query
stringlengths
10
5.62k
pos
sequencelengths
1
1
neg
sequencelengths
15
15
Chào bác sĩ, Em là nam nhưng vú to làm em rất mặc cảm. Em đã đi khám bệnh, sau khi làm các xét nghiệm và chiếu chụp, bác sĩ xác định em phì đại tuyến vú. Theo bác sĩ em nên dùng thuốc (nội khoa) hơn hay phẫu thuật (ngoại khoa) hơn? Mỗi phương pháp có lợi hay hại gì ạ? Em băn khoăn lắm, rất mong được bác sĩ tư vấn. Em cảm ơn bác sĩ!
[ "Hùng thân mến, Vú to nam giới là tình trạng phì đại tuyến vú , thường không đối xứng hoặc một bên và có thể có mật độ mềm. Chẩn đoán phân biệt với ung thư vú và vú to nam giới giả, thường thấy ở nam giới béo phì và được đặc trưng bởi lắng đọng mô mỡ mà không có tăng sinh tuyến. Nguyên nhân là do tăng hoạt động của estrogen hoặc tăng tỷ số estrogen-androgen Điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây vú to nam giới, phẫu thuật hay điều trị nội khoa phù hợp với các trường hợp khác nhau. Nội khoa điều trị hormon thay thế sẽ làm cải thiện vú to nam giới ở bệnh nhân nam suy sinh dục. Vú to nam giới do thuốc thì ngưng thuốc, vú to nam giới do dậy thì thì theo dõi. Phẫu thuật được chỉ định nếu có các vấn đề tâm lý, thẩm mỹ trường hợp nhu mô vú tiếp tục phát triển, ác tính. Trân trọng." ]
[ "Chào em, Với kết quả giải phẫu bệnh của em, cho thấy bướu giáp này\r\nthuộc loại lành tính, nên không nhất thiết phải phẫu thuật ngay trong lúc này\r\nem à. Em có thể điều trị nội khoa vài tháng, để hạn chế sự phát triển của bướu, theo\r\ndõi bệnh có đáp ứng với thuốc không và độ lớn của bướu (được đánh giá qua siêu\r\nâm). Trường hợp bướu không đáp ứng với điều trị, hoặc kích thước bướu lớn nhanh, có\r\ndấu hiệu chèn ép, khó thở, khàn giọng, kèm nổi hạch cổ…thì cần tiến hành phẫu\r\nthuật. Thân mến!", "Dấu hiệu tuyến tiền liệt bị phì đại Chào bạn, Phì đại tuyến tiền liệt là bệnh lý lành tính, khá phổ biến của nam giới từ trung niên trở lên. Trong giai đoạn mới chẩn đoán, cần theo dõi và đánh giá, phân biệt với ung thư tiền liệt tuyến. Bệnh có thể điều trị nội khoa bằng thuốc trong thời gian dài, cần kiên nhẫn trong giai đoạn đầu; nếu không đáp ứng mới can thiệp ngoại khoa. Do đó, cần biết rõ điều trị hiện tại đã tối ưu hay chưa, và các xét nghiệm tầm soát ung thư để quyết định hướng điều trị kế tiếp bạn nhé! Thân mến.", " Chào em Trung, Tỷ lệ khá hiếm nhưng không phải không có. Do đó, khi cơ thể nổi lên một khối bất thường ở vú và kéo dài, em nên đến khám chuyên khoa Ung Bướu để BS kiểm tra, đánh giá và tìm nguyên nhân em nhé! Thân mến!", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị viêm tuyến vú Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm tuyến vú Để chẩn đoán bệnh viêm vú các bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng bạn gặp phải, tiến hành thăm khám vú. Trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ không cần thêm xét nghiệm để chẩn đoán viêm tuyến vú. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp phức tạp một số cận lâm sàng sau có thể cần thực hiện: Nuôi cấy sữa mẹ: Bác sĩ sẽ lấy mẫu sữa của mẹ để xác định loại vi khuẩn gây bệnh từ đo chọn loại kháng sinh tốt nhất để điều trị. Cận lâm sàng này có thể được thực hiện nếu nhiễm trùng nặng, xảy ra trong bệnh viện hoặc không đáp ứng với kháng sinh trước đó. Siêu âm vú: Cận lâm sàng hình ảnh không xâm lấn này cho phép bác sĩ hình dung yếu tố gây tắc nghẽn bên trong vú và liệu đó có phải là áp xe vú hay không. Bạn có thể cần siêu âm vú nếu bệnh viêm vú có liên quan đến việc cho con bú bằng sữa mẹ và tình trạng bệnh không thuyên giảm sau khi điều trị 48 đến 72 giờ. Nuôi cấy máu : Cận lâm sàng này sẽ được thực hiện nếu vết đỏ ở ngực tiếp tục lan rộng hoặc các dấu hiệu sinh tồn (huyết áp, nhịp thở, tần số tim, SpO2, nhiệt độ) bạn trở nên không ổn định gợi ý tình trạng nhiễm trùng huyết. Phương pháp điều trị viêm tuyến vú Thuốc Nếu các triệu chứng không nghiêm trọng hoặc kéo dài và không có dấu hiệu nhiễm trùng toàn thân (kết quả cấy âm tính) thì bệnh nhân không cần điều trị thêm. Nếu các triệu chứng nghiêm trọng và kéo dài việc điều trị là cần thiết. Điều trị viêm vú thường bao gồm thuốc kháng sinh và các thuốc kháng viêm, giảm đau để giảm bớt các triệu chứng. Nếu các triệu chứng nặng, kéo dài hoặc có dấu hiệu bệnh toàn thân, bệnh nhân nên được điều trị bằng kháng sinh tùy theo kết quả nuôi cấy và độ nhạy cảm với kháng sinh. Trong một số trường hợp bệnh nhân cũng có thể cần điều trị bằng thuốc chống nấm (mẹ và trẻ sơ sinh) đối với bệnh nấm candida ở núm vú. Tetracycline , ciprofloxacin và cloramphenicol là những thuốc kháng sinh không thích hợp để điều trị nhiễm trùng vú khi cho con bú vì những thuốc này có thể xâm nhập vào sữa mẹ và gây hại cho em bé. Các bác sĩ thường sẽ đề nghị điều trị bằng kháng sinh như dicloxacillin, erythromycin hoặc clindamycin. Để điều trị hiệu quả bạn hãy đảm bảo uống hết thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ để giảm nguy cơ bị viêm vú tái phát. Đôi khi thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS) hoặc thuốc giảm đau cũng được khuyên dùng để giảm triệu chứng sưng đau. Dẫn lưu Nếu bạn bị áp xe vú do nhiễm trùng vú nặng người mắc bệnh có thể cần phải rạch và dẫn lưu dịch ra khỏi vú. Tiếp tục cho con bú Viêm vú khi cho con bú có thể là việc khó khăn và gây đau đớn cho mẹ nhưng tiếp tục cho con bú là cần thiết để duy trì sức khỏe của bạn và con bạn. Đặc biệt bạn nên đến khám bác sĩ để được điều trị và hướng dẫn chăm sóc bé và bản thân tốt hơn. Các biện pháp khác Trong quá trình sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau để giúp giảm bớt sự khó chịu do viêm vú khi cho con bú bạn có thể thực hiện các biện pháp sau: Chườm lạnh lên ngực sau khi cho con bú, không nên chườm lạnh trước khi bú vì độ lạnh có thể làm chậm quá trình sản xuất sữa. Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Mặc áo ngực phù hợp tránh áp lực lên ngực. Nếu được điều trị thích hợp bệnh viêm tuyến vú thường bắt đầu khỏi sau vài ngày. Chườm lạnh giúp giảm triệu chứng viêm ở vú", "Chào bác, Trường hợp của bác việc dùng phác đồ nào là do BS điều trị quyết định. Theo như bác kể thì bác được dùng phác đồ cũ kết hợp thuốc chích và thuốc uống. Những ưu nhược điểm của các phác đồ này thì bác xem thêm câu trả lời của tôi cho . Ngoài ra, với lứa tuổi của bác nếu tôi khám bệnh trực tiếp cho bác và làm thêm 1 số xét nghiệm để tầm soát nội khoa tổng quát, thì tôi vẫn thiên về việc sử dụng những phác đồ thuốc uống mới cho bác vì không quá đắt tiền và ít tác dụng phụ. Thân mến! Trích trong: Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp. Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng: › Gửi đến email: › Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang › Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983 - 0976 328 725", " Chào em, Tôi rất tiếc khi nghe thông tin này. Bệnh là bệnh lý ác tính và có chỉ định phẫu thuật cắt khối u khi còn có thể cắt được. Tuy nhiên, phẫu thuật theo phương pháp nào (qua nội soi hay mở bụng), phẫu thuật cắt rộng hay 1 phần, có nạo hạch đi kèm hay không... còn phụ thuộc vào vị trí và kích thước của khối u, mức độ di căn của nó, thể trạng của người bệnh, khả năng của hệ thống phòng mổ và bác sĩ của cơ sở y tế đó... Do vậy, nếu chỉ dựa vào kích thước khối u 2-4 cm thì tôi không thể trả lời cho em được là phương pháp mổ nội soi hay mở bụng sẽ an toàn hơn cho người bệnh, bởi vì có thể bác sĩ sẽ nâng tổng trạng người bệnh lên tốt rồi mới mổ, hoặc những trường hợp khó thì mổ mở bụng tính ra an toàn hơn mổ nội soi... như vậy, điều này BS đang điều trị cho bố của em mới trả lời được, em nhé. Chúc bố em mau khỏe! ", " Chào em, Có nhiều phương pháp để phẫu thuật (mổ) trĩ, bao gồm chích xơ búi trĩ (ngày nay ít làm), thắt búi trĩ bằng dây thun qua nội soi trực tràng, cho đến phương pháp hiện đại hơn và cũng tốn kém nhiều hơn là . Mỗi phương pháp sẽ có những vấn đề sau phẫu thuật khác nhau, em không cho biết đã phẫu thuật trĩ bằng phương pháp nào? Nếu em thắt búi trĩ bằng dây thun thì có thể gặp 1 số vấn đề như phù và thuyên tắc sau khi thắt búi trĩ bằng dây thun gây sưng và đau, không cắt hết các búi trĩ trong 1 lần... Hiện tại với triệu chứng kể trên, em còn chưa chắc đó có phải búi trĩ hay không, nhưng em đau nhiều và không đẩy khối trên vào trong hậu môn được thì em cần tái khám lại BS đã điều trị cho em càng sớm càng tốt để xác định nguyên nhân và xử trí thích hợp, em nhé. Thân mến! ", "Chào em, Đường mổ kinh điển trong phẫu thuật tim là đường rạch da dọc giữa ngực và xẻ dọc xương ức. Thay vì phải thực hiện đường mổ dài như vậy, trong phẫu thuật nội soi tim bác sĩ phẫu thuật mổ qua 2, 3 lỗ nhỏ trên thành ngực và tiếp cận với tim bệnh nhân bằng đường mổ khoảng 4-5cm ở thành bên ngực phải. Có nhiều loại phẫu thuật tim có thể thực hiện bằng phương pháp nội soi như: sửa hoặc thay van hai lá, sửa van ba lá, vá lỗ thông liên nhĩ, cắt bỏ u nhày nhĩ trái, sửa chữa bất thường hồi lưu tĩnh mạch phổi, sửa chữa kênh nhĩ thất bán phần... Tuy nhiên, thực hiện cũng có những bất tiện so với phương pháp kinh điển (mở dọc xương ức) như là tăng nguy cơ các biến chứng đột quỵ, bóc tách động mạch chủ, biến chứng ở động mạch đùi, thần kinh hoành; thời gian sử dụng máy tim phổi nhân tạo và ngưng tim kéo dài hơn; cần đến máy nội soi và những dụng cụ chuyên biệt... Chính vì vậy, em nên bàn bạc với BS đang điều trị cho em về vấn đề này để chọn lựa phương pháp phù hợp nhất, em nhé. Thân mến! ", "Chào\r\nem, \"Sự cố\" em đề cập không ảnh hưởng đến việc em chuẩn bị phẫu thuật tuyến vú em à. Đây là một loại u lành tính ở và cuộc mổ này cũng không quá\r\nphức tạp nên em đừng quá lo lắng. Nếu\r\nkinh nguyệt xuất hiện đúng ngày em mổ thì em vẫn đóng và thay băng vệ sinh bình\r\nthường, cố gắng giữ vệ sinh thật tốt trong những ngày này là được rồi em. Chúc\r\nca mổ của em thành công tốt đẹp. Thân\r\nmến,", "Chào bạn Vân, Phẫu thuật nâng ngực (đặt túi ngực) thường được khuyên ở những phụ nữ không có ý định sinh em bé nữa. Sau khi sinh con và cho con bú, việc giãn mô tuyến vú có thể làm tình trạng vùng da ngực giãn rộng hơn và gây ra tình trạng chảy xệ. Nếu muốn cải thiện về thẩm mỹ thì bạn có thể đặt túi ngực. Việc theo dõi mô tuyến bị nhão hoặc lão hóa còn tùy thuộc vào cơ địa và chế độ chăm sóc. Bạn có thể đến khám và tư vấn ở các chuyên khoa Thẩm mỹ. Thân mến.", "Chào em, Với dấu hiệu này bạn nên đến khám\r\nbác sĩ chuyên khoa Nội tiết để kiểm tra xét nghiệm máu, , xem có cường giáp hay không và điều trị. Đồng\r\nthời cũng cần thực hiện lại xét nghiệm siêu âm tuyến giáp để tìm hiểu xem tuyến\r\ngiáp to ra là do phình giáp hay nhân giáp, có dầu hiệu gợi ý ác tính hay không\r\nbạn nhé. Thân ái. AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", " Chào bạn, Tôi không có kinh nghiệm về sử dụng thuốc nam. Trong thuốc nam có nhiều thành phần không rõ dược chất nên tôi không biết các thành phần đó có gây tương tác với thuốc bạn đang sử dụng hay không. Theo tôi bạn nên chọn một trong hai phương pháp Tây y hoặc thuốc nam để điều trị cả hai bệnh trên như vậy sẽ thuận tiện hơn cho BS trong việc theo dõi diễn biến bệnh và đáp ứng điều trị. Thân mến! AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "- nguồn internet Chào bạn Anh Thư, Thông tin bạn gửi cho biết xét nghiệm nội tiết tố tuyến giáp của bạn trong giới hạn bình thường. Bạn không cho AloBacsi biết lớn như thế nào (kích thước) có kèm nuốt vướng, nuốt nghẹn hay khó thở khi nằm, mạch nhanh không, có bị sụt cân,…(là những dấu hiệu các BS cần khám trực tiếp trên bệnh nhân)? Không có thuốc gì làm cho nó biến mất đâu bạn, thuốc chỉ làm cho bướu giáp không to thêm hay không gây các dấu hiệu khó chịu mà BS vừa hỏi trên đây. Có những trường hợp bướu quá lớn, gây các triệu chứng như trên, gây mất thẩm mỹ, điều trị nội khoa không đáp ứng hay bệnh tái đi tái lại,…thì sẽ có chỉ định mổ. Thuốc uống phải đúng chỉ định vì thuốc cũng có nhiều tác dụng phụ. Bạn hãy yên tâm tái khám chuyên khoa Nội tiết định kỳ nhé. Thân mến,", "Chào bác, Nếu chỉ có vài thông tin bác cung cấp như vậy thì cháu sẽ không thể đưa ra lời khuyên là nên mổ hay không nên mổ cho bác được. Đúng là tuổi cao và có huyết khối là những yếu tố đáng ngại cho phẫu thuật, tuy nhiên bác sĩ phải khảo sát toàn diện các yếu tố nguy cơ của bác (tim mạch, nội tiết…) và đánh giá độ nguy hiểm của u tuỵ thì mới đem lên bàn cân so sánh giữa nguy cơ và lợi ích của phẫu thuật được. Nếu lo ngại về việc phẫu thuật của mình, bác có thể đến khám chuyên khoa Ngoại tổng quát, đem theo tất cả các giấy tờ liên quan đến hồ sơ sức khỏe của mình, để bác sĩ tư vấn cho bác kỹ càng hơn, bác nhé.", " Chào em Thúy, Theo em trình bày, cho thấy của em đúng là có chỉ định phẫu thuật, nên em cần sắp xếp thời gian để phẫu thuật sớm, tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, đây là một phẫu thuật không quá phức tạp và không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nên em đừng quá lo lắng. Tốt nhất, em nên có quyết định mổ sớm để BS sắp xếp và chỉ định cho em làm các xét nghiệm tiền phẫu, nếu các xét nghiệm nằm trong giới hạn bình thường BS mới có chỉ định phẫu thuật. Thân mến! " ]
Thuốc xịt mũi Thái Dương điều trị hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi (20ml)
[ "Mô tả ngắn:\nThuốc Xịt Mũi Thái Dương là sản phẩm được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Sao Thái Dương, thuốc có thành phần chinh là Nghệ vàng ( Rhizoma Curcuma longae ), Menthol ( Mentholum ), Camphor ( Comphora ), được dùng trong các trường hợp: hắt hơi liên tục nhiều lần không dứt, sổ mũi, nghẹt mũi, ứ đọng dịch đờm nhầy trong xoang mũi, xoang trán...mỗi khi thay đổi thời tiết hay hít phải bụi nhà, phấn hoa, mùi lạ...; ngứa mũi, khô mũi, sổ mũi, cảm giác khó chịu ở mũi, viêm mũi do cảm cúm... \n Thuốc Xịt Mũi Thái Dương được bào chế dưới dạng chất lỏng màu vàng, mùi thơm tinh dầu, pH 5-7. Hộp 1 lọ x 20 ml.\nThành phần:\nNghệ: 2\nMenthol: 20\nDL-camphor: 20mg\nChỉ định:\nThuốc Xịt Mũi Thái Dương được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nHắt hơi liên tục nhiều lần không dứt, sổ mũi, nghẹt mũi, ứ đọng dịch đờm nhầy trong xoang mũi, xoang trán...mỗi khi thay đổi thời tiết hay hít phải bụi nhà, phấn hoa, mùi lạ...\nNgứa mũi, khô mũi, sổ mũi, cảm giác khó chịu ở mũi, viêm mũi do cảm cúm..." ]
[ "Mô tả ngắn:\nThuốc Xylogen là sản phẩm được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược Khoa, thuốc có thành phần chính là xylometazoline hydroclorid. Xylogen là thuốc xịt thế hệ mới cho mũi nhanh thông thoáng, dễ chịu trong các trường hợp ngạt mũi, cảm cúm, viêm mũi, viêm xoang. \n Thuốc Xylogen được bào chế dưới dạng dung dịch, mỗi ml dung dịch chứa 15mg xylometazoline hydroclorid. Thuốc được đóng gói theo quy cách hộp 1 lọ 15ml.\nThành phần:\nXylometazolin hydroclorid: 0.1%\nChỉ định:\nThuốc Xylogen Dược Khoa được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nÐiều trị ngạt mũi, viêm mũi , viêm xoang , viêm mũi họng, cảm cúm.", " Chào Trinh Hà, Biểu hiện hắt hơi, nghẹt mũi, ho khan và đau rát họng xuất hiện mới đây trong mùa này thường gặp là do viêm mũi họng cấp do virus. Bệnh thường kéo dài vài ngày rồi tự hết, chỉ cần điều trị nâng đỡ là chính (giảm ho, giảm viêm, vitamin C). Nếu bội nhiễm thêm vi khuẩn thì thường sẽ hành sốt cao, ho có đàm, thở nhanh, khó thở, amidan sưng mủ, khi đó cần đánh thêm kháng sinh. Hiện em chỉ sốt nhẹ, nhưng ho nhiều đến , tốt hơn hết em nên khám chuyên khoa tai mũi họng để BS khám họng xem thành sau họng thế nào, khám phổi xem phổi trong không, lựa chọn thuốc phù hợp với cơ địa, bệnh tình thì bệnh sẽ mau hết. Trong thời gian đó, để đỡ khó chịu, em nên uống nhiều nước trong ngày và ăn uống bồi bổ, không hút thuốc lá, hạn chế nước đá lạnh và thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, nước có gas, giữ ấm họng, tránh nơi ô nhiễm khói bụi, có thể bổ sung thêm vitamin C (nếu không đau dạ dày) để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Thân mến! ", "Mô tả ngắn:\nThuốc Axofen là sản phẩm của Aristopharma Ltd có thành phần chính là Fexofenadin hydroclorid có tác dụng điều trị viêm mũi dị ứng theo mùa, làm giảm các triệu chứng như là hắt hơi, sổ mũi, ngứa mắt, mũi và cổ họng, mắt đỏ và chảy nước. Điều trị chứng mày đay mạn tính, giảm ngứa và mày đay đáng kể.\nThành phần:\nFexofenadin Hydroclorid: 6mg/ml\nChỉ định:\nThuốc Axofen chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:\nViêm mũi dị ứng theo mùa: Fexofenadin được chỉ định để làm giảm các triệu chứng do viêm mũi dị ứng theo mùa cho người lớn và trẻ em ≥ 6 tuổi. Các triệu chứng như là hắt hơi, sổ mũi, ngứa mắt, mũi và cổ họng, mắt đỏ và chảy nước. Chứng mày đay mạn tính hay tự phát: Fexofenadin cũng được chỉ định để điều trị các biểu hiện trên da không có biến chứng của bệnh nổi mày đay tự phát mạn tính. Làm giảm ngứa và mày đay đáng kể.", "Bích Liên thân mến, Như vậy là bạn bị bệnh viêm mũi dị ứng rồi bạn ạ. Viêm mũi dị ứng (VMDƯ) có thể gặp quanh năm, những lúc thời tiết thay đổi bệnh thường xuất hiện nhiều hơn, nhất là lúc trời mưa hoặc từ nóng chuyển sang lạnh. Viêm mũi được biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi và nghẹt mũi. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở tuổi trưởng thành và cả ở người cao tuổi. Tuy bệnh không gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng bệnh không hết hẳn và gây nhiều phiền toái, khó chịu. Nếu để lâu không điều trị, bệnh nhân có thể bị viêm đường hô hấp trên, viêm tai giữa, viêm xoang… Các yếu tố gây VMDƯ như: phấn hoa, nấm mốc, côn trùng (mò, mạt, bọ chét, ve...), bụi trong nhà, lông của chó, mèo, thời tiết thay đổi, môi trường không khí ô nhiễm… Đây là bệnh do yếu tố dị ứng nên việc điều trị không thể triệt để, chủ yếu là điều trị triệu chứng, thuốc kháng histamin như bạn đã dùng chỉ giúp giảm chảy nước mũi, nước mắt, hắt hơi, nhưng ít hiệu quả với triệu chứng nghẹt mũi. Vì vậy, biện pháp lý tưởng nhất là bạn phải cách ly khỏi các yếu tố gây dị ứng trên, thường xuyên đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc với khói thuốc, khói xe… nhưng thực tế rất khó phải không bạn? Kết hợp điều trị bạn dùng NaCl 0,9% rửa mũi nhiều lần trong ngày, làm loãng dịch nhầy trong mũi, giúp thông thoáng đường thở. Thuốc xịt mũi Flixonase 0,05% có tác dụng phòng ngừa viêm mũi dị ứng, mỗi ngày xịt một lần vào buổi sáng, nhưng cần thận trọng, trước khi dùng thuốc này phải có chỉ định của bác sĩ. Thân mến!", "Mô tả ngắn:\nSiro Deslotid dùng trong các trường hợp viêm mũi dị ứng: Hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi họng và ngứa, chảy nước mắt, phản ứng dị ứng da: Mày đay, ngứa, phát ban.\nThành phần:\nDesloratadin: 15mg\nChỉ định:\nSiro Deslotid được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nViêm mũi dị ứng : Hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi , ngứa mũi họng và ngứa, chảy nước mắt. Phản ứng dị ứng da: Mày đay, ngứa, phát ban .", "Mô tả ngắn:\nThuốc Histalong - L 5mg được sản xuất bởi công ty Dr. Reddy’s, thành phần chính là Levocetirizine Dihydrochloride, được dùng để điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng (kể cả viêm mũi dị ứng dai dẳng) và mày đay ở người lớn và trẻ em từ 6 tuổi trở lên.\nThành phần:\nLevocetirizine: 5mg\nChỉ định:\nThuốc Histalong - L 5mg được chỉ định dùng trong trường hợp sau:\nÐiều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng (kể cả viêm mũi dị ứng dai dẳng) và mày đay ở người lớn và trẻ em từ 6 tuổi trở lên.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Rhinex 0,5% của công ty cổ phần dược phẩm TW 25 , chứa dược chất chính là naphazolin dưới dạng naphazolin nitrat, là 1 chất cường giao cảm có tác dụng làm co mạch tại chỗ nhanh và kéo dài, giảm sưng và sung huyết khi nhỏ hoặc xịt thuốc vào niêm mạc mũi.\nThành phần:\nNaphazolin nitrat: 7.5mg\nChỉ định:\nThuốc Rhinex 0,5% được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nDùng nhỏ mũi hoặc xịt để giảm triệu chứng và giảm sung huyết trong các trường hợp viêm mũi cấp hoặc mạn tính, viêm xoang , cảm lạnh , dị ứng. Dùng để giảm sưng, dễ quan sát niêm mạc mũi họng trước khi phẫu thuật, làm thông lỗ vòi nhĩ bị tắc ở người bệnh viêm tai.", "Mô tả ngắn:\nDầu gió trắng hiệu Cây Búa 10ml là sản phẩm của Công ty Dược phẩm Tnhh Leung Kai Fook Việt Nam. Mỗi 100g thuốc có chứa: 20g menthol crystals (Tinh dầu Bạc Hà), 15g eucalyptus oil (Tinh dầu Khuynh Diệp), 15g methyl salicylate, 5g camphor (Long Não) và tá dược (Essential oil (Tinh dầu) 12g, liquid paraffin (dung dịch paraffin) vừa đủ 100g). Được dùng trong: Giảm các triệu chứng cảm lạnh, ho khan, nhức đầu, sổ mũi, buồn nôn, khó chịu do say tàu xe, đau bụng, đầy hơi, đau lưng, nhức mỏi chân tay, các vết sưng ngứa do côn trùng đốt. \n Dầu gió trắng hiệu Cây Búa 10ml được bào chế dưới dạng dung dịch dầu xoa bóp chứa trong chai thuỷ tinh trắng. Một chai chứa 10ml.\nThành phần:\nMethyl salicylate: 15g\nCamphor: 5g\nEucalyptus oil: 15g\nMenthol: 20g\nChỉ định:\nDầu gió trắng hiệu Cây Búa 10ml được chỉ định trong các trường hợp:\nGiảm các triệu chứng cảm lạnh, ho khan, nhức đầu , sổ mũi. Buồn nôn, khó chịu do say tàu xe, đau bụng, đầy hơi. Đau lưng , nhức mỏi chân tay, các vết sưng ngứa do côn trùng đốt.", "Mô tả ngắn:\nThuốc nhỏ mũi Naphazolin 5ml là sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược Danapha có thành phần chính là Naphazolin hydroclorid giúp làm co mạch trong những tình trạng sung huyết cấp khi viêm mũi, viêm xoang. Điều trị các triệu chứng như nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi.\nThành phần:\nNaphazolin hydroclorid: 2.5mg\nChỉ định:\nThuốc nhỏ mũi Naphazolin chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:\nGiúp làm co mạch trong những tình trạng sung huyết cấp khi viêm mũi , viêm xoang. Điều trị các triệu chứng như nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi.", " Chào em Vy, là hiện tượng mũi bị viêm, sưng tấy do dị ứng với các tác nhân trong và ngoài cơ thể như bụi, khói, lông, tơ, thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí... Tuy không đe doạ tính mạng, nhưng viêm mũi dị ứng lại gây những khó chịu đáng kể cho người bệnh trong thời gian kéo dài. Có người viêm mũi dị ứng theo mùa, có người viêm mũi dị ứng quanh năm; nhưng đây là bệnh thuộc về cơ địa, tức là không chữa dứt được. Otrivin có thành phần là Xylometazoline hydrochloride, khi được sử dụng trong mũi có tác dụng gây co mạch, chống sung huyết ở niêm mạc mũi và hầu họng giúp dễ thở. Nhưng nếu dùng kéo dài sẽ có tác dụng phụ là viêm mũi, tăng huyết áp... với loại nồng độ 0, 05% thường nhỏ 1 đến 2 giọt vào mỗi bên mũi, 1 đến 2 lần/ngày; không nên nhỏ quá 3 lần/ngày. Tốt hơn hết, em nên khám BS chuyên khoa tai mũi họng để được kê thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc thích hợp. Đồng thời nên tránh những yếu tố gây kích thích mũi xoang, như bụi, khói thuốc lá, mạt nhà, nước hoa, phấn hoa... giữ ấm vùng mũi họng, hạn chế để quạt thổi thẳng vào đầu mặt cổ, hạn chế máy lạnh, vệ sinh máy điều hòa/ quạt định kỳ, ra đường nên đeo khẩu trang, trời lạnh phải giữ ấm cơ thể, tập thể dục để nâng cao sức đề kháng. Thân mến!", "Mô tả ngắn:\nTelfor 60 Mg 2X10 do công ty Dược Hậu Giang sản xuất, hoạt chất chính là Fexofenadin HCl, được dùng trong các trường hợp viêm mũi dị ứng hay nổi mề đay tự phát mạn tính.\nThành phần:\nFexofenadin Hydroclorid: 60mg\nChỉ định:\nThuốc Telfor 60 được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nĐiều trị các triệu chứng viêm mũi dị ứng như: Hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mũi, ngứa vòm miệng và họng, mắt ngứa đỏ và chảy nước mắt. Điều trị các triệu chứng nổi mề đay tự phát mạn tính: Ngứa, nổi mẩn đỏ.", "Mô tả ngắn:\nNadifex 180 của Công ty US Pharma USA có thành phần chính là fexofenadin 180 mg. Thuốc được sử dụng để làm giảm nhẹ các triệu chứng đi kèm với viêm mũi dị ứng như hắt hơi, chảy mũi ngứa mũi, nghẹt mũi, ngứa vòm/hầu/họng.\nThành phần:\nFexofenadin HCL: 180mg\nChỉ định:\nThuốc Nadifex 180 được chỉ định dùng tron: Giảm nhẹ các triệu chứng đi kèm với viêm mũi dị ứng như hắt hơi, chảy mũi ngứa mũi, nghẹt mũi, ngứa vòm/hầu/họng.", "Mô tả ngắn:\nTelfor 120Mg DHG 2X10 do công ty Dược Hậu Giang sản xuất, hoạt chất chính là fexofenadin HCl, được dùng trong các trường hợp viêm mũi dị ứng hay nổi mề đay tự phát mạn tính.\nThành phần:\nFexofenadin Hydroclorid: 120mg\nChỉ định:\nThuốc Telfor 120 được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nĐiều trị các triệu chứng viêm mũi dị ứng như: Hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mũi, ngứa vòm miệng và họng, mắt ngứa đỏ và chảy nước mắt. Điều trị các triệu chứng nổi mề đay tự phát mạn tính: Ngứa, nổi mẩn đỏ.", "Mô tả ngắn:\nThuốc xoang Spray là sản phẩm của Công ty Cổ phần Gonsa , thành phần chính là dược liệu Kim ngân hoa, Hoàng cầm, Liên kiều, Eucalyptol, Camphor và Menthol, được dùng để điều trị viêm xoang cấp và mạn tính, viêm mũi dị ứng, viêm mũi mạn tính và điều trị cúm.\nThành phần:\nMenthol: 0.04\nHoàng cầm: 0.25\nKim ngân hoa: 0.25\nEucalytol: 0.003\nCamphor: 0.002\nChỉ định:\nThuốc xoang Spray được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nÐiều trị viêm xoang cấp và mạn tính, viêm mũi dị ứng , viêm mũi mạn tính. Ðiều trị cúm.\nĐối tượng sử dụng\nDùng cho người bị viêm xoang, viêm mũi có các biểu hiện: Đau nhức ê ẩm vùng đầu, trán, thường kèm sốt nhẹ và choáng váng. Chảy nước mũi, dịch loãng trong hoặc đặc, có màu, có mùi. Tắc, nghẹt mũi, gây khó thở. Ngửi kém. Ngứa mũi, hắt hơi, ho từng cơn. Dùng cho người bệnh cúm với triệu chứng: Ớn lạnh, sốt, đau họng, đau nhức bắp thịt, nhức đầu nặng, ho, suy nhược , mệt mỏi và khó chịu nói chung.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Tây thi của Công ty Cổ phần Sao Thái Dương, thành phần chính là hoa đào, hạt bí đao, nhân sâm, trần bì, tam thất, câu kỷ tử, đỗ đen, nipagin, nipazol. Tây thi là thuốc tăng cường sinh lực, điều hòa huyết áp, giúp khí huyết lưu thông. \n Tây thi được bào chế dưới dạng viên hoàn cứng màu nâu đen, đóng gói theo quy cách: Hộp 10 gói x 5g.\nThành phần:\nHoa đào: 4\nHạt bí đao: 4.5\nNhân Sâm: 1\nTrần bì: 2\nTam thất: 2\nCâu kỷ tử: 3\nĐỗ đen: 4.7\nNipagin: 9mg\nNipazol: 1mg\nChỉ định:\nThuốc Tây thi được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nÐiều trị huyết áp thấp gây ra: Đau đầu , hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, suy nhược, mệt mỏi, hơi thở ngắn yếu, sắc mặt nhợt nhạt, da xanh tái, hồi hộp, hay quên. Chống mệt mỏi, tăng cường hệ thống miễn dịch, tăng sức đề kháng, giúp cơ thể trẻ lâu và làn da hồng hào, tươi nhuận." ]
Khoảng 1 tuần nay chân em bị nổi những mụn nhỏ li ti rất ngứa và lây lan, có mụn mềm, có mụn có mài ngay đầu mụn. 3 ngày đầu còn lây sang vùng cánh tay và bụng (nhưng không nhiều), ngay cả vết trầy xước nhỏ ở đầu gối cũng lâu lành. Em có đi nhà thuốc và được tư vấn thoa kem Mật Ong Madeleine Ritchie nhưng không thấy hiệu quả. Hiện tại em đang thoa kem Beprosone nhưng cũng không thấy cải thiện nhiều. Em không bị côn trùng đốt cũng nhưng không sử dụng mỹ phẩm gì cả, nên không hiểu sao lại bị như vậy. BS có thể tư vấn cho em thuốc thoa đồng thời trị thâm không ạ? Em sợ sẽ để lại thâm rất xấu nên lo lắng. Đây là những loại kem thoa em đã sử dụng nhưng không thấy hiệu quả. Chân thành cảm ơn BS. (Bạn đọc Nguyễn Lê Thanh Tâm)
[ " Chào em, Em chụp hình những tuýp kem đã dùng nhưng không đưa kèm hình sang thương nên rất khó cho bác sĩ để chẩn đoán bệnh của em là gì và không thể kê toa cho em trong lúc này. Nếu được em vui lòng cung cấp hình ảnh cho chương trình. Em cũng không nên tự ý bôi thuốc vì có thể không điều trị được bệnh mà còn gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe. Nếu quá lo lắng, em nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa Da Liễu để được thăm khám trực tiếp và chỉ định xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh em nhé! Thân mến! " ]
[ "Chào em, Hiện tượng nổi mụn nước kèm cảm giác đau và ngứa khi sử dụng thuốc trị sẹo cho thấy vết thương không hợp với thuốc này, có hiện tượng viêm da kích ứng. Em nên ngừng sử dụng loại thuốc trị sẹo này và đổi thử sang loại khác. An toàn nhất là em khám chuyên khoa da liễu để bác sĩ tìm loại thuốc phù hợp nhất cho em, em nhé.", " Chào em, Trong bệnh , các mụn bóng nước có kích thước to nhỏ khác nhau, điều này là bình thường. Khi nào em có các biểu hiện của bội nhiễm vi trùng tại các mụn bóng nước, gồm sưng nóng đỏ đau mô xung quanh, chứa mủ đục, kèm người mệt mỏi nhiều hơn và sốt cao, thở nhanh thì khi đó em cần phải vào BV. Hiện giờ, em cứ tiếp tục thoa xanh Methylen lên các mụn bóng nước đó, không cố tình làm vỡ các bóng nước đó, ăn đầy đủ dưỡng chất, bổ sung đầy đủ các vitamin và yếu tố vi lượng cho da với các viên multvitamin. Nên mặc quần áo rộng, nhẹ, mỏng, thoáng; Thay quần áo 2 lần mỗi ngày và tắm rửa hàng ngày bằng nước ấm trong phòng kín gió thì vài ngày nữa sẽ khỏi hẳn bệnh, em nhé! Thân mến!", "Chào em, Theo mô tả, thì các sang \r\nthương ở ngón tay chân của em, có thể là sẩn ngứa. Nguyên nhân của bệnh \r\nthường xuất phát từ tác nhân gây dị ứng. Dưới tác động của hành động gãi \r\nthường xuyên sẽ làm tăng sừng vùng da bệnh. Điều trị sẩn ngứa, có thể sử \r\ndụng thuốc thoa có chứa corticoide hoặc áp nito lỏng hoặc đốt bằng laser\r\n CO2 để loại bỏ nốt tăng sừng. Em có thể đến khám và điều trị tại bệnh viện, phòng \r\nkhám chuyên khoa da. Thân mến ,", "Tấn thân mến, Những mụn nước nhỏ li ti ngứa và\r\nnổi khắp cơ thể là các triệu chứng của có thể do em ăn hải sản\r\ntrước đó. Các triệu chứng này mất dần khi các phức hợp kháng nguyên, kháng thể\r\nđược thải trừ dần qua gan thận. Muốn biết có bị nhiễm ký sinh\r\ntrùng hay không, em cần phải xét nghiệm máu để xác định chính xác. Em nên đến\r\nkhám và điều trị trực tiếp tại BV chuyên khoa về da hoặc nội khoa em nhé!", " Chào em, Nguyên nhân gây tổn thương mụn nước nhỏ kèm ngứa ở bàn tay rất đa dạng, không chỉ có , mà có thể là chàm, nhiễm ký sinh trùng... Chàm tổ đĩa là nguyên nhân khá thường gặp trên những người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, ăn thức ăn lên men (mắm, đồ chua,…) hoặc tiền căn gia đình có các bệnh lý như chàm, dị ứng, mề đay… Việc mẹ em điều trị nấm cả thuốc uống và thuốc tiêm mà không khỏi, cần xem xét đến khả năng bệnh lý khác. Nhưng vì không khám trực tiếp cho mẹ em, tôi không thể đưa ra chẩn đoán chắc chắn cũng như cách điều trị được. Em cần đưa mẹ đến khám BS chuyên khoa Da liễu để tìm ra bệnh và có hướng xử trí thích hợp, em nhé! Thân mến!", " Chào em, Đối với cơ địa da dễ bị , em nên hạn chế sử dụng mỹ phẩm, kể cả sửa rữa mặt trong giai đoạn này. Da sẽ dần dần hồi phục, các vết thâm do mụn cũng cần ít nhất 3-6 tháng để mờ dần và biến mất. Nếu cần sử dụng thuốc, em nên đến trực tiếp bác sĩ Da Liễu để xem xét mức độ nặng của mụn và kê toa phù hợp em nhé! Thân mến! ", " Chào em, Nguyên nhân gây ra là do lỗ chân lông to, bị bít tắc bởi bụi bẩn, chất nhờn cũng có thể do dị ứng. Vì vậy, em nên ngưng các loại mỹ phẩm đang dùng, giữ cho da khô thoáng, sạch sẽ. Đồng thời, em nên đến gặp BS Da Liễu để được thăm khám và xác định rõ loại mụn mà em đang mắc phải để có chỉ định điều trị đúng, vì khi dùng những loại thuốc không đúng chỉ định có thể làm tình trạng bệnh nặng hơn và để lại sẹo, em nhé. Thân mến! ", "- nguồn internet Chào em, Trường hợp của em có thể do tình trạng viêm nhiễm hoặc dị ứng do mực xăm. Em có thể sử dụng thuốc thoa Fucidine H, thoa 2 lần/ ngày và theo dõi tiếp, nếu những sẩn ngứa đó vẫn còn sau 1-2 tuần thoa thuốc thì em nên đến khám trực tiếp tại BV Da liễu để có hướng xử trí phù hợp nhé. Thân mến!", " Chào em, Hiện tượng kẽ ngón chân có thể gặp trong nhiều nguyên nhân như viêm kẽ móng, nhiễm nấm móng... Em cần khám chuyên khoa da liễu để bác sĩ xem xét kỹ tổn thương, định bệnh và cho thuốc phù hợp, em nhé. Trong thời gian này, em chú ý: Hạn chế tiếp xúc nước (nhất là nước bẩn, xà phòng, nước tẩy rửa...). Tránh các thức ăn gây cho da ngứa hơn. Hạn chế tiếp xúc vùng da dễ bị tổn thương với các vật dụng bằng chất liệu như cao su, da, nhựa có màu. Thân mến! ", " Hoang Lan thân mến, Hiện em đã bị với thuốc thoa dermatix ultra. Vì thế em nên ngưng thoa và sớm đến nơi bắn mụn hoặc BS khoa Da liễu để khám và điều trị em nhé! Trân trọng!", " Chào bạn, Gentrisone là thuốc mạnh kèm với kháng sinh Gentamicin bôi ngoài da, chủ yếu điều trị tình trạng dị ứng và nhiễm trùng da thông thường. Do đó, thuốc có tác dụng tốt để trị ngứa nhưng không trị tiệt căn được bệnh nếu nguyên nhân bệnh là nhiễm nấm hay các bệnh lý khác. Tôi khuyên bạn nên đến khám BS chuyên khoa Da liễu để được chẩn đoán và điều trị thích hợp, bệnh mới khỏi, bạn nhé. Thân mến! ", " Nhung thân mến, Một số có thể chứa thành phần gây kích ứng da, nhất là với da vừa mới tổn thương, nên gây ra nổi mụn nước. Ngoài ra, mụn nước có thể do nhiễm nấm, nhiễm khuẩn vết thương, cần quan sát trực tiếp mới đánh giá được. Em có thể cung cấp thêm hình ảnh sang thương về cho chương trình để BS đưa ra tư vấn cụ thể hơn. Hoặc đến khám chuyên khoa Da liễu để vừa chẩn đoán vừa kê toa điều trị bệnh, em nhé! Trân trọng!", "Xin chào bạn, Qua lời kể của bạn có thể bạn gặp tình trạng dày sừng một vùng da của bàn chân, đôi khi còn được gọi là mụn cóc chủ yếu do virus HPV gây ra, thỉnh thoảng sẽ xuất hiện mụn nước xung quanh những tổn thương này. Phương pháp điều trị tốt nhất là đốt điện và bôi thuốc điều trị ngay sau khi đốt điện mới đảm bảo không tái phát, rất nhiều trường hợp phải đốt điện nhiều lần bởi vì chủng virus này ẩn sâu tại lớp mô dưới da. Nhưng chuyên khoa da liễu có thể điều trị triệt để, bạn hãy tái khám để được xử lý nhé. Như bác sĩ đã tư vấn ở trên, tình trạng này có thể cần đốt điện vài lần mới khỏi hoàn toàn nên bạn đừng quá lo lắng. Thân ái chào bạn.", "Hình minh họa Chào em, Biểu hiện sốt và nổi hạch cho thấy em có tình trạng\r\nviêm nhiễm toàn thân. Bên cạnh đó có những mụn bóng nước ngứa xuất hiện ở mặt\r\nvà thân mình khiến tôi nghĩ nhiều đến khả năng em bị thủy đậu, vì hiện đang có\r\ndịch , tuy nhiên, vì không trực tiếp khám và quan sát sang thương da của\r\nem nên tôi chưa thể đưa ra kết luận một cách chắc chắn được. Xử trí an toàn hiện nay là em nên thoa xanh Methylen\r\nlên các mụn bóng nước, tránh làm vỡ bóng nước, nếu ngứa nhiều, em có thể dùng thêm\r\nuống Telfast hoặc Clorpheniramin, liều lượng tùy thuộc vào mức độ ngứa, em có\r\nthể mua và được tư vấn tại nhà thuốc Tây; Về chế độ ăn thì em cần ăn đầy đủ dưỡng chất, bổ\r\nsung đầy đủ các vitamin và yếu tố vi lượng cho da với các viên multvitamin; Nên\r\nmặc quần áo rộng, nhẹ, mỏng, thoáng; Thay quần áo 2 lần mỗi ngày và tắm rửa\r\nhàng ngày bằng nước ấm trong phòng kín gió. Quan trọng nhất là em nên quay lại khám BS chuyên\r\nkhoa Da liễu để xác định chính xác bệnh, nếu là bệnh lý khác thì sẽ có hướng xử\r\ntrí đặc hiệu riêng nữa, em nhé .", "Hải Đăng thân mến, Mụn là tình trạng viêm mãn tính của hệ thống nang lông tuyến bã trên da, đặc biệt ở tuổi dậy thì như em thì tình trạng này sẽ nặng hơn do hiện tượng tăng tiết bã nhờn nhiều. Muốn điều trị hiệu quả em nên đến thăm khám và điều trị trực tiếp bởi các BS chuyên khoa da liễu. Việc sử dụng mỹ phẩm không đúng cách không những không giúp giảm mụn mà còn có thể gây tình trạng tổn thương da do một số thành phần có hại trong mỹ phẩm. Sử dụng kem chống nắng là cần thiết nhưng tùy loại da mà dùng sản phẩm phù hợp. BS sẽ lựa chọn cho em loại phù hợp nhất. Trân trọng." ]
Thuốc Epigaba 300 Pymepharco điều trị động kinh (10 vỉ x 10 viên)
[ "Mô tả ngắn:\nEpigaba 300 Pymepharco dạng viên nang chứa dược chất Gabapentin được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Pymepharco. Epigaba 300 được chỉ định đơn trị liệu trong điều trị các cơn động kinh cục bộ, điều trị đau do viêm các dây thần kinh ngoại biên ở người lớn.\nThành phần:\nGabapentin: 300mg\nChỉ định:\nGabapentin được chỉ định đơn trị liệu trong điều trị các cơn động kinh cục bộ có hay các cơn toàn thể thứ phát ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi.\nGabapentin được chi định điều trị hỗ trợ trong các cơn động kinh cục bộ có hay không kèm theo các cơn toàn thể thứ phát ở người lớn và trẻ em từ 3 tuổi trở lên.\nGabapentin còn được sử dụng để điều trị đau do viêm các dây thần kinh ngoại biên ở người lớn." ]
[ "Mô tả ngắn:\nThuốc Keppra 500mg là sản phẩm của Ucb Pharma Sa có thành phần chính là Levetiracetam, được dùng để điều trị đơn trị liệu: Động kinh khởi phát cục bộ có hoặc không có toàn thể hóa thứ phát ở bệnh nhân vừa mới chẩn đoán động kinh ≥ 16 tuổi hoặc sử dụng điều trị kết hợp: Động kinh khởi phát cục bộ có hoặc không có cơn toàn thể hóa thứ phát ở người lớn và trẻ em ≥ 4 tuổi. \n Thuốc Keppra 500mg có dạng viên nén bao phim hình thuôn dài, màu vàng, có vạch chia, được khắc mã “ucb\" và \"500\" trên một mặt.\nThành phần:\nLevetiracetam: 500mg\nChỉ định:\nThuốc Keppra 500mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nLevetiracetam được chỉ định đơn trị liệu trong điều trị:\nCác cơn động kinh khởi phát cục bộ có hoặc không có toàn thể hóa thứ phát ở người lớn và thanh thiếu niên từ 16 tuổi trở lên mới được chẩn đoán động kinh.\nLevetiracetam được chỉ định điều trị kết hợp trong điều trị:\nCác cơn động kinh khởi phát cục bộ có hoặc không có toàn thể hóa thứ phát ở người Iớn, thanh thiếu niên và trẻ em từ 4 tuổi trở lên bị bệnh động kinh. Các cơn giật cơ ở người lớn và thanh thiếu niên từ 12 tuổi trở lên bị bệnh động kinh giật cơ thiếu niên. Các cơn co cứng co giật toàn thể tiên phát ở người Iớn và thanh thiếu niên từ 12 tuổi trở lên bị động kinh toàn thể vô căn.", "Mô tả ngắn:\nEperisone của công ty cổ phần dược phẩm Sa Vi (Savipharm J.S.C), có thành phần chính là eperison hydroclorid. Đây là thuốc dùng để điều trị, cải thiện các triệu chứng làm tăng trương lực cơ và liệt co cứng.\nThành phần:\nEperisone: 50mg\nChỉ định:\nThuốc Eperisone được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nCải thiện các triệu chứng tăng trương lực cơ liên quan đến các bệnh sau đây: Hội chứng đốt sống cổ, viêm quanh khớp (periarthritis) vai và thắt lưng. Liệt co cứng liên quan đến các bệnh sau đây: Bệnh mạch máu não, liệt co cứng cột sống, thoái hoá đốt sống cổ (Cervical spondylosis), di chứng sau phẫu thuật (bao gồm cả khối u não), di chứng chấn thương (chấn thương cột sống, chấn thương đầu), xơ cứng teo cơ bên (bệnh Lou Gehrig), bại não, thoái hóa tủy sống - tiểu não (Spinocerebel - lar), bệnh mạch máu tủy sống và các bệnh não - tủy sống khác (Encephalomyelopathies).", "Mô tả ngắn:\nThuốc Esoxium Caps 20mg được sản xuất bởi Công ty cổ phần Pymepharco, có thành phần chính là Esomeprazol. Thuốc đđược chỉ định trong bệnh trào ngược dạ dày-thực quản trên bệnh nhân viêm thực quản và/hoặc có triệu chứng trào ngược nặng như là một liệu pháp thay thế cho dạng uống khi liệu pháp dùng qua đường uống không thích hợp.\nThành phần:\nEsomeprazol: 20mg\nChỉ định:\nThuốc Esoxium Caps 20mg Pymepharco được chỉ định trong bệnh trào ngược dạ dày-thực quản trên bệnh nhân viêm thực quản và/hoặc có triệu chứng trào ngược nặng như là một liệu pháp thay thế cho dạng uống khi liệu pháp dùng qua đường uống không thích hợp.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Pregabakern là sản phẩm của Kern Pharma S.l (Tây Ban Nha) chứa hoạt chất pregabalin điều trị đau thần kinh, động kinh, rối loạn lo âu tổng quát.\nThành phần:\nPregabalin: 100mg\nChỉ định:\nThuốc Pregabakern chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:\nĐau thần kinh: Pregabalin được chỉ định để điều trị đau thần kinh ngoại vi và trung ương ở người lớn. Động kinh: Pregagabin được chỉ định điều trị bổ trợ các cơn động kinh một phần có hoặc không có toàn thể thứ phát ở người lớn. Rối loạn lo âu tổng quát: Progabalin được chỉ định để điều trị rối loạn lo âu tổng quát (GAD) ở người lớn.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Diouf 10 mg của Công ty Cổ phần Dược phẩm Đạt Vi Phú chứa hoạt chất chính là escitalopram 10 mg. Thuốc được chỉ định điều trị các chứng trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng bức.\nThành phần:\nEscitalopram: 10mg\nChỉ định:\nThuốc Diouf 10 mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nĐiều trị trầm cảm nặng.\nĐiều trị rối loạn lo âu toàn thể.\nĐiều trị rối loạn hoảng loạn có hoặc không kèm theo hội chứng sợ đám đông.\nĐiều trị ám ảnh sợ xã hội .\nĐiều trị rối loạn ám ảnh cưỡng bức .", "Thuốc Duphaston là một hormon tổng hợp giống như progesterone Chào bạn. Nếu có điều kiện bạn nên đi khám chuyên khoa phụ sản để đươc kiểm tra tìm nguyên nhân trước khi điều trị. Nguyên nhân có thể phát xuất từ não bộ, buồng trứng, cũng có thể do rối loạn các cơ quan khác như tuyến giáp. Thường nếu không thấy nguyên nhân rõ ràng, có thể do rối loạn rụng trứng như trong hội chứng buồng trứng đa nang. Bạn có thể mua thuốc duphaston uống ngày 2 viên trong 5 ngày, sau khi ngưng thuốc trong vòng 1 tuần sẽ ra kinh, nếu không ra kinh nguyệt thì cần đi khám xác định nguyên nhân.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Levpiram được sản xuất bởi công ty cổ phần dược Danapha, có thành phần chính là levetiracetam . Thuốc Levpiram được chỉ định đơn trị liệu trong động kinh khởi phát cục bộ có hoặc không có toàn thể hóa thứ phát ở bệnh nhân vừa mới chẩn đoán động kinh từ 16 tuổi trở lên; hoặc được chỉ định điều trị kết hợp. \n Trong điều trị động kinh khởi phát cục bộ có hoặc không có cơn toàn thể hóa thứ phát ở người lớn và trẻ em từ 4 tuổi trở lên; trong điều trị động kinh rung giật cơ ở người lớn và vị thành niên từ 12 tuổi (Juvenile Myoclonic Epilepsy); trong điều trị động kinh co cứng co giật toàn thể tiên phát ở người lớn và trẻ từ 6 tuổi trở lên bị động kinh toàn thể tự phát. \n Thuốc Levpiram được bào chế dưới dạng viên nén bao phim. Hộp 5 vỉ x 10 viên.\nThành phần:\nLevetiracetam: 500mg\nChỉ định:\nThuốc Levpiram được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nLevetiracetam được chỉ định đơn trị liệu trong động kinh khởi phát cục bộ có hoặc không có toàn thể hóa thứ phát ở bệnh nhân vừa mới chẩn đoán động kinh từ 16 tuổi trở lên. Trong điều trị động kinh khởi phát cục bộ có hoặc không có cơn toàn thể hóa thứ phát ở người lớn và trẻ em từ 4 tuổi trở lên. Trong điều trị động kinh rung giật cơ ở người lớn và vị thành niên từ 12 tuổi (Juvenile Myoclonic Epilepsy). Trong điều trị động kinh co cứng co giật toàn thể tiên phát ở người lớn và trẻ từ 6 tuổi trở lên bị động kinh toàn thể tự phát.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Pyfaclor 500 mg của Công ty Cổ phần Pymepharco có thành phần chính Cefaclor để điều trị nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm: Viêm tai giữa, nhiễm khuẩn đường hô hấp, kể cả viêm họng và điều trị bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt là bệnh viêm kết tràng.\nThành phần:\nCefaclor: 500mg\nChỉ định:\nThuốc Pyfaclor 500 mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nĐiều trị nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm: Viêm tai giữa , nhiễm khuẩn đường hô hấp, kể cả viêm họng. Điều trị bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt là bệnh viêm kết tràng.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Mincob 500 là sản phẩm của US Pharma USA có thành phần chính là Mecobalamin điều trị và dự phòng thiếu vitamin B12 và các bệnh lý thần kinh ngoại biên.\nThành phần:\nChỉ định:\nThuốc Mincob 500 dùng điều trị và dự phòng thiếu vitamin B12 và các bệnh lý thần kinh ngoại biên.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Mydocalm 150mg là dược phẩm của Gedeon Richter., Ltd - HUNG GA RY , có thành phần chính hoạt chất tolperison hydrochlorid 150mg. \n Thuốc được chỉ định điều trị sự tăng trương lực cơ xương trong các rối loạn thần kinh thực thể; tăng trương lực cơ, co thắt cơ và các co thắt kèm theo các bệnh vận động; phục hồi chức năng sau các phẫu thuật chấn thương - chỉnh hình; điều trị các bệnh nghẽn mạch cũng như những hội chứng xuất hiện trên cơ sở suy giảm sự phân bố thần kinh - mạch.\nThành phần:\nTolperisone hydrochloride: 150mg\nChỉ định:\nThuốc Mydocalm 150mg được chỉ định điều trị:\nSự tăng trương lực cơ xương một cách bệnh lý trong các rối loạn thần kinh thực thể (tổn thương bó tháp, xơ vữa nhiều chỗ, tai biến mạch não , bệnh tủy sống, viêm não tủy...); Tăng trương lực cơ, co thắt cơ và các co thắt kèm theo các bệnh vận động (ví dụ: Thoái hóa đốt sống, thấp khớp sống, các hội chứng thắt lưng và cổ, bệnh khớp của các khớp lớn); Phục hồi chức năng sau các phẫu thuật chấn thương - chỉnh hình; Điều trị các bệnh nghẽn mạch ( vữa xơ động mạch nghẽn, bệnh mạch máu do tiểu đường, viêm mạch tạo huyết khối nghẽn, bệnh Raynaud, xơ cứng bì lan tỏa); Những hội chứng xuất hiện trên cơ sở suy giảm sự phân bố thần kinh - mạch (xanh tím đầu chi, chứng khó đi do loạn thần kinh - mạch từng cơn);", "Mô tả ngắn:\nKeppra 250 mg của Công ty UCB Pharma S.A, thành phần chính là levetiracetam, dùng để đơn trị hoặc phối hợp điều trị các cơn động kinh; các cơn giật cơ; các cơn co cứng co giật toàn thể tiên phát.\nThành phần:\nLevetiracetam: 250mg\nChỉ định:\nThuốc Keppra 250 mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nÐiều trị đơn trị liệu : Các cơn động kinh khởi phát cục bộ có hoặc không có toàn thể hóa thứ phát ở người Iớn và thanh thiếu niên từ 16 tuổi trở lên mới được chẩn đoán động kinh.\nÐiều trị phối hợp trong các trường hợp:\nCác cơn động kinh khởi phát cục bộ có hoặc không có toàn thể hóa thứ phát ở người lớn, thanh thiểu niên và trẻ em từ 4 tuổi trở lên bị bệnh động kinh.\nCác cơn giật cơ ở người lớn và thanh thiếu niên từ 12 tuổi trở lên bị bệnh động kinh giật cơ thiếu niên (Juvenile Myoclonic Epilepsy).\nCác cơn co cứng co giật toàn thể tiên phát ở người lớn và thanh thiếu niên từ 12 tuổi trở lên bị động kinh toàn thể vô căn.", "Mô tả ngắn:\nNuradre 300 được sản xuất bởi Công ty Cổ phần BV Pharma , với thành phần chính gabapentin , là thuốc dùng để điều trị hỗ trợ hoặc đơn trị liệu trong động kinh cục bộ, có hoặc không có cơn co giật toàn thể tái phát hoặc điều trị đau thần kinh.\nThành phần:\nGabapentin: 300mg\nChỉ định:\nThuốc Nuradre 300 được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nĐiều trị hỗ trợ hoặc đơn trị liệu trong động kinh cục bộ, có hoặc không có cơn co giật toàn thể tái phát. Điều trị đau thần kinh như viêm các dây thần kinh ngoại biên sau bệnh zona, đau dây thần kinh trong bệnh đái tháo đường .", "Dùng thuốc Duphaston điều trị vô kinh tùy thuộc vào ý muốn có con hay không. Chào bạn, Bạn có tình trạng . Tùy nguyên nhân để điều trị. Thuốc Duphaston mục đích để ra kinh, cũng là test thử xem có nội tiết estrogen (do buồng trứng tiết ra) hay không. Điều trị tiếp tục tùy thuộc vào ý muốn có con hay không? Mỗi lần có kinh nhiều hay ít? Nếu chỉ muốn kinh đều có thể tiếp tục uống Duphaston mỗi tháng 10-12 ngày. Nếu muốn tránh thai có thể uống thuốc ngừa thai vỉ loại kết hợp. Nếu muốn có con cần theo dõi rụng trứng, nếu cần phải dùng thuốc kích thích rụng trứng để có thai.", "Mô tả ngắn:\nAmitriptylin 10mg được sản xuất bởi Công ty cổ phần dược Danapha, có thành phần chính là amitriptylin hydroclorid, được dùng để điều trị chứng trầm cảm, đặc biệt là trầm cảm nội sinh. Ngoài ra, thuốc còn được sử dụng để điều trị chọn lọc cho một số trường hợp đái dầm ban đêm ở trẻ em lớn.\nThành phần:\nAmitriptylin: 10mg\nChỉ định:\nThuốc Amitriptylin 10mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nĐiều trị triệu chứng trầm cảm, đặc biệt trầm cảm nội sinh (loạn tâm thần hưng trầm cảm) Điều trị chọn lọc một số trường hợp đái dầm ban đêm ở trẻ em lớn (sau khi đã loại bỏ biến chứng thực thể đường tiết niệu bằng các test thích hợp).", "Mô tả ngắn:\nThuốc Synvetri là sản phẩm của WINDLAS Biotech Limited, có thành phần chính là Levetiracetam. Đây là thuốc được sử dụng như một liệu pháp bổ trợ trong điều trị các cơn động kinh từng phần ở người lớn và trẻ em từ 4 tuổi trở lên bị bệnh động kinh.\nThành phần:\nLevetiracetam: \nChỉ định:\nThuốc Synvetri được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nLevetiracetam được sử dụng như một liệu pháp bổ trợ trong điều trị các cơn động kinh từng phần ở người lớn và trẻ em từ 4 tuổi trở lên bị bệnh động kinh." ]
BS ơi, cho cháu hỏi, cháu bị bướu đa nhân tuyến giáp nhưng cháu mới có thai. Cháu đi khám BS kê thuốc Tamadin. Xin hỏi BS cháu có uống được thuốc không ạ? Mong BS cho cháu lời khuyên. (Bạn đọc Thu Trang hỏi qua fanpage của AloBacsi)
[ "Chào\r\nThu Trang, Tamadin\r\nlà thuốc bổ sung thêm , có thể dùng được\r\ncho phụ nữ có thai khi có chỉ định. Em bị bướu giáp đa nhân là bất thường về mặt\r\nhình thể của tuyến giáp, chưa có thông tin về chức năng tuyến giáp (tức là rối\r\nloạn hormone tuyến giáp kiểu nào). Người\r\nBS đã kê thuốc cho em là người nắm rõ thông tin về bệnh tình của em nhất, tôi\r\nkhuyên em nên tuân theo chỉ định của BS, nếu còn nhiều vướng mắc trong lòng\r\nchưa được giải đáp hay lo lắng về thai nhi thì nên đem toàn bộ hồ sơ thăm khám\r\n+ xét nghiệm đến BS sản khoa nhờ xem xét thêm. Thân mến! " ]
[ "Chào bạn, Trong các loại thuốc bạn đang sử dụng, Rifampicin và Isoniazid có thể điều trị an toàn trên phụ nữ có thai, ảnh hưởng của Pyzazinamid chưa được nghiên cứu đầy đủ. Các loại thuốc này đều được phép điều trị lao ở phụ nữ có thai và chưa ghi nhận gia tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh nào. Thông thường nguy cơ đối với phụ nữ có thai chủ yếu là do không được điều trị sớm, dẫn đến trẻ sinh nhẹ cân, thiếu tháng. Hiện tại thai kỳ của bạn nên tiếp tục theo dõi vì các kết quả khám thai cho tới thời điểm hiện tại đều chưa ghi nhận bất thường. Phá thai trên 12 tuần gọi là phá thai to và tiềm ẩn nhiều rủi ro và nguy cơ cho người phụ nữ, có thể gây nguy hiểm tính mạng; do đó không được khuyến khích bạn nhé! Thân mến.", "Chào bạn Bích Thảo, Qua thông tin bạn gửi thì hiện bạn có (P) khá lớn, nhưng chưa được làm FNA (chọc hút bướu bằng kim- lấy một xí mô chỗ nhân giáp làm xét nghiệm). Bên cạnh đó, bạn chưa kiểm tra FT3, FT4 (là T3 tự do và T4 tự do- kết quả này chính xác và phản ánh đúng tính chất bướu giáp hơn là T3 và T4), đồng thời bạn cũng không cung cấp toa thuốc nên AloBacsi chưa thể trả lời cụ thể câu hỏi của bạn. Các trường hợp bướu cổ (cường giáp, phình giáp hay bướu giáp nhân…) đều có thể có con được. Trong quá trình mang thai cũng như khi sanh, bạn cần được theo dõi định kỳ tại BS chuyên khoa nội tiết và BS sản khoa. Có một số thuốc đặc trị vẫn có thể uống được khi có thai. Thân mến,", " Chào em, Theo như thông tin mà em cung cấp thì kết quả siêu âm là bướu giáp đa nhân, và đã được làm xét nghiệm tế bào học kết quả không phát hiện tế bào bất thường gợi ý ác tính vì vậy em có thể yên tâm. Tuy nhiên, em cần thực hiện thêm xét nghiệm chức năng tuyến giáp để đánh giá chức năng : bình giáp, cường giáp hay suy giáp để có hướng điều trị tiếp. Với bệnh cảnh hiện tại em có thể đến khám bác sĩ chuyên khoa Nội tiết hoặc cũng có thể tiếp tục tái khám bác sĩ chuyên khoa Ung bướu để theo dõi điều trị em nhé. Thân mến! ", "Chào Nguyễn Trinh, AloBacsi rất hiểu và xin chia sẻ sự lo lắng với em. Do kinh nguyệt không đều và cũng do vợ chồng em chủ quan nên xảy ra sự cố này. Thay vì nghe tin có con sẽ rất vui nhưng giờ khi nghe tin này em lại phải lo lắng. Đúng là các thuốc em đã sử dụng có chống chỉ định dùng cho phụ nữ có thai, nhưng để nói thuốc có ảnh hưởng đến thai nhi hay không thì không BS nào có thể khẳng định được trong lúc này hết em à. Nhưng cũng không vì thế mà có chỉ định bỏ thai, em cố gắng bình tĩnh, có lo lắng quá cũng không giúp được cho em mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của em và con. Em nên khám thai và theo dõi ở các BV lớn như BV Từ Dũ, BV Hùng Vương, BV Phụ Sản Quốc Tế… vào những thời điểm thích hợp BS sẽ cho em làm xét nghiệm tầm soát. Hy vọng mọi điều tốt lành sẽ đến với em. Thân ái!", "Chào Thanh Sương, Bạn cung cấp thông tin rất chi tiết về kết quả siêu âm và kết quả sinh thiết tuyến giáp, nhưng lại không thấy nói gì đến làm xét nghiệm nội tiết tố tuyến giáp (là FT3, FT4, TSH) hay các kháng thể kháng giáp... Với kích thước nhân khoảng xấp xỉ 1 cm thì không nhất thiết phải mổ đâu bạn, các BS chỉ cân nhắc mổ trường hợp của bạn khi mà bướu lớn quá ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ, hay bướu gây , nuốt nghẹn... Điều trị thuốc chỉ khi bạn có các biểu hiện trên lâm sàng như bướu lớn lên nhanh, run tay, hồi hộp, có rối loạn tiêu hóa,... hay khi bạn có thay đổi nồng độ các hormon giáp (các nội tiết tố tuyến giáp như đã kể trên). Trong ăn uống, bạn cần kiêng ăn các sản phẩm làm từ đậu nành, bắp cải, su hào,... Chào bạn và chúc bạn mau bình phục!", " Chào Tố Nga, Bệnh nhân bướu giáp nhân lành tính, với kích thước nhân giáp nhỏ hơn 4cm, gây các triệu chứng như làm tăng kích thước vùng cổ, gây đau cổ, khó nuốt, khó thở, khó nói… phù hợp để điều trị bằng phương pháp laser bướu cổ. Trường hợp của em là , là bệnh lý tự miễn, khi cơ thể tự tạo ra chất ảnh hưởng lên tuyến giáp. Thuốc uống chỉ ức chế quá trình tổng hợp hormone giáp, không đánh vào cơ chế tự miễn của cơ thể, do đó khi giảm liều thì tỉ lệ bệnh tái phát cao. Cho nên phẫu thuật hay xạ trị bằng iod đồng vị phóng xạ trước đây thường dùng khi thất bại với điều trị thuốc, bệnh nhân không thể uống thuốc do chống chỉ định hay tác dụng phụ, nhưng ngày nay có thể áp dụng phẫu thuật hay xạ trị sớm ngay từ ban đầu. Tuy nhiên, phẫu thuật cũng có những nguy cơ nhất định đi kèm, xuất huyết, phù thanh quản, suy tuyến cận giáp, tổn thương dây thần kinh quặt ngược…nên cần xem xét kỹ và thực hiện tại nơi có phẫu thuật viên có kinh nghiệm. Thân mến! ", " Chào chị Thu, là bệnh lý tự miễn, khi cơ thể tự tạo ra chất ảnh hưởng lên tuyến giáp. Thuốc uống chỉ ức chế quá trình tổng hợp hormone giáp, không đánh vào cơ chế tự miễn của cơ thể, do đó khi giảm liều hay ngưng thuốc thì tỉ lệ bệnh tái phát cao. Trường hợp bệnh tái phát lại giống chị rất thường gặp. Khi bệnh tái phát, chị có thể chọn lại biện pháp uống thuốc kéo dài tiếp tục, hoặc phẫu thuật hoặc đồng vị phóng xạ (uống iod 131). Điều trị phẫu thuật hay xạ trị bằng iod đồng vị phóng xạ là phương pháp được chọn lựa khi thất bại với điều trị bằng thuốc, thường đạt bình giáp sau lần đầu điều trị, tuy nhiên, 2 phương pháp này cũng có tỉ lệ tai biến riêng của nó. Do đó, có thể nói rằng thuốc kháng giáp tổng hợp, phẫu thuật và xạ trị không có giải pháp nào là tối ưu 100%, khả năng tái phát và tai biến tùy loại, tùy mỗi bệnh nhân. Việc chọn lựa dùng thuốc hay phẫu thuật tùy vào đánh giá của BS, và lựa chọn của bệnh nhân, điều này bạn có thể trao đổi với BS điều trị chính cho bạn. Nhưng để giảm thiểu các tai biến có thể xảy ra, bạn cũng sẽ cần phải uống thuốc để ổn định tuyến giáp thì mới phẫu thuật an toàn được, và quá trình này cần vài tháng chứ không ngày một ngày hai được nên bạn không cần phải vội. Thân mến!", "- nguồn internet Chào bạn Thanh Thảo, cũng giống một số bệnh ung thư khác, không di truyền mà chỉ có tính chất gia đình (nếu bố hay mẹ hoặc cả 2 bị ung thư thì con cái có khả năng mắc ung thư cao hơn những người có bố mẹ không bị ung thư, tất nhiên không chắc rằng con cái khi mắc ung thư cũng giống bệnh ung thư của bố mẹ), nghĩa là con của bạn chưa chắc đã bị ung thư tuyến giáp do di truyền từ chồng bạn. Ung thư tuyến giáp khi điều trị ổn vẫn sinh con được, còn nguyên nhân gây vô sinh thì có rất nhiều… Vợ chồng bạn vẫn có thể sinh con như bình thường. Chúc 2 bạn hạnh phúc.", "Chào em, Thông tin em cung cấp chỉ cho biết kích thước của nhân giáp trên siêu âm, không có mô tả đặc điểm của nhân giáp (như tăng sinh mạch máu hay không, dạng nang đồng nhất hay sao…), BS cũng chưa biết mẹ em có rối loạn chức năng tuyến giáp hay không, em có triệu chứng khó chịu gì với cái nhân này (ví dụ: đau) hay không… thì BS không thể trả lời câu hỏi của em là cần mổ hay chưa, có cần uống thuốc gì hay không được. Vì có nhiều loại nhân giáp không cần mổ chỉ uống thuốc, có loại cần phải sinh thiết, có loại cần phẫu thuật, có loại chỉ cần theo dõi không uống thuốc… Với bệnh lý này, gia đình nên theo dõi bệnh tại chuyên khoa Nội tiết hay chuyên khoa Ung bướu chuyên về bướu giáp hay chuyên khoa Ngoại lồng ngực - mạch máu (cũng có chuyên môn về bướu giáp), đều được. Thân mến.", "- nguồn internet Chào em, Hai em vẫn có thể có con như thường. Tuy nhiên, bạn gái em nên điều trị thật ổn, bởi vì sau điều trị I 131 một năm mới được có thai và khi mang thai thì không sử dụng I 131. Trong suốt thai kỳ, bạn gái em cần khám chuyên khoa Nội tiết hay ung bướu (song song với khám thai) để BS theo dõi sát. Ăn uống cũng giống như các thai phụ khác, tức phải bảo đảm dinh dưỡng cho thai nhi phát triển tốt. Em có thể tham khảo thêm thông tin trên . Chúc 2 em hạnh phúc.", "Chào em Nguyên, Để biết em có buồng trứng đa nang không, em phải có ít nhất 2 trong 3\r\ntiêu chuẩn sau: - Rối loạn kinh nguyệt (vô kinh hoặc kinh thưa) - Cường androgen: rậm lông, mụn trứng cá, rụng tóc và testosterone huyết thanh\r\ntăng - Buồng trứng có nhiều nang nhỏ (từ 6 - 10 nang < 10mm) Phải có đủ tiêu chuẩn mới xác định buồng trứng đa nang em nhé! Còn thuốc BS cho em dùng với mục đích là làm cho tử cung\r\ntăng co bóp để tống hết dịch trong tử cung ra ngoài để cầm máu, chứ không phải\r\nlà mục đích chấm dứt thai kỳ (vì em đâu có thai mà chấm dứt) nên em có thể yên\r\ntâm.", "Chào\r\nem, Tamidan\r\n(levothyroxine) là một hormone tuyến giáp được sử dụng trong trường hợp này với\r\nmục đích làm giảm kích thước nhân giáp. Trường hợp của bạn sau khi uống thuốc\r\nchức năng tuyến giáp lại chuyển sang xu hướng cường giáp, bạn có thể ngưng\r\nthuốc và theo dõi thêm. Bạn có thể yên tâm bạn nhé vì nếu không dùng thuốc cũng tăng kích thước rất chậm. Nếu nhân giáp tăng kích thước quá nhanh bạn\r\nnên tái khám để kiểm tra.", " Chào em, Isotretinoin là thuốc có thể gây ra dị tật cho trẻ nếu bà mẹ sử dụng trong quá trình mang thai, do đó tại nhiều nước, thuốc này đã bị cấm lưu hành tự do. Bệnh nhân sử dụng thuốc buộc phải được thử thai trước và trong suốt quá trình điều trị, áp dụng biện pháp ngừa thai bắt buộc. Theo khuyến cáo chính thức, thời gian có thể bắt đầu mang thai trở lại là ít nhất 1 tháng sau khi ngưng thuốc, nhưng để an toàn, nhiều bác sĩ khuyên bệnh nhân nên ngừa thai thêm từ 3-6 tháng sau đó. Ở thời điểm hiện tại, em có thể “thả” để có em bé vì được xem như thời kỳ an toàn rồi em nhé! Thân mến. Bạn tham khảo thêm: >> >>", "Chào em, Em còn quá trẻ và chưa muốn có con để xây dựng sự nghiệp là điều rất đáng ủng hộ. Thuốc ngừa thai dùng hàng ngày, hiện nay ít tác dụng phụ và tương đối an toàn, tuy nhiên có một số chống chỉ định như bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư… cần xem kỹ trước khi dùng thuốc. Tốt nhất là em tham khảo ý kiến bác sĩ về loại thuốc và liều lượng nào phù hợp với em nhất. Chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định thuốc có thể gây vô sinh nên em đừng lo lắng quá nha. Ngoài ra, còn có các biện pháp ngừa thai khác cũng an toàn và hiệu quả: bao cao su, cấy que tránh thai vào bắp tay… em có thể chọn lựa. Khi đang dùng thuốc tránh thai, muốn có thai lại, em chỉ cần ngưng uống thuốc từ 3-6 tháng là đủ. Chúc vợ chồng em luôn khỏe mạnh và hạnh phúc! BS Châu Thị Kiều Oanh - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt, từ ngày 15/6/2011, danh sách BS tư vấn Khám bệnh Online của AloBacsi có thêm hai chuyên gia tâm huyết. Đó là GS - BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng - Nguyên giám đốc BV Từ Dũ sẽ \"gỡ rối\" cho chị em về bệnh phụ khoa. Và, TS.BS Lê Tuyết Hoa - 20 năm công tác tại BV Chợ Rẫy - chuyên ngành Đái tháo đường - Nội tiết sẽ giải đáp mọi thắc mắc về Nội Tiết - Tiểu đường. giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: . Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn. ", "Chào em Phương, Phình giáp đa hạt (hay bướu cổ đa nhân) là một thể bệnh tuyến giáp cũng thường gặp. Việc điều trị dựa vào sự thay đổi hình thái hoặc chức năng tuyến giáp: - Bướu lớn ra có thể gây chèn ép vùng cổ - Bướu có một nhân bất thường nghi ngờ ung thư hoặc có bằng chứng ung thư (thường qua xét nghiệm FNA tuyến giáp) - Bướu hoạt động gọi là bướu giáp đa nhân cường giáp hóa. Việc chỉ định mổ cần cân nhắc tình trạng bướu, bạn có thể đến các bệnh viện có khoa Ngoại lồng ngực để các bác sĩ khám và xem xét. Thân ái." ]
Chào BS, Con gái em được gần 13 tháng. Gần đây 1 bên ngực trái của bé sưng hơn. Em sờ nắn không thấy bé khóc, đi khám BS chẩn đoán viêm tuyến vú, cho uống kháng sinh, giảm đau, kháng viêm 1 tuần không bớt. Trước đó bé có đi tiêm ngừa Viêm não Nhật Bản B, hôm sau thấy sưng lên, màu da chỗ sưng thấy không thay đổi gì. Trong thời gian uống thuốc bé có bị sốt 40 độ 2 ngày, hiện tại bé ăn ngủ bình thường. Trước khi sưng vú bé có bị vết trầy, em có thoa thuốc Silkron cho bé. Em tính cho bé đi siêu âm. Em lo quá. Xin hỏi BS con em bị bệnh gì? Em cám ơn.
[ "Chào em, Bây giờ, em nên ngưng cho bé dùng thuốc và thoa loại thuốc trên, vì thuốc thoa đó lâu dài sẽ không tốt cho bé và có nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Tốt nhất, em nên đưa bé đi khám và siêu âm để tìm hiểu rõ nguyên nhân. Thân mến." ]
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị viêm tuyến vú Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm tuyến vú Để chẩn đoán bệnh viêm vú các bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng bạn gặp phải, tiến hành thăm khám vú. Trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ không cần thêm xét nghiệm để chẩn đoán viêm tuyến vú. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp phức tạp một số cận lâm sàng sau có thể cần thực hiện: Nuôi cấy sữa mẹ: Bác sĩ sẽ lấy mẫu sữa của mẹ để xác định loại vi khuẩn gây bệnh từ đo chọn loại kháng sinh tốt nhất để điều trị. Cận lâm sàng này có thể được thực hiện nếu nhiễm trùng nặng, xảy ra trong bệnh viện hoặc không đáp ứng với kháng sinh trước đó. Siêu âm vú: Cận lâm sàng hình ảnh không xâm lấn này cho phép bác sĩ hình dung yếu tố gây tắc nghẽn bên trong vú và liệu đó có phải là áp xe vú hay không. Bạn có thể cần siêu âm vú nếu bệnh viêm vú có liên quan đến việc cho con bú bằng sữa mẹ và tình trạng bệnh không thuyên giảm sau khi điều trị 48 đến 72 giờ. Nuôi cấy máu : Cận lâm sàng này sẽ được thực hiện nếu vết đỏ ở ngực tiếp tục lan rộng hoặc các dấu hiệu sinh tồn (huyết áp, nhịp thở, tần số tim, SpO2, nhiệt độ) bạn trở nên không ổn định gợi ý tình trạng nhiễm trùng huyết. Phương pháp điều trị viêm tuyến vú Thuốc Nếu các triệu chứng không nghiêm trọng hoặc kéo dài và không có dấu hiệu nhiễm trùng toàn thân (kết quả cấy âm tính) thì bệnh nhân không cần điều trị thêm. Nếu các triệu chứng nghiêm trọng và kéo dài việc điều trị là cần thiết. Điều trị viêm vú thường bao gồm thuốc kháng sinh và các thuốc kháng viêm, giảm đau để giảm bớt các triệu chứng. Nếu các triệu chứng nặng, kéo dài hoặc có dấu hiệu bệnh toàn thân, bệnh nhân nên được điều trị bằng kháng sinh tùy theo kết quả nuôi cấy và độ nhạy cảm với kháng sinh. Trong một số trường hợp bệnh nhân cũng có thể cần điều trị bằng thuốc chống nấm (mẹ và trẻ sơ sinh) đối với bệnh nấm candida ở núm vú. Tetracycline , ciprofloxacin và cloramphenicol là những thuốc kháng sinh không thích hợp để điều trị nhiễm trùng vú khi cho con bú vì những thuốc này có thể xâm nhập vào sữa mẹ và gây hại cho em bé. Các bác sĩ thường sẽ đề nghị điều trị bằng kháng sinh như dicloxacillin, erythromycin hoặc clindamycin. Để điều trị hiệu quả bạn hãy đảm bảo uống hết thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ để giảm nguy cơ bị viêm vú tái phát. Đôi khi thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS) hoặc thuốc giảm đau cũng được khuyên dùng để giảm triệu chứng sưng đau. Dẫn lưu Nếu bạn bị áp xe vú do nhiễm trùng vú nặng người mắc bệnh có thể cần phải rạch và dẫn lưu dịch ra khỏi vú. Tiếp tục cho con bú Viêm vú khi cho con bú có thể là việc khó khăn và gây đau đớn cho mẹ nhưng tiếp tục cho con bú là cần thiết để duy trì sức khỏe của bạn và con bạn. Đặc biệt bạn nên đến khám bác sĩ để được điều trị và hướng dẫn chăm sóc bé và bản thân tốt hơn. Các biện pháp khác Trong quá trình sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau để giúp giảm bớt sự khó chịu do viêm vú khi cho con bú bạn có thể thực hiện các biện pháp sau: Chườm lạnh lên ngực sau khi cho con bú, không nên chườm lạnh trước khi bú vì độ lạnh có thể làm chậm quá trình sản xuất sữa. Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Mặc áo ngực phù hợp tránh áp lực lên ngực. Nếu được điều trị thích hợp bệnh viêm tuyến vú thường bắt đầu khỏi sau vài ngày. Chườm lạnh giúp giảm triệu chứng viêm ở vú", "Chào bạn Thanh Huyền, Bạn có triệu chứng đau tuyến vú, đã đi khám và chụp X-quang tuyến vú, nhưng không có tổn thương khu trú thì nhiều khả năng đau này là do thay đổi sợi bọc tuyến vú. Đây chỉ là một thay đổi về mặt cấu trúc chứ không phải một bệnh lý, biểu hiện này có thể gặp ở đa số các chị em phụ nữ, nhất là sau 40 tuổi. Thay đổi sợi bọc có thể gây ra chứng đau vú nhưng thường là lành tính. Tuy nhiên, để có chẩn đoán xác định, bạn cần phải chụp nhũ ảnh, hoặc nhiều khi phải sinh thiết để loại trừ ung thư tuyến vú có thể đi kèm và siêu âm theo dõi. Hiện tại, nách trái của bạn bị sưng đau, nhưng có nóng đỏ không, có tụ mủ gì không…? Tốt nhất, bạn nên đi khám và siêu âm vùng nách trái, để loại trừ viêm hạch nách, nhọt hoặc khối áp xe vùng nách trái. Thân mến!", "Chào em, Theo em trình bày thì nhiều khả năng bé bị . Điều trị chủ yếu\r\nlà dùng kháng sinh nhưng vì bé còn quá nhỏ và BS không trực tiếp nhìn thấy sang\r\nthương, không đánh giá được mức độ viêm nhiễm… nên BS không thể tư vấn cho em cách\r\nđiều trị. Do đó, để có chẩn đoán chính xác và điều trị đúng bệnh, em nên đưa bé đi\r\nkhám da liễu em nhé! AloBacsi chúc bé sớm khỏi bệnh. Thân mến!", " Chào em Huyền, Theo mô tả của em thì em đã đến BV nhiều lần và BS không tìm ra nguyên nhân bệnh thì có thể con em bị dị ứng thời tiết, hoặc . Nếu em cho bé uống thuốc xổ giun đầy đủ mà tình trạng vẫn tiếp diễn thì nghĩ đến nguyên nhân bé bị kích ứng thời tiết. Với nguyên nhân này thì điều trị triệu chứng khi bệnh tái diễn. Em nên cho bé ăn đầy đủ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng, bé sẽ hạn chế bệnh. Thân mến!", " Chào em, BS tư vấn không thể giúp em trong trường hợp này, vì đây là một bệnh lý cần được theo dõi, đánh giá bệnh diễn tiến trong suốt thời gian điều trị, từ lúc phát bệnh cho đến thời điểm hiện tại,…mới có thể đưa ra hướng điều trị thích hợp. Và đây cũng là một cần được điều trị lâu dài, tùy theo diễn tiến bệnh lý, sức khỏe và đáp ứng thuốc của bệnh nhân,… BS sẽ cân nhắc và chọn thuốc cho phù hợp ở từng thời điểm. Em nên cho bé khám và điều trị lâu dài ở BV Nhi Đồng, em cũng có thể trao đổi với BS điều trị để hiểu hơn về căn bệnh này cũng như hướng điều trị nào là tốt nhất cho bé. Thân mến! Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", " Chào em, Nếu em sốt ruột quá và lo cho bé quá,… thì em nên nhanh chóng đưa bé đến BV Nhi đồng khám và điều trị sớm. Vì theo em trình bày, tôi thấy cần loại trừ bé bị , nên việc em cho bé uống men vi sinh cũng không thể chữa trị dứt điểm được bệnh này. Thân mến.", " Chào em, Với các thắc mắc của em tôi xin được giải đáp như sau: 1. Khi tiêm ngừa bé không cần ngưng thuốc. 2. Em không nên tự ý mua thuốc cho bé uống sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé. Em nên đưa bé đến BV để BS chuyên khoa Nhi khám và điều trị. 3. Em bị nổi mẩn ngứa thì nên đến BV để BS chuyên khoa Da liễu khám và điều trị cho em. Em nhớ báo cho BS biết là đang cho con bú để BS kê toa không ảnh hưởng đến sữa cho bé bú em nhé! Chúc gia đình nhỏ của em sức khỏe! Trân trọng!", "Chào em, Nếu bé của em chỉ mới tiêm mũi sởi lúc 9 tháng tuổi mà chưa\r\ntiêm mũi tổng hợp (sởi, quai bị, rubella) lúc 12 tháng tuổi thì bé vẫn có nguy\r\ncơ mắc . Còn bệnh hiện tại của bé BS không thể xác định chắc chắn bé\r\ncó mắc hay không vì em trình bày không rõ ràng. Do đó, để BS có hướng\r\nchẩn đoán em cần cung cấp thêm những thông tin sau: Bé bệnh mấy ngày rồi, đầu\r\ntiên bé có biểu hiện nào trước (sốt, chảy mũi hay phát ban), bé sốt được mấy\r\nngày, mỗi ngày sốt bao nhiêu lần, bé phát ban khi nào (trước, trong hoặc khi\r\nsau bé sốt mấy ngày), sau khi phát ban bé còn sốt nữa không,… gần đây bé có\r\ntiếp xúc với bệnh nhân mắc bệnh sởi không,…? Câu hỏi : Chào bác sĩ, Bé nhà tôi 6.5 tháng\r\ntuổi bị sốt 3 ngày cao nhất là 39.3 độ. Tôi chườm và hạ sốt cho bé bằng Efferalgan\r\n80mg. Sau cháu hết sốt, cháu mọc được 1 răng cửa hàm dưới. Sau khi hết sốt trên\r\nmặt, cổ, lưng cháu mọc nhiều mụn li ti mẩn đỏ và sần, ngứa ngáy. Cháu ăn ngủ bình\r\nthường. Mắt không đỏ, không ho, chảy nước mũi. Cho tôi hỏi tình trạng của con\r\ntôi có nguy hiểm không? Con tôi bị sao? Tôi muốn đưa con đi khám nhưng sợ không\r\nphải sỏi mà tới viện sẽ bị lây nhiễm chéo. Cảm ơn BS! (Thuy Tran – ) BS-CK1 Nguyễn Thị Thu\r\nThảo: Chào bạn, Theo ghi nhận của bạn cho thấy bé sốt cao và sốt nhiều ngày.\r\nSau đó, người nổi nhiều mẩn đỏ ở mặt, cổ, lưng và kèm theo ngứa ngáy, với các\r\ntriệu chứng này thì có thể là bé đang bị sốt phát ban hoặc do không điển hình,… Tốt nhất, bạn nên đưa bé đi khám để BS xác định nguyên nhân\r\nvà dùng thuốc cho thích hợp với lứa tuổi của bé (6,5 tháng). Còn hiện tại bé có\r\nnguy hiểm không thì BS không thể tiên lượng được (vì không trực tiếp khám cho\r\nbé). Chúc bé sớm bình phục. Thân mến, Câu hỏi : BS ơi, cho em hỏi, em\r\nbị sởi, tính từ lúc phát ban đến hôm nay là ngày thứ 6. Em không sốt, không ho,\r\nkhông sổ mũi. Hôm nay thì ban đã lặn chỉ còn ở hai cánh tay. Vậy em còn lây cho\r\nngười khác không ạ? Vì em có con nhỏ được gần 5 tháng, hiện giờ đã cách li với\r\nbé. (Huyen – thuytinh…@yahoo.com) BS-CK1 Nguyễn Thị Thu\r\nThảo: Chào em Huyen, Theo em trình bày thì BS không nghĩ em đang mắc bệnh sởi, vì\r\nem “không có biểu hiện viêm lông đường hô hấp và trình tự ban lặn cũng không\r\ngiống như ”. Trong trường hợp này có thể em bị do nhiễm siêu vi\r\nnhưng không phải do , thời gian cách ly khoảng 7 ngày em nhé. Câu hỏi : Em chào bác sĩ ạ! Con trai em gần ba\r\ntuổi, mũi thứ 2 cách đây 2 tuần (2 mũi đều\r\nlà mũi tổng hợp 3 trong 1). Cách đây năm sáu hôm, con em có biểu hiện nổi nhiều\r\nnốt ở ngực nhưng vì trời nóng nên em nghĩ đó là rôm sảy bình thường. Bắt đầu từ\r\nchiều tối hôm qua khi cháu đi học về thì em thấy các nốt mẩn như sởi mọc kín khắp người cả tay và chân, lòng bàn tay, vành tai,\r\nvành môi đều có. Vậy cho em hỏi đấy có phải bệnh sởi không ạ? Cháu không có triệu\r\nchứng ho hay sốt trước đó. Cháu vẫn ăn chơi bình thường chỉ có điều tối qua khi\r\nngủ vì các nốt ban đó mà cháu ngứa ngáy khó ngủ, cháu cứ gãi khắp người. Nếu đấy\r\nchính xác là bệnh sởi thì em chỉ cần chăm sóc cháu bình\r\nthường ở nhà có được không ạ? Em cảm ơn BS nhiều! (Nguyễn Dũng – ) BS-CK1 Nguyễn Thị Thu\r\nThảo: Em Dũng thân mến, Theo em mô tả trình tự phát ban thì có thể bé của em đang bị\r\nphát ban nhưng do nhiễm một siêu vi khác chứ không phải phát ban do . Nếu hiện tại bé vẫn ăn chơi bình thường thì em không phải lo\r\nlắng, cho bé nghỉ học và chăm sóc tại nhà, vẫn cho bé ăn uống, tắm rửa bình\r\nthường, nếu bé ngứa ngáy khó chịu thì em có thể cho bé dùng sirô Phenergan. Câu hỏi : BS ơi, Ngày 1/6, em đưa con\r\nđi uống Vitamin A tại phường, 5 ngày sau thì bị sốt nhẹ, khoảng 38 độ, cháu ăn\r\nít hơn, và hơi mệt, đến tối thì khỏe hơn và lại nghịch bình thường. Sang ngày\r\nthứ 6 thì cháu hết sốt nhưng lại nổi mẩn khắp người những nốt như kiến đốt, chỉ\r\nnhiều ở bụng và lưng, còn cánh tay và chân thì chỉ lưa thưa thôi ạ, em không\r\ndám tắm cho bé, chỉ lau người, và kiêng gió nữa vì sợ bé lên sởi. Hôm nay là ngày thứ 3\r\nthì những nốt kia không đỏ nữa mà trắng và lặn dần. Cháu vẫn ăn uống và chơi\r\nbình thường. Vậy em xin hỏi BS những nốt đó có vấn đề gì không ạ? Hiện vẫn đang\r\ndịch sởi nên em không cho cháu đi khám ở viện. (Huyền Thương - huyenthuong…@ ) BS-CK1 Nguyễn Thị Thu\r\nThảo: Chào em Huyền Thương, Theo em trình bày “trình tự sốt, phát ban và sức khỏe của bé\r\nhiện tại” thì BS có thể “loại trừ ngay trường hợp này không phải do ”, có\r\nthể là bé của em bị sốt phát ban do nhiễm siêu vi. Nếu hiện tại bé không sốt, ăn uống, ngủ nghỉ và nghịch chơi bình\r\nthường như em trình bày thì không đáng ngại em nhé. Ngoài ra, em nên chú ý cho\r\nbé ăn uống bình thường và không cần kiêng gió – nước. Thân,", "Chào em Thanh, Bệnh viêm não có\r\nrất nhiều loại em à. Gồm có viêm não do Hib, viêm màng não do não mô cầu, viêm\r\nnão Nhật Bản, viêm não sau bệnh quai bị… Còn về nguyên nhân gây bệnh thì có thể\r\nlà do nhiễm vi trùng hay do siêu vi. Do đó, nếu em chỉ tiêm vacxin phòng ngừa cho bé là viêm não do Hib, thì bé vẫn\r\ncó khả năng mắc các bệnh viêm não – màng mão khác, và một khi đã tiêm phòng\r\nrồi, em cũng cần cho bé tiêm nhắc lại theo lịch hẹn để củng cố thêm kháng thể,\r\nmới có khả năng phòng bệnh tốt em nhé! * Bé của em bị\r\nviêm màng não siêu vi trùng lần 2. Lần trước bác sĩ cho bé tiêm thuốc 7 ngày\r\nrồi xuất viện. Lần này bé có triệu chứng cũng giống y kỳ rồi là sốt, nhức\r\nđầu, ói, kết quả xét nghiệm là viêm màng não siêu vi trùng. Bác sĩ chỉ cho bé uống thuốc hạ sốt. Khoảng 2 ngày, bé\r\nhết sốt, không còn triệu chứng như trên nữa. Bác sĩ cho xuất viện, không tiêm thuốc gì hết. Xin AloBacsi trả lời giúp em nếu không tiêm gì\r\nhết thì bé có hết hẳn? Khả năng tái\r\nphát lại là bao nhiêu %? Có cách nào phòng ngừa bệnh tái phát cho bé ? Bé\r\nđã tiêm vacsin Hib rồi, vậy bây giờ em có thể tiêm Vacsin Hib lại ? Cám ơn bác sĩ\r\nnhiều! BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo: AloBacsi không rõ bé của em có được chẩn đoán xác định là viêm\r\nmàng não do siêu vi không, bằng chứng xác định là phải có xét nghiệm dịch não\r\ntủy. Nếu được chẩn đoán xác định là viêm màng não do siêu vi thì không\r\ncó thuốc điều trị đặc hiệu em à, chủ yếu là theo dõi và điều trị triệu chứng, hầu\r\nhết bệnh nhân sẽ khỏi hoàn toàn trong 2 tuần và không tái phát lại do siêu vi\r\nđó, không để lại di chứng. Hiện tại, nếu bé hoàn toàn khỏe mạnh, em nên đưa bé đến cơ\r\nsở y tế có tiêm ngừa và cầm theo sổ theo dõi tiêm ngừa của bé sẽ được hướng dẫn\r\ncụ thể. Thân mến!", " Chào em, Nếu như bé vẫn bú tốt, không quấy khóc và lên cân đều thì trước mắt em cần loại trừ bé bị . Bây giờ, em nên tránh cho bé dùng các loại dầu, phấn thơm,…và cần hạn chế cho bé nằm máy lạnh. Nếu như triệu chứng trên không cải thiện thì em nên đưa bé đến BV Nhi Đồng khám và điều trị. Trân trọng! ", "Em Nhã uyên thân mến, Trường hợp này BS không thể đưa\r\nra chẩn đoán chính xác và tư vấn cho em cách điều trị vì những lý do sau : - BS không trực tiếp khám cho bé. - Thông tin em trình bày còn quá ít (bé có khám và điều trị gì chưa, đã dùng\r\nthuốc gì, thời gian dùng, bé có tiền căn bệnh lý gì trước đây không, bé sinh\r\nthường hay mổ, có tiêm ngừa đầy đủ chưa, có sốt nhẹ về chiều hay có sụt cân gì\r\nkhông..). - Bệnh của bé kéo dài 1 tháng. - Chưa có xét nghiệm cần thiết để hổ trợ cho chẩn đoán. Do đó, để biết chính xác nguyên nhân gây bệnh và có chẩn đoán loại trừ, BS phải\r\nkhám trực tiếp cho bé và cần đến những xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm máu,\r\nX. Quang phổi, siêu âm bụng... Theo em nên đưa bé đến BV Nhi Đồng khám tổng quát, để tìm rõ nguyên\r\nnhân và sớm được điều trị.", "Em thân mến, Theo tôi, có thể em bị . Em đi siêu âm \r\nvú nếu kết quả là phì đại tuyến vú thì có thể phẫu thuật. Em có thể đến \r\nkhám tại BV Bình Dân em nhé. Chúc em mau khỏe,", "Chào em, Thay đổi sợi bọc tuyến vú là một dạng thay đổi cấu trúc mô học của tuyến vú, chứ không phải bệnh lý. Đây là một dạng thay đổi lành tính của tuyến vú, có thể gặp đa số chị em phụ nữ, nhất là sau 40 tuổi. Thay đổi sợi bọc có thể gây ra chứng đau vú như trường hợp của em, nhưng hoàn toàn lành tính. Vì vậy, em không nên lo lắng, nếu không đau nhức thì điều trị chủ yếu là theo dõi mỗi 6 tháng một lần, không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, BS cũng cần chẩn đoán phân biệt thay đổi sợi bọc tuyến vú với các bệnh lý khác có thể đi kèm, bằng các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh: siêu âm, chụp nhũ ảnh và khi cần thiết có thể sinh thiết để có chẩn đoán chính xác. Trường hợp của em thay đổi sợi bọc là quá sớm so với tuổi thường gặp, nhưng do em có đau tuyến vú nên BS dùng thuốc nội tiết cho em, nhờ có thuốc nội tiết này mà em giảm triệu chứng đau. Tuy nhiên, khi dùng thuốc này sẽ có tác dụng phụ là rối loạn kinh nguyệt trong 1 – 2 tháng đầu, nên kinh nguyệt của em thay đổi có thể là do nguyên nhân này. Em nên tái khám trở lại và thông báo cho BS biết về rối loạn kinh nguyệt, BS sẽ giúp em điều hòa lại chu kỳ kinh nguyệt. Thân ái!", "Chào em, BS không biết vùng tiêm có áp xe không, nhưng nếu có hiện tượng sưng nóng - đỏ đau như em trình bày là không được bình thường. Biểu hiện này đúng là cần loại trừ áp xe hoặc nhẹ hơn có thể là do ảnh hưởng bởi thuốc chưa tan (lắc thuốc chưa kỹ trước khi tiêm). Tốt nhất, em nên đưa bé đến cơ sở y tế tiêm ngừa để BS xem lại. Thân mến.", " Chào em, Bé vẫn cần được tiêm ngừa, nhất là những vacxin phòng bệnh về não như viêm màng não mủ, viêm não Nhật Bản,… nhưng bệnh phải trong giai đoạn ổn định. Trường hợp của bé, BS không có chỉ định tiêm ngừa là vì bệnh của bé chưa được khống chế. Vì vậy, em cần cho bé tiếp tục điều trị theo hướng dẫn của BS, khi bệnh ổn BS sẽ có chỉ định và tư vấn thích hợp cho bé. Thân mến!" ]
Thân chào bác sĩ! Do tâm lý bất an trong mùa dịch, nên em có đi mua thực phẩm khô về tích trữ. Việc ăn nhiều những thực phẩm như mì gói, dưa muối, hoa quả sấy khô… có đảm bảo dinh dưỡng để chống lại bệnh dịch không ạ? Và cần bổ sung chất gì, thưa bác sĩ? Em cảm ơn.
[ "Hoa quả sấy khô Chào bạn, Việc tích trữ quá nhiều thực phẩm không có lợi. Chúng ta phải tính toán cho phù hợp với nhu cầu của gia đình và tin tưởng vào Chính phủ. Rõ ràng, Chính phủ cũng như lãnh đạo các tỉnh thành đều đã khẳng định, thực phẩm ở Việt Nam không thiếu, có thể sử dụng nhiều năm vẫn còn. Vậy tại sao chúng ta phải tích trữ lương thực quá nhiều trong thời điểm này? Việc mua nhiều mì gói, rau củ, trái cây sấy khô là không cần thiết. Vì trong trường hợp mua quá nhiều loại thực phẩm cũng có nhiều điểm bất lợi. Chẳng hạn như mì gói mua nhiều - còn nhiều nên thấy tiếc, tiếc thì lại ăn nhiều và điều đó dẫn đến việc cơ thể mất cân bằng dinh dưỡng; Đồng thời gây hại cho cơ thể vì mì gói có nhiều muối, làm giảm hoạt động của tế bào miễn dịch. Ngoài ra, nếu bạn dùng các loại trái cây sấy khô đã được ngâm, tẩm đường so với trái cây tươi thì những sản phẩm này không tốt bằng. Do đó, tốt nhất nên sử dụng các loại trái cây tươi sẽ tốt hơn, bạn nhé. Thân mến. (Trích từ Livestream )" ]
[ " Chào chị Bình, Dùng mì ăn liền cho trẻ điểm tâm không có gì bất lợi cho sức khỏe nếu đừng quên \"đa dạng hóa” khẩu phần với nước trái cây, sữa chua. Thêm được thịt cá, rau quả vào phần mì càng hay. Trẻ con khác với người lớn ở chỗ thành thật, thương nói thương, ghét nói ghét. Ngày nào trẻ còn ăn ngon, thường món ăn đang đáp ứng đúng nhu cầu tăng trường của trẻ. Đừng ép trẻ ăn theo định kiến của người lớn, đứng bắt trẻ phải ăn món người lớn nuốt không vô. Thân mến! Trích trong: BS Lương Lê Hoàng ", "Canxi rất quan trọng với sức khỏe, chiếm phần lớn trong xương và răng Thật ra người có \"bụng yếu\" dễ rối loạn tiêu hóa thì ăn hay uống món gì lạ cũng đều có thể bị nhạy cảm hết, không riêng gì với omega 3 và canxi. Đối với canxi, nếu em cảm thấy mình thiếu thì em phải đi xn cái đã, xem có thực sự thiếu không, thiếu nhiều không, hiện có sỏi thận gì không thì mới chọn loại liều canxi phù hợp, an toàn được. Nếu muốn uống thêm omega 3 và canxi, thì cách duy nhất để biết loại sản phẩm nào hợp với mình, em chỉ có cách là thử thôi, thử với từng loại riêng lẻ trước, uống vô mà thấy ổn thì uống tiếp, không ổn thì lựa chế phẩm khác (liều lượng, thành phần...). Nhìn chung, em nên khám ở chuyên khoa nội tiết tổng hợp trước xem có thiếu chất gì hay không đã nha.", "Chào em Hoàn, Một bé hay bệnh vặt nên xem lại sinh hoạt ban ngày nơi bé chơi và đi học, xem có khói bụi không, uống đủ nước, ngủ đủ giấc chưa… Có vài loại cũng góp phần tăng sức đề kháng cũng như vài loại vitamin nhưng cần tham khảo ‎ý kiến của BS nhi khoa. Thân mến! BS Trương Hữu Khanh Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh - BV Nhi đồng 1", " Chào bạn, Vì thường ăn mì gói nên tôi mới “thương mì thương cả đường đi”. Ăn mì gói đúng cách bao gồm nước thật sôi, thời gian trụng mì đừng quá lâu, chêm thịt cá rau cải gọi là “ăn độn” và quan trọng chính là bối cảnh ăn mì. Ăn mì gói hại nhất cho sức khỏe là khi phải đồng hành gương mặt “thấy ghét” của người cùng bàn, khi phải nghe câu chuyện “trái tai” trên bàn ăn. Giận căm gan, tức cành hông thì uống nước lã cũng có hại! Thân mến! Trích trong: BS Lương Lê Hoàng ", "Hình minh họa Chào em, Nếu triệu chứng rối loạn lo âu quá rõ thì em khám và điều trị tâm lý luôn, đồng thời cung cấp toa thuốc dạ dày để BS biết em đang dùng những thuốc gì. Trường hợp cần thiết các BS tâm lý - thần kinh sẽ hội chẩn với BS tiêu hóa, nên em không cần đi khám nhiều nơi cùng lúc. Nếu ngại di chuyển trong mùa dịch thì em có thể đăng ký khám online.", " Chào em, Với những gì em trình bày qua thư và với những biểu hiện trên của bé cho thấy chưa đủ cơ sở để khẳng định bé bị . Nhưng em cần đưa bé đi khám chuyên khoa dinh dưỡng để BS đánh giá và kịp thời bổ sung thuốc và các vi chất dinh dưỡng cần thiết để giúp bé ăn ngon. Còn thuốc em đề cập đến, em nên trao đổi với BS khám bệnh cho bé, BS sẽ có lời khuyên thích hợp cho em. Thân mến! ", "- nguồn internet Chào em, Sau em cần ăn uống nhiều hơn\r\nbình thường, không cần phải kiêng cữ nhiều, nên ăn những thức ăn dễ tiêu để cơ\r\nthể dễ hấp thu, mục đích là để sức khỏe mau hồi phục để em có thể hóa trị em\r\nnhé.", " Chào bạn Thoại, Trước hết, chuyện trẻ khoái khẩu khi dùng như món ăn kèm, thậm chí như “gia vị” của bữa ăn, cho thấy trẻ đang thiếu muối ăn. Phụ huynh nên nêm nếm món ăn cho ngon, cho đậm đà, đừng nên nếm theo lời khuyên lý thuyết và món ăn quái dị của “chuyên gia dinh dưỡng” chưa hề nuôi con ngày nào. Với khẩu phần mì tôm vừa phải trẻ không thể khó tiêu. Khéo hơn nữa, an tâm hơn nữa, nếu phụ huynh đừng quên khẩu phần với mì ăn liền càng đa dạng càng tốt, càng biến chế càng hay, lúc thì mì nấu, khi thì mì xào, bữa lại mì khô. Thêm vào đó, kèm chút rau cải, thêm trái cây tráng miệng, thêm sữa chua có men vi sinh thì bữa ăn với mì ăn liền chắc chắn đúng nghĩa ngon lành, vừa ngon, vừa lành bạn nhé! Thân mến! Trích trong: BS Lương Lê Hoàng ", "Làm sạch thực phẩm trước khi bảo quản trong tủ lạnh Chào bạn, Nếu chúng ta muốn mua thực phẩm để sử dụng trong một tuần thì cần lưu ý: - Nên mua thực phẩm theo nhóm, chuyển đổi các thực phẩm trong cùng nhóm với nhau để bữa ăn luôn luôn đa dạng, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Một ngày cần đủ 8 nhóm thực phẩm: gạo và các loại ngũ cốc, thịt gia súc, thịt gia cầm, cá và các loại thủy hải sản, rau, trái cây, sữa và sản phẩm từ sữa, dầu và các loại hạt có dầu. Với 8 nhóm thực phẩm này thì chúng ta đã có thể chuyển đổi. Ví dụ ngoài gạo chúng ta có thể mua thêm nuôi, mì, bún khô. Nhóm thịt gia súc thì mua thịt heo, thịt bò ở các bộ phận khác nhau. Thịt gia cầm có thịt gà, thịt vịt. Cá và các loại thủy hải sản rất phong phú để lựa chọn, tùy theo nhu cầu, thói quen ăn uống thì có thể chọn cá điêu hồng, cá basa, cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích, mựa, tôm, tép, cua… Rau xanh thì cũng có vô số các loại khác nhau có thể cung cấp chất dinh dưỡng như rau dền, rau đay, rau muống, mồng tơi, rau chân vịt, cải thìa, bắp cải, bông cải, các loại ớt Đà Lạt... Đối với sữa và các sản phẩm từ sữa, ngoài sữa công thức và các loại sữa theo lứa tuổi thì có thể bổ sung thêm sữa chua, vì trong này có nhiều Probiotics hỗ trợ cho việc hoạt động của hệ thống miễn dịch tốt hơn. Probiotics có vai trò làm lành các tổn thương ở đường tiêu hóa, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, vì vậy nó sẽ ức chế việc vi khuẩn gây hại cho cơ thể xuyên qua màng tế bào niêm mạc đường ruột. Dầu ăn và các loại hạt có dầu thì cũng rất dễ chọn lựa. - Chúng ta nên căn cứ theo nhu cầu hàng ngày của gia đình, sau đó nhân lên trong 7 ngày, tránh mua quá nhiều. Ví dụ một người trưởng thành mỗi ngày cần ăn 250g gạo, 400g, 100-200g trái cây, dựa trên các con số này có thể áng chừng số lượng cần mua. - Chúng ta có thể ưu tiên những sản phẩm đã được sơ chế, cấp đông, vì cấp đông công nghiệp thì luôn đảm bảo yếu tố bảo quản rất lâu. Và chỉ nên mua những đơn vị nhỏ nếu gia đình ít người để vừa đủ ăn, tránh việc tái cấp đông vừa không tốt cho sức khỏe, lại sụt giảm hàm lượng dinh dưỡng, đồng thời tăng nguy cơ nhiễm chéo vi khuẩn từ môi trường cũng như ngay cả trong tủ lạnh khi chứa quá nhiều thực phẩm. Với dạng thực phẩm này, khi bảo quản trong ngăn đông tủ lạnh thì nhớ để nguyên bao bì. - Khi mua nhiều thực phẩm thì nên để riêng đồ sống, đồ chín, không để lẫn lộn. Các loại rau tươi thì nên sơ chế, không nhúng nước, sau đó đưa vào bao bì chuyên dụng đựng thực phẩm, gói thành từng phần và bảo quản trong tủ lạnh. Hoặc các loại củ như khoai có thể để bên ngoài. Việc làm sạch trước khi cho vào bao đựng thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh là rất cần thiết. - Ngoài ra, dù tủ lạnh có tốt đến mấy thì trước khi sử dụng vẫn cần phải kiểm tra lại. Nếu có cảm giác trực quan không tốt tì nên bỏ đi, không nên tích trữ thực phẩm, bạn nhé. Thân mến. (Trích từ Livestream )", " Chào bạn, Thực phẩm cho dù nhiều năng lượng, giàu dưỡng chất chỉ gây béo phì, chỉ dẫn đến rối loạn biến dưỡng nếu “thực khách” nhập vào mà không dùng. Với người lao tâm lao lực, với người tất bật ngày đêm, mì ăn liền thêm thịt cá có khi còn chưa đủ. Với người ăn không ngồi rồi, đóng đinh trước máy truyền hình, thức khuya quẹt máy tình bảng thì nữa phần mì gói cũng là thừa. Khỏe hay mau bệnh là do có mất quân bình cung cầu hay không! Thân mến! Trích trong: BS Lương Lê Hoàng ", "Trong cuộc sống hàng ngày việc chế biến thức ăn cho gia đình rất quan trọng, đảm bảo sao cho thức ăn có đầy đủ chất dinh dưỡng, ngon, bổ và hợp vệ sinh. Điều đó đòi hỏi đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ. Để có một bữa ăn ngon cho gia đình trước tiên chúng ta cần chọn lựa thức ăn như rau cải, thịt cá phải tươi không bị ươn thì nấu mới ngọt và có nhiều chất dinh dưỡng. Thức ăn được chế biến nên dùng trong ngày. Nếu để lâu ngày và hâm lại nhiều lần sẽ mất đi dưỡng chất và các vitamin. Tuyệt đối không dùng thức ăn bị ôi thiu, lên men. Nhất là khi thời tiết nắng nóng dưới tác động của nhiệt độ, ánh sáng mặt trời, không khí và thời gian thức ăn rất dễ bị ôi thiu. Sau khi dùng các thực phẩm này từ 1 -48 giờ có thể gây nôn ói, tiêu chảy, đau đầu. đau bụng, sốt, nhiễm nấm hoặc nặng hơn có thể nguy hiểm đến tính mạng như tiêu chảy nhiễm trùng, về lâu dài có thể gây ung thư.", " Chào em Hường, Theo dân gian thì các loại rau có nhiều mủ hay nước tương và đồ biển không tốt cho người có viêm nhiễm vì nghĩ là sẽ tạo mủ, khó lành... Tuy nhiên, theo bằng chứng khoa học thì điều đó không đúng. Người bệnh có thể ăn uống bình thường, không kiêng cữ gì cả, miễn là thức ăn phải nấu chín uống sạch, rau nên luộc chín để dễ tiêu, tránh thực phẩm nhiều dầu mỡ và cay nóng, những món ăn trước đây gây dị ứng nếu có thì không dùng. Người bệnh cần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng thì mới mau lại sức. tuy nhiên, không nên uống rượu bia vì có thể làm vết thương chậm lành, dị ứng, giảm tác dụng thuốc uống đi kèm... Đặc biệt ở người bị mà vận động nhai thức ăn khó khăn thì nên ăn cháo dinh dưỡng, nước súp hầm, uống thêm sữa, uống đầy đủ nước trong ngày, vẫn vệ sinh răng miệng như bình thường và uống thuốc, tái khám theo hẹn của BS.", "Chào bạn, Ngoài sữa chuyên dụng cho người thì sữa chua, pho mát,\r\ntrứng, rau quả cũng là thức ăn có thể bổ sung canxi.Nếu có điều kiện, bạn nên\r\năn những loại hải sản như tôm cua, ghẹ, ốc. Nếu không, bạn cũng có thể mua các\r\nloại tép hoặc cá bé về chế biến thành thức ăn rồi nhai luôn cả con. Một loại\r\nthức ăn giàu canxi khác chính là cua, không lần cua to, chỉ cần cua đồng xay\r\nnhuyễn nấu canh là được. Ngoài thực phẩm, để ngừa loãng xương, bạn nên tập vận động dài thời gian,\r\nphù hợp với lứa tuổi. Không nên tập quá sức mà chỉ cần đi bộ nhẹ nhàng, tránh\r\nđi tập quá sớm vì thời gian này dành để ngủ. Ngoài ra bạn cũng nên phơi nắng 30\r\nphút mỗi ngày vào lúc sáng khi nắng chưa gắt. Theo VnExpress", "Làm vườn cũng là cách giúp bạn vận động nhiều hơn khi ở nhà Chào bạn, Khi ở nhà thì chắc chắn chúng ta sẽ giảm thiểu hoạt động thể lực và cũng có nhiều trường hợp tranh thủ thời gian chế biến nhiều món ăn ngon. Nhưng không phải ai cũng có chuyên môn về ẩm thực nên đôi khi chế biến nhiều chất béo hay nêm nhiều đường, mặc dù ngon nhưng do ít hoạt động thể lực mà lại ăn nhiều thì sau khi trở lại cuộc sống bình thường chắc chắn sẽ có trường hợp thừa cân, béo phì. Do đó, bạn nên tìm hiểu thông tin để biết nhu cầu dinh dưỡng một người mỗi ngày cần bao nhiêu. Hy vọng những gì tôi chia sẻ bạn sẽ biết rằng không cần ăn quá nhiều, ăn như thế nào là vừa đủ, cân đối thì sẽ giúp chúng ta vừa có sức khỏe mà lại không tăng cân, mất cân. Ngoài ra, bạn phải tăng cường hoạt động thể lực bằng cách lau dọn nhà cửa thường xuyên, vừa đúng khuyến nghị của ngành y tế, vừa bảo vệ sức khỏe lại vừa tiêu hao năng lượng. Hoặc có thể làm vườn, tưới cây, chơi với trẻ em, tập các bài tập nhẹ nhàng tại nhà như tập bóng, tập tạ. Bạn nên đảm bảo một ngày có thể vận động được 60 phút, chia làm 2 lần 30 phút buổi sáng và 30 phút buổi chiều. Ngoài ra, không nên thức khuya, vì thức khuya làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì, không nên dùng việc ăn và uống để giảm tải căng thẳng. Nói tóm lại, bạn cần ăn đủ nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng, tăng cường vận động thể lực hàng ngày, không thức khuya, không uống bia rượu, đặc biệt là không uống các loại nước ngọt, thêm nữa là lạc quan, tìm hiểu thông tin để tránh bị stress, bạn nhé. Thân mến. (Trích từ Livestream )", " Chào em Thi, của em có thể có liên quan đến việc tiếp xúc với các hóa chất bảo quản có thể có ở trong mặt hàng rau củ quà bày bán hiện nay. Nếu tiếp tục công việc, em nên sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động như bao tay bằng chất liệu ít gây kích ứng, hạn chế tiếp xúc các loại hóa chất mỹ phẩm… em nhé! Thân mến!" ]
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa xoắn xương đùi
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa xoắn xương đùi Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của xoắn xương đùi Chế độ sinh hoạt Để hạn chế diễn tiến của xoắn xương đùi, các việc bạn có thể làm bao gồm: Theo dõi triệu chứng của trẻ khi đã được chẩn đoán xoắn xương đùi, bao gồm tình trạng trở nên nặng hơn, không cải thiện để có thể đưa trẻ đến gặp bác sĩ kịp thời. Đưa trẻ tái khám đúng hẹn để bác sĩ theo dõi diễn tiến bệnh. Nếu trẻ được điều trị phẫu thuật, tập vật lý trị liệu sau khi phẫu thuật để trẻ có thể đi lại một cách bình thường. Chế độ dinh dưỡng Không có chế độ dinh dưỡng đặc biệt cho trẻ mắc xoắn xương đùi. Nên duy trì một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng đầy đủ sẽ duy trì sức khỏe tốt cho trẻ. Tránh các trường hợp béo phì hoặc suy dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển ở trẻ. Phòng ngừa xoắn xương đùi Không có cách để phòng ngừa hiệu quả xoắn xương đùi, vì các yếu tố nguy cơ và nguyên nhân thường do bẩm sinh hoặc di truyền không thể kiểm soát." ]
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa giãn dây chằng Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của giãn dây chằng Chế độ sinh hoạt: Khi bị giãn dây chằng, việc tuân thủ một chế độ sinh hoạt đúng cách có thể giúp hỗ trợ quá trình phục hồi và giảm triệu chứng. Dưới đây là một số lời khuyên về chế độ sinh hoạt cho người bệnh giãn dây chằng: Hạn chế hoạt động và trọng lượng: Tránh hoạt động và tải trọng lên chân bị giãn dây chằng. Hạn chế hoạt động thể chất và trọng lượng lên chân bị tổn thương để cho phép quá trình lành và phục hồi. Bắt đầu với bài tập và vận động nhẹ: Khi đã qua giai đoạn sưng và đau ban đầu, bạn có thể bắt đầu thực hiện các bài tập và vận động nhẹ để tăng cường và phục hồi cơ, dây chằng. Tìm hiểu các kỹ thuật và phương pháp tập luyện phù hợp: Hãy tìm hiểu các kỹ thuật và phương pháp tập luyện phù hợp để tăng cường sức cơ và dây chằng xung quanh vùng bị tổn thương. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ hoặc nhân viên y tế trước khi thực hiện bất kỳ chương trình tập luyện nào. Bạn nên tham khảo và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để có chế độ sinh hoạt phù hợp với tình trạng giãn dây chằng cụ thể của bạn. Chế độ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh giãn dây chằng có thể giúp hỗ trợ quá trình phục hồi tổn thương. Dưới đây là một số lời khuyên về chế độ dinh dưỡng cho người bị giãn dây chằng: Tiêu thụ đủ protein: Protein là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng và sửa chữa mô cơ và dây chằng. Bạn nên tiêu thụ đủ protein từ thực phẩm như thịt, cá, đậu, hạt và sản phẩm từ sữa để hỗ trợ quá trình phục hồi. Cung cấp đủ vitamin và khoáng chất: Vitamin và khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi và làm lành. Hãy đảm bảo bạn tiêu thụ đủ các loại rau xanh, trái cây, ngũ cốc và sản phẩm từ sữa để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng này. Tăng cường tiêu thụ chất chống viêm: Viêm là một phản ứng thường gặp khi bị giãn dây chằng. Tiêu thụ các chất chống viêm tự nhiên như omega-3 (từ cá như cá hồi, cá thu), curcumin (từ nghệ) và chất chống oxy hóa (từ trái cây và rau quả) có thể giúp giảm viêm và hỗ trợ quá trình phục hồi. Uống đủ nước: Đảm bảo bạn uống đủ nước hàng ngày để duy trì độ ẩm và giúp cơ thể hoạt động tốt. Nước cũng có vai trò quan trọng trong việc loại bỏ chất cặn bã và độc tố khỏi cơ thể. Hạn chế tiêu thụ chất kích thích: Hạn chế tiêu thụ các chất kích thích như caffeine và rượu bia, vì chúng có thể ảnh hưởng đến quá trình phục hồi. Hãy nhớ rằng chế độ dinh dưỡng chỉ là một phần trong quá trình phục hồi. Luôn tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và nhân viên y tế trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào trong chế độ dinh dưỡng. Tiêu thụ đủ lượng protein cần thiết cho cơ thể giúp hỗ trợ phục hồi dây chằng tổn thương Phương pháp phòng ngừa giãn dây chằng hiệu quả Mặc dù giãn dây chằng có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng có một số cách có thể giúp giảm nguy cơ bị giãn dây chằng, bao gồm: Tránh tập thể dục hoặc chơi thể thao khi đang mệt mỏi hoặc bị đau. Duy trì cân nặng khỏe mạnh và chế độ ăn uống cân bằng để giữ cho cơ bắp khỏe mạnh. Mang giày vừa vặn và chắc chắn rằng các thiết bị thể thao nào cũng vừa vặn. Thực hiện các biện pháp an toàn để ngăn ngừa té ngã. Thực hiện các bài tập kéo giãn hàng ngày hoặc các bài tập vật lý trị liệu để duy trì sức mạnh và sự cân bằng. Khởi động kĩ càng và giãn cơ trước khi thực hiện bất kỳ hoạt động thể chất nào. Không băng ép lâu hơn mức cần thiết. Cơ bắp của bạn có thể quen với việc được hỗ trợ và sẽ yếu dần đi. Xem thêm: Phải làm gì khi bị bong gân giãn dây chằng? Cách chữa giãn dây chằng đầu gối tại nhà đơn giản", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa mãn kinh nữ Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của mãn kinh Chế độ sinh hoạt: Tập thể dục thường xuyên. Tránh stress. Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Chế độ dinh dưỡng: Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, giàu chất xơ, hạn chế chất béo no. Uống bổ sung các loại vitamin như: Canxi, vitamin D và magie. Các chất bổ sung và chất dinh dưỡng tự nhiên có thể giúp hạn chế các triệu chứng mãn kinh bao gồm: Đậu nành, vitamin E, isoflavone, melatonin, hạt lanh. Hạn chế các chất kích thích như thuốc lá, rượu, caffein. Phương pháp phòng ngừa các rối loạn tiền mãn kinh và mãn kinh hiệu quả Thay đổi lối sống, điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt cho hợp lý. Khám sức khỏe định kỳ ở độ tuổi tiền mãn kinh.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa xuất tinh ngược dòng Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của xuất tinh ngược dòng Chế độ sinh hoạt: Tập tư thế Kegel: Là bài tập cơ sàn chậu, hỗ trợ nâng đỡ các cơ quan trong vùng chậu như bàng quang, ruột, niệu đạo. Từ đó kiểm soát tốt chức năng đường tiểu, chức năng tình dục. Điều trị và kiểm soát tốt đái tháo thường, bệnh tim mạch. Tập thói quen sống lành mạnh, tránh lối sống tĩnh tại. Giữ tinh thần thư giãn. Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Hạn chế hút thuốc lá hay sử dụng rượu bia. Chế độ dinh dưỡng: Bổ sung đầy đủ chất, tránh các thực phẩm dầu mỡ. Phương pháp phòng ngừa xuất tinh ngược dòng hiệu quả Hiện nay chưa có cách phòng ngừa xuất tinh ngược dòng. Nếu bạn đang mắc các bệnh lý như đái tháo đường, Parkinson, xơ cứng rải rác, hãy điều trị và kiểm soát bệnh thật chặt chẽ, theo dõi tình trạng xuất tinh của mình. Nếu bạn mắc bệnh phì đại tuyến tiền liệt, hãy cân nhắc phương pháp điều trị ít xâm lấn, tránh tổn thương đến bàng quang và niệu đạo như cắt bỏ tuyến tiền liệt bằng kim chọc niệu đạo (Transurethral Needle Ablation - TUNA), liệu pháp nhiệt vi sóng qua niệu đạo (Transurethral Microwave Thermotherapy - TUMT). Ngoài ra, hãy tự chăm sóc sức khỏe của bản thân bằng cách tập thể dục, vận động thường xuyên, tránh lối sống tĩnh tại, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, chế độ ăn lành mạnh để phòng ngừa các bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp,... Sắp xếp thời gian làm việc, nghỉ ngơi và vận động hợp lý ngăn ngừa nhiều bệnh lý", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa thoái hóa đốt sống ngực Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của thoái hoá đốt sống ngực Chế độ sinh hoạt: Vận động hợp lý: Thực hiện các bài tập vận động nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, hoặc bơi lội để tăng cường sức khỏe của cột sống và cơ bắp xung quanh. Giữ đúng tư thế: Cố gắng giữ thẳng lưng khi ngồi, đứng và đi bộ để giảm áp lực lên cột sống. Nghỉ ngơi hợp lý: Đảm bảo có thời gian nghỉ ngơi đủ để giảm căng thẳng cho cột sống. Ngủ đúng tư thế: Sử dụng gối và nệm đúng cách để giữ cho cột sống trong tư thế thoải mái khi ngủ. Tập vật lý trị liệu: Theo dõi chỉ dẫn của chuyên gia về vật lý trị liệu để cải thiện độ linh hoạt và giảm đau. Điều chỉnh lối sống: Tránh vận động quá mức, khiêng vác vật nặng, và tránh giữ 1 tư thế khi ngồi hoặc đứng lâu. Việc tuân thủ chế độ sinh hoạt phù hợp cùng với sự theo dõi và hỗ trợ từ bác sĩ và chuyên gia sẽ giúp bạn quản lý tốt hơn vấn đề thoái hóa đốt sống ngực. Chế độ dinh dưỡng: Canxi và vitamin D: Cân nhắc việc tăng cường lượng canxi và vitamin D trong chế độ ăn hàng ngày để hỗ trợ sức khỏe xương và giảm nguy cơ gãy xương. Thức ăn giàu protein: Protein giúp tăng cường sức khỏe cơ bắp và tái tạo tế bào, hỗ trợ quá trình phục hồi và giảm đau. Omega-3: Bổ sung omega-3 từ các nguồn như cá hồi, hạt lanh, hoặc dầu cá để giảm viêm và cải thiện linh hoạt của cột sống. Chất chống oxy hóa: Ăn nhiều rau củ và trái cây giàu chất chống oxy hóa như cà chua, cam, dâu để giảm viêm và bảo vệ tế bào khỏi tổn thương. Giảm cân nếu thừa cân: Nếu bạn thừa cân, giảm cân có thể giảm áp lực lên cột sống và giảm triệu chứng đau. Hạn chế các chất kích thích: Tránh các chất kích thích như cafein, đường và thức ăn nhanh để giảm viêm và đau. Uống đủ nước: Hãy đảm bảo cơ thể bạn luôn được bổ sung đủ lượng nước. Thực đơn cân đối: Đảm bảo chế độ ăn của bạn đa dạng và cân đối với đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Phòng ngừa thoái hoá đốt sống ngực Để phòng ngừa thoái hoá đốt sống ngực và duy trì sức khỏe của cột sống, một số biện pháp bạn có thể thực hiện như: Vận động đều đặn: Tập luyện thể dục đều đặn, bao gồm tập luyện mạnh sức cơ, tập yoga hoặc bơi lội. Giữ thẳng lưng: Đảm bảo duy trì tư thế đúng khi ngồi, đứng và làm việc để giảm áp lực lên cột sống. Nâng đồ vật đúng cách: Khi cần nâng đồ vật nặng, hãy sử dụng kỹ thuật đúng để tránh gây tổn thương cho cột sống. Thay đổi tư thế làm việc: Đứng dậy và vận động mỗi khi làm việc ngồi lâu để giảm áp lực lên cột sống. Dinh dưỡng cân đối: Chế độ ăn uống giàu canxi, vitamin D và protein để duy trì sức khỏe xương và cơ bắp. Giảm cân nếu thừa cân: Nếu bạn thừa cân, giảm cân có thể giảm áp lực lên cột sống và giảm nguy cơ thoái hoá. Hạn chế thói quen không lành mạnh: Hạn chế hút thuốc lá, uống rượu bia, và tránh ngồi lâu một chỗ. Theo dõi và điều trị các bệnh lý liên quan khác: Điều trị tích cực các bệnh lý như viêm khớp, đái tháo đường, béo phì giúp giảm nguy cơ thoái hoá đốt sống. Duy trì cân nặng lý tưởng giúp phòng ngừa bệnh thoái hoá đốt sống ngực Thăm bác sĩ định kỳ đóng vai trò quan trọng để theo dõi sức khỏe cột sống và đưa ra các biện pháp phòng ngừa kịp thời. Xem thêm: Thoái hoá cột sống nên tập gì cho bớt đau? Thoái hóa cột sống nên bổ sung gì để ngừa biến chứng nặng?", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa vôi hóa sụn khớp Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của vôi hóa sụn khớp Chế độ dinh dưỡng: Uống nhiều nước; Bổ sung rau xanh, trái cây giàu vitamin C, A, E,… Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị; Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng; Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị; Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Phương pháp phòng ngừa Vôi hóa sụn khớp hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Thường xuyên tập thể dục, đặc biệt là những hoạt động tăng cường cơ bắp xung quanh những khớp bị ảnh hưởng; Giữ cân nặng hợp lý, giảm cân nếu cần thiết; Có lối sống tích cực, lạc quan; Hạn chế sử dụng những chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá; Ăn nhiều rau xanh, trái cây bổ sung vitamin, khoáng chất.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm động mạch thái dương Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm động mạch thái dương Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ đúng toa thuốc: Quan trọng nhất là tuân thủ đúng liều lượng và thời gian sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý tăng giảm liều hoặc ngừng sử dụng thuốc mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ. Kiểm soát cân nặng: Duy trì một cân nặng lành mạnh và giảm cân nếu cần thiết có thể giúp giảm tải lên hệ thống mạch máu và cải thiện tình trạng tổng quát. Hạn chế stress: Cố gắng giảm stress trong cuộc sống hàng ngày bằng cách thực hiện các phương pháp thư giãn như yoga, tập thể dục, đi dạo, học cách quản lý stress và tạo ra một môi trường sống thoải mái. Thực hiện vận động: Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng người, người bệnh có thể thực hiện các hoạt động thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, tập yoga hoặc tập thể dục định kỳ dưới sự hướng dẫn của chuyên gia y tế. Ngừng hút thuốc và hạn chế uống rượu: Hút thuốc lá và tiêu thụ rượu có thể gây tác động tiêu cực đến sức khỏe tim mạch, vì vậy nên cố gắng ngừng hút thuốc và hạn chế uống rượu nếu không thể hoàn toàn tránh. Theo dõi định kỳ: Điều quan trọng là tuân thủ các cuộc kiểm tra định kỳ và theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe với bác sĩ. Điều này giúp phát hiện sớm các biến chứng có thể xảy ra và điều chỉnh phương pháp điều trị khi cần thiết. Tập yoga giúp giảm căng thẳng, stress Chế độ dinh dưỡng: Hạn chế chất béo bão hòa và chất béo trans: Hạn chế tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa như thịt đỏ, thực phẩm chế biến, bơ, kem và đồ ngọt. Thay thế chúng bằng chất béo không bão hòa, như dầu ô liu, dầu cây lạc và các loại hạt. Tăng cường lượng chất xơ: Bổ sung thêm chất xơ vào chế độ ăn hàng ngày. Chất xơ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa và giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Các nguồn chất xơ tốt bao gồm rau xanh lá, quả và ngũ cốc nguyên hạt. Tăng cường lượng omega-3: Omega-3 có tác dụng chống viêm và có thể giúp làm giảm viêm nhiễm trong viêm động mạch thái dương. Các nguồn omega-3 bao gồm cá, hạt chia, hạt lanh và dầu cá. Hạn chế natri: Giới hạn lượng natri trong chế độ ăn để kiểm soát áp lực máu và hỗ trợ sức khỏe tim mạch nói chung. Hạn chế tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều muối, như thực phẩm chế biến, đồ ăn nhanh và một số loại gia vị. Bổ sung vitamin và khoáng chất: Đảm bảo cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cần thiết, đặc biệt là vitamin C, vitamin E, beta-caroten và khoáng chất như selen và kẽm. Các nguồn vitamin và khoáng chất này có thể được tìm thấy trong trái cây, rau xanh, hạt và ngũ cốc nguyên hạt. Uống đủ nước: Đảm bảo uống đủ nước hàng ngày để duy trì sự cân bằng nước và hỗ trợ chức năng cơ thể. Phương pháp phòng ngừa viêm động mạch thái dương hiệu quả Đây là một số cách phòng ngừa viêm động mạch thái dương: Không hút thuốc lá: Đối với những người hút thuốc lá, việc cố gắng từ bỏ hút thuốc hoàn toàn sẽ mang lại lợi ích lớn. Thuốc lá gây hại cho hệ thống mạch máu và có thể gây viêm động mạch. Kiểm soát cân nặng: Giữ cân nặng ở mức lý tưởng và tránh tăng cân quá nhanh. Quá trình tăng cân không kiểm soát có thể tạo áp lực lên hệ thống mạch máu và tăng nguy cơ viêm động mạch thái dương. Chế độ ăn lành mạnh: Ưu tiên ăn một chế độ ăn giàu chất xơ, chất béo không no và thực phẩm lành mạnh như rau, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt và các nguồn chất béo không bão hòa như cá, hạt, dầu ô-liu. Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm chứa cholesterol cao, đồ ăn nhanh, thức ăn chế biến và đồ ngọt. Tập thể dục đều đặn: Vận động thường xuyên có thể cải thiện lưu thông máu và giảm nguy cơ viêm động mạch thái dương. Đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đạp xe hay tham gia các hoạt động thể thao khác có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và tăng cường sự linh hoạt của hệ thống mạch máu. Kiểm soát bệnh lý cơ bản: Kiểm soát các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn như tiểu đường, tăng huyết áp và cholesterol cao. Tuân thủ chế độ ăn phù hợp, uống thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và tham gia vào các hoạt động định kỳ để kiểm soát các yếu tố nguy cơ này. Tránh áp lực dài hạn trên chân: Đối với những người có nguy cơ cao, hạn chế áp lực dài hạn trên chân bằng cách thay đổi tư thế, thực hiện giãn cơ và nghỉ ngơi định kỳ trong quá trình làm việc hoặc hoạt động. Điều trị các bệnh nhiễm trùng: Các bệnh nhiễm trùng như viêm nhiễm đường tiết niệu hoặc bệnh nhiễm trùng da cũng có thể gây viêm động mạch thái dương, do đó, điều trị và kiểm soát các bệnh nhiễm trùng là rất quan trọng. Kiểm tra y tế định kỳ: Định kỳ kiểm tra sức khỏe với bác sĩ và theo dõi các chỉ số sức khỏe quan trọng như huyết áp, mức đường huyết và cholesterol. Tuy viêm động mạch thái dương có thể không được ngăn ngừa hoàn toàn, nhưng những biện pháp trên có thể giúp giảm nguy cơ và duy trì sức khỏe tim mạch. Thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để nhận được hướng dẫn cụ thể và tư vấn cho trường hợp cá nhân.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa đau lưng Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của đau lưng Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị; Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng; Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị; Giảm đau bằng cách chườm nóng hoặc lạnh, nằm nghỉ ngơi; Tập thể dục thường xuyên: Để giữ cho lưng của bạn chắc khỏe, hãy đặc biệt chú ý đến các cơ cốt lõi của bạn - các cơ ở bụng và lưng dưới của bạn, những cơ cần thiết để có tư thế và sự thẳng hàng thích hợp; Giữ tư thế thích hợp khi bạn ngồi: Chọn một chỗ ngồi có hỗ trợ tốt cho lưng dưới, có tay vịn và đế xoay; Sử dụng dụng cụ hỗ trợ: Nếu bạn đứng trong thời gian dài, thỉnh thoảng hãy gác một chân lên ghế đẩu hoặc hộp nhỏ. Khi bạn nâng một vật nặng, hãy để các chi dưới của bạn thực hiện công việc. Di chuyển thẳng lên và xuống. Tránh nâng và vặn đồng thời. Chế độ dinh dưỡng: Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê; Hạn chế ăn các thực phẩm gây viêm dị ứng cho cơ thể. Tập thể dục có thể hạn chế tình trạng đau lưng Phương pháp phòng ngừa đau lưng hiệu quả Bạn có thể tránh đau lưng hoặc ngăn ngừa sự tái phát của nó bằng cách cải thiện tình trạng thể chất của bạn và học và thực hành các cơ chế cơ thể thích hợp. Tập thể dục: Các hoạt động aerobic, yoga - những hoạt động không gây căng thẳng hoặc lắc lưng - có thể tăng sức mạnh và độ bền ở lưng và cho phép cơ bắp của bạn hoạt động tốt hơn. Đi bộ và bơi lội là những lựa chọn tốt. Tùy theo tình trạng sức khỏe, các bệnh lí nền mạn tính, tư vấn với bác sĩ của bạn về những hoạt động bạn có thể tập. Duy trì cân nặng hợp lý: Dựa vào thang phân loại của IDI & WPRO dành cho người châu Á thì BMI lý tưởng của người Việt Nam là từ 18,5 đến 22,9. Ngoài ra bạn có thể tính nhẩm nhanh cân nặng lý tưởng của mình dựa vào chiều cao theo cách sau: Cân nặng lý tưởng = Số lẻ của chiều cao (tính bằng cm) x 9 rồi chia 10 Mức cân tối đa = Bằng số lẻ của chiều cao (tính bằng cm) Mức cân tối thiểu = Số lẻ của chiều cao (tính bằng cm) x 8 rồi chia 10 Như vậy, nếu bạn cao 1,7m, tức 170cm thì: Cân cân nặng lý tưởng của bạn là: 70 x 9 : 10 = 63kg Cân nặng tối đa là: 70kg Cân nặng tối thiểu là: 70 x 8 : 10 = 56kg Từ bỏ hút thuốc: dễ bị đau lưng hơn người bình thường. Hút thuốc làm giảm lưu lượng máu đến cột sống, giảm mật độ xương, làm tăng nguy cơ loãng xương. Nguy cơ tăng lên theo số lượng thuốc hút mỗi ngày, vì vậy bỏ thuốc lá sẽ giúp giảm nguy cơ này. Chế độ ăn uống: Đảm bảo chế độ ăn uống của bạn bao gồm đủ canxi và vitamin D , vì những chất này cần thiết cho sức khỏe của xương. Một chế độ ăn uống lành mạnh cũng giúp kiểm soát trọng lượng cơ thể. Nâng vác vật nặng: Khi nâng vác vật nặng cần dang rộng 2 chân; ngồi xổm xuống, lưng luôn giữ thẳng (tránh cúi gập) rồi dùng tay đặt đồ vật sát bụng đồng thời căng cơ bụng, sau đó từ từ đứng dậy và nâng đồ vật lên. Trong suốt quá trình nâng, bạn lưu ý giữ lưng luôn thẳng, dùng sức đôi chân và cánh tay để nâng vật, tránh dùng sức vùng lưng vì dễ làm tổn thương cột sống. Xem thêm: Đau lưng không đứng thẳng được nguyên nhân là do đâu? Bị đau lưng bên trái phía trên là biểu hiện của bệnh gì? Nguyên nhân ngủ dậy bị đau lưng và các mẹo giảm đau hiệu quả", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa loạn dưỡng cơ Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của Loạn dưỡng cơ Chế độ dinh dưỡng: Uống nhiều nước. Bổ sung rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, thức ăn giàu protein, thực phẩm nhiều chất xơ. Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị; Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng; Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị; Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Phương pháp phòng ngừa Loạn dưỡng cơ hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng; Chế độ ăn uống dinh dưỡng: Ăn nhiều rau xanh, trái cây có chứa chất chống oxy, hạn chế ăn nhiều chất béo, dầu mỡ; Uống nhiều nước để tránh cơ thể bị mất nước và táo bón ; Duy trì cân nặng hợp lý, giảm cân khi cần thiết; Bỏ thuốc lá để bảo vệ tim và phổi; Tiêm vaccine cúm và viêm phổi; Trước khi quyết định mang thai nên làm những xét nghiệm di truyền; Khám sức khỏe thường xuyên để có thể kịp thời phát hiện và điều trị bệnh sớm.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa rối loạn đông máu Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của rối loạn đông máu Chế độ sinh hoạt: Chế độ sinh hoạt cho người bệnh rối loạn đông máu thường được thiết kế để giảm nguy cơ hình thành cục máu đông và các biến chứng liên quan. Dưới đây là một số gợi ý chung về chế độ sinh hoạt, tuy nhiên, bạn nêntham khảo ý kiến ​​bác sĩ của mình để nhận được hướng dẫn cụ thể dựa trên tình trạng sức khỏe của bạn: Hạn chế tiếp xúc với thuốc lá: Hút thuốc lá và tiếp xúc với khói thuốc lá có thể tăng nguy cơ hình thành cục máu đông và các vấn đề về tim mạch. Hoạt động thể chất: Đi bộ, chạy bộ, bơi lội, yoga, hoặc bất kỳ hoạt động thể chất nào khác có thể giúp tăng cường lưu thông máu, giảm nguy cơ hình thành cục máu đông và duy trì cơ thể khỏe mạnh. Hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để tìm hiểu về mức độ và loại hoạt động thích hợp cho bạn. Điều chỉnh trọng lượng cơ thể: Nếu bạn đang có vấn đề về cân nặng, hãy thảo luận với bác sĩ về chế độ ăn và lịch trình tập luyện phù hợp để giảm cân hoặc duy trì cân nặng lý tưởng. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa cụ thể: Tùy thuộc vào loại rối loạn đông máu mà bạn có, bác sĩ của bạn có thể đề xuất các biện pháp phòng ngừa như sử dụng thuốc chống đông, máy tạo áp lực ngắt quãng, hoặc thực hiện các quy trình khác. Chế độ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng chung cho người bệnh rối loạn đông máu nên tập trung vào việc giảm nguy cơ hình thành cục máuđông và duy trì sức khỏe tim mạch. Dưới đây là một số gợi ý về chế độ dinh dưỡng: Bổ sung chất xơ: Bạn nên tăng cường tiêu thụ các loại thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây tươi, hạt và ngũ cốc nguyên hạt. Omega-3: Các axit béo omega-3 có trong cá, hạt chia, hạt lanh,… có thể giúp giảm viêm, làm giảmđộ nhớt của máu và giảm nguy cơ hình thành cục máu đông. Hãy cân nhắc bổ sung omega-3 vào chế độ ăn của bạn. Hạn chế chất béo bão hòa: Giảm tiêu thụ chất béo bão hòa, như chất béo động vật và dầu bơ. Thay vào đó, chọn các nguồn chất béo không bão hòa. Hạn chế cholesterol: Hạn chế thực phẩm giàu cholesterol như lòng đỏ trứng, gan, thịt đỏ và sản phẩm từ sữa béo. Giảm tiêu thụ muối: Hạn chế tiêu thụ thức ăn chế biến sẵn và đồ ăn nhanh, vì chúng thường chứa lượng muối cao. Thay vào đó, sử dụng các loại gia vị và thảo dược khác để tăng hương vị cho món ăn. Uống đủ nước: Hãy đảm bảo bạn uống đủ nước hàng ngày để giữ cơ thể cân bằng và hỗ trợ quá trình tuần hoàn. Hạn chế sử dụng caffeine và cồn: Caffeine và cồn có thể ảnh hưởng đến quá trình đông máu và tác động tiêu cực đến sức khỏe tim mạch. Hạn chế tiêu thụ đồ uống chứa caffeine và cồn. Lưu ý rằng chế độ dinh dưỡng chỉ là một phần trong việc quản lý rối loạn đông máu. Bạn nên tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ, tham gia định kỳ kiểm tra sức khỏe và sử dụng các phương pháp phòng ngừa được chỉ định để kiểm soát tình trạng của bạn. Phòng ngừa rối loạn đông máu Bạn không thể ngăn ngừa bệnh rối loạn đông máu do di truyền và bạn cũng không thể ngăn ngừa bệnh rối loạn đông máu mắc phải. Hãy thảo luận với bác sĩ về các bước giúp ngăn ngừa cục máu đông nếu bạn có yếu tố nguy cơ. Áp dụng thay đổi lối sống lành mạnh: Chọn thực phẩm lành mạnh như trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt như một phần của kế hoạch ăn uống lành mạnh cho tim mạch. Tập thể dục để giúp máu lưu thông và ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông. Bỏ hút thuốc lá. Theo thời gian, hút thuốc lá có thể làm thay đổi bề mặt của tiểu cầu trong máu của bạn và khiến chúng dễ dính lại với nhau và hình thành cục máu đông hơn. Kiểm soát căng thẳng để giảm nguy cơ xuất hiện các yếu tố nguy cơ hình thành cục máu đông, như tăng huyết áp . Bỏ hút thuốc lá đề phòng ngừa nguy cơ hình thành cục máu đông ở người bệnh rối loạn đông máu Tránh một số loại thuốc: Một số loại thuốc làm tăng nguy cơ đông máu, bao gồm liệu pháp thay thế hormone trong thời kỳ mãn kinh và thuốc tránh thai có chứa estrogen. Nói chuyện với bác sĩ của bạn về tất cả các loại thuốc mà bạn đang dùng. Xem thêm: Cách chăm sóc trẻ em mắc bệnh rối loạn đông máu Đề phòng bệnh rối loạn đông máu ở phụ nữ mang thai Người bệnh uống thuốc chống đông máu cần kiêng những gì?", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa thoái hóa đĩa đệm Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến thoái hóa đĩa đệm Chế độ sinh hoạt: Một số thói quen bạn có thể áp dụng giúp cột sống khỏe mạnh hơn: Không mang vác vật quá nặng: Nâng vật nặng sẽ gây căng thẳng cho các đĩa đệm ở lưng, đặc biệt là khi thực hiện thường xuyên. Không ngồi làm việc quá lâu: Lưng của bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi bạn dành một ít thời gian đi lại, vận động nhẹ nhàng giữa thời gian làm việc. Lựa chọn môn thể thao phù hợp: Các bài tập và môn thể thao liên quan đến chạy, nhảy, vặn người đột ngột và các động tác có tác động mạnh khác như bóng đá, cử tạ, quần vợt có thể gây tổn thương lưng hoặc làm nặng thêm tình trạng hiện có. Vì thế hãy thử các bài tập tác động nhẹ hơn, an toàn hơn cho cột sống như đi bộ và bơi lội. Chế độ dinh dưỡng: Người bị thoái hóa đĩa đệm nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi vào chế độ ăn thường xuyên để hỗ trợ cải thiện bệnh, bao gồm: Sữa và các chế phẩm từ sữa, rau bina, cải xoăn, bông cải xanh, các loại đậu, cá hồi, cá hồi,... Đồng thời, tham khảo ý kiến từ chuyên gia y tế để bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết cho quá trình điều trị, chăm sóc phục hồi bệnh. Phương pháp phòng ngừa thoái hóa đĩa đệm hiệu quả Bạn có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình thoái hóa cột sống thông qua thay đổi lối sống như: Giữ cân nặng ở mức hợp lý; Không hút thuốc, hạn chế uống rượu; Hạn chế vận động nặng; Tập thể dục thường xuyên để tăng sức mạnh và sự linh hoạt.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa trào ngược dạ dày Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh trào ngược dạ dày Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Giảm cân nếu thừa cân. Không nên ăn trong vòng 3 giờ trước khi ngủ. Nâng cao đầu khi ngủ. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. Chế độ dinh dưỡng: Ăn trái cây ít hoặc không chua như táo, dưa hấu, chuối,… Bổ sung yến mạch (vì có cung cấp chất xơ lành tính, dễ hấp thu, cải thiện tình trạng trào ngược). Gừng có hiệu quả trong cải thiện tính trạng trào ngược dạ dày. Ăn thịt nạc, ít béo. Ăn sữa chua bổ sung nhiều lợi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa. Phương pháp phòng ngừa trào ngược dạ dày hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Tránh ăn trong vòng 3 giờ trước khi đi ngủ, hạn chế thức ăn cay nóng. Không nên dùng nhiều các loại thức uống kích thích bài tiết acid nhiều như trà, cà phê, rượu,… Tránh hút thuốc hoặc hít phải nhiều khói thuốc.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa rối loạn lipid máu Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của Rối loạn lipid máu Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Tập thể dụng thường xuyên, ít nhất 30 phút/ngày trong tối thiểu 5 ngày/tuần, không bao gồm 10 phút khởi động. 6 loại hình vận động đã được chứng minh có hiệu quả trong hỗ trợ giảm cholesterol trong máu gồm: Chạy bộ, đi bộ nhanh, đạp xe, bơi lội, nâng tạ tay và yoga. Có chế độ ăn uống lành mạnh. Ngưng hút thuốc lá. Giảm cân hợp lý và thường xuyên theo dõi cân nặng. Chế độ dinh dưỡng: Duy trì chế độ ăn các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật như ngũ cốc, trái cây và rau củ đồng thời sử dụng các sản phẩm từ sữa ít béo và không đường. Ăn nhiều thịt gia cầm nạc và cá giàu omega - 3, hạn chế thịt đỏ như thịt bò hoặc thịt heo. Tránh thức ăn có hàm lượng cholesterol cao, chứa nhiều chất béo chuyển hóa (trans - fat) hoặc chất béo bão hoà. Hạn chế tối đa đồ ngọt và các loại thức uống có cồn. Phương pháp phòng ngừa Rối loạn lipid máu hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Giảm cân hợp lý. Tăng cường luyện tập thể dục và vận động thường xuyên. Định kỳ xét nghiệm lipid máu để phát hiện và điều trị kịp thời, đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ cao như đái tháo đường, béo phì... Ăn uống lành mạnh, hạn chế dùng rượu và từ bỏ thuốc lá.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa nhũn não Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của nhũn não Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Thăm khám định kì để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Chế độ dinh dưỡng: Cung cấp đầy đủ và cân bằng giữa những nhóm dinh dưỡng như protein, đồ béo và carbohydrate. Không ăn nhiều muối. Nên chế biến món ăn mềm, nhuyễn dễ nhai nuốt. Chia nhỏ bữa ăn. Phương pháp phòng ngừa hiệu quả Hiện tại y học vẫn chưa có những giải pháp cụ thể để phòng ngừa nhũn não. Việc cần làm là bạn hãy luôn cẩn thận trong vấn đề sinh hoạt và đi lại, tránh xảy ra các trường hợp va đập mạnh vào đầu gây ảnh hưởng xấu đến não. Ngoài ra, bạn có thể xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, cũng cấp các thực phẩm tốt cho não và giau vitamin E để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa lou gehrig Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của Lou Gehrig Chế độ sinh hoạt: Tham gia các hoạt động ngoài trời giúp cải thiện cảm xúc và tăng cường hoạt động cơ bắp. Bỏ hút thuốc giúp giảm yếu tố nguy cơ mắc bệnh cho người xung quanh. Tập luyện thể dục thể thao tăng cường khả năng hô hấp, tim mạch, sức khỏe tinh thần. Kết nối với người thân bạn bè giúp cải thiện cảm xúc tốt hơn. Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe. Bỏ hút thuốc giúp giảm yếu tố nguy cơ mắc bệnh cho người xung quanh Chế độ dinh dưỡng: ALS có thể ảnh hưởng đến khả năng nhai và nuốt, có thể mất nhiều thời gian hơn để ăn một bữa ăn. Điều quan trọng là phải duy trì chế độ ăn uống đầy đủ và lành mạnh nếu không có thể xảy ra sụt cân quá mức. Ăn uống lành mạnh, đa dạng các loại thực phẩm, ăn nhiều bữa trong ngày là cần thiết. Bệnh xơ cứng teo cơ một bên (ALS) là một tình trạng teo cơ tiến triển không có cách chữa trị. Sống chung với ALS và chấp nhận chẩn đoán có thể là một thách thức. Nó có nghĩa là thích nghi với một lối sống mới với sự hỗ trợ của những người khác và những tiến bộ của khoa học để có thể duy trì chất lượng cuộc sống tốt nhất có thể. Phương pháp phòng ngừa Lou gehrig hiệu quả Bệnh lý Lou Gehrig xuất hiện khá ngẫu nhiên và chưa có biện pháp ngăn ngừa bệnh cụ thể. Tuy nhiên việc duy trì một lối sống lành mạnh giúp nâng cao chất lượng sống của chính mình là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh này.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa giãn phế quản Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của giãn phế quản Chế độ dinh dưỡng: Uống nhiều nước. Tăng cường bổ sung dinh dưỡng, đặc biệt là thức ăn giàu vitamin và khoáng chất để cải thiện thể trạng và tăng cường sức đề kháng. Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. Hãy bỏ thuốc lá để bảo vệ sức khỏe Phương pháp phòng ngừa giãn phế quản hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Không hút thuốc và tránh những nơi có nhiều khói bụi. Tiêm vaccine cúm và phế cầu đều đặn. Răng, miệng và tai mũi họng cần được vệ sinh sạch sẽ. Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng. Ăn uống lành mạnh, uống nhiều nước để giúp chất nhầy không bị bám vào đường thở. Tránh để dị vật rơi vào phế quản." ]
Chào bác sĩ, Em bị đạp bơm kim tiêm 9 tháng rồi và trước giờ em không có xét nghiệm gì hết. Nay em bị tiêu chảy và nổi mụn ở ngực và lưỡi em bị trắng (em có hút thuốc lá). Khi em gãi trên vùng da đó giống như nổi bang và sau 4, 5 ngày thi hết như vậy có phải là triệu chứng của HIV không. Mong BS tư vấn giúp em. Chân thành cám ơn BS.
[ " Chào bạn, trong giai đoạn đầu thường không có triệu chứng, chỉ xuất hiện triệu chứng khi đang ở giai đoạn suy giảm miễn dịch - AIDS: như tiêu chảy kéo dài (trên 1 tháng) không rõ nguyên nhân, sốt kéo dài không rõ nguyên nhân, hạch, nấm miệng, viêm phổi… Em cũng nên làm xét nghiệm tầm soát tìm kháng thể HIV để được yên tâm, tinh thần thoải mái hơn. Thân mến! AloBacsi.v n" ]
[ " Chào em, Như em đã biết, là căn bệnh thế kỷ, tức là hiện nay trên thế giới đang tìm kiếm bài thuốc điều trị bệnh nhiễm HIV nhưng chưa thành công, và Việt Nam không có thuốc điều trị dứt điểm bệnh nhiễm HIV. Thế nhưng, hiện nay chúng ta có thuốc khống chế virus HIV, nghĩa là người bệnh sẽ uống thuốc kéo dài để “giữ chân” virus, không làm nó phát triển tăng tốc như trước đây. Do vậy, nếu sau 3 tháng em làm xét nghiệm sàng lọc bị dương tính với HIV thì BS sẽ cho em làm 3 test chẩn đoán. Nếu kết quả cuối cùng là em bị nhiễm HIV, thì em sẽ được điều trị HIV sớm, để khống chế bệnh, vì thế, nếu sống thật khoa học, lành mạnh thì cuộc sống của em vẫn có thể kéo dài vài chục năm. Thân mến! ", " Chào bạn, Nếu như bạn đã từng quan hệ tình dục không an toàn với đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh HIV, thì bạn có nguy cơ bị . Những biểu hiện ban đầu của mới nhiễm HIV rất mơ hồ, thường không có triệu chứng. Do đó, không thể dựa vào triệu chứng tiêu chảy hay bất kỳ triệu chứng nào khác như cảm mạo thông thường mà khẳng định được có hay không có nhiễm HIV. Để biết chính xác mình có nhiễm HIV hay không, bạn cần đến cơ sở y tế để kiểm tra máu, làm xét nghiệm kiểm tra HIV nhanh. Thân mến! ", "Chào em, Với vấn đề này, em nên đến BV Da liễu để điều trị, đây là bệnh viện công và chuyên về điều trị các bệnh lý da liễu, trong đó có trên đối tượng nhiễm HIV, nên sẽ không có lặp lại cách ứng xử như trên. Tuy nhiên, tôi khuyên em nên thông báo trước với các nhân viên y tế về tình trạng nhiễm HIV của mình để BS chọn lựa cách điều trị an toàn cho em và cũng không cần lặp lại các xét nghiệm không cần thiết. Thân ái.", "Mệt mỏi, khô miệng có thể do nguyên nhân tiểu chảy kéo dài Chào em, Tiêu chảy kéo dài là 1 trong những chỉ điểm cần tầm soát nhiễm HIV ở người từng có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV, tuy nhiên, không phải cứ tiêu chảy kéo dài là chắc chắn phải nhiễm HIV, mà tiêu chảy kéo dài cũng có thể gặp trong nhiều bệnh lý khác nhau. Tại thời điểm này, em làm hẳn xét nghiệm combo HIV Ag/Ab tức là vừa kháng nguyên và kháng thể kháng HIV luôn, nếu âm tính là có thể tin tưởng kết quả này, tức là em không nhiễm HIV. Khi đó, em khám thêm chuyên khoa Tiêu hóa để tìm nguyên nhân gây tiêu chảy kéo dài (như viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, cường giáp...), mệt mỏi khô miệng có thể là hậu quả của mất nước do tiêu chảy gây nên mà thôi, cũng có thể nằm chung trong 1 bệnh cảnh của bệnh lý hệ thống gây nên. Trước mắt em cần uống thêm nước, ăn uống đầy đủ chất, chọn thực phẩm dễ tiêu và mát, ít dầu mỡ, không chua cay, em nhé. Thân mến.", " Chào em, có nhiều nguyên nhân: Trĩ xuất huyết, rách nứt hậu môn, u đại tràng, u trực tràng, hội chứng lị. Tùy vào tính chất ra máu mà có thể phỏng đoán nguyên nhân khác nhau. Nếu ra máu tươi, nhỏ giọt theo phân có thể do nguyên nhân trĩ xuất huyết, trường hợp nhẹ có thể tự cầm. Nếu xuất huyết nhiều, đau hậu môn, xuất huyết kéo dài, bạn nên đến BV để kiểm tra tìm nguyên nhân và điều trị. Không thể phát hiện hay khẳng định nhiễm HIV thông qua các triệu chứng trên vì các triệu chứng trong giai đoạn đầu của HIV thường không đặc hiệu có thể xuất hiện ở những bệnh khác. Nếu muốn xác định có nhiễm HIV hay không bạn có thể đến BV làm xét nghiệm test nhanh chẩn đoán có HIV. Thân mến! ", "Chào em, Có rất nhiều loại xét nghiệm được dùng trong sàng lọc HIV, xét nghiệm em đang làm là loại nào, tìm kháng thể hay kháng nguyên, hay combo test hay test nhanh... Tốt nhất em nên chụp lại kết quả xét nghiệm có đầy đủ tên xét nghiệm, đơn vị, ngưỡng giới hạn bình thường thì bác sĩ mới trả lời câu hỏi của em rõ ràng được. Thân mến.", "Chào em, Khi đăng ký , em sẽ được kiểm tra và thông báo kết quả các xét nghiệm máu bao gồm: nhóm máu, HIV, virut viêm gan B, virut viêm gan C, giang mai, sốt rét. Kết quả xét nghiệm này sẽ được gửi trực tiếp trở lại cho em, do đó em nên chụp hình kết quả xét nghiệm để BS có thể tư vấn cụ thể hơn cho, em nhé! Thân mến.", " Chào em, Sau này khi lo lắng hay nghi ngờ mình bị thì em tuyệt đối không được đi hiến máu, vì việc làm này có thể gây hại cho người khác. Bởi vì mặc dù trong quy trình hiến máu, bịch máu của em vẫn được kiểm tra xem có nhiễm HIV hay không nhưng 1 số trường hợp đặc biệt nhiễm HIV trong giai đoạn quá sớm, nồng độ virus quá thấp thì xét nghiệm vẫn có thể không phát hiện ra, hại cho em và hại cho cả người được truyền máu. Trong tình huống này, nguy cơ nhiễm HIV của em rất thấp. Tuy nhiên, để biết chính xác có nhiễm HIV hay không, chỉ có 1 cách duy nhất là xét nghiệm máu. Nếu làm xét nghiệm tìm kháng thể kháng HIV thì kết quả chính xác nhất là từ 3-6 tháng sau khi có hành vi nguy cơ, còn xét nghiệm PCR HIV thì khả năng phát hiện sớm cao hơn. Bởi vì mới nhiễm HIV thì thường không có triệu chứng gì cả, hoặc có thể có triệu chứng như cảm mạo thông thường, rất đa dạng, không đặc trưng. Thân mến! ", " Chào em, Tuỳ vào vết thương trên người em và lượng máu mà em tiếp xúc. Nếu vết thương chỉ là những vết xước nhẹ, lượng máu tiếp xúc ít và em rửa vết thương đúng cách thì khả năng nhiễm rất thấp (Trường hợp bệnh nhân đã nhiễm ). Trường hợp của em bệnh nhân không rõ có nhiễm HIV hay không, đối tượng nằm trong nhóm có nguy cơ cao hay không, em lại vệ sinh vết xước không đúng cách nên không rõ khả năng lây nhiễm có cao hay không. Do đã quá thời gian uống thuốc dự phòng (trong vòng 24 giờ đầu, tốt nhất là trong 6 giờ đầu khi có hành vi nguy cơ cao với đối tượng bị nhiễm HIV) nên em có thể chờ đủ 3 tháng (từ lúc tiếp xúc với máu của bệnh nhân) để xét nghiệm Test nhanh tìm kháng thể HIV để biết mình có bị nhiễm HIV hay không. Em nên lưu ý khi tiếp xúc với máu hay dịch tiết của bệnh nhân mà trên người có vết thương, bị kim đâm, chỉ nên rửa dưới vòi nước không nên nặn máu. Báo ngay với lãnh đạo để có hướng giải quết nhé. Thân mến! ", "Chào bạn, Với các kết quả xét nghiệm như trên thì bạn có thể yên là mình không bị nhiễm HIV. Nổi mẩn đỏ ở da có rất nhiều nguyên nhân, bên cạnh nhiễm trùng, nhiễm siêu vi, ký sinh trùng, nấm, còn có thể do bệnh nội khoa mạn tính, do cơ địa… Do đó bạn nên khám BS chuyên khoa Da liễu để có chẩn đoán chính xác và điều trị nhé! Thân mến.", " Chào bạn, Với các thông tin cung cấp có thể chắc chắn rằng hiện tại bạn không nhiễm HIV. Tuy nhiên, nếu bạn đang phải đối diện với tình trạng rối loạn mỡ máu, gan nhiễm mỡ thì có lẽ bạn là người ít chú trọng tới sức khoẻ, ít vận động. Điều này dễ dàng giải thích cho hiện tượng bạn thường xuyên cảm vặt, đau mỏi cơ lưng, cơ cổ, cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống. Triệu chứng của bệnh tuyến giáp thường mơ hồ, người bệnh có thể chỉ có 1 vài biểu hiện trong số các dấu hiệu như nóng bừng, sụt cân, tiêu chảy, hồi hộp, dễ nóng giận, yếu mỏi cơ, khó ngủ, rối loạn kinh nguyệt… Bạn có thể khám chuyên khoa Nội tiết để xét nghiệm kiểm tra nếu nghi ngờ. Tuy nhiên, nếu xét nghiệm tuyến giáp bình thường, bạn cần chú ý hơn tới vấn đề chăm sóc sức khoẻ cho bản thân, nghỉ ngơi đầy đủ, tập thể dục hàng ngày ít nhất 30 phút để tăng cường sức khoẻ bạn nhé! Thân mến.", " Chào bạn, Đối với những trường hợp như trên khả năng vẫn có nhưng rất thấp. Nhiễm HIV trong giai đoạn đầu thường có triệu chứng giống cảm cúm thông thường và không thể phát hiện hay khẳng định nhiễm HIV thông qua các triệu chứng trên vì các triệu chứng trên không đặc hiệu có thể xuất hiện ở những bệnh khác. Nếu muốn xác định có nhiễm HIV hay không bạn có thể đến BV làm xét nghiệm test nhanh chẩn đoán có HIV, bạn nhé. Thân mến! ", "Xét nghiệm PCR HIV. - Nguồn: Internet. Chào bạn, Mới nhiễm HIV thì thường không có triệu chứng gì cả, hoặc có thể có triệu chứng như cảm cúm thông thường, bệnh lý ngoài da thoáng qua, viêm họng...rất đa dạng, không đặc trưng. Có khi stress quá cũng sinh ra bệnh chứ không phải nhiễm HIV. Để biết chính xác có nhiễm HIV hay không, chỉ có 1 cách duy nhất là xét nghiệm máu, nếu làm xét nghiệm tìm kháng thể kháng HIV thì kết quả chính xác nhất là từ 3-6 tháng sau khi có hành vi nguy cơ, còn xét nghiệm PCR HIV thì khả năng phát hiện sớm cao hơn. Em đã làm nhiều loại xét nghiệm từ kháng nguyên đến kháng thể trong vòng 3 tháng từ ngày có hành vi nguy cơ, tất cả đều âm tính thì 99% là em không nhiễm HIV. Để chắc chắn 100% thì em có thể làm xét nghiệm PCR HIV lúc này hoặc làm lại xét nghiệm test nhanh vào thời điểm 3 tháng tiếp nữa (6 tháng từ lúc có hành vi nguy cơ). Đồng thời đi khám tổng quát để tìm ra bệnh lý khó chịu gây ra các khó chịu kể trên, đôi khi là bệnh tâm lý - tâm thần như rối loạn lo âu thì cũng phải trị. Thân mến.", "Chào bạn, Có nhiều bệnh lý lây lan qua , không phải bệnh lý nào cũng phát hiện được khi thăm khám. Đôi khi triệu chứng của bệnh xuất hiện rất lâu sau đó. Nếu như hiện tại không có vấn đề gì, bạn có thể đến bệnh viện để kiểm tra xét nghiệm máu sau ba tháng để tầm soát HIV bạn nhé! Thân mến! Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Xét nghiệm máu giúp bạn sớm tìm ra nguyên nhân gây bệnh Xin chào Thành Nguyễn, Khi em xét nghiệm kháng thể kháng một loại vi sinh vật nào đó, nếu kết quả IgG dương – nghĩa là em từng nhiễm lâu rồi (chí ít cũng 2-3 tháng), còn IgM dương – nghĩa là mới nhiễm (1-2 tuần, không quá 01 tháng tùy vi sinh vật). Kết quả hồng cầu – bạch cầu – tiểu cầu trên xét nghiệm công thức máu khi nhiễm virus (ví dụ: HSV …) thường sẽ biến đổi ít trong giai đoạn nhiễm cấp và về bình thường khi qua giai đoạn đó – điều này đúng khoảng 90-95% bệnh nhân. Có một số trường hợp cá biệt có biến đổi nhẹ theo bệnh nền, tình trạng nhiễm virus mạn tính … việc đó tùy tình cảnh mà biểu hiện khác nhau. Thân ái chào bạn." ]
Xin chào BS, Bé nhà em được 2 tháng. Cháu hay bị hăm, người nhà hay lấy thuốc bảy màu thoa lắm vì nó nhanh khỏi. Em nghe nói thuốc này không được dùng cho trẻ sơ sinh. Vừa rồi còn thoa vào chim bé nữa ạ vì chim bé bị trầy. Nhưng nếu đã thoa rồi thì có ảnh hưởng gì đến chim bé sau này không? Em lo quá BS ơi. Xin tư vấn giúp em ạ. Xin chân thành cám ơn BS!
[ "Chào em, Kem thoa da bảy màu là một dạng kem được các bà mẹ truyền tai nhau sử dụng cho con trẻ rất nhiều, vì tính hiệu quả của kem do có chứa thành phần Corticoide nhưng các bà mẹ không hề lo lắng đến tác dụng phụ của thuốc (nếu sử dụng không đúng bệnh hoặc lạm dụng thuốc này quá nhiều). Do đó, việc em thận trọng với kem này là đúng và sáng suốt, nhất là khi bé còn quá nhỏ và da của bé còn mỏng, nếu không bé sẽ bị teo da hoặc nặng hơn sẽ ngộ độc qua da. Đối với bệnh hăm của bé nói chung thì có rất nhiều thuốc thoa và rất an toàn cho bé nhưng cần xác định nguyên nhân và mức độ hăm da thì việc điều trị bệnh hăm mới có hiệu quả. Tốt nhất, em nên đưa bé đến BV Da Liễu khám và điều trị." ]
[ " Chào em, Phải sau 2 tuần mới dùng được thuốc này nha em, vì nếu dùng thuốc này sớm sẽ không tốt cho hệ miễn dịch của bé, nhiều khả năng thuốc sẽ ức chế hệ miễn dịch sinh kháng thể phòng bệnh. Thân mến! ", "Chào em, Qua thư em mô tả thì bệnh viêm mũi dị ứng của em đã bị bội nhiễm, nhưng bội nhiễm ở mức độ nào thì chúng tôi chưa rõ. Do vậy, em phải khám trực tiếp chuyên khoa tai - mũi - họng để xác định mức độ viêm nhiễm như thế nào, có cần thiết phải dùng kháng sinh không, có cần hút mũi lấy bớt đờm nhớt không… Vấn đề đờm nhớt không ảnh hưởng đến thai nhi, nhưng điều chúng tôi lo lắng nếu em bị viêm nhiễm nhiều, bắt buộc phải dùng kháng sinh và các loại thuốc khác trong khi thai mới 7 tuần. Nếu có viêm nhiễm thật sự thì bạn dùng thuốc Amoxcilin sẽ không hiệu quả, nhưng ít ảnh hưởng đến thai nhi. Em nên đi khám sớm đừng tự ý dùng thuốc nhé. Chúc mẹ con đều khỏe!", " Chào bạn, Bé bị khi nhổ không ảnh hưởng đến sức khỏe, tuy nhiên lông mi bị quặm vẫn sẽ mọc lại do đó triệu chứng sẽ tái đi tái lại nhiều lần. Bạn nên đưa bé đến BS chuyên khoa Mắt của BV Nhi để khám xem tình trạng mắt bé như thế nào, từ đó BS sẽ tư vấn và có hướng điều trị thích hợp cho bé. Thân mến!", "Chào em, Thuốc thoa em đề cập đến có tác dụng rất tốt nhưng không được chấm vào mắt và miệng nên trong trường hợp này em có thể chấm vào chỗ đó nhưng cần chú ý lấy bông gạc che chắn xung quanh để thuốc không chảy vào bên trong mắt. Nhưng tốt nhất vẫn là đi khám BS nha em. Vì ngoài dùng thuốc ngoài da, em cần được điều trị sớm và đúng bệnh, nếu không bệnh sẽ có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Thân mến!", " Chào em, Thuốc eosin dùng để rửa rốn cho trẻ sơ sinh giúp rốn của bé luôn khô ráo, tránh nhiễm trùng. Ngoài ra có thể sử dụng cho mẹ sau sinh. Ngay sau khi sinh, bạn có thể nhỏ 1-2 giọt vào vùng kín, giúp sạch sẽ, nhanh liền vết khâu. Có thể sử dụng để sát trùng ngoài da cho các vết trày xước ở khuỷu tay, chân, đứt tay.... Bị chàm gây ngứa, chảy máu và lây lan rất nhanh, do đó em nên đến BV để BS khám và điều trị cho em. Có thể làm giảm triệu chứng bệnh chàm như: - Tìm và loại bỏ yếu tố kích thích gây . - Lưu ý chế độ ăn uống, sinh hoạt để không làm tình trạng bệnh nặng hơn. - Không giã, cọ xát, sử dụng hóa chất,… -  Loại trừ yếu tố nguy cơ: các yếu tố tác động từ bên ngoài vào cơ thể gây bệnh chàm: yếu tố dị ứng, hóa chất,…. - Nâng cao sức đề kháng của cơ thể: Mỗi người cần xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, vận động khoa học, phù hợp với cơ thể để nâng cao sức đề kháng cho bản thân. - Khi phát hiện bệnh, người bệnh cần phải tới cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Người bệnh tuyệt đối không để bệnh tự khỏi, không sử dụng thuốc chữa bệnh khi không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Thân mến!", "Chào bạn, Theo bạn trình bày tôi cũng chỉ biết bé có nên không thể điều trị triệt để, ngoại trừ biết được nguyên nhân gây dị ứng. Vì vậy, để biết được nguyên nhân gây dị ứng, bạn nên đưa bé đến Trung tâm chẩn đoán Hòa Hảo khám chuyên khoa dị ứng và làm xét nghiệm tầm soát. Thân mến!", " Thanh Thảo thân mến, Theo mô tả thì có thể bé ho là do . Cho nên, em nên đưa bé đến BS đang điều trị cho bé khám lại, BS đó theo dõi tình trạng sức khõe của bé sẽ điều trị phối hợp bệnh của bé, em không nên tự ý mua thuốc thêm cho bé, tránh ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe bé. Trân trọng!", "Trọng Luyến thân mến, Có thể bé bị nhưng còn ở mức độ nhẹ nên chưa cần thiết phải điều trị bằng thuốc. Bây giờ, em có thể dùng Cetaphil cho bé rửa mặt ngày 2 lần, rửa mặt bằng nước thường sau đó nhỏ 2 đến 3 giọt Cetaphil vào lòng bàn tay thoa nhẹ lên mặt, trán và rửa lại bằng nước thường. Trân trọng!", "Khoảng 90% những người nào chưa từng bị thủy đậu trong gia đình sẽ mắc bệnh, nếu tiếp xúc với một người thân bị nhiễm bệnh. Chào Cẩm Hà, Hai loại thuốc bôi có tác dụng khác nhau. Thuốc bôi Acyclovir để ức chế sự phát triển của virus gây bệnh và hạn chế sự lan tràn của tổn thương thủy đậu. Nhưng thuốc bôi Xanh Methylen có tác dụng kháng khuẩn và giúp khô tổn thương. Về chế độ ăn thì bé cần ăn đầy đủ dưỡng chất, bổ sung đầy đủ các vitamin và yếu tố vi lượng cho da với các viên multvitamin. Nên mặc quần áo rộng, nhẹ, mỏng, thoáng. Thay quần áo 2 lần mỗi ngày và tắm rửa hàng ngày bằng nước ấm trong phòng kín gió. Nếu khó chịu nhiều thì cần khám BS chuyên khoa Da liễu hay chuyên khoa Nhiễm để được xử trí thích hợp. Thân mến. Mời bạn xem thêm: >>> >>> >>>", " Chào bạn, Theo tôi, bạn nên đưa bé đến BV Nhi Đồng khám chuyên khoa , để bé được điều trị triệt để hơn là tự dùng thuốc theo bạn đề cập. Thân mến! ", "Chào em, Ngoài giúp ích cho việc điều trị thì thuốc nào cũng có những tác dụng phụ không mong muốn nên chỉ dùng khi thật cần thiết và nên dùng theo hướng dẫn của BS, nhất là khi bé còn nhỏ nha em. Trường hợp của bé có thể là do nên rất khó hết nếu không có thuốc. Vì vậy, em đừng quá lo lắng, có thể sau vài tháng hệ miễn dịch của bé cân bằng được thì tình trạng dị ứng trên sẽ hết. Thân mến.", " Chào em, Em cần cho biết rõ hơn thuốc cảm mà em đề cập đến là thuốc gì, có mấy loại, liều lượng bao nhiêu và gì,…các thuốc này em tự cho bé uống hay là BS chỉ định. Nếu do BS chỉ định thì em có thể yên tâm cho bé uống theo toa. Còn nếu em tự cho uống thì cần thận trọng vì bé của em còn quá nhỏ (mới 2 tháng tuổi). Thân mến! ", "Chào bạn Hồng, Không nên dùng thuốc theo bởi vì bé có 1 triệu chứng nhưng có thể do nhiều bệnh khác nhau. Những loại thuốc có thể dùng được mà không cần toa là nước muối sinh lý, thuốc hạ sốt dùng thuốc liều, thuốc ho thảo dược. Còn những loại thuốc khác cần tham khảo ý kiến BS vì nếu sử dụng mà không có chỉ định BS có thể gây ra tình trạng kháng kháng sinh. Thân mến! BS Trương Hữu Khanh Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh - BV Nhi đồng 1", "Bạn Phuong thân mến, là thuốc kháng histamin, điều trị các triệu chứng dị ứng như mày đay, viêm mũi vận mạch, viêm da tiếp xúc, phù mạch… Thuốc sử dụng thận trọng cho trẻ < 2 tuổi. Khi sử dụng cho trẻ có thể gặp một số tác dụng phụ như bồn chồn, mất ngủ, run, hưng phấn, mê sảng, đánh trống ngực, co giật. Nguy cơ quá liều và độc tính (kể cả tử vong) có thể xảy ra ở trẻ em < 2 tuổi khi sử dụng các thuốc không kê đơn (OTC) có chứa kháng histamin như chlorpheniramin đơn độc hoặc phối hợp để giảm các triệu chứng của nhiễm trùng đường hô hấp trên. Sử dụng chế phẩm này ở trẻ em < 2 tuổi cần thận trọng và theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, tránh quá liều gây nguy hiểm. Vậy bạn nên nhờ bác sĩ điều trị tư vấn thêm về liều lượng và thời gian sử dụng thuốc cho cháu nhé. Th.S Dược Trần Thị Lạc Diệp / Hasan – Dermapha rm", "Theo nghiên cứu, mùi của các loại tinh dầu sẽ làm tê liệt thần kinh của muỗi và khiến chúng mất phương hướng. Ngoài ra, tinh dầu chiết xuất từ thiên nhiên còn có tác dụng tăng cường sức khỏe, làm đẹp, thư giãn,... và nhiều tác dụng khác tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, trên thị trường đa số tinh dầu được làm từ hương liệu tổng hợp, có chứa các hóa chất như toluen, aceton, formon, benzen,... có hại cho sức khỏe con người, nhất là trẻ em. Bôi kem chống muỗi, lăn chống muỗi chỉ có tác dụng tạm thời, khi thuốc bay hết lại phải bôi tiếp. Nếu bôi kéo dài và bôi nhiều cũng có thể gây hại cho da. Ngoài ra, còn có các tác dụng phụ như kích ứng da (làm da đỏ lên, rát, bong vảy) hoặc gây dị ứng da (da sưng nề, đỏ lên, ngứa, mụn nước li ti hoặc có mủ...). Những trường hợp viêm da cơ địa (cả trẻ em và người lớn) có làn da rất mẫn cảm nên cẩn thận khi sử dụng các sản phẩm chống muỗi. Để lựa chọn được sản phẩm an toàn cho trẻ nên mua các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, thành phần tạo nên sản phẩm là yếu tố quan trọng bảo vệ sự an toàn cho trẻ, chất lượng sản phẩm phải được Bộ Y tế kiểm định và công bố đạt cơ sở sản xuất đáng tin cậy, nên mua các cửa hàng có uy tín để tránh sản phẩm giả. Tuy nhiên, đối với những trẻ dưới 6 tháng tuổi, tốt nhất là cha mẹ không nên dùng bất cứ sản phẩm chống muỗi nào. Mà nên áp dụng các cách sau để chống muỗi đốt cho trẻ như: - Cho trẻ mặc quần áo dài, sáng màu và rộng rãi. - Giăng mùng cho trẻ khi ngủ, cho trẻ ngủ nơi thoáng mát, tránh chỗ tối. - Sử dụng lưới chống muỗi; đóng cửa sổ và cửa ra vào khi sáng sớm và chiều tối vì đây là thời điểm muỗi hoạt động mạnh nhất. - Dọn dẹp nhà cửa gọn gàng để tránh muỗi có cơ hội sinh sôi. Chắc chắn rằng tất cả các nơi muỗi có thể trú ngụ đều bị loại bỏ như những vũng nước đọng ngoài sân vườn, thùng rác, bụi cây… - Dùng lưới - vợt bắt muỗi để diệt muỗi. Thân mến." ]
Nguy cơ hẹp khe khớp háng
[ "Nguy cơ hẹp khe khớp háng Những ai có nguy cơ mắc phải hẹp khe khớp háng? Dưới đây là một số nhóm người có nguy cơ cao mắc phải hẹp khe khớp háng: Người già có nguy cơ cao hơn do quá trình bào mòn khớp theo thời gian. Các bệnh viêm khớp như viêm khớp dạng thấp, thoái hoá khớp,… Chấn thương hoặc stress lên khớp háng. Các bệnh lý như béo phì, bệnh gout , bệnh đái tháo đường và các bệnh lý khác có thể làm tăng nguy cơ hẹp khe khớp háng. Một số người có nguy cơ cao do yếu tố di truyền, như các vấn đề cấu trúc của khớp háng. Các yếu tố khác bao gồm cường độ công việc, tình trạng xương và cơ, tình trạng dinh dưỡng và lối sống. Tuy nhiên, hẹp khe khớp háng có thể xảy ra ở bất kỳ ai và không chỉ giới hạn cho nhóm người có nguy cơ cao. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải hẹp khe khớp háng Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải hẹp khe khớp háng bao gồm: Tuổi cao. Thừa cân hoặc béo phì sẽ gây thêm căng thẳng cho khớp háng. Chấn thương nghiêm trọng vùng hông, có thể gây viêm khớp háng nhiều năm sau đó. Những công việc và môn thể thao đòi hỏi phải vận động cơ thể lặp đi lặp lại gây căng thẳng ở hông có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh thoái hoá khớp. Phụ nữ sau mãn kinh có nhiều khả năng bị thoái hoá khớp háng hơn nam giới. Viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới. Các xương hình thành nên khớp háng có hình dạng bất thường, chẳng hạn như chứng loạn sản xương và va đập, có thể dẫn đến tăng áp lực bất thường lên sụn. Tác nhân kích hoạt tự miễn dịch. Trong khi nguyên nhân của bệnh viêm khớp dạng thấp và viêm khớp vảy nến vẫn chưa được biết rõ thì các nguyên nhân gây ra bệnh tự miễn là một lĩnh vực đang được nghiên cứu tích cực. Ví dụ, nhiễm trùng được cho là một trong những tác nhân gây ra bệnh vảy nến. Di truyền. Một số tình trạng tự miễn dẫn đến viêm khớp háng có thể di truyền trong gia đình. Những người mắc bệnh đái tháo đường, cholesterol cao, bệnh hemochromatosis và thiếu vitamin D có nhiều khả năng mắc bệnh thoái hoá khớp. Chấn thương vùng hông là yếu tố nguy cơ của hẹp khe khớp háng" ]
[ "Tìm hiểu chung hẹp khe khớp háng Hẹp khe khớp háng là gì? Sụn khớp đóng vai trò làm đệm, giảm độ ma sát và giảm chấn động trong khớp. Khi lớp sụn bao bọc ở khớp háng bị thoái hóa hoặc mòn đi, khớp sẽ trở nên đau, cứng và bị hạn chế phạm vi chuyển động. Khi khớp háng bị tổn thương nghiêm trọng và sụn bị bào mòn hoàn toàn, tổn thương này thường được gọi là hẹp khe khớp háng.", "Chào bạn, là một tổ chức bất thường của các mạch máu nhỏ, thành mạch máu mỏng chứa đầy máu. Có khoảng 20% trường hợp dị dạng mạch máu thể hang có tính chất di truyền, ở những trường hợp này, con của người bệnh có nguy cơ 50% mắc bệnh. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể lập gia đình bình thường và tái khám khi có triệu chứng, bạn nhé. Tuy nguy cơ cho con là có thể xảy ra nhưng hiện tại bệnh này có thể được phát hiện và điều trị khá tốt. Thân mến, ", "Nguy cơ hẹp động mạch thận Những ai có nguy cơ mắc phải hẹp động mạch thận? Tỷ lệ hẹp động mạch thận ít hơn 1% ở những người bệnh tăng huyết áp nhẹ nhưng có thể tăng lên từ 10% đến 40% ở những người bệnh tăng huyết áp cấp tính (ngay cả khi có bệnh nền tăng huyết áp trước đó), nặng hoặc dai dẳng. Một số nghiên cứu báo cáo tỷ lệ hẹp một bên (so với hẹp hai bên) khoảng từ 53% đến 80%. Các nghiên cứu cho thấy bệnh thận thiếu máu cục bộ có thể là nguyên nhân gây ra 5% đến 22% bệnh thận tiến triển ở tất cả người bệnh trên 50 tuổi. Người bệnh mắc chứng loạn sản xơ cơ có tổn thương động mạch thận trong khoảng 75% đến 80% trường hợp. Khoảng 2/3 số người bệnh có tổn thương nhiều động mạch thận. Chứng loạn sản xơ cơ phổ biến ở nữ giới hơn nam giới. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải hẹp động mạch thận Hẹp động mạch thận thường được phát hiện một cách tình cờ ở những người bệnh khi được làm các xét nghiệm vì một lý do khác. Các yếu tố nguy cơ bao gồm: Tuổi lớn; Giới tính nữ; Bệnh tăng huyết áp ; Có bệnh mạch máu khác (chẳng hạn như bệnh mạch vành và bệnh động mạch ngoại biên); Bệnh thận mạn ; Bệnh đái tháo đường; Hút thuốc lá; Có mức cholesterol cao bất thường. Đái tháo đường là yếu tố nguy cơ của bệnh hẹp động mạch thận", "Nguy cơ giãn dây chằng Những ai có nguy cơ bị giãn dây chằng? Bất cứ ai cũng có thể có nguy cơ bị giãn dây chằng. Giãn dây chằng có thể xảy ra với cả người trẻ và người già, cũng như vận động viên và những người trong sinh hoạt hàng ngày. Bạn có thể có nguy cơ cao nếu: Có tiền sử giãn dây chằng. Tình trạng thể chất kém hoặc thừa cân. Tham gia các hoạt động thể chất diễn ra trên các bề mặt không bằng phẳng (ví dụ như leo núi). Đang mệt mỏi (cơ bắp mệt mỏi ít có khả năng hỗ trợ hoạt động tốt). Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc giãn dây chằng Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc giãn dây chằng, bao gồm: Tuổi cao; Thường xuyên khuân vác vật nặng.", "Nguy cơ viêm khớp tay Những ai có nguy cơ mắc phải viêm khớp tay? Người lớn tuổi dễ bị viêm khớp tay hơn. Viêm xương khớp thường gặp sau 50 tuổi. Viêm khớp dạng thấp thường xuất hiện lần đầu ở độ tuổi từ 35 đến 50. Viêm khớp tay thường xảy ra ở người lớn tuổi Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải viêm khớp tay Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm khớp tay, bao gồm: Nữ giới. Người da trắng (ví dụ Châu Âu). Thừa cân, béo phì . Đã từng bị thương ở tay trước đó. Nếu bạn bị trật khớp hoặc gãy bất kỳ khớp nào ở bàn tay hoặc ngón tay, bạn có nhiều khả năng bị viêm khớp. Di truyền, ví dụ bệnh tự miễn.", "Nguy cơ trật khớp gối Những ai có nguy cơ mắc trật khớp gối? Bất kỳ ai cũng có thể mắc phải tình trạng trật khớp gối. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải trật khớp gối Các yếu tố nguy cơ gây trật khớp gối bao gồm: Tham gia các môn thể thao dễ bị té ngã: Tham gia các môn thể thao như bóng rổ, bóng đá, đấu vật và thể dục dụng cụ khiến bạn có nguy cơ bị trật khớp gối cao hơn. Va chạm ô tô: Những người không thắt dây an toàn khi đi ô tô có nguy cơ bị trật khớp gối cao hơn. Di truyền: Những người bị mất dây chằng có nguy cơ bị trật khớp gối cao hơn. Dễ bị té ngã: Nếu bạn là đối tượng có nguy cơ dễ bị té ngã (ví dụ như suy yếu, đang bệnh nặng,…), bạn có nhiều khả năng bị trật khớp gối.", "Nguy cơ sai khớp Những ai có nguy cơ mắc phải Sai khớp? Tất cả mọi người đều có nguy cơ bị sai khớp, đặc biệt là những đối tượng sau: Người lớn tuổi; Trẻ em; Người bị yếu cơ hoặc có các vấn đề về thăng bằng; Vận động viên thể thao hoặc người chơi các môn thể thao có nguy cơ cao té ngã (bóng đá…); Người có cường độ vận động cao hoặc thường xuyên mang vác vật nặng. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc Sai khớp Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc Sai khớp, bao gồm: Tuổi tác: Người lớn tuổi (đặc biệt là trên 65 tuổi) có nguy cơ cao bị sai khớp hơn do xương khớp, các cơ, gân bắt đầu lão hóa và khả năng vận động bị suy giảm; trẻ em dễ bị sai khớp do năng động, đứng chưa vững... Đang mắc phải các bệnh về cơ xương khớp (hội chứng Ehlers – Danlos, viêm khớp …) Yếu tố môi trường (mưa gió làm tăng nguy cơ té ngã và tai nạn giao thông…).", "Nguy cơ tê chân Những ai có nguy cơ mắc phải tê chân? Người bị tai nạn, chấn thương tủy sống; Người nghiện rượu mãn tính; Phụ nữ mang thai; Người làm công việc khuân vác nặng; Người bệnh đái tháo đường. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải tê chân Một số yếu tố làm tăng nguy cơ tê chân, bao gồm: Bệnh tiểu đường, sau phẫu thuật giải áp ống sống thắt lưng...", "Nguy cơ viêm khớp gối Mọi đối tượng đều có khả năng mắc viêm khớp gối. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nguyên nhân mà các đối tượng có thể có sự khác biệt: Thoái hóa khớp gối: Khả năng thoái hóa khớp gối tăng lên ở những đối tượng sau 45 tuổi, phụ nữ dễ bị thoái hóa khớp hơn nam giới. Viêm khớp dạng thấp: Có xu hướng ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới. Tỷ lệ mắc viêm khớp dạng thấp cũng cao hơn ở Mỹ hay các nước Bắc Âu. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ viêm khớp gối như: Tuổi : Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp. Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ mắc thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp nhiều hơn nam giới. Cân nặng: Trọng lượng cơ thể làm tăng áp lực lên tất các khớp, đặc biệt là khớp gối. Di truyền: Các yếu tố di truyền có thể ảnh hưởng đến tình trạng thoái hóa khớp gối, viêm khớp dạng thấp, hay các bệnh hệ thống khác gây viêm khớp gối. Chấn thương: Các chấn thương hay công việc lặp đi lặp lại gây áp lực cho khớp gối trong thời gian dài chẳng hạn như ngồi xổm, nâng tạ, quỳ đều có thể gây thoái hóa khớp gối. Dinh dưỡng lối sống: Hút thuốc lá, các yếu tố môi trường hay chế độ ăn sẽ ảnh hưởng nhiều đến viêm khớp dạng thấp.", "Nguy cơ viêm khớp dạng thấp Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp Những yếu tố  làm tăng nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp gồm: Giới tính : Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới. Tuổi tác : Viêm khớp dạng thấp thường gặp nhất ở người trưởng thành giữa độ tuổi 40 và 60, nhưng nó có thể phát triển ở bất kỳ độ tuổi nào. Yếu tố di truyền : Nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu có thành viên trong gia đình mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Yếu tố môi trường : Tiếp xúc với một số yếu tố môi trường, như khói thuốc lá, amiăng, và bụi silic có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh. Hút thuốc : Hút thuốc là yếu tố nguy cơ đáng kể cho viêm khớp dạng thấp, đặc biệt ở những người có sẵn yếu tố gen di truyền. Nhiễm trùng : Một số nghiên cứu cho thấy các vi khuẩn như Porphyromonas gingivalis (thường liên quan đến bệnh nha chu) có thể góp phần khởi phát bệnh. Porphyromonas gingivalis (thường liên quan đến bệnh nha chu) có thể góp phần khởi phát bệnh viêm khớp dạng thấp", "Nguy cơ trật khớp cùng đòn Những ai có nguy cơ mắc phải trật khớp cùng đòn? Trật khớp cùng đòn thường xảy ra ở người trưởng thành, trẻ tuổi, có luyện tập thể thao nhiều ở cơ tay, khớp vai (bóng ném, khúc côn cầu,…) hoặc làm các công việc nặng (khuân vác…). Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải trật khớp cùng đòn Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc trật khớp cùng đòn, bao gồm: Vận động viên thể thao, ví dụ vận động viên bóng ném, bóng chuyền hoặc các môn thể thao sử dụng lực ở cánh tay, bả vai. Tai nạn, chấn thương, té ngã. Vận động viên thể thao có nguy cơ mắc trật khớp cùng đòn", "Nguy cơ bong gân cổ chân Những ai có nguy cơ mắc phải bong gân cổ chân? Bong gân cổ chân là một chấn thương phổ biến trong thể thao, đặc biệt là trong các môn thể thao đòi hỏi phải nhảy, lăn hoặc vặn bàn chân như bóng rổ, bóng chuyền, cầu lông, bóng đá, bóng chày,... Những người chơi các môn thể thao này có nguy cơ bị bong gân cổ chân nhiều hơn. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bong gân cổ chân Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bong gân cổ chân, bao gồm: Đi bộ hoặc chạy trên bề mặt không bằng phẳng có thể làm tăng nguy cơ bong gân mắt cá chân. Chấn thương mắt cá chân trước đó. Sức mạnh hoặc sự linh hoạt ở mắt cá chân kém có thể làm tăng nguy cơ bị bong gân khi tham gia thể thao. Giày không phù hợp, giày cao gót nói chung khiến mắt cá chân dễ bị chấn thương hơn. Giày cao gót khiến mắt cá chân dễ bị chấn thương hơn", "Nguy cơ tê Những ai có nguy cơ mắc phải tê? Mọi đối tượng đều có nguy cơ mắc phải tê. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải tê Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tê, bao gồm: Người cao tuổi. Người có tiền sử hoặc đang mắc các bệnh lý thần kinh. Bệnh nhân đái tháo đường. Người lao động tay chân liên tục trong thời gian dài.", "Nguy cơ hồi hộp, đánh trống ngực Những ai có nguy cơ hồi hộp? Người cao tuổi có sử dụng các thuốc chống loạn nhịp. Yếu tố làm tăng nguy cơ hồi hộp Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc hồi hộp, bao gồm: Các nguyên nhân tim mạch nguy hiểm bao gồm bệnh tim thiếu máu cục bộ hoặc các bệnh lý cơ tim khác, bệnh tim bẩm sinh (hội chứng Brugada, bệnh cơ tim thất phải, hội chứng QT kéo dài bẩm sinh), bệnh lý van tim và rối loạn hệ thống dẫn truyền (gây ra nhịp chậm hoặc block dẫn truyền trong tim). Bệnh nhân có hạ huyết áp tư thế thường có cảm giác đánh trống ngực do nhịp nhanh xoang khi đứng dậy. Các bệnh lý không phải tim mạch làm tăng co bóp cơ tim (cường giáp, u tủy thượng thận, rối loạn lo âu). Một số loại thuốc, bao gồm digitalis, caffeine, rượu, nicotine, và các thuốc giống giao cảm (albuterol, amphetamines, cocain, dobutamine, epinephrine, ephedrine, isoproterenol, norepinephrine và theophylline). Các rối loạn chuyển hóa, bao gồm thiếu máu, hạ ôxy máu, giảm thể tích tuần hoàn và rối loạn điện giải (ví dụ: Hạ kali máu do dùng lợi tiểu).", "Nguy cơ đau dây thần kinh thiệt hầu Những ai có nguy cơ mắc phải đau dây thần kinh thiệt hầu? Cả nam và nữ đều có thể mắc bệnh đau dây thần kinh thiệt hầu và tỷ lệ xuất hiện tăng theo tuổi. Bệnh thường khởi phát ở độ tuổi từ 21 đến 75. Thường gặp nhất là ở độ tuổi trung niên do người ta nhận thấy quá trình lão hóa khiến mạch máu và thần kinh dễ bị tổn thương và vôi hóa. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải đau dây thần kinh thiệt hầu Độ tuổi trung niên, người trên 40 tuổi. Người mắc các bệnh tự miễn và viêm nhiễm. Nhiễm trùng amidan. Mắc ung thư vùng hầu họng." ]
Nguyên nhân đậu mùa
[ "Nguyên nhân đậu mùa Nguyên nhân dẫn đến bệnh đậu mùa Virus variola gây bệnh đậu mùa. Có hai biến thể của variola: Variola major và Variola minor (hoặc variola alastrim). Variola major gây ra hầu hết các trường hợp mắc bệnh đậu mùa và gây tử vong nhiều nhất. Variola minor gây ra các triệu chứng tương tự nhưng ít nghiêm trọng hơn, chỉ gây tử vong ở 1% trường hợp, so với hơn 30% trường hợp mắc Variola major. Virus variola là nguyên nhân dẫn đến bệnh đậu mùa" ]
[ "Nguyên nhân mụn trứng cá Nguyên nhân dẫn đến mụn trứng cá Ở giai đoạn dậy thì, androgen kích thích sự hoạt động của tuyến bã nhờn và quá trình sừng hóa phát triển quá mức. Ngoài ra, một số yếu tố cũng có thể làm khởi phát mụn như sự thay đổi nội tiết, sử dụng mỹ phẩm, xà phòng không phù hợp. Một số nghiên cứu cho thấy có sự liên quan giữa sữa và chế độ ăn có nhiều glycemic với sự khởi phát mụn. Ánh sáng mặt trời có tác dụng chống viêm, mụn trứng cá có thể giảm đi vào mùa hè. Một số loại thuốc như corticosteroid, phenytoin , lithium và isoniazid có thể làm trầm trọng thêm tình trạng mụn trứng cá.", "Nguyên nhân bệnh ưa chảy máu Nguyên nhân dẫn đến bệnh ưa chảy máu Trong mọi trường hợp, cơ thể của chúng ta có cơ chế tự bảo vệ. Nghĩa là những tế bào máu gây kết dính được gọi là tiểu cầu sẽ đi đến nơi chảy máu và thành lập nút chặn ở vết cắt. Nếu không có bước này, máu sẽ không đông. Khi tiểu cầu đã tạo nút chặn, chúng sẽ phóng thích những hóa chất lôi kéo nhiều tiểu cầu hơn tới và cũng hoạt hóa các protein trong máu gọi là các yếu tố đông máu. Những protein này trộn với tiểu cầu để hình thành các sợi làm cục máu đông chắc hơn và làm ngưng chảy máu. Trong cơ thể con người gồm có 20 yếu tố tham gia trong quá trình đông máu. Thiếu hụt bất kỳ yếu tố nào trong số này cũng đều dẫn đến bệnh ưa chảy máu. Bệnh được phân loại dựa trên yếu tố bị thiếu hụt. Hemophilia A là thể bệnh hay gặp nhất, do thiếu yếu tố VIII. Hemophilia B là thể bệnh hay gặp thứ hai do thiếu yếu tố IX. Hemophilia C là thể bệnh do thiếu yếu tố XI, triệu chứng nói chung thường nhẹ hơn.", "Nguyên nhân viêm tắc tĩnh mạch Nguyên nhân dẫn đến viêm tắc tĩnh mạch Viêm tắc tĩnh mạch có thể xảy ra vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Các nghiên cứu cho thấy một số nguyên nhân sau đây có thể dẫn đến tình trạng hình thành cục máu đông gây viêm tắc tĩnh mạch: Di truyền: Đột biến trong DNA của bạn có thể khiến máu dễ đông. Các tình trạng di truyền như thế này thường có thể điều trị được nhưng sẽ tồn tại suốt đời và không thể chữa khỏi hoàn toàn. Suy giãn tĩnh mạch: Các tĩnh mạch phồng lên, có màu xanh hoặc hình mạng nhện trên da chân là nguy cơ đặc biệt dẫn đến viêm tắc tĩnh mạch hai chi dưới. Tổn thương: Chấn thương gần tĩnh mạch có thể hình thành cục máu đông dẫn đến tình trạng viêm mạch. Thủ thuật y khoa và thuốc : Đường truyền tĩnh mạch đưa thuốc hoặc các hoạt chất điều trị bệnh trực tiếp vào tĩnh mạch, có thể gây ra cục máu đông dẫn đến viêm tắc tĩnh mạch. Một số phương pháp điều trị bằng hormone, bao gồm một số biện pháp tránh thai cũng có thể làm tăng nguy cơ đông máu. Tiêm chích ma túy: Đây là một yếu tố gây viêm tắc tĩnh mạch do nhiễm trùng khi sử dụng kim tiêm không an toàn hoặc không đúng cách, có thể dễ dàng dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Bất động trong thời gian dài: Những người làm công việc văn phòng ngồi tại chỗ kéo dài, có thể có hệ tuần hoàn kém, làm tăng nguy cơ huyết khối. Điều này cũng có thể xảy ra với những người di chuyển với những chuyến bay dài hoặc các phương tiện giao thông khác, người bệnh phải nằm bất động trên giường lâu ngày. Các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn: Bao gồm ung thư, béo phì, lupus ban đỏ hệ thống và một số rối loạn đông máu. Đường truyền tĩnh mạch có thể gây ra viêm tắc tĩnh mạch", "Tìm hiểu chung thủy đậu Thủy đậu (hay còn gọi là đậu mùa, cháy rạ) do virus varicella-zoster (loại virus gây bệnh ở người herpesvirus type 3) gây ra. Virus này có kích thước từ 150 đến 200 mm với nhân là DNA. Thủy đậu rất dễ lây lan qua đường tiếp xúc trực tiếp như: Đường niêm mạc (mũi, hầu họng) qua giọt bắn trong không khí. Đường tiếp xúc trực tiếp với virus (qua nơi thương tổn trên da). Thủy đậu dễ lây nhất trong giai đoạn ủ bệnh và giai đoạn đầu của đợt bùng phát, nó có thể lây lan từ 48 giờ trước khi các tổn thương trên da xuất hiện cho đến khi các tổn thương này đóng vảy. Sau khi người bệnh bị thủy đậu thì vẫn còn một ít virus varicella-zoster tồn tại ở trạng thái tiềm ẩn không gây bệnh. Các virus này trú ngụ ở các hạch thần kinh trong thời gian dài (vài tháng đến vài năm). Đến khi cơ thể người nhiễm bị suy giảm miễn dịch hoặc suy nhược cơ thể, các virus này sẽ tái hoạt, nhân lên và phát triển lan dọc theo các đầu dây thần kinh gây nên bệnh zona. Bệnh nhân có nguy cơ bị biến chứng nghiêm trọng trên thần kinh, phổi, suy giảm miễn dịch và một số bệnh lý nền khác. Chẩn đoán dựa trên lâm sàng. Những người có nguy cơ gặp biến chứng nghiêm trọng cần điều trị dự phòng sau khi nhiễm bệnh bằng globulin miễn dịch và nếu bệnh tiến triển, cần được điều trị bằng thuốc kháng virus. Thủy đậu hiện đã có vaccine phòng ngừa.", "Nguyên nhân thận ứ mủ Nguyên nhân dẫn đến thận ứ mủ Đường tiết niệu bị nhiễm trùng hoặc tắc nghẽn: Cản trở đến quá trình đào thải nước tiểu ra ngoài, dẫn đến thận bị nhiễm trùng, ứ mủ. Nguyên nhân dẫn đến tắc nghẽn là do bị sỏi thận hay sỏi niệu quản. Nhiễm nấm: Thường gặp ở bệnh nhân điều trị bằng thuốc kháng sinh kéo dài hoặc suy giảm khả năng miễn dịch. Là điều kiện thuận lợi để nấm có cơ hội phát triển và tấn công vào thận dẫn đến nhiễm trùng, ứ mủ trong bể thận. Chấn thương niệu quản: Phẫu thuật ruột già hay vùng chậu có thể làm tổn thương đến niệu quản làm viêm nhiễm, sưng phù. Nước tiểu không ra ngoài được có thể dẫn đến ứ nước bể thận. Ngoài ra, nhiễm trùng cũng có thể lây lan từ niệu quản tới bể thận và tạo ra nhiều mủ tồn ứ ở bộ phận này. Dị tật bẩm sinh ở đường tiết niệu: Hẹp khúc nối bể thận – niệu quản hay van niệu đạo sau… cũng có nguy cơ dẫn đến thận ứ nước, ứ mủ. Các vấn đề khác về sức khỏe: Viêm đài bể thận, ung thư đại tràng, ung thư cổ tử cung, xơ hóa sau phúc mạc, u niệu quản, bướu niêm mạc cũng dẫn đến tắc nghẽn đường nước tiểu và dẫn đến thận ứ nước, ứ mủ.", "Nguyên nhân viêm da Các nguyên nhân của viêm da khác nhau tùy thuộc vào loại. Tuy nhiên, các yếu tố môi trường hoặc chất tiếp xúc thường có thể là nguyên nhân chính của các đợt bùng phát. Các tác nhân phổ biến bao gồm: Căng thẳng; Thay đổi nội tiết tố; Môi trường; Chất kích thích. Viêm da tiếp xúc Viêm da tiếp xúc xảy ra khi tiếp xúc trực tiếp với chất kích ứng hoặc chất gây dị ứng như chất tẩy rửa, mỹ phẩm, một số kim loại, cây cỏ. Viêm da dị ứng Viêm da dị ứng thường là hậu quả của sự kết hợp của các yếu tố như da khô, môi trường và vi khuẩn trên da. Các tác nhân gây viêm da dị ứng khác nhau giữa mọi người, nhưng căng thẳng, chất kích thích và thay đổi nội tiết tố là những yếu tố phổ biến. Các yếu tố khác có thể gây ra viêm da dị ứng bao gồm tăng lượng đường, sữa và thịt đỏ trong một số trường hợp. Tiền sử gia đình mắc bệnh viêm da dị ứng cũng có thể làm tăng khả năng phát triển tình trạng này. Viêm da tiết bã Nguyên nhân chính xác của bệnh viêm da tiết bã vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên, nó có thể là kết quả của phản ứng viêm với nấm men Malassezia tồn tại tự nhiên trên da. Một số điều kiện có thể làm tăng nguy cơ bị viêm da tiết bã bao gồm HIV , bệnh vẩy nến, động kinh, bệnh trứng cá đỏ, bệnh Parkinson . Viêm da tiết bã có thể xuất hiện lần đầu ở tuổi dậy thì đối với nhiều người và có thể nặng hơn trong quãng thời gian này. Viêm da ứ nước Viêm da ứ nước xảy ra do quá trình tuần hoàn trong cơ thể kém. Thông thường, các van nhỏ trong tĩnh mạch máu yếu đi làm giảm lưu lượng máu trở về tim và gây tích tụ chất lỏng ở tứ chi. Chất lỏng này sau đó gây sưng tấy xung quanh khu vực bị ảnh hưởng. Sau đó xuất hiện viêm da ứ nước ở những vùng da bị sưng tấy này. Do máu lưu thông kém thường gặp nhất là ở cẳng chân, đây là vị trí phổ biến nhất của bệnh viêm da ứ nước.", "Lúc đầu tưởng là cảm nắng đo trời nóng, đến ngày thứ 3, tay chân và cơ thể đều bắt đầu xuất hiện các mụn nước.\r\n\r\nEm vội chạy vô BV Da Liễu, BS chẩn đoán là thủy đậu. Từ nhỏ đến lớn, hầu hết người lớn ai cũng nói rằng, hồi nhỏ bị thủy đậu qua, thì sẽ miễn dịch suốt đời không tái phát. Vậy xin hỏi BS sao em bị tái phát? \r\n\r\nMà không chỉ riêng em, có 2 bạn của em, cũng từng tiếp xúc với bạn bị thủy đậu, cũng bị luôn. Cho em hỏi, nếu lần này hết bệnh, thì sau này vẫn có nguy cơ bị gây nhiễm lại không? (Ta Duc - shineduc…@gmail.com) Chào em, là một bệnh ngoài da do virus varicella-zoster gây ra. Đa số người đã bị thủy đậu sẽ có miễn dịch suốt đời và không bao giờ bị lại thủy đậu mà nếu bộc phát trở lại thì sẽ dưới dạng zona (giời leo). Có rất ít trường hợp đặc biệt, kháng thể sinh ra tồn tại không đủ mạnh để phòng chống bệnh thì có thể bị tái lại. Nhưng khả năng cao hơn là chẩn đoán sai bệnh thủy đậu vì có nhiều bệnh nổi mụn nước, bóng nước không phải do virus thủy đậu gây nên, em nhé. Thân mến!", " Chào em, Phù có khá nhiều nhóm nguyên nhân, còn tuỳ thuộc vào phù khu trú hay phù toàn thể. Tình trạng , môi của em nhiều khả năng chỉ là phù khu trú, có thể do dị ứng gây ra. Có nhiều nguyên nhân gây dị ứng. Ngoài ra nếu phù mặt kèm theo phù chân, tiểu ít thì có thể do thận không thải được nước ra khỏi cơ thể. Hoặc cũng có thể do bệnh gan, bệnh tim, suy dinh dưỡng. Em có thể đến khám bác sĩ Nội tổng quát để tìm nguyên nhân và điều trị em nhé. Thân mến! ", "Nguyên nhân bệnh van tim Nguyên nhân dẫn đến bệnh van tim Bệnh van tim có thể có ngay từ khi mới sinh (bẩm sinh). Nó cũng có thể xảy ra ở người lớn do nhiều nguyên nhân và điều kiện, chẳng hạn như nhiễm trùng và các bệnh tim khác. Nhìn chung, các nguyên nhân có thể là: Bất thường cấu trúc và hoạt động (đóng- mở) của van tim. Thấp khớp (có thể gây viêm các van tim). Viêm nội tâm mạc. Bệnh mạch vành, đau tim, bệnh cơ tim (bệnh cơ tim), giang mai (một bệnh lây truyền qua đường tình dục), huyết áp cao, phình động mạch chủ và các bệnh mô liên kết. Các nguyên nhân ít phổ biến hơn của bệnh van tim bao gồm khối u, do sử dụng một số loại thuốc và bức xạ.", "Thưa bác sĩ, Cháu bị nổi mấy hột đỏ ở sau gáy và lưng, chỉ nổi ít. Khi cháu đâm vào thì thấy nó có nước và sau đó chảy máu. Mấy hôm nay cháu có tiếp xúc với người bị bệnh thủy đậu sắp hết bệnh. Cháu muốn hỏi là cháu có thể bị thủy đậu không ạ? Hay mấy hột đỏ đó là mụn? Hiện tại thì cháu đã từng bị thủy đậu một lần từ lúc nhỏ. Cháu có nguy cơ bị lại không bác sĩ? Cám ơn bác sĩ! (Quynh - . com) Trả lời: Mến chào cháu, Thủy đậu là một bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ em, tuy nhiên cũng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tác nhân gây bệnh là virus varicella-zoster. Thủy đậu là một bệnh lây qua đường hô hấp, khi hít phải những giọt nước bọt lơ lửng trong không khí do người bệnh (ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ các mụn nước). Ngoài ra, bệnh còn có thể lây truyền gián tiếp qua tiếp xúc với quần áo hoặc các vật dụng cá nhân dính phải dịch tiết từ các nốt hồng ban bóng nước. Người bệnh có thể truyền bệnh cho người lành từ 5 - 7 ngày trước và sau khi phát ban, chỉ hết lây khi các nốt bóng nước đã khô và đóng mày. Do vậy, nếu cháu tiếp xúc với người bệnh khi các nốt trên khô và đóng mày thì không còn khả năng lây lan. Nhưng khi có tiếp xúc thì bệnh không thể phát ngay mà cần có thời gian ủ bệnh từ 10 – 15 ngày. Mấy nốt đỏ ở gáy và lưng của cháu có thể do dị ứng, chứ chưa phải là nốt thủy đậu. Tuy nhiên, cháu không nên dùng kim hoặc vật gì đó để đâm vào, rất dễ bị nhiễm trùng hoặc uốn ván… Nếu trước đây cháu đã mắc bệnh này, thì không bị lại lần 2 (theo y văn thế giới chưa ghi nhận được người bệnh mắc lần 2), nhưng virus này chỉ có thể bùng phát trở lại dưới dạng zona hay còn gọi là giời leo khi sức đề kháng của cơ thể suy yếu. Thân mến! BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo", " Chào em Huyền, Em vừa mới tiếp xúc với người bị thì em không cần nghỉ việc hay cách ly vì sợ mình lây cho người khác. Bởi vì bệnh thủy đậu có thể lây từ 1-2 ngày trước khi người bệnh nổi ban ngứa cho đến khi tất cả những vết phồng đã đóng vảy (thông thường trong vòng 5 ngày từ khi những vết phồng nổi lên). Ngay cả trong trường hợp virus thủy đậu xâm nhập vào cơ thể em thì cũng cần có thời gian ủ bệnh rồi mới phát bệnh, thời gian ủ bệnh đối với bệnh thủy đậu là từ 1-2 tuần sau khi tiếp xúc với bệnh nhân. Diễn tiến của bệnh như sau: - Thời kỳ khởi phát (24-48h), người bệnh sốt nhẹ, kèm theo mệt mỏi, chán ăn, nhức đầu và phát ban (tiền thân của bóng nước) là những hồng ban nổi trên nền da bình thường. - Thời kỳ toàn phát (thời kỳ đậu mọc): giảm sốt, nổi bong bóng nước trên nền da màu hồng, sau đó các nốt phỏng xuất hiện ở da đầu, mặt, lan xuống thân và tay chân với số lượng nhiều ít khác nhau tùy từng cơ thể. Rất khó xác định người vừa mới tiếp xúc người bị thủy đậu có bị nhiễm virus thủy đậu hay không, cách tốt nhất là theo dõi khi có dấu hiệu của thời kỳ khởi phát thì bắt đầu đeo khẩu trang và bảo vệ người xung quanh tránh bị lây nhiễm từ mình. Thân mến!", "Chào bạn, Bệnh thủy đậu  do Varicella Zoster Virus (VZV) gây ra. Bệnh thường rất dễ lây từ người bệnh sang người lành. Nếu không phòng tránh đúng cách, bệnh có thể lây lan thành dịch cộng đồng. Các đường lây chủ yếu bao gồm: - Lây qua tiếp xúc da: Trong lúc bệnh nhân nổi mụn nước trái rạ, da bắt đầu tổn thương, lở loét hoặc bong tróc, virus bệnh ẩn bên trong mà mắt thường không nhìn thấy được, chính vì vậy, khi lỡ chạm vào mụn thủy đậu thì nguy cơ lây bệnh rất cao. Ngay cả khi mụn thủy đậu bắt đầu khô mày và đóng vảy, những con virus vẫn tồn tại mà chưa chết hoàn toàn, khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng lại tiếp tục phát triển và vẫn có khả năng lây lan, đặc biệt dễ lây cho trẻ em và người có khả năng miễn dịch kém. - Lây qua dịch mũi họng (lây qua đường hô hấp - không khí): Đây được coi là đường lây bệnh phổ biến nhất. Khi người bệnh nói chuyện, và đặc biệt là lúc ho, hắt hơi hay sổ mũi, virus từ cơ thể họ có cơ hội nhiễm ra không khí bên ngoài. Bằng hình thức giao tiếp thông thường, khi người lành không may tiếp xúc vào dịch mũi họng này thì rất dễ nhiễm bệnh. Vì vậy, người bệnh phải đeo khẩu trang và ăn uống cách li một thời gian cho đến khi hồi phục hẳn. Thời gian lây nhiễm của thuỷ đậu có thể lên tới 21 ngày, các xét nghiệm không thể nói được là bệnh còn lây hay không. Do đó, cách tốt nhất để phòng tránh là nên cho bé tiêm ngừa sớm bạn nhé! Thân mến.", "Nguyên nhân viêm giác mạc chấm nông Nguyên nhân dẫn đến viêm giác mạc chấm nông Viêm giác mạc chấm nông là một biểu hiện không đặc hiệu do sự kích ứng hay tổn thương giác mạc do nhiều nguyên nhân gây nên. Nhiễm trùng , viêm hoặc chấn thương là những nguyên nhân phổ biến gây viêm giác mạc chấm nông. Trong đó virus là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm kết mạc. Bệnh viêm kết mạc chấm nông do Adenovirus gây ra hay còn gọi là trường hợp viêm kết mạc cấp hay đau mắt đỏ là một bệnh lý gây đỏ mắt, đau mắt nhưng không ảnh hưởng nghiêm trọng đến mắt về sau. Viêm kết mạc chấm nông do Herpes thì thường hay tái phát và có thể ảnh hưởng đến thị lực. Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác gây nên tình trạng này bao gồm: Viêm bờ mi : Viêm mí mắt được gọi là viêm bờ mi, bệnh gây ra do vi khuẩn (thường là tụ cầu vàng) trên da hoặc các tuyến sản xuất dầu bị tắc ở mí mắt. Tình trạng viêm này có thể dẫn đến tuyến nước mắt bất thường và làm hỏng lớp ngoài của giác mạc. Viêm khô kết giác mạc: Khi mắc hội chứng khô mắt, tuyến nước mắt của họ không ổn định, dẫn đến giác mạc không khỏe mạnh và bị tổn thương. Bỏng hóa chất, thuốc nhỏ mắt: Chất bảo quản có trong thuốc nhỏ mắt và dung dịch kính áp tròng có thể gây phản ứng dị ứng ở một số người. Tia sáng: Tiếp xúc với tia sáng như tia UV, hồ quang hàn, ánh nắng, lóa mắt khi nhìn vào tuyết dưới ánh nắng,... có thể làm tổn thương lớp bề mặt giác mạc. Lạm dụng kính áp tròng: Kính áp tròng không vừa vặn, đặc biệt nếu kính áp tròng quá chật có thể làm hỏng bề mặt giác mạc. Các chất kích ứng mắt: Thuốc dùng đường toàn thân, thuốc nhỏ mắt, khói bụi,... có thể gây kích ứng giác mạc. Liệt mặt ngoại biên (bao gồm liệt Bell): Trong bệnh lý này, mắt không thể nhắm kín nên dễ tổn thương giác mạc.", "Chào bạn, Các hạt trắng đục, lợn cợn mà bạn thấy rơi ra khi ho, hắt hơi rất có thể là các hạt sỏi amidan (bã đậu amidan). Sỏi này xuất hiện khi các dịch tiết, xác vi khuẩn, tế bào chết, và thức ăn thừa tích tục trong các hốc amidan gây ra. Tình trạng thường có liên quan đến viêm họng, viêm amidan tái phát nhiều lần. Điều này cũng dẫn đến phì đại các tổ chức lympho thành sau họng, nên còn được gọi là viêm họng hạt. Bã đậu amidan gây hôi miệng , hơi thở có mùi đồng thời có cảm giác nuốt vướng, khó chịu ở cổ họng. Để khắc phục tình trạng bã đậu amidan gây hôi miệng , em nên chú ý chăm sóc sức khoẻ răng miệng, súc miệng bằng nước muối hàng ngày, giữ ấm vùng mũi họng, uống nhiều nước tránh để khô họng, ăn ngủ, nghỉ ngơi điều độ, tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng, hạn chế các đợt viêm nhiễm bùng phát bạn nhé! Thân mến.", "Nguyên nhân hội chứng raynaud Nguyên nhân chính gây ra bệnh hiện nay vẫn chưa được biết rõ cơ chế bệnh sinh. Nguyên nhân thứ phát gây ra hội chứng Raynaud có thể là triệu chứng của một bệnh lý khác: Lupus ban đỏ , xơ cứng bì, viêm khớp dạng thấp hoặc xơ vữa động mạch… Bệnh lý tuyến giáp. Hành động lặp đi lặp lại làm tổn thương động mạch ở tay và chân như đánh máy, chơi piano. Từng gặp chấn thương ở tay, chân. Hút thuốc lá làm cho các mạch máu bị co thắt. Thuốc: Các thuốc giảm đau đầu hay nhóm thuốc điều trị ung thư, dị ứng, ăn kiêng, thuốc tránh thai và thuốc chẹn beta có thể gây ra hội chứng Raynaud Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hội chứng Raynaud" ]
Thân chào BS, Em bị sỏi thận (T) 6mm lâu rồi khoảng gần 1 năm có hiện tượng đau lưng và sỏi từ 4mm sang 6mm. Em nên chữa trị thế nào ạ? Cảm ơn BS rất nhiều.
[ " Chào bạn, Với kích thước sỏi như trên, nếu đã kiểm tra không có biểu hiện của , không có dị dạng hệ niệu, thận chưa có biến chứng gì thì bạn có thể đến cơ sở y tế chuyên khoa Thận - tiết niệu để được tán sỏi ngoài cơ thể, kết hợp với điều trị nội khoa gồm uống nhiều nước, vận động đi lại nhiều và uống thuốc hỗ trợ tan sỏi, bạn nhé. Thân mến! " ]
[ "Chào bạn, Sỏi thận với kích thước lớn hơn 10mm thường khó có thể thải ra ngoài theo cách đi tiểu được, đa số sẽ cần can thiệp ngoại khoa để lấy sỏi. Hiện nay có các phương pháp điều trị như: Tán sỏi ngoài cơ thể, lấy sỏi thận bằng phẫu thuật nội soi, nội soi tán sỏi qua da, tán sỏi thận qua nội soi niệu quản ngược dòng, mổ mở lấy sỏi… Việc lựa chọn sẽ phụ thuộc vào vị trí sỏi, đặc tính sỏi, cơ sở vật chất của cơ sở y tế cũng như tay nghề của BS điều trị. Nếu hiện tại sỏi thận của ba bạn không có biến chứng hay triệu chứng cấp tính nào thì có thể trì hoãn phẫu thuật hơn 1 tuần nữa và cần thảo luận với BS điều trị về việc này để BS sắp xếp lịch trình cho phù hợp bạn nhé! Thân mến.", "Sau đó cứ nửa năm tôi lại đi siêu âm để kiểm tra sức khỏe. Lần siêu âm\r\ngần đây cho kết quả tôi bị sỏi thận bên trái 3mm. Xin tư vấn giúp tôi chế độ dinh dưỡng hợp lý dành cho người sỏi thận. Ngoc Hoang - BRVT >> Chào bạn Ngoc Hoang, Mỗi 6 tháng bạn siêu âm kiểm tra\r\nsức khỏe 1 lần chứng tỏ bạn rất quan tâm đến sức khỏe của mình. Mặc dù đã được\r\ntán sỏi nhưng với người có tiền sử sỏi thận như bạn rất nhiều khả năng bệnh sẽ\r\ntái phát nếu không có chế độ ăn uống thích hợp. Qua siêu âm bạn có sỏi thận trái kích thước\r\n3mm, với kích thước này cũng không phải lo lắng, nhưng về lâu dài bạn nên khám\r\nchuyên khoa tiết niệu, song song đó có thể áp dụng các biện pháp sau: - Uống trên 2 lít nước mỗi ngày để pha loãng nước\r\ntiểu. - Nếu là sỏi urat cần hạn chế đạm\r\nđộng vật, trà đặc, cà phê, ca cao. - Sỏi oxalate cần giảm thức ăn\r\ngiàu can xi, sản phẩm sữa, phô mai, trà đặc, đậu phộng, hạn chế muối. - Sỏi phosphate hạn chế sữa và\r\ncác sản phẩm từ sữa, hoa quả, hải sản giàu canxi, phosphor. - Mỗi 3-6 tháng bạn nên siêu âm\r\ntheo dõi kích thước sỏi thận và quan trọng hơn là xem thận có ứ nước hay không\r\nđể có biện pháp điều trị thích hợp. BS chuyên khoa của AloBacsi", " Chào em, có kích thước 4mm trở xuống có thể tự đào thải tự nhiên qua đường tiểu; đối với các sỏi từ 8mm trở lên khó có thể tiểu ra khỏi cơ thể một cách tự nhiên. Đặc biệt với sỏi đường kính > 20mm như trong trường hợp của em, các phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn đôi khi không thể đạt được thành công như mong đợi. Do đó, BS sẽ phải chỉ định phẫu thuật lấy sỏi qua da. Tuy nhiên, siêu âm chỉ có giá trị ước đoán kích thước, em nên khám chuyên khoa Ngoại niệu để BS chỉ định thêm xét nghiệm hình ảnh học khảo sát lại lần nữa và quyết định phương pháp điều trị phù hợp. Thân mến!", "Bạn Yến thân mến! Sỏi nhỏ 14mm có thể\r\nđiều trị bằng tán sỏi ngoài cơ thể, tuy nhiên không phải lúc nào cũng có thể\r\nthành công với 1 lần điều trị vì có nhiều lý do như: sỏi quá rắn chắc, năng\r\nlượng sóng chưa đủ... Do đó có khi phải làm lại. Ngoài phương pháp\r\ntán sỏi ngoài cơ thể, còn có thể tán sỏi qua da, hay mổ hở. Chế độ dinh dưỡng\r\ncũng cần chú ý, phải uống đủ nước ít nhất là từ 3 lít nước ngày, không nên\r\nnín tiểu lâu, hạn chế ăn thức ăn hay dùng thuốc có nhiều calci, nhiều oxalat\r\nnhư trứng. Thân chào! Em c ám ơn BS! Giờ em phải làm gì trong trường hợp này? Nếu\r\nphải mổ thì nên mổ theo phương pháp nào nhanh hồi phục? Chi phí cho 1 ca mổ\r\nkhoảng bao nhiêu tiền? Với sỏi 14mm thì chưa có chỉ định mổ bạn ạ! Như tôi đã nói ở câu trước, bạn nên tái khám lại và có thể sẽ làm lại bằng phương pháp tán\r\nsỏi ngoài cơ thể. Không phải sỏi thận nào cũng cần mổ, đặc biệt là sỏi nhỏ, đôi khi với chế độ\r\ndinh dưỡng phù hợp và dùng đủ nước cũng làm sỏi nhỏ lại và được bài xuất qua\r\nnước tiểu. Nếu sỏi to hơn có thể sẽ dùng phương pháp tán sỏi qua da, phương pháp này sẽ\r\nđưa 1 dụng cụ đi vào cơ thể qua da, đến trực tiếp đến vị trí có sỏi và dùng\r\nnăng lượng sóng âm để tán sỏi, sau đó hút ra bằng ống sonde. Biện pháp mổ khi sỏi quá to > 40mm, có nhiều ngạnh, như sỏi san hô ở đài bể\r\nthận. Khi đó sẽ phải mổ hở, rạch và lấy\r\ntrực tiếp sỏi. Chi phí điều trị còn tùy bệnh viện và những xét nghiệm phải thự c hiện , dụng cụ phải dùng nên không thể trả lời cho bạn được. Thân ái chào bạn!", "Chào Xuân Tran, Em nên khám bác sĩ chuyên khoa Cơ xương khớp trước, BS cần thăm\r\nkhám, khai thác thêm 1 số thông tin xoay quanh tình trạng bệnh (như tuổi, có thừa\r\ncân không, công việc gì, bệnh bao lâu rồi, dùng thuốc gì chưa...) và làm thêm 1\r\nsố xét nghiệm như chụp Xquang , từ đó sẽ chẩn ra bệnh và có hướng điều trị thích hợp;\r\nsong song đó nếu em muốn của mình, BS cũng sẽ tầm soát bệnh lý thận cho em. Thân ái. AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Chào bạn, Mặc dù của bạn không lớn lắm nhưng gây biến chứng giãn đài bể thận độ 2-3 thì nên tiến hành lấy sỏi ra, vì để lâu sẽ làm cho đài bể thận giãn nhiều hơn, thận ứ nước, nhiễm trùng tiểu… Phương pháp lấy sỏi phù hợp nhất cho bạn, theo tôi, là tán sỏi nội soi ngược dòng (dùng ống soi niệu quả đưa từ niệu đạo lên bàng quang, lên niệu quản, tiếp cận viên sỏi sau đó phá vụng sỏi bằng laser hoặc khí nén rồi lấy bơm rửa hết sỏi). Tuy nhiên, quyết định điều trị ra sao sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa, bạn nên đến khám và điều trị tại chuyên khoa Ngoại thận - tiết niệu để BS tư vấn cho bạn cách điều trị phù hợp nhất sau khi xem xét toàn bộ hồ sơ bệnh án của bạn. Thân mến.", "Chào bạn, Sỏi túi mật có 2 nhóm sỏi là sỏi sắc tố và sỏi cholesterol, nhìn chung nếu có triệu chứng đau tái phát, có nguy cơ tắc nghẽn thì cần phẫu thuật cắt túi mật dự phòng. Trường hợp bạn không có triệu chứng sẽ theo dõi, dùng thuốc tan sỏi và trì hoãn phẫu thuật. Vấn đề này bạn nên khám trực tiếp chuyên khoa tiêu hoá để được tư vấn cụ thể tuỳ tình trạng bệnh và tìm nguyên nhân gây ra sỏi để tiết chế hơn trong vấn đề ăn uống. Về kết quả nang thận, đây là nang nhỏ, đơn giản, không phải là nguyên nhân gây ra tiểu đêm và không gây triệu chứng. Chỉ định hiện tại là theo dõi, siêu âm kiểm tra kích thước mỗi 6-12 tháng. Do đó, để giải thích cho nguyên nhân tiểu đêm, bạn nên khám chuyên khoa thận để làm thêm xét nghiệm tầm soát bạn nhé! Thân mến.", "Chào em, Sỏi thận kích thước 5mm là sỏi nhỏ, sỏi mới bắt đầu hình thành chưa lâu, nếu em cũng chưa có biểu hiện triệu chứng gì nặng nề như đau quặn thận, tiểu máu, tiểu buốt thì cũng không cần quá lo lắng bởi sỏi nhỏ có thể tự đào thải ra bên ngoài mà chưa cần phải dùng đến phương pháp tán sỏi, chỉ cần uống nước nhiều, ăn đồ mát kèm thuốc tiêu sỏi để thải sỏi ra ngoài theo đường tiểu dưới. Về phần thuốc, em cần khám bác sĩ chuyên khoa Thận tiết niệu để được kê thuốc thích hợp. Đồng thời, em cần phải tái khám kiểm tra kích thước sỏi, vì nếu không thay đổi lối sống thì sỏi có thể tiếp tục lớn thêm gây chèn ép đường tiểu và nhiều biến chứng. Thân mến.", "Chào bạn, Kết quả trên siêu âm chỉ là một khảo sát cận lâm sàng về mặt chẩn đoán hình ảnh. Để xác định bệnh phải là BS điều trị, qua việc hỏi bệnh, thăm khám và có thể làm một số xét nghiệm khác để đánh giá chức năng thận như thử máu, nước tiểu,... mới đưa ra chẩn đoán được. Vì thế chỉ với thông tin mà bạn cung cấp, BS không thể biết tình trạng hiện tại của bạn có nặng không, bạn thông cảm nhé! Về bệnh sỏi thận, không biết kích thước sỏi của bạn bao nhiêu, sỏi loại nào, đã điều trị ra sao? Lần siêu âm vừa rồi có còn sỏi hay không...? Nên BS khó có thể tư vấn rõ cho bạn được. Nếu đã hết sỏi và bạn không có bất thường gì khác ngoài hình ảnh nhiễm canxi ở thận thì bạn nên phòng ngừa việc hình thành sỏi thận bằng cách: - Uống nước đầy đủ mỗi ngày từ 2-2,5 lít, nếu bạn có thói quen uống trà thì nên uống trà đá với nhiều nước thay vì trà đậm, ăn nhiều canh. Uống đủ nước giúp nước tiểu loãng và đẩy những chất lắng động có thể tạo sỏi ra ngoài. - Chế độ ăn giảm muối. - Tăng cường vận động nâng cao thể lực. - Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu hoặc bệnh Gout nếu có. - Khi sử dụng thuốc bổ có Vitamin D, Vitamin C, Canxi cần theo hướng dẫn của bác sĩ. Thân chào bạn!", "Tiến Thành mến, Triệu chứng đau lưng như bạn mô tả kết hợp với kết quả cận lâm sàng gơi ý chứng đau lưng cấp có thể liên quan đến bệnh lý thoái hóa cột sống hoặc do gân cơ cạnh cột sống. Thoái hóa cột sống thắt lưng có 2 thể bệnh: cấp tính và mạn tính. Thể cấp tính thường gặp ở nam giới, tuổi từ 30-50, do ngồi lâu, ngồi hoặc đứng không đúng tư thế, do mang vác nặng hoặc chấn thương. Thể cấp tính thường dễ điều trị, cần nghỉ ngơi, dùng các thuốc giảm đau, kháng viêm, giãn cơ... (theo chỉ định BS) thường sẽ khỏi sau 1-2 tuần, nhưng có thể hay tái phát. Các biện pháp điều trị không dùng thuốc có thể áp dụng khi đau: - Nằm nghỉ trên giường phẳng, tránh nằm võng hay nệm mềm - Tập vật lý trị liệu - Chườm nóng bằng gối ấm điện, cám rang, muối rang...áp vào vùng bị đau - Châm cứu - Bấm huyệt, xoa bóp nhưng tránh những động tác mạnh lên vùng đau Các biện pháp phòng ngừa: - Tập thể dục thể thao đúng mức, nên tập thể dục thường xuyên mỗi ngày, bơi lội, dưỡng sinh rất có lợi cho cột sống - Tránh ngồi lâu, nếu ngồi từ 30-60 phút nên đứng dậy đi lại, làm vài động tác giãn cơ lưng - Tránh mang vác quá sức - Không cúi lưng nhấc vật nặng, khi khuân vác cần chú ý tư thế tránh tổn thương cột sống - Với người thừa cân béo phì, cần giảm cân để giảm áp lực cho khớp và cột sống. Đối với bệnh lý cao huyết áp, hiện trị số huyết áp của bạn như vậy là ổn định, bạn cần lưu ý: - Uống thuốc đều đặn theo toa, tái khám đúng hẹn hoặc ít nhất mỗi 3 tháng - Kiểm soát cân nặng, đường huyết, mỡ máu ở mức ổn định - Chế độ ăn giảm muối, kiêng mỡ động vật, ăn nhiều rau trái - Không hút thuốc lá, nếu đang hút thuốc cần quyết tâm cai thuốc lá, BS điều trị sẽ giúp bạn - Hạn chế rượu bia - Tập thể dục đều đặn trên 30 phút mỗi ngày - Thư giãn, giảm stress Thân ái! BS-CK1 Võ Thị Tú Hạnh", "- Nguồn: Internet Chào bạn, Có nhiều nguyên nhân gây , hay gặp nhất là do sỏi, ngoài ra còn có thể do bướu, bàng quang thần\r\nkinh, trào ngược bàng quang - niệu quản… Phải tìm ra nguyên nhân của giãn niệu\r\nquản mới lượng giá được mức độ nguy hiểm và có hướng điều trị. Không biết rõ nguyên nhân thì làm\r\nsao điều trị tốt cho dù là Đông, Tây hay Nam y gì cũng vậy thôi. Tuy nhiên, mức\r\nđộ giãn 6 mm là giãn nhẹ, thường chức năng thận chưa bị ảnh hưởng, người bệnh\r\nnên khám chuyên khoa thận - tiết niệu để tìm nguyên nhân và điều trị thích hợp.", " Chào em, Tùy vào vị trí sỏi, kích thước sỏi, loại sỏi, mức độ ứ nước khác nhau mà chỉ định điều trị và phương pháp, thời gian điều trị cũng khác nhau. Tại TPHCM em có thể đến các BV như BV Bình dân, BV Đại học Y dược, BV Chợ Rẫy… là những bệnh viện lớn có chuyên khoa Niệu để điều trị em nhé. Thân mến! ", "Cơn đau quặn thận rất dễ xảy ra ở những người có tiền căn sỏi thận Chào em, Người có tiền căn sỏi thận mà đột ngột đau bụng, đặc biệt là đau quặn từng cơn thì phải cảnh giác với cơn đau quặn thận. Cơn đau quặn thận xảy ra khi sỏi rớt vào trong niệu quản rồi kẹt lại ở đoạn niệu quản hẹp, gây tắc nghẽn dòng nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Lúc đầu, đau khu trú ở vùng sườn thắt lưng, sau đó lan ra trước xuống vùng bẹn, hố chậu hay vùng cơ quan sinh dục ngoài tùy vào vị trí tắc nghẽn, có thể kèm theo các biểu hiện của rối loạn đường tiểu như đái buốt, đái máu, đái nhiều lần. Như vậy, em cần đến bệnh viện để kiểm tra, có thể đó là cơn đau quặn thận do sỏi thận rớt xuống niệu quản, cũng có thể là do nguyên nhân khác chồng lên. Làm xét nghiệm như siêu âm bụng, chụp Xquang bụng là có thể cho biết nhiều thông tin. Em đăng ký khám tại chuyên khoa Thận tiết niệu, em nhé", "Chào bạn, Với kích thước sỏi to 10mm cần được can thiệp ngoại khoa để giải quyết. Hiện tại sỏi thận đang gây tắc nghẽn, đau bụng nhiều, bạn cần khám cấp cứu tại bệnh viện đa khoa từ tuyến Quận trở lên để được can thiệp xử trí kịp thời, tránh để bệnh diễn tiến nguy hiểm và di chứng về sau bạn nhé! Thân mến.", "Em Nguyên thân mến, Theo kết mô tả của em và qua kết quả xét nghiệm cho thấy em bị . Em cần siêu âm, kiểm tra hết hệ niệu, nếu không có sỏi thì cần uống\r\nnhiều nước để cặn không lắng đọng thành em nhé. Tốt nhất nên uống hơn 2 lít\r\nnước mỗi ngày. Thân chào em," ]
Phương pháp chẩn đoán & điều trị sùi mào gà
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị sùi mào gà Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán sùi mào gà Lâm sàng Khai thác tiền sử về đời sống tình dục của người bệnh. Kiểm tra bộ phận sinh dục, hậu môn, miệng,.. để đánh giá tổn thương như kích thước nốt sùi, khu vực, tính chất và số lượng. Kiểm tra các biểu hiện cơ năng như ngứa ngáy, đau nhức, khó tiểu, tiểu rắt,.. Cận lâm sàng Xét nghiệm khuếch đại acid nucleic (NAAT) DNA của HPV để xác định chẩn đoán. Soi tử cung, nội soi hoặc cả hai: Dùng để xác định mụn cóc nội mạc cổ tử cung và hậu môn. Xét nghiệm loại trừ: Làm các xét nghiệm khác để loại trừ một số bệnh xã hội truyền nhiễm như HIV, ung thư biểu mô, giang mai,… Phương pháp điều trị sùi mào gà hiệu quả Hai phương phái điều trị sùi mào gà thường được áp dụng: Đốt điện, đốt laser, áp lạnh, phẫu thuật cắt bỏ. Điều trị tại chỗ (thuốc chống phân bào, chất gây ăn da, chất cảm ứng interferon). Hiện chưa có phương pháp điều trị sùi mào gà nào hoàn toàn thỏa đáng, bệnh thường tái phát nếu không được điều trị dứt điểm. Ở bệnh nhân có miễn dịch tốt, sùi mào gà có thể tự khỏi mà không cần điều trị, nhưng đối với bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, sùi mào gà có thể ít cho đáp ứng với điều trị. Các phương pháp có thể loại bỏ sùi mào gà gồm áp lạnh, đốt laser, đốt điện, phẫu thuật cắt bỏ và đôi khi là phương pháp điều trị tại chỗ. Gây tê cục bộ hay gây tê toàn thân cần phụ thuộc vào kích thước và số lượng nốt sùi cần cắt. Loại bỏ nốt sùi bằng phương pháp resectoscope (soi cắt) được coi là hiệu quả nhất. Điều trị tại chỗ bao gồm thuốc chống phân bào ( podophyllin, podophyllotoxin, 5- fluorouracil), chất gây ăn da (trichloroacetic acid), chất cảm ứng interferon (imiquimod) và sinecatechin (một sản phẩm mới có chiết xuất từ thực vật được cho là có tác dụng nhưng chưa rõ cơ chế) được sử dụng rộng rãi nhưng thường phải sử dụng trong nhiều tuần hay nhiều tháng. Interferon alfa-2b và interferon alfa-n3 được tiêm vào nơi thương tổn hoặc tiêm bắp có thể loại bỏ được các nốt sùi nhưng chưa xác định được thời gian tác động có dài hay không. Nếu sùi mào gà xuất hiện trong niệu đạo, có thể sử dụng thiotepa (thuốc alkylating) để bơm vào trong niệu đạo có tác dụng điều trị khá hiệu quả. Bôi 5-fluorouracil 2 – 3 lần/ngày cho đáp ứng tốt với các thương tổn trong niệu đạo, nhưng tác dụng phụ của nó có thể gây sưng tấy dẫn đến tắc nghẽn ống niệu đạo. Không nên điều trị các nốt sùi ở cổ tử cung cho đến khi có kết quả xét nghiệm Papanicolaou (Pap) để loại trừ các loại bất thường khác ở cổ tử cung (như ung thư hay loạn sản cổ tử cung). Hiện có 2 loại vaccine được cấp phép để chủng ngừa HPV là Gardasil – Mỹ (ngăn được HPV tuýp 6, 11, 16, 18) và Cervarix – Bỉ (ngăn được HPV tuýp 16, 18). Đối với nam, nữ ≤ 26 tuổi: Vaccine HPV được khuyến cáo nên tiêm ở độ tuổi 11 hay 12 tuổi (có thể bắt đầu từ 9 tuổi). Đối với người từ 27 đến 45 tuổi: Cần sự tư vấn của bác sĩ." ]
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị gút Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh Gout Chẩn đoán có thể dựa vào triệu chứng than phiền của bệnh nhân và sự xuất hiện tình trạng sưng đau khớp biểu hiện bên ngoài. Một số xét nghiệm có thể giúp chẩn đoán bao gồm: Chọc hút dịch khớp: Dùng kim để hút dịch viêm từ khớp bị ảnh hưởng và kiểm tra dưới kính hiển vi để quản sát các tinh thể urat. Xét nghiệm dịch khớp có thể xác định chẩn đoán bằng cách tìm ra tinh thể urat nằm tự do trong dịch khớp cũng như vi khuẩn và các yếu tố gây bệnh khác. Xét nghiệm máu: Đo nồng độ axit uric trong máu. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm máu có thể bị sai lệch. Một số người có nồng độ axit uric cao nhưng không bao giờ bị bệnh gút. Bên cạnh đó, một số người có các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh gút nhưng không có nồng độ axit uric bất thường trong máu của họ. Chụp X-quang: Loại trừ các bệnh lý khác gây sưng đau khớp. Siêu âm khớp: Có thể giúp phát hiện tinh thể urate trong khớp hoặc trong nốt tophi. Phương pháp điều trị bệnh Gout hiệu quả Điều trị dùng thuốc: Có hai loại thuốc điều trị Gout và tập trung vào hai vấn đề khác nhau: Loại đầu tiên giúp giảm viêm và đau do các cơn gout cấp bao gồm: Thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAID), thuốc kháng viêm corticosteroid, colchicine. Loại thứ hai giúp ngăn ngừa biến chứng bệnh gout bằng cách hạ thấp lượng axit uric trong máu và ngăn ngừa tái phát cơn gút cấp: Allopurinol, febuxostat, probenecid. Điều trị không dùng thuốc: Bên cạnh việc dùng thuốc, bác sĩ có thể đề nghị bạn cần thay đổi lối sống để giúp kiểm soát các triệu chứng và giảm nguy cơ bị các cơn Gout trong tương lai. Hạn chế uống bia rượu. Hạn chế các thực phẩm chứa hàm lượng purin cao, nên ăn các loại thực phẩm có hàm lượng purine dưới 100mg/100gram. Các loại đậu, bao gồm cả đậu lăng, đậu nành và đậu phụ, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và các loại rau củ, trà xanh và các loại trà khác,... Bỏ thuốc lá nếu có hút thuốc. Uống nhiều nước, ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Tập thể dục thường xuyên để duy trì cân nặng hợp lí, tăng cường sức khỏe. Các sản phẩm từ sữa, nhất là sữa không đường và ít béo. Dầu gốc thực vật như dầu hạt cải, dầu dừa, dầu ô liu, dầu lạc…", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị sán não Phương pháp chẩn đoán và xét nghiệm sán não Chẩn đoán sán não phần lớn phụ thuộc vào triệu chứng. Bác sĩ có thể khai thác thêm tiền căn ăn thịt lợn sống chưa được nấu chín hay uống nước không đảm bảo vệ sinh hoặc tiếp xúc với người được chẩn đoán mắc bệnh sán dây lợn. Bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm để hỗ trợ cho chẩn đoán: Hình ảnh học như CT-scan não hoặc MRI não có thể phát hiện u nang trong não. Các xét nghiệm này ngày càng chính xác trong việc chẩn đoán bệnh sán não. Xét nghiệm kháng thể trong máu cũng giúp hỗ trợ cho kết quả của hình ảnh học. CT-scan là xét nghiệm hình ảnh ngày càng có chính xác trong việc chẩn đoán Điều trị sán não Các phương pháp điều trị tập trung vào việc loại bỏ ấu trùng sán dây lợn và kiểm soát các triệu chứng như cơn động kinh, phù não, tăng áp lực nội sọ . Quá trình điều trị sẽ phù thuộc vào vị trí, kích thước, số lượng và độ trưởng thành của ấu trùng. Sau khi đánh giá các triệu chứng và mức độ bệnh của bạn, bác sĩ sẽ đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp. Nội khoa Nếu bạn biểu hiện triệu chứng và có nhiều nang chưa bị vôi hóa, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc đặc trị bệnh sán dây lợn (thuốc diệt ký sinh trùng) như albendazole, praziquantel. Tuy nhiên thuốc sẽ không có tác dụng nếu các nang của bạn đã bị vôi hóa. Thuốc kháng viêm steroid như prednisolone, dexamethasone có thể sử dụng để ngăn ngừa phản ứng viêm. Thuốc chống co giật như phenytoin, carbamazepine nếu bạn có biểu hiện cơn động kinh cũng như giúp phòng ngừa tái phát cơn động kinh. Ngoại khoa Trong những trường hợp bạn bị mắc bệnh sán não và tính mạng bị đe dọa, bạn có thể cần đến phẫu thuật để loại bỏ nang.", "Chào em, Sùi mào gà là bệnh do virus HPV gây ra, hiện nay chưa có thuốc đặc trị. Tức là việc chấm thuốc chỉ giúp loại trừ các sang thương bề mặt chứ virus trong cơ thể vẫn còn. Các phương pháp điều trị dân gian và khôgn chính thống không thể đảm bảo an toàn và hiệu quả. Do đó tốt nhất em nên tới bệnh viện Da Liễu TPHCM để đăng ký khám và được tư vấn trực tiếp em nhé. Thông tin về bệnh lý của em nếu em không tự nói ra thì không ai được phép tiết lộ, đây là nguyên tắc của hầu hết bác sĩ Tây y. Tuy nhiên, nếu đã mắc sùi mào gà do quan hệ không an toàn, em cần nhờ bác sĩ tư vấn tầm soát thêm về các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác (sau khi đã thăm khám và hỏi bệnh trực tiếp) em nhé. Thân mến.", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị ung thư vú Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán ung thư vú Để chẩn đoán ung thư vú, việc xác nhận mô bệnh học là thiết yếu. Chẩn đoán thường dựa trên ba phương pháp chính: Khám lâm sàng: Tuyến vú mất cân xứng. Núm vú bị thụt về một bên. Da trên khối u có dấu hiệu nhíu, đổi màu, hoặc giống như da cam. Đặc điểm của khối u khi sờ nắn: Chắc và kém di động, đôi khi dính vào cơ ngực lớn. Thường không đau. Bề mặt không đều và giới hạn không rõ. Chẩn đoán cận lâm sàng: Chụp nhũ ảnh: Được sử dụng để tầm soát và đánh giá ban đầu, với các dấu hiệu như hình sao, bờ không đều, đậm độ cản quang không đều, cấu trúc bị biến dạng, có đốm canxi nhỏ hoặc nhiều đốm tụ thành đám. Siêu âm: Thường dùng cho bệnh nhân trẻ hoặc bệnh nhân xơ nang vú, có khả năng phân biệt khối u đặc hay nang, và hỗ trợ cho chọc hút sinh thiết. Trên siêu âm, ung thư vú có thể hiện khối có cấu trúc echo kém, tăng âm phía sau, và bờ đa cung. Chọc hút sinh thiết: Là thủ thuật chẩn đoán đầu tiên được ưu tiên, có độ nhạy cao (90%) và độ đặc hiệu rất cao (98-100%). Các phương pháp sinh thiết: Sinh thiết/cắt trọn u. Sinh thiết một phần. Sinh thiết bằng kim to, có giá trị chẩn đoán tương đương sinh thiết một phần. Sinh thiết hạch nách tiền tiêu để đánh giá giai đoạn hạch nách trước khi quyết định có nạo hạch nách hay không. Xem thêm chi tiết: Một số phương pháp chẩn đoán ung thư vú Siêu âm là phương tiện thay thế cho nhũ ảnh đối với các bệnh nhân trẻ Phương pháp điều trị ung thư vú hiệu quả cho từng giai đoạn Giai đoạn 0: Ung thư thể tiểu thùy tại chỗ: Nhìn chung, việc lựa chọn phương pháp điều trị dựa vào xem xét các yếu tố nguy cơ ở từng trường hợp cụ thể. Các bệnh nhân có thể được điều trị phẫu thuật cắt tuyến vú hoặc phẫu thuật bảo tồn tuyến vú kết hợp xạ trị hậu phẫu và điều trị nội tiết. Ung thư vú thể ống tại chỗ: Phẫu thuật bảo tồn kết hợp với tia xạ hậu phẫu được coi là phương pháp điều trị chuẩn mực cho ung thư vú thể này. Giai đoạn 1: Phương pháp phẫu thuật được áp dụng cho bệnh nhân giai đoạn này là phẫu thuật bảo tồn hoặc phẫu thuật cắt tuyến vú triệt căn cải biên (phẫu thuật Patey). Xạ trị hậu phẫu được chỉ định tuyệt đối cho các trường hợp phẫu thuật bảo tồn. Giai đoạn 2: Điều trị ung thư vú giai đoạn này về cơ bản được áp dụng như giai đoạn 1. Tuy nhiện ở giai đoạn này tỷ lệ điều trị phẫu thuật bảo tồn được áp dụng với tỷ lệ nhỏ hơn. Giai đoạn 3: Tia xạ tiền phẫu rồi phẫu thuật Patey, xạ trị hậu phẫu. Điều trị hóa chất hỗ trợ có thể áp dụng ở giai đoạn này. Giai đoạn 4: Điều trị triệu chứng là chủ yếu, trong một số trường hợp có điều kiện có thể điều trị hóa chất. Lưu ý: Các loại thuốc khi dùng phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Tìm hiểu thêm: Ung thư vú có chữa được không? Điều trị ung thư vú trong bao lâu?", "Chào bạn, Sùi mào gà là một trong những bệnh xã hội lây nhiễm mạnh qua đường quan hệ tình dục dưới mọi hình thức. Trong đó sùi mào gà ở miệng lưỡi lây theo 3 đường: Quan hệ tình dục bằng đường miệng, hôn, dùng chung bàn chải đánh răng với người bị bệnh sùi mào gà. Sùi mào gà là bệnh có thể chẩn đoán được dễ dàng trên lâm sàng bởi bác sĩ có kinh nghiệm. Các biểu hiện bạn mô tả cũng phù hợp với viêm họng mạn, nên chỉ qua thư từ khó đánh giá. Do đó nếu lo lắng, bạn có thể khám lại lần nữa ở bệnh viện Da Liễu bạn nhé! Thân mến.", "Chào em, Mồng gà là những tăng sinh lành tính của vùng da vùng sinh dục hay niêm mạc, do virus HPV gây ra. Bệnh này rất dễ lây qua quan hệ tình dục hoặc do tay hay miệng đụng chạm đến hậu môn và âm đạo. Biểu hiện là những sẩn hay nốt sùi màu hồng hoặc nâu, có bề mặt ẩm ướt hay khô tại cơ quan sinh dục, tầng sinh môn, nếp bẹn hay hậu môn. Với bệnh mồng gà ở hậu môn và ống hậu môn thì phải phẫu thuật cắt bỏ các mồng gà bằng dao đốt điện hay laser. Điều trị chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng hoặc loại trừ thương tổn mà không khỏi bệnh hoàn toàn. Bệnh rất dễ tái phát. Em đã bị bệnh và điều trị, giờ nên tái khám lại để bác sĩ chẩn đoán xem có tái phát hay không nhé. Thân mến!", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị mụn trứng cá Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán mụn trứng cá Mụn trứng cá có thể được chẩn đoán bằng: Đánh giá các yếu tố gây mụn; Xác định mức độ bệnh; Đánh giá tâm lý người bệnh. Chẩn đoán phân biệt với trứng cá đỏ (không có nhân mụn), trứng cá do corticosteroid gây ra (không có nhân mụn, nhiều mụn mủ), viêm da quanh miệng (thường phân bố quanh mắt và miệng), phát ban dạng mụn trứng cá do dùng thuốc). Mức độ bệnh được phân ra 3 loại nhẹ, trung bình và nặng dựa vào số lượng và các loại tổn thương, cụ thể như bảng sau: Mức độ bệnh Định nghĩa Nhẹ < 20 mụn không viêm hoặc < 15 mụn viêm hoặc tổng số < 30 mụn. Trung bình 20 – 100 mụn không viêm hoặc 15 – 50 mụn viêm hoặc tổng số 30 – 125 mụn. Nặng > 5 u nang hoặc > 100 mụn không viêm hoặc > 50 mụn viêm hoặc > 125 mụn. Phương pháp điều trị mụn trứng cá hiệu quả Các biện pháp điều trị bệnh mụn trứng cá: Mụn không viêm: Tretinoin tại chỗ. Mụn viêm nhẹ: Retinol tại chỗ dùng đơn độc hay phối hợp với kháng sinh đường tại chỗ, benzoyl peroxide hay cả hai. Mụn viêm trung bình: Dùng kháng sinh đường uống kết hợp với thuốc bôi nhưng đối với mụn viêm nhẹ. Mụn viêm nặng: Isotretinoin dạng uống. Mụn nang: Triamcinolone. Điều trị mụn trứng cá dùng nhiều loại thuốc bôi tại chỗ hay toàn thân để giảm hoạt động của tuyến bã nhờn, giảm viêm và số lượng vi khuẩn gây bệnh. Thuốc tránh thai đường uống có hiệu quả khi điều trị mụn trứng cá viêm và không viêm. Spironolactone liều 50 mg/lần/ngày, sau tăng lên 100 đến 150 mg, tối đa 200 mg/lần/ngày có thể hữu ích với phụ nữ. Các liệu pháp ánh sáng được sử dụng hiệu quả, hầu hết là đối với mụn viêm. Mụn viêm nhẹ Điều trị mụn viêm nhẹ nên được điều trị trong 6 tuần hoặc đến khi cho đáp ứng. Điều trị chính là bôi tretinoin hằng ngày. Nếu không dung nạp tretinoin, có thể dùng adapalene, tazarotene, acid azelaic, acid glycolic hay salicylic. Đối với mụn viêm dạng dẩn nhẹ có thể dùng liệu pháp bôi tretinoin và benzoyl peroxide, thuốc kháng sinh đường tại chỗ hay cả hai. Nếu bệnh nhân vẫn không đáp ứng với thuốc bôi tại chỗ thì có thể loại bỏ nhân mụn bằng cách trích nhân mụn, việc này nên được thực hiện bởi bác sĩ hay y tá. Nếu tổn thương lan rộng, có thể dùng kháng sinh dạng uống. Mụn viêm trung bình Điều trị bằng kháng sinh đường toàn thân như minocycline, tetracycline, erythromycin, doxycycline trong ≥ 12 tuần. Thuốc bôi có thể dùng như đối với mụn viêm nhẹ. Mụn viêm nặng Isotretinoin dạng uống là phương pháp điều trị tốt nhất. Liều dùng thường là 1 mg/kg/ngày trong 16 đến 20 tuần (nhưng có thể tăng lên 2 mg/kg/ngày). Nếu không dung nạp được tác dụng phụ, có thể giảm liều xuống 0,5 mg/kg/ngày. Mụn nang Tiêm 0,1 ml triamcinolone acetonide 2,5 mg/ml. Các dạng mụn trứng cá khác: Viêm da mủ vùng mặt: Điều trị bằng corticosteroid và isotretinoin đường uống. Mụn trứng cá bộc phát: Điều trị bằng corticosteroid và kháng sinh toàn thân đường uống. Mụn bọc: Điều trị bằng kháng sinh toàn thân, nếu không đáp ứng, điều trị với isotretinoin đường uống. Sẹo: Điều trị bằng lột da hóa học, tái tạo da bằng laser. Tổn thương sâu hơn có thể điều trị bằng cách tách sẹo, bào da hay tiêm collagen, sử dụng chất làm đầy.", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị viêm phụ khoa Phương pháp chẩn đoán và xét nghiệm viêm phụ khoa Phương pháp chẩn đoán viêm phụ khoa và các xét nghiệm cần thực hiện bao gồm: Khám lâm sàng và hỏi bệnh: Bác sĩ sẽ hỏi về bệnh sử và tiền căn viêm nhiễm âm đạo hoặc bệnh lây truyền qua đường tình dục, cùng với các triệu chứng hiện tại và thăm khám bên ngoài âm hộ. Khám vùng chậu: Bác sĩ sẽ sử dụng một dụng cụ gọi là mỏ vịt để quan sát bên trong âm đạo, kiểm tra xem có hiện tượng viêm, sưng hoặc dịch tiết bất thường hay không. Việc khám này giúp bác sĩ đánh giá trực tiếp các dấu hiệu của viêm phụ khoa. Lấy mẫu dịch tiết để xét nghiệm: Bác sĩ có thể lấy mẫu dịch từ âm đạo hoặc cổ tử cung để xét nghiệm, xác định loại viêm phụ khoa bạn mắc phải (viêm do vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng). Xét nghiệm máu và nước tiểu: Những xét nghiệm này có thể được thực hiện để kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng, đo lượng bạch cầu, kiểm tra HIV, các bệnh lây qua đường tình dục hoặc kiểm tra mang thai. Siêu âm bụng hoặc siêu âm qua ngã âm đạo: Giúp bác sĩ phát hiện các vấn đề như viêm nhiễm hoặc tổn thương trong vùng chậu. Nội soi ổ bụng: Nếu chẩn đoán chưa rõ ràng, bác sĩ có thể thực hiện nội soi ổ bụng. Thủ thuật này cho phép bác sĩ xem trực tiếp các cơ quan sinh sản qua camera nội soi được đưa vào ổ bụng qua một vết rạch nhỏ. Sinh thiết niêm mạc cổ tử cung: Trong quy trình này, bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô nhỏ từ niêm mạc cổ tử cung để kiểm tra xem có dấu hiệu viêm nhiễm hoặc để tầm soát ung thư cổ tử cung. Sinh thiết niêm mạc cổ tử cung Điều trị viêm phụ khoa Phương pháp điều trị viêm phụ khoa dựa trên nguyên nhân gây bệnh bao gồm: Kháng sinh Viêm vùng chậu: Bác sĩ sẽ kê đơn kháng sinh phối hợp để điều trị ngay lập tức. Sau khi có kết quả kháng sinh đồ, bác sĩ có thể điều chỉnh thuốc cho phù hợp. Điều quan trọng là phải uống đủ liều dù bạn đã cảm thấy khỏe hơn sau vài ngày. Điều trị cho bạn tình: Để tránh tái nhiễm, bạn tình cũng nên được kiểm tra và điều trị nếu viêm phụ khoa liên quan đến bệnh lây qua đường tình dục. Tránh quan hệ tình dục tạm thời: Tránh quan hệ tình dục cho đến khi hoàn thành liệu trình điều trị và các triệu chứng đã hết. Điều trị cho từng loại viêm âm đạo Viêm âm đạo do vi khuẩn: Điều trị bằng thuốc kháng sinh hoặc kem bôi chứa kháng sinh. Nhiễm nấm: Điều trị bằng thuốc kháng nấm hoặc kem bôi chứa kháng nấm. Trichomoniasis : Điều trị bằng thuốc kháng ký sinh trùng chuyên biệt. Hội chứng niệu dục của sau mãn kinh: Dùng estrogen dạng kem, viên nén hoặc vòng đặt âm đạo. Điều trị viêm âm đạo không do nhiễm trùng Tránh những tác nhân gây kích ứng như xà phòng, băng vệ sinh hoặc dung dịch vệ sinh không đạt chuẩn pH. Nhập viện Nếu bạn có tình trạng nghiêm trọng, bị áp xe, mang thai hoặc không đáp ứng với thuốc kháng sinh dạng uống, bạn có thể cần nhập viện để được điều trị bằng kháng sinh đường truyền tĩnh mạch. Phẫu thuật (hiếm khi cần thiết) Nếu có áp xe vỡ hoặc có nguy cơ vỡ hoặc nếu không đáp ứng với kháng sinh, bác sĩ có thể yêu cầu phẫu thuật để dẫn lưu hoặc xử lý.", "Sùi mào gà là một trong những căn bệnh nguy hiểm lây truyền qua đường tình dục với tốc độ lây lan nhanh chóng Xin chào bạn, Thường những vị trí đốt sùi mào gà bằng laser ở vùng niêm mạc phải đốt sâu để giảm tối đa nguy cơ tái phát – vì thế phải xâm lấn nhiều vào vùng dưới niêm mạc gây tiết nhiều dịch, nếu như không phải là mủ hôi thì bạn có thể an tâm. Hãy giữ vệ sinh, rửa nước muối sinh lý mỗi ngày vị trí đốt và bôi thuốc đầy đủ theo toa nhé. Chúc bạn sớm hồi phục.", "Chào em, Cách điều trị đối với sùi mào gà ở ống hậu môn là giống nhau giữa người có quan hệ qua đường hậu môn hay không. Chuyện có quan hệ qua đường hậu môn hay không chỉ là thông tin giúp bác sĩ xác định nguồn lây bệnh, từ đó hướng dẫn cách phòng tránh tái lại và tư vấn tầm soát các bệnh lý đi kèm tương quan với hành vi nguy cơ mà thôi, chứ không ảnh hưởng lên việc điều trị. Ví dụ như người đồng tính nam có quan hệ qua đường hậu môn thì sẽ được tư vấn làm thêm xét nghiệm HIV, viêm gan B, C, giang mai là những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, và khuyên không quan hệ với bạn tình trong thời gian điều trị, cũng như khuyên bạn tình đi khám tầm soát các bệnh lý trên trong đó có cả sùi mào gà. Thân mến.", " Chào em, Cũng giống như bệnh ở cơ quan sinh dục, sùi mào gà ở miệng được xác định là do chủng virus HPV gây ra. Hiện nay chưa có cách nào chữa khỏi hoàn toàn virus HPV, các phương chủ yếu là điều trị triệu chứng, làm giảm sự khó chịu do virus gây ra. Để đánh giá sang thương và lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả, em có thể đến BV Da Liễu TPHCM, em nhé! Thân mến! ", "(Ảnh: bạn đọc Nguyễn Th) Chào bạn, Các nốt sùi mào gà do virus Human Papilloma Virus gây ra, virus này có hàng trăm chủng loại nên quá trình hình thành và phát triển, thoái lui của sùi mào gà vẫn chưa thể nắm rõ. Thời gian ủ bệnh có thể kéo dài từ vài ngày đến nhiều tháng. Bệnh có thể tự khỏi nhờ sức đề kháng, tự sửa chữa của cơ thể nhưng cũng có thể diễn tiến nặng dầu, tăng kích thước, gây đau, chèn ép, chảy máu... Do đó, bạn nên khám bác sĩ chuyên khoa Da Liễu để được đánh giá trực tiếp và lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp bạn nhé! Thân mến.", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị viêm đại tràng sigma Phương pháp chẩn đoán và xét nghiệm viêm đại tràng sigma Việc chẩn đoán ban đầu cho viêm đại tràng sigma bao gồm hỏi bệnh sử và khám thực thể đầy đủ, đánh giá các triệu chứng và đề nghị cận lâm sàng. Bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm này để xác nhận chẩn đoán viêm đại tràng sigma: Xét nghiệm công thức máu toàn phần: Xét nghiệm để kiểm tra số lượng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Xét nghiệm chức năng gan: Được thực hiện để sàng lọc bệnh viêm đường mật xơ cứng nguyên phát. Chụp MRI: Chụp MRI để phát hiện bệnh viêm đại tràng thiếu máu cục bộ. Chụp X quang hoặc CT bụng chậu: Dùng để đánh giá khả năng thủng ruột hoặc khi nghi ngờ có khối u chèn ép. Cấy phân: Cấy phân để xác định nguyên vi khuẩn gây bệnh. Nội soi đại trực tràng: Để quan sát toàn bộ đại tràng, đánh giá các vết viêm loét. Trong trường hợp nghi ngờ bệnh ác tính có thể kết hợp sinh thiết để xác định chẩn đoán. Nội soi đại tràng có thể giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh viêm đại tràng sigma Điều trị viêm đại tràng sigma Nội khoa Điều trị tiêu chuẩn cho bệnh viêm đại tràng sigma phụ thuộc vào mức độ liên quan và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Mục đích ban đầu là làm bệnh thuyên giảm bằng thuốc, sau đó là dùng thuốc duy trì để ngăn ngừa tái phát. Việc điều trị nội khoa có thể bao gồm các thuốc sau: Aminosalicylate: Ví dụ về loại thuốc này bao gồm Sulfasalazine , Mesalamine, Balsalazide và Olsalazine . Loại thuốc bạn dùng và cách bạn dùng nó bằng đường uống hoặc dưới dạng thuốc xổ hoặc thuốc đạn sẽ tùy thuộc vào vùng đại tràng bị ảnh hưởng. Corticosteroid: Bao gồm Prednisone và Budesonide, thường được dành riêng cho bệnh viêm loét đại tràng từ trung bình đến nặng và không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác. Corticosteroid ức chế hệ thống miễn dịch. Do tác dụng phụ nên chúng thường không được dùng lâu dài. Thuốc ức chế miễn dịch: Có thể đề nghị dùng thuốc ức chế miễn dịch để làm dịu hệ thống miễn dịch của bạn. Những loại thuốc này bao gồm Mercaptopurine, Azathioprine hoặc Methotrexate . Thuốc sinh học: Sinh học điều trị viêm loét đại tràng từ trung bình đến nặng bằng cách làm dịu các phần phản ứng miễn dịch của bạn. Các loại thuốc như Infliximab , Adalimumab, Golimumab, Certolizumab pegol, Vedolizumab là thuốc sinh học. Thuốc chống tiêu chảy: Đối với trường hợp tiêu chảy nặng, bác sĩ có thể chỉ định thêm Loperamid cho bạn. Ngoại khoa Các vấn đề về đường tiêu hóa của viêm đại tràng thường có thể được chữa khỏi bằng phẫu thuật cắt bỏ đại tràng, mặc dù các triệu chứng ngoài ruột có thể vẫn tồn tại. Chỉ định phẫu thuật này là cần thiết trong trường hợp: Xuất huyết mất máu, thủng đại tràng, viêm đại tràng nhiễm độc hoặc có bằng chứng hoặc nghi ngờ ung thư biểu mô. Phẫu thuật cắt bỏ đại tràng khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả", "Điều trị sùi mào gà tùy thuộc vào sang thương của bệnh Chào bạn, Sùi mào gà là do virus Human Papillomavirus (HPV) gây ra, virus này có rất nhiều type. Hiện nay chưa có thuốc nào được chứng minh là có thể trị dứt điểm khi nhiễm virus này. Do đó, điều trị chủ yếu là giảm triệu chứng, loại bỏ sang thương và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, dần dần virus sẽ được thải loại ra khỏi cơ thể nhờ hệ thống miễn dịch. Sang thương sùi mào gà tuỳ vào kích thước, vị trí, đặc điểm mà có thể điều trị bằng chấm thuốc podophylin 10-20%, imiquimol cream 5%, đốt laser hoặc phẫu thuật. Viêc quyết định lựa chọn phương pháp nào an toàn và hiệu quả sẽ do bác sĩ chuyên khoa Da Liễu đánh giá. Nếu đang mắc bệnh, bạn nên khám đúng chuyên khoa và giữ gìn sức khoẻ mau khỏi bệnh bạn nhé! Thân mến.", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị ngứa Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán ngứa Khai thác bệnh sử Xác định nguyên nhân khởi phát triệu chứng ngứa, vị trí ngứa ban đầu, thời gian, tiến triển, tính chất (ngứa ban ngày hay ban đêm, dai dẳng hay ngắt quãng, có biến đổi theo mua hay không), có hoặc không kèm phát ban. Khai thác tiền sử sử dụng thuốc bao gồm thuốc kê đơn và không kê đơn, đặc biệt chú ý đến loại thuốc mới sử dụng gần đây. Kiểm tra việc sử dụng kem dưỡng ẩm và các loại thuốc bôi da khác (như diphenhydramine, hydrocortisone ). Khai thác tiền sử phải bao gồm tất cả các yếu tố nào làm giảm ngứa hoặc làm ngứa nặng hơn. Xác định các bệnh đã mắc như bệnh thận, ứ mật, ung thư đang điều trị hoặc hóa trị liệu) và trạng thái cảm xúc của người bệnh. Kiểm tra dịch tễ tập trung vào các thành viên trong gia đình có cùng các triệu chứng ngứa và tổn thương da như ghẻ , chấy rận hay không. Kiểm tra mối liên hệ giữa ngứa với tính chất công việc, tiếp xúc với động vật, thực vật, hóa chất hoặc lịch sử chuyến đi gần đây nhất. Kiểm tra toàn diện Kiểm tra toàn diện để tìm các triệu chứng cũng như nguyên nhân gây bệnh, bao gồm: Đổ mồ hôi, khó chịu, đánh trống ngực và giảm cân (gợi ý bệnh cường giáp). Da khô, tăng cân, trầm cảm (gợi ý suy giáp). Rối loạn ăn uống , nhức đầu, rụng tóc, đổ mồ hôi đêm (gợi ý thiếu máu thiếu sắt). Sút cân, đổ mồ hôi đêm, mệt mỏi (gợi ý ung thư). Đôi khi tê, yếu, ngứa râm ran, rối loạn hoặc mất thị lực (gợi ý đa xơ cứng). Phân mỡ, vàng da, đau hạ sườn phải (ứ mật). Đi tiểu thường xuyên, khát nước nhiều, sụt cân (đái tháo đường). Kiểm tra thể chất Kiểm tra lâm sàng các dấu hiệu vàng da, tăng/giảm cân, mệt mỏi. Kiểm tra kỹ trên da bao gồm sự hiện diện, mức độ, hình thái và sự phân bố các tổn thương, lưu ý các dấu hiệu nhiễm trùng thứ phát (sưng tấy, nóng, ban đỏ, đóng vảy vàng hoặc màu mật ong). Nếu có hạch, gợi ý bệnh ung thư. Khám bụng cần tập sự to ra của các cơ quan, khối u và các vùng cảm giác đau (ứ mật hoặc ung thư). Khám thần kinh nên tập trung vào các điểm tê, yếu, co cứng (gợi ý đa xơ cứng). Dấu hiệu nguy hiểm Cần đặc biệt lưu ý nếu có các dấu hiệu sau: Sút cân, đổ mồ hôi ban đêm và mệt mỏi; Tê, yếu và ngứa ran đầu chi; Vàng da, đau bụng; Đi tiểu thường xuyên, khát nước nhiều và sút cân. Các gợi ý phát hiện Ngứa toàn thân bắt đầu ngay sau khi dùng một loại thuốc có thể do loại thuốc đó gây ra, nhưng nếu bệnh nhân dùng một lúc nhiều thuốc thường khó để xác định (đặc biệt trong thời gian dài). Ngứa cục bộ (đi kèm phát ban) xảy ra ở vùng tiếp xúc với một chất cụ thể có thể do chất đó gây ra. Nhiều trường hợp dị ứng toàn thân khó xác định được nguyên nhân vì bệnh nhân ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau, tiếp xúc nhiều chất khác nhau. Nếu không xác định được nguyên nhân ngay, sự xuất hiện và vị trí tổn thương da có thể gợi ý chẩn đoán. Xét nghiệm Xét nghiệm máu; Xét nghiệm chức năng gan, thận và giáp; Chụp X-Quang ngực. Phương pháp điều trị ngứa hiệu quả Cần điều trị các bệnh lý căn nguyên. Điều trị ngứa bao gồm: Chăm sóc da tại chỗ; Điều trị tại chỗ; Điều trị toàn thân. Chăm sóc da Sử dụng nước mát hay ấm (không quá nóng) tắm để giảm ngứa bất kể nguyên nhân khá hiệu quả. Dùng xà phòng có tính tẩy rửa nhẹ, dưỡng ẩm. Không tắm quá thường xuyên. Giữ độ ẩm không khí trong phòng phù hợp, không mặc quần áo quá chật. Tránh các chất gây dị ứng như niken. Thuốc tác động tại chỗ Thuốc bôi thường có hiệu quả đối với ngứa khu trú, dùng dạng cream hoặc lotion chứa menthol và/hoặc camphor, capsaicin, pramoxin hay corticosteroid. Corticosteroid dùng trong trường hợp ngứa do viêm, vì vậy nếu cần xác định đúng nguyên nhân để tránh lạm dụng thuốc. Không dùng diphenhydramine, benzocaine hay doxepin vì có thể gây kích ứng da. Thuốc tác động toàn thân Chỉ định khi không đáp ứng với thuốc tác động tại chỗ. Dùng thuốc kháng histamine, đặc biệt là hydroxyzine, khá hiệu quả đối với ngứa ban đêm. Cẩn trọng sử dụng thuốc kháng histamine ở người cao tuổi vào ban ngày vì có thể gây ran nguy cơ té ngã. Thuốc kháng histamine thế hệ mới như fexofenadine , cetirizine và loratadine có thể hiệu quả đối với ngứa ban ngày. Các loại thuốc khác như doxepin (dùng ban đêm do có tính an thần cao), cholestyramine (điều trị ứ mật, suy thận và bệnh đa hồng cầu nguyên phát), thuốc đối kháng opioid như naltrexone (điều trị ngứa do ứ mật), gabapentin (điều trị ngứa do tăng ure máu). Phương pháp trị liệu bằng tia cực tím có thể hiệu quả trong điều trị ngứa." ]
Triệu chứng viêm lưỡi gà
[ "Triệu chứng viêm lưỡi gà Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm lưỡi gà Các triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào tình trạng cơ bản. Các triệu chứng viêm lưỡi gà có thể gồm: Lưỡi gà có màu đỏ, sưng và to hơn bình thường; Sốt; Ngứa, rát hoặc đau họng; Đốm trắng trên lưỡi gà hoặc cổ họng; Cổ họng có thể bị đau và đỏ; Khó nuốt ; Ho; Khó thở; Ngáy ngủ; Cảm giác như có thứ gì đó mắc kẹt; Tăng sản xuất nước bọt; Nhức mỏi cơ thể; Hạch bạch huyết sưng. Viêm lưỡi gà có thể gây ngứa, rát hoặc đau họng Khi nào cần gặp bác sĩ? Viêm lưỡi gà có thể tự khỏi sau vài ngày, tuy nhiên nếu bạn có bất cứ tình trạng nào dưới đây hãy đi khám bác sĩ: Các triệu chứng viêm lưỡi gà diễn tiến xấu đi; Bạn bị sốt; Bạn không thể ăn uống; Bạn gặp khó khăn khi nuốt hoặc thở. Hoặc nếu đã bị viêm lưỡi gà gần đây và các triệu chứng tái phát trở lại, hãy báo cho bác sĩ điều trị của mình." ]
[ "Triệu chứng cúm gà (h5n1) Những dấu hiệu và triệu chứng của cúm gà Bệnh cúm gà thường có các triệu chứng giống như cúm thông thường. Trong vòng 2 tới 7 ngày kể từ ngày nhiễm bệnh, bạn sẽ gặp một số dấu hiệu sau: Ho ; Sốt; Sổ mũi; Viêm họng; Đau cơ; Đau đầu; Hụt hơi; Nhiễm trùng mắt nhẹ (viêm kết mạc). Một vài triệu chứng nghiêm trọng hơn khi bạn bị cúm gà: Buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy; Khó thở , suy hô hấp nghiêm trọng; Co giật. Những dấu hiệu cho thấy gia cầm bị nhiễm virus H5N1 : Chết đột ngột mà không rõ lý do; Phần ức gà, chân, mào chuyển qua màu tím; Đầu, mào, mí mắt, yếm thịt có dấu hiệu bị sưng; Gà đẻ trứng ít dần, vỏ trứng bị biến dạng hoặc mềm; Chán ăn, lờ đờ; Xù lông. Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh cúm gà Người mắc bệnh cúm gà nếu không được điều kịp thời sẽ gặp phải một vài biến chứng nguy hiểm như: Đau mắt đỏ ; Bệnh tim mạch; Viêm phổi ; Suy hô hấp; Rối loạn chức năng thận. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu bạn tiếp xúc với gia cầm bị bệnh và có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.", "Chào\r\nLe Van, Các\r\nbệnh lý mạn tính tại dạ dày kèm theo có thể gây ra triệu chứng viêm, đau rát lưỡi tái\r\nđi tái lại và viêm họng hạt của bạn. Do\r\nkhông có hình ảnh sang thương nên bác sĩ không thể nói được bạn có thể bị ung\r\nthư lưỡi hay không. Tốt nhất, bạn nên đến khám bác sĩ Tai mũi họng để được thăm\r\nkhám, thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng phục vụ chẩn đoán và điều trị\r\nthích hợp. Thân\r\nmến! AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Triệu chứng viêm dạ dày mạn tính Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm dạ dày mạn tính Các triệu chứng của viêm dạ dày mạn tính có thể bao gồm: Đau bụng ; Khó tiêu; Đầy hơi; Buồn nôn; Nôn ; Không cảm thấy đói; Ăn kém ngon; Sụt cân. Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh viêm dạ dày mạn tính Viêm dạ dày mạn tính theo thời gian có thể dẫn đến viêm teo niêm mạc dạ dày, điều này khiến cho niêm mạc dạ dày không thể sản xuất được acid dạ dày nữa. Nó có thể dẫn đến các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng sau: Loét dạ dày: Một số người bị viêm teo niêm mạc dạ dày có thể phát triển vết loét dạ dày, có thể dẫn đến xuất huyết tiêu hoá. Ung thư dạ dày : Dạ dày không có acid và viêm teo niêm mạc dạ dày làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư dạ dày. Thiếu vitamin: Dạ dày có thể không hấp thu được các vitamin và khoáng chất nhất định, chẳng hạn như vitamin B12, sắt, magie, kẽm, canxi. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu bạn bị đau bụng hoặc khó tiêu lâu hơn 1 tuần, hoặc cơn đau bụng của bạn ngày càng trầm trọng hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. Bạn cũng nên đến cơ sở y tế nếu như gặp các vấn đề sau: Mất cảm giác ngon miệng; Cảm giác ăn nhanh no dù là một bữa ăn nhỏ; Sụt cân không rõ nguyên nhân; Cảm giác như có khối u ở bụng; Đau hoặc khó nuốt; Cảm thấy ốm yếu, mệt mỏi.", "Chào em, Quả thật em có nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà ở miệng. Biểu hiện ban đầu của ở miệng với các triệu chứng em kể trên cũng khó phân biệt với viêm họng và viêm lưỡi thông thường, xét nghiệm để chẩn đoán sùi mào gà giai đoạn sớm là phết dịch ở miệng làm PCR HPV-DNA, nhưng kỹ thuật này đắt tiền và một số trung tâm lớn mới có khả năng làm và lại cũng có thể cho âm tính/ dương tính giả. Do đó, khi chưa có các sang thương sùi đặc trưng ở miệng, BS điều trị cho em theo hướng viêm họng lưỡi là không sai, nếu như điều trị không giảm bớt thì khi đó nghi ngờ sùi mào gà ở miệng càng cao, nhưng cũng cần chú ý hút thuốc lá, trào ngược dạ dày thực quản, viêm mũi xoang mạn là những yếu tố làm viêm họng lưỡi khó lành và dễ tái phát chứ chưa hẳn là sùi mào gà. Nếu xuất hiện sang thương sùi ở miệng giống ở cơ quan sinh dục thì chẩn đoán sùi mào gà quá dễ dàng. Vậy, tôi khuyên em trước mắt nên tuân thủ điều trị của BS, tái khám định kỳ và không quan hệ tình dục, hôn hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh lẫn người lành (bàn chải đánh răng, khăn mặt, khăn tắm...) để tránh tái nhiễm và lây lan. Thân mến.", " Chào bạn, Tôi xin lỗi bạn vì tôi không thể trả lời câu hỏi của bạn được khi mà tôi không có cơ hội quan sát trực tiếp sang thương ở miệng. Có rất nhiều biểu hiện của niêm mạc miệng có hình ảnh tạo đốm và không đau, từ không bệnh đến có bệnh. Bạn cần phải đến khám Da liễu hoặc Tai mũi họng để kiểm tra chắc chắn, bạn nhé. Nếu bạn có quan hệ tình dục bằng miệng với những vị trí có sang thương của mào gà thì bạn có khả năng bị bệnh mào gà ở miệng. Thân mến! ", "Triệu chứng viêm đại tràng Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm đại tràng Các triệu chứng viêm loét đại tràng có thể khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm và nơi nó xảy ra. Các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm: Tiêu chảy , thường có máu hoặc mủ; Đau bụng và chuột rút; Đau trực tràng; Chảy máu trực tràng - đi ngoài ra máu một lượng nhỏ kèm theo phân; Đi đại tiện khẩn cấp; Không có khả năng đại tiện mặc dù khẩn cấp; Giảm cân; Mệt mỏi ; Sốt; Hầu hết những người bị viêm loét đại tràng có các triệu chứng nhẹ đến trung bình. Diễn biến của bệnh viêm loét đại tràng có thể khác nhau, có người bệnh thuyên giảm trong thời gian dài. Tác động của viêm đại tràng đối với sức khỏe Viêm đại tràng gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và công việc… Viêm loét đại tràng có thể gây suy nhược và đôi khi có thể dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng. Mặc dù không có cách chữa trị được biết đến, nhưng việc điều trị có thể làm giảm đáng kể các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh và mang lại sự thuyên giảm lâu dài. Biến chứng có thể gặp khi mắc viêm đại tràng Chảy máu nghiêm trọng; Loét, thủng trên đại tràng (đại tràng đục lỗ); Mất nước nghiêm trọng; Mất xương (loãng xương) ; Viêm da, khớp và mắt của bạn; Tăng nguy cơ ung thư ruột kết; Đại tràng sưng nhanh (megacolon độc hại); Tăng nguy cơ đông máu trong tĩnh mạch và động mạch. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe. Bệnh nhân đã bị bệnh và tái phát các triệu chứng điển hình cần được khám lại, nhưng không phải lúc nào cũng cần tiến hành tất cả các xét nghiệm. Tùy thuộc vào thời gian và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng, có thể thực hiện nội soi đại trực tràng hoặc nội soi sigma và tổng phân tích tế bào máu. Nuôi cấy, xét nghiệm trứng và ký sinh trùng và độc tính C. difficile cần được thực hiện khi có các triệu chứng tái phát không điển hình hoặc khi có một đợt cấp sau thời gian hồi phục kéo dài, trong một vụ dịch, sau khi dùng kháng sinh, hoặc bất cứ khi nào thầy thuốc lâm sàng nghi ngờ.", "Chào em, Viêm niêm mạc lưỡi rất thường gặp, nhưng đa số lành tính, tự khỏi, không gây nguy hiểm. Viêm niêm mạc lưỡi có thể kéo dài tới 2-3 tuần, có thể gặp sau nhiễm siêu vi, stress, thiếu một số vitamin, do chấn thương lưỡi. Em nên chú ý nghỉ ngơi đầy đủ, uống nhiều nước và dinh dưỡng tốt sẽ giúp hồi phục nhanh mà không cần dùng thuốc em nhé!", " Chào em, Triệu chứng của em thường gặp trong bệnh cảnh viêm họng cấp kèm hạch viêm ở góc hàm. Để xác định chẩn đoán, loại trừ những bệnh lý nguy hiểm cũng gây triệu chứng tương tự (như u vòm họng), đánh giá mức độ nặng của bệnh (như viêm nhẹ hay nặng, có nguy cơ nhiễm vi khuẩn không hay chỉ là virus thông thường) thì bác sĩ phải khám trực tiếp cho em mới định được bệnh và từ đó kê toa thuốc điều trị thích hợp. Em nên khám chuyên khoa Tai mũi họng, em nhé. Trong thời gian này, em chú ý vệ sinh răng miệng sạch ngày 2-3 lần sau khi ăn, vệ sinh lưỡi mỗi ngày (không cạo lưỡi mạnh), uống nhiều nước trong ngày và ăn nhiều rau xanh hoa quả, không hút thuốc lá, hạn chế nước đá lạnh và thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, nước có gas, không nằm hay vận động mạnh trong vòng 2 giờ sau ăn, giữ ấm hầu họng, tránh nơi ô nhiễm khói bụi. Thân mến.", "Chào bạn, Dấu hiệu ở vùng răng miệng có thể là biểu hiện của các bệnh lý tại chỗ như nhiễm trùng, vết loét, nhiệt miệng, tưa miệng… Nhưng cũng có thể là biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng, rối loạn dinh dưỡng, chuyển hoá… Qua hình ảnh bạn cung cấp BS chỉ thấy dấu hiệu của viêm lưỡi, thường gặp trong các bệnh lý nhiễm siêu vi, thiếu một số loại vitamin và khoáng chất, do khô miệng, bệnh nha chu… Bạn nên uống nhiều nước, nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, có thể bổ sung viên multivitamin ngắn hạn để tăng cường sức khoẻ, thông thường sau 1-2 tuần tình trạng lưỡi sẽ tự cải thiện. Hiện tại BS chưa thấy có biểu hiện của nấm miệng như bạn mô tả. Nếu được bạn vui lòng cung cấp thêm hình ảnh của sang thương dạng nốt trắng để BS tư vấn cụ thể hơn bạn nhé! Thân mến.", "Triệu chứng viêm ruột do giardia Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm ruột do Giardia Nhiều trường hợp nhiễm Giardia không có triệu chứng. Các triệu chứng của viêm ruột do Giardia cấp tính thường xuất hiện ngày 1 - 14 (trung bình 7 ngày) sau khi nhiễm bệnh. Triệu chứng thường nhẹ và bao gồm tiêu chảy, đau quặn bụng và chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn xen kẽ, khó chịu vùng thượng vị và đôi khi khó chịu ở mức độ nhẹ, mệt mỏi và chán ăn. Bệnh Giardia cấp tính kéo dài khoảng 1 - 3 tuần, thường đi kèm với chứng không dung nạp lactose . Hấp thụ kém chất béo và đường có thể dẫn đến giảm cân đáng kể trong những trường hợp nghiêm trọng. Không phát hiện máu và bạch cầu trong phân. Một số ít bệnh nhân bị nhiễm bệnh bị tiêu chảy mãn tính với phân hôi, chướng bụng và đầy hơi khó chịu. Giảm cân đáng kể và mệt mỏi có thể xảy ra. Viêm ruột do Giardia mãn tính đôi khi gây ra tình trạng không phát triển ở trẻ em. Ở những ca bệnh nặng có thể bị tổn thương niêm mạc hỗng tràng và tá tràng. Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh viêm ruột do Giardia Viêm ruột do Giardia hầu như không bao giờ gây tử vong ở các nước phát triển có thể gây ra các triệu chứng kéo dài và các biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Các biến chứng phổ biến nhất bao gồm: Mất nước: Thường là kết quả do tiêu chảy nặng. Mất nước xảy ra khi cơ thể không có đủ nước để thực hiện các chức năng bình thường. Chậm phát triển: Tiêu chảy mãn tính do nhiễm Giardia có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, ảnh hưởng xấu cho sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Không dung nạp lactose: Nhiều người bị nhiễm Giardia khỏi phát chứng không dung nạp lactose - không có khả năng tiêu hóa đường sữa và có thể tồn tại lâu sau khi nhiễm trùng đã được chữa khỏi. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp mau chóng hồi phục sức khỏe.", "Xin chào bạn, 1. Theo như hình ảnh bạn gửi có thể là tình trạng viêm lưỡi. Viêm lưỡi thật ra có rất nhiều nguyên nhân có thể do virus (ngay cả virus Herpex như nói ở trên cũng gây viêm lưỡi), có thể do kích ứng - đặc biệt là những bệnh nhân có triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản do dịch dạ dày có chứa acid trào ngược lên vùng hầu họng tiếp xúc với niêm mạc lưỡi gây viêm - đối với tình trạng này cần phải điều trị triệt để căn bệnh trào ngược dạ dày thực quản thì tình trạng viêm lưỡi mới có thể điều trị dứt điểm hoàn toàn. Hầu hết bệnh lý viêm lưỡi không cần phải điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên nếu tình trạng nổi to gai lưỡi gây đau rát, bạn có thể đến chuyên khoa tai mũi họng được thăm khám. 2. Hạch lympho to lên (đến mức sờ được) là biểu hiện hệ miễn dịch của cơ thể đang được kích hoạt để chống lại tác nhân mà cơ thể xem là “ngoại lai” (bao gồm vi khuẩn, virus, các tác nhân gây nhiễm trùng nói chung và cả tế bào ung thư). Đặc biệt những hạch lympho tăng dần về kích thước nhưng không có ổ nhiễm trùng rõ ràng gần đó, hình dạng không cân đối, cần phải thận trọng! Tất cả những hạch lympho to bất thường phải được sinh thiết nhằm loại trừ nguy cơ bệnh lý ác tính trước khi được kết luận là “hạch viêm mãn tính lành tính”. Tuy nhiên cũng có trường hợp hạch lympho to bẩm sinh ở một số người và hoàn toàn không có tình trạng bệnh lý viêm hay bệnh lý ác tính nào cả. Bạn đã được sinh thiết và kết luận là hạch viêm mãn tính thì không cần phải lo lắng nữa. Những hạch này dần dần sẽ bị xơ chai và thường sẽ không teo nhỏ lại. Thân ái chào bạn.", "Triệu chứng viêm họng, viêm miệng, viêm tim do virus coxsackie Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm họng, viêm miệng, viêm tim do virus Coxsackie Về lâm sàng, bệnh có các triệu chứng sau: Viêm họng, viêm miệng do virus Coxsackie Sốt; Đau họng; Các nốt mụn sẩn 1 - 2 mm trên nền hồng ban ở yết hầu, vòm miệng mềm, lưỡi gà, amidan. Viêm tim do virus Coxsackie Sốt; Ngủ lịm; Suy tim (tím tái, khó thở, mạch nhanh, tim to). Suy tim có thể hồi phục sau vài tuần hoặc tiến triển đến tử vong. Có thể tái phát nhiều lần khiến tim bị tổn thương. Ở thanh niên, thường có biểu hiện viêm màng tim với triệu chứng đau ngực cấp tính, rối loạn nhịp tim, khó thở. Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh viêm họng, viêm miệng, viêm tim do virus Coxsackie Nhiễm virus Coxsackie còn gây nên một số biến chứng khác như: Viêm màng ngoài tim; Viêm cơ tim; Viêm gan; Viêm kết mạc xuất huyết cấp tính; Virus cũng có thể gây viêm não dù rất hiếm. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.", "Triệu chứng viêm dạ dày cấp Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm dạ dày cấp Người bệnh thường than phiền nhất với triệu chứng khó chịu hay đau thượng vị. Các triệu chứng khác có thể bao gồm: Buồn nôn; Nôn ; Chán ăn ; Ợ hơi; Đầy bụng. Đôi khi đau bụng cấp tính có thể là một triệu chứng biểu hiện như trong trường hợp viêm dạ dày hoại tử (phlegmonous gastritis), trong đó, đau bụng dữ dội kèm theo buồn nôn và nôn ra dịch mủ trong dạ dày. Có thể kèm theo sốt và ớn lạnh. Các triệu chứng của viêm dạ dày cấp tính có thể không tương đương với chẩn đoán trên mô bệnh học. Ví dụ như người bệnh có kết quả mô bệnh học là viêm dạ dày trong khi có thể không có triệu chứng nào. Buồn nôn hay nôn là một trong số các triệu chứng của viêm dạ dày cấp Biến chứng có thể gặp khi mắc viêm dạ dày cấp Các biến chứng của viêm dạ dày cấp có thể bao gồm: Chảy máu hoặc ăn mòn bề mặt, hoặc loét niêm mạc dạ dày. Tắc nghẽn đường ra dạ dày do phù nề, hạn chế vận chuyển thức ăn từ dạ dày đến ruột non. Nôn mửa dẫn đến mất nước, có thể rối loạn điện giải hoặc suy thận. Khi gặp các biến chứng của xuất huyết tiêu hóa, biểu hiện có thể gồm nôn ra máu , đi tiêu phân đen dính như bã cà phê, mệt mỏi, chóng mặt, vã mồ hôi. Nếu không được điều trị, viêm dạ dày cấp tính có thể tiến triển thành viêm dạ dày mạn tính, có thể tiến triển đến viêm teo dạ dày mạn tính. Bên cạnh đó, có thể dẫn đến tình trạng loạn sản dạ dày hay ung thư dạ dày . Khi nào cần gặp bác sĩ? Đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị nếu bạn gặp các triệu chứng của viêm dạ dày cấp. Đồng thời, nếu gặp các biểu hiện của biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, hãy đến ngay cơ sở y tế để được xử trí, tránh tình trạng mất máu cấp có thể dẫn đến các tình trạng nguy hiểm khác.", "Chào bạn, Nốt ở mặt dưới lưỡi của bạn có dạng nốt viêm hơn là sùi mào gà. Bạn nên giữ gìn vệ sinh răng miệng, nghỉ ngơi, uống nhiều nước, giữ gìn sức khoẻ để niêm mạc chỗ viêm mau lành hơn. Nếu sau 2 tuần nốt viêm không giảm hoặc có biểu hiện lan rộng hơn thì nên khám chuyên khoa sớm bạn nhé! Thân mến. Mời tham khảo thêm: >> >", "Chào em, Nhận định của BS Da liễu trường hợp này là chính xác. Các nốt em nhìn thấy là các nhú lưỡi bình thường, không phải hình ảnh sang thương của sùi mào gà. Các nhú này có thể sưng to hơn khi em đang nhiễm siêu vi, viêm họng cấp do vi khuẩn, trào ngược dạ dày thực quản… Do đó em nên khám chuyên khoa Tai mũi họng để tìm nguyên nhân và điều trị. Thân mến." ]
Triệu chứng ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối
[ "Triệu chứng ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối Những dấu hiệu và triệu chứng của ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối Ung thư cổ tử cung ở các giai đoạn đầu hay các thay đổi tiền ung thư thì thường không có triệu chứng. Ở giai đoạn muộn như ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối, các triệu chứng có thể bao gồm: Chảy máu âm đạo bất thường : Đây là triệu chứng phổ biến nhất của ung thư cổ tử cung, bạn có thể bị chảy máu giữa các kỳ kinh, trong hoặc sau khi quan hệ tình dục, hay có thể chảy máu sau thời kỳ mãn kinh . Đau hoặc khó chịu khi quan hệ tình dục: Một số phụ nữ cảm thấy khó chịu hoặc đau khi quan hệ tình dục, đây được gọi là chứng khó giao hợp (dyspareunia). Tiết dịch âm đạo bất thường: Một số người có thể gặp triệu chứng tiết dịch âm đạo hoặc dịch âm đạo có mùi bất thường. Đau bụng: Bạn có thể bị đau bụng dưới , lưng dưới hoặc đau vùng xương chậu. Tuy nhiên, rất nhiều tình trạng khác nhau có thể dẫn đến các triệu chứng này. Do đó, bạn cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác tình trạng của mình. Biến chứng có thể gặp khi mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối Biến chứng của ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối tùy thuộc vào vị trí mà ung thư đã di căn và biến chứng liên quan đến điều trị. Các biến chứng liên quan đến ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối có thể gồm: Đau: Ung thư giai đoạn cuối thường đã di căn đến các bộ phận khác, có thể chèn ép và dây thần kinh, xương hoặc cơ và gây đau dữ dội. Suy thận : Do ung thư tiến triển chèn ép vào niệu quản, chặn dòng nước tiểu. Hình thành huyết khối: Cũng tương tự như các ung thư khác, ung thư cổ tử cung có thể làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối. Có thể dẫn đến tắc mạch, thậm chí tắc mạch phổi có thể dẫn đến tử vong. Chảy máu: Các tổn thương đáng kể do ung thư xâm lấn vào âm đạo, ruột, bàng quang có thể dẫn đến chảy máu. Thay đổi tâm lý: Các tác động cảm xúc tiêu cực có thể xảy ra, bạn có thể gặp phải các vấn đề như trầm cảm . Hãy trao đổi với bác sĩ để có thể có biện pháp giúp kiểm soát cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống cho bạn. Ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối có thể gây chèn ép dây thần kinh, xương và cơ gây đau dữ dội Bên cạnh đó, các biến chứng do điều trị có thể xảy ra. Xạ trị Độc tính lâu dài là mối quan tâm của bất kỳ người bệnh nào được xạ trị, các biến chứng thường gặp nhất liên quan đến ruột/trực tràng và tiết niệu, bao gồm các biến chứng như: Viêm trực tràng; Viêm bàng quang ; Bệnh ác tính thứ phát do tiếp xúc tia xạ; Thiếu hụt nội tiết tố (suy buồng trứng do xạ trị); Hẹp và rút ngắn âm đạo; Gãy xương; Thủng tử cung. Hóa trị Các biến chứng của hóa trị liệu tùy thuộc vào loại thuốc khác nhau: Cisplatin và carboplatin: Đây là các thuốc được lựa chọn phổ biến nhất, các tác dụng phụ thường gặp là giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, thiếu máu, sốt, nhiễm độc thận, nhiễm độc thần kinh và nhiễm trùng. Bevacizumab: Có nguy cơ tăng huyết áp, xuất huyết, huyết khối tĩnh mạch và động mạch, tổn thương thận và suy buồng trứng. Pembrolizumab: Được biết đến với tác dụng phụ thúc đẩy các hiện tượng tự miễn dịch như viêm phổi, viêm đại tràng, viêm gan, viêm thận và bệnh nội tiết. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất cứ triệu chứng nào của ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán sớm và có phác đồ điều trị phù hợp." ]
[ "Chào bạn, Với hình ảnh cung cấp gợi ý nhiều tổn thương dạng áp-tơ hơn là ung thư vòm hầu. Ung thư vòm hầu là loại ung thư nằm khá sâu ở vùng đầu cổ nên triệu chứng khá âm thầm, khó phát hiện. Biểu hiện đôi khi chỉ là ù tai, nghẹt mũi hoặc xuất hiện hạch cổ một bên. Nếu có các triệu chứng nghi ngờ trên hoặc tiền căn gia đình có người bị ung thư, hút thuốc lá nhiều thì bạn nên đưa mẹ tới BS Tai mũi họng để khám, tầm soát bạn nhé! Thân mến.", " Chào em, thường ít có biểu hiện lâm sàng hoặc biểu hiện không đặc hiệu, dễ lầm lẫn với các tình trạng viêm họng - viêm hạch cổ mạn tính khác. Do đó, không thể dựa trên những mô tả của em để kết luận được là có ung thư hay không. Với tình trạng này, em cần đến BV có chuyên khoa Tai mũi họng để BS tiến hành đánh giá, xét chỉ định nội soi hoặc chụp phim để loại trừ ung thư, em nhé! Thân mến!", "Triệu chứng ung thư dạ dày Những dấu hiệu và triệu chứng của ung thư dạ dày Các triệu chứng của ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu thường khó nhận thấy và mơ hồ. Vì vậy làm người bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh khác của dạ dày. Do đó, người bệnh thường chủ quan ở giai đoạn sớm của ung thư dày. Một số triệu chứng của ung thư dạ dày giai đoạn sớm: Khó tiêu ; Đầy hơi sau khi ăn; Ợ nóng; Buồn nôn nhẹ; Ăn không ngon. Khi khối u dạ dày phát triển, bạn sẽ nhận thấy một số biểu hiện nghiêm trọng hơn: Đau bụng; Buồn nôn, nôn mửa; Ợ nóng; Khó nuốt; Đầy hơi liên tục; Sụt cân; Chán ăn, cảm giác thấy no khi ăn một lượng thức ăn ít; Phân có máu ; Vàng da hoặc vàng mắt; Mệt mỏi; Đau dạ dày , đặc biệt là sau khi ăn. Khối u dạ dày có thể rất nguy hiểm nếu là ác tính, tức là ung thư. Ung thư dạ dày có thể tiến triển âm thầm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể di căn đến các cơ quan khác và dẫn đến tỷ lệ tử vong cao. Đau dạ dày sau khi ăn là biểu hiện khi khối u dạ dày phát triển Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.", "Nguyên nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối Nguyên nhân dẫn đến ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối Nguyên nhân của ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối (giai đoạn 4) cũng là nguyên nhân chung của ung thư cổ tử cung . Virus u nhú ở người là tác nhân gây ung thư cổ tử cung. HPV sẽ lây truyền qua tiếp xúc da kề da, bao gồm cả khi quan hệ tình dục, tiếp xúc từ tay với cơ quan sinh dục và quan hệ tình dục bằng miệng. Virus u nhú ở người (HPV) là nguyên nhân chính dẫn đến ung thư cổ tử cung Thực tế, có hơn 130 loại virus HPV được ghi nhận, nhưng chỉ 20 loại trong số đó có liên quan đến ung thư. HPV 16 và 18 là hai loại phổ biến nhất được tìm thấy trong ung thư cổ tử cung xâm lấn. Mặc dù có hơn nửa triệu trường hợp nhiễm HPV mỗi năm, hầu hết trong số đó đều là nhiễm trùng cấp thấp và sẽ tự khỏi trong vòng 2 năm. Sự tiến triển của các tổn thương cấp độ cao và ung thư được thấy khi có mặt các yếu tố nguy cơ gây ung thư khác. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bệnh cổ tử cung liên quan đến HPV ở phụ nữ dưới 25 tuổi phần lớn sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, những người bị đồng nhiễm có thể ít có khả năng khỏi bệnh và tiến triển thành ung thư cổ tử cung.", "Triệu chứng bướu cổ Những dấu hiệu và triệu chứng của bướu cổ Khi có các triệu chứng sau, có thể bạn đã bị bướu cổ: Sưng phù ở phần cổ, có thể có 1 hay nhiều nốt nhỏ từ từ to dần ở 1 hoặc cả 2 bên cổ. Khó thở, khó nuốt. Ho khan. Khàn giọng. Chóng mặt khi nâng cánh tay cao hơn đầu. Căng cứng ở cổ họng. Lồi mắt (trường hợp bệnh nhân bị Basedow). Tác động của bướu cổ đối với sức khỏe Bướu cổ khi phát triển lớn có thể chèn khí quản, thực quản và dây thần kinh, dẫn đến khó nuốt, khó thở, ho, đau họng, khàn tiếng… Bên cạnh đó, bướu quá lớn cũng gây nặng nề, khó chịu cho bệnh nhân. Bướu cổ có thể gây đau đớn, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe bệnh nhân. Bướu cổ có thể ảnh hưởng đến tâm lý của bệnh nhân. Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh Khi bị bướu cổ do cường giáp, nếu không điều trị kịp thời có thể gây nhiều rối loạn nghiêm trọng trên tim mạch (loạn nhịp, suy tim sung huyết…), loãng xương , thậm chí là các cơn bão giáp có thể dẫn đến tử vong. Khi bị bướu cổ do suy giáp, nếu không điều trị kịp thời có thể gây nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe như các bệnh về tim mạch, chuyển hóa, tiêu hóa… Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.", "Chào bạn, Ung thư vòm họng giai đoạn đầu thường ít biểu hiện triệu chứng và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Các triệu chứng biểu hiện thường gặp bao gồm đau đầu âm ỉ từng cơn, ù một bên tai, nghẹt mũi một bên, hạch cổ một bên. Nếu triệu chứng này kéo dài 3 tuần trở lên không khỏi cần nghi ngờ bệnh lý ác tính. Các triệu chứng của bạn mới xuất hiện gần đây, gợi ý nguyên nhân ở đường tiêu hoá. Bạn nên khám chuyên khoa để bác sĩ hỗ trợ chẩn đoán và điều trị bạn nhé! Thân mến.", "Triệu chứng ung thư xoang Những dấu hiệu và triệu chứng của ung thư xoang Ung thư xoang có thể gây nên các triệu chứng sau: Nghẹt mũi không hết ngay cả khi đã xì mũi; Chảy máu mũi thường xuyên; Mũi chảy mủ; Chảy dịch từ mũi ngược vào phía sau mũi và họng; Đau mũi; Suy giảm khướu giác; Sưng mặt; Tê hoặc đau các phần trên mặt; Có khối u trên mặt, vòm miệng hoặc bên trong mũi; Lung lay, tê răng ở hàm trên; Khó khăn khi há miệng; Nổi hạch ở cổ; Nhìn đôi; Mất hoặc thay đổi thị lực; Chảy nước mắt liên tục; Sưng mắt; Đau trên hoặc dưới mắt; Đau hoặc áp lực ở 1 bên tai; Mất thính lực; Đau đầu . Tuy nhiên, không phải lúc nào có một hoặc nhiều triệu chứng nêu trên cũng mắc ung thư xoang. Bệnh nhân cần gặp bác sĩ nếu xuất hiện các dấu hiệu này để kiểm tra và tái khám nếu vẫn không khỏi sau khi uống thuốc. Tác động của ung thư xoang đối với sức khỏe Ngoài việc gây sưng đau các phần trên mặt, ung thư xoang gây nhiều ảnh hưởng không tốt đến tai, mũi, họng, mắt ở bệnh nhân. Không chỉ làm chảy dịch, chảy mủ ở tai hay chảy nước mắt, ung thư xoang còn có thể gây mất thị lực, thính lực, khướu giác và tình trạng sẽ tệ hơn nữa nếu tế bào ung thư di căn đến các bộ phận lân cận. Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh ung thư xoang Ung thư xoang có thể gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân khi di căn đến các cơ quan khác, đặc biệt là nếu lan đến não. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.", "Triệu chứng ung thư xương hàm Những dấu hiệu và triệu chứng ung thư xương hàm Tương tự như giai đoạn đầu của các bệnh lý ung thư khác, dấu hiệu ung thư xương hàm khá mơ hồ và người bệnh thường không chú ý đến. Vì ung thư xương hàm thường có những triệu chứng ban đầu như ung thư vùng miệng - hầu họng nên một số triệu chứng có thể xuất hiện như: Có các mảng trắng hoặc đỏ trên nướu, lưỡi hoặc niêm mạc miệng; Chảy máu, đau hoặc loét trong miệng; Sưng nướu hoặc sưng hàm. Một nghiên cứu đánh giá hệ thống (2021), có 28,8% trường hợp ung thư xương hàm có triệu chứng. Khi bệnh phát triển, các triệu chứng ung thư xương hàm thể nặng hơn và dễ nhận thấy, bao gồm: Đau vùng xương hàm, đau liên tục, tăng dần, tăng về đêm; Đau khi nhai, khi nuốt; Thay đổi giọng nói; Có thể xuất hiện hạch vùng cổ, sau tai, dưới hàm; Loét miệng kéo dài trên 3 tuần, vết loét khó lành; Sưng hàm, biến dạng khuôn mặt Răng yếu, dễ lung lay. Biến chứng có thể gặp khi mắc ung thư xương hàm Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, tỷ lệ sống sau 5 năm của ung thư xương hàm phụ thuộc vào giai đoạn phát hiện ung thư và mức độ di căn của khối u khi được chẩn đoán, được ước tính vào khoảng 53%. Hiệp hội đưa ra tỷ lệ sống sau 5 năm đối với nhóm bệnh ung thư vùng miệng - hầu họng tương đối như sau: Giai đoạn khu trú: Khối u vừa hình thành hoặc đã phát triển với kích thước to hơn nhưng vẫn giới hạn trong phạm vi xương hàm. Tỷ lệ sống 73%. Giai đoạn lan tỏa: Khối u lan tỏa sang các vùng lân cận ở miệng - họng, có thể di căn hạch bạch huyết. Tỷ lệ sống 42%. Giai đoạn di căn xa: Khối u xâm lấn toàn bộ vùng miệng - họng, hạch bạch huyết và các cơ quan khác. Tỷ lệ sống 23%. Biến chứng của ung thư xương hàm phụ thuộc vào giai đoạn phát hiện bệnh Ngoài ra, một số biến chứng do điều trị ung thư xương hàm có thể xảy ra sau xạ trị và hóa trị là viêm niêm mạc miệng, nhiễm trùng , đau, chảy máu, tổn thương tuyến nước bọt, tổn thương cơ và xương khớp vùng hàm và cổ, giảm lưu lượng máu nuôi cho xương hàm, thậm chí hoại tử xương,... Khi nào cần gặp bác sĩ? Ngay khi có những dấu hiệu ung thư xương hàm kể trên, hoặc thậm chí có những biến đổi nhỏ ở vùng răng hàm mặt, bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra.", "- nguồn internet Chào bạn, Mẹ bạn được chẩn đoán là di căn, nhưng bạn không cho biết đang ở giai đoạn mấy? Tùy theo giai đoạn của K, tổng trạng của người bệnh và các bệnh lý kèm theo (nếu có) mà BS chuyên khoa sẽ có phác đồ điều trị phù hợp và tối ưu cho từng bệnh nhân. Có những bệnh nhân do sức khỏe kém, các bệnh lý ví dụ tăng huyết áp, suy tim... kèm theo nên không thể mổ, khi đó BS điều trị đành phải truyền hóa chất (hóa trị) và xạ trị, ví dụ nếu là K cổ tử cung giai đoạn IV thì thường không mổ được nữa mà chỉ xạ trị và hóa trị thôi. Bạn cứ yên tâm đưa mẹ đến điều trị BS chuyên khoa ung bướu, tái khám theo hẹn. Tương tự như vậy, cũng tùy theo giai đoạn của bệnh mà tiên lượng khả năng sống sau 5 năm. Ví dụ nếu bệnh này được phát hiện từ rất sớm, mổ và điều trị triệt để thì khả năng sống sau 5 năm là 90%, còn nếu bệnh đã vào giai đoạn IV thì khả năng sống sau 5 năm là...10%. Thân mến,", "Trong vòng 14 ngày trước có điều trị corticoid liều cao hoặc điều trị hóa trị, xạ trị người bệnh ung thư phải trì hoãn tiêm ngừa. Chỉ khi nào sức khỏe người bị ung thư tuyến giáp ổn định có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có chỉ định tiêm vắc xin COVID-19 (Ảnh minh họa) Bạn thân mến, Theo hướng dẫn hiện nay của Bộ Y tế, việc hoãn tiêm ngừa vắc xin COVID-19 là những người ung thư giai đoạn cuối. Trong trường hợp của bạn bị ung thư tuyến giáp đã cắt bỏ gần trọn giáp, chưa di căn, vì vậy cần phải có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Nếu sức khỏe của bạn ổn định, được cho phép tiêm vắc xin, bạn cần mang đầy đủ hồ sơ về bệnh lý. Việc tiêm an toàn hay không cũng giống như những người bình thường và cần phải theo dõi sau tiêm tại địa điểm tiêm chủng tối thiểu 30 phút. Thông báo ngay cho cán bộ y tế nếu thấy có bất thường xảy ra với cơ thể. Lưu ý các dấu hiệu khó chịu, buồn nôn, phát ban, sưng tại chỗ tiêm có thể là các biểu hiện của phản ứng dị ứng. Ngoài ra, nên theo dõi thân nhiệt, cặp nhiệt độ khi sốt, sử dụng thuốc hạ sốt đúng liều lượng và theo dõi đáp ứng với thuốc hạ sốt. Nếu phát hiện bất thường về sức khỏe, phải báo ngay cho nhân viên y tế để được tư vấn và xử lý kịp thời. Các dấu hiệu nguy cơ bao gồm: sốt cao trên 39 o C, khó hạ nhiệt độ, hoặc sốt kéo dài hơn 24 giờ; co giật; phát ban; tinh thần khó chịu, kích thích vật vã, lừ đừ...; khó thở hoặc khi có biểu hiện bất thường khác về sức khỏe, cần đến ngay cơ sở y tế. Để tránh bị ảnh hưởng bởi các tác dụng phụ, bạn nên nghỉ ngơi trong ngày tiêm. Tránh làm những việc cần nhiều năng lượng hoặc sự tập trung sau khi tiêm. Tuyệt đối không uống thuốc giảm đau, như advil hoặc tylenol… trước khi tiêm vì chúng không ngăn ngừa được các tác dụng phụ. Để giảm đau và cảm giác khó chịu ở vị trí tiêm nên áp khăn sạch, mát và ẩm lên khu vực đó. Lưu ý, không đắp thuốc, lá bất kỳ lên vị trí tiêm. Để giảm cảm giác khó chịu do sốt bạn nên uống thật nhiều nước, mặc trang phục nhẹ nhàng. Trân trọng!", "Triệu chứng ung thư buồng trứng giai đoạn i Những dấu hiệu và triệu chứng của ung thư buồng trứng giai đoạn 1 Ung thư buồng trứng rất khó để có thể phát hiện ở giai đoạn đầu vì không có xét nghiệm sàng lọc. Ngoài ra, các triệu chứng và dấu hiệu của ung thư buồng trứng giai đoạn đầu cũng có thể gặp ở một số tình trạng khác không phải ung thư . Nhìn chung, các triệu chứng của ung thư buồng trứng giai đoạn 1 có thể bao gồm: Cảm thấy đầy hơi hoặc khó tiêu; Không thèm ăn hoặc cảm giác nhanh no; Đau vùng bụng hoặc đau vùng xương chậu; Cần đi tiểu gấp hoặc đi tiểu thường xuyên hơn; Táo bón hoặc tiêu chảy; Đau lưng; Sụt cân không rõ nguyên nhân; Lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi. Biến chứng có thể gặp khi mắc ung thư buồng trứng giai đoạn 1 Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, ung thư buồng trứng có thể tiến triển thành các giai đoạn muộn hơn, ảnh hưởng đến tiên lượng bệnh. Các biến chứng có thể gặp của ung thư buồng trứng nói chung, chủ yếu trong 6 tháng cuối đời bao gồm: Mệt mỏi hoặc suy nhược; Buồn nôn hoặc nôn ; Táo bón; Phù bàn chân; Thiếu máu; Cổ trướng ; Tắc ruột ; Tràn dịch màng phổi ; Tắc nghẽn bàng quang; Rối loạn dinh dưỡng. Ung thư buồng trứng giai đoạn 1 gây mệt mỏi Khi nào cần gặp bác sĩ? Các triệu chứng và dấu hiệu của ung thư buồng trứng giai đoạn 1 có thể rất phổ biến và do nhiều tình trạng khác gây ra. Tuy nhiên, bạn không thể tự chẩn đoán tình trạng của mình mà phải cần nhờ vào bác sĩ để kiểm tra. Do đó, hãy đến gặp bác sĩ khi có bất cứ dấu hiệu nào của ung thư buồng trứng.", "Triệu chứng ung thư gan Những triệu chứng của ung thư gan Ở giai đoạn đầu của ung thư gan thường không có biểu hiệu gì. Các triệu chứng thường rõ ràng hơn ở giai đoạn muộn. Một số dấu hiệu của ung thư gan mà bạn có thể gặp là: Các triệu chứng của ung thư gan bao gồm: Đau và khó chịu vùng bụng trên; Chướng bụng; Buồn nôn và nôn mửa; Giảm cảm giác thèm ăn; Cảm giác bụng no nhanh khi ăn; Mệt mỏi, suy nhược cơ thể; Giảm cân không rõ nguyên nhân; Vàng da và vàng mắt; Phân nhạt màu và nước tiểu sẫm màu; Sốt. Tìm hiểu thêm: Nhận biết 9 dấu hiệu ung thư gan giai đoạn đầu dễ bị bỏ qua nhất Các giai đoạn của ung thư gan Ung thư gan có 4 giai đoạn: Giai đoạn I Có một khối u đơn độc nằm trong gan. Khối u chưa xâm lấn tới mạch máu, hạch bạch huyết hay vùng lân cận. Giai đoạn II Khối u đơn độc đã xâm lấn tới mạch máu nhưng chưa lan tới hạch bạch huyết hoặc vùng lân cận. Hoặc xuất hiện nhiều khối u trong gan nhưng có kích thước nhỏ hơn 5cm. Giai đoạn III (Gồm 3 giai đoạn nhỏ) Giai đoạn IIIA : Có nhiều khối u xuất hiện trong gan, trong đó có ít nhất một khối u có kích thước lớn hơn 5cm. Những khối u này chưa lây lan tới hạch bạch huyết hay vùng lân cận. Giai đoạn IIIB : Có ít nhất một khối u đã xâm lấn tới mạch máu chính trong gan (tĩnh mạch gan hoặc tĩnh mạch cửa). Những khối u này vẫn chưa xâm lấn tới hạch bạch huyết hay vùng lân cận. Giai đoạn IIIC: Có ít nhất một khối u đã lây lan tới vùng lân cận (ngoài túi mật ra). Nhưng chưa xâm lấn tới hạch bạch huyết hoặc cơ quan ở xa. Giai đoạn IV (Gồm 2 giai đoạn nhỏ) Giai đoạn IVA: Khối u đã xâm lấn vào hạch bạch huyết lân cận nhưng chưa di căn tới các cơ quan ở xa. Giai đoạn IVB: Khối u đã di căn tới những cơ quan ở xa như phổi, não hay xương. Xem thêm: Những điều cần biết về các giai đoạn ung thư gan Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh ung thư gan Các biến chứng chính bao gồm: Suy gan: Do tổn thương tế bào gan dẫn đến suy giảm chức năng gan. Suy thận: Khi chức năng gan kém, thận phải làm việc nặng nhọc hơn để lọc độc tố, có thể dẫn đến suy thận. Di căn: Tế bào ung thư gan có thể lan sang các cơ quan khác dẫn đến ung thư gan di căn và u gan ác tính, làm tăng độ phức tạp của bệnh và khó điều trị hơn Ngoài ra khi bị bị ung thư gan, bạn có thể sẽ gặp một vài biến chứng khác như: Thiếu máu : Đây là biến chứng phổ biến của ung thư gan. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm cho bệnh nhân thấy mệt mỏi, nhịp tim nhanh, khó thở, da xanh xao và choáng váng. Chảy máu: Gan có vai trò sản sinh ra một số protein giúp đông máu. Khi gan bị tổn thương, những protein này được sản xuất với số lượng rất ít, làm cho tình trạng xuất huyết xảy ra. Tắc nghẽn ống dẫn mật : Gan có vai trò tiết ra dịch mật sau đó dịch mật được chuyển về túi mật và tới ruột non qua ống dẫn mật. Nếu các khối u của gan nằm gần ống dẫn mật hoặc phát triển trong ống dẫn mật sẽ dẫn tới tắc nghẽn ống dẫn mật. Giãn tĩnh mạch: Khi gan có một khối u sẽ làm cho máu khó lưu thông từ các tĩnh mạch nhỏ tới các tĩnh mạch lớn, làm cho những tĩnh mạch này giãn ra để giúp lưu thông máu. Khi các tĩnh mạch giãn quá mức sẽ bị vỡ và xảy ra tình trạng xuất huyết, gọi là xuất huyết giãn tĩnh mạch. Nếu không kịp thời điều trị sẽ đe dọa tới tính mạng. Tình trạng này có thể xảy ra ở thực quản, ruột và dạ dày. Hội chứng gan thận: Tình trạng này phổ biến ở bệnh nhân ung thư gan và những bệnh lý khác. Do có những thay đổi trong mạch máu làm cho lượng máu tới thận giảm sút. Bệnh não gan: Gan có vai trò đào thải các độc tố. Khi gan bị tổn thương, những độc tố này không được đào thải, chúng sẽ di chuyển lên não làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới não. Tìm hiểu thêm: Sự nguy hiểm của ung thư gan với sức khỏe Thiếu máu là biến chứng phổ biến của ung thư gan gây mệt mỏi, nhịp tim nhanh,... Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.", " Đi cầu ra máu kéo dài với đặc điểm máu nhầy như máu cá là một trong những triệu chứng điển hình của ung thư đại trực tràng. Tuy nhiên có trường hợp bệnh chỉ tiêu máu vi thể, mắt thường không nhìn thấy được. Ngoài ra còn có các triệu chứng khác như: - Rối loạn bài tiết phân: đi cầu bón hoặc lỏng kéo dài… cảm giác đi cầu không hết phân, thay đổi hình dạng phân (phân không thành khuôn, phân dẹt nhỏ hơn bình thường...) - Đau bụng: đau quặn hoặc đau lâm râm vùng bụng, chán ăn khó tiêu, cảm giác ăn không ngon miệng, đầy chướng bụng. - Thiếu máu không rõ nguyên nhân: Nếu người bệnh bị thiếu máu không tìm được nguyên nhân có thể do các khối u gây ra, mất máu qua đường tiêu hóa (loét dạ dày, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng...) - Giảm cân không rõ nguyên nhân: giảm cân không do chế độ ăn uống hay luyện tập là một dấu hiệu hay gặp trong bệnh ung thư đại trực tràng. - Mệt mỏi, suy nhược: đây là biểu hiện hay gặp nhưng thường bị bỏ qua, người bệnh cảm giác không muốn làm việc, cảm thấy kiệt sức, cơ thể suy nhược nhanh chóng. Ở giai đoạn muộn, khi khối u to lên, người bệnh có thể tự sờ thấy khối u trên thành bụng, với tính chất khối u cứng chắc, đau và không di chuyển. Hoặc khối u có thể gây tắc ruột, thủng ruột… Thân mến.", "Triệu chứng ung thư vòm họng giai đoạn ii Dấu hiệu và triệu chứng của ung thư vòm họng giai đoạn 2 Trong hầu hết trường hợp, người bệnh ung thư vòm họng sẽ nhận thấy một khối u ở vùng cổ gáy. Có thể có một hoặc nhiều khối u và thường không gây đau. Những khối này xuất hiện khi ung thư lan đến các hạch bạch huyết ở cổ và khiến chúng sưng lên. Ngoài ra còn có một số dấu hiệu cảnh báo khác như: Ù tai ; Giảm hoặc mất thính lực; Có cảm giác nghẹt và đầy trong tai; Nhiễm trùng tai dai dẳng; Nhức đầu; Nghẹt mũi; Chảy máu mũi ; Khó mở to miệng; Đau vùng hàm mặt; Tê hoặc dị cảm ở mặt; Khó thở hoặc khó nói. Ù tai là một trong những dấu hiệu cảnh báo ung thư vòm họng Nhiều triệu chứng ung thư vòm họng có sự trùng lặp với triệu chứng của các bệnh khác ít nghiêm trọng hơn. Cần lưu ý rằng, không phải cứ có một hoặc nhiều triệu chứng trên có nghĩa là bạn bị ung thư vòm họng. Biến chứng của ung thư vòm họng giai đoạn 2 Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ báo cáo rằng có 63% số người mắc bệnh ung thư vòm họng ở Mỹ sống sót sau 5 năm kể từ khi được chẩn đoán và điều trị. Giống như nhiều loại ung thư khác, tỷ lệ sống của ung thư vòm họng sẽ cải thiện nếu bệnh được chẩn đoán sớm trước khi nó di căn: Khối u tại chỗ: Có khoảng 82% số người bệnh ung thư vòm họng tại chỗ còn sống sau 5 năm kể từ khi được chẩn đoán và điều trị. Khối u lan đến các cơ quan lân cận: Có khoảng 72% số người bệnh ung thư vòm họng có lan sang các cơ quan lân cận còn sống sau 5 năm kể từ khi chẩn đoán và điều trị. Khối u di căn: Có khoảng 49% số người mắc bệnh ung thư đã di căn đến các cơ quan xa vẫn còn sống sau 5 năm kể từ khi được chẩn đoán và điều trị. Khi nào cần gặp bác sĩ? Các triệu chứng của ung thư biểu mô vòm họng ở giai đoạn sớm có thể mơ hồ hoặc tương tự các bệnh lý khác ở vùng hầu họng. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi bất thường và dai dẳng nào trong cơ thể khiến bạn khó chịu, chẳng hạn như nghẹt mũi hoặc chảy máu mũi bất thường, hãy đến gặp bác sĩ để được khám và tìm nguyên nhân.", "Chào Xuan Huy, Em cho biết: “ Mẹ em đang xạ trị ... ăn uống tốt, giữ được cân nặng, hằng ngày đều tập thể dục … vết mổ bên ngoài đã lành hẳn nhưng nơi mổ và xung quanh vẫn còn cứng, không còn triệu chứng … tự đánh giá là phục hồi 70% thể lự c” như vậy mẹ em có đáp ứng với điều trị và đang dần dần ổn định. T uy nhiên vùng vú phải (nơi được chiếu tia xạ) có hiện tượng sạm màu và nóng rát trên da, bên trong … đôi khi cảm nhận hiện tượng rân rân như có ai kéo cơ …” đây là biểu hiện thường gặp sau phẫu thuật điều trị ung thư vú là phẩu thuật lớn, xâm lấn nhiều, lấy đi nhiều mô xung quanh khối u và nạo cả hạch…) kết hợp với xạ trị sau phẫu thuật nhằm hạn chế bệnh ung thư tái phát. Để đánh giá toàn diện đầy đủ về một bệnh ung thư trước điều trị - đang điều trị và theo dõi sau điều trị… thì cần tái khám định kỳ, làm một số xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh cần thiết để đánh giá đáp ứng điều trị, tầm soát tái phát, di căn xa và tiên lượng thời gian sống thêm của bệnh nhân ung thư. Tất cả các vấn đề trên tùy thuộc vào giai đoạn phát hiện bệnh ung thư, loại mô học tế bào ung thư và đáp ứng với các phương pháp điều trị. Đối với ung thư vú p hát hiện sớm là yếu tố quan trọng nhất trong tỷ lệ sống còn cho bệnh nhân. Tỷ lệ ung thư vú sống thêm 5 năm đối với từng giai đoạn sau: - Giai đoạn 0: (phát hiện sớm) u ung thư chưa xâm lấn, 90% sống sau khi điều trị - Giai đoạn 1 : tế bào ung thư xâm lấn ít, u ung thư nhỏ hơn 2cm, chưa xâm lấn vào hạch. Khoảng 70% sống thêm sau khi điều trị . - G iai đoạn 2 : tế bào ung thư xâm lấn vừa, u ung thư có kích thước khoảng 2-5cm và xâm lấn vào hạch. Khoảng 60% sống thêm sau khi điều trị . - Giai đoạn 3 : tế bào ung thư xâm lấn nhiều, u ung thư lớn hơn 5cm, tế bào ung thư xâm lấn đến da và hạch. Khoảng 40% sống thêm sau khi điều trị . - Giai đoạn 4 : tế bào ung thư xâm lấn rộng ra xung quanh và di căn xa. Khoảng 20 % sống thêm sau điều trị. Do đó bác sĩ đề nghị làm một số xét nghiệm kể cả “ chụp PET/CT hoặc SPECT/CT ” là rất cần thiết cho việc theo dõi đáp ứng trong và sau đợt điều trị, bên cạnh tầm soát ung thư tái phát và di căn xa để căn thiệp điều trị sớm sẽ có hiệu quả khả quan hơn. Nếu có di căn xương (di căn xa) thì hiệu quả điều trị đáp ứng rất kém và tiên lượng xấu hơn rất nhiều đối với ung thư chưa di căn. Đối với chụp PET/CT ( Positrron Emision Tomography/ Chụp cắt lớp bằng bức xạ positron) và SPECT/CT (Single Photon Emission Computerized Tomography/ Chụp cắt lớp bằng bức xạ đơn photon) đều là kỹ thuật cao, được ứng dụng vào ngành ung thư học nhằm chẩn đoán, theo dõi đáp ứng điều trị, tầm soát phát hiện sớm ung thư tái phát và di căn xa… Cả hai kỹ thuật này có giá trị gần như nhau. Tuy nhiên PET/CT về Nguyên tắc cơ bản của ghi hình khối u là cần phải có cơ chế tập trung một cách đặc hiệu dược chất phóng xạ (DCPX) đã lựa chọn. DCPX được lựa chọn này dựa trên cơ sở những khác biệt về sinh lý học hoặc chuyển hoá giữa tế bào khối u và tế bào tổ chức mô bình thường. Với PET ghi hình theo nguyên tắc chuyển hoá trên nên rất có ích trong việc phân biệt một số tổ chức tế bào ung thư với một tổ chức tế bào mô sẹo xơ, tổ chức hoại tử... cũng như giúp phát hiện các ung thư tái phát sớm… Do đó mẹ em ở giai đoạn đã phẫu thuật và đang xạ trị điều trị ung thư kết hợp thì nên chụp PET/CT sớm để phân biệt tổ chức ung thư với một chức sẹo xơ, hoại tử... cũng như giúp phát hiện các ung thư tái phát sớm và di căn xa là hết sức quan trọng để có phương pháp can thiệp điều trị thích hợp kịp thời, nhằm cải thiện nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài thời gian sống, thời gian bệnh ổn… cho mẹ em. Tuy nhiên để mẹ em có thêm thời gian sống tốt và thoải mái, chất lượng cuộc sống được nâng lên thì mỗi khi tái khám, em nên nắm bắt tất cả thông tin từ bác sĩ về tình trạng bệnh - sức khỏe hiện tại của mẹ. Không để mẹ em biết tất cả thông tin này, mẹ em chỉ nên biết những tin hy vọng và khả quan… nếu không sẽ tạo cho tâm lý lo lắng, tình thần suy sụp, sức khỏe suy sụp xuống nhanh… Kính chúc sức khỏe mẹ em! BS-CK2 Phạm Văn Mỹ" ]
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm âm đạo
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm âm đạo Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm âm đạo Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh nhân cần lạc quan: Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. Không thụt rửa sâu trong âm đạo. Hạn chế quan hệ tình dục trong quá trình chữa viêm âm đạo, đặc biệt là nếu đang mắc các bệnh về tình dục có thể lây cho bạn tình. Tránh sử dụng xà phòng thơm hay các chất có thể gây kích ứng âm đạo. Tránh tắm bồn nước nóng khi đang chữa viêm âm đạo. Chế độ dinh dưỡng: Hạn chế ăn quá ngọt, nhiều đường. Hạn chế ăn thực phẩm cay nóng để không kích hoạt phản ứng viêm. Bổ sung thêm sữa chua và men vi sinh. Phương pháp phòng ngừa Viêm âm đạo hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Tránh mặc quần áo hầm, ẩm ướt. Nên chọn quần áo từ các loại vải rộng rãi, thoáng mát. Dùng sữa chua, men vi sinh chứa Lactobacillus . Hạn chế bớt lượng đường trong khẩu phần ăn. Không thụt rửa sâu khi vệ sinh bộ phận sinh dục. Quan hệ tình dục an toàn (dùng bao cao su , không có nhiều bạn tình…) Sàng lọc phụ khoa thường xuyên, tầm soát ung thư cổ tử cung. Với phụ nữ mãn kinh hoặc sau khi cắt buồng trứng, tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng kem hormone âm đạo." ]
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa cườm nước Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của cườm nước Chế độ sinh hoạt: Tập thể dục tránh các động tác trồng chuối. Không chơi các nhạc cụ sử dụng hơi như trombone, trumpet. Không sử dụng các loại kính bơi thông thường, không trùm mũi. Không thắt cà vạt hoặc cài khuy cổ áo sơ mi quá chặt. Giảm cân nếu bị béo phì, thừa cân. Đi bộ nhanh hoặc chạy bộ. Chế độ dinh dưỡng: Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và nhiều rau xanh. Phương pháp phòng ngừa cườm nước hiệu quả Tập thể dục thường xuyên. Đeo kính bảo vệ khi ra nắng. Duy trì cân nặng ở mức độ vừa phải.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa ung thư vú Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của ung thư vú Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Chế độ dinh dưỡng: Chế độ ăn uống có nhiều chất béo hoặc thiếu vitamin A. Tìm hiểu thêm: Thực đơn cho người ung thư vú: Nên và không nên ăn gì? Phương pháp phòng ngừa ung thư vú hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Thực hiện khám vú ít nhất 1 năm 1 lần cho các phụ nữ từ 35 tuổi trở lên để phát hiện các u vú còn nhỏ. Phụ nữ tự biết cách tự khám vú tại nhà. Duy trì một chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng và tập thể dục thường xuyên càng tốt có thể giúp bạn giảm cân và giảm nguy cơ mắc bệnh. Không nên uống nhiều rượu, chỉ uống ở mức độ vừa phải. Hạn chế liệu pháp hormone sau mãn kinh. Tìm hiểu ngay: Phương pháp phòng ngừa ung thư vú chị em nên biết Thực hiện khám vú định kỳ", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa ung thư cổ tử cung Những thói quen sinh hoạt có thể giúp hạn chế diễn tiến của ung thư cổ tử cung Chế độ sinh hoạt: Tránh xa các nguồn gây hại cho sức khỏe; Quan hệ tình dục an toàn; Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị; Liên hệ ngay với bác sĩ khi có những bất thường xuất hiện trong quá trình điều trị; Thăm khám định kỳ để được theo dõi diễn tiến của bệnh và tình trạng sức khỏe; Ung thư cổ tử cung hoàn toàn có khả năng tái phát sau nhiều năm điều trị. Vì vậy, khi kết thúc đợt điều trị, bệnh nhân cần tái khám 3 – 6 tháng/ lần giúp kiểm soát bệnh hiệu quả và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân. Chế độ dinh dưỡng: Tham khảo chế độ dinh dưỡng lành mạnh từ các chuyên gia dinh dưỡng. Giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư cổ tử cung bằng cách tiêm vắc xin HPV Phương pháp phòng ngừa ung thư cổ tử cung Phòng ngừa ung thư cổ tử cung do nhiễm virus HPV bằng nhiều cách bao gồm: Tiêm phòng vắc-xin HPV: Giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư cổ tử cung chỉ có một cách duy nhất đó là tiêm vắc xin HPV phòng ngừa. Theo khuyến cáo, độ tuổi an toàn để tiêm vắcxin an toàn và đạt hiệu quả cao nhất ở độ tuổi 9 – 26; Chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, vận động hợp lý: Chế độ dinh dưỡng khoa học góp phần nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng chống lại các yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư nói chung và ung thư cổ tử cung nói riêng. Đồng thời, chế độ nghỉ ngơi và vận động hợp lý cũng giúp phòng tránh ung thư; Không quan hệ tình dục quá sớm và bừa bãi: Quan hệ tình dục ở tuổi vị thành niên rất dễ lây nhiễm virus HPV vì ý thức tự bảo vệ trước các tác nhân gây bệnh chưa được tốt. Nếu không biết cách phòng tránh rất có thể sẽ sớm bị nhiễm virus HPV; Không lạm dụng thuốc tránh thai: Sử dụng thường xuyên sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn, bao gồm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung; Giữ vệ sinh âm đạo sạch sẽ ngăn ngừa ung thư cổ tử cung; Khi âm đạo có những triệu chứng bất thường cần khám phụ khoa và điều trị, tránh trường hợp bị ung thư cổ tử cung; Sàng lọc ung thư cổ tử cung: Ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm không có triệu chứng rõ ràng. Sàng lọc ung thư cổ tử cung  sớm là cách tốt nhất để phát hiện và chữa ung thư cổ tử cung kịp thời. Tìm hiểu thêm: Cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung để bảo vệ sức khỏe Ung thư cổ tử cung là căn bệnh nguy hiểm nhưng không có nghĩa là bệnh không thể điều trị được. Điều quan trọng nhất trong việc chống lại ung thư chính là người bệnh cần có thái độ lạc quan và kiên trì điều trị bệnh. Thực tế cho thấy, những người có thái độ sống tích cực kết hợp với phương pháp điều trị hợp lý đã kéo dài được tuổi thọ và chống lại được căn bệnh ung thư.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa mụn cơm sinh dục Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của mụn cơm sinh dục Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị; Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng; Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị; Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm; Hạn chế quan hệ tình dục trong thời gian điều trị bệnh. Chế độ dinh dưỡng: Thường xuyên ăn nhiều các loại rau có chứa nhiều indole-3-carbinol (I3C) có thể giúp loại bỏ mụn cơm như: Bắp cải, bông cải xanh, bắp cải Brussels, súp lơ trắng, cải xoăn... Tăng cường ăn các loại thực phẩm giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể và giảm khả năng tái phát HPV bao gồm: Rau quả giàu chất chống oxy hoá (việt quất, cherry, cà chua, ớt chuông, bí đỏ...), rau có màu xanh đậm (cải xoăn, rau bina...), các loại ngũ cốc, đậu, thịt nạc... Hạn chế sử dụng các thực phẩm có thể gây dị ứng, thực phẩm tinh chế, thịt đỏ, caffeine và các chất kích thích, chất béo chuyển hóa... Phương pháp phòng ngừa mụn cơm sinh dục hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Không quan hệ tình dục bừa bãi; Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục. Tuy nhiên, vẫn có nguy cơ nhiễm HPV vì bao cao su không thể che hết vùng da vùng sinh dục; Tiêm vaccine phòng ngừa nhiễm HPV, nhất là 2 type 6 và 11 gây ra > 90% các trường hợp mụn cơm sinh dục; Thăm khám với bác sĩ khi vợ chồng hoặc đối tượng quan hệ tình dục mắc mụn cơm sinh dục để được điều trị kịp thời nếu bị nhiễm.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa rối loạn kinh nguyệt Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của rối loạn kinh nguyệt Chế độ sinh hoạt Ngăn ngừa và điều trị chứng thiếu máu. Tập thể dục: Tập thể dục thường xuyên, điều độ có thể giúp giảm đau bụng kinh. Quan hệ tình dục: Cảm giác cực khoái cũng có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của đau bụng kinh. Chườm nóng: Lót một miếng đệm nóng vào vùng bụng hoặc ngâm mình trong một bồn tắm nước nóng, có thể giúp làm giảm các cơn đau khi hành kinh. Vệ sinh kinh nguyệt: Thay mới băng vệ sinh từ 4 - 6 giờ. Bạn không nên sử dụng băng vệ sinh có mùi thơm vì chất khử mùi có thể gây kích ứng vùng sinh dục và không nên thụt rửa âm đạo vì nó có thể tiêu diệt các vi khuẩn có lợi thường trú trong âm đạo mà chỉ cần tắm rửa thường xuyên để làm sạch. Chế độ dinh dưỡng Các yếu tố ăn uống: Điều chỉnh chế độ ăn uống trước chu kỳ kinh khoảng 14 ngày có thể giúp bạn hạn chế một số rối loạn kinh nguyệt nhẹ. Chế độ ăn uống lành mạnh như ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt, trái cây tươi và rau quả, tránh chất béo bão hòa và thức ăn nhanh. Hạn chế muối (natri) có thể giúp giảm đầy hơi, cũng như hạn chế uống cà phê, đường và rượu cũng sẽ có ích cho sức khỏe. Phương pháp phòng ngừa rối loạn kinh nguyệt hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Tập thể dục đều đặn, kết hợp chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý. Hạn chế rượu bia, thuốc lá hoặc sử dụng các chất kích thích khác. Áp dụng các liệu pháp thư giãn cơ thể và giảm bớt căng thẳng, stress. Khi sử dụng thuốc các loại nội tiết hormon, thuốc tránh thai,... cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không nên dùng quá liều cũng như quá thời gian cho phép. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ trong những ngày hành kinh, sau khoảng 4 - 5 tiếng nên thay băng vệ sinh mới, hạn chế quan hệ để tránh bị nhiễm trùng. Kiểm tra sức khỏe, thăm khám phụ khoa định kỳ để có thể phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm phế quản cấp tính Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm phế quản cấp tính Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. Chế độ dinh dưỡng: Uống nhiều nước. Phương pháp phòng ngừa viêm phế quản cấp tính hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Tránh các chất kích thích phổi, bao gồm hút thuốc, là điều quan trọng để ngăn ngừa viêm phế quản. Để giúp bảo vệ phổi của bạn, hãy đeo khẩu trang che miệng và mũi khi sử dụng các chất gây kích ứng phổi như sơn, chất tẩy sơn hoặc dầu bóng. Rửa tay thường xuyên và tiêm phòng cúm hàng năm. Hãy hỏi bác sĩ xem bạn có nên tiêm phòng viêm phổi hay không, đặc biệt nếu bạn từ 65 tuổi trở lên.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa sa sinh dục Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của sa sinh dục Chế độ sinh hoạt: Thực hiện các bài tập sàn chậu; Giảm cân nếu thừa cân; Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị; Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng; Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị; Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm; Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. Chế độ dinh dưỡng: Ăn một chế độ ăn nhiều chất xơ để tránh táo bón. Phương pháp phòng ngừa sa sinh dục hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Thực hiện các bài tập Kegel hàng ngày để duy trì sức mạnh cơ bắp tốt ở vùng xương chậu; Duy trì cân nặng hợp lý; Tránh táo bón; Không hút thuốc, vì hút thuốc có thể ảnh hưởng đến các mô và ho mãn tính thường thấy ở những người hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề; Cẩn thận với việc nâng vật nặng; sử dụng chân, không phải lưng hoặc cơ bụng.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa herpes sinh dục Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của herpes sinh dục Chế độ sinh hoạt: Bệnh nhân bị herpes sinh dục cần tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Duy trì lối sống tích cực. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị như vết loét nặng hơn, ngứa rát khó chịu... Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh, nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm để bác sĩ tìm hướng điều trị thích hợp kế tiếp. Bệnh nhân cần lạc quan. Tránh để bị căng thẳng, tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả điều trị bệnh herpes sinh dục. Để giúp làm giảm căng thẳng người bệnh nên áp dụng một số phương thức như: Ngủ đủ giấc: Thông thường nên ngủ đủ 8 giờ mỗi đêm, tùy vào nhu cầu của cơ thể mỗi người có thể ngủ ít hơn hay nhiều hơn. Tập luyện thể dục thể thao: Hãy thực hiện các hoạt động ưa thích, chẳng hạn như quần vợt, đạp xe, đi bộ,...và có thể rủ thêm bạn bè, người thân cùng tập chung. Giao tiếp: Khi bị căng thẳng, người bệnh nên trò chuyện, tâm sự với người bạn cảm thấy tin tưởng, có thể giúp tạm thời quên đi những rắc rối đang gặp phải. Thư giãn: Người bệnh nên dành ra vài phút thư giãn với những việc làm ưa thích, chẳng hạn như uống một tách trà, chăm sóc cây cảnh, nghe nhạc,... Vì vậy để kiểm soát tốt virus herpes, bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống hãy cố gắng giảm thiểu căng thẳng trong cuộc sống càng nhiều càng tốt. Chế độ dinh dưỡng: Người bị nhiễm herpes sinh dục cần bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết cho cơ thể giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch để chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh, đồng thời còn có thể hỗ trợ ức chế sự phát triển của virus gây bệnh. Một số loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe và sức đề kháng như những thực phẩm chứa nhiều protein như gan động vật, thịt, trứng, sữa và đậu nành, các loại rau xanh và hoa quả chứa nhiều vitamin,... Người mắc bệnh herpes cũng nên bổ sung lượng nước đầy đủ cho cơ thể, nên uống từ 2 đến 3 lít nước một ngày để đảm bảo cho các chức năng của cơ thể hoạt động hoàn hảo, giúp thận bài tiết hết lượng chất độc hại ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, người mắc bệnh herpes sinh dục cũng cần lưu ý hạn chế ăn các món đồ cay nóng như ớt, tiêu, gừng hoặc mít, vải,... làm cho cơ thể luôn tỏa nóng từ bên trong cơ thể, khiến các mụn rộp sinh dục cũng nhờ đó mà phát triển mạnh hơn, gây lở loét trở nên nghiêm trọng hơn. Các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá hoặc thức uống có gas và caffein cũng cần hạn chế. Trong trường hợp người đang bị mụn rộp sinh dục mà vẫn sử dụng nhóm chất này thì hệ miễn dịch của bệnh nhân sẽ hoạt động không còn hiệu quả, khiến sức khỏe suy giảm. Phương pháp phòng ngừa herpes sinh dục hiệu quả Để phòng ngừa bệnh herpes hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Kiêng quan hệ tình dục (âm đạo, hậu môn và miệng) khi đang phát bệnh hay bệnh đang bị tái phát. Đời sống tình dục lành mạnh, giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh herpes sinh dục và các căn bệnh nguy hiểm khác lây truyền qua đường tình dục. Đồ dùng các nhân là những vật dụng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây nên các căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm vì vậy bạn không nên sử dụng chung. Để giảm nguy cơ mắc bệnh herpes sinh dục bạn nên giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, sử dụng những loại dung dịch vệ sinh lành tính, không nên mặc quần áo bó, chật hay ẩm. Ngoài ra, bạn nên tăng cường luyện tập thể dục thể thao, ăn uống điều độ, nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý để cơ thể luôn khỏe mạnh. Để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời, bạn kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần. Sử dụng bao cao su một cách chính xác và phù hợp. Tuy nhiên, bao cao su không che phủ tất cả các khu vực có thể bị ảnh hưởng và do đó không bảo vệ đầy đủ chống lại mụn rộp sinh dục. Bên cạnh những biện pháp phòng bệnh phổ biến như chung thủy với một người không mắc bệnh, sử dụng bao cao su ,... cách hữu hiệu nhất để phòng bệnh là tiêm vắc - xin ngừa virus HSV. Phòng ngừa nhiễm HSV sơ sinh Các bác sĩ nên hỏi tất cả phụ nữ mang thai xem họ có bị herpes sinh dục hay không và nên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc không bị herpes trong thời kỳ mang thai. Phụ nữ mang thai có herpes sinh dục có thể được cho dùng acyclovir bắt đầu ở tuần thai 36 để làm giảm nguy cơ tái phát và bác sĩ sẽ làm thủ thuật mổ lấy thai để tránh lây truyền virus herpes cho trẻ sơ sinh.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm phổi Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm phổi Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh nhân cần lạc quan: Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. Nghỉ ngơi nhiều hơn, không lao lực quá độ đến khi khỏi hẳn. Bỏ hẳn thuốc lá vì đây có thể là nguyên nhân gây bệnh và khiến bệnh trầm trọng hơn. Nếu có dùng thuốc kháng sinh, bệnh nhân phải uống đủ liều theo chỉ định của bác sĩ. Có thể súc họng bằng nước muối loãng để giảm bớt cơn ho. Chế độ dinh dưỡng: Uống đủ nước , đặc biệt là nước lọc, có thể bổ sung thêm nước trái cây. Hạn chế uống rượu bia và đồ uống chứa cồn. Phương pháp phòng ngừa viêm phổi hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Tiêm phòng vaccin viêm phổi, đặc biệt ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi dễ bị nhiễm phế cầu khuẩn. Các bác sĩ cũng khuyến cáo nên tiêm phòng vaccin cúm cho trẻ trên 6 tháng. Vệ sinh sạch sẽ, đeo khẩu trang khi ra đường hoặc khi vào bệnh viện để bảo vệ bản thân khỏi nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng phổi. Không hút hoặc bỏ hẳn thuốc lá. Giữ cho hệ thống miễn dịch của cơ thể được khỏe mạnh bằng cách ăn uống lành mạnh, đủ dinh dưỡng; ngủ đủ giấc ; tập luyện thể dục thường xuyên. Đối với bệnh nhân bị khó nuốt, cần ăn thức ăn loãng, ăn chậm để tránh sặc gây viêm phổi hít. Tìm hiểu để bảo vệ bản thân : 14 loại vắc xin ngừa viêm phổi cho người lớn và trẻ em", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa yếu sinh lý Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của yếu sinh lý Chế độ sinh hoạt: Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Điều chỉnh lối sống lành mạnh, rèn luyện thể chất thường xuyên. Việc luyện tập thể thao giúp tăng cường sự dẻo dai cho cơ thể, giúp máu được lưu thông tốt hơn, cải thiện khả năng sinh lý ở cả nam lẫn nữ giới. Kiểm soát hạn chế căng thẳng: Hạn chế thức khuya, nên ngủ đủ giấc, kiểm soát stress bằng cách sắp xếp công việc khoa học, tránh làm việc quá sức. Giải tỏa căng thẳng bằng cách tham gia các hoạt động giải trí lành mạnh hoặc các phương pháp thư giãn như thiền, yoga để  giúp bản thân lấy lại cân bằng. Chế độ dinh dưỡng: Thực phẩm nên ăn: Hải sản (tôm, cua, cá, hàu, ốc…), chocolate đen, dưa hấu, các loại hạt, trứng gà, củ dền, quả sung. Thực phẩm cần tránh: Đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, thực phẩm chứa nhiều muối, đồ ngọt, chất kích thích, rượu bia, thuốc lá… Phương pháp phòng ngừa yếu sinh lý hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên giúp phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện tình trạng yếu sinh lý an toàn, hiệu quả. Sinh hoạt tình dục an toàn với tần suất hợp lý, điều độ (2 - 3 lần/tuần). Điều trị sớm các bệnh lý đường tiết niệu, bệnh chuyển hóa, xương khớp,...", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa thoát vị bẹn Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của thoát vị bẹn Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng . Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Phương pháp phòng ngừa thoát vị bẹn hiệu quả Dưới đây là một số cách đơn giản có thể giúp phòng ngừa thoát vị bẹn, cụ thể: Bỏ thuốc lá hoặc tránh xa khói thuốc lá. Duy trì cân nặng hợp lý, giảm cân nếu cần thiết. Chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng và lành mạnh: Trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón. Uống nhiều nước. Hạn chế vận động hay tập thể dục quá sức. Tránh nâng những vật quá nặng. Hạn chế đứng một chỗ quá lâu.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa thoát vị rốn Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của thoát vị rốn Chế độ sinh hoạt: Cha mẹ cố gắng không để trẻ khóc nhiều, khóc to. Hạn chế không để trẻ hoạt động quá mức, làm tăng đột ngột áp lực trong ổ bụng làm khối phồng lớn dần. Tăng cường cho trẻ thức ăn có nhiều chất xơ, rau củ quả để hạn chế trẻ bị táo bón, vì táo bón có thể khiến trẻ rặn làm tăng hiện tượng thoát vị. Nếu thấy khối thoát vị to đột biến, cứng chắc, sờ đau, cho trẻ nằm ngửa khối thoát vị không mất, kèm theo đau bụng và nôn thì có thể trẻ bị thoát vị nghẹt. Trong trường hợp này bạn cần cho trẻ đến bệnh viện ngay.​ Chế độ dinh dưỡng: Ăn uống khoa học, bổ sung nhiều chất xơ, uống đủ nước mỗi ngày. Phương pháp phòng ngừa thoát vị rốn hiệu quả Giảm cân rất hữu ích nếu bạn thừa cân. Nếu bạn thường xuyên phải căng thẳng khi đi tiêu, hãy nói chuyện với bác sĩ. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc làm mềm phân hoặc đề nghị bạn sửa đổi chế độ ăn uống của mình để bao gồm nhiều thực phẩm giàu chất xơ hơn.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa ung thư ống hậu môn Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của ung thư ống hậu môn Chế độ sinh hoạt: Bỏ hút thuốc lá. Thuốc lá làm vết thương lâu lành, tăng nguy cơ nhiễm trùng, tăng tác dụng phụ của việc hóa trị, tăng nguy cơ tử vong. Bỏ uống rượu bia. Tuân thủ theo những hướng dẫn cũng như phác đồ điều trị của bác sĩ. Tâm lí ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều trị. Bệnh nhân nên tạo cho bản thân lối sống tích cực, yêu đời. Khi gặp những bất thường trong quá trình điều trị, hãy liên hệ ngay với bác sĩ. Thường xuyên thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm bác sĩ sẽ thay đổi và tìm hướng điều trị phù hợp hơn. Chế độ dinh dưỡng: Chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm: Thực phẩm có hàm lượng chất dinh dưỡng cao giúp bạn đạt được và duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh. Nhiều loại rau xanh đậm, đỏ và cam, các loại thực vật họ đậu giàu chất xơ (đậu và đậu Hà Lan), và những loại khác. Trái cây, đặc biệt là toàn bộ trái cây với nhiều màu sắc. Các loại ngũ cốc. Nên hạn chế hoặc không sử dụng các loại thực phẩm sau: Thịt đỏ và thịt đã qua chế biến. Đồ uống có đường. Thực phẩm siêu chế biến và các sản phẩm ngũ cốc tinh chế. Phương pháp phòng ngừa ung thư ống hậu môn hiệu quả Chúng ta có thể giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư hậu môn ở mức thấp nhất thông qua các biện pháp sau: Thực hiện các biện pháp tình dục an toàn: Luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ, hạn chế quan hệ qua đường hậu môn để phòng ngừa nhiễm HIV và HPV. Tiêm ngừa vắc xin phòng ngừa HPV. Không quan hệ tình dục bừa bãi, quan hệ cùng lúc với nhiều người. Ngưng hút thuốc lá: Thuốc lá là nguyên nhân gây ra các bệnh ung thư, vì thế hãy tập bỏ ngay thói quen hút thuốc lá. Thay đổi chế độ ăn uống và tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, hợp lí và khoa học. Khám sức khỏe tổng quát định kỳ, tầm soát ung thư tiêu hóa mỗi năm 1 lần và nội soi tiêu hóa mỗi 10 năm 1 lần để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường trong cơ thể.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa uốn ván Những thói quen sinh hoạt có thể giúp hạn chế diễn tiến của uốn ván Tuyệt đối không tự ý bỏ thuốc hoặc mua thuốc không có trong đơn thuốc của bác sĩ. Lắng nghe và làm theo mọi hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ. Liên hệ ngay với bác sĩ khi có những bất thường xuất hiện trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi diễn tiến của bệnh và tình trạng sức khỏe. Vệ sinh cá nhân, môi trường sạch sẽ và thường xuyên. Thể dục thể thao nâng cao sức khỏe. Chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ chất đinh dưỡng. Tìm hiểu để bảo vệ bản thân: Hướng dẫn xử lý vết thương uốn ván đúng cách Phương pháp phòng ngừa uốn ván Tiêm phòng vaccine uốn ván đầy đủ theo hướng dẫn của Bộ Y Tế. Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường thường xuyên. Nâng cao thể trạng, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và cân bằng. Vì mức độ nguy hiểm của bệnh uốn ván, phụ nữ mang thai cần tiêm vaccine theo đúng lịch của trung tâm y tế, dựa trên giai đoạn mang thai của mình. Dùng globulin miễn dịch uốn ván khi có vết thương sâu, nhiễm bẩn, nhiều dị vật, có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng. Sơ cứu vết thương đúng cách: Khi có vết thương cần rửa sạch, sát trùng, để hở vết thương, không để vết thương bịt kín tạo đường hầm, không đắp bất cứ gì lên vết thương để tránh viêm nhiễm. Nếu bị trầy xước, đâm vào đinh, sắt, cát, bụi bẩn,…cần xử lý sạch vết thương ngay, sau đó đến bệnh viện khám và điều trị đề phòng uốn ván. Giữ vệ sinh vết thương sạch sẽ tránh nhiễm trùng đề phòng hoại tử,… Trong cuộc sống sinh hoạt và lao động hàng ngày, cần cẩn thận tránh những tai nạn vì có thể gây ra các tổn thương sâu, bẩn, kín. Tìm hiểu để bảo vệ bản thân : Vắc xin uốn ván VAT và những điều cần biết", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm ống thận cấp Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến viêm ống thận cấp Những thói quen sinh hoạt hằng ngày vô cùng đơn giản nhưng lại có giá trị quan trọng giúp hạn chế diễn tiến của viêm ống thận cấp như: Chúng ta cần cung cấp đủ nước mỗi ngày theo khuyến cáo của Viện Hàn lâm Khoa học, Kỹ thuật và Y học Hoa Kỳ, nam giới cần cung cấp khoảng 3.7 lít/ngày và nữ giới khoảng 2.7 lít/ngày. Nhịn tiểu kéo dài ảnh hưởng xấu đến thận, hãy đi tiểu theo nhu cầu và tránh nhịn tiểu kéo dài. Cần có chế độ ăn uống khoa học để cung cấp đầy đủ dưỡng chất và đặc biệt nên hạn chế sử dụng các chất kích thích. Không nên tự mua thuốc tại nhà thuốc tây mà không có toa của bác sĩ, việc sử dụng kháng sinh cần được kiểm soát đúng chỉ định và phù hợp. Phương pháp phòng ngừa viêm ống thận cấp hiệu quả Một số phương pháp phòng ngừa viêm ống thận cấp như sau: Đặc hiệu: Duy trì những thói quen sinh hoạt đã nêu trên để bảo vệ chức năng thận của bạn. Không tự ý sử dụng kháng sinh mà không có chỉ định của bác sĩ. Không nên thử những thực phẩm lạ, không có nguồn gốc rõ ràng, không rõ khả năng gây độc hoặc chưa được chế biến đúng cách. Duy trì chế độ ăn lành mạnh giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh hạn chế bệnh tật Không đặc hiệu: Tham khảo ý kiến chuyên gia y tế nếu phát hiện bất kỳ bất thường nào về nước tiểu." ]
Thuốc nhỏ mắt Telodrop Hanlim điều trị chứng khô mắt (15ml)
[ "Mô tả ngắn:\nTelodrop là sản phẩm của Công ty Hanlim Pharm. Co., Ltd., có thành phần chính gồm hydroxypropyl methylcellulose, dextran 70. Thuốc có tác dụng điều trị và làm giảm cảm giác khó chịu ở mắt do khô mắt, viêm mắt, có dị vật ở mắt. \n Telodrop được bào chế dạng dung dịch nhỏ mắt, đóng gói theo quy cách lọ 15 ml.\nThành phần:\nHydroxypropyl methylcellulose 2910: 0.3%\nDextran 70: 0.1%\nChỉ định:\nĐiều trị và làm giảm các cảm giác khó chịu do khô mắt gây ra như viêm kết mạc, viêm giác mạc và hội chứng Sjogren .\nLàm giảm tạm thời cảm giác cay và khó chịu do khô mắt và bảo vệ mắt khỏi kích ứng hoặc do các kích ứng nhẹ ở mắt do tiếp xúc với gió hay nắng." ]
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị khô mắt Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán khô mắt Khám mắt toàn diện Khám mắt bao gồm tiền sử đầy đủ về sức khỏe tổng thể và sức khỏe mắt có thể giúp bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân gây khô mắt. Đo lượng nước mắt tiết ra Bác sĩ có thể đo lượng nước mắt bằng cách sử dụng xét nghiệm Schirmer đặt các dải giấy thấm dưới mí mắt dưới. Sau năm phút, bác sĩ sẽ đo lượng nước mắt của bệnh nhân. Đo lượng nước mắt bằng thử nghiệm chỉ đỏ phenol (phenol red thread test) Trong thử nghiệm này, bác sĩ đặt một sợi chỉ chứa đầy thuốc nhuộm nhạy cảm với pH (nước mắt thay đổi màu thuốc nhuộm) trên mí mắt dưới, làm ướt bằng nước mắt trong 15 giây và sau đó đo lượng nước mắt. Xác định chất lượng nước mắt Nhỏ thuốc nhỏ mắt chứa thuốc nhuộm đặc biệt lên giác mạc của mắt, sau đó đo thời gian mất bao lâu trước khi nước mắt bay hơi. Kiểm tra độ thẩm thấu của nước mắt Loại xét nghiệm này đo thành phần của các hạt và nước trong nước mắt. Với bệnh khô mắt, lượng nước trong mắt sẽ ít hơn. Tìm dấu hiệu của bệnh khô mắt thông qua mẫu nước mắt, bao gồm cả chất nền metalloproteinase-9 tăng hoặc lactoferrin giảm. Phương pháp điều trị khô mắt hiệu quả Đối với hầu hết những người bị các triệu chứng khô mắt không thường xuyên hoặc nhẹ, chỉ cần thường xuyên sử dụng thuốc nhỏ mắt không kê đơn (nước mắt nhân tạo) là đủ. Nếu các triệu chứng dai dẳng và nghiêm trọng hơn, cần lựa chọn điều trị dựa vào nguyên nhân gây ra chứng khô mắt. Một số phương pháp điều trị tập trung vào việc đảo ngược hoặc kiểm soát một tình trạng hoặc yếu tố gây khô mắt. Các phương pháp điều trị khác có thể cải thiện chất lượng nước mắt hoặc ngăn nước mắt nhanh chóng chảy ra khỏi mắt. Điều trị nguyên nhân gây khô mắt Trong một số trường hợp, điều trị vấn đề sức khỏe tiềm ẩn có thể giúp làm rõ các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh khô mắt. Ví dụ: Nếu một loại thuốc gây khô mắt, bác sĩ có thể đề nghị một loại thuốc khác không gây ra tác dụng phụ đó. Nếu có tình trạng mí mắt, chẳng hạn như da mí mắt gấp ra ngoài có thể cần phẫu thuật tạo hình mí mắt. Thuốc men Thuốc giảm viêm mí mắt Tình trạng viêm dọc theo rìa mí mắt có thể ngăn các tuyến dầu tiết dầu vào nước mắt. Bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng sinh để giảm viêm. Thuốc kháng sinh trị khô mắt thường được dùng bằng đường uống, một số loại khác dùng dưới dạng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ. Thuốc nhỏ mắt để kiểm soát tình trạng viêm giác mạc Tình trạng viêm trên bề mặt mắt (giác mạc) có thể được kiểm soát bằng thuốc nhỏ mắt kê đơn có chứa thuốc ức chế miễn dịch cyclosporin hoặc corticosteroid. Không nên dùng corticosteroid lâu dài do các tác dụng phụ có thể xảy ra. Miếng đặt mắt có tác dụng như nước mắt nhân tạo Nếu có các triệu chứng khô mắt từ trung bình đến nghiêm trọng và nước mắt nhân tạo không có tác dụng, một lựa chọn khác có thể là dụng cụ đặt mắt nhỏ trông giống như hạt gạo trong. Mỗi ngày một lần, đặt miếng chứa hydroxypropyl cellulose vào giữa mí mắt dưới và nhãn cầu. Miếng đặt tan từ từ, giải phóng hoạt chất để bôi trơn mắt. Thuốc kích thích chảy nước mắt Các loại thuốc chủ vận cholinergic như pilocarpine, cevimeline giúp tăng sản xuất nước mắt. Những loại thuốc này có sẵn dưới dạng thuốc viên, gel hoặc thuốc nhỏ mắt. Các tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm đổ mồ hôi. Thuốc nhỏ mắt làm từ máu tự thân Chúng có thể là một lựa chọn nếu bệnh nhân có các triệu chứng khô mắt nghiêm trọng mà không đáp ứng với bất kỳ phương pháp điều trị nào khác. Để tạo ra những loại thuốc nhỏ mắt này, một mẫu máu của bệnh nhân được xử lý để loại bỏ các tế bào hồng cầu và sau đó trộn với một dung dịch muối. Các phương pháp khác Đóng ống thoát nước mắt để giảm sự mất nước mắt Bác sĩ có thể đề nghị phương pháp điều trị này để đóng một phần hoặc hoàn toàn ống dẫn nước mắt, giúp nước mắt không thoát khỏi mắt quá nhanh. Sử dụng kính áp tròng đặc biệt Một số loại kính áp tròng mới hơn được thiết kế để giúp những người bị khô mắt. Một số người bị khô mắt nghiêm trọng có thể chọn kính áp tròng đặc biệt để bảo vệ bề mặt của mắt và giữ độ ẩm. Chúng được gọi là thấu kính scleral hoặc thấu kính băng. Thông tắc các tuyến dầu Chườm ấm hoặc đắp mặt nạ mắt được sử dụng hàng ngày có thể giúp làm sạch các tuyến dầu bị tắc nghẽn. Sử dụng liệu pháp ánh sáng và massage mí mắt Một kỹ thuật được gọi là liệu pháp ánh sáng xung cường độ cao sau khi xoa bóp mí mắt đã được chứng minh là có thể giúp những người bị khô mắt nghiêm trọng.", "Triệu chứng khô mắt Những dấu hiệu và triệu chứng của khô mắt Một số dấu hiệu và triệu chứng bạn có thể gặp phải khi bị khô mắt: Cảm giác châm chích, bỏng rát hoặc cộm ở mắt. Chất nhầy có nhiều trong hoặc xung quanh mắt. Nhạy cảm với ánh sáng. Đỏ mắt. Cảm giác có thứ gì đó trong. Khó đeo kính áp tròng. Khó khăn khi lái xe vào ban đêm. Chảy nước mắt, là phản ứng của cơ thể đối với sự kích ứng của chứng khô mắt. Nhìn mờ hoặc mỏi mắt. Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh khô mắt Nhiễm trùng mắt Nước mắt bảo vệ bề mặt của mắt khỏi bị nhiễm trùng. Nếu không có đủ nước mắt, có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng mắt. Tổn thương bề mặt của mắt Nếu không được điều trị, tình trạng khô mắt nặng có thể dẫn đến viêm mắt, mài mòn bề mặt giác mạc, loét giác mạc và giảm thị lực. Chất lượng cuộc sống giảm sút Khô mắt có thể gây khó khăn khi thực hiện các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như đọc sách. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.", "Ảnh minh họa - Nguồn Internet Chào bạn Tuấn, Hiện tượng có thể là bình thường nhưng cũng có thể là triệu chứng của những rối loạn hay bệnh lý tại mắt. Những bất thường này có thể do bệnh lý thực thể tại võng mạc, thủy tinh thể, dịch kính… nhưng cũng có thể thoáng qua như khi mắt phải làm việc nhiều, mắt bị mỏi, khô mắt; nếu không có tổn thương thực thể, không ảnh hưởng thị lực thì BS khó có thể tìm ra bệnh. Bạn nên nghỉ ngơi nhiều hơn, chú ý chăm sức khỏe cho mắt; nếu như có bất thường thì cần khám chuyên khoa Mắt ngay, bạn nhé! Thân mến!", " Chào bạn, Thuốc nào sản xuất ra đều có thuốc bảo quản trong giới hạn cho phép, nên dùng an toàn, hiện nay chưa có thuốc nhỏ mắt nào mà không có chất bảo quản. sử dụng theo chỉ định của BS, nên bạn phải tuân theo và cần đi khám theo lời dặn của BS. Thân mến! ", "Mô tả ngắn:\nThuốc HergaminDHT là sản phẩm của dược phẩm Hà Tây có thành phần chính là cao khô milk thistle giúp hỗ trợ điều trị trong các trường hợp: Viêm gan cấp, mạn tính, viêm gan siêu vi, viêm gan do thuốc, do rượu và hóa chất, gan nhiễm mỡ, xơ gan, suy giảm chức năng gan với các biểu hiện: Mệt mỏi, chán ăn, ăn uống khó tiêu, dị ứng, lở ngứa, vàng da, bí tiểu, táo bón. Bảo vệ và phục hồi chức năng gan cho những người uống nhiều bia rượu hoặc sử dụng thuốc chống lao kéo dài.\nThành phần:\nSilymarin: 140mg\nChỉ định:\nThuốc HergaminDHT chỉ định hỗ trợ điều trị trong các trường hợp sau:\nViêm gan cấp, mạn tính, viêm gan siêu vi, viêm gan do thuốc, do rượu và hóa chất. Gan nhiễm mỡ, xơ gan . Suy giảm chức năng gan với các biểu hiện: Mệt mỏi, chán ăn, ăn uống khó tiêu, dị ứng, lở ngứa, vàng da, bí tiểu, táo bón. Bảo vệ và phục hồi chức năng gan cho những người uống nhiều bia rượu hoặc sử dụng thuốc chống lao kéo dài.", "Mô tả ngắn:\nThuốc nhỏ mắt Eyedin DX là sản phẩm của Makcur Laboratories Ltd có thành phần chính là Tobramycin được chỉ định trong các trường hợp viêm mắt có đáp ứng với glucocorticoid kèm theo nhiễm khuẩn ở mắt hoặc nguy cơ nhiễm khuẩn ở mắt cao.\nThành phần:\nBenzalkonium Chloride BP: 0.001ml\nDexamethasone: 5mg\nTobramycin: 15mg\nChỉ định:\nThuốc nhỏ mắt Eyedin DX được chỉ định trong các trường hợp viêm mắt có đáp ứng với glucocorticoid kèm theo nhiễm khuẩn ở mắt hoặc nguy cơ nhiễm khuẩn ở mắt cao.", "Chào em, Thông thường có tác dụng tại chỗ và không làm giãn đồng tử. Tình trạng bệnh của em có thể do 1 bệnh lý khác, em nên đi khám BS chuyên khoa Mắt để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân. Thân mến. ThS.BS Khâu Minh Tuấn Phụ trách khoa Cấp cứu tổng hợp, BV Nhân dân 115", " Những ngày gần đây TPHCM có lớp sương mù vào buổi sáng, che khuất tầm nhìn. Đây thực chất không phải sương mù mà là hiện tượng mù khô, không những gây hại lên mắt mà còn ảnh hưởng đến các cơ quan khác như hô hấp. Khi chạy ngoài đường mắt chúng ta cảm giác cay, khó chịu vì những chất ô nhiễm của môi trường. Do đó, cách tốt nhất để bảo vệ mắt thì nên đeo kính bảo hộ hoặc kính mát để che chắn bụi, các hơi khí ứ đọng. Mù khô do bụi, không khí ô nhiễm gây tình trạng mắt khô, cay thì loại thuốc tốt nhất là nước mắt thiên nhiên hoặc nước mắt nhân tạo. Những thuốc này không gây độc hại, giúp cho mắt trở nên trơn láng hơn, từ đó sẽ giảm tình trạng khô, xốn, cộm… Thỉnh thoảng có thể thay thế bằng nước muối sinh lý cũng được. Thân mến.", "Chào cháu, Theo mô tả thì không biết cháu dùng loại nhỏ mắt mũi hay dùng lọai nhỏ mũi mà nhỏ mắt. Nếu loại nhỏ mắt mũi mà nhỏ mắt thì an toàn, nếu loại nhỏ mũi Xylometazolin là chất kích thích thần kinh giao cảm có tác dụng trực tiếp làm co mạch giảm sưng khi tác động lên màng nhầy mà dùng nhỏ mắt thì  khi nhỏ vào mắt, các tá dược của thuốc không phù hợp có thể làm cho mắt dễ bị đau rát, kích ứng; thành phần thuốc làm cho một số bệnh lý mắt có sẵn nặng nề hơn. Tuy nhiên, nếu hiện tại không phát sinh triệu chứng nào khác thì bạn không cần quá lo lắng. Nếu mắt có triệu chứng ngứa nhiều, đau mỏi, nhìn mờ hơn thì cần tái khám càng sớm càng tốt. Thân mến.", "Mô tả ngắn:\nThuốc nhỏ mắt Phileo là sản phẩm của Samchundang Pharm Co., Ltd có thành phần chính là Levofloxacin có tác dụng điều trị viêm mí mắt, viêm bờ mi, viêm tuyến lệ, viêm kết mạc, viêm giác mạc, loét giác mạc, sát khuẩn trong khi mổ mắt.\nThành phần:\nLevofloxacin: 25mg\nChỉ định:\nThuốc nhỏ mắt Phileo có tác dụng điều trị viêm mí mắt, viêm bờ mi, viêm tuyến lệ, viêm kết mạc, viêm giác mạc, loét giác mạc, sát khuẩn trong khi mổ mắt.", "Mô tả ngắn:\nThuốc nhỏ mắt Neocin được sản xuất bởi Cổ phần Dược phẩm Dược liệu Pharmedic . Thuốc nhỏ mắt Neocin có thành phần chính là neomycin , thuốc được chỉ định để điều trị các bệnh nhiễm trùng ở mắt do các chủng vi khuẩn nhạy cảm với neomycin như: Viêm kết mạc, giác mạc, viêm mí mắt, viêm túi lệ, các bệnh nhiễm trùng mắt trước hoặc sau khi phẫu thuật mắt và sau chấn thương.\nThành phần:\nNeomycin sulfat: 25mg\nChỉ định:\nThuốc Neocin được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nÐiều trị các bệnh nhiễm trùng ở mắt do các chủng vi khuẩn nhạy cảm với neomycin như: Viêm kết mạc, viêm giác mạc , viêm mí mắt, viêm túi lệ, các bệnh nhiễm trùng mắt trước hoặc sau khi phẫu thuật mắt và sau chấn thương.", " Chào em, , nếu sử dụng thuốc OSLA không thì không đỡ. Em nên dùng thêm thuốc kháng histamin để nhỏ khi bị đỏ như: Allergysal (santen) hay Relestat (Allegan). Nếu không bớt thì nên đến khám với BS chuyên khoa Mắt để được tư vấn và điều trị. Thân mến! Trích trong: TS.BS Trần Thị Phương Thu ", "Chào em Đăng, Osla. Thành phần mỗi lọ 15ml chứa: - Natri clorid …0.033g - Borneol, Acid boric, Natri borat… (tá dược)…vừa đủ 15ml Chỉ định: Mỏi mắt, ngứa mắt, khô rát mắt, cay mắt, xốn (cộm) mắt, đỏ mắt, mờ mắt, chảy nước mắt, mắt khó chịu. Rửa mắt để loại các vật lạ như bụi bẩn vào mắt, làm sạch ghèn (rỉ) mắt. Phòng ngừa các bệnh đau mắt. Liều dùng và cách dùng: Người lớn và trẻ em: Nhỏ 3-5 giọt mỗi mắt/ lần x 2-4 lần/ngày. Có thể nhỏ nhiều lần hơn nếu cần. Trường hợp của em cứ an tâm dùng thuốc nhỏ mắt này theo chỉ định hàng ngày vì thành phần của thuốc chỉ là nước muối. Lưu ý là khi dùng thuốc nhỏ mắt em nên để cách xa mắt khoảng 1-2 cm nhằm tránh vi khuẩn dây vào thành chai, nên thay lọ mới khi đã sử dụng nửa tháng. Thân chào em!", " Chào bạn, có thành phần là naphazolin có tác dụng làm giải phóng adrenalin gây co mạch máu tại chỗ, giảm phù nề niêm mạc mũi nên có tác dụng thông mũi, làm dễ thở ngay. Khi nhỏ vào mắt, các tá dược của thuốc không phù hợp có thể làm cho mắt dễ bị đau rát, kích ứng; thành phần thuốc làm cho một số bệnh lý mắt có sẵn nặng nề hơn. Tuy nhiên, nếu hiện tại không phát sinh triệu chứng nào khác thì bạn không cần quá lo lắng. Nên tiếp tục điều trị theo toa bác sĩ chuyên khoa. Nếu mắt có triệu chứng ngứa nhiều, đau mỏi, nhìn mờ hơn thì cần tái khám càng sớm càng tốt.", "Ảnh minh họa - Nguồn Internet Chào bạn Huyên, Do ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường, thành phần của nước mưa hiện nay có tính acid và có chứa nhiều hoạt chất có thể gây kích ứng mắt. Nước rửa mặt buổi sáng cũng có thể còn tồn dư chất sát khuẩn, hoặc do chính loại xà phòng rửa mặt mà bạn sử dụng gây kích ứng mắt khi sử dụng. Với các trường hợp này bạn cần hạn chế để mắt tiếp xúc với yếu tố kích thích, nên dùng nước sạch để rửa mặt và mắt, nhỏ nước muối sinh lý khi thấy cay mắt để giảm khó chịu. Bên cạnh đó còn là biểu hiện của khô mắt. Để hạn chế khô mắt, bạn không nên làm việc với máy vi tính trong thời gian dài liên tục. Tránh thức đêm. Ra đường nên đeo kính mát tránh bụi, gió, nắng kích thích. Nên uống nước thường xuyên. Có thể dùng thêm thuốc nhỏ nước mắt nhân tạo. Và nên chú ý kiểm tra độ cận của mắt mỗi 6 tháng để tránh trường hợp mắt điều tiết quá nhiều, bạn cũng có thể bổ sung thêm vitamin A ngắn hạn để dưỡng mắt, bạn nhé! Thân mến!" ]
Kính gửi BS, Em là bệnh nhân ở tỉnh Ninh Thuận. Vào 8/2010 em có xét nghiệm Tinh dịch đồ tại BV Bình Dân cho kết quả: tinh trùng yếu. Sau đó BS có cho thuốc uống và dặn nếu chưa có thai thì tái khám. Sau đó 3 tháng thì vợ em có thai, thai đến tuần thứ 8 thì không có tim thai phải bỏ. Đến tháng 7/2011, vợ em có thai lại, thai đến tuần thứ 6 thì ngưng phát triển (chưa có tim thai, phôi thai rất nhỏ) và phải bỏ lần thứ 2. Vợ chồng em có làm nhiều xét nghiệm (xét nghiệm sinh hóa, di truyền) để tìm nguyên nhân nhưng BS điều trị cho biết không có gì lạ. Đến tháng 10/2011, em xét nghiệm lại tinh dịch đồ thì kết quả còn thấp hơn năm 2010. Sau khi siêu âm thì BS điều trị BV Bình Dân kết luận bị giãn tĩnh mạch thừng tinh. Em xin hỏi BS: Em tinh trùng yếu mà vợ vẫn có thai có phải là do quá may mắn? Sau đó 2 lần thai đều không phát triển (không tim thai) có phải do nguyên nhân tinh trùng yếu không ạ? Em đã tham khảo nhiều tài liệu nhưng không thấy đề cập đến trường hợp này. Để điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh thì nên phẫu thuật ở đâu ạ? Em rất mong BS giải đáp và có hướng dẫn điều trị. Em xin biết ơn. Em xin đính kèm kết quả tinh dịch đồ của em để BS tham khảo ạ! […]. (Phùng Phương-Ninh Thuận)
[ "Chào em, AloBacsi xin chia buồn cùng gia đình em vì những sự cố vừa qua. Theo giá trị tối thiểu tinh dịch đồ của WHO 2010 (mật độ tinh trùng ≥ 15 triệu/ml), như vậy thì mật độ tinh trùng của em 16 -18 triệu/ml là trong giới hạn bình thường. Ngoài ra, còn xét đến độ di động có tiến tới của tinh trùng khoảng 32% là được (không cần xem xét nhanh hay chậm, miễn là đội quân này đừng có dậm chân tại chỗ). Và tinh trùng có hình dạng bình thường chỉ cần ít nhất là 4% thì được xem là “ổn”. Khi nói đến tinh trùng yếu cũng còn tùy theo mức độ, phái nam dù có tinh trùng rất ít nhưng vẫn có khả năng làm cho trứng thụ tinh, vì trong mỗi ml tinh dịch của phái mạnh có hàng triệu tinh trùng tí hon, chỉ cần một chú “chiến binh dũng cảm” về tới đích, đến được vòi trứng gặp trứng là sẽ thụ tinh. Sau 2 lần thai ngưng phát triển vì không có tim thai, sau khi phôi thai ngưng phát triển một thời gian sẽ dẫn đến thai chết lưu. Thai chết lưu là thai được làm tổ trong buồng tử cung, nhưng vì một nguyên nhân nào đó làm thai ngưng phát triển, bị chết và lưu lại trong tử cung trên 48 giờ. Nguyên nhân có thể do di truyền, môi trường, mẹ bị bệnh cấp tính như sốt cao đột ngột, bị cúm… các bệnh mạn tính: bệnh thận, tim mạch, huyết áp cao (tiền sản giật, sản giật), các bệnh bẩm sinh của thai hoặc phần phụ thai, có thể sai lệch về nhiễm sắc thể của trứng, phôi hoặc tinh trùng… Mặc dù sau khi em đã khám và tầm soát các nguyên nhân làm thai ngưng phát triển, kết quả vợ chồng em đều bình thường nhưng vẫn còn khoảng 25 – 30% không tìm được nguyên nhân. Để chuẩn bị cho lần có thai sau được tốt, theo BS hai vợ chồng em nên đến khám BV chuyên khoa sản lớn có uy tín như BV Từ Dũ, BV Hùng Vương, Phụ Sản Quốc Tế…BS sẽ khám và tư vấn cho trường hợp của em được cụ thể hơn. Vấn đề giãn tĩnh mạch thừng tinh em tham khảo theo câu hỏi này nhé: >> Chúc em mau sớm có tin vui!" ]
[ "Chào anh, Theo như lời anh nói, khi sờ vùng bìu thấy tĩnh mạch tinh giãn như búi giun có nghĩa mức độ của anh từ độ 2 trở lên. Anh nên đi khám BS chuyên khoa và nếu có chỉ định phẫu thuật thì nên phẫu thuật vì nó sẽ ảnh hưởng đến vấn đề hiếm muộn (40% nguyên nhân hiếm muộn ở nam giới giãn tĩnh mạch thừng tinh), mặt khác để lâu sẽ nặng lên và gây triệu chứng tức nặng và khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và khả năng tình dục. Thân mến. ThS.BS Trương Hoàng Minh Trưởng khoa Ngoại niệu - Ghép thận - BV Nhân dân 115", "Các cặp vợ chồng sau khi kết hôn một năm, không sử dụng biện pháp tránh thai nào mà vẫn chưa có thai, nếu ở TPHCM thì cả hai nên đi khám tại khoa Hiếm muộn - BV Phụ sản Từ Dũ hoặc BV Hùng Vương để được theo dõi, chẩn đoán và điều trị những bất thường nếu có. Trong thư, bạn chỉ nói về phía bạn: kinh nguyệt đều, chưa bao giờ có viêm nhiễm… Những yếu tố này chưa đủ để kết luận rằng bộ máy sinh sản của bạn bình thường hay không, vì còn có nhiều nguyên nhân khác từ tử cung, âm đạo, vòi trứng… Hơn nữa, cũng có thể do nguyên nhân từ phía người chồng, ví dụ như chất lượng và số lượng tinh trùng hoặc do những bất thường khác, tốt nhất bạn nên đi khám và làm các xét nghiệm mới biết chính xác được. BS Tư vấn - AloBacsi", "Chào bạn Quang Thai, Khi triệu chứng của bạn xuất hiện khi nghỉ nhưng khi gắng sức lại không bị thì ít nghĩ nguyên nhân do tim. ngoài nguyên nhân tim còn có các nguyên nhân của các cơ quan lân cận khác như cơ, sụn sườn, màng phổi, thần kinh v.v… Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh tim nhưng lại biểu hiện không điển hình vẫn có thể có tình trạng tương tự. Việc chẩn đoán bệnh của bạn cần có thăm khám lâm sàng và thực hiện một số xét nghiệm (như đo điện tâm đồ, siêu âm tim, có thể cần làm điện tim gắng sức, xét nghiệm máu…) để tìm ra nguyên nhân. Chúc bạn sớm tìm ra bệnh. Thân mến, BS Trần Nhân Tuấn Phòng khám Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn", "Chào bạn, Không có tinh trùng trong tinh dịch thường do 2 nhóm nguyên nhân chính: 1. Không tinh trùng do tắc nghẽn: tinh hoàn vẫn sản xuất tinh trùng như bình thường nhưng đường dẫn tinh trùng ra ngoài bị tắc do các bệnh lý viêm nhiễm hay hoàn toàn không có ống dẫn tinh bẩm sinh, gọi là bất sản ống dẫn tinh bẩm sinh hai bên. 2. Không tinh trùng do không tắc nghẽn: trường hợp này tinh hoàn bị suy gây hiện tượng giảm sản xuất tinh trùng rất nặng hoặc hoàn toàn không còn sản xuất tinh trùng nữa. Để biết không có tinh trùng do nhóm nguyên nhân nào, người đàn ông phải khám nam khoa, xét nghiệm nội tiết, siêu âm ngã trực tràng, nếu cần sẽ được thám sát bìu và sinh thiết tinh hoàn chẩn đoán. Vợ chồng bạn không nên quá bi quan mà ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Bây giờ khoa học đã tiến bộ, nếu do nguyên nhân tắc nghẽn, các bạn có thể thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm với tinh trùng được chọc hút từ mào tinh hay tinh hoàn. Nếu do suy tinh hoàn và sinh thiết chẩn đoán có tinh trùng, vợ chồng bạn cũng có thể thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm với tinh trùng từ tinh hoàn. Trong trường hợp không có tinh trùng qua sinh thiết tinh hoàn chẩn đoán, bạn cần xin tinh trùng từ Ngân hàng tinh trùng cho người vợ có thai. Bạn có thể đi khám ở bệnh viện Bình Dân hay các cơ sở có khám và điều trị hiếm muộn để được chẩn đoán và điều trị phù hợp nhé! - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa. giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: . Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn.", "Chào bạn, Trường hợp của bạn là với cơ quan sinh dục bình thường (có âm đạo, cổ tử cung, tử cung và 2 buồng trứng chỉ là những dải xơ). Có thể bạn đã được làm xét nghiệm nội tiết như: Prolactin, FSH, TSH, cũng như đã làm xét nghiệm nhiễm sắc thể. Bạn có thể bị suy tuyến sinh dục do tăng gonadotropins, vú không phát triển do Estradiols thấp. Trường hợp của bạn có thể trước mắt điều trị nội tiết thay thế để phòng ngừa loãng xương và phát triển mô vú, sau đó nếu có điều kiện có thể làm thụ tinh xin trứng. Bạn nên tiếp tục tái khám ở BV Hùng Vương hay Từ Dũ để được tư vấn và điều trị cụ thể.", "Chào bạn, Bạn đã hơn một năm mong có thai mà chưa thành công, gọi là hiếm muộn. Tốt nhất hai vợ chồng nên đi khám bác sĩ chuyên khoa hiếm muộn, để có thể làm các xét nghiệm tìm nguyên nhân từ đó mới có phương pháp điều trị cụ thể. Bạn nên đi khám sau sạch kinh 2 ngày để có thể chụp kiểm tra tai vòi, còn chồng bạn có thể làm tinh dịch đồ sau khi kiêng cữ khoảng 3-5 ngày. Tất nhiên làm thủ thuật (IUI) thì khả năng thụ thai cao hơn chu kỳ có giao hợp tự nhiên. Thân mến.", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị không có tinh trùng Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán không có tinh trùng Bác sĩ chuyên ngành Nam khoa sẽ hỏi bệnh sử, tiền căn bản thân và gia đình, các yếu tố nguy cơ dẫn đến không có tinh trùng. Sau đó, bác sĩ thăm khám và đánh giá: Khám tổng quát toàn bộ cơ thể để đánh giá dấu hiệu phát triển thể chất hoặc phát dục chậm của cơ thể, cơ quan sinh dục và các đặc điểm sinh dục thứ phát. Khám dương vật và bìu, kiểm tra sự hiện diện của ống dẫn tinh, sự nhạy cảm hoặc sưng nề của mào tinh hoàn, kích thước tinh hoàn, sự bất thường của giãn tĩnh mạch thừng tinh và bất kỳ tắc nghẽn nào của ống xuất tinh (qua khám hậu môn trực tràng). Bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm sau để đánh giá tình trạng bệnh và nguyên nhân bệnh: Định lượng nồng độ testosterone và hormone kích thích noãn bào tố (FSH): Đánh giá chức năng trục hạ đồi - tuyến yên - tuyến sinh dục ở nam. Sinh thiết tinh hoàn : Đây là tiêu chuẩn vàng giúp chẩn đoán xác định vô tinh, thường được thực hiện cùng quy trình với phẫu thuật lấy tinh trùng trong thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Xét nghiệm di truyền: Các xét nghiệm được chỉ định gồm Karyotype, phân tích nhiễm sắc thể Y để sàng lọc mất đoạn trên nhiễm sắc thể này, phân tích exome hoặc bộ gen. Siêu âm cơ quan sinh sản: Phát hiện bất thường về hình dạng và kích thước, các khối u, tình trạng thiếu máu nuôi hoặc tắc nghẽn. CT hoặc MRI sọ não để xác định các bất thường vùng hạ đồi hoặc tuyến yên. Sinh thiết tinh hoàn có tình trạng giảm sinh tinh và không thấy tinh trùng trưởng thành Phương pháp điều trị không có tinh trùng hiệu quả Điều trị không có tinh trùng phụ thuộc vào nguyên nhân. Xét nghiệm và tư vấn di truyền thường là một phần quan trọng trong việc hiểu biết thông tin bệnh và điều trị chứng vô tinh. Các phương pháp điều trị bao gồm: Nếu tắc nghẽn là nguyên nhân gây ra tình trạng vô tinh, phẫu thuật có thể tái thông tắc nghẽn ở các ống hoặc phẫu thuật tái tạo và nối các đoạn ống dẫn tinh. Nếu giãn tĩnh mạch thừng tinh là nguyên nhân, các tĩnh mạch có vấn đề có thể được thắt lại bằng phẫu thuật, giữ cho các cấu trúc xung quanh được bảo tồn. Nếu nồng độ hormone nam được sản xuất thấp là nguyên nhân, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bằng hormone. Các hormone bao gồm hormone kích thích noãn bào tố (FSH), gonadotropin màng đệm ở người (hCG), clomiphene, anastrozole và letrozole. Trong trường hợp vô tinh không do tắc nghẽn, kỹ thuật TESE (lấy tinh trùng từ tinh hoàn) cho phép 35% trường hợp lấy được tinh trùng và có thể sử dụng trong kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm. Tỷ lệ thành công của kỹ thuật micro - TESE (bằng kính hiển vi phẫu thuật) có thể lên tới 60%. Nếu có tinh trùng sống, chúng có thể được lấy từ tinh hoàn, mào tinh hoàn hoặc ống dẫn tinh để thực hiện các thủ thuật hỗ trợ mang thai như thụ tinh trong ống nghiệm hoặc tiêm tinh trùng vào bào tương của trứng. Nếu nguyên nhân gây ra tình trạng vô tinh được cho là có thể di truyền sang con, bác sĩ có thể đề nghị phân tích di truyền tinh trùng của bạn trước khi xem xét các thủ tục hỗ trợ thụ tinh.", "Chào Ngọc Trân, Với tình trạng tim của em có , block nhánh phải hoàn toàn không triệu chứng thì thật sự chưa cần thiết phải điều trị. Tuy nhiên, khi em có biều hiện đau nhói ngực thì em nên đi khám lại với BS tim mạch và cần kiểm tra lại siêu âm tim và điện tim. Nếu kết quả tim vẫn ổn định thì em hoàn toàn có thể có em bé. Nếu muốn khám lại tim mạch em có thể đến khám tại phòng khám Bệnh viện Nhân dân 115 sẽ được tư vấn chi tiết hơn nhé. Thân mến. BS.CK2 Ngô Thị Cẩm Hoa Phụ trách khoa Khám và điều trị theo yêu cầu, BV Nhân dân 115", "Thân chào em Tuyết , Qua kết quả siêu âm, em đang có dấu hiệu bóc tách túi thai 5%, không phải tách bánh nhau. Cũng qua siêu âm, hiện tuổi thai của em khoảng 8 tuần, chiều dài phôi thai đo được 15mm, nhưng còn tim thai thì sao, không thấy em đề cập đến. Nếu tim thai có hoạt động tốt, bóc tách túi thai ít và được điều trị sớm hy vọng sẽ giữ được thai. Sảy thai thường không phải là nguyên nhân trực tiếp đưa đến vô sinh, nếu sảy thai bị nhiễm trùng hoặc sót thai, sót nhau, ứ dịch trong lòng tử cung gây viêm nhiễm sẽ là yếu tố nguy cơ dẫn đên vô sinh. Em nên nghỉ ngơi nhiều, hạn chế đi lại, tránh làm việc nặng, kiêng giao hợp, ăn uống đủ chất dinh dưỡng và kết hợp dùng thuốc theo hướng dẫn của BS điều trị. Thân mến! Em xin chân thành cảm ơn bác sĩ sự tư vấn kịp thời của BS cho em. Quakết quả siêu âm tim thai hoat hoạt động tốt ạ. Thưa BS, với triệu chứng của em như trên, BV đã kê  toa thuốc salbumol.salbutamol, utr gestan, spaspyzin (sử dụng trong 5 ngày) như thế ổn không ạ? Vì khi ra nhà thuốc mua, nhân viên ở đây bảo toa thuốc này chỉ dùng cho thai trên 7 tháng và nếu ngừng sử dụng sẽ bị sẩy thai ngay. Xin BS tư vấn thêm cho em và giải đáp thắc mắc này (hôm nay nghe tin này em hoang mang quá muốn đi BV Từ Dũ cho yên tâm nhưng lại sợ đường xa ảnh hưởng không tốt đến thai. Mong sớm nhận được sự phản hồi của BS. Em xin chân thành cảm ơn BS! BS chuyên khoa của AloBacsi: Thân chào em, Với kết quả siêu âm, tim thai hoạt động tốt như vậy là điều đáng mừng. Tuy nhiên, em vẫn cần được điều trị theo đúng chỉ định của BS (có uy tín và kinh nghiệm sản khoa), kết hợp theo dõi sự bóc tách túi thai qua siêu âm. Em yên tâm dùng các loại thuốc trên, tuyệt đối không nghe phát biểu lung tung, không đúng chuyên môn rồi lo lắng cũng không tốt cho sức khỏe em nhé!", "Chào bạn, Vợ chồng bạn nên khám chuyên khoa Hiếm muộn để được tư vấn và điều trị cụ thể. Bạn có thể khám và điều trị hiếm muộn tại BV Từ Dũ, BV Hùng Vương, BV Mỹ Đức, Phụ sản quốc tế Sài Gòn. Nếu tinh dịch đồ chồng bình thường, bạn có thể điều trị theo thứ tự ưu tiên IUI, IVF. Thân mến.", "Chào Kim Ngân, xin chia buồn cùng em vì hai sự cố không may vừa qua. Qua thư em mô tả cho thấy tiền căn sản khoa của em không tốt, bằng chứng một lần thai ngoài tử cung phải cắt tai vòi phải, một lần thai lưu, xem ra việc tìm kiếm “bé yêu” thật gian nan phải không em? Nhưng hãy cố gắng lên và hy vọng em nhé “sau cơn mưa trời lại sáng”. Sau lần thai lưu chu kỳ kinh của em kéo dài 35 – 40 ngày là thuộc dạng kinh thưa, từ 12/2010 đến nay, sau gần một năm nếu em quan hệ bình thường, không áp dụng biện pháp tránh thai nào mà chưa có thai trở lại, hai em nên khám khoa hiếm muộn để làm xét nghiệm tầm soát. Khả năng có thai trở lại của em có bình thường không? phải làm các xét nghiệm cho cả vợ lẫn chồng mới có kết luận được điều này, nhưng trước mắt là rất khó vì những nguyên nhân sau: - Em chỉ còn lại một bên vòi trứng - Hút thai - Viêm nhiễm âm đạo Viêm nhiễm vùng kín phải được xác định qua khám trực tiếp và dựa vào kết quả xét nghiệm huyết trắng, từ đó BS mới có chỉ định dùng thuốc thích hợp, không thể chỉ dựa vào siêu âm và xét nghiệm huyết trắng là có chỉ định dùng thuốc đặt cho em. Sau hút thai và viêm nhiễm âm đạo kéo dài và nhiều lần đến nay em vẫn chưa có thai lại, liệu em có bị viêm nhiễm sang vòi trứng, buồng trứng, tử cung…? Do vậy, hai em cần đến khoa hiếm muộn BV Từ Dũ, BV Hùng Vương để khám, BS sẽ hướng dẫn cho em làm những xét nghiệm cần thiết. Em chỉ mô tả vùng kín xuất hiện vài nốt trắng nhỏ, ngoài ra không có triệu chứng gì khác đi kèm và BS không nhìn thấy trực tiếp tổn thương nên khó nhận biết em bị bệnh gì, có những trường hợp chỉ cần nhìn thấy trực tiếp tổn thương sẽ nhận diện được bệnh lý. BS phụ khoa sẽ khám, tư vấn và điều trị cho em nhé. Chúc em điều trị thành công!", " Chào em, Trường hợp của em do không có yếu tố nguy cơ đồng thời độ tuổi cũng không phù hợp nên tôi ít nghĩ đến nguyên nhân này. Nếu triệu chứng đau này tăng lên khi em ấn vào hoặc có điểm đau cụ thể thì càng ít nghĩ đến nguyên nhân tim mạch hơn. Tuy nhiên, xác xuất thấp nhưng vẫn có thể xảy ra vì vậy em cần đến BV khám sức khỏe tổng quát để tìm nguyên nhân. Thân mến! AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Ch ào bạn, Chắc bạn là nữ? Dữ liệu bạn cung cấp còn thiếu như tình trạng co bóp của tim (EF), có bất\r\nthường về van tim không, như: dày dính lá van của bệnh tim hậu thấp, có bất\r\nthường về cấu trúc của tim không... Khi mang thai tức là trái tim của bạn phải nuôi đến 2 người\r\n(bạn và con bạn) do đó gánh nặng trên tim là rất lớn, nếu quả tim không được khỏe\r\nmạnh thì rất dễ bị suy tim gây nguy hiểm\r\ncho mẹ và con. Như mẹ dễ bị phù phổi cấp, loạn nhịp... con phải chấm dứt thai\r\nkỳ sớm vì tình trạng sức khỏe của mẹ kém, hay đứa bé cũng phát triển chậm suy\r\ndinh dưỡng bào thai, sanh non... Bạn cần phải đi khám bệnh ở bác sĩ chuyên khoa tim mạch để được tư vấn cụ thể\r\nhơn. Thân chào!", "- nguồn internet Chào bạn Trang, Trước khi quyết định có thai, bạn cần khám phụ khoa và chuyên khoa tim mạch để được tư vấn cụ thể. Bạn đã 2 lần , nguy cơ bị thai ngoài tử cung cũng tăng lên. Do đó, khi có thai lại bạn nên khám và theo dõi sớm ở đầu thai kỳ để chẩn đoán sớm và điều trị tốt thai ngoài tử cung (nếu có). Chúc bạn sớm được như ý.", "Chào bạn, Bạn bị hiếm muộn do nguyên nhân tai vòi. Trên lý thuyết bạn đã bị cắt 1 bên tai vòi, như vây khả năng có thai bị giảm đi 50% so với người bình thường. Nếu sau 6 tháng không sử dụng biện pháp ngừa thai nào mà vẫn không có con, bạn nên đi khám chuyên khoa hiếm muộn để kiểm tra xem tai vòi còn lại có bị tắc nghẽn hay không. Khi đó tùy nguyên nhân để có phương pháp điều trị thích hợp. Nếu thì nên cân nhắc mổ nội soi tái tạo loa vòi hay cắt đi nếu tai vòi tổn thương quá nặng để làm thụ tinh trong ống nghiệm. Tử cung và buồng trứng của bạn bình thường thì khả năng thành công bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm của bạn sẽ cao." ]
Kính thưa bác sĩ, Tình cờ vô diễn đàn em biết cổng thông tin này và rất mong được BS giải đáp giúp em điều này. Em bị trễ kinh gần 1 tháng, nghĩa là em có kinh từ 1/12/2011 - 8/12/2011 và đến ngày 24/12/2011 vợ chồng em có quan hệ. Em đã thử test nước tiểu 3 lần và mới siêu âm cách đây 1 tuần báo không có thai. Về phụ khoa, âm đạo em mỗi lần khám bác sĩ nói rất tốt, 2 buồng trứng đúng chỗ, vòi trứng tốt, đường đi vô tử cung tốt, tử cung láng. Hiện em cũng rất mong có con nên có phải do nôn nóng quá nên nội tiết không điều hòa không ạ? Mới đây chị dâu em bị chửa ngoài tử cung nhưng thử que có vạch nhưng hơi mờ. Siêu âm ở HV không thấy, test máu thì thấy và qua Từ Dũ siêu âm mới thấy chửa ngoài. Do đó em rất sợ, ăn tết mà rất lo lắng. Vậy mong các BS cho em lời khuyên. (Hải Anh, 26 tuổi - TPHCM)
[ "Chào Hải Anh, BS không rõ trước đây chu kỳ kinh của em bao nhiêu ngày, kinh nguyệt có đều mỗi tháng không, em lập gia đình được bao lâu…? Tuy không rõ chu kỳ kinh của em như thế nào, nhưng với kết quả thử que và siêu âm như vậy nhiều khả năng là em chưa có thai, vì hiện tại em trễ kinh một tháng rồi. Để giải tỏa nổi lo lắng của em, em làm thêm xét nghiệm máu beta hCG. Để thụ thai em cần hội đủ các điều kiện sau: - Tinh trùng phải tốt về số lượng lẫn chất lượng - Trứng phát triển tốt và trưởng thành (có sự rụng trứng), buồng trứng hoạt động tốt - Vòi trứng thông và mềm mại - Tử cung và nội mạc tử cung phải tốt để trứng thụ tinh làm tổ… Do vậy, không thể chỉ dựa vào kết quả siêu âm âm đạo, tử cung, buồng trứng… tốt là em sẽ có thai. Buồng trứng nằm đúng vị trí nhưng hoạt động của buồng trứng, chất lượng trứng có tốt không, qua siêu âm không thể đánh giá độ thông của vòi trứng… Tóm lại, em không nên quá lo lắng, nếu tử cung, lớp nội mạc tử cung, buồng trứng, vòi trứng… tốt và tuổi của em còn trẻ sẽ có nhiều thuận lợi để có thai. Chúc em mau sớm có baby!" ]
[ "Chào em, Trước khi lập gia đình chu kỳ kinh nguyệt của em thuộc dạng kinh thưa (2 tháng có 1 lần), nhưng em không cung cấp rõ kinh nguyệt của em tuy thưa nhưng có đều không. Chu kỳ kinh nguyệt thưa nhưng em sinh được một bé trai tự nhiên là rất may mắn, sau khi sinh con, chu kỳ kinh của em còn thưa hơn (4 - 5 tháng mới có 1 lần). Với chu kỳ kinh quá thưa chắc chắn sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến chức năng sinh sản của em, do buồng trứng có thể không phóng noãn. Các nguyên nhân gây kinh thưa: - Rối loạn nội tiết như u tuyến yên, cường giáp - Buồng trứng đa nang , suy buồng trứng sớm - Dính buồng tử cung… Để sinh thêm em bé, em nên đi khám phụ khoa kết hợp khám nội tiết để tìm rõ nguyên nhân và có hướng trị liệu sớm em nhé. Chúc em mau sớm có tin vui!", "Chào em, Trường hợp của em kinh nguyệt không đều và kéo dài, nên rất khó xác định ngày rụng trứng và khó xác định tuổi thai (nếu em có thụ thai). Em quan hệ tình dục nhưng không an toàn (một lần bao cao su bị thủng, một lần xuất tinh ngoài âm đạo) rất dễ thụ thai. Qua kết quả siêu âm không thấy ghi nhận có thai và “nội mạc tử cung dày” bao nhiêu nên bác sĩ không thể kết luận cho em. Hiện tại, muốn biết chính xác em có thai không em phải dựa vào xét nghiệm máu hCG. Em mô tả âm đạo có nhiều huyết trắng nhưng không nói rõ màu sắc huyết trắng như thế nào nên bac sĩ cũng không thể tư vấn cho em về vấn đề này. Khám phụ khoa có nang buồng trứng em cần được tái khám và theo dõi theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị hoặc nếu có đau bụng bất thường em cần khám ngay, để loại trừ các trường hợp xoắn nang. Em cần khám chuyên khoa tiêu hóa để tìm nguyên nhân đi cầu ra máu và sớm trị liệu. Tóm lại, em có nhiều bệnh lý cần được điều trị, nhưng vấn đề quan trọng em cần giải quyết và điều trị cho dứt điểm đó là bệnh suy nhược thần kinh. Em không thể tự ý ngưng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ vì có thể sẽ làm bệnh nặng hơn. Em chưa lập gia đình nên khi quan hệ tình dục em cần sử dụng phương pháp tránh thai an toàn, tránh để xảy ra thai ngoài ý muốn và đây cũng là yếu tố làm bệnh suy nhược thần kinh của em ngày càng nặng hơn. Để điều trị tốt bệnh này em cần gặp bác sĩ nội thần kinh em nhé. Chúc em mau hồi phục.", "BS chào con, trước tiên BS xin chia buồn cùng con. BS không rõ con bao nhiêu tuổi, chu kỳ kinh nguyệt có đều không, tháng này có trễ kinh…? Con không nói rõ chu kỳ kinh nguyệt thì BS rất khó xác định tuổi thai, nếu dựa vào kỳ kinh cuối là 13/8 đến nay là 14/9 vậy con mới trễ kinh 1 ngày? Kết quả siêu âm có dịch túi cùng là bất thường, con đã có tiền căn thai ngoài tử cung thì rất có thể sẽ có thai ngoài tử cung trở lại. Tuy hiện tại chưa xác định chắc chắn là con có thai, nhưng với tiền căn sản khoa của con không tốt (một lần thai ngoài tử cung, một lần thai lưu) cũng cần theo dõi sát cho đến khi có chẩn đoán là con có thai và túi thai được nằm trong lòng tử cung thì mới an tâm được con nhé. Triệu chứng đau bụng dưới âm ỉ của con cần được quan tâm, nếu có đau bụng nhiều, ra máu thì con nhanh chóng vào bệnh viện để khám và chữa trị kịp thời. Điều cần làm bây giờ là xác định con có thai? Muốn vậy, con phải làm xét nghiệm máu beta hCG. Xét nghiệm beta hCG trong máu là xét nghiệm định lượng và cho kết quả chính xác, nếu nồng độ hCG trong nước tiểu > 25 IU/L hay beta hCG trong máu > 5 mIU/ml được xem như là thử thai dương tính. Đồng thời con phải kết hợp siêu âm đầu dò qua ngã âm đạo, theo dõi túi thai có vào trong tử cung chưa, hoặc có khối bất thường nào ngoài buồng tử cung không? Trường hợp siêu âm lại vẫn không thấy túi thai, sẽ làm tiếp nong và nạo lấy mẫu mô từ nội mạc tử cung cho thấy không có mô của thai hoặc nội soi ổ bụng là phương pháp quan sát trực tiếp có thể thấy được thai ngoài tử cung. Vậy nếu có thai ngoài tử cung thì có cách gì để cho thai vào tử cung không BS? Rất tiếc là y học chưa thể can thiệp được điều này con ạ. BS Chuyên khoa của AloBacsi", " Chào em, Nếu như em có quan hệ tình dục thì phải thử thai trước để loại trừ nguyên nhân do . Nếu không có thai hay không có quan hệ tình dục thì triệu chứng trên khá thường gặp trong bệnh lý của dạ dày tá tràng, tuy nhiên cũng có thể gặp trong các bệnh lý khác như thiếu máu, nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng, bệnh lý gan mật, bệnh lý nội tiết, tim mạch... Em cần khám chuyên khoa tiêu hóa để BS khám tổng quát và xét nghiệm máu, siêu âm bụng... nhằm tìm ra nguyên nhân và đồng thời kê thuốc phù hợp theo bệnh. Bên cạnh đó, để giảm nôn, em có thể uống trà gừng ấm, nghỉ ngơi, ăn thực phẩm dễ tiêu ít dầu mỡ như cháo, súp. Thân mến! ", "Quang Huệ mến, Khi đến tuổi dậy thì, mỗi tháng phái nữ thường có ra máu âm đạo vài ngày, đó là kinh nguyệt (hành kinh). Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu từ buồng tử cung qua âm đạo ra ngoài do bong nội mạc tử cung xảy ra ở phụ nữ khỏe mạnh trong độ tuổi sanh đẻ. Mỗi tháng xuất hiện một lần được gọi là chu kỳ kinh nguyệt và hoạt động dưới sự điều khiển của hormone sinh dục, thông qua sự điều khiển của yếu tố thần kinh-nội tiết xuất phát từ não bộ, rất cần thiết cho sự sinh sản. Do đó, khi có bất thường về hormone sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt gây rối loạn kinh nguyệt (rong kinh, rong huyết, kinh thưa, kinh ngắn hoặc vô kinh…). Kinh nguyệt không đều của cháu không liên quan đến việc cháu không áp dụng biện pháp tránh thai an toàn. Kinh nguyệt không đều có thể do các bệnh phụ khoa có liên quan đến buồng trứng, tử cung, hội chứng đa nang buồng trứng (hay gặp), lạm dụng thuốc ngừa thai khẩn cấp hoặc sử dụng thuốc ngừa thai hàng ngày nhưng không đúng hướng dẫn… Ngoài ra, còn ảnh hưởng bởi môi trường sống, sinh hoạt và điều kiện làm việc, chuyện tình cảm… là những áp lực làm rối loạn nội tiết dẫn đến rối loạn kinh nguyệt. Phải biết được nguyên nhân gây bệnh mới có hướng điều trị thích hợp cháu ạ. Tốt nhất cháu phải khám để sớm tìm nguyên nhân và điều trị. BS Chuyên khoa của AloBacsi", "Chào\r\nbạn, Triệu chứng rất muôn hình vạn trạng, quan trọng nhất\r\nlà trễ kinh. Để xác định chắc chắn nhất, bạn hãy dùng que thử thai nhúng nước\r\ntiểu. Thông thường, que thử thai có thể xác định việc hay không trong\r\nkhoảng thời gian kể từ 7 - 10 ngày sau quan hệ tình dục. Bạn có thể sử dụng que thử thai để kiểm tra vào bất kỳ thời\r\nđiểm nào trong ngày, quan trọng là cách thử phải đúng, gồm lấy nước tiểu vào ly\r\nrồi lấy que thử thai và cắm vào ly theo hướng mũi tên chỉ xuống, tránh để nước\r\ntiểu ngập quá mũi tên và đợi đọc kết quả sau khoảng 5 phút. Nếu có 2 vạch ngang trên que thử thì chứng tỏ kết quả dương\r\ntính, báo hiệu bạn đã có thai. Ngược lại, kết quả âm tính sẽ xuất hiện khi chỉ\r\ncó một vạch ngang trên que thử, cho thấy bạn không có thai. Nhưng luôn có khả\r\nnăng que thử bị hư hỏng hoặc nước tiểu không đảm bảo. Để chắc chắn kết quả, bạn\r\nnên làm lại ít nhất 2-3 que. Tuy nhiên, đơn thuần không gây đau bụng dưới. Do đó,\r\nbạn đau bụng dưới kèm nóng lạnh thất thường có thể bạn mang một bệnh lý nào\r\nkhác, có liên quan đến thai (như động thai, thai ngoài tử cung...) hoặc không\r\nliên quan đến thai (như nhiễm trùng tiểu...). Bạn hãy nên đến khám bác sĩ để\r\nđược kiểm tra. Thân ái,", "Em Liễu Nhung thân mến, Trường hợp này AloBacsi không thể xác định đâu là nguyên nhân em à. Có thể là do que thử, thử không đúng quy trình, số lượng nước tiểu chưa đủ hoặc do không có trứng rụng… Tuổi của em đã lớn thì khả năng thụ thai sẽ khó hơn, nếu sau 6 tháng lập gia đình mà em vẫn chưa có thai, em nên đi khám hiếm muộn, BS sẽ khám và tư vấn thêm cho em. Chào em nhé!", "Chào Nguyêt Binh, Với những gì cháu mô tả rất khó nhận biết hoặc chẩn đoán cháu có thai hoặc sảy thai. Dấu hiệu nhận biết có thai trước hết cháu phải có hiện tượng trễ kinh. Nếu như kinh nguyệt của cháu đều từ 29 – 30 ngày mỗi tháng, vào “đúng ngày 29 cháu có kinh” theo như thư của cháu thì không thể có thai được cháu à. Cháu không nên quá lo lắng, hiện tuổi của cháu còn trẻ và nếu sức khỏe của cháu và ông xã tốt sẽ có nhiều cơ hội đế có thai. Trong năm rồng BS chúc cháu mau sớm có baby!", "Chào Thanh Thảo, Để trả lời câu hỏi của bạn AloBacsi cần những thông tin sau: - Bạn bao nhiêu tuổi, lập gia đình chưa? - Chu kỳ kinh của bạn bao nhiêu ngày, có đều không? - Trong thời gian nôn ọe có trễ kinh không…? - Ngoài triệu chứng nôn ọe có các triệu chứng nào khác đi kèm không? (sốt, đau đầu, ăn uống kém, người mệt mỏi, sụt cân, mất ngủ…). - Bạn có đang lo lắng, căng thẳng vì một việc gì đó không? - Tiền căn có mắc bệnh dạ dày, trào ngược dạ dày – thực quản, tim mạch, huyết áp…? - Bạn đã dùng thuốc gì chưa? là một triệu chứng bệnh lý của nhiều cơ quan: hô hấp, tiêu hóa, tim mạch, sản khoa, não, ký sinh trùng… do bạn chỉ cung cấp một triệu chứng độc nhất “hay nôn ọe” nên BS không thể khẳng định bạn mắc bệnh gì. Bạn có thể cung cấp thêm thông tin và AloBacsi sẽ trao đổi với bạn sau nhé. Thân ái!", "Mến chào cháu, Trước hết cháu cần cho AloBacsi biết, chu kỳ kinh của cháu bao nhiêu ngày, kinh nguyệt có đều mỗi tháng không, kinh nguyệt tháng 3 vào ngày nào, hiện tại đã có hiện tượng trễ kinh chưa…? Sự thụ thai phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tinh trùng, trứng, tử cung, vòi trứng…không phải cháu có trứng rụng và có giao hợp là thụ thai được. Ví dụ như cháu có rụng trứng nhưng trứng và tinh trùng kém chất lượng thì cũng không thể thụ thai, hoặc có thụ thai nhưng tử cung và nội mạc tử cung không tốt cũng không thể đậu thai… Do đó, muốn biết cháu có thai không, cần phải dựa vào kinh nguyệt của cháu, có trễ kinh, xét nghiệm máu beta hCG, beta hCG có thể được phát hiện trong huyết thanh của mẹ vào khoảng 8 - 9 ngày sau khi rụng trứng. Nếu xét nghiệm này dương tính thì khả năng cháu đã có thai. Mỗi giai đoạn của tuổi thai lượng hCG sẽ tương ứng khác nhau (tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng). Cháu cần nói rõ lượng này bao nhiêu BS mới so sánh được lượng này có tương ứng với tuổi thai không (nếu có). Bình thường sau trễ kinh 1 tuần, nếu có thụ thai thì sẽ thấy được túi thai trong lòng tử cung. Thân mến!", "Hình minh họa Chào em, Ngày 19/2 người nữ trên đang có kinh, đến 28/2\r\ncó ra máu âm đạo thì phải coi chừng đây không phải là kinh nguyệt bình thường\r\nmà là xuất huyết âm đạo bất thường. Việc quan hệ tình dục xuất tinh ngoài âm đạo\r\nkèm uống thuốc tránh thai khẩn cấp có tỉ lệ đậu thai không cao, tuy nhiên không\r\nphải là chắc chắn ngừa thai được 100%. Nếu đến nay người nữ trên vẫn chưa có kinh, thử\r\nque thử thai chỉ 1 lần vẫn có khả năng sai sót, cần thử nhiều lần và nhiều que\r\nthì độ tin cậy mới tăng lên. Tuy nhiên, nhìn chung, người nữ trên có tình\r\ntrạng rối loạn kinh nguyệt cần đến khám tại cơ sở y tế chuyên khoa Sản phụ khoa\r\nđể xác định nguyên nhân và xử trí thích hợp.", "Thưa bác sĩ, Mẹ cháu 2 năm trước đã không thấy có kinh nguyệt nữa, đột nhiên 10 ngày trước đây lại có kinh nguyệt lại, kéo dài trong 1 tuần. Bác sĩ cho cháu hỏi tình trạng mẹ cháu như vậy có bình thường không? Mẹ cháu nên làm gì? (Lê Hường- TP Huế) Trả lời: Chào Lê Hường, Cháu cần cung cấp mẹ cháu bao nhiêu tuổi, kinh nguyệt trước đây như thế nào, có mấy con…BS mới loại trừ được bệnh lý và tư vấn rõ hơn cho em. Tất cả phụ nữ trong lứa tuổi sanh đẻ, tiền mãn kinh hoặc mãn kinh, khi có ra máu ngoài kỳ kinh thì đó được xem là dấu hiệu bất thường. Ra máu âm đạo có thể là do những bệnh lý sau: - Rối loạn kinh nguyệt - Rối loạn nội tiết - Viêm âm đạo, cổ tử cung, tử cung - Do dùng thuốc tránh thai hoặc tử cung có vòng tránh thai - Polip cổ tử cung, tử cung hay u buồng trứng… - Ung thư tử cung, cổ tử cung, âm đạo - Các bệnh lây qua đường tình dục. Ngoài ra, các trường hợp có thai (dọa sảy, sảy thai, thai lưu…) hay ngoài tử cung cũng là nguyên nhân gây ra máu bất thường. Do không biết mẹ cháu bao nhiêu tuổi, nên BS cung cấp cho cháu một số trường hợp có thể xảy ra. Nói chung, khi có hiện tượng ra máu âm đạo bất thường, cháu nên đưa mẹ đi khám bệnh, để có chẩn đoán chắc chắn rồi thì việc điều trị mới chính xác và dứt điểm được. Thân ái! BS Chuyên khoa của AloBacsi", "Kinh nguyệt của bạn hàng tháng sẽ tùy thuộc vào hệ nội tiết\r\ncủa nữ, buồng trứng và lớp nội mạc tử cung, còn bình thường u xơ tử cung không\r\nảnh hưởng đến kinh nguyệt bạn à, ngoại trừ khi chúng có biến chứng rong kinh –\r\nrong huyết hoặc cường kinh. Sau mổ cắt bỏ u xơ, nếu có gì khác thường bạn nên tái khám\r\nvà siêu âm lại mới rõ được nha bạn. Chào bác sĩ, em có một\r\ncâu hỏi rất muốn bác sĩ giải đáp ạ. Hiện tại em đang mang\r\nthai con đầu lòng ở tuần thứ 38. Sắp đến ngày sinh rồi nhưng em vẫn lo. Vì em\r\nlấy chồng được 1 năm, nhưng hình như màng trinh của em vẫn chưa rách mà nay\r\nmang bầu sắp sinh rồi. Em không biết sắp tới vào viện sinh thì sẽ sinh như thế nào\r\nkhi màng trinh chưa bị rách. Trường hợp bác sĩ y tá khám tử cung mở được bao\r\nnhiêu phân, thì người ta sẽ làm cách nào để biết khi vẫn chưa rách màng trinh\r\nạ? Bác sĩ trả lời sớm giúp\r\nem nhé. Em cảm ơn ạ! (Cẩm Tú – Hà Nội) 17536 BS Chuyên khoa của AloBacsi: Em yên tâm nghỉ ngơi rồi chờ đến ngày chuyển dạ sanh nha.\r\nViệc màng trinh chưa bị rách cũng không sao em à. Nếu em sanh ngã âm đạo, thì\r\nkhi em có dấu hiệu chuyển dạ, BS sẽ khám và có hướng xử trí thích hợp cho em. Em đang mang thai 6\r\ntháng rưỡi. Em đi siêu âm thì phát hiện thai nhi bị dị tật. Em muốn sinh non để\r\nbỏ đứa bé thì có được không bác sĩ? Và phải sinh non bằng phương pháp nào? (Ngọc\r\nDung – Cần Thơ) 18298 BS Chuyên khoa của AloBacsi: Em không nói rõ thai nhi bị dị tật như thế nào, có cần thiết\r\nphải bỏ thai không, BS sản khoa điều trị cho em có lời khuyên như thế nào? Nên\r\nAloBacsi không thể có lời khuyên thich hợp cho em. Em nên cân nhắc việc bỏ thai và tốt nhất em nên nghe theo\r\nhướng dẫn của BS điều trị, nếu phải sanh non sẽ dùng phương pháp đặt túi nước\r\nvào buống tử cung. Em năm nay 34 tuổi. Cách nay 2 tuần có đi\r\nkhám phụ khoa bệnh viện Từ Dũ phát hiện \"Nhân xơ phía sau thành tử cung\r\n34*39mm\" không biến chứng. AloBacsi ơi, cho em hỏi nhân xơ này nhỏ hay lớn? Hiện tại em muốn có thai để\r\nsinh thêm 1 bé nữa có được không ạ? Hiện tại em đã có 1 cháu 8 tuổi rồi. Em\r\nnghe nói khi có thai nhân xơ sẽ nhanh phát triển. Vậy em có thể có thai trước\r\nhay phải đi phẫu thuật mổ nội soi bóc tách nhân xơ rồi mới có thai vậy AloBacsi?\r\n(Thanh Dung – TPHCM) 18286 BS Chuyên khoa của AloBacsi: Đây là mội loại u chịu ảnh hưởng nội tiết tố nữ, nên khi bạn\r\ncó thai sẽ làm cho u này phát triển lớn hơn. Hiện tại, với kích thước u như\r\ntrên là ở mức độ trung bình, bạn cần sớm giải quyết u trước rồi mới có thai.", "Cháu năm nay 17 tuổi. Trước đây có vài lần 2 tháng mới hành kinh, nhưng giờ hầu như cháu không bị thế nữa. Mỗi khi gần cuối chu kỳ cháu lại bị ra 1 thứ dài khoảng 2cm nhìn y như 1 cục thịt vậy. BS cho cháu hỏi như vậy là cháu bị làm sao ạ? (Hong highschool…) Trả lời: Chào cháu, Theo tiến trình tự nhiên của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, mỗi tháng sẽ có một chu kỳ kinh nguyệt. Tuổi trung bình của hành kinh lần đầu là 12 tuổi, nhưng có thể xảy ra bất cứ lúc nào từ 8 - 16 tuổi. Chu kỳ kinh nguyệt hoạt động dưới sự điều khiển của các nội tiết tố của tuyến yên và buồng trứng. Trước đây, cháu có kinh nguyệt không đều là do hoạt động của nội tiết tố chưa ổn định, sau một thời gian nếu không có gì bất thường về nội tiết, cháu sẽ có kinh nguyệt đều mỗi tháng. Máu kinh xuất hiện khi các mạch máu của niêm mạc tử cung co lại, các lớp nông của niêm mạc tử cung bong ra, máu và các mảnh vụn tế bào rụng xuống và bị đẩy ra ngoài âm đạo. Máu kinh bình thường không đặc, hơi dính, trong có thể thấy các mảnh vụn của màng trong tế bào. Nếu máu kinh nguyệt vừa dính vừa đông đặc hoặc kết thành hòn máu to thì có thể do máu ứ. Do đó, việc cháu hỏi là bình thường do những mảnh vụn của màng trong tế bào hoặc do máu bị ứ lại nên tạo thành cục máu đông mà thôi, cháu đừng lo lắng gì cả nhé.", "Chào em Lan Nguyễn, Kinh nguyệt không đều là trạng thái rối loạn chu kỳ kinh nguyệt (CKKN), như hành kinh không đúng chu kỳ, chu kỳ kinh quá thưa hoặc ngắn, màu sắc, lượng kinh nguyệt so với bình thường (kinh ra nhiều hoặc quá ít). Trước hết, em cần loại trừ các nguyên nhân sau: chế độ ăn không hợp lý, thiếu chất đạm, thiếu vitamin có liên quan trực tiếp đến hoạt động nội tiết sinh dục (vitamin E, C và A) do áp lực công việc, thần kinh căng thẳng, stress hoặc do học hành thi cử quá nhiều… Với kinh nguyệt của em (tháng có, tháng không) sẽ ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của em. Em cần khám sản phụ khoa để tìm rõ nguyên nhân và cần loại trừ hội chứng buồng trứng đa nang . AloBacsi chúc em sức khỏe, niềm vui!" ]
Thưa BS, Em đi khám và có kết quả LH: 11.14 FSH 7.38 prolactin 275.6. Vậy em có bị sao không BS ơi?
[ "Nga thân mến, LH, FSH và Prolactin là các loại do tuyến yên tiết ra. Nồng độ của các hormone này sẽ thay đổi theo độ tuổi, giới tính, chu kỳ kinh nguyệt… Về vai trò của các hormone trên: Prolactin có tác dụng kích thích tăng trưởng tuyến vú và sự sản xuất sữa lúc có thai và cho con bú FSH: - Ở nam giới: dinh dưỡng tinh hoàn, phát triển ống sinh tinh và sản sinh tinh trùng - Ở nữ giới: kích thích sự phát triển của các nang trứng trong giai đoạn đầu, phối hợp LH làm cho trứng chín, rụng và bắt đầu bài tiết estrogen. LH: - Ở nam giới: dinh dưỡng tế bào Leydig, kích thích sự bài tiết testosterone - Ở nữ giới: gây hiện tượng rụng trứng, tiết estrogen, sau đó tạo hoàng thể và kích thích sự bài tiết progesteron. Em nên cung cấp thông tin về tuổi, giới tính, thời điểm lấy máu (liên quan đến chu kỳ kinh hoặc thai kỳ) và triệu chứng nghi ngờ bệnh lý cũng như những kết quả xét nghiệm khác liên quan, hoặc có thể mang các xét nghiệm đã có tới trực tiếp BS chuyên khoa Nội tiết để được tư vấn cụ thể hơn. Trân trọng." ]
[ " Chào bạn, Các chỉ số về của bạn nằm trong giới hạn bình thường. Mặc dù chỉ số bilirubin trực tiếp có hơi tăng nhẹ nhưng vẫn phù hợp sinh lý. Nếu không có bệnh lý gì về hệ gan mật thì không cần xử trí hay thử lại. Thân mến! ", " Chào bạn, được chẩn đoán khi nồng độ Hgb > 18.5 ở nam, Hgb > 16.5 ở nữ kèm theo các triệu chứng lâm sàng khác. Ở người bình thường đôi khi số lượng hồng cầu cũng vượt trên ngưỡng. Nếu lo lắng bạn có thể đến BV Truyền máu huyết học để được kiểm tra lại và làm thêm 1 số xét nghiệm cần thiết nhé. Thân mến! ", "Chào bạn Nam, Với kết quả xét nghiệm: HDL Cholesterol 1,73 mmol/l là hoàn toàn bình thường và bạn không mắc bệnh gì cả, và không cần chữa trị gì. Chỉ cần duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp chơi một môn thể thao phù hợp... là tốt rồi. HDL Cholesterol (hay viết tắt là HDL-C: high densitylipoprotein Cholesterol) là Lipoprotein có tỉ trọng phân tử cao, nói nôm na thì đây là một loại mỡ tốt, khác với LDL-C ( là Low densitylipoprotein là cholesterol có tỉ trọng phân tử thấp) và Triglyceride là 2 loại mỡ xấu, giống như ta có bạn tốt và bạn xấu. Như vậy, phải lựa bạn tốt để chơi, có nghĩa là lượng HDL-C càng cao thì càng tốt vì nhiệm vụ chính của HDL-C là chuyên chở cholesterol thặng dư ra khỏi mô ngoại vi, làm giảm luợng mỡ trong máu, tức giảm được các nguy cơ tim mạch. Thông thường trong các kết quả xét nghiệm, hay ghi trị số tham chiếu của HDL-C là > 1,7 mmol/l, có nghĩa là càng cao thì càng tốt. Vậy bạn đã yên tâm rồi chứ. Chúc bạn luôn vui và yêu đời.", "Chào em, Những hiện tượng mà em mô tả\r\nlà do tác dụng phụ của thuốc khẩn cấp mà em đã dùng, thuốc có nhiều tác dụng\r\nphụ như làm rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, rong huyết, nhức đầu, chóng mặt,\r\nbuồn nôn, nôn, căng ngực… Quan trọng hơn là thuốc đã\r\nlàm cho chu kỳ kinh của em bị rối loạn và nay lại mất kinh (1 tháng rưỡi), ngoài ra việc mất kinh của em có thể do em\r\nđã có thai. Em nên thử nước tiểu hoặc đến khám bác sỹ để loại trừ vấn đề này .\r\nVì vậy, em không nên xem đây là biện pháp tránh thai thường xuyên và an\r\ntoàn. Nếu em lạm dụng thuốc thì khả\r\nnăng tránh thai sẽ giảm và lâu dài sẽ ảnh hưởng đến chức năng sinh sản. Tốt\r\nnhất là em nên ngưng sử dụng thuốc này và chuyển sang: thuốc tránh thai dạng\r\nviên uống hàng ngày, đặt vòng tránh thai, sử dụng bao cao su… Nếu huyết trắng ra nhiều loãng và có màu vàng hoặc\r\nxanh, có mùi hôi thì có thể em bị viêm nhiễm sinh dục, em nên khám phụ khoa sớm\r\nđể được điều trị kịp thời, tránh viêm nhiễm sang các cơ quan lân cận có thể gây\r\nvô sinh do viêm dính - tắc vòi trứng… BS Huỳnh Thị Hiếu - Phó\r\nkhoa Sản Phụ khoa, BV Pháp Việt TPHCM", "Khánh thân mến, Chỉ số huyết áp của em là bình thường. Em yên tâm nhé. Trân trọng.", "- nguồn internet Chào bạn, Kết quả khám và xét nghiệm của bạn chưa thấy gì bất thường. Tuy nhiên, chú ý khi làm xét nghiệm prolactin nên làm lúc bụng đói (khoảng 8-10 giờ sáng). Bạn bị đau bụng kinh, nếu có thời gian khám phụ khoa xem có u nang buồng trứng hay u xơ tử cung hay không? nguyên nhân hay gặp là u tuyến yên, túi nước ngực, ngoài ra một số loại thuốc về tâm thần, dạ dày, ngừa thai… cũng có thể gây tiết dịch núm vú. Tình trạng tiết dịch vú kéo dài kèm mờ mắt bạn cần tái khám khoa nội tiết. Nếu tình trạng nhức đầu của bạn kéo dài, bạn nên khám thêm chuyên khoa nội thần kinh xem có bệnh lý thực thể gì ở não hay không nhé.", " Chào em, Các dấu chứng mà em đang mắc phải có thể là biểu hiện của do thuốc. Tuy nhiên đây là thuốc điều trị bệnh trong trường hợp của em, nên khi giảm liều hoặc ngưng thuốc cần thận trọng và phải có ý kiến của bác sĩ điều trị. Em nên tái khám theo hẹn để được theo dõi và điều chỉnh liều thuốc em nhé. Thân mến! ", " Chào em, Số lượng của em cao hơn bình thường, nhưng nếu các chỉ số khác của hồng cầu đều nằm trong giới hạn bình thường như Hb, Hct, MCH, MCHC và các chỉ số của bạch cầu, tiểu cầu cũng bình thường, thì có thể đây là sai số xét nghiệm mà thôi. Tốt nhất em nên kiểm tra công thức máu lại một lần nữa, và gửi toàn bộ chi tiết các xét nghiệm em đã làm (hình ảnh) cho chúng tôi, em nhé. Thân mến! AloBacsi.v n", "Chào Minh Thu Với kết quả siêu âm mà bạn mô tả, BS thấy bạn có sự nhầm lẫn, ĐKTS (đường kính trước sau) của tử cung là 34mm (không thể 7mm), 7mm ở đây chính là nội mạc tử cung đó bạn ạ. Tử cung có mật độ đều thì không có nhân xơ tử cung, nhưng u buồng trứng có kích thước khá lớn (68x70mm) nghĩ nhiều u lạc nội mạc tử cung buồng trứng (bạn có thường bị đau bụng không vậy?). Chính vì nghi ngờ lạc nội mạc tử cung và ung thư buồng trứng nên bác sĩ đã chỉ định cho bạn làm xét nghiệm trên. - CA 125 là một protein được gọi là chất đánh dấu u (tumor- marker) - hiện diện với nồng độ cao trong máu khi có các tế bào u. Đặc biệt khi có hiện diện tế bào ung thư buồng trứng thì nồng độ CA 125 có nồng độ cao hơn. Gía trị bình thường của CA 125 là 35 U/ml, kết quả xét nghiệm của bạn cao hơn bình thường, nhưng xét nghiệm này cũng có thể gia tăng trong cả bệnh lý lành tính: lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, viêm tụy, viêm gan, có thai (hCG âm tính thì loại trừ có thai)… - Xét nghiệm AFP (alpha feto-protein trong máu), AFP được tiết bởi tế bào ung thư gan, ung thư tinh hoàn hoặc ung thư buồng trứng. Nồng độ bình thường phải <10 ng/ml, nếu đơn vị xét nghiệm của bạn là ng/ml thì chỉ số xét nghiệm trong giới hạn bình thường. - Nhiễm trùng tiểu là bệnh cấp tính nên bác sĩ ưu tiên điều trị cho bạn trước, bạn nên yên tâm điều trị. Hẹn bạn tái khám sau sạch kinh là để siêu âm kiểm tra lại kích thước và cấu trúc của u buồng trứng. Qua kết quả xét nghiệm , có nhiều khả năng bạn bị lạc nội mạc tử cung hơn là ung thư buồng trứng. Với kích thước lớn như vậy, chúng tôi nghĩ bạn nên mổ sớm để xác định rõ bản chất của khối u và có hướng điều trị thích hợp. Tốt nhất bạn nên điều trị theo chỉ định của bác sĩ, đừng dùng thuốc theo sự mách bảo, làm chậm trễ điều trị sẽ làm bệnh nặng hơn. Thân ái!", "Chào em, Theo mô tả của em, BS nghĩ có thể em bị . Để biết chính xác là lành tính hay cần điều trị bằng thuốc thì em nên khám chuyên khoa Tim mạch để đo điện tâm đồ và được chẩn đoán chính xác. Thân mến! BS.CK2 Thái Thị Mai Yến BV Nhân dân 115", "Trong cơ thể con người, gan là tạng đặc lớn nhấtvà đảm nhận nhiều chức năng khác nhau bao gồm các chức năng tổng hợp, chuyển hóa và khử độc Chào em, Kết quả xét nghiệm này cho thấy em đang bị rối loạn lipid máu và tăng men gan. Thứ nhất, về việc rối loạn lipid máu, LDL Cholesterol và Triglyceride là hai thành phần mỡ máu xấu, khi dư thừa sẽ sinh chuyện. Người bị rối loạn lipid máu có thể trong nhiều năm trời sẽ khỏe mạnh bình thường, nhưng càng về sau sẽ tăng nguy cơ bị tăng huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa động mạch dẫn đến nhiều hệ lụy như đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Người bệnh cần ăn uống hạn chế dầu mỡ và các chất nhiều cholesterol như lòng đỏ trứng gà, phủ tạng động vật, da mỡ động vật, các món chiên xào... tăng cường chất xơ, rau xanh, không uống bia rượu và không hút thuốc lá. Song song đó cần tập thể dục điều đặn tối thiểu 30 - 45 phút mỗi ngày trong tuần.Thứ hai, về việc tăng men gan. Kết quả xét nghiệm của em cho thấy cả 3 men gan AST, ALT và GGT đều tăng, chứng tỏ tế bào gan đang bị tổn thương, đang bị viêm, cần phải tầm soát các nguyên nhân làm gan bị tổn thương. Nguyên nhân viêm gan có thể do thuốc, viêm gan do rượu giai đoạn hồi phục (uống rượu bia cách đây nhiều ngày, hiện gan đang hồi phục), viêm gan nhiễm mỡ không do rượu, viêm gan siêu vi... Trong các kết quả xn em làm có kết quả \"Anti-hbs positive > 1000 mU/L\" nghĩa là em đã có kháng thể bảo vệ đối với viêm gan siêu vi B, nghĩa là chắc chắn hiện tại em bị viêm gan không phải do viêm gan siêu vi B gây ra, mà là do tác nhân khác. Trước mắt, với kết quả xét nghiệm này, em nên thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh như đã đề cập trên, sau đó xét nghiệm lại mỡ máu và men gan sau 3 tháng, nếu kết quả vẫn không tốt thì cần khám BS chuyên khoa gan mật để làm các xét nghiệm chuyên sâu hơn tìm nguyên nhân gây viêm gan và có hướng điều trị tích cực hơn.", " Chào em, Tôi không rõ kết quả xét nghiệm mà em cung cấp là xét nghiệm gì, đồng thời cũng không rõ em có triệu chứng gì hay không, nên tôi không thể tư vấn cho em. Để tư vấn tốt hơn em nên cung cấp thông tin đầy đủ và cụ thể hơn em nhé. Thân mến! ", "Chào em, Các bệnh lây lan qua đường tình dục thường khó phát hiện nếu chỉ thực hiện các xét nghiệm máu khi khám sức khoẻ tổng quát. Do đó, nếu nghi ngờ mắc bệnh, em nên tới BV chuyên khoa Da Liễu để được BS kiểm tra trực tiếp và làm thêm xét nghiệm chuyên sâu về bệnh. Các chỉ số bất thường trên xét nghiệm máu mà em cung cấp (acid uric, số lượng bạch cầu) là những chỉ số dễ bị nhiễu, có thể tăng giả trong một số trường hợp, do đó cần kết hợp với triệu chứng lâm sàng mới khẳng định được bệnh. Nhưng em không cần quá lo lắng vì mức này tăng không cao nên ít nghi ngờ bệnh lý. Chỉ số %EOS là một giá trị phần trăm, mang ước lượng tỷ lệ tương đối, nên nếu không có thay đổi về số lượng Eosinophil thì em không cần bận tâm tới. Thân mến.", " Chào em, Đầu tiên, tôi không rõ nguyên nhân vì sao em đi khám chuyên khoa nội tiết, có triệu chứng gợi ý gì hay không. Thứ hai kết quả của em quá bất thường dù không rõ đơn vị đo lường là gì, em có đánh máy nhầm hay không. Vì tôi không phải là bác sĩ khám bệnh trực tiếp cho em nên không thể đưa ra nhận định không căn cứ. Em nên trao đổi thêm với bác sĩ điều trị để hiểu rõ hơn và nhanh chóng làm xét nghiệm để tìm nguyên nhân em nhé. Thân mến! Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "- nguồn internet Chào bạn Tuyền, Xét nghiệm tinh dịch đồ của chồng bạn gần như bình thường, riêng của bạn hơi kém. Đặc biệt xét nghiệm AMH để đánh giá dự trữ buồng trứng của bạn thấp. Kết quả xét nghiệm AMH bạn có thể tham khảo thêm như sau: Buồng trứng sinh sản tiềm năng     Đơn vị ng/mL Tối ưu khả năng sinh sản                    4,0 - 6,8 Đạt yêu cầu khả năng sinh sản            2,0-4,0 Khả năng sinh sản thấp                       0,3 – 2.0 Rất thấp/ không thể phát hiện              0,0 - 0,3 Về nguyên nhân của bạn, ngoài di truyền 2 vợ chồng bình thường, cần làm thêm XN nội tiết, hội chứng kháng phospholipid, một số bệnh nhiễm trùng… Vợ chồng bạn cũng nên cân nhắc đến làm thụ tinh trong ống nghiệm. Bạn nên đến BV Từ Dũ hay BV Hùng Vương khám hiếm muộn để được tư vấn thêm nhé." ]
Chào BS, Xin cho tôi hỏi: Tôi bị gãy cung xương sườn sau, xương số 3, 4, 5, 6, 7, 8. Trong trường hợp này thì nên điều trị như thế nào và khoảng bao lâu thì khỏi (tôi nam, 55 tuổi)? Xin chân thành cảm ơn!
[ "Chào chú, dẫn đến nguy cơ tổn thương các tạng nằm bên trong khu vực xương xườn bao phủ bao gồm tràn khí màng phổi, tràn máu màng phổi, dập phổi, thủng cơ hoành, lách, gan… Do đó, đối với bệnh nhân có gãy từ 3 xương sườn trở lên thường có chỉ định nhập viện theo dõi và theo dõi sát trong khoảng 1-2 tuần đầu. Điều trị chủ yếu là sử dụng các thuốc giảm đau, hỗ trợ dinh dưỡng để chỗ gãy mau lành. Hiện nay việc sử dụng nẹp hoặc băng cố định không còn được khuyến khích trong gãy xương sườn. Cho nên trường hợp của chú thông thường sẽ có chỉ định nằm viện để bác sĩ đánh giá mức độ tổn thương, nguy cơ biến chứng và ảnh hưởng lên toàn trạng; nếu không vấn đề gì có thể xem xét điều trị bảo tồn. Xương sẽ lành lại sau 6-8 tuần. Trong thời gian này chú cần chú ý hạn chế cử động phần trên cơ thể, nhất là các động tác xoay vặn, gập người vì rất dễ gây di lệch thêm. Trân trọng!" ]
[ "Gãy xương đòn là gãy xương thường gặp nhất ở vùng vai với 35-45% gãy xương vai Chào bạn, Thông thường sau cố định 3 tháng, xương đòn sẽ có dấu hiệu liền lại trên Xquang, một số người bệnh đã trở về sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, quá trình lành xương vẫn còn kéo dài tới vàng tháng sau đó, có thể từ 6 tháng tới 1 năm, với điều kiện người bệnh vẫn phải tích cực tập vật lý trị liệu để tăng dần khả năng chịu lực cho cơ xương. Nếu chăm sóc tốt, khi hồi phục bạn vẫn có thể làm việc nặng nhưng không nên quá vội vã tại thời điểm này, dễ gây tái phát tổn thương bạn nhé!", "Chào em Sau gãy xương gót, thời gian để có thể trở lại sinh hoạt bình thường khoảng 3-6 tháng tuỳ theo quá trình tập phục hồi chức năng của từng người. Nếu xương đã lành, em có thể tập chịu lực tăng dần nhưng không nên quá hấp tấp dễ làm tổn thương tái phát. Tốt nhất vẫn là các bài tập tăng lực cơ và độ hoạt động của khớp, khi cơ và khớp khoẻ hơn em sẽ có thể tự đi lại bình thường trở lại em nhé! Thân mến.", "Chào bạn, Sau tổn thương gãy xương cần ít nhất 2 tháng để liền xương và từ 3-6 tháng để hồi phục lại sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, bất động do gãy xương có thể dẫn đến teo cơ, cứng khớp, ảnh hưởng tới vận động về sau - cách điều trị duy nhất là tập phục hồi chức năng tích cực. Do đó bạn nên tới BV có chuyên khoa Vật lý trị liệu để khám và tập theo hướng dẫn của BS chuyên khoa bạn nhé! Thân ái.", "Tập vận động sau gãy xương sẽ giúp cho các khớp phục hồi chức năng, đưa người bệnh trở về với cuộc sống thường ngày. Chào bạn Hong, Quá trình hồi phục sau gãy xương nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào cơ địa từng người và khả năng tập vật lý trị liệu. Nếu việc tự tập ở nhà không mang lại hiệu quả như mong đợi thì bạn nên tới bệnh viện có khoa Vật lý trị liệu để được bác sĩ hướng dẫn trực tiếp thì mới đạt được kết quả tốt. Hầu hết các trường hợp gãy xương đã lành tốt, nếu thì sẽ hồi phục về sinh hoạt bình thường trong khoảng 3-6 tháng bạn nhé! Thân mến.", "Chào bạn, Khi gãy xương, nếu không di lệch nhiều thường bác sĩ sẽ chỉ định bó bột cố định. Thời gian để xương gãy liền lại là từ 4-6 tuần, sau đó sẽ tháo bột. Lúc này, bạn bắt đầu tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng cho chân gãy, thời gian để có thể quay lại sinh hoạt bình thường khoảng 3 tháng tuỳ theo khả năng tập luyện của từng người. Tốt nhất bạn nên tới bệnh viện có chuyên khoa chấn thương để được kiểm tra tổn thương và bó bột cố định, việc bó thuốc nam không đúng có thể làm cho xương chậm lành hoặc không lành bạn nhé! Thân mến.", "Chào em, Thời gian trung bình lành xương là 1-2 tháng, tùy mức độ gãy xương, có nhiễm trùng hay không, có béo phì, bệnh tiểu đường, lớn tuổi, hút thuốc lá hay không... mà xương sẽ lành nhanh hơn hay chậm hơn. người trẻ khỏe mạnh thì xương lành nhanh hơn người lớn tuổi. Trong thời gian bó bột, em đi lại không thấy đau chứng tỏ can xương (phần xương mới hình thành để nối 2 đầu xương gãy) đang tạo lập dần, nhưng nếu can xương chưa chắc chắn thì việc em tháo bột đi sớm thì có thể làm nứt gãy phần can xương còn mỏng manh này, gây di lệch xương, gây đau, khớp giả, khớp xấu… Do đó, trong trường hợp bột bị bung ra rồi thì em nên em khám lại chuyên khoa Chấn thương Chỉnh hình - nơi đã bó bột cho em, chụp lại phim X-quang xem xương lành thế nào, rồi quyết định tháo bột hẳn luôn hay thay bột mới hoặc là dùng nẹp nhựa cố định thêm một thời gian ngắn. Thân mến.", "Chào bạn, Gãy nhiều xương sườn dẫn đến nguy cơ tổn thương các tạng nằm bên trong khu vực xương xườn bao phủ bao gồm tràn khí màng phổi, tràn máu màng phổi, dập phổi, thủng cơ hoành, lách, gan… May mắn là bạn không bị các biến chứng này (chụp 2 lần phim phổi bình thường không bị tổn thương). Điều trị gãy xương sườn chủ yếu là sử dụng các thuốc giảm đau, hỗ trợ dinh dưỡng để chỗ gãy mau lành. Hiện nay việc sử dụng nẹp hoặc băng cố định không còn được khuyến khích trong gãy xương sườn. Bạn uống thuốc theo toa và tái khám theo hẹn của BS nhé. Trong thời gian này chú cần chú ý hạn chế cử động phần trên cơ thể, nhất là các động tác xoay vặn, gập người vì rất dễ gây di lệch thêm. Thân mến.", "Chào bác, Trường hợp của bác có hai vấn đề: Thứ nhất là gãy xương ở cột sống; và vấn đề thứ hai là bác đã có tuổi. Như vậy được định nghĩa là “Nếu 1 người có tuổi, hoặc lớn tuổi bị gãy xương, hay trong tiền sử có gãy xương, người đó đa phần là có loãng xương, người đó cần phải chữa loãng xương mới giải quyết được vấn đề của mình”. Do đó, trường hợp của bác hội đủ các yếu tố nguy cơ như có tuổi, có tiền sử gãy xương sống, và bây giờ đau lưng, đa phần là các biểu hiện của tình trạng bị loãng xương nặng. Nếu được bác nên đến khoa Chấn thương Chỉnh hình Bệnh viện Quốc tế City, chúng tôi sẽ tiến hành đo mật độ xương cho bác, chụp lại X-quang cột sống. Nhiều khả năng bác bị loãng xương nặng, cần phải truyền thuốc 1 năm truyền 1 lần, sau đó phải uống canxi mỗi ngày, xương của bác từ từ mới cứng lại, nhờ vậy sẽ làm cho bác đỡ đau dần dần. Đây là biện pháp chữa tương đối là triệt để, còn những biện pháp cho thuốc giảm đau chỉ chữa ngọn thôi, ngừng thuốc sẽ đau lại, còn muốn chữa gốc cần phải như thế. Thân mến.", "Ảnh chụp gãy xương đùi Xin chào bạn, 9 năm chắc chắn xương đã lành đủ rồi, thông thường gãy xương đùi khuyến cáo phẫu thuật tháo nẹp xương sau 1-2 năm, để quá lâu có nguy cơ viêm xương vì nẹp xương cũng là một vật ngoại lai nhất là ở vùng tay chân phải cử động nhiều lại càng dễ gây phản ứng nếu để lâu. Bạn hãy đến bác sĩ chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình để được thăm khám và tư vấn phẫu thuật tháo nẹp nhé. Thân ái chào bạn.", "Chào bạn, Thời gian liền xương trung bình là 4 -6 tuần. Tuy nhiên, thời gian liền xương phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như cơ chế chấn thương, mức độ tổn thương, tuổi tác, bệnh lý đi kèm,... Với tổn thương của bạn, có tình trạng đứt lìa ngón và nối lại nên khả năng xương lành lâu hơn là rất cao. Hiện tại, nếu ngón chân của bạn vẫn còn sưng nhẹ nhưng giảm hơn lúc ban đầu và không kèm theo những triệu chứng nhiễm trùng như sốt, da xung quanh tấy đỏ, chảy mủ, chảy dịch từ vết thương,... thì bạn đừng nên quá lo lắng. Một số tổn thương gãy xương có thể tổn thương cả mạch máu hồi lưu vùng này nên dễ bị sưng phù hơn bình thường, bạn nên kê cao chân để hạn chế vấn đề này. Nếu có bất kỳ những triệu chứng trên hoặc sưng đau nhiều hơn, bạn nên tái khám liền tại chuyên khoa Chấn thương Chỉnh hình (tốt nhất tại cơ sở y tế đã phẫu thuật) để các bác sĩ đánh giá xem có nhiễm trùng hay không và xử trí bạn nhé. Thân mến.", "Chào bạn, Thời gian để một người sau gãy xương trở về sinh hoạt bình thường cần từ 3-6 tháng tuỳ vào cơ địa. Mức độ và thời gian hồi phục còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có sự kiên nhẫn tập vật lý trị liệu. Biến chứng teo cơ, cứng khớp khá thường gặp sau gãy xương, nhưng nếu tập vật lý trị liệu đúng cách thì hoàn toàn có thể hồi phục trở lại. Do đó bạn nên quay lại BV để BS hướng dẫn trực tiếp các bài tập cần thiết cho quá trình phục hồi này bạn nhé! Thân mến.", "Chào Minh Quang, Thời gian trung bình lành xương là 1 tháng, tùy mức độ gãy xương, có nhiễm trùng hay không, có béo phì, bệnh tiểu đường, lớn tuổi, hút thuốc lá hay không… mà xương sẽ lành nhanh hơn hay chậm hơn. Người trẻ khỏe mạnh và gãy kín thì xương lành nhanh hơn. Còn về chơi đá bóng thì mặc dù môn thể thao này dùng chân là chủ yếu nhưng lại có tính va chạm cao, nguy cơ té ngã là có, khi lỡ có sự cố ngoài ý muốn như ngã chống tay thì em có khả năng bị gãy xương lại. Vì thế, dù là gãy xương ở cổ tay nhưng an toàn nhất vẫn là 6 tháng sau mới chơi lại các môn thể thao mang tính cạnh tranh, va chạm như đá bóng. Không có thời gian cụ thể cho mỗi người vì cơ thể mỗi người là khác nhau, do đó em cần tái khám theo hẹn của bác sĩ, để bác sĩ chụp phim kiểm tra xem can xương mọc tốt không, nếu tốt rồi thì mới tháo bột. Hiện tại trong thời gian còn cố định tay bằng bột thì em không nên tập xoay cổ tay sớm, nhưng vẫn có thể tập gồng cơ và cử động các ngón tay để máu lưu thông tốt. Sau khi tháo bột, để mau chóng chơi lại thể thao thì em cần tập vật lý trị liệu 1 thời gian nữa, nhìn chung là sẽ tập xoay cổ tay, tập từ từ, tăng dần mức độ và cường độ, về bài tập cụ thể thì em nên đến các trung tâm phục hồi chức năng, vật lý trị liệu để được bác sĩ hướng dẫn cách tập đúng, tay em sẽ mau phục hồi, em nhé Thân mến.", "Sau phẫu thuật cố định, máu tụ sẽ được hấp thu dần và vùng tổn thương sẽ bớt sưng dần theo thời gian Chào em, Chấn thương gây gãy xương thường có lực tác động mạnh, gây tổn hại nhiều đến mô mềm, mạch máu vùng xương gãy và vùng lân cận, nên tình trạng sưng đau, tê buốt là khá thường gặp. Sau phẫu thuật cố định, máu tụ sẽ được hấp thu dần và vùng tổn thương sẽ bớt sưng dần theo thời gian, có thể kéo dài từ 2-4 tuần tuỳ cơ địa. Để giảm sưng, em nên tập vận động sớm và kê chi gãy cao hơn so với lồng ngực 20cm giúp sự lưu thông của tĩnh mạch trở về dễ dàng hơn. Nếu phía dưới vùng gãy mất cảm giác, yếu liệt, đau nhức nhiều, tím đầu chi hoặc vết thương sưng đỏ, mưng mủ thì cần tái khám ngay em nhé!", " Chào bạn Quang, Thời gian trung bình là 1 tháng, tùy mức độ gãy xương, có nhiễm trùng hay không, có béo phì, bệnh tiểu đường, lớn tuổi, hút thuốc lá hay không... mà xương sẽ lành nhanh hơn hay chậm hơn. Người trẻ khỏe mạnh thì xương lành nhanh hơn người lớn tuổi. Nay tay em không bị nhức khi cử động nữa và cũng đã 1 tháng kể từ ngày bó bột thì có khả năng xương đã lành tốt, cách tốt nhất hiện nay là đến khám lại chuyên khoa chấn thương chỉnh hình nơi đã bó bột cho em, chụp lại phim Xquang xem xương lành thế nào, nếu lành tốt rồi thì tháo bột.", "Chào em, Nguyên tắc bắt buộc để xương gãy lành là em phải cố định thật tốt. Trừ trường hợp các gãy hở, gãy nặng phải nẹp vít cố định xương, có thể vận động sớm hơn. Các trường hợp còn lại em cần vùng cổ tay và lân cận trong ít nhất 4 tuần đầu. Thời gian để xương gãy liền lại là từ 4-6 tuần, tuỳ cơ địa từng người và mức độ nghiêm trọng của gãy xương. Thân mến!" ]
Kính gửi bác sĩ, Dạng ung thư da Basal cell carcinoma là gì? Cách điều trị như thế nào? Dạng ung thư này nguy hiểm như thế nào? Xin cám ơn.
[ "Chào bạn, Basal cell carcinoma là ung thư da loại tế bào đáy, một thành phần của lớp biểu bì da. Đây là một loại ung thư phát triển trên các bộ phận da của cơ thể khi phơi nhiễm quá nhiều dưới ánh nắng mặt trời. Loại ung thư này có khả năng lây lan (di căn) khá nhanh từ da sang các bộ phận khác hoặc vùng da khác, có thể di căn đến xương. Ban đầu, các khối u sẽ bắt đầu như những vết sưng nhỏ, thường là trên mũi, má (vùng da thương xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời). Ung thư tế bào đáy thường phát triển chậm và không có dấu hiệu gì trong nhiều năm. Để chọn ra cách điều trị tốt nhất, bác sĩ chuyên khoa sẽ xem xét kích thước, vị trí, mức độ nặng nhẹ của vùng da bị ung thư tế bào đáy để chọn lựa phác đồ điều trị thích hợp. Các phương pháp điều trị cơ bản bao gồm: 1. Cắt bỏ khối u: bác sĩ sẽ cắt bỏ khối u và vùng da nhỏ xung quanh khối u đó theo tỉ lệ được tính trước để tránh để lại sẹo lớn. Sau khi kết quả xét nghiệm cho thấy mức độ nghiêm trọng của vùng da bị ung thư, một số trường hợp xấu phải tiếp tục cắt bỏ nhiều da hơn để tránh di căn. Cắt bỏ vùng da ung thư có thể bằng dao thường, dao điện, dao lạnh. 2. Xạ trị: sử dụng tia X để loại trừ những tế bào ung thư còn sót lại. Bệnh này không phải bệnh truyền nhiễm, lây lan, bạn nhé. Thân mến." ]
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị ung thư xương Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán ung thư xương Chẩn đoán hình ảnh Các xét nghiệm hình ảnh có thể giúp xác định vị trí và kích thước của các khối u xương, và liệu các khối u có di căn đến các bộ phận khác của cơ thể hay không. Các loại xét nghiệm hình ảnh được khuyến nghị phụ thuộc vào các dấu hiệu và triệu chứng cá nhân của bạn. Các bài kiểm tra có thể bao gồm: Quét xương; Chụp cắt lớp vi tính (CT); Chụp cộng hưởng từ (MRI); Chụp cắt lớp phát xạ Positron (PET); Tia X. Sinh thiết kim hoặc phẫu thuật Chèn kim qua da và vào khối u: Trong khi sinh thiết bằng kim, bác sĩ sẽ đưa một cây kim mỏng qua da và hướng dẫn nó vào khối u. Bác sĩ của bạn sử dụng kim để loại bỏ các mảnh mô nhỏ từ khối u. Phẫu thuật để loại bỏ một mẫu mô để xét nghiệm: Trong quá trình sinh thiết phẫu thuật, bác sĩ sẽ rạch một đường qua da và loại bỏ toàn bộ hoặc một phần khối u. Đánh giá các giai đoạn ung thư xương Xác định mức độ (giai đoạn) của ung thư sẽ hướng dẫn các lựa chọn điều trị. Các yếu tố được xem xét bao gồm: Kích thước của khối u. Ung thư phát triển nhanh như thế nào. Số lượng xương bị ảnh hưởng, chẳng hạn như các đốt sống liền kề trong cột sống. Liệu ung thư có di căn đến các bộ phận khác của cơ thể hay không. Các giai đoạn của ung thư xương được biểu thị bằng số La Mã, từ 0 đến IV. Các giai đoạn thấp nhất cho thấy rằng khối u nhỏ hơn và ít hung hãn hơn. Đến giai đoạn IV, ung thư đã di căn sang các bộ phận khác của cơ thể. Xem thêm: Xét nghiệm tầm soát ung thư xương Phát hiện sớm là chìa khóa để kiểm soát ung thư xương Phương pháp điều trị ung thư xương hiệu quả Các lựa chọn điều trị cho bệnh ung thư xương dựa trên loại ung thư mắc phải, giai đoạn ung thư, sức khỏe tổng thể. Ví dụ, một số bệnh ung thư xương được điều trị chỉ bằng phẫu thuật; một số với phẫu thuật và hóa trị liệu; và một số bằng phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Phẫu thuật Mục tiêu của phẫu thuật là loại bỏ toàn bộ khối u ung thư. Trong hầu hết các trường hợp, điều này liên quan đến các kỹ thuật đặc biệt để loại bỏ khối u thành một mảnh duy nhất, cùng với một phần nhỏ mô khỏe mạnh bao quanh nó. Bác sĩ phẫu thuật sẽ thay thế xương đã mất bằng một số xương từ một vùng khác trên cơ thể, bằng vật liệu từ xương hoặc bằng vật liệu thay thế bằng kim loại và nhựa cứng. Ung thư xương rất lớn hoặc nằm ở một điểm phức tạp trên xương có thể phải phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần chi (cắt cụt chi). Khi các phương pháp điều trị khác đã được phát triển, việc cắt cụt chi ngày càng trở nên ít phổ biến hơn. Nếu cần phải cắt cụt chi, có thể sẽ được lắp một chi giả và trải qua quá trình đào tạo để học cách làm các công việc hàng ngày bằng cách sử dụng chi mới của mình. Hóa trị liệu Hóa trị sử dụng các loại thuốc chống ung thư mạnh, thường được truyền qua tĩnh mạch (tiêm tĩnh mạch), để tiêu diệt các tế bào ung thư. Tuy nhiên, loại điều trị này có hiệu quả đối với một số dạng ung thư xương hơn những dạng khác. Ví dụ, hóa trị thường không hiệu quả lắm đối với ung thư chondrosarcoma, nhưng nó là một phần quan trọng trong điều trị ung thư xương và sarcoma Ewing. Xạ trị Xạ trị sử dụng chùm năng lượng công suất cao, chẳng hạn như tia X, để tiêu diệt tế bào ung thư. Xạ trị thường được sử dụng trước khi phẫu thuật vì nó có thể thu nhỏ khối u và dễ dàng loại bỏ hơn. Điều này có thể giúp giảm thiểu khả năng cần thiết phải cắt cụt chi. Xạ trị cũng có thể được sử dụng ở những người bị ung thư xương không thể loại bỏ bằng phẫu thuật. Sau khi phẫu thuật, xạ trị có thể được sử dụng để tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư nào có thể còn sót lại. Đối với những người bị ung thư xương giai đoạn cuối, xạ trị có thể giúp kiểm soát các dấu hiệu và triệu chứng, chẳng hạn như đau. Xem thêm: Ung thư xương có chữa được không? Hóa trị được truyền qua tĩnh mạch để tiêu diệt các tế bào ung thư", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị lão hóa da Phương pháp chẩn đoán và xét nghiệm lão hóa da Các đặc điểm của da lão hóa được chẩn đoán chủ yếu dựa trên các triệu chứng lâm sàng qua thăm khám của bác sĩ chuyên khoa. Các tổn thương nghi ngờ ung thư da biểu hiện dưới dạng các khối u hoặc vết loét ngày càng lớn và không lành. Những tổn thương như vậy thường được bác sĩ sinh thiết (lấy một mẫu mô tại vùng bệnh tiến hành quan sát mô bệnh học dưới kính hiển vi) để chẩn đoán trước hoặc sinh thiết như một phần của điều trị. Bất thường trên da nghi ngờ ung thư Điều trị Da khô và đổi màu Kem dưỡng ẩm sẽ giúp cải thiện làn da khô và bong tróc. Alpha hydroxy acid (AHA), vitamin C, alpha lipoic acid (ALA), isoflavone đậu nành hoặc kem retinoid bôi theo chỉ định của bác sĩ sẽ làm giảm tình trạng da sần sùi, không đều màu. Chúng cũng có thể làm giảm số lượng nếp nhăn và làm mờ sắc tố. Nhiều sản phẩm khác đang được nghiên cứu nhưng lợi ích của chúng vẫn chưa rõ ràng. Alpha hydroxy acid Trẻ hóa da mặt Các quy trình nhằm mục đích trẻ hóa làn da bị tác động bởi các loại ánh sáng bao gồm: Chất làm đầy (ví dụ như hyaluronic acid, polytetrafluoroethylene và cấy mỡ tự thân) giúp làm đầy các đường rãnh biểu cảm trên khuôn mặt như nếp trán, nếp chân chim, nếp mũi má,... Tiêm Botulinum để giảm cau mày và giảm nếp nhăn sâu. Điều trị bằng laser mạch máu và liệu pháp chích xơ để loại bỏ các mao mạch li ti trên mặt và các u mạch. Các quy trình tái tạo bề mặt như peel da, mài mòn da (dermabrasion) và tái tạo bề mặt bằng laser. Phẫu thuật thẩm mỹ để loại bỏ phần da thừa chảy xệ, bao gồm phẫu thuật tạo hình mí mắt bằng phẫu thuật hoặc laser cho mí mắt rộng và phẫu thuật tạo hình da mặt (căng da mặt) để làm săn chắc da vùng quanh hàm dưới.", "Chào em Quốc Quang, điều trị không khó. Bệnh nên được điều trị sớm, đúng phác đồ, liên tục và đủ thời gian. Chú ý tránh cào gãi, nên phơi nắng quần áo, giữ gìn vệ sinh cá nhân. Thuốc điều trị bao gồm điều trị tại chỗ với thuốc bôi như ketoconazol, clotrimazol, miconazol,... có thể kết hợp với thuốc uống kháng nấm được dùng theo đúng chỉ định của BS. Bệnh nấm da cần có thời gian mới có thể trị dứt hẳn được. Vì vậy, em nên kiên trì sử dụng thuốc, có thể cả tháng, cũng có khi lâu hơn, tránh bỏ trị nửa chừng bệnh sẽ dây dưa và khó trị hơn. Trong khi sử dụng thuốc cũng cần tái khám thường xuyên để BS đánh giá tiến triển bệnh và tác dụng phụ của thuốc trong suốt quá trình trị liệu. Để phòng bệnh nấm da cần vệ sinh da sạch sẽ, giữ cho da luôn được khô, thoáng. Tránh dùng chung đồ dùng với người đang bị nấm da. Chúc em sớm khỏi bệnh!", " Bạn đọc thân mến, Xạ trị là một trong những cách điều trị quy ước trong điều trị ung thư. Xạ trị dùng nguồn phát ra tia bức xạ, chính tia bức xạ tác động lên tế bào bằng cách tách ion điện tử hay còn gọi là hiện tượng ion hóa tế bào, từ đó tiêu diệt tế bào. Trân trọng.", "Chào em, này thường lành tính và hướng điều trị thường là bảo tồn hoặc phẫu thuật. Nhưng tùy theo biểu hiện lâm sàng của bé như: nhức đầu, buồn nôn, động kinh, đầu lắc, giảm thị lực,… và tùy thuộc vào vị trí, kích thước, tiến triển của khối u nang theo thời gian,… BS sẽ đưa ra hướng điều trị thích hợp. Tốt nhất, em nên trao đổi trực tiếp với BS điều trị. Thân mến.", "Chào anh, Trường hợp của anh và theo anh mô tả, AloBacsi nghĩ nhiều\r\nđến bệnh viêm da dị ứng. Việc điều trị chủ yếu là dùng thuốc chống dị ứng và hạn\r\nchế cào gãi để tránh nhiễm trùng. Tuy nhiên, để có chẩn đoán chính xác và điều trị đúng bệnh, anh nên đến\r\nBV Da Liễu để được điều trị tốt hơn anh nhé! Thân chào anh!", "Hình minh họa Chào chú, Về phân giai đoạn ung thư, người ta thường dựa trên kích thước khối u, mức độ xâm lấn và di căn của ung thư. Như vậy, với kết quả giải phẫu bệnh ban đầu mà chú cung cấp thì có thể chẩn đoán xác định đây là ung thư vú, còn để phân giai đoạn thì chưa đủ thông tin, sẽ cần chỉ định thêm nhiều xét nghiệm như chụp cắt lớp vi tính ổ bụng, lồng ngực, siêu âm tuyến vú,... kết hợp với giải phẫu bệnh mô xung quanh và hạch lân cận khi phẫu thuật. Đồng thời sẽ phải thực hiện thêm một số xét nghiệm về sinh học phân tử và hoá mô miễn dịch để giúp tiên lượng và xác định phương pháp điều trị bệnh. Hiện nay, điều trị ung thư vú là điều trị đa mô thức, sẽ kết hợp giữa phẫu thuật cắt trọn u và sử dụng hoá chất cũng như thuốc điều trị nhắm trúng đích lâu dài nhằm ngăn ngừa tái phát, giai đoạn càng sớm thì tỷ lệ điều trị thành công càng cao. Vì vậy, chú cần thảo luận với bác sĩ chuyên khoa Ung Bướu trực tiếp điều trị để có đầy đủ thông tin về tình trạng bệnh và phương pháp điều trị cho người nhà. Thân mến!", "Chào em, Trước hết, tôi xin chia buồn cùng với gia đình em, bởi vì bác em bị carcinoma tức là ung thư dạng biểu mô, biệt hóa trung bình nghĩa là mức độ biệt hóa của tế bào ung thư, trong đó tế bào ung thư biệt hóa trung bình thì có tiên lượng xấu hơn so với loại biệt hóa cao. Tuy nhiên, mức độ biệt hóa của tế bào ung thư chưa đủ để biết được giai đoạn của bệnh, BS phải kiểm tra xem khối u xâm lấn tại chỗ tới đâu, di căn hạch nào rồi, có di căn xa chưa thì mới đánh giá được giai đoạn của bệnh và đưa ra hướng điều trị thích hợp cho người bệnh, em nhé. Thân mến.", "Ung thư bàng quang là bệnh lý ác tính, đây là bệnh thường gặp thứ hai trong các loại ung thư tiết niệu, chỉ đứng sau ung thư tuyến tiền liệt. Chào bạn, Hiện nay quan điểm điều trị ung thư là đa mô thức, tức là phối hợp nhiều phương pháp như xạ trị, phẫu trị, hoá trị, liệu pháp miễn dịch... để đạt được hiệu quả tốt nhất. Việc lựa chọn phương pháp sẽ phụ thuộc vào giai đoạn ung thư và bản chất mô học. Nhìn chung, điều trị càng sớm thì hiệu quả càng cao. Phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn khối u, là phương pháp hữu hiệu nhất để phòng tránh tái phát và di căn, có thể theo sau với hoá trị hoặc xạ trị để giảm nguy cơ tái phát nếu u ở giai đoạn xâm lấn. Việc lựa chọn phương thức điều trị tốt nhất cần dựa trên hội chẩn giữa nhiều bác sĩ chuyên khoa ung bướu có kinh nghiệm, người trực tiếp điều trị cho bạn, nắm rõ giai đoạn bệnh và bản chất khối u bạn nhé!", "Chào bạn, Hiện nay bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, triệt để mà chủ yếu là làm chậm tiến triển của bệnh, phẫu thuật nhằm giảm kích thước u, giảm chèn ép,... Tuy nhiên, việc điều trị chủ yếu là theo dõi, chỉ can thiệp khi bướu chuyển ác tính, gây trở ngại trong sinh hoạt hoặc do lở loét, vấn đề thẩm mỹ. Bệnh nhân nên đến khám tại chuyên khoa Ung bướu hoặc Da liễu để được tư vấn cách điều trị, bạn nhé. Thân mến, ", "Chào bạn, Carcinoma tế bào vảy là ung thư biểu mô khởi phát từ tế bào sừng của da hoặc niêm mạc. Đây là loại ung thư thường găp ở Việt Nam, nguyên nhân thường do di truyền, đột biến liên quan đến hút thuốc lá, sử dụng các loại thực phẩm có nguy cơ gây ung thư… Sự biệt hóa tế bào được hiểu là các quá trình mà một tế bào ít biệt hóa trở thành một loại tế bào biệt hóa nhiều hơn. Điều này có nghĩa là, quá trình biến đổi theo hướng từ một tế bào gốc không có chức năng riêng biệt thành một tế bào chuyên hóa (một tế bào có chức năng cụ thể nào đó). Mức độ biệt hoá tế bào trong ung thư có thể ảnh hưởng đến mức độ phát triển, xâm lấn, di căn và khả năng đáp ứng với hoá trị. Mức độ biệt hoá khối u được phân thành biệt hoá thấp, biệt hoá vừa và biệt hoá cao. Khối u carcinoma vảy không sừng hoá tức thường có tiên lượng xấu hơn. Tuy nhiên, thời gian sống còn, diễn tiến tiếp theo còn phụ thuộc vào vị trí khối u, mức độ xấm lấn, di căn… do đó bạn nên tham khảo trực tiếp ý kiến của BS điều trị để được tư vấn cụ thể hơn bạn nhé! Thân mến.", "Ngọc Diệp thân mến, là bệnh thuộc về cơ địa (viêm da cơ địa), do tương tác qua lại giữa cơ thể và môi trường sống, do đó rất khó điều trị hết hẳn mà chỉ có thể điều trị khi có triệu chứng nổi ban ngứa giúp giảm nhẹ triệu chứng cho người bệnh thoải mái hơn, đồng thời tránh tiếp xúc với các yếu tố làm bệnh bùng lên, tuy nhiên có trường hợp không tránh khỏi việc tiếp xúc, ví dụ như thời tiết thay đổi. Bệnh có thể khởi phát bất kỳ lúc nào trong cuộc đời, thường tập trung vào những năm đầu đời, có người từ nhỏ đã bị, có người lớn lên mới phát. Nguyên nhân gây bệnh đến nay chưa được thật sự rõ, nhưng quan sát thấy có liên quan đến căng thẳng đầu óc, môi trường sống ô nhiễm, thực phẩm ăn vào, nhiễm giun sán... làm cho cơ thể nhạy cảm hơn, dễ bị kích ứng hơn. Nếu em thường hay phải uống thuốc thì em cũng nên kiểm tra định kỳ men gan, tầm soát nhiễm giun sán, kiểm tra cortisol máu cho trường hợp có dùng corticoid, cân nhắc test dị nguyên có thể biết được tác nhân nào gây bệnh. Ngoài ra, để giảm tình trạng này, em nên vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày, mặc đồ thoáng mát, hạn chế các thực phẩm có thể gây dị ứng nặng lên như đồ biển, thịt bò, thịt rừng, bia rượu, thuốc lá, vệ sinh lại không gian sống (chăn ga gối nệm, phát quanh cây cảnh trong nhà…). Theo Đông y thì gan và thận là 2 nơi thải độc của cơ thể, khi 2 cơ quan này hoạt động không tốt (mặc dù xét nghiệm tây y chức năng gan bình thường) thì cơ thể dễ bị dị ứng hơn nên em cũng có thể uống những loại trà / thang thuốc thảo dược lọc gan lọc thận ở các trung tâm trị liệu Đông y uy tín, có bằng cấp. Trân trọng.", "Chào bạn, Với chẩn đoán mô học trên, bố của bạn đã bị ung thư thực quản dạng ung thư tế bào vảy. Các ung thư loại này khá nhạy với hoá trị và xạ trị. Điều trị ung thư thực quản là điều trị đa mô thức: phẫu thuật, xạ trị, hóa trị. Tùy từng giai đoạn mà người thầy thuốc đưa ra chiến lược điều trị thích hợp: triệt căn hay triệu chứng, phẫu thuật đơn thuần hay kết hợp hóa xạ trị. Điều quan trọng nhất trong điều trị ung thư thực quản là phối hợp về nâng đỡ dinh dưỡng, chỉ định hợp lý đối với vị trí u, mức độ xâm lấn u và di căn hạch. Chế độ dinh dưỡng thay đổi tuỳ triệu chứng hiện tại, cơ địa bệnh nhân, giai đoạn điều trị… Thông tin bạn cung cấp chưa đủ để đánh giá giai đoạn bệnh, nếu được bạn vui lòng gửi chẩn đoán chính xác, kết hợp MSCT để chương trình tư vấn cụ thể hơn, hoặc hỏi trực tiếp tình trạng bệnh với bác sĩ điều trị bạn nhé! Thân mến.", " Chào em Linh, Ở nước ta tỷ lệ nhiễm siêu vi B khá cao (20% dân số), điều quan trọng đường lây nhiễm siêu vi B ở nước ta đa số là từ mẹ truyền cho con. Chính vì vậy, có những gia đình tất cả anh chị em cùng bị nhiễm và đều có nguy cơ xơ gan, ung thư gan do siêu vi B. Hiện nay, chúng ta đã có thuốc chủng ngừa viêm gan siêu vi B vì vậy tất cả mọi người đều nên làm xét nghiệm tầm soát và chích ngừa viêm gan siêu vi B nếu chưa bị nhiễm. Ung thư gan là một loại ung thư có tính ác cao. Thời gian đưa đến tử vong ngắn. Tuy nhiên, ngày nay ung thư gan đã có nhiều phương pháp điều trị tiên tiến giúp kéo dài thời gian sống như: phẫu thuật, đốt u gan bằng sóng cao tần, bơm hóa chất điều trị ung thư gan… Với những phương pháp điều trị này, nếu được chẩn đoán ở giai đoạn sớm việc điều trị ung thư gan cũng đem đến hiệu quả khá cao. Chúng ta có thể tầm soát ung thư gan bằng các xét nghiệm chẩn đoán sớm ung thư gan, siêu âm gan, CT gan… Đặc biệt, các phương pháp tầm soát này cần phải thực hiện định kỳ ở những người có nhiều yếu tố nguy cơ (người nhiễm virus viêm gan B, C, người uống rượu…). Đôi điều chia sẻ cùng bạn. Thân mến! TS.BS Lê Thị Tuyết Phượng - Trưởng khoa Nội Tiêu hóa BV Nhân dân 115 Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp. Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng: › Gửi đến email: › Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang › Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983", "Đa số bệnh nhân ung thư được phát hiện ở tuổi xế chiều, thông thường lúc này bệnh nhân đã có sẵn các bệnh như cao huyết áp, mỡ máu, tiểu đường... Cho nên, việc bệnh nhân ung thư có các bệnh nền không phải là chuyện lạ. Việc đầu tiên là bệnh nhân cẩn báo cho bác sĩ biết hiện đang sử dụng nhóm thuốc nào đó, bác sĩ sẽ tư vấn và giải thích cho người bệnh lưu ý khi sử dụng thuốc này có tương tác hay không, cần phải giảm liều hoặc hội chẩn với bác sĩ chuyên khoa liên quan. Ví dụ: Bệnh nhân đang điều trị bệnh suy tim, khi hóa trị các bác sĩ ung bướu sẽ hội chẩn cùng bác sĩ chuyên khoa tim mạch, từ đó đưa ra phác đồ hội chẩn chính xác nhất. Trong quá trình điều trị bệnh nhân gặp bệnh như ho, sốt, nhức đầu… có thể dùng thuốc hạ sốt hặc giảm đau, không cần phải lo lắng về vấn đề này. Thân mến." ]
Xin chào bác sĩ, Con có thắc mắc là trước đây con bị tai nạn và bị gãy xương mắt cá trong, sau khi phẫu thuật con không biết là bác sĩ phẫu thuật đã dùng vật liệu nào để khoan vào chân con, con đã hỏi nhưng bác sĩ đó ậm ừ không cho con biết. Con muốn biết chính xác bác sĩ đó đã dùng vật liệu loại nào thì phải làm sao ạ? Hoặc nếu dùng thép không gỉ thì chậm nhất sau phẫu thuật bao lâu thì con bắt buộc phải tháo vít đó ra ạ? Mong bác sĩ phản hồi giúp con sớm. Con cảm ơn ạ.
[ " Chào em, Thứ nhất, để biết chất liệu của đinh vít đã được sử dụng trong cuộc phẫu thuật cố định xương mắt cá trong bị vỡ của em trước đây thì cần xem lại biên bản phẫu thuật nằm trong hồ sơ bệnh án cũ, nhưng việc này cũng không thật sự tối cần thiết. Vì ngày nay, chất liệu của nẹp vít dùng trong phẫu thuật cố định xương thường là titanium hay thép 316L, thông thường các chất liệu này không gây phản ứng hay kích ứng gì với cơ thể, về nguyên tắc em có thể chúng sống suốt đời với hệ thống ốc vít này. Thế nhưng thực tế thì ai cũng muốn tháo bỏ vật lạ trong người để tránh những hệ lụy sau này, đặc biệt là đinh vít ở chân vì là nơi gánh sức nặng của toàn bộ cơ thể. Tháo đinh chỉ là 1 tiểu phẫu, không phức tạp và đau đớn như lần bắt vít vô. Tháo vít kim loại là bắt buộc thực hiện sớm trong những trường hợp bất thường như gãy vít, nhiễm trùng, khớp giả...gây ra các triệu chứng bất thường với bệnh nhân. Tháo vít kim loại ở mắt cá chân thì thời gian tốt nhất là 12-18 tháng, em đăng ký khám chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình để bác sĩ đánh giá lại, nếu bác sĩ nhận định đã đến lúc cần tháo vít thì em nên tháo vít ra. Thân mến." ]
[ "Chỉ kim loại còn sót sau phẫu thuật thường k gây biến chứng cho xương Chào em, Ngày nay, chất liệu của nẹp vít, dây kim loại dùng trong phẫu thuật cố định xương thường là titanium, thông thường các chất liệu này không gây phản ứng hay kích ứng gì với cơ thể, về nguyên tắc em có thể chung sống suốt đời với chúng. Tuy nhiên, thực tế thì độ đàn hồi của xương theo sinh học là mềm, dẻo, trong khi đó, nẹp vít được chế tạo là kim loại không gỉ. Hai modul đàn hồi khác nhau thì chỉ giúp xương lành tương đối, không lành chắc vì thế có thể nẹp với xương sẽ không tương thích được với nhau và sẽ có thể gây ra một số tác dụng phụ nếu sử dụng trong thời gian dài, đặc biệt là ở chi dưới. do đó, bs vẫn dặn em sau 2 năm thì đến tháo nẹp vít ra. Điều đáng tiếc là có 1 sợi chỉ kim loại dính vào ổ gãy kết vào xương và không lấy ra được, chuyện này thì mình phải chịu thôi vì nếu cứ cố lấy ra, biến chứng cho xương sẽ còn nhiều hơn. Thường sợi chỉ kim loại này không gây ra biến chứng cho xương, nhưng khi trời lạnh thì có thể em sẽ bị đau tại vị trí dây kim loại, và em cũng không thể chụp MRI sau này được khi có dây kim loại trong người, em nhé. Thân mến.", " Chào em, Đa phần nứt xương thì không cần phẫu thuật cố định xương bằng đinh vít, còn việc có cần bó bột hay không hay dùng phương pháp cố định bàn chân khác (như nẹp) thì bác sĩ phải khám trực tiếp cho em, đánh giá tổng trạng và xem phim Xquang bàn gót chân bị chấn thương thì mới quyết định được. Em cần đến kiểm tra tại chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình, em nhé. Thân mến.", "Vật lý trị liệu là một trong những phương pháp hữu ích nhất để khắc phục những chấn thương sau tai nạn gây ra Xin chào bạn! Tình trạng gãy xương ở chân khi được bó bột cố định trong một thời gian dài có thể gây ra tình trạng cứng khớp tạm thời ở các khớp chân. Bạn nên cố gắng tập vật lý trị liệu mỗi ngày để hồi phục vận động. Thân ái chào bạn.", "Chào em, Ngày nay, chất liệu của nẹp vít dùng trong phẫu thuật cố định xương thường là titanium, thông thường các chất liệu này không gây phản ứng hay kích ứng gì với cơ thể, về nguyên tắc em có thể chúng sống suốt đời với hệ thống ốc vít này. Thế nhưng thực tế thì ai cũng muốn tháo bỏ vật lạ trong người để tránh những hệ lụy sau này, đặc biệt là đinh nẹp vít ở chân vì là nơi gánh sức nặng của toàn bộ cơ thể, và tất nhiên là càng để lâu quá thời gian quy định của lành xương thì sẽ càng khó tháo. Tháo đinh nẹp vít chỉ là 1 tiểu phẫu, không phức tạp và đau đớn như lần bắt vít vô, không có chuyện tháo vít ra thì chân sẽ yếu hơn, trừ khi là tự ý tháo sớm. Tháo vít kim loại là bắt buộc thực hiện sớm trong những trường hợp bất thường như gãy vít, nhiễm trùng, khớp giả... gây ra các triệu chứng bất thường với bệnh nhân. Trong trường hợp của em thì hiện không có chỉ định tháo vít bắt buộc như các tình huống kể trên, có thể chờ được, do đó mặc dù em cũng nên tháo nẹp vít này ra nhưng thời điểm 6 tháng thì còn hơi sớm, nếu em lo lắng nhiều thì có thể đợi đến 12-24 tháng cũng được. Thân mến.", "Chào bạn, Vùng gót chân có ít mạch máu đến nuôi, lại chịu áp lực của toàn bộ trọng lượng cơ thể đè lên nên khó lành vết thương hơn các vùng khác. Thời gian trung bình để liền xương trong gãy xương gót là từ 1-2 tháng tuỳ cơ địa. Dù chỉ mới 1 tháng 7 ngày nhưng xương đã hình thành can xương tốt thì không nhất thiết phải đóng đinh thêm lần nữa - vì bạn đã từng bị hoại tử vết mổ 1 lần nên cũng cần hạn chế. Với thời gian đã 2 tháng, bạn nên tái khám kiểm tra lại chỗ gãy, nếu BS điều trị xác định xương đã liền, bạn có thể tập đi bằng nạng chịu lực trên 1 chân và tăng dần độ chịu lực ở chân gãy. Nếu cảm thấy đau thì nên ngưng lại và đi khám lại nhé. Thân mến.", "Chào bạn Đại, 1. Theo mô tả thì sau phẩu thuật hơn 1 tháng em khám lại thì kết quả 2 đầu bị lệch không tiếp xúc hay thẳng nhau em đừng quá lo vì theo thời gian xương mác sẽ phục hồi trở lại. Sau mổ can xương mác có thể thẳng nhưng cũng có thể cong. Xương mác sau gãy có bị cong hoặc lệch cũng không làm giảm chức năng vận động của chân. 2. Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng không kiêng gì cả nhưng ưu tiên đặc biệt ăn nhiều chất có chứa canxi để mau liền xương. 3. Nếu em phẫu thuật được 2 tháng thì em tập luyên tích cực các động tác vận động để tránh co cứng khớp, tập vật lý trị liệu phù hợp để mau hồi phục. 3 tháng tập bỏ nạng. Tái khám theo lịch hẹn của BS. 4. Chân bị gãy thì 6 tháng sau mới được quan hệ vợ chồng em nhé. Thân ái! ", "- Nguồn internet Chào em, Ngày nay, chất liệu của nẹp vít dùng trong phẫu thuật cố định xương thường là titanium hay thép 316L, thông thường các chất liệu này không gây phản ứng hay kích ứng gì với cơ thể, về nguyên tắc em có thể chúng sống suốt đời với hệ thống ốc vít này. Tuy nhiên, thực tế thì độ đàn hồi của xương theo sinh học là mềm, dẻo, trong khi đó, nẹp vít được chế tạo là một loại thép không gỉ. Hai modul đàn hồi khác nhau thì chỉ giúp xương lành tương đối, không lành chắc vì thế có thể nẹp với xương sẽ không tương thích được với nhau và sẽ có thể gây ra một số tác dụng phụ nếu sử dụng trong thời gian dài, đặc biệt là ở chi dưới. Như vậy, đối với bệnh nhân trong độ tuổi lao động thì nên tháo đinh vít ở những bệnh nhân cố định xương ở chi dưới, đối những bệnh nhân ở chi trên thì có thể để nguyên, trừ khi có biến chứng viêm nhiễm, gồ lên dưới da, lộ đầu đinh, hạn chế cử động hay có nhu cầu chụp cộng hưởng từ thì cần lấy ra sớm. Còn trường hợp như em, không có khó chịu gì cả thì muốn lấy vít ra hay không đều được. Thân mến.", "Chào em Thu Thủy, Đinh cố định xương gãy sẽ hết vai trò của nó khi xương đã lành. Khi đó em nên ra. Còn về chi phí, khi em khám tại các bệnh viện có chuyên khoa chấn thương chỉnh hình, các BS tư vấn cho em nhé. Thân mến! BS.CK2 Trần Văn Dương Khoa Y học thể thao - BV Nhân dân 115", "Gãy xương gót là một chấn thương toàn phần hay một phần ở xương gót Chào em, Vì vùng gót chân có ít mạch máu tới nuôi so với các phần xương khác. Hơn nữa, bộ phận này phải chịu áp lực của toàn bộ trọng lượng của cơ thể nên thời gian lành lâu hơn. Để hình thành can xương mất 4 - 6 tuần, còn đi lại sinh hoạt được phải mất từ 3 - 6 tháng. Nếu bạn tập vật lý trị liệu và bổ sung dưỡng chất đầy đủ thì sẽ nhanh lành hơn, không để lại di chứng. Còn về thời gian tháo nẹp kết hợp xương thì trung bình là 12-18 tháng, bạn quay trở lại Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình kiểm tra lại để BS lên lịch rút dụng cụ kết hợp xương cho bạn.", "Hình minh họa.\r\nNguồn Internet Chào bạn, Với gãy xương\r\ncủa bạn thì trung bình 8-10 tuần thì . Tuy nhiên, tình trạng lành xương này phụ thuộc rất nhiều yếu tố\r\nnhư tuổi, tình trạng và phương pháp mổ trước đó. Vì vậy bạn nên tái khám thường xuyên\r\nđịnh kỳ để theo dõi tình trạng liền xương. Với các nẹp vít bất động xương vững\r\nchắc thì bạn có thể tập vận động thụ động sớm. Thân ái, BS.CK2 Nguyễn Tôn Ngọc Huỳnh Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí AloBacsi.com Trích nội dung: “ ”", " Chào em, khi tái tạo khâu nối thường được giữ cố định ở hai đầu xương bằng các loại vít. Có nhiều loại vít khác nhau, bao gồm các vít bằng kim loại không tan được như loại em dùng. Loại vít này thường có chất liệu là titan, có đặc điểm không tan nhưng có tính trơ, nghĩa là có rất ít hoặc không có phản ứng với cơ thể. Tuy nhiên, dù có tính gì đi chăng nữa thì vít titan vẫn là vật lạ trong cơ thể, do vậy khi còn mang vít trong cơ thể thì những nguy co do vật lạ mang lại, đặc biệt là nhiễm trùng do du khuẩn huyết (cơ thể nhiễm trùng từ một nơi nào đó trong cơ thể, vi trùng sẽ đi vào máu và nếu may mắn không bị bạch cầu tiêu diệt thì nó có thể bám dính vào con vít gây ra một ổ nhiễm trùng). Mặc dầu vậy, phẫu thuật lấy vít vẫn là một phẫu thuật nghĩa là vẫn phải đụng đến dao kéo nên cũng có nguy cơ của nó, do đó nhiều người không lấy vít ra. Như vậy, câu trả lời thuộc về em. Nếu em cảm thấy bị ám ảnh bởi con vít thì có thể nhờ các BS lấy ra. Sau 1 năm là đủ thời gian để dây chằng bình thường nên có thể lấy vít ra được. Nếu em không cảm thấy khó chịu gì thì cứ việc để yên như vậy cũng không ảnh hưởng gì. Thân mến!", " Chào em Đức Duy, sau chấn thương tùy vào vị trí, mức độ tổn thương mà có chỉ định điều trị bảo tồn hoặc phẫu thuật. Những trường hợp rách nhỏ ở bờ ngoại vi, lâm sàng không đau, gối còn vững thì không cần phẫu thuật. Đau do tổn thương sụn chêm, mất vững khớp gối do đứt dây chằng có thể khiến vận động của em bị hạn chế, để quá lâu gây ảnh hưởng đến vận động của khớp gối. Hơn nữa, trong thời gian các bộ phận hỗ trợ chưa lành hẳn, mọi vận động chịu lực đều có thể làm cho chấn thương nặng thêm và khó điều trị về sau. Do đó, em cần tham khảo thêm ý kiến của BS trực tiếp điều trị để biết được mức độ tổn thương thực sự và chỉ định điều trị bảo tổn nếu có thể. Thân mến!", "Cẩn trọng trong sinh hoạt tránh để xảy ra những tổn thương Chào em, Thời gian đeo nẹp ngắn nhất đối với gãy xương mắt cá ngoài là 3 tuần, sau đó em cần tái khám lại chuyên khoa chấn thương chỉnh hình chụp lại phim kiểm tra xem can xương mọc tốt chưa rồi mới quyết định đeo nẹp tiếp hay tháo nẹp. Ít nhất là trong 1 tuần đầu, khi đi ngủ em cố gắng đeo theo nẹp, cố gắng ngủ nằm ngửa sẽ an toàn hơn là nằm nghiêng; nếu có mỏi quá thì có thể nằm nghiêng về phía chân lành, để chân đau kê lên cao. Em cần nhớ là \"vung vẩy\", xoay trở quá nhiều trong lúc ngủ mà không có bột cố định xương có thể làm can xương mỏng manh mới tạo bị đứt vỡ, chân khó lành. Khi đi tắm có thể tháo nẹp, sau đó phải mang nẹp lại, nếu không tự tắm được và nguy cơ trượt té thì nên có người hỗ trợ trong thời gian đầu.", " Chào bạn, là một gãy xương đơn giản, thường lành nhanh và gần như không có biến chứng gì ở người trẻ, không béo phì, không loãng xương và tuân thủ điều trị của BS. Chân của bạn đã được bó bột, vết thương lại không sưng đau, bạn đi lại cũng hạn chế thì việc không dùng kèm nạng cũng không ảnh hưởng gì nhiều đến việc lành xương, bạn tái khám theo hẹn của BS, để BS khám và chụp lại phim X-quang bàn chân sẽ đánh giá tốt nhất tiến trình phục hồi của bệnh. Để xương mau lành, bạn chỉ cần hạn chế vận động, uống thuốc BS đã kê, tăng cường bổ sung dinh dưỡng giàu vitamin C và canxi có trong cam, táo, bưởi, hải sản, cua đồng...và uống nhiều nước để cơ thể thải lọc được tốt. Thân mến!", "Chào em, Với những trường hợp phẫu thuật cố định xương chi dưới (chân) bằng nẹp/vít thì chỉ định tháo dụng cụ kết hợp xương tùy thuộc vào kiểu dụng cụ và vào thành phần hợp kim tạo nên dụng cụ. Thời gian trung bình để tháo nẹp vít ở đầu dưới xương mác là 12-18 tháng. Nhưng không áp dụng cho các trường hợp kết hợp xương do khớp giả, gãy có mảnh rời lớn, hay sau nhiễm trùng. Do đó, em nên tái khám bác sĩ chuyên khoa Chấn thương Chỉnh hình đã mổ cho em vào thời điểm 6 tháng-12 tháng-18 tháng để bác sĩ kiểm tra lại và đưa ra quyết định về việc lấy nẹp vít ra sao, em nhé. Thân mến." ]
Chào BS, Bé 22 tháng bị ho và ói, đi trung tâm Nancy, BS cho dùng kháng sinh 1 tháng. Bé đỡ ho và ngưng 3 ngày thì bị ho khò khè trở lại. Đi phòng mạch, BS tiếp tục cho uống kháng sinh và cho chụp phim phổi. Kết quả phim viêm phế quản, BS đề nghị nhập viện để chích kháng sinh. Hiện tại bé không sốt, ăn uống bình thường. Chỉ ho khi nằm ngủ. Vậy bé có nên nhập viện không BS? Em rất phân vân. Xin cảm ơn BS ạ!
[ "Thanh Duc thân mến, Nếu đã như vậy thì nên xem xét xem bé có suyễn hay không, đặc biệt là bé này chỉ nằm mới ho nhiều. Nếu là suyễn thì kháng sinh không thể giải quyết được mà phải uống thuốc suyễn, thậm chí là ngừa suyễn. Bé nên xổ giun, coi lại sinh hoạt và thức ăn, tránh khói bụi, khói thuốc lá, tránh thức ăn gây dị ứng. Trân trọng! BS Trương Hữu Khanh Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh - BV Nhi đồng 1" ]
[ " Chào em, Đây là một loại có chứa Corticoide nhưng tôi không biết bé của em bị của em đang bị bệnh gì, mức độ như thế nào,… nên không tư vấn dùng thuốc trên cho em. Tốt nhất, em nên đưa bé đến BV Nhi Đồng khám tìm nguyên nhân gây khò khè. Tùy theo nguyên nhân BS sẽ có hướng điều trị thích hợp. Thân mến! ", "Trẻ có thể bị 6 lần viêm phế quản trong 1 năm Chào bạn, Khi một loại virus tấn công vào đường hô hấp, đầu tiên bắt đầu từ mũi và đi xuống họng và đường dẫn khí. Do đó 3 bộ phận này đều tổn thương và gây nghẹt mũi, sổ mũi, đau họng và ho do tiết chất nhầy. Quan trọng nhất là có cần kháng sinh hay không? Và cần phân biệt viêm phế quản, viêm phổi hay hen phế quản. Viêm phế quản nói chung lành tính, vì vậy phải chấm dứt trước 10 ngày. Khi trẻ nhỏ bị sốt, chúng tôi thường khuyên nếu sốt trong vòng 48 giờ, bố mẹ có thể dùng các thuốc giảm sốt như Paracetamol, cho bé uống nhiều nước như nước cam, nước chanh pha mật ong. Nhưng nếu quá 48 giờ mà bé vẫn còn sốt thì nên đưa đến bác sĩ. Nếu trẻ kèm theo các triệu chứng hô hấp cần phải chụp hình phổi. Trường hợp bé bị viêm phổi sẽ xuất hiện trên Xquang ngực; hai lá phổi bình thường nếu trẻ bị viêm phế quản. Nếu viêm phổi do vi trùng, các bác sĩ sẽ sử dụng kháng sinh. Nếu do virus không thể dùng kháng sinh. Đôi khi trên nền nhầy tiết ra viêm thì vi trùng rất dễ xâm nhập, và rất dễ bội nhiễm về sau. Ví dụ, trẻ bị viêm phế quản do virus thông thường sẽ hết. Nhưng nếu trẻ đã hết sốt nhưng sau đó sốt trở lại thì đó là dấu hiệu nguy hiểm, chứng tỏ virus đã qua vi trùng, nghĩa là từ siêu vi nhiễm vi trùng. Lúc đó cần phải dùng kháng sinh để điều trị. Bố mẹ thường thắc mắc con mình bị viêm phế quản hay hen suyễn? Nếu đứa trẻ trên 2 tuổi bác sĩ sẽ cho kiểm tra bằng dụng cụ dao động xung ký để xem xét đường thở của bé có tắc nghẽn do hen hay không, phun thuốc giãn phế quản có bung ra hay không - đây là dấu hiệu của hen phế quản. Đồng thời nếu trẻ có chàm, có viêm mũi dị ứng, tiền sử gia đình bị hen thì các bác sĩ nghĩ nhiều đến hen. Tuy nhiên, một đứa trẻ dưới 2 tuổi rất khó phân biệt hen phế quản và viêm phế quản. Bình thường một đứa trẻ trong 1 năm có thể có tới 6 lần bị viêm phế quản. Đầu tiên, trẻ bị viêm phế quản đơn thuần thường dưới 10 ngày theo từng đợt, giữa các đợt trẻ hoàn toàn bình thường. Thứ hai, nếu mỗi đợt kéo dài hơn 10 ngày, và giữa các đợt không bình thường, thì cần phải suy nghĩ. Thứ ba, mỗi đợt hơn 10 ngày, và giữa các đợt trẻ không lành (như khò khè, khó thở, tím tái, chàm, viêm mũi dị ứng, tiền căn hen) thì nên nghĩ đến hen. Viêm phế quản nếu bội nhiễm phải dùng kháng sinh, nhưng hen phế quản không dùng kháng sinh. Kinh nghiệm của tôi là, khi cha mẹ nói rằng trẻ dừng thuốc thì bị lại thì nên nghĩ đến hen. Nếu chẩn đoán con nhỏ bị hen, điều trị theo hướng hen sẽ mang lại hiệu quả, trẻ không còn ho khò khè, khó thở, dù trẻ có bị viêm phế quản thì giữa các đợt sẽ được kiểm soát. Quan trọng nhất là trẻ không dùng kháng sinh. Điểm khó cho các bác sĩ là, với trẻ dưới 2 tuổi không có phương tiện khách quan để chẩn đoán chính xác hen. Thứ hai, khi cho ra chẩn đoán hen, bản thân bác sĩ phải hết sức thận trọng vì cha mẹ rất sợ hãi và ngại ngần không chấp nhận chẩn đoán này. Thông thường bố mẹ sẽ nhờ bác sĩ coi lại chẩn đoán liệu thật sự trẻ có hen hay không. Tuy nhiên phụ huynh cần hiểu rằng, hiện nay biến đổi khí hậu đang diễn ra từng phút từng giây. Trái đất nóng lên, lũ lụt, bão tố… làm độ ẩm cao hơn, các tác nhân, dị nguyên, nấm mốc có tính kháng nguyên mạnh hơn bình thường, ô nhiễm không khí ngày càng trầm trọng… đây đều là những tác nhân thúc đẩy hen. Vì vậy, trẻ có thể không có tiền căn hen trong gia đình nhưng vẫn bị hen như thường. Khi bác sĩ đưa ra chẩn đoán hen thì rất mất thì giờ cho chẩn đoán này, ví dụ như bác sĩ phải tư vấn cho bố mẹ tránh các yếu tố nguy cơ gây hen cho con; hướng dẫn xịt thuốc, buồng đệm, cách dùng thuốc cắt cơn, thuốc ngừa cơn… Khi khám đường hô hấp, bác sĩ sẽ có cây đè lưỡi và cây đèn để xem họng. Nếu họng đỏ, amidan sưng, có mủ, nghe phổi, nếu đường thở không có vấn đề sẽ khu trú trong viêm họng. Nhưng khu trú này rất mỏng manh, bởi gần như không có giới hạn. Vì vậy thường viêm đường hô hấp sẽ được gọi chung là viêm đường hô hấp trên, không chia ra từng vùng mũi, họng, đường dẫn khí bởi nó có mối liên quan với nhau. Thân mến.", "Chào em, Tuy bé mới được 3 tháng nhưng nếu thật sự bé bị nhiễm lại thì vẫn cần được điều trị triệt để. Tốt nhất, em nên đưa bé đi khám để BS đánh giá và cân nhắc lại việc điều trị. Thân mến,", "Con em 13 tháng tuổi. Hai tháng trước cháu có bị viêm họng, ho nên em cho cháu uống cephalexin 5 ngày là khỏi. Vừa rồi cháu bị ho 3 ngày không hết. Kết quả cháu phải nhập viện, chẩn đoán viêm phế quản co thắt. Cháu tiêm Trixonex 5 ngày nay đã đỡ hẳn và ra viện. Và mỗi lần cháu bị như vậy, em có nên nhập viện hay điều trị ngoại trú, vì nghe nói bệnh này dễ mắc khi thay đổi thời tiết, nên em cũng rất lo lắng. Lần sau nếu cháu bị lại thì em có nên cho cháu đi viện tiêm nữa, hay em cho uống thuốc? Mong bác sĩ giúp em. Đinh Phương - Lào Cai C hào em, BS không rõ em đưa ra chẩn đoán có đúng không, nhưng dù là bệnh gì đi nữa mà bé có biểu hiện khó thở như em mô tả thì không thể điều trị ngoại trú ở nhà được em à. Đó là một trong những triệu chứng cần được nhập viện sớm và cấp cứu kịp thời, để bé tránh được . Do đó, những việc em làm cho bé vừa qua là hoàn toàn đúng và sáng suốt, ngoại trừ em tự ý dùng kháng sinh cho bé là không đúng. Vì vậy, em không nên hoang mang, lo lắng gì cả, mà nên nghĩ, nếu lần đó em chậm trễ thì con em sẽ ra sao? Còn việc dùng kháng sinh đường uống hay tiêm là còn tùy thuộc vào bệnh tình của bé, BS điều trị cho con em sẽ quyết định điều này, AloBacsi không thể quyết định thay cho BS điều trị được em nhé. BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo", "- Nguồn: Internet Chào\r\nbạn, là một bệnh\r\nviêm mãn tính của đường thở, chủ yếu là phế quản. Khi tiếp xúc với các tác nhân\r\ngây kích thích hoặc khi gặp thời tiết không thuận lợi phế quản sẽ phù nề, co thắt,\r\ntăng tiết nhiều chất nhầy gây tắc nghẽn nên làm cho người bệnh có cơn ho, thở mệt,\r\nkhò khè, khó thở. Bệnh\r\nsuyễn và bệnh phổi là 2 bệnh lý khác nhau, bạn nên cho bé điều trị tốt bệnh suyễn\r\ntheo hướng dẫn của BV là tốt rồi, nếu không có biểu hiện của bệnh phổi thì bạn\r\nnên yên tâm và cũng không cần thiết phải đưa bé đi khám nhiều nơi. Thân\r\nmến, AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Trẻ ho kèm sốt cần thăm khám bác sĩ ngay Chào em, Đa phần trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ho kèm sốt là do nhiễm siêu vi. Tuy nhiên, để kê được thuốc cho bé thì bác sĩ cần phải thăm khám trực tiếp cho bé, đánh giá mức độ và dựa theo cân nặng mới kê thuốc được. Em nên đưa trẻ đến khám bác sĩ Nhi đồng để được hướng dẫn điều trị thích hợp, em nhé. Thân mến.", "Chào Phương Anh, AloBacsi rất cám ơn em đã tin tưởng và gởi câu hỏi đến chuyên mục khám bệnh online, nhưng ít nhất em cũng cho BS biết thêm những thông tin về bé: - Bé được mấy tháng tuổi. - Cân nặng, chiều cao của bé. - Chế độ ăn, uống sữa của bé như thế nào, bé có hay bú vào ban đêm không. - Ngoài triệu chứng ho, bé có chảy mũi hoặc nôn ói, khò khè… gì không. Với triệu chứng ho kéo dài 3 tháng, bé hay ho vào ban đêm hoặc gần sáng, đã điều trị nhiều thuốc kháng sinh nhưng vẫn không khỏi, có thể do chưa điều trị được bệnh gốc của bé hoặc do dùng thuốc nhưng chưa đủ liều, chưa đủ thời gian (khi thấy bé bớt là ngưng dùng thuốc)… Nếu loại trừ được nguyên nhân do dùng thuốc chưa đủ liều và chưa đủ thời gian, sơ bộ BS nghĩ đến các bệnh lý sau: - Trào ngược dạ dày – thực quản. - Suyễn - Hội chứng chảy mũi sau - Ô nhiễm không khí… Tuy nhiên, để có chẩn đoán chính xác, em nên cho bé đến BV Nhi Đồng khám tìm nguyên nhân và chữa trị đúng bệnh. BS chúc bé mau lành bệnh!", "Chào\r\nem, Quan\r\ntrọng là sức khỏe và sự phát triển thể chất của bé bây giờ như thế nào? -\r\nBé có nóng sốt không. - Việc\r\nbé ho kéo dài hơn 2 tháng có ảnh hưởng đến sức khỏe của bé không. -\r\nBé ăn uống vui chơi, ngủ nghỉ có tốt không,… Nếu\r\nhiện tại bé hoàn toàn khỏe mạnh và không có gì bất thường thì em có thể đưa bé\r\nđi tiêm ngừa .", " Chào em, Theo em trình bày tôi chỉ biết bé đang có biểu hiện nhưng không xác định được bé viêm đường hô hấp trên hay dưới hoặc kết hợp cả hai không, viêm do vi trùng hay do virus, mức độ viêm như thế nào,…? Nên tôi không thể tư vấn cho em. Tốt nhất, em nên đưa bé đi gặp BS và đừng tự điều trị cho bé. Thân mến! Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Chào em, Ho đêm, ho gây ói, ho khi nằm thì xem có phải do mũi không, nhất là kèm nghẹt mũi. Khi trẻ 31 tháng thì có nhiều loại thuốc ho, nhưng phải theo chỉ định của BS và nếu hay tái phát thì xem có suyễn không. Nếu ho kéo dài hơn 2 tuần thì chụp thêm Xquang phổi. Thân mến.", "Chào\r\nem, Với\r\ntính chất phân và số lần đi ngoài của bé như em trình bày thì chứng tỏ bé không\r\ncó biểu hiện , nên không cần thiết phải dùng thuốc kháng\r\nsinh như trên, nếu lạm dụng chúng sẽ làm cho bé trầm\r\ntrọng hơn đó em. Bây\r\ngiờ, em có thể dùng các thuốc sau (Hidrasec 10mg, Enterogemina) và bổ sung thêm\r\nkẽm hai tuần. Ngoài ra, việc bú mẹ và của bé cũng nên diễn ra bình\r\nthường em nhé! Chúc\r\nbé sớm khỏi bệnh. Thân\r\nmến,", " Chào bạn Tài, Theo mô tả của bạn thì bé bị do kích thích nên uống thuốc thì hết ho, khi hết thuốc sẽ tái lại. Nếu trẻ ho hãy đặt bé nằm ngang lên đùi bạn, vỗ nhẹ tay lên lưng giúp bé dễ ho và không ói. - Đừng cho trẻ uống thuốc ngắt cơn ho khi trẻ ho có đàm nhớt. - Nếu bé ho hãy kê gối cho bé nằm, đầu và vai cao lên. Làm như vậy sẽ ngăn không cho nhớt hay nước mũi chảy xuống cổ họng như vậy bé sẽ không ói. Bạn làm vài lần để tập cho bé thành thói quen bé sẽ hết ói. Thân mến! ", "Chào em, Việc nối lại vòi trứng không có chống chỉ định cho người có\r\nbệnh tim nhưng quan trọng là bệnh tim của em có ổn định và cho phép em làm phẫu\r\nthuật hay không. Do đó, một mình BS sản khoa không thể quyết định được, phải\r\ncần có sự cho phép của BS tim mạch nữa em nhé. Bé nhà em năn nay hơn\r\n3 tuổi, cách đây khoảng nửa tháng bị sổ mũi và ho. Sau đó mấy ngày khi ngủ dậy\r\nbé không mở được mắt và mắt có rất nhiều ghèn. Em có nhỏ bằng nước muối sinh lý\r\nlấy tăm bông lau cho bé ngày 2 lần trước, sau khi ngủ. Đỡ được vài ngày thì\r\nmấy ngày sau bé lại bị lại (vẫn còn sổ mũi và ho). Không biết bé nhà em bị bệnh\r\ngì thưa BS? (Hoai Phuong – ) BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo: Chào em, Nếu mắt của bé không có biểu hiện “sưng, ngứa, đỏ hoặc có\r\nnhiều ghèn xanh…” thì em chỉ cần vệ sinh bằng dung dịch Nacl 0,9%. Còn việc bé ho và chảy mũi kéo dài hơn nửa tháng thì em cần\r\nđưa bé đi khám để BS tìm nguyên nhân và điều trị dứt điểm cho bé em nhé. Em mang song thai: 1\r\nbé được 20 tuần 6 ngày và 1 bé 21 tuần 1 ngày. Thai của em là hai bé\r\nmột bánh nhau và 02 ối. Em mới đi khám BS kết luận một thai bị phù,\r\ntim và bụng của bé có nhiều dịch, và 1 bé bị thiếu nước ối. Trọng\r\nlượng của một bé là 372g, và một bé 410g. Trước đó BS có nói em có\r\nthể bị hội chứng truyền máu. Nhưng lạ ở chỗ trọng lượng thai không\r\nlệch nhiều. BS kê cho em đơn thuốc bổ. Hiện\r\ntại em vẫn đang dùng Vovo canximin và Procare và uống cả các loại\r\nvitamin mà các BS bệnh viện kê. Cho em hỏi như vậy có bị thừa vitamin\r\nkhông ạ? Và trường hợp của em kể trên liệu có nguy cơ bị hội chứng\r\ntruyền máu không? (Thanh Huyền – Hà Nội) BS chuyên khoa của AloBacsi: Em Huyền thân mến, Trường hợp của em là song thai đồng hợp tử (monozygotic)\r\nhình thành từ 1 trứng nhưng có chung một bánh nhau, hai ối nên có thể xảy ra . Còn việc dùng thuốc thì tốt nhất em nên dùng theo hướng dẫn của\r\nBS điều trị, em tự ý dùng thêm tất nhiên là sẽ thừa rồi, vừa tốn kém và vừa không\r\ntốt cho sức khỏe (do quá liều) em nhé. Cháu trai 2,5 tháng,\r\nnặng 5kg, cao 60cm. Khoảng 3 ngày mới đi ngoài, có khi phải thụt, phân màu vàng\r\nđặc. Em ăn nhiều rau xanh và hoa quả uống nhiều nước vậy mà cháu vẫn táo bón.\r\nXin bác sĩ chi em lời khuyên. Em nên cho bé uống thêm sữa loại nào không? (Jet – ) BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo: Chào em, Theo em trình bày thì trường hợp của bé chưa gọi là táo bón (phân\r\nvàng đặc), bé của em chỉ chậm đi ngoài thôi. Vì vậy, em không nên lạm dụng bơm\r\nthuốc hậu môn cho bé, lâu dần bé sẽ mất luôn phản xạ đi ngoài. Nếu em cho bé bú sữa ngoài thì em nên chọn các loại sữa có\r\nbổ sung thêm men vi sinh và chất xơ để bé dễ đi ngoài em nhé.", "Bạn Phi thân mến, Ngoài bệnh ra thì có rất nhiều nguyên nhân làm cho\r\nbé ho, các nguyên nhân thường gặp là viêm mũi họng, VA, viêm phế quản, viêm\r\ntiểu phế quản, suyễn, trào ngược dạ dày – thực quản, dị vật… Do đó, để tìm được nguyên nhân, BS cần phải khám trực tiếp xem mũi họng, tim\r\nphổi của bé thế nào, ngoài ho ra bé còn có triệu chứng nào khác không, có khò\r\nkhè, thở rít, khó thở không…tiền căn gia đình có bệnh lý gì đặc biệt không (dị\r\nứng, suyễn)? Đồng thời kết hợp thêm xét nghiệm máu hoặc chẩn đoán hình ảnh nữa mới có thể\r\nchẩn đoán ra bệnh của bé. Con bạn dùng thuốc đã nhiều ngày mà không khỏi, bạn nên đưa bé đi tái khám. Khi tái khám, bạn nhớ thông báo với BS nếu bé có những biểu\r\nhiện nào như AloBacsi đã kể trên. Chúc bé của bạn sớm khỏi bệnh, ăn khỏe, chơi ngoan nhé!", " Chào bạn, Bệnh lý đường hô hấp thường xảy ra ở trẻ nhỏ, không nhất thiết phải dùng kháng sinh, nếu cháu chảy mũi thường xuyên cần loại trừ viêm mũi dị ứng, tác nhân hay gặp là bụi, khói, mạt nhà, lông thú… và một số ít do dị ứng với thức ăn. Rửa mũi bằng là rất quan trọng và để loại bỏ những dị ứng nguyên bám vào mũi họng của trẻ. Để điều trị bệnh cần vệ sinh môi trường ở sạch sẽ, chích ngừa đầy đủ và cho các bé ăn trái cây thường xuyên để tăng cường miễn dịch cho trẻ. Thân mến! BS.CK2 Nguyễn Thị Thanh Trưởng khoa Nội 1 - BV Nhi Đồng 2" ]
BS cho em hỏi, em 21 tuổi có bạn gái. Em và bạn gái không có quan hệ nhưng bạn gái em cứ làm cho em xuất tinh ra ngoài mỗi tuần khoảng 2 hoặc 3 lần, tới nay khoảng 1 năm. Cho em hỏi như vậy có bệnh liệt dương không? (Duy Khánh – TPHCM)
[ "Duy Khánh thân mến, Hoàn toàn không Khánh à. Em rất may mắn khi có 1 bạn gái tâm\r\nlý như vậy. Xuất tinh 2-3 lần/tuần là hoàn toàn tốt cho sức khỏe (người bình\r\nthường). Chúc em hạnh phúc. AloBacsi\r\nơi, em nghe nói tư thế quan hệ và ngày quan hệ cũng ảnh hưởng tới giới tính\r\nthai nhi điều này có chính xác không ạ? Nếu em muốn sanh con gái nên quan hệ ở\r\ntư thế nào, ngày nào là tốt nhất? Em cám ơn nhiều ạ! (Hạ Nhiên – TPHCM) BS\r\nchuyên khoa của AloBacsi: Bạn Hạ Nhiên thân mến, Các nghiên cứu về sản khoa và giới\r\ntính trên thế giới không nói tới vấn đề này. Đây là những kiến thức truyền\r\nmiệng trong dân gian hoặc được ghi chép không rõ ràng, không có cơ sở khoa học.\r\nĐứng về mặt khoa học (có bằng chứng) thì BS được phép nói như vậy thôi. Vì vậy\r\nnhững thông tin em nghe được chỉ để tham khảo cho vui. Chúc em hạnh phúc. Thưa\r\nbác sĩ, Tôi\r\nbị hẹp bao quy đầu nhưng gần đây tôi đã lột được ra nhưng khi lột ra thì thấy\r\nrất khó chịu, bao quy đầu lại như \"thừa\" ở quanh đầu khấc, dày, làm\r\nco cụm lớp da bao bọc bên ngoài. Quy đầu thì rát, đau. Như vầy tôi có phải đi\r\nphẫu thuật không? Nếu cần thì tôi nên đến BV nào? (baggio…@ ) BS\r\nchuyên khoa của AloBacsi: Bạn Baggio thân mến, Những gì bạn kể cho thấy dấu hiệu của viêm dính bao quy đầu.\r\nNguyên nhân phần nhiều do hẹp gây ứ đọng nước tiểu, dẫn tới\r\nnhiễm trùng và gây ra dính. Bạn nên tới các BV hoặc trung tâm y tế lớn có\r\nchuyên khoa Ngoại Tiết niệu hoặc Nam học để xử lý (điều trị hết\r\nviêm, sau đó phẫu thuật tách dính và cắt bao quy đầu). Chúc bạn Baggio vui khỏe! Phòng khám TRƯỜNG XUÂN Số 53 phố Thái Thịnh 2, Đống Đa, Hà Nội Hotline: 0943381515 - ĐT: 043 562 7979" ]
[ "Chào anh Thành Trung, AloBacsi xin hỏi thêm: Anh\r\nbị đã trên 3 tháng, có đi khám ở đâu và được chẩn đoán do nguyên nhân gì và\r\nđiều trị như thế nào rồi? Anh ở độ tuổi nào? Vì căn cứ tuổi sẽ có một số\r\nbệnh liên quan. Xuất tinh ra máu do nhiều\r\nnguyên nhân có nguồn gốc từ túi tinh (viêm túi tinh, nang túi tinh, nang ống\r\nphóng tinh), tiền liệt tuyến (viêm, sỏi, u xơ, ung thư, sinh thiết) và do\r\nviêm nhiễm đường tiểu (viêm niệu đạo,viêm bàng quang). Để tìm nguyên nhân cần\r\nlàm một số xét nghiệm chẩn đoán và cận lâm sàng hình ảnh có tính không xâm lấn\r\nnhư siêu âm, cộng hưởng từ… Nội soi túi tinh và sinh\r\nthiết (nếu nghi ngờ ác tính) là biện pháp cuối cùng khi siêu âm và cộng hưởng\r\ntừ (MRI) có bất thường. Nguyên tắc nội soi là dùng một ống soi đưa vào cơ\r\nquan để xem được hình ảnh của cơ quan đó. Chi phí tùy nơi thực hiện. Anh có\r\nthể khám tại các bệnh viện có khoa Nam khoa, và phải có chỉ định của BS có nên\r\nlàm không anh nhé! Thân mến chào anh!", "Chào bạn, Khoa học hiện đại đã đưa ra những loại thuốc cải thiện một cách hiệu quả\r\ntình trạng , tuy nhiên việc dùng thuốc có nhiều tác dụng phụ\r\nkhông mong muốn, đặc biệt có thể gây liệt dương tạm thời hoặc vĩnh viễn nên người\r\nsử dụng cần rất cẩn trọng và cần thiết phải tuân theo chỉ định của bác sỹ. Bên\r\ncạnh đó cũng có nhiều phương pháp trị liệu tâm lý, rèn luyện thể lực kết hợp với\r\ndinh dưỡng hợp lý mang lại hiệu quả đáng khích lệ mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, việc chữa trị xuất tinh sớm hay rối loạn cương dương đều đòi hỏi\r\nsự kiên trì của cả thầy thuốc và bệnh nhân. Thông thường một lộ trình điều trị\r\nbằng thuốc từ 2-4 tháng, các liệu trình không dùng thuốc sẽ kéo dài hơn (từ\r\n4-10 tháng) nhưng mang lại kết quả bền vững hơn. Bạn cần nghiên cứu rất kỹ trước\r\nkhi lựa chọn một liệu trình điều trị phù hợp cũng như lựa chọn cơ sở y tế đáng\r\ntin cậy. Một số địa chỉ bạn có thể tham khảo: trung tâm nam học bệnh viện Việt Đức\r\nhoặc trung tâm nam học đại học Y Hà Nội (chuyên về thuốc và các thủ thuật can\r\nthiệp). Ngoài ra, Trường Xuân là một cơ sở y tế mới áp dụng các liệu trình khoa\r\nhọc hiện đại không dùng thuốc, bạn có thể liên hệ với các bác sĩ tại đây để được\r\ntư vấn chi tiết. Thân mến! BS. Cù Huy Tùng - Nguyên trưởng khoa nội BV Hữu Nghị Phòng khám Trường Xuân Địa chỉ: Số 53 phố Thái Thịnh 2, Đống Đa, Hà Nội Hotline: 0943381515 - Điện thoại: 04 3562 7979", "Chào cháu, Nếu một nửa số lần sinh hoạt tình dục mà người đàn ông không thể kéo dài thời gian (kể cả thời gian tiền giao hợp) để cho bạn tình thỏa mãn thì được gọi là . Chẳng hạn như chỉ vừa chạm nhẹ vào cơ quan sinh dục đã xuất tinh, vừa vào đến âm đạo đã xuất tinh, hoặc sau một vài động tác, sau một phút đã xuất tinh. Trường hợp của cháu cũng có thể gọi là xuất tinh sớm. Các nguyên nhân gây xuất tinh sớm thường gặp là thói quen thủ dâm, tâm lý lo lắng, thể trạng mệt mỏi, cũng có thể do tổn thương thần kinh giao cảm. Như vậy, không có nguyên nhân nào cho rằng cắt bao quy đầu làm xuất tinh sớm. Trường hợp của cháu, BS nghĩ nhiều đến nguyên nhân tâm lý (băn khoăn vì cắt bao quy đầu...). Xuất tinh sớm là một vấn đề có nguyên nhân phần lớn do tâm lý nên phải tùy từng trường hợp mà điều trị, không thể có một phác đồ điều trị chung. Nhưng cần dựa trên nguyên tắc là: - Làm giảm kích thích tại chỗ hay làm chậm lại cảm giác bằng dược phẩm. - Giải tỏa các ức chế tâm lý. - Luyện tập. Cháu nên khám ở các khòng khám nam khoa để bác sĩ tư vấn và hướng dẫn cụ thể cách khắc phục nhé. Chúc cháu mau chóng lấy lại được phong độ!", "Chào\r\nbạn, Bạn\r\nbị chứng sau \"quan hệ\". Để tránh các rối loạn sau này liên quan tới\r\nkhả năng cương cứng dương vật bạn nên trực tiếp tới BV Bình Dân Khoa Nam học để\r\nđược các bác sĩ khám và làm các xét nghiệm kiểm tra. Cần điều trị dứt điểm,\r\ntích cực bạn nhé! Chào bác sĩ, Cách đây 2 ngày em có đi tán sỏi qua da\r\nngoài cơ thể. Bệnh viện cho ra viện. Nhưng khi tán xong, đi tiểu nước tiểu hơi\r\nđỏ, không nhìn thấy sỏi ra. Hiện nay cứ chiều tối là em thấy ớn lạnh, trướng bụng,\r\năn khó tiêu. Rất mong BS tư vấn. (H.T Nguyệt - TP Đà Nẵng) ThS.BS Trần Thiện Hòa: Chào\r\nem, Sau tán sỏi có thể nhiễm trùng nhẹ\r\nvà sỏi vụn sẽ tiểu ra. Nếu hiện tại em còn ra máu thì quay lại BV để cho thuốc\r\nthêm hoặc nằm viện em nhé! Thưa bác sĩ, Tôi đi kiểm tra và BS kết luận viêm mào\r\ntinh hoàn biến chứng quai bị. Nhưng do đã sử dụng quá\r\nnhiều thuốc có chứa corticoid (17 ngày) dẫn đến viêm da nên bây giờ BS cho dừng\r\nvà tôi không dùng thuốc gì khác. Hiện tại tôi vẫn thi thoảng cảm thấy nhức dưới\r\ntinh hoàn. Theo BS tôi có dùng thuốc gì khác nữa không? (A.\r\nNguyễn - alex …[email protected]) ThS.BS Trần Thiện Hòa: Chào\r\nem, Nếu\r\nhiện tại vẫn còn nhức tinh hoàn thì em cần siêu âm lại để kiểm tra. BS sẽ cho\r\nem vài xét nghiệm để xem còn viêm hay không. Em quay lại và mang theo hết tất cả\r\nxét nghiệm cũ em nhé. Cháu\r\nchào bác sĩ, cháu năm nay 19 tuổi và chưa quan hệ tình dục. Nhưng khoảng 3\r\ntháng nay cháu hay ngứa ở vùng bìu bộ phận sinh dục và nổi mẩn đỏ (cháu có gởi\r\nhình chụp). Xin hỏi cháu bị gì, chữa ra sao? (Đ.\r\nM - nhocg…@gmail.com) ThS.BS Trần Thiện Hòa: Chào\r\nem, Qua\r\nhình ảnh em cung cấp cho thấy em bị bã nang lông ở bìu. Ngứa là có thể em bị\r\nnhiễm nấm bẹn bìu. Em ghé BS Da liễu để xem kỹ và soi nấm để cho thuốc bôi đặc\r\ntrị em nhé.", "Xin chào bạn, Tình trạng hoạt động sinh lý của cơ thể con người đôi lúc cũng có những rối loạn nhất định. Sự hưng phấn trong tình dục, khả năng quan hệ… phụ thuộc nhiều vào sức khỏe và cả tâm lý. Đôi khi tâm lý mệt mỏi lo lắng lại khiến bạn rơi vào tình trạng không thể hòa hợp trong chuyện chăn gối chứ không hẳn là bệnh lý. Trước hết bạn hãy thư giãn cho cơ thể một thời gian, đừng quan tâm nhiều vào việc quan hệ có được hay không, dành nhiều thời gian yêu thương và chăm sóc người yêu, 2 bạn có thể cùng nhau đi du lịch hoặc cùng nhau làm những việc thư giãn nào đó, khi mọi thứ căng thẳng được giải quyết thì vấn đề quan hệ thông thường sẽ hồi phục lại mà thôi. Nếu bạn quá lo lắng thì có thể đến các bệnh viện lớn có chuyên khoa Nam học để được tư vấn rõ hơn nhé, tuyệt đối không được đến những phòng khám trôi nổi bên ngoài sẽ tiền mất tật mang. Thân ái chào bạn.", "BS. Lê Thị Xuân - Trưởng\r\nkhoa Kế Hoạch Hóa Gia Đình, BV Từ Dũ Đúng\r\nlà ở độ tuổi của bạn, quý ông rất sung mãn, nếu bắt phải “kiêng khem” thì quả\r\nlà khó khăn. Vào\r\nkỳ kinh nguyệt, cổ tử cung của phụ nữ mở rộng hơn bình thường. Nếu sinh hoạt\r\ntình dục vào thời gian này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, xâm nhập vào\r\ntrong buồng tử cung, vòi trứng và gây bệnh. Mặt khác, trong những ngày này,\r\nnhiều chị em bị đau bụng, nhức đầu, mỏi mệt; diễn biến tâm lý cũng không bình\r\nthường (dễ nổi quạu, cáu gắt…) Mách\r\nnhỏ bạn kế sách này: Trước khi về phép nên gọi điện cho vợ hỏi thăm “tình hình\r\nlưu thông”. Nếu sắp đến ngày vợ chồng đoàn tụ mà vẫn còn đèn xanh thì có thể sử\r\ndụng một số loại thuốc (chủ yếu là thuốc tránh thai) để làm chậm lại những ngày\r\n“đèn đỏ”. Việc này nên hỏi ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng loại thuốc\r\nphù hợp. 2. Tôi 28 tuổi. Bị thai ngoài tử cung cuối tháng 8/2011. Đã\r\nđiều trị bằng thuốc MX. Lần đó tôi quan hệ với chồng không dùng biện pháp bảo\r\nvệ. Sau đó có sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp. Viên đầu uống 1 ngày sau quan\r\nhệ, nhưng viên thứ 2 uống trễ hơn 24 giờ. Trước đó 4 tháng tôi từng bị ngứa\r\nvùng kín, xét nghiệm không bị nấm. Bác sĩ chẩn đoán viêm âm đạo, cho thuốc đặt\r\nâm đạo và nước rửa phụ khoa nhưng tình trạng nhưng không hết. Vậy nguyên nhân gây thai ngoài tử cung là do tôi uống thuốc sai hướng dẫn hay\r\ndo viêm nhiễm phụ khoa gây nên? Tôi chưa từng nạo phá thai. Tôi có thể có con\r\nlại không? Nếu tôi muốn có con lại thì nên chuẩn bị gì về sức khỏe cũng như làm\r\ncác xét nghiệm gì? Tôi rất sợ sẽ lặp lại tình trạng TNTC như trên. Chân thành cảm ơn bác sĩ! (Thanh\r\nVân - TPHCM) Trước tiên tôi muốn khẳng định với bạn rằng, nguyên nhân gây\r\nthai ngoài tử cung không phải là do thuốc ngừa thai khẩn cấp, nhưng nguyên nhân\r\nnào làm bạn bị thai ngoài tử cung thì do không thăm khám trực tiếp nên không\r\nthể biết chính xác được. Chỉ biết rằng thai ngoài tử cung thường gặp là do vòi trứng bị viêm nhiễm, nạo\r\nphá thai cũng là một trong những nguyên nhân làm vòi trứng bị viêm dính và tắc\r\nhoặc do vòi trứng bị dị dạng bẩm sinh… Nếu bạn chỉ bị bệnh một bên vòi trứng thì vẫn còn khả năng có con ở vòi trứng\r\ncòn lại, nhưng tỉ lệ này sẽ thấp hơn. Tuy nhiên, từ lúc có thai ngoài tử cung\r\nđến nay mà bạn vẫn chưa có thai lại, thì tốt nhất vợ chồng bạn nên khám khoa\r\nhiếm muộn để được tư vấn cụ thể. 3. Tôi\r\n26 tuổi, mới kết hôn khoảng 6 tháng. Vợ chồng tôi rất hợp nhau trong\r\n\"chuyện ấy\" và mọi việc đều thuận lợi. Chỉ có một điều mà tôi luôn thắc mắc là nếu chúng tôi quan hệ dưới vòi hoa sen\r\nhoặc bồn tắm nước nóng thì liệu có an toàn không? Nước nóng có giết chết các\r\n\"chú tinh binh\" hay không? Và chúng tôi có cần dùng biện pháp tránh\r\nthai khi \"yêu\" kiểu này không? (Ngọc\r\nPhương, Hà Nội) Nếu chưa có ý định có thai thì bạn cần sử dụng biện pháp\r\nngừa thai trong mọi hoàn cảnh, cho dù bạn quan hệ vợ chồng ở đâu hay như thế\r\nnào đi chăng nữa, kể cả chuyện \"yêu\" dưới vòi hoa sen hoặc trong nước\r\nbồn nước nóng. Môi trường nước không có tác dụng bảo vệ hoặc chống lại việc thụ thai hay nhiễm\r\ntrùng lây truyền qua đường tình dục. Đối với nam giới có khả năng sinh sản bình thường thì có thể sử dụng bao cao su\r\nhoặc biện pháp tránh thai bằng thuôc viên ngừa thai phối hợp phù hợp hơn khi\r\nmuốn \"yêu\" trong nước, dù là nước nóng hay lạnh, nếu như không muốn\r\n\"đối tác\" có thai. 4. Chào AloBacsi, Khi đang mang thai mà quan hệ tình dục thì có\r\nảnh hưởng tới thai nhi không? Theo bác sĩ có nên quan hệ trong thời gian này\r\nkhông ạ? Xin bác sĩ giúp em. (Minh Yến -\r\[email protected]) Bác sĩ ơi, khi đã có thai thì quan hệ tình dục có ảnh hưởng tới thai nhi không?\r\nCó cần dùng bao cao su để bảo vệ không ạ? (Hà Linh -\r\[email protected]) Khi có thai vẫn có thể giao\r\nhợp được nếu như thai nghén của bạn bình thường, nghĩa là bạn không bị ra máu,\r\ndọa sảy thai hoặc dọa đẻ non, có tiền căn sảy thai nhiều lần… Tất nhiên, giao\r\nhợp khi có thai phải nhẹ nhàng, tránh đè ép vào vùng bụng, nhất là tháng\r\ncuối. Mặc dù lúc này không cần\r\ntránh thai nữa nhưng bạn cũng nên dùng bao cao su để tránh các bệnh lây truyền\r\nqua đường tình dục nhé. 5. Em\r\nkết hôn 1 năm, lần đầu tiên em có chích mũi ngừa thai 3 tháng, sau 3 tháng đó\r\nem uống thuốc ngừa thai Marverlon loại 21 viên. Do có kế hoạch sinh con nên em\r\nngưng dùng thuốc sau khi uống 2 vỉ nhưng sau đó em có hiện tượng mất kinh, thử\r\nque 1 vạch, siêu âm không có thai. Xin cho em hỏi trường hợp của em có nghiêm\r\ntrọng không? Không có kinh thì có khả năng thụ thai hay không ạ? (Thuỷ Nguyễn) Tình trạng vô kinh thứ\r\nphát của chị có thể có 2 nguyên nhân: 1. Buồng trứng chưa phục hồi hoạt động phóng noãn sau khi tiêm và uống thuốc\r\nngừa thai 2. Tác dụng không mong muốn của thuốc ngừa thai gây teo nội mạc tử cung. Chị nên đến khám lại với bác sĩ chuyên khoa để được tạo vòng kinh nhân tạo bằng\r\ncách dùng thuốc phối hợp estradiol và progestin với liều lượng phù hợp. Sau đó, chị có thể chờ thêm một thời gian cho hoạt động phóng noãn của buồng\r\ntrứng được phục hồi. Nếu vẫn không có kinh lại sau một thời gian 3 - 6 tháng,\r\nchị nên đến bác sĩ chuyên khoa hiếm muộn để được dùng thuốc kích thích phóng\r\nnoãn. 6. Em\r\nuống thuốc ngừa thai khẩn cấp Postinor 2 thì bị phản ứng phụ là tháng đó em có\r\nkinh 2 lần nên không uống nữa và chuyển sang dùng bao cao su. Vậy nếu lỡ em gặp\r\nsự cố (rách bao, tuột bao,v.v...) thì em có thể dùng thuốc tránh khai thẩn cấp\r\nnào được, xin BS tư vấn dùm 1 số thuốc tránh thai khẩn cấp hiệu quả. cám ơn BS! (Thuy Quynh - Q. Thủ Đức, TPHCM) Thuốc ngừa thai khẩn cấp thường có tác dụng phụ là gây rối\r\nloạn kinh nguyệt, rong kinh… tác dụng phụ nhiều hay ít tùy đáp ứng từng cơ thể\r\nnữa. Ngoài Postinor, thuốc ngừa thai khẩn cấp còn có các loại khác\r\nnhư Mifestad, Levonelle, Microlut… Tuy nhiên, bạn hãy nhớ là thuốc ngừa thai khẩn cấp không nên\r\nuống quá 2 lần mỗi tháng, không nên uống liên tục trong nhiều tháng, vì lâu dài\r\nsẽ ảnh hưởng gây rối loạn kinh nguyệt (ảnh hưởng đến khả năng sinh sản), khó\r\nđiều trị. Nếu quan hệ tình dục thường xuyên, em nên dùng các biện pháp tránh thai an toàn\r\nnhư thuốc ngừa thai phối hợp một pha hoặc hai pha tăng giảm liều, bao cao su… 7. Thưa bác sĩ, Ngày 4/8 là kỳ kinh cuối cùng của em. Ngày 3/9 em thử 1 vạch nhưng không thấy\r\ncó kinh. Ngày 8/9 em thử lại và 1 vạch nhưng đến hôm nay vẫn chưa có kinh trở\r\nlại. Em uống thuốc tránh thai vỉ 21 viên được 4,5 năm rồi. Bác sĩ cho hỏi em bị rối loạn chu kỳ kinh sau khi ngưng thuốc hay em bị làm\r\nsao? Có cần đi khám chuyên khoa ngay không hay chờ thêm một vài ngày nữa? (Thuy Linh - Hà Nội) Bình\r\nthường khi uống xong 21 viên (thuốc ngừa thai dạng viên uống hàng ngày), sau\r\nngưng thuốc thì đa số vài ngày sau sẽ có kinh là do lượng oestrogen và\r\nprogesterone giảm giống như trong chu kỳ kinh tự nhiên. Sau\r\nkhi ngưng thuốc tránh thai 7 ngày, em phải uống vỉ tiếp theo dù có kinh hay\r\nkhông (nếu còn nhu cầu ngừa thai), nếu trong 7 ngày đó không có kinh thì coi\r\nnhư chu kỳ đó không hành kinh. Em đã\r\ndùng thuốc 4-5 năm nay, nên cách dùng thuốc ngừa thai chắc là chính xác rồi\r\nphải không em. Nếu cẩn thận, em có thể đi khám ngay hoặc nếu dùng thuốc đúng\r\ntheo hướng dẫn mà sau 2 tháng không thấy kinh, em không nên uống tiếp nữa mà\r\ncần đi khám ngay em nhé! Nếu em muốn sinh con thì em có thể nghỉ thuốc và có\r\nthể dùng nhiều biện pháp tránh thai khác phù hợp.", "Em Kiệt thân mến, Hiện tại em không\r\nnên lo lắng nhiều, cái gì đã làm rồi thì không băn khoăn đến nó nữa. Điều cốt\r\nyếu là từ nay không bừa bãi nữa, nhất là không được dùng tay chặn đường\r\nxuất tinh như vẫn làm. Nếu còn quá lo, em có thể làm 1 số việc sau đây: đi khám\r\nvà siêu âm vùng bàng quang, sinh dục để loại trừ các yếu tố viêm nhiễm, bên\r\ncạnh đó làm xét nghiệm tinh dịch đồ để xem chất lượng tinh trùng ra sao (Bệnh viện có chuyên khoa Tiết niệu hoặc Nam khoa đều đáp ứng đươc). Khi có sự cố\r\nở đâu, sẽ giải quyết đến đó. Hãy coi đi khám bệnh cũng như đi bảo dưỡng xe máy, không\r\ncó gì phải ngại. Sức khỏe của em quý hơn chiếc xe máy rất nhiều lần, em phải\r\nbảo dưỡng nó thường xuyên hơn chứ. Chúc em mau lấy lại được niềm vui. Bác sĩ PHÒNG KHÁM TRƯỜNG XUÂN Số 53 phố Thái Thịnh 2, Đống Đa, Hà Nội Hotline: 0943381515 - ĐT: 04 3562 797", "Chào bạn, Một số bạn nam cũng thường có thói quen thủ dâm - thật ra thủ dâm cũng không xấu, có thể giúp cơ thể thư giãn, làm giảm nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến… Chỉ là nếu thủ dâm quá nhiều lần sẽ gây cảm giác mệt mỏi thiếu sức sống ảnh hưởng đến công việc mà thôi. Nên thủ dâm cũng cần hạn chế để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe vì nếu thủ dâm nhiều sẽ gây mệt mỏi kiệt sức không thể nào tập trung vào quá trình học hành được. Và việc cảm giác mệt mỏi kiệt sức dễ gây ra những triệu chứng như bạn đã thấy: cảm thấy yếu sức, mệt mỏi không tập trung làm việc được, thỉnh thoảng đau đầu choáng váng. Thân ái chào bạn.", "Mộng tinh (giấc mơ ướt) là quá trình xuất tinh không có chủ ý vào ban đêm khi đang ngủ Xin chào bạn, Với những bạn trẻ khi sinh hoạt tình dục không nhiều, ít thủ dâm thì lượng tinh dịch tạo ra ứ lại và cần được “giải tỏa” sẽ xuất hiện tình trạng mộng tinh đó là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên nếu hoạt động tình dục đều đặn, hoặc thủ dâm đều đặn mà vẫn bị mộng tinh thì đó là tình trạng bệnh lý cần phải đến bác sĩ Nam Khoa để kiểm tra và điều trị. Nếu cần hãy đến bệnh viện chuyên khoa có uy tín (ví dụ: Bệnh viện Bình Dân, bệnh viện ĐHYD, bệnh viện Chợ Rẫy…), tuyệt đối không đến những phòng khám trôi nổi sẽ bị “vẽ” và còn tiền mất tật mang đó. Vài dòng chia sẻ cùng em, chúc em nhiều sức khỏe.", " Chào bạn, Mộng tinh là tình trạng xuất tinh xảy ra trong lúc ngủ vào ban đêm, được xem là một hiện tượng sinh lý bình thường khi nó diễn ra khoảng 1 - 3 lần trong một tháng. Tuy nhiên, con số này hoàn toàn có thể thay đổi vì những tác động bên ngoài như: xem tranh ảnh kích thích, khiêu dâm trước khi đi ngủ, cơ thể quá mệt mỏi, suy nhược, căng thẳng thần kinh... Những yếu tố đó có thể là nguyên nhân dẫn đến việc mộng tinh xảy ra nhiều hơn. Nhìn chung, hiện tượng này là một cơ chế sinh lý nhằm giải quyết nhu cầu sinh lý tình dục của nam giới một cách không ý thức. Do đó, tình trạng của bạn hoàn toàn bình thường và không nên lo lắng bạn nhé! Thân mến.", "Quan hệ tình dục giúp hâm nóng tình yêu và giữ lửa hạnh phúc gia đình Chào bạn, Thời gian quan hệ tình dục có thể cải thiện lên đến 15 - 20 nếu bạn sử dụng các phương pháp điều trị xuất tinh sớm như thuốc uống, thuốc bôi… và kết hợp với những bài tập tâm lý hành vi. Tuy nhiên nếu sử dụng những biện pháp này đòi hỏi phải có sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý mua các loại thuốc không rõ nguồn gốc để sử dụng, bởi vì nó sẽ để lại những tác dụng phụ và có thể dẫn đến các rối loạn tình dục.", "Chào em, Bác sĩ không ngạc nhiên cũng như không bất ngờ với những gì em kể. Cảm giác muốn được người khác chứng kiến những thay đổi của bản thân rất thường gặp ở lứa . Tuy nhiên, những cảm giác này thường qua mau. Nếu kéo dài, chính cảm giác này sẽ làm em có những hành động xa lạ, không phù hợp với cách ứng xử trong cộng đồng, lâu dần sẽ bị kỳ thị. Cuộc sống tinh thần của em cũng vì thế mà bị ảnh hưởng. Nếu chấn chỉnh sớm, hậu quả sẽ không có gì đáng ngại. Còn về dương vật của em, chưa có dấu hiệu gì đáng lo cả. Biểu hiện như vậy ở tuổi 21 là bình thường. Điều em cần nhất hiện giờ là 1 người bạn tâm tình, biết chia sẻ cuộc sống cùng em (tốt nhất là 1 người bạn gái xinh xắn đáng yêu). Em có trở thành người bình thường hay không, điều này hoàn toàn do em quyết định. Chúc em sớm tìm được người bạn như ý. Thân, Chuyên gia tư vấn PHÒNG KHÁM TRƯỜNG XUÂN Số 53 phố Thái Thịnh 2, Đống Đa, Hà Nội Hotline: 0943381515 - ĐT: 04 3562 797", "Thùy Loan thân mến, Hoạt động tình dục là một hoạt động cần thiết của mọi động\r\nvật và con người. Ở động vật, tình dục chỉ có ý nghĩa duy trì nòi giống nhưng ở\r\nloài người nó còn đóng vai trò giải trí hoặc thể hiện tình cảm. Hoạt động làm cho cơ thể đẩy mạnh quá trình trao\r\nđổi chất, cân bằng hệ thống nội môi, giải tỏa được những stress trong cuộc sống\r\nhàng ngày và đặc biệt là nâng cao chất lượng cuộc sống. Qua đó em cũng thấy\r\nđược nếu “nhịn” dài ngày thì ảnh hưởng của nó sẽ thế nào rồi. Hai vợ chồng hãy cố gắng tìm ra cách để dung hòa giữa công\r\nviệc và đời sống tình cảm. Trong lúc chờ đợi, em có thể tìm niềm vui trong việc\r\nnhà (chăm sóc con cái, gia đình …), trong công việc hoặc các hoạt động xã hội. Chúc hai em hạnh phúc. Phòng khám TRƯỜNG XUÂN Số 53 phố Thái Thịnh\r\n2, Đống Đa, Hà Nội Hotline: 0943381515\r\n- ĐT: 043 562 7979", "Chào bạn, AloBacsi rất muốn tư vấn cụ thể cho bạn. Nhưng, câu hỏi của bạn vỏn vẹn có 1 dòng. Không đủ thông tin để tư vấn. Trong\r\n y khoa, muốn xác định bệnh và định hướng điều trị: bác sĩ cần nhiều \r\nthông tin như: tuổi tác, mô tả triệu chứng, thời gian xuất hiện triệu \r\nchứng, tiền sử bệnh, các thuốc đã uống, các bệnh đang điều trị... Mong bạn thông cảm, cần có các thông tin cơ bản đó, chúng tôi mới có thể tư vấn tốt được. Riêng việc rối loạn của bạn, còn cần được thăm khám trực\r\ntiếp và làm một số xét nghiệm cận lâm sàng. Để an toàn và hiệu quả,\r\nbạn nên thu xếp đến phòng khám nam khoa tại các bệnh viện lớn, có chuyên khoa này bạn nhé! Ngoài ra, để hỗ trợ bạn trong việc định hướng bệnh, chúng tôi xin cung cấp thông tin khái quát như sau: Yếu sinh lí là gì? Yếu sinh lý là một bệnh lý ở đàn ông mà khi dương vật không thể cương cứng hay không đủ cứng hoăc cứng nhưng không giữ được lâu và sẽ dẫn đến xuất tinh sớm làm mất cảm giác hung phấn trong khi yêu. - nguồn internet Nguyên nhân gây yếu sinh lí Xét tổng thể thì yếu sinh lý có thể chia ra thành 3 nguyên nhân chính là : - Liên quan đến tâm lý và thần kinh, liên quan đến nội tiết tố, do bệnh. Yếu sinh lí do tâm lý và thần kinh là do khi \"quan hệ\" một số người thường suy nghĩ liệu mình có bị yếu sinh lý không và lo trong suốt quá trình \"quan hệ\" dẫn đến hệ quả là xuất tinh sớm, hay có các vấn đề về dây thần kinh dẫn đến rối loạn cương dương. - Yếu sinh lí do nội tiết tố là nguyên nhân liên quan chủ yếu đến tuổi tác, do đã có tuổi nên các cơ quan trong cơ thể đã suy yếu dẫn đến việc sản xuất hóc môn sinh dục testosterone giảm sút gây giảm hung phấn và ham muốn tình dục, hay do các chất làm giảm khả năng sản xuất hóc môn này có nhiều trong cơ thể do việc ăn uống không hợp lý. - Yếu sinh lí do bệnh thì có bệnh như tim mạch, cao huyết áp, hay các bệnh liên quan đến mạch máu đều gây yếu sinh lý vì nó gây tổn thương đến các dây thần kinh ở vùng sinh dục làm giảm hung phấn và ham muốn tình dục. Cách khắc phục yếu sinh lí Muốn điều trị và khắc phục một cách hiệu quả thì điều đầu tiên là bạn cần phải biết rõ mình đang bị yếu sinh lý ở mức độ nào, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đó để có sự thay đổi hợp lý. Một số lời khuyên là nên: - Bỏ hút thuốc lá, uống ít rượu bia và các chất kích thích - Ăn uống hợp lý, đầy đủ chất, tránh sử dụng các thực phẩm ảnh hưởng đến việc \"quan hệ \" - Nên ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều vitmin A, E,..để tăng cường khả năng tình dục; - Nên tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, không hoạt động quá sức và nghỉ ngơi hợp lý. Thân mến,", "Chào Cao Bao, Mộng tinh là hiện tượng phóng tinh thường diễn ra vào ban đêm, trong giấc ngủ, giải phóng ra tinh dịch khi cơ thể tràn đầy năng lượng. Mộng tinh chỉ là một hiện tượng sinh lý hết sức bình thường ở nam tuổi từ 16-19, có thể sớm hoặc muộn hơn. Tần xuất xảy ra mộng tinh cũng khác nhau ở từng người. Có người vài ngày, có người cả tháng một lần, có người mấy tháng một lần… Có người mơ thấy quan hệ với phụ nữ rồi xuất tinh, thức dậy ướt cả quần… Chỉ khi mộng tinh xuất nhiều lần, ngày nào cũng có, thậm chí một đêm vài lần kèm theo những tình trạng như: mệt mỏi, choáng đầu, hoa mắt... thì được gọi là mộng tinh bệnh lý. Lúc đó mới cần được khám và chữa trị kịp thời. Bình thường khi các hoạt động của cơ thể ổn định và tâm lý của bạn đã chín chắn hơn, khi ấy mộng tinh sẽ giảm hoặc mất hẳn. Do đó, nếu không có các biểu hiện bệnh lý nêu trên thì bạn không nên lo lắng quá nhé. Chúc bạn luôn mạnh khỏe!" ]
Chào AloBacsi, Tôi năm nay đã 31 tuổi tôi uống thuốc Gardenal đã 15 năm nay. Cho hỏi có ảnh hưởng tới sức khỏe và đường con cái của tôi không? Trân trọng cảm ơn.
[ "Chào bạn, có thành phần hoạt chất là\r\nphenobarbital, chỉ định trong các trường hợp động kinh, mất ngủ, thuốc dùng lâu\r\nngày có thể gây lệ thuộc thuốc, trầm cảm, hoặc những tác dụng phụ trên chuyển\r\nhóa như loạn dưỡng đau cơ, đau khớp, còi xương, nhuyễn xương... Nếu bạn là nam thì theo một số\r\nnghiên cứu, thuốc có thể gây giảm nồng độ testosterone, làm giảm ham\r\nmuốn tình dục, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng còn liên quan đến tuổi,\r\nthời gian khởi bệnh, liều lượng thuốc… Đối với nữ giới, dùng phenobarbital\r\ncó nguy cơ sinh con bị dị tật bẩm sinh, với phụ nữ đang cho con bú thì thuốc\r\ntiết qua sữa có thể gây an thần cho trẻ. Khi dự định có con thì cần cân nhắc\r\ngiữa lợi ích và nguy cơ để có chỉ định liều lượng phù hợp... Thuốc sử dụng thời gian dài có\r\nthể gây lệ thuộc thuốc, nghĩa là cần một liều cao hơn mới có tác\r\ndụng, và một số trường hợp sử dụng liều quá cao gây độc. Vì vậy,\r\nbạn cần theo dõi các tác dụng phụ, kịp thời báo cho bác sĩ nếu có\r\nbất thường xảy ra. Và muốn kiểm tra tình trạng sức khỏe sinh sản\r\nbạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để có kết luận cụ thể. Thân mến, Th.S Dược Trần Thị Lạc\r\nDiệp /\r\nHasan – Dermapharm" ]
[ "Em Lê Nhựt thân mến, Thuốc Zentel (Albendazol) chống chỉ định trên phụ nữ có thai và cho con bú. Thuốc không ghi nhận có ảnh hưởng đến tinh trùng. Sau 3 ngày ngưng thuốc là thuốc đã được đào thải hết. Do đó em có thể yên tâm có con sau khi xong đợt điều trị. Thân ái chào em! BS-CK1 Hoàng Bích Hồng", " Đình Trung thân mến, Đây là một do cơ thể bé bị thiếu các men giúp sản xuất ra các hormon của tuyến thượng thận như cortisol, aldosterol, còn những tế bào sản xuất ra testosteron lại dư thừa nên dẫn đến hậu quả là bé bị dậy thì sớm hoặc có biểu hiện nam hóa trên bé gái. Do đó, khi bé mắc bệnh này, bé cần được điều trị hàng ngày và suốt đời. Còn việc phát triển thể chất và sinh sản của bé chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng, vì bản thân bệnh này cũng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh. Riêng vấn đề còn lại tôi không thể xác định qua thư. Trân trọng! ", " Chào em, Trường hợp của em cần dựa vào mới có kết luận cụ thể. Nhưng nếu đường vẫn cao và chế độ ăn uống của em không tiết chế được,… thì sẽ có nhiều biến chứng nguy hiểm. Tốt nhất, em cần được khám và theo dõi theo hướng dẫn của BS chuyên khoa nội tiết. Tùy theo đường huyết của em BS sẽ có lời khuyên hoặc hướng điều trị thích hợp. Thân mến! ", " Mộng Tuyền thân mến, Sản phẩm này không phải là thuốc, không gây tác dụng phụ và được khuyến cáo dùng an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ngoài ra, còn được các bà mẹ bỉm sữa tin dùng. Tuy nhiên, trường hợp của bé tôi không rõ sức khỏe của bé như thế nào nên tôi không thể cho em lời khuyên thích hợp nhưng trước mắt em nên đưa bé đi khám để loại trừ bệnh lý ,…cũng thường gặp ở lứa tuổi này. Trân trọng!", "Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc tẩy giun thường nhẹ và tự khỏi. Chào bạn, Hiện nay theo CDC, nên tẩy giun định kỳ 2 lần/năm 6 tháng cho đối tượng có nguy cơ cao, đặc biệt là trẻ em từ 2-12 tuổi. Khuyến cáo chọn thuốc có tác dụng với nhiều loại giun, ít độc, dùng một liều duy nhất vẫn đạt hiệu quả cao, ví dụ như Albendazole 400 mg liều duy nhất hoặc Mebendazole 500mg liều duy nhất. Cần lưu ý là Albendazole và Mebendazole chống chỉ định với trẻ dưới 2 tuổi, phụ nữ có thai 3 tháng đầu hoặc cho con bú, người có tiền sử mẫn cảm với Benzimidazol, người có tiền sử nhiễm độc tuỷ xương. Nên sử dụng thận trọng khi điều trị cho người suy gan, suy thận. Thuốc tẩy giun cũng có một số tác dụng phụ ít gặp sau khi dùng thuốc như đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy thoáng qua, những triệu chứng này thường nhẹ và sẽ tự khỏi. Một số rất ít trường hợp có thể xảy ra phản ứng dị ứng với thuốc như phát ban, ngứa, nổi mề đay nhưng rất hiếm bạn nhé! Thân mến!", " Cháu Hùng thân mến, Đến thời điểm hiện tại các công bố từ những cơ quan quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm uy tín như FDA xác định không gây vô sinh ở nam giới, với lượng dùng bình thường hàng ngày. Cháu có thể yên tâm nhé! Trích trong: BSCK1 Nguyễn Thu Vân ", "Chào em, Mẹ em có thể uống kèm\r\ntheo. Tuy nhiên v ề\r\ncách dùng và liều dùng, mẹ em nên đến bác sĩ để được chỉ định liều lượng cụ thể\r\nphù hợp với thể trạng , em nhé! Xin\r\nchào bác sĩ, Bố\r\ntôi năm nay 54 tuổi, khi đi xét nghiệm đường huyết của bố tôi là 5.5 ngưỡng là\r\n(4.2-6.4mmol/l), nhưng HBa1C của bố tôi là 6.4 ngưỡng là (4.0-6.0%A1C). Vậy cho\r\ntôi hỏi bố tôi có bị tiểu đường không? Khi xác định bệnh tiểu đường thì chỉ số\r\nnào tiên quyết ạ (đường huyết, HBa1C hay cả hai)? Tôi xin chân thánh cám ơn! (Nguyễn Hưng - Bình Thạnh, TPHCM) TS.BS Lê Tuyết Hoa: Chào anh, Bố anh không bị đái tháo đường. Để chẩn\r\nđoán bệnh thì cả hai glucose máu và HbA1c đều có giá trị. Ở đây hai giá\r\ntrị trên đều bình thường cả, anh yên tâm nhé!", " Chào em, Vắc xin tiêm ngừa không ảnh hưởng đến các loại thuốc đang sử dụng nên em đưa bé đi tiêm định kỳ không ảnh hưỡng đến sức khỏe của bé em nhé. Trân trọng!", "Chào em, Trong trường hợp của vợ em, đang điều trị giai đoạn\r\ncủng cố dùng thuốc Ethambutol 2 viên vàng và 1 viên màu trắng/1 ngày (đây là\r\nIsoniazide) được 6 tháng, mà có thai gần 4 tuần, em đang phân vân nên bỏ\r\nthai hay giữ thai? Nếu giữ thai, uống thuốc có ảnh hưởng đến thai nhi không? Với thắc mắc trên, AloBacsi xin trả lời như sau: Trong 2 loại thuốc vợ em đang uống thì có Ethambutol là ảnh\r\nhưởng đến thai nhi, cụ thể là tổn thương thần kinh thị giác. Nếu quyết định bỏ thai, thì vợ em vẫn sử dụng tiếp tục các\r\nthuốc trên cho đủ thời gian 8 tháng điều trị. Thông thường, trước khi điều trị cho các BN nữ còn trong\r\nđộ tuổi sinh sản, các thầy thuốc thường có lời khuyên là nên tránh có thai\r\ntrong giai đoạn điều trị với mục đích là để việc điều trị có hiệu quả tốt\r\nhơn và quan trọng hơn là vì sức khỏe của bệnh nhân. Bởi vì, một khi đã mắc bệnh\r\nlao, sức đề kháng của bệnh nhân đã có phần suy giảm. Nên với một thể trạng như\r\nvậy, nếu  phải \"gánh\" thêm việc nuôi dưỡng thêm một baby nữa,\r\nthêm vào đó, tác dụng phụ ít nhiều của thuốc điều trị cũng ảnh hưởng đến\r\nsức khỏe của bà mẹ tương lai, e rằng sẽ quá tải đối với một số (chứ không phải là\r\ntất cả) các bà mẹ có sức khỏe không tốt. Tuy nhiên, dù người bệnh \"vô tình\" hay \"có\r\nchủ định\" muốn thực hiện thiên chức làm mẹ trong giai đoạn này thì\r\nngười thầy thuốc vẫn phải tôn trọng ý kiến của họ. Việc tư vấn đúng và kịp\r\nthời sẽ thật sự cần thiết và có ý nghĩa. Nếu vợ em vẫn muốn sinh em bé, các BS sẽ chọn thuốc thay\r\nthế  ít ảnh hưởng đến thai nhi, cụ thể là sẽ thay  thuốc Ethambutol\r\nbằng Rifampicine và em tiếp tục sử dụng thêm 2 tháng nữa cho đủ 8 tháng điều\r\ntrị và quan trọng là cần có chế độ sinh hoạt ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Do vợ em có thai gần 4 tuần nên việc dùng Ethambutol trước đó\r\nđã có ảnh hưởng đến thai nhi hay chưa là điều không thể xác định được, vì nó\r\ncòn tùy thuộc vào từng cơ địa của BN. AloBacsi không rõ tuổi của hai em nhưng đoán rằng chắc các em còn\r\ntrẻ, còn nhiều cơ hội nên BS điều trị tư vấn nên bỏ thai chăng? Nhưng dù\r\nthế nào thì quyền chọn lựa vẫn thuộc về các em. Chúc gia đình em nhiều may mắn!", "Glucosamin dùng cho người thoái hóa khớp, viêm khớp, đau khớp, đau đầu gối, tổn thương các khớp xương do thể thao, vận động mạnh, phòng ngừa đau xương khớp… Glucosamin không phải đường như em nói đâu nhé, không chống chỉ định ở người bệnh tiểu đường. Mẹ em có thể uống thuốc này, liều dùng 1500mg/ngày. Chào dược sĩ, Em bị rách hậu môn và được BS kê đơn thuốc: Daflon, , Decontractyl, Alpha Choay, Duphalac. Em mới sanh bé được 4 tháng và đang cho bé bú mẹ hoàn toàn, khi BS kê đơn em quên không nói BS biết. Xin hỏi dược sĩ những thuốc trên uống có ảnh hưởng tới sữa mẹ không? Nếu ảnh hưởng thì em có thể dùng thuốc nào thay thế? (Linh Phương - TPHCM) Những loại thuốc mà em đang uống đều ít nhiều có bài tiết qua sữa, nên em có thể dùng thuốc cách xa thời gian cho con bú, tốt nhất là uống trước hoặc sau khi cho bé bú khoảng 4-5h. Thưa các bác sĩ, Vợ chồng tôi dự định có em bé. Tuy nhiên tôi vừa dừng thuốc kháng sinh và viên thuốc màu xanh (tôi không nhớ tên thuốc) để chữa được 2 ngày. Hiện tôi đang ở giữa chu kỳ, nếu tôi thụ thai vào chu kỳ sau thì thuốc có ảnh hưởng tới thai nhi không? Thêm nữa là chồng tôi đang uống kháng sinh ampicillin 500mg, nếu thụ thai có ảnh hưởng tới thai? Rất mong AloBacsi trả lời giúp tôi. Trân trọng cảm ơn. (T. Thơ - Hà Nội) Viên màu xanh như bạn nói đó là thuốc Mitasol blue hoặc Domitazol có chỉ định sát trùng đường tiểu. Bạn vẫn chưa thụ thai nên dùng thuốc không ảnh hưởng đến thai nhi. Chồng bạn có dùng thuốc kháng sinh cũng đâu ảnh hưởng gì đến thai. AloBacsi ơi, BS kê cho em thuốc: Sanfocef (cefuroxime) 500mg, Otizclor (Neomycin, nystatin, plymycin). Em ra hiệu thuốc mua thì người ta đưa thuốc này: Cecopha 500 cefuroxim, Neomet-v metronidazole, neomycin sunfate & nystatin vaginal tablets. Em không rõ em mua có đúng loại BS dặn không ạ? Mong AloBacsi tư vấn giúp. (Thỏ Xinh - Hà Nội) Những thuốc bạn mua ở nhà thuốc giống với thuốc bác sĩ đã kê toa cho bạn, nó chỉ khác tên biệt dược (tên do nhà sản xuất đặt) nhưng có cùng công thức hóa học. Bạn cứ sử dụng các thuốc đã mua.", "Chào\r\nem Tuyet, Để\r\nyên tâm hơn về vấn đề đám rối mạch mạc, mời em tham khảo theo link sau: >> AloBacsi hy vọng, sau khi tham khảo những thông tin này, sẽ\r\ngiải tỏa được lo lắng của em. Tuy\r\nkhông biết em đã dùng thuốc dưỡng thai nào để điều trị động thai nhưng nói\r\nchung thuốc điều trị cho bệnh này không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai\r\nnhi em nhé!", "Chào bạn, Tin vui là hiện nay đã có thuốc điều trị cho hiệu quả rất cao, tỉ lệ thành công 90 % . Vấn đề hiện tại của con bạn là cần đến khám bác sĩ để đánh giá chức năng gan, nếu chức năng gan xấu hoặc đã xơ gan thì nên điều trị sớm bạn nhé. Thân mến. AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa. giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: . Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn.", "Anh Đức thân mến, Thuốc mà bác sĩ kê cho cháu chính là\r\nketoconazol, một hiệu quả. Theo tài liệu thông tin thuốc trên\r\nthế giới, thuốc được dùng cho người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên. Thuốc\r\nkhông được nghiên cứu đầy đủ ở trẻ em nên chỉ được dùng cho trẻ em khi lợi ích\r\ncao hơn so với nguy cơ. Trong một số trường hợp, thuốc được dùng đường uống cho\r\ntrẻ > 2 tuổi, và không có thông tin đầy đủ về sử dụng thuốc đường uống ở trẻ\r\n< 2 tuổi. Tuy nhiên, dạng thuốc bôi ngoài da\r\nvẫn có thể sử dụng cho trẻ từ 2 ngày tuổi đến 12 tuổi khi không có tác dụng phụ\r\nbất thường xảy ra (tác dụng gây kích ứng tại chỗ, ngứa, đau nhức,…). Bác sĩ kê dạng thuốc bôi ngoài da\r\n(thường ít hấp thu vào máu gây tác động toàn thân) nên anh có thể yên tâm cho\r\ncháu sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ và theo dõi nếu có tác dụng phụ xảy\r\nra thì ngưng sử dụng thuốc nhé. Th.S Dược Trần Thị Lạc Diệp / Hasan - Dermapharm", " Chào bạn, Đối với thuốc (mebendazole) thì các nghiên cứu hiện nay không có bằng chứng về nguy cơ cho bào thai, thuốc có khả năng bài tiết qua sữa mẹ. Vì vậy tôi nghĩ ít có khả năng thuốc ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên theo tôi bạn nên khám thai thường xuyên theo đúng lịch hẹn để kịp thời phát hiện những bất thường nếu có. Thân mến! ", "Uống thuốc quá liều lượng gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe Chào em, Viên thuốc đau đầu mà em đề cập đến có lẽ là paracetamol, sử dụng quá liều thuốc có thể gây suy gan cấp và dẫn đến tử vong nếu không được dùng thuốc giải độc kịp thời. Nếu trước đây em được điều trị kịp thời, chức năng gan còn tốt thì 2 năm sau hầu như các cơ quan đã hồi phục trở lại, em không cần lo lắng về tác hại lâu dài của thuốc nữa em nhé!" ]
Tôi làm tài xế nên thường hay giác hơi để đỡ mệt mỏi, nhưng hơi lo ngại về việc dụng cụ giác hơi có thể lây truyền bệnh từ người này qua người kia không bác sĩ? Mong được giải đáp.
[ "Dụng cụ giác hơi không an toàn có thể gây bệnh ngoài da Chào bạn, Nếu được thì mỗi người nên trang bị cho mình một bộ giác hơi riêng và mang theo khi đến bệnh viện, cơ sở y tế. Ngày nay, tại các bệnh viện, nhất là phòng khám y học cổ truyền việc vệ sinh dụng cụ giác hơi cũng được thực hiện kỹ lưỡng. Thường sau khi giác hơi cho một bệnh nhân, dụng cụ sẽ được rửa sạch bằng các loại xà phòng sát khuẩn, sau đó ngâm các ống giác vào môi trường cồn một thời gian, để ráo và lau khô trước khi dùng cho bệnh nhân khác. Trong trường hợp sử dụng giác hơi ở những nơi không đủ điều kiện, như chúng ta thường thấy nhất là “giác hơi dạo”, chỉ một tấm chiếu hoặc tấm nilon trải ra, một bộ dụng cụ dùng cho nhiều người. Điều này có thể lây bệnh ngoài da, nếu chẳng may có người gặp vấn đề lở loét thì đây sẽ trở thành đường lây nhiễm các siêu vi, ví dụ như , C, HIV; còn có thể gây ra vấn đề nhiễm trùng, nguy hiểm nhất là nhiễm trùng huyết. Như vậy, xin được kết luận lại, giác hơi là một phương pháp của y học cổ truyền, cho nên trước khi thực hiện phải được thăm khám, đánh giá và chỉ định, không nên tự ý giác hơi không chỉ gây bất lợi cho sức khỏe mà thậm chí còn nguy hiểm cho tính mạng. Thân mến. (Trích từ GLTT )" ]
[ "Hình\r\nminh họa. Nguồn Internet Chào\r\nem, Nếu\r\nnhư em có tiếp xúc gần gũi hoặc thường xuyên với người bị thì em có khả năng bị lây nhiễm lao. Tình trạng ho và kéo dài 1 tuần nay có thể gặp trong đợt cấp của viêm họng, viêm phế\r\nquản, lao phổi... Để loại trừ lao phổi, em cần khám chuyên khoa Hô hấp, chụp\r\nphim Xquang tim phổi, đồng thời BS cũng xác định nguyên nhân gây ho khạc đàm và\r\nđiều trị thích hợp cho em. Thân\r\nái. AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "- nguồn internet Chào bạn, Việc di chuyển bằng\r\nxe máy trong trường hợp của bạn là rất nguy hiểm. Bạn hoàn toàn có thể theo dõi\r\nbệnh tại cơ sở y tế tại địa phương (ưu tiên nơi đăng ký BHYT), đặc biệt với các kín và cải thiện triệu chứng nhiều thì ít lo ngại. Nếu cơ sở y tế tại\r\nđịa phương sau khi kiểm tra đánh giá bạn cần lên tuyến trên để theo dõi thì sẽ\r\ncấp xe chuyển bệnh an toàn cho bạn, bạn nhé.", " Chào em Hạnh, Triệu chứng hơi của em (không rõ cụ thể vị trí nào, kéo dài bao lâu...) có thể do bệnh lý dạ dày chưa ổn định, có thể do bữa ăn đó ăn quá nhiều hay có những thành phần không hợp với đường ruột của em, có thể có liên quan đến thuốc điều trị cảm cúm (ví dụ như viên C sủi có thể gây khó chịu trên người có vấn đề về dạ dày, đường ruột)... Do đó, em nên tái khám BS chuyên khoa tiêu hóa để được kiểm tra, xác định nguyên nhân và điều trị thích hợp, em nhé! Thân mến!", "Chào em, Thực tế, ai cũng phải “xì hơi” vì nó chứng tỏ đường tiêu hóa hoạt động tốt. Về bản chất thì “xì hơi” nhiều không phải là bệnh. Tuy nhiên, với một số người thì “xì hơi” nhiều, liên tục lại là biểu hiện của một số bệnh về đường ruột. Các nguyên nhân lành tính của nhiều gồm viêm dạ dày, hội chứng ruột kích thích, loạn khuẩn ruột, nhiễm giun sán... và phần lớn là do nguyên nhân từ thực phẩm ăn vào, gồm chế độ ăn nhiều tinh bột, khoai, đậu, mì gói, nước có gas, trứng, rượu, đường nhân tạo... Hiện tại theo thông tin em cung cấp thì tôi chưa thấy có dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm nào. Để giảm xì hơi, em nên khám chuyên khoa Tiêu hóa để xác định nguyên nhân và điều trị thích hợp, điều chỉnh lại chế độ ăn, hạn chế ăn đồ chua cay, nước có gas, nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị, cafe, bia rượu và các thực phẩm làm tăng tạo hơi đường ruột, có thể dùng thêm probio hay sữa chua mỗi ngày để bổ sung vi khuẩn đường ruột. Thân mến! ", " Chào em, Tiếp xúc gần gũi với người bị lao phổi, đặc biệt là lao phổi thể phát hiện được vi khuẩn lao trong đàm (còn viết tắt là AFB dương tính, M dương tính) thì có nguy cơ bị nhiễm lao. Hôn sâu có trao đổi nước bọt với người bệnh lao phổi thì cũng là đường lây bệnh. Tuy nhiên, là bệnh chữa được, và ở nước ta đa phần người khỏe mạnh bình thường cũng có mang 1 số ít vi khuẩn lao trong người, khi mà hệ miễn dịch suy yếu (lao lực, nhiễm HIV, hóa xạ trị ung thư...) cũng có thể bùng phát ra bệnh lao, chứ không chỉ do nhiễm từ người bệnh lao. Như vậy, bạn gái em nên đến khám chuyên khoa hô hấp để giải tỏa tâm lý bị lây lao phổi từ người bác cũng như lây cho em. Thân mến! ", " Chào bạn, Sau thường để lại di chứng và từ đây dễ gây ra viêm phổi hay phế quản do mất cấu trúc sinh lý thông thường trước đây của phổi. Để xác định trong tình huống này có bị lao tái phát hay không bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa bệnh phổi và lao tư nhân hay công lập để thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu hơn như: tìm BK trong đàm các loại, X-quang, CT,... Thân mến! ", " Chào bạn, Triệu chứng , ợ hơi là những dấu hiệu điển hình của bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản. Vì vậy tôi đồng ý với chẩn đoán của bác sĩ điều trị cho bạn. Triệu chứng hiện tại đau nặng ngực kèm mệt mỏi có thể do nguyên nhân bệnh lý tim mạch kèm theo. Vậy bạn nên tái khám sớm để làm thêm xét nghiệm và tìm nguyên nhân bạn nhé. Thân mến! ", "Bạn Phương thân mến, Cảm giác của ống tai ngoài, tai giữa được chi phối bởi các\r\nnhánh của  dây thần kinh số V, số IX và dây X. Những thương tổn của\r\nvùng răng miệng, hầu họng... có thể gây . Qua nội soi tai, bác sĩ chưa phát hiện thương tổn ống tai hay tai giữa. Với triệu chứng khi ợ hơi, đây có thể là dấu hiệu liên quan\r\nsự trào ngược dịch vị dạ dày lên thực quản tới hầu họng, hay thương tổn\r\ncủa răng miệng. Do đó, bạn hãy tới bác sĩ chuyên khoa nội khám phát hiện các\r\nbệnh lý liên quan tới bệnh lý dạ dày, hay bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt khám\r\nphát hiện bệnh lý liên quan tới răng miệng  nhé. Thân chào bạn,", "Xin chào bạn. Thông thường những tiệm hớt tóc luôn thay mới dao cạo khi sử dụng cho khách, nếu bạn chắc chắn dao cạo sử dụng cho bạn là dao cạo cũ và tạo ra vết thương hở (rát) thì nguy cơ lây nhiễm những bệnh lý lây truyền qua máu là có thể, trong đó có cả HIV, viêm gan siêu vi B, viêm gan siêu vi C… Tuy nhiên đây là nguy cơ thấp, bởi vì theo nghiên cứu của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM trong khoảng 30 năm thì chưa có nhân viên y tế nào phơi nhiễm với máu của bệnh nhân nhiễm HIV trong quá trình làm việc mà lại bị bệnh cả. Hiện giờ nếu lo lắng quá, bạn có thể đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới hay các trung tâm hỗ trợ để được xem xét có cần điều trị dự phòng sau phơi nhiễm hay không nhé. Thân ái chào bạn.", "Ảnh minh hạo - nguồn internet Chào\r\nem, Tình\r\ntrạng mà em đang mắc phải theo tôi không phải là tình trạng bệnh\r\nlý đó chỉ là cảm giác chủ quan. Em nên chú ý đến giữ ấm cho cơ thể khi ngủ, thường\r\nxuyên tập thể dục để tăng cường sức khỏe, chống bệnh tật. Nếu\r\ntình trạng này đã kéo dài em nên đến BV để khám sức khỏe tổng quát em nhé.", "Chào em, Hôn là cách mọi người thể hiện tình cảm, đặc biệt trong tình yêu đôi lứa. Bên cạnh lợi ích của nụ hôn với sức khỏe, hôn cũng mang đến những nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe của em. Nó được xem là mặt trái của việc hôn nhau. Bởi vì trong mỗi nụ hôn, chứa hàng triệu vi khuẩn và virus, nó có thể gây những bệnh từ sâu răng, lở loét miệng đến cả những căn bệnh mạn tính khác. Vi khuẩn và virus tồn tại trong máu hoặc nước bọt của một người có thể làm lây lan sang người khác khi hôn nhau. Các vi khuẩn truyền nhiễm lây lan qua nước bọt bằng cách bám vào bề mặt bên trong của má và miệng, lưỡi hoặc răng. Chẳng hạn như vi khuẩn Streptococcus có thể gây ra một loạt các bệnh nhiễm trùng, bao gồm cả bệnh nướu răng và viêm họng liên cầu khuẩn. Các vi khuẩn được tìm thấy trong nước bọt nói chung có thể được tìm thấy ở các bộ phận khác của đường hô hấp, bao gồm cả mũi và cổ họng. Do đó, ngay cả cảm lạnh và cúm (và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác) cũng có thể lây lan qua đường nước bọt. Có một số cách để giảm nguy cơ mắc bệnh như không hôn người bị loét miệng, có mụn rộp. Thực hiện đời sống tình dục an toàn. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ.", "Không ít bản thân người bệnh và người nhà bị nhầm lẫn giữa bệnh lao màng phổi và lao phổi Chào em, Lao màng phổi đơn thuần, không kèm lao phổi (cụ thể là không ho, bs loại trừ lao phổi) thì không lây cho người khác qua đường hô hấp. Người bệnh không cần phải cách ly, sinh hoạt với người khác như bình thường, chỉ cần chú ý chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi cho phù hợp, vì người bệnh cần sức khỏe tốt để chịu đựng được thuốc kháng lao cũng như bệnh mau khỏi, ít di chứng.", "- nguồn internet Chào Quốc Vương, Nếu chỉ có triệu chứng như em mô tả cảm giác nóng, lan lên cổ họng, không xảy ra liên tục và không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt học tập của em… thì em chỉ việc theo dõi tiếp và đi bệnh viện khám khi xuất hiện thêm nhiều triệu chứng khác nữa hay triệu chứng cũ (kể trên) ngày càng nặng hơn, kéo dài liên tục, em nhé. Thân mến,", "Chào bạn, hay hắt xì là một phản xạ tự nhiên của cơ thể khi niêm mạc mũi bị kích ứng bởi các yếu tố như lạnh hoặc do hít phải các chất kích thích như: bụi, mùi đặc biệt, thay đổi thời tiết, vật nuôi... phản xạ này khó mà kiềm chế nổi. Thông thường, đa số người ta chỉ hắt hơi 1 lần nhưng có người lại phải hắt hơi đến 2 thậm chí là 3 lần liên tiếp. Đó đều là hiện tượng sinh lý bình thường. Nếu bạn không có biểu hiện của bệnh cảm hay bất cứ khó chịu gì khác thì không có gì đáng ngại cả, đây không phải bệnh và không cần điều trị, chỉ chú ý khi hắt xì thì giữ vệ sinh cho những người xung quanh. Thân mến.", "Không phải bệnh nào cũng lây qua đường ăn uống chung. Chào bạn, Việc ăn uống chung có thể làm lây nhiễm một số bệnh lý thông thường như bệnh cúm, nhiễm siêu vi hô hấp, nhiễm trùng tiêu hoá... Nhất là trong trường hợp không rõ nguồn gốc chai nước thì có thể nước không đạt tiêu chuẩn để uống và bạn có nguy cơ gặp các vấn đề về đường tiêu hoá do sử dụng nước uống không sạch (nhiễm trùng, nhiễm độc, nhiễm giun sán...). Tuy nhiên, cơ thể người cũng có cơ chế đề kháng nên không phải trường hợp nào cũng gây bệnh. Tình huống này không quá nghiêm trọng, bạn cũng không nên quá lo lắng nhưng cần theo dõi thêm và khám bác sĩ khi có bệnh bạn nhé! Thân mến." ]
Triệu chứng viêm thanh quản mạn
[ "Triệu chứng viêm thanh quản mạn Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm thanh quản mạn tính Thay đổi giọng nói hoặc mất giọng: Đây là dấu hiệu chủ yếu của viêm thanh quản; Khàn tiếng; Sốt; Sưng hạch bạch huyết ở cổ; Đau họng, ngứa rát họng; Người cảm thấy mệt mỏi; Khó nuốt, cảm giác bị nghẹn khi nuốt; Chảy nước mũi hoặc bị nghẹt mũi. Biến chứng có thể gặp khi bị viêm thanh quản mạn tính Viêm thanh quản thường được điều trị hoàn toàn nếu áp dụng những biện pháp phù hợp mà không gây ra biến chứng nguy hiểm gì. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra một vài vấn đề sau: Gây suy hô hấp; Viêm phế quản ; Viêm phổi; Ung thư thanh quản ; Ung thư vòm họng. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe." ]
[ "Chào em, Nhiều khả năng em đang bị và có thể kèm viêm hạch cổ. Em cần khám BS để được kiểm tra lại và điều trị thuốc phù hợp, nếu để kéo dài có thể dẫn đến viêm họng mạn, viêm xoang mạn sau này sẽ rất mệt mỏi. Thân mến.", " Chào em, Với triệu chứng em mô tả có khả năng em đang mắc bệnh . Triệu chứng thường gặp là sốt nhẹ, mệt mỏi toàn thân, chán ăn, đau họng, góc hàm khi nuốt, tuyến mang tai sưng to thường là một bên. Bệnh sẽ cải thiện dần và tự khỏi trong vòng 7 ngày. Trong thời gian này, em nên chú ý nghỉ ngơi, uống nhiều nước, có thể sử dụng paracetamol để giảm đau, hạ sốt. Cần chú ý cách ly để tránh lây lan cho người xung quanh em nhé! Thân mến! ", "Triệu chứng viêm thận kẽ Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm thận kẽ Viêm thận kẽ cấp tính Các triệu chứng và dấu hiệu của viêm thận kẽ cấp tính (ATIN) có thể không đặc hiệu và thường không xuất hiện trừ khi các triệu chứng và dấu hiệu của suy thận phát triển. Nhiều bệnh nhân bị đa niệu và tiểu đêm (do khiếm khuyết về khả năng cô đặc nước tiểu và tái hấp thu natri). Triệu chứng ATIN khởi phát và có thể kéo dài vài tuần sau khi tiếp xúc với chất độc hoặc sớm nhất là 3 - 5 ngày sau lần tiếp xúc thứ hai; thời gian tiềm tàng từ 1 ngày với rifampin đến 18 tháng với thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Sốt và nổi mày đay là những biểu hiện ban đầu đặc trưng của ATIN do thuốc. Sốt, phát ban và tăng bạch cầu ái toan xuất hiện ở < 10% bệnh nhân ATIN do thuốc. Đau bụng, sụt cân, to thận hai bên (do phù kẽ thận) cũng có thể xảy ra và kèm theo sốt có thể nhầm lẫn với ung thư thận hoặc bệnh thận đa nang. Phù ngoại vi và tăng huyết áp không phổ biến trừ khi bị suy thận. Viêm thận mô kẽ mãn tính Các triệu chứng và dấu hiệu thường không xuất hiện khi mắc viêm thận kẽ mãn tính trừ khi suy thận phát triển. Thường không xuất hiện phù và huyết áp vẫn bình thường hoặc chỉ tăng nhẹ trong giai đoạn đầu. Bệnh nhân có thể bị đa niệu và tiểu đêm. Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh viêm thận kẽ Viêm thận kẽ cấp tính Chức năng thận thường hồi phục trong vòng 6 - 8 tuần sau khi ngừng thuốc được cho là nguyên nhân gây bệnh, thường để lại sẹo. Một số trường hợp bệnh nhân hồi phục không hoàn toàn và nồng độ các sản phẩm chuyển hóa nitơ trong máu tăng. Viêm thận kẽ do NSAIDs thường có tiên lượng xấu hơn. Các tổn thương này thường hồi phục nếu tìm và loại bỏ được nguyên nhân. Tuy nhiên, một số trường hợp nặng có thể tiến triển dẫn đến xơ hóa thận và bệnh thận mạn tính. Tổn thương có nguy cơ cao không thể đảo ngược nếu có các dấu hiệu: Xâm nhập khoảng kẽ lan tỏa; Xơ hóa khoảng kẽ nặng; Chậm đáp ứng với prednisone; Tổn thương thận cấp kéo dài > 3 tuần. Viêm thận ống kẽ thận mạn tính Tiên lượng phụ thuộc vào nguyên nhân, khả năng phát hiện và điều trị ngăn chặn trước khi xuất hiện xơ hóa không hồi phục. Nhiều nguyên nhân di truyền (như bệnh nang thận), chuyển hóa (bệnh thận do cystin) và độc tố (ví dụ kim loại nặng) có thể không điều trị được. Trường hợp này, viêm thận kẽ mạn tính thường tiến triển đến bệnh thận giai đoạn cuối. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.", "Họng đau rát do bị viêm Chào em, Với các triệu chứng mà em cung cấp thì bác sĩ nghĩ nhiều đến tình trạng viêm họng - viêm thanh quản cấp. Để chẩn đoán xác định và điều trị tương ứng thì em cần khám chuyên khoa Tai mũi họng để bác sĩ quan sát trực tiếp vùng hầu họng của em, và kê thuốc phù hợp với tiền sử sử dụng thuốc, tiền sử dị ứng thuốc và bệnh lý kèm theo nếu có của em. Theo luật khám và chữa bệnh hiện nay của Bộ Y tế, bác sĩ không được phép kê thuốc thông qua kênh truyền thông mà không thông qua thăm khám + hỏi bệnh trực tiếp với người bệnh. Trong thời gian này, em chú ý vệ sinh răng miệng sạch ngày 2-3 lần sau khi ăn, vệ sinh lưỡi mỗi ngày (không cạo lưỡi mạnh), uống nhiều nước trong ngày và ăn nhiều rau xanh hoa quả, không hút thuốc lá, hạn chế nước đá lạnh và thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, nước có gas, không nằm hay vận động mạnh trong vòng 2 giờ sau ăn, giữ ấm hầu họng, tránh nơi ô nhiễm khói bụi. Thân mến.", "Triệu chứng giãn phế quản Những dấu hiệu và triệu chứng của giãn phế quản Những triệu chứng của giãn phế quản thường phải mất một thời gian dài, thậm chí là nhiều năm mới xuất hiện. Một vài dấu hiệu của giãn phế quản: Ho mạn tính hàng ngày; Ho ra máu hoặc một lượng lớn chất nhầy mỗi ngày; Khó thở; Có âm thanh hoặc tiếng khò khè trong lồng ngực mỗi khi thở; Đau ngực; Hụt hơi; Người cảm thấy mệt mỏi; Sụt cân; Thường xuyên nhiễm trùng đường hô hấp. Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh giãn phế quản Suy hô hấp: Xảy ra khi lượng oxy chuyển từ phổi vào máu không đủ cung cấp cho cơ thể. Xẹp phổi: Xảy ra khi một khu vực của phổi không thể phồng lên. Suy tim: Khi lượng oxy không đủ. Tim không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu cho cơ thể. Viêm phổi tái phát. Ho ra máu nặng. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe. Giãn phế quản là một bệnh lý về phổi thường gặp", "Chào em, Viêm phế quản mạn tính (viêm phế quản mạn) là tình trạng viêm (hoặc dễ bị kích thích) của đường thở trong phổi. Đường thở là những đường dẫn khí vào bên trong phổi, còn được gọi là cây phế quản. Khi đường thở bị kích thích sẽ gây tăng tiết đàm nhầy. Chính những đàm nhầy này gây tắc nghẽn đường thở và làm cho việc hít thở trở nên khó khăn. Viêm phế quản mạn gây nên tình trạng ho có đàm, khó thở và cảm giác nặng ngực. “Mạn tính” nghĩa là tình trạng diễn ra trong một thời gian dài. Viêm phế quản mạn là tình trạng viêm phế quản kéo dài hơn 3 tháng. Viêm phế quản mạn là bệnh có thể điều trị được, nhưng mà phải chẩn đoán chắc chắn xem có phải viêm phế quản mạn hay không. Vì triệu chứng đặc trưng của bệnh này là ho kéo dài nhưng mà có đàm, còn em thì chỉ ho khan mà thôi, có thể là 1 dạng bệnh đặc biệt như viêm phế quản dạng hen, hay có kèm yếu tố thúc đẩy như trào ngược dạ dày thực quản... Để kiểm tra lại bệnh và có hướng điều trị thích hợp hơn, em có thể đến khám lại tại bệnh viện chuyên về bệnh hô hấp như bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, Đại học Y Dược, Viện phổi Trung ương...em nhé. Thân mến.", "Triệu chứng suy thận mạn Những dấu hiệu và triệu chứng của suy thận mạn Suy thận mạn thường không có triệu chứng rõ ràng cho đến khi xuất hiện các tổn thương thận nặng nề. Các triệu chứng có thể gặp là: Thiếu máu : Hoa mắt chóng mặt, da xanh, niêm mạc nhợt nhạt. Mức độ thiếu máu tương ứng với mức độ nặng của bệnh. Suy thận càng nặng thì thiếu máu càng nhiều dẫn đến bệnh nhân mệt mỏi, ăn kém, giảm các hoạt động thường ngày. Tăng huyết áp : Triệu chứng hay gặp nhất, tăng huyết áp lâu ngày và không được kiểm soát có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim, suy tim, xơ vữa động mạch,… Triệu chứng về tim mạch: Viêm màng ngoài tim do urê máu cao. Triệu chứng thần kinh – cơ: Chuột rút, kiến bò, bỏng rát ở chân. Về hệ xương khớp: Viêm xương , loãng xương, đau xương thường gặp trong giai đoạn cuối của bệnh. X–Quang thấy hình ảnh loãng xương, xét nghiệm canxi máu tăng. Triệu chứng về tiêu hóa: Buồn nôn, chán ăn, loét miệng, loét đường tiêu hóa, tiêu chảy , xuất huyết tiêu hóa. Hôn mê do urê máu cao: Bệnh nhân ngủ gà, thờ ơ, co giật, rối loạn tâm thần rồi dần hôn mê. Các triệu chứng khác: Phù do viêm cầu thận hay giai đoạn cuối của bệnh. Biến chứng có thể gặp khi mắc suy thận mạn Khi chức năng thận không còn hoạt động bình thường khiến giảm mức lọc cầu thận, các chức năng nội tiết của thận bị rối loạn dẫn đến các biến chứng nguy hiểm: Tăng huyết áp đột ngột, nguy cơ đột quỵ cao; Các bệnh lý tim mạch ; Viêm màng ngoài tim; Thiếu máu; Tích tụ chất lỏng trong phổi của bệnh nhân hoặc các khu vực khác: Phù tay, chân; Nồng độ kali máu tăng cao, đe dọa đến tính mạng; Thiếu tập trung, thay đổi tính cách; Giảm khả năng sinh sản, giảm ham muốn tình dục; Suy giảm hệ miễn dịch, nguy cơ nhiễm trùng cao; Tổn thương thận phải lọc máu, ghép thận để duy trì sự sống; Thiếu vitamin D, ảnh hưởng đến sức khỏe xương của bệnh nhân: Loãng xương; Tổn thương thần kinh có thể dẫn đến co giật. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nhận thấy sự xuất hiện của bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng nào thì tốt nhất nên đến ngay bệnh viện để được thăm khám, xét nghiệm và được các bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn điều trị. Tuyệt đối không được thờ ơ trước các bất thường của cơ thể, vì có thể khiến bệnh tiến triển đến mức trầm trọng, việc chữa trị vô cùng khó khăn và gặp không ít rủi ro, biến chứng.", "Tìm hiểu chung viêm cầu thận mạn Viêm cầu thận mạn là gì? Viêm cầu thận mạn là một hội chứng lâm sàng đặc trưng bởi sự tổn thương kéo dài và mạn tính của các tiểu cầu thận và các nút mao mạch trong vỏ thận. Tình trạng này xảy ra ở cả hai thận và dẫn đến suy giảm chức năng thận dần dần theo thời gian. Bệnh bao gồm nhiều dạng viêm cầu thận khác nhau, gây ra sự suy giảm khả năng lọc chất thải và điều chỉnh cân bằng nước điện giải của thận. Viêm cầu thận mạn thường tiến triển chậm và có thể dẫn đến suy thận mạn nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Điều trị thường bao gồm kiểm soát huyết áp, quản lý chế độ ăn uống, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch (nếu cần), và theo dõi chặt chẽ chức năng thận. Việc phát hiện và điều trị sớm là quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng và bảo vệ chức năng thận lâu dài.", "Bạn V.V Hạ và Thiên Vương thân mến, Những triệu chứng như: vướng họng, rát họng, hơi thở hôi mà các bạn nêu trên,\r\nmặc dù đã điều trị tích cực, nhưng bệnh hay tái phát, thường gặp là do mạn. Ngoài ra là triệu chứng của bệnh lý: Viêm mũi, xoang mạn, viêm\r\nrăng lợi, viêm dạ dày, một số bệnh gan mật, do thức ăn… Khi viêm amidan mạn các nang của chúng có các hạt màu trắng đục, khi ấn\r\nvào nhu mô amidan sẽ xì ra chất bã đậu, mùi hôi (do các chất tiết của nang\r\namidan, tế bào, vi trùng, chất cặn bã tạo nên). Viêm amidan hốc mủ, là\r\nthể viêm amidan mạn tính, thỉnh thoảng bạn khạc ra chất bã này rất hôi. Viêm amidan mạn có thể gây biến chứng viêm mũi xoang, viêm thanh quản, phế\r\nquản... Bạn nên tới BS chuyên khoa Tai mũi họng khám, nếu đúng như vậy thì đây là chỉ\r\nđịnh cắt amidan mới giải quyết được tình trạng hôi miệng và viêm họng kéo dài\r\nnhé. Sau khi cắt bỏ tổ chức viêm mạn, cơ thể sẽ ít bị bệnh \"vặt\", hơi thở\r\nsẽ \"thơm tho\", trong giao tiếp chúng ta tự tin hơn.", "Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, với chia nhỏ bữa ăn, hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ Chào bạn, Viêm tụy mạn là quá trình bệnh lý đặc trưng bởi tổn thương tụy không hồi phục, bao gồm viêm mạn tính, xơ hóa và sự phá hủy mô tụy ngoại tiết lẫn nội tiết. Bất cứ tác nhân nào khiến viêm tụy cấp tái đi tái lại đều dẫn đến viêm tụy mạn. Nguyên nhân thường gặp nhất là do rượu (chiếm khoảng 70%). Trong nhóm nguyên nhân độc chất và chuyển hóa, còn có yếu tố viêm tụy mạn do hút thuốc lá, tăng calci máu, tăng lipid máu, suy thận mạn hay dùng các loại thuốc. Viêm tụy mạn cũng có thể do nguyên nhân tắc nghẽn như sỏi, tụy phân đôi, rối loạn cơ vòng Oddi,… Ngoài ra còn có các nguyên nhân tự miễn, bất thường di truyền cũng như vô căn. Bệnh biểu hiện bởi đau bụng (thường gặp), buồn nôn, nôn ói, chán ăn, ăn uống rất kém, đi tiêu phân mỡ, tiêu chảy kéo dài, đái tháo đường do tụy. Ngưng rượu bia và thuốc lá là bước quan trọng trong điều trị, góp phần bảo tồn mô tụy còn sót lại. Bên cạnh đó, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, với chia nhỏ bữa ăn, hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ. Bạn nên đưa chồng đi khám tại các bệnh viện có chuyên khoa tiêu hóa để được BS tầm soát chính xác nguyên nhân gây viêm tuỵ để phòng ngừa và kê toa các loại thuốc giúp hỗ trợ chức năng tuỵ bạn nhé!", "Chào em, Những triệu chứng của em thường gặp nhất trong bệnh cảnh viêm họng mạn, viêm amidan mạn phì đại mưng mủ, hội chứng chảy dịch mũi sau... Em cần đến khám chuyên khoa Tai Mũi Họng để bác sĩ soi kỹ vùng hầu họng cho em, xác định bệnh, mức độ và hướng điều trị thích hợp. Song song đó, để hỗ trợ phòng và điều trị bệnh, em nên vệ sinh răng miệng sạch ngày 2-3 lần sau khi ăn, súc miệng nước muối trước và sau ngủ dậy, vệ sinh lưỡi mỗi ngày (không cạo lưỡi mạnh), uống nhiều nước trong ngày và ăn nhiều rau xanh hoa quả, không hút thuốc lá, hạn chế nước đá lạnh và thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, nước có gas, không nằm hay vận động mạnh trong vòng 2 giờ sau ăn, giữ ấm hầu họng, tránh nơi ô nhiễm khói bụi. Thân mến. Mời tham khảo thêm: >> >", "Chào em, Triệu chứng buồn nôn, nôn khan ở người có bệnh viêm amidan mạn có thể do nguyên nhân tại amidan, cũng có thể do bệnh dạ dày, và có khi là phối hợp cả hai nguyên nhân trên, thậm chí là do nguyên nhân khác (ví dụ như thai hành ở phụ nữ có thai). Bệnh dạ dày thực quản và viêm họng mạn (trong đó có viêm amidan) là 2 nhóm bệnh khác nhau nhưng là yếu tố thúc đẩy của nhau tạo thành 1 vòng xoáy bệnh lý. Cụ thể, các thuốc điều trị viêm amidan thường ảnh hưởng lên dạ dày, ngược lại, bệnh viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản có thể làm acid từ dạ dày trào lên làm viêm niêm mạc vùng họng miệng gây tăng viêm nhiễm. Mặt khác, amidan viêm phì đại hốc mủ cũng kích thích thành sau họng, nơi có dây thần kinh chi phối cảm giác buồn bôn. Nhìn chung, em cần đến BV để kiểm tra sức khỏe, điều trị triệt để tình trạng viêm amidan, xác định nguyên nhân và điều trị chứng nôn khan để không ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc. Song song đó, em chú ý vệ sinh răng miệng sạch ngày 2-3 lần sau khi ăn, súc miệng nước muối trước và sau ngủ dậy, vệ sinh lưỡi mỗi ngày (không cạo lưỡi mạnh), uống nhiều nước trong ngày và ăn nhiều rau xanh hoa quả, không hút thuốc lá, hạn chế nước đá lạnh và thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, nước có gas, không nằm hay vận động mạnh trong vòng 2 giờ sau ăn, giữ ấm hầu họng, tránh nơi ô nhiễm khói bụi. Thân mến.", "Chào bạn Buixuan07, Khàn tiếng là một triệu chứng cơ năng (người bệnh nhận thấy) của nhiều bệnh lý khác nhau ở thanh quản. Tùy thuộc vào các triệu chứng đi kèm khác mà chẩn đoán bệnh lý thanh quản ở các thể khác nhau. Viêm thanh quản cấp ngoài triệu chứng là khàn tiếng còn có: cảm giác khô họng nuốt rát, ho, lúc đầu ho khan sau đó ho có đàm, có thể ớn lạnh, đau mình... Viêm thanh quản mạn tính: không có triệu chứng cơ năng gì khác hơn là khàn tiếng kéo dài, không có xu hướng tự khỏi và phụ thuộc vào quá trình viêm thông thường không đặc hiệu. Nguyên nhân của viêm thanh quản mạn tính được xếp làm 3 loại do phát âm, do viêm đường hô hấp, do cơ địa. + Do phát âm: những người làm nghề ca sĩ, diễn viên, giáo viên... thường dễ bị viêm thanh quản do thanh quản làm việc quá sức hoặc phát âm không hợp với âm vực của mình. + Do đường hô hấp: hít những hơi hóa học hoặc bụi kích thích, viêm mũi, viêm xoang mạn tính. Dùng rượu và thuốc lá quá mức cũng được coi như là nguyên nhân của viêm thanh quản mạn tính. + Do cơ địa: những người bị bệnh gout, đái tháo đường, béo phì... cũng dễ bị viêm họng mạn tính hơn những người thường do những rối loạn dinh dưỡng. Những bệnh này thường có tính chất gia truyền. Với những gì bạn mô tả, bạn chí có triệu chứng duy nhất là khàn tiếng đã 3 tháng thì nghĩ bạn đã bị viêm thanh quản mạn tính mà nguyên nhân là do bạn phát âm không hợp với âm vực của mình. Sau một thời gian dài sẽ hình thành hạt thanh đai hay hòn thanh đai là 2 cái u nhỏ bằng nữa hạt gạo, hình tròn hoặc nhọn mọc trên bờ tự do của 2 dây thanh. Về điều trị: bạn mô tả là đã đi khám và uống thuốc nhưng không nói rõ bạn khám BS có chuyên khoa Tai mũi họng hay không? đã uống những thuốc gì? Thư sau bạn có thể bổ sung nhé. Trong trường hợp bệnh lý của bạn nếu hạt thanh đai còn non, vấn đề được đặt ra hàng đầu là nghỉ nói trong vài ba tuần, đồng thời, chấm vào thanh đai các loại săn như: Nitrat bạc 1% hoặc phèn chua 1%. Ngoài ra, bạn cần bỏ thuốc lá, rượu, nước đá lạnh (nếu có), không thức khuya, không làm việc quá sức. Nếu hạt thanh đai nhân đã chai cứng thì phải phẫu thuật. Vì vậy, bạn nên đến các cơ sở có chuyên khoa Tai mũi họng để được khám, nội soi thanh quản để BS đánh giá bệnh lý của bạn và có hướng điều trị hợp lý. Chúc bạn mau lành bệnh!", " Chào em, Các triệu chứng em mô tả có thể là dấu hiệu của tình trạng vùng tai mũi họng mạn tính. Với tình trạng bệnh kéo dài và triệu chứng rầm rộ như trên, có lẽ việc điều trị của em đang có vấn đề hoặc có bệnh lý nguy hiểm khác chồng lắp lên. Em cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng để được khám bệnh trực tiếp và làm một xét nghiệm để xác định chính xác nguyên nhân bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ đề ra hướng xử trí thích hợp cho tình trạng của em nhé! Thân mến, ", " Chào em, Sở dĩ em gặp phải tình huống như vậy là vì đã bị viêm mạn tính và có sự hiện diện của các hốc mủ trong amidan. Tình trạng này kéo dài sẽ gây quá phát amidan gây khó thở, hội chứng ngưng thở lúc ngủ, hôi miệng, viêm cấp tính tái đi tái lại, biến chứng nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Do đó em cần đến bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng để được xử trí thích hợp em nhé! Thân mến! " ]
BS ơi, Có phải qua 35 tuổi không nên dùng thuốc hay que tránh thai vì sẽ tạo ra tế bào lạ không? Có đặt vòng được khi chưa tháo que tránh thai không ạ? Em đang sử dụng que cấy tránh thai. Rất hợp với cấy que. Mong BS tư vấn cho em ạ!
[ "Chào bạn, Que tránh thai không tạo ra tế bào lạ, và qua 35 tuổi dùng que vẫn tốt. Nếu bạn hợp với cấy que thì vẫn cứ sử dụng bình thường. Thân mến." ]
[ "Chào bạn, Sau khi\r\nsinh mổ, người phụ nữ không nên có thai trở lại trong vòng 2 - 3 năm. Đặt vòng\r\ntránh thai là phương pháp tránh thai có tác dụng 5 - 10 năm, không ảnh hưởng\r\nsữa mẹ. Nếu vợ\r\nbạn sinh mổ, nên chờ 6 tháng mới đặt vòng tránh thai, trong thời gian đó,\r\nvợ chồng bạn cần ngừa thai bằng phương pháp khác như bao cao su, màng phin tránh thai...", "BS Lê Ngọc Anh\r\nThư - BV Từ Dũ: Hiệu quả ngừa thai\r\ncủa thuốc phụ thuộc vào cách sử dụng đúng. Nếu bắt đầu sử dụng\r\nthuốc viên tránh thai liều thấp hàng ngày, bạn phải uống viên đầu tiên vào ngày\r\nđầu tiên ra máu của chu kỳ kinh thì hiệu quả ngừa thai cao nhất, bạn không cần\r\nphải sử dụng thêm một biện pháp tránh thai nào. Hiệu quả ngừa thai đạt tốt nhất\r\nphải sau tuần lễ đầu uống thuốc. 2. Sau khi làm chuyện ấy tôi đã uống\r\nngay thuốc tránh thai khẩn cấp loại 2 viên nhưng viên thứ 2 tôi quên không uống\r\nđúng sau đó 12 tiếng mà đến 15 tiếng sau tôi mới uống như thế khả năng có thai\r\nkhông? (Ng.Ng.Nga) Thuốc\r\nngừa thai khẩn cấp là biện pháp tránh thai “chữa cháy” sau khi giao hợp mà\r\nkhông được áp dụng biện pháp tránh thai an toàn khác. Tuy nhiên, bạn phải dùng đúng liều, đúng thời gian quy định theo hướng dẫn của\r\nnhà sản xuất thì hiệu quả ngừa thai mới cao. Nếu vì một lý do nào đó mà bạn\r\nquên uống viên thứ 2, uống trễ hoặc không dùng không đúng liều theo hướng dẫn\r\nsẽ có khả năng thụ thai. Nếu thường xuyên quan hệ, bạn nên chủ động bảo vệ mình bằng các biện pháp ngừa\r\nthai an toàn hơn cho sức khỏe và sức khỏe sinh sản sau này như biện pháp dùng\r\nthuốc viên ngừa thai phối hợp dạng uống hằng ngày. 3. Tôi\r\nchích thuốc ngừa thai 4 tháng. Lúc mới chích thuốc, kinh nguyệt không đều. Mỗi\r\nkỳ kinh ra rất nhiều ngày, kéo dài gần nửa tháng hết, 4 - 5 ngày lại có nữa.\r\nNhưng tháng này đã hơn 1 tháng rồi mà sao chưa thấy kinh. Hôm nay 2 đầu vú của tôi\r\ncăng đau. Xin hỏi BS cháu bị gì vậy? Hiện tại thuốc mà tôi chích gần hết rồi. (Ngọc\r\nHà, 21 tuổi) Bạn không nên quá lo lắng, những triệu chứng của bạn là\r\nmột trong những tác dụng phụ của thuốc ngừa thai dạng tiêm. Thuốc\r\ntiêm dạng này có nhiều ưu điểm nhưng cũng có những tác dụng phụ:\r\nkinh nguyệt không đều trong vài tháng đầu, có thể ra kinh kéo dài, kinh ít\r\nhoặc vô kinh, thuốc có tác dụng kéo dài, không hồi phục ngay. Thuốc\r\nngừa thai dạng tiêm khi dung kéo dài có thể vô kinh như tình trạng của bạn hiện\r\nnay do nội tiết tố kéo dài làm ức chế sự phát triển của nội mạc, bạn không nên\r\nquá lo lắng. Bạn có thể đến bác sĩ sản phụ khoa để được tư vấn hay dùng thuốc\r\ntạo lại chu kỳ kinh nguyệt. Bạn còn\r\ntrẻ, nên chuyển sang ngừa thai hàng ngày bằng thuốc vỉ để kinh nguyệt đều đặn\r\nhơn. 4. Bạn gái\r\nem dùng thuốc tránh thai khẩn cấp buổi chiều nhưng tối lại quan hệ mà không\r\ndùng biện pháp ngăn ngừa nào. Như vậy có khả năng có thai không ạ? Bạn em cảm thấy khi quan hệ xong thấy rát, rửa nước thì xót, hôm sau thấy ngứa\r\nnữa. Liệu có bị viêm nhiễm không ạ? (H.N - hnhauhuyen…@gmail.com) Viên\r\nkhẩn cấp không phải là thuốc ngừa thai an toàn. Nếu “dùng không đúng theo\r\nhướng dẫn hoặc quá lạm dụng thuốc” thì khả năng thất bại càng cao so\r\nvới các biện pháp ngừa thai khác và tác dụng phụ càng nhiều. Trường\r\nhợp của bạn gái em chưa rõ em dùng loại 1 viên hay 2 viên, bạn em có sử dụng\r\nviên thứ 2 đúng cách không nên không thể kết luận về hiệu quả ngừa thai. Nếu số\r\nlần quan hệ trong tháng nhiều, thì bạn em nên sử dụng thuốc ngừa thai dạng phối\r\nhợp. Việc\r\nngứa, rát sau quan hệ kéo dài, có thể bạn em đã bị viêm âm đạo. Nên đi khám để\r\nđược tư vấn kỹ và chính xác hơn. 5. Em\r\nvừa sinh con được 11 tháng, em đang dùng thuốc tránh thai Levono nhưng lại bị\r\nrối loạn kinh nguyệt. 1 tháng thấy kinh 3-4 lần. Em lo quá, không biết có nên\r\ndùng nữa không? Bây giờ em cai sữa, vậy nên dùng loại nào? Xin cảm ơn bác sĩ. (Hằng Phương,\r\nGò Vấp) Thuốc\r\nngừa thai dành cho bà mẹ cho con bú Levono chỉ có progesterone có thể gây rong\r\nkinh như trường hợp của bạn. Nếu\r\nđã cai sữa, bạn có thể dùng bất kỳ loại nội tiết ngừa thai phối hợp dạng uống\r\nhằng ngày nào. Các sản phẩm đang bán trên thị trường tại các nhà thuốc hoặc các\r\ncơ sở y tế.", "Chào Ngọc Trúc, Sau đặt vòng em có ra máu kéo dài 20 ngày là do tác dụng phụ của đặt vòng, nên khi lấy vòng tránh thai ra là em hết ra máu. Có thể tử cung của em không thích hợp với vòng tránh thai, nên BS đã chuyển sang dùng thuốc cho em tránh thai. Ngoài tác dụng tránh thai thuốc ngừa thai còn có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, nhưng khi mới dùng thuốc sẽ có những tác dụng phụ như rối loạn kinh nguyệt, sau đó sẽ giảm dần và kinh nguyệt sẽ ổn định đều mỗi tháng. Em yên tâm dùng thuốc đúng liều mỗi ngày, đúng vào một giờ nhất định, cố gắng không quên dùng thuốc sẽ có tác dụng tốt. Thân ái!", " Chào bạn, Không rõ là bạn có từng nạo hút buồng tử cung hay không? Bạn có triệu chứng như dính buồng tử cung, kinh ít, đau bụng kinh. Thường dính buồng tử cung được điều trị bằng đặt vòng gỡ dính, nếu không muốn ngừa thai có thể tháo vòng sau 3-6 tháng. Trường hợp sau tháo vòng kinh nguyệt ít và không có triệu chứng gì thì cũng không ảnh hưởng đến sức khoẻ. Không cần điều trị và cũng không có phương pháp nào điều trị hữu hiệu. là u cơ trơn lành tính của tử cung, thường gặp ở phụ nữ tuổi sinh sản và không liên quan với đặt vòng. Bạn cứ khám phụ khoa định kỳ để được tư vấn thêm. Thân mến! ", "Chào Lệ Thu, Thuốc tránh thai khẩn cấp dùng cho những cặp vợ chồng lớn tuổi ít giao hợp hay vợ chồng thường ở xa nhau, gặp gỡ ngẫu hứng; dùng khi các biện pháp tránh thai khác bị trục trặc đột xuất (như bao cao su bị rách, quên dùng thuốc tránh thai hằng ngày, tính sai ngày giao hợp an toàn) hoặc dùng trong những trường hợp bắt buộc như bị cưỡng hiếp. Thuốc có nhiều chống chỉ định như: Không dùng cho người có tiền sử ung thư vú, buồng trứng, tử cung, người xuất huyết âm đạo không rõ nguyên nhân, người có bệnh gan thận; rất cẩn thận khi dùng cho người có tiền sử hen suyễn, người cao huyết áp, nhức nửa đầu, động kinh… Thuốc chỉ nên dùng tối đa 2 liều trong tháng và không được dùng thường xuyên vì sẽ ảnh hưởng tâm lý không tốt cho đời sống vợ chồng, tác dụng phụ thường gặp là rối loạn kinh nguyệt do rối loạn nội tiết tố sẽ khó điều trị. Đây là loại thuốc nội tiết, cẩn trọng khi sử dụng, nếu sử dụng bừa bãi thuốc không chỉ gây ra những tác dụng phụ mà còn gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như hiếm muộn, vô sinh, ung thư vú, ung thư cơ quan sinh sản ở phụ nữ. Bạn nên dùng thuốc ngừa thai hàng ngày, bao cao su …sẽ an toàn hơn cho sức khỏe. BS Chuyên khoa của AloBacsi", "Chào em Phương Thảo, Với biểu hiện như em đã trình bày trong thư, có thể em\r\nđã bị viêm nhiễm vùng kín. Tuy nhiên, để biết chính xác viêm ở âm đạo hay cổ tử cung…và\r\nnguyên nhân gây viêm, em cần khám phụ khoa và xét nghiệm huyết trắng, BS sẽ dựa\r\nvào kết quả xét nghiệm này mà điều trị cho em. Em yên tâm, trong lúc có thai vẫn có thể đặt thuốc âm đạo\r\nđược, BS sẽ chọn lựa thuốc thích hợp cho thai phụ và không ảnh hưởng đến thai\r\nnhi.", " Hương thân mến, chỉ có tránh thai thường ngày chứ không có tránh thai khẩn cấp em nha. Sau khi tiêm thuốc 24 giờ có thể quan hệ. Lợi ích của tiêm thuốc tránh thai: Thuốc tiêm tránh thai có ưu điểm là tiêm 1 mũi tránh thai được 3 tháng sau đó tiêm mũi kế tiếp. Với liều tiêm như vậy thuốc hấp thu chậm nên hàm lượng thuốc trong cơ thể luôn ở mức đủ để ức chế rụng trứng gần như 100%. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng làm đặc dịch nhầy cổ tử cung rất mạnh khiến cho tinh trùng không thể xâm nhập vào buồng tử cung. Thuốc cũng làm mỏng niêm mạc tử cung khiến trứng khó có khả năng làm tổ. Vì thế, tiêm thuốc tránh thai hiệu quả tránh thai đạt tới 99.6%. Nếu muốn có thai trở lại thì ngừng dùng thuốc tiêm tránh thai, có thể mất hàng tháng để kinh nguyệt của bạn trở lại bình thường (trung bình khoảng 8 tháng) và tối đa sau 18 tháng bạn có thể có khả năng mang thai trở lại. Mặc dù vậy, bạn vẫn cần phải sử dụng một biện pháp tránh thai khác trong vòng 14 tuần kể từ mũi tiêm cuối cùng. Thuốc tiêm tránh thai được coi là biện pháp an toàn để sử dụng khi đang cho con bú và em bé được 6 tuần tuổi. Thuốc tiêm tránh thai có nhược điểm là không có kinh trong thời gian tiêm thuốc, có thể tăng cân. Mặt khác nếu tiêm có thể gây khó chịu, không chịu đựng được thì lại không thể đưa thuốc ra nhanh khỏi cơ thể. Trân trọng!", "Chào em Huyền, Bình thường sau đặt vòng không có biểu hiện như em mô tả, vợ\r\nchồng vẫn sinh hoạt bình thường, vòng tránh thai không làm cản trở đến việc chăn\r\ngối. Ngoại trừ, có những sự cố như vòng tuột xuống thấp, cắt dây vòng quá ngắn…do\r\nđó, theo AloBacsi em nên đi khám phụ khoa và siêu âm tử cung mới biết rõ được\r\nem nhé! Thân mến chào em!", " Chào bạn, Mỗi phương pháp tránh thai đều có ưu khuyết điểm khác nhau và chỉ định, chống chỉ định cũng sẽ khác nhau nên không phải phương pháp nào bạn cũng có thể áp dụng được. Phương pháp dạng tiêm sẽ có tác dụng trong 3 tháng và phương pháp này hiếm khi bị người nhà phát hiện, còn phương pháp cấy que sẽ có tác dụng trong 3 năm và nếu để ý đến mặt trong cánh tay có thể bị phát hiện nhưng bạn có thể cải thiện bằng cách mặc áo dài tay. Tóm lại, bạn nên đi khám sản khoa, tùy theo sức khỏe, tiền căn bệnh lý,… của bạn BS sẽ tư vấn phương pháp ngừa thai thích hợp để bạn chọn lựa. Trân trọng! ", "Chào bạn, Hiện bạn 38 tuổi, có một con 15 tuổi tức là bạn sinh con năm bạn 23 tuổi. Lẽ ra bạn nên sinh con thứ 2 sớm hơn chứ không để tới 38 tuổi bạn mới dự định sinh con. Sinh con càng lớn tuổi thì có nhiều nguy cơ cho mẹ và con: - Khả năng thụ thai của bạn sẽ khó và tỉ lệ sinh con dị tật hoặc hội chứng Down cũng cao. - Thai chết lưu, dọa sinh non - Tiền sản giật hoặc rặn sinh sẽ khó do tầng sinh môn rắn chắc hơn và sức rặn yếu hơn. - Dễ mắc bệnh tim mạch – tiểu đường… Theo như bạn trình bày, sau tháo vòng chu kỳ kinh của bạn có rối loạn không đáng kể, nhưng bạn cũng cần điều chỉnh lại chu kỳ kinh nguyệt. Mặc dù khám phụ khoa và làm Pap smear cho kết quả tốt, không có nghĩa là chức năng sinh sản của bạn tốt, bạn cần khảo sát cả tử cung, buồng trứng và vòi trứng… kể cả sức khỏe của chồng. Bạn đã lớn tuổi và sau tháo vòng tránh thai đến nay đã 11 tháng rồi mà chưa có thai, vợ chồng bạn cần sớm đi khám để chữa hiếm muộn. Nếu ở TPHCM, bạn có thể đến BV Từ Dũ, BV Hùng Vương, BV Phụ Sản Quốc Tế… ở Hà Nội thì có BV Phụ Sản Trung Ương. Chúc bạn sớm có bé yêu.", "Bạn Lê Uyên thân mến, Dây vòng tránh thai thường mảnh và không gây cảm giác, có thể chồng bạn chưa quen hay vì áp lực tâm lý nên khi quan hệ có cảm giác đau. Nếu có chạm vòng cũng không làm tổn thương cho cả hai phía đối tác. Trường hợp vòng đặt không đúng vị trí sẽ làm đau bụng và ra máu bất thường. BS Chuyên khoa của Alobacsi", "Chào\r\nbạn, Khi\r\nvào thời kỳ , kinh nguyệt không đều, vì vậy việc tránh thai bằng cách\r\ntính ngày rụng trứng sẽ không hiệu quả. Vì vậy khi quan hệ bạn có thể dùng bao\r\ncao su, nếu muốn dùng thuốc ngừa thai dạng uống, bạn nên đến BV để được khám\r\nphụ khoa, tầm soát ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư vú trước\r\nkhi dùng thuốc nhé.", "Chào em, Qua thông tin em cung cấp, có khả năng em đã bị dính buồng tử cung sau đặt vòng. Do em cũng không có ý đinh có con nữa nên vấn đề điều trị không cấp bách lắm. Tuy nhiên, mỗi tháng tới ngày hành kinh do máu kinh không có chỗ thoát ra khiến em bị đau bụng, cũng ảnh hưởng đến chất lượng sống. Mặt khác máu kinh chảy ngược vào trong bụng lâu dài có thể làm tăng nguy cơ lạc nội mạc tử cung trong ổ bụng. Việc điều trị cũng đơn giản, em chỉ cần đặt vòng lại, nếu không muốn ngừa thai có thể lấy vòng ra sau 3 - 6 tháng. Tất nhiên mỗi tháng em sẽ có kinh lại. Chúc em vui, khỏe!", "Chào em, Lẽ ra trước khi làm việc này, em và gia đình nên bàn bạc\r\nthật kỹ rồi mới đưa ra quyết định. Bây giờ, em đã uống thuốc vào rồi thì không\r\ncó cách nào để lấy thuốc ra em à. Và, cũng không ai biết được chính xác là thai\r\ncủa em có giữ lại được hay không. Giờ em nên quay lại BV và thông báo với BS, BS sẽ ngưng cho em dùng thuốc tiếp\r\ntheo, sau đó sẽ theo dõi và kiểm tra thai qua xem thế nào, em nhé! Mong là thuốc chưa ảnh hưởng đến em bé.", "Chào\r\nbạn Khánh Phụng, Que\r\ncấy tránh thai dưới da là một phương pháp ngừa thai hiệu quả và sau khi rút que\r\ncấy, sự thụ thai sẽ hồi phục nhanh chóng và hoàn toàn. Sau\r\nrút que cấy 1 tháng rồi mà bạn vẫn chưa có kinh, có thể là do hệ nội tiết của bạn\r\nchưa hoạt động trở lại bình thường, thời gian hoạt động lại còn tùy thuộc vào\r\nhệ nội tiết của mỗi người, bạn nên tái khám lại để được kiểm tra và tư vấn rõ\r\nhơn. Trong\r\nthời gian này nếu vợ chồng bạn không muốn sử dụng bao cao su, bạn có thể tạm\r\nthời áp dụng phương pháp khác như đặt vòng tránh thai. Thân\r\nmến!" ]
Chào BS, BS cho tôi hỏi hiện nay có 3 loại vacxin ngừa tiêu chảy. Tôi đang phân vân không biết nên cho bé uống loại nào. Xin BS tư vấn giùm loại của Mỹ hay của Bỉ tốt hơn. Bé hiện tại được 2 tháng tuổi. Nghe nói vacxin của Mỹ ngừa được 4 chủng loại còn của Bỉ là 2 chủng loại. Rất mong BS tư vấn.
[ "Chào bạn, Đây là hai loại vacxin phòng ngừa được virus Rota gây bệnh và cả hai loại này đều phòng ngừa được nhiều chủng nên được gọi là vacxin ngũ giá. Tùy theo kinh tế gia đình của bạn, bạn có thể chọn lựa vacxin nào cũng được, còn vacxin nào tốt hơn thì chưa có nghiên cứu. Hiện tại, ở Việt Nam cũng có vacxin này nhưng giá thành rẻ hơn nhiều so với hai loại trên." ]
[ "Chào em, Theo em trình bày cho thấy bé đang bị . Tuy tôi không xác định được dấu hiệu và đánh giá được mức độ mất nước của bé nhưng qua em mô tả tôi nhận thấy bệnh của bé khá trầm trọng và cần đưa bé đi bệnh viện gấp, vì phân của bé toàn nước, đi liên tục trong ngày, đã uống thuốc nhưng không có biểu hiện ngừng. Về nguyên nhân gây tiêu chảy cần loại trừ tiêu chảy do siêu vi hoặc do vi trùng.", "Chào em, Tiêu chảy cấp được định nghĩa khi tiêu trên 3 lần, phân lỏng nhiều nước. Bé nhà em đi tiêu 5 – 6 lần ngày, phân lỏng nhiều nước được xem là có tiêu chảy cấp. Tuy nhiên, với tính chất phân mô tả như trên chứng tỏ tiêu chảy này không phải do nhiễm trùng(không đàm, máu). Nguyên nhân tiêu chảy trong trường hợp có thể do siêu vi(kéo dài 1 tuần, những ngày đầu số lần đi nhiều sau đó giảm dần). Hidrasec là thuốc có hoạt chất chính là Racecadotril có tác dụng điều trị tiêu chảy cấp, có nhiều ưu điểm trong việc rút ngắn thời gian tiêu chảy, giảm số lượng phân và số lần đi tiêu. Chính vì vậy, mà khi dùng thuốc số lần và số lượng nước trong phân sẽ giảm. Dù là bé lớn hay nhỏ khi sử dụng thuốc này cũng cần theo chỉ định của BS, thuốc được khuyến cáo dùng tối đa là 7 ngày. Hidrasec là thuốc còn Lactomin plus là thực phẩm chức năng, bé còn nhỏ em cần thận trọng khi dùng thuốc, tốt nhất nên theo hướng dẫn của BS, không nên tự dùng thuốc rồi chuyển sang thuốc khác em nhé. Qua thư em hỏi rất nhiều về thuốc nhưng BS không khám cho bé, nên không thể đánh giá được thể chất của bé đang thiếu hoặc thừa chất gì, nên chưa thể hướng dẫn cho bé dùng thuốc, bé còn quá nhỏ nên các cơ quan trong cơ thể chưa phát triển toàn diện, nhất là gan thận đào thải chậm nếu dùng quá nhiều thuốc sẽ làm cơ quan này đào thải không kịp gây hậu quả khó lường. Do đây là tiêu chảy siêu vi, em không nên cho bé sử dụng quá nhiều loại thuốc, điều cần làm là em vẫn cho bé bú bình thường. Nếu tính chất đi tiêu của bé có những vấn đề bất thường như: tiêu máu, đau bụng, ói nhiều, sốt… em nên cho bé đi khám để BS khám và tư vấn cho con em được tốt hơn. BS chúc bé chóng khoẻ!", "Chào em, Nếu còn trong thời gian cho phép dùng vacxin, thì thuốc vẫn\r\ncòn có tác dụng củng cố kháng thể, tuy nhiên, sẽ không hiệu quả bằng cho bé\r\nuống đúng thời gian quy định. Thuốc được khuyên dùng cho bé dưới 6 tháng tuổi, bắt đầu dùng khi bé được 6\r\ntuần tuổi, uống 2 liều, khoảng cách giữa 2 liều là 1 tháng. Thân mến!", "Chào Nguyễn Nguyên, Trước tiên em cần phân biệt hai loại men sau : - Men tiêu hóa là loại men có tác dụng cắt nhỏ thức ăn thành những phần tử nhỏ để được hấp thu vào máu, men tiêu hóa có chứa các loại enzyme kích thích tiêu hóa giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. - Men vi sinh, còn gọi là probiotic, là những vi khuẩn có lợi cho đường ruột, giúp cân bằng giữa vi khuẩn có hại và lợi tại đường ruột, tránh loạn khuẩn đường ruột và hạn chế nhiễm trùng đường ruột. Không rõ em có nhầm lẫn giữa hai men này không (“từ 6 tháng tuổi tới bây giờ bé dùng rất nhiều men tiêu hóa”). Men tiêu hóa có tác dụng kích thích tiêu hóa giúp trẻ ăn ngon miệng nên các bậc cha mẹ thường lạm dụng mà không biết nếu dùng men này kéo dài sẽ làm ức chế các cơ quan bài tiết dịch tiêu hóa trong cơ thể, nhất là tuyến tụy có thể dẫn đến suy tụy. Ngoài ra, còn có tác dụng phụ khác như tiêu chảy cấp, kém ăn, mệt mỏi… vì vậy, men tiêu hoá được khuyên dùng không quá 10 ngày. Bé gái 2 tuổi có cân nặng 11kg là yếu so với cân nặng trung bình là 11,5kg, nhưng có chiều cao phát triển tốt. Chế độ ăn cho bé 2 tuổi: mỗi ngày cần 3 - 4 cữ chính với 4 nhóm thức ăn (tinh bột, đạm, chất béo, rau xanh và vitamine), nhưng đối với bé của em cần tăng thêm lượng dầu ăn (do bé thiếu cân), các cữ chính có thể thay đổi (cơm, cháo, phở, nui, bánh canh…), các cữ phụ em xen kẽ sữa (500ml/ngày), sữa chua, phô mai, váng sữa, trái cây tươi có thể sắt nhỏ hoặc ép lấy nước. Để bé không bị rối loạn tiêu hoá em cần chú ý khâu chế biến thức ăn cho bé phải sạch sẽ, thức ăn tươi ngon, không lạm dụng men tiêu hóa và kháng sinh, tăng cường cho bé ăn sữa chua ngày 2 hũ để tạo vi khuẩn đường ruột. Sau cùng, em có thể bổ sung thêm thuốc kẽm để tăng cường sức đề kháng, chống lại bệnh đường tiêu hoá và hô hấp. BS Thảo chúc bé ăn ngon, lên cân tốt nhé!", "Chào em, Em chỉ cho bé dùng men vi sinh trong khoảng 1-2 tuần khi bé có rối loạn tiêu hóa do mất cân bằng vi khuẩn ở đường ruột, gây tiêu chảy. Hoặc nếu dùng thường xuyên thì em cho bé ăn sữa chua giúp bổ sung men vi sinh hằng ngày. Nếu giữ được quân bình của hệ vi sinh đường ruột thì sự hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, giúp cải thiện sức khỏe, đỡ bệnh vặt. Lưu ý: vấn đề ăn uống luôn phải đảm bảo vệ sinh thì sẽ giúp quân bình hệ vi sinh đường ruột chứ không chỉ dựa vào việc bổ sung men vi sinh. Thân mến.", "Hình minh họa.\r\nNguồn Internet Chào bạn, Bạn có thể dùng định kỳ là loại 1 liều duy nhất, mebendazole 500 mg, 1 viên\r\nuống hoặc Albedazole 200mg 1 viên cho trẻ dưới 2 tuổi hoặc albedazole 400 mg 1\r\nviên cho người lớn. Thân ái. AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Chào\r\nem, Thuốc\r\nem đề cập đến có 2 dạng, một dạng kem và một dạng dung dịch (solution), “cả hai\r\ndạng này đều được chỉ định chứ không được uống”. Nếu\r\nbé đã lỡ uống thì trước mắt sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa (bỏng\r\nrát hoặc nôn ói,…) nhưng mức độ nguy cơ sẽ phụ thuộc vào tuổi của bé, liều\r\nlượng uống, có tiền căn trước đó không. Tốt\r\nnhất, em nên đưa bé đi khám để BS điều trị và có lời khuyên thích hợp cho em.", "Mến chào em Oanh, Bé đang bị nhiễm trùng tiêu hóa, em cần chú ý cho bé uống thuốc cho đủ liều trong ngày, đủ thời gian điều trị theo lịch hẹn của BS. Không tự ý ngưng thuốc khi bệnh vừa mới bớt em nhé. Do đây là bệnh lý nhiễm trùng, em cần thực hiện đúng những điều trên và kết hợp BS dùng thuốc đúng bệnh thì bé sẽ nhanh khỏi bệnh. Về chế độ ăn uống và chăm sóc cũng như lúc bé không mắc bệnh, sữa vẫn là nguồn thức ăn chính, nhưng cần tăng số lần cho bé bú mẹ, mẹ cần ăn uống đủ chất, không kiêng cử. Nếu em muốn cho bé bú dặm thêm sữa ngoài, em nên chọn sữa công thức 1 có kèm theo chất xơ, tùy theo khả năng kinh tế của gia đình em có thể chọn lựa sữa cho phù hợp, nhưng cần phải chờ cho bệnh của bé ổn định. AloBacsi chúc bé chóng khỏi!", "Chào em, Em không nhớ em đã tiêm ngừa thủy đậu chưa thì vẫn có thể tiêm ngừa lại, không yêu cầu xét nghiệm kiểm tra kháng thể như với vắc xin phòng viêm gan B đâu. Vaccine thủy đậu tiêm cho người từ 13 tuổi trở lên là 2 mũi, mỗi mũi cách nhau ít nhất 1 tháng, em nhé.", "Chào bạn Bich Phương, Việc phòng ngừa hiệu quả của bệnh thủy đậu nói chung cho tất\r\ncả mọi người là tiêm ngừa vacxin phòng bệnh. Do bé của bạn chưa được tiêm ngừa (vì hết\r\nthuốc) nên việc phòng chống trong lúc này chỉ là cách ly hoàn toàn với mẹ. Để phòng ngừa biến chứng của bệnh thì khi bé có bệnh cần\r\nđược phát hiện và điều trị sớm, điều trị đúng thuốc, đúng liều, đủ thời gian và\r\nchăm sóc bé. Về việc chăm sóc người bệnh thủy đậu, AloBacsi mời bạn tham khảo thêm các link sau: >> >> Bạn Bich Phuong thân, hiện tại bạn đang bị bệnh nên cũng cần chăm sóc sức khỏe của chính mình thật tốt bạn nhé. AloBacsi hi vọng bạn sớm khỏe, bé bình an!", "Chào em, Nếu thật sự là bé đang bị thì em không nên cho bé tiêm ngừa và nên trì hoãn cho đến khi bé hoàn toàn khỏe mạnh. Thân mến!", "Trong buổi đăng đàn tư vấn đầu tiên, BS Trương Hữu Khanh đi thẳng vào vấn đề hết sức nóng bỏng mà các phụ huynh sôi sùng sục thời gian này: \"Nên hay không nên chích ngừa cho bé?\". Có nên theo phong trào Anti - vaccine? Chào em Tuấn Anh, Trong chương trình từ trẻ sơ sinh đến 3 tuổi có lịch chích ngừa như sau: Ngay sau sanh chích lao, viêm gan B. Sau đó, tháng thứ 2,3,4 trẻ sẽ được chích 5 trong 1 để ngừa bạch hầu-uốn ván-ho gà-viêm gan B-viêm màng não do HIB, và uống thuốc ngừa sốt bại liệt 2 chủng. Đến 5 tháng tuổi sẽ được chích 1 mũi sốt bại liệt dạng tiêm. 9 tháng sẽ được chích sởi. 12 tháng sẽ chích viêm não Nhật Bản gồm 3 mũi, 2 mũi đầu cách nhau 1-2 tuần, mũi thứ 3 cách 1 năm. 18 tháng trẻ sẽ được nhắc sởi 2 và phối hợp với rubella gọi là mũi sởi-rubella. Đó là lịch của chương trình TCMR. Ngoài ra, trẻ có thể tiêm thêm phế cầu thế hệ mới từ 6 tuần tuổi đến 5 tuổi, thủy đậu lúc sau 12 tháng, rota virus từ 2-8 tháng là những vắc xin rất quan trọng cần chích thêm. Thân mến! Trích trong: BS Trương Hữu Khanh Trưởng khoa nhiễm - thần kinh - BV Nhi đồng 1", "Chào em, Dựa vào kết quả xét nghiệm phân của bé, cho thấy trong ngày nhưng không có biểu hiện nhiễm trùng đường ruột. Vì vậy, em nên cho bé ăn uống bình thường và bổ sung thêm\r\nmen vi sinh và sirô kẽm là đủ. Còn thực phẩm chức năng nói chung BS không có\r\nkinh nghiệm dùng nên không thể tư vấn cho em. Con em 6 tháng tuổi, được 6kg, từ tháng\r\nthứ 4 bé không lên cân nữa. Em không đủ sữa cho bé bú nên cho ăn dặm từ tháng\r\nthứ 4. Em có cho bé uống sữa công thức nhưng ít lắm ạ. Bé không chịu uống chỉ\r\n120ml mỗi ngày. Bé đi phân không loãng, cũng không thành khuôn, có chất nhầy và\r\nem thấy phân sống, không thối, có mùi chua. Em xin hỏi BS như vậy có phải là bé\r\nkhông hấp thu được dinh dưỡng hay không và phải làm thế nào? (Châu Nguyên - Gia Lai) 20963 BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo: Với cân nặng như trên thì dù bé của em là trai hay gái gì\r\ncũng đang trong tình trạng báo động suy dinh dưỡng. Em nên nhanh chóng đưa bé đi khám dinh dưỡng, BS sẽ đánh giá tổng quát và dinh\r\ndưỡng của bé mới đưa ra hướng điều trị, đồng thời BS sẽ hướng dẫn chế độ ăn phù\r\nhợp cho bé. Còn việc đi ngoài và tính chất phân của bé như em mô tả là không có gì bất\r\nthường, hệ tiêu hóa của bé vẫn tiêu hóa và hấp thu tốt. Bé nhà tôi được 2\r\ntháng tuổi. Tôi có cho bé đi tiêm phòng 5 trong 1 và uống thêm vacxin phòng tiêu\r\nchảy. Sau khi tiêm xong, hôm sau cháu đi ngoài thì phân lỏng, không như bình\r\nthường. Tôi xin hỏi liệu cháu bị vậy có sao không? Trộm vía sau khi tiêm xong\r\ncháu không bị sốt cao mà chỉ hỏi ấm đầu. Tôi xin cám ơn! (Bích Thủy – TPHCM) 20076 BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo: Chào bạn, Bạn cần nói rõ hơn tính chất đi ngoài và sức khỏe của bé\r\nhiện tại: - Bé đi phân lỏng một ngày mấy lần. - Phân có nhiều nước không. - Trong phân có đàm nhớt hoặc nhầy máu không. - Mỗi lần đi ngoài bé có quấy khóc, rặn không. - Bé có bỏ bú hoặc quấy khóc nhiều không… Có đầy đủ những thông tin trên AloBacsi sẽ tư vấn cho bạn cụ\r\nthể hơn nhé. Tuy nhiên, nếu bé chỉ đi ngoài phân lỏng một lần và không có biểu\r\nhiện gì khác thì không đáng lo ngại. Xin chào bác sĩ, Bé nhà em 10 tháng\r\ntuổi. Cháu hiện được 9kg, mấy tuần nay cháu có hiện tượng đi ngoài sống phân, phân\r\nlợm cợm trắng, có mùi chua. Em đã cho cháu uống men tiêu hóa Antibio, men Neopeptin,\r\nmen ống của Pháp mấy tuần nay nhưng không thấy đỡ. Xin hỏi bé nhà em nên\r\nuống loại thuốc nào và em cho cháu gộp các men cùng có được không? Cháu hay ra mồ hôi\r\nđầu, gáy lưng… Em nên cho cháu uống vitamin D như thế nào cho hợp lý? Vừa rồi\r\nem có mua thuốc trị mồ hôi trộm của Đức Thịnh không biết có nên cho uống không?\r\n(Lê Thị Huyền – Bắc Ninh) 19642 BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo: Em Huyền thân mến, Em cần nói rõ hơn bé đi ngoài mỗi ngày mấy lần, phân có\r\nnhiều nước không, có đàm nhớt, nhầy máu không…? Nếu bé đi ngoài không có những tính chất trên, thì em chỉ\r\ncần bổ sung thêm men vi sinh và kẽm, không nên dùng men tiêu hóa (Neopeptin).\r\nNgoài ra, em cần chú ý đến khâu chế biến thức ăn và vệ sinh bình sữa phải đảm\r\nbảo hợp vệ sinh, vẫn cho bé ăn uống bình thường, đủ dinh dưỡng, không nhất\r\nthiết phải kiêng cử gì nha em. AloBacsi không rõ bé của em có được phơi nắng mỗi sáng\r\nkhông, nếu không thì việc ra mồ hôi của bé nhiều khả năng là do , em có thể bổ sung vitamin D3 mỗi ngày 2 giọt, còn thuốc em đề cập đến\r\nAloBacsi không có kinh nghiệm dùng thuốc này, nên không thể tư vấn cho em. Bé trai nhà em hiện được 6 tháng, nặng 8,5kg,\r\ncao 65 cm. Cháu vẫn ăn ngủ bình thường nhưng cháu vẫn đi ngoài xì xoẹt, phân\r\nlổn nhổn và có chất nhầy, thỉnh thoảng cháu đi toàn nước. Em muốn cho cháu uống\r\nthêm men vi sinh vậy nhờ BS tư vấn giúp em loại nào tốt cho hệ tiêu hóa của bé?\r\nGiờ cháu đang ăn dặm vậy những thực phẩm nào tốt cho đường ruột của bé ạ? Và em\r\ncó nên ăn kiêng những thực phẩm nào không ạ? (Sao Mai - Hà Nội) BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo: 19013 Nếu bé vẫn ăn ngủ bình thường và việc đi ngoài không ảnh\r\nhưởng gì đến việc ăn ngủ của bé thì không cần dùng thuốc vi sinh, em có thể tập\r\ncho bé dùng thêm sữa chua mỗi ngày nửa hũ. Ngoài sữa và các thành phần của sữa, em tập cho bé ăn dặm bằng bột mặn hoặc\r\ncháo xay nhuyễn đủ 4 nhóm thức ăn. Theo AloBacsi để đỡ mất thời gian nhưng vần\r\nđảm bảo được nhu cầu dinh dưỡng của bé, em nên dùng bột mặn, bột này có nhiều\r\nloại, em có thể thay đổi mỗi bữa cho bé đỡ ngán. Còn em vẫn ăn uống bình thường, nếu còn cho bé bú mẹ, em chỉ cần kiêng những\r\nthức ăn có nhiều gia vị (tiêu, tỏi, ớt…). Bác sĩ cho em hỏi, Con nhà em được 4\r\ntháng, bé bị tieu chảy mấy ngày nay. Em đã đưa bé đi khám Viện Nhi, BS kết luận\r\nbé bị viêm ruột và cho thuốc uống. Uống 4 ngày nay thì thay bé có giảm xuống từ\r\n4-5 còn 2-3 lần nhưng em vẫn lo vì thấy bé đi phân chưa được sệt mà vẫn có nước và nhầy. Vậy có bình thường không ạ? có cần đi khám lại hay tiếp tục cho\r\nbé uống thuốc? (T.T Diem – Hà Nội) 20417 BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo: Em Diem thân mến, Lần sau có đặt câu hỏi cho AloBacsi, em vui lòng cung cấp\r\nđầy đủ thông tin về bé theo hướng dẫn của AloBacsi và các thuốc bé đã dùng, các\r\nxét nghiệm đi kèm (nếu có)…có như vậy BS mới tư vấn cụ thể hơn cho em. AloBacsi không rõ bé bị viêm ruột ở mức độ nào, bé được dùng thuốc gì, nhưng\r\nsau khi điều trị số lần đi ngoài của bé có giảm hơn so với ban đầu, điều này\r\ncho thấy bệnh của bé chưa hết hẳn nhưng có đáp ứng với thuốc, em nên cho bé tái\r\nkhám để BS đánh giá lại bệnh và điều chỉnh hoặc bổ sung thêm thuốc.", "Chào\r\nem Phổ An, Để\r\nbé tạo đủ kháng thể phòng ngừa được thì bé phải tiêm đủ 2 liều vacxin\r\nphòng bệnh em nhé. Do\r\nđó, theo lịch tiêm chủng mở rộng thì bé của em chỉ mới tiêm được 1 mũi vacxin\r\ntổng hợp (sởi, quai bị, rubella) là chưa đủ phòng bệnh, nhưng không thể chờ đến\r\nthời gian tiêm nhắc mũi này lần 2 (mũi thứ I cách mũi thứ II là 3 - 4 năm) như\r\nvậy là quá trễ để bé phòng ngừa được bệnh sởi. Trường\r\nhợp của bé sẽ có 2 cách để em chọn lựa: -\r\nCho bé tiêm nhắc thêm mũi sởi đơn độc lúc bé được 18 tháng tuổi. -\r\nHoặc có thể cho bé tiêm nhắc tại phường ngay bây giờ cũng được (vì trong giai\r\nđoạn này đang có ). Thân\r\nmến,", "Chào bạn, BS không rõ bé của bạn có được BS chẩn đoán chắc chắn là không, vì có nhiều bệnh khác nhưng cũng có phát ban tương tự như bệnh\r\nsởi (nhiễm siêu vi, sốt phát ban, Rubella…). Nếu đúng là bé có bệnh sởi rồi thì lúc 9 tháng tuổi bạn\r\nkhông cần thiết phải cho bé tiêm ngừa bệnh này nữa, mà đợi đến khi bé tròn 12\r\ntháng tuổi, cho bé tiêm một mũi tổng hợp gồm 3 bệnh (sởi, quai bị, rubella). Thân!" ]
Chào bác sĩ, Con gái tôi năm nay 6 tuổi, cháu thường bị sốt về đêm khoảng 1 tuần. Hôm nay tôi đưa cháu đi khám bác sĩ nói cháu bị bạch cầu quá cao. Cho hỏi con gái tôi có bị ung thư không? Xin bác sĩ nói cho tôi biết và có chữa được bệnh đó không? Xin cảm ơn!
[ "Chào bạn, Xét nghiệm máu thông thường cho kết quả số lượng chỉ biết là cơ thể bé đang có nhiễm trùng, còn nguyên nhân gây nhiễm trùng nằm ở cơ quan nào thì BS phải thăm khám hoặc nhờ đến các xét nghiệm khác mới có thể đưa ra chẩn đoán xác định được bạn à. Do đó, với xét nghiệm trên chưa thể kết luận con bạn bị ung thư. Nếu ghi ngờ bệnh lý ác tính BS sẽ chỉ định cho bé làm thêm các xét nghiệm máu chuyên sâu hơn (phết máu ngoại vi, tủy đồ, cấy máu,…). Tóm lại, bạn nên trao đổi với BS điều trị mới biết được bệnh lý và hướng điều trị cho căn bệnh của bé." ]
[ "Chào em Kim, là bệnh khá nặng nề vì người bệnh thường phát hiện trễ. T (Tumor) kích thước khối u N (Nodes) hạch bạch huyết đã lan hay chưa M (Metastasis) di căn Mẹ em có khối u khá lớn, N2 hạch xâm lấn, Mx chưa thấy di căn. Bệnh của mẹ em thuộc giai đoạn III: ung thư lan đến hạch bạch huyết gần đó, lớp thanh mạc. Tiến triển và tiên lượng còn lệ thuộc nhiều yếu tố, trong đó tinh thần và sức khỏe là ưu thế mẹ em có chịu nổi hóa trị không, vì sau mỗi lần hóa trị bệnh nhân mệt, BS phải xét nghiệm cho lần vô hóa chất tiếp, kết quả đạt mới vô được, nếu không lại phải ngưng và chờ bệnh nhân bồi dưỡng đủ rồi tiếp tục điều trị. Thuốc Capecitabine mẹ em đang uống có tác dụng không mong muốn là rối loạn tiêu hóa, em nên báo lại BS điều trị để xem tình hình cụ thể có nên tiếp tục hay không, vì nếu rối loạn tiêu hóa nhẹ không cần thiết phải ngưng hay giảm liều. Như BS đã nói, dinh dưỡng là quan trọng, việc bồi dưỡng của mẹ em rất tốt. Về thực phẩm chức năng AHCC có một số trường phái cũng đề cập, nhưng riêng BS thì mẹ em đang trong giai đoạn hóa trị phải dùng thuốc mỗi ngày, nay lại tăng thêm thuốc sẽ rất ngán, cảm giác mình bệnh nặng càng dễ dẫn đến bi quan, em nhé.", "Chào\r\nbạn, Rất\r\ntiếc, BS không trực tiếp khám bệnh cho bé và không có xét nghiệm máu, nên không\r\nthể tư vấn chính xác cho bạn. Tuy\r\nnhiên, theo em mô tả bệnh của bé, BS nghĩ nhiều khả năng bé bị “viêm đường hô\r\nhấp trên và rối loạn tiêu hóa”, viêm đường hô hấp trên có thể có sốt, ho, chảy\r\nmũi… nhưng sốt nhẹ hay cao còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, loại vi\r\ntrùng gây bệnh, nhưng cũng có trường hợp chỉ có triệu chứng sốt. Bệnh\r\nnày có thể do vi trùng hoặc do siêu vi, nhưng đa số là do siêu vi, điều này cần\r\nkhám trực tiếp người bệnh và xét nghiệm máu, mới có thể chẩn đoán phân biệt và\r\nđiều trị chính xác được bạn à!", " Chào bạn, trên giới hạn trên bình thường gặp trong nhiều tình huống, thường gặp nhất là nhiễm trùng, ngoài ra còn có viêm, mất nước, mất máu, bệnh bạch cầu… Không thể chỉ dựa vào số lượng bạch cầu mà định bệnh được, nếu bạn không có bất kỳ triệu chứng khó chịu, bất thường nào, thì cần dựa vào các xét nghiệm khác như xét nghiệm nước tiểu, X-quang phổi… để tìm xem có biểu hiện viêm nhiễm gì hay không. Nếu tất cả đều bình thường, chỉ trừ số lượng bạch cầu tăng, thì mới có thể nghĩ nhiều là do tình trạng viêm mạn tính ở phổi, do hút thuốc lá gây ra. Thân mến! ", " Hiền thân mến, Con của bạn ho và sốt, BS kết luận bị . Viêm nhiễm sẽ khiến bạch cầu trong cơ thể tăng rất nhiều so với bình thường, do đó con bạn bị viêm họng, xét nghiệm máu bạch cầu tăng cao thì cũng không có gì lạ. Khi nào điều trị hết viêm họng thì bạch cầu của bé sẽ trở lại bình thường. Bạn hãy yên tâm cho bé uống thuốc theo chỉ định của BS. Thân mến! ", " Chào em, Trường hợp của mẹ em có khả năng đã tái phát tại chỗ và , tiên lượng cũng còn khá tốt. Và thông thường sẽ được áp dụng phác đồ phối hợp nhiều loại thuốc chống ung thư. Em nên đưa mẹ lên Viện K Trung ương để được theo dõi, xem xét điều trị. Thân mến! *** Mời bạn xem loạt bài rất nhiều thông tin bổ ích do TS Phan Minh Liêm đã chia sẻ cùng AloBacsi: >>> >>> >>> >>>", " Thư thân mến, là một bệnh mãn tính, điều trị kéo dài và gần như chưa thể chữa khỏi hẳn, các phương pháp mới điều trị khỏi hẳn tiểu đường đang được nghiên cứu trên thế giới. Thứ nhất, em có chắc mẹ em bị tiểu đường hay không, được BS chẩn đoán hay là “tự chẩn đoán”, vì dựa vào 1 trị số đường cao bất kỳ thì chưa đủ chẩn đoán tiểu đường đâu, có khi chỉ mới tiền đái tháo đường mà thôi. Thứ hai, nếu có bệnh tiểu đường thì BS cần phải khám kiểm tra toàn bộ cho mẹ em, như huyết áp, thận, rối loạn mỡ máu… thì mới cho thuốc phù hợp được. em cần khuyên mẹ em khám BS chuyên khoa nội tiết, em nhé. Trân trọng!", " Chào em, Nếu thật sự bé có biểu hiện như em trình bày (ngày hôm nay bị 6 lần và đặc biệt là có máu) thì em nên nhanh chóng cho bé vào BV Nhi Đồng khám và điều trị, vì cần loại trừ đường tiêu hóa dưới của bé bị nhiễm trùng. Thân mến! Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", " Chào bạn Phan An, tăng cao có thể gặp trong dị ứng, nhiễm ký sinh trùng hoặc các bệnh lý về huyết học gây tăng bạch cầu. Với triệu chứng và xét nghiệm hiện tại bạn đang có tình trạng nhiễm giun Toxocara canis. Tuy nhiên, ngoài nhiễm loại giun này bạn cũng có khả năng nhiễm những loại giun khác. Các thuốc điều trị giun đều chuyển hoá và tác động lên gan, gây tăng men gan vì vậy không nên tự ý sử dụng. Trong quá trình điều trị bạn cần được theo dõi. Bạn nên đến khám BS chuyên khoa Nội tiêu hoá để điều trị bạn nhé. Thân mến! ", "Hình\r\nminh họa. Nguồn Internet Chào\r\nbạn, là một bệnh hiếm\r\ngặp thuộc hội chứng tăng mạn ác tính, nguyên nhân của bệnh thường do các đột biến gen gây\r\nra. Tăng tiểu cầu tiên phát cần được chẩn đoán phân biệt với các bệnh tăng sinh\r\ntuỷ ác mạn tính khác, hoặc tăng tiểu cầu thứ phát như sau cắt lách. Các\r\ntrường hợp nguyên phát, nguy cơ thấp (tuổi dưới 60, không tắc mạch, số\r\nlượng tiểu cầu thấp…) thì tiên lượng tốt. Hydroxyurea thường được sử dụng để\r\nđiều trị tăng tiểu cầu nguyên phát. Tác dụng phụ thường gặp là ảnh hưởng trên\r\ngan, thận và giảm bạch cầu. Do\r\nđó hiện tượng bạch cầu tăng nhẹ trong giới hạn bình thường của bạn không đáng\r\nlo ngại. Do không rõ chỉ số men gan là bao nhiêu nên không thể tư vấn cho bạn\r\nvì đôi khi chỉ số tham chiếu của máy không phải hoàn toàn chính xác. Mọi\r\nsự kết hợp thuốc, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị, việc bổ sung\r\nthêm các loại thuốc không rõ nguồn gốc, kể cả thảo dược có nguy cơ làm tổn\r\nthương chức năng gan thận nặng hơn, có trường hợp còn gây nguy hiểm tính mạng,\r\nbạn nên cẩn trọng. Thân mến. AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Chỉ số WBC tăng có thể do nhiễm virus, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm khuẩn.... Chào em, Xét nghiệm công thức máu hiện nay thường làm là tổng phân tích tế bào máu bằng máy đếm laser. Trong đó ngưỡng giá trị bình thường của tổng số lượng bạch cầu (WBC) là 4-10 K/uL. Số lượng bạch cầu tăng có thể gặp trong nhiều trường hợp như có ổ viêm, nhiễm virus, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm khuẩn, do thuốc, thiếu nước, stress... Nếu mà hiện tại em thấy trong người không có gì khó chịu, các xét nghiệm khác cũng bình thường thì em có thể theo dõi sức khỏe của mình thêm 1 thời gian, nhớ uống đủ nước trong ngày, và kiểm tra lại công thức máu sau 2 tuần. Ngược lại, nếu cảm thấy sức khỏe của mình không được bình thường lắm, các xét nghiệm còn lại có chỗ tô đậm khó hiểu thì nên đến gặp bác sĩ để bác sĩ xem lại các xét nghiệm đó, thăm khám và tư vấn hướng xử lý thích hợp tiếp theo, em nhé.", "Nhiệm vụ chính của bạch cầu lympho là tăng cường sức để kháng của cơ thể để chống lại vi khuẩn, ký sinh trùng và những tác nhân gây bệnh Xin chào bạn, Chỉ số công thức máu riêng lẻ không thể cho ra bất kì một chẩn đoán gì để bác sĩ có thể tư vấn tường tận cho bạn được. Từ thông số bạn cung cấp chỉ có thể kết luận rằng bác gái đang có tình trạng tăng bạch cầu lympho, đây có thể là viêm mãn tính, lao hoặc đôi khi là bệnh lý ung thư máu … Để xác chẩn bạn cần đến bệnh viện Truyền máu huyết học làm xét nghiệm phết máu ngoại vi để xem hình dạng và số lượng tế bào máu, nếu có bất thường thì tiến hành sinh thiết tủy xương để đảm bảo không bỏ sót bệnh lý nguy hiểm. Thân ái chào bạn.", "Chào em, Xin\r\n chúc mừng em, tất cả các kết quả của em đều rất tốt, không có gì phải \r\nbận tâm, kể cả chỉ số về bạch cầu. Em cần lưu ý, đừng nên tự uống thuốc \r\nmà nên tham vấn với bác sĩ để tránh trường hợp bị do thuốc. AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Tìm hiểu chung ung thư máu Ung thư máu (bệnh bạch cầu cấp) là bệnh lý xảy ra do các tế bào máu bị ung thư hóa trong quá trình tạo ra tế bào, các tế bào bị ung thư hóa được nhân lên rất nhanh và nếu không được điều trị kịp thời nó sẽ ứ đọng lại trong tủy xương, cản trở quá trình tạo ra các tế bào máu bình thường khác. Có ba loại ung thư máu: Ung thư hạch (46%), bạch cầu (36%) và u tủy (18%). Lymphoma: Lymphoma là một loại ung thư máu có ảnh hưởng rất lớn đến hệ bạch huyết – một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch, giúp bảo vệ cơ thể tránh khỏi các tác nhân gây bệnh: Vi khuẩn và một số bệnh tật khác. Khi có u lympho, nghĩa là các tế bào lympho được sản sinh quá mức một cách vô tổ chức và các tế bào lympho này tồn tại lâu gây nên tình trạng quá tải, gây tổn hại hệ thống miễn dịch của cơ thể. Lymphoma có thể phát triển trong nhiều bộ phận của cơ thể: Hạch bạch huyết, tủy xương, lá lách và các cơ quan khác. Bệnh bạch cầu: Bạch cầu có chức năng quan trọng trong việc chống nhiễm trùng trong hệ thống miễn dịch. Bệnh bạch cầu thường xảy ra đột ngột, tiến triển nhanh chóng và cần phải được điều trị khẩn cấp. Khi mắc phải bệnh bạch cầu cấp tính, một số lượng lớn các tế bào máu trắng chưa trưởng thành được cơ thể sản sinh ra, các tế bào này làm tắc nghẽn tủy xương, ngăn chặn tủy xương sản xuất các tế bào máu cần thiết khác để xây dựng nên hệ thống miễn dịch cân bằng và dòng máu khỏe mạnh. Đồng thời, khi tế bào bạch cầu tăng số lượng đột biến sẽ làm bản thân nó thiếu thức ăn và buộc phải ăn hồng cầu, gây nên hiện tượng thiếu hụt hồng cầu trong cơ thể. Đa u tủy (thuộc loại ung thư máu dòng tủy): Đây là một dạng bệnh ung thư máu liên quan đến các tế bào plasma. Tế bào plasma này được tìm thấy trong tủy xương, tạo ra kháng thể giúp chống lại sự nhiễm trùng của cơ thể. Trong đa u tủy, số lượng lớn các tế bào plasma tập trung bất thường trong tủy xương gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch.", "Chào bạn, Kết quả xét nghiệm máu của bạn có tình trạng tăng bạch cầu, ưu thế là bạch cầu hạt. Tình trạng này thường gặp trong một số bệnh cảnh như đang nhiễm trùng, stress, dùng một số thuốc, có thai... Do vậy cần thiết phải thăm khám trực tiếp mới đánh giá được nguyên nhân và điều trị phù hợp bạn nhé! Thân mến!", " Chào em, Có rất nhiều nguyên nhân làm cho bé có những biểu hiện trên nên với những thông tin đó tôi chưa thể khẳng định bé bị . Để phòng ngừa em có thể cho bé uống duy trì vitamin D3 mỗi sáng 1 giọt 200 UI." ]
Tôi là fan của mì gói. Trời mưa lành lạnh là thích làm 1 tô mì chua cay, hít hà, ăn thật nóng, thổi phù phù, cảm giác ngon miệng lắm. Tuy nhiên, tôi vẫn cứ thắc mắc, vì sao ăn tô mì xong hay thấy no ngang. Có cảm giác như ăn mì gói thì no lâu, khó tiêu hơn các loại cơm, cháo khác? Vì sao vậy nhỉ? Do bột, hay do chiên bằng dầu chiên đi chiên lại, hay do gói bột nêm làm nặng bụng? Mong các bác sĩ giải đáp giúp tôi, làm sao để ăn mì mà không thấy đầy bụng, no lâu. Một tuần ăn mấy gói mì là hợp lý? Nên ăn mì kèm với các loại rau gì để tránh thiếu chất xơ? (Bạn đọc Trần Huỳnh Nam - quận Gò Vấp, TPHCM)
[ " Chào bạn Huỳnh Nam, Bạn mà bị mau no là vì thông thường hệ tiêu hóa mất nhiều thời gian để xử lý mì gói hơn thức ăn bình thường, nhất là hệ tiêu hóa của những người bị viêm loét dạ dày và hệ tiêu hóa ở trẻ nhỏ. Chưa có nghiên cứu cụ thể chỉ ra ăn bao nhiêu gói là gây bệnh nhưng theo khuyến cáo của các chuyên gia về tim mạch và dinh dưỡng thì không nên ăn quá 3 gói/tuần. Thân mến! Trích trong: " ]
[ "Chào em, Thông tin em cung cấp còn khá mơ hồ, tôi không rõ em đau bụng mấy ngày rồi, đau quặn hay liên tục âm ỉ, đau có lan không, đau nhiều khi đói hay sau ăn, có sốt không, có rối loạn đi cầu không, em đã khám và điều trị gì chưa... Do đó tôi chưa thể định hướng được bệnh của em. Triệu chứng của em có thể gặp trong rất nhiều bệnh cảnh khác nhau, như viêm dạ dày tá tràng, bệnh gan mật... Em cần đến khám tại chuyên khoa Tiêu hóa để được thăm khám, khai thác kỹ hơn bệnh sử, tiền căn, có thể làm xét nghiệm khi cần (như siêu âm bụng, xét nghiệm máu...), từ đó BS sẽ chẩn đoán xác định bệnh và điều trị thích hợp tương ứng, em nhé. Trong thời gian này em nên nghỉ ngơi, ăn thức ăn dễ tiêu, ăn chín uống sạch, tăng cường ăn nhiều chất xơ có trong rau xanh, hoa quả (chuối, đu đủ...), hạn chế thức ăn cay, nóng, nhiều gia vị, nhiều dầu mỡ, phải uống đủ nước, tối thiểu là 2 lít nước/ngày. Thân mến.", "- nguồn internet Chào em, Các triệu chứng đau bụng, khó chịu vùng\r\nbụng, tiêu lỏng, đặc biệt triệu chứng thường khỏi kích các triệu chứng sau ăn\r\nmà cụ thể là có thức ăn chứa đường đa phân tử như tinh bột là dấu hiệu của hội\r\nchứng . Tuy nhiên, trước khi nghĩ đến nguyên nhân lành tính này\r\ncần loại trừ những nguyên nhân có bệnh lý thực thể vùng đại tràng như U, Polyp,\r\nViêm loét Đại - Trực tràng, hội chứng kém hấp thu… Em nên đến khám bác sĩ chuyên khoa Nội\r\ntiêu hóa để xác định nguyên nhân và điều trị có hiệu quả em nhé.", " Chào em, Triệu chứng của em là tình trạng rối loạn tiêu hóa, có thể gặp trong các nguyên nhân như viêm loét dạ dày tá tràng, hội chứng ruột kích thích, sỏi túi mật, nhiễm giun sán… Em cần đến khám bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa để bác sĩ chẩn đoán xác định bệnh (qua thăm khám, xét nghiệm như siêu âm bụng, nội soi dạ dày…) và kê thuốc thích hợp, em nhé. Thân mến.", " Bảo Hân và Khánh Hoàng thân mến, cũng là thực phẩm dạng sợi chế biến từ ngũ cốc, đóng vai trò cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cơ bản như đạm, béo, cacbonhydrate. Do đó việc ăn cơm chung với mì đã chế biến hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe. Trên bao bì mỗi sản phẩm đều có bảng thông tin các thành phần dinh dưỡng chính mà sản phẩm đó cung cấp gồm giá trị năng lượng, hàm lượng chất đạm, chất béo, cacbonhydrate. Theo kiến nghị của Viện dinh dưỡng Quốc gia thì mỗi ngày cơ thể cần nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu khác nhau như chất đạm (protein), chất béo (lipid), chất bột đường (glucid) và các vitamin, khoáng chất và nước, nên người dùng có thể chế biến mì ăn liền cùng các loại rau xanh, củ quả để cung cấp thêm vitamin, chất xơ, khoáng chất và phải bảo đảm cân bằng đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Về chi tiết cách phối hợp như thế nào để cân bằng dinh dưỡng theo thể trạng và hoạt động hằng ngày của mỗi người thì cần tham khảo thêm ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ dinh dưỡng phù hợp. Thân mến! Trích trong: Chuyên gia Hồ Thị Yến Nhung ", "Chào em Các triệu chứng của em có thể do hoặc cũng có thể do khó tiêu chức năng gây ra. Vì khi thức\r\năn không thể tiêu hóa và gây căng tức dạ dày, cơ hoành đẩy lên trên làm hạn chế\r\nsự giãn nở lồng ngực mới gây cho em cảm giác khó thở. Em có thể đến khám bác sĩ chuyên\r\nkhoa Nội tiêu hóa để điều trị và nhanh chóng khỏi em nhé. Thân ái. AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Chào em, Triệu chứng của em gồm nặng bụng, đầy hơi, chướng bụng, dù ăn uống và tiêu phân bình thường. Triệu chứng này có thể do chế độ ăn nhiều tinh bột, khoai, đậu, mì gói, nước có gaz, trứng, rượu, đường nhân tạo...và cũng có thể gặp trong 1 số bệnh lý như viêm dạ dày (nhiều người viêm dạ dày chỉ có chướng bụng đầy hơi chứ không đau, không ợ chua gì cả), gan lách to, u nang buồng trứng, có thai (nếu em từng quan hệ tình dục)... Do đó, nếu đã uống men tiêu hóa mà vẫn không đỡ thì em nên đến bệnh viện để kiểm tra, khám chuyên khoa Tiêu hóa và siêu âm bụng tổng quát nhằm loại trừ bệnh lý nguy hiểm, đồng thời bác sĩ cũng kê thêm thuốc hỗ trợ cho em, em nhé. Thân mến. Mời tham khảo thêm: >>", "Bạn không nói rõ thời gian bệnh bao lâu rồi, làm việc có căng thẳng quá không. Bạn có thể dùng các thuốc sau và kết hợp: - Tập thể dục, đi bộ mỗi ngày, làm việc điều độ, tránh stress - Ăn uống đúng giờ, nhai kỹ, không nhai kẹo cao su - Simethicone 80 mg (Air-X), 3 lần/ngày, lần 1 viên nhai hoặc uống ngay sau bữa ăn. Hoạt chất Simethicone sẽ giúp phá vỡ các bong bóng hơi làm giảm triệu chứng đầy bụng, khó tiêu. - Các chế phẩm chứa các men tiêu hóa có nguồn gốc thực vật (Phyto-optizymes) giúp tiêu hóa tốt hầu hết các loại thức ăn, hay uống thêm các men vi sinh (Probiotics) như Lactomin plus, LBio, Probactil (1-3 gói/ngày). Nếu bạn đã xử trí như trên mà triệu chứng vẫn còn hay có xu hướng gia tăng thì bạn phải đi khám ở bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để chẩn đoán nguyên nhân.", "Chào em, Thời gian thức ăn tồn tại trong dạ dày có thể kéo dài tới 6-8 tiếng nếu em ăn nhiều dầu mỡ, các thức ăn khó tiêu, nhai không kĩ… Do đó để tránh cảm giác giác đầy hơi khó chịu, nên hạn chế ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, tránh các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá. Đau bụng dưới rốn thường không phải biểu hiện của viêm dạ dày, em nên quay lại khám tiêu hóa để bác sĩ kiểm tra và xem xét chỉ định thêm siêu âm bụng em nhé! Thân mến.", " Chào bạn, Triệu chứng mà bạn liệt kê thường gặp trong kèm trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng khó tiêu chức năng, ít gặp hơn là bệnh tuyến giáp, viêm dạ dày mãn, bệnh lý gan mật, nhiễm ký sinh trùng (giun lươn) ở thành dạ dày... Bạn đã khám BS và nội soi có viêm dạ dày, nhưng uống thuốc lại không đỡ nhiều thì trước hết nên xem lại: - Có nhiễm Hp hay không - Có dùng thuốc gì ảnh hưởng lên dạ dày hay không, như các thuốc giảm đau nhóm NSAID, corticoide. - Căng thẳng đầu óc dẫn đến hội chứng khó tiêu chức năng. - Một số bệnh lý khác như đã nêu trên. Ngoài ra, còn phải xem lại chế độ sinh hoạt, hạn chế ăn đồ chua cay, nước có gas, nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị, cafe, bia rượu, không hút thuốc lá và tránh căng thẳng đầu óc, ăn uống đúng giờ và nghỉ ngơi hợp lý, không nằm/ vận động mạnh sau khi ăn trong vòng 2 giờ. Và vẫn phải duy trì thuốc điều trị bệnh dạ dày theo toa của BS chuyên khoa tiêu hóa. Bạn có thể khám lại chuyên khoa tiêu hóa ở BV lớn để kiểm tra lại xem có nguyên nhân nào khác như BS đã nêu trên hay không để điều chỉnh thuốc và điều trị thích hợp. Thân mến!", " Chào em, thường là do vấn đề tâm lý nhiều hơn, vì bệnh dạ dày và đại tràng có thể gây triệu chứng liên quan đến bữa ăn như đầy hơi, khó tiêu, đau dạ dày khi đói và cả khi quá no, rối loạn tiêu hóa... chứ không gây chán ăn. Nhưng tâm lý người bệnh đa phần ai cũng chán ăn, là do “sợ” bữa ăn vì những phiền toái do bệnh gây nên, do buồn phiền vì bệnh, do dùng nhiều thuốc... nhìn chung là vấn đề tâm lý. Để khắc phục tình trạng này, em có thể chia nhỏ ăn nhiều bữa trong ngày, ăn thực phẩm dễ tiêu và thay đổi món, dùng thêm rau xanh và trái cây, bổ sung yaua vào mỗi bữa ăn, tránh cà phê, thuốc lá và rượu bia, cố gắng suy nghĩ lạc quan vì những cảm giác bi quan cũng góp phần làm nặng thêm bệnh. Nếu như bệnh dạ dày của em kèm theo trào ngược dạ dày thực quản thì có thể gây cảm giác đắng miệng, chua ở miệng, em cần khám BS chuyên khoa Tiêu hóa để điều trị triệt để bệnh lý này, em nhé. Thân mến!", " Chào Thu Hoài, Khó chịu ở “vùng dạ dày”, tiêu chảy, chán ăn có thể do những nguyên nhân sau: thường gặp nhất là , thai hành (nếu có quan hệ tình dục không dùng biện pháp ngừa thai), viêm nhiễm trong và ngoài đường ruột, bệnh lý gan mật... Do vậy, tốt hơn hết là em nên đến BV để kiểm tra, có thể đăng ký khám BS chuyên khoa tiêu hóa trước để BS chẩn đoán xác định bệnh (qua thăm khám, xét nghiệm) và kê thuốc thích hợp. Song song đó bạn cần hạn chế ăn đồ chua cay nước có gas, nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị, cafe, bia rượu, không hút thuốc lá và tránh căng thẳng đầu óc, ăn uống đúng giờ và nghỉ ngơi hợp lý, không nằm sau khi ăn trong vòng 2 giờ, uống thêm trà gừng để giữ ấm và ổn định đường ruột tạm thời. Thân mến!", " Chào em, Em bị như vậy đã lâu chưa. Vì thông tin của em chưa đủ để chúng tôi định hướng được bệnh, nên chúng tôi chỉ xin nêu một số trường hợp rối loạn tiêu hóa thường gặp và cách xử trí, em nhé. Nếu như em đã có tiền căn táo bón trước đây, mấy ngày nay chưa đi tiêu được, thì nhiều khả năng đau bụng lần này là do phân cứng chưa tiêu ra được, em nên uống nhiều nước, có thể sử dụng thuốc bơm hậu môn làm mềm phân. Nếu như em tiêu phân ít, kèm cảm giác mót rặn, phân có lẫn nhày máu, em có kèm sốt, chán ăn... thì nhiều khả năng em bị kiết lỵ, cần phải đi khám BS. Nếu như em đau bụng sau khi ăn phải thực phẩm không rõ nguồn gốc, kém vệ sinh, tiêu phân lỏng không nhày máu, thì em chỉ cần uống thêm nước, đặc biệt là trà gừng cho ấm bụng, theo dõi tiếp, khi thải hết phân xấu kia đi thì em sẽ bớt đau bụng. Trong tất cả trường hợp, nếu như em có biểu hiện nóng sốt, mệt mỏi, lơ mơ, choáng váng, đau bụng dữ dội, buồn nôn  - nôn, tiêu phân toàn nước, phân có nhày máu mủ thì em cần phải đến bệnh viện để kiểm tra ngay. Thân mến! ", " Chào em, Tập thể thao nói chung và tập gym nói riêng là quá trình đốt cháy năng lượng, nên cơ thể cần nhu cầu dinh dưỡng bằng cách ăn và uống thêm là điều bình thường, tuy nhiên nếu cách tập và cách ăn không đúng như ăn ngay sau tập, ăn quá nhiều, tập khi đói... thì có thể ảnh hưởng lên dạ dày. Triệu chứng ăn nhiều là cảm thấy có thể là triệu chứng của bệnh lý dạ dày, ngoài ra còn có thể do nguyên nhân khác trong và ngoài đường ruột. Trước mắt em nên điều chỉnh lại chế độ ăn của mình, ăn vừa phải, ăn đúng giờ, hạn chế ăn đồ chua cay, nước có gas, nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị, cafe, bia rượu, không hút thuốc lá và tránh căng thẳng đầu óc, ăn uống đúng giờ và nghỉ ngơi hợp lý, không nằm/ vận động mạnh sau khi ăn trong vòng 2 giờ. Nếu tình trạng này vẫn còn thì cần khám chuyên khoa tiêu hóa để xác định bệnh và điều trị thuốc thích hợp, em nhé. Trân trọng!", " Chào em, Đây là một dạng của , có thể do nhiều nguyên nhân, có thể là bệnh lý thực thể (có tổn thương thực sự) của ống tiêu hóa, có thể do bệnh hệ thống như cường giáp, có thể do stress tâm lý, do thiếu men vi sinh, vi khoáng chất, vitamin... Do đó, nếu chỉ dựa vào yếu tố rối loạn tiêu hóa không đủ cơ sở để chẩn đoán ra nguyên nhân. Tốt nhất em nên đến khám cơ sở y tế tại chuyên khoa Tiêu hóa để được kiểm tra, và cố gắng điều chỉnh lại lối sống của mình, đừng bán sức khỏe để kiếm tiền rồi lại phải dùng tiền để mua lại sức khỏe, em nhé. Thân mến!", "Hoa quả sấy khô Chào bạn, Việc tích trữ quá nhiều thực phẩm không có lợi. Chúng ta phải tính toán cho phù hợp với nhu cầu của gia đình và tin tưởng vào Chính phủ. Rõ ràng, Chính phủ cũng như lãnh đạo các tỉnh thành đều đã khẳng định, thực phẩm ở Việt Nam không thiếu, có thể sử dụng nhiều năm vẫn còn. Vậy tại sao chúng ta phải tích trữ lương thực quá nhiều trong thời điểm này? Việc mua nhiều mì gói, rau củ, trái cây sấy khô là không cần thiết. Vì trong trường hợp mua quá nhiều loại thực phẩm cũng có nhiều điểm bất lợi. Chẳng hạn như mì gói mua nhiều - còn nhiều nên thấy tiếc, tiếc thì lại ăn nhiều và điều đó dẫn đến việc cơ thể mất cân bằng dinh dưỡng; Đồng thời gây hại cho cơ thể vì mì gói có nhiều muối, làm giảm hoạt động của tế bào miễn dịch. Ngoài ra, nếu bạn dùng các loại trái cây sấy khô đã được ngâm, tẩm đường so với trái cây tươi thì những sản phẩm này không tốt bằng. Do đó, tốt nhất nên sử dụng các loại trái cây tươi sẽ tốt hơn, bạn nhé. Thân mến. (Trích từ Livestream )" ]
Xin chào BS, Tôi bị bệnh glaucoma góc mở gần 2 năm nay. BS viện Mắt TW cho nhỏ Betoptic mỗi tháng lên viện 1 lần khám lại. 6 tháng nay tôi khám ở viện mắt tỉnh, BS cho nhỏ Azopt nhãn áp điều chỉnh với thuốc từ 17 đến 20mg. Tôi muốn hỏi dùng thuốc Azopt suốt đời có ảnh hưởng gì không? Xin cảm ơn BS.
[ "Bạn Tuấn thân mến, Bất cứ thuốc gì khi đã có hiệu quả điều trị thì cũng đều có tác dụng phụ của nó. Vấn đề là tác dụng phụ nhiều hay ít và nguy hiểm hay không thôi. Azopt thực ra thì tác dụng phụ không nhiều và cũng không gây nguy hiểm gì cho mắt hay toàn thân. Đối với mắt, Azopt có thể gây khô mắt, xốn cộm, đỏ mắt. Tuy nhiên, tác dụng phụ này cũng ít gặp. Song, khi dùng Azopt kéo dài thì bạn nên thêm thuốc nhỏ nước mắt nhân tạo. Tác hại toàn thân của Azopt cũng không thấy báo cáo y học. Tuy nhiên, vì Azopt ngày nhỏ 3 lần, mỗi lần 1-2 giọt và nó bài tiết hoàn toàn qua đường tiết niệu nên thận trọng ở những người suy thận. Do vậy, người suy thận khi dùng thuốc này lâu dài nên có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa tiết niệu. Chào bạn," ]
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị glôcôm góc mở nguyên phát Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán glôcôm góc mở nguyên phát Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh: Khám thị trường; Soi đáy mắt; Đo độ dày của giác mạc trung tâm và đo nhãn áp; Loại trừ các bệnh thần kinh thị giác khác. Phương pháp điều trị glôcôm góc mở nguyên phát hiệu quả Mục đích điều trị glôcôm góc mở nguyên phát là làm dừng hoặc làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, duy trì thị lực và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Điều trị hạ nhãn áp: Xác định mức nhãn áp đích mà cần đạt được sau khi điều trị để không tiếp tục gây tổn hại đến thị thần kinh của người bệnh. Điều trị hạ nhãn áp bằng thuốc hạ nhãn áp, phối hợp tăng cường chế độ dinh dưỡng cho thị thần kinh, điều trị toàn thân; Theo dõi nhãn áp, đĩa thị giác và thị trường định kỳ; Có thể phối hợp điều trị laser hoặc phẫu thuật. Điều trị hạ nhãn áp Thuốc tác động tại chỗ (tra mắt): Thuốc ức chế carbonic anhydrase (brinzolamide 1%, dorzolamide 2% ...), thuốc ức chế β-giao cảm (timolol, carteolol, betaxolol, …), dẫn chất prostaglandin (latanoprost, bimatoprost, travoprost, …), thuốc cường phó giao cảm (pilocarpin, cabachol, physostigmin, …), thuốc cường α2 – giao cảm (brimonidin, apraclonidin, …), các chế phẩm phối hợp (timolol/ brinzolamid, timolol/ latanoprost, timolol/ brimonidin, …). Thuốc tác động toàn thân (uống hoặc tiêm): Acetazolamid, mannitol 10%, 20%, glycerol 50%. Điều trị laser Loại laser: Laser argon, laser diode hoặc laser YAG. Phương pháp: Đốt laser vùng bè và đốt laser vùng bè chọn lọc. Điều trị phẫu thuật Điều trị phẫu thuật được chỉ định trong các trường hợp: Nhãn áp không đạt về mức nhãn áp đích hoặc nhãn áp nhãn áp không ổn định, chức năng thị giác của người bệnh tiếp tục biến đổi sau khi người bệnh đã được điều trị bằng thuốc và laser; Người bệnh không có điều kiện để điều trị bằng thuốc hoặc không đủ điều kiện tái khám lại để theo dõi; Người bệnh không tuân thủ chế độ điều trị bằng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Các phẫu thuật điều trị glôcôm góc mở: Phẫu thuật lỗ rò; Phẫu thuật cắt củng mạc sâu không xuyên thủng; Phẫu thuật đặt van dẫn lưu tiền phòng; Laser quang đông thể mi.", "Mắt trẻ sẽ bị mờ và lóa 2 tuần sau khi nhỏ thuốc Atropin Chào bạn, Atropin là thuốc có tác dụng kháng cholinergic, được sử dụng cho bệnh nhi để gây giãn đồng tử gây liệt cơ thể mi trong chẩn đoán thị giác. Thuốc có tác dụng làm liệt điều tiết và giãn đồng tử nên sau tra thuốc, khi nhìn gần mắt sẽ bị mờ và lóa mắt, khoảng 2 tuần sau các hiện tượng nói trên sẽ hết. Trong trường hợp thuốc đi vào tuần hoàn chung, các hoạt chất có tác dụng đặc biệt trên hệ tiêu hóa, tim mạch và hệ thần kinh trung ương. Nếu xuất hiện các hiện tương như: Sốt, đỏ mặt, khô họng, tim đập nhanh… sau khi nhỏ thuốc thì bệnh nhân cần uống thêm nhiều nước để thuốc mau chóng đào thải và khám lại ở bác sĩ chuyên khoa Nhi bạn nhé! Thân mến.", " Chào bạn, có thành phần là naphazolin có tác dụng làm giải phóng adrenalin gây co mạch máu tại chỗ, giảm phù nề niêm mạc mũi nên có tác dụng thông mũi, làm dễ thở ngay. Khi nhỏ vào mắt, các tá dược của thuốc không phù hợp có thể làm cho mắt dễ bị đau rát, kích ứng; thành phần thuốc làm cho một số bệnh lý mắt có sẵn nặng nề hơn. Tuy nhiên, nếu hiện tại không phát sinh triệu chứng nào khác thì bạn không cần quá lo lắng. Nên tiếp tục điều trị theo toa bác sĩ chuyên khoa. Nếu mắt có triệu chứng ngứa nhiều, đau mỏi, nhìn mờ hơn thì cần tái khám càng sớm càng tốt.", "Chào\r\nem, Trong\r\nthời gian điều trị nếu triệu chứng không thuyên giảm mà còn tăng lên thì nhiều khả\r\nnăng không đáp ứng điều trị, em cần đưa ba đến BV để tái khám và đánh giá lại. Ngoài\r\nra, trong các có Ethambutol gây ra tác dụng phụ là viêm thần\r\nkinh thị giác, giảm thị lực, không phân biệt được màu xanh và màu đỏ. Tuy nhiên\r\ntác dụng phụ này lại không thường xảy ra. Em có thể đưa ba đến khám BS Mắt để\r\nxác định bệnh và điều trị em nhé. Thân ái,", "Người bệnh nên sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ Chào bạn, Các thuốc bạn liệt kê đã được nghiên cứu chứng minh là làm giảm đáng kể biến cố tim mạch, phòng ngừa hiệu quả nhồi máu não; đặc biệt trên cơ địa có cơn thiếu máu não thoáng qua càng có nguy cơ cao đột quỵ nên phải sử dụng liên tục theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Các báo cáo về tổn thương gan, thận do các thuốc nêu trên hầu như rất hiếm và có thể liên quan tới vấn đề cơ địa hoặc do dùng thêm các thuốc, thực phẩm chức năng khác. Các nghiên cứu cho thấy sử dụng kéo dài thuốc không làm tăng nguy cơ tử vong do đó bạn có thể yên tâm dùng thuốc trong nhiều năm tới bạn nhé!", "Chào bạn, Các thuốc hướng thần ít nhiều có tác dụng phụ, như gây rối loạn mỡ máu, tăng cân, tăng nguy cơ đái tháo đường, đục thuỷ tinh thể; một số loại có thể ảnh hưởng tới hoạt động điện của tim và gây ngất. Do đó, khi kê toa, bác sĩ phải cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ, cá thể hoá trên từng đối tượng người bệnh. Ngay cả khi ngưng thuốc cũng cần có quá trình theo dõi sát và giảm liều theo nhu cầu của bệnh nhân. Bạn không nên tự ý dùng thuốc hoặc ngưng thuốc mà nên tái khám và trao đổi thêm với bác sĩ điều trị bạn nhé! Thân mến. Mời tham khảo thêm: >>", " Chào em, Tôi không rõ hiện tại em có đang điều trị thuốc gì cho chứng hay không? Nếu có em có thể cung cấp thêm thông tin để tôi có thể tư vấn tốt hơn. Ngoài ra, trước mắt em cũng cần đến khám BS chuyên khoa mắt để tìm tổn thương thực thể tại mắt trước khi nghĩ đến đó là do tác dụng phụ của thuốc hay triệu chứng của bệnh lý tâm thần kinh. Thân mến! ", "Bạn Châu thân mến, Nước mắt nhân tạo là một loại thuốc dùng cho bệnh .\r\nNó giúp cho mắt không bị xốn cộm và nhìn rõ hơn. Do vậy nó thường dùng cho\r\nnhững người làm việc trong phòng máy lạnh và điều tiết mắt nhiều. Những trường\r\nhợp đau nhức mắt do các bệnh lí mắt khác thì nước mắt nhân tạo ít hoặc không có\r\ntác dụng. Bạn có thể sử dụng nước mắt nhân tạo thường xuyên và lâu\r\ndài. Hiện nay vẫn chưa thấy báo cáo nào về tác dụng phụ hay nguy hiểm do nước\r\nmắt nhân tạo gây ra. Chào bạn,", "Chào bạn, Atorvastatin là loại thuốc dùng để điều trị rối loạn chuyển hóa lipid máu hay mọi người thường gọi là “điều trị mỡ trong máu”. Nếu được kê toa điều trị 20mg nhưng nhà có sẵn loại 10mg bạn có thể sử dụng 02 viên mỗi ngày uống cùng lúc cho đủ liều. Sau khi hết thuốc ở nhà bạn nên mua thuốc mới đúng liều 20mg để tiết kiệm chi phí nhé. Điều trị rối loạn mỡ máu cần điều trị lâu dài, thuốc điều trị rối loạn mỡ máu giảm rõ rệt nguy cơ tạo mảng xơ vữa trong hệ thống mạch máu đặc biệt là động mạch vành tim và động mạch não, rất tốt cho sức khỏe nếu tuân thủ điều trị, giảm các tai biến tim mạch và đột quỵ. Thân ái chào bạn.", "Mô tả ngắn:\nTaflotan® là dung dịch nhỏ mắt trong, không màu, vô khuẩn, chứa tafluprost 0,0015%, do công ty Santen – Nhật sản xuất, được chỉ định làm giảm áp lực nội nhãn cao ở bệnh nhân glaucoma góc mở hoặc tăng nhãn áp. \n Quy cách: Hộp 1 lọ nhựa 2,5 mL.\nThành phần:\nTafluprost: 0.0015%\nChỉ định:\nThuốc Taflotan® được chỉ định dùng trong các trường hợp làm giảm áp lực nội nhãn cao ở bệnh nhân glaucoma góc mở hoặc tăng nhãn áp.", "Bạn\r\nTrúc thân mến, Thuốc\r\nnhỏ mắt Lumigan có chứa thành phần là bimatoprost 0.03%, được sử dụng để giảm\r\nnhãn áp ở người có bệnh tăng nhãn áp góc hẹp hoặc tăng huyết áp ở mắt. Tác dụng\r\nphụ thường gặp bao gồm thay đổi sắc tố (màu mắt có thể thay đổi), thay đổi lông\r\nmi (dài, dày, rậm), viêm nội nhãn, phù hoàng điểm, viêm kết giác mạc do vi khuẩn,\r\nkích thích mắt, xuất huyết kết mạc, viêm giác mạc chấm nông… Bimatoprost có thể\r\ngây tối màu với vùng da mà nó tiếp xúc, tuy nhiên các tác dụng phụ này thường hồi\r\nphục sau khi ngưng thuốc. Do\r\nđó, trường hợp của bạn bị quanh mắt có thể là do tác dụng phụ của\r\nthuốc, bạn không cần quá lo lắng vì các biểu hiện thâm quầng sẽ hết dần sau khi\r\nngưng thuốc. Th.S Dược Trần Thị Lạc\r\nDiệp /\r\nHasan – Dermapharm", "Bạn Quang Vinh thân mến, Một trong những tác dụng phụ của thuốc kháng lao\r\nEthambutol là ảnh hưởng đến mắt. Thuốc có thể gây , nhức mắt. Nặng hơn,\r\nthuốc có thể đưa đến mù màu đỏ và xanh lục. Một số trường hợp do không phát hiện\r\nkịp thời, bệnh nhân có thể mù lòa vĩnh viễn. Điều đáng tiếc là các tổn thương mắt do thuốc không\r\nthể phục hồi được. Do vậy, tất cả các bệnh nhân điều trị thuốc kháng lao phải\r\nđược khám kiểm tra mắt định kỳ thường xuyên. Nếu phát hiện có dấu hiện tổn thường\r\nbất thường mắt do thuốc gây ra thì bác sĩ mắt sẽ đề nghị ngưng ngay thuốc\r\nEthambutol mà thế thuốc khác. Trường hợp ba của bạn do có bị cườm mắt kèm theo nên\r\ncũng khó phân biệt được. Bạn cần cho ba bạn đi kiểm tra mắt để có hướng giải\r\nquyết triệt để rõ ràng. Chào bạn,", "Mô tả ngắn:\nBetoptic là hỗn dịch nhỏ mắt, có hoạt chất là betaxolol , có tác dụng hạ nhãn áp. Thuốc là hỗn dịch vô trùng màu trắng đến trắng ngà, dung tích 5ml.\nThành phần:\nBetaxolol hydrochloride: 2.5mg/ml\nChỉ định:\nThuốc Betoptic được chỉ định dùng trong các trường hợp sau: Hỗn dịch nhỏ mắt vô trùng Betoptic có tác dụng hạ nhãn áp và được chỉ định cho bệnh nhân bị glôcôm góc mở mạn tính và tăng nhãn áp.", "Tăng nhãn áp là chứng bệnh do áp suất trong nhãn cầu mắt gây ra. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra các tổn thương về thần kinh thị giác Chào bạn, Nhãn áp trên 21mmHg được xem là bất thường nhưng còn tùy thuộc vào phương pháp đo nhãn áp nào được sử dụng. Tăng nhãn áp có thể gây tổn thương thần kinh thị giác, dần dần khiến thị lực kém đi, thậm chí mù lòa. Nguyên nhân tăng nhãn áp vẫn chưa được xác định, nhưng phần lớn là do di truyền. Các nguyên nhân tăng nhãn áp ít phổ biến hơn bao gồm: chấn thương hoặc tác động hóa học đối với mắt (dùng thuốc nhỏ mắt không đúng cách, uống thuốc kháng viêm kéo dài), nhiễm trùng mắt nghiêm trọng, tắc nghẽn các mạch máu trong mắt và các tình trạng viêm vùng mắt. Như vậy, tăng nhãn áp chỉ là phần nổi của một tổn thương nào đó bên trong mắt, cần phải điều trị dứt điểm nguyên nhân này thì bệnh mới không tiến triển nặng hơn. Hiện tại, bạn đang được kê toa điều trị nhiễm trùng, có thể BS chuyên khoa đánh giá nguyên nhân gây tăng nhãn áp là viêm nhiễm. Bạn nên dùng thuốc theo toa và tái khám. Các biện pháp chăm sóc, bảo vệ mắt, cho mắt nghỉ ngơi là bắt buộc trong giai đoạn này để giúp mắt mau chóng hồi phục bạn nhé!", " Chào em, Em không nên dùng loại thuốc Flumetholone 0.02 vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của em. Sau này em có đi khám bệnh thì nên thông báo cho BS biết tình trạng mắt của mình, để BS kê toa các loại thuốc có ảnh hưởng đến mắt em nhé! Trân trọng!" ]
Thưa bác sĩ, Năm nay em 16 tuổi và bị vỡ mâm chày do tai nạn giao thông, đã bó bột được 4 tuần. Những ngày này, do thời tiết nóng nên bột có biểu hiện nóng hơn hay do chỗ gãy của em có vấn đề gì ạ? Sau bó bột có cần mổ không ạ? Em không bị đau nhức. Khi đi học do không mang nạng nên thi thoảng em có nhảy, như vậy có sao không ạ? Em cảm ơn.
[ "Chào em, Bó bột là phương pháp giúp bất động xương gãy và giữ cho xương ở tư thế giải phẫu, thúc đẩy quá trình liền xương. Một biến chứng nguy hiểm sau bó bột là dấu hiệu chèn ép do bột, khi đó người bệnh sẽ có triệu chứng đau tăng và cảm giác bột bó chặt lấy chi; tê bì hoặc căng tức ở bàn ngón tay hoặc bàn ngón chân (đầu chi); đau rát bỏng hoặc như kim châm; đầu chi sưng nhiều; mất vận động chủ động đầu chi… Nếu có các triệu chứng trên thì em nên tái khám ngay. Trong quá trình bó bột, em tuyệt đối không được chịu lực lên chân gãy, không được để phần chân gãy va chạm quá mạnh dễ gây tổn thương tái phát. Nếu sau thời gian 4-6 tuần bó bột, phần gãy có dấu hiệu hồi phục tốt thì không cần thiết phải phẫu thuật em nhé! Thân mến." ]
[ "Xin chào bạn, Chấn thương khớp gối có gãy mâm chày di lệch và tổn thương dây chằng là một dạng chấn thương lớn, nếu không phẫu thuật điều trị chắc chắn bạn sẽ không phục hồi vận động được bình thường. Phẫu thuật trong điều trị chấn thương khớp gối với trình độ y học Việt Nam hiện tại có thể tiến hành rất tốt, thời gian hồi phục rất nhanh. Đặc biệt nếu bạn tuổi trẻ, phải tiến hành phẫu thuật nếu không sự tổn thương khớp sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn khi về già làm ảnh hưởng xấu đến chức năng vận động. Sau khi phẫu thuật, thời gian phục hồi vật lý trị liệu có thể kéo dài từ 3 đến 6 tháng tùy vào mức độ tổn thương, nhưng đúng theo phác đồ bạn có thể phục hồi vận động hoàn toàn. Thân ái chào bạn.", "Chào em, Khi xương được cố định tốt, phản ứng viêm giảm dần và can xương bắt đầu hình thành thì triệu chứng đau nhức sẽ giảm nhanh chóng và hết hẳn. Em bó bột đã 5 tuần mà thỉnh thoảng vẫn còn đau nhức vị trí gãy xương thì có thể do nhiều nguyên nhân, như hầm bí do bột (đặc biệt là thời tiết nóng như hiện nay), tổn thương da tại vị trí bó bột, xương chưa lành tốt và 2 đầu xương còn di lệch. Để biết được mình trong tình huống nào, em nên đến khám lại tại chuyên khoa chấn thương chỉnh hình, bác sĩ sẽ chụp phim Xquang kiểm tra cho em là biết xương lành tốt hay không để mở bột ra điều chỉnh nữa, em nhé.", " Chào em, Có nhiều nguyên nhân khiến cho vết gãy vẫn còn sưng nhiều sau khi đã ; có thể do vết thương chưa bình phục hoàn toàn, nhiễm trùng hoặc tổn thương hệ tĩnh mạch hồi lưu chi dưới do chấn thương hoặc do bất động lâu ngày. Em nên tái khám để BS xem bệnh và và tìm nguyên nhân, từ đó có hướng xử trí phù hợp, em nhé! Thân mến! ", "Chào em, Các vết xây xát nhẹ trên da vẫn có thể tự lành tốt dù cho chân bị bó bột. Giai đoạn đầu khi vừa mới té ngã, chân còn sưng to nhiều, nhưng vài ngày sau khi được bó bột, dùng thuốc thì chân sẽ giảm sưng và tạo khoảng không gian vừa đủ giữa da chân và bột, chứ không phải \"bí rị\" như 1-2 ngày đầu. Mặt khác, mục đích của nẹp bột là để cố định 2 đầu xương gãy thì xương mới lành được, nếu thay băng gạc mỗi ngày thì việc tháo bột rồi bó lại sẽ làm xê dịch 2 đầu xương, gây đau, chảy máu và xương không lành được. Trong khi các vết xây xát nhẹ ngoài ra khi được rửa và sát trùng tốt, uống thuốc đều thì hoàn toàn có thể tự lành mà không cần phải tháo bột để thay băng mỗi ngày. Tất nhiên là em phải theo dõi vết thương của mình tại nhà thêm, vì có 1 số ít trường hợp vết thương lành chậm, bội nhiễm vi trùng, chân sẽ có cảm giác nóng, đau tăng, người có thể bị sốt, khi đó em cần tái khám lại bác sĩ để bác sĩ tháo bột kiểm tra cho em và xử lý thích hợp. Thân mến.", "Hạn chế vận động nhiều khi bị gãy xương đòn Chào em, Gãy xương đòn không di lệch hoặc ít di lệch thì không cần mổ, mà chỉ cần đeo đai vai để giúp xương lành thôi. Đeo đai vai là hình thức cố định xương trong gãy xương đòn di lệch ít hay không di lệch. Bệnh nhân sẽ mang đai trong 3-8 tuần, trong thời gian này xương sẽ có can xương. Trong thời gian đeo đai vai, em có thể gỡ đai ra để tắm rửa hàng ngày, nhưng chú ý là đừng di chuyển tay quá nhiều, đặc biệt là không giơ tay cao quá đầu, không đánh tay ra xa, không đưa ra trước hay ra sau quá mức, nhìn chung là di chuyển hạn chế thôi và có người phụ giúp thì tốt hơn. Nhớ tái khám theo hẹn của bác sĩ để kiểm tra can xương. Khi can xương tạo tương đối thì bác sĩ sẽ hướng dẫn em cách tập khớp vai để tránh cứng khớp do không cử động lâu ngày. Trong quá trình điều trị, em nên có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, giàu canxi và vitamin D để quá trình liền xương được diễn ra nhanh hơn. 3 đến 6 tháng tiếp nữa là khoảng thời gian liền xương sinh lý (nghĩa là xương đạt được độ chắc khỏe như trước đây), vì thế trong thời gian đó, em phải tiếp tục hạn chế cầm, xách các vật nặng vì khi xách các vật nặng vai sẽ bị kéo xuống, chỗ gãy dễ bị di chuyển, hạn chế chạy xe máy 1 mình nếu có thể. Thân mến.", "Chào em, Từ lúc em 3 tuổi đến khi em 22 tuổi, chắc chắn em đã tham gia rất nhiểu buổi tập thể dục, thể thao tại trường và chưa hề ghi nhận bất kỳ vấn đề nào liên quan đến chân phải (chân đã từng gãy chân lúc nhỏ). Nghĩa là em đi lại bình thường, chơi thể dục thể thao nhẹ nhàng bình thường trong suốt 19 năm qua thì việc gãy xương lúc nhỏ không để lại bất kỳ di chứng gì. Nay em tập võ chưa quen nên bị căng dây chằng quá mức, bên chân phải đau hơn bên chân trái là do cách xuống chân không đều mà thôi, không liên quan đến việc chân phải bị bó bột nên yếu hơn, em nhé.", "Hồng Diễm thân mến, Hiện nay có 2 trường phái điều trị khác nhau đối với gãy xương không di lệch ở ngón chân, một số BS đề nghị nẹp hay bó bột vì sợ bệnh nhân đi lại quá nhiều gây đau, gây di lệch. Còn một số BS khác thì cho rằng không cần nẹp hay bó bột luôn nếu bệnh nhân tuân thủ không đi lại quá nhiều. Mặc dù không bó bột nhưng xương bị gãy vẫn có thể lành được, nếu bệnh nhân tuân thủ hạn chế đi lại trong thời gian đầu sau gãy (thường là 3 tuần), tránh dậm chân xuống sàn nhiều (do đó nên có nạng chống), hạn chế đứng lâu và đi nhiều, nên kê cao chân, có thể xoa bóp chân nhẹ nhàng để máu lưu thông tốt hơn và uống thêm các thuốc bổ canxi để hỗ trợ. Tuy nhiên, em vẫn cần phải đến khám tại chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình để kiểm tra, xem gãy có di lệch hay không, có vết thương cần xử trí không, vận động đúng cách nhé. Trân trọng.", " Chào em Thành, Biểu hiện tay sưng nhiều hơn, cảm giác tê rần ở người mới do gãy xương thì cần phải cảnh giác với 2 nguyên nhân nguy hiểm nhất là nhiễm trùng (đặc biệt là gãy xương hở, lộ ra ngoài), chèn ép (do bột bó hơi chật); nhẹ hơn có thể do dị ứng bột... Em cần phải đến BV mà em đã bó bột để BS kiểm tra lại sớm và xử trí thích hợp. Trong thời gian đó em chú ý hạn chế vận động tối đa ở tay bị thương, kê cao tay sẽ giúp đỡ sưng phù hơn. Thân mến! ", "Chào Minh Nhâm, Thời gian trung bình là 1 tháng, tùy mức độ gãy xương, có nhiễm trùng hay không, có béo phì, bệnh tiểu đường, lớn tuổi, hút thuốc lá hay không... mà xương sẽ lành nhanh hơn hay chậm hơn. Em còn trẻ, chỉ gãy kín xương chày thì xương lành sẽ khá nhanh. Trung bình là 3-7 ngày sau bó bột em sẽ bớt đau nhiều, nếu em đứng mà không thấy đau, gồng cơ trong bột không thấy đau thì em có thể đi nạng để sinh hoạt cá nhân và quay trở lại công việc hàng ngày được rồi. Chú ý, tránh đứng lâu và đi lại quá sức (khi nào đi thấy chân hơi đau là ngừng lại), ngồi nhớ kê chân cao tránh phù chân, không hút thuốc lá và rượu bia, nhớ ăn uống đầy đủ chất (đặc biệt là thực phẩm giàu canxi như hải sản, sữa...) và ngủ đủ giấc, tái khám và uống thuốc đúng theo hướng dẫn của BS điều trị. Thân mến! ", "Chào em, Gãy mâm chày thường gây chạm khớp, nếu để xảy ra di lệch có thể ảnh hưởng khớp gối về sau. Khi xương chưa lành hẳn, em tuyệt đối không nên chịu lực bên chân gãy, có nguy cơ gây di lệch hoặc tổn thương tái phát. Thời gian để xương gãy liền lại thường cần ít nhất 4-6 tuần nếu cố định và nuôi dưỡng tốt. Để trở lại sinh hoạt bình thường cần khoảng từ 3 tháng nếu tập phục hồi chức năng tích cực em nhé! Thân mến.", "Chào em, Thời gian liền xương trung bình là khoảng 1-2 tháng, tuy nhiên để xương trở lại cấu trúc ban đầu (độc chắc, khỏe) thì phải mất nhiều tháng, quá trình này phụ thuộc vào nhiều yếu tố; tuổi càng trẻ thì khả năng liền xương càng tốt, người hút thuốc lá thì xương lành chậm hơn... Hiện tại chắc chắn em chưa chơi được bóng chuyền, bóng rổ vì xương chưa lành vững đâu dù đã tháo bột. Còn về chơi đá bóng thì mặc dù môn thể thao này dùng chân là chủ yếu nhưng lại có tính va chạm cao, nguy cơ té ngã là có, khi lỡ có sự cố ngoài ý muốn như ngã chống tay thì em có khả năng bị gãy xương lại. Vì thế, dù là gãy xương ở cổ tay nhưng an toàn nhất vẫn là 6 tháng sau mới chơi lại các môn thể thao mang tính cạnh tranh, va chạm như đá bóng. Thân mến.", "Chào em, Thời gian trung bình lành xương là 4-6 tuần, tùy mức độ gãy xương, có nhiễm trùng hay không, có béo phì, bệnh tiểu đường, lớn tuổi, hút thuốc lá hay không...mà xương sẽ lành nhanh hơn hay chậm hơn. Người trẻ khỏe mạnh thì xương lành nhanh hơn người lớn tuổi. Tuy nhiên, việc tự ý tháo bột trước hẹn mà không có chụp phim X-quang kiểm tra xem can xương lành tốt chưa sẽ có nguy cơ làm nứt gãy phần can xương còn mỏng manh, gây di lệch xương, gây đau, phù nề chân… Do đó, cách tốt nhất là em đến khám lại chuyên khoa chấn thương chỉnh hình nơi đã bó bột cho em, chụp lại phim X-quang xem xương lành thế nào, tháo bột hẳn được chưa hay cần đeo băng cố định thêm một thời gian nữa, em nhé.", "Chào bạn, Do chất lượng ảnh bạn gửi về chương trình rất kém nên BS chưa thể xác định được vị trí và mức độ gãy xương. Về nguyên tắc trong thời gian xương chưa lành, bạn cần phải bất động vị trí ổ gãy tuyệt đối, hạn chế tối đa di lệch. Sau khoảng 4-6 tuần hình thành can xương mới có thể tập luyện dần dần. Việc bạn nôn nóng cử động, chống chân khi đi nạng có thể đã dẫn đến tổn thương nặng hơn hoặc di lệch chỗ gãy. Do đó cần tái khám, chụp Xquang kiểm tra để có hướng xử trí đúng nhé. Thân mến.", " Chào em, Nguyên tắc điều trị gãy - là phải đảm bảo cố định vùng gãy trong thời gian chờ đợi hình thành can xương thì mới có thể lành lại được. Bó bột là một trong những phương pháp đơn giản và hiệu quả để cố định chân gãy. Thời gian 4-6 tuần là thời gian trung bình để xương có thể lành bước đầu. Nếu hồi phục sớm hơn thì có thể tháo bột sớm. Bất động kéo dài có thể gây ra teo cơ, cứng khớp, do đó cần có tập trị liệu phục hồi sau đó. Nhưng em cũng đừng quá lo lắng. Mọi quyết định điều trị đều dựa trên ý kiến của BS chuyên khoa, em nhé! Thân mến, ", "Hạn chế vận động mạnh, đặc biệt là chơi thể thao sau khi gãy xương chày Chào em, Thời gian liền xương trung bình là khoảng 1-2 tháng, tuy nhiên để xương trở lại cấu trúc ban đầu (chắc, khỏe) thì phải mất nhiều tháng, quá trình này phụ thuộc vào nhiều yếu tố; tuổi càng trẻ thì khả năng liền xương càng tốt, người hút thuốc lá thì xương lành chậm hơn... Như vậy sau khi em được tháo bột thì chân mới tạm lành thôi, đi lại bình thường thì được nhưng xương chưa đủ chắc để chơi đá bóng, nếu muốn chơi lại thể thao thì em cần tập luyện thêm. Tập đi bộ nhanh rồi tập chạy bộ tăng dần từ chậm đến nhanh, từ ít đến nhiều, tập bật nhảy cao; tập các thụ thể thần kinh cảm nhận không gian trong động tác di chuyển đổi hướng, bật nhảy.... tốt nhất em nên đến các phòng tập gym hoặc trung tâm thể dục thể thao để tập dưới sự hướng dẫn của huấn luyện viên chuyên nghiệp. Khi em không còn đau chỗ gãy khi tập thể thao, tầm vận động khớp bình thường, sức bật và di chuyển đa hướng tốt, chạy nhảy bình thường thì có thể quay lại chơi thể thao và đá bóng an toàn. Trường hợp em gãy xương mà có bắt nẹp vít thì tốt nhất nên tháo vít rồi hãy tập chơi thể thao, em nhé." ]
Chào BS, Tôi bị viêm họng mãn tính, trắng lưỡi 3 tháng nay, làm sạch được ít ngày lại bị lại. Mấy tuần nay tôi cảm thấy có gì vướng ở cổ họng và có cảm giác khó chịu. Cho tôi hỏi tôi đang bị bệnh gì, nên uống thuốc gì?
[ "Chào em, Bình thường trên lưỡi luôn có một lớp bợn trắng, dù có cạo lưỡi mỗi ngày thì lớn bợn trắng này vẫn sẽ xuất hiện lại vào ngày mai, nhưng lớp này mỏng, không hôi, cạo nhẹ không chảy máu. Cạo lưỡi càng mạnh càng “quá sạch” có thể làm tổn thương lưỡi, làm lưỡi bị sung huyết xuất hiện các nốt chấm đỏ và bợn lưỡi có khi còn tạo lập nhanh và nhiều hơn để bảo vệ lưỡi. Trường hợp trắng lưỡi do bệnh chứ không phải do cạo lưỡi mạnh có thể do nhiều nguyên nhân như trào ngược dạ dày thực quản, bệnh lý răng miệng, nấm lưỡi, hút thuốc lá... Viêm họng hạt mãn tính đơn thuần cũng có thể làm tăng tạo bợn lưỡi nhưng thường chỉ khu trú ở gốc lưỡi chứ không phải toàn bộ lưỡi. Như vậy với tình trạng này, em nên vệ sinh răng miệng sạch ngày 2-3 lần sau khi ăn, súc miệng nước muối trước và sau ngủ dậy, vệ sinh lưỡi mỗi ngày (không cạo lưỡi mạnh), uống nhiều nước trong ngày và ăn uống bồi bổ, hạn chế nước đá lạnh và thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, nước có gas và khám BS chuyên khoa Tai mũi họng để được kiểm tra và điều trị thích hợp tùy theo nguyên nhân. Thân mến." ]
[ "Chào em, Dù chất lượng hình ảnh hơi kém nhưng có thể thấy được, niêm mạc họng của em viêm đã khá lâu, dẫn đến phù nền thành sau họng, nhiều hạt do viêm mạn tính gây ra. Hiện tại niêm mạc khá đỏ, sung huyết cho thấy một đợt viêm họng cấp tính , em nên khám chuyên khoa Tai Mũi Họng để bác sĩ điều trị dứt điểm viêm nhiễm. Sau khi khỏi bệnh, em vẫn nên chăm sóc sức khoẻ mũi họng cẩn thận để tránh tái phát, cần giữ ấm, tránh khói bụi, thuốc lá và uống đủ nước em nhé! Thân mến.", "Chào em, Triệu chứng ho kèm vướng họng khi nuốt nước bọt thường gặp trong bệnh cảnh viêm họng cấp , viêm họng mạn, viêm họng hạt, viêm amidan phì đại, hội chứng chảy dịch mũi sau, loạn cảm họng do trào ngược dạ dày thực quản… Để chẩn đoán chắc chắn nguyên nhân gây bệnh, em khám chuyên khoa Tai Mũi Họng là rõ ngay. Song song đó, em chú ý vệ sinh răng miệng sạch ngày 2-3 lần sau khi ăn, súc miệng nước muối trước và sau ngủ dậy, vệ sinh lưỡi mỗi ngày (không cạo lưỡi mạnh), uống nhiều nước trong ngày và ăn uống bồi bổ, không hút thuốc lá, hạn chế nước đá lạnh và thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, nước có gas, không nằm hay vận động mạnh trong vòng 2 giờ sau ăn, giữ ấm hầu họng, tránh nơi ô nhiễm khói bụi. Thân mến.", "- nguồn internet Chào bạn Phước, Qua các dấu hiệu bạn mô tả kèm kết quả cận lâm sàng (CT scan xoang, nội soi dạ dày) thì đúng là bạn bị viêm xoang kèm polyp, vẹo vách ngăn mũi và . Vấn đề ở đây là 2 bệnh lý này điều trị rất phức tạp, lại hay tái phát, và tùy theo từng giai đoạn cấp hay mạn mà thuốc điều trị sẽ khác. Bên cạnh đó, khi tình trạng viêm xoang cứ tái đi tái lại liên tục kèm các dấu hiệu đau đầu, chóng mặt rất nhiều… thì cần giải quyết triệt để polyp mũi xoang và tình trạng vách ngăn bị vẹo bằng phẫu thuật. Khi điều trị thuốc viêm xoang, BS hay sử dụng các loại kháng viêm mạnh (như corticoid) để khống chế tình trạng viêm và giảm nhanh các triệu chứng… Chính các loại kháng viêm này lại có ảnh hưởng lên dạ dày (dù là uống sau ăn no hay có uống kèm thuốc băng niêm mạc dạ dày…) Vì vậy mà bạn bị 2 bệnh lý này cùng lúc. Bạn không nên tự ý uống thuốc tại nhà, đặc biệt là không nên nghe theo lời mách bảo mà uống các loại thuốc gia truyền không có nguồn gốc, hay thuốc bắc… rất nguy hiểm. Bạn nên tái khám chuyên khoa Tai mũi họng và Tiêu hóa, thay đổi lối sống, giữ ấm, vệ sinh mũi họng và răng kỹ… đặc biệt khi thay đổi thời tiết. Chúc bạn mau khỏi bệnh.", " Chào em, Tình trạng của em nhiều khả năng là nhẹ, do thiếu nước và nhiệt độ lạnh. Việc em soi gương thấy hốc mủ trắng thì chưa chắc chắn, bởi vì nhiều người không phải nhân viên y tế tự soi gương vào vùng hầu họng cũng nhận định sai về việc có mủ trắng ở họng hay không; bác sĩ khám với xác định đúng được. Nhưng dựa vào triệu chứng của em thì bác sĩ ít nghĩ có viêm họng mủ, mà chỉ viêm họng nhẹ mà thôi. Do vậy, trường hợp này chưa cần dùng thuốc, đặc biệt là chưa cần dùng kháng sinh để trị viêm họng. Em nên uống nhiều nước trong ngày và ăn uống bồi bổ, không hút thuốc lá, hạn chế nước đá lạnh và thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, nước có gas, giữ ấm hầu họng, tránh nơi ô nhiễm khói bụi, có thể bổ sung thêm vitamin C (nếu không đau dạ dày) để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Thân mến! ", " Chào em, Triệu chứng của em thường gặp trong bệnh cảnh viêm họng cấp kèm hạch viêm ở góc hàm. Để xác định chẩn đoán, loại trừ những bệnh lý nguy hiểm cũng gây triệu chứng tương tự (như u vòm họng), đánh giá mức độ nặng của bệnh (như viêm nhẹ hay nặng, có nguy cơ nhiễm vi khuẩn không hay chỉ là virus thông thường) thì bác sĩ phải khám trực tiếp cho em mới định được bệnh và từ đó kê toa thuốc điều trị thích hợp. Em nên khám chuyên khoa Tai mũi họng, em nhé. Trong thời gian này, em chú ý vệ sinh răng miệng sạch ngày 2-3 lần sau khi ăn, vệ sinh lưỡi mỗi ngày (không cạo lưỡi mạnh), uống nhiều nước trong ngày và ăn nhiều rau xanh hoa quả, không hút thuốc lá, hạn chế nước đá lạnh và thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, nước có gas, không nằm hay vận động mạnh trong vòng 2 giờ sau ăn, giữ ấm hầu họng, tránh nơi ô nhiễm khói bụi. Thân mến.", "Chào bạn, Triệu chứng bạn mô tả cho thấy bạn đang bị viêm họng - cấp tính kèm theo viêm hạch. Nguyên nhân thường là do vi khuẩn\r\ngây ra. Trong một số trường hợp, nếu do vi khuẩn liên cầu nhóm A, bệnh có thể\r\ngây nên biến chứng nguy hiểm trên thận, tim, khớp. Do đó, bạn cần đến khám bác\r\nsĩ chuyên khoa Tai mũi họng để được kê toa kháng sinh sớm. Trong giai đoạn này, bạn nên uống nhiều nước, đặc biệt các loại\r\nnước trái cây có nhiều vitamin để củng cố sức đề kháng, đánh răng, súc miệng\r\nthường xuyên bằng nước muối, giữ ấm, tránh khói bụi vùng mũi họng và nên ăn các\r\nloại thức ăn mát, lỏng, dễ tiêu bạn nhé! Thân mến. AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", " Chào em, Theo như mô tả có khả năng em mắc viêm họng mạn tính. Trong bệnh này, thành sau họng có thể xuất hiện các “hạt” nhỏ là các tổ chức lympho phì đại, các hạt này không mất đi kể cả khi các đợt sốt, viêm cấp tính đã được điều trị ổn, nhưng nhìn chung không gây ra vấn đề gì nghiêm trọng. Việc em hút thuốc lá và ít để ý tới sức khoẻ, ít vận động thể lực là một yếu tố khiến cho bệnh dai dẳng. Ngoài ra nếu có vấn đề liên quan đến bệnh lý dạ dày, ợ hơi ợ chua, nóng rát ngực (trào ngược dạ dày thực quản) thì nên khám thêm chuyên khoa Tiêu Hoá để điều trị dứt điểm em nhé! Thân mến.", "Chào Hạnh Nguyên, Do không trực tiếp thăm khám và không có thông tin về các phương pháp điều trị trước đó nên BS chưa thể đưa ra tư vấn cụ thể cho em. của em nên khám chuyên khoa Tai mũi họng để BS đánh giá tổn thương như thế nào và xác định nguyên nhân khiến cho bệnh dai dẳng, từ đó mới có biện pháp điều trị đúng giúp bệnh mau khỏi, em nhé! Thân mến.", " Chào em, Toa thuốc mà em đề cập để điều trị viêm họng bao gồm thuốc kháng sinh thông dụng, giảm viêm, giảm tiết acid dạ dày. Toa thuốc này thường được áp dụng trong viêm họng do vi khuẩn, mức độ nhẹ và bệnh nhân ít có nguy cơ mắc các chủng vi khuẩn kháng thuốc (vì đây là kháng sinh thông dụng). Toa thuốc này không chống chỉ định cho người có bệnh đang điều trị. Tuy nhiên, để đánh giá khả năng thành công của thuốc, thuốc có phù hợp hay không thì cần phải qua hỏi kỹ lại bệnh sử, tiền căn và khám lâm sàng đánh giá bệnh nhân, em nhé. Thân mến!", " Chào Bảo Khánh, Với lâu ngày không lành thì cần phải khám chuyên khoa tai mũi họng để loại trừ vết loét ác tính (ung thư), vết loét tiền ung thư, nhiễm nấm, đồng thời phải kiểm tra bệnh lý răng miệng gần đó (sâu răng, nha chu...), viêm amidan mưng mủ mạn tính, thiếu một số vi chất (vitamin PP, vitamin C, E) và một số bệnh lý khác kèm theo (thường gặp nhất là trào ngược dạ dày thực quản)... Do vậy, em cần tranh thủ thời gian đi khám sớm, em nhé. Trong thời gian đó, em chú ý vệ sinh răng miệng sạch ngày 2-3 lần/ ngày sau khi ăn, súc miệng nước muối ấm pha loãng trước và sau ngủ dậy. Vệ sinh lưỡi mỗi ngày (không cạo lưỡi mạnh). Uống nhiều nước trong ngày và ăn uống bồi bổ, không hút thuốc lá, hạn chế nước đá lạnh và thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, nước có gas, không nằm hay vận động mạnh trong vòng 2 giờ sau ăn, giữ ấm hầu họng, tránh nơi ô nhiễm khói bụi. Thân mến! ", "Chào em, Dựa vào mô tả và hình ảnh cung cấp cho thấy, em đang gặp phải tình trạng , viêm amidan cấp. Viêm nhiễm này có lẽ không phải mới đây mà đã xảy ra tái phát nhiều lần, diễn tiến mạn tính. Em nên tới khám chuyên khoa Tai mũi họng để BS khám, đánh giá và kê toa kháng sinh thích hợp. Em cũng cần chú ý tuân thủ điều trị, súc họng thường xuyên với nước muối sinh l‎í để bệnh dứt điểm sớm, tránh dai dẳng và tái phát. Thân mến.", " Chào em, Các triệu chứng của em cũng khá phù hợp với , do không phải là bác sĩ thăm khám trực tiếp nên tôi không thể xác định có nguyên nhân khác kèm theo hay không. Vậy nếu triệu chứng vẫn còn em nên tái khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được thăm khám lại em nhé. Trong thời gian này em không nên uống lạnh, ăn đồ lạnh, giữ ấm vùng cổ, uống nhiều nước bệnh sẽ nhanh khỏi hơn. Thân mến! ", "Chào Trịnh Ngọc, Trường hợp của cháu không chỉ có 1 bệnh mà có nhiều bệnh lý kết hợp. Qua thư của cháu BS thấy có mấy vấn đề sau: - Triệu chứng nghẹn ở cổ kéo dài cách đây 1 tháng, kèm cổ khô hay khạc đàm có thể do các bệnh lý sau: Amydal quá phát, viêm mũi họng xuất tiết, viêm xoang, trào ngược dạ dày - thực quản… xa hơn là bệnh lý tuyến giáp (nhân giáp). - Triệu chứng “ợ hơi liên tục nhiều lúc có cảm giác không ợ hơi được, không thở ra được” đây có thể là biểu hiện của hội chứng dạ dày. - Viêm lưỡi, vi trùng từ lưỡi có thể xuống gây viêm nhiễm vùng họng nên khi cháu viêm lưỡi sẽ có cảm giác nuốt đau. Tóm lại, bệnh lý của cháu cần thăm khám trực tiếp và làm thêm nhiều xét nghiệm mới có chẩn đoán cụ thể. Cháu nên khám chuyên khoa tai mũi họng và tiêu hóa để được chữa trị thích hợp. Cháu yên tâm điều trị thì bệnh mới có kết quả, AloBacsi hy vọng những bệnh lý của cháu không phải ác tính. Thân mến!", "Thưa bác sĩ,\r\n\r\nBS khám nói em bị viêm phế quản cấp - viêm họng. Anh bán thuốc nói bệnh này không chữa khỏi sau này có thể bị ung thư. Công việc của em phải hát nhiều, nếu hát như vậy có ảnh hưởng gì không?\r\n\r\nEm uống thuốc được 8 ngày rồi cũng thấy đỡ hơn ạ. Em ho nhiều và thường lâu hết. Em chụp xquang kết quả bình thường. BS nói nếu 2 tuần không khỏi em phải nội soi. Em rất sợ bị ung thư, BS tư vấn giúp em với!\r\n\r\n(Hoai Bao – TPHCM) Chào bạn, Bạn đã khám bệnh, bác sĩ chẩn\r\nđoán là và viêm họng, uống thuốc 8 ngày các triệu chứng đã bớt,\r\nnhư vậy, bạn cần tiếp tục điều trị cho tới khi khỏi hẳn nhé. Nhớ tái khám theo\r\nlịch hẹn của bác sĩ. Những lần mắc bệnh trước đây, có\r\nthể bạn dùng không đúng thuốc, không đủ liệu trình nên bệnh kéo dài, vì thế dễ\r\ngây lờn thuốc. Các viêm: tai, mũi, họng, xoang\r\ncó thể biến chứng viêm dây thanh. Viêm dây thanh gây khàn tiếng hay\r\nmất tiếng, ảnh hưởng tới chất giọng. Viêm vùng mũi, xoang, khoang\r\nmiệng và họng làm cho sự cộng hưởng âm thanh vùng này bị thay đổi, giọng ca\r\nkhông trong trẻo như ý muốn. Ảnh hưởng tới nghiệp ca hát. Tuy nhiên, không tìm\r\nthấy mối liên hệ giữa bệnh ung thư với bệnh lý nhiễm trùng hệ hô hấp. Do đó bạn\r\nyên tâm nhé. Chúc bạn mau khỏi bệnh, tiếng hát mãi bay cao và bay xa! BS-CK1 TMH Nguyễn Hồng Dũng", "Đau rát cổ họng thường do các bệnh nhiễm trùng tai mũi họng gây ra Các triệu chứng của em nêu ra cùng với hình ảnh em gửi về cho thấy em đang bị viêm họng cấp. Tốt hơn hết em nên khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được kê thuốc thích hợp. Theo luật khám và chữa bệnh hiện nay của Bộ y tế, bác sĩ không được phép kê thuốc thông qua kênh truyền thông mà không thông qua thăm khám + hỏi bệnh trực tiếp với người bệnh. Trong thời gian này, em chú ý vệ sinh răng miệng sạch ngày 2-3 lần sau khi ăn, vệ sinh lưỡi mỗi ngày (không cạo lưỡi mạnh), uống nhiều nước trong ngày và ăn nhiều rau xanh hoa quả, không hút thuốc lá, hạn chế nước đá lạnh và thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, nước có gas, không nằm hay vận động mạnh trong vòng 2 giờ sau ăn, giữ ấm hầu họng, tránh nơi ô nhiễm khói bụi." ]
BS ơi cho cháu hỏi, hôm nay đi hái lá cây vô tình cháu hít phải hoặc nuốt phải (cháu không nhớ rõ) con rệp phấn màu trắng trắng trên cây, cháu rất lo lắng và muốn hỏi bác là liệu loài này có ký sinh trong cơ thể người và sinh sản gây bệnh được không ạ? Cháu rất mong nhận được câu trả lời sớm từ BS. Cháu xin trân thành cảm ơn. (Bạn đọc Huy Minh)
[ " Chào em, Mỗi loại có một kí chủ riêng, loại rệp phấn trắng kí sinh trên cây mà em đề cập tới không kí sinh và sinh sản được trong cơ thể người do đó em không cần lo lắng. Tuy nhiên, trên cơ thể của rệp có thể có những yếu tố gây dị ứng nếu nuốt phải, do đó em cần thận trọng trong vấn đề ăn uống. Thân mến! AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí" ]
[ "Chào bạn, Hai bệnh lý truyền nhiễm đáng lo ngại khi bị người cắn đó là viêm gan siêu vi B và uốn ván. Ngay cả khi người khoẻ mạnh cắn, người bị cắn vẫn gặp phải một số nguy cơ khác như chấn thương mô mềm, tụ máu, nhiễm trùng vết cắn hoặc để lại sẹo xấu. Nếu sau khi bị cắn, cơ thể biểu hiện nhiều triệu chứng lạ mà trước đây không có thì bạn nên tới BV để BS kiểm tra, thăm khám cũng như đề thêm một xét nghiệm tầm soát nguyên nhân để lên kế hoạch điều trị thích hợp bạn nhé. Thân mến.", " Chào em, Những hạt trắng xuất hiện ở 2 bên amidan kèm triệu chứng đau rát họng, ho là biểu hiện thường gặp của . Nguyên nhân gây viêm amidan cấp có thể do virus, vi khuẩn... và trào ngược dạ dày thực quản là 1 yếu tố thuận lợi gây viêm amidan. Trong toa thuốc điều trị diệt Hp vốn đã có kháng sinh, do đó nếu em không có khó chịu ở họng nhiều thì có thể tiếp tục uống toa thuốc diệt Hp, kèm theo đó là: - Vệ sinh răng miệng sạch ngày 2-3 lần sau khi ăn. - Súc miệng nước muối trước và sau ngủ dậy. - Vệ sinh lưỡi mỗi ngày (không cạo lưỡi mạnh). - Uống nhiều nước trong ngày và ăn uống bồi bổ. - Không hút thuốc lá. - Hạn chế nước đá lạnh. - Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, nước có gas. - Không nằm hay vận động mạnh trong vòng 2 giờ sau ăn. - Tối nên nằm đầu cao. - Giữ ấm hầu họng. - Tránh nơi ô nhiễm khói bụi. - Dùng nước muối khoáng rửa mũi trước và sau khi ngủ dậy, sau khi đi ở ngoài về. Nếu như triệu chứng ở họng ngày càng nặng hơn, kéo dài thì em cần khám lại bác sĩ tiêu hóa hoặc khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được điều chỉnh thuốc phù hợp, em nhé! Thân mến! ", "Ảnh: bạn đọc Lâm Văn Trọng cung cấp Chào bạn, Tổn thương da của bạn nghi ngờ là viêm da tiếp xúc, bạn nên kiểm tra lại môi trường xung quanh xem có côn trùng hay hoá chất nào gây kích ứng hay không. Mùa mưa tới, kiến ba khoang đang xuất hiện nhiều, bay vào nhà theo ánh đèn, gây bỏng rát và các mụn nước li ti trên da người nếu tiếp xúc. Bạn có thể tới hiệu thuốc để mua thuốc bôi côn trùng đốt sử dụng tối đa 7 ngày, nhưng nên chú ý hơn tới môi trường sống. Nên ngủ trong màn, tránh đứng dưới bóng đèn sáng nơi công cộng, có thể bật đèn ban công, hành lang để thu hút kiến ba khoang ra ngoài nhà. Kiểm tra mũ, nón, khẩu trang, khăn mặt, quần áo, giường chiếu trước khi dùng. Để tránh côn trùng bay vào nhà, cần hạn chế mở cửa, buông rèm, lưới ngăn côn trùng ở khu vực gần cây cối... khi thắp đèn. Thân mến!", "Minh Thuận thân mến, Những sang thương mà bạn mô tả có liên quan đến nhiều bệnh lí như là vẩy phấn hồng, vẩy nến, hoặc một số bệnh lý nến trắng. Nếu là vẩy phấn hồng thì em uống thuốc 1 - 2 ngày thì hết và sau đó tái lại thì có thể trong diễn tiến bệnh vảy phấn hồng tiến triển toàn thân kéo dài 1 tháng sau đó tự lui dần. Do bạn không gửi hình ảnh đi kèm nên tôi không xác định chính xác được sang thương cho bạn. Tuy nhiên vảy phấn hồng hay rôm sảy đều là những bệnh da lành tính nên không gây nguy hiểm hay phải điều trị lâu dài, bạn không nên quá lo lắng. Để xác định chính xác bệnh, bạn nên đến các BV chuyên khoa về Da liễu để được thăm khám. Thân mến.", "Chào em, Em phải đến Bệnh viện Da Liễu để kiểm tra khi các nốt này xuất hiện lại, để bác sĩ xem đây có phải là vết côn trùng cắn hay không, hay là một loại sang thương da do bệnh, ví dụ như chàm. Xác định rõ bệnh thì mới có phương pháp điều trị thích hợp. Trong thời gian đó, em cần vệ sinh lại không gian sống, giặt chăn ga gối nệm, em nhé. Thân mến.", " Chào Mai Sương, Do (sán chó) không thể phát triển thành dạng trưởng thành và đẻ trứng trong cơ thể người nên không thể lây từ người. Tuy nhiên, nguồn lây của giun là từ trứng dính trên các thức ăn tươi sống. Do đó, nếu 1 người sống chung trong khu sinh hoạt đã nhiễm, nhà lại có nuôi chó, em có khả năng bị nhiễm sán chó. Nhiễm sán chó là 1 trong các nguyên nhân gây nổi ban dị ứng. Các yếu tố gây dị ứng thường gặp khác là thay đổi môi trường sống quá khác biệt (còn gọi là trái nước trái gió), ăn hải sản, cá biển, thịt bò, rệp giường chiếu, chăn ga gối nệm quần áo không sạch, khô cứng còn cặn bột giặt, do nhiễm giun sán, rượu bia... Em có thể đến khám chuyên khoa da liễu hoặc chuyên khoa nhiễm nơi có làm xét nghiệm máu tầm soát nhiễm giun đũa chó để được kiểm tra và điều trị thích hợp. Thân mến! ", "Bạn Liên thân mến, Các cháu sinh ra được tiếp nhận một phần kháng thể truyền từ\r\nmẹ sang con qua nhau thai và qua sữa. Tuy nhiên các kháng thể này không đủ và\r\nkhông tồn tại lâu trong cơ thể trẻ. Do đó, để phòng ngừa một số bệnh nguy hiểm,\r\ncác cháu được tiêm ngừa một số bệnh: sởi, bại  liệt, đậu mùa, lao, viêm\r\ngan, uốn ván… Sau khi tiêm, cơ thể tiếp xúc với mầm bệnh (dị nguyên) đã được làm giảm hoạt lực sẽ tạo ra các kháng thể tương\r\nứng chống lại mầm bệnh mỗi khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Nhờ vậy chúng ta cơ\r\nbản đã thanh toán được bệnh đậu mùa, bệnh bại liệt... giảm tỉ lệ mắc các bệnh\r\nviêm gan, uốn ván, sởi… Trong môi trường tự nhiên còn tồn tai rất nhiều mầm bệnh\r\nkhác do virus, vi khuẩn, vi nấm, ký sinh trùng, khói bụi gây nên. Chúng là\r\nnhững tác nhận gây bệnh nguy hiểm, thường trực, thường xuyên tác động vào cơ thể,\r\nnhất là các cháu từ 0 tới 3-4 tuổi, kháng thể hình thành dần dần sau mỗi lần\r\nnhiễm bệnh. Đây là giai đoạn dễ bị bệnh là vì thế. Trong đó trên chiếm tỉ lệ cao trong số lần mắc bệnh. Trường hợp của cháu, thường xuyên , nếu nước mũi trong, cháu vẫn ăn chơi,\r\nphát triển tốt về cân nặng, chiều cao... Bạn hãy yên tâm, không vội dùng thuốc,\r\nnhất là thuốc kháng sinh. Hàng ngày, nhỏ nước muối vào mũi cho cháu trước khi ăn và\r\nbú, nhằm làm cho mũi thông thoáng, sạch. Khi dịch mũi đặc vàng hay có biến\r\nchứng viêm phế quản, viêm tai... hãy cho cháu tới khám tại bác sĩ chuyên khoa Tai\r\nMũi Họng hay chuyên khoa Nhi và điều trị tích cực nhé.", "Ngọc Quyên thân mến, Điều này chứng tỏ em có nhiễm rồi đấy, nhưng không biết em đang nhiễm phải loại giun nào và có bị thiếu máu do nhiễm ký sinh trùng này không. Em cần khám chuyên khoa Nội tổng quát để BS chỉ định làm xét nghiệm máu, phân. Tùy theo kết quả xét nghiệm, BS sẽ điều trị giúp em. Chúc em không còn gặp \"con giun màu hồng\" nữa nhé!", "Chào em, Xét nghiệm soi nhuộm có thể phát hiện được 95% vi khuẩn lậu, tức là vẫn có tỷ lệ âm tính giả nhất định. Do đó không soi thấy lậu cầu không có nghĩa là em không bị bệnh. Tình trạng vi khuẩn lậu kháng thuốc hiện nay khá phổ biến, nhất là với các thuốc uống. Sau điều trị nếu kháng thuốc, triệu chứng sẽ tái lại trong vòng vài ngày sau đó. Trường hợp của em cần phải thay đổi phác đồ, có thể phải sử dụng kháng sinh tiêm hoặc tới bệnh viện để cấy mủ làm kháng sinh đồ, tìm ra phác đồ phù hợp em nhé! Thân mến.", " Chào em, Tôi đoán em đang muốn nói đến vấn đề .\r\n Đây là hóa chất dùng trong công nghiệp, có nhiều độc tính nguy hại đến \r\nsức khỏe con người nên không được phép hiện diện trong thực phẩm. Khi \r\ntiếp xúc với phenol liều cao có thể tử vong do ngộ độc cấp tính. Với\r\n liều thấp hơn, phenol gây hiệu ứng tích lũy tại các cơ quan và gây nên \r\nbiến chứng lâu dài như vô sinh, rối loạn thần kinh, bệnh lý tim mạch… \r\nPhenol có thể được phát hiện khi xét nghiệm nước tiểu, em nhé! Tôi\r\n không rõ em đang sinh sống tại khu vực nào để định hướng BV em cần đến \r\nkiểm tra. Xét nghiệm phenol thực tế không phải là BV nào cũng làm vì nhu\r\n cầu ít, 1 số trung tâm xét nghiệm y khoa lớn thì có làm, VD như Medic \r\n(Hòa Hảo). Để biết rõ hơn BV em định đến có làm xét nghiệm này hay \r\nkhông, em có thể gọi điện thoại liên hệ với phòng tư vấn của BV, em nhé. Thân mến! BS.CK1 Cao Thị Lan Hương Cổng thông tin Tư vấn Sức khỏe ", " Chào em, Những nốt sẩn nhỏ đỏ ngứa xuất hiện cấp tính và tự lặn thường gặp trong , có thể do côn trùng đốt, và đôi khi cũng khó xác định tác nhân. Tuy nhiên, tình trạng của em tương đối nhẹ, không cần uống thuốc nếu không ngứa nhiều, nên hạn chế gãi, có thể xoa dầu khuynh diệp hay các loại kem bôi ngoài da giảm ngứa do côn trùng cắn bán tại nhà thuốc tây, và cần xem lại không gian ngủ của mình. Vì dù em vệ sinh cá nhân sạch sẽ hàng ngày cũng khó tránh khỏi bị các côn trùng mới xuất hiện trong giường chiếu chăn ga gối nệm như kiến rận, thường xuất hiện những lúc giao mùa như thế này. Thân mến!", "Hoàng Hải thân mến, Xin khẳng định lại với bạn, không phải do nhễm ký sinh trùng mà có thể do nhiều nguyên nhân khác như: Viêm mũi xoang, sâu răng (bạn đừng tưởng sâu răng là phải nhức răng vì sâu răng độ 1, độ 2 phải đi khám nha sĩ mới biết), viêm nha chu (viêm nướu răng và vôi răng), viêm phổi, ung thư phổi, ung thư vòm họng, ung thư thanh quản, bệnh trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày, nhiễm vi trùng Hp dạ dày, suy gan, suy thận… Như vậy, em cần đi khám BS để tầm soát những nguyên nhân có thể xảy ra chứ không nên tự ý mua thuốc được quảng bá trên mạng. Thân mến.", "Chào anh, Theo thư anh, rất có thể anh là người bệnh có mang\r\nmầm bệnh trong máu khi xét nghiệm, hay còn gọi là người mang ký sinh trùng\r\nlạnh. Những người đã sống nhiều năm ở vùng sốt rét lưu hành, nhiều\r\nlần mắc bệnh sốt rét, thường xuyên có những cơn sốt rét tái phát sau đó lại\r\nchịu những đợt tái nhiễm bệnh mà không được điều trị khỏi nên trong cơ thể hình\r\nthành tính miễn dịch đối với bệnh sốt rét. Điều này giúp họ có thể chống lại\r\nbệnh sốt rét mà không có biểu hiện sốt và các biểu hiện lâm sàng rõ nét khác\r\nnhư sốt, rét run, vã mồ hôi. Người mang ký sinh trùng lạnh vẫn sinh hoạt, lao động bình\r\nthường và không nghĩ là mình vẫn bị mắc bệnh sốt rét. Đối với những người này,\r\nbệnh không gây nguy hiểm gì vì họ đã có tính miễn dịch và sức đề kháng đối với\r\nbệnh nhưng sức khỏe của họ cũng sẽ bị hao tổn dần dần. Đối với những người xung quanh, họ có thể là nguồn lây\r\ntruyền bệnh nguy hiểm vì khi người mang ký sinh trùng lạnh cũng vẫn\r\ntruyền ký sinh trùng sốt rét sang người lành. Anh là người mang ký sinh trùng lạnh nên vẫn được coi là\r\nbệnh nhân sốt rét và cần được điều trị như những người mắc bệnh sốt rét khác\r\nnhằm mục đích ngăn ngừa mầm bệnh ký sinh trùng sốt rét tiềm ẩn trong cộng đồng\r\nvà nâng cao sức khỏe cho bản thân. Alobacsi.vn Theo BS.\r\nTrần Quốc – Sức khỏe & Đời sống", "Chào bạn, Tình trạng nhiễm , có thể gây dị\r\nứng da và ngứa, chứ không chỉ đơn thuần là gây rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên,\r\nvấn đề dị ứng hay rối loạn tiêu hóa, có thể là biểu hiện của bệnh lý khác không\r\nphải do nhiễm . Do đó, nếu bạn không an tâm về tình trạng của\r\nmình, bạn có thể đến khám tại BV Nhiệt Đới để được khám toàn diện và làm các\r\nxét nghiệm cần thiết mới có chẩn đoán xác định bạn nhé. Còn vấn đề biến đổi màu sắc ở mắt, nếu bạn đã\r\nkhám qua BS Mắt và có kết luận là một biểu hiện sinh lý bình thường, bạn có thể\r\ntin vào kết quả đó, bởi vì điều bạn lo lắng là sán dải chó liệu có gây tình\r\ntrạng trên thì câu trả lời là không.", "Chào bạn Phương, Trong các thông tin bạn cung cấp lại không có thông tin khá\r\nquan trọng, thú vị và dễ bị bỏ sót, đó là bạn có vợ chưa, hay có quan hệ tình\r\ndục chưa, và nếu có thì có an toàn không? Bệnh Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể xảy ra sau một bệnh\r\nlý lây truyền qua đường tình dục, mà trong bệnh lây truyền qua đường tình dục,\r\nthông thường các BS luôn xem xét để điểu trị cho cả vợ hay bạn tình của bệnh nhân,\r\nvì sẽ xảy ra tình trạng lây qua lại giữa 2 người. Riêng bệnh nhiễm trùng đường tiểu điều trị cũng khá phức\r\ntạp, dài ngày và hay tái phát. Bạn nên đến khám trực tiếp BS chuyên khoa nội\r\nnhiễm hay chuyên khoa Da liễu để được khám trực tiếp các tổn thương (nếu có) ở\r\nbộ phận sinh dục ngoài, làm các xét nghiệm cần thiết (ví dụ siêu âm bụng, cấy\r\nnước tiểu và làm kháng sinh đồ…) rồi có hướng điều trị triệt để, không nên tự ý\r\nuống thuốc vì dễ gây ra tình trạng đề kháng với kháng sinh, khó khăn, ảnh hưởng\r\nđến sức khỏe và tốn kém cho việc điều trị sau này. Chào bạn và chúc bạn mau chóng hết bệnh!" ]
Chào bác sĩ, Em có hành vi là được người khác kích dục bằng miệng dưới 20 giây. Em đã làm tổng cộng 12 xét nghiệm bao gồm 10 xét nghiệm combo và 2 xét nghiệm nhanh. Xét nghiệm lần cuối em làm là ở thời điểm 101 ngày (14 tuần rưỡi) sau hành vi nguy cơ. Các xét nghiệm đều âm tính. Vậy em có thể yên tâm là mình không nhiễm chưa ạ? Và cho em hỏi tại sao có 1 số thông tin nói là phải xét nghiệm ở thời điểm 6 tháng mới chính xác. Xin cảm ơn bác sĩ.
[ " Chào em, Nếu như người kích dục cho em đang thì em có nguy cơ bị nhiễm HIV, vì virus HIV có trong tất cả các dịch của cơ thể, kể cả nước bọt. Nếu người kích dục cho em có bệnh lý răng miệng gây chảy máu ở miệng trong lúc kích dục cho em thì nguy cơ nhiễm HIV của em sẽ tăng lên nữa. Để biết chính xác có nhiễm HIV hay không, chỉ có 1 cách duy nhất là xét nghiệm máu, nếu làm xét nghiệm tìm kháng thể kháng HIV thì kết quả chính xác nhất là từ 3-6 tháng sau khi có hành vi nguy cơ, còn xét nghiệm PCR HIV thì khả năng phát hiện sớm cao hơn. Em đã làm rất nhiều lần xét nghiệm kiểm tra, trong đó có xét nghiệm combo mà tôi dự đoán chính là xét nghiệm PCR HIV thì em có thể yên tâm. Nếu vẫn còn ám ảnh hay lo lắng quá nhiều về vấn đề này thì em nên cân nhắc tâm lý trị liệu sẽ giúp em hồi phục. Thân mến! " ]
[ "- nguồn internet Chào em, Trường hợp của em nếu vết thương của em không sâu và rộng thì khả năng nhiễm bệnh không cao. Không rõ bệnh nhân của em có được làm xét nghiệm C, HIV chưa. Vì ngoài viêm gan B, em vẫn có khả năng bị lây nhiễm hai loại virus này vì chúng đều lây truyền qua đường máu. Trường hợp của em nên làm xét nghiệm HBsAg, anti HBs, nếu cả hai xét nghiệm này đều âm tính thì em có thể tiêm ngừa. Ngoài ra em cũng nên làm thêm xét nghiệm anti HCV và anti HIV em nhé. - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa. giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: . Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn.", "Chào em, Với tình huống em trình bày thì khả năng lây nhiễm virus HIV là cực kỳ thấp, vì găng tay của kỹ thuật viên hay điều dưỡng lấy máu nếu có dính virus HIV cũng không chạm trực tiếp vào vết thương hay vị trí lấy máu của người được lấy máu. Tỷ lệ lây nhiễm HIV ngay cả đối với 1 lần bị kim tiêm có HIV đâm là khoảng 0,3- 0,5%, nghĩa là rất thấp, thì tỷ lệ lây nhiễm HIV trong tình huống em trình bày là còn thấp hơn con số kể trên nữa. Nếu vẫn lo lắng thì em có thể xét nghiệm tầm soát HIV sau 1 tháng và sau 3 tháng từ lúc có hành vi nguy cơ, em nhé.", "Chào bạn, Xét nghiệm HIV Combi PT là xét nghiệm theo phương pháp mới nhất hiện nay, sử dụng nguyên lý miễn dịch điện hóa phát quang trên hệ thống COBAS 8000 của ROCHE có thể phát hiện trong huyết thanh (trong máu) đồng thời kháng thể chống lại virus HIV và kháng nguyên P24 (một thành phần trong cấu tạo lõi của virus HIV) cho phép phát hiện sự có mặt của virus HIV sớm nhất có thể hiện nay (khoảng từ 28 ngày trở ra) trong cơ thể người. Nếu thực hiện sau thời gian 2 tháng kể từ hành vi nguy cơ cuối cùng, cho kết quả âm tính thì có thể yên tâm rằng bạn không mắc bệnh. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quên các mốc kiểm tra lại vào 3 tháng, 6 tháng để đảm bảo không có sai sót nào khác trong quá trình thực hiện xét nghiệm bạn nhé! Thân mến.", "Xin chào bạn, Các bệnh lây qua đường tình dục có thời gian ủ bệnh khoảng từ 01 tháng đến 03 tháng. Xét nghiệm đặc hiệu dành cho các tác nhân gây bệnh được thực hiện sau thời gian ủ bệnh đạt được kết quả âm tính mới được xem như là hoàn toàn không mắc bệnh. Có rất nhiều trường hợp bệnh nhân nhiễm tác nhân gây bệnh nhưng không biểu hiện bệnh lý được gọi là “người lành mang bệnh”. Vì vậy không biểu hiện triệu chứng không chắc chắn rằng không nhiễm bệnh, bạn nên đến các cơ sở chấp nhận xét nghiệm bệnh lý lây qua đường tình dục (Pasteur, G-link…) để kiểm tra thì mới chắc chắn được rằng bạn có nhiễm hay không nhé. Thân ái chào bạn.", "Chào em, Việc dùng chung bàn chải với người nhiễm HIV có nguy cơ lây nhiễm bệnh. Nguy cơ tăng lên cao nếu người bệnh và/hoặc em có bệnh lý răng miệng có chảy máu bên trong. Tuy nhiên, trường hợp của em thì nguy cơ lây nhiễm rất thấp, vì người nhiễm H đang dùng thuốc ức chế virus nên nồng độ virus trong máu và dịch cơ thể không cao; bên cạnh đó, người nhiễm H có thói quen rửa bàn chải rất kỹ và cá nhân em cũng đã súc miêng lần nữa. Như vậy, với nguy cơ thấp hiện tại, em có thể chờ 21 ngày sau làm xét nghiệm combo Ag/Ab tầm soát HIV và xét nghiệm test nhanh HIV vào thời điểm 3 tháng - 6 tháng sau. Hoặc, nếu lo lắng quá, em có thể uống thuốc phơi nhiễm HIV ngay từ bây giờ. Thân mến.", "Chào em, Xét nghiệm mà em miêu tả là phương pháp test nhanh HIV, phương pháp này rất ít khi sai sót về mặt kỹ thuật và trên kết quả luôn có vạch chứng, nhằm xác định chất lượng mẫu máu là đạt tiêu chuẩn. Sau khi hiện vạch chứng, nhân viên xét nghiệm mới đọc đến kết quả âm tính hay dương tính với kháng thể kháng HIV. Xét nghiệm nhanh với HIV có độ nhạy rất cao 95-99% và được xem như một xét nghiệm sàng lọc nhằm “giết lầm hơn bỏ sót”. Do vậy, nếu có kháng thể kháng HIV đủ để phát hiện (sau thời kỳ cửa sổ), khả năng bỏ sót là rất thấp. Nói cách khác, nếu xét nghiệm test nhanh cho kết quả âm tính thì chắc chắn là chưa có kháng thể kháng HIV trong máu, nhưng nếu dương tính cũng chưa hẳn là đã có kháng thể. Vấn đề đặt ra là em có trong giai đoạn cửa sổ hay không, tức là mới nhiễm nhưng chưa có kháng thể, vì thế tốt nhất là nên xét nghiệm lại sau khoảng 3-6 tháng từ lúc có hành vi nguy cơ, và trong thời gian chờ em nên cẩn thận không để cho mình có nguy cơ lây nhiễm mới. Thân mến.", "Chào em, Virus HIV không có trong nước bọt. Tuy nhiên, nếu 2 người bị loét, xước trong miệng hoặc chảy máu răng mà một người nhiễm HIV thì khi dùng chung bàn chải đánh răng, khả năng lây bệnh HIV có thể xảy ra. Tuy nhiên, nguy cơ bị mắc bệnh HIV trong tình huống này là rất thấp, nếu em đảm bảo mình không có vết loét, xước trong miệng. Thứ hai, virus HIV rất dễ bị tiêu diệt khi ra môi trường bên ngoài, vài giờ sau khi ra môi trường, máu và các chất dịch của cơ thể chứa HIV đã bị khô đi thì hầu như không còn khả năng làm lây nhiễm do HIV đã bị tiêu diệt, HIV rất nhạy cảm với sự thay đổi của nhiệt độ và dễ bị tiêu diệt khi tiếp xúc với oxy ở ngoài môi trường. Hơn nữa, tỷ lệ lây nhiễm HIV ngay cả đối với 1 lần bị kim tiêm có HIV đâm là khoảng 0,3 - 0,5%, nghĩa là cực kỳ thấp. An toàn nhất là em vẫn nên xét nghiệm máu kiểm tra, nếu làm xét nghiệm tìm kháng thể kháng HIV thì kết quả chính xác nhất là từ 3-6 tháng sau khi có hành vi nguy cơ, còn xét nghiệm PCR HIV thì khả năng phát hiện sớm cao hơn. Thân mến.", "Chào em, Phương pháp xét nghiệm HIV Ag/Ab combo là phương pháp thế hệ thứ 4, với độ nhạy và độ đặc hiệu cao, có thể phát hiện kháng nguyên P24 và kháng thể kháng HIV từ tuần thứ 3 trở đi. Phương pháp xét nghiệm HIV Ag/Ab combo này có thể xét nghiệm sau 15 ngày và khoảng thời gian lý tưởng nhất là sau 28 ngày. Sau khi làm xét nghiệm HIV combo cho kết quả là âm tính thì đây là kết quả khả quan, và thường sẽ không thay đổi nếu không có nguy cơ nào khác. Phương pháp xét nghiệm HIV combo cho kết quả chính xác đến 95%, vì nó có thể phát hiện virus HIV ở người nhiễm ngay trong giai đoạn đầu. Nhưng nếu em muốn thực sự yên tâm và chắc chắn, thì em có thể làm xét nghiệm sau 12 tuần để khẳng định kết quả chính xác nhất. Bên cạnh đó, không có triệu chứng nào đặc hiệu cho nhiễm HIV, hay nói cách khác là không có dựa vào triệu chứng trên người mà chẩn đoán có hay không có nhiễm HIV. Bởi vì đa phần nhiễm HIV giai đoạn đầu thường không gây triệu chứng, hoặc cho các triệu chứng trùng lắp với các bệnh lý thông thường khác. Do đó, phải dựa vào xn máu mới kết luận được có nhiễm HIV hay không. Thân mến.", " Chào em, Sau 5 tháng thì xét nghiệm âm tính là em có thể an tâm. Và em đã xét nghiệm 3, 6, 9 tháng nên không lo về bệnh nữa nhé. Ngực, lưng bụng em nổi nhiều mụn trứng cá thì phải đi khám chuyên khoa da liễu và xem lại chế độ dinh dưỡng. Thân mến!", "Chào bạn, Kể từ khi có hành vi không an toàn thì không có thời điểm nào để chúng ta xét nghiệm có kết quả chính xác nhất, bởi vì khả năng sản xuất kháng thể chống lại HIV thay đổi tùy theo cơ địa mỗi người. Thông thường thì sau 3 tháng, kết quả xét nghiệm rõ ràng hơn. Giá xét nghiệm tầm soát HIV này dao động từ 50.000-100.000 đồng/ test tùy theo cơ sở công hoặc tư. Xét nghiệm nhanh chỉ mang tính tầm soát, cần làm thêm các xét nghiệm khác có kỹ thuật cao hơn, chính xác hơn. Đối với test nhanh, sau khi có hành vi không an toàn, bạn xét nghiệm càng sớm càng tốt. Các BV tuyến huyện theo tôi được biết là có làm xét nghiệm này. Thân mến.", "Xét nghiệm HIV là phương pháp duy nhất để chẩn đoán xác định tình trạng nhiễm virus HIV của bệnh nhân Xin chào bạn, Rất hiếm khi ghi nhận bệnh nhân có triệu chứng nhiễm HIV cấp – những triệu chứng đó thường giống với nhiễm siêu vi (cảm cúm) bình thường nên rất khó phân biệt, chủ yếu dựa vào xét nghiệm tìm kháng thể - kháng nguyên HIV sau 03 tháng kể từ lúc có hành vi nguy cơ. Kết quả vào ngày 45 của bạn là âm tính (khoảng 1,5 tháng) là một dấu hiệu tốt, tuy nhiên không thể khẳng định chắc chắn 100% rằng bạn đã an toàn – sự tiến bộ của những xét nghiệm gần đây có độ nhạy khá cao nên thỉnh thoảng nếu bệnh nhân có nhiễm HIV thì sau 01 tháng đã có kết quả (+) rồi – nhưng thời gian này vẫn chưa được đưa vào khuyến cáo rộng rãi cũng như những nghiên cứu lớn vì nó phụ thuộc khá nhiều vào đáp ứng miễn dịch của cơ thể bệnh nhân. Bạn nhất định phải làm lại xét nghiệm khi đủ 03 tháng để có được sự an tâm tuyệt đối. Còn tình trạng mỏi cơ và triệu chứng “yết hầu có cọng dây gì đó chạm vào thấy đau…” có thể do tâm lý của bạn thôi, không liên quan gì bệnh lý cả. Chúc bạn nhiều sức khỏe và đừng quá lo lắng nhé.", "Chào em, Điều đáng mừng là em được chẩn đoán nhiễm HIV khi mới có thai và đang được điều trị phòng ngừa lây truyền từ mẹ sang con. Hiện nay việc bắt đầu điều trị khá sớm từ tuổi thai 14 tuần cho đến khi sanh, sau sanh bé cũng được cho uống thuốc ngừa và cho bú bình. Khi đó tỷ lệ lây nhiễm cho em bé < 5%. Việc quan hệ tình dục khi có thai không làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV cho em bé. Quan hệ tình dục là một nhu cầu sinh lý tự nhiên của mỗi người. Mỗi cá thể có nhu cầu tình dục và khả năng đáp ứng khác nhau. Do đó, cũng khó đưa ra con số chung quan hệ bao nhiêu lần là nhiều, bao nhiêu lần là đủ và có lợi cho sức khỏe. Bởi có thể đối với người này là nhiều nhưng lại vừa đủ với người khác và ngược lại. Tuy nhiên, chồng em cũng đã bị nhiễm HIV nên cố gắng giữ gìn trạng thái sức khỏe tốt nhất nếu được, và quan hệ vợ chồng trong điều kiện sức khỏe cho phép. Chúc hai vợ chồng em luôn hạnh phúc và có một em bé khỏe mạnh, xinh xắn.", " Chào em, Nếu đúng như bạn em nói là chưa từng quan hệ tình dục thì bạn em không có nguy cơ mắc các bệnh xã hội, vì vậy em cũng không có nguy cơ, tuy nhiên những điều đó cũng chỉ mang tính giả thuyết. Còn về tình trạng hiện tại của em, triệu chứng rát, lở niêm mạc miệng của em theo tôi chỉ là thông thường. Em đừng quá lo lắng. Để an toàn em cần đến khám bác sĩ để tìm nguyên nhân em nhé. Thân mến! ", "Nhiệt miệng. - Nguồn: Internet. Chào em, Các vết nhiệt miệng nếu sau 2 tuần thì khỏi, sau đó mới xuất hiện vết mới thì không phải là dấu hiệu của ung thư. Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa rõ lý do vì sao xuất hiện nhiệt miệng, có thể có liên quan đến tình trạng sức đề kháng cơ thể suy yếu, sau nhiễm khuẩn, nhiễm virus, thiếu một số vitamin nhóm B, kẽm, sắt, acid folic, do căng thẳng, lo lắng, stress, viêm loét miệng trong các bệnh hệ thống, rối loạn nội tiết, do dị ứng, bệnh lý răng miệng… Như vậy nếu nhận thấy bản thân có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào kể trên thì em nên điều chỉnh lại thì nhiệt miệng mới có thể ổn định và khỏi hẳn. Trường hợp vẫn bị nhiệt miệng kéo dài thì nên tái khám lại chuyên khoa Răng Hàm Mặt em nhé! Thân mến.", "Chào em Khắc, Theo kết quả xét nghiệm em cung cấp các chỉ số có tăng, dù hiện tại không điều trị nhưng chức năng thận có thay đổi. Vì vậy định kỳ 3 tháng xét nghiệm 1 lần và nếu thấy trong người có gì thay đổi phải xét nghiệm ngay, em nhé! Trong ăn uống chỉ cần lưu ý hạn chế muối, ăn nhiều rau xanh là được em ạ. Em có thể chơi các môn thể thao nhẹ nhàng mà em thích. Thân mến, BS-CK1 Nguyễn Thị Kim Anh" ]
Dạ, em cắt amidan được 2 tuần rồi sao chưa bong giả mạc vậy bác sĩ? Em ăn thức ăn vào miệng thấy nhạt lắm là do đâu ạ? Xin bác sĩ trả lời dùm em. Em cám ơn.
[ "Chào em, Giả mạc sau cắt amidan là một lớp màng màu trắng như bông phủ hố amidan, có tác dụng bảo vệ và giúp cầm máu hố mổ, tự bong từ ngày 7 đến ngày 10, không phải là mủ. Có người sẽ bong giả mạc chậm hơn một chút, điều này không có gì đáng lo cả, em không nên cố khạc để bong giả mạc vì sẽ bị chảy máu. Sau cắt amidan mà em ăn uống lại bình thường là tốt, trung bình sau 14-21 ngày là hố mổ lành. Vị giác là do lưỡi cảm nhận, mổ cắt aminda xong em thấy nhạt miệng do vùng đáy lưỡi cạnh amidan còn viêm phù nề, chưa phục hồi hoàn toàn. Em cần kiêng các chất chua, cay, rắn, nóng, nước đá lạnh, khói thuốc lá, tránh nói nhiều, tránh ho hay khạc mạnh và súc miệng bằng nước muối sinh lý hay nước muối pha loãng sau khi ăn, trước và sau khi đi ngủ mỗi ngày. Nếu sau 1 tuần, tình trạng vẫn chưa cải thiện hoặc có triệu chứng bất thường kèm theo (như đau họng, chảy máu, khạc mủ, hạch cổ, sốt…) thì em tái khám bác sĩ tai mũi họng, em nhé." ]
[ "Chào bạn, Theo bạn trình bày thì BS chưa điều trị bệnh lý nội mạc tử\r\ncung dày nên bạn vẫn còn là vậy. Có thể là BS đang chờ kết quả xét\r\nnghiệm của bạn, còn thuốc đặt âm đạo bạn đang dùng là thuốc điều trị nấm. Để điều trị cho bạn thì trước mắt bạn cần đến BV sản khoa có uy tín khám và nạo\r\nsinh thiết lớp nội mạc mới xác định được nguyên nhân: do tăng sinh hay là do\r\nung thư lớp nội mạc tử cung… Nếu do tăng sinh thì ở dạng nào (tăng sinh đơn\r\ngiản, tăng sinh phức tạp…). Sau khi biết được nguyên nhân BS tại BV sẽ có hướng điều trị thích hợp cho bạn, bạn nhé. Thân mến,", "Rất vui được gặp lại Thái Hòa, Thật là mừng vì amidan không còn “hành” em nữa ( ). Tuy nhiên, sau cắt amidan em vẫn có thể bị viêm mũi họng, do đó cũng cần chú ý giữ gìn, vệ sinh mũi họng thật kỹ nhé. Răng ê buốt thường xảy ra bởi ngà răng ở vùng chân răng bị lộ do tụt nướu hoặc do bệnh nha chu. Tình trạng của em có thể do răng mọc lệch làm tụt nướu gây buốt. Răng mọc lệch, nhất là răng hàm (răng cấm) sẽ làm lệch hàm, làm việc nhai sẽ khó khăn sau này. Em nên khám lại và tuân thủ theo chỉ định của BS nha khoa nhé. Ngày nay có những cách niềng răng rất thẩm mỹ giúp em không mất đi sự tự tin, BS sẽ tư vấn cho em cụ thể hơn về vấn đề này, em nhé! Chúc em sẽ có hàm răng đều như bắp :)", " Chào em, có hệ thống mạch máu nhỏ rất phong phú, do đó sau khi cắt amygdal có thể còn chảy ít máu cũng thường gặp. Theo tôi nhận định thì em chỉ bị chảy ít máu thôi, em nên ngậm ít nước đá vào cổ, chú ý tránh ho khạc, la hét, nói lớn, nói nhiều…để chờ cho vết mổ lành hẳn và máu không chảy tiếp. Nếu máu vẫn chảy trên 2 tiếng em nên đến BV gần nhất để BS khám và có cách làm ngừng chảy máu cho em. Ngoài ra, sau cắt amidan, em có thể bị nuốt đau và khó ăn uống trong tuần đầu tiên, em có thể uống sữa, ăn cháo loãng hay soup trong vài ngày đầu và không ăn thức ăn uống còn nóng dễ gây chảy máu. Thân mến! ", "Sau khi cắt amidan cần chăm sóc vết thương cẩn thận, khi có dấu hiệu bất thường nên đi tái khám tránh để lại những dấu hiệu đáng tiếc sau này Chào em, Sau khi cắt amidan, vết thương có thể còn phù nề, sung huyết và có phản ứng viêm trong vài ngày đầu (khoảng 7-10 ngày). Sau đó, vết thương sẽ lành nhanh chóng. Bình thường sau mổ cắt amidan 10 ngày, nếu người bệnh tuân thủ kiêng các chất chua, cay, rắn, nóng, nước có ga, chất kích thích thì hầu như không còn cảm giác đau, vướng, chảy máu hố mổ nữa. Việc ngậm đá lạnh vào lúc này không hỗ trợ nhiều để giúp ngưng chảy máu mà ngược lại còn là yếu tố gây viêm họng, viêm hố mổ do lạnh; mà khi viêm thì sẽ có sung huyết và dễ chảy máu hơn. Cách tốt nhất để tránh chảy máu là kiêng các chất chua, cay, rắn, nóng, nước đá lạnh, khói thuốc lá, tránh nói nhiều, tránh ho hay khạc mạnh, nên súc miệng bằng nước muối sinh lý hay nước muối pha loãng sau khi ăn, trước và sau khi đi ngủ mỗi ngày. Nếu sau 2 tuần hiện tượng chảy máu vẫn còn thì em cần phải tái khám lại BS chuyên khoa tai mũi họng để kiểm tra lại hố mổ và các yếu tố đông cầm máu.", "Chào Ngọc, Hiện tại thì em đang bị viêm mũi họng cấp , trước đó 2 tháng thì cũng bị 1 đợt viêm amidan cấp. Tình trạng này có thể do hệ miễn dịch của em suy yếu nên dễ mắc bệnh, có thể do môi trường đang ở bị ô nhiễm tăng thêm, có thể do em bị viêm amidan mạn nên dễ tái đi tái lại... Trước mắt, em nên khám lại tại chuyên khoa Tai Mũi Họng để bác sĩ kiểm tra cho em và điều trị thuốc thích hợp. Uống kháng sinh liên tục không tốt mà còn là nguyên nhân dễ gây kháng thuốc sau này. Song song đó, em chú ý vệ sinh răng miệng sạch ngày 2-3 lần sau khi ăn, súc miệng nước muối trước và sau ngủ dậy, vệ sinh lưỡi mỗi ngày (không cạo lưỡi mạnh), uống nhiều nước trong ngày và ăn nhiều rau xanh hoa quả, không hút thuốc lá, hạn chế nước đá lạnh và thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, nước có gas, không nằm hay vận động mạnh trong vòng 2 giờ sau ăn, giữ ấm hầu họng, tránh nơi ô nhiễm khói bụi. Thân mến.", "Chào bác sĩ,\r\n\r\nCháu mới cắt amidan được 7 ngày. Sáng nay cháu ngủ dậy thấy một bên amidan bị bật máu nhưng nó đã đông lại rồi. Không biết chỗ bị bật máu đó có sao không ạ?\r\n\r\n(Viet Nguyen - [email protected]) Chào bạn, Sau , vào ngày thứ 7-9, lớp giả mạc từ vết thương\r\nsẽ bong tróc, khi ấy có thể có chảy máu vết mổ (chảy máu muộn), nếu\r\nchỉ rớm máu, hay chảy máu nhưng sau đó tự cầm, bạn sẽ tự theo dõi, ngậm\r\nnước đá, nằm nghỉ ngơi. Trường hợp của bạn, máu chảy đã đông lại,\r\nkhông  còn chảy  máu đỏ tươi, tức là vết thương đã tự cầm\r\nmáu. Bạn nên nằm nghỉ và theo dõi tiếp nhé. Nếu vẫn còn rỉ rả hay chảy máu\r\nnhiều từ vết mổ, bạn phải tới ngay bệnh viện và báo cho phẫu thuật viên\r\nbiết nhé! BS-CK1 TMH Nguyễn Hồng Dũng", "Chào bạn, Triệu chứng đau có thể kéo dài từ 1-2 tuần, giả mạc cũng bong trong thời\r\ngian này. Nếu như hiện tại bạn không có sốt, không chảy máu, không mưng mủ thì\r\ntiếp tục theo dõi. Súc miệng bằng nước muối hằng ngày và\r\năn uống đầy đủ, không cố gắng khạc hoặc gỡ giả mạc sẽ gây chảy máu. Trường hợp xuất hiện các như đã nói ở trên thì cần tái khám ngay bạn nhé! Thân\r\nmến. AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Ảnh minh họa - Nguồn Internet Chào em, Sau khi , vết thương có thể còn phù nề, sung huyết và có phản ứng viêm trong vài ngày đầu (khoảng 7-10 ngày). Sau đó, vết thương sẽ lành nhanh chóng. Bình thường sau mổ cắt amidan 10 ngày, nếu người bệnh tuân thủ kiêng các chất chua, cay, rắn, nóng, nước có ga, chất kích thích thì hầu như không còn cảm giác đau, vướng, chảy máu hố mổ nữa. Việc ngậm đá lạnh vào lúc này không hỗ trợ nhiều để giúp ngưng chảy máu mà ngược lại còn là yếu tố gây viêm họng, viêm hố mổ do lạnh; mà khi viêm thì sẽ có sung huyết và dễ chảy máu hơn. Cách tốt nhất để tránh chảy máu là kiêng các chất chua, cay, rắn, nóng, nước đá lạnh, khói thuốc lá, tránh nói nhiều, tránh ho hay khạc mạnh và súc miệng bằng nước muối sinh lý hay nước muối pha loãng sau khi ăn, trước và sau khi đi ngủ mỗi ngày. Nếu sau 2 tuần hiện tượng chảy máu vẫn còn thì em cần phải tái khám lại BS chuyên khoa Tai mũi họng để kiểm tra lại hố mổ và các yếu tố đông cầm máu. Thân mến!", "Chào bạn, Tình trạng nhưng trước đó không có sâu đôi khi vẫn xảy ra. Nguyên nhân thường thấy là lực tác động mạnh, đột ngột từ bên ngoài như cắn trúng sạn, xương, vật lạ trong khi ăn hoặc do cấu trúc mô răng yếu, bị kích thích nóng lạnh liên tục trong thời gian dài tạo những vết nứt, vỡ mô răng. Ngoài ra, có những trường hợp sâu kẽ, ăn rỗng phía trong thân răng hoặc tấn công sâu dưới nướu nên khi nhìn vào trong miệng bạn không thể thấy được và cho đến khi có đau nhức khám lâm sàng hay qua phim X-quang thì mới phát hiện. Theo mô tả của bạn mô răng đã bị mất một nửa và lộ tủy thì ta không thể trám răng lại thông thường mà phải chữa tủy, sau đó phục hình bọc lại răng. Bạn có thể chọn bọc sứ hay kim loại tùy theo nhu cầu thẩm mỹ của mình. Răng sau khi bọc sẽ được bảo vệ khỏi những tác động bên ngoài, có độ bền cao và về cơ bản cảm giác ăn nhai của bạn sẽ không thay đổi. Chúc bạn sức khỏe! ", "Chào bạn, Bạn nên đi bác sĩ khám sẽ chẩn đoán tốt hơn, vì nếu xong đã 2 tháng mà vẫn còn đau, sưng, đỏ là không bình thường, chứng tỏ vẫn còn viêm. Nguyên nhân gây viêm lâu như vậy có thể do nhiễm trùng vẫn đang âm thầm diễn ra trong ổ răng, tuy nhiên ở mức độ nhẹ nên không gây ra các triệu chứng toàn thân mà chỉ khu trú tại đó. Bạn nên sớm đi bác sĩ để được khám và điều trị nhé.", "Rất vui được gặp lại em, AloBacsi còn nhớ trước đây em đã hỏi câu này: Có nhiều phương pháp cắt amydal (amidan) nhưng cắt bằng Coblator được xem là phương pháp ưu việt nhất hiện nay vì ít gây bỏng nhất do nhiệt độ thấp (70 độ) và ít tổn thương mô xung quanh. Không rõ em được cắt bằng phương pháp nào? Ưu điểm của phương pháp này là sau khi cắt amidan, người bệnh có thể nói chuyện, ăn uống bình thường được ngay. Tuy có nhiều phương pháp, phương tiện kỹ thuật mới trong gây mê để cắt amidan nhưng cũng có những biến chứng nguy hiểm. Các biến chứng thường gặp nhất là chảy máu trong và sau mổ, do phù nề, tắc nghẽn hô hấp, đau, nhiễm khuẩn, thay đổi giọng nói… Do đó, em có biểu hiện như vậy là bất thường, có thể bị viêm nhiễm. Em nên quay trở lại nơi cắt amidan để kiểm tra và điều trị kịp thời. Chế độ ăn sau cắt amidan em nên ăn các thức ăn lỏng, nguội, mềm trong vòng 2 tuần đầu để tránh chảy máu sau mổ. Nhớ kiêng các thức ăn cứng, nóng, chua, cay, em nhé!", "Chào\r\nbạn, Khi có cảm giác vướng như có\r\nđờm trong họng, phát âm như bị giới hạn lại, âm không thoát ra ngoài... là\r\nnhững dấu hiệu có thể do amidan viêm quá phát gây nên (không phải do lưỡi gà). Khi quá phát, làm\r\ncho khẩu kính của họng bị giới hạn. Do đó, bạn hãy tới cơ sở y tế khám\r\nbệnh và điều trị. Khi xác định chính xác tình trạng bệnh lý, bác sĩ sẽ hướng\r\ndẫn bạn cách điều trị tốt nhất nhé.", "Chào em, Kết quả nội soi dạ dày cho thấy em chỉ viêm dạ dày, vùng hang môn vị của dạ dày. Niêm mạc vùng này bị viêm trợt và phù nề, tức là một tình trạng viêm dạ dày nhẹ vùng hang môn vị, nội soi không thấy sang thương nào trong dạ dày nghi ngờ ung thư cả, cũng chưa có hình thành ổ loét trên thành dạ dày nên bệnh không đến nỗi nguy hiểm. Viêm hang vị ở dạ dày là bệnh có thể chữa được khỏi hẳn nhưng có thể tái phát và BV nào cũng có thể điều trị được. Nguyên nhân gây viêm dạ dày (bao tử) thường gặp nhất là do vi khuẩn Hp (em đã xét nghiệm và kết quả là em không có nhiễm Hp), tiếp đó là do dùng thuốc (thuốc giảm đau, kháng viêm, thuốc điều trị đau khớp...), căng thẳng đầu óc - ăn uống thất thường... Em cần uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, tái khám theo hẹn. Thời gian điều trị sẽ khác nhau ở từng bệnh nhân, có thể dao động từ 2 đến 6 tuần vì ngoài yếu tố thuốc còn có yếu tố sinh hoạt, ăn uống, cơ địa... Với những trường hợp hay tái phát, có thể phải uống thuốc kéo dài với liều thấp cho đến khi hết hẳn. Về chế độ sinh hoạt, ăn uống, em nên hạn chế ăn đồ chua cay nước có gas nhiều dầu mỡ nhiều gia vị cafe bia rượu, không hút thuốc lá và tránh căng thẳng đầu óc, ăn uống đúng giờ và nghỉ ngơi hợp lý, không nằm/vận động mạnh sau khi ăn trong vòng 2 giờ. Thân mến.", "Chào bạn, Bạn đốt đã 2 tháng nhưng nếu chỉ đốt 1 lần mà chưa tái\r\nkhám lại, hay có uống thuốc phụ trợ thì trĩ có thể vẫn còn. Ngứa là do các chỗ\r\nđốt đang lành nên ngứa... còn chỗ khác vẫn còn trĩ nên bị bón và bị chảy máu\r\nkhi đi cầu. Bạn nên tái khám và nội soi lại để điều trị thêm. Thân mến! Tôi (nội\r\nsoi) được 3 tuần. Giờ các vết thương cũng lành và trở thành sẹo hết rồi. Vậy\r\nbây giờ, tôi có thể chạy nhảy, đá banh được như lúc trước được chưa? Mong BS giải đáp giúp. Cám ơn BS! (Phúc Nguyễn - ) 20551 ThS-BS Trần Thiện Hòa: Sau khi mổ ruột thừa bằng phương pháp nội soi 3 tuần thì bạn có thể hoạt\r\nđộng bình thường như lúc bạn chưa mổ. Thực ra, bạn nên hoạt động sớm hơn nữa cơ. Chúc bạn luôn khỏe! Em có 2 cháu 3 tuổi và\r\n4 tuổi. 2 bé nhặt viên thuốc rồi chia đôi ra uống. Nhìn phần vỏ và bọc nhựa rất\r\ngiống thuốc đặt âm đạo. Hiện giờ chưa thấy dấu hiệu gì. Không biết có biến\r\nchứng, tác hại nghiêm trọng như thế nào, xin BS tư vấn giúp. Chân thành cám ơn BS!\r\n(Kim Hoa – TPHCM) 20101 BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo: Biểu hiện ngộ độc thuốc sẽ tùy thuộc vào từng loại thuốc,\r\nđường dùng, liều lượng, thời gian phát hiện…sẽ có những nguy hại khác nhau.\r\nHiện tại, em không rõ 2 bé của em uống loại thuốc nào, nên AloBacsi không thể\r\nbiết được thuốc đó có tác hại đến sức khỏe của bé hay không. Tuy là bé không có dấu hiệu gì nhưng em cũng nên đưa 2 bé đi\r\nkhám và cầm theo phần vỏ thuốc, sau khi khám BS sẽ có tư vấn cho em. Em có thai được 6 tuần, kết quả siêu âm\r\nlà tử cung to. Buồng tử cung có túi thai kích thước 19mm; Túi noãn hoàng (+);\r\nTim thai (+); Tương đương thai 6 tuần tuổi. Như vậy có bình thường không BS?\r\n(Thanh Mai – Nam\r\nĐịnh) 19103 BS\r\nChuyên khoa của AloBacsi: Nếu túi thai có kích thước như trên là thai tương đương với\r\n7 tuần tuổi, điều này cũng phù hợp với thai của em. Hiện tại, thai nhi của em đã có tim thai là tốt rồi, tuy nhiên, trong kết quả\r\nsiêu âm không thấy em đề cập gì đến phôi thai? Nên AloBacsi không thể biết phôi\r\nthai em phát triển có bình thường hay không.", " Chào em, hình thành khi có hiện tượng viêm amidan mạn tính tái phát nhiều lần. Do thành phần là các chất vô cơ nên khó có thể mất đi nếu chỉ điều trị nội khoa. Đa số mọi người có thể “chung sống hòa bình” với sỏi nếu không gây triệu chứng. Nếu sỏi gây khó chịu, nuốt vướng, nuốt đau, hôi miệng… thì em cần đến BS chuyên khoa để xem xét gắp bỏ sỏi hoặc phẫu thuật cắt amidan. Các loại thuốc Đông Y, thuốc Bắc, thuốc Tàu, thuốc tễ… hiện nay thường bị pha trộn nhiều hoạt chất kháng viêm có thể gây tác dụng phụ nặng nề nếu sử dụng kéo dài. Do đó nếu muốn sử dụng em phải tỉnh táo và lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh thật sự uy tín, em nhé! Thân mến! Câu trước:" ]
Chào BS, Năm nay cháu mình lớp 5, nó bị sưng rất to hàm bên trái, dưới tai, đụng vào có đau, tuy nhiên nó không hề sốt, và khi sưng lên thì sưng đột ngột.Vậy khả năng cao là bệnh gì ạ?
[ "Chào bạn, Biểu hiện sưng đau vùng góc hàm có thể gặp trong những bệnh lý như viêm tuyến mang tai cấp do siêu vi (quai bị), viêm tuyến mang tai cấp do nguyên nhân khác (như kẹt sỏi), hạch viêm, bệnh lý khớp thái dương hàm, răng hàm có vấn đề (thường sẽ gây đau nhức nhiều)... Bé không sốt và vẫn ăn ngủ, chơi giỡn bình thường là dấu hiệu tốt của bệnh, cho thấy bệnh khu trú tại chỗ, ít đáp ứng viêm toàn thân, tuy nhiên BS cần phải thăm khám trực tiếp cho bé và làm xét nghiệm kiểm tra thì mới xác định rõ do nguyên nhân gì, từ đó mới có hướng điều trị thích hợp. Gia đình nên đưa bé khám BV Nhi Đồng, đăng ký khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt. Trong thời gian đó, bé nên ăn thức ăn mềm, dễ nhai dễ nuốt, súc miệng sạch sẽ ngày 3 lần và uống nhiều nước. Thân mến." ]
[ "Chào bạn, Bất kỳ một khối bất thường nào trên cơ thể cũng đều phải được thăm khám trực tiếp và thực hiện cận lâm sàng chẩn đoán hình ảnh ít nhất là siêu âm để khảo sát sơ lược bản chất của khối u đó là gì, sau khi có kết quả siêu âm mới định hình được chẩn đoán nghi ngờ và thêm các loại xét nghiệm khác chuyên biệt nhằm loại trừ các bệnh lý ác tính. Không thể dựa vào mô tả, sờ chạm mà có thể khẳng định được tình trạng bệnh lý. Vì vậy bạn hãy đưa trẻ đến bệnh viện đa khoa để được thăm khám và làm các xét nghiệm nhé. Ở độ tuổi của trẻ cũng có khả năng trẻ đang bước vào giai đoạn dậy thì có sự thay đổi hormon trong cơ thể gây ra tình trạng tăng sinh mô tuyến vú (dân gian gọi là trái chanh) khi sờ vào cảm giác hơi cứng, nhưng bạn hãy đến bệnh viện để kiểm tra trước, tránh để bỏ sót bệnh lý nhé. Thân ái chào bạn.", "Chào bạn, bạn miêu tả chưa được rõ ràng nên rất khó để đưa ra hướng điều trị hợp lý. Sưng góc hàm có thể là viêm lợi trùm do răng khôn mọc lệch, nhiễm trùng quanh chóp răng, abcess nha chu hoặc viêm tuyến mang tai, u nang xương hàm... Tốt nhất bạn nên đến gặp trực tiếp BS để khám và tìm ra nguyên nhân chính xác. Thân mến!", "Bạn Anh thân mến, Nướu phía trong cùng hàm dưới của bạn bị sưng có thể vì hàm dưới cũng đang mọc lên hoặc do chấn thương do răng trên gây ra. Nếu là do răng khôn hàm dưới, khi chụp phim lên chắc chắn sẽ thấy răng khôn đang mọc gần lên tới nơi. Nếu không thấy có mầm răng khôn hoặc răng đã nhổ, có thể do nướu bị chấn thương, nghĩa là khi ăn nhai, răng hàm trên tống hết thức ăn xuống răng/nướu bên dưới để nghiền nát thức ăn, khiến phần nướu này bị chấn thương do lực nhai quá mạnh, cộng thêm thức ăn cứng chà xát vào liên tục. Nướu bị viêm nên sưng lên tạo thành cục thịt như bạn thấy. Như vậy nếu nguyên nhân do răng khôn đang mọc, bác sĩ sẽ quyết định nhổ bỏ răng khôn hoặc không, phụ thuộc vào tình trạng của răng này như thế nào. Còn nếu không do răng khôn, bác sĩ sẽ xem xét các nguyên nhân có thể liên quan để đưa ra điều trị thích hợp cho bạn, có thể là nhổ răng khôn hàm trên, hoặc mài chỉnh khớp cắn...", "Chào bạn, Bé nhà mình năm nay 5 tuổi và các răng trên cung hàm của bé hiện nay đều là răng sữa và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn nhưng không phải vì thế mà khi chúng ta không cần điều trị, đây là quan điểm rất không đúng. Răng hàm trong cùng của bé bị sâu và thời điểm thay răng này là khoảng 11-12 tuổi, nếu chúng ta cứ để nguyên hiện trạng thì trong khoảng 5 năm tiếp theo răng bé sẽ đau nhức gây khó chịu cho bé nhiều lần, chưa kể có khả năng nhiễm trùng phải nhổ sớm, dẫn đến mất khoảng trên cung hàm, gây lệch lạc răng. Do vậy bạn cần trám lại răng khi lỗ sâu còn nhỏ, nếu sâu lớn vô tủy thì bạn cần chọn một nha khoa uy tín hoặc dẫn bé đến bệnh viện chuyên khoa Răng hàm mặt để điều trị tủy. Thân mến.", "Em ơi, Miêu tả của em\r\nmơ hồ quá, BS chưa thể định bệnh cho em được, chỗ đau của em có thể do bệnh lý\r\nrăng miệng ở hàm dưới, có thể là , là mụn nhọt... Em nên đến khám BS để\r\nđược kiểm tra kỹ và định bệnh em nhé.", " Chào em, là tình trạng viêm tuyến nước bọt mang tai cấp tính. Vì vậy bệnh nhân thường có triệu chứng sốt, đau sưng vùng góc hàm. Tuy nhiên, quai bị chỉ mắc 1 lần trong đời nên nếu em đã từng mắc quai bị thì nên loại trừ nguyên nhân này. Em cần đến khám bác sĩ chuyên khoa Nhiễm hoặc bác sĩ chuyên khoa Nội tổng quát để tìm nguyên nhân em nhé. Thân mến, ", "Bạn Dung thân mến, có cấu tạo bên ngoài có lớp da mỏng, bên trong là\r\nlớp sụn. có ít mạch máu nên khi sờ vào có cảm giác mát hơn các\r\nvùng khác của cơ thể. Bình thường, 2 vành tai có cấu tạo, màu sắc tương tự nhau. Trường hợp con của bạn, bên phải v có màu trắng nhạt và mát lạnh khi\r\nchạm vào là bình thường. Bên trái ửng đỏ (như vừa bị xoa rất mạnh), khi sờ vào\r\nrất ấm là do phản ứng viêm với tác nhân cục bộ nào đấy (có thể do dị ứng), như\r\ncháu có thói quen nằm nghiêng bên trái, tai trái tiếp xúc nhiều với gối, nệm...\r\nhay vành tai trái có bướu mạch máu (bướu mao mạch)... Bạn hãy đưa cháu tới bệnh viện khám xác định nguyên nhân và\r\ngiải quyết nguyên nhân nhé.", "Chào Thanh Trang, Trường hợp này cần loại trừ dưới lưỡi của bé đang có vấn đề bất thường. Bạn nên đưa bé đến BV Tai Mũi Họng khám và điều trị. Thân mến! ", "Chào bạn, của bạn bị đau kèm dấu hiệu nặng ở xương hàm bên trái có thể nguyên nhân do một nhiễm trùng quanh chóp răng, thường gặp ở răng có lỗ sâu hoặc miếng trám lớn. Đôi khi cũng có thể do chấn thương răng nhưng ít gặp hơn. Tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ sớm. Nếu chính xác là nhiễm trùng thì cần phải chữa tủy răng 36 rồi phục hình lại, trong trường hợp nặng có thể phải nhổ bỏ, tránh tiêu xương, gây sưng đau hoặc chảy mủ. Thân mến.", "Xương hàm nổi cục cứng bất thường là bị gì? Chào em, \"Cục tầm 1 cm\" ở dưới xương hàm có thể là hạch phản ứng với tình trạng sưng viêm sau chấn thương vùng hàm mặt, cũng có thể là ổ máu tụ dưới da. Nếu là ổ máu tụ thì khi chườm ấm, xoa nhẹ thì ổ máu tụ sẽ tan dần, xuất hiện màu tím lan ra rồi dần chuyển sang vàng và biến mất. Ngược lại nếu là hạch thì không thể làm cách này được. Để xác định đây là gì thì siêu âm mô mềm là có thể nhận biết được. Em đến bệnh viện để kiểm tra cho chắc chắn, em nhé!", " Chào bạn, Trường hợp này bạn nên đưa bé đến BV hoặc BV Nhi Đồng khám và điều trị, đầu tiên BS sẽ đánh giá mức độ dị tật tai ở loại nào, có vành tai, ống tai, tai trong và tai giữa không,…? Tùy theo dị tật, thể trạng của bé,… BS sẽ tư vấn cho bạn hướng điều trị và thời gian phẫu thuật thích hợp. Trân trọng! ", "Chào bạn, Tình trạng sưng 1 vùng má mà không có biểu hiện đau hay nuốt vướng gì cả có thể gặp trong 1 số nguyên nhân như phì đại tuyến mang tai (thường do bia rượu), u tuyến mang tai, phì đại khớp cắn (thái dương hàm) do nhai 1 bên, bệnh lý răng miệng (răng khôn mọc ngầm)… Bạn nên đến khám tại chuyên khoa răng hàm mặt để được chẩn bệnh và điều trị thích hợp.", "Bác sĩ ơi, Cháu bị sưng phần bên trong miệng phần vòm má phải và cũng hơi sưng lợi. Mấy ngày đầu thì không đau lắm. Đến bây giờ thì nó sưng nhưng không to, cũng không nhìn thấy được. Nhưng nó rất đau và nhức, không thể ăn được ạ! Mấy ngày đầu cháu có bị sốt và ho thì không nhức. Bây giờ đã hết sốt và ho cũng bớt thì phần vòm miệng lại rất đau. Cháu bị đã 4 ngày rồi mà vẫn chưa đỡ.\r\n\r\nMong bác sĩ chỉ cho cháu cách chữa trị. Như thế có phải bị quai bị không ạ? Cháu nghe nhiều người nói vậy nên rất lo. Cảm ơn bác sĩ! (Tam Trường – Hà Nội) Chào\r\ncháu Tam Trường, BS\r\nkhông rõ cháu mô tả có đúng không, nếu đúng như cháu mô tả thì tổn thương đó\r\nkhông phải là quai bị cháu à. Trường\r\nhợp của cháu có thể là do viêm mô tế bào hoặc do viêm nướu răng…, nhưng để có\r\nchẩn đoán xác định và có hướng điều trị tốt cho cháu, cháu cần phải đi khám\r\nchuyên khoa răng hàm mặt nha! Thân chào cháu! BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo", "Chào em, Em nên đưa bé đến BV Tai mũi họng để BS xác định của bé có bị viêm không, viêm cấp hay mãn hoặc áp xe, có quá phát không,… Tùy từng bệnh lý và mức độ BS sẽ điều trị cho bé và tư vấn cho em. Thân mến!", "Chào bạn, phía trong răng hàm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như sưng do răng khôn, do cắn chấn thương niêm mạc má, viêm nha chu cấp tính, do apthous hoặc nhiễm trùng chóp răng. Triệu chứng bạn kể ra khá mơ hồ nên tôi chưa thể đưa ra phương pháp điều trị thích hợp giúp bạn. Tuy nhiên, điều cơ bản đầu tiên bạn có thể làm ở nhà là vệ sinh răng miệng kỹ hơn kèm súc miệng bằng nước muối sinh lý, điều này rất hữu ích trong trường hợp viêm nha chu, apthous, cắn chấn thương. Sau đó bạn nên đi khám, nếu cần thiết bác sĩ sẽ kê toa thuốc an toàn nhất cho cả mẹ và bé hoặc can thiệp trực tiếp trên miệng đối với những răng nhiễm trùng. Thân mến! " ]
Tại khoa Cơ xương khớp của Bệnh viện Nhân Dân 115 có những phương pháp nào để điều trị bệnh thoái hóa khớp ạ?
[ " Thoái hóa khớp hiện không có thuốc điều trị tích cực, mà bệnh nhân sẽ được điều trị cơn đau. Hiện nay chưa có phương pháp nào được chứng minh có hiệu quả trong việc điều trị, phòng ngừa, hay làm chậm tiến trình thoái hóa khớp. Trong giai đoạn sớm, bệnh nhân sẽ được uống kháng viêm, giảm đau theo chỉ định của bác sĩ để qua cơn viêm, giúp bệnh nhân bớt đau. Một số nơi điều trị bằng phương pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu hoặc tế bào gốc cho bệnh nhân nhưng 2 phương pháp này vẫn đang gây tranh cãi. Ở mức độ nặng hơn, khi bệnh nhân bị thoái hóa khớp nặng, gây giới hạn vận động rõ rệt và không đáp ứng với các phương pháp điều trị nội khoa như nữa thì vấn đề thay khớp (khớp háng, khớp gối) được đặt ra. Hoặc nhẹ hơn thì sẽ được chỉnh xương, sửa trục. Tuy nhiên, điều trị thoái hóa khớp thường nằm ở phương pháp dự phòng nhiều hơn. Chẳng hạn bệnh nhân sẽ được tư vấn giảm cân, hoặc hạn chế các tư thế tác động đến khớp như mang vác vật nặng, cúi lưng, ngồi xổm, xếp bằng, đi bộ thường xuyên,... những tư thế này làm xấu cho mặt sụn. Vì vậy, việc tư vấn cho người bệnh thay đổi chế độ sinh hoạt thường ngày, thay đổi các phương pháp tập luyện thể dục thể thao hằng ngày sẽ giúp cho người bệnh thích ứng với cơn đau do thoái hóa khớp, giúp cho cơn đau ít xuất hiện hơn. Một số bệnh nhân tin vào những lời quảng cáo về chức năng của một số thuốc có khả năng làm tiêu biến gai thì điều này hoàn toàn không đúng. Vì thật ra gai vẫn nằm ở vị trí đó, nhưng bệnh nhân có lúc đau lúc không. Ngoài ra, trong điều trị nội khoa, ngoài thuốc kháng viêm, giảm đau ở giai đoạn sớm hoặc bệnh nhân đang trong cơn viêm xung huyết của khớp gối sẽ được sử dụng phương pháp tiêm chất nhờn vào khớp hoặc tiêm huyết tương giàu tiểu cầu hoặc tiêm tế bào gốc. Các phương pháp này sẽ được chỉ định khi bệnh nhân đang trong giai đoạn sớm của thoái hóa khớp, còn ở giai đoạn muộn, tổn thương đã quá nặng thì cũng không cải thiện được bao nhiêu. Vì vậy, khi chỉ định điều trị, bác sĩ cần đánh giá xem bệnh nhân đang ở giai đoạn nào, phương pháp đó còn hiệu quả hay không? Thân mến." ]
[ "Theo thời gian, sụn khớp gối bị bào mòn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động, di chuyển của con người Xin chào bạn, Tình trạng “mòn khớp gối” gây đau nhức gọi là Thoái-hóa-khớp. Có thể điều trị nội khoa (bằng thuốc kháng viêm giảm đau – tiêm hoặc uống) hoặc phẫu thuật thay khớp tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Bạn hãy đến bác sĩ chuyên khoa Cơ Xương Khớp để được thăm khám, xét nghiệm và tư vấn điều trị nhé. Thân ái chào bạn.", " Chào bạn, Bạn có thể đến BV Nhân dân 115 để có thể tại 2 vị trí trí cột sống và cổ xương đùi với giá 250.000 đồng. BHYT có chi trả cho điều trị loãng xương bằng thuốc hoặc truyền tĩnh mạch. Bạn có thể đến khoa cơ xương khớp của BV Nhân dân 115 gặp tôi để được tư vấn cụ thể hơn. Thân mến! XEM THÊM: >>> >>> ThS.BS Hồ Phạm Thục Lan - AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Chào bạn, Triệu chứng bạn\r\nkể cho thầy thuốc chưa đầy đủ nhưng thiết nghĩ bạn nên đến khám bác sĩ chuyên\r\nkhoa nội cơ xương khớp. Các bác sĩ khám và có thể cho chụp thêm để tầm soát\r\ntổn thương nếu trên phim X quang chưa phát hiện. Thân mến,", " Những nguyên nhân gây bao gồm: - Chấn thương (đứt gân, gãy xương, trật khớp...), bó bột lâu ngày không điều trị vật lý trị liệu. - Do thuốc - Bẩm sinh - Do viêm khớp, như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp... Nếu người thân của em đã lớn tuổi, đã đi kiểm tra ở chuyên khoa cơ xương khớp “đàng hoàng” và không phát hiện có vấn đề gì, bên cạnh đó cũng chỉ cứng khớp khi thay đổi thời tiết và thời gian cứng khớp dưới 30 phút, không kèm bất kỳ triệu chứng gì khác thì BS nghĩ nhiều đây là do thoái hóa khớp. Tuy nhiên, vì tôi không khám trực tiếp cho người bệnh nên mọi thông tin chỉ mang tính tham khảo. Mặc dù kiểm tra sức khỏe không có vấn đề gì, nhưng nếu người bệnh vẫn còn triệu chứng khó chịu, chưa rõ về bệnh của mình và cách điều trị, thì em nên đưa người thân của em đến khám tại cơ sở chuyên khoa cơ xương khớp uy tín hơn, em nhé. Thân mến! ", "Chào bạn, Ở người lớn tuổi dễ có nguy cơ mắc những căn bệnh về xương khớp như: loãng xương , thoái hóa khớp gối, thoái hóa cột sống, thoái hóa sụn khớp… Càng lớn tuổi thì chất lượng xương và sụn khớp của họ bị suy giảm. Từ đó khả năng hấp thu canxi vào trong xương kém gây ra tình trạng loãng xương. Quá trình loãng xương diễn tiến tự nhiên, âm thầm từ từ chứ không xuất hiện đột ngột, biểu hiện rõ ràng như các bệnh lý khác song các vấn đề của loãng xương lại khá nguy hiểm, gây cản trở trong sinh hoạt, đi lại khó khăn, ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh. Có nhiều nguyên nhân gây loãng xương. Trong đó, nguyên nhân khách quan tác động bởi yếu tố tuổi tác. Tỷ trọng khoáng chất của xương ở người già sẽ bị suy giảm một cách đáng kể. Theo thời gian, sụn khớp bị mòn dần đi, khi mòn nhiều sẽ gây đau khớp, làm cho đi lại khó khăn. Hiện tượng mòn sụn khớp ở khớp gối hay còn gọi là thoái hóa khớp gối. Trong trường hợp mẹ bạn thường xuyên đau lưng, mỏi gối… bạn hãy đưa người thân đến BV để khám. BS sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe và chỉ định làm các xét nghiệm, Xquang nếu cần thiết. Không nên tự ý uống thuốc vì bệnh sẽ không hết mà ngày càng trở nặng. Thân mến.", "Người cao tuổi thường hay mắc các bệnh về xương khớp Chào bạn, Về mặt thuật ngữ y khoa thì không có bệnh lý thoái hóa xương mà chỉ có loãng xương. Loãng xương và thoái hóa khớp là hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau. Thoái hóa khớp liên quan đến sự phá hủy sụn khớp, xương dưới sụn và màng hoạt dịch. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào trong cơ thể nhưng phần lớn là các khớp chịu lực như khớp ở hông, đầu gối, cột sống cổ, thắt lưng và bàn chân. Còn loãng xương là bệnh của xương, xảy ra khi xương mất dần canxi, khiến xương bị xốp, yếu và trở nên dễ gãy hơn. Đối với phụ nữ đã mãn kinh có nguy cơ mắc loãng xương khá cao, do đó, bạn nên cho mẹ đi tầm soát bằng đo loãng xương để phát hiện và điều trị nhé!", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị thoái hóa cột sống Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán thoái hóa cột sống Bác sĩ có thể sẽ hỏi bệnh, thăm khám và đưa ra các chỉ định phù hợp tùy vào vị trí tổn thương và các triệu chứng mà bạn gặp phải. Chụp X-quang cột sống X-quang cột sống là một xét nghiệm hình ảnh học ban đầu, thích hợp cho đau cổ và chi trên khi không có các dấu hiệu “cờ đỏ”. Trên hình ảnh X-quang sẽ phát hiện các hình ảnh gai xương , hẹp khe khớp, những thay đổi thoái hóa của khớp và diện khớp, các mô mềm bị vôi hóa. Hình ảnh X-quang cột sống thắt lưng Chụp cộng hưởng từ (MRI) Đây là một xét nghiệm hình ảnh học được lựa chọn để đánh giá cấu trúc thần kinh và mô mềm. MRI có thể cho hình ảnh chính xác toàn bộ cột sống. Tuy nhiên đây là xét nghiệm đắt tiền và không được thực hiện thường quy để chẩn đoán thoái hóa cột sống trừ khi có chỉ định (ví dụ như có các dấu cờ đỏ). Chụp cắt lớp vi tính (CT-scan) CT-scan sẽ tốt hơn so với X-quang trong việc đánh giá cấu trúc xương và nhạy hơn trong việc đánh giá hẹp lỗ liên hợp đốt sống. Tuy nhiên, CT-scan ít nhạy hơn MRI để đánh giá các mô mềm và chèn ép rễ thần kinh. Chụp CT-scan có cản quang CT-scan hữu ích nhất khi kết hợp thuốc cản quang, như vậy để đánh giá tốt hơn vị trí và mức độ chèn ép dây thần kinh . Đây là một xét nghiệm hình ảnh học xâm lấn hơn so với MRI, tuy nhiên bác sĩ có thể sẽ chỉ định khi bạn có chống chỉ định với MRI ( ví dụ như có máy tạo nhịp tim). Điện cơ (EMG) EMG sẽ hữu ích trong các trường hợp phát hiện tổn thương thần kinh, giúp chẩn đoán bệnh lý chèn ép rễ thần kinh. Đặc biệt, EMG có giá trị trong việc phân biệt chèn ép rễ thần kinh với các bệnh lý thần kinh khác như: Bệnh các đám rối thần kinh, bệnh cơ, bệnh nơ-ron vận động. Tìm hiểu thêm: Siêu âm cơ xương khớp để chẩn đoán những bệnh gì? Phương pháp điều trị thoái hóa cột sống Điều trị thoái hóa cột sống tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Trong trường hợp không có các dấu cờ đỏ, múc tiêu điều trị chủ yếu là giảm đau, cải thiện chức năng hoạt động và ngăn ngừa tổn thương vĩnh viễn các cấu trúc thần kinh. Điều trị không phẫu thuật Vật lý trị liệu Các bài tập vật lý trị liệu giúp tăng cường sức mạnh đồng thời cũng giúp giảm đau cho các cơ vùng cổ và vùng lưng. Một liệu trình có thể kéo dài từ 4 đến 6 tuần, bao gồm các bài tập không có hoặc có sức đề kháng để tăng sức mạnh. Thiết bị y tế hỗ trợ Các thiết bị có thể được xem xét để có thể giúp giảm triệu chứng đau và duy trì tư thế tốt cho cổ hay lưng của bạn. Các loại nẹp cổ hay đai lưng sử dụng trong thời gian ngắn có thể giúp giảm đau và co thắt cơ. Ngoài ra bạn có thể tham khảo các liệu pháp điều trị không dùng thuốc khác như liệu pháp nhiệt, lạnh, siêu âm trị liệu, xoa bóp, châm cứu… Thuốc Bác sĩ có thể sẽ kê toa các thuốc sau để giúp hỗ trợ điều trị triệu chứng: Thuốc giãn cơ chẳng hạn như cyclobenzaprine để điều trị co thắt cơ. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như diclofenac để giảm viêm. Tiêm steroid như prednisone để giảm viêm và giảm đau. Thuốc chống động kinh như gabapentin để giảm đau do tổn thương thần kinh. Điều trị triệu chứng của thoái hóa cột sống bằng vật lý trị liệu Điều trị phẫu thuật Can thiệp phẫu thuật nên được xem xét ở những người bệnh có chèn ép tủy nặng hoặc tiến triển, cũng như ở người bệnh có chèn ép rễ thần kinh sau khi thất bại với các liệu pháp điều trị không phẫu thuật. Việc chỉ định phẫu thuật tùy thuộc vào tình trạng, đặc điểm lâm sàng của từng người bệnh khác nhau. Khi có các dấu hiệu cờ đỏ hoặc không đáp ứng với các liệu pháp điều trị, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn kỹ hơn.", " Chào bạn, Thời gian để\r\nđiều trị loãng xương cần từ 3-5 năm mới đạt được hiệu quả. Hơn nữa, thoái hóa\r\nkhớp, viêm khớp không phải là triệu chứng của loãng xương. Do đó cần thiết phải\r\nxem lại phương pháp điều trị có phù hợp hay chưa, có thể liệu trình chỉ chú ý\r\nđến loãng xương mà không sử dụng các thuốc cho khớp nên mẹ bạn vẫn còn đau\r\nnhiều. thường gặp ở người lớn tuổi, là bệnh lý thoái giáng của các cấu trúc khớp: bào\r\nmòn sụn khớp, tái cấu trúc xương dưới sụn, phì đại tại bờ xương (mọc các gai\r\nxương) và thay đổi tính chất sinh hóa và hình thái học của màng hoạt dịch và\r\nbao khớp. Điều trị hiện nay chủ yếu là giảm cân, sử dụng các phương tiện hỗ trợ\r\nkhớp như đai lưng, bao khớp, các thuốc giảm đau toàn thân, tại chỗ và tập vật\r\nlý trị liệu. Các phương pháp ngoại khoa tân tiến khác như thay khớp, điều trị\r\ntái tạo sụn, liệu pháp tế bào gốc… chỉ thực hiện ở các bệnh viện lớn. Trước tiên, bạn\r\ncần đưa mẹ đến một bệnh viện lớn có chuyên khoa cơ xương khớp, để thực hiện một\r\nsố xét nghiệm cận lâm sàng để xác định xem đây có thực sự là thoái hóa khớp hay\r\ndo một nguyên nhân nào khác, từ đó, bác sĩ sẽ có hướng can thiệp phù hợp tùy\r\nvào mức độ nặng của bệnh. Thân mến! ", "Chào em, à một bệnh\r\nlý tự miễn, ảnh hưởng lên khớp cùng chậu và cột sống, nếu không điều trị bệnh\r\nsẽ diển tiến xấu dần, dẫn đến cứng khớp và phá hủy khớp. Khi đã được chẩn đoán\r\nngười bệnh nên điều trị sớm để tránh để lại di chứng về sau. Hiện nay y học mà đặc biệt là Tây y\r\nđang phát triển, điều trị bệnh không quá khó khăn như trước tuy nhiên chi phí\r\nđiều trị khá cao. Em nên đến khám chuyên khoa Cơ xương khớp tại BV Nhân dân 115\r\nhoặc BV Chợ Rẫy để được xác định chẩn đoán và điều trị tốt nhất em nhé.", "Thoái hóa khớp là tình trạng hư hại mặt sụn khớp có thể do chấn thương, do bệnh về khớp như gout, viêm, nhiễm trùng hoặc do tuổi. Ngoại trừ thoái hóa có nguyên nhân rõ ràng, còn lại thoái hóa do tuổi người ta vẫn chưa biết tại sao. Hiện cũng chưa có kết luận nào về việc thiếu chất gì có thể gây thoái hóa khớp. Đứng lên ngồi xuống gối kêu rốp rốp và đau cũng có thể là tình trạng thoái hóa khớp nhưng cũng có thể do nguyên nhân khác như bán trật xương bánh chè. Phải dựa vào độ tuổi, diễn tiến bệnh, xét nghiệm, hình ảnh mà chẩn đoán. Hai thuốc bạn nêu tên 1 là canxi và 1 là glucosamine được xem như giúp tái tạo sụn khớp bị hư nhưng hiệu quả thì rất tiếc là không được như ý. Hai loại này được khuyên là muốn có tác dụng thì phải dùng lâu dài, tác dụng phụ không đáng kể trừ người bị tiểu đường. Thuốc không ảnh hưởng gì tới việc có em bé. Còn về việc tắm nước nóng hay lạnh thì tùy ý thích của bạn. Tuy nhiên, đôi khi nước ấm làm dễ chịu các cơn đau. Bạn có thể chơi các môn thể dụng hạn chế lực tác động lên gối như bơi, đạp xe đạp, hít xà. BS Chuyên khoa của AloBacsi", " Chào em Tuyết, có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm thoái hóa, viêm khớp tự miễn, viêm khớp tinh thể... ở người trẻ thì ít khi do thoái hóa mà cần cảnh giác với những bệnh lý cơ xương khớp hiếm gặp như bệnh viêm cột sống dính khớp, viêm khớp tự miễn, viêm khớp cùng chậu... vì các bệnh này có cơ chế sinh lý bệnh đặc biệt và cần phương pháp đặc trị riêng. Tốt hơn hết em nên khám ở chuyên khoa cơ xương khớp mạnh chuyên trị những bệnh lý cơ xương khớp khó, như BV Nhân dân 115, BV Chợ Rẫy, BV Bạch Mai... Trong thời gian này, em có thể giảm đau bằng cách nghỉ ngơi, mát xa, ấn huyệt, châm cứu, nếu đau quá thì có thể uống thuốc giảm đau thông thường là Paracetamol, Panadol, Ultracet, với liều lượng an toàn của Paracetamol là 3-4 viên 500mg trong 1 ngày, cách nhau mỗi 6-8 tiếng. Riêng glucosamine là thực phẩm chức năng hỗ trợ tạo chất nhờn cho khớp, hiệu quả thì tùy người (50/50), không có tác dụng giảm đau và không có tác dụng điều trị bệnh, kể cả là điều trị thoái hóa khớp. Thân mến! ", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị bệnh freiberg Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh Freiberg Đầu tiên bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng mà bạn gặp phải, tiền căn mắc bệnh của bạn. Sau đó bác sĩ sẽ thăm khám thực thể, xem biên độ vận động của khớp (ROM), tình trạng sưng, nóng, đỏ và đau. Trong giai đoạn đầu của bệnh, dấu hiệu đau nhức khớp bàn ngón chân có thể là dấu hiệu duy nhất. Ở giai đoạn sau, có thể xuất hiện tiếng lạo xạo khi chuyển động khớp hoặc biến dạng khớp. Có thể nhìn thấy mô sẹo trên bề mặt lòng bàn chân của đầu xương bàn ngón chân bị ảnh hưởng. Phương pháp điều trị bệnh Freiberg hiệu quả Ban đầu, điều trị nội khoa bảo tồn sẽ được cố gắng với mục tiêu làm giảm các triệu chứng và giảm thiểu biến dạng đầu xương để hạn chế sự tiến triển thành viêm khớp bất kể mức độ nghiêm trọng của bệnh. Điều trị ban đầu bao gồm điều chỉnh tư thế hoạt động, khả năng chịu trọng lượng (sử dụng đế giày cứng hoặc bó bột), điều chỉnh cách mang giày và thuốc chống viêm đường uống. Có nhiều phương pháp phẫu thuật được đề xuất để điều trị bệnh Freiberg khi các biện pháp điều trị nội khoa tối đa không thành công. Có rất ít sự đồng thuận giữa các bác sĩ phẫu thuật về việc nên thực hiện phương pháp phẫu thuật nào. Trong đánh giá của Carmont và cộng sự, các lựa chọn phẫu thuật được chia thành hai loại, hoặc thay đổi sinh lý và cơ chế sinh học bất thường hoặc khôi phục sự đồng đều của khớp/di chứng viêm khớp gặp phải ở giai đoạn sau của bệnh. Những phương pháp nhằm mục đích thay đổi sinh lý bất thường bao gồm giải nén và phẫu thuật cắt bỏ xương để điều chỉnh. Những phương pháp nhằm mục đích khôi phục lại sự đồng nhất của khớp bao gồm cắt bỏ mô, cắt bỏ xương, ghép xương và tạo hình khớp", "Chào em, Trường hợp của em có thể do , có thể điều trị bằng thuốc giảm đau Paracetamol, NSAIDs để giảm đau và kháng viêm. Em có thể đến khám bác sĩ cơ xương khớp để được điều chỉnh liều lượng cho phù hợp và nhanh chóng khỏi.", " Chào Rosy, BV Chấn thương chỉnh hình có thể điều trị bệnh lý của mẹ em tốt. Vấn đề là bệnh tình của mẹ em nặng, cụ thể là cấp độ nặng gây biến chứng lệch cột sống nên thời gian phục hồi phải từ từ. Nếu gia đình cảm thấy không hài lòng với nơi đang điều trị thì có thể thuyên chuyển sang BV khác, chú ý vấn đề BHYT cho đúng tuyến. Một số BV khác có chuyên khoa cơ xương khớp mạnh điều trị được bệnh lý của mẹ em tại TPHCM là BV Nhân dân 115, BV Chợ Rẫy... Với tình trạng bệnh hiện tại, mẹ em cần tránh làm việc nặng, tránh bê vác, tránh đứng lâu, mang đai cố định cột sống thường xuyên, uống thuốc theo toa của BS, chú ý bổ sung thêm thực phẩm giàu canxi có trong hải sản, sữa, trứng... nhưng vẫn phải đủ chất. Cần uống đủ nước trong ngày, khi đau nhiều thì nên nghỉ ngơi, có thể xoa bóp sẽ giúp dễ chịu hơn. Bệnh loãng xương là bệnh có thể điều trị được với sự tiên tiến của y học hiện đại, em nhé. Thân mến! ", "Chào Nuong My, Dựa theo tên thì AloBacsi đoán bạn là nữ. Bạn nói về bệnh của bạn rất nhiều nhưng lại không cho bác sĩ biết bạn bao nhiêu tuổi, có vận động mạnh hay chơi thể thao gì không? Với tình trạng bệnh thoái hóa gân cơ và đã bị tai biến, chúng tôi đoán bạn trên 50 tuổi. Khi ngoài 50 tuổi, xương khớp đã thoái hóa, bạn đã chụp MRI cho thấy đứt không hoàn toàn gân cơ dưới gai, thoái hóa gân cơ trên gai chóp xoay. Vậy khớp gối của bạn cũng có thể do tiến trình thoái hóa xương khớp theo tuổi. Nếu có điều kiện, bạn nên chụp MRI khớp gối nữa nhé. Về khớp vai, bạn đã uống thuốc nhiều và tập vật lý trị liệu, nhưng càng đau lan rộng và tăng hơn. Có thể gân cơ dưới gai đã chuyển sang đứt hoàn toàn hoặc có thêm tổn thương khác. Bạn kiểm tra bằng chụp lại MRI khớp vai sẽ biết chính xác hơn mức độ tổn thương. Thoái hóa gân cơ ngoài điều trị nội khoa và tập vật lý trị liệu, còn có các phương pháp: - Điều trị thoái hóa gân có thể bằng phương pháp điều trị tăng sinh mô . Tiêm một số chất gây tăng sinh mô vào gân cơ đã suy yếu. Phương pháp này còn có tên là “tái tạo gân cơ không sử dụng phẫu thuật”. Cần tiêm ít nhất 2 - 3 lần trong thời gian 2 tuần để đạt kết quả tối ưu. - Nếu chưa thực hiện được điều trị tăng sinh thì có thể tiêm steroid , tuy nhiên phương thức này chỉ giúp hạn chế quá trình thoái hoá mà không giúp gân cơ phục hồi tích cực. - Phương pháp phẫu thuật nội soi khớp : Có thể áp dụng phẫu thuật nội soi khớp vai để cắt lọc mô viêm, nạo vôi kết tụ trong gân cơ, khâu lại gân cơ bị rách đứt. Tốt nhất, bạn nên khám và điều trị tại BV Chấn thương chỉnh hình là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành về xương khớp tại TPHCM. Bạn lo lắng uống nhiều thuốc điều trị rối loạn mỡ máu Richstatin gây hoại cơ? Richstatin có tác dụng phụ là yếu cơ, đau cơ… nhưng cũng hiếm gặp. Còn bạn thì đau khớp và chụp MRI đã có tổn thương rõ ràng. Chúc bạn điều trị thành công!" ]
Nguy cơ viêm khớp vai
[ "Nguy cơ viêm khớp vai Những ai có nguy cơ viêm khớp vai? Có thể thấy mọi đối tượng đều có thể mắc viêm khớp vai, ở mọi độ tuổi, nam và nữ đều có thể bị ảnh hưởng như nhau. Tuy nhiên, tùy thuộc vào loại viêm khớp vai khác nhau mà các đối tượng nguy cơ có thể khác nhau, ví dụ như: Người lớn tuổi có thể dễ mắc viêm khớp vai do thoái hóa. Nữ giới là một yếu tố nguy cơ của viêm khớp dạng thấp. Các đối tượng thường xuyên hoạt động nặng vùng khớp vai có thể dễ mắc viêm khớp vai do chấn thương hay do rách chóp xoay. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải viêm khớp vai Một số yếu tố làm tăng nguy cơ viêm khớp vai như: Chấn thương vùng vai: Các chấn thương vùng vai có thể sẽ dẫn đến viêm khớp vai sau chấn thương. Hoặc có thể gây rách chóp xoay và dẫn đến bệnh lý rách chóp xoay. Đồng thời, chấn thương cũng là một trong những yếu tố nguy cơ của thoái hóa khớp. Tuổi: Tuổi tác là một trong những yếu tố nguy cơ chính của tình trạng thoái hóa khớp vai. Di truyền: Yếu tố di truyền có thể ảnh hưởng đến các tình trạng như thoái hóa khớp hay viêm khớp dạng thấp. Dinh dưỡng lối sống: Hút thuốc lá là một trong những yếu tố nguy cơ của viêm khớp dạng thấp." ]
[ "Chào bạn, Trật khớp vai là hiện tượng chỏm xương cánh tay trật khỏi ổ chảo làm dây chằng bao khớp và sụn viền bị rách, có thể kèm theo dập, gãy, khuyết xương ổ chảo hoặc cánh tay. Khớp vai là khớp dễ bị trật nhất trong cơ thể, thường xảy ra khi ngã chống tay, đập vai, chấn thương trực tiếp vào vùng vai, hoặc những tổn thương nhỏ nhưng lặp đi lặp lại trong các hoạt động hằng ngày hoặc chơi thể thao làm lỏng lẻo dây chằng bao khớp. Trật khớp vai tái hồi là bệnh lý thường gặp ở người trẻ tuổi do chấn thương. Khi khớp vai mới trật, bạn nên tới bệnh viện chuyên khoa để được nắn trật đúng kỹ thuật, bất động bằng đai trong khoảng 2-4 tuần, sau đó bắt đầu tập phục hồi chức năng nhằm lấy lại tầm vận động khớp, sức mạnh của cơ và dây chằng. Có thể bắt đầu hoạt động nặng trở lại sau 3-4 tháng. Nếu nặng hơn không đáp ứng với điều trị bảo tồn thì phải phẫu thuật. Tỷ lệ thành công của phương pháp này lên đến 90% bạn nhé! Thân mến.", "Nguy cơ viêm phổi do virus Những ai có nguy cơ mắc phải (bị) viêm phổi do virus? Mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh viêm phổi do virus vì bệnh này lây lan trong không khí và dễ lây lan. Bạn có thể có nguy cơ cao bị viêm phổi nếu bạn: Làm việc hoặc sống trong bệnh viện hoặc cơ sở chăm sóc y tế. 65 tuổi trở lên, 2 tuổi trở xuống. Đang mang thai. Hút thuốc lá. Mắc bệnh mãn tính như: Bệnh tự miễn, hen suyễn, nhiễm trùng đường hô hấp, đái tháo đường hoặc bệnh tim, bệnh bạch cầu, ung thư… Cấy ghép nội tạng trong thời gian gần đây. Đang hồi phục sau phẫu thuật. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc (bị) viêm phổi do virus Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm phổi do virus, bao gồm: Những người hút thuốc lá, người lớn tuổi và người mắc các bệnh phổi mãn tính như hen suyễn, bệnh xơ nang phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Trẻ sinh non hoặc trẻ mắc các vấn đề tim, phổi bẩm sinh. Những người có hệ miễn dịch yếu vì hóa trị liệu hoặc đang dùng thuốc ức chế miễn dịch sau khi cấy ghép nội tạng. Hệ thống miễn dịch suy yếu do virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV) hoặc ung thư. Những người thường xuyên ở trong môi trường đông đúc, dễ tiếp xúc gần với những người khác.", "Nguy cơ viêm màng não Những ai có nguy cơ mắc phải viêm màng não? Một số đối tượng có nguy cơ mắc viêm màng não có thể kể đến như: Tác nhân gây bệnh thay đổi theo từng độ tuổi; Cơ địa cắt lách; Cơ địa suy giảm miễn dịch như nhiễm HIV/AIDS, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch kéo dài như corticoid, thuốc độc tế bào,… Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải viêm màng não Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm màng não, bao gồm: Không tiêm ngừa: Nguy cơ tăng lên đối với những đối tượng chưa hoàn thành lịch tiêm chủng được khuyến cáo. Sống trong môi trường đông đúc: Như khu ký túc xá, căn cứ quân sự, nhà tập thể. Viêm màng não do não mô cầu là nguyên nhân thường gặp ở nhóm đối tượng này do vi khuẩn lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp. Hành nghề liên quan đến mổ heo, tiếp xúc với thịt heo sống hoặc ăn tiết canh. Tiền căn chấn thương vùng sọ não, vừa mổ sọ não. Có thói quen ăn đồ ăn tái/sống như ốc, tôm, cá. Xem thêm : Viêm màng não có chữa được không? Thói quen ăn đồ ăn tái/sống có thể làm tăng nguy cơ viêm màng não", "Nguy cơ viêm mô tế bào Những ai có nguy cơ mắc phải viêm mô tế bào Bất cứ ai cũng có thể bị viêm mô tế bào. Tuy nhiên, có một số đối tượng có thể dễ bị viêm mô tế bào hơn như: Trẻ em với hệ miễn dịch chưa toàn diện; Đang có các bệnh lý da mạn tính như nấm bàn chân, bệnh chàm hoặc bệnh vẩy nến; Người bệnh đang mắc thủy đậu hoặc bệnh zona; Người có cơ địa suy giảm miễn dịch như đái tháo đường, HIV, bệnh bạch cầu,... Người có thể trạng béo phì . Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải viêm mô tế bào Một số yếu tố làm tăng nguy cơ viêm mô tế bào: Vết thương trên da như vết cắt, nứt nẻ, bỏng hoặc trầy xước đều tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập. Sử dụng một số thuốc có thể làm suy yếu hệ miễn dịch như corticosteroid, methotrexate, tacrolimus,... Sưng cánh tay hoặc chân mạn tính ( sưng hạch bạch huyết ); Tiền căn viêm mô tế bào.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm khớp vai Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm khớp vai Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng, diễn tiến của viêm khớp vai để có thể nhận được hướng điều trị phù hợp nhất trong thời gian tiếp theo. Duy trì tập luyện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để tránh tình trạng cứng khớp hay hạn chế vận động khớp mà không gây tổn thương cho khớp vai. Hạn chế các hoạt động quá mức gây tăng áp lực cho khớp vai. Tìm hiểu để bảo vệ bản thân: Cách chăm sóc bệnh nhân viêm quanh khớp vai hỗ trợ điều trị hiệu quả Chế độ dinh dưỡng: Duy trì một chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng, hạn chế đồ ngọt, hạn chế các chất béo bão hòa hay chất béo chuyển hóa để giảm tình trạng viêm khớp vai. Phương pháp phòng ngừa viêm khớp vai hiệu quả Có thể phòng ngừa viêm khớp vai bằng cách tránh các yếu tố gây hại cho khớp vai và duy trì lối sống lành mạnh như: Tránh hoạt động khớp vai quá mức, tránh xách các đồ vật nặng để hạn chế chấn thương vùng vai. Duy trì tính linh hoạt của khớp vai bằng các bài tập kéo giãn nhẹ, khởi động khớp vai. Ngưng hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia. Duy trì chế độ ăn lành mạnh cũng có thể giúp giảm đau và giảm viêm hiệu quả.", "Chào bạn, Trật khớp vai là bệnh lý thường gặp do chấn thương ở người trẻ tuổi. Chấn thương thường xảy ra trong sinh hoạt hoặc thể thao, tai nạn giao thông do ngã chống tay hoặc chống khuỷu, cánh tay dạng, đưa ra sau và xoay ngoài. Sau lần trật khớp vai đầu tiên, nếu nghỉ ngơi và cố định không tốt, khớp vai không hồi phục hoàn toàn thì rất dễ bị tái lại nhiều lần ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động tay của người bệnh. Bạn nên tới khám chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình để BS đánh giá mức độ tổn thương và xem xét chỉ định phẫu thuật bạn nhé! Thân mến.", "Chào em, Trật khớp vai là hiện tượng chỏm xương cánh tay trật khỏi ổ chảo làm dây chằng bao khớp và sụn viền bị rách, có thể kèm theo dập, gãy, khuyết xương ổ chảo hoặc cánh tay. Khớp vai là khớp dễ bị trật nhất trong cơ thể, thường xảy ra khi ngã chống tay, đập vai, chấn thương trực tiếp vào vùng vai, hoặc những tổn thương nhỏ nhưng lặp đi lặp lại trong các hoạt động hằng ngày hoặc chơi thể thao làm lỏng lẻo dây chằng bao khớp. rất dễ tái phát nếu không chữa trị đúng cách, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Trật khớp vai có thể phát hiện trên lâm sàng dựa trên triệu chứng của bệnh nhân và các nghiệm pháp thăm khám. Nếu tổn thương nặng, BS sẽ phải chỉ định chụp MRI để xác định tổn thương. Trật khớp vai cần thời gian cố định từ 2-4 tuần và giai đoạn phục hồi chức năng 2-4 tháng mới có thể hồi phục tốt. Do đó bạn nên tái khám và tuân thủ phác đồ của bác sĩ điều trị bạn nhé! Thân mến!", "Nguy cơ viêm phụ khoa Những ai có nguy cơ mắc phải viêm phụ khoa? Phụ nữ trong độ tuổi hoạt động tình dục và sinh sản; Phụ nữ sau mãn kinh hoặc phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng; Người bệnh tiểu đường không kiểm soát tốt; Người bệnh suy giảm miễn dịch . Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải viêm phụ khoa Thay đổi nội tiết tố do mang thai, sử dụng thuốc tránh thai hoặc mãn kinh, có thể làm mất cân bằng môi trường âm đạo. Quan hệ tình dục, đặc biệt là với nhiều bạn tình hoặc bạn tình có nhiều mối quan hệ, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường tình dục và viêm nhiễm phụ khoa. Nhiễm trùng lây qua đường tình dục như Chlamydia hoặc Gonorrhea có nguy cơ cao bị viêm phụ khoa. Sử dụng thuốc kháng sinh và steroid có thể làm thay đổi hệ vi khuẩn tự nhiên trong âm đạo. Sử dụng các sản phẩm tránh thai có chứa chất diệt tinh trùng. Sử dụng sản phẩm vệ sinh có chất tẩy rửa mạnh như xà phòng có bọt, xịt thơm vùng kín hoặc chất khử mùi âm đạo có thể gây kích ứng. Thụt rửa âm đạo thường xuyên gây rối loạn hệ vi khuẩn tự nhiên trong âm đạo. Mặc quần áo ẩm hoặc quá chật, tạo môi trường ẩm ướt và không thoáng khí, dễ gây viêm nhiễm. Sử dụng vòng tránh thai, đặc biệt trong 3 tuần đầu sau khi đặt. Sử dụng vòng tránh thai làm tăng nguy cơ viêm phụ khoa", "Nguy cơ viêm khớp vảy nến Những ai có nguy cơ mắc bệnh? Một số nhóm đối tượng dễ mắc viêm khớp vảy nến bao gồm: Người bệnh vẩy nến; Người có tiền căn gia đình mắc bệnh; Tuổi khởi phát bệnh từ 30 đến 50 tuổi; Người bệnh nhiễm HIV ; Từng viêm họng cấp do liên cầu khuẩn.", "Nguy cơ gai khớp gối Những ai có nguy cơ mắc phải gai khớp gối? Bất cứ ai sử dụng khớp quá mức, như vận động viên, quân nhân và những người làm công việc đòi hỏi hoạt động thể chất đều có nguy cơ mắc bệnh thoái hoá khớp cao hơn. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải gai khớp gối Lão hóa là yếu tố nguy cơ lớn nhất đối với sự xuất hiện của gai xương . Theo thời gian, tất cả các khớp của bạn đều bị hao mòn một phần. Nguy cơ của bạn cũng cao hơn nếu bạn sinh ra với các vấn đề về cấu trúc, chẳng hạn như chứng vẹo cột sống, chân vòng kiềng. Tư thế sinh hoạt xấu cũng có thể khiến bạn có nguy cơ bị gai xương cao hơn. Một số yếu tố di truyền như khả năng mắc bệnh sẽ cao hơn nếu bạn có cha hoặc mẹ bị gai xương. Các dị tật về cấu trúc là một trong những yếu tố nguy cơ của gai khớp gối", "Triệu chứng viêm quanh khớp vai Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm quanh khớp vai Viêm quanh khớp vai chủ yếu gây nên các triệu chứng ở phần vai bị tổn thương: Đau ở phần khớp bị tổn thương hoặc lan xuống cánh tay và thậm chí đến khuỷu tay, cổ tay nếu tình trạng viêm nặng. Suy giảm khả năng chuyển động khớp vai. Cứng khớp , giảm phạm vi hoạt động của khớp. Có tiếng động lạ phát ra từ khớp khi cử động. Tác động của viêm quanh khớp vai đối với sức khỏe Viêm quanh khớp vai gây đau và cứng khớp, ảnh hưởng đến khả năng chuyển động và phạm vi hoạt động của khớp. Ban đầu bệnh nhân chỉ đau khi hoạt động nhưng cơn đau này có thể trầm trọng hơn và gây đau cả lúc nghỉ ngơi nếu tình trạng viêm nặng. Tìm hiểu để bảo vệ bản thân: Cách để nhận biết và cải thiện tình trạng viêm khớp quanh vai Biến chứng có thể gặp khi mắc viêm quanh khớp vai Viêm quanh khớp vai kéo dài có thể dẫn đến mất phần sụn bảo vệ khớp, khiến các khớp trực tiếp cạ vào nhau khi cử động, gây nhiều đau đớn. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm quanh khớp vai sẽ gây ảnh hưởng xấu cả đến các hoạt động thường ngày của bệnh nhân, gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Viêm quanh khớp vai kéo dài có thể dẫn đến mất phần sụn bảo vệ khớp Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.", "Nguy cơ viêm đa vi mạch Những ai có nguy cơ mắc phải viêm đa vi mạch? MPA rất hiếm, ảnh hưởng đến khoảng 13 - 19 người trong 1 triệu người. Một số thống kê về đối tượng thường mắc bệnh này bao gồm: Chủng tộc: MPA phổ biến hơn ở người da trắng hơn người da đen. Tuổi: Tuổi khởi phát trung bình là 50 tuổi. Giới tính: Bệnh phổ biến hơn ở nam giới. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh viêm đa vi mạch Chưa ghi nhận các yếu tố nguy cơ nào khác làm tăng khả năng mắc bệnh.", "Nguy cơ rách sụn viền khớp vai Những ai có nguy cơ mắc phải rách sụn viền khớp vai? Có những nhóm người có nguy cơ cao mắc phải rách sụn viền khớp vai. Dưới đây là một số nhóm người có nguy cơ phổ biến: Vận động viên và người chơi thể thao: Những người tham gia vào các hoạt động thể thao có tính chất va chạm hoặc yêu cầu sự căng thẳng lớn trên vai có nguy cơ cao hơn. Các môn thể thao như bóng đá, bóng rổ, bóng chày, tennis, võ thuật và leo núi có thể tạo ra các tình huống gây chấn thương vai. Người cao tuổi: Quá trình lão hóa tự nhiên làm cho sụn viền khớp vai mất tính đàn hồi và dễ bị rách hơn. Người có bệnh lý khớp vai: Các bệnh lý khớp vai như viêm khớp, thoái hóa khớp , viêm xương khớp có thể làm suy yếu sụn viền khớp vai và tăng nguy cơ rách. Người có lối sống hoặc công việc căng thẳng về vai: Người có công việc hoặc hoạt động hằng ngày đòi hỏi sử dụng nhiều chuyển động của vai hoặc tải trọng lớn trên vai có nguy cơ cao hơn mắc phải rách sụn viền khớp vai. Các ngành nghề như xây dựng, nghề thủ công, nghệ sĩ biểu diễn và võ có thể tiếp xúc với tình huống này. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải rách sụn viền khớp vai Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc rách sụn viền khớp vai, bao gồm: Tuổi tác: Nguy cơ rách sụn viền khớp vai tăng lên theo tuổi tác. Càng lớn tuổi, sụn viền khớp và các cấu trúc xung quanh nó trở nên yếu và mất tính đàn hồi. Điều này là kết quả của quá trình lão hóa tự nhiên. Người cao tuổi có nguy cơ cao hơn mắc phải rách sụn viền khớp vai. Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có người đã từng mắc rách sụn viền khớp vai, nguy cơ mắc phải bệnh này có thể tăng lên do yếu tố di truyền. Người cao tuổi dễ mắc phải bệnh rách sụn viền khớp vai", "Nguy cơ viêm vùng chậu Những ai có nguy cơ mắc phải viêm vùng chậu? Viêm vùng chậu thường xảy ra ở phụ nữ < 35 tuổi. Hiếm xảy ra trước lần kinh nguyệt đầu tiên, sau khi mãn kinh và trong thời kỳ mang thai. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm vùng chậu Các yếu tố nguy cơ bao gồm: Viêm vùng chậu trước đó. Sự hiện diện của viêm âm đạo do vi khuẩn hoặc bất kỳ bệnh lây truyền qua đường tình dục (bạn tình có viêm nhiễm niệu đạo hoặc nhiễm lậu). Các yếu tố nguy cơ khác, đặc biệt là bệnh lậu hoặc viêm vùng chậu do chlamydia, bao gồm: Trẻ tuổi < 25 tuổi. Chủng tộc khác da trắng. Tình trạng kinh tế xã hội thấp. Nhiều bạn tình hoặc bạn tình mới.", "Nguy cơ viêm tai Những ai có nguy cơ mắc phải viêm tai? Đối tượng có nguy cơ mắc phải viêm tai: Người không giữ vệ sinh tai sạch sẽ. Người sống hoặc làm việc ở nơi ô nhiễm, nhiều khói bụi. Vận động viên bơi lội. Trẻ em. Người bản địa Alaska. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm tai Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm tai, bao gồm: Trẻ nhỏ (từ 6 tháng đến 2 tuổi) dễ bị viêm, nhiễm trùng tai do có ống Eustachian ngắn và hẹp. Trẻ sơ sinh bú sữa ngoài cũng có tỷ lệ nhiễm trùng tai cao hơn trẻ bú mẹ. Trẻ mới sinh nhẹ cân. Trẻ đang ở nhà trẻ. Trẻ bị hở hàm ếch. Theo thống kê, nam giới thường bị nhiễm trùng tai hơn nữ giới. Thay đổi độ cao, nhiệt độ và độ ẩm. Thời tiết: Viêm tai phổ biến nhất vào mùa thu, mùa đông hoặc khi có nhiều phấn hoa. Chất lượng không khí: Người ta dễ mắc viêm tai hơn khi tiếp xúc với khói thuốc lá (hút thuốc thụ động hoặc chủ động), nơi có nhiều khói bụi, ô nhiễm. Vùng miền: Người bản địa Alaska có nguy cơ cao bị viêm tai hơn các vùng khác. Đang có bệnh hoặc nhiễm trùng tai gần đây. Vệ sinh tai không sạch. Ở nơi không có điều kiện tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe." ]
Thuốc Neupencap 300mg Danapha điều trị đau do viêm dây thần kinh ngoại biên (3 vỉ x 10 viên)
[ "Mô tả ngắn:\nThuốc Neupencap là sản phẩm của Công ty Cổ phần dược Danapha chứa hoạt chất Gabapentin dùng trong hỗ trợ trong động kinh cục bộ, điều trị đau do viêm các dây thần kinh ngoại biên ở người lớn.\nThành phần:\nGabapentin: 300mg\nChỉ định:\nThuốc Neupencap chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:\nĐiều trị hỗ trợ trong động kinh cục bộ ở người lớn và trẻ em trên 3 tuổi. Điều trị đau do viêm các dây thần kinh ngoại biên ở người lớn." ]
[ "Mô tả ngắn:\nDexamethasone 4mg do Công ty Cổ phần Dược vật tư Y tế Hải Dương Hdpharma sản xuất có dạng dung dịch tiêm gồm 10 ống x 1 ml. Dexamethasone 4mg dùng cấp cứu trong các trường hợp dị ứng nặng, sốc do phẫu thuật, phù não, suy thượng thận, dùng tiêm tại chỗ trong các trường hợp viêm khớp , điều trị đau rễ thần kinh.\nThành phần:\nDexamethasone: 4mg/ml\nChỉ định:\nThuốc Dexamethasone 4mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nĐiều trị tích cực, như điều trị trạng thái hen, bệnh dị ứng nặng, phản ứng sau truyền máu, viêm thanh quản rít. Dùng phối hợp với các cách điều trị khác trong phù não, trong sốc do nhiều nguyên nhân khác nhau. Liệu pháp bổ trợ bằng dexamethason trong điều trị viêm màng não phế cầu. Ðiều trị tại chỗ: Tiêm trong và quanh khớp ở người bệnh viêm khớp dạng thấp , thoái hóa xương khớp, viêm quanh khớp, viêm mỏm lồi cầu.", "Chào em, Bệnh viêm cột sống dính khớp là bệnh lý viêm mạn tính kéo dài đặc trưng bởi tình trạng đau và cứng cột sống tiến triển. Ngoài các biểu hiện theo trục của bộ xương, viêm cột sống dính khớp còn có thể chỉ có các biểu hiện ngoại biên bao gồm viêm các khớp ngoại biên, viêm tại chỗ bám vào xương của các gân và dây chằng, viêm màng bồ đào, viêm van động mạch chủ. Bệnh thường khởi phát ở tuổi thanh thiếu niên. Bệnh viêm cột sống dính khớp nếu không được điều trị sớm và đúng cách sẽ tiến triển đến viêm, dính các khớp cột sống và khớp ngoại biên, gây gù vẹo, mất chức năng và tàn phế. Mục tiêu trong điều trị viêm cột sống dính khớp nhằm cải thiện các triệu chứng đau khớp, cứng khớp, mệt mỏi; phục hồi và duy trì chức năng của cột sống và khớp, không để tiến triển đến tổn thương cấu trúc và đảm bảo chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Điều trị dùng thuốc: Điều trị triệu chứng: các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), các thuốc giãn cơ. Điều trị đặc hiệu: Sulfasalazine nếu bệnh nhân có tổn thương gân, khớp ngoại biên. Các thuốc sinh học ức chế TNF được chỉ định trong trường hợp không đáp ứng với NSAIDs và sulfasalazine. Bổ sung thêm canxi và vitamin D3 do bệnh nhân viêm cột sống dính khớp có nguy cơ mất khoáng xương cao hơn người bình thường. Điều trị không dùng thuốc: Tập thể dục. Tập vật lý trị liệu. Duy trì tư thế cơ thể thẳng khi đi, đứng, ngồi, nằm. Điều trị phẫu thuật: thay khớp gối, khớp háng... Như em thấy đó, tiêm chế phẩm sinh học là một bước tiến mới trong điều trị bệnh viêm cột sống dính khớp, vì thế giá thành khá cao, nhưng thuốc hiệu quả tốt và ít tác dụng phụ. Việc tiêm thuốc mỗi tháng không là gì (thường gặp là đau, có thể xơ teo mô mỡ nơi tiêm chích) so với di chứng để lại nếu không điều trị bệnh. Nếu em không đủ khả năng tài chính theo đuổi điều trị thì em có thể chuyển sang dùng nhóm thuốc cổ điển, chi phí thấp hơn nhưng “tiền nào của nấy”. Thân mến.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Sunigam 300 là một sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm, thành phần chính mỗi ống chứa tiaprofenic acid 300mg. Thuốc được dùng cho người lớn và trẻ em trên 30kg để giảm đau và viêm trong các trường hợp rối loạn cơ xương và khớp như: Viêm khớp dạng thấp , viêm xương khớp, thoái hóa đốt sống cứng khớp, viêm cột sống dính khớp . Rối loạn quanh khớp như: Viêm xơ, viêm bao hoạt dịch. Viêm mõm lồi cầu và viêm các mô mềm khác, bong gân và căng cơ. Đau thắt lưng, đau và viêm sau phẫu thuật. Các tổn thương mô mềm khác. \n Sunigam 300 được bào chế dạng viên nén tròn, màu trắng, hai mặt trơn, cạnh và thành viên nguyên vẹn và đóng gói theo quy cách: Hộp 3 vỉ x 10 viên.\nThành phần:\nTiaprofenic acid: 300mg\nChỉ định:\nThuốc Sunigam 300 được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nThuốc được dùng cho người lớn và trẻ em trên 30 kg để giảm đau và viêm trong các trường hợp sau:\nRối loạn cơ xương và khớp như: Viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp, thoái hóa đốt sống cứng khớp, viêm cột sống dính khớp. Rối loạn quanh khớp như: Viêm xơ, viêm bao hoạt dịch. Viêm mõm lồi cầu và viêm các mô mềm khác, bong gân và căng cơ . Đau thắt lưng, đau và viêm sau phẫu thuật. Các tổn thương mô mềm khác.", "Mô tả ngắn:\nDiclofen 50 Mg của Công ty Cổ phần Dược phẩm Dược liệu PHARMEDIC có thành phần chính là diclofenac 50 mg. \n Thuốc được sử dụng để điều trị các triệu chứng của viêm thấp khớp mãn tính, thấp khớp trong bệnh vẩy nến và các triệu chứng đau cấp tính như sau chấn thương, đau thắt lưng, đau khớp vai, cẳng tay, đau bụng do kinh nguyệt. \n Diclofen 50 Mg được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, tròn có 2 mặt khum, màu cam, nhân màu trắng, vị đắng. Đây là thuốc bán theo đơn, quy cách đóng gói là hộp 3 vỉ x 10 viên hoặc hộp 10 vỉ x 10 viên.\nThành phần:\nDiclofenac: 50mg\nChỉ định:\nThuốc Diclofen 50 Mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nÐiều trị dài hạn: Các triệu chứng của viêm thấp khớp mãn tính (viêm đa khớp dạng thấp, viêm cứng khớp cột sống, viêm xương khớp mạn tính), thấp khớp trong bệnh vẩy nến. Ðiều trị ngắn hạn: Các triệu chứng đau cấp tính như sau chấn thương, đau thắt lưng, đau khớp vai, cẳng tay, đau bụng do kinh nguyệt.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Nufotin 20Mg do CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC DANAPHA sản xuất được sử dụng trên người lớn để điều trị bệnh trầm cảm, rối loạn xung lực cưỡng bức “ám ảnh”, chứng ăn vô độ, hội chứng hoảng sợ và trẻ em trên 8 tuổi: bệnh trầm cảm vừa đến nặng nếu không đáp ứng với liệu pháp tâm lý sau 4 - 6 đợt điều trị, nên sử dụng thuốc đồng thời với liệu pháp tâm lý. \n Viên nang cứng số 2, bên trong chứa bột thuốc màu trắng hoặc trắng ngà. Một đầu màu xanh, một đầu màu trắng ngà.\nThành phần:\nFluoxetin: 20mg\nChỉ định:\nThuốc Nufotin 20Mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nNgười lớn\nBệnh trầm cảm ; Rối loạn xung lực cưỡng bức - ám ảnh; Chứng ăn vô độ; Hội chứng hoảng sợ.\nTrẻ em trên 8 tuổi\nBệnh trầm cảm vừa đến nặng nếu không đáp ứng với liệu pháp tâm lý sau 4 -6 đợt điều trị. Nên sử dụng thuốc đồng thời với liệu pháp tâm lý.", "Triệu chứng đau dây thần kinh tam thoa Những dấu hiệu và triệu chứng của Đau dây thần kinh tam thoa Đau do đau dây thần kinh sinh ba lan dọc theo đường phân bố của 3 nhánh dây thần kinh (V1, V2 và V3), thường là ở hàm trên và khu trú một bên mặt. Cơn đau khởi phát đột ngột thường vào buổi sáng, gây cảm giác buốt như dao đâm hay điện giật; kéo dài vài giây đến 2 phút, nhưng lặp lại thường xuyên, khoảng 100 lần/ngày. Cơn đau khởi phát từ vùng bị kích thích trên khuôn mặt như do nhai thức ăn, đánh răng hoặc mỉm cười; tăng lên khi bị sờ nắn. Có thể kèm theo các triệu chứng của bệnh lý gây đau dây thần kinh nhưng không có dấu hiệu loạn cảm. Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh Đau dây thần kinh tam thoa Dị cảm và mất cảm giác các vùng do dây thần kinh V chi phối (trên mặt). Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.", "Mô tả ngắn:\nTriopilin là sản phẩm của Công ty Cổ phần BV Pharma, với thành phần chính là diacerein , là thuốc kháng viêm điều trị triệu chứng thoái hoá khớp và đau xương khớp.\nThành phần:\nDiacerein: 50mg\nChỉ định:\nThuốc Triopilin được chỉ định dùng để điều trị triệu chứng thoái hoá khớp, viêm đau xương khớp và các bệnh có liên quan.", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị viêm dây thần kinh tiền đình Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm dây thần kinh tiền đình Để chẩn đoán viêm dây thần kinh tiền đình, các phương pháp sau có thể được sử dụng: Thăm khám lâm sàng để xác định có các triệu chứng của hội chứng tiền đình ngoại biên: Chẳng hạn như chóng mặt quay tăng lên khi thay đổi tư thế, buồn nôn, nôn, rung giật nhãn cầu và không có các triệu chứng yếu liệt thần kinh khu trú khác. Kiểm tra thính lực để đánh giá tình trạng thính lực của bệnh nhân. Chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể được thực hiện trong các trường hợp nghi ngờ để loại trừ các bệnh lý nội sọ khác như u não hoặc tai biến mạch máu não là nguyên nhân gây ra triệu chứng tương tự. Chụp MRI giúp chẩn đoán viêm dây thần kinh tiền đình Phương pháp điều trị viêm dây thần kinh tiền đình hiệu quả Đối với viêm dây thần kinh tiền đình do nhiễm trùng, bạn có thể cần dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng virus để điều trị nhiễm trùng. Mục tiêu chính của điều trị viêm dây thần kinh tiền đình là kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Không có phương pháp điều trị tiêu chuẩn nào cho bệnh viêm dây thần kinh tiền đình, nhưng một số điều có thể giúp giảm các triệu chứng khi bạn hồi phục. Một số loại thuốc có thể giúp giảm chóng mặt và buồn nôn. Bao gồm: Diphenhydramine; Meclizine; Lorazepam; Diazepam. Nếu các triệu chứng của bạn không thuyên giảm sau một vài tuần, bạn có thể cần liệu pháp phục hồi chức năng tiền đình. Điều này liên quan đến việc thực hiện bài tập vật lý trị liệu để giúp não bạn điều chỉnh theo những thay đổi về thăng bằng. Khi mới bắt đầu thực hiện những bài tập này, bạn có thể cảm thấy các triệu chứng của mình ngày càng trầm trọng hơn, đó là điều bình thường.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Neo-Nidal® được sản xuất bởi Công ty cổ phần Dược phẩm Ampharco U.S.A, có thành phần chính là Aceclofenac , được chỉ định để điều trị ngắn hạn tình trạng đau sau chấn thương, đau sau phẫu thuật; điều trị tình trạng viêm hay sưng nề sau phẫu thuật nha khoa hay chấn thương chỉnh hình, các chứng viêm đau như thống kinh nguyên phát, phong thấp, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp thoái hoá, viêm cứng khớp đốt sống...\nThành phần:\nAceclofenac: 100mg\nChỉ định:\nThuốc Neo-Nidal® được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nĐiều trị ngắn hạn tình trạng đau sau chấn thương, đau sau phẫu thuật. Điều trị tình trạng viêm hay sưng nề sau phẫu thuật nha khoa hay chấn thương chỉnh hình, các chứng viêm đau như thống kinh nguyên phát, phong thấp, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp thoái hóa, viêm cứng khớp đốt sống.", "Mô tả ngắn:\nDiclofenac 75 của Công ty Cổ phần Dược VACOPHARM, thành phần chính diclofenac natri, là thuốc dùng để điều trị dài ngày viêm khớp mạn, thoái hóa khớp, thống kinh nguyên phát, đau cấp (viêm sau chấn thương, sưng nề) và đau mạn.\nThành phần:\nDiclofenac: 75mg\nChỉ định:\nThuốc Diclofenac 75 được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nÐiều trị dài ngày viêm khớp mạn, thoái hóa khớp. Ðiều trị thống kinh nguyên phát Ðiều trị đau cấp (viêm sau chấn thương, sưng nề) và đau mạn.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Hapenxin là sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang chứa Cephalexin 500mg có tác dụng điều trị trong các trường hợp nhiễm khuẩn.\nThành phần:\nCephalexin: 500mg\nChỉ định:\nThuốc Hapenxin được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nÐiều trị trong các trường hợp nhiễm khuẩn gây ra bởi vi khuẩn nhạy cảm, không chỉ định điều trị nhiễm khuẩn nặng. Nhiễm khuẩn đường hô hấp, tai mũi họng: Viêm xoang , viêm amidan, viêm tai giữa , nhiễm khuẩn răng, đặc biệt trong nhiễm khuẩn mũi hầu do Streptococci. Nhiễm khuẩn da, mô mềm và xương. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu tái phát. Thay thế penicillin điều trị dự phòng cho bệnh nhân bị mắc bệnh tim phải điều trị răng.", "Mô tả ngắn:\nTaginko 40mg Mekophar 3x10 là sản phẩm của Công ty Cổ phần Hoá-Dược phẩm Mekophar, thành phần chính chứa cao khô lá Bạch quả (chứa 24% flavonol glycosides), là thuốc dùng để tăng cường tuần hoàn não bộ. \n Taginko 40mg Mekophar 3x10 được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, hộp 3 vỉ x 10 viên.\nThành phần:\nCao khô lá Bạch quả: 40mg\nChỉ định:\nThuốc Taginko 40mg Mekophar 3x10 được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nÐiều trị các triệu chứng suy giảm trí năng bệnh lý của người lớn tuổi (các rối loạn về chú ý, trí nhớ, bẳn gắt, hay ngủ gà). Điều trị hỗ trợ trong bệnh suy tuần hoàn não , rối loạn tuần hoàn tai mũi họng ( ù tai , chóng mặt, lãng tai), suy tuần hoàn võng mạc (rối loạn thị giác).", "Mô tả ngắn:\nThuốc Alaxan được sản xuất bởi Công ty TNHH United International Pharma, Alaxan là thuốc kết hợp hai thành phần là Paracetamol và Ibuprofen. Thuốc được chỉ định giảm đau kháng viêm trong các trường hợp: đau cơ, đau khớp do chấn thương, thấp khớp, viêm thần kinh (đau lưng, vẹo cổ, bong gân, căng cơ quá mức...), điều trị nhức đầu, cảm sốt, đau răng, đau bụng kinh.... \n Thuốc Alaxan được trình bày dưới dạng viên nén, hộp 10 vỉ x 10 viên, hộp 25 vỉ x 4 viên.\nThành phần:\nParacetamol: 325mg\nIbuprofene: 200mg\nChỉ định:\nThuốc Alaxan được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nGiảm các cơn đau cơ xương nhẹ đến trung bình như đau cổ, đau vai, đau lưng , căng cơ bắp tay hoặc bắp chân, cứng cơ cổ, viêm khớp , thấp khớp , viêm bao hoạt dịch, bong gân, viêm gân.\nGiảm nhức đầu , đau bụng kinh, nhức răng, đau sau nhổ răng và tiểu phẫu.", "Nguyên nhân viêm dây thần kinh Chấn thương: Chấn thương dẫn đến tổn thương và viêm dây thần kinh. Các vấn đề về mạch máu: Đây là nguyên nhân thứ phát do tắc nghẽn hoặc xuất huyết trong dây thần kinh. Nhiễm trùng: Các bệnh truyền nhiễm như bệnh zona, bệnh bạch hầu , bệnh uốn ván, bệnh phong, bệnh bại liệt, v.v ... có thể khiến dây thần kinh bị viêm. Tiếp xúc với chất độc hại: Kim loại nặng như asen, thủy ngân và chì. Lạm dụng chất kích thích quá mức gây ngộ độc như ma túy, rượu. Các tình trạng khác: Dây thần kinh bị viêm cũng có thể do các tình trạng toàn thân như nhiễm toan chuyển hóa, tiểu đường, thiếu vitamin ,…", "Mô tả ngắn:\nHagifen 400 mg Dhg 10x10 của công ty TNHH MTV dược phẩm DHG, thành phần chính ibuprofen, là thuốc đươc sử dụng để giảm đau và kháng viêm từ nhẹ đến vừa trong các trường hợp: Đau đầu, đau răng, đau bụng kinh, đau khớp, đau mô mềm trong chấn thương và đau sau mổ.\nThành phần:\nIbuprofen: 400mg\nChỉ định:\nThuốc Hagifen 400 mg Dhg 10x10 được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nGiảm đau và kháng viêm từ nhẹ đến vừa trong các trường hợp: Đau đầu, đau răng, đau bụng kinh, đau khớp, đau mô mềm trong chấn thương và đau sau mổ." ]
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa bỏng hô hấp
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa bỏng hô hấp Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bỏng hô hấp Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. Chế độ dinh dưỡng: Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ. Uống nhiều nước. Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, đồ cay nóng. Phương pháp phòng ngừa bỏng hô hấp hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Thực hành tốt an toàn phòng cháy chữa cháy. Hạn chế ra ngoài trời nếu gần nơi bạn ở có khói từ đám cháy. Hãy đóng kín các cửa và sử dụng máy lọc không khí. Nếu làm việc trong môi trường nhiều hóa chất và khí, hãy dùng thiết bị bảo hộ và xử lý các hóa chất đó theo quy trình trước khi thải ra môi trường bên ngoài. Không hút thuốc khi vết thương chưa lành." ]
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa ho ra máu Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của ho ra máu Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng . Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. Chế độ dinh dưỡng: Cho bệnh nhân ăn thức ăn lỏng và nguội, tránh để bị sặc. Nên thường xuyên ăn trái cây tươi chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp tăng sức đề kháng và bổ sung dinh dưỡng. Một số loại dược liệu Đông Y tốt cho bệnh nhân ho ra máu như: Ngân nhĩ, ngó sen, mã thầy... Hạn chế sử dụng các thực phẩm sau: Gia vị có tính cay nóng như ớt, gừng, tiêu... vì có thể kích thích niêm mạc cổ họng gây sưng viêm và tăng tần suất cơn ho. Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ vì làm tăng dịch nhầy trong cổ họng, gây khởi phát phản xạ ho để tống xuất ra ngoài. Đồ uống có gas và cồn gây khô và ngứa rát họng. Các loại hải sản (tôm, cua, cá...) có chứa nhiều histamin, dễ gây khởi phát cơn ho, đặc biệt là người có tiền sử dị ứng hoặc hen suyễn . Phương pháp phòng ngừa ho ra máu hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Bỏ hút thuốc. Ngưng làm việc tại các nơi ô nhiễm. Phòng ngừa và điều trị sớm các bệnh lý đường hô hấp.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa bệnh dị ứng Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh dị ứng Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Chế độ dinh dưỡng: Tránh tiêu thụ các chất kích thích như thức ăn quá cay nóng, rượu, bia, thuốc lá, vì những loại thực phẩm này có thể làm chậm quá trình lành vết thương và làm giảm tác dụng của thuốc điều trị. Phương pháp phòng ngừa bệnh dị ứng hiệu quả Không có cách nào để ngăn ngừa dị ứng. Nhưng có những cách để ngăn chặn các triệu chứng xảy ra. Cách tốt nhất để ngăn ngừa các triệu chứng dị ứng là tránh các chất gây dị ứng kích hoạt chúng. Ngăn ngừa dị ứng theo mùa, tiếp xúc, và các dị ứng khác phụ thuộc vào việc biết vị trí của các chất gây dị ứng và cách tránh chúng. Ví dụ: Nếu bạn bị dị ứng với bụi, bạn có thể giúp giảm các triệu chứng bằng cách lắp đặt bộ lọc không khí thích hợp trong nhà, làm sạch ống dẫn khí và quét bụi nhà thường xuyên.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm mũi dị ứng Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm mũi dị ứng Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh. Vệ sinh môi trường sống và làm việc sạch sẽ. Xông mũi bằng nước ấm, nước muối. Rửa mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý, làm thông thoáng niêm mạc để thuốc xịt mũi phát huy tác dụng tốt hơn. Chế độ dinh dưỡng: Ăn uống đẩy đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng. Hạn chế các loại thực phẩm dễ gây dị ứng. Phương pháp phòng ngừa viêm mũi dị ứng hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Sử dụng mền và gối bằng sợi tổng hợp; Thường xuyên giặt chăn, ga, gối bằng nước nóng; Diệt gián; Dùng máy hút ẩm ở nơi ẩm thấp, không thoáng khí; Xông nhà bằng hơi nước nóng; Dùng máy hút chân không và máy lọc không khí hiệu suất cao (HEPA); Không dùng thực phẩm gây dị ứng; Hạn chế nuôi vật nuôi; Dọn dẹp nhà cửa thường xuyên; Tránh khói thuốc, ô nhiễm không khí, nhiệt độ thấp, độ ẩm cao; Tập thể dục thường xuyên.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa xơ phổi Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của xơ phổi Chế độ sinh hoạt: Bỏ thuốc lá bởi vì khói thuốc có thể gây hại cho phổi, hãy tránh ở gần những người đang hút thuốc. Tập thể dục thường xuyên. Hãy dành thời gian để nghỉ ngơi, đảm bảo nghỉ ngơi đầy đủ. Tiêm phòng: Nhiễm trùng đường hô hấp có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng xơ phổi. Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh nhân cần lạc quan: Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. Chế độ dinh dưỡng: Chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng chứa đầy đủ calo là điều cần thiết. Cố gắng ăn các bữa nhỏ thường xuyên hơn trong ngày. Cố gắng ăn nhiều loại trái cây và rau quả, ngũ cốc nguyên hạt , các sản phẩm từ sữa ít béo hoặc không có chất béo và thịt nạc. Tránh chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa, quá nhiều muối và đường bổ sung. Phương pháp phòng ngừa xơ phổi hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Không hút thuốc lá; Hạn chế tiếp xúc với môi trường có nhiều bụi mịn, nếu phải làm việc trong môi trường ô nhiễm, cần phải có các biện pháp bảo hộ phù hợp.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa ung thư não Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của ung thư não Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Phục hồi chức năng: Bệnh nhân có thể cần tham gia các buổi phục hồi chức năng nếu bệnh ung thư hoặc quá trình điều trị của bạn đã ảnh hưởng đến khả năng nói chuyện, đi lại hoặc thực hiện các chức năng hàng ngày khác . Phục hồi chức năng bao gồm vật lý trị liệu, liệu pháp vận động và các liệu pháp khác. Phương pháp điều trị thay thế: Có chế độ ăn uống lành mạnh và bổ sung vitamin và khoáng chất để thay thế các chất dinh dưỡng bị mất từ quá trình điều trị ung thư. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Bên cạnh việc trị liệu theo phát đồ của bác sĩ thì bệnh nhân hãy giữ cho mình tinh thần lạc quan, thoải mái. Tâm lý tích cực có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, giúp nâng cao hiệu quả trị bệnh. Tuy nhiên, nếu cảm thấy quá sợ hãi hay bất ổn, người bệnh có thể bày tỏ, chia sẻ với những người bạn thân thiết, gia đình hoặc chuyên viên tâm lý. Chế độ dinh dưỡng: Xây dựng cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học. Bổ sung các chất cần thiết cho cơ thể, tăng cường ăn rau xanh và hạn chế các món chiên nhiều dầu mỡ. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh Phương pháp phòng ngừa ung thư não hiệu quả Không có cách nào để ngăn ngừa ung thư não, nhưng bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách tránh: Tiếp xúc với quá nhiều bức xạ. Tiếp xúc với thuốc trừ sâu và thuốc diệt côn trùng. Tiếp xúc với hóa chất gây ung thư. Hút thuốc. Ngoài ra, bạn nên duy trì các thói quen tốt, lối sống lành mạnh như là: Không uống rượu, bia, các chất kích thích. Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Hạn chế hít phải các khí độc hại. Nếu phải làm việc trong môi trường có hoá chất độc hại phải trang bị các dụng cụ, trang phục bảo hộ cần thiết. Tăng cường tập thể dục thể thao.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa bệnh tích protein phế nang Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh tích protein phế nang Chế độ sinh hoạt: Bệnh nhân nên được khuyên ngừng hút thuốc, tập luyện thể dục mỗi ngày để giữ một cơ thể khỏe mạnh. Chế độ dinh dưỡng: Một chế độ ăn lành mạnh với nhiều đạm thực vật và rau xanh giúp cơ thể có sức đề kháng tốt. Chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp hạn chế diễn tiến của bệnh Phương pháp phòng ngừa bệnh tích protein phế nang hiệu quả Có nhiều loại bệnh protein phế nang phổi khác nhau. Không thể ngăn ngừa PAP bẩm sinh hoặc PAP liên quan đến miễn dịch. Nhưng tránh chất độc trong môi trường bằng cách đeo mặt nạ phòng độc hoặc khẩu trang vừa vặn nếu bạn đang làm việc trong môi trường độc hại có thể giúp ngăn ngừa PAP thứ cấp. Một lưu ý khi đeo khẩu trang là hãy chắc chắn rằng khẩu trang che kín miệng và mũi của bạn.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa đầy hơi Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của đầy hơi Chế độ sinh hoạt: Bạn cần tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Nếu trong bất thường cần liên hệ ngay với bác sĩ. Bạn cần duy trì lối sống lành mạnh , khoa học, hạn chế áp lực, căng thẳng. Hạn chế tới mức tối thiểu việc sử dụng thuốc lá vì khi hút thuốc bạn sẽ nuốt nhiều lượng không khí vào cơ thể gây tình trạng kích ứng hệ tiêu hóa. Tư thế của bạn có thể ảnh hưởng đến trạng hơi trong cơ thể. Việc thay tư thế bằng cách ngồi thẳng lưng vừa tốt cho cột sống vừa giúp cơ thể giải phóng lượng hơi dư thừa. Vận động chơi thể thao, tập thể dục mỗi ngày có thể có ích trong việc lưu thông cơ thể, giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn. Chế độ dinh dưỡng: Người có tình trạng khó tiêu đầy hơi khi ăn nên chia nhiều bữa nhỏ trong ngày giúp họ dễ tiêu hóa hơn. Ngoài ra khi ăn cần ăn chậm nhai kỹ trước khi nuốt để thức ăn bắt đầu tiêu hóa trong miệng. Đối với trường hợp người không tiêu thụ được lactose nên hạn chế dùng các sản phẩm từ sữa hoặc chọn các sản phẩm sữa có hàm lượng lactose thấp. Gừng được coi là vị thuốc dân gian giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, đồng thời cải thiện triệu chứng đầy hơi và chướng bụng. Bổ sung một số hệ men vi sinh cho đường ruột như Bifidobacterium, Lactobacillus giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn. Uống đủ nước trong ngày giúp hệ tiêu hóa lưu thông làm giảm tình trạng đầy hơi. Ngoài ra, bạn cần hạn chế nhai kẹo cao su và dùng nước ngọt có gas. Phương pháp phòng ngừa đầy hơi hiệu quả Để phòng ngừa tình trạng đầy hơi hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Bạn có thể tắm nước ấm hoặc dùng đệm nóng chườm lên bụng sẽ giúp cơ thể được thư giãn, giúp hệ tiêu hóa lưu thông tốt, giảm sự khó chịu, đầy hơi. Bạn nên hạn chế nuốt không khí từ ngoài vào, tránh các hoạt động làm tăng lượng không khí vào hệ tiêu hóa. Mỗi ngày bạn cần ghi chép lại nhật ký thực phẩm bạn ăn để giúp tìm ra loại thực phẩm gây nên tình trạng đầy hơi. Khi loại thực phẩm có thể thúc đẩy tình trạng đầy hơi thì bạn cần hạn chế ăn ít nhất có thể hoặc tốt hơn là loại chúng ra khỏi danh sách thực đơn của bạn.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa giãn phế quản Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của giãn phế quản Chế độ dinh dưỡng: Uống nhiều nước. Tăng cường bổ sung dinh dưỡng, đặc biệt là thức ăn giàu vitamin và khoáng chất để cải thiện thể trạng và tăng cường sức đề kháng. Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. Hãy bỏ thuốc lá để bảo vệ sức khỏe Phương pháp phòng ngừa giãn phế quản hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Không hút thuốc và tránh những nơi có nhiều khói bụi. Tiêm vaccine cúm và phế cầu đều đặn. Răng, miệng và tai mũi họng cần được vệ sinh sạch sẽ. Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng. Ăn uống lành mạnh, uống nhiều nước để giúp chất nhầy không bị bám vào đường thở. Tránh để dị vật rơi vào phế quản.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa bụi phổi bông Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của Bụi phổi bông Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh nhân cần lạc quan, tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. Chế độ dinh dưỡng: Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Tránh dùng các thực phẩm dễ gây dị ứng. Phương pháp phòng ngừa Bụi phổi bông hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Đeo khẩu trang khi làm việc và đặc biệt là khi làm việc gần bụi. Bỏ hút thuốc lá.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa lang ben Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của lang ben Chế độ sinh hoạt: Tránh sử dụng các sản phẩm gây tăng tiết dầu trên da; tránh ánh nắng vì tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể gây kích ứng da, khiến da tổn thương trở nên ngứa ngáy và khó chịu. Nên sử dụng kem chống nắng thường xuyên khi ra đường. Không mặc quần áo quá chật và bó; nên lựa chọn các loại quần áo có vải thoáng khí, chẳng hạn như vải bông để giảm mồ hôi. Tuân thủ việc sử dụng các thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Nếu các dấu hiệu trên da như các tổn thương dạng dát hồng, nâu trở nên nặng và lan rộng hơn, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời. Liên hệ với bác sĩ ngay nếu trong quá trình sử dụng thuốc có biểu hiện của tác dụng không mong muốn. Thực hiện việc vệ sinh cá nhân sạch sẽ mỗi ngày, đặc biệt là khi có mồ hôi. Cần có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, không dùng chung đồ đạc. Chế độ dinh dưỡng: Cần cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là các loại vitamin và kẽm. Phương pháp phòng ngừa lang ben hiệu quả Mặc đồ thoáng mát, dễ thấm mồ hồi, nhất là vào mùa nóng. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tắm rửa, thay đồ hằng ngày. Không sử dụng chung các đồ sinh hoạt cá nhân như khăn lau, quần áo... với người khác. Chăn nệm và áo quần phải được giặt sạch và phơi nắng cho khô, tránh dùng đồ ẩm mốc.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa loét dạ dày tá tràng Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của loét dạ dày - tá tràng Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Hạn chế dùng thuốc lá, rượu. Chế độ dinh dưỡng: Nên tăng cường các thực phẩm có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, các thực phẩm giúp cho việc chữa lành các vết loét hoặc có khả năng giúp giảm tiết acid và các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất. Nên dùng hỗn hợp tinh bột nghệ và mật ong. Tăng cường dùng trà xanh và trái cây tươi, rau quả; thực phẩm giàu dinh dưỡng, vitamin A, B, D, K, acid folic, canxi, sắt, kẽm, magie. Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị Phương pháp phòng ngừa loét dạ dày - tá tràng hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Cân nhắc chuyển đổi thuốc giảm đau. Kiểm soát căng thẳng. Không hút thuốc lá. Hạn chế hoặc ngừng uống rượu.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa ung thư Những thói quen sinh hoạt giúp bạn hạn chế diễn tiến của ung thư Chế độ sinh hoạt: Duy trì tâm lý tích cực, lạc quan, hạn chế stress . Báo ngay với bác sĩ điều trị khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường trong quá trình điều trị ung thư. Tuân thủ nghiêm khắc chỉ định của bác sĩ trong khi điều trị. Tái khám đúng lịch hẹn để bác sĩ theo dõi diễn biến của bệnh nhằm đưa ra các phương hướng điều trị hiệu quả hơn trong trường hợp ung thư không có dấu hiệu thuyên giảm. Chế độ dinh dưỡng: Áp dụng một chế độ ăn khoa học và đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết. Nếu chán ăn, có thể chia nhỏ thành 5 - 6 bữa trong ngày. Không ăn các loại thức ăn sống, chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá,... Phương pháp phòng ngừa ung thư hiệu quả Thay đổi hoặc tránh các yếu tố nguy cơ chính sau đây có thể giúp ngăn ngừa bệnh: Tránh sử dụng thuốc lá. Giữ cân nặng lành mạnh. Một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều hoa quả và rau. Tập luyện thường xuyên. Hạn chế việc sử dụng rượu. Quan hệ tình dục an toàn. Tiêm chủng phòng ngừa vi rút viêm gan B và vi rút HPV. Giảm tiếp xúc với tia cực tím. Để ngừa ung thư, nên ăn nhiều rau củ quả tươi", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa hẹp khe khớp háng Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của hẹp khe khớp háng Chế độ sinh hoạt: Giảm thiểu các hoạt động làm nặng thêm tình trạng, chẳng hạn như leo cầu thang, chạy bộ. Chuyển từ các hoạt động có tác động mạnh (như chạy bộ hoặc quần vợt) sang các hoạt động có tác động thấp hơn (như bơi lội hoặc đạp xe) sẽ giúp bạn giảm bớt căng thẳng cho khớp háng. Giảm cân (nếu thừa cân hoặc béo phì) có thể làm giảm căng thẳng cho khớp háng, giúp giảm đau và tăng cường chức năng. Chế độ dinh dưỡng: Bạn có thể tăng cường tiêu thụ các thực phẩm có tính chất chống viêm, bao gồm các loại rau quả tươi, hạt và nguồn omega-3 (như cá hồi, cá mỡ, hạt chia và hạt lanh). Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm gây viêm như thức ăn chế biến sẵn, thực phẩm có nhiều đường và chất béo bão hòa. Canxi và vitamin D quan trọng cho sức khỏe xương và khớp. Bạn có thể bổ sung canxi từ nguồn sữa và sản phẩm sữa không béo, hạt, cá có xương như cá hồi và cá sardine. Vitamin D có thể được bổ sung từ thực phẩm bổ sung. Các chất chống oxy hóa như vitamin C, vitamin E và beta-caroten có thể giúp giảm viêm và bảo vệ tế bào khỏi tổn thương. Bạn có thể tìm thấy chúng trong các loại trái cây và rau quả có màu sắc tươi sáng như quả dứa, cam, dứa, cà chua, cà rốt và rau xanh lá. Phòng ngừa hẹp khe khớp háng Để phòng ngừa hẹp khe khớp háng, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau đây: Duy trì cân nặng lành mạnh: Tránh tăng cân quá nhanh và duy trì một cân nặng lành mạnh. Việc giảm áp lực lên khớp háng có thể giảm nguy cơ hẹp khe khớp. Tập thể dục định kỳ và tăng cường cơ bắp: Thực hiện các bài tập thể dục như aerobic, bơi lội, tập thể dục chống trọng lực nhẹ, tập yoga hoặc tập thể dục định hình để tăng cường cơ bắp xung quanh khớp háng. Điều này có thể giúp giảm áp lực lên khớp và duy trì sự linh hoạt. Tránh chấn thương: Để giảm nguy cơ chấn thương gây tổn thương cho khớp háng, hãy đảm bảo rằng bạn thực hiện các hoạt động thể thao và hoạt động hàng ngày một cách an toàn. Sử dụng phương tiện bảo vệ như mũ bảo hiểm, bảo hộ và giày thích hợp khi tham gia các hoạt động có nguy cơ cao. Điều chỉnh tư thế ngồi và đứng: Tránh ngồi hoặc đứng trong thời gian dài mà không thay đổi tư thế. Tăng cường dinh dưỡng và bổ sung canxi: Bổ sung canxi và vitamin D trong chế độ ăn uống của bạn để duy trì sức khỏe xương và khớp. Điều trị các bệnh lý liên quan: Nếu bạn có các bệnh lý như viêm khớp dạng thấp hoặc bệnh thoái hóa khớp, hãy tuân theo kế hoạch điều trị và theo dõi sự phát triển của bệnh dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Tìm hiểu về cách chăm sóc và bảo vệ khớp háng: Hiểu về cách chăm sóc và bảo vệ khớp háng có thể giúp bạn tránh các hoạt động và thói quen có thể gây tổn thương cho khớp. Lưu ý rằng mỗi trường hợp có thể khác nhau và hãy luôn tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để nhận được lời khuyên và hướng dẫn cụ thể cho tình trạng của bạn. Bơi lội giúp phòng ngừa hẹp khe khớp háng Các câu hỏi thường gặp về hẹp khe khớp háng Hẹp khe khớp háng có chữa khỏi được không? Mặc dù các bác sĩ không thể đảo ngược tình trạng mất sụn trong hẹp khe khớp háng nhưng có nhiều cách để cải thiện cơn đau và ngăn ngừa tổn thương thêm cho khớp. Hẹp khe khớp háng có thường gặp không? Hẹp khe khớp háng không phải là một vấn đề phổ biến, nhưng nó có thể xảy ra ở một số người. Hẹp khe khớp háng thường gặp ở người trưởng thành và người già hơn. Các nghiên cứu cho thấy rằng hẹp khe khớp háng nghiêm trọng được chẩn đoán ở khoảng 5 - 10% người trưởng thành. Nó cũng thường phổ biến hơn ở phụ nữ so với nam giới. Hẹp khe khớp háng nên tập luyện những động tác gì? Tập luyện khớp háng: Tạo động tác xoay khớp. Nằm trên sàn, gối gập lại và đặt hai chân sát nhau. Nhẹ nhàng xoay chân lên và xuống, tạo động tác xoay trong khớp háng. Lặp lại động tác này và sau đó thực hiện với chân còn lại. Đứng thẳng, đặt một chân lên một bề mặt cao như bàn. Sau đó, nhẹ nhàng đẩy chân lên cao và giữ tư thế trong vài giây. Lặp lại với chân còn lại. Tập thể dục chung: Tập bơi: Bơi là một hoạt động không tải trọng tốt cho tất cả các khớp. Bơi giúp tăng cường sức mạnh và linh hoạt trong toàn bộ cơ thể mà không gây áp lực lên khớp háng. Tập thể dục nhẹ: Yoga hoặc đạp xe đường bằng. Lưu ý rằng các động tác và chương trình tập thể dục cụ thể có thể khác nhau tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và khả năng của từng người. Hãy luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia và tuân thủ hướng dẫn của họ. Biến chứng của hẹp khe khớp háng là gì? Hẹp khe khớp háng có thể gây ra một số biến chứng và vấn đề liên quan đến khớp háng và sự di chuyển của cơ thể. Dưới đây là một số biến chứng thường gặp của hẹp khe khớp háng: Đau và cảm giác khó chịu ở háng; Giới hạn vận động; Mất cân đối cơ bắp trong khu vực xung quanh khớp háng; Yếu cơ.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm khớp liên cầu Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến viêm khớp liên cầu Chế độ sinh hoạt: Duy trì thói quen sinh hoạt tốt giúp hạn chế các bệnh nhiễm trùng: Nghiêm túc tuân thủ theo phác đồ điều trị bác sĩ đưa ra. Gặp chấn thương ở khớp cần đi khám để được điều trị, vệ sinh sạch sẽ vết thương đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh nhiễm trùng trong ổ khớp. Luyện tập thể chất phù hợp giúp tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch. Nên ngủ sớm, giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, vui vẻ. Thường xuyên rửa tay, vệ sinh cá nhân và môi trường sống hàng ngày sạch sẽ tránh để vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Ngưng sử dụng các chất kích thích, hút thuốc lá, bia, rượu. Không tự ý sử dụng thuốc đặc biệt là thuốc kháng sinh. Chỉ sử dụng khi được bác sĩ chỉ định và nên uống đúng liều và thời gian bác sĩ kê toa. Chế độ dinh dưỡng: Xây dựng chế độ ăn lành mạnh giúp tăng cường sức đề kháng chống lại nhiễm khuẩn như: Ăn nhiều các thực phẩm có tác dụng kháng viêm, tăng cường hệ miễn dịch có trong: Các loại rau củ trái cây (rau bina, bông cải xanh, bắp cải, bí đỏ, cà rốt,cà chua, ớt chuông, đu đủ, kiwi,...) các món ăn chứa dầu oliu (trong dầu Oliu có chứa các acid béo tốt và các hoạt chất kháng viêm giúp làm giảm cholesterol và chống viêm nhiễm), một số loại cá như (cá hồi, cá thu, cá ngừ,…), một số loại củ làm gia vị (tỏi, gừng, nghệ,... giúp kháng viêm, tăng sức đề kháng), các loại hạt (hạnh nhân, óc chó, hạt dẻ, hạt bí,…) góp phần giúp tái tạo sụn khớp, tăng cường hệ miễn dịch. Hạn chế ăn các loại thịt chứa nhiều đạm như thịt bò, thịt trâu, thịt dê, các thực phẩm nhiều dầu mỡ, các chất béo không tốt, thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp. Hạn chế ăn thức ăn chứa quá nhiều tinh bột. Ăn chín uống sôi, uống nhiều nước, hạn chế ăn mặn, ăn quá ngọt, các thực phẩm chứa nhiều tinh bột. Chế độ ăn lành mạnh giúp tăng cường sức đề kháng chống lại nhiễm khuẩn Phương pháp phòng ngừa viêm khớp liên cầu Để phòng ngừa viêm khớp liên cầu, nên chú ý những điều sau: Cần vệ sinh vết thương đúng cách và điều trị dứt điểm khi bị chấn thương khớp. Khi mắc các bệnh nhiễm trùng cần điều trị kịp thời và triệt để tránh nhiễm trùng vào máu gây biến chứng nguy hiểm. Luyện tập thể dục thể thao nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng. Giữ tinh thần thoải mái, tránh stress. Xây dựng chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, duy trì cân nặng phù hợp, tránh tăng cân quá nhiều dẫn đến béo phì.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa u tế bào hắc tố Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của u tế bào hắc tố Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị, không tự ý tạm ngưng hoặc từ bỏ điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. Không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời đặc biệt từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Hạn chế đi ra ngoài khi trời còn nắng, nếu cần thiết thì phải dùng kem chống nắng có chỉ số SPF cao, mặc quần áo dài, mang kính râm và đội mũ rộng vành. Chế độ dinh dưỡng: Tăng cường sử dụng thực phẩm có chứa nhiều chất chống oxy hoá (có trong rau quả và trái cây tươi), omega-3 (dầu cá, cá thu, cá hồi, cá ngừ và một số loại đậu), lycopen (trong cà chua, ổi, dưa hấu, cơ), polyphenol (trong trà xanh); vì những chất này giúp chống lại tác hại của ánh nắng đến da và giảm thiểu khả năng mắc ung thư cũng như tăng cường sức khoẻ, khả năng đề kháng. Uống nhiều nước để thúc đẩy quá trình giải độc và chữa lành. Có chế độ ăn uống giàu protein giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng, tăng cường sức khoẻ và hỗ trợ chữa bệnh. Phương pháp phòng ngừa u tế bào hắc tố hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, giảm thiểu các hoạt động ngoài trời từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều (khi tia nắng mặt trời mạnh nhất), tránh tắm nắng và sử dụng giường tắm nắng. Sử dụng quần áo bảo hộ: Áo sơ mi dài tay, quần dài và mũ rộng vành. Sử dụng kem chống nắng: Chỉ số chống nắng ít nhất (SPF) 30 với khả năng chống tia UVA / UVB phổ rộng, sử dụng theo chỉ dẫn (t thoa lại sau mỗi 2 giờ và sau khi bơi hoặc đổ mồ hôi); không nên dùng để phơi nắng kéo dài. Thường xuyên kiểm tra các nốt ruồi, tàn nhang, vết bớt trên cơ thể. Thăm khám ngay với bác sĩ nếu có thay đổi bất thường." ]
Thưa BS, Dạo này em bị 1 hiện tượng là da bụng và sau lưng đau rát như phải bỏng, kéo dài được 5 ngày rồi. Da em vẫn bình thường, không nổi nốt hay gì cả, không có hiện tượng gì trên da. Rất mong BS tư vấn. (Tao Hàn).
[ "- nguồn internet Chào em, Nếu trước đây em từng bị thủy đậu thì rất\r\ncó khả năng biểu hiện lần này là do gây nên. Virus gây bệnh thủy đậu\r\nkhi đã xâm nhập vào cơ thể gây bệnh thủy đậu thì sẽ ở lại trong cơ thể, khi cơ\r\nthể suy yếu như cảm, stress, thiếu dưỡng chất... thì sẽ bộc phát ra bệnh zona. Đặc trưng của Zona là rất đau rát, đặc\r\nbiệt khi miết trên bề mặt da, thường người bệnh có mụn nước mọc theo đường đi của\r\ndây thần kinh nhưng có trường hợp không hề có mụn nước trong những ngày đầu. Điều\r\ntrị zona chủ yếu là giảm đau. Ngoài zona, triệu chứng của em còn có thể\r\ngặp trong những bệnh khác gây tăng nhạy cảm đau trên da như viêm dây thần kinh,\r\nchèn ép rễ thần kinh... Tốt hơn hết em nên khám chuyên khoa Nội\r\nthần kinh để xác định nguyên nhân và điều trị thích hợp, em nhé." ]
[ "Chào em, Theo như mô tả của em thì có lẽ em đang có hiện tượng . Dị ứng có nhiều nguyên nhân như thức ăn, thức uống, sữa rửa mặt,\r\nkem dưỡng da, bụi… em cần xem xét xét lại những vấn đề trên và phòng tránh nếu\r\ntìm ra nguyên nhân. Để triệu chứng thuyên giảm nhanh chóng em nên đến khám bác sĩ\r\nchuyên khoa da liễu để có chẩn đoán xác định và điều trị đúng chuyên khoa em\r\nnhé. Thân mến! ", "Le Thuy thân mến, Nếu bỏng độ 1 (tương tự bỏng nắng, bỏng nước sôi, bỏng\r\nnhiệt do sinh hoạt: nấu ăn, ủi đồ,...) da chỉ tổn thương ở lớp thượng bì (lớp\r\nnông nhất của da) nên thường không để lại sẹo nếu được chăm sóc tốt và\r\nkhông bị nhiễm trùng. Tuy nhiên, hiện tượng tăng sắc tố, sậm da do bỏng có thể\r\nxuất hiện và kéo dài nhiều tháng. Để hạn chế tình trạng này em nên tránh nắng\r\nthật kỹ, sử dụng kem chống nắng mỗi khi ra ngoài trời, nơi làm việc, ngay cả\r\ntrong nhà nếu môi trường hanh nắng (có cửa sổ, cửa kiếng,…) Ngoài ra, em có thể thoa các thuốc giữ ẩm da nhiều lần\r\ntrong ngày, để thúc đẩy quá trình thay da mới được hoàn thiện như A derma\r\nEpithelial HA, Physiogel,… Thân mến,", "Chào bạn, Đau bụng có rất nhiều nguyên nhân, tuỳ vào mức độ đau, vị trí đau, tính chất đau, hướng lan, hoàn cảnh khởi phát, yếu tố tăng giảm đau, các triệu chứng đi kèm như liên quan tới bữa ăn, đi tiêu, tiểu, giới tính… kết hợp với tính chất khi thăm khám mà BS mới có thể phân loại được nguyên nhân. Ở vị trí bạn mô tả có thể là đau do đại tràng, đau do tuỵ, đau cơ, đau dạ dày… Triệu chứng đau bụng và đau lưng không liên quan đến nhau trong trường hợp này. Bạn nên đi khám sớm để BS giúp bạn tìm nguyên nhân và điều trị khỏi triệu chứng khó chịu bạn nhé! Thân ái.", " Chào bạn, Trong hầu hết các trường hợp, đỏ bừng mặt xảy ra như là một phản ứng bình thường của cơ thể với hoàn cảnh như tập thể dục, nhiệt độ nóng, do uống rượu bia hay các thức ăn cay, trạng thái cảm xúc, tiền mãn kinh, hồi hộp, lo lắng… thường không phải bệnh lý. Nếu bạn chỉ đỏ mặt trong các hoàn cảnh nêu trên thì có thể áp dụng thử các biện pháp tâm lý và không dùng thuốc. Một số phương pháp bạn có thể thử như: - Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày giúp điều chỉnh huyết áp và lưu lượng máu trong cơ thể với việc giảm mức stress - Uống nhiều nước giúp giữ nhiệt độ cơ thể ở mức thấp và rất hữu ích cho những người hay lo lắng - Dành một khoảng thời gian để thư giãn mỗi ngày, hạn chế các căng thẳng tâm lý - Tránh sử dụng các chất kích thích như café, thuốc lá, rượu bia… - Rèn luyện sự tự tin cho bản thân, tránh quan tâm quá nhiều tới việc người khác nghĩ gì về mình sẽ giúp cho tâm trạng thoải mái và bớt lo lắng hơn. Thân mến.", "Chào bạn Công Minh, Đau bụng là 1 triệu chứng chung của nhiều bệnh khác nhau, rất khó để trả lời cho bạn. Dựa vào vị trí bạn mô tả: đau vùng dưới rốn, đau liên tục lan xuống bẹn, đau cảm giác đau nóng thì có thể là triệu chứng của 1 trong số những bệnh sau: viêm đại tràng (bạn đã có tiền căn), sỏi thận - niệu quản, viêm nhiễm bàng quang niệu đạo, viêm thừng tinh, dị cảm thần kinh... Như vậy có khá nhiều nguyên nhân, bạn nên đi khám để xác định rõ nguyên nhân và điều trị. Khi đi khám có thể bạn sẽ cần phải siêu âm bụng, nội soi đại tràng, xét nghiệm nước tiểu... Chúc bạn trị liệu thành công!", "Chào em, Triệu chứng em mô tả khá mơ hồ, có thể là tình trạng từng cơn và chướng hơi nhưng cần phải thăm khám trực tiếp thì mới xác định được nguyên nhân chính xác là gì. Mặc dù thông thường sẽ là những bệnh lý không nguy hiểm như rối loạn tiêu hoá, viêm ruột nhưng nếu đau nhiều hơn, em nên tới phòng khám Tiêu hoá để BS đánh giá trực tiếp, nhằm loại trừ các trường hợp bụng ngoại khoa em nhé! Thân mến.", " Chào em, Em không nói rõ là em có các triệu chứng gì, là đau ở vùng nào trên bụng, tính chất đau ra sao, có liên quan tới bữa ăn hay không, có kèm sốt, vàng mắt vàng da gì không, tiêu tiểu thế nào... và cũng không nói là em có làm xét nghiệm gì hay chưa nữa. Nên trước mắt, BS chưa thể định bệnh sơ bộ cho em được. Tuy nhiên, nếu em càng uống thuốc trị đau dạ dày mà càng khó chịu hơn, thì em cần vào bệnh viện tái khám lại sớm, nếu chưa làm xét nghiệm máu và siêu âm bụng, xét nghiệm tầm soát Hp, nội soi dạ dày tá tràng thì nên làm. Đồng thời, em cần chú ý hạn chế ăn đồ chua cay, nước có gas, nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị, cafe, không bia rượu, không hút thuốc lá và tránh căng thẳng đầu óc, ăn uống đúng giờ và nghỉ ngơi hợp lý, không nằm/ vận động mạnh sau khi ăn trong vòng 2 giờ. Thân mến! ", "Ảnh minh họa - Nguồn Internet Chào bạn, Với tình trạng của bạn, cần phải khám bệnh trực tiếp mới có thể chẩn đoán chính xác. Tuy nhiên, qua những gì em mô tả, tôi dự đoán em bị dị ứng với nhiệt độ hoặc em bị viêm mạch máu. Còn là bệnh kèm theo thôi. Tốt nhất, em nên đi khám bệnh với bác sĩ chuyên khoa Da liễu để được chẩn đoán chính xác bệnh của mình. Thân mến!", "Chào em, Có nhiều trường hợp bị tương tự như em khi bệnh nhân bị dị ứng với thành phần trong sản phẩm dưỡng da. Không nhất thiết là toàn bộ vùng da tiếp xúc với sản phẩm sử dụng xuất hiện triệu chứng tương tự mới là dị ứng da, vì mỗi vùng da sẽ có độ nhạy cảm khác nhau. Trước mắt, em cần khám BS Da liễu để được điều trị thích hợp, BS không được phép kê thuốc khi không khám trực tiếp cho người bệnh, đây là luật của bộ y tế. Bên cạnh đó, em nên ngưng ngay loại sản phẩm đang dùng, đeo khẩu trang khi ra đường để giảm thiểu tiếp xúc với khói bụi, tạm thời không sử dụng mỹ phẩm. Hạn chế bia rượu, thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ và dễ dị ứng như thịt rừng, cá biển. Thân mến.", "Chào cháu Bích Ngọc, Theo mô tả của cháu thì hiện giờ cháu đã trở lại bình thường, không cần điều trị và uống thuốc gì cả, sau này mỗi khi bị bệnh cháu phải thông báo cho BS biết là cháu không uống được . Còn về vấn đề rạn da thì không thể hết được vì cháu đã xuống cân một cách đột ngột nên da không kịp đàn hồi. Thân mến.", "Chào bác sĩ, Em 26 tuổi, là giáo viên thường xuyên phải đứng trên bục giảng nên đòi hỏi phải có sức khỏe. Nhưng không biết vì sao dạo này sức khỏe của em ngày càng giảm sút. Cách đây một năm em thấy mình hay đau bụng, nhất là khi ăn sáng vào là đi vệ sinh. Người thường cảm giác nóng trong, đặc biệt nóng từng hồi và lan dần ra sau lưng; ra mồ hôi tay, chân, mặt… nhất là lúc cười, nói, cảm giác hồi hộp là người lại ra mồ hôi (kể cả thời tiết mùa hè hay mùa đông) tuy không nhiều nhưng cảm giác rất khó chịu. Cho em hỏi em bị bệnh gì và xin bác sĩ tư vấn mua thuốc để điều trị (tiền sử em bị viêm gan B). Em cảm ơn! (Nguyễn Văn Nam, Tam Kỳ- Quảng Nam) Trả lời:", "Chào Thành Trí, Triệu chứng , rát có thể gặp trong bệnh cảnh nhiễm trùng toàn thân, nhiễm nấm\r\nmiệng… Đau bụng có thể do bệnh viêm loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa, viêm gan…\r\nTốt nhất bạn nên đến khám bác sĩ Nội khoa để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và kê\r\ntoa phù hợp bạn nhé! AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Đau rát một vùng da dưới cánh tay gây khó chịu ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống Chào em, Triệu chứng đột ngột đau rát 1 vùng da mà không kèm tổn thương nào trên da nhìn thấy được có thể do những nguyên nhân sau: vết trầy xước quá nhỏ mới xảy ra (thường 1 lát sau mới hiện rõ lên), giai đoạn sớm của viêm da tiếp xúc, dây thần kinh cảm giác vùng đó bị kích thích / chèn ép... Nếu cảm giác đau chợt đến rồi cũng chợt đi thì nguyên nhân thường là lành tính, không đáng ngại và không cần xử trí gì. Ngược lại, nếu cảm giác đau kéo dài hơn 1 ngày thì dù cho không nhìn thấy tổn thương nào trên da, em cũng cần khám chuyên khoa da liễu hoặc chuyên khoa nội thần kinh để BS  kiểm tra cho em, xác định nguyên nhân và điều trị thích hợp tương ứng.", "Hình\r\nminh họa. Nguồn Internet Chào\r\nem, Hiện\r\ntượng sưng, rát vùng da quanh là dấu hiệu gợi ý đang có hiện tượng viêm da, có thể do nhiễm trùng\r\ngây ra. Trước\r\nmắt em có thể với nước ấm 30 phút mỗi sáng và tối trước khi đi ngủ. Nếu không\r\ngiảm sưng hoặc xuất hiện dấu hiệu như sốt, chảy dịch, đau thì nên đến khám bác\r\nsĩ chuyên khoa Ngoại tổng quát để điều trị em nhé. Thân ái. AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", " Chào em, Triệu chứng của em theo tôi có thể do em bị dị ứng với thức ăn hoặc nước xả vải, nước dùng hằng ngày gây ra. Em đừng quá lo lắng, nếu không có sang thương trên da thì ít có khả năng lây lan. Em có thể đến khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để tìm nguyên nhân và điều trị em nhé. Thân mến! " ]
Kem bôi da PhilDomina Phil điều trị nám da, sạm da, tàn nhang, nốt ruồi (10g)
[ "Mô tả ngắn:\nPhil Domina 10G của Công ty TNHH Phil Inter Pharma, thành phần chính Hydroquinone, là thuốc dùng để tẩy trắng từ từ trong các trường hợp tăng sắc tố da.\nThành phần:\nHydroquinon: 400mg\nChỉ định:\nThuốc Phil Domina 10G được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nTẩy trắng từ từ trong các trường hợp tăng sắc tố da:\nNám da , sạm da, tàn nhang , nốt ruồi (những dát nhỏ tương tự như tàn nhang) và các vùng da khác bị tăng sắc tố. Vì chỉ cần tiếp xúc với ánh sáng mặt trời ở mức độ tối thiểu cũng có thể làm đảo nghịch tác dụng tẩy trắng của chế phẩm nên chỉ dùng chế phẩm vào ban đêm hoặc trên những vùng da được che phủ.\nBan ngày nên tránh ánh sáng mặt trời hoặc dùng kem chống nắng hoặc quần áo bảo vệ ngăn chặn sự nhiễm sắc tố trở lại trên vùng da đã được tẩy trắng." ]
[ "Mô tả ngắn:\nThuốc PHILCLOBATE của Công ty TNHH PHIL INTER PHARMA , chứa dược chất chính là clobetasol ở dạng kem bôi da, được dùng trong những bệnh ngoài da như viêm da, chàm, chàm dị ứng, viêm da do dị ứng và viêm da do tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.\nThành phần:\nClobetasol propionat: 5mg\nChỉ định:\nThuốc PHILCLOBATE được chỉ định dùng trong trường hợp sau: Dùng trong những bệnh ngoài da như: Viêm da, chàm, chàm dị ứng, viêm da do dị ứng và viêm da do tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.", "Chào em, Thông tin em cung cấp còn khá ít, nhưng qua hình ảnh em cung cấp nghĩ nhiều tới các đốm tăng sắc tố da. Tình trạng này có nhiều nguyên nhân, có thể do di truyền, do rối loạn chuyển hóa, nội tiết, hóa chất - thuốc, sau nhiễm khuẩn hay viêm, các khối u sắc tố, cháy nắng... Tăng sắc tố da ở vị trí này, với dạng tròn thường xuất hiện sau nhiễm nấm da, nếu nguyên nhân được điều trị, tình trạng này thường sẽ tự giới hạn và các vết sạm da có thể mờ dần theo thời gian. Nếu các vết thay đổi sắc tố này có biểu hiện ngứa, tróc vảy, đau rát, lan rộng hơn thì nên khám bác sĩ da liễu để điều trị sớm em nhé! Thân mến.", "Chị Kim Oanh thân mến, Các vết thâm đen chị mô tả có thể do nắng hoặc do (một số thuốc kháng sinh nhóm penicillin, kháng viêm, kháng sốt rét…),\r\nviệc điều trị sẽ tùy nguyên nhân mà có các phương pháp điều trị phù hợp. Chị có thể đến thăm khám tại BV Da liễu TPHCM hoặc khoa\r\nthẩm mỹ của BV Từ Dũ.", "Chào em, là dạng viêm da mạn tính (viêm da cơ địa), phương pháp điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng và hạn chế tái phát. Hiện cũng có biện pháp điều trị bằng laser cho bệnh chàm, em có thể đến BV Da liễu. Thân mến. ThS.BS Huỳnh Thị Thúy Nga Khoa Khám bệnh, BV Nhân dân 115", " Chào em, điều trị tất cả các bệnh lý ở da, trong đó có sẹo thâm, sẹo lồi, sẹo lõm... Thông thường trong điều trị sẹo, phương pháp bôi thuốc tại chỗ cho tác dụng nhanh, mạnh, tập trung hơn là phương pháp dùng thuốc uống. Em có thể đến BV Da liễu để lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp cho mình nhất, em nhé. Thân mến! ", "Chào bạn, Trong thành phần kem bôi trên có chứa dexamethasone là một chất corticoid, có tác dụng chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch. Thuốc có thể được hấp thu vào máu, dùng lâu dài có thể gặp các tác dụng phụ như teo da, ban đỏ, giữ natri và nước gây tăng huyết áp và phù nề… Trường hợp bị nhiễm khuẩn chưa được điều trị bằng các thuốc kháng khuẩn đặc hiệu, tác dụng ức chế miễn dịch của dexamethason có thể làm lan rộng nhiễm khuẩn. Ngoài ra, trong thành phần của kem có chloramphenicol và neomycin là kháng sinh có tác dụng kháng khuẩn. Liều lượng và thời gian sử dụng cần theo chỉ định của BS. Bạn nên đến gặp BS chuyên khoa để xác định rõ nguyên nhân gây mụn để kê đơn thuốc và thời gian sử dụng phù hợp. Thân mến.", " Chào em, Trường hợp của em có thể thị sự do nguyên nhân nhưng cũng có thể không phải. Tạm thời em không nên dừng bất cứ loại thuốc hay kem thoa nào, chỉ rửa mặt bằng nước ấm và nhanh chóng đến khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để được khám và điều trị em nhé. Thân mến! ", "Mô tả ngắn:\nBluemint 500 mg của nhà sản xuất Phil Inter Pharma, thành phần chính L - cystine, là thuốc dùng để hỗ trợ điều trị các trường hợp sau: Viêm da do thuốc, sạm da, tàn nhang, sạm nắng, eczema, mề đay, phát ban da, mụn trứng cá, các bệnh biểu bì làm móng tóc khô giòn dễ gãy.\nThành phần:\nL-Cystine: 500mg\nChỉ định:\nThuốc Bluemint 500mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nHỗ trợ điều trị viêm da do thuốc. Sạm da , tàn nhang, sạm nắng. Eczema, mề đay , phát ban da, mụn trứng cá. Hỗ trợ điều trị trong các bệnh biểu bì làm móng tóc khô giòn dễ gãy.", "Phân biệt: nám da, tàn nhang, đồi mồi - Ảnh: AloBacsi tổng hợp Bạn thân mến, Nám da và sạm da thường từ tiếng Việt dịch ra từ nguyên bản gốc của từ Melasma - trong tiếng Hy Lạp cổ, có nghĩa là sự tăng sắc tố của da ở vùng mặt. Thường các mảng tăng sắc tố này sẽ xuất hiện ở vùng trán, vùng 2 bên má, vùng mũi và vùng môi trên. Nám da, sạm da có đặc điểm sẽ xuất hiện các đốm nâu ở vùng mặt, trong tiếng Pháp là Chloasma, có nghĩa - mặt nạ trong thai kỳ, thường xảy ra đối với những phụ nữ mang thai. Nám da khác với tàn nhang. Tàn nhang là những đốm nâu nhỏ, còn gọi là Freckle, có liên quan đến một số bệnh lý về di truyền, như bệnh da báo. Còn đồi mồi là những đốm tăng sừng, thường gặp ở những người tiếp xúc với nắng thường xuyên hay những người người lớn tuổi. Nám da, tàn nhang, đồi mồi cùng có điểm chung là tăng sắc tố ở da. Khác nhau: đồi mồi có hiện tượng tăng lớp sừng trên bề mặt da, nhô lên, hơi nhám. Trân trọng! >>> >>>", "Mô tả ngắn:\nSILKERONCREME của Công ty TNHH PHIL Inter Pharma , thành phần chính là betamethason dipropionat, gentamicin , clotrimazol . SILKERONCREME là thuốc làm giảm triệu chứng viêm của các bệnh ngoài da đáp ứng với corticosteroid khi có biến chứng nhiễm khuẩn và nhiễm nấm thứ phát hay khi nghi ngờ có nhiễm khuẩn và nhiễm nấm. \n SILKERONCREME được bào chế dưới dạng kem bôi ngoài da, đóng gói theo quy cách hộp chứa 1 tuýp 10 g.\nThành phần:\nBetamethason dipropionat: 6.4mg\nClotrimazole: 100mg\nGentamicin sulfat: 10mg\nChỉ định:\nThuốc SILKERONCREME được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nLàm giảm triệu chứng viêm của các bệnh ngoài da đáp ứng với corticosteroid khi có biến chứng nhiễm khuẩn và nhiễm nấm thứ phát do các vi sinh vật nhạy cảm với các thành phần của thuốc hay nghi ngờ có nhiễm khuẩn và nhiễm nấm.", "Chào em, Theo mô tả và hình ảnh thì em bị . Em phải dùng kem giữ ẩm để hạn chế bong tróc/ nứt da và sử dụng loại kem chuyên dành cho điều trị bệnh do BS da liễu kê cho em nhé. Thân mến. ThS.BS Huỳnh Thị Thúy Nga Khoa Khám bệnh, BV Nhân dân 115", "Chào em, Mụn thường có hiện tượng viêm và tổn thương da do nặn, cào, cố tình lấy nhân mụn ra khỏi bề mặt da - đây là thói quen của nhiều người, nhưng hành động này vô tình làm tăng sắc tố sau viêm ( vết thâm mụn ). Tình trạng này thường biến mất theo thời gian, khoảng từ 4-6 tháng. Việc sử dụng thuốc thoa mụn là cần thiết. Thuốc DIBETALIC có tác dụng bong sừng, có thể sử dụng để giảm thâm, tuy nhiên có thành phần Betamethason là một corticoid - thành phần này không có chỉ định trong giảm thâm mà điều trị trong ức chế miễn dịch, làm giảm tình trạng viêm da, nếu sử dụng lâu ngày trên mặt có thể gây viêm da lệ thuộc corticoid hoặc teo da. Nếu em sử dụng thuốc nhưng đi nắng có thể gây tăng sắc tố do giảm hệ thống miễn dịch của da. Do đó em nên ngưng thuốc DIBETALIC mà nên đến bệnh viện có chuyên khoa Da liễu khám để bác sĩ cho thuốc thoa mụn, vừa giảm thâm và giảm mụn hiệu quả. Thân mến.", "Mô tả ngắn:\nAmilavil 10mg của Công ty TNHH Hasan (Dermapharm) sản xuất. Thuốc có thành phần chính là Amitriptylin HCl . Thuốc được chỉ định dùng trong điều trị chứng trầm cảm, đái dầm ở trẻ lớn.\nThành phần:\nAmitriptyline: 10mg\nChỉ định:\nAmilavil 10mg chứa dược chất Amitriptylin thuộc nhóm thuốc chống trầm cảm ba vòng. Các thuốc nhóm này làm thay đổi lượng chất hóa học trong não, làm giảm triệu chứng của bệnh trầm cảm. Amilavil 10mg được sử dụng để:\nĐiều trị triệu chứng của bệnh trầm cảm . Điều trị đái dầm ban đêm ở trẻ em > 6 tuổi.", "Chào Lan Nguyen, Thuốc\r\nbôi Anapa (Tretinon + Erythromycin), Bocidate (acid fusidique) không có khả\r\nnăng làm nhưng có thể giúp cải thiện vết thâm nhờ hiệu quả trong việc\r\nđiều trị mụn, ngăn ngừa mụn phát triển, nếu kết hợp việc tránh nắng kỹ. Thuốc Biotin (vitamin thuộc nhóm B), hỗ trợ trong việc điều\r\ntrị mụn không có tác dụng làm giảm tiết bã nhờn. Do đó, dựa vào tình trạng mụn\r\ncủa bạn mà BS đã kê cho bạn các thuốc điều trị phù hợp, bạn nên tiếp tục điều\r\ntrị và tái khám theo lịch hẹn.", "Mô tả ngắn:\nPhấn thoa Nadyrosa được sản xuất bởi công ty Công ty cổ phần dược phẩm 2/9 – NADYPHAR, Nadyrosa đã được chứng nhận an toàn với thành phần kẽm oxyd có tính chất làm săn da và sát khuẩn nhẹ giúp làm mát da và hỗ trợ điều trị rôm sảy, ngứa, sần đỏ da. \n Nadyrosa có dạng trình bày là dạng bột, chai 50g.\nThành phần:\nKẽm oxyd: 4g\nAcid Boric: 0.8g\nTitan dioxit: 2.4g\nTá dược vừa đủ: 80g\nChỉ định:\nPhấn thoa Nadyrosa được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nLàm mát da. Trị rôm sảy , ngứa, sần đỏ da." ]
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa chấn thương thanh quản
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa chấn thương thanh quản Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của chấn thương thanh quản Chế độ dinh dưỡng Uống đủ nước. Chế độ ăn uống khoa học: Bổ sung rau xanh, trái cây, vitamin, protein, ngũ cốc nguyên hạt,... Ăn những thực ăn mềm để giúp cổ họng không bị đau khi nuốt như cháo, súp, sữa,... Chế độ sinh hoạt Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Phương pháp phòng ngừa chấn thương thanh quản hiệu quả Dưới đây là một số cách đơn giản có thể giúp phòng ngừa chấn thương thanh quản, cụ thể: Hạn chế sử dụng giọng nói với tần suất lớn, trong thời gian dài; Thường xuyên vệ sinh vùng họng sạch sẽ và đúng cách; Bỏ thuốc lá hoặc tránh hít phải khói thuốc; Uống nước nhiều, bổ sung đủ 2,5 lít nước mỗi ngày; Hạn chế sử dụng chất kích thích, rượu, bia, cafe; Xây dựng một chế độ ăn dinh dưỡng kết hợp luyện tập phù hợp giúp năng cao hệ miễn dịch, phòng ngừa bệnh; Hạn chế những thực phẩm quá cay hoặc quá nóng; Bỏ thói quen ảnh hưởng tới thanh quản như khạc nhổ,... Bảo vệ thanh quản khỏi những vật nhọn, sắt, nguy hiểm." ]
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa lao họng Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của Lao họng Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi, súc miệng. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Chế độ dinh dưỡng Chưa có dữ liệu. Phương pháp phòng ngừa lao họng hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng. Bỏ thuốc lá hoặc tránh khói thuốc lá. Duy trì lối sống tích cực, tránh căng thẳng, áp lực, stress. Tiêm phòng vắc xin BCG cho trẻ nhỏ. Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Tránh tiếp xúc với người đang bị nhiễm bệnh, nếu tiếp xúc cần phải có biện pháp tránh lây nhiễm. Vệ sinh chỗ ở, làm việc sạch sẽ thoáng mát. Khi ra đường cần mang khẩu trang, dùng khăn che miệng khi hắt hơi hoặc ho. Kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị kịp thời.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa thấp khớp Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của thấp khớp Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị; Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng; Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị; Tập thể dục thường xuyên; Giảm đau bằng cách chườm nóng hoặc lạnh, nằm nghỉ ngơi; Bạn cần giảm stress để đối phó với những cơn đau. Bạn có thể tưởng tượng hay đánh lạc hướng cảm giác đau, thư giãn cơ cũng có thể giúp kiểm soát cơn đau. Phương pháp phòng ngừa thấp khớp hiệu quả Tập thể dục: Các hoạt động aerobic tác động thấp thường xuyên - những hoạt động không gây căng thẳng hoặc lắc lưng - có thể tăng sức mạnh và độ bền ở lưng và cho phép cơ bắp của bạn hoạt động tốt hơn. Đi bộ và bơi lội là những lựa chọn tốt. Nói chuyện với bác sĩ của bạn về những hoạt động bạn có thể thử. Duy trì cân nặng hợp lý.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa sa tạng chậu Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của sa tạng chậu Chế độ sinh hoạt: Giảm cân nếu bạn thừa cân; Tránh nâng vật nặng; Ngăn ngừa hoặc điều trị táo bón; Tập các bài tập sàn chậu; Tuân thủ điều trị của bạn và tái khám đầy đủ, cũng như trao đổi với bác sĩ về cách điều trị và theo dõi các triệu chứng tại nhà. Chế độ dinh dưỡng: Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ dưỡng chất. Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về thực đơn ăn uống hằng ngày giúp hỗ trợ đẩy lùi diễn tiến của bệnh. Phương pháp phòng ngừa sa tạng chậu hiệu quả Có nhiều yếu tố góp phần gây sa tạng chậu mà bạn không thể kiểm soát được như tuổi cao, tiền căn gia đình, sinh nở qua đường âm đạo, đã cắt bỏ tử cung. Nhưng bạn có thể giảm khả năng gặp các vấn đề về sa tạng chậu với các bước sau: Tập các bài tập cho cơ sàn chậu như bài tập Kegel, giúp duy trì sức mạnh cho nhóm cơ sàn chậu. Duy trì cân nặng khỏe mạnh. Tránh táo bón làm tăng áp lực ở vùng chậu. Không hút thuốc lá, vì hút có thể ảnh hưởng đến các mô, gây ho mãn tính. Do đó, hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về sa tạng chậu. Cẩn thận khi nâng vật nặng, sử dụng chân thay vì lưng hay cơ bụng. Tránh táo bón có thể giúp giảm khả năng gặp các vấn đề sa tạng chậu", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa hạt xơ dây thanh quản Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của hạt xơ dây thanh quản Chế độ sinh hoạt: Để giảm nguy cơ diễn tiến tổn thương dây thanh âm, bạn nên tránh: Hát hoặc nói quá nhiều khi bạn đang bị nhiễm trùng đường hô hấp trên; Nói quá nhiều hoặc nói quá to, nói liên tục mà không cho giọng nói được nghỉ ngơi đầy đủ; Uống rượu quá mức và tiêu thụ quá nhiều caffeine (làm khô dây thanh âm); Hút thuốc hoặc ở trong môi trường có đầy khói thuốc. Chế độ dinh dưỡng: Bạn cần chú ý đến một chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp hạn chế sự tổn thương dây thanh âm: Ưu tiên sử dụng các thức ăn mềm, dễ nuốt, thanh đạm, ít gia vị; Tránh sử dụng các thức ăn cay nóng; Tránh thức ăn nhiều dầu mỡ; Tránh thức ăn có tính acid nhiều như chanh, dứa, xoài sống,... Tránh đồ ăn thức uống lạnh như kem, nước đá,... Tránh thức ăn cứng giòn khô như các loại hạt, thức ăn rán giòn,... Hạn chế ăn thức ăn cứng giòn trong quá trình điều trị hạt xơ dây thanh quản Phòng ngừa hạt xơ dây thanh quản Bạn có thể áp dụng một số thói quen lành mạnh để chăm sóc dây thanh âm và giảm nguy cơ mắc bệnh: Uống đủ nước mỗi ngày, từ 1,5 - 2 lít nước lọc; Rửa tay thường xuyên; Chăm sóc giấc ngủ; Sử dụng micro nếu bạn cần nói to; Làm ấm giọng trước khi hát hoặc nói chuyện trong thời gian dài; Sử dụng micro khi bạn cần nói to Để giọng nói được nghỉ ngơi để chuẩn bị cho những trường hợp diễn thuyết. Sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà để giữ cho dây thanh âm của bạn không khô. Sử dụng các liệu pháp giảm căng thẳng, liệu pháp nhận thức hoặc yoga để giữ tinh thần luôn thoải mái. Điều trị các bệnh lý có thể liên quan đến tổn thương dây thanh âm như trào ngược dạ dày thực quản, viêm xoang, dị ứng và suy giáp .", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa liệt dây thần kinh số 4 Những thói quen sinh hoạt giúp bạn hạn chế diễn tiến của liệt dây thần kinh số IV Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ trong suốt quá trình điều trị bệnh. Tái khám định kỳ và thông báo với bác sĩ ngay nếu xuất hiện các trường hợp bất thường. Xây dựng thói quen tập luyện thể dục thể thao hợp lý. Ngủ đủ giấc, giữ tâm lý thoải mái, tránh xa căng thẳng. Chế độ dinh dưỡng: Đảm bảo cân bằng dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ chất. Tăng cường bổ sung các thực phẩm có lợi cho sức khỏe như rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu protein, giàu acid béo omega-3,... Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm có hại, nhiều chất béo bão hòa. Phương pháp phòng ngừa liệt dây thần kinh số IV hiệu quả Để phòng ngừa liệt dây thần kinh số IV, cũng như sống khỏe mạnh cùng với bệnh, người bệnh cần tuần thủ một số hướng dẫn sau: Khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh toàn thân có thể gây liệt dây thần kinh số IV. Khám mắt định kỳ 2 năm 1 lần với những người dưới 40 tuổi hoặc 1 năm 1 lần với người trên 40 tuổi để phát hiện sớm triệu chứng bệnh. Kiểm soát các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường , rối loạn lipid máu có thể dẫn đến biến chứng tổn thương thần kinh; Ăn chín, uống sôi, vệ sinh môi trường sống, thường xuyên rửa tay giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân nhiễm trùng và ký sinh trùng. Khám mắt định kỳ để kịp thời phát hiện liệt dây thần kinh số IV", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa run rẩy Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của Run rẩy Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn trong việc điều trị và liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh nhân cần lạc quan và học cách thư giãn vì tâm lý ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả điều trị bệnh. Thường xuyên sử dụng bộ phận ít bị run hơn (tay, chân). Chế độ dinh dưỡng: Tránh dùng caffeine và các chất kích thích vì có thể làm tăng cường độ và tần suất run. Hạn chế sử dụng rượu bia. Những người dùng rượu để kiểm soát cơn run cũng cần chú ý không nên tăng lượng sử dụng vì dễ dẫn đến nghiện rượu. Tìm hiểu để bảo vệ bản thân: Dấu hiệu cảnh báo và cách xử lý khi quá liều caffeine Cần hạn chế sử dụng rượu bia Phương pháp phòng ngừa Run rẩy hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Hạn chế sử dụng bia rượu. Vận động, tập thể dục điều độ, phù hợp với sức khoẻ. Thăm khám ngay với bác sĩ nếu xuất hiện các triệu chứng run rẩy để tìm nguyên nhân và điều trị kịp thời. Có kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh quá căng thẳng và stress.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa barrett thực quản Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của Barrett thực quản Chế độ sinh hoạt: Duy trì cân nặng hợp lý. Ngừng hút thuốc. Kê cao đầu khi ngủ. Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. Chế độ dinh dưỡng: Không dùng thực phẩm và đồ uống gây ra chứng ợ nóng, chẳng hạn như sô cô la, cà phê, rượu và bạc hà. Phương pháp phòng ngừa Barrett thực quản hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn nên có chế độ ăn uống tránh thực phẩm cay nóng.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa loét thực quản Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến loét thực quản Chế độ sinh hoạt: Thay đổi lối sống để điều trị loét bao gồm: Ăn chậm; Không ăn quá nhiều đặc biệt là lúc sắp ngủ; Tránh nằm trong khoảng 3 giờ sau khi ăn; Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh; Mặc quần áo rộng rãi để giảm áp lực lên dạ dày; Bỏ hút thuốc vì những người hút thuốc có nguy cơ mắc GERD cao hơn; Nâng cao đầu giường để giảm chứng trào ngược axit vào ban đêm. Chế độ dinh dưỡng: Một số loại thực phẩm làm tăng tiết acid dạ dày, làm nghiêm trọng thêm bệnh lý đường tiêu hóa như: Rượu bia, cà phê, socola; Cam quýt, cà chua và các loại thực phẩm từ cà chua; Đồ chiên, thực phẩm giàu chất béo; Tỏi, củ hành; Đồ ăn cay. Vì các loại thực phẩm gây trào ngược axit và GERD có thể khác nhau giữa các cá nhân, nên việc ghi nhật ký về lượng thức ăn hàng ngày và các triệu chứng liên quan có thể hữu ích trong việc theo dõi bệnh. Chế độ ăn nhiều rau xanh giúp cơ thể khỏe mạnh hơn Phương pháp phòng ngừa loét thực quản hiệu quả Để ngăn ngừa các vết loét vùng thực quản bạn có thể áp dụng các biện pháp sau: Duy trì chế độ ăn, thói quen ăn uống lành mạnh; Điều trị tốt các bệnh lý dạ dày thực quản, bệnh lý mạn tính đang mắc phải.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa giãn phế quản Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của giãn phế quản Chế độ dinh dưỡng: Uống nhiều nước. Tăng cường bổ sung dinh dưỡng, đặc biệt là thức ăn giàu vitamin và khoáng chất để cải thiện thể trạng và tăng cường sức đề kháng. Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. Hãy bỏ thuốc lá để bảo vệ sức khỏe Phương pháp phòng ngừa giãn phế quản hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Không hút thuốc và tránh những nơi có nhiều khói bụi. Tiêm vaccine cúm và phế cầu đều đặn. Răng, miệng và tai mũi họng cần được vệ sinh sạch sẽ. Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng. Ăn uống lành mạnh, uống nhiều nước để giúp chất nhầy không bị bám vào đường thở. Tránh để dị vật rơi vào phế quản.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa đau vùng thắt lưng Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của đau vùng thắt lưng Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Vật lý trị liệu bao gồm chườm nóng , đắp bùn nóng, chườm đá, hồng ngoại, thủy liệu pháp, siêu âm, kích thích điện, xoa bóp, tác động cột sống, kéo giãn cột sống, châm cứu, kích thích thần kinh bằng điện qua da. Nghỉ ngơi hoàn toàn (nằm trên giường) trong 2 – 3 ngày và nghỉ tương đối sau đó. Bắt đầu các động tác phục hồi chức năng (bài tập kéo giãn mạnh cơ và thể dục nhịp điệu) để điều chỉnh các tư thế xấu của cột sống. Nếu bệnh nhân có trượt đốt sống, cần có các bài tập làm tăng sức mạnh cơ lưng – bụng, đeo thắt lưng chỉnh hình cách quãng hoặc thường xuyên. Cần tránh tuyệt đối các động tác thể thao hay vận động quá mức và tránh các nghề như lái mô tô, máy kéo,… Tránh các thể thao như golf, bóng chuyền, bóng bầu dục, tennis, trượt tuyết, mang balo nặng đi bộ. Ngược lại, cho phép bơi, hay đi bộ, đạp xe trên nền phẳng. Không nên tập luyện quá sức. Các tư thế làm việc, các vận động bất thường, đột ngột, các yếu tố làm mất cân bằng tư thế cột sống như quá ưỡn cột sống thắt lưng, quá vặn, quá nghiêng… đều cần được điều chỉnh. Cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ trong quá trình điều trị đau vùng thắt lưng Chế độ dinh dưỡng: Đảm bảo chế độ ăn uống của bạn bao gồm đủ canxi và vitamin D , vì những chất này cần thiết cho sức khỏe của xương. Một chế độ ăn uống lành mạnh cũng giúp kiểm soát trọng lượng cơ thể. Phương pháp phòng ngừa đau vùng thắt lưng hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Khi đứng cần phải đứng thẳng, cân xứng hai bên, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai chân, không ưỡn bụng và thắt lưng, cần giữ độ cong bình thường của cột sống. Khi ngồi nên ngồi trên ghế có chiều cao phù hợp để hai bàn chân đặt sát trên sàn nhà, khớp cổ chân, khớp gối, khớp háng vuông góc, lưng thẳng, tựa đều vào thành ghế phía sau, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai bên mông và hai chân. Khi muốn bê hoặc nâng một vật từ dưới đất lên cần đặc biệt chú ý đến tư thế của cột sống và thân mình, khoảng cách giữa đồ vật đó với cơ thể và sự phối hợp nhịp nhàng của động tác. Tập thể dục thường xuyên. Ngừng hút thuốc lá do hút thuốc và nicotin làm giảm dòng máu đến cột sống thắt lưng, gây thoái hóa đĩa đệm. Người béo phì cần được tư vấn để giảm cân. Dùng giày bệt ít gây căng thẳng cho lưng hơn. Giường: Bạn nên có một tấm nệm để giữ cho cột sống của bạn thẳng, đồng thời nâng đỡ trọng lượng của vai và mông. Dùng một cái gối, nhưng không nên để gối ép cổ bạn vào một góc dốc. Xem thêm: Các vị trí đau lưng nguy hiểm thường gặp và cách khắc phục", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa đau bàn chân Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của đau bàn chân Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Để đôi chân nghỉ ngơi, nâng cao chân giúp máu lưu thông. Thực hiện các động tác massage toàn bộ chân. Mang giày dép thoải mái. Cố gắng chèn giày để giảm áp lực lên lònlòng bàn chân của bạn. Đừng đi giày cao gót hoặc những đôi có phần mũi giày hẹp. Chế độ dinh dưỡng: Chế độ ăn với các thực phẩm giàu các chất omega-3, omega-6 để phòng chữa bệnh. Tác dụng chống oxy hóa của các vitamin C, D, E và beta-carotene (tiền vitamin A) có thể giúp phòng tránh được một số dạng viêm khớp. Hạn chế dùng sử dụng chất kích thích như cà phê, rượu bia, thuốc lá. Phương pháp phòng ngừa đau bàn chân hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Chọn giày thoải mái, rộng rãi và có đệm tốt. Tránh những đôi giày có gót cao và có vùng ngón chân hẹp. Duy trì cân nặng hợp lý. Chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung dưỡng chất cho mô xương. Khởi động thật kỹ và thực hiện các động tác kéo căng cơ trước khi chơi thể thao. Luôn mang giày dép khi ở ngoài đường để bảo vệ đôi chân.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa gãy xương Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của Gãy xương Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. Thực hiện theo hướng dẫn vận động của bác sĩ để phục hồi khả năng cử động sớm nhất. Không tự ý sử dụng thuốc bổ xương khớp mà không có ý kiến của bác sĩ. Chế độ dinh dưỡng: Chất đạm có trong: Thịt, cá, sữa, pho mát, pho mát, sữa chua, các loại hạt, hạt, đậu, các sản phẩm từ đậu nành và ngũ cốc tăng cường. Khoảng một nửa cấu trúc xương được làm bằng chất này. Khi bị gãy xương, cơ thể cần nó để xây dựng xương mới và phục hồi. Đạm cũng giúp cơ thể hấp thụ và sử dụng calci, một chất dinh dưỡng quan trọng khác giúp xương khỏe mạnh. Calci có trong: Sữa, sữa chua, pho mát, pho mát, bông cải xanh, củ cải hoặc rau cải xanh, cải xoăn, cải ngọt, đậu nành, đậu, cá ngừ đóng hộp hoặc cá hồi có xương, sữa hạnh nhân và ngũ cốc hoặc nước trái cây tăng cường. Calci giúp xương chắc khỏe và vết gãy xương mau lành. Người lớn nên bổ sung 1.000 - 1.200 miligam calci mỗi ngày. Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thực phẩm chức năng chứa calci. Vitamin D có trong: Cá kiếm, cá hồi, dầu gan cá, cá mòi, gan, sữa tăng cường hoặc sữa chua, lòng đỏ trứng và nước cam bổ sung. Vitamin D giúp máu tiếp nhận và sử dụng calci cũng như hình thành các khoáng chất trong xương. Vitamin D được hấp thu ánh sáng mặt trời chiếu vào da, vì vậy nên ở ngoài trời mỗi ngày khoảng 15 phút. Vitamin D chỉ được tìm thấy tự nhiên trong một số loại thực phẩm như lòng đỏ trứng và cá béo, nhưng các nhà sản xuất thêm nó vào các loại thực phẩm khác, như sữa hoặc nước cam. Người lớn nên bổ sung ít nhất 600 IU vitamin D mỗi ngày và nếu trên 70 tuổi, nên bổ sung ít nhất 800 IU. Vitamin C có trong: Trái cây có múi như cam, kiwi, quả mọng, cà chua, ớt, khoai tây và rau xanh. Collagen là một loại protein xây dựng quan trọng cho xương. Vitamin C giúp cơ thể tạo ra collagen, giúp vết gãy xương mau lành. Sắt có trong: Thịt đỏ, thịt gà sẫm hoặc gà tây, cá nhiều dầu, trứng, trái cây sấy khô, rau lá xanh, bánh mì nguyên hạt và ngũ cốc. Nếu bị thiếu máu do thiếu sắt có thể phục hồi chậm hơn sau khi gãy xương. Sắt giúp cơ thể tạo ra collagen để xây dựng lại xương, đồng thời góp phần đưa oxy vào xương để giúp xương lành lại. Kali có trong: Chuối, nước cam, khoai tây, quả hạch, hạt, cá, thịt và sữa. Bổ sung đủ khoáng chất này trong chế độ ăn uống giảm lượng calci mất đi khi tiểu. Giảm bớt hoặc ngưng dùng các thực phẩm sau: Rượu: Đồ uống này làm chậm quá trình liền xương. Uống quá nhiều rượu cũng có thể khiến đứng không vững, dễ bị ngã và có nguy cơ bị thương ở xương cùng. Muối: Quá nhiều chất này trong chế độ ăn uống có thể khiến mất nhiều calci hơn trong nước tiểu. Muối có thể có trong một số thực phẩm hoặc đồ uống không có vị mặn, vì vậy hãy kiểm tra nhãn mác và đặt mục tiêu khoảng 1 thìa cà phê hoặc 6 gam/ngày. Cà phê: Nhiều caffeine (> 4 tách cà phê mạnh/ngày) có thể làm chậm quá trình lành xương một chút. Nó có thể khiến đi tiểu nhiều hơn và mất nhiều calci hơn qua nước tiểu. Một lượng cà phê hoặc trà vừa phải là được. Tìm hiểu để bảo vệ bản thân: Bệnh nhân gãy xương kiêng ăn gì? Bị gãy xương có nên ăn tôm không? Phương pháp phòng ngừa Gãy xương hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Trong nhà: Cân nhắc tập luyện thăng bằng và vật lý trị liệu nếu cảm thấy khó chịu. Sử dụng gậy hoặc khung tập đi khi cần. Thường xuyên dọn phòng. Đảm bảo dây điện và dây không cắt ngang lối đi. Đảm bảo tất cả các phòng đều có ánh sáng tốt. Sử dụng thảm không trượt dưới bất kỳ tấm thảm nào. Mang giày - không chỉ tất - khi ở nhà. Kiểm tra thị lực bằng cách khám mắt bởi bác sĩ nhãn khoa. Ngoài trời: Chú ý đến môi trường xung quanh. Đề phòng bất cứ điều gì có thể trở thành chướng ngại vật hoặc khiến chệch hướng. Sử dụng gậy hoặc khung tập đi và đi giày đế cao su để có độ bám tốt hơn. Cẩn thận ở lề đường. Theo dõi bước chân khi bạn bước lên. Để đèn ở hiên nhà nếu về nhà sau khi trời tối. Giữ cân nặng hợp lý. Tập thể dục như đi bộ giúp xương khỏe mạnh. Các bài tập xây dựng hoặc duy trì cơ bắp cũng có thể cải thiện sự cân bằng. Ăn uống đúng cách.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa xuất huyết não thất Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của xuất huyết não thất Chế độ sinh hoạt: Uống nhiều nước ít nhất 2 lít nước/ngày; Bỏ thuốc lá, rượu bia; Duy trì cân nặng bình thường; Giảm căng thẳng tinh thần, người nhà luôn động viên, trò chuyện với người bệnh để giúp người bệnh vượt qua bệnh tật; Nếu người bệnh mất khả năng vận động, người thân nên xoay trở người bệnh tại giường hoặc tập vận động cho người bệnh để tránh teo cơ, cứng khớp; Theo dõi phát hiện những triệu chứng mới, hoặc nếu có dấu hiệu nặng lên của các triệu chứng trước đây thì nên liên hệ ngay với bác sĩ để được bác sĩ tư vấn hoặc thay đổi chiến lược điều trị phù hợp. Chế độ dinh dưỡng: Bổ sung nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt trong khẩu phần ăn mỗi ngày; Sử dụng dầu thực vật thay vì dầu động vật như dầu hướng dương, dầu đậu nành, dầu oliu; Thức ăn nên chế biến bằng phương pháp luộc hấp, tránh thức ăn chiên xào; Ăn các thức ăn giàu omega-3 như cá ba sa, cá hồi, cá trích, cá thu, cá mòi; Không ăn mặn, hạn chế muối, nước mắm trong khẩu phần ăn, ăn ít hơn 5g muối/ngày; Tránh đồ ăn và đồ uống có đường, thức uống có ga; Hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn như gà rán, khoai tây chiên, thịt xông khói, xúc xích. Chế độ ăn khoa học sẽ giúp hạn chế diễn tiến của xuất huyết não thất Hãy liên hệ với chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng của bạn hoặc người nhà của bạn. Phương pháp phòng ngừa xuất huyết não thất hiệu quả Các cách phòng ngừa xuất huyết não thất cho trẻ em và người lớn bao gồm: Trong giai đoạn trước khi sinh, điều trị corticosteroid cho phụ nữ có nguy cơ sinh non từ tuần 24 đến tuần 33 đã được chứng minh trong một số nghiên cứu là làm giảm nguy cơ xuất huyết não thất trong giai đoạn sơ sinh của trẻ. Một số phụ nữ đang dùng thuốc có nguy cơ chảy máu nên bổ sung vitamin K trước khi sinh. Phụ nữ mang thai nên khám sức khỏe định kỳ để bác sĩ sản khoa có thể phát hiện bất thường, đánh giá nguy cơ sanh non và đề ra hướng điều trị phù hợp. Người lớn nếu có chấn thương sau tai nạn giao thông, cần theo dõi sát và chú ý các dấu hiệu như yếu liệt, đau đầu dữ dội, nói đớ, hôn mê. Nếu có các dấu hiệu bất thường cần phải báo ngay với bác sĩ để chẩn đoán và điều trị sớm xuất huyết não thất. Luôn khám sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng để phát hiện sớm các bệnh lý như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim thiếu máu cục bộ, bệnh rung nhĩ , bệnh van tim,… Việc điều trị ổn định các bệnh lý nền giúp giảm nguy cơ mắc xuất huyết não thất và các biến chứng nghiêm trọng khác như đột quỵ não, nhồi máu cơ tim,...", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa đau thần kinh tọa Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của đau thần kinh tọa Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Tập thể dục thường xuyên: Để giữ cho lưng của bạn chắc khỏe, hãy đặc biệt chú ý đến các cơ cốt lõi của bạn - các cơ ở bụng và lưng dưới của bạn, những cơ cần thiết để có tư thế và sự thẳng hàng thích hợp. Giữ tư thế thích hợp khi bạn ngồi: Chọn một chỗ ngồi có hỗ trợ tốt cho lưng dưới, có tay vịn và đế xoay. Cân nhắc đặt gối hoặc khăn cuộn ở phần nhỏ của lưng để duy trì đường cong bình thường của lưng. Giữ đầu gối và hông của bạn ngang bằng. Sử dụng dụng cụ hỗ trợ: Nếu bạn đứng trong thời gian dài, thỉnh thoảng hãy gác một chân lên ghế đẩu hoặc hộp nhỏ. Khi bạn nâng một vật nặng, hãy để các chi dưới của bạn thực hiện công việc. Di chuyển thẳng lên và xuống. Giữ lưng thẳng và chỉ uốn cong ở đầu gối. Giữ tải trọng gần cơ thể của bạn. Tránh nâng và vặn đồng thời. Chế độ dinh dưỡng: Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê. Hạn chế ăn các thực phẩm gây viêm dị ứng cho cơ thể.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa rối loạn chức năng tình dục Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của rối loạn chức năng tình dục Chế độ sinh hoạt: Áp dụng những phương pháp điều trị thích hợp theo chẩn đoán kê đơn của bác sĩ. Tập những bài tập làm chắc khỏe cơ vùng chậu (bài tập Kegel) giúp điều hòa những vấn đề về ham muốn và cực khoái. Giảm căng thẳng, lo âu và trầm cảm. Có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Không sử dụng các chất kích thích, thuốc lá hay uống rượu bia thường xuyên. Có thói quen sinh hoạt tình dục hợp lý và điều độ. Trao đổi cởi mở với bạn tình về quan hệ tình dục. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh. Chế độ dinh dưỡng: Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Cung cấp năng lượng cho cơ thể thường xuyên bởi chế độ dinh dưỡng khoa học." ]
Nguyên nhân ung thư vú
[ "Nguyên nhân ung thư vú Nguyên nhân gây ung thư vú bao gồm yếu tố sinh sản và nuôi con như sinh con muộn hoặc không cho con bú, di truyền như có người thân trong gia đình mắc bệnh ung thư vú, chu kỳ kinh nguyệt sớm và mãn kinh muộn. Bên cạnh đó, các bệnh liên quan đến vú như xơ nang tuyến vú, môi trường sống độc hại và ô nhiễm, cũng như lối sống không lành mạnh như béo phì, ít vận động, chế độ ăn thiếu vitamin, hút thuốc lá và uống rượu đều có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư vú. Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân ung thư vú: Di truyền và lối sống của bệnh nhân" ]
[ "Ngăn ngừa ung thư vú là một lợi ích đáng kể của đậu nành Chào bạn Bướu sợi tuyến vú là một dạng tổn thương lành tính, thường gặp ở nữ giới. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của tình trạng rối loạn nội tiết tố nữ. Đây là một tình trạng lành tính không phải là ung thư vú. Đậu nành và các thức ăn làm từ đậu nành có thành phần dinh dưỡng cao, thế nhưng thực phẩm nào cũng có những tin đồn và đậu nành cũng không ngoại lệ. \"có tin đồn\" đậu nành nguyên chất có thể khiến người dùng tăng lượng estrogen, hormone có sẵn trong cơ thể người, từ đó làm cho nữ tính hóa ở nam, tăng nguy cơ bướu sợi tuyến vú, điều này không đúng. Sự thật là trong đậu nành nguyên chất có chứa Isoflavones, thuộc nhóm phytoestrogen tự nhiên (cấu trúc gần giống hormone estrogen). Tuy nhiên, Isoflavones và estrogen là 2 phân tử rất khác nhau và có các tác động sinh lý khác biệt. Isoflavones được phân loại chính xác là một thụ thể điều biến estrogen chọn lọc (SERMs). SERMs có tác động chọn lọc lên mô tế bào. Chúng có tác động tương tự với estrogen trên một số loại mô cụ thể và tác động ngược với estrogen trên một số mô khác, và với một số loại mô lại không có bất kỳ tác động nào. Do đó, Isoflavones của đậu nành có khả năng giúp da đẹp hơn nhưng lại ngăn ngừa các hoạt động của estrogen, vì vậy nó đóng vai trò tích cực trong việc giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú. Bạn có thể dùng các sản phẩm chiết xuất từ đậu nành được, bạn nhé.", "Nguyên nhân ung thư lưỡi Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác của ung thư lưỡi. Tuy nhiên, một số yếu tố được xem là làm tăng nguy cơ phát triển bệnh này, bao gồm: Hút thuốc lá. Uống rượu bia thường xuyên. Nhai trầu. Vệ sinh răng miệng kém. Thiếu hụt dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin A, D, E và sắt. Tác động của vi sinh vật: Vi khuẩn có thể trực tiếp thay đổi gen hoặc gián tiếp gây viêm, làm tăng khả năng phát triển ung thư lưỡi. Ngoài ra, virus HPV cũng được coi là một yếu tố nguy cơ của bệnh này.", "Nguyên nhân ung thư buồng trứng giai đoạn i Nguyên nhân dẫn đến ung thư buồng trứng giai đoạn 1 Nguyên nhân chính xác của ung thư buồng trứng nói chung hay ung thư buồng trứng giai đoạn 1 nói riêng vẫn chưa được biết rõ. Có nhiều yếu tố nguy cơ khác nhau có thể liên quan đến ung thư buồng trứng. Các yếu tố đó có thể bao gồm yếu tố sinh sản, yếu tố di truyền, liệu pháp hormone và các yếu tố khác.", "Nguyên nhân ung thư dạ dày Hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân làm cho các tế bào trong dạ dày tăng sinh một cách bất thường. Tuy nhiên, người ta nhận thấy rằng một số yếu tố nguy cơ gây ra bệnh ung thư dạ dày: Chế độ ăn uống không lành mạnh: Thường xuyên tiêu thụ đồ ăn nhanh, chiên xào, nướng, và thực phẩm lên men như dưa muối, đồ hộp. Thói quen ăn uống xấu: Ăn quá nhanh, không nhai kỹ. Nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori : Gây viêm và loét dạ dày, làm tăng nguy cơ ung thư. Tiền sử bệnh dạ dày: Bệnh lý dạ dày hoặc phẫu thuật dạ dày trước đó. Yếu tố di truyền: Nguy cơ cao hơn nếu có người thân trong gia đình mắc bệnh. Các nguyên nhân: Bao gồm tuổi tác, giới tính, môi trường sống, thói quen uống rượu bia, hút thuốc, thừa cân, béo phì, và căng thẳng kéo dài.", "Nguyên nhân u xơ tử cung Do virus u nhú ở người (Human papilloma virus HPV). Do nguyên nhân nội tiết: Cường estrogen tương đối: Estrogen kích thích sự tổng hợp protein ở tử cung; Ở những phụ nữ có u xơ tử cung, người ta thấy nội tiết tăng trưởng tăng cao (Growth hormone).", "Nguyên nhân ung thư da Da tiếp xúc với các tia phóng xạ: Bức xạ cực tím: Tia bức xạ cực tím do ánh nắng mặt trời và các đèn phát tia tử ngoại như đèn hồ quang carbon, thủy ngân, thạch anh lạnh,… Đây là nguyên nhân chủ yếu của ung thư da. Vùng da thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ở cường độ mạnh trong thời gian dài là yếu tố bệnh sinh quan trọng nhất gây ung thư da. Ung thư da thường xảy ở những người làm việc ngoài trời: Công nhân cầu đường, nông dân, ngư dân,… Bức xạ ion hóa: Ung thư da thường phát triển sau 14 – 15 năm khi tiếp xúc với bức xạ ion hóa. Tia bức xạ cực tím do ánh nắng mặt trời là nguyên nhân chủ yếu của ung thư da Các hội chứng gia đình: Bệnh xơ da nhiễm sắc; Hội chứng tế bào đáy dạng nơ-vi (Nevoid basal cell syndrome); Hội chứng Gardner; Hội chứng Torres. Các bệnh lý da tồn tại từ trước: Bệnh dày sừng quang hóa: Khoảng 1 – 20% chuyển thành ung thư da. Tổn thương thường là những mảng ban đỏ có vảy, sần sùi ở vùng da hở như vùng đầu cổ. Có thể tự thoái triển nếu bệnh nhân giảm tiếp xúc với bức xạ cực tím, thay đổi nghề nghiệp. Bệnh Bowen: Khoảng 3 – 5% chuyển thành ung thư da. Bệnh biểu hiện bằng các vết ban đỏ có bờ rõ, có vảy, thường gặp ở người già. Tàn nhang: Người nhiều tàn nhang vết nám, có nguy cơ ung thư da cao hơn. Nhiễm trùng: Nhiễm virus HPV (Human papilloma virus) có liên quan trực tiếp đến ung thư da tế bào vảy. Viêm da mạn tính hoặc chấn thương da: Ung thư có thể phát triển trên vùng da bị tổn thương từ trước: Da bỏng, vết xăm da,… Các ung thư này có xu hướng lan rộng và di căn hạch vùng. Miễn dịch: Người mắc hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải hoặc sau ghép cơ quan, trường hợp này khối u phát triển mạnh và tổn thương lan tỏa hơn. Tiếp xúc với hóa chất gây ung thư: Một số hóa chất gây ung thư da khi da tiếp xúc lâu với nhựa than đá, nhựa đường, dầu nhờn, thuốc trừ sâu diệt cỏ… Trong đó, Arsen là loại hay gặp nhất vì được sử dụng nhiều trong công nghiệp, y tế và có nồng độ cao trong nước uống ở một số nước. Tìm hiểu thêm: Những nguyên nhân ung thư da hàng đầu bạn cần biết để phòng ngừa", "Chào bạn, Kết quả quả giải phẫu bệnh trên nghĩ là bạn bị ung thư vú, nếu ở giai đoạn sớm, hoàn toàn có điều trị khỏi hoàn toàn. Hiện nay, với ung thư vú có rất nhiều phương pháp điều trị, phối hợp đa mô thức giúp cho việc điều trị trở nên đơn giản, hiệu quả, tỷ lệ chữa khỏi cao và chi phí điều trị thấp. Để có thể đánh giá chính xác giai đoạn và có hướng can thiệp, bạn nên đến khám tại bệnh viện chuyên khoa Ung bướu bạn nhé. Thân mến.", "Nguyên nhân ung thư hậu môn Nguyên nhân dẫn đến ung thư hậu môn Ung thư hậu môn hình thành khi các tế bào phát triển không kiểm soát và tạo thành khối u. Có hai loại ung thư có thể phát triển ở hậu môn, phụ thuộc vào vị trí bắt đầu của khối u. Ung thư tế bào vảy: Ống hậu môn nối trực tràng với bên ngoài cơ thể. Các tế bào vảy lót trong lòng ống. Những tế bào phẳng này trông giống như vảy cá dưới kính hiển vi. Hầu hết ung thư hậu môn là ung thư biểu mô tế bào vảy vì chúng phát triển từ tế bào vảy. Ung thư biểu mô tuyến: Vị trí mà ống hậu môn liên tục với trực tràng được gọi là vùng chuyển tiếp. Nó có tế bào vảy và tế bào tuyến. Các tế bào tuyến tạo ra chất nhầy, giúp phân đi qua hậu môn thuận lợi hơn. Ung thư biểu mô tuyến cũng có thể phát triển từ các tế bào tuyến ở hậu môn. Khoảng 3 – 9% ung thư hậu môn thuộc loại này.", "Nguyên nhân gây ung thư vòm: - Yếu tố di truyền do virus hướng lymphô Epstein Barr. - Yếu tố thuận lợi: do tiếp xúc với hơi hóa chất độc, thuốc trừ sâu, phóng xạ... Điều kiện sống thấp; thói quen hút thuốc lá, uống rượu; thói quen ăn các thức ăn làm dưa, làm mắm, chiên nướng, thức ăn có thầu dầu, thức ăn ẩm mốc; do khói hương. Triệu chứng của ung thư vòm: - Các dấu hiệu về tai: (u xâm lấn sang bên, vào tai) ù tai; nghe kém 1 bên, tăng dần và thường là tiếng trầm; đau nhói lên tai. - Các dấu hiệu về mũi: (u xâm lấn ra trước mũi) chảy máu mũi; tắc mũi từ từ và tăng dần, một hoặc cả hai bên, thường ở giai đoạn muộn, u đã lan rộng khắp vòm. - Triệu chứng ở mắt: lé mắt, lồi mắt. - Triệu chứng hạch: là dấu hiệu thường gặp, xuất hiện rất sớm có khi chưa thấy u ở vòm. Mô tả như trên cho thấy bạn chưa có dấu hiệu nào gọi là ung thư vòm họng. Tôi nghĩ là bạn bị viêm amidan hay viêm họng. Cách tốt nhất là súc miệng bằng nước muối thường xuyên. Nếu tình trạng này không giảm bạn nên đến khám ở chuyên khoa tai mũi họng để được bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn. BS Tư vấn - AloBacsi", "Nguyên nhân ung thư vòm họng giai đoạn đầu Nguyên nhân dẫn đến ung thư vòm họng giai đoạn 0 Hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra ung thư vòm họng. Tuy nhiên, một số lối sống và tình trạng bệnh lý nhất định được cho là có liên quan đến tăng nguy cơ xuất hiện ung thư vòm họng.", "Ung thư vú là bệnh thường gặp ở nữu giới Chào bạn, Kết quả giải phẫu bệnh carcinoma ống tuyến vú có ý nghĩa khẳng định chẩn đoán ung thư vú. Hiện tại điều trị ung thư vú có rất nhiều tiến bộ, nếu được phát hiện và can thiệp sớm thì tỷ lệ chữa khỏi bệnh khá cao. Bạn nên xin giấy chuyển tuyến của BHYT và mang các kết quả xét nghiệm đã có đến bệnh viện chuyên khoa Ung Bướu để được bác sĩ đánh giá giai đoạn và điều trị kịp thời bạn nhé!", "Nguyên nhân u nguyên tủy bào Nguyên nhân dẫn đến u nguyên tủy bào Nguyên nhân chính xác của u nguyên tủy bào vẫn chưa được biết rõ ràng. Nhưng có một số tình trạng di truyền nhất định có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh này, bao gồm: Đột biến gen BRCA1: BRCA1 và BRCA2 tạo ra protein giúp sửa chữa DNA bị hư hỏng. Những người di truyền một số biến thể nhất định của các gen này sẽ tăng nguy cơ mắc nhiều loại ung thư khác nhau như ung thư vú, ung thư phổi... Những người này cũng có nhiều khả năng phát triển bệnh ung thư khi còn trẻ. Hội chứng ung thư biểu mô tế bào đáy (NBCCS): Còn được gọi là hội chứng Gorlin, tình trạng di truyền này được đặc trưng bởi một số bệnh ung thư da tế bào đáy. Những người mắc bệnh NBCCS có khoảng 5% nguy cơ phát triển u nguyên tủy bào. Hội chứng Turcot: Tình trạng di truyền này được mô tả là ung thư đại trực tràng với các khối u não nguyên phát . Nguyên nhân là do đột biến gen. Những người mắc hội chứng Turcot bị ung thư đại tràng cùng với một khối u trong hệ thần kinh trung ương, chẳng hạn như u nguyên tủy bào hoặc u tuyến yên. Nguyên nhân phổ biến nhất của u nguyên tủy bào là do đột biến gen", "Hình ảnh minh họa. Nguồn Internet Chào bạn, liên quan hút thuốc và uống bia rượu. Ở độ\r\ntuổi của bạn 26 tuổi là còn rất trẻ, tuy nhiên BS nghĩ ung thư vòm họng của bạn\r\ncó thể có nguyên nhân từ vi trùng HPV. Stress và suy nhược cơ thể là yếu tố gây suy\r\ngiảm hệ thống miễn dịch khiến cho các yếu tố nguy cơ ung thư phát triển từ đó\r\ngây ra bệnh. Thời gian ủ bệnh của bệnh ung thư vòm họng\r\ntrung bình từ 3-6 tháng, nhưng với một số người cũng có thể là 1 năm. Thân ái. AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí Trích nội dung:", "Chào bạn, Trường hợp của chị bạn nhất thiết phải đi chụp\r\nCT Scan để loại bỏ ung phổi, vì nơi thường di căn nhất của ung thư vú là phổi, rồi\r\nđến gan, rồi đến xương, não. Thân ái. AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí Trích nội dung:", "Nguyên nhân ung thư âm hộ Nguyên nhân dẫn đến ung thư âm hộ Tổn thương tân sinh trong biểu mô âm hộ Các tổn thương này được gọi là tổn thương tiền ung thư. Đa số trường hợp là lành tính, nhưng cũng có một số ít phát triển thành ung thư âm hộ; Nhiễm Human papillomavirus (HPV) chủ yếu là type 6,11 HPV là loại virus lây lan chủ yếu qua đường tình dục và là yếu tố nguy cơ của một số bệnh ung thư như ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư vòm họng... Nguy cơ nhiễm HPV cao ở những quan hệ với nhiều người hoặc quan hệ tình dục sớm. Đa số trường hợp nhiễm virus HPV có thể tự khỏi, nhưng cũng có trường hợp bệnh kéo dài dẫn đến virus gây biến đổi tế bào. Nếu không được điều trị kịp thời có thể hình thành thương tổn tiền ung thư và cuối cùng là ung thư Hút thuốc lá Đây cũng là nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh ác tính khác , như ung thư vòm họng , ung thư phổi... Tình trạng suy giảm miễn dịch Bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch do bệnh lý (ung thư, đái tháo đường, suy thận...), dụng thuốc ức chế miễn dịch, nhiễm HIV ... có nguy cơ mắc ung thư âm hộ cao. Sự thay đổi của da Bệnh nhân mắc một số bệnh ngoài da như bệnh Lichen phẳng làm da mỏng và ngứa cũng có thể mắc ung thư âm hộ Ung thư âm hộ lây lan như sau: Lan rộng trực tiếp (ví dụ như vào âm đạo, hậu môn, niệu đạo, bàng quang, đáy chậu, trực tràng...); Qua đường máu; Tới các hạch bạch huyết bẹn; Từ hạch bạch huyết bẹn lan đến hạch bạch huyết vùng chậu và cạnh động mạch chủ bụng." ]
Chào bác sĩ, cháu là nữ năm nay 22 tuổi, có thói quen ăn uống thất thường, không đúng giờ và đúng bữa. Dạo này cháu hay bị đau bụng sau khi ăn, thường là để rất đói, ăn no vào rồi bị đau, nhưng vài hôm rồi lúc không đói, ăn no vào vẫn bị đau. Cơn đau thường ở vị trí trên vùng rốn. Cháu còn hay bị khó tiêu, thường thì ăn tối nhiều 1 chút, sáng hôm sau cảm thấy khó chịu, đầy bụng. Thưa bác sĩ, dạo này cháu còn có vài triệu chứng về vấn đề tiểu tiện. Vấn đề làm cháu rất ngại chia sẻ, cháu hay buồn đi vệ sinh nhiều lần trong ngày, mỗi lần đi lượng nước tiểu rất ít, cảm thấy đau buốt, khó chịu. Đêm thì không kiểm soát được, hay bị són nước tiểu ra ngoài. Vấn đề về tiêu hóa và tiểu tiện trên làm cháu rất lo lắng, không biết nên đi khám ở cơ sở nào để được khám cả 2 vấn đề trên ạ? Mong bác sĩ cho cháu lời khuyên, cháu có vấn đề gì không và nên đi khám ở đâu, cháu đang đi học nên những dấu hiệu trên làm cháu rất ngại hoạt động mạnh và đi chung với bạn bè. Cháu cám ơn bác sĩ ạ. (Nguyễn Thị Minh Hòa - TPHCM)
[ " Chào em, Triệu chứng rối loạn đi tiểu của em là những triệu chứng nằm trong hội chứng niệu đạo cấp. Thường gặp trong bệnh lý dưới. Em nên uống nhiều nước để tăng lượng nước tiểu, giúp tống xuất vi khuẩn ra khỏi đường niệu. Các triệu chứng về đường tiêu hóa có thể do viêm loét dạ dày gây ra. Cần nội soi dạ dày tá tràng để xác định nguyên nhân. Với những triệu chứng trên em có thể đến khám bác sĩ Nội tổng quát để xác định chẩn đoán và điều trị em nhé. Thân mến! " ]
[ " Chào em, Không rõ triệu chứng của em xuất hiện từ khi nào, có thường xuyên không, có liên quan đến loại thức ăn đặc biệt nào không? Triệu chứng trên có thể do rối loạn tiêu hóa, em nên ăn uống hợp vệ sinh, giảm các chất bột đường và không nên ăn quá khuya để giảm bớt tình trạng trên, em nhé. Thân mến! ", "- nguồn internet Chào bạn, Với triệu chứng bạn mô tả bao gồm đau bụng âm ỉ, thay đổi thói quen đi cầu cũng như tính chất phân kèm theo kết quả Nội soi đai tràng và các xét nghiệm khác đều không ghi nhận bất thường thì tôi nghĩ nhiều đến bệnh lý . Đây là một bệnh lành tính chủ yếu liên quan đến vấn đề tâm lý, khi quá căng thẳng cũng có thể làm khởi phát triệu chứng. Bạn có thể đến khám BS chuyên khoa nội tiêu hóa để được điều trị bạn nhé.", " Chào bạn, Theo thông tin của bạn, nhiều khả năng bạn đang có bệnh lý dạ dày thực quản, như , hoặc yếu cơ vòng dưới thực quản. Với tình trạng này, bạn nên đến khám tại cơ sở y tế chuyên khoa Tiêu hóa, có khả năng nội soi thực quản dạ dày nhé. Thân mến! ", "Chào em, có thể do rất nhiều nguyên nhân, như do viêm loét dạ dày, viêm đại tràng ngang, viêm tuỵ cấp… thậm chí là nhồi máu cơ tim cũng gây ra cơn đau ở vùng này. Tuy nhiên, theo mô tả của em gợi ý nhiều đến nguyên nhân đường tiêu hoá hơn. Em nên tới khám ở BV có chuyên khoa Tiêu hoá để BS hỏi bệnh thêm một số thông tin và đề nghị cận lâm sàng hỗ trợ chẩn đoán em nhé! Thân mến.", " Chào bạn, Tình trạng hiện tại của bạn khá giống với . Hội chứng này có nhiều thể: thể táo bón, thể táo bón xen lẫn với tiêu chảy, thể tiêu chảy, đôi khi bệnh nhân chỉ có cảm giác khó chịu vùng bụng. Với triệu chứng này, bạn có thể đến khám bác sĩ chuyên khoa Nội tiêu hoá và điều trị. Bạn cũng nên thường xuyên tập thể dục, giảm stress vì bệnh lý này thường khỏi phát do yếu tố tâm lý. Chúc bạn mau khoẻ. Thân mến! ", "Chào em, - nguồn internet Đau bụng quanh rốn là triệu chứng của nhiều bệnh, như: viêm ruột, viêm đại tràng, giun sán...Do câu em hỏi cung cấp quá ít thông tin ví dụ, chúng tôi cần biết thêm triệu chứng: đau liên tục hay thỉnh thỏang đau nhói, mức độ đau...mới có thể chẩn đoán bệnh ban đầu cho em. Theo tôi, em thu xếp đi khám chuyên khoa Tiêu hóa để được thăm khám trực tiếp, siêu âm, thử phân... để xác định đúng bệnh và điều trị em nhé. Thân chào em,", "Chào bạn, Thông tin bạn cung cấp còn khá mơ hồ, tôi không rõ bạn đau bụng kiểu đau quặn hay liên tục âm ỉ, vị trí đau ở đâu, có lan không, có sốt không, tính chất phân ra sao (mềm, khuôn hay lỏng, có mủ máu...), tiền căn có bệnh gì không, trước đó có va chạm mạnh vào vùng bụng không... Do đó tôi chưa thể định hướng được bệnh của bạn. Triệu chứng của bạn có thể gặp trong rất nhiều bệnh cảnh khác nhau, như , viêm dạ dày ruột, đau do cơ thành bụng... Bạn cần đến khám tại chuyên khoa Tiêu hóa để được thăm khám, khai thác kỹ hơn bệnh sử, tiền căn, có thể làm xét nghiệm khi cần (như siêu âm bụng, xét nghiệm máu...), từ đó BS sẽ chẩn đoán xác định bệnh và điều trị thích hợp tương ứng, bạn nhé. Trong thời gian này bạn nên nghỉ ngơi, ăn thức ăn dễ tiêu, ăn chín uống sạch, hạn chế thức ăn cay, nóng, nhiều gia vị, nhiều dầu mỡ, phải uống đủ nước, tối thiểu là 2 lít nước/ngày. Thân mến! ", "Chào em, Các triệu chứng kể trên là biểu hiện của tình trạng rối loạn tiêu hóa . Nếu như em không có sốt mấy ngày gần đây, hành kinh đúng ngày thì tình trạng rối loạn tiêu hóa có thể do nguyên nhân lành tính như viêm dạ dày ruột do siêu vi, do thực phẩm ăn vào, nguy hiểm hơn 1 chút có thể do nang buồng trứng xuất huyết vào ổ bụng gây kích thích hệ tiêu hóa... Nhưng nếu em có sốt và xuất huyết âm đạo bất thường thì phải cảnh giác với biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết, vì hiện nay đang là mùa dịch sốt xuất huyết, giai đoạn sau khi hết sốt từ 3-7 ngày là giai đoạn nguy hiểm của bệnh với các biến chứng xuất huyết, sốc giảm thể tích... Nhìn chung, em nên đến khám tại chuyên khoa Tiêu hóa để bác sĩ kiểm tra cho em, sau khi thăm khám + xét nghiệm cần thiết (như siêu âm bụng) thì bác sĩ sẽ có hướng điều trị thích hợp tương ứng. Trong thời gian này, em nên nghỉ ngơi, ăn chín uống sạch, ăn thực phẩm dễ tiêu ít dầu mỡ, uống đầy đủ nước trong ngày. Thân mến.", "Sôi bụng thường xuyên thì nên đi khám để điều trị giảm bớt khó chịu Chào bạn, Triệu chứng của bạn là một trong các triệu chứng thường gặp của bệnh lý dạ dày - tá tràng. Vì thế nếu đã điều chỉnh chế độ ăn phù hợp (giảm dầu mỡ, thực phẩm chua cay, thực phẩm khó tiêu, ăn quá no, nước có gas, bia rượu vào chiều tối) mà vẫn còn cảm giác khó chịu trên, bạn nên đến bệnh viện khám chuyên khoa Tiêu hóa. Tại đây, bác sĩ có thể sẽ đề nghị xét nghiệm như siêu âm bụng tổng quát (kiểm tra hệ gan mật), nội soi dạ dày thực quản nếu có nhiều dấu hiệu nguy cơ, để xác định nguyên nhân và điều trị bệnh thích hợp cho bạn, bạn nhé. Thân mến!", " Chào bác Ngọc Xuân, có chỉ định điều trị khi có triệu chứng hoặc biến chứng. Trường hợp của bác hiện tại không có triệu chứng gì khó chịu về đường tiêu hóa như đau bụng vùng hạ sườn phải, thượng vị, ăn khó tiêu... thì có thể theo dõi mà không cần điều trị. Thân mến! - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa. giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: . Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn.", " Chào em, Những triệu chứng của em thường gặp nhất trong bệnh\r\ncảnh kèm trào ngược dạ dày thực quản/ viêm dạ dày. Tuy nhiên, em\r\ncần phải đến BV để kiểm tra, BS sẽ khám và cho làm xét nghiệm để loại trừ những\r\nnguyên nhân ít gặp khác, như nhiễm giun lươn, viêm phế quản mạn, bệnh lý ác\r\ntính... Song song đó, để hỗ trợ phòng và điều trị bệnh, em\r\nnên vệ sinh răng miệng sạch ngày 2-3 lần sau khi ăn, súc miệng nước muối trước\r\nvà sau ngủ dậy, vệ sinh lưỡi mỗi ngày (không cạo lưỡi mạnh), uống nhiều nước\r\ntrong ngày và ăn nhiều rau xanh hoa quả, không hút thuốc lá, hạn chế nước đá lạnh\r\nvà thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, nước có gas. Không nằm hay vận động mạnh\r\ntrong vòng 2 giờ sau ăn, tối nên nằm đầu cao, giữ ấm hầu họng, tránh nơi ô nhiễm\r\nkhói bụi. Thân mến! ", " Chào bạn, Bạn không cung cấp các thông tin cơ bản của bạn như giới tính, tuổi nên tôi tạm đoán dựa vào tên của bạn là bạn nam, trẻ tuổi vậy! không phải là biểu hiện bệnh lý mà là màu do uống thuốc hoặc do ăn quá nhiều thực phẩm có màu xanh, đặc biệt là măng tây hoặc những thức ăn có chứa phẩm màu hóa học màu xanh dương, xanh lá cây. Vì tôi không rõ tính chất đau bụng của bạn như thế nào, như đau từng cơn hay liên tục, có sốt không, có rối loạn tiêu hóa kèm theo bao gồm tiêu chảy, táo bón...tiêu phân như thế nào, tiểu có gắt buốt không... nên tôi không thể trả lời bạn nhiều khả năng bị bệnh gì được. Nếu như việc điều trị của BS không giúp bạn giảm đau, tức là chưa trị đúng bệnh, bạn nên khám một BS khác, mà lần này, tôi khuyên là nên khám BS Tiêu hóa, vì với việc xét nghiệm nước tiểu và cách điều trị của BS trên, tôi thấy hướng nhiều về phần tiết niệu hơn. Chúc bạn mau khỏi. Thân mến! ", " Chào em, Các triệu chứng của em\r\nnhư đau quặn bụng, tiêu lỏng, buồn ói theo tôi là do gây ra. Em nên xem xét lại vấn đề vệ sinh ăn uống. Em có thể đến khám bác sĩ\r\nchuyên khoa Nội tiêu hóa để được điều trị tốt hơn em nhé. Thân mến! ", "- nguồn internet Chào em, Như vậy là em đang có\r\n2 khó chịu chính, đau quặn vùng dạ dày (bao tử) và nóng rát vùng dạ dày. Triệu\r\nchứng của em thường gặp trong bệnh tá tràng. Ngoài ra còn có\r\nthể gặp trong một số bệnh lý khác như bệnh đường mật, bệnh lý vùng gan trái\r\n(nằm trước dạ dày)... Em cần khám bác sĩ\r\nchuyên khoa Tiêu hóa để BS chẩn đoán xác định bệnh (qua thăm khám, xét nghiệm,\r\nnếu nghi ngờ bệnh dạ dày thì tốt nhất nên nội soi dạ dày tá tràng xem viêm ở\r\nđâu, có loét không, có nhiễm Hp không) và kê thuốc thích hợp. Song song đó em cần\r\nhạn chế ăn đồ chua cay nước có gas nhiều dầu mỡ nhiều gia vị cafe bia rượu,\r\nkhông hút thuốc lá và tránh căng thẳng đầu óc, ăn uống đúng giờ và nghỉ ngơi\r\nhợp lý, không nằm sau khi ăn trong vòng 2 giờ, em nhé.", " Chào em Thạnh, Triệu chứng của em có thể gặp trong rất nhiều bệnh cảnh khác nhau, như viêm dạ dày ruột, nhiễm ký sinh trùng đường ruột, , cường giáp, rối loạn thần kinh thực vật, thiếu dưỡng chất, viêm nhiễm mạn tính... Em cần đến khám tại chuyên khoa tiêu hóa để được thăm khám, khai thác kỹ hơn bệnh sử, tiền căn, có thể làm xét nghiệm khi cần (như siêu âm bụng, xét nghiệm máu...), từ đó BS sẽ chẩn đoán xác định bệnh và điều trị thích hợp tương ứng, em nhé. Trong thời gian này em nên nghỉ ngơi, ăn thức ăn dễ tiêu, ăn chín uống sạch, tăng cường ăn nhiều chất xơ có trong rau xanh, hoa quả (chuối, đu đủ...), hạn chế thức ăn cay, nóng, nhiều gia vị, nhiều dầu mỡ, phải uống đủ nước, tối thiểu là 2 lít nước/ngày. Thân mến!" ]
Tìm hiểu chung ung thư hạ họng
[ "Tìm hiểu chung ung thư hạ họng Ung thư hạ họng là gì? Ung thư vùng hạ họng – thanh quản là bệnh ác tính có tổn thương xuất phát từ lớp biểu mô vảy của niêm mạc bao phủ hạ họng – thanh quản. Ở giai đoạn sớm, tổn thương khu trú ở một vị trí, sang giai đoạn muộn có thể xâm lấn từ hạ họng xuống thanh quản hoặc ngược lại, khó phân định vị trí xuất phát điểm. Mô bệnh học của hai vị trí này chủ yếu là ung thư biểu mô tế bào vảy. Hiện nay, ung thư hạ họng chiếm khoảng 5 – 6% trong tổng số các loại ung thư nói chung, đứng thứ hai trong các ung thư vùng đầu cổ, sau ung thư vòm. Ở Pháp ung thư hạ họng chiếm khoảng 12,15% trong tổng số các ung thư của đường ăn, đường thở trên và chiếm 1% trong tổng số các loại ung thư. Ở Mỹ ung thư hạ họng chiếm khoảng 5 – 10% trong tổng số các ung thư đường tiêu hóa trên, khoảng 0,5% trong tổng số các khối u ác tính, khoảng 24% các trường hợp vùng hạ họng, thanh quản, hàng năm số ca mắc mới là 1,22/100.000 nam giới. Ở Anh, số ca mắc mới là 1/100.000 nam giới. Ung thư hạ họng gồm các loại sau đây: Ung thư xoang lê chiếm tỷ lệ lớn trong ung thư hạ họng. Ung thư lan ra phía trước liên quan tới nếp phễu nắp và các sụn phễu: Xâm lấn cạnh thanh môn, khoang trước nắp thanh quản. Ung thư vùng sau nhẫn phễu: Phát sinh từ mặt sau niêm mạc vùng bao phủ sụn phễu, các cơ liên phễu và mặt sụn nhẫn. Lan theo chu vi tới sụn nhẫn hoặc đến thanh quản, xoang lê, thành sau họng, miệng thực quản, thực quản, khí quản. Ung thư thành sau họng: Phát sinh từ mặt sau niêm mạc của thành sau họng." ]
[ "Nội soi tai mũi họng - - Nguồn: Internet. Chào bạn, Đứng về mặt tầm soát ung thư, chúng ta nằm trong vùng dịch tễ mà ung thư vòm họng xảy ra khá lớn. Vì vậy, khi có các nguyên nhân và các triệu chứng mà chúng tôi kể trên, quý vị nên đến các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được khám và chẩn đoán. Tầm soát ung thư tai mũi họng không có cách nào hơn là nội soi tai mũi họng . Chi phí tầm soát, tôi nghĩ không quá mắc, tốn chừng vài trăm ngàn cho tới 1 triệu đồng. Những thủ thuật cần phải bấm sinh thiết thì tốn thêm vài trăm ngàn. Hai thủ thuật đó cho chúng ta câu trả lời luôn là có hay không ung thư vòm họng. Những trường hợp khó hơn, chúng tôi có thể chụp CTscan vùng đầu hoặc cổ để có thể chẩn đoán thêm bệnh lý ung thư vòm họng, đồng thời có thể đánh giá được ung thư vòm họng đang trong giai đoạn nào, đã có di căn hạch hay chưa. Thân mến.", "Ngoài ra còn khó thở, hay nhức đầu, không ho nhưng giọng khàn đi, nói chuyện khó nghe, không sổ mũi nhưng giọng như nghẹt mũi và có đờm màu xanh vàng. 2 hôm nay đờm em có máu đỏ. Em lên kiếm trên mạng thì thấy đó là những triệu chứng của ung thư vòm họng. Em lo sợ lắm, mong sớm nhận được hồi âm của BS! ([email protected], 19 tuổi) Em thân mến, Ung thư vòm họng là một bệnh lý ác tính rất hiếm gặp ở người trẻ tuổi, đặc biệt khi không có tiền căn hút thuốc lá, chiếu xạ, hay gia đình có tiền căn ung thư. Và để chẩn đoán ung thư vòm họng BS cần phải thăm khám và nội soi vùng hầu họng, ra một số xét nghiệm cần thiết nếu thấy sang thương nghi ngờ ung thư. Hiện tại, em đang có triệu chứng viêm mũi xoang cấp, nhiều khả năng kèm viêm tai giữa. Em cần phải khám chuyên khoa tai mũi họng sớm để được BS điều trị thích hợp, tránh các biến chứng nguy hiểm (nhiễm trùng nặng lên, điếc không hồi phục…). Xem thêm >> >> >> BS Cao Thị Lan Hương", "AloBacsi rất vui được gặp lại em, Từ bữa đó đến nay em vẫn còn cảm thấy khó khăn khi nói chuyện à? Vậy mình phải kiên trì hơn thôi em. Em đã cắt amidan thì em vẫn còn có thể bị viêm họng, viêm mũi. Các hạch vùng cổ thường do phản ứng viêm của vùng lân cận như mũi, họng, tuyến nước bọt dưới hàm… Hạch vùng cổ cũng có thể là hạch lao nếu nhiều hạch thành chuỗi dọc theo hai bên cổ. Nếu hạch to nhanh, cứng, không di động thì coi chừng hạch ác tính (mong là em không rơi vào trường hợp này). Các hạch nhỏ ở cổ không thể gây triệu chứng nuốt vướng, trừ khi hạch to gây chèn ép, em nên tái khám ở chuyên khoa tai mũi họng. Em đã khám và uống thuốc nhiều mà vẫn không hết hạch thì nên đi khám thêm ở chuyên khoa ung bướu, bác sĩ có thể cho siêu âm, sinh thiết… để có chẩn đoán chính xác và điều trị. Chúc em mau bình phục nhé!", "Triệu chứng ung thư vòm họng giai đoạn ii Dấu hiệu và triệu chứng của ung thư vòm họng giai đoạn 2 Trong hầu hết trường hợp, người bệnh ung thư vòm họng sẽ nhận thấy một khối u ở vùng cổ gáy. Có thể có một hoặc nhiều khối u và thường không gây đau. Những khối này xuất hiện khi ung thư lan đến các hạch bạch huyết ở cổ và khiến chúng sưng lên. Ngoài ra còn có một số dấu hiệu cảnh báo khác như: Ù tai ; Giảm hoặc mất thính lực; Có cảm giác nghẹt và đầy trong tai; Nhiễm trùng tai dai dẳng; Nhức đầu; Nghẹt mũi; Chảy máu mũi ; Khó mở to miệng; Đau vùng hàm mặt; Tê hoặc dị cảm ở mặt; Khó thở hoặc khó nói. Ù tai là một trong những dấu hiệu cảnh báo ung thư vòm họng Nhiều triệu chứng ung thư vòm họng có sự trùng lặp với triệu chứng của các bệnh khác ít nghiêm trọng hơn. Cần lưu ý rằng, không phải cứ có một hoặc nhiều triệu chứng trên có nghĩa là bạn bị ung thư vòm họng. Biến chứng của ung thư vòm họng giai đoạn 2 Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ báo cáo rằng có 63% số người mắc bệnh ung thư vòm họng ở Mỹ sống sót sau 5 năm kể từ khi được chẩn đoán và điều trị. Giống như nhiều loại ung thư khác, tỷ lệ sống của ung thư vòm họng sẽ cải thiện nếu bệnh được chẩn đoán sớm trước khi nó di căn: Khối u tại chỗ: Có khoảng 82% số người bệnh ung thư vòm họng tại chỗ còn sống sau 5 năm kể từ khi được chẩn đoán và điều trị. Khối u lan đến các cơ quan lân cận: Có khoảng 72% số người bệnh ung thư vòm họng có lan sang các cơ quan lân cận còn sống sau 5 năm kể từ khi chẩn đoán và điều trị. Khối u di căn: Có khoảng 49% số người mắc bệnh ung thư đã di căn đến các cơ quan xa vẫn còn sống sau 5 năm kể từ khi được chẩn đoán và điều trị. Khi nào cần gặp bác sĩ? Các triệu chứng của ung thư biểu mô vòm họng ở giai đoạn sớm có thể mơ hồ hoặc tương tự các bệnh lý khác ở vùng hầu họng. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi bất thường và dai dẳng nào trong cơ thể khiến bạn khó chịu, chẳng hạn như nghẹt mũi hoặc chảy máu mũi bất thường, hãy đến gặp bác sĩ để được khám và tìm nguyên nhân.", " Chào em, thường ít có biểu hiện lâm sàng hoặc biểu hiện không đặc hiệu, dễ lầm lẫn với các tình trạng viêm họng - viêm hạch cổ mạn tính khác. Do đó, không thể dựa trên những mô tả của em để kết luận được là có ung thư hay không. Với tình trạng này, em cần đến BV có chuyên khoa Tai mũi họng để BS tiến hành đánh giá, xét chỉ định nội soi hoặc chụp phim để loại trừ ung thư, em nhé! Thân mến!", "Tìm hiểu chung ung thư ống hậu môn Ung thư ống hậu môn là gì? Ung thư ống hậu môn hay còn gọi là ung thư hậu môn là một loại ung thư không phổ biến xảy ra ở ống hậu môn. Hậu môn là phần cuối của ruột già, bên dưới trực tràng, qua đó phân (chất thải rắn) được tống ra khỏi cơ thể. Hậu môn được hình thành một phần từ các lớp da bên ngoài của cơ thể và một phần từ ruột. Hai cơ dạng vòng, được gọi là cơ vòng , đóng mở cửa hậu môn và đưa phân ra khỏi cơ thể. Ống hậu môn, là 1 bộ phận của hậu môn nằm giữa trực tràng và lỗ hậu môn, dài khoảng 1-1½ inch. Ung thư ống hậu môn là một căn bệnh mà các tế bào ác tính (ung thư) hình thành trong các mô của ống hậu môn. Ung thư hậu môn xảy ra khi các tế bào bình thường, khỏe mạnh bị đột biến thành các tế bào bất thường. Các tế bào khỏe mạnh phát triển và nhân lên theo một tốc độ nhất định, cuối cùng sẽ chết theo chu trình. Các tế bào bất thường phát triển và nhân lên ngoài tầm kiểm soát nhưng lại không chết đi. Sự phát triển và tích tụ của các tế bào bất thường sẽ tạo thành khối u. Tế bào ung thư được gọi là di căn đến các nơi khác khi nó tách ra khỏi khối u ban đầu để di chuyển và xâm lấn các mô gần kề cũng như các cơ quan khác trong cơ thể . Dựa trên các loại tế bào cấu tạo nên hậu môn, các nhà khoa học chia ra thành 5 loại ung thư hậu môn: Ung thư biểu mô tế bào vảy: Thường gặp nhất. Ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp (cloacogenic carcinoma): Chiếm 25%, khối u xuất phát từ những tế bào gần tương tự như tế bào vảy. Ung thư biểu mô tuyến . Ung thư biểu mô tế bào đáy: Tại vùng da xung quanh hậu môn xuất hiện sự tăng sinh quá mức của các tế bào. Ung thư hắc tố Melanoma .", "Chào em, Ung thư họng miệng là một bệnh lý ác\r\ntính, rất hiếm gặp ở người trẻ tuổi, đặc biệt ở người không có tiền căn hút thuốc\r\nlá hay gia đình bị ung thư họng miệng. Bệnh lý thường gặp hơn cũng có thể gây\r\nviêm họng tái đi tái lại là viêm họng mạn, viêm amidan mạn với yếu tố thuận lợi\r\nlà môi trường ô nhiễm, hút thuốc lá, bệnh lý răng miệng, trào ngược dạ dày thực\r\nquản, stress, dinh dưỡng kém, bia rượu... Triệu chứng ù tai của em có thể do thành\r\nsau họng bị viêm nhiều gây tắc ống tai vòi (ống ở thành sau họng thông thương với\r\ntai giữa) chứ chưa hẳn là do ung thư. Để phân biệt với ung thư họng miệng thì BS\r\ncần nội soi vùng hầu họng, xét nghiệm tìm tế bào ung thư. Em nên đến BV Tai mũi\r\nhọng để kiểm tra và cố gắng khắc phục các yếu tố thuận lợi gây viêm amidan tái\r\nđi tái lại, em nhé.", "- nguồn internet Chào em, lan tỏa hay còn được biết đến\r\ntrong dân gian là ung thư hạch. Với kết quả sinh thiết này em cần nhanh chóng\r\nnhập viện BV Ung bướu hoặc BV huyết học để làm thêm một số xét nghiệm khác,\r\nđánh giá tiến triển của bệnh và điều trị em nhé.", "Hình minh họa Chào em, Ung thư thì hiếm khi nào khởi phát ồ ạt trong 2 tuần lắm, mà thường kéo dài trong nhiều tháng trước đó. Cho nên, tình huống em gặp phải ít nghĩ là ung thư, mà có khả năng là viêm amidan phì đại hơn. Tuy nhiên, để chẩn đoán xác định thì BS phải soi họng trực tiếp mới biết được. Đồng thời, cũng phải thăm khám trực tiếp, ghi nhận tiền căn bệnh lý, tiền căn dị ứng thuốc của em ra sao thì mới kê thuốc cho em được. Hiện tại BV tai mũi họng vẫn còn tiếp nhận điều trị bệnh lý thông thường ngoài COVID-19, nên em vẫn có thể ghé BV để thăm khám. Tất nhiên là vẫn phải tuân thủ 5K và chờ kết quả test tầm soát COVID-19 âm tính thì mới vào khu khám bệnh. Em sắp xếp đến khám, em nhé.", "Tìm hiểu chung ung thư khoang miệng Ung thư khoang miệng là gì? Ung thư khoang miệng là bệnh ung thư phát triển ở bất kỳ bộ phận nào ở trong khoang miệng, ví dụ: Môi, răng và nướu; Vùng trước của lưỡi; Lớp lót bên trong của môi và má (niêm mạc miệng); Vùng bên dưới lưỡi (sàn miệng); Vòm miệng (vòm miệng cứng); Vùng nhỏ phía sau răng khôn (retromol trigone); Ung thư khoang miệng được phân nhóm chung với ung thư đầu - cổ, có phương pháp điều trị tương tự nhau.", "HPV hay Human Papilloma Virus là loại virus thường gây ra u nhú ở da – niêm mạc của người Chào em, Tại vùng họng miệng, virus này làm tăng nguy cơ ung thư vùng hầu họng, bao gồm cả ung thư lưỡi và amidan. HPV được cho là nguyên nhân gây ra 70% các ca ung thư hầu họng ở Mỹ. Tuy nhiên, nhiễm HPV hầu họng rất phổ biến và không phải trường hợp nào nhiễm HPV cũng diễn tiến thành ung thư, chủng HPV được nhấn mạnh liên quan tới ung thư hầu họng là HPV type 16. Ngoài ra, người bệnh tiến triển tới ung thư cũng thường có kèm theo một số yếu tố nguy cơ khác như hút thuốc lá, tiếp xúc hoá chất hoặc có yếu tố nguy cơ gia đình. Tổn thương viêm họng mà em mô tả là do viêm họng tái đi tái lại nhiều lần gây ra, không phải là tổn thương dạng tiền ung thư. Do đó, em không cần quá lo lắng. Cho tới hiện tại, vẫn chưa có khuyến cáo rõ ràng về tầm soát ung thư hầu họng bằng nội soi. Để phòng ngừa bệnh, em nên xây dựng cho mình một lối sống khoa học, tăng cường vận động thể lực, tăng cường rau xanh, trái cây, tránh hút thuốc lá, rượu bia em nhé!", "Ảnh minh họa - Nguồn Internet Chào em Thanh Thủy, Hiện tượng đau cổ họng, nổi nhiều hạt ở họng là dấu hiệu thường gặp của viêm họng hạt, không phải là biểu hiện đặc trưng của . Triệu chứng của ung thư vòm họng thường không rõ ràng, nhưng thường biểu hiện với tình trạng ù tai, chảy máu mũi hoặc nổi hạch cổ hơn. Với tình trạng bệnh hiện tại, em nên khám chuyên khoa Tai mũi họng để BS kê đơn thích hợp điều tị dứt điểm, em nhé! Thân mến! ", "Chào\r\nLe Van, Các\r\nbệnh lý mạn tính tại dạ dày kèm theo có thể gây ra triệu chứng viêm, đau rát lưỡi tái\r\nđi tái lại và viêm họng hạt của bạn. Do\r\nkhông có hình ảnh sang thương nên bác sĩ không thể nói được bạn có thể bị ung\r\nthư lưỡi hay không. Tốt nhất, bạn nên đến khám bác sĩ Tai mũi họng để được thăm\r\nkhám, thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng phục vụ chẩn đoán và điều trị\r\nthích hợp. Thân\r\nmến! AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Thành Trung thân mến, Triệu chứng trên có thể gặp trong ung thư vòm họng, nhưng ngoài ra, cũng có thể gặp trong các bệnh lý lành tính khác như viêm amidan mưng mủ mạn tính, viêm họng mạn... Ung thư vòm họng là một bệnh lý ác tính, rất hiếm gặp ở người trẻ tuổi, đặc biệt ở người không có tiền căn hút thuốc lá hay gia đình bị ung thư họng miệng. Nhóm bệnh lý lành tính thì thường gặp hơn. Để tầm soát ung thư vòm họng thì BS cần nội soi vùng hầu họng, xét nghiệm tìm tế bào ung thư nếu thấy sang thương nghi ngờ ác tính. Như vậy, để chẩn đoán bệnh chắc chắn, loại trừ lo lắng mắc bệnh ác tính, em nên đến khám chuyên khoa tai mũi họng, nội soi tai mũi họng để được kiểm tra toàn diện và điều trị thích hợp.", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị ung thư amidan khẩu cái Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán ung thư Amidan khẩu cái Các phương pháp chẩn đoán ung thư amidan khẩu cái: Thăm khám lâm sàng; Nội soi thanh quản; Nội soi và sinh thiết; Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh. Chẩn đoán xác định: Thực hiện nội soi thanh quản trực tiếp và sinh thiết để đánh giá tổn thương ban đầu và tìm các tổn thương thứ phát cho tất cả bệnh nhân trước khi bắt đầu điều trị. Bệnh nhân chẩn đoán ung thư thường được chỉ định chụp CT cổ có tiêm thuốc cản quang và chụp PET vùng cổ - ngực. Trong trường hợp loét hoại tử chảy máu của tổ chức amidan gây khó khăn khi sinh thiết, cũng có thể dựa vào kết quả của sinh thiết hạch. Cần đánh giá độ lan rộng của khối u bằng cách sờ vào amidan, vùng xung quanh, các hạch lân cận có thể bị di căn. Chẩn đoán phân biệt: Đa số bệnh nhân thường đến thăm khám lúc bệnh chuyển sang giai đoạn muộn nên chẩn đoán không khó khăn lắm. Trường hợp giai đoạn sớm, đặc biệt đối với các thể thâm nhiễm, không loét, cần phải phân biệt với các bệnh như: Thể lao loét sùi ở bệnh nhân lao phổi tiến triển; Viêm họng Vincent; U tuyến mang tai, hạch cổ to, u vòng họng hoặc mặt sau màn hầu hoặc ngã ba họng – thanh quản; Viêm hạch cổ mãn tính do bệnh lao, ung thư máu , Hodgkin hoặc Non-Hodgkin, lympho ác tính… Phương pháp điều trị ung thư Amidan khẩu cái hiệu quả Ung thư biểu mô amidan khẩu cái Tuỳ thuộc vào vị trí của khối u và mức độ nặng của bệnh mà chỉ định phương pháp điều trị cụ thể. Phẫu thuật: Khi khối u còn khu trú, chưa lan sang các cơ quan lân cận, đồng thời tiến hành nạo vét hạch nếu có. Nếu cần thiết thì phẫu thuật cắt bỏ cơ ức đòn chũm. Xạ trị: Hiệu quả đối với các khối u kích thước nhỏ, khu trú ở trong tổ chức của amidan và nhạy cảm với tia xạ. Trong trường hợp khối u đã lan sang các tổ chức lân cận thì tùy từng bản chất và vị trí khối u sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp nhất, bao gồm: Hóa trị liệu; Xạ trị; Dùng thuốc kháng viêm, kháng sinh, giảm đau; Phối hợp tất cả phương pháp trên (đa trị liệu). Ung thư mô liên kết amidan khẩu cái Loại ung thư này thường nhạy cảm với tia xạ nên đa số sẽ được chỉ định chiếu tia xạ. Có thể kết hợp với điều trị hóa chất để mang lại kết quả khả quan hơn." ]
Bác sĩ ơi, Tôi khá gầy, không khi nào tôi cảm thấy thèm ăn, lúc đói ăn rất ít. Xin hỏi BS có cách nào giúp tôi ăn nhiều không? Hiện giờ tôi đang uống sữa tăng cân, uống thuốc bổ mà không thay đổi gì mấy. Nhờ BS tư vấn giúp tôi làm cách nào để ăn ngon miệng ạ? Cảm ơn AloBacsi rất nhiều! (Thanh Vy - TPHCM)
[ "Bạn Thanh Vy thân mến, AloBacsi không rõ bạn đã khám tổng quát chưa? Bạn nên chụp phổi thử xem có vấn đề gì không và làm test IDR, bởi nếu nhiễm lao sẽ gây chán ăn, suy kiệt. Có thể làm xét nghiệm máu (huyết học, sinh hóa) kiểm tra chức năng gan, thận… siêu âm tổng quát, để hướng bác sĩ đến chẩn đoán và điều trị hiệu quả. Ngoài ra, còn phải xét nghiệm phân tìm ký sinh trùng. Trong đó giun móc là loại cắm cái móc sâu trong ruột hút máu, giun đũa ăn hết thực phẩm mà ta ăn vào. Các loại ký sinh trùng tiết ra độc chất làm ta ngủ không yên giấc, gây chán ăn. Sán lá gan có thể cư trú trong gan, hút máu, gây nặng ở hạ sườn phải, khó tiêu và chán ăn. Chán ăn cũng có thể do cuộc sống của bạn gặp những điều không hài lòng, căng thẳng trong công việc. Mất ngủ cũng gây chán ăn. Sau những điều chúng tôi liệt kê ở trên, bạn xem mình thuộc nhóm nguyên nhân nào? Bạn nên đi khám bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể nhé. Thân mến!" ]
[ "Chào bác, Bác biết chăm sóc bữa ăn và khẩu phần cho bản thân là rất tốt. Chúc mừng bác! Ở tuổi của bác, về mặt sinh lý tiêu hóa và nhiều chức năng sinh học - sinh lý - sinh hóa khác… đã ít nhiều suy giảm do quá trình lão hóa. Đây là quá trình - quy luật tự nhiên. Vậy nên bác đừng quá lo lắng. Tuy nhiên tình trạng “nhạt miệng” của bác cũng có thể có nguyên nhân khác. Vậy nên bác cần đến cơ sở y tế về lão khoa hay đa khoa để được khám tổng quát và được bác sĩ chẩn đoán, điều trị thích hợp - kịp thời. Câu hỏi “Tôi muốn biết ở độ tuổi của tôi, cơ thể bình thường khỏe mạnh thì nên ăn uống như nào là tốt?” Chăm sóc dinh dưỡng cho người cao tuổi là một câu chuyện dài, bác có thể xem bài viết \" \" để hiểu rõ hơn và chăm sóc tốt cho bản thân và bạn bè bác nhé!", "Chào Huyền Trân, Với thông tin em cung cấp thì có 2 vấn đề tôi chưa được rõ. Thứ nhất là chỉ số khối cơ thể của em (phải dựa vào cân nặng và cả chiều cao) để biết em có bị suy dinh dưỡng không, mức độ ra sao. Thứ hai là em chỉ nhắc đến vấn đề thiếu cân của em từ năm lớp 10 đến giờ, tôi không rõ trước đó thì em có bị “ốm” như vậy hay không, có bị sang chấn tâm lý (chán ăn tâm lý) hay không, có từng “ép giảm cân” bằng thuốc và nhiều cách khác trước đó không… Hiện tại, em thiếu cân, suy dinh dưỡng nhưng ăn vào 1 chút là ngán thì để , em cần cần tăng độ dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn bằng cách bổ sung thêm sữa cao năng lượng và nên bổ sung thêm vi khoáng chất (Berocca, vitamin 3B, vitamin C...), ráng ăn thành nhiều bữa, thức ăn dễ tiêu, như nước súp hầm, cháo dinh dưỡng, tránh thức khuya, ngủ đủ giấc, không hút thuốc lá, không bia rượu, không cafe. Song song đó, em cũng nên khám sức khỏe kiểm tra xem vì sao mình cứ “ốm hoài”. Có nhiều nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở người trẻ, như viêm teo dạ dày, bệnh nội tiết (VD cường giáp), bệnh tự miễn, nhiễm giun sán, viêm nhiễm mạn tính, chán ăn tâm thần (như trầm cảm)... Em cần đến khám tại chuyên khoa Nội tiết và chuyên khoa Tiêu hóa để được kiểm tra kỹ, xác định rõ chẩn đoán nguyên nhân và điều trị thích hợp. Thân mến.", "Hình minh họa Chào em Chán ăn\r\nthường là do vấn đề tâm lý nhiều hơn, vì bệnh dạ dày và đại tràng có thể gây\r\ntriệu chứng liên quan đến bữa ăn như đầu hơi, khó tiêu, đau dạ dày khi đói và\r\ncả khi quá no, rối loạn tiêu hóa...chứ không gây chán ăn. Nhưng tâm\r\nlý người bệnh đa phần ai cũng , là do “sợ” bữa ăn vì những phiền toái do\r\nbệnh gây nên, do buồn phiền vì bệnh, do dùng nhiều thuốc...nhìn chung là vấn đề\r\ntâm lý. Để khắc\r\nphục tình trạng này, em có thể chia nhỏ ăn nhiều bữa trong ngày, ăn thực phẩm\r\ndễ tiêu và thay đổi món, dùng thêm rau xanh và trái cây, bổ sung yaua vào mỗi\r\nbữa ăn, tránh cà phê, thuốc lá và rượu bia, cố gắng suy nghĩ lạc quan vì những\r\ncảm giác bi quan cũng góp phần làm nặng thêm bệnh. Nếu như\r\nbệnh dạ dày của em kèm theo trào ngược dạ dày thực quản thì có thể gây cảm giác\r\nđắng miệng, chua ở miệng, em cần khám BS chuyên khoa Tiêu hóa để điều trị triệt\r\nđể bệnh lý này, em nhé.", "Bạn Duong Hiep thân mến, Tuy hiện tại bé của em không còn nữa nhưng chưa phải\r\nlà bé khỏi bệnh hoàn toàn em nhé. Do đó, bé vẫn cần được “dùng thuốc đều đặn, liên tục theo hướng dẫn của BS điều\r\ntrị”, tuyệt đối em không được tự ý cho bé ngưng thuốc khi chưa có chỉ định của\r\nBS (kể cả khi bé mắc các bệnh khác), em nên kiên trì và hợp tác cùng BS để điều\r\ntrị tốt cho bé. Sau thời gian điều trị, nếu bệnh của bé ổn, BS sẽ giảm dần liều\r\nthuốc sao cho duy trì nồng độ thuốc trong cơ thể ở liều thấp nhất mà bệnh vẫn được khống chế. Thuốc này là thuốc tốt nhất để điều trị bệnh lý , thuốc hoàn\r\ntoàn không ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của bé, nhưng nếu em\r\nkhông tuân thủ hợp tác điều trị cùng BS thì bệnh của con em sẽ ngày càng nặng\r\nhơn và đến lúc đó chắc chắn bệnh sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và cả\r\ntrí tuệ của bé nữa. Hiện tại với cân nặng của bé dù trai hay gái cũng đang thiếu\r\ncân. Em nên cho bé đến BV Nhi hoặc Trung tâm Dinh dưỡng để khám, xác định nguyên nhân\r\nvì đâu bé ăn tốt mà không tăng cân. Ngoài ra, em cần xem lại bé ăn tốt nhưng đã ăn đủ chưa? Mỗi\r\nngày ăn bao nhiêu bữa, mỗi bữa ăn có đầy đủ 4 nhóm chất không (đặc biệt là chất\r\nbéo), lượng sữa bé bú hàng ngày thế nào, các bữa phụ ra sao… Khi đưa bé đi khám dinh dưỡng em nhớ trình bày rõ để BS có\r\nthể tư vấn cụ thể hơn, em nhé! Chúc bé ăn khỏe, tăng cân tốt!", "Mỗi một mục đích tập gym sẽ có chế độ ăn khác nhau Chào em, Tùy vào mục đích em tập gym để làm gì mà sẽ có chế độ ăn khác nhau. Ví dụ như em tập với cường độ để làm vận động viên thể hình thì em cần tăng cường bổ sung thêm đạm, đặc biệt là sữa có đạm whey. Ví dụ như cơ thể em đã cân đối rồi, em tập gym chỉ để khỏe hơn, săn cơ hơn thì em cứ duy trì chế độ ăn hiện tại, chú ý uống bổ sung thêm nước khoáng để bù vào lượng nước và khoáng mất đi trong lúc tập. Ví dụ như cơ thể em hơi thừa cân, em tập gym để thân hình săn gọn hơn thì em cần giảm ăn dầu mỡ, chất béo, và vẫn phải bổ sung đủ nước và khoáng. Em có thể trao đổi thêm với huấn luyện viên chỗ tập gym, họ sẽ hướng dẫn cho em thêm, em nhé.", "Chào em gái, Em 25 tuổi, cao 1m66, nặng 52kg, BMI= 18.9. Cân nặng theo chiều cao như vậy là khá lý tưởng rồi, nhiều bạn gái muốn như em mà không được đó em. Còn việc em kén ăn thì phải xem lại, em ăn uống cảm thấy không ngon miệng như thế nào? Ví dụ như cũng một món đó mà trước đây mình rất thích nhưng giờ nghe tới là ngán hay thói quen của em kén ăn từ xưa giờ? Nếu như là trường hợp 1 thì em đi khám bác sĩ, trường hợp 2 thì em phải tự cải thiện chính bản thân mình thôi. “ Em nghe các chị bạn bày rằng, ra tiệm thuốc Bắc để bắt mạch, rồi BS sẽ cho thuốc Bắc loại nước đã sắc sẵn về uống sẽ thấy mát mẻ trong người và kích thích mình ăn nhiều, ngủ nhiều, sau đó sẽ tăng cân. Nhưng em cũng nghe nói uống thuốc đó dễ bị mục xương và gây nhiều bệnh khác”: Trường hợp như em nói là do những người làm ăn không chân chính, thiếu y đức, người ta sẽ trộn vào thuốc nước đó một ít tân dược (hay nghe nói là “dexa”), sau khi uống vào thì em thấy ăn ngon, ngủ khỏe, mọi bệnh tật thuyên giảm, nhưng loại thuốc này cũng đồng thời làm tăng quá trình hủy xương trong cơ thể nên dân gian hay truyền miệng nhau rằng thuốc đó gây mục xương và một số tác dụng phụ không mong muốn khác nữa. Nếu em có đi khám thì nên khám ở những nhà thuốc lớn có uy tín lâu năm hoặc khám tại BV Y học Cổ truyền (YHCT) sẽ yên tâm hơn. BV YHCT có dịch vụ sắc thuốc sẵn, em yên tâm là không có “vụ kia” đâu, còn các chỗ khác nếu băn khoăn thì em bốc thuốc về nhà tự sắc. Lời khuyên cho em là không nên kén ăn quá mà phải ăn uống mỗi thứ một chút để đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển cơ thể, siêng năng luyện tập thể dục để tăng cường sức khỏe, thoải mái về tinh thần. Thân mến!", "Chào em, Đó là tác dụng phụ của sản phẩm gọi là \"thuốc giảm cân\". Xử trí hiện tại như sau: Nếu vẫn người mệt lả, khó thở, tim đánh trống ngực không ngừng, nôn ói, đau ngực, đau bụng, sốt thì phải vào bệnh viện để kiểm tra, tùy mức độ mà BS xử lý truyền dịch hay kê thuốc uống hỗ trợ. Nếu người chỉ mệt nhẹ, chỉ hơi khó chịu, có thể chịu được thì nghỉ ngơi, uống nhiều nước, ăn cháo hay soup nhẹ ít dầu mỡ, để chờ thuốc thải ra hết thì sẽ dễ chịu dần. Ngoài ra, bất kỳ thuốc giảm cân nào cũng có tác dụng phụ, ảnh hưởng ít nhiều lên gan, thận, tim mạch, nội tiết tố...và khi đạt được cân nặng mong muốn rồi, ngưng thuốc có thể tăng cân lại. Cách giảm cân tốt nhất là tập thể dục và chế độ ăn giảm calo (tăng rau xanh, hoa quả, giảm đạm, đường và dầu mỡ). Em đừng sử dụng \"thuốc giảm cân\" nữa, em nhé.", " Chào em, Cơ địa mỗi người khác nhau, có người to phần vai, người to phần đùi mông, có người to xương... Để tính toán xem có thừa cân hay không thì không phải chỉ dựa vào chiều cao, cân nặng mà còn dựa vào sự phân bố cơ, mỡ, xương. Nếu mà cơ địa em có đặc điểm là xương to, cơ chắc chứ không phải to do mỡ thì thật sự không dễ để giảm kích thước các phần này, nhưng vẫn có những bài tập đa động tác sẽ hỗ trợ điều chỉnh lại toàn bộ cơ thể cho cân đối. Cách giảm cân tốt nhất là thay đổi lối sống tích cực vận động, không thụ động ngồi 1 chỗ học cả ngày mà phải chú ý tập thể dục đều đặn ít nhất 45-60 phút/ngày. Em có thể chọn môn thể thao hoạt động toàn cơ thể như bơi lội, chạy bộ, yoga... hoặc tập những bài tập thể dục tập trung giảm mỡ bụng và đùi, mông như gập bụng, lắc vòng... để đạt hiệu quả cao nhất là đến phòng tập có huấn luận viên chuyên nghiệp hướng dẫn em chế độ tập, cách tập trong thời gian đầu, sau đó em tiếp tục tập đều và vừa sức là phương pháp tốt nhất. Song song đó em cần ăn uống lành mạnh, hạn chế dầu mỡ và các chất nhiều cholesterol như lòng đỏ trứng gà, phủ tạng động vật, da mỡ động vật, các món chiên xào... hạn chế tinh bột, tăng cường chất xơ, rau xanh, không uống bia rượu và hạn chế cafe sữa. Bất kỳ thuốc giảm cân nào cũng có tác dụng phụ, ảnh hưởng ít nhiều lên gan, thận, tim mạch, nội tiết tố, đường ruột... và khi đạt được cân nặng mong muốn rồi, ngưng thuốc mà không ăn uống trở lại và ngừng tập thể dục thì hoàn toàn có thể tăng cân lại, dù là thuốc nào đi nữa. Dạ dày em dễ bị đau thì em cần phải xem lại chế độ sinh hoạt, cố gắng ăn uống điều độ, hạn chế ăn đồ chua cay nước có gas nhiều dầu mỡ nhiều gia vị cafe bia rượu, không hút thuốc lá và tránh căng thẳng đầu óc, ăn uống đúng giờ và nghỉ ngơi hợp lý, không nằm/ vận động mạnh sau khi ăn trong vòng 2 giờ. Nếu đau dạ dày nhiều và kéo dài thì nên nội soi dạ dày xem có loét không, có nhiễm Hp không để điều trị thuốc thích hợp, ngăn ngừa biến chứng về sau. Bên cạnh đó, là một bài thuốc dân gian được dùng để giảm các triệu chứng của viêm dạ dày, có thể sử dụng được. Tuy nhiên dùng nghệ nhưng cần thời gian dài mới có hiệu quả và mức độ đáp ứng tùy người, thông thường phối hợp nghệ và mật ong sẽ dễ uống hơn. Thân mến! ", " Chào em, Với những gì em trình bày qua thư và với những biểu hiện trên của bé cho thấy chưa đủ cơ sở để khẳng định bé bị . Nhưng em cần đưa bé đi khám chuyên khoa dinh dưỡng để BS đánh giá và kịp thời bổ sung thuốc và các vi chất dinh dưỡng cần thiết để giúp bé ăn ngon. Còn thuốc em đề cập đến, em nên trao đổi với BS khám bệnh cho bé, BS sẽ có lời khuyên thích hợp cho em. Thân mến! ", " Chào em Thảo, có thể do nhiều nguyên nhân, từ bệnh lý tim mạch, hô hấp, tiêu hóa trên, thần kinh cơ đến tâm lý, nội tiết... Tuy nhiên, triệu chứng mà em miêu tả (đau ngực kèm theo đói, ăn vào thì hết đau) là đặc trưng cho bệnh lý của hệ tiêu hóa, thường gặp nhất là bệnh viêm dạ dày tá tràng kèm trào ngược dạ dày thực quản. Do vậy, tốt hơn hết là em nên đến BV để kiểm tra, có thể đăng ký khám BS chuyên khoa tiêu hóa trước để BS chẩn đoán xác định bệnh, có thể cân nhắc nội soi dạ dày và test Hp, từ đó BS sẽ kê thuốc thích hợp cho em. Song song đó em cần hạn chế ăn đồ chua cay, nước có gas, nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị, cafe, bia, rượu, không hút thuốc lá và tránh căng thẳng đầu óc, ăn uống đúng giờ và nghỉ ngơi hợp lý, không nằm sau khi ăn trong vòng 2 giờ. Thân mến!", "Chào\r\nBinh Nguyên, Thường hiệu quả rất cao tuy nhiên vẫn có tỷ lệ rất thấp tái phát.\r\nTheo em mô tả thì không phải bệnh tái phát, nếu BS nghĩ tình trạng trên do thuốc\r\nBS sẽ giảm liều hoặc chuyển thuốc. Theo AloBacsi, em nên đi khám lại. Mỗi\r\nkhi ăn no em mệt là đúng vì thần kinh nằm ở dạ dày rất nhiều, lại thêm khi no dạ\r\ndày đẩy (ép) tim, tác dụng lên nó cũng làm tim đập nhanh. Vì thế em nên ăn ít,\r\nvừa phải, ăn nhiều lần, không nên một lúc ăn quá no. Tốt\r\nnhất em nên tái khám kiểm tra lại tim mạch Binh Nguyên nhé. Theo mô tả thì khả\r\nnăng em không phải mắc bệnh khác kèm theo nên đừng quá lo lắng. Thân\r\nchào em, BS.CK1 Nguyễn Thị\r\nKim Anh – ", "Chào bạn, Để giảm cân hiệu quả, cần kết hợp giữa việc tính toán năng lượng thu nạp trong quá trình ăn uống hàng ngày và năng lượng tiêu hao nhờ tập luyện thể dục thể thao. Đó là lý do vì sao ngày nay có rất nhiều phần mềm điện thoại cung cấp kiến thức chuyên sâu về vấn đề này (tính calo của từng thành phần trong bữa ăn, tính năng lượng tiêu hao khi tập luyện), và vai trò quan trọng của bác sĩ dinh dưỡng trong các trường hợp khó kiểm soát. Nhìn chung để giảm cân hiệu quả, chế độ ăn cần đầy đủ 3 - 5 bữa/ngày, không nhịn ăn, bỏ bữa và cần đảm bảo nguyên tắc sau: giảm lượng cholesterol, chất béo, đường, giảm thịt đỏ, tăng cường rau xanh, trái cây, ngũ cốc, đậu, tránh thức uống có cồn và có gas, không ăn vặt. Lượng calo tiêu thụ mỗi ngày nên khoảng từ 1200-1500kcal/ngày. Nên uống ít nhất 2 lít nước/ngày. Việc giảm cân nên dần dần, giảm từ 0.5-1kg/tuần mà không trải qua những cơn đói cồn cào. Kết hợp với các bài tập để tăng cường sức mạnh cho khớp gối và vùng lưng, tránh mang vác nặng, hạn chế đi cầu thang, ngồi xổm bạn nhé! Thân mến.", "Chào bạn Đức Phú, Rất tiếc là bạn không cung cấp cho AloBacsi các chỉ số về chiều cao, cân nặng của bạn nên BS khó đánh giá cụ thể tình trạng gầy của bạn do đâu. Hiện tại bạn có thể do các bệnh lý gan mật, rối loạn tiêu hóa, viêm nhiễm, stress, suy nhược, nguyên nhân tâm lý, trầm cảm, bệnh ác tính,... hoặc do tình trạng dinh dưỡng kém lâu ngày gây thiếu hụt các vitamine, khoáng chất, các men tiêu hóa,... Tuy nhiên, có nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân. Bạn có thể đến trung tâm dinh dưỡng để được BS khám và hướng dẫn điều trị cụ thể. Thân mến!", "Chào bạn, Muốn cần phải kiên trì kết hợp giữa tập luyện và\r\nchế độ ăn. Không thể vội vàng trong việc vì nếu giảm cân quá nhanh\r\ncũng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe, có khả năng tăng cân trở lại một cách nhanh\r\nchóng. Nếu quá mong đợi có thể gây cảm giác thất vọng làm bạn nản chí. Bạn nên chọn một môn thể thao phù hợp, có thể chơi lâu dài\r\nvà duy trì tập luyện. Về chế độ ăn: bạn nên hạn chế các thức ăn chứa nhiều\r\nCarbohydrate như: cơm, các loại bún, thức uống có gas, đồ ngọt. Ăn nhiều chất\r\nxơ và Protein. Không nên trữ các thức ăn vặt trong nhà, nên hạn chế các loại\r\nbánh Cupcake, bánh kem vì chúng có rất nhiều năng lượng. Sau khi tập luyện, bạn\r\nsẽ có cảm giác đói, thèm ăn, đừng nên ăn các thức ăn giàu năng lượng vào lúc\r\nnày vì rất dễ tăng cân.", "Chào em, Bé của em phát triển chiều cao tốt nhưng có cân nặng là chưa\r\nđạt, tuy chưa biết bé của em là trai hay gái nhưng với cân nặng trên thì dù bé trai\r\nhay bé gái gì cũng đều đang thiếu cân. Trong thư em không nói rõ bé bú mẹ hay bú sữa công thức, lượng sữa bé bú trong\r\nngày khoảng bao nhiêu, một tháng qua bé bú như thế nào…? Nhưng nếu một tháng\r\nrồi mà bé không tăng chút nào là điều đáng lo, em nên đưa bé đi khám để tìm\r\nnguyên nhân. Nếu bé bú mẹ hoặc sữa công thức tốt mà bé không lên cân thì em có thể tập cho bằng loại bột ngọt khi bé tròn 4 tháng tuổi, mỗi ngày 1 lần (2 muỗng\r\nbột ngọt + 200ml nước + 1 muỗng cà phê dầu ăn). Thân mến," ]
Chào BS, Bé nhà em được 3 tuổi 9 tháng, cách đây 10 ngày bé bắt đầu nổi sần ở mu bàn tay bên phải, sau đó 3 ngày nổi những mụn nhỏ màu đỏ thưa nhau. Em cho bé đi BV Nhi đồng 2 khám, BS nói bé bị chàm, khuyên kiêng ăn hải sản và trứng. BS cho thuốc uống 6 ngày, đến nay là ngày thứ 5 mà bệnh không giảm còn bị nổi nhiều lên toàn thân, nặng nhất là 2 đùi của bé, mật độ dày lên và nóng, ngứa. Em không biết bé bị gì cả nhưng thuốc bôi BS cho là thuốc FucidinH Antibiotic/corticosteroid và em được biết thuốc này không nên dùng lâu dài. Em có gửi hình kèm theo những biểu hiện của bệnh ạ. Cảm ơn BS.
[ "Chào em, Qua hình ảnh và theo như em trình bày cho thấy bé đang bị . Bây giờ, em nên đưa bé quay lại tái khám, để BS cân nhắc đổi thuốc hoặc thêm thuốc cho phù hợp với bệnh tình hiện tại của bé. Còn thuốc thoa đó em nên ngưng dùng, vì không thể thoa với diện tích quá rộng như hình ảnh em cung cấp và kéo dài được. Thân mến!" ]
[ "Chào em, Bây giờ, em nên ngưng cho bé dùng thuốc và thoa loại thuốc trên, vì thuốc thoa đó lâu dài sẽ không tốt cho bé và có nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Tốt nhất, em nên đưa bé đi khám và siêu âm để tìm hiểu rõ nguyên nhân. Thân mến.", "Chào em, Hình ảnh em gửi về độ phân giải không được tốt lắm, đánh giá sơ bộ của tôi nhiều khả năng em bị , với bệnh lý này, em cần đến khám BV Da liễu để xác định có thật sự phải chàm hay không sau khi bs khám trực tiếp cho em, từ đó sẽ có cách điều trị thích hợp, thường phải có thuốc bôi tại chỗ. Thân ái. ", " Chào bạn, Theo mô tả thì con bạn bị , bệnh chàm và bệnh u nhọt hoàn toàn khác nhau. Bạn nên đưa bé đến BV để BS chuyên khoa thần kinh hoặc chuyen khoa dinh dưỡng khám và tư vấn cho bạn. Thân mến!", "Chào bạn, Theo như thông tin bạn gửi, vùng da của bạn đang có những sang thương dạng mề đay dị ứng, chàm. Đây là một bệnh lý tuy biểu hiện trên da nhưng bản chất là do phản ứng miễn dịch toàn thân. Quá trình điều trị những bệnh lý này thường được kê thuốc Corticosteroid (một loại kháng viêm ức chế miễn dịch) cần phải theo dõi và điều chỉnh liều, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc bên ngoài. Cũng không được mua bất kỳ thuốc bôi gì tại nhà thuốc sử dụng bởi vì sẽ gây nguy cơ tăng kích ứng và làm sang thương lan rộng hơn. Bạn hãy đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để được thăm khám và điều trị nhé. Thân ái chào bạn.", " Chào em Thuốc em đề cập đến là một loại thuốc nói chung có tác dụng hỗ trợ điều trị nhưng tôi không biết cơ địa, tiền căn bệnh lý của bé thế nào, bé phát triển thể chất ra sao,…nên tôi không thể tư vấn cho em. Tuy nhiên, nếu sẩn ngứa do cơ địa thì khó lòng điều trị hết em à. Ngoài ra, nếu sẩn ngứa đó có mụn nước như em mô tả thì cần loại trừ thêm các bệnh lý khác như thủy đậu, viêm da bóng nước, bệnh tay chân miệng,…? Thân mến! AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Em\r\nNgọc Hân thân mến, Tuy\r\nlà bé của em hết sốt nhưng không có nghĩa là bé đã hết bệnh em nhé. Vì hiện tại\r\nbé vẫn còn có biểu hiện “bỏ ăn, bỏ bú, chảy nước dãi nhiều và hay quấy\r\nkhóc”. Còn\r\n“mụn nước mọc ở tay chân của bé trước đó 1 tuần” BS không thể đưa ra chẩn đoán\r\nxác định nếu không được khám trực tiếp. Tốt nhất, em nên đưa bé đến BV Nhi Đồng\r\nkhám và kiểm tra vùng hầu họng của bé có viêm loét gì không, hoặc bé có bị răng không,…? Ngoài\r\nra, các mụn nước đó cần chẩn đoán loại trừ bệnh , viêm da bóng\r\nnước, bệnh thủy đậu,…? Tùy theo bệnh lý BS sẽ có hướng điều trị và hướng dẫn em\r\nchăm sóc để tránh để lại sẹo. Chúc\r\nbé của em sớm khỏi bệnh. Thân mến,", " Chào em, Với tình trạng này, em có thể mua thuốc kháng histamin bán ở nhà thuốc như Telfast Chlorpheniramin; kết hợp với bôi kem lên các sẩn ngứa ở đùi như calamin, corticoid. Ngoài ra, em cần giặt sạch quần áo đã mặc khi đến nơi có bông thủy tinh, tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày. Nếu sau 5 ngày mà em vẫn còn ngứa nhiều hoặc không hợp với thành phần nào của thuốc, em cần đến khám BS Da liễu để áp dụng hướng điều trị tích cực hơn cho em, vì những thuốc tôi khuyên dùng ở trên áp dụng được cho hơn 90% trường hợp dị ứng da thông thường, nhưng nếu dùng kéo dài sẽ có tác dụng phụ, em nhé. Thân mến! ", "Kim Anh thân mến, Chàm sữa, hay còn gọi là lác sữa, là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ có liên quan đến tiền căn cá nhân, gia đình bị dị ứng, hen suyễn, viêm mũi dị ứng, chàm thể tạng. Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, bệnh thường gặp ở người có cơ địa dễ dị ứng, cha mẹ có người bị viêm mũi dị ứng, hen suyễn, nổi mề đay… Ngoài ra còn liên quan đến yếu tố gây dị ứng: mạt nhà, ve, bọ chét, nấm mốc, bụi, lông chó, lông mèo, thức ăn sữa, trứng… Chàm sữa hay gặp ở trẻ em trong độ tuổi bú mẹ, khoảng 6 tháng tuổi, thường xuất hiện ở mặt, hai bên má, ít gặp ở chi và thân mình. Trường hợp của con bạn rất có thể là bị chàm sữa. Biểu hiện của bệnh là những mẩn đỏ, sau trở thành mụn nước nhỏ li ti, rịn nước, da khô, đóng mài và tróc vảy. Làm cho bé ngứa ngáy, khó chịu, ngủ không yên giấc hay quấy khóc. Bệnh dễ nhiễm trùng nếu bé cào gãi nhiều hay cọ mặt vào gối cho đỡ ngứa làm các mụn nước vỡ ra, chảy máu. Vì vậy, mẹ nên chú ý cắt ngắn móng tay và cho bé đeo bao tay thường xuyên. Bệnh sẽ giảm dần và khỏi hoàn toàn sau 3 tuổi. Nếu sau 3 tuổi bệnh vẫn còn kéo dài, hay tái phát có thể sẽ tiến triển thành chàm thể tạng. Điều trị: Việc điều trị tùy thuộc vào mức độ tổn thương của mỗi bé, nhẹ có thể dùng thuốc chống dị ứng và chăm sóc vết chàm thật tốt (dùng sữa Cetaphil để tắm cho bé và lau rửa vết chàm ngày 2 lần). Hạn chế tắm bé bằng xà phòng có chất tẩy rửa cao, nặng hơn phải kết hợp dùng kem có chứa corticosteroid (nhưng phải có chỉ định của bác sĩ), tuyệt đối không tự ý dùng thuốc theo mách bảo vì có thể làm bé nặng hơn. Chế độ ăn của bé cần kiêng các thực phẩm, hải sản mà bé hay dị ứng. Nếu bé còn bú mẹ, bạn cũng phải kiêng ăn trứng, cá biển, nội tạng động vật, trứng vịt lộn… đồng thời tránh các tác nhân gây dị ứng trên. BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo", "Bạn Phuong thân mến, là thuốc kháng histamin, điều trị các triệu chứng dị ứng như mày đay, viêm mũi vận mạch, viêm da tiếp xúc, phù mạch… Thuốc sử dụng thận trọng cho trẻ < 2 tuổi. Khi sử dụng cho trẻ có thể gặp một số tác dụng phụ như bồn chồn, mất ngủ, run, hưng phấn, mê sảng, đánh trống ngực, co giật. Nguy cơ quá liều và độc tính (kể cả tử vong) có thể xảy ra ở trẻ em < 2 tuổi khi sử dụng các thuốc không kê đơn (OTC) có chứa kháng histamin như chlorpheniramin đơn độc hoặc phối hợp để giảm các triệu chứng của nhiễm trùng đường hô hấp trên. Sử dụng chế phẩm này ở trẻ em < 2 tuổi cần thận trọng và theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, tránh quá liều gây nguy hiểm. Vậy bạn nên nhờ bác sĩ điều trị tư vấn thêm về liều lượng và thời gian sử dụng thuốc cho cháu nhé. Th.S Dược Trần Thị Lạc Diệp / Hasan – Dermapha rm", "Chào Nam Phương, BS khám bệnh trực tiếp cho bé bảo rằng “bé bị nổi mụn là do nóng nóng trong người”. Vậy sao em không hỏi lại BS này “nóng do thực phẩm hay do cơ địa”? Bây giờ em hỏi tôi thì quả là khó cho tôi quá và trong chuyên môn cũng không có những từ này. Bé nổi mụn bọc quanh mắt trái và mũi có thể là do bé bị viêm da. Viêm da có thể do cơ địa dị ứng, do thời tiết nóng nực, môi trường ô nhiễm hoặc viêm da do bội nhiễm vi trùng. Em xem lại những mụn này có hiện tượng sưng – nóng – đỏ đau không, nếu có là do viêm nhiễm vi trùng, em cần đưa bé đến BV Nhi Đồng để khám và điều trị sớm, tránh viêm nhiễm lan rộng. Nếu bé chỉ ngứa và không có hiện tượng trên em có thể dùng thuốc chống dị ứng: clopheramin 4mg hoặc sirô Phenergan. BS chúc bé luôn khỏe!", "Chào bạn, Nếu hiện tại, bé chỉ nổi ban, không sốt, ăn uống, ngủ, vui\r\nchơi bình thường thì bạn không phải lo lắng nhiều, từ từ ban nổi xuống chân rồi\r\nbệnh sẽ khỏi. Bạn chỉ cần chú ý các điều sau: ăn uống, tắm rửa bình thường\r\n(nên tắm nhanh bằng nước ấm), không kiêng gió, kiêng nước, mặc quần áo thoáng mát,\r\nthường xuyên lau khô mồ hôi cho bé. Nếu bé có ngứa ngáy, khó chịu bạn có thể\r\ndùng thêm thuốc chống dị ứng Clopheniramin 4mg, lần uống ¼ viên ngày 1 lần. AloBacsi chúc bé sớm khỏi bệnh!", "Isotretinoin thuộc nhóm thuốc retinoids, được sử dụng để điều trị mụn trứng cá nghiêm trọng ở những bệnh nhân không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác. Nhi thân mến, là một hoạt chất rất hiệu quả trong điều trị mụn trứng cá nặng. Thuốc có thể gây đóng đầu xương, làm dừng sự phát triển thêm của xương, do đó khuyến cáo không nên dùng ở trẻ em. Hiện tại, em đang trong giai đoạn phát triển chiều cao, không nên tự ý dùng thuốc để điều trị mụn. Có nhiều phương pháp khác an toàn hơn, em nên khám bác sĩ Da Liễu để được đánh giá tình trạng da và lựa chọn phương pháp an toàn cho em nhé! Đôi lời chia sẻ với em.", "Chào bạn, Thuốc kháng Histmin chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng thôi bạn à, nên không thể chữa trị dứt điểm được bệnh nổi hoặc các bệnh viêm da dị ứng, viêm mũi dị ứng,… Thuốc nào cũng có những tác dụng phụ không mong muốn hoặc có thể gây biến chứng nếu dùng thuốc kéo dài,… Vì vậy, bạn không nên cho bé sử dụng thuốc kéo dài hoặc dùng thuốc khác theo sự mách bảo. Để an toàn, bạn nên đưa bé đến BV Nhi đồng hoặc BV Da liễu khám và điều trị. Thân mến! ", "Hường thân mến, Bạn lưu ý có thể trẻ bị do nhiễm khuẩn. Bạn có thể tắm cho trẻ thường xuyên và bôi Fucidine ngày 2\r\nlần trong 5 ngày. Nếu vết bóng nước tiếp tục lan nhanh thì phải đi khám để được\r\nuống kháng sinh vì ở trẻ sơ sinh rất dễ nhiễm trùng máu từ ngõ vào là da, mắt,\r\nmũi, miệng. AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn\r\nphí Trích\r\nnội dung:", "Vì chàm sữa là bệnh thuộc về cơ địa, không thể chữa dứt điểm, khi trẻ lớn lên dần bệnh sẽ tự hết. Cha mẹ nên tránh tác nhân gây bệnh như khi thời tiết lạnh nên giữ ấm cho bé; hạn chế cho bé chơi đồ chơi bằng nhựa; tránh dùng loại sữa tắm mà bé đã dị ứng; tránh cho bé ăn những thức ăn dễ dị ứng như trứng, các loại đậu, cà chua, hải sản. Cho bé dùng sữa mẹ đến 2 tuổi. Ngoài ra cần chăm sóc tốt cho da của bé như: tắm cho bé bằng nước ấm để giảm tình trạng ngứa hoặc nhiễm khuẩn khi bé gãi; thường xuyên cắt móng tay, chân và hạn chế không cho bé gãi vào các vùng mẫn ngứa. Cho bé mặc các loại quần áo bằng vải mềm, mỏng, hút nước để tránh gây tổn thương da; nên thay tã 3 lần/ ngày và thay quần áo ngay sau khi tắm cho bé để tránh mồ hôi gây ẩm ướt khó chịu. Nếu dùng các cách trên mà da bé không cải thiện thì nên đưa bé đến bệnh viện để bác sĩ chuyên khoa Da Liễu khám, chẩn đoán xác định và điều trị thích hợp. Thân mến." ]
Chào bác sĩ! Cháu trai nhà tôi năm nay 4 tuổi. Khoảng 20 ngày trở lại đây cháu thường xuyên rướn người lên hít sâu sau đó thở ra (giống như người khó thở) - trừ khi ngủ. Tôi có đưa cháu đi khám ở BV Nhi TƯ thì được bác sĩ chẩn đoán: Lần 1: Còi xương và viêm mũi dị ứng (có chụp xquang tim phổi và tổng phân tích máu) Lần 2: Một tuần sau (bác sĩ khác) là "tic hô hấp". Sau đó bác chuyển con tôi sang khoa tâm bệnh, bác sĩ làm một số test và kết luận: "cháu hiếu động và tic hô hấp". Tôi cũng đã xem một câu hỏi của AloBacsi về tic hô hấp rồi nhưng tôi chưa được rõ. Mong bác sĩ giải thích giúp tôi: "tic hô hấp" là gì? Nó có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của cháu không? Phương pháp điều trị như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn! (Minh Hải - Bắc Ninh)
[ "Bạn\r\nHải thân mến, Tic\r\nlà một tật máy giật, l à những động tác không hữu ý, xảy ra nhanh\r\nhoặc sự phát âm xuất hiện đột ngột. Có 2 loại tic: t ic vận động là những động tác nhanh, định hình do\r\nnhững nhóm cơ có cùng một chức năng tham gia (nháy mắt, lắc đầu, nhún vai, cử\r\nđộng các ngón tay,…) tic âm thanh là sự phát ra những âm thanh không có ý nghĩa\r\n(hắng giọng, ho khạc, khụt khịt, tiếng rít,…). Trường hợp của bé được gọi là vì những rối loạn\r\nnày xuất phát từ nhóm cơ hô hấp. Tic thường bị tăng lên khi bệnh nhân có sang\r\nchấn tâm lý, cơ thể suy nhược và chỉ mất đi khi ngủ hoặc giảm đi khi tập trung\r\nchú ý vào một hoạt động khác. Tùy theo số lượng tic, tần số, cường độ, tính phức tạp,\r\ntiến triển của bệnh,…có thể ảnh hưởng đến tâm lý, lòng tự tin của bé, sinh hoạt\r\nhàng ngày, học tập…còn việc điều trị chủ yếu là dùng thuốc và kết hợp với liệu\r\npháp tâm lý. Bạn nên cho bé tiếp tục điều trị và theo dõi tái khám ở BV\r\nNhi." ]
[ "Chào bạn, Bạn thông cảm nha, tôi không trực tiếp khám và nắm rõ bệnh sử cũng như bệnh lý của bé nên tôi không thể chẩn đoán ra bệnh của bé, vì vậy, nên tôi không thể trả lời các câu hỏi trên của bạn. Còn vấn đề thở rít, của bé ở tuổi này đúng là cần loại trừ mềm sụn thanh quản, trào ngược dạ dày - thực quản. Ngoài ra, cũng cần loại trừ các nguyên nhân khác như suyễn nhũ nhi, viêm phổi,… Tốt nhất, bạn nên đưa bé đến BV Nhi đồng khám và điều trị. Nếu cần, BS sẽ chỉ định cho bé làm thêm các xét nghiệm về chẩn đoán hình ảnh để tìm ra nguyên nhân và đưa ra hướng điều trị tốt hơn. Thân mến! ", "Chào con, Những triệu chứng trên có thể gặp trong những bệnh lý sau: viêm dây thần kinh liên sườn, viêm phổi, tràn dịch màng phổi trái hoặc có bệnh lý về bệnh tim mạch,… Do đó, con nên đưa nói với bố mẹ, người thân đưa đến BV Nhi đồng khám tầm soát. Tùy theo kết quả thăm khám, BS sẽ có chỉ định làm xét nghiệm thích hợp để sớm tìm ra nguyên nhân. Chúc con khỏe mạnh. Thân mến!", "Viêm mũi dị ứng dù không nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại làm cho trẻ cảm thấy khó chịu Chào bạn, Nếu như trẻ bị hen song hành viêm mũi dị ứng thì đó sẽ là vấn đề đáng lo ngại. Hen là bệnh ở đường hô hấp dưới, viêm mũi dị ứng là bệnh ở đường hô hấp trên. Như vậy chúng ta có thể mường tượng ra rằng, nếu gặp vấn đề cả 2 đường hô hấp thì làm sao trẻ em thở được, cảm giác như bị bóp mũi. Nói tóm lại, nếu bị song hành 2 bệnh thì chắc chắn nguy hiểm sẽ nhiều hơn khi chỉ bị hen hoặc viêm mũi dị ứng đơn thuần, nguy cơ bị tắc đường thở sẽ tăng lên gấp đôi. Vì khi chỉ nghẹt mũi thì trẻ đã khó thở, nếu bị thêm co thắt đường thở thì không khí sẽ không thể ra vào cơ thể được. Khi không có oxy thì toàn bộ các tế bào và cơ quan trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng và cơ quan đầu tiên chịu tác động là não bộ. Nói cho dễ hiểu, chẳng hạn nếu bịt mũi trong 3 phút thì não bộ của chúng ta sẽ không thể chịu được. Do đó, đây có thể xem là \"vấn đề sống còn\" của trẻ. Trích từ GLTT của AloBacsi:", "Bạn Tuyết Mai thân mến, Như vậy là bé nhà bạn thuộc nhóm ho kéo dài nhưng nguyên nhân chưa được khống chế. Bạn cho uống thuốc ho nhưng không rõ loại thuốc nào, bạn tự mua hay có chỉ định của bác sĩ. Nguyên nhân của ho kéo dài có thể do phổi hoặc những bệnh ngoài phổi như viêm xoang mũi, viêm tai, trào ngược dạ dày-thực quản, tim mạch, hoặc do tác dụng phụ của thuốc. Đối với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi ho kéo dài thường do nhiễm trùng hô hấp, ho gà, nhiễm Chlamydia, lao, viêm mũi xoang sau, hen phế quản, dị tật đường hô hấp, tim bẩm sinh, trào ngược dạ dày-thực quản. Đối với trẻ lớn ho có thể do hen phế quản, lao, dị vật, trào ngược dạ dày-thực quản, viêm xoang sau, hoặc do ho tâm lý. Do đó khi trẻ bị ho kéo dài, bạn nên đưa bé đến bệnh viện để khám chữa kịp thời. Phải tìm được nguyên nhân rồi điều trị mới khống chế được cơn ho. Bạn xem tiền sử gia đình có người mắc bệnh hen, dị ứng hay môi trường sống có tiếp xúc với yếu tố dễ gây dị ứng (khói bụi xe, thuốc lá...). Ngoài ra, bé có thể được làm các xét nghiệm như: chụp X.quang phổi, thử đàm tìm vi trùng lao (nếu bé lớn), chụp mũi xoang, đo chức năng hô hấp, xét nghiệm huyết thanh để tìm vi trùng, nội soi phế quản nếu có nghi ngờ dị vật... BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt, từ ngày 15/6/2011, danh sách BS tư vấn Khám bệnh Online của AloBacsi có thêm hai chuyên gia tâm huyết. Đó là GS - BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng - Nguyên giám đốc BV Từ Dũ sẽ \"gỡ rối\" cho chị em về bệnh phụ khoa. Và, TS.BS Lê Tuyết Hoa - 20 năm công tác tại BV Chợ Rẫy - chuyên ngành Đái tháo đường - Nội tiết sẽ giải đáp mọi thắc mắc về Nội Tiết - Tiểu đường. giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: . Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn. ", "Ảnh minh họa - Nguồn Internet Chào em Quỳnh Như, Một trẻ thường tái đi tái lại bệnh đường hô hấp có thể do chế độ sinh hoạt. Vì thế em nên cho em trai em ngủ đủ giấc, uống đủ nước, tránh những sinh hoạt quá nóng hay quá lạnh, nếu làm đúng cách này đa số các trẻ sẽ không bệnh vặt khi lớn lên. Trường hợp em trai em 10 tuổi được biết là tái đi tái lại bệnh nếu 1 năm bị nhiều lần thì em nên thu xếp đưa bé đi khám BS chuyên khoa Tai mũi họng Nhi để xem có cắt amidan không. Với lứa tuổi 10 tuổi, nếu viêm amidan tái đi tái lại thì có chỉ định cắt amidan. Thân mến! Trích trong: BS Trương Hữu Khanh Trưởng khoa nhiễm - thần kinh - BV Nhi đồng 1", "Chào em, Trẻ 5 tuổi có đề kháng còn yếu và thiếu, chưa hoàn chỉnh nên\r\nvùng hô hấp trên dễ bị nhiễm các mầm bệnh, dễ bị viêm nhiễm. Cháu đã nạo VA, cắt amidan, hiện nay có sổ mũi, ho ra đờm xanh...\r\nlà dấu hiệu của nhiễm trùng hô hấp (có thể là hô hấp trên hay kết hợp cả\r\nviêm hô hấp dưới). Hãy đưa cháu tới bác sĩ chuyên khoa nhi hay bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng\r\nkhám và điều trị nhé.", "Hình minh họa Chào em, Ho kéo dài là 1 dấu hiệu bất thường có thể nguyên nhân từ đường\r\nhô hấp dưới như: , viêm phổi hoặc cũng có thể do viêm mũi sau…em có thể\r\nđến khám BS chuyên khoa Nội hô hấp để được làm thêm xét nghiệm tìm nguyên nhân\r\nvà điều trị. Thân ái.", "Chào bạn, Theo như mô tả bé của bạn bị nhiễm\r\nkhuẩn đường hô hấp. Nếu bạn vệ sinh mũi rồi mà bé vẫn không cải thiện thì nên\r\nđưa bé đến BS để đánh giá lại tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp. Thân mến, ThS.BS Giang Trần Phương Linh Trích nội dung “", " Chào em Ngọc Huệ, Nếu cháu đã uống thuốc 10 ngày mà vẫn còn khò khè thì phải gặp lại BS Hô hấp, không thể để bé khò khè kéo dài. Việc chẩn đoán phải tùy thuộc vào quyết định của bác sĩ. Thân mến! Trích trong:", " Chào em, Trường hợp em mô tả là những bất thường của hệ hô hấp có thể là bệnh lý tai mũi họng hay hô hấp dưới như viêm phổi, viêm phế quản, em cần đến các cơ sở y tế chuyên sâu tai mũi họng hay hô hấp để khám thêm. Những biểu hiện đó hoàn toàn không có cơ sở nghĩ . Thân mến!", "Chào cháu, BS nghĩ cháu có cơ địa dị ứng, thường xuyên bị ho, cháu nên đi khám Tai mũi họng để loại trừ viêm VA hoặc amidan. Nên khám tim mạch vì 1 số bệnh tim bẩm sinh cũng gây ra triệu chứng như trên. Và khám Hô hấp để xác định xem cháu có bị hen suyễn hay không. Có như vậy mới phát hiện được cháu bệnh gì và điều trị cho đúng. Thân mến.", "Chào bạn Ba nguyên nhân thường gặp nhất gây nên hơi thở có mùi hôi là bệnh lý tai mũi họng, bệnh của răng và nha chu, bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Tình trạng này thường không phải do bệnh lý nguy hiểm gây ra nhưng gây khó chịu về mặt giao tiếp. Nguyên nhân gây hơi thởi hôi ở lứa tuổi của bé thường xuất phát từ từ các vấn đề vệ sinh răng miệng, nhiễm trùng các cơ quan lân cận như bệnh lý về mũi xoang, thiếu sắt, hoặc thiếu vitamin C, PP, B6… Trẻ bị hôi miệng cần được thay đổi lối sống và cách ăn uống. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là nguyên nhân rất thường gặp gây ra tình trạng hôi miệng, đây là bệnh lý không hiếm gặp nhưng cần kết hợp điều trị thuốc với thay đổi lối sống thì mới hạn chế tái phát. Ở tuổi của bé có thể xem xét việc thay đổi lối sống trước, với các biện pháp như giảm cân nếu thừa cân, nằm tư thế đầu cao, hạn chế nằm sau khi ăn, tránh thức ăn nhiều dầu mỡ, chua cay, không ăn quá no mà nên chia thành nhiều bữa trong ngày, tránh căng thẳng, lo lắng thì bệnh sẽ cải thiện bạn nhé! Thân mến.", " Chào anh, Tôi không khám cho bé nên không thể đưa ra kết luận chính xác nhưng qua thư anh trình bày cho thấy nhịp thở của bé còn trong giới hạn bình thường nên nhiều khả năng bệnh viêm phổi của bé chưa xuất hiện trở lại. Do đó, với những biểu hiện trên cần loại trừ bé đang có trên. Tốt nhất, anh nên đưa bé đi khám để BS xác định, nếu cần BS sẽ có hướng điều trị sớm cho bé. Thân mến! ", "Ảnh minh họa - Nguồn Internet Chào em Phúc, chắc chắn bé sẽ dễ thở hơn và sẽ đỡ viêm nhiễm, phù nề hơn so với lúc chưa nạo nhưng bé vẫn có thể mắc các bệnh lý viêm đường hô hấp trên khác như cảm ho, sổ mũi thông thường do virus, viêm mũi họng,…? Tốt nhất, em nên đưa bé quay lại tái khám, BS sẽ khám lại và chọn lựa thuốc điều trị thích hợp. Thân mến!", "Em Long thân mến, Những gì em trình bày qua thư, AloBacsi không thể đưa ra chẩn đoán được em\r\nà. Vì BS cần khám tổng quát và xác định lại một số thông tin về sức khỏe của\r\ngia đình và cả bé nữa. Chẳng hạn như: trước đây gia đình và bé có bệnh lý gì đặc biệt không, nhất là\r\ncác bệnh viêm mũi hoặc viêm da dị ứng, , trào ngược dạ dày – thực quản, bé\r\ncó hay khò khè, khó thở về đêm không, từ nhiên ho hay xuất hiện khi trời lạnh\r\nhoặc khi trời có thay đổi thời thiết, ho từng tiếng hay một tràng dài, sau bao\r\nlâu thì hết ho… Ngoài ra, BS sẽ dựa vào một xét nghiệm thường quy và cần thiết khác nữa mới có\r\nthể tìm ra bệnh của bé. Tốt nhất, em nên đưa bé đến BV Nhi Đồng khám em nhé! AloBacsi chúc bé luôn vui, khỏe!" ]
Thưa bác sĩ, Con bây giờ đã qua kháng thuốc rồi ạ, uống thuốc lao cũ chưa tới 1 tháng về nhà sau đó ho ra máu lại, lên bác sĩ kiểm tra ra đàm soi dương tính, hơn nữa con còn kháng với 1 loại thuốc R, hiện đang điều trị lao kháng thuốc với phát đồ IV ạ. Tuần trước con vừa đi tái khám lại, trưa hôm nay bác sĩ gọi bảo con có khả năng kháng tiếp 1 loại thuốc nào đó, phải làm kháng sinh đồ lại để đổi thuốc mới. Cái con thắc mắc là còn chỉ uống thuốc 1 tháng, lên tái khám tháng tiếp theo thì lại có kết quả thế này. Mặc dù con đã cố gắng uống thuốc đầy đủ và đều đặn nhưng không hiểu lý do tại sao ạ (trong qua trình uống thuốc con có uống nước trà ạ). Ngày nào cũng uống, như vậy có làm giảm tác dụng của thuốc dẫn đến kháng nữa không ạ? Mong bác sĩ trả lời giúp con vì bây giờ con và người nhà rất sợ, lo lắng. Bệnh của con có thể chữa khỏi không ạ?
[ "Chào bạn, Mặc dù việc không tuân thủ điều trị có thể gây ra lao kháng thuốc . Tuy nhiên, do em mới điều trị 1 tháng, lại không đáp ứng ngay từ đầu, nên khả năng là bệnh lao phổi mà em mắc phải từ ban đầu đã là do vi khuẩn kháng thuốc gây ra. Xét nghiệm phát hiện kháng R có thể là Gene Xpert, chỉ cho kết quả kháng 1 loại thuốc. Nếu bác sĩ đã nghi ngờ lao phổi kháng hơn 1 loại thì làm kháng sinh đồ là phù hợp. Em nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để tìm ra phác đồ phù hợp nhất, kiên trì theo đuổi thì sẽ mau chóng khỏi bệnh em nhé! Thân mến. Câu tư vấn trước:" ]
[ "- ngồn internet Chào em, BS không hiểu lý do vì sao em lại\r\nuống không đủ thuốc? Là tự ý của em hay do yêu cầu của BS đang điều trị cho em.\r\nBởi vì điều trị lao có nhiều phác đồ, tùy mức độ bệnh, thể trạng người bệnh, phản\r\nứng phụ do thuốc... mà BS chọn phác đồ điều trị khác nhau. Còn nếu người bệnh tự\r\nchỉnh thuốc theo ý của mình thì có nguy cơ .", " Chào em, Những điều em mô tả hoàn toàn không có cơ sở . Việc điều trị lao phổi M+ trong những ngày đầu có những biểu hiện ho, khạc đàm dính máu hay tức ngực là việc bình thường chỉ cần uống thêm thuốc cầm máu vài ngày là được. Khi em điều trị lao được trên hai tuần thì khả năng lây nhiễm xung quanh là rất thấp, nếu có ho khạc đàm em nên vào nhà vệ sinh nhổ bãi đàm tránh khạc nhổ bừa bãi. Thân mến!", " Chào em, Sau nhiễm lao, kể cả khi đã hoàn thành phác đồ điều trị và khỏi hẳn, bệnh nhân vẫn có nguy cơ ho ra máu do di chứng lao. Nguy cơ này thay đổi tùy theo cơ địa từng người và rất khó phán đoán được em có thể bị ho ra máu nữa hay không. Tuy nhiên, điều trị tháng thứ ba không phải là chống chỉ định của hoạt động thể lực gắng sức. Do đó, em cần có chế độ vận động thể lực vừa phải, phù hợp với khả năng của bản thân và tăng dần cường độ để phòng ngừa biến chứng ho ra máu em nhé! Thân mến! ", "Xin\r\nchào bạn Nga, Nếu\r\nkết quả thăm khám và xét nghiệm máu của bạn là thì không cần\r\nthiết phải dùng thuốc kháng sinh như bạn đã dùng. Vấn\r\nđề sốt nhiều lần và nhiều ngày của bạn là do bệnh lý chung của sốt siêu vi\r\nnhưng cần loại trừ bệnh bạn nhé, nếu còn sốt bạn nên tiếp tục\r\ntái khám và xét nghiệm máu lại. Còn\r\nvấn đề bạn cần thận trọng hỏi ý kiến của BS điều trị mới đánh giá\r\nđược, nếu bạn sốt cao, ăn uống không được, ói mữa nhiều hoặc có dấu hiệu mất\r\nnhiều nước,…thì mới có chỉ định truyền dịch.", "Chào bạn, Ho kéo dài ở người trẻ thường do một số nguyên nhân như hen, viêm mũi xoang mạn tính, trào ngược dạ dày thực quản… Theo như em mô tả thì các BS cũng đã tìm ra được chẩn đoán và điều trị giảm triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, do đây đều là các bệnh lý mạn tính nên không thể uống thuốc một sớm một chiều là khỏi được. Điều cần làm là cần tái khám và xin ý kiến BS điều trị về vấn đề chăm sóc lâu dài để tránh tái phát. Em nên mang tất cả xét nghiệm đã có đến một BV đa khoa để BS khám đánh giá, chuyển đúng chuyên khoa cần khám và có hướng điều trị đúng bệnh. Nếu cần tư vấn thêm, em vui lòng gửi các xét nghiệm đã thực hiện và toa thuốc đã dùng về cho chương trình em nhé! Thân mến.", "Kết quả xét nghiệm lao có thể khác nhau trong quá trình điều trị Chào bạn, Nếu phác đồ kháng lao của bạn là 9 tháng, bạn đã hoàn thành 4 tháng thì vẫn còn 5 tháng củng cố, giúp loại trừ hết vi khuẩn lao trong cơ thể, phòng tránh tái phát. Bạn nên tiếp tục tuân thủ theo y lệnh bác sĩ. Trong trường hợp xét nghiệm các tháng sau có bất thường, phác đồ có thể thay đổi hoặc kéo dài hơn một chút bạn nhé! Thân mến.", " Chào em, Con em 23 tháng tuổi đang điều trị lao hạch được 2 tháng mà cháu có biểu hiện là ho, sổ mũi và nóng, có thể là viêm vùng hầu họng nên cho cháu đi khám chuyên khoa nhi. Việc cháu 3 ngày không ảnh hưởng quá trình điều trị, trong lúc điều trị lao vẫn có thể uống các loại thuốc cảm (theo y lệnh bác sĩ) và các loại thuốc bổ. Việc cháu uống thêm thuốc bổ gan hay loại thuốc hỗ trợ nào trong quá trình điều trị lao nên xin ý kiến bác sĩ đang điều trị lao cho cháu em nhé! Chúc gia đình em sức khỏe, Thân mến!", " Chào em Minh Cảnh, Những biểu hiện của em phù hợp với triệu chứng của bệnh lý , em đã làm gần như đầy đủ các xét nghiệm cần thiết phục vụ cho chẩn đoán và điều trị. Do đó vấn đề của em hiện tại là cần phải tuân thủ theo phác đồ điều trị, thay đổi lối sống và tái khám ngay khi vừa hết thuốc. Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý không quá khó để điều trị nhưng dễ tái phát, nội soi bình thường không có nghĩa là loại trừ được bệnh vì triệu chứng của em khá rõ ràng. Trong quá trình điều trị và sau khi khỏi bệnh, em vẫn phải chú ý tránh sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia, café, tránh ăn thức ăn chua, cay, tránh nằm đầu thấp sau ăn 2 tiếng và nên giảm cân nếu hiện tại em đang thừa cân hoặc béo phì. Nếu không tuân thủ những điều này thì dù có điều trị khỏi bệnh cũng vẫn tái phát nhiều lần, làm cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Hiện tại BS không rõ em đang điều trị bằng thuốc nào nhưng kể cả khi đã hết triệu chứng vẫn cần phải duy trì thuốc thêm một thời gian nữa. Do đó, em nên tái khám thường xuyên theo lịch hẹn. Thân mến!", "Nôn ói là tác dụng phụ không mong muốn khi dùng thuốc kháng lao Chào bạn, Khi điều trị thuốc kháng lao, có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn, bao gồm các triệu chứng tăng men gan, các biểu hiện trên da, rối loạn tiêu hóa, đau khớp, viêm dây thần kinh, rối loạn tiền đình… Trong đó, buồn nôn, nôn ói khá thường gặp. Xử trí các vấn đề này dựa trên mức độ nặng, nhẹ của triệu chứng và thoáng qua (dưới 48g) hay kéo dài. Nếu nôn nhẹ, thoáng qua, có thể chuyển qua dùng thuốc kháng lao sau bữa ăn tối 2 giờ. Nếu nôn kéo dài hoặc bất kỳ dùng thuốc lúc nào, nên sắp xếp khám chuyên khoa Tiêu Hoá để đánh giá xem có bệnh lý tiêu hoá nào đi kèm hay không, và xem xét thêm thuốc điều trị bạn nhé!", " Chào bạn Hòa, Vể cơ bản việc hòa thuốc lao vào nước cho tan hẳn rồi mới uống cũng giống như uống nguyên viên vào dạ dày. Tuy nhiên nếu trong quá trình điều trị lao mà có biểu hiện buồn nôn, nôn ói thì có thể bạn đã dị ứng với một loại thuốc lao nào đó hay viêm gan do thuốc lao. Nếu tình trạng này kéo dài hay tăng thêm bạn nên báo với bác sĩ điều trị hay đến các cơ sở y tế chuyên sâu bệnh phổi và lao để được làm rõ. Thân mến!", " Chào em, Hiện tại em đang điều trị lao phổi tháng thứ 2 tức là khi bắt đầu điều trị lao thì thai nhi đang ở tháng thứ 4 (tam cá nguyệt thứ 2), thời điểm này khi điều trị thai nhi ít bị ảnh hưởng hơn tam cá nguyệt đầu nhưng không thể đoán trước mức độ ảnh hưởng như thế nào. Vì là bệnh bắt buộc phải điều trị, nếu không điều trị sẽ nguy hiểm cho cả mẹ và bé nên phải chấp nhận nguy cơ. Vấn đề hiện tại là em cần theo dõi sát thai kỳ, khám thai đúng lịch hẹn. Sau khi sinh bé nếu vẫn trong thời gian dùng thuốc kháng lao thì không nên cho bé bú em nhé. Thân mến! AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", " Chào em, Lao phổi có thể đi kèm với lao ruột gây ra triệu chứng tiêu chảy. Tuy nhiên, nếu em chỉ đau bụng, tiêu chảy 1 lần trong ngày ngay sau khi uống thuốc, sau đó tự khỏi ít khi là do lao ruột. Đặc biệt là nếu sau điều trị lao phổi, cơ thể em khoẻ mạnh hơn, hết sốt, ăn uống ngon miệng, bớt các triệu chứng ho đàm, đau ngực, khó thở thì được xem là đáp ứng tốt, không phải lao kháng thuốc. Tiêu chảy một lần trong ngày không gây ảnh hưởng tới tác dụng thuốc kháng lao, miễn là em bổ sung đầy đủ lượng nước đã mất. Tuy nhiên, nếu tình trạng tiêu chảy tăng lên hoặc gây khó chịu thì nên khám bác sĩ Tiêu Hoá để được tầm soát nguyên nhân và chữa trị em nhé! Thân mến.", "Chào bạn, Đầu tiên, việc sử dụng thuốc lao cần phải đúng giờ để giúp nồng độ thuốc ổn định, tăng hiệu quả và giảm các tác dụng phụ của thuốc, đồng thời cũng làm tăng tuân thủ thuốc. Thuốc lao khuyến cáo sử dụng vào thời điểm trước ăn sáng 1 tiếng, do đó, dù uống lệch giờ 1 tí (30phút -1 tiếng) nhưng cần nằm trong thời điểm này. Bạn nên điều chỉnh lại dùng thuốc trước ănn để đạt hiệu quả cao và chống kháng thuốc. Vấn đề thứ 2, thuốc kháng lao chuyển hóa qua gan nên có thể gây độc tính trên gan và tương tác với khá nhiều thuốc khác. Vì thế, khi bạn muốn sử dụng thêm một thuốc giảm cân hoặc thực phẩm chức năng, bạn nên biết rõ thành phần hoạt chất trong thuốc và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi bắt đầu để tránh ảnh hưởng đến quá trình điều trị lao. Nhất là các thuốc giảm cân thường không rõ thành phần có thể ảnh hưởng chức năng gan, thận cần tránh. Ngoài ra, bạn mắc lao một phần do sức đề kháng suy yếu, nếu còn tiếp tục ăn kiêng quá mức, khiến cơ thể không đủ dưỡng chất để tạo kháng thể thì rất khó hồi phục. Trong điều trị lao không kiêng cữ quan hệ vợ chồng, nhưng trong 2 tháng đầu nên cách ly, hạn chế ngủ chung để tránh lây bệnh. Thuốc kháng lao có thể làm giảm hoặc mất tác dụng của thuốc tránh thai. Do vậy bạn nên lựa chọn biện pháp tránh thai khác hoặc tư vấn tại bác sĩ chuyên khoa Sản nếu muốn dùng thuốc tránh thai bạn nhé. Thân mến.", "Hình minh họa Chào em, Trường hợp người bệnh\r\nđang uống mà vẫn mệt, vẫn ho nhiều, vẫn sốt...có khả năng đây là lao\r\nkháng thuốc (kháng với các thuốc trong phác đồ đang dùng nhưng vẫn còn nhiều\r\nphác đồ thay thế). Do đó, khi có biểu hiện\r\nbất thường nào, trong đó có ho dai dẳng thì em cần quay lại BV để kiểm tra. Tuy nhiên, không phải\r\ntrường hợp nào ho nhiều cũng là lao kháng thuốc, các nguyên nhân gây ra lao còn\r\ncó thể do nhiều nguyên nhân khác như trào ngược dạ dày thực quản, chảy mũi\r\nsau...Tốt nhất là đi kiểm tra để xác định nguyên nhân.", "Chào em, Hiện tại phác đồ điều trị lao đang áp dụng chiến lược sử dụng nhiều thuốc phối hợp, tác động theo nhiều cơ chế và dùng thuốc kéo dài, do đó nếu em đảm bảo tuân thủ thì rất khó có thể xảy ra kháng thuốc ở tháng thứ 12. Hạch có thể to đau do nhiều nguyên nhân, em nên tái khám để bác sĩ kiểm tra xem có thật sự là đau và sưng to trở lại do bệnh lao chưa ổn hay do hạch viêm phản ứng trong các bệnh lý nhiễm trùng thông thường khác em nhé! Thân mến." ]
Nguyên nhân viêm gan thiếu máu cục bộ
[ "Nguyên nhân viêm gan thiếu máu cục bộ Nguyên nhân dẫn đến viêm gan thiếu máu cục bộ Một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng viêm gan thiếu máu cục bộ là: Suy giảm sự tưới máu: Suy tim, tụt huyết áp nặng, sốc tim, sốc giảm thể tích, tắc mạch do huyết khối, chèn ép tim. Thiếu oxy máu: Suy hô hấp. Nhu cầu trao đổi chất tăng: Sốc nhiễm trùng, bỏng diện rộng, phẫu thuật. Suy tim có thể là nguyên nhân dẫn đến viêm gan thiếu máu cục bộ" ]
[ "Chào em, Hemangioma gan là u mạch máu ở gan. Đây là một loại u bướu ở gan, đa số là lành tính, không cần điều trị. Khoa học vẫn chưa biết nguyên nhân gây u máu gan, có thể do di truyền, có thể có liên quan đến nội tiết tố nữ - estrogen (thai kỳ và điều trị bằng estrogen cho phụ nữ mãn kinh)... Đa phần u máu gan là đơn độc, nhưng cũng có nhiều trường hợp có vài u máu nhỏ trong gan. Số lượng u máu không quan trọng bằng kích thước u. Nếu u to có thể gây triệu chứng (đau hạ sườn phải, đầy bụng, buồn nôn hoặc nôn). U quá to có thể chèn ép đường mật, chảy máu đường mật, chèn ép tĩnh mạch chủ dưới và sốt không rõ nguyên nhân. Một biến chứng nguy hiểm là u to có thể vỡ tự nhiên hoặc sau chấn thương bụng, gây xuất huyết nhiều và ảnh hưởng tính mạng. Hiện nay, chưa có một loại thuốc nào có tác dụng làm mất hoặc giảm kích thước của khối u. Nếu khối u to (> 10 cm) hoặc to nhanh gây chèn ép, đau bụng, buồn nôn, gan to thì có thể điều trị đề phòng u vỡ gây xuất huyết. Tùy thuộc vào kích thước, vị trí khối u, sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ áp dụng các phương pháp khác nhau: thuyên tắc động mạch nuôi khối u, phẫu thuật cắt một phần gan. Với các u mạch máu kích thước nhỏ, không gây triệu chứng thì chỉ cần theo dõi định kỳ mỗi 6 tháng - 1 năm để theo dõi kích thước mà thôi.", "Nguy cơ thiếu máu cục bộ đường ruột Những ai có nguy cơ mắc phải thiếu máu cục bộ đường ruột? Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ thiếu máu cục bộ đường ruột bao gồm: Bệnh tim: Bao gồm bệnh van tim, rung nhĩ hoặc bệnh cơ tim. Những tình trạng này cho phép cục máu đông phát triển trong tim, sau đó có thể gây tắc mạch. Trong khi đột quỵ là mối quan tâm chính của các bác sĩ và bệnh nhân khi cục máu đông hình thành trong tim, tắc mạch từ tim cũng có thể gây ra thiếu máu cục bộ cấp tính ở ruột. Bệnh động mạch ngoại vi: Liên quan đến động mạch mạc treo, có thể dẫn đến thiếu máu cục bộ ruột. Rối loạn đông máu: Rối loạn đông máu di truyền, chẳng hạn như yếu tố V Leiden, chiếm phần lớn những người bị thiếu máu cục bộ đường ruột mà không có bệnh mạch máu cơ bản. Giảm thể tích máu hoặc thể tích máu thấp: Giảm thể tích máu có thể do chảy máu quá nhiều, mất nước nghiêm trọng hoặc sốc tim mạch có thể tạo ra thiếu máu cục bộ đường ruột. Viêm mạch máu: Viêm mạch (viêm mạch máu) có thể do nhiễm trùng hoặc rối loạn tự miễn dịch như bệnh lupus. Tình trạng viêm mạch máu có thể dẫn đến huyết khối động mạch mạc treo tràng. Tuổi tác: Những người từ 50 tuổi trở lên sẽ tăng nguy cơ bị thiếu máu cục bộ đường ruột. Hút thuốc lá: Thuốc lá và các dạng thuốc lá khói khác làm tăng nguy cơ thiếu máu cục bộ đường ruột. Thuốc: Một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ thiếu máu cục bộ đường ruột. Ví dụ như thuốc tránh thai và thuốc làm cho mạch máu giãn nở hoặc co lại, chẳng hạn như một số loại thuốc dị ứng và thuốc trị đau nửa đầu. Sử dụng thuốc gây nghiện bất hợp pháp: Đã có những nghiên cứu cho thấy mối liên quan giữa cocaine và methamphetamin với bệnh thiếu máu cục bộ đường ruột.", "Nguyên nhân suy gan mạn Nguyên nhân dẫn đến suy gan mạn Sau đây là những nguyên nhân phổ biến nhất: Bệnh gan do rượu (Alcoholic Liver Disease): Bệnh gan do rượu là một bệnh phổ biến bao gồm gan nhiễm mỡ do rượu có hoặc không có viêm gan, viêm gan do rượu (có thể hồi phục) dẫn đến xơ gan (không thể hồi phục). Đây là nguyên nhân thường gặp nhất của suy gan mạn. Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD/NASH): Bệnh có mối liên quan với hội chứng chuyển hóa (béo phì, rối loạn mỡ máu và đái tháo đường). Một số người bệnh này dẫn đến xơ hóa gan. Tất cả các yếu tố nguy cơ của hội chứng chuyển hóa đều có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh. Viêm gan siêu vi mạn: Nhiễm viêm gan virus B, C và D mạn tính là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra suy gan mạn ở Đông Á và Châu Phi cận Sahara. Viêm gan virus C mạn nếu không được điều trị có thể dẫn đến ung thư biểu mô tế bào gan. Nguyên nhân di truyền: Thiếu hụt Alpha-1 antitrypsin: Đây là nguyên nhân di truyền phổ biến nhất gây ra suy gan mạn ở trẻ em. Bệnh nhiễm sắc tố sắt mô di truyền: Đây là bệnh rối loạn hấp thu sắt trên nhiễm sắc thể thường do đột biến liên quan đến gen HFE điều hòa sự hấp thu sắt từ ruột nên lượng sắt dư thừa sẽ được hấp thu qua đường tiêu hóa. Kết quả là tăng lượng sắt trong cơ thể (chẳng hạn như ferritin và hemosiderin) dẫn đến tạo ra các gốc tự do hydroxyl, từ đó gây ra tình trạng xơ hóa các cơ quan. Bệnh Wilson: Rối loạn gen lặn trên nhiễm sắc thể thường dẫn đến tích tụ chất đồng. Nguyên nhân tự miễn: Viêm gan tự miễn là một bệnh hiếm gặp trong đó nhu mô gan bị phá hủy bởi các kháng thể tự miễn. Hầu hết người bệnh mắc bệnh này đều đã tiến triển đến bệnh xơ gan. Phụ nữ thường bị ảnh hưởng nhiều hơn nam giới. Bao gồm các bệnh: Viêm đường mật nguyên phát (PBC); Viêm đường mật xơ cứng nguyên phát (PSC); Viêm gan tự miễn (AIH). Các nguyên nhân khác của suy gan mạn: Thuốc: Amiodarone, isoniazid, methotrexate, phenytoin, nitrofurantoin; Mạch máu: Hội chứng Budd-Chiari; Vô căn: Khoảng 15%. Một số loại thuốc như Amiodarone, isoniazid, methotrexate,... có thể là nguyên nhân của suy gan mạn", "Nguyên nhân viêm gan e Nguyên nhân dẫn đến viêm gan E Viêm gan E là một bệnh lý tổn thương tế bào gan cấp tính do virus HEV gây ra. Virus HEV lây truyền chủ yếu qua đường phân - miệng. Các hình thức truyền bệnh đã được xác định: Lây truyền qua nguồn nước uống bị ô nhiễm bởi phân chứa mầm bệnh; Lây truyền từ thực phẩm có nguồn gốc từ động vật bị nhiễm bệnh mà không nấu chín; Lây truyền từ thực phẩm sống trong nguồn nước hoặc được tưới tiêu từ nguồn nước chứa mầm bệnh mà không nấu chín; Lây truyền qua đường máu; Lây truyền dọc từ mẹ sang con trong quá trình mang thai. Virus HEV phân bố khắp thế giới nhưng khu vực có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là khu vực nhiệt đới, đặc biệt là các nước kém phát triển với môi trường nước ô nhiễm và không xử lý đúng cách phân và chất thải. Virus HEV có trong phân, nước và rác thải, khi mưa lũ cuốn nước từ các vùng đất bẩn chứa virus đến nơi khác, đặc biệt là các vùng đất ven sông suối. Virus HEV có nhược điểm là sức đề kháng rất kém với môi trường bên ngoài. Bạn chỉ cần đun sôi trong 1 - 2 phút là có thể tiêu diệt được virus. Nguồn nước sinh hoạt ô nhiễm nặng là một hình thức lây truyền viêm gan E", "Thảo thân mến, Men gan có bốn loại, đó là AST (hay SG0T), ALT (hay SGPT), Alkaline phosphatase có trong màng tế bào gan và GGT có trong tế bào gan, thận, đường mật, tụy… Hai loại men gan AST và ALT có chủ yếu trong tế bào gan, nên khi tế bào gan bị tổn thương thì men gan được bài tiết ra nhiều. Trường hợp của bé gấp 10 lần là ở mức độ nặng. Do đó, cần nhanh chóng tìm ra nguyên nhân mới có hướng điều trị triệt để cho bé, em nhé. Nếu bé không mắc các bệnh viêm gan do siêu vi thì cần tìm những nguyên nhân khác: do thuốc (chống lao, thuốc kháng sinh nhóm fluoquinolon, acetaminophen…), các bệnh lý ở đường dẫn mật (sỏi túi mật, sỏi đường mật, viêm đường mật), các bệnh lý nhiễm trùng hoặc do ngộ độc hóa chất… Bé của em cần nhập viện để BS khám, theo dõi lâm sàng và làm nhiều xét nghiệm cần thiết mới có thể tìm được nguyên nhân và đưa ra hướng điều trị thích hợp. BS chúc bé mau khỏe.", "Tìm hiểu chung cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua là gì? Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua (TIA), là sự tắc nghẽn tạm thời lưu lượng máu đến não. Các triệu chứng của cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua sẽ giống như một cơn đột quỵ, nhưng kéo dài trong thời gian ngắn, và hồi phục hoàn toàn trong vòng 24 giờ. Nguyên nhân dẫn đến cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua là do cục máu đông hoặc mảng xơ vữa chặn nguồn cung cấp máu trong não. Khi cục máu đông di chuyển, các triệu chứng sẽ biến mất. Do đó, bạn có thể thấy mình ổn vì hết toàn toàn triệu chứng. Tuy nhiên, điều quan trọng khi TIA chính là một cảnh báo rằng bạn có thể có nguy cơ mắc đột quỵ. Nên dù hết triệu chứng hay không, bạn cũng nên liên hệ ngay với cơ sở y tế để có thể được tư vấn và điều trị phù hợp.", "Chào bạn, Hiện nay bệnh lý hay từ phổ thông hay gọi\r\nlà thiếu máu cơ tim có xu hướng xuất hiện ở lứa tuổi trẻ hơn, đặc biệt trên những\r\nngười có các yếu tố nguy cơ mạch vành như cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ\r\nmáu, hút thuốc lá, tiền căn gia đình có người bệnh mạch vành… Nếu triệu chứng\r\nkhó thở, đè nặng ở ngực, bóp nghẹt tim của bạn xảy ra khi gắng sức, giảm khi\r\nnghỉ ngơi thì cần phải nghỉ đến nguyên nhân tim mạch. Nếu triệu chứng xảy ra\r\nliên tục suốt ngày thì ít nghĩ nguyên nhân tim mạch hơn. Mặc dù điện tâm đồ thường qui 12 chuyển đạo của bạn\r\nkhông ghi nhận bất thường, bạn cần làm thêm siêu âm tim và điện tâm đồ gắng sức\r\nđể có đánh giá đầy đủ hơn về tình trạng tim mạch của mình. Nếu thăm khám nghi\r\nngờ có dấu hiệu hội chứng vành cấp, bác sĩ có thể sẽ cho thử thêm men tim. Nếu triệu chứng mới xuất hiện gần đây thì một số chẩn\r\nđoán khác cũng cần phải loại trừ như viêm cơ tim, bệnh lý màng tim, màng phổi,\r\nmạch máu … Chúc bạn mau tìm được bệnh. Thân mến, BS Trần Nhân Tuấn Phòng khám Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn", "- nguồn internet Chào em Luân, Theo kết quả công thức máu thì em có thiếu máu nhẹ. Thường nguyên nhân có thể do kinh nguyệt, ăn uống không đầy đủ, thiếu đạm, thiếu sắt hoặc nhiễm giun sán. Trước mắt em nên ăn uống đầy đủ, uống thêm viên sắt, ăn thực phẩm giàu chất sắt như rau có lá xanh đậm, thịt, trứng, cá, sữa, xổ giun định kỳ. Nếu có rối loạn kinh nguyệt như rong kinh, rong huyết, hoặc mắc các bệnh lý gây chảy máu như trĩ cần điều trị sớm, em nhé. Thân mến,", "Rượu bia chính là kẻ thù rất lớn của lá gan Chào bạn, Trên nền bệnh nhân xơ gan, nếu phát hiện nốt giảm âm trên siêu âm thì có thể là khối u lành tính hoặc ác tính. Các đặc điểm phát hiện trên siêu âm của khối u sẽ giúp gợi ý bản chất u để quyết định hướng xử trí tiếp theo. Hiện tại, xét nghiệm máu có tình trạng men gan tăng cao còn dấu ấn ung thư gan thì bình thường, dù vậy vẫn chưa đủ bằng chứng để loại trừ ung thư. Do đó, bạn nên đưa người bệnh tới khám ở bệnh viện chuyên khoa Ung Bướu để được thực hiện thêm một số xét nghiệm khác như MRI hoặc CT để chẩn đoán xác định và lên kế hoạch theo dõi bạn nhé!", "Nguyên nhân ung thư gan di căn Nguyên nhân dẫn đến ung thư gan di căn Viêm gan siêu vi B, C Virus viêm gan B và virus viêm gan C gây bệnh viêm gan mạn tính, có liên quan đến hơn 70% trường hợp ung thư biểu mô tế bào gan. Đồng nhiễm cả 2 loại virus này càng làm tăng nguy cơ mắc ung thư biểu mô tế bào gan. Virus viêm gan B (HBV) là một loại virus có vỏ bọc, bộ gen DNA hình tròn và thuộc họ Hepadnavirus. Sự tích hợp bộ gen của virus viêm gan B vào bộ gen của người là cơ chế bệnh sinh chính gây ung thư ở HBV. HCC có thể xảy ra mà không có xơ gan ở bệnh nhân nhiễm virus viêm gan B. Theo thống kê có hơn 80% HCC liên quan đến HBV có bệnh xơ gan tiềm ẩn. Một yếu tố dự báo nguy cơ mạnh mẽ đối với ung thư biểu mô tế bào gan ở bệnh nhân nhiễm HBV là nồng độ HBV DNA của virus trong huyết thanh tăng cao. Virus viêm gan C (HCV) là một loại virus RNA sợi kép. Vật chất di truyền HCV không tích hợp với bộ gen của vật chủ. Tình trạng viêm gan mạn tính do nhiễm virus viêm gan C với tình trạng xơ hóa và hoại tử góp phần vào sự phát triển của ung thư biểu mô tế bào gan. Trong đó, xơ gan là một bước quan trọng trong quá trình gây ung thư vì rất ít trường hợp HCC liên quan đến HCV mà bệnh nhân không bị xơ gan. Viêm gan nhiễm mỡ không do rượu (NASH) và bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu là tình trạng mỡ dư thừa trong tế bào gan dù không có tiền sử nghiện rượu. NAFLD chủ yếu xảy ra trong hội chứng chuyển hóa (béo bụng, tăng triglyceride máu, đái tháo đường, tăng huyết áp). NAFLD hiện là nguyên nhân hàng đầu gây ra HCC trên toàn thế giới, đặc biệt là ở các nước phương Tây. Rượu bia Rượu có thể trực tiếp và gián tiếp gây ra HCC. Khoảng 30% HCC có liên quan đến tiền sử uống rượu quá mức ở Hoa Kỳ. Rượu dẫn đến tăng phản ứng oxy hóa và viêm tại gan. Uống hơn 80g rượu/ngày làm tăng nguy cơ ung thư biểu mô tế bào gan gấp 5 lần so với người không uống rượu. Uống nhiều rượu là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về gan Aflatoxin Aflatoxin B1 là một loại độc tố nấm mốc được sản xuất bởi Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus. Chất gây ung thư này chủ yếu do đột biến gen ức chế khối u (p53) và được tìm thấy ở vùng châu Phi cận Sahara, Đông Nam Á - nơi nấm gây ô nhiễm ngũ cốc. Aflatoxin B1 làm tăng nguy cơ mắc ung thư biểu mô tế bào gan ở bệnh nhân có nhiễm virus viêm gan B kèm theo.", "Nguy cơ viêm đại tràng thiếu máu cục bộ Những ai có nguy cơ mắc viêm đại tràng thiếu máu cục bộ Viêm đại tràng thiếu máu cục bộ thường xảy ra trên những người bệnh có nguy cơ thiếu máu cục bộ mạc treo. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể tiến triển âm thầm trên những người không có nguy cơ nào. Tuổi: Viêm đại tràng thiếu máu cục bộ thường xảy ra ở những người trên 60 tuổi. Do động mạch của bạn dễ hình thành mảng xơ vữa, lúc này tim và mạch máu phải làm việc nhiều hơn để có thể bơm máu đi nuôi cơ thể. Rối loạn đông máu: Người bệnh dễ bị đông máu hơn bình thường như thiếu yếu tố V Leiden. Nhồi máu cơ tim ; Chạy thận nhân tạo; Sử dụng thuốc gây táo bón, thuốc điều hòa miễn dịch; Tiền sử phẫu thuật động mạch chủ; Suy tim; Đái tháo đường; Huyết áp thấp. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải viêm đại tràng thiếu máu cục bộ Một số yếu tố được xem là làm tăng yếu tố nguy cơ mắc viêm đại tràng thiếu máu cục bộ, tuy nhiên các yếu tố này thường hiếm gặp: Hút thuốc lá: Là yếu tố làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch; Tập thể dục cường độ cao như chạy marathon đường dài; Thuốc: Thuốc điều trị đau nửa đầu , estrogen, thuốc điều trị bệnh tim. Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ viêm đại tràng thiếu máu cục bộ", " Chào em, là cụm từ được sử dụng để chẩn đoán tình trạng hoại tử cơ tim trong tình huống lâm sàng phù hợp với thiếu máu cục bộ cơ tim cơ tim cấp. Với lứa tuổi của em khó có thể tìm thấy yếu tố nguy cơ tim mạch gây nên bệnh tim thiếu máu cục bộ, do đó, có thể có tồn tại một nguyên nhân nào khác. Em vui lòng cung cấp thêm các kết quả xét nghiệm đã có, giấy ra viện, hồ sơ đặt stent mạch vành (nếu có) và các loại thuốc đang sử dụng để BS tư vấn cụ thể hơn, em nhé! Thân mến! ", "- Nguồn: Internet Chào bạn, thường do quá trình xơ\r\nvữa động mạch tạo nên. Các mảng xơ vữa ngày càng lớn làm hẹp dần lòng động\r\nmạch. Quá trình xơ vữa có nhiều yếu tố tác động như tuổi tác, chế độ ăn uống\r\nhoạt động thể lực, bệnh đi kèm như cao huyết áp, tiểu đường, bệnh thận… Khi\r\nkiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ có thể giúp tiến trình xơ vữa động mạch chậm\r\nlại, một số trường hợp có thể giảm bớt. Nếu không kiểm soát tốt các yếu tố nguy\r\ncơ, mảng xơ vữa sẽ phát triển ngày càng lớn gây hẹp lòng mạch nặng hơn. Thông thường khi hẹp <70% đường\r\nkính lòng mạch sẽ không gây ảnh hưởng huyết động. Các triệu chứng của hẹp mạch\r\nvành (triệu chứng thiếu máu cục bộ cơ tim) thường ít xảy ra khi hẹp dưới mức\r\nnày. Khi hẹp >70%, các triệu chứng sẽ xuất hiện khi mạch máu không còn khả\r\nnăng bù trừ để cung cấp đủ máu cho cơ tim. Tuy nhiên, một số trường hợp hẹp\r\n>70% nhưng mạch máu bù trừ tốt nên bệnh nhân vẫn không có triệu chứng, các\r\ntrắc nghiệm tầm soát thiếu máu cục bộ âm tính. Như vậy mức độ hẹp phải đi cùng\r\nvới dấu hiệu thiếu máu cục bộ mới có chỉ định điều trị can thiệp nong mạch vành\r\n(trừ một số vị trí đặc biệt nguy hiểm). Chúc bạn luôn khỏe mạnh, Thân mến, BS\r\nTrần Nhân Tuấn Phòng khám Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn", " Chào em Trang, chứng tỏ tế bào gan đang bị tổn thương, hay nói cách khác là viêm gan. Nguyên nhân gây viêm gan có thể do viêm gan siêu vi, do rượu, hóa chất... Tùy vào nguyên nhân gây viêm gan mà sẽ có hướng điều trị khác nhau. Thứ nhất, không phải bệnh nào cũng cần truyền dịch và truyền dịch đều khỏi, viêm gan cũng vậy, hơn nữa tùy vào dịch gì truyền mà có tác dụng hạ men gan hay không. Do đó, tôi khuyên chị em nên đến khám lại chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật để được kiểm tra toàn diện và điều trị thích hợp. Thân mến! Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp. Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng: › Gửi đến email: › Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang › Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983", "Nguy cơ thiếu máu cục bộ đường mật Những ai có nguy cơ mắc phải thiếu máu cục bộ đường mật? Thiếu máu cục bộ đường mật là một bệnh khá hiếm và tỷ lệ mắc bệnh vẫn chưa được xác định rõ. Bệnh thường xảy ra chủ yếu ở người bệnh đã tiến hành ghép gan, đặc biệt là khi lưu thông máu trong động mạch gan bị ảnh hưởng. Tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng người bệnh ghép gan dao động từ 1% đến 30%. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải thiếu máu cục bộ đường mật Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải thiếu máu cục bộ đường mật bao gồm: Bệnh tim: Những người có tiền sử bệnh tim, bao gồm những người đã trải qua nhồi máu cơ tim , hoặc phẫu thuật tim có nguy cơ cao hơn mắc thiếu máu cục bộ đường mật. Bệnh lý mạch máu: Các bệnh lý mạch máu như bệnh mạch vành , bệnh động mạch chủ, hoặc bất kỳ bệnh lý nào gây ảnh hưởng đến sự lưu thông máu trong các cơ quan quan trọng, có thể tăng nguy cơ mắc bệnh. Bệnh đái tháo đường: Bệnh đái tháo đường có thể gây tổn thương mạch máu và làm suy yếu khả năng cung cấp máu đến các cơ quan, bao gồm đường mật. Lớn tuổi: Tuổi tác là một yếu tố nguy cơ, vì quá trình lão hóa tổn thương mạch máu và làm giảm tốc độ dòng máu đến các cơ quan, bao gồm đường mật. Hút thuốc lá: Hút thuốc lá và sử dụng các sản phẩm tương tự thuốc lá có thể làm giảm lưu lượng máu và làm tắc nghẽn mạch máu, gây nguy cơ mắc thiếu máu cục bộ đường mật." ]
Kem bôi da Mekoderm-Neomycin Mekophar điều trị chàm, vẩy nến, viêm da tiếp xúc (10g)
[ "Mô tả ngắn:\nThuốc Mekoderm - Neomycin là sản phẩm của Công ty Cổ phần Hóa - Dược phẩm Mekophar, chứa dược chất chính gồm betamethasone và neomycin dạng kem bôi da. Thuốc được dùng để điều trị các bệnh da đáp ứng với corticosteroid khi có hay nghi ngờ nhiễm khuẩn thứ phát: Chàm, vẩy nến, viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng, viêm thần kinh da, viêm da tiết bã nhờn, viêm da do ứ đọng, viêm da do nắng, vết côn trùng cắn, ngứa do lão hóa.\nThành phần:\nBetamethasone dipropionate: 6.4mg\nTá dược vừa đủ: 10\nChỉ định:\nThuốc Mekoderm-Neomycin được chỉ định dùng trong các trường hợp: Các bệnh da đáp ứng với corticosteroid khi có hay nghi ngờ nhiễm khuẩn thứ phát: Chàm, vẩy nến, viêm da tiếp xúc , viêm da dị ứng, viêm thần kinh da, viêm da tiết bã nhờn, viêm da do ứ đọng, viêm da do nắng, vết côn trùng cắn, ngứa do lão hóa." ]
[ "Mô tả ngắn:\nThuốc Mycophar 12 ml là sản phẩm được sản xuất bởi Công ty TNHH Dược phẩm Nam Việt, thuốc có thành phần hoạt chất gồm: Salicylic acid, benzoic acid. Thuốc Mycophar dược dùng trong điều trị các bệnh ngoài da như lác, lang ben, nấm kẽ tay, nấm kẽ chân…\nThành phần:\nSalicylic acid: 3%\nAcid benzoic: 3.3%\nEthanol: 70%\nChỉ định:\nThuốc Mycophar 12 ml được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nĐiều trị các triệu chứng về lác, lang ben, nấm da như nấm móng tay - chân, nấm kẽ tay chân...", "Mô tả ngắn:\nAmoxicillin 250 mg được sản xuất bởi công ty cổ phần hoá – dược phẩm Mekophar, với thành phần chính amoxicillin, là thuốc dùng để điều trị các nhiễm khuẩn do các vi khuẩn còn nhạy cảm như nhiễm khuẩn đường hô hấp, đường mật, tiêu hoá, tiết niệu – sinh dục và nhiễm khuẩn da.\nThành phần:\nAmoxicillin: 250mg\nChỉ định:\nThuốc Amoxicillin 250 mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nÐiều trị các nhiễm khuẩn do các vi khuẩn còn nhạy cảm như nhiễm khuẩn đường hô hấp, đường mật, tiêu hoá, tiết niệu – sinh dục và nhiễm khuẩn da.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Lincomycin là sản phẩm của Công ty Cổ phần hoá dược phẩm Mekophar chứa hoạt chất Lincomycin dùng điều trị nhiễm khuẩn nặng do các vi khuẩn nhạy cảm, đặc biệt Staphylococcus, Streptococcus, Pneumococcus ở người bệnh có dị ứng với penicilin như áp xe gan; nhiễm khuẩn xương do Staphylococcus; nhiễm khuẩn phụ khoa như nhiễm khuẩn ở âm đạo; viêm màng trong tử cung, viêm vùng chậu; viêm màng bụng thứ phát; áp xe phổi; nhiễm khuẩn huyết; mụn nhọt biến chứng và loét do nhiễm khuẩn kỵ khí. Nhiễm khuẩn do các vi khuẩn kháng penicilin, nhiễm khuẩn ở các vị trí khó thấm thuốc như viêm cốt tủy cấp tính và mạn tính, do Bacteroides spp.\nThành phần:\nLincomycin: 500mg\nChỉ định:\nThuốc Lincomycin chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:\nNhiễm khuẩn nặng do các vi khuẩn nhạy cảm, đặc biệt Staphylococcus, Streptococcus, Pneumococcus ở người bệnh có dị ứng với penicilin như áp xe gan; nhiễm khuẩn xương do Staphylococcus; nhiễm khuẩn phụ khoa như nhiễm khuẩn ở âm đạo; viêm màng trong tử cung, viêm vùng chậu; viêm màng bụng thứ phát; áp xe phổi; nhiễm khuẩn huyết; mụn nhọt biến chứng và loét do nhiễm khuẩn kỵ khí. Nhiễm khuẩn do các vi khuẩn kháng penicilin. Nhiễm khuẩn ở các vị trí khó thấm thuốc như viêm cốt tủy cấp tính và mạn tính, do Bacteroides spp.", "Mô tả ngắn:\nCephalexin 250mg là sản phẩm của Công ty Cổ phần Hóa - Dược phẩm Mekophar với thành phần chính là Cephalexin (dưới dạng Cephalexin monohydrat). Thuốc Cephalexin 250mg được chỉ định trong điều trị các nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm.\nThành phần:\nCephalexin: 250mg\nChỉ định:\nCephalexin được chỉ định trong điều trị các nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm:\nNhiễm khuẩn đường hô hấp dưới: Viêm phế quản cấp và mạn tính, giãn phế quản nhiễm khuẩn. Nhiễm khuẩn tai-mũi-họng: Viêm tai giữa, viêm xương chũm, viêm xoang, viêm amidan hốc và viêm họng. Viêm đường tiết niệu-sinh dục: Viêm bàng quang và viêm tuyến tiền liệt. Điều trị dự phòng nhiễm khuẩn đường niệu tái phát. Nhiễm khuẩn sản và phụ khoa. Nhiễm khuẩn da, mô mềm và xương. Bệnh lậu. Nhiễm khuẩn răng. Điều trị dự phòng thay Penicillin cho người bệnh mắc bệnh tim phải điều trị răng.", "Chào anh, Qua thư anh mô tả cho thấy anh có cơ địa dị ứng. Chính vì cơ địa dị ứng nên anh mắc hai bệnh hen và chàm. Cả hai bệnh này có liên quan đến yếu tố gây dị ứng và di truyền. Người bệnh chàm rất dễ nhạy cảm với các yếu tố dị ứng trong môi trường sống, trong khi các chất này lại vô hại đối với người khác. Bệnh do cơ địa dị ứng nên rất khó điều trị tận gốc. Trường hợp của anh có thể bệnh chàm đã bị bội nhiễm (ngứa gãi nhiều nên tổn thương rỉ dịch, vỡ ra rồi thành mảng màu đỏ tươi). Ngoài việc dùng thuốc chống dị ứng, kem bôi có chứa corticoide, có thể anh phải dùng thêm thuốc kháng sinh để chống bội nhiễm vi trùng và kem làm mềm da để duy trì độ ẩm… Cách tốt nhất anh nên quay lại BV Da Liễu tái khám, BS nhìn thấy trực tiếp tổn thương sẽ điều trị cho anh giảm các triệu chứng kể trên. Chúc sức khỏe!", "Mô tả ngắn:\nVới thành phần chính fluocinolone acetonide, neomycin sulfate, Flucort-N là thuốc dùng để trị viêm da, kể cả trường hợp nặng và không có hiệu quả với các corticoid dùng ngoài da khác. Chỉ định bao gồm chàm dị ứng, chàm sữa, bệnh ngứa sần Besnier, chàm dạng đĩa, chàm do giãn tĩnh mạch, vẩy nến, viêm da tiết bã, viêm da tiếp xúc, viêm da thần kinh, Lupus ban đỏ, ban đỏ đa dạng, viêm da mủ, chốc lở, viêm tai ngoài, ngứa vùng hậu môn – sinh dục và ngứa do lão suy. \n Flucort-N là thuốc kem bôi da hộp là một tuýp 15g của công ty Glenmark Pharmaceuticals Ltd. Thuốc nên sử dụng khi có nghi ngờ nhiễm khuẩn, rất thích hợp trong điều trị những bệnh ở da vùng nếp gấp hay rậm lông.\nThành phần:\nFluocinolone acetonide: 0.025%\nNeomycin Sulphate: 0.5%\nChỉ định:\nFlucort-N được chỉ định để điều trị các bệnh viêm da, kể cả đối với các trường hợp nặng và không có hiệu quả với những corticosteroid thoa ngoài da khác. Chỉ định bao gồm chàm dị ứng, chàm sữa, bệnh ngứa sần Besnier, chàm dạng đĩa, chàm do giãn tĩnh mạch vẩy nến, viêm da tiết bã, viêm da tiếp xúc , viêm da thần kinh, Lupus ban đỏ, ban đỏ đa dạng, viêm da mủ, chốc lở, viêm tai ngoài, ngứa vùng hậu môn – sinh dục và ngứa do lão suy.\nNên dùng kem Flucort-N khi có hoặc nghi ngờ nhiễm khuẩn.\nKem Flucort-N rất thích hợp trong điều trị những bệnh ở da vùng nếp gấp hay rậm lông.", "Mô tả ngắn:\nKem bôi da Tribetason là sản phẩm của Dược phẩm Hà Tây chứa hoạt chất Betamethasone , Clotrimazole , Gentamicin dùng trong điều trị viêm da và dị ứng da, nấm ngoài da, bỏng nhẹ, vết muỗi, côn trùng đốt, mẩm ngứa, mày đay, viêm da bội nhiễm.\nThành phần:\nClotrimazole: 1%\nBetamethason dipropionat: 0.064%\nGentamicin: 0.1%\nChỉ định:\nKem bôi da Tribetason chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:\nViêm da và dị ứng da: Chàm cấp và mãn tính, viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng , viêm da tăng tiết bã nhờn, liken phẳng mãn tính, vẩy nến, mề đay dạng rát sần, ngứa hậu môn, âm hộ. Nấm ngoài da: Nhiễm Candida , nấm da, lang ben, hắc lào, nấm kẽ, nước ăn chân. Bỏng nhẹ, vết muỗi, côn trùng đốt, mẩm ngứa, mày đay, viêm da bội nhiễm.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Decocort Cream được sản xuất bởi Hoe Pharmaceuticals - Malaysia, có thành phần chính là Miconazole Nitrate và Hydrocortisone. Kem Decocort được chỉ định để điều trị nhiễm vi nấm trên da kèm viêm, chàm, phát ban trên da do nhiễm vi nấm và/hoặc vi khuẩn. \n Thuốc Decocort Cream được bào chế dưới dạng kem bôi da. Decocort Cream là một loại kem trắng, trong. Hộp 1 tuýp, ống nhôm 5 g và 15 g.\nThành phần:\nHydrocortisone: 1\nChỉ định:\nThuốc Decocort Cream được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nĐiều trị nhiễm vi nấm trên da kèm viêm, chàm , phát ban trên da do nhiễm vi nấm và/hoặc vi khuẩn.", "Mô tả ngắn:\nThuốc mỡ bôi da Chamcromus 0,03% là sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 2 dùng điều trị chàm thể tạng (viêm da thể tạng), cơn bùng phát bệnh chàm thể tạng (như eczema).\nThành phần:\nTacrolimus: 0.03%\nChỉ định:\nThuốc mỡ bôi da Chamcromus 0,03% chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:\nĐiều trị tấn công: Dùng cho trẻ em từ 2 - 16 tuổi.\nĐiều trị ngắn hạn và ngắt quãng đối với bệnh chàm thể tạng (viêm da thể tạng) từ vừa đến nặng cho trẻ em từ 2 - 16 tuổi.\nĐã điều trị bằng các thuốc ngoài da khác mà không khỏi hoặc các thuốc ngoài da khác không được khuyên dùng như các thuốc bôi da corticosteroid.\nĐiều trị duy trì: Dùng thuốc cho cả người lớn kể cả người cao tuổi và trẻ em 2 - 16 tuổi.\nĐề phòng cơn bùng phát bệnh chàm thể tạng (như eczema) có tần suất cao (trên 4 lần mỗi năm) và kéo dài bệnh.", "Mô tả ngắn:\nChlorpheniramine 4mg của Công Ty Cổ Phần Hóa-Dược Phẩm Mekophar, hoạt chất chính là Chlorpheniramine, là thuốc thuộc nhóm kháng histamin, được chỉ định điều trị các triệu chứng dị ứng, sốt cỏ khô và cảm lạnh thông thường. Thuốc dị ứng Chlorpheniramin 4mg có hiệu quả với các triệu chứng như phát ban, chảy nước mắt, ngứa mắt, ngứa mũi, ngứa họng, ngứa da, ho, chảy nước mũi và hắt hơi.\nThành phần:\nChlorpheniramin maleat: 4mg\nChỉ định:\nThuốc Chlorpheniramin 4mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nViêm mũi dị ứng mùa và quanh năm.\nNhững triệu chứng dị ứng khác:\nMày đay, viêm mũi vận mạch do histamin, viêm kết mạc dị ứng, viêm da tiếp xúc , phù mạch, phù Quincke, dị ứng thức ăn , phản ứng huyết thanh. Côn trùng đốt. Ngứa ở người bệnh bị sởi hoặc thủy đậu .", "Mô tả ngắn:\nThuốc Bleomycin Bidiphar là bột đông khô pha tiêm dùng trong điều trị ung thư biểu mô tế bào vảy (ảnh hưởng đến miệng, mũi và xoang cạnh mũi, thanh quản, thực quản, bộ phận sinh dục ngoài, cổ tử cung hoặc da), u hắc tố, ung thư tinh hoàn. Các u lympho Hodgkin hoặc không Hodgkin (bao gồm cả bệnh nấm). Thuốc cũng có thể được dùng trong tràn dịch màng phổi ác tính như một tác nhân làm xơ hóa. Là lựa chọn hàng hai (dùng đơn độc hoặc phối hợp) cho bệnh nhân khi bleomycin chứng tỏ có tác dụng nào đó: U hắc tố ác tính có di căn; ung thư biểu mô tuyến giáp, phổi hoặc bàng quang, ung thư dương vật, u lympho không phải Hodgkin, ung thư tế bào mầm, đệm sinh dục của buồng trứng.\nThành phần:\nBleomycin: 15u\nChỉ định:\nThuốc Bleomycin Bidiphar chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:\nÐiều trị ung thư biểu mô tế bào vảy (ảnh hưởng đến miệng, mũi và xoang cạnh mũi, thanh quản, thực quản, bộ phận sinh dục ngoài, cổ tử cung hoặc da), u hắc tố, ung thư tinh hoàn. Các u lympho Hodgkin hoặc không Hodgkin (bao gồm cả bệnh nấm). Thuốc cũng có thể được dùng trong tràn dịch màng phổi ác tính như một tác nhân làm xơ hóa. Là lựa chọn hàng hai (dùng đơn độc hoặc phối hợp) cho bệnh nhân khi bleomycin chứng tỏ có tác dụng nào đó: u hắc tố ác tính có di căn; ung thư biểu mô tuyến giáp, phổi hoặc bàng quang, ung thư dương vật, u lympho không phải Hodgkin, ung thư tế bào mầm, đệm sinh dục của buồng trứng.", "Mô tả ngắn:\nMibezin của công ty TNHH Liên doanh Hasan – Dermapharm, thành phần chính là kẽm gluconat, dùng để điều trị tiêu chảy, đặc biệt là cho trẻ em từ 2 tháng tuổi đến 5 tuổi. Ngoài ra, thuốc còn dùng để bổ sung kẽm, điều trị thiếu kẽm.\nThành phần:\nZinc gluconate: 15mg\nChỉ định:\nThuốc Mibezin được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nÐiều trị tiêu chảy , đặc biệt là cho trẻ em từ 2 tháng tuổi đến 5 tuổi (phối hợp với dung dịch bù muối nước (ORS).\nBổ sung kẽm trong các trường hợp:\nBệnh còi xương , chậm tăng trưởng ở trẻ em. Phụ nữ mang thai và bà mẹ đang cho con bú. Chế độ ăn thiếu cân bằng hoặc ăn kiêng. Đàn ông trên 40 tuổi giúp tránh nguy cơ phì đại tuyến tiền liệt.\nĐiều trị thiếu kẽm trong các trường hợp:\nSuy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa , suy nhược, nhiễm trùng tái diễn. Các tổn thương ngoài da: viêm da đầu chi do đường ruột, khô da, vết thương chậm lành, da bị sừng hóa, khô ráp, dễ dị ứng, chàm, da đầu có gàu, loạn dưỡng móng. Kẽm phối hợp làm tăng tác dụng của Vitamin A trong điều trị mụn trứng cá lâu năm, khô mắt, loét giác mạc, quáng gà.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Tacrohope 10g là sản phẩm của Allegen (India) chứa hoạt chất Tacrolimus Ointment 0.1% làm giảm các triệu chứng của bệnh eczema (viêm da dị ứng), chàm thể tạng người lớn.\nThành phần:\nChỉ định:\nThuốc Tacrohope 10g chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:\nLàm giảm các triệu chứng của bệnh eczema (viêm da dị ứng) ở những bệnh nhân không thể sử dụng các loại thuốc khác hoặc đã điều trị với thuốc khác nhưng không thành công. Chàm thể tạng người lớn.", "Mô tả ngắn:\nHỗn dịch Hồ Nước bôi da được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Hóa Dược Việt Nam, với thành phần chính gồm kẽm oxide, calci carbonate, glycerin, là thuốc dùng để làm dịu da, điều trị viêm da , chốc và điều trị hỗ trợ chàm (eczema).\nThành phần:\nZinc oxide: 4.0\nCalcium Carbonate: 4.0\nGlycerin: 6.0\nNước tinh khiết: 6.0\nChỉ định:\nThuốc Hồ Nước bôi da được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nLàm dịu da. Điều trị viêm da, chốc . Điều trị hỗ trợ chàm (eczema) .", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị viêm da mụn mủ truyền nhiễm Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm da mụn mủ truyền nhiễm Chẩn đoán bệnh viêm da mụn mủ truyền nhiễm chủ yếu bằng dấu hiệu lâm sàng đặc trưng trên da. Nuôi cấy mẫu lấy từ tổn thương chỉ được chỉ định khi bệnh nhân không đáp ứng với điều trị theo kinh nghiệm. Bệnh nhân bị bệnh tái phát nên cấy dịch mũi. Đối với các nhiễm trùng dai dẳng, cũng cần được nuôi cấy để xác định chủng MRSA. Phương pháp điều trị Viêm da mụn mủ truyền nhiễm hiệu quả Rửa nhẹ nhàng vùng da bị bệnh bằng xà phòng và nước nhiều lần một ngày để loại bỏ các lớp vảy. Thuốc bôi ngoài da Điều trị viêm da mụn mủ truyền nhiễm tại chỗ bằng các thuốc bôi: Thuốc mỡ kháng sinh mupirocin 3 lần/ngày trong 7 ngày; Thuốc mỡ retapamulin 2 lần/ngày trong 5 ngày, hoặc bôi kem ozenoxacin 1% mỗi 12 giờ/lần trong 5 ngày; Kem bôi chứa acid fusidic nồng độ 2% 3 - 4 lần/ngày cho đến khi da hết bệnh và phục hồi. Trước khi bôi thuốc, ngâm vùng da đó trong nước ấm hoặc chườm khăn ướt trong vài phút. Sau đó lau khô và nhẹ nhàng loại bỏ vảy để kháng sinh có thể ngấm vào da. Đặt một miếng băng không dính lên khu vực đó để giúp ngăn vết loét lan rộng. Thuốc điều trị toàn thân Bệnh nhân suy giảm miễn dịch, người có tổn thương lan rộng hoặc kháng thuốc, hoặc bệnh chàm: Người lớn: Dicloxacillin hoặc cephalexin uống 250 - 500 mg x 4 lần/ngày trong 10 ngày. Trẻ em: Dicloxacillin hoặc cephalexin uống 12,5 mg/kg x 4 lần/ngày trong 10 ngày. Bệnh nhân dị ứng với penicillin: Clindamycin 300 mg mỗi 6 giờ/lần hoặc erythromycin 250 mg mỗi 6 giờ/lần. Tuy nhiên, tình trạng đề kháng với cả hai loại thuốc đang ngày càng gia tăng. Bệnh nhân bị nhiễm MRSA: Không nên điều trị bằng thuốc theo kinh nghiệm ban đầu trừ khi có bằng chứng lâm sàng thuyết phục (ví dụ: tiếp xúc với một người có ca bệnh được ghi nhận, tiếp xúc với ổ dịch được ghi nhận, tỷ lệ lưu hành bệnh tại địa phương > 10% hoặc 15%). Cần lấy mẫu nuôi cấy và làm kháng sinh đồ trước khi chỉ định thuốc. Thông thường, clindamycin, trimethoprim/sulfamethoxazole và doxycycline có hiệu quả chống lại hầu hết các chủng MRSA nhiễm trong cộng đồng. Bệnh nhân bị viêm da cơ địa hoặc bệnh da dầu trên diện rộng: Khôi phục hàng rào bình thường của da bằng chất làm mềm da tại chỗ và corticosteroid. Người bị viêm da mụn mủ ở mũi do tụ cầu mãn tính được chỉ định kháng sinh tại chỗ (mupirocin) 1 tuần liên tục trong 3 tháng. Nếu được điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ phục hồi nhanh chóng: Trì hoãn điều trị có thể gây ra viêm mô tế bào, viêm bạch huyết, nhọt và tăng/giảm sắc tố có hoặc không có sẹo. Trẻ em từ 2 đến 4 tuổi có nguy cơ bị viêm cầu thận cấp nếu nhiễm các chủng liên cầu khuẩn nhóm A gây bệnh thận (type 49, 55, 57 và 59). Điều trị bằng thuốc kháng sinh không có khả năng ngăn ngừa viêm cầu thận sau nhiễm khuẩn." ]
Bác sĩ cho em hỏi, tiểu phẫu móng chọc thịt sau bao lâu có thể tháo băng và cần đi cắt chỉ không ạ? Chân thành cảm ơn.
[ "Nên thay băng và vệ sinh vết thương mỗi ngày để tránh nhiễm trùng Chào em, Tiểu phẫu móng quặp, hay móng chọc thịt, cũng giống như các loại tiểu phẫu khác, ngày thứ hai sau phẫu thuật (ngày tiểu phẫu là ngày số 1) thì em đã phải thay băng, rửa vết thương rồi. Việc thay băng và rửa vết thương sẽ cần được làm mỗi ngày đến khi cắt chỉ, và tiếp tục sau cắt chỉ 2-3 ngày đến khi vết thương lành hẳn. Vết thương này cũng cần phải cắt chỉ như các loại vết thương tiểu phẫu khác, thời gian trung bình là 5-7 ngày tùy mức độ lành thương. An toàn nhất là em nên đến trạm y tế hoặc bệnh viện gần nhà đăng ký thay băng vết thương hàng ngày, để nhân viên y tế kiểm tra vết thương mỗi ngày cho em và cắt chỉ khi vết thương ổn định, em nhé. Thân mến." ]
[ "Chào em, Tôi rất tiếc là trường hợp của em thì móng tay sẽ không mọc lại bình thường được đâu. Em chú ý uống thuốc đủ ngày theo toa, chăm sóc vết thương hàng ngày như hướng dẫn và tái khám theo hẹn cắt chỉ của bác sĩ, em nhé. Thân mến.", " Chào em, Sau mổ , em không cần thiết phải kiêng cử gì trong ăn uống, nhưng nên tránh các loại thức ăn mà em thường bị dị ứng, để tránh ngứa gãi làm vết mổ lâu lành. Nếu tập luyện đúng cách em có thể đi lại bình thường sau khoảng 4-6 tuần. Nhưng để hồi phục hoàn toàn thì có thể cần đến 6 tháng mới tập luyện thể thao trở lại được em nhé. Để giảm sưng phù chân, em nên kê chân cao khi ngồi, hoặc khi nằm. Những ngày đầu sau mổ nên thường xuyên đeo băng thun chườm đá, nên đặt nẹp bất động gối tư thế duỗi khi ngủ. Tùy vào tiến trình hồi phục mà có các bài tập khác nhau dành cho khớp gối và cơ xung quanh, em nên tham khảo thêm ý kiến của BS chuyên khoa tùy vào tình hình sức khỏe của mình em nhé. Vết mổ sau khi khô miệng có thể bắt đầu sử dụng thuốc bôi để hạn chế sẹo, nhưng cần chú ý ngưng ngay khi có biểu hiện triệu chứng dị ứng. Đôi điều chia sẻ cùng em! Thân mến!", "Chào em, Ngày nay, chất liệu của nẹp vít dùng trong phẫu thuật cố định xương thường là titanium hay thép 316L, thông thường các chất liệu này không gây phản ứng hay kích ứng gì với cơ thể, về nguyên tắc em có thể chúng sống suốt đời với hệ thống ốc vít này. Tuy nhiên, thực tế thì độ đàn hồi của xương theo sinh học là mềm, dẻo, trong khi đó, nẹp vít được chế tạo là một loại thép không gỉ. Hai modul đàn hồi khác nhau thì chỉ giúp xương lành tương đối, không lành chắc vì thế có thể nẹp với xương sẽ không tương thích được với nhau và sẽ có thể gây ra một số tác dụng phụ nếu sử dụng trong thời gian dài, đặc biệt là ở chi dưới. Như vậy, đối với bệnh nhân trong độ tuổi lao động thì nên tháo đinh vít ở những bệnh nhân cố định xương ở chi dưới, đặc biệt nếu có biến chứng viêm nhiễm, gồ lên dưới da, lộ đầu đinh, hạn chế cử động hay có nhu cầu chụp cộng hưởng từ thì cần lấy ra sớm, nếu không có các vấn đề trên thì sau 12-18 tháng là có thể lấy vít ra được. Còn như tình trạng của em thì theo tôi nên lấy vít ra sớm hơn. tháo vít thì đơn giản và nhẹ nhàng hơn lúc bắt vít vào nhiều, thường chỉ cần vài tuần là đi lại bình thường được. Thân mến.", "Thức ăn mềm sẽ tốt cho bệnh nhân sau cắt polyp Chào bạn, Sau cắt polyp, thông thường trong 72 giờ đầu kể từ lúc cắt polyp là thời gian cực kỳ quan trọng để vết thương mau lành, không xảy ra chảy máu hay xì rò vết thủng. Bênh nhân cần ăn nhẹ, thức ăn mềm, không hoạt động nặng để cho vết cắt lành tốt. Đặc biệt, không uống một số loại thuốc tim mạch hay khớp vì có thể làm chảy máu và khó lành vết thương. Người bệnh nên uống nhiều nước, ăn đồ nhuyễn, dễ tiêu hóa. Chú ý các dấu hiệu như đi cầu ra máu đỏ hoặc đen; bụng chướng, căng lên, đau bụng dữ dội, đau bụng không thể xì hơi; sốt 38.5 - 39 độ C… cần đến bệnh viện ngay lập tức. Liên hệ lại nơi nội soi và cắt polyp để có khuyến cáo tốt nhất. Những hoạt động nặng như đá bóng, bóng chuyền nên kiêng cữ ít nhất 2 tuần, bởi đây là thời gian mô hạt lành. Sau 2 tuần có thể hoạt động thể thao nhẹ nhàng, bạn nhé. Thân mến. (Trích từ GLTT )", " Chào bạn, Vấn đề còn tùy thuộc đặc điểm của từng loại vết mổ như mức độ sạch, kích thước, nguyên nhân mổ, đặc điểm nuôi dưỡng tại vùng có vết mổ... Đối với vết mổ bướu ở cẳng chân, cần băng kín vết thương để tránh va chạm, ô nhiễm từ bụi, không khí, dị vật. Vì là vết mổ sạch nên bạn chỉ cần thay băng hằng ngày, có thể làm sạch các mối chỉ bằng thuốc sát trùng như Betadine chứ không nên can thiệp quá sâu vào vết thương sẽ gây chậm lành. Sau 5-7 ngày nên đánh giá lại vết thương để xét chỉ định cắt chỉ. Trong những ngày đầu, bạn nên đến trạm y tế gần nơi ở để được hướng dẫn cụ thể hơn bạn nhé! Thân mến! ", "Bệnh nhân nên tập vật lý trị liệu sẽ giúp quá trình hồi phục được nhanh hơn Chào em, Gân sau khi được khâu dính sẽ trải qua giai đoạn viêm: các tế bào bạch cầu sẽ ăn các mô bị tổn thương, mô chết, dọn dẹp sạch sẽ “chiến trường”. Kế tiếp là các nguyên bào sợi sẽ đổ nguyên liệu để hàn gắn vết thương làm hai đầu gân dính lại. Giai đoạn này rất quan trọng và bắt đầu từ tuần lễ thứ 4-6 trở đi. Tuy nhiên, nguyên vật liệu kết nối gân sẽ không chắc chắn nếu không có lực tác động định hướng để tạo sự dẻo dai cho gân. Do đó, sau mổ nối gân, em phải bất động 4-6 tuần để gân lành, sau đó tập vật lý trị liệu chủ động để định hướng lực co gân nhằm tăng sức chịu lực của gân. Đến ba tháng sau có thể xem như gân lành hoàn toàn. Tới thời điểm hiện tại là em cần cắt phần chỉ không tiêu được khâu nối trên bề mặt da được rồi, để lâu sẽ rất khó rút chỉ và để lại sẹo xấu. Sau đó em cần tập xoay duỗi bàn chân, co gập các ngón chân và đi lại thêm xem có bớt tê không, em nhé. Thân mến.", "Chào bạn, Mới cắt chóp thì vết thương chưa thể hết đau được. Quá trình lành thương cơ bản sẽ kéo dài từ khoảng 7-10 ngày, nhưng để tái tạo xương thì có thể kéo dài nhiều tuần lễ đến vài tháng. Để xác định được sự thành công hay không của phẫu thuật cần phải có thời gian, theo dõi tái khám sau 3-6 tháng sau cắt. Thân mến.", "Gãy xương đòn gây cản trở nhiều trong sinh hoạt cuộc sống Chào bạn, Chỉ thép dùng để làm phương tiện cố định xương gãy là loại chỉ đặc biệt được chế tạo từ hợp kim đặc biệt khá tương đồng sinh học với cơ thể sống và khá trơ trước các hoạt động hoá học của cơ thể. Chỉ thép kim loại được xem là một vật lạ đối với cơ thể, chỉ nên sử dụng tạm thời với vai trò nâng đỡ trong vòng 2 – 6 tháng. Do đó, khi xương gãy đã liền vững chắc, các vòng chỉ thép buộc cố định cần phải được tháo bỏ. Nếu để lâu quá, nó sẽ bị vùi trong tổ chức xương hoặc tạo chỗ thắt, cắt trên trục xương, hình thành chỗ yếu chịu lực trên xương, rất dễ dẫn đến gãy xương khi gặp va đập nhẹ. Trường hợp mổ buộc vòng néo ép số 8 mỏm khuỷu, khớp cùng vai, xương bánh chè, xương đòn  thì nên lấy ra sau khi mổ 3 – 6 tháng. Hiện tại, bạn nên đi tái khám để BS đánh giá xem xét phẫu thuật lấy chỉ thép ra, vết mổ cần thời gian từ 1-2 tuần để lành hẳn và sau đó bạn có thể vận động, tập vật lý trị liệu như trước bạn nhé!", "- Nguồn: Internet. Chào em, Gân sau khi được khâu dính sẽ trải qua giai đoạn viêm: các tế bào bạch cầu sẽ ăn các mô bị tổn thương, mô chết, dọn dẹp sạch sẽ “chiến trường”. Kế tiếp là các nguyên bào sợi sẽ đổ nguyên liệu để hàn gắn vết thương làm hai đầu gân dính lại. Do đó, sau mổ nối gân, thường thì người bệnh sẽ phải bất động một thời gian ngắn để gân lành. Qua giai đoạn đó thì người bệnh phải tập vật lý trị liệu chủ động để định hướng lực co gân nhằm tăng sức chịu lực của gân, nếu không thì sẽ bị co rút gân hoặc ngược lại là đờ luôn. Như vậy, câu hỏi của em phụ thuộc vào việc em có tích cực tập vật lý trị liệu hay không, nếu em không tập gì cả thì nhiều năm chân em cũng không phục hồi được. Em cần đến các trung tâm vật lý trị liệu phục hồi chức năng để bác sĩ kiểm tra cho em và hướng dẫn em cách tập thích hợp, em nhé. Thân mến.", "Chào em, Ngày nay, chất liệu của nẹp vít dùng trong phẫu thuật cố định xương thường là titanium, thông thường các chất liệu này không gây phản ứng hay kích ứng gì với cơ thể, về nguyên tắc em có thể chung sống suốt đời với hệ thống ốc vít này. Tuy nhiên, thực tế thì độ đàn hồi của xương theo sinh học là mềm, dẻo, trong khi đó, nẹp vít được chế tạo là một loại thép không gỉ. Hai modul đàn hồi khác nhau thì chỉ giúp xương lành tương đối, không lành chắc vì thế có thể nẹp với xương sẽ không tương thích được với nhau và sẽ có thể gây ra một số tác dụng phụ nếu sử dụng trong thời gian dài, đặc biệt là ở chi dưới. Như vậy, đối với bệnh nhân trong độ tuổi lao động thì nên tháo đinh vít ở những bệnh nhân cố định xương ở chi dưới, đặc biệt nếu có biến chứng viêm nhiễm, gồ lên dưới da, lộ đầu đinh, hạn chế cử động hay có nhu cầu chụp cộng hưởng từ thì cần lấy ra sớm, nếu không có các vấn đề trên thì sau 12-18 tháng là có thể lấy vít ra được. Em nên khám lại chuyên khoa chấn thương chỉnh hình để bác sĩ kiểm tra lại cho em và tư vấn em quy trình lấy nẹp vít phù hợp, em nhé.", "Chào bạn, Sau khi tiểu phẫu rạch chắp lẹo ở bệnh viện, đơn thuốc thường chỉ cho 2 đến 3 ngày để xem đáp ứng thuốc của bệnh nhân có phù hợp hay không và có cần điều chỉnh liều thuốc hay có biến chứng hậu phẫu hay không. Nên sau khi hết toa thuốc đầu tiên bạn phải đến bệnh viện để tái khám cho bác sĩ đánh giá lại tình trạng hậu phẫu và xem có điều chỉnh thuốc tiếp tục hay không nhé. Thân ái chào bạn.", "- Nguồn: Internet Bạn Truyền thân mến, Sau , vết mổ thường lành sau 7-10 ngày. Sau thời\r\ngian này bạn có thể nói, ăn uống, làm việc bình thường. Tuy nhiên quá trình tạo\r\nxơ, tạo sẹo vết mổ còn diễn tiến tiếp tục thêm một thời gian, nhưng không ảnh\r\nhưởng tới sức khỏe. Do đó, bạn yên tâm. Nếu bạn dùng thức ăn cứng quá, có thể gây vào tổ chức mô hạt của vết\r\nmổ đang lành sẹo, gây chảy máu nhẹ và đã tự cầm, do đó, bạn yên tâm, vết thương\r\n(nếu có) sẽ tự lành sau vài ngày.", "Chào bạn, Trường hợp trên, BS đã xử trí cho bạn rất hợp lý, bởi vì đã sứt gần hết mà không cắt bỏ, băng ép lại sẽ gây nhiễm trùng nặng,\r\ncó thể lan rộng và gây nhiều biến chứng nặng nề. Móng là mô có thể mọc lại\r\nđược, đó là lý do ta thấy móng tay cứ dài ra và phải cắt bớt đi. Mô gốc của móng ở giường móng, nằm rất sâu bên dưới lớp da\r\nsát móng mà ta không nhìn thấy được, chính phần gốc này sẽ liên tục kéo dài\r\nmóng, và BS đã cắt đi phần móng bị hư ở ngoài mà thôi. Đa phần móng sẽ mọc lại được giống hoàn toàn như ban đầu,\r\ntuy nhiên, cũng có trường hợp móng không lại được là khi tổn thương và cắt bỏ\r\nluôn cả giường móng, hoặc mọc lại không phủ hết móng ở người có cơ địa đặc biệt\r\nnhư suy dinh dưỡng, đái tháo đường, nấm móng…Bạn là người trẻ, khỏe mạnh thì\r\nmóng sẽ mọc lại, bạn nhé. Thân ái,", "Chào em, Chỉ khâu tiểu phẫu bao gồm cả chỉ tự tiêu và chỉ không tiêu. Nếu chỉ tự tiêu thì không cần cắt chỉ vì theo thời gian chỉ sẽ tiêu đi. Ngược lại, với chỉ không tiêu thì cần cắt chỉ và rút đi vì nếu sót lại phần chỉ không tiêu thì giống như để lại dị vật, mô xơ sợi của cơ thể sẽ bám vào đó và tạo sẹo lồi, sẹo xấu, mô chai; ít hay nhiều tùy vào cơ địa, kích thước của dị vật. Nếu đoạn chỉ sót lại “lồ lộ” thì mình sẽ cố lấy nó ra, bằng cách khựi bằng kim, nhưng nếu khó quá, phần chỉ sót lại đã ẩn sâu vào da thì nên để nguyên, vì không ảnh hưởng gì đến sức khỏe hiện tại và sau này cả. Nếu em kiên quyết lấy ra đối với mấu chỉ vùi sâu trong da rồi thì cần phải đụng đến tiểu phẫu, chắc chắn sẽ có đau, chảy máu và nguy cơ tạo sẹo lồi nếu cơ địa em dễ tạo sẹo lồi. Do đó, theo tôi là em để nguyên vậy không sao cả. Thân mến. Mời tham khảo thêm: >>", " Chào em, Việc có thể thực hiện ở bất kì cơ sở y tế nào, em nên đến nhờ hỗ trợ vì tại đây sẽ có các dụng cụ cần thiết để cắt mối chỉ nhỏ. Thân mến! " ]
BS ơi, Gần đây khi ngủ tôi hay bị giật mình thức giấc, tim đập nhanh và chới với. Bình tĩnh lại thấy tay chân bủn rủn và hồi hộp. Xin hỏi là triệu chứng bệnh gì ạ? Tôi hay suy nghĩ nhiều và hồi hộp, lo sợ, hay bị tim đập nhanh. Đi khám BS bảo rối loạn nhịp tim và có lúc vẫn bị lên máu 15. BS cho uống Concor 2,5 mỗi ngày nửa viên. Sáng thức giấc hay có cơn hen nhẹ. Mong BS tư vấn giúp! (Thanh Thao, 34 tuổi - Kiên Giang)
[ "Hình\r\nminh họa. Nguồn Internet Chào bạn, thuộc nhóm thuốc chẹn beta, có tác\r\ndụng ổn định nhịp tim và hạ áp nhẹ. Tuy nhiên thuốc chống chỉ định trên bệnh\r\nnhân hen phế quản, bệnh mạch máu ngoại biên, suy tim cấp, nhịp chậm… Không rõ trước đây bạn có tiền căn\r\nbị hen phế quản hay không? Nếu có bạn nên ngưng sử dụng và tái khám bác sĩ, khai báo tình trạng bệnh hiện tại của mình\r\nngay bạn nhé! Thân ái. AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí" ]
[ " Chào bạn, Trước khi nghĩ đến nguyên nhân do tâm lý, bạn cũng nên tầm soát các nguyên nhân bệnh lý thực thể. Các triệu chứng như khó thở, tim đập nhanh và run tay, nóng tính, dễ xúc động, da nóng ẩm là những dấu hiệu của bệnh lý , theo tôi bạn nên đến BV để được thăm khám và tìm nguyên nhân, nếu không có gì bất thường bạn có thể đến gặp BS Tâm lý để được tư vấn, bạn nhé. Thân mến! ", "Xin chào bạn, Để khẳng định bạn có vấn đề về\r\ntim mạch hay không, bác sĩ cần có các thông tin từ bệnh sử (triệu chứng qua lời\r\nkhai bệnh của bạn), khám lâm sàng và các xét nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu\r\n(xét nghiệm máu, ECG, siêu âm tim, trắc nghiệm gắng sức, chụp động mạch\r\nvành...) Bác sĩ ghi nhận một số vấn đề\r\ntrong thư của bạn: - Bạn hay mệt và khó thở, phải\r\nhít thật sâu mới dễ chịu - Nhịp tim 120-125 lần/phút - Rối loạn thư giãn nhịp tim\r\n(không có triệu chứng này trong tim mạch!) Triệu chứng mệt, khó thở, đau\r\nngực liên quan đến gắng sức là chỉ điểm của . Tuy nhiên triệu\r\nchứng này cũng có thể gặp ở người ít vận động (làm việc văn phòng, ngồi nhiều,\r\nkhông tập thể dục) và căng thẳng trong công việc. Thường nhịp tim lúc nghỉ ngơi\r\ndao động từ 60-100 lần/phút, lúc gắng sức và xúc động nhịp tim tăng 100-150 lần/phút.\r\nNếu nhịp tim lúc nghỉ ngơi của bạn là 125 lần/phút, có thể là bất thường, cần\r\ncó những khảo sát khác như ECG, theo dõi ECG 24 giờ để có thể kết luận. Tỉ lệ mắc phải\r\nở độ tuổi 23 của bạn là khá thấp, tuy vậy bạn nên đến khám chuyên khoa tim mạch\r\nđể được chẩn đoán cụ thể và giải đáp những thắc mắc của bạn chi tiết hơn. Bên cạnh\r\nđó, một lối sống lành mạch sẽ giúp ích cho bạn cải thiện những triệu chứng này,\r\nbạn nên tập thể dục tối thiểu 30 phút/lần, tối thiểu 3 ngày mỗi tuần, không hút\r\nthuốc lá, ngủ đủ giấc. Chúc bạn khoẻ. BS Nguyễn Thái Bình Sơn Chuyên khoa Loạn Nhịp Tim Bệnh Viện Tim Tâm Đức Phòng khám Tâm Trí Sài Gòn >>", " Chào bạn Như Ý, Ngủ không ngon giấc, hay giật mình khi đang ngủ có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó thường gặp là do căng thẳng đầu óc (stress) vào ban ngày, rối loạn lo âu, lo lắng quá mức, do dùng các chất có tính kích thích (có trong cafe, bia rượu, thuốc lá), do hội chứng ngưng thở khi ngủ (béo phì, thừa cân, ngủ ngáy, lưỡi to, cổ ngắn...), do rối loạn nội tiết tố, do rối loạn nhịp tim xảy ra trong lúc ngủ... Tốt hơn hết là bạn nên khám tổng quát, có thể khám chuyên khoa tim mạch để kiểm tra xem có bệnh lý nào không và điều trị thích hợp tương ứng. Thân mến!", " Chào chú Trung, Concor là thuốc làm giảm nhịp tim và cũng làm giảm huyết áp, do đó nếu “huyết áp thường bị tuột” thì nên lựa chọn thuốc khác an toàn hơn. Vacolaren có thành phần: Trimetazidine dihydrochloride là thuốc trị chứng đau thắt và chống thiếu máu cục bộ cơ tim. BS chúng cháu không được phép kê thuốc, bàn về thuốc đang điều trị của người bệnh khi không qua thăm khám trực tiếp, đây là luật ạ. Chú cần phải đến BV để kiểm tra lại, nên đăng ký khám chuyên khoa tim mạch để được kiểm tra toàn diện, xác định nguyên nhân gây mệt để điều trị thích hợp hơn. Thân mến!", "Chào bạn, Bạn đang có triệu chứng của và trầm cảm, thường bệnh lý này có ảnh hưởng đến cơ thể và các cơ quan như tim mạch, hô hấp, tiêu hóa làm cho bạn lo lắng, mệt mỏi, tim đập nhanh, biếng ăn. Các nguyên nhân đưa đến bệnh lý này có thể là do yếu tố gia đình, stress hoặc các yếu tố về nhân cách. Bạn nên đi khám và điều trị tại BS chuyên khoa tâm thần, bạn sẽ được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị tốt nhất. BS-CK2 Trần Minh Khuyên AloBacsi.com", "Chào bạn, Bình thường sau khi ăn thì nhịp tim cũng sẽ tăng lên tương đối, do lúc này tim phải tăng cung cấp máu cho hệ tiêu hóa hoạt động để tiêu hóa thức ăn mới đưa vào, rồi vận chuyển chất dinh dưỡng đến các cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên, nếu nhịp tim tăng lên quá nhanh gây khó chịu thì có thể có bệnh, như rối loạn nhịp, suy tim, viêm dạ dày... Bạn cần phải khám chuyên khoa Tim mạch để bác sĩ kiểm tra đầy đủ cho bạn, trong các xét nghiệm thường quy như xét ngiệm máu, siêu âm tim, đo điện tim còn có nghiệm pháp \"ăn no\", test gắng sức, điện tim 24 giờ... có thể giúp phát hiện nguyên nhân và điều trị thích hợp sớm. Thân mến.", "Chào Hà Phương, Ở tuổi mới lớn của cháu có những\r\nbiến đổi về thể chất, tâm lý có thể sẽ gây triệu chứng hồi hộp. Tuy nhiên nếu\r\nnhịp tim của cháu lúc hồi hộp vẫn < 100 nhịp/phút thì không có vấn đề gì\r\nphải lo ngại. Nếu > 100 nhịp/phút kèm mệt, khó thở mà không\r\ncó nguyên nhân nào rõ ràng thì nên đi kiểm tra. Lúc này việc chẩn đoán rất cần\r\nđiện tâm đồ trong cơn nhịp tim nhanh hồi hộp. Một số trường hợp bất thường về nội\r\ntiết tố như cường giáp cũng gây nhịp tim nhanh kèm với sụt cân, hay đổ mồ hôi,\r\nnóng bức trong người… Cháu có thể đến bệnh viện để được kiểm tra và có kết luận\r\nrõ ràng. Chúc cháu khỏe mạnh, BS Trần Nhân Tuấn Phòng khám Đa khoa\r\nTâm Trí Sài Gòn", " - Hồi hộp, rộn ràng, thình thịch vùng trước ngực. - Cảm giác mệt mỏi (không muốn làm việc), khó thở, tức ngực… - Chóng mặt, muốn xỉu… - Nhịp tim không đều, lúc nhanh lúc chậm (nhất là khi đo HA sẽ thấy mạch lúc thế này lúc khác). Để phát hiện rối loạn nhịp tim sẽ dùng phương pháp “bắt mạch”. Đầu tiên là dùng 3 ngón tay của bàn tay phải đặt lên phía ngoài của cổ tay trái. Chúng ta sẽ cảm nhận được mạch nảy dưới ngón tay. Lúc này, bạn đếm tổng số mạch nảy đó trong 1 phút và như vậy sẽ biết nhịp tim của chúng ta đập đều hay không đều và đập bao nhiêu lần trong một phút. Nếu nhịp tim quá nhanh >100 lần/phút lúc nghỉ ngơi hoặc < 60 lần/phút hoặc nhịp tim không đều thì đó là một biểu hiện của rối loạn nhịp tim. Rung nhĩ có thể phát hiện thông qua việc đo điện tâm đồ (ECG). Trường hợp rung nhĩ cơn thì việc phát hiện thông qua việc đo điện tâm đồ thường quy sẽ khó hơn. Bác sĩ sẽ chỉ định đo điện tâm đồ 24-48-72h (holter ECG)… Đây là một thiết bị di động đeo vào người bệnh nhân để ghi nhận hoạt động của tim liên tục trong 24-72h. Máy sẽ theo dõi nhịp tim và sẽ cho biết nhịp tim của chúng ta có những rối loạn nhịp bất thường gì không.", "Hải Mi thân mến, Tự nhiên em thấy tim mình đập chậm lại khiến em khó thở và mệt mỏi là có biểu hiện rối loạn nhịp chậm ở tim. Nhịp tim chậm có thể là Nhịp chậm xoang; Bloc xoang nhĩ và ngưng xoang; Bloc nhĩ thất, suy nút xoang… Em cần khám chuyên khoa Tim mạch để BS khảo sát rối loạn nhịp này cho em, nếu trong cơn thì dễ phát hiện hơn, nhưng nếu ngoài cơn thì BS cũng có cách điều tra ra (siêu âm tim, Holter ECG…). Em nên đến khám tại các BV có chuyên khoa Nhịp tim học như BV Tim Tâm Đức (TPHCM), Viện Tim (TPHCM), Chợ Rẫy, Bệnh viện 115... Trân trọng. Mời tham khảo thểm: >> >>", " Chào em, Khi đói hoặc khi cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tăng hoạt động giao cảm vì vậy tim đập nhanh, run tay chân, hoa mắt… là phản xạ tự nhiên của cơ thể. Em đừng quá lo lắng, tiếp tục điều trị và tái khám theo hẹn nhé. Thân mến! ", " Chào bạn, Theo thông tin bạn cung cấp, nhiều khả năng bạn đang có tình trạng , thiếu máu, thiểu năng tuần hoàn não và đây có thể là nguyên nhân dẫn đến các rối loạn trong cơ thể của bạn hiện nay. Tuy nhiên, để xác định chính xác được bệnh, BS cần phải thăm khám trực tiếp cho bạn và có thể sẽ cần một số xét nghiệm cần thiết (ví dụ như kiểm tra mức độ thiếu máu đến đâu). Để điều trị bệnh một cách an toàn và hiệu quả thì phải xác định rõ được nguyên nhân gây bệnh. Vì thế, tôi khuyên bạn nên đến cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe cho bản thân. Thân mến!", "Rối loạn thần kinh tim khiến bệnh nhân khó chịu ở ngực và tim đập nhanh Chào em, Ở độ tuổi của em, nguy cơ bệnh mạch vành là rất thấp, trừ những trường hợp như đái tháo đường típ 1, rối loạn lipid máu di truyền, tăng huyết áp thứ phát, dị dạng mạch vành bẩm sinh thì mới tăng nguy cơ bệnh mạch vành ở độ tuổi này thôi. Mặt khác, đo điện tim lúc nghỉ thì bác sĩ mới \"nghi ngờ\" thôi mà, đâu có chẩn đoán xác định đâu, em đã làm điện tim gắng sức là 1 xét nghiệm có độ tin cậy hơn so với đo điện tim lúc nghỉ, kết quả âm tính có nghĩa là nguy cơ bệnh mạch vành của em rất thấp. Từ đó, bác sĩ nghĩ nhiều khả năng em bị rối loạn thần kinh tim theo chẩn đoán gần đây nhất của em. Rối loạn thần kinh tim là một bệnh lý không có tổn thương ở hệ cơ quan bao gồm tim mạch, hô hấp, thần kinh, nội tiết... (thăm khám và làm các xét nghiệm tầm soát loại trừ bệnh lý cho kết quả mọi thứ đều bình thường) nhưng người bệnh vẫn có “cảm giác” khó chịu ở ngực và tim đập nhanh không thích hợp, đặc biệt mỗi khi căng thẳng. Chữa bệnh rối loạn thần kinh tim gồm có 2 phần, dùng thuốc và không dùng thuốc. về phía sử dụng thuốc, người bệnh phải khám bác sĩ chuyên khoa Tim mạch để được kê thuốc phù hợp với triệu chứng và cơ địa. Thuốc chủ yếu hỗ trợ cho bệnh nhân có triệu chứng nặng, thường xuyên, đặc biệt là tâm lý rối loạn lo âu, còn trường hợp nhẹ thì có thể không cần dùng thuốc hoặc dùng thuốc trong thời gian ngắn mà thôi. Về phía không dùng thuốc, người bệnh chú ý tránh lo âu căng thẳng, ăn uống khỏe mạnh, nghỉ ngơi hợp lý, nên tập thể dục, không thuốc lá rượu bia, hạn chế cafe và thức khuya. Nếu còn khó chịu thì nên quay lại tái khám bác sĩ để được kiểm tra lại và điều chỉnh thuốc cho phù hợp. Thân mến.", "Chào\r\nem, Theo\r\nnhững triệu chứng mà em mô tả thì tôi nhận thấy hiện tại em đang lo lắng về\r\nbệnh quá mức, gây rối loạn lo lâu, làm xuất hiện các triệu chứng mệt mỏi, hồi\r\nhọp tim đập nhanh, có thể có ù tai, mất ngủ… Tuy nhiên trước khi nghĩ đến do\r\nnguyên nhân tâm lý cần loại trừ những nguyên nhân thực thể khác gây ra triệu\r\nchứng gây . Em có thể đến BV và khám sức khỏe tổng quát em\r\nnhé. Thân ái,", " Chào em, Triệu chứng khó thở, thở hụt hơi là một triệu chứng thường gặp trong bệnh lý tim mạch, ngoài ra còn có thể gặp trong những nguyên nhân khác như bệnh lý tại phổi, thần kinh, rối loạn nội tiết tố, hội chứng ngưng thở khi ngủ... Rối loạn thần kinh tim, hay còn gọi là rối loạn thần kinh thực vật, là một bệnh lý không có tổn thương ở hệ tim mạch, hô hấp...(phải làm đầy đủ xét nghiệm kiểm tra) nhưng người bệnh vẫn có “cảm giác” khó chịu. Để điều trị bệnh được tốt, người bệnh cần tuân thủ điều trị của BS, tránh lo âu căng thẳng, ăn uống khỏe mạnh, nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục, không thuốc lá rượu bia, hạn chế cafe. Nếu còn khó chịu thì nên quay lại BV đăng ký khám chuyên khoa tim mạch, hô hấp để được kiểm tra lại, tầm soát nguyên nhân và điều chỉnh thuốc cho phù hợp. Thân mến! ", "Chào em, Bình thường, mỗi khi căng thẳng, áp lực sẽ khiến cơ thể tiết ra nhiều hormone và kích thích hệ thần kinh, chính các yếu tố hormone - thần kinh này làm tim đập nhanh, bóp mạnh, có khi có lỗi nhịp, thở nhanh, có khi hít không sâu, run tay chân, vã mồ hôi... Người khỏe mạnh bình thường thì triệu chứng này thoáng qua, nhưng ở người suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, tâm lý yếu, rối loạn lo âu hay rối loạn thần kinh thực vật thì triệu chứng này nhiều hơn. Như vậy, tình trạng run này là bình thường, nếu mức độ nhẹ thì không phải là bệnh, không cần can thiệp hay điều trị gì cả. Ngược lại, nếu mức độ run nhiều, đặc biệt là run mất kiểm soát, run ảnh hưởng đến công việc, đến cuộc sống thì em cần khám chuyên khoa Thần kinh để bác sĩ kiểm tra toàn diện cho em và hướng dẫn điều trị thích hợp, em nhé." ]
Chào bác sĩ, Năm nay cháu 27 tuổi - nam giới. Hai ngày nay cháu có biểu hiện lạ về tim mạch. Nếu làm việc nặng thì biểu hiện sức khỏe bình thường nhưng khi nghỉ ngơi thì khoảng 3 -5 phút lại bị rùng mình 1 lần, như bị ai dọa ma. Cháu cảm giác như lúc đó nhịp tim đập kép 2 nhịp, không có biểu hiện đau, tức ngực, thỉnh thoảng 2 bàn tay hơi buồn bực. Nhờ BS tư vấn giúp cháu. Cảm ơn BS!
[ "Chào bạn, Thỉnh thoảng có 2 nhịp đập liên tục có khả năng là có nhịp ngoại tâm thu (một nhịp tim đến sớm bất thường), thông thường nếu không có bệnh tim thực thể thì ngoại tâm thu thưa là không đáng lo vì nó có thể xuất hiện ở người bình thường mà không gây ra hậu quả gì nghiêm trọng. Để kiểm tra bạn có thể đi khám và làm điện tim đồ (lưu ý là đo điện tim lúc này có thể không bắt được ngoại tâm thu). Triệu chứng hay rùng mình và bàn tay hay buồn bực mà bạn kể không điển hình bệnh gì cả. Bạn nên tăng cường tập thể dục và có thể bổ sung canxi trong thành phần thức ăn như sữa, hải sản… Thân mến!" ]
[ "- nguồn internet Chào em, Những trường hợp nhanh thật sự sẽ gây cảm giác hồi hộp đánh trống ngực ngay cả khi ngồi hay đứng, không chỉ riêng trường hợp nằm nghiêng trái mới cảm nhận được. Khi nằm nghiêng trái, tim sẽ gần thành ngực hơn vì vậy ta dễ dàng nghe thấy tiếng tim của mình hơn, có thể do em quá căng thẳng, lo lắng và quá chú ý đến nhịp tim nên mới xuất hiện hiện tượng trên. Tuy nhiên nếu có hiện tượng ngất (mất hoàn toàn ý thức) để tìm nguyên nhân và không bỏ sót nguyên nhân rối loạn nhịp em có thể đo điện tim 24g (holter ECG). Chúc em luôn khỏe, học tập tốt nhé!", " Thu thân mến, Các dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch cần cấp cứu: - Dấu hiệu của cơn , nhồi máu cơ tim: đau thắt ngực là cảm giác bóp nghẹt, đè nặng kéo dài vài phút đến vài chục phút thường xuất hiện khi gắng sức và đỡ khi nghỉ. Cảm giác khó chịu có thể lan ra tay trái, sau lưng ra cổ, vùng bụng. Có thể kèm khó thở, vã mồ hôi, buồn nôn. - Dấu hiệu cảnh báo tai biến mạch máu não: Đột ngột tê hay yếu 1 bên mặt, tay hoặc chân, đột ngột choáng, nói khó hoặc không hiểu lời người khác nói, đột ngột đau đầu dữ dội. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp giải đáp những thắc mắc của bạn. Thân mến. Trích trong: PGS.TS.BS Nguyễn Hoàng Định ", "Chào bạn, Hiện tượng này dân gian gọi là \"trúng gió\" còn bên y học hiện đại lý giải do mạch máu bị co thắt và thần kinh bị chèn ép gây nên. Hiện tượng này có thể lành tính thoáng qua (không có bệnh), cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ. Nguy cơ đột quỵ thấp hay cao phải tính toán dựa trên nhiều yếu tố, như tuổi, giới, tiền căn hút thuốc lá, tăng huyết áp, đái tháo đường… Đo điện tim và siêu âm tim là để tầm soát đột quỵ tim, nếu bạn muốn tầm soát đột quỵ não thì cần khám chuyên khoa nội thần kinh để làm các xét nghiệm chuyên sâu hơn, ví dụ như siêu âm động mạch xuyên sọ, chụp MRI sọ não kèm động mạch não tầm soát dị dạng mạch máu não và những bất thường mạch máu khác.", "Chào\r\nem, Theo\r\nnhững triệu chứng mà em mô tả thì tôi nhận thấy hiện tại em đang lo lắng về\r\nbệnh quá mức, gây rối loạn lo lâu, làm xuất hiện các triệu chứng mệt mỏi, hồi\r\nhọp tim đập nhanh, có thể có ù tai, mất ngủ… Tuy nhiên trước khi nghĩ đến do\r\nnguyên nhân tâm lý cần loại trừ những nguyên nhân thực thể khác gây ra triệu\r\nchứng gây . Em có thể đến BV và khám sức khỏe tổng quát em\r\nnhé. Thân ái,", " Chào bạn, Tình trạng huyết áp của ba bạn bình thường trong thời điểm hiện tại có thể do một số loại thuốc hạ áp mới có tác dụng kéo dài hoặc ba của bạn không bị . Huyết áp là một chỉ số khá dao động tùy từng người và tùy từng thời điểm. Huyết áp có thể tăng sau vận động thể lực, do lo lắng, đang sốt… Các trường hợp này chỉ có tính chất tạm thời và huyết áp sẽ trở về bình thường sau đó, không cần điều trị. Tình trạng của ba bạn có lẽ nên ngưng thuốc hạ áp một thời gian nữa và theo dõi huyết áp thường xuyên hơn. Còn vấn đề bệnh lý tim mạch của ba bạn do không có được các xét nghiệm mà bạn nói là bất thường nên BS chưa thể đưa ra ý kiến gì thêm. Nếu thật sự có bất thường thì khám chuyên gia có thể giúp gia đình yên tâm và điều trị chuẩn xác hơn. Nếu như các xét nghiệm hoàn toàn bình thường thì bạn chỉ cần đưa ba mình đi khám sức khỏe định kì hàng năm, bạn nhé! Thân mến! ", " Chào em, Những biểu hiện trên báo hiệu sức khỏe có vấn đề, nhưng chưa đủ để chỉ điểm ra bệnh gì, vì có thể gặp trong rất nhiều bệnh cảnh khác nhau, như thiếu máu, huyết áp thấp, căng thẳng lo âu nhiều, bệnh lý tim mạch (có bệnh cơ tim, van tim, ...), hô hấp, thần kinh, tâm lý, bệnh lý nội tiết tố... Do vậy, BS phải khám trực tiếp cho em và có thể cần một số xét nghiệm hỗ trợ mới chẩn đoán được nguyên nhân. Do vậy, em cần đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe, có thể đăng ký khám tại phòng khám tổng quát, hay chuyên khoa tim mạch đều được. Song song đó, em nên tập thể dục, ăn uống đầy đủ chất, tránh thức khuya, tránh các chất kích thích như cafe, trà đặc, bia rượu, không hút thuốc lá và bổ sung thêm một số vi khoáng chất cho cơ như Canxi, magie, kẽm, kali, vitamin nhóm B. Thân mến! ", " Chào em, có thể gặp ở người khỏe mạnh bình thường, nhưng nhịp tim chậm thì nên khảo sát thêm, đặc biệt là ở người trước giờ có nhịp tim bình thường. Nhịp tim < 60 lần/phút gọi là nhịp tim chậm. Nhịp tim chậm có thể là: Nhịp chậm xoang; Bloc xoang nhĩ và ngưng xoang; Bloc nhĩ thất. Nếu bệnh nhân có biểu hiện mệt kèm lúc nhịp chậm thì cần phải khảo sát bệnh tim thiếu máu cục bộ (qua siêu âm tim, ECG, trắc nghiệm gắng sức) và khảo sát rối loạn nhịp kèm theo (Holter ECG, kích nhĩ, khảo sát điện sinh lý) để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị thích hợp. Như vậy, em nên đưa ba đi khám chuyên khoa tim mạch, tại TPHCM có 1 số BV có chuyên khoa tim mạch mạnh là Viện Tim TPHCM, BV Tim Tâm Đức, BV Nhân dân 115, BV Chợ Rẫy, BV Trưng Vương, BV Nhân dân Gia Định... em có thể tham khảo thêm. Thân mến! ", " Chào bạn, Nếu cơn hồi hộp, toàn thân chỉ thoáng qua thì không có vấn đề gì cả, thường là biểu hiện của căng thẳng, đói, sau khi dùng chất kích thích như cà phê, trà, sau gắng sức... Nếu cảm giác run tay chân, tim đập nhanh còn kéo dài tới hiện nay, đặc biệt là xuất hiện cả khi nghỉ ngơi, bạn nên đến khám BS để kiểm tra tìm nguyên nhân mà điều trị. Thân mến! ", "Hay hồi hộp lo âu là triệu chứng hay gặp ở nhiều người mắc bệnh tim và cả các vấn đề về sức khỏe tâm thần Chào bạn, Ngay từ thời nguyên thuỷ, cơ thể người đã có một phản xạ đối với sự sợ hãi, bao gồm các dấu hiệu: hồi hộp, thở nhanh, nhịp tim nhanh, nóng bừng hoặc ớn lạnh, buồn nôn hoặc khó chịu ở bụng, tê tay hoặc cảm giác kiến bò, cảm giác hụt hơi hoặc ngột thở, vã mồ hôi, run... Nếu cảm giác này xảy ra trong một hoàn cảnh có thể giải thích được thì không phải bệnh lý. Tuy nhiên, đôi khi cơ hoảng sợ xảy ra mà không rõ nguyên nhân, hoặc xảy ra lặp đi lặp lại liên tiếp, ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất, tinh thần, công việc và học tập thì cần can thiệp xử trí. Một số nguyên nhân có thể khiến cho cơn hoảng sợ có thể dễ xảy ra hơn như lạm dụng các chất kích thích, sử dụng một số loại thảo dược không rõ nguồn gốc, do di truyền, các yếu tố môi trường như chấn thương tâm lý lúc nhỏ, cuộc sống có nhiều áp lực, căng thẳng, thiếu ngủ, do các vấn đề bệnh lý liên quan đến thể chất, sau cú shock tâm lý… Để hạn chế các cơn hoảng sợ này, bạn nên điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt. Cụ thể là: - Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày giúp điều chỉnh huyết áp và lưu lượng máu trong cơ thể với việc giảm mức stress - Uống nhiều nước giúp giữ nhiệt độ cơ thể ở mức thấp và rất hữu ích cho những người hay lo lắng - Dành một khoảng thời gian để thư giãn mỗi ngày, ngủ đủ giấc, hạn chế các căng thẳng tâm lý, có thể tìm hiểu thêm về thiền, yoga... - Tránh sử dụng các chất kích thích như cafe, thuốc lá, rượu bia… - Tập hít thở sâu trước khi nghi ngờ cơn hoảng sợ có thể xảy ra.Thân mến!", " Chào em Hùng, Những biểu hiện như em mô tả báo hiệu sức khỏe có vấn đề, nhưng chưa đủ để chỉ điểm ra bệnh gì, vì có thể gặp trong rất nhiều bệnh cảnh khác nhau, như thiếu máu, căng thẳng lo âu nhiều, viêm nhiễm, (có bệnh cơ tim, van tim, động mạch vành...), hô hấp, thần kinh cơ, tâm lý, bệnh lý nội tiết tố... Do vậy, BS phải khám trực tiếp cho em và có thể cần một số xét nghiệm hỗ trợ mới chẩn đoán được nguyên nhân và điều trị thích hợp. Em cần đến BV để kiểm tra sức khỏe, có thể đăng ký khám tổng quát, hay chuyên khoa tim mạch đều được. Song song đó, em nên tập thể dục, ăn uống đầy đủ chất, tránh thức khuya, tránh các chất kích thích như cafe, trà đặc, bia rượu, không hút thuốc lá. Thân mến! ", "Chào bạn, Tôi cần\r\nnhiều thông tin hơn từ bạn để có thể định hướng tư vấn cho bạn tốt hơn, ví dụ:\r\ntuổi, giới, nghề nghiệp, các bệnh lý khác kèm theo như tăng huyết áp, rối loạn\r\nchuyển hoá mỡ, đái tháo đường, hút thuốc lá, nếu là nữ thì đã mãn kinh hay\r\nchưa... Tốt nhất, bạn\r\nnên đi khám lại với bác sĩ tim mạch. Tôi nghĩ bạn cần phải làm xét nghiệm máu,\r\nđo điện tim, siêu âm tim và (có thể) trắc nghiệm gắng sức, từ đó mới có thể\r\nphân tầng nguy cơ hay chẩn đoán triệu chứng bạn đang có ( , khó thở...) là do tim, hoặc có thể\r\nnghĩ đến các nguyên nhân khác. Bên cạnh\r\nđó, bạn cần một lối sống lành mạnh, tập thể dục, vận động mỗi ngày, tránh căng\r\nthẳng trong công việc, tránh làm việc nhiều thời gian trước máy tính, ăn uống\r\nđiều độ và đúng giờ. Tôi nghĩ điều đó sẽ giúp ích cho bạn. Chúc bạn\r\nkhỏe. Thân chào bạn , BS Nguyễn\r\nThái Bình Sơn Phòng khám Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn", "Bạn Minh Vương thân mến, Đầu tiên AloBacsi mong bạn bình tĩnh, lạc quan. Bạn đã đi khám nhiều nơi vì nghi ngờ có bệnh lý tim mạch (thiếu máu cơ tim) nhưng ngoài triệu chứng của bạn thì các kết quả khác đều bình thường. Ở tuổi bạn bệnh này cũng có nhưng tần suất không cao. Hiện nay có nhiều phương tiện giúp chẩn đoán nếu chưa loại trừ được bệnh này như: điện tim gắng sức, siêu âm tim gắng sức, chụp CT scan 64 lát cắt, và phương pháp xâm lấn là siêu âm nội mạch vành (mạch máu nuôi tim) hoặc chụp mạch vành có cản quang. Đau ngực điển hình do thiếu máu cơ tim có các tính chất như co thắt hoặc cảm giác nặng như bị đè, bóp nghẹt. Đau tăng khi cử động, khi gắng sức (làm người bệnh sợ không dám cử động). Vị trí đau sau xương ức, lan lên hàm, vai, tay. Đau ngực có thể bắt đầu từ từ và kéo dài khoảng vài phút. Đau giảm khi nghỉ ngơi hoặc dùng thuốc giãn vành. Ngoài ra bệnh có một số yếu tố nguy cơ kèm theo như: hút thuốc lá, rối loạn mỡ máu, tiểu đường, tăng huyết áp, béo phì… Bạn có thể khám tại các cơ sở chuyên khoa Tim mạch để được chẩn đoán xác định và điều trị. Ngoài ra ở bạn có thể bị ám ảnh nghi bệnh. Nếu sau khi đã xác định bạn không có bệnh thực thể thì bạn có thể khám tại chuyên khoa Tâm thần để được tư vấn về tâm lý và điều trị. Mời bạn tham khảo thêm: >> Chúc bạn mau bình phục. Thân ái chào bạn!", "Thưa bác sĩ, Bạn gái em năm nay 24 tuổi. Mỗi lần gặp chuyện lo lắng, bực tức, sợ hãi (công việc, tiền bạc, tình cảm, cãi nhau, stress...) thì bạn gái em bị đau buốt ở giữa ngực, kèm theo cảm giác tê cóng toàn thân rất đáng sợ. Tuy chỉ thoáng qua rồi hết, khi gặp áp lực thì bị lại nhưng bạn ấy thật sự bất an với tình trạng đó. Chị em làm bác sĩ tim mạch, có bảo uống bổ sung magie B6 nhưng hình như không có tác dụng rõ ràng. Em rất lo lắng, lên mạng tìm hiểu nhưng không có thông tin. Em không biết đó là bệnh gì, thuộc chuyên khoa nào, nên đi khám ở đâu, có chữa khỏi được hay không, phải làm gì khi bị như thế... nên nhờ AloBacsi tư vấn, hỗ trợ giúp em. Em xin cảm ơn rất nhiều! Chào Hoàng Nam, Trong điều kiện đã khám bác sĩ chuyên khoa và loại trừ các bệnh lý tim mạch hay hô hấp, các biểu hiện tim đập nhanh, cảm giác khó thở, nghẹt thở, đau buốt giữa ngực, choáng váng, cảm giác lạnh buốt từ mặt cho đến tê cóng toàn thân… xuất hiện từ nhiều phút đến cả giờ lặp đi lặp lại thành từng cơn, có liên quan với sự việc gây căng thẳng cụ thể (công việc, tiền bạc, tình cảm…) là biểu hiện . Biểu hiện này có thể gặp trong các trường hợp: phản ứng cấp với , rối loạn dạng cơ thể, lo âu, bệnh lý trầm cảm… Các biểu hiện này lặp đi lặp lại và có thể biến mất tự nhiên nhưng lại gây ảnh hưởng nhiều đến khả năng tự kiểm soát và giải quyết vấn đề của bệnh nhân, tác động đến công việc, học tập và các sinh hoạt cá nhân khác. Cần thăm khám xác định nguyên nhân thực sự bên dưới mới có thể đưa ra hướng điều trị chính xác nhằm mang lại hiệu quả tối ưu. Tùy theo căn nguyên mà có sự lựa chọn thuốc thích hợp (chống trầm cảm, giải lo âu…) trong thời gian đủ lâu với sự theo dõi sát sao bởi bác sĩ chuyên khoa tâm lý- tâm thần, đi kèm với biện pháp trị liệu tâm lý tương ứng. Tùy theo bệnh cảnh mà tỷ lệ đáp ứng với điều trị (tỷ lệ khỏi bệnh) có khác nhau, nhưng nhìn chung với một lựa chọn thuốc phù hợp trong thời gian hợp lý đa phần sẽ khỏi bệnh hoàn toàn. Khi các biểu hiện này diễn ra, cách tốt nhất là bệnh nhân cần học các tự trấn tĩnh mình - thông qua việc kiểm soát hơi thở, tự thư giãn… để có thể vượt qua được; tuy nhiên cốt lõi vẫn là không để xuất hiện các biểu hiện trên. Do đó, em nên đưa bạn gái đến khám tại chuyên khoa để có thể giải quyết sớm nhất. Thân chào!", "Chào BS, Cách đây 3 ngày em cảm thấy tức ngực, lồng ngực mình có cảm giác nặng hơn thường ngày, hơi thở ngắn hơn, lâu lâu em phải hít sâu để dể chịu hơn và cứ như vậy liên tục 2 ngày. Đến ngày thứ 3 thì em có đi khám tại BV quận 9. Tại đây BS khám và đo điện tâm đồ và kết luận là em bị thiếu máu cơ tim cục bộ và đau thần kinh liên sườn và cho thuốc uống 1 tuần rồi tái khám, nhưng em cảm thấy lo. Xin hỏi BS đo điện tim có cho kết quả chính xác không? Theo như kết quả bệnh của em thì có nguy hiểm không ạ, và để có kết quả chính xác nhất thì mình dùng biện pháp gì ạ? Em không hút thuốc, không ăn nhậu trừ những lúc đám tiệc. Trước giờ em củng không có tiền sử tim mạch, tuần nào em củng tham gia thể thao (đá banh), nhưng trước đó 1 tuần ba em có bị nhồi máu cơ tim, tắt mạch vành vậy em có nguy cơ giống ba em không ạ? Cám ơn BS. (Hoàng Trung Hiếu - [email protected]) Chào bạn, Mặc dù bệnh lý tim mạch, nhất là bệnh mạch vành có liên quan đến yếu tố di truyền (gia đình). Tuy nhiên, bệnh hiếm khi khởi phát ở người dưới 40 tuổi, và thường xuất hiện trên những đối tượng có nguy cơ tim mạch cao, chẳng hạn như hút thuốc lá, tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, rối loạn mỡ máu, ít vận động thể lực… Đo điện tim có thể giúp gợi ý phần nào bệnh lý tim mạch, tuy nhiên độ chính xác chỉ vào khoảng 60-70%. Bạn cũng không nên quá lo lắng về bệnh tình của mình vì hiện tại BS chưa thấy có dấu hiệu nào để nghi ngờ bệnh lý tim mạch. Có thể do giai đoạn vừa qua, gia đình bạn vừa gặp biến cố, sinh ra tâm lý lo âu, cũng là một trong những nguyên nhân có thể gây nên triệu chứng như bạn mô tả. Bạn nên giữ bình tĩnh, nghỉ ngơi đầy đủ, tiếp tục tập thể dục thể thao đều đặn hàng ngày (chứ không phải mỗi tuần 1 lần) để có sức khoẻ chăm lo cho gia đình. Khi có thời gian, bạn nên tới bệnh viện đa khoa để khám sức khoẻ tổng quát và đánh giá nguy cơ tim mạch bạn nhé! Thân mến. BS.CK1 Võ Thị Tố Uyên ", "Chào em, Theo thông tin em cung cấp thì có khả năng em bị rối loạn thần kinh tim , hay còn gọi là rối loạn thần kinh thực vật, là một bệnh lý không có tổn thương ở hệ cơ quan bao gồm tim mạch, hô hấp, thần kinh, nội tiết... (thăm khám và làm các xét nghiệm tầm soát loại trừ bệnh lý cho kết quả mọi thứ đều bình thường) nhưng người bệnh vẫn có “cảm giác” khó chịu, đặc biệt mỗi khi căng thẳng. Chữa bệnh rối loạn thần kinh tim gồm có 2 phần, dùng thuốc và không dùng thuốc. Về phía sử dụng thuốc, người bệnh phải khám bác sĩ chuyên khoa Tim mạch - Hô hấp để được kê thuốc phù hợp với triệu chứng và cơ địa. Thuốc chủ yếu hỗ trợ cho bệnh nhân có triệu chứng nặng, thường xuyên, đặc biệt là tâm lý rối loạn lo âu, còn trường hợp nhẹ thì không cần dùng thuốc. Về phía không dùng thuốc, người bệnh chú ý tránh lo âu căng thẳng, ăn uống khỏe mạnh, nghỉ ngơi hợp lý, nên tập thể dục, không thuốc lá rượu bia, hạn chế cafe và thức khuya. Nếu còn khó chịu thì nên quay lại tái khám bác sĩ để được kiểm tra lại và điều chỉnh thuốc cho phù hợp. Thân mến." ]
Người nhà cháu năm nay 60 tuổi được bác sĩ chẩn đoán thoát vị đĩa đệm thắt lưng, yếu và tê 1 chân trái làm đi lại khó. Bác sĩ có chỉ định phẫu thuật nhưng vì chi phí và gia đình thấy nguy hiểm nên hiện vẫn chưa quyết định. Bác sĩ cho cháu hỏi ngoài phẫu thuật, có còn cách nào chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả mà an toàn hơn không ạ. Cháu cảm ơn.
[ "ACC điều trị thoát vị đĩa đệm với sự kết hợp nắn chỉnh cột sống để khôi phục cấu trúc cột sống, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng giúp chữa dứt cơn đau, ngăn ngừa tái phát Chào bạn, Phẫu thuật là một trong các phương pháp thường được chỉ định để điều trị thoát vị đĩa đệm nhưng có thể gây nhiều biến chứng và không phải lúc nào người bệnh cũng đáp ứng được với phẫu thuật. Trừ trường hợp thoát vị đĩa đệm nặng và không phù hợp các phương pháp điều trị khác, lúc này, phẫu thuật mới nên được lựa chọn. Để điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả, cần khôi phục đĩa đệm và loại bỏ áp lực lên dây thần kinh. Đồng thời, tập cho nhóm cơ nâng đỡ cột sống được khỏe mạnh để bảo vệ cấu trúc cột sống. ACC chuyên về điều trị các bệnh lý đĩa đệm và cột sống. Phương pháp điều trị của ACC kết hợp nắn chỉnh cột sống (chiropractic) để khôi phục cấu trúc cột sống, Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng để chữa dứt cơn đau và ngăn ngừa tái phát trong tương lai. Nếu bạn quan tâm về điều trị thoát vị đĩa đệm an toàn hiệu quả, hãy tham khảo qua hoặc khám trực tiếp tại Phòng khám ACC, 112-116 Đường 2/9, quận Hải Châu, Đà Nẵng. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!" ]
[ "Thoát vị đĩa đệm do những tổn thương tại các đốt cột sống Chào bạn, Liệu pháp massage giúp giảm đau và thư giãn, hỗ trợ tinh thần cho bệnh nhân và giúp cho việc hồi phục diễn ra thuận lợi hơn. Tuy nhiên, liệu pháp này không thay thế được việc tập vật lý trị liệu trong điều trị thoát vị đĩa đệm. Bạn có thể mua cho người nhà sử dụng nếu điều kiện kinh tế thoải mái, vì không bắt buộc phải có, nhưng nên sử dụng các nhãn hiệu uy tín để đảm bảo độ bền và hiệu quả bạn nhé!", "Chào em, Trường hợp của em có thể cân nhắc đến chỉ định thắt dạ dày để giảm cân, bởi vì em thỏa các điều kiện sau: Bệnh nhân béo phì gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân; Bệnh nhân béo phì đã áp dụng nhiều phương pháp giảm cân nhưng chưa đạt hiệu quả như mong muốn; trên 18 tuổi và không được quá 55 tuổi. Tuy nhiên, trước khi áp dụng phương pháp này, em cần phải được khám ck nội tiết, để xác định xem việc béo phì có phải do bệnh lý gây ra hay không, khi đó, điều trị bệnh gốc thì cân nặng sẽ giảm. Sau đó, em cũng nên tham khảo bác sĩ chuyên khoa Dinh dưỡng để thử áp dụng chế độ ăn và tập luyện thể dục xem có giảm được cân nặng hay không, trước khi áp dụng phương pháp thắt dạ dày. Vì cũng tương tự như nhiều phương pháp can thiệp khác, thắt dạ dày cũng có một số mối nguy hại tiềm ẩn. Nguy cơ của phương pháp này là: Sau khi thắt dạ dày giảm cân, một số trường hợp gặp rắc rối với đường tiêu hóa như: Bệnh nhân hay nôn hoặc có cảm giác buồn nôn, trào ngược dạ dày thực quản, có cảm giác khó nuốt, táo bón, tiêu chảy. Ngoài ra bệnh nhân có thể thấy đau vị trí thắt, thoát vị, sỏi túi mật, viêm tụy, hói… Một số ít trường hợp bị tắc dạ dày ngay chỗ thắt do thức ăn nên bệnh nhân cần ăn chậm, nhai kỹ sau khi thắt dạ dày. Dù phẫu thuật qua nội soi nhưng nguy cơ liên quan đến thuốc gây mê cao hơn trên người béo phì nên phương pháp này vẫn có thể gặp nguy cơ khi gây mê hồi sức để phẫu thuật. Chi phí của phẫu thuật khoảng 50 triệu. Hiện nay, ở Hà Nội có Bệnh viện Việt Đức, TPHCM có Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, Bệnh viện FV, Bệnh viện Trưng Vương, Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương có thực hiện phương pháp này. Em cân nhắc thêm. Thân mến.", "Chào em, Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống, thường xảy ra sau các tác nhân sang chấn hoặc trên nền đĩa đệm bị thoái hóa, nứt, rách. Nhân keo của đĩa đệm thoát ra ngoài và chèn ép vào rễ thần kinh, tủy sống. Tiếng kêu cụp cụp ở lưng khi khom lưng xuống thấp ở người có bệnh thoát vị đĩa đệm là một dấu hiệu không tốt, bởi vì đó là dấu hiệu của thoái hóa cột sống và dây chằng vùng thắt lưng. Để cải thiện tình trạng này, bạn cần khám BS chuyên khoa Cơ xương khớp, kiểm tra xem có bị loãng xương chưa, thoái hóa khớp nặng không, thoát vị đĩa đệm mức độ nào để có hướng điều trị thích hợp. Song song đó, bạn cần có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, kết hợp thức ăn chứa nhiều canxi như sữa, tôm cá kho nhừ ăn cả xương, món xương hầm... kèm theo việc bổ sung vitamin D để tăng hấp thụ canxi. Đồng thời bạn cần thực hiện một chế độ tập thể dục nhẹ nhàng, vừa sức, tăng độ dẻo dai cho cột sống, tránh mang vác nặng để khỏi tổn thương thêm cột sống. Thân mến.", "Chào chú, Tình trạng , thoát vị đĩa đệm có nguy cơ gây chèn ép đường dẫn truyền thần kinh, chi phối cho vùng đùi, mông, cẳng và bàn chân; gây ra các triệu chứng bệnh lý như trong trường hợp của chú. Nếu thần kinh chưa tổn thương quá nghiêm trọng, phẫu thuật giải áp có thể giúp giảm triệu chứng, hồi phục chức năng vận động của cơ thể. Nhưng do tuổi của chú đã cao, BS sẽ cần phải cân nhắc nhiều yếu tố liên quan đến sức khoẻ toàn thể, như tình trạng tim mạch, hô hấp và nguy cơ do việc phẫu thuật mang lại. Do đó, chú nên tới BV có chuyên khoa Chấn thương Chỉnh hình để BS khám và đánh giá trực tiếp; từ đó xem xét có nên phẫu thuật cho chú hay không chú nhé! Trân trọng.", "Chào Mạnh Hùng, ở các khớp có thể gặp trong trường hợp sinh lý bình thường do hệ thống dây chằng bao khớp và các sụn đầu xương dãn đột ngột khi vận động. Ngay cả bệnh lý thoát vị đĩa đệm cũng không biểu hiện triệu chứng như trên. Em nên tránh vận động mạnh quá đột ngột, mà chỉ nên tập các động tác nhẹ nhàng, cường độ tăng dần, có thể giúp ích rất nhiều cho cột sống lưng, đồng thời cũng giúp hạn chế chấn thương do vận động mạnh gây ra. Thân mến!", "Chào bạn, Trước hết, xin làm rõ với bạn là kênh AloBacsi của chúng tôi không phải là kênh thông tin của Bệnh viện 108, chúng tôi chỉ hỗ trợ tư vấn sức khỏe cho cộng đồng trên tinh thần thiện nguyện, miễn phí. Hiện tại, theo thông tin bạn cung cấp thì con bạn đang có tình trạng thoát vị đĩa đệm đoạn L3-L4, chưa rõ mức độ thoát vị đĩa đệm ra sao, mức độ chèn ép thần kinh cột sống ra sao trên phim MRI, nhưng về triệu chứng cơ năng thì cháu ít đáp ứng với thuốc và \"đi lại lệch chân phải đau\". Với tình trạng này cháu cần được đánh giá lại tình trạng thoát vị đĩa đệm, đánh giá mức độ tổn thương trên phim MRI và triệu chứng hiện tại để xem xét có nên hay không phẫu thuật chỉnh hình hay tập vật lý trị liệu sẽ có lợi cho cháu hơn. Bệnh viện 108 có chuyên khoa Ngoại thần kinh - cột sống, bạn có thể dẫn cháu đến đây để bác sĩ kiểm tra cho cháu. Thân mến.", "Nguy cơ thoái hóa đĩa đệm Những ai có nguy cơ mắc phải thoái hóa đĩa đệm? Bệnh thoái hóa đĩa đệm thường gặp nhất ở người lớn tuổi và nữ giới sau mãn kinh. Khi bạn già đi, đĩa đệm của bạn bắt đầu thoái hóa. Một số chuyên gia ước tính rằng khoảng 9 trên 10 người sẽ có dấu hiệu thoái hóa đĩa đệm ở tuổi 60. Nhưng điều đó được coi là bình thường và không phải lúc nào cũng gây đau hay khó chịu khác. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải thoái hóa đĩa đệm Một số yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh thoái hóa đĩa đệm, bao gồm: Chấn thương cột sống: Sau té ngã cột sống dễ tổn thương hơn và làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Béo phì : Một số nghiên cứu đã chứng minh có sự liên kết việc thừa cân với tổn thương cột sống, bao gồm cả bệnh thoái hóa đĩa đệm. Cân nặng dư thừa sẽ gây áp lực lên tất cả các bộ phận của cột sống, trong đó có phần đĩa đệm. Lao động nặng nhọc: Một số nghiên cứu cho thấy rằng những công việc mà bạn phải nâng vật nặng có thể làm tăng nhẹ nguy cơ thoái hóa đĩa đệm. Hút thuốc: Một số nghiên cứu đã báo cáo rằng hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa đĩa đệm. Nếu đã mắc bệnh thoái hóa đĩa đệm, hút thuốc có thể khiến bệnh nặng hơn hoặc dễ bị biến gặp biến chứng hơn khi người bệnh cần phẫu thuật.", "Chào bạn, Trượt đốt sống có thắt lưng có nhiều nguyên nhân gây ra, ở người lớn tuổi thường liên quan đến thoái hoá, một số chấn thương gây gãy cuống, gãy mấu khớp dẫn tới mất vững cột sống cũng gây trượt đốt sống. Hầu hết bệnh nhân bị trượt đốt sống thường đáp ứng với điều trị nội khoa. Trong những đợt đau cấp phải được nằm nghỉ, tránh mọi hoạt động hay lao động; dùng các thuốc chống viêm, giảm đau như paracetamol, aspirin, diclofenac, ibusprophen… sử dụng vật lý trị liệu, các phương pháp phục hồi chức năng, tập các bài thể dục tăng cường các cơ lưng, cơ bụng và cơ đùi; thực hiện ăn uống và các tập luyện nhằm giảm cân đối với người béo. Điều trị bằng phẫu thuật đặt ra khi có tổn thương rễ thần kinh nặng không đáp ứng điều trị bảo tồn hoặc trượt đốt sống tiến triển ngày càng nặng. Như vậy trường hợp của bạn cần phải đánh giá thêm trên lâm sàng (các yếu tố về tuổi, thời gian đau, thói quen sinh hoạt…) có thể chỉ định điều trị nội khoa trước nếu xác định gãy eo không làm tăng nguy cơ trượt đột sống nặng hơn bạn nhé! Thân mến.", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị thoát vị bẹn Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán thoát vị bẹn Bác sĩ thường có thể chẩn đoán thoát vị bẹn thông qua thăm khám lâm sàng. Bệnh nhân có thể cảm thấy tức nặng ở vùng bẹn. Khi khối thoát vị to lên thì người bệnh có thể cảm nhận được khối phồng vùng bẹn. Khối phồng này sẽ tăng kích thước khi ho, hắt hơi hay đi lại và biến mất khi nằm xuống. Nếu không thể nhìn thấy khối phòng từ bên ngoài thì bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm như siêu âm, CT để có thể nhìn rõ hình ảnh khối phồng hơn. Điều này rất quan trọng để có thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh để giúp bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt. Phương pháp điều trị thoát vị bẹn hiệu quả Phẫu thuật thoát vị bẹn là phương pháp phổ biến và ít có rủi ro. Tuy nhiên, có khoảng 2% trường hợp bị tái phát trở lại trong khoảng 3 năm. Ngoài ra, phẫu thuật còn gây ra những biến chứng như: Chảy máu, đau tê ở vùng bẹn, tổn thương ống dẫn tinh, nhiễm trùng vết mổ,… Có 2 phương pháp phẫu thuật thoát vị bẹn là: Mổ mở: Bác sĩ sẽ rạch một đường lớn ở bẹn và đưa những cơ quan trở về vị trí ban đầu của chúng. Sau đó, bác sĩ sẽ gia cố vùng bẹn bằng lưới nhân tạo hay cân cơ tùy vào mỗi trường hợp. Mổ nội soi vùng bẹn: Bác sĩ sẽ rạch một vài đường rạch nhỏ ở vùng bụng để dùng một ống nội soi dài, mỏng có gắn camera và những dụng cụ chuyên dụng để gia cố vùng bẹn.", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị thoái hóa đĩa đệm Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán thoái hóa đĩa đệm Để chẩn đoán bệnh, các bác sĩ cần các thông tin về triệu chứng bệnh và đánh giá một yếu tố sau: Chức năng thần kinh: Các bác sĩ kiểm tra chức năng cảm giác, vận động, phản xạ bằng một số công cụ và một số nghiệm pháp đặc hiệu. Mức độ đau: Bác sĩ đánh giá mức độ đau qua bảng câu hỏi, qua việc sờ, ấn vùng đau. Sức cơ: Cơ yếu hoặc teo gợi ý có sự tổn thương dây thần kinh do thoái hóa đĩa đệm. Để nhìn rõ đặc điểm tổn thương ở đĩa đệm các bác sĩ có thể chỉ định các cận lâm sàng hình ảnh sau: X-quang cột sống: Hình ảnh X-quang cấp thông tin cơ bản về xương cột sống, chiều cao đĩa đệm,... CT hoặc MRI cột sống: Hình ảnh CT và MRI cung cấp thông tin chi tiết đặc điểm đĩa đệm và các tổn thương phần mềm khác kèm theo. MRI cung cấp những thông tin chi tiết về đĩa đệm và các phần mềm xung quanh Phương pháp điều trị thoái hóa đĩa đệm Nội khoa Mục đích điều trị là giảm đau và ngăn chặn tổn thương tiến triển nặng hơn. Bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị dựa trên triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của bệnh bằng các phương pháp sau: Thuốc: Thuốc giảm đau như paracetamol, NSAIDs có thể giúp dịu cơn đau và giảm sưng tấy. Nếu thoái hóa đĩa đệm có thêm co cơ có thể sử dụng thuốc giãn cơ. Duy trì cân nặng hợp lý: Cơ thể quá cân sẽ làm tăng sức ép lên vùng cột sống lưng trong đó có cả phần đĩa đệm cột sống và làm tăng nguy cơ thoái hóa đĩa đệm và chèn ép thần kinh. Duy trì cân nặng hợp lý giúp hạn chế bệnh xuất hiện và giảm đau. Xoa bóp: Một số nghiên cứu cho thấy xoa bóp có thể giúp giảm đau lưng mà không cần dùng thuốc. TENS: Kích thích dây thần kinh điện qua da (TENS) là phương pháp điều trị bằng xung điện giúp giảm đau. Tư thế sinh hoạt đúng: Bằng cách ngồi và đứng với tư thế đúng, bạn sẽ giữ cho cột sống giữ được độ cong sinh lý và giảm áp lực lên cột sống từ đó giúp ngăn ngừa hiện tượng thoái hóa đĩa đệm xuất hiện sớm và gây đau lưng. Tập thể dục thường xuyên: Có nhiều loại bài tập có thể giúp giảm đau lưng như yoga, thái cực quyền, các bài tập giãn cơ,... tập thể dục tối thiểu 30 phút/ ngày giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh. Liệu pháp chườm nóng và lạnh: Chườm một miếng đệm nóng lên lưng trong vòng 10 đến 15 phút, sau đó đổi nó lấy một túi chườm lạnh trong 10 đến 15 phút nữa. Làm điều này ba đến bốn lần mỗi ngày để giảm đau và viêm. Tư thế mang vác đúng giúp hạn chế tổn thương cột sống Ngoại khoa Nhiều bệnh nhân không cần phẫu thuật vì bệnh thoái hóa đĩa đệm. Phẫu thuật chỉ được chỉ định khi đã điều trị bằng nhiều phương pháp nội khoa tích cực trong khoảng 6 tháng mà tình trạng đau vẫn tồn tại dai dẳng hoặc ngày càng tệ như yếu 2 chân, 2 tay, teo cơ,... Bác sĩ thể có thể sử dụng một trong một số loại phẫu thuật giải nén cột sống như: Phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm: Loại bỏ một phần đĩa đệm chèn ép rễ thần kinh có thể giúp giảm áp lực lên dây thần kinh từ đó giúp giảm đau. Cắt bỏ lỗ thông: Mở rộng lỗ liên hợp giúp rễ thần kinh không bị chèn ép bằng cách loại bỏ mô và xương xung quanh. Thay thế đĩa nhân tạo: Bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ chiếc đĩa tổn thương và thay thế nó bằng một chiếc đĩa làm bằng kim loại hoặc kim loại và nhựa.", "Chào bạn, Trường hợp của mẹ bạn bị thoát vị đĩa đệm có chèn ép rễ thần kinh, phù tủy, nếu đáp ứng kém với điều trị nội khoa (dùng thuốc) thì có cân nhắc đến chỉ định phẫu thuật. Bên cạnh đó, trên phim MRI có hình ảnh gãy xẹp đốt sống thì còn phải đánh giá loãng xương (đo mật xương) cho bệnh nhân nữa. Phẫu thuật cột sống là một cuộc phẫu thuật lớn, do đó BS phải đánh giá lại toàn bộ bệnh án của bệnh nhân, bao gồm tuổi, bệnh đi kèm, các thuốc đã dùng, nguy cơ phẫu thuật…mới ra quyết định cuối cùng được. Em cho mẹ em tái khám tại chuyên khoa Ngoại thần kinh, em nhé. Thân mến.", "Chào em, thường do nguyên nhân thoát vị đĩa đệm, có hoặc không chèn ép thần kinh, cũng có thể do ít vận động, gây cứng khớp, nghỉ ngơi sai tư thế... Trường hợp của em, nên xem xét loại giường, nệm đang sử dụng. Có thể do nệm quá cứng hoặc quá mềm nên gây tình trạng đau lưng. Em cũng nên thường xuyên vận động, luyện tập thể dục thể thao, đặc biệt là các bài tập tăng cường sức cơ ở lưng và giúp cột sống dẻo dai hơn. Em có thể đến các phòng tập gym hoặc các lớp yoga để được hướng dẫn luyện tập, đúng động tác. Ngoài ra, em cũng nên đến bệnh viện khám chuyên khoa cơ xương khớp để loại trừ nguyên nhân thực thể gây ra tình trạng đau lưng.", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị thoát vị rốn Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán thoát vị rốn Thoát vị rốn được chẩn đoán khi khám sức khỏe. Đôi khi các nghiên cứu hình ảnh - chẳng hạn như siêu âm bụng hoặc chụp CT - được sử dụng để sàng lọc các biến chứng. Phương pháp điều trị thoát vị rốn hiệu quả Hầu hết thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh sẽ tự đóng lại khi được 1 hoặc 2 tuổi. Tuy nhiên, đừng thử điều này một mình. Mặc dù một số người cho rằng thoát vị có thể được khắc phục bằng cách chạm một đồng xu xuống chỗ phồng, nhưng đừng thử cách này. Đặt băng dính hoặc một vật gì đó lên chỗ phồng không hữu ích và vi trùng có thể tích tụ dưới băng, gây nhiễm trùng. Đối với trẻ em, phẫu thuật thường được dành riêng cho thoát vị rốn: Có đau. Có đường kính lớn hơn một chút, từ 1/4 đến 3/4 inch (1 đến 2 cm). Lớn và không giảm kích thước trong hai năm đầu tiên của cuộc đời. Không biến mất trước 5 tuổi. Bị mắc kẹt hoặc tắc ruột. Đối với người lớn, phẫu thuật thường được khuyến khích để tránh các biến chứng có thể xảy ra, đặc biệt nếu khối thoát vị rốn lớn hơn hoặc trở nên đau đớn. Trong quá trình phẫu thuật, một vết rạch nhỏ được thực hiện gần rốn. Mô thoát vị được quay trở lại khoang bụng, và lỗ mở trên thành bụng được khâu lại. Ở người lớn, bác sĩ phẫu thuật thường sử dụng lưới để giúp tăng cường thành bụng.", "Chào bạn, Triệu chứng của bạn hướng nhiều nhất đến bệnh lý thoái hóa khớp gối. Để điều trị bệnh này, bạn cần đến khám tại chuyên khoa cơ xương khớp là phù hợp nhất. Viêm thoái hóa khớp gối có nhiều phương pháp điều trị, bao gồm: Các loại thuốc không kê đơn như acetaminophen, ibuprofen, naproxen natri… thường dùng trong tối đa 10 ngày. Sử dụng chúng lâu hơn sẽ làm tăng nguy cơ gặp phải tác dụng phụ. Nếu sau 10 ngày mà thuốc không có tác dụng, bác sĩ có thể kê cho bệnh nhân thuốc chống viêm theo toa. Steroid là loại thuốc giảm đau và chống viêm mạnh. Trong khi đó, axit hyaluronic hoạt động như một loại chất lỏng bôi trơn cho khớp. Một số liệu pháp thay thế có thể hiệu quả đối với tình trạng thoái hóa sụn khớp gối giai đoạn nhẹ hoặc trung bình. Các liệu pháp này bao gồm kem bôi có capsaicin, châm cứu hoặc chất bổ sung (glucosamine, chondroitin…). Khi mọi phương pháp điều trị trên đều không đem lại hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân phẫu thuật. Những phương pháp phẫu thuật phổ biến để điều trị thoái hóa khớp đầu gối là: - Nội soi khớp Bác sĩ rạch một vết mổ nhỏ, sau đó sử dụng máy nội soi khớp và các dụng cụ nhỏ để loại bỏ sụn bị hư hỏng, sửa chữa dây chằng lỏng lẻo, làm sạch bề mặt xương. Phương pháp này thường được áp dụng cho bệnh nhân dưới 55 tuổi. - Phẫu thuật cắt xương Đây là thủ thuật nhằm mục đích thay đổi hình dạng của xương, từ đó làm cho khớp gối có sự liên kết chặt chẽ hơn. Nhược điểm của nó là không điều trị được thoái hóa sụn khớp gối triệt để. Người bệnh có thể phải thực hiện các cuộc phẫu thuật khác sau này. - Phẫu thuật thay khớp hoặc tạo hình khớp Đây là thủ thuật trong đó khớp được thay thế bằng các bộ phận nhân tạo làm từ kim loại hoặc nhựa. Tùy mức độ thương tổn, bác sĩ sẽ chỉ định thay một hoặc cả hai bên đầu gối. Phẫu thuật thay khớp thường dành cho những người trên 50 tuổi bị thoái hóa khớp nặng. Hầu hết các khớp nối mới sẽ có tuổi thọ trên 20 năm. Trước mắt bác sĩ sẽ cần khám kiểm tra cho bạn, xem lại hồ sơ sức khỏe đã điều trị trước đây, rồi từ đó mới tư vấn hướng điều trị thích hợp tương ứng, bạn nhé.", "Ảnh: Internet Chào em, Vùng bẹn có những lỗ tự nhiên trong quá trình phát triển của bào thai một số cấu trúc giải phẫu đi qua để xuống dưới, như tinh hoàn chạy xuống bìu ở nam giới. Khi những lỗ giải phẫu này rộng, có thể đó là nguồn gốc của thoát vị bẹn, thoát vị đùi, từ đó một phần các tạng trong ổ bụng chui qua lỗ tự nhiên giãn rộng này. Thoát vị bẹn biểu hiện bằng hiện tượng sưng phồng tại vùng bẹn, phần lớn ở tư thế đứng hoặc khi gắng sức. Thoát vị có thể xảy ra ở bất cứ tuổi nào. Thoát vị ở trẻ em là hậu quả của bất thường bẩm sinh. Theo thời gian, tiến triển tự nhiên của bệnh sẽ làm tăng khó chịu cho người bệnh. Thoát vị nghẹt là nguy cơ hàng đầu: đó là tình trạng mắc kẹt ruột trong thoát vị, lúc này, khối thoát vị không thể đẩy lên được và rất đau đớn. Điều này đòi hỏi bệnh nhân phải được khám và xử trí cấp cứu. Điều trị triệt để thoát vị bẹn là phẫu thuật. Chỉ phẫu thuật viên khi khám bệnh có thể quyết định không mổ trong những trường hợp cụ thể. Hiện nay với sự tiến bộ của kỹ thuật và vật liệu ngoại khoa, tỷ lệ tái phát và biến chứng rất thấp. Do đó, tốt nhất em nên khám chuyên khoa Ngoại tổng quát để được bác sĩ đánh giá trực tiếp và tư vấn cụ thể phương pháp điều trị cho em nhé! >>> >>>" ]
Triệu chứng ung thư gan nguyên phát
[ "Triệu chứng ung thư gan nguyên phát Những dấu hiệu và triệu chứng của Ung thư gan nguyên phát Ở giai đoạn đầu, ung thư gan thường không có triệu chứng rõ ràng và khó phát hiện. Khi ung thư tiến triển thì mới xuất hiện một hoặc nhiều triệu chứng khác nhau. Mặt khác các triệu chứng này cũng có thể xuất hiện ở nhiều bệnh lý khác. Các triệu chứng có thể gặp ở ung thư gan nguyên phát gồm: Khó chịu ở vùng bụng trên bên phải; Bụng phình to; Khối cứng ở phía dưới xương sườn bên phải; Đau gần xương bả vai phải; Vàng da và vàng mắt; Dễ bầm tím hoặc dễ chảy máu hơn bình thường; Dễ mệt mỏi; Buồn nôn và nôn; Chán ăn; Sụt cân không rõ nguyên nhân; Phân bạc màu hoặc trắng, nước tiểu sậm màu; Sốt ; Xuất hiện tổn thương trên da hình dạng giống một con nhện. Tình trạng đau tức vùng bụng trên bên phải do ung thư gan Khi nào cần gặp bác sĩ? Nên đến gặp bác sĩ khi bạn có nguy cơ cao mắc ung thư gan gồm xơ gan , bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, nhiễm virus viêm gan siêu vi C hoặc siêu vi C kéo dài, nên đi khám định kỳ để sàng lọc ung thư gan. Hoặc nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và phát hiện sớm ung thư gan giúp cho đáp ứng với điều trị tốt hơn, cải thiện tình trạng tử vong." ]
[ " Chào bạn, Ung thư gan là một nguy cơ có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trong tất cả các giai đoạn của viêm gan siêu vi B mạn, tức là dù chưa có xơ gan vẫn có thể xuất hiện ung thư gan. Hiện tại chỉ mới ghi nhận một qua siêu âm ổ bụng, chưa thể kết luận được đây có thật sự là ung thư gan hay không hay là khối gì khác (ví dụ như u mạch máu). Bước tiếp theo cần làm là làm xét nghiệm AFP và CTscan ổ bụng có cản quang. Thân mến.", "Giang thân mến, Mặc dù không xem được hình em gửi, nhưng BS cũng xin tư vấn cho em như sau: Ung thư vòm họng thường có triệu chứng không đặc hiệu, có thể biểu hiện ban đầu là ù tai, nổi hạch cổ… và không thể phát hiện khi quan sát họng theo cách thông thường. Ung thư vòm họng thường xảy ra ở những người hút thuốc lá nhiều, tiếp xúc tia xạ, hoá chất hoặc cơ địa di truyền về ung thư. Nếu không có các yếu tố nguy cơ trên thì ít có khả năng là ung thư vòm họng. Triệu chứng đau nhức họng của em có thể do chưa điều trị dứt điểm, amidan to gây chèn ép, nuốt vướng. Nếu được, em nên sắp xếp đi khám để chẩn đoán chính xác hơn, em nhé! Thân mến!", "U gan có thể lành tính hoặc ác tính, cần được bác sĩ thăm khám và đánh giá trực tiếp Chào bạn, U gan là tình trạng khá thường gặp trên lâm sàng, u có thể lành tính hoặc ác tính, tuỳ vào đặc điểm nhận dạng trên siêu âm mà bác sĩ lâm sàng sẽ đánh giá các yếu tố nguy cơ tuỳ cơ địa người bệnh và quyết định hướng xử trí tiếp theo. Nếu là u lành nghi đảo gan lành trên nền gan nhiễm mỡ thường không can thiệp ngoại khoa. Trong tầm soát ung thư gan, bên cạnh siêu âm còn có vai trò của các marker ung thư gan, CT scan hoặc MRI. Các khối u to, khó xác định bản chất trên siêu âm nên lựa chọn CT hoặc MRI gan để làm rõ. Bạn có thể mang các kết quả này tới gặp bác sĩ chuyên khoa Tiêu Hoá để làm thêm xét nghiệm đánh giá và tư vấn trực tiếp bạn nhé! Thân mến.", "Triệu chứng ung thư vòm họng Những triệu chứng của ung thư vòm họng từng giai đoạn Dấu hiệu của Ung thư vòm họng giai đoạn sớm: Đau rát họng, khản tiếng: Gây cảm giác đau khi nói hoặc nuốt, đau rát cổ họng ngày càng nặng hơn, dẫn tới khản tiếng, thường đau ở cùng một bên cổ họng, dùng thuốc điều trị không đỡ. Ngạt mũi: Ngạt mũi một bên, có thể kèm theo chảy máu mũi. Ho có đờm: Ho có đờm và dai dẳng, thuốc chữa ho chỉ giảm triệu chứng tạm thời. Đau đầu: Cơn đau đầu âm ỉ, xuất hiện từng cơn, thoáng qua và mức độ nhẹ. Ù tai: Ù một bên tai, cảm giác như nghe tiếng ve kêu bên tai. Nổi hạch: Nổi hạch ở vùng cổ, hạch phát triển to và gây đau nhức, không nhỏ đi như các bệnh lý viêm nhiễm thông thường Các triệu chứng lâm sàng này rất dễ nhầm lẫn với các triệu chứng của các loại bệnh nội khoa, thần kinh,… Tuy nhiên, các triệu chứng của ung thư vòm họng thường ở cùng bên và tăng dần. Các phương pháp điều trị như chống viêm, chống đau không đỡ. Đau đầu âm ỉ có thể là dấu hiệu ở giai đoạn sớm của bệnh Giai đoạn muộn: Đau đầu tăng lên dữ dội, liên tục, có điểm đau khu trú; Ù tai liên tục, thính giác giảm nghe kém, thường có thương tổn thực thể màng nhĩ bên bệnh, có thể điếc; Ngạt mũi liên tục, chảy mủ mũi. Nếu muộn, bệnh nhân chảy mủ lẫn máu lờ lờ như máu cá; Nổi hạch góc hàm; Triệu chứng mắt: Do u chèn ép, tổn thương thần kinh chi phối vận động của nhãn cầu: Lác, nhìn đôi, sụp mi, giảm hoặc mất thị lực. Thông tin chi tiết: Dấu hiệu của ung thư vòm họng cụ thể theo từng giai đoạn Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.", "Chào bạn, Ung thư gan giai đoạn cuối trên nền xơ gan nặng thường tiên lượng rất xấu, chủ yếu là điều trị giảm nhẹ, giúp cho bệnh nhân thấy thoải mái trong những ngày cuối đời. Nếu bệnh nhân có rối loạn đông máu, có thể điều chỉnh bằng truyền chế phẩm máu rồi chọc dịch giải áp để bệnh nhân dễ chịu hơn. Bạn có thể liên hệ với khoa chăm sóc giảm nhẹ Bệnh viện Ung Bướu hoặc Bệnh viện Đại học Y Dược để được tiếp tục thăm khám và điều trị bạn nhé! Thân mến.", "Triệu chứng ung thư da Những dấu hiệu và triệu chứng của ung thư da Các dấu hiệu, triệu chứng của từng loại ung thư da khác nhau sẽ khác nhau: Ung thư da biểu mô tế bào đáy: Thường gặp ở vùng mũi, má, thái dương, mặt; Bệnh khởi đầu là vết loét nhỏ, đáy nhẵn, bờ nông, mặt đáy giãn mao mạch, đóng vảy mỏng, có thể nhiễm màu đen (dễ nhầm với ung thư hắc tố); Vết loét thường xuất phát từ nốt ruồi, mụn cơm và nốt xơ da nhiễm sắc; Vết loét thường phát triển chậm, có bờ đều lan và phá hủy theo bề mặt da, ít xâm lấn sâu; Một số trường hợp loét sâu để lộ bội nhiễm, xương mặt, nề đỏ xung quanh; Ung thư da tế bào đáy thường không di căn hạch và không di căn xa. Ung thư da biểu mô tế bào vảy: Ung thư tế bào vảy thường gặp ở vùng da đầu; Ung thư xuất phát trên nền sẹo cũ, như sẹo bỏng; Khối u sần sùi, bề mặt mủn nát, dễ chảy máu; Khối u tiến triển nhanh, lan và loét theo bề mặt nông, có thể xâm lấn vào xương sọ, bội nhiễm và biến dạng trầm trọng; Ung thư tế bào vảy thường di căn hạch khu vực như: Vùng chẩm, vùng cổ, hạch dưới cằm, hạch trước tai, dưới hàm (hạch di căn thường chắc, to, đơn độc hoặc dính thành đám, hạch cố định hoặc di động). Ung thư các tuyến phụ thuộc da: Bao gồm tuyến mồ hôi, tuyến bã; Ung thư dễ nhầm ung thư phần mềm do nó thường nằm dưới mặt da, đẩy lồi da lên cao; Khối u dính, chắc, di động hạn chế kèm đau và nề đỏ; U phát triển xâm lấn xuống lớp sâu vào cơ và xương nhanh. Ung thư da hắc tố: Đặc trưng bởi các vết sưng màu nâu hoặc đốm; U hắc tố thường trông giống như nốt ruồi bình thường, nhưng hình dạng của nó khá bất thường. Tìm hiểu thêm: Các dấu hiệu ung thư da là gì? U hắc tố thường trông giống như nốt ruồi bình thường Tác động của ung thư da đối với sức khỏe Khi mắc bệnh ung thư da sẽ có biểu hiện rõ ràng trên bề mặt da, điều này giúp người bệnh nhanh chóng phát hiện, khám và chữa trị kịp thời. Tuy nhiên, nhiều trường hợp người bệnh chủ quan, tự chăm sóc ở nhà không đúng cách, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe cũng như thẩm mỹ ngoại hình. Biến chứng có thể gặp khi mắc ung thư da Trong hầu hết các trường hợp, bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm: Ung thư da biểu mô tế bào đáy: Các vết loét thường phát triển chậm, có bờ đều, lan và phá hủy theo bề mặt da, ít xâm lấn sâu. Một số trường hợp loét sâu để lộ bội nhiễm, xương mặt, nề đỏ xung quanh. Ung thư da biểu mô tế bào vảy: U tiến triển nhanh, loét lan theo bề mặt nông, có thể xâm lấn vào xương sọ, bội nhiễm và biến dạng trầm trọng. Ung thư các tuyến phụ thuộc da: U phát triển nhanh xâm lấn xuống lớp sâu vào cơ và xương. Tìm hiểu thêm: Ung thư da có nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ? Nhận thấy bất kỳ thay đổi nào xuất hiện trên da thì bạn hãy đến ngay bệnh viện để kiểm tra. Mặc dù không phải sự bất thường nào của da cũng là bệnh ung thư da nhưng để chắc chắn hãy thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa, nếu có bệnh thì cũng có thể được điều trị sớm nhất có thể.", "Triệu chứng ung thư Những dấu hiệu và triệu chứng của ung thư Ung thư có thể gây ra nhiều triệu chứng, nhưng thường những triệu chứng này do bệnh tật, chấn thương , khối u lành tính hoặc các vấn đề khác gây ra. Nếu bạn có triệu chứng không khỏi sau vài tuần, hãy đến gặp bác sĩ để vấn đề có thể được chẩn đoán và điều trị sớm nhất có thể. Một số triệu chứng mà người bệnh có thể gặp bao gồm: Thay đổi về vú: Có cảm giác u hay cứng ở vú hoặc dưới cánh tay; Thay đổi về niêm mạc vú hoặc có tiết dịch từ vú; Da bị ngứa , đỏ, sần sùi, lồi lõm hoặc nhăn lại. Thay đổi về bàng quang: Khó tiểu; Đau khi tiểu; Máu trong nước tiểu. Thay đổi về ruột: Máu trong phân; Thay đổi về thói quen đi ngoài. Gặp vấn đề về ăn uống: Đau sau khi ăn (cảm giác nóng ruột hoặc khó tiêu không qua đi); Khó nuốt ; Đau bụng; Buồn nôn và nôn mửa; Thay đổi về khẩu vị. Thay đổi về miệng: Một đốm trắng hoặc đỏ trên lưỡi hoặc trong miệng; Chảy máu, đau hoặc tê trong môi hoặc miệng. Vấn đề về hệ thần kinh: Đau đầu; Giật mình; Thay đổi thị lực; Thay đổi thính lực; Mặt bị chảy xệ. Thay đổi về da: Khối u màu da không đỏ hoặc bong tróc; Tình trạng mới của nốt ruồi hoặc thay đổi nốt ruồi hiện có; Vết loét không lành. Một số triệu chứng khác: Chảy máu hoặc có vết thâm không rõ lý do. Ho hoặc khàn giọng mãi không hết. Mệt mỏi nặng và kéo dài. Sốt hoặc đổ mồ hôi về đêm không rõ nguyên nhân. Sưng hoặc khối u ở bất kỳ nơi nào như cổ, nách, dạ dày và vùng bẹn. Tăng cân hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân. Sốt không rõ nguyên nhân cũng là một triệu chứng của ung thư Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng nào kể trên, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám và tư vấn kịp thời. Chẩn đoán và điều trị sớm chắc chắn làm giảm nguy cơ bệnh trở nên nặng hơn và cho phép người bệnh phục hồi sớm.", " Chào chị Thu Hoài, Nguyên nhân xơ gan ở nước ta hiện nay ngoài rượu còn do siêu vi B, C. Siêu vi B và C lây qua đường máu, đường vợ chồng và đường mẹ truyền cho con. Do giai đoạn đầu thường không có triệu chứng người bệnh không được chẩn đoán để theo dõi và điều trị, khi có triệu chứng rõ ràng thường đã diễn tiến xơ gan. Tuy nhiên, hiện nay với những phương pháp điều trị tiên tiến xơ gan vẫn có thể được theo dõi, làm chậm diễn tiến bệnh, hạn chế biến chứng cuối cùng của bệnh gan. Vì vậy, chị cũng đừng quá lo lắng nên tập trung điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Xơ gan là tình trạng gan bị xơ hóa không thực hiện được các chức năng bình thường của gan. Gan là một cơ gan lớn nhất và quan trọng nhất cơ thể đảm nhiệm rất nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể. Vì vậy, khi bị xơ gan sẽ ảnh hưởng nhiều chức năng trong cơ thể. Nguyên nhân gây xơ gan ở nước ta gặp nhiều nhất là rượu bia, viêm gan siêu vi B và C, viêm gan do thuốc, viêm gan tự miễn, viêm gan do các bệnh lý đường mật. Xơ gan thường giai đoạn đầu bệnh nhân ít có triệu chứng rõ ràng, chỉ cảm thấy mệt, ăn uống khó tiêu, đến giai đoạn trễ hơn sẽ có vàng da, vàng mắt, bụng to, phù chân, chẩn đoán giai đoạn càng trễ việc điều trị càng kém hiệu quả. có thể gây ra các biến chứng như: xuất huyết tiêu hóa, hôn mê gan, nhiễm trùng, suy thận… Chúc chị sức khỏe! Thân mến! TS.BS Lê Thị Tuyết Phượng - Trưởng khoa Nội Tiêu hóa BV Nhân dân 115 Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp. Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng: › Gửi đến email: › Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang › Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983", "Viêm gan B là yếu tố nguy cơ cao nhất dẫn tới ung thư gan Chào bạn, Hiện tại, ung thư biểu mô tế bào gan là loại ung thư gan thường gặp nhất (trên 95%). là bệnh phức tạp, liên quan đến các yếu tố nguy cơ và phần lớn phát triển trên nền bệnh nhân bị xơ gan. Trong đó, viêm gan B, C là yếu tố nguy cơ cao nhất dẫn tới ung thư gan. Tuy nhiên, không phải không mắc viêm gan B, C thì không bị ung thư gan, mà nếu có yếu tố sau vẫn có khả năng mắc bệnh như uống rượu bia. Rượu bia có nồng độ và chất kích thích cao, nếu lạm dụng sẽ khiến tế bào gan thoái hóa mỡ, từ đó gây xơ gan, và tiềm ẩn nguy cơ ung thư gan. Ngoài rượu, cần chú ý đến chất aflatoxin thường có trong các thực phẩm mốc, là loại độc tố vi nấm được sản sinh tự nhiên do một số loài Aspergillus (một loại nấm mốc). Bản thân chúng ta là người Đông Nam Á, khí hậu nóng ẩm nên có thói quen tích trữ lương thực như gạo, mì, sắn, ngô, khoai, lạc, đậu,… nhất là trong môi trường ẩm, nóng nên rất dễ sản sinh ra loại nấm Aspergillus và là nguyên nhân tiết ra chất aflatoxin. Một số thí nghiệm khi cắt tế bào gan trên bệnh nhân ra cho thấy nồng độ aflatoxin ở trong ung thư gan khá lớn. Bên cạnh đó, nếu bệnh nhân bị , đái tháo đường, béo phì, rối loạn chuyển hóa chất sắt, từng điều trị hóa trị, xạ trị trước đó hoặc nhiễm chất độc da cam cũng có khả năng mắc ung thư gan. Do đó, nếu có biểu hiện bất thường như đau tức vùng hạ sườn phải, sốt nhẹ, vàng da, vàng mắt,… cần đến bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán. Vì ung thư gan hay bất kể loại ung thư nào nếu được phát hiện sớm, điều trị mang tính triệt căn thì thời gian sống 5 năm trên 80% là điều bình thường. Còn những bệnh nhân đến bệnh viện trong giai đoạn muộn thì tỷ lệ chữa được triệt căn và kéo dài thời gian sống 5 năm hầu như rất ít. Và tỷ lệ tử vong trong năm đầu tiên mắc bệnh chiếm 50-60%, nên đây là con số hết sức báo động, mọi người cần lưu ý nhiều hơn. (Trích từ GLTT )", "Triệu chứng ung thư đại tràng giai đoạn 1 Những dấu hiệu và triệu chứng của ung thư đại tràng giai đoạn 1 Ở các giai đoạn đầu, như ung thư đại tràng giai đoạn 1, bạn có thể không gặp bất cứ triệu chứng nào. Nếu gặp phải các triệu chứng khi mắc ung thư đại tràng giai đoạn đầu, bao gồm từ giai đoạn 0 đến 2, các triệu chứng có thể có như: Táo bón ; Tiêu chảy; Thay đổi màu sắc phân; Thay đổi hình dạng phân, chẳng hạn như phân bị dẹt; Có máu trong phân; Đau bụng; Quặn bụng. Các triệu chứng này hầu như không đặc hiệu, có thể do nhiều nguyên nhân khác gây ra, điều quan trọng là bạn phải gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân. Biến chứng có thể gặp khi mắc ung thư đại tràng giai đoạn 1 Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, ung thư đại tràng giai đoạn 1 có thể tiến triển thành các giai đoạn nặng hơn. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu bạn gặp các triệu chứng như đã nêu ở trên, kéo dài trong khoảng 1 đến 2 tuần, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. Các triệu chứng của ung thư đại tràng giai đoạn 1 như táo bón, tiêu chảy , máu trong phân, đau bụng cũng có thể là dấu hiệu của các tình trạng khác ít nguy hiểm hơn. Tuy nhiên, để có thể chẩn đoán được nguyên nhân chính xác, bạn cần gặp bác sĩ để trao đổi và quyết định xem có cần thiết sàng lọc ung thư đại tràng hay không.", "Triệu chứng viêm cân gan chân Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm cân gan chân Các triệu chứng phổ biến nhất của viêm cân gan chân bao gồm: Đau gót chân ; Sưng quanh gót chân; Đau vòm bàn chân; Cảm giác bàn chân cứng khó vận động; Căng gân gót Achilles ; Triệu chứng nặng hơn khi bạn đi những bước chân đầu tiên sau khi thức dậy và sẽ giảm sau vài phút hoặc khi bạn đứng lâu. Biến chứng của viêm cân gan chân Nếu bạn không có chiến lược điều trị phù hợp, viêm cân gan chân có thể dẫn đến đau gót chân mạn tính do tăng sức căng của cân gan chân, cản trở các hoạt động thông thường trong cuộc sống của bạn. Bạn có thể thay đổi tư thế dáng bộ của mình để cố gắng tránh cơn đau do viêm cân gan chân và điều này có thể dẫn đến các vấn đề bệnh lý khác về bàn chân, gối, hông lưng. Ngoài ra, người bệnh có nguy cơ đứt cân gan chân (đặc biệt nếu tiêm corticosteroid), hoại tử mỡ,... Đau vòm bàn chân Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu đang có các triệu chứng của viêm cân gan chân và tình trạng này không thuyên giảm sau một tuần, bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình để được chẩn đoán và điều trị sớm. Hoặc nếu bạn đang trong quá trình điều trị nhưng các triệu chứng của bạn không cải thiện sau hai tuần hãy đến tái khám để bác sĩ có chiến lược điều trị mới phù hợp.", "Triệu chứng xơ gan Những triệu chứng của bệnh xơ gan Xơ gan có các triệu chứng bao gồm: Giảm sự thèm ăn : Cản trở hoạt động bình thường của gan, làm chậm quá trình xử lý chất dinh dưỡng, hormone, thuốc, chất độc. Đau nhẹ phần trên bên phải của bụng : Đau âm ỉ hoặc tức nặng quanh gan, đặc biệt ở phần trên bên phải của bụng. Mệt mỏi, thiếu năng lượng : Giảm sự thèm ăn và thiếu chất dinh dưỡng dẫn đến mệt mỏi. Sụt cân : Chán ăn và mệt mỏi dẫn đến ăn ít hơn và sụt cân. Xơ gan là một bệnh lý tiến triển qua nhiều giai đoạn khác nhau, và mỗi giai đoạn có những dấu hiệu và triệu chứng riêng. Dưới đây là cách chia các triệu chứng xơ gan theo từng giai đoạn: Giai đoạn 1: Xơ gan ban đầu không có triệu chứng Không có triệu chứng rõ ràng: Gan vẫn đủ khỏe để thực hiện hầu hết các chức năng của mình, và không có triệu chứng cụ thể nào được nhận thấy. Mệt mỏi nhẹ: Cảm giác mệt mỏi có thể xuất hiện nhưng thường được bỏ qua hoặc không liên quan trực tiếp đến gan. Giai đoạn 2: Các mô xơ hóa xuất hiện nhiều hơn Vàng da và vàng mắt: Da và tròng mắt có thể có màu vàng do tích tụ bilirubin. Sưng chân và mắt cá chân: Sự tích tụ dịch do suy giảm chức năng gan. Giảm cân: Bắt đầu có sự giảm cân không giải thích được. Chảy máu hoặc bầm tím dễ dàng: Do suy giảm khả năng sản xuất các yếu tố đông máu của gan. Da và tròng mắt có thể có màu vàng do tích tụ bilirubin Giai đoạn 3: Xơ gan nặng với triệu chứng rõ ràng Đau và chướng bụng: Do tràn dịch bụng (chứng tràn dịch bụng). Tinh thần bất ổn: Như hôn mê gan, có thể xảy ra do tích tụ độc tố trong máu không được gan lọc sạch. Ngứa da: Cảm giác ngứa trên da do tích tụ các sản phẩm chuyển hóa. Giai đoạn 4: Xơ gan cuối cùng với suy gan nghiêm trọng Mất cảm giác ăn uống và giảm cân nghiêm trọng: Cơ thể không nhận đủ dinh dưỡng do suy giảm chức năng hấp thụ. Phân nhạt và nước tiểu đậm màu: Gan không thể xử lý và loại bỏ chất thải hiệu quả. Sự gia tăng các biến chứng nghiêm trọng: Bao gồm xuất huyết tiêu hóa, hôn mê gan, và tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Các giai đoạn của xơ gan phản ánh mức độ nghiêm trọng của tổn thương gan và sự suy giảm chức năng của nó. Xem thêm: Triệu chứng bệnh xơ gan theo từng giai đoạn Tác động của xơ gan đối với sức khỏe Ở mỗi giai đoạn xơ gan có những tác động khác nhau đối với sức khỏe: Giai đoạn 1: Bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi và thiếu năng lượng. Rất khó để hiểu vấn đề gì đang xảy ra với gan. Giai đoạn 2: Áp lực tĩnh mạch cửa tăng dần. Các mô xơ hóa xuất hiện nhiều hơn. Cần phải loại bỏ nguyên nhân gây bệnh thì mới có thể làm tăng cơ hội khỏi bệnh. Giai đoạn 3: Bệnh nhân xuất hiện hiện tượng cổ trướng. Ăn không ngon, sụt cân nhanh, mệt mỏi, vàng da, nhợt nhạt, thở nhanh. Viêm da, ngứa không hồi phục. Eczema. Đường huyết tăng giảm thất thường. Phù chân, mắt cá. Giai đoạn 4: Mệt mỏi vền tinh thần, rất buồn ngủ; Lòng bàn tay son; Tính cách thay đổi; Suy thận và dẫn tới thiểu niệu; Sốt cao. Biến chứng có thể gặp khi mắc xơ gan Các biến chứng của xơ gan có thể bao gồm: Huyết áp cao trong các tĩnh mạch gan (tăng áp lực tĩnh mạch cửa): Xơ gan làm chậm dòng chảy bình thường của máu qua gan, do đó làm tăng áp lực trong tĩnh mạch đưa máu đến gan từ ruột và lá lách. Sưng ở chân và bụng: Áp lực tăng lên trong tĩnh mạch cửa có thể gây tích tụ chất lỏng ở chân (phù nề) và ở bụng (cổ trướng). Phù và cổ trướng cũng có thể là do gan không có khả năng tạo đủ một số protein trong máu như albumin. Lách to : Tăng áp lực tĩnh mạch cửa gây ra những thay đổi và sưng lá lách, đồng thời mắc kẹt các tế bào bạch cầu và tiểu cầu. Các tế bào bạch cầu và tiểu cầu trong máu giảm có thể là dấu hiệu đầu tiên của bệnh xơ gan. Sự chảy máu: Tăng áp lực tĩnh mạch cửa làm cho máu chuyển hướng đến các tĩnh mạch nhỏ hơn. Bị căng bởi áp lực tăng thêm, các tĩnh mạch nhỏ hơn này có thể vỡ ra, gây chảy máu nghiêm trọng. Nhiễm trùng: Nếu bạn bị xơ gan, cơ thể bạn có thể gặp khó khăn trong việc chống lại nhiễm trùng. Cổ trướng có thể dẫn đến viêm phúc mạc do vi khuẩn, một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng. Suy dinh dưỡng : Xơ gan có thể khiến cơ thể bạn khó xử lý các chất dinh dưỡng hơn, dẫn đến suy nhược và giảm cân. Tích tụ chất độc trong não (bệnh não gan): Gan bị tổn thương do xơ gan không thể đào thải chất độc ra khỏi máu tốt như gan khỏe mạnh. Những chất độc này sau đó có thể tích tụ trong não và gây ra tình trạng rối loạn tinh thần và khó tập trung. Theo thời gian, bệnh não gan có thể tiến triển đến không đáp ứng hoặc hôn mê. Vàng da : Vàng da xảy ra khi gan bị bệnh không loại bỏ đủ bilirubin, một chất thải trong máu, khỏi máu của bạn. Vàng da khiến da và lòng trắng mắt vàng và nước tiểu sẫm màu. Căn bệnh về xương: Một số người bị xơ gan mất sức mạnh của xương và có nguy cơ gãy xương cao hơn. Tăng nguy cơ ung thư gan : Một tỷ lệ lớn những người phát triển ung thư gan đã bị xơ gan từ trước. Xơ gan cấp tính – mạn tính: Một số người cuối cùng bị suy đa cơ quan. Các nhà nghiên cứu hiện tin rằng đây là một biến chứng riêng biệt ở một số người bị xơ gan, nhưng họ không hiểu đầy đủ về nguyên nhân của nó. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Mỗi người có một cơ địa khác nhau, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.", "Triệu chứng ung thư thanh quản Những dấu hiệu và triệu chứng của ung thư thanh quản Thông thường, những triệu chứng của ung thư thanh quản dễ phát hiện. Một số triệu chứng của ung thư thanh quản mà bạn có thể gặp là: Giọng khàn; Khó thở; Ho quá nhiều, đôi khi ho ra máu; Đau cổ; Viêm họng ; Đau tai; Khó nuốt thức ăn; Sưng cổ; Bướu cổ; Giảm cân đột ngột. Các giai đoạn của ung thư thanh quản Ung thư thanh quản có 4 giai đoạn: Giai đoạn 0: Tế bào ung thư nằm ở lớp ngoài cùng của thành thực quản. Giai đoạn 1: Tế bào ung thư phát triển thành khối u, nhưng chỉ mới ở thanh quản và chưa lan qua các cơ quan khác. Giai đoạn 2: Những khối u thay đổi vị trí nhưng vẫn nằm ở thanh quản. Dây thanh âm lúc này có thê không di động được. Giai đoạn 3: Khối u đã lan ra những hạch bạch huyết xung quanh thanh quản. Giai đoạn 4: Tế bào ung thư di căn tới những cơ quan khác của cơ thể. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.", "Triệu chứng xơ gan còn bù Những dấu hiệu và triệu chứng của xơ gan còn bù Xơ gan còn bù có thể không có triệu chứng và dấu hiệu khiến bạn chú ý cho đến khi bệnh diễn tiến đến giai đoạn gan bị tổn thương chức năng hoặc nặng hơn là xơ gan mất bù. Những triệu chứng có thể gặp ở những người trong giai đoạn xơ gan còn bù: Cảm giác mệt mỏi, yếu. Chán ăn, ăn không ngon. Sụt cân không rõ nguyên nhân. Đau hạ sườn phải (phía trên bên phải của bụng). Buồn nôn và nôn. Thường xuyên bị bầm tím hoặc có những vết bầm tím kích thước lớn. Vàng da , vàng mắt. Dấu sao mạch: Các mao mạch nhỏ, màu đỏ, giống hình con nhện, thường xuất hiện ở vùng ngực, bụng, cánh tay, mặt, cổ, lưng trên. Cảm thấy ngứa; Sương mù não (Brain Fog): Rối loạn nhận thức như mệt mỏi, kém tập trung, giảm tỉnh táo. Vàng da, vàng mắt là triệu chứng ở giai đoạn xơ gan còn bù Những triệu chứng này có thể xuất hiện thoáng qua hoặc mơ hồ khiến bạn không phát hiện thấy. Do đó hãy lắng nghe và kiểm tra tình trạng sức khỏe của mình mỗi ngày để có thể phát hiện sớm bệnh. Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh xơ gan còn bù Phần lớn các trường hợp xơ gan còn bù không gây biến chứng, tuy nhiên không vì thế mà chủ quan. Bạn cần theo dõi và điều trị thích hợp để tránh việc diễn tiến nặng đến giai đoạn xơ gan mất bù. Khi bạn chuyển sang giai đoạn mất bù thì nhiều biến chứng có thể xảy ra như xuất huyết tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản, báng bụng (cổ trướng), bệnh não gan, ung thư gan ,... Khi nào cần gặp bác sĩ? Các triệu chứng và dấu hiệu của xơ gan còn bù xuất hiện khá trễ và mơ hồ, có thể khiến nhiều người không phát hiện ra. Do đó hãy lắng nghe và kiểm tra tình trạng cơ thể của bạn. Nếu có bất kỳ triệu chứng nêu trên hãy liên hệ khám bác sĩ ngay lập tức. Chẩn đoán sớm và điều trị tốt giúp bạn kiểm soát bệnh tốt hơn.", "Anh Cuong thân mến, Đúng là virus có thể gây ra các triệu chứng bất thường trên da, các triệu chứng có thể là mề đay ở giai đoạn cấp, hoặc viêm da đầu chi (ngón tay, ngón chân), hồng ban nút, viêm mạch máu, lichen phẳng, lắng đọng porphyril ở da... giai đoạn mãn tính. Do đó trên cơ địa có men gan tăng cao thì các sang thương da của em không thể “bỏ sót” các nguyên nhân vừa kể ở trên. Tuy nhiên, cũng cần phân biệt với các bệnh lý da khác như chàm, viêm da tiếp xúc, dị ứng… có thể xuất hiện mà không liên quan đến nhiễm virus viêm gan hay do men gan tăng cao. Men gan cao tức đã có chỉ định uống thuốc, do đó em nên tái khám tại bệnh viện để điều chỉnh men gan ổn định, song song với việc sử dụng thuốc thoa bệnh da theo chỉ định của bác sĩ thăm khám trực tiếp. Chào em nhé." ]
Thưa bác sĩ, Tôi có một cái răng ở hàm trên bên trái (vị trí thứ 3 từ trong hàm tính ra) vừa bị gãy hẳn. Cái răng này trước đây bị sâu răng, đã đến 1 trung tâm nha khoa trám, sau đó bị vỡ đôi và mới hôm qua bị gãy nốt nửa còn lại. Răng chỉ gãy phần trên, vẫn còn chân răng. Xin bác sĩ tư vấn bây giờ tôi phải làm thế nào? Trân trọng cảm ơn! (Công Toàn, 62 tuổi – Hà Nội)
[ "Bác Toàn thân mến, Trong trường hợp này, bác cần đến trung tâm nha khoa hoặc bệnh viện để chụp phim kiểm tra xem chân răng có bị nứt dọc hay không. Đôi khi vết nứt rất nhỏ, nhìn trong miệng thì tưởng chân răng còn nguyên vẹn trong khi thực tế thì không giữ lại được. Trong trường hợp chân răng vẫn còn giữ lại được, bác sĩ sẽ lấy tủy chân răng đó, sau đó lấy dấu làm một thân răng giả bên trên rồi cuối cùng là bọc răng sứ lại. Bằng cách này, bác có thể sử dụng chân răng đó thêm một thời gian nữa. Tùy thuộc vào cách giữ gìn răng của bác mà chân răng đó có thể sử dụng được thêm nhiều năm nữa hay không. Việc giữ chân răng lại có khá nhiều lợi ích. Thứ nhất là bác có thể làm răng giả cố định ngay trên chân răng này, không cần mài nhỏ 2 răng bên cạnh để làm phần giữ như những trường hợp đã nhổ răng khác. Thứ hai là xương hàm ở vùng này không bị tiêu đi, ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Vì vậy nếu có thể giữ được thì bác nên giữ chứ không nên nhổ chân răng. Trong trường hợp phải nhổ bỏ, bác nên nhanh chóng làm răng giả để bù vào khoảng mất răng. Việc mất răng lâu ngày mà không trồng răng giả sẽ đưa đến những rối loạn cơ khớp thái dương hàm sau này. AloBacsi kính chúc bác sức khỏe dồi dào!" ]
[ "Chào\r\nbạn, Giá\r\nnhư bạn đi chữa ngay từ khi răng vừa sâu thì những chuyện này đã không xảy ra rồi.\r\nKhông phải cứ sâu răng là nhổ đi nhé, đó là quan niệm đã cũ kỹ lạc hậu từ thời\r\nxa xưa rồi. chỉ cần đi trám răng lại là vẫn ăn nhai tốt. Nếu không đi trám răng, sâu sẽ tiến triển từ từ\r\nvào đến tủy răng gây viêm tủy. Tủy bị viêm sau 1 thời gian không được chữa trị\r\nsẽ chuyển thành hoại tử tủy hay thối tủy. Tủy hoại tử thường kích thích tạo ổ mủ\r\nbao quanh chóp chân răng. Ổ mủ này lớn dần sẽ gây tiêu xương, lung lay răng và\r\nthậm chí gây ảnh hưởng cả răng kế bên khiến răng này có thể thối tủy theo. Hiện\r\nnay tôi không rõ ổ mủ bao quanh răng bạn đã lớn đến mức nào, nhiễm trùng có nặng\r\nlắm không, có còn điều trị được hay không. Bạn nên đi khám bác sĩ xem có điều\r\ntrị được không thì điều trị để cố giữ răng lại sẽ tốt hơn, còn nếu nhiễm trùng\r\nquá nặng, việc điều trị sẽ không có kết quả thì đành phải nhổ bỏ vậy.", "Chào\r\nbạn, Khoảng\r\ntrống dài như vậy mà làm quả thật không bền. Giai đoạn đầu\r\nbạn vẫn sẽ nhai được tuy nhiên sau một thời gian ngắn các răng trụ sẽ chịu lực\r\nquá tải dẫn đến bị lung lay. Có khi không hư nhưng toàn bộ răng trụ\r\nlung lay hết, thậm chí phải nhổ bỏ. Cách\r\nduy nhất là bạn làm răng tháo lắp hoặc răng sứ kết hợp với Implant. Thông\r\nthường, 1 trụ implant có chi phí từ 20 triệu trở lên do phải nhập từ nước ngoài\r\nvà chi phí sản xuất rất cao. Không phải cứ mắc tiền là tốt nhưng nếu implant\r\nchỉ có giá 10 triệu thì tôi không tin tưởng chất lượng cho lắm. Nếu\r\nmuốn cắm implant bạn nên đi khám trực tiếp, BS sẽ chụp phim để xem xét chất\r\nlượng xương thế nào, có đủ cứng chắc để giữ được implant hay phải ghép thêm\r\nxương. Khi đó BS sẽ báo cho bạn kế hoạch điều trị cụ thể tối ưu nhất phù hợp\r\nvới khả năng của bạn.", "- Nguồn: Internet Chào bạn, Nay bạn đã 16 tuổi, nghĩa là răng vĩnh viễn đã mọc lên đầy đủ. Thông thường thì\r\nchúng ta chỉ có 2 bộ răng: bộ răng sữa và bộ răng vĩnh viễn. Do đó một khi đã\r\nthay từ răng sữa sang răng vĩnh viễn là xong, sẽ không còn răng nào mọc thêm ra\r\nnữa. Tất\r\nnhiên đôi khi cũng có những trường hợp đặc biệt như dư mầm răng, nghĩa là răng\r\nvĩnh viễn đã mọc, nhưng vẫn còn 1 mầm răng nằm ngay bên dưới. Thông thường thì\r\nmầm răng dư này âm thầm nằm trong xương hàm cho đến khi vô tình phát hiện ra\r\nkhi chụp phim x-quang kiểm tra vùng răng đó. Do đó giả dụ bạn có răng dư ngầm\r\nđi nữa thì việc bỗng nhiên răng lại mọc thêm ra ở phía chân răng của răng vĩnh\r\nviễn bên trên là rất khó xảy ra. Nếu muốn chắc thì bạn có thể đi khám và chụp\r\nphim để xác định có cấu trúc gì lạ ở khu vực chân răng đó hay không để có hướng\r\nxử trí thích hợp. AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Bạn Hạnh thân mến, Chân răng đã được diệt tủy mà không trám lại cũng không làm\r\nrăng giả lên trên đó thì cứ để như vậy 1 thời gian sẽ nhiễm trùng lại. Chân\r\nrăng của bạn đã nhiễm trùng lại như vậy thì chỉ còn cách nhổ bỏ để nhiễm trùng\r\nkhông lan ra. Tuy nhiên muốn nhổ bỏ thì phải tháo răng sứ ra để trống phần bên\r\ntrên mới có thể lấy chân răng ra được. Đúng ra ngay từ đầu bác sĩ đã phải nhổ bỏ chân răng trước\r\nnếu thấy không thể giữ được, còn nếu giữ được thì chỉ cần làm thân răng giả bên\r\ntrên gắn vào chân răng bên dưới là được rồi, không cần phải làm . Thôi\r\nthì đã lỡ, bạn nên giải quyết dứt điểm chân răng này, cứ để lại thì nó sẽ còn\r\ntái lại nhiều lần. Thân chào bạn!", "Chào bạn! Trong trường hợp của bạn cần phải thăm khám và hỏi trực tiếp BS điều trị vì tuỳ vào tình trạng gãy của và tiến độ lành thương mà bác sĩ có thể tháo hết hoặc để lại có chủ đích. Do vậy ở lần khám tới bạn hãy nêu rõ thắc mắc của mình với BS bạn nhé. Thân mến ! ", "Chào bạn Trang, Nếu răng hàm bị sâu của bạn đã được chữa tủy tốt thì có lẽ\r\nnguyên nhân đau không phải là do răng này. Nhất là khi bạn nói là có một răng\r\nkhôn đang mọc cạnh đó. Răng khôn là răng thừa, không có chức năng ăn nhai, lại dễ\r\nmọc kẹt, lệch. Khi nó bị kẹt không mọc lên được hoàn toàn sẽ kích thích gây viêm\r\nvùng mô xung quanh. Còn khi nó mọc lệch thì cũng sẽ gây nhồi nhét thức ăn cũng\r\ndẫn đến hiện tượng viêm. Cách duy nhất để giải quyết là bạn phải nhổ răng khôn này\r\nđi. Bạn nên đến các trung tâm nha khoa hoặc bệnh viện để khám kỹ răng này xem\r\ncó thể nhổ ngay được không hay phải uống thuốc để giảm viêm trước rồi mới nhổ. Bạn nhớ nói là mình vừa sinh xong để bác sĩ lưu ý khi kê toa\r\nthuốc nhé! Thân chào bạn!", "Chào bạn, Để phục hình một răng mất thì có nhiều phương pháp khác nhau như phục hình tháo lắp, phục hình cố định (cầu răng sứ), cắm implant. Hiện nay, cắm implant là phương pháp điều trị tốt nhất bằng cách đặt trụ răng giả vào trong xương hàm, hạn chế mất mô, tái tạo lại răng với sức nhai gần như răng thật, hạn chế tiêu xương, có thể phục hình cho tất cả trường hợp mất răng khác nhau như: trường hợp bị mất một răng; mất nhiều răng liền kề hoặc xen kẽ; mất răng một hàm hoặc cả 2 hàm. Đối với trường hợp của bạn là mất răng 7, nếu không có răng 8 hoặc răng 8 lệch, chân răng 8 yếu thì không thể làm cầu răng được. Và dù làm cố định hay tháo lắp thì sự tiêu xương vùng mất răng vẫn sẽ diễn ra. Do vậy bạn nên suy nghĩ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất. Thân mến.", "- Nguồn: internet Bạn Lan thân mến, Răng không còn khả năng cứu chữa được thì bắt buộc phải nhổ thôi\r\nvì để càng lâu thì thức ăn, vi khuẩn càng tích tụ nhiều gây viêm nhiễm môi trường\r\nmiệng. Sau khi thì bạn bắt buộc phải trồng răng lại càng sớm\r\ncàng tốt (sau khi vết thương đã lành) vì để lâu thì các răng kế bên sẽ nghiêng\r\nvào chỗ trống, lâu dần sẽ phát triển thành hội chứng loạn năng thái dương hàm,\r\nrất khó chữa dứt điểm. AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Chào bạn, Răng đã lấy tủy, bị mục vỡ nhưng còn chân thì cách tốt nhất là làm 1 thân răng giả bằng sứ, dùng xi-măng nối trực tiếp vào chân răng này. Tuy nhiên quan trọng là chân răng này còn khả năng giữ được không, có đủ khỏe để giữ thân răng giả bên trên không, vì nếu chân răng không khỏe, cũng đã mục nát thì sau khi làm răng giả một thân gian rất dễ tét chân răng, vừa uổng tiền vừa uổng thời gian. Vì vậy bạn nên đi khám bác sĩ để xem có chân răng còn tốt không. Nếu không thì bạn nên nhổ chân răng và làm răng giả sau.", "Chào bạn, Trước tiên bạn cần kiểm tra xem gốc răng gãy của bạn có còn dùng  được không , nếu mô răng còn chắc bạn có thể giữ lại làm trụ và bọc răng sứ lên trên, không cần phải nhổ bỏ răng, tránh được việc mài răng kế cận. Trong trường hợp gốc răng đã quá mục thì bạn nên nhổ bỏ sau đó mới bắt đầu làm cầu răng, nếu giữ chân răng lại có nguy cơ gây nhiễm trùng abcess và vướng thức ăn gây hôi miệng. Thân mến.", "Chào bạn, Hiện tại ở độ tuổi của bạn, quá trình thay - mọc răng đã không còn diễn ra. Răng bạn sau khi rụng không thấy mọc lại có thể do 3 nguyên nhân sau: Thứ nhất, do bạn không có mầm răng vĩnh viễn nên khi nhổ bỏ răng sữa thì không có răng mọc thay thế. Thứ hai, răng hàm vĩnh viễn đầu tiên thường mọc lúc 6 tuổi nên dễ bị nhầm lẫn là răng sữa, vì vậy khi sâu răng dễ bị nhổ bỏ, sau này răng không mọc lại được. Thứ ba, mầm răng vĩnh viễn của bạn bị mọc kẹt. Đối với trường hợp này thì bạn có thể đến BS và điều trị bằng phương pháp chỉnh nha để răng mọc lên đúng vị trí. Thân mến.", "Chào bạn, Răng số 7 thường bị sâu dưới chân răng phía xa do khi răng 8 mọc nghiêng đâm vào gây nhồi nhét thức ăn tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. Nếu không phát hiện sớm sẽ gây ra tình trạng hư tổn nặng có thể không bảo tồn được răng. Đối với trường hợp của bạn cần chụp phim kiểm tra xem răng 7 đang sâu ở mức độ nào. Nếu còn giữ lại được thì bạn phải điều trị tuỷ sau đó phục hình lại. Còn trong trường hợp mô răng mục, tiêu xương, lung lay mạnh thì bắt buộc phải nhổ, sau đó có thể cắm implant hoặc làm răng sứ. Do vậy bạn nên đi khám sớm để điều trị đạt kết quả tối ưu. Thân mến.", "Chào\r\nbạn, ra từng mảnh nhỏ là do răng bị sâu, phần men răng bị mủn chứ không còn cứng\r\nchắc nữa nên mới vỡ ra như vậy. Cục\r\nthịt đỏ nằm giữa chân răng đó chính là phần tủy răng bị triển dưỡng - nguyên do\r\nlà tủy răng đã bị vi khuẩn tấn công gây viêm mãn tính. Muốn giữ răng này thì bạn\r\nbắt buộc phải đi bác sĩ điều trị tủy răng, sau đó phục hồi răng bằng trám răng\r\nhoặc bọc mão. Đó là cách tốt nhất và tiết kiệm nhất. Nếu\r\nbạn để quá lâu không điều trị thì dần dần răng sẽ bị nhiễm trùng quá nặng đến\r\nlúc không chữa trị nổi nữa mà phải nhổ. Sau khi nhổ răng rồi thì chi phí làm\r\nrăng giả sẽ tăng lên rất nhiều. Còn nếu bạn vẫn tiếp tục không chịu chữa tới\r\nnơi tới chốn mà cứ để trống răng như vậy thì các răng bên cạnh sẽ yếu dần, lúc\r\nđó chi phí điều trị sẽ lại càng tăng hơn lên. Vì\r\nvậy dù bận đến đâu, bạn cũng nên sắp xếp thời gian đi điều trị răng này ngay\r\nkhi có thể, vừa bền chắc lại tiết kiệm hơn rất nhiều.", "Bạn Minh thân mến, Hàm răng chuẩn thì hàm dưới bắt buộc phải được che phủ bởi răng hàm trên. Khi cắn 2 hàm lại, thông thường bạn sẽ chỉ thấy có vài mm răng cửa dưới. Nếu răng của bạn quá nghiêng vào trong, hoặc cắn lại hầu như không thấy răng dưới... thì có thể bạn bị khớp cắn sâu. Điều này phải do bác sĩ khám, đo đạc và kết luận thì mới chính xác được. Nếu bạn muốn hàm răng đều đặn, hài hòa hơn thì là cách duy nhất. Đeo khí cụ chỉnh nha (khí cụ tháo lắp) hay đeo mắc cài (khí cụ cố định) thì đều gọi là chỉnh nha cả. Tùy theo trường hợp mà bệnh nhân phải sử dụng khí cụ như thế nào vì mỗi khí cụ có chức năng riêng của nó. Có những bệnh nhân phải phối hợp cả 2 loại khí cụ cố định và tháo lắp, lúc đầu đeo khí cụ tháo lắp để nới rộng hàm sau đó dùng khí cụ cố định để sắp xếp lại răng chẳng hạn. Điều này bạn phải đi khám thì mới có kế hoạch điều trị cụ thể được. Thân mến,", "Chào bạn Xuân Mơ, mẻ tùy mức độ ta sẽ có cách điều trị khác nhau. Trường hợp đơn giản, lỗ sâu chưa tới tủy thì chỉ cần trám lại hay phục hình răng (đối với răng mẻ lớn). Trường hợp lớn đã tới tủy thì phải chữa tủy trước khi trám hay phục hình. Nếu kèm theo nhiễm trùng nặng vùng chóp và lung lay thì có thể phải nhổ bỏ răng. Trường hợp đặc biệt, khi răng trong cùng mà bạn nhắc đến là răng khôn thì khả năng nhổ bỏ sẽ cao vì răng khôn có cấu trúc giải phẫu ống tủy phức tạp gây khó khăn cho việc điều trị tủy, chưa kể răng khôn mọc lệch, nghiêng gần không có chức năng ăn nhai. Bạn nên đi khám răng sớm để được điều trị tốt nhất nhé. " ]
Siro Ambroco United hỗ trợ tan đàm cho trẻ (60ml)
[ "Mô tả ngắn:\nAmbroco 60 ml của Công ty TNHH United International Pharma, thành phần chính chứa ambroxol hydrochloride, là thuốc dùng để làm tan đàm. \n Ambroco 60 ml được bào chế dưới dạng siro, hộp 1 chai 60 ml.\nThành phần:\nAmbroxol: 15mg\nChỉ định:\nThuốc Ambroco 60 ml được chỉ định dùng trong các trường hợp:\nBệnh phế quản phổi cấp và mạn tính liên quan đến sự tiết chất nhầy bất thường và sự vận chuyển chất nhày bị suy giảm." ]
[ "Mô tả ngắn:\nKiện nhi Opsure 90 ml là sản phẩm của công ty cổ phần dược phẩm OPC, thành phần chính bao gồm hoàng kỳ, trần bì, hoàng cầm, lai phục tử (sao), bạch truật (sao), mạch môn, sơn tra (sao), là thuốc dùng cho trẻ biếng ăn. \n Kiện nhi Opsure 90 ml được bào chế dưới dạng cao lỏng. Quy cách đóng gói bao gồm hộp 1 chai 90 ml.\nThành phần:\nHoàng cầm: 4.0g\nTrần bì: 4.0g\nHoàng kỳ: 8.0g\nMạch môn: 8g\nSơn Tra: 4g\nLai Phục Tử: 4g\nChỉ định:\nThuốc Kiện nhi Opsure 90 ml được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nCông năng: Kiện tỳ ích vị, lý khí tiêu thực. Trẻ em biếng ăn, chán ăn do tiêu hoá kém, dinh dưỡng không cân đối, đầy bụng, lòng bàn tay, bàn chân nóng, tự ra mồ hôi, mồ hôi trộm, yếu sức và đại tiện không đều.", "Mô tả ngắn:\nDofexo 60mg là sản phẩm của Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Domesco với thành phần chính là Fexofenadin hydroclorid. Dofexo 60mg được chỉ định để điều trị viêm mũi dị ứng theo mùa, mày đay vô căn mạn tính ở người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên.\nThành phần:\nFexofenadine: 60mg\nChỉ định:\nĐiều trị các triệu chứng mề đay, viêm mũi dị ứng ở người lớn và trẻ em ≥ 6 tuổi. Điều trị các triệu chứng: Hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa vòm miệng và họng, mắt ngứa đỏ và chảy nước mắt.", " Chào bạn, Chính xác con bạn đang bị bệnh gì tôi không thể kết luận nên cũng không thể tư vấn hướng điều trị. Nhưng những gì bạn trình bày tôi thấy cần loại trừ bệnh lý hoặc amydal quá phát. Tốt nhất, bạn nên đưa bé đến BV Tai Mũi Họng khám chuyên khoa sớm nha. Thân mến! ", "Chào Mai Khanh, Ngoài một chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng bao gồm đủ các thành phần: tinh bột,\r\nđạm (thịt cá, các loại đậu), chất béo, các chất xơ, rau xanh, trái cây… Bạn có\r\nthể bổ sung thêm một số chất sau: các vitamin nhóm B (B1, B2, B5, B6, B7, B9,\r\nB12), vitamin C, D, E, canxium, magie, sắt, kẽm, selen, i-ôt. Tuy chưa có bằng chứng khoa học đầy đủ về hiệu quả nhưng một số thuốc có thể\r\nđược chỉ định để hỗ trợ bao gồm: Axit Glutamic, Piracetam,\r\nBranin, Phol, Omega3 và Omega6… Thực phẩm chức năng Vương Não Khang với các thành phần: Đinh Lăng, Thăng Ma,\r\nGinkgoBiloba, Taurin… tỏ ra có hiệu quả trên lâm sang đối với các trẻ chậm phát\r\ntriển tâm thần, chậm phát triển ngôn ngữ, tự kỷ mặc dù chưa có bằng chứng khoa học.", "Mô tả ngắn:\nSiro B.A.R của Công ty TNHH Dược Phẩm Sài Gòn (Sagopha) sản xuất. Siro có thành phần chính là lá actiso, rau đắng đất, râu bắp, lá muồng trâu. Thuốc có tác dụng mát gan giải độc. B.A.R được bào chế dạng siro, đóng gói theo quy cách hộp 1 chai 90ml.\nThành phần:\nPolygonum Root: 67.8g\nRâu bắp: 54g\nAtisô: 54g\nCasiae: 43.2g\nChỉ định:\nSiro B.A.R được sử dụng trong các trường hợp:\nThanh can, giải độc gan. Dùng chữa mụn nhọt , ban ngứa, nổi mẩn, suy gan, vàng da.", "Mô tả ngắn:\nThực phẩm bảo vệ sức khỏe Sirô Đô Rê Mi, chứa dịch chiết Lạc tiên, dịch chiết tía tô đất giúp an thần, hỗ trợ giúp ngủ ngon và sâu giấc.\nThành phần:\nCalcium: 1.35mg\nChloral hydrate: 0.45g\nChỉ định:\nThuốc Sirô Đô Rê Mi được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nHỗ trợ giúp an thần, hỗ trợ giúp ngủ ngon và sâu giấc. Đối tượng sử dụng: Trẻ khó ngủ, ngủ không sâu giấc, giấc ngủ chập chờn hay thức giấc ban đêm.", "Mô tả ngắn:\nSiro Asbunyl 60ml được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm OPV, có thành phần chính là Terbutalin sulfat và Guaifenesin, giúp điều trị ho do hen phế quản, viêm phế quản, khí phế thủng và các bệnh phổi khác gây co thắt phế quản và tăng tiết.\nThành phần:\nGuaifenesin: 66.5mg\nTerbutalin sulfat: 1.5mg\nChỉ định:\nSiro Asbunyl được chỉ định dùng trong các trường hợp ho do hen phế quản, viêm phế quản, khí phế thủng và các bệnh phổi khác gây co thắt phế quản và tăng tiết.", "Mô tả ngắn:\nSentipec 50 của Công ty CPDP Boston Việt Nam, thành phần chính là sulpirid. \n Thuốc dùng để điều trị ngắn hạn các triệu chứng lo âu ở người lớn khi không đáp ứng với các điều trị chuẩn; điều trị các rối loạn hành vi nặng (kích động, tự làm tổn thương, bắt chước rập khuôn) ở trẻ trên 14 tuổi. \n Thuốc được bào chế dưới dạng viên nang cứng, mỗi viên chứa 50 mg sulpirid.\nThành phần:\nSulpiride: 50mg\nChỉ định:\nThuốc Sentipec 50 được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nÐiều trị ngắn hạn các triệu chứng lo âu ở người lớn khi không đáp ứng với các điều trị chuẩn. Ðiều trị các rối loạn hành vi nặng (kích động, tự làm tổn thương, bắt chước rập khuôn) ở trẻ trên 14 tuổi.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Vitamin AD được sản xuất bởi công ty cổ phần Pymepharco, có thành phần chính là vitamin A, vitamin D. Thuốc Vitamin AD được chỉ định sử dụng ở trẻ em chậm tăng trưởng, dự phòng và điều trị bệnh còi xương do chuyển hóa và nhuyễn xương, ngăn ngừa và điều trị loãng xương, trong nhãn khoa như bệnh khô mắt, quáng gà, điều trị hỗ trợ trong bệnh mụn trứng cá, vẩy nến, bổ sung cho khẩu phần ăn. \n Thuốc Vitamin AD được bào chế dưới dạng viên nang mềm. Chai 100, 200 viên, vỉ 10 viên x 10 viên.\nThành phần:\nVitamin A: 5000iu\nErgocalciferol: 400iu\nChỉ định:\nThuốc Vitamin AD được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nTrẻ em chậm tăng trưởng. Dự phòng và điều trị bệnh còi xương do chuyển hóa và nhuyễn xương. Ngăn ngừa và điều trị loãng xương . Trong nhãn khoa: Bệnh khô mắt, quáng gà. Điều trị hỗ trợ trong bệnh mụn trứng cá, vẩy nến. Bổ sung cho khẩu phần ăn.", "Mô tả ngắn:\nTaniki 80 chứa Cao bạch quả (Ginkgo biloba extract) 80mg do Công ty TNHH SX-TM Dược phẩm NIC (NIC pharm) , Việt Nam sản xuất. Taniki 80 được chỉ định dùng trong các trường hợp suy tuần hoàn, phòng ngừa và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh Alzheimer, điều trị chứng đau cách hồi của bệnh tắc động mạch chi dưới mãn tính (giai đoạn II), cải thiện hội chứng Raynaud . \n Thuốc có quy cách đóng gói gồm hộp 10 vỉ x 10 viên nén bao phim.\nThành phần:\nCao bạch quả: 80mg\nChỉ định:\nThuốc Taniki 80 được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nSuy tuần hoàn với các biểu hiện: Chóng mặt, nhức đầu, giảm trí nhớ, giảm khả năng nhận thức, rối loạn vận động, rối loạn cảm xúc và nhân cách. Phòng ngừa và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh Alzheimer (bệnh sa sút trí tuệ ở người lớn tuổi). Điều trị chứng đau cách hồi của bệnh tắc động mạch chi dưới mãn tính (giai đoạn II). Cải thiện hội chứng Raynaud. Được đề nghị trong vài hội chứng chóng mặt hoặc ù tai, vài loại giảm thính lực, được xem như thiếu máu cục bộ. Được đề nghị trong vài loại suy võng mạc có thể do nguyên nhân thiếu máu cục bộ.", " Chào bạn, Theo mô tả thì con bạn uống bổ sung thêm một liều thì không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Tuy nhiên, bạn nên quan tâm đến con bạn nhiều hơn nữa. Thân mến! ", "Mô tả ngắn:\nHoạt huyết dưỡng não Fito 40 viên lọ là sản phẩm của Công ty TNHH dược phẩm Fito pharma. Thành phần chính là cao khô Bạch quả và cao khô Đinh lăng. Hoạt huyết dưỡng não Fito giúp tăng tuần hoàn máu não, cải thiện trí nhớ. \n Hoạt huyết dưỡng não Fito bào chế dạng viên nén bao phim, chai 40 viên.\nThành phần:\nBạch quả: 40mg\nĐinh lăng khô: 750mg\nChỉ định:\nThuốc Hoạt huyết dưỡng não Fito 40 viên lọ được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nGiảm trí nhớ, kém tập trung ý tưởng. Tai biến mạch máu não trong giai đoạn hồi phục. Thiểu năng tuần hoàn não, ù tai , chóng mặt, giảm thính lực và vài loại suy võng mạc mắt do thiếu máu cục bộ. Còn dùng trong chứng đau cách hồi do bệnh tắc động mạch chi dưới mãn tính, hội chứng Raynaud.", "Mô tả ngắn:\nBisolvon Kids 4mg chai 60ml chứa Bromhexin dưới dạng siro 4 mg/5 ml có tác dụng làm loãng đờm trong các bệnh phế quản phổi cấp và mạn tính có kèm theo sự tiết chất nhầy bất thường và sự vận chuyển chất nhầy bị suy yếu.\nThành phần:\nBromhexin hydrochlorid: 4mg\nChỉ định:\nThuốc Bisolvon được chỉ định để làm loãng đờm trong các bệnh phế quản phổi cấp và mạn tính có kèm theo sự tiết chất nhầy bất thường và sự vận chuyển chất nhầy bị suy yếu.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Abanuro là sản phẩm của Công ty Dược phẩm và Thương mại Phương Đông, có thành phần chính là Nicergolin. Đây là thuốc được sử dụng để điều trị sa sút trí tuệ; làm tăng lưu thông máu mạch ngoại vi và não.\nThành phần:\nNicergolin: 30mg\nChỉ định:\nThuốc Abanuro được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nĐiều trị sa sút trí tuệ (bao gồm hạn chế tập trung, rối loạn trí nhớ, rối loạn định hướng tổng thể, rối loạn giấc ngủ). Nicergolin là thuốc giãn mạch ngoại vi, làm tăng lưu thông máu mạch ngoại vi và não.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Vitamin E 400 là sản phẩm của Công ty Công ty cổ phần Pymepharco, thành phần chính chứa Vitamin E, là thuốc dùng để phòng ngừa sự thiếu hụt và đáp ứng nhu cầu gia tăng sử dụng vitamin E; giúp ngăn chặn tiến trình lão hóa, ngăn ngừa các vết nhăn trên da, giúp duy trì vẻ đẹp của làn da, làm đẹp da; phối hợp điều trị các bệnh tim mạch, chứng sa sút trí tuệ ở người lớn tuổi.\nThành phần:\nVitamin E: 400IU\nChỉ định:\nPhòng ngừa sự thiếu hụt và đáp ứng nhu cầu gia tăng sử dụng vitamin E. Giúp ngăn chặn tiến trình lão hóa, ngăn ngừa các vết nhăn trên da, giúp duy trì vẻ đẹp của làn da, làm đẹp da. Phối hợp điều trị các bệnh tim mạch , chứng sa sút trí tuệ ở người lớn tuổi." ]
Chào BS, Người nhà tôi đi khám ở TT Hòa Hảo, kết quả chẩn đoán là suy thận mạn EGFR 7. Xem kết quả tôi rất lo, liệu có nguy hiểm nhiều không? Có nên đi khám lần nữa để chẩn đoán chính xác. Xin AloBacsi cho lời khuyên.
[ "- nguồn internet Chào bạn, Để chẩn đoán (hiện nay được gọi là Bệnh thận mạn - BTM) cần nhiều xét nghiệm (thử máu, nước tiểu, siêu âm,…), khám lâm sàng (triệu chứng phù, lượng nước tiểu, huyết áp,…) và các bệnh lý khác kèm theo để tìm nguyên nhân của BTM, từ đó mới có hướng điều trị kèm tư vấn chế độ dinh dưỡng. Người nhà bạn có thể điều trị theo toa của BS (nếu có), nếu triệu chứng không giảm hay xuất hiện thêm các triệu chứng bất thường khác thì tái khám ngay. Bạn có thể đưa người nhà khám tại các BV có chuyên khoa Nội thận, hay Nội tiết để được tư vấn thêm. Thân mến," ]
[ "Kính chào BS, Tôi bị suy thận mạn giai đoạn 3 nhưng không biết và mới chỉ biết rồi bắt đầu điều trị từ 5 tháng nay. Qua kết quả xét nghiệm từng tháng, căn cứ vào chỉ tiêu đặc trưng của bệnh suy thận, tôi thấy bệnh không giảm, thậm chí có tháng bệnh có chiều hướng tăng chút ít. Tôi rất lo lắng, cảm thấy bất an và tự tìm hiểu thêm. Qua thông tin tôi được biết: Hiện nay liệu pháp tốt nhất để điều trị bệnh suy thận mạn là liệu pháp dùng tế bào gốc - tiêm qua động mạch hoặc dùng các phương pháp can thiệp khác để đưa tế bào gốc vào thận. Sau 1 tuần và 2 liệu trình điều trị thì chức năng thận trở lại bình thường. Thắc mắc của tôi là thông tin này có đúng không? Nếu là đúng thì ở nước mình đã có nơi nào thực hiện được. Nếu nước mình chưa có thì nước ngoài nào đã có? Kính mong BS chỉ dẫn giúp, tôi rất mang ơn. Xin thứ lỗi vì tôi đã làm phiền BS. Trân trọng kính chào BS. Bệnh suy thận mạn. Chào bạn, Bệnh thận mạn là tình trạng suy giảm chức năng thận mạn tính và thường không hồi phục với các phương pháp điều trị hiện tại. Mục tiêu điều trị chủ yếu là phòng ngừa biến chứng, trị dứt điểm nguyên nhân và tránh để bệnh diễn tiến nặng hơn. Hiện nay, liệu pháp tế bào gốc đang được nghiên cứu trong khá nhiều bệnh lý, nhưng hiệu quả đối với bệnh thận mạn vẫn chưa được chứng minh. Thực tế có rất nhiều phòng khám lợi dụng tiêm tế bào gốc để lừa đảo, nhiều bệnh nhân đã đặt niềm tin sai chỗ dẫn tới tiền mất tật mang. Hiện tại, ở giai đoạn 3 của bệnh thận mạn, thận vẫn còn đảm bảo được hầu hết các chức phận của nó nên bạn không cần thiết phải suy nghĩ đến phương pháp này. Bạn nên tái khám chuyên khoa Nội thận thường xuyên để theo dõi và điều chỉnh thuốc phù hợp. Thân mến.", " Chào bạn, Do tỷ lệ mắc bệnh và tử vong còn thấp nên việc tầm soát đối với ung thư thận chưa được khuyến cáo tầm soát trên diện rộng. Siêu âm ổ bụng trong những trường hợp khám định kỳ cũng là một phương pháp ít chi phí và có thể dễ phát hiện được ung thư thận. Nếu nghi ngờ có những bất thường ở thận khi siêu âm thì có thể thực hiện các biện pháp đi kèm như chụp MRI, CT,... Thân mến.", "Chào em, Bệnh nhân bị xơ gan thì cần phải khám sức khỏe định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa nội tiêu hóa, việc có tiếp tục sử dụng thuốc như cũ hay không thì cần phải thông qua thăm khám và xem xét hồ sơ sức khỏe liên quan của người bệnh mới quyết định được. Cũng như việc em \"lo bố em uống thuốc thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến thận\" thì cũng phải dựa trên đánh giá chức năng thận định kỳ mỗi 6 tháng chứ không phải theo cảm tính được, em nhé.", " Chào Hoàng Quân, Theo các triệu chứng cháu mô tả thì cháu có khả năng bị các bệnh sau: - : Cần làm thêm một số xét nghiệm hỗ trợ - Hạch lao: Cần làm thêm một số xét nghiệm hỗ trợ - U hạch: Cần bổ sung thêm một số cận lâm sàng để hỗ trợ Nói chung, tất cả các bệnh trên đều phải có cận lâm sàng, lâm sàng phải rõ ràng hơn mới có thể chẩn đoán xác định bệnh gì và có hướng điều trị cụ thể. Tuy nhiên, các triệu chứng của cháu khả năng nhiều nhất là hạch viêm cần phải làm một số xét nghiệm như: tổng phân tích tế bào máu để chẩn đoán xác định phải làm thêm tiểu phẫu, sinh thiết hạch sẽ có phương pháp điều trị cụ thể. Thân mến! ", "Chào Tuyết Mai, Đúng là chỉ số ure/ máu của em hơi cao, nhưng chỉ số này cao trong nhiều trường hợp chứ không hẳn là chỉ có ở suy thận. Chỉ số Albumin và protid/ máu để đánh giá chức năng gan nhiều hơn là thận. Triệu chứng đi tiểu nhiều, tiểu đêm nhiều, tiểu láu, tiểu gắt... ở phụ nữ độ tuổi em (27 tuổi) thường nghĩ đến nhiễm trùng đường tiểu nhiều hơn, (nếu ở nam giới, lớn tuổi thì BS sẽ nghĩ nhiều đến bệnh lí khác). Còn để kết luận suy thận thì cần thêm nhiều xét nghiệm và các thăm khám trên lâm sàng khác nữa em à. Ví dụ triệu chứng phù, tiểu ít hay nhiều (sau khi đã loại trừ các nguyên nhân như tiêu chảy, nôn gây mất nước hay uống nhiều nước, uống nhiều trà cafe...), triệu chứng thiếu máu (có trong suy thận mạn), sốt,… Biểu hiện của suy thận còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra suy thận và suy thận là cấp hay mạn, hay suy thận cấp trên nền suy thận mạn... Ví dụ: - Nếu suy thận mà nguyên nhân do sỏi thận thì ngoài triệu chứng suy thận còn có thêm các cơn đau quặn thận, có tiểu máu, siêu âm có sỏi... - Nếu suy thận mạn do tăng huyết áp hay do tiểu đường thì sẽ có các biểu hiện của các bệnh lý này, suy thận mạn do mất máu nhiều do rong kinh… Nếu em đang ở TPHCM, có thể khám tại các BV Chợ Rẫy, Nguyễn Trãi, Nguyễn Tri Phương, BV 115 hay BV Đại học Y dược... Khi tìm ra nguyên nhân suy thận thì BS sẽ tư vấn cho em chế độ ăn phù hợp với bệnh lý đó. Tóm lại, em nên đi khám để làm thêm 1 số xét nghiệm nữa tìm nguyên nhân, điều trị sớm vẫn tốt hơn. Chúc em luôn vui và khỏe!", "Chào bạn, Qua thông tin bạn cung cấp, BS không thấy đề cập đến lần nằm viện gần đây nhất, mẹ bạn được chẩn đoán bệnh gì, chức năng thận như thế nào…? Mẹ bạn chỉ còn đang hoạt động, nhưng bị sỏi và ứ nước độ 2, lại có thêm , những nguyên nhân này sẽ khiến cho quả thận còn lại này tiếp tục bị suy. Triệu chứng của suy thận lúc đầu là thiếu máu nhẹ (có các biểu hiện như bạn mô tả: chóng mặt, ăn không ngon, ngủ ít...), tuy nhiên để kết luận suy thận cần có các xét nghiệm kèm theo, cần tìm nguyên nhân gây suy thận để điều trị tích cực. Bạn nên đưa mẹ tái khám lại BS chuyên khoa Nội thận hay Nội Tim mạch. Trong khi chờ tái khám, mẹ bạn nên ăn ít muối, ăn nhiều rau quả tươi, uống thuốc huyết áp (nếu có toa) sao cho huyết áp luôn < 130/ 80 mmHg, không nên tự ý dùng thuốc đau nhức khớp (nếu không có chỉ định của BS). Chúc mẹ bạn mau chóng khỏe lại!", "Suy thận mạn tính là căn bệnh nguy hiểm, có thể dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe con người Chào bạn, Suy thận mạn thường là hậu quả của một bệnh lý khác tại thận hoặc bệnh hệ thống, dẫn đến tổn thương thận và mất chức năng thận. Trong đó, hai nguyên nhân thường gặp nhất là tăng huyết áp và đái tháo đường. Bệnh thận mạn do 2 nguyên nhân này thường không di truyền, mặc dù hai bệnh lý kể trên thường có yếu tố gia đình, nhưng nếu kiểm soát tốt huyết áp và đường huyết thì hầu như rất hiếm khi bệnh nhân tiến triển tới suy thận. Bệnh lý thận thường gặp nhất có tính di truyền là bệnh thận đa nang. Nang thận của người bệnh có nhiều “túi” chứa dịch và sẽ phá huỷ dần mô thận theo thời gian. Ngoài ra, một số bệnh lý thận khác có thể di truyền như hội chứng Alport, cystinosis, bệnh Fabry’s, bệnh màng đáy mỏng, hội chứng Barter’s... nhưng những bệnh này rất hiếm gặp. Nếu có người thận mắc bệnh thận mạn, bạn nên nhờ BS điều trị tư vấn rõ nguyên nhân để làm rõ thắc mắc về vấn đề di truyền bạn nhé!", "Chào Đức Minh, Bạn đã cung cấp các kết quả xét nghiệm máu nhưng lại không cung cấp thêm 1 số chỉ số cần thiết như huyết áp của bạn là bao nhiêu, chỉ số đường huyết sáng (nhịn đói)... và bạn có các bệnh gì khác kèm theo không? Với chiều cao và cân nặng như của bạn, BMI (chỉ số khối cơ thể) của bạn khoảng 24,2, thuộc dạng thừa cân, gần béo phì rồi đó. Bạn còn có thêm 1 yếu tố nguy cơ nữa là lượng mỡ trong máu cao. Suy thận được phân thành 4 độ hay 4 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 là giai đoạn nhẹ, thận chỉ mới giảm chức năng lọc 1 chút xíu. Nguyên nhân suy thận có rất nhiều. Một số nguyên nhân hay gặp nhất: tăng huyết áp, tiểu đường, thiếu máu mạn (nhiễm giun sán, rong kinh ở phụ nữ, trĩ xuất huyết,...) nhiễm trùng đường tiểu không điều trị triệt để, sỏi đường tiết niệu gây tắc nghẽn đường tiểu hay gây thận ứ nước, sau bỏng nặng, shock phản vệ, nhiễm trùng, mất máu cấp, suy tim... Và diễn tiến bệnh chậm hay nhanh, ngày càng xấu đi nhanh hay không tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra suy thận và chế độ điều trị. Khi suy thận đến giai đoạn cuối buộc lòng phải chạy thận nhân tạo hay thay thận... Như vậy khi đã chẩn đoán suy thận thì không thể chữa khỏi hoàn toàn, mà chỉ làm chậm diễn tiến suy thận mà thôi. Bạn cần phải điều trị triệt để nguyên nhân gây suy thận (ví dụ suy thận do huyết áp cao thì phải điều trị và kiểm soát huyết áp cho thật tốt) đồng thời giảm các yếu tố nguy cơ làm suy thận nặng hơn ví dụ tránh 1 số thuốc độc cho thận, tránh ăn nhiều muối… Bạn nên tái khám BS chuyên khoa Thận tiết niệu hay chuyên khoa Nội tiết thận để làm xét nghiệm máu thêm, xác định nguyên nhân gây suy thận, có hướng điều trị và chế độ ăn, sinh hoạt hợp lý. Chào bạn!", "Xin chào bạn, Đánh giá chức năng thận thông thường qua xét nghiệm máu, độ lọc cầu thận tính toán thông qua kết quả Creatinin máu. Nếu lượng nước tiểu mỗi ngày của bạn đều bình thường, độ lọc cầu thận tính toán kết quả xét nghiệm đều bình thường nghĩa là bạn không có hiện tượng suy thận. Siêu âm đánh giá cấu trúc của thận chỉ là một phần nhỏ trong chẩn đoán mà thôi. Đối với bệnh nhân suy thận hình ảnh thường gặp nhất không phải là tăng âm tủy thận mà là mất phân biệt tủy vỏ của thận. Vì vậy bạn đừng lo lắng quá nhé. Thân ái chào bạn.", "Xin chào bạn, Để khảo sát chức năng thận, hiện tại y học sử dụng chỉ số Creatinine trong máu, từ đó tính toán ra độ lọc cầu thận (eGFR), nếu chỉ số độ lọc cầu thận trong giới hạn bình thường thì chức năng thận xem như bình thường. Nhưng chỉ số này cũng phụ thuộc nhiều vào mật độ cơ, lượng đạm tiêu thụ của bệnh nhân. Có một số vận động viên thể hình vì lượng cơ rất nhiều, đồng thời sử dụng một số loại thực phẩm bổ sung có chứa creatinine làm chỉ số này cũng tăng nhẹ trong máu. Lại một vấn đề nữa trong dân số tồn tại khoảng 2% người có chỉ số creatinine cao hơn mức bình thường (đồng nghĩa độ lọc cầu thận cũng giảm) nhưng không phải là bệnh lý. Nên để có kết luận về tình trạng sức khỏe không chỉ dựa vào kết quả xét nghiệm, còn phải khám lâm sàng, hỏi bệnh, kết quả nước tiểu và các vấn đề khác nữa. Đó cũng là lý do vì sao bác sĩ không được phép kết luận bệnh lý chỉ dựa vào kết quả xét nghiệm. Bạn hãy đến chuyên khoa nội thận để được thăm khám và xét nghiệm các chỉ số khác nhằm tầm soát bệnh lý thận mãn tính nhé. Thân ái chào bạn.", "Hình minh họa Chào em, Trường hợp của em,\r\ntheo tôi em nên làm lại xét nghiệm Anti HCV (elisa) tại một BV có uy tín để xác\r\nđịnh có bệnh hay không. Vì rất có thể kết quả trên có sự sai lệch. Thân ái.", " Chào bạn, Để trả lời câu hỏi của bạn, tức là đưa ra một con số cụ thể về thời gian là rất khó. Mức độ diễn tiến của phụ thuộc vào nguyên nhân nền gây nên suy thận, tuổi của người bệnh, các bệnh đi kèm, mức độ kiểm soát các biến chứng của bệnh… Thận có vai trò như một bộ máy lọc máu quan trọng, giúp đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể, cân bằng nồng độ các chất điện giải, toan kiềm. Bên cạnh đó, thận còn có vai trò nội tiết và tạo máu. Do đó, khi đã mắc bệnh suy thận mạn, việc đầu tiên là phải tránh các thuốc độc thận, nhất là các loại thuốc truyền miệng nấu bằng lá cây, vỏ cây… đều có thể làm cho bệnh nặng hơn. Cần giảm ăn muối và ăn đạm vừa phải để tránh thận phải làm việc quá nhiều. Bên cạnh đó, việc kiểm soát huyết áp, kiểm soát nồng độ các chất điện giải và điều chỉnh thiếu máu cũng vô cùng quan trong đối với của bác sĩ điều trị. Nếu được, bạn vui lòng cung cấp thêm thông tin về nguyên nhân suy thận, độ lọc cầu thần hiện tại, tuổi, giới tính, các bệnh lý đi kèm… để bác sĩ có thể tư vấn cụ thể hơn. Thân mến! ", "Thưa Bác sĩ, em năm nay 24 tuổi, mới lập gia đình được khoảng 6 tháng, giới tính nữ, đang sống và làm việc tại tp HCM. Phiếu kiểm tra sức khỏe định kỳ của cơ quan em cho kết quả xét nghiệm máu như sau: - Red Blood Cells: 28 (CSBT là 0 - 15 /ul) - Leucocytes: 60 (CSBT là 0 - 15 /ul) - HBsAg: POS S/CO = 2649.22 và đều cao hơn mức bình thường có nguy hiểm không? Vậy bác sĩ có thể xem và cho em biết em đang bị bệnh gì? và nên khám chuyên khoa tại BV nào để có kết quả tốt nhất? Em chân thành cảm ơn. Muốn biết em đang bị bệnh gì và có nguy hiểm không, AloBacsi phải thăm khám trực tiếp và dựa vào nhiều xét nghiệm khác nữa mới chẩn đoán ra bệnh và tiên lượng được bệnh của em sẽ diễn tiến như thế nào. Do đó, chỉ dựa vào 2 chỉ số bạch cầu và hồng cầu thì không kết luận em đang mắc bệnh gì, hiện tại chỉ biết em đang có bệnh viêm gan B thôi, còn viêm gan B ở mức nào (virus có đang hoạt động mạnh không, khả năng lây lan có cao không, có viêm gan mạn tính chưa, có tổn thương tế bào gan chưa…) thì không thể biết được. Tóm lại, em nên khám nội tổng quát và nội tiêu hóa để được làm thêm nhiều xét nghiệm chuyên sâu hơn, từ đó BS mới có hướng điều trị và tư vấn thêm cho em. BS Chuyên khoa của AloBacsi", "Chào bác Tâm, Trong thư bác mô tả bác có 1 thận bị teo (xem như là tạm bỏ đi vì không hoạt động được gì nữa rồi), còn lại 1 thận bị suy do sỏi (dù đã mổ lấy sỏi) nhưng bác không nói rõ là suy độ mấy? Còn kết luận thận ứ nước độ I ( hay II,...) là đánh giá về mặt siêu âm, không thể dựa vào đó để đánh giá suy thận như thế nào được. Chẩn đoán suy thận bao gồm suy thận cấp hay mạn, đôi khi có thể là 1 suy thận cấp trên nền suy thận mạn, đánh giá suy thận mạn lại dựa vào chỉ số Creatinin trong máu và độ lọc cầu thận để phân độ từ suy thận mạn độ 1, 2, 3 hay suy thận giai đoạn cuối. Đồng thời bác không nói rõ bác có bệnh gì kèm theo hay không, ví dụ bệnh tăng huyết áp, tiểu đường,... Tóm lại siêu âm kết luận thận ứ nước độ I là nhẹ thôi đó bác. Vấn đề còn lại bây giờ là phải bảo vệ quả thận còn lại (vốn đã bị hơi suy), làm chậm quá trình suy thận bằng cách: - Hạn chế các thuốc gây độc cho thận, muốn vậy khi khám nên thông báo cho các BS biết tình trạng bệnh thận của bác khi ghi toa thuốc. - Hạn chế chế độ ăn nhiều muối, quá nhiều đạm. - Kiểm soát tốt huyết áp, bằng cách điều trị tăng huyết áp nếu có, điều trị tiểu đường nếu có... - Kiểm tra chức năng thận định kỳ. - Uống đủ nước hàng ngày tránh bị sỏi tái phát, tránh các viêm nhiễm đường tiểu và đường phụ khoa... Chào bác và chúc bác luôn vui vẻ, lạc quan!", "Chào cháu Hường, Cháu cung cấp các thông tin chưa cụ thể. Cháu có tiền sử bệnh thận nhưng là bệnh thận gì (sỏi, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm cầu thận…)? Hiện triệu chứng của cháu vẫn còn, đồng thời xuất hiện thêm rối loạn tiêu hóa, cháu cần tái khám ngay chuyên khoa Nội nhiễm, siêu âm bụng kiểm tra lại, nếu cần nên chụp CT bụng, kèm làm thêm các xét nghiệm máu và nước tiểu có liên quan, không nên để tình trạng cơn đau kéo dài như vậy. Chúc cháu sớm tìm ra bệnh và vui, khỏe." ]
Chào BS, Tôi bị viêm gan C. Đã xét nghiệm máu, bị giảm bạch cầu và thiếu máu. Vậy có nguy hiểm lắm không thưa BS? Tuần sau tôi tái khám có trễ không, có ảnh hưởng xấu không? Hoặc phải điều trị khẩn cấp?
[ " Chào em, Trường hợp của bạn cần phải khám bệnh trực tiếp thì mới rõ được. Với những gì bạn cung cấp thì khả năng cao nhất là bạn đã bị nên làm cho ảnh hưởng đến các loại tế bào máu, dẫn đến bạn bị giảm bạch cầu và thiếu máu. Tuy nhiên, cũng có khả năng bạn bị 2 bệnh kèm theo, tức là gan chưa bị cứng dù đã nhiễm viêm gan C, nhưng bạn có thêm bệnh về huyết học gây thiếu máu và giảm bạch cầu. Tốt nhất bạn nên đi khám bệnh càng sớm càng tốt. Thân mến!" ]
[ "Hình minh họa - Nguồn\r\nInternet Chào bạn, Nếu chỉ có xét nghiệm mà không khám bệnh trực tiếp cũng như xét nghiệm đánh giá thể bệnh viêm gan B\r\nlà thể hoạt động hay không thì thường BS chưa cho điều trị. Trường hợp của bạn\r\ntôi dự đoán bạn bị viêm gan B thể hoạt động và BS cho dùng thuốc như thế là hợp\r\nlý. Tuy nhiên, bạn cần theo dõi điều trị lâu dài, thông thường sẽ kéo dài ít nhất 5\r\nnăm. Thuốc uống có thể có tác dụng phụ: ăn không ngon, buồn nôn, đau bụng, tuy\r\nnhiên bạn nên quay lại khám với BS cho thuốc để kiểm tra lại xem có bệnh gì kèm\r\ntheo không, ví dụ như sỏi mật. Thân mến!", "Chào bạn, Trường hợp của bạn tôi không khám bệnh trực tiếp nên không thể nói chính xác 100%, BS đang khám và điều trị trực tiếp cho bạn mới là người hiểu rõ tình trạng bệnh của bạn nhất. Qua những gì bạn kể tôi dự đoán rằng BS điều trị muốn xác định chắc chắn bạn bị đồng thời muốn biết chính xác lại độc lực của virus viêm gan C trong cơ thể bạn, cũng như đánh giá độ cứng và độ đàn hồi của gan bạn, đánh giá khả năng bù trừ của gan trước khi quyết định điều trị, nhất là khi điều trị theo phác đồ có thuốc chích. Thân mến! Trích trong: Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp. Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng: › Gửi đến email: › Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang › Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983 - 0976 328 725", "Chào cô Nga, Với xét nghiệm này, mới chỉ biết\r\ncô không có kháng thể phòng bệnh viêm gan B chứ chưa thể chẩn đoán cô có\r\nbị hay không. Qua xét nghiệm cô cung cấp, có\r\nthể thấy được gan đang bị tấn công rất nặng. Nguyên nhân thì rất nhiều, cô cần\r\nđược khám bệnh cụ thể, cho làm thêm một số xét nghiệm cũng như siêu âm bụng để\r\ntìm ra nguyên nhân là ở gan hay là đường mật thì mới có hướng điều trị chính\r\nxác.", " Chào bạn, Sử dụng để điều trị viêm gan siêu vi C là áp dụng phác đồ mới. Ưu điểm của phác đồ này là ít tác dụng phụ, tác động mạnh nên khả năng lành bệnh cao nhưng không tạo được kháng thể để phòng ngừa tái nhiễm. Hơn nữa dù hiệu quả tiệt trừ lên đến trên 90% nhưng vẫn phụ thuộc vào độc lực của siêu vi C, do đó cần phải biết phenotype của virus mà bạn mắc phải. Các trường hợp tái phát có thể xem xét thay đổi phác đồ, bạn nên tham khảo thêm ý kiến của BS điều trị và tùy điều kiện kinh tế có thể tiếp tục theo đuổi việc điều trị hay không, bạn nhé! Thân mến! Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp. Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng: › Gửi đến email: › Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang › Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983", " Chào em, Virus A thường chỉ gây bệnh cấp tính không gây viêm gan mạn, các đợt bệnh thường nhẹ, có thể thoáng qua giống như biểu hiện của nhiễm siêu vi từ đó cơ thể có thể đã tạo kháng thể, hơn nữa viêm gan A không quá nguy hiểm, đại đa số người Việt Nam đã có kháng thể vì vậy không cần tiêm ngừa. Tuy nhiên, nếu muốn em cũng có thể tiêm ngừa tại viện Pastuer, trung tâm Hòa Hảo, BV Nhiệt Đới…em nhé. Thân mến! Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp. Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng: › Gửi đến email: › Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang › Hoặc https://www.facebook.com/alobacsi.vn123 › Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983 - 0976 328 725", "Chào bạn, Với kết quả xét nghiệm máu do bạn cung cấp cho thấy các chỉ số tế bào máu và men gan đều trong giới hạn bình thường bạn nhé! Thân mến.", "Bạn Mai thân mến, Trước hết, xin gửi đến bạn lòng cảm mến. Bạn là một người vợ tuyệt vời. AloBacsi xin chia sẻ với bạn vài ý như sau: Bản thân việc bị đã làm cho sức khỏe toàn thân cũng như tinh thần của chồng bạn bị suy giảm. Thêm vào đó, các thuốc dùng để điều trị viêm gan C cũng có nhiều tác dụng phụ có hại đến cơ thể. Việc “cậu bé” của chồng bạn bị yếu là điều khó tránh khỏi. Đó chỉ là hậu quả của sức khỏe toàn thân chứ không gây hại gì cả. Bên cạnh đó, các thuốc dùng để bổ sung cho “cậu bé” cũng là 1 gánh nặng cho tổ chức gan đang viêm. Do vậy, nếu bạn không thấy quá phiền lòng, nên để chồng nghỉ ngơi, động viên là chính. Đặc biệt không nên tỏ ra “quá thông cảm”, dễ gây mặc cảm cho đức lang quân. Sau khi “cậu lớn” ổn định, sẽ có phương án “tập thể dục” cho “cậu bé”. Chúc bạn có nhiều sức khỏe để cùng chồng vượt qua giai đoạn khó khăn này. Thân mến! Bác sĩ PHÒNG KHÁM TRƯỜNG XUÂN 53 phố Thái Thịnh 2, Đống Đa, Hà Nội Hotline: 0943381515 - ĐT: 04 3562 7979", "Triệu chứng viêm gan thiếu máu cục bộ Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm gan thiếu máu cục bộ Người bệnh bị bệnh nặng, có thể không báo cáo được các triệu chứng. Các triệu chứng có thể bao gồm: Sức yếu; Khó chịu ở bụng; Vàng da ; Bệnh não (Encephalopathy); Rối loạn đông máu. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh lý tim mạch hoặc gan, bạn nên đến khám bác sĩ để được kiểm tra, thăm khám và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm các bệnh lý nguyên nhân, có thể giúp quản lý sớm tình trạng viêm gan thiếu máu cục bộ.", " Chào anh, 1- trong giai đoạn đầu chưa xơ gan thì đa số không có triệu chứng gì cả nên viêm gan C còn được gọi là \"sát thủ thầm lặng\" 2- Trường hợp của anh có yếu tố nguy cơ lây bệnh là truyền máu . Với con số 0,69 thì không nói được gì cả vì không mang một ý nghĩa nào cả vì nó không mang hàm ý bệnh nặng hay nhẹ và quan trọng nhất khong rõ 0,69 là xét nghiệm của cái gì (giống như 0,5kg, tốc độ 25,5km/giờ, ......). Tốt nhất là anh nên đi khám bệnh với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa gan mật để bác sĩ trực tiếp khám bệnh đồng thời cho chỉ định xét nghiệm và đọc diễn giải kết quả xét nghiệm thì mới chính xác. Hơn nữa phải xác định đúng là viêm gan C thể nào để có kế hoạch theo dõi điều trị cho anh nhằm tránh biến chứng. 3- Anh xem thêm bài viết của tôi theo link sau để hiều rõ thêm về bệnh của mình nhé: AloBacsi.com - Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp. Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng: › Gửi đến email: [email protected] › Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang › Hoặc https://www.facebook.com/alobacsi.vn123 › Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983 - 0976 328 725", " Thảo thân mến, Trong trường hợp của em, cách an tâm nhất là em làm xét nghiệm định lượng , kết quả rõ chỉ số bao nhiêu luôn chứ không phải 1 vạch, 2 vạch mờ gì cả. Đồng thời em nên làm luôn xét nghiệm Anti HBs để chung 1 lần lấy máu, làm bộ đôi xét nghiệm này sẽ biết em có nhiễm virus gây viêm gan B chưa, nếu chưa nhiễm mà chưa có kháng thể thì chích ngừa, nếu đã có kháng thể thì không cần chích ngừa, em nhé. Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp. Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng: › Gửi đến email: › Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang › Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983", " Chào em Duyên, chưa chắc gì là có thiếu máu mà uống thuốc bổ máu sẽ hết. Bệnh gan cũng bao gồm nhiều loại bệnh, như viêm gan, áp xe gan, viêm đường mật... và mỗi bệnh sẽ có triệu chứng riêng. Mặt tái xanh có thể chỉ là cảm nhận chủ quan, cũng có thể là dấu hiệu bệnh lý, trong đó rất nhiều bệnh có thể có triệu chứng này, như huyết áp thấp, thiếu máu, bệnh lý tim mạch... Do đó, em cần đến BV để kiểm tra sức khỏe, nếu có thiếu máu thì xét nghiệm xem có thiếu sắt hay không, mức độ ra sao... để điều trị thích hợp. Trân trọng! Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp. Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng: › Gửi đến email: › Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang › Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983", "Chào bạn, Xơ gan là quá trình tổn thương gan lan tỏa mạn tính (viêm gan, gan nhiễm mỡ…), không hồi phục, đặc trưng bởi sự xơ hóa và hoại tử tế bào gan, hình thành những nốt gan bất thường. Vì gan đóng vai trò khá quan trọng trong cơ thể nên giảm tiểu cầu là một trong những biểu hiện sớm của xơ gan, tuy nhiên, mức giảm này thường nhẹ, không gây nguy hiểm. Trên thực tế, các tế bào gan tổn thương không đồng đều, nếu ở giai đoạn bệnh nhẹ, có một số vùng mô gan chưa diễn tiến xơ hoàn toàn vẫn hồi phục được phần nào. Do đó, tôi khuyên bạn không nên tự ý điều trị lung tung dễ dẫn đến xơ gan mất bù, xơ gan giai đoạn cuối sẽ không thể cải thiện được chức năng gan nữa. Bạn nên mang các kết quả xét nghiệm đã có đến gặp BS chuyên khoa Gan mật để được kê toa thuốc ức chế hoạt động của siêu vi B và xem xét mức độ giảm tiểu cầu để có hướng xử trí đúng cách bạn nhé! Thân mến.", "Nguy cơ viêm gan thiếu máu cục bộ Những ai có nguy cơ mắc phải viêm gan thiếu máu cục bộ? Viêm gan thiếu máu cục bộ có tỷ lệ lưu hành khoảng 2% số người được đưa vào ICU phát triển bệnh. Khoảng 80% trường hợp liên quan đến bệnh suy tim tiềm ẩn. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải viêm gan thiếu máu cục bộ Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải viêm gan thiếu máu cục bộ: Thiếu máu cục bộ và sốc ; Suy hô hấp; Suy tim.", " Chào em, Chúc mừng em, em không bị và viêm gan C. Lời khuyên của tôi là em nên đi chích ngừa viêm gan B vì nó đã có thuốc ngừa và không đắt tiền. Vậy thì phòng bệnh vẫn hơn là chữa bệnh. Còn viêm gan C, em có muốn chủng ngừa cũng không được vì y học chưa sáng chế ra thuốc ngừa viêm gan C. Thân mến! Trích trong: Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp. Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng: › Gửi đến email: [email protected] › Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang › Hoặc https://www.facebook.com/alobacsi.vn123 › Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983 - 0976 328 725", "- nguồn internet Chào em, Trước hết em cần coi lại chi tiết này: “total anti hbs dương tính 0.005” có vẻ là em nhầm, đúng ra sẽ là “total anti HBc dương tính 0.005”! Theo kết quả này cho thấy em đã từng nhiễm HBV trước đây, có thể có biểu hiện do HBV hoặc không nhưng nay cơ thể đã loại trừ hoàn toàn HBV ra khỏi cơ thể và tạo ra kháng thể bảo vệ. Nồng độ kháng thể bảo vệ trong máu của em rất cao (là điều tốt), hiện tại em không cần đi chích ngừa viêm gan siêu vi B nữa, em nhé. Tuy nhiên, kháng thể có thể giảm dần theo thời gian, do vậy sau 10-20 năm em có thể xét nghiệm lại Anti HBs, nếu lượng kháng thể xuống thấp dưới mức an toàn thì chích nhắc lại 1 mũi vaccine là được. - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa. giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: . Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn." ]
Xin chào bác sĩ, Em năm nay 41 tuổi, điều trị viên gan B mãn tính từ tháng 5/2013, bắt đầu dùng thuốc Hepazol E (Emtricitabine) 200mg và Tenofovir Disoproxil Fumarate 300mg từ đó đến nay. Xét nghiệm tháng 8/2018: nước tiểu: bình thường; AEP: 2,34; Fibros: 3,5; siêu âm: bình thường; AST/ALT/GGT: 18/17/33; HBeAg: 2767; HBV-DNA: dưới ngưỡng phát hiện. Nay bác sĩ điều trị cho chuyển thuốc Hepbest (TAF). Vậy việc chuyển thuốc từ 2 thành phần xuống 1 thành phần có ảnh hưởng đến kết quả điều trị không? Kính mong bác sỹ giải đáp giúp. Trân trọng cảm ơn! (Các chỉ số khi bắt đầu điều trị: AST/ ALT: 70/ 110; HBe: +; HBVDNA = 1,5 x 10 mũ 5).
[ "Chào bạn, Các phác đồ điều trị viêm gan siêu vi B hiện nay cho phép khởi đầu với đơn trị với Tenofovir. Trường hợp của bạn chưa rõ lý do vì sao cần phối hợp thuốc, tuy nhiên rõ ràng là có đáp ứng tốt. Vai trò của Emtricitabine đối với viêm gan B mạn tính chưa rõ ràng, do đó bạn có thể tiếp tục tuân thủ theo toa của bác sĩ chuyên khoa Gan mật (giảm bớt 1 loại) và đánh giá lại thông qua các xét nghiệm sau đó bạn nhé! Thân mến." ]
[ " Chào em, Xét nghiệm bình thường khoảng HBV-DNA = 1,36 x 106 copies/mL, chỉ số của em 5,03 x 107 copies/mL cao biểu hiện viêm gan mạn tính. BS nói với em phải diều trị lâu dài vì nếu điều trị không tốt sẽ bị biến chứng xơ gan, , suy gan... Nếu em kèm viêm dạ dày thì điều trị hơi vất vả vì phải điều trị cả 2 bệnh và một số thuốc phải tránh làm tăng đau dạ dày. Mong em yên tâm theo hướng dẫn của BS và tuân thủ điều trị, tránh biến chứng, không phải vì nghe thời gian dài mà em ngưng điều trị nhé. Cần kiểm tra xét nghiệm mỗi 3 tháng, nếu tiến triển tốt thì bệnh ổn sớm hơn dự định. Thân mến! Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp. Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng: › Gửi đến email: › Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang › Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983", "- nguồn internet Cảm ơn lời khen tặng của em, Em bị nhiễm viêm gan B và đi xét nghiệm mỗi 6 tháng như vậy là tốt, nhưng em cần theo dõi với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa gan mật chứ không nên chỉ đi xét nghiệm men gan. Hiện kết quả men gan bình thường thì cũng tạm thời xem là ổn định, chưa cần điều trị. Nhưng khi em bắt đầu bước vào tuổi 40 thì chỉ số men gan bình thường cũng chưa thật sự an tâm mà cần đánh giá lượng virut cùng với những xét nghiệm chuyên sâu để đánh giá chức năng gan, cũng như độ mềm mại của gan để quyết định điều trị cho em. Vấn đề em bị nhưng uống thuốc không hết đau có thể là do em bị stress, căng thẳng, chế độ ăn uống, sinh hoạt chưa điều độ, hoặc bị teo niêm mạc dạ dày kèm theo, hoặc vi trùng Hp của em chưa khỏi hẳn hoàn toàn. Em cần xem lại chế độ ăn uống, sinh hoạt đúng giờ giấc, hạn chế rượu bia, cà phê, ngưng tất cả các loại thuốc, kể cả các thuốc ho, sổ mũi… Sau 2 tuần, em tìm gặp tôi ở đơn vị tiêu hóa can thiệp - BV Nguyễn Tri Phương TPHCM (có thể sử dụng BHYT) để tôi trực tiếp nội soi, kiểm tra lại cho em.", "Bạn Thủy thân mến, Hepahele là thuốc có thành phần là\r\nbiphenyl dimethyl dicarboxylat, tác ức chế sự hủy hoại tế bào gan, cải thiện sự\r\nsuy giảm chức năng gan và các triệu chứng viêm gan. Thuốc được chỉ định trong\r\ncác trường hợp (cấp và mạn tính, bao gồm cả virus viêm gan\r\nB), viêm gan do rượu, viêm gan do thuốc, gan nhiễm mỡ, rối loạn chức năng gan… Bạn có thể xem lại thông tin chẩn\r\nđoán bệnh trên toa thuốc và nếu có vấn đề thắc mắc thì bạn có thể liên hệ với\r\nbác sĩ điều trị để nhận được tư vấn cụ thể hơn. Chúc bạn điều trị\r\ntốt. Th.S Dược Trần Thị Lạc Diệp / Hasan – Dermapharm", " Chào em Mỹ Duyên, Với kết quả em gửi về, mặc dù em bị mạn nhiều năm nhưng đến nay đã có sự chuyển đổi huyết thanh sang HBsAg âm tính, tức là bệnh của em đã khỏi. Em không cần dùng thuốc đặc trị virus viêm gan B nữa. Tuy nhiên, để chắc chắn hơn về kết quả này, em nên làm định lượng HBsAg và định lượng nồng độ virus trong máu xem có thực sự là âm tính chưa. Thân mến! Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp. Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng: › Gửi đến email: › Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang › Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983", " Em Trang thân mến, Em cho biết 2 xét nghiệm giống nhau: HbsAg nên BS chưa rõ em đã xét nghiệm cái gì. Và em cần được chẩn đoán là có viêm gan B mạn tính hay không, bởi vì HbsAg dương tính chỉ nói lên được em đang bị nhiễm siêu vi B, cũng có thể là người lành mang trùng chứ không phải là viêm gan B mạn tính. Về điều trị cần phải đủ tiêu chuẩn mới được điều trị, và không uống thuốc khi chưa xác định chẩn đoán. Em không nên uống thực phẩm chức năng hay thuốc lúc này vì có nguy cơ làm tổn thương gan mà em không biết. Trân trọng. BS.CK1 Nguyễn Thị Thanh Bình Phụ trách khoa Bệnh nhiệt đới - BV Nhân dân 115", "Chào em, Điều đầu tiên hết là phải xác định lại em có bị mạn hay không, hay chỉ là nhiễm virus gây bệnh viêm gan B thể mạn tính nhưng nó không hoạt động, men gan của em không tăng (tức là chưa có viêm) vì rất nhiều bệnh nhân lầm 2 chẩn đoán này với nhau. Nếu mà men gan của em bình thường, gan không bị viêm thì em chỉ là nhiễm virus gây bệnh viêm gan B thể mạn tính thể không hoạt động mà thôi. Khi đó, dủ tải lượng virus có là bao nhiêu đi nữa thì cũng không có chỉ định dùng thuốc tiệt trừ HBV. Ngược lại, nếu men gan của em có tăng, em thật sự có viêm gan B mạn thì chỉ định điều trị như sau. Chỉ định điều trị khi: - ALT tăng trên 2 lần giá trị bình thường hoặc có bằng chứng xác nhận có xơ hóa gan tiến triển/xơ gan bất kể ALT ở mức nào. Và - HBV-DNA ≥ 105 copies/ml (20.000 IU/ml) nếu HBeAg (+) hoặc HBV-DNA ≥ 104 copies/ml (2.000 IU/ml) nếu HBeAg (-). Do đó, em nên đem tất cả các xét nghiệm mình đã làm đến khám ở BS chuyên khoa gan mật em nhé. BS sẽ xem xét đánh giá, có thể đề nghị thêm xét nghiệm và tư vấn điều trị thích hợp cho em.", "Lần 1 (1/2014) HBsAg: 46.94 Anti-HBs: < 2.00=\"\" anti-hvc:=\"\" âm=\"\"> Lần 2 (1/2017) HBsAg: 4.58 Lần 3 (sau lần 2 1 tuần) HBsAg: 6.83 Anti-HBs: -0.71 Total Anti HBc: 0.004 Lần 4 (gần đây nhất 6 tháng sau lần 3) HBsAg: 7.24 Anti HBs: -1.24 Total Anti HBc: 11.58 BS khám cho em nói hiện số lượng virus trong người em quá ít nên chưa thể lên phác đồ điều trị viêm gan B, nên cứ 6 tháng 1 lần đi xét nghiệm để theo dõi nên em khá hoang mang. Hiện em không rõ tình trạng viêm gan B của em như thế nào và nên làm gì, BS tư vấn giúp em với ạ. BS có thể cho em hỏi thêm là bị nhiễm virus viêm gan B thì có cần kiêng cữ ăn uống gì không ạ? Ngoài ra em còn chạy bộ và chơi thể hình để duy trì sức khoẻ, như vậy có được không ạ? Em xin chân thành cảm ơn các BS của AloBacsi rất nhiều. Chào em, trong cơ thể em đã dương tính trên 6 tháng, nên chắc chắn là nhiễm siêu\r\n vi B mạn. Nhưng không phải trường hợp nào cũng cần điều trị đặc hiệu, \r\nchỉ khi có bằng chứng cho thấy virus là nguyên nhân gây viêm gan, xơ gan\r\n thì mới khởi động thuốc. Hiện tại em chưa cung cấp cho BS kết \r\nquả các xét nghiệm cần thiết để đánh giá giai đoạn. Việc theo dõi mỗi 6 \r\ntháng là cần thiết nhưng không phải chỉ thử lại HBsAg nhiều lần mà cần \r\nkiểm tra các thông tin về viêm gan, marker ung thư gan, siêu âm gan và \r\ntheo dõi nồng độ virus khi cần để khởi động điều trị đúng lúc. Không\r\n có kiêng cữ gì đặc biệt cho người viêm gan siêu vi B, em vẫn có thể ăn \r\nuống, tập thể dục thể thao như người bình thường. Việc ăn uống đủ chất, \r\nnghỉ ngơi hợp lý và tập luyện thường xuyên còn giúp tăng cường sức đề \r\nkháng, hạn chế hoạt động của virus; nhưng cần tránh dùng các thuốc gây \r\nđộc gan, các loại thảo dược không rõ nguồn gốc có thể làm cho bệnh tiến \r\ntriển nặng hơn em nhé! Thân mến. BS.CK1 Võ Thị Tố Uyên", "Em Bích Thảo thân mến, Theo kết quả xét nghiệm em cung\r\ncấp, tôi nhận thấy men gan em cao nhưng không biết do nguyên nhân nào? Nếu do\r\nviêm gan B thì không đúng như xét nghiệm (HbsAg và  HbeAg đều âm tính). Dù là nguyên nhân nào đi nữa mà men gan em quá cao cũng cần nhanh chóng điều\r\ntrị, vì khi chứng tỏ có tổn thương tế bào gan. Chính vì vậy, mà BS\r\nở BV đã cân nhắc giữa cái lợi và hại nếu em không được điều trị, sẽ có nhiều\r\nnguy cơ không tốt cho sức khỏe của em và thai nhi. Tuy nhiên, thuốc này được khuyên tránh dùng cho phụ nữ có thai chứ không có\r\nchống chỉ định tuyệt đối, còn thuốc có gây dị tật cho thai nhi không, thông tin\r\nnày chưa được ghi nhận.", " Chào Hiền Lương, Bị tức là đã đến giai đoạn gan mất bù, không nên dung thuốc nhiều vì gan không chuyển hóa được nữa.. Chỉ nên điều trị triệu chứng, chế độ ăn, bù đạm vá các chất đông máu… Trong trường hợp có khả năng thì chỉ có ghép gan là phương pháp điều trị tốt nhất. Thân mến! Trích trong: BS.CK2 Nguyễn Quang Huy Trưởng khoa Ngoại tổng quát - BV Nhân dân 115 Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp. Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng: › Gửi đến email: › Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang › Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983", "Chào bạn, Theo các hướng dẫn hiện hành, điều trị đặc hiệu viêm gan siêu vi B mạn được đặt ra khi có bằng chứng cho thấy virus gây tổn hại gan trong thời gian dài. Đối với HbeAg dương tính là khi HBV DNA trên 20000UI/mL và ALT tăng trong 3-6 tháng. Đối với HbeAg âm tính là khi HBV DNA trên 2000 IU/mL và ALT máu tăng kéo dài 3-6 tháng. Trường hợp của ba bạn mới chỉ khám 1 lần nên chưa đủ bằng chứng để điều trị đặc hiệu. Hiện tại chưa cần thiết phải sử dụng thuốc gì thêm, ngoài một số thuốc bổ gan mà BS chuyên khoa kê cho. Ngoài kiêng rượu bia, hạn chế ăn quá nhiều dầu mỡ, bạn nên khuyên ba sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục thường xuyên, tránh các thuốc hại gan. Bạn nên đưa ba quay lại tái khám sau 3 tháng để kiểm tra xét nghiệm và có kế hoạch điều trị thích hợp bạn nhé! Thân mến.", " Em Kỳ thân mến, 1. Em cần ngưng thuốc 2 tuần rồi đi kiểm tra lại xem còn vi trùng Hp hay không. 2. Với triệu chứng của em thì tôi dự đoán em bị và không chỉ trào ngược axit mà còn trào ngược toàn bộ dịch dạ dày, kể cả dịch mật. 3. Em nên đi khám lại với bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa gan mật để được điều chỉnh thuốc cho phù hợp. Chúc em sớm khỏi bệnh! ", " Chào bạn, Virus gây (HBV) là một loại virus rất khó trị, và tỉ lệ tái phát sau khi điều trị thành công với thuốc uống rất thường gặp. Đó là do hoạt động của HBV rất tinh vi, xét nghiệm HBV-DNA âm tính không có nghĩa là không còn HBV trong cơ thể, mà chỉ là số lượng HBV quá ít dưới ngưỡng phát hiện. Do đó khi ngừng thuốc thì HBV thoát ức chế và tải lượng tăng dần. Kết quả xét nghiệm gần đây cho thấy bạn đã bị tái phát, bạn cần quay lại tái khám BS chuyên khoa Gan mật đã điều trị cho bạn trước đây để lên kế hoạch điều trị tiếp tục, bạn nhé. Thân mến! Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp. Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng: › Gửi đến email: › Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang › Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983", " Chào bạn Toàn, Xin chúc mừng bạn trường hợp của bạn là rơi vào 0.5% số trường hợp điều trị có nghĩa là việc bạn điều trị như vậy là thành công tốt đẹp. Bạn hoàn toàn có thể ngưng thuốc và không cần tiêm ngừa gì cả. Như tôi đã nói việc điều trị đạt được kết quả như bạn chỉ xảy ra không quá 0.5% số trường hợp được điều trị viêm gan B trên thế giới. Bạn nên cảm ơn cho sự may mắn của mình và nhớ sống một cuộc sống có ý nghĩa và tốt đẹp hơn. Thân mến! Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp. Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng: › Gửi đến email: › Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang › Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983", "Mô tả ngắn:\nThuốc Phacavir 25mg là sản phẩm thuốc của Công ty Cổ phần Dược Phẩm Trung Ương 1 - Pharbaco có thành phần hoạt chất là Tenofovir alafenamid được chỉ định trong điều trị viêm gan B mạn tính ở người lớn và thanh thiếu niên.\nThành phần:\nTenofovir alafenamide: 25mg\nChỉ định:\nThuốc Phacavir 25mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nChỉ định điều trị viêm gan B mạn tính ở người lớn và thanh thiếu niên (từ 12 tuổi trở lên với cân nặng ≥ 35 kg).", "Mô tả ngắn:\nVirzaf của Công ty TNHH DP Đạt Vi Phú , thành phần gồm adefovir dipivoxil 10 mg. Thuốc được chỉ định điều trị viêm gan B mạn tính ở người lớn có bằng chứng về sự nhân lên và có tăng lâu dài các aminotransferase trong huyết thanh hoặc có bệnh mô tiến triển. \n Virzaf, hộp 4 vỉ x 7 viên. Bào chế dạng viên nén.\nThành phần:\nAdefovir Dipivoxil: 10mg\nChỉ định:\nThuốc Virzaf được chỉ định dùng điều trị viêm gan B mạn tính ở người lớn có bằng chứng về sự nhân lên của hoạt động và có tăng lâu dài các aminotransferase trong huyết thanh hoặc có bệnh mô tiến triển." ]
BS ơi, cho em hỏi là thai nhi được 34 tuần mà chỉ số ối 40mm có bị ít ối không? Cách xử lý thế nào ạ?
[ "Đo khoang ối lớn nhất 40mm là bình thường, nếu AFI 40mm là ối ít Chào bạn, Siêu âm theo dõi lượng có 2 phương pháp đo lường: AFI (chỉ số trung bình 4 khoang ối ở 4 phần của tử cung) và đo khoang ối lớn nhất. Chỉ số bình thường của AFI >5 cm và khoang ối lớn nhất từ 2- 6 cm. Như vậy, trường hợp của bạn nếu đo khoang ối lớn nhất 40mm là bình thường. Nếu AFI 40mm là ối ít, cần nhập viện để theo dõi cho an toàn, bạn nhé." ]
[ "- nguồn internet Chào bạn Mai, Qua thông tin bạn cung cấp nhận thấy bạn có hai vấn đề chính cần quan tâm. 1. , dẫn đến giảm tưới máu nhau-thai làm thai chậm phát triển. Cao huyết áp khi có thai kèm protein trong nước tiểu gọi là tiền sản giật cần theo dõi sát ở cơ sở chuyên khoa. 2. Thai chậm tăng trưởng trong tử cung (< bách phân vị thứ 10, theo bảng sau): bạn cần tái khám mỗi 1-2 tuần để được theo dõi bằng lâm sàng và siêu âm. Khi thai đủ trưởng thành (# 36-37 tuần) sẽ chấm dứt thai kỳ. Bạn cần ăn uống đủ dinh dưỡng, tranh thủ nghỉ ngơi và tái khám theo hẹn của BS. Tuổi thai Bách phân vị ( Tuần) 5 th 10 th 50 th 90 th 95 th 28 670 798 1196 1977 2237 29 772 925 1394 2361 2553 30 910 1085 1637 2710 2847 31 1088 1278 1918 2986 3108 32 1294 1495 2203 3200 3338 33 1513 1725 2458 3370 3536 34 1735 1950 2667 3502 3697 35 1950 2159 2831 3596 3812 36 2156 2354 2974 3668 3888 37 2357 2541 3117 3755 3956 38 2543 2714 3263 3867 4027 39 2685 2852 3400 3980 4107 40 2761 2929 3495 4060 4185", "Chào Kim Định, Túi thai nằm thấp ở thân tử cung thì rất lo ngại vì dễ sảy thai, em nên hạn chế đi lại, nằm nghỉ ngơi nhiều, kiêng giao hợp, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là những thực phẩm có nhiều chất sắt và canxi. Có thể vì thế mà BS đã dùng thuốc cho em, em nên dùng thuốc và làm theo hướng dẫn của BS điều trị, nên tái khám lại để xác định phôi thai và tim thai sau 2 tuần. Thân ái!", "Chào bạn, Hai vợ chồng được gọi là hiếm muộn khi mong con từ 6-12 tháng (nếu trên 35 tuổi là 6 tháng, còn lại là 12 tháng). Hai vợ chồng bạn nên khám chuyên khoa hiếm muộn để được chẩn đoán tìm nguyên nhân, từ đó mới có hướng điều trị cụ thể. Trong thời gian chờ khám chuyên khoa, người phụ nữ cần đi tiêm ngừa một số bệnh: sởi-quai bị-rubella, thủy đậu, viêm gan B, cúm… uống thuốc có acid folic 400-800µg/ngày trước khi có thai 1-2 tháng đến khi thai được 3 tháng để ngừa dị tật ống thần kinh cho em bé. Chi phí mỗi lần không nhiều, tùy thuộc có sử dụng thuốc kích thích buồng trứng hay không và chỉ thực hiện khi tai vòi không bị tắc. Riêng thuật ngữ âm đạo sun độ IV tôi cũng không rõ, bạn có thể mang hết hồ sơ khi đi khám chuyên khoa hiếm muộn (hay phụ sản) để được tư vấn thêm. Thân mến.", "Chào bạn, Ở mỗi nhóm tuổi, giới tính, cơ địa, tiêu chuẩn chẩn đoán thiếu máu sẽ khác nhau. Phụ nữ có thai được coi là thiếu máu khi hàm lượng Hemoglobin (Hb) trong máu thấp <11g/dl. Nguyên nhân là do thay đổi sinh lý trong quá trình mang thai khiến cho Hemoglobin của thai phụ suy giảm một chút nhưng không đáng kể. Thường các thai phụ khi khám thai đều được kê toa thuốc sắt để phòng ngừa thiếu hụt chất. Do đó với kết quả xét nghiệm này bạn có thể yên tâm về sức khoẻ và sẵn sàng chờ tới ngày sinh nở bạn nhé! Thân mến.", "I-ốt là nguyên tố vi lượng rất cần thiết đối với cơ thể. Thiếu và thừa i-ốt đều có hại cho sức khỏe. Đó là chất quan trọng để tuyến giáp tổng hợp các hormon điều chỉnh quá trình phát triển của hệ thần kinh trung ương, phát triển hệ sinh dục và các bộ phận trong cơ thể như tim mạch, tiêu hóa, da - lông - tóc - móng, duy trì năng lượng cho cơ thể hoạt động. Nhu cầu i-ốt của cơ thể khác nhau theo tuổi. Phụ nữ mang thai thiếu i-ốt dễ dẫn đến sẩy thai, thai lưu, sinh non, bé sinh ra bị đần độn, chậm phát triển trí tuệ tạo thêm gánh nặng cho gia đình và xã hội. Phụ nữ mang thai nên ăn nhiều muối biển, thức ăn biển: cá, tôm, cua biển và không quên bổ sung muối i-ốt vào mỗi bữa ăn hàng ngày. BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo", "Bạn Hồng Nhung thân mến, Trường hợp của bạn trên siêu âm cho thấy: - Túi thai 2 tương đương 6-7 tuần, không có phôi thai và túi noãn hoàng như vậy túi thai đã hỏng. - Túi thai 1 tương đương 6 tuần, có phôi thai, tim thai (+) nên bạn tiếp tục theo dõi chưa thể khẳng định đang hỏng. Do có 2 túi thai riêng biệt nên khi một túi thai hỏng thì túi thai còn lại sẽ tiếp tục phát triển. Hiện nay không có cách điều trị nước ối ít. Bạn nên uống nhiều nước, trung bình 2 lít/ngày như nước khoáng, nước trái cây. Chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp với nghỉ ngơi. Bạn tiếp tục theo dõi sát sự phát triển của thai bởi một BS sản khoa để có hướng can thiệp khi cần thiết. Chúc bạn nhiều may mắn!", " Chào bạn Thanh Hiền, Rất\r\n tiếc bạn không cho BS biết là cháu sinh non khi được bao nhiêu tuần \r\nthai và không cho biết sự phát triển của cháu như thế nào. Chẩn đoán 2/4 cũng không rõ ràng vì bạn không cho biết đó là van tim nào. Tuy \r\nnhiên có điều may mắn là áp lực phổi của cháu không tăng (30mmHg), chức \r\nnăng tim bình thường thì hở van 2/4 không phải là một chỉ định điều trị.\r\n Bạn có thể tiếp tục theo dõi và nếu được thì nên được siêu âm tim bởi 1\r\n BS chuyên khoa Tim mạch Nhi. Thân mến! Trích trong:", "Chào em Đông Thi, Các chỉ số trên trong giới hạn bình thường nhưng kích thước túi thai 23mm sẽ\r\ntương đương với tuổi thai là 8 tuần. Còn bụng to như thế nào thì em cần khám và siêu âm bụng mới biết rõ được em\r\nnhé. Những triệu chứng trên cho thấy em vẫn có biểu hiện và ở tuổi này\r\ncòn nghén cũng không có gì đáng lo, ngoại trừ khi nào em nôn ói nhiều quá mới\r\ncần điều trị. AloBacsi chúc em có thai kỳ khỏe mạnh!", "Bạn\r\nChâu thân mến, Do\r\ntrước đây vợ bạn có dọa sẩy thai, tức có tình trạng tụ máu sau nhau hay dưới\r\nmàng ối, từ đó máu thẩm thấu vào trong nước ối, làm nước ối lúc đầu có màu đỏ\r\ntừ từ chuyển qua màu nâu nhạt. Việc\r\nchảy máu trong nước ối không ảnh hưởng gì đến sự phát triển của thai. Thông\r\nthường nước ối có màu vàng nhạt và trong, ối màu nâu chứng tỏ đã từng có hiện\r\ntượng chảy máu trong nước ối, hiện tạm thời đã ổn. Thủ thuật chọc ối cũng\r\nthường gây chảy máu trong nước ối, nhưng mọi việc cũng trở về bình thường sau\r\n3-10 tuần. Không\r\ncó thứ nước uống nào làm nước ối trong được bạn ạ, chỉ sau khi các thành phần\r\ncủa máu thoái hóa và hấp thu thì nước ối mới trở lại bình thường (ít nhất 2\r\ntuần). Vợ bạn nên tái khám vào tuần thứ thứ 22 để siêu âm hình thái học của\r\nthai nhi. Hai bạn không nên quá lo lắng. Thân\r\nmến!", "Chào bạn, Trường hợp của bạn có chu kỳ kinh không đều và thuộc dạng kinh thưa thì rất khó xác định tuổi thai cho chính xác với ngày kinh. Nếu như vậy phải dựa vào siêu âm để đánh giá tuổi thai, trong 3 tháng đầu thai kỳ sai số thường rất thấp, cụ thể cho trường hợp của bạn nếu tuổi thai khoảng 5 - 6 tuần thì dựa vào kích thước túi thai, từ 7 tuần tuổi trở lên thường dựa vào kích thước chiều dài đầu mông của phôi thai. Để đánh giá thai nhỏ hay lớn, không thể dựa vào bờ ối mỏng như bạn mô tả qua thư, mà phải dựa vào chu kỳ kinh nguyệt (ngày kinh cuối cùng) so sánh với kích thước của túi thai (GS) hoặc chiều dài đầu mông(CRL). Bạn siêu âm 2 lần nhưng không cung cấp kết quả siêu âm (GS, phôi thai, tim thai, CRL…) cho AloBacsi thì quả là làm khó cho BS rồi, bắt buộc phải có các chỉ số trên BS mới phân tích được bạn ạ. Hiện tại, nếu sức khỏe của bạn tốt, không đau bụng, không ra máu âm đạo thì bạn nên nghỉ ngơi nhiều, ăn uống đủ chất, không nên căng thẳng quá sẽ ảnh hưởng đến thai và sau đó siêu âm lại xem phôi thai đã có tim thai chưa, đồng thời đánh giá lại tuổi thai. Trong thời gian có thai, bạn nên sử dụng thuốc theo chỉ định của BS, khoảng thời gian này tốt nhất là bạn nên sử dụng thuốc bổ sắt và acid folic để phòng ngừa thiếu máu và dị tật thai nhi, còn các thuốc khác phải có chỉ định của BS trực tiếp điều trị cho bạn. Chúc bạn mọi điều may mắn!", "- nguồn internet Chào bạn Tuyết, Mới nhìn qua các xét nghiệm của bạn thì thấy TSH hơi thấp so với chỉ số tham chiếu. Tuy nhiên, điều này lại hoàn toàn đúng với thai phụ đang ở quý 2 thai kỳ (3 tháng giữa của thai kỳ). Thường thì khi có thai, tuyến giáp của thai phụ sẽ tăng hoạt động lên một chút (do các nang giáp phát triển), nồng độ TSH có thể bình thường hay hơi giảm tí ti nhưng sẽ về bình thường vào quý 3 thai kỳ. BS cho bạn kiểm tra 2 lần là để khẳng định chắc chắn điều đó, và như vậy, bạn chưa có bệnh lý gì của tuyến giáp cả. Bạn cứ yên tâm và đừng quá lo lắng. Còn vấn đề bạn tăng cân chậm (7kg/ thai 33 tuần), bạn nên xem lại chế độ dinh dưỡng, tăng cường chất đạm và tinh bột kèm rau xanh và trái cây… Bên cạnh đó, bạn nên có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, nếu đang đi làm nên xem xét lại công việc có quá căng thẳng, mệt mỏi làm bạn ăn kém. Bạn có thể tham khảo thêm trên và cả ở BS đang theo dõi thai cho bạn nhé. Chúc bạn khỏe và mẹ tròn con vuông.", "Bạn Bích Phượng thân mến, Để biết thận bạn có suy yếu không bạn cần phải khám chuyên khoa tiết niệu và\r\nlàm xét nghiệm về chức năng thận thì mới rõ được bạn nhé. Còn chức năng là do nhiều nguyên nhân, chứ không phải bạn dùng thuốc canxi. Tuy nhiên, việc dùng thuốc, liều lượng thuốc, thời gian dùng bạn nên làm\r\ntheo hướng dẫn của BS sản khoa. Hiện tại nếu bạn ăn uống kém thì nên uống thêm\r\nsữa bà bầu mỗi ngày 2 ly và bạn yên tâm dùng, đừng sợ dư thừa lượng canxi và\r\nDHA, vì nhu cầu này rất cao ở phụ nữ có thai bạn ạ. Mong bạn có thai kỳ khỏe mạnh, “mẹ tròn con vuông” nhé!", "Em\r\nHuệ thân, Cân\r\nnặng thai nhi bình thường ở tuổi thai 24 tuần khoảng 600gr, thai nhi của em có\r\ncân nặng như trên là không có gì bất thường (cả hai thai) và sự chênh lệnh của\r\n2 thai không nhiều lắm. Việc\r\ndùng thuốc bổ máu và canxi là hoàn toàn cần thiết trong thời gian mang thai,\r\nnhưng liều lượng, thời gian dùng như thế nào là thích hợp sẽ phụ thuộc vào sức\r\nkhỏe của thai phụ và thai nhi, điều này sẽ do BS khám và theo dõi thai cho em\r\nquyết định, AloBacsi không thể quyết định thay nha em. Thuốc\r\nmà em đề cập đến là thuốc có tác dụng hỗ trợ phổi thai nhi thì khả năng nuôi\r\nsống thai nhi cao hơn, được dùng khi thai phụ có nguy cơ sanh non. Trường hợp\r\ncủa em có thể BS sợ em có nguy cơ này nên đề nghị chích, nhưng có nên chích hay\r\nkhông thì em nên tham khảo thêm ý kiến của BS khám thai cho em, nhưng phải là\r\nngười có uy tín về chuyên môn em ạ! Chúc\r\nem “mẹ tròn, 2 con vuông”!", "Chào bạn Hoa, Chồng bạn có là 46XY, 1qh+. Loại bất thường ở nhiễm sắc thể này thường gây không có tinh trùng hay ít tinh trùng. Tuy nhiên, bạn đã có thai 2 lần và bị sẩy. Như vậy, bạn vẫn có thể có thai tự nhiên được. Lần có thai tới bạn nên đi khám sớm để được chẩn đoán thai và được điều trị bổ sung nội tiết. Bạn có thể đi khám và tư vấn thêm ở BV Từ Dũ hay Hùng Vương. Trước khi có thai cần tiêm ngừa một số bệnh như Rubella, thủy đậu… và uống thuốc có acid folic ít nhất 400 µg 1 tháng trước sinh cho đến khi thai được 12 tuần để tránh dị tật ống thần kinh.", "Chào bạn Hiền, Bạn đã được tiêm ngừa sởi – quai bị - rubella và theo như bạn trình bày bạn có tiền sử bệnh rubella rồi, thì bạn có thể yên tâm, lần có thai này thai nhi sẽ không bị ảnh hưởng do bệnh lý này. Theo kết quả xét nghiệm máu và siêu âm sàng lọc Trisomy 18 và 21 của bạn có nguy cơ thấp, nên không có chỉ định chọc ối. Tuy nhiên, đây chỉ là xét nghiệm sàng lọc thôi bạn à và không thể biết hết tất cả các dị tật của thai nhi. Để chẩn đoán chắc chắn thì phải chọc ối hoặc sinh thiết gai nhau, nhưng đây là xét nghiệm xâm lấn có thể ảnh hưởng đến thai, nên chỉ làm cho những trường hợp xét nghiệm sàng lọc trên có nguy cơ cao. Do vậy, trong 3 tháng giữa của thai kỳ, đặc biệt là tuần lễ thứ 22 thai phụ rất cần được siêu âm để khảo sát các dị tật thai nhi: não úng thủy, giãn não thất, nứt đốt sống, tim bẩm sinh, dị dạng nang tuyến phổi, ngắn chi, chân tay khoèo, sứt môi chẻ vòm, teo thực quản, hẹp tá tràng, thoát vị rốn… Đây là thời gian vàng để chẩn đoán, vì lúc này thai nhi còn nhỏ, nước ối nhiều siêu âm sẽ dễ khảo sát hơn những tuần lễ sau. Hy vọng với cách giải thích của AloBacsi làm bạn yên tâm. Thân mến!" ]
Chào bác sĩ, Em năm nay 23 tuổi rồi mà vẫn còn vài chiếc răng chưa thay, nếu giờ em đi nhổ thì liệu nó có mọc lại được không ạ? Mong bác sĩ tư vấn giúp em. (Trọng Chung - Thanh Hóa)
[ "Bạn Chung thân mến, Răng có nhổ hay không là do bác sĩ chỉ định chứ nếu chỉ vì\r\nbạn cảm thấy muốn nhổ thì tôi e là cũng không có bác sĩ nào làm theo ý muốn của\r\nbạn được. Răng muốn nhổ hay không phải xác định rõ, đó có phải là răng sữa hay\r\nkhông và nếu nhổ đi chỗ trống đó lấp đầy bằng cách nào. Thứ nhất, không phải tất cả răng vĩnh viễn đều mọc do thay , mà các răng cối vĩnh viễn tự nó mọc lên, bắt đầu từ năm 6 tuổi và không\r\nqua thay răng sữa. Do đó nhiều người nhầm lẫn rằng răng này chưa hề thay và cho\r\nrằng đó là răng sữa. Thứ hai, nếu đúng đó là răng sữa thì vì sao nó không thay mà\r\nvẫn ở nguyên vị trí? Liệu do răng vĩnh viễn bị kẹt không mọc được hay do không\r\ncó răng vĩnh viễn ở vị trí đó. Nếu là do răng bị kẹt thì có thể sau khi nhổ\r\nrăng, răng vĩnh viễn sẽ mọc lên (tuy nhiên không cam đoan), nếu không có răng\r\nvĩnh viễn thì sau khi nhổ răng sữa, chỗ đó sẽ trống, nhất là vùng răng sau nữa,\r\nvậy bạn ăn uống sẽ rất bị hạn chế và phải trồng răng giả. Do vậy trong trường\r\nhợp này, trừ khi răng sữa quá hư hại, sâu lớn, không giữ lại được nữa thì bác\r\nsĩ mới phải nhổ đi. Tóm lại, bạn nên đi khám bác sĩ để xác định rõ răng đó có\r\nphải răng sữa hay không, và nếu phải thì sẽ xử lý theo hướng như thế nào." ]
[ "Bạn\r\nPhương thân mến, 5,6\r\ntuổi là thời gian thay răng sữa, mọc răng vĩnh viễn. Một số bé thì răng sữa rụng\r\nrồi vài tháng sau răng vĩnh viễn mới mọc, cũng có bé mọc răng rồi mà răng sữa\r\nchưa lung lay - có lẽ bé thuộc trường hợp này. Bạn nên đưa bé đi khám để nhổ\r\nrăng sữa đi nhé, vì răng mới là răng vĩnh viễn chứ không phải đâu.", "Chào bạn, Thông tin bạn gửi đến AloBacsi còn quá mơ hồ nên tôi chưa thể đưa ra cho bạn câu trả lời chính xác. Thông thường ở độ tuổi 26 thì rất hiếm khi có tình trạng rụng răng xảy ra, có thể do chấn thương khi ăn nhai vật cứng, gãy hay tét răng, hoặc răng bị nha chu do chưa từng lấy vôi, vệ sinh răng miệng kém hoặc do một nhiễm trùng tiêu xương từ một răng sâu chết tủy lâu ngày. Tốt nhất bạn nên đi khám sớm để điều trị kịp thời, bạn nhé! ", "(Nguồn: Internet) Bạn thân mến, đa phần là trám được, tuy nhiên có cần trám hay\r\nkhông lại là chuyện khác. Nếu bạn chưa muốn nhổ ngay, bạn vẫn có thể nhờ bác sĩ\r\ntrám lại trước để không bị đau khi ăn nữa. Tuy nhiên đây là răng khôn, lại bị viêm\r\nlợi trùm, một lúc nào đó nó sẽ lại bị viêm lại, đau nhức, thậm chí mưng mủ, đến\r\nlúc đó cũng phải nhổ. Trước sau gì cũng nhổ, thà lấy hết can đảm nhổ 1 lần luôn\r\nsau này đỡ phải suy nghĩ tới nữa. Nhổ răng khôn không ảnh hưởng gì đến xấu đẹp cả vì đây chỉ\r\nlà răng dư, nằm sâu tít trong góc hàm, nhổ rồi cũng không ảnh hưởng gì đến thẩm\r\nmỹ hay chức năng nhé bạn. Thân chào bạn!", "- Nguồn: internet Chào bạn, Bé đã 14 tuổi nghĩa là đã thay hết các răng sữa. Các răng hiện tại của bé đều\r\nlà răng vĩnh viễn, do đó nếu nhổ đi bé sẽ mất luôn răng đó mà không có răng nào\r\nmọc lên thay thế. Bạn nên đưa bé đi nha sĩ khám xem răng có còn giữ lại được nữa hay không. Nếu\r\ncòn giữ được, bạn nên cố gắng chữa răng cho bé để giữ lại. Nếu không còn giữ được\r\nthì bắt buộc phải nhổ thôi, sau này khi bé lớn hơn biết chú ý vệ sinh răng miệng\r\nhơn thì làm răng giả lắp vào chỗ trống. Thân mến, AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", " Răng khôn cũng như tất cả những răng khác, khi snh ra đã là 1 bộ phận của cơ thể, có trường hợp phải nhổ và có trường hợp không cần nhổ. Nếu răng khôn mọc thẳng, đều không ảnh hưởng răng bên cạnh cũng như chức năng ăn nhai, không cản trở quá trình khớp cắn, không bị sâu thì nó có thể sống chung với chúng ta suốt đời, không gây ảnh hưởng. Răng khôn rất ít chức năng, vì là răng trong cùng nên khi ăn nhai không cần sử dụng tới, tất cả răng số 7 trở ra đã thực hiện đầy đủ chức năng ăn nhai, thẩm mỹ, còn răng khôn không cần sử dụng tới. Vì vậy khi nào có biến chứng sẽ được chỉ định nhổ. Một số trường hợp phải nhổ, đặc biệt là răng khôn hàm dưới, khoảng cách giữa hàm và góc trong cùng của hàm rất bé, lúc răng mọc sau cùng lên không đủ khoảng trống dẫn đến tình trạng nướu và lợi nhô lên trên có tình trạng thức ăn nhồi nhét dẫn đến đau, viêm, uống thuốc khỏi nhưng về sau lại bị lại, nên việc đầu tiên phải giải quyết việc cắt lợi chùm. Chúng ta cũng nên nhổ răng khôn khi: răng khôn đâm vào răng bên cạnh gây tình trạng viêm nướu, sâu răng số 7. Hoặc khi răng khôn mọc đẩy cả hàm bị xô lệch thì mới cần nhổ răng khôn, chứ không nhất thiết răng khôn nào cũng cần nhổ. Nói vậy nhưng không phải là răng khôn hoàn toàn vô ích. Một số từ hợp khi đến phòng nha đã mất sẵn răng số 6. Lý do là vì răng số 6 mọc từ 6-8 tuổi, khi đó khả năng vệ sinh của các em kém, răng vĩnh viễn lại không thay thế được, khi đã mất đi có thể có cách giải quyết là chỉnh nha. Chúng ta sẽ kéo răng số 7 vào vị trí răng số 6 đang bị trống, kéo răng số 8 vào vị trí răng số 7. Lúc này, răng số 8 đảm nhiệm vị trí và chức năng của răng số 7, từ một chiếc răng thừa thãi và “thất nghiệp”, sau khi chỉnh nha nó đã có “công ăn việc làm”, đó cũng là một số ít trường hợp răng khôn trở nên hữu ích. Thân mến.", "Hình\r\nminh họa. Nguồn Internet Chào\r\nbạn, Nếu\r\nrăng lung lay nhiều thì giải pháp đi là thích hợp lúc này. Để biết chính xác đây có phải hay là răng vĩnh viễn mọc sớm nên bạn không nhận ra sự thay răng\r\nthì cần quá trình thăm khám của bác sĩ chuyên khoa để xác định lại. Trường\r\nhợp đây là răng sữa thật sự, khi nhổ đi cũng không chắc răng vĩnh viễn sẽ mọc\r\nlên được tại vị trí này, dẫn đến vấn đề về thẩm mỹ. Tóm lại, bạn nên đến gặp\r\nnha sĩ để được đánh giá và xử lý tình trạng hiện tại của mình. Thân\r\nmến. AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "(Ảnh: Bạn đọc Ngọc Khánh) Chào bạn, Theo như hình bạn gửi thì răng đã sâu vỡ lớn, tuỷ triển dưỡng, nướu viêm, mô răng mục, bờ trên nướu 1 mm. Thông thường đối với các răng như vậy thì khả năng cao là phải nhổ bỏ do khả năng tái tạo thấp, hay có nhiễm trùng dưới chóp chân răng. Tuy nhiên cần khám lâm sàng và chụp phim kiểm tra. Nếu  chưa có nhiễm trùng chóp hoặc nhiễm trùng nhẹ, mô răng còn ổn thì có thể chữa tuỷ sau đó cắm chốt tái tạo thân răng rồi bọc sứ lên trên. Nếu không điều trị thì răng có thể sưng đau, nhiễm trùng lan rộng. Tốt nhất bạn nên tới gặp bác sĩ sớm nhé! Thân mến.", " Chào bạn, Thông thường răng sữa sẽ rụng trước khi mọc tại vị trí đó. Các trường hợp mọc răng vĩnh viễn trước khi răng sữa rụng có thể làm cho răng mọc lệch, gây ảnh hưởng đến chức năng nhai và vấn đề thẩm mỹ. Do đó, bạn cần đưa bé đến gặp nha sĩ để xem lại tình trạng răng và đánh giá những nguy cơ và lợi ích của việc nhổ răng sữa bạn nhé! Thân mến! ", "Chào bạn, không rụng có thể do răng vĩnh viễn bị kẹt\r\nkhông mọc lên, hoặc cũng có thể do bạn không có mầm răng vĩnh viễn cho răng\r\nnày. Một số người có thể thiếu/ dư răng, đây là chuyện rất thường gặp. Vì vậy để\r\nbiết nên điều trị theo hướng nào bạn phải đi khám và chụp phim xem có mầm răng\r\nvĩnh viễn hay không. Nếu không có thì bạn nên trám lại, để được tới khi\r\nnào thì tới, hoặc cũng có thể nhổ đi và làm răng giả lấp vào chỗ trống. Nếu có\r\nmầm răng, có thể bác sĩ sẽ nhổ răng sữa này đi và tìm cách kéo răng nanh lên. Thân mến,", "Bạn Trúc thân mến, Nếu mọc thẳng thì nhổ cũng y như nhổ những răng\r\nkhác mà thôi, không quá đau hay . Còn việc có khâu hay không thì còn\r\ntùy trường hợp thực tế nữa bạn, và cho dù có khâu thì cũng không làm bạn đau\r\nhơn nhé. Thân chào bạn,", "Sau nhổ răng chỉnh ra sẽ giúp răng đều đẹp hơn Chào bạn, Ở độ tuổi 17, không còn sự thay răng cũng như điều chỉnh răng tự nhiên nữa mà tất cả đều cần can thiệp của chỉnh nha. Nếu răng nanh của bạn đã mọc và răng sữa còn tồn tại thì bạn nên nhổ sớm răng sữa sau đó chỉnh nha để đưa răng về đúng vị trí. Thân mến.", "Chào bạn, là một bệnh tương đối khó điều trị, mà viêm nha chu cấp phối hợp với bệnh lý tủy nữa thì khả năng giữ răng không nhiều. Tuy nhiên bạn nên theo đúng chỉ định điều trị của bác sĩ, may ra có thể không cần nhổ răng. Quan trọng là bạn cần điều trị sớm, để vi khuẩn không lan rộng, tàn phá các răng khác nữa.", "Bạn Trang\r\nthân mến, Răng đã\r\nvỡ lớn rồi thì trám lại thế nào cũng sẽ vỡ tiếp, do lượng mô răng còn lại không\r\nđủ nâng đỡ cả bự bên trên. Bạn nên làm răng sứ thì sẽ bền hơn. Nếu thân\r\nrăng không còn trám được nhưng chân răng vẫn còn tốt, bác sĩ sẽ làm cùi giả tức\r\nlà 1 lõi răng giả ở giữa, gắn chặt vào chân răng, sau đó làm răng sứ bọc bên\r\nngoài cùi giả này làm thân răng. Bằng cách đó bạn vẫn giữ được răng không phải\r\nnhổ đi mà dùng được thời gian dài. Tuy nhiên\r\nbạn nên lưu ý răng của bạn đã yếu, bạn nên ăn uống nhẹ nhàng trên răng đó chứ\r\nđừng ăn đồ cứng như nhai đá, nhai sụn... răng sứ có thể không hư, nhưng nếu\r\nchân răng bị tét, nứt thì bắt buộc phải nhổ, bạn nhé!", "Răng số 6 nhổ đi sẽ không thể mọc lại Chào bạn, Răng số 6 là răng vĩnh viễn mọc đầu tiên trên cung hàm, do đó nó chỉ mọc một lần duy nhất và không có răng thay thế. Trong trường hợp răng số 6 bị hư nhưng chân răng còn tốt, có thể giữ để làm phục hình lên trên thì bạn nên chữa tuỷ giữ lại. Nếu răng hư không thể bảo tồn thì bắt buộc nhổ bỏ sau đó có thể làm cầu răng sứ hoặc điều trị chỉnh nha để kéo răng số bảy vào vị trí răng số 6 và giữ chỗ cho răng 8 mọc lên hoặc cũng có thể làm phục hình tạm, giữ khoảng, đợi đủ tuổi thì cắm implant. Tốt nhất nên đến gặp bác sĩ để khám kiểm tra chính xác và đưa ra hướng điều trị hợp lý, bạn nhé. Thân mến.", " Chào bạn Ngọc, Thông thường sau 18 tuổi bộ răng đã phát triển gần như hoàn chỉnh và sự di lệch răng rất ít. Do đó dù sau khi nhổ bỏ hai thì răng của bạn cũng khó có thể di chuyển ra ngoài cho đều với cung hàm. Và răng nanh là những răng trụ có cấu trúc vững chắc nên trong chỉnh nha ít khi có chỉ định nhổ. Để có hàm răng đều và đẹp hơn bạn nên đến khám  bác sĩ chỉnh nha để được tư vấn kỹ và chính xác quá trình điều trị tốt nhất nhé! Thân mến! " ]
Em chào BS, Em bị mèo cắn, em chưa dám đi chích ngừa vì năm ngoái và năm trước em cũng bị mèo cắn và đều đi chích ngừa đầy đủ. Em không biết bây giờ em có nên đi chích nữa hay không? Vì em nghe nói chích ngừa dại nhiều không tốt cho hệ thần kinh. Vết cắn của em nhẹ, không nhiều, nằm ở vị trí cẳng tay. Em đã xử lý vết thương. Mèo cắn em là mèo nhà, em nuôi đã lâu, không đi hoang cũng như không tiếp xúc với mèo lạ. Nếu phải chích thì giờ có kịp không BS? Em cảm ơn.
[ "Chào em, Trước đây, tiêm có thể đưa đến các biến chứng thần kinh, di chứng của những biến chứng này có thể ảnh hưởng đến trí nhớ. Càng chích nhiều lần thì nguy cơ gặp tai biến càng cao, dẫn đến nguy cơ giảm trí nhớ càng rõ. Nhưng hiện tại dòng vắc-xin ngừa dại được chế tạo từ các tế bào rất an toàn và không gây ra những tai biến thần kinh, nên chích nhiều lần cũng không sao, có lợi hơn nhiều so với việc chết vì bệnh dại. Em đã chích ngừa 2 đợt, đợt gần nhất cách đây chưa tròn năm, thì lần này em chỉ cần tiêm 2 mũi dự phòng vào ngày 0 và ngày 7 mà thôi, tiêm sớm trong 2 ngày sau khi bị mèo cắn thì hiệu quả sẽ cao, chậm hơn thì hiệu quả giảm nhưng vẫn có. Mèo nhà nên em cần nhốt mèo lại, quan sát sau 10 ngày nếu mèo vẫn còn sống và không dấu hiệu gì bất thường thì em có thể ngừng điều trị tiếp.hào em, Trước đây, tiêm vắc-xin ngừa dại có thể đưa đến các biến chứng thần kinh, di chứng của những biến chứng này có thể ảnh hưởng đến trí nhớ. Càng chích nhiều lần thì nguy cơ gặp tai biến càng cao, dẫn đến nguy cơ giảm trí nhớ càng rõ. Nhưng hiện tại dòng vắc-xin ngừa dại được chế tạo từ các tế bào rất an toàn và không gây ra những tai biến thần kinh, nên chích nhiều lần cũng không sao, có lợi hơn nhiều so với việc chết vì bệnh dại. Em đã chích ngừa 2 đợt, đợt gần nhất cách đây chưa tròn năm, thì lần này em chỉ cần tiêm 2 mũi dự phòng vào ngày 0 và ngày 7 mà thôi, tiêm sớm trong 2 ngày sau khi bị mèo cắn thì hiệu quả sẽ cao, chậm hơn thì hiệu quả giảm nhưng vẫn có. Mèo nhà nên em cần nhốt mèo lại, quan sát sau 10 ngày nếu mèo vẫn còn sống và không dấu hiệu gì bất thường thì em có thể ngừng điều trị tiếp. Thân mến!" ]
[ "Xin chào bạn, Bất cứ một vết thương nào được tạo ra do con vật cắn, nhất là những con vật không rõ về tình trạng tiêm chủng nhất định phải được xử trí vệ sinh vết thương và bạn phải được tiêm vaccine ngừa dại theo phác đồ 05 mũi càng sớm càng tốt. Chỉ khi nào tiêm đủ phác đồ 05 mũi thì cơ thể mới có kháng thể bảo vệ trước virus dại, thời gian bảo vệ kéo dài khoảng một năm kể từ mũi tiêm cuối cùng. Hiện tại nếu bạn theo dõi được tình trạng sức khỏe của con vật trong 14 ngày thì có thể tạm thời không cần tiêm ngừa, trong suốt 14 ngày nếu sức khỏe của con vật có vấn đề, bạn phải đến ngay cơ sở y tế để được tiêm ngừa dại. Còn nếu như bạn không thể theo dõi được tình trạng sức khỏe của con vật đủ 14 ngày thì phải tiêm ngừa ngay nhé. Thân ái chào bạn.", "Chào em, Ngay khi bị , với những vết cắn nguy hiểm như gần đầu mặt cổ, BS sẽ tiêm cho em hai mũi gồm vắc-xin ngừa dại và kháng huyết thanh dại mới ngăn ngừa bệnh hiệu quả. Những trường hợp nguy cơ thấp hơn thì có thể chỉ cần tiêm vaccine ngừa dại mà thôi, tuy nhiên tiêm sớm thì hiệu quả sẽ cao hơn. Thời điểm này, em vẫn có thể tiêm ngừa dại nhưng hiệu quả sẽ không được như tiêm sớm hơn. Thân ái.", "Chào em, Thực tế, nguy cơ bị lây nhiễm dại của em là rất thấp. Vì đây là chó con, dễ mắc nhiều bệnh lý khác và cũng dễ tử vong, thời gian tử vong của chó lên tới 25 ngày sau khi cắn người thì chưa phù hợp với diễn tiến bệnh dại ở chó, nhất là chó nhỏ thường sẽ có thời gian ủ bệnh ngắn hơn. Tuy nhiên, vì đảm bảo an toàn cho bản thân, dù tỷ lệ mắc bệnh rất nhỏ thì việc em tiêm phòng dại cũng không thừa, cẩn tắc vô ưu, việc tiêm ngừa dù trễ vẫn có hiệu quả nhất định. Bác sĩ phân tích như vậy để em có thể yên tâm phần nào, nguy cơ mắc bệnh dại của em rất thấp, em không nên lo lắng quá. Các triệu chứng tê tay chân hoặc tê môi, đau đầu có thể do một bệnh lý khác. Về lý thuyết, các phản ứng sau tiêm chủng vaccin ngừa dại có thể gặp ở tại chỗ và toàn thân như sốt, chóng mặt, đau đầu, đau tại chỗ tiêm, ngứa… nhưng ít khi kéo dài tới 12 ngày sau tiêm, do vậy, em cần khám bác sĩ nội khoa để tầm soát nguyên nhân khác em nhé! Thân mến.", "Chào em, Trường hợp của em cần phải tiêm . Phụ nữ có thai và trẻ em mới sinh vẫn có thể tiêm phòng dại được những phải có chỉ định và theo dõi của BS chuyên khoa, nên sử dụng loại vacxin phòng dại dùng riêng cho thai phụ, loại này không ảnh hưởng gì đến thai nhi. Và quan sát chó trong vòng 10 ngày, nếu chó không chết thì có thể ngưng chích ngừa. Về việc tiêm uốn ván thì trung bình khoảng 10 ngày là đã tạo kháng thể bảo vệ, em có thể chờ đến lịch tiêm uốn ván mũi 2. - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa. giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: . Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn.", "Chào cháu, Bệnh dại có thể xảy ra ở người sau khi bị chó, mèo, khỉ, sóc, chồn, chuột... cắn mà không được tiêm phòng kịp thời. Trong đó hơn 90% bệnh dại do chó mèo cắn, chuột cắn hầu như hiếm thấy gây bệnh dại. Vết thương do những con vật trên cắn, ngoài tiêm ngừa dại cần phải ngừa uốn ván nữa. Hiện nay đã có vắc xin tiêm ngừa dại, nên tiêm sớm trong 24-48 giờ sau khi bị cắn sẽ có hiệu quả ngừa bệnh tối ưu. Vết thương ngay sau bị cắn cần được rửa bằng xà bông và rửa dưới vòi nước thật kỹ để trôi bớt virut dại nếu có. Không nên băng kín hay khâu kín vết cắn. Vết cắn đã 1 tuần mà chưa tiêm ngừa là muộn rồi. Dù đã muộn nhưng cháu tiêm vẫn được, và hiệu quả dĩ nhiên là rất thấp. Cháu nên đến các trung tâm y tế dự phòng để được tư vấn cụ thể và tiêm ngừa nhé. Thân mến!", "Chào em, thường có thời gian ủ bệnh kéo dài, khi đã khởi phát triệu chứng thì không có thuốc điều trị và bệnh nhân sẽ tử vong. Do đó, tiêm vaccine là để phòng ngừa bệnh xảy ra. Nếu vết cắn ở xa đầu (như tay, chân); trong vùng không có chó dại; và sau 10-15 ngày, chó vẫn còn sống khoẻ mạnh thì em có thể ngưng việc tiêm ngừa. Nếu chó đã chết hoặc mất theo dõi thì bắt buộc phải tiêm ngừa dại đủ số mũi em nhé! Thân mến.", "- nguồn internet Chào\r\nbạn, Bé\r\nđã tiêm ngừa đủ 5 mũi sau phơi nhiễm trước đó, thì cơ thể đã\r\nsinh ra kháng thể phòng chống bệnh dại, trong trường hợp này việc tiêm phòng có\r\nhiệu lực bảo vệ khoảng 1 năm, do đó bé không phải đi chích ngừa tiếp. Tuy\r\nnhiên, vết thương cần được sát khuẩn và chăm sóc tốt vì có khả năng bị nhiễm\r\ntrùng, bạn cần đưa bé đến cơ sở y tế để được xử trí thích hợp. Đồng thời bạn\r\nnên nhốt con chó lại, theo dõi thêm, nếu sau 10 ngày con chó còn sống thì có thể\r\nyên tâm là chó không bị dại.", "Sau khi bị chó, mèo cắn nên tiêm vắc xin phòng bệnh dại càng sớm càng tốt. Chào em, Vắc xin phòng dại được khuyến cáo tiêm càng sớm càng tốt sau khi bị chó nghi dại hoặc chó hoang không thể theo dõi được cắn phải. Thời gian tối đa có thể chờ cũng là thời gian theo dõi con chó, tức là tầm 10-15 ngày mà thôi. Trễ hơn thì hiệu quả bảo vệ không còn cao nữa. Virus dại khi vào người sẽ có thời gian ủ bệnh. Thời gian ủ bệnh dại ở người thông thường là từ 1-3 tháng sau phơi nhiễm, tính trung bình từ 10 ngày đến 2 năm, hiếm khi có trường hợp thời gian ủ bệnh ngắn dưới 9 ngày hoặc dài hơn 2 năm. Cho nên, có thể tạm xem mốc 2 năm là thời gian an toàn để yên tâm về nguy cơ nhiễm dại. Thân mến!", "Nên tiêm phòng ngay sau khi bị chó cắn. Chào bạn, Thông thường con chó bị dại sau khi lên cơn dại và cắn người thường sẽ tử vong trong vòng 7-10 ngày, ít khi kéo dài tới 1 tháng. Trường hợp lo lắng, bạn nên hỏi thăm người chủ chó xem chó có được tiêm ngừa dại hàng năm hay không. Nếu không tiêm ngừa, để an toàn, bạn có thể đi chích ngừa cho đủ 5 mũi. Về cơ chế, sau khi xâm nhập vào cơ thể người, virus dại phát triển từ lớp trong cùng của mô dưới da rồi tiến vào các dây thần kinh ngoại biên. Virus di chuyển dọc theo các dây thần kinh tới tủy sống và não bộ với tốc độ ước tính khoảng 12-24mm mỗi ngày. Người bị nhiễm bệnh có những thay đổi hành vi và có những biểu hiện lâm sàng khi vi rút bắt đầu xâm nhập vào não bộ. Thời gian ủ bệnh có thể từ vài ngày đến vài tháng, và có thể dài tới 1 năm. Khi bệnh chưa biểu hiện triệu chứng thì tiêm ngừa vẫn còn tác dụng. Do đó bạn không nên quá lo lắng bạn nhé! Thân mến.", "Chào em, Trong trường hợp này thì em có thể trì hoãn việc tiêm ngừa dại và theo dõi con chó trong vòng  ngày tới. Nếu sau 10 ngày mà nó vẫn còn sống thì chắc chắn tại thời điểm nó cắn em, nó không nhiễm dại và em cũng không có nguy cơ bị lây dại, em không cần tiêm ngừa. Thân mến.", "Chào em, Con chó đã cắn em sau 10 ngày theo dõi vẫn khỏe mạnh bình thường thì em có thể ngừng điều trị dự phòng dại sau phơi nhiễm, điều này an toàn vì con vật kia không bị dại và bản thân em cũng đã đủ kháng thể bảo vệ rồi. Nếu em muốn chuyển sang tiêm dự phòng dại trước phơi nhiễm thì tiêm đủ 3 mũi, sau đó một năm sau tiêm nhắc lại một mũi và tiêm nhắc lại sau đó mỗi năm năm. Việc kiêng uống bia rượu, hạn chế làm việc nặng hay chơi thể thao trong vòng 6 tháng sau khi tiêm ngừa dại mũi thứ 3 mang tính chất tương đối, đó là vì các triệu chứng thần kinh thường xảy ra từ mũi tiêm thứ ba trở đi, đặc biệt ở những người nhạy cảm với văcxin làm từ protein mô não chuột, uống bia rượu sẽ làm nặng hơn triệu chứng thần kinh và hoạt động gắng sức có thể gây mệt mỏi nhiều hơn bình thường. Nếu như hoàn cảnh của em cần thiết phải làm việc nhiều và quan trọng là khi làm việc thì em không thấy bất cứ khó chịu gì thì em có thể “phá lệ”.", "Chào em, Khi bị chó cắn, cần càng sớm càng tốt chứ không phải đợi 10 ngày mới chích, đồng thời theo dõi con chó. Em đến trung tâm y tế dự phòng (hoặc nơi em chích ngừa) để được tư vấn và theo dõi. Nếu chó chết, em cần lập tức báo với trung tâm y tế dự phòng. Thân mến! BS.CK1 Nguyễn Thị Thanh Bình Phụ trách khoa Bệnh nhiệt đới - BV Nhân dân 115", "Chào em, Trong tình huống này thì em không cần tiêm ngừa dại thêm, vì vết thương do chó cào thì ít có nguy cơ bị nhiễm dại hơn so với bị chó cắn. Hơn nữa em đang tiêm tới gần mũi thứ 5 của liệu trình 5 mũi vắc xin phòng dại thì em cũng đã có kháng thể bảo vệ tương đối rồi. Em yên tâm nha.", "Chào em, Trong tình huống em cung cấp thì em không cần tiêm lại vaccine dại từ mũi đầu mà chỉ cần tiêm tiếp mũi thứ 5 theo lịch hẹn. Song song đó em nên chăm sóc vết thương bị cắn và quan sát con chó đã cắn em xem nó sống qua 10 ngày hay không thì báo với bác sĩ bên tiêm chủng, em nhé.", "Chào em, Tiêm ngừa vaccine dại đầy đủ thì cơ thể miễn dịch được 1 năm, theo em mô tả thì đã tiêm ngừa dại 1 năm rồi, lý ra khi bị em phải tiêm ngừa trước 24h nhưng em đã không tiêm, bây giờ trễ 30 ngày. Cho nên, em không tiêm ngừa được nữa mà chỉ theo dõi con chó, nếu con chó cắn em sau 10 ngày còn sống và sinh hoạt bình thường thì em an toàn, không bị gì cả nên yên tâm nhé. Thân mến." ]
Chào BS, Cháu nhà tôi 9 tháng tuổi. Thời gian gần đây thời tiết nắng nóng cháu bị nổi mẩn đỏ giống muỗi đốt trên hai cùi tay đã 1 tuần rồi mà không hết. BS tư vấn giúp tôi điều trị cho bé với. Cảm ơn BS rất nhiều.
[ "Chào bạn Thu Huyền, Trường hợp của bé có lẽ không phải do thời tiết nắng nóng mà bé nổi mẩn đỏ trên hai cùi tay, nếu do thời tiết thì mẩn đỏ này không thể kéo dài một tuần rồi mà không hết. Đó chính là sẩn ngứa do côn trùng đốt, các loại côn trùng thường gặp: Muỗi, rệp, bọ chét, ruồi vàng… thường gặp ở các vị trí hở của cơ thể như vùng cổ, mặt, tay, chân, vùng quanh thắt lưng. Tổn thương cơ bản có 3 dạng: - Sẩn phù - Sẩn chợt - Sẩn cục rất ngứa, tồn tại lâu dài, dai dẳng, khó điều trị Bệnh có đặc điểm chung là ngứa, tùy theo tổn thương sẽ có chỉ định dùng thuốc thoa khác nhau. Do chúng tôi không khám trực tiếp cho bé nên chỉ có thể hướng dẫn cho bạn dùng thuốc chống dị ứng (clopheramin 4mg lần uống ¼ viên ngày 2 lần) kết hợp dùng thuốc thoa tại chỗ kem Phenergan thoa mỏng ngày 2 lần. Có những trường hợp bệnh kéo dài phải sử dụng thuốc corticoide mới khỏi bệnh được (chúng tôi không khám cho bé nên không thể chỉ định thuốc này). Phòng bệnh: Phòng ngủ của bé nên thoáng mát, đủ ánh sáng; mùng mềm, chiếu gối của bé được phơi ngoài nắng, tránh phơi gần cây kiểng; mặc quần áo dài tay tránh muỗi đốt. BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt, từ ngày 15/6/2011, danh sách BS tư vấn Khám bệnh Online của AloBacsi có thêm hai chuyên gia tâm huyết. Đó là GS - BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng - Nguyên giám đốc BV Từ Dũ sẽ \"gỡ rối\" cho chị em về bệnh phụ khoa. Và, TS.BS Lê Tuyết Hoa - 20 năm công tác tại BV Chợ Rẫy - chuyên ngành Đái tháo đường - Nội tiết sẽ giải đáp mọi thắc mắc về Nội Tiết - Tiểu đường. giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: . Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn. " ]
[ "Chào bạn, Qua những triệu chứng bạn mô tả cho thấy bé bị sốt phát ban. Đây là bệnh trẻ em thường mắc phải, cũng có thể gặp ở người lớn. Bệnh biểu hiện bằng sốt và nổi nhiều chấm đỏ rải rác toàn thân. Bệnh thường do nhiễm siêu vi, lây theo đường hô hấp do người lành hít phải các chất có siêu vi trùng gây bệnh khi người bệnh ho hay hắt hơi. Trước khi phát ban trẻ thường bứt rứt, khó ngủ, quấy khóc nhiều và sau khi ra ban trẻ sẽ giảm sốt và giảm quấy khóc. Bệnh thường lành tính, chỉ nguy hiểm khi có biến chứng như: viêm phổi, viêm tai giữa, kiết lỵ và nặng hơn là viêm não. Do đó, khi trẻ có biểu hiện sốt cao không hạ, thở mệt, tiêu phân có máu, chảy mủ tai… cần đưa bé đi bệnh viện ngay để điều trị kịp thời. Bệnh thường điều trị triệu chứng, nếu không có biến chứng thì bé không phải nhập viện. Lưu ý cách chăm sóc bé khi phát ban: vì là bệnh lây qua đường hô hấp nên cần cách ly bé bệnh với bé lành, ăn lỏng dễ tiêu hóa, kiêng các thức ăn biển (nếu dị ứng sẽ làm bé ngứa thêm), uống nhiều nước lọc, nước trái cây, tắm rửa bình thường, không cử gió, cữ nước, tắm nhanh tránh gió lùa, mặc quần áo thoáng mát. Phòng ngừa tốt nhất là chủng ngừa bệnh sởi khi trẻ được 9 tháng tuổi hoặc đợi đến 12 tháng tuổi chích mũi 3 trong 1 (sởi, quai bị, rubella). BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt, GS - BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng - Nguyên giám đốc BV Từ Dũ sẽ \"gỡ rối\" cho chị em về bệnh phụ khoa. giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: . Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn. ", " Chào bạn, Tôi không khám được cho bé và bạn trình bày còn thiếu nhiều thông tin cần thiết nên qua thư tôi chỉ biết được là bé đang có phát ban, còn nguyên nhân phát ban như thế nào (do do nhiễm siêu vi, bệnh sởi, xuất huyết do giảm tiểu cầu,…) tôi không xác định được. Bạn nên cho bé đến BV để được thăm khám, điều trị thích hợp bạn nhé. Thân mến! ", "Chào em, Theo em mô tả nhiều khả năng là\r\nbé bị dị ứng, còn nguyên nhân gây dị ứng thì chưa rõ được. Em cần để ý tìm và\r\ntránh thì bệnh của bé mới khỏi được. Các nguyên nhân gây dị ứng hay gặp ở bé nhỏ là do thức ăn, phấn thơm, sữa tắm,\r\ncác vật nuôi trong nhà, do thời tiết (nắng nóng hoặc quá lạnh tùy từng cơ địa),\r\ndo ảnh hưởng từ cha mẹ (cha hoặc mẹ cũng thường bị dị ứng)…, nhưng cũng có\r\nnhiều trường hợp không tìm được nguyên nhân. Còn bé có bị gì khác không, BS không trực tiếp khám cho bé nên không thể đưa ra\r\nkết luận. Em nên đưa bé đi khám da liễu để được điều trị, đừng để bé cào gãi\r\nnhiều, làm trầy sướt da dễ dẫn đến nhiễm trùng da. Thân mến!", "Bé nổi mẩn ngứa sau sốt là bệnh gì? (Ảnh: Internet) Em Hiền thân mến, AloBacsi không trực tiếp khám cho bé nên không thể bình luận\r\nchẩn đoán trên là đúng hay sai. Nhưng qua cách trình bày của em, nhiều khả năng những biểu hiện trên của bé là\r\ndo: - . - Dị ứng do thời tiết nắng nóng… Để cải thiện, em nên cho bé mặc quần áo thoáng mát bằng vải cotton, lau mồ hôi\r\nthường xuyên, tắm rửa bình thường, phòng ngủ không quá nóng hoặc quá lạnh, vẫn\r\ncho bé ngủ quạt hoặc máy lạnh bình thường. Nếu bé bứt rứt, khó ngủ, em có thể\r\ndùng thêm thuốc chống dị ứng như Clopheramin 4 mg, lần uống 1/8 viên, ngày 2\r\nlần. Trường hợp bệnh không cải thiện nữa thì em nên đưa bé đến BV Nhi Đồng.", "Chào bạn, Qua mô tả, bé có thể bị ngứa do mề đay mạn tính. Bệnh thường do nguyên nhân dị ứng, như với thuốc, thức ăn, quần áo, xà phồng, nước sinh hoạt bẩn, mỹ phẩm, phấn hoa, bụi, côn trùng như giãn, kiến… Nếu tìm được nguyên nhân và tránh xa, bệnh sẽ tự khỏi. Bạn nên đưa bé tới khám bác sĩ Da liễu để tầm soát tác nhân gây ngứa và thêm thuốc điều trị giúp giảm bớt khó chịu cho bé nhé! Thân mến.", ">> Thưa bác sĩ, em không biết mình đã bị bệnh gì nữa, trên tay em tự nhiên nổi lên những mụt màu đỏ nhiều lắm, nó chỉ gây cho em cảm giác ngứa, thường là ngứa vào buổi tối lúc em ngủ là nhiều. Khi em ra hiệu thuốc đưa người ta xem thì nhà thuốc cho thuốc về uống nhưng nhà thuốc không biết bị bệnh gì, em có uống thuốc, những mụt đó đã lặn xuống nhưng sao nó vẫn còn ngứa. Thưa bác sĩ, xin BS cho em biết em đã bị bệnh gì, cách điều trị như thế nào? (Minh Hùng - ) BS-CK1 Hoàng Bích Hồng:", " Chào Như Anh, Theo mô tả có thể trên của bé bị côn trùng cắn, để biết chính xác bạn nên đưa bé đến BV Nhi đồng để BS chuyên khoa mắt khám và điều trị cho bé. Thân mến!", " Chào bạn, Thường khi điều trị bệnh ,\r\n toa thuốc có kháng sinh thì uống từ 5-7 ngày mới hết bệnh, bạn đi khám \r\nnhiều bác sĩ và còn tự ý mua thuốc về cho bé uống là không tốt cho bé. \r\nBé bị nổi mẩn đỏ là do bé bị dị ứng với thành phần nào đó của thuốc bé \r\nuống, nếu ngưng thuốc sẽ tự hết. Tôi khuyên bạn nên đưa bé đi tái\r\n khám và nhờ BS tư vấn thêm để có hướng xử lý thích hợp. Lưu ý là không \r\nnên tự ý mua thuốc cho bé uống. Thân mến!", "Chào em Trâm Anh, và mụn nhọt là 2 bệnh lý khác nhau. Rôm sảy thường\r\nxảy ra khi thời tiết nóng nực, còn mụn nhọt là do da bị nhiễm vi trùng. Do đó, để điều trị rôm sảy, em cần mặc quần áo cho bé thoáng\r\nmát, nên chọn loại vải cotton, việc dùng thuốc chủ yếu là thuốc chống dị ứng để\r\ngiảm ngứa cho bé. Em có thể tham khảo thêm câu hỏi về rôm sảy AloBacsi đã trả\r\nlời trước đây: >> Còn điều trị mụn nhọt chủ yếu là dùng kháng sinh, kháng viêm\r\nđể chống viêm nhiễm, ngoài ra, cần giữ vệ sinh thân thể cho bé thật tốt. Về dinh dưỡng, vẫn ăn uống bình thường, không nhất thiết\r\nphải kiêng cử gì nha em.", " Chào em, Những gì em trình bày cho thấy nhiều khả năng bé đang bị , có thể là một dạng dị ứng do nổi mề đay nhưng cũng cần loại trừ dị ứng do côn trùng đốt,…? Trường hợp này chắc chắn là phải dùng thuốc nhưng để có chẩn đoán chính xác em nên đưa bé đi khám, tùy theo mức độ, sức khỏe và sự phát triển thể chất của bé,…BS sẽ dùng thuốc thích hợp và tư vấn thêm cho em. Thân mến! AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Chào\r\nem, Với\r\nnhững gì em trình bày qua thư, BS không thể định bệnh cho bé được, cần xác định\r\ncác triệu chứng trên chung một bệnh hay do nhiều bệnh kết hợp, do đó, em cần\r\ntrình bày mạch lạc và chi tiết hơn nhé: -\r\nTriệu chứng nào xuất hiện trước, sau. -\r\nThời gian xuất hiện. -\r\nSốt mấy ngày rồi. -\r\nTiêu chảy ngày mấy lần, phân toàn nước hay sền sệt, mỗi lần đi ít hay nhiều, có\r\nđàm nhớt, nhầy máu… mỗi lần đi có mót rặn không hay tự phân chảy ra… -\r\nNổi mề đay xuất hiện tự nhiên hay là do chế độ ăn, sữa tắm, thời tiết… Nếu\r\nbé sốt cao 39 độ như em trình bày và kéo dài nhiều ngày, em cần đưa bé đi khám\r\nvà làm thêm xét nghiệm máu mới rõ được nha em. Chúc\r\nbé của em sớm lành bệnh!", "Mến chào em Thảo, Theo như em mô tả thì bé của em bị bệnh sốt phát ban, ban này có thể nổi nhiều\r\nhay ít, từ từ ban sẽ nổi toàn thân, nhưng đa số là bệnh lành tính. Hiện tại, bé đã hết sốt rồi thì bệnh không đáng lo ngại. Em vẫn cho bé ăn uống,\r\ntắm rửa bình thường, không cữ gió – cữ nước, mặc quần áo thoáng mát. Em có thể\r\ndùng thuốc chống dị ứng cho bé đỡ ngứa và tăng sức đề kháng cho bé bằng vitamin\r\nC (nếu bé nhỏ thì dùng dạng sirô, bé lớn thì dùng thuốc viên sủi). Còn thuốc em\r\nđang dùng cho bé BS không rõ thuốc gì nên không thể tư vấn cho em. Thân mến!", "Chào Minh Trang, Cám ơn câu hỏi rất sinh động, sát thực của bạn. Các trường hợp nổi mẩn ngứa ở da đều có nguyên nhân, không thể tự nhiên mà nổi bạn ạ. Có thể do côn trùng đốt, dị ứng hoặc do bệnh lý. Tốt nhất là bạn nên cho trẻ mặc quần áo dài, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, đổ bỏ những vật dụng chứa nước đọng, khai thông cống rãnh để tránh côn trùng phát triển và đốt. Khi bé nổi mẩn ngứa bạn có thể dùng thuốc chống dị ứng dạng sirô, như Phenergan uống mỗi lần nửa muỗng cà phê, ngày 2 lần (đối với bé 12 tháng tuổi), tránh để bé gãi nhiều làm trầy xước gây nhiễm trùng da. Nếu bé nổi nhiều mẩn đỏ hoặc nhiễm trùng da bạn nên cho bé khám da liễu để được điều trị sớm, bạn nhé. BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo", "Chào bạn, Nhiều khả năng là bé bị , đây là một bệnh do cơ địa dị ứng và không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bé nhưng khó điều trị hết triệt để. Do đó, có thể sống hòa bình với bệnh này và mỗi khi có đợt cấp thì bạn nên cho bé khám và điều trị tại BV Da Liễu. Thân mến,", "Để chống muỗi an toàn cho trẻ sơ sinh, bố mẹ nên: -  Cho con ngủ mùng, thoa dầu khuynh diệp... - Diệt muỗi bằng dợt hay đèn đuổi muỗi. - Phòng trẻ nên thoáng mát, sáng sủa không nên mở của phòng lúc sáng sớm hay chiều tối. - Cho trẻ mặc quần áo dài, thoáng, hút mồ hôi. Thân mến." ]
Chào bác sĩ,Mẹ em bị gãy xương bàn tay ngón út. Được gần 2 tháng rồi tháo bột ra tay sưng lên và nóng, chỗ sưng vẫn còn đau không cử động được nhiều. Có sao không ạ bác sĩ?
[ "Em nên đưa mẹ tới khám bác sĩ chuyên khoa vật lý trị liệu để được hướng dẫn tập luyện đúng cách Chào em, Bó bột giúp xương có khoảng thời gian cố định để lành tốt, nhưng sau tháo bột đòi hỏi bệnh nhân phải nghiêm túc tập vật lý trị liệu thì mới có thể hồi phục chức năng vận động. Quá trình vật lý trị liệu còn giúp tăng lưu thông mạch máu, giảm sưng nề mô mềm, giảm biến chứng teo cơ, cứng khớp. Em nên đưa mẹ tới khám bác sĩ chuyên khoa vật lý trị liệu để được hướng dẫn tập luyện đúng cách em nhé!" ]
[ " Chào bạn, Bạn không cho biết rõ bé bị nào nên tôi không thể nói cụ thể nhưng dù là xương nào đi nữa nếu sau bó bột mà xương không thẳng trục chắc chắn sẽ làm cho tay của bé có tật. Nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng, xương của bé dễ gãy nhưng cũng dễ lành hơn xương của người lớn. Thân mến! Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Nam thân mến, cũng là một dạng gãy xương nhưng mức độ nhẹ hơn. Do đó nguyên tắc điều trị vẫn là bất động hoàn toàn cho đến khi xương liền, nâng cao tay để chống phù nề, giảm đau, kháng viêm… Khoảng 3-4 tuần, BS sẽ cho chỉ định chụp lại phim X-quang, nếu lành tốt thì có thể tháo đai và bắt đầu tập luyện các bài tập với cường độ tăng dần. Tuy nhiên để có thể tập luyện cường độ cao nhưng hít đất thì cần ít nhất 3-6 tháng, em nhé! Thân mến! ", " Chào bạn, Qua mô tả, BS chưa rõ khái niệm hẳn mà bạn đề cập là ở mức độ nào. Thông thường chỉ định tháo bột khi xương đã lành và ổn định. Nếu tháo bột và tập phục hồi chức năng quá sớm có thể khiến tổn thương dễ bị tái phát, xương di lệch gây khó khăn cho việc hồi phục. Nếu BS điều trị đã cho chỉ định tháo bột thì bạn nên bắt đầu tập vật lý trị liệu để tránh cứng khớp, tập luyện sớm, kiên trì và đúng kỹ thuật thì tiên lượng hồi phục rất tốt, bạn nhé! Thân mến!", "- nguồn internet Chào\r\nem, Thời\r\ngian trung bình lành xương là 21 - 30 ngày, tuy nhiên đối với vị\r\ntrí gần gót chân thì tương đối lâu lành hơn do thường xuyên chịu sức nặng của\r\ncơ thể khi đi lại (dù đã hạn chế). Do\r\nvậy, BS thường căn dặn bó bột lâu hơn với gãy xương ở vị trí này. Nếu em tháo bột\r\nsớm hơn quy định của BS, nhưng có chụp lại phim Xquang kiểm tra cho thấy xương\r\nđã lành tốt và đi lại cũng không thấy đau nhức gì thì không sao cả. Triệu\r\nchứng choáng váng và mệt mỏi không phải do tháo bột sớm gây ra, mà do những\r\nnguyên nhân khác, như huyết áp thấp, thiếu máu, giảm máu lên não, cảm mùa, viêm\r\nnhiễm... cần khám BS để kiểm tra thêm để xác định nguyên nhân và điều trị thích\r\nhợp.", " Chào em, Tuy đã được tháo bột nhưng tay em vẫn sẽ còn đau, vì vậy em nên vận động nhẹ nhàng trong 3 tháng đầu. Nếu thấy đau nhiều, em nên tái khám để được kiểm tra và Chụp Xquang lại. Thân mến! ", " Chào bạn, cũng là một hình thức cố định ngón tay rất hiệu quả. BS vẫn chưa hiểu rõ lý do vì sao đã nẹp bột mà ngón tay em vẫn có thể bị cong lại. Em không nên quá lo lắng mà cần tuân thủ phác đồ của BS điều trị, mọi vấn đề thắc mắc em nên gặp trực tiếp BS điều trị để được tư vấn cụ thể tùy vào tình trạng bệnh của cá nhân mình, em nhé! Thân mến! ", "Chào em, Thời gian trung bình lành xương là 4-6 tuần, tùy mức độ gãy xương, có nhiễm trùng hay không, có béo phì, bệnh tiểu đường, lớn tuổi, hút thuốc lá hay không...mà xương sẽ lành nhanh hơn hay chậm hơn. Người trẻ khỏe mạnh thì xương lành nhanh hơn. Khi chỗ gãy tạo lập can xương tương đối vững thì bác sĩ sẽ cho tháo bột, do vậy, đến mốc thời điểm 4 tuần (28-30 ngày), em cần tái khám lại chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình, chụp phim Xquang kiểm tra, sau đó bác sĩ mới quyết định em được tháo bột hay chưa, em nhé Thân mến.", "Chào em, Rạn, nứt xương thực chất là một dạng của gãy xương, tức là gãy xương kín, không có di lệch. Nứt  xương có thể xảy ra ở bất kỳ xương nào của cơ thể khi có lực tác động mạnh từ bên ngoài vào xương. Nứt, rạn xương cũng như gãy xương, nếu không bất động tốt, để xảy ra di lệch, chấn động tại chỗ gãy thì xương có thể không lành, do đó thường vẫn có chỉ định cố định bằng bột. Tuỳ vào thời điểm tháo bột xương đã liền hay chưa, nếu chưa liền thì sẽ có nguy cơ di lệch và không lành. Em nên quay lại bệnh viện để bác sĩ kiểm tra lại cho em nhé! Thân mến.", "Bất kỳ chấn thương nào cũng đều cần có thời gian hồi phục đặc biệt là nếu có can thiệp phẫu thuật Chào em, Trong tình huống này em cần tái khám lại tại bệnh viện Răng hàm mặt, để BS khám trực tiếp cho em, đánh giá mức độ sưng, vị trí sưng, mức độ đau và vị trí đau thì mới có thể kết luận được là \"có sao hay không\". Vì có nhiều khả năng xảy ra trong tình huống này, như chấn thương mô mềm quanh vị trí gãy xương vẫn chưa phục hồi hoàn toàn, phản ứng viêm tại chỗ đối với vật liệu cố định xương, tác dụng phụ của thuốc, viêm răng hàm bên trong do vệ sinh răng miệng kém cả tháng này... Tùy nguyên nhân và mức độ mà bs mới tư vấn được hướng điều trị tiếp theo được, em nhé.", " Chào bạn, là một gãy xương đơn giản, thường lành nhanh và gần như không có biến chứng gì ở người trẻ, không béo phì, không loãng xương và tuân thủ điều trị của BS. Chân của bạn đã được bó bột, vết thương lại không sưng đau, bạn đi lại cũng hạn chế thì việc không dùng kèm nạng cũng không ảnh hưởng gì nhiều đến việc lành xương, bạn tái khám theo hẹn của BS, để BS khám và chụp lại phim X-quang bàn chân sẽ đánh giá tốt nhất tiến trình phục hồi của bệnh. Để xương mau lành, bạn chỉ cần hạn chế vận động, uống thuốc BS đã kê, tăng cường bổ sung dinh dưỡng giàu vitamin C và canxi có trong cam, táo, bưởi, hải sản, cua đồng...và uống nhiều nước để cơ thể thải lọc được tốt. Thân mến!", "Chào bạn, Sưng sau gãy xương chủ yếu do rối loạn dinh dưỡng và chấn thương phần mềm kết hợp với gãy xương và do bất động lâu ngày. Các triệu chứng này sẽ giảm dần theo thời gian với việc dùng thuốc và tập vật lý trị liệu. Thân mến.", " Chào bạn, Chỉ cần 1 trong 2 phim X-quang thẳng hay nghiêng có hình ảnh gãy xương tức là bạn thật sự có gãy xương, do đó chỉ định bó bột của BS là hoàn toàn phù hợp. Thời gian bó bột trong gãy nhẹ xương bàn chân trung bình là 1 tháng, thời gian đó đủ để cal xương tạo ra đủ chắc và an toàn để . Lúc mới tháo bột chân thường sưng nhẹ do bị chèn ép mạch máu ít nhiều trong lúc bó bột, hiện chân bạn đã bớt phù và đi lại cảm thấy vững hơn là một biểu hiện tốt của việc lành bệnh. Bạn không cần phải hạn chế vận động cũng như tập đi lại nhiều hơn, mà chỉ cần hoạt động đúng mức là đủ, tức là chưa vội chơi các môn thể thao cần lực đá của bàn chân như chạy, nhảy, đá banh...nhưng có thể sinh hoạt như bình thường, sau vài tháng khi chân đã hoàn toàn cứng cáp bạn có thể chơi các môn thể thao trên. Thân mến! ", "- nguồn internet Chào bạn Thanh Hùng, nát các ngón tay đã được BS xử lý: tạo mõm cụt, nối gân, kết xương nẹp vít…thì sau mổ sự phục hồi chức năng vô cùng khó khăn. Ngoài vấn đề điều trị kháng sinh chống nhiễm trùng thì bạn phải tích cực tập vật lý trị liệu để hệ thống gân, dây chằng, bao khớp… không bị co rút và cứng khớp. Với thời gian 7 tháng đôi khi do thương tổn ban đầu khá nặng, cơ địa lành xương chậm thì bạn nên bình tĩnh để thêm vài tháng như BS đã chỉ dẫn. Vấn đề còn lại là bạn nên đến khoa vật lý trị liệu để có hướng dẫn phương pháp tập sao cho không bị cứng các khớp bàn ngón tay. Chúc bạn sớm bình phục.", "Nẹp bột giúp xương ở mỏm vẹt khuỷu tay nhanh lành Chào em, Dù em đã mổ bắt vít cố định xương gãy ở , nhưng em vẫn cần nẹp bột để giữ cố định cánh tay nhằm giúp cho xương lành vững. Từ đây tới ngày tái khám, em để cố định tay trong nẹp bột, chứ không tháo nẹp ra để tập vận động khuỷu tay. Nhưng mà, em vẫn cần tập vật lý trị liệu trong thời gian nẹp bột, để giúp máu lưu thông tốt, xương mau lành và tránh cứng khớp. Các động tác chủ yếu là co duỗi bàn tay, em có thể đến trung tâm vật lý trị liệu phục hồi chức năng để có các dụng cụ tập bài bảng và hướng dẫn tập chi tiết hơn, em nhé. Thân mến.", " Chào em Thành, Biểu hiện tay sưng nhiều hơn, cảm giác tê rần ở người mới do gãy xương thì cần phải cảnh giác với 2 nguyên nhân nguy hiểm nhất là nhiễm trùng (đặc biệt là gãy xương hở, lộ ra ngoài), chèn ép (do bột bó hơi chật); nhẹ hơn có thể do dị ứng bột... Em cần phải đến BV mà em đã bó bột để BS kiểm tra lại sớm và xử trí thích hợp. Trong thời gian đó em chú ý hạn chế vận động tối đa ở tay bị thương, kê cao tay sẽ giúp đỡ sưng phù hơn. Thân mến! " ]
Chào BS!Gửi BS, em đã bị phỏng và có bọng nước. Em hoang mang nên người nhà đã bảo em hãy chọc thủng bọng nước và bôi nghệ để vết thương mau khô và tróc hồi lại da mới (em chưa tìm hiểu kỹ và nghe theo người nhà). Nhưng sau khi chọc đã được 2 tháng thì vết thương của em lại có hiện tượng để lại sẹo, cũng có 1 lớp da bọc ngoài. Dạ cho em hỏi là có cách nào khắc phục da tay không ạ, hay xóa sẹo ạ? Em cảm ơn.
[ "Hình ảnh phỏng bọng nước Xin chào Phương Dung, Em thử để ý những vết thương mất da thường chảy-nước-vàng, đó là dịch dưỡng trấp được thấm qua mạch máu đến nuôi hệ thống mô dưới da, nếu không có lớp da chống thấm thì nó sẽ chảy ra bên ngoài. Khi bị bỏng, nhiệt độ làm tổn thương đến mô dưới da làm cắt đứt liên kết giữa thượng bì (lớp da bên ngoài) và hạ bì, khiến dịch dưỡng trấp tràn ra,  tuy nhiên cho còn lớp da giữ lại nên dịch chỉ đội lên, căng ra tạo thành bóng nước. Dịch trong bóng nước sẽ được hấp thu dần, tôi thường khuyên bệnh nhân tuyệt đối không dùng bất cứ gì chọc thủng vì sẽ tổn hại lớn da phủ bên ngoài tạo cửa ngõ cho vi khuẩn thâm nhập gây nhiễm trùng và dễ tạo sẹo. Nếu không nhiễm trùng, bóng nước sau khi lành, tróc mài tự nhiên sẽ để lại vết da mới hơi thâm – đó là do quá trình phản ứng viêm hồi phục, thường tự hết sau vài tuần. Nếu thật sự để lại sẹo em có thể đến tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu như laser xoá sẹo thâm hoặc bôi thuốc hỗ trợ. Tuy nhiên nếu vết sẹo quá nhỏ thì thường không cần thiết như vậy.Thân ái chào em." ]
[ "Chào\r\nbạn, do virus HPV (Human Papilloma Virus) gây ra, thường rất dễ tái phát sau\r\nđiều trị vì virus hiện diện cả trên vùng da lành ngoài vùng da đang điều trị.\r\nMột trong những phương pháp điều trị là xịt AL (chấm nitơ lỏng) gây phá hủy mô bằng\r\nnhiệt lạnh (-198,5 ͦ C). Sau áp lạnh, vùng da điều trị thường có cảm giác như\r\nvùng da bị phỏng nhiệt và nổi bóng nước. Bạn\r\ncó thể phá bóng nước để dịch thoát ra (trường hợp bóng nước to) giúp vết thương\r\nmau đóng mài hoặc có thể để dịch tự hấp thu mà không can thiệp (đối với bóng\r\nnước nhỏ). Sau vài ngày, các bóng nước này sẽ đóng mài và tự rơi, bạn không nên\r\ntìm cách gỡ các mài quá nhanh khi vết thương do áp lạnh chưa lành hẳn, bạn nhé. Thân\r\nái,", "Chào em, Theo mô tả, em hiện có rất dễ để lại sẹo về sau. Em nên sắp xếp thời gian đến khám tại phòng khám chuyên khoa da liễu để có hướng điều trị và hướng dẫn thuốc thoa tại nhà cho em. Thân mến. ThS.BS Huỳnh Thị Thúy Nga Khoa Khám bệnh, BV Nhân dân 115", "Chào chị, Theo chị mô tả thì vết sẹo trên trán của cháu cũng khá dài\r\nnằm cách mắt 30mm. Nếu vì lý do thẫm mỹ, chị có thể cho cháu đến trung tâm thẫm\r\nmỹ có uy tín để bác sĩ chọn lự phương pháp thích hợp. Hiện nay có nhiều phương pháp xoá sẹo như phẫu thuật, nitơ\r\nlỏng, laser... Phẫu thuật chỉ sửa lại cho vết sẹo nhỏ gọn, khó thấy hơn. Thân mến!", " Chào bạn, Những dấu hiệu đó chứng tỏ có hay chàm hóa nơi vết thương. Do các thuốc liền sẹo tác động mạnh quá lên vùng da non làm khởi kích phản ứng viêm dị ứng. Bạn không nên gãi các mụn nước này hay bôi những thuốc bán tại nhà thuốc mà nên đến khám BV Da liễu để BS kiểm tra đánh giá, tùy mức độ mà có hướng dẫn thích hợp, không nên tự điều trị làm vết thương lan rộng thêm, bạn nhé. Thân mến! ", " Chào em, BS không rõ ngoài vấn đề hẳn thì em còn có dấu hiệu nào của nhiễm trùng như sưng tấy đỏ, chảy mủ, sốt… hay không. Nếu có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm trùng thì cần tái khám ngay để BS kê đơn và xử trí ổ nhiễm. Nếu hiện tại không có dấu hiệu nào của nhiễm trùng, vết thưởng chỉ chưa khô hẳn thì em cứ yên tâm, nên giữ vết thương sạch thoáng, ăn uống đủ chất, sinh hoạt điều độ, vết thương sẽ lành hẳn sau 1-2 tuần nữa, em nhé! Thân mến!", "Chào bạn, Theo hình bạn gửi đây có thể là tình trạng vết thương nhiễm trùng tại chỗ hoặc còn sót dị vật bên trong các vết thương. Bạn cần tái khám tại các bệnh viện có chuyên khoa Ngoại hoặc phòng khám để bác sĩ cắt lọc, giải thoát những mủ hoặc dịch còn sót trong vết thương và loại bỏ dị vật để giúp vết thương mau lành hơn. Thân mến.", "Em xin chào AloBacsi! Em là một độc giả thường xuyên của trang . Vào mùa hè em rất hay bị bong da ở hai bàn tay trông rất xấu. Mùa đông em hầu như không bị. Xin hỏi làm cách nào để giảm bớt tình trạng này? Em xin chân thành cám ơn! (Thanh Mỹ - Hà Nội) Chào Thanh Mỹ, có 2 nguyên nhân : - Da khô quá do tiếp xúc hóa chất có tính tẩy rửa nhiều như xà bông, chất sát khuẩn có tính làm khô da. - Da bong do tình trạng viêm da dị ứng do cơ địa: dù không tiếp xúc nước, hóa chất, nhưng da vẫn đỏ và bong da từng mảng, có trường hợp da bong mất cả vân tay. Trường hợp em mùa hè mới bong da có khả năng do da bị khô, em cần giữ cho da luôn sạch, có thể bôi các chất làm ẩm da, làm dịu da như Hydracuta ( thoa ngày 2 lần sau khi đã rửa sạch da). Cần ăn uống đầy đủ các chất, uống đủ nước khoảng 2 lít/ngày. Tránh tiếp xúc với các hóa chất, chất tẩy rửa nhiều. Dùng găng tay khi phải tiếp xúc nhiều với nước. Thân mến!", "Chào em, Trường hợp của em như mô tả, có thể do em thoa thuốc nhiều, bị kích ứng da. Trước mắt, em nên ngừng dùng thuốc đó và thoa kem giữ ẩm tái tạo da trong 3 -5 ngày (kem làm lành sẹo A derma épithéliales AH) sau đó trở về dùng thuốc thoa sẹo bình thường (Ticarlox mà em đang dùng). Em lưu ý, khoảng cách thoa 2 lần/ ngày. Mỗi lần thoa thật mỏng nhé. Chúc em khỏe.", "Yến thân mến, ở cánh tay thường rất khó điều trị. Đây là những sang thương da thường gặp và lành tính có liên quan đến virus HPV (Human  Papilloma Virus). Đa số trường hợp nhiễm virus HPV sẽ tự khỏi trong vài tháng đến 2 năm nhưng vẫn có thể xuất hiện và tái đi tái lại trong một số trường hợp. Việc điều trị có thể sử dụng các phương pháp như chấm nitơ lỏng, đốt bằng laser CO2. Trường hợp của bạn, nên đi đốt lại bằng laser CO2 để điều trị các sang thương mụn cóc. Sau đó có thể sử dụng laser CO2… để tái tạo lại cấu trúc của da vùng mất sắc tố do chấm nitơ lỏng. Bạn có đến khám và tư vấn tại các bệnh viện da liễu hoặc trung tâm điều trị da có laser để tư vấn về chi phí cũng như số lần điều trị, bạn nhé.", "Chào em, Vết thương dạng này cần phải được làm sạch và sát khuẩn, nếu có biểu hiện nhiễm trùng (sưng nóng đỏ đau tụ mủ) thì BS phải cho điều trị kháng sinh, giảm đau, giảm viêm nhằm khống chế ổ viêm nhiễm sớm, tránh lan rộng ra thêm có thể gây nhiễm trùng máu, sốc nhiễm trùng. Nếu có tụ máu dưới móng thì cũng cần chích giải áp. Tùy vào tình trạng móng bị bung như thế nào (sắp đứt lìa, bấu vào mô bên dưới hay “an toàn”) mà BS sẽ quyết định có nên cắt móng hay không. Do vậy cần thiết bây giờ là em nên đến cơ sở y tế để được kiểm tra và xử trí thích hợp. Ngoài ra, vì vết thương do vật sắt nhọn gây ra, BS còn cân nhắc đến việc tiêm ngừa uốn ván cho em. Thân mến.", "Chào em, Nếu mụn đã khô mài em có thể và để tự nhiên mài mụn tróc, không nên gỡ mài vì sẽ để lại thẹo, có thể bôi kem liền sẹo. Thân mến.", "Chào bạn, Khi , bạn nên rửa vết thương bằng nước muối sinh lý hằng ngày, sau đó chấm khô bằng gạc sạch, đắp gạc Urgotul. Nếu nước chảy ra từ chỗ phồng có mùi hôi, vết phồng bất thường (đau, đỏ, lan rộng, lâu lành da...) hoặc bỏng sâu sẽ gây hoại tử phần mô mềm thì dễ nhiễm khuẩn, cần đi khám ở cơ sở y tế để được xử trí đúng cách và dùng kháng sinh chống nhiễm khuẩn theo chỉ định của bác sĩ.", " Chào bạn, Việc lành sẹo phụ thuộc vào mức độ sang thương da, nếu nốt ruồi lớn cần bắn tia rộng vào sâu thì sẹo lành sẽ cần thời gian lâu hơn. Khi bạn bóc mài quá sớm do quá nóng vội, sang thương da sau lớp mài sẽ ửng đỏ và còn vài phần chưa lành hẳn, đó là phần da non đang hình thàng rất mỏng manh, do đó bạn không nên tiếp tục bóc phần mài còn sót lại để tránh tổn thương thêm, da sẽ tự lành lại như lần đầu, bạn nhé. Bạn có thể bôi thuốc làm mờ sẹo và vết thâm như Dermatix hay nghệ tươi nếu phần không kèm chảy máu, tuy nhiên, không nên bôi quá nhiều thuốc lên vết sẹo này, có thể gây dị ứng, viêm da và làm quá trình hồi phục chậm hơn, bạn nhé. Thân ái. AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Chào bạn, Theo hình bạn gửi thì diện tích bỏng rất lớn, và có nhiều vết trợt da, bóng nước to. Bạn nên đến điều trị trực tiếp ở BV để tránh tình trạng nhiễm trùng và rối loạn nước-điện giải cùng các biến chứng khác. Thân mến.", " Chào em, thực chất là làm phỏng da để làm mỏng da, tiềm ẩn rất nhiều nguy hại, như da dễ bị bắt nắng tạo đồi mồi, nhiễm trùng da, ung thư da, có trường hợp thuốc thấm vào lỗ chân lông gây độc gan, độc thận. Hiện tại da em đang bị tổn thương do kem lột trắng da. Để giúp hai tay giảm sưng nhanh, em có thể dùng các cách sau: - Chườm lạnh (bọc khăn mềm bên ngoài những viên đá, không để da tiếp xúc trực tiếp với nước đá) 10-15 phút/ngày. - Bôi thuốc kháng viêm và giảm sưng với các chế phẩm chứa corticosteroid (BS không được kê toa khi không khám trực tiếp cho người bệnh) - Không ăn: rau muống, thịt gà, thịt bò, nước tương, đồ biển. Nếu tay vẫn còn sưng nhiều, kèm ngứa, hành sốt... thì em cần khám chuyên khoa Da liễu để được điều trị thích hợp. Thân mến! Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí" ]
Thưa bác sĩ, Con gái 34 tháng tuổi, cao 94cm, nặng 19kg, ăn uống đi ngoài bình thường. Gần đây cứ khoảng nửa tiếng là bé đi tiểu, mỗi lần tiểu 1 chút nước. Đi bệnh viện xét nghiệm nước tiểu, máu, phân. Kết quả nước tiểu bình thường, máu (gluco 4.5) bình thường, phân thì thấy nấm men dương tính. BS cho thuốc uống chữa nấm men. Vậy thưa BS nấm men là nấm như thế nào, có cần phải uống thuốc không? (Ngọc Hòa - Phan Thiết)
[ "Bạn Hòa thân mến, Bình thường trong ruột của chúng ta có một hệ vi khuẩn chí nhằm giúp\r\ncân bằng vi khuẩn thường trú trong ruột (vi khuẩn có lợi cho cơ thể) và để đảm\r\nbảo cho hoạt động sinh lý của đường ruột. Ngoài hệ vi khuẩn đường ruột còn có\r\nnấm men. Do đó, khi xét nghiệm phân có nấm men cũng không có gì bất thường và\r\nkhông phải điều trị, ngoại trừ khi bệnh nhân có biểu hiện . Trường hợp của bé có biểu hiện bất thường về đường tiểu thì có thể do hoặc rối loạn cơ vòng bàng quang do yếu tố thần kinh." ]
[ "Chào bạn, Bạn không nên so sánh như vậy, vì tuy cùng tháng tuổi nhưng chế độ ăn uống của bé sẽ khác nhau. Nếu bé của bạn ăn nhiều, uống nhiều sữa, nước trái cây và nước lọc trong ngày nhiều thì số lần đi tiểu của bé sẽ nhiều hơn. Bây giờ, bạn nên xem lại trong thời gian qua bé có thường quấy khóc, ăn ngủ không ngon, sụt cân hoặc đứng cân hay không,…nếu có hoặc để giải tỏa sự lo lắng của bạn thì bạn nên nhanh chóng đưa bé đi khám và làm xét nghiệm nước tiểu. Thân mến,", "Chào\r\nem, Biểu\r\nhiện trên của bé không có gì phải lo hết em à. Đây là một vấn đề sinh lý hết sức\r\nbình thường và hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, em nhé! Chào bác sĩ, Em đang mang thai được 30 tuần và phát\r\nhiện tiểu đường thai kỳ ở tuần 27. Sau 2 tuần ăn kiêng, em đến kiểm tra đường\r\nhuyết ở chuyên khoa nội tiết. Kết quả như sau: lúc đói 4.9, sau 2 giờ ăn là\r\n7.5. Vậy đường huyết của em có bình thường không? Cám ơn BS rất nhiều! (Hồng\r\nTươi - Bình Dương) BS Chuyên khoa của AloBacsi: Em\r\nTươi thân mến, Với\r\nkết quả trên cho thấy đường huyết của em lúc đói và sau ăn 2 giờ đều nằm trong\r\ngiới hạn bình thường. Em có thể yên tâm rồi nha và ăn uống theo hướng dẫn của\r\nBS chuyên khoa nội tiết em nhé. Chào bác sĩ, Bé nhà em 2 tháng rưỡi, cân nặng 5,5kg\r\n(khi mới sinh 2,9kg). Khoảng nữa tháng nay bé đi ngoài phân lỏng, nhầy, sủi bọt,\r\ncó hạt màu trắng và không tăng cân. Ngày đi khoảng 7-8 lần, hay bị són. Đi khám\r\nbác sĩ cho uống men tiêu hóa + kháng sinh được hơn 1 tuần nhưng vẫn không khỏi,\r\nsáng nay đi xét nghiệm phân thì bạch cầu(++) bác sĩ vẫn cho uống thuốc tiếp. Nhờ\r\nbác sĩ tư vấn giúp cháu đang bị gì ạ? (Tri Nguyen – nguyenthi…@gmail.com) BS CK1 Nguyễn Thị\r\nThu Thảo: Chào\r\nem, Theo\r\ntính chất phân và kết quả xét nghiệm cho thấy đường ruột của bé có nhiễm trùng\r\nnhưng chưa có tổn thương (có máu trong phân). Do\r\nđó, em cần cho bé dùng thuốc theo hướng dẫn của BS nhi, nếu sau 2 ngày dùng thuốc\r\nmà bệnh vẫn không có chiều hướng giảm thì em nên cho bé khám lại để BS đánh giá\r\nlại bệnh và cân nhắc thuốc điều trị.", "Chào bạn, Với cân nặng và chiều cao của bé như vậy là chưa đạt, cân nặng của bé thuộc dạng nhẹ cân, còn chiều cao của bé đang ở mức báo động suy dinh dưỡng rồi đó em. Còn vấn đề đường ruột của bé, em nên xem lại, nếu bé đi ngoài nhiều lần nhưng trong phân của bé không có máu và đàm nhớt thì không nhất thiết phải dùng kháng sinh đường ruột. Tốt nhất, em nên ngưng kháng sinh đường ruột, chỉ cho bé uống men vi sinh và sirô kẽm. Chúc bé sớm khỏi bệnh!", "Theo mô tả của em thì con em bị thì phải uống thuốc theo sự kê đơn của BS, BS cho thuốc như vậy là đúng rồi, thuốc số 1 là kháng sinh điều trị viêm ruột. Chế độ ăn cho bé: Chia nhỏ bữa ăn trong ngày. - Nấu các món ăn mềm, dễ tiêu hóa, hấp thu, giàu dinh dưỡng: cháo, súp, sữa, nước trái cây. - Thường xuyên thay đổi món ăn để hợp với khẩu vị của bé, tránh thức ăn nấu đi nấu lại nhiều lần. - Bổ sung thêm men tiêu hóa từ thực phẩm: giá đỗ, các hạt nảy mầm để tăng thêm năng lượng, hóa lỏng thức ăn. - Nếu bé còn bú mẹ: tăng thêm bữa bú và thời gian bú. Trẻ không bú được vắt sữa mẹ cho ăn bằng thìa. Nếu bé không bú mẹ thì cho bé uống thêm sữa công thức. - Cho bé uống thêm nhiều nước: nước hoa quả tươi, bù nước nước và điện giải: oresol pha đúng cách. - Khi hết bệnh cho bé ăn tăng thêm bữa và ăn như bình thường. Những loại thực phẩm nên cho bé ăn: gạo, khoai tây, các loại rau quả có màu vàng và đỏ, xanh thẫm, giá đỗ xanh; thịt gà, bò, thịt thăn lợn, trứng, sữa; Dầu thực vật, mỡ gà, mỡ lợn; Các loại quả tươi: cam, bưởi, chuối, xoài, đu đủ, nước dừa… Những thực phẩm cần tránh là các thức ăn thô nhiều chất xơ như: ngô hạt, đậu đỗ nguyên hạt, rau cần, rau bí, măng...; nước ngọt có ga, kem, thức ăn chiên xào nhiều, thức ăn quá nguội lạnh... Thân mến.", "Em Thảo thân mến, Tuy là bé vẫn bú mẹ và ngủ bình thường nhưng với số lần đi\r\nngoài (7 – 8 lần/ngày) và tính chất phân (có nhiều nước và ) ở bé 20 ngày\r\ntuổi là không được bình thường. Tốt nhất, em nên đưa bé đi khám để BS đánh giá dấu hiệu mất\r\nnước qua phân và sớm có hướng điều trị thích hợp.", "Em Dinh thân mến, Kinh nguyệt của người phụ nữ thường do hệ nội tiết điều khiển nên không có liên quan đến việc em . Trường hợp của em cần loại trừ em bị chảy máu rỉ rả và kéo dài từ vùng em làm sạch lông, em ạ. Xin chào bác sĩ, Bé trai nha em đuợc 1 tuổi, cân nặng 9.8kg, cao 75.5 cm. Mỗi ngày bé uống được 600ml sữa và 2 bữa cháo mỗi bữa 200ml, ngoài ra bú dặm thêm sữa mẹ. Bé thường xuyên đi ngoài phân không bình thường, nửa đầu thì có khuôn, nửa sau thì lỏng xì xẹt, có nhầy, đôi khi còn có những sợi trắng như sợi sữa. Em cho bé uống Smecta, men vi sinh Biofocus và men ống Pháp nhưng không đỡ. Bé em bị bệnh gì, phải làm sao đây, bác sĩ giúp em với. (Thúy Vân - Quảng Trị) BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo: Chào em, Cân nặng của bé thì tạm được còn chiều cao hơi thiếu một chút. Ở tuổi này mỗi ngày bé cần từ 3  –  4 cữ ăn, bé của em ăn ngày 2 cữ là quá ít. Em nên tăng cường thêm cữ ăn chính cho bé nhưng nhớ đảm bảo đủ 4 nhóm thức ăn em nhé. Vấn đề đi ngoài của bé, em không trình bày rõ số lần đi ngoài trong ngày của bé có gì bất thường không, còn tính chất phân theo em mô tả thì tôi thấy không có gì bất thường. Vì vậy, nếu bé đi ngoài mỗi ngày 1 lần thì em nên ngưng các loại thuốc trên. Chào BS, năm nay tôi 36 tuổi. Tôi bị động thai từ lúc 9 tuần giờ đã được 16 tuần vẫn còn ra dịch nâu. Về chiều là bụng cứng lên rất khó chịu. Tôi đi siêu âm thì thai vẫn khoẻ và bình thường, nhưng tôi hoang mang lắm. (Van – ) BS Chuyên khoa của AloBacsi: Tuy thai nhi vẫn đang phát triển tốt nhưng nếu “bụng của bạn vẫn còn cứng lên rất khó chịu” là không được bình thường. Bạn cần thông báo tin này cho BS điều trị để BS xem xét dùng thuốc thích hợp cho bạn. Con trai tôi năm nay 3 tuổi rồi, dạo gần đây bé hay nôn ói vào buổi sáng khi thức dậy,cho ăn cũng hay nôn ra buổi sáng, mà nôn ra toàn nước bọt thôi. Tôi cũng tiến hành rơ lưỡi,vệ sinh răng miệng cho bé, mà tình trạng này vẫn xảy ra. Bé cũng tẩy giun vào đầu tháng 10 năm nay rồi. Cho tôi hỏi như vậy con tôi bị bệnh gì, cách chữa trị như thế nào? (L. T Yen – BS Chuyên khoa của AloBacsi: Nếu không trực tiếp khám cho bé và nhờ hổ trợ thêm các xét nghiệm cần thiết thì BS không thể đưa ra kết luận bé của bạn đang mắc bệnh gì. Do đó, bạn nên đưa bé đến BV Nhi Đồng khám chuyên khoa tiêu hóa, nếu cần BS sẽ chỉ định cho bé làm thêm siêu âm bụng, xét nghiệm phân…sau khi tìm được nguyên nhân làm cho bé hay nôn ói BS sẽ có hướng điều trị thích hợp cho bé.", "Chào Lan Anh, Xuất huyết giảm tiểu cầu (XHGTC) là một trong những bệnh lý thường gặp ở trẻ em, nhất là ở lứa tuổi từ 2 - 9 tuổi. Ở trẻ em, đa số các XHGTC hồi phục hoàn toàn, không để lại di chứng, nhưng vẫn còn một số ít trường hợp bệnh diễn tiến sang mãn tính. Do vậy, em cần điều trị cho bé đúng liều và đúng thời gian trị liệu (tấn công và duy trì) theo BS, không nên tự ý ngưng thuốc. Các trường hợp XHGTC không có căn nguyên (PTI), thuốc corticoides là thuốc lựa chọn hàng đầu và bé cũng đang điều trị có đáp ứng tốt với thuốc. Vấn đề đi tiểu của bé, trước hết em xem bé có uống ít nước hoặc ăn nhiều đạm quá không…? Sau khi đã loại trừ em cần cho bé khám và xét nghiệm nước tiểu mới biết được có bệnh lý về đường tiểu không (không thể chỉ dựa vào nhìn mắt thường mà chẩn đoán bệnh được em nhé). Sự bất thường của nước tiểu không phải do tác dụng phụ của thuốc bé đang điều trị, tác dụng phụ của thuốc có làm rối loạn nước và điện giải gây phù, tăng huyết áp, loét dạ dày – tá tràng… Vì vậy, em không nên cho bé sử dụng nước râu ngô, mã đề (có tác dụng lợi tiểu) sẽ làm rối loạn thêm nước điện giải và bệnh sẽ trầm trọng hơn. Chúc bé chóng khoẻ!", "Chào em, Nước tiểu bình thường trong suốt, màu vàng nhạt, có mùi khai nhẹ. Mỗi ngày đêm con người thải ra ngoài trung bình khoảng 1,5 lít nước tiểu. Số lượng nước tiểu thường thay đổi, phụ thuộc vào chế độ ăn uống, vào tuổi, thời gian trong ngày, vào nhiệt độ môi trường xung quanh. Mỗi ngày cơ thể cần khoảng 2 lít nước. Khi ăn uống nhiều nước thì lượng nước tiểu thải ra nhiều. Trời nắng, mồ hôi ra nhiều, lượng nước tiểu tạo ra ít. Trời lạnh, lượng nước tiểu nhiều hơn. Buổi tối ngủ, nước tiểu tạo ra ít và đặc. Khi các yếu tố trên ảnh hưởng làm nước tiểu ít, cô đặc lại thì sẽ có màu vàng sậm và mùi khai nồng nhiều hơn. Hiện tượng này là bình thường. Em xem mình có thuộc yếu tố nào ở trên không nhé. Ngoài ra nước tiểu có mùi khó chịu cũng có thể do ăn thức ăn có mùi nồng như măng, hay uống thuốc kháng sinh như Ampicillin, Penicillin… Khi ngưng nước tiểu sẽ hết mùi khó chịu.", "Chào em, Bé trai 2 tháng tuổi được 6 kg là\r\ntốt rồi em. Việc bé đi ngoài phân lỏng mỗi ngày từ 4 – 5 lần là có bất thường,\r\nnhưng em cần cho bé bú mẹ bình thường và tăng số lần bú hơn để bù lại lượng\r\nnước mất qua phân, kết hợp cho bé dùng thêm men vi sinh Enterogermina hoặc\r\nLactamin, Probio… dùng trước khi bú. Bé uống men tiêu hóa được 4 ngày nhưng\r\nvẫn đi phân sống. Cháu nghe nói men Neopeptine dùng hết, theo BS có nên cho bé\r\ndùng men đó không ạ? Xét nghiệm phân hạt mỡ dương tính là do chế độ ăn của mẹ\r\nrồi bé bú nên đi như vậy phải không? BS-CK1\r\nNguyễn Thị Thu Thảo: Men em đề cập đến trong thư là chứ không phải men vi sinh em\r\nnhé. Men này không có tác dụng chữa trị việc đi ngoài bất thường của bé, nhưng\r\nnếu bé có chướng bụng hoặc ăn không tiêu thì em có thể dùng được men này. Em nên dùng một trong các loại men vi sinh ở thư trước kết hợp bổ sung thêm\r\nkẽm em nhé. Còn trong phân có mỡ là do bé bị rối loạn hấp thu. Thân mến,", "Chào em, Với kết quả xét nghiệm trên cho thấy bé không bị nhiễm trùng đường ruột, nên nhiều khả năng bé bị rối loạn tiêu hóa . Tuy nhiên, để có chẩn đoán xác định và hướng điều trị đúng, em nên đưa bé đến Bệnh viện Nhi Đồng ở địa phương khám và điều trị sớm. Còn vấn đề hăm hậu môn em có thể dùng Pepanthen cream thoa sau mỗi lần bé đi ngoài nhưng cần cho bé điều trị dứt điểm tình trạng rối loạn tiêu hóa thì vùng hăm mới hết được. Thân mến.", "Chị Nhung thân mến, Chị nên xem lại tính chất phân của bé, nếu thật sự\r\nphân có tính chất “nhầy và lấm tấm máu” như chị mô tả thì chị nên đưa bé đến BV\r\nNhi Đồng khám và điều trị sớm, vì cần loại trừ bé có nhiễm trùng đường ruột. Tùy theo kết quả thăm khám và xét nghiệm phân BS sẽ có\r\nhướng điều trị thích hợp. Nếu bé bị nhiễm trùng đường ruột thì men vi sinh trên\r\nkhông thể giúp bé khỏi bệnh, chị nhé!", "- nguồn internet Chào bạn, Các chỉ số xét nghiệm\r\nmáu của bạn trong giới hạn bình thường. Nước tiểu có đạm và đường nên làm thêm\r\nxét nghiệm chẩn đoán , thường làm test 75g sau nhịn ăn ít\r\nnhất 8 tiếng. Nước tiểu có thể làm\r\nlại để xem có đạm hay không, nhớ làm sạch bộ phận sinh dục ngoài trước khi lấy\r\nnước tiểu và phải lấy nước tiểu giữa dòng, bạn nhé.", " Chào em, Theo mô tả thì con em bị nên khi bé muốn đi ngoài, bé rặn ra nước tiểu, chứ không phải bé đi tiểu mà rặn như em nghĩ. Em nên cho bé uống thêm gói men tiêu hóa. Bé bú mẹ hoàn toàn mà bị táo bón thì vẫn cho uống 100 - 200ml nước/ngày. Mẹ cho con bú nên cần uống nhiều nước khoảng 2,5-3lít nước một ngày. Ngoài ra mẹ nên ăn nhiều rau xanh và quả chín có tính chất nhuận tràng, có thể ăn thêm sữa chua hàng ngày, rau xanh và quả chín, rau khoai lang, mồng tơi, củ khoai lang, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi. Không nên ăn các loại hoa quả có vị chát như ổi, hồng xiêm, không ăn nhiều bánh kẹo ngọt, uống nước có gas, cà phê. Thân mến! ", " Chào em, Theo em trình bày cho thấy vấn đề tiêu hóa của bé không có gì bất thường, ngoài phân không đóng thành khuôn ra nhưng không phải tiêu chảy hoặc phân có nhiều nước, còn mọi thứ khác đều bình thường. Nhưng BS không biết bé đi ngoài mỗi ngày như vậy bao nhiêu lần? Nếu bé đi ngoài từ một đến hai lần mỗi ngày thì em đừng quá lo lắng, có thể uống thuốc như trên thêm vài ngày, còn nếu đi ngoài nhiều lần hơn thì nên đưa bé đi khám, để được BS hướng dẫn cách điều trị thích hợp. Thân mến! ", "Chào em, Nếu không có bệnh lý thì việc đi thường bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống. Do đó, nếu bé ăn uống ít thì không thể đi tiêu tiểu nhiều như em mong muốn được. Trường hợp của bé tôi không biết bé phát triển thể chất như thế nào, lượng sữa mỗi ngày khoảng bao nhiêu,… nên tôi không thể đưa ra kết luận. Tốt nhất, em nên đưa bé đi khám BS sẽ có lời khuyên thích hợp  cho em. Thân mến! " ]
Phương pháp chẩn đoán & điều trị cơ tim phì đại
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị cơ tim phì đại Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán Cơ tim phì đại Chẩn đoán dựa trên tiếng thổi điển hình và các triệu chứng, đặc biệt nếu bệnh nhân có tiền sử ngất không rõ nguyên nhân hoặc tiền sử gia đình có người đột tử không rõ nguyên nhân. Cần chẩn đoán phân biệt bệnh cơ tim phì đại với bệnh hẹp van động mạch chủ và bệnh động mạch vành thường gây ra các triệu chứng tương tự. ECG và siêu âm tim và/hoặc MRI là các phương pháp chẩn đoán khẳng định không xâm lấn tốt nhất. Chụp X-quang ngực thường được thực hiện nhưng hình ảnh tim đa số là bình thường vì tâm thất không giãn (mặc dù thể tích tâm nhĩ trái có thể tăng). Bệnh nhân bị ngất hoặc loạn nhịp kéo dài nên nhập viện điều trị nội trú. Nghiệm pháp gắng sức và Holter theo dõi 24 giờ có thể hữu ích đối với bệnh nhân có nguy cơ cao. Tuy nhiên, việc xác định chính xác các bệnh nhân có nguy cơ cao hay không là khá khó khăn. ECG thường có các dấu hiệu phì đại thất trái (ví dụ: S ở V1 cộng với sóng R ở V5 hoặc V6 > 35 mm). Sóng Q rất sâu trong các chuyển đạo I, aVL, V5, và V6 thường có hiện tượng phì vách không đối xứng. Bệnh cơ tim phì đại đôi khi giống với nhồi máu cơ tim cũ vùng vách do tạo ra một phức hợp QRS trong V1 và V2. Sóng T thường bất thường, phổ biến nhất là sóng T đảo ngược đối xứng trong các chuyển đạo I, aVL, V5, và V6. ST chênh xuống trong cùng một chuyển đạo khá phổ biến (đặc biệt là trong dạng tắc nghẽn ở mỏm). Sóng P thường rộng và có đỉnh ở các chuyển đạo II, III, và aVF, với sóng P hai pha ở V1 và V2, cho thấy phì đại trái. Siêu âm Doppler hai chiều có thể giúp bác sĩ phân biệt các dạng bệnh lý cơ tim, định lượng mức độ phì đại của cơ tim và mức độ tắc nghẽn đường ra. Ngoài ra cũng đặc biệt hữu ích trong đánh giá hiệu quả của phẫu thuật hoặc điều trị nội khoa. Thông tim chỉ được thực hiện khi cân nhắc điều trị xâm lấn. Thông thường, bệnh nhân không bị hẹp mạch vành đáng kể trừ một số bệnh nhân cao tuổi. Các dấu ấn di truyền không ảnh hưởng đến điều trị hoặc xác định các cá thể có nguy cơ cao nhưng xét nghiệm di truyền có thể có ích trong việc sàng lọc gen mang bệnh cho các thành viên trong gia đình. Phương pháp điều trị Cơ tim phì đại hiệu quả Thuốc chẹn beta (BB); Thuốc chẹn kênh calci (CCB); Không dùng nitrate, thuốc lợi tiểu và thuốc ức chế ACE; Có thể sử dụng thuốc chống loạn nhịp tim (ví dụ disopyramide, amiodarone); Ngoại khoa: Cấy máy khử rung tim, phẫu thuật gọt mỏng vách hoặc đốt cồn vách liên thất. Chỉ định điều trị dựa trên triệu chứng bệnh. Bệnh nhân không bị tắc nghẽn thường có tình trạng lâm sàng ổn định và không có triệu chứng đáng kể, một số khác có thể có triệu chứng suy tim do rối loạn chức năng tâm trương. Thuốc chẹn beta (Beta blocker – BB) và thuốc chẹn kênh calcI (Calcium channel blocker – CCB) Đơn trị hoặc kết hợp giúp ổn định nhịp tim, làm giảm khả năng giãn nở thành động mạch (thường là verapamil), là chỉ định chính. Bằng cách làm chậm nhịp tim, thuốc kéo dài thời gian làm đầy tâm trương, tăng khả năng đổ đầy thất trái ở bệnh nhân rối loạn chức năng tâm trương. Ở những bệnh nhân có tắc nghẽn, ngoài cải thiện chức năng tâm trương, cần làm giảm chênh áp đường ra bằng các thuốc gây giảm khả năng co bóp như chẹn kênh calci không dihydropyridine (non-DHP), thuốc chẹn beta (BB) và disopyramide Disopyramide hiệu quả nhất đối với bệnh nhân có chênh áp khi nghỉ ngơi, trong khi thuốc ức chế beta lại làm giảm chênh áp xảy ra khi vận động. Phẫu thuật ngoại khoa Đối với bệnh nhân đã được điều trị nội khoa tối ưu nhưng vẫn có triệu chứng đến chênh áp đường ra (≥ 50mmHg) thì cần chỉ định điều trị xâm lấn. Phẫu thuật loại khối cơ phì đại là phương pháp trị liệu ưu thế. Ở người cao tuổi và bệnh nhân có nguy cơ biến chứng do phẫu thuật cao có thể thay thế bằng thủ thuật đốt cồn vách liên thất . Thuốc gây giảm tiền tải (nitrat, thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế ACE, thuốc chẹn thụ thể angiotensin II) làm giảm thể tích của buồng tim và làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Chất làm giãn mạch làm tăng chênh áp đường ra và gây nhịp tim nhanh phản xạ dẫn đến rối loạn chức năng tâm trương thất trái trầm trọng hơn. Các thuốc tăng co bóp (như digitalis glycosides, catecholamines) gây tắc nghẽn đường ra nặng hơn, không làm giảm áp lực cuối tâm trương cao và có thể gây loạn nhịp. Tránh chỉ định các loại thuốc này. Máy khử rung tim (ICD) Nếu bệnh nhân bị ngất, ngừng tuần hoàn, loạn nhịp thất (được chẩn đoán bằng ECG hoặc sau khi theo dõi 24 giờ), nên cấy máy khử rung tim (ICD). Xem xét đặt máy ở bệnh nhân có nguy cơ cao, bao gồm: Tiền sử gia đình có thành viên bị ngừng tim đột ngột sớm. Độ dày vách liên thất > 3cm. Huyết áp bất thường khi thử nghiệm máy chạy bộ (giảm huyết áp tâm thu > 10mmHg). Độ dốc tắc nghẽn đường ra thất trái > 50mmHg. Chậm bắt thuốc trên MRI tim. Phương pháp điều trị giai đoạn ứ huyết trong bệnh cơ tim phì đại tương tự như bệnh cơ tim giãn kèm rối loạn chức năng tâm thu." ]
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị béo phì độ 3 Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán béo phì độ 3 Bác sĩ sẽ đo chiều cao, cân nặng và chu vi vòng eo của bạn tại buổi tư vấn. Phương pháp DEXA hấp thụ năng lượng kép là phương pháp tốt nhất để đánh giá lượng mỡ trong cơ thể bạn. Quan trọng hơn, bác sĩ sẽ hỏi bạn về tiền sử bệnh lý, thuốc đang sử dụng. Họ cũng sẽ muốn biết về cách ăn uống, ngủ nghỉ và tập thể dục hiện tại của bạn, các yếu tố gây căng thẳng cũng như liệu bạn đã từng thử bất kỳ chương trình giảm cân nào trước đây hay chưa. Bác sĩ có thể yêu cầu một số xét nghiệm để đánh giá sức khỏe của bạn nhằm xem bạn có bất kỳ tình trạng sức khỏe nào có thể gây tăng cân hay không. Các xét nghiệm này có thể bao gồm: Tổng phân tích tế bào máu; Xét nghiệm chức năng thận; Xét nghiệm chức năng gan; Lipid máu ; Huyết sắc tố A1C (HbA1C); Xét nghiệm hormone kích thích tuyến giáp (TSH); Tổng phân tích nước tiểu. DEXA hấp thụ năng lượng kép là phương pháp tốt nhất để đánh giá lượng mỡ trong cơ thể bạn Điều trị béo phì độ 3 Nội khoa Mục tiêu của điều trị béo phì là đạt được và duy trì cân nặng khỏe mạnh. Điều này cải thiện sức khỏe tổng thể và giảm nguy cơ phát triển các biến chứng liên quan đến béo phì. Các phương pháp điều trị béo phì bao gồm: Thay đổi chế độ ăn uống: Có chế độ ăn uống lành mạnh, cắt giảm bớt lượng calo mỗi bữa ăn, hạn chế ăn đồ béo ngọt, tăng lượng rau xanh và trái cây. Tập thể dục: Những người mắc bệnh béo phì cần hoạt động thể chất với cường độ vừa phải ít nhất 20 phút mỗi ngày. Thay đổi hành vi: Nói chuyện với chuyên gia sức khỏe tâm thần có thể giúp giải quyết các vấn đề về cảm xúc và hành vi liên quan đến việc ăn uống. Trị liệu có thể giúp bạn hiểu lý do tại sao bạn ăn quá nhiều và học những cách lành mạnh để đối phó với lo lắng. Thuốc giảm cân: Thuốc giảm cân được sử dụng cùng với chế độ ăn kiêng, tập thể dục và thay đổi hành vi chứ không phải thay thế chúng. Các loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất để điều trị béo phì là Liraglutide và Orlistat. Những người mắc bệnh béo phì cần tập thể dục ít nhất 20 phút mỗi ngày Ngoại khoa Nếu bạn bị béo phì độ 3 và thay đổi lối sống cũng như thuốc giảm cân không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp phẫu thuật để điều trị tình trạng của bạn: Phẫu thuật nối dạ dày với ruột non: Trong phẫu thuật này, bác sĩ phẫu thuật sẽ nối một phần nhỏ của dạ dày với phần giữa của ruột, bỏ qua phần đầu tiên của ruột. Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy no với ít thức ăn hơn và hạn chế lượng thức ăn (calo) mà cơ thể bạn có thể hấp thụ và lưu trữ dưới dạng chất béo. Phẫu thuật cắt 1 phần dạ dày : Trong phẫu thuật này, bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt bỏ một phần lớn dạ dày làm dạ dày nhỏ lại, giúp bạn có cảm giác no nhưng ăn ít hơn. Các phương pháp phẫu thuật để giảm cân có một số rủi ro và lợi ích nhất định. Hãy trao đổi với bác sĩ để quyết định phương pháp điều trị phù hợp với bạn.", "Chào bạn Thanh Vũ, Triệu chứng của bạn thường gặp do nguyên nhân thành ngực (ví dụ như tư thế nằm gây chèn ép cơ), do nguyên nhân tại phổi-màng phổi, ít nghĩ đến nguyên nhân tim mạch và 1 số nguyên nhân ít gặp khác. Tôi không rõ bạn đã làm những bước kiểm tra nào, nhưng bạn cần phải được chụp Xquang phổi, siêu âm tim, đo điện tim, xét nghiệm máu… bên cạnh việc thăm khám chung để xác định nguyên nhân và điều trị thích hợp. Trong trường hợp em đã uống thuốc mà không thấy bớt, em có thể tìm đến cơ sở y tế khác, đăng ký khám chuyên khoa Tim mạch - hô hấp, em nhé. Thân mến.", "Chào Mai Hồng, Bệnh nhân ở Việt Nam bị co thắt tâm vị thường không quá nặng nên có thể điều trị bằng phương pháp nong qua nội soi dạ dày. Phương pháp này ở phía Nam em có thể đến các BV: BV Nguyễn Tri Phương, BV Chợ Rẫy, BV ĐH Y Dược, BV Nhân dân 115, BV Nhân dân Gia Định… Phương pháp phẫu thuật Heller ở Việt Nam vẫn có làm, tuy nhiên chỉ dùng cho những trường hợp nặng, thất bại với phương pháp nong. Phương pháp POEM hiện nay chưa thực hiện ở Việt Nam nhưng sắp tới Bộ Y tế sẽ cho triển khai chuyển giao thực hiện từ các chuyên gia Nhật ở ĐH Y Dược TPHCM. Thân mến.", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị giả phình mạch Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán giả phình mạch Chẩn đoán giả phình động mạch thường bao gồm sự kết hợp giữa bệnh sử, khám thực thể và xét nghiệm hình ảnh. Các hình ảnh học cụ thể được sử dụng để chẩn đoán giả phình động mạch có thể bao gồm: Khám thực thể: Bác sĩ có thể sờ thấy một khối đang đập gần vị trí giả phình động mạch, tìm các dấu hiệu sưng tấy, đổi màu hoặc bầm tím và nghe âm thổi. Siêu âm Doppler: Vẫn là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán, vì nó cũng có thể đánh giá kích thước, giải phẫu và nguồn gốc của giả phình động mạch. Chụp CT: Xét nghiệm này tạo ra hình ảnh chi tiết của mạch máu bằng tia X và công nghệ máy tính. MRI: Thử nghiệm này sử dụng từ trường và sóng vô tuyến mạnh mẽ để tạo ra hình ảnh chi tiết về mạch máu và các mô xung quanh. Chụp động mạch: Xét nghiệm này bao gồm việc tiêm một loại thuốc nhuộm đặc biệt vào mạch máu, cho phép bác sĩ nhìn thấy các mạch máu và dòng máu trên hình ảnh X-quang. Điều quan trọng là phải chẩn đoán và điều trị kịp thời chứng giả phình mạch để ngăn ngừa nguy cơ vỡ, có thể đe dọa tính mạng. Chụp MRI hỗ trợ chẩn đoán giả phình mạch Điều trị giả phình mạch Nội khoa Việc điều trị ban đầu có thể phụ thuộc một phần vào kích thước của giả phình động mạch. Đối với một trường hợp giả phình động mạch nhỏ (đường kính dưới 2cm) có thể bị huyết khối tự phát và thoái triển, người bệnh sẽ được theo dõi chặt chẽ, có thể sử dụng siêu âm để quan sát đến khi giả phình động mạch biến mất. Ngoài ra, nên tránh các hoạt động như nâng hoặc mang vác vật nặng trong thời gian này. Ngoại khoa Các giả phình lớn hơn có thể cần điều trị ngay lập tức. Trước đây, phẫu thuật thường là lựa chọn duy nhất. Tuy nhiên, hiện nay có các lựa chọn điều trị ít xâm lấn khác, bao gồm nén dưới hướng dẫn siêu âm và tiêm Thrombin dưới hướng dẫn siêu âm, can thiệp nội mạch. Tiêm Thrombin dưới hướng dẫn siêu âm Giả phình động mạch đùi lớn hơn 2 cm hoặc gây đau nhiều có thể cần được điều trị trực tiếp. Phương pháp phổ biến nhất được gọi là tiêm Thrombin dưới hướng dẫn siêu âm. Thrombin là một loại enzyme thúc đẩy quá trình hình thành cục máu đông nhanh chóng, ngay lập tức làm tắc nghẽn khoang giả phình khi tiêm vào. Thủ thuật này có tỷ lệ thành công rất cao. Nếu nó không giải quyết được vấn đề, có thể cần phải phẫu thuật. Nhưng trường hợp này rất hiếm. Nén dưới hướng dẫn siêu âm Trước đây, các chuyên gia y tế sử dụng phương pháp này thường xuyên hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra rằng nó ít thành công hơn so với tiêm Thrombin. Nó cũng có nguy cơ biến chứng cao hơn. Việc nén có thể gây đau đớn và cần 30 phút ấn trực tiếp lên cổ giả phình động mạch. Phương pháp này có thể hữu ích cho những trường hợp giả phình động mạch đùi rất nhỏ (đường kính dưới 1 cm). Trong những trường hợp này, việc tiêm Thrombin có thể có nguy cơ biến chứng cao hơn. Can thiệp nội mạch Giả phình động mạch nội tạng thường được điều trị trước tiên bằng phương pháp nội mạch. Các kỹ thuật bao gồm cuộn dây, tiêm vật liệu làm đông máu và triển khai ống đỡ động mạch có vỏ bọc để bịt kín nguồn gốc của giả phình động mạch. Giả phình động mạch chủ hiện nay được ưu tiên điều trị bằng sửa chữa nội mạch động mạch chủ ngực (TEVAR) hoặc sửa chữa chứng phình động mạch nội mạch (EVAR). Ngay cả trong trường hợp giả phình động mạch chủ do nấm và giả phình động mạch chủ do lao, ghép stent nhân tạo có thể cứu sống và tránh cần phải phẫu thuật mở rộng ở những bệnh nhân đã bị suy nhược. Phẫu thuật Phẫu thuật điều trị giả phình động mạch đùi được dành riêng cho những người thất bại ít nhất một lần nén dưới hướng dẫn siêu âm hoặc tiêm Thrombin không thành công, hoặc cho những người bị gián đoạn thông nối. Nếu cần phải phẫu thuật sửa chữa, máu phải được phân loại, xét nghiệm và sẵn sàng vì việc vô tình đi vào giả phình trước khi đạt được sự kiểm soát ở đầu gần và đầu xa có thể dẫn đến chảy máu ồ ạt.", "Bệnh van tim là bệnh hay gặp nhất trong các bệnh lý tim mạch (chiếm 50% bệnh nhân nằm điều trị tại các khoa, bệnh viện chuyên về Tim mạch) Chào em, Chỉ định điều trị bệnh van tim ở người lớn tuỳ thuộc vào triệu chứng bệnh, độ nặng cũng như tiến triển của tình trạng bệnh. Thông thường nếu như người bệnh không có bất kỳ triệu chứng nào, khả năng gắng sức tốt, các thông số trên siêu âm tim (đường kính gốc động mạch chủ, phân suất tống máu thất trái, áp lực động mạch phổi...) cũng không có gì báo động thì chỉ cần theo dõi định kỳ 1-2 lần/năm. Quan trọng nhất là cần có lối sống khoa học, lành mạnh, giữ gìn sức khoẻ và tập thể dục thường xuyên để bảo vệ sức khoẻ tim mạch em nhé!", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị tức ngực Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán tức ngực Lâm sàng Tiền sử bệnh. Đánh giá đặc điểm của cơn tức ngực: Thời điểm bị tức ngực (nghỉ ngơi, gắng sức, sau khi ăn…), tần suất bị,... Dấu hiệu nhận biết: Đau nhói, khó thở, đánh trống ngực, ngất, mê sảng, buồn nôn hoặc nôn, ho, sốt và ớn lạnh. Tiền sử dùng thuốc cần lưu ý sử dụng các loại thuốc có thể gây co thắt động mạch vành (ví dụ: Cocaine, triptans) hoặc bệnh GI (đặc biệt là rượu, thuốc chống viêm không steroid). Tiền sử gia đình cần lưu ý tiền sử nhồi máu cơ tim (đặc biệt ở những người thân độ 1 khi còn nhỏ, tức là <55 tuổi ở nam và <60 tuổi ở nữ) và tăng lipid máu. Dấu hiệu “cờ đỏ” báo động: Dấu hiệu sinh tồn bất thường (nhịp tim nhanh, nhịp tim chậm , thở nhanh, hạ huyết áp). Dấu hiệu giảm tưới máu (ví dụ: Nhầm lẫn, màu tro, diaphoresis). Khó thở. Hạ oxy máu khi đo oxy xung. Âm thanh hoặc nhịp thở không đối xứng. Pulsus paradoxus > 10mmHg Xét nghiệm cận lâm sàng Một số xét nghiệm hữu ích để tìm ra nguyên nhân đau ngực gồm: Điện tâm đồ (ECG hoặc EKG). Xét nghiệm máu, đo nồng độ enzym. X - quang ngực, được sử dụng để kiểm tra tim, phổi và mạch máu. Siêu âm tim, sử dụng sóng âm thanh để ghi lại những hình ảnh chuyển động của tim. MRI, được sử dụng để tìm kiếm tổn thương cho tim hoặc động mạch chủ. Chụp ảnh động mạch, được sử dụng để tìm kiếm tắc nghẽn trong các động mạch cụ thể. Phương pháp điều trị tức ngực hiệu quả Bác sĩ có thể điều trị đau tức ngực bằng thuốc, thủ thuật không xâm lấn, phẫu thuật hoặc kết hợp các phương pháp này. Điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của cơn đau ngực. Điều trị các nguyên nhân liên quan đến tim gây đau ngực bao gồm: Thuốc, có thể bao gồm nitroglycerin và các loại thuốc khác để mở các động mạch đã đóng một phần, thuốc làm tan cục máu đông hoặc thuốc làm loãng máu. Thông tim, có thể liên quan đến việc sử dụng bóng bay hoặc stent để mở các động mạch bị tắc. Phẫu thuật sửa chữa động mạch, còn được gọi là ghép động mạch vành hoặc phẫu thuật bắc cầu Điều trị các nguyên nhân khác gây đau ngực bao gồm: Tái tạo phổi cho phổi bị xẹp thực hiện bằng cách chèn một ống ngực hoặc thiết bị liên quan. Thuốc kháng axit hoặc một số thủ thuật đối với chứng trào ngược axit và chứng ợ nóng, được sử dụng để điều trị các triệu chứng. Thuốc chống lo âu, được sử dụng để điều trị đau ngực liên quan đến các cơn hoảng sợ.", " Chào bạn, Chỉ định điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm vị trí của lỗ thông, mức độ biểu hiện triệu chứng, áp lực động mạch phổi, các biến chứng… Vấn đề chẩn đoán thông liên thất cũng cần phải được kiểm tra lại bởi bác sĩ siêu âm tim có kinh nghiệm. Do đó, bạn cần đến bệnh viện chuyên khoa tim mạch để được kiểm tra lại thật chính xác, từ đó bác sĩ điều trị sẽ tư vấn cụ thể dựa trên tình trạng riêng của từng cá nhân bạn nhé! Thân mến! ", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị viêm phổi kẽ lympho bào Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm phổi kẽ lympho bào Chẩn đoán viêm phổi kẽ lympho bào dựa vào triệu chứng lâm sàng và khám thực thể. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là ho, ho có đàm, khó thở từ nhẹ đến trung bình, một số trường hợp bị sốt và sụt cân. Có khoảng 10% bệnh nhân có ngón tay dùi trống. Khám ngực cho thấy ran nổ ở hầu hết bệnh nhân. Ngoài ra, cần phải khám để xác định các bệnh lý khác, ví dụ bệnh Sjögren (gan lách to, hạch to, phì đại tuyến mang tai và viêm khớp ). Chẩn đoán hình ảnh thường được áp dụng là X-quang, CT ngực. Xét nghiệm máu để tìm các kháng thể, yếu tố dạng thấp và xác định có hay không có nhiễm HIV, định lượng nồng độ globulin miễn dịch và điện di protein huyết thanh. Xét nghiệm chức năng phổi bằng cách đo phế dung, thể tích phổi, khả năng khuếch tán và đo oxy xung khi nghỉ ngơi và gắng sức được thực hiện ở hầu hết tất cả các bệnh nhân nghi ngờ mắc viêm phổi kẽ lympho bào. Rửa phế quản phế nang thường được thực hiện ở những bệnh nhân mắc viêm phổi kẽ lympho bào để loại trừ nhiễm trùng , loại trừ nguyên nhân nghề nghiệp, viêm phổi tăng bạch cầu ái toan mãn tính và bệnh ác tính. Sinh thiết phổi được thực hiện khi các đặc điểm lâm sàng, hình ảnh X-quang và kết quả rửa phế nang không thể xác định được bệnh, do đó để chẩn đoán xác định nên thực hiện sinh thiết phổi. Sinh thiết phổi bằng phương pháp phẫu thuật nội soi lồng ngực có hỗ trợ bằng video (VATS) hoặc phẫu thuật mở lồng ngực được ưu tiên hơn so với sinh thiết xuyên phế quản vì kích thước nhỏ của mẫu bệnh phẩm xuyên phế quản thường không đủ để chẩn đoán. Kết quả sinh thiết viêm phổi kẽ lympho bào thường cho thấy thâm nhiễm rộng rãi ở vách phế nang với tế bào lympho, tế bào plasma và tế bào mô. Ở trẻ em dương tính HIV, sinh thiết phổi thường không cần thiết vì biểu hiện lâm sàng và kết quả chụp X-quang được coi là đủ chẩn đoán để không cần sinh thiết phổi. Chẩn đoán phân biệt viêm phổi mô kẽ lympho bào với các bệnh sau: U giả lympho, u hạt lympho, viêm tiểu phế quản dạng nang, u lympho phổi nguyên phát, u hạt trung tâm phế quản. Phương pháp điều trị viêm phổi kẽ lympho bào hiệu quả Điều trị bệnh viêm phổi kẽ lympho bào tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng của bệnh nhân, mức độ suy giảm chức năng phổi và bệnh lý đi kèm như bệnh thấp khớp, suy giảm miễn dịch hoặc nhiễm HIV. Bệnh viêm phổi kẽ lympho bào có nguyên nhân từ bệnh thấp khớp (ví dụ: Bệnh Sjögren, viêm khớp dạng thấp , lupus ban đỏ hệ thống) dựa trên mức độ nghiêm trọng của suy phổi, bằng chứng tiến triển và mức độ nghiêm trọng của bệnh nền. Hiện nay chưa có cách điều trị đặc hiệu nhưng kinh nghiệm thực tế cho thấy bệnh nhân có đáp ứng tốt với glucocorticoid đường uống, thuốc ức chế miễn dịch. Đối với những bệnh nhân có triệu chứng bị suy giảm chức năng phổi theo thời gian, thường được điều trị bằng glucocorticoid toàn thân trong khoảng 8-12 tuần (ví dụ: Prednisone). Đáp ứng với điều trị được xác định bằng sự cải thiện các triệu chứng, hình ảnh X quang. Nếu tình trạng của bệnh nhân ổn định hoặc được cải thiện, liều lượng thuốc sẽ giảm dần trong vòng 6 đến 8 tuần và duy trì ở mức đó thêm 6 đến 12 tuần nữa, sau đó giảm dần khi dung nạp được. Bệnh nhân viêm kẽ phổi lympho bào có đáp ứng tốt với glucocorticoid đường uống Đối với bệnh viêm phổi kẽ lympho bào vô căn, bệnh nhân có triệu chứng suy giảm chức năng phổi theo thời gian, có thể bắt đầu điều trị bằng glucocorticoid toàn thân dựa trên kinh nghiệm giống như bệnh viêm phổi kẽ lympho bào có nguyên nhân từ bệnh thấp khớp. Bệnh viêm phổi kẽ lympho bào do nhiễm HIV được điều trị tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh và liệu liệu pháp kháng virus.", "Chào bạn, Cầu cơ tim hay cầu cơ mạch vành (myocardial bridging) là bệnh tim bẩm sinh hiếm gặp. Trong đó, có một đoạn động mạch vành chui sâu vào trong lớp cơ, thay vì đi trên bề mặt cơ tim. Đây là một dị tật tim bẩm sinh khó phát hiện, tiến triển nặng dần theo thời gian và gây ra các cơn đau thắt ngực và thiếu máu cơ tim cục bộ. Nó cũng có thể gây nhồi máu cơ tim, suy tim, loạn nhịp tim… Người bệnh cầu cơ mạch vành không có triệu chứng sẽ không cần điều trị. Trong trường hợp người bệnh có triệu chứng thiếu máu cơ tim cục bộ do cầu cơ mạch vành, BS sẽ cho người bệnh dùng thuốc. Nếu người bệnh không đáp ứng với thuốc hoặc có triệu chứng nặng, BS sẽ chỉ định can thiệp ngoại khoa xử trí cầu mạch vành này. Như vậy, trường hợp của bạn đã dùng thuốc mà không bớt các triệu chứng đau ngực, mệt mỏi, thì nên cân nhắc can thiệp ngoại khoa, bạn nhé. Thân mến.", "Chào bạn, Nếu bạn đã được chẩn đoán rối loạn chuyển hóa lipid máu, tăng lượng cholesterol trong máu thì việc điều trị bao gồm: - Sử dụng thuốc điều hòa mỡ máu theo toa thuốc của bác sĩ trưởng khoa tim mạch. - Điều chỉnh chế độ ăn giảm các thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, sử dụng các loại dầu cá thay thế. - Tập luyện thể dục thường xuyên, ăn uống đầy đủ rau xanh và cân bằng dinh dưỡng làm cho cơ thể ở trạng thái thiếu hụt calo hỗ trợ giảm cân. Nếu bạn sử dụng thức ăn tuyệt đối kiêng dầu mỡ cơ thể sẽ thiếu hụt dinh dưỡng, bởi vì bản thân cơ thể cũng cần lipid để tái tạo màng tế bào. Thân ái chào bạn.", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị bệnh động mạch chủ Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh động mạch chủ Để chẩn đoán bệnh động mạch chủ trước tiên bác sĩ sẽ khám sức khỏe và thảo luận về tiền căn bệnh và các triệu chứng của người bệnh. Các xét nghiệm hình ảnh học cũng sẽ được đề nghị dựa trên từng tường hợp và có thể bao gồm: Siêu âm ổ bụng và nội mạch; CT scan và MRI; Siêu âm tim qua thực quản (TEE); Chụp mạch vành; Siêu âm Duplex; Chụp mạch máu. Phương pháp điều trị bệnh động mạch chủ hiệu quả Nếu được chẩn đoán sớm bệnh động mạch chủ có thể được kiểm soát bằng thuốc kết hợp theo dõi thường xuyên và điều chỉnh lối sống. Các lựa chọn điều trị phẫu thuật bao gồm các thủ thuật xâm lấn tối thiểu (được gọi là sửa chữa nội mạch) hoặc sửa chữa mở. Điều trị phẫu thuật nhằm tái tạo hoặc thay thế vị trí bị ảnh hưởng của động mạch chủ. Các quy trình phẫu thuật bao gồm đặt stent hoặc stent-graft, có thể được đặt thông qua sửa chữa mở, sửa chữa nội mạch (xâm lấn tối thiểu) hoặc kết hợp cả hai phương pháp. Các phương thức điều trị phổ biến nhất là sửa chữa mở động mạch chủ lên đối với bóc tách loại A và sửa chữa nội mạch động mạch chủ ngực (TEVAR) đối với bóc tách loại B. Điều trị bệnh động mạch chủ bằng phương pháp phẫu thuật", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị viêm màng ngoài tim Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm màng ngoài tim Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh cũng như các triệu chứng của bệnh nhân. Ở bệnh nhân viêm màng ngoài tim, bác sĩ dùng ống nghe sẽ có thể nghe được các dấu hiệu do tràn dịch màng tim và tiếng cọ xát của màng ngoài với tim cũng sẽ khác với bình thường. Sau đó, bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm chuyên sâu hơn: Chụp X quang ngực, siêu âm tim để xem hình dạng tim và xem có tràn dịch không. Đo điện tâm đồ (ECG) để kiểm tra nhịp tim. Chụp CT hoặc MRI. Thông tim bên phải để đo áp lực từng nơi trong tim. Xét nghiệm máu để tìm dấu hiệu gợi ý viêm. Phương pháp điều trị viêm màng ngoài tim hiệu quả Tùy vào thể trạng bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp. Điều trị viêm màng ngoài tim sẽ dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu nguyên nhân là do virus, thường bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 3 tuần. Ở hầu hết trường hợp, bệnh nhân chỉ bị viêm màng ngoài tim nhẹ và sớm hồi phục, chỉ cần dùng thuốc chống viêm kết hợp nghỉ ngơi. Dùng thuốc: Thuốc kháng sinh: Dùng trong trường hợp viêm màng ngoài tim do nhiễm khuẩn. Thuốc kháng viêm giảm đau NSAID: Ibuprofen , aspirin… Tùy vào mức độ đau mà bác sĩ sẽ kê liều phù hợp. Colchicine: Giảm viêm, giảm nhẹ triệu chứng và ngừa tái phát bệnh. Thuốc kháng viêm corticosteroid. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu, sử dụng corticosteroid có thể làm tăng nguy cơ tái phát viêm màng ngoài tim. Do đó, các bác sĩ thường không khuyên dùng corticosteroid trừ trường hợp nghiêm trọng, không đáp ứng với điều trị thông thường. Phẫu thuật: Phẫu thuật cắt bỏ màng ngoài tim là liệu pháp cuối cùng khi không còn lựa chọn nào khác, sử dụng trong trường hợp viêm màng ngoài tim tái phát và không đáp ứng với điều trị nào khác. Đặt ống dẫn lưu hoặc mở cửa sổ màng ngoài tim để loại bỏ phần dịch tràn. Lưu ý: Các loại thuốc khi dùng phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa nhồi máu cơ tim không st chênh lên Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của nhồi máu cơ tim không ST chênh lên Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị. Liên hệ với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để theo dõi tình trạng sức khoẻ, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp. Chế độ dinh dưỡng: Ăn một chế độ ăn uống cân bằng. Chẳng hạn như chế độ ăn Địa Trung Hải, đặc biệt tốt cho sức khỏe tim mạch. Ăn nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt và chất béo tốt. Hạn chế ăn mặn, ăn nhiều đồ ngọt, các chất béo bão hòa. Phương pháp phòng ngừa nhồi máu cơ tim không ST chênh lên Để phòng ngừa nhồi máu cơ tim không ST chênh lên nói riêng và các bệnh tim mạch nói chung, bạn nên: Duy trì cân nặng khỏe mạnh. Hoạt động thể chất (ít nhất 150 phút mỗi tuần với cường độ vừa phải tùy theo sức mình). Nếu bạn sử dụng thuốc lá dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả sản phẩm vaping), việc bỏ thuốc lá sẽ đặc biệt hữu ích trong việc ngăn ngừa cơn nhồi máu cơ tim. Hạn chế rượu bia.", "Chào chị Đỗ, Theo kết quả siêu âm tim chị cung cấp là chị đã bị bệnh và van động mạch chủ. Với tình trạng bệnh này, biện pháp điều trị tốt nhất là phẫu thuật thay van tim. Nếu chị không có điều kiện để phẫu thuật thì nên uống thuốc và theo dõi tích cực. Tôi nhận thấy hiện tại chức năng co bóp cơ tim của chị còn bảo tồn, buồng tim chưa giãn lớn, cho nên chị có thể điều trị nội khoa để trì hoãn một thời gian. Thân mến! BS.CK2 Thái Thị Mai Yến BV Nhân dân 115", "Tìm hiểu chung bệnh cơ tim Bệnh cơ tim là gì? Bệnh cơ tim là một bệnh tiến triển ở cơ tim. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh cơ tim sẽ ảnh hưởng đến tim, khiến chúng không thể bơm máu đến phần còn lại của cơ thể như bình thường. Có nhiều loại bệnh cơ tim khác nhau, do nhiều yếu tố gây ra, từ bệnh mạch vành cho đến một số loại thuốc. Bệnh cơ tim có thể dẫn đến nhịp tim không đều, suy tim hay một số biến chứng khác. Bệnh cơ tim thường có bốn loại: Bệnh cơ tim giãn nở Trong bệnh cơ tim giãn nở, các thành của tim trở nên căng và mỏng từ đó dẫn đến việc chúng không thể co bóp một cách bình thường. Đây là bệnh lý cơ tim phổ biến nhất, bệnh có thể ảnh hưởng đến cả trẻ em và người lớn. Nguyên nhân có thể là do di truyền hay nhiều yếu tố khác và ở nhiều trường hợp, nguyên nhân vẫn chưa được xác định. Khi mắc bệnh cơ tim giãn nở, bạn có nguy cơ bị suy tim , các vấn đề về van tim và nhịp tim. Bạn cần phải gặp bác sĩ để được theo dõi và điều trị khi mắc bệnh cơ tim giãn nở. Bệnh cơ tim phì đại Trong bệnh cơ tim phì đại , các tế bào cơ tim to ra và thành buồng tim dày lên. Các buồng tim bị giảm kích thước nên không thể chứa được nhiều máu đồng thời các thành tim không thể giãn ra đúng cách và có thể cứng lại. Ngoài ra, dòng máu qua tim có thể bị cản trở. Di truyền là nguyên nhân chính gây ra bệnh cơ tim phì đại. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh cơ tim phì đại sẽ không ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, một số người không có triệu chứng và không cần điều trị. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bệnh lý này không nghiêm trọng. Bệnh cơ tim phì đại là nguyên nhân phổ biến nhất gây đột tử ở trẻ em và các vận động viên trẻ. Do đó, nếu bạn mắc bệnh cơ tim phì đại nghiêm trọng, bạn cần phải gặp bác sĩ thường xuyên để theo dõi tình trạng bệnh. Bác sĩ sẽ tư vấn mức độ và số lượng bài tập thể lực mà bạn có thể thực hiện cũng như đề xuất các thay đổi về lối sống của bạn. Bệnh cơ tim hạn chế Đây là một bệnh lý hiếm gặp có thể phát triển ở mọi lứa tuổi, nhưng thường được chẩn đoán ở trẻ em. Các buồng tim trở bệnh cứng và không thể thư giãn sau khi co bóp, điều này có nghĩa là tim không thể được đổ đầy máu đúng cách. Bệnh có thể gây giảm lưu lượng máu từ tim và có thể dẫn đến các triệu chứng của suy tim, chẳng hạn như khó thở , mệt mỏi và phù chân hoặc các vấn đề về rối loạn nhịp tim. Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân dẫn đến bệnh cơ tim hạn chế là không rõ, đôi khi nguyên nhân có thể là do di truyền. Bệnh cơ tim gây loạn nhịp tim (ACM) Bệnh cơ tim gây rối loạn nhịp tim ảnh hưởng đến tâm thất trái hoặc tâm thất phải (tim có bốn ngăn, được chia thành tâm nhĩ trái và tâm nhĩ phải ở phía trên, tâm thất trái và tâm thất phải ở phía dưới) hoặc có thể là cả hai. Trong đó, loạn sản thất phải gây rối loạn nhịp tim (ARVD) là một bệnh cơ tim rất hiếm gặp nhưng là nguyên nhân hàng đầu gây đột tử ở các vận động viên trẻ. Đây là một bệnh lý di truyền, gây ra khi tình trạng mỡ và mô xơ thay thế cơ của tâm thất phải. Điều này gây ra bất thường nhịp tim và bất thường chức năng tâm thất phải. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy việc tập thể dục kéo dài và làm việc vất vả sẽ khiến cho triệu chứng của ACM trở nên tồi tệ hơn. Do đó, điều quan trọng là những đối tượng mắc ACM hoặc có nguy cơ mắc ACM nên gặp bác sĩ chuyên khoa tim mạch để thảo luận chi tiết về các chế độ tập luyện cũng như sinh hoạt." ]
Thuốc nhỏ mắt Eyal-Q Samil giảm khô mắt, làm ẩm cho mắt (5ml)
[ "Mô tả ngắn:\nEyal-Q Ophthalmic Drops là sản phẩm của Công ty Samil Pharm.co., LTD, thành phần chính là Sodium hyaluronate được sử dụng để điều trị các bệnh nội tại như hội chứng Sjogren, hội chứng Stevens Johnson, hội chứng khô mắt, các bệnh do tác động bên ngoài như phẫu thuật, thuốc, chấn thương, đeo kính áp tròng cứng.\nThành phần:\nNatri hyaluronat: 1mg\nChỉ định:\nEyal-Q Ophthalmic Drops được chỉ định dùng trong các trường hợp điều trị hỗ trợ tổn thương biểu mô màng sừng và/hoặc màng kết gây ra bởi các bệnh sau:\nCác bệnh nội tại như hội chứng Sjogren , hội chứng Stevens Johnson, hội chứng khô mắt. Các bệnh do tác động bên ngoài như phẫu thuật, thuốc, chấn thương, đeo kính áp tròng cứng." ]
[ "Mô tả ngắn:\nThuốc nhỏ mắt Azarga sản xuất bởi Alcon chứa hoạt chất chính là Brinzolamide và timolol, được sử dụng làm giảm nhãn áp ở đối tượng bị bệnh tăng nhãn áp hoặc bị glocom góc mở. \n Thuốc nhỏ mắt Azarga được bào chế dưới dạng hỗn dịch vô khuẩn, đồng nhất màu trắng đến trắng ngà.\nThành phần:\nBrinzolamide: 10mg\nTimolol: 5mg\nChỉ định:\nThuốc Azarga được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nGiảm áp lực nội nhãn cho người trưởng thành bị tăng nhãn áp (IOP) hoặc bị Glocom góc mở mà đơn trị liệu không hạ nhãn áp có hiệu quả.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Olotedin Eye Drops được sản xuất bởi công ty Sam Chun Dang Pharm. Co.,Ltd. Thuốc có hoạt chất chính là olopatadine hydrochloride, thuốc được dùng điều trị các dấu hiệu và triệu chứng của viêm kết mạc dị ứng theo mùa.\nThành phần:\nOlopatadine: 1.11MG/ML\nChỉ định:\nThuốc Olotedin Eye Drops được chỉ định dùng trong các trường hợp sau: Ðiều trị các dấu hiệu và triệu chứng của viêm kết mạc dị ứng theo mùa.", " Chào em, nhiều có thể do khô mắt hoặc do dị ứng với thành phần thuốc nhỏ mắt. Nếu ngứa nhiều, có biểu hiện sưng đỏ mắt, bạn nên ngưng nhỏ thuốc và tái khám bác sĩ Mắt để được thay đổi thuốc điều trị. Thân mến! ", "Chào em, Con mắt luôn có cơ chế bảo vệ của riêng nó. Những hóa chất lạ khi bắn vào mắt đa số sẽ gây cay mắt, kích ứng nhẹ, mắt sẽ tăng tiết nước mắt để rửa trôi những chất này. Trừ những hóa chất gây phỏng mắt thì mới đáng sợ, còn sữa tắm lifebuoy thì không nguy hiểm đến vậy. Em có thể hỗ trợ mắt của mình bằng cách nhỏ nước muối sinh lý 0.9% để nhanh rửa trôi những chất này. Nếu như sau 15-30 phút, mắt dịu bớt, sáng trong nhìn rõ thì không sao. Ngược lại nếu đỏ mắt, đau mắt ngày càng tăng thì phải đến bệnh viện Mắt để được xử trí sớm. Thân mến.", "Chào em, xảy ra khi nước mắt không thể cung cấp đầy đủ độ ẩm cho mắt. Có nhiều nguyên nhân gây khô mắt như cơ thể thiếu nước, môi trường hanh khô, nhiều gió, do thuốc... Trước hết em cần đến khám BS chuyên khoa Mắt để xác định nguyên nhân toàn thân hay tại mắt mà từ đó có hướng điều trị thích hợp. Trong thời gian đó, em chú ý uống thêm nhiều nước, mua chai nước muối sinh lý để nhỏ mắt về nhỏ ít nhất 3 lần mỗi ngày. Thân mến.", "Bạn Diem Nguyen thân mến, Khi bạn tiếp xúc làm việc quá nhiều với máy vi tính thì mắt sẽ bị là chuyện đương nhiên. Chính điều này dẫn đến nhức mắt, nhức đầu và mắt lờ đờ như mất ngũ. Hiện tượng này nếu kéo dài hơn sẽ gây khô mắt biểu hiện đau rát, xốn cộm mắt, nhìn khi tỏ khi mờ. Do đó bạn cần nghỉ ngơi, hạn chế tiếp xúc máy tính nhất là không kéo dài thời gian liên tục. Theo tôi hiện tượng này sẽ sớm hết nếu bạn có chế độ nghỉ ngơi và làm việc hợp lý vì bạn còn trẻ. Thuốc bạn đang dùng là loại nước mắt nhân tạo và thuốc bổ mắt sẽ hỗ trợ tốt cho mắt. Chào bạn,", "Ảnh minh họa - Nguồn Internet Chào bạn Huyên, Do ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường, thành phần của nước mưa hiện nay có tính acid và có chứa nhiều hoạt chất có thể gây kích ứng mắt. Nước rửa mặt buổi sáng cũng có thể còn tồn dư chất sát khuẩn, hoặc do chính loại xà phòng rửa mặt mà bạn sử dụng gây kích ứng mắt khi sử dụng. Với các trường hợp này bạn cần hạn chế để mắt tiếp xúc với yếu tố kích thích, nên dùng nước sạch để rửa mặt và mắt, nhỏ nước muối sinh lý khi thấy cay mắt để giảm khó chịu. Bên cạnh đó còn là biểu hiện của khô mắt. Để hạn chế khô mắt, bạn không nên làm việc với máy vi tính trong thời gian dài liên tục. Tránh thức đêm. Ra đường nên đeo kính mát tránh bụi, gió, nắng kích thích. Nên uống nước thường xuyên. Có thể dùng thêm thuốc nhỏ nước mắt nhân tạo. Và nên chú ý kiểm tra độ cận của mắt mỗi 6 tháng để tránh trường hợp mắt điều tiết quá nhiều, bạn cũng có thể bổ sung thêm vitamin A ngắn hạn để dưỡng mắt, bạn nhé! Thân mến!", "Chị\r\nChâu thân mến, Trên\r\nthị trường hiện nay cũng có nhiều sản phẩm bổ mắt chứa , tuy nhiên đây\r\nchỉ là sản phẩm hỗ trợ cho mắt, chứ không có tác dụng chữa bệnh cận thị. Theo\r\nTổ chức Y tế Thế giới (WHO), liều khuyến cáo Omega 3 là 300 – 500 mg/ngày.Tuy\r\nnhiên, nhiều người sử dụng liều cao hơn, và liều lên đến 3000 mg/ngày thường được\r\ncoi là an toàn theo Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ - FDA. Ngoài\r\nra, sử dụng Omega 3 trong thời gian dài chưa ghi nhận những tác dụng phụ nguy\r\nhiểm. Lưu\r\ný rằng Omega 3 có thể được bổ sung đầy đủ với chế độ ăn uống hợp lý, Omega-3 có\r\nnhiều trong cá biển sống ở vùng nước sâu như các loài cá hồi, cá trích, cá ngừ,\r\ncá thu… , các loại hạt, dầu lanh, dầu cải, dầu thực vật, rau lá xanh, tảo biển,\r\nbồ công anh, rau sam... Chị có thể cho cháu dùng Omega 3 để giúp mắt đỡ mỏi, đỡ\r\nkhô hơn khi học tập hay thường xuyên ngồi máy vi tính. Tuy nhiên, nếu có thể bổ\r\nsung omega 3 cho cháu thông qua chế độ ăn giàu omega 3 thì sẽ tốt hơn. Chúc\r\n2 mẹ con sức khỏe. Th.S Dược Trần Thị Lạc\r\nDiệp /\r\nHasan – Dermapharm", "Hình minh họa Chào em, Nguyên nhân thường gặp nhất gây ra hiện tượng này là viêm kết mạc mức độ nhẹ, em chưa bị nhìn mờ thì giác mạc chưa viêm. Virus là nguyên nhân hay gặp nhất, trong đó khoảng 80% là Adenovirus. Bệnh dễ lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với nước mắt bệnh nhân.ở mức độ này thì em chưa cần phải sử dụng thuốc nhỏ mắt có kháng sinh, vì bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Việc điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng bao gồm chườm mát, rửa mắt bằng nước muối sinh lý bình thường hay VRhoto, nếu thấy khô mắt thì nhỏ thêm nước mắt nhân tạo. Nếu bệnh diễn tiến xấu hơn như đỏ hơn, đau, tăng tiết ghèn, giảm thị lực thì phải đến khám tại BS chuyên khoa mắt để BS xử lý cho phù hợp, tránh sử dụng kháng sinh và giảm viêm bừa bãi. Ngoài ra em cần chú ý: Sử dụng khăn mặt, vật dụng cá nhân riêng trong nhà và nơi học tập làm việc.Không dụi mắt, che miệng mũi khi hắt hơi. Rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn hàng ngày, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với người bệnh. Mang kính bảo vệ mắt khi ra ngoài hoặc làm việc trong môi trường nhiều khói, bụi, hóa chất,... Tăng cường bổ sung vitamin A, C, E,...", "- nguồn internet Chào bạn Thế Sơn, Maxitrol, 3%: thành phần dexamethasone, neomycin, polymycin B. Đây là thuốc kết hợp kháng sinh và kháng viêm. Thuốc này nhỏ mắt nhưng dùng nhỏ tai vẫn được. thì tính vô trùng nghiêm ngặt hơn thuốc nhỏ tai, vì thế thuốc nhỏ mắt dùng nhỏ tai vẫn được. Nhưng thuốc nhỏ tai không dùng để nhỏ mắt, bạn nhé.", "Mô tả ngắn:\nAxcel Hydrocortisone Cream 15 g của Công ty Kotra Pharma (M) Sdn. Bhd, thành phần chính chứa hydrocortisone, là thuốc dùng để trị triệu chứng các bệnh về da. \n Axcel Hydrocortisone Cream 15 g được bào chế dưới dạng kem bôi da màu trắng, hộp 1 tuýp 5 g; hộp 1 tuýp 15 g.\nThành phần:\nHydrocortisone: 1% w/w\nChỉ định:\nThuốc Axcel Hydrocortisone Cream 15 g được chỉ định dùng trong trường hợp:\nĐiều trị triệu chứng các bệnh về da như: Bệnh da do dị ứng và viêm da tiếp xúc trong đó có cả eczema mạn tính giai đoạn liken hoá, tổn thương do côn trùng đốt, viêm da (eczema dị ứng gồm cả eczema trẻ em do thức ăn và viêm da do nấm bị chàm hóa), viêm bì thần kinh và viêm da thần kinh, viêm da dạng eczema , eczema dạng đồng xu, eczema ở tay và chân, tổ đỉa, ngứa không đặc hiệu ở vùng sinh dục, viêm môi, viêm da tuyến bã và hăm, liken phẳng, tổ đỉa.", "Bạn\r\nQuỳnh Anh thân mến, là một bệnh nhiễm trùng bờ mi. Điều trị đòi hỏi phải có sự kết hợp thuốc\r\nkháng sinh uống và dạng dùng tại chỗ ở mắt bằng thuốc nhỏ giọt và thuốc mỡ.\r\nNgoài ra bệnh nhân còn phải biết tự chăm sóc mắt như chùi rửa bờ mi hằng ngày\r\nvà mát xa nặn ép bờ mi. Việc giữ cho bờ mi luôn sạch cũng là một yếu tố quan trọng\r\ntrong điều trị. Điều trị viêm bờ mi đôi lúc đòi hỏi thời gian khá dài. Các\r\nthuốc nhỏ mắt mà bạn đã dùng đúng cho điều trị viêm bờ mi nhưng cần kết hợp\r\nthêm thuốc kháng sinh uống. Một số trường hợp viêm bờ mi gây khô mắt nên cần\r\nthêm thuốc nhỏ nước mắt nhân tạo. Chào\r\nbạn,", "Mô tả ngắn:\nGenteal Gel là một sản phẩm của công ty Alcon Laboratories, Inc., thành phần chính là hypromellose và carbomer 980. Thuốc được dùng để làm dịu cảm giác khô do đeo kính áp tròng, khói, gió, sử dụng màn hình máy tính nhiều hoặc các kích ứng khác bằng cách làm ướt và bôi trơn bề mặt của mắt. \n Genteal Gel được bào chế dạng gel nhỏ mắt và đóng gói theo quy cách: Hộp 1 ống x 10 g.\nThành phần:\nHypromellose: 3mg\nCarbomer: 2.2mg\nTá dược vừa đủ: 10g\nChỉ định:\nThuốc GenTeal Gel được chỉ định trong các trường hợp:\nGenTeal Gel làm dịu cảm giác khô do đeo kính áp tròng, khói, gió, sử dụng màn hình máy tính nhiều hoặc các kích ứng khác bằng cách làm ướt và bôi trơn bề mặt của mắt.\nDược lực học\nGenTeal Gel là một loại gel bôi mắt có tác dụng kéo dài, dùng để bôi trơn bề mặt của mắt cho tất cả các bệnh nhân bị cảm giác khó chịu ở mắt. Đặc tính nhược trương nhẹ của gel nhanh chóng bị “vô hiệu hóa” bởi dịch nước mắt có tính hơi ưu trương do mắt bị kích thích tiết ra khi bị khô.", " Chào em Huyền Trân, có thể xem là một vật lạ đối với mắt nên đôi khi gây ra kích ứng kết mạc, dẫn đến sung huyết thoáng qua. Em có thể sử dụng các loại nước mắt nhân tạo để nhỏ mắt, giúp làm bớt triệu chứng khô mắt và đỏ mắt. Trường hợp mắt đỏ kéo dài, sưng hoặc đau nhiều hơn thì cần khám BS Mắt càng sớm càng tốt. Thân mến!", "Chào em, là một biến chứng thường gặp sau mổ lasik, do đó BS thường kê toa nước mắt nhân tạo cho bệnh nhân hậu phẫu. Trường hợp của em nên tái khám chuyên khoa Mắt để BS đánh giá xem có thực sự là khô mắt sau mổ lasik hay do nguyên nhân nào khác (viêm kết mạc dị ứng chẳng hạn…) để có hướng điều trị đúng em nhé! Thân mến! " ]
Bố cháu bị tức ngực, khó thở, đi khám ở BV lao phổi Thanh Hóa thì chẩn đoán là viêm phổi gần như là mãn. Khi có thuốc thì dễ chịu nhưng khi ngừng thuốc một buổi thì lại tức ngực trở lại. Xin BS tư vấn. Gia đình xin cảm ơn.
[ " Chào em Dũng, Trường hợp của bố em cần phải xác định xem có bệnh sau lao hay không, xơ phổi sau lao, yếu tố nguy cơ thúc đẩy viêm phổi tái đi tái lại (như hút thuốc lá, đái tháo đường, nghiện rượu, suy giảm miễn dịch, dùng corticoide kéo dài, bệnh tim mạch...)... để điều trị toàn diện thì mới ngăn ngừa được tình trạng viêm phổi tái đi tái lại. Tuy nhiên, những bệnh lý trên thường gây khó thở là chủ yếu, nếu bố em bị tức ngực là chính, tức ngực đáng kể nhiều hơn khó thở thì cần phải kiểm tra bệnh lý tim mạch kèm theo. Như vậy, theo ý kiến của tôi thì bố em nên khám ở chuyên khoa hô hấp - tim mạch là phù hợp nhất. Đồng thời, bố em cần ăn uống đầy đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý, cần tập thở sâu (theo kiểu thiền, yoga) để tăng đàn hồi cho phổi, nếu có hút thuốc thì phải ngừng hút, tập thể dục thể thao thường xuyên, tránh môi trường quá ô nhiễm. Thân mến! " ]
[ "Chào bạn, điều trị cũng tương tự như lao phổi, nếu vi khuẩn lao của bạn trước đây không kháng thuốc, quá trình điều trị lao tuân thủ tốt theo đúng phác đồ của Chương trình Chống lao Quốc gia thì bạn có thể yên tâm rằng bệnh lao của mình đã bị đẩy lùi. Bạn nên tái khám 1 lần để chụp lại phim phổi và siêu âm kiểm tra hạch xem có di chứng gì sau điều trị hay không. Trường hợp nếu hạch tái phát trở lại hoặc xuất hiện tổn thương nghi lao tiến triển ở phổi thì có khả năng là lao kháng thuốc cần phải thay đổi phác đồ điều trị bạn nhé! Thân mến.", "Chào bạn, Tôi cần\r\nnhiều thông tin hơn từ bạn để có thể định hướng tư vấn cho bạn tốt hơn, ví dụ:\r\ntuổi, giới, nghề nghiệp, các bệnh lý khác kèm theo như tăng huyết áp, rối loạn\r\nchuyển hoá mỡ, đái tháo đường, hút thuốc lá, nếu là nữ thì đã mãn kinh hay\r\nchưa... Tốt nhất, bạn\r\nnên đi khám lại với bác sĩ tim mạch. Tôi nghĩ bạn cần phải làm xét nghiệm máu,\r\nđo điện tim, siêu âm tim và (có thể) trắc nghiệm gắng sức, từ đó mới có thể\r\nphân tầng nguy cơ hay chẩn đoán triệu chứng bạn đang có ( , khó thở...) là do tim, hoặc có thể\r\nnghĩ đến các nguyên nhân khác. Bên cạnh\r\nđó, bạn cần một lối sống lành mạnh, tập thể dục, vận động mỗi ngày, tránh căng\r\nthẳng trong công việc, tránh làm việc nhiều thời gian trước máy tính, ăn uống\r\nđiều độ và đúng giờ. Tôi nghĩ điều đó sẽ giúp ích cho bạn. Chúc bạn\r\nkhỏe. Thân chào bạn , BS Nguyễn\r\nThái Bình Sơn Phòng khám Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn", "Chào bạn, Hiện tại tình trạng phổi của ba bạn đang khá nặng nề, do vi khuẩn lao gây tổn thương. Trước đây bệnh lao được xem là bệnh nan y, không điều trị sẽ tử vong. Nhưng hiện nay việc điều trị đã có nhiều tiến bộ, khả năng chữa khỏi rất cao. Sau quá trình điều trị, phổi có thể hồi phục phần nào, nhưng nhiều khả năng sẽ để lại sẹo. Nếu sẹo quá nặng có thể ảnh hưởng đến khả năng hô hấp và vận động, có thể cần thở oxy. Nếu sẹo không quá nặng thì vẫn sinh hoạt bình thường. Bạn nên khuyên ba tuân thủ điều trị cho thật tốt, khi giai đoạn bệnh ổn định hơn sẽ tập phục hồi chức năng hoặc xem xét đặt stent phế quản nếu có chít hẹp bạn nhé! Thân mến.", "Tức ngực, khó thở sau khỏi COVID-19 là dấu hiệu không tốt, cần thăm khám bác sĩ ngay. Chào bạn, Đau ngực khi hít thở có thể do bệnh lý của màng phổi như viêm màng phổi, tràn khí màng phổi, tràn dịch màng phổi, hoặc đau do mô mềm, thành ngực. Nếu đau ngực có kèm cảm giác đè nặng khó thở, sức khoẻ có cảm giác chưa hồi phục hoặc còn sốt, ho đàm vàng xanh, mệt mỏi nhiều thì bạn cần sắp xếp tới bệnh viện khám và điều trị bạn nhé! Thân mến!", "Phổi bị tắc nghẽn gây thiếu oxy cho hoạt động cơ thể. Chào chú, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh lý của đường thở và nhu mô phổi, nguyên nhân thường gặp nhất là do hút thuốc lá. Triệu chứng của bệnh là khó thở, ho khạc đàm mạn, giảm khả năng gắng sức kéo dài và tiến triển nặng dần. Bệnh nhân sẽ được chụp Xquang phổi và đo chức năng hô hấp để đánh giá mức độ giới hạn luồng thông khí. Hầu hết các giai đoạn bệnh cần sử dụng thuốc xịt, thuốc hít hàng ngày để giảm triệu chứng và cảm thấy khoẻ hơn, hiếm khi có thể khỏi bênh hoàn toàn mà không cần dùng thuốc. Các thuốc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hiện nay chủ yếu dùng được xịt họng hoặc hít, với nhiều lựa chọn tuỳ theo độ nặng của bệnh, BHYT cũng chấp nhận thanh toán 1 phần chi phí nếu đúng tuyến. Do đó, chú nên tiếp tục tái khám định kỳ, cai thuốc lá và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị chú nhé! Thân mến. Mời tham khảo thêm: >>", "Thưa bác sĩ, Tôi là nam năm nay 21 tuổi, thỉnh thoảng tôi bị đau ngực bên phải, trước kia tôi có hút thuốc lá nhưng đã bỏ được 1 thời gian, liệu triệu chứng tôi bị có liên quan đến phổi không ạ? Cảm ơn bác sĩ! Chào bạn Tuan Anh, có thể có rất nhiều nguyên nhân, liệt kê theo cấu trúc giải phẫu thì đau ngực phải có thể do: đau thần kinh - cơ - xương vùng ngực, đau do màng phổi, đau bệnh tại phổi, phía dưới: đau do áp xe gan, viêm tụy... Như vậy đau ngực phải chỉ là một triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau, do đó khó có thể chỉ dựa vào triệu chứng này để chẩn đoán bệnh cho bạn được. Bạn cần phải đi khám và nếu cần có thể cần làm những xét nghiệm thông thường như Xq tim phổi, điện tim... giúp cho chẩn đoán chính xác từ đó có hướng điều trị phù hợp. Thân chào!", "Chào bạn, Với những thông tin bạn cung cấp\r\nthì nguyên nhân gây đau ngực, khó thở khởi phát đột ngột khi nghỉ với tính chất\r\nnhư trên ban đầu hướng đến bệnh lý hô hấp và tim mạch, như ,\r\nthuyên tắc phổi, bệnh mạch vành, bệnh động mạch chủ... Bạn cần đến khám tại chuyên\r\nkhoa Tim mạch hay hô hấp đều được, BS sẽ thăm khám kết hợp với xét nghiệm kiểm\r\ntra (chụp Xquang tim phổi, siêu âm tim, đo điện tim, xét nghiệm máu...) từ đó\r\nxác định nguyên nhân và điều trị thích hợp sớm.", "Chào em, Đau ngực phải có thể do nguyên nhân thành ngực (thần kinh cơ), bệnh lý phổi - màng phổi, do bệnh lý ở gan, hiếm gặp do tim ở người trẻ khỏe... triệu chứng đau ngực xuất hiện trong tình huống kể trên thì thường là do nguyên nhân thành ngực, không nguy hiểm lắm. Nếu triệu chứng đau không nhiều và em không có khó chịu nào khác, vẫn ăn uống ngon miệng, thì em có thể theo dõi thêm, tránh làm việc gắng sức, dùng thêm thuốc bổ magie, canxi, kali, vitamin 3B, ngủ nghỉ và tập thể dục thì sẽ bớt. Nếu đau kéo dài trên 1 tuần không giảm cũng cần vào viện kiểm tra, đăng ký khám chuyên khoa Cơ xương khớp hay chuyên khoa Tim mạch đều được, em nhé. Thân mến.", "Khó thở, tức ngực khi gắng sức là triệu chứng bất thường của cơ thể cần được thăm khám kịp thời Chào em, Việc tăng cân nhiều trong thời gian ngắn có thể gây ra các rối loạn trong cơ thể, người dễ đổ mồ hôi hơn, làm việc nhiều dễ mệt hơn. Tuy nhiên, các triệu chứng khó thở, tức ngực khi gắng sức của em cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý tại tim mạch, hô hấp, nội tiết, trào ngược dạ dày thực quản... Do đó, em nên đến bệnh viện để kiểm tra, đăng ký khám tại chuyên khoa tim mạch - hô hấp để BS tiến hành thăm khám, xét nghiệm cơ bản cho em (như xét nghiệm máu, siêu âm tim, chụp phim ngực...) để tầm soát nguyên nhân và điều trị thích hợp, em nhé.", " Chào bạn, Trường hợp của bạn chắc chắn có bất thường ở phổi cần đến bệnh viện hay cơ sở y tế chuyên sâu bệnh phổi và lao để làm rõ là bệnh gì, cũng chưa chắc chắn bất thường này là lao phổi. Thân mến!", " Chào Vuong Hoang, Đau vai hay ngực sau là bình \r\nthường do sẹo nhu mô phổi hay màng phổi để lại, đôi khi co kéo gây ra \r\ncảm giác đau nhức. Đây không phải là đấu hiệu của lao tái phát. Tuy \r\nnhiên nếu tình trạng này kéo dài hay tăng thêm bạn nên đến bệnh viện hay\r\n cơ sở y tế chuyên sâu về bệnh phổi và lao để khám và làm rõ hơn. Thân mến!", "Chào bạn, Tràn dịch màng phổi do viêm (ở trường hợp của bạn là lao màng phổi) có thể gây những biến chứng do sự tăng sinh fibrin như viêm dính màng phổi, dày màng phổi, vôi hóa màng phổi,… Bạn mới điều trị lao màng phổi chưa hết giai đoạn tấn công, nếu vẫn còn đau ngực khi hít thở sâu hoặc ho, là hiện tượng thường gặp, nếu dịch đã hết và các triệu chứng khác như sốt, sụt cân, mệt mỏi giảm đi là dấu hiệu đáp ứng tốt với điều trị. Một số trường hợp có thể đau kéo dài kể cả khi đã khỏi bệnh lao. Nếu đau nhiều, bạn có thể tái khám để bác sĩ kê thêm thuốc giảm khó chịu và tích cực tập thở, tập vật lý trị liệu để mau chóng hồi phục bạn nhé! Thân mến.", "Chào em, Ho kéo dài có thể gặp trong nhiều nguyên nhân, như biến chứng của trào ngược dạ dày thực quản, viêm mũi xoang chảy dịch mũi sau, hen suyển, lao phổi, thuốc...Ho nhiều có thể dẫn đến đau liên sườn do căng cơ thành ngực. Nếu em đã khám phổi bình thường, uống thuốc vẫn không hết ho và đau ngực, lại có thêm triệu chứng khó thở khi ho thì cần làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu hơn để tìm ra bệnh, như chụp X-quang ngực nếu chưa chụp hoặc đã chụp nhưng chụp cách đây 2 tháng, chụp CTscan ngực nếu X-quang ngực có tổn thương nghi ngờ, tầm soát bệnh hen, tầm soát trào ngược dạ dày thực quản… Như vậy, em nên đến bệnh viện để kiểm tra lại, nếu là bệnh viện đa khoa thì vẫn đăng ký khám ở chuyên khoa hô hấp, hoặc đến bệnh viện chuyên về phổi thì có BV Phạm Ngọc Thạch (TPHCM). Khi đi em nhớ đem theo hồ sơ sức khỏe gồm hồ sơ khám bệnh và toa thuốc đã dùng. Song song đó, em cần chú ý, vệ sinh răng miệng sạch ngày 2-3 lần sau khi ăn, súc miệng nước muối trước và sau ngủ dậy, vệ sinh lưỡi mỗi ngày (không cạo lưỡi mạnh), uống nhiều nước trong ngày và ăn uống bồi bổ, không hút thuốc lá, hạn chế nước đá lạnh và thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, nước có gas, không nằm hay vận động mạnh trong vòng 2 giờ sau ăn, tối nên nằm đầu cao, giữ ấm hầu họng, tránh nơi ô nhiễm khói bụi, dùng nước muối khoáng rửa mũi trước và sau khi ngủ dậy, sau khi đi ở ngoài về.", " Thế Sơn thân mến, Đau ngực trong trường hợp của em có thể do một số nguyên nhân như do ho nhiều gây đau thành ngực hay đau cơ, đau thần kinh liên sườn do tác dụng phụ của thuốc, đau do bệnh lý dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản hoặc do không đáp ứng nên viêm nhiễm xâm lấn màng phổi gây đau… Để xác định nguyên nhân đau ngực, cần phải khai thác thêm tính chất của cơn đau ngực, thời gian khởi phát, vị trí chính xác, hướng lan, các yếu tố tăng/ giảm đau… Những thông tin em cung cấp khá mơ hồ, chưa giúp BS định khu tổn thương để có thể tư vấn cụ thể cho em. Tốt nhất em nên tái khám chuyên khoa Hô hấp để được tư vấn đánh giá trực tiếp và chính xác em nhé! Trân trọng.", "Chào bạn Vân, và khó thở là hai triệu\r\nchứng thường gặp trong bệnh lý tim mạch. do tim thường được mô tả một\r\ncách điển hình là đau ngực hoặc cảm giác bóp nghẹt vùng sau xương ức, đau lan\r\nlên cổ, hàm, tay trái, đau xuất hiện liên quan với gắng sức và giảm khi nghỉ\r\nngơi, kèm theo khó thở. Tuy nhiên, đ cũng có thể do\r\nnguyên nhân khác như viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, viêm sụn sườn,\r\nhoặc chỉ là đau cơ năng (hay gặp ở nữ, ít vận động, công việc văn phòng,\r\nstress...). Với triệu chứng đ , bác sĩ tim\r\nmạch thường chú ý thêm các yếu tố nguy cơ khác như: bệnh đái tháo đường, rối\r\nloạn chuyển hoá mỡ, hút thuốc lá, béo phì, nữ mãn kinh... và các yếu tố như\r\ntuổi tác, giới... để định hướng chẩn đoán trên nguyên tắc cần loại trừ nguyên\r\nnhân đau ngực do tim, sau đó mới đến các nguyên nhân ít nguy hiểm khác. Bạn 26 tuổi, đ do tim không\r\nloại trừ nhưng ít nghĩ đến. Bạn nên đến khám bệnh tại Phòng khám Nội khoa chung\r\nhay Tim mạch để được chẩn đoán và điều trị. Thay đổi lối sống như tập thể dục\r\nvận động mỗi ngày, cân bằng công việc và thư giãn, tránh stress, ăn uống đúng\r\ngiờ... sẽ giúp bạn cải thiện triệu chứng này. Thân chào bạn, BS Nguyễn Thái Bình Sơn Phòng\r\nkhám Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn" ]
Chào bác sĩ, tôi có làm xét nghiệm HBsAg= 50s/co, anti HBs= 101mIU/ml. Cho tôi hỏi kết quả này ý nghĩa ra sao? Cảm ơn bác sĩ. (Lâm Nhân Hậu - Cần Thơ)
[ "Hình\r\nminh họa. Nguồn Internet Nhân\r\nHậu thân mến, Với\r\nnhững gì bạn cung cấp tôi nghĩ có 1 sự nhầm lẫn trong đánh máy. Tốt nhất bạn\r\nchụp hình lại xét nghiệm và gửi mail cho chúng tôi thì tôi sẽ tư vấn chính xác\r\nhơn. Thân\r\nái. AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí Trích nội dung:" ]
[ "Chào\r\nbạn, CRP\r\nhay CRP hs (CRP siêu nhạy - hs là viết tắt của từ hypersensitive) là hai xét\r\nnghiệm phản ánh tình trạng viêm của cơ thể. Tuy nhiên để có chẩn đoán xác định\r\ncần phối hợp nhiều yếu tố, trong đó lâm sàng (những dấu chứng và triệu chứng)\r\nđóng vai trò rất quan trọng. Một kết quả xét nghiệm không nói lên toàn cảnh bệnh.\r\nvới kết quả xét nghiệm này tôi chỉ có thể nói với bạn kết quả không có bất thường\r\nbạn nhé. Thân,", " Chào em, là kháng thể bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm siêu vi gây viêm gan B (HBV), reactive có nghĩa là dương tính, tức là có kháng thể. Kháng thể được tạo ra trong 2 trường hợp, một là em đã từng nhiễm HBV từ bên ngoài, có thể có biểu hiện viêm gan cấp do HBV hoặc không nhưng nay cơ thể đã loại trừ hoàn toàn HBV ra khỏi cơ thể và tạo ra kháng thể bảo vệ; hai là kháng thể được tạo ra nhờ vào chủng ngừa viêm gan B. Dẫu sao đi nữa, với kết quả này, cho thấy em đã có nồng độ kháng thể kháng HBV cao, tức là được bảo vệ khỏi viêm gan siêu vi B. Nồng độ kháng thể bảo vệ trong máu của em rất cao (là điều tốt), em không cần đi chích ngừa lại, em nhé. Tuy nhiên, kháng thể có thể giảm dần theo thời gian, do vậy sau 10-20 năm em có thể xét nghiệm lại Anti HBs, nếu lượng kháng thể xuống thấp dưới mức an toàn thì chích nhắc lại 1 mũi vaccine là được. Thân mến!", "Xin hỏi bác sĩ: Em và chồng đi xét nghiệm đều có kết quả: HBsAg (+); HBeAg (-); SGOT: 42U/L; SGPT:37U/L. Như vậy là đã bị viêm gan B phải không ạ? Chúng em đang ý định có em bé (khoảng 7 ngày - kiểm tra que thử thai vẫn 1 vạch). Em đã tiêm phòng sởi, quai bị, rubella, thuỷ đậu, viêm gan A, HPV. Em đang nghi ngờ có em bé nhưng 2 ngày nay lại bị ngứa ở bộ phận sinh dục, rất khó chịu, ra khí hư, đi tiểu có màu vàng đục, em đã mua viên đặt viêm nhiễm (mới đặt 1 viên). Như vậy em muốn hỏi: Em phải làm gì để không ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé? Nếu em đang trong thời gian có em bé mà đặt viên đặt viêm nhiễm có ảnh hưởng gì đến thai nhi không? (Hoàng Hồng - Quảng Ninh) Trả lời: Chào Hoàng Hồng, Bạn tham khảo thêm về các xét nghiệm viêm gan B nhé: - Nếu HBsAg (-) thì bệnh nhân không mắc bệnh viêm gan B, Anti HBs là một kháng thể chống virus viêm gan B, khi HBsAg (-) và Anti HBs (-) thì bạn cần được tiêm ngừa viêm gan B, trường hợp Anti HBs (+) bạn không phải tiêm ngừa do đã có kháng thể chống virus viêm gan B. - Nếu chỉ dựa vào xét nghiệm HBsAg (+) chỉ nói lên người đó có nhiễm siêu vi B thôi, chứ chưa chắc chắn người đó mắc bệnh viêm gan B, đây là một xét nghiệm tầm soát. * Khi HBsAg (+) cần làm thêm một số xét nghiệm như: HBeAg, men gan, xét nghiệm sinh học phân tử HBV DNA sẽ có 2 trường hợp xảy ra: + HBsAg (+) nhưng men gan không tăng: đây là trường hợp người lành mang trùng, bạn không phải điều trị, bạn sống hòa bình với virus viêm gan B và kiểm tra men gan mỗi 6 tháng. + HBsAg (+) và men gan tăng, bạn cần được theo dõi, nếu men gan tăng liên tục trong 6 tháng mới kết luận bạn bị viêm gan B mạn tính. Trường hợp này bạn cần điều trị, cẩn thận hơn bạn sẽ được làm thêm xét nghiệm HBeAg và xét nghiệm sinh học phân tử HBV DNA(định lượng virus). Với những xét nghiệm phân tích ở trên và dựa vào xét nghiệm, có thể nói bạn đang nhiễm siêu vi B, bạn cần theo dõi và làm xét nghiệm mỗi 6 tháng ở những cơ sở y tế có uy tín, để đảm bảo tính chính xác của xét nghiệm. Trước khi có thai, bạn chuẩn bị tiêm ngừa là rất tốt, nhưng dịch âm đạo ra như vậy là bất thường “huyết trắng màu vàng đục, ngứa, khó chịu”, cần khám phụ khoa ngay để BS cho xét nghiệm huyết trắng và điều trị kịp thời. Bạn không nên tự ý đặt thuốc khi chưa khám và xét nghiệm huyết trắng, vì như thế vi khuẩn sẽ kháng thuốc và việc điều trị cũng không đem lại kết quả như mong muốn. Để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và thai nhi, trong thời gian mang thai hoặc trong thời gian chuẩn bị có thai, bạn cần hạn chế dùng thuốc ngoại trừ có chỉ định dùng của BS. Thuốc có ảnh hưởng đến thai nhi không còn tùy thuộc vào loại thuốc bạn đặt, bạn không cho biết tên thuốc nên BS không tư vấn cho bạn rõ được. Bạn mới đặt 1 viên thì nên ngưng ngay và khả năng ảnh hưởng đến thai nhi là rất thấp. Thân mến!", "Chào em, Chỉ số tế bào máu tăng cao hay giảm thấp đều có bất thường nhưng đế có kết luận và đánh giá mức độ nguy hiểm cần xác định tăng giảm đó do sinh lý hay bệnh lý, nguyên nhân, các chỉ số tế bào máu khác,… Tốt nhất, em nên trao đổi với bác sĩ điều trị. Thân mến.", "Chào bạn, Theo kết quả xét nghiệm trên, cho thấy bé có , vì so với chuẩn của phòng xét nghiệm nơi bạn cho bé làm có kết quả thấp hơn bình thường. Tùy theo hóa chất làm xét nghiệm, mỗi phòng sẽ có một chuẩn riêng, vì vậy, bạn không thể so sánh như trên. Tuy nhiên, để giải tỏa nỗi lo lắng bạn có thể đưa bé đến cơ sở y tế có phòng xét nghiệm chuyên sâu hơn. Thân mến.", " Chào bạn, là xét nghiệm đo kháng thể bảo vệ chống viêm gan siêu vi B. Xét nghiệm này dương tính có nghĩa là bạn đã có kháng thể bảo vệ. Tuy nhiên, với mức kháng thể này bạn cần tiêm nhắc thêm vaccine để tăng nồng độ kháng thể và tăng khả năng bảo vệ cơ thể. Xét nghiệm này không phải là xét nghiệm đánh giá chức năng gan, vì vậy không phản ánh được gan của bạn có bình thường hay không, bạn nhé. Thân mến! Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp. Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng: › Gửi đến email: › Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang › Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983 - 0976 328 725", "Xét nghiệm Anti HBs là xét nghiệm kiểm tra khả năng miễn dịch của cơ thể đối với virus viêm gan B. Chào em, Anti HBs là kháng thể bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm siêu vi gây viêm gan B (HBV), reactive có nghĩa là dương tính, tức là có kháng thể. Kháng thể được tạo ra trong 2 trường hợp, một là em đã từng nhiễm HBV từ bên ngoài, có thể có biểu hiện viêm gan cấp do HBV hoặc không nhưng nay cơ thể đã loại trừ hoàn toàn HBV ra khỏi cơ thể và tạo ra kháng thể bảo vệ; hai là kháng thể được tạo ra nhờ vào chủng ngừa viêm gan B. Dẫu sao đi nữa, với kết quả này, cho thấy em đã có nồng độ kháng thể kháng HBV cao, tức là được bảo vệ khỏi viêm gan siêu vi B. Nồng độ kháng thể bảo vệ trong máu của em rất cao (là điều tốt), em không cần đi chích ngừa bổ sung vắc xin phòng viêm gan B ở thời điểm hiện tại, em nhé. Tuy nhiên, kháng thể có thể giảm dần theo thời gian, do vậy sau 10-20 năm em có thể xét nghiệm lại Anti HBs, nếu lượng kháng thể xuống thấp dưới mức an toàn (thường là dưới 50) thì chích nhắc lại 1 mũi vaccine là được, còn để xuống dưới 10 là phải chích lại đủ 3 mũi vắc xin phòng viêm gan B. Thân mến!", "Bệnh viêm gan siêu vi B hiện nay đang là một vấn đề lớn đối với sức khỏe toàn cầu Chào em, HBsAg Net có nghĩa là âm tính, tức là em không có đang nhiễm viêm gan siêu vi B. Anti HBs là kháng thể bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm siêu vi gây viêm gan B (HBV), pos có nghĩa là dương tính, tức là có kháng thể. Kháng thể được tạo ra trong 2 trường hợp, một là em đã từng nhiễm HBV từ bên ngoài, có thể có biểu hiện viêm gan cấp do HBV hoặc không nhưng nay cơ thể đã loại trừ hoàn toàn HBV ra khỏi cơ thể và tạo ra kháng thể bảo vệ; hai là kháng thể được tạo ra nhờ vào chủng ngừa viêm gan B. Em chưa chích ngừa vắc xin chứng tỏ em thuộc trường hợp 1 kể trên. Tuy nhiên hiện em đã có nồng độ kháng thể kháng HBV cao, tức là được bảo vệ khỏi viêm gan siêu vi B. Nồng độ kháng thể bảo vệ trong máu của em hiện đủ để bảo vệ cơ thể em khỏi nhiễm virus viêm gan siêu vi B, nhưng không cao và sẽ tiếp tục giảm xuống dần theo thời gian, nên tốt nhất em nên chích nhắc lại 1 mũi vaccine để nâng mức kháng thể lên cao an toàn. Khi lượng kháng thể tiếp tục giảm xuống còn dưới 10 là em phải chích nhắc lại đủ 3 mũi vaccine phòng viêm gan B đấy.", " Chào bạn, được chẩn đoán khi nồng độ Hgb > 18.5 ở nam, Hgb > 16.5 ở nữ kèm theo các triệu chứng lâm sàng khác. Ở người bình thường đôi khi số lượng hồng cầu cũng vượt trên ngưỡng. Nếu lo lắng bạn có thể đến BV Truyền máu huyết học để được kiểm tra lại và làm thêm 1 số xét nghiệm cần thiết nhé. Thân mến! ", " Chào bạn, Herpes IgG tests là xét nghiệm máu để chẩn đoán nhiễm (HSV). Khi cơ thể nhiễm HSV, hệ miễn dịch sẽ tạo ra kháng thể để chống lại virus. Các xét nghiệm máu nhằm tìm kiếm các kháng thể này để phát hiện có nhiễm virus hay không. HSV-1 thường gây nhiệt miệng trong khi HSV-2 gây mụn rộp sinh dục. Kháng thể IgG dương tính nghĩa là cơ thể bạn đã từng nhiễm virus HSV chứ không nói lên được rằng hiện tại có nhiễm hay không, và ổ nhiễm là ở miệng hay cơ quan sinh dục. Cách duy nhất để xác định nhiễm HSV loại nào (type 1 hay 2) chủ yếu dựa vào triệu chứng bệnh. BS không rõ vì lý do gì bạn lại đi làm xét nghiệm nói trên. Nếu được, bạn vui lòng cung cấp thêm thông tin để được tư vấn cụ thể hơn bạn nhé!", "Chào em, Chồng của em có xét nghiệm có nghĩa là chồng của em đang mang trong người virus viêm gan B, nhưng có 2 tình huống xảy ra, một là “viêm gan B” (virus đang làm tổn thương tế bào gan, men gan sẽ tăng), hai là “nhiễm virus viêm gan B thể không hoạt động”. Giá trị HBsAg dương tính bao nhiêu (3403.47 hay cao hơn hay thấp hơn) không quan trọng bằng việc chẩn đoán thể bệnh như tôi đã đề cập ở trên. Do vậy người bệnh cần được khám và điều trị tại chuyên khoa gan mật hay chuyên khoa nhiễm để xác định bệnh và điều trị thích hợp. Kết quả xét nghiệm của em là HBsAg âm tính, chứng tỏ em không nhiễm viêm gan siêu vi B, em nên chích ngừa viêm gan B sớm để phòng cho chính mình, khi hoàn tất liệu trình chích ngừa viêm gan B (3 mũi hay 5 mũi) thì em sẽ có kháng thể bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm siêu vi gây viêm gan B, em có thể quan hệ tình dục với chồng em mà không lo ngại việc nhiễm viêm gan siêu vi B từ anh ấy, và khi mang thai sinh nở em cũng không lo ngại việc truyền cho con mình (chú ý, nếu trẻ sơ sinh bị nhiễm viêm gan siêu vi B thì bệnh khá nặng nề). Khi chưa tiêm ngừa đủ mũi thì em và chồng em nếu có quan hệ tình dục nên sử dụng bao cao su để bảo vệ (tức là chưa có con sớm), cũng không nên quan hệ tình dục bằng đường miệng, tránh tối đa các tiếp xúc có dính máu của cả 2 (như dùng chung bàn chải đánh răng, cạo lưỡi...). Thân mến. AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa. giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: . Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn.", "Chào Duy Thanh, Các chỉ số xét nghiệm máu của bạn đều nằm trong giá trị bình thường, do số lượng bạch cầu tổng không tăng, và Neutrophil thực tế không tăng, chỉ thay đổi % do sai khác với chỉ số tham chiếu của nơi xét nghiệm. Điều này không có ý nghĩa gì, không phải là dấu hiệu của ung thư hay nhiễm trùng gì cả nên em không cần lo lắng em nhé! Thân mến.", " Chào em, Với kết quả trên cho thấy em đáp ứng tốt với thuốc điều trị kháng virus , cụ thể nồng độ HBV qua các lần định lượng HBV DNA giảm dần và đạt mức dưới ngưỡng phát hiện (nhưng vẫn còn chút ít trogn máu). HbeAg âm tính trong trường hợp của em nghĩ nhiều là em mắc loại đột biến HbeAg, hay còn gọi là viêm gan B mạn thể đột biến, thể HbeAg âm tính. Bởi vì ngay từ đầu khi nồng độ virus trong máu của em cao, HBV DNA (+) thì đã có HBeAg (-). Do vậy, ở em, chủ yếu dựa vào nồng độ virus mới nói được là virus có đang tăng sinh hay không. Thế nhưng, viêm gan B mạn thể đột biến, thể HbeAg âm tính, thì điều trị khó hơn các thể khác. Mặc dù nồng độ virus giảm dần và đạt mức dưới ngưỡng phát hiện, nhưng men gan vẫn còn cao, cụ thể là men SGPT - loại men gan được dùng theo dõi chính trong viêm gan B mạn - vẫn trên mức 30 UI/L. Do vậy, cần phải tìm nguyên nhân gây tăng men gan khác có không, và phải đánh giá coi có xơ hóa gan chưa (hay gặp ở người viêm gan B mạn nhiều năm). Mặc dù “Sức khỏe cháu tốt, ăn uống bình thường ít khi ốm đau. Siêu âm bụng gan mật kết quả cũng bình thường.” Nhưng xơ gan giai đoạn sớm đa số đều như vậy, do vậy phát hiện sớm xơ gan phải dùng đến kỹ thuật tiên tiến hơn, là Fibro scan, ARFI để khảo sát xơ hóa gan. AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "- nguồn internet Chào em, Trước hết em cần coi lại chi tiết này: “total anti hbs dương tính 0.005” có vẻ là em nhầm, đúng ra sẽ là “total anti HBc dương tính 0.005”! Theo kết quả này cho thấy em đã từng nhiễm HBV trước đây, có thể có biểu hiện do HBV hoặc không nhưng nay cơ thể đã loại trừ hoàn toàn HBV ra khỏi cơ thể và tạo ra kháng thể bảo vệ. Nồng độ kháng thể bảo vệ trong máu của em rất cao (là điều tốt), hiện tại em không cần đi chích ngừa viêm gan siêu vi B nữa, em nhé. Tuy nhiên, kháng thể có thể giảm dần theo thời gian, do vậy sau 10-20 năm em có thể xét nghiệm lại Anti HBs, nếu lượng kháng thể xuống thấp dưới mức an toàn thì chích nhắc lại 1 mũi vaccine là được. - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa. giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: . Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn.", "Chào bạn, đã thể hiện rất rõ qua kết quả\r\ntrên, vì khác đơn vị nên có thể khiến bạn băn khoăn, đơn vị tính theo UI/mL sẽ\r\nbằng 1/5 số copies/mL. Khi nồng độ HBV DNA dưới ngưỡng phát hiện thì không cần\r\ntính ra cụ thể là bao nhiêu nữa, vì chứng tỏ bệnh đang tiến triển tốt, cơ thể\r\nđã và đang tiệt trừ virus khỏi cơ thể và trong vòng 6 tháng kể từ lúc mắc bệnh,\r\nvirus sẽ bị loại bỏ hoàn toàn. Thân mến! " ]
Thuốc cảm cúm Bảo Phương điều trị cảm mạo, nhức đầu, hắt hơi, sổ mũi (120ml)
[ "Mô tả ngắn:\nCảm Cúm Bảo Phương là sản phẩm của Dược phẩm Bảo Phương với thành phần chính là bạc hà, địa liền, kim ngân hoa, kinh giới, thanh hao hoa vàng, thích gia đằng, tía tô. Thuốc ho Cảm Cúm Bảo Phương có tác dụng điều trị cảm mạo, nhức đầu, hắt hơi, sổ mũi.\nThành phần:\nKinh giới: 12g\nTía Tô: 12g\nKim ngân (Hoa và Cuống): 8g\nThích gia đằng: 8g\nĐịa liền: 12g\nThanh Hao: 8g\nBạc hà: 4g\nChỉ định:\nCảm mạo, phát nóng lạnh, nhức đầu, hắt hơi, sổ mũi, đau người không có mồ hôi." ]
[ "Mô tả ngắn:\nVaco-pola2 của Công ty Cổ phần Dược Vacopharm, Long An, thành phần chính là Dexclorpheniramin maleat, được dùng để điều trị sổ mũi dị ứng, viêm mũi (mùa hoặc quanh năm), dị ứng do thức ăn, thuốc, ký sinh trùng, nổi mày đay, viêm kết mạc.\nThành phần:\nDexchlorpheniramine: 2mg\nChỉ định:\nThuốc Vaco-pola2 được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nÐiều trị sổ mũi dị ứng, viêm mũi (mùa hoặc quanh năm). Ðiều trị dị ứng do thức ăn, thuốc, ký sinh trùng, nổi mày đay, viêm kết mạc.", "Chào bạn Phương Nam, Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể khi có tác nhân kích thích vùng hầu họng. Đờm gồm các dịch tiết của khí phế quản, phế nang, họng, các xoang hàm trán, các hốc mũi. Do đó khi ho có đờm cần xác định rõ nguyên nhân nào từ đó sẽ có hướng điều trị thích hợp. Không phải trường hợp ho đờm nào cũng dùng được thuốc tan đàm. Những trường hợp có sử dụng thuốc ức chế ho hoặc thuốc chống dị ứng thì không sử dụng được thuốc tan đàm. Vì khi dùng thuốc tan đàm kết hợp thuốc ức chế ho, đàm có loãng nhưng không có phản xạ ho thì bạn không khạc ra được đàm. Cũng như khi dùng chung với thuốc chống dị ứng, chúng có khuynh hướng làm khô đờm và ứ đọng lại đờm gây ho kéo dài và làm cho bệnh trầm trọng hơn. Có nhiều thuốc tan đàm như: acetylcystein, bromhexin, các thuốc phối hợp như atussin, solmox broncho, bricanyl… quan trọng cần xác định bạn có nhiều đờm do nguyên nhân nào, nếu do mũi họng hoặc do viêm mũi xoang thì bạn không nên dùng thuốc tan đàm, bạn có thể hút rửa mũi cho thông thoáng kết hợp dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm, chống dị ứng thì bệnh sẽ khỏi. BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt, GS - BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng - Nguyên giám đốc BV Từ Dũ sẽ \"gỡ rối\" cho chị em về bệnh phụ khoa. giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: . Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn. ", "Mô tả ngắn:\nAcemuc của Công ty Cổ phần Sanofi Việt Nam có thành phần hoạt chất chính là acetylcysteine , dùng điều trị trong trường hợp tiết chất nhầy trong bệnh hô hấp có đàm nhầy quánh như trong viêm phế quản cấp và mạn tính.\nThành phần:\nAcetylcysteine: 200mg\nChỉ định:\nThuốc Acemuc 200mg viên được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nDùng điều trị trong trường hợp tiết chất nhầy trong bệnh hô hấp có đàm nhầy quánh như trong viêm phế quản cấp và mạn tính.", "Mô tả ngắn:\nSiro thuốc trị ho Naomy là thuốc trị ho phối hợp 3 chất long đàm, sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược phẩm TW3 giúp giảm các triệu chứng ho do cảm lạnh, cảm cúm, ho khan, ho dị ứng, sổ mũi, nghẹt mũi, chảy nước mắt và mẫn ngứa, ho do hút nhiều thuốc lá, hít phải chất gây kích ứng.\nThành phần:\nDextromethorphan hydrobromid: \nClorpheniramin maleat: \nAmoni Clorid: \nGlyceryl guaiacolate: \nChỉ định:\nSiro thuốc trị ho Naomy chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nGiảm các triệu chứng ho do cảm lạnh , cảm cúm , ho khan, ho dị ứng, sổ mũi , nghẹt mũi, chảy nước mắt và mẫn ngứa . Ho do hút nhiều thuốc lá, hít phải chất gây kích ứng.", "Mô tả ngắn:\nCisteine 100 là sản phẩm của Công ty TNHH Thai Nakorn Patana Việt Nam với thành phần chính là Carbocisteine. Cisteine 100 có tác dụng hỗ trợ điều trị các rối loạn đường hô hấp có tăng tiết đờm nhầy; long đờm, giảm ho trong rối loạn cấp và mãn tính của đường hô hấp; điều trị hỗ trợ trong viêm xoang, viêm mũi họng, chảy dịch ống tai và giảm việc tăng tiết trước khi phẫu thuật.\nThành phần:\nCarbocisteine: 100mg\nChỉ định:\nThuốc long đờm, giảm ho trong rối loạn cấp và mãn tính của đường hô hấp.\nĐiều trị hỗ trợ trong viêm xoang, viêm mũi họng, chảy dịch ống tai và giảm việc tăng tiết trước khi phẫu thuật.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Xịt Mũi Thái Dương là sản phẩm được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Sao Thái Dương, thuốc có thành phần chinh là Nghệ vàng ( Rhizoma Curcuma longae ), Menthol ( Mentholum ), Camphor ( Comphora ), được dùng trong các trường hợp: hắt hơi liên tục nhiều lần không dứt, sổ mũi, nghẹt mũi, ứ đọng dịch đờm nhầy trong xoang mũi, xoang trán...mỗi khi thay đổi thời tiết hay hít phải bụi nhà, phấn hoa, mùi lạ...; ngứa mũi, khô mũi, sổ mũi, cảm giác khó chịu ở mũi, viêm mũi do cảm cúm... \n Thuốc Xịt Mũi Thái Dương được bào chế dưới dạng chất lỏng màu vàng, mùi thơm tinh dầu, pH 5-7. Hộp 1 lọ x 20 ml.\nThành phần:\nNghệ: 2\nMenthol: 20\nDL-camphor: 20mg\nChỉ định:\nThuốc Xịt Mũi Thái Dương được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nHắt hơi liên tục nhiều lần không dứt, sổ mũi, nghẹt mũi, ứ đọng dịch đờm nhầy trong xoang mũi, xoang trán...mỗi khi thay đổi thời tiết hay hít phải bụi nhà, phấn hoa, mùi lạ...\nNgứa mũi, khô mũi, sổ mũi, cảm giác khó chịu ở mũi, viêm mũi do cảm cúm...", "Mô tả ngắn:\nThuốc AGIMFAST 60 được sản xuất bởi Công ty CP Dược phẩm Agimexpharm, có thành phần chính là fexofenadin, được chỉ định để điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng như hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mũi, ngứa vòm miệng và họng, mắt ngứa đỏ và chảy nước mắt, mày đay mạn tính vô căn. \n Thuốc AGIMFAST 60 được bào chế dưới dạng viên nén bao phim. Hộp 1 vỉ x 10 viên nén bao phim.\nThành phần:\nFexofenadine: 60mg\nChỉ định:\nThuốc AGIMFAST được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nĐiều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng như: Hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mũi, ngứa vòm miệng và họng, mắt ngứa đỏ và chảy nước mắt, mày đay mạn tính vô căn.", "Mô tả ngắn:\nThuốc viêm da Bảo Phương là sản phẩm được sản xuất bởi Cơ sở Sản xuất Thuốc Y học Cổ truyền Bảo Phương , sản phẩm chứa Khương hoàng, Ngải cứu, Hoàng bá. Thuốc được dùng trong điều trị: Chàm da (Eczema), tổ đỉa (Dysidrose), viêm da tiếp xúc, lở loét; viêm da cấp: Giời leo (zona), mụn rộp (herpes), sùi mào gà; viêm da mãn: Sừng hóa trong chai chân, mắt cá, mụn cóc.\nThành phần:\nHoàng bá: 1.0\nNgải cứu: 2.2\nKhương hoàng: 2.3\nChỉ định:\nThuốc viêm da Bảo Phương được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nĐiều trị chàm da ( Eczema ), tổ đỉa ( Dysidrose ), viêm da tiếp xúc , lở loét. Điều trị viêm da cấp: Giời leo ( zona ), mụn rộp ( herpes ), sùi mào gà . Điều trị viêm da mãn: Sừng hóa trong chai chân, mắt cá, mụn cóc.", "Mô tả ngắn:\nThuốc xoang Spray là sản phẩm của Công ty Cổ phần Gonsa , thành phần chính là dược liệu Kim ngân hoa, Hoàng cầm, Liên kiều, Eucalyptol, Camphor và Menthol, được dùng để điều trị viêm xoang cấp và mạn tính, viêm mũi dị ứng, viêm mũi mạn tính và điều trị cúm.\nThành phần:\nMenthol: 0.04\nHoàng cầm: 0.25\nKim ngân hoa: 0.25\nEucalytol: 0.003\nCamphor: 0.002\nChỉ định:\nThuốc xoang Spray được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nÐiều trị viêm xoang cấp và mạn tính, viêm mũi dị ứng , viêm mũi mạn tính. Ðiều trị cúm.\nĐối tượng sử dụng\nDùng cho người bị viêm xoang, viêm mũi có các biểu hiện: Đau nhức ê ẩm vùng đầu, trán, thường kèm sốt nhẹ và choáng váng. Chảy nước mũi, dịch loãng trong hoặc đặc, có màu, có mùi. Tắc, nghẹt mũi, gây khó thở. Ngửi kém. Ngứa mũi, hắt hơi, ho từng cơn. Dùng cho người bệnh cúm với triệu chứng: Ớn lạnh, sốt, đau họng, đau nhức bắp thịt, nhức đầu nặng, ho, suy nhược , mệt mỏi và khó chịu nói chung.", "Mô tả ngắn:\nCarflem 375 mg của Công ty Cổ phần Pymepharco, thành phần chính Carbocistein, dùng để điều trị rối loạn cấp và mạn tính đường hô hấp trên và dưới kèm theo tăng tiết đàm nhầy như: Viêm mũi , viêm xoang, viêm phế quản, khí phế thủng.\nThành phần:\nCarbocisteine: 375mg\nChỉ định:\nThuốc Carflem 375 mg được chỉ định trong các trường hợp:\nRối loạn cấp và mạn tính đường hô hấp trên và dưới kèm theo tăng tiết đàm nhầy như: Viêm mũi, viêm xoang , viêm phế quản, khí phế thủng.", "Mô tả ngắn:\nThuốc xịt mũi Thông Xoang Nam Dược của Công ty TNHH Nam Dược , thành phần chính là Tân di hoa, Thương nhĩ tử, Ngũ sắc, là thuốc được dùng để điều trị viêm mũi, viêm xoang mãn tính và ngăn ngừa tái phát. và dùng cho bệnh nhân bị viêm xoang cấp và mãn tính, viêm mũi dị ứng . Ngoài ra, thuốc còn được dùng cho người đang điều trị viêm mũi dị ứng do thời tiết thay đổi. \n Thuốc xịt mũi Thông Xoang Nam Dược được bào chế dưới dạng thuốc xịt mũi. Hộp 1 lọ 15 ml.\nThành phần:\nNgũ sắc: 5\nThương nhĩ tử: 5\nTân di hoa: 5\nChỉ định:\nThuốc xịt mũi Thông Xoang Nam Dược được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nĐiều trị nghẹt mũi, chảy nước mũi, hỗ trợ điều trị viêm mũi, viêm xoang cấp và mạn tính.", "Mô tả ngắn:\nThuốc xịt mũi Mome Air 60 là sản phẩm của Sava Healthcare Limited (India) chứa hoạt chất Mometason furoat BP dùng trong điều trị các triệu chứng viêm mũi dị ứng theo mùa và viêm mũi dị ứng quanh năm.\nThành phần:\nMometason furoat: 3mg\nChỉ định:\nThuốc xịt mũi Mome Air 60 chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:\nChỉ định cho người lớn và trẻ em từ 2 tuổi trở lên để điều trị các triệu chứng viêm mũi dị ứng theo mùa và viêm mũi dị ứng quanh năm. Chỉ định cho người lớn và trẻ em từ 2 tuổi trở lên để làm giảm tình trạng nghẹt mũi có liên quan đến viêm mũi dị ứng theo mùa. Dự phòng triệu chứng viêm mũi dị ứng theo mùa ở người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên. Chỉ định điều trị polyp mũi cho người lớn từ 18 tuổi trở lên.", "Mô tả ngắn:\nThuốc “Coldi-B” là sản phẩm của Dược phẩm Nam Hà có thành phần chính gồm Oxymetazoline hydroclorid giúp làm giảm tạm thời triệu chứng ngạt mũi do cảm lạnh, viêm mũi dị ứng và viêm xoang.\nThành phần:\nOxymetazoline: 7.5mg\nMenthol natural: 1.5mg\nCamphor (natural): 1.1mg\nChỉ định:\nThuốc Coldi-B được chỉ định giúp làm giảm tạm thời triệu chứng ngạt mũi do cảm lạnh, viêm mũi dị ứng và viêm xoang.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Fexofenadin là sản phẩm của Dược phẩm Cửu Long (VPC) chứa hoạt chất Fexofenadin hydroclorid được chỉ định ở người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên để giảm các triệu chứng liên quan đến viêm mũi dị ứng theo mùa.\nThành phần:\nFexofenadine: 120mg\nChỉ định:\nThuốc Fexofenadin được chỉ định ở người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên giúp giảm các triệu chứng liên quan đến viêm mũi dị ứng theo mùa.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Deslomeyer là sản phẩm của Công ty liên doanh Meyer-BPC với thành phần chính là Desloratadin. Thuốc Deslomeyer được chỉ định để điều trị dị ứng.\nThành phần:\nDesloratadine: 2.5ml\nChỉ định:\nGiảm nhanh các triệu chứng liên quan đến viêm mũi dị ứng như hắt hơi , sổ mũi và ngứa mũi, sung huyết/ nghẹt mũi , cũng như ngứa, chảy nước mắt và đỏ mắt , ngứa họng và ho .\nGiảm các triệu chứng liên quan đến mày đay như giảm ngứa, giảm kích cỡ và số lượng ban." ]
Chào BS, Em bị bệnh trào ngược thực quản, bị nóng rát vùng ngực rất khó chịu, có đi nội soi và uống thuốc tây nhưng cảm thấy không đỡ. Em không bị đau bụng mà chủ yếu bị nóng rát vùng ngực, mỗi lần như vậy em dùng thuốc chữ P màu vàng là đỡ. Nay em có thấy trên mạng có bán thuốc Tỳ Bác Thảo, em muốn hỏi BS liệu em có thể tự mua thuốc này để uống được không? BS hãy cho em ý kiến và phương pháp điều trị bệnh này. Em xin chân thành cảm ơn.
[ "Chào bạn Hoàn, 1. Trường hợp của em tôi dự đoán em bị bỏng thực quản do - Bệnh này cần được phối hợp điều trị nhiều loại thuốc vì trường hợp của em đáp ứng kém. - Ngoài ra không chỉ đơn thuần dựa vào thuốc mà em còn phải thay đổi trong cách sinh hoạt, cụ thể như sau: + Không để quá mập + Hạn chế ăn gia vị + Không ăn khuya + Khi ngủ nên nằm ở tư thế đầu cao hoặc nghiêng trái + Bỏ rượu bia và thuốc lá + Hạn chế thức ăn béo + Khi xài dây thắt lưng hoặc áo ngực (nữ) thì nên chọn loại vừa phải, không quá chặt - Em nên đi khám thêm với BS chuyên khoa Tiêu hóa để được điều trị lâu dài vì bệnh này dễ tái phát. 2. Về loại thuốc đông dược mà em hỏi, tôi không có kinh nghiệm nên không thể khuyên em. Tuy nhiên có 1 nguyên tắc em cần nhớ là phải mua những loại có nhãn mác, có giấy chứng nhận đã được kiểm định và đã được cơ quan y tế cho phép lưu hành chính thức ở Việt Nam thì mới an toàn cho sức khỏe. Thân mến!" ]
[ "Cây chè dây Chào bạn, Chè dây là loại dược liệu có vị ngọt, nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm đau, chống viêm. Một số nghiên cứu cho thấy loại thảo dược này có tác dụng trị viêm loét dạ dày, do đó ít có khả năng là nguyên nhân gây cho trào ngược dạ dày thực quản nặng hơn. Tuy nhiên, nếu đang dùng thuốc điều trị trào ngược, bạn nên tránh dùng chung với các thuốc khác, kể cả thuốc Đông Y để tránh tương tác làm giảm hiệu quả điều trị bạn nhé! Thân mến. Câu hỏi trước: >>", " Chào bạn, Triệu chứng như trên không chỉ gặp trong bệnh lý viêm dạ dày, mà có thể gặp trong nhiều bệnh khác như bệnh lý của sỏi mật, của gan, của tụy... Chẩn đoán xác định bệnh cần phải nội soi dạ dày và làm xét nghiệm tầm soát Hp như CLO test, tùy thuộc vào sang thương dạ dày tá tràng, có nhiễm Hp không mà có hướng điều trị thích hợp như kháng sinh, thời gian điều trị… Thuốc bạn đang dùng là một loại ức chế tiết acid, nhưng sử dụng như vậy chưa đúng cách và chưa đủ thời gian điều trị. Triệu chứng khó thở và đau ngực gặp trong rất nhiều bệnh lý, có thể liên quan đến tình trạng đau bụng hoặc cũng có thể là biểu hiện của bệnh lý khác. Phải tùy nguyên nhân gây bệnh mà có phương pháp điều trị riêng, không có “1 thuốc chung” bao hết các bệnh “có thể có” để trị được. Do đó, tôi thành tâm khuyên bạn nên đến khám tại cơ sở y tế để được khám toàn diện và làm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán chính xác bệnh. Thân mến, AloBacsi.v n", "Chào bạn, Tôi biết bạn đang rất băn khoăn lo\r\nlắng về tình trạng bệnh kéo dài của mình, nhưng khổ nỗi, càng lo lắng càng quẫn\r\ntrí thì càng làm bệnh phức tạp hơn. Việc phối hợp thuốc Bắc trong trường\r\nhợp này là không nên, vì một dược chất thường gặp trong bài thuốc Bắc chuyên\r\ntrị , đau nhức, viêm nhiễm nói\r\nchung là corticoide, nếu dùng liều lượng không đúng và kéo dài sẽ vô cùng có\r\nhại, mà tác hại đầu tiên của nó là làm bệnh lý dạ dày tá tràng nặng lên, ngoài\r\nra còn gây ra hội chứng Cushing do thuốc với nhiều biến chứng toàn thân khác. Theo tôi, bạn nên đến khám và điều\r\ntrị bệnh trào ngược dạ dày thực quản tại một bác sĩ chuyên về Tiêu hóa trước cái\r\nđã, vì không chỉ dùng Nexium đơn thuần là khống chế được bệnh, mà đây là cả một\r\nnghệ thuật điều trị mà làm đúng thì bệnh mới giảm được. Bạn hãy chuyên tâm điều trị trào\r\nngược dạ dày thực quản một thời gian khoảng 1 tháng đi đã, mới thấy được hiệu\r\nquả của điều trị, vì nếu viêm họng của bạn do trào ngược dạ dày thực quản gây\r\nnên thì đây cũng là viêm họng mạn rồi, không thể ngày 1 ngày 2 là về bình\r\nthường được, bạn nhé. Thân mến! ", "Bé bị trào ngược dạ dày. Nguồn: Internet. Chào em, Bình thường ở tuổi của bé vẫn còn hiện tượng trào ngược dà dày thực quản, nguyên nhân chủ yếu là do tư thế  của dạ dày nhưng thức uống hoặc thức ăn có nhiều chất kích thích như nước ngọt có gas, cà phê, rượu bia,… từ mẹ cũng ảnh hưởng đến trào ngược của bé. Còn các thức ăn khác em có thể dùng nhưng cần tiết chế các gia vị như tiêu, tỏi, ớt. Thân mến.", " Chào bạn, Thuốc Bình Vị Thiên Ân được chiết xuất từ dược thảo điều trị , trào ngược dạ dày thực quản. Tôi khuyên bạn nếu đã điều trị Tây y thì không nên uống thuốc đông y cùng lúc vì không biết khi phối hợp chung với nhau chúng tương tác tăng tác dụng điều trị của thuốc hay làm mất tác dụng của thuốc, điều này chưa ai chứng minh được. Do đó, nếu bạn muốn uống thuốc Bình Vị Thiên Ân thì phải cách thuốc Tây y từ 3-4 giờ hoặc sau khi kết thúc điều trị bằng thuốc Tây y bạn nhé. Thân mến! ", "Chào em, Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản (GERD) là hiện tượng xảy ra khi dịch tiêu hóa của dạ dày thường xuyên bị chảy ngược vào thực quản (là một ống dẫn đưa thức ăn từ miệng vào dạ dày). Vì dịch này có tính acid nên có thể gây kích ứng và làm viêm niêm mạc thực quản. Khi dịch acid chạm đến thành sau họng có thể gây cảm giác nuốt nghẹn nuốt vướng. Hầu hết mọi người có thể kiểm soát sự khó chịu của GERD bằng cách thay đổi lối sống hay tự mua thuốc (các thuốc không cần kê toa) từ các nhà thuốc để uống. Nhưng một số trường hợp nặng hơn có thể cần phải đi khám để được chỉ định những thuốc mạnh hơn hoặc thậm chí phải phẫu thuật để làm giảm triệu chứng của bệnh. Điều trị ợ nóng và các triệu chứng khác của trào ngược acid dạ dày (trong đó có nuốt vướng) thường bắt đầu bằng các thuốc không cần kê đơn dùng để kiểm soát acid. Nếu em không thấy đỡ hơn sau vài tuần dùng thuốc, bác sĩ có thể đổi phương pháp điều trị khác. Điều trị ban đầu để kiểm soát ợ nóng. Các thuốc không kê đơn dưới đây có thể giúp kiểm soát chứng ợ nóng, bao gồm: - Thuốc trung hòa axit: làm giảm triệu chứng nhanh chóng nhưng nó không thể làm lành được phần thực quản bị viêm do axit dạ dày. Dùng quá nhiều thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ như tiêu chảy hoặc táo bón. - Các thuốc làm giảm tạo axit: các thuốc này không có tác dụng nhanh như thuốc trung hòa axit nhưng làm giảm triệu chứng đáng kể và có thể giảm sự tạo thành axit lên tới 12 tiếng. - Thuốc ngăn chặn tạo axit và làm lành thực quản: thuốc này mạnh hơn nhóm trên và hỗ trợ chỗ thực quản bị tổn thương lành lại. Khám chuyên khoa nội tiêu hóa nếu em cần phải uống những thuốc trên trong thời gian từ 2 tới 3 tuần hoặc các triệu chứng của em không giảm bớt. Song song đó, em cũng cần chú ý: - Duy trì cân nặng phù hợp: Tình trạng thừa cân gây áp lực lên toàn bộ cơ thể em, khiến dạ dày bị đẩy lên và làm axit dễ dàng trào ngược lên thực quản. - Bỏ thuốc lá: Hút thuốc làm giảm khả năng hoạt động của cơ vòng thực quản, dẫn đến axit từ dạ dày trào lên thực quản. - Đừng vội nằm sau khi ăn: Không ăn tối quá muộn, tốt nhất là trước 8h tối. Sau khi ăn 2- 3h hãy nằm xuống hoặc đi ngủ. - Ăn chậm, nhai kỹ: Cố gắng nhai kỹ và nuốt hết phần ăn trong miệng trước khi bắt đầu lấy thêm một phần ăn khác. - Chia nhỏ bữa ăn để không ăn quá no, thức ăn trong dạ dày quá đầy sẽ dễ trào lên thực quản. - Tránh các loại đồ ăn thức uống kích thích trào ngược axit: Thực phẩm béo, chiên, sốt cà chua, rượu, sô cô la, bạc hà, tỏi, hành tây và cafein. Bổ sung trái cây, rau xanh. - Tránh mặc quần áo bó sát: Quần áo quá chật sẽ gây áp lực lên phần bụng và cơ vòng thực quản dưới, tạo điều kiện gây ra trào ngược dạ dày thực quản. - Thư giãn, giảm stress: Các bằng chứng cho thấy, giảm căng thẳng và bớt lo âu có thể làm giảm triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản một cách rõ ràng.", "Chào em, Nhiều khả năng em đang bị bệnh kèm trào ngược dạ dày thực quản. Em nên đến cơ sở y tế có chuyên khoa tiêu hóa để kiểm tra chắc chắn và điều trị bệnh thích hợp. Trong thời gian này em nên hạn chế thức ăn chua, cay, nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị, nước có gas, cafe, bia rượu và không hút thuốc lá. Không nên nằm sớm trong vòng 2 giờ sau ăn, ngủ nên nằm đầu cao sẽ giảm trào ngược. Thân mến.", " Chào em, Em có các triệu chứng của bệnh lý dạ dày tá tràng, như tá tràng. Bệnh này không nên tự điều trị tại nhà thuốc, mà em nên đến khám BS chuyên khoa Tiêu hóa để kiểm tra đầy đủ, cần làm nội soi dạ dày tá tràng để đánh giá có tổn thương không, sang thương ra sao, có kèm nhiễm Hp hay không… để có hướng điều trị chuẩn nhất, em nhé. Thân mến! ", "Chào bạn, Viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản có thể gây nặng ngực, khó thở, nhịp tim nhanh do hiện tượng đầy hơi, chướng bụng, lo lắng, giảm hấp thu dưỡng chất làm người mệt mỏi, chóng mặt. Tuy nhiên, các triệu chứng này cũng có thể do rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn lo âu, bệnh lý về tim mạch, bệnh lý nội tiết… đi kèm cùng với viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản. Điều đó cho thấy nếu chỉ trị đơn thuần trào ngược dạ dày thực quản thì em sẽ không khỏe hơn, em cần đến khám BS chuyên khoa Tiêu hóa kiểm tra thêm những vấn đề kể trên để điều trị song song thì bệnh mới khỏi. Đồng thời em cần chú ý hạn chế ăn đồ chua cay, nước có gas, nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị,café, bia rượu, không hút thuốc lá và tránh căng thẳng đầu óc, ăn uống đúng giờ và nghỉ ngơi hợp lý, không nằm / vận động mạnh sau khi ăn trong vòng 2 giờ, có thể bổ sung thêm một số vi khoáng chất cho cơ như Canxi, magie, kẽm, kali, vitamin nhóm B. Thân mến.", "Chào bạn, Trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi dịch acid từ dạ dày đi ngược lại lên miệng và thực quản, gây kích thích niêm mạc các vùng này. Triệu chứng thường gặp là cảm giác nóng rát vùng ngực (sau xương ức) thường gặp ngay sau khi ăn và nặng lên vào buổi tối, có thể gặp triệu chứng đau ran vùng ngực, khó nuốt, ợ hơi, ợ chua, đôi khi triệu chứng của bệnh nhân mơ hồ hơn như chỉ có nuốt nghẹn, ho kéo dài, viêm họng, viêm thanh quản tái phát nhiều lần… Nội soi thực quản, họng bình thường chưa thể loại trừ được bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Do đó, nếu triệu chứng tiêu hoá vẫn cứ gây khó chịu, bạn nên quay lại tái khám BS chuyên khoa để làm rõ một số thông tin về bệnh sử và có hướng xử trí thích hợp bạn nhé! Thân mến.", "Với người bị trào ngược dạ dày thực quản, việc thay đổi lối sống là rất quan trọng (Ảnh minh họa) Chào bạn, Bệnh trào ngược dạ dày còn gọi là bệnh trào ngược dạ dày - thực quản  là tình trạng dịch axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Trào ngược axit dạ dày làm kích ứng niêm mạc thực quản gây ợ nóng, ợ trớ, có khi ho rất nhiều. Tình trạng bệnh trào ngược dạ dày - thực quản kéo dài có thể dẫn đến các biến chứng như viêm thực quản, hẹp thực quản, thực quản Barrett và thậm chí dẫn đến ung thư biểu mô thực quản. Ngoài điều trị bằng thuốc theo toa bác sĩ thì bạn nên thay đổi thói quen sinh hoạt , ăn uống để giúp giảm triệu chứng bệnh như: 1. Khi nằm nên nâng đầu giường khoảng 15cm so với thân mình. 2. Hạn chế sử dụng thực phẩm và đồ uống chứa chất béo, sô-cô-la, caffeine và đồ uống có cồn, chất cay, chất dai, chất chua, chất khó tiêu hóa. 3. Nên chia nhỏ các phần ăn trong mỗi bữa có thể giúp kiểm soát các triệu chứng trào ngược. 4. Dành thời gian hợp lý cho mỗi bữa ăn, nên ăn chậm, nhai kỹ. 5. Hạn chế đi nằm liền sau khi ăn vì dạ dày cần ít nhất từ 2-3 giờ để axit trong dạ dày giảm xuống. 6. Không thuốc lá vì có thể làm suy yếu cơ thắt thực quản dưới dể gây các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày - thực quản. 7. Không nên để thừa cân sẽ làm cho các triệu chứng trào ngược dạ dày - thực quản diễn ra nghiêm trọng hơn. 8. Tránh mặc quần áo chật, ép eo để hạn chế gây áp lực lên bụng và phần dưới của thực quản. Thân mến!", "Chào em, Đau ngực có nhiều nguyên nhân, từ bệnh lý của hệ tim mạch, hô hấp cho đến tiêu hoá, thần kinh, cơ xương khớp… Qua mô tả của em, bác sĩ nghi ngờ đau ngực có liên quan đến trào ngược dạ dày thực quản . Nếu bình thường em hay có triệu chứng ợ nóng, ợ chua, nóng rát vùng thượng vị hoặc sau xương ức, viêm họng - thanh quản tái đi tái lại nhiều lần, tiền căn bệnh lý dạ dày… thì nên khám chuyên khoa Tiêu Hoá để điều trị. Trong trường hợp không có các dấu hiệu trên mà vẫn còn đau ngực tiếp diễn thì cần khám chuyên khoa Hô Hấp em nhé! Thân mến.", "Ảnh minh họa - Nguồn Internet Chào cháu Phương, Theo mô tả thì cháu đang bị . Cháu đã từng bị bệnh về đại tràng nhưng có thể bệnh mỗi lúc mỗi khác, muốn biết chính xác cháu nên đến BV gặp BS chuyên khoa tiêu hóa để được khám và điều trị, cháu không nên tự ý mua thuốc uống, nếu uống thuốc không đúng bệnh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Thân mến!", " Chào em, Triệu chứng trong cổ thường gặp trong viêm họng hạt (do dịch tiết từ mũi xoang đổ xuống thành sau họng gây viêm), viêm họng mạn, loạn cảm họng do trào ngược dạ dày thực quản, do thiếu nước khô họng... Đặc điểm của trào ngược dạ dày thực quản là tối nằm đầu thấp sẽ khó chịu nhiều hơn. Dịch acid từ dạ dày trào lên làm viêm niêm mạc vùng họng miệng, gây kích thích ho, gây loạn cảm họng, gây nuốt đàm vướng rất khó chịu. Do vậy, điều trị chính trong trường hợp của em là điều trị trào ngược dạ dày thực quản. Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh chữa được nhưng cần kiên trì. Em đã từng làm nội soi thực quản - dạ dày - tá tràng bao giờ chưa, có kiểm tra nhiễm Hp chưa? Nếu chưa làm thì em nên làm 2 xét nghiệm trên. em nên khám BS chuyên khoa tiêu hóa để được cho thuốc phù hợp, khi bệnh giảm vẫn phải tái khám khi hết thuốc để điều chỉnh thuốc cho phù hợp cho tới khi bệnh hết hẳn. Song song đó, nên hạn chế ăn đồ chua cay, nước có gas, nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị, cafe, bia rượu, không hút thuốc lá và tránh căng thẳng đầu óc, ăn uống đúng giờ và nghỉ ngơi hợp lý, không nằm sau khi ăn trong vòng 2 giờ, ngủ nên nằm đầu cao. Thân mến! ", " Chào bạn, Bất cứ loại thuốc nào cũng chỉ nên sử dụng khi có chỉ định phù hợp vì có đều có khả năng gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Các tác dụng này có thể thoáng qua hoặc gây hậu quả nghiêm trọng kéo dài không thể chữa khỏi. Toa thuốc bạn gửi về cho chương trình có cả thuốc kháng sinh, kháng viêm, kháng leukotriene và ; đều là những loại thuốc có hiệu quả điều trị cao đồng thời cũng dễ gây ra nhiều tác dụng phụ nếu sử dụng liên tục kéo dài. Do đó, khi bị bệnh, bạn cần khám BS để được kê toa phù hợp chứ không nên tự ý mua thuốc uống, vừa không dứt điểm được bệnh, vừa để lại tác dụng phụ không mong muốn. Thân mến!" ]
Con trai cháu được 14 tháng, nặng 9kg, cao 73cm. Cháu bị thoát vị bẹn, lúc đầu ở trên mu, bây giờ sa xuống bìu dái ngày càng rõ, chi buổi tối khi ngủ mới trở lại bình thường. Xin hỏi BS khi nào thì cháu có thể cho bé đi mổ thoát vị bẹn được ạ? Xin BS tư vấn cho cháu. Cảm ơn BS nhiều.
[ " Chào em Thảo, Hiện tại khối của bé chưa có biến chứng thì em nên chủ động cho bé giải quyết sớm, vì không thể tiên lượng trước được khối thoát vị đó gây biến chứng lúc nào nên nếu để xảy ra biến chứng sẽ có nghiều nguy cơ không tốt cho sức khỏe của bé. Tốt nhất, em nên đưa bé đến BV Nhi Đồng khám và điều trị. Thân mến! " ]
[ "Chào bạn, tại là một phẫu thuật thẩm mỹ khá phức tạp và bé cần được phẫu thuật sớm để bé khỏi mặc cảm khi đến tuổi lớn và bắt đầu đi học. Bạn nên đưa bé đến BV Nhi đồng 1 hoặc 2 để khám và điều trị. Tùy theo dị tật tai và sức khỏe của bé,… BS sẽ tư vấn và chọn lựa thời gian thích hợp, lứa tuổi sớm nhất để chỉnh sửa vành tai, có thể là 6 tuổi. Thân mến! ", "Tình trạng vùi lấp dương vật rất dễ gặp ở trẻ có tình trạng béo phì Chào bạn, Tình trạng vùi lấp dương vật rất dễ gặp, đặc biệt là ở trẻ có tình trạng béo phì. Trường hợp con của bạn đã được phẫu thuật ở Bệnh viện Nhi đồng 2 thì có thể bác sĩ mới chỉ cắt bao quy đầu của bé mà thôi. Tuy nhiên, cắt bao quy đầu không thể nào làm cho tình trạng dài dương vật ra được đâu, mà nó chỉ cải thiện được vùng quy đầu được sạch sẽ, tuột đúng, tránh ảnh hưởng xấu đến bé. Để kiểm soát đúng tình trạng vùi lấp dương vật, đòi hỏi chúng ta phải: - Kiểm soát cân nặng của bé - Các bác sĩ nam khoa hoặc niệu nhi sẽ đánh giá tình trạng vùi lấp này của bé có bị viêm xơ hoặc vùi lấp gì khác hay không. Sau dịch, bạn có thể đưa bé đi tái khám và được chỉ định điều trị. Thân ái!", "Chào em, Nang nước thừng tinh là 1 tật bẩm sinh tồn tại 1 ống\r\nnhỏ từ ổ bụng xuống bìu, nước từ ổ bụng chảy xuống tạo thành nang,\r\nlàm nên 1 khối giống như tinh hoàn ở vùng bìu của bé, nước trong nang có thể tự hấp thu trong vòng 12-18 tháng và không ảnh\r\nhưởng gì đến chức năng sinh sản sau này của bé. Nếu quá thời gian này mà nang vẫn còn thì sẽ có chỉ định phẫu thuật.\r\nTrong thời gian theo dõi, bệnh này không cần điều trị hoặc can thiệp gì, tuy\r\nnhiên, em cần đưa bé đi tái khám theo hẹn của BS hoặc nếu em thấy kích thước\r\nnang này lớn nhanh em cũng cần nhanh chóng đưa bé đi khám để BS kịp thời can\r\nthiệp em nhé!", "Chào bạn, Nếu chỉ mới phẫu thuật 13 tháng mà bạn muốn có lẽ thời gian hơi sớm. Ngay cả khi đã đủ 1 năm rưỡi thì bác sĩ cũng cần phải đánh giá lại toàn bộ cột sống xem đã ổn định hay chưa thì mới xem xét chỉ định lấy nẹp vít ra. Các loại nẹp bằng chất liệu mới khá an toàn, không gây biến chứng, phản ứng phụ thì không nhất thiết phải mổ lấy nẹp, và bạn vẫn có thể có em bé bình thường, nếu như không có các di chứng sau chấn thương như yếu liệt, bất thường vận động, cảm giác khác… bạn nhé! Thân mến.", " Chào bạn Lý, Với , thể ở trong bìu có thể mổ hở, nếu nằm trong bụng thì tiến hành phẫu thuật nội soi. Bé từ 1-2 tuổi là mổ tốt nhất vì lúc trưởng thành bé sẽ có con bình thường như các bé khác, nếu bé sau 10 tuổi mới mổ thì khi trưởng thành khả năng có con càng khó khăn hơn. Bạn nên đưa bé đến BV chuyên khoa Nhi để các BS khám cho bé xem tình trạng sức khỏe của bé có cần mổ hay không. Bạn nên tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ và cho bé đi tái khám để bác sĩ chuyên khoa đánh giá lại. Thân mến! ", "Chào em, Bé phát triển thể chất theo tuổi như vậy là rất tốt, nhưng có nguy cơ thừa cân béo phì nên em cần chú ý đến vấn để này. Còn việc bé không chịu bú bình cũng không sao, em có thể chuyển sang đút muỗng. Nhưng nếu bé không chịu bú bình và cả ăn uống hàng ngày thì em cần đưa bé đi khám ngay em nhé. Thân mến.", "Mến chào em Huyên, Để quyết định cho thai phụ sanh thường hay sanh mổ, BS sẽ căn nhắc nhiều yếu tố và cũng tùy vào hoàn cảnh cụ thể của từng thai phụ và thai nhi. Do vậy, không thể dựa vào cân nặng của thai nhi và chiều cao của mẹ là có thể quyết định được em à. Có trường hợp thai tiến triển tốt BS quyết định cho sanh thường, nhưng trong lúc chuyển dạ đột ngột BS phát hiện có bất thường thì cũng cần nhanh chóng chuyển sang sanh mổ. Nói chung cũng khó tiên đoán trước được diễn tiến của cuộc sanh. Bình thường sanh mổ được chỉ định trong những trường hợp sau: *Mẹ: - Khung chậu hẹp, khung chậu méo, hoặc khung chậu giới hạn. - Có bệnh lý: tiền sản giật nặng hoặc sản giật, tim mạch, sùi mào gà… u xơ tử cung nằm thấp cản đường đi của thai nhi. - Có vết mổ cũ trên thân tử cung. *Thai nhi và phần phụ của thai: - Ngôi thai bất thường: ngôi ngang, ngôi mông, ngôi mặt không cúi tốt. - Suy tim thai. - Thai suy dinh dưỡng. - Con quý, hiếm (thụ tinh ống nghiệm, mẹ trên 40 tuổi mới có con đầu lòng). - Thai to trên 4 kg trở lên. - Nhau tiền đạo, nhau bong non. - Ối vỡ non, ối vỡ sớm. - Thiểu ối hoặc vô ối, sa dây rốn hoặc dây rốn quấn cổ có ảnh hưởng đến tim thai… Do vậy, chỉ có BS khám thai và theo dõi thai cho em mới có thể tiên lượng sơ bộ được em nhé!", "Chào chị, Trường hợp mà không bị thoát vị rốn thì có thể làm\r\ntiểu phẫu ở BV tỉnh chi phí khá rẻ chị ạ. Nhưng nếu mà có thoát vị\r\nrốn thì phải mổ dưới gây mê. Chi phí khoảng 5-7 triệu đồng và nằm viện 3-4\r\nngày. Thân mến,", "Triệu chứng thoát vị hoành Những dấu hiệu và triệu chứng của thoát vị hoành Suy hô hấp thường xảy ra trong vài giờ đầu sau khi sinh hoặc ngay sau khi sinh trong những trường hợp nặng. Sau khi sinh, khi trẻ sơ sinh khóc và nuốt không khí, dạ dày cùng các đoạn ruột nhanh chóng chứa đầy không khí và phình to, gây tổn thương hô hấp cấp tính do tim và các cơ quan trung thất bị đẩy sang phải (thường gặp nhất là thoát vị bên trái), ép vào phổi phải. Có thể xảy ra nhiễm trùng vùng bụng (do nội tạng trong ổ bụng bị dịch chuyển vào lồng ngực). Có thể nghe thấy tiếng nhu động ruột và không nghe được nhịp thở ở bên phổi bị chèn ép. Trong những trường hợp ít nghiêm trọng hơn, khó thở nhẹ tiến triển sau đó vài giờ hoặc vài ngày do các nội tạng ổ bụng dần dần thoát vị ra do khiếm khuyết cơ hoành nhỏ hơn. Các triệu chứng hiếm khi biểu hiện muộn, đôi khi sau một đợt viêm ruột nhiễm trùng, gây thoát vị ruột đột ngột vào lồng ngực. Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh thoát vị hoành Nếu lỗ thoát vị lớn và nội tạng ổ bụng di chuyển vào khoang ngực nhiều thì có nguy cơ gây thiểu sản toàn bộ lá phổi. Các biến chứng ở phổi khác bao gồm thiểu sản mạch máu phổi, dẫn đến tăng sức cản mạch máu phổi và tăng áp động mạch phổi. Tăng áp động mạch phổi dai dẳng dẫn đến ngăn cản sự cung cấp oxy đầy đủ ngay cả khi bổ sung oxy hoặc thở máy. Tăng áp động mạch phổi dai dẳng là nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ thoát vị hoành bẩm sinh. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.", " Chào bạn, thì khi lớn hơn khoảng 7-10 tuổi sẽ thụt vào. Trường hợp của bé không cần phẫu thuật, bạn nhé! Thân mến! ", "Chào bạn Hiền, Hẹp môn vị có rất nhiều nguyên nhân như: u bướu, sẹo loét hành tá tràng… Để điều trị hẹp môn vị chỉ có phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật thì tùy thuộc vào nguyên nhân của bệnh, có thể cắt bán phần dạ dày (cắt 1/2, 2/3, 3/4… tùy nguyên nhân), nối vị tràng. Bạn nên đến BV để được xác chẩn nguyên nhân và có hướng điều trị thích hợp. Thân mến.", " Chào bạn, Mỗi sữa mất đi chỉ có một răng vĩnh viễn thay thế, và khoảng thay của các răng này từ 6-12 tuổi. Trong trường hợp của bé nhà mình, dù còn ở độ tuổi này nhưng các răng của bé đã thay một lần, chính vì vậy giả sử nhổ đi thì răng sẽ không mọc lại nữa. Tốt nhất bạn nên dẫn bé đi trám tái tạo lại răng hoặc cần thiết thì phải chữa tủy phục hình sứ lên trên. Thân mến!", "Chào em, Mổ hay không mổ hoặc thời gian nào mổ là hợp lý… chỉ có bác sĩ trực tiếp khám, điều trị và theo dõi cho bé mới có câu trả lời chính xác cho em. Còn theo ý kiến riêng của tôi, nhiều khả năng bệnh của bé cần tiếp tục theo dõi và chưa cần thiết phải mổ ngay trong lúc này. Thân mến.", "Ngọc Dung thân mến, Lồi rốn hay còn gọi thoát vị rốn là một dị dạng bẩm sinh, hình thành từ khi rụng rốn. Phần lớn rốn sẽ hết lồi khi trẻ được 1- 2 tuổi, cũng có trẻ 3-5 tuổi mới hết lồi. Lồi rốn có nhiều mức độ khác nhau. Mới đầu còn nhẹ, khi trẻ ở tư thế đứng hoặc khóc, áp lực trong bụng tăng, rốn mới lồi ra rõ rệt. Nếu trẻ vẫn ăn ngủ bình thường, không quấy khóc thì bạn không nên lo lắng quá. Bạn có thể dùng một băng chun rộng 2-4 cm, tương ứng với rốn là một núm tròn vừa đúng bằng đường kính của rốn để băng vòng quanh ra sau lưng bé. Lưu ý không nên băng quá chặt, băng ban ngày, tối ngủ bạn bỏ ra. Tuy nhiên, bạn cần đưa bé đến bệnh viện khám khi: - Khối lồi to hơn bình thường - Khối lồi thay đổi màu sắc - Bé bị đau bụng, quấy khóc và nôn nhiều Sau khi khám nếu gặp trường hợp có ruột chui vào thì bác sĩ sẽ chỉ định mổ để khâu kín chỗ hở, vừa giải quyết triệt để, vừa phòng gây nghẹt ruột bé. Tuy nhiên rất hiếm trường hợp lồi rốn gây tắc nghẹt ruột phải can thiệp bằng phẫu thuật bạn à. BS Chuyên khoa của AloBacsi", "Thoát vị bẹn và tràn dịch màng tinh hoàn là 2 bệnh lý khác nhau và hướng xử trí cũng khác nhau. Tuy nhiên, để chẩn đoán phân biêt hai bệnh này phải dựa vào khám trực tiếp và siêu âm bìu (không rõ bé có được siêu âm chưa không thấy bạn đề cập trong thư). Bạn có thể tham khảo 2 bệnh này như sau: - Tràn dịch màng tinh hoàn: tinh hoàn bị tổn thương dẫn tới ứ đọng dịch, máu hoặc mủ giữa hai lá của màng tinh hoàn. Nguyên nhân thường do nhiễm vi trùng đường tiết niệu, sinh dục(lao, giang mai, E.coli, liên cầu, tụ cầu…) chấn thương, bệnh lý toàn thân (suy tim, xơ gan báng bụng, hội chứng thận hư), hiếm gặp hơn là do ung thư. Bệnh nhân có thể đau âm ỉ hoặc đau dữ dội từng cơn, bìu sưng to, da căng bong sa xuống dưới nhưng tinh hoàn không sa xuống. Siêu âm là một xét nghiệm chẩn đoán chính xác. Việc điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh nhưng cố gắng bảo tồn chức năng sinh sản của tinh hoàn. - Thoát vị bẹn: là một bệnh lý phổ biến hay gặp ở trẻ em mà nguyên nhân là do còn ống phúc tinh mạc, bệnh thường được phát hiện có một khối phồng ở vùng bẹn, bìu với trẻ trai và vùng mu - môi lớn ở trẻ gái, khối phồng này to lên khi trẻ ho, khóc, rặn hoặc chạy nhảy và thường tự mất khi nằm yên, khi ngủ. Đây là một bệnh lý ngoại khoa, nên mổ chủ động càng sớm càng tốt, không nên chờ bé lớn rồi mới mổ. Do đó để phân biệt hai bệnh lý này bạn nên cho bé đến BV Nhi Đồng để khám tìm nguyên nhân và điều trị sớm cho bé. BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo" ]
Xin chào bác sĩ! Tôi năm nay 63 tuổi, nữ. Gần đây tôi cảm thấy gan bàn chân, bàn tay có cảm giác nóng rát, không rõ nguyên nhân. Sức khoẻ của tôi bình thường. Tôi có uống tăng cường canxi và vitamin được vài ngày nhưng chưa thấy hiệu quả. Nhờ bác sĩ tư vấn.
[ "Lòng bàn tay, chân xuất hiện tình trạng nóng bất thường cần thăm khám bác sĩ, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc. Chào bác, Cảm giác nóng lòng bàn tay và lòng bàn chân có thể gặp trong nhiều bệnh khác nhau, như tăng thân nhiệt (thiếu nước, ăn nhiều thực phẩm cay nóng, uống nhiều bia rượu…), viêm da tiếp xúc, thiếu vitamin B, đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn vận mạch hậu mãn kinh, rối loạn thần kinh thực vật, viêm đa dây thần kinh, bệnh gan mật, cường giáp... Việc bác uống tăng cường caxni và vitamin mới có vài ngày thì khó đánh giá là có hiệu quả hay không. Tốt nhất vẫn là nên đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe tổng quát nếu không ở trong tâm dịch, làm 1 số xét nghiệm cần thiết để xác định nguyên nhân và điều trị thích hợp. Nếu vì lý do dịch bệnh tại địa phương mà việc đi khám chữa bệnh gặp một số khó khăn, bác có thể tăng cường uống nước, có thể uống các loại nước mát tự nấu (mía lau, bông cúc, rong biển...), tăng rau xanh hoa quả, hạn chế thực phẩm cay nóng nhiều dầu mỡ, không cafe bia rượu, giữ không gian sinh hoạt thoáng mát, hạn chế tiếp xúc tối đa với các loại hóa chất, tiếp tục duy trì canxi và vitamin, mát xa xoa bóp lòng bàn tay bàn chân thêm. Khi nào tình trạng bệnh không cải thiện, xuất hiện thêm nhiều khó chịu khác, thì bác liên hệ lại với AloBacsi, hoặc gọi đến tổng đài 1022, hoặc nếu có thể thì vào bệnh viện kiểm tra và đăng ký khám tại chuyên khoa Da liễu hoặc chuyên khoa Nội tổng hợp. Thân mến!" ]
[ "- nguồn internet Chào em, là chứng bệnh có thể xảy ra ở bất cứ tuổi nào kể cả nam lẫn nữ, ở người tuổi cao thường gặp là Parkinson - run khi nghỉ. Run là dấu hiệu của nhiều rối loạn thần kinh nhưng cũng thấy ở người khỏe mạnh. Theo thông tin em cung cấp, nhiều khả năng em bị run vô căn, là một bệnh lành tính, khoa học chưa tìm ra nguyên nhân nhưng ghi nhận có yếu tố gia đình, môi trường. Run vô căn có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, nhưng xuất hiện nhiều nhất ở bàn tay, ngón tay, nhất là khi bệnh nhân cố làm những việc đơn giản nhưng cần sự khéo léo như như rót nước uống, viết chữ, bấm điện thoại...và run tăng lên khi mệt mỏi, lo âu, cafe... trong khi Parkinson chỉ run tay chứ không ảnh hưởng lên đến cơ đầu mặt cổ. Vấn đề này nên khám chuyên khoa nội thần kinh là tốt nhất, bác sĩ sẽ chẩn bệnh và tư vấn điều trị theo bệnh cho em. Trong thời gian đó, em không nên uống cà phê, rượu là những chất kích thích thần kinh, gây ra run; nên thư giãn hằng ngày, tập yoga, thiền, thư giãn sâu, có thể uống thêm một viên multivitamin, bộ 3 vitamin B1, B6, B 12 hay Magie - Kali - B6 mỗi ngày cũng giúp phần nào bớt run.", "Hình minh họa Chào bạn, Tôi không khám bệnh trực tiếp cho bạn nhưng với kết quả này tôi dự đoán bạn bị thể hoạt động nên khả năng diễn tiến sang xơ gan, ung thư gan là cao nếu không điều trị tích cực. Bạn nên đi khám bệnh với BS chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật để được xét nghiệm thêm chuyên sâu đồng thời điều trị sớm và theo dõi định kỳ vì trường hợp của bạn, theo kinh nghiệm điều trị của tôi sẽ cần điều trị kéo dài ít nhất là 5 năm. Thân mến! Trích trong: Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp. Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng: › Gửi đến email: › Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang › Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983 - 0976 328 725", "Trước khi sử dụng thuốc cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây triệu chứng khó chịu Chào bạn, Các triệu chứng da nóng, gầy, ăn uống khó tiêu không chỉ gặp trong chứng nóng gan, thận yếu, mà còn có thể do những bệnh lý khác gây nên, như cường giáp (hay còn gọi là nhiễm độc giáp), hội chứng nhiễm lao chung... Do đó, bạn nên khám tổng quát để tầm soát các bệnh lý tiềm ẩn có thể mắc phải gây ra các rối loạn kể trên, nếu có bệnh thì phải trị đúng bệnh mới hết được, có nhiều bệnh không thể để lâu mới trị. Trong trường hợp loại trừ các bệnh nguy hiểm rồi thì bạn có thể dùng thêm thực phẩm chức năng hỗ trợ gan thận và điều hòa tuần hoàn não không sao cả. Thân mến.", "Chào bạn, Nóng gan là những triệu chứng, dấu chứng gây ra do tình trạng chuyển hóa các chất, chuyển hóa trong tế bào của cơ thể hoặc quá trình thải các chất dư thừa, các chất không tốt ra bên ngoài bị rối loạn. Nóng gan bao gồm rất nhiều các triệu chứng, bệnh lý của cơ thể, biểu hiện trên da bằng các triệu chứng như nổi mẩn ngứa, nổi mề đay, biểu hiện trên đường tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, biểu hiện trên đường hô hấp như hơi thở có mùi… Để có được lá gan khỏe mạnh, chúng ta phải làm sao để gan đừng hoạt động quá sức, và bớt sử dụng các chất làm tổn thương gan. Như vậy, để bảo vệ lá gan, chúng ta đừng bắt gan quá tải, hoạt động quá sức, nếu gan hoạt động quá sức sẽ dẫn đến những tổn thương hồi phục hoặc không hồi phục. Việc bổ sung các chất mát gan góp phần giúp hoạt động gan đỡ áp lực. Muốn gan hoạt động không quá sức: Thứ nhất, về chế độ dinh dưỡng: phải đảm bảo đủ chất dinh dưỡng để gan hoạt động tốt. Thứ hai, không có các chất gây độc gan hay cơ thể để gan phải cố gắng đào thải chất nguy hiểm ra khỏi cơ thể. Thứ ba, vai trò của hệ thống miễn dịch. Khi khỏe mạnh, cơ thể có thể chống đỡ mọi tác nhân gây bệnh; nhưng khi cơ thể suy yếu, những bất kỳ tổn thương dù nhỏ, cơ thể sẽ bị tổn thương nói chung và gan tổn thương nói riêng. Chính vì vậy, bên cạnh cần tầm soát và chẩn đoán nguyên nhân gây các bệnh về gan, ví dụ như viêm gan, các tổn thương gan do rượu, tổn thương gan do thuốc, đặc biệt là thuốc không rõ nguồn gốc… thì cần hạn chế các hoạt động bắt gan quá tải, cung cấp các chất bảo vệ lá gan. Về Tây y, bên cạnh điều trị chúng tôi còn khuyên bệnh nhân dự phòng. Để phòng bệnh xảy ra, chúng ta cần tăng sức đề kháng và làm cho hệ miễn dịch tốt hơn. Để giúp hệ miễn dịch tốt hơn, một vài thực phẩm có thể kích thích, tăng cường hệ miễn dịch như rau xanh, trái cây tươi, một vài thực phẩm giúp chống quá trình oxy hóa như tỏi, khổ qua… Tuy nhiên, bệnh nhân thắc mắc ăn tỏi, khổ qua, gấc bao nhiêu là đủ, ăn như thế nào và đôi khi nhiều người không thể sử dụng được. Do đó, chúng ta có thể sử dụng một vài sản phẩm được điều chế từ những chất giúp tăng cường đề kháng cơ thể, chống lại quá trình oxy hóa và hỗ trợ cơ thể khử độc. Những chất này khi sử dụng cần cân nhắc một số vấn đề như: sản phẩm được sản xuất từ những công ty uy tín và được các cơ quan chức năng xác nhận các thành phần không gây hại cơ thể; có nguồn gốc rõ ràng, an toàn và theo chỉ định của bác sĩ. Thân mến.", " Chào bạn, Triệu chứng của bạn gặp trong rất nhiều bệnh lý, do đó tôi khuyên bạn nên đến khám cơ sở y tế để được hỏi bệnh cụ thể, khám toàn diện và làm các xét nghiệm cần thiết mới có thể chẩn đoán và hướng điều trị thích hợp, chứ không nên sử dụng để qua cơn sốt vì dùng thuốc lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến chức năng gan của bạn và che lấp đi các triệu chứng của bệnh. Thân mến! Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", " Chào em, ở ngưới lớn tuổi thường là tăng huyết áp vô căn, tuy nhiên, tăng huyết áp ở người trẻ (trường hợp của em) thường có căn nguyên hay còn gọi là tăng huyết áp thứ phát. Một số nguyên nhân có thể gặp: hẹp động mạch thận, cường aldosterone nguyên phát, u tủy thượng thận, cường giáp… Nếu tìm được nguyên nhân thì có thể điều trị dứt điểm. Em có thể đến khám bác sĩ chuyên khoa tim mạch để được khám và tìm nguyên nhân. Nếu đã tầm soát tìm nguyên nhân thứ phát nhưng không có nguyên nhân thì có thể do thuốc điều trị và chế độ ăn chưa phù hợp, em nên tiếp tục tái khám và điều trị em nhé. Thân mến! ", "Chào em Hoang Nguyen, Triệu chứng nóng rát và không kèm bất thường gì trên da là biểu hiện của . Nếu em chỉ bị nóng rát hai mông khi ngồi thì có khả năng do tì đè làm giảm máu lưu thông và chèn ép mao mạch - thần kinh một vùng da. Nếu nóng rát kèm cảm giác ẩm ướt thì coi chừng bị tăng tiết mồ hôi khu trú. Em nên mặc quần áo thoáng mát, hạn chế ngồi lâu hay ngồi trên mặt phẳng cứng, nên tập thể dục hay mát xa để tăng lưu thông máu huyết. Nếu đã áp dụng những điều trên mà vẫn không hết thì em cần khám chuyên khoa nội thần kinh để BS khám kỹ lại, vì dẫu sao chẩn đoán sơ bộ qua lời em miêu tả chỉ mang tính tham khảo, có thể bỏ sót những triệu chứng quan trọng mà chỉ phát hiện được qua thăm khám trực tiếp. ", " Chào em, của mẹ em tăng cao, chứng tỏ tế bào gan đang bị tổn thương, cần phải tầm soát các nguyên nhân làm gan bị tổn thương, trong đó có viêm gan siêu vi, viêm gan rượu, viêm gan nhiễm mỡ không do rượu... để điều trị thuốc đặc trị và tiên lượng mức độ nặng của bệnh. Giá trị men gan tăng không thể hiện được chức năng gan thế nào (như trường hợp xơ gan thì men gan có thể không còn tăng cao nổi), nên không nói chính xác được là bệnh gan nặng đến đâu; tuy nhiên vì chỉ số AST < ALT nên cần phải cảnh giác đến khả năng viêm gan mạn, thậm chí là xơ gan. Mẹ em cần thiết phải khám BS chuyên khoa Gan mật để BS tiến hành tìm ra nguyên nhân, mức độ của bệnh gan để cho thuốc điều trị thích hợp. Diệp hạ châu chỉ là thuốc trợ gan, không phải thuốc đặc trị trong mọi loại bệnh gan. Mẹ em cần ăn uống đầy đủ chất, không uống bia rượu, không tự ý uống thuốc không rõ loại có thể đẩy vào suy gan cấp (thuốc nam, bắc, đông y truyền miệng không do BS có bằng cấp và nắm rõ bệnh gan kê toa). Thân mến! Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa. giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: . Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn.", " Chào em Thoại, Những biểu hiện trên báo hiệu sức khỏe có vấn đề, , nhưng chưa đủ để chỉ điểm ra bệnh gì, vì có thể gặp trong rất nhiều bệnh cảnh khác nhau, như thiếu dưỡng chất (thiếu máu, thiếu vitamin và khoáng chất... ), viêm nhiễm mạn tính, rối loạn nội tiết tố, bệnh tự miễn, bệnh hệ thống... BS cần phải khám trực tiếp cho em một cách kỹ càng và làm một số xét nghiệm kiểm tra tổng quát mới chẩn đoán sơ bộ được nguyên nhân. Do vậy, em cần đến BV để kiểm tra sức khỏe, có thể đăng ký khám nội tổng quát, hay chuyên khoa nhiễm đều được. Song song đó, em nên tập thể dục, ăn uống đầy đủ chất, uống đủ nước, tăng cường rau xanh và hoa quả, hạn chế thức ăn chua cay nhiều dầu mỡ và sinh nhiệt, tránh thức khuya, tránh các chất kích thích như cafe, trà đặc, bia rượu, không hút thuốc lá và có thể bổ sung thêm viên multivitamin mỗi ngày. Thân mến! ", "Chào em, Điều đầu tiên hết là vợ chồng em cần phải xác định được chuyện em nêu ra là đúng hay không, vì người thấy rất nóng còn người thì thấy bình thường. Cách xác định đơn giản là nhờ người thứ ba và đo nhiệt độ. Người thứ ba nên \"khám dùm\" cẳng chân của vợ em vào buổi sáng - buổi chiều và buổi tối để cảm nhận xem lúc nào là nóng nhất, không cần thiết phải vào ban đêm riêng tư. Nếu được thì nên dùng máy đo nhiệt độ hồng ngoại kiểm tra nhiệt độ các vùng khác trên cơ thể (như trán) là tốt nhất. Nếu thật sự có chuyện hai cẳng chân của vợ em về chiều tối nóng hơn buổi sáng thì cần phải cảnh giác với bệnh dãn - thuyên tắc mạch máu hai chi dưới, vì vợ em có tiền sử bệnh máu đông. Vợ em cần đến bệnh viện kiểm tra sớm, xác định bệnh và mức độ rồi từ đó mới có hướng điều trị thích hợp được.", "Chào\r\nem, Tôi\r\nkhông rõ trong thời gian gần đây em có làm việc nặng hay tập thể hình quá sức\r\nhay không vì có thể cảm giác này là do đau cơ. Tuy nhiên do không thăm khám lâm\r\nsàng nên tôi chưa có đủ dữ kiện để chẩn đoán bệnh. Nếu cảm giác này càng tăng\r\nlên hoặc kéo dài mà không giảm em nên đến gặp BS để tìm ra bệnh em nhé. Thân ái,", " Chào bạn, Với độ tuổi của bạn và các triệu chứng của bạn, tôi nghĩ nhiều bạn có vấn đề về cơ hơn là là nguyên nhân mạch vành - thường gặp ở người lớn tuổi, xơ vữa mạch máu, hút thuốc lá, tăng huyết áp và đái tháo đường, béo phì nhiều hơn. Nếu như bạn không có hút thuốc lá, béo phì hay có tiền căn bệnh lý tim mạch trước đây, bạn có thể thay đổi lối sống bao gồm tập luyện thể lực đều đặn để tăng sức cơ, ăn uống đầy đủ và điều độ, đặc biệt bổ sung thêm các loại thực phẩm chứa nhiều Kali như chuối, trứng, sữa; nghỉ ngơi và ngủ đúng mức, tránh hoạt động nhiều bên máy tính và không hút thuốc lá, hạn chế café, bia rượu thì tình trạng này sẽ cải thiện. Còn ngược lại, bạn nên đến khám tại cơ sở y tế chuyên khoa Tim mạch để được kiểm tra và điều trị bệnh sớm, bạn nhé. Thân mến! AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", " Chào bạn Nguyệt Nga, Các triệu chứng khó chịu do gây ra, thường được bệnh nhân mô tả là cảm giác ngứa, nóng rát hoặc đè nặng, hoặc tê, đau ở vùng chi bị ảnh hưởng, cũng khá phù hợp với tình trạng mà bạn mô tả. Hơn nữa, kết quả MRI cột sống và điện cơ bình thường cũng giúp loại trừ bệnh lý do tổn thương thần kinh. Điều trị thuốc uống hoặc châm cứu không đạt được hiệu quả mong muốn trong bệnh lý suy van tĩnh mạch, đó là lý do vì sao bạn không thấy cải thiện triệu chứng nhiều. Hiện nay các phương pháp được khuyến cáo chủ yếu là điều chỉnh lối sống, hạn chế ngồi, đứng lâu 1 chỗ, kê chân cao khi nằm, tập các bài tập tăng cường sức cơ ở chân, sử dụng vớ y khoa… Nếu nặng hơn có thể cần các can thiệp xâm lấn hơn như phẫu thuật, đốt laser… Bạn nên đến một BV có chuyên khoa mạch máu để được tư vấn cụ thể hơn, bạn nhé! Thân mến!", "Chào bạn, Người bệnh gan mạn tính cũng cần ăn uống đủ chất, để có sức đề kháng chống lại bệnh tật và ngăn ngừa các biến chứng, nhưng số lượng phải được tiết chế hơn người bình thường. Đảm bảo cung cấp đầy đủ các vitamin: thức ăn cần có nhiều vitamin A (lòng đỏ trứng, gan động vật, cà rốt, cà chua, bí đỏ...), vitamin C (cam, quýt, rau sống, dưa leo...), vitamin B1 (giá, đậu, rau xanh, hoa quả…), vitamin B2 có hạt kê, đậu nành. Để phục hồi và tăng cường chức năng miễn dịch nên dùng thực phẩm giàu protit động vật (mực, thịt nạc, trứng, cá), nên sử dụng dầu đậu nành, dầu mè, không nên dùng thịt hộp, thịt nguội, hạn chế chất béo, ngọt. Sử dụng thuốc cần có chỉ định của BS, tránh làm tổn thương thêm tế bào gan. Tái khám theo lịch và kiểm tra chức năng gan mỗi 3-6 tháng. Ngoài ra, không sử dụng rượu bia, café, thuốc lá. Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, có thời gian thư giãn, tập thể dục đều mỗi ngày. Thân mến!", "- nguồn internet Chào em, Cảm giác có thể\r\ngặp trong nhiều bệnh khác nhau, như tăng thân nhiệt, sốt, thiếu vitamin B, đái\r\ntháo đường, tăng huyết áp, tiền mãn kinh, sau gãy chân, rối loạn thần kinh thực\r\nvật... người bệnh có thể khám tại chuyên khoa Nội thần kinh, lão khoa hay phòng\r\nkhám đông y uy tín đều được." ]
BS ơi, Từ hôm cháu học thể dục đến giờ được 1 tuần rồi mà cháu vẫn bị đau ở vùng ngực. Đau âm ỉ 1 tuần liền. Lúc nói to hay cười nhiều, hoạt động mạnh thì cháu càng bị đau hơn. Nhiều lúc cháu bị đau lan ra 2 bên. Cho cháu hỏi như thế thì cháu bị làm sao ạ? Cháu có cần đi bệnh viện không, hay có thể uống thuốc giảm đau thế nào? Xin bác sĩ tư vấn cho cháu!
[ "Bạn Anh thân mến, Theo mô tả bạn bị sau khi tập thể dục và đau tăng khi vận động mạnh, như vậy, đau chỉ xuất hiện khi có sự tác động làm căng cơ cho nên tôi nghĩ đau không xuất phát từ cơ quan bên trong sâu như tim, phổi… mà khả năng là đau do căng giãn cơ ngực sau vận động quá sức, rất hay gặp ở người tập thể dục nặng lần đầu hay tập lại sau một thời gian dài bỏ tập. Nếu đau kéo dài, bạn có thể đến khám bác sĩ để thực hiện một vài xét nghiệm loại trừ các nguyên nhân khác như: Xquang tim phổi thẳng, điện tâm đồ, siêu âm tim… Nếu đau nhẹ chỉ cần dùng Paracetamol hoặc Ibuprofen. Trân trọng. ThS.BS Khâu Minh Tuấn Phụ trách khoa Cấp cứu tổng hợp, BV Nhân dân 115" ]
[ "Chào bạn, hay hội chứng tietze là tình trạng đau ngực cấp tính khu trú tại đường giao nhau giữa xương ức và xương sườn. Nguyên nhân thường là do chấn thương, stress hay vận động quá sức, ho nhiều… Bệnh có thể tự cải thiện sau nhiều tuần hoặc cải thiện với điều trị thuốc. Bạn nên khám BS nội tổng quát để chẩn đoán chính xác bệnh và kê toa điều trị thích hợp bạn nhé! Thân mến.", "Chào em, Trường hợp của em ,\r\nđau ngực trái, nếu kèm theo các triệu chứng như ho kéo dài, sụt cân, sốt về\r\nchiều em nên làm các xét nghiệm như: chụp X-quang phổi, xét nghiệm đàm tìm vi\r\ntrùng lao. Ngoài ra em cũng nên giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất và tập thể dục\r\nthường xuyên để tăng cường sức khỏe.", "Đau thành ngực . - Nguồn: Internet. Chào bạn, Đau ngực phải có thể do nguyên nhân tại thành ngực (cơ xương khớp sụn sườn), bệnh lý phổi - màng phổi, do bệnh lý ở gan vùng nằm sát đáy phổi phải, do bệnh lý tim mạch... B ác sĩ cần phải khai thác nhiều thông tin về bệnh tình của bạn như đau cụ thể vị trí nào, đau có lan không, khi đau có kèm khó thở, sốt, sụt cân, ho về chiều... tiền căn bệnh tình ra sao, kết hợp với thăm khám, và làm x ét nghiệm kiểm tra (x ét nghiệm máu, chụp Xquang phổi, siêu âm tim...) từ đó mới xác định được nguyên nhân và có hướng xử trí thích hợp tương ứng. Với thông tin bạn cung cấp thì b ác sĩ có quá ít dữ liệu để hướng đến nguyên nhân thần kinh, mạch máu hay vấn đề nào khác được. Bạn nên đến b ệnh viện để kiểm tra, đăng ký khám chuyên khoa T im mạch, bạn nhé. Thân mến.", "Xin chào bạn, Để khẳng định bạn có vấn đề về tim mạch hay không, bác sĩ cần\r\ncó các thông tin từ bệnh sử (triệu chứng qua lời khai bệnh của bạn), khám lâm\r\nsàng và các xét nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu (xét nghiệm máu, ECG, siêu âm\r\ntim, trắc nghiệm gắng sức, chụp động mạch vành...) Tần suất của bạn không thường xuyên (6\r\ntháng một lần), và triệu chứng đau ngực của bạn không điển hình do tim (có thể\r\ndo nguyên nhân khác như đau do thành ngực, thần kinh liên sườn, viêm sụn sườn,\r\nđau dạ dày…). Tuy vậy, để chẩn đoán hay loại trừ do tim, bạn nên đến\r\nkhám tim mạch tại bệnh viện chuyên khoa, để các bác sĩ có thể thực hiện các\r\nkhám nghiệm chuyên sâu hơn tìm bệnh cho bạn. Cảm ơn bạn. BS. Nguyễn Thái Bình Sơn Phòng\r\nkhám Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn", " Chào em, vùng giữa xương ức có thể do nhiều nguyên nhân, từ tim mạch, hô hấp, trung thất, thần kinh, cơ, tiêu hóa... trong mỗi hệ cơ quan lại gặp đau ngực trong nhiều bệnh lý khác nhau. Do đó, chỉ dựa vào thông tin đau giữa ngực kèm khó thở, vì hai triệu chứng có thể song song cũng có thể đau ngực nhiều dẫn đến hạn chế hô hấp, BS không thể chẩn đoán ra bệnh được. Dù biết làm việc tại môi trường ngoài nước có nhiều khó khăn trong việc tiếp cận y tế, nhưng với tình trạng hiện nay, tôi khuyên em nên đến BV khám và kiểm tra, để tìm ra nguyên nhân và có hướng xử trí thích hợp sớm, em nhé. Thân mến!", " Thế Sơn thân mến, Đau ngực trong trường hợp của em có thể do một số nguyên nhân như do ho nhiều gây đau thành ngực hay đau cơ, đau thần kinh liên sườn do tác dụng phụ của thuốc, đau do bệnh lý dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản hoặc do không đáp ứng nên viêm nhiễm xâm lấn màng phổi gây đau… Để xác định nguyên nhân đau ngực, cần phải khai thác thêm tính chất của cơn đau ngực, thời gian khởi phát, vị trí chính xác, hướng lan, các yếu tố tăng/ giảm đau… Những thông tin em cung cấp khá mơ hồ, chưa giúp BS định khu tổn thương để có thể tư vấn cụ thể cho em. Tốt nhất em nên tái khám chuyên khoa Hô hấp để được tư vấn đánh giá trực tiếp và chính xác em nhé! Trân trọng.", "Chào bạn, Với các cơn như trên, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra tổng quát, cũng có thể đăng ký khám tại phòng khám tim mạch. Đau ngực có thể do nhiều nguyên nhân, như tim mạch, hô hấp, đường tiêu hóa trên, thành ngực, thần kinh cơ và tâm lý. Tính chất của cơn đau ngực do tim mạch sẽ không có đặc điểm dùng tay đấm mạnh thì thoải mái, hơn nữa độ tuổi của bạn nếu không kèm các yếu tố nguy cơ tim mạch như rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh thận mạn thì khả năng có bệnh lý tim mạch cũng thấp. Cụ thể là nguyên nhân gì thì BS cần phải khám và làm một số xét nghiệm cơ bản cho bạn như: đo điện tim, chụp X-quang ngực, siêu âm tim, xét nghiệm máu và nước tiểu... mới định bệnh được, bạn nhé. Thân mến.", "Xin chào bạn, Vấn đề đau ngực có rất nhiều nguyên nhân bao gồm cả nguyên nhân tim mạch và cả nguyên nhân về cơ xương khớp, đau ngực vị trí bờ sườn có thể liên quan đến gan hay đơn giản chỉ là đau cơ. Và các trường hợp đau ngay thượng vị cảm giác co thắt có thể là trào ngược dạ dày thực quản, cũng có thể là một bệnh lý liên quan tới động mạch chủ, tim mạch… Bạn nên trình bày triệu chứng đau ngực này với bác sĩ khám lâm sàng để bác sĩ cho thêm một vài xét nghiệm tầm soát bệnh lý tim mạch nhé. Hiện nay các bệnh viện lớn như BV Đại học Y dược, BV Chợ Rẫy, BV Gia An 115… cũng đều có những chuyên khoa này có thể hỗ trợ bạn. Thân ái chào bạn.", "Chào em, Đau tức vùng giữa ngực có thể do nguyên nhân tại thành ngực (cơ xương khớp sụn sườn), bệnh lý phổi - màng phổi, do bệnh lý tim mạch, trung thất, tiêu hóa (như trào ngược dạ dày thực quản)... BS cần phải khai thác nhiều thông tin về bệnh tình của em như đau cụ thể vị trí nào, đau có lan không, khi đau có kèm khó thở, sốt, sụt cân, ho về chiều… tiền căn bệnh tình ra sao, kết hợp với thăm khám, và làm xét nghiệm kiểm tra (xét nghiệm máu, chụp Xquang phổi, siêu âm tim...) từ đó mới xác định được nguyên nhân và có hướng xử trí thích hợp tương ứng. Em nên đến BV để kiểm tra, đăng ký khám chuyên khoa hô hấp hay nội tổng quát đều được, em nhé.", "Chào em, Đau ngực phải có thể do nguyên nhân thành ngực (thần kinh cơ), tổn thương ở vú, bệnh lý phổi - màng phổi, do bệnh lý ở gan, hiếm gặp do tim ở người trẻ khỏe... triệu chứng đau ngực xuất hiện trong tình huống kể trên thì thường là do nguyên nhân thành ngực và chưa loại trừ do vú được. Nếu mẹ em bị u vú thì nguy cơ em bị u vú sẽ tăng cao vì bệnh này có tính di truyền. Em cần khám chuyên khoa phụ khoa, làm siêu âm vú song song với khám chuyên khoa hô hấp để kiểm tra, định bệnh.", "Chào em, Đặc điểm đau ngực của em ít nghĩ do nguyên nhân tim mạch, thường là do . Tuy nhiên, nguyên nhân gây đau ngực rất muôn hình vạn trạng, từ bệnh lý tim mạch, hô hấp, thần kinh cơ, tiêu hóa trên, tâm lý, cơ xương khớp...do đó dù ít nghĩ hay nghĩ nhiều thì cũng cần phải đến khám và làm xét nghiệm liên quan mới xác định rõ bệnh. Em có thể đến khám tổng quát tại cơ sở y tế đa khoa uy tín thuộc tuyến đăng ký bảo hiểm y tế, gần nhà hay những trung tâm lớn đều được, em nhé. Thân mến! ", " Chào cháu Hậu, kèm theo khó thở rất có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch như bệnh mạch vành (thiếu máu cơ tim, suy vành…), bệnh van tim (hep, hở van tim 2 lá, 3 lá, van động mạch chủ…), viêm cơ tim... Tuy nhiên, cũng không thể loại trừ một số nguyên nhân khác như: - Bệnh đường tiêu hóa: trào ngược dạ dày - thực quản, viêm thực quản… - Viêm sụn sườn: viêm tại các sụn của xương sườn, xương ức và xương cổ có thể gây ra cơn đau ngực, khó thở. - Căng cơ ngực quá mức - Căng thẳng kéo dài, đau dây thần kinh liên sườn. Nếu chỉ dựa vào những triệu chứng cơ năng mà cháu đang gặp phải thì không thể xác định chính xác được nguyên nhân gây ra cơn đau. Chính vì vậy, cháu nên tâm sự với gia đình để sớm đi khám tại các BV để được chẩn đoán xác định và có hướng điều trị thích hợp. Thân mến! ", "Chào em, Đau ngực có nhiều nguyên nhân, từ bệnh lý của hệ tim mạch, hô hấp cho đến tiêu hoá, thần kinh, cơ xương khớp… Qua mô tả của em, bác sĩ nghi ngờ đau ngực có liên quan đến trào ngược dạ dày thực quản . Nếu bình thường em hay có triệu chứng ợ nóng, ợ chua, nóng rát vùng thượng vị hoặc sau xương ức, viêm họng - thanh quản tái đi tái lại nhiều lần, tiền căn bệnh lý dạ dày… thì nên khám chuyên khoa Tiêu Hoá để điều trị. Trong trường hợp không có các dấu hiệu trên mà vẫn còn đau ngực tiếp diễn thì cần khám chuyên khoa Hô Hấp em nhé! Thân mến.", "Đau ngực do nhiều nguyên nhân khác nhau không chỉ riêng bệnh tim Chào bạn, Đau ngực là một triệu chứng thường gặp, do nhiều nguyên nhân khác nhau như bệnh tim mạch, hô hấp, tiêu hoá, thần kinh… Đau ngực do tim thường có ít nhất 2 trong 3 đặc điểm sau: xuất hiện khi gắng sức, stress, giảm khi nghỉ ngơi. Mức độ đau nhiều hay ít tuỳ mỗi người, nhưng thường là cảm giác đè nặng, xiết chặt ở ngực, kéo dài 2-20 phút. Nhưng đau ngực có thể do các nguyên nhân không phải tim mạch, ví dụ như trào ngược dạ dày thực quản, Herpes, chấn thương ngực, bệnh lý phổi. Trong các nguyên nhân đau ngực, quan trọng nhất là hội chứng vành cấp và những nguyên nhân cần cấp cứu khác, bao gồm: thuyên tắc phổi, phình bóc tách động mạch chủ ngực, chèn ép tim cấp và tràn khí màng phổi. Vì vậy, bạn nên liên lạc ngay với bác sĩ khi có những dấu hiệu sau: - Đau với những hoạt động rất nhẹ hoặc khi nghỉ, ngồi nghỉ cũng không bớt, mức độ nặng, đặc biệt trên người có bệnh nền như bệnh mạch vành trước đó, tăng huyết áp kiểm soát kém, đái tháo đường… - Đau ngực có tính chất nặng hơn với những lần trước, kéo dài hơn, ảnh hưởng đáng kể đến công việc hàng ngày. - Đau ngực kèm khó thở đột ngột, nặng, kèm sưng 1 bên chân, đặc biệt khi có yếu tố nguy cơ: hậu phẫu, bất động lâu ngày, uống thuốc ngừa thai, ung thư,… - Đau ngực như xé, đột ngột, dữ dội, có thể lan lưng trên bệnh nhân tăng huyết áp nhiều năm nhưng không điều trị hoặc kiểm soát kém. - Đau ngực kèm khó thở, ngất hay những triệu chứng khác như tím, hồi hộp, vã mồ hôi, buồn nôn, tụt huyết áp (<90/60 mmHg hoặc tụt hơn 30-40 mmHg so với nền). Trong mùa dịch những thay đổi về sinh hoạt, ăn uống, tâm sinh lý có thể gây ra cảm giác nặng ngực, khó thở nhẹ. Do đó, bạn không cần lo lắng quá mức. Tuy nhiên, nếu bạn đã có bệnh tim mạch, và lần này cảm thấy đau ngực nhiều hơn trước, có những dấu hiện lạ, hoặc lo lắng, việc liên lạc với bác sĩ điều trị sẽ giúp bạn an toàn và yên tâm hơn. Bên cạnh đó, điều quan trọng là giữ các chỉ số huyết áp, đường huyết ổn định. Kiểm soát yếu tố nguy cơ cũng giúp phòng tránh các biến chứng tim mạch. Thân mến. (Trích từ Livestream )", "Hình minh họa Chào em, Đau ngực có thể do nhiều\r\nnguyên nhân gây ra, tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính, yếu tố nguy cơ tim mạch\r\nkèm theo (tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, rối loạn mỡ máu, hút thuốc\r\nlá, tiền căn gia đình có bệnh tim mạch sớm), tính chất của đau ngực cụ thể hơn\r\nnhư hoàn cảnh khởi phát, có lan không, có kèm vã mồ hôi, tim đập nhanh, khó thở\r\nkhông...mà BS định hướng đến bệnh lý nào có nhiều khả năng nhất, như tim mạch,\r\nhô hấp, tiêu hóa, thần kinh cơ... Về triệu chứng đau đầu,\r\ntheo thông tin của em, bước đầu tôi nghĩ nhiều đây là đau đầu do căng cơ, căng\r\nthẳng, nhiều khả năng triệu chứng đau ngực của em cũng trong bệnh cảnh rối loạn\r\nthần kinh cơ nói chung do căng thẳng, stress. Em cần đến khám BS để được kiểm\r\ntra, xác định nguyên nhân và có hướng xử trí thích hợp, em nhé." ]
Thưa bác sĩ, Không hiểu sao khoảng tháng nay, ban đêm ngủ tôi hay bị sốt, sáng dậy đau mỏi vai gáy, cảm thấy rất mệt mỏi, ho kèm đau họng. Tôi có đi khám BS nói là do cảm cúm, kê toa thuốc uống cũng thấy đỡ, nhưng qua ngày hôm sau lại bị sốt như vậy nữa. Tôi bị gì và nên điều trị thế nào bác sĩ giúp tôi với?
[ "Chào bạn, Triệu chứng cả tháng, có kèm dấu chứng ở vùng hầu họng, có thể là do nhiễm\r\ntrùng tại vùng này chưa được kiểm soát tốt, cụ thể là , viêm họng mủ, viêm xoang… không điều trị dứt điểm. Sốt\r\ncòn có thể do bệnh cảnh toàn thân khác như lao, nhiễm trùng các vị trí khác gây\r\nra sốt, ung thư, tự miễn… Mỗi bệnh lý có hướng điều trị riêng, việc\r\nquan trọng là bạn phải đi khám bác sĩ Nội khoa để được tầm soát nguyên nhân của bệnh thì mới có hướng xử trí phù hợp bạn\r\nnhé! Thân ái. AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí" ]
[ " Chào Trinh Hà, Biểu hiện hắt hơi, nghẹt mũi, ho khan và đau rát họng xuất hiện mới đây trong mùa này thường gặp là do viêm mũi họng cấp do virus. Bệnh thường kéo dài vài ngày rồi tự hết, chỉ cần điều trị nâng đỡ là chính (giảm ho, giảm viêm, vitamin C). Nếu bội nhiễm thêm vi khuẩn thì thường sẽ hành sốt cao, ho có đàm, thở nhanh, khó thở, amidan sưng mủ, khi đó cần đánh thêm kháng sinh. Hiện em chỉ sốt nhẹ, nhưng ho nhiều đến , tốt hơn hết em nên khám chuyên khoa tai mũi họng để BS khám họng xem thành sau họng thế nào, khám phổi xem phổi trong không, lựa chọn thuốc phù hợp với cơ địa, bệnh tình thì bệnh sẽ mau hết. Trong thời gian đó, để đỡ khó chịu, em nên uống nhiều nước trong ngày và ăn uống bồi bổ, không hút thuốc lá, hạn chế nước đá lạnh và thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, nước có gas, giữ ấm họng, tránh nơi ô nhiễm khói bụi, có thể bổ sung thêm vitamin C (nếu không đau dạ dày) để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Thân mến! ", " Chào em, Trường hợp người bệnh đang uống mà vẫn mệt, vẫn ho nhiều, vẫn sốt... có khả năng đây là lao kháng thuốc (kháng với các thuốc trong phác đồ đang dùng nhưng vẫn còn nhiều phác đồ thay thế). Do đó, khi có biểu hiện bất thường nào, trong đó có ho dai dẳng thì em cần quay lại bệnh viện để kiểm tra. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào ho nhiều cũng là lao kháng thuốc, các nguyên nhân gây ra lao còn có thể do nhiều nguyên nhân khác như trào ngược dạ dày thực quản, chảy mũi sau...Tốt nhất là đi kiểm tra để xác định nguyên nhân. Thân mến!", " Chào em Khải, Trước hết là em cần xác định rõ có thật sự sốt hay cảm giác nóng trong người mà thôi, xác định bằng cách cặp nhiệt kế. Khi nhiệt độ cơ thể cao ≥ 37.8°C ở miệng, nách hoặc ≥ 38.2°C ở trực tràng là có sốt. có thể do nhiều vấn đề khác nhau, như nhiễm siêu vi, nhiễm khuẩn, bệnh lý viêm nhiễm hệ thống (trong đó hệ cơ xương khớp cũng có thể là ổ viêm nhiễm chính)... Việc dùng thuốc hạ sốt giúp hết sốt là điều bình thường, và khi ngưng thuốc mà bị sốt lại cũng là điều đương nhiên vì đây chỉ là thuốc hạ sốt, không phải thuốc đặc trị nguyên nhân gây bệnh vì chưa biết rõ đó là gì. Như vậy, trước mắt em cần tăng cường uống nước, có thể uống các loại nước mát tự nấu (mía lau, bông cúc, rong biển...), tăng rau xanh hoa quả, hạn chế thực phẩm cay nóng nhiều dầu mỡ, không cafe bia rượu, giữ không gian sinh hoạt thoáng mát. Song song đó, em cần đi khám kiểm tra sức khỏe để BS thăm khám và làm xét nghiệm tầm soát nguyên nhân gây bệnh cho em. Em có thể khám ở chuyên khoa nội tổng quát, hay chuyên khoa nhiễm, hay chuyên khoa cơ xương khớp đều được, em nhé. Thân mến! ", "Chào em, Nhiều khả năng em đang bị và có thể kèm viêm hạch cổ. Em cần khám BS để được kiểm tra lại và điều trị thuốc phù hợp, nếu để kéo dài có thể dẫn đến viêm họng mạn, viêm xoang mạn sau này sẽ rất mệt mỏi. Thân mến.", " Chào em, Biểu hiện sổ mũi, nghẹt mũi, đau rát họng, họng có đàm xuất hiện khi thay đổi thời tiết thường gặp là do do virus. Bệnh thường kéo dài vài ngày rồi tự hết, chỉ cần điều trị nâng đỡ là chính (giảm ho, giảm sổ mũi, giảm viêm, vitamin C). Nhưng khi bội nhiễm thêm vi khuẩn thì thường sẽ hành sốt cao, đàm đục nhiều, thở nhanh, khó thở, amidan sưng mủ, khi đó cần khám BS tai mũi họng để được điều trị thêm thuốc (trong đó có kháng sinh). Việc tự ý dùng thuốc kháng sinh sẽ làm tăng nguy cơ kháng thuốc, lúc bị bội nhiễm vi trùng thật thì vi khuẩn đã kháng nhiều thuốc, phải vào bv để truyền thuốc và có trường hợp đã ghi nhận là kháng hết các thuốc kháng sinh hiện có. Do vậy, tốt hơn hết là nếu bệnh kéo dài trên 3 ngày không bớt với điều trị nâng đỡ kể trên hoặc bệnh tái đi tái lại nhiều lần trong năm thì em nên khám BS tai mũi họng để BS lựa chọn thuốc phù hợp với cơ địa, bệnh tình thì bệnh sẽ mau hết. Trong thời gian đó, phòng bệnh thì em nên uống nhiều nước trong ngày và ăn uống đầy đủ chất, nhiều rau xanh và hoa quả, không hút thuốc lá, hạn chế nước đá lạnh và thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, nước có gas, giữ ấm hầu họng, tránh nơi ô nhiễm khói bụi, tập thể dục để tăng sức đề kháng cho cơ thể, rửa mũi bằng nước muối sinh lý trước và sau khi ngủ dậy + sau khi đi ở ngoài đường về. Thân mến! ", "Chào Trinh Nguyen, Sốt và ớn lạnh tái đi tái lại hơn 1\r\ntuần có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, trường hợp này bác sĩ nghĩ nhiều nhất\r\nlà bạn đang có và chưa sử dụng đúng loại kháng sinh mà vi\r\nkhuẩn nhạy cảm. Trong lúc sốt nhịp tim có thể tăng lên trên 100 lần/phút tùy\r\nnhiệt độ cơ thể là phù hợp sinh lý. Đau đầu cũng là triệu chứng đi kèm\r\nvới sốt, tuy nhiên cũng có thể đau đầu do tổn thương thần kinh trung ương (viêm\r\nnão, màng não) nhưng kéo dài đến hơn 1 tuần thì không phù hợp. Tôi nghĩ, bạn nên đến khám bác sĩ Nội\r\ntổng quát, làm một số xét nghiệm cần thiết để tầm soát ổ nhiễm trùng, từ đó mà\r\ncó hướng điều trị phù hợp mới dứt điểm được bệnh. Thân mến! AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Hình minh họa Chào em, Những biểu hiện gồm sốt, đau đầu, đau họng, sổ\r\nmũi báo hiệu cơ thể đang có tình trạng viêm nhiễm, thường gặp là cảm cúm, ... Việc xác định cụ thể viêm nhiễm ở đâu, do\r\nnguyên nhân gì và điều trị ra sao cần phối hợp với dữ liệu từ việc thăm khám\r\ntoàn diện cho em, do đó sẽ do BS trực tiếp khám cho em quyết định. Em nên đến cơ\r\nsở y tế kiểm tra sức khỏe, em nhé.", "Chào em, Sốt, là dấu hiệu của nhiễm trùng đường hô hấp, nhưng chưa thể định vị được nơi nhiễm trùng nếu chỉ thông qua mô tả. Em nên khám BS để xác định chẩn đoán và được kê toa thuốc điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Thân mến.", "Chào bạn, Cảm thông thường do một số siêu vi gây ra, triệu chứng chủ yếu bao gồm sốt nhẹ, hắt hơi, đau đầu, sổ mũi, đau họng, ho… Thường không cần dùng thuốc đặc trị mà chủ yếu là các thuốc giúp giảm bớt triệu chứng trong vài ngày. Em có thể sử dụng thuốc trào ngược dạ dày thực quản cùng với viên thuốc trị cảm cúm thông thường (như panadol cảm cúm chẳng hạn), không ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và tương tác thuốc bạn nhé! Thân mến.", "Chào em, Thứ nhất, nhóm các triệu chứng nuốt đau, sốt nhẹ tái đi tái lại trong 2 tháng nay hướng nhiều đến bệnh lý viêm mạn tính ở thành sau họng, em cần khám chuyên khoa tai mũi họng để xác định bệnh. Thứ hai, nhóm các triệu chứng chóng mặt về đêm, sáng dậy nặng đầu có thể gặp trong nhiều bệnh cảnh khác nhau, trong đó bao gồm viêm xoang mạn, rối loạn tiền đình, biến đổi huyết áp, biến đổi đường huyết...cần khám chuyên khoa nội thần kinh (chuyên về đau đầu, chóng mặt) hoặc có thể khám chuyên khoa nội tổng quát trước để bác sĩ thăm khám và làm xét nghiệm ban đầu nhằm loại trừ những bệnh lý toàn thân khác gây ra tình trạng trên. Như vậy, để tầm soát nguyên nhân gây ra 2 nhóm triệu chứng kể trên thì em có thể cân nhắc khám gói sức khỏe tổng quát, bao gồm cả khám tai mũi họng, khám răng, khám mắt, khám nội tổng quát cùng các xét nghiệm cơ bản ban đầu để tìm định hướng nguyên nhân gây bệnh, nếu nguyên nhân quá chuyên biệt theo hướng nội thần kinh thì mình sẽ khám chuyên khoa sâu thêm, em nhé.", " Nguyễn Hiếu thân mến, Biểu hiện của em mô tả có thể là của bệnh lý , cần khám BS chuyên khoa để được kê toa điều trị sớm, tránh để bệnh dai dẳng sẽ khó chữa hơn. Trong quá trình bệnh, em nên chú ý nghỉ ngơi đầy đủ, súc họng thường xuyên với nước muối, giữ ấm vùng cổ họng, uống nhiều nước em nhé! Trân trọng! ", "Hình minh họa Chào\r\nem, Triệu\r\nchứng của em có thể do nguyên nhân từ màng phổi hoặc , đau thần kinh\r\ncơ…gây ra, tuy nhiên do em vừa trải qua giai đoạn viêm họng sức đề kháng suy\r\nyếu cũng có thể bội nhiễm phổi gây viêm phổi, em có thể đến khám BS Nội hô hấp\r\nđể được khám và làm thêm xét nghiệm tìm nguyên nhân điều trị bệnh, em nhé.", " Chào em, Các triệu chứng trên hướng nhiều đến bệnh lý (mũi xoang, hầu họng, phế quản...). Vì lý do BS không thể kê thuốc điều trị khi không thăm khám trực tiếp cho em được, đây là luật, cho nên tốt nhất là em đến khám tại chuyên khoa Hô hấp để được xác định bệnh tình, mức độ và điều trị thuốc thích hợp. Trong thời gian này, em chú ý súc miệng bằng nước muối ấm loãng ngày 2 lần trước và sau khi ngủ dậy buổi tối, xịt mũi bằng nước muối sinh lý sau khi ở ngoài đường về, uống nhiều nước trong ngày và ăn uống bồi bổ, không hút thuốc lá, hạn chế nước đá lạnh và thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng. Thân mến!", "Chào em, Các triệu chứng trên cho thấy nhiều khả năng em đang bị , không nhất thiết ai cũng phải sốt phải ho. Em nên đến khám bác sĩ Tai mũi họng sớm để điều trị thích hợp. Chú ý nếu em có khó chịu như đầy hơi, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua thì nên báo với bác sĩ để bác sĩ trị song song trào ngược dạ dày thực quản luôn, vì đây là bệnh lý gây viêm họng dễ tái phát và khó trị hơn. Thân mến.", "Chào em, kèm sốt là những triệu chứng nguy hiểm, báo hiệu có bệnh lý đường hô hấp, có thể chỉ là viêm hầu họng, viêm phế quản phổi, nhưng cũng có thể nguy hiểm như lao phổi, áp xe phổi... Do đó, em cần đến bệnh viện có chuyên khoa hô hấp để kiểm tra và điều trị sớm, em nhé." ]
Tôi bị viêm xoang đã nhiều năm nay, mỗi khi thời tiết lạnh là bệnh lại nặng hơn và khiến tôi cảm thấy mệt mỏi. Xin hỏi bác sĩ có phương pháp nào để khó chịu do viêm xoang trong mùa lạnh không? Tôi xin cảm ơn.
[ "Giữ ấm vùng mũi giúp hạn chế khó chịu do viêm xoang trong mùa lạnh Chào bạn, Mùa đông thường khí hậu rất lạnh, độ ẩm tăng cao, nhất là vùng phía Bắc. Khi bị tức là tổn thương rối loạn hệ lông chuyển của vùng niêm mạc và sự xâm nhập của các mầm bệnh vào niêm mạc gây nhiễm trùng, nhiễm nấm, virus, hoặc dị ứng. Cơ thể chống đỡ tình trạng này rất khó khăn. Khi lạnh niêm mạc bị viêm sẽ làm tổn thương nhiều hơn, gây liệt tế bào lông chuyển khiến lông không hoạt động tốt được, cho nên tình trạng viêm nhiễm càng nặng hơn trong môi trường lạnh và ẩm. Một yếu tố quan trọng ở đây là mùa lạnh, do đó cần làm giữ ấm vùng mũi, cổ bằng cách đeo khẩu trang. Nếu 1 lớp chưa đủ thì cần đeo 2 lớp, 3 lớp, đôi khi cần quàng thêm khăn choàng qua mặt. Khi mình thở thì lượng khí sẽ làm môi trường xung quanh mặt và mũi ấm, từ đó làm đỡ hơi lạnh trực tiếp xâm nhập niêm mạc mũi, giảm kích thích, dẫn đến cương nền niêm mạc mũi. Thứ 2, tăng cường thể dục thể thao, nhà cửa kín tránh bị gió lùa. Chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng để cơ thể có năng lượng phục vụ cho nhu cầu cơ thể. Bên trên là những yếu tố phòng bệnh. Còn khi đã bị bệnh thì lúc rửa nước muối nhớ làm ấm nước muối lên 30-35 độ rồi mới xịt vào mũi, chứ không sử dụng nước muối lạnh sẽ làm tình trạng khó chịu hơn. Thân mến. (Trích từ GLTT )" ]
[ "Chào bạn, Viêm xoang là một bệnh lý mãn tính. Xoang là những cấu trúc rỗng trong hệ thống xương sọ có tác dụng làm giảm trọng lượng của khối xương sọ cũng như tạo ra sự cộng hưởng âm khi nói. Phía bề mặt xoang được phủ một lớp niêm mạc, các xoang có thông với nhau và thông với vùng mũi họng. Khi xoang có hiện tượng viêm, dịch viêm sẽ tích tụ nhiều trong các xoang chảy vào vùng mũi họng gây nên cảm giác nặng mặt, chảy dịch, đau đầu (nhất là vùng trán), nghẹt mũi, ù tai, ảnh hưởng đến khứu giác… Viêm xoang xuất tiết là tình trạng viêm xoang gây chảy dịch mũi, nhiều dịch viêm trong cấu trúc xoang gây nên triệu chứng nặng mặt, đau đầu khó chịu. Khi có bội nhiễm vi khuẩn từ bên ngoài sẽ gây thay đổi tính chất của dịch viêm, dịch viêm có thể chuyển thành màu vàng màu xanh hoặc màu nâu, được gọi là viêm xoang bội nhiễm - tình trạng này phải sử dụng kháng sinh mạnh hoặc tiến hành rửa xoang để điều trị. Hiện tại không có một nghiên cứu nào khẳng định rằng giữa việc phẫu thuật rửa xoang và điều trị kháng sinh thì biện pháp nào sẽ nổi trội hơn, mà tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân. Ví dụ nếu dịch xoang quá nhiều kháng sinh khó đáp ứng thì bắt buộc phải nội soi rửa xoang. Nếu dịch trong xoang không nhiều thì có thể điều trị kháng sinh, nếu điều trị kháng sinh thời gian dài không đáp ứng thì vẫn phải nghĩ đến việc rửa xoang.  Nếu bạn không thể đáp ứng được với việc sử dụng thuốc, hãy cân nhắc đến việc rửa xoang nội soi. Tất cả những bệnh lý mãn tính sẽ tái đi tái lại, gây phiền toái cho bệnh nhân rất nhiều, cách dự phòng viêm xoang chỉ đơn giản là súc họng miệng hằng ngày, rửa mũi hằng ngày để tránh tình trạng viêm vùng hô hấp trên. Tình trạng viêm vùng hô hấp trên sẽ kích hoạt các đợt viêm xoang gây ra cảm giác khó chịu như bạn đã từng trải qua. Ngoài ra, cũng có khuyến cáo hãy tiêm ngừa cúm mỗi năm, tiêm ngừa phế cầu… sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc phòng ngừa viêm xoang. Bệnh viện có chuyên khoa tai mũi họng đều có thể điều trị bệnh lý này (BV Đại học Y dược, BV Chợ Rẫy, BV 115… có chuyên khoa này, bạn có thể được thăm khám tại đó). Thân ái chào bạn.", "Chào bác sĩ, Hôm nay em có câu hỏi như sau, mong bác sĩ giải đáp cho em: Em năm nay 26 tuổi, chưa lập gia đình. Em có tiền sử viêm xoang dạ dày. Hiện tại cứ mỗi mùa đông về là đằng sau lưng và gáy em rất nóng rát, mà đặc biệt chỉ khi vào mùa đông mới bị còn các mùa khác không thấy. Em bị bắt đầu từ năm ngoái, lắm lúc tự dưng gáy và cổ em nóng rát phải dùng khăn lạnh đắp lên mới dễ chịu. Mong bác sĩ tư vấn giải đáp cho em! (Ngoc Thao - ) Trả lời: Chào em, Rất tiếc là BS không thể khám cho em trực tiếp qua mạng, kết hợp những triệu chứng em mô tả trong thư còn rất mơ hồ và cần làm thêm những xét nghiệm cần thiết mới có thể chẩn đoán bệnh cho em chính xác. Em có tiền sử viêm xoang và viêm dạ dày nhưng đã điều trị dứt điểm chưa, em có nội soi dạ dày không, có nhiễm vi trùng Helicobacter pylori (Hp) không…? Liệu những triệu chứng em mô tả trong thư có liên quan đến 2 bệnh của em chăng? Em có những triệu chứng trên một năm rồi nhưng có khám và điều trị thuốc gì không…? Vì còn thiếu nhiều thông tin và với những triệu chứng em mô tả trên thì BS chưa thể chẩn đoán em mắc bệnh gì, khi khám, bác sĩ sẽ xác định lại vị trí điểm đau (nóng rát cổ - họng hay nóng rát cổ - gáy? Nóng rát sau lưng và sau xương ức hay nóng rát lưng – gáy?). Em nên khám chuyên khoa Tai mũi họng kết hợp nội tổng quát để tìm rõ nguyên nhân. Từ đó, BS sẽ tư vấn và có hướng điều trị triệt để cho em. Chúc em sớm tìm ra bệnh và điều trị dứt điểm! BS Chuyên khoa của AloBacsi", "Bạn Đình Quyền thân mến, Khi bạn bị nghẹt mũi kéo dài (5 tháng), kèm theo ù tai, đau tai, đau họng... qua\r\nnội soi vòm họng, mũi xoang, BS kết luận bạn bị , viêm họng, viêm\r\ntai vòi... chứng tỏ, bệnh kéo dài lâu ngày dẫn tới viêm lan tỏa khắp hô hấp\r\ntrên (viêm mạn tính). Việc điều trị , viêm họng mạn cần phải tích\r\ncực, với các thuốc kháng sinh diệt vi trùng, thuốc kháng viêm chống sung huyết\r\nphù nề niêm mạc mũi xoang, thuốc long đờm. Bạn hãy nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý\r\ncó tác dụng dẫn lưu đờm nhớt cho thông mũi họng. Bạn hãy tái khám theo lịch hẹn uống thuốc, theo dõi theo chỉ định của bác sĩ.\r\nBạn hãy điều trị cho tới khi bệnh khỏi hẳn nhé. Chúc bạn điều trị đạt kết quả tốt!", "Chào em, Viêm họng, viêm amidan cấp thường có liên quan đến nhiễm vi khuẩn, virus đường hô hấp trên. Nếu đã sử dụng kháng sinh mà tình trạng không cải thiện, em nên tái khám để BS đánh giá lại xem nhiễm khuẩn có kháng thuốc hay không và điều chỉnh loại kháng sinh. Để hạn chế tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp trên khi chuyển mùa, em nên chú ý chăm sóc, giữ gìn sức khoẻ hơn. Nên nghỉ ngơi, ăn uống đúng giờ, điều độ; tập thể dục hàng ngày để nâng cao sức đề kháng. Em cần tránh thay đổi thời tiết đột ngột, tránh uống nước quá nóng hoặc quá lạnh, nên uống nhiều nước, đeo khẩu trang khi ra ngoài đường hoặc tới nơi có nhiều bụi, chích ngừa cúm hàng năm. Nếu có bệnh lý dạ dày hoặc bệnh lý mũi xoang đi kèm thì cần điều trị dứt điểm trước em nhé! Thân mến.", "Chào em, Viêm họng tái đi tái lại là viêm họng mạn. Viêm họng mạn có thể ảnh hưởng lên hệ thống mũi xoang qua 2 con đường, một là hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu do tình trạng viêm nhiễm mạn tính gây nên, hai là vùng hầu họng có thông nối với mũi qua lỗ mũi sau nên viêm từ vùng này có thể ảnh hưởng lên vùng còn lại. Có khả năng em đang bị viêm họng - viêm mũi xoang mạn tính. Bệnh viêm họng mãn tính không phải điều trị bằng thuốc là chính, chỉ điều trị thuốc khi xuất hiện đợt viêm cấp trên nền mạn (sốt, họng đau tăng, ho tăng, ho đàm đặc có màu), có lúc cần dùng kháng sinh nếu có nghi ngờ nhiễm khuẩn, còn không nghi ngờ nhiễm khuẩn (như uống nước đá lạnh xong bị đau họng ngay) thì không dùng, vì kháng sinh nếu dùng bừa bãi sẽ bị kháng thuốc, dùng không cần thiết thì gây nóng trong người, loạn khuẩn ruột... do đó nên khám bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng để được điều trị thích hợp, có sổ lưu các thuốc đã dùng. Song song đó, bác sĩ còn kiểm tra và điều trị đồng thời những yếu tố nguy cơ thúc đẩy bệnh, thường gặp nhất là trào ngược dạ dày thực quản, viêm xoang, viêm amidan mạn phì đại, viêm VA tồn dư... em nên soi mũi họng 1 lần để bác sĩ đánh giá toàn diện cho em, nếu có amidan phì đại mưng mủ thì nên cắt bỏ, nếu có VA tồn dư thì nên nạo vét, nếu có phì đại cuống mũi dưới hay vẹo vách ngăn mũi thì điều chỉnh... Ngoài đợt cấp thì để điều trị viêm họng mạn chủ yếu là phòng ngừa không để xuất hiện đợt cấp của bệnh chứ không phải là thuốc, phòng ngừa bằng cách vệ sinh răng miệng sạch ngày 2-3 lần sau khi ăn, súc miệng nước muối trước và sau ngủ dậy, vệ sinh lưỡi mỗi ngày (không cạo lưỡi mạnh), uống nhiều nước trong ngày và ăn uống bồi bổ, không hút thuốc lá, hạn chế nước đá lạnh và thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, nước có gas, không nằm hay vận động mạnh trong vòng 2 giờ sau ăn, tối nên nằm đầu cao, giữ ấm hầu họng, tránh nơi ô nhiễm khói bụi. Thân mến.", " Chào em Phúc, Biểu hiện sổ mũi, nghẹt mũi, đau họng, nhức đầu nhẹ xuất hiện mới đây trong mùa lạnh thường gặp là do do virus, cảm nhiễm phong hàn. Bệnh thường kéo dài vài ngày rồi tự hết, chỉ cần điều trị nâng đỡ là chính (giảm ho, giảm viêm, vitamin C); trừ khi bội nhiễm thêm vi khuẩn thì thường sẽ hành sốt cao, ho có đàm, thở nhanh, khó thở, amidan sưng mủ, khi đó cần khám BS tai mũi họng để được điều trị thêm thuốc (trong đó có kháng sinh). Để giảm triệu chứng khó chịu, bạn nên uống nhiều nước trong ngày và ăn uống bồi bổ, không hút thuốc lá, hạn chế nước đá lạnh và thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, nước có gas, giữ ấm hầu họng, tránh nơi ô nhiễm khói bụi và điều trị như hiện tại là đủ. Nếu xuất hiện triệu chứng bất thường như thấy người đừ quá, sốt cao, bệnh kéo dài nhiều ngày, ho khạc đàm đặc, khó thở, đau ngực, nước tiểu đỏ hồng, trên da có chấm xuất huyết, đau đầu dữ dội... thì cần phải vào BV kiểm tra. Thân mến! ", " Chào bạn, Viêm họng nếu kéo dài trên 1 tháng, dai dẳng thường có nguyên nhân khác đi kèm. Một trong những nguyên nhân gây viêm họng mạn, nuốt vướng, ho đàm kéo dài thường bị bỏ sót, đặc biệt trên những bệnh nhân có viêm mũi xoang mạn là  hội chứng chảy mũi sau. Tình trạng này thường kéo dài mạn tính, với các triệu chứng gây ra do dịch ở mũi xoang chảy xuống thành họng (nhầy, đàm mủ…), dịch từ xoang sàng sau và xoang bướm có thể không đi kèm với triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi. Bệnh còn có thể đi kèm với trào ngược dạ dày thực quản, gây ra các triệu chứng buồn nôn, chảy nước bọt nhiều, ợ hơi, ợ chua. Bạn nên tái khám bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng để đánh giá lại, nếu cần thiết sẽ phối hợp thêm các xét nghiệm khác như nội soi, Xquang để làm rõ chẩn đoán bạn nhé! Thân mến.", " Chào em, Các triệu chứng trên hướng nhiều đến bệnh lý (mũi xoang, hầu họng, phế quản...). Vì lý do BS không thể kê thuốc điều trị khi không thăm khám trực tiếp cho em được, đây là luật, cho nên tốt nhất là em đến khám tại chuyên khoa Hô hấp để được xác định bệnh tình, mức độ và điều trị thuốc thích hợp. Trong thời gian này, em chú ý súc miệng bằng nước muối ấm loãng ngày 2 lần trước và sau khi ngủ dậy buổi tối, xịt mũi bằng nước muối sinh lý sau khi ở ngoài đường về, uống nhiều nước trong ngày và ăn uống bồi bổ, không hút thuốc lá, hạn chế nước đá lạnh và thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng. Thân mến!", "Chào em, Kết quả này cho thấy hệ thống mũi xoang của em không được tốt, các xoang và vùng vòm họng bị viêm mạn tính. Xoang là những khoang rỗng nằm trong khối xương sọ mặt. Các xoang có chức năng làm nhẹ khối xương sọ, làm ấm, làm ẩm và lọc không khí đi vào khoang mũi. Các xoang đều có đường thông vào hốc mũi. Xoang bình thường khi lỗ thông mũi không bị nghẽn. Được gọi là viêm xoang cấp khi triệu chứng xuất hiện trong thời gian ngắn, dưới bốn tuần; viêm xoang mạn là khi triệu chứng kéo dài trên 12 tuần. Viêm xoang mạn tính gây rất nhiều khó chịu cho người bệnh, bao gồm nghẹt mũi, viêm họng mạn, viêm thanh quản mạn, viêm tai giữa, đau đầu... Đây là bệnh mạn tính nên điều trị sẽ khó hơn là bệnh cấp tính, nhưng không nặng đến mức như ung thư, bệnh nan y. Về việc dùng thuốc, em cần tuân thủ điều trị của bác sĩ Tai Mũi Họng, tránh tự ý dùng kháng sinh không thích hợp (hay mua tại nhà thuốc) sẽ gây kháng thuốc. Ngoài ra, cách tốt nhất là phòng ngừa viêm xoang tái phát, thời gian tái phát thì tùy mỗi người giữ gìn vệ sinh mũi họng như thế nào, trong điều kiện môi trường ô nhiễm như hiện nay thì điều này quả thật rất khó. Cách điều trị phòng ngừa tốt nhất là rửa mũi bằng nước muối sinh lý thường xuyên, trước và sau khi đi ra đường, trước và sau khi ngủ dậy, giữ ấm cơ thể đặc biệt là vùng đầu mặt cổ, hạn chế để quạt thổi thẳng vào đầu mặt cổ, hạn chế máy lạnh, vệ sinh máy điều hòa / quạt định kỳ, uống nhiều nước trong ngày và ăn uống bồi bổ, không hút thuốc lá, hạn chế nước đá lạnh và thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, tối nên nằm đầu cao, tránh nơi ô nhiễm khói bụi, ra đường nên đeo khẩu trang, nên tiếp xúc với ánh nắng sớm 30-45 phút mỗi ngày. Thân mến.", "Chào em, Nhiều khả năng em đang bị và có thể kèm viêm hạch cổ. Em cần khám BS để được kiểm tra lại và điều trị thuốc phù hợp, nếu để kéo dài có thể dẫn đến viêm họng mạn, viêm xoang mạn sau này sẽ rất mệt mỏi. Thân mến.", "Ngọc thân mến, Nhiều khả năng em bị , đó là do không khí lạnh làm khô niêm mạc mũi, làm co mạch máu, gây viêm, phù nề niêm mạc mũi và cuống mũi dưới. Đây là bệnh thuộc về cơ địa, tức là không chữa dứt hoàn toàn, chỉ có cách phòng bệnh và trị triệu chứng khi bị nghẹt mũi. Em nên giữ ấm vùng mũi họng, hạn chế để quạt thổi thẳng vào đầu mặt cổ, hạn chế máy lạnh, vệ sinh máy điều hòa/ quạt định kỳ, ra đường nên đeo khẩu trang, trời lạnh phải giữ ấm cơ thể, khi bị nghẹt mũi cấp thì có thể ra nắng đứng 1 chút sẽ bớt, và nhỏ mũi loại có kháng histamin hay corticoid nhưng tránh lạm dụng vì thuốc có thể có tác dụng phụ nếu dùng nhiều. Trân trọng! ", "Viêm xoang là căn bệnh ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống, khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu nếu không điều trị kịp thời Chào chị, Các triệu chứng mà chị mô tả cũng thường gặp trong viêm mũi xoang mạn, tuy nhiên, nếu nghẹt mũi, đau đầu cái dài gây khó chịu cần phải loại trừ các bệnh lý khác như polyp mũi, u vùng hầu, bất thường giải phẫu khác ở vùng mũi... cũng có thể chị đang trong một đợt viêm cấp tính do nhiễm trùng cần được điều trị tích cực để khỏi hẳn. Chị nên sắp xếp khám chuyên khoa Tai Mũi Họng sớm để bác sĩ khám và chỉ định các xét nghiệm cần thiết, đánh giá nguyên nhân và điều trị chị nhé!", "Viêm xoang, viêm mũi nhẹ có thể điều trị bằng kháng sinh, kháng viêm Chào bạn, Viêm xoang sàng mạn tính, viêm mũi họng mạn thường là hậu quả của một quá trình nhiễm trùng hô hấp tái đi tái lại nhiều lần không được điều trị dứt điểm, có thể liên quan tới cơ địa dị ứng, hệ miễn dịch yếu kém, các bất thường giải phẫu, trào ngược dạ dày thực quản... Bệnh thường ít gây nguy hiểm, đáp ứng tốt với các thuốc kháng sinh, kháng viêm thông thường, nhưng một số trường hợp nhiễm trùng nặng có thể lan rộng tới nhiễm trùng tai giữa, viêm tai xương chũm, viêm màng não thì có thể gây nguy hiểm tính mạng. Do đó, cần phải điều trị sớm và dứt điểm, tái khám theo lịch để kiểm tra và điều chỉnh các bất thường liên quan. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có liên quan tới việc acid dạ dày đi ngược lên thực quản và lên niêm mạc hô hấp trên, gây viêm cấp tính và mạn tính. Thời gian điều trị cần tối thiểu 6-8 tuần dùng thuốc, kết hợp với thay đổi lối sống, giữ cân nặng phù hợp theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Các triệu chứng bạn gặp phải như đi phân nhầy hay tiêu máu có thể liên quan tới một bất thường đường tiêu hoá dưới chưa được chẩn đoán. Bạn nên tái khám để bác sĩ chỉ định xét nghiệm phù hợp giúp chẩn đoán và điều trị bạn nhé! Thân mến.", "Chào bạn, Bạn bị viêm họng, mạn, viêm mũi, gai vách ngăn, gây nên\r\ncác triệu chứng khó chịu kéo dài 1 tháng nay, mặc dù đã điều trị\r\ntích cực, các triệu chứng không cải thiện, ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Như\r\nvậy, bạn nên nên tái khám, bác sĩ xem xét lại tình trạng bệnh lý, nếu có chỉ\r\nđịnh nên phẫu thuật cắt amidan và chỉnh hình vách ngăn cho bạn, bởi đây là\r\nnguyên nhân làm cho bạn khó chịu. Bạn đã được nội soi, không phát hiện thấy có khối u vòm hầu, không\r\ncó dấu hiệu nghi ngờ UTVH, bạn yên tâm nhé. Bạn hãy điều trị tích cực các bệnh lý trên, các khó chịu hiện\r\nthời sẽ cải thiện. Thân mến!", "Bác\r\nTưởng thân mến! là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó là nguyên\r\nnhân chiếm tỉ lệ 2-3% trong số những bệnh nhân nhức đầu. Do đó, nếu cứ nhức đầu\r\nchẩn đoán là viêm xoang thì không chính xác. Hoặc trước kia có viêm xoang nhưng\r\nnay có thể không phải như vậy. Bác\r\nnên tới bệnh viện có chuyên khoa Tai mũi họng: bệnh viện huyện, bệnh viện tỉnh\r\nnơi bác cư trú. Hoặc tới Trung ương ở Hà Nội, BV Tai Mũi Họng TP.\r\nHồ Chí Minh khám và điều trị nhé! Kính\r\nchúc bác mạnh khỏe!" ]
Chào bác sĩ! Con em được 14 tháng mới tiêm mũi Viêm não Nhật Bản đầu tiên, 2 ngày hôm sau cháu sốt 39 độ có dấu hiệu ho, sổ mũi. Thưa bác sĩ như vậy có ảnh hưởng gì đến chất lượng của mũi chích ngừa này không ạ. 1 tháng sau cháu lại tiêm tiếp mũi thứ 2 ạ. Mong BS tư vấn giúp em!
[ " Chào bạn, Sau 2 ngày bé có biểu hiện viêm đường hô hấp sẽ không ảnh hưởng đến việc bé tiêm ngừa trước đó nhưng quan trọng là việc dùng thuốc điều trị, nếu không có thuốc Corticoide thì bạn có thể yên tâm. Sau 2 tuần hoặc 1 tháng bạn nên cho bé tiêm nhắc mũi 2. Thân mến! AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí" ]
[ "Cha mẹ nên theo dõi con thật kỹ khi bị sốt, ho, sổ mũi để có hướng xử trí đúng và kịp thời Chào em, Thông thường một em bé sốt, ho, sổ mũi thì bệnh cũng phải kéo dài từ 5-7 ngày. Nếu không sốt cao và quá 48 tiếng thì có thể theo dõi. Nếu sốt quá cao thì phải bế bé đi khám bệnh ngay. Sau 48 tiếng nếu sốt thì các BS cần làm xét nghiệm để xem xét vì có thể là bệnh khác chứ không phải bệnh đường hô hấp không. Riêng về chắc chắn phải sử dụng thuốc ho thảo dược, nhỏ nước muối sinh lý. Quan trọng nhất là theo dõi sát em bé, để ý xem em bé có bỏ bú bỏ ăn hay không; có một số trường hợp bé không bú được không phải do bị bệnh mà là do bé nghẹt mũi. Nếu trước khi cho bé bú mà thấy bé cứ hả miệng ra là do nghẹt mũi không nuốt được, vì thế cần làm cho sạch mũi bé như nhỏ mũi, lấy hết nước mũi ra sau đó bé sẽ bú lại được liền. Nếu bé không nghẹt mũi mà biếng ăn, bú kém thì chắc chắn bé có vấn đề cần đi bệnh viện. Phụ huynh cần theo dõi cách bé thở, có thể ẵm bé lên nhìn xem bé thở thế nào. Khi bé mắc các bệnh lý đường hô hấp thì cần theo dõi sát nhịp thở của trẻ, nếu bé thở nhanh hơn bình thường khoảng hơn 40 lần/ phút thì chắc chắn có vấn đề. Sau đó xem bé có thở đều không. Chỉ cần theo dõi những dấu hiệu này nếu có cần đi bệnh viện; nếu chưa có dấu hiệu gì đặc biệt em bé vẫn chơi ăn, bú được thì cố gắng theo dõi và cho bé sử dụng thuốc ho thảo dược. Thân mến. (Trích từ GLTT )", "Chào em, Hiệu quả của vaccine vẫn còn, không có chuyện kháng thuốc ở đây, em yên tâm và nhớ đến đúng hẹn chích mũi thứ 2, nhưng nhớ đừng uống bia trước và ngay sau khi chích. Thân ái.", " Chào em, Em đừng quá lo lắng, vì 2 mũi tiêm đầu có thể phòng bệnh cho bé lên 80 - 90%. Bây giờ, em nên cho bé tiêm nhắc mũi 3 càng sớm càng tốt để cơ thể bé tiếp tục củng cố kháng thể phòng bệnh. Trân trọng!", "Chào em, BS không biết bé của em bệnh gì nên không thể có lời khuyên cụ thể nhưng nếu sau tiêm ngừa bé có những biểu hiện trên là không được bình thường. Bây giờ, em nên đưa bé đi khám để BS xác định những biểu hiện trên là do bệnh lý hoặc do tiêm ngừa, sau đó tùy theo nguyên nhân BS sẽ có lời khuyên tốt cho em. Thân mến! ", "Trường hợp của em nên đến bệnh viện để lại nồng độ\r\nkháng thể (Anti HBs), tùy vào nồng độ kháng thể mà bác sĩ sẽ quyết định em sẽ\r\ntiêm thêm bao nhiêu mũi. Em không nên qua lo lắng em nhé.", "Sốt cao không có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh cần liên hệ cơ sở y tế ngay. Chào bạn, Đau đầu và sốt là những phản ứng rất thường gặp sau tiêm nên bạn không cần phải lo lắng. Nếu sốt nhẹ dưới 38 độ thường khỏi sớm, có thể kéo dài 1-2 ngày. Những trường hợp sốt cao > 38 độ cần theo dõi, nếu thân nhiệt không giảm hoặc không đáp ứng với các thuốc hạ sốt thông thường cần đến gặp bác sĩ hoặc cơ sở y tế gần nhất. Thân mến!", "Chào\r\nbạn, Nếu\r\nbé có tiền căn bệnh và bệnh thường tái phát thì chắc chắn sẽ ảnh\r\nhưởng đến sức khỏe hiện tại cũng như về sau của bé. Để\r\nđiều trị dứt điểm bạn nên trao đổi với BS điều trị để có lời khuyên thích hợp, vì cần phải biết rõ nguyên nhân (nhiễm siêu vi hay vi\r\ntrùng,…) mới đưa ra hướng điều trị và phòng ngừa hiệu quả. Ngoài\r\nra, bạn cần chú ý: trong lúc bé bệnh bé có triệu chứng ho, thở mệt hoặc có tiền\r\ncăn khò khè không,… bệnh thường xảy ra vào ban đêm hoặc khi thời tiết thay đổi\r\nkhông, gia đình có tiền căn bệnh suyễn hoặc viêm mũi dị ứng không,… nếu có thì\r\ncần loại trừ thêm bệnh suyễn bạn nhé!", "Chào em, Trường hợp này em nên cho bé tiếp tục tiêm nhắc mũi hai, vì so với lịch tiêm nhắc tuy có trễ nhưng vacxin luôn có bộ nhớ riêng nên khi vacxin được tiêm vào thì cơ thể sẽ được kích thích tạo ra kháng thể và tiếp tục củng cố kháng thể. Nhưng nếu trễ quá trên một năm hoặc nhiều năm thì nên tiêm nhắc lại từ đầu.", "Chào\r\nem, Em vẫn có thể mũi\r\n2 vì sau khi tiêm mũi 1 cơ thể đã tạo ra kháng thể chống lại virus viêm gan B,\r\nmũi tiêm thứ 2 giúp tăng nồng độ kháng thể. Thông thường lượng máu cho đi nhỏ\r\nhơn 10% trọng lượng cơ thể, sau khi cơ thể chỉ hơi mệt mỏi, không bị\r\nảnh hưởng nhiều.", " Chào em Loan, Việc tiêm 2 mũi như em đề cập trong 24 giờ là đã đạt yêu cầu rồi. Còn trong điều kiện lý tưởng thì 12 giờ sau sinh điều này cũng giống như em đi thi được 9 điểm và 9.5 điểm thôi, cũng không có gì quá quan trọng. Em đừng nên bận tâm về vấn đề này. Không tiêm được thuốc trong những trường hợp: bé sinh quá non tháng, bé nhẹ cân dưới 2.5kg, hoặc bé bị dị ứng với các thành phần của vắc xin hoặc huyết thanh, bé đang bị nhiễm trùng sơ sinh. Thân mến!", " Chào em Hương, Em nên tuân thủ theo chỉ dẫn của BS, sau khi tiêm ngừa bé có sốt và đau thì em nên đưa bé đến BS khám và điều trị cho bé. Không nên dán vào chỗ tiêm, điều này không có cơ sở khoa học. Thân mến! ", " Chào bạn, Khi bé bị thì điều cần quan tâm là nên cho bé uống nước nhiều, nếu sốt thì cho uống thuốc hạ sốt kèm lau mát, cách ly với những trẻ khác hoặc đeo khẩu trang khi ra ngoài. Lưu ý nên cho trẻ ăn đồ dễ tiêu, uống nước ấm, ăn nhiều trái cây. Khi hết bệnh thì nên xem lại sổ chích ngừa xem còn thiếu mũi vắc xin nào thì nên cho bé đi tiêm bổ sung. Thân mến! BS.CK2 Nguyễn Thị Thanh Trưởng khoa Nội 1 - BV Nhi Đồng 2", "Chào em, Theo mô tả thì em có thể mà không cần tiêm nhắc lại mũi 1, vì sau 1 tháng sau khi tiêm ngừa vaccine sẽ tạo ra kháng thể, nên em yên tâm nhé. Thân mến.", "Chào bạn Xuân, Nếu ngày thường bé không có biểu hiện (khóc nhiều gây tím\r\ntái, xanh mặt, gồng người…), mà chỉ xuất hiện 2 lần khi bé tiêm ngừa vacxin 5 trong\r\n1, nhiều khả năng là do thuốc tiêm ngừa. Nhưng để biết rõ nguyên nhân và vì sao thuốc tiêm ngừa này có biểu hiện trên,\r\ncần phải thăm khám tỉ mỉ, xem lô thuốc này có nhiều bé bị như bé của bạn không\r\nvà nói chung phải lấy mẫu thuốc này xét nghiệm mới kết luận được. Do đó, để lần tiêm ngừa sau được an toàn, bạn nên cho bé tiêm ngừa tại BV, đồng\r\nthời nên đổi sang vacxin 6 trong 1 và sau khi tiêm ngừa cần cho bé lưu lại tại\r\nBV ít nhất là 1 ngày để theo dõi. Trước khi tiêm ngừa, bé cần được BS thăm khám để loại trừ những trường hợp có\r\nchống chỉ định, nếu bé chỉ ho 1 vài tiếng thì không đáng ngại, bé vẫn tiêm ngừa\r\nđược bình thường. Chúc gia đình bạn nhiều sức khỏe! Bé gái nhà em được\r\n20,5 tháng, cao 90, nặng 14,5 kg. Sau khi chích ngừa viêm não mô cầu B-C bé bị\r\nsốt 2 ngày thì khỏi. Nhưng từ đó, tối nào bé ngủ cũng không êm giấc. Cứ\r\ntầm nửa đêm (2-3g sáng) là khóc mớ và lăn xung quanh chỗ ngủ. Em cứ nghĩ\r\nchắc bé mọc răng cấm nên mới khó chịu về đêm. Bé có biểu hiện ăn ít đi và khó\r\nuống sữa cả tuần nay. Bé đã mọc gần 16 cái răng, đang mọc 4 cái răng nanh. BS\r\ncho em biết bé nhà em có làm sao không và em có cần đưa bé đi bệnh viện khám\r\nhay không? Cảm ơn bác sĩ! (Đông\r\nNghi – TPHCM) 19763 BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo: Sốt là một phản ứng của cơ thể khi có tác nhân xâm nhập vào (thuốc\r\ntiêm ngừa), nên việc bé sốt sau tiêm ngừa không có gì đáng lo cả, nhưng em cần\r\nchú ý đừng để bé sốt cao co giật. Còn việc bé hay khóc và khó ngủ vào ban đêm, trước hết\r\nem nên xem lại bé có đói hoặc bú quá no không, chổ ngủ bé có nóng hoặc quá lạnh\r\nkhông, ánh sáng và âm thanh ở phòng ngủ như thế nào, tả giấy có dơ không…sau đó\r\nmới nghĩ đến bệnh lý. Theo em mô tả, trường hợp của bé nhiều khả năng là bé đang\r\nmọc răng nanh, nhưng nếu sau khi em loại trừ được các nguyên nhân BS kể trên mà\r\nbé không thuyên giảm, em nên đưa bé đi khám tìm nguyên nhân. Con em uống ngừa tiêu chảy rota và chích 6 trong l (lần 2) lúc 4.5 tháng. Sau\r\nkhi uống 1 ngày bé bị tiêu chảy, em cho bé khám ở Nhi Đồng 2 uống thuốc kháng\r\nsinh đã khỏi nhưng lại đi phân lỏng, có lúc có hạt nhỏ màu vàng. Em không biết\r\nđến lịch uống tiêu chảy lần 2 lúc 5.5 tháng và tiêm nhắc\r\n6 trong 1 (lần 3) thì có nên uống hay không? Em được biết là uống\r\nthuốc ngừa tiêu chảy rota trước 4 tháng nhưng con em đã\r\n4,5 tháng mà BS vẫn kê uống rota nên con em bị tiêu chảy có đúng hay không?\r\n(T.T Trường – TPHCM) BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo: 19785 Vacxin ngừa tiêu chảy có 2 liều uống,\r\nđược khyên dùng cho trẻ từ 6 tuần\r\ntuổi đến 6 tháng tuổi, khoảng cách tối thiểu giữa 2 liều uống vacxin là 1 tháng . Bé của bạn sau khi\r\nuống vacxin này và tiêm vacxin 6 trong 1 bị tiêu chảy\r\nnhiễm trùng, nên BS mới dùng thuốc kháng sinh, hoàn toàn không có liên quan đến\r\nthuốc uống và tiêm ngừa . Hiện tại, bé còn đi phân lỏng, nhưng không rõ mỗi ngày bé đi\r\nmấy lần, có nhiều nước và có ảnh hưởng đến sức khỏe của bé không…? Nếu phân không có nhiều nước và đàm máu, nhầy nhớt thì em\r\ncho bé bổ sung men vi sinh vài ngày, nếu việc đi ngoài của bé không ảnh hưởng\r\nđến sức khỏe thì đến hẹn lần 2 em vẫn cho bé uống và tiêm ngừa . Tuy nhiên, em đừng quá lo lắng, vì trước khi bé tiêm ngừa BS sẽ khám và đưa ra quyết định\r\nthích hợp.", "Chào em, BS không biết bé của em có được tiêm ngừa này mũi nào chưa?\r\nNếu bé chưa tiêm được mũi nào là trễ quá rồi em. Tuy có trễ so với tuổi của bé nhưng bé vẫn cần được tiêm ngừa để phòng 6\r\nbệnh nguy hiểm. Em cần nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế có dịch vụ tiêm ngừa\r\nđể tiêm loại vacxin 6 trong 1. Việc tiêm ngừa trễ không liên quan đến sốc thuốc em nhé." ]
Chào bác sĩ, Gần đây (1 tháng) tôi bị giảm ham muốn, dương vật không cương cứng được, hiệu thuốc bán cho thuốc Nam Thần Công, uống 2 viên trước khi quan hệ thì có hiệu quả, nhưng sáng hôm sau có biểu hiện chóng mặt, nóng mặt. Người bán tư vấn dùng 1 tháng mỗi ngày 1 viên vào buổi tối có thể điều trị được. AloBacsi có thể tư vấn tôi có nên dùng thuốc này hay không?
[ "Chào bạn, Viên uống Nam Thần Công là sản phẩm dưới dạng thuốc bổ do Công Ty Cổ Phần Thương Mại Medipharm Việt Nam phân phối và chịu trách nhiệm về chất lượng. Sản phẩm này không phải thuốc nên không có kiểm nghiệm hoặc chứng nhận hiệu quả, cũng như do thành phần khó kiểm soát nên chưa thể khẳng định được tác dụng phụ do thuốc là gì và có nên dùng lâu dài hay không. Tốt nhất bạn nên bồi bổ sức khoẻ bằng các biện pháp tập luyện thể dục thể thao, sinh hoạt và ăn uống khoa học là cách tốt nhất để giữ gìn sức khoẻ toàn trạng và hoạt động sinh lý. Nếu vấn đề này gây khó chịu bạn nên khám Nam khoa bạn nhé! Thân mến." ]
[ "- nguồn internet Chào bạn Ho Lo, VigRX Plus có công dụng: - Tăng kích thích dương vật cả chiều dài và độ lớn. - Tăng lượng máu bơm vào dương vật giúp dương vật cương cứng hơn. - Trợ giúp sự sản xuất hooc môn giới tính. - Cải thiện . - Làm giảm căng thẳng và lo lắng muộn phiền nhờ các chất dinh dưỡng phục hồi cho hệ thần kinh. Làm tăng khả năng tình dục thông qua tăng cường sức khỏe cho tim mạch và lưu thông máu. Dùng 2 viên/ ngày sau bữa ăn 30 phút đến 1 tiếng với nhiều nước. Hạn chế uống bia, rượu trong quá trình dùng thuốc đồng thời phải có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Nếu muốn sử dụng thuốc bạn nên đến bệnh viện khám nam khoa, tùy theo tình trạng sức khỏe của bạn BS sẽ hướng dẫn dùng thuốc cho phù hợp.", "Chào\r\nbạn, Để\r\ntăng hiệu quả khi sử dụng các bạn có thể sử dụng chúng sau khi ăn 1\r\ngiờ bạn nhé. Nếu triệu chứng vẫn thường xuyên tái phát bạn nên đến khám BS\r\nchuyên khoa Tiêu hoa để được điều trị bạn nhé. Thân,", "Cần cẩn trọng trong việc ăn uống tránh để ảnh hưởng đến dạ dày gây nên những hậu quả khó lường về sau Chào em, BS muốn giúp em lắm nhưng mà không được, vì theo luật khám và chữa bệnh hiện nay của bộ y tế, AloBacsi không được phép kê thuốc thông qua kênh truyền thông. Cho nên, em cần đến tái khám lại tại bệnh viện, đăng ký khám chuyên khoa tiêu hóa để được kê thuốc phù hợp, em nhé. Song song đó, em cần chú ý đến chế độ ăn của mình, hạn chế đồ chua cay nhiều gia vị, đồ ăn nhiều dầu mỡ sinh hơi, kiêng tuyệt đối bia rượu, cafe. Có thể tự bổ sung thêm men vi sinh nếu toa thuốc chưa có, ăn thêm yaour loại ít chua cũng rất có lợi.", " Chào bạn, là tình trạng dương vật không cương hoặc không cương cứng đủ và kéo dài đủ để quan hệ tình dục. Nguyên nhân là do các yếu tố tâm thần kinh như stress, trầm cảm, tâm thần phân liệt,…, bệnh nội tiết như cường giáp, đái tháo đường, cushing…, bệnh lý mạch máu. Muốn điều trị dứt điểm cần tìm ra nguyên nhân, thuốc kê toa có tác dụng hỗ trợ, thường ít gây lệ thuộc và ít tác dụng phụ. Theo tôi, bạn nên tái khám để bác sĩ tầm soát thêm các nguyên nhân có thể gây rối loạn và điều chỉnh sớm. Thân mến! ", "(Nguồn: Internet) Bạn Vinh thân mến, Các thuốc xịt dương vật trên thị trường hiện tại chỉ có tác\r\ndụng tức thời, bên cạnh đó lại có rất nhiều tác dụng không mong muốn nếu dùng\r\nkéo dài. Có nhiều trường hợp sinh ra khi quá lạm dụng thuốc xịt\r\ndương vật, đặc biệt nhiều loạn thuốc trôi nổi trên thị trường không rõ nguồn\r\ngốc thì có thể mang đến những tác hại không thể lường trước được. Các bác sĩ\r\nnam học khi kê đơn những loại thuốc này đều phải hết sức thận trọng theo dõi,\r\nphối hợp theo dõi bệnh nhân một cách chặt chẽ để giảm tác dụng phụ. Bạn không\r\nnên tự ý sử dụng khi chưa có hướng dẫn cụ thể của các bác sĩ chuyên ngành. Về lâu dài, hiện tại y học hiện đại có rất nhiều phương pháp\r\ncải thiện tình trạng này. Một trong những phương pháp đã bắt đầu phổ biến ở\r\nViệt Nam\r\nlà trị liệu tâm lý. Phương pháp này có hiệu quả bền vững, hầu như không có tác\r\ndụng phụ. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi thời gian và sự kiên trì của cả\r\nbác sĩ và bạn. Chúc bạn thành công! Ths. BS. Bùi Nam\r\nTrung Phòng khám Trường Xuân Địa chỉ: Số 53 phố Thái Thịnh 2, Đống Đa, Hà Nội Hotline: 0943381515 - Điện thoại: 04 3562 7979", "Bạn Hạnh thân mến, Trường hợp của bạn được chẩn đoán là cường giáp, nên việc điều trị như trên là hợp lý, còn liều lượng thuốc dùng AloBacsi không thể thay thế BS điều trị cho bạn. Bước đầu bạn có thể dùng thuốc theo hướng dẫn của BS, sau đó tùy theo sức khỏe của bạn và xét nghiệm máu, BS sẽ điều chỉnh liều thuốc cho thích hợp, sao cho bạn không rơi vào tình trạng suy giáp hoặc còn cường giáp nhưng được khống chế. Khi bệnh của bạn ở giai đoạn ổn định (bình giáp), bạn có thể có thai bình thường, việc dùng thuốc kháng giáp không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, trong suốt thời gian mang thai bạn cần phải được theo dõi sát bởi BS nội tiết và sản khoa.", "Bác Anh Tai thân mến, Herba Vixmen là thực phẩm chức năng chiết xuất từ các loại thảo dược tự nhiên, giúp tăng cường sức khỏe sinh lý nam, tăng tuần hoàn máu bơm đến thể hang trong dương vật, cải thiện cường dương, hỗ trợ trị xuất tinh sớm… Vixmen được sử dụng cho nam giới từ 18 – 78, uống 02 viên/ngày vào buổi sáng và buổi tối, uống sau bữa ăn. Đàn ông 50 tuổi vẫn sử dụng được bác nhé. Mặc dù sản phẩm chiết xuất từ thảo dược tự nhiên nhưng vẫn có thể xảy ra các tác dụng phụ, đặc biệt với những người có tiền sử hoặc đang điều trị tăng huyết áp, các bệnh lý tim mạch. Do đó, nếu có nhu cầu sử dụng thì tốt nhất bác nên thảm khảo ý kiến của bác sĩ về tình trạng sức khỏe của mình, loại trừ các yếu tố nguy cơ, tránh việc tự ý sử dụng dẫn đến nguy hiểm. Chúc bác sức khỏe, / Hasan – Dermapharm", "Chào bạn, Theo như mô tả, bạn gặp phải nhiều triệu chứng khó chịu như chóng mặt, buồn nôn, hồi hộp, mất ngủ,... nhưng kết quả xét nghiệm đều bình thường. Tình trạng này có thể do các nguyên nhân tâm thần kinh (như rối loạn lo âu) hoặc tâm lý. Các thuốc bạn nêu đều phù hợp với tình trạng của bạn, tuy nhiên bạn nên tái khám đều đặn để BS điều chỉnh thuốc cho phù hợp với từng giai đoạn bệnh, bạn nhé. Ngoài việc điều trị bằng thuốc, bạn có thể tìm đến các chuyên viên tâm lý để được hỗ trợ thêm. Ở TPHCM có nhiều trung tâm tham vấn tâm lý cũng như phòng khám tâm lý ở các bệnh viện như BV Đại học Y Dược cơ sở 1, BV Nguyễn Tri Phương, BV Quận Thủ Đức, BV Quận 2,... Chúc bạn sức khoẻ. Thân mến.", "Chào bạn, Olanzapine được cảnh báo là thuốc có ảnh hưởng đến sức khỏe tình dục ở nam vì có thể gây rối loạn chức năng cương dương ở nam giới, rối loạn ham muốn, nhưng mà không phải 100% các bệnh nhân nào dùng cũng bị. Riêng về tác động lên chất lượng tinh trùng thì cho đến hiện nay thuốc chưa được ghi nhận là có ảnh hưởng đến tinh trùng, vì thế việc nam giới có sử dụng thuốc này sẽ không phải là yếu tố tác động đến quá trình phát triển của thai nhi.", "Chào em, Thuốc tránh thai có thể tác dụng theo một hoặc nhiều cơ chế sau đây: - Ức chế rụng trứng. - Ngăn gắn trứng vào nội mạc tử cung. - Progestin gây cản trở tinh trùng di chuyển do làm dày chất dịch ở cổ tử cung. Mục đích của thuốc tránh thai là ''bắt chước'' chu kỳ kinh nguyệt, em cứ bắt đầu uống viên thuốc đầu tiên vào ngày có kinh đầu tiên của chu kỳ kinh nên không phụ thuộc vào chu kỳ kinh ngắn hay dài em à. Tác dụng phụ của viên thuốc tránh thai thường gặp nhất là buồn nôn, tăng cân, căng ngực... Chính vì vậy nó không làm giảm ham muốn tình dục đâu em. Thân chào em!", "- nguồn internet Chào bạn, Việc bổ sung thêm cho\r\nngười có thể trạng yếu, ăn uống không đầy đủ chất được là phù hợp, đặc biệt\r\ntrong thời tiết nắng nóng dễ mất điện giải hiện nay. Nồng độ Vitamin C trong Enervon-C Multiviatmin không cao (500 mg\r\nVit C) nên có thể uống mỗi ngày 1 viên vào buổi sáng (sau ăn nếu có dạ dày nhạy\r\ncảm) trong vòng vài tháng khi thay đổi thời tiết, mà không sợ ứ trệ lên gan\r\nthận, nhớ chú ý phải uống đủ nước trong ngày (2.5 - 3 lít nước/ngày).", "Bạn L.Đ.N thân mến, Đã có nhiều bạn đến phòng khám của chúng tôi với dấu hiệu\r\ntương tự. Bạn đang có vấn đề với . Ngưỡng cảm hứng tình dục\r\ncủa bạn tương đối thấp vì vậy sẽ dẫn tới 2 vấn đề sau: 1. Bạn rất dễ bị kích thích, cương cứng dương vật. 2. Đỉnh của bạn cũng thấp nên bạn không thấy rõ khi mình lên\r\nđỉnh. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới điều này, có thể kể ra đây 3\r\nnguyên nhân chính: 1. Do cơ địa (đặc điểm của các nhân bạn): điều này rất khó\r\nthay đổi. 2. Do các bệnh chuyển hóa như đái đường, lupus v.v… 3. Do cao huyết áp. Nếu do 2 nguyên nhân 2 và 3, khi điều trị khỏi các bệnh có\r\nliên quan thì các dấu hiệu về tình dục như bạn kể sẽ dần dần biến mất. Chúc bạn sớm tìm ra thủ phạm và chiến thắng! Phòng khám TRƯỜNG XUÂN Số 53 phố Thái Thịnh 2, Đống Đa, Hà Nội Hotline: 0943381515 - ĐT: 043 562 7979", "Theo như bạn nói thì bạn đã có hiện thượng xuất tinh sớm. Bạn ham muốn tình dục cao, nhu cầu tình dục mạnh mẽ, nên dễ lo sợ không làm tốt vai trò người chồng lúc ân ái, do đó khó kiểm soát xuất tinh. Việc giao hợp cần có tình yêu, sự hòa hợp, thông cảm... giữa 2 vợ chồng thì mới đạt hiệu quả. Tinh trùng loãng và hơi trong suốt có thể có vấn đề về chất lượng tinh trùng. Bạn nên đi khám thêm ở các phòng khám nam khoa để được tư vấn và xét nghiệm cụ thể. BS Chuyên khoa của AloBacsi", "Chào bạn, Theo quan sát của tôi, đa phần các bệnh nhân có rối loạn sinh lí (rối loạn cương, rối loạn xuất tinh) đều kể lại với bác sĩ rằng có nghe lời truyền miệng là sử dụng các dược liệu dân gian như trên để mong muốn cải thiện chức năng sinh lí và dù không phải đến gặp bác sĩ nhưng vẫn duy trì được bản lĩnh phái mạnh. Tuy nhiên, hiện nay chưa có nghiên cứu khoa học hoặc chưa có tài liệu chính thống nào về các dược liệu này sẽ giúp ta cải thiện sinh lí và ham muốn. Thực tế, có 1 trường hợp đến khám với triệu chứng giảm ham muốn, mỗi tuần 2 vợ chồng không còn quan hệ nhiều lần giống như trước đây, chỉ khoảng 1 tuần 1 lần hoặc có khi 1 lần 1 tháng, bệnh nhân hỏi tôi như vậy có phải là giảm ham muốn hay không? Vợ bệnh nhân có mua hàu, rượu rắn, rượu sâm uống mà vẫn không cải thiện. Chưa có bằng chứng khoa học chứng minh các loại rượu ngâm giúp tăng ham muốn ở đàn ông. Đi sâu vào vấn đề giảm ham muốn, vì sao người nam giới có ham muốn tình dục? Đây là quá trình được điều hòa bởi hóc môn sinh dục nam (testosterone). Nam giới trên 40 tuổi nên đi kiểm tra testosterone định kỳ. Đặc biệt những trường hợp có triệu chứng về suy sinh dục hoặc giảm testosterone như: cảm thấy lúc nào cũng nóng nảy, giảm ham muốn, giảm cương, lúc nào cũng thấy mệt mỏi, thiếu tập trung, làm việc không có sức sống… Giảm ham muốn chỉ là 1 trong những triệu chứng của hội chứng suy sinh dục ở nam giới lớn tuổi. Nếu người bệnh có vấn đề giảm ham muốn thì liệu khi dùng thực phẩm bổ sung như trên có tăng testosterone hay không? Hiện tại chưa có nghiên cứu nào cho thấy việc bổ sung dược liệu dân gian sẽ làm tăng testosterone. Thực tế, tùy thuộc vào mức độ giảm như thế nào, bác sĩ sẽ dùng chế phẩm testosterone phù hợp để điều trị cho người bệnh, qua đó mới cải thiện nhu cầu ham muốn của bệnh nhân. Tóm lại, dược phẩm dân gian truyền miệng như ăn hàu, uống rượu rắn, rượu sâm làm cải thiện nhu cầu sinh lí và tăng ham muốn tình dục hay không thì hiện nay chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh việc đó. Nếu các bạn có rối loạn chức năng sinh lí, vui lòng đến khám tại các địa chỉ nam khoa tin cậy, chứ đừng vội tốn tiền vào các loại dược liệu dân gian trên. Thân mến.", "- nguồn internet Chào em, Theo thông tin em cung cấp, nhiều khả năng em bị viêm tinh hoàn trái do . Bệnh lý này nên khám BS để được cho thuốc sớm thì sẽ giảm thiểu tối đa các di chứng về sau. Việc điều trị thuốc cần phải thông qua quá trình khám và đánh giá tổng trạng người bệnh mới đưa ra được liều thuốc thích hợp, do đó AloBacsi chỉ có thể đưa ra lời khuyên cho em mà thôi. Tôi nghĩ, đã là vợ chồng thì điều kiện tiên quyết đầu tiên phải là chia sẻ và thành thật với nhau, nếu trao đổi từ tốn và đúng lẽ thì đối phương sẽ hiểu được. Viêm tinh hoàn do quai bị không phải trường hợp nào cũng vô sinh, đặc biệt khi em chỉ viêm 1 bên tức là còn 1 tinh hoàn cũng đủ để thực hiện việc duy trì nòi giống, tuy nhiên, cần điều trị sớm để giảm nguy cơ viêm luôn tinh hoàn còn lại, em nhé." ]
Chào AloBacsi, Em 24 tuổi, mỗi khi nắng nóng, em chơi thể thao hay tham gia hoạt động ngoài trời, về đến nhà thì nách em thường bị nổi đỏ, đau rát. Em không dùng lăn khử mùi hay thuốc gì mà sao bị như vậy ạ! Xin bác sĩ tư vấn điều trị giúp em? Cảm ơn bác sĩ!
[ "Chào Văn Đông, Do không nhìn thấy trực tiếp sang\r\nthương da của em nên rất khó để bác sĩ chẩn đoán bệnh. Nếu xuất hiện các nốt mẩn đỏ, chấm\r\nnhỏ theo các lỗ chân lông thì tình trạng ngứa của em là do bị . Do khi làm việc mồ hôi tiết ra bị tắc nghẽn, bít tắc lỗ chân\r\nlông dẫn đến viêm tắc lỗ chân lông. Tuy nhiên cũng chưa thể loại trừ các nguyên\r\nnhân khác như: viêm da dị ứng, viêm da cơ địa,… Trước mắt để cải thiện tình trạng\r\ntrên em nên mặc quần áo thoáng, rộng, thấm mồ hôi và hạn chế đến những khu vực\r\nvới lượng nhiệt lớn. Khi cơ thể hoạt động nhiều, ra mồ hôi nhiều, có thể dùng\r\nmột chiếc khăn bông mềm lau sạch mồ hôi trên cơ thể. Trường hợp cần thiết hoặc có thêm\r\ncác biểu hiện bất thường khác như nốt đỏ sưng to, phát triển, lan rộng có thể\r\nđến các chuyên khoa da liễu để thăm khám và có hướng điều trị thích hợp em nhé! AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí" ]
[ "Chào em, Trường hợp của em là bỏng độ 1, ngày thứ 4, hết đỏ hết rát nhưng rất ngứa là diễn tiến tốt của bệnh. Có thể em sẽ khỏi trong vài ngày tới. Nếu tình trạng ngứa gây khó chịu, em có thể dùng thêm thuốc kháng histamin để chống ngứa. Thân mến.", " Chào bạn, Bạn đang có tình trạng nhiễm khá nghiêm trọng, bạn phải đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. Song song với việc điều trị, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn về các phương pháp vệ sinh thân thể và môi trường để phòng tránh việc tái nhiễm cũng như lây lan, bạn nhé. Thân mến! AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", " Chào em, có thể do nhiều nguyên nhân. Trường hợp viêm nhiễm, dị ứng thường ngứa và đau, biểu hiện là mụn nước trên nền hồng bạn, khi mụn nước vỡ có thể đóng mài. Các trường hợp mụn cóc, mụn trứng cá thường không đau hoặc ngứa, phân biệt dựa trên hình ảnh quan sát được và một số xét nghiệm. Do tính chất nhạy cảm của bệnh, tôi nghĩ em nên đến bệnh viện da liễu để được bác sĩ tại đây thăm khám, chẩn đoán và kê toa em nhé! Thân mến! AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Minh Hậu thân mến, Vùng nách thâm đen có thể do nhiều nguyên nhân như: di truyền, cơ địa, sự thay đổi hormon khi mang thai, uống thuốc tránh thai hoặc do thói quen cạo, nhổ lông bằng nhíp khiến da bị tổn thương... Để khắc phục, em có thể sử dụng những sản phẩm làm trắng da chứa thành phần AHA thiên nhiên kết hợp tẩy da chết theo định kỳ 1-2 lần 1 tuần. Hiện nay để làm trắng vùng da nách, tại các thẩm mỹ viện chuyên nghiệp có thực hiện nhiều phương pháp, chi phí còn tùy thuộc loại dịch vụ nào. Em có thể liên hệ với các cơ sở dịch vụ thẩm mỹ có uy tín để biết thêm thông tin em nhé. Chúc em trị liệu thành công!", "Chị Chiến thân mến, Bệnh của chị thực chất là nhọt ổ gà (Hidradenitis suppurativa). Bệnh có tính\r\nchất mạn tính, gây thương tổn tuyến mồ hôi vùng nách (nên được gọi là nhọt ổ gà\r\nnách - hidradenitis axillaris) và thường để lại sẹo. Vùng tuyến hay bị bệnh là\r\nnách, sinh dục - hậu môn và có thể cả da đầu nhưng hiếm gặp. Đặc điểm của bệnh là hay gặp ở nữ và ở vùng nách. Một số yếu tố thuận lợi\r\ncho bệnh như béo phì, có yếu tố di truyền - gia đình mắc bệnh trứng cá, nhiễm\r\nkhuẩn thứ phát vùng thương tổn. Ban đầu do tuyến mồ hôi nội tiết bị tắc nghẽn\r\nlàm tuyến giãn rộng, viêm tuyến và nhiễm vi khuẩn, sau đó ổ viêm bị vỡ ra, và\r\nlan ra các tuyên khác làm phá hủy tổ chức, rồi xơ hóa, tạo nên các lỗ dò, gây sẹo\r\nvùng thương tổn. Vùng nách bị bệnh có những cục, đỏ, đau và vỡ mủ. Sau khi\r\nlành, để lại sẹo và có thể tái phát tại chỗ cũ. Các vi khuẩn có thể gây bệnh là\r\ntụ cầu vàng, liên cầu, E.coli, Proteus. Điều trị bệnh bao gồm kháng sinh chống nhiễm khuẩn, chích rạch thương tổn,\r\ntiêm tại chỗ và có thể uống isotretinoin nếu không có chống chỉ định,\r\nvới trường hợp của chị không dùng thuốc này vì gây quái thai do thuốc. Bệnh có\r\nthể tự khỏi sau mỗi đợt và thường sau 35 tuổi là bệnh ít tái phát. Cần vệ sinh\r\nhằng ngày bằng tắm rửa, sử dụng các chất sát khuẩn như betadin khi có viêm vùng\r\nnách. Chế độ ăn uống cần đảm bảo đủ dinh dưỡng, các vitamin cần thiết. Theo PGS.TS. Nguyễn Duy Hưng - Sức khỏe & Đời sống", "Thưa BS, Em bị gan nóng, thận yếu, trên 2 bả vai nổi mụn giống mụn trứng cá. Đi xét nghiệm bác sĩ kết luận men gan cao còn lại mọi thứ bình thường. Đi khám đông y bắt mạch kết luận gan nóng, thận yếu, dạ dày chuyển hóa không được tốt. Em có dùng thuốc nam 1 thời gian nhưng không có tiến triển. Bây giờ không dùng nữa. Thuốc lá và bia rượu hay những chất kích thích em không dùng. Em 19 tuổi, cao 1m75, nặng 52 kg. Em muốn tăng cân, mong BS tư vấn giúp em. Cuộc sống thường ngày của em vẫn thức dậy lúc 6h, buổi trưa ngủ 1 tiếng, buổi tối 11h đi ngủ, ăn uống bình thường đủ dinh dưỡng1 bữa 4 bát cơm (không kể thức ăn). Nhưng em lười tập thể dục, rất ít tập thể dục là đằng khác. (Trần Công) Trả lời: Chào em, Người ta dựa vào chỉ số BMI = chiều cao/bình phương cân nặng để đánh giá một người gầy hay béo phì. Bình thường từ 18,5-24,9. Trong khi BMI của em là 16,97, vậy em bị thiếu cân khá nhiều. Em có thể tham khảo câu trả lời về tăng cân ở mục Dinh dưỡng và Béo phì - thiếu cân của Khám bệnh online nhé. Mọi thức ăn, đồ uống khi đưa vào cơ thể đều được chuyển hóa ở gan, do vậy khi bị mụn, ngứa ông bà ta hay đổ lỗi do “nóng gan”. Men gan cao có nhiều nguyên nhân, em xét nghiệm men cao nhưng không cho biết là bao nhiêu. Nếu em đang uống nhiều thuốc trị mụn (đông y hay tây y) cũng có thể làm men gan cao do thuốc. Em cũng nên xét nghiệm thêm có nhiễm siêu vi viêm gan A, B,C hay không để điều trị nhé. Mụn trứng cá là do khi tuyến bã hoạt động mạnh tiết nhiều chất nhờn, chất nhờn kết hợp với những tế bào chết của tuyến bã làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Chất nhờn tăng tiết do kích thích bởi hormon chủ yếu là tetosteron, do việc sản xuất hormon của cơ thể tăng cao nhất vào lúc tuổi trưởng thành nên việc sản xuất chất nhờn cũng tăng nhanh. Nam giới thường bị mụn trứng cá nặng hơn nữ ở tuổi trưởng thành do lượng testosteron được sản xuất nhiều hơn. Kết hợp với vi khuẩn Propionibacterium acnes hiện diện rất nhiều trên da của bệnh nhân, sẽ làm sưng tấy lỗ chân lông và tăng độ nặng của mụn trứng cá hơn. Để hạn chế mụn trứng, cá em cần chăm sóc da mỗi ngày, tắm rửa bằng nước sạch nhẹ nhàng, không chà xát da quá mạnh, không được nặn bóp mụn. Tránh căng thẳng, stress, giữ tinh thần thoải mái. Tránh làm việc gây đổ mồ hôi quá nhiều, tắm và lau sạch cơ thể sau khi ra nhiều mồ hôi. Hạn chế ăn các thức ăn ngọt, béo (chè, bánh ngọt, chocolate)… mà nên tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước. Có thể bôi thuốc trị mụn có chứa kháng sinh hay benzoyl peroxide, nếu mụn bị sưng tấy nhiều và mọc ở nhiều nơi, cần dùng thêm kháng sinh uống nữa. Em nên đi khám chuyên khoa da liễu để bác sĩ chỉ định dùng thuốc nhé. Thân! BS Châu Thị Kiều Oanh", " Chào em, 2 bên bẹn có thể do nhiễm trùng, cũng có thể do nhiễm nấm, đặc biệt là những trường hợp da bị ẩm ướt, giữ vệ sinh kém hoặc có thể gặp trong những trường hợp sức đề kháng suy giảm, em nên đến gặp BS Da liễu để được chẩn đoán và điều trị thích hợp, tránh dùng thuốc bừa bãi làm bệnh nặng thêm. Thân mến! ", "(Ảnh: Bạn đọc Nguyễn Quang Linh) Chào em, Ảnh chụp của em có chất lượng không tốt lắm nhưng nhìn chung có dạng giống với tổn thương da do nấm. Hai dấu hiệu nổi bật của bệnh nấm da là ngứa và nổi mẩn đỏ, mụn nước, khi gãi nhiều để lại vết thương tổn lan rộng và cảm giác rát. Ngứa ở vùng có tổn thương da, cả ngày lẫn đêm, tăng nhiều khi ra mồ hôi, trời nóng nực hay về đêm. Nổi mẩn đỏ một vùng có giới hạn rõ, trên bề mặt thường có nổi nhiều mụn nước như phỏng tập trung ở rìa của tổn thương, vết trên da tương tự như đồng tiền (nên còn được gọi là lác đồng tiền). Bệnh thường khởi đầu ở một bên bẹn, sau đó có thể lan sang bên kia và ra sau mông. Nếu có các triệu chứng điển hình như mô tả, em nên khám chuyên khoa Da Liễu để bác sĩ kê thuốc điều trị, tránh để lan rộng và để lại các vết đổi màu da ảnh hưởng thẩm mỹ em nhé! Thân mến.", "Chào em, Hạch hay hạch lympho là một cấu trúc trơn, hình bầu dục dẹp, rải rác dọc theo các mạch bạch huyết. Các hạch bạch huyết có mặt ở khắp cơ thể, tập trung nhiều ở một số vùng như cổ, nách, bẹn. Bình thường các hạch trong cơ thể không sưng to lên đến mức có thể sờ chạm hay nhận biết được. Vì thế, hạch sưng lên, hay thường gọi là nổi hạch, là 1 triệu chứng bất thường của cơ thể. Hạch bạch huyết đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của hệ miễn dịch. Chúng chứa các tế bào miễn dịch như lympho bào, đại thực bào... có chức năng miễn dịch chống lại các yếu tố lạ như vi khuẩn, virus, kí sinh trùng... xâm nhập vào cơ thể. Trong quá trình đó các hạch có thể bị viêm và sưng lên. Một số trường hợp hạch sưng có thể là hạch ung thư hoặc di căn. Nổi hạch ở nách có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, từ các nguyên nhân lành tính cho tới các bệnh nguy hiểm. Trong trường hợp của em, hạch nách xuất hiện sau đợt bệnh cảm và bị ong đốt thì nhiều khả năng đây là hạch viêm phản ứng. Để xác định chính xác đây có phải là hạch không, hạch lành tính hay ác tính, có nguy cơ bị ung thư vú không thì em cần phải đến bệnh viện kiểm tra (làm siêu âm hạch, siêu âm vú và xét nghiệm máu cơ bản). Em có thể khám tại chuyên khoa ung bướu để kiểm tra, em nhé.", "Thưa bác sĩ,\r\n\r\nNăm nay cháu 15 tuổi, cao 1m75, đã dậy thì. Núm vú của cháu bình thường thì không cứng, thường thì có hơi xẹp vào trong, chỉ khi gặp nóng hay lạnh mới cứng lên. Dạo này đi biển cháu có hiện tượng bị rát ở núm vú. Cháu thử tắm lại nước ngọt nhưng vẫn rát, cỡ nửa tiếng sau thì mới hết. Như thế thì có phải là bệnh lý gì không ạ? Cảm ơn bác sĩ! \r\n\r\n(Tiến Nhân - kesan…@yahoo.com) Chào\r\ncháu, Hiện\r\ntượng như cháu mô tả sẽ nặng hơn nếu đi tắm biển trưa nắng. Cái này gọi là\r\nphỏng nhẹ do nắng và muối. Sau đó vùng vai, mặt sẽ sạm và bong lớp da mỏng . Cháu sẽ thấy nếu tắm nhiều lần sẽ tự hết không còn phỏng nữa. Nếu\r\nsợ thì cháu nên thoa kem chống nắng vào hai vú trước khi xuống biển nhé. Thân\r\nchào và chúc cháu khỏe, vui! ThS-BS Trần Thiện Hòa", " Chào em, Đó là những phản ứng bình thường của cơ thể chứ không phải là bệnh. Khi con người làm việc dưới trời nắng nóng, các mạch máu dưới da sẽ giãn ra để tăng thải nhiệt, mồ hôi thoát ra nhiều dẫn đến nhanh mất nước, từ đó huyết áp trong lòng mạch sẽ giảm xuống gây ra tình trạng xây xẩm, hoa mắt, mất sức nếu không được bù đủ nước. Khi cơ thể làm việc nặng sẽ tăng sử dụng năng lượng, nếu như cơ thể thiếu dinh dưỡng, bình thường ít rèn luyện thể thao thì sẽ nhanh mất sức. Vì thế, em cần bồi bổ cơ thể đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường uống nước trong thời tiết nóng bức như hiện nay, tối thiểu phải uống được 2-3 lít nước mỗi ngày, tập thể dục đều đặn thì tình trạng này sẽ được cải thiện. Thân mến!", "Chào em, Trước hết dựa vào nhiệt độ em tự đo được thì thân nhiệt của em chưa đến mức sốt (37.2-37.4 độ C), nhưng không biết em có đo đúng cách không, nhưng các triệu chứng của em hướng nhiều đến tình trạng sốt nhẹ, vã mồ hôi về chiều tối, đây là dấu hiệu bệnh lý, thường gặp là nhiễm trùng mạn tính và hàng đầu là nhiễm lao, bệnh lý miễn dịch và ít gặp là bệnh lý ác tính… Vì thế, em cần đến khám tại chuyên khoa Nhiễm để được kiểm tra tổng thể, sớm xác định nguyên nhân và điều trị thích hợp. Thân mến.", "Kính thưa bác sĩ, Em năm nay 29 tuổi, em có bệnh này nhờ bác sĩ tư vấn giúp em.\r\n\r\nTriệu chứng: em bị nóng ở lưng và cũng hay cảm thấy ớn lạnh nổi da gà cũng xuất phát từ lưng, người hay mệt mỏi. Trời càng nóng thì lưng em giống như có lửa sau lưng vậy, cảm thấy lưng nóng rát, toàn thân nóng bừng lên, người cảm thấy khô khốc, mệt mỏi, đôi lúc người bị phát sốt. Sáng ngủ dậy thì hay ớn lạnh chủ yếu ở sau lưng. Người càng ngày càng gầy.\r\n\r\nEm đi khám ở nhiều bệnh viện, đã xét nghiệm máu, men gan, siêu vi B, C, chụp X-quang phổi, nước tiểu nhưng kết quả đều tốt cả. Bệnh của em đã một năm nay rồi mà vẫn không khỏi. Giờ em rất bối rối không biết bắt đầu từ đâu, mong BS tư vấn giúp em để em mau chóng điều trị khỏi căn bệnh trên. \r\n\r\nEm cám ơn BS rất nhiều! (Hien Phan - giahien…@gmail.com) Hay nóng lạnh bất thường, là bị bệnh gì? Bạn Hiền thân mến! Theo như lời bạn mô tả, bạn đã đi khám và làm các xét nghiệm để tầm soát các bệnh về gan, mật, phổi, tiết niệu nhưng tất cả đều cho kết quả tốt. Vì vậy có thể loại trừ các bệnh ở các cơ quan kể trên. Mặt khác, bạn có triệu chứng bừng, người mệt mỏi, khô khan, càng ngày càng gầy ốm, có thể gợi ý cho ta nghĩ  đến bệnh cường giáp. Đó là một bệnh về rối loạn nội tiết, trong đó nội tiết tố tuyến giáp được tiết ra quá nhiều, không có sự điều hòa và kiểm soát tốt giữa tuyến yên (tiết ra nội tiết tố TSH) và tuyến giáp (tiết ra nội tiết tố T3, T4 ). Cường giáp đa số thường là do bệnh Basedow gây ra. Do đó bạn nên đến khám tại khoa nội tiết của các bệnh viện để các bác sĩ khám và cho làm các xét nghiệm như xét nghiệm máu định lượng T3, T4, TSH‚ siêu âm tuyến giáp, xạ hình giáp... từ đó mới chẩn đoán và điều trị chính xác được. Thân chào bạn, chúc bạn mau lành bệnh. BS Nguyễn Đình Sang CK1 Bác sĩ gia đình", " Chào em Đức Anh, Do những thông tin em cung cấp quá sơ sài, BS chưa thể đưa ra lời giải thích cho tình trạng da của em. Em vui lòng cung cấp thêm các thông tin như tình trạng này đã xảy ra bao nhiêu ngày, xuất hiện sau sốt và bao lâu, mẩn đỏ có ngứa, đau gì không, có tự mất đi hay không? Hiện tại em còn sốt không, ấn vào vùng đỏ có mất đi không… kèm theo ảnh chụp vùng da nổi mẩn để BS tư vấn cụ thể hơn, em nhé! Trân trọng!", "Em mô tả đầu vú trái sưng, cứng, nắn mạnh cảm giác đau mà không nói rõ kích thước, màu sắc da bên ngoài, đầu núm vú có tiết dịch gì không…? Tình trạng của em cần phải khám trực tiếp, làm một số cận lâm sàng như siêu âm, chọc sinh thiết… mới có chẩn đoán chính xác được. Em nên sớm đi khám ở bệnh viện chuyên về ung bướu để được bác sĩ khám trực tiếp nhé. BS Chuyên khoa của AloBacsi Em vừa mổ ruột thừa và u lạc nội mạc tử cung cùng 1 lúc cách đây 1,5 tháng. BS tư vấn giúp em bài tập thể dục có thể tập cho bụng nói riêng và cơ thể nói chung ạ!Em xin cảm ơn! ( Nguyễn Uyên - TPHCM) Tập thể dục giúp cho cơ thể khỏe mạnh và vòng eo thon gọn, vóc dáng đẹp. Sau mổ đã 1,5 tháng bạn có thể tập thể dục được rồi, lúc đầu tập đi bộ nhẹ nhàng 10-15 phút, sau mỗi lần đi tăng dần thời gian. Và hãy nhớ rằng việc vận động nhẹ nhàng giúp còn giúp vết thương mau lành. Sau 1 tháng, bạn có thể tập thể dục bằng cách đi bộ nhanh, chạy bộ, đi bơi, xe đạp nhẹ nhàng… Bạn tham khảo bài tập này nhé: Bài tập bụng dưới sau mổ bụng: nằm ngửa trên sàn nhà và cong gối lên, thở ra và thắt cơ hông lại, hít vào và giãn cơ hông, hóp bụng nhè nhẹ, cố gắng giữ bụng ép trong 10 giây mà không nín thở. BS Chuyên khoa của AloBacsi Ở dương vật của em nổi mụn đỏ được gần 2 tháng rồi nhưng em không thấy dấu hiệu gì bất thương cả. Em vẫn mua thuốc Gentri-Sone về bôi. Ban đầu mụn đỏ có giảm nhưng sau đó trở lại như cũ. Em đang rất bối rối. ( Bạn đọc ) Em cho biết bị nổi mụn đỏ ở dương vật mà không mô tả chính xác vị trí ở chóp đầu dương vật, thân hay ở rãnh quy đầu…? Em lại không cho biết em bao nhiêu tuổi, có quan hệ tình dục hay chưa? Nếu em chưa quan hệ tình dục, các mụn đỏ mọc dọc 2 bên rãnh quy đầu thì đó là bình thường, gọi là chuỗi ngọc dương vật, sẽ tự hết. Cũng có thể là viêm nhiễm do em chưa vệ sinh kỹ, cần giữ vệ sinh đúng cách và điều trị. Dương vật rất nhạy cảm, dễ bị viêm do mặc quần lót chật quá, không vệ sinh kỹ sau khi đi tiểu… Nếu em đã từng có quan hệ tình dục rồi, thì coi chừng em bị lây truyền qua đường tình dục tình trạng viêm nhiễm do vi trùng, virus, nấm. Em nên đi khám chuyên khoa da liễu hoặc nam khoa để bác sĩ khám trực tiếp và hướng dẫn điều trị nhé. BS Chuyên khoa của AloBacsi Em bị béo phì độ 1, em uống thuốc Relacore được không thưa BS? Thuốc này bán ở đâu và uống có an toàn không ạ? Em cảm ơn BS nhiều! ( Như Quỳnh - Q Phú Nhuận, TPHCM) Như Quỳnh bị béo phì độ 1, việc giảm cân cũng không quá khó nhưng em phải kiên trì. Hạn chế dùng thuốc giảm cân, nhất là các loại thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc. Thuốc giảm cân Relacore được giới thiệu có thành phần gồm: vitamin C, canxi - B1- B2- biotin, Pantotheniccacid, Magnesium, Relacore, Magnolia... được sản xuất tại Mỹ, nhưng không có công ty phân phối rõ ràng tại Việt Nam, giấy phép chứng nhận an toàn thực phẩm… Do đó, không rõ ngoài thành phần đã nêu trên còn có thành phần nào khác, gây tác hại gì không…? Để giảm cân mà không ảnh hưởng tới sức khỏe tốt nhất là có chế độ dinh dưỡng đúng cách, sinh hoạt, làm việc điều độ và phải tập thể dục thể thao. Em tham khảo câu hỏi sau nhé: >> - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt, từ ngày 15/6/2011, danh sách BS tư vấn Khám bệnh Online của AloBacsi có thêm hai chuyên gia tâm huyết. Đó là GS - BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng - Nguyên giám đốc BV Từ Dũ sẽ \"gỡ rối\" cho chị em về bệnh phụ khoa. Và, TS.BS Lê Tuyết Hoa - 20 năm công tác tại BV Chợ Rẫy - chuyên ngành Đái tháo đường - Nội tiết sẽ giải đáp mọi thắc mắc về Nội Tiết - Tiểu đường. giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: . Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn. " ]
Chào bác sĩ, Bé nhà em gần 4 tháng tuổi. 4 hôm nay bé bị chảy nước mũi, trán nóng (nhưng đo nhiệt kế chỉ từ 36,5-37 độ), ho khan, thở sụt sịt, đi đại tiện 5-6 lần, mỗi lần phân có lẫn nhiều nước và có lẫn sợi màu trắng. Hiện tại em đang vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý và cho bé uống Prospan nhưng vẫn chưa thấy đỡ. BS có thể cho em biết tình trạng của bé và cách điều trị như thế nào? Có nên tắm cho bé trong thời gian này không? Hiện em chỉ rửa ráy thay quần áo hằng ngày cho bé.
[ "Chào em, Trường hợp của bé cần được chẩn\r\nđoán loại trừ bé đang hay là do viêm tiểu phế quản, viêm nhiễm\r\nnày do siêu vi hay là do vi trùng, mức độ viêm nhiễm… từ đó, BS mới có thể điều\r\ntrị và tư vấn cụ thể hơn cho em. Ngoài ra, bé của em còn có bất\r\nthường ở đường tiêu hóa, bé đi ngoài nhiều lần và phân có nhiều nước nhưng chưa\r\ncó biểu hiện nhiễm trùng đường ruột. Về vấn đề này em cần cho bé bú mẹ nhiều\r\nlần hơn bình thường để bù đủ lượng nước mất qua phân và kết hợp cho bé uống\r\nthêm men vi sinh đường ruột, một trong các loại sau (Lactamin, Enterogermina\r\nống 5 ml, L-bio…). Trong thời gian này em vẫn cho bé\r\ntắm rửa bình thường bằng nước ấm nhưng cần tắm nhanh và tránh gió lùa. Chúc bé của em chóng khỏe lại!" ]
[ "Chào em, Để cho bé, chị có thể dùng đường uống hoặc đặt thuốc hậu môn, nhưng đặt thuốc hậu môn sẽ tốt hơn, vì thuốc hấp thu nhanh nên bé hạ sốt sẽ nhanh hơn nhưng nó cũng có nhược điểm là phải bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và khi đặt sẽ khó khăn hơn so với đường uống, chứ không hề có hại như chị tìm hiểu thông tin, ngoại trừ chị dùng thuốc quá liều. Còn vấn đề bệnh lý của bé, chị nên đưa bé đi khám, để BS tìm ra nguyên nhân gây sốt và có hướng chữa trị thích hợp. Thân mến.", "Hường thân mến, Bạn lưu ý có thể trẻ bị do nhiễm khuẩn. Bạn có thể tắm cho trẻ thường xuyên và bôi Fucidine ngày 2\r\nlần trong 5 ngày. Nếu vết bóng nước tiếp tục lan nhanh thì phải đi khám để được\r\nuống kháng sinh vì ở trẻ sơ sinh rất dễ nhiễm trùng máu từ ngõ vào là da, mắt,\r\nmũi, miệng. AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn\r\nphí Trích\r\nnội dung:", "Chào em, Biểu hiện trên của bé trước mắt cần loại , làm bé ngứa mũi, dụi mũi hoặc ngoáy mũi nhiều gây vỡ các mao mạch nhỏ li ti ở mũi và chảy máu cam. Ngoài ra, cần loại trừ các nguyên nhân khác như sức bền thành mạch yếu hoặc do các bệnh về máu. Tốt nhất, em nên đưa bé đến BV Nhi Đồng hoặc BV Truyền máu Huyết học khám tầm soát nhé. Thân ái.", "Chào em, Nhiều khả năng là bé bị do thời tiết nên tình trạng này không thể chữa trị triệt để. Thuốc và sữa tắm cũng không làm cho bé hết bệnh nhưng có thể làm cho bé giảm ngứa ngáy, khó chịu và hy vọng sau 3 tuổi bé sẽ khỏi bệnh hoàn toàn. Bây giờ, em nên đưa bé đến BV Nhi đồng hoặc BV Da liễu khám và điều trị. Thân mến!", " Chào em, Con của em bị bệnh có thể mỗi lần bệnh có những triệu chứng khác nhau. Do đó, mỗi lần đều được BS chẩn đoán khác nhau. Bé còn nhỏ nên sức đề kháng kém nên mỗi lần thay đổi thời tiết hay có tác nhân gây bệnh là bị bệnh. Em nên cho bé khi thời tiết thay đổi, nhiệt độ phòng ổn định, phòng bé sạch sẽ, khăn, màn, chiếu gối nên giặt thường xuyên. Em đưa bé đi BV Nhi gặp BS chuyên khoa Hô hấp khám thì nên hỏi lịch khám của BS đó để hẹn tái khám lần sau, như vậy BS đó sẽ theo dõi xuyên suốt bệnh tình của bé, thuận lợi hơn cho việc điều trị. Thân mến!", "Chào em, Đúng như em nói, bé dưới 6 tháng tuổi vì trong sữa đã có nước nhưng khi bé bị sốt cao\r\nhoặc tiêu chảy mất nước,… cần được bằng đường uống hoặc truyền dịch\r\ntùy theo mức độ của bệnh. Trường hợp của bé em nên đưa bé đến BV\r\nNhi Đồng khám tìm nguyên nhân làm bé sốt. Ngoài ra, em nên kết hợp cho bé khám\r\nchuyên khoa mắt để loại trừ viêm nhiễm chứ không phải mắt có nhiều ghèn là do\r\nthiếu nước? Thân ái,", "Con gái tôi 3 tuổi, vừa rồi cháu bị sốt cao 39 0 C 3 - 4 ngày liền. Có người khuyên tôi nên truyền dịch cho cháu nhanh khỏi. Xin báo tư vấn giùm? (Nguyễn Thanh Hà, Vĩnh\r\nPhúc) Chào bạn, Khi trẻ bị sốt các bậc phụ huynh cần hết sức cảnh giác, nhất\r\nlà trường hợp sốt cao như con chị. Các bậc cha mẹ chú ý theo dõi sát sao để đề\r\nphòng trẻ sốt cao quá dẫn đến hiện tượng co giật, gây tổn hại đến hệ thần kinh\r\ncòn non nớt của trẻ, thậm chí có thể gây tử vong. Khi trẻ sốt cao, việc đầu tiên các bậc cha mẹ cần làm là hạ\r\nnhiệt cho trẻ bằng các loại thuốc hạ sốt bán rất thông dụng trên thị trường\r\ndưới dạng thuốc sủi, thuốc viên, thuốc đặt, siro... có chứa paracetamol. Các\r\nbậc cha mẹ cũng lưu ý chỉ khi trẻ sốt trên 38,5oC mới cần dùng một loại thuốc\r\nhạ sốt, tránh thấy trẻ hơi hâm hấp là dùng ngay thuốc hạ sốt vì paracetamol tuy\r\nkhông hại dạ dày nhưng nếu dùng thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến các tế bào gan,\r\ngây độc cho gan của trẻ. Để nhanh hạ sốt, nhiều ông bố bà mẹ lại dùng nhiều\r\ndạng thuốc hạ sốt khác nhau gây quá liều cho trẻ, rất nguy hiểm. Sốt là một phản ứng của cơ thể trước các tác nhân lạ xâm\r\nnhập vào cơ thể. Sốt ở trẻ do rất nhiều nguyên nhân khác nhau như virut, vi\r\nkhuẩn... Để chẩn đoán chính xác cần cho trẻ khám bác sĩ để tìm căn nguyên. Khi trẻ sốt nhìn chung không nên truyền dịch, chỉ truyền\r\ndịch khi trẻ sốt kèm theo mất nhiều nước, tiêu chảy... Nếu trẻ sốt do virut thì\r\nchỉ cần dùng thuốc hạ sốt và làm mát cơ thể, tăng cường thể trạng cho trẻ bằng\r\năn uống, sau vài ngày đến 1 tuần trẻ sẽ tự khỏi bệnh mà không cần dùng bất cứ\r\nthuốc nào khác, kể cả kháng sinh. Nếu trẻ sốt virut mà dùng kháng sinh thì bệnh\r\nkhông những không khỏi mà còn gây tổn hại rất lớn cho sức khỏe của trẻ. Theo BS. Bảo Thư - Sức khỏe & đời\r\nsống", " - Nhiệt độ trên 37,5 độ C: Trẻ bị sốt - Nhiệt độ từ 37,5 độ C - 38,5 độ C: Sốt nhẹ - Nhiệt độ từ 39 độ C - 40 độ C: Sốt cao - Nhiệt độ trên 40 độ C: Sốt rất cao. - Khi trẻ bị sốt nhẹ, nhiệt độ đo được là từ 37,5 độ C - 38,5 độ C thì cha mẹ chỉ cần cởi bớt quần áo của trẻ hay cho trẻ mặc quần áo thoáng rộng, dễ hút mồ hôi. Lúc này, trẻ chưa cần uống thuốc hạ sốt mà chỉ cần được uống nhiều nước. Nếu trẻ còn đang bú sữa mẹ thì có thể cho trẻ bú nhiều hơn. Cha mẹ không nên để trẻ ở nơi có gió lùa và tiếp tục theo dõi thân nhiệt của trẻ. - Khi trẻ bị sốt cao, trên 39-40 độ C thì cha mẹ cần cởi bớt quần áo và cho trẻ mặc quần áo mỏng, mềm, thoáng, rộng rãi, thoải mái; lấy nước ấm dùng khăn mềm lau mát trẻ; giảm nhiệt độ trong phòng trẻ bằng cách mở cửa (cửa chính, cửa sổ), bật quạt nhẹ (tránh gió lùa). Lúc này, trẻ cần được cho uống thuốc hạ sốt Paracetamol theo tuổi dành cho trẻ nhỏ thường là dạng gói bột, siro, miếng dán hạ sốt hay nhét hậu môn trẻ, thuốc hạ sốt này dễ sử dụng và giúp hạ sốt nhanh, sau khi uống 30 phút và các tác dụng trong vòng 4 - 6 giờ, thuốc ít có tác dụng phụ. Đồng thời, nên theo dõi thân nhiệt trẻ để xử trí kịp khi trẻ sốt cao co giật. Tuy nhiên, cha mẹ và người chăm sóc trẻ cần cho trẻ uống đúng liều lượng/cân nặng theo chỉ định của bác sĩ đang điều trị. Trường hợp trẻ không uống được, có thể dùng thuốc hạ sốt dạng viên đặt hậu môn, nhưng nếu trẻ đang bị tiêu chảy thì không nên dùng thuốc dạng viên đặt này. - Khi trẻ bị sốt rất cao thì cho trẻ uống thuốc hạ sốt đồng thời nên hạ nhiệt độ, lau mát cơ thể trẻ bằng cách đặt trẻ nằm ngửa trên giường và cởi bỏ quần áo trẻ rồi dùng khăn mềm thấm nước ấm vắt ráo lau lên trán, hai bên nách, hai bên bẹn, cứ 2 phút thay khăn 1 lần. Nước ấm bốc hơi giúp giãn mạch máu và làm trẻ mát. Khi thân nhiệt của trẻ hạ xuống dưới 38,5 độ C thì ngưng lau mát, lau khô người và mặc quần áo mỏng cho trẻ. - Cho trẻ uống nhiều nước, đặc biệt là nước hoa quả tươi hoặc nước điện giải oresol pha theo hướng dẫn in trên bao bì, để phòng ngừa trẻ bị mất nước, rối loạn điện giải gây mệt mỏi. Sau đó, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám xác định nguyên nhân và điều trị. Lưu ý, không được nặn chanh vào miệng và mắt khi trẻ bị sốt, và cũng không nên dùng nước đá lạnh để hạ sốt hay lau mát cho trẻ. Khi trẻ đang co giật, không giật tóc, vỗ vào người trẻ vì càng khiến trẻ bị kích thích và co giật nhiều hơn. - Trẻ dưới 6 tháng tuổi mà sốt trên 40 độ C (nhất là đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi) hoặc sốt dưới 38,5 độ C nhưng kéo dài do bất kỳ nguyên nhân nào, nhiệt độ lên xuống thất thường sáng, trưa, chiều, tối. Đã dùng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ nhưng triệu chứng sốt không thuyên giảm. - Trẻ bị co giật, hạ sốt hơn 24 giờ rồi sốt tái phát lại. - Trẻ quấy khóc liên tục hoặc bứt rứt nhiều quá. - Trẻ nằm li bì, khó đánh thức, cổ cứng, phát ban. - Trẻ bị khó thở, trẻ bỏ ăn hoặc bỏ bú. - Trẻ bị nôn ói, đi ngoài ra máu, nôn ra máu. - Trẻ trông rất yếu và mệt, ít đi tiểu. Thân mến.", "Chào bạn Thu Hằng, Bé trai 17 tháng, phát triển chiều cao, cân nặng vậy là tốt rồi. Trẻ dưới 3 tuổi hay mắc các bệnh về hô hấp như: viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng, viêm amydal…, nguyên nhân thường do sức đề kháng của bé kém. Việc ngủ máy lạnh không làm bé đâu bạn. Điều chỉnh nhiệt độ máy lạnh khoảng 27-29°C cho bé vừa mát là được, nhiệt độ quá thấp sẽ ảnh hưởng đến đường hô hấp của bé. Để phòng ngừa viêm họng, viêm amydal cho bé, bạn không nên cho bé uống nước đá và những thức ăn để tủ lạnh (sữa, yaourt, nước mát, phô mai, xúc xích,…), nên lấy những thực phẩm này ra ngoài chờ hết lạnh rồi cho bé dùng. Nên cho bé uống nước ấm hoặc nước đun sôi để nguội... Theo Đông y, quả tắc có vị ngọt chua, tính ấm, vào các kinh phế, vị, can. Có công năng hóa đàm, trị ho, lý khí, giải uất, tiêu thực, giải rượu, vỏ có tác dụng mạnh hơn. Theo y học hiện đại thì trong tắc có nhiều vitamin, nhất là vitamin C có tác dụng chữa cảm ho, viêm họng, ăn không tiêu rất tốt. Mật ong chứa nhiều đường nên giàu năng lượng và có tính sát trùng, thường dùng bổ sung năng lượng và chữa đau họng, cảm ho, ngoài ra còn để sát trùng vết thương ngoài da (ngày nay người ta ít dùng ngoài da). Bạn cho bé uống tắc- mật ong cũng tốt, tuy nhiên, độ tuổi của bé chỉ nên dùng 2 lần/ ngày, mỗi lần 1 muỗng café thôi, bạn nhé. Tốt nhất nên cho bé uống thêm nước cam, nước chanh, các loại trái cây có nhiều vitamin C để tăng sức đề kháng. Thân mến,", " Chào bạn, Bệnh lý đường hô hấp thường xảy ra ở trẻ nhỏ, không nhất thiết phải dùng kháng sinh, nếu cháu chảy mũi thường xuyên cần loại trừ viêm mũi dị ứng, tác nhân hay gặp là bụi, khói, mạt nhà, lông thú… và một số ít do dị ứng với thức ăn. Rửa mũi bằng là rất quan trọng và để loại bỏ những dị ứng nguyên bám vào mũi họng của trẻ. Để điều trị bệnh cần vệ sinh môi trường ở sạch sẽ, chích ngừa đầy đủ và cho các bé ăn trái cây thường xuyên để tăng cường miễn dịch cho trẻ. Thân mến! BS.CK2 Nguyễn Thị Thanh Trưởng khoa Nội 1 - BV Nhi Đồng 2", "Chào bạn, Theo như mô tả bé của bạn bị nhiễm\r\nkhuẩn đường hô hấp. Nếu bạn vệ sinh mũi rồi mà bé vẫn không cải thiện thì nên\r\nđưa bé đến BS để đánh giá lại tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp. Thân mến, ThS.BS Giang Trần Phương Linh Trích nội dung “", "Chào em, Những triệu\r\nchứng của em thường gặp trong một số bệnh sau: , trào ngược dạ dày\r\nthực quản, viêm mũi xoang dị ứng chảy dịch vào thành sau họng... Việc uống nước\r\nđá lạnh sẽ không tốt đối với em, uống nước ấm sẽ tốt hơn. Và em nên đến chuyên\r\nkhoa Tai mũi họng để kiểm tra kỹ, xác định bệnh để có hướng điều trị thích hợp,\r\nem nhé. Thân,", " Chào em Khanh, Có thể do thời tiết nóng ẩm nên bé bị viêm nhiễm và , trán. Do đó, bạn nên đưa bé đến BV để để BS chuyên khoa Nhi khám và điều trị cho bé nhé. Thân mến!", "Em\r\nNgọc Ngân thân mến, Không\r\nbiết bệnh của con em được ngày thứ mấy rồi, có cần theo dõi\r\nnhững dấu hiệu nặng nữa không hay là bệnh đã hồi phục hẳn? Nếu\r\nbệnh được rồi phục rồi thì sốt này có thể do một bệnh lý khác, cần khám và làm\r\nxét nghiệm máu mới biết rõ được nguyên nhân. Em nên cho bé đển BV Nhi Đồng khám\r\nlại, BS sẽ có hướng điều trị thích hợp và tư vấn thêm cho em. Chúc\r\nbé của em sớm phục hồi sức khỏe. Thân\r\nmến,", "Hình minh họa. Nguồn: Internet Thu Huyền thân mến, Nếu trẻ bị ho, sổ mũi thường xuyên\r\nphải dùng kháng sinh mỗi tháng thì có thể do cần phải . Bạn nên đế BS Tai mũi họng để được chỉ định. Có 1 cách rất hiệu quả đó là dùng\r\nnước muối sinh lý để vệ sinh cho cháu hằng ngày. Thân mến! AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí Trích nội dung: “ ”" ]
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm gân tứ đầu đùi
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm gân tứ đầu đùi Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm gân tứ đầu đùi Chế độ sinh hoạt: Để hạn chế diễn tiến của viêm gân tứ đầu đùi, bạn có thể thực hiện các việc sau: Tuân thủ điều trị và chế độ nghỉ ngơi để có thể hồi phục. Giảm gân (nếu thừa cân) và duy trì cân nặng khỏe mạnh để giảm căng thẳng cho vùng gối. Nếu bạn điều trị bằng phương pháp không phẫu thuật, tình trạng viêm gân nhẹ sẽ cải thiện sau vài tuần, tiếp đó bạn có thể từ từ hoạt động thể chất trở lại. Nếu cần phẫu thuật, quá trình phục hồi có thể mất từ 6 đến 9 tháng. Bạn cần tránh các hoạt động chịu sức nặng trong 6 tuần đầu tiên. Khi khả năng vận động cải thiện, bạn có thể bắt đầu từ từ các bài tập tăng cường sức mạnh. Bạn có thể dần dần trở lại hoạt động thể thao sau 7 tháng. Chế độ dinh dưỡng: Tham khảo một chế độ ăn chống viêm có thể giúp ích trong việc giảm viêm và giảm đau của bạn. Bao gồm việc hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên nướng, các chất béo không lành mạnh. Chế độ ăn đầy đủ rau củ quả, các loại protein từ thực vật, các loại cá béo sẽ tốt cho sức khỏe của bạn. Phương pháp phòng ngừa viêm gân tứ đầu đùi hiệu quả Để phòng ngừa viêm gân tứ đầu đùi hiệu quả, bạn nên hạn chế các chấn thương thể thao. Tránh các tư thế xấu và hoạt động lặp đi lặp lại gây căng thẳng cho đầu gối như ngồi xổm, chạy, nhảy. Hơn hết, tránh việc đột ngột hoạt động thể lực mạnh hoặc tham gia các môn thể thao như bóng rổ, bóng chuyền vì làm gia tăng đáng kể nguy cơ viêm gân tứ đầu đùi. Nếu bạn là vận động viên, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia để có thể có các biện pháp bảo vệ phù hợp khi thi đấu thể thao." ]
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm nội mạc tử cung Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến Viêm nội mạc tử cung Chế độ sinh hoạt: Duy trì thói quen sinh hoạt tốt để giúp hạn chế bệnh, các biện pháp bao gồm: Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị. Phát hiện và điều trị sớm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, điều trị cho cả bạn tình. Dùng các biện pháp tránh thai an toàn khi quan hệ tình dục. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, không thụt rửa sâu vào trong vùng kín, vệ sinh trước và sau khi quan hệ tình dục. Trong kỳ kinh nguyệt, thay băng vệ sinh thường xuyên từ 4 - 6 giờ/lần. Chọn đồ lót chất liệu thoáng khí, thấm hút mồ hôi, đúng kích cỡ. Đồ lót nên được giặt riêng với quần áo và phơi khô trước khi sử dụng. Thăm khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần hoặc khi có triệu chứng bất thường. Chế độ dinh dưỡng: Duy trì một chế độ ăn lành mạnh như: Chế độ ăn nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C có nhiều trong rau củ quả và trái cây như đu đủ, táo, ổi, cam, bông cải xanh, ớt chuông, kiwi,… Nên ăn các thực phẩm có chứa probiotic như sữa chua, các sản phẩm làm từ đậu nành. Uống đủ lượng nước mỗi ngày. Không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia,… Hạn chế ăn đồ cay nóng, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ngọt. Quan hệ tình dục an toàn để phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục Phương pháp phòng ngừa viêm nội mạc tử cung Vì nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI) không được điều trị thường gây viêm nội mạc tử cung nên cách phòng ngừa tốt nhất là: Dùng các biện pháp quan hệ tình dục an toàn (bao cao su). Thường xuyên đi khám kiểm tra các bệnh lây truyền qua đường tình dục;. Khuyến khích bạn tình đi kiểm tra các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Điều trị STI sớm và kịp thời. Dùng kháng sinh trước khi thực hiện thủ thuật sinh mổ giúp ngăn ngừa viêm nội mạc tử cung.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa uốn ván Những thói quen sinh hoạt có thể giúp hạn chế diễn tiến của uốn ván Tuyệt đối không tự ý bỏ thuốc hoặc mua thuốc không có trong đơn thuốc của bác sĩ. Lắng nghe và làm theo mọi hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ. Liên hệ ngay với bác sĩ khi có những bất thường xuất hiện trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi diễn tiến của bệnh và tình trạng sức khỏe. Vệ sinh cá nhân, môi trường sạch sẽ và thường xuyên. Thể dục thể thao nâng cao sức khỏe. Chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ chất đinh dưỡng. Tìm hiểu để bảo vệ bản thân: Hướng dẫn xử lý vết thương uốn ván đúng cách Phương pháp phòng ngừa uốn ván Tiêm phòng vaccine uốn ván đầy đủ theo hướng dẫn của Bộ Y Tế. Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường thường xuyên. Nâng cao thể trạng, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và cân bằng. Vì mức độ nguy hiểm của bệnh uốn ván, phụ nữ mang thai cần tiêm vaccine theo đúng lịch của trung tâm y tế, dựa trên giai đoạn mang thai của mình. Dùng globulin miễn dịch uốn ván khi có vết thương sâu, nhiễm bẩn, nhiều dị vật, có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng. Sơ cứu vết thương đúng cách: Khi có vết thương cần rửa sạch, sát trùng, để hở vết thương, không để vết thương bịt kín tạo đường hầm, không đắp bất cứ gì lên vết thương để tránh viêm nhiễm. Nếu bị trầy xước, đâm vào đinh, sắt, cát, bụi bẩn,…cần xử lý sạch vết thương ngay, sau đó đến bệnh viện khám và điều trị đề phòng uốn ván. Giữ vệ sinh vết thương sạch sẽ tránh nhiễm trùng đề phòng hoại tử,… Trong cuộc sống sinh hoạt và lao động hàng ngày, cần cẩn thận tránh những tai nạn vì có thể gây ra các tổn thương sâu, bẩn, kín. Tìm hiểu để bảo vệ bản thân : Vắc xin uốn ván VAT và những điều cần biết", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa chuột rút co cứng Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của chuột rút co cứng Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Không vận động ngay sau khi ăn. Không hút thuốc lá và các chất kích thích khác, không lạm dụng rượu bia. Hạn chế sử dụng caffeine, nicotine ... Uống nhiều nước, đặc biệt là đồ uống chứa kali sau khi tập thể dục hoặc vận động cường độ cao. Kéo dãn cơ nhẹ nhàng trước khi vận động hoặc đi ngủ. Tập thể dục, vận động điều độ và phù hợp với sức khỏe của bản thân. Chế độ dinh dưỡng: Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm sau để ngăn ngừa chuột rút co cứng: Thực phẩm giàu kali: Chuối, khoai lang, sữa chua, đậu trắng, rau chân vịt, bông cải xanh... để tăng lượng kali trong máu, làm giảm chứng chuột rút cơ bắp. Thức ăn chứa muối: Cơ thể có thể mất muối qua mồ hôi, đặc biệt sau khi tập thể dục kéo dài trong thời tiết nóng. Có thể dùng nước tăng lực, nước bù ion hoặc một số loại bánh quy mặn để bổ sung lượng muối bị mất. Thực phẩm giàu calci: Lượng calci trong máu thấp cũng có thể gây chuột rút co cứng. Ăn sữa chua, pho mát, cá mòi, rau lá xanh đậm, củ cải xanh và sữa để bổ sung thêm khoáng chất này. Thực phẩm giàu carbohydrate và đồ uống: Nếu tập luyện hoặc thi đấu thể thao kéo dài hơn một giờ, cần phải bổ sung thêm carbohydrate để tránh cạn kiệt glycogen. Phương pháp phòng ngừa chuột rút co cứng hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Tránh tình trạng mất nước, uống đủ nước hằng ngày. Thể tích phụ thuộc vào thức ăn, giới tính, mức độ hoạt động thể chất, thời tiết, sức khỏe, tuổi tác và loại thuốc đang dùng. Nước giúp cơ bắp co lại và thư giãn, đồng thời giữ cho các tế bào cơ ngậm nước và ít bị kích thích hơn. Trong quá trình hoạt động, cần bổ sung chất lỏng đều đặn và tiếp tục uống nước khác sau khi ngừng vận động. Khởi động kéo giãn cơ trước và sau khi hoạt động trong thời gian dài. Nếu bị chuột rút chân vào ban đêm, cần kéo giãn trước khi đi ngủ. Tập thể dục nhẹ, chẳng hạn như đi xe đạp chậm trong vài phút trước khi đi ngủ, cũng có thể giúp ngăn ngừa chuột rút khi đang ngủ.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm khớp mạn tính Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm khớp mạn tính Thay đổi thói quen của bạn có thể làm cho cuộc sống chung với viêm khớp dễ dàng hơn. Điều chỉnh các hoạt động của bạn để giảm đau khớp. Chế độ sinh hoạt: Vận động khớp thường xuyên với tầm vận động khớp tối đa tùy theo sức lực mỗi người giúp giữa biên độ hoạt động của khớp được linh hoạt. Tập thể dục thể thao hằng ngày giúp nâng cao sức khỏe cơ bắp và các khớp. Ngoài ra còn giúp tinh thần thoải mái và ổn định cân nặng. Giảm cân giúp giảm tải trọng lên các khớp chịu lực làm giảm nguy cơ tổn thương khớp. Tập thể dục giúp cải thiện khả năng vận động các khớp Chế độ dinh dưỡng: Một chế độ ăn thích hợp là vô cùng cần thiết cho một cơ thể khỏe mạnh. Sự đa dạng hóa các loại thực phẩm, ăn nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế thịt mỡ,... giúp cơ thể hấp thụ nhiều vitamin và khoáng cần thiết cho hệ thống xương khớp mạnh khỏe hơn. Phương pháp phòng ngừa viêm khớp mạn tính Bạn có thể giảm nguy cơ phát triển bệnh viêm khớp bằng cách: Tránh các sản phẩm thuốc lá. Tập thể dục tác động thấp, không mang trọng lượng. Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh. Giảm nguy cơ chấn thương khớp.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa dị ứng thực phẩm Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của dị ứng thực phẩm Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị và liên hệ ngay với nhân viên y tế khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thường xuyên tự theo dõi sức khỏe và thăm khám định kỳ để bác sĩ tìm được hướng điều trị phù hợp với mỗi bệnh nhân. Bệnh nhân cần lạc quan, duy trì lối sống tích cực, hạn chế tối đa căng thẳng vì tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả điều trị. Lập danh sách những loại thực phẩm đã từng gây dị ứng và thông báo cho gia đình cũng như những người xung quanh. Đọc kỹ thành phần trên nhãn sản phẩm trước khi sử dụng. Chế độ dinh dưỡng: Hạn chế sử dụng thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao như: Sữa bò, đậu nành, một số loại hạt (hạt mắc ca, hạt thông, óc chó, hạt điều...), trứng, động vật giáp xác (tôm, cua...), động vật thân mềm (ngao, trai, sò, sò điệp, mực, bạch tuộc)… Phương pháp phòng ngừa dị ứng thực phẩm hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Biết rõ thành phần thực phẩm trước khi sử dụng (đọc kỹ nhãn thực phẩm). Thông báo cho gia đình hoặc những người xung quanh về tình trạng bệnh. Nói chuyện với bác sĩ về việc kê đơn epinephrine khẩn cấp. Có thể cần mang theo bút tiêm epinephrine tự động nếu có nguy cơ bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Cẩn thận khi ăn tại các nhà hàng. Dặn dò kỹ nhân viên khi đặt món hoặc mua thức ăn.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa xơ cứng rải rác Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của Xơ cứng rải rác Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. Bệnh nhân nên duy trì cuộc sống bình thường nhưng tránh làm việc quá sức, mệt mỏi. Tránh tiếp xúc với nhiệt và sử dụng các đồ dùng như khăn quàng cổ hoặc áo vest dày. Nên ngừng hút thuốc lá. Chế độ dinh dưỡng: Có chế độ ăn uống cân bằng. Vì có rất ít bằng chứng ủng hộ một chế độ ăn kiêng cụ thể, các chuyên gia khuyến nghị một chế độ ăn uống lành mạnh nói chung. Một số nghiên cứu cho thấy rằng vitamin D có thể có lợi cho những người bị MS. Có thể bổ sung vitamin D sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ. Phương pháp phòng ngừa Xơ cứng rải rác hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Xơ cứng rải rác là bệnh lý tự miễn, vì vậy hiện nay vẫn chưa có phương pháp phòng ngừa hiệu quả. Tuy nhiên, bệnh nhân nên tự theo dõi sức khoẻ, khám định kỳ (đặc biệt nếu bản thân đang mắc bệnh tự miễn hoặc tiền sử gia đình có người thân mắc MS), gặp bác sĩ ngay khi có triệu chứng bất thường để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tập thể dục và vận động thường xuyên điều độ, chọn các bài tập phù hợp với sức khoẻ và thể lực. Ngưng hút thuốc lá và hạn chế sử dụng bia rượu.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa thoái hóa khớp cổ chân Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của thoái hóa khớp cổ chân Chế độ sinh hoạt: Các bài tập tăng cường sức mạnh, sức bền và thăng bằng cho mắt cá chân của bạn và tăng tính linh hoạt cũng như phạm vi chuyển động với thói quen tập thể dục phù hợp với tình trạng sức khỏe. Chuyển sang các hoạt động có tác động thấp, chẳng hạn như đi bộ thay vì chạy bộ hoặc bơi lội thay vì chơi quần vợt. Giảm hoạt động mạnh gây tổn thương cho khớp cổ chân của bạn, như leo cầu thang. Duy trì cân nặng khỏe mạnh và hợp lý. Chườm lạnh để giảm đau và giảm viêm. Lựa chọn giày dép phù hợp, mềm, tránh mang dép xỏ ngón và giày cao gót quá lâu. Chế độ dinh dưỡng: Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung các khoáng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể. Phương pháp phòng ngừa thoái hóa khớp cổ chân hiệu quả Để phòng ngừa bệnh thoái hoá khớp cổ chân hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Tập luyện các bài giúp tăng cường sức mạnh, sức bền và thăng bằng. Giảm hoạt động mạnh gây tổn thương cho khớp cổ chân của bạn, như leo cầu thang, chạy nhảy với cường độ cao. Duy trì cân nặng khỏe mạnh và hợp lý. Lựa chọn giày dép phù hợp, mềm, tránh mang giày cao gót quá lâu. Tránh mang vác nặng quá sức.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa lao cột sống Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của lao cộng sống Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Chế độ dinh dưỡng: Thói quen ăn uống khoa học giúp nâng cao sức đề kháng cơ thể; Nói không với các loại thực phẩm gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như rượu bia, chất kích thích, đồ ăn chế biến công nghiệp,... Phương pháp phòng ngừa lao cột sống hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng. Bỏ thuốc lá hoặc tránh khói thuốc lá. Duy trì lối sống tích cực, tránh căng thẳng, áp lực, stress. Tiêm phòng vắc xin BCG cho trẻ nhỏ. Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Tránh tiếp xúc với người bị lao phổi, nếu tiếp xúc cần phải có biện pháp tránh lây nhiễm. Kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị kịp thời. Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ dành cho người bị bệnh lao.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm niệu đạo Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm niệu đạo Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Nên tránh quan hệ tình dục khi chưa chữa khỏi nhiễm trùng. Vệ sinh sạch sẽ khu vực quanh lỗ niệu đạo sau khi đi tiểu. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. Chế độ dinh dưỡng: Uống đủ nước mỗi ngày. Nên kiêng các thực phẩm, đồ uống chứa caffeine gây lợi tiểu (cà phê, sô cô la…) để tránh hệ bài tiết hoạt động quá mức. Nên kiêng rượu và đồ ăn cay nóng. Phương pháp phòng ngừa viêm niệu đạo hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Không nên sinh hoạt tình dục với nhiều người. Nên có các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục (dùng bao cao su …). Uống nhiều nước và đi tiểu sau khi quan hệ tình dục. Vệ sinh sạch sẽ khu vực quanh lỗ niệu đạo. Không dùng thuốc diệt tinh trùng nếu đã biết gây kích ứng. Kiểm tra, thăm khám phụ khoa thường xuyên.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa đau thắt lưng Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của đau thắt lưng Chế độ sinh hoạt: Duy trì Lối Sống Tích Cực và Làm Việc: Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi: Đảm bảo cân bằng giữa công việc và thời gian nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức. Hạn chế căng thẳng: Tìm cách giảm stress thông qua hoạt động thư giãn hoặc sở thích cá nhân. Bố trí không gian làm việc phù hợp: Người làm văn phòng nên chọn ghế có chiều cao phù hợp và ngồi thẳng lưng để hai chân có thể thoải mái chạm sàn. Vận động định kỳ: Sau 1 - 2 giờ làm việc, nên đứng lên và thực hiện các động tác xoay người nhẹ nhàng để thư giãn cột sống. Theo dõi triệu chứng: Liên hệ ngay với bác sĩ nếu có bất kỳ bất thường nào trong quá trình điều trị như triệu chứng đau không thuyên giảm hay có tác dụng phụ từ thuốc. Thăm khám định kỳ Theo dõi sức khỏe: Đi khám định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe và tiến triển của bệnh. Điều chỉnh phương pháp điều trị: Cho phép bác sĩ đánh giá và điều chỉnh hướng điều trị nếu cần, dựa trên diễn tiến của bệnh. Thực hiện theo chỉ dẫn bác sĩ: Đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn điều trị của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị tối ưu. Chế độ dinh dưỡng: Bổ sung dưỡng chất thiết yếu: Đảm bảo bổ sung đủ canxi, magie, kali trong các bữa ăn hàng ngày. Thực phẩm chống viêm: Rau bina , bông cải xanh, khoai lang, dưa hấu, trà xanh, đậu và các loại hạt như óc chó, hạt lanh. Tránh thực phẩm có hại: Tránh thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh và thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa. Nguồn canxi và vitamin D : Sữa, cua, rau xanh và hấp thụ ít nhất 1.000 IU vitamin D mỗi ngày từ ánh nắng mặt trời hoặc thực phẩm tăng cường. Tăng cường protein: Thịt nạc, đậu và sản phẩm từ sữa ít béo là nguồn protein tốt cho xương và mô liên kết. Cá giàu omega-3: Cá hồi và cá ngừ giúp giảm viêm, cá hồi còn cung cấp calcitonin giúp giảm viêm khớp . Gia vị chống viêm: Quế, tỏi, gừng, lá oregano, hương thảo và nghệ giúp giảm đau. Tăng nhiệt với Capsaicin: Ớt chứa capsaicin, có thể giảm đau khi sử dụng qua các sản phẩm bôi ngoài da hoặc ăn. Rượu vang và Resveratrol: Uống điều độ rượu vang đỏ, có chứa resveratrol, giúp giảm sưng đĩa đệm gây đau lưng. Giới hạn là một ly cho phụ nữ và hai ly cho nam giới mỗi ngày. Dinh dưỡng cân bằng: Duy trì chế độ ăn uống cân bằng và lối sống lành mạnh hỗ trợ sức khỏe lưng, bao gồm phòng ngừa và hỗ trợ quá trình chữa bệnh. Dinh dưỡng tốt và một chế độ ăn uống cân bằng là những thành phần quan trọng của sức khỏe. Điều có thể khiến những người có vấn đề về lưng ngạc nhiên là chế độ ăn uống, tập thể dục và duy trì cân nặng hợp lý cũng đóng một vai trò quan trọng đặc biệt đối với sức khỏe lưng bao gồm ngăn ngừa nhiều vấn đề và cải thiện quá trình chữa bệnh. Đảm bảo bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết Phương pháp phòng ngừa đau thắt lưng hiệu quả Để phòng ngừa bệnh đau thắt lưng hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Giữ cân nặng hợp lý. Đứng và ngồi thẳng lưng. Không ngồi quá lâu. Tránh khuân vác nặng. Nếu bạn nâng vật nặng, hãy uốn cong đầu gối và giữ thẳng lưng. Vận động và ăn uống lành mạnh. Thực hiện các bài tập tăng cường và kéo căng cơ ít nhất 2 ngày một tuần. Yoga: Trong một nghiên cứu, những người tham gia các lớp học yoga trong 12 tuần ít bị đau lưng hơn những người không tham gia lớp yoga. Chỉ cần đảm bảo rằng bạn tập luyện theo sự hướng dẫn của chuyên gia để không làm tổn thương chính mình. Xem thêm: Chữa bệnh đau thắt lưng ở phụ nữ như thế nào?", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm bao hoạt dịch khớp vai Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm bao hoạt dịch khớp vai Đối với viêm bao hoạt dịch khớp vai, chế độ sinh hoạt đúng đắn có thể hỗ trợ điều trị và giảm triệu chứng. Dưới đây là một số lời khuyên về chế độ sinh hoạt: Tập luyện đều đặn: Duy trì một lịch trình tập luyện nhẹ nhàng và thường xuyên có thể giúp cải thiện sức khỏe khớp và giảm căng thẳng cho vai. Tập trung vào các bài tập giúp cải thiện sự linh hoạt, sức mạnh và sự ổn định của khớp. Giữ cân nặng phù hợp: Kiểm soát trọng lượng cơ thể trong khoảng lành mạnh có thể giảm tải trọng lên khớp và giúp giảm triệu chứng viêm. Tránh tư thế không tốt: Thực hiện các bài tập giúp duy trì tư thế thích hợp khi làm việc hoặc ngồi lâu. Tránh tư thế không đúng có thể gây căng thẳng và viêm cho vai. Nghỉ ngơi và giảm căng thẳng: Dành thời gian để nghỉ ngơi và giảm căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày. Ngủ đủ giấc và hạn chế hoạt động quá mức có thể giúp giảm triệu chứng viêm. Ăn uống lành mạnh: Dựa vào chế độ ăn uống cân đối, giàu vitamin và chất chống oxy hóa để hỗ trợ sức khỏe khớp và hệ thống miễn dịch. Không hút thuốc và uống rượu: Hút thuốc và uống rượu có thể tăng nguy cơ viêm và làm tăng triệu chứng viêm bao hoạt dịch khớp vai. Chế độ sinh hoạt đúng đắn không chỉ hỗ trợ điều trị viêm bao hoạt dịch mà còn giúp bảo vệ sức khỏe chung của cơ thể. Hãy luôn tuân thủ lời khuyên từ chuyên gia y tế để đảm bảo bạn thực hiện chế độ sinh hoạt phù hợp và hiệu quả nhất. Phương pháp phòng ngừa viêm bao hoạt dịch khớp vai hiệu quả Phòng ngừa là một phương pháp quan trọng và hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh, bao gồm cả viêm bao hoạt dịch khớp vai. Dưới đây là một số phương pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả: Chăm sóc sức khỏe hàng ngày: Duy trì lối sống lành mạnh và chăm sóc sức khỏe hàng ngày, bao gồm ăn uống cân đối, tập luyện đều đặn và giữ vững trọng lượng cơ thể lành mạnh. Điều này giúp củng cố hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm. Tránh các yếu tố nguy cơ: Tránh tiếp xúc với các chất gây viêm và chất kích thích có thể gây tổn thương cho khớp và bao hoạt dịch. Đặc biệt, tránh hút thuốc và cai rượu, vì chúng có thể tăng nguy cơ viêm và ảnh hưởng đến sức khỏe khớp. Tập luyện và giãn cơ: Thực hiện các bài tập giúp cải thiện sự linh hoạt và mạnh mẽ của cơ và khớp, đồng thời giữ cho các cơ khớp mềm mại và dẻo dai. Các bài tập giãn cơ cũng giúp giảm căng thẳng và nguy cơ viêm. Tránh vận động quá sức: Tránh hoạt động quá mức và các hoạt động có nguy cơ làm tổn thương khớp vai. Đối với những người tham gia vào các môn thể thao hoặc hoạt động vận động, nên tuân thủ các quy tắc an toàn và sử dụng trang bị bảo vệ phù hợp. Thăm khám định kỳ: Điều quan trọng là thường xuyên kiểm tra sức khỏe và thăm bác sĩ để đánh giá sức khỏe khớp và nhận các lời khuyên về việc bảo vệ và giữ gìn sức khỏe của khớp. Tránh hoạt động quá mức và các hoạt động có nguy cơ làm tổn thương khớp vai Xem thêm: Các bài tập viêm quanh khớp vai cải thiện chức năng hiệu quả Bệnh viêm khớp vai có tự khỏi không?", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm dạ dày mạn tính Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của viêm dạ dày mạn tính Chế độ sinh hoạt: Để hạn chế diễn tiến của viêm dạ dày mạn tính, các việc bạn có thể làm bao gồm: Nói chuyện với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng, bao gồm NSAIDs, aspirin, corticoid. Bác sĩ có thể xem xét và khuyên bạn ngừng sử dụng (nếu có thể) để giảm tổn thương cho niêm mạc dạ dày. Ngừng hút thuốc lá và ngừng sử dụng rượu. Tuân thủ việc sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để quản lý tình trạng bệnh. Tự theo dõi các triệu chứng và tái khám đúng hẹn để kiểm tra đáp ứng điều trị. Chế độ dinh dưỡng: Thói quen ăn uống có thể làm nặng hơn các triệu chứng của viêm dạ dày mạn tính. Bạn nên hạn chế sử dụng các đồ uống có chứa caffeine như trà, cà phê, cola và nước tăng lực. Bạn cũng nên hạn chế các đồ uống có tính acid (như nước cam), đồ uống có gas, cay, chua, béo hoặc bất cứ thực phẩm nào làm trầm trọng hơn triệu chứng của bạn. Đồng thời, hỏi bác sĩ về các thực phẩm mà bạn nên ăn hoặc nên tránh để giúp hỗ trợ trong việc điều trị triệu chứng của viêm dạ dày mạn tính. Phòng ngừa viêm dạ dày mạn tính Để phòng ngừa viêm dạ dày mạn tính cũng như kiểm soát các biến chứng của viêm dạ dày, một số việc làm của bạn có thể hữu ích bao gồm: Ngừng hút thuốc lá; Hạn chế uống rượu; Hạn chế sử dụng các thuốc giảm đau kháng viêm như NSAIDs (nếu có thể); Vệ sinh đúng cách cũng giúp bạn tránh khỏi việc nhiễm H.pylori. Bác sĩ có thể khuyên bạn ngừng hút thuốc lá để đạt được hiệu quả điều trị viêm dạ dày Các câu hỏi thường gặp về viêm dạ dày mạn tính Viêm dạ dày mạn tính có thể dẫn đến biến chứng gì? Nếu không được điều trị, viêm dạ dày mạn tính có thể dẫn đến các biến chứng như loét dạ dày, ung thư dạ dày hay giảm hấp thu các vitamin và chất dinh dưỡng. Khi nào tôi nên đến gặp bác sĩ để điều trị viêm dạ dày mạn tính? Nếu các triệu chứng viêm dạ dày mạn tính của bạn trở nên nặng hơn, hoặc xuất hiện các triệu chứng mới, bạn nên báo với bác sĩ để được kiểm tra. Bạn cũng cần đến ngay cơ sở y tế nếu gặp các triệu chứng nguy hiểm như nôn ra máu, đi cầu ra máu hoặc đi cầu phân đen như hắc ín. Tôi cần kiêng các thực phẩm gì khi mắc viêm dạ dày mạn tính? Bạn nên kiêng các thực phẩm cay, chua hay bất cứ thức ăn nào gây kích ứng niêm mạc, làm trầm trọng thêm triệu chứng của bạn. Bạn cũng nên hạn chế các đồ uống có tính acid, đồ uống có gas, hay đồ uống chứa caffeine. Sau khi điều trị viêm dạ dày mạn tính, tôi có cần đi tái khám không? Bạn cần tái khám đúng theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi đáp ứng điều trị. Việc theo dõi sẽ được cá nhân hoá, tuỳ thuộc vào nguyên nhân và mức độ tổn thương của bạn. Ví dụ như viêm teo dạ dày hoặc loạn sản nên được nội soi theo dõi sau 6 tháng.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa đau đầu mạn tính Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của đau đầu mạn tính Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ bác sĩ trong việc điều trị. Tái khám định kỳ để phát hiện và xử trí kịp thời biến chứng xảy ra. Tâm lý thoải mái, lạc quan, tránh lo âu căng thẳng. Đau đầu mạn tính có nguy cơ trầm trọng thêm nếu bệnh nhân có tâm lý tiêu cực. Chế độ dinh dưỡng: Không nên bỏ bữa. Tránh thức ăn hoặc đồ uống, chẳng hạn như những thức ăn có chứa caffein, có vẻ như gây đau đầu. Giảm cân nếu béo phì. Phương pháp phòng ngừa đau đầu mạn tính hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Tránh các tác nhân gây đau đầu như lo âu, căng thẳng, tuân thủ điều trị bệnh lý như tăng huyết áp, tránh va chạm chấn thương đầu. Tránh lạm dụng thuốc. Ngủ đủ giấc . Tập thể dục thường xuyên.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa hẹp khe khớp háng Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của hẹp khe khớp háng Chế độ sinh hoạt: Giảm thiểu các hoạt động làm nặng thêm tình trạng, chẳng hạn như leo cầu thang, chạy bộ. Chuyển từ các hoạt động có tác động mạnh (như chạy bộ hoặc quần vợt) sang các hoạt động có tác động thấp hơn (như bơi lội hoặc đạp xe) sẽ giúp bạn giảm bớt căng thẳng cho khớp háng. Giảm cân (nếu thừa cân hoặc béo phì) có thể làm giảm căng thẳng cho khớp háng, giúp giảm đau và tăng cường chức năng. Chế độ dinh dưỡng: Bạn có thể tăng cường tiêu thụ các thực phẩm có tính chất chống viêm, bao gồm các loại rau quả tươi, hạt và nguồn omega-3 (như cá hồi, cá mỡ, hạt chia và hạt lanh). Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm gây viêm như thức ăn chế biến sẵn, thực phẩm có nhiều đường và chất béo bão hòa. Canxi và vitamin D quan trọng cho sức khỏe xương và khớp. Bạn có thể bổ sung canxi từ nguồn sữa và sản phẩm sữa không béo, hạt, cá có xương như cá hồi và cá sardine. Vitamin D có thể được bổ sung từ thực phẩm bổ sung. Các chất chống oxy hóa như vitamin C, vitamin E và beta-caroten có thể giúp giảm viêm và bảo vệ tế bào khỏi tổn thương. Bạn có thể tìm thấy chúng trong các loại trái cây và rau quả có màu sắc tươi sáng như quả dứa, cam, dứa, cà chua, cà rốt và rau xanh lá. Phòng ngừa hẹp khe khớp háng Để phòng ngừa hẹp khe khớp háng, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau đây: Duy trì cân nặng lành mạnh: Tránh tăng cân quá nhanh và duy trì một cân nặng lành mạnh. Việc giảm áp lực lên khớp háng có thể giảm nguy cơ hẹp khe khớp. Tập thể dục định kỳ và tăng cường cơ bắp: Thực hiện các bài tập thể dục như aerobic, bơi lội, tập thể dục chống trọng lực nhẹ, tập yoga hoặc tập thể dục định hình để tăng cường cơ bắp xung quanh khớp háng. Điều này có thể giúp giảm áp lực lên khớp và duy trì sự linh hoạt. Tránh chấn thương: Để giảm nguy cơ chấn thương gây tổn thương cho khớp háng, hãy đảm bảo rằng bạn thực hiện các hoạt động thể thao và hoạt động hàng ngày một cách an toàn. Sử dụng phương tiện bảo vệ như mũ bảo hiểm, bảo hộ và giày thích hợp khi tham gia các hoạt động có nguy cơ cao. Điều chỉnh tư thế ngồi và đứng: Tránh ngồi hoặc đứng trong thời gian dài mà không thay đổi tư thế. Tăng cường dinh dưỡng và bổ sung canxi: Bổ sung canxi và vitamin D trong chế độ ăn uống của bạn để duy trì sức khỏe xương và khớp. Điều trị các bệnh lý liên quan: Nếu bạn có các bệnh lý như viêm khớp dạng thấp hoặc bệnh thoái hóa khớp, hãy tuân theo kế hoạch điều trị và theo dõi sự phát triển của bệnh dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Tìm hiểu về cách chăm sóc và bảo vệ khớp háng: Hiểu về cách chăm sóc và bảo vệ khớp háng có thể giúp bạn tránh các hoạt động và thói quen có thể gây tổn thương cho khớp. Lưu ý rằng mỗi trường hợp có thể khác nhau và hãy luôn tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để nhận được lời khuyên và hướng dẫn cụ thể cho tình trạng của bạn. Bơi lội giúp phòng ngừa hẹp khe khớp háng Các câu hỏi thường gặp về hẹp khe khớp háng Hẹp khe khớp háng có chữa khỏi được không? Mặc dù các bác sĩ không thể đảo ngược tình trạng mất sụn trong hẹp khe khớp háng nhưng có nhiều cách để cải thiện cơn đau và ngăn ngừa tổn thương thêm cho khớp. Hẹp khe khớp háng có thường gặp không? Hẹp khe khớp háng không phải là một vấn đề phổ biến, nhưng nó có thể xảy ra ở một số người. Hẹp khe khớp háng thường gặp ở người trưởng thành và người già hơn. Các nghiên cứu cho thấy rằng hẹp khe khớp háng nghiêm trọng được chẩn đoán ở khoảng 5 - 10% người trưởng thành. Nó cũng thường phổ biến hơn ở phụ nữ so với nam giới. Hẹp khe khớp háng nên tập luyện những động tác gì? Tập luyện khớp háng: Tạo động tác xoay khớp. Nằm trên sàn, gối gập lại và đặt hai chân sát nhau. Nhẹ nhàng xoay chân lên và xuống, tạo động tác xoay trong khớp háng. Lặp lại động tác này và sau đó thực hiện với chân còn lại. Đứng thẳng, đặt một chân lên một bề mặt cao như bàn. Sau đó, nhẹ nhàng đẩy chân lên cao và giữ tư thế trong vài giây. Lặp lại với chân còn lại. Tập thể dục chung: Tập bơi: Bơi là một hoạt động không tải trọng tốt cho tất cả các khớp. Bơi giúp tăng cường sức mạnh và linh hoạt trong toàn bộ cơ thể mà không gây áp lực lên khớp háng. Tập thể dục nhẹ: Yoga hoặc đạp xe đường bằng. Lưu ý rằng các động tác và chương trình tập thể dục cụ thể có thể khác nhau tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và khả năng của từng người. Hãy luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia và tuân thủ hướng dẫn của họ. Biến chứng của hẹp khe khớp háng là gì? Hẹp khe khớp háng có thể gây ra một số biến chứng và vấn đề liên quan đến khớp háng và sự di chuyển của cơ thể. Dưới đây là một số biến chứng thường gặp của hẹp khe khớp háng: Đau và cảm giác khó chịu ở háng; Giới hạn vận động; Mất cân đối cơ bắp trong khu vực xung quanh khớp háng; Yếu cơ.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa run rẩy Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của Run rẩy Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn trong việc điều trị và liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh nhân cần lạc quan và học cách thư giãn vì tâm lý ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả điều trị bệnh. Thường xuyên sử dụng bộ phận ít bị run hơn (tay, chân). Chế độ dinh dưỡng: Tránh dùng caffeine và các chất kích thích vì có thể làm tăng cường độ và tần suất run. Hạn chế sử dụng rượu bia. Những người dùng rượu để kiểm soát cơn run cũng cần chú ý không nên tăng lượng sử dụng vì dễ dẫn đến nghiện rượu. Tìm hiểu để bảo vệ bản thân: Dấu hiệu cảnh báo và cách xử lý khi quá liều caffeine Cần hạn chế sử dụng rượu bia Phương pháp phòng ngừa Run rẩy hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Hạn chế sử dụng bia rượu. Vận động, tập thể dục điều độ, phù hợp với sức khoẻ. Thăm khám ngay với bác sĩ nếu xuất hiện các triệu chứng run rẩy để tìm nguyên nhân và điều trị kịp thời. Có kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh quá căng thẳng và stress." ]
Bác sĩ cho em hỏi, Em đang mang bầu. Từ khi có bầu thỉnh thoảng về đêm đang ngủ người em run lên cầm cập, phải mất khoảng 10 phút sau mới trở lại bình thường. BS cho hỏi em bị bệnh gì và có ảnh hưởng gì đến con của em không?
[ "Chào em, Với những thông tin em cung cấp AloBacsi chưa thể khẳng định được em đang\r\nmắc bệnh gì. Nhưng hầu hết phụ nữ khi có thai thì sẽ yếu, nên dễ\r\nmắc bệnh hơn những phụ nữ không có thai. Do đó, em cần tránh lạnh và nóng đột ngột, nhiệt độ phòng ngủ trong đêm\r\nkhông quá lạnh, hạn chế tắm trễ quá em nhé. Khi tắm em cần tắm nhanh bằng nước\r\nấm và tránh gió lùa…Em cần theo dõi thêm, nếu tình trạng trên không thuyên giảm\r\nthì em cần đi khám tổng quát. Chúc em luôn khỏe!" ]
[ " Biên thân mến, Trẻ nhỏ ngủ , bạn đừng vội lo lắng mà hãy thử quan sát xem đây có phải là phản xạ bình thường của bé hay không. Phản xạ giật mình thường diễn ra theo quy trình như sau: Bé căng người, giơ hai tay bật lên và xòe ra ngoài, các ngón tay vốn thường nắm chặt cũng xòe ra, đầu gối co lên, sau đó bé kéo cánh tay và bàn tay đã nắm chặt thành nắm đấm về sát cơ thể mình. Đây là một phản ứng mang tính tự vệ giúp bé bảo vệ mình trước những mối đe dọa và cảm giác bất an. Phản xạ này thường chỉ xảy ra trong vài giây ngắn ngủi, nhưng lại có thể khiến bé thức giấc khi ngủ. Một số bé có thể ngủ lại sau đó, nhưng một số khác thì không, và quấy khóc khiến bố mẹ cũng phải thức theo. Nhiều bé giật mình chẳng vì lý do gì cả. Có thể do tiếng ồn chính là một nhân tố chủ đạo gây ra tình trạng này. Khi bước ra thế giới đầy lạ lẫm bên ngoài bụng mẹ, lần đầu tiên bé biết nó ồn ào đến thế. Nào là tiếng đóng, mở cữa, nào là tiếng chuông điện thoại, nào là tiếng chó sủa, nào là tiếng nhạc khởi động máy tính… Cuộc sống vốn khá yên tĩnh và nhẹ nhàng của bé từ khi còn trong bụng mẹ bỗng chốc bị đảo lộn. Bé bất an và phản xạ giật mình xảy ra như một bản năng cơ bản để bảo vệ bản thân. Do đó, để khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình thì trước hết, bạn phải đảm bảo phòng ngủ của bé hoàn toàn yên tĩnh. Hãy “dọn dẹp” những tác nhân gây tiếng ồn như điện thoại, máy tính ra khỏi không gian này, và nên tắt đèn khi bé ngủ để tạo ra cảm giác êm dịu. Trân trọng!", "Rối loạn giấc ngủ gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, cần được thăm khám để tìm nguyên nhân và khắc phục kịp thời Chào bạn Duy Khương, Để đi vào giấc ngủ, các vùng não phải đạt được sự đồng bộ về nghỉ ngơi, đặc biệt là khi ngủ chưa sâu, một số vùng não sẽ vẫn ở trạng thái kích thích và dễ gây ra những phản ứng như giật nhẹ, dễ giật mình thức giấc. Bệnh lý về giấc ngủ không phải hiếm gặp, nó có thể gây ra rối loạn cảm xúc, khó ghi nhớ, khả năng vận động kém, làm việc không hiệu quả và tăng nguy cơ tai nạn giao thông. Bệnh lý này thậm chí làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch và tử vong. Nếu những cơn giật khi bắt đầu ngủ làm cho bạn thức giấc, khó ngủ lại, hoặc ảnh hưởng sức khoẻ, hoạt động ban ngày thì có khả năng bạn đã bị rối loạn giấc ngủ. Nguyên nhân rất đa dạng, nhưng đa phần là do những lo lắng, căng thẳng hoặc sinh hoạt chưa điều độ. Bạn có thể áp dụng những biện pháp sau để cải thiện chất lượng giấc ngủ: - Giảm thiểu căng thẳng, lo âu trong cuộc sống - Tập thể dục thể thao nhẹ nhàng, đều đặn. Lưu ý không tập trước giờ ngủ ít nhất 2 tiếng. - Không sử dụng điện thoại, máy tính bảng, Tivi trước giờ đi ngủ ít nhất 2 tiếng. Không để điện thoại, máy tính và tivi trong phòng ngủ. - Tránh sử dụng các thức uống như rượu, cà phê, trà, nước ngọt quá nhiều. - Điều trị tốt các bệnh lý nền như tăng huyết áp, đái tháo đường type 2… nếu có. Nếu sau khi áp dụng những cách trên mà vẫn chưa cải thiện giấc ngủ, bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh hoặc chuyên khoa tâm thần để được tư vấn và có kế hoạch điều trị cụ thể nhé.", "Chào em, Run là một biểu hiện do rối loạn phần não kiểm soát các cơ trong toàn cơ thể hoặc ở một vùng đặc biệt nào đó như rất thường gặp là bàn tay. Run được gặp trong một số rối loạn thần kinh như bệnh Parkinson, xơ cứng rải rác, đột quỵ, chấn thương não, tiểu não hoặc trong trường hợp sử dụng một số thuốc, nghiện rượu, cai rượu, cường giáp, suy gan, ngộ độc chất… hoặc trong các rối loạn lo âu, ám ảnh sợ hay có căn nguyên tâm lý. Vài dạng run có tính cách di truyền. Tính chất run được mô tả thành các nhóm như run khi nghỉ ngơi, run khi vận động, run khi ở một tư thế nào đó, run khi thực hiện một hành động có mục tiêu, đòi hỏi sự khéo léo… Qua mail gửi về, em cho biết bị run tay khi có người chú ý nhưng chưa cho biết em bị run đã bao lâu, có đang dùng thuốc hay có bệnh cơ thể nào khác, trong gia đình có ai giống em, khi có người chú ý em mới run tay hay bình thường vẫn bị run nhưng trầm trọng hơn nếu bị chú ý và có kèm theo biểu hiện nào khác không? Nếu em chỉ bị run tay khi có người chú ý, kèm theo cảm giác lúng túng, lo sợ bị phê bình, phán xét hay sợ mình vụng về; cảm giác hồi hộp, khó thở, vã mồ hôi, đôi khi đỏ mặt hay tái mặt, dần dần có khuynh hướng muốn né tránh… gợi ý một bệnh cảnh ám ảnh sợ xã hội. Em có thể tự cải thiện tình trạng này bằng cách “tập luyện trí não” và “tập luyện toàn thân”, tức là em cần tập luyện thể thao đều đặn, nên chọn các môn thể thao làm dẻo dai cho bàn tay, sự nhanh nhẹn và giảm căng thẳng như đánh bóng bàn, hay bơi lội, có thể tập các nghiệm pháp thư giãn đầu óc như yoga, đàn. Không dùng các chất kích thích khiến tim đập nhanh như rượu bia, café, hút thuốc lá. Ăn uống chế độ ăn khỏe mạnh. Và tập luyện các động tác khiến em run tay nhiều lần, khiến nó trở thành thói quen, em sẽ tự tin và quen thuộc khi làm động tác đó. Nếu tình trạng này vẫn không cải thiện, ảnh hưởng đáng kể lên cuộc sống của em (cản trở trong nghề nghiệp, hạn chế các mối quan hệ xã hội, các sinh hoạt hằng ngày…) thì em nên đến khám với BS tâm lý, BS tâm thần để được hỗ trợ kiểm soát tình trạng trên. Thân mến.", "Hình minh họa Chào em, Để trị được bệnh thì trước hết chúng ta cần phải tìm ra\r\nnguyên nhân gây bệnh là gì mới có phương cách chữa đúng cách. Khàn giọng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn\r\nnhư mới xảy ra gần đây thì nhiều khả năng là do viêm thanh quản cấp,\r\nthường nhất là do virus; nếu triệu chứng xuất hiện đã lâu, đặc biệt sau khi em\r\nngủ dậy, kèm ợ chua ợ nóng thì nguyên nhân gây bệnh thường do trào ngược dạ dày\r\nthực quản. Vì thế em nên đến khám BS chuyên khoa Tai mũi họng để tìm ra\r\nbệnh và có hướng xử trí thích hợp, em nhé. Trong thời gian này, em nên uống nhiều nước, đặc biệt là nước\r\nấm, tránh các thức ăn tạo nhiệt như cay, nhiều gia vị, nhiều dầu mỡ, đá lạnh...hạn\r\nchế tiếp xúc với khói bụi, phấn, môi trường ô nhiễm, tránh nói nhiều, la hét.", "Chào em, Tình trạng ngủ không sâu giấc có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó thường gặp là do căng thẳng đầu óc (stress) vào ban ngày, rối loạn lo âu, lo lắng quá mức, do dùng các chất có tính kích thích (có trong cafe, bia rượu, thuốc lá), do hội chứng ngưng thở khi ngủ (béo phì, thừa cân, ngủ ngáy, lưỡi to, cổ ngắn...), do rối loạn nội tiết tố, do rối loạn nhịp tim xảy ra trong lúc ngủ...Bệnh lý tan máu bẩm sinh không phải là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Em cần khám chuyên khoa nội thần kinh hoặc chuyên khoa bệnh tâm thể để bác sĩ khảo sát sâu hơn về nguyên nhân gây rối loạn duy trì giấc ngủ của em và sẽ có phương pháp điều trị thích hợp. Chất lượng giấc ngủ suy giảm nếu kéo dài có thể gây nên nhiều hệ luỵ không tốt cho sức khỏe toàn thân và ảnh hưởng lên chất lượng cuộc sống, em nhé.", " Chào em Ngọc, Em vừa kết thúc 8 tháng nay phát hiện có thai tình trạng này sẽ không ảnh hưởng gì đến thai nhi nhưng việc em hay bị đau tức ngực có thể là di chứng dày dính màng phổi sau điều trị lao màng phổi. Để hạn chế tình trạng này có thể tập vật lý trị liệu hay dùng thuốc giảm đau (nếu đau rất nhiều) ngoài ra nếu tình trạng này kéo dài hay ngày càng nhiều hơn nên đến các cơ sở y tế chuyên sâu bệnh phổi và lao để khám thêm. Thân mến!", "Chào bạn Hoàng, Trẻ ở độ tuổi này vẫn cần 11-12 giờ ngủ\r\nđêm và 2-3 giờ ngủ ban ngày. Trẻ 8, 9, 10 tháng gián đoạn giấc ngủ ban đêm có\r\nthể do bé đang mọc răng hoặc do nhiều phát triển của não bộ. Con của bạn có thể\r\nđang học bò, học đứng lên… Bé của bạn cũng đang học tiếp thu ngôn ngữ của bạn,\r\nhọc phân biệt màu sắc, sự vật… nên gián đoạn giấc ngủ ban đêm có thể do bé đang\r\nquá bận rộn để thực hiện các kỹ năng này. Thông thường giai đoạn này kéo dài\r\nkhoảng 6 tuần, bé sẽ trở về giấc ngủ bình thường. Bạn phải bảo đảm không gian ngủ\r\nthoáng mát, yên tĩnh. Nếu tình trạng kéo dài hơn bạn hãy cho bé khám bệnh để\r\nbác sĩ tìm nguyên nhân. Thân mến, BS. Phạm Thị Đức Lợi - khoa Hồi sức cấp cứu\r\nBV Nhi Đồng 2 AloBacsi.com - Cổng thông tin tư\r\nvấn sức khỏe miễn phí", "Mến chào em Le Han, Em hãy bình tĩnh lại nhé, đừng quá hoang mang sẽ không tốt cho thai nhi. Thuốc em đề cập đến vẫn có thể sử dụng cho phụ nữ có thai, nhưng cần có sự cân nhắc và chỉ định của BS. Tuy nhiên, theo khuyến cáo không nên sử dụng kéo dài hoặc thoa thuốc với diện tích rộng với phụ nữ có thai. Theo thực nghiệm thành phần thuốc của em dùng có gây quái thai ở động vật, còn ở con người thì không có làm thực nghiệm này nên không thể biết được em à. Em cần khám thai và theo dõi ở BV sản khoa lớn, có uy tín, BS sẽ tư vấn cho em làm xét nghiệm tầm soát vào những thời điểm thích hợp. Thân mến chào em!", "Chào em, Các triệu chứng hồi hộp, khó thở, buồn ngủ có thể gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ bệnh lý tim mạch, hô hấp đến nội tiết và cũng có thể do nguyên nhân tâm lý - tâm thần. Bạn có tiền căn rối loạn giấc ngủ là 1 trong các bệnh lý thuộc nhóm bệnh lý tâm lý - tâm thần, hơn nữa, hiện bên cạnh triệu chứng hồi hộp, khó thở, buồn ngủ thì bạn còn có triệu chứng hay buồn và chán nản, vì thế có khả năng bạn đang gặp phải vấn đề tâm lý tâm thần một lần nữa. Tuy nhiên, tôi không phải là bác sĩ chuyên khoa Tâm thần, do đó bạn vẫn cần phải khám bác sĩ chuyên khoa Tâm thần để xác định rõ loại bệnh và điều trị thích hợp. Để chẩn đoán một người có bệnh tâm thần phân liệt mức độ ra sao, có kèm bệnh gì hay không, cần điều trị thuốc gì thì bác sĩ và bệnh nhân phải ngồi lại với nhau. Bởi vì các bệnh lý tâm thần sẽ có một số triệu chứng chồng lấp với nhau, bác sĩ phải dành thời gian khai nhác bệnh sử kỹ càng, đào sâu vào từng triệu chứng mới kết luận được là người bệnh thuộc nhóm bệnh nào, đồng thời cũng phải loại trừ những bệnh lý tổn thương cơ quan khác gây ra rối loạn tâm thần (như rối loạn nội tiết, bệnh lý ở não…). Thông tin trên mạng chỉ mang tính tham khảo, chung chung, bác sĩ được đào tạo chuyên môn mới có khả năng chẩn đoán đúng bệnh và mức độ của bệnh. Điều trị thuốc và tâm lý trị liệu sẽ giúp được cho bạn. Tôi cũng muốn chia sẻ chút ít với bạn về 2 chữ “tâm thần” để bạn bớt “rối”. Bệnh tâm thần hiện nay rất phổ biến, và biểu hiện dưới nhiều dạng, nhiều mức độ khác nhau, như rối loạn giấc ngủ, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm...chứ không phải là “khùng”, “điên”, “bị nhập”, đây là cách nghĩ sai lầm của đa phần người dân - chưa có đủ nhận thức về bệnh lý tâm thần trong xã hội hiện nay - dẫn đến sự xa lánh, cay nghiệt dành cho người bệnh, và từ đó người bệnh bị hoảng sợ, chán ghét chính bản thân mình khiến bệnh ngày càng nặng hơn. Bản thân mình là quan trọng nhất nên bạn hãy mạnh dạn điều trị để chữa khỏi cho mình và mang lại 1 cuộc sống tốt hơn, cho mình, bạn nhé. Thân mến.", "Chào\r\nem, Theo\r\nước tính cân nặng thì của em hơi bé nhưng em đừng quá lo\r\nlắng, vì đây chỉ là ước tính thôi mà và trong những tháng đầu thường\r\ntăng chậm hơn những tháng sau. Tùy\r\ntheo sức khỏe của em và sự phát triển của BS khám thai cho em sẽ đưa\r\nra hướng điều trị và hướng dẫn em cách ăn uống thích hợp hơn em nhé! Chúc\r\nem khỏe, mẹ tròn con vuông!", "Hình minh họa Chào em, Hiện tượng trên là hoàn toàn bình thường, do khi ngủ,\r\nphần cơ thể bị tì đè, máu chậm lưu thông, nuôi nên dẫn tới hiện tượng\r\ntrên. Em nên xoay trở khi nằm và cả khi làm việc để tránh hiện tượng trên. Thân ái.", " Chào bạn, Nguyên nhân gây thường do vấn đề tâm lý, đặc biệt là tình trạng căng thẳng trong công việc, cuộc sống. Mất ngủ kéo dài gây ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe, vì vậy bạn nên khuyên chồng đến khám BS Nội thần kinh để được tìm nguyên nhân và điều trị thích hợp. Thân mến! AloBacsi.v n", "Quang Linh thân mến, Theo các nhà nghiên cứu, thì 1/3 cuộc đời của con người là dành cho việc ngủ và 1/4 thời gian ngủ là nằm mơ. Chu kỳ của được chia ra làm nhiều giai đoạn khác nhau. Giai đoạn đầu tiên là ngủ thật: nhịp sóng điện não, nhịp thở và nhịp tim dần dần giảm xuống. Giai đoạn ngủ thật lại trải qua 4 giai đoạn nhỏ hơn, giai đoạn cuối cùng trong 4 giai đoạn nhỏ này là ngủ sâu, lúc này sóng điện não đồ giảm xuống thấp nhất. Đây là lúc khó đánh thức một ai đó tỉnh dậy. Sau 90 phút ngủ, cơ thể chuyển sang giai đoạn ngủ có cử động mắt nhanh REM (Rapid Eye Movement) - giai đoạn của những . Trong một đêm, giai đoạn ngủ REM lại chia thành 4 hoặc 5 giai đoạn nhỏ, xen kẽ các thời kỳ của ngủ thật. Mỗi một giai đoạn ngủ REM lại kéo dài và sâu hơn, từ 15 phút ở tiểu giai đoạn đầu tiên và lên đến 45 phút ở tiểu giai đoạn cuối cùng. Tiểu giai đoạn cuối cùng này xảy ra trước khi tỉnh dậy. Những người thiếu giai đoạn ngủ REM - giai đoạn của những giấc mơ, thì qua sáng hôm sau, làm việc thường , hay cáu gắt. Điều này cũng có nghĩa là ở mức độ nào đó, những giấc mơ cần thiết cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Trường hợp của em, nếu thức giấc sau khi mơ mà em thấy tinh thần vẫn thoải mái, em cứ yên tâm, hiện tượng ngủ nằm mơ của em không phải là bệnh lý. Ngược lại, nếu em thấy cơ thể mệt mỏi, khó chịu sau những giấc mơ thì em xem lại những hoạt động, sinh hoạt trong ngày, có việc gì đó làm em căng thẳng quá, làm em phải bận tâm suy nghĩ không? Có trường hợp giấc mơ thể hiện sự thỏa mãn một ước muốn nào đó trong đời thường không đạt được, và cũng có trường hợp qua giấc mơ có thể nảy sinh ra các phương thức giải quyết những vấn đề mà trong cuộc sống còn vướng mắc. Vì thông tin em đưa ra quá ít nên AloBacsi khó mà tư vấn thêm cho em. Ngoài triệu chứng khi ngủ thường xuyên thấy mình bay như chim, em còn thấy hình ảnh và sự việc lạ nào khác nữa không ? Có bao giờ em nghe thấy có tiếng nói vang lên trong đầu hay ai đó ra lệnh cho mình làm điều gì không? Sức khỏe của em có giảm sút khi có những giấc mơ trên? Nếu em thường xuyên thấy những giấc mơ lạ kèm những triệu chứng như AloBacsi vừa kể trên thì em hãy đến khám tại phòng khám Tâm thần của các cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị, em nhé! Trong thời gian này, em nên thực hiện một trong những cách sau đây có thể giúp em có giấc ngủ tốt hơn như: tập thể dục dưỡng sinh trước khi ngủ, thay đổi chỗ ngủ và hướng nằm. Chúc em có những giấc mơ đẹp! BS-CK1 Nguyễn Minh Thu", " Chào bạn, Theo mô tả thì con bạn đang ngưỡng . Về đêm bé ít ngủ có thể do đói, do trời nóng nực, do tiếng ồn. Bạn nên cho bé ăn đầy đủ dinh dưỡng, ăn no vào buổi chiều tối. Trước khi cho bé ngủ nên lau mát bé, mặc quần áo mỏng hút mồ hôi, phòng ngủ thoáng mát, chăn màn, gối nệm sạch sẽ, phòng ít tiếng ồn, ánh sáng phòng dịu… làm bé dễ ngủ. Muốn cải thiện tình trạng này bạn nên: - Cho bé ở nơi thoáng mát. - Thực phẩm phải tươi sống, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. - Thức ăn phải cho bé ăn trước 3 giờ sau khi nấu. - Không được ép bé ăn khi bé đã no. - Không nên la mắng trẻ trong khi ăn. - Cho bé ăn đầy đủ 4 nhóm: tinh bột, đạm, chất béo, khoáng chất và vi lượng (rau, củ, quả, trái cây). - Thường xuyên thay đổi khẩu vị cho bé. - Nấu các món ăn mà bé thích. - Khi bé ăn mẹ phải tạo cảm giác thích thú cho bé, làm cho bé cảm nhận được tình thương của mẹ. Thân mến!", " Chào em, Thật tình tôi không biết gì để trả lời cho em. Vì không biết bé sanh đủ tháng hay , sanh thường hay sanh mổ hoặc phải can thiệp bằng những thủ thuật khác, chỉ số áp ga lúc sanh và sau 5 phút,... bao nhiêu, nhịp tim, nhịp thở như thế nào,...? Tóm lại, em nên trao đổi với BS sản và BS nhi đang theo dõi cho bé mới đánh giá được nha em. Thân mến! " ]
Phương pháp chẩn đoán & điều trị viêm, đau răng
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị viêm, đau răng Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán đau răng Tiền sử bệnh Khai thác thông tin về tiền sử bệnh từ bệnh nhân về các vấn đề răng miệng đã hoặc chưa được điều trị trước đó thông qua hệ thống câu hỏi SOCRATES: S ite - Đau ở đâu? O nset - Cơn đau bắt đầu khi nào? C haracter - Bệnh nhân có thể mô ta cơn đau hay không? R adiation - Cơn đau có lan ra không? A ssociations - Có các vấn đề khác liên quan đến cơn đau không? T ime course - Cơn đau có lặp lại theo một kiểu nhất định không? Nó kéo dài bao lâu? E xacerbating or relieving factors - Có điều gì làm trầm trọng thêm hoặc cải thiện cơn đau không? S everity - Cơn đau tồi tệ như thế nào? Khám lâm sàng Xác định vị trí và thời gian đau, kéo dài liên tục hay chỉ xuất hiện khi bị kích thích (Lưu ý về các yếu tố gây khởi phát). Kiểm tra tình trạng viêm và sâu răng ở nướu và bất kỳ chỗ sưng cục bộ nào ở chân răng có thể là áp xe cuống răng. Nếu không có răng nào bị sâu, thử đẩy các răng ở vùng đau bằng que đè lưỡi hoặc chườm đá lạnh lên từng răng để tìm răng bị ảnh hưởng. Đối với những răng khỏe mạnh, cơn đau chấm dứt gần như ngay lập tức. Nếu đau kéo dài hơn vài giây cho thấy tủy răng bị tổn thương (ví dụ: Viêm tủy răng không hồi phục, hoại tử). Sờ nắn sàn miệng thấy sưng viêm và cứng, gợi ý nhiễm trùng khoang sâu. Khám thần kinh , tập trung các dây thần kinh sọ não, nên được thực hiện ở những bệnh nhân bị sốt, nhức đầu, sưng mặt. Chẩn đoán hình ảnh Chụp X quang là phương pháp kiểm tra chính. Trường hợp nghi ngờ Huyết khối xoang hang hoặc Viêm tấy lan toả và hoại tử ở sàn miệng (Ludwig's angina): Có thể cần chụp CT hoặc MRI. Phương pháp điều trị đau răng hiệu quả Thuốc giảm đau Bệnh nhân có thể dùng thuốc giảm đau trong thời gian chờ đánh giá tình trạng nha khoa và điều trị dứt điểm cơn đau. Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) thường được lựa chọn sử dụng, hiệu quả điều trị đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu. Khuyến cáo dùng kết hợp ibuprofen với paracetamol để cho kết quả tốt hơn dùng đơn độc. Nếu bệnh nhân bị chống chỉ định với NSAID, có thể dùng paracetamol kết hợp oxycodone. Tuy nhiên, opiod có ít tác dụng giảm đau trên răng và nhiều tác dụng phụ nên chỉ được dùng với liều lượng thấp nhất và trong thời gian ngắn nhất có thể. Thuốc gây tê cục bộ (ví dụ: Gel lignocaine 2%, gel benzocaine 7,5 hoặc 10%) có hiệu quả để giảm đau tạm thời ở những bệnh nhân có biểu hiện loét miệng hoặc tình trạng niêm mạc miệng bị đau. Tuy nhiên, bệnh nhân cần được cảnh báo về nguy cơ bị chấn thương thêm khi niêm mạc miệng bị tê. Đối với đau răng nghiêm trọng, tiêm thuốc phong bế thần kinh cục bộ với bupivacaine hydrochloride và epinephrine có thể giảm đau trong nhiều giờ. Kháng sinh Kháng sinh chỉ được chỉ định hỗ trợ điều trị dứt điểm khi có các dấu hiệu nhiễm trùng toàn thân (sốt, khó chịu, nổi hạch, cứng khít hàm), tình trạng nhiễm trùng tiến triển và lây lan nhanh (viêm mô tế bào hoặc Ludwig's angina) hoặc bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch. Thuốc kháng sinh hiệu quả trên nhiễm trùng răng miệng bao gồm: Phenoxymethylpenicillin hoặc amoxicillin; Amoxicillin phối hợp metronidazole; Amoxicillin phối hợp clavulanate hoặc clindamycin. Nếu bệnh nhân có biểu hiện nhiễm trùng răng lan rộng, nhiễm trùng huyết toàn thân hoặc có nguy cơ tổn thương đường thở, cần chuyển ngay đến khoa cấp cứu. Hiện nay, kháng sinh dự phòng chỉ được chỉ định trước các thủ thuật nha khoa có nguy cơ nhiễm khuẩn huyết cao như thủ thuật phẫu thuật bao gồm nhổ răng cho bệnh nhân có van tim giả, tiền sử viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, một số dị tật tim bẩm sinh, cấy ghép tim với các bệnh lý van tim và sốt thấp khớp với nguy cơ cao viêm nội tâm mạc. Thuốc súc miệng Ngậm giữ dung dịch Chlorhexidine 0,12% hoặc nước muối ưu trương (pha 1 muỗng canh muối với một cốc nước ấm) trong miệng ở bên răng bị tổn thương đến khi dung dịch nguội, nhổ đi và lặp lại thêm vài lần. Súc miệng 3 - 4 lần/ngày trong có thể kiểm soát tình trạng viêm đau trong khi chờ điều trị. Điều trị ngoại khoa Áp-xe quanh răng : Cần thực hiện thủ thuật rạch dẫn lưu mủ khi khối áp-xe đã mềm. Huyết khối xoang hang hoặc Viêm tấy lan toả và hoại tử ở sàn miệng : Nhổ răng gây triệu chứng bệnh." ]
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị viêm khớp háng Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm khớp háng Ngoài việc hỏi bệnh sử, thăm khám lâm sàng, các bác sĩ sẽ chỉ định một số cận lâm sàng sau giúp chẩn đoán viêm khớp háng: Xét nghiệm máu: Các xét nghiệm máu như tốc độ máu lắng (ESR) và protein phản ứng C (CRP) là các chỉ số của viêm. Các kháng thể như yếu tố dạng thấp, kháng thể kháng nhân có thể hữu ích trong chẩn đoán viêm khớp. Chẩn đoán hình ảnh : Bác sĩ sẽ thăm khám và chỉ định các cận lâm sàng khác như X-quang, chụp MRI,… khớp háng để tìm các dấu chứng chỉ trạng thái viêm tại khớp háng. Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời: Chụp MRI khớp háng: Quy trình và chỉ định chụp cộng hưởng từ Hẹp khe khớp là dấu hiệu chỉ điểm nguyên nhân thoái hóa trong viêm khớp háng Phương pháp điều trị viêm khớp háng hiệu quả Vật lý trị liệu và thuốc điều trị viêm khớp háng là những phương pháp điều trị cơ bản giúp kiểm soát triệu chứng và cải thiện chức năng khớp. Bên cạnh đó, sự kết hợp của các chuyên môn từ dược học, vật lý trị liệu, và thậm chí là phẫu thuật, phản ánh tầm quan trọng của một phương pháp điều trị đa ngành, giúp đối mặt với bệnh lý một cách toàn diện. Cụ thể như sau: Vật lý trị liệu Các bài tập cụ thể có thể giúp tăng phạm vi chuyển động ở khớp háng và tăng cường sự dẻo dai của các cơ hỗ trợ khớp háng vận động như cơ tứ đầu đùi, cơ may,... Sử dụng dụng cụ hỗ trợ Sử dụng gậy, khung tập đi,... có thể giúp bạn thực hiện các công việc sinh hoạt hàng ngày dễ dàng hơn. Sử dụng các phương pháp y học cổ truyền Các phương pháp y học cổ truyền điều trị viêm khớp háng có cả dùng thuốc và không dùng thuốc đều mang lại nhiều hiệu quả đáng chú ý như dưỡng sinh, thái cực quyền, xoa bóp hay châm cứu,... Bạn có thể đến các cơ sở y tế chuyên khoa y học cổ truyền để được tư vấn và hỗ trợ tốt hơn. Sử dụng thuốc Tây Các loại thuốc Tây y giúp giảm đau, giảm viêm, giãn cơ và điều trị một số nguyên nhân gây viêm khớp háng. Trong đó, tác dụng chủ yếu là giảm triệu chứng đau tại chỗ. Các thuốc được dùng dưới cả dạng bôi, dán tại chỗ như Salonpas, Capsaicin,... và dạng uống thuốc uống như Paracetamol, NSAIDs, Cyclobenzaprine,... Khám phá phương pháp điều trị: Viêm khớp háng nên uống thuốc gì? Phẫu thuật khớp háng Nếu các phương pháp điều trị không phẫu thuật không làm giảm cơn đau của bạn, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật. Có 2 loại phẫu thuật là: Phẫu thuật thay toàn bộ khớp háng: Bác sĩ sẽ loại bỏ phần sụn và xương bị hư hỏng, sau đó đặt các bề mặt khớp bằng kim loại hoặc nhựa mới để khôi phục chức năng của khớp háng. Thay khớp háng toàn phần thường được khuyến nghị cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp hoặc viêm cột sống dính khớp để giảm đau và cải thiện phạm vi chuyển động. Trong thay khớp háng toàn phần, cả đầu xương đùi và ổ cối đều được thay thế bằng một thiết bị nhân tạo. Phẫu thuật thay toàn bộ khớp háng được chỉ định cho những trường hợp viêm khớp háng nặng Loại phẫu thuật được thực hiện phụ thuộc vào một số yếu tố như: Tuổi của bạn, tình trạng khớp háng, bệnh nào gây ra viêm khớp của bạn, tiến triển của bệnh,… Giải pháp thắc mắc: Viêm khớp háng có chữa được không?", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị viêm dạ dày Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh viêm dạ dày Nội soi đường tiêu hóa. Xét nghiệm tìm H.pylori: Xét nghiệm phân, máu, test hơi thở. Xét nghiệm máu ẩn trong phân xem bệnh nhân có dấu hiệu xuất huyết không. Chụp X quang đường tiêu hóa. Sinh thiết niêm mạc dạ dày. Phương pháp điều trị Viêm dạ dày hiệu quả Tùy vào thể trạng bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp. Trường hợp viêm dạ dày cấp do dùng thuốc nhóm NSAID hoặc uống rượu bia: Ngưng sử dụng thuốc này, ngưng uống rượu. Trường hợp nhiễm H.pylori: Dùng thuốc kháng sinh trong vòng 7 – 14 ngày theo phác đồ tiêu diệt H.pylori. Trường hợp viêm dạ dày do thiếu máu ác tính: Bổ sung vitamin B12 đường tiêm. Các trường hợp viêm dạ dày do tăng tiết acid: Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Esomeprazol, omeprazol… Thuốc chẹn H2: Cimetidine, famotidine, nizatidine … Thuốc kháng acid: Muối nhôm… Lưu ý: Các loại thuốc khi dùng phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị đau họng Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán đau họng Trong quá trình kiểm tra, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng của bạn và sẽ sử dụng đèn để kiểm tra phía sau cổ họng của bạn xem có mẩn đỏ, sưng tấy và các đốm trắng hay không. Bác sĩ cũng có thể sờ hai bên cổ của bạn để xem bạn có bị sưng hạch hay không. Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị đau họng, bạn sẽ được lấy dịch cổ họng để chẩn đoán. Phương pháp điều trị đau họng hiệu quả Tùy vào thể trạng bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp. Đau họng do vi rút Đau họng do nhiễm vi-rút thường kéo dài từ 5 đến 7 ngày và thường không cần điều trị y tế. Thuốc kháng sinh không giúp điều trị nhiễm vi-rút. Để giảm đau và hạ sốt, nhiều người chuyển sang dùng acetaminophen hoặc các loại thuốc giảm đau nhẹ khác. Cân nhắc cho trẻ em dùng thuốc giảm đau không kê đơn được sử dụng cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ em, chẳng hạn như acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm bớt các triệu chứng. Không nên cho trẻ em hoặc thanh thiếu niên uống aspirin vì nó có liên quan đến hội chứng Reye, một tình trạng hiếm gặp nhưng có khả năng đe dọa tính mạng, gây tổn thương gan và não. Đau họng do vi khuẩn Nếu cơn đau họng là do nhiễm vi khuẩn, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh. Dùng đủ liều thuốc kháng sinh theo quy định ngay cả khi các triệu chứng đã hết. Việc không dùng hết thuốc theo chỉ dẫn có thể khiến tình trạng nhiễm trùng trở nên trầm trọng hơn hoặc lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Các phương pháp điều trị khác Nếu đau họng là triệu chứng của một tình trạng không phải là nhiễm trùng do vi rút hoặc vi khuẩn, các phương pháp điều trị khác có thể sẽ được xem xét tùy thuộc vào chẩn đoán. Lưu ý: Các loại thuốc khi dùng phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.", "Bạn Nghĩa thân mến, Thứ nhất, muốn biết có hay không phải đi khám và\r\ndùng dụng cụ thăm khám mới biết được do răng ta có những góc rất khuất, không\r\nthể dùng mắt thường thấy được. Tuy nhiên do bạn nói đánh răng bị chảy máu, có\r\nmùi hôi, nướu sưng đều là những biểu hiện của viêm nướu nên tôi nghĩ có thể bạn\r\nsưng vùng răng cấm do viêm nướu, hoặc là vừa do răng khôn vừa viêm nướu. Thứ hai, viêm nướu và viêm nha chu là 2 bệnh khác nhau. Mặc\r\ndù có cùng nguyên nhân (thường là do vôi răng tích tụ quá nhiều) và triệu chứng\r\ncũng khá giống nhau nhưng về bản chất thì khác nhau. Viêm nướu thì vi khuẩn chỉ\r\ntấn công vào nướu, gây viêm mà thôi, triệu chứng và cách điều trị đều nhẹ hơn\r\nnhiều, chỉ cần cạo vôi sạch là hết viêm. Viêm nha chu thì vi khuấn tấn công vao\r\nnướu, dây chằng (giữ răng nằm yên trong xương), xương hàm, cement (là lớp mô\r\nrăng ở vùng chân răng), vì vậy triệu chứng rầm rộ hơn nhiều và điều trị cũng\r\nkhó hơn rất nhiều. Tuy nhiên bạn nên lưu ý là cho dù ta đánh răng sạch cỡ nào\r\nthì chắc chắn vẫn luôn có vôi răng hình thành, vì vậy việc đi cạo vôi định kỳ\r\nlà bắt buộc, cũng giống như cho dù cắt tóc ngắn cỡ nào thì sau vài tháng tóc\r\ncũng sẽ mọc dài ra vậy. Tùy theo triệu chứng của bạn là viêm nướu hay viêm nha\r\nchu mà điều trị khác nhau. Thứ ba, việc giữ gìn vệ sinh răng miệng không phải chỉ bao\r\ngồm chải răng hàng ngày, mà còn nhiều công việc khác. Thứ nhất là cách chải\r\nrăng phải đúng đê có hiệu quả cao, không phải cứ chải răng mạnh là sạch răng.\r\nNgoài ra còn phải dùng chỉ nha khoa/ bàn chải kẽ răng ít nhất 1 lần 1 ngày và\r\nphải cạo vôi định kỳ ít nhất 2 lần/năm. Việc giữ gìn răng miệng sạch không phải\r\nlà cách để chữa bệnh mà là cách để phòng bệnh. Thân chào bạn,", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị mòn răng Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán mòn răng Các dấu hiệu và triệu chứng khác cần được đánh giá và đánh giá là: Nhạy cảm hoặc đau, các vấn đề về chức năng (khó nhai và ăn uống), suy giảm hình dáng thẩm mỹ (giảm độ hấp dẫn của răng), tiến triển nhanh của quá trình mòn răng, mòn không điển hình cho tuổi của bệnh nhân, làm vỡ mô cứng nha khoa và phục hình, đe dọa tính toàn vẹn của răng, các yếu tố nguyên sinh không ảnh hưởng, các bề mặt liên quan đến khớp cắn và khớp, dẫn đến mất chiều dọc của khớp cắn (VDO), tình trạng suy giảm khả năng tiết nước bọt và ngữ âm, gây ra thay đổi giọng nói. Chẩn đoán còn dựa vào thăm khám hình thái răng, chẩn đoán hình ảnh . Phương pháp điều trị mòn răng hiệu quả Điều trị mòn răng thường có các phương pháp như thay đổi lối sống và điều trị phục hồi. Thay đổi lối sống Thực phẩm chứa nhiều axit là một trong những yếu tố gây mòn răng, vì vậy cần hạn chế các thực phẩm chứa nhiều axit và thay bằng các thực phẩm thay thế như sau: Thực phẩm dễ gây mòn răng Biện pháp thay thế Đồ uống có gas (trừ nước có gas không hương vị), rượu vang (trắng và đỏ), nước tăng lực, đồ uống có chứa axit citric, bao gồm nước trái cây tự nhiên - chẳng hạn như cam, bưởi, chanh, nho đen, trà trái cây (không bao gồm trà thảo mộc không có hương vị trái cây như cúc la mã hoặc bạc hà)… Thực phẩm chứa giấm. Thuốc: Viên nén vitamin C dạng nhai, aspirin, thuốc hít hen suyễn, một số chế phẩm sắt. Hạn chế đồ uống có gas và axit trong bữa ăn. Thay thế bằng nước thường hoặc nước có gas không hương liệu. Uống trà hoặc cà phê thông thường (không đường). Giảm nhiệt độ của trà trái cây hoặc đồ uống có tính ăn mòn nóng khác - điều này làm chậm quá trình xói mòn, nhưng tốt hơn là nên chuyển sang một loại thay thế an toàn hơn. Thay thế thuốc viên nhai bằng viên nén có thể nuốt được. Cân nhắc thay thế thuốc bằng các chất thay thế không có tính axit. Điều trị phục hồi Ưu điểm của phương pháp điều trị phục hồi có thể là giảm ê buốt và đau, cải thiện chức năng và tình trạng nhai lại, cải thiện thẩm mỹ răng hàm mặt và ngăn ngừa mất thêm các mô cứng và/hoặc phục hình răng .", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị viêm khớp khuỷu tay Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm khớp khuỷu tay Để chẩn đoán viêm khớp khuỷu tay, bác sĩ có thể thực hiện thăm khám và đưa ra các xét nghiệm cần thiết: Hỏi và khám bệnh: Bạn có thể được hỏi về tình trạng các triệu chứng đau cũng như các triệu chứng kèm theo. Bác sĩ sẽ tiến hành khám khớp khuỷu tay, phạm vi các chuyển động của khớp. Chụp X-quang: Hình ảnh X-quang thường cho thấy khe khớp bị hẹp cũng như đánh giá tình trạng nứt, gãy xương . Siêu âm khớp: Siêu âm có thể giúp đánh giá tình trạng tràn dịch ở khớp khuỷu. Chụp CT-scan và MRI: Trong một số trường hợp bạn có thể được chỉ định các xét nghiệm hình ảnh này, nhằm đánh giá toàn bộ khớp khuỷu như sụn, gân, cơ, dây chằng. Điện cơ đồ (EMG): Bạn có thể được chỉ định làm điện cơ nếu có tình trạng chèn ép dây thần kinh. Xét nghiệm máu: Bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm máu để tìm ra nguyên nhân gây viêm khớp khuỷu tay. Ví dụ như tìm yếu tố dạng thấp nếu nghi ngờ viêm khớp khuỷu này do viêm khớp dạng thấp. Phương pháp điều trị viêm khớp khuỷu tay Thông thường, viêm khớp khuỷu tay sẽ tự khỏi hoặc thông qua các điều trị đơn giản. Hầu hết các tình trạng đau khuỷu đều được điều trị bảo tồn. Phẫu thuật là biện pháp cuối cùng nếu các triệu chứng của bạn không cải thiện. Các liệu pháp điều trị có thể bao gồm: Hạn chế hoạt động: Tránh các hoạt động là trầm trọng thêm tình trạng khớp khuỷu. Nghỉ ngơi giữa các giai đoạn tập thể dục hoặc hoạt động. Vật lý trị liệu: Các bài tập nhẹ nhàng và liệu pháp nhiệt hoặc lạnh có thể giúp giảm đau. Nẹp cố định có thể làm giảm căng thẳng cho khớp khuỷu bằng cách hỗ trợ nhẹ nhàng. Thuốc giảm đau: Các thuốc uống như acetaminophen, thuốc kháng viêm không steroid có thể làm giảm đau do viêm khớp gây ra. Một số trường hợp bác sĩ có thể kê thêm các thuốc khác hoặc cho tiêm steroid vào khớp để giảm đau. Châm cứu: Châm cứu có thể giúp giảm đau một cách hiệu quả. Đối với trường hợp đau khuỷu tay do chấn thương ở các vận động viên, nghiên cứu cho thấy rằng châm cứu giúp giảm đau và cải thiện phạm vi hoạt động của khớp khuỷu đáng kể. Phẫu thuật: Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật nếu các phương pháp điều trị khác không thành công. Các lựa chọn phẫu thuật có thể bao gồm: Nội soi khớp, phẫu thuật cắt bao hoạt dịch, cắt xương hoặc phẫu thuật thay thế khớp. Các loại nẹp cố định có thể giúp giảm căng thẳng cho khớp khuỷu", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị viêm khớp ngón chân cái Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm khớp ngón chân cái Nếu bạn gặp phải các triệu chứng của viêm khớp ngón chân cái, bác sĩ có thể hỏi bệnh, thăm khám và đưa ra các đề nghị xét nghiệm để chẩn đoán: Hỏi bệnh sử và khám bàn chân: Bác sĩ có thể hỏi về tình trạng đau, thời gian đau cũng như các triệu chứng khác mà bạn gặp phải, đồng thời thăm khám bàn chân của bạn. Chụp X-quang bàn chân: Để quan sát tình trạng ngón chân cái, đánh giá sụn và các biến dạng của xương. Có thể bạn sẽ được chụp X-quang lúc đứng để đánh giá chính xác trọng lượng cơ thể ảnh hưởng như thế nào lên cấu trúc ở bàn chân. CT-scan hoặc MRI: Mặc dù hiếm khi cần thiết, nhưng trong một số trường hợp, hình ảnh tiên tiến của CT-scan hay MRI có thể được sử dụng. Xét nghiệm máu: Tiến hành các xét nghiệm máu để đánh giá tình trạng viêm, yếu tố dạng thấp hay acid uric khi bác sĩ nghi ngờ do các nguyên nhân viêm khớp dạng thấp hay viêm khớp gout. Chọc hút dịch khớp: Một số trường hợp bác sĩ có thể đề nghị lấy dịch khớp để làm xét nghiệm kiểm tra nhiễm trùng hoặc tinh thể acid uric. Kết quả có thể loại trừ các tình trạng bệnh lý khác hay các loại viêm khớp khác. Phương pháp điều trị viêm khớp ngón chân cái Điều trị viêm khớp ngón chân cái hầu như luôn bắt đầu bằng các bước đơn giản, hiếm khi cần phải phẫu thuật ngay lập tức. Liệu pháp nhiệt hoặc lạnh Đối với tình trạng viêm nghiêm trọng, đặc biệt là sau khi hoạt động hoặc phải đứng trong một ngày dài, chườm lạnh có thể ngăn máu lưu thông và giúp giảm tình trạng sưng, đỏ. Đối với trước khi hoạt động, việc áp dụng nhiệt để làm ấm sẽ giúp giãn các cơ ở bàn chân và cho phép ngón chân cử động dễ dàng hơn. Chườm ấm giúp giãn các cơ và giúp ngón chân cử động dễ dàng Thuốc chống viêm Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể giúp giảm sưng và giảm đau liên quan đến viêm khớp ngón chân cái. Nên sử dụng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, các loại thuốc có thể bao gồm: Advil (ibuprofen); Aleve (naproxen); Celebrex (celecoxib); Voltaren (diclofenac). Một số nghiên cứu khác cho thấy nghệ có thể có đặc tính chống viêm mạnh giúp giảm đau do viêm khớp. Hãy nhớ luôn thảo luận với bác sĩ trước khi dùng thuốc hay bất kỳ loại thảo dược nào. Tiêm cortisone Việc tiêm cortisone vào ngón chân cái đôi khi không thoải mái, nhưng sẽ giúp giảm đau nhanh và hiệu quả. Kết quả giảm đau này có xu hướng không lâu dài. Nhưng nếu bạn gặp phải một đợt cấp viêm khớp ngón chân cái không đáp ứng với các điều trị khác, bác sĩ có thể chỉ định tiêm cortisone để mang lại sự cải thiện đáng kể. Phẫu thuật Mặc dù hiếm khi cần, tuy nhiên trong một số trường hợp, phẫu thuật là cách duy nhất để loại bỏ hoặc giảm đau. Khác Ngoài ra, bác sĩ có thể kê toa các thuốc các thuốc điều trị khác tùy vào nguyên nhân viêm khớp ngón chân cái mà bạn mắc phải. Ví dụ như thuốc chống thấp khớp đối với viêm khớp dạng thấp hay thuốc hạ acid uric máu nếu bạn có tình trạng tăng acid uric. Đồng thời, việc sinh hoạt và thay đổi lối sống cũng ảnh hưởng đáng kể đến việc điều trị của bạn. Trong quá trình điều trị, việc sử dụng thuốc chống viêm và liệu pháp nhiệt hoặc lạnh có thể giúp giảm đau và sưng tạm thời. Trong một số trường hợp nặng, phẫu thuật có thể được xem xét như một giải pháp lâu dài. Xem thêm: Cách trị đau khớp ngón chân cái cho hiệu quả cao", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị viêm tụy Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm tụy Nếu bạn thấy một số dấu hiệu chứng tỏ bạn đang bị bệnh viêm tụy. Bác sĩ sẽ hỏi bạn về những triệu chứng đang gặp phải, kiểm tra thăm khám lâm sàng. Ngoài ra, để chẩn đoán chính xác xem bạn có bị viêm tụy không bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm sau: Xét nghiệm máu: Kiểm tra chức năng tuyến tụy để xem tuyến tụy của bạn có sản sinh ra lượng enzym tiêu hóa phù hợp hay không; Xét nghiệm chất béo trong phân: Xác định hàm lượng chất béo trong phân; Siêu âm bụng hoặc nội soi (EUS): Kiểm tra tình trạng viêm của tụy; Chụp cộng hưởng từ (MRI): Kiểm tra những tình trạng bất thường ở tuyến tụy và túi mật; Vi tính cắt lớp (CT scan): Đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh; Sinh thiết: Lấy một phần mô nhỏ trong tuyến tụy để tiến hành kiểm tra. Điều này rất quan trọng để có thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh để giúp bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt. Xem thêm chi tiết: Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm tụy cấp hiện nay Phương pháp điều trị viêm tụy hiệu quả Khi bạn bị viêm tụy, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn nhập viện để điều trị và theo dõi tình hình bệnh. Trước hết, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tình trạng viêm của bạn cho tới khi tình trạng viêm ổn định và được kiểm soát bác sĩ sẽ tiến hành điều trị những nguyên nhân gây ra viêm tụy. Điều trị tình trạng viêm tụy: Nhịn ăn: Chế độ ăn kiêng ít chất béo hoặc nhịn ăn. Bạn cần phải nhịn ăn một vài ngày để tuyến tụy của bạn có thể phục hồi. Trong trường hợp này, bạn sẽ nhận được dinh dưỡng qua dịch truyền. Khi tình trạng viêm được kiểm soát, bạn có thể ăn uống một số thức ăn lỏng và nhạt, sau đó bạn có thể ăn uống trở lại bình thường sau một thời gian. Thuốc giảm đau: Bác sĩ có thể kê một số thuốc giảm đau nếu cơn đau xảy ra dữ dội. Thuốc truyền tĩnh mạch (IV): Bạn sẽ được truyền dung dịch điện giải qua tĩnh mạch trong trường hợp bạn bị mất nước nhiều do nôn mửa hoặc ổ bụng bị tràn dịch. Nếu tuyến tụy của bạn bị nhiễm trùng, bác sĩ sẽ yêu cầu sử dụng thuốc kháng sinh. Nếu tuyến tụy của bạn bị nhiễm trùng, bác sĩ sẽ yêu cầu sử dụng thuốc kháng sinh Điều trị nguyên nhân gây ra viêm tụy: Phẫu thuật tụy; Can thiệp lấy sỏi đường mật; Phẫu thuật tụy; Cai rượu. Đối với trường hợp viêm tụy mạn tính, tùy thuộc vào tình trạng bệnh sẽ có các phương pháp bổ sung sau: Kiểm soát cơn đau; Phẫu thuật; Bổ sung các enzyme để cải thiện tiêu hóa; Thay đổi chế độ ăn uống. Tìm hiểu thêm: Phác đồ điều trị viêm tụy cấp Bộ Y tế như thế nào?", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm, đau răng Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của đau răng Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Ăn thức ăn mềm để giảm đau do nhai và chườm đá lên hàm hoặc má trong 15 - 20 phút mỗi giờ để kiểm soát cơn đau mức độ nhẹ, giảm nguy cơ tiến triển trầm trọng hơn. Chế độ dinh dưỡng: Ưu tiên dùng những thực phẩm cung cấp nhiều calci, phospho - nguyên liệu cần thiết để tái tạo thành phần của răng như các loại hạt, sữa, phô mai, thịt gà và các loại thịt khác, cải bó xôi, bông cải xanh... Nên ăn các loại trái cây giòn, chứa hàm lượng nước cao như táo, dưa hấu, lê để pha loãng đường có trong thực phẩm, cũng như kích thích tuyến nước bọt trung hoà acid. Nên ăn những thực phẩm có tính acid chung với nhiều loại thức ăn khác để giảm nồng độ acid trong khoang miệng. Có thể nhai một số loại kẹo cao su không đường để giúp giảm sâu răng, kích thích tiết nước bọt cũng như đẩy các mảnh vụn bị kẹt trong kẽ răng ra ngoài. Phương pháp phòng ngừa đau răng hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Đi khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần. Giảm tối đa thức ăn và đồ uống có đường. Không hút thuốc vì có thể làm tình trạng răng miệng trở nên tồi tệ hơn. Đánh răng hai lần một ngày trong khoảng 2 phút/lần với kem đánh răng có chứa florua. Làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa hoặc bàn chải kẽ răng mỗi ngày để loại bỏ thức ăn, mảnh vụn và mảng bám. Xem thêm: Đau răng nên ăn gì? Lời khuyên từ nha sĩ - Long Châu Khi bị đau răng kiêng ăn gì để không ảnh hưởng cơn đau? Người bị đau răng nên ăn gì để mau khỏi?", "Triệu chứng viêm quanh răng Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm quanh răng Dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh viêm quanh răng là người bệnh cảm thấy đau nhức răng , cơn đau thường xảy ra một cách tự nhiên, kéo dài liên tục và đau lan toả lên vùng nửa đầu. Cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi ăn nhai và cơn đau không thuyên giảm kể cả khi uống thuốc giảm đau, khiến cho người bệnh không dám ăn nhai. Người bệnh có thể xác định được chính xác vị trí đau răng. Bên cạnh đó, người mắc bệnh viêm quanh răng có thể gặp phải một số triệu chứng khác như: Chảy máu chân răng ; Sốt trên 38 độ C; Cơ thể mệt mỏi, suy nhược; Một số dấu hiệu nhiễm khuẩn như lưỡi bẩn, môi khô nứt nẻ; Nổi hạch ở vùng cằm hoặc vùng hàm. Ngoài ra, vùng má tương ứng với vị trí răng bị đau có thể xuất hiện tình trạng sưng phù, đau rát, đỏ, đau khi ấn vào, không rõ ranh giới bị sưng và có thể nổi hạch. Nha sĩ có thể phát hiện thêm một số triệu chứng trong quá trình thăm khám như: Răng bị đổi màu hoặc không. Các tổn thương do sâu răng chưa được điều trị hoặc đã được điều trị. Một số tổn thương khác xảy ra không phải do sâu răng. Tại vị trí răng bị viêm có vùng nướu lợi bị sưng đỏ, đau đớn khi ấn vào và cấu trúc mô trở nên lỏng lẻo. Đau nhức vùng răng bị tổn thương là triệu chứng điển hình của bệnh viêm quanh răng Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh viêm quanh răng Viêm quanh răng là một bệnh lý thường gặp và có thể xảy ra với bất kỳ ai. Các trường hợp bị viêm quanh răng không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì bệnh có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe răng miệng và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe toàn thân. Một số biến chứng tại chỗ của bệnh viêm quanh răng mà người bệnh có thể gặp phải là: Xuất hiện ổ áp xe tại vùng quanh răng; Viêm tuỷ cấp; Viêm hạch và nổi hạch tại vùng cằm, vùng hàm; Đau nhức răng, đau đầu nghiêm trọng; Không thể ăn nhai như bình thường. Bệnh viêm quanh răng nếu không được điều trị sớm có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng đối với sức khỏe toàn thân như: Bệnh tim mạch; Bệnh thận; Đau nửa đầu; Viêm khớp; Đau nhức nửa vùng mặt có răng bị viêm giống với hiện tượng đau dây thần kinh V. Ngoài ra, người bệnh có thể bị sốt cao kéo dài, cơ thể suy nhược… Viêm quanh răng tiến triển nặng nề có thể gây ra một số bệnh lý về tim mạch Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu thấy xuất hiện bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng nào đã được nêu ở trên, bạn nên đến chuyên khoa Răng hàm mặt để bác sĩ kiểm tra và đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất với tình trạng sức khoẻ. Việc chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ giúp người bệnh ngăn chặn được những biến chứng của bệnh và giúp phục hồi sức khoẻ nhanh hơn.", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị đau đỉnh đầu Phương pháp chẩn đoán và xét nghiệm đau đỉnh đầu Bác sĩ sẽ ghi lại bệnh sử và kiểm tra đầu, mắt, tai, mũi, họng, cổ và hệ thần kinh của bạn. Bác sĩ sẽ hỏi thêm những câu hỏi để tìm hiểu về triệu chứng đau đỉnh đầu của bạn. Điều quan trọng là phải mô tả càng chi tiết càng tốt. Chẩn đoán thường dựa trên tiền sử các triệu chứng của bạn. Các xét nghiệm có thể hỗ trợ cho chẩn đoán bao gồm: Xét nghiệm máu hoặc chọc dò tủy sống nếu bạn có thể bị nhiễm trùng . Chụp CT đầu hoặc MRI nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nguy hiểm nào hoặc bạn đã bị đau đầu trong một thời gian dài. Chụp X-quang xoang. Chụp CT hoặc MRI mạch máu. Điều trị đau đỉnh đầu Đau đỉnh đầu có thể do nhiều nguyên nhân và cách điều trị có thể khác nhau. Một số nguyên nhân gây đau đỉnh đầu có thể được kiểm soát tại nhà. Một số phương pháp điều trị tại nhà có thể bao gồm: Đi vào phòng tối để nghỉ ngơi; Uống nước và giữ đủ nước; Thư giãn cơ thể, đặc biệt là các cơ ở cổ, vai và da đầu, có thể giúp giảm đau đầu do căng thẳng. Sử dụng tư thế thích hợp khi ngồi và đứng, và tránh khom lưng. Thử các bài tập thở và kỹ thuật thư giãn để giúp giảm căng thẳng Đắp túi chườm lạnh hoặc chườm ấm vào vùng bị ảnh hưởng giảm viêm và áp lực. Massage đầu là một phương pháp tại nhà có thể giúp bạn giảm đau đỉnh đầu Bác sĩ có thể cho bạn thuốc để kiểm soát đau đầu do căng thẳng. Những loại thuốc này có thể bao gồm aspirin, ibuprofen hoặc acetaminophen . Ngoài ra một số phương pháp khác có thể giúp kiểm soát cơn đau đỉnh đầu của bạn gồm: Châm cứu: Hiện nay nhiều nghiên cứu cho thấy châm cứu có hiệu quả trong giảm đau đối với người bị đau đỉnh đầu. Xoa bóp: Đặc biệt nếu chứng đau đỉnh đầu là do căng cơ, việc xoa bóp các cơ bị ảnh hưởng có thể làm giảm đau đầu. Dầu cá, gừng, cây ngưu bàng và vitamin D có thể giúp giảm viêm gây ra chứng đau đỉnh đầu. Vitamin B2 và Magie có thể giúp giảm chứng đau nửa đầu.", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị ung thư môi Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh ung thư môi Để chẩn đoán bệnh, các bước xét nghiệm và quy trình chẩn đoán bao gồm: Thăm khám lâm sàng Bắt đầu bằng việc thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ tìm hiểu về bệnh sử và thói quen của người bệnh, lắng nghe triệu chứng mà họ đang gặp phải. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tổng thể môi, miệng, mặt và cổ để tìm kiếm những dấu hiệu có thể làm nghi ngờ ung thư. Sinh thiết Để xác định chính xác có ung thư hay không, bác sĩ sẽ thực hiện sinh thiết . Quá trình này bao gồm lấy một mẫu mô nhỏ từ vùng bị nghi ngờ và đưa đi xét nghiệm. Mẫu mô này sẽ được phân tích trong phòng thí nghiệm để xác định sự tồn tại của tế bào ung thư, loại ung thư cụ thể và mức xâm lấn của tế bào ung thư. Xét nghiệm hình ảnh Để tìm hiểu liệu ung thư đã di căn hay chưa, các xét nghiệm hình ảnh sẽ được thực hiện. Thông thường, người bệnh sẽ được yêu cầu thực hiện chụp cắt lớp vi tính (CT scan), chụp cộng hưởng từ ( MRI ) hoặc chụp cắt lớp phát xạ positron (PET). Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể được yêu cầu thực hiện chụp X quang ngực, kiểm tra công thức máu hoặc nội soi. Những xét nghiệm này sẽ giúp đánh giá tình trạng bên trong cơ thể và xác định sự lan rộng của bệnh. Chụp MRI là một trong những phương pháp để xác định bệnh ung thư môi Những bước xét nghiệm này cùng nhau sẽ giúp xác định chính xác tình trạng của ung thư môi và quyết định phương pháp điều trị phù hợp nhằm đảm bảo tối ưu khả năng chữa trị và tăng cơ hội hồi phục cho người bệnh. Phương pháp điều trị ung thư môi hiệu quả Điều trị ung thư môi phụ thuộc vào giai đoạn tiến triển của bệnh (bao gồm cả kích thước khối u) và sức khỏe của bệnh nhân giống như các bệnh lí ung thư khác. Nhưng bệnh ung thư này thường có tỷ lệ sống sót cao vì nó thường được phát hiện ở giai đoạn đầu. Với việc các khối u ác tính phát triển ở các vị trí dễ quan sát, bệnh nhân thường được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Kết quả là, tỷ lệ sống sót của các bệnh nhân từng mắc sau 5 năm trung bình khoảng 92%. Có nhiều phương pháp điều trị ung thư môi hiện nay bao gồm: Phẫu thuật Phẫu thuật được sử dụng để loại bỏ các tế bào ung thư và vùng xung quanh. Bác sĩ sẽ tạo hình môi sao cho người bệnh vẫn giữ được khả năng sinh hoạt bình thường. Các kỹ thuật hiện đại được áp dụng để giảm thiểu sẹo sau phẫu thuật. Trong trường hợp bệnh nặng, việc tái tạo môi sau phẫu thuật có thể yêu cầu sự can thiệp của bác sĩ thẩm mỹ với việc sử dụng da và mô từ vùng khác trên cơ thể. Xạ trị Phương pháp này sử dụng tia năng lượng cao như tia X và proton để phá hủy tế bào ung thư. Xạ trị có thể thực hiện độc lập hoặc kết hợp sau phẫu thuật. Bức xạ sẽ tiêu diệt tế bào ung thư trong môi và các hạch bạch huyết ở cổ nếu có. Để tập trung chính xác, thường dùng máy phát xạ lớn với các chùm năng lượng tập trung. Tùy theo tình hình, liệu pháp cận xạ trị có thể được áp dụng, cho phép đưa bức xạ trực tiếp vào môi người bệnh với liều cao hơn. Hóa trị Hóa trị sử dụng thuốc hóa chất tác dụng mạnh để tiêu diệt tế bào ung thư. Trong trường hợp mắc bệnh lý này, hóa trị có thể kết hợp với xạ trị để tăng hiệu quả điều trị. Nếu ung thư đã lan rộng sang các vùng khác của cơ thể, hóa trị cũng có thể được sử dụng để giảm triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Điều trị trúng đích bằng thuốc Phương pháp này tập trung vào các điểm yếu cụ thể trong các tế bào ung thư. Bằng cách chặn những điểm yếu này, điều trị trúng đích bằng thuốc có thể thành công tiêu diệt tế bào ung thư. Liệu pháp thường kết hợp với hóa trị để đạt hiệu quả tối đa. Liệu pháp miễn dịch Liệu pháp miễn dịch tăng cường hệ miễn dịch để chống lại ung thư. Hệ miễn dịch thường không thể phát hiện và loại bỏ tế bào ung thư do chúng lẩn tránh bằng cách sản xuất các protein nhằm che giấu. Liệu pháp miễn dịch được sử dụng nhằm can thiệp vào quá trình này. Đối với bệnh lý ung thư này, liệu pháp này có thể được sử dụng khi ung thư tiến triển và cơ thể không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác nữa.", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị viêm khớp ngón tay cái Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm khớp ngón tay cái Khi tiến hành thăm khám, bác sĩ chuyên khoa cơ - xương - khớp sẽ hỏi về các triệu chứng của bạn, tiền căn bệnh lý của bạn và gia đình, kết hợp với việc kiểm tra biên độ vận động khớp, mức độ sưng viêm của khớp, tiến hành nắn chỉnh nếu có tình trạng trật khớp . Ngoài thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ đề nghị một số cận lâm sàng để tìm nguyên nhân cũng như xác định mức độ viêm khớp. Cụ thể như sau: Xét nghiệm máu: Kiểm tra tình trạng và mức độ viêm với công thức máu, tốc độ lắng máu (VS), C-reactive protein (CRP); định lượng yếu tố thấp (RF), kháng thể peptide citrullinated vòng (anti CCP) để tìm yếu tố nguy cơ dẫn đến viêm khớp ngón tay cái. Chụp X-quang bàn tay thẳng - nghiêng: Kiểm tra tình trạng tổn thương xương và các khớp, chú ý vị trí khớp cổ tay - bàn tay ở ngón cái. Các dấu hiệu thoái hóa khớp có thể bắt gặp trên X-quang gồm hẹp khe khớp, xơ xương dưới sụn, gai xương. Siêu âm, CT scan, MRI hiếm được sử dụng để hỗ trợ chẩn đoán. Hình ảnh X-quang của viêm khớp ngón tay cái Bên cạnh đó, cần phải chẩn đoán phân biệt vì một số bệnh lý khác cũng có thể gây một số triệu chứng tương tự như viêm khớp ngón tay cái, bao gồm: Hội chứng De Quervain: Do viêm co thắt bao gân cơ duỗi ngắn và dạng dài của ngón cái. Hội chứng ống cổ tay: Do chèn ép dây thần kinh giữa trong ống cổ tay có thể dẫn đến đau hoặc tê ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và ½ ngón áp út. Hội chứng ngón tay cò súng (ngón tay bật): Do viêm dây chằng vòng cố định gân gấp ngón tay gây đau. Phương pháp điều trị viêm khớp ngón tay cái hiệu quả Nguyên tắc điều trị của viêm khớp ngón tay cái bao gồm điều trị triệu chứng, điều trị bệnh căn nguyên, phục hồi vận động và phòng ngừa biến chứng. Có 2 phương pháp điều trị chính là điều trị bảo tồn (không phẫu thuật) và điều trị phẫu thuật. Phương pháp điều trị bảo tồn gồm: Nhóm thuốc NSAIDs (thuốc chống viêm không steroid): Gồm các thuốc không kê toa như acetaminophen, ibuprofen, naproxen, gel bôi diclofenac; và nhóm thuốc kê toa như celecoxib, meloxicam, diclofenac, tramadol,... Tuy nhiên, khi dùng nhóm thuốc này liều cao hoặc kéo dài có thể gây các tác dụng phụ như tổn thương gan, thận, xuất huyết dạ dày, các vấn đề tim mạch, ù tai ,... Tiêm corticosteroid vào khớp nền ngón tay cái có thể giúp giảm sưng và đau. Liệu pháp này có một số nguy cơ gây viêm khớp nhiễm khuẩn , teo cơ, xốp xương, tổn thương thêm sụn khớp... Các thuốc điều trị bệnh căn nguyên gây ra viêm khớp ngón tay cái như viêm khớp dạng thấp. Các phương pháp điều trị không dùng thuốc như vật lý trị liệu - phục hồi chức năng, nẹp cố định ngón cái (vào ban đêm), chườm lạnh, châm cứu: Hỗ trợ giảm đau, phục hồi chức năng vận động, hạn chế hình thành teo cơ, cứng khớp, dính khớp. Các thực phẩm bổ sung hỗ trợ bảo vệ và phục hồi sụn khớp như glucosamine, chondroitin sulphate,... Nẹp cố định ngón tay cái Phương pháp phẫu thuật gồm: Phẫu thuật được chỉ định trên bệnh nhân đau dai dẳng không cải thiện với điều trị bảo tồn kèm theo mất chức năng của khớp. Các phương pháp phẫu thuật gồm: Hợp nhất khớp; Thay khớp mới; Phẫu thuật cắt xương thang (Trapeziectomy); Cắt khớp.", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị viêm dây thần kinh Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán Viêm dây thần kinh Mục tiêu chính của các biện pháp được áp dụng để chẩn đoán viêm dây thần kinh là xác định nguyên nhân gây ra viêm dây thần kinh. Điều này cung cấp thông tin quan trọng trong việc liệu bệnh viêm dây thần kinh có thể được điều trị hay không. Một số loại viêm dây thần kinh có thể được chữa khỏi nhưng những loại khác chỉ có thể cải thiện các triệu chứng. Ngoài việc thăm khám lâm sàng để chẩn đoán bệnh thì bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm sau: Điện cơ ký (EMG) để kiểm tra chức năng thần kinh; Xét nghiệm máu, đo nồng độ vitamin B12 , CBC, ESR, HbA1C; Điện cơ (EMG); Khảo sát dẫn truyền thần kinh (NCS); Phân tích dịch não tủy (chọc dò tủy sống); Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như CT, MRI hoặc X - quang; Các bài kiểm tra thần kinh khác chẳng hạn kiểm tra cảm giác khi chạm vào, rung hoặc tác động nhiệt; Sinh thiết dây thần kinh; Sinh thiết da; Đối với bệnh nhân viêm dây thần kinh thị giác thì kiểm tra mắt cho người bệnh. Kết quả xét nghiệm, chẩn đoán là cơ sở để bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây bệnh, từ đó hướng dẫn, chỉ định điều trị hợp lý, tốt nhất cho người bệnh. Phương pháp điều trị Viêm dây thần kinh hiệu quả Cách điều trị viêm dây thần kinh hiệu quả nhất là xác định nguyên nhân và điều trị cho phù hợp. Đối với những nguyên nhân không thể loại bỏ được thì lựa chọn duy nhất là cải thiện triệu chứng. Thuốc: Điều trị thuốc giúp làm giảm chứng đau thần kinh và phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cơn đau. Thuốc cũng có thể giúp giảm bớt các triệu chứng khác của viêm dây thần kinh trong thời gian ngắn. Đau nhẹ: NSAID như acetaminophen, aspirin hoặc codein; Đau vừa đến nặng: Thuốc giảm đau opioid như tramadol, hydrocodone hoặc oxycodone; Đau cấp tính: Trong trường hợp viêm dây thần kinh nghiêm trọng, corticosteroid có thể được xem xét; Đau mãn tính: Các loại thuốc như duloxetine, pregabalin, amitriptyline, carbamazepine, capsaicin và lidocaine có thể được xem xét dựa trên mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm dây thần kinh. Vật lý trị liệu: Điều trị bằng vật lý trị liệu thường được sử dụng cho bệnh nhân viêm dây thần kinh có liên quan đến dây thần kinh vận động. Một số phương pháp vật lý trị liệu được dùng bao gồm: Ứng dụng nhiệt; Liệu pháp lạnh; Kích thích dây thần kinh điện qua da (TENS); Liệu pháp bấm huyệt; Châm cứu ; Mát xa. Bổ sung dinh dưỡng: Điều chỉnh chế độ ăn uống và bổ sung dinh dưỡng được xem xét trong các trường hợp viêm dây thần kinh liên quan đến sự thiếu hụt. Đau dây thần kinh, tê, yếu và các triệu chứng khác liên quan đến thiếu dinh dưỡng có thể thuyên giảm khi bổ sung một số vi chất dinh dưỡng. Vitamin B12 thúc đẩy sự phát triển của các dây thần kinh và quá trình tái tạo của nó; Thiamine (vitamin B1) giúp chữa lành các chấn thương thần kinh và giảm các triệu chứng của viêm dây thần kinh; Canxi và magiê rất quan trọng trong việc dẫn truyền xung thần kinh; Lecithin quan trọng để bảo vệ và sửa chữa dây thần kinh; Protein, một chất dinh dưỡng đa lượng, cũng rất quan trọng trong việc phục hồi và hoạt động của dây thần kinh. Phẫu thuật cho dây thần kinh bị viêm: Can thiệp bằng phẫu thuật được coi là biện pháp cuối cùng trong việc kiểm soát các dây thần kinh bị viêm. Thường phải phẫu thuật trong trường hợp chèn ép dây thần kinh và chấn thương thực thể.", "Hoàng Định Thân mến! Theo thư, bạn có thể bị viêm khớp thái dương hàm. Các triệu chứng đau ở cơ nhai, ở vùng trước tai hay ở khớp thái dương hàm, hoặc cả hai. Đau thường tăng lên khi ăn nhai hoặc khi vận động hàm. Đau có thể làm đau đầu, đau tai, đau hàm và đau mặt, có thể giới hạn vận động hàm, tiếng kêu ở khớp thái dương hàm khi há ngậm miệng… Điều trị gồm điều trị triệu chứng và điều trị nguyên nhân, có hai loại: điều trị không can thiệp thực thể và thực hiện các can thiệp trên bộ răng và hệ thống nhai. - Điều trị không can thiệp thực thể gồm: + Thuốc: Kháng viêm - Giảm đau, dãn cơ - An thần + Vật lý trị liệu: xoa nắn, chiếu tia hồng ngoại, chườm nóng, tập vận động hàm dưới… - Các can thiệp trên bộ răng và hệ thống nhai: Thực hiện những can thiệp tác động trực tiếp lên bộ răng hay cấu trúc khớp thái dương hàm, bao gồm: 1. Mài điều chỉnh khớp cắn: Khi hai hàm răng có sự tiếp xúc không hài hòa, có những điểm vướg cộm gây cản trở trong quá trình ăn nhai, nuốt…, người thầy thuốc thực hiện động tác mài điều chỉnh để làm cho sự tiếp xúc răng được đều và tốt hơn, làm cho vận động hàm dưới được trơn tru, dễ dàng hơn. 2. Nhổ răng 3. Phục hình 4. Chỉnh hình 5. Phẫu thuật. Bạn cần phải đi khám chuyên khoa răng hàm mặt để bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác, tìm nguyên nhân gây bệnh và điều trị phù hợp nhé. Chúc bạn nhanh chóng phục hồi sức khỏe!" ]
Em bị cận. Em thấy có phương pháp mới SmartSurfACE là phẫu thuật laser bề mặt không chạm vào mắt. Giác mạc em bị mỏng, 2 mắt cận 9,75 và 10 độ nên em không thể mổ mấy phương pháp khác được vì bác sĩ chẩn đoán em còn sót lại 4-5 độ. Em muốn biết mắt em nếu mổ bằng phương pháp này có được không vậy và nếu mổ có sót lại độ hay không? Em cảm ơn BS.
[ " Chào em Phan Linh, Phương pháp là phẫu thuật nạo biểu mô chứ không tạo vạt giác mạc, còn khi chiếu laser thì giống nhau cho nên mắt em dẫu có mổ phương pháp nào cũng còn độ. Do đó, em không nên phẫu thuật vì nếu mổ cận mà em vẫn phải mang kính thì như vậy là không đạt mục đích không mang kính của em. Thân mến! Trích trong: TS.BS Trần Thị Phương Thu " ]
[ "Bạn Hường thân mến, Ở đây bạn có hai vấn đề là để chỉnh hai mắt\r\ncân đối và phẫu thuật mắt để mắt sáng hơn. Phẫu thuật chỉnh lác thì khá đơn giản, bạn không cần phải lo\r\nlắng. Tuy nhiên sau phẫu thuật một thời gian vài năm, mắt dễ lác lại.\r\nChi phí phẫu thuật khoảng từ 2 triệu đến 10 triệu tùy mỗi nơi. Phẫu thuật giúp mắt sáng lại khó đấy vì thường mắt\r\nnày đã tổn thương nhiều và đã nhược thị. Tuy nhiên, bạn nên khám\r\nmắt thử xem sao, biết đâu còn cơ hội. Chúc bạn nhiều may mắn!", " Chào em, Chấn thương vỡ sàn chỉ xử lý phẫu thuật khi có biến chứng, như nhãn cầu sụp xuống khỏi vị trí bình thường, lác mắt do kẹt cơ, giảm thị lực do tổn thương thần kinh thị giác. Nếu vỡ sàn hốc mắt mà không thấy biểu hiện biến chứng gì thì chỉ cần theo dõi, em nhé! Thân mến!", "Cháu Phương mến, Đa số các trường hợp sẽ lác ngoài. Phẫu thuật chỉnh lác trong trường hợp này tương đối dễ dàng. Tuy nhiên, ta không điều trị được nên sau một thời gian nào đó mắt được chỉnh sẽ lác trở lại. Do đó, muốn phẫu thuật lúc nào vì lí do thẩm mĩ là tùy ở cháu.", "Bạn Đức thân mến, Một số ít trường hợp sau mổ bằng phương pháp phaco, bệnh nhân\r\nbị đục bao sau làm mắt nhìn mờ đi. Để điều trị đục bao sau người ta dùng phương\r\npháp chiếu tia laser. Phương pháp này rất đơn giản, thực hiện nhanh chóng, kết quả rất tốt và hiếm\r\nkhi có tai biến. Giá tiền thực hiện cho một mắt khoảng 300 nghìn đến 500 nghìn.\r\nBảo hiểm y tế có chi trả cho phương pháp này. Thân chào bạn,", "Bạn Nga thân mến, Bệnh loạn dưỡng giác mạc di truyền là một bệnh hiếm gặp.\r\nBệnh do di truyền nên thường xảy ra ở hai mắt và điều trị nội khoa ít hiệu quả.\r\nBệnh điều trị khá tốt bằng phẫu thuật ghép giác mạc. Bệnh làm giảm thị lực là triệu chứng chính. Trong trường hợp\r\nbệnh tiến triển sớm khi còn trẻ, thị lực nếu giảm nhiều mà không được khám phát\r\nhiện sớm để phẫu thuật thì gây ra nhược thị, rung giật nhãn cầu. Nếu bệnh tiến\r\ntriển đến giai đoạn này thì không còn khả năng điều trị phục hồi cho mắt. Với\r\nnhững thông tin bạn cung cấp theo tôi nghĩ mắt của bạn còn khá tốt với bệnh này. Trong trường hợp kèm theo thì việc\r\nphẫu thuật cần phải cân nhắc phụ thuộc vào mức độ đục. Nếu mức độ đục thủy tinh\r\nthể không đáng kể để ảnh hưởng đến thị lực nhiều thì phẫu thuật đục thủy tinh\r\nthể không nên đặt ra do đây là phẫu thuật tác động lên giác\r\nmạc. Trong trường hợp đục thủy tinh thể nhiều ảnh hưởng đến thị\r\nlực và nhất là đục quá chín thì phẫu thuật cũng phải thực hiện. Do vậy\r\ntrường hợp của bạn phụ thuộc vào việc khám và quyết định của bác\r\nsĩ. Chào bạn,", "Bạn Tuân Nguyễn thân mến, Phẫu thuật cận thị sớm có nhiều nguy cơ bị cận lại. Bởi do\r\ncơ thể chưa dừng phát triển nên độ cận vẫn có khả năng tiếp tục tăng. Nếu\r\nbạn mổ sớm thì sau đó độ cận lại tăng trở lại và lúc này phẫu thuật tiếp tục\r\nlần thứ hai sẽ gặp nhiều trở ngại. Thông thường để chắc chắn người ta khuyên chỉ nên\r\nmổ cận sau 25 tuổi vì lúc này cơ thể không còn phát triển nữa. Một số cơ\r\nsở y tế cho phép mổ sớm hơn như ở độ tuổi 23, cũng có thể tạm chấp\r\nnhận được. Còn nếu bạn muốn mổ sớm hơn nữa thì nguy cơ tái phát cao\r\nnhư trên bác sĩ đã nói. Hiện nay phẫu thuật cận thị bằng phương pháp Lasik là\r\ntốt nhất. Thời gian bảo vệ mắt sau phẫu thuật khoảng 3 tháng. Trong thời gian\r\nnày bạn không cần băng mắt mà chỉ cần đeo kính bảo hộ để tránh\r\nbụi, chất dơ tiếp xúc với mắt. Chi phí cho một ca phẫu thuật khoảng từ 14-20\r\ntriệu đồng. Chào bạn!", "Bạn Thảo Nguyên thân mến, Dĩ nhiên phẫu thuật lần 2 là miễn cưỡng. Còn mức độ hại mắt\r\ntùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Với phẫu thuật hai lần thì giác mạc ít\r\nnhiều gì cũng yếu đi nên việc phẫu thuật bệnh khác sẽ gặp nhiều hạn chế. Thân chào bạn,", " Chào em Mai, Cận 2.25 độ không phải là độ cận nhẹ, em nên cùng mẹ đến khám chuyên khoa mắt để cho chính xác và cắt kính đúng độ. Nếu để quá lâu có thể làm cho mắt điều tiết nhiều, cận ngày càng nặng hơn hoặc có thể gây nhược thị khó hồi phục thị lực sau này, em nhé! Thân mến!", "Chào em, Cận thị là một bệnh rất thường gặp hiện nay, cho nên việc em bị cận ở độ tuổi này thì cũng không phải bệnh hiếm, vấn đề là làm sao giữ cho mắt không bị tăng độ cận quá nhanh. Độ cận tăng quá nhanh không chỉ ảnh hưởng lớn tới thị lực không kính mà cận thị nặng còn có nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, đe dọa thị lực nghiêm trọng như bong võng mạc, thoái hóa hắc võng mạc, lỗ hoàng điểm, đục thể thủy tinh... Đọc sách, sử dụng điện thoại quá gần mắt có thể khiến mắt tăng độ Những sai lầm khiến mắt tăng độ nhanh, em có thể tham khảo để chú ý hơn trong việc chăm sóc mắt hàng ngày: - Đeo kính không đúng độ, đeo kính có độ thấp hoặc cao hơn thì mắt vẫn phải điều tiết nhiều hơn mới có thể nhìn đúng sự vật được, quá trình điều tiết nhiều như vậy kéo dài sẽ tăng độ nhanh hơn. - Tư thế ngồi, đọc sai, để vật quá gần mắt - Không cho mắt nghỉ ngơi, nếu như thường xuyên nhìn quá gần hoặc lạm dụng các thiết bị điện tử sẽ khiến độ cận tăng rất nhanh. - Không đeo kính râm hoặc đeo kính râm không số khi đi nắng - Ăn uống thiếu chất - Không tái khám mắt định kỳ, nếu cận quá nặng hoặc tăng quá nhanh, em cần đến khám kiểm tra mắt định kỳ để bác sĩ theo dõi và điều chỉnh ngay cho em, em nhé Ngày nay, con người gần như bị dính vào điện thoại, máy vi tính, một phần là do công việc, nhưng đa phần là do nhu cầu giao tiếp hoặc đơn giản chỉ là \"nghiện điện thoại\". để giảm mỏi mắt khi sử dụng điện thoại, em chú ý: - Giảm độ sáng và ánh sáng chói từ màn hình bằng cách dùng các tấm bảo vệ màn hình. - Giữ khoảng cách. Ngồi cách màn hình khoảng từ 50-70cm so với màn hình - Tuân thủ quy tắc 20-20-20. Cứ mỗi 20 phút, nhìn chằm chằm vào một vật khác cách độ khoảng 6m trong vòng 20 giây. - Cuối cùng, hãy hạn chế tiếp xúc với màn hình vi tính, điện thoại bất cứ khi nào có thể.", "Chào em, Em cần khám chuyên khoa Mắt để thử thị lực, chỉnh kính; làm các như siêu âm mắt, OCT kết hợp lâm sàng để xác định tổn thương nội nhãn. Nếu có chỉ định phẫu thuật để cải thiện thị lực cho bạn BS sẽ tư vấn và điều trị cho em. Ví dụ: đục thủy tinh thể sau chấn thương , nếu võng mạc thần kinh mắt của bạn còn tốt, sau phẫu thuật thủy tinh thể có thể cải thiện thị lực mắt chấn thương. Thông thường phẫu thuật mắt chấn thương ít ảnh hưởng mắt lành, ngoại trừ trường hợp nhãn viêm giao cảm nhưng với tỉ lệ thấp. Thân mến. BS.CK1 Bùi Trung Dũng Phó khoa Răng hàm mặt - Mắt, BV Nhân dân 115", "Bạn Mỹ thân mến, Vấn đề bạn đang gặp phải khi rất đơn giản. Đó là do\r\nđo có đúng độ không hoặc do kính làm không đúng yêu cầu. Bạn nên quay lại nơi cho bạn và nơi làm kính để yêu cầu kiểm tra lại. Thân chào bạn,", "Chào bạn, Những triệu chứng , khó chịu nhất là vào buổi\r\nsáng mới thức dậy thường là biểu hiện của chứng khô mắt. Khi ta thức, mi mắt luôn chớp với tần suất 3-4 giây\r\n/ lần. Động tác chớp mi mắt giúp cho lớp phim nước mắt được trải đều liên tục\r\ntrên bề mặt nhãn cầu. Nhãn cầu không bị khô rát, cay mắt, chói sáng. Khi ta ngủ,\r\nmi mắt không chớp liên tục nữa và thậm chí còn không khép kín. Do đó nếu ở những\r\nngười chứng khô mắt giai đoạn đầu rất dễ biểu hiện khi mới thức dậy sau một đêm\r\ndài ngủ say. Khi mà khô mắt nặng hơn thì cả ngày vẫn xuất hiện\r\ntriệu khô rát chứ không chỉ có lúc mới thức dậy. Bạn nên nhỏ thuốc nước mắt\r\nnhân tạo thường xuyên. Mắt bạn loạn cận thì với tuổi 23 có thể phẫu thuật\r\nđược rồi. Người ta không quy định đến bao nhiêu đô cận thì mới thể mổ được. Chỉ\r\ncó những trường hợp độ cận cao quá không thể mổ được hoặc mổ không thể lấy hết\r\nđộ cận. Bạn cần hiểu rằng mổ để khỏi mang kính chứ không phải mổ đề nhìn rõ hơn\r\nmang kính. Dĩ nhiên là mổ đề hết cận, bạn nhé!", "Bạn Đức thân mến, 1. Việc sử dụng máy vi tính không hề ảnh hưởng gì đến mắt mổ cả. Vấn đề là mới mổ mắt nên bạn rất khó khăn khi nhìn, cần phải\r\ncó thời gian bạn mới làm quen được. Mắt mổ chỉ cần quan tâm chính là chăm sóc, dùng\r\nthuốc để tránh nhiễm trùng và cố gắng tránh những chấn thương va chạm đáng tiếc\r\nvào mắt. 2. Việc đeo kính lệch độ không hề ảnh hưởng gì đến phục hồi\r\nthị lực cả. Song tôi vẫn chưa hiểu tại sao bạn không đeo kính đúng độ để đạt\r\nthị lực 7-8/10. 3. Mổ cận thị thông thường theo phương pháp Lasik đạt kết\r\nquả rất tốt và không hề ảnh hưởng gì trên mắt mổ bong võng mạc cả. Tuy nhiên\r\nvới trường hợp của bạn cần phải để ý lại. Lý do ngoài mổ cận thị bằng Lasik,\r\nhiện còn phương pháp mổ lấy thuỷ tinh thể cho những người cận thị nặng hoặc\r\nnhững trường hợp đục thuỷ tinh thể trên người cận thị. Ở đây bạn cũng có thể áp\r\ndụng phương pháp này đấy vì bạn vừa cận nặng mà lại có thể bị đục thuỷ tinh thể\r\nsau một thời gian mổ bong võng mạc. Do đó lời khuyên tốt nhất là bạn nên chờ\r\nmột thời gian dài để xem tiến triển bệnh bong võng mạc của bạn không nên đặt ra\r\nvấn đề mổ cận thị lúc này. 4. Hình ảnh nhìn méo trước mổ và sau mổ khó có thể nói được\r\ncó thay đổi hay không vì phụ thuộc nhiều yếu tố. Chỉ khi khám điều trị và theo\r\ndõi cụ thể mắt của bạn mới kết luận được. Chào bạn,", "Bạn Linh thân mến, Cám ơn bạn đã cho tôi biết rất rõ về các\r\nthông số phản ánh tình trạng khúc xạ mắt của bạn để tôi dễ dàng\r\ntrao đổi với bạn. Thực ra khi đo mắt, độ cận hay lọan có\r\nthể dao động chút ít trong vòng cho phép. Cụ thể như mắt P bạn\r\ntừ - 5.00( 0.25 x ) thành -5.25 (1.00 x ) và mắt T -3.50 (0.00\r\nx ) thành -3.75 (0.50 x). Vấn đề ở chỗ là với độ nào\r\nbạn đeo kính cảm thấy thoải mái nhất và đạt thị lực\r\ntốt nhất. Thật ra với độ tuổi bạn việc đọc sách hay\r\nxem điện thoại khi nằm, ngồi hay đứng không ảnh hưởng gì đến lên độ\r\nhay giảm độ cận lọan. Vấn đề là nếu bạn đọc hay xem không đúng tư thế hay thiếu\r\nánh sáng chỉ làm mỏi mệt mắt. Tôi chỉ lấy ví dụ này cho bạn dễ hiểu, ngày\r\ntrước các bậc tiền nhân đọc sách ban ngày hay ban đêm đều\r\nthiếu ánh sáng, chẳng lẽ các bậc tiền nhân sẽ cận hay loạn hết\r\nsao hoặc những người mãn hạn tù giam sẽ bị cận hay hết? Thường đến khoảng 25 tuổi mắt ta sẽ không tăng độ\r\nhay có tăng cũng rất ít. Ở đây bạn cũng có nhầm lẫn theo cảm tính là không đeo kính\r\nđộ cận không tăng còn độ loạn lại tăng nhiều. Thật ra việc bạn có hay không có\r\nđeo kính không hề ảnh hưởng đến chuyện tăng hay không tăng độ cận hay\r\nloạn gì cả. Đeo kính chỉ giúp cho mắt nhìn rõ và đỡ nhức mắt nhức đầu, nhất là\r\nđối với loạn thị. Khi cận thị nặng trên 6 độ thì một số ít trường hợp mắt dễ\r\nbị xuất huyết võng mạc, thoái hóa sắc tố võng mạc hay bong võng mạc. Hiện nay vẫn chưa có thuốc nào, thức ăn nào hay phương pháp\r\nluyện tập nào để ngăn ngừa hay làm giảm độ cận hay loạn thị. Việc lý giải cũng\r\ntương đối khó hiểu nếu bạn không phải là người không trong ngành y. Nhưng thực\r\ntế bạn cũng nhận thấy chưa có người cận thị nào giảm độ cận được nếu không có\r\ncan thiệp của y học. Chào bạn,", "Chào bạn, Mắt trái nhìn vẫn rõ còn mắt phải nhìn mờ vật cách xa 3m là khi bạn đeo kính hay không đeo kính? Nếu mắt phải mờ kể cả khi đeo kính thì hoặc do độ kính không đúng hoặc do mắt có kèm theo một bệnh lý gì nữa. Để khỏi đeo kính bạn có thể dùng kính tiếp xúc. Chỉ khi nào bạn trên 23 tuổi mới mổ cận thị bằng laser được. Hai Xuan: Thưa bác sĩ, tôi muốn hỏi thêm là sau này khi điều trị cận thị bằng laser thì liệu mắt có trở lại 10/10 không? Cảm ơn BS rất nhiều! BS-CK2 Nguyễn Thế Hồ: Bạn Xuân thân mến, Trên lý thuyết, sau mổ cận thị bằng Lasik thì thị lực trở lại 10/10. Tuy nhiên , nó còn tùy thuộc vào độ cận của bạn nhiều hay ít. Nếu bạn nhìn mờ chỉ một mắt phải ở khoảng cách trên 3m thì độ cận có lẽ tương đối cao và mắt có thể bị nhược thị nên hiệu quả của mổ có thể không đạt như ý. Nếu được, bạn nên cho tôi thông tin mỗi mắt cận bao nhiêu độ và thị lực đạt được là bao nhiêu khi đeo kính nhé. Thân ái!" ]
Chào bác sĩ, bác sĩ cho em hỏi con nhà em 3 tuổi rưỡi mà bị bàn chân bẹt. Bác sĩ tư vấn giùm em về cách chữa bệnh này và địa chỉ uy tín ở Hà Nội ạ. Cảm ơn bác sĩ.
[ "Để điều trị bàn chân bẹt, phương pháp an toàn và tối ưu nhất là đế chỉnh hình y khoa Chào bạn, Bàn chân bẹt là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ. Khi bắt đầu tập đi, chân của trẻ thường bẹt do cơ và dây chằng còn yếu. Vòm chân phát triển theo thời gian nhưng không phải trẻ nào cũng có vòm chân hoàn chỉnh. Bàn chân bẹt gây ra nhiều hệ quả. Đầu tiên là bàn chân đổ vào trong và gân gót chân cong. Trẻ sẽ dễ té ngã hay có dáng đi bất thường. Nguy hiểm hơn, bàn chân bẹt có thể gây ra xoay đầu gối, lệch xương chậu, đau lưng hay vẹo cột sống. Để điều trị bàn chân bẹt, phương pháp an toàn và tối ưu nhất là đế chỉnh hình y khoa. Đế được đo và cắt theo thông số chân của từng trẻ. Đế giúp cơ và dây chằng ở lòng bàn chân phát triển, từ đó hình thành vòm chân. Đế chỉnh hình nên được mang khi trẻ tập đi cho đến 10 tuổi, để vòm chân của trẻ được phát triển toàn diện nhất. Tại Hà Nội, ACC là phòng khám tiên phong trong điều trị tình trạng bàn chân bẹt. ACC trang bị thiết bị hiện đại như máy đi bộ phân tích dáng đi, máy đo chân CAD/CAM để làm ra đế chỉnh hình dành riêng cho trẻ. Bạn có thể tham khảo qua website hoặc tại địa chỉ 44 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Chúc bạn nhiều sức khoẻ!" ]
[ " Chào em, Thời gian trung bình là 1 tháng. Thông thường khi BS nẹp bột cho em cũng sẽ dặn em ngày quay lại kiểm tra, nếu không thì khoảng 1 tháng sau, em nên quay lại nơi đã điều trị cho em để chụp lại phim Xquang kiểm tra xem xương lành tốt chưa, rồi BS mới quyết định tháo bột tháo nẹp cho em hay không. Để xương lành nhanh, đặc biệt là vùng bàn chân, em nên đi lại vừa phải (tức là không ở yên trên giường, cũng không vận động quá mức), tránh đứng lâu, ngồi nhớ kê chân cao tránh phù chân, không hút thuốc lá và rượu bia, nhớ ăn uống đầy đủ chất (đặc biệt là thực phẩm giàu canxi như hải sản, sữa...) và ngủ đủ giấc. Thân mến!", "Chào em, Theo tôi, bạn nên đưa bé đến BV Nhi đồng ở tỉnh nhà để BS khám tìm ra nguyên nhân. Vì ngoài trên, cần loại trừ do bệnh lý còi xương, suy dinh dưỡng. Sau đó, tùy theo nguyên nhân BS sẽ đưa ra hướng điều trị thích hợp. Thân mến! ", "Chào bác sĩ,\r\n\r\nCon tôi 3 tuổi. 2 ngày nay cháu cứ bị đau chân ở dưới gót chân, mỗi sáng dậy là cháu rất đau, mong BS tư vấn giúp.\r\n\r\n(Dinh Thinh – TPHCM) Chào bạn, Trường hợp của bé rất cần loại trừ bệnh lý “gai xương gót”.\r\nBạn nên đưa bé đi khám chuyên khoa chấn thương chỉnh hình, nếu cần BS sẽ chỉ\r\nđịnh cho bé chụp phim X.quang mới xác định được bạn nhé. Ngoài ra, đối với trẻ em cần chẩn đoán phân biệt với bệnh lý\r\n“ . BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo", "Chào bạn, Gãy xương đòn có đặc điểm là rất dễ lành dù có di lệch, thậm chí đôi khi hai đầu xương lệch hẳn mà vẫn lành. Sau khi chấn thương va chạm mạnh, các triệu chứng đau nhức là chuyện đương nhiên, uống thuốc và cố định xương vài ngày sẽ bớt đau. Gãy xương đòn tốt nhất là cố định bằng đeo đai số 8. Còn đai desault thường dùng trong gãy xương sườn. Gãy xương đòn có thể ở 1/3 ngoài, 1/3 giữa hay 1/3 trong. Bạn dùng từ gãy chân xương đòn là không chính xác. Tốt nhất bạn nên đi khám lại đúng chuyên khoa chấn thương chỉnh hình nhé. Chúc bạn mau bình phục!", "Tìm hiểu chung bàn chân khoèo Bàn chân khoèo là gì? Bàn chân khoèo (Clubfoot) là một dị tật bẩm sinh, trong đó bàn chân của bé quay vào trong. Khi nhìn vào bàn chân của bé, phần bàn chân thường hướng sang một bên hoặc thậm chí hướng lên trên. Bàn chân khoèo là một tình trạng dị tật bẩm sinh phổ biến. Khoảng 1 trong 1.000 trẻ sơ sinh sẽ có bàn chân khoèo. Bàn chân khoèo xảy ra do có vấn đề với gân cơ, các mô kết nối cơ với xương. Các gân ở chân và bàn chân của bé ngắn hơn và căng hơn bình thường. Điều đó khiến bàn chân bị trẹo. Khoảng một nửa số trẻ sơ sinh bị bàn chân khoèo có vấn đề ở cả hai chân. Nếu trẻ bị bàn chân khoèo, việc đi lại bình thường sẽ khó khăn hơn, vì vậy các bác sĩ thường khuyên nên điều trị ngay sau khi sinh. Việc chẩn đoán có thể được thực hiện khi sinh bằng cách khám thực thể hoặc trước khi sinh bằng siêu âm. Phương pháp điều trị ban đầu phổ biến nhất là phương pháp Ponseti.", "- nguồn internet Chào\r\nem, Đau\r\ngót chân thường do gan chân, do thoái hóa vì sử dụng quá nhiều hoặc chấn\r\nthương... Đau gót chân đôi khi cũng là triệu chứng của một số bệnh như viêm bao\r\nhoạt dịch gân gót, gai xương gót, hội chứng đường hầm cổ chân, chấn thương vùng\r\ngan chân, suy tĩnh mạch chi dưới... Nếu\r\ntriệu chứng đau không nhiều, xuất hiện gần đây, em có thể cải thiện bằng cách\r\nchọn loại giày dép thích hợp (vừa chân, đế êm), hạn chế đi lại quá nhiều và đứng\r\nlâu, không để thừa cân, béo phì, để chân nghỉ ngơi 1 thời gian và xoa bóp vào buổi\r\ntối với dầu nóng sẽ bớt. Nếu triệu chứng nhiều, thì cần đi khám chuyên khoa Cơ\r\nxương khớp để kiểm tra toàn diện, chụp Xquang khớp cổ chân 2 bên, siêu âm mạch\r\nmáu chi dưới... xác định bệnh và điều trị thuốc thích hợp.", "Chào Thùy Trang, Khả năng cao em bị dị tật ngón chân, rất tiếc hiện không có phương pháp nào để khắc phục. Em có thể chụp X-quang bàn chân để xác định rõ hơn dị tật là gì và khám chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình. Tuy nhiên, khả năng phục hồi là rất thấp. Về mặt thẩm mỹ, chỉ có thể khuyên em mang giày phù hợp. Thân mến.", "Chào em, trên của bé cần loại trừ bệnh lý lỗ tiểu đóng thấp. Do đó, để xác định và có hướng điều trị sớm cho bé, em nên đưa bé đến BV Nhi đồng khám chuyên khoa ngoại. Thân mến.", " Mai thân mến, là tình trạng chân phát triển theo hướng vòng vào trong, hai đầu gối sát nhau. Tình trạng này sẽ gây ra nhiều trở ngại trong vấn đề thẩm mỹ và hoạt động, có thể ảnh hưởng đến chức năng các khớp ở chân về lâu về dài. Ở lứa tuổi của em, các phương pháp nắn chỉnh và nội khoa thường ít có tác dụng điều chỉnh chân trở về bình thường, có lẽ cần phải phẫu thuật. Tùy vào mức độ nặng của tổn thương, các biến chứng đã có mà BS chuyên khoa sẽ đánh giá và quyết định phương pháp phẫu thuật. Chi phí phẫu thuật tùy từng BV, khoảng trên dưới 40 triệu đồng cho 1 chân em nhé!", " Chào bạn, Điều này bạn nên hỏi BS trực tiếp điều trị cho bé mới có câu trả lời chính xác. Vì phải tùy thuộc vào loại đơn giản hay phức tạp, gãy kín hay hở, diễn tiến lành xương, đáp ứng điều trị,…BS mới có thể tư vấn cho bạn nhưng ít nhất phải sau 6 - 8 tuần điều trị. Thân mến! ", "Chào mẹ trẻ, Mẹ trẻ quá lo lắng cho bé rồi, bé mới 1 tháng tuổi chân bé còn biểu hiện như vậy là bình thường, thường gặp ở bé sơ sinh và bé nhũ nhi (dưới 12 tháng tuổi) em ạ! Qua mỗi giai đoạn bé phát triển, chân bé sẽ hoàn thiện dần, nhưng hiện tượng chân cong của bé còn kéo dài đến 15 – 18 tháng em nhé. Hiện tại, chưa thể nói được chân bé có giống em hay không nhưng chân cong không có di truyền ngoại trừ trường hợp em để bé còi xương, suy dinh dưỡng. AloBacsi chúc hai mẹ con sức khỏe!", "Chào bạn, là một xương lớn, quan trọng, cần ít nhất từ 4 đến 6 tháng để hồi phục hoàn toàn. Vận động chân sớm giúp hạn chế các biến chứng teo cơ, cứng khớp và giúp cho xương mau lành hơn. Khởi đầu thường bằng các bài tập gồng cơ, tập gấp duỗi dạng khép các khớp. Cho đến khi hình thà nh can xương thì bạn không nên cho cháu tập chịu lực quá nhiều vào chân gãy. Khoảng từ tuần thứ 4-6 sau gãy thì bắt đầu tập đi nạng và chịu lực lên chân gãy theo mức độ tăng dần. Nếu ở gần nhà có cơ sở y tế có thể tập vật lý trị liệu thì bạn nên đưa cháu tới đó để BS đánh giá và tư vấn trực tiếp, cụ thể tuỳ tình hình thực tế bạn nhé! Thân mến.", "Chào bạn, Qua mô tả thì ba bạn cần phải được khám và điều trị đúng chuyên khoa Nội tiết và Chỉnh hình. Ba bạn bị (ĐTĐ) hơn 12 năm, chắc chắn là có các biến chứng của bệnh này, bây giờ lại xuất hiện nhiễm trùng tại đầu gối. Nếu không điều trị sớm và triệt để, vết thương có thể vào ổ khớp, gây viêm khớp cấp, nhiễm trùng huyết,... và nguy cơ hay tháo khớp là rất cao. Những trường hợp này cần làm thêm các xét nghiệm: siêu âm hệ mạch máu chân, X-quang xương và ổ khớp, cấy dịch mủ tại ổ nhiễm trùng... và điều trị thuốc chích theo kháng sinh đồ, đồng thời phải kiểm soát tốt đường huyết. Bạn có thể đưa ba lên TPHCM điều trị tại các tuyến chuyên khoa như: BV Chợ Rẫy, BV Nguyễn Tri Phương, BV ND Gia Định, BV 115… Nếu có BHYT thì mang theo để được hưởng đúng quyền lợi và giảm phần nào chi phí. Chúc ba bạn mau lành bệnh!", "Chào em, Sau quá trình cố định để vết gãy xương ngón chân liền lại, em cần phải tập vật lý trị liệu tích cực thì mới khôi phục được hoạt động bình thường như trước đây. Em nên tới bệnh viện để bác sĩ kiểm tra lại mức độ liền xương và hướng dẫn tập phục hồi chức năng đúng cách em nhé! Thân mến.", "Chào em, Trong trường hợp của em thì có 2 hướng xử trí, một là nẹp (chứ không cần bó bột) hai là để vậy không làm gì hết, nhưng quan trọng nhất là tuân thủ không đi lại quá nhiều để xương lành hẳn. Mặc dù không bó bột nhưng xương bị gãy vẫn có thể lành được, nếu bệnh nhân tuân thủ hạn chế đi lại, tránh dậm chân xuống sàn nhiều (do đó nên có nạng chống), hạn chế đứng lâu và đi nhiều, nên kê cao chân, có thể xoa bóp chân nhẹ nhàng để máu lưu thông tốt hơn và uống thêm các thuốc bổ canxi, vitamin B1, B6, B12 để hỗ trợ. 1 tháng sau em chụp phim Xquang kiểm tra lại và đưa cho BS chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình xem để tư vấn hướng xử trí tiếp theo, em nhé. Thân mến." ]
Triệu chứng ép tim
[ "Triệu chứng ép tim Những dấu hiệu và triệu chứng của ép tim Khi tình trạng chèn ép tim diễn tiến nhanh, các triệu chứng có thể xuất hiện bao gồm: Đau ngực dữ dội. Vị trí đau cũng có thể lan đến các bộ phận lân cận trên cơ thể như cánh tay, lưng, cổ hoặc vai. Nó cũng có thể trở nên nặng hơn khi bạn hít thở sâu, nằm thẳng hoặc ho. Khó thở hoặc thở nhanh. Ngất xỉu, chóng mặt hoặc choáng váng. Thay đổi màu sắc da, đặc biệt là da nhợt nhạt, xám hoặc xanh. Tim đập nhanh. Mạch nhanh. Trạng thái tâm thần thay đổi. Người bị chèn ép tim có thể trở nên vật vã hoặc kích thích. Khi tình trạng chèn ép tim diễn tiến chậm, bạn cũng có thể có các triệu chứng như sau: Hụt hơi; Phù xuất hiện ở chân hoặc báng bụng; Mệt mỏi; Cảm giác khó chịu ở ngực thường xuyên, giảm khi bạn nghiêng người về phía trước hoặc ngồi dậy. Khó thở có thể là triệu chứng của chèn ép tim Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh ép tim Các biến chứng chèn ép tim có thể bao gồm: Sốc tim; Suy tim ; Tử vong. Chèn ép tim rất nguy hiểm vì nó sẽ làm hạn chế lượng máu mà tim bạn có thể bơm (cung lượng tim). Điều này khiến các cơ quan trong cơ thể bị thiếu máu và oxy. Cuối cùng, nó có thể khiến tim bạn ngừng đập hoàn toàn, một tình trạng có thể gây tử vong được gọi là ngừng tim. Khi nào cần gặp bác sĩ? Chèn ép tim là một tình trạng khẩn cấp cần được cấp cứu và xử trí ngay lập tức. Nếu bạn có bất kỳ chấn thương nào ở ngực, đặc biệt là gần tim, bạn nên đến cơ sở y tế khẩn cấp. Điều này bao gồm các chấn thương do bất kỳ lực tác động nào, cho dù chấn thương đó có xuyên qua da hay không. Bạn cũng nên đến bệnh viện nếu bạn đã phẫu thuật hoặc chọc dịch màng ngoài tim và bạn có bất kỳ triệu chứng nhiễm trùng nào. Bao gồm: Sốt hoặc ớn lạnh; Đỏ, sưng, đau hoặc nóng xung quanh vết thương hoặc vị trí kim chọc." ]
[ "Chào em, Thứ nhất, các triệu chứng của em không đặc hiệu cho bệnh lý tim mạch, triệu chứng thường gặp nhất của bệnh tim mạch là khó thở khi gắng sức, khó thở kịch phát về đêm, khó thở khi nằm đầu thấp, đau thắt ngực, đánh trống ngực. Năm em 12 tuổi đi khám thì bị hở van tim, đến năm 20 tuổi khám thì không còn dấu hiệu này, điều đó là do hở van tim năm 12 tuổi là hở van sinh lý nhẹ, không phải là bệnh van tim, chứ không có chuyện van tim bị hở rồi tự hết được. Nay em 25 tuổi, muốn kiểm tra bệnh tim thì đơn giản nhất là khám chuyên khoa Tim mạch, đo điện tim, siêu âm tim. Thứ hai, các triệu chứng của em cũng không đặc hiệu cho 1 bệnh lý riêng biệt nào cả, vì có thể gặp trong nhiều nguyên nhân khác nhau, như hội chứng ngưng thở khi ngủ (thường đi kèm với ngáy to), viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản... Em cần đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe tổng quát, sau khi khai thác kỹ hơn bệnh sử, thăm khám và làm xét nghiệm kiểm tra thì bác sĩ sẽ xác định được nguyên nhân và điều trị thích hợp, em đăng ký khám chuyên khoa Tiêu hóa hay Tim mạch đều được, em nhé. Thân mến.", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị trụy tim Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán Trụy tim Do trụy tim là một biến cố đột ngột, nặng và là một tình trạng cấp cứu. Người ta thường chỉ phát hiện ra trụy tim khi bệnh nhân đột ngột lên cơn đau tim, ngất hoặc nhập viện. Thậm chí phát hiện được trụy tim sau khi bệnh nhân đã tử vong. Không có một xét nghiệm đặc hiệu nào để chẩn đoán trụy tim. Phương pháp điều trị Trụy tim Ngừng tim là một trường hợp khẩn cấp. Nếu bạn đang ở cùng người bị ngừng tim, hãy gọi cấp cứu và bắt đầu ép tim đến khi nhân viên y tế đến. Bắt đầu ép tim ngay lập tức là rất quan trọng vì nó giúp máu và oxy di chuyển đến não và xung quanh cơ thể. Cách tiếp cận một trường hợp trụy tim được hệ thống hóa thành các bước sau: Đánh giá ban đầu và xác định một tình huống trụy tim và bắt đầu nhanh chóng hồi sức tim phổi (CPR) với trọng tâm là ép tim; Hỗ trợ sự sống nâng cao và chăm sóc ngừng tim. Đánh giá ban đầu và bắt đầu hồi sức tim phổi (CRP) Người cứu hộ nên kiểm tra phản hồi từ nạn nhân, hét lên để được giúp đỡ và gọi điện hoặc nhờ người khác gọi đến số khẩn cấp tại địa phương (ví dụ: 115). Lý tưởng nhất là trên điện thoại di động có thể bật chế độ loa ngoài đặt bên cạnh bệnh nhân để nhận sự hướng dẫn của nhân viên y tế. Người cứu hộ kiểm tra mạch (không quá 10 giây để không làm trì hoãn việc bắt đầu ép ngực) và đánh giá nhịp thở. Thở hổn hển và sự co giật ngắn là phổ biến trong trụy tim và có thể bị hiểu sai là đang còn thở và có phản ứng. Việc ấn ngực phải được bắt đầu ngay lập tức và thực hiện với tốc độ 100-120 lần/phút, ấn xương ức xuống 5cm và cho phép ngực trở lại hoàn toàn giữa các lần ấn. Việc ép ngực tạo ra cung lượng tim duy trì hướng dòng chảy của máu cung cấp oxy đến các cơ quan quan trọng. Cấp cứu ngưng hô hấp tuần hoàn là bước điều trị quan trọng trong cấp cứu trụy tim Cấp cứu nâng cao Cấp cứu nâng cao được thực hiện bởi các nhân viên y tế bằng máy khử rung. Đối với những bệnh nhân sống sót sau khi ngừng tim,  các nguyên nhân cơ bản gây ngừng tim sẽ được xác định và điều trị thêm. Đối với ngừng tim không do nguyên nhân rõ ràng nên thực hiện đánh giá đầy đủ các dạng bệnh tim cấu trúc bao gồm đánh giá bệnh mạch vành và thiếu máu cục bộ cơ bản cũng như siêu âm tim và/hoặc MRI tim để tìm bằng chứng về nhồi máu cơ tim trước đó, bệnh van tim, bệnh cơ tim không do thiếu máu cục bộ và để đánh giá phân suất tống máu thất trái (LVEF). Những bệnh nhân không có bất thường về cấu trúc rõ ràng nên được đánh giá về rối loạn nhịp tim hay dẫn truyền nguyên phát (hội chứng QT kéo dài, hội chứng Brugada, hội chứng tái cực sớm hoặc hội chứng Wolff Parkinson-White). Trong trường hợp nghi ngờ có hội chứng di truyền cần xem xét đánh giá di truyền thêm.", " Chào Minh Thúy, Biểu hiện của em có thể gặp trong một số bệnh lý sau: (cơn nhịp nhanh kịch phát, rung nhĩ), cơn tụt đường huyết, cơn tăng huyết áp người trẻ (u tủy thượng thận, hội chứng conn...), cường giáp, rối loạn thần kinh tim... Em nên đến chuyên khoa tim mạch lớn để kiểm tra, nếu ngay trong cơn thì dễ phát hiện hơn, nếu không thì BS cũng có cách khảo sát bất thường ở tim cho em, với xét nghệm máu, Holter ECG (đo điện tim 24 giờ), siêu âm tim, kích nhĩ... Xác định được nguyên nhân sẽ có cách điều trị thích hợp, em nhé. Thân mến!", "Chào bạn Trinh Nguyen, và thiếu máu tim\r\nlà 2 bệnh rất khác nhau và thường không được cùng chẩn đoán trên một bệnh nhân.\r\nRối loạn thần kinh tim là một tình trạng thiên về rối loạn cơ năng hơn thực\r\nthể. Bệnh nhân thường cảm thấy mệt, khó thở, nặng ngực, hồi hộp… nhưng điện\r\ntim, siêu âm tim cùng các kiểm tra khác trong giới hạn bình thường. Tình trạng\r\nnày không nguy hiểm. Thiếu máu cơ tim là tình trạng bệnh\r\nlý gây nên bởi hệ thống mạch cung cấp máu cho cơ tim (động mạch vành) bị hẹp\r\nhoặc co thắt làm giảm tưới máu cơ tim gây triệu chứng đau ngực, khó thở, suy\r\ntim. Trường hợp nặng có thể bị nhồi máu cơ tim gây nguy hiểm tính mạng. Để chữa trị đúng cần phải có chẩn\r\nđoán chính xác, rõ ràng từ đó có hướng xử trí phù hợp. Bạn có thể đến kiểm tra\r\nở các cơ sở y tế có chuyên khoa tim mạch để xác định rõ tình trạng bệnh của\r\nmình. Thân mến, BS Trần Nhân Tuấn P hòng khám Đa khoa Tâm\r\nTrí Sài Gòn", " - Hồi hộp, rộn ràng, thình thịch vùng trước ngực. - Cảm giác mệt mỏi (không muốn làm việc), khó thở, tức ngực… - Chóng mặt, muốn xỉu… - Nhịp tim không đều, lúc nhanh lúc chậm (nhất là khi đo HA sẽ thấy mạch lúc thế này lúc khác). Để phát hiện rối loạn nhịp tim sẽ dùng phương pháp “bắt mạch”. Đầu tiên là dùng 3 ngón tay của bàn tay phải đặt lên phía ngoài của cổ tay trái. Chúng ta sẽ cảm nhận được mạch nảy dưới ngón tay. Lúc này, bạn đếm tổng số mạch nảy đó trong 1 phút và như vậy sẽ biết nhịp tim của chúng ta đập đều hay không đều và đập bao nhiêu lần trong một phút. Nếu nhịp tim quá nhanh >100 lần/phút lúc nghỉ ngơi hoặc < 60 lần/phút hoặc nhịp tim không đều thì đó là một biểu hiện của rối loạn nhịp tim. Rung nhĩ có thể phát hiện thông qua việc đo điện tâm đồ (ECG). Trường hợp rung nhĩ cơn thì việc phát hiện thông qua việc đo điện tâm đồ thường quy sẽ khó hơn. Bác sĩ sẽ chỉ định đo điện tâm đồ 24-48-72h (holter ECG)… Đây là một thiết bị di động đeo vào người bệnh nhân để ghi nhận hoạt động của tim liên tục trong 24-72h. Máy sẽ theo dõi nhịp tim và sẽ cho biết nhịp tim của chúng ta có những rối loạn nhịp bất thường gì không.", "Nếu bình thường mà tim lại đột nhiên đập nhanh, khó thở thì cần cảnh giác đến bệnh lý tim mạch Chào em, Triệu chứng tim đột ngột đập nhanh, đánh trống ngực có thể do căng thẳng, do chất kích thích (như cafe, trà đặc), nhưng cũng có thể do rối loạn nhịp tim như cơn nhịp nhanh kịch phát, rung nhĩ cơn... Nếu bình thường không có gì xảy ra mà tim lại đột nhiên đập nhanh, khó thở thì cần cảnh giác đến bệnh lý tim mạch. Do đó, em nên đến bệnh viện đa khoa để kiểm tra, đăng ký khám chuyên khoa tim mạch, nếu ngay trong cơn thì dễ phát hiện hơn, nếu không thì bác sĩ cũng có cách khảo sát bất thường ở tim cho em, với xét nghệm máu, Holter ECG (đo điện tim 24 giờ), siêu âm tim, điện tim gắng sức... Xác định được nguyên nhân sẽ có kế hoạch xử trí thích hợp, em nhé.", "Triệu chứng tăng áp tĩnh mạch cửa Những dấu hiệu và triệu chứng của tăng áp tĩnh mạch cửa Thông thường, người bệnh có thể không có bất kỳ triệu chứng nào rõ ràng cho đến khi có biến chứng. Có tới 90% số người bị xơ gan đã bị tăng áp tĩnh mạch cửa trước khi có triệu chứng. Có tới 40% đã có giãn tĩnh mạch lớn. Các triệu chứng đáng chú ý đầu tiên của tăng áp tĩnh mạch cửa như: Nôn ra máu; Máu trong phân.; Bụng đầy hơi và tăng cân nhanh chóng (do chất lỏng); Sưng ở chân và bàn chân (phù nề); Rối loạn tâm thần hoặc mất phương hướng. Xơ gan thường là nguyên nhân chính gây tăng áp tĩnh mạch cửa Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh tăng áp tĩnh mạch cửa Các biến chứng bao gồm: Cổ trướng: Dịch từ các tĩnh mạch giãn nở rò rỉ vào bụng, tích tụ bên trong khoang phúc mạc. Điều này gây ra tình trạng sưng to khó chịu ở bụng và có thể ảnh hưởng đến sự thèm ăn cũng như tiêu hóa. Trong trường hợp nghiêm trọng, nó có thể lan vào khoang ngực và cản trở hô hấp. Đây cũng là một yếu tố nguy cơ gây nhiễm trùng khoang phúc mạc ( viêm phúc mạc ). Chảy máu đường tiêu hóa: Tĩnh mạch giãn rộng trong đường tiêu hóa bị vỡ và chảy máu. Các tĩnh mạch trong niêm mạc dạ dày cũng có thể bị sưng lên và chảy máu trong những trường hợp nghiêm trọng. Chảy máu có thể dẫn đến thiếu máu. Cường lách: Lưu lượng máu qua lá lách giảm khiến nó sưng lên do lượng máu dư thừa và tạo ra các mạch máu mới để giảm tải lưu lượng máu. Lá lách to có thể trở nên hoạt động quá mức, loại bỏ quá nhiều tế bào máu. Điều này có thể dẫn đến giảm đông máu (số lượng tiểu cầu thấp) và khả năng miễn dịch giảm (số lượng bạch cầu thấp). Lượng oxy trong máu thấp: Tăng áp tĩnh mạch cửa khiến các mạch máu trong phổi giãn ra làm cản trở phổi vận chuyển oxy vào máu nên thiếu oxy máu (nồng độ oxy trong máu thấp). Điều này được gọi là hội chứng gan phổi. Suy thận: Mạch máu giãn do tăng áp tĩnh mạch cửa có thể khiến các mạch máu khác trong cơ thể bị co lại. Khi mạch máu đến thận bị co lại, nó có thể gây suy thận do hạn chế máu đến thận. Biến chứng hiếm gặp này được gọi là hội chứng gan thận. Suy giảm nhận thức nhẹ: Khi gan bị tổn thương, chất độc trong máu không được loại bỏ, do đó chất độc tích tụ trong máu làm ảnh hưởng đến thần kinh. Người bệnh có thể có những cơn lú lẫn hoặc mất phương hướng tạm thời, được gọi là bệnh não gan. Vết bầm tím có thể là dấu hiệu của xuất huyết Các biến chứng của tăng áp tĩnh mạch cửa có thể đe dọa tính mạng, đặc biệt là xuất huyết nội tạng. Không phải ai cũng gặp phải những biến chứng này, nhưng nguy cơ sẽ tăng lên khi tăng áp tĩnh mạch cửa. Áp lực càng lớn, tĩnh mạch càng to ra và càng có nhiều khả năng bị vỡ. Tăng áp tĩnh mạch cửa là nguyên nhân phổ biến nhất gây nhập viện và tử vong ở những người bị xơ gan. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.", "- nguồn internet Chào em, Cảm giác theo kiểu\r\nhít vào không sâu được có thể do các nguyên nhân: bệnh lý tại phổi - màng phổi,\r\nbệnh tim mạch, bệnh của thành ngực, rối loạn nội tiết tố, thần kinh cơ, công việc\r\nvất vả - căng thẳng, thiếu dưỡng chất... Điện tâm đồ tại 1 thời điểm\r\nbình thường chưa đủ kết luận được tim có thật sự bình thường hay không (vì chủ\r\nquan người đọc, vì có những rối loạn như rối loạn nhịp xuất hiện từng lúc, hay\r\nbệnh tim mạch khác không có bất thường trên điện tâm đồ). Huyết áp của em khi mệt là 138/90 mmHg, tương đối bình thường vì khi mệt HA sẽ tăng lên nên không gọi\r\nlà tăng huyết áp, phải xét thêm HA nền và đo Ha lúc nghỉ mới biết được. Mạch\r\nkhi mệt mà 60 lần/phút là hơi chậm, cần kiểm tra lại. Nhìn\r\nchung, BS chưa đủ dữ kiện để định bệnh cho em, cần phải làm kiểm tra thêm. Em\r\ncó thể khám tại chuyên khoa Tim mạch, Hô hấp hay khoa Tổng quát đều được. Nhưng\r\nem cần tập thể dục, ăn uống bồi bổ, thêm rau xanh và hoa quả, uống nhiều nước\r\ntrong mùa nóng, hạn chế bia rượu, không hút thuốc lá sẽ giúp em cải thiện sức\r\nkhỏe nhiều.", "Tìm hiểu chung đau tim Đau ngực là dấu hiệu cảnh báo đau tim phổ biến nhất. Nhưng cũng có thể có các triệu chứng khác, chẳng hạn như choáng váng, buồn nôn và khó thở. Các triệu chứng có thể nặng hoặc nhẹ, và thường khác nhau ở mỗi người. Một số người thậm chí có thể không nhận thấy bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào về cơn đau tim. Một cơn đau tim xảy ra khi dòng máu đến tim bị tắc nghẽn hoặc cắt đứt. Nếu máu giàu oxy không đủ chảy đến tim, nó có thể gây tổn thương cho vùng bị ảnh hưởng. Kết quả là, cơ tim bắt đầu chết. Khi tim của bạn không nhận được máu và oxy cần thiết để hoạt động bình thường, nó có thể khiến bạn có nguy cơ cao bị suy tim và các biến chứng nghiêm trọng khác. Đau tim là một cấp cứu y tế đe dọa tính mạng. Bạn càng có thể được điều trị y tế sớm để khôi phục lưu lượng máu bình thường đến tim, thì cơ hội thành công của bạn càng cao.", "Triệu chứng nhồi máu cơ tim type 2 Những dấu hiệu và triệu chứng của nhồi máu cơ tim type 2 Các triệu chứng của nhồi máu cơ tim type 2 cũng tương giống như triệu chứng của nhồi máu cơ tim nói chung. Sự mất cân bằng cung cầu oxy dẫn đến thiếu máu cục bộ cơ tim và dẫn đến nhồi máu cơ tim, gây ra các triệu chứng bao gồm: Đau ngực sau xương ức cảm giác như bị bóp nghẹt hoặc đè nặng ngực. Cơn đau có thể lan lên cổ, hàm, vai và cánh tay. Cơn đau thường kéo dài hơn 20 phút. Các triệu chứng kèm theo có thể có gồm: Đổ mồ hôi; Buồn nôn; Đau bụng; Khó thở; Ngất . Biến chứng có thể gặp khi mắc nhồi máu cơ tim type 2 Các biến chứng của nhồi máu cơ tim type 2 có thể bao gồm: Nhồi máu tái phát hoặc sự lan rộng của nhồi máu. Rối loạn nhịp tim bao gồm rối loạn nhịp thất, nhịp chậm xoang và block nhĩ thất. Các rối loạn cơ học như rối loạn chức năng cơ tim, suy tim, sốc tim hoặc vỡ tim. Hình thành huyết khối thất trái hoặc thuyên tắc ngoại biên. Các biến chứng khác như viêm màng ngoài tim, tràn dịch màng tim. Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong điều trị, nhưng nhồi máu cơ tim cấp vẫn có tỷ lệ tử vong từ 5% đến 30%. Trong đó, tỷ lệ tử vong là cao hơn ở nhồi máu cơ tim type 2 so với nhồi máu cơ tim type 1. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nhồi máu cơ tim là một tình trạng khẩn cấp đe dọa đến tính mạng, nếu bạn gặp phải các triệu chứng nghi ngờ bị nhồi máu cơ tim, hoặc bạn gặp phải triệu chứng đau ngực. Hãy ngay lập tực gọi cấp cứu để được chăm sóc y tế kịp thời. Thời gian rất quan trọng trong việc điều trị nhồi máu cơ tim, việc trì hoãn thậm chí chỉ vài phút cũng có thể dẫn đến tổn thương tim vĩnh viễn hoặc tử vong. Hãy gọi cấp cứu ngay nếu có triệu chứng nghi ngờ nhồi máu cơ tim", " Chào em, Mỗi khi , buồn bực, tức giận sẽ khiến cơ thể tiết ra nhiều hormone và kích thích hệ thần kinh, chính các yếu tố hormone - thần kinh này làm tim đập nhanh, bóp mạnh, có khi có lỗi nhịp, thở nhanh, có khi hít không sâu, người run lên (còn gọi là giận run người)... Người khỏe mạnh bình thường thì triệu chứng này thoáng qua, nhưng ở người suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, tâm lý yếu, hay có bệnh rối loạn thần kinh thực vật, bệnh lý tim mạch, nội tiết... thì triệu chứng này nhiều hơn. Trước hết, em cần khám tổng quát hay chuyên khoa nội thần kinh để kiểm tra xem mình có tiềm ẩn bệnh gì không, nếu mọi thứ đều ổn thì em chỉ cần tập thể dục đều đặn, như tập gym, yoga, tập cách trấn tĩnh kiểm soát cảm xúc... sẽ giúp em thấy khỏe hơn và chịu đựng tốt hơn khi có stress. Thân mến! ", "Chào Trung Sơn, Các triệu chứng kể trên là những biểu hiện bất thường, báo hiệu sức khỏe có vấn đề, nhưng chưa đủ để chỉ điểm ra bệnh gì, vì có thể gặp trong rất nhiều bệnh cảnh khác nhau, như hệ lụy của áp lực công việc - căng thẳng lo âu nhiều, cảm nhiễm siêu vi, nhiễm trùng huyết, bệnh lý tự miễn... Do vậy, BS không thể chẩn đoán bệnh cho em nếu chỉ dựa vào các thông tin trên, BS phải khám trực tiếp cho em và có thể cần một số xét nghiệm hỗ trợ mới chẩn đoán được nguyên nhân. Em cần đến BV để kiểm tra sức khỏe, có thể đăng ký khám tại phòng khám tổng quát. Song đó, em nên nghỉ ngơi, không làm việc quá sức, ăn uống đầy đủ chất, tránh thức khuya, tránh các chất kích thích như cafe, trà đặc, bia rượu, không hút thuốc lá. Thân mến.", "Triệu chứng đau tim Những dấu hiệu và triệu chứng của đau tim Các triệu chứng chính của cơn đau tim: Đau hoặc khó chịu ở ngực. Hầu hết các cơn đau tim liên quan đến cảm giác khó chịu ở trung tâm hoặc bên trái của ngực, kéo dài hơn vài phút hoặc biến mất và quay trở lại. Cảm giác khó chịu có thể là cảm giác như bị đè, ép, đầy hoặc đau. Cảm thấy yếu, choáng váng hoặc ngất xỉu. Bạn cũng có thể đổ mồ hôi lạnh. Đau hoặc khó chịu ở hàm, cổ hoặc lưng. Đau hoặc khó chịu ở một hoặc cả hai cánh tay hoặc vai. Khó thở: Điều này thường đi kèm với khó chịu ở ngực, nhưng khó thở cũng có thể xảy ra trước khi khó chịu ở ngực. Các triệu chứng khác của cơn đau tim có thể bao gồm mệt mỏi bất thường hoặc không rõ nguyên nhân và buồn nôn hoặc nôn. Phụ nữ có nhiều khả năng mắc các triệu chứng khác này hơn. Không phải tất cả những người bị đau tim đều có các triệu chứng giống nhau hoặc có cùng mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Một số người bị đau nhẹ; những người khác bị đau dữ dội hơn. Một số người không có triệu chứng. Đối với những người khác, dấu hiệu đầu tiên có thể là ngừng tim đột ngột. Tuy nhiên, bạn càng có nhiều dấu hiệu và triệu chứng, thì khả năng bạn đang bị đau tim càng lớn. Một số cơn đau tim xảy ra đột ngột, nhưng nhiều người có các dấu hiệu và triệu chứng cảnh báo trước hàng giờ, ngày hoặc tuần. Cảnh báo sớm nhất có thể là đau ngực tái phát hoặc áp lực (đau thắt ngực) do hoạt động gây ra và thuyên giảm khi nghỉ ngơi. Đau thắt ngực là do giảm lưu lượng máu đến tim tạm thời. Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh đau tim Các biến chứng thường liên quan đến tổn thương tim của bạn trong cơn đau tim, có thể dẫn đến: Nhịp tim bất thường (loạn nhịp tim), một số có thể nghiêm trọng và có thể dẫn đến tử vong. Suy tim : Một cơn đau tim có thể làm tổn thương nhiều mô tim đến mức phần cơ tim còn lại không thể bơm đủ máu ra khỏi tim của bạn. Suy tim có thể là tạm thời hoặc nó có thể là một tình trạng mãn tính do tổn thương tim của bạn trên diện rộng và vĩnh viễn. Ngừng tim đột ngột. Nếu không có cảnh báo, tim của bạn ngừng đập do rối loạn điện gây ra nhịp tim bất thường ( loạn nhịp tim ). Các cơn đau tim làm tăng nguy cơ ngừng tim đột ngột, có thể gây tử vong nếu không được điều trị ngay lập tức. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe. Chỉ tự lái xe nếu không có lựa chọn nào khác. Vì tình trạng của bạn có thể trở nên tồi tệ hơn, nên việc tự lái xe sẽ khiến bạn và những người khác gặp rủi ro. Dùng nitroglycerin, nếu bác sĩ kê đơn cho bạn. Thực hiện theo hướng dẫn trong khi chờ trợ giúp khẩn cấp. Dùng aspirin, nếu được khuyến nghị. Dùng aspirin trong cơn đau tim có thể làm giảm tổn thương tim bằng cách giúp máu không đông.", "Chào em, Phân suất tống máu EF = 68% thì chức năng co bóp tống máu của tim còn tốt, không phải suy tim tâm thu (EF ≤ 40%). Nhưng cũng có trường hợp phân suất tống máu của tim còn tốt nhưng bệnh nhân vẫn có biểu hiện suy tim, đó là suy tim tâm trương , khi đó tim bóp máu đi thì tốt nhưng mà giãn ra chứa máu về không đủ. Xác định có suy tim tâm trương hay không chỉ có thể dựa vào thăm khám lâm sàng trực tiếp của bác sĩ chuyên khoa Tim Mạch mà thôi. Do đó, tôi khuyên em để chắc chắn về bệnh tim mạch, em nên đến kiểm tra lại tại bệnh viện chuyên khoa Tim mạch, khảo sát vấn đề nhịp tim bằng đo điện tim 24h, điện tim gắng sức, khảo sát vấn đề hô hấp bằng đo chức năng hô hấp, và cần khám tâm lý để kiểm tra tình trạng tâm lý - tâm thần. Song song đó, em cần chú ý ăn nhạt, tránh ăn thức ăn chế biến sẵn như giò chả, lạp xưởng, đồ hộp, cá mắm, mắm tôm, cà muối, dưa muối, những loại thức ăn nướng, thức ăn ướp muối sẵn như các loại khô; hạn chế thực phẩm dầu mỡ chiên xào, tăng cường rau xanh, hoa quả, hạn chế bia rượu (tối đa 1 lon bia/ngày, 1 ly rượu vang/ngày), tập thể dục điều đặn và không hút thuốc lá, tự đo huyết áp tại nhà trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy. Thân mến. Câu tư vấn trước:", "Thiếu máu có thể gây ra các triệu chứng tim đập nhanh, thở nhanh, run tay chân khi tức giận Chào em, Mỗi khi căng thẳng, áp lực, tức giận (xung đột) sẽ khiến cơ thể tiết ra nhiều hormone và kích thích hệ thần kinh, chính các yếu tố hormone - thần kinh này làm tim đập nhanh, bóp mạnh, có khi có lỗi nhịp, thở nhanh, có khi hít không sâu, khó thở, run tay chân, vã mồ hôi... Người khỏe mạnh bình thường thì triệu chứng này thoáng qua, nhưng ở người suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, tâm lý yếu, rối loạn lo âu hay rối loạn thần kinh thực vật, bệnh lý tim mạch, nội tiết, thiếu máu... thì triệu chứng này nhiều hơn. Do đó, đây không phải là dấu hiệu chỉ gặp riêng trong bệnh thiếu máu. Muốn biết có thiếu máu hay không, mức độ ra sao thì em cần làm xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu là biết được, em nhé. Ngoài ra, nếu em mất kiểm soát với các cơn giận của mình, để điều chỉnh tốt hơn thì em có thể khám thêm bên chuyên khoa Tâm lý - bệnh tâm thể để được tư vấn phù hợp. Thân mến!" ]
Với phẫu thuật gắn nẹp vít để kết hợp xương, bao lâu thì bệnh nhân có thể tháo nẹp được? Nếu vì e ngại phải trải qua một cuộc phẫu thuật nữa mà bệnh nhân không tháo nẹp thì có ảnh hưởng gì không, thưa bác sĩ?
[ "Tình huống này có rất nhiều vấn đề để bàn bạc. Về mặt sách vở, các tác giả thường khuyên rằng, khi liền xương có thể lấy dụng cụ sau 1 năm đối với đinh nội tuỷ, 1.5 năm đối với nẹp vít. Nhưng theo bản thân tôi nhận thấy, vì can xương trực tiếp nên thường để lâu hơn, có thể đến 2 năm, tránh trường hợp tháo nẹp vít ra sau đó bị gãy trở lại. Riêng với nẹp vít ở xương đầu chi, vì xương ở vị trí này là xương xốp, nhanh lành nên khoảng 1 năm là có thể tháo nẹp vít. Thường ở những bệnh nhân trẻ, bác sĩ khuyên sẽ nên lấy ra vì phần vít được xem như vật lạ bên trong cơ thể, gây bất tiện chẳng hạn khi đi qua cửa an ninh nếu bạn thường xuyên đi máy bay. Đối với một số trường hợp như những trường hợp bệnh nhân lớn tuổi hoặc điều kiện bệnh nhân không cho phép mổ một cuộc phẫu thuật nữa, bác sĩ thường khuyên không nên tháo nẹp vít. Thân mến." ]
[ " Chào bạn, Thời gian trung bình để là từ 4-6 tuần, nếu sau 4 tuần mà xương chưa liền nhiều khả năng là do cố định chưa tốt. Tuy nhiên, bạn nên tái khám bác sĩ chuyên khoa Ngoại chấn thương để xác định rõ nguyên nhân và xử trí kịp thời. Thân mến! ", "Chào em, Thời gian trung bình lành xương là 1 tháng, tùy mức độ , có nhiễm trùng hay không, có béo phì, bệnh tiểu đường, lớn tuổi, hút thuốc lá hay không... Mà xương sẽ lành nhanh hơn hay chậm hơn. Người trẻ khỏe mạnh thì xương lành nhanh hơn. Khi chỗ gãy tạo lập can xương tương đối vững thì BS sẽ cho tháo nẹp cố định. Do vậy, em nên tái khám BS đã điều trị cho em, chụp lại phim Xquang kiểm tra, nếu kết quả tốt thì BS sẽ tháo nẹp cho em. Còn về việc tập đi thì bây giờ em đã có thể tập đi lại được rồi, khi em đứng mà không thấy đau, gồng cơ trong bột không thấy đau thì em có thể đi tập đi lại để sinh hoạt cá nhân và quay trở lại công việc hàng ngày được rồi. Chú ý, tránh đứng lâu và đi lại quá sức (khi nào đi thấy chân hơi đau là ngừng lại), ngồi nhớ kê chân cao tránh phù chân, không hút thuốc lá và rượu bia, nhớ ăn uống đầy đủ chất (đặc biệt là thực phẩm giàu canxi như hải sản, sữa...) và ngủ đủ giấc. Thân mến!", " Chào em, Thủ thuật lấy đinh vít đơn giản hơn so với lúc phẫu thuật cố định xương nhiều, nhưng em vẫn cần phải nhập viện, vào phòng mổ để việc thực hiện thủ thuật được an toàn tuyệt đối. Thời gian lưu tại viện là 1-2 ngày, sau đó em sẽ cần nghỉ ngơi hạn chế đi lại trong vài ngày, chăm sóc vết thương mỗi ngày, uống thuốc bác sĩ kê trong vài ngày, ăn uống thì không kiêng cữ gì ngoại trừ bia rượu, thuốc lá và các món gây dị ứng (nếu có). Thân mến.", "Ảnh chụp gãy xương đùi Xin chào bạn, 9 năm chắc chắn xương đã lành đủ rồi, thông thường gãy xương đùi khuyến cáo phẫu thuật tháo nẹp xương sau 1-2 năm, để quá lâu có nguy cơ viêm xương vì nẹp xương cũng là một vật ngoại lai nhất là ở vùng tay chân phải cử động nhiều lại càng dễ gây phản ứng nếu để lâu. Bạn hãy đến bác sĩ chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình để được thăm khám và tư vấn phẫu thuật tháo nẹp nhé. Thân ái chào bạn.", "Chào bạn, Thông thường sau khi phẫu thuật nẹp vít cố định xương gãy bệnh nhân có thể tập gồng cơ sau mổ 03 ngày và bắt đầu vật lý trị liệu sau mổ 01 tuần. Tuy nhiên có một số trường hợp đặc biệt do tổn thương nặng, thời gian tập vật lý trị liệu có thể trễ hơn. Và nếu như chấn thương đủ mạnh khiến gãy xương chắc chắn cũng sẽ ảnh hưởng đến mô mềm bao gồm cả mô dưới da, cơ, hệ thống tĩnh mạch… dẫn đến tình trạng sưng nề tại vị trí tổn thương dù có được phẫu thuật. Lại thêm một số bệnh nhân có thể trạng gầy thì đinh vít cố định xương gãy có thể chèn ép vào các cấu trúc mô mềm xung quanh, dẫn đến trường hợp đặc biệt một số bệnh nhân phải phẫu thuật tháo nẹp vít sớm. Bạn hãy đến tái khám bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật cho bạn để được đánh giá tình trạng lành xương hiện tại và có hướng xử trí xem có thể tháo nẹp vít vào thời điểm này hay không nhé. Riêng về vấn đề bất động tay chân bị tổn thương, ngày xưa những bệnh nhân điều trị phương pháp bảo tồn bằng cách nẹp bột cũng phải bất động tay chân 1 đến 2 tháng, sau đó sẽ xảy ra tình trạng cứng khớp, nhưng tập vật lý trị liệu đều đặn có thể hồi phục vận động hoàn toàn. Thân ái chào bạn.", "Bằng Nguyên thân mến, Ở chi dưới, chỉ định tùy thuộc vào kiểu dụng cụ và vào thành phần hợp kim tạo nên dụng cụ. Đối với vít àm bằng thép 316L hoặc nẹp và vít làm bằng titan thuần (không pha với các kim loại khác) theo nguyên tắc có thể để yên, không cần lấy ra. Việc mổ lấy nẹp vít ra có thể khiến cho bệnh nhân phải chịu thêm một lần mổ với nhiều nguy cơ biến chứng trong và sau mổ. Với các dụng cụ làm bằng thép không gỉ ở những vùng xương chịu tải trọng cơ thể thường được tháo ra, thời gian đối với nẹp vít cẳng chân là 12-18 tháng; đinh nội tủy: 18-24 tháng; gãy xương đùi từ 24-36 tháng. Do đó, bạn cần tham khảo thêm ý kiến BS phẫu thuật xem loại vật liệu dùng cố định xương là gì, đồng thời kiểm tra xem xương gãy đã lành hẳn chưa thì mới xem xét chỉ định mổ lần 2 lấy nẹp bạn nhé! Trân trọng.", "Chào em, Thời gian trung bình lành xương là 1 tháng, tùy mức độ gãy xương, có nhiễm trùng hay không, có béo phì, bệnh tiểu đường, lớn tuổi, hút thuốc lá hay không... mà xương sẽ lành nhanh hơn hay chậm hơn. Người trẻ khỏe mạnh thì xương lành nhanh hơn người lớn tuổi. Dấu hiệu cho thấy là giảm đau khi nghỉ và sau đó là giảm đau khi vận động, cuối cùng là sinh hoạt - làm việc như bình thường không bị hạn chế và không đau gì cả, chụp phim Xquang thấy can xương lành tốt nhưng em đã mổ bắt nẹp vít thì không cần yếu tố chụp Xquang, em nhé. Thân mến.", "Chào em, Thời gian trung bình lành xương là 4-6 tuần, tùy mức độ gãy xương, có nhiễm trùng hay không, có béo phì, bệnh tiểu đường, lớn tuổi, hút thuốc lá hay không...mà xương sẽ lành nhanh hơn hay chậm hơn. Người trẻ khỏe mạnh thì xương lành nhanh hơn người lớn tuổi. Tuy nhiên, việc tự ý tháo bột trước hẹn mà không có chụp phim X-quang kiểm tra xem can xương lành tốt chưa sẽ có nguy cơ làm nứt gãy phần can xương còn mỏng manh, gây di lệch xương, gây đau, phù nề chân… Do đó, cách tốt nhất là em đến khám lại chuyên khoa chấn thương chỉnh hình nơi đã bó bột cho em, chụp lại phim X-quang xem xương lành thế nào, tháo bột hẳn được chưa hay cần đeo băng cố định thêm một thời gian nữa, em nhé.", "Chào bạn, Gãy xương sên là 1 tổn thương rất khó lành và thời gian phục hồi lâu. Thường thì sẽ bất động 2-3 tháng. Mới có 14 ngày thì bạn không nên tháo bột vì có thể bị di lệch và khó lành. Thân mến.", "Thời gian liền xương trung bình là khoảng 1-2 tháng Chào em, Thời gian liền xương trung bình là khoảng 1-2 tháng, tuy nhiên để xương trở lại cấu trúc ban đầu (chắc, khỏe) thì phải mất nhiều tháng, quá trình này phụ thuộc vào nhiều yếu tố; tuổi càng trẻ thì khả năng liền xương càng tốt, người hút thuốc lá thì xương lành chậm hơn... Mặt khác, chấn thương gây vỡ xương gót cần một lực chấn thương mạnh, khi xương gót bị vỡ thì không chỉ có phần xương bị ảnh hưởng, mà dây chằng khớp, thần kinh, mạch máu và mô mềm xung quanh cũng bị bầm dập, tổn thương. Cộng thêm phần cứng khớp tạm thời sau thời gian dài bất động khớp chờ xương lành, làm cho việc đi lại lúc đầu sau tháo bột gặp nhiều khó khăn, chân còn sưng và còn đau, đứng chưa vững. Để xử lý tình trạng này, cách tốt nhất là em khám thêm ở ck vật lý trị liệu - phục hồi chức năng để bs xem lại tình trạng dây chằng gân cơ ổ khớp cho em, hướng dẫn em cách tập dần dần thì mới hồi phục tốt được. Thân ái.", "Chào em, Ưu điểm của phương pháp là kỹ thuật đơn giản, cố định ổ gãy vững chắc, sau mổ không cần bó bột nên bệnh nhân tập phục hồi chức năng sớm, trung bình 1-2 tháng là có thể đi lại không cần nạng. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có cái \"hậu\" khó chịu một chút đó là việc rút đinh. Về nguyên tắc, sau khi lành xương và đảm bảo xương đã vững chắc rồi (can xương chắc chắn rồi), lúc đó có thể lấy đinh nẹp ra. Trong trường hợp đóng đinh nội tủy, có thể bác sĩ sẽ lấy ra trong 1-2 năm. Trường hợp không lấy đinh ra và tiếp tục để nó trong cơ thể sẽ dẫn đến một số bất lợi sau: Thứ nhất khi thay đổi thời tiết bệnh nhân sẽ cảm thấy bị buốt, vì các dụng cụ đó làm bằng kim loại, sẽ bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Chẳng hạn như thời tiết trở nên lạnh hơn thì bệnh nhân sẽ cảm thấy đau, hơi buốt bởi vì khi lạnh kim loại nó sẽ giảm nhiệt nhanh hơn cơ thể người, cho nên bệnh nhân sẽ hơi khó chịu. Đối với những bệnh nhân còn trẻ, các bệnh nhân có nhu cầu đi lại khi đi qua cửa an ninh, máy kiểm soát báo động vì họ có kim loại trong người, gây phiền toái đôi chút. Bệnh nhân cũng không thể chụp cộng hưởng từ (MRI) khi có kim loại trong người. Ngoài ra, một số nghiên cứu cho biết nếu bệnh nhân để quá lâu trong cơ thể, họ có khả năng nhiễm kim loại nặng. Tuy nhiên, nguy cơ rất thấp nên không vì sự tiêu đi kim loại mà bệnh nhân phải đi lấy ra, những dụng cụ đó có thể để luôn trong cơ thể. Bên cạnh đó, đinh hay nẹp để càng lâu sẽ càng khó lấy ra ví dụ như mình để đinh ở trong lâu thì xương sẽ bám chặt vào đinh, bác sĩ không lấy ra được. Có trường hợp nẹp, xương để càng lâu bám vào càng chặt hoặc những can xương bò phủ qua dụng cụ khiến việc lấy ra gặp nhiều khó khăn thì không nên lấy ra nữa. Nói tóm lại, hiện tại em nên khám sớm bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình để bác sĩ kiểm tra lại cho em, xem em còn rút được đinh ra hay không, em nhé.", " Chào bạn, tùy mức độ phức tạp của gãy xương mà thời gian cố định xương ngắn hay dài, nhưng trung bình thường là bó bột trong 2 tháng. Thời gian tháo bột sẽ do BS điều trị bệnh cho bạn quyết định, vì BS sẽ dựa vào tiến triển lành xương tốt hay không nữa. Trong thời gian bó bột, bạn nên tập gồng cơ bắp chân, cử động nhẹ nhàng các ngón chân, tập đi sớm khi đã bớt đau nhưng phải nhẹ nhàng, ngồi hay nằm cần gác chân cao để tránh sưng nề và ăn uống đầy đủ chất, nhất là thức ăn chứa nhiều canxi.", " Chào bạn, Thông thường sau vis cố định xương, bác sĩ sẽ dặn ngày tái khám để tháo nẹp. Nếu không có lịch hẹn, thì khi phẫu thuật cách đây đã gần 1 năm, bạn đi lại hoàn toàn bình thường, thì bạn nên đến khám lại cơ sở y tế chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình để được bác sĩ đánh giá lại và chụp lại phim X-quang, để tiến hành tháo nẹp an toàn nếu xương đã lành tốt, bạn nhé. Thân mến! ", "Chào bạn, Sau phẫu thuật nối gân cần bất động tốt phần được nối nhằm mục đích: giảm phù nề, giảm đau sau mổ, đảm bảo an toàn cho gân bị đứt do giảm sự căng giãn của diện nối gân. Thông thường thời gian bất động này khoảng 1 tháng, sau đó BS sẽ khám đánh giá và cho phép tập vận động sớm sau mổ. Nếu tập quá sớm, vết khâu nối gân có thể bị toác ra và hỏng mối nối. Nhưng nếu tập quá muộn lại bị viêm dính gân và khó phục hồi. Do đó, tốt nhất là bạn nên tái khám sau 10 ngày nữa để BS đánh giá trực tiếp và lên kế hoạch tập vật lý trị liệu bạn nhé. Thân mến.", "Chào bạn, Các tổn thương chấn thương gãy xương đã được phẫu thuật nẹp vít cố định, đối với trường hợp đã phẫu thuật bạn có thể tập vận động sớm. Cụ thể sau mổ 1 đến 2 ngày bạn đã có thể tập gồng cơ, sau 7 ngày có thể tập vận động nhẹ. Sau khoảng 01 tháng bạn có thể sinh hoạt và cầm nắm gần như bình thường được. Tuy nhiên, để xương đủ vững (có thể chạy xe) cần khoảng 2 đến 3 tháng tùy vào mức độ tổn thương xương trước mổ. Bạn hãy liên hệ với bác sĩ đã phẫu thuật cho bạn để có kế hoạch tập vật lý trị liệu cụ thể cho quá trình phục hồi vận động sau mổ nhé. Thân ái chào bạn." ]
Em bị phình giáp đa hạt 2 thùy, em mới siêu âm lại bên Bệnh viện Ung Bướu và bác sĩ không cho sinh thiết vậy có nguy hiểm không? Xin bác sĩ tư vấn dùm em. Em xin chân thành cám ơn. (ZL Dao Thanh Hai)
[ "Tuyến giáp đa nhân 2 thùy là tình trạng tuyến giáp bị tổn thương, cả hai thùy của tuyến giáp đều có nhân mọc lên, nó là thay đổi trong cấu trúc tuyến giáp Em thân mến, Tuyến giáp là một tuyến nội tiết của cơ thể nằm ở vùng trước cổ. Tuyến giáp có vai trò quan trọng trong việc điều hoà năng lượng của cơ thể, ảnh hưởng đến các hoạt động của các cơ quan như tim mạch, thần kinh, nội tiết, trí óc, chuyển hoá thức ăn… là tình trạng phình to ra của tuyến giáp, có thể là phình giáp lan tỏa hoặc phình giáp đa hạt, hoặc phình giáp đơn hạt, khi đó tuyến giáp không tăng hay giảm tiết hormone tuyến giáp nên còn gọi là không độc. Phình giáp không phải là bệnh ung thư tuyến giáp. Trường hợp của em là , nhưng các hạt này chưa có dấu hiệu nguy hiểm nghi ngờ ác tính, kích thước các hạt cũng còn rất nhỏ, khó làm chọc hút bằng kim nhỏ hay sinh thiết, do đó có thể theo dõi tiếp tục bằng siêu âm tái đánh giá mỗi 6 tháng. Nếu các hạt này tăng về kích thước hay có dấu hiệu nghi ngờ ác tính thì lần sau sẽ chọc hút, sinh thiết, em nhé. Trân trọng!" ]
[ " Chào em, Với những thông tin mà em cung cấp thì hiện tại em chỉ có đơn thuần, không rối loạn chức năng tuyến giáp, không có tế bào ác tính. Nếu bướu giáp gây mất thẫm mỹ em có thể phẫu thuật lấy nhân giáp hoặc nếu không em cũng có thể theo dõi thêm em nhé. Thân mến! ", "Chào bạn, Nếu là u tuyến giáp lành tính , không bất thường chức năng tuyến, không gây ra triệu chứng khó chịu do u to chèn ép thì không cần phẫu thuật. Trường hợp của bạn, bác sĩ ít nghĩ ho kéo dài là do bướu giáp, bạn nên khám thêm chuyên khoa Tai mũi họng để đánh giá thêm nguyên nhân khác bạn nhé! Thân mến.", "- nguồn internet Chào cháu Minh Hiếu, BS hiểu nỗi lo của cháu về bệnh tình của mẹ. Tuy nhiên, cháu không cung cấp cho AloBacsi các xét nghiệm về bệnh Bướu giáp đa nhân (xét nghiệm nồng độ FT3, FT4, TSH,…kết quả FNA bướu giáp nếu có) và các thuốc đã và đang điều trị. Trước mắt, BS sẽ giải thích như sau cho cháu yên tâm phần nào: - thường là lành tính (nhưng phải làm FNA: chọc hút bướu bằng kim nhỏ và làm giải phẫu bệnh để loại trừ trường hợp bướu giáp nhân kèm ung thư giáp), điều trị nội khoa không làm cho bướu nhỏ đi nhiều. Có những trường hợp bướu lớn quá, gây các triệu chứng khó thở, nuốt khó,… hay điều trị nội khoa không cải thiện thì sẽ có chỉ định mổ. Tuy nhiên, phải điều trị bình giáp mới có thể mổ được. - cũng là bướu lành tính, vì mẹ cháu đang thời kỳ tiền mãn kinh nên có thể điều trị nội khoa và theo dõi sát, đôi khi, khi mãn kinh hẳn bệnh sẽ ổn. Tuy nhiên, u xơ tử cung của mẹ cháu khá to, lại gây rong kinh và mất máu nhiều nên cần xem xét chỉ định mổ sớm, nhất là khi mẹ cháu chỉ mới 53 tuổi, sức khỏe còn tốt. Sau mổ nên làm giải phẫu bệnh khối u xơ tử cung để loại trừ bệnh ung thư. - Cả 2 bệnh lý trên của mẹ cháu đều mổ được và nếu lên lịch mổ và chuẩn bị tốt bệnh nhân (điều trị ổn các bệnh lý nội khoa khác nếu có – điều trị bình giáp,...) thì cả 2 cuộc mổ sẽ thành công. 2 bệnh này đều không nên điều trị thuốc Nam, cháu à. Cháu có thể khuyên mẹ nhập viện, các BV tuyến Trung ương đều có thể giải quyết tốt các bệnh này. Ví dụ: mổ u xơ tử cung tại BV Từ Dũ, Hùng Vương, BV ĐH Y dược, hay các BV có khoa sản như BV ND Gia Định, Nguyễn Tri Phương; Mổ bướu cổ tại BV Ung bướu, ĐH Y dược, ND Gia Định, Nguyễn Tri Phương,… Đừng quá lo lắng mà ảnh hưởng đến tâm lý của mẹ, cháu nhé. Chúc mẹ cháu có nhiều sức khỏe để chuẩn bị phẫu thuật.", "Chào em, Bướu giáp có thể lành tính hoặc ác tính, có thể có chức năng giáp bình thường hoặc bất thường. Em nên tới bệnh viện có chuyên khoa Nội tiết để kiểm tra thêm chức năng tuyến giáp, đồng thời bác sĩ sẽ khám và lên lịch theo dõi bướu giáp. Hiện tại chưa có dấu hiệu nghi ngờ ác tính, do bướu nhỏ nên chưa cần sinh thiết, nếu trong quá trình theo dõi, kiểm tra có dấu hiệu bướu giáp to hơn hoặc nghi ngờ ung thư sẽ can thiệp chẩn đoán và điều trị sớm em nhé! Thân mến.", "Chào bạn Thanh Thùy, là một bệnh lý tuyến giáp lành tính (đa số), đôi khi không có biểu hiện gì trên lâm sàng, phát hiện hoàn toàn nhờ tình cờ khi bướu nhỏ. Thực ra, mục đích khám và làm các xét nghiệm chỉ là để tầm soát Ung thư tuyến giáp, đôi khi bướu nhỏ quá không làm xét nghiệm FNA (chọc hút bướu bằng kim nhỏ) được, cần theo dõi qua siêu âm. Đôi lúc bướu lớn quá có chỉ định mổ và điều trị nội khoa kết hợp. Tuyến giáp của bạn có 2 nhân khá nhỏ (# 4- 5mm) nên cũng không làm FNA, chỉ theo dõi. Nhân tuyến giáp đa số là lành tính. Trường hợp của bạn cần tái khám BS chuyên khoa nội tiết định kỳ mỗi 6 tháng hay 1 năm để được theo dõi bướu giáp này, bạn nhé. Thân mến,", "Xin chào bạn, Các nhân giáp hầu hết lành tính và không cần can thiệp. Tuy nhiên một số nhân giáp phát triển nhanh gây chèn ép các mô, cấu trúc vùng họng và ảnh hưởng đến mặt thẩm mỹ, trong những trường hợp này thì cần đặt ra vấn đề can thiệp. Trước đây phẫu thuật mổ mở truyền thông hay phẫu thuật nội soi được xem là phương pháp điều trị cơ bản cho các nhân giáp có triệu chứng. Nhược điểm của phẫu thuật có thể gây chảy máu, tổn thương dây thần kinh thanh quản quặt ngược, thiếu hụt hormon giáp sau mổ, hội chứng đường hầm nách với mổ nội soi hay để lại sẹo nếu mổ mở. Do đó với tiến bộ trong y học kỹ thuật RFA đã được áp dụng khá phổ biến và có thể khắc phục được một số nhược điểm của phẫu thuật. Phương pháp điều trị này giúp bảo tồn tối đa chức năng tuyến giáp hầu như không ảnh hưởng đến chức năng của tuyến giáp và không để lại sẹo nên có tính thẩm mỹ cao. Đặc biệt hơn, bệnh nhân không cần phải tiếp tục uống thuốc sau khi điều trị. Tuy nhiên, trước khi quyết định thực hiện thủ thuật, bệnh nhân nên được các bác sĩ có chuyên môn sâu thăm khám và làm các xét nghiệm cẩn thận để đưa ra lựa chọn điều trị phù hợp nhất. Đốt sóng cao tần tuyến giáp mang đến nhiều ưu điểm và hiệu quả điều trị, tuy nhiên thủ thuật này có một số hạn chế như: Chi phí thực hiện cao; Kỹ thuật điều trị mới, chưa phổ biến ở nhiều bệnh viện, cơ sở y tế. Vì vậy bệnh nhân cần tham gia điều trị tại các bệnh viện lớn, uy tín. Một số bệnh nhân được chỉ định đốt sóng cao tần u tuyến giáp lành tính như sau: - Khối u gây lồi cổ mất thẩm mỹ. - Xuất hiện các triệu chứng chèn ép thực quản, khí quản như nuốt nghẹn, ho, khó chịu… - Nhân nóng tuyến giáp gây tình trạng cường giáp cận lâm sàng. - Ung thư tuyến giáp thể nhú ở giai đoạn sớm T1NoMo. - Ung thư tái phát tại chỗ sau mổ, hoặc di căn tại chỗ sau mổ. Nếu bạn thỏa các điều kiện trên thì có thể tiến hành đốt sóng cao tần điều trị bệnh lý tuyến giáp. Thân ái chào bạn!", "Chào bạn Tuan, Qua thông tin bạn gửi thì bạn bị , hiện tại xét nghiệm nội tiết tố tuyến giáp trong giới hạn bình thường, đúng là nên làm FNA, nhưng nhân giáp của bạn khá nhỏ (<10 mm) nên khó chọc (dù có được chọc dưới hướng dẫn của siêu âm), vì kết quả sẽ không chính xác. Những trường hợp này, chỉ cần theo dõi định kỳ mỗi 3- 6 tháng bằng siêu âm. Khi có chỉ định, BS sẽ chọc hút cho bạn. Làm FNA tuyến giáp không đau lắm đâu, giống như khi lấy máu làm xét nghiệm, bạn không phải lo lắng.", "Chào bạn, Không phải khối bất thường nào ở tuyến giáp cũng là ung thư và cần phải phẫu thuật cắt bỏ. Hiện tại theo kết quả bạn gửi về thì bạn có 2 nhân kích thước khá nhỏ ở thùy trái tuyến giáp, không rõ hormone giáp có bình thường hay không. Nếu hormone giáp bình thường, siêu âm tuyến giáp cũng cho hình ảnh nhân giáp lành tính thì chưa cần phải can thiệp gì cả (không uống thuốc, không phẫu thuật, không chọc hút) mà chỉ kiểm tra tuyến giáp định kỳ mỗi 6 tháng đến 1 năm mà thôi. Trường hợp hormone tuyến giáp bất thường, siêu âm tuyến giáp nghi ngờ ác tính thì mới phải can thiệp. Trong trường hợp có chỉ định phẫu thuật cắt nhân giáp ung thư thì sẽ cắt toàn bộ thùy trái, chừa lại thùy phải tuyến giáp mà thôi. Bạn nên khám thêm tại chuyên khoa nội tiết để được kiểm tra đầy đủ, tổng hợp thông tin và đưa ra chẩn đoán - hướng điều trị và theo dõi cụ thể, bạn nhé.", "- nguồn internet Chào bạn Thà, Thông tin bạn gửi không thấy nói đến các xét nghiệm máu kèm theo khi khám bệnh: ví dụ xét nghiệm nội tiết tố tuyến giáp, kháng thể kháng giáp, huyết đồ… và có chọc hút bướu giáp bằng kim nhỏ (gọi là FNA)? Kèm theo đó bạn có , hồi hộp, hụt hơi khi gắng sức, táo bón hay tiêu chảy…? BS chỉ biết bạn có 1 nhân giáp ở thùy trái, còn tình trạng tuyến giáp hiện tại thế nào thì chưa thể kết luận vì không khám trực tiếp bướu của bạn. Bạn uống thuốc theo toa BS vẫn không đỡ thì nên tái khám ngay để BS còn xem xét đổi thuốc hay làm thêm các xét nghiệm khác cần thiết… Chúc bạn mau hết bệnh.", " Chào bạn, Kết quả chọc hút tế bào của bạn cho thấy không có tế bào ác tính, chảy máu trong bướu có thể do chọc kim gây ra. Bạn đừng quá chú trọng đến cách mô tả trên giải phẫu bệnh vì bạn sẽ không hiểu. Nhìn chung kết quả của lần khám bệnh này không có gì nghiêm trọng, hiện tại tình trạng của bạn là , bình giáp cũng không thay đổi gì so với trước đây. Thân mến, ", "Chào bác, Kết quả xét nghiệm cho thấy chưa có dấu hiệu nghi ngờ ác tính, hiện tại có thể kết luận là nhân lành tính. Bác nên tái khám định kỳ để theo dõi sự thay đổi kích thước và tính chất của nhân giáp bằng siêu âm. Nếu phát hiện bất thường trong quá trình theo dõi, BS sẽ xem xét chỉ định phẫu thuật cho bác. Chúc bác sức khỏe. Thân mến.", "Chào bạn, Như bạn mô tả, mẹ bạn bị bướu giáp nhiều nhân ( bướu giáp đa nhân ) nhỏ rải rác ở cả 2 thùy tuyến giáp. Trường hợp này nên mổ là tốt nhất, để loại trừ những u có thể tiến triển thành ung thư. Có thể đốt bằng sóng cao tần nhiều lần, ở các bệnh viện có máy đốt sóng cao tần. Polyp tuyến đại tràng nên đi khám bác sĩ chyên khoa: soi đại tràng, cắt polyp gửi giải phẫu bệnh lý. Thân mến.", " Chào bạn, Với kết quả bướu giáp TIRADS 2, nhiều khả năng là lành tính, nếu kích thước bướu không quá to thì chưa cần điều trị gì, chủ yếu theo dõi kích thước định kỳ bằng siêu âm mỗi 3-6 tháng. Để hạn chế sự phát triển của khối bướu, bạn nên kiêng rượu bia, thuốc lá, hạn chế các loại thực phẩm họ cải và nên bổ sung đủ iod trong khẩu phần hàng ngày bạn nhé! Thân mến.", "Em muốn đến BV Ung bướu TPHCM, xem xét cần mổ hay không phải làm các thủ tục gì? Cần đem theo giấy siêu âm không ạ? Cảm ơn bác sĩ. (Nguyet Le - lenguyet…[email protected]) Chào em, Phân độ BIRADS 2 trên siêu âm cho thấy đây là sang thương lành tính và không cần phải lo lắng, không cần thiết điều trị. Tuy nhiên, siêu âm là một xét nghiệm chủ quan, phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của bác sĩ thực hiện. Do đó, em cũng nên đến bệnh viện chuyên khoa Ung Bướu để kiểm tra lại, mang theo các giấy tờ đã có của bệnh, bác sĩ sẽ xem xét chỉ định sinh thiết em nhé! Thân mến! BS.CK1 Võ Thị Tố Uyên ", "Chào bạn, Phương pháp đốt bướu giáp bằng sóng cao tần thường áp dụng đối với các khối u có kích thước > 3 cm hoặc các khối u gây dấu hiệu chèn ép hoặc ảnh hưởng thẩm mỹ, gây đau hoặc cảm giác khó chịu vùng cổ. Hiện tại kết quả siêu âm cho thấy nhân giáp của bạn có nhiều tính chất nghi ngờ, cần được làm sinh thiết để xác định chẩn đoán trước và đánh giá chức năng tuyến giáp qua xét nghiệm máu bạn nhé! Thân mến." ]
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm xoang mạn tính
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm xoang mạn tính Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm xoang mạn tính Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Rửa mũi và xoang bằng nước muối sinh lý hoặc bình rửa mũi nhiều lần mỗi ngày. Xoa bóp nhẹ nhàng các xoang để làm lỏng chất lỏng và giảm áp lực. Uống nhiều nước: Mất nước có thể khiến cơ thể khó chống lại nhiễm trùng và thông xoang. Chế độ dinh dưỡng: Chưa có dữ liệu. Phương pháp phòng ngừa viêm xoang mạn tính hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Tránh, giảm tiếp xúc với dị nguyên: Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với lạnh, bụi, hóa chất độc hại,… Vệ sinh môi trường nơi ở, nơi làm việc. Không hút thuốc lá, thuốc lào, hạn chế rượu bia. Thường xuyên rèn luyện sức khoẻ, nâng cao thể lực. Điều trị tốt các ổ viêm nhiễm ở mũi họng, răng miệng. Điều trị tốt các bệnh viêm đường hô hấp, hội chứng trào ngược dạ dày thực quản (GERD)." ]
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm tai Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm tai Chế độ sinh hoạt: Duy trì lối sống tích cực, lạc quan, thoải mái, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường. Bệnh nhân cần nghỉ ngơi nhiều hơn và thăm khám định kỳ. Tránh nằm nghiêng ở phía tai bị viêm. Đắp miếng vải ấm trên tai bị tổn thương. Tránh để nước vào tai. Vệ sinh tai nhẹ nhàng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không tự ý cho trẻ uống thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là aspirin (do có thể phát triển hội chứng Reye rất nguy hiểm). Không nghe âm thanh quá lớn hoặc đeo tai nghe khi chưa khỏi hẳn. Chế độ dinh dưỡng: Uống bổ sung thêm nước. Tránh ăn thức ăn quá cứng do cơ hàm hoạt động nhiều sẽ gây ảnh hưởng phần nào đến sự hồi phục của loa tai. Tránh các thực phẩm gây kích hoạt phản ứng viêm như thức ăn cay nóng, nếp, hải sản… Bổ sung thêm thực phẩm có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa (omega 3…) Phương pháp phòng ngừa viêm tai hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý sau: Giữ gìn tốt vệ sinh tay chân và đặc biệt là tai mũi họng. Cho trẻ sơ sinh bú mẹ. Tránh khói thuốc lá và cai thuốc lá nếu bạn đang hút thuốc. Tiêm vaccin cúm và phế cầu định kỳ. Đeo đồ bịt tai khi bơi lội và lau tai thật khô sau khi bơi xong.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa bệnh mạch vành Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh mạch vành Chế độ sinh hoạt: Cai thuốc lá. Tập thể dục tối thiểu 30 phút mỗi ngày như đi bộ, đạp xe, bơi lội,.. Kiểm soát cân nặng, đường huyết, mỡ máu, huyết áp. Chế độ dinh dưỡng: Ăn uống lành mạnh. Thực hiện chế độ ăn ít muối, ít béo. Phương pháp phòng ngừa bệnh mạch vành Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Không hút thuốc lá. Giảm cân. Chế độ ăn lành mạnh. Tập thể dục thường xuyên. Điều chỉnh mức lipid máu. Giảm ăn muối. Kiểm soát huyết áp. Kiểm soát lượng đường trong máu.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm phế quản Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của Viêm phế quản Chế độ sinh hoạt: Hạn chế tiếp xúc với nguồn không khí ô nhiễm độc hại. Tập thể dục, chế độ sinh hoạt lành mạnh để tăng sức đề kháng. Chế độ dinh dưỡng: Bỏ hút thuốc lá (Nếu bệnh nhân đang hút thuốc lá). Ăn uống lành mạnh, nhiều rau xanh, củ quả để bổ sung chất xơ, vitamin, khoáng chất. Phương pháp phòng ngừa Viêm phế quản hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Bỏ thuốc lá. Hạn chế tiếp xúc với nguồn không khí ô nhiễm độc hại. Tập thể dục, chế độ sinh hoạt lành mạnh để tăng sức đề kháng. Tránh tiếp xúc gần người bệnh. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước và sử dụng chất khử trùng tay có cồn.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa tràn dịch màng phổi Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của tràn dịch màng phổi Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh nhân cần lạc quan: Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. Sử dụng kháng sinh đúng và đủ liều theo chỉ định của bác sĩ nếu nguyên nhân tràn dịch màng phổi là do nhiễm trùng. Nghỉ ngơi nhiều hơn. Tập hít thở sâu mỗi ngày và các bài tập thể dục nhẹ nhàng. Không nên hút thuốc lá, tránh đến những nơi có không khí không trong lành. Chế độ dinh dưỡng: Hạn chế ăn chất béo, thức ăn nhiều dầu mỡ, đặc biệt là trong trường hợp bị tràn dịch dưỡng chấp màng phổi. Hạn chế ăn thức ăn cay, nóng, kích thích niêm mạc họng gây ho. Không nên uống rượu bia và các đồ uống kích thích. Phương pháp phòng ngừa tràn dịch màng phổi hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Giữ cho môi trường sống luôn trong lành, đeo khẩu trang khi ra đường và khi làm việc ở nơi nhiều ô nhiễm. Bỏ các thói quen, sở thích gây hại đến sức khỏe như hút thuốc lá, nghiện rượu…", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo những hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Có lối sống tích cực, tinh thần lạc quan và hạn chế sự căng thẳng. Đến gặp bác sĩ ngay khi cơ thể có những dấu hiệu bất thường trong quá trình điều trị bệnh. Thăm khám sức khỏe định kỳ để bác sĩ theo dõi tình trạng và diễn tiến của bệnh, tìm hướng điều trị phù hợp tiếp theo nếu chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh nhân cần có tâm lý lạc quan. Tâm lý sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều trị, hãy tâm sự với những người đáng tin cậy, chia sẻ lo lắng của mình với những thành viên trong gia đình, chăm sóc thú cưng hay đơn giản là xem phim, đọc sách, hoặc làm bất cứ điều gì khiến bạn thấy thoải mái. Chế độ dinh dưỡng: Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Phương pháp phòng ngừa viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát hiệu quả Những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát có thể dự phòng kháng sinh để làm giảm nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn và tử vong. Bệnh nhân có nguy cơ cao mắc bệnh bao gồm: Bệnh nhân xơ gan, xuất huyết tiêu hóa. Dự phòng bằng kháng sinh đã được chứng minh là làm giảm tỷ lệ tử vong. Bệnh nhân đã từng có một hoặc nhiều đợt viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát. Ở những bệnh nhân như vậy, tỷ lệ tái phát trong vòng một năm đã được báo cáo là gần 70%. Bệnh nhân bị xơ gan và cổ trướng nếu protein dịch cổ trướng <1,5g/dL (15g/L) cùng với suy giảm chức năng thận hoặc suy gan. Suy giảm chức năng thận được định nghĩa là creatinine ≥1,2mg/dL (106micromol/L), nồng độ nitơ urê trong máu ≥25mg/dL (8,9mmol/L) hoặc natri huyết thanh ≤130mEq/L (130mmol/ L]). Suy gan được xác định khi điểm Child-Pugh ≥9 và bilirubin ≥3mg/dL (51micromol/L). Bệnh nhân xơ gan nhập viện vì lý do khác và có nồng độ protein cổ trướng dưới 1g/dL (10g/L). Dự phòng kháng sinh đối với những đối tượng có nguy cơ cao giúp phòng bệnh hiệu quả Ngoài việc điều trị dự phòng bằng kháng sinh, còn có những biện pháp chung cần được áp dụng để ngăn ngừa bao gồm: Thuốc lợi tiểu để loại bỏ dịch cổ trướng. Nhận biết sớm và điều trị tích cực các bệnh nhiễm trùng cục bộ (ví dụ viêm bàng quang và viêm mô tế bào). Điều này có thể giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn huyết và viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát. Hạn chế sử dụng thuốc ức chế bơm proton. Việc sử dụng thuốc ức chế bơm proton có liên quan đến việc tăng nguy cơ huyết áp tâm thu trong nhiều nghiên cứu. Do đó, thuốc ức chế bơm proton chỉ nên được dùng cho những bệnh nhân có chỉ định sử dụng rõ ràng.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa lou gehrig Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của Lou Gehrig Chế độ sinh hoạt: Tham gia các hoạt động ngoài trời giúp cải thiện cảm xúc và tăng cường hoạt động cơ bắp. Bỏ hút thuốc giúp giảm yếu tố nguy cơ mắc bệnh cho người xung quanh. Tập luyện thể dục thể thao tăng cường khả năng hô hấp, tim mạch, sức khỏe tinh thần. Kết nối với người thân bạn bè giúp cải thiện cảm xúc tốt hơn. Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe. Bỏ hút thuốc giúp giảm yếu tố nguy cơ mắc bệnh cho người xung quanh Chế độ dinh dưỡng: ALS có thể ảnh hưởng đến khả năng nhai và nuốt, có thể mất nhiều thời gian hơn để ăn một bữa ăn. Điều quan trọng là phải duy trì chế độ ăn uống đầy đủ và lành mạnh nếu không có thể xảy ra sụt cân quá mức. Ăn uống lành mạnh, đa dạng các loại thực phẩm, ăn nhiều bữa trong ngày là cần thiết. Bệnh xơ cứng teo cơ một bên (ALS) là một tình trạng teo cơ tiến triển không có cách chữa trị. Sống chung với ALS và chấp nhận chẩn đoán có thể là một thách thức. Nó có nghĩa là thích nghi với một lối sống mới với sự hỗ trợ của những người khác và những tiến bộ của khoa học để có thể duy trì chất lượng cuộc sống tốt nhất có thể. Phương pháp phòng ngừa Lou gehrig hiệu quả Bệnh lý Lou Gehrig xuất hiện khá ngẫu nhiên và chưa có biện pháp ngăn ngừa bệnh cụ thể. Tuy nhiên việc duy trì một lối sống lành mạnh giúp nâng cao chất lượng sống của chính mình là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh này.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm nội tâm mạc Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm nội tâm mạc Chế độ sinh hoạt: Chế độ sinh hoạt hợp lý cho người bệnh viêm nội tâm mạc giúp hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi. Dưới đây là một số gợi ý cụ thể: Ngủ đủ giấc: Cần có thời gian nghỉ ngơi, giúp cơ thể phục hồi. Tránh hoạt động gắng sức: Hạn chế các hoạt động nặng nhọc cho đến khi có sự đồng ý của bác sĩ. Kiểm tra định kỳ: Kiểm tra sức khỏe theo lịch hẹn với bác sĩ. Theo dõi triệu chứng: Ghi lại các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, khó thở để thông báo cho bác sĩ kịp thời. Quản lý bệnh nền: Nếu có bệnh nền như đái tháo đường, tăng huyết áp, cần kiểm soát tốt để không làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh. Ngừng hút thuốc lá: Nếu bạn đang hút thuốc lá, bạn nên từ bỏ để bảo vệ sức khỏe tim mạch. Giữ tinh thần lạc quan: Tham gia các hoạt động giúp thư giãn, giảm căng thẳng như thiền, yoga hoặc đọc sách. Chế độ dinh dưỡng: Dưới đây là một số lời khuyên dinh dưỡng cho người bệnh viêm nội tâm mạc: Tăng cường rau củ và trái cây: Chúng chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức đề kháng. Bổ sung ngũ cốc nguyên hạt: Các loại ngũ cốc như gạo lứt, yến mạch, và bánh mì nguyên hạt giúp cung cấp năng lượng và chất xơ. Bổ sung protein chất lượng: Ưu tiên cá, thịt gia cầm, đậu, hạt, và sản phẩm từ sữa ít béo. Hạn chế thịt đỏ và thực phẩm chế biến sẵn. Tăng cường chất béo không bão hòa: Dầu olive, dầu hạt, và cá béo như cá hồi, cá thu giúp bảo vệ tim mạch. Giảm tiêu thụ chất béo bão hòa. Giảm muối: Hạn chế thực phẩm mặn và thực phẩm chế biến sẵn. Hạn chế đường: Tránh đồ uống có đường và thực phẩm ngọt để duy trì sức khỏe tổng thể. Bổ sung nước: Uống đủ nước để hỗ trợ chức năng tim và thận, hạn chế tình trạng mất nước. Tham khảo bác sĩ về thực phẩm bổ sung: Nếu cần, bác sĩ có thể chỉ định vitamin hoặc khoáng chất bổ sung như vitamin C, vitamin D, hay omega-3. Cẩn trọng với thực phẩm sống hoặc chưa nấu chín: Hạn chế ăn hải sản sống, thịt chưa chín để tránh nguy cơ nhiễm trùng. Chế độ dinh dưỡng nên được điều chỉnh phù hợp với từng người bệnh, vì vậy việc tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng là cần thiết. Phòng ngừa viêm nội tâm mạc Bạn có thể thực hiện các bước sau để giúp phòng ngừa viêm nội tâm mạc: Nhận biết các dấu hiệu và triệu chứng của viêm nội tâm mạc: Đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu bạn xuất hiện bất kỳ triệu chứng nhiễm trùng nào, đặc biệt là sốt kéo dài, mệt mỏi không rõ nguyên nhân, bất kỳ loại nhiễm trùng da nào, vết thương hoặc vết loét không lành. Chăm sóc răng và nướu: Chải và vệ sinh răng, nướu của bạn thường xuyên. Kiểm tra nha khoa định kỳ. Vệ sinh răng miệng tốt là một phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể của bạn. Không tiêm chích ma tuý: Kim bẩn có thể đưa vi khuẩn vào máu, làm tăng nguy cơ viêm nội tâm mạc. Một số thủ thuật nha khoa và y tế có thể khiến vi khuẩn dễ xâm nhập vào máu của bạn. Nếu bạn có nguy cơ mắc phải viêm nội tâm mạc cao, bác sĩ sẽ cho bạn dùng kháng sinh một giờ trước khi thực hiện bất kỳ thủ thuật nha khoa nào. Bạn có nguy cơ mắc phải viêm nội tâm mạc cao và cần dùng kháng sinh trước khi thực hiện thủ thuật nha khoa nếu bạn có: Tiền căn viêm nội tâm mạc; Có van tim cơ học; Ghép tim (trường hợp hiếm); Một số loại bệnh tim bẩm sinh; Phẫu thuật bệnh tim bẩm sinh trong sáu tháng qua. Chăm sóc răng và nướu là một trong những biện pháp giúp phòng ngừa viêm nội tâm mạc", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa béo phì Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của béo phì Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. Chế độ dinh dưỡng: Hạn chế nạp quá nhiều năng lượng từ các loại thực phẩm giàu chất béo và đường. Tăng tiêu thụ trái cây và rau quả, cũng như các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt. Tham gia các hoạt động thể chất thường xuyên (60 phút mỗi ngày cho trẻ em và 150 phút trải dài trong tuần cho người lớn).", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa hội chứng cushing Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của hội chứng Cushing Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Tắm nước nóng, mát-xa và các bài tập ít tác động, chẳng hạn như thể dục nhịp điệu dưới nước và thái cực quyền, có thể giúp giảm bớt một số cơn đau cơ và khớp kèm theo hồi phục hội chứng Cushing. Làm việc ở mức độ hợp lý của bài tập hoặc hoạt động mà bạn cảm thấy thoải mái mà không làm quá sức. Chế độ dinh dưỡng: Cần cung cấp đủ canxi và vitamin D, chống lại sự mất mật độ xương thường xảy ra với hội chứng Cushing. Ăn uống đầy đủ là một phần quan trọng của cuộc sống đối với bệnh nhân mắc hội chứng Cushing. Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể làm dịu một số triệu chứng và ngăn ngừa những bệnh khác. Hạn chế ăn nhiều natri và thức ăn béo. Phương pháp phòng ngừa hội chứng Cushing hiệu quả Không tự mua dùng các thuốc kháng viêm giảm đau không có toa, không rõ nguồn gốc. Tăng cường vận động, luyện tập thể dục thể thao. Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng quá nhiều thuốc chứa steroid trong thời gian dài. Khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra tình trạng huyết áp, đường huyết , mật độ xương.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm bao quy đầu Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của viêm bao quy đầu Chế độ sinh hoạt: Tắm thường xuyên: Rửa sạch vùng quy đầu mỗi ngày, đảm bảo kéo bao quy đầu của bạn về phía sau để bạn có thể vệ sinh vùng bên dưới. Tránh dùng xà phòng mạnh: Cố gắng không sử dụng xà phòng hoặc kem dưỡng da mạnh có thể gây kích ứng da. Giữ khô ráo: Sau khi đi tiểu, hãy lau khô vùng dưới bao quy đầu để nước tiểu không bị kẹt dưới bao quy đầu. Dạy vệ sinh đúng cách: Dạy trẻ cách vệ sinh dương vật kỹ lưỡng, đặc biệt là khi trẻ có bao quy đầu. Chế độ dinh dưỡng: Không có chế độ dinh dưỡng cụ thể cho người bệnh viêm bao quy đầu. Bạn nên thực hiện một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Trong trường hợp bạn mắc đái tháo đường hoặc các bệnh lý khác, hãy thực hiện chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị để kiểm soát tốt tình trạng bệnh. Phòng ngừa viêm bao quy đầu Phòng ngừa viêm bao quy đầu bắt đầu bằng việc thực hành vệ sinh đúng cách. Để phòng ngừa viêm bao quy đầu, bạn nên tắm thường xuyên. Vệ sinh đúng cách để phòng ngừa viêm bao quy đầu Dành thời gian để kéo bao quy đầu của bạn về phía sau và làm sạch khu vực bên dưới bằng nước ấm, sau đó lau khô hoàn toàn. Luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để tránh mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể gây viêm quy đầu. Xem thêm: Vệ sinh bao quy đầu: Hướng dẫn cần thiết cho sức khỏe nam giới", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm phế quản cấp tính Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm phế quản cấp tính Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. Chế độ dinh dưỡng: Uống nhiều nước. Phương pháp phòng ngừa viêm phế quản cấp tính hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Tránh các chất kích thích phổi, bao gồm hút thuốc, là điều quan trọng để ngăn ngừa viêm phế quản. Để giúp bảo vệ phổi của bạn, hãy đeo khẩu trang che miệng và mũi khi sử dụng các chất gây kích ứng phổi như sơn, chất tẩy sơn hoặc dầu bóng. Rửa tay thường xuyên và tiêm phòng cúm hàng năm. Hãy hỏi bác sĩ xem bạn có nên tiêm phòng viêm phổi hay không, đặc biệt nếu bạn từ 65 tuổi trở lên.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa mãn dục nam Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của mãn dục nam Chế độ dinh dưỡng: Uống nhiều nước; Uống bổ sung các loại vitamin như: canxi, vitamin D, vi khoáng và ăn nhẹ vào buổi tối; Hạn chế các chất kích thích như rượu, caffein. Chế độ sinh hoạt: Tập thể dục thường xuyên; Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị; Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng; Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị; Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Phương pháp phòng ngừa mãn dục nam hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Tập thể dục thường xuyên; Luôn để tinh thần thoải mái, tránh để cơ thể bị stress; Hạn chế sử dụng những chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá; Ăn nhiều rau xanh, trái cây bổ sung vitamin, khoáng chất; Không nên quan hệ tình dục quá nhiều lần trong một tuần hoặc quan hệ quá sức; Tránh để tổn thương bộ phận sinh dục.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa hạt xơ dây thanh quản Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của hạt xơ dây thanh quản Chế độ sinh hoạt: Để giảm nguy cơ diễn tiến tổn thương dây thanh âm, bạn nên tránh: Hát hoặc nói quá nhiều khi bạn đang bị nhiễm trùng đường hô hấp trên; Nói quá nhiều hoặc nói quá to, nói liên tục mà không cho giọng nói được nghỉ ngơi đầy đủ; Uống rượu quá mức và tiêu thụ quá nhiều caffeine (làm khô dây thanh âm); Hút thuốc hoặc ở trong môi trường có đầy khói thuốc. Chế độ dinh dưỡng: Bạn cần chú ý đến một chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp hạn chế sự tổn thương dây thanh âm: Ưu tiên sử dụng các thức ăn mềm, dễ nuốt, thanh đạm, ít gia vị; Tránh sử dụng các thức ăn cay nóng; Tránh thức ăn nhiều dầu mỡ; Tránh thức ăn có tính acid nhiều như chanh, dứa, xoài sống,... Tránh đồ ăn thức uống lạnh như kem, nước đá,... Tránh thức ăn cứng giòn khô như các loại hạt, thức ăn rán giòn,... Hạn chế ăn thức ăn cứng giòn trong quá trình điều trị hạt xơ dây thanh quản Phòng ngừa hạt xơ dây thanh quản Bạn có thể áp dụng một số thói quen lành mạnh để chăm sóc dây thanh âm và giảm nguy cơ mắc bệnh: Uống đủ nước mỗi ngày, từ 1,5 - 2 lít nước lọc; Rửa tay thường xuyên; Chăm sóc giấc ngủ; Sử dụng micro nếu bạn cần nói to; Làm ấm giọng trước khi hát hoặc nói chuyện trong thời gian dài; Sử dụng micro khi bạn cần nói to Để giọng nói được nghỉ ngơi để chuẩn bị cho những trường hợp diễn thuyết. Sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà để giữ cho dây thanh âm của bạn không khô. Sử dụng các liệu pháp giảm căng thẳng, liệu pháp nhận thức hoặc yoga để giữ tinh thần luôn thoải mái. Điều trị các bệnh lý có thể liên quan đến tổn thương dây thanh âm như trào ngược dạ dày thực quản, viêm xoang, dị ứng và suy giáp .", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm phổi do nấm Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm phổi do nấm Chế độ sinh hoạt: Bệnh nhân tránh đi lại và tiếp xúc với các khu vực lưu hành bệnh. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị mới nếu bệnh của bạn chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh nhân đang được cấy ghép tủy xương hoặc bất kỳ giai đoạn giảm bạch cầu trung tính kéo dài nào được khuyến cáo nên tránh các hoạt động (ví dụ: Làm vườn, dọn dẹp…) hoặc các đồ vật (ví dụ: Cây trồng trong chậu, hoa, trái cây tươi và rau chưa nấu chín) có thể gây phơi nhiễm quá mức bào tử của các loài Aspergillus hoặc các loại nấm phổ biến khác. Sử dụng liệu pháp kháng nấm dự phòng (tức là điều trị bằng amphotericin B đặt trong mũi hoặc tiêm tĩnh mạch …) ở những bệnh nhân có nguy cơ cao bị nhiễm nấm cơ hội, bao gồm cả những bệnh nhân có tiền sử nhiễm nấm. Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị về chế độ dinh dưỡng, tuân thủ trong việc sử dụng thuốc. Bệnh nhân cần nghỉ ngơi đầy đủ là điều quan trọng để duy trì tiến trình hồi phục hoàn toàn và tránh tái phát. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị như sốt, có nhiều đờm, tăng thở gấp hoặc đau ngực, buồn nôn, nôn… Chế độ dinh dưỡng: Chế độ ăn uống lành mạnh, có vai trò quan trọng đối với hệ thống miễn dịch của cơ thể bạn. Các loại rau củ quả có chứa nhiều vitamin và khoáng chất, rất tốt cho cơ thể. Những thực phẩm chống oxy hóa, thực phẩm giàu omega - 3 có tác dụng kháng viêm, hỗ trợ chữa lành những tổn thương ở mô và tế bào. Bạn nên lựa chọn những loại rau màu xanh đậm, các loại củ có nhiều màu sắc chứa nhiều vitamin như beta-caroten, vitamin C… để bổ sung cho cơ thể những chất chống viêm tự nhiên, chẳng hạn như: Cà chua, rau cải, rau chân vịt, súp lơ xanh, ớt chuông, cam, dứa, táo… … Bổ sung những thực phẩm có chứa chất chống oxy hóa như: Nghệ, tỏi, trà xanh, các loại đậu và các loại hạt (hạt hướng dương, đậu lăng,…), yến mạch, lúa mì… Thực phẩm giàu omega-3 như các loại cá (cá thu, cà hồi, cá ngừ,…), quả óc chó… Người bị viêm phổi nên ăn những thức ăn mềm, dạng lỏng như súp, cháo,… giúp người bệnh dễ tiêu hóa, tăng khả năng hấp thu dưỡng chất cho cơ thể. Phòng ngừa viêm phổi do nấm Bệnh nhân cấy ghép tạng sử dụng thuốc kháng nấm dự phòng chống lại nhiễm nấm xâm lấn như Fluconazole. Bệnh nhân HIV được điều trị thường quy bằng thuốc kháng nấm dự phòng để cố gắng tránh nhiễm các tác nhân gây bệnh cơ hội, đặc biệt là Cryptococcus neoformans . Những bệnh nhân có khả năng bị giảm bạch cầu kéo dài nên tránh các hoạt động làm tăng tiếp xúc với bào tử nấm trong môi trường, chẳng hạn như làm vườn hoặc chăm sóc các chậu cây cảnh, hoa tươi hay xử lý rau củ chưa nấu chín.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa hiếm muộn Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của hiếm muộn Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo những hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, giữ tinh thần thoải mái hạn chế căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những dấu hiệu bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến quá trình thụ thai và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu vẫn chưa thể thụ thai. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy hoặc chia sẻ với những thành viên trong gia đình, ngoài ra bạn các thể nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách và làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. Chế độ dinh dưỡng: Chưa có dữ liệu. Phương pháp phòng ngừa hiếm muộn Để phòng ngừa hiếm muộn hiệu quả, các cặp vợ chồng có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Ở nam giới: Không hút thuốc lá. Hạn chế hoặc kiêng bia rượu. Tránh xa ma túy và các chất kích thích khác. Cân bằng dinh dưỡng, tập luyện thể dục để duy trì cân nặng hợp lý. Tránh môi trường độc hại và khiến cho nhiệt độ tinh hoàn tăng cao. Nghỉ ngơi, thư giãn để giải tỏa căng thẳng. Ở nữ giới: Quan hệ tình dục lành mạnh (luôn sử dụng bao cao su nếu không muốn mang thai). Tránh nạo, hút thai nhiều lần. Thăm khám sức khỏe sinh sản định kỳ cho cả hai vợ chồng để phát hiện sớm những nguy cơ gây vô sinh hiếm muộn. Tránh căng thẳng thường xuyên: Căng thẳng, stress là một trong những nguyên nhân gây ra rối loạn nội tiết sinh dục. Bỏ các thói quen có hại: Dùng các chất kích thích và thụt rửa âm đạo liên tục… làm suy giảm chức năng của buồng trứng và dễ gây mãn kinh sớm. Bổ sung dưỡng chất và vitamin: Duy trì một chế độ ăn uống dồi dào vitamin, đặc biệt là vitamin E có tác dụng tăng cường chức năng hoạt động của buồng trứng để tăng khả năng sinh sản ở phụ nữ." ]
Thưa bác sĩ, Cho em hỏi nếu mắt mình bị dính gì đó (có thể là sắt gỉ) có ảnh hưởng tới mạng sống không? Mong BS cho em xin lời khuyên. (Ngọc Định – TPHCM)
[ "Bạn\r\nĐịnh thân mến, Với\r\nmột sắt gỉ dính ở mắt mà ảnh hưởng tới mạng sống thì hơi quá. Tuy nhiên, điều\r\ngì cũng có thể xảy ra. Một gỉ sắt ở giác mạc mắt nếu không lấy ra có thể sẽ gây\r\nloét nhiễm trùng. Giác mạc loét có thể sẽ tiến tới áp xe nếu không điều trị. Tiến\r\ntriển dần đến viêm mủ nội nhãn và để dẫn đến tử vong. Dĩ\r\nnhiên không phải là sắt gỉ nào ở giác mạc cũng có thể dẫn đến như vậy. Thực\r\nra trong đa số các trường hợp sắt gỉ giác mạc nếu không được xử lý sớm hoặc điều\r\ntrị không đúng cách sẽ dẫn đến sẹo giác mạc làm giảm thị lực hay mù lòa. Do vậy\r\nbất kỳ vật lạ nào rơi vào mắt chứ không cần phải đến gỉ sắt thì tốt nhất là bạn\r\nnên đến gặp bác sĩ mắt để tránh những đáng tiếc xảy ra. Chào\r\nbạn," ]
[ "Chào bạn, Như khuyến cáo từ câu trả lời cho bạn Liên Liên (có thể vào xem ), bạn không nên tự ý sử dụng các chế phẩm có chứa , đặc biệt là thuốc nhỏ mắt. Nếu sử dụng thuốc nhỏ mắt corticoid kéo dài có thể dẫn đến đục thủy tinh thể hoặc tăng nhãn áp, không chữa trị kịp thời có thể gây mù. Vì vậy, bạn nên ngừng ngay việc sử dụng loại thuốc này và đi khám thêm chuyên khoa mắt, bạn nhé. ThS-BS Hồ Phạm Thục Lan AloBacsi.com", "Bạn Mạnh Hiệp thân mến, Chấn thương mắt gây vỡ thủy tinh thể là một chấn thương mạnh, phức tạp. Tức là ngoài vỡ thủy tinh thể, các tổ chức khác của mắt cũng thường bị tổn thương kèm theo. Ngoài việc phẫu thuật thay thủy tinh thể phức tạp hơn bình thường còn kèm theo hư hại các tổ chức khác của nhãn cầu. Do vậy, thị lực phục hồi rất chậm và khó có thể đạt được như ý muốn. Bạn điều trị tại Viện mắt Trung ương nên tôi nghĩ bạn đã được xử lý với tất cả những gì tốt nhất mà ta có thể. Bạn cần đi tái khám thường xuyên để có thể phát hiện sớm một số tổn thương xuất hiện sau một thời gian tiềm ẩn . Chúc bạn may mắn!", "Bạn Nha thân mến, Theo tôi\r\nbiết thì không gây nguy hại gì cho mắt nếu nó không văng vào mắt.\r\nMột số người do văng vào mắt gây phản ứng kích thích. Tuy nhiên đa\r\nsố đều là người sử dụng nên lượng keo cũng ít nên tác hại nguy hiểm không cao\r\nlắm. Về phần\r\nbạn do viêm giác mạc nên theo tôi bạn nên thường xuyên đeo kính bảo hộ che chắn\r\nmắt trong khi sinh hoạt hay làm việc. Do mắt bạn rất dễ bị kích thích và điều\r\ntrị cũng sẽ khó khăn hơn. Thân chào\r\nbạn,", "Chào em, Thật sự là tia xạ có gây hại cho sức\r\nkhỏe về lâu về dài nếu nhiễm xạ quá mức quy định trong 1 năm, nhiễm tia xạ vượt\r\nmức quy định có thể dẫn đến (10-20 năm sau), ức chế tủy xương, tổn thương niêm mạc\r\nruột (tiêu chảy, sụt cân), máu (nhiễm độc), da (ban đỏ, viêm da, sạm da), giảm\r\nsức đề kháng cơ thể, vô sinh... Đặc biệt, phụ nữ đang mang thai chụp Xquang là\r\nđiều hết sức nguy hiểm đối với thai nhi. Tuy nhiên, liều nhiễm xạ từ 1 lần\r\nchụp phim Xquang răng rất thấp, và còn phụ thuộc vào thế hệ máy, kỹ thuật\r\nchụp... nhưng nếu cộng dồn lại số lần phơi nhiễm tia xạ trong 1 năm mà lên đến\r\nhàng trăm, hàng ngàn tấm phim thì phòng khám cần phải có hệ thống bảo vệ cho kỹ\r\nthuật viên. Thân ái. AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", " Trang thân mến, Theo mô tả thì bé bị , bệnh này hay tái đi tái lại nhiều lần. Do đó, em nên vệ sinh kỹ cho bé để không tái phát. Nếu BS rạch không khéo thì sẽ ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ như: lé mắt, xệ mắt,... Vì vậy, em đưa bé đến BV có chuyên khoa mắt để BS xử l‎í thật tốt nhé.", "Chào bạn, Ánh sáng từ hàn điện có thể gây tổn hại mắt ở nhiều bộ phận như giác mạc, thủy tinh thể hay võng mạc. Chính vì vậy khi hàn điện những người thợ luôn đeo kính lọc tia cực tím để bảo vệ mắt. Nếu không được bảo vệ tốt, mắt có thể nhìn mờ do tổn thương các bộ phận kể trên và rất nhanh chóng sẽ dẫn đến mù loà. Các triệu chứng đau nhức, chảy nước mắt, … có thể sẽ tự hết sau 24 giờ nhưng thị lực đôi khi không phục hồi được. Do đó, ạn cần đến khám BS mắt để định rõ tổn thương ở vị trí nào và có hướng điều trị thích hợp để hồi phục nhanh hơn bạn nhé! Thân mến.", " Chào em Quỳnh, Nếu em đã bị trúng kẽm gỉ sét thì nên đi đến BV để . Khi đến đó BS sẽ khám tay và cho toa thuốc cho em, em không nên tự ý mua thuốc uống sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.", " Chào em, Niêm mạc - của em đang có biểu hiện của viêm sung huyết do tiếp xúc với những hóa chất gây hại cho mắt (hỗn hợp nước chanh - phấn trang điểm...). Em cần vào BV Mắt để bác sĩ kiểm tra và kê thuốc thích hợp về bôi tùy vào mức độ tổn thương ở mắt, đừng tự ý xử trí theo cách truyền miệng nữa để tránh rơi vào hoàn cảnh bị biến chứng, di chứng nặng nề như mù do loét giác mạc như nhiều trường hợp tự xử trí thuốc đang được đưa lên báo đài hiện nay. Thân mến! ", " Chào em, Đây là một bệnh lý cần được chữa trị càng sớm càng tốt nhưng nếu nguyên nhân do thì thời gian bắt đầu điều trị và hồi phục sẽ phụ thuộc vào tổn thương thực thể ở mắt và não. Do đó, chỉ có BS điều trị mới có thể cho em lời khuyên thích hợp. Thân mến!", "Xin chào bạn, Khả năng nhìn thấy được của bệnh nhân phụ thuộc vào những cấu trúc sau đây: - Hệ thống dẫn truyền ánh sáng (giống như ống kính của máy ảnh): Giác mạc, thể thủy tinh, thủy dịch trong mắt. Những cấu trúc này khi tổn thương thì cũng có thể điều trị, cấy ghép. - Hệ thống cảm nhận ánh sáng: điểm vàng, thần kinh thị giác. Những cấu trúc này có vai trò giống như là cảm biến của máy ảnh và hệ thống dây điện dẫn truyền tín hiệu. Nếu tổn thương những cấu trúc này gần như không thể điều trị. Trường hợp của bạn là sẹo giác mạc, những bệnh nhân bị tổn thương hay viêm giác mạc khi tạo sẹo sẽ gây ảnh hưởng thì lực rất nhiều, nhưng có thể điều trị bằng phương pháp cấy ghép giác mạc. Cho nên để xác định được khả năng tổn thương đôi mắt của bạn có thể điều trị được hay không và phương pháp điều trị là gì, bạn nên đến bệnh viện chuyên khoa mắt (như BV Mắt TPHCM) để được bác sĩ trực tiếp thăm khám và sẽ tư vấn chi tiết hơn nhé. Thân ái chào bạn.", "Bạn Thu thân mến, Thông thường thì rất khó mà mắt bên còn lại bị ảnh\r\nhưởng. Mắt bên còn lại nếu bị ảnh hưởng thì gọi là nhãn viêm giao cảm. Mắt nhãn\r\nviêm giao cảm là mắt đang bình thường tự nhiên đỏ lên, đau nhức và mờ đi, xảy ra\r\nsau khi mắt bên kia bị chấn thương và có phẫu thuật. Tuy nhiên như tôi đã nói\r\nđiều này rất hiếm xảy ra. Ngoài ra, chắc bạn cũng cần biết là một số ít ở mắt cận thị\r\nnặng trên 6 độ có thể bị bong võng mạc cho dù có hay không có chấn thương. Do\r\nđó những người cận thị nặng, BS thường khuyên không nên chơi những môn thể thao\r\nvận động mạnh. Tuy nhiên như tôi đã nói điều này cũng ít xảy ra. Việc đeo kính râm hoàn toàn không tác hại gì đến mắt bạn\r\nnhé! Thân chào bạn!", " Chào bạn, Triệu chứng bạn mô tả gợi ý nhiều tình trạng mắt, làm mi mắt sưng phù nề, nhiều gỉ và hay chảy nước mắt. Sử dụng điện thoại cả ngày là một yếu tố gây kích thích. Tạm thời bạn nên cho mắt nghỉ ngơi, hạn chế nhìn lâu vào màn hình điện thoại hoặc tivi, rửa mắt bằng nước muối sinh lý thường xuyên. Nếu triệu chứng vẫn tiếp diễn hoặc nặng hơn, bạn nên đến khám bác sĩ mắt để được kê toa thuốc nhỏ phù hợp bạn nhé! Thân mến! Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Chào em, Khi phần ở trên cùng lộ ra lúc em trợn mắt\r\nnhìn xuống mà có ánh vàng thì là biểu hiện của bệnh lý (viêm gan, xơ gan, ứ mật,\r\ntán huyết...). Còn phần tròng mắt nhìn trực diện hơi bị ánh vàng thì có thể do\r\nbệnh lý (khi đó phần ở trên cũng vàng), cũng có thể do ảnh hưởng của môi trường\r\nô nhiễm (đặc biệt là ở người tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá), không phải bệnh\r\nvà không cần điều trị nếu mắt không có khó chịu gì khác. Thân ái,", " Chào em Trang, Chồng em có triệu chứng bỏng mắt do . Em nhắc chồng em đeo kính bảo hộ khi hàn, dùng nước mắt nhân tạo nhỏ mắt ngày nhiều lần, nếu không hết thì cần đi khám BS để có thuốc đặc hiệu để nhỏ trong những trường hợp nặng. Thân mến! Trích trong: TS.BS Trần Thị Phương Thu ", "Chắp mắt là một vấn đề khá phổ biến gây ảnh hưởng đến mí mắt do tuyến nhờn bị bít tắc Chào bạn, Toa thuốc bạn được kê có chứa thành phần kháng sinh, kháng viêm, giúp giảm nhanh triệu chứng khó chịu do nhiễm trùng. Các thuốc này có thể giảm bớt triệu chứng và trong một số trường hợp có thể giúp bệnh khỏi hẳn. Nếu chắp không thể khỏi hoàn toàn nhưng không gây ra triệu chứng khó chịu, không sưng, đỏ, viêm, tạo ghèn, không gây cộn xốm khó chịu hay ảnh hưởng tầm nhìn thì thường không can thiệp gì thêm bạn nhé!" ]
Tìm hiểu chung đau cổ vai gáy
[ "Tìm hiểu chung đau cổ vai gáy Đau cổ vai gáy là tình trạng cơ vùng cổ và vai gây cứng cơ, đau, và hạn chế vận động khi quay cổ hoặc đầu. Tình trạng này không chỉ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi và khó chịu mà còn là dấu hiệu của các bệnh xương khớp nghiêm trọng như thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm cổ, và gai cột sống, có thể chèn ép rễ thần kinh cột sống. Khi bị đau cổ vai gáy, ban đầu người bệnh chỉ cảm thấy đau nhẹ, mỏi vùng vai gáy. Nếu không được điều trị kịp thời, những cơn đau sẽ tăng dần về mức độ, tần suất xuất hiện. Căn cứ vào thời gian diễn biến của bệnh mà người ta chia đau cổ vai gáy thành 2 loại chính bao gồm: Đau cổ vai gáy cấp tính: Tình trạng đau cổ vai gáy thường xảy ra khi người bệnh ngủ sai tư thế khiến cho các cơ căng giãn quá nhanh hoặc sau khi bị chấn thương cơ, dây chằng ở vùng này. Tình trạng này sẽ dần biến mất sau một thời gian ngắn, không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người bệnh. Đau cổ vai gáy mãn tính : Triệu chứng diễn ra thường xuyên, kéo dài, kèm theo đó là một vài triệu chứng khác như dị cảm, đau lan sang cánh tay. Trong trường hợp này, người bệnh cần đi khám để có hướng điều trị lâu dài phù hợp, hạn chế tối đa những biến chứng của bệnh." ]
[ "Tìm hiểu chung đau bả vai Cấu tạo vai Khớp vai là một trong những khớp lớn và có cấu tạo khá phức tạp với các thành phần lớn là xương, sụn khớp, gân, cơ, dây chằng. Hệ thống xương: Đầu trên xương cánh tay, xương bả vai, xương đòn. Hệ thống khớp: Khớp ổ chảo - cánh tay, khớp cùng đòn, khớp ức - đòn, khớp bả vai - lồng ngực. Chóp xoay: Sụn quanh các khớp, bao khớp vai, dây chằng, cơ và gân cơ (có 8 cơ từ xương vai bám tận vào xương cánh tay). Đau bả vai là gì? Đau bả vai là bất kỳ sự khó chịu và đau đớn mà bạn cảm nhận được ở vùng vai. Vai là một khớp hỗ trợ khá nhiều hoạt động của chi trên. Do tần suất sử dụng liên tục nên vai có nhiều nguy cơ bị tổn thương hơn và dẫn đến đau.", "Hình minh họa. Nguồn\r\nInternet Chào bạn, Triệu chứng và 2 vai là thuộc hội\r\nchứng vai gáy do một số nguyên nhân liên quan đến thần kinh, cơ, cột sống cổ,\r\ntuần hoàn não hơn là viêm xoang. Bạn có thể đăng ký khám qua tổng đài\r\n1080 để lên lịch trước, chi phí điều trị thì tùy bạn thuộc diện bảo hiểm nào,\r\ncác xét nghiệm BS đề nghị và bệnh là gì nữa, nhưng nếu gia đình ở xa lên đây\r\nđiều trị thì trước mắt nên chuẩn bị khoảng 10 triệu, vì ngoài người bệnh còn\r\nchi phí ăn uống sinh hoạt cho người nuôi nữa. Thân mến! ", " Chào em Lenny, Đau đầu có nhiều nguyên nhân, viêm xoang cũng là một trong những nguyên nhân gây ra đau đầu. Tuy nhiên, viêm xoang thường kèm theo những triệu chứng khác như nghẹt mũi, chảy nước mũi… vậy em cần đến khám BS tai mũi họng để xác định có viêm xoang hay không. Nếu không có viêm xoang em có thể đến khám BS chuyên khoa nội thần kinh để điều trị. Ngoài ra, triệu chứng có thể do thoái hóa cột sống cổ hoặc làm việc ngồi sai tư thế, giữ lâu 1 tư thế, đặc biệt là các công việc ngồi máy vi tính, máy may… với triệu chứng này em có thể đến khám BS cơ xương khớp. Về vấn đề chụp CT toàn thân, mời em tham khảo:", "Khối u sau gáy khiến người bệnh mệt mỏi khó chịu gây ảnh hưởng đến chất lượng sống Chào em, Với tình huống này, em cần phải đến bệnh viện để kiểm tra xem khối u này thực sự có phải là khối u hay không, có liên quan đến xương hay không và có phải là nguyên nhân gây ra đau mỏi cổ gáy hay không (hay là do bệnh lý khác gây đau vai gáy). Thăm khám lâm sàng, chụp Xquang và siêu âm mô mềm là đủ để giúp tầm soát sơ bộ \"khối\" này là gì. Em đến khám tại phòng khám nội tổng quát hay chuyên khoa cơ xương khớp đều được, em nhé", "Con muốn hỏi có cần đi chụp lại CT không và con có dấu hiệu bi bệnh gì? Con xin cảm ơn bác sĩ. Chào em, có thể do nhiều nguyên nhân, thường gặp là bệnh đau nửa đầu Migraine, \r\ntiếp đó là do căng cơ, do mỏi cơ (trong bệnh cảnh căng thẳng đầu óc \r\nnhiều, thức khuya, thiếu chất...), do viêm mũi xoang, tật khúc xạ của \r\nmắt, do u ở não, do bệnh lý mạch máu não... Những dấu hiệu nguy hiểm cần đi khám ngay là: nặng đầu kéo dài và tăng dần, buồn nôn - nôn ói, nhìn mờ, nhìn đôi, rối loạn cảm giác và/hay yếu liệt bất kỳ vùng nào trên cơ thể, co giật, nuốt khó, khó thở, cứng cổ, sốt nhẹ về chiều, sụt cân... nếu không có các dấu hiệu trên thì em thu xếp đi khám khi thuận tiện cũng được, khám chuyên khoa Nội thần kinh, em nhé. Trong bất kỳ phương pháp trị đau mạn tính nào thì phương pháp không dùng thuốc cũng góp phần quan trọng đáng kể. Đối với đau đầu, em cần nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế căng thẳng đầu óc, có thể chia nhỏ thời gian làm việc như mỗi 1 giờ nghỉ 5 phút chẳng hạn, chọn không gian làm việc yên tĩnh, đủ ánh sáng tránh mỏi mắt, không thức khuya, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước, không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia cafe, nên tập thể dục đều đặn (đặc biệt là yoga), nghe nhạc... để thư thái đầu óc cũng rất tốt cho em nếu em có thời gian và điều kiện bởi vì tâm bình, khí hòa và tiếng cười là liệu pháp trị liệu đau tốt nhất. Thân mến! BS.CK1 Cao Thị Lan Hương ", " Chào em, không gây ra triệu chứng đau mỏi vai, gáy. Trường hợp của em có thể là do hội chứng vai gáy gây ra. Hội chứng này gặp trong thoái hóa cột sống cổ, hoặc ít vận động, cứng cơ vùng cổ. Em có thể đến khám bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp để tìm nguyên nhân và điều trị em nhé. Thân mến! ", "Nguy cơ đau cổ vai gáy Những ai có nguy cơ mắc phải đau cổ vai gáy? Những người có nguy cơ cao mắc bệnh đau cổ vai gáy bao gồm: công nhân văn phòng, tài xế, và lao động nặng do thường xuyên phải giữ tư thế lâu hoặc căng thẳng cơ bắp. Ngoài ra, những người mắc bệnh lý như thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, lao, hoặc ung thư vùng cổ cũng có nguy cơ cao gặp phải tình trạng đau mỏi vai gáy kéo dài. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải đau cổ vai gáy Một số yếu tố làm tăng nguy cơ đau cổ vai gáy là: Tuổi tác: Theo thời gian, cơ thể sẽ trải qua quá trình lão hóa và hệ cơ xương khớp cũng dần bị thoái hóa và suy giảm chức năng. Đây chính là lời lý giải cho tỷ lệ người cao tuổi bị đau cổ vai gáy cao hơn người trẻ. Thời tiết: Mỗi khi giao mùa, đặc biệt là khi trời trở lạnh, do áp lực không khí giảm và các mạch máu có xu hướng co lại. Điều này khiến cho khả năng vận chuyển oxy và máu giảm gây ra tình trạng đau mỏi vai gáy. Thiếu hụt dinh dưỡng: Việc cơ thể thiếu hụt các vitamin khoáng chất cần thiết, đặc biệt là canxi sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của thần kinh và xương khớp. Điều này khiến bạn dễ bị tê bì và nhức mỏi vùng cổ vai gáy.", "Tìm hiểu chung đau đầu gối Đau đầu gối là một tình trạng phổ biến khi xuất hiện các tổn thương ở trong và xung quanh khớp gối, từ các mô mềm, gân, sụn, dây chằng và túi hoạt dịch. Tình trạng này gây ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi. Đau đầu gối có thể là kết quả của chấn thương , như đứt dây chằng hoặc rách sụn. Các bệnh lý bao gồm viêm khớp , bệnh gout và nhiễm trùng cũng có thể gây ra đau đầu gối. Nhiều loại đau đầu gối nhẹ đáp ứng tốt với các biện pháp tự chăm sóc. Vật lý trị liệu và nẹp đầu gối cũng có thể giúp giảm đau. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đầu gối cần phải được phẫu thuật sửa chữa.", "Bạn Tiến thân mến, Trường hợp của bạn cần đi khám và chụp X-quang khớp vai, bạn đừng chủ quan nhé. Rất có thể bạn bị viêm hoặc rách chóp xoay vai. Chóp xoay gồm có 4 cơ có tác dụng giữ vững khớp vai, cử động khớp vai, đây là tổn thương rất thường gặp ở người chơi thể thao, người lớn tuổi gây thoái hóa gân. Bệnh hay gặp ở người trên 40 tuổi. Triệu chứng đầu tiên là đau vùng vai, lan lên cổ (dễ nhầm với thoái hóa đốt sống cổ) đau xuống cánh tay và dừng lại khuỷu tay, có cảm giác yếu mỏi. Nếu không điều trị đúng bệnh sẽ ngày càng nặng, đau tăng khi vận động và đau cả khi ngủ. Khi đau vai kéo dài sẽ dẫn đến biến chứng cứng khớp, teo cơ, mất chức năng vận động. Trước hết bạn phải ngưng chơi thể thao, đi khám chuyên khoa xương khớp để có chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị thích hợp. Trường hợp nhẹ kết hợp dùng  thuốc kháng viêm giảm đau, mang đai bất động vai, hay tập vật lý trị liệu. Nặng hơn có thể phẫu thuật nội soi khớp vai hoặc lấy mô viêm bằng các phương tiện chuyên dùng hoặc dùng sóng radio giúp gân trở lại bình thường. Thân mến!", "Hình minh họa Chào em, Hiện giờ tôi ghi nhận em chỉ bị chấn thương phần mềm\r\nở vùng thái dương bên trái, chưa nghĩ có , có thể kèm căng\r\ndãn dây chằng ở cổ. Do đó, việc chụp Xquang và CTscan thời điểm này là chưa cần\r\nthiết. Toa thuốc của nhà thuốc gồm các thuốc giảm đau, giảm\r\nviêm là chính, có thể giúp ích cho em, em có thể tiếp tục uống. Bất cứ khi nào em có các biểu hiện như đau đầu dữ dội,\r\nnôn ói, tê yếu, nói khó, nhìn mờ, nhìn đôi, rối loạn hành vi, rối loạn cảm giác,\r\nsốt...thì em cần vào viện kiểm tra ngay.", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị viêm quanh khớp vai Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm quanh khớp vai Bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện các chẩn đoán hình ảnh để xác định chính xác vị trí bị tổn thương: Chụp X quang; Chụp CT; Chụp MRI. Chẩn đoán sớm: Chụp Xquang khớp vai phát hiện bệnh lý gì? Khi nào cần thực hiện? Phương pháp điều trị viêm quanh khớp vai hiệu quả Tùy vào thể trạng bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp. Dùng thuốc: Thuốc giảm đau đường uống: Paracetamol , ibuprofen, naproxen… Khi tình trạng viêm của bạn nặng hơn, bác sĩ có thể yêu cầu tiêm corticoid vào khoang khớp ở vai để giảm viêm. Thủ thuật này chỉ được thực hiện bởi nhân viên y tế có chuyên môn. Methotrexate có thể được bác sĩ chỉ định trong trường hợp viêm khớp dạng thấp. Phẫu thuật: Phẫu thuật thay các phần sụn, xương, khớp bị hỏng ở vai của bạn. Nội soi khớp vai để loại bỏ các mảnh sụn hỏng, vỡ ở khớp. Tuy nhiên, giải pháp này không phải biện pháp lâu dài cho việc điều trị viêm quanh khớp vai. Phẫu thuật tạo hình xương khớp. Phẫu thuật thay khớp vai. Lưu ý: Các loại thuốc khi dùng phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Khám phá phương pháp điều trị : Điều trị viêm quanh khớp vai theo y học cổ truyền​ như thế nào? Phẫu thuật có thể được chỉ định để điều trị viêm khớp quanh vai", "Tìm hiểu chung viêm khớp gối Viêm khớp gối xảy ra khi sụn đầu gối bị tổn thương, thường do bào mòn, làm cho bề mặt sụn trở nên thô ráp và xù xì. Điều này khiến các xương trong khớp cọ xát nhiều hơn, tạo ra ma sát và giảm độ đàn hồi của sụn khớp, dẫn đến đau nhức và khó chịu. Nguyên nhân của việc này có thể do tổn thương trực tiếp, bệnh lý, hoặc đơn giản là quá trình lão hóa tự nhiên. Sự suy giảm khả năng giảm chấn động của khớp gối làm tăng nguy cơ viêm sưng và khiến việc di chuyển trở nên khó khăn hơn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.", "Hình\r\nminh họa. Nguồn Internet Chào\r\nchị, Triệu\r\nchứng đau vai gáy lan xuống cánh tay phải là do rễ thần kinh bị chèn ép gây ra.\r\nBên cạnh còn có thể do viêm nhiễm (lao), u, thoát vị đĩa đệm… Khối\r\nở thắt lưng do không trực tiếp thăm khám nên bác sĩ không thể nói được đó là\r\ngì. Có thể là khối u lành tính như bướu bã, bướu sợi thần kinh, hạch bạch huyết…\r\nhoặc ung thư. Tốt\r\nnhất, chị nên đưa chồng đến khám bác sĩ chuyên khoa Nội tổng quát hoặc Nội thần\r\nkinh để được làm một số xét nghiệm hình ảnh học phục vụ cho chẩn đoán. Thân\r\nmến! AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Triệu chứng đau cổ Những dấu hiệu và triệu chứng của đau cổ Đau cổ thường có các triệu chứng bao gồm: Cơn đau trở nên trầm trọng hơn khi lái xe hoặc làm việc. Căng cơ và co thắt vùng cơ vai gáy cổ. Đau cổ khiến khó di chuyển cổ - đầu, ví dụ như nghiêng đầu. Đau nhức đầu thường xuyên. Đau dai dẳng. Đau có cảm giác bỏng rát. Cơn đau nhói xuất phát từ cổ đến vai hoặc cánh tay. Cảm giác tê hoặc ngứa ran như có kim châm ở vai hoặc cánh tay. Hiểu rõ hơn về triệu chứng: Đau cổ bên trái có nguy hiểm không? Đau cổ có thể có triệu chứng đau bỏng rát, đặc biệt ở vùng vai gáy Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào của đau cổ nêu trên xảy ra, bạn cần phải liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm chứng đau cổ sẽ giảm nguy cơ tăng nặng và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.", "Chào bác sĩ, Hôm nay em có câu hỏi như sau, mong bác sĩ giải đáp cho em: Em năm nay 26 tuổi, chưa lập gia đình. Em có tiền sử viêm xoang dạ dày. Hiện tại cứ mỗi mùa đông về là đằng sau lưng và gáy em rất nóng rát, mà đặc biệt chỉ khi vào mùa đông mới bị còn các mùa khác không thấy. Em bị bắt đầu từ năm ngoái, lắm lúc tự dưng gáy và cổ em nóng rát phải dùng khăn lạnh đắp lên mới dễ chịu. Mong bác sĩ tư vấn giải đáp cho em! (Ngoc Thao - ) Trả lời: Chào em, Rất tiếc là BS không thể khám cho em trực tiếp qua mạng, kết hợp những triệu chứng em mô tả trong thư còn rất mơ hồ và cần làm thêm những xét nghiệm cần thiết mới có thể chẩn đoán bệnh cho em chính xác. Em có tiền sử viêm xoang và viêm dạ dày nhưng đã điều trị dứt điểm chưa, em có nội soi dạ dày không, có nhiễm vi trùng Helicobacter pylori (Hp) không…? Liệu những triệu chứng em mô tả trong thư có liên quan đến 2 bệnh của em chăng? Em có những triệu chứng trên một năm rồi nhưng có khám và điều trị thuốc gì không…? Vì còn thiếu nhiều thông tin và với những triệu chứng em mô tả trên thì BS chưa thể chẩn đoán em mắc bệnh gì, khi khám, bác sĩ sẽ xác định lại vị trí điểm đau (nóng rát cổ - họng hay nóng rát cổ - gáy? Nóng rát sau lưng và sau xương ức hay nóng rát lưng – gáy?). Em nên khám chuyên khoa Tai mũi họng kết hợp nội tổng quát để tìm rõ nguyên nhân. Từ đó, BS sẽ tư vấn và có hướng điều trị triệt để cho em. Chúc em sớm tìm ra bệnh và điều trị dứt điểm! BS Chuyên khoa của AloBacsi" ]
Chào bác sĩ, Con tôi được 2 tháng tuổi bé đòi ăn nên tôi đã cho bé ăn bột. Lúc đầu bé ăn thì bé đi cầu 1 lần 1 ngày, bé đi phân vàng mềm, sau mấy ngày bé ăn thì 3 ngày bé đi cầu 1 lần phân vàng mềm. 2 lần bé bị như thế tôi đã ngừng cho bé ăn bột (bé ăn được 2 tuần rồi) và chuyển sang cho bé ăn nước cơm nhưng 3 ngày bé không đi cầu. Bé không quấy khóc. Bé vẫn bú mẹ và ngủ bình thường. Vậy bé có sao không hả bác sĩ bé có bị sao ạ? Hiện tại bé đang được 2 tháng 3 tuần. Rất mong được sự tư vấn của bác sĩ!
[ "Chào bạn, Tốt nhất, bạn nên ngưng cho bé ăn bột hoặc nước cơm\r\nngay, vì bé có thể bị viêm ruột do bé còn quả nhỏ, chưa bài tiết đủ các men để\r\ntiêu hóa thức ăn từ tinh bột. Ở tuổi này, nguồn thức ăn chính của bé vẫn là sữa mẹ hoặc sữa công thức, nên\r\ncác bà mẹ được khuyên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Như vậy,\r\nlời khuyên của BS như thế nào bạn đã hiểu rồi phải không. Hiện tại, bé mới có biểu hiện chậm đi ngoài thôi, ngoài ra, bé vẫn ăn uống,\r\nsinh hoạt bình thường, bạn cần theo dõi thêm, nếu bé có bỏ bú hoặc chướng bụng\r\nthì nên đưa bé vào BV ngay bạn nhé!" ]
[ " Chào bạn, Theo mô tả của bạn thì con bạn đang phát triển bình thường không cần uống thuốc gì cả. Tuổi bé có thể đi ngoài từ 1-10 lần/ ngày, đi ngoài phân màu vàng, mùi chua, hoa cà hoa cải. Do đó, bạn yên tâm nhé. Thân mến!", "Chào em, Theo em trình bày thì tôi nhận thấy số lần đi ngoài và tính chất phân của bé không có gì bất thường nên không cần thiết phải đưa bé đi khám em nhé. Chính vì không có gì bất thường nên hiện tại bé phát triển cân nặng rất tốt theo tuổi của bé. Vì vậy, em nên phát huy, tiếp tục cho bé bú mẹ và ăn dặm bột mặn mỗi ngày 1 lần. Thân mến,", "Thúy Vân thân mến, Đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi thì bình thường trung bình bé khoảng 2-3 lần trong ngày, tính chất phân thay đổi ở trẻ bú mẹ hoặc ăn sữa công thức thìhệ vi khuẩn đường ruột sẽ khác nhau. Phân của trẻ bú mẹ thường có màu vàng, sền sệt có mùi chua, phản ứng hơi toan, phân của trẻ uống sữa công thức thường có màu vàng nâu như đất sét hoặc có màu xanh, mùi thối, phản ứng trung tính, rắn hơn phân của trẻ bú mẹ, đôi khi thành khuôn. Theo mô tả của bạn thì số lần đi ngoài của con bạn 2-3 lần trong ngày và cân nặng của cháu vẫn phát triển bình thường thì chưa thể nói là trẻ đã bị tiêu chảy, còn phân có hiện mùi chua, màu vàng lẫn xanh có thể vì đường ruột của bé chưa tiêu hoá được hết chất đường trong thức ăn hoặc sữa. Còn nếu trẻ ăn dặm trong giai đoạn này, có thể bạn đã cho trẻ ăn hơi nhiều tinh bột, trẻ 8 tháng chỉ nên ăn bổ sung thêm 1 bữa bột lỏng/ngày với lượng bột chỉ cần 2 thìa cà phê trong 200ml nước, và nên nấu kỹ bột cho trẻ hơn nữa để tránh tình trạng tinh bột chưa được thuỷ phân hoàn toàn sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa của trẻ. Đối với trẻ bú mẹ, cần điều trị cả mẹ lẫn con nếu lượng canxi trong máu và sữa mẹ cũng giảm. Ngoài ra cả mẹ và con nên tắm nắng vào các buổi sáng mỗi lần 30 phút liên tục cho tới khi trẻ biết đi. Trong chế độ ăn của mẹ và con cần tăng cường các chất giàu canxi như cá, tôm, cua, thịt, trứng, sữa và chất béo. Trân trọng.", "Chào em, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (1-12 tháng) là tình trạng phân của bé trở nên khô và rắn hơn bình thường. Mỗi lần đi ngoài bé sẽ rặn khó khăn, đau đớn, và khóc. Em không nói rõ cho con bú mẹ hay bú sữa công thức. Vì bé bú mẹ bé thường đi ngoài 1-10 lần một ngày, phân nát hoặc hoa cà hoa cải, mùi hơi chua. Nếu bé bú sữa công thức thường 1-5 lần một ngày, phân nhiều và rắn hơn, mùi thối. Nếu bé được bú sữa mẹ đầy đủ ít khi bị táo bón bởi sữa mẹ rất dễ tiêu hóa. Tuy nhiên, táo bón vẫn có thể xuất hiện ở trẻ được bú mẹ hoàn toàn, đó là do trẻ không được bú đủ lượng sữa mà cơ thể cần và mẹ không ăn nhiều chất xơ hay mẹ cũng bị táo bón. Thiếu nước là nguyên nhân chính gây táo bón ở trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn. Và chính sữa mẹ lại vừa là nguồn dinh dưỡng nuôi bé cũng lại chính là nguồn nước rất quan trọng với trẻ. Vì thế, em cần tăng cường cho bé bú mẹ nhiều hơn để chống táo bón. Bên cạnh đó khẩu phần ăn của mẹ cần tăng cường rau xanh và hoa quả tươi, mẹ không nên ăn những chất chiên xào nhiều dầu mỡ hay ăn những chất kích thích như ớt, tiêu, nước có gas, … Trường hợp bé phải dùng sữa công thức mà thường xuyên bị táo bón là vì sữa công thức khó tiêu hóa hơn sữa mẹ. Để khắc phục tình trạng táo bón, hằng ngày em nên xoa bụng cho bé theo chiều kim đồng hồ khi bé đói một đến hai lần một ngày, mỗi lần khoảng 5-10 phút. Tập cho bé đi vệ sinh vào giờ nhất định, tạo cho bé phản xạ đi ngoài hằng ngày. Nếu cho bé ăn sữa công thức, em nên pha sữa theo đúng chỉ dẫn ghi trên nhãn hộp, nếu pha loãng quá sẽ thiếu năng lượng cho bé, pha đặc quá bé dễ bị táo bón. Ngoài ra em có thể cho bé uống thêm một chút nước sôi để nguội nhưng không uống nước trước khi ăn. Táo bón có thể là triệu chứng của một bệnh khác, hoặc là tác dụng phụ của một loại thuốc nào đó mà bé đang uống. Nếu em áp dụng phương pháp trên mà bé vẫn không đi ngoài được thì em nên đưa bé đến BV để BS chuyên khoa Nhi khám và điều trị cho bé. Thân mến! ", "Em Lien Nguyen thân mến, BS không biết bé của em phát triển như thế nào, ăn mỗi bữa được bao nhiêu\r\nnhưng việc em cho như cách em trình bày là quá sớm và số lần quá\r\nnhiều. Ở lứa tuổi này nếu cho bé ăn dặm thì mỗi ngày chỉ được một bữa thôi em nhé,\r\nmỗi bữa một chén bột ngọt (2 muỗng bột + 200 ml nước + 1 muỗng canh dầu), em có\r\nthể chia chén bột này ra làm 2 lần. Chức năng của hệ tiêu hóa và men tiêu hóa của bé hoạt động chưa hoàn chỉnh\r\nnên việc em cho bé ăn sớm và quá nhiều bé sẽ có nguy cơ bị viêm ruột đó em. Nếu bé không chịu uống sữa thì em nên tăng cường cho bé bú mẹ hoặc khi bé\r\nlớn hơn em có thể bổ sung các thành phần của sữa như sữa chua, váng sữa, phô\r\nmai…nếu bé bú mẹ tốt và dùng thêm các thành phần của sữa thì không ảnh hưởng\r\nđến sự phát triển của bé. Thân chào em,", "Chào\r\nem, Biểu\r\nhiện trên của bé không có gì phải lo hết em à. Đây là một vấn đề sinh lý hết sức\r\nbình thường và hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, em nhé! Chào bác sĩ, Em đang mang thai được 30 tuần và phát\r\nhiện tiểu đường thai kỳ ở tuần 27. Sau 2 tuần ăn kiêng, em đến kiểm tra đường\r\nhuyết ở chuyên khoa nội tiết. Kết quả như sau: lúc đói 4.9, sau 2 giờ ăn là\r\n7.5. Vậy đường huyết của em có bình thường không? Cám ơn BS rất nhiều! (Hồng\r\nTươi - Bình Dương) BS Chuyên khoa của AloBacsi: Em\r\nTươi thân mến, Với\r\nkết quả trên cho thấy đường huyết của em lúc đói và sau ăn 2 giờ đều nằm trong\r\ngiới hạn bình thường. Em có thể yên tâm rồi nha và ăn uống theo hướng dẫn của\r\nBS chuyên khoa nội tiết em nhé. Chào bác sĩ, Bé nhà em 2 tháng rưỡi, cân nặng 5,5kg\r\n(khi mới sinh 2,9kg). Khoảng nữa tháng nay bé đi ngoài phân lỏng, nhầy, sủi bọt,\r\ncó hạt màu trắng và không tăng cân. Ngày đi khoảng 7-8 lần, hay bị són. Đi khám\r\nbác sĩ cho uống men tiêu hóa + kháng sinh được hơn 1 tuần nhưng vẫn không khỏi,\r\nsáng nay đi xét nghiệm phân thì bạch cầu(++) bác sĩ vẫn cho uống thuốc tiếp. Nhờ\r\nbác sĩ tư vấn giúp cháu đang bị gì ạ? (Tri Nguyen – nguyenthi…@gmail.com) BS CK1 Nguyễn Thị\r\nThu Thảo: Chào\r\nem, Theo\r\ntính chất phân và kết quả xét nghiệm cho thấy đường ruột của bé có nhiễm trùng\r\nnhưng chưa có tổn thương (có máu trong phân). Do\r\nđó, em cần cho bé dùng thuốc theo hướng dẫn của BS nhi, nếu sau 2 ngày dùng thuốc\r\nmà bệnh vẫn không có chiều hướng giảm thì em nên cho bé khám lại để BS đánh giá\r\nlại bệnh và cân nhắc thuốc điều trị.", "Chào bạn Hiền, Con trai bạn có cân nặng và chiều cao phát triển rất tốt, điều này cho thấy tình trạng dinh dưỡng của bé đủ chất và việc đi ngoài không ảnh hưởng gì đến sự phát triển thể chất của bé. Bạn cần trình bày rõ hơn như thế nào, mỗi ngày đi mấy lần, phân sệt hay lỏng, có nhiều nước, phân có hoa cà hoa cải, hay có đàm nhớt, nhầy máu không…? Bạn cho bé dùng những loại thuốc nào, liều lượng, uống bao nhiêu ngày…? Có đầy đủ các thông tin trên, AloBacsi mới có thể biết được bệnh tình của bé và tư vấn cho bạn rõ hơn. Hẹn gặp lại bạn!", "- Nguồn: Internet Chào em, Tuy bé của em có nhưng\r\nkhông đáng lo lắm, vì phân không lỏng. Ngoài ra, bé vẫn bú, chơi bình thường. Do\r\nđó, nếu em thấy bé vẫn lên cân tốt thì em đừng quá lo lắng. Còn nếu đi ngoài\r\nnhiều lần kèm phân lỏng nhiều nước, không lên cân hoặc sụt cân…thì em nên đưa\r\nbé đi khám ngay em nhé. AloBacsi.com Cổng thông tin tư\r\nvấn sức khỏe miễn phí", "Chào bạn, Tiêu chảy là tình trạng bé đi tiêu phân lỏng có nước > 3 lần/ngày.\r\nNguyên nhân gây bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em đa số là do virus, bệnh thường tự\r\ngiới hạn sau 5 – 7 ngày. Do vậy, theo định nghĩa này và theo bạn mô tả tính\r\nchất phân và số lần đi ngoài của bé, cho thấy bé của bạn đang có biểu hiện tiêu\r\nchảy. Bạn nên xem lại tính chất phân của bé, nếu bé đi ngoài có dạng\r\n“hoa cà hoa cải” là bình thường, chỉ cần dùng men vi sinh và thuốc kẽm, còn nếu\r\nphân có nhiều “chất nhầy” thì cần xem lại, ngoài 2 dạng thuốc trên, cần cân\r\nnhắc xem có nên dùng kháng sinh không. Sau điều trị 10 ngày mà bé vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm,\r\nbạn nên cho bé tái khám lại để BS cân nhắc việc điều trị. Bạn cần lưu ý thêm, nếu\r\nbé đi phân có nhiều chất nhầy, cần lấy phân ngay chất nhầy này để làm xét nghiệm\r\nvà trong thời gian này vẫn cho bé bú mẹ bình thường, còn mẹ vẫn ăn uống bình\r\nthường, đủ chất dinh dưỡng, không phải kiêng cữ gì bạn nhé!", "Em Hân thân mến, có thể là do sinh lý hoặc bệnh lý, nhưng em đã\r\ncho bé đi khám rồi BS bảo không có bệnh lý thì em nên xem lại chế độ ăn của bé,\r\ncó thể là do thức ăn làm bé ngán quá không. Ngoài ra, em cần lưu ý đến điều này, bé mới 13 tháng tuổi\r\nchưa nên cho ăn cơm, bé rất dễ bị hóc và khó tiêu hóa. Tốt nhất, em nên cho bé\r\năn cháo đặc, bún, phở, hủ tiếu mềm và nên cắt nhỏ… Trong thời gian bé biếng ăn, em có thể cho bé dùng thức ăn\r\nnào mà bé thích như sữa, sữa chua, váng sữa, phô mai, bánh Flan, trái cây…không\r\nnên bắt ép bé ăn hoài một món. Còn việc bé ngủ ít và hay quấy khóc cần xem lại\r\nxem bé có thiếu vitamin D, canxi…? Sau dùng thuốc bé vẫn chưa cải thiện thì em nên đưa bé đi\r\nkhám lại, BS sẽ đánh giá và bổ sung thêm thuốc phù hợp cho bé. Chúc bé sớm ăn ngoan trở lại. Thân mến!", " Chào em, Vì lúc bé trong bào thai được bảo vệ trong bụng mẹ ấm áp, không tiếng ồn quen rồi, khi sinh ra môi trường bên ngoài hoàn toàn khác nên bé có nhiều thay đổi đột ngột. Nhiều trường hợp bé bằng tuổi con bạn cũng như vậy. Bé mới 2 tháng tuổi thường chưa quen lắm với bên ngoài nên bé có thể khóc, ngủ ít, bú ít. Để cải thiện tình trạng này em nên mặc quần áo thoáng mát cho bé, phòng ngủ sạch sẽ, mát mẻ, cho bé bú no trước ngủ, phòng ngủ yên tĩnh,... Nếu áp dụng các cách trên mà bé không tiến triển thì đưa bé đến BV để BS chuyên khoa Nhi khám và điều trị cho tốt. Thân mến!", "Chào em, Em không cho biết rõ tính chất phân của bé nên tôi không biết có thật sự bé bị hay không nhưng trước tiên em nên bỏ thói quen 2 ngày bơm hậu môn cho bé một lần, vì thói quen này sẽ làm cho bé mất luôn phản xạ đi ngoài. Bây giờ, để cải thiện em nên tăng cường cho bé bú mẹ nhiều hơn bú bình. Ngoài ra, em nên ăn nhiều rau xanh, củ quả, trái cây tươi có tính nhuận trường và nhiều chất xơ để giúp bé đi ngoài tốt hơn. Nếu không cải thiện thì em nên đưa bé đi khám chuyên khoa tiêu hóa. Thân ái! ", " Chào bạn, Theo tôi, cả hai vấn đề tiểu tiện của bé đều được quan tâm: - Bạn nên xem lại trong ngày bé uống có đủ nước chưa (nước uống và sữa mỗi ngày khoảng 1100ml) hoặc bạn cũng có thể theo dõi qua màu sắc nước tiểu, nếu uống đủ nước nước tiểu sẽ có màu trắng trong hoặc vàng nhạt. - Về vấn đề đi ngoài, ba ngày bé mới một lần và trong phân có chút máu có thể là do phân cứng làm nứt hậu môn gây chảy máu hoặc cũng có thể do một bệnh lý khác ở vùng hậu môn trực tràng, polyp,…? Tốt nhất, bạn nên đưa bé đến BV Nhi Đồng khám và điều trị sớm. Thân ái. ", "Chào bạn, Bạn không nên so sánh như vậy, vì tuy cùng tháng tuổi nhưng chế độ ăn uống của bé sẽ khác nhau. Nếu bé của bạn ăn nhiều, uống nhiều sữa, nước trái cây và nước lọc trong ngày nhiều thì số lần đi tiểu của bé sẽ nhiều hơn. Bây giờ, bạn nên xem lại trong thời gian qua bé có thường quấy khóc, ăn ngủ không ngon, sụt cân hoặc đứng cân hay không,…nếu có hoặc để giải tỏa sự lo lắng của bạn thì bạn nên nhanh chóng đưa bé đi khám và làm xét nghiệm nước tiểu. Thân mến,", " Chào em, Có thể là bé bị rối loạn tiêu hóa nhưng nếu tình trạng trên kéo dài hoặc sau dùng kéo dài nhiều ngày mà bệnh vẫn không cải thiện thì em nên đưa bé đi khám và làm xét nghiệm phân, BS sẽ xem lại chẩn đoán và có hướng điều trị triệt để cho bé. Thân mến! " ]