan đến ruộng như: Quân điền, hạn điền, ruộng dành để tặng thưởng (ví dụ: ruộng thác đao)... Sau này khi Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động, họ cũng đặt nặng vấn đề "người cày có ruộng" để tập hợp các lực lượng nông dân, tá điền. Sau đó là các cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc và cải cách điền địa ở miền Nam.
Ngày nay, Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp và là nước xuất khẩu gạo, tuy vậy diện tích cách tác, số lượng thửa ruộng trên đầu người ngày càng thu hẹp vì dân số quá đông, nhu cầu sử dụng đất vào các mục đích khác như ở, xây dựng đô thị, sử dụng để sản xuất các cây trồng khác, trang trại hoặc để làm sân golf đang diễn ra phổ biến. |
Xào là một cách nấu chín thức ăn bằng cách đảo lộn thức ăn với một ít dầu ăn hay mỡ nước trên chảo nóng cùng với gia vị. Yếu tố quan trọng là chảo phải ở nhiệt độ thật nóng trong khi người làm bếp phải mau tay đảo trộn các thành phần trong chảo. Khác với chiên hoặc rán, lượng dầu mỡ dùng ít hơn và các vật liệu phải được cắt đều, kích thước nhỏ để chín đều nhau. Chiên thì có thể để nguyên một cánh gà hay cá nguyên con nhưng xào thì phải xắt nhỏ. Ở Việt Nam một số món tiêu biểu dùng phương thức xào là rau muống xào tỏi, gà xào sả ớt, phở xào, mì xào... |
Artemia salina là một loài giáp xác có liên quan chặt chẽ tới Triops và Cladocerans hơn là tới các loài tôm thực sự. Nó là một loài rất cổ mà dường như không thay đổi gì trong 100 triệu năm.
Con trưởng thành có ba mắt và 11 đôi chân và kích thước có thể lên tới khoảng 15 mm (0,6 in). Máu của chúng có chứa các sắc tố hemoglobin, cũng được tìm thấy ở động vật có xương sống. Con đực khác với con cái là 2 râu lớn đáng kể và trở thành các cơ quan siết chặt được sử dụng trong giao phối.
Trong tự nhiên, chúng sống trong các hồ nước mặn. Chúng gần như không bao giờ được tìm thấy trong một vùng biển rộng, rất có thể vì thiếu thức ăn và tự vệ. Tuy nhiên, Artemia đã được quan sát thấy tại Elkhorn Slough, California, được kết nối với biển. Không giống như hầu hết các loài sống dưới nước, Artemia bơi lộn ngược.Artemia có thể sống trong nước có hàm lượng muối nhiều hơn hoặc ít hơn nhiều so với nước biển bình thường. Chúng chịu đựng một lượng muối cao là 50%, khi gần như là một dung dịch bão hòa, và có thể sống vài ngày trong các điều kiện nước biển rất khác nhau, chẳng hạn như permanganat kali hoặc bạc nitrat, trong khi iod rất độc hại với chúng. Màu phụ thuộc vào nồng độ muối, với nồng độ cao đem lại cho chúng một màu hơi đỏ. Trong nước ngọt, Artemia salina chết sau khoảng một giờ. Nó ăn chủ yếu tảo xanh.
Artemia salina lần đầu tiên được mô tả (như Cancer salinus) bởi Carl Linnaeus trong tác phẩm Systema naturae của ông vào năm 1758. Điều này được dựa trên một báo cáo của một người Đức gọi là Schlosser, người đã tìm thấy Artemia ở Lymington, Anh. |
Quyền phấn (bính âm: juǎnfěn) là một loại bánh canh sợi dẹt ở Trung Quốc. Nó được làm từ gạo tẻ thông thường.Hình bên trái là một tô juǎnfěn (卷 粉) được phục vụ từ ngày 12 tháng 12 năm 2015 tại Quảng Nam, Văn Sơn, Vân Nam, Trung Quốc. Ngoài nước luộc rau và mì, các thành phần bao gồm rau diếp, lát cà chua cắt mỏng, đậu phộng chiên, hành lá, zhe'ergen (một loại thân rễ cay của địa phương), ớt, bột tiêu trắng, tỏi, nước tương, tiêu Tứ Xuyên.
== Tham khảo == |
Gà rán miền Nam Hoa Kỳ, hay còn gọi là gà rán, là một món ăn xuất xứ từ miền Nam Hoa Kỳ; nguyên liệu chính là những miếng thịt gà đã được lăn bột rồi chiên trên chảo, chiên ngập dầu, chiên áp suất hoặc chiên không dầu. Lớp bột chiên xù sẽ giúp cho miếng gà có một lớp vỏ ngoài giòn rụm, còn phần thịt bên trong vẫn mềm và mọng nước. Nguyên liệu được sử dụng phổ biến nhất là gà thịt.
Bánh fritter được ghi nhận là món chiên ngập dầu đầu tiên, rất phổ biến tại châu Âu thời trung cổ. Tuy nhiên, chính người Scotland mới là những người châu Âu đầu tiên chiên gà kiểu này với mỡ (không nêm gia vị). Kỹ thuật chiên Scotland sau đó được kết hợp với cách tẩm gia vị Tây Phi của những người di cư sang Scotland và người Mỹ gốc Phi ở miền Nam nước Mỹ.
Món chiên ngập dầu đầu tiên, bánh fritter đã có mặt ở châu Âu từ thời trung cổ. Công thức cho món gà chiên ngập dầu xuất hiện từ thế kỷ thứ 4 với tên gọi Pullum Frontoniaum và nằm trong cuốn sách nấu ăn La Mã Apicius.Theo ghi chép, thuật ngữ "gà rán" được sử dụng lần đầu trong tiếng Anh Hoa Kỳ vào những năm 1830, sau đó xuất hiện thường xuyên trong các sách dạy nấu ăn của Mỹ thời 1860–1870. Nguồn gốc món gà rán ở các bang miền nam nước Mỹ được cho là bắt nguồn từ ẩm thực Scotland cùng ẩm thực Tây Phi. Với món gà rán Scotland, người ta chiên miếng gà bằng mỡ và không nêm gia vị, còn gà rán Tây Phi thì được tẩm gia vị, đập nhuyễn rồi chiên bằng dầu cọ. Ở miền Nam nước Mỹ, những người nô lệ châu Phi cũng dùng kỹ thuật chiên Scotland kết hợp với cách tẩm gia vị Phi châu. Món ăn này cũng là phương tiện tự chủ kinh tế của nhiều nữ nô lệ da đen, từ những năm 1730 họ đã bán thịt gia cầm (sống hoặc nấu chín) để kiếm kế sinh nhai. Điều này cộng với việc nguyên liệu đắt đỏ, nên trái với quan niệm của nhiều người, thật ra gà rán là một món ăn ít phổ biến của cộng đồng người Mỹ gốc Phi và chỉ dành cho những dịp đặc biệt.
Sau khi việc chăn nuôi lợn phát triển mạnh hơn và nhanh chóng (do lai tạo giữa các giống lợn châu Âu và châu Á) vào thế kỷ 18 và 19 ở Hoa Kỳ, việc chăn nuôi lợn ở quy mô nhỏ và trong vườn nhà đã giúp con người có thể chuyển đổi thức ăn thừa, chất thải cây trồng ít tốn kém hơn, và rác thải thành calo (trong một không gian tương đối nhỏ và trong một khoảng thời gian tương đối ngắn). Nhiều calo đó tồn tại ở dạng chất béo và mỡ lợn. Mỡ lợn được sử dụng trong hầu hết mọi công việc nấu nướng và là thành phần cơ bản trong nhiều món ăn phổ biến ở gia đình (mà phần nhiều trong số đó vẫn là món ăn cho dịp lễ hoặc comfort food cho đến ngày nay) như bánh quy và bánh nướng. Nhu cầu kinh tế và năng lượng calo về việc tiêu thụ mỡ lợn cũng như chất béo (trữ trong nhà) có thể đã làm cho thực phẩm chiên trở nên phổ biến, không chỉ ở Hoa Kỳ mà còn trên khắp thế giới.Vào thế kỷ 19, chảo gang trở thành một công cụ nấu nướng phổ biến. Món gà rán ngày nay chính là bắt nguồn từ việc kết hợp bột mì, mỡ lợn, thịt gà cùng một chiếc chảo nặng đặt trên lửa vừa lại với nhau.
Khi du nhập vào miền Nam nước Mỹ, gà rán trở thành một món đặc trưng và phổ biến. Khi buôn bán nô lệ trở nên phát triển, nhiều người da đen đã phải làm đầu bếp trong các đồn điền phía Nam. Ở đây, họ có dịp thêm thắt nhiều loại gia vị mà không có trong ẩm thực truyền thống của Scotland khiến hương vị của món ăn này thêm phong phú. Đa số nô lệ không thể chăn nuôi các động vật đắt tiền để lấy thịt, nhưng họ lại được phép nuôi gà, dẫn đến việc món gà rán tiếp tục trở thành một món đặc trưng trong những dịp đặc biệt của cộng đồng người Mỹ gốc Phi tại Nam Hoa Kỳ. Sau khi chế độ nô lệ được xóa bỏ, nó dần dần trở nên phổ biến như một món ăn đặc trưng của khu vực này. Thời đó chưa có tủ lạnh, mà gà rán là một món ăn dễ bảo quản trong thời tiết nóng bức cho mục đích vận chuyển nên lại càng được ưa chuộng trong các giai đoạn lịch sử Hoa Kỳ mà nhà hàng đóng cửa đối với người da đen do phân biệt đối xử. Gà rán là một trong những lựa chọn hàng đầu cho "bữa tối chủ nhật", đồng thời cũng có trong thực đơn của các ngày lễ như Quốc khánh hay những buổi tụ họp.Kể từ Nội chiến Hoa Kỳ, các món truyền thống của nô lệ như gà rán, dưa hấu, và chitterlings bắt đầu hình thành mối liên hệ chặt chẽ với những định kiến về người Mỹ gốc Phi và nghệ thuật minstrelsy với hình ảnh người da đen. Điều này đã được thương mại hóa trong nửa đầu thế kỷ 20 bởi các nhà hàng như Sambo's và Coon Chicken Inn, nơi đã chọn những mô tả phóng đại về người da đen làm linh vật, ngụ ý chất lượng các món ăn của họ với những định kiến trên. Dù ngày nay chúng được thừa nhận một cách tích cực với tên gọi "soul food", nhưng mối liên hệ của nền văn hóa người Mỹ gốc Phi dành cho gà rán vẫn được coi là một vấn đề tế nhị, có thể gây ra phẫn nộ. Trong khi quan niệm về gà rán với vai trò là một món ăn dân tộc đã mờ dần trong vài thập kỷ, thì đối với sự phổ biến của các món gà rán ở Mỹ, khuôn mẫu về chủng tộc này vẫn còn tồn tại.Trước khi công nghiệp hóa chăn nuôi gà và tạo ra các giống gà thịt, chỉ những con gà giò non (gà mái tơ hoặc gà trống) mới thích hợp với nhiệt độ cao và thời gian chiên nấu tương đối nhanh, khiến gà rán trở thành một món xa xỉ trong mùa xuân hoặc mùa hè. Những con gà già hơn, dai hơn sẽ cần thời gian nấu lâu hơn ở nhiệt độ thấp hơn. Để bù đắp cho điều này, đôi khi người ta ninh những con gà này cho đến khi mềm, để nguội và hong khô rồi mới đem đi chiên.
Những tính từ dùng để mô tả món gà rán là "giòn rụm", "mọng", "giòn tan"; hoặc cũng có thể là "cay" hoặc "mặn". Tùy cách chế biến mà cũng có thể cho một số loại ớt như bột paprika, hoặc tương ớt lên gà rán để tạo vị cay, kiểu này đặc biệt phổ biến ở các chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh như KFC. Theo truyền thống, gà rán sẽ được ăn kèm với khoai tây nghiền, nước thịt, mì ống macaroni và pho mát, xà lách coleslaw, ngô cũng như bánh mì biscuits.Món ăn này nổi tiếng vì sự béo ngậy và nhiều dầu mỡ, đặc biệt là khi được làm bởi các cửa hàng thức ăn nhanh. Một số bản báo cáo cho biết rằng có những tín đồ của món ăn này phải giới hạn số lần ăn gà rán trong một năm, nhằm giữ cho lượng chất béo trong cơ thể nằm ở mức hợp lý. Trong số các bộ phận khác nhau của gà dùng để rán, cánh thường chứa nhiều chất béo nhất, với gần 40 gam (1,4 oz) chất béo trong 100 gam (3,5 oz) cánh. Tuy nhiên, gà rán nguyên con trung bình chỉ chứa khoảng 12% chất béo, tương đương 12 gam (0,42 oz) trong mỗi 100 gam (3,5 oz) thịt. Đồng thời, 100 gam (3,5 oz) gà rán thường chứa khoảng 240 calo.
Thông thường, người ta không rán nguyên con gà mà chặt thành các bộ phận riêng. Phần thịt trắng là ức và cánh ở mặt trước của gà, trong khi phần thịt sẫm màu là đùi, chân hoặc "đùi tỏi" ở mặt sau con gà. Ức thường được chia thành hai mảnh và không dùng đến phần lưng. Miếng gà, tức những mảnh ức gà không xương được cắt thành miếng dài, cũng phổ biến.Truớc khi đem đi chiên, các miếng gà thường được phủ qua một lớp hỗn hợp bột mì có thể chứa trứng hoặc sữa, hoặc nhúng qua bột mì hoặc vụn bánh mì. Cũng có thể nêm thêm các gia vị như muối, tiêu đen, ớt bột, bột paprika, bột tỏi, hoặc bột hành chung vào hỗn hợp trên. Trước đó có thể ướp hoặc ngâm thịt trong sữa lên men, tính axit của sữa sẽ làm mềm thịt. Khi các miếng gà chín, một phần hơi ẩm toát ra từ thịt gà được lớp bột mì hấp thụ, chuyển sang màu nâu cùng với bột, tạo ra một lớp vỏ thơm giòn.Theo truyền thống, người ta dùng mỡ lợn để chiên gà, nhưng dầu ngô, dầu lạc, dầu hạt cải, dầu đậu nành, hoặc các loại dầu thực vật khác cũng thường được sử dụng. Hương vị của dầu ô liu không thích hợp cho món gà rán truyền thống do có mùi vị quá nồng và điểm khói thấp. Có ba kỹ thuật chính để chiên gà: chiên bằng chảo, chiên ngập dầu và chiên áp suất.
Để chiên bằng chảo (hoặc chiên trên chảo) chảo phải có kết cấu chắc chắn và gà không ngập hoàn toàn trong chất béo. Phần thịt gà đã sơ chế như trên, sau đó đem đi chiên vàng. Nói chung, mỡ được đun nóng đến nhiệt độ đủ nóng để nó thấm vào bên ngoài miếng gà. Khi các miếng gà đã được mỡ thấm vào thì giảm nhiệt độ xuống. Có cuộc tranh luận về mức độ thường xuyên lật các miếng gà, trong đó một bên cho rằng nên thường xuyên lật gà và thậm chí khiến chúng ngả sang màu nâu, còn bên kia lại ủng hộ việc để các miếng thịt quay mặt xuống và chỉ lật khi thực sự cần thiết. Khi miếng gà gần chín, hãy tăng lửa rồi chờ miếng gà ngả sang đúng sắc nâu mong muốn (một số đầu bếp cho thêm một lượng nhỏ bơ vào thời điểm này để tăng thêm màu nâu). Độ ẩm từ thịt gà dính và ngả màu nâu ở đáy chảo trở thành yếu tố cần thiết để làm nước thịt.Để chiên ngập dầu cần phải sử dụng nồi chiên ngập dầu hoặc thiết bị tương tự. Các miếng thịt gà sẽ được nhúng ngập trong dầu ăn hoặc mỡ (chất béo dạng lỏng). Về cơ bản, quá trình chiên ngập dầu là cho đồ ăn ngập vào dầu để nấu ở nhiệt độ rất cao. Chất béo trong nồi sẽ được nung nóng đến nhiệt độ cần thiết. Kế tiếp, cho các miếng gà vào và nồi chiên sẽ giữ không cho nhiệt độ thay đổi trong suốt quá trình nấu.Chiên áp suất sử dụng nồi áp suất để đẩy nhanh quá trình nấu. Hơi ẩm bên trong gà trở thành hơi nước và làm tăng áp suất trong nồi, giúp giảm nhiệt độ nấu cần thiết. Hơi nước cũng làm chín gà, nhưng vẫn giúp miếng gà ẩm và mềm trong khi vẫn giữ được lớp phủ giòn. Chất béo được đun nóng trong nồi áp suất. Miếng gà được sơ chế như mô tả ở trên rồi cho vào chất béo nóng. Nắp được đậy trên nồi áp suất, và các miếng gà do đó được chiên dưới áp suất của nồi.Các cụm từ "country fried" và "chicken fried" cũng được dùng để chỉ các món ăn khác nhưng được chế biến theo kiểu gà rán. Chúng thường là một miếng thịt mềm không xương, được tẩm bột khô hoặc nhúng hỗn hợp chiên xù rồi nấu chín bằng một trong những phương pháp nêu trên. Bít tết chiên đồng quê chính là một ví dụ điển hình của thể loại này. Những món chiên rán kiểu này thường được phục vụ chung với nước sốt thịt.
Gà Barberton, còn được gọi là Gà rán Serbia, là một biến thể do những người nhập cư Serbia ở Barberton, Ohio sáng tạo ra, và đã trở nên phổ biến khắp cả tiểu bang.
Gà Maryland là gà được ướp với bơ sữa rồi rán trên chảo. Món này có nguồn gốc từ bang Maryland và ăn kèm với nước sốt kem thịt. Công thức của món này được lan truyền khắp thế giới, vượt ra khỏi biên giới Hoa Kỳ, đến được giới ẩm thực cao cấp (haute cuisine) của đầu bếp Auguste Escoffier. Trải qua nhiều thay đổi đáng kể đã tìm được một chỗ đứng trong nền ẩm thực Úc và Anh quốc. Người ta chế biến món này bằng cách đặt thịt gà và mỡ lên một cái chảo rồi cho vào lò nướng bánh – phương pháp này còn được gọi là "chiên trong lò".
Bỏng gà (còn có tên khác là chicken bite) là những miếng gà nhỏ không xương, kích thước vừa ăn, được tẩm bột rồi đem đi chiên. Kết quả thu được là những miếng gà nhỏ có hình dạng như bỏng ngô.
Gà cùng bánh quế là một đĩa thức ăn gồm các món truyền thống, thường được ăn vào bữa sáng và bữa tối theo truyền thống, rất phổ biến tại các nhà hàng soul food tại miền Nam nước Mỹ.
Gà cay, phổ biến ở địa phận Nashville, bang Tennessee, là một biến thể của món gà rán, nhưng được chiên trên chảo bằng mỡ lợn và tương ớt cayenne.
Ở Hoa Kỳ có tồn tại một tư tưởng rập khuôn rằng món gà rán gắn liền với văn hóa của người Mỹ gốc Phi. Có nhiều lí do tồn tại đằng sau khuôn mẫu này. Đầu tiên, trước thời kì Nội chiến Hoa Kỳ, các món làm từ gà rất phổ biến trong giới nô lệ, vì gà là loài gia cầm duy nhất mà họ được phép chăn nuôi. Sau đó, loạt show truyền hình minstrel cùng bộ phim điện ảnh The Birth of a Nation cũng góp phần tạo nên một tư tưởng rập khuôn phổ biến về mối liên hệ giữa gà rán và người Mỹ gốc Phi.Golf thủ người Mỹ Tiger Woods từng hai lần trở thành tâm điểm chú ý liên quan đến món gà rán. Lần đầu tiên xảy ra vào năm 1997, khi golf thủ Fuzzy Zoeller nói rằng Woods nên tránh chọn món gà rán làm thực đơn bữa tối của giải vô địch Master's năm sau. Lần thứ hai là trong một buổi họp báo vào năm 2013, tay golf người Tây Ban Nha Sergio García được hỏi rằng liệu anh có muốn mời Woods đến dự bữa tối trong giải golf Mỹ Mở rộng sắp tới hay không. García không hề biết về tư tưởng rập khuôn trên của xã hội Mỹ nên đã trả lời: "Chúng tôi sẽ mời anh ấy đến mỗi tối. Chúng tôi sẽ cho anh ấy ăn gà rán." Woods đã phản ảnh những lời nói trên là "sai trái, khiến tôi đau lòng và hoàn toàn thiếu tế nhị". Kết quả là sau đó cả Zoeller lẫn García đều phải lên tiếng xin lỗi Woods.Năm 2011, một cửa hàng đồ ăn nhanh ở ngoại ô Bắc Kinh đặt tên là "OFC" (viết tắt của Obama Fried Chicken, nghĩa là "Gà rán Obama") để liên hệ đến tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama. Lo ngại các vấn đề pháp lý có thể nảy sinh từ phía KFC nên cửa hàng đã đổi sang tên mới "UFO".Tại một bữa tối sự kiện của đài truyền hình NBC thuộc Tháng lịch sử cho người da đen (Black History Month), người ta phục vụ món gà rán cho các thực khách. Tay trống Questlove của ban nhạc the Roots đã chụp ảnh lại, đăng lên trang Twitter cá nhân và tỏ thái độ bất bình.Năm 2012, thương hiệu Burger King tung ra một mẩu quảng cáo truyền hình, trong đó ca sĩ Mary J. Blige hát về món gà rán bọc trong bánh Tortilla (crispy chicken wrap). Mẩu quảng cáo này đã gây ra một làn sóng phẫn nộ, buộc Burger King phải gỡ nó khỏi nền tảng YouTube và Blige cũng phải công khai xin lỗi.Năm 2019, chính khách người Hoa Kỳ Will Hurd xuất hiện trên chương trình talk show Real Time with Bill Maher. Ông kể lại quãng thời gian từng làm việc cho CIA, khi đó ông là "một thằng cha chuyên đi thu thập thông tin tình báo về các mối đe dọa tổ quốc trong các con hẻm vào lúc 4 giờ sáng." Dẫn chương trình Bill Maher liền đáp lại: "Ồ, đó là chỗ mà anh thu thập thông tin hả? Wow. Có phải là nhà hàng Popeyes Chicken không?" Phản ứng trên của Maher đã bị cáo buộc là phân biệt chủng tộc. |
Công ty Cổ phần Cồn rượu Hà Nội (Halico) (tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: Ha Noi Liquor Joint Stock Company) tiền thân là Nhà máy Rượu Hà Nội do Hãng Rượu Fontaine của Pháp xây dựng từ năm 1898. Đây là nhà máy lớn nhất trong 5 nhà máy được công ty Fontaine của Pháp xây dựng ở Đông Dương. Ngày nay, Halico đã trở thành một Công ty sản xuất cồn rượu lớn nhất Việt Nam.
Năm 1898: Nhà máy Rượu Hà Nội được thành lập tại số 94 Lò Đúc. Đây là nhà máy lớn nhất trong 5 nhà máy được công ty Fontaine của Pháp xây dựng ở Đông Dương.
Ngày 21/11/1955: Chính phủ ban hành quyết định phục hồi Nhà máy Rượu Hà Nội để sản xuất cồn phục vụ y tế, quốc phòng và dân sinh.
== Chú thích == |
Gạo trắng là thóc đã được xay để tách bỏ trấu và xát để loại lớp cám và mầm. Sau khi xay xát, có thể đánh bóng để hạt gạo trắng và sáng hơn.
Quá trình xát và đánh bóng làm mất đi nhiều chất dinh dưỡng trong hạt gạo (chất béo trong cám, các vi chất như vitamin, muối khoáng) nên gạo trắng hạn chế được sự xâm nhập của vi sinh vật và côn trùng gây hại, do đó có thời gian bảo quản dài hơn gạo lức và thóc.
Chế độ ăn sử dụng chủ yếu gạo trắng có thể gây bệnh beriberi do thiếu vitamin B1 nếu không bổ sung các nguồn thức ăn chứa loại vitamin này. Gạo trắng thường được bổ sung một số chất dinh dưỡng trong quá trình chế biến. Tại Hoa Kỳ, vitamin B1, niaxin (vitamin B3) và sắt là các vi chất bắt buộc phải bổ sung vào gạo trắng.
Từ thế kỉ 19, gạo lứt đã được nhiều người sử dụng thay thế gạo trắng do có lợi cho sức khỏe. Cám trong gạo lứt chứa một lượng xơ tiêu hóa đáng kể và mầm gạo thì chứa nhiều vitamin và chất khoáng.
Thành phần của gạo trắng phụ thuộc vào giống, đất đai, khí hậu, phân bón, quá trình chế biến và thời gian bảo quản.
Thông thường 100 g gạo trắng sẽ nấu được 240 đến 260 g cơm. Lượng cơm thay đổi do các loại gạo hấp thụ lượng nước khác nhau. Độ nở của gạo phụ thuộc vào giống lúa và thời gian bảo quản. |
Bánh chuối là một loại bánh được chế biến bằng cách sử dụng chuối làm thành phần chính, cùng với những nguyên liệu làm bánh thông thường. Món ăn có thể được chế biến dưới nhiều hình dạng khác nhau, chẳng hạn như bánh nhiều lớp, như bánh muffin và bánh cupcake. Bánh chuối hấp có thể được tìm thấy trong ẩm thực Trung Quốc, Indonesia và Việt Nam.
Bánh chuối được chế biến bằng cách sử dụng chuối làm nguyên liệu chính và các nguyên liệu làm bánh thông thường như bột mì, đường, trứng, bơ, bơ thực vật hoặc dầu và muối nở. Chuối có thể được nghiền nhừ hoặc xay nhuyễn bằng cách sử dụng máy xay thực phẩm hoặc máy trộn điện rồi trộn vào hỗn hợp làm bánh. Có thể sử dụng chuối cắt lát để đặt lên trên bánh hoặc trang trí bánh. Để làm món bánh chuối có thể dùng chuối chín nẫu hoặc chín đen. Cũng có thể dùng sô-cô-la kết hợp với chuối để hương vị được hòa quyện, khiến một số người cảm thấy thích thú. Một số loại hạt như óc chó và mác ca có thể trộn với hỗn hợp hoặc đặt lên trên bánh hoặc trang trí bánh.Kem phủ hoặc tráng men có thể được sử dụng trong quá trình chế biến, có thể bao gồm đồ uống có cồn như rượu bourbon. Bánh chuối có thể được nướng, hoặc chế biến như một loại bánh hấp bằng nồi hấp thực phẩm. Bánh chuối có thể có kết cấu nhão. Nó có thể được chế biến thành bánh nhiều tầng, và có thể dùng hỗn hợp bánh để làm ra bánh muffin và bánh cupcake. Nó cũng có thể được chế biến thành món chay hoặc một món ăn ít chất béo.
Bánh chuối
Shi, J.; Shahidi, F.; Ho, C.T. (2005). Asian Functional Foods. Nutraceutical Science and Technology. CRC Press. tr. 116–117. ISBN 978-1-4200-2811-9. |
Rựa mận hay nhựa mận, rượu mận là một món ăn có nguồn gốc từ miền Trung Việt Nam với thành phần chính là thịt chó, riềng, sả, mắm tôm, rượu gạo. Đây là một món ăn quen thuộc của người miền Bắc, đồng thời là một trong bảy món ăn cơ bản làm từ thịt chó. Những biến thể rựa mận không làm từ thịt chó thường được gọi là giả cầy.
Rựa mận có nguồn gốc từ xứ Nghệ với nhiều tên gọi, có nơi gọi là nhựa mận hoặc rượu mận. Tên gọi rượu mận thường được cho là do món ăn này có một thành phần chính là rượu. Ý kiến khác cho rằng "nhựa mận" mới là tên gọi đúng vì món ăn có màu giống như nhựa của cây mận hậu. Rựa mận là một trong bảy món ăn cơ bản làm từ thịt chó và phổ biến ở miền Bắc Việt Nam.
Nguyên liệu chính để chế biến rựa mận là thịt chó, thường là cầy tơ khoảng 1 năm tuổi trở lên nhưng không quá non, riềng, sả, vỏ quýt tắt khô hoặc lá quýt, nghệ tươi, rượu gạo hoặc dừa tươi, mội số gia vị thông thường như mắm tôm, mật mía, cùng một số gia vị tuỳ chọn như lá mơ lông, ngò gai, ớt bột, dầu ăn, húng lìu. Đôi khi còn có thêm một lớp bỏng rang.Thịt chó cạo sạch lông đem đi thui cho đến khi chín vàng, thịt hơi săn lại, cạo sạch, rửa kỹ rồi đem thái miếng. Riềng cạo sạch vỏ, rửa sạch, thái lát khúc non, đem luộc qua để giảm độ cay, riềng già giã nát với sả, nghệ tươi, vỏ quýt tắt thái chỉ, đổ rượu, húng lìu vào quấy đều, vắt lấy nước bỏ bã. Có thể cho thêm bột ớt tuỳ khẩu vị. Sau đó ướp hỗn hợp đã bỏ bã với thịt và trộn đều trong một giờ cho thịt ngấm gia vị.Phi hành, tỏi rồi cho thịt cho vào xào đến khi săn lại, sau đó cho nước dừa tươi hoặc một lượng rượu vào đun với lửa lớn đến khi sôi thì vớt hết bọt. Để lửa nhỏ đến khi gần cạn hết nước, thỉnh thoảng đảo đều. cho đến khi thịt mềm. Nước rựa mận phải sền sệt thì thịt mới thơm ngon. Khi dùng bữa có thể ăn kèm với lá mơ. Món này thường dùng làm mồi nhậu, hay ăn với cơm hoặc ăn với bún kèm rau sống. Muốn bảo quản lâu có thể đóng vào một chiếc hộp vuông, gói lại bằng đất sét rồi nung với trấu cho đến khi đất sét cứng, khi cần dùng lại chỉ việc bỏ vào nồi và hâm, thịt sẽ như mới.
Bên cạnh chó rựa mận thì món ăn này còn có một số biến thể khác, thường được biết đến với tên gọi giả cầy. Một số món rựa mận giả cầy phổ biến bao gồm thịt dê rựa mận, thịt mèo rựa mận, thịt vịt rựa mận, thịt chuột rựa mận, thịt lợn rựa mận. Với thịt chuột, người chế biến thường dùng một số nguyên liệu khác như đậu phụ, nước cháo, lá răm. Còn với thịt lợn, thành phần chính thường là giò lợn nên món ăn còn được gọi là giò heo nấu rượu mận hay chân giò nấu rựa mận. Ở vùng Nghệ Tĩnh, người ta dùng cả thịt chim như chim cói, giang giang để chế biến rựa mận thay cho thịt chó.
Trong văn hoá dân gian Việt Nam có câu tục ngữ "gà lọt giậu, chó sáu bát". Theo Nguyễn Đức Dương, trong Từ điển Tục ngữ Việt câu này có nghĩa là: "Gà thì chỉ nên ăn thịt khi vừa lọt qua bờ giậu; chó thì chỉ nên ăn thịt khi mới đánh được sáu bát tiết canh". Tuy nhiên, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Văn Tình có cách nhìn khác. Ông nhận định rằng đối với thịt chó, rựa mận cùng với nướng, chả hay hấp phổ biến hơn so với làm tiết canh. Do đó, câu tục ngữ trên có thể ám chỉ món rựa mận. |
Tào phớ (hay còn gọi là phớ, tào phở, óc đậu, tàu hủ/đậu hũ nước đường, đậu hoa, đậu pha) (chữ Hán: 豆腐花 - đậu phụ hoa; 豆花 - đậu hoa) là món ăn bắt nguồn từ Trung Quốc, được làm từ đậu tương (đậu nành). Tào phớ có màu trắng ngà, vị bùi. Miếng tào phớ mịn tan như thạch rau câu (nhưng không đóng thành khối chắc như thạch) là một trong những đồ ăn vặt ưa thích tại nhiều nước Châu Á. Tại Trung Quốc, một số nơi người dân ăn cơm chan tào phớ.
Cùng với đậu phụ, giá đỗ, sữa đậu nành..., tào phớ là một trong những thực phẩm chế biến từ đậu tương. |
Bustrengo (hay còn được gọi là Bustreng) là món bánh trong nền ẩm thực Romagna và San Marino. Ngoài ra, nó còn là một món bánh truyền thống trong dịp lễ Giáng sinh ở San Marino, tỉnh Forlì-Cesena và Rimini, nơi ở Emilia-Romagna và 1 phần ở Marche. It is consumed at all times of the year. Nguyên liệu gồm bột mì, men, dầu ăn hoặc mỡ trừu, đường hoặc mật ong,... cùng với bột bắp, vụn bánh mì hoặc bánh mì ôi, sung, nho khô, táo thái hạt lựu, vỏ chanh và cam. Nó thường là một loại bánh đặc và ẩm.
Quá trình chuẩn bị truyền thống của bustrengo bao gồm việc nấu nó trong lò sưởi trong một chiếc nồi đồng có nắp đậy bằng than nóng. |
Bánh mì Phượng là một tiệm bánh mì nằm ở Phố cổ Hội An thuộc thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. Tiệm đã thành lập vào thập niên 1990 và là thương hiệu chuyên kinh doanh các loại bánh mì. Trải qua nhiều thăng trầm, cuối cùng Bánh mì Phượng cũng tìm được chỗ đứng trên bản đồ ẩm thực Việt Nam và trở thành nơi thu hút rất nhiều thực khách sành ăn. Khi đến ăn ở tiệm này, đầu bếp Anthony Bourdain đã gọi Bánh mì Phượng là loại bánh mì ngon nhất thế giới.
Tiệm bánh ra đời vào thập niên 1990 và tọa lạc trên đường Phan Châu Trinh thuộc thành phố Hội An. Ban đầu nó chỉ là một quầy nhỏ nằm trong chợ Hội An, nhưng sau đó đã dời địa điểm sang phố Phan Châu Trinh. Bà chủ của Bánh mì Phượng từng bộc bạch với phóng viên của một tờ báo rằng "Ngày còn đi học, cuộc sống của gia đình cô khó khăn lắm, mỗi tuần chỉ có 1 ngày được ăn sáng bằng bánh mì thôi. Mà cái gì càng thiếu con người ta lại càng thích nên sau này cô đã chọn bánh mì để mà phát triển". Hiện nay, tiệm đã mở thêm chi nhánh ở Hàn Quốc theo hình thức nhượng quyền thương mại. Ngày 4 tháng 5 năm 2019, tiệm bánh nhượng quyền chính thức khai trương tại khu Yeonnam-dong, quận Mapo-gu, Seoul. Về quyết định trên, bà chủ quán cho rằng: "Tại Hội An, khách Hàn ghé quán rất đông, chiếm khoảng 40% lượng khách. Họ có phản hồi rất tích cực về món ăn. Vì vậy, tôi mới quyết định chọn Seoul để thêm cửa hàng", đồng thời bà cũng đã đích thân bay sang Hàn Quốc để hướng dẫn đầu bếp nơi đây công thức làm món bánh mì đặc trưng của tiệm. Thực đơn quán gồm 3 loại bánh mì nhân: thịt nướng, gà với phô mai và thịt bò với trứng. Ngoài ra quán còn bán kèm các loại nước như cà phê cốt dừa, cà phê sữa đá...
Sản phẩm kinh doanh chủ yếu của tiệm này là bánh mì. Một ổ bánh mì Phượng gồm có lát thịt lợn thăn nướng mỏng, chả lụa hoặc xúc xích, patê gan béo, nước sốt đặc biệt cùng các loại rau húng, mùi, dưa chuột chua ngọt, hành lá... So với nhiều địa điểm khác, bánh mì ở đây luôn giòn và cứng hơn hẳn; chúng luôn được ủ nóng, đảm bảo độ giòn nhưng không quá cứng của lớp vỏ và độ mềm, dai của lớp bột bên trong. Tiệm có đến hơn 20 nhân bánh khác nhau, từ chả giò, thập cẩm, patê... cho đến các món mang phong cách phương Tây như giăm bông, xúc xích, phô mai (thịt bò cuộn phô mai), thịt xông khói. Ngoài ra các loại rau ăn kèm cũng rất đa dạng như: dưa leo, dưa muối, rau quế, ngò, hành... Đồng thời, Bánh mì Phượng còn sở hữu loại nước sốt được đặc chế riêng của tiệm. Bánh ở đây có giá thành từ 10.000–25.000 VNĐ tùy theo loại nhân.
Ban đầu chỉ là một quầy nhỏ nằm trong chợ Hội An, nhưng tiệm Bánh mì Phượng dần trở nên nổi tiếng và hút khách. Nhiều thực khách khi đến đây mua bánh đều buộc phải xếp hàng, có khi là khoảng 15–20 phút, và trong thời gian đó họ có thể nhìn những người bán chế biến ổ bánh. Ngoài ra, thực khách cũng có thể ăn tại chỗ nếu muốn. Được biết, mỗi ngày tiệm bánh bán được hơn 3.000–4.000 chiếc bánh.Ngoài việc phục vụ khách hàng bình thường, Bánh mì Phượng còn được nhiều nhân vật nổi tiếng ghé thăm. Trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama ở Hà Nội, đầu bếp Anthony Bourdain đã gọi Bánh mì Phượng là bánh mì ngon nhất thế giới, đồng thời còn nhận định rằng "Đây là cả một bản giao hưởng trong chiếc bánh sandwich". Cameron Stauch, người từng phục vụ cho tổng thống Canada, cũng đã dành cho bánh mì Phượng những lời khen ngợi. Khi nói về loại nước sốt của quán, ông mô tả rằng nó “có hương vị béo ngậy, sền sệt đậm đà, giúp đưa nhân bánh vào đầu lưỡi một cách êm ái, rồi hòa trộn cùng các loại rau quế, ngò, hành, húng, dưa chuột... lan tỏa trong miệng một cách tuyệt hảo, có thể làm thỏa mãn bất cứ thực khách khó tính nào”.Giới truyền thông Hàn Quốc từng đến Hội An để ghi hình về món bánh mì Phượng, ngoài ra chi nhánh tiệm bánh ở Seoul cũng xuất hiện trong một tập của bộ phim truyền hình Trở lại tuổi 18, đồng thời nó cũng góp mặt trong một phân đoạn của Hơn cả tình bạn. Hơn nữa, các thành viên Hoàng gia Thái Lan cùng vô số diễn viên, ca sĩ trong và ngoài nước cũng tới để thưởng thức món ăn.
== Tham khảo == |
Kebab (còn được viết kebap, kabab, kebob, kabob, kibob, kebhav, kephav) là món ăn sử dụng thịt cắt miếng rồi xiên vào que nướng trên than hồng phổ biến tại Trung Đông, Đông Địa Trung Hải, và Nam Á... Các món kebab rất đa dạng, thông thường sử dụng thịt cừu và bò, ngoài ra còn có gà, lợn, dê, và cả cá, tôm, cua. Người Hồi giáo và Do Thái không dùng thịt lợn làm kebab vì lý do tôn giáo, nhưng kebab thịt lợn xuất hiện ở Ấn Độ, Hy Lạp, Armenia... Theo chân những di dân sang Tây phương, các món kebab hiện nay rất phổ biến tại châu Âu.
Từ kabab (کباب) bắt nguồn từ tiếng Ả Rập, nghĩa gốc là thịt rán, không phải thịt nướng. Từ Ả rập này có khả năng bắt nguồn từ tiếng Aramaic כבבא kabbābā, có nguồn gốc là tiếng Akkad kabābu có nghĩa là "đốt cháy". Vào thế kỷ XIV, kebab được định nghĩa là đồng nghĩa với tabahajah, một từ tiếng Ba Tư chỉ đĩa thức ăn có món thịt rán. Từ tiếng Ba Tư được đánh giá sử dụng nhiều hơn trong thời Trung Cổ. Từ Kebab đã được sử dụng thường xuyên trong các cuốn sách Thổ Nhĩ Kỳ chỉ những khoanh thịt làm từ thịt gà và thịt cừu
. Mãi đến thời kỳ Đế quốc Ottoman, kebab mang nghĩa shish kebab, trong khi đó shiwa` شواء là từ tiếng Ả rập chỉ thịt nướng, mới xuất hiện. Kebab vẫn mang nghĩa gốc cho những đĩa thức ăn hầm như tas kebab. Tương tự như thế, kebab halla là đĩa thức ăn của người Ai Cập gồm hành và thịt bò được hầm cùng nhau.
== Tham khảo == |
Mì hoành thánh (còn được gọi là mì vằn thắn) (Bính âm Hán ngữ: Yúntūn miàn; phiên âm tiếng Quảng Châu: wàhn tān mihn) là một món mì Quảng Đông. Mì hoành thánh đã không được đặt tên, húntún 餛飩), cho đến thời nhà Đường (618-907). Món ăn phổ biến ở miền Nam Trung Quốc, Hồng Kông, Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan. Món ăn thường được phục vụ trong một nước dùng nóng, trang trí với các loại rau lá và hoành thánh. Các loại rau lá được sử dụng thường là kai-lan, còn được gọi là cải xoăn Trung Quốc. Một loại sủi cảo khác được gọi là shui jiao đôi khi được phục vụ thay cho hoành thánh. (Hoành thánh tôm thường được gọi là sủi cảo Hồng Kông (shui jiao) 蝦 餛飩 , 大多 稱為). Hoành thánh chứa tôm, thịt gà hoặc thịt lợn, và hành lá, có một số đầu bếp thêm nấm và nấm đen. Ở Indonesia mì hoành thánh được gọi là mie pangsit.
Ở Quảng Châu và Hồng Kông, mì hoành thánh thường được phục vụ trong món súp nóng hổi với hoành thánh tôm và trang trí với rau lá. Có rất nhiều biến thể của món ăn Quảng Đông phổ biến này, với các loại lớp ở trên và trang trí khác nhau. Ví dụ, súp và hoành thánh trong một bát riêng, mì được phục vụ tương đối khô, với lớp thức ăn ở trên và trang trí, trộn với nước sốt, nhúng mì vào súp để ăn.
Có bốn đặc điểm riêng biệt: Thứ nhất, hoành thánh chủ yếu là tôm, với một lượng nhỏ thịt lợn băm, hoặc không có thịt lợn. Cách làm truyền thống cho hoành thánh bao gồm 70% tôm và 30% thịt lợn. Thứ hai, người hâm mộ sẽ nhấn mạnh vào mì mỏng tươi, mịn mà là al dente, từ hương vị và mùi đó là đặc trưng trong nhiều loại mì trứng khi nấu chín. Thứ ba, nước dùng có màu nâu nhạt (được chế biến từ cá bơn khô) và thường được hấp nóng. Cuối cùng, hẹ được sử dụng để trang trí. Hai thứ đầu tiên cho món ăn cảm giác ướt nhưng giòn. Hai thứ cuối cùng cho món ăn một đặc trưng độc đáo.
Để đảm bảo mì được al dente hoàn hảo và không có mùi "tanh" của mì, quy trình và trình tự nấu phải được tuân thủ một cách tỉ mỉ. Hoành thánh được nấu trước, sau đó đặt vào bát. Sợi mì được chần chỉ trong 10 giây, sau đó chúng được rửa sạch dưới nước lạnh và đặt vào bát phục vụ. Nước dùng bouillon nóng sau đó được múc vào bát, trên mì hoành thánh. Nước dùng phải ngon, nhưng không quá mạnh để chế ngự hương vị tinh tế của hoành thánh và mì mà nó có nghĩa là phải có.Khi phục vụ, muỗng phải được đặt ở dưới cùng, với hoành thánh phía trên muỗng và mì ở trên. Bởi vì nếu mì ngâm trong súp quá lâu thì nó sẽ bị nấu quá chín, điều này được tuân thủ nghiêm ngặt bởi các cơ sở mì hoành thánh tốt nhất.
Mặc dù "mì hoành thánh" là đồng nghĩa với mì và hoành thánh phục vụ trong đường nước dùng bouillon nóng, các món ăn cũng có thể được phục vụ "khô", như trong lo mein 撈麵), Nơi hoành thánh được đặt trên một chiếc lượng lớn mì.
Malaysia cung cấp các phiên bản khác nhau của món ăn, với các bang khác nhau có các phiên bản khác nhau của món ăn và có các phiên bản từ Johor, Pahang, Perak, Penang, Sarawak và Selangor. Phiên bản Malaysia khác với bản gốc ở việc thêm các lát xá xíu vào món ăn, cũng như súp và hoành thánh trong một bát riêng, mì được phục vụ tương đối khô, ăn với dầu hào và trang trí với hành lá xắt nhỏ. Một số quầy hàng cũng bao gồm hoành thánh chiên giòn trong các phiên bản khô.
Thường được phục vụ ướt, phiên bản Hồng Kông có thể được tìm thấy tại các quán mì Quảng Đông với mì là khô hoặc súp. Ở Malacca, hoành thánh được đặt cùng với mì và súp hoành thánh có thể được đặt riêng. Phiên bản Malacca cũng thường cay hơn các phiên bản Malaysia khác do sử dụng một loại tương ớt không đường đặc biệt.
Wanton Mee chay cũng được phục vụ tại Malaysia trong nhà hàng chay. Thay vì sử dụng thịt lợn để làm xá xíu, gluten lúa mì được sử dụng.
Có ba loại mì hoành thánh khác nhau được tìm thấy trong quốc gia này. Một là mami, một món mì có mì trứng, hoành thánh và nhiều loại rau khác nhau trong nước dùng nóng. Một loại khác sẽ là pancit molo, tương tự như mami, nhưng mì được sử dụng là bọc hoành thánh. Một loại mì thứ ba là mì trứng xào được bán bởi những người bán hàng rong và trong các quầy hàng "đứng" nhỏ. Ở đây, mì được xào với đậu xanh mầm và rau quả, hương vị với một loạt các loại nước chấm, và cuối cùng với hoành thánh.
Mì hoành thánh Singapore bao gồm mì, rau lá (tốt nhất là cai-xin), thịt lợn nướng (xá xíu) và sủi cảo cỡ nhỏ hoặc hoành thánh. Nó được phục vụ khô hoặc ở dạng súp với trước đây là phổ biến hơn. Nếu được phục vụ khô, các hoành thánh sẽ được phục vụ trong một bát súp riêng. Shui jiao hoặc bánh bao tôm được phục vụ tại một số quầy hàng và phiên bản Hồng Kông gốc có sẵn tại các nhà hàng Quảng Đông và các quán mì. Hoành thánh chiên (hoành thánh chiên ngập trong dầu) đôi khi được phục vụ thay vì luộc trong súp. Các phiên bản Singapore và Malaysia của mì hoành thánh tương tự nhau, mặc dù phiên bản Singapore sử dụng nước tương ít hơn đáng kể và thường được ăn kèm với tương ớt.
Mì hoành thánh (tiếng Thái: บะหมี่เกี๊ยว ; bami kiao) cũng rất phổ biến ở Thái Lan, trong đó, như ở Malaysia và Singapore, món ăn thường được đặt cùng với thịt lợn nướng mà sau đó được gọi là bami mu daeng kiao (tiếng Thái: บะหมี่หมูแดงเกี๊ยว ; mu daeng có nghĩa là "thịt lợn đỏ"). Theo thông lệ với nhiều món phở có nguồn gốc Trung Quốc ở Thái Lan, ớt được bảo quản trong giấm, mảnh ớt khô, đường và nước mắm được thêm vào hương vị. Các món ăn chủ yếu được ăn ở dạng súp nhưng nó cũng có thể được phục vụ khô với nước dùng ở bên cạnh.
Mì sợi là một món mì Việt-Trung, được người nhập cư Trung Quốc giới thiệu đến Việt Nam. Mì hoành thánh là phiên bản Việt của mì hoành thánh Trung Hoa. Mì có thể được phục vụ với súp hoặc để súp riêng. Thành phần phổ biến là mì lúa mì vàng (trứng) với nước dùng thịt lợn, thịt lợn xay, hẹ, và các loại thịt và lớp ở trên khác nhau. Phần hoành thánh sẽ thường là lá hoành thánh cuộn nhân thịt bằm. Tuy nhiên sẽ có một vài cách chế biến khác nhau về nhân hoành thánh tùy thuộc vào phân khúc bán và hương vị đặc trưng từng vùng miền. |
Currywurst [ˈkœ.ʀiˌvʊʁst] (nghe ) là một món ăn Đức từ Bratwurst, xúc xích được để nguyên chiếc hoặc cắt ra vừa miếng với một chút nước sốt cà chua và bột cà ri hay với nước xốt cà chua-cà ri. Nó thường được ăn chung với khoai tây chiên. Món này được phổ biến từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhất là tại các nơi bán các thức ăn nhanh. Nó cũng rất được ưa chuộng tại quán ăn của các hãng xưởng ở Đức.Ở Đức, mỗi năm có khoảng hơn 800 triệu Currywürste được tiêu thụ.
Nhiều người tin rằng món Currywurst được chế biến sau chiến tranh thế giới thứ hai ở Berlin.
Chủ tiệm ăn Herta Heuwer có một quầy bán đồ ăn nhanh tại góc Kantstrasse / Kaiser-Friedrich-Strasse trong quận Berlin Charlottenburg kể từ mùa hè năm 1949, tự mình công nhận là người chế ra món Currywurst đặc trưng vào tháng 9 năm 1949, ăn với xúc xích rán và do đó là người đầu tiên chế ra món Currywurst. Sinh thời, Heuwer luôn khẳng định, không dùng nước xốt cà chua và một hỗn hợp gia vị làm sẵn, mà quậy vào nước sốt với puree cà chua và các loại gia vị khác nhau. Khai trương tại Berlin năm 2009 Bảo tàng Currywurst Đức cũng theo quan điểm này.
Tuy nhiên Heuwer không thể tuyên bố bản thân mình là có toàn bộ công lao tạo ra món Currywurst. Vai trò của người kinh doanh hàng thịt Max Bruckner từ Johanngeorgenstadt cũng được coi là quan trọng. Sau chiến tranh ông đến Tây Berlin, thành lập với một số cộng tác viên cùng quê một tiệm ở Berlin-Spandau và tự chế ra một phương pháp để sản xuất xúc xích mà không cần ruột, gọi là "Spandauer ohne Pelle" nổi tiếng. Sau đó ông hợp tác với Frank Friedrich lập hãng Maximilian mà hợp tác với Herta Heuwer. Theo trang mạng của họ, Heuwer tuy "sáng tạo sốt" đầu tiên vào năm 1949 nhưng không có thành công lớn. Chỉ cùng với Frank Friedrich bà ta phát triển ra công thức cuối cùng mà từ đó về sau được bán ra từ quán của bà.
Sự thành công của Brückner xúc xích mà không có vỏ là do hoàn cảnh thiếu thốn của thời kỳ hậu chiến tranh. Ruột heo tự nhiên rất hiếm trong thời đó.
== Chú thích == |
Booza (tiếng Ả Rập: بُوظَة, chuyển tự Būẓah, nguyên văn 'kem lạnh') là món tráng miệng từ sữa đông lạnh vùng Đông Địa Trung Hải được làm bằng nhũ hương và sahlab (bột hoa lan), tạo cho nó kết cấu dai và co giãn đặc biệt—giống như dondurma. Theo truyền thống, người ta chế biến món này thông qua quá trình nghiền nát và căng ra trong thùng đông lạnh, thay vì phương pháp khuấy thông thường được sử dụng trong các loại kem khác.Ở Al-Hamidiyah Souq thuộc khu Thành cổ Damascus, có một cửa hàng kem tên là Bakdash nổi tiếng khắp thế giới Ả Rập với món kem dẻo và dai. Đây còn là một điểm tham quan nổi tiếng thu hút ًđông đảo khách du lịch.Nhóm anh chị em (Jilbert El-Zmetr và Tedy Altree-Williams) là người đi tiên phong khi tạo ra phiên bản booza đóng gói đầu tiên ở Úc vào năm 2011. Sử dụng các nguyên liệu địa phương cùng với sahlab và nhũ hương (từ đảo Chios, Hy Lạp), họ đã tạo thành dạng booza truyền thống và ًđược áp dụng theo hình thức mang về nhà dành cho người tiêu dùng. Năm 2018, Tamer Rabbani và Michael Sadler đã khai trương cửa hàng chuyên bán booza mang tên Republic of Booza ở Williamsburg, Brooklyn, Mỹ.
== Tham khảo == |
Bánh đa cua, hay canh bánh đa, là một trong những món ăn phổ biến và đặc trưng trong ẩm thực Hải Phòng.Món bánh đa cua (bánh đa cua đồng hoặc bánh đa cua bể) kiểu Hải Phòng có thể xem là phiên bản phổ biến nhất của món canh bánh đa đỏ nói chung. Một số phiên bản ít phổ biến hơn của món canh bánh đa đỏ là lẩu cua đồng (có thể xem là một biến thể hiện đại của món bánh đa cua đồng) và canh bánh đa đỏ tôm sườn.
Món bánh đa cua (theo truyền thống địa phương luôn sử dụng cua đồng và bánh đa đỏ) và nem cua bể (theo phong cách địa phương hay được gói kiểu hình vuông giống như chiếc bánh chưng ngày Tết) được nhiều người xem là hai món ăn có tính đại diện rõ nhất cho phong cách chế biến ẩm thực của Hải Phòng. Lý do có thể bởi những ai từng thưởng thức hai món này khi được những người sành về ẩm thực Hải Phòng chế biến thì họ không chỉ bị chinh phục về vị giác ở cái ẩm vị đặc biệt của một bát bánh đa cua hay một đĩa nem cua bể đúng phong cách Đất Cảng mà còn bị lôi cuốn ở khía cạnh thị giác bởi tính thẩm mỹ của chúng. Bởi vì, một bát bánh đa cua được chế biến kết hợp cả yếu tố truyền thống lẫn hiện đại đúng phong cách Hải Phòng thực sự là một bức tranh tổng hòa đa hình dạng, đa sắc màu rất bắt mắt, phong phú của các nguyên liệu. Cả hai món ăn này đều có sự kết hợp hài hòa giữa tính truyền thống và hiện đại, tính dân dã hòa trộn với nét tinh tế thanh lịch.
Các thành phần cơ bản và nguyên liệu làm bánh đa cua bao gồm các nhóm:
Cua đồng: chọn cua béo, phần yếm cua đầy đặn. Cua cái cho lượng thịt và gạch nhiều hơn cua đực.
Bánh đa đỏ. Tạo nên sự khác biệt cho món canh bánh đa cua chính là bánh đa đỏ. Cách chế biến bánh đa đỏ mỗi nơi có một bí quyết riêng. Dư Hàng Kênh được cho là vùng làm bánh đa đỏ chính của Hải Phòng.
Nguyên liệu, gia vị nấu nước riêu cua: xương ống lợn, tôm nõn, me, bột nêm, muối, dầu ăn, mắm tôm, tỏi khô, hành khô, cà chua, hành phi. Một số nơi còn gia thêm vài tai nấm hương.
Một số loại rau nhúng, chần tái cho vào bát (rau rút, rau cần, rau muống)
Rau, gia vị ăn kèm: mắm tôm, ớt chưng, ớt ngâm dấm, rau sống các loại (rau xà lách, rau ghém làm từ thân cây chuối xắt mỏng, rau kinh giới, giá đỗ v.v.), chanh, quất.+ Tương ớt cũng là 1 thành phần không thể thiếu trong món bánh đa ngày nay nhất là với các tín đồ ăn cay Khi vừa được thưởng thức nước bánh đa béo ngậy ngọt lành với một thứ nước cay cay thật đậm đà đúng chất của người dân biển cảng Hải Phòng.
Một số đồ ăn kèm khác tùy theo nhu cầu của thực khách: chả lá lốt, trứng, thịt chân giò, giò tai v.v.
== Tham khảo == |
Black Bar 'n' Burger là một chuỗi cửa hàng bánh hamburger và bar của Israel với 14 địa điểm trên khắp đất nước. Chuỗi cung cấp 12 loại burger khác nhau, tất cả được đặt theo tên của những người trong văn hóa pop Mỹ. Họ cung cấp bánh mì kẹp thịt chay cũng như cung cấp bánh không có gluten, trong nỗ lực mở rộng cơ sở khách hàng của họ. Các địa điểm có quán bar lớn với nhiều loại bia, cocktail và rượu.
Black Bar 'n' Burger được thành lập năm 2004 với chi nhánh đầu tiên được mở tại Rehovot. Chuỗi trở nên rất phổ biến rất nhanh. Họ đã mở chi nhánh thứ hai tại Herzliya vào năm 2007, trước khi mở rộng ra bốn chi nhánh vào năm 2008 Năm 2014 họ đã mở rộng ra 14 chi nhánh. Các địa điểm hiện đều thuộc sở hữu của Bukshester và được nhượng quyền.
Chủ sở hữu và đầu bếp của chuỗi là Tzahi Bukshester. Ông ấy có một chương trình truyền hình nấu ăn trên kênh 2 của Israel ngoài việc sở hữu chuỗi. Bukshester được đào tạo để trở thành một đầu bếp ở châu Âu.
Hầu hết các địa điểm của Black Bar 'n' Burger không áp dụng kosher; tuy nhiên, các địa điểm ở Petah Tikva, Jerusalem, và bốn địa điểm khác thì rộng hơn. |
Bánh hoa mai nhân khóm Tắc Cậu là loại bánh có hình một bông hoa mai với phần nhân là mứt khóm Tắc Cậu. Đây là đặc sản của tỉnh Kiên Giang.
Bánh xuất phát từ xã Vĩnh Hòa Phú, huyện Châu Thành, từ khoảng năm 1940. Bắt đầu từ nghề làm bánh quai vạc nhân dừa, đậu xanh. Làng nghề làm bánh hoa mai hiện phân bố ở Vĩnh Hòa Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang với 19 hộ dân.
Bánh gồm hai phần: vỏ bánh và nhân bánh. Vỏ bánh làm từ bột mì, nước, dầu thực vật. Nhân bánh làm từ mứt khóm, chủ yếu là khóm Tắc Cậu trong vùng, khóm được sơ chế gọt thành sợi, đem ngào với đường theo tỉ lệ nhất định trong thời gian khoảng 1 giờ. Sau đó phơi nắng khoảng 2 ngày để tạo thành mứt khóm khô. Bánh sau khi kết hợp 2 phần sẽ được nướng chín ở nhiệt độ 190 độ C. Hình dạng bánh lấy ý tưởng từ hoa mai. Bánh chín giòn xốp, hương vị bánh chua xen lẫn ngọt. |
Ikizukuri (tiếng Nhật: 生き作り), hay còn gọi là ikezukuri (活け造り) là một kiểu sashimi món ăn truyền thống nổi tiếng khắp thế giới của người Nhật. Món ăn này được dọn với nguyên liệu là một con cá còn sống vừa mới bắt lên khỏi hồ. Tất cả mọi công đoạn chế biến đều sẽ được thực hiện tại bàn, ngay trước mặt thực khách. Nghĩa là khi gọi món này, thực khách có thể nhìn thấy tim con cá vẫn còn đập và miệng cá vẫn còn thở ngáp.
Cá ở Nhật Bản, được dùng phổ biến trong món sashimi, món ăn sử dụng hoàn toàn nguyên liệu tươi sống. Cá thường được lọc phi lê ngay khi còn sống và được phục vụ khi tim vẫn còn đập và miệng vẫn còn cử động. Có đôi khi, cá còn được thả lại vào bể xung quanh bàn ăn để chuẩn bị cho lát cắt tiếp theo. Món sashimi cá này cũng được làm ngay tại bàn để đảm bảo độ tươi sống. Ăn món mày được coi là trái với pháp luật ở một số quốc gia như Đức và Úc. |
Bánh mì kẹp giăm bông (tiếng Anh: Ham sandwich) là một loại bánh mì kẹp rất phổ biến, có thể đem đi nướng hoặc để tươi, đồng thời món ăn cũng được chế biến chung với nhiều loại topping như pho mát hoặc các loại rau quả như xà lách, cà chua, hành tây và dưa chuột muối chua thái lát. Mù tạt, mayonnaise cùng những biến tấu của chúng cũng được sử dụng rộng rãi.
Bánh mì cắt lát, pho mát cắt lát và giăm bông cắt lát nấu chín là những mặt hàng thực phẩm có rất nhiều trong các siêu thị phương Tây, và do đó, cách chế biến của món bánh mì kẹp giăm bông rất dễ dàng và nhanh gọn. Ngoài ra, chúng cũng là nguyên liệu phổ biến của suất ăn trưa.
Bánh mì kẹp giăm bông là một trong những loại bánh mì kẹp hai lát xuất hiện sớm nhất; tính đến năm 1850, đã có ít nhất 70 người bán hàng rong ở Luân Đôn chào bán món ăn.
Trong ẩm thực Pháp, croque-monsieur là một loại bánh mì kẹp giăm bông và pho mát, thường được nướng lò hoặc rán.
Trong ẩm thực Brasil, món bánh mì kẹp nướng này được gọi là misto-quente (theo nghĩa đen là "hỗn hợp nóng").
Bánh mì kẹp kiểu Cuba có thành phần chính là giăm bông, pho mát cùng bánh mì Cuba vỏ cứng, thường được nướng trong dụng cụ ép nướng bánh mì (panini press). Những biến tấu của loại bánh mì kẹp này phổ biến ở cả Cuba lẫn Nam Florida.
Hiệp hội bánh mì Anh cho biết bánh mì kẹp giăm bông là loại bánh mì kẹp phổ biến nhất ở Anh, và một cuộc khảo sát mà họ thực hiện vào năm 2001 đã cho thấy rằng giăm bông là loại nhân được yêu thích thứ hai (sau pho mát). 70% trong số 1,8 tỷ chiếc bánh mì kẹp được tiêu thụ ở Pháp vào năm 2008 là bánh mì kẹp giăm bông, khiến một công ty phân tích kinh tế của Pháp đã bắt đầu lập 'chỉ số jambon-beurre', tương tự như Chỉ số Big Mac, dùng để so sánh giá cả của loại đồ ăn này trên toàn quốc.Chiếc bánh mì kẹp giăm bông dài nhất thế giới do người bán thịt Nico Jimenez tạo ra ở Pamplona, Tây Ban Nha vào năm 2009.
Năm 2009, Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới đã khuyến cáo việc cha mẹ cho con ăn quá nhiều bánh mì kẹp giăm bông sẽ làm cho chúng dễ bị mắc ung thư ruột, vì loại thịt chế biến sẵn có nguy cơ gây ung thư rất cao.Một chiếc bánh mì kẹp giăm bông bị nghi ngờ là nguyên nhân gây ra dịch tả lợn ở Anh vào năm 2000.
Chánh án bang New York Sol Wachtler đã được Tom Wolfe trích dẫn trong The Bonfire of the Vanities như sau: "Một đại bồi thẩm đoàn sẽ 'truy tố một chiếc bánh mì kẹp giăm bông', nếu như đó là điều bạn muốn."Một cái bánh mì kẹp giăm bông biết nói đã xuất hiện trong một loạt truyện thám tử tư nhiều tập trực tuyến vào cuối những năm 1990, và vào năm 1999, các nhà sản xuất của tác phẩm đã khởi kiện khi một nhân vật tương tự xuất hiện trong một video quảng cáo nước cam Florida, mặc dù sau đó đơn kiện đã được rút lại.Cái tên "bánh mì kẹp giăm bông" đôi khi được sử dụng (đặc biệt là bởi Sở Cảnh sát New Orleans) để chỉ một khẩu súng mà cảnh sát đặt tại hiện trường vụ án để tạo bằng chứng giả. |
Dondurma (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Maraş dondurması) là một loại kem phổ biến ở Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, các nước Ả Rập. Nó có nghĩa là "Kem lạnh của thành phố Maraş", còn được gọi là Dövme dondurma là loại kem nhũ hương của người Thổ Nhĩ Kỳ. Nó có các thành phần chính là kem sữa, kem tươi, salep, nhũ hương và đường.
Hai tính chất phân biệt kem Thổ Nhĩ Kỳ với các loại kem khác: kết cấu cứng và khả năng chống tan chảy, được tạo ra bằng cách thêm vào các chất làm đặc salep, một loại bột làm từ rễ của hoa lan tím và nhũ hương, một loại nhựa tạo ra sự dẻo dai.
Vùng Kahramanmaraş được biết đến với maraş dondurması, một loại kem có chứa nhiều salep hơn bình thường. Do rất cứng và dính nên đôi khi nó được ăn bằng dao và nĩa.
Dondurma được bán từ xe đẩy của những người bán hàng rong và tại các cửa hàng, hỗn hợp được khuấy thường xuyên để giữ cho nó luôn dẻo. Người bán kem thường trêu chọc khách hàng bằng cách phục vụ kem đã ốp trên quặng bánh ốc quế, để chúng trên que, và sau đó xoay nó xung quanh, giả vờ đưa kem và rút lại. Điều này đôi khi dẫn đến sự hiểu lầm giữa các khách hàng không quen với văn hóa này. Người bán kem thường mặc quần áo truyền thống của thời kỳ Ottoman.
Một số nơi ở Thổ Nhĩ Kỳ, người ta thường coi kem là một loại Shawarma, một loại thịt được cắt khẩu phần từng lát bằng dao.
Tính đến năm 2010, tỷ lệ tiêu thụ trung bình ở Thổ Nhĩ Kỳ là 2,8 lít kem mỗi người mỗi năm (so với Hoa Kỳ là 14,2 lít/người và nước đứng đầu tiêu thụ thế giới là Úc ở mức 17,9 lít vào năm 2010).Một số người Thổ Nhĩ Kỳ tin rằng thực phẩm lạnh, chẳng hạn như kem, sẽ gây ra các bệnh chẳng hạn như viêm họng và cảm lạnh thông thường; người ta cho rằng ăn kem loại này sẽ chống lại những tác động sức khỏe.
Sự phổ biến của Salepli dondurma đã gây ra sự suy giảm của hoa lan tím hoang dã trong khu vực và dẫn đến lệnh cấm xuất khẩu salep.Dondurma cũng được tiêu thụ ở Hy Lạp, đặc biệt là ở phía bắc của đất nước này, nơi nó được gọi là "dudurmas" hoặc "kaimaki".
Kem ướt Hy Lạp thường có hương vị tốt nhất vì chất lượng cao của mastic.
Kem ướp lạnh ướt hoặc Booza, sữa kem) là kem dạng sợi và đàn hồi. Nó rất dính, làm cho nó tan chảy chậm hơn khi tiêu thụ ở các quốc gia Ả rập có khí hậu nóng bức. Ở Iraq, kem thường được ăn trên thanh gỗ vuông. Loại này phổ biến nhất ở Syria và Li-băng. Tại thành phố cổ Damascus, có một cửa hàng kem nổi tiếng gọi là "bakdash" nổi tiếng ở thế giới Ả rập với kem ướp lạnh Ả rập. Đây là một điểm thu hút phổ biến cho khách du lịch, đặc biệt là du khách từ các quốc gia Ả rập. |
Trác tương miến (giản thể: 炸酱面; phồn thể: 炸醬麵; bính âm: Zhajiangmian) là một món mì có nguồn gốc từ Sơn Đông, Trung Quốc. Sợi mì to bản được trộn với nước sốt đậu tương được chao qua dầu. Đó là lý do vì sao tên gọi của món này có từ "trác" (nghĩa là chiên ngập dầu), từ chỉ cách chế biến được xác định bởi lượng dầu ăn trong chảo. Công đoạn cuối cùng làm xốt tương, vì trọng lượng riêng, phần xốt sẽ chìm xuống đáy chảo, và một lớp dầu sẽ nổi trên đó, động từ gọi là "trác tương".Nước xốt thường được xào với thịt băm (hoặc thịt thái hạt lựu, thịt lợn băm nhỏ) và nước sốt vàng (hoặc nước sốt Tianmian, nước sốt đen cũ chủ yếu được sử dụng ở khu vực sử dụng tiếng Tấn). Phiên bản cải tiến của Quảng Đông và Hồng Kông cũng thêm đường hoặc mật ong. Các món ăn kèm khác gọi là "thái mã" hoặc "miến mã", nói chung có dưa chuột và củ cải thái nhỏ, đậu xanh, giá đỗ, rau cải bó xôi và thậm chí cả trứng tráng thái sợi.
Trác tương miến là món ăn có nguồn gốc từ Sơn Đông, Trung Quốc. Ngoài ra, Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải, Liêu Ninh, Cát Lâm, Quảng Đông, Hồng Kông hoặc thậm chí Nhật Bản, Hàn Quốc cũng có những phiên bản mì khác nhau.
Thời vua Quang Tự nhà Thanh, sau khi liên quân tám nước đánh vào Bắc Kinh năm 1900, Quang Tự và Từ Hy thái hậu và tùy tùng phải tháo chạy khỏi Bắc Kinh đến khu vực Tây An. Trên đường tới Tây An, thái giám Lý Liên Anh hầu cận Từ Hy đã phát hiện mùi thơm từ một tiệm mì Zhajiang. Nhóm người trong cơn đói mệt đã dừng lại ăn uống. Từ Hy và mọi người đều rất vừa ý. Từ Hy đã lệnh mang người đầu bếp nấu mỳ ấy về Bắc Kinh để sau này Từ Hy hồi kinh sẽ được ăn món mì Trác tương ấy.
Ngoài ra có thơ truyền miệng (顺口溜) ghi chép lại các thành phần của món Trác tương miến Bắc Kinh xưa:
Cái miệng đậu xanh, cái mầm hương xuân (青豆嘴儿, 香椿芽儿),
Cái rau hẹ chiên, thái thành đoạn (焯韭菜,切成段儿);
Cái ngọn rau cần, cái rau diếp ngồng thái nhỏ (芹菜末儿、莴笋片儿),
Cái tỏi trắng tách làm hai nhánh (要掰两瓣儿);
Cái món mầm đậu, khử bỏ rễ,
Cái hoa dưa chuột trên cùng đều thái sợi nhỏ (顶花带刺儿的黄瓜要切细丝儿);
Cái củ cải Tâm Lý Mĩ, thái vài sợi (心里美,切几批儿),
Cái đậu dải băm nhỏ vụn chiên, cuống xanh củ cải đỏ (焯江豆剁碎丁儿,小水萝卜带绿缨儿);
Cái dầu mè lạt tiêu ngâm một giờ, cái mù tạt văng đến cay mắt mũi (辣椒麻油淋一点儿,芥末泼到辣鼻眼儿).
Trác tương miến tuy chỉ là một chén ăn nhỏ, cái bảy đĩa tám bát là thái mã ăn kèm.
== Tham khảo == |
Muối tôm là một đặc sản của Tây Ninh mặc dù đây không phải là một tỉnh, thành giáp biển. Muối tôm Tây Ninh có nhiều thành phần gồm ớt, tỏi, sả và đặc biệt là tôm, được trộn đều rồi rang lên. Nguồn gốc của muối tôm được cho là ra đời trong giai đoạn chiến tranh chống Pháp và Mỹ. Vào năm 2023, nghề thủ công làm muối ớt Tây Ninh đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Muối tôm Tây Ninh được cho là đã ra đời trong giai đoạn hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ của quân và dân Tây Ninh. Có đoạn ghi cho rằng, "Trước khi hành quân, người lính chúng tôi hầu như thức đêm. Thức ăn mà chúng tôi cần nhất trên đường hành quân để giữ gìn chính là muối…".Ban đầu là muối ớt, muối tôm do các chị, các mẹ ở hậu phương gửi vô rừng tiếp tế cho chồng con ăn dần. Rồi sau thống nhất, muối vẫn tiếp tục hiện diện trong nhiều gia đình ở Tây Ninh, nhưng lúc này không chỉ được dùng ăn với cơm nữa mà để chấm trái cây.Những tiệm bán muối tôm sau đó mọc lên suốt tuyến đường Quốc lộ 22, dọc từ núi Bà Đen đến ngã ba Trảng Bàng. Từ đó, muối tôm Tây Ninh trở thành gia vị quen thuộc của vùng đất này. Ngoài ra, người dân nơi đây còn cho rằng nó trở thành đặc sản của Tây Ninh vì đa phần người dân theo đạo Cao Đài, họ ăn chay rất nhiều, muối gia vị là món ăn không thể thiếu trong mỗi bữa cơm.Ngày 18 tháng 2 năm 2023, nghề thủ công truyền thống làm muối ớt Tây Ninh đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là di sản văn hóa thứ 8 của tỉnh Tây Ninh sau Đờn ca tài tử Nam Bộ tỉnh Tây Ninh, lễ Kỳ yên đình Gia Lộc, múa trống Chhay-dăm, nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng, lễ vía Bà Linh Sơn Thánh Mẫu - núi Bà Đen, lễ hội Quan Lớn Trà Vong - Tân Binh và nghệ thuật chế biến món chay.
Muối tôm (thường có 3 dạng hạt: kiểu hạt to, hạt nhuyễn, hạt mịn) với đủ loại: muối ớt tôm cay nhẹ, vị mặn gắt; muối tôm hành phi ít mặn, cay nhẹ, nồng nàn mùi tôm hoà quyện cùng vị thơm của hành, tỏi phi; muối tôm đỏ hạt to, ít mặn, vị cay nhẹ, thơm mùi tôm…Từ muối tôm mà nhiều món ăn vặt khác cũng đã ra đời như món bánh tráng muối ới, đặc biệt là bánh tráng trộn.
Ớt chín đỏ, tươi được chon lựa kỹ rồi sau đó được đem phơi hơi khô.
Thành phần thứ hai là tôm khô, được lựa chọn kỹ với yêu cầu chính là sạch và khô ráo.
Muối là loại muối hột, được sơ chế một cách sạch sẽ.Ớt và tôm sau khi sơ chế được xay nhuyễn thành bột thô rồi trộn đều với muối theo một tỉ lệ nhất định đồng thời, tùy vào nơi chế biến, cho thêm các loại gia vị khác như tỏi, sả...
Sau đó, cho tất cả lên chảo nóng và rang đều. Người thợ phải canh lửa, và rang đều tay để cho hạt muối ra màu gạch đỏ và giữ hương thơm đặc trưng của muối tôm.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tây Ninh, nghề làm muối Tây Ninh bắt đầu phát triển mạnh từ năm 1990, nhờ mở cửa, cơ chế thị trường thông thoáng trong hơn 20 năm qua, muối Tây Ninh đã được nâng cấp thành một loại hàng hóa. Ban đầu chỉ có vài hộ gia đình sản xuất nhỏ lẻ, đến nay đã có hơn 100 cơ sở làm các loại sản phẩm muối Tây Ninh, tập trung chủ yếu ở thị xã Trảng Bàng, Gò Dầu và thành phố Tây Ninh.Theo một thống kê của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Tây Ninh đầu năm 2022, trên địa bàn tỉnh có 37 cơ sở có thương hiệu, đăng ký hành nghề làm muối ớt (tôm), tập trung ở huyện Gò Dầu (11 cơ sở), thị xã Trảng Bàng (10 cơ sở), thị xã Hoà Thành (8 cơ sở).
Đây là đặc sản nổi tiếng của tỉnh Tây Ninh cùng với bánh tráng Trảng Bàng.
Điểm đặc biệt đầu tiên của muối tôm chính là ý tưởng muối kết hợp với tôm. |
Charlie và nhà máy sôcôla (tựa gốc tiếng Anh: Charlie and the Chocolate Factory) là một bộ phim ca nhạc giả tưởng năm 2005 của đạo diễn Tim Burton và do John August viết kịch bản, dựa trên tiểu thuyết cùng tên năm 1964 của Roald Dahl. Phim có sự tham gia của Johnny Depp trong vai Willy Wonka và Freddie Highmore trong vai Charlie Bucket, cùng với David Kelly, Helena Bonham Carter, Noah Taylor, Missi Pyle, James Fox, Deep Roy và Christopher Lee. Cốt truyện kể về Charlie khi Charlie thắng một cuộc thi cùng với bốn đứa trẻ khác và được Wonka dẫn dắt trong chuyến tham quan nhà máy sôcôla.
Bộ phim là bản chuyển thể thứ hai sau bản phát hành năm 1991. Trước khi đạo diễn Tim Burton đảm nhận quay, các đạo diễn như Gary Ross, Rob Minkoff, Martin Scorsese và Tom Shadyac cũng đã nghiên cứu, cho ra ý tưởng cho bộ phim chuyển thể lần thứ hai này; trong khi các diễn viên Bill Murray, Nicolas Cage, Jim Carrey, Michael Keaton, Brad Pitt, Will Smith, Adam Sandler và những diễn viên khác, đều đang thảo luận thử vai và được hãng phim xem xét để đóng vai chính Wonka. Burton ngay lập tức đưa các cộng tác viên chủ chốt của đoàn phim Depp và Danny Elfman lên tàu tới trường quay. Không giống như chuyển thể phim từ năm 1971, các vở nhạc kịch của Elfman đều được sử dụng lời bài hát từ tiểu thuyết của Roald Dahl.
Quá trình quay phim được diễn ra từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2004 tại Pinewood Studios ở Vương quốc Anh. Thay vì sử dụng bối cảnh hình ảnh do máy tính tạo ra (CGI), đạo diễn Burton chủ yếu sử dụng các bối cảnh được dựng sẵn và các hiệu ứng thực tế, mà ông khẳng định rằng là đã lấy cảm hứng từ cuốn sách. Căn phòng sô cô la của Wonka được xây dựng trên Albert R. Broccoli khổng lồ tại Pinewood.
Tại thời điểm phát hành, Charlie và nhà máy sôcôla đã nhận được những đánh giá tích cực từ giới phê bình, với những lời khen ngợi hướng về hình ảnh, thiết kế bối cảnh, số lượng âm nhạc, các ngôi sao nhí và hướng đi của Burton. Màn trình diễn của Depp trong vai Willy Wonka nhận được phản hồi rất tích cực hơn. Bộ phim là một thành công của phòng vé, thu về $56.178.450 và trở thành phim có doanh thu cao thứ tám trên toàn thế giới vào năm 2005, là phim có doanh thu tuần đầu cao thứ năm của năm 2005. Tổng cộng, phim thu được $206.459.076 tại Mỹ và $268.509.687 tại nước ngoài.Trang Rotten Tomatoes đánh giá phim ở mức 83%, dựa trên 222 lượt nhận xét, với điểm số trung bình đạt 7,2/10.
Charlie Bucket là một cậu bé tốt bụng và yêu đời, cậu và gia đình sống trong cảnh nghèo khó gần Nhà máy Wonka. Chủ sở hữu của công ty, Willy Wonka, đã đóng cửa nhà máy của mình cho công chúng từ lâu do các vấn đề liên quan đến hoạt động gián điệp công nghiệp do các đối thủ ghen tị của ông thực hiện, khiến ông phải đóng cửa nhà máy trong vài năm và sa thải tất cả nhân viên của mình, bao gồm cả ông nội Joe.
Một ngày nọ, Wonka thông báo về một cuộc thi trong đó Willy Wonka giấu năm chiếc vé vàng trong những tờ giấy gói các thanh sô-cô-la Wonka ngẫu nhiên trên toàn thế giới và người chiến thắng sẽ nhận được một chuyến tham quan toàn bộ nhà máy cũng như nguồn cung cấp sô cô la trọn đời, trong khi một người sẽ nhận được một giải thưởng bổ sung khi kết thúc chuyến tham quan. Doanh thu của Wonka sau đó tăng vọt, và bốn tấm vé đầu tiên được tìm thấy bởi Augustus Gloop háu ăn, Veruca Salt hư hỏng, Violet Beauregarde kiêu ngạo, và Mike Teavee xấu tính. Charlie mua hai thanh sô-cô-la Woka để tìm một vé, nhưng cả hai thanh đều trống rỗng. Sau khi nghe lỏm được rằng tấm vé cuối cùng đã được tìm thấy ở Nga, Charlie tìm thấy một tờ 10 đô la và mua thanh sô-cô-la Woka thứ ba. Chiếc vé của Nga được tiết lộ là giả mạo khi Charlie phát hiện ra chiếc vé thật bên trong lớp giấy bọc sau đó anh muốn bán thanh sô-cô-la để giúp gia đình. Tuy nhiên, sau một cuộc nói chuyện từ Ông ngoại George, anh quyết định giữ lại và đưa ông nội Joe đi cùng trong chuyến tham quan.
Charlie và những người giữ vé khác được chào đón bên ngoài nhà máy bởi những người Oompa-Loompa, sau đó dẫn họ vào cơ sở. Trong cuộc tham quan thì Augustus Gloop bị rơi xuống dòng sông Chocolate sau khi cố gắng cúi xuống uống nước sông và bị hút ngược lên ống dẫn nước. Violet Beauregarde ăn thử một miếng kẹo cao su vẫn trong giai đoạn thử nghiệm và bị biến thành quả việt quất xanh khổng lồ. Veruca Salt bị những con sóc xem là "hạt hỏng" nên bị chúng ném vào thùng rác. Mike Teavee bị teo nhỏ và mắc kẹt trong một chiếc tivi. Sau khi kết thúc hành trình, bốn đứa trẻ có cho riêng mình một diện mạo mới: Augustus bị chiếc ống ép cho thành gầy nhom; da của Violet biến thành màu tím; khắp người Veruca toàn rác là rác; còn Mike thì cao hơn 3 mét và mảnh như sợi dây vì nhầm lẫn trong quá trình hồi phục hình dạng của cậu.Trong khi đó, Wonka hồi tưởng về quá khứ rắc rối của mình và việc cha nha sĩ của anh, Wilbur, nghiêm cấm anh ăn kẹo vì những nguy cơ tiềm ẩn về răng miệng. Sau khi ăn trộm một viên kẹo, Wonka ngay lập tức bị thu hút bởi vị ngọt và bỏ nhà đi theo giấc mơ của mình. Tuy nhiên, khi anh quay lại, cả cha anh và ngôi nhà của họ đều đã biến mất. Vì Charlie là người "bình thường" nhất trong số năm người, Wonka mời Charlie đến sống và làm việc trong nhà máy với cậu ta, với điều kiện cậu ta phải bỏ gia đình ở lại. Charlie từ chối, vì gia đình là điều quan trọng nhất trong cuộc đời cậu.
Khi Charlie và gia đình sống hòa thuận, Wonka trở nên chán nản, khiến công ty và doanh thu của ông ấy giảm sút. Cuối cùng, ông ấy quay sang Charlie để xin lời khuyên, và cậu ấy quyết định giúp Wonka hòa giải với người cha ghẻ lạnh của mình. Trong cuộc hội ngộ, Charlie nhận thấy những mẩu báo về thành công của Wonka mà ông Wilbur thu thập được trong khi Wonka nhận ra giá trị của gia đình khi cuối cùng anh và Wilbur đã hòa giải. Sau đó, Wonka cho phép Charlie và gia đình cùng nhau chuyển vào nhà máy.
Johnny Depp trong vai Willy Wonka
Freddie Highmore trong vai Charlie Bucket
David Kelly trong vai ông nội Joe
Helena Bonham Carter trong vai bà Bucket
Noah Taylor trong vai ông Bucket
Missi Pyle trong vai bà Beauregarde
James Fox trong vai bà Salt
Deep Roy trong vai Oompa-Loompas (với phần hát của Danny Elfman)
Christopher Lee trong vai nha sĩ WonkaCác diễn viên khác bao gồm Adam Godley trong vai ông Teavee và Franziska Troegner trong vai bà Gloop. Bốn đứa trẻ hư hỏng, Violet Beauregarde, Veruca Salt, Mike Teavee và Augustus Gloop lần lượt được thể hiện bởi AnnaSophia Robb, Julia Winter, Jordan Fry và Philip Wiegratz. Blair Dunlop vào vai Willy Wonka lúc nhỏ. Các ông bà còn lại của Charlie, bà Georgina, bà Josephine và ông nội George, được Liz Smith thủ vai, Eileen Essell và David Morris. Nitin Ganatra và Shelley Conn xuất hiện với tư cách là Hoàng tử và Công chúa Pondicherry. Geoffrey Holder tường thuật bộ phim. |
Potato wedges là một loại khoai tây dày, thái theo hình tam giác, có thể được nướng hoặc chiên. Chúng được bán tại các quán ăn và nhà hàng đồ ăn nhanh. Ngoài ra, chúng còn thường được nêm với nhiều loại gia vị, phổ biến là ớt bột, muối và tiêu.Ở Úc, potato wedges là một loại thức ăn phổ biến, hầu như luôn được phục vụ với một số loại nước sốt. Người ta có thể sử dụng kem chua, tương ớt ngọt, tương cà, hoặc một số sự kết hợp giữa những thứ này. Ở Ireland, potato wedges cay là một món ăn phổ biến được phục vụ tại các quầy đồ ăn nóng.
Ở một số vùng của Hoa Kỳ, đặc biệt là Idaho, Oregon, Washington, Montana, Minnesota, Nebraska, phía Bắc Utah, phía Đông Bắc Ohio, Wisconsin và ngoại ô New York, một biến thể phổ biến của potato wedges được gọi là jojos. Jojos là khoai tây được tẩm bột, gia vị và chiên ngập dầu như gà rán, hoặc chiên áp suất.
Ở Đức, chúng được biết đến với tên gọi Kartoffelspalten ('potato clefts'), wilde Kartoffeln ('wild potatoes'), Westernkartoffeln ('Western potatoes') hay Kartoffelecken ('potato wedges').
Ở Séc, chúng được biết đến với tên gọi americké brambory ('American potatoes'). |
Mứt, mứt trái cây hay mứt quả là một loại thực phẩm ngọt có thể được tìm thấy ở nhiều nước trên thế giới,nó được chế biến từ nhiều loại trái cây và một số loại củ nấu với đường và một số nguyên liệu khác cho đến độ khô từ 65-70%.Nguyên liệu đường trong mứt luôn có mặt và cần đạt gần nồng độ khoảng 55 - 60%, nó không chỉ đóng vai trò làm ngọt mà còn để bảo quản mứt,có tác dụng tăng độ đông.Trong mứt, các vi sinh vật vì bị co lại nên không hoạt động,hoặc không phát triển vì nồng độ axit cao (trong mứt quả) vì thế nhiều loại mứt nấu xong có thể không cần thanh trùng (tuy một số loại mứt có độ khô thấp hơn cấn phải thanh trùng trong thời gian ngắn để diệt nấm men, nấm mốc). Mứt có thể được tồn trữ trong một thời gian ngắn sau đó nó bắt đầu bị vữa, dần dần, thoạt đầu ở trên bề mặt rồi lan dần ra. Nếu bảo quản mứt ở nhiệt độ thấp, pH dưới 2,8 cùng có nhiều tạp chất, hoặc trong trường hợp bị tác động cơ học, mứt càng chóng bị vữa hơn.
Mứt trái cây trong ngành ẩm thực Tây phương có dạng sệt phải dùng muỗng múc ra. Loại mứt này có tên tiếng Anh là jam. Thành phần tạo nên jam là trái cây xay nhuyễn thành dạng bột hoặc được nghiền nhỏ nấu với đường và gelatin cho mềm, sệt. Người ta thường dùng các trái cây có độ dày thịt và mọng nước như dâu, nho, anh đào, việt quất, phúc bồn tử để nấu jam vì thế jam thường có độ dày thịt của các loại trái cây tươi. Ngoài jam thì một loại mứt nhừ khác là preserves - dạng mứt có phần thịt trái cây được cắt thành từng miếng nhỏ chứ không nhuyễn như jam hay được ép thành nước như jelly. Những miếng trái cây này thường là hỗn hợp được nằm lẫn trong jam hay jelly. Loại khác nữa là marmalade tức loại mứt nhừ thường được dùng cho các loại thuộc họ cam, quýt (như cam, chanh, quýt , bưởi, tắc/quất…) trong đó là trái cây lẫn vỏ được nấu kỹ với đường thành mứt mà không cần dùng gelatin. Ngoài việc phết vào bánh mì để ăn thì tất cả các loại mứt nhừ này dùng trong chế biến bánh kẹo, làm sữa chua, kem.
Mứt theo dạng dùng ở Việt Nam thì là món ăn riêng như đồ ăn vặt ở dạng tương đối khô, không cần kèm với thứ gì khác mà chỉ cần bỏ vào miệng ăn. Chính xác nó được làm từ hoa quả ướp đường và sên trên chảo cho khô, thường dùng vào những dịp lễ lạc như Tết Nguyên đán, Tết Trung thu... Vì khá ngọt khi ăn mứt người dùng hay uống thêm nước chè dùng vị chát của chè đặc để hãm vị ngọt.
Các loại trái cây, củ được dùng để làm mứt rất đa dạng và phong phú từ dâu tây, dừa, khoai lang, táo... đến hạt sen, mỗi loại mứt sẽ có một màu sắc và hương vị đặc trưng tùy theo nguyên liệu dùng để chế biến thành. Mứt quả được chế biến ở nhiều dạng, có thể phân thành các dạng: mứt đông, mứt nhuyễn, mứt miếng đông, mứt rim, mứt khô.
Ở nước ta có rất nhiều nơi làm mứt nhưng không thể bỏ qua Xuân Đỉnh (Hà Nội) với nhiều sản phẩm mứt. Ngoài ra ở La Phù (Hà Nội), Thiết Trụ (Hưng Yên) cũng nổi tiếng với nghề làm mứt tuy nhiên vấn đề chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được chú trọng nhiều. Mứt được làm ra gồm nhiều loại như mứt bí, mứt chuối, mứt dừa, mứt sen, mứt lạc, mứt gừng, v.v... Một số nơi có tiếng với một loại mứt nào đó nhưng vẫn có thể làm ra cả nhiều loại mứt khác.
Một số sản phẩm mứt gắn liền với một số địa phương như: mứt gừng Kim Long (Thừa Thiên Huế), mứt táo làng Vị (Hưng Yên), mứt gừng Bình Nhâm (Bình Dương), mứt dừa Hòa Khánh (Tiền Giang), mứt sen làng Nành (Hà Nội), mứt bí thôn Dâu (Hưng Yên), mứt me Cái Vồn (Vĩnh Long), mứt gừng Mỹ Chánh (Quảng Trị). |
Cá âm dương hay cá sốt âm dương (tiếng Trung: 陰陽魚, tiếng Anh: Yin Yang fish) là một món ăn cá sống ở Đài Loan (thông thường là các loại cá chép), đây là một món ăn độc đáo gọi là "cá âm dương". Một con cá còn tươi sống nhanh chóng bị nhúng thân vào chảo dầu vào phục vụ khách khi chiếc đầu cá còn tươi nguyên và cử động. Món này đặc biệt ở chỗ là nửa sống nửa chín tùy khẩu vị để thực khách chọn chỗ mà gắp. Nhiều khi những con cá chín phần đuôi nhưng phần đầu vẫn ngọ nguậy. Tuy nhiên trong nhiều năm gần đây, món ăn này đã gây nhiều tranh cãi song vẫn phổ biến ở một số cửa hàng. Cá sốt âm dương là món ăn gây khá nhiều "kinh hãi". Món ăn này khá "kinh dị" và gây ra nhiều tranh cãi nhưng vẫn rất phổ biến ở một số nhà hàng Trung Quốc. |
Dasik (taɕik, nghĩa đen là "thực phẩm trà") là một dạng hangwa hay bánh kẹo truyền thống của Triều Tiên, thường được ăn kèm với uống trà.
Dasik được làm từ nongmal (bột khoai tây, khoai lang hoặc đậu xanh), phấn hoa thông đỏ (songhwa), Ostericum grosseserratum (singamchae), vừng đen, mật ong, bột gạo hoặc các loại ngũ cốc, hạt, cây thuốc khác.Dasik được nhào trộn kỹ và đóng khuôn rồi in hoa văn. Tùy thuộc vào nguyên liệu, dasik có thể có các màu sắc khác nhau như trắng, vàng, đen, lục, nâu hoặc đỏ. |
Pizza Napoli hay còn gọi là pizza kiểu Napoli (tiếng Ý: pizza napoletana), là một loại bánh pizza có thành phần chính là quả cà chua và pho mát mozzarella. Món ăn này thường được chế biến từ cà chua San Marzano hoặc Pomodorino del Piennolo del Vesuvio trồng trên vùng đồng bằng núi lửa ở phía nam Núi Vesuvius. Ngoài ra, bánh cũng có thể được làm từ Mozzarella di Bufala Campana —loại pho mát được bảo hộ xuất xứ có nguồn gốc từ sữa của trâu nước được nuôi ở vùng đầm lầy cỏ Campania và Lazio trong tình trạng bán hoang dã— hoặc một loại mozzarella làm từ sữa bò mang tên "Mozzarella STG". Pizza Napoli đã được công nhận là Đặc sản truyền thống (STG) ở châu Âu, đồng thời kỹ thuật làm bánh còn được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể. Phong cách pizza này đã cấu thành nên loại pizza kiểu New York được chế biến lần đầu bởi những người Ý di cư đến Hoa Kỳ vào đầu thế kỷ 20.
Theo các quy tắc do Associazione Verace Pizza Napoletana đề xuất, thì bột bánh pizza Napoli chính thống bao gồm bột mì (loại 0 hoặc 00, hoặc hỗn hợp của cả hai), men Napoli tự nhiên hoặc men bia, muối và nước. Để cho ra thành phẩm đúng ý, người chế biến sẽ sử dụng loại bột mì mạnh có hàm lượng protein cao (thường được dùng để làm bánh mì hơn là bánh ngọt), nhào chúng bằng tay hoặc bằng máy trộn tốc độ thấp. Sau khi bột phồng lên, họ phải tạo hình chúng bằng tay mà không dùng đến cán lăn bột hoặc các dụng cụ khác, đồng thời bột dày không quá 3 mm (0,12 in). Sau đó, bánh pizza sẽ được nướng khoảng 60–90 giây trong lò đốt củi 485 °C (905 °F). Khi nấu bánh phải mềm, có độ đàn hồi, không dai và có mùi thơm.
Pizza Napoli có nhiều biến tấu khác nhau, nhưng phiên bản ban đầu được gọi là pizza Margherita và nó tuân theo các quy chuẩn thiết yếu về nguyên liệu, cà chua, phô mai mozzarella thái lát, húng quế và dầu ô liu nguyên chất, đôi khi còn rắc cả phô mai Parmesan lên trên. Những biến tấu khác bao gồm: pizza marinara được làm từ cà chua, tỏi, oregano, dầu ô liu nguyên chất và pizza Margherita DOP được làm từ cà chua, mozzarella từ Campania, húng quế và dầu ô liu nguyên chất. Pizza Napoli là một sản phẩm được công nhận là Đặc sản Truyền thống (TSG) ở Châu Âu. Chứng nhận TSG chứng minh rằng một món ăn sở hữu một cách khách quan các đặc điểm cụ thể giúp phân biệt nó với tất cả món ăn cùng loại khác, đồng thời nguyên liệu, thành phần hoặc phương pháp sản xuất của nó được giữ nguyên trong ít nhất 30 năm.Ở Argentina, pizza a la napolitana ("pizza Napoli") là một loại pizza phủ pho mát mozzarella cùng những lát cà chua tươi, ngoài ra cũng có thể gia thêm tỏi vào món ăn.
== Tham khảo == |
Một chiếc bánh mince pie là một chiếc bánh ngọt xuất xứ từ Anh, có nhân là một hỗn hợp các loại trái cây khô và gia vị được gọi là "mincemeat", theo truyền thống được ăn suốt mùa Giáng sinh trong thế giới nói tiếng Anh. Các thành phần của nó có từ thế kỷ thứ 13, khi thập tự quân châu Âu trở về mang theo với họ công thức nấu ăn Trung Đông chứa thịt, trái cây và các loại gia vị.
Những chiếc bánh mince pie ban đầu được biết đến bởi một số tên, bao gồm "mutton pie" (bánh thịt cừu), "shrid pie" và "Christmas pie" (bánh Giáng sinh). Thông thường các thành phần của nó là một hỗn hợp của thịt băm nhỏ, mỡ, một loạt các loại trái cây, và các loại gia vị: như quế, đinh hương và hạt nhục đậu khấu. Được dùng vào dịp Giáng sinh, chiếc bánh Giáng sinh mặn mà (được gọi như vậy lúc đó) được kết hợp với cái gọi là "sự sùng bái thần tượng" Công giáo và trong cuộc nội chiến Anh các cơ quan Thanh giáo phải nhíu mày khó chịu. Tuy nhiên, truyền thống ăn chiếc bánh Giáng sinh vào tháng 12 tiếp tục qua đến thời đại Victoria. Mặc dù vào lúc đó công thức của nó đã trở nên ngọt ngào hơn và kích thước của nó giảm rõ rệt từ hình dạng thuôn dài lớn thuở trước. Ngày nay, chiếc bánh mince pie vẫn còn là một món thết đãi theo mùa phổ biến, được nhiều người trên khắp Vương quốc Anh thưởng thức. |
Shiruko (汁粉 (Chấp phấn), Shiruko), còn được gọi kèm tiền tố o (お, o) là oshiruko (お汁粉, oshiruko), là một món tráng miệng truyền thống của Nhật Bản. Thành phần chủ yếu là đậu đỏ azuki được luộc và sau đó được nghiền nát , được phục vụ trong bát cùng bánh mochi. Có nhiều phong cách làm shiruko khác nhau, chẳng hạn như shiruko cùng với kẹo hạt dẻ, hay cùng với há cảo làm từ bột gạo nếp thay thế cho mochi.
Có hai loại shiruko dựa trên các phương pháp nấu đậu azuki khác nhau. Đậu Azuki có thể bị nghiền nát thành bột nhão mà không giữ được hình dạng ban đầu, hoặc bao gồm cả hỗn hợp bột nhão và đậu nghiền thô. Một món ăn tương tự là zenzai (善哉/ぜんざい, zenzai) được làm từ bột nhão cô đặc bằng nhiệt và ít nước hơn shiruko, giống như làm mứt hoặc mứt cam. Ở miền Tây Nhật Bản, zenzai dùng để chỉ một loại shiruko được làm từ hỗn hợp bột nhão và đậu nghiền. Ở Okinawa, thuật ngữ zenzai thường dùng để chỉ món súp đậu được phục vụ trên đá bào với mochi . Các chất phụ gia khác, chẳng hạn như sữa đặc có đường, đôi khi cũng được thêm vào để tạo hương vị.
Món bánh mochi dẻo nóng hổi và cháo đậu đỏ ngọt ngào, ấm áp được rất nhiều người Nhật yêu thích, đặc biệt là trong mùa đông. Shiruko thường được phục vụ với một món ăn phụ có vị chua hoặc mặn, chẳng hạn như umeboshi hoặc shiokombu để làm mới khẩu vị vì shiruko ngọt đến mức hương vị có thể bị ngấy sau một thời gian thưởng thức.
Ở tỉnh Tottori và tỉnh Shimane, shiruko cũng được sử dụng cho zōni, món súp đặc biệt cho lễ mừng năm mới. |
Cơm lam là loại cơm được làm từ gạo (thường là gạo nếp) cùng một số nguyên liệu khác, cho vào ống tre, giang, nứa v.v. và nướng chín trên lửa. Cơm đặc trưng của các dân tộc vùng Tây Bắc Việt Nam và các vùng Đông Bắc Việt Nam, Tây Nguyên và một số dân tộc tại Lào, Thái Lan, Campuchia, Myanmar và Trung Quốc.
Cơm lam được gọi là Kralan (tiếng Khmer: ក្រឡាន) hoặc Khao lam (tiếng Thái: ข้าวหลาม, tiếng Lào: ເຂົ້າ ຫລາມ); Paung din ( ပေါင်း တင်း ) hoặc kaukhnyin kyidauk ( ကောက်ညှင်း ကျည် တောက်) trong tiếng Miến Điện; tiếng Trung gọi là trúc đỗng phạn (giản thể: 竹筒饭; phồn thể: 竹筒飯; bính âm: Zhútǒng fàn). Trong khi ở Indonesia và Malaysia gọi món cơm lam là Lemang.
Để làm được cơm lam đầu tiên phải chọn ống tre, nứa tươi, không quá non hoặc quá già, thích hợp nhất là từ tháng 10 đến tháng 1. Ống tre, nứa còn tươi, đem về chặt, chia ra mỗi đốt thành một ống lam.
Sau đó, vo gạo cho thật sạch rồi ngâm nước khoảng 5 đến 6 tiếng, vớt ra để ráo nước, rồi đổ gạo vào ống nứa, đổ nước vào ống cho ngập gạo. Không nên đổ gạo đầy ống mà phải để cách miệng một ít để khi gạo chín sẽ nở ra kín miệng ống.
Sau đó lấy lá chuối hoặc lá dong đậy kín miệng ống rồi cho vào bếp lửa nướng. Khi nướng phải xoay ống nứa liên tục, không cho ống lam quá cháy và để hạt gạo chín đều. Đến khi có hơi nước bốc ra từ miệng ống và có mùi thơm của cơm tức là cơm lam đã chín.
Khi cơm chín đem chẻ lớp vỏ bên ngoài để lại lớp lạt mỏng, khi ăn mới bóc vỏ. Cơm lam có thể chấm với muối vừng hoặc nam phrik, hai loại nước chấm này sẽ góp phần tăng thêm độ thơm ngon của cơm lam.
Cơm lam của người Thái (Khao Lam) không chỉ độc đáo nhờ hương vị mới lạ mà còn nhờ cách nấu đặc biệt nên rất thu hút đối với khách du lịch nước ngoài khi ghé thăm xứ sở Chùa Vàng.Sau khi chuẩn bị đốt tre xong thì người ta cho gạo nếp được trộn với nước cốt dừa, đậu đỏ hoặc đậu đen, đường, một chút muối rồi cho vào ống tre. Có khi người ta dùng nếp trắng nhưng cũng có khi dùng lá cẩm để nhuộm gạo nếp giúp Khao Lam sau khi nấu trông đẹp mắt hơn. Sau đó người ta dùng lá chuối nhét kín một đầu ống tre lại để nếp không trào ra khi nấu. Ngoài ra, đặc sản cơm lam Thái Lan ngon nhất là cơm lam sầu riêng, gồm gạo nếp trộn với chút đường và cơm sầu riêng béo ngậy.
Sau khi chuẩn bị xong các ống tre thì người ta đặt các ống tre lên vỉ than để nướng cho chín từ từ. Trong quá trình nướng ống tre, người bán phải lật ống tre liên tục để các nguyên liệu bên trong chín đều và ngon hơn.
Món cơm nếp này thường bắt mắt cái nhìn đầu tiên là bởi các ống tre dùng để nấu nếp nhìn khá lạ. Các ống tre được cắt với độ dài hai đốt. Đốt đầu tiên sẽ được cho nếp vào đầy, đốt thứ hai được để trống cho tiện việc tách tre sau khi nấu. Tuy nhiên, cũng có nơi họ chỉ dùng một đốt tre cho gọn nhẹ.Cơm lam được dọn ra ăn cùng với thịt gà hay thịt lợn rừng nướng (những thứ thịt này cũng được nướng trong ống tre). Tuy nhiên, cơm lam ngon nhất khi ăn với muối vừng (mè).
Trong cuốn Hổ trướng khu cơ, tác giả Đào Duy Từ cho biết để đáp ứng quân lương khi hành quân, một phương thức nấu cơm của binh lính ngày xưa là làm cơm dưới dạng cơm lam. Đựng cơm trong ống tre, cho thêm nước, nút chặt và có thể được nướng ngay khi ngồi trên lưng ngựa với một bó đuốc. |
Häagen-Dazs () là thương hiệu kem lạnh của Mỹ được thành lập tại the Bronx, New York vào năm 1961 bởi đôi bạn doanh nhân gốc Ba Lan và Do Thái là Reuben và Rose Mattus. Công ty khởi đầu tại Brooklyn, New York với cửa hàng kem bán lẻ chỉ có 3 hương vị: vanilla, chocolate và cà phê vào ngày 15 tháng 11 năm 1976.Hiện tại, thương hiệu này kinh doanh dưới hình thức nhượng quyền thương mại trên toàn nước Mỹ và nhiều quốc gia khác trong đó có Anh, Ấn Độ, Trung Quốc, Liban và Brazil. Ngoài ra công ty còn sản xuất các mặt hàng khác như kem que, bánh kem lạnh, kem sorbet, kem sữa chua và gelato.
Người sáng lập của Häagen-Dazs là ông Reuben Mattus được sinh ra vào năm Ba Lan vào năm 1912 với cha mẹ Do Thái. Cha ông qua đời trong Chiến tranh thế giới thứ nhất và người mẹ góa đưa hai con di cư sang thành phố New York năm 1921. Họ tham gia cùng một người chú làm trong ngành kinh doanh kem chanh của Ý tại Brooklyn. Đến cuối những năm 1920, gia đình bắt đầu làm kem, và đến năm 1929, những thanh kem và bánh sandwich phủ sô cô la dưới tên "Senator Frozen Products" trên Đại lộ phía Nam ở phía Nam Bronx, giao hàng bằng một chiếc xe ngựa kéo đến các cửa hàng lân cận ở khu vực Bronx.Công ty Senator Frozen Products đã sinh lãi nhưng đến thập niên 1950, các nhà sản xuất kem lớn đã bắt đầu cuộc chiến về giá dẫn đến quyết định của anh ấy để làm một loại kem đặc cao cấp. Năm 1959, ông quyết định thành lập một công ty kem mới với cái tên mà ông nghĩ bằng tiếng Đan Mạch, Häagen-Dazs, một động thái được biết đến trong ngành tiếp thị là thương hiệu nước ngoài. Rose Mattus sẽ mặc quần áo lạ mắt để phân phối các mẫu miễn phí, mang đến cho kem một không khí tinh tế và đẳng cấp.
Ông Reuben Mattus đã nghĩ ra ra cụm từ "Häagen-Dazs" trong một nhiệm vụ cho một tên thương hiệu mà ông tuyên bố nghe có vẻ giống tiếng Đan Mạch; tuy nhiên cách phát âm tên của công ty bỏ qua các chữ "ä" và "z"; các chữ như "ä" hay cặp ký tự như "zs" không tồn tại trong tiếng Đan Mạch, nhưng những từ tương tự "hagen" và "das(s)" cũng tương ứng với cách phát âm tên của công ty có nghĩa là "khu vườn" và "outhouse/nhà vệ sinh", tương ứng, trong các ngôn ngữ Scandinavia với "das (s)" là tiếng lóng thô có nguồn gốc từ tiếng Đức.Theo Mattus, đó là một sự tôn vinh đối xử với người Do Thái gương mẫu của Đan Mạch trong Chiến tranh thế giới thứ hai, và bao gồm một bản đồ phác họa đất nước Đan Mạch trên nhãn thời kỳ đầu. Ông Mattus cảm thấy rằng đất nước Đan Mạch nên được biết đến nhiều hơn với các sản phẩm từ sữa và có một hình ảnh tích cực ở Hoa Kỳ. Con gái ông, cô Doris Hurley đã kể lại trong bộ phim tài liệu năm 1999 "An Ice Cream Show" của đài PBS rằng cha cô ngồi ở bàn bếp hàng giờ để nói những lời vô nghĩa cho đến khi tìm ra một sự kết hợp ưng ý. Lý do ông chọn cách này để tìm một cái tên độc đáo nhất và nguyên bản.
Kem Häagen-Dazs có một số hương vị truyền thống cũng như một số hương vị bí mật riêng của thương hiệu như Vanilla Swiss Almond và Bananas Foster. Hãng đã tiếp thị và xây dựng hình ảnh là một thương hiệu "siêu cao cấp": kết cấu kem rất đậm đặc (rất ít không khí được trộn lẫn trong quá trình sản xuất), không sử dụng chất nhũ hóa hoặc chất ổn định nào ngoài lòng đỏ trứng và có hàm lượng butterfat cao. Nó được bán cả trong cửa hàng tạp hóa và trong các cửa hàng bán lẻ chuyên bán kem ốc quế, kem mứt hoa quả (sundae), v.v.
Từ năm 1992, hầu hết các sản phẩm Häagen-Dazs trên thế giới đã được sản xuất tại một nhà máy ở Tilloy-lès-Mofflaines, Pháp hiện do General Mills kiểm soát. Tại Hoa Kỳ và Canada, Häagen-Dazs được cấp phép và sản xuất bởi Dreyer's, công ty con của Nestlé. Häagen-Dazsgia nhập thị trường Nhật Bản vào năm 1984 bằng cách thành lập một liên doanh với Suntory và sữa Takanashi, nơi đã sản xuất các sản phẩm của họ từ đó đến nay.
Để bù đắp chi phí ngày càng tăng của các thành phần và chi phí giao hàng, Häagen-Dazs tuyên bố rằng, vào tháng 1 năm 2009, hãng sẽ giảm kích thước của các hộp kem của họ ở Mỹ từ 16 fl oz Mỹ (470 ml) xuống 14 fl oz Mỹ (410 ml). Vào tháng 3 năm 2009, hãng tuyên bố rằng họ sẽ hộp đựng kích thước 32 fl oz Mỹ (950 ml) xuống 28 fl oz Mỹ (830 ml). |
Thắng cố hay Tháng cố là món ăn đặc trưng truyền thống của người H'mông, có nguồn gốc từ Vân Nam (Trung Quốc); về sau được du nhập sang các dân tộc Kinh, Dao, Tày. Thịt nấu thắng cố theo truyền thống là thịt ngựa về sau có thêm thịt bò, thịt trâu, và thịt lợn. Theo lời của Giàng Seo Sẩu, một người tộc Mông 65 tuổi ở xã Bản Phố, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, Việt Nam, nấu thắng cố ngựa ngon có tiếng, tính tới năm 2011 thì "Món thắng cố ngựa ra đời từ cách đây gần 200 năm khi người H'mông, Tày, Nùng về Bắc Hà cư trú."Hiện có ba thuyết về ý nghĩa tên gọi "thắng cố":
Tên gọi "Thắng cố" bắt nguồn từ tiếng Hán-Mông, đọc theo âm Hán Việt là "thang cốt" (chữ Hán: 湯骨), có nghĩa là "canh xương".
Tên gọi "thắng cố" bắt nguồn từ tiếng Hán, đọc theo âm Hán Việt là "thang hoắc" (湯臛).
Tên gọi "thắng cố" là biến âm của "thoảng cố", trong tiếng Mông có nghĩa là "nồi nước". Lại có người cho rằng trong tiếng Mông thắng cố được gọi là "khấu tha" có nghĩa là "canh thịt".Người Trung Quốc còn có món bánh canh há cảo nhân thắng cố (湯骨粉粿Bính âm: Tāng gǔfěn guǒ), không như thắng cố được nấu theo kiểu cũ, người ta còn cho thêm bột ngũ vị hương. Khi ăn dùng kèm đậu phụ thối và ca la thầu.
Thắng cố được chế biến rất đơn giản nhưng để nấu ngon miệng thì vẫn cần bí quyết riêng cũng như kinh nghiệm. Người ta mổ ngựa (hoặc bò, dê, heo), làm thịt sạch sẽ,lấy tất cả nội tạng ăn được của con vật chặt ra từng miếng.
Sử dụng bếp lửa than, than phải "rực hồng", dùng một cái chảo lớn (chảo phải cũ không được dùng chảo mới), cho tất cả các thứ như thịt thủ, thịt mông, tim, gan, lòng… vào chảo cùng lúc, xào lăn theo kiểu "mỡ ngựa rán ngựa" (dùng chính mỡ có trong thịt để xào, không thêm mỡ ở ngoài). Khi miếng thịt se se cạnh, người ta đổ nước vào chảo và cứ thế ninh sôi sùng sục hàng tiếng đồng hồ.
Để nồi nước dùng được ngon, đầu bếp người Mông phải "chăm sóc" rất chu đáo: múc từng muỗng bọt ra để nước xương thêm ngọt, thêm trong. Các bộ phận như: lòng, tim, gan, tiết, thịt, xương, được cho vào sau cùng và đun nhừ, có thể cho thêm các loại rau.
Gia vị truyền thống gồm muối, thảo quả, địa điền, quế, lá chanh nướng thơm, tán nhỏ, ướp vào thịt trước lúc đem xào.
Ngày nay, thành phần gia vị bị nhiều nhà hàng cũng như quán ăn thay đổi nhiều khiến hương vị trở nên khác biệt rõ rệtKhi ăn, chảo vẫn để trên bếp đun, ăn đến đâu múc ra bát đến đó.
Đây là món ăn thường được làm vào các ngày lễ hội, lễ ăn thề bảo vệ rừng, những ngày có đông người như hội làng, dòng họ, hay ở chợ phiên. |
Bánh tráng là một dạng bánh sử dụng nguyên liệu chính là tinh bột tráng mỏng phơi khô, khi ăn có thể nướng giòn (miền Bắc Việt Nam gọi là bánh đa nem, miền Trung gọi là bánh tráng nhúng, miền Nam gọi là bánh tráng ) hoặc nhúng qua nước để làm nem cuốn miền nam gọi là gỏi cuốn. Nó còn là nguyên liệu để làm một món ăn khác là nem (chả giò).
Tên gọi bánh tráng có xuất xứ từ miền Nam, gọi là bánh tráng vì công đoạn chủ yếu khi làm bánh là phải tráng mỏng. Đôi khi được gọi là bánh đa.
Tại một số vùng ở Thanh Hóa, người ta dùng cả hai từ bánh tráng và bánh đa, ngoài ra còn dùng từ bánh khô, để chỉ loại bánh tráng dùng để nướng và ăn trực tiếp. Loại bánh tráng dùng để gói nem (bánh đa nem) thì được gọi là bánh chả, do món nem rán ở đây gọi là chả.Ở miền Bắc trước đây cũng gọi là bánh tráng do cách làm là bánh được tráng mỏng, đến thời chúa Trịnh Tráng ở đàng Ngoài thì phải đổi gọi là bánh đa để kiêng húy chúa Trịnh Tráng. Ở đàng Trong không chịu ảnh hưởng của các chúa Trịnh nên tiếp tục gọi loại bánh này là bánh tráng.
Ở miền Trung, có bánh tráng Đại Lộc nổi tiếng với món bánh tráng cuốn thịt heo. Nổi tiếng nhất là làng nghề làm bánh tráng Đại Lộc. Người dân xứ Quảng ăn bánh tráng quanh năm, nhà nào cũng để sẵn bánh tráng trong nhà và món bánh tráng cuốn là đặc sản đất Quảng Nam mỗi khi có khách đến chơi. Bánh tráng Đại Lộc đã tạo nên hương vị riêng cho các món cuốn dân dã của xứ Quảng và trở thành món ăn không thể bỏ qua mỗi khi có dịp đến với Quảng Nam.
Nguyên liệu chính thường là bột gạo (nhiều nơi dùng sắn, ngô, đậu xanh... hoặc pha trộn chung) pha lỏng vừa phải với nước. Có cho vào đó một ít bột sắn với một tỷ lệ hợp lý để bánh có thêm độ dẻo, ít bị bể và dễ tráng mỏng, nếu pha nhiều bột sắn (khoai mì) sẽ làm cho bánh có vị chua. Ngoài ra còn có các phụ gia khác như mè, muối, tiêu, tỏi, dừa, hành, đường... tùy loại bánh tráng các miền.
Dùng một cái gáo múc bột đổ lên trên một tấm vải được căng sẵn trên một cái miệng nồi to có nước đang sôi bên trong. Sau đó dùng gáo dừa trải đều một lớp bột thật mỏng theo hình tròn (tráng bánh), động tác này phải khéo léo, nhanh nhẹn diễn ra chỉ trong vài giây (có thể rắc thêm mè lên trên). Bánh chín, dùng một nan tre mỏng hoặc một chiếc ống luồn dưới bánh gỡ ra, trải trên một cái vỉ được đan bằng tre rồi đem phơi nắng.
Độ dày, mỏng của bánh được quy định tùy theo cách sử dụng. Nếu để nướng sẽ dày nhất, cuốn ướt thì dày vửa và làm nem thì phải mỏng như tờ giấy. Chính vì lý do này mà trong tiếng Anh bánh tráng được gọi là rice paper (giấy gạo).
Sau khi phơi khô, khi sử dụng, tùy cách ăn có thể đem bánh đi nướng giòn trên than hồng hay nhúng qua nước cho mềm (có thể sau khi nướng hoặc không nướng), cuốn nem rán (chả giò). Bánh tráng nướng giòn có thể ăn kèm cùi dừa rất ngon. Bánh tráng có thể được ăn kèm với nhiều món ăn như: mắm ruốc, gỏi... không nhất thiết phải qua công đoạn nướng giòn.
Bánh đa Kế: xã Dĩnh Kế, huyện Lạng Giang, Bắc GiangBánh đa Đô Lương: xã Đà Sơn, thị trấn Đô Lương, xã Tràng Sơn, Đông Sơn, huyện Đô Lương
Bánh đa làng chòm: xã Thiệu Châu, Thiệu Hóa, Thanh Hóa
Bánh đa Triêu Dương : xã Triêu Dương , Tĩnh Gia, Thanh Hóa
Bánh tráng Hòa Đa, Phú YênBài chi tiết: Bánh tráng Hòa ĐaBánh tráng phơi sương Trảng Bàng: Tây Ninh
Bánh tráng Đại Lộc: xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam
Bánh tráng Mỹ Lồng |
Koi (tiếng Lào: ກ້ອຍ; tiếng Thái: ก้อย, Phát âm tiếng Thái: [kɔ̂j], tạm dịch là gỏi) là một món thịt tái gỏi làm từ thịt sống trong ẩm thực Thái Lan, ẩm thực Lào và vùng Isan. Các món gỏi này khá đa dạng bao gồm koi kung (tiếng Thái: ก้อยกุ้ง) với nõn tôm như là thành phần chính, ngoài ra còn có koi paa (tiếng Lào: ກ້ອຍປາ)/koi pla (tiếng Thái: ก้อยปลา) với thành phần chính là cá sống.
Koi pla là món cá sống truyền thống nổi tiếng của Thái Lan đã bị cho là nguyên nhân dẫn đến cái chết của 20 ngàn người Thái mỗi năm. Nguyên liệu của món ăn này chỉ từ cá sống bằm nhỏ, ớt và chanh. Món này dễ chế biến, chỉ cần rắc gia vị vào tô thịt cá sống băm nhuyễn. Món ăn có hương vị cay nồng này lại chính là môi trường yêu thích của ký sinh trùng gây ung thư gan. Món cá sống chứa rất nhiều kí sinh trùng ceviche. Cá nước ngọt nuôi trong ao hồ lẫn cá sống trong sông, rạch đều có thể bị nhiễm sán lá gan như nhau.
Hàng triệu người ở vùng nông thôn Isản, đông bắc Thái Lan, hường xuyên ăn món koi pla là món ăn địa phương làm từ cá sống với ớt và chanh. Món ăn cay nồng này dễ làm, rẻ tiền và rất ngon. Những người khác đã quá gắn bó với sự tiện lợi của một bữa ăn trưa tiết kiệm mà họ có thể chế biến nhanh từ cá câu lên từ những cái ao cạnh thửa ruộng của họ. Nhiều người dân phàn nàn rằng khi nấu chín, món koi pla sẽ có vị chua. |
Carlo Gatti (1817–1878) là doanh nhân người Thụy Sĩ sống dưới thời đại Victoria được ghi nhận là người đầu tiên làm ra món kem dành cho công chúng.
Gatti xuất thân từ vùng Canton Ticino, khu vực nói tiếng Ý chính của Thụy Sĩ. Có lẽ ông chào đời ở Marogno, một ngôi làng thuộc xã Dongio lúc bấy giờ. Ông là con út trong một gia đình có sáu người con, với cha mẹ tên là Stefano và Apolloniania.
Carlo chuyển đến thủ đô Luân Đôn muộn nhất vào năm 1847 và sinh sống trong cộng đồng người Ý ở Holborn. Lúc đầu, ông tự mở một gian hàng bán bánh quế và hạt dẻ. Năm 1849, ông bắt đầu điều hành một quán cà phê và nhà hàng với đối tác tên Battista Bolla cũng là di dân Thụy Sĩ. Họ chuyên bán sô-cô-la và kem. Họ đặt một chiếc máy làm sô-cô-la ở cửa sổ để thu hút công việc kinh doanh, và lấy đá làm kem từ hãng Regent's Canal theo hợp đồng với công ty Regent's Canal Company. Cửa hàng của họ là cửa hàng đầu tiên bán kem cho công chúng do trước đây kem vốn là món ăn đắt tiền chỉ dành cho những người giàu có được quyền tiếp cận ngôi nhà băng.
Năm 1839, Carlo được người anh cả Giacomo vốn là linh mục tại Castro mai mối kết hôn với Maria Marioni. Năm 1871, ông kết hôn với người vợ thứ hai (Marietta Andreazzi nghi mới 23 tuổi).Ông được chôn cất tại Bellinzona (Thụy Sĩ), không xa thung lũng quê hương mình.Gia đình ông tiếp tục điều hành hội trường âm nhạc, được biết đến trong một thời gian sau cái chết của Gatti với tên gọi Hungerford hoặc Cung điện Hungerford của Gatti. Tòa nhà này trở thành một rạp chiếu phim vào năm 1910 và nhà hát Players' Theatre vào năm 1946. |
Omurice hay omu-rice (オムライス, Omu-raisu) là một ví dụ về yōshoku (phong cách ẩm thực Nhật Bản chịu ảnh hưởng của phương Tây) gồm một món ốp lết được làm từ cơm chiên với trứng bác chiên mỏng, thường được rưới ketchup lên trên. Đây là một món ăn phổ biến trong gia đình và thường thấy tại các quán ăn phong cách phương Tây ở Nhật Bản. Trẻ em đặc biệt thích omurice. Nó thường được xuất hiện trong bữa ăn dành cho trẻ em phiên bản Nhật, okosama-ranchi (お子様ランチ, okosama-ranchi).
Hai từ omu và raisu bắt nguồn từ cách phát âm các từ tiếng Anh omelet and rice của người Nhật, tên gọi là một ví dụ về wasei-eigo.
Món Omurice được ra đời vào khoảng đầu thế kỷ 20 tại một nhà hàng kiểu phương Tây ở quận Ginza, Tokyo gọi là Renga-tei, lấy cảm hứng từ chakin-zushi - một loại sushi. Món ăn sau đó lan sang bán đảo Triều Tiên và Đài Loan và trở lên phổ biến. Tại Nhật Bản, trẻ em đặc biệt thích omurice, và nó thường được đặc trưng trong okosama-ranchi (子 様, cơm hộp) hoặc bữa ăn của trẻ em.Tên gọi món ăn xuất phát vào năm 1925 (năm Đại Chính thứ 14), ông Shigeo Kitahashi chủ một nhà hàng ở Namba, Osaka là người đã đặt tên cho món ăn này.Trước đó, có một nhà hàng đã làm món ăn tương tự này. Đó là một món ăn gồm trứng chiên trộn với cơm, được xem như một phong cách cơm trứng. Nó được làm bằng cách trộn trứng trắng, nguyên liệu băm nhỏ và gia vị vào trứng và đánh đều, được ra đời vào năm 1900 (năm Minh Trị thứ 33). Nó là món ăn của các nhân viên làm bếp nhưng vì khách hàng muốn ăn nó, nên món đã được thêm vào thực đơn với tên gọi Trứng Omelette chanh vào năm 1901 (năm Minh Trị thứ 34). Nó nổi tiếng trong năm 1903 và đã được nói đến bởi Gensai Murai trong cuốn tiểu thuyết "Shokudoraku". Món tương tự như trứng chiên gạo của Renga-tei là "món trứng tráng gạo". Ngoài ra, cơm Omelette dùng với sốt cà chua cũng từng bước được áp dụng, sốt cà chua lan truyền ở Nhật Bản từ năm 1908 (năm Minh Trị thứ 41). Vào thời điểm đó, sốt cà chua không được sử dụng trong món trứng tráng.
Đến nay có rất nhiều nhà hàng làm món Omurice nhưng nhà hàng Osaka Shinsaibashi "Polaris" hay "Tokyo Ginza"của "Renga-tei" là nổi tiếng nhất.
Phần cơm bên dưới là loại cơm rang với các nguyên liệu tùy ý, nhưng tiêu biểu nhất thường là thịt gà cùng các loại rau củ như nấm, cà rốt, đậu Hà Lan. Phần trứng tráng phủ lên phần cơm và trên cùng dưới tương cà ketchup, tương nâu Demi-glace hoặc các loại nước xốt khác.Điểm độc đáo của Omurice nằm ở phần trứng tráng. Người đầu bếp khéo léo khuấy đảo và bác trứng đến khi chín một phần nhất định tạo thành hỗn hợp sánh đặc sau đó dùng thao tác lắc chảo linh hoạt làm cho phần trứng tự cuộn kín lại, bề mặt bên ngoài đủ chín để bao bọc phần trứng sánh đặc bên trong. Sau đó phần trứng được phủ lên phần cơm và người đầu bếp rạch cuộn trứng ra, phần trứng sánh đặc bên trong tràn phủ ra ngoài.
Các món ăn thường bao gồm chikin raisu (cơm gà: cơm chiên với sốt cà chua và thịt gà) được bọc trong một miếng trứng chiên mỏng. Các thành phần hương vị gạo khác nhau. Thông thường, cơm được chiên với nhiều loại thịt (nhưng thường là thịt gà) và/hoặc rau, và có thể được nêm với thịt bò, sốt cà chua, tương nâu Demi-glace, nước sốt trắng hoặc đơn giản là muối và hạt tiêu. Đôi khi, gạo được thay thế bằng mì xào (yakisoba) để làm món omusoba. Một biến thể ở Okinawa là omutako, bao gồm một món trứng tráng trên cơm taco. Xúc xích chiên và Spam cũng là hai loại thịt phổ biến để đưa vào món ăn.
Món ăn tương tự giống Omurice có khắp nơi ở Đông Nam Á, đặc biệt là ở Malaysia, Indonesia và Singapore, được gọi là nasi goreng pattaya. Đó là một món cơm chiên Đông Nam Á, bao gồm cơm chiên với thịt gà, trong trứng chiên mỏng hoặc trứng tráng.
Cơm Volga là một món ăn tương tự. |
Cachupa (phát âm tiếng Bồ Đào Nha: [kɐˈʃupɐ], tiếng Creole Cabo Verde Katxupa IPA: [kɐˈʧupɐ]) là một món ăn nổi tiếng từ quần đảo Cabo Verde, Tây Phi. Đây là một món hầm nấu chậm có thành phần chính là ngô (hominy), đậu, sắn, khoai lang, cá hoặc thịt (xúc xích, thịt bò, dê hoặc gà), và thường là morcela (dồi). Được gọi là món ăn quốc gia, mỗi đảo có phong cách biến tấu riêng. Những phiên bản của công thức được gọi là cachupa rica có xu hướng có thành phần đơn giản hơn so với pobre cachupa.
Sản phẩm thừa của Cachupa thường được chiên lại, cho ra thứ được gọi là cachupa frita, cachupa guisada hoặc cachupa refogada, có nghĩa là "cachupa chiên". Món ăn này có thể được phục vụ trong bữa sáng với trứng chiên và xúc xích chiên (linguiça) hoặc cá thu chiên.
Ngoài ra còn có biến tấu phong cách Cachupa Rica được phục vụ tại Quintal da Música, nhà hàng và câu lạc bộ âm nhạc ở Cao nguyên và Trung tâm Praia.
Đây cũng là một trong những món ăn phổ biến nhất của São Tomé và Príncipe. Chúng có thể được mang đến từ Cabo Verde. Món ăn được chế biến với đậu xanh, đậu răng ngựa và ngô.
Album phòng thu thứ năm và gần đây nhất của Carmen Souza, có tựa đề Kachupada nói về món ăn truyền thống này, được phát hành vào năm 2013.
Mark Zanger, (2001), The American ethnic cookbook for students, ABC-CLIO
Pierre Sorgial, "La table cap-verdienne" ("Capeverdean table")', Guide des îles du Cap-Vert, Karthala, Paris, 1995, p. 49-50 ISBN 2-86537-596-X (tiếng Pháp)
Jeanne, Jacob, Ashkenazi, Michael: The World Cookbook: The Greatest Recipes from Around the Globe. ABC-CLIO, 2014, p. 234. ISBN 1610694694 |
Bánh mì kẹp hoặc bánh mì lát (tiếng Anh: sandwich) là một món ăn thường bao gồm rau, pho mát hoặc thịt cắt lát được đặt bên trên hoặc giữa các lát bánh mì hoặc nói chung là bất kỳ món ăn nào trong đó bánh mì dùng để chứa hoặc bao bọc cho một loại thực phẩm khác. Ban đầu, bánh mì kẹp được coi là một món ăn cầm tay tiện lợi, dễ dàng mang đi ở thế giới phương Tây, mặc dù theo thời gian, món ăn này đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới.
Vào thế kỷ 21 đã có nhiều tranh luận về định nghĩa chính xác của bánh mì kẹp và cụ thể là liệu bánh mì kẹp xúc xích hay bánh mì kẹp kiểu trần (gồm một lát bánh mì vuông có phần nhân được phết lên trên) có thể được phân loại là bánh mì kẹp hay không. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ sử dụng định nghĩa, "ít nhất 35% thịt nấu chín và không quá 50% bánh mì" đối với bánh mì kẹp gồm hai lát và "ít nhất 50% thịt nấu chín" đối với bánh mì kẹp trần.Tại Anh, Hiệp hội Bánh mì kẹp nước Anh (British Sandwich Association) đã định nghĩa món bánh là "bất kỳ dạng bánh mì nào có nhân, thường được phục vụ dưới dạng món nguội".Một định nghĩa bao gồm các loại bánh Wrap và bánh mì tròn, nhưng loại trừ các món ăn được kẹp vào cùng và được phục vụ nóng, chẳng hạn như bánh mì kẹp thịt.Bánh mì kẹp là một loại thức ăn trưa phổ biến, được mang đi làm, đi học hoặc đi dã ngoại để làm một món trong bữa trưa được đóng gói sẵn. Bánh được chuẩn bị có thể là bánh mì nguyên vị hoặc được phủ một lớp gia vị, chẳng hạn như sốt mayonnaise hoặc sốt mù tạc nhằm làm tăng hương vị và kết cấu của bánh. Ngoài việc được chuẩn bị tại nhà, bánh mì kẹp cũng được bán rộng rãi ở nhiều cửa hàng bán lẻ khác nhau và có thể được phục vụ nóng hoặc nguội. Có cả bánh mì kẹp kiểu nhân mặn, chẳng hạn như bánh mì thịt nguội và bánh mì nhân ngọt, chẳng hạn như món bánh mì bơ đậu phộng - mứt trái cây.
Bánh mì kẹp được đặt theo tên của người phát minh ra nó là John Montagu, Bá tước thứ 4 xứ Sandwich. Tờ Thời báo phố Wall đã mô tả đây là "đóng góp lớn nhất cho lĩnh vực nghiên cứu về ẩm thực" của nước Anh.
Khái niệm hiện đại về bánh mì kẹp sử dụng những lát bánh mì được tìm thấy ở phương Tây có thể được cho là bắt nguồn từ châu Âu thế kỷ 18. Tuy nhiên, việc sử dụng một số loại bánh mì hoặc nguyên liệu giống như bánh mì để lót dưới (hoặc phủ lên trên) một số thực phẩm khác hoặc được sử dụng để xúc và gói hoặc bọc một số loại thực phẩm khác, có từ rất lâu trước thế kỷ thứ 18, và được tìm thấy trong nhiều nền văn hóa lâu đời hơn trên khắp thế giới.
Nhà hiền triết người Do Thái cổ đại Hillel the Elder được cho là đã gói thịt cừu Vượt Qua và các loại thảo mộc đắng trong một chiếc bánh Matzah mềm — một loại bánh mì dẹt, không dùng men nở — trong Lễ Vượt Qua theo cách gói kiểu mới làm từ bánh mì dẹt. Bánh mì dẹt chỉ có các loại khác nhau một chút từ lâu đã được sử dụng để xúc hoặc gói một lượng nhỏ thức ăn đưa lên miệng ở khắp Tây Á và Bắc Phi. Từ Ma-rốc, Ethiopia đến Ấn Độ, bánh mì được nướng thành những hình tròn dẹt, trái ngược với truyền thống bánh mì dạng ổ của người châu Âu.
Trong suốt thời Trung cổ ở Châu Âu, những phiến bánh mì cũ thô cứng (stale bread), được gọi là "thớt cắt bánh mì" (tiếng Anh: trencher), được sử dụng làm đĩa lót thực phẩm. Sau bữa ăn, những lát bánh mì cũ đã ngấm thức ăn còn thừa sẽ được đưa cho những chú chó, ngoài ra còn có những người ăn xin bên bàn của những người giàu có hoặc những người khó khăn sẽ ăn nốt.
Tiền thân của ẩm thực có mối liên hệ trực tiếp với bánh mì kẹp kiểu Anh đã được tìm thấy ở Hà Lan vào thế kỷ XVII, nơi nhà tự nhiên học John Ray quan sát thấy rằng trong quán rượu, thịt bò treo trên xà nhà "họ cắt thành từng lát mỏng và ăn với bánh mì và bơ đặt các lát trên bơ" — các đặc điểm được miêu tả chi tiết đã tiết lộ bánh mì kẹp belegde broodje, bánh mì kẹp trần vẫn còn chưa được biết đến ở nước Anh.
Ban đầu món ăn này được coi là thức ăn được nam giới chia sẻ với nhau khi chơi trò chơi và uống rượu vào ban đêm, bánh mì kẹp dần dần bắt đầu xuất hiện trong bối cảnh lịch thiệp như một bữa ăn khuya dành cho tầng lớp quý tộc. Bánh mì kẹp được đặt theo tên của John Montagu, Bá tước thứ 4 xứ Sandwich, một quý tộc người Anh vào thế kỷ mười tám. Người thời đó cho rằng ông ta đã ra lệnh cho người hầu mang lên cho mình món thịt được kẹp giữa hai lát bánh mì. Người ta thường nói rằng Bá tước Sandwich thích hình thức đồ ăn kiểu này vì có thể giúp ông ta tiếp tục chơi bài, đặc biệt là bài lá, trong khi ăn mà không cần dùng nĩa và không bị dính dầu mỡ khi ăn thịt bằng tay không.Lời đồn thường thấy về món bánh này xuất hiện trong cuốn Londres (Neuchâtel, 1770) của Pierre-Jean Grosley, được dịch là Chuyến du lịch đến London năm 1772; Ấn tượng của Grosley đã được hình thành trong một năm ở London vào năm 1765. Người viết tiểu sử của Sandwich, N. A. M. Rodger, đưa ra một giải pháp thay thế, người gợi ý những cam kết của Sandwich đối với hải quân, đối với chính trị và nghệ thuật, có nghĩa là chiếc bánh mì kẹp đầu tiên có nhiều khả năng đã được ông ăn ngay khi ngồi ở bàn làm việc.
Sự phổ biến của bánh mì kẹp ở Tây Ban Nha và Anh đã tăng lên đáng kể vào thế kỷ 19, khi sự trỗi dậy của xã hội công nghiệp và tầng lớp lao động tạo ra nhu cầu đối với những bữa ăn nhanh, dễ dàng mang theo và có giá rẻ. Ví dụ, tại Luân Đôn, có ít nhất bảy mươi người bán hàng rong đã bán bánh mì thịt nguội vào năm 1850; trong suốt thập kỷ đó, các quán bánh mì kẹp cũng trở thành một hình thức ăn uống quan trọng ở miền tây Hà Lan, điển hình là món bánh mì kẹp thịt bò muối và gan.. Ở Mỹ, bánh mì kẹp lần đầu tiên được quảng cáo như một món ăn cho bữa tối. Vào đầu thế kỷ 20, khi bánh mì trở thành một thực phẩm chính trong chế độ ăn uống của người Mỹ, bánh mì kẹp đã trở thành một loại bữa ăn nhanh phổ biến giống như ở khu vực Địa Trung Hải.
Theo câu chuyện, theo yêu cầu của Bá tước Sandwich về việc kẹp thịt bò giữa hai lát bánh mì, những người bạn của ông bắt đầu gọi món "giống như ngài Sandwich". Cách sử dụng chữ viết đầu tiên của từ tiếng Anh xuất hiện trong nhật ký của Edward Gibbon, theo cách hiểu dài dòng, đề cập đến "những miếng thịt nguội" như một "Sandwich".Trước khi được gọi là bánh mì kẹp (sandwich), sự kết hợp món ăn này dường như chỉ được biết đến với tên gọi "bánh mì và thịt" hoặc "bánh mì và pho mát". Hai cụm từ này được tìm thấy trong các vở kịch ở Anh từ thế kỷ 16 và 17.Tại Hoa Kỳ, một tòa án ở Boston, Massachusetts đã ra phán quyết vào năm 2006 rằng một chiếc bánh sandwich bao gồm ít nhất hai lát bánh mì và "theo định nghĩa này, tòa án này nhận thấy rằng thuật ngữ 'bánh mì kẹp' thường không được hiểu theo nghĩa bao gồm burrito, taco và bánh Quesadilla, thường được làm bằng một loại bánh tortilla và nhồi nhân thịt, gạo và đậu. " Vấn đề bắt nguồn từ câu hỏi liệu một nhà hàng đã bán món burrito có thể chuyển vào một trung tâm mua sắm, nơi một nhà hàng khác có điều khoản không cạnh tranh trong hợp đồng thuê cấm các cửa hàng "bánh mì kẹp" khác hay không.
Ở Tây Ban Nha, nơi mà từ sandwich được mượn từ tiếng Anh, từ này được dùng để chỉ một mặt hàng thực phẩm được làm từ bánh mì kẹp kiểu Anh. Cửa hàng dạng này còn được gọi là bocadillo. Cách sử dụng tương tự cũng được áp dụng ở các nền văn hóa nói tiếng Tây Ban Nha khác, chẳng hạn như Mexico, nơi từ torta cũng được sử dụng cho nhiều loại bánh mì kẹp kiểu cuộn khá phổ biến.
Ở Anh và Úc, thuật ngữ sandwich được định nghĩa hẹp hơn ở Mỹ: nó thường dùng để chỉ một mặt hàng sử dụng bánh mì cắt lát từ ổ bánh mì. Một món có nhân tương tự, nhưng sử dụng toàn bộ cuộn bánh mì được cắt đôi theo chiều ngang, thường được gọi là roll (bánh mì ổ nhỏ), hoặc với một số loại nhân được phục vụ nóng nhất định, bánh mì kẹp thịt (burger).
Động từ to sandwich có nghĩa là "định vị bất cứ thứ gì giữa hai thứ khác có tính chất khác nhau, hoặc đặt các thành phần khác nhau xen kẽ," và danh từ sandwich có các ý nghĩa liên quan bắt nguồn từ định nghĩa tổng quát hơn này. Ví dụ, một chiếc bánh kẹp kem (ice cream sandwich) bao gồm một lớp kem lạnh nằm giữa hai lớp bánh ngọt hoặc bánh bích quy. Tương tự, kem Oreo và Custard được mô tả là bánh bích quy kẹp (Vương quốc Anh / Khối thịnh vượng chung) hoặc bánh quy kẹp (Mỹ) vì chúng bao gồm một lớp nhân mềm giữa các lớp bánh được nướng. Trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp, Dutch Sandwich và Double Irish with a Dutch sandwich đề cập đến các âm mưu trốn thuế.
Từ butty, ban đầu dùng để chỉ một lát bánh mì phết bơ, phổ biến ở một số vùng phía bắc nước Anh như một từ đồng nghĩa trong tiếng lóng của "bánh sandwich", đặc biệt để chỉ một số loại bánh mì bao gồm Chip butty, butty thịt nguội, hay butty xúc xích. Sarnie cũng là một từ thông dụng tương tự. Tương tự như vậy, từ sanger được sử dụng để chỉ bánh mì kẹp trong tiếng lóng ở Úc. Từ thông dụng trong tiếng Scotland piece có thể dùng để chỉ một chiếc bánh mì kẹp hoặc một bữa ăn nhẹ, đặc biệt là món có kèm một chiếc bánh mì kẹp. Ví dụ, cụm từ jeely piece dùng để chỉ một chiếc bánh mì kẹp mứt.Cách viết bắt nguồn từ "sammich" (cách khác, "sammidge") có nghĩa là một loại bánh mì kẹp cao cấp có lẽ bởi vì có các thành phần khác được thêm vào.
Bánh mì kẹp đã được bán rộng rãi trong các quán cà phê, nhà ga, quán rượu và quán ăn kể từ khi bánh mì lát được biết đến vào những năm 1920. Bánh mì kẹp được giữ nguyên, không gói, làm khô và các mép cuộn lại, cho đến khi được bán ra, có thể tìm thấy rộng rãi ở Anh cho đến những năm 1970. Các căng tin trong nhà ga và xe lửa đã quá phổ biển, và thuật ngữ "Bánh mì kẹp đường sắt Anh" thường được sử dụng một cách châm biếm.
Năm 1979, chuỗi cửa hàng Marks & Spencer của Anh đã giới thiệu một loạt bánh mì kẹp làm sẵn, bảo quản lạnh được bán trong hộp hình dạng cái nêm (hộp tam giác), đậy kín để giữ cho bánh tươi ngon. Khi kế hoạch này được chứng thực, một thử nghiệm nhỏ được thực hiện tại năm cửa hàng đã nhanh chóng phát triển với hơn một trăm cửa hàng. Trong vòng một năm, cửa hàng đã tìm cách sản xuất bánh mì kẹp ở quy mô công nghiệp. Vào cuối thập kỷ này, ngành công nghiệp bánh mì kẹp của Anh đã có trị giá 1 tỷ bảng Anh Năm 2017, ngành công nghiệp bánh mì kẹp của Anh đã sản xuất và bán được số bánh mì kẹp trị giá 8 tỷ bảng Anh. |
Thịt chuột là món ăn chế biến từ chuột. Thịt chuột có thể sử dụng chuột đồng, thậm chí cả chuột chù, để chế biến thành nhiều món ăn ngon và lạ. Đây là một món ăn không quá xa lạ trong ẩm thực Việt Nam và cũng xuất hiện trong ẩm thực của một số quốc gia khác trên thế giới.
Thịt chuột đồng có màu trắng và thơm ngon như thịt gà, được sử dụng như một nguyên liệu chính, kết hợp với các phụ gia để chế biến nhiều món ăn từ đơn giản đến cầu kỳ. Hàng trăm món ăn thịt chuột đặc biệt về hương vị và cách thức thực hiện có thể được liệt kê: chuột xắt miếng to khìa nước dừa và sả ớt, chuột xào sả ớt, chuột ram mặn với muối, chuột xào lá cách, chuột nấu canh chua, chuột ướp sả nướng, chuột băm nhỏ xào lá quýt, chuột xào lá mò om cuộn bánh tráng nướng, chuột xào bầu, chuột luộc rắc lá chanh thái chỉ, chuột xào với đậu phụng và hành lá ăn với bún, chuột ram vàng kho mềm chấm muối chanh hay nước mắm dầm ớt, chuột nấu đong, chuột nấu giả cầy, chuột xào chua ngọt, chuột sốt cà chua, chuột ướp tỏi ớt kẹp lá chanh nướng, tiết canh chuột, chuột ướp lá lốt phơi hay sấy khô tương tự món bò khô hay khô nai khô mực, chuột ướp hành tỏi bỏ lò, chuột xào lăn, chuột làm mắm, chuột nấu đông, chuột bao tử hấp thuốc bắc, chuột xé phay, chuột lúc lắc, gỏi chuột, chuột cà ri, chuột quay trong các lu vại, chuột nấu chua cơm mẻ, thịt chuột nấu với hà thủ ô và lá câu kỷ, chuột nhồi thịt và các gia vị vào da chuột đem hấp hoặc nướng, chuột bao tử hấp cơm, chuột bao tử nhúng dấm, chuột bao tử tẩm bột chiên v.v.
Chuột bắt về thường được sơ chế bằng cách lột da, cắt bỏ tứ chi, đuôi, hạch cổ hạch bẹn, vứt ruột chỉ lấy tim gan cật, treo lên cho ráo nước (thành ngữ ướt như chuột lột chỉ những con chuột ướt nước khi bị lột da), sau đó mới được chế biến thành các món ăn tùy thích. Tuy vậy, các món thịt chuột thơm ngon nhất khi chuột được sơ chế với phương thức thui vàng lột da để tránh bị sình vì nước có trong thịt. Thịt chuột nếu quá nhiều, ăn không hết có thể bảo quản bằng cách ướp muối trong các lu, khạp để giữ thịt tươi ngon; bên cạnh đó có thể làm mắm thịt chuột hay sấy khô ăn dần.
Trong thiên "Thịt chuột" của cuốn sách Món lạ miền Nam, trong khi dẫn lời một số nhân vật và bằng lối phê bình ấn tượng, Vũ Bằng cho biết thịt chuột không phải là thứ ăn chơi ăn bời nhưng là một thực phẩm gia dụng, một món ăn được nhiều người ưa chuộng và ca tụng hơn cả thịt gà, thịt vịt, thịt rừng, thịt chó. Bàn riêng về món thịt chuột chù, tác giả cũng nhấn mạnh thêm với các nhận xét: sách Tàu nói rằng thịt chuột chù ăn ngon hơn cả các giống chuột khác, và thịt chuột chù sơ chế cẩn thận trước khi chế biến món ăn thì thịt nó ngọt và thơm kinh khủng, có lẽ không có một thứ sơn hào hải vị nào sánh kịp. Mà lại có tiếng bổ dương ích khí còn hơn cả hải cẩu và cao hổ cốt!.
Ngày 14 tháng 3 năm 2019, đặc sản thịt chuột Việt Nam được lên tạp chí National Geographic. Nữ nhà báo Christine Dell'Amore thừa nhận miếng thịt chuột trong miệng cô 'thật sự rất ngon, như phô mai que". |
Bánh gật gù là một loại bánh truyền thống của người dân huyện Tiên Yên, Quảng Ninh. Bánh gật gù nổi tiếng nhất nhất là ở Tiên Yên. Tuy nhiên trên khắp các vùng của Quảng Ninh cũng đều có thể tìm được món bánh gật gù vừa ngon vừa độc đáo này.
Bánh gật gù được làm từ bột gạo tương tự bánh cuốn, bánh phở. Gạo được ngâm sau đó đem nghiền thành bột. Điều đặc biệt là trong lúc nghiền bột người dân thường cho thêm cơm nguội để khi tráng bánh có độ phồng, xốp, dẻo mịn mà các loại bánh cùng loại không so sánh được. Bánh sau đó được tráng, hấp chín, đổ bột bánh lên khuôn một lớp dày chứ không đổ mỏng như bánh cuốn, không quá dày như bánh đa, sau đó bánh được cuộn tròn không nhân và cắt thành từng khúc dài khoảng 15–20 cm
Người xưa truyền lại rằng, trước đây người dân Tiên Yên thường ăn sáng bằng bánh phở, nhưng không thích có nhân, mà thích vị đậm đà từ gạo xứ Tiên Yên, miếng bánh cuộn tròn, dẻo quẹo, gật lên gật xuống khi cầm tay quẹt một chút nước mắm chấm, mọi người tấm tắc khen ngon, tên bánh gật gù có từ đó.
Bánh gật gù rất kén nước chấm và các loại thức ăn đi kèm.Thông thường, nước chấm chuẩn của loại bánh này được làm khá cầu kì. Thường thì người ta chưng nước mắm với mỡ gà, hành phi và cho thêm thịt băm để nước chấm đậm đà và ngon hơn. Thức ăn đi kèm là khau phục hay còn gọi là thịt kho tàu cùng nước chấm. Nếu ăn không hết bánh, cứ bỏ vào tủ lạnh, hôm sau có thể cắt thành từng miếng nhỏ rồi xào với thịt bò hoặc ăn kèm với nước ninh xương như bún và phở.
== Tham khảo == |
'Nzuddi là một loại bánh quy truyền thống, đặc trưng của các tỉnh Messina và Catania của Ý. Chúng là những chiếc bánh quy hình cầu, hơi dẹt, có màu vàng, được làm từ bột mì, đường, hạnh nhân, quế, lòng trắng trứng và amonia.Theo lịch sử, những chiếc bánh này được làm cho lễ Madonna of the Letter, vị thánh bảo trợ của thành phố Messina, vào ngày 3 tháng 6. Những chiếc bánh này ban đầu được chế biến trong tu viện của các nữ tu Vincentian, và tên gọi 'nzuddi bắt nguồn từ từ tên viết tắt của tên "Vincenzo" (Vincent) trong ngôn ngữ Sicilia. |
Lạp (tiếng Lào: ລາບ; tiếng Thái: ลาบ; tiếng Thái Đen: ꪩꪱꪚ) là một món ăn của Lào, vùng Isan ở Đông Bắc Thái Lan và dân tộc Thái ở Tây Bắc Việt Nam. Đây là một món gỏi với nguyên liệu là các loại thịt. Món ăn này được xem là quốc thực của Lào. Trong các sách dạy nấu ăn quốc tế, món này thường được hướng dẫn với tên gỏi Lào. Lạp cũng được ăn ở các nước Đông Nam Á khác, nơi người Lào đã di cư và mở rộng ảnh hưởng của họ. Các biến thể địa phương của gỏi lạp cũng có trong các món ăn của các dân tộc Thái ở bang Shan, Miến Điện và Tây Song Bản Nạp, Trung Quốc.Lạp đọc gần giống như lộc trong tiếng Lào, nên được xem là món ăn may mắn và là quà biếu trong ngày Tết. Đây cũng là món được dùng cho những dịp đặc biệt dành cho các vị khách danh dự. Món này thường được các đầu bếp nấu rất cẩn thận trong ngày Tết vì nếu không sẽ đem lại điềm xui cho người được tặng món này.
Nam tok (tiếng Thái: น้ำตก) là một từ Lào-Thái nghĩa là thác nước. Đó là tên của một món ăn ở Lào và vùng Isan, tên đầy đủ là Ping Sin Nam Tok (tiếng Lào: ປິ້ງຊິ້ນນ້ຳຕົກ) hoặc Nhứa yảng namtok (tiếng Thái: เนื้อย่างน้ำตก, nghĩa là "bò nướng thác nước". Đây là một biến thể của món lạp với thịt được thái lát thay vì bằm nhuyễn. Món này cũng có thể được làm với thịt lợn và được gọi là "mu nam tok". Với cách làm đơn giản, thay vì nướng rồi cắt lát, thịt được cắt lát trước, sau đó mới luộc và nướng trong thời gian ngắn. Tên gọi của món ăn bắt nguồn từ nước thịt nhỏ xuống khi nướng hoặc từ thịt tái khi thái lát.
Một số món lạp như goong ten (tiếng Thái: กุ้งเต้น) (gỏi tép nhảy), Koi pla (tiếng Thái: ก้อย ปลา) là món gỏi được làm từ cá sống băm nhỏ trộn với nước cốt chanh, ớt và các loại thảo mộc. Ngoài cá sống, người ta có thể thay bằng kiến đỏ. Với người dân địa phương, đây là một đặc sản nhưng món ăn cũng được cho là không an toàn vì cá sống có thể chứa giun dẹp - một loại ký sinh trùng gây hại. Trong khi đó, lạp nhứa đíp (tiếng Thái: ลาบ น้ำดิบ) (gỏi tiết bò sống) chứa nhiều loại vi khuẩn gây bệnh, bao gồm Salmonella, Escherichia coli (E. coli), Shigella và Staphylococcus aureu s, tất cả đều sẽ bị tiêu diệt bằng nhiệt khi được nấu chín. Ăn phải những vi khuẩn này có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm với các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy và có thể từ nhẹ đến nặng, thường xảy ra trong vòng 30 phút đến 1 tuần sau khi ăn thịt bò sống.
Người dân địa phương thường dùng cùng rượu, vì tin rằng rượu có khả năng giết chết vi khuẩn, ký sinh trùng nếu có trong đó và có khả năng đối mặt với việc ngộ độc thực phẩm, nhiễm trùng do vi khuẩn. |
Cider (hay cyder) là thức uống làm từ nước trái cây, thường là táo. Ở châu Âu và khu vực châu Đại dương, đây là một thức uống có cồn làm từ nước táo, qua một quá trình lên men. Tại Mỹ và nhiều vùng Canada, cider có chất cồn gọi là hard cider (cider "cứng") hay alcoholic cider (cider có cồn), trong khi cider hay apple cider dùng chỉ loại nước táo ít ngọt, thường chưa được lọc. Tại Mỹ và Canada, người ta uống loại cider đặc biệt vào kì lễ Halloween và Lễ Tạ Ơn. Loại cider này thường chưa lọc, hơi sánh đặc, và thường được làm nóng và thêm mùi quế trước khi uống. Đây là điều khác với cider ở châu Âu, vốn thường không uống nóng.
Thường để làm cider, táo với nồng độ cao chất tannin được chọn dùng. Quá trình lên men của quả táo diễn ra vào khoảng 4-15 °C. Nhiệt độ ảnh hưởng đến thời gian của quá trình lên men. Nhiệt độ mà tại đó quá trình lên men xảy ra cũng có ảnh hưởng đến hương vị của cider.
Một thời gian ngắn trước khi tất cả đường được lên men, cider được chuyển sang một thùng mới được làm kín khí. Phần còn lại của đường sau đó sẽ trở thành axit cacbonic. Điều này cũng sẽ thêm vào tuổi thọ của cider (không cần tiệt trùng Pasteur).
Cider cũng là khởi điểm cho việc chưng cất Calvados. Đồ uống có cồn này nổi tiếng và rất đắt tiền.
Cider được sản xuất gần như bất cứ nơi nào có cây táo làm rượu, đáng chú ý nhất là:
Pháp, với các khu vực sản xuất cider chính:
Normandy, đặc biệt là AOC Pays d' Auge (kể từ tháng 3 năm 1996)
Calvados, Normandy: Calvados - thức uống được làm từ cider qua một quá trình được gọi là chưng cất đôi.
Brittany, đặc biệt là AOC của Fouesnant và Cornouaille
Pays de la Loire
Nord-Pas-de-Calais
Champagne (Pays d'Othe)
Savoie
Somme
Thiérache
Tây Ban Nha:
Asturias
các nước Basque
Galicia
Đức,đặc biệt xung quanh khu vực Frankfurt am Main
Bỉ, tại 'pays d'Herve; và phía đông quận Liège
Anh
Channel Islands
Bắc MỹỞ Pháp, Normandy là khu vực đầu tiên sản xuất táo làm cider (300 000 tấn), và tiên phong trong sản xuất cider (7000 kl). Ở Pháp, một số loại cider có thể được hưởng lợi từ các tên gọi được bảo hộ, là Normand cidre và Breton cidre. Pháp là quốc gia trên thế giới sản xuất số lượng lớn nhất của cider. Vương quốc Anh sản xuất hầu hết các chủng loại, và cùng với Ireland giữ thị trường lớn nhất đối với cider.
Cider cứng chứa rượu, ảnh hưởng tới hương vị của cider. Điều này có thể bị ảnh hưởng bởi việc lựa chọn thời điểm thích hợp để dừng quá trình lên men:
Với 3° rượu hoặc ít hơn, cider sẽ ngọt ngào, tương tự như nước táo. Ở Pháp họ gọi là doux cidre, và dùng với các món tráng miệng. Giữa 3° và 5° rượu, bạn thu được một loại cider có thể dùng kèm với món cá hoặc thịt. Trong tiếng Pháp gọi cider này là cidre demi-sec hoặc cidre brut (classique). Cider truyền thống (cider cứng) thường có 5° rượu hoặc nhiều hơn.
Calvados được làm bằng cider qua một quá trình được gọi là chưng cất đôi. Trong lần chưng cất trước, kết quả cho ra là một chất lỏng có chứa 28% đến 30% cồn. Trong lần thứ hai, nồng độ rượu được tăng lên khoảng 40%. Ở Pháp, phổ biến nhất là các loại đầu tiên, thứ hai và thứ tư. Ở các nước nói tiếng Anh, nó có thể tìm thấy cider lên đến 12° rượu.
Ẩm thực Pháp và Tây Ban Nha có công thức nấu nướng sử dụng cider. Người Pháp và Tây Ban Nha cũng thường uống cider thay cho rượu nho. Tại châu Âu, nhiều giới trẻ uống cider. Cider rẻ hơn rượu và thường được phục vụ tại quá quán và nơi vui chơi giới trẻ thường đến. Cider gây ảnh hưởng giống như các loại thức uống có cồn khác. |