query
stringlengths
10
5.62k
pos
sequencelengths
1
1
neg
sequencelengths
15
15
Chào BS, Tay phải của em có triệu chứng nhức khi duỗi thẳng, nhức từ cổ tay trở lên. BS cho hỏi, em bị bệnh gì? Xin cảm ơn. (N. V. Nghĩa, 23 tuổi).
[ "Chào em, Đau có nhiều nguyên nhân\r\nđược chia thành hai nhóm chính là đau kiểm viêm hay không viêm. Với những mô tả\r\ncủa em thì chưa thể phân loại tình trạng đau này thuộc kiểu nào. Nhiều khả năng\r\ncó tổn thương tại khớp. Em nên đến khám BS chuyên khoa để xác\r\nđịnh bệnh và điều trị em nhé." ]
[ " Chào bạn Trâm, Triệu chứng , tăng khi cử động mạnh và giơ tay lên cao ở người không làm việc nặng cũng như không té ngã có thể gặp do những nguyên nhân sau: đau mỏi cơ (căng thẳng quá mức, kéo dài do ngồi làm việc, lao động không đúng tư thế, nằm ngủ không thoải mái gây chèn ép vai...), viêm khớp vai, thoái hóa khớp vai (ở người lớn tuổi), do bệnh lý tại phổi... Dựa vào triệu chứng đau thì chưa đủ để xác định được nguyên nhân. Bạn cần đến BV để kiểm tra, đăng ký khám chuyên khoa cơ xương khớp, BS cần thăm khám, chụp phim Xquang và các xét nghiệm khác nếu cần để xác định nguyên nhân và điều trị thích hợp. Thân mến!", "Chào em, Triệu chứng toàn bộ cánh tay phải thì cần kiểm tra lại khớp vai, thần kinh - cột sống cổ, mạch máu lớn nuôi cánh tay đó… Em không nên sử dụng thuốc giảm đau bừa bãi, có thể sinh tác dụng phụ như viêm dạ dày, tăng men gan, tăng gánh cho thận, nặng hơn là phụ thuộc thuốc nếu dùng thuốc giảm đau có tính gây nghiện, corticoid. Với tình trạng này, em nên đến bệnh viện đa khoa, đăng ký khám chuyên khoa thần kinh và chuyên khoa Cơ xương khớp để được BS kiểm tra toàn diện và điều trị thích hợp, em nhé! Thân mến!", "Chào Dinh Nguyen, Triệu chứng đau mỏi các ngón tay mà bạn mô tả có thể là , cũng có thể do viêm khớp gây ra. Nếu chỉ thông thường, có thể cải thiện bằng cách cho bàn tay nghỉ ngơi\r\nvài ngày, kết hợp các thuốc kháng viêm giảm đau, bệnh sẽ khỏi nhanh. Trường hợp\r\nviêm khớp thì phức tạp hơn, do có nhiều nguyên nhân gây ra. Bác sĩ cần phải thăm khám trực tiếp mới kết luận được bạn bị đau\r\ndo nguyên nhân nào. Bạn có thể đến các phòng khám cơ xương khớp để được chẩn\r\nđoán chính xác bạn nhé! Thân ái, AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Chào bạn, Các triệu chứng của bạn hướng nhiều đến tật ngón tay cò súng. Ngón tay cò súng là tình trạng ngón tay gặp khó khăn khi duỗi, duỗi không tự nhiên hoặc đau khi cố gắng duỗi. Bệnh xảy ra khi sự trượt lên nhau trong bao gân giữa các gân gấp bị khó khăn do viêm, bao gân hẹp hoặc do phì đại gân gấp. Mọi độ tuổi đều có thể bị ngón tay cò súng nhưng bệnh thường thấy ở những người trên 45 tuổi và ở nữ nhiều hơn nam. Ngón tay thường bị cố định, kẹt hoặc khóa trong tư thế gập khi vận động ngón tay. Cần phải có ai đó kéo thẳng hoặc bẻ về vị trí cũ. Đau xảy ra trên vùng gân và thường đau nhiều hơn khi vận động. Ngoài ra cũng có thể xuất hiện sưng. Ngón giữa co được nhưng không thể duỗi thẳng. Người lớn thường bị ngón giữa còn trẻ em thường bị ngón tay cái. Đối với tật ngón tay cò súng, phương pháp điều trị bảo tồn bao gồm: Nẹp ngón tay buổi tối. Giữ ấm bàn tay - ngón tay. Hạn chế vận động mạnh. Dùng thuốc giảm đau. Nếu không bớt sẽ cân nhắc đến chuyện tiêm thuốc và hơn nữa là phẫu thuật. Tuy nhiên, với tất cả mọi mặt bệnh, bác sĩ vẫn phải cần khám trực tiếp cho bạn thì mới đưa ra chẩn đoán chính xác được, bác sĩ không thể chỉ dựa vào vài thông tin bạn cung cấp mà vội chẩn đoán, điều đó thường dẫn đến sai lầm. Hiện tại bạn có thể nghỉ ngơi và dùng thuốc giảm đau an toàn tại nhà như paracetamol 2-3 viên mỗi ngày, qua thời hạn cách ly tại nhà, bạn nên đi khám chuyên khoa Cơ xương khớp hay ck chấn thương chỉnh hình để được kiểm tra và điều trị thích hợp. Nếu thời hạn cách ly kéo dài tiếp tục, thì bạn cũng tranh thủ đi khám, mang theo khẩu trang khi đến bệnh viện, bạn nhé. Thân mến.", "Chào bạn, Theo như mô tả của bạn, BS nghĩ nhiều đến em bị đau cơ cạnh cột sống, tuy nhiên do em không nói rõ tính chất đau, thời gian đau, thời điểm khởi phát cơn đau và độ tuổi, giới tính nên cũng khó kết luận. Em nên khám chuyên khoa Cơ xương khớp và chụp X-quang cột sống thẳng nghiêng ở các vị trí cần thiết. Thân mến. Mời rham khảo thêm: >> >> BS.CK2 Đoàn Thị Huyền Trân Trưởng khoa Cơ xương khớp, BV Nhân dân 115", " Chào bạn, Biểu hiện bệnh của bạn gặp trong khá nhiều bệnh lý từ cơ năng đến thực thể, trong đó thường gặp ở độ tuổi của bạn là chứng , co thắt cơ vòng tâm vị, tâm lý… Do đó bạn cần đến khám tại các cơ sở y tế để được hỏi bệnh chi tiết hơn, thăm khám toàn diện và đề nghị các xét nghiệm cần thiết để có chẩn đoán và điều trị thích hợp nhất, bạn nhé. Thân mến! Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Chào em, Triệu chứng của em có thể gặp trong bệnh lý tại lách, phổi và màng phổi trái, tim, thành ngực bên trái, hay cũng có khi em chỉ bị đau cơ kèm biến dạng khung xương sườn nhẹ bẩm sinh mà thôi. Em đến bệnh viện để kiểm tra, đăng ký phòng khám Nội tổng quát, sau khi thăm khám và làm xét nghiệm kiểm tra (chụp Xquang ngực, siêu âm tim) thì bác sĩ có thể xác định được nguyên nhân cho em và có hướng xử trí thích hợp tương ứng, em nhé. Thân mến.", "Hội chứng cổ vai gáy có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là tuổi trung niên. Chào bạn, Tình trạng đau nhức mỏi cổ, vai, gáy còn được gọi là , có nguyên nhân thường gặp là lúc ngủ hoặc sinh hoạt hàng ngày bị sai tư thế kéo dài, đặc biệt là phải cúi cổ kéo dài hoặc thói quen ngủ kê gối cao... do thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, thoái hoá cột sống cổ, hẹp ống sống, vẹo cổ bẩm sinh, loãng xương, dị tật, viêm, chấn thương vùng cổ, viêm khớp dạng thấp... Để điều trị triệt để, cần biết rõ nguyên nhân. Người bệnh cần được khai thác bệnh sử và thăm khám lâm sàng. Ngoài ra, còn có các phương tiện hỗ trợ chẩn đoán như chụp X-quang cột sống cổ, đo điện cơ và chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống cổ. Bạn nên đưa người nhà tới khám chuyên khoa Cơ xương khớp để được xác định chẩn đoán và điều trị bạn nhé! Thân mến.", " Chào em, Em đừng quá lo lắng. Tình trạng hiện tại của em theo tôi là do vận động quá nhiều, gây dãn dây chằng ở khớp . Tình trạng này sẽ dần tự khỏi. Trong thời gian này em nên vận động cẩn thận, tránh lật cổ chân khiến tình trạng nặng hơn. Nếu triệu chứng tăng lên em có thể đến khám BS Cơ xương khớp để tìm nguyên nhân em nhé. Thân mến! Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Chào bạn, Bạn đã bị thoái hóa cột sống cổ, giờ đau vai trái và tê các\r\nđầu ngón tay bên trái thì nguyên nhân có thể do ảnh hưởng của thoái hóa cột\r\nsống cổ. Bệnh thường gặp ở người trên 40 tuổi chủ yếu là do quá trình lão\r\nhóa của cơ thể. Thoái hóa cột sống cổ có biểu hiện đau kéo dài từ\r\ngáy lan ra cổ, đau lan lên đầu, có thể  đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh\r\ntay ở một bên hay ở cả hai bên. Ngoài ra có thể kèm tê, mỏi... vai lan xuống\r\ncánh tay bàn tay. Tuy nhiên, tê các ngón tay cũng có thể do hội chứng ống cổ\r\ntay, thiếu vitamin B1... Bạn nên đi khám, chụp Xquang, MRI... để có chẩn\r\nđoán chính xác nguyên nhân và điều trị nhé!", "Chào bạn, Triệu chứng và ảnh hưởng đến chức năng sinh hoạt hàng ngày có thể do nhiều nguyên nhân. Các nguyên nhân thường gặp là tổn thương tủy cổ hoặc giữa ngay cổ tay… Mẹ bạn nên đo điện cơ và tầm soát tổn thương ở tủy cổ. Tại BV 108, BV Bạch Mai có nhiều chuyên gia về vi phẫu trong chấn thương chỉnh hình hoặc các bác sĩ chuyên ngành nội cơ xương khớp, nội thần kinh sẽ giúp bạn tầm soát các nguyên nhân trên. Thân mến,", "Hình minh họa.\r\nNguồn Internet Chào bạn, còn được gọi bằng một số tên\r\nkhác như khuỷu tay của người chơi tennis, khuỷu tay của người chèo thuyền. Tổn\r\nthương cơ bản là viêm chỗ bám của gân duỗi cổ tay quay, đặc trưng bởi triệu\r\nchứng đau tại vùng lồi cầu ngoài cánh tay. Nguyên nhân gây bệnh thường do\r\nvận động quá mức của các cơ duỗi cổ tay và ngón tay, chủ yếu là cơ duỗi cổ tay\r\nquay ngắn hoặc do tình trạng căng giãn gây rado các động tác đối kháng ở tư thế\r\nngửa của cổ tay. Các động tác lặp đi lặp lại hàng ngày trong một thời gian dài\r\nnhư chơi đàn, đan lát, thái thịt, xoay đấm cửa, vặn tuavit, chơi tennis, cầu\r\nlông… là nguyên nhân gây bệnh. Để điều trị bệnh cần nhất là phải\r\nđể cho gân cơ được nghỉ ngơi một thời gian, sử dụng thuốc uống giảm đau khi có\r\ntriệu chứng. Tiêm corticosteroids tại chỗ không nên thực hiện quá nhiều lần\r\ntrong năm vì có thể để lại di chứng không tốt. Sau tiêm và sau điều trị bằng\r\nphẫu thuật vẫn phải chú ý nghỉ ngơi và dùng thuốc theo toa. Hiện tại bạn có thể\r\ntái khám ở bệnh viện có chuyên khoa Cơ Xương Khớp như BV Chợ Rẫy, BV Nhân dân 115,\r\nNguyễn Tri Phương… để được tư vấn cụ thể hơn bạn nhé! Thân mến! ", "Tập vật lý trị liệu sẽ giúp cổ tay gập duỗi tốt hơn Chào em, Sau một thời gian dài được cố định để lành xương thì khi vận động lại bàn tay, cổ tay sẽ khá khó khăn và gây đau, đó là do hiện tượng cứng khớp tạm thời do bất động trong thời gian dài. Em cần tập cổ tay thêm nữa, tập gập duỗi và xoay cổ tay, làm việc từ mức độ nhẹ tăng dần lên, đến mức nào cảm thấy đau tay thì nghỉ và dừng lại ở mức độ đó, đến khi quen mức độ hoạt động đó rồi mới tăng dần tiếp. Em chú ý tập tăng dần mức độ từ từ theo khả năng của em, đừng quá sức là được, trung bình khoảng 6 tháng là tay ổn, em nhé. Nếu tập khó quá em có thể đến trung tâm vật lý trị liệu phục hồi chức năng để được hỗ trợ thêm. Trường hợp cổ tay sưng đau kéo dài và cứng khớp trên 2 tuần không đỡ thì cũng nên khám kiểm tra lại tại bác sĩ chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình, em nhé. Thân mến.", "Chào bạn Minh, Triệu chứng lan ra trước đến hông cùng bên có thể do nhiều nguyên nhân, như căng mỏi cơ, căng dây chằng cột sống, sỏi thận…Với tình trạng này bạn nên khám chuyên khoa cơ xương khớp, để BS thăm khám, chụp phim kiểm tra, chẩn bệnh và kê thuốc thích hợp. Đồng thời bạn nhớ chú ý dáng ngồi dáng đi, tránh đứng lâu, nằm ngủ cần nệm đủ chắc, không lò xo, khi nằm ngửa tạo được thế thẳng lưng. Thân mến! ", "Chào em, là bệnh lý xương khớp phổ biến ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, giới trẻ hiện nay, đặc biệt nhân viên văn phòng lại đứng trước nguy cơ mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ cao do lối sống thụ động, ít rèn luyện thể dục thể thao cùng chế độ dinh dưỡng không khoa học, thiếu chất. Những yếu tố này sẽ đẩy nhanh quá trình thoái hóa xương khớp tự nhiên, khiến người bệnh suy giảm chức năng vận động nếu không điều trị kịp thời. Nếu hiện tại đang đau nhiều, ảnh hưởng sinh hoạt, em nên tới bệnh viện khám chuyên khoa Cơ xương khớp hoặc Ngoại thần kinh để bác sĩ đánh giá và kê toa thuốc điều trị. Giai đoạn đầu chủ yếu điều trị bằng thuốc, chỉ cần chụp Xquang, chưa cần chụp cộng hưởng từ. Giai đoạn sau nếu bệnh không đáp ứng với thuốc, bác sĩ sẽ xem xét chỉ định chụp cộng hưởng từ và xem xét phẫu thuật em nhé! Thân mến." ]
Triệu chứng xuất huyết não thất
[ "Triệu chứng xuất huyết não thất Những dấu hiệu và triệu chứng của xuất huyết não thất Có thể không có triệu chứng. Nếu có triệu chứng, các triệu chứng thường gặp nhất ở trẻ sinh non bao gồm: Ngừng thở; Thay đổi huyết áp và nhịp tim; Giảm trương lực cơ; Phản xạ giảm; Ngủ quá nhiều; Hôn mê; Bú yếu; Động kinh và các chuyển động bất thường khác. Các triệu chứng của xuất huyết não thất ở người lớn bao gồm: Đau đầu đột ngột; Buồn nôn và nôn; Yếu liệt; Hôn mê; Động kinh . Đau đầu đột ngột là một trong những triệu chứng của xuất huyết não thất Khi nào cần gặp bác sĩ? Khi bạn hoặc người nhà có bất kỳ triệu chứng nào của xuất huyết não thất, hãy liên hệ ngay với bác sĩ và chuyển người bệnh đến trung tâm cấp cứu gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời." ]
[ "Chào em, Nôn ra máu sau nôn ói nhiều thường\r\nlà do trầy xước niêm mạc thực quản, có thể ở hầu họng (móc họng), thường ít. Nếu\r\nnôn ra máu nhiều hơn, máu đỏ bầm, tiêu phân đen, chóng mặt, mệt lả thì coi chừng\r\nbị xuất huyết tiêu hóa do viêm loét dạ dày hay vỡ giãn tĩnh mạch thực quản do / xơ gan rượu. Những vết đỏ sau đợt nhiều có thể là ban dị ứng, có thể là sao mạch do viêm gan do rượu. Em hay uống\r\nrượu nhiều thì nên kiểm tra sức khỏe của mình, coi có bị viêm gan không, có rối\r\nloạn mỡ máu, tăng acid uric không... Thân,", "Triệu chứng nhiễm trùng huyết Những dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm trùng huyết Nhiễm trùng huyết là một tình trạng nhiễm trùng rất nghiêm trọng có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Quan ngại lớn nhất của nhiễm trùng huyết là tập hợp những biểu hiện lâm sàng của tình trạng nhiễm trùng – nhiễm độc toàn thân, gây choáng (sốc), suy đa tạng và tử vong nhanh. Các biểu hiện: Sốt: Sốt cao trên 38 o C là dấu hiệu đầu tiên và quan trọng nhất của nhiễm trùng huyết; Hạ thân nhiệt: Trong một số hiếm trường hợp, đáp ứng của cơ thể với tình trạng nhiễm trùng là hạ thân nhiệt. Hạ thân nhiệt có thể là tình trạng nhiễm trùng huyết nặng hơn và tiên lượng cũng xấu hơn; Ớn lạnh: Ớn lạnh kèm theo sốt và một số dấu hiệu điển hình khác, bệnh nhân có thể được chẩn đoán nhiễm trùng huyết; Thở nhanh: Khi nhiễm trùng xảy ra ở phổi, lượng oxy cơ thể hít vào giảm đi do đó bệnh nhân phải thở nhanh hơn để đáp ứng nhu cầu oxy, điều này khiến người bệnh khó thở; Đau nhức: Xảy ra ở toàn bộ cơ thể hoặc chỉ một số bộ phận; Tim đập nhanh, hạ huyết áp : Tim cố gắng bơm máu đi để chống lại tình trạng nhiễm trùng do đó nhịp đập nhanh hơn bình thường. Huyết áp hạ là một trong những triệu chứng có thể dẫn đến sốc nhiễm trùng – giai đoạn nghiêm trọng nhất của nhiễm trùng huyết; Vùng da đổi màu: Khi bị nhiễm trùng huyết, cơ thể ưu tiên vận chuyển máu tới các cơ quan quan trọng nhất của cơ thể, máu cũng di chuyển từ các cơ quan ít quan trọng hơn tới các cơ quan quan trọng để giúp bạn duy trì sự sống dẫn đến lượng máu tới da có thể giảm đi và khiến da trở nên tím tái, nhợt nhạt; Tâm thần kinh: Mệt mỏi, li bì, lơ mơ hoặc vật vã kích thích và hôn mê. Rối loạn ý thức thường đi kèm shock nhiễm khuẩn; Gan, lách to: Phản ứng của hệ võng nội mô, thường hay gặp gan to nhiều hơn lách to. Không phải tất cả các ca bệnh nhiễm trùng huyết đều có biểu hiện giống nhau, tùy vào từng trường hợp với mức độ khác nhau mà triệu chứng sẽ có sự thay đổi. Biến chứng có thể gặp khi mắc nhiễm trùng huyết Hậu quả của nhiễm trùng máu là hết sức nặng nề, có thể gây viêm nội mạc mao quản, gan, lách sưng to, áp-xe não, viêm màng não, suy thận cấp hoặc tác động xấu đến xương khớp (viêm tủy xương, viêm tràn dịch mủ khớp), viêm cơ tim , viêm màng ngoài tim, viêm tắc tĩnh mạch thứ phát, viêm động mạch. Bệnh nhân nhiễm trùng huyết thường có tiên lượng tử vong cao hơn những bệnh nhân mắc các nhiễm trùng khác. Biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi mắc nhiễm trùng huyết: Sốc nhiễm trùng: Khó thở, nhịp tim nhanh, rối loạn tâm thần,… Biến chứng sốc nhiễm trùng gây tỷ lệ tử vong cao. Tình trạng diễn biến nặng hơn với người cao tuổi, trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh; Hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS): Suy hô hấp cấp tiến triển là vấn đề lớn nhất trong hồi sức cấp cứu với tỷ lệ dẫn đến tử vong lên tới 45%. Suy hô hấp tiến triển gây ra một loạt biểu hiện nặng, khởi phát nhanh: Thiếu oxy máu, thâm nhiễm phổi lan tỏa dẫn đến suy hô hấp; Rối loạn đông máu: Máu chảy không đông lại như bình thường do sự thiếu hụt các yếu tố đông máu. Người mắc biến chứng này dễ rơi vào tình trạng nguy kịch, trụy mạch do sốc nhiễm trùng; Suy giảm chức năng gan, thận: Gan, thận bị tổn thương đến mức không thể tự phục hồi và hoạt động bình thường trở lại. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nhận thấy sự xuất hiện của bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng nào thì tốt nhất nên đến ngay bệnh viện để được thăm khám, xét nghiệm và được các bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn điều trị. Tuyệt đối không được thờ ơ trước các bất thường của cơ thể, vì có thể khiến bệnh tiến triển đến mức trầm trọng, việc chữa trị vô cùng khó khăn và gặp không ít rủi ro, biến chứng.", "Triệu chứng xuất huyết giảm tiểu cầu Những dấu hiệu và triệu chứng của xuất huyết giảm tiểu cầu Một số dấu hiệu và triệu chứng của xuất huyết giảm tiểu cầu là: Dấu hiệu gợi ý là hội chứng chảy máu, hay gặp nhất ở da và niêm mạc. Bệnh cũng có thể được phát hiện tình cờ thông qua khám bệnh định kỳ, làm xét nghiệm tổng phân tích máu ngoại vi thấy có số lượng tiểu cầu giảm. Hội chứng xuất huyết: Xuất huyết dưới da tự nhiên, chảy máu chân răng, chảy máu mũi , nôn ra máu, đi ngoài phân đen, kinh nguyệt kéo dài, đi tiểu ra máu… Hội chứng thiếu máu . Gan, lách, hạch ngoại vi không to. Tác động của xuất huyết giảm tiểu cầu đối với sức khỏe Tiến triển cấp tính thường xảy ra ở trẻ em. 80% trường hợp bệnh có thể khỏi từ sau 15 ngày đến 2 tháng. Tuy nhiên cũng có thể tử vong nhanh chóng do giảm tiểu cầu nặng dẫn đến xuất huyết não màng não. Tiến triển bán cấp có thời gian diễn biến bệnh dài hơn. Tiến triển mạn tính xảy ra trên 6 tháng. Rất dễ tái phát. Hình thức này chủ yếu là ở người lớn. Không có một tiêu chuẩn nào ngay từ lúc đầu cho phép dự đoán tiến triển mạn tính này. Mặc dù là một bệnh lành tính nhưng xuất huyết giảm tiểu cầu vẫn có một tỷ lệ tử vong nhất định vào khoảng 3 – 5%. Khoảng 80% trẻ em và 70% người lớn có thể khỏi bệnh sau khi được điều trị. Biến chứng có thể gặp khi bị xuất huyết giảm tiểu cầu Những biến chứng có thể gặp phải khi mắc xuất huyết giảm tiểu cầu là: Dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa: Ói ra máu, đi tiêu phân đen, đi tiêu phân máu. Dấu hiệu xuất huyết đường niệu: Đi tiểu ra máu. Dấu hiệu xuất huyết não: Nhức đầu dữ dội, lơ mơ, rối loạn tri giác,… Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe. Liên hệ ngay với bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra", "Triệu chứng ho ra máu Những dấu hiệu và triệu chứng của ho ra máu Triệu chứng : Ho đột ngột khởi phát hoặc tái phát theo chu kỳ, do kích thích bởi tác nhân như phơi nhiễm chất dị ứng, lạnh, hoạt động gắng sức, nằm ngửa. Buồn nôn hoặc nôn ra máu màu đen, nâu hoặc cà phê. Xuất hiện bọt và máu trong đờm, và nếu lượng nhiều có thể gây cảm giác nghẹt thở. Dựa vào thể tích máu để phân mức độ nặng nhẹ của triệu chứng: Nguy hiểm đến tính mạng: Ho ra máu ồ ạt, từ 100 ml đến trên 600 ml/lần. Không đe doạ tính mạng: Lượng máu ít đến vừa phải, từ 20 - 200 ml/lần. Ho ra máu nhẹ: Ít hơn 20 ml/lần. Một số triệu chứng gợi ý nguyên nhân gây ho ra máu: Sốt và ho có đờm: Viêm phổi. Đổ mồ hôi ban đêm, giảm cân, và mệt mỏi: Ung thư , lao. Đau ngực kèm khó thở: Viêm phổi , thuyên tắc phổi. Đau chân và sưng chân: Thuyên tắc phổi. Tiểu máu: Hội chứng Goodpasture. Chảy máu mũi: Viêm đa khớp có u hạt. Dấu hiệu nguy hiểm (Red flag): Ho ra máu nặng. Đau lưng . Tiền sử có ống thông động mạch phổi hay phẫu thuật mở khí quản. Cảm giác khó chịu, sút cân hoặc mệt mỏi. Tiền sử hút thuốc nhiều. Khó thở khi nghỉ ngơi, giảm hoặc mất âm thanh thở. Tác động của ho ra máu đối với sức khỏe Nhìn chung, ho ra máu có tác động rất xấu đối với sức khỏe. Ho ra máu kéo dài gây đau đớn, khó chịu, mất máu dẫn đến suy nhược cơ thể, hạn chế vận động và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nguy hiểm hơn, ho ra máu kéo dài có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng nếu không được xử lý kịp thời. Biến chứng có thể gặp khi ho ra máu Mất nước. Ngạt thở. Tắc nghẽn đường thở. Shock. Mất nhiều máu. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.", "Nguy cơ xuất huyết não Những ai có nguy cơ mắc phải xuất huyết não? Những người có nguy cơ mắc phải xuất huyết não: Người tuổi cao. Tiền sử đột quỵ Nghiện rượu . Nghiện ma túy (cocaine, heroine). Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải xuất huyết não Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc xuất huyết não, bao gồm: Tuổi cao. Tiền sử đột quỵ. Nghiện rượu. Nghiện ma túy (cocaine, heroine).", "Đột quỵ não hay còn gọi là tai biến mạch máu não, là tình trạng một phần não bộ đột ngột bị tổn thương khi mạch máu nuôi dưỡng phần não đó bị tắc hoặc bị vỡ Xin chào bạn! Đột quỵ não có 2 dạng là xuất huyết và nhồi máu. Cơ chế do tổn thương thành mạch do mảng xơ vữa và những biến đổi thành mạch ở tuổi già. Cũng chính cơ chế này là nguyên nhân tăng huyết áp. Vì cùng nguyên nhân hình thành, nên bệnh nhân có bệnh lý tăng huyết áp cũng sẽ có nguy cơ đột quỵ não nhưng không có nghĩa tăng huyết áp sẽ gây ra đột quỵ. Có 1 trường hợp khi huyết áp tăng quá cao vượt mức giới hạn sẽ gây tăng áp lực trên thành mạch. Khi đó nếu mạch máu não có vị trí tổn thương trước đó làm yếu thành mạch như do mảng xơ vữa do tuổi già… thì cũng có khả năng làm vỡ mạch máu gây đột quỵ xuất huyết. Đối với bệnh nhân đột quỵ thật sự (có tổn thương não trên MRI và CT scan), việc phân độ nặng nhẹ phụ thuộc vào lâm sàng (triệu chứng), vị trí tổn thương và diện tích tổn thương. Những trường hợp không có bằng chứng về tổn thương não chắc chắn không phải đột quỵ.", "Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh Những dấu hiệu và triệu chứng của sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh Trẻ sơ sinh chưa có đủ nhận thức và kiến thức để tự nhận ra bệnh, do đó người chăm sóc bé (ông bà, bố mẹ, người giữ trẻ) cần lưu ý quan sát các triệu chứng của sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh để phát hiện sớm và kịp thời điều trị. Các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh có thể bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Triệu chứng quan trọng là sốt nóng hoặc rét run đột ngột (nhiệt độ cơ thể dưới 36°C hoặc trên 38°C, có thể lên đến 40°C) kèm theo 2 hoặc nhiều triệu chứng sau đây: Buồn ngủ, quấy khóc hoặc khó chịu; Phát ban ; Xuất huyết ở nướu, mũi, da; Nôn (ít nhất 3 lần trong 24 giờ); Rối loạn chức năng gan, gan to; Lách to; Nổi hạch; Đau đầu, đau hốc mắt, đau cơ khớp dữ đội; Rối loạn đông máu. Trẻ sơ sinh bị sốt xuất huyết cũng có thể trở nên khó chịu hơn bình thường và trở nên chán ăn, mất ngủ. Sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh gây sốt cao Khi nhiễm sốt xuất huyết nhẹ trở nên nặng hơn, triệu chứng sẽ tiến triển nhanh chóng và dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng. Các triệu chứng sốt xuất huyết nặng thường xuất hiện sau khi hết sốt và bao gồm: Đau bụng nhiều; Nôn nhiều lần hơn; Thở nhanh; Chảy máu nướu răng hoặc mũi nhiều hơn; Mệt mỏi ; Bồn chồn; Có máu trong dịch nôn hoặc phân; Khát nhiều; Da tái nhạt và lạnh; Điều quan trọng nữa là phải chú ý đến các dấu hiệu mất nước ở trẻ em. Mất nước xảy ra khi cơ thể mất quá nhiều dịch do sốt, nôn mửa, tiêu chảy hoặc không uống đủ nước. Mất nước ảnh hưởng đến lượng dịch trong cơ thể, gây rối loạn chuyển hóa, rối loạn điện giải, hạ huyết áp, rối loạn nhịp tim. Do đó, người chăm sóc bé cần phải lưu ý đến dấu hiệu mất nước để thông báo kịp thời đến bác sĩ hoặc cơ sở y tế nếu mất nước ở mức độ trung bình đến nặng. Dấu hiệu mất nước nhẹ đến trung bình: Đi tiểu ít thường xuyên hơn (ít hơn 6 tã ướt mỗi ngày); Khô miệng , lưỡi, môi; Ít hoặc không có nước mắt khi khóc; Điểm mềm trũng trên đầu. Dấu hiệu mất nước nghiêm trọng: Buồn ngủ, thiếu năng lượng, rất quấy khóc; Mắt trũng; Bàn tay hoặc bàn chân mát mẻ, đổi màu; Đi tiểu 1 - 2 lần mỗi ngày. Có tới 5% số người mắc bệnh sốt xuất huyết sẽ phát triển bệnh nặng, đe dọa tính mạng. Trẻ nhỏ và đặc biệt là trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết nặng và biến chứng cao hơn người lớn khỏe mạnh. Điều này là do hệ thống miễn dịch của trẻ yếu hơn. Vì vậy, điều đặc biệt quan trọng là giữ an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khỏi bị muỗi đốt. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để bé được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bé mau chóng hồi phục sức khỏe. Cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu của sốt xuất huyết", "Chào chị, Qua mô tả BS nghi ngờ chị đang gặp phải những biến chứng não liên quan tới huyết áp cao . Triệu chứng gợi ý là huyết áp cao phản ứng, triệu chứng thần kinh định vị, yếu liệt hoặc dị cảm nửa bên người, yếu cơ mặt, nhức đầu, nhìn mờ 1 bên… Chị cần nhờ người thân đưa tới BV lớn gần nhất để khám cấp cứu và có hướng xử trí kịp thời chị nhé! Thân mến.", " Chào bạn, Sau khi bị muỗi vằn mang virus sốt xuất huyết đốt, thời gian ủ bệnh từ 3 đến 7 ngày. Sau thời kỳ ủ bệnh, bệnh sẽ phát ra, với những biểu hiện: - Sốt: sốt cao, sốt liên tục, kéo dài từ 3 đến 7 ngày. - Nhức đầu, đau mỏi cơ, đau nhức 2 hốc mắt. - Mệt mỏi, chán ăn. - Nôn ói - Đau bụng - Có những biểu hiện xuất huyết: thường gặp là chấm xuất huyết trên da, bầm máu chỗ chích, chảy máu mũi, chảy máu nứu răng, ói ra máu, tiêu ra máu, tiểu ra máu. Đối với bệnh nhân nữ có thể có biểu hiện kinh nguyệt bất thường, kéo dài… - Từ ngày 3 đến ngày 6 của bệnh, người bệnh có khả năng bị sốc (trụy tim mạch) sốc biểu hiện: tay chân lạnh, rịn mồ hôi, mạch nhanh nhẹ, khó bắt hoặc bắt không được, huyết áp khó đo hoặc không đo được, tiểu ít. Nếu sốc được phát hiện trễ và không được điều trị kịp thời có thể đưa đến tử vong. Cần nghĩ đến bệnh sốt xuất huyết khi trẻ sốt trên 48 giờ (2 ngày) kèm các dấu hiệu: - Nhức đầu, đau mỏi cơ - Mệt mỏi chán ăn - Nôn ói - Đau bụng - Có dấu hiệu xuất huyết: + Tay chân lạnh, rịn mồ hôi, da nổi lông + Tiểu ít. Các xét nghiệm được chỉ định trong bệnh sốt xuất huyết nhằm mục đích: 1. Phát hiện tình trạng cô đặc máu và số lượng tiểu cầu qua huyết đồ 2. Phát hiện sự hiện diện của virus sốt xuất huyết: - Tìm kháng nguyên của virus sốt xuất huyết tên gọi là NS1 Ag. Xét nghiệm này nên được thực hiện trong 4 ngày đầu giúp phát hiện sớm bệnh sốt xuất huyết. - Tìm kháng thể kháng virus sốt xuất huyết, thường thực hiện từ ngày thứ 5 của bệnh. Hiện nay, BV Nhi đồng 2 đã triển khai chương trình phát hiện sớm bệnh sốt xuất huyết trong 3 ngày đầu của bệnh bằng cách làm xét nghiệm tìm kháng nguyên NS1. Địa điểm: Phòng khám số 32 Giờ làm việc: - Các buổi sáng thứ 2 đến thứ 6 trong tuần từ 7g - 11g - Buổi chiều: thứ 2, thứ 4, thứ 6 từ 13g - 16g. Theo BS Trần Thị Thúy Khoa Nhiễm - BV Nhi đồng 2", "Chào AloBacsi, Mình muốn biết não có bị tắc nghẽn hoặc tổn thương thì có thể đi MRI hay sao ạ? CT hay MRI sẽ tốt hơn vậy ạ? Cảm ơn bác sĩ. (FB Khanh N) Chào bạn Khanh, Đa số tổn thương não thường có triệu chứng, và các triệu chứng thường xảy ra trên các đối tượng có nguy cơ tim mạch như: tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu, đái tháo đường, béo phì, ít vận động, lạm dụng bia rượu, thuốc lá, chất kích thích, rối loạn nhịp tim như rung nhĩ. Một số người trẻ (thường dưới 40 tuổi) thường có một số nguy cơ riêng: còn lỗ PFO, thông liên thất, thông liên nhĩ, phình vách thất, phình vách nhĩ, sa van 2 lá, bệnh di truyền Cadasil, MoyaMoya, viêm động mạch Takayasu… CTscan hay MRI, mỗi kỹ thuật đều có những ưu và nhược điểm riêng. Và tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ chuyên khoa sẽ cho bạn chụp CTscan hay MRI sọ não. Thân mến. TS.BS Trương Lê Tuấn Anh Phó trưởng khoa Bệnh lý Mạch máu não, BV Nhân dân 115", "Chào em, Xuất huyết não là tình trạng mạch máu đến não bị vỡ khiến máu chảy ồ ạt trong não. Nguyên nhân thường gặp nhất gây xuất huyết não là do tăng huyết áp, dị dạng mạch máu nội sọ (bao gồm u mạch hoặc dị dạng động mạch), bệnh mạch máu não dạng amyloid, hoặc nhồi máu não chuyển dạng xuất huyết. Các nguyên nhân tiềm ẩn khác là chấn thương, rối loạn chảy máu, bệnh mạch amyloid, sử dụng ma túy bất hợp pháp. Trường hợp em bị xuất huyết não mà không tìm ra nguyên nhân trong đợt nhập viện lần trước (như tăng huyết áp) thì nên chụp lại DSA mạch máu não tìm ổ dị dạng mạch máu não để xử trí sớm, phòng ngừa được xuất huyết não tái phát lần sau. Không thể dựa vào việc hiện tại cảm thấy bình thường mà khẳng định được mình có ổ dị dạng mạch máu não hay không đâu. Cho nên em nên cân nhắc đến lợi ích của việc chụp DSA mà xem xét lại đề nghị của bác sĩ, em nhé.", "Triệu chứng nhồi máu cơ tim Thông thường, triệu chứng đầu tiên của nhồi máu là đau sâu, vùng dưới, nội tạng, được mô tả là đau nhức hoặc bị đè ép, thường lan ra sau lưng, hàm, cánh tay trái, cánh tay phải, vai hoặc tất cả các khu vực này. Cơn đau tương tự như cơn đau thắt ngực nhưng thường nghiêm trọng hơn và kéo dài; thường xuyên hơn kèm theo khó thở, buồn nôn và nôn; và thuyên giảm ít hoặc chỉ tạm thời bằng cách nghỉ ngơi hoặc nitroglycerin. Tuy nhiên, cảm giác khó chịu có thể nhẹ; khoảng 20% ​​nhồi máu cơ tim cấp diễn biến im lặng (tức là không có triệu chứng hoặc gây ra các triệu chứng mơ hồ không được bệnh nhân nhận biết là bệnh), thường gặp hơn ở bệnh nhân đái tháo đường. Bệnh nhân thường giải thích sự khó chịu của họ là chứng khó tiêu, đặc biệt là vì sự giảm nhẹ tự phát có thể được cho là do ợ hơi hoặc uống thuốc kháng acid. Một số bệnh nhân có biểu hiện ngất. Phụ nữ có nhiều khả năng bị khó chịu ở ngực không điển hình. Bệnh nhân lớn tuổi có thể báo cáo khó thở nhiều hơn đau ngực kiểu thiếu máu cục bộ. Da có thể nhợt nhạt, mát và phù nề. Có thể có tím tái ngoại vi hoặc trung tâm. Có thể có mạch và huyết áp có thể thay đổi, mặc dù nhiều bệnh nhân ban đầu bị tăng huyết áp ở một mức độ nào đó khi đau. Tiếng tim thường hơi xa; tiếng tim thứ 4 hầu như xuất hiện phổ biến. Có thể xảy ra tiếng thổi đỉnh tâm thu mềm (phản ánh rối loạn chức năng cơ nhú). Trong quá trình kiểm tra ban đầu, tiếng cọ xát hoặc tiếng thổi mạnh hơn gợi ý một chứng rối loạn tim đã có từ trước hoặc một chẩn đoán khác. Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh nhồi máu cơ tim Các biến chứng mà bệnh nhân có thể gặp khi mắc bệnh bao gồm: Đột tử là biến chứng nghiêm trọng nhất của nhồi máu cơ tim. Có đến hơn 90% bệnh nhân gặp biến chứng rối loạn nhịp tim. Người bệnh có thể có một số biểu hiện như mạch yếu đập nhanh, tụt huyết áp, vã nhiều mồ hôi. Nhồi máu cơ tim là do hiện tượng máu đông gây ra. Nếu phần máu đông này di chuyển đến những cơ quan khác có thể dẫn đến tắc nghẽn mạch máu, gia tăng nguy cơ tắc phổi, đột quỵ,... Vỡ tim. Tìm hiểu thêm: Biến chứng nguy hiểm nhất của nhồi máu cơ tim và các biện pháp dự phòng bệnh Bệnh nhân lớn tuổi có thể khó thở Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.", "Tìm hiểu chung xuất huyết dưới kết mạc Xuất huyết dưới kết mạc (xuất huyết subconjunctival) là tình trạng các mạch máu bên dưới kết mạc bị vỡ ra dẫn đến chảy máu. Biểu hiện bên ngoài của bệnh rất dễ dàng nhận biết khi chúng ta nhìn vào gương thấy tròng trắng của mắt có màu đỏ tươi. Xuất huyết dưới kết mạc cũng có thể gặp ở người bị cao huyết áp hoặc xảy ra khi chúng ta hắt hơi. Nếu bệnh chỉ gây những tổn thương nhỏ thường không cần điều trị đặc biệt.", "Triệu chứng u lympho không hodgkin Những dấu hiệu và triệu chứng của u lympho không Hodgkin Ung thư hạch không Hodgkin thường gây ra các dấu hiệu sau: Các hạch bạch huyết (ở cổ, nách hoặc vùng bẹn) sưng to nhưng không gây đau; Đau bụng (cũng như chướng bụng); Đau ngực; Thường bị sốt không rõ nguyên nhân; Thường xuyên đau đầu, mệt mỏi; Đổ mồ hôi, đặc biệt là vào ban đêm; Sụt cân không rõ nguyên nhân; Khó thở, ho khan; Ăn không thấy ngon miệng; Buồn nôn hoặc nôn mửa; Táo bón; Có thể có co giật. Biến chứng có thể gặp khi mắc u lympho không Hodgkin Các biến chứng khẩn cấp đe dọa tính mạng của u lympho không Hodgkin cần được xem xét trong quá trình kiểm tra và đánh giá ban đầu. Việc nhận biết sớm và điều trị kịp thời là rất quan trọng đối với những tình huống này: Giảm bạch cầu do sốt. Tăng axit uric máu và hội chứng ly giải khối u: Biểu hiện mệt mỏi, buồn nôn, nôn, đi tiểu ít, tê, ngứa ran ở chân và đau khớp. Kết quả xét nghiệm bao gồm sự gia tăng axit uric, kali, creatinin và giảm nồng độ canxi. Điều này có thể được ngăn ngừa bằng cách bổ sung nước và dùng allopurinol. Chèn ép tủy sống hoặc não. Chèn ép khu trú tùy thuộc vào vị trí và loại u lympho không Hodgkin như: Tắc nghẽn đường thở (u lympho trung thất), tắc ruột và lồng ruột , tắc nghẽn niệu quản. Tắc nghẽn tĩnh mạch chủ trên hoặc dưới. Tăng bạch cầu. Bệnh bạch cầu Lymphoma tế bào T trưởng thành có thể gây tăng canxi máu. Chèn ép màng ngoài tim. Rối loạn chức năng gan. Bệnh huyết khối tĩnh mạch. Thiếu máu tán huyết tự miễn và giảm tiểu cầu có thể thấy ở u tế bào lympho nhỏ. U lympho không Hodgkin có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm Khi nào cần gặp bác sĩ? Bạn nên đi khám bác sĩ nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào trong số các triệu chứng kể trên. Các triệu chứng của bạn có thể do các tình trạng bệnh lý khác gây ra. Ví dụ, các hạch bạch huyết của bạn có thể to hơn khi bạn bị nhiễm trùng cổ họng nhưng điều quan trọng là bạn phải được bác sĩ kiểm tra các triệu chứng của mình.", " Chào em, Chấn thương vùng đầu mặt sợ nhất là , chấn thương ổ mắt, chấn thương sàn sọ và chấn thương các xoang. Các triệu chứng báo hiệu là nhức đầu nhiều, nôn ói, nhìn mờ, nhìn đôi, rối loạn cảm giác và/hay yếu liệt bất kỳ vùng nào trên cơ thể, co giật, nuốt khó, khó thở…). Khi có bất kỳ dấu hiệu nào kể trên, em cần đến bệnh viện để kiểm tra ngay, dù CTscan sọ não trước đó bình thường. Nếu em chỉ bị xây xát phần mềm vùng mặt và chụp CTscan bình thường, chỉ bị chảy máu cam thì có thể do chấn thương làm tổn thương mạch máu trong mũi, mài bong ra có thể gây chảy máu. Khạc ra máu ở người có chảy máu cam là do máu chảy từ mũi xuống vì mũi và miệng có thông thương với nhau ở thành sau họng. Em nên khám BS tai mũi họng để kiểm tra lại. Nếu chấn thương chỉ gây tổn thương mạch máu nhỏ thì máu sẽ tự cầm sớm, em chỉ cần mua nước muối sinh lý xịt rửa mũi cho sạch và tránh hỉ mũi mạnh là được, trường hợp máu chảy nhiều và kéo dài qua ngày thì phải gặp bác sĩ để xử trí cầm máu cho em. Thân mến! " ]
Em bị viêm họng mạn tính, VA vòm, đã sinh thiết và kết quả là lành tình. Liệu em có bị unng thư vòm họng không?
[ " Chào bạn, Với kết quả nội soi kiểm tra bình thường và sinh thiết VA vòm lành tính, bạn có thể yên tâm mình không bị ung thư vòm họng. Bạn nên điều trị theo toa bác sĩ chuyên khoa và tái khám định kỳ để theo dõi diễn tiến bệnh bạn nhé! Thân mến." ]
[ " Chào em, Triệu chứng của em thường gặp trong bệnh cảnh viêm họng cấp kèm hạch viêm ở góc hàm. Để xác định chẩn đoán, loại trừ những bệnh lý nguy hiểm cũng gây triệu chứng tương tự (như u vòm họng), đánh giá mức độ nặng của bệnh (như viêm nhẹ hay nặng, có nguy cơ nhiễm vi khuẩn không hay chỉ là virus thông thường) thì bác sĩ phải khám trực tiếp cho em mới định được bệnh và từ đó kê toa thuốc điều trị thích hợp. Em nên khám chuyên khoa Tai mũi họng, em nhé. Trong thời gian này, em chú ý vệ sinh răng miệng sạch ngày 2-3 lần sau khi ăn, vệ sinh lưỡi mỗi ngày (không cạo lưỡi mạnh), uống nhiều nước trong ngày và ăn nhiều rau xanh hoa quả, không hút thuốc lá, hạn chế nước đá lạnh và thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, nước có gas, không nằm hay vận động mạnh trong vòng 2 giờ sau ăn, giữ ấm hầu họng, tránh nơi ô nhiễm khói bụi. Thân mến.", "Chào em, Nhuộm hóa mô có độ chính xác và độ tin cậy rất cao, tuy nhiên, thực tế không có 1 xét nghiệm nào đạt được mức độ chính xác 100%. Do đó, nếu em có 1 sang thương ở vú nghi ngờ là ung thư vú nhưng kết quả sinh thiết lại là tổn thương lành tính thì em vẫn cần khám vú kiểm tra định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa. Nếu sang thương đó tiếp tục tiến triển và biến đổi thì cần sinh thiết lại, ngược lại nếu sang thương đó ổn định theo thời gian thì em có thể tin tưởng đây là tổn thương lành tính.", " Chào em, Ung thư vòm họng là một bệnh lý ác tính, hiếm gặp ở người trẻ tuổi, đặc biệt ở người không có tiền căn hút thuốc lá hay gia đình bị ung thư vòm họng. Bệnh cảnh của em là mới xuất hiện gần đây, có triệu chứng của bệnh viêm họng cấp, khi họng bị viêm cấp thì thành sau họng cũng có hình ảnh sung huyết, tạo hạt, đốm trắng và hạch góc hàm cũng thường đi kèm trong viêm họng cấp, chứ không phải luôn là hạch ung thư. Bệnh viêm họng cấp cũng có thể hay bị tái phát sớm chứ không phải chỉ ung thư mới vậy. Cách đơn giản để chẩn đoán bệnh chắc chắn, loại trừ lo lắng mắc bệnh ác tính là em đến khám bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng để bác sĩ soi vùng hầu họng, nếu có tổn thương nghi ngờ ác tính thì bác sĩ sẽ xét nghiệm tế bào, sinh thiết để định bệnh và điều trị thích hợp cho em. Song song đó, em chú ý vệ sinh răng miệng sạch ngày 2-3 lần sau khi ăn, súc miệng nước muối trước và sau ngủ dậy, vệ sinh lưỡi mỗi ngày (không cạo lưỡi mạnh), uống nhiều nước trong ngày và ăn nhiều rau xanh hoa quả, không hút thuốc lá, hạn chế nước đá lạnh và thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, nước có gas, không nằm hay vận động mạnh trong vòng 2 giờ sau ăn, tối nên nằm đầu cao, giữ ấm hầu họng, tránh nơi ô nhiễm khói bụi. Thân mến.", "Ung thư vòm họng là một bệnh lý tiến triển nhanh, nếu không phát hiện và điều trị sớm thời gian sống của bệnh nhân còn lại rất ngắn Chào em, Ung thư vòm họng ở giai đoạn đầu thường không triệu chứng hoặc triệu chứng dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý tai mũi họng thông thường khác ví dụ như đau đầu, ù tai 1 bên, nghẹt mũi 1 bên, hạch cổ to, đôi khi có ho ra máu, chảy máu mũi họng. Trường hợp của em chưa phải là dấu hiệu để nghi ngờ ung thư vòm họng, nhưng cần tìm nguyên nhân khiến cho viêm họng dai dẳng để điều trị dứt điểm và phòng ngừa tái phát. Em nên khám chuyên khoa Tai Mũi Họng để bác sĩ đánh giá trực tiếp sang thương, xem xét nội soi tai mũi họng giúp loại trừ nghi ngờ của em nhé!", "Chào bạn, là bệnh lý do tuyến bã hoạt động quá\r\nmức, kết hợp bụi bẩn gây bít lỗ chân lông và gây viêm. Điều trị bệnh đòi hỏi\r\nkiên nhẫn, cần giữ vệ sinh da sạch sẽ, làm sạch bụi bẩn và dầu thừa thường\r\nxuyên, có thể phải sử dụng thêm một số loại thuốc bôi ngoài da như locacid,\r\ndiferrin... để hỗ trợ thêm. Viêm họng mạn tính là bệnh lý khó chữa\r\ntrị dứt điểm, bệnh tái phát nhiều lần trong năm gây trơr ngại cho các hoạt động\r\nlàm việc sinh hoạt của người bệnh. Để giảm các đợt cấp do bệnh gây ra, bạn chú\r\ný giữ gìn vệ sinh sạch sẽ răng miệng và hầu  họng, súc miệng thường xuyên\r\nvới nước muối, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường tập luyện thể dục thể\r\nthao để tăng cường sức đề kháng. Nếu được, bạn cũng nên đi tiêm ngừa cúm\r\nhằng năm. Vơis các đợt cấp tính của bệnh, bạn cần điều trị cho đủ liều thuốc\r\nkháng sinh bạn nhé! AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Chào bạn Mai Anh, là tình trạng các bào tử nấm phát triển trong niêm\r\nmạc họng (bình thường có một số loại nấm ký sinh trong họng miệng nhưng\r\nkhông gây bệnh). Những người có những bệnh lý cơ bản sau dễ nhiễm nấm họng:\r\nbệnh lý tiểu đường, dùng kháng sinh nhiều, dùng nhiều thuốc corticoid,\r\nngười suy kiệt, già yếu, suy dinh dưỡng, nhiễm HIV... Như vậy, cần phải xác định và điều trị tích cực những\r\nbệnh cơ bản, khi  bệnh cơ bản cải thiện hay hết, nấm họng có thể tự\r\nlành. Nếu cần thiết phải điều trị bằng thuốc chống nấm, bạn cần\r\ntái khám tại bệnh viện và có ý kiến của bác sĩ. Nấm không biến chứng ung\r\nthư. Tuy nhiên, bệnh nhân bị ung thư, sức đề kháng suy giảm trầm trọng là cơ\r\nđịa thuận lợi cho nấm phát triển. Trong họng bạn bị u nang, nhưng bạn không nêu rõ u nang có\r\nkích thước, vị trí, màu sắc, mật độ... như thế nào nên bác sĩ không thể có lời\r\nkhuyên. Mong bạn thông cảm. Theo AloBacsi, bạn nên tới BV Tai Mũi Họng Trung ương tại Hà\r\nNội để được thăm khám và điều trị. Chúc bạn mau khỏi!", "Chào bạn, Ung thư vòm họng giai đoạn đầu thường ít biểu hiện triệu chứng và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Các triệu chứng biểu hiện thường gặp bao gồm đau đầu âm ỉ từng cơn, ù một bên tai, nghẹt mũi một bên, hạch cổ một bên. Nếu triệu chứng này kéo dài 3 tuần trở lên không khỏi cần nghi ngờ bệnh lý ác tính. Các triệu chứng của bạn mới xuất hiện gần đây, gợi ý nguyên nhân ở đường tiêu hoá. Bạn nên khám chuyên khoa để bác sĩ hỗ trợ chẩn đoán và điều trị bạn nhé! Thân mến.", "Chào bạn, Vòm hầu là phần cấu trúc tiếp nối từ cửa mũi sau tới\r\nphần tương ứng phía trên của khẩu cái mềm. Do đó, bệnh lý của vòm hầu là bệnh\r\nlý chung của vùng mũi, hầu, họng như: do dị ứng, do nhiễm trùng,\r\nsiêu vi trùng, do khói bụi, thuốc lá... hay do viêm amidan mạn, do trào ngược\r\ndịch vị dạ dày thực quản... Chưa có bằng chứng xác định viêm mạn vòm hầu là nguyên nhân\r\ngây ung thư vòm. Tuy nhiên, trên nền tổ chức ung thư vòm dễ bị nhiễm\r\ntrùng. Điều trị viêm vòm hầu cấp hay mạn cũng như điều trị các\r\nviêm nhiễm của mũi họng. BS khám tai mũi họng, khám toàn thân, đánh\r\ngiá nguyên nhân, các yếu tố liên quan, mức độ bệnh lý, làm các xét\r\nnghiệm và các kỹ thuật hỗ trợ chẩn đoán, khi có chẩn đoán\r\nxác định, BS sẽ có chỉ định điều trị phù hợp. Để điều trị, bạn có thể khám tại BS chuyên khoa Tai Mũi\r\nHọng hành nghề ở địa phương hay ở các BV đa khoa, chuyên khoa đều được cả. Thân chào bạn!", "Để xác định ung thư vòm họng bác sĩ cần thăm khám và làm xét nghiệm tầm soát Chào bạn, Ung thư vòm họng giai đoạn đầu ít khi biểu hiện triệu chứng, khi khối u đã to, xâm lấn và di căn có thể biểu hiện với các triệu chứng như hạch cổ to, mất thính giác 1 hoặc 2 bên, nghẹt mũi 1 bên, đau tai, chảy máu mũi, liệt dây thần kinh sọ... Các triệu chứng do u thường sẽ dai dẳng, tiến triển, ít khi bị thành từng đợt rồi khỏi như trường hợp của bạn. Viêm họng thường khởi phát do nhiễm trùng, nhiễm siêu vi, có liên quan mật thiết tới thói quen sinh hoạt chưa khoa học, chưa có ý thức giữ gìn và nâng cao sức khoẻ thể chất. Nếu cải thiện được thì bạn sẽ ít tái phát hơn. Hiện nay tầm soát ung thư vòm họng tương đối dễ dàng, nếu lo lắng, bạn nên sắp xếp khám chuyên khoa Tai Mũi Họng để nhờ bác sĩ kiểm tra bạn nhé! Thân mến.", "- nguồn internet Chào em, Với quả sinh thiết này em có thể yên\r\ntâm, kết quả cho thấy không có tế bào ác tính. Kết quả hình ảnh học nghĩ nhiều đến u\r\nmạch máu gan. U mạch máu là một tình trạng lành tính, không cần điều trị. Tuy nhiên kết quả giải phẩu bệnh lại có\r\ntình trạng . Em cần khám bác sĩ chuyên khoa Gan mật để tìm\r\nnguyên nhân gây viêm gan mạn em nhé.", "Chào em, Triệu chứng của em có thể gặp trong nhiều bệnh lý khác nhau, từ lành tính (ít nguy hiểm) đến ác tính (nguy hiểm nhiều) nhưng chắc chắn đó là mạn tính vì đã kéo dài 6 tháng hơn. Các bệnh lý đó là viêm họng hạt, polyp mũi, quá phát xương xoăn mũi dưới, ung thư vùng mũi họng… Do đó, em nên đến BV để kiểm tra sức khỏe tổng quát và tập trung vào khu vực hầu họng để sớm tìm ra nguyên nhân và xử trí thích hợp sớm. Em có thể đến BV tai mũi họng hoặc chuyên khoa tai mũi họng của BV đa khoa khu vực để thăm khám, em nhé.", " Chào em, Bình thường, các hạch trong cơ thể không nổi to lên để sờ thấy được, khi chúng viêm hay tăng sinh thì chúng ta gọi là nổi hạch. Nổi hạch có thể là hạch viêm bình thường, cũng có thể là hạch ác tính. Đặc điểm của hạch viêm là nhỏ, số lượng ít, bờ tròn đều, di động, không phát triển theo thời gian, không xâm lấn da xung quanh, nếu bị viêm thì sẽ sưng và đau, xuất hiện cùng với ổ viêm nhiễm gần đó. Khi điều trị hết viêm thì hạch sẽ lặn dần, có thể lặn chậm hơn vài tuần. Theo thông tin em cung cấp, tôi nghĩ nhiều đây là hạch viêm hơn là hạch ung thư, với ổ viêm gần đó là vùng hầu họng (viêm họng hạt). Em nên điều trị viêm họng hạt trước với BS chuyên khoa tai mũi họng, chưa cần phải sinh thiết hạch ngay lúc này. Nếu điều trị ổn viêm họng mà lặn thì thôi, chứng tỏ không phải hạch ung thư, ngược lại, nếu hạch vẫn chưa lặn hay có biểu hiện phát triển to lên nữa thì tiến hành chọc hút dịch hạch để biết được bản chất của hạch, loại trừ nguyên nhân ác tính. Thân mến! ", " Chào bạn, Với tình trạng này, tốt nhất bạn nên đến khám tại BV Ung bướu, điều này không có nghĩa là bạn bị ung thư hay bướu ác gì cả, mà chỉ là đây là BV chuyên kiểm tra về hạch, và các hạch của bạn cần nên sinh thiết làm giải phẫu bệnh để xác định bản chất hạch là gì. Về vấn đề thì tôi chưa có cơ sở để kết luận, kết quả sinh thiết hạch và kiểm tra họng sẽ trả lời chính xác nhất, nhưng bước đầu theo tôi đây là hạch viêm mạn nhiều hơn, vì hạch xuất hiện đã lâu và bạn có tiền sử áp-xe amidan cũng như hút thuốc lá là yếu tố gây viêm mạn tính. Nhưng dù là gì đi nữa, việc bỏ hút thuốc lá là điều cần thiết nhất, bạn nhé. Thân mến! ", "Chào bạn, là bệnh lý không lây vì bệnh lý phát triển\r\ntrong vòm họng, bạn không cần lo lắng quá.", "Chào bạn, Tình trạng của bạn qua mô tả chưa thấy có dấu hiệu nghi ngờ ung thư, có khả năng là lan rộng do điều trị chưa phù hợp. Cụ thể là khi có ho khan, có đờm, nuốt vướng, đau họng thì khả năng là viêm họng cấp hoặc có kèm viêm thanh quản cấp. Bạn nên khám chuyên khoa Tai mũi họng để được kê toa thuốc điều trị hoặc chỉ định kiểm tra thêm xét nghiệm nếu nghi ngờ bệnh lý khác. Chi phí xét nghiệm và điều trị thường không cao, khoảng dưới 1 triệu đồng nếu không kèm thêm xét nghiệm kỹ thuật cao nào khác, bạn nhé! Thân mến." ]
Bác sĩ ơi cho em hỏi: Em bé 5 tháng, nặng 7,8kg. Mấy bữa trước bé Vy nhà em bị tước em cho uống men tiêu hóa nhưng không hết. Tới đợt đi chích ngừa em có đến trạm hỏi bác sĩ có chích ngừa được không? Bác sĩ nói không sao em cho bé chích nhưng khi về bé bị hành sốt và đi ngoài liên tục cả 5 ngày nay rồi (ngày đi 4-5 lần). Em thấy xót con em quá em cân lại bé chỉ còn 7,5kg. Bé đi ngoài có bữa phân có màu vàng và hạt trắng lợn cợn, có khi có màu xanh và hơi nhớt. Bác sĩ giúp em với có cách nào trị cho bé mau khỏi bệnh không?
[ "Chào em Ngọc Hạnh, Bé của em chỉ tiêu chảy, không sốt thì không có chống chỉ định tiêm ngừa. Khi tiêm ngừa về nhà bé có thể sốt nhưng ít khi bị tiêu chảy. Sau tiêm ngừa bé có tiêu chảy là do trước khi tiêm ngừa bé đã có triệu chứng này rồi nhưng chưa được điều trị khỏi. Nếu bé đi tiêu nhiều lần trong ngày và đi nhiều ngày, em nên cho bé đi khám và xét nghiệm phân, xem phân có máu, có nhiễm trùng không…? Dựa vào xét nghiệm phân, BS sẽ dùng thuốc và bé nhanh chóng khỏi thôi em à. Em cần chú ý cho bé ăn uống đủ chất, đủ 4 nhóm thức ăn, không nên kiêng cử nhiều làm bé sẽ sụt cân nhanh hơn." ]
[ " Chào em, Tuy số lần đi ngoài có nhiều hơn ngày thường nhưng tính chất phân không có gì bất thường và bé vẫn ăn uống bình thường thì em đừng quá lo lắng. Bây giờ, em cần theo dõi thêm, nếu đi ngoài nhiều hơn hoặc phân có nhiều nước thì em nên đưa bé đi khám. Thân mến! ", "Chào mẹ Đu Đủ, Bé của bạn 11 tháng tuổi mà cân nặng mới được 7 kg thì dù bé\r\nlà trai hay gái cũng đều bị s Nguyên nhân chủ yếu có thể là do đường tiêu hóa của bé có bất thường và kéo dài\r\nnhiều tháng (cháu bị đi ngoài có đàm màu hồng khi phân lỏng và ra máu khi hơi\r\nbón khoảng 5 tháng rồi) nhưng chưa được chữa trị đúng bệnh. Do đó, để tìm rõ nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị hiệu quả cho bé, bạn\r\nnên đưa bé đến BV Nhi Đồng khám chuyên khoa tiêu hóa và dinh dưỡng, nếu cần BS\r\nsẽ cho bé làm thêm siêu âm bụng, nội soi trực tràng, xét nghiệm phân…để có chẩn\r\nđoán xác định. Chúc bé sớm khỏi bệnh, ăn ngoan chóng lớn!", "Chào em, Với trường hợp của con em là uống vitamin A quá liều , nên cần loại trừ ngộ độc vitamin A, nhưng ở đây bé có sốt và đi ngoài nhiều lần nên cần loại trừ nhiễm trùng đường tiêu hóa,… Tốt nhất, em nên nhanh chóng đưa bé đến Bệnh viện Đa Khoa hoặc Bệnh viện Nhi Đồng ở địa phương khám và điều trị sớm. Thân mến.", "Chào\r\nem, Bé\r\ncủa em tuy có nhưng khi bé đi ngoài thì tính chất phân của bé không\r\ncó gì bất thường (đi phân sệt) và bé không hề quấy khóc trước và trong khi đi\r\nngoài, bé vẫn phát triển thể chất bình thường,…nên em đừng quá lo lắng, có thể\r\nlượng phân chưa đủ để kích thích bé đi ngoài. Nếu\r\nbé vẫn ăn uống, ngủ - chơi bình thường, bụng mềm không chướng,…thì theo BS\r\nkhông cần thiết phải cho bé đi chụp đại tràng. Để\r\ncải thiện, em nên tăng cường ăn nhiều rau, trái cây, uống nhiều nước hơn. Còn\r\nbé, em có thể cho uống thêm nước sau mỗi cữ bú, ngoài ra, em nên bổ sung cho bé\r\nmen vi sinh dưới dạng thực phẩm chức năng (Golden LAB).", "Chào em, Thông tin em cung cấp qua thư không rõ ràng và còn thiếu nhiều thông tin cần thiết nên tôi chưa thể tư vấn cho em. Em cần cung cấp thêm các thông tin sau: bé bao nhiêu tháng hoặc mấy tuổi (nhớ không viết tắt giùm), cân nặng và chiều cao bao nhiêu, bé nhưng tính chất phân như thế nào (phân lỏng nhiều nước hoặc phân sệt, có đàm máu không,…), bé đi ngoài nhiều lần được bao nhiêu ngày, bé có sụt cân không, hiện tại bé ăn uống,…? Thân mến.", " Chào bạn, là đi phân lỏng trên ba lần một ngày. Nếu bạn sốt kèm đi tiêu phân lỏng lẫn đàm nhớt, máu, có cảm giác mót rặn thì rất có thể bạn bị tiêu chảy nhiễm trùng. Bạn cần đến BS để được kê toa kháng sinh và điều trị kịp thời. Không nên quá kiêng cữ, không nên nhịn ăn, nhịn uống vì sợ đi tiêu nhiều hơn. Trong thời gian này bạn nên uống nhiều nước, ăn đầy dủ chất dinh dưỡng, các thức ăn dễ tiêu hóa, sẽ giúp cơ thể nhanh hồi phục hơn. Thân mến! AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", " Mai thân mến, Theo mô tả thì trẻ em dưới 6 tháng tuổi nếu bú mẹ\r\nhoàn toàn thì thường đi ngoài khoảng 3-5 lần phân sệt, mùi chua, màu vàng. Bé\r\ncó thể khi áp lực ổ bụng tăng như ho, hắt hơi, cười nhiều, rặn đi\r\ntiểu… Quan trọng nhất là tính chất phân của bé. Con bạn ra phân màu vàng và có\r\nnước là bình thường, bé vẫn tăng cân đều đặn thì không đáng lo ngại. Do đó, bạn\r\nyên tâm nhé. Thân mến! ", "Chào em, Một ngày mà bé đi ngoài đến 10 lần, mỗi lần đi ngoài có rất ít phân là không được bình thường, nhưng dựa theo tính chất phân mà em đã mô tả thì không phải là bệnh lý đường ruột. Do đó, nếu bé đi ngoài không có đàm nhớt hoặc máu, bé vẫn sinh hoạt bình thường, em chỉ cần bổ sung thêm men vi sinh và sirô kẽm trong 10 ngày, kết hợp cho bé ăn uống đủ chất và nhớ không kiêng cử gì nha em!", " Chào bạn, Theo bạn mô tả thì bé cũng đã đến lúc tẩy giun, có thể bé bị , cũng có thể do nhu động ruột co bóp trước khi tống phân ra ngoài làm cho bé có cảm giác đau bụng. Để xác định nguyên nhân gây đau bụng cho bé giúp việc điều trị tốt hơn, bạn nên đưa bé đến BV gặp BS chuyên khoa Nhi khám và và tư vấn cho bạn. Thân mến! ", " Chào em, Nếu bé đi và nhiều lần sau khi uống thuốc ngừa tiêu chảy thì có thể là do tác dụng phụ của thuốc làm bé tiêu chảy. Nếu bé vẫn ăn ngủ bình thường, lên cân đều và bệnh có chiều hướng giảm là đều đáng mừng và bé cũng có thể tiêm ngừa vacxin 5 trong 1 trong thời gian tới nhưng nếu ngược lại thì em nên đưa bé đi khám. Thân mến! ", "Chào em, Việc bé đi ngoài nhiều lần trong ngày là không được bình\r\nthường, nên có thể đây là nguyên nhân làm cho bé lười bú, quấy khóc và tăng cân\r\nít hơn. Qua kết quả xét nghiệm phân và tính chất phân thì bé của em\r\nđang bị , em nên đưa bé đến BV Nhi Đồng để được điều trị\r\nđúng bệnh, em nhé. AloBacsi chúc bé sớm khỏi bệnh, bú khỏe, lên cân đều!", "Chị Nhung thân mến, Chị nên xem lại tính chất phân của bé, nếu thật sự\r\nphân có tính chất “nhầy và lấm tấm máu” như chị mô tả thì chị nên đưa bé đến BV\r\nNhi Đồng khám và điều trị sớm, vì cần loại trừ bé có nhiễm trùng đường ruột. Tùy theo kết quả thăm khám và xét nghiệm phân BS sẽ có\r\nhướng điều trị thích hợp. Nếu bé bị nhiễm trùng đường ruột thì men vi sinh trên\r\nkhông thể giúp bé khỏi bệnh, chị nhé!", "Chào em, Theo em trình bày thì tôi nhận thấy số lần đi ngoài và tính chất phân của bé không có gì bất thường nên không cần thiết phải đưa bé đi khám em nhé. Chính vì không có gì bất thường nên hiện tại bé phát triển cân nặng rất tốt theo tuổi của bé. Vì vậy, em nên phát huy, tiếp tục cho bé bú mẹ và ăn dặm bột mặn mỗi ngày 1 lần. Thân mến,", "Chào chị, Theo chị trình bày cho thấy số lần đi ngoài và tính chất phân của bé đang có bất thường nhưng không có dấu hiệu nhiễm trùng, nên việc điều trị cho trường hợp này là không cần thiết phải dùng kháng sinh, thuốc điều trị chủ yếu là bổ sung thêm men vi sinh nhiều ngày, sau đó tiêu chảy sẽ giảm dần và ngưng hẳn. Còn chế độ ăn của bé và mẹ không cần thay đổi chị nhé. Tốt nhất, chị nên cho bé ăn uống như ngày thường, vẫn đảm bảo đủ 4 nhóm thức ăn và pha sữa đúng theo hướng dẫn. Ngoài ra, chị cũng nên cho bé uống thêm nước lọc và nước trái cây. Thân mến,", "Chào em, Bé phát triển cân nặng như trên là rất tốt, còn số lần đi ngoài của bé cũng\r\nkhông có gì bất thường, riêng tính chất phân của bé như em mô tả thì hơi lạ.\r\nTuy nhiên, nếu bé vẫn vui chơi và ăn uống bình thường, lên cân tốt thì không\r\nđáng lo lắng em nhé. Trước mắt, em cần kiểm tra lại xem có quá loãng không (nếu bé\r\nbú bình) hoặc bé bú mẹ thì em ăn uống có quá kiêng khem thiếu chất xơ không (rau\r\nxanh, củ quả và trái cây). Chúc bé luôn khỏe mạnh, tăng cân đều!" ]
Thưa bác sĩ, Em bé nhà em được 10 tháng tuổi, lúc trước có sờ thấy 2 hòn hạch sau đầu bé, giờ lại thấy 1 hòn ở mang tai bé. Sờ vào bé không đau. Xin hỏi bác sĩ, hạch như vậy có ảnh hưởng gì không, có nguy hiểm không, thưa bác sĩ? (Thùy Linh - Phù Minh)
[ "Chào Thùy Linh, Nổi hạch là một phản ứng bình thường của cơ thể để chống lại các tác nhân gây bệnh, có thể do nguyên nhân tại chỗ hoặc toàn thân. Các nguyên nhân gây viêm sưng hạch thường gặp là do nhiễm vi trùng đường hô hấp trên, viêm nướu răng, viêm tai, nhiễm trùng da, virus, ký sinh trùng, nấm hoặc do ung thư. Tùy theo vị trí hạch xuất hiện, số lượng, kích thước, mật độ di động, mức độ viêm nhiễm (sưng, nóng, đỏ đau), các triệu chứng toàn thân đi kèm bác sĩ sẽ có chẩn đoán và hướng điều trị thích hợp. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp cần thiết phải kết hợp siêu âm hoặc sinh thiết hạch mới có chẩn đoán chính xác. Bạn không cung cấp cho bác sĩ về dinh dưỡng và sức khỏe hiện tại của bé như thế nào? Ngoài những hòn hạch xuất hiện ở đầu và tai có kèm theo triệu chứng gì khác không? Thực tế biểu hiện nổi hạch ở đầu - sau tai của bé nhỏ rất thường gặp, vì trẻ dưới 5 tuổi thường bị bệnh viêm đường hô hấp trên (viêm mũi họng, viêm amydal, VA…) hoặc do bệnh lý rubella. \"Bác sĩ ơi con tôi có cục hạch ở đầu, sau tai, cổ, nách… liệu con tôi có sao không bác sĩ?\" Đó là điều mà các bà mẹ đưa con đi khám thường hỏi. Nếu do bệnh lý viêm nhiễm thì sau khi điều trị hết viêm nhiễm khoảng vài tuần hạch sẽ biến mất, hoặc nếu có xuất hiện hạch theo các vị trí trên nhưng bé ăn ngon, ngủ tốt, lên cân đều thì bạn không nên lo lắng nhé. Thân ái!" ]
[ " Chào em Nguyên, là tình trạng lành tính, không gây nguy hiểm. Nguyên nhân là do hạch viêm phản ứng với nhiễm trùng tái đi tái lại nhiều lần hoặc bệnh lý viêm mạn tính. Với kết quả tế bào học bình thường em có thể yên tâm phần nào, nên theo dõi thêm kích thước và diễn tiến hạch, tái khám ngay khi hạch tăng nhanh kích thước hoặc xuất hiện thêm nhiều hạch khác, em nhé! Thân mến!", "Em Tâm thân mến, Bụng to không có nghĩa là nhiều giun nha em. Nếu không có gì bất thường em có thể chờ bé được 24 tháng tuổi rồi xổ giun định kỳ mỗi 6 tháng một lần. Còn ráy tai của bé, em cần hạn chế lấy ráy tai, móc tai nhiều lần vì rất dễ tổn thương ống tai ngoài hoặc vô tình đẩy ráy tai vào sâu bên trong làm hạn chế sức nghe, ù tai…nặng hơn có thể ảnh hưởng đến màng nhĩ. Nếu ráy tai của bé quá cứng không thể lấy ra, em có thể cho bé nằm nghiêng sang tai lành, rồi dùng dung dịch NaCl 0,9% nhỏ vào tai đau 2 - 3 giọt, cho bé nằm yên trong 5 phút, mỗi ngày nhỏ vài lần, làm vài ngày ráy tai mềm sẽ lấy ra được dễ dàng. Trường hợp em không làm hoặc không lấy được, em có thể đưa bé đến BV Tai Mũi Họng, BS sẽ làm thay em.", "Ảnh minh họa - Nguồn Internet Chào em, Tai mũi họng có sự thông thương với nhau nên khi bé bị sẽ có nguy cơ viêm tai giữa, viêm tai xương chũm,… nếu không được điều trị đúng và đủ thời gian trị liệu, nhưng những bệnh lý này không thể nhìn bên ngoài là xác định được. Do đó, trường hợp của bé, có thể đi kèm viêm ống tai ngoài nên em mới nhìn thấy được. Tốt nhất, em nên đưa bé đến BV Tai Mũi Họng hoặc BV Nhi Đồng khám và điều trị nhưng cần điều trị tích cực theo hướng dẫn của BS điều trị, không thể điều trị 3 ngày thấy hết rồi ngưng. Thân mến!", "Chào bạn, Tùy vào tính chất hạch như: kích\r\nthước, số lượng, hình dạng, bờ, mật độ, ấn vào có đau hay không, độ di động,\r\nhiện tại vùng tai mũi họng có viêm nhiễm hay không mà có thể phỏng đoán nguyên\r\nnhân. Nếu chỉ có một hạch nhỏ, không tăng kích thước, mềm, đau, thì có thể đó\r\nlà . Bạn không nên quá lo lắng. Thân mến,", " Chào em, Kết quả thăm khám lâm sàng và siêu âm có thể loại trừ phần lớn các trường hợp to ác tính, bên cạnh đó em cũng đã thực hiện thủ thuật nội soi tai mũi họng chẩn đoán nên bác sĩ nghĩ có lẽ chẩn đoán của bác sĩ tai mũi họng là chính xác. Nếu vẫn còn lo lắng em có thể yêu cầu được sinh thiết hạch. Tuy nhiên, sinh thiết hạch bằng kim cũng không thể cho kết quả chính xác 100% mà phải thực hiện thủ thuật sinh thiết trọn, nghĩa là phẫu thuật lấy toàn bộ hạch gửi giải phẫu bệnh. Mỗi cuộc phẫu thuật đều có nguy cơ xuất hiện biến chứng, do đó em nên cân nhắc! Thân mến! AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", " Chào em, Trong thông tin gửi về chương trình, em không nói rõ đã được làm phương pháp xét nghiệm gì để chẩn đoán hạch và u vòm, các xét nghiệm này thực hiện tại đâu, triệu chứng lâm sàng của em là gì, em bao nhiêu tuổi… để BS có thể tư vấn cụ thể cho em. Mỗi loại xét nghiệm có độ chính xác nhất định, thậm chí siêu âm phụ thuốc khá nhiều vào kinh nghiệm của BS thực hiện, do đó cần phải hỏi rõ em những thông tin trên. Đối với 1 khối u mới phát hiện, nếu gây ra triệu chứng thì cần chỉ định nội soi loại trừ bệnh lý ác tính. Tốt nhất em nên mang các kết quả đã có đến BV Tai Mũi Họng để các BS tại đây kiểm tra lại và có hướng xử trí. Thân mến!", "Bạn Thanh Phưỡng thân mến, AloBacsi xin chia sẻ lo lắng của gia đình bạn khi bé bị tai\r\nnạn đáng tiếc trên, gây mất chóp mũi, ảnh hưởng tới thẩm mỹ. Bạn có thể đưa cháu tới bệnh viện Nhi đồng 1, các bác sĩ sẽ phẫu thuật cho cháu. Tốt nhất là đưa bé đi khám sau khi các vết thương vừa\r\nlành sẹo, bạn nhé!", "Hình minh\r\nhọa. Nguồn Internet Chào em, Trường hợp của em, em cần đến BV để\r\nđược thăm khám và tìm thêm những hạch ở nơi khác, nếu cần thiết em sẽ được làm để xác định bản chất hạch và điều\r\ntrị để nhanh chóng khỏi. Thân mến! ", "- Nguồn internet Chào\r\nem, Trường\r\nhợp của bé cần loại trừ hạch phản ứng do tiêm ngừa bệnh lao. Nếu kích thước lớn\r\ntrên 20mm thì có chỉ định điều trị. Em nên đưa bé đến BV Nhi Đồng khám và điều\r\ntrị sớm. Thân mến,", "Chị Ngọc Lam thân mến, Tai đau, nổi hạch, sốt, kèm theo như có nước (dịch\r\nviêm trong ống tai) là những triệu chứng có thể do viêm tai giữa cấp thủng\r\nnhĩ, một trong những biến chứng của viêm mũi\r\nxoang. Hoặc viêm ống tai cấp xảy ra sau khi bị nhiễm nấm ống\r\ntai, chấn thương ống tai do ngoáy. Do đó, chị nên tới bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng khám xác\r\nđịnh tình trạng bệnh lý nhé. Việc điều trị ngoài dùng thuốc uống còn có thể\r\nphải chăm sóc, làm thuốc tai. Sau khi khỏi bệnh tùy theo nguyên nhân chị phải phòng ngừa\r\ntích cực, tránh tái phát nhé. Chúc chị mau chóng bình phục sức khỏe!", "Chào bạn, là một bệnh rất khó điều trị dứt điểm và chủ yếu là điều trị triệu chứng vì bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau kết hợp tạo thành như: nghiến răng, sai lệch khớp cắn, stress, thói quen ăn nhai... Nếu sau khi uống thuốc một tháng mà tình trạng của mẹ bạn không giảm thì bạn nên đưa mẹ đi tái khám vì có thể cần kết hợp các phương pháp điều trị khác như điều chỉnh khớp cắn, phục hồi khớp cắn, làm máng nhai, chiếu tia, điều trị stress... Còn về phần hạch nhỏ có thể do phần hàm bên trái của mẹ bạn có nhiễm trùng trước đó như từ sâu răng hay chân răng gãy... Nhưng tốt nhất bạn vẫn nên đưa mẹ đi kiểm tra, siêu âm hạch góc hàm. Thân mến!", "Viêm họng cấp hay còn gọi là đau họng cấp, là một bệnh cấp tính, khá phổ biến, thường xảy ra khi chuyển mùa Chào em, Những triệu chứng kể trên thường gặp nhất là do viêm họng cấp, hạch ở cổ thường là hạch phản ứng thôi. Bệnh lý nguy hiểm hơn cũng có thể gây ra các triệu chứng tương tự là viêm họng mạn, ung thư hầu họng nhưng điểm khác biệt với viêm họng cấp là hai bệnh trên thường kéo dài, tái đi tái lại nhiều lần. Với triệu chứng bệnh lần này, em nên đến khám tại chuyên khoa tai mũi họng hay Bệnh viện Tai mũi họng để bác sĩ kiểm tra và điều trị thích hợp cho em, tránh tâm lý hoang mang lo lắng. Song song đó, em chú ý vệ sinh răng miệng sạch ngày 2-3 lần sau khi ăn, súc miệng nước muối trước và sau ngủ dậy, vệ sinh lưỡi mỗi ngày (không cạo lưỡi mạnh), uống nhiều nước trong ngày và ăn nhiều rau xanh hoa quả, không hút thuốc lá, hạn chế nước đá lạnh và thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, nước có gas, không nằm hay vận động mạnh trong vòng 2 giờ sau ăn, tối nên nằm đầu cao, giữ ấm hầu họng, tránh nơi ô nhiễm khói bụi.", "Chào bạn, Kết quả siêu âm hạch ghi nhận chưa có bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ ác tính, nhiều khả năng là hạch viêm phản ứng do các viêm nhiễm lân cận như tai mũi họng, răng hàm mặt, mô mềm… Bạn nên điều trị tích cực bệnh lý liên quan và kiểm tra lại bạn nhé! Thân mến.", "Chào em, Hạch ở vùng dưới hàm thường gặp là do và nguyên nhân chính là do có các bệnh lý ở vùng tai mũi họng, răng,... Em nên đưa bé đi khám để BS sớm điều trị triệt để cho bé. Thân mến!", "Chào em, có thể diễn tiến không ổn định trong vòng 1-2 tháng đầu, do đó hiện tại em không nên quá lo lắng. Nên tiếp tục tuân thủ điều trị và nghỉ ngơi đầy đủ, tăng cường sức đề kháng để bệnh mau hồi phục. Nếu trong 2-3 ngày tới, diễn tiến hạch vẫn còn sưng đau nhiều, em nên tới bệnh viện khám để đánh giá khả năng bội nhiễm vi khuẩn khác và kê toa điều trị thích hợp. Thân mến! Thân mến." ]
Kính thưa BS, Em năm nay 38 tuổi, có tiền sử bị Tai mũi họng từ nhỏ, hiện nay có biểu hiện nghe kém. Vậy em có thể phẫu thuật vá nhĩ để tăng sức nghe được không? Rất mong được BS tư vấn.
[ "Chào em, Nghe kém có thể do nhiều nguyên nhân gây nên như nút rái tai, dị vật trong ống tai, chấn thương ở tai, chấn thương sọ não, viêm nhiễm ở tai, thủng màng nhĩ, độc tai do thuốc… chứ không phải cứ nghe kém là màng nhĩ đã bị thủng và phải phẫu thuật vá lại. Mặc dù em có tiền sử bị bệnh Tai mũi họng từ nhỏ nhưng đâu có nghĩa là của em chắc chắn đã bị thủng. Với triệu chứng này, em cần đến khám tại BV Tai Mũi Họng để BS soi tai cho em, làm các trắc nghiệm về thính đồ, thính lực cho em sẽ có thể xác định được nguyên nhân và điều trị thích hợp nhé. Thân mến." ]
[ "Chào em, “ trái” mà em quan sát thấy có thể là dưới phì đại, có thể là polyp ở mũi, gây nghẹt mũi, thường gặp\r\ntrong bệnh viêm mũi xoang mạn tính. Vách ngăn mũi cấu trúc bằng nhiều xương hợp\r\nthành nên dễ bị vẹo lệch. Nếu vách ngăn lệch nhiều hoặc có gai là yếu tố góp phần\r\nlàm cho tình trạng nghẹt mũi thêm nặng nề. Chỉ định khi có những biến chứng như: niêm mạc mũi xoang\r\nthoái hóa tạo thành polype, nhiễm nấm mũi xoang, nhiễm trùng đi kèm không đáp ứng\r\nvới điều trị nội khoa. Sau khi phẫu thuật vách ngăn mũi sẽ giúp em bớt nghẹt\r\nmũi hẳn. Triệu chứng ù tai của em đã được BS chẩn đoán là tắc vòi nhĩ, điều trị\r\ncó cải thiện thì em nên tiếp tục, từ từ sẽ bớt ù tai. Ngoài ra, em có thể tập\r\ncác bước sau để hỗ trợ mở thông vòi nhĩ: - Bước 1: Hít vào - Bước 2: Bịt hai lỗ mũi - Bước 3: Thở ra, vì lỗ mũi bị bịt nên không khí sẽ bị đẩy vào lỗ tai\r\nvòi lên hòm nhĩ. Khi nghe thấy âm thanh\r\nlách tách do sự di động của màng nhĩ trong tai là đã thành công. Trong ngày, có\r\nthể làm vài lần như vậy. Bên cạnh đó, em cần tăng cường sức đề kháng của cơ thể: tập thể dục thể\r\nthao, ăn uống đầy đủ dưỡng chất… Thân ái, AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Bạn Binh Nguyen thân mến, Viêm tai xương chũm mạn là bệnh lý phức tạp, liên quan tới\r\ntai giữa, màng nhĩ, chuỗi xương con dẫn truyền âm thanh, ảnh hưởng tới tai\r\ntrong (tai thần kinh là cơ quan cảm nhận và chuyển âm thanh thành những xung\r\nđộng thần kinh). Phẫu thuật viêm tai xương chũm vá nhĩ cũng có những mục đích\r\nkhác nhau tùy theo tình trạng, mức độ bệnh lý. Nếu chuỗi xương con còn tốt, tai\r\ntrong còn tốt, thì sau sau phẫu thuật thính lực sẽ hồi phục tốt. Nếu thính lực\r\ngiảm nhiều, tổn thương vào tai trong nhiều thì phẫu thuật là để giải quyết bệnh\r\ntích của xương chũm, vá nhĩ để giảm chảy tai, thính lực sẽ hồi phục không đáng\r\nkể. Như vậy, sau phẫu thuật cần có thời gian để vết thương lành\r\nvà màng nhĩ lành (từ 2-4 tháng), sau đó, bạn đo thính lực đồ, so sánh với trước\r\nphẫu thuật, khi ấy, câu trả lời sẽ chính xác, khách quan, rõ ràng bạn nhé. Chúc bạn chóng bình phục sức khỏe và thính lực nhé. Thân chào bạn!", " Chào em, Do không trực tiếp thăm khám nên BS không rõ mức độ của em ra sao. Nếu triệu chứng chủ yếu là hắt hơi thì có lẽ chưa cần thiết phải phẫu thuật. Em nên khám chuyên khoa Tai Mũi Họng để được chẩn đoán và điều trị đúng mức, giảm thiểu triệu chứng khó chịu, em nhé! Thân mến!", "Chào Hạnh Nguyên, Do không trực tiếp thăm khám và không có thông tin về các phương pháp điều trị trước đó nên BS chưa thể đưa ra tư vấn cụ thể cho em. của em nên khám chuyên khoa Tai mũi họng để BS đánh giá tổn thương như thế nào và xác định nguyên nhân khiến cho bệnh dai dẳng, từ đó mới có biện pháp điều trị đúng giúp bệnh mau khỏi, em nhé! Thân mến.", " Chào bạn Danh, Với những triệu chứng ù, , nặng tai thì bạn cần phải đi khám tại BS chuyên khoa Tai Mũi Họng để xác định tình trạng bệnh lý. Bạn không nên để triệu chứng này kéo dài bởi có thể ảnh hưởng đến thính lực hay các bệnh lý viêm nhiễm lan rộng ảnh hưởng đến sức khỏe. Thân mến! ", "Ảnh minh họa - Nguồn Internet Chào bạn, Bệnh là vùng trước vành tai có 1 lỗ nhỏ từ lúc mới sinh, lỗ rò này là 1 ống ăn sâu vào màng sụn tai. Bình thường lỗ rò này nhỏ bằng đầu kim, nhưng khi bị viêm nhiễm thì ngứa, tiết ra chất dịch có mùi hôi Nếu dịch trong đường rò không bị tắc nghẽn, không có biến chứng viêm hay áp xe thì không cần phẫu thuật. Theo bạn miêu tả thì trường hợp của bạn có thể yên tâm chúng sống hoà bình với dị tật rò luân nhĩ suốt đời mà không cần phẫu thuật. Tuy nhiên về mặt thẩm mỹ, nếu bạn muốn phẫu thuật có thể đến BV Tai Mũi Họng gặp bác sĩ khám và điều trị. Chi phí mổ thì bạn thăm khám để được xác định. Thân mến!", "Hình\r\nminh họa. Nguồn Internet Chào em, Trong viêm tai\r\ngiữa cấp thì triệu chứng dễ nhận biết hơn. Bệnh\r\nnhân trước đó sẽ có triệu chứng sốt nóng, đau nhức trong tai, ù tai, nghe kém.\r\nKhi , mủ thoát ra được ngoài ống tai thì các triệu\r\nchứng trên giảm đi. Đối với viêm\r\ntai giữa mạn, khi có thủng màng nhĩ thì sức nghe sẽ giảm nhiều, nếu tổn thương\r\nsâu đến tai trong thì điếc nặng hơn. Quan trọng nhất là khi bác sĩ thăm khám thấy\r\nống tai ngoài có mủ, màng nhĩ có lỗ thủng ở giữa hoặc trước dưới. Nếu được điều\r\ntrị kháng sinh, chống viêm, làm thuốc tai tốt, bệnh sẽ khỏi, màng tai có thể liền.\r\nViêm tai giữa mạn là bệnh khó trị. Với trường hợp\r\nviêm tai giữa không nguy hiểm, các phương pháp điều trị chủ yếu là điều trị hết\r\nviêm như vệ sinh tai, nhỏ thuốc kháng sinh hoặc dùng thuốc uống và phục hồi chức\r\nnăng nghe. Với những trường hợp viêm tai giữa mạn tính do các nguyên nhân gây\r\nviêm tai như viêm amidan, VA, xoang, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân phẫu thuật. Với viêm tai giữa\r\nmạn tính nguy hiểm, phẫu thuật là chỉ định bắt buộc nhằm loại bỏ hết tổ chức\r\nviêm: niêm mạc và xương viêm, nếu có cholesteatoma (một bệnh lý nguy hiểm vì vi\r\ntrùng có khả năng ăn mòn xương đưa viêm nhiễm lan vào trong sọ) thì cũng phải\r\nloại bỏ hết, tiếp theo là vá màng nhĩ, tái tạo hệ thống xương con để phục hồi\r\nchức năng nghe cho bệnh nhân. Thân mến! ", "Ảnh minh họa - Nguồn Internet Chào bạn Vân Anh, Sau 18 tháng đã có chỉ định nếu VA này ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Bạn nên khám chuyên khoa Tai mũi họng để quyết định nạo hay không. Đúng là đa số VA sẽ tự teo nhưng trong quá trình tự teo đó có thể làm cho bé không ngủ được, ngủ không sâu, viêm mũi tái đi tái lại hoài, đôi khi có dẫn tới viêm tai. Vì thế có chỉ định nạo hay không là do BS chuyên khoa, bạn nên tham khảo với 2-3 BS chuyên khoa uy tín, nếu các BS đều có chỉ định nạo thì lúc đó có thể yên tâm thực hiện. Thân mến! Trích trong: BS Trương Hữu Khanh Trưởng khoa nhiễm - thần kinh - BV Nhi đồng 1", "Chào em, Với tình trạng hiện tại, tôi nghĩ nhiều khả năng bị . Em có thể đến khám BS chuyên khoa Tai mũi họng em nhé. Thân,", "- nguồn internet Chào em, Các triệu chứng mà em\r\nmô tả chứng tỏ em có thể đang bị . Đây là bệnh có thể\r\nđiều trị nhưng nếu không điều trị kịp thời có thể để lại di chứng giảm thính\r\nlực do thủng màng nhĩ. Vì vậy mà em cần đến khám bác sĩ chuyên khoa Tai mũi\r\nhọng ngay em nhé.", "Chào em, Tai mũi họng là các cơ quan thông\r\nthương với nhau, nên khi 1 cơ quan bị bệnh các cơ quan còn lại cũng bị ảnh\r\nhưởng. Nếu em có kèm theo chảy dịch mủ thì nên nhanh chóng tái\r\nkhám BS Tai mũi họng để được thay đổi điều trị em nhé.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa chảy máu tai Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của chảy máu tai Chế độ sinh hoạt: Chườm ấm tai có thể giúp giảm đau. Giữ sạch vùng tai bị thương. Đeo nút bịt tai để ngăn nước và mảnh vụn lọt vào trong khi tai bạn đang trong thời gian lành lại. Chế độ dinh dưỡng: Bổ sung đầy đủ các chất, giảm các thức ăn béo ngọt giúp tai bạn lành tốt hơn. Bổ sung thêm vitamin và chất khoáng. Phòng ngừa chảy máu tai Không phải lúc nào bạn cũng có thể ngăn ngừa chảy máu tai vì nó thường xảy ra sau những sự kiện không lường trước được (như tai nạn, chấn thương). Tuy nhiên, có một số cách bạn có thể phòng ngừa để giảm nguy cơ mắc các tình trạng sức khỏe liên quan đến chảy máu tai. Để giảm nguy cơ nhiễm trùng tai: Rửa tay thường xuyên. Tránh khói thuốc lá. Tiêm vắc xin phù hợp với lứa tuổi. Để giảm nguy cơ thủng màng nhĩ: Điều trị nhiễm trùng tai kịp thời. Đeo bảo vệ tai khi tiếp xúc với tiếng ồn lớn. Đeo nút tai máy bay khi bay để giảm áp lực tích tụ. Không nhét tăm bông, kẹp tóc hoặc các vật dụng khác vào ống tai. Đeo nút tai giúp bảo vệ bạn tránh thủng màng nhĩ khi bạn tiếp xúc với tiếng ồn lớn Các câu hỏi thường gặp về chảy máu tai Tôi bị chảy máu tai thì có nguy hiểm gì hay không? Chảy máu tai là triệu chứng của nhiều tình trạng khác nhau từ nhẹ đến nặng. Do đó không phải lúc nào bạn bị chảy máu tai đều nguy hiểm đến tính mạng. Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn bị chảy máu tai mà không rõ lý do. Làm thế nào để tôi làm ngừng chảy máu tai? Nếu chảy máu tai xuất phát từ bên trong tai, hãy lấy bông sạch để thấm máu rỉ ra. Nếu máu chảy ra từ tai ngoài, hãy ấn mạnh vào vị trí chảy máu để cầm máu. Nếu tôi bị thủng màng nhĩ thì điều trị như thế nào? Trong nhiều trường hợp, màng nhĩ thủng sẽ tự lành. Bạn có thể cần phải phẫu thuật nếu màng nhĩ bị thủng mất hơn ba tuần để lành. Hãy chú ý tránh để nước vào tai. Khi xì mũi, hãy làm nhẹ nhàng để tránh tổn thương thêm.", "Chào bạn, Việc lấy ráy tai có thể gây tổn thương nhiều cấu trúc trong ống tai, trong đó quan trọng nhất là màng nhĩ do có khả năng gây giảm thính lực. Bạn nên đến khám tại chuyên khoa Tai Mũi Họng để các bác sĩ đánh giá tổn thương và có hướng điều trị bạn nhé. Thân mến.", "Bạn Quý Hợi thân mến! Phẫu thuật sào bào thượng nhĩ - vá nhĩ là một phương pháp phẫu thuật lấy các bệnh tích do viêm tai giữa mạn và dùng mảnh ghép làm cầu nối cho màng nhĩ lành lại. Do đó sau mổ, bác sĩ phải theo dõi, chăm sóc tai và vết mổ cho bệnh nhân theo lịch. Trong thời gian lành bệnh, các vật liệu đệm trong hòm nhĩ, trong ống tai như Spongel từ từ sẽ tan và tiêu đi, máu bầm cũng vậy. Màng nhĩ sẽ phát triển và lành lại. Tuy nhiên ở ống tai có thể Spongel và máu bầm kết lại thành khối khô trong ống tai nên khi ngáp nghe có tiếng lục cục. Mùi hôi của ống tai cũng có thể từ nguyên nhân trên. Sau phẫu thuật nếu không giữ kỹ, hố mổ có thể bị viêm, khi ấy màng nhĩ cũng khó lành, tai chảy dịch đặc vàng hôi (hôi của mủ và máu), kèm theo cảm giác nặng trong tai, sức nghe không cải thiện… Như vậy tai của bạn nếu nghe tiếng lục cục, sức nghe cải thiện thì vết mổ đang lành. Bạn nên tái khám càng sớm càng tốt, bác sĩ điều trị sẽ khám lại và giúp bạn chăm sóc vết mổ. Chúc bạn mạnh khỏe, sức nghe hồi phục như cũ nhé!", "- Nguồn: Internet Chào em, Tình trạng của em có thể do viêm nhiễm vùng tai, do ảnh\r\nhưởng sau hoặc là một bệnh lý riêng ở tai. Em nên khám chuyên khoa Tai\r\nmũi họng để được chẩn đoán nguyên nhân và điều trị nhé. BS cần thăm khám trực\r\ntiếp mới tư vấn thuốc cho em được, mong em thông cảm. Thân mến," ]
Xin chào BS Nguyễn Thị Thanh, Nhà em ở cạnh quán cơm, mà bên quán cơm thường xuyên dùng than tổ ong. Có phải vì hay ngửi mùi than tổ ong bên hàng xóm bay qua mà bé nhà em hay bị bệnh hô hấp không ạ? Cháu 4 tuổi, rất hay ho và sổ mũi ạ. Xin BS tư vấn em nên cho cháu bổ sung thực phẩm gì, thuốc gì… để nâng thể trạng của bé nhà em? (Việc buôn bán của nhà hàng xóm rất khó góp ý ạ). Em cảm ơn BS rất nhiều. (Thanh Thư - Biên Hòa, Đồng Nai)
[ " Chào em Thanh Thư, Khói hay mùi than tổ ong cũng có thể là nguyên nhân, tuy nhiên bụi đường, khói thuốc, bụi nhà cũng có thể là tác nhân gây bệnh. Em nên đưa trẻ đi bơi, tập cho bé hít thở, uống nước trái cây nhiều, ăn uống và chích ngừa đầy đủ. Thân mến! BS.CK2 Nguyễn Thị Thanh Trưởng khoa Nội 1 - BV Nhi Đồng 2" ]
[ "Hình minh họa Chào em, Thông tin em cung cấp quá mơ hồ, BS không đủ dữ\r\nkiện để định bệnh. Em bao nhiêu tuổi, giới tính, thói quen hút thuốc lá, tiền\r\ncăn bệnh lý, nốt thịt xuất hiện từ lúc nào, tính chất ra sao, quanh họng cụ thể\r\nlà ở vị trí nào... Tốt nhất em nên đến khám chuyên khoa Tai mũi họng\r\nđể BS khám trực tiếp cho em sẽ chính xác hơn là định bệnh qua thông tin và nhận\r\nđịnh cá nhân của em sẽ không được chuyên môn, việc xử trí do đó cũng sẽ không\r\nan toàn cho em, em nhé.", "(Nguồn: Internet) Bạn Tram Anh thân mến, Hiện nay tuyệt đại đa số các ung thư phổi có liên\r\nquan đến yếu tố môi trường mà nguyên nhân nổi bật hàng đầu là khói thuốc lá.\r\nNgười ta thấy có một số đột biến gen ở người bệnh ung thư phổi nhưng không xác\r\nlập được tính di truyền của bệnh này. Những người trong gia đình bạn (ông nội\r\nvà bố) cùng mắc ung thư phổi có thể chỉ là do cùng có thói quen hút thuốc -\r\nđiều thường thấy trong đời thường. Tuy vậy nếu cả hai trường hợp ung thư phổi\r\nnày đều xảy ra lúc người bệnh còn trẻ (dưới 40) và có dạng mô học là carcinôm\r\ntuyến thì bạn nên lưu ý và đến khám chuyên khoa. Cách phòng ngừa ung thư phổi hữu hiệu nhất hiện nay là tránh\r\ntác hại của khói thuốc chủ động hoặc thụ động. Ăn nhiều rau dầy lá (có nhiều\r\ncarotene) có thể hạn chế nguy cơ mắc ung thư phổi. Hiện chưa có phương pháp tầm\r\nsoát phát hiện sớm ung thư phổi hữu hiệu cho cộng đồng, nhưng về phương diện cá\r\nnhân, bạn có thể đến khám chuyên khoa để được tư vấn và triển khai các biện\r\npháp giúp chẩn đoán bệnh kịp thời hơn. Alobacsi.vn Theo BS\r\nVăn Vũ – Sài Gòn Tiếp thị", "Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi, phổ biến ở mọi lứa tuổi Chào em, Có nhiều lý do khiến miệng hôi hoặc hơi thở khó chịu: sót thức ăn giữa các kẽ răng, viêm nướu, sâu răng, mảng bám vôi dày, viêm amidan mạn tính, trào ngược dạ dày thực quản, bệnh gan, bệnh thận, ung thư hầu họng bị hoại tử... Hơi thở có mùi tăng lên khi em đau bao tử hướng đến nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản, hở van tâm vị... gây ra hơi thở có mùi hôi. Do đó, em cần khám chuyên khoa tiêu hóa để kiểm tra và điều trị bệnh lý của dạ dày thực quản thì hơi thở mới giảm mùi được. Với bệnh này, em cần hạn chế ăn đồ chua cay, nước có gas, nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị, cafe, không bia rượu, không hút thuốc lá và tránh căng thẳng đầu óc, ăn uống đúng giờ và nghỉ ngơi hợp lý, không nằm/ vận động mạnh sau khi ăn trong vòng 2 giờ. Để giảm bớt hôi miệng, em có thể sử dụng kẹo ngậm ít đường, đánh răng ngày 3 lần, không nên lạm dụng nước súc miệng, em nhé.", "Chào em Tuấn, Em nên cho bé đến phòng khám nhi để xem bé có bị nấm lưỡi hay tưa lưỡi hay không và BS sẽ tư vấn cụ thể cho em nhé. Thân mến. ThS.BS Lê Thị Ngọc Vân Trưởng khoa Dinh dưỡng, BV Nhân dân 115", "Bạn Quân thân mến, Trước tiên, bạn cần xem lại bé có nằm quạt hoặc máy lạnh nhiều quá không, có\r\nthể đây là nguyên nhân làm cho bé hay . Để giảm sự ngạt mũi bạn có thể dùng dung dịch Nacl 0,9% hoặc Xisat trẻ em. Thân chào và chúc gia đình bạn\r\nnhiều sức khỏe!", " Chào em, Hiện tại, BS chỉ biết bé của em đang và chiều cao theo tuổi nhưng không thể đánh giá tình trạng dinh dưỡng cùa bé vì còn thiếu thông tin. Còn vấn đề ho, chảy mũi BS cũng không thể đánh giá qua thư được em à. Vì cần xác định bé bị viêm hô hấp trên hay dưới hoặc kết hợp cả hai, viêm do vi trùng hoặc siêu vi, mức độ viêm,… hư thế nào BS mới có hướng điều trị thích hợp cho bé được. Thân mến! ", "Chào em, Qua những thông tin em cung cấp, BS tổng hợp được em có những vấn đề sau: 1. kéo dài 1 tuần nay, kèm sôi bụng, đau bụng 2. Trào ngược dạ dày thực quản với triệu chứng là ợ hơi ợ chua 3. Viêm họng mạn có nuốt vướng trên cơ địa dị ứng Trước tiên, để giải quyết vấn đề tiêu chảy, em cần phải tới BS Nội tổng quát hoặc BS Tiêu hoá để khám, đánh giá khả năng nhiễm trùng tiêu hoá cấp tính, và kê toa kháng sinh thích hợp. Nếu không điều trị sớm, nhiễm trùng có nguy cơ nặng dần và gây nguy hiểm như biến chứng nhiễm trùng huyết, rối loạn nước, điện giải, toan kiềm… Trào ngược dạ dày thực quản có thể là nguyên nhân khiến cho viêm họng của em tái phát nhiều, trở thành mạn tính. Do đó điều trị cần song song cả 2 bệnh lý, bao gồm chuyên khoa Tai mũi họng và Tiêu hoá. BS không rõ chiều cao của em bao nhiêu, nhưng với cân nặng 104 kg có lẽ em đã thừa cân hoặc béo phì (so sánh với thể trạng chung của người Việt Nam). Đây là yếu tố nguy cơ rất lớn dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản. Do đó một kế hoạch giảm cân khoa học bao gồm ăn uống có kiểm soát và tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày sẽ rất cần thiết để cải thiện tình trạng sức khoẻ của em. Em cũng chú ý không nên ăn quá nhiều vào 1 bữa mà nên chia nhỏ thức ăn ra thành nhiều bữa, hạn chế thức ăn dầu mỡ, chiên xào, tránh các chất kích thích như rượu bia, café, thuốc lá, thức ăn chua cay, hạn chế nằm ngay sau ăn 2 tiếng em nhé! Thân mến.", "Chào Thanh Ngọc, Bé có cân nặng tốt nhưng chiều cao hơi thấp, em nên xem lại cách đo có đúng không hoặc chế độ ăn có đầy đủ 4 nhóm thức ăn chưa, đặc biệt là chất béo. Với những biểu hiện trên của bé em cần tìm nguyên nhân, có phải do thời tiết gần đây nóng quá không, em ủ ấm bé quá nhiều không, đầu và tai có nổi mẫn đỏ hoặc nổi rôm sẩy không, mùng mềm, chiếu gối của bé có làm cho bé khó chịu, tả giấy có dơ…? Em cần loại trừ các nguyên nhân trên, tối trước khi ngủ em dùng nước ấm lau sạch người bé và thử bỏ tả giấy, thay bằng tả vải xem bé có ngủ ngon hơn không em nhé! AloBacsi chúc bé luôn ngon giấc!", " Nguyễn Mỹ thân mến, Theo mô tả của bạn thì con bạn phát triển bình thường, cách cho bé ăn uống của bạn là đã đạt chuẩn. Thời gian gần đây, bé ngủ đêm hay khó ngủ và ít bú có thể do thời tiết oi bức, phòng ngủ không thoáng mát, có côn trùng, nhiều tiếng ồn. Để giúp bé ngủ ngon bạn nên lau mát cho bé trước khi ngủ, mặc quần áo có chất hút mồ hôi, cho bé ăn no, uống nước, tránh tiếng ồn, phòng ngủ phải thông thoáng, ánh đèn ngủ dịu mắt, mẹ phải tạo cảm giác gần gũi với con cho bé cảm nhận được sự quan tâm. Trước đây bé bị đã điều trị hết thì bạn nên phòng ngừa bằng cách không cho bé tắm đêm, tránh thay đổi thời tiết đột ngột (ví dụ đang trong phòng máy lạnh mà bế bé ra trời nóng đột ngột) khiến bé không kịp thích nghi, không nên để bé quá lạnh (nếu ngủ phòng máy lạnh thì để nhiệt độ từ 25-27 độ C, nếu ngủ quạt thì không nên để gió hướng thẳng vào người bé). Triệu chứng của bệnh viêm phổi: - Sốt dai dẳng - Biếng ăn - Ho, sổ mũi, hay quấy khóc, không ngủ. Nếu bé có triệu chứng viêm phổi bạn nên đưa đến bệnh viện vì theo nguyên tắc thì chúng tôi không được kê đơn khi không thăm khám trực tiếp cho bé. Chúc bé hay ăn chóng lớn! ", " Trâm thân mến, Có thể trẻ bị , em nên thường xuyên rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý và cần loại trừ những nguyên nhân có thể gây ra dị ứng như: bụi, khói, mạt nhà, lông thú… Nếu chảy mũi nhiều em có thể đi khám và BS sẽ kê cho em thuốc kháng dị ứng cho em và thuốc ho. Tuy nhiên, điều trị dự phòng là tốt nhất. Em nên cho bé chích ngừa đầy đủ để phòng ngừa bệnh lý nha em. BS.CK2 Nguyễn Thị Thanh Trưởng khoa Nội 1 - BV Nhi Đồng 2", "Chào bạn, Theo bạn mô tả, BS nhận thấy bé đang có biểu hiện viêm đường\r\nhô hấp, nhưng BS không biết bé bị bệnh ở đường hô hấp trên hay dưới (phải trực tiếp\r\nnghe tim, phổi mới định bệnh được). Do vậy, trước mắt cần phải xác định được viêm đường hô hấp trên hoặc dưới, mức\r\nđộ viêm nhiễm như thế nào, có như vậy thì việc điều trị mới đem lại hiệu quả.\r\nTốt nhất, bạn nên đưa bé đi khám để được điều trị và tư vấn thích hợp, đừng tự\r\ncho bé uống thuốc kéo dài thời gian, có thể sẽ làm cho bệnh của bé nặng hơn. Chúc bé chóng khỏi bệnh!", "Chào em, Ở tuổi này bé đã mọc đủ răng sữa, nên em cho bé ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và bổ sung thêm sữa tươi hoặc sữa công thức cũng là một cách để bé tăng sức đề kháng rồi đó. Để phòng bệnh dạng hen cho bé, ngoài việc ăn uống đủ chất, em nên giữ ấm cho bé, tránh gió lùa, tránh lạnh hoặc nóng đột ngột, bụi khói, hóa chất và cần tránh những thức ăn mà bé hay bị dị ứng (nếu có)… Chúc bé của em luôn khỏe, ngoan!", " Chào em Thanh, Như em mô tả, bé có thể bị lây cảm cúm từ bố mẹ. Bé ọe ở cổ họng có thể do nên mới muốn nôn. Em không nên tự ý cho bé uống thuốc vì mỗi lần bệnh triệu chứng có thể giống nhau nhưng bệnh có thể khác nhau. Do đó, em nên đưa bé đến bệnh viện gặp bác sĩ chuyên khoa Nhi khám và điều trị cho bé. Khi đi em nên đem theo toa thuốc cũ. Bé ăn uống bình thường, không kiêng cữ gì cả, em nhé!", "Chào\r\nem, Nhiều\r\nkhả năng là bé của em bị , nên bệnh này không thể điều trị dứt\r\nhẳn được em nhé. Việc\r\nđiều trị chủ yếu là phòng bệnh: giữ ấm mũi, tránh tiếp xúc với bụi khói thuốc\r\nlá, hóa chất và các tác nhân mà người bệnh bị dị ứng, môi trường sống và làm\r\nviệc phải thông thoáng, vệ sinh, tránh ẩm ướt, nấm mốc, tránh thay đổi thời\r\ntiết nóng lạnh đột ngột,… Trường\r\nhợp của bé nếu có nhức đầu, nhức mũi thì cần loại trừ đã ảnh\r\nhưởng đến các xoang (gây viêm xoang).", "BS đông y Lê Ngọc Hồ: Sả có công dụng chữa cảm cúm, sốt, Tinh dầu sả có khả năng hỗ trợ tiêu hóa, chữa ăn chậm tiêu, đầy bụng, buồn nôn, nôn mửa hay kích thích trung tiện, trừ muỗi, tẩy mùi hôi. Nếu bạn nhiễm HP thì nên điều trị bằng kháng sinh, bởi vì sả chủ yếu là chứa tinh dầu. Năm nay con 19 tuổi, con bị teo cơ đùi và đau khớp gối. Như vậy con đi châm cứu có hồi phục bình thường không bác sĩ? Con cũng có chụp MRI chẩn đoán là bình thường. Bác sĩ giúp con với! (Tu Nguyen - nhox…@gmail.com) 9769 BS đông y Lê Ngọc Hồ: Trường hợp của em nên đi khám chuyên khoa thần kinh và đo điện cơ để chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Nếu tất cả bình thường thì châm cứu và tập vật lý trị liệu bạn nhé. Tôi bị thoái hóa đốt sống cổ đã 2 tháng nay, vậy tôi muốn hỏi bác sĩ là tôi nên điều trị thuốc bắc hay thuốc tây (tôi có tiền sử bị đau da dày)? Và nên mua thuốc gì, ở đâu? Cảm ơn bác sĩ! (Thảo Trung - Trung…@rocketmail.com) 9804 BS đông y Lê Ngọc Hồ: Để chẩn đoán xác định và mức độ thoái hóa đốt sống cổ thì bạn nên chụp MRI khi có kết quả xác định rồi thì mới có hướng điều trị phù hợp: đông y - tây y hay phẫu thuật. Tôi 60 tuổi, sức khỏe và sinh hoạt cuộc sống bình thường, ngoại trừ có bệnh cao huyết áp. Hôm nay bỗng nhiên tôi thấy ở quần lót phía trước có dính máu, nhiều và đặc quánh, thấm ra cả 2 quần từ lúc nào không biết. Tôi đoán có thể bị ra máu ở DV lúc ngủ. Kiểm tra xung quanh vùng hạ bộ không thấy có vết xước nào có thể gây chảy máu. Người không có triệu chứng gì (sốt, mệt...). Xin hỏi bác sĩ có nghiêm trọng lắm không và cần khám ở đâu? (T.D.H - Hà Nội) 11232 BS-CK1 Nguyễn Đình Sang: Kính chào bác, do không biết chính xác máu ra từ đâu và ra với số lượng bao nhiêu nên AloBacsi không thể chẩn đoán chính xác chỉ qua vài lời diễn tả triệu chứng. Do đó bác phải đến bệnh viện ở Hà nội (BV Việt Đức, BV Bạch Mai ...) để khám và điều trị cụ thể. Chúc bác điều trị thành công!" ]
Xin chào BS, Tôi là nam, năm nay 41 tuổi. Khoảng vài tháng gần đây tôi bị đau bụng dưới bên trái, đau vùng thượng vị, chướng bụng, no hơi, ợ hơi, sôi ruột, tiêu chảy (ngày 2, 3 lần). Tôi được BS chỉ định soi đại tràng và dạ dày. Kết quả: đại tràng bình thường, dạ dày bị viêm sung huyết niêm mạc hang vị. BS kết luận tôi bị hội chứng ruột kích thích và cho thuốc uống thì có bớt nhưng không hết (ngưng thuốc vài ngày là trở lại hiện trạng ban đầu). Tôi xin chia sẻ vài toa thuốc sau để BS tiện tham khảo: Toa 1 1.rabicad 20mg 2.synneupep 3.meteospasmyl 4.beelevotal 25mg 5.ciprobay 500mg Toa 2 1.fareso 40mg 2.newbutin 300mg 3.ercefuryl 200mg 4.normagut 250mg Toa3 1.fareso 40mg 2.newbutin 300mg 3.ercefuryl 200mg 4.enterogermina 5ml 5.albis Toa 4 1.lactomin 2.zapnex-5 3.breakin 150mg 4.neksium 40mg 5.sucracid Tôi uống toa số 4 được 2 ngày thì có triệu chứng buồn ngủ, sây sẩm và táo bón nặng. Do nhà xa nên tôi không thể lên tận TPHCM để gặp BS để hỏi lý do được. Tôi có đem toa thuốc này để hỏi người quen làm nghành y thì kêu tôi ngưng dùng breakin 150mg, zapnex-5 và lactomin sẽ hết triệu chứng như trên, và tôi dừng mấy loại thuốc đó thì triệu chứng buồn ngủ, táo bón không còn nữa. Xin hỏi BS là tôi có thể ngưng uống mấy loại thuốc tôi kể như trên có đuợc không? Tôi cũng xin hỏi thêm BS là tôi có người quen chỉ tôi dùng men tiêu hóa gestibio forte rất tốt với bệnh của tôi, và tôi có dùng thử 3 ngày thì cảm thấy rất dể chịu, ăn ngon miệng, hết chướng bụng và không còn sôi ruột... nhưng do không có chỉ định BS nên tôi không dám dùng tiếp nữa. Tôi cũng có nghe thông tin là người bị viêm loét dạ dày thì không đuợc dùng men tiêu hóa, không biết có đúng không? Xin hỏi BS là sản phẩm gestibio forte là men tiêu hóa hay thuốc và với tình trạng bệnh như tôi có dùng đuợc không? Xin chân thành cám ơn!
[ "Chào bạn, Các loại thuốc breakin 150mg, zapnex-5 có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn ngủ, đau đầu, chóng mặt; đó là lý do sau ngưng thuốc bạn không còn cảm thấy khó chịu nữa. Lactomin cũng có thành phần là men vi sinh và không gây ra tác dụng phụ nêu trên, nhưng nếu đã sử dụng gestibio forte và thấy có hiệu quả tốt thì bạn vẫn có thể sử dụng tiếp. Điều trị có vai trò quan trọng của kiểm soát chế độ ăn, cụ thể là khi ăn những loại thực phẩm nào thấy triệu chứng khó chịu tăng thêm thì bạn cần chú ý và hạn chế sử dụng. Gestibio forte không có chống chỉ định trong trường hợp viêm dạ dày, do trong thành phần có chất trung hoà acid nên còn giúp làm giảm triệu chứng. Mặc dù vậy không nên tự ý sử dụng kéo dài vì đây không phải là thuốc điều trị tiệt căn bệnh, mà bạn cần tái khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hoá để đánh giá và thay đổi phác đồ điều trị bạn nhé! Thân mến." ]
[ "Chào bạn Minh, Tình trạng Augmentin có thể ở nhiều mức độ khác nhau. Nếu bạn ngưng thuốc đã nhiều ngày mà triệu chứng không giảm thì nên đi khám lại. BS sẽ kê toa các thuốc chống dị ứng cho bạn. Men tiêu hóa có thể được BS kê đơn kèm theo khi sử dụng một số kháng sinh để hạn chế tác dụng phụ trên đường ruột. Việc sử dụng kháng sinh cần có chỉ định của BS điều trị, tránh tự ý điều trị vì thuốc có thể gây các tác dụng phụ, bạn nhé. Thân mến,", "- nguồn internet Cảm ơn lời khen tặng của em, Em bị nhiễm viêm gan B và đi xét nghiệm mỗi 6 tháng như vậy là tốt, nhưng em cần theo dõi với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa gan mật chứ không nên chỉ đi xét nghiệm men gan. Hiện kết quả men gan bình thường thì cũng tạm thời xem là ổn định, chưa cần điều trị. Nhưng khi em bắt đầu bước vào tuổi 40 thì chỉ số men gan bình thường cũng chưa thật sự an tâm mà cần đánh giá lượng virut cùng với những xét nghiệm chuyên sâu để đánh giá chức năng gan, cũng như độ mềm mại của gan để quyết định điều trị cho em. Vấn đề em bị nhưng uống thuốc không hết đau có thể là do em bị stress, căng thẳng, chế độ ăn uống, sinh hoạt chưa điều độ, hoặc bị teo niêm mạc dạ dày kèm theo, hoặc vi trùng Hp của em chưa khỏi hẳn hoàn toàn. Em cần xem lại chế độ ăn uống, sinh hoạt đúng giờ giấc, hạn chế rượu bia, cà phê, ngưng tất cả các loại thuốc, kể cả các thuốc ho, sổ mũi… Sau 2 tuần, em tìm gặp tôi ở đơn vị tiêu hóa can thiệp - BV Nguyễn Tri Phương TPHCM (có thể sử dụng BHYT) để tôi trực tiếp nội soi, kiểm tra lại cho em.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Gastrylstad 15ml là sản phẩm của Stellapharm dạng nhũ dịch uống chứa hoạt chất Simethicone để điều trị rối loạn chức năng ruột như đầy hơi, khó tiêu và bệnh trào ngược dạ dày-thực quản.\nThành phần:\nSimethicone: 1.0g\nChỉ định:\nThuốc Gastrylstad được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nGiảm đầy hơi và triệu chứng khó chịu do có quá nhiều khí ở đường tiêu hóa trong các rối loạn như chứng khó tiêu và bệnh trào ngược dạ dày -thực quản. Thuốc được phối hợp với thuốc kháng acid trong nhiều trường hợp bị rối loạn tiêu hóa.\nDùng làm chất phá bọt trong kỹ thuật chụp X quang hoặc nội soi đường tiêu hóa.", " Chào bạn Bình, Thuốc có đề xa tức là viên dexamethason là dẫn xuất của , thuốc uống vào có nhiều tác dụng phụ trong đó có tác dụng phụ giữ muối, giữ nước, gây ảnh hưởng dạ dày, xuất huyết tiêu hóa khi đó người bệnh sẽ có triệu chứng như anh mô tả tay chân giống như phù, bụng thì cồn cào, đi ngoài phân đen. Do thuốc có tác dụng kháng viêm mạnh nên bác anh dùng vào thì triệu chứng đau giảm liền nhưng thuốc dexamethasone chỉ giảm triệu chứng chứ không giảm bệnh gốc vì vậy khi bác anh ngưng thuốc thì triệu chứng sẽ tái phát lại ngay. Do đó tốt nhất bác anh phải đi khám lại 1 cơ quan y tế chuyên về cơ xương khớp để được khám, chẩn đoán, điều trị bệnh chứng thay vì tự động uống các thuốc không rõ nguồn gốc rất nguy hiểm. Thân mến! XEM THÊM: >>> >>> ThS.BS Hồ Phạm Thục Lan - AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "- Nguồn  Internet Chào bạn, Điều trị tiệt trừ có chỉ định riêng. Trường hợp của bạn do có triệu chứng của viêm dạ dày kèm theo HP dương tính nên có chỉ định điều trị. Toa thuốc bạn đang sử dụng là đúng liều lượng bạn không cần phải lo lắng. Tuy nhiên, bạn nên uống Pantoloc lúc bụng đói trước ăn 30 phút có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày; Tetracylin, Tinidazole nên uống trước bụng no để kích thích dạ dày. Nếu vẫn còn triệu chứng khó chịu, bạn nên tái khám để được thêm thuốc và điều trị để nhanh chóng khỏi bệnh. Thân mến! ", "Mô tả ngắn:\nThuốc Avarino được sản xuất bởi Công ty Mega Lifescience Thái Lan, có thành phần chính là Simethicone và Alverine citrate, được chỉ định để điều trị triệu chứng rối loạn tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích và những triệu chứng khó chịu ở bụng (đầy hơi, trướng bụng, cảm giác khó tiêu, bị đè ép và căng, đau ở vùng thượng vị). \n Thuốc Avarino được bào chế dưới dạng viên nén bao phim. Hộp 3 vỉ x 10 viên, 5 vỉ x 10 viên, 6 vỉ x 10 viên, 10 vỉ x 10 viên.\nThành phần:\nAlverine Citrate: 60mg\nSimethicone: 300mg\nChỉ định:\nThuốc Avarino được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nĐiều trị triệu chứng rối loạn tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích và những triệu chứng khó chịu ở bụng (đầy hơi, trướng bụng, cảm giác khó tiêu , bị đè ép và căng, đau ở vùng thượng vị).", "Trào ngược dạ dày thực quản muốn uống thuốc không đỡ nên tái khám để tìm hướng điều trị Chào em, Toa thuốc em được kê là phù hợp để điều trị viêm thực quản trào ngược, nếu chưa đáp ứng cần xem lại cách dùng thuốc và thói quen sinh hoạt. Người bệnh nên tránh ăn quá no, cần chia thức ăn ra thành nhiều bữa nhỏ, hạn chế thức ăn dầu mỡ, chua cay và cần giữ cho tinh thần thoải mái, tránh lo âu, căng thẳng. Thuốc điều trị cần uống đúng lúc, nhất là Stadnex 40mg, nên uống trước ăn sáng 30 phút. Nếu đã dùng thuốc theo toa mà triệu chứng vẫn còn dai dẳng, em nên tái khám để bác sĩ điều chỉnh phác đồ em nhé! Thân mến.", "Bạn Hoa thân mến, Nolvadex 10mg (tamoxifen) điều trị ,\r\nliều dùng 20-40 mg/ ngày, chia 1-2 lần/ ngày, uống lúc no hoặc đói. Vitamin E 400 điều trị và dự phòng tình trạng thiếu\r\nvitamin E, bảo vệ các tế bào bị tổn thương gây ra bởi quá trình oxy hóa của các\r\ngốc tự do. Liều thông thường 01 viên/ngày, uống trong hoặc sau khi ăn Doczen 10 (Serratiopeptidase) chỉ định giảm viêm sau\r\nphẫu thuật và sau chấn thương, giảm viêm trong các bệnh lý như viêm xoang, viêm\r\nhọng, viêm tuyến vú, viêm bàng quang, viêm mào tinh hoàn, giảm bài xuất đờm, liều\r\nthông thường 5 - 10 mg/lần x 3 lần/ngày, uống sau mỗi bữa ăn. Rabe-G20mg (rabeprazol) điều trị bệnh trào ngược dạ\r\ndày-thực quản, loét dạ dày-tá tràng tiến triển, hội chứng Zollinger-Ellison, kết\r\nhợp với kháng sinh nhằm điều trị tiệt căn loét do Helicobacter pylori. Liều điều\r\ntrị vi khuẩn HP theo phác đồ là 20 mg/ngày trong 4 tuần, uống lúc đói hoặc no. Domperidon 10mg chỉ định trong các trường hợp buồn\r\nnôn, nôn, chán ăn, đầy bụng, khó tiêu, ợ nóng, ợ hơi; viêm dạ dày mạn, trào ngược\r\ndạ dày – thực quản, sa dạ dày, triệu chứng sau cắt dạ dày ở người lớn. Liều dùng cho người lớn buồn nôn và nôn do bất kỳ\r\nnguyên nhân: 10 – 20 mg mỗi 4 – 8 h, các triệu chứng khó tiêu 10 – 20 mg x 3 lần/ngày\r\ntrước khi ăn và 1 lần vào buổi tối, dùng không quá 12 tuần. Stogurad 50mg (sulpirid) điều trị triệu chứng lo âu ở\r\nngười lớn, biểu hiện tâm- thực thể của bệnh loét dạ dày tá tràng, uống 1 – 3\r\nviên/ngày. Mallote (aluminium hydroxyd 400 mg, magnésium\r\nhydroxyd 400 mg) điều trị triệu chứng những cơn đau do bệnh thực quản - dạ dày\r\n- tá tràng, người lớn uống 1– 2 viên vào lúc đau hoặc 1 giờ sau bữa ăn và trước\r\nkhi ngủ, tối đa 6 lần mỗi ngày. Theo tài liệu tra cứu tương tác, các thuốc này khi uống\r\nđồng thời không gây ra tương tác thuốc ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Vậy bạn\r\ncó thể yên tâm điều trị theo các thuốc mà bác sĩ đã chỉ định nhé. Chúc bạn sức khỏe, Th.S Dược Trần Thị Lạc\r\nDiệp /\r\nHasan – Dermapha rm", "Mô tả ngắn:\nGebhart có chứa guaiazulen 4 mg, dimethicone 3000 mg với công dụng điều trị triệu chứng trong những cơn đau dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày khi dùng những thuốc gây kích thích dạ dày, điều trị chứng trướng bụng đường ruột.\nThành phần:\nDimethicone: 3000mg\nGuaiazulene: 4mg\nChỉ định:\nThuốc Gebhart được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nĐiều trị triệu chứng trong những cơn đau dạ dày. Bảo vệ niêm mạc dạ dày khi dùng những thuốc gây kích thích dạ dày. Điều trị chứng trướng bụng đường ruột.", "Chào em, Đáp ứng điều trị với thuốc đòi hỏi em phải dùng thuốc đúng cách, với gastevin nên dùng thuốc lúc bụng đói, thường khuyến cáo trước bữa ăn 30 phút -1 giờ mới có hiệu quả. Nếu dùng cùng lúc với ventinat có thể làm giảm hiệu quả của 1 trong 2 thuốc. Em đã khám và nội soi dạ dày 2 lần nên có thể yên tâm là đã loại trừ được các bệnh lý nguy hiểm. Hiện tại em nên tuân thủ điều trị và tái khám thường xuyên, thường sau từ 1-2 tháng dùng thuốc liên tục, bệnh sẽ cải thiện và nên duy trì đủ phác đồ em nhé! Thân mến.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Biviantac Fort là viên nén chứa hoạt chất Nhôm hydroxyd, Magnesi hydroxid, Simethiconed dùng trong điều trị triệu chứng các trường hợp do tăng tiết acid quá mức như khó tiêu, đau vùng thượng vị, trướng bụng, đầy hơi, ợ chua, tăng độ acid, đau rát dạ dày, và các rối loạn thường gặp trong bệnh lý loét dạ dày tá tràng, thực quản. Thuốc Biviantac Fort là sản phẩm được sản xuất bởi Công ty Cổ phần BV Pharma.\nThành phần:\nNhôm hydroxyd: 400mg\nMagnesi hydroxid: 400mg\nSimethicone: 40mg\nChỉ định:\nThuốc Biviantac Fort chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:\nĐiều trị triệu chứng các trường hợp do tăng tiết acid quá mức như khó tiêu, đau vùng thượng vị, trướng bụng, đầy hơi, ợ chua, tăng độ acid, đau rát dạ dày, và các rối loạn thường gặp trong bệnh lý loét dạ dày tá tràng, thực quản.", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị hội chứng ruột kích thích Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán hội chứng ruột kích thích Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng ruột kích thích gồm có 6 triệu chứng: Đau thay đổi khi nghỉ; Đau bụng nhưng kèm phân mềm hơn; Đau bụng kèm phân thường là bình thường; Bụng chướng; Phân có nhầy; Đại tiện không hết phân. Các xét nghiệm giúp chẩn đoán hội chứng ruột kích thích gồm: Xét nghiệm thường quy: Công thức máu, tốc độ lắng máu, đường huyết, ion đồ. Xét nghiệm để chẩn đoán: T3, T4, TSH, các marker ung thư; Xét nghiệm phân, ký sinh trùng đường ruột; Siêu âm bụng, X-Quang đại tràng, nội soi đại tràng-trực tràng; Các kỹ thuật chuyên sâu về chẩn đoán hình ảnh: Defecography, CT, MRI, DSA,... Phương pháp điều trị hội chứng ruột kích thích hiệu quả Điều trị triệu chứng đau bụng Thuốc tác động vào hệ thần kinh ruột tác dụng giảm đau, giảm các triệu chứng đầy bụng, căng chướng: Thuốc kháng cholinergic: Atropin, scopolanin, hyoscin; Thuốc chống co thắt: Mebeverin, Alverin; Thuốc chủ vận của thụ thể opiate: Trimebutin; Ức chế kênh calci: Pinaverium, nifedipin. Điều trị táo bón Thuốc nhuận tràng gồm có nhiều nhóm thuốc: Chỉ định điều trị khi có triệu chứng táo bón mạn tính kéo dài, có thể chỉ định táo bón cấp tính cần theo dõi sát để phát hiện các bệnh lý kèm theo: Nhuận tràng thẩm thấu; Nhóm thuốc tăng nhu động; Nhóm thuốc tăng tạo khối lượng phân; Nhuận tràng dạng thụt, đặt; Thuốc làm mềm phân (parafin); Nhóm nhuận tràng kích thích (phenolphthalein, bisacodyl). Có thể điều trị hội chứng ruột kích thích bằng thuốc Điều trị triệu chứng tiêu chảy Thuốc chống tiêu chảy: Loperamid (giảm nhu động ruột), smecta . Điều trị toàn thân Tác động hệ thần kinh trung ương: Chống trầm cảm loại 3 vòng Amintriptylin, Sulpiride (Dogmatil). Bổ sung các nhóm vitamin, các yếu tố vi lượng như magie, kẽm giúp cải thiện vận động ống tiêu hóa. Lưu ý: Các loại thuốc khi dùng phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.", "Chào bạn Omez là tên biệt dược có hoạt chất là Omeprazole. Thuốc này\r\ncó tác dụng ức chế không cho dạ dày tiết ra chất acid nên khi bạn uống vào sẽ\r\ncảm giác bớt acid lên là hợp lý. Tuy nhiên thuốc này cần phải được bác sĩ\r\nkê toa với liều lượng thích hợp, vì thuốc này còn dùng trong điều trị viêm loét\r\ndạ dày hay phối hợp với kháng sinh để điều trị vi trùng H.pylori trong dạ\r\ndày. Thuốc này cũng có 1 số tác dụng phụ\r\nnhất định như tiêu chảy hay làm giảm hấp thu canxi,… Gaviscon có hoạt chất là Alginate tác dụng bằng cách tạo\r\nthành một màng ngăn không cho các chất trong dạ dày kể cả acid và không acid lên thực quản. Thuốc gần như không có tác dụng phụ. Bạn có thể dùng tạm thời Omez trong 1-2 tuần thôi rồi phải\r\nđi khám bác sĩ chuyên khoa để có chẩn đoán bệnh chính xác. Và cách sử dụng của\r\nbạn như vậy là chưa đúng. Thường thuốc được uống lúc bụng đói trước ăn sáng.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Mutecium - M được sản xuất bởi công ty cổ phần Hoá - Dược phẩm Mekophar , với thành phần chính domperidone , là thuốc dùng để điều trị chứng buồn nôn, nôn, cảm giác chướng và nặng vùng thượng vị, khó tiêu sau bữa ăn do thức ăn chậm xuống ruột.\nThành phần:\nDomperidone: 2.5mg\nSimethicone: 50mg\nChỉ định:\nThuốc Mutecium - M được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nĐiều trị chứng buồn nôn, nôn, cảm giác chướng và nặng vùng thượng vị, khó tiêu sau bữa ăn do thức ăn chậm xuống ruột.", "Hình minh họa Chào em, Omeprazol và Esomeprazole đều là thuốc ức chế bơm\r\nproton, có cùng cơ chế tác dụng, vì vậy không phối hợp với nhau. Tôi vẫn nghĩ triệu chứng của em là do trào ngược dạ\r\ndày thực quản. Em không nên quá lo lắng vì khi quá lo lắng cũng làm tăng triệu\r\nchứng. Em có thể đến khám một BS Nội tiêu hóa khác hoặc BS\r\nđang điều trị và khi điều trị có dấu hiệu thuyên giảm không nên ngưng thuốc\r\nngay, nên tái khám để được đánh giá lại để kê toa điều trị duy trì." ]
Thưa bác sĩ, Hiện tại con em được 1 tháng 10 ngày. Trước đây khoảng 15 ngày sau sinh bé đi ị 1 lần/ngày. Nhưng sau đó 4-5 ngày bé mới đi ị 1 lần, phân keo sệt. Liệu đó có phải táo bón không ạ? Bé bú mẹ hoàn toàn. Em định cho bé uống Antibio pro 1g được không ạ? Cám ơn BS! (Nguyễn Thị Mừng - Hà Nội)
[ "Chào em, Tuy bé có chậm đi ngoài nhưng theo tính chất phân em mô tả thì chưa thể gọi là , nên trường hợp này không cần thiết phải dùng thuốc em nhé. Tốt nhất, em nên tăng số lần cho bé bú mẹ, còn mẹ nên ăn nhiều rau xanh, củ quả, trái cây tươi và uống nhiều nước để cung cấp nhiều chất xơ giúp bé dễ đi ngoài." ]
[ "- Nguồn internet Chào Minh Thuận, Vào thời điểm này, bé yêu của mẹ đã\r\ncó chế độ ăn gần như người lớn, với chế độ ăn đặc mẹ cần chú ý bổ sung đủ chất\r\nxơ, chất xơ hòa tan có nhiều trong những loại rau hơi nhớt như mồng tơi, rau\r\nđay, rau lang, trong các loại trái cây như chuối, đu đủ, khoai lang… Cho bé\r\nuống đủ nước, bé hiếu động mất nước nhiều qua mồ hôi cần phải nhắc bé uống nước\r\nthường xuyên hơn nữa. Ở độ tuổi này một số bé đã biết nín\r\nnhịn đi tiêu, lại ham chơi, ham học hỏi, khám phá, đôi khi mãi mê với một điều\r\ngì bé sẽ nhịn tiêu, phân được giữ lâu trong trực tràng sẽ được niêm mạc ruột\r\nhút nước, càng khô hơn làm nặng hơn tình trạng táo bón. Mẹ nên tập cho bé thói\r\nquen đi tiêu vào một thời điểm nhất định trong ngày, tập cho bé ngồi bô nhưng\r\nkhông ép nếu bé chưa sẵn sàng, mọi áp lực thúc giục bé đi tiêu sẽ khiến bé sợ\r\nnên càng nín nhịn. Trong lúc tập cho bé ngồi bô, mẹ có thể đọc sách hoặc trò\r\nchuyện và kiên nhẫn đợi bé trong vòng 10-15 phút. Đồng thời mẹ có thể giúp bé luyện\r\ntập tăng cường cơ thành bụng giúp bé rặn hiệu quả (điều này tốt cho bé ngay cả\r\nkhi bé không táo bón). Cách tiến hành như sau: đặt bé nằm ngữa, xoa bụng bé\r\ntheo chiều kim đồng hồ, sau đó nắm hai cổ chân bé giơ lên sao cho thẳng góc với\r\nmặt giường, co hai gối ép vào bụng bé, rồi lại kéo thẳng chân lên hạ xuống mặt\r\ngiường; trong khi đó đầu, lưng và mông vẫn nằm sát mặt giường; tập cho bé ngày\r\n2 -3 lần, mỗi lần 3 phút vào giữa các bữa ăn lúc bé không đói và cũng không quá\r\nno. Thuốc bơm hậu môn giúp giải quyết\r\ntức thời khối phân tồn đọng, sau đó mẹ phải áp dụng các biện pháp đã hướng dẫn\r\nnhư trên. Nếu đã áp dụng tất cả các cách mà bé vẫn táo bón nặng và kéo dài, bạn\r\ncần đưa bé đi khám tìm xem có nguyên nhân thực thể gây táo bón để điều trị phù\r\nhợp. Chúc bé hay ăn chóng lớn! Chương trình do Cổng thông tin Tư\r\nvấn sức khỏe Alobacsi.vn cùng Phòng khám Đa khoa chất lượng cao Bảo Ngọc (218\r\nNguyễn Trãi, Phường 3, Quận 5, TP.HCM) phối hợp thực hiện.", " Chào Ái Liên, Cháu đi ngoài phân hôi có thể do trong khẩu phần ăn của bé có nhiều đạm. Tình trạng phân của bé như vậy là bình thường. Bé 3 tuổi thường đi ngoài ngày 1-2 lần, con bạn 2 ngày đi ngoài 1 lần là bị táo bón. Để cải thiện tình trạng táo bón của bé bạn nên cho bé uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây, nhất là nước cam, phải tập cho bé đi ngoài mỗi ngày. Nếu bé không đi được thì vẫn cho bé ngồi bô để tập cho bé thói quen, lâu dần bé sẽ đi ngoài bình thường. Nếu triệu chứng không cải thiện thì bạn nên đưa bé đến khám với BS chuyên khoa Nhi để được điều trị. Bạn không nên tự ý mua thuốc cho bé uống. Nếu bạn có bơm hậu môn cho bé đi ngoài thì không nên lạm dụng bơm liên tục mỗi ngày làm cho bé không có thói quen tự đi tiêu mà phải đợi mẹ bơm hậu môn. Mặt khác, nếu bơm hậu môn thường xuyên ruột bé sẽ không hoạt động bình thường. Thân mến!", "Chào em, Theo số\r\nlần đi ngoài và tính chất phân của bé cho thấy đường ruột của bé không được\r\nbình thường. Bây giờ,\r\nem vẫn cho bé bú bình thường và bổ sung thêm men vi sinh. Trường hợp nếu thấy\r\nphân của bé có nhầy máu hoặc tiêu phân lỏng nhiều hơn,…thì nên nhanh chóng đưa\r\nbé đi khám, em nhé!", "Chào em, Trường hợp này cần loại trừ bé đang\r\nbị hoặc có bệnh lý bất thường ở cơ vòng hậu môn. Em nên đưa bé đến BV Nhi Đồng khám\r\nvà điều trị sớm em nhé. Chào\r\nbác sĩ, Con\r\nem được 2,5 tháng. Lúc sinh nặng 3,1kg, 2 tháng nặng 4,7kg. Bé bú mẹ hoàn toàn.\r\nGần đây cháu bú rất ít, bú chưa hết 1 bên vú, nếu bú nữa bé ói trở ra. Bé ít\r\nkhóc, lúc đói bé cũng không khóc, bé vui chơi bình thường, bé ngủ nhiều, khi\r\nnào mẹ đánh thức bé dậy bú, tắm bé mới dậy. Bé đi tiểu 6,7 lần 1 ngày, nước\r\ntiểu không màu. Như vậy bé phát triển bình thường không ạ? Sao bé bú ít quá? Lưỡi\r\nbé không bị tưa. Cám ơn bác sĩ. (Huỳnh\r\nNgân – ) BS-CK1 Nguyễn Thị\r\nThu Thảo: Chào em, Qua hai tháng bé tăng được\r\n1,6kg là bình thường nhưng nếu bé bú ít hơn so với các ngày trước thì em nên\r\ntăng cường số lần bú lên. Đồng thời em cần theo dõi tiếp, nếu tháng tới bé chậm\r\ntăng cân hoặc đứng cân thì em nên đưa bé đi gặp BS ngay em nhé.", " Chào bạn Thu Thủy, Khi phát hiện ra trẻ bị , bạn đừng nên quá lo lắng vội, hãy tìm cách giải quyết vấn đề này cho trẻ bằng cách: - Cho trẻ uống nhiều nước: uống 500-600ml nước/ngày. - Với trẻ đã ăn dặm nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh và trái cây chín: Chọn các loại rau quả có tính chất nhuận tràng: rau khoai lang, mồng tơi, củ khoai lang, đu đủ, chuối, cam, bưởi….Yaourt , pho mai và các chế phẩm từ sữa. Không nên cho bé ăn các loại hoa quả có vị chát như ổi, hồng , ăn nhiều bánh kẹo ngọt, uống nước có gas, cà phê... - Nếu bé đang bú mẹ mà mẹ cũng bị táo bón thì cần điều trị táo bón cho mẹ bằng cách: mẹ nên uống nhiều nước khoảng 2,5 - 3lít nước mỗi ngày. Ngoài ra mẹ nên ăn nhiều rau xanh và quả chín có tính chất nhận trường, có thể ăn thêm sữa chua hàng ngày. - Chọn cho trẻ loại sữa có bổ sung thêm chất xơ. - Xoa bụng cho bé từ rốn từ phải sang trái ngày 3-4 lần vào khoảng cách giữa 2 bữa ăn để kích thích làm tăng nhu động ruột, không nên thường xuyên bơm hậu môn cho bé vì làm như vậy tạo cho bé thói quen là khi nào bơm mới đi ngoài. Nếu bạn áp dụng theo phương pháp trên mà bé vẫn không cải thiện được thì bạn nên đưa bé đến BV gặp BS chuyên khoa Nhi khám và điều trị tốt hơn. Thân mến! ", "Chào em, Dù đi cầu phân bình thường nhưng có khi cả tuần mới đi là đã bị táo bón. Táo bón do nhiều nguyên nhân mà thường gặp nhất là do chế độ ăn ít chất xơ, uống ít nước, không tập thói quen đi cầu đúng giờ, nhịn đi cầu hoặc thiếu vận động. Một số thuốc khi sử dụng cũng có thể gây táo bón. Em làm việc văn phòng nếu ngồi nhiều thì cũng thiếu vận động. Ăn đủ lượng nhưng phải đủ chất, nhất là chất xơ thường có trong rau, trái cây. Rau một ngày cần ăn từ 300-400g. Nếu ăn cơm ở ngoài (cơm văn phòng) thường sẽ bị thiếu chất xơ. Ngoài ra táo bón có thể là triệu chứng của một bệnh thực thể như: ung thư đại trực tràng, polip đại trực tràng, trĩ, bệnh lý tuyến giáp… Trước mắt em cần điều chỉnh chế độ ăn, vận động mọi nơi, mọi lúc khi có thể được, tập thói quen đi cầu vào một giờ nhất định. Nếu không cải thiện thì cần đi khám để tìm nguyên nhân cụ thể và điều trị. Về câu trả lời của AloBacsi có 2 hình thức: - Nếu câu hỏi của em được đăng trên trang chuyên mục Khám bệnh online, em sẽ nhận được 1 email tự động mời em vào xem (đôi khi email này bị lọt vào spam). - Nếu câu hỏi của em trùng với nội dung các bạn đọc khác đã hỏi, em sẽ nhận được 1 email mời xem câu tham khảo, được gửi từ [email protected]. Thân ái chào em!", " Chào bạn Thuận, Nếu uống 1 thì nên theo dõi bé 24 giờ, nếu bé vẫn ăn uống, sinh hoạt bình thường thì bạn yên tâm, nếu bé có bất cứ triệu chứng gì bất thường thì bạn nên đưa bé đến ngay BV để BS khám và điều trị. Thân mến!", "Chào em, Đối với bé nhỏ được khuyên nên rơ miệng bằng dung dịch NaCl 0,9%, không nên dùng mật ong vì bé có thể ngộ độc do độc tố có trong mật ong, còn có ảnh hưởng đến việc táo bón của bé không thì chưa được ghi nhận. Nếu hiện tại em đủ sữa cho bé bú thì nên tăng cường cho bé bú mẹ và nên ngưng sữa công thức, kết hợp em uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh - củ quả, để tăng cường chất xơ rồi cho bé bú. Có như vậy mới giúp bé đi ngoài tốt hơn. Đồng thời sau khi bé bú, em cho bé uống thêm ít nước khoảng 5ml và xoa bụng bé nhẹ nhàng từ phải qua trái nhiều lần trong ngày. Việc bổ sung thêm men vi sinh cho bé cũng cần thiết để giúp tăng thêm vi khuẩn có lợi ở đường ruột, nhưng cần bổ sung nhiều ngày mới có tác dụng, chứ không phải bổ sung như cách của em. Thân mến!", " Chào em Thanh, Theo như em mô tả thì bé bị . Để cải thiện tình trạng này, em nên cho bé uống thêm nhiều nước, tập dần cho bé đi ngoài theo giờ cố định, vì bé bú sữa công thức nên có thể hơi táo bón, do đó em nên chọn sữa có nhiều chất xơ cho bé bú và luôn giữ ấm cho bé. Ngoài uống sữa, em nên cho bé vận động bằng cách massage bụng, gập 2 chân giống như động tác đạp xe đạp. Nếu tình trạng trên không cải thiện thì em nên đưa bé đến BV gặp BS chuyên khoa Nhi để được thăm khám và điều trị. Em không nên thường xuyên bơm hậu môn, vô tình làm bé lười đi ngoài mà chỉ phụ thuộc vào việc bơm hàng ngày. Thân mến! ", "Chào em, Nếu 5 ngày bé mới đi ngoài một lần nhưng tính chất phân mềm thì em không phải lo lắng, có thể là do chưa đủ lượng phân để kích thích bé đi ngoài nhưng nếu mỗi lần đi phân cứng, từng cục như phân dê,… thì em nên đưa bé đến BV Nhi Đồng khám để loại trừ bé có bệnh lý về đại tràng. Còn vấn đề thì không nên lạm dụng em à. Vì giải pháp này không giải quyết được nguyên nhân táo bón mà còn làm cho bé mất luôn phản xạ đi ngoài và có thể tổn thương vùng hậu môn, trực tràng. Thân mến,", " Chào bạn, Theo như bạn trình bày cho thấy nhiều khả năng bé bị , canxi. Do đó, bạn nên cho bé điều trị theo hướng dẫn của BS điều trị, nếu không tình trạng trên sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của bé. Còn những vấn đề khác bạn không nên lo lắng, vì đó là những thông tin sai lệch. Riêng vấn đề đi ngoài phân lỏng, bạn cần theo dõi thêm, nếu bé đi ngoài nhiều lần trong ngày thì bạn nên đưa bé đi gặp BS, để BS xác định nguyên nhân rồi mới có lời khuyên tốt cho bạn. Thân mến!", "Chào\r\nbạn Thu Hằng, Theo\r\nbạn mô tả thì nhiều khả năng khối thịt thừa ở vùng hậu môn của bé bị đau và khi\r\nbé đi ngoài mới xuất hiện là búi do bé bị táo bón lâu ngày. Bây\r\ngiờ, bạn nên đưa bé đến BV Nhi Đồng khám và điều trị sớm. Ngoài ra, bạn tham\r\nkhảo thêm các link sau để giúp bé cải thiện được tình trạng nhé. >> >>", "Em\r\nHiền thân mến, Tuy\r\nbé của em vẫn ngủ và chơi bình thường nhưng việc “bé đi phân có nhiều nước và\r\nđi nhiều lần trong ngày” là không được bình thường. Bây\r\ngiờ, việc cần làm là em vẫn cho bình thường, bú càng nhiều càng tốt. Nếu cho bé bú bình thì em cần đúng theo hướng dẫn nha, tuyệt đối không\r\npha sữa quá đặc hoặc pha loãng quá. Đồng thời, em cũng nên đưa bé đi khám để BS\r\nđánh giá và kịp thời dùng thuốc sớm cho bé em nhé.", "Chào em, Biểu hiện trên của bé không phải do\r\nnguyên nhân bé bị táo bón hoặc là vặn mình nhiều nhưng có thể là bé đang mắc\r\nbệnh u hạt rốn rồi đó em. Bây giờ, em nên đưa bé đến BV Nhi\r\nĐồng khám và điều trị bằng cách là chấm thuốc vào u đó. Sau điều trị khoảng 4\r\ntuần bệnh của bé sẽ khỏi hoàn toàn. Thân mến,", "Chào bạn Trúc, Bạn không nói rõ bé bú thêm sữa\r\nngoài từ khi nào, nếu bé uống sữa mẹ và 1 loại sữa công thức từ sau sinh và bây\r\ngiờ tiêu 5-6 lần không sốt, có thể bé bị . Bạn nên đưa bé đi khám\r\nđể bác sĩ xem xét cho thêm men tiêu hóa. Ngoài ra bạn nên chú ý vấn đề vệ sinh\r\ntrước khi cho con bú và đảm bảo bé được phơi nắng đầy đủ. Thân mến, BS. Phạm Thị Đức Lợi - khoa Hồi sức cấp cứu\r\nBV Nhi Đồng 2 AloBacsi.com - Cổng thông tin tư\r\nvấn sức khỏe miễn phí" ]
Thuốc Drofen 150mg Recalcine phòng và điều trị loãng xương (1 vỉ x 1 viên)
[ "Mô tả ngắn:\nDrofen 150Mg của công ty Laboratorios Recalcine S.A., thành phần chính ibandronic acid là thuốc được sử dụng để phòng và điều trị loãng xương sau thời kỳ mãn kinh.\nThành phần:\nIbandronate: 150mg\nChỉ định:\nThuốc Drofen 150Mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nPhòng và điều trị loãng xương sau thời kỳ mãn kinh." ]
[ "Mô tả ngắn:\nZedcal Op của công ty Meyer Organics Pvt. Ltd., thành phần chính chứa canxium carbonate, calcitriol, zinc sulphate monohydrate, là thuốc dùng để trị loãng xương. \n Zedcal Op được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, hộp 5 vỉ x 6 viên.\nThành phần:\nCalcium Carbonate: 250mg\nZinc sulfate: 0.25mcg\nKẽm: 7.5mg\nChỉ định:\nThuốc Zedcal Op được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nÐiều trị loãng xương . Các bệnh gây ra do thiếu canxi huyết dai dẳng, chứng kém hấp thu canxi về rối loạn trong chuyển hóa canxi do giảm sản xuất vitamin D3 hoạt tính (calcitriol). Loạn dưỡng xương do thận ở bệnh nhân suy thận mãn tính (đặc biệt ở những bệnh nhân đang thẩm tách máu). Thiểu năng tuyến cận giáp (hậu phẫu, tự phát hay giả tạo). Đề kháng vitamin D và kém chuyển hóa/ còi xương dinh dưỡng hay nhuyễn xương, còi xương phụ thuộc vitamin D.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Mepheboston 500 là viên nén chứa hoạt chất Mephenesin hỗ trợ điều trị đau cơ do co cứng cơ trong các bệnh thoái hóa đốt sống và các rối loạn tư thế cột sống, vẹo cổ, đau lưng, đau thắt lưng.\nThành phần:\nChỉ định:\nThuốc Mepheboston 500 chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:\nHỗ trợ điều trị đau cơ do co cứng cơ trong các bệnh thoái hóa đốt sống và các rối loạn tư thế cột sống, vẹo cổ, đau lưng, đau thắt lưng .", "Mô tả ngắn:\nThuốc Pregobin 75 mg của Công ty Laboratorios Recalcine S.A., thành phần chính là pregabalin. Thuốc có tác dụng điều trị động kinh ở người lớn.\nThành phần:\nPregabalin: 75mg\nChỉ định:\nThuốc Pregobin 75 mg điều trị đau dây thần kinh ở người lớn.\nÐiều trị bệnh động kinh một phần có hoặc không có bệnh động kinh toàn phần thứ phát ở bệnh nhân trên 12 tuổi.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Lirystad 150 là sản phẩm của Stella Pharm, có thành phần chính là Pregabalin. Đây là thuốc được sử dụng để điều trị đau thần kinh ngoại vi và trung ương ở người lớn, hỗ trợ ở người lớn bị động kinh cục bộ có hoặc không có cơn toàn thể thứ phát, rối loạn lo âu lan tỏa ở người lớn.\nThành phần:\nPregabalin: 150mg\nChỉ định:\nThuốc Lirystad 150 được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nĐiều trị đau thần kinh ngoại vi và trung ương ở người lớn. Hỗ trợ ở người lớn bị động kinh cục bộ có hoặc không có cơn toàn thể thứ phát. Rối loạn lo âu lan tỏa ở người lớn.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Locobile 200 là sản phẩm của Windlas Biotech Pvt.Ltd (Ấn Độ), thành phần chính là Celecoxib. Thuốc Locobile 200 điều trị các triệu chứng thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp, giảm cơn đau cấp, và đau bụng kinh .\nThành phần:\nCelecoxib: 200mg\nChỉ định:\nThuốc Locobile 200 chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:\nGiảm đau và điều trị triệu chứng bệnh thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, đau cấp tính, thống kinh.", "Mô tả ngắn:\nCalcium Stada chai 330 ml của công ty liên doanh TNHH Stada Việt Nam, thành phần chính chứa tricalciphosphat, vitamin D3. \n Calcium Stada chai 330 ml được bào chế dưới dạng hỗn dịch uống, hộp 1 chai 330 ml.\nThành phần:\nTricalci phosphat: 1g\nVitamin D3: 20000iu\nChỉ định:\nThuốc Calcium Stada chai 330 ml được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nĐiều chỉnh sự thiếu hụt đồng thời vitamin D và calci ở người cao tuổi. Hỗ trợ điều trị đặc hiệu bệnh loãng xương trên các bệnh nhân đã được xác định hoặc có nguy cơ cao thiếu hụt đồng thời vitamin D và calci. Trẻ em chậm lớn, còi xương.", "Chào bác Lan, Để trả lời cho câu hỏi của bác thì đầu tiên không gây loãng xương nhưng đó là yếu tố tăng nguy cơ gây loãng xương. Nếu như chính xác có bị loãng xương thì phải điều trị bằng thuốc chống loãng xương kèm theo các biện pháp bổ sung vitamin D, canxi và tập luyện thể dục đều đặn. Tuy nhiên để chẩn đoán chính xác bác có bị loãng xương không thì bác cần phải đến cơ sở y tế để thăm khám và được tư vấn chọn lựa loại thuốc thích hợp nhất. ThS-BS Hồ Phạm Thục Lan - AloBacsi.com", "Mô tả ngắn:\nThuốc Ab Extrabonecare+ do Công ty Sphere Healthcare Pty Ltd, Úc sản xuất. Có công dụng phòng và hỗ trợ điều trị loãng xương, tăng cường phát triển xương ở lứa tuổi đang phát triển và trưởng thành, bổ sung canxi ở phụ nữ có thai, đang cho con bú và sau khi mãn kinh, tác dụng bổ máu.\nThành phần:\nCalcium: 250.16mg\nMagnesium ion: 119.58mg\nZinc: 20mg\nVitamin C: 74.75mg\nVitamin D-3: 2Mcg\nFolic Acid: 140Mcg\nChỉ định:\nThuốc Ab Extrabonecare+ được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nPhòng chống thiếu Canxi do thuốc có chứa Calcium hữu cơ có khả năng hấp thụ cao. Phòng và hỗ trợ điều trị loãng xương . Bổ sung canxi để tăng cường phát triển xương ở lứa tuổi đang phát triển và trưởng thành. Bổ sung canxi ở phụ nữ có thai, đang cho con bú và sau khi mãn kinh do tăng nhu cầu canxi ở giai đoạn này. Chứa các vitamin D, C, acid folic, các chất vi lượng Magnesium, Mangane là những chất cần thiết cho xương khỏe mạnh, đồng thời làm tăng khả năng hấp thụ Calcium của cơ thể. Cung cấp acid folic. Có tác dụng bổ máu.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Sancefur của Công ty Pharmathen S.A (Hy Lạp), hoạt chất chính là Risedronat natri, là thuốc dùng để điều trị và đề phòng loãng xương.\nThành phần:\nRisedronate: 35mg\nChỉ định:\nThuốc Sancefur được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nĐiều trị loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh. Đề phòng loãng xương trên phụ nữ sau mãn kinh bị tăng nguy cơ loãng xương. Điều trị loãng xương ở đàn ông có nguy cơ cao gãy xương.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Glucofine 1000mg là sản phẩm của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco, với thành phần chính Metformin hydroclorid. Đây là thuốc được dùng để điều trị tiểu đường ở người trưởng thành (type II) kết hợp với chế độ ăn kiêng. \n Ở vài trường hợp, thuốc này có thể được dùng kết hợp với Insulin.\nThành phần:\nMetformin: 1000mg\nChỉ định:\nThuốc Glucofine 1000mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nĐiều trị bệnh đái tháo đường type 2: Đơn trị liệu kết hợp với chế độ ăn và luyện tập, khi tăng đường huyết không thể kiểm soát được bằng chế độ ăn đơn thuần. Metformin là thuốc ưu tiên lựa chọn cho những bệnh nhân quá cân. Có thể dùng metformin đồng thời với một hoặc nhiều thuốc chống đái tháo đường đường uống khác hoặc insulin khi chế độ ăn và khi dùng metformin đơn trị liệu không kiểm soát đường huyết được thỏa đáng.", "Mô tả ngắn:\nLelocin 5mg dự phòng và điều trị chứng đau nửa đầu . Triệu chứng rối loạn tiền đình: hoa mắt, chóng mặt, ù tai. Chứng thiếu tập trung, rối loạn trí nhớ, kích động & rối loạn giấc ngủ. Co cứng cơ khi đi bộ hoặc nằm, dị cảm, lạnh đầu chi.\nThành phần:\nFlunarizine: 5mg\nChỉ định:\n", "Mô tả ngắn:\nThuốc Celecoxib là sản phẩm của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco, có thành phần chính là celecoxib với hàm lượng 200 mg. Thuốc được chỉ định trong các trường hợp: Điều trị triệu chứng thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp ở người lớn; điều trị bổ trợ để làm giảm số lượng polyp trong liệu pháp thông thường điều trị bệnh polyp dạng tuyến đại - trực tràng có tính gia đình; điều trị đau cấp, đau sau phẫu thuật, nhổ răng, thống kinh nguyên phát. \n Thuốc được bào chế dạng viên nang. Quy cách đóng gói: Hộp 03 vỉ x 10 viên.\nThành phần:\nCelecoxib: 200mg\nChỉ định:\nThuốc Celecoxib được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nĐiều trị triệu chứng thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp ở người lớn. Điều trị bổ trợ để làm giảm số lượng polyp trong liệu pháp thông thường điều trị bệnh polyp dạng tuyến đại - trực tràng có tính gia đình. Điều trị đau cấp, đau sau phẫu thuật, nhổ răng, thống kinh nguyên phát.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Ryzonal 50 mg hình thái là viên nén tròn, bao phim màu vàng, một mặt có dập logo công ty Davipharm , mặt kia có dập gạch ngang. Quy cách đóng gói hộp 6 vỉ (nhôm - nhôm) x 10 viên hoặc hộp 10 vỉ (PVC - nhôm) x 10 viên.\nThành phần:\nEperison: 50mg\nChỉ định:\nThuốc Ryzonal 50 mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nSản phẩm Ryzonal 50 mg chứa thành phần chính có tác dụng dược lý là eperison, dưới dạng muối hydroclorid. Eperison HC1 thuộc nhóm thuốc gọi là thuốc giãn cơ vân, có tác dụng giãn cơ vẫn và giãn mạch. Thuốc được dùng để cải thiện các triệu chứng tăng trưởng lực cơ liên quan đến những bệnh sau: Hội chứng đốt sống cổ, viêm quanh khớp vai và đau cột sống thắt lưng.\nThuốc cũng được dùng để điều trị liệt cứng liên quan đến những bệnh sau: Bệnh mạch máu não, liệt cứng do tủy, thoái hóa đốt sống cổ , di chứng sau phẫu thuật (bao gồm cả u não tủy), di chứng sau chấn thương (chấn thương tủy, tổn thương đấu), xơ cứng cột bên teo cơ, bại não, thoái hóa tủy, bệnh mạch máu tủy và các bệnh lý não tủy khác.", "Mô tả ngắn:\nDiclofenac 50Mg có chứa hoạt chất diclofenac là thuốc kháng viêm không Steroid dùng để điều trị dài ngày viêm khớp mạn, thoái hóa khớp.\nThành phần:\nDiclofenac natri: 50mg\nChỉ định:\n", "Mô tả ngắn:\nĐiều trị loét giác mạc do vi trùng, viêm kết mạc, viêm bờ mi do vi trùng.\nThành phần:\nCiprofloxacin: 3mg\nChỉ định:\n" ]
Chào BS Lan Hương, Cháu đã có thai, nhưng vì khám ở Nhật bản nên BS nói cháu cũng chưa hiểu hết được ạ. BS cho cháu hỏi, cháu năm nay 24 tuổi, cao 1m46, nặng 42 cân thì liệu mang thai có ảnh hưởng gì tới em bé không ạ? Sức khoẻ cháu bình thường. Đây là ảnh siêu âm của cháu, cháu xem chỉ hiểu sơ sơ, mong được BS giải đáp thêm ạ. Cháu cảm ơn BS.
[ "Chào\r\nem, Theo\r\nhình ảnh siêu âm thì ghi nhận em đã có túi thai trong , kích thước\r\n27.7 mm, và tuổi thai ước tính là khoảng 6 tuần 6 ngày (gần 7 tuần), có thể sai\r\nlệch khoảng 1 tuần so với tuổi thai thật sự. Tạng\r\nngười của em cũng tương đối là nhỏ, tuy nhiên để tiên lượng sinh dễ hay khó,\r\nsức khỏe của thai ra sao thì còn cần nhiều yếu tố khác như khung chậu của em,\r\ncó thiếu máu không, có bệnh lý viêm nhiễm gì không... Do\r\nđó, BS Sản phụ khoa trực tiếp khám cho em sẽ trả lời chính xác câu hỏi này\r\nnhất, và em cần khám thai định kỳ để theo dõi quá trình phát triển của thai\r\ncũng như sức khỏe của em để có một thai kỳ an toàn nhất, em nhé." ]
[ "Chào em, Siêu âm là một chẩn đoán hình ảnh không thể thiếu được để tính tuổi thai và cân nặng. Nhờ các chỉ số của siêu âm mà các mẹ có thể biết được ngày sanh dự đoán cũng như nắm bắt được tình hình phát triển bình thường hoặc bất thường của thai nhi trong quá trình . Qua kích thước và hình dạng của thai nhi, BS có thể tính toán được tuổi thai dựa vào một bảng đối chiếu , nhưng việc xác định này vẫn có sai số . Do đó, tốt nhất bạn nên nhớ được ngày đầu tiên của lần hành kinh cuối để tính tuổi thai từ ngày này. Qua kết quả siêu âm, có chỉ số đường kính lưỡng đỉnh (BPD) 19mm và chiều dài đầu mông (CRL) 58mm cao hơn tuổi thai 11 tuần (BPD 13mm, CRL 41mm). BPD và CRL lớn hơn có thể do tính nhầm tuổi thai, em xem lại ngày kinh cuối kết hợp theo dõi và đánh giá lại tuổi thai qua siêu âm,với chỉ số khoảng sáng sau gáy 1,5mm là rất tốt, em không phải tầm soát hội chứng Down. Chúc em và bé luôn khoẻ!", "- Nguồn: Internet Em Thinh Nguyen thân mến, Nói chung, tất cả các bệnh lý của\r\nmẹ đều có ảnh hưởng đến thai nhưng đối với sẽ không ảnh hưởng\r\nđến sức khỏe của thai nhi nhiều. Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu dùng thuốc cần\r\nthận trọng. Vì vậy, tốt nhất, em nên cho vợ mang khẩu trang y tế và tránh các\r\ntác nhân gây dị ứng. Thân mến, AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Chào Thương Giang, Đây cũng là nổi lo lắng chung của phụ nữ có thai, không biết khi có thai tăng cân bao nhiêu kg là vừa? Nếu mẹ tăng cân ít thai nhi sẽ suy dinh dưỡng, tăng cân nhiều nguy cơ đái tháo đường thai kỳ… AloBacsi sẽ giúp em giải tỏa điều này. Một thai kỳ bình thường, cân nặng trung bình của thai phụ được khuyên nên tăng 12 kg (3 tháng đầu tăng khoảng 1 kg, 3 tháng giữa tăng 4 - 5 kg, 3 tháng cuối tăng 5 - 6 kg). Tuy nhiên, các chuyên gia về dinh dưỡng cho rằng cần phải xem cân nặng của người mẹ trước khi có thai. Nếu trước khi mang thai, thai phụ thiếu cân thì trong thai kỳ nên tăng 12,7 - 18,3kg, nếu thai phụ có cân nặng bình thường nên tăng 11,3-16kg, nếu dư cân nên tăng 7 - 11,3kg, trường hợp song thai nên tăng 16 - 20,5kg. Trường hợp của em 3 tháng đầu tăng được 3kg là do em không bị triệu chứng nghén hành. Em không nên quá lo lắng khi tái khám BS sẽ tư vấn thêm cho em nhé!", "Hình\r\nminh họa. Nguồn Internet Chào em, cơ thể phát triển mạnh về , theo mô tả em cao 182cm, ở lứa tuổi 16 là kết quả đáng\r\nmừng bao nhiêu người phải mơ ước như vậy. Sự phát triển của cơ thể bao giờ cũng có giới hạn chứ\r\nkhông phải là cứ cao mãi hay tăng cân mãi được, sau giai đoạn này em sẽ thấy\r\nchiều cao sẽ chững lại và các bộ phận của cơ thể sẽ sang giai đoạn hoàn thiện . Một số bệnh lý cũng có thể gây tăng . Nếu như em thấy bản thân mình khoẻ mạnh ăn ngủ tốt,\r\nkhông có vấn đề gì về sức khoẻ thì không cần lo lắng em nhé! Thân\r\nmến. AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Mến chào em, Qua thư em trình bày, thì nhiều khả năng em có thai. AloBacsi sẽ phân tích cho em biết tại sao có nhiều khả năng em sẽ có thai: - Tuổi của em còn trẻ, cơ quan sinh dục và nội tiết tố sinh dục đang hoạt động tốt. - Có quan hệ tình dục nhiều lần. - Có trễ kinh. - Dùng bao cao su không đều, lúc có lúc không. - Dùng thuốc ngừa thai không đúng. Với những yếu tố trên cho thấy nhiều khả năng em có thai ngoài ý muốn, nhưng để có chẩn đoán chính xác, em cần khám, siêu âm và làm xét nghiệm máu. Tuy nhiên, cũng cần loại trừ những trường hợp khác như do thay đổi mô trường sống, dinh dưỡng kém do chưa thích hợp các món ăn ở Nhật… Lẽ ra em cần lường trước những sự việc có thể xảy ra như thế trước khi qua một đất nước khác, khi mà ngôn ngữ chưa vững, đường xá, bệnh viện, nhà thuốc cũng không biết…để em không phải bị động như tình trạng hiện nay. Biết em đang lâm vào hoàn cảnh khó khăn nhưng AloBacsi cũng không thể giúp gì được cho em ngoài chuyên môn. Vì thế, tốt hơn hết em nên trao đổi với bạn trai (bạn em cũng phải lo và có trách nhiệm với em trong chuyện này) hoặc tìm một người bạn Việt Nam đã qua Nhật trước em hoặc nếu có người thân càng tốt để nhờ giúp đỡ em nhé!", " Chào chị, Chị vẫn có thể , tuy nhiên thai nhi có thể ảnh hưởng đến cột sống của chị do thai nhi cùng với sức nặng cơ thể sẽ tạo một trọng lực lớn hơn đè lên các đốt sống, có thể làm nặng hơn tình trạng bệnh. Chị không nên mang vác nặng, tránh ngồi dậy đột ngột khi đang nằm, chị nên nghiêng người sang một bên và từ từ ngồi dậy, khi cần mang vác đồ chị nên ngồi xuống sử dụng sức mạnh ở chân từ từ nâng đồ lên, tránh việc cúi gập người xuống để nâng đồ vật. Thân mến, Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", " Chào em, Em ngưng thuốc từ tháng 7/2016 thì đến nay đã là tháng 10/2016, em có thể mang thai mà không cần lo lắng thuốc có ảnh hưởng gì đến việc mang thai cả. Tuy nhiên, để có 1 thai kỳ an toàn và thuận lợi nhất, em cần khám tiền sản tại chuyên khoa sản phụ khoa để BS kiểm tra và lên kế hoạch mang thai tốt nhất cho em (như chích ngừa...) và đặc biệt là kiểm tra tự kháng thể trong máu thường có trong bệnh , kháng thể này nếu cao thì có thể ảnh hưởng lên thai và nguy cơ tái phát bệnh của em tăng. Thân mến! AloBacsi.v n", "Em gái thân mến, Theo AloBacsi thì chúng tôi vẫn khuyến khích em nên giữ thai\r\nlại, vì những lý do sau: - Giống như em nói đứa bé không có tội tình gì, bé cần được chào đời và phát\r\ntriển như những trẻ bình thường khác. - Lương tâm của người mẹ không bị dằn vặt suốt đời vì trước đây mình đã sai lầm\r\nđi bỏ con. - Em đã cắt một bên buồng trứng phải thì vẫn còn khả năng có thai ở buồng trứng\r\ncòn lại nhưng tỉ lệ này sẽ không cao, chỉ còn khoảng 50%. Nếu bây giờ em có ý\r\nđịnh nữa thì sau này em sẽ đối mặt với nhiều nguy cơ “mất đi thiên chức\r\nlàm mẹ” vì những biến chứng của việc bỏ thai. Chúng tôi hy vọng sau khi em đọc được những điều này em sẽ thay đổi ý định và\r\ncố gắng thuyết phục cha mẹ, nếu một mình em không thuyết phục được thì em cần\r\nphải nhờ đến những người thân trong gia đình em nhé. Chúc em vượt qua giai đoạn khó khăn này và có một thai kỳ thật khỏe\r\nmạnh. Thân mến,", "Các loại thuốc nội tiết dưỡng thai đều có tác dụng như nhau Chào bạn, Trước hết để có một thai kỳ khỏe mạnh thì bạn cần có sức khỏe tốt, bạn nên tập thể dục để có chỉ số cân nặng lý tưởng BMI: 18.5 - 24.9 (BMI = cân nặng/chiều cao 2 (kg/m 2 )), tiêm ngừa Sởi - Quai bị - Rubella, thủy đậu, cúm…. Uống thuốc có acid folic 400-800 µg mỗi ngày trước có thai 2 tháng đến khi thai được 12 tuần để phòng ngừa dị tật ống thần kinh. Thuốc nội tiết dưỡng thai có thuốc đặt âm đạo, uống hay tiêm đều cho kết quả như nhau. Khi có thai bạn đi khám sớm để được theo dõi thai và điều trị nếu cần.", "Chào bạn, Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thai nhi khiến các bà mẹ phải chú ý. Đó là: - Trong thời kỳ mang thai, nếu thai phụ thường xuyên duy trì tư thế ngồi\r\nkhông thoải mái sẽ khiến cho các mạch máu không được lưu thông dẫn đến tình\r\ntrạng thiếu oxy và giảm lượng chất dinh dưỡng cung ấp cho thai nhi. - Nếu người mẹ quá béo, chất béo tích tụ quanh bụng sẽ khiến thai nhi gặp\r\ntrở ngại trong quá trình sinh nở... - Sức khỏe của thai nhi chính là phụ thuộc vào lượng nước ối trong cơ\r\nthể bà mẹ. Trong thời gian mang thai, nếu các thai phụ duy trì được tâm trạng\r\ntốt thì rất có lợi cho sức khỏe của thai nhi. - Tốt nhất khi mang thai, các thai phụ không nên bế đứa trẻ khác hoặc mang\r\nvác vật nặng. - Nếu thai phụ bị sốt hay có tâm trạng không tốt cũng rất có thể ảnh hưởng\r\nđến thai nhi. - Cơ thể nặng nề của thai phụ sẽ gây cảm giác không thoải mái khi đi vệ\r\nsinh. Tuy nhiên nếu thường xuyên “nhịn”, các thai phụ có thể bị táo bón khiến\r\nbụng sưng lên và điều này làm cho thai nhi hoàn toàn không thoải mái. Tình\r\ntrạng bị tiêu chảy nghiêm trọng cũng sẽ dẫn đến co thắt tử cung gây ra những\r\nảnh hưởng không tốt cho thai nhi. - Thời tiết quá lạnh hoặc quá nóng sẽ khiến cả thai phụ lẫn thai nhi đều cảm\r\nthấy khó chịu. Lượng nước ối trong cơ thể thai phụ cần được duy trì ở nhiệt độ\r\nổn định. Chính vì thế, các bà mẹ tương lai nên chọn quần áo phù hợp và thoải\r\nmái để đảm bảo sức khỏe cho cả hai mẹ con. Alobacsi.vn Theo GS.BS Nguyễn Lân Dũng - Theo báo\r\nNông Nghiệp Việt Nam", "Em Bich thân mến, Theo tuổi thai 33 tuần thì cân nặng thai nhi khoảng 1920g,\r\nthai nhi của em có nhỏ hơn so với cân nặng trên, nhưng với cách đo qua siêu âm\r\nchỉ là ước lượng thôi, chứ không thể chính xác được em. Tuy vậy, em cũng cần cố gắng ăn uống nhiều hơn những tuần lễ trước, nên chia\r\nnhỏ nhiều bữa ăn trong ngày, uống thêm sữa bà bầu, dùng thêm trái cây hoặc bánh\r\ncác loại và em cũng nên làm việc ít hơn, sinh hoạt – nghỉ ngơi đều độ, ngủ đủ\r\ngiấc… làm được như vậy thai nhi của em sẽ nhanh chóng tăng cân trong những tuần\r\nlễ cuối của thai kỳ. Em yên tâm, giả sử thai nhi bị suy dinh dưỡng cũng không ảnh hưởng đến sự phát\r\ntriển trí tuệ của bé, và trong trường hợp này không có chỉ định bỏ thai.", "Em Thuy Hang thân mến, Tùy theo kích thước, vị trí của\r\nkhối và cũng tùy theo kích thước, cấu trúc của nang buồng trứng, sẽ có\r\nảnh hưởng ít nhiều đến việc có thai của em. Do đó, trước khi chuẩn bị có thai,\r\nem nên khám sản phụ khoa trước, để được BS khám và tư vấn cụ thể cho trường hợp\r\ncủa em. Còn nhau bám thấp của thai kỳ trước có xảy ra ở lần có thai sau nữa hay không,\r\ncũng sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân làm cho nhau bám thấp lần trước. Nếu thai phụ\r\ncó tiền căn nạo hút thai, dị dạng tử cung, cổ tử cung… sẽ có nhiều nguy cơ ở\r\nlần mang thai sau.", "Chào em Thu Thuy, Thai nhi 36,5 tuần có cân nặng như trên là khá lớn, vượt hơn cân nặng trung\r\nbình theo tuổi thai. Tuy nhiên, việc sanh thường hay sinh mổ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác\r\nnữa chứ không phải chỉ dựa vào cân nặng của thai nhi, em có thể tham khảo để hiểu thêm về vấn đề này. AloBacsi không biết khung chậu của em có hẹp thật sự không nhưng nếu “lần\r\nđầu em sinh thường được 3200gr” thì chúng tôi nghĩ khung chậu của em không bị\r\nhẹp như em nghĩ. Do đó, thai kỳ lần này em có thể sanh thường được không thì em nên trao đổi\r\nvới BS khám thai cho em, tùy theo sức khỏe của em và thai nhi, bệnh lý đi kèm (nếu\r\ncó) BS sản khoa sẽ có lời khuyên thích hợp về chế độ ăn uống. Thân,", "Chào em, Bây giờ phải chờ đến khi bé chào đời, BS mới khám và siêu âm đánh giá lại của bé, rồi mới đưa ra kết luận cụ thể. Nên hiện tại không thể can thiệp được gì em nhé. Thân mến.", "Bạn Thảo thân mến, Thông thường, một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến\r\nsự phát triển của thai nhi, sau khi ngưng uống, đợi thuốc và chất chuyển hóa của\r\nnó đào thải hoàn toàn ra khỏi cơ thể thì có thể chắc chắn thuốc sẽ không ảnh hưởng\r\nđến việc mang thai. Và mỗi thuốc có 1 khoảng thời gian đào thải cụ thể,\r\ndo bạn không nói rõ bạn đang dùng thuốc loại gì nên chúng tôi không thể\r\ntư vấn rõ ràng cho bạn, tốt nhất bạn nên liên hệ với bác sĩ để nhận được tư vấn\r\ncụ thể cho trường hợp của mình nhé. Thân mến, Th.S Dược Trần Thị Lạc Diệp / Hasan –\r\nDermapharm" ]
Thuốc Griseofulvin 500mg Vidipha điều trị các bệnh nấm da, tóc, lông, móng tay, móng chân (2 vỉ x 10 viên)
[ "Mô tả ngắn:\nThuốc Griseofulvin của Công ty Cổ Phần Dược Phẩm T.W Vidipha, hoạt chất chính là Griseofulvin, một thuốc kháng nấm điều trị các bệnh nhiễm trùng do nấm da, tóc và móng gồm nấm da thân, nấm da chân, nấm da đùi, nấm râu, nấm da đầu và nấm móng. Tuy nhiên không dùng điều trị nhiễm nấm nhẹ hoặc thông thường đáp ứng với các thuốc chống nấm bôi.\nThành phần:\nGriseofulvin: 500mg\nChỉ định:\nThuốc Griseofulvin được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nÐiều trị các bệnh nấm da, tóc và móng gồm nấm da thân, nấm da chân, nấm da đùi, nấm râu, nấm da đầu và nấm móng do các loài Trichophyton, Mycrosporum hoặc Epidermophyton nhạy cảm gây ra. Không dùng điều trị nhiễm nấm nhẹ hoặc thông thường đáp ứng với các thuốc chống nấm bôi tại chỗ." ]
[ "Mô tả ngắn:\nCimacin 500mg của Công ty TNHH Phil Inter Pharma, có thành phần chính L-Cystine, đây là thuốc dùng để điều trị sạm da do mỹ phẩm, do thuốc, suy gan, có thai, tuổi tiền mãn kinh, cháy nắng. Ngoài ra thuốc Cimacin còn được dùng cho các tình trạng viêm da do thuốc, cơ địa dị ứng, bệnh eczema, mề đay, trứng cá, bệnh da tăng tiết bã nhờn, chứng ban da.\nThành phần:\nL-cystin: 500mg\nChỉ định:\nThuốc Cimacin 500mg được dùng hỗ trợ điều trị các bệnh sau:\nViêm da do thuốc. Sạm da , tàn nhang, sạm nắng. Eczema, mề đay , phát ban da, mụn trứng cá . Các bệnh biểu bì làm móng tóc khô giòn dễ gãy.", "Mô tả ngắn:\nCetirizin 10mg Vidipha được sản xuất bởi Chi nhánh Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung Ương Vidipha Bình Dương, với thành phần chính Cetirizine hydrochloride, là thuốc dùng để điều trị chứng viêm mũi dị ứng dai dẳng, viêm mũi dị ứng theo mùa, mày đay mạn tính vô căn và viêm kết mạc dị ứng.\nThành phần:\nCetirizin: 10mg\nChỉ định:\nCông dụng thuốc Cetirizin 10mg Vidipha được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nÐiều trị chứng viêm mũi dị ứng dai dẳng, viêm mũi dị ứng theo mùa, mày đay mạn tính vô căn và viêm kết mạc dị ứng.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Kecefcin chứa dược chất chính là cefadroxil – kháng sinh cephalosporin thế hệ 1, được dùng để điều trị các nhiễm khuẩn nhẹ và trung bình do các vi khuẩn nhạy cảm.\nThành phần:\nCefadroxil: 500mg\nChỉ định:\nThuốc Kecefcin chứa dược chất chính là cefadroxi được chỉ định dùng trong điều trị các nhiễm khuẩn thể nhẹ và trung bình do các vi khuẩn nhạy cảm:\nViêm họng và viêm amidan gây ra bởi Streptococcus.\nViêm phế quản , viêm phổi do vi khuẩn.\nViêm nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng: Viêm bể thận, viêm bàng quang.\nNhiễm khuẩn da và mô mềm: Áp xe, nhọt, chốc lở, viêm quàng, viêm hạch .\nCần cân nhắc về việc sử dụng kháng sinh thích hợp.", "Mô tả ngắn:\nAmlodipin 5 mg Vidipha của công ty cổ phần dược phẩm trung ương Vidipha, thành phần chính amlodipin (dưới dạng amlodipin besilat), là thuốc dùng để trị tăng huyết áp. \n Amlodipin 5 mg Vidipha được bào chế dưới dạng viên nang cứng, hộp 3 vỉ x 10 viên.\nThành phần:\nAmlodipine: 5mg\nChỉ định:\nThuốc Amlodipin 5 mg Vidipha được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nÐiều trị tăng huyết áp (ở người bệnh có những biến chứng chuyển hóa như đái tháo đường ). Điều trị dự phòng ở người bệnh đau thắt ngực ổn định.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Betaderm Neomycin 10 g là sản phẩm của Công ty Phil Inter Pharma - Việt Nam, có thành phần chính Betamethasone valerate 12 mg (tương đương 10 mg Betamethasone); Neomycin sulfate 35 mg (hoạt lực) là loại thuốc dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh viêm da do dị ứng, viêm da do nhiễm trùng hoặc điều trị trường hợp rụng tóc từng vùng, vết thương do côn trùng cắn…\nThành phần:\nBetamethasone: 12mg\nNeomycin: 35mg\nChỉ định:\nThuốc Betaderm Neomycin 10 g được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nBệnh viêm da do dị ứng và viêm da do nhiễm trùng như: chàm Eczema cấp tính và mạn tính, viêm da do tiếp xúc, viêm da dị ứng, viêm da do tiết bã nhờn, liken đơn mạn tính, viêm da tróc vảy, ban sần, bệnh vẩy nến , ngứa (hậu môn, âm đạo), viêm da do ánh nắng mặt trời.\nRụng tóc từng vùng, vết côn trùng cắn, bệnh về da gây ra do nhiễm khuẩn thứ phát.", "Mô tả ngắn:\nBluemint 500 mg của nhà sản xuất Phil Inter Pharma, thành phần chính L - cystine, là thuốc dùng để hỗ trợ điều trị các trường hợp sau: Viêm da do thuốc, sạm da, tàn nhang, sạm nắng, eczema, mề đay, phát ban da, mụn trứng cá, các bệnh biểu bì làm móng tóc khô giòn dễ gãy.\nThành phần:\nL-Cystine: 500mg\nChỉ định:\nThuốc Bluemint 500mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nHỗ trợ điều trị viêm da do thuốc. Sạm da , tàn nhang, sạm nắng. Eczema, mề đay , phát ban da, mụn trứng cá. Hỗ trợ điều trị trong các bệnh biểu bì làm móng tóc khô giòn dễ gãy.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Gentamicin 80mg/2ml Vidipha là sản phẩm được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung Ương Vidipha. Thuốc có dược chất chính là Gentamicin, là thuốc kháng sinh nhóm aminoglucosid, thuốc được dùng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nặng toàn thân gây ra bởi vi khuẩn gram âm và các vi khuẩn khác còn nhạy. \n Thuốc Gentamicin 80mg/2ml Vidipha được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm, mỗi ống 2 ml chứa 80mg Gentamicin và được đóng gói theo quy cách hộp 10 ống x 2ml.\nThành phần:\nGentamicin: 80\nChỉ định:\nThuốc Gentamicin 80mg/2ml Vidipha được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nGentamicin thường được dùng phối hợp với các kháng sinh khác (beta - lactam) để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nặng toàn thân gây ra bởi các vi khuẩn Gram âm và các vi khuẩn khác còn nhạy cảm, bao gồm:\nNhiễm khuẩn đường mật ( viêm túi mật và viêm đường mật cấp), nhiễm Brucella , các nhiễm khuẩn trong bệnh nhày nhớt, viêm nội tâm mạc, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm Listeria . Viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn ngoài da như bỏng, loét, nhiễm khuẩn xương, khớp, nhiễm khuẩn trong ổ bụng (bao gồm viêm phúc mạc ). Các nhiễm khuẩn về đường tiết niệu (viêm bể thận cấp) cũng như trong việc phòng nhiễm khuẩn khi mổ và trong điều trị ở người bệnh suy giảm miễn dịch.\nGentamicin thường được dùng cùng với các chất diệt khuẩn khác để mở rộng phổ tác dụng và làm tăng hiệu lực điều trị.", "Mô tả ngắn:\nVitamin C 500mg Vidipha của Công ty Dược phẩm T.Ư Vidipha, hoạt chất chính là acid ascorbic, là thuốc dùng điều trị bệnh do thiếu vitamin C và methemoglobin huyết vô căn khi không có sẵn xanh methylene. Vitamin C 500mg Vidipha được bào chế dưới dạng viên bao phim, hàm lượng 500 mg. Hộp 10 vỉ x 10 viên.\nThành phần:\nVitamin C: 500mg\nChỉ định:\nThuốc Vitamin C 500mg Vidipha được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nÐiều trị bệnh do thiếu vitamin C.\nMethemoglobin huyết vô căn khi không có sẵn xanh methylen.", "Mô tả ngắn:\nVitamin C 500mg Vidipha của Công ty Dược phẩm T.Ư Vidipha, hoạt chất chính là acid ascorbic, là thuốc dùng điều trị bệnh do thiếu vitamin C và phối hợp với desferrioxamin để làm tăng thêm đào thải sắt trong điều trị bệnh thalassemia. Vitamin C 500mg Vidipha được bào chế dưới dạng viên nang cứng, hàm lượng 500 mg. Hộp 10 vỉ x 10 viên nang cứng.\nThành phần:\nVitamin C: 500mg\nChỉ định:\nThuốc Vitamin C 500mg Vidipha được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nÐiều trị bệnh do thiếu vitamin C. Phối hợp với desferrioxamin để làm tăng thêm đào thải sắt trong điều trị bệnh thalassemia.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Vitamin AD được sản xuất bởi công ty cổ phần Pymepharco, có thành phần chính là vitamin A, vitamin D. Thuốc Vitamin AD được chỉ định sử dụng ở trẻ em chậm tăng trưởng, dự phòng và điều trị bệnh còi xương do chuyển hóa và nhuyễn xương, ngăn ngừa và điều trị loãng xương, trong nhãn khoa như bệnh khô mắt, quáng gà, điều trị hỗ trợ trong bệnh mụn trứng cá, vẩy nến, bổ sung cho khẩu phần ăn. \n Thuốc Vitamin AD được bào chế dưới dạng viên nang mềm. Chai 100, 200 viên, vỉ 10 viên x 10 viên.\nThành phần:\nVitamin A: 5000iu\nErgocalciferol: 400iu\nChỉ định:\nThuốc Vitamin AD được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nTrẻ em chậm tăng trưởng. Dự phòng và điều trị bệnh còi xương do chuyển hóa và nhuyễn xương. Ngăn ngừa và điều trị loãng xương . Trong nhãn khoa: Bệnh khô mắt, quáng gà. Điều trị hỗ trợ trong bệnh mụn trứng cá, vẩy nến. Bổ sung cho khẩu phần ăn.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Cefimbrano 100 là sản phẩm của Dược phẩm Vidiphar, chứa thành phần chính là Cefixim. Thuốc dùng để điều trị các nhiễm khuẩn do các chủng vi khuẩn nhạy cảm gây ra.\nThành phần:\nCefixime: 100mg\nChỉ định:\nĐiều trị các nhiễm khuẩn do các chủng vi khuẩn nhạy cảm gây ra, bao gồm:\nĐường hô hấp trên: Viêm họng và viêm amiđan do S. pyogenes. Tai giữa: Viêm tai giữa do S. pneumoniae, H. influenzae (kể cả chủng tiết beta-lactamase), M. catarrhalis (B. catarrhalis) (kể cả chủng tiết beta-lactamase) và S. pyogenes. Xoang cạnh mũi: Viêm xoang do S. pneumoniae, H. influenzae (kể cả chủng tiết beta-lactamase), và M. catarrhalis (B. catarrhalis) (kể cả chủng tiết beta-lactamase). Đường hô hấp dưới: Viêm phế quản cấp tính do S. pneumoniae, M. catarrhalis (B. catarrhalis) (kể cả chủng tiết beta-lactamase) và H. influenzae (kể cả chủng tiết beta-lactamase). Đường tiết niệu: Viêm bàng quang và viêm niệu đạo không biến chứng cấp tính do E. coli, P. mirabilis và Klebsiella. Bệnh lậu không biến chứng: Bệnh lậu không biến chứng (cổ tử cung/niệu đạo và trực tràng) gây ra bởi Neisseria gonorrhoeae, bao gồm penicillinase (chủng tiết beta-lactamase) và nonpenicillinase (chủng không tiết beta-lactamase).\nCần thực hiện thử nghiệm tính nhạy cảm trước khi bắt đầu điều trị với cefixim. Nếu cần thiết, việc điều trị có thể được bắt đầu trước khi biết kết quả tính nhạy cảm. Tuy nhiên, một khi có kết quả thử nghiệm tính nhạy cảm thì có thể cần phải điều chỉnh việc điều trị.", "Mô tả ngắn:\nTrizomibe cream là sản phẩm của Công ty TNHH Liên doanh Hasan Dermapharm, có thành phần chính là Clotrimazol. Thuốc có tác dụng kháng nấm. \n Trizomibe cream được bào chế dạng thuốc kem, đóng gói theo quy cách hộp 1 tuýp x 15 g thuốc kem, tuýp nhôm.\nThành phần:\nClotrimazole: 0.15\nChỉ định:\nTrizomibe cream được chỉ định để điều trị tại chỗ các bệnh nấm như:\nNấm Candida ngoài da: Nấm kẽ giữa các ngón chân, ngón tay, nấm móng chân, móng tay, nấm lông tổ ong, nấm bẹn, âm hộ, đùi... Hắc lào, lang ben, nước ăn chân do Malassezia furfur , viêm móng và quanh móng.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Augxicine là sản phẩm của Vidipha, có thành phần chính là Amoxicillin, Clavulanic acid. Đây là thuốc được sử dụng để điều trị trong thời gian ngắn các trường hợp nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm.\nThành phần:\nAmoxicillin: \nClavulanic acid: \nChỉ định:\nThuốc Augxicine được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nĐiều trị trong thời gian ngắn các trường hợp nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm như:\nNhiễm khuẩn nặng đường hô hấp trên: Viêm amidan, viêm xoang, viêm tai giữa đã được điều trị bằng các kháng sinh thông thường nhưng không đô. Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới bởi các chủng H. influenzae và Branhamella catarrbalis sản sinh beta - lactamase. Viêm phế quản cấp và mạn, viêm phổi - phế quản. Nhiễm khuẩn nặng đường tiết niệu - sinh dục bởi các chủng E.Coli, Klebsiella và Enterobacter sản sinh: Viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm bể thận (nhiễm khuẩn đường sinh dục nữ). Nhiễm khuẩn da và mô mềm: Mụn nhọt, áp xe, nhiễm khuẩn vết thương. Nhiễm khuẩn xương và khớp: Viêm tủy xương. Nhiễm khuẩn nha khoa: Áp xe ổ răng.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Newgenasada được sản xuất bởi công ty Korea Arlico Pharm, Hàn Quốc . Newgenasada có hoạt chất chính bao gồm betamethason , clotrimazol, gentamicin có tác dụng trong điều trị các bệnh lý ở da do dị ứng như chàm, viêm da do tiếp xúc, viêm da dị ứng, hăm da, viêm da do tiếp xúc ánh sáng mặt trời, bệnh vẩy nến, ngứa, bệnh rụng tóc, bỏng độ 1, vết cắn côn trùng, bệnh nấm da.\nThành phần:\nBetamethasone: 0.05%\nClotrimazol: 1%\nGentamicin sulfat: 0.1%\nChỉ định:\nThuốc Newgenasada được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nNhững bệnh lý ở da do dị ứng như: Chàm, viêm da do tiếp xúc , viêm da dị ứng, hăm da, viêm da do tiếp xúc ánh sáng mặt trời, bệnh vẩy nến, ngứa. Bệnh rụng tóc . Bỏng độ 1, vết cắn côn trùng, viêm da do bội nhiễm. Bệnh nấm da: Bệnh nấm da chân, bệnh nấm da thân, bệnh nấm da đầu, bệnh nấm da đùi.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Ketovazol 2% là sản phẩm của Agimexpharm, có thành phần chính là Ketoconazol. Đây là thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh nấm ngoài da và niêm mạc ( Candida, Trichophyton rubrum, T. mentagrophytes, Epidermophyton loccosum. Malassezia furfur ...): Lang ben, nấm da chân, nấm da thân.\nThành phần:\nKetoconazol: 2%\nChỉ định:\nThuốc Ketovazol 2% được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nTrị các bệnh nấm ngoài da và niêm mạc ( Candida, Trichophyton rubrum, T. mentagrophytes, Epidermophyton loccosum. Malassezia furfur ...): Lang ben, nấm da chân, nấm da thân." ]
Triệu chứng viêm tai xương chũm
[ "Triệu chứng viêm tai xương chũm Những triệu chứng của viêm tai xương chũm Hầu hết các triệu chứng viêm xương chũm phát triển vài ngày hoặc vài tuần sau có viêm tai giữa xảy ra. Viêm xương chũm gây ra các cơn đau nhói không thuyên giảm bệnh trong tai và sau tai kèm các triệu chứng sau: Sốt . Vùng da bao phủ xương chũm đỏ và sưng tấy. Đau khi chạm vào khu vực phía sau tai. Tai có hình dạng bất thường. Mủ hoặc dịch đặc chảy ra từ tai. Giảm thính lực ngày càng trầm trọng hơn theo thời gian. Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi không thể diễn tả nỗi đau và các dấu hiệu, nên người thân có thể nhận biết bệnh lý thông qua các triệu chứng sau: Sự thờ ơ. Sốt. Sự quấy khóc. Cáu gắt. Nắm kéo tai. Tác động của viêm tai xương chũm đối với sức khỏe Viêm xương chũm là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra ở các tế bào khí ở xương chũm bao quanh tai trong và tai giữa. Vì có rất nhiều cấu trúc quan trọng đi qua xương chũm nên nhiễm trùng có thể lan ra ngoài xương chũm và gây ra các biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe. Viêm tai xương chũm gây khó chịu cho người mắc bệnh như mất thính lực, đau tai,... Biến chứng có thể gặp viêm tai xương chũm Các biến chứng của viêm xương chũm có thể bao gồm: Liệt mặt . Buồn nôn, nôn, chóng mặt. Mất thính lực. Áp xe não hoặc viêm màng não. Thay đổi thị lực hoặc đau đầu. Viêm tai xương chũn có thể dẫn đến liệt mặt Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu bạn bị đau tai, chảy mủ hoặc khó nghe hãy đến gặp bác sĩ ngay để được xem xét có cần dùng kháng sinh để ngăn ngừa viêm xương chũm và các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng khác hay không." ]
[ "Nguyên nhân gây ung thư vòm: - Yếu tố di truyền do virus hướng lymphô Epstein Barr. - Yếu tố thuận lợi: do tiếp xúc với hơi hóa chất độc, thuốc trừ sâu, phóng xạ... Điều kiện sống thấp; thói quen hút thuốc lá, uống rượu; thói quen ăn các thức ăn làm dưa, làm mắm, chiên nướng, thức ăn có thầu dầu, thức ăn ẩm mốc; do khói hương. Triệu chứng của ung thư vòm: - Các dấu hiệu về tai: (u xâm lấn sang bên, vào tai) ù tai; nghe kém 1 bên, tăng dần và thường là tiếng trầm; đau nhói lên tai. - Các dấu hiệu về mũi: (u xâm lấn ra trước mũi) chảy máu mũi; tắc mũi từ từ và tăng dần, một hoặc cả hai bên, thường ở giai đoạn muộn, u đã lan rộng khắp vòm. - Triệu chứng ở mắt: lé mắt, lồi mắt. - Triệu chứng hạch: là dấu hiệu thường gặp, xuất hiện rất sớm có khi chưa thấy u ở vòm. Mô tả như trên cho thấy bạn chưa có dấu hiệu nào gọi là ung thư vòm họng. Tôi nghĩ là bạn bị viêm amidan hay viêm họng. Cách tốt nhất là súc miệng bằng nước muối thường xuyên. Nếu tình trạng này không giảm bạn nên đến khám ở chuyên khoa tai mũi họng để được bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn. BS Tư vấn - AloBacsi", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị viêm tai Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm tai Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng tai của bạn thông qua kính soi tai có ống kính phóng đại và đèn các tiêu chí: Bên trong tai có sưng, đỏ không. Có bóng khí hoặc chất lỏng, mủ không. Màng nhĩ có bị phồng lên, xẹp xuống hoặc thủng không. Xét nghiệm chất lỏng trong tai để xem nguyên nhân có phải do vi khuẩn, virus không. Bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân chụp CT vùng đầu nếu cần. Xét nghiệm máu có thể cần thiết để kiểm tra chức năng miễn dịch của bệnh nhân. Đo chuyển động của màng nhĩ (tympanometry). Đo sự phản xạ bề mặt thính giác (acoustic reflectometry). Kiểm tra thính lực. Phương pháp điều trị viêm tai hiệu quả Dùng thuốc: Thuốc giảm đau: Paracetamol , ibuprofen… Thuốc nhỏ tai giảm đau. Thuốc chống nghẹt mũi: Pseudoephedrine… Thuốc kháng sinh (amoxicillin trong 7 – 10 ngày…) nếu nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn hoặc tình trạng viêm kéo dài. Bác sĩ có thể cân nhắc việc phẫu thuật nếu tình trạng viêm tai không hết khi điều trị bằng các phương pháp thông thường hoặc nếu bệnh nhân mắc nhiều vấn đề về tai trong một thời gian ngắn. Lưu ý: Các loại thuốc khi dùng phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.", "Triệu chứng ung thư tai Những dấu hiệu và triệu chứng của ung thư tai Ung thư tai trong giai đoạn đầu thường không gây ra triệu chứng rõ ràng và đó là lý do tại sao nó thường được phát hiện muộn. Tuy nhiên, khi bệnh phát triển, người bệnh có thể trải qua một số dấu hiệu và triệu chứng sau: Đau tai : Đau tai kéo dài hoặc gia tăng đau trong tai là một trong những dấu hiệu đáng chú ý nhất của ung thư tai nói chung. Rò rỉ mủ hoặc máu từ tai: Nếu bạn thấy có mủ hoặc máu chảy ra từ tai mà không có nguyên nhân rõ ràng, đây có thể là một triệu chứng của bệnh. Suy giảm khả năng nghe: Bệnh có thể gây ra vấn đề về khả năng nghe và thậm chí làm mất thính giác ở một tai. Tiếng ù tai: Tiếng ù tai có thể xuất hiện và kéo dài trong thời gian dài. Ngoài ra tùy thuộc vào từng vị trí khối u của tai mà bệnh có thể có những triệu chứng riêng. Dưới đây là các triệu chứng phổ biến ở từng vị trí ung thư tai: Ung thư tai ngoài: Các dấu hiệu nhận biết của loại ung thư này bao gồm miếng da bong vảy xuất hiện trên tai sau khi dưỡng ẩm, khối u màu trắng ngà xuất hiện dưới da tai, da bị lở loét và chảy máu . Ung thư ống tai: Khi bị ung thư trong ống tai, người bệnh có thể thấy khối u xuất hiện bên trong hoặc gần lối vào ống tai, dịch chảy ra từ tai (thường là máu) và mất thính lực. Ung thư tai giữa: Triệu chứng chính của bệnh bao gồm dịch chảy ra từ tai (thường là máu), mất thính lực, đau nhức ở tai và cảm giác tê buốt ở đầu. Ung thư tai trong: Các dấu hiệu phổ biến để nhận biết bệnh lý này bao gồm đau và tiếng ù tai, mất thính lực, chóng mặt kèm tiếng ù tai và triệu chứng đau đầu. Tùy thuộc vào từng vị trí khối u mà bệnh có thể có những triệu chứng riêng Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào liên quan đến tai hoặc có nghi ngờ về ung thư tai, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Sự phát hiện sớm và điều trị chính xác có thể cải thiện cơ hội sống sót và giảm nguy cơ tái phát.", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị viêm tai giữa ứ dịch Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm tai giữa ứ dịch Các dấu hiệu lâm sàng Các dấu hiệu lâm sàng gợi ý chẩn đoán bệnh viêm tai giữa ứ dịch bao gồm: Tai giữa có dịch. Không có dấu hiệu nhiễm trùng cấp tính. Cảm giác đầy tai, khó chịu trong tai. Ở trẻ có thể có các dấu hiệu tiến bộ chậm trong học tập, chậm nói,... Yếu tố nguy cơ Nhiễm trùng đường hô hấp trên . Viêm tai giữa cấp tính. Dị tật sọ mặt. Soi tai Bác sĩ sẽ kiểm tra tai bằng kính soi tai để nhìn rõ hơn các cấu trúc bên trong tai. Kính soi tai là một loại kính lúp có đầu phát sáng dùng để quan sát bên trong tai: Bong bóng khí trên bề mặt màng nhĩ. Màng nhĩ có vẻ xỉn màu thay vì mịn màng và sáng bóng như bình thường. Nhìn thấy chất lỏng phía sau màng nhĩ. Màng nhĩ không di chuyển khi một lượng nhỏ không khí thổi vào. Soi tai giúp bác nhìn thấy rõ các cấu trúc trong tai và hình ảnh bóng khí trong tai Đo nhĩ lượng Đo nhĩ lượng là phương pháp đánh giá độ thông thuận của hệ thống tai giữa từ đó đánh giá sự toàn vẹn của màng nhĩ, chuỗi xương con, áp lực trong hòm tai và chức năng của vòi nhĩ. Bác sĩ sẽ đưa một đầu dò vào tai để do thính lực đồng thời đầu dò này cũng xác định lượng chất lỏng phía sau màng nhĩ và độ dày của nó. Thính lực được tiến hành khi tình trạng viêm tai giữa ứ dịch kéo dài từ 3 tháng trở lên hoặc bất cứ lúc nào nghi ngờ có sự chậm trễ về ngôn ngữ, các vấn đề về học tập hoặc mất thính lực đáng kể ở trẻ hoặc khi trẻ cần đánh giá trước khi thực hiện phẫu thuật (cắt bỏ vòm họng, cắt bỏ vòm họng cộng với phẫu thuật cắt bỏ màng nhĩ có hoặc không có đặt ống). Phương pháp điều trị viêm tai giữa ứ dịch Thuốc Phương pháp điều trị bất kỳ bệnh viêm tai nào cũng đều bắt đầu bằng cách theo dõi tình trạng bệnh và đánh giá để xem liệu nó có tự khỏi hay không có liên quan đến nhiễm trùng không. Có tới 80% trường hợp viêm tai giữa sẽ tự khỏi mà không cần dùng thuốc kháng sinh. Triệu chứng kèm theo là vấn đề quan tâm ở người mắc chẳng hạn như hoa mắt chóng mặt , buồn nôn, nôn, đau tai,… Vì vậy, điều quan trọng là phải điều trị các triệu chứng này cho đến khi chúng biến mất. Bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc như thuốc chống buồn nôn, steroid,... giúp giảm các triệu chứng kể trên. Phẫu thuật Phẫu thuật được đề nghị trong trường hợp cần dẫn lưu dịch, phẫu thuật cắt bỏ màng nhĩ,... Máy trợ thính Máy trợ thính có thể được dùng trong trường hợp viêm tai giữa ứ dịch hai bên dai dẳng gây suy giảm thính lực mà có chống chỉ định với phẫu thuật hoặc không thể thực hiện phẫu thuật vì bất kỳ lý do gì,… Phẫu thuật dẫn lưu giúp thoát dịch và giảm áp trong tai", "Hình minh họa Chào bạn, Các đợt nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, nếu không điều trị đúng cách có thể diễn tiến tới viêm tai giữa. Bệnh thường khởi phát đột ngột, rầm rộ với những biểu hiện cấp tính như đau tai, chảy mủ tai, tiêu chảy, sốt. Nhiễm trùng tai giữa có thể lan tràn gây viêm tai xương chũm cấp, viêm xương đá, hoặc viêm mê nhĩ. Sự lan vào nội sọ rất hiếm và thường gây ra viêm màng não, các. Do đó, bệnh cần được điều trị tích cực với kháng sinh đường toàn thân, kết hợp rửa và vệ sinh tai. Tình trạng đau hàm và cổ có thể liên quan tới hạch cổ viêm phản ứng với nhiễm trùng lân cận. Bạn nên sắp xếp khám chuyên khoa tai mũi họng để bác sĩ kê toa điều trị và hướng dẫn cách nhỏ thuốc đúng cách bạn nhé!!", "Triệu chứng viêm khớp thái dương hàm Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm khớp thái dương hàm Trên thực tế, triệu chứng của viêm khớp thái dương hàm thường không điển hình và rất dễ nhầm lẫn với các triệu chứng của một số bệnh khác như bệnh lý về tai mũi họng, bệnh nội thần kinh. Do đó, rất khó để có thể nhận biết chính xác bệnh. Viêm khớp thái dương hàm thường tiến triển âm thầm sau nhiều tháng, thậm chí là vài năm thì các triệu chứng của bệnh mới biểu hiện rõ. Dưới đây là một số triệu chứng cơ bản của viêm khớp thái dương hàm: Đau vùng khớp thái dương hàm: Người bệnh xuất hiện các cơn đau ở một hoặc cả hai bên khớp thái dương hàm. Các cơn đau tăng dần mức độ từ nhẹ đến dữ dội, đau tăng khi nhai. Đau nhức ở các vùng lân cận: Người bệnh có thể đau trong hoặc xung quanh tai, ù tai. Bên cạnh đó, người bệnh còn có một số biểu hiện như đau đầu, hoa mắt, đau nhức mắt, đôi khi đau còn lan xuống cổ vai gáy. Cứng khớp , hạn chế cử động khớp: Viêm khớp thái dương hàm gây ra những hạn chế trong việc cử động khớp. Điều này dẫn đến người bệnh gặp khó khăn hơn trong cử động mở và khép miệng. Trong trường hợp nặng, người bệnh còn không thể há được miệng. Xuất hiện tiếng lục cục tại khớp thái dương hàm: Người bệnh sẽ nghe thấy rõ tiếng lục cục khi há miệng và nhai thức ăn. Biến dạng khuôn mặt: Viêm khớp thái dương hàm nổi hạch có thể khiến cơ nhai bị phì đại, mặt người bệnh sưng to và mất cân đối. Sốt : Trong một số trường hợp, người bệnh viêm khớp thái dương hàm còn có thể bị sốt, đặc biệt là vào buổi chiều tối. Người bị viêm khớp thái dương hàm có thể có triệu chứng sốt Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh viêm khớp thái dương hàm Viêm khớp thái dương hàm được đánh giá không phải là căn bệnh quá nguy hiểm. Nếu được phát hiện sớm và điều trị dứt điểm được nguyên nhân thì khớp sẽ trở lại bình thường. Tuy nhiên, do bệnh thường diễn tiến âm thầm và không có các triệu chứng điểm hình ở giai đoạn sớm, do vậy người bệnh thường chủ quan và bỏ qua giai đoạn sớm của bệnh. Việc phát hiện viêm khớp thái dương hàm muộn và không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra một loạt các biến chứng nặng nề như viêm khớp, thoái hóa khớp , cứng khớp, dính khớp thậm chí là gãy khớp . Lúc này, người bệnh buộc phải tiến hành phẫu thuật. Chưa dừng lại ở đó, trong quá trình thực hiện phẫu thuật viêm khớp xương hàm có thể xảy ra một số biến chứng như nhiễm trùng , chảy máu và tổn thương xương hàm vĩnh viễn. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể bị tổn thương các cấu trúc lân cận như dây thần kinh số VII, tuyến nước bọt mang tai dẫn đến tình trạng liệt nửa mặt, khó ăn uống, chảy nước dãi… Khi nào cần gặp bác sĩ? Người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế uy tín gần nhất để thăm khám và tư vấn điều trị khi nhận thấy một số triệu chứng sau: Mỏi cơ khi ăn nhai hoặc khi há miệng; Đau vùng góc hàm, dưới cằm và thái dương; Đau trước hoặc trong tai, đau có thể lan sang cổ gáy, thậm chí là lan xuống cả cánh tay; Há miệng có tiếng khớp kêu lục cục; Không há được miệng, gặp khó khăn khi ăn nhai và có thể đau các răng. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe. Chẩn đoán sớm: Bị viêm khớp thái dương hàm khám ở đâu?", "Triệu chứng viêm mũi Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm mũi Các triệu chứng của bệnh viêm mũi từ nhẹ đến nặng. Thường ảnh hưởng đến khoang mũi, cổ họng và mắt của bạn. Các triệu chứng thường gặp bao gồm: Nghẹt mũi; Sổ mũi; Ngứa mũi; Hắt xì; Ho; Viêm họng; Ngứa mắt, chảy nước mắt; Đau đầu, nặng mặt; Mất nhẹ khứu giác, vị giác hoặc thính giác. Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh viêm mũi Viêm tai giữa ; Mất khả năng khứu giác; Hen suyễn; Viêm mũi mạn tính; Viêm xoang cấp tính. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.", "Triệu chứng đau tai Những dấu hiệu và triệu chứng của đau tai Một số triệu chứng cần phải lưu ý bao gồm: Đau nhói trong tai; Sốt cao; Giảm hoặc mất thính lực ; Chảy dịch tai; Quấy khóc nhiều hơn (ở trẻ em); Cảm giác nặng tai; Mệt mỏi. Đau nhói trong tai là dấu hiệu của bệnh đau tai Biến chứng của đau tai Tùy thuộc vào nguyên nhân của đau tai sẽ có thể dẫn đến các biến chứng khác nhau. Nếu đau tai nguyên phát, đặc biệt do nhiễm trùng tai có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng tại tai như: Suy giảm thính lực: Giảm thính lực nhẹ là tình trạng khá phổ biến khi bị nhiễm trùng tai, nhưng thường sẽ cải thiện sau khi hết nhiễm trùng. Nhiễm trùng tái đi tái lại hoặc có dịch trong tai giữa cũng có thể dẫn đến giảm thính lực đáng kể hơn. Nếu có tổn thương vĩnh viễn ở màng nhĩ hoặc các cấu trúc tai giữa khác, có thể bị mất thính lực vĩnh viễn. Chậm nói hoặc chậm phát triển: Nếu thính lực bị suy giảm tạm thời hoặc vĩnh viễn ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, trẻ có thể bị chậm nói, chậm phát triển kỹ năng xã hội và phát triển trí tuệ. Nhiễm trùng lây lan sang các bộ phận khác: Nhiễm trùng không được điều trị hoặc nhiễm trùng không đáp ứng tốt với điều trị có thể lan sang các cơ quan lân cận. Nhiễm trùng xương chũm - phần xương nhô ra phía sau tai, được gọi là viêm tai xương chũm . Nhiễm trùng này có thể dẫn đến tổn thương xương và hình thành các nang chứa đầy mủ. Đôi khi, nhiễm trùng tai giữa nghiêm trọng lan sang các bộ phận khác trong hộp sọ, bao gồm não hoặc màng não. Thủng màng nhĩ : Hầu hết các vết rách màng nhĩ sẽ lành trong vòng 72 giờ. Trong một số trường hợp, thủng màng nhĩ lớn cần phải phẫu thuật để sửa chữa. Thủng màng nhĩ Khi nào cần gặp bác sĩ? Hãy liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn nếu: Con bạn bị sốt cao, đau dữ dội hoặc có vẻ ốm hơn bình thường khi bị nhiễm trùng tai. Con bạn có các triệu chứng mới như chóng mặt, đau đầu, sưng quanh tai hoặc yếu cơ mặt. Cơn đau dữ dội đột nhiên dừng lại (đây có thể là dấu hiệu của tình trạng thủng màng nhĩ). Các triệu chứng (đau, sốt hoặc khó chịu) trở nên trầm trọng hơn hoặc không cải thiện trong vòng 24 đến 48 giờ.", "Viêm tai giữa gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, chất lượng nghe giảm sút, khó chịu và mệt mỏi trong đời sống Xin chào bạn, triệu chứng ăn uống kém sau tai biến cũng là vấn đề thường gặp của bệnh nhân. Tuy nhiên cần chú ý ở đây là triệu chứng sưng đỏ vùng má và chảy mủ lỗ tai: đây là triệu chứng của viêm ống tai giữa (có thể có cả tai trong), bệnh lý này cần điều trị sớm tránh nhiễm trùng lan rộng gây rất nhiều biến chứng không thể phục hồi. Bạn hãy đưa bác gái đến chuyên khoa Tai Mũi Họng để được thăm khám và điều trị nhé.Thân ái chào bạn.", " Chào em, Sau khi bấm lỗ tai hay xỏ khuyên tai, tại vị trí đâm kim luôn có xảy ra hiện tượng viêm, với biểu hiện nóng, đau nhẹ, nề nhẹ, khi đó chỉ cần thuốc giảm đau và kháng viêm là đủ. Còn biểu hiện sưng cục to hơn thì có thể là nhiễm trùng tụ mủ rồi, cũng có trường hợp là do tụ máu; nhưng tùy mức độ mà hướng xử trí khác nhau, như tụ mủ ít thì phải dùng thêm thuốc kháng sinh, còn tụ mủ hay tụ máu nhiều thì mới chọc kim nặn ra, nhưng thủ thuật này cũng phải vô khuẩn, nếu không sẽ làm viêm nhiễm nặng hơn, có nguy cơ nhiễm uốn ván nữa. em tự lấy kim làm xẹp \"cục\" đó không dễ đâu, có hại nhiều hơn là lợi. Như vậy, để xử trí tình trạng này, em nên đến Bệnh viện Da Liễu hoặc bệnh viện đa khoa để được xử trí thích hợp (tháo khoen tai, làm sạch, kê thuốc, tiêm ngừa uốn ván), em nhé. Thân mến.", "Triệu chứng đau họng Những dấu hiệu và triệu chứng của đau họng Triệu chứng đi kèm thường gặp khi đau họng: Ho; Sổ mũi; Khàn giọng (những thay đổi trong giọng nói của bạn khiến bạn nghe có vẻ khó thở, khàn khàn hoặc căng thẳng). Các triệu chứng phổ biến nhất của viêm họng liên cầu khuẩn bao gồm: Đau họng có thể bắt đầu rất nhanh. Đau khi nuốt. Sốt. Amidan đỏ và sưng, đôi khi có các mảng hoặc vệt trắng có mủ. Những đốm đỏ li ti trên vòm miệng. Sưng hạch bạch huyết ở phía trước cổ. Đôi khi ai đó bị viêm họng liên cầu khuẩn cũng bị phát ban được gọi là bệnh ban đỏ (còn gọi là bệnh scarlatina). Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe. Bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ nếu đau họng kèm một trong các triệu chứng sau: Đau họng nghiêm trọng; Khó nuốt; Khó thở hoặc đau khi bạn thở; Khó mở miệng; Đau khớp; Sốt cao hơn 101 độ F (38 độ C); Đau hoặc cứng cổ; Đau tai; Máu trong nước bọt hoặc đờm; Đau họng kéo dài hơn một tuần.", "Triệu chứng xốp xơ tai Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh xốp xơ tai Mặc dù có nhiều bệnh lý có thể gây ra tổn thương thính lực nhưng xơ xốp tai thường gây mất thính lực từ từ. Các dấu hiệu và triệu chứng của xơ xốp tai: Mất thính lực nặng dần theo thời gian: Mất thính lực hai bên là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh xơ xốp tai. Ban đầu bạn có thể chỉ có suy giảm thính lực nhưng lâu dần thính lực của bạn sẽ tiến triển theo hướng tệ hơn cho đến mất thính lực. Không thể nghe được một số âm thanh nhất định: Thông thường tình trạng này sẽ xuất hiện ở một bên tai trước sau đó là cả hai tai. Ban đầu bạn có thể không nghe được những âm thanh với tần số thấp như tiếng thì thầm. Bạn có thể gặp dấu hiệu nghe rõ hơn trong môi trường ồn ào, mặc dù không đặc hiệu nhưng đây là một dấu hiệu cho thấy bạn đang bị mất thính lực do tổn thương đường dẫn truyền. Mức độ suy giảm thính lực ở hai bên tai khác nhau: Khoảng 70% trường hợp mắc bệnh xơ xốp tai sẽ bị tổn thương thính lực ở cả hai tai và mức độ tổn thương hai bên khác nhau. Phản ánh từ người ngoài: Những người xung quanh có thể phàn nàn bạn nói nhỏ mặc dù bạn nghe tiếng nói của mình rất lớn. Ù tai : Cùng với tình trạng mất thính lực, một số người mắc bệnh xốp xơ tai phàn nàn về tình trạng ù tai đột ngột. Ù tai được mô tả bao gồm nghe thấy tiếng ù ù hoặc tiếng rít trong tai. Chóng mặt: Ngoài các triệu chứng về tai, bạn có thể bị chóng mặt , mất thăng bằng khi mắc bệnh. Lúc đầu có thể nhẹ nhưng khi bệnh tiến triển, tình trạng này có thể trầm trọng hơn. Xơ xốp tai có thể gây ra tình trạng chóng mặt Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh xốp xơ tai Nếu không được điều trị, bệnh có thể gây mất thính lực đáng kể. Điều này có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và công việc của bạn. Tuy nhiên mất thính lực hoàn toàn do xơ xốp tai là hiếm gặp. Một biến chứng hiếm gặp khác là tình trạng mất thính lực nghiêm trọng do điều trị bệnh xơ xốp tai bằng phẫu thuật. Ù tai và tổn thương dây thần kinh mặt cũng có thể xảy ra. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu bạn nhận thấy mình có tình trạng thay đổi thính lực đột ngột, hãy đi khám bác sĩ tai mũi họng để được khám và chẩn đoán bệnh sớm. Bệnh có thể diễn tiến nặng dần theo thời gian, do đó hãy theo dõi sự bất thường của thính lực của mình.", " Chào em, Với triệu chứng em mô tả có khả năng em đang mắc bệnh . Triệu chứng thường gặp là sốt nhẹ, mệt mỏi toàn thân, chán ăn, đau họng, góc hàm khi nuốt, tuyến mang tai sưng to thường là một bên. Bệnh sẽ cải thiện dần và tự khỏi trong vòng 7 ngày. Trong thời gian này, em nên chú ý nghỉ ngơi, uống nhiều nước, có thể sử dụng paracetamol để giảm đau, hạ sốt. Cần chú ý cách ly để tránh lây lan cho người xung quanh em nhé! Thân mến! ", " Chào em, Người bị rất dễ xuất hiện viêm họng cấp vì thành sau họng có ống vòi nhĩ nối với tai giữa nên khi thành sau họng bị viêm sung huyết có thể gây ù tai. Trong đợt viêm họng cấp, người bệnh cũng có thể cảm thấy đau họng, nuốt vướng, đau đầu, mệt mỏi, ớn lạnh, sốt (từ nhẹ đến cao) và nổi hạch cổ. Do đó, các triệu chứng của em có thể gặp trong bệnh cảnh đợt viêm họng cấp trên nền mạn. Em nên đến khám lại BS chuyên khoa tai mũi họng để được kiểm tra và kê thuốc phù hợp. Ngoài ra, những yếu tố thúc đẩy gây viêm họng mạn là trào ngược dạ dày thực quản, thuốc lá, viêm xoang nặng, môi trường ô nhiễm khói bụi, nghề nghiệp nói to nói lớn, uống nước đá lạnh... Để phòng và điều trị bệnh, em nên vệ sinh răng miệng sạch ngày 2-3 lần sau khi ăn, súc miệng nước muối trước và sau ngủ dậy, vệ sinh lưỡi mỗi ngày (không cạo lưỡi mạnh), uống nhiều nước trong ngày và ăn uống bồi bổ, không hút thuốc lá, hạn chế nước đá lạnh và thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, nước có gas, không nằm hay vận động mạnh trong vòng 2 giờ sau ăn, tối nên nằm đầu cao, giữ ấm hầu họng, tránh nơi ô nhiễm khói bụi. Thân mến! Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Triệu chứng viêm xoang sàng Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm xoang sàng Một người bị viêm xoang sàng có thể gặp nhiều triệu chứng thường gặp ở tất cả các bệnh nhiễm trùng xoang. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), người mắc bệnh lý viêm xoang sàng có thể gặp hầu hết các triệu chứng của viêm xoang nói chung như sau: Sổ mũi ; Mũi bị tắc; Đau quanh mặt; Căng tức vùng mặt; Đau đầu; Sốt; Chất nhầy chảy xuống cổ họng từ mũi; Đau họng; Ho; Hơi thở hôi. Ngoài ra, còn có các các triệu chứng đặc trưng của viêm xoang sàng như: Sưng mắt; Đỏ mắt; Đau mắt; Chảy nước mắt sống. Các triệu chứng này đặc hiệu cho bệnh tại xoang sàng là do vị trí của các xoang này gần mắt nên có các triệu chứng liên quan đến mắt so với các xoang khác. Nặng vùng mặt là triệu chứng gợi ý viêm mũi xoang Biến chứng có thể gặp khi mắc viêm xoang sàng Viêm xoang sàng mãn tính là một căn bệnh cực kỳ nghiêm trọng với những hậu quả có thể không được điều trị. Giảm khứu giác; Nhiễm trùng mắt; Viêm màng não ; Áp xe não; Huyết khối xoang. Khi nào cần gặp bác sĩ? Vì nguyên nhân phổ biến của viêm xoang sàng là virus nên có khả năng tự khỏi trong vài ngày. Vì thế, bạn nên đến gặp bác sĩ khi các triệu chứng trên gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bạn hoặc kéo dài." ]
Chào BS ạ, Năm nay cháu 23 tuổi và đã điều trị tăng tiểu cầu nguyên phát được 3 năm. Cháu bắt đầu có những dấu hiệu men gan tăng cao và gan bắt đầu bị tổn thương. Có lẽ do thuốc hydra gì đó mà cháu không nhớ được tên. Bạch cầu của cháu trong vòng 3 ngày đã lên khá cao, từ 7.2 lên 9.7, men gan thì tăng cao gấp đôi lên gấp 3. Cháu muốn hỏi với căn bệnh này có chữa và kéo dài thời gian được không ạ? Có cách nào để tốt cho gan, mật không? Có thể dùng thuốc Nam hoặc Đông y phối hợp cùng trong quá trình điều trị không? Cháu cảm ơn.
[ "Hình\r\nminh họa. Nguồn Internet Chào\r\nbạn, là một bệnh hiếm\r\ngặp thuộc hội chứng tăng mạn ác tính, nguyên nhân của bệnh thường do các đột biến gen gây\r\nra. Tăng tiểu cầu tiên phát cần được chẩn đoán phân biệt với các bệnh tăng sinh\r\ntuỷ ác mạn tính khác, hoặc tăng tiểu cầu thứ phát như sau cắt lách. Các\r\ntrường hợp nguyên phát, nguy cơ thấp (tuổi dưới 60, không tắc mạch, số\r\nlượng tiểu cầu thấp…) thì tiên lượng tốt. Hydroxyurea thường được sử dụng để\r\nđiều trị tăng tiểu cầu nguyên phát. Tác dụng phụ thường gặp là ảnh hưởng trên\r\ngan, thận và giảm bạch cầu. Do\r\nđó hiện tượng bạch cầu tăng nhẹ trong giới hạn bình thường của bạn không đáng\r\nlo ngại. Do không rõ chỉ số men gan là bao nhiêu nên không thể tư vấn cho bạn\r\nvì đôi khi chỉ số tham chiếu của máy không phải hoàn toàn chính xác. Mọi\r\nsự kết hợp thuốc, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị, việc bổ sung\r\nthêm các loại thuốc không rõ nguồn gốc, kể cả thảo dược có nguy cơ làm tổn\r\nthương chức năng gan thận nặng hơn, có trường hợp còn gây nguy hiểm tính mạng,\r\nbạn nên cẩn trọng. Thân mến. AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí" ]
[ "Chào em, Chỉ số hồng cầu có thể gia tăng do một số nguyên nhân như: đa hồng cầu, thiếu nước, hút thuốc lá nhiều, sống ở vùng cao, phỏng, ói nhiều, sau vận động thể lực mạnh… Để chẩn đoán cần dựa trên tiền sử bệnh, triệu chứng lâm sàng cũng như cần thêm một số xét nghiệm để kiểm tra cũng như đánh giá nguyên nhân bệnh. Với kết quả này có thể nghi ngờ em bị đa hồng cầu, em nên tới BV lớn có uy tín để kiểm tra lại xét nghiệm máu em nhé! Thân mến.", "- nguồn internet Chào bạn, Các chỉ số này cho thấy bạn bị rối loạn huyết (nếu glucose máu 2 lần đều cao như vậy hay HbA1C trên 6.5% thì đủ chẩn đoán là đái tháo đường), rối loạn mỡ máu kiểu tăng triglyceride, tăng acid uric máu, men gan tăng (GGT thường tăng ở người có uống bia rượu). Về mặt dùng thuốc, BS cần phải biết chức năng gan, thận, chỉ số cơ thể, các bệnh đi kèm... mới kê thuốc được, bạn cần phải khám chuyên khoa Nội tiết để được điều trị thích hợp. Về các phương pháp không dùng thuốc, bạn nên: hạn chế dầu mỡ và các chất nhiều cholesterol và acid uric như lòng đỏ trứng gà, phủ tạng động vật, da mỡ động vật, các món chiên xào, thịt đỏ (thịt bò, sò huyết, cá hồi), tăng cường chất xơ, rau xanh, không uống bia rượu và không hút thuốc lá. Song song đó cần tập thể dục điều đặn tối thiểu 30 - 45 phút mỗi ngày trong tuần.", " Chào em, Dựa vào các khuyến cáo của những tổ chức Gan mật lớn trên thế giới thì khi HBV-DNA huyết thanh giảm > 100 lần sau điều trị 6 tháng hay > 10 lần sau điều trị 3 tháng thì gọi là có đáp ứng với thuốc điều trị. Hiện tại kết quả của em có lượng HBV dưới ngưỡng phát hiện (không đồng nghĩa là sạch hoàn toàn trong máu), men gan bình thường là dấu hiệu tốt cho thấy em đáp ứng thuốc rất tốt. Thuốc em đang điều trị là thuốc đặc trị , tối ưu nhất là uống thuốc này cách các thuốc khác 1 giờ. Em nên tái khám và điều trị bệnh theo căn dặn của BS, em nhé. Chúc em luôn mạnh khỏe. Thân mến!", " Chào bạn Ngọc, Trường hợp của ba bạn khi phát hiện ra bệnh năm 2016 là đã khá nhiều theo tôi dự đoán. Gan bắt đầu cứng lại, không còn mềm mại đàn hồi tốt nữa. Với kết quả những loại thuốc đã điều trị như ba bạn thì hiện tại bệnh đã diễn tiến khá tốt. Tuy nhiên, mặc dù diễn tiến tốt như thế nhưng chỉ đủ để làm ngưng tiến triển của bệnh thôi chứ bệnh chưa có lui và gan ba bạn cũng còn khá cứng, chưa mềm lại như bình thường, nhưng đây là điều đáng mừng bởi vì những trường hợp như ba bạn nếu không được điều trị tích cực như vậy là đã tiến triển đến xơ gan và ung thư gan rất nhanh chóng. Ngoài ra, ông cụ còn bị rối loạn đường trong máu nên gan rất dễ bị thoái hóa mỡ nên quá trình phục hồi của gan sẽ khó khăn hơn là những người không bị và rối loạn đường trong máu. Gia đình nên bình tĩnh, ba bạn tiếp tục theo dõi tái khám định kỳ với BS chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật. Thân mến! Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp. Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng: › Gửi đến email: › Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang › Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983", "Chào em, Bình thường có từ 150.000 đến 450.000 tiểu cầu mỗi microlít máu. Số lượng tiểu cầu trên mức này gọi là tăng tiểu cầu. Tăng tiểu cầu có thể là nguyên phát (không rõ nguyên nhân) hoặc thứ phát (có nguyên nhân). Tăng tiểu cầu nguyên phát có thể do bất thường của tế bào gốc trong tủy xương tạo ra quá nhiều tiểu cầu, nguyên nhân thường không rõ, hoặc do di truyền, các tiểu cầu không bình thường. Tăng tiểu cầu thứ phát có thể do nhiều nguyên nhân như ung thư ngoài tủy, thiếu máu, mất máu, cắt lách, tình trạng nhiễm trùng, do thuốc. Theo thông tin em cung cấp thì có khả năng trường hợp của em là tăng tiểu cầu nguyên phát. Tăng tiểu cầu nguyên phát là một trong nhóm rối loạn tăng sinh tủy, không thể chữa khỏi, em phải theo dõi kiểm tra tiểu cầu định kỳ và dùng thuốc suốt đời. Khi có bệnh này, em cần chú ý: - Đi khám bệnh thường xuyên theo hẹn của bác sĩ. - Ngưng hút thuốc lá và kiểm soát các yếu tố nguy cơ hình thành cục máu đông, như tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng cholesterol trong máu v.v... - Theo dõi những dấu chứng của huyết khối và chảy máu và báo cáo ngay cho bác sĩ. - Dùng các loại thuốc theo quy định: - Nếu đang dùng thuốc để giảm số lượng tiểu cầu, cần thông báo cho bác sĩ hoặc nha sĩ biết trước khi thực hiện bất kỳ thủ thuật, phẫu thuật hoặc can thiệp nha khoa nào. - Dấu hiệu của xuất huyết nội bao gồm các vết bầm tím, máu hoặc phân đen như hắc ín, nước tiểu màu hồng hoặc có máu, tăng chảy máu kinh nguyệt, chảy máu nướu răng, và chảy máu cam. Liên hệ ngay với bác sĩ nếu có các dấu hiệu kể trên. - Tránh dùng các thuốc giảm đau bán tự do ngoài nhà thuốc như ibuprofen (ngoại trừ paracetamol). Các loại thuốc này có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hoá nhưng lại hạn chế tác dụng của aspirin. - Cần nhận biết rằng những thuốc điều trị cảm lạnh, thuốc giảm đau và một số thuốc khác được bán không cần toa bác sĩ có thể chứa ibuprofen. Thân mến.", "Xin chào bác sĩ, em năm nay 28 tuổi. Cách đây 1 thời gian em thấy trên da có xuất hiện 1 số mụn nước. Em liền\r\n đi xét nghiệm máu kiểm tra men gan và được kết quả là: GOT(AST): 86 \r\nGPT(ALT): 151, GAMA GT: 105. Vậy bác sĩ cho em hỏi với chỉ số như \r\ntrên thì gan của em đang bị vấn đề gì ạ? Xin bác sĩ cho em 1 số hướng \r\ngiải quyết vấn đề với ạ? Em không hề hút thuốc, cũng không sử dụng rượu \r\nbia. Nhưng em có hay uống 1 vài loại thuốc cảm không biết mấy thuốc này \r\ncó ảnh hưởng gì đến gan không ạ? (Nguyễn Ngọc Công - Bình Dương) Anh Công thân mến, Men\r\n gan anh cao như vậy chắc chắn là gan anh không bình thường. Nhưng để \r\nbiết đó là bệnh gan gì thì phải đến bác sĩ chuyên khoa gan khám và làm \r\nmột số cận lam sàng để xác định. Ngoài ra, anh nên khám bác sĩ da liễu \r\nđể xác định sang thương da là gì. Không phải lúc nào bệnh gan đều có \r\nsang thương da. TS.BS Phạm Thị Thu Thủy Trưởng khoa Gan, Trung tâm Y hoa Medic (Hòa Hảo)", " Chào em, Do em bị nên buộc phải dùng insulin tiêm hạn chế thuốc chuyển hoá ở gan. Em yên tâm điều trị đừng quá lo lắng BS sẽ chỉnh liều thuốc cho em để duy trì còn nếu đường chưa ổn định BS vẫn còn phải theo dõi và chỉnh liều. Nếu em lo lắng quá tinh thần hoang mang đường cũng sẽ tăng, vì thế hãy an tâm tin tưởng và tuân thủ điều trị của BS. Thân mến! ", " Chào em Nhi, , chứng tỏ tế bào gan đang bị tổn thương, hay nói cách khác là viêm gan. Có nhiều nguyên nhân có thể gây viêm gan, như viêm gan siêu vi, do rượu, do nhiễm mỡ, hóa chất, thuốc... tùy mỗi nguyên nhân mà điều trị sẽ khác nhau. Thông tin bạn cung cấp quá chung chung, tôi không rõ chồng bạn uống thuốc gì, chẩn đoán ra sao, tại sao đi khám để phát hiện men gan tăng... Dù bây giờ người bệnh thấy “bình thường” nhưng nên tái khám lại chuyên khoa Gan mật để BS xét nghiệm lại men gan và tư vấn cho gia đình rõ nguyên nhân tăng men gan cũng như hướng điều trị hay phòng ngừa tiếp theo. Thân mến! Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp. Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng: › Gửi đến email: › Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang › Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983", " Chào chị, Trường hợp của chị với kết quả như trên nếu từ trước tới nay chị chưa điều trị gì cả thì khả năng chị bị . Tuy nhiên, chị cần khám với bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa gan mật để làm thêm xét nghiệm đánh giá độ cứng của gan nhằm xác định chính xác chị chắc chắn ở thể ngủ yên. Nếu đúng như thế chị có thể yên tâm theo dõi định kì mỗi 6 tháng - 1 năm/ lần và không cần uống thuốc gì cả. Thân mến! Trích trong: Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp. Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng: › Gửi đến email: [email protected] › Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang › Hoặc https://www.facebook.com/alobacsi.vn123 › Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983 - 0976 328 725", " Chào bạn, Các chỉ số về của bạn nằm trong giới hạn bình thường. Mặc dù chỉ số bilirubin trực tiếp có hơi tăng nhẹ nhưng vẫn phù hợp sinh lý. Nếu không có bệnh lý gì về hệ gan mật thì không cần xử trí hay thử lại. Thân mến! ", "Nồng độ của men gan tăng cao tỷ lệ thuận với mức độ viêm gan Chào bạn, Nhiễm siêu vi viêm gan B mạn tính, virus có thể ngủ yên hoặc ở dạng hoạt động. Nếu virus hoạt động, nhân lên và gây tổn thương gan thì men gan có thể  tăng cao. Lúc này, bệnh nhân cần được điều trị thuốc kháng virus để kiềm hãm sự phát triển và gây bệnh của virus, nhằm phòng tránh xơ gan, ung thư gan do viêm gan siêu vi B gây ra. Do đó, với kết quả men gan cao, bạn cần khám chuyên khoa Tiêu Hoá - Gan Mật để bác sĩ chỉ định thêm một số xét nghiệm liên quan như đo tải lượng virus, loại trừ các nguyên nhân gây tăng men gan khác và tiến hành điều trị đặc hiệu cho bạn nhé! Thân mến.", " Chào bạn Hữu Sơn, Chỉ số xét nghiệm cho thấy bạn bị và bilirubin trong giới hạn bình thường. Men gan có thể tăng do nhiều nguyên nhân như uống rượu, nhiễm siêu vi B, C, gan nhiễm mỡ, dùng thuốc độc gan, nhiễm siêu vi không hướng gan, bệnh tự miễn… Với chỉ số này bạn nên mang đến BV có phòng khám chuyên khoa tiêu hóa để kiểm tra lại và làm thêm một số xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân, bạn nhé! Thân mến! Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp. Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng: › Gửi đến email: › Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang › Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983", "Chào bạn, Trường hợp của bạn có khả năng nhiều nhất là . Gần như đa số bệnh nhân chúng ta đều nghĩ rằng những loại đông dược hay những loại thuốc từ cây cỏ hoàn toàn không độc, không hại gan thận nhưng thực tế trong công việc hằng ngày của chúng tôi ghi nhận rất nhiều trường hợp viêm gan do thuốc từ thảo dược. Ngay cả tại Hoa Kỳ, một quốc gia rất phát triển, các loại thuốc từ thảo dược đều phải được kiểm nghiệm, công bố và lưu hành thì các BS tại Hoa Kỳ cũng ghi nhận khoảng 15% trường hợp viêm gan do thuốc có nguyên nhân là thuốc từ thảo dược. Tôi không khám bệnh trực tiếp cho bạn nhưng ngoài nguyên nhân là viêm gan do thuốc như tôi vừa đề cập, có khả năng bạn bị viêm gan do thoái hóa mỡ ở gan, hoặc viêm gan tự miễn vì bạn còn có tình trạng tăng mỡ máu kèm theo. Về việc bạn dùng thuốc bị sôi bụng là cũng tương đối bình thường vì các loại thuốc bạn đang dùng có tác dụng hỗ trợ gan và thông mật, nên bạn sẽ dễ bị đi cầu nhiều hơn bình thường 1 chút, không có gì phải lo lắng. Tốt nhất bạn nên theo dõi và tái khám định kỳ với BS chuyên khoa Tiêu hóa gan mật. Thân mến!", "Tăng cường chất xơ, rau xanh trong bữa ăn Chào bạn, Kết quả xét nghiệm bilan lipid máu của bạn có tăng triglyceride máu đơn thuần mức độ nhẹ. Nếu bạn không có tiền căn bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, viêm tụy thì chưa cần dùng thuốc, chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống - sinh hoạt và kiểm tra lại bilan lipid máu sau 3 tháng. Ngược lại, nếu có yếu tố nguy cơ thì cần khám chuyên khoa Nội tiết hay chuyên khoa Tim mạch để được xem xét sử dụng thuốc thích hợp. Về phương pháp không dùng thuốc, bạn cần ăn uống hạn chế dầu mỡ và các chất nhiều cholesterol như lòng đỏ trứng gà, phủ tạng động vật, da mỡ động vật, các món chiên xào... tăng cường chất xơ, rau xanh, không uống bia rượu và không hút thuốc lá. Song song đó cần tập thể dục điều đặn tối thiểu 30 - 45 phút mỗi ngày trong tuần, bạn nhé. Thân mến.", " Chào bạn, Kết quả công thức máu mà bạn cung cấp tôi không nhận thấy bất thường, không thiếu máu, không tăng giảm bạch cầu tiểu cầu bất thường. là một tình trạng rất thường gặp và hay tái phát chủ yếu do cơ thể thiếu dưỡng chất, thiếu nước và stress. Vì vậy bạn dừng quá lo lắng. Muốn khám sức khỏe tổng quát bạn có thể đến bệnh viện khám bác sĩ Nội tổng quát để được khám bệnh và chỉ định những xét nghiệm cần thiết bạn nhé. Thân mến! " ]
Chào bác sĩ, cháu năm nay 16 tuổi. Mấy tháng gần đây cháu cảm thấy người mình như bị rút hết năng lượng, không muốn làm việc, hay tức giận, học hành giảm sút, hay bị đau đầu và suy nghĩ linh tinh. Chế độ ăn uống không điều độ, có hôm thì thèm ăn rất nhiều thứ nhưng có hôm ăn chỉ có 1 gói mì và uống nước thôi.Khi đi học thì cháu vẫn cười nói bình thường nhưng về nhà lại trầm tính hẳn, có những ngày còn nói không tới 10 câu với người nhà, luôn muốn khóc và chỉ muốn ở trong phòng không bị ai làm phiền.Vài ngày trước cháu có mâu thuẫn với 1 người thân trong gia đình, lúc đó cháu rất buồn nghĩ bản thân mình thật vô dụng và có nghĩ đến cái chết. Nhưng khi bình tĩnh lại thì cháu không còn ý nghĩ muốn chết nữa.Gia đình cháu mỗi người một nơi, không có thời gian quan tâm đến cháu, hiện tại cháu sống với dì và ông ngoại. Dì cháu cũng thấy sự thay đổi nên hỏi cháu liệu có bị trầm cảm không? Lúc này cháu mới lên mạng tìm hiểu về trầm cảm và có làm vài bài test tất cả đều ra kết quả có thể cháu đã bị trầm cảm. Vậy cháu có thực sự bị bệnh này không và cháu cần làm gì đây bác sĩ? (Ngọc Hoa).
[ "Bạn thân mến, Bạn nên xác định một người có thể tin tưởng và trao đổi những cảm xúc và vấn đề của bạn. Thiếu sự hỗ trợ về mặt tinh thần từ những người xung quanh là một yếu tố tăng khả năng mắc bệnh trầm cảm. Ngoài ra, bạn nên ráng duy trì chế độ ăn điều độ và lành mạnh hơn gồm nhiều cá, rau xanh, trái cây. Chế độ ăn uống bao gồm những đồ ăn chế biến sẵn và hoặc nhiều đường cũng liên quan tới tỉ lệ cao. Bạn cũng nên xác định nhưng thời gian rảnh trong tuần để tập thể dục điều độ. Vận động thường xuyên có ảnh hưởng tích cực tới những chất truyền dẫn thần kinh, đặc biệt là dopamine. Duy trì lịch tập thể dục điều độ sẽ giúp giảm thiểu khả năng mắc bệnh trầm cảm. Ngoài những yếu tố về lối sống, bạn có thể đến những trung tâm tâm lí để trao đổi chi tiết hơn về các triệu chứng và tìm được giải pháp phù hợp nhất. Đối với trầm cảm, phương án điều trị bao gồm sử dụng thuốc và những liệu pháp tâm lí, phổ biến nhất là liệu pháp nhận thức hành vi. Nếu có sự hỗ trợ của gia đình và điều kiện thời gian, điều trị bằng cả hai phương pháp được nghiên cứu cho thấy có kết quả tốt nhất. Hy vọng câu trả lời này đem đến kết quả tích cực cho bạn. Nếu có thêm thắc mắc xin hãy liên hệ alobacsi.com. >>>" ]
[ "Bạn Vân A. thân mến, Hiện tại bạn đã là một người mẹ, cuộc sống của bạn không mấy thuận lợi như mong muốn của bạn, khi bạn không được thông cảm chia sẻ. Với điều đó chắc hẳn là bạn là rất buồn và bế tắc, thế nên bạn nghĩ ngay đến cái chết. Trong cuộc đời, mỗi người sẽ vài lần nghĩ đến cái chết, nhưng ban hãy nghĩ lại, chết có giải quyết được những việc hiện tại không, hay bạn sẽ bỏ lại đứa con thơ của mình không có mẹ. Bạn nghĩ rằng mình có đầy đủ dấu hiệu của , nhưng bạn Vân A. thân mến, đó là bạn tự nghĩ rằng mình trầm cảm thôi, thật ra bạn đang chịu đựng một nỗi buồn kéo dài nhiều ngày, nỗi buồn đó khiến bạn bế tắc, căng thẳng và suy sụp. Bạn đã là mẹ, khi bạn buồn chắc chắn con bạn cũng sẽ cảm thấy buồn “mẫu tử liền tâm” thế nên bạn có thể điều chỉnh lại tâm trạng của mình, suy nghĩ mọi việc theo chiều hướng tích cực, giúp đỡ con trai của mình để bé lớn lên trong sự khỏe mạnh và tràn đầy niềm vui. Đối với gia đình, bạn từ từ chia sẻ từng chút một “mưa dầm thấm đất”  để cả nhà hiểu nhau hơn. Hãy lạc quan lên, bạn nhé! Trân trọng. ThS Tâm lý Bùi Thị Ngọc Hân BV Nhân dân 115", "Chào em, Theo thông tin em cung cấp thì tôi nghĩ mẹ em có thiếu máu nhưng cần kiểm tra thêm về vấn đề nội tiết nếu mẹ em đang trong giai đoạn tiền mãn kinh, đồng thời phải tầm soát và điều trị trầm cảm cho mẹ em nếu có bệnh. Về vấn đề nội tiết tố, mẹ em theo dõi và điều trị ở BV Sản phụ khoa là tốt nhất. Riêng với mảng trầm cảm thì cần khám và điều trị bởi BS chuyên khoa Tâm thần. Em đừng bị “dị ứng” hay quá sợ hãi với từ “tâm thần”. bệnh về tâm thần hiện nay rất phổ biến, và biểu hiện dưới nhiều dạng, nhiều mức độ khác nhau, như trầm cảm, rối loạn lo âu... chứ không phải là “khùng”, “điên”, “bị nhập”, đây là cách nghĩ sai lầm của đa phần người dân - chưa có đủ nhận thức về bệnh lý tâm thần trong xã hội hiện nay - dẫn đến sự xa lánh, cay nghiệt dành cho người bệnh, và từ đó người bệnh bị hoảng sợ, chán ghét chính bản thân mình khiến bệnh ngày càng nặng hơn. Để chẩn đoán một người bị rối loạn tâm thần dạng gì, có kèm bệnh gì hay không, cần điều trị thuốc gì thì BS chuyên khoa Tâm thần và bệnh nhân phải ngồi lại với nhau, dành thời gian khai nhác bệnh sữ kỹ càng, đào sâu vào từng triệu chứng mới kết luận được là người bệnh thuộc nhóm bệnh nào, đồng thời cũng phải loại trừ những bệnh lý tổn thương cơ quan khác gây ra rối loạn tâm thần (như rối loạn nội tiết, bệnh lý ở não…). Thông tin trên mạng chỉ mang tính tham khảo, chung chung, BS được đào tạo chuyên môn mới có khả năng chẩn đoán đúng bệnh và mức độ của bệnh. Bệnh trầm cảm là bệnh có thể điều trị được. Vì thế, theo tôi tốt nhất mẹ em nên đến khám BS chuyên khoa Tâm thần để được chẩn bệnh và điều trị thích hợp (bao gồm cả thuốc và tâm lý trị liệu). Thân mến.", "Chào Tuấn Tú, Đọc thư em BS thấy rằng từ 3 năm nay tâm trạng của em luôn ở mức rất thấp, mệt mỏi và kéo dài, mất hết mọi hứng thú trong cuộc sống (không có gì vui và quan trọng với mình), cảm giác bị áp lực, thu rút (không có bạn bè, ngại tiếp xúc với người khác), và nghiêm trọng hơn là ý nghĩ “không nên tồn tại trong cuộc sống này thì tốt hơn”. Các chi tiết trên gợi ý có thể đây là bệnh lý mức độ từ trung bình đến nặng, cần được can thiệp. Tuy nhiên, phải xác định lại tình trạng mệt mỏi thường xuyên kéo dài của em có do bệnh lý cơ thể tiềm ẩn nào hay không. Do đó, điều cần thiết là em phải nhanh chóng đi khám chuyên khoa tâm thần để được đánh giá và làm các kiểm tra cần thiết. Lưu ý với em rằng, sự hồi phục của bệnh có liên quan đến chất lượng chẩn đoán và điều trị. Chúc em mau chóng tìm được bác sĩ có chuyên môn để có thể chữa khỏi bệnh.", " Chào em, Trong cuộc đời mỗi người sẽ có những giai đoạn phải trải qua cảm giác nhưng sẽ trôi qua nhanh và không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, cộng việc lâu dài. Việc tâm sự với người thân và cảm thấy khá hơn là dấu hiệu tốt cho thấy bệnh chưa phải nghiêm trọng đến mức cần dùng thuốc. Em nên tập lối sống lành mạnh, sinh hoạt điều độ, suy nghĩ tích cực để tránh rơi vào bế tắc khi gặp chuyện khó khăn trong cuộc sống em nhé! Thân mến! ", "Bạn thân mến, Theo mô tả thì bạn đang có những dấu hiệu rối loạn trầm cảm kéo dài. Dẫn chứng cho những triệu chứng này bao gồm, duy trì cảm xúc buồn bã và suy nghĩ tiêu cực, thiếu động lực, có suy nghĩ về cái chết. Điểm khác nhau giữa rối loạn trầm cảm kéo dài và trầm cảm nằm ở mức độ nghiêm trọng và thời gian duy trì của triệu chứng. Ở , triệu chứng sẽ nhẹ hơn, sẽ ít ảnh hưởng tới các chức năng trong cuộc sống hơn nhưng triệu chứng kéo dài ít nhất 2 năm. Trong trường hợp của bạn, ưu tiên đầu tiên là sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn. Để bạn chăm sóc bé một tốt nhất có thể thì tâm lí và sức khỏe tinh thần của bạn phải thật sự ổn định. Bạn nên tìm đến trung tâm tâm lí gần nhất để trao đổi chi tiết về triệu chứng và tìm ra giải pháp phù hợp. Có hai phương án trị trầm cảm, bao gồm điều trị bằng thuốc hoặc liệu pháp nhận thức hành vi. Cả hai phương án đều hiệu quả nhưng điều trị song song cả hai phương pháp sẽ đem lại kết quả tốt nhất. Hy vọng rằng câu trả lời này mang tới kết quả tích cực cho bạn. Nếu có thắc thêm xin hãy liên hệ với Alobacsi.com. >>> >>>", "Chào em, Trong cuộc sống vẫn thường có những giai đoạn chúng ta phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, và đây là giai đoạn rất khó khăn của em, vừa công việc vừa tiền bạc vừa tình cảm. Để vượt qua được giai đoạn này cần có rất nhiều nghị lực của bản thân và sự giúp sức của gia đình, người thân. Những trong cuộc sống trong thời gian đầu có thể là động cơ thúc đẩy “vượt khó” nhưng ngược lại, chúng cũng có thể gây ra các hệ lụy lên sức khỏe thể chất và ảnh hưởng lên tâm tính, cảm xúc, sức khỏe tinh thần. Thời gian đầu thì chưa phải là bệnh tâm thần, tuy nhiên nếu kéo dài mà dứt ra không được, có thể sẽ thành bệnh tâm thần thật như bệnh trầm cảm hoặc thể chất sẽ suy sụp, sinh ra bệnh, như bệnh đau nửa đầu, mất ngủ... Sức khỏe, mạng sống của em là quan trọng nhất, nếu chỉ vì việc học thôi mà không muốn sống thì vô cùng phí phạm, cuộc đời em đâu chỉ có học mà còn những điều khác nữa. Cho nên, em đừng cố quá sẽ gãy gánh giữa đường. Nếu em học chậm thì có thể học kéo dài hơn bạn khác (rớt thì thi lại), miễn là em đi đến cuối con đường. Người cứu em chính là em, em có thể gặp tâm sự với người em tin tưởng. Em cũng nên tập thể dục hay tập yoga, thiền để bình tâm trí, hạn chế thức khuya. Nếu vẫn không vượt qua được thì cuối cùng em có thể đến khám BS chuyên khoa Tâm thần để BS xem mức độ trầm cảm của em ra sao và kê thuốc điều trị hỗ trợ ngắn hạn và tư vấn tâm lý cho em, sẽ giúp em vượt qua được giai đoạn khó khăn này. Thân mến.", "Khi có các biểu hiện bất thường về tâm lí, nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán tốt nhất, không nên tự gán ghép một căn bệnh nào đó lên bản thân mình (Ảnh minh họa) Bạn thân mến, Nếu tiếp tục có dấu hiệu trầm cảm, bạn nên trao đổi cởi mở hơn với ba mẹ cảm xúc của bạn khi nhận ra bản thân có những biểu hiện này. Bạn cũng nên thổ lộ với ba mẹ những rào cản, khó khăn của bạn trong việc trao đổi về những vấn đề này để cho ba mẹ hiểu được vấn đề tầm lí của mình. Có thể do bạn bỏ ý định tìm kiếm sự hỗ trợ của gia đình sớm quá nên mẹ bạn mới không tin tưởng. Điều thứ hai là bạn không nên tự gắn mác bệnh trầm cảm lên bản thân trước khi nhận được chẩn đoán từ chuyên gia. Nếu bạn có hứng thú với tâm lí thì chắc bạn đã có nghe qua lời tiên tri ứng nghiệm hoặc lời tiên tri tự hoàn thành. Hiện tượng này cho rằng khi một người tự có những suy nghĩ và tin vào một sự kiện chưa xảy ra, hành động và suy nghĩ của họ sẽ tự động củng cố sự kiện đó để sự kiện đó trở thành hiện thực. Trong trường hợp của bạn, bạn tin rằng mình mắc chứng trầm cảm trước khi có chẩn đoán từ chuyên gia. Có khả năng triệu chứng bạn là sản phẩm của tin tưởng đó. Vì vậy, nếu bạn thuyết phục được ba mẹ để đi khám bệnh tâm lí, bạn nên dừng việc tự chẩn đoán lại, cho đến khi trao đổi trực tiếp với chuyên gia, bạn nhé. Trân trọng!", "Chào em, Với tình trạng này thì em nên khám tổng quát để kiểm tra xem có bị thiếu máu, thiếu khoáng chất, thiếu hụt canxi máu, bệnh lý tim - mạch... hay không. Nếu kết quả kiểm tra các cơ quan đều bình thường thì còn lại hai khả năng, một là em bị rối loạn hệ thần kinh thực vật , hai là em bị rối loạn lo âu, khi đó bác sĩ chuyên khoa Tâm thần là người điều trị bệnh này phù hợp nhất cho em. Thân mến.", "Chào bạn, Trong cuộc sống, mỗi người đều có những giai đoạn gặp phải suy nghĩ hoặc cảm xúc tiêu cực khi này khi khác, chủ yếu có liên quan đến làm việc quá sức, có chuyện buồn rầu, sức khoẻ khôgn tốt… Đây được xem là những dấu hiệu sớm của trầm cảm, nhưng đa số có thể tự vượt qua bằng cách này hay cách khác. Khi nỗi buồn không thể kiểm soát và kéo dài, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, khả năng làm việc, đây được xem là dấu hiệu của một bệnh lý tâm thần kinh, tức là trầm cảm. Nếu những vấn đề về tâm lý ngày một nặng hơn, bạn nên tìm tới sự giúp đỡ của bác sĩ Tâm thần kinh hoặc chuyên gia tâm lý để tránh bệnh trở nên nghiêm trọng và khó chữa bạn nhé. Thân mến.", "Em thân mến, Theo thông tin em chia sẻ thì BS không nghĩ em bị trầm cảm, nhưng em sẽ có khả năng sẽ phát triển thành bệnh trầm cảm trong tương lai gần. Bởi vì bệnh trầm cảm là bệnh “buồn không có nguyên nhân”, còn em có 1 nguyên nhân rành rành ra đó là gia đình em bạo hành em cả thể xác (đánh đập) và tinh thần (lời nói). Nếu việc này tiếp tục kéo dài thì em sẽ đổ bệnh và trầm cảm thật, ảnh hưởng lên công việc, quan hệ xã hội, tương lai, và xấu nhất là tự tử khi không vượt qua được. Giải quyết vấn đề thì phải giải quyết từ tại gốc, kiếm 1 người chia sẻ với em chỉ là phần ngọn, em cần phải trình bày vấn đề của em cho mọi người trong nhà, ông bà cô dì chú bác hoặc là thầy cô em tin tưởng, hay nói cách khác là hãy kêu cứu, trong nhà chắc chắn sẽ có người thương em, hay đơn giản là do mọi người chưa nhìn ra được tình trạng của em và chưa nói chuyện với bố mẹ em nên chuyện mới đến như vậy. Hãy dũng cảm cứu lấy mình, em nhé. Trân ái.", "Mặc dù tỉ lệ trẻ mắc trầm cảm thấp hơn so với người trưởng thành nhưng hậu quả nó gây ra lại nặng nề không kém (Ảnh minh họa) Bạn thân mến, Trong trường hợp thiếu sự quan tâm từ gia đình, trẻ em có dấu hiệu trầm cảm nên cố gắng thêm nhiều lần để cho gia đình nhận biết được sự hiện diện của bệnh. Vấn đề gia đình không quan tâm cũng có thể là do góc nhìn nhận. Có nhiều trường hợp vì tính chất bận rộn của công việc và thiếu kiến thức về bệnh tâm lí ở trẻ mà bậc cha mẹ không tin trẻ em thực sự có bệnh. Nếu đã kiên trì trao đổi với gia đình mà không có được kết quả thì trẻ em nên tìm đến những người xung quanh như thầy cô, họ hàng để thổ lộ vấn đề của mình. Ngoài bậc cha mẹ, thì khả năng nhiều người xung quanh môi trường của trẻ có kiến thức về tâm lí và có thể hỗ trợ trẻ trao đổi về vấn đề này với gia đình. Tuy nhiên, vấn đề chính ở đây không phải nằm ở trẻ em. Ở độ tuổi này, khả năng cao là trẻ em chưa có đủ kỹ năng giao tiếp và kiến thức để trao đổi về những vấn đề về tâm lí của mình. Đặc biệt ở trường hợp của chứng trầm cảm, khi mà triệu chứng rất dễ bị nhầm lẫn với cảm xúc buồn bã thông thường. Để khắc phục tình trạng này, những bậc cha mẹ nên tìm hiểu thêm về những vấn đề tâm lí thường gặp ở trẻ em để nhận biết dấu hiệu và tìm giải pháp kịp thời, tránh trường hợp để bệnh tâm lí trở nặng. Hy vọng câu trả lời này đem đến kết quả tích cực cho bạn. Nếu có thêm thắc mắc, xin hãy liên hệ alobacsi.com.", "Chào em, Sau khi sinh, cơ thể người mẹ có một sự thay đổi lớn về tâm sinh lý, bao gồm thay đổi về nội tiết tố, thay đổi về thể tích máu, huyết áp, hệ miễn dịch và chuyển hóa, có gia đình xuất hiện những mâu thuẫn gia đình, vấn đề tài chính, thiếu sự giúp đỡ của người thân, khó khăn trong chăm sóc bé, chồng ít phụ giúp hay vô tâm, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu nên có nhiều bức bối khó nói ra. Càng nén trong lòng thì càng bức bối, khó giữ bình tĩnh. Tất cả những điều này làm cho tinh thần của người phụ nữ sau sinh có nhiều biến động lớn, nếu không kiểm soát được cảm xúc của mình nữa thì là đã có bệnh, đặc biệt các triệu chứng em nêu ra đều hướng nhiều đến bệnh trầm cảm sau sinh. Đối với tình trạng trầm cảm sau sinh, người bệnh sẽ không thể kiểm soát suy nghĩ của mình theo hướng tích cực được. Trầm cảm sau sinh là bệnh có thể điều trị được, nhưng càng để lâu thì bệnh càng khó trị, và em cần chú ý là trầm cảm của mẹ có thể ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp lên sự phát triển của con. Nay em nhận ra tình trạng của mình và tìm đến y khoa để được tư vấn, hỗ trợ là một điều đáng khen và sẽ rất tốt cho việc điều trị của em. Với trình trạng này, em cần liên hệ với người mà em tin cậy (không nhất thiết là chồng em) để tìm cách giúp đỡ, hỗ trợ em, đồng thời nên khám chuyên khoa Tâm thần để bác sĩ kê thuốc điều trị và tư vấn tâm lý cho em. Chỉ có thuốc điều trị kèm tâm lý trị liệu mới giúp em sớm hồi phục và lấy lại cân bằng trong cuộc sống nữa, chứ 1 mình em không thể gỡ rối được đâu. Hãy nghĩ đến con mình mà cố gắng lên, em nhé. Thân mến.", "Chào em, Trong cuộc sống vẫn thường có những giai đoạn chúng ta phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, làm tinh thần bất ổn; những cú sốc tâm lý quá lớn có thể làm cơ thể nhất thời mất kiểm soát về tâm lý. Tuổi của em là độ tuổi nhiều nhiệt huyết nhất, và cũng nhiều biến động trong cuộc sống, tôi không rõ em có gặp phải cú sốc tâm lý nào hay không, có bị căng thẳng áp lực quá mức không, nếu có thì các rối loạn hiện tại của em có thể chỉ do rối loạn tâm lý nhẹ, còn nếu không có chuyện gì xảy ra trong cuộc sống của em cả mà em đột ngột trở nên như thế thì có khả năng em bị bệnh tổn thương thực thể gây ảnh hưởng lên tâm lý - tâm thần. Nhìn chung, những triệu chứng mà em cung cấp là triệu chứng của bệnh rối loạn tâm lý - tâm thần. Tôi không phải là bác sĩ chuyên khoa Tâm thần nên không thể chẩn đoán bệnh cho em được, em nên khám bác sĩ chuyên khoa Tâm thần để xác định rõ loại bệnh và điều trị thích hợp. Để chẩn đoán một người có bệnh hay không, mức độ ra sao, có kèm bệnh gì hay không, cần điều trị thuốc gì thì bác sĩ và bệnh nhân phải ngồi lại với nhau. Bởi vì các bệnh lý tâm thần sẽ có một số triệu chứng chồng lấp với nhau, bác sĩ phải dành thời gian khai nhác bệnh sử kỹ càng, đào sâu vào từng triệu chứng mới kết luận được là người bệnh thuộc nhóm bệnh nào và hướng điều trị thích hợp. Em đừng bị “dị ứng” với từ “tâm thần”, bệnh về tâm thần hiện nay rất phổ biến, và biểu hiện dưới nhiều dạng, nhiều mức độ khác nhau, như rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu ám ảnh sợ, trầm cảm... chứ không phải là “khùng”, “điên”, “bị nhập”, đây là cách nghĩ sai lầm của đa phần người dân mà thôi. Song song đó, em nên sắp xếp thời khóa biểu làm việc và nghỉ ngơi hợp lý hơn, có thể nghe nhạc giao hưởng để giải stress, hạn chế cafe bia rượu, không hút thuốc lá, tập thể dục để giải tỏa năng lượng xấu, có lịch nghỉ phép du lịch ngắn hạn, đi chùa, ngồi thiền, yoga... chọn cái nào phù hợp với bản thân em nhất và áp dụng, kiên trì. Chỉ có thuốc điều trị kèm tư vấn tâm lý, thay đổi lối sống mới giúp người bệnh vượt qua khó khăn, ổn định lại cuộc sống, em nhé. Thân mến.", " Chào em, Em đang có dấu hiệu , trầm cảm mức độ nhẹ - trung bình. Những biện pháp như tập thể dục, đặc biệt là yoga, tham gia các hoạt động xã hội để thư giãn như tập nhảy, hội họa... để giải tỏa đầu óc và kết thêm nhiều bạn bè, cố gắng tập chia sẻ với người thân, đi du lịch... sẽ giúp ích em nhiều. Song song đó, tôi khuyên em nên đến khám BS, đặc biệt là BS chuyên khoa Tâm thần kinh để nhận sự hỗ trợ của y khoa, trong đó có tư vấn tâm lý và thuốc sẽ hỗ trợ em nhiều hơn. Em đừng vội hiểu lầm ý tôi nói em bị “tâm thần” như theo cách hiểu của đa phần người dân về ngành học Tâm thần kinh, theo phân ngành y khoa, BS Tâm thần kinh là người chuyên trị các rối loạn thuộc về tinh thần, trong đó thường gặp là rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ... em có thể đến BV ĐH Y dược, BV Nguyễn tri phương...những cơ sở y tế có chuyên khoa này. Thân mến! ", "Chào bạn Xay Ly, Các thông tin bạn đề cập trong thư vô cùng nghèo nàn, AloBacsi khó có thể đưa ra bất kỳ nhận định nào cho tình trạng hiện tại. Tuy nhiên, có đôi điều cần phải trao đổi với bạn như sau: Về chẩn đoán, bạn có đề cập việc tái phát lại thoáng qua, nhưng lại không có thông tin cụ thể về biểu hiện chi tiết, mức độ nặng, thời gian bao lâu, giữa các giai đoạn tinh thần bạn cảm thấy như thế nào (bình thường hay hưng phấn lạc quan quá mức)… chi tiết các thông tin trên có thể dẫn đến một chẩn đoán khác- không phải là trầm cảm đơn thuần như giai đoạn đầu tiên phát bệnh, mà có thể là Trầm cảm lưỡng cực hoặc Rối loạn khí sắc khác... Khi đó, nếu chỉ duy trì việc điều trị đơn lẻ bằng thuốc chống trầm cảm, cụ thể là amitriptyline ở liều 1v/ngày, là chưa đủ để mang lại hiệu quả kiểm soát bệnh. Ngoài ra, ngay cả khi tình trạng bệnh của bạn thực sự là trầm cảm, thì đây là một bệnh có khuynh hướng tái phát, nhất là khi có các yếu tố gây stress, hoặc việc điều trị không đầy đủ, tích cực (về mặt thời gian, liều thuốc). Tùy mỗi giai đoạn bệnh mà chọn lựa thuốc điều trị thay đổi cho phù hợp. Loại thuốc từng kiểm soát tốt bệnh trong giai đoạn trước đây sẽ được ưu tiên sử dụng lại, nhưng chưa chắc có thể mang lại hiệu quả như trước, đôi khi phải điều chỉnh liều; kết hợp thêm 1 thuốc khác (thuốc giải lo âu, chống loạn thần, điều hòa khí sắc) hoặc đổi thuốc (thuốc chống trầm cảm khác, điều hòa khí sắc…). - Việc điều trị trầm cảm cần chọn lựa loại thuốc phù hợp với bệnh trạng, thể chất, bệnh nhân có thể dung nạp được, hiệu quả kiểm soát bệnh ... Tiếp đó, quá trình dùng thuốc đòi hỏi phải có sự tuân thủ nghiêm ngặt về liều lượng, cách thức dùng thuốc, cử dùng thuốc, thời gian dùng thuốc, dùng thuốc đều đặn với sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ. - Bên cạnh đó, chế độ làm việc (giảm thiểu các căng thẳng từ công việc về mặt tinh thần và thể chất), chế độ sinh hoạt (nghỉ ngơi đầy đủ, đúng giờ), ăn uống (đầy đủ và điều độ), vận động (đều đặn, vừa phải, phù hợp với thể chất người bệnh). Kết hợp cả hai yếu tố này mới có thể đẩy mạnh hiệu quả kiểm soát bệnh. Cuối cùng, mọi quyết định đều phải dựa trên tiến trình thăm khám, quan sát và hỏi thông tin từ phía bệnh nhân cũng như thân nhân. Việc tự ý dùng thuốc chống trầm cảm nói riêng và các thuốc tâm thần nói chung là việc làm mạo hiểm cho sức khỏe. Tóm lại, bạn nên đến khám ngay với bác sĩ chuyên khoa tâm thần để được điều trị hiệu quả hơn. Thân mến!" ]
Thuốc Sulpragi Agimexpharm điều trị chứng lo âu (3 vỉ x 10 viên)
[ "Mô tả ngắn:\nThuốc Sulpragi 50 mg được sản xuất bởi Công ty Agimexpharm, thành phần chính là sulpirid, được chỉ định để điều trị ngắn hạn các triệu chứng lo âu ở người lớn khi không đáp ứng với các điều trị chuẩn; các rối loạn hành vi nặng (kích động, tự làm tổn thương, bắt chước rập khuôn) ở trẻ trên 6 tuổi, đặc biệt trong bệnh cảnh của hội chứng tự kỷ; tâm thần phân liệt cấp và mạn tính.\nThành phần:\nSulpiride: 50mg\nChỉ định:\nThuốc Sulpragi 50 mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nĐiều trị ngắn hạn các triệu chứng lo âu ở người lớn khi không đáp ứng với các điều trị chuẩn. Các rối loạn hành vi nặng (kích động, tự làm tổn thương, bắt chước rập khuôn) ở trẻ trên 6 tuổi, đặc biệt trong bệnh cảnh của hội chứng tự kỷ. Tâm thần phân liệt cấp và mạn tính." ]
[ "Mô tả ngắn:\nPiropharm 20 mg của công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm có thành phần hoạt chất là piroxicam với công dụng điều trị viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp, thoái hóa khớp. Viêm cột sống dính khớp, bệnh cơ xương khớp và chấn thương trong thể thao. Thống kinh, đau bụng kinh và đau sau phẫu thuật. Bệnh gút cấp.\nThành phần:\nPiroxicam: 20mg\nChỉ định:\nThuốc Piropharm 20 mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nViêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp, thoái hóa khớp. Viêm cột sống dính khớp, bệnh cơ xương khớp và chấn thương trong thể thao. Thống kinh, đau bụng kinh và đau sau phẫu thuật. Bệnh gút cấp.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Trosicam của Công ty Alpexpharma S.A chứa Meloxicam có tác dụng giảm đau, hạ sốt, kháng viêm.\nThành phần:\nMeloxicam: 7.5mg\nChỉ định:\nThuốc Trosicam được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nÐiều trị triệu chứng viêm đau xương khớp (bệnh hư khớp, bệnh thoái hóa khớp ). Ðiều trị triệu chứng viêm khớp dạng thấp . Điều trị triệu chứng viêm cứng khớp đốt sống.", "Mô tả ngắn:\nDogwazin 50Mg của Công ty NHH SX – TM Dược phẩm Thành Nam, thành phần chính sulpiride là thuốc được sử dụng để điều trị tâm thần phân liệt cấp và mạn tính.\nThành phần:\nSulpiride: 50mg\nChỉ định:\nThuốc Dogwazin 50 mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nĐiều trị triệu chứng ngắn ngày chứng lo âu ở người lớn trong trường hợp thất bại với các điều trị thông thường.\nRối loạn hành vi nghiêm trọng (kích động, tự gây thương tích, điệu bộ lặp lại máy móc) ở trẻ em trên 6 tuổi, đặc biệt trong hội chứng tự kỉ.", "Mô tả ngắn:\nLevomepromazin 25 mg là sản phẩm thuốc của công ty cổ phần dược Danapha (Đà Nẵng) với thành phần hoạt chất chính là levomepromazin được chỉ định trong điều trị các bệnh lý tâm thần, loạn thần và hỗ trợ điều trị đau.\nThành phần:\nLevomepromazin: 25mg\nChỉ định:\nThuốc Levomepromazin 25 mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nBệnh tâm thần phân liệt, loạn thần chu kỳ, loạn thần giai đoạn hưng cảm , loạn thần thực thể. Rối loạn nhân cách có thái độ gây gổ và hành vi hướng ngoại quá mức. Điều trị đau quá mức, phối hợp với các thuốc giảm đau.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Agicetam 1200mg Agimexpharm dùng trong điều trị triệu chứng chóng mặt, suy giảm trí nhớ, chóng mặt, kém tập trung hoặc thiếu tỉnh táo, thay đổi khí sắc, rối loạn hành vi, kém chú ý đến bản thân, sa sút trí tuệ do nhồi máu não nhiều ổ, đột quỵ do thiếu máu cục bộ cấp, nghiện rượu, bệnh thiếu máu hồng cầu liềm. Dùng bổ trợ trong điều trị giật rung cơ có nguồn gốc vỏ não.\nThành phần:\nPiracetam: 1200mg\nChỉ định:\nThuốc Agicetam 1200mg Agimexpharm dùng trong điều trị các trường hợp sau:\nĐiều trị triệu chứng chóng mặt . Ở người cao tuổi: Suy giảm trí nhớ, chóng mặt, kém tập trung hoặc thiếu tỉnh táo, thay đổi khí sắc, rối loạn hành vi, kém chú ý đến bản thân, sa sút trí tuệ do nhồi máu não nhiều ổ. Đột quỵ do thiếu máu cục bộ cấp. Cần chú ý tuổi tác và mức độ nặng nhẹ lúc đầu của tai biến là các yếu tố quan trọng nhất để tiên lượng khả năng sống sót sau tai biến đột quỵ thiếu máu cục bộ cấp. Điều trị nghiện rượu . Điều trị bệnh thiếu máu hồng cầu liềm. Dùng bổ trợ trong điều trị giật rung cơ có nguồn gốc vỏ não.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Apfu được sản xuất bởi Công ty TNHH US pharma USA, có thành phần chính là Cefpodoxim. Thuốc Apfu được chỉ định để điều trị các nhiễm khuẩn hô hấp như viêm tai giữa cấp, viêm xoang, viêm amidan, viêm họng, viêm phế quản; viêm phổi cấp tính mắc phải tại cộng đồng; nhiễm lậu cầu cấp chưa có biến chứng; nhiễm khuẩn đường tiết niệu thể nhẹ và vừa chưa có biến chứng; nhiễm khuẩn da và các tổ chức da từ nhẹ đến vừa.\nThành phần:\nCefpodoxime: 200mg\nChỉ định:\nThuốc Apfu được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nĐể điều trị các nhiễm khuẩn hô hấp: Viêm tai giữa cấp, viêm xoang, viêm amidan, viêm họng, viêm phế quản. Viêm phổi cấp tính mắc phải tại cộng đồng. Nhiễm lậu cầu cấp chưa có biến chứng. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu thể nhẹ và vừa chưa có biến chứng. Nhiễm khuẩn da và các tổ chức da từ nhẹ đến vừa.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Olangim của Công ty cổ phần Dược phẩm Agimexpharm, thành phần chính Olanzapine 10mg, là thuốc dùng để điều trị tâm thần phân liệt và chứng hưng cảm vừa đến nặng liên quan đến rối loạn lưỡng cực.\nThành phần:\nOlanzapine: 10Mg\nChỉ định:\nThuốc Olangim được chỉ định dùng trong các trường hợp điều trị tâm thần phân liệt và chứng hưng cảm vừa đến nặng liên quan đến rối loạn lưỡng cực.", "Mô tả ngắn:\nSpirilix 50mg Pymepharco dạng viên nang cứng có thành phần chính là Sulpirid được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Pymepharco. Spirilix 50mg dùng điều trị các chứng bệnh tâm thần phân liệt cấp và mãn tính, các rồi loạn tâm thần, lo âu, trầm cảm, chóng mặt, loét dạ dày.\nThành phần:\nSulpiride: 50mg\nChỉ định:\nSpirilix 50mg được chỉ định trong điều trị các chứng bệnh tâm thần phân liệt cấp và mãn tính, các rồi loạn tâm thần, lo âu, trầm cảm, chóng mặt, loét dạ dày.", "Mô tả ngắn:\nAgidexclo do Công ty Cổ phần Dược phẩm Agimexpharm sản xuất, có thành phần chính Dexchlorpheniramine , được dùng để điều trị triệu chứng các biểu hiện dị ứng khác nhau như: Viêm mũi (theo mùa hay quanh năm), viêm kết mạc, mề đay.\nThành phần:\nDexchlorpheniramine maleate: 2mg\nChỉ định:\nThuốc Agidexclo được chỉ định dùng để điều trị triệu chứng các biểu hiện dị ứng khác nhau: Viêm mũi (theo mùa hay quanh năm), viêm kết mạc, mề đay.", "Mô tả ngắn:\nAllopurinol STELLA 300 mg do Công ty TNHH LD Stellapharm sản xuất, được dùng để điều trị bệnh gút hoặc sỏi thận, và để làm giảm nồng độ acid uric trong những bệnh gây lắng đọng acid uric. \n Hộp 3 vỉ x 10 viên nén, 10 vỉ x 10 viên nén. Viên nén tròn, màu cam, hai mặt khum, trơn.\nThành phần:\nAllopurinol: 300mg\nChỉ định:\nThuốc Allopurinol STELLA 300 mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nGiảm sự hình thành urat/acid uric trong những bệnh gây lắng đọng urat/acid uric (như viêm khớp do gút, sạn urat ở da, sỏi thận ) hoặc nguy cơ lâm sàng có thể dự đoàn được (như việc điều trị bệnh ác tính có khả năng dẫn đến bệnh thận cấp do acid uric).\nĐiều trị sỏi thận 2,8-dihydroxyaderin (2,8-DHA) có liên quan đến suy giảm hoạt tính của adenin phosphoribosyltransferase.\nĐiều trị sỏi thận calci oxalat hỗn tạp tái phát gặp trong chứng tăng uric niệu khi chế độ bù dịch, ăn kiêng và các biện pháp tương tự thất bại.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Valsarep 80mg Extractum 3 x 10 do công ty Extractum Pharma Co . Ltd sản xuất. Thuốc chỉ định ở người lớn có huyết áp không được kiểm soát đầy đủ với amlodipin hoặc valsartan đơn trị liệu. \n Viên nén bao phim. Hộp 3 vỉ x 10 viên.\nThành phần:\nValsartan: 80mg\nChỉ định:\nThuốc Valsarep 80mg Extractum 3 x 10 được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nÐiều trị tăng huyết áp nguyên phát ở người lớn, tăng huyết áp ở trẻ em và trẻ vị thành niên 6 - 18 tuổi. Ðiều trị suy tim có triệu chứng ở người lớn khi không thể dùng thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin (ACE) hay là liệu pháp thêm vào thuốc ức chế ACE khi không thể dùng thuốc chẹn beta. Điều trị sau nhồi máu cơ tim (12 giờ - 10 ngày) ở người lớn (đã ổn định về lâm sàng) suy tim có triệu chứng hoặc rối loạn chức năng tâm thu thất trái không có triệu chứng.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Loxcip 180mg của Công ty Aurochem Pharma Pvt., Ltd (Ấn Độ), thành phần chính fexofenadin hydroclorid 180mg - là một thuốc được dùng để điều trị các triệu chứng viêm mũi dị ứng ở người lớn và trẻ em ≥ 12 tuổi.\nThành phần:\nFexofenadina: 180mg\nChỉ định:\nThuốc Loxcip 180mg được chỉ định dùng điều trị các triệu chứng viêm mũi dị ứng ở người lớn và trẻ em ≥ 12 tuổi.\nNhững triệu chứng được điều trị có hiệu quả là: Hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa vòm miệng và họng, mắt ngứa đỏ và chảy nước mắt.", "Mô tả ngắn:\nAgimycob của Công ty Cổ phần Dược phẩm Agimexpharm có tác dụng trị viêm âm đạo do các mầm bệnh gây ra.\nThành phần:\nMetronidazol: 500mg\nNystatin: 100000IU\nNeomycin: 65000IU\nChỉ định:\nThuốc Agimycob được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nTrị viêm âm đạo do các mầm bệnh gây ra.", "Mô tả ngắn:\nGlosardis 40 3x10 Glomed của công ty TNHH dược phẩm Glomed, thành phần chính telmisartan được sử dụng để điều trị tăng huyết áp vô căn; phòng ngừa bệnh tim mạch ở người lớn có bệnh huyết khối tim mạch (tiền sử bệnh mạch vành, đột quỵ hoặc bệnh động mạch ngoại biên) hoặc đái tháo đường type 2 đã ghi nhận tổn thương cơ quan đích. \n Viên nén Glosardis 40 3x10 Glomed có màu trắng đến trắng ngà, một mặt trơn, một mặt có khắc chữ GLM.\nThành phần:\nTelmisartan: \nChỉ định:\nThuốc Glosardis 40 3x10 Glomed được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nĐiều trị tăng huyết áp vô căn. Phòng ngừa bệnh tim mạch: Giảm tỷ lệ bệnh tim mạch ở người lớn có bệnh huyết khối tim mạch (tiền sử bệnh mạch vành, đột quỵ hoặc bệnh động mạch ngoại biên) hoặc đái tháo đường type 2 đã ghi nhận tổn thương cơ quan đích.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Vixam 75 mg được sản xuất Công ty Polfarmex S.A, thành phần chính clopidogrel (dưới dạng clopidogrel hydro sulphate), là thuốc dùng để chống đông máu. \n Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, hộp 3 vỉ x 10 viên.\nThành phần:\nClopidogrel: 75mg\nChỉ định:\nThuốc Vixam 75 mg được chỉ định trong đề phòng huyết khối động mạch trong các trường hợp sau:\nBệnh nhân bị nhồi máu cơ tim (dưới 35 ngày), đột quỵ thiếu máu cục bộ (từ 7 ngày cho đến khi ít hơn 6 tháng) hoặc thiết lập bệnh động mạch ngoại vi. Bệnh nhân bị hội chứng mạch vành cấp: Hội chứng mạch vành cấp tính không có đoạn ST chênh lên (đau thắt ngực không ổn định hoặc nhồi máu cơ tim không sóng Q), bao gồm cả các bệnh nhân trải qua phẫu thuật thay thế ống đỡ động mạch can thiệp mạch vành qua da, kết hợp với acetylsalicylic acid (ASA). Nhồi máu cơ tim cấp có đoạn ST chênh lên , kết hợp với điều trị bằng ASA ở những bệnh nhân điều trị tan huyết khối." ]
Chào bác sĩ, xin cho em hỏi trẻ em 7 tuổi bị amidan quá phát có phải cắt amidan không? Triệu chứng: Amidan sưng to, giọng nói bị méo, không ho, không đau rát, không sốt. (Vũ Chinh - Hà Nội)
[ "Bạn Chinh thân mến, 10 năm đầu đời, hệ bạch huyết\r\n(amidan thuộc hệ này) phát triển mạnh để tạo kháng thể cho cơ thể. Do đó,\r\namidan quá phát có thể là quá trình sinh lý tự nhiên. Đồng thời khi viêm amidan,\r\nnhu mô cũng bị phù nề xung huyết, xơ hóa góp phần làm cho amidan quá\r\nphát. Căn cứ vào những biến chứng, những\r\nkhó chịu, những nguy hiểm do viêm amidan gây ra cho  sức khỏe mà có chỉ\r\nđịnh . Bạn hãy tham khảo và cùng xin ý kiến tư vấn của bác sĩ điều\r\ntrị về chỉ định này nhé: • Bệnh nhân bị nhiễm trùng vùng họng\r\ndo viêm amidan gây nên, mỗi năm từ 4-5 lần trở lên dù đã được điều trị\r\nthích hợp. • Phì đại amidan gây tắc nghẽn đường\r\nhô hấp trên, khó nuốt nặng, rối loạn giấc ngủ, hoặc các biến chứng tim phổi. • Áp xe quanh amidan không đáp ứng\r\nđiều trị và dẫn lưu. • Hơi thở hôi kéo dài do tính không đáp ứng với điều\r\ntrị. • Viêm amidan mạn tính hoặc tái phát\r\nliên cầu khuẩn tiêu huyết beta nhóm A và không đáp ứng với thuốc kháng sinh\r\nkháng beta-lactamase. • Amidan phì đại một bên không loại\r\ntrừ ung thư." ]
[ "Chào\r\nbạn Hồng Nhi, Nếu\r\nbé thường xuyên bị , viêm amidan thì trước hết bạn cần xem lại việc vệ\r\nsinh răng miệng và giữ ấm, phòng bệnh cho bé có tốt chưa, amidan có quá quát\r\nhoặc viêm mãn không, bé có răng sâu hoặc viêm xoang không, vệ sinh nhà cửa và\r\nmôi trường xung quanh nhà có tốt chưa,…? Trường\r\nhợp amidan quá phát hoặc viêm mãn có chỉ định cắt thì cần cho bé phẫu thuật sớm\r\nmới giải quyết triệt để. Hiện\r\ntại không có thuốc phòng ngừa bệnh viêm họng và viêm amidan bạn à. Tốt nhất,\r\nbạn nên đưa bé đến BV Nhi Đồng khám và điều trị. Thân\r\nmến,", "Bạn\r\nHùng thân mến, Hệ\r\nbạch huyết vùng mũi họng có nhiều khối: khối tế bào lympho nằm ở vòm phía sau\r\nmũi gọi là VA,  khối tế bào lympho nằm hai bên họng miệng là amidan (còn\r\ngọi là khẩu cái), ngoài ra còn các khối nằm ở 2 bên lỗ vòi tai, ở đáy\r\nlưỡi. Hệ bạch huyết vùng mũi họng (trong đó có VA và amidan khẩu cái) có vai trò tạo\r\nra kháng thể giúp đề kháng vi trùng vào cơ thể qua vùng họng và mũi, nhưng\r\nkhi viêm nhiễm nhiều lần thì chức năng này giảm và ảnh hưởng đến sức khỏe. Viêm amidan nhiều lần có thể biến chứng viêm phế quản, viêm thận, viêm\r\nkhớp, viêm nội tâm mạc... viêm VA có thể gây viêm tai giữa và giảm thính lực.\r\nDo đó, khi có các biến chứng hay triệu chứng sau sẽ có chỉ định phẫu thuật. Chỉ định cắt amidan: - Bệnh nhân bị nhiễm trùng vùng họng mỗi năm từ 4-5 lần trở lên dù đã được điều\r\ntrị thích hợp. - Phì đại gây tắc nghẽn đường hô hấp trên, khó nuốt nặng, rối loạn giấc ngủ,\r\nhoặc các biến chứng tim phổi. - Áp xe quanh amidan không đáp ứng điều trị và dẫn lưu. - Hơi thở hôi kéo dài do viêm amidan mãn tính không đáp ứng với điều trị. - Viêm mãn tính hoặc tái phát liên cầu khuẩn tiêu huyết beta nhóm A và\r\nkhông đáp ứng với thuốc kháng sinh kháng beta-lactamase. - Amidan phì đại một bên không loại trừ ung thư. Bạn hay bị viêm họng, đi khám bệnh, bác sĩ phát hiện bạn bị viêm Vậy\r\nkhối to sưng trong họng như bạn nghĩ chính là khối khẩu cái, là một\r\ntrong những amidan của vùng hầu họng, amidan không teo nhỏ, vẫn quá phát rất to\r\nlà do chúng hay bị viêm. Bạn hãy tới bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng khám và điều trị. Nếu đúng chỉ định\r\nnhư trên, bạn hãy trao đổi với bác sĩ điều trị để quyết định việc phẫu thuật .", "Chào bạn, Bạn bị ù tai trước và sau cắt amidan chứng tỏ ngoài tình trạng viêm amidan mạn hốc mủ thì thành sau họng của bạn cũng bị viêm nhiễm mạn tính, tăng sinh tạo hạt làm hẹp đường ra của vòi nhĩ gây nên ù tai. Để xử lý tình trạng này, bạn cần khám lại chuyên khoa Tai mũi họng để bác sĩ soi vùng hầu họng cho bạn, tùy mức độ mà có hướng xử trí thích hợp tương ứng, bạn nhé. Ngoài ra, bạn nên uống nhiều nước trong ngày và ăn uống bồi bổ, không hút thuốc lá, hạn chế nước đá lạnh và thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, nước có gas, giữ ấm hầu họng, tránh nơi ô nhiễm khói bụi, có thể bổ sung thêm vitamin C (nếu không đau dạ dày) để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Thân mến.", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị viêm amidan xơ teo Phương pháp chẩn đoán và xét nghiệm viêm amidan xơ teo Để chẩn đoán viêm amidan xơ teo, bác sĩ tai mũi họng có thể tiến hành các bước thăm khám như: Kiểm tra cổ họng xem có bị đỏ và sưng tấy không. Hỏi về các triệu chứng khác mà bạn gặp phải, như sốt, ho, sổ mũi, phát ban hoặc đau bụng. Điều này có thể giúp họ loại trừ các tình trạng khác. Khám tai và mũi của bạn để tìm các dấu hiệu nhiễm trùng khác. Sờ hai bên cổ để xem hạch bạch huyết có sưng và đau không. Các xét nghiệm có thể được chỉ định như: Công thức máu: Đánh giá tình trạng tăng bạch cầu trung tính trong các trường hợp viêm amidan do tác nhân vi khuẩn. Phết họng: Xét nghiệm này giúp bác sĩ biết được vi khuẩn nào gây ra tình trạng viêm amidan. Xét nghiệm máu Điều trị viêm amidan xơ teo Nội khoa Điều trị viêm amidan xơ teo phụ thuộc vào nguyên nhân. Mặc dù các triệu chứng của viêm amidan do virus và viêm amidan do vi khuẩn có thể giống nhau nhưng phương pháp điều trị của chúng lại khác nhau. Điều trị có thể bao gồm: Thuốc kháng sinh: Nếu nhiễm trùng của bạn là vi khuẩn thì sẽ được bác sĩ chỉ định uống kháng sinh. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh như Penicillin, Clindamycin hoặc Cephalosporin. Điều quan trọng là phải làm theo hướng dẫn của bác sĩ và uống đủ liều kháng sinh, ngay cả khi bạn cảm thấy khỏe hơn sau vài ngày. Nếu bạn ngừng dùng thuốc quá sớm, tình trạng nhiễm trùng có thể trở nên trầm trọng hơn hoặc lan sang bộ phận khác trên cơ thể bạn. Thuốc giảm đau: Bác sĩ cũng có thể khuyên dùng thuốc giảm đau như Ibuprofen hoặc Acetaminophen để giúp bạn giảm đau họng. Ngoài bạn có thể giảm các triệu chứng viêm amidan do vi rút và vi khuẩn tại nhà bằng cách: Uống nước ấm; Súc miệng bằng nước muối ấm; Ngậm viên ngậm trị đau họng. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau hoặc kháng sinh để điều trị viêm amidan xơ teo Ngoại khoa Phẫu thuật cắt bỏ amidan có thể được sử dụng để điều trị viêm amidan tái phát thường xuyên, viêm amidan mãn tính hoặc viêm amidan do vi khuẩn không đáp ứng với điều trị bằng kháng sinh. Phẫu thuật cắt amidan cũng có thể được thực hiện nếu viêm amidan gây ra các biến chứng khó kiểm soát, chẳng hạn như: Khó thở khi ngủ; Thở khó khăn; Nuốt khó khăn, đặc biệt là thịt và các thực phẩm dai khác; Áp xe amidan không thuyên giảm khi điều trị bằng kháng sinh. Phẫu thuật cắt amidan thường được thực hiện và được chăm sóc theo dõi ngoại trú, trừ khi con bạn còn rất nhỏ, có tình trạng bệnh lý phức tạp hoặc nếu có biến chứng phát sinh trong quá trình phẫu thuật thì mới chỉ định nằm viện theo dõi. Điều đó có nghĩa là con bạn sẽ có thể về nhà vào ngày phẫu thuật. Quá trình hồi phục hoàn toàn thường mất từ ​​1 đến 2 tuần.", "Khàn giọng, có đờm là triệu chứng dễ gặp khi cổ họng bị tổn thương Khàn giọng, có đờm là triệu chứng dễ gặp ở cổ họng khi thanh quản bị tổn thương, có nhiều nguyên ngân cần thăm khám để xác định Chào em, Triệu chứng của em có thể gặp trong bệnh viêm amidan, cũng có thể là viêm họng, viêm thanh quản. Nếu bệnh kéo dài trên 7 ngày, đặc biệt có kèm theo sốt cao, khó thở thì cần đến bệnh viện khám kiểm tra. Ngược lại thì em có thể theo dõi tại nhà, súc miệng nước muối trước và sau ngủ dậy, vệ sinh lưỡi mỗi ngày (không cạo lưỡi mạnh), uống nhiều nước trong ngày và ăn nhiều rau xanh hoa quả, không hút thuốc lá. Hạn chế nước đá lạnh và thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, nước có gas, không nằm hay vận động mạnh trong vòng 2 giờ sau ăn, giữ ấm hầu họng, tránh nơi ô nhiễm khói bụi, có thể tăng cường thực phẩm giàu vitamin C để bệnh mau khỏi, em nhé.", "Chào bạn Thúy Chi, Như bạn hỏi thì bác sĩ lo lắng của bạn có 2 vấn đề: Thứ nhất là về Răng Hàm Mặt: Bạn mô tả tổn thương ở chân\r\nrăng chưa được cụ thể cho lắm như tổn thương của ban kích thước bao nhiêu, bằng\r\nphẳng hay gồ ghề, mềm hay cứng, màu sắc có thay đổi không? Tổn thương của bạn\r\nđã 2 tháng và nhỏ dần thì không đáng ngại lắm, bác sĩ không nghĩ nhiều đến bệnh\r\nlý bạch sản. Bạn nên đến BV có BS chuyên khoa RHM để khám, nếu cần BS sẽ cho\r\nsinh thiết tổn thương làm giải phẫu bệnh lý để chẩn đoán và cho hướng điều trị\r\ncụ thể hơn. Thứ 2 là về Tai Mũi Họng: Bạn mô tả thỉnh thoảng có cục màu\r\ntrắng như bột trong hố amidan, những cục này được gọi là bã đậu của hố amidan\r\nhay còn gọi là sỏi amidan. Các hạt sỏi này được tạo thành từ các tế bào lympho\r\ncùng các biểu mô bong tróc và các vi sinh vật. Sỏi amidan có nhiều khi amidan viêm mạn tính, đa số các\r\ntrường hợp này không gây ra triệu chứng gì và không cần điều trị. Cách hạn chế\r\ntình trạng này là thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý hằng ngày. Trong\r\ntrường hợp nhiễm trùng cấp, có triệu chứng sốt, đau họng, amidan sưng tấy có\r\nhốc mủ như bạn đã từng bị thì cần điều trị kháng sinh phù hợp. Nếu bệnh lặp đi,\r\nlặp lại nhiều lần trong năm (nhiều hơn 4- 5 lần) thì cần phải cắt amidan sau\r\nkhi đã điều trị nội khoa ổn định. Thân mến,", "Chào bạn, Dài xương mỏm trâm không thể nào gây ra triệu chứng đau họng, bởi vì nếu một xương phát triển dài ra sẽ phát triển rất chậm theo thời gian, khi đó sự chèn ép các cơ quan nội tại gần đó sẽ không thể nào cảm nhận được nên triệu chứng đau chắc chắn không thể xảy ra trừ khi phát triển quá mức thành khối u. Theo bác sĩ nghĩ chẳng qua trong quá trình chụp X-quang phát hiện mỏm trâm dài hơn bình thường nên được kết luận như vậy, nhưng đây không phải là nguyên nhân của triệu chứng đau họng. Phẫu thuật cắt amidan làm giảm triệu chứng khó chịu của bạn do tình trạng viêm amidan mãn tính gây ra mà thôi. Bản chất amidan không phải là một cấu trúc rời hoàn toàn trong vùng hầu họng nên khi cắt thì những nang lympho có khả năng vẫn còn sót lại, đồng thời trong vùng hầu họng vẫn còn tồn tại hệ thống nang lympho khác cũng có khả năng gây viêm đối với bệnh nhân viêm họng cấp hay viêm họng mãn. Có thể tình trạng của bạn là viêm họng mãn tính tái đi tái lại nhiều lần, vì vậy bác sĩ khuyên bạn hãy súc họng miệng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày 3 đến 4 lần để làm dịu nhẹ vùng họng miệng thì những triệu chứng khó chịu sẽ hết mà thôi. Thân ái chào bạn.", " Chào bạn, Các triệu chứng bạn mô tả có thể gặp trong bệnh cảnh , viêm amidan mạn tính, chứng chảy mũi sau hoặc trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên, bạn cần đến phòng khám chuyên khoa Tai mũi họng để được bác sĩ xem bệnh trực tiếp và xác định lại chẩn đoán. Từ đó kê toa thuốc thích hợp để điều trị đúng nguyên nhân, đúng bệnh nhé! Thân mến, ", "Rất vui được gặp lại em, AloBacsi còn nhớ trước đây em đã hỏi câu này: Có nhiều phương pháp cắt amydal (amidan) nhưng cắt bằng Coblator được xem là phương pháp ưu việt nhất hiện nay vì ít gây bỏng nhất do nhiệt độ thấp (70 độ) và ít tổn thương mô xung quanh. Không rõ em được cắt bằng phương pháp nào? Ưu điểm của phương pháp này là sau khi cắt amidan, người bệnh có thể nói chuyện, ăn uống bình thường được ngay. Tuy có nhiều phương pháp, phương tiện kỹ thuật mới trong gây mê để cắt amidan nhưng cũng có những biến chứng nguy hiểm. Các biến chứng thường gặp nhất là chảy máu trong và sau mổ, do phù nề, tắc nghẽn hô hấp, đau, nhiễm khuẩn, thay đổi giọng nói… Do đó, em có biểu hiện như vậy là bất thường, có thể bị viêm nhiễm. Em nên quay trở lại nơi cắt amidan để kiểm tra và điều trị kịp thời. Chế độ ăn sau cắt amidan em nên ăn các thức ăn lỏng, nguội, mềm trong vòng 2 tuần đầu để tránh chảy máu sau mổ. Nhớ kiêng các thức ăn cứng, nóng, chua, cay, em nhé!", "Chào em, Dựa vào mô tả và hình ảnh cung cấp cho thấy, em đang gặp phải tình trạng , viêm amidan cấp. Viêm nhiễm này có lẽ không phải mới đây mà đã xảy ra tái phát nhiều lần, diễn tiến mạn tính. Em nên tới khám chuyên khoa Tai mũi họng để BS khám, đánh giá và kê toa kháng sinh thích hợp. Em cũng cần chú ý tuân thủ điều trị, súc họng thường xuyên với nước muối sinh l‎í để bệnh dứt điểm sớm, tránh dai dẳng và tái phát. Thân mến.", "Bích Ngọc thân mến, Sau khi cắt amiđan người bệnh vẫn có thể bị lại, vì hệ bạch huyết thành sau họng rất nhiều và amidan chỉ là 2 tuyến lớn nhất nằm ở 2 bên. Thậm chí, người bệnh có thể viêm họng tái đi tái lại nếu giữ không kỹ, như hút thuốc lá, ô nhiễm môi trường và nói to, nói nhiều, ăn đồ chua cay nóng, uống nước đá lạnh, viêm mũi xoang mạn không chữa tận gốc, trào ngược dạ dày thực quản... Với tình trạng này, bạn cần khám chuyên khoa Tai mũi họng để BS kiểm tra và kê thuốc thích hợp, chú ý nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản vì bệnh này hay gặp hiện nay. Ngoài ra, bạn nên uống nhiều nước trong ngày và ăn uống bồi bổ, không hút thuốc lá, hạn chế nước đá lạnh và thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, nước có gas, giữ ấm hầu họng, tránh nơi ô nhiễm khói bụi, có thể bổ sung thêm vitamin C (nếu không đau dạ dày) để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Ttrân trọng.", "Chào bạn, Amidan là hai cục lympho ở họng, có tác dụng ngăn chặn những vi khuẩn vi trùng đầu tiên xâm nhập vào cơ thể. Nếu không còn amidan thì bộ phận bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật đầu tiên đã bị loại bỏ, vì không 1 bộ phận nào trên cơ thể là thừa. Vì vậy, chỉ nên cắt amidan khi có sự chỉ định của bác sĩ. Viêm họng hạt là tình trạng mạn tính, do viêm họng tái đi tái lại quá nhiều lần, dẫn đến phì đại các tổ chức lympho ở họng, tình trạng này thường không thể điều trị dứt điểm mà chủ yếu là là phòng ngừa các đợt bùng phát bệnh gây ra triệu chứng khó chịu. Như vậy, sau khi cắt amidan, bạn càng phải chú ý hơn nữa tới sức khoẻ chung và sức khoẻ vùng hầu họng nói riêng. Cụ thể là nên vệ sinh sạch sẽ răng miệng, uống nhiều nước, tránh rượu bia, thuốc lá, cần tích cực tập thể dục thể thao, nghỉ ngơi phù hợp để tăng cường sức đề kháng. Nếu có bệnh lý về mũi họng hoặc dạ dày đi kèm thì nên điều trị cho dứt điểm bạn nhé! Thân mến.", " Chào bạn Đình Thi, Việc chỉ giúp ích trong các trường hợp amidan quá to hoặc viêm tái đi tái lại nhiều lần gây khó chịu. Sau cắt amidan nếu không chăm sóc tốt vùng miệng họng thì bạn vẫn có thể bị viêm họng, với các biểu hiện là sốt, sưng đau họng, nuốt đau, nuốt vướng, nổi hạch cổ… Do không trực tiếp thăm khám nên tôi không rõ khối thịt bạn mô tả bản chất là gì. Tốt nhất bạn nên đến khám tại khoa Tai mũi họng để BS kiểm tra và kê đơn thuốc điều trị phù hợp. Thân mến!", "Chào bạn, Khi viêm mạn tính và hơi thở hôi là một trong\r\nnhững chỉ định phẫu thuật amidan rồi bạn nhé. Không phẫu thuật, bệnh tái phát thường\r\nxuyên, ảnh hưởng tới tổng trạng, tới học tập và làm việc. Hơi thở không\r\nthơm tho, bạn sẽ ngại ngùng khi giao tiếp với mọi người xung quanh. Việc cắt amidan, không ảnh  hưởng tới giọng nói của\r\nbạn, vì quá trình phẫu thuật bác sĩ không hề tác động vào dây thanh âm. Ngược lại,\r\nkhi hết viêm amidan, dây thanh không còn bị tình trạng viêm nhiễm gây\r\nnhững tác động có hại. Giọng nói sẽ trong trẻo hơn, bạn sẽ tự tin vì không\r\ncòn ám ảnh bởi hơi thở có mùi hôi. Tổng trạng chung sẽ khỏe và tốt hơn,\r\nbạn sẽ thấy yêu đời, thoải mái trong học tập, làm việc và giao tiếp. Thân mến,", " Chào em An, Các triệu chứng bệnh của em thuộc nhóm bệnh lý tai mũi họng, thường gặp nhất là phì đại cuống mũi dưới (mô mõm quá phát) và/hoặc , viêm amidan mạn tính. Để định bệnh chắc chắn, mức độ và loại trừ bệnh lý nguy hiểm, ác tính thì em cần khám chuyên khoa tai mũi họng, để BS khám và soi mũi họng, từ đó sẽ có hướng điều trị thích hợp tùy theo độ nặng của bệnh. Em nên uống nhiều nước trong ngày và ăn uống bồi bổ, nhiều rau xanh hoa quả, không hút thuốc lá, hạn chế nước đá lạnh và thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, nước có gas, giữ ấm hầu họng, tránh nơi ô nhiễm khói bụi, và tập thể dục để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Nên dùng nước muối khoáng rửa mũi trước và sau khi ngủ dậy, sau khi đi ở ngoài về, vệ sinh răng miệng sạch ngày 2-3 lần sau khi ăn, súc miệng nước muối trước và sau ngủ dậy, vệ sinh lưỡi mỗi ngày (không cạo lưỡi mạnh). Thân mến!" ]
Thuốc Vitamin PP 500mg Mekophar điều trị bệnh pellagra (100 viên)
[ "Mô tả ngắn:\nThuốc VITAMIN PP 500 mg được sản xuất bởi Công ty Cổ Phần Hóa - Dược phẩm MEKOPHAR, có thành phần chính là nicotinamid, được chỉ định dùng trong trường hợp điều trị bệnh pellagra. \n Thuốc VITAMIN PP 500 mg được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, viên nén tròn, bao phim màu cam, một mặt có vạch ngang. Hộp 10 vỉ x 10 viên nén bao phim.\nThành phần:\nNicotinamide: 500mg\nChỉ định:\nThuốc VITAMIN PP 500 mg được chỉ định dùng trong trường hợp:\nÐiều trị bệnh pellagra." ]
[ "Mô tả ngắn:\nThuốc Sulpragi 50 mg được sản xuất bởi Công ty Agimexpharm, thành phần chính là sulpirid, được chỉ định để điều trị ngắn hạn các triệu chứng lo âu ở người lớn khi không đáp ứng với các điều trị chuẩn; các rối loạn hành vi nặng (kích động, tự làm tổn thương, bắt chước rập khuôn) ở trẻ trên 6 tuổi, đặc biệt trong bệnh cảnh của hội chứng tự kỷ; tâm thần phân liệt cấp và mạn tính.\nThành phần:\nSulpiride: 50mg\nChỉ định:\nThuốc Sulpragi 50 mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nĐiều trị ngắn hạn các triệu chứng lo âu ở người lớn khi không đáp ứng với các điều trị chuẩn. Các rối loạn hành vi nặng (kích động, tự làm tổn thương, bắt chước rập khuôn) ở trẻ trên 6 tuổi, đặc biệt trong bệnh cảnh của hội chứng tự kỷ. Tâm thần phân liệt cấp và mạn tính.", "Mô tả ngắn:\nCimacin 500mg của Công ty TNHH Phil Inter Pharma, có thành phần chính L-Cystine, đây là thuốc dùng để điều trị sạm da do mỹ phẩm, do thuốc, suy gan, có thai, tuổi tiền mãn kinh, cháy nắng. Ngoài ra thuốc Cimacin còn được dùng cho các tình trạng viêm da do thuốc, cơ địa dị ứng, bệnh eczema, mề đay, trứng cá, bệnh da tăng tiết bã nhờn, chứng ban da.\nThành phần:\nL-cystin: 500mg\nChỉ định:\nThuốc Cimacin 500mg được dùng hỗ trợ điều trị các bệnh sau:\nViêm da do thuốc. Sạm da , tàn nhang, sạm nắng. Eczema, mề đay , phát ban da, mụn trứng cá . Các bệnh biểu bì làm móng tóc khô giòn dễ gãy.", "Mô tả ngắn:\nGlucophage 500mg của Công ty Merck Sante s.a.s, thành phần chính Metformin (INN) hydroclorid, là thuốc dùng để điều trị bệnh đái tháo đường týp II. Glucophage 500 mg, hộp 05 vỉ x 10 viên, được bào chế dạng viên nén bao phim tròn, hai mặt lồi, màu trắng.\nThành phần:\nMetformin: 500mg\nChỉ định:\nGlucophage 500mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nÐiều trị bệnh đái tháo đường týp II, đặc biệt ở bệnh nhân quá cân khi chế độ ăn và tập thể dục đơn thuần không đạt được hiệu quả trong kiểm soát đường huyết.\nỞ người lớn, sử dụng thuốc Glucophage 500mg như đơn trị liệu hay kết hợp với các thuốc trị đái tháo đường khác hoặc với insulin.\nỞ trẻ em từ 10 tuổi và thanh thiếu niên, sử dụng Glucophage như đơn trị liệu hay kết hợp với insulin.\nĐã nhận thấy có sự giảm biến chứng đái tháo đường ở người lớn mắc bệnh đái tháo đường týp II quá cân được điều trị bằng metformin như liệu pháp đầu tiên sau khi thất bại với chế độ ăn kiêng.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Methylprednisolone MKP 4mg là sản phẩm của Công ty Cổ phần Hoá dược phẩm Mekophar chứa hoạt chất Methylprednisolon trong liệu pháp không đặc hiệu cần đến tác dụng chống viêm và giảm miễn dịch của glucocorticoid đối với: Viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống, một số thể viêm mạch, viêm động mạch thái dương, viêm quanh động mạch nốt, bệnh sarcoid, hen phế quản, viêm loét đại tràng mạn, thiếu máu tan máu, giảm bạch cầu hạt, và những bệnh dị ứng nặng gồm cả phản vệ, trong điều trị ung thư như bệnh leukemia cấp tính, u lympho, ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt. Methylprednisolone còn được chỉ định trong hội chứng thận hư nguyên phát.\nThành phần:\nMethylprednisolone: 4mg\nChỉ định:\nThuốc Methylprednisolone MKP 4mg chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:\nMethylprednisolone được chỉ định trong liệu pháp không đặc hiệu cần đến tác dụng chống viêm và giảm miễn dịch của glucocorticoid đối với: Viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống, một số thể viêm mạch, viêm động mạch thái dương, viêm quanh động mạch nốt, bệnh sarcoid, hen phế quản, viêm loét đại tràng mạn, thiếu máu tan máu, giảm bạch cầu hạt, và những bệnh dị ứng nặng gồm cả phản vệ, trong điều trị ung thư như bệnh leukemia cấp tính, u lympho, ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.\nMethylprednisolone còn được chỉ định trong hội chứng thận hư nguyên phát.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Meloxicam 7,5 mg do Công ty Cổ phần Dược phẩm Khánh Hòa sản xuất, có dạng viên nén, gồm 200 viên nén/ chai; Hộp 10 vỉ x 10 viên nén, với thành phần chính Meloxicam. \n Meloxicam 7,5 mg được chỉ định điều trị dài ngày trong bệnh thoái hóa khớp, viêm cột sống dính khớp, các bệnh khớp mạn tính và viêm khớp lứa tuổi thanh thiếu niên.\nThành phần:\nMeloxicam: 7.5mg\nChỉ định:\nThuốc Meloxicam 7,5 mg được chỉ định dùng trong trường hợp điều trị dài ngày trong bệnh thoái hóa khớp, viêm cột sống dính khớp, các bệnh khớp mạn tính và viêm khớp lứa tuổi thanh thiếu niên.", "Mô tả ngắn:\nThuốc nhỏ mắt, mũi, tai Mepoly của Công ty Cổ phần Tập đoàn Merap, chứa neomycin, polymycin B sulfat, dexamethason dưới dạng dung dịch nhỏ mắt, nhỏ mũi, nhỏ tai.\nThành phần:\nNeomycin: 35mg\nDexamethasone: 10mg\nChỉ định:\nThuốc Mepoly được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nMắt:\nViêm kết mạc , viêm mí mắt, viêm túi lệ, viêm giác mạc. Ngừa nhiễm khuẩn trước và sau khi phẫu thuật, nhiễm khuẩn do chấn thương.\nMũi:\nViêm mũi dị ứng , đặc biệt các trường hợp chỉ đáp ứng với điều trị bằng corticoid. Viêm mũi, viêm xoang . Polyp mũi bội nhiễm.\nTai:\nViêm tai ngoài (khi không bị thủng màng nhĩ), đặc biệt các chứng eczema, nhiễm trùng ống tai. Viêm tai cấp vừa rạch màng nhĩ.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Conoges 200 có thành phần là có tác dụng điều trị celecoxib có tác dụng điều trị triệu chứng viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp ở người lớn; điều trị đau cấp, kể cả đau sau phẫu thuật, nhổ răng; điều trị thống kinh nguyên phát; điều trị bổ trợ để làm giảm số lượng polyp trong liệu pháp thông thường điều trị bệnh polyp dạng tuyến đại trực tràng có tính gia đình.\nThành phần:\nCelecoxib: 200mg\nChỉ định:\n", "Mô tả ngắn:\nArtrodar 50 của công ty TRB Pharma S.A., thành phần chính chứa diacerein. Thuốc dùng trong điều trị triệu chứng thoái hóa khớp hông hoặc gối, với tác dụng chậm. \n Artrodar 50 được bào chế dưới dạng viên nang, hộp 3 vỉ, mỗi vỉ có 10 viên nang.\nThành phần:\nDiacerein: 50mg\nChỉ định:\nThuốc Artrodar 50 được chỉ định dùng trong trường hợp điều trị triệu chứng thoái hóa khớp hông hoặc gối, với tác dụng chậm.\nKhông khuyến cáo điều trị thoái hóa khớp hông có tiến triển nhanh do có thể đáp ứng yếu hơn với diacerein.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Depo Medrol là sản phẩm của Công ty Pfizer Manufacturing Belgium NV, có thành phần chính là methylprednisolon acetat. Depo Medrol là thuốc điều trị: Chống viêm, các rối loạn về máu và ung thư, rối loạn nội tiết, lao màng não có tắc nghẽn khoang dưới nhện hoặc dọa tắc khi dùng đồng thời hóa trị liệu kháng lao thích hợp, đợt kịch phát cấp tính của bệnh đa xơ cứng. Depo Medrol được bào chế dưới dạng hỗn dịch tiêm, đóng gói theo quy cách hộp 1 lọ 1 ml.\nThành phần:\nMethylprednisolone acetate: 40mg/ml\nChỉ định:\nThuốc Depo Medrol 40mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nTiêm bắp\nÐiều trị chống viêm\nRối loạn thấp khớp\nĐiều trị bổ trợ duy trì (làm giảm đau, liệu pháp vận động, vật lý trị liệu...) và điều trị bổ trợ ngắn ngày (để giúp bệnh nhân kiểm soát giai đoạn cấp tính hoặc đợt kịch phát) trong:\nViêm khớp vảy nến.\nViêm cột sống dính khớp .\nĐối với các chỉ định dưới đây, nếu có thể nên ưu tiên tiêm tại chỗ:\nViêm xương khớp sau chấn thương.\nViêm màng hoạt dịch trong viêm xương khớp.\nViêm khớp dạng thấp kể cả viêm khớp dạng thấp ở thiếu niên (một số trường hợp chọn lọc có thể dùng liều thấp duy trì).\nViêm bao hoạt dịch cấp và bán cấp.\nViêm mỏm lồi cầu xương.\nViêm bao gân cấp không đặc hiệu.\nViêm khớp cấp tính do gút.\nBệnh hệ thống tạo keo\nTrong đợt kịch phát hoặc điều trị duy trì trong các trường hợp chọn lọc như:\nLupus ban đỏ hệ thống.\nViêm da cơ toàn thân (viêm đa cơ).\nViêm tim cấp do thấp.\nBệnh về da\nBệnh Pemphigus (bệnh bọng nước tự miễn trên da và niêm mạc).\nHồng ban đa dạng thể nặng (hội chứng Stevens-Johnson).\nViêm da tróc vảy.\nU sùi dạng nấm.\nViêm da bọng nước dạng Herpes (thuốc lựa chọn hàng đầu là sulfon và điều trị bằng các glucocorticoid tác dụng toàn thân để bổ trợ).\nTình trạng dị ứng\nDùng để kiểm soát các tình trạng dị ứng nặng hoặc khó chữa khi đã thất bại với các cách điều trị thông thường như:\nHen phế quản .\nViêm da tiếp xúc.\nViêm da dị ứng.\nBệnh huyết thanh.\nViêm mũi dị ứng theo mùa hoặc quanh năm.\nCác phản ứng quá mẫn với thuốc.\nPhản ứng mày đay khi truyền thuốc.\nPhù thanh quản cấp không nhiễm khuẩn (thuốc lựa chọn hàng đầu là epinephrin).\nCác bệnh về mắt\nCác quá trình viêm và dị ứng mạn tính và cấp tính nghiêm trọng ở mắt như:\nNhiễm trùng giác mạc do Herpes zoster ở mắt.\nViêm mống mắt, viêm mống mắt - thể mi.\nViêm màng mạch - võng mạc.\nViêm màng mạch nho khuếch tán phía sau.\nViêm thần kinh thị giác.\nBệnh tiêu hoá\nĐể giúp bệnh nhân qua khỏi cơn nguy kịch của bệnh trong:\nBệnh Crohn (điều trị toàn thân).\nTình trạng phù\nĐể giúp bài niệu hoặc giảm protein niệu trong hội chứng thận hư mà không kèm theo urê huyết thuộc týp type tự phát hoặc do Lupus ban đỏ.\nBệnh hô hấp\nBệnh Sarcoid có triệu chứng.\nNgộ độc berylii.\nTrong lao phổi lan tỏa hoặc bùng phát cấp tính khi dùng đồng thời với hóa trị liệu kháng lao thích hợp.\nHội chứng Loeffler không thể kiểm soát được bằng các phương pháp khác.\nViêm phổi hít.\nÐiều trị các rối loạn về máu và ung thư\nRối loạn về máu\nThiếu máu tan máu mắc phải (tự miễn).\nGiảm tiểu cầu thứ phát ở người lớn.\nChứng giảm nguyên hồng cầu (thiếu máu hồng cầu).\nThiếu máu giảm sản bẩm sinh (dòng hồng cầu).\nCác bệnh ung thư\nĐể điều trị giảm nhẹ trong:\nBệnh bạch cầu và u lympho bào.\nBệnh bạch cầu cấp ở trẻ em.\nĐiều trị rối loạn nội tiết\nSuy vỏ thượng thận nguyên phát hoặc thứ phát.\nSuy vỏ thượng thận cấp tính (hydrocortison hoặc cortison là thuốc được chọn lựa).\nCác chất đồng đẳng loại tổng hợp có thể dùng cùng với mineralcorticoid khi cần thiết, đối với trẻ sơ sinh, việc bổ sung mineralcorticoid đóng vai trò quan trọng.\nTăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh.\nTăng calci máu liên quan đến ung thư.\nViêm tuyến giáp không sinh mủ.\nCác chỉ định khác\nLao màng não có tắc nghẽn khoang dưới nhện hoặc dọa tắc khi dùng đồng thời hóa trị liệu kháng lao thích hợp.\nHệ thần kinh: Đợt kịch phát cấp tính của bệnh đa xơ cứng.\nTiêm vào hoạt dịch, quanh khớp, vào các túi hoặc mô mềm\nĐiều trị bổ trợ khi dùng thời gian ngắn (để giúp bệnh nhân kiểm soát giai đoạn cấp tính hoặc đợt kịch phát), trong\nViêm khớp dạng thấp.\nViêm bao hoạt dịch cấp và bán cấp.\nViêm khớp cấp tính do gút.\nViêm mỏm lồi cầu xương.\nViêm bao gân cấp không đặc hiệu.\nViêm xương khớp sau chấn thương.\nTiêm vào trong vết thương\nĐiều trị sẹo lồi, các tổn thương khu trú phì đại, thâm nhiễm, viêm của\nCác bệnh lichen phẳng, mảng vảy nến.\nU hạt.\nLichen đơn mạn tính (viêm da thần kinh).\nLupus ban đỏ hình đĩa.\nRụng tóc.\nCòn có thể dụng Depo Medrol trong các khối u nang hoặc gân cơ.", "Mô tả ngắn:\nThuốc “Cephalexin MKP” được sản xuất bởi công ty cổ phần hóa-dược phẩm Mekophar. Cephalexin MKP được chỉ định điều trị nhiễm trùng do một số vi khuẩn Gram (-) và Gram (+) kể cả Staphylococcus sản xuất men penicillinase, nhiễm trùng đường tiết niệu, hô hấp, da và mô mềm.\nThành phần:\nCephalexin: 500mg\nChỉ định:\nThuốc Cephalexin MKP được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nÐiều trị các nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm:\nNhiễm khuẩn đường hô hấp dưới: viêm phế quản cấp và mạn tính, giãn phế quản nhiễm khuẩn; Nhiễm khuẩn tai-mũi-họng: viêm tai giữa , viêm xương chũm, viêm xoang, viêm amiđan hốc và viêm họng; Viêm đường tiết niệu-sinh dục: viêm bàng quang và viêm tuyến tiền liệt . Điều trị dự phòng nhiễm khuẩn đường niệu tái phát; Nhiễm khuẩn sản và phụ khoa; Nhiễm khuẩn da, mô mềm và xương; Bệnh lậu ; Nhiễm khuẩn răng; Điều trị dự phòng thay Penicillin cho người bệnh mắc bệnh tim phải điều trị răng.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Paracetamol Winthrop 500 mg của Công ty Cổ phần Dược phẩm Sanofi - Synthelabo Việt Nam, thành phần chính là Paracetamol. Paracetamol Winthrop 500 mg là thuốc điều trị giảm đau, hạ sốt. Paracetamol Winthrop 500 mg được bào chế dưới dạng viên nén, đóng gói theo quy cách: Hộp 10 vỉ x 10 viên.\nThành phần:\nParacetamol: 500mg\nChỉ định:\nThuốc Paracetamol Winthrop 500 mg được chỉ định dùng trong trường hợp điều trị triệu chứng đau từ nhẹ đến vừa và/hoặc các tình trạng sốt.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Vitamin AD được sản xuất bởi công ty cổ phần Pymepharco, có thành phần chính là vitamin A, vitamin D. Thuốc Vitamin AD được chỉ định sử dụng ở trẻ em chậm tăng trưởng, dự phòng và điều trị bệnh còi xương do chuyển hóa và nhuyễn xương, ngăn ngừa và điều trị loãng xương, trong nhãn khoa như bệnh khô mắt, quáng gà, điều trị hỗ trợ trong bệnh mụn trứng cá, vẩy nến, bổ sung cho khẩu phần ăn. \n Thuốc Vitamin AD được bào chế dưới dạng viên nang mềm. Chai 100, 200 viên, vỉ 10 viên x 10 viên.\nThành phần:\nVitamin A: 5000iu\nErgocalciferol: 400iu\nChỉ định:\nThuốc Vitamin AD được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nTrẻ em chậm tăng trưởng. Dự phòng và điều trị bệnh còi xương do chuyển hóa và nhuyễn xương. Ngăn ngừa và điều trị loãng xương . Trong nhãn khoa: Bệnh khô mắt, quáng gà. Điều trị hỗ trợ trong bệnh mụn trứng cá, vẩy nến. Bổ sung cho khẩu phần ăn.", "Nguyên nhân bệnh pellagra Nguyên nhân dẫn đến bệnh Pellagra Nguyên nhân chính gây bệnh Pellagra là chế độ ăn uống không đủ vitamin B3 hoặc tryptophan (hay Pellagra nguyên phát). Bạn có thể nhận vitamin B3 từ nhiều loại thực phẩm như gan, thịt gà tây, cá hồi, thịt bò, thịt heo,... nhưng những người không có đủ điều kiện để bổ sung các thực phẩm này sẽ dễ mắc bệnh hơn. Bạn cũng có thể mắc Pellagra do các bệnh lý khác gây ra (hay Pellagra thứ phát). Các bệnh lý này khiến cơ thể bạn giảm hấp thu hoặc không thể sử dụng vitamin B3. Bao gồm: HIV: Làm hao hụt lượng vitamin B3 trong cơ thể. Chán ăn: Chán ăn ảnh hưởng đến việc bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết của cơ thể, trong đó có vitamin B3. Bệnh đường tiêu hóa: Gây giảm hấp thu như bệnh viêm ruột hoặc xơ gan , tiêu chảy kéo dài,… Rối loạn sử dụng rượu: Khi bạn sử dụng quá nhiều rượu trong thời gian dài có thể gây ra bệnh Pellagra do rượu dễ gây tổn thương các cơ quan, gây kém hấp thu và suy dinh dưỡng. Phẫu thuật cắt dạ dày: Phẫu thuật cắt dạ dày để giảm béo có thể gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa dẫn đến thiếu hụt nhiều vi chất dinh dưỡng. Thiếu máu thiếu sắt : Sắt là một chất giúp chuyển hóa và sử dụng vitamin B3 trong cơ thể. Bệnh Hartnup: Là một rối loạn di truyền khiến cơ thể bạn không hấp thu được vitamin B3 cần thiết từ các thực phẩm bạn ăn vào. Khối u carcinoid: Các khối u carcinoid hoạt động sẽ khiến cơ thể giảm sử dụng vitamin B3. Một số loại thuốc: Làm gián đoạn quá trình trao đổi chất của vitamin B3, thường gặp nhất là thuốc chống co thắt và thuốc hóa trị, isoniazid,... Nghiện rượu là một trong những nguyên nhân làm giảm hấp thu vitamin B3", "Mô tả ngắn:\nThuốc Quinin Sulfat 250 mg của công ty Cổ phần Hoá - Dược phẩm Mekophar, thành phần chính chứa quinin sulfat, là thuốc dùng để trị sốt rét.\nThành phần:\nQuinin sulfat: 250mg\nChỉ định:\nThuốc Quinin Sulfat 250 mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nÐiều trị sốt rét không biến chứng do P. falciparum. Sốt rét không biến chứng do P. vivax kháng cloroquin . Sốt rét không biến chứng chưa xác nhận được loại ký sinh trùng sốt rét hoặc hỗn hợp.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Pyzacar 25 mg của Công ty Cổ phần Pymepharco - Việt Nam, thành phần chính chứa losartan kali. Là thuốc chống tăng huyết áp, đối kháng thụ thể angiotensin II (typ AT1). \n Pyzacar 25 mg được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, hộp 02 vỉ x 15 viên.\nThành phần:\nLosartan: 25mg\nChỉ định:\nThuốc Pyzacar 25 mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nÐiều trị tăng huyết áp ở người lớn, trẻ em và trẻ vị thành niên từ 6 - 18 tuổi. Điều trị bệnh thận ở người lớn kèm tăng huyết áp và đái tháo đường typ 2, có protein niệu > 0,5 g/ngày. Điều trị suy tim mạn ở người lớn khi không tương hợp với điều trị bằng các chất ức chế ACE, đặc biệt là ho khan hoặc chống chỉ định. Bệnh nhân suy tim đã được điều trị ổn định với các chất ức chế ACE không nên chuyển sang losartan. Điều trị suy tim mạn ở bệnh nhân có phân suất tống máu thất trái < 40% và đã ổn định trên lâm sàng.. Giảm nguy cơ đột quỵ ở bệnh nhân tăng huyết áp kèm phì đại thất trái được ghi nhận trên điện tâm đồ." ]
Thuốc Stadxicam 7.5 Stella điều trị viêm khớp dạng thấp (5 vỉ x 10 viên)
[ "Mô tả ngắn:\nStadxicam 7.5 Stella có chứa hoạt chất meloxicam, là thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) dùng trong điều trị thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp.\nThành phần:\nMeloxicam: 7.5mg\nChỉ định:\nThuốc Stadxicam 7.5 được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nĐiều trị viêm khớp dạng thấp\nĐiều trị triệu chứng ngắn hạn bệnh viêm xương khớp cấp tính trầm trọng và điều trị triệu chứng viêm cứng đốt sống.\nThuốc cũng có thể được sử dụng trong chứng viêm khớp tự phát trẻ vị thành niên." ]
[ "Mô tả ngắn:\nAvastor 20 mg - 5x10 - Boston Pharma của Công ty Cổ phần Dược phẩm Boston Việt Nam,có thành phần chính là atorvastatin (dưới dạng atorvastatin calci trihydrat). Thuốc được chỉ định bổ trợ cho liệu pháp ăn uống trong điều trị tăng cholesterol máu nguyên phát (type IIa) hoặc rối loạn lipid máu hỗn hợp (type IIb), tăng triglycerid máu (type IV); hỗ trợ dự phòng tiên phát biến cố mạch vành ở những bệnh nhân có nhiều yếu tố nguy cơ cao nhưng chưa có biểu hiện triệu chứng trên lâm sàng; làm chậm tiến triển xơ vữa mạch vành ở bệnh nhân CHD.\nThành phần:\nAtorvastatin: 20mg\nChỉ định:\nThuốc Avastor 20 mg - 5x10 - Boston Pharma được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nBổ trợ cho liệu pháp ăn uống trong điều trị tăng cholesterol máu nguyên phát (type IIa) hoặc rối loạn lipid máu hỗn hợp (type IIb), tăng triglycerid máu (type IV). Hỗ trợ dự phòng tiên phát biến cố mạch vành ở những bệnh nhân có nhiều yếu tố nguy cơ cao nhưng chưa có biểu hiện triệu chứng trên lâm sàng. Làm chậm tiến triển xơ vữa mạch vành ở bệnh nhân CHD.", "Mô tả ngắn:\nSezstad 10 của Công ty TNHH LD Stellapharm - Chi nhánh 1, thành phần chính là ezetimibe. Sezstad 10 có tác dụng điều trị tăng cholesterol máu nguyên phát; điều trị tăng cholesterol máu đồng hợp tử có tính gia đình (HoFH); tăng sitosterol máu đồng hợp tử (phytosterol máu). \n Sezstad 10 được bào chế dạng viên nén màu trắng đến trắng ngà, hình oval, hai mặt khum, trơn; đóng gói theo quy cách vỉ 10 viên, hộp 1 vỉ, 3 vỉ hoặc 6 vỉ.\nThành phần:\nEzetimibe: 10mg\nChỉ định:\nÐiều trị tăng cholesterol máu nguyên phát:\nĐơn trị liệu: Điều trị hỗ trợ với chế độ ăn kiêng ở những bệnh nhân tăng cholesterol máu nguyên phát (dị hợp có và không có tính gia đình) không phù hợp hoặc không dung nạp với thuốc nhóm statin. Điều trị phối hợp với chất ức chế enzym khử HMG — CoA (nhóm statin): Điều trị hỗ trợ với chế độ ăn kiêng ở những bệnh nhân tăng cholesterol máu nguyên phát (dị hợp có và không có tính gia đình) không được kiểm soát tốt với đơn trị liệu thuốc nhóm statin.\nĐiều trị tăng cholesterol máu đồng hợp tử có tính gia đình (HoFH):\nDùng kết hợp với thuốc nhóm statin: Điều trị hỗ trợ với chế độ ăn kiêng ở những bệnh nhân tăng cholesterol máu đồng hợp tử có tính gia đình.\nTăng sitosterol máu đồng hợp tử (phytosterol máu):\nĐiều trị hỗ trợ với chế độ ăn kiêng ở những bệnh nhân tăng sitosterol máu đồng hợp tử có tính gia đình.", "Mô tả ngắn:\nThuốc “PIROXICAM 20 mg” của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Y tế Domesco. Piroxicam là thuốc chống viêm không steroid, được chỉ định làm giảm triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp hoặc viêm cột sống dính khớp. \n Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén.\nThành phần:\nPiroxicam: 20mg\nChỉ định:\nThuốc Piroxicam 20mg Domesco được chỉ định để làm giảm triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp hoặc viêm cột sống dính khớp.\nDo tính an toàn của nó, piroxicam không phải là thuốc chống viêm không steroid được lựa chọn đầu tiên. Việc kê đơn piroxicam được dựa trên đánh giá nguy cơ tổng thể của từng bệnh nhân.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Trosicam của Công ty Alpexpharma S.A chứa Meloxicam có tác dụng giảm đau, hạ sốt, kháng viêm.\nThành phần:\nMeloxicam: 7.5mg\nChỉ định:\nThuốc Trosicam được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nÐiều trị triệu chứng viêm đau xương khớp (bệnh hư khớp, bệnh thoái hóa khớp ). Ðiều trị triệu chứng viêm khớp dạng thấp . Điều trị triệu chứng viêm cứng khớp đốt sống.", "Mô tả ngắn:\nPiromax 10 mg được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm TV.Pharm, với thành phần chính Piroxicam, là thuốc dùng để điều trị viêm xương khớp, thoái hóa khớp, viêm cột sống dính khớp, bệnh cơ xương khớp và chấn thương thể thao, thống kinh và đau sau phẫu thuật, bệnh gout cấp.\nThành phần:\nPiroxicam: 10mg\nChỉ định:\nThuốc Piromax 10 mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nĐiều trị viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp , thoái hóa khớp. Điều trị viêm cột sống dính khớp, bệnh cơ xương cấp và chấn thương trong thể thao. Điều trị thống kinh và đau sau phẫu thuật. Điều trị bệnh gút cấp.", "Mô tả ngắn:\nEnalapril Stella 10mg của Công ty TNHH Liên doanh Stellapharm, thành phần chính Enalapril Maleat, là thuốc dùng để điều trị tăng huyết áp, suy tim sung huyết, điều trị dự phòng ở bệnh nhân rối loạn chức năng thất trái không triệu chứng để làm chậm sự phát triển trở thành suy tim có triệu chứng và ở bệnh nhân rối loạn chức năng thất trái để làm giảm tỷ lệ mắc bệnh thiếu máu cục bộ mạch vành, kể cả nhồi máu cơ tim.\nThành phần:\nEnalapril: 10mg\nChỉ định:\nEnalapril Stella 10 mg chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:\nTăng huyết áp : Enalapril được dùng để điều trị tăng huyết áp từ nhẹ đến nặng. Thuốc được dùng đơn trị hoặc kết hợp với các thuốc chống tăng huyết áp khác. Suy tim sung huyết: Enalapril thường được dùng kết hợp với Glycosid tim, thuốc lợi tiểu và thuốc chẹn thụ thể Beta-adrenergic để điều trị tim sung huyết có triệu chứng. Điều trị dự phòng ở bệnh nhân rối loạn chức năng thất trái không triệu chứng để làm chậm sự phát triển trở thành suy tim có triệu chứng và ở bệnh nhân rối loạn chức năng thất trái để làm giảm tỷ lệ mắc bệnh thiếu máu cục bộ mạch vành , kể cả nhồi máu cơ tim .", "Mô tả ngắn:\nThuốc Mobic® 15 mg/1,5 ml được sản xuất bởi Công ty Boehringer Ingelheim Espana S.A – Đức , có hoạt chất chính là meloxicam . Thuốc Mobic® 15 mg/1,5 ml được chỉ định trong điều trị các triệu chứng ngắn hạn các đợt cấp của viêm xương khớp; Điều trị triệu chứng lâu dài đối với bệnh viêm khớp dạng thấp hoặc viêm cột sống dính khớp.\nThành phần:\nMeloxicam: 15mg\nChỉ định:\nThuốc Mobic® 15 mg/1,5 ml được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nĐiều trị các triệu chứng ngắn hạn các đợt cấp của viêm xương khớp . Điều trị triệu chứng lâu dài đối với bệnh viêm khớp dạng thấp hoặc viêm cột sống dính khớp.", "Mô tả ngắn:\nCeozime 200mg Saint 3X10 dạng viên nang có thành phần chính là Celecoxib được sản xuất tại Theragen Etex Co., Ltd. Ceozime chỉ định dùng trong điều trị triệu chứng thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, đau cấp, kể cả đau sau phẫu thuật, nhổ răng. Điều trị thống kinh nguyên phát.\nThành phần:\nCelecoxib: 200mg\nChỉ định:\nĐiều trị triệu chứng thoái hóa khớp ở người lớn. Điều trị triệu chứng viêm khớp dạng thấp ở người lớn. Điều trị triệu chứng viêm cột sống dính khớp ở người lớn. Điều trị đau cấp, kể cả đau sau phẫu thuật, nhổ răng. Điều trị thống kinh nguyên phát.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Prednisolone 5 mg là sản phẩm của Stellapharm , với thành phần chính Prednisolone , là thuốc dùng để điều trị viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ toàn thân, một số thể viêm mạch, viêm động mạch thái dương và viêm quanh động mạch nút, bệnh sarcoid, hen phế quản, viêm loét đại tràng, thiếu máu tán huyết, giảm bạch cầu hạt và những bệnh dị ứng nặng gồm cả phản vệ. Thuốc còn dùng để điều trị bệnh bạch cầu cấp, u lympho, ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt. \n Viên nén tròn, màu trắng, hai mặt bằng, một mặt khắc vạch, một mặt trơn.\nThành phần:\nPrednisolone: 5mg\nChỉ định:\nThuốc Prednisolone 5 mg được chỉ định dùng trong các trường hợp cần đến tác dụng kháng viêm và ức chế miễn dịch:\nÐiều trị trị viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ toàn thân, một số thể viêm mạch, viêm động mạch thái dương và viêm quanh động mạch nút, bệnh sarcoid, hen phế quản, viêm loét đại tràng, thiếu máu tan huyết, giảm bạch cầu hạt và những bệnh dị ứng nặng gồm cả phản vệ. Ðiều trị bệnh bạch cầu cấp, u lympho, ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt .", "Mô tả ngắn:\nThuốc Paracetamol 500mg Vidipha là sản phẩm của Vidipha chứa hoạt chất Paracetamol giúp giảm đau tạm thời trong điều trị chứng đau nhẹ và vừa, thay thế salicylat giảm đau nhẹ hoặc hạ sốt, giảm thân nhiệt ở người bệnh sốt.\nThành phần:\nParacetamol: 500mg\nChỉ định:\nThuốc Paracetamol 500mg chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:\nDùng giảm đau tạm thời trong điều trị chứng đau nhẹ và vừa. Thuốc có hiệu quả nhất là giảm đau cường độ thấp có nguồn gốc không phải nội tạng. Thay thế salicylat (ở người bệnh chống chỉ định hoặc không dung nạp salicylat) để giảm đau nhẹ hoặc hạ sốt. Giảm thân nhiệt ở người bệnh sốt.", "Mô tả ngắn:\nStadovas 5 Tab là sản phẩm của Công ty TNHH Liên doanh Stellapharm với thành phần chính là Amlodipine. Thuốc được chỉ định điều trị tăng huyết áp, đau thắt ngực ổn định mạn tính, đau thắt ngực do co thắt mạch (đau thắt ngực Prinzmetal).\nThành phần:\nAmlodipine: 5mg\nChỉ định:\nTăng huyết áp. Đau thắt ngực ổn định mạn tính. Đau thắt ngực do co thắt mạch (Đau thắt ngực Prinzmetal).", "Mô tả ngắn:\nThuốc Natondix 750mg là sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược phẩm SaVi - Savipharm với thành phần chính là Nabumetone. Thuốc Natondix có tác dụng chống viêm, giảm các cơn đau, cứng khớp cho những người bệnh bị thoái hóa khớp hoặc có tình trạng viêm khớp dạng thấp.\nThành phần:\nNabumeton: 750mg\nChỉ định:\nGiảm đau, chống viêm trong trường hợp thoái hoá khớp và viêm khớp dạng thấp.", "Mô tả ngắn:\nStadasone 16 mg của công ty TNHH liên doanh Stada VN, thành phần chính methylprednisolon, chủ yếu được dùng làm thuốc chống viêm hoặc ức chế miễn dịch để điều trị một số bệnh bao gồm nguyên nhân do huyết học, dị ứng, viêm, ung thư và tự miễn. \n Viên nén hình oval, màu trắng, hai mặt khum, một mặt khắc vạch chữ thập, một mặt khắc “16”.\nThành phần:\nMethylprednisolone: 16mg\nChỉ định:\nThuốc Stadasone 16 mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nDùng làm thuốc chống viêm hoặc ức chế miễn dịch để điều trị một số bệnh bao gồm nguyên nhân do huyết học, dị ứng, viêm, ung thư và tự miễn.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Stadovas 5 CAP được sản xuất bởi Công ty TNHH LD Stellapharm, có thành phần chính là amlodipine, được chỉ định trong trường hợp tăng huyết áp, bệnh nhân đau thắt ngực ổn định mạn tính và bệnh nhân đau thắt ngực do co thắt mạch (Đau thắt ngực Prinzmetal). \n Thuốc Stadovas 5 CAP được bào chế dưới dạng viên nang cứng, đầu nang màu vàng có in logo, thân nang màu trắng in “AML5” màu đen.\nThành phần:\nAmlodipine: 5mg\nChỉ định:\nThuốc Stadovas 5 CAP được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nTăng huyết áp Đau thắt ngực ổn định mạn tính. Đau thắt ngực do co thắt mạch (Đau thắt ngực Prinzmetal).", "Mô tả ngắn:\nArastad 20 của Công ty TNHH Liên doanh Stellapharm có thành phần chính là Leflunomide 20mg. Thuốc được chỉ định trong điều trị viêm khớp dạng thấp tiến triển ở người lớn, viêm khớp vảy nến tiến triển. \n Arastad 20 được bào chế dạng viên nén bao phim. Quy cách đóng gói là hộp 3 vỉ x 10 viên.\nThành phần:\nLeflunomida: 20mg\nChỉ định:\nThuốc Arastad 20 được chỉ định dùng trong các trường hợp sau: Điều trị viêm khớp dạng thấp tiến triển ở người lớn, viêm khớp vảy nến tiến triển." ]
Thân chào BS, Em hay bị đau đầu, sốt nhẹ từ ngày này qua ngày khác, bị đau cả đầu, thường bị vào buổi trưa, đặc biệt là trời nắng và em tập trung khi làm việc, nằm gối đầu trên vật cứng, em bị như thế này đã 1 năm rồi. Đi khám bệnh thì BS bảo có đàm rất nhiều trong họng và bị viêm xoang, nhưng uống thuốc thì không thấy bớt, đi khám ở nơi khác cũng bảo viêm xoang, xét nghiệm máu thì có triệu chứng sốt xuất huyết. Bàn tay em rất lạnh, nhưng người thì lúc nào cũng nóng, hiện tại em không còn dùng thuốc nữa. Xin hỏi BS là em bị gì? Em xin cảm ơn.
[ " Chào em, là một bệnh lý cấp tính do nhiễm virus Dengue, thường kéo dài trung bình khoảng 1 tuần. Tôi nghĩ “xét nghiệm máu thì có triệu chứng sốt xuất huyết” có lẽ là có dấu hiệu của giảm tiểu cầu, có thể là em đang có bệnh sốt xuất huyết trong thời gian gần đây, còn bệnh lý nền trong 1 năm qua không thể là sốt xuất huyết. Em đã khám qua 2 BS và đều khẳng định là em bị viêm xoang, mà các triệu chứng của viêm xoang cũng gồm đau đầu, sốt nhẹ, sổ mũi, đàm họng và cũng có thể phát bệnh khi em làm trong môi trường ô nhiễm, khi thời tiết nóng bức, do đó nhiều khả năng là em có bệnh viêm xoang, và là viêm xoang mạn, nhưng việc trị liệu có vẻ chưa phù hợp với em. Hơn nữa, vì em có dấu hiệu giảm tiểu cầu như tôi phân tích ở trên, đây là dấu hiệu quan trọng, không phải do viêm xoang gây ra mà là một bệnh lý khác, em cần đến khám tại cơ sở y tế có chuyên khoa huyết học để kiểm tra, tốt nhất em nên chọn cơ sở y tế đa khoa uy tín để điều trị toàn diện cho em. Thân mến! " ]
[ " Chào em Phúc, Biểu hiện sổ mũi, nghẹt mũi, đau họng, nhức đầu nhẹ xuất hiện mới đây trong mùa lạnh thường gặp là do do virus, cảm nhiễm phong hàn. Bệnh thường kéo dài vài ngày rồi tự hết, chỉ cần điều trị nâng đỡ là chính (giảm ho, giảm viêm, vitamin C); trừ khi bội nhiễm thêm vi khuẩn thì thường sẽ hành sốt cao, ho có đàm, thở nhanh, khó thở, amidan sưng mủ, khi đó cần khám BS tai mũi họng để được điều trị thêm thuốc (trong đó có kháng sinh). Để giảm triệu chứng khó chịu, bạn nên uống nhiều nước trong ngày và ăn uống bồi bổ, không hút thuốc lá, hạn chế nước đá lạnh và thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, nước có gas, giữ ấm hầu họng, tránh nơi ô nhiễm khói bụi và điều trị như hiện tại là đủ. Nếu xuất hiện triệu chứng bất thường như thấy người đừ quá, sốt cao, bệnh kéo dài nhiều ngày, ho khạc đàm đặc, khó thở, đau ngực, nước tiểu đỏ hồng, trên da có chấm xuất huyết, đau đầu dữ dội... thì cần phải vào BV kiểm tra. Thân mến! ", " Chào em, Với triệu chứng em mô tả có khả năng em đang mắc bệnh . Triệu chứng thường gặp là sốt nhẹ, mệt mỏi toàn thân, chán ăn, đau họng, góc hàm khi nuốt, tuyến mang tai sưng to thường là một bên. Bệnh sẽ cải thiện dần và tự khỏi trong vòng 7 ngày. Trong thời gian này, em nên chú ý nghỉ ngơi, uống nhiều nước, có thể sử dụng paracetamol để giảm đau, hạ sốt. Cần chú ý cách ly để tránh lây lan cho người xung quanh em nhé! Thân mến! ", "Chào cháu, Đọc thư cháu, bác sĩ thấy cháu có nhiều \"vấn đề\" đã tồn tại lâu mà sao không tìm cách giải quyết sớm? Trước tiên là bệnh đau đầu, khám BS bảo viêm xoang. Lúc đó cháu có chụp phim xoang không, có nội soi tai mũi họng để kiểm tra chưa? Viêm xoang là bệnh lý hay tái phát, điều trị dai dẳng và khó do liên quan đến yếu tố thời tiết, cơ địa dị ứng của từng người. Do đó, muốn biết có thật sự là viêm xoang hay không cần, em khám BS chuyên khoa Tai Mũi Họng và làm thêm 1 số xét nghiệm cận lâm sàng để kiểm tra. Kinh nguyệt của cháu không đều, tăng cân nhiều dù chế độ dinh dưỡng hạn chế, gần đây lại xuất hiện phù, mệt,… Cháu cần đi khám ngay BS chuyên khoa Nội tiết để được làm thêm 1 số xét nghiệm máu và nước tiểu, siêu âm bụng kiểm tra. Cháu có thể khám chuyên khoa Nội tiết tại các BV: Đại học Y dược, Chợ Rẫy, Nguyễn Tri Phương, ND Gia Định… Mong cháu sớm thu xếp công việc để đi khám bệnh.", "Chào em, Triệu chứng của em thường gặp nhất trong viêm xoang, ngoài ra, cũng có thể gặp trong 1 số bệnh cảnh khác nhưng ít gặp hơn, như u não, u vùng mũi hầu... Em nên khám chuyên khoa Tai mũi họng để bác sĩ kiểm tra vấn đề mũi xoang cho em, xem xoang nào bị viêm, mức độ viêm ra sao, viêm mạn tính chưa và loại trừ bệnh lý nguy hiểm. Song song đó, em nhớ tránh nơi ô nhiễm khói bụi, ra đường nên đeo khẩu trang, dùng nước muối khoáng rửa mũi trước và sau khi ngủ dậy, sau khi đi ở ngoài về, tránh dùng tay cạy móc bên trong mũi. Thân mến.", " Chào bạn, Tôi không rõ cách đây 1 tuần bạn bị sốt có đo nhiệt độ hay không và hiện tượng này có kéo dài đến hiện tại hay không. Nếu trước khi sốt bạn có ho, ho có đàm thì có thể do nhiễm trùng hô hấp do vi khuẩn hoặc virus. Nếu hiện tại bạn không còn sốt, không ho, bạn có thể khám BS Tai mũi họng để điều trị triệu chứng đau lưỡi. Nếu bạn vẫn còn sốt, sụt cân, ho dai dẳng kéo dài, đổ mồ hôi đêm thì bạn nên đến khám BS chuyên khoa Hô hấp để được tầm soát lao và điều trị nếu có. Thân mến! ", " Chào em Sơn, Kết quả nội soi của em cho thấy em bị viêm dạ dày - tá tràng. Các yếu tố thúc đẩy làm cho bệnh viêm họng lâu khỏi là viêm dạ dày kèm trào ngược dạ dày thực quản, thuốc lá, môi trường ô nhiễm khói bụi, nghề nghiệp nói to nói lớn... kèm trào ngược dạ dày thực quản và viêm họng mạn là 2 nhóm bệnh khác nhau nhưng là yếu tố thúc đẩy của nhau tạo thành 1 vòng xoáy bệnh lý. Dịch acid từ dạ dày trào lên làm viêm niêm mạc vùng họng miệng. Cả 2 bệnh đều không phải bệnh nan y, tuy nhiên việc điều trị cần trị song song cả 2 bệnh và cần kiên trì, vì không phải ngày 1 ngày 2 là hết. Em cần chú ý là lối sống ảnh hưởng rất nhiều lên hiệu quả điều trị bệnh, chứ không chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào thuốc của BS. Em nên tuân thủ lối sống sinh hoạt phù hợp, gồm hạn chế ăn đồ chua cay nước có gas nhiều dầu mỡ nhiều gia vị cafe bia rượu, không hút thuốc lá và tránh căng thẳng đầu óc, ăn uống đúng giờ và nghỉ ngơi hợp lý, không nằm sau khi ăn trong vòng 2 giờ, ngủ nên nằm đầu cao, giữ ấm vùng hầu họng, đặc biệt là trời lạnh, đi ra đường nhớ đeo khẩu trang. Không để quạt hay điều hòa chiếu thẳng vào đầu mặt cổ, uống nước ấm thay vì nước lạnh. Đồng thời em cần tích cực điều trị viêm dạ dày - trào ngược dạ dày thực quản thì vấn đề viêm họng sẽ cải thiện. Thân mến! ", "Chào bạn, Tình trạng ở bạn là do các mao mạch ở niêm mạc mũi xoang đang bị viêm sung huyết nên dễ bị xuất huyết dưới áp lực mạnh. Triệu chứng nghẹt mũi, hỉ mũi mạnh đau vùng quanh ổ mắt và 2 bên gò má là phù hợp với bệnh viêm mũi xoang. Bạn đã nội soi vòm họng không có sang thương gì bất thường thì có thể yên tâm. Bạn nên điều trị theo chỉ định của BS, chú ý giữ ấm hầu họng, nên ăn uống đầy đủ chất, nhất là uống nhiều nước và ăn nhiều rau xanh, trái cây (cam, táo...), hạn chế hỉ mũi quá mạnh để mao mạch còn lành lại. Thân mến.", " Chào em, Sốt cao cho thấy cơ thể em đang phản ứng chống lại tác nhân gây hại, thường là viêm nhiễm virus, vi khuẩn... Cơn đau nhói đầu trong bệnh cảnh sốt cao thường là đau do căng cơ, còn đau đầu do tổn thương thực thể trong não sẽ gây đau đầu dữ dội kèm nôn mửa, cứng cổ, dấu thần kinh, thay đổi hành vi... Sốt cao kèm nhức đầu có thể là biểu hiện của , nhưng cũng còn gặp trong nhiều cảnh viêm nhiễm khác, do đó em cần đến khám BS để tìm ra nguyên nhân. Ngoài ra, thông xoang tán là thuốc Nam dược dùng trong điều trị viêm xoang, nhưng trong đợt viêm cấp nặng, do tác nhân vi khuẩn thì em nên dùng thuốc Tây y gồm kháng viêm, kháng sinh... thì bệnh sẽ giảm nhanh hơn, vì thế tôi khuyên em nên đến BS chuyên khoa Tai mũi họng để có hướng điều trị thích hợp, em nhé. Thân mến!", "Đây là tình trạng viêm họng cấp tính, thường gặp do tác nhân virus Chào em, Đây là tình trạng viêm cấp tính ở họng, thường gặp nhất là do tác nhân virus. Chỗ đau ở họng trái có thể là ổ viêm trên lưỡi, cũng có thể ở amidan, hay thành sau họng. Bác sĩ đè lưỡi soi họng là có thể xác định được vị trí bị tổn thương, mức độ và kê thuốc phù hợp cho em. Tình trạng này em đăng ký khám ở chuyên khoa tai mũi họng là phù hợp nhất, em nhé. Trong thời gian này, em chú ý kiêng đồ chua cay, nước có gas, thức ăn nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị, cafe, bia rượu, không hút thuốc lá và tránh căng thẳng đầu óc, ăn uống đúng giờ và nghỉ ngơi hợp lý, không nằm sau khi ăn trong vòng 2 giờ, ngủ nên nằm đầu cao. Trân trọng!", "Chào bạn, Có nhiều nguyên nhân gây ra , trong đó cần phải lưu ý tới một số nguyên nhân thường gặp như hen phế quản, trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng chảy mũi sau (viêm mũi xoang mạn). Nếu thường xuyên bị viêm họng và đã được soi, chẩn đoán viêm amidan mạn tính thì nguyên nhân ho có thể liên quan đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản hoặc viêm mũi xoang mạn kèm theo. Các xoang sau nếu bị viêm mạn tính đôi khi không biểu hiện triệu chứng một cách rõ ràng (nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi…) mà có thể chỉ có đau đầu và ho kéo dài, cảm giác có dịch nhầy đọng ở sau họng, nhất là lúc sáng mới ngủ dậy. Do đó, BS khuyên bạn nên quay lại khám chuyên khoa Tai Mũi Họng; và nếu như thường có tình tràng đầy hơi, ợ chua, ợ hơi, nóng rát ngực sau xương ức thì cũng nên khám chuyên khoa Tiêu hoá để điều trị cho dứt điểm bệnh bạn nhé! Thân mến.", " Chào cháu, Các dấu hiệu của cháu tai, mắt,\r\nrăng, đau đầu gần như liên quan toàn bộ tai mũi họng. Cháu chỉ uống thuốc sốt không\r\nthể hết. Cháu nên đi khám ở bệnh viện vì sẽ dùng thêm một số cận lâm sàng rồi\r\nkết hợp lâm sàng mới đưa ra quyết định điều trị cụ thể. Cháu yên tâm bởi khi\r\nxác định chính xác thì việc điều trị tích cực thì sẽ mau chóng khỏi. Thân mến!", "Chào bạn, Sốt thường là triệu chứng của nhiễm trùng hoặc nhiễm siêu vi. Ngoài ra sốt còn có thể do một số bệnh lý khác như bệnh lý nội tiết, chuyển hoá, tự miễn, ung thư… Muốn phân biệt cần thăm khám tổng quát, xác định ổ nhiễm trùng (nếu có), xét nghiệm máu tìm tác nhân gây viêm nhiễm. Viêm tai giữa cũng thường gây sốt. Tuy nhiên, người có sức đề kháng bình thường hiếm khi bị zona nặng. Ở đây BS không rõ tiền sử bệnh lý của bạn, thời gian sốt cũng như thứ tự xuất hiện các triệu chứng nên rất khó để đưa ra chẩn đoán cụ thể. Nếu được bạn nên kiểm tra sức khoẻ tổng quát và khám chuyên khoa Tai mũi họng để giúp hỗ trợ tìm nguyên nhân bạn nhé! Thân ái.", "Chào em, Qua thư mô tả em có các bệnh lý sau: - Thường xuyên đau họng - Viêm xoang (từng chọc hút xoang mũi) - (khi thời tiết thay đổi thì chảy nước mũi) Theo chúng tôi, tuy em có 3 bệnh nhưng viêm mũi dị ứng mới là bệnh nền để đưa đến các bệnh lý còn lại, em thường xuyên đau họng chính là do nguyên nhân này. Viêm mũi dị ứng là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh lý của đường hô hấp, bệnh ngày càng tăng ở các nước công nghiệp do ô nhiễm không khí. Ngoài ra còn có yếu tố gây dị ứng: phấn hoa, nấm mốc, bụi nhà, lông chó, mèo, thú nhồi bông, thức ăn, sơn, bụi gỗ… Các triệu chứng thường gặp: ngứa mũi, chảy mũi, nhảy mũi, nghẹt mũi khi thay đổi thời tiết hoặc tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng. Tuy bệnh không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng làm cho người bệnh khó chịu trong sinh hoạt cũng như trong giao tiếp hàng ngày. Nếu không điều trị hoặc điều trị không triệt để, bệnh nhân có thể bị viêm đường hô hấp trên và dưới, viêm tai giữa, viêm xoang… Việc điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng và phòng bệnh, ngoại trừ trường hợp có bội nhiễm mới dùng kháng sinh. Phòng bệnh: - Em nên đeo khẩu trang y tế để tránh các yếu tố gây dị ứng. - Thường xuyên rửa mũi bằng NaCl 0,9%. - Tránh bụi khói thuốc lá, khói xe, nhà cửa phải thông thoáng có nhiều ánh sáng mặt trời chiếu vào. - Môi trường xung quanh nhà phải thông thoáng, không nuôi chó, mèo, chơi thú nhồi bông; - Không dùng nước hoa, phấn thơm… Thân mến!", "Chào em, Triệu chứng của em có thể gặp trong một số bệnh lý sau: viêm hầu họng mạn (trong đó có viêm amidan mạn), viêm mũi xoang chảy dịch mũi sau, viêm nướu, trào ngược dạ dày thực quản… do đó trước mắt em nên khám ở chuyên khoa Tai mũi họng và răng hàm mặt là phù hợp nhất, em nhé. Ngoài ra, em nên vệ sinh răng miệng sạch ngày 2-3 lần / ngày sau khi ăn, súc miệng nước muối ấm pha loãng trước và sau ngủ dậy, vệ sinh lưỡi mỗi ngày (không cạo lưỡi mạnh), uống nhiều nước trong ngày, không hút thuốc lá, hạn chế nước đá lạnh và thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, nước có gas, không nằm hay vận động mạnh trong vòng 2 giờ sau ăn, tối nên nằm đầu cao, giữ ấm hầu họng, tránh nơi ô nhiễm khói bụi. Thân mến.", " Chào Phạm Linh, Những triệu chứng của em hướng nhiều đến bệnh lý , nếu mới xuất hiện gần đây thì là viêm họng cấp, nếu kéo dài nhiều tuần hay tái đi tái lại nhiều thì là viêm họng mạn. Tốt nhất, em nên khám chuyên khoa tai mũi họng để BS khám và soi kỹ khu vực hầu họng, xác định bệnh tình, mức độ và đưa ra hướng xử trí phù hợp (như cắt amidan, uống thuốc đơn thuần, nhổ răng sâu đi kèm...). Song song đó, để hỗ trợ phòng và điều trị bệnh, em nên vệ sinh răng miệng sạch ngày 2-3 lần sau khi ăn, súc miệng nước muối trước và sau ngủ dậy, vệ sinh lưỡi mỗi ngày (không cạo lưỡi mạnh), uống nhiều nước trong ngày và ăn nhiều rau xanh hoa quả, không hút thuốc lá, hạn chế nước đá lạnh và thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, nước có gas, không nằm hay vận động mạnh trong vòng 2 giờ sau ăn, tối nên nằm đầu cao, giữ ấm hầu họng, tránh nơi ô nhiễm khói bụi. Thân mến! " ]
Chào BS, Ba em xỉa răng và tăm bị gãy nằm trong nướu. Răng bị sưng, chảy máu nhưng không lấy tăm ra được. Giờ ba em lạnh run, có nên cạo gió không ạ?
[ "Chào bạn, Trường hợp của ba bạn có thể bị viêm và nhiễm trùng nướu răng, gây ra triệu chứng lạnh run, cạo gió không giải quyết được vấn đề. Ba của bạn cần nhanh chóng đi khám BS chuyên khoa Răng hàm mặt để lấy mảnh tăm ra và kê thuốc uống. Thân mến." ]
[ "Chào\r\nbạn, Bạn\r\nnên đi bác sĩ chụp phim kiểm tra lại xem đã lấy sạch hết tủy chưa. Đôi khi việc\r\nlấy sót tủy có thể gây ra tình trạng đó. Nếu\r\nchụp phim lên thấy việc lấy tủy tốt thì có khả năng răng có nhiều ống tủy phụ\r\nnên việc điều trị nội nha không đáp ứng. Trong trường hợp này chỉ còn cách nhổ\r\nrăng này đi rồi làm răng giả mà thôi.", "Chào bạn, được chỉ định cho tất cả trường hợp làm mão răng, cầu răng và không bị oxy hóa trong môi trường miệng, chịu lực tốt, giá cả không cao như răng toàn sứ tuy nhiên nhược điểm là hơi ánh kim vùng cổ răng nên đối với người yêu cầu thẩm mỹ cao thì ít khi được lựa chọn. Trong trường hợp cười lộ nướu thì bác sĩ cần tìm và phân tích các yếu tố nguyên nhân để đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất. Việc chỉ phục hình lại răng sứ ít khi nào giải quyết được vấn đề. Thông thường hiện nay với các bác sĩ nha khoa, phương pháp chủ yếu là phẫu thuật làm dài thân răng, đôi khi cần kết hợp với cả chỉnh nha và phục hình. Trong những trường hợp nặng có thể phải phẫu thuật xương hàm… Thân mến.", "Chào\r\nbạn, Bạn\r\nnên đi kiểm tra lại xem nướu bị sưng là do vôi răng hay do vấn đề khác. Nếu như\r\ncó một răng gần đó bị hoại tử tủy xung quanh chân răng có ổ mủ và ổ mù này tạo\r\nthành 1 lỗ dò đổ ra ngoài nướu thì nướu răng vẫn có thể bị sưng hoặc sưng nướu\r\ndo sử dụng 1 số loại thuốc như thuốc chống động kinh, thuốc huyết áp... Nếu\r\nnhư bạn bị sưng nướu răng do vôi răng (viêm nướu) mà sau khi cạo vôi răng vẫn\r\nchưa hết sưng thì cũng có khả năng là vẫn còn vôi răng bên dưới, có thể phải\r\ndùng dụng cụ đặc biệt để đi sâu vào vùng chân răng để lấy sạch vôi răng. Viêm\r\nnướu không phải lúc nào cũng chuyển thành viêm nha chu mà cần có 1 vài yếu tố\r\ncùng phối hợp mới tạo ra bệnh lý này. Chỉ cần bạn đi cạo vôi răng định kỳ để kiểm\r\nsoát lượng vôi răng trong miệng, không để cho vôi răng tích tụ quá nhiều thì khả\r\nnăng bị viêm nha chu rất thấp. Thông\r\nthường khi nướu bị viêm chỉ cần cạo sạch vôi răng là nướu sẽ hết viêm, nước muối\r\nchỉ giúp cho nướu lành thương nhanh hơn chứ không phải biện pháp điều trị.", "Bạn Duyên thân mến, Răng chúng ta khi bị sâu thì mỗi giai đoạn sẽ có cách chữa trị khác nhau, có thể tóm tắt lại như sau: - Răng sâu chưa gây viêm tủy: trám thông thường. - Đã gây viêm tủy không hồi phục - tủy chết: lấy tủy răng sau đó trám lại. - Răng vỡ lớn, không còn chức năng ăn nhai - ổ nhiễm trùng gây tiêu xương quá nhiều, không thể giữ răng lại thì rơi vào các trường hợp khác thuộc chỉ định nhổ răng. Thật khó để chẩn đoán tình trạng răng của bạn ở giai đoạn nào nếu không nhìn trực tiếp hoặc qua phim tia X, nhưng dựa vào lời bạn kể, BS có những nhận xét như sau: - 2 năm trước đây, bác sĩ bảo răng bạn không trám được, có lẽ lúc đó răng đã bị viêm tủy không hồi phục hoặc chết tủy. Nhưng do không lấy tủy nên ổ viêm nhiễm này tiếp tục phát triển. - Răng lâu lâu bị bể ra là do tủy đã chết, không được điều trị đúng mực nên tạo ra một ổ vi khuẩn tiếp tục phát triển gây mục răng dần dần. Những mảnh răng này mục dần rồi rơi ra như bạn đã thấy. - Răng bạn không đau nhức nữa là do tủy đã chết hoàn toàn (tủy răng bao gồm thần kinh, mạch máu, tủy răng chết thì bạn không còn cảm nhận được cơn đau nữa) nhưng không có nghĩa là không có tình trạng viêm nhiễm xảy ra. Thông thường, ổ mủ âm thầm phát triển bên dưới gây tiêu xương, có khi xì ra ngoài niêm mạc, đôi khi gây đau nhức thậm chí sưng mặt. Vấn đề là phải giải quyết sớm ổ viêm nhiễm này để mủ không lan ra gây chết tủy những răng bên cạnh. Bác sĩ nói bạn phải nhổ răng có lẽ do răng bị vỡ quá sâu dưới nướu, không chữa tủy được nữa. Bạn nên làm theo lời bác sĩ sớm để ngăn chặn bất cứ tiến triển nào có thể xảy ra. AloBacsi xin nhắn nhủ thêm: Chúng ta nên giải quyết những vấn đề răng miệng ngay khi mới phát hiện. Bởi những vấn đề này không thể tự khỏi mà thường âm thầm tiến triển, càng để lâu cách chữa trị càng phức tạp và sẽ tốn nhiều thời gian, tiền bạc. Thân mến!", "Bạn Đan\r\nthân mến, Răng chúng ta không phải là lúc\r\nnào cũng cố định, cứng ngắc mà luôn có độ di động nhẹ để đáp ứng tốt hơn với\r\nlực tác động lên nó. Vì vậy, để phân biệt sinh lý và lung lay bệnh lý\r\nphải do bác sĩ xác định mới được. Thậm chí một số trường hợp răng\r\nđang có thể hơi lung lay nhiều hơn 1 chút, nhưng lấy tủy xong thì đa phần\r\nlà chắc lại như trước. Bạn nên quay lại bác sĩ khám lại xem độ lung lay này của\r\nrăng là có bình thường không hay là có nguyên nhân nào. Răng nếu không có vấn đề gì thì\r\nbọc mão bình thường, nhưng nếu có vấn đề gì đó thì phải chữa trước cho xong rồi\r\nbạn hãy bọc mão, kẻo sau này lại phải cắt bỏ làm lại. Mời bạn tham khảo thêm về nguyên\r\nnhân răng lung lay và cách điều trị mà AloBacsi đã trả lời trước đây: >> >> Thân chào bạn,", "Bạn Soa thân mến, cửa thường là từ 5 tuổi đến 7 tuổi, vì vậy\r\ncon bạn cũng sắp bước vào tuổi thay răng. Nhổ răng lúc này không phải là sớm mà\r\nlà đúng chỉ định. Bởi nếu cứ để như vậy, mủ do vi khuẩn tạo ra sẽ ảnh hưởng đến\r\nmầm răng vĩnh viễn đang ngay sát bên dưới khiến răng sau này mọc lên có thể gặp\r\ndị dạng. Còn nếu chữa tủy cho cháu thì cũng được, nhưng răng đằng nào\r\ncũng sắp nhổ, không cần thiết phải làm (nếu răng còn 1,2 năm nữa mới rụng thì\r\nmới chữa tủy cho cháu). Răng này là răng sữa, nhổ xong một thời gian sau răng vĩnh\r\nviễn sẽ mọc lên. Nhổ răng sữa thường không có nguy hiểm gì cả. Tuy nhiên bạn\r\nnên hỏi bác sĩ có cần uống thuốc trước khi nhổ hay không vì có trường hợp cháu\r\nbị sưng, chảy mủ thì phải uống thuốc trước cho bớt viêm nhiễm rồi mới nhổ răng. Thân chào bạn,", "Chào bạn, Chảy máu chân răng - chảy máu nướu là dấu hiệu thường\r\nthấy nhất và dễ nhận biết nhất của . Viêm nướu thường xảy ra do vôi\r\nrăng bám nhiều quanh cổ răng, chân răng, vi khuẩn từ đó mà xâm nhập gây hư hại\r\nnướu. Phần mẻ cổ răng bên trong có thể là do sâu, cũng có thể\r\nchỉ là 1 mảnh vôi răng bị vỡ ra khiến bạn nhầm tưởng răng bị mẻ. Bạn nên đến\r\nbác sĩ cạo vôi răng làm sạch răng, sau khi đã lấy sạch hết những chất dơ, nướu\r\nrăng sẽ nhanh chóng lành thương và tình trạng chảy máu sẽ chấm dứt. Tuy nhiên vôi răng là thứ sẽ liên tục hình thành (vôi\r\nrăng phần lớn do mảng bám thức ăn bám lên răng, lâu ngày cứng lại tạo thành) do\r\nđó cứ cách 6 tháng bạn phải đi cạo vôi răng một lần, nếu để quá lâu, vôi răng\r\nbám nhiều trở lại, việc chảy máu sẽ lại tiếp diễn. AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", " Chào em, Tình trạng hiện tại của em có thể do nhiễm trùng nơi cắt . Tuy nhiên, đó chỉ là suy đoán của tôi. Em nên tái khám bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng để được thăm khám, kiểm tra amidan. Trong thời gian này, em không nên ăn thức ăn nóng, cứng vì sẽ làm tăng cảm giác đau, chỉ nên ăn thức ăn mềm, lỏng, để nguội hoặc uống sữa lạnh em nhé. Chúc em sức khỏe! ", "Bạn Quyên thân mến, Có thể bạn bị mãn do răng sứ xâm lấn vào khoảng\r\nsinh học. Khoảng sinh học là một vùng nằm dưới nướu, cách nướu khoảng 2mm, không\r\nđược xâm phạm vào. Thông thường làm răng sứ, bác sĩ sẽ mài sao cho bờ răng sứ\r\nnằm bên dưới nướu để nhìn được tự nhiên. Tuy nhiên nếu bờ này nằm quá sâu dưới\r\nnướu sẽ lại xâm phạm khoảng sinh học gây nên viêm nướu, khiến dịch nướu tiết\r\nrất nhiều, nướu sưng... Cắt nướu hay ngay cả làm lại răng sứ không phải là giải pháp\r\nvì không giúp làm thay đổi khoảng sinh học này. Muốn điều trị để hết viêm nướu thì\r\nphải làm 1 thủ thuật gọi là làm dài thân răng để đẩy khoảng sinh học này xuống\r\nsâu hơn, khi đó bờ răng sứ sẽ không xâm phạm vào nó nữa. Sau khi làm xong, vết\r\nthương ổn, ta tiến hành làm lại răng sứ khác, lần này phải đảm bảo không mài\r\nquá sâu dưới nướu nữa. Thân chào bạn,", "Bạn Phương thân mến, Thật tiếc là bạn không trám ngay khi răng vỡ ra, vì trám răng cho dù to đến đâu cũng mất ít thời gian và ít tốn tiền hơn chữa tủy răng. Bạn để răng vỡ to không chữa trị nên bây giờ nó nặng hơn và vi khuẩn đã tấn công vào tủy gây thối tủy. này chính là nguyên nhân gây mủ răng - mủ răng rò rỉ ra bên ngoài tạo lỗ dò chính là cục thịt bạn thấy. Nếu để càng lâu thì mủ ngày càng nhiều, gây tiêu xương, lung lay răng và có thể ảnh hưởng cả răng bên cạnh, vì vậy bạn nên chữa tủy sớm. Mặc dù lỗ dò mới xuất hiện 3-4 ngày nhưng nhiễm trùng thì chắc chắn là từ rất lâu rồi, giờ mới xì ra. Tủy răng của bạn hiện tại đã bị hoại tử nên sẽ không còn cảm giác đau nữa, bạn không cần lo sợ về điều này, chỉ có điều do răng nhiễm trùng quá nặng nên thời gian điều trị sợ hơi lâu. Nếu có các chân răng trong miệng mà không chữa được nữa, bạn nên đi nhổ chân răng luôn vì đây cũng chính là nguồn lây lan vi khuẩn. Thân chào bạn,", "Chào\r\nbạn, rất to thì bạn phải đi khám bác sĩ nha khoa thôi, vì phải biết là sâu tới mức\r\nđộ nào, tới tủy hay chưa, chân răng còn tốt không, lung lay nhiều không... mới\r\nquyết định điều trị thế nào được. Nếu sâu quá to thì thường sẽ phải điều trị tủy\r\nrăng hoặc là nhổ luôn nếu răng quá tệ. Đương nhiên là nếu giữ được thì bạn nên\r\ncố hết sức giữ, vì một khi nhổ răng rồi không phải là giải quyết xong, mà sẽ\r\nkéo theo nhiều vấn đề khác sau này. Lấy\r\ntủy thường phải đi tới đi lui hơi nhiều, tùy răng mà từ 3-6 lần hẹn. Tuy nhiên\r\nnếu bạn nhổ răng rồi thì vẫn phải đi làm răng giả, cũng tốn thời gian tương\r\nđương; còn nếu bạn không làm răng giả sau này có bệnh về khớp thái dương hàm\r\n(khớp hàm trên-hàm dưới) thì đi chữa còn mất nhiều tiền, nhiều thời gian hơn mà\r\nkhông chữa khỏi. Cục\r\ncứng mà bạn sờ thấy gọi là torus (lồi xương). Đây là hiện tượng bình thường khi\r\nxương hàm tự nhiên dày lên ở chỗ đó tạo thành. Torus chỉ gây khó chịu khi bạn\r\nphải đeo hàm răng giả tháo lắp, cấn vào sẽ bị đau thôi, còn lại bình thường thì\r\nkhông ảnh hưởng gì cả. Torus thường thấy ở mặt trong hàm dưới và vòm khẩu ở hàm\r\ntrên.", "Chào\r\nbạn, Việc\r\nlấy tủy răng nhưng không đáp ứng điều trị cũng không phải là chuyện hiếm. Bạn\r\nnên đưa bé đi khám lại xem thử có nên điều trị tủy lại 1 lần nữa không hay nên\r\nnhổ luôn. Nếu nhiễm trùng quá nặng thì nên nhổ luôn để tránh ảnh hưởng đến mầm\r\nrăng vĩnh viễn bên dưới.", "Nếu răng gãy trên nướu hay ngang nướu, chân răng còn tốt thì có thể chữa tủy sau đó làm phục hình Chào bạn, Té chấn thương tốt nhất bạn vẫn nên đến bệnh viện chụp phim kiểm tra, tránh các nứt gãy xương bên trong và được hướng dẫn chăm sóc vết thương đúng cách, rửa bằng nước muối sinh lý thay cho nước muối tự pha. Về phần hai răng gãy thì còn tùy thuộc mức độ mà chúng ta có cách điều trị khác nhau. Trước tiên bạn cần đợi vết thương môi lành tương đối sau đó chụp phim kiểm tra hai răng gãy, nếu răng gãy trên nướu hay ngang nướu, chân răng còn tốt thì bạn có thể chữa tủy giữ lại sau đó làm phục hình. Trong trường hợp gãy sâu, tét thì phải nhổ bỏ, đợi lành thương và trồng răng mới. Thân mến!", "Bạn Tuấn Anh thân mến, Có rất nhiều bé bị đến mức chỉ còn chân giống như bé nhà bạn, tuy nhiên những răng này không\r\ncần phải nhổ sớm, trừ trường hợp răng bị làm mủ, sưng nướu, chảy máu... thì bắt\r\nbuộc phải lấy ra sớm để không ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn bên dưới. Các trường hợp khác, cho dù chỉ\r\ncòn chân răng nhưng lành tính, không có các biểu hiện trên thì ta cứ tạm thời\r\nđể đó chờ đến tuổi thì chân răng này cũng sẽ lung lay như bình thường, khi\r\nđó lấy ra nhẹ nhàng cho bé, không tạo ấn tượng xấu khiến bé sợ hãi mỗi khi nghe\r\nchữ \"nhổ răng\". Thân chào bạn!", "Bạn Loan\r\nthân mến, Bạn nên quay lại bác sĩ để xem răng\r\n8 có giữ được không. Nếu răng đã lấy tủy nhưng bị mưng mủ lại (bị nhiễm trùng\r\nlại) thì có thể do chưa sạch hết hoặc lấy tủy tốt nhưng răng vẫn\r\ncó những đường tủy phụ để vi khuẩn xâm nhập. Nếu lấy tủy chưa tốt thì lấy tủy\r\nlại, còn nếu do răng có ống tủy phụ thì không có cách nào bít được ống tủy này\r\nmà phải nhổ. Tuy nhiên đây là , mà răng khôn thì việc lấy tủy đã rất\r\nkhó, hầu như không thể lấy tủy lại được mà chỉ có cách nhổ đi mà thôi. Thân chào bạn," ]
Chào BS ạ, Tôi muốn hỏi con tôi được 4 tháng rưỡi. Cháu đã tiêm 3 mũi 5 trong 1. Nhưng do không hiểu biết nên khi cháu tiêm mũi thứ 2 tôi đã sử dụng thuốc Medrol với liều 2 viên/ ngày. Cho tôi hỏi như vậy có làm mất tác dụng của vắc xin không ạ? Xin cảm ơn.
[ " Chào bạn, là thuốc kháng viêm. Vắc xin khi tiêm không ảnh hưởng đến các thuốc điều trị khác, do đó con bạn tiêm vắc xin 5 trong 1 sẽ không làm mất tác dụng khi uống Medrol nên bạn hãy yên tâm nhé. Thân mến!" ]
[ "Chào em, Tốt nhất, là em nên tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của BS, vì đúng như em lo lắng, nếu , không đủ thời gian hoặc tự ý tăng liều,… đều có thể gây nên tình trạng kháng thuốc. Trường hợp của bé hy vọng sẽ không sao, nhưng bây giờ em cần cố gắng cho uống hết liều thuốc theo đơn rồi cho bé quay lại tái khám em nhé. Còn nếu sau 2 - 3 ngày dùng thuốc mà bệnh không thuyên giảm, em cần đưa bé tái khám sớm. Thân mến.", " Chào em, Em đừng quá lo lắng, vì 2 mũi tiêm đầu có thể phòng bệnh cho bé lên 80 - 90%. Bây giờ, em nên cho bé tiêm nhắc mũi 3 càng sớm càng tốt để cơ thể bé tiếp tục củng cố kháng thể phòng bệnh. Trân trọng!", "Chào em, Nói chung thuốc nào cũng có những tác dụng phụ không mong muốn và có nguy cơ nếu dùng quá liều chỉ định. Do đó, em cần theo dõi bé, nếu bé có những triệu chứng bất thường như sốt, tay chân yếu… so với ngày thường thì em nên nhanh chóng đưa bé đến BV Nhi đồng khám nha. Thân mến!", "Chào em, Văcxin Rotavin-M1 được chỉ định để tạo miễn dịch chủ động cho trẻ từ 6 tuần tuổi đến 24 tuần tuổi, phòng viêm dạ dày ruột gây do virus rota, gồm 2 liều, liều 2 cách liều 1 khoảng 2 tháng và được khuyên: nên hoàn tất mũi 2 trước 6 tháng tuổi. Trường hợp của bé, đã quá 6 tháng nên không thể uống được nữa em nhé. Tuy nhiên, cơ thể bé cũng tạo được kháng thể từ lần uống đầu tiên nhưng sẽ không đạt hiệu quả cao hơn khi bé uống đủ 2 liều. Thân mến.", "Chào bạn, Phản ứng của trẻ rất thay đổi, tùy\r\nlúc và tùy theo cơ địa. Do đó, để chắc rằng tất cả các trẻ đều được bảo vệ, cần\r\nnhắc lại mũi thứ 4 sau 1 năm. Thân mến, Chương trình do Cổng thông tin Tư\r\nvấn sức khỏe Alobacsi.vn cùng Phòng khám Đa khoa chất lượng cao Bảo Ngọc (218\r\nNguyễn Trãi, Phường 3, Quận 5, TP.HCM) phối hợp thực hiện.", "Chào bạn, Nói chung, tất cả các loại thuốc kể cả thuốc bổ, nếu dùng kéo dài không kiểm soát sẽ có những tác dụng phụ không mong muốn. Cho nên trường hợp của bé, bạn nên đưa bé đi khám để tìm nguyên nhân và tuyệt đối không nên tự ý cho bé sử dụng kéo dài. Thân mến.", "Những người chưa tiêm vắc xin mũi 2 cần liên hệ y tế phường để được chích ngừa Chào bạn, Trường hợp của con bạn có thể tiêm vắc xin phòng COVID mũi 2 loại khác và tiêm lại theo phác đồ mới. Hiện tại nhà nước đang triển khai chiến dịch tiêm vắc xin mũi 3 và tiêm vét mũi 1, mũi 2 cho những người chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng COVID. Bạn liên hệ sớm với y tế địa phương để đảm bảo gia đình mình được tiêm phòng kịp lúc, bạn nhé. Thân mến!", " Chào bạn, Trong sử dụng thuốc đúng liều chỉ định thường không thấy tác dụng không mong muốn. Trong trường hợp hạn hữu có mẫn cảm với hoặc sử dụng quá liều cao trong thời gian dài có thể bị rối loạn thừa canxi. Rối loạn thừa canxi này thường biểu hiện như: chán ăn, sụt cân, rối loạn tiêu hóa (nôn và buồn nôn), táo bón, đau đầu, đau khớp, đau cơ, khô miệng, tiểu nhiều, trầm cảm, trầm cảm vận động, tăng canxi máu và nước tiểu, sỏi thận và vôi hóa mô có thể phát triển. Con bạn uống mỗi ngày 2 giọt là đúng theo hướng dẫn của thuốc: Liều điều trị 1.000 IU/ngày, trong 3 - 4 tuần. Có thể lặp lại liệu trình điều trị sau khi ngừng lần điều trị trước 1 tuần nếu cần điều trị tiếp, khi đã có những kết quả điều trị cụ thể, chuyển sang dùng liều dự phòng 1 giọt/ngày. Tuy nhiên, tôi không rõ bạn đã cho bé uống trong thời gian bao lâu, do đó tôi không thể tư vấn kỹ hơn cho bạn. Tốt nhất, bạn nên đưa bé đến khám với BS chuyên khoa Nhi để được tư vấn kỹ hơn. Tình trạng tiểu ít có thể do bé uống ít nước hay thời tiết quá nóng làm bé tiết nhiều mồ hôi. Bạn nên cho bé uống nhiều nước, uống thêm nước trái cây. Thân mến!", " Chào bạn Thúy, Theo mô tả thì con bạn tiêm cách nay 2 tuần thì trong cơ thể bé đã có kháng thể rồi, bạn yên tâm nhé. Thân mến! ", " Chào em, Em cháu có thể tiêm ngừa được vắc-xin đó, nhưng tránh những ngày em của em có nóng sốt, cảm nhiễm, không khỏe trong người hay đang phải dùng thuốc, em nhé. Thân mến! ", " Chào em, Phải sau 2 tuần mới dùng được thuốc này nha em, vì nếu dùng thuốc này sớm sẽ không tốt cho hệ miễn dịch của bé, nhiều khả năng thuốc sẽ ức chế hệ miễn dịch sinh kháng thể phòng bệnh. Thân mến! ", " Chào em, Nếu bé không có dị ứng và không có chống chỉ định dùng thuốc này em có thể tiếp tục cho bé dùng thuốc thêm từ 2 - 4 tuần với liều như trên. Còn thời gian sau đó tôi không thể có ý kiến, vì cần khám, đánh giá sức khỏe, dinh dưỡng,… của bé mới có hướng điều trị thích hợp. Thân mến! ", "Chào bạn Như Hiền, Vacxin Rotavirus liều một và liều 2 đều giống nhau, có cùng một loại thuốc và\r\ncùng một liều, em có thể yên tâm về vấn đề này. Còn Vacxin\r\n5 trong 1 bao gồm (bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, các bệnh do Hib) hoặc (bạch\r\nhầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, các bệnh do Hib). Tùy theo loại vacxin 5 trong 1 nhân viên y tế sẽ cho bé tiêm ngừa thêm vacxin viêm\r\ngan B hoặc cho bé uống thêm vacxin ngừa bại liệt. Do đó, khi em cho bé tiêm\r\nvacxin 5 trong 1 rồi thì không cần tiêm vacxin 6 trong 1 nữa. Thân mến!", " Chào em, - Loại 10 chủng (PCV10 - Synflorix): ngoài công dụng chính còn có công dụng phụ là ngừa viêm phổi, viêm tai giữa. Tiêm cho trẻ em 2 tháng - 5 tuổi (2-4 mũi tuỳ tuổi), hiện nay ít sử dụng. - Loại 23 chủng (PPSV23 - Pneumo23): không có công dụng phụ như trên, nhưng ngừa được 23 chủng, và rất hữu ích cho trẻ 2 tuổi - 5 tuổi (và trẻ hơn 5 tuổi có bệnh mạn tính, người lớn tuổi). Chỉ tiêm có 1 liều duy nhất, rất hiếm khi tiêm nhắc lại (chỉ tiêm nhắc lại trẻ có bệnh giảm miễn dịch hoặc khi già mới tiêm nhắc). Trân trọng!", "Chào bạn, Nếu bé của bạn chỉ nhẹ như bạn trình bày,\r\nkhông sốt, vui chơi bình thường, thì việc tiêm ngừa vacxin 5 trong 1 lần 3 cho\r\nbé vẫn được tiêm bình thường, không chống chỉ định. Để cải thiện ho và nghẹt mũi của bé, bạn có thể dùng sirô Pectol cho bé uống\r\nngày 2 lần, mỗi lần 2ml và kết hợp vệ sinh mũi bằng dung dịch Nacl 0,9%. Sau dùng\r\nthuốc 2 ngày mà các triệu chứng trên không giảm, bạn nên đưa bé đi khám BS. Thân mến," ]
Bác sĩ ơi, bấm huyệt trên mặt có khi nào gây liệt cơ mặt không ạ? Mong được bác sĩ phản hồi sớm. Em cảm ơn.
[ "Bấm huyệt sai cách gây ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân Chào em, Huyệt trên mặt có ảnh hưởng tới hầu hết các nội tạng trong cơ thể và chức năng thần kinh. Do đó, bấm huyệt sẽ làm giảm được các triệu chứng như đau mỏi, rối loạn tiêu hóa nhẹ, mỏi mắt… Tuy nhiên, nếu em giao cho người không biết, không học về xoa bóp bấm huyệt thì có thể dẫn đến liệt mặt, và trước mắt sẽ gây đau, bầm, tổn thương cơ, ảnh hưởng vẻ đẹp. Vì vậy, nên chọn những nơi uy tín, thầy thuốc có chuyên môn và giàu kinh nghiệm để bấm huyệt, em nhé. Thân mến." ]
[ "Chào\r\nem, Lựa\r\nchọn đường có nhiều lợi ích cũng như 1 số tác dụng phụ đi kèm. Một\r\ntrong những tác dụng phụ thường gặp do nhiều lần trong thời gian ngắn, dù 1 lần chỉ 1 lượng nhỏ\r\nthuốc, đó là triệu chứng tê, hay tạm thời giảm cảm giác ở vùng mông. Hiện\r\ntượng này là lành tính như BS điều trị của em đã thông báo, từ từ sẽ hết, có\r\nngười nhanh người chậm. Nếu em muốn hết nhanh có thể xoa bóp, chườm ấm, mát xa\r\ncho mô dưới da đàn hồi lại nhanh. Biến\r\nchứng tiêm thuốc ở mông sợ nhất là liệt chân do chạm vào thần kinh ngồi (khi đó\r\nkhông chỉ giảm cảm giác ở mông mà còn không đi lại được nữa), hay áp xe mông (sờ\r\ncó ổ áp xe, sưng nóng đỏ đau) và hiện em không có biểu hiện đó. Thân ái. AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Nguyên nhân liệt mặt ngoại biên Nguyên nhân dẫn đến liệt mặt ngoại biên Nguyên nhân chính xác cho đến nay hầu như đều không rõ ràng nhưng bệnh thường liên quan đến tình trạng nhiễm vi rút. Các vi rút gây ra một số bệnh lý khác nhau và có liên quan đến liệt mặt ngoại biên bao gồm: Loét lạnh và mụn rộp sinh dục do herpes simplex vi rút. Bệnh thủy đậu và bệnh zona do herpes zoster vi rút. Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng do Epstein-Barr vi rút. Nhiễm trùng cytomegalovirus. Bệnh đường hô hấp do adenovirus. Bệnh rubella. Bệnh quai bị. Bệnh cúm do influenza type B. Bệnh tay chân miệng do coxsackievirus. Trong bệnh nhiễm do vi rút, dây thần kinh mặt (dây thần kinh số VII) thường bị viêm, sưng và liệt. Bên cạnh triệu chứng liệt mặt, liệt dây thần kinh số VII còn gây ra các triệu chứng có liên quan đến các chức năng khác như tiết nước mắt, tiết nước bọt, chức năng vị giác...", "Phước thân mến, Đúng như em đã mô tả, có thể em đang sử dụng loại kem có thành phần không nên dùng lâu cho da, sử dụng lâu sẽ gây lệ thuộc và xuất hiện . Em nên đến khám tại phòng khám da liễu để BS sẽ đưa ra hướng điều trị để hạn chế sự lệ thuộc thuốc và phục hồi da. Trân trọng. ThS.BS Huỳnh Thị Thúy Nga Khoa Khám bệnh, BV Nhân dân 115", "Cần cẩn trọng khi sử dụng mặt nạ lột, tránh những nguy hiểm không đáng có gây ảnh hưởng đến sức khỏe của làn da Chào bạn, Sạm da xảy ra yếu tố vật lý như cháy nắng, rám nắng ở những vùng hở bộc lộ với ánh sáng mặt trời mà không được bảo vệ, cũng có thể là sạm da sau viêm, do hành vi lột mặt nạ gây tổn thương do cho lớp mỏng và nhạy cảm ở mặt. Tuy nhiên, một số trường hợp sạm da có thể xảy ra do rối loạn nội tiết, do thuốc hoặc thiếu một số vi chất. Để hạn chế sạm da tiến triển, trước tiên bạn nên hạn chế việc làm tổn thương thêm da mặt, tránh lột mặt nạ, tránh sử dụng mỹ phẩm gây kích ứng, nên tránh nắng tuyệt đối kể cả khi ở trong nhà. Bạn có thể tới khám BS da liễu để BS đánh giá mức độ sạm da để xem xét kê thuốc bôi hoặc can thiệp laser bạn nhé!", "Chào em, Một chấn thương mạnh gây gãy mỏm khuỷu mặt trong có khả năng làm tổn thương thần kinh trụ, tùy mức độ tổn thương của thần kinh mà sẽ dẫn đến triệu chứng rối loạn cảm giác, nặng hơn là yếu liệt. Khi thần kinh tổn thương do chấn thương, việc phẫu thuật chỉ giúp cố định xương, định hình lại khớp, chứ không thể giải quyết vấn đề của thần kinh được, vì tế bào thần kinh đặc biệt hơn các tế bào khác, không phải cứ khâu nối là xong. Tuy nhiên, cũng có thể thần kinh trụ không bị tổn thương do tai nạn mà chỉ bị chèn ép nhất thời do tình trạng phù nề của mô xung quanh, trong trường hợp này, khả năng hồi phục sẽ cao hơn, khi mô xung quanh bớt phù nề bớt chèn ép thì sẽ hết tê. Nhìn chung, ở cả 2 trường hợp, cách duy nhất vẫn là chờ đợi, siêng tập vật lý trị liệu, sau khi vết thương lành hẳn, bác sĩ sẽ đánh giá lại cho em, cần thiết thì sẽ đo điện cơ để xem thần kinh có bị tổn thương nhiều không, em nhé. Thân mến.", "Chào bạn, Tiêm thuốc thường cho tác dụng nhanh nhưng rất dễ gặp phải biến chứng, thường gặp là đau, tổn thương mạch máu thần kinh, áp xe vùng tiêm… đều có thể gây ra cơn đau khó chịu. Do có nhiều nguyên nhân cần được làm rõ thì mới điều trị dứt điểm được, bạn nên tới bệnh viện khám để bác sĩ đánh giá trực tiếp bạn nhé! Thân mến.", "Chào em, của em dựa trên cân nặng\r\nvà chiều cao cho thấy em đang (ốm) chứ không phải là bình thường như\r\nem nghĩ, em nên ăn uống bồi bổ thêm. Còn việc mặt hốc hác hơn so với phần còn\r\nlại của cơ thể là do cơ địa, mỗi người khác nhau, có người đầy đặn ở mặt nhưng\r\nphần thân mình lại ốm, có người vòng 1 nhỏ vòng 3 to... Em không có ý định đụng\r\nđến phẫu thuật thẩm mỹ là tốt. Nếu muốn , em\r\ncó thể massage mặt trước khi ngủ, quan trọng là ngủ đủ giấc, không thức khuya\r\nvà tập thể dục để chắc cơ và phân bố mỡ hợp lý. Thân ái,", "Co giật cơ mặt là tình trạng bệnh biểu hiện trên một nửa khuôn mặt. Nó thường bắt đầu bằng co giật xung quanh mắt một bên Chào em, Triệu chứng em cung cấp và kết quả xét nghiệm em đã làm khá phù hợp với chẩn đoán co thắt cơ mặt. Để điều trị hiệu quả hơn, em nên phối hợp đông tây y với nhau, thứ nhất là tái khám lại BS Tây y chuyên khoa thần kinh để BS điều chỉnh thuốc lại cho phù hợp, song song đó em có thể phối hợp thêm y học cổ truyền - y học dân tộc với liệu pháp châm cứu, cấy chỉ sẽ mau đạt kết quả hơn. Em chú ý nghỉ ngơi, tránh thức khuya, mát xa mặt và ăn uống đầy đủ chất, em nhé.", "Bạn Vang thân mến, Dấu hiệu sưng, rát, cộm cộm là biểu hiện của hiện tượng viêm, nhiễm trùng. Mi mắt tổn thương có thể là do chắp lẹo hay viêm nhiễm vi rút Herpes. Nếu là chắp lẹo điều trị chủ yếu là thuốc kháng sinh uống còn do virút Herpes diều trị chủ yếu là thuốc uống kháng vi rút Acyclovir. Chào bạn,", "Chào bạn, Sau chấn thương xuất hiện vết bầm trên mặt đặc biệt ở vùng gò má thì có nguy cơ cao bệnh nhân có tổn thương vùng xương hàm mặt, xương gò má, xương ổ mắt… những tổn thương xương tại vị trí này sẽ gây bầm và rất lâu lành. Ngoài ra, các vết gãy xương sọ mặt đôi khi còn ảnh hưởng đến cả cấu trúc não bộ, gây chảy dịch não tủy, và các tình trạng nhiễm trùng khác cũng như tình trạng chấn thương não khác. Vì bác sĩ không trực tiếp thăm khám bệnh cho bạn nên chưa thể kết luận được tình trạng của bạn có nghiêm trọng hay không, bạn hãy đến bệnh viện để được chụp cắt lớp vi tính (MSCT) sọ não, sau khi có kết quả bác sĩ điều trị tại bệnh viện sẽ tư vấn tiếp cho bạn nhé. Thân ái chào bạn.", "Nguy cơ liệt mặt ngoại biên Những ai có nguy cơ bị liệt mặt ngoại biên? Liệt mặt ngoại biên xảy ra thường xuyên hơn ở những đối tượng sau: Phụ nữ mang thai , đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ ba hoặc trong giai đoạn hậu sản tuần đầu tiên. Bệnh nhân bị nhiễm trùng đường hô hấp trên, chẳng hạn như cúm hoặc cảm lạnh. Bệnh nhân tiểu đường, tăng huyết áp hoặc béo phì.", "Xoa bóp bấm huyệt giúp giảm nọng cằm và thon gọn hơn. Chào bạn, Theo thời gian, lực hút của Trái đất sẽ làm cho da mặt bị chảy xệ, cộng với tuổi tác gây tích tụ mỡ ở cằm, mặt trong cánh tay, đùi… Do vậy, chúng ta nên kết hợp việc xoa bóp như xoa qua xoa lại dưới cằm hoặc xoa từ dưới vùng cằm lên mặt để gương mặt được thon thả hơn. Thứ hai, với những gương mặt hay buồn bã, thở dài thì mỗi lần mệt mỏi như vậy lực hút sẽ kéo xuống. Để chống lực hút đó, ngoài việc xoa bóp thì vẻ mặt phải tươi tỉnh, nhìn cuộc sống lạc quan mới góp phần làm đẹp cho cả thể xác lẫn tinh thần. Thứ nhất, một tay chúng ta nắm lại và xoa theo chiều kim đồng hồ (không xoa ngược lại) mỗi ngày 2 lần, sáng 10-20 lần, chiều cũng 10-20 lần, với điều kiện không nên ăn quá no. Thứ hai, cân đối uống đủ 2 lít nước/ngày, về cảm xúc phải vui vẻ, lạc quan. Cần lưu ý một số loại thuốc, thực phẩm chức năng đang sử dụng có thể làm giữ nước, gây rối loạn điện giải khiến mỡ bụng tăng lên sẽ không có lợi cho việc xoa bóp. Các bạn có thể dùng tay phải vuốt từ trên vai trái xuống ngực và đổi lại tay trái vuốt từ trên vai phải xuống ngực, nhớ vuốt đều và xoay qua xoay lại nhẹ nhàng. Thực hiện 3-5 lần, mỗi lần 6 cái (3 lần/1 vai). Thực hành trong khoảng 3-5 ngày, nếu tình trạng không cải thiện được thì nên đi khám, tư vấn bác sĩ xem có bệnh gì khác không. Các bạn có thể tham khảo chi tiết về kỹ thuật xoa bóp bấm huyệt của BS.CK2 Huỳnh Tấn Vũ trong bài này: Thân mến. (Trích từ livestream )", " Chào em, Do tính chất công việc của em phải sử dụng nhiều sức cơ, có thể ở tư thế không tốt kéo dài nên dễ gây ra tình trạng , tổn thương cơ. Em cần chú ý nghỉ ngơi điều độ, ăn uống đủ chất, tránh sử dụng chất kích thích để giúp cơ thể phục hồi sau làm việc nặng. Bên cạnh đó, tập một số động tác thể dục nhẹ để cơ thể dẻo dai hơn cũng giúp giảm đau, giảm chấn thương do công việc em nhé! Thân mến! ", " Chào bạn, Tùy vào mức độ ban đầu và cơ địa của mỗi người mà thời gian phục hồi sẽ khác nhau. Hiện giờ mặt bạn còn sưng nhưng cụ thể là sưng ở vùng nào, kích thước cục máu bầm to hay nhỏ, đã bay hết màu vàng xanh chưa… câu trả lời này BS theo dõi bệnh của bạn mới đánh giá chính xác được và có hướng xử trí thích hợp tiếp theo. Vì thế bạn nên tái khám lại hoặc đến một BS khác chuyên về thẩm mỹ uy tín. Về sơ bộ, tôi chỉ có thể góp ý thêm một liệu pháp không dùng thuốc, đó là massage, xoa bóp dưới sức nóng tương đối như dầu nóng, chườm ấm sẽ có tác dụng hỗ trợ khá tốt. Thân mến! ", " Chào em, có thể gây đau bụng, vị trí đau thường gặp là vùng thượng vị (ngay phía dưới mũi xương ức), cảm giác nóng rát hoặc gặm nhắm, có thể lan ra 2 bên, lan ra sau lưng, giảm đau bởi thức ăn hoặc uống antacids, cảm giác đau tức khi ấn vào vùng thượng vị. Triệu chứng đau của em có thể do viêm dạ dày tá tràng trực tiếp gây ra, có thể do viêm dạ dày tá tràng gián tiếp làm giảm hấp thu vitamin và vi khoáng chất, lo âu căng thẳng góp phần làm đau mỏi cơ thành bụng. Viêm dạ dày là bệnh có thể chữa được. Nguyên nhân gây viêm dạ dày (bao tử) thường gặp nhất là do vi khuẩn Hp (phải kiểm tra xem có nhiễm Hp hay không để điều trị tiệt trừ Hp), tiếp đó là do dùng thuốc (thuốc giảm đau, kháng viêm, thuốc điều trị đau khớp...), căng thẳng đầu óc - ăn uống thất thường, hội chứng khó tiêu chức năng. Do vậy, khi em điều trị 1 tháng thuốc không bớt thì em nên tái khám kiểm tra, hoặc khám ở trung tâm chuyên khoa tiêu hóa khác để BS điều chỉnh thuốc cho phù hợp, tầm soát Hp nếu chưa làm. Ngoài ra, em cần chú ý hạn chế ăn đồ chua cay nước có gas nhiều dầu mỡ nhiều gia vị cafe bia rượu, không hút thuốc lá và tránh căng thẳng đầu óc, ăn uống đúng giờ và nghỉ ngơi hợp lý, không nằm/ vận động mạnh sau khi ăn trong vòng 2 giờ. Thân mến! " ]
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa loạn dưỡng cơ
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa loạn dưỡng cơ Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của Loạn dưỡng cơ Chế độ dinh dưỡng: Uống nhiều nước. Bổ sung rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, thức ăn giàu protein, thực phẩm nhiều chất xơ. Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị; Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng; Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị; Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Phương pháp phòng ngừa Loạn dưỡng cơ hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng; Chế độ ăn uống dinh dưỡng: Ăn nhiều rau xanh, trái cây có chứa chất chống oxy, hạn chế ăn nhiều chất béo, dầu mỡ; Uống nhiều nước để tránh cơ thể bị mất nước và táo bón ; Duy trì cân nặng hợp lý, giảm cân khi cần thiết; Bỏ thuốc lá để bảo vệ tim và phổi; Tiêm vaccine cúm và viêm phổi; Trước khi quyết định mang thai nên làm những xét nghiệm di truyền; Khám sức khỏe thường xuyên để có thể kịp thời phát hiện và điều trị bệnh sớm." ]
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa bệnh não wernicke Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh não Wernicke Chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng cho người bệnh Wernicke cần tập trung vào việc cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và hỗ trợ sức khỏe tổng thể. Dưới đây là một số gợi ý: Chế độ sinh hoạt: Hạn chế cồn (rượu, bia): Rất quan trọng để hạn chế hoặc ngừng tiêu thụ cồn. Cồn có thể gây hại cho hệ thần kinh và ảnh hưởng đến quá trình điều trị và phục hồi. Tái khám định kỳ: Tuân thủ lịch kiểm tra y tế định kỳ và tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. Điều này giúp theo dõi tiến triển của bệnh và đảm bảo việc điều trị và quản lý phù hợp. Chế độ dinh dưỡng: Bổ sung vitamin B1 (thiamine): Bệnh Wernicke thường liên quan đến thiếu hụt vitamin B1. Hãy đảm bảo rằng bạn cung cấp đủ vitamin B1 trong chế độ ăn hàng ngày. Các nguồn thực phẩm giàu vitamin B1 bao gồm hạt, lúa mạch, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, cá, thịt gia cầm và trái cây. Ăn đa dạng và cân bằng: Hãy ăn một chế độ ăn đa dạng và cân bằng, bao gồm nhiều rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu chất xơ và nguồn protein chất lượng như thịt gà, cá, đậu, hạt và các sản phẩm từ sữa. Điều này giúp đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể. Lưu ý rằng đây chỉ là những gợi ý tổng quát. Bạn cần tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để nhận được lời khuyên cá nhân hóa và phù hợp với trường hợp của bạn. Phòng ngừa bệnh não Wernicke Nguy cơ mắc bệnh não Wernicke có thể được giảm bớt bằng cách giảm hoặc ngừng tiêu thụ rượu quá mức, duy trì chế độ ăn uống cân bằng và bổ sung đầy đủ vitamin trong những trường hợp đã được biết trước (ví dụ: Cho ăn qua đường tĩnh mạch, phẫu thuật đường tiêu hoá). Bổ sung thiamine đầy đủ trong chế độ ăn uống để phòng ngừa bệnh não Wernicke", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa cơ tim hạn chế Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh cơ tim hạn chế Chế độ sinh hoạt: Để quản lý bệnh cơ tim hạn chế, cũng như các triệu chứng của bệnh để cải thiện chất lượng cuộc sống, bạn có thể thực hiện các việc sau: Tuân thủ điều trị của bác sĩ chuyên khoa tim mạch; Tránh căng thẳng bằng các phương pháp khác nhau như yoga, thiền, tập thở; Hạn chế caffeine và rượu; Ngưng hút thuốc lá vì nó ảnh hưởng xấu lên toàn hệ thống tim mạch; Tập thể dục theo chỉ dẫn của bác sĩ, vì mặc dù vận động thường tốt cho tim mạch, tuy nhiên khi mắc bệnh cơ tim hạn chế, việc vận động có thể gây mệt mỏi và khó thở. Do đó, bạn có thể nghỉ giải lao thường xuyên, tập thể dục vào thời điểm có nhiều năng lượng nhất và bắt đầu một cách từ từ. Các việc tập nặng như tập tạ không được khuyến khích. Người mắc bệnh cơ tim hạn chế chỉ nên vận động nhẹ nhàng, điều độ Chế độ dinh dưỡng: Một khi được chẩn đoán mắc bệnh cơ tim hạn chế, bạn nên tham khảo và làm theo hướng dẫn của bác sĩ đối với chế độ ăn của mình. Việc hạn chế muối là rất quan trọng đặc biệt khi bạn có các triệu chứng như khó thở hay phù, hãy làm theo hướng dẫn ngay cả khi các triệu chứng đã thuyên giảm. Phương pháp phòng ngừa bệnh cơ tim hạn chế hiệu quả Không có cách để ngăn ngừa các tình trạng cơ bản gây ra bệnh cơ tim hạn chế. Tuy nhiên, bạn có thể duy trì các hoạt động và chế độ dinh dưỡng có lợi cho tim mạch như duy trì cân nặng khỏe mạnh, tránh căng thẳng, sử dụng chế độ ăn lành mạnh và kiểm soát các bệnh lý tiềm ẩn khác như tăng huyết áp.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa dị tật dandy-walker Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của dị tật Dandy-Walker Chế độ sinh hoạt: Chế độ sinh hoạt cho người mắc dị tật Dandy-Walker thường được cá nhân hóa dựa trên tình trạng sức khỏe và khả năng của từng người. Tuy nhiên, dưới đây là một số gợi ý chung mà bạn có thể tham khảo: Theo dõi y tế định kỳ: Điều quan trọng là theo dõi sát sao sự phát triển và sức khỏe của trẻ mắc dị tật Dandy-Walker. Hãy tuân thủ lịch hẹn kiểm tra định kỳ với bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo rằng trẻ nhận được chăm sóc tốt nhất. Chăm sóc thường xuyên: Cung cấp một môi trường an toàn và hỗ trợ cho trẻ mắc dị tật Dandy-Walker. Điều này có thể bao gồm giám sát chặt chẽ, giúp đỡ trong việc di chuyển, ăn uống, làm vệ sinh cá nhân và các hoạt động hàng ngày khác. Hỗ trợ giáo dục: Đối với trẻ em mắc dị tật Dandy-Walker, việc có một môi trường giáo dục phù hợp là rất quan trọng. Tìm hiểu về các chương trình giáo dục đặc biệt hoặc các trường học có chương trình hỗ trợ cho trẻ có khuyết tật. Hãy thảo luận với giáo viên và chuyên gia giáo dục để xác định các phương pháp học tập phù hợp nhất cho trẻ. Hỗ trợ tâm lý và xã hội: Người mắc dị tật Dandy-Walker có thể gặp khó khăn trong việc tương tác xã hội và có thể cần sự hỗ trợ tâm lý. Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ các nhóm hỗ trợ hoặc tư vấn viên tâm lý để hỗ trợ người bệnh và gia đình. Chế độ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng cho người mắc dị tật Dandy-Walker cần tập trung vào việc cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để hỗ trợ sự phát triển và chức năng của cơ thể. Dưới đây là một số gợi ý về chế độ dinh dưỡng cho người mắc dị tật Dandy-Walker: Thực phẩm giàu chất xơ: Bao gồm các loại rau và quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt, hạt và các sản phẩm từ đậu. Chất xơ giúp duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh và hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Protein: Cung cấp đủ lượng protein từ các nguồn như thịt gia cầm, cá, hạt, đậu và các loại sản phẩm sữa không béo. Protein là thành phần quan trọng để xây dựng và duy trì mô cơ và sự phát triển tổng thể. Chất béo lành mạnh: Chọn các nguồn chất béo lành mạnh như dầu ô liu, dầu hạnh nhân, dầu hướng dương và cá hồi giàu omega-3. Tránh ăn quá nhiều chất béo không lành mạnh như chất béo bão hòa và chất béo no. Canxi và vitamin D: Đảm bảo cung cấp đủ canxi và vitamin D để hỗ trợ sự phát triển và sức khỏe xương. Sữa và sản phẩm từ sữa không béo, cá có xương như cá hồi và cá thu là các nguồn tốt của canxi và vitamin D. Tránh thức ăn có chất kích thích: Hạn chế tiêu thụ các loại thức ăn và đồ uống có chứa caffeine và chất kích thích khác, vì chúng có thể gây tác động tiêu cực đến hệ thần kinh. Ngoài ra, hãy luôn thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo rằng chế độ dinh dưỡng của người mắc dị tật Dandy-Walker phù hợp với tình trạng cụ thể của họ. Phòng ngừa dị tật Dandy-Walker Các yếu tố môi trường có thể dẫn đến sự phát triển của dị tật Dandy-Walker. Bạn có thể giảm nguy cơ cho con mình bằng cách tránh các chất độc và một số hóa chất trong thai kỳ. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về những gì an toàn và không an toàn cho thai nhi của mình. Tránh tiếp xúc các độc chất trong quá trình mang thai giúp phòng ngừa hội chứng Dandy-Walker Các câu hỏi thường gặp về dị tật Dandy-Walker Các triệu chứng của dị tật Dandy-Walker xuất hiện khi nào? Đôi khi, các triệu chứng xuất hiện đột ngột hoặc các triệu chứng có thể xảy ra mà cha mẹ không nhận thấy có điều gì không ổn. Các triệu chứng có xu hướng phát triển trong vài tháng đầu đời của trẻ, nhưng một số trẻ không được phát hiện và chẩn đoán cho đến khi trẻ được 3 hoặc 4 tuổi. Con tôi có bị thiểu năng trí tuệ không? Chưa đến một nửa số trẻ mắc dị tật Dandy-Walker bị thiểu năng trí tuệ. Khuyết tật trí tuệ thường xảy ra nhất ở trẻ em mắc dị tật Dandy-Walker kèm theo: Não úng thủy nặng; Liên quan nhiễm sắc thể; Các tình trạng bẩm sinh khác. Dị tật Dandy-Walker gây ra biến chứng gì? Dị tật Dandy-Walker có thể xảy ra cùng với những bất thường về phát triển khác. Những điều này có thể góp phần làm tiên lượng xấu hơn và có thể dẫn đến các biến chứng như: Vấn đề tim mạch; Chân tay và khuôn mặt bất thường; Vấn đề về thính giác và thị giác. Các biến chứng khác có thể xảy ra bao gồm: Chậm phát triển tinh thần và thể chất; Cơn động kinh; Yếu liệt; Vấn đề trong việc học tập và tư duy. Tiên lượng của trẻ mắc dị tật Dandy-Walker như thế nào? Tiên lượng và tuổi thọ của con bạn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng mà chúng mắc phải. Các tình trạng bẩm sinh khác cũng ảnh hưởng đến tiên lượng. Những trẻ mắc dị tật Dandy-Walker có nhiều biểu hiện khác nhau. Một số trẻ có triệu chứng ít. Một số trẻ khác lại bị khuyết tật nặng. Một số trẻ có thể đạt được khả năng nhận thức điển hình nếu có kế hoạch điều trị phù hợp. Những trẻ khác thì lại không, ngay cả khi họ được chẩn đoán và điều trị bệnh sớm.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa thoái hóa khớp Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của thoái hóa khớp Chế độ sinh hoạt: Tập thể dục và giảm cân nếu bạn thừa cân là những cách quan trọng để giảm đau khớp và cứng khớp do thoái hóa khớp. Bài tập ít tác động có thể tăng sức bền và tăng cường các cơ xung quanh khớp, giúp khớp của bạn ổn định hơn. Thử đi bộ, đi xe đạp hoặc thể dục nhịp điệu dưới nước. Nếu bạn cảm thấy đau khớp mới, hãy dừng lại. Cơn đau mới kéo dài hàng giờ sau khi bạn tập thể dục có thể có nghĩa là bạn đã tập quá sức, không phải bạn đã gây ra tổn thương hoặc bạn nên ngừng tập thể dục. Hãy thử lại sau một hoặc hai ngày ở mức cường độ thấp hơn. Hạn chế khiêng vác nặng, chứ ý tư thế sinh hoạt hàng ngày. Khi nâng vật nặng, hãy sử dụng sức của đôi chân và cánh tay, không dùng sức của vùng lưng. Tránh cong lưng, đứng càng gần vật càng tốt và không để tay ra ngoài tầm với của bạn. hi đặt vật xuống, hãy sử dụng cơ bắp và các cử động của tay, đầu gối, không cúi người để đặt vật xuống. Chế độ dinh dưỡng: Để giảm lượng calo, người bệnh nên: Ăn các khẩu phần nhỏ hơn. Tránh thức ăn và đồ uống có đường. Ăn chủ yếu thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Ăn nhiều trái cây và rau. Đây là những thực phẩm chứa chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại, tổn thương. Chất chống oxy hóa được tìm thấy trong trái cây và rau như: Táo, hành tây, hẹ tây và dâu tây,... Bổ sung Omega-3 . Omega-3 đóng vai trò giảm đau và cứng khớp vào buổi sáng. Omega-3 có nhiều trong các loại cá béo như: Cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá trích và cá mòi. Phương pháp phòng ngừa thoái hóa khớp hiệu quả Giảm cân: Mang thêm trọng lượng làm tăng áp lực lên các khớp chịu trọng lượng của bạn, chẳng hạn như đầu gối và hông của bạn. Ngay cả việc giảm cân nhẹ cũng có thể giảm bớt áp lực và giảm đau. Nói chuyện với chuyên gia dinh dưỡng về những cách giảm cân lành mạnh phù hợp với bản thân của bạn. Những thứ khác cần thử bao gồm: Các liệu pháp vận động: Thái cực quyền và yoga bao gồm các bài tập nhẹ nhàng và kéo giãn kết hợp với hít thở sâu. Nhiều người sử dụng các liệu pháp này để giảm căng thẳng trong cuộc sống và nghiên cứu cho thấy rằng thái cực quyền và yoga có thể làm giảm đau nhức xương khớp và cải thiện vận động. Đảm bảo yoga bạn chọn là một hình thức nhẹ nhàng và người hướng dẫn biết khớp nào của bạn bị ảnh hưởng. Tránh các động tác gây đau khớp. Nhiệt và lạnh: Cả nhiệt và lạnh đều có thể làm giảm đau và sưng khớp. Nhiệt, đặc biệt là nhiệt ẩm, có thể giúp cơ thư giãn và giảm đau. Lạnh có thể làm giảm đau nhức cơ sau khi tập thể dục và giảm co thắt cơ. Capsaicin: Chất capsaicin tại chỗ, một chiết xuất từ ​​ớt, bôi lên da của bạn trên khớp bị thoái hóa có thể hữu ích. Bạn có thể phải bôi ba đến bốn lần một ngày trong vài tuần trước khi thấy lợi ích. Một số người không thể chịu đựng được sự kích ứng. Rửa tay sạch sau khi thoa kem capsaicin. Miếng lót giày hoặc các thiết bị hỗ trợ khác: Các thiết bị này có thể hỗ trợ khớp của bạn để giúp giảm bớt áp lực. Thiết bị hỗ trợ: Các thiết bị hỗ trợ có thể giúp giảm căng thẳng cho khớp của bạn. Một cây gậy hoặc khung tập đi sẽ giảm trọng lượng khỏi đầu gối hoặc hông của bạn khi đi bộ. Cầm gậy ở tay đối diện với chân bị đau. Dụng cụ để nắm và gắp có thể giúp bạn làm việc bếp dễ dàng hơn nếu bạn bị thoái hóa khớp ở ngón tay. Kiểm tra danh mục hoặc cửa hàng cung cấp y tế hoặc hỏi bác sĩ của bạn về các thiết bị trợ giúp. Nên định kỳ tầm soát sức khỏe xương khớp để theo dõi và phát hiện các bất thường càng sớm càng tốt. Xem thêm: Cách phòng ngừa và giảm triệu chứng thoái hóa khớp như thế nào?", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa rối loạn phân ly Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của rối loạn phân ly Chế độ sinh hoạt: Chế độ sinh hoạt có thể hỗ trợ người bệnh rối loạn phân ly trong việc quản lý triệu chứng và tăng cường trạng thái tâm lý và cảm giác an toàn. Dưới đây là một số gợi ý về chế độ sinh hoạt cho người bệnh rối loạn phân ly: Hỗ trợ từ chuyên gia tâm lý: Hãy tìm kiếm sự tư vấn và hỗ trợ từ các chuyên gia tâm lý chuyên về rối loạn phân ly. Họ có thể giúp bạn hiểu và quản lý triệu chứng, cung cấp các kỹ thuật tự giúp và phương pháp cải thiện chất lượng cuộc sống. Thiết lập một lịch trình ổn định: Tạo ra một lịch trình hàng ngày ổn định và có nguyên tắc. Điều này giúp tạo ra sự an toàn và dự đoán, giảm bớt sự bất ổn và lo âu. Quản lý stress: Hãy tìm hiểu và sử dụng các kỹ thuật quản lý stress như tập thở, yoga, thiền,... Điều này giúp giảm căng thẳng và tăng cường khả năng chịu đựng. Hỗ trợ xã hội: Xây dựng và duy trì mối quan hệ xã hội lành mạnh. Gia đình, bạn bè hoặc nhóm hỗ trợ cùng cung cấp sự ủng hộ và hiểu biết, giúp bạn cảm thấy an toàn và kết nối với thế giới xung quanh. Chăm sóc sức khỏe toàn diện: Đảm bảo có một lối sống lành mạnh bằng cách ăn uống cân đối, tập thể dục đều đặn và ngủ đủ giấc. Điều này có thể giúp cải thiện tình trạng tâm lý và cơ thể. Học cách tự chăm sóc: Hãy học cách chăm sóc bản thân và làm những điều mà bạn thích. Điều này có thể bao gồm việc tham gia vào các hoạt động thú vị, như đọc sách, nghe nhạc, vẽ tranh, hoặc tham gia các khóa học sáng tạo. Tránh chất gây nghiện: Hạn chế tiếp xúc và sử dụng các chất gây nghiện như rượu, ma túy hoặc thuốc lá. Những chất này có thể làm gia tăng cảm giác rối loạn và gây hại cho sức khỏe tổng quát. Tuân thủ kế hoạch điều trị: Nếu bạn đang được điều trị bằng thuốc hoặc liệu pháp, hãy tuân thủ kế hoạch điều trị được đề ra bởi bác sĩ. Điều này đảm bảo bạn nhận được sự hỗ trợ và chăm sóc cần thiết để quản lý rối loạn phân ly. Chế độ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng không có một quy tắc cụ thể cho người bệnh rối loạn phân ly, nhưng có một số gợi ýchung mà bạn có thể áp dụng để hỗ trợ sức khỏe toàn diện. Có một chế độ dinh dưỡng cân đối; Chế độ ăn uống đều đặn; Hạn chế các chất kích thích như cafein, thuốc lá và rượu bia; Uống đủ nước; Tạo ra một môi trường ăn uống thoải mái và không áp lực. Ngoài ra, quan trọng nhất là tư vấn với một chuyên gia dinh dưỡng hoặc một bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng để nhận được sự tư vấn cá nhân hóa và hỗ trợ trong việc xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu riêng của bạn. Phòng ngừa rối loạn phân ly Trẻ em bị lạm dụng về thể chất, tình cảm hoặc tình dục có nguy cơ cao mắc các tình trạng sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như rối loạn phân ly. Nếu căng thẳng hoặc các vấn đề cá nhân khác đang ảnh hưởng đến cách bạn đối xử với con mình, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ. Nói chuyện với một người đáng tin cậy như bạn bè, chuyên gia chăm sóc sức khỏe hoặc một lãnh đạo trong tôn giáo của bạn. Yêu cầu trợ giúp tìm kiếm các nguồn lực như các nhóm hỗ trợ nuôi dạy con cái và các nhà trị liệu gia đình. Hãy tìm các chương trình giáo dục cộng đồng cung cấp các lớp nuôi dạy con cái cũng có thể giúp bạn học cách nuôi dạy con lành mạnh hơn. Nếu bạn hoặc con bạn bị ngược đãi hoặc trải qua một sự kiện gây sốc, đau buồn hoặc đau đớn khác, hãy đến gặp chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ chuyên khoa tâm thần, người có thể giúp bạn hoặc con bạn phục hồi và học các kỹ năng đối phó lành mạnh. Nói chuyện với những người đáng tin cậy khi bạn gặp các vấn đề gây căng thẳng giúp phòng ngừa rối loạn phân ly", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa loạn thị Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của loạn thị Chế độ sinh hoạt: Ngồi đọc sách và làm việc đúng tư thế, không nằm, quỳ. Không đọc sách khi đang đi ô tô, tàu hỏa, máy bay. Không tự ý đeo mắt kính không đúng chuẩn. Không dùng dụi mắt quá nhiều. Tránh các tổn thương trên mắt. Điều trị các bệnh lý về mắt càng sớm càng tốt (nếu có). Chế độ dinh dưỡng: Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng gồm cá, thịt, hoa quả, các loại đậu, dầu, rau xanh. Phương pháp phòng ngừa loạn thị hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Học tập và làm việc trong môi trường ánh sáng vừa phải, không bị chói mắt. Ngồi thẳng khi viết, không cúi sát đầu. Không nên xem TV hoặc điện thoại, laptop liên tục quá 1 giờ, cứ mỗi 45 – 60 phút thì đứng lên, nhìn ra xa để mắt nghỉ ngơi. Dành thời gian vui chơi, giải trí ngoài trời.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa són phân Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của són phân Chế độ sinh hoạt: Điều chỉnh thói quen đi đại tiện: Cố gắng thiết lập lịch trình đi đại tiện đều đặn và thực hiện nó vào cùng một thời gian hàng ngày. Thời gian đi vệ sinh: Hãy dành đủ thời gian trong phòng vệ sinh để đảm bảo rằng bạn đã điều hòa ruột và hoàn thành việc đi đại tiện. Đừng gấp gáp hoặc ngồi quá lâu trên bồn cầu, vì nó có thể gây áp lực lên các cơ và dây thần kinh trong khu vực hậu môn. Vận động thể chất: Thực hiện các bài tập vận động thể chất đều đặn có thể giúp tăng cường cơ và dây thần kinh trong khu vực hậu môn và ruột. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia về bài tập phù hợp cho bạn. Quản lý stress: Stress có thể làm tăng tình trạng tiêu chảy và đi đại tiện không tự chủ. Hãy học cách quản lý căng thẳng bằng các phương pháp thư giãn như yoga, kegel, thiền hoặc kỹ thuật thở. Chăm sóc vùng hậu môn: Đảm bảo vùng hậu môn luôn sạch và khô ráo. Sử dụng giấy vệ sinh mềm nhẹ khi lau, và hãy sử dụng các sản phẩm chăm sóc da nhẹ nhàng để tránh kích ứng. Tập kegel giúp tăng cường cơ sàn chậu Chế độ dinh dưỡng: Cung cấp đủ chất xơ: Chất xơ là một thành phần quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của bạn. Nó giúp tăng độ dày và độ nhớt của phân, làm cho nó dễ kiểm soát hơn. Hãy tăng cường tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt và hạt. Uống đủ nước: Đảm bảo bạn uống đủ nước trong ngày để duy trì sự mềm mại và dễ điều chỉnh của phân. Hãy tránh uống quá nhiều cafein và cồn, vì chúng có thể làm tăng tình trạng tiêu chảy. Tránh các chất kích thích: Một số chất kích thích như cafein, rượu bia và thực phẩm cay nóng có thể tác động đến chức năng ruột và làm tăng tình trạng tiêu chảy. Hạn chế tiêu thụ các chất này hoặc tránh sử dụng hoàn toàn nếu bạn thấy chúng gây ra tác động tiêu cực đến việc đi đại tiện của bạn. Phân bổ chế độ ăn uống: Thay vì ăn một lượng lớn thức ăn trong một bữa, hãy chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Điều này giúp giảm lượng phân trong ruột và làm giảm nguy cơ tiêu chảy. Ghi chép về chế độ ăn uống: Hãy ghi chép về thực phẩm bạn tiêu thụ và tác động của chúng đến đi đại tiện. Điều này giúp bạn nhận ra các thực phẩm gây ra tình trạng són phân và điều chỉnh chế độ ăn uống của mình. Cung cấp đủ chất xơ giúp giảm nguy cơ són phân Phương pháp phòng ngừa són phân hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Có chế độ dinh dưỡng phù hợp: Đảm bảo bạn có một chế độ ăn uống lành mạnh và cung cấp đầy đủ chất xơ để duy trì sự mềm mại và độ nhớt của phân. Uống đủ nước và tránh các chất kích thích như cafein và bia rượu. Tập thể dục đều đặn: Vận động thể chất đều đặn giúp cải thiện chức năng ruột, tăng cường cơ và dây thần kinh trong khu vực hậu môn. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia về bài tập phù hợp cho bạn. Tập kiểm soát ruột: Hãy học cách điều chỉnh ruột của bạn bằng cách thiết lập lịch trình đi đại tiện đều đặn và thực hiện nó vào cùng một thời gian hàng ngày. Điều này giúp giảm nguy cơ tiêu chảy. Chăm sóc vùng hậu môn: Đảm bảo vùng hậu môn luôn sạch và khô ráo để tránh kích ứng và nhiễm trùng. Sử dụng giấy vệ sinh mềm nhẹ khi lau và hạn chế việc sử dụng các chất tẩy rửa có chứa hóa chất gây kích ứng. Quản lý căng thẳng: Căng thẳng có thể làm tăng tình trạng tiêu chảy và són phân. Hãy học cách quản lý căng thẳng bằng các phương pháp thư giãn như yoga, thiền, kỹ thuật thở hoặc hoạt động giải trí. Thảo luận với bác sĩ: Nếu bạn có triệu chứng hoặc mối quan ngại về đi són phân, hãy thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế. Họ có thể đánh giá tình trạng của bạn và cung cấp hướng dẫn cụ thể và cá nhân hóa.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa suy giảm nhận thức Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của suy giảm nhận thức Chế độ sinh hoạt: Vận động thể chất , rèn luyện và tập thể dục. Ngủ đủ giấc . Thư giãn trước khi ngủ hoặc khi căng thẳng. Theo dõi những thay đổi trong sinh hoạt của bản thân. Tham gia các hoạt động xã hội cùng người thân. Rèn luyện trí não bằng cách học những kiến thức mới, giải câu đố,... Chế độ dinh dưỡng: Chế độ ăn Địa Trung Hải được cho là có lợi cho những người bị suy giảm nhận thức. Phương pháp phòng ngừa suy giảm nhận thức hiệu quả Để đề phòng suy giảm nhận thức ngay từ bây giờ, bạn nên: Duy trì vận động thường xuyên. Kiểm soát tốt chỉ số huyết áp, cholesterol và đường huyết. Ăn uống lành mạnh. Tránh hoặc bỏ hút thuốc lá. Tránh uống rượu hoặc chỉ uống trong mức độ cho phép. Tránh căng thẳng . Ngủ đủ giấc và chất lượng. Rèn luyện trí não bằng cách đọc sách, tham gia hoạt động ngoại khóa, học các kỹ năng mới,... Hãy tập luyện cho não từ bây giờ để phòng ngừa suy giảm nhận thức", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa bệnh cơ tim Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh cơ tim Chế độ sinh hoạt Để giúp hạn chế diễn tiến của bệnh cơ tim, bạn nên thực hiện các việc sau: Tái khám đúng hẹn và tuân thủ điều trị của bác sĩ chuyên khoa tim mạch để hạn chế diễn tiến cũng như các biến chứng của bệnh. Tập thể dục thường xuyên theo hướng dẫn của bác sĩ. Việc tập thể dục là rất quan trọng, tuy nhiên có thể rất khó khăn đối với người mắc bệnh cơ tim, do đó hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa tim mạch và tuân theo lời khuyên của bác sĩ về chế độ tập luyện. Ngủ đủ giấc và hạn chế căng thẳng nếu có thể. Hãy cố gắng ngủ đủ giấc và tìm cách lành mạnh để giảm căng thẳng như tập thiền, yoga, tập hít thở, nghẹ nhạc, trò chuyện với người thân hay bạn bè. Bỏ hút thuốc nếu có thể vì hút thuốc ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ hệ thống tim mạch bao gồm cả tim và hệ thống mạch máu. Quản lý tình trạng sức khỏe tiềm ẩn bằng cách hợp tác với bác sĩ, tái khám để theo dõi các bệnh lý có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cơ tim. Chế độ dinh dưỡng Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho tim có thể bao gồm việc cố gắng hạn chế các thực phẩm có đường, thực phẩm chiên rán và chế biến sẵn. Thay vào đó, bạn hãy tập trung chế độ ăn vào trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, protein nạc, các loại hạt và sữa ít béo. Đồng thời hạn chế ăn muối (natri) vì có thể làm tăng nguy cơ tăng huyết áp. Phương pháp phòng ngừa bệnh cơ tim hiệu quả Bạn không thể phòng ngừa bệnh cơ tim nếu nguyên nhân là do di truyền. Và ngay cả là do di truyền hay không, việc thực hiện các hành động để giúp duy trì một trái tim khỏe mạnh để giảm nguy cơ mắc bệnh cơ tim là cần thiết, các việc có thể bao gồm: Tuân thủ chế độ sinh hoạt và ăn uống lành mạnh. Bỏ hút thuốc và ngưng uống rượu; Ngủ đủ giấc và quản lý căng thẳng; Tập thể dục nhẹ nhàng và giảm cân nếu thừa cân. Tuân thủ chế độ sinh hoạt và ăn uống lành mạnh để duy trì một trái tim khỏe mạnh", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa béo phì Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của béo phì Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. Chế độ dinh dưỡng: Hạn chế nạp quá nhiều năng lượng từ các loại thực phẩm giàu chất béo và đường. Tăng tiêu thụ trái cây và rau quả, cũng như các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt. Tham gia các hoạt động thể chất thường xuyên (60 phút mỗi ngày cho trẻ em và 150 phút trải dài trong tuần cho người lớn).", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa hội chứng nam hóa Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của hội chứng nam hoá Chế độ sinh hoạt: Để hạn chế diễn tiến của hội chứng nam hoá, điều quan trọng là bạn phải tuân thủ điều trị của bác sĩ. Trong trường hợp có sử dụng steroid đồng hoá (như ở vận động viên cử tạ), hãy sử dụng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Vì không chỉ có khả năng nam hoá, sử dụng steroid đồng hoá sẽ tăng các nguy cơ khác như: Ung thư, cục máu đông, đột quỵ, bệnh tim, tổn thương gan, ung thư gan, suy thận. Các nguy cơ này sẽ tăng lên khi bạn không dùng steroid đồng hoá dưới sự chăm sóc của bác sĩ. Nếu hội chứng nam hoá ở bạn là do hội chứng buồng trứng đa nang, những thay đổi lối sống có thể giúp ích như: Quản lý cân nặng, đặc biệt nếu bạn có thừa cân hay béo phì. Tập luyện thể dục đều đặn, việc tập luyện thường xuyên có nhiều lợi ích trong việc điều trị hội chứng buồng trứng đa nang, giúp chống béo phì, xây dựng cơ bắp và giảm tình trạng đề kháng insulin. Duy trì cân nặng khoẻ mạnh và tập thể dục đều đặn có thể giúp ích Chế độ dinh dưỡng: Việc duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh sẽ giúp ích cho tình trạng sức khỏe chung của bạn, đặc biệt hỗ trợ trong việc quản lý cân nặng (hữu ích trong điều trị hội chứng buồng trứng đa nang, một nguyên nhân dẫn đến hội chứng nam hoá). Bạn cũng nên giảm lượng đường và carbohydrate nếu mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Chế độ ăn lý tưởng bao gồm nhiều loại thực phẩm khác nhau và tinh bột lành mạnh chẳng hạn như rau và trái cây, thịt gia cầm, cá và các loại ngũ cốc chứa nhiều chất xơ. Phòng ngừa hội chứng nam hoá Các nguyên nhân dẫn đến hội chứng nam hoá hầu như không thể phòng ngừa được. Đối với trường hợp hội chứng nam hoá ở trẻ sơ sinh, để phòng ngừa chúng, bạn có thể tham khảo ý kiến và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ trong việc sử dụng thuốc hoặc các chất có thể dẫn đến hội chứng nam hoá. Các trường hợp sử dụng steroid đồng hoá nên dưới sự theo dõi của bác sĩ để hạn chế các biến chứng có thể có bao gồm hội chứng nam hoá.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa thoái hóa đa khớp Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của thoái hóa đa khớp Chế độ sinh hoạt: Duy trì trọng lượng cơ thể lý tưởng: Giảm cân nếu bạn có thừa cân hoặc duy trì trọng lượng cơ thể ở mức lý tưởng sẽ giúp giảm nguy cơ và hạn chế các triệu chứng thoái hóa đa khớp. Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục đều đặn và thường xuyên là rất quan trọng để duy trì sự linh hoạt, sức mạnh và sự ổn định của các khớp. Tăng cường sức cơ xung quanh khớp: Việc tăng cường sức cơ xung quanh khớp có thể giúp giảm áp lực và tải trọng trực tiếp lên các khớp. Bảo vệ và chăm sóc khớp: Tránh các hoạt động gây tổn thương cho khớp, như động tác uốn cong hoặc xoay quá mức. Sử dụng hỗ trợ như gậy hoặc nạng khi cần thiết để giảm tải trọng lên khớp. Nghỉ ngơi và giảm căng thẳng: Đảm bảo đủ giấc ngủ và thực hiện các biện pháp giảm căng thẳng như thư giãn, yoga, kỹ năng quản lý căng thẳng để giảm triệu chứng và giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Ăn một chế độ ăn cân đối: Bổ sung chế độ ăn giàu chất xơ, vitamin, và khoáng chất từ các nguồn thực phẩm tự nhiên. Điều chỉnh hoạt động hàng ngày: Tránh hoạt động lặp đi lặp lại trong thời gian dài hoặc với tư thế không tốt. Chế độ dinh dưỡng: Thực phẩm giàu chất xơ: Bao gồm rau xanh, quả tươi, hạt và ngũ cốc nguyên hạt. Chất xơ giúp duy trì cân bằng hormone, giảm viêm và duy trì trọng lượng cơ thể lý tưởng. Axit béo omega-3: Tìm cách bổ sung omega-3 từ nguồn thực phẩm như cá hồi, cá thu, hạt chia. Omega-3 có tính chất chống viêm và có thể giảm triệu chứng của thoái hóa đa khớp. Chất chống oxy hóa: Các chất chống oxy hóa như vitamin C và E có thể giúp giảm tổn thương do công việc gây ra. Bao gồm các thực phẩm như cam, quýt, dứa, dưa hấu, hạt hướng dương, hạt dẻ và các loại hạt có vỏ. Canxi và vitamin D: Canxi và vitamin D là quan trọng cho sự phát triển và duy trì sức khỏe của xương. Hãy bao gồm các nguồn canxi như sữa, sữa chua, cá hồi, hạt óc chó và hạt bí ngô. Vitamin D có thể được tổng hợp từ ánh sáng mặt trời và cũng có thể có trong thực phẩm như cá, trứng và nấm. Giảm tiêu thụ chất béo no: Chất béo no cao có thể gây viêm và tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Hạn chế tiêu thụ thực phẩm như thịt đỏ, thực phẩm chế biến, kem và sản phẩm bơ. Thực phẩm chống viêm: Bao gồm các loại thực phẩm có tính chất chống viêm như gừng, tỏi, hành tây, quả mâm xôi. Những thực phẩm này có thể giúp giảm viêm và giảm triệu chứng của thoái hóa đa khớp. Giảm tiêu thụ đường: Đường có thể gây viêm và tăng cân, điều này có thể gây áp lực lên các khớp. Hạn chế tiêu thụ đường, đồ ngọt và thức uống có đường để hỗ trợ sức khỏe khớp. Uống đủ nước: Duy trì cơ thể đủ lượng nước là quan trọng để tạo chất nhờn trong các khớp. Dinh dưỡng trong phòng ngừa thoái hóa đa khớp Phương pháp phòng ngừa thoái hóa đa khớp hiệu quả Để phòng ngừa thoái hóa đa khớp, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau đây: Duy trì trọng lượng cơ thể lý tưởng: Trọng lượng cơ thể quá nặng tăng áp lực lên các khớp, đặc biệt là khớp chịu tải như đầu gối và háng. Giữ trọng lượng cơ thể ở mức lý tưởng hoặc giảm cân nếu bạn có thừa cân có thể giảm nguy cơ thoái hóa đa khớp. Thực hiện vận động và tập thể dục đều đặn: Tập thể dục và vận động thường xuyên giúp cung cấp sự ổn định và mạnh mẽ cho các khớp. Chọn các hoạt động như đi bộ, bơi, xe đạp hoặc yoga để tăng cường sức khỏe và linh hoạt của khớp. Tăng cường sức cơ quanh khớp: Các nhóm cơ bắp mạnh mẽ và linh hoạt có thể giảm áp lực lên khớp. Thực hiện các bài tập tăng cường cơ bắp như tập trọng lượng, bài tập kháng lực, tập thể dục chức năng để tăng sức mạnh và sự ổn định của khớp. Tránh chấn thương và tác động mạnh lên khớp: Hạn chế hoạt động mạo hiểm hoặc có tác động mạnh lên khớp. Đảm bảo sử dụng các biện pháp bảo vệ khi tham gia vào các hoạt động thể thao hoặc công việc có nguy cơ chấn thương. Tạo điều kiện làm việc trong tư thế thoải mái: Đảm bảo tư thế đúng và thoải mái khi làm việc hoặc tham gia các hoạt động hàng ngày. Sử dụng đồ nghề hỗ trợ như ghế ngồi có đệm, giường ngủ thoải mái và bàn làm việc có đúng chiều cao để giảm áp lực lên khớp. Chế độ ăn lành mạnh: Ảnh hưởng của chế độ ăn lên sức khỏe khớp là rất quan trọng. Hạn chế thực phẩm có nhiều chất béo no, đường và chất bảo quản. Thay vào đó, tăng cường tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ , chất chống oxy hóa và axit béo omega-3 từ các nguồn tự nhiên. Kiểm tra định kỳ và điều trị các vấn đề khớp sớm: Điều trị các vấn đề khớp như viêm hoặc tổn thương sớm có thể giúp ngăn chặn sự tiến triển của thoái hóa đa khớp.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa u cơ trơn tử cung Mặc dù u xơ tử cung được coi là một chẩn đoán lành tính nhưng chúng có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe, thể chất, tinh thần của người bệnh. Vì vậy việc nhận thức của người bệnh về u xơ là vô cùng quan trọng. Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của u cơ trơn tử cung Chế độ sinh hoạt: Duy trì thói quen sinh hoạt tốt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh, các biện pháp có thể bao gồm: Tuân thủ phác đồ của bác sĩ trong quá trình điều trị. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị và tái khám theo dõi định kỳ. Phần lớn u cơ trơn tử cung không cần điều trị nên khi phát hiện người bệnh cần giữ tinh thần lạc quan. Tham gia các hoạt động thể chất thường xuyên như: Yoga, đi bộ, thư giãn cơ thể có thể giúp giảm các triệu chứng của u xơ tử cung. Chế độ dinh dưỡng: Duy trì mô hình ăn uống lành mạnh như: Áp dụng chế độ ăn Địa Trung Hải và ăn nhiều trái cây, rau xanh, thực phẩm giàu vitamin D. Lựa chọn nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng như: Cá hồi, cá ngừ, lòng đỏ trứng và thực phẩm tăng cường vitamin D (ngũ cốc, sữa, phomat), có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Bệnh nhân u cơ trơn tử cung cần có chế độ dinh dưỡng lành mạnh Phương pháp phòng ngừa bệnh u cơ trơn tử cung Chúng ta không thể phòng ngừa u cơ trơn tử cung. Chúng ta chỉ có cách làm giảm nguy cơ mắc u cơ trơn tử cung bằng việc duy trì cơ thể khỏe mạnh, khám phụ khoa định kỳ hàng năm.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa ợ nóng Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của ợ nóng Chế độ sinh hoạt: Nâng cao giường trước khi nằm. Tránh mặc quần áo bó sát. Tránh nâng vật nặng và tình trạng căng thẳng. Đạt được và duy trì cân nặng lý tưởng. Tập thể dục thường xuyên. Ngừng hút thuốc (nếu có). Tuy nhiên, việc thay đổi lối sống có thể không hiệu quả đối với tất cả mọi người. Chế độ dinh dưỡng: Một chế độ ăn uống lành mạnh với lượng chất béo hạn chế có thể giúp ích trong việc giảm các triệu chứng ợ nóng. Bên cạnh đó, bạn cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình như sau: Tránh ăn trước khi ngủ khoảng 2 - 3 tiếng. Tránh các tác nhân kích thích chẳng hạn như rượu, caffeine, thức ăn cay, thực phẩm có tính acid, socola hoặc bất kỳ thực phẩm nào làm khởi phát triệu chứng ợ nóng của bạn. Ăn các bữa nhỏ thường xuyên hơn. Đối với phụ nữ mang thai, ợ nóng và khó tiêu rất thường gặp do thay đổi nội tiết tố và do thai chèn ép vào dạ dày. Văn phòng Sức khỏe Phụ nữ (OWH) đề xuất một số thay đổi về chế độ ăn cho phụ nữ mang thai như: Ăn năm đến sáu bữa nhỏ trong ngày. Không nằm trong vòng 1 giờ sau ăn. Tránh thức ăn béo và cay. Thay đổi lối sống và dinh dưỡng có thể giúp giảm các triệu chứng ợ nóng Phương pháp phòng ngừa ợ nóng hiệu quả Để phòng ngừa ợ nóng hiệu quả, việc thay đổi lối sống và chế động dinh dưỡng lành mạnh là rất quan trọng. Bạn có thể tham khảo các phương pháp đã được đề cập ở phần thói quen sinh hoạt ở trên. Bên cạnh đó, một nghiên cứu năm 2014 đã cho thấy, việc nhai kẹo cao su không đường sau ăn có thể giúp tăng tiết nước bọt, trung hòa acid và đẩy acid ngược trở lại dạ dày, từ đó giúp ngăn ngừa ợ nóng.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa nhịp tim chậm Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của nhịp tim chậm Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. Chế độ dinh dưỡng: Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh. Chọn một chế độ ăn uống lành mạnh, ít chất béo, ít muối, ít đường, có nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt. Phương pháp phòng ngừa nhịp tim chậm hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Nhịp tim chậm có thể do một số loại thuốc gây ra, đặc biệt nếu chúng được dùng với liều lượng cao, vì vậy điều quan trọng là phải dùng tất cả các loại thuốc theo chỉ dẫn. Tập thể dục thường xuyên. Duy trì cân nặng hợp lý. Thừa cân làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim. Giữ huyết áp và cholesterol trong tầm kiểm soát. Thay đổi lối sống và dùng thuốc theo quy định để kiểm soát huyết áp cao, tiểu đường và cholesterol cao. Đừng hút thuốc. Nếu bạn uống rượu bia, hãy uống có chừng mực. Nếu bạn chọn uống rượu, hãy uống có chừng mực. Đối với người lớn khỏe mạnh, điều đó có nghĩa là tối đa một ly mỗi ngày đối với phụ nữ và tối đa hai ly mỗi ngày đối với nam giới. Giảm căng thẳng: Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến nhịp tim. Một số cách để giảm căng thẳng là tập thể dục thường xuyên, tham gia nhóm hỗ trợ và thử các kỹ thuật thư giãn, chẳng hạn như yoga. Tái khám định kỳ." ]
Chào bác sĩ, Tôi thường hay bị sụt sịt mũi lúc trở trời. Đồng thời thỉnh thoảng hít vào thấy đau đến tận đầu. Có phải tôi bị viêm xoang không? Nếu phải thì uống loại thảo dược gì một cách thường xuyên mà không bị ảnh hưởng tới cơ thể? Cám ơn bác sĩ! (Văn Huy - Quảng Bình)
[ "Văn Huy thân mến, Bạn hay thường bị sụt sịt sổ mũi khi trở trời là do viêm mũi xoang dị ứng, nhất là khi trời lạnh. Viêm làm cho niêm mạc mũi xoang phù nề sung huyết, nên khi hít mạnh, đưa vào một khối lượng lớn khí lạnh tạo áp lực lên bề mặt niêm mạc sung huyết phù nề, đồng thời mũi xoang không kịp làm ấm lượng khí này, nên sẽ kích thích niêm mạc mũi xoang gây đau nhức trong mũi và đau lên đầu. Do đó bạn phải giữ ấm mũi bằng cách đeo khẩu trang, tránh lạnh (nếu có thể được). Tập thể dục hàng ngày nhằm tăng cường sức đề kháng của cơ thể và đường hô hấp. Điều trị tình trạng viêm mũi xoang dị ứng đợt cấp bằng các thuốc chống dị ứng thuốc Tây y hay thuốc Nam dược). Để phòng bệnh bạn có thể dùng thuốc xịt dị ứng hàng ngày như Flixonase, Rhinocort... Thân ái!" ]
[ " Chào em, Theo các triệu chứng và các xét nghiệm em nêu, AloBacsi nhận thấy vấn đề đau đầu của em có thể do , hoặc đau đầu căng cơ, do stress,... Trước hết em nên điều trị viêm xoang cho dứt điểm, sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật nếu cần, em nhé. Em nên kiên trì tái khám và điều trị ở chuyên khoa Tai mũi họng và Nội thần kinh. Chúc em sức khỏe. Thân mến, ", "2-3 giờ sáng là thời điểm nhiệt độ khí hậu thay đổi thuận tiện cho cơ địa dị ứng biểu hiện hắt hơi, sổ mũi Chào bạn, 2-3 giờ sáng là thời điểm nhiệt độ khí hậu thay đổi. Và cũng thuận tiện cho những ai có cơ địa dị ứng dễ biểu hiện triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi nhảy mũi 1 tràng dài. Trẻ em xì tua cái mũi luôn. Đó là dấu hiệu của viêm mũi, còn cần phải hỏi thêm vụ này có hay bị tái đi tái lại hoài hoài không? Phải hỏi lại xem hồi đó giờ bản thân mình có bị và gia đình có ai có cơ địa dị ứng như chàm, hen, dị ứng... Rồi nghẹt mũi khi thì mũi bên này khi thì mũi bên kia...Vậy đầu tiên hết là xịt nước muối làm sạch mũi xoang, đẩy chất dị ứng ra ngoài chằng hạn như bụi bặm (vì mạt nhà có nhiều trong bụi nhà: là chất gây dị ứng thường gặp và nổi tiếng lắm đó), phấn hoa, lông chó mèo... Có nước muối ưu trương (mặn hơn nước muối sinh lý thông thường) khi xịt sẽ làm giảm nghẹt mũi tức thời. Cũng hiệu quả lắm áp dụng thử xem nha. Ngày hôm sau nắng lên trời ấm áp lại thì mình sẽ bình yên, đúng hông? Không dừng lại đâu ạ. Cái mũi viêm từ từ ngày qua ngày sẽ đến cái phế quản nằm sâu trong phổi cũng viêm sưng luôn. Bây giờ sẽ phải đối diện với hen - là cái hay gây khò khè khó thở Huhu. Đừng để tới đó. Bây giờ hãy chăm sóc cái mũi ngay nha. Chúc cái mũi đón nhận ngày mới an lành nha. Chào thân ái", "Bạn Kim Ly thân mến, Những triệu chứng: khạc đờm xanh, ho, ù tai... là dấu hiệu của do vi trùng. Khi viêm mũi xoang, dịch tiết từ các xoang đổ vào vòm, xuống họng, làm cho tai vòi bị giảm thông khí lên tai, gây ù tai, nếu điều trị không tích cực, không đúng cách, bệnh có thể biến chứng viêm tai giữa, viêm phế quản. Bạn phải dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm, kháng dị ứng trong 7-10 ngày. Do đó, bạn cần gặp bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng để khám và điều trị tích cực. Khi đi khám, nhớ báo với bác sĩ về bệnh lý dạ dày, để BS tránh những thuốc có thể gây kích ứng dạ dày. Bên cạnh đó, để dịch nhày của mũi dẫn lưu dễ dàng, bạn nên nhỏ nước muối sinh lý 0.9% vào mũi hàng ngày. Đồng thời cần giữ ấm cơ thể (nhất là vùng mũi, họng), tránh lạnh, tránh khói bụi, ăn uống bồi dưỡng đầy đủ. Chúc bạn chóng bình phục nhé!", " Chào em Hồng An, Theo triệu chứng mô tả trên, em bị rất nặng, đờm xanh nhiễm trùng có lẫn ít máu đỏ, khạc nhổ mạnh, sổ mũi, nhức đầu, viêm cả mũi xoang, nuốt đau, viêm amidan. Như vậy cả hệ thống tai mũi họng em đều viêm nặng. Việc điều trị theo nguyên tắc dùng kháng sinh, kháng viêm và điều trị triệu chứng đi kèm. Tuy nhiên, hiện tại em bị khá nặng nên ngoài nguyên tắc trên em còn phải thông thoáng mũi họng, đôi khi phải súc rửa xoang. Do đó, em nên đến bác sĩ tai mũi họng để có điều trị cụ thể. Nghề nghiệp của em là giáo viên nên phải nói nhiều, do đó em phải thường xuyên súc rửa họng bằng các nước súc miệng trên thị trường như listerin, mouwash... Biến chứng: Trước mắt em bị nhiễm trùng, sốt, mệt mỏi, nghẹt mũi họng, nhức đầu đã làm cho em rất khó chịu. Nặng nề hơn là nhiễm trùng huyết và nếu tự giảm do cơ thể miễn dịch thì em cũng bị viêm mãn, viêm amidan mãn, viêm họng mãn, viêm xoang mãn, viêm mũi phù nề, viêm quá phát... Nói chung khi bệnh thì phải điều trị, không biến chứng, em nhé! Thân mến!", "Rửa mũi giúp làm sạch và thông thoáng đường thở, phòng ngừa nghẹt mũi Chào bạn, Trường hợp này bạn phải nghĩ rằng có khả năng mình đã bị viêm mũi xoang. Vì về nguyên lý tắc mũi, cứ bên mũi phải nở to ra thì bên mũi trái sẽ thu nhỏ lại và luân chuyển bên phải bên trái, gọi là chu kỳ mũi. Khi chúng ta bị viêm mũi xoang tức là cuống mũi có thể to hơn bình thường và kết hợp với chu kỳ mũi sẽ làm bệnh nhân bị nghẹt, và có triệu chứng nghẹt mũi luân phiên, tức là báo hiệu cho chúng ta biết rằng mình có khả năng bị viêm mũi xoang. Hoặc đến mức độ nặng hơn thì ở tư thế nằm chúng ta sẽ bị nở cả 2 bên cuống mũi cùng lúc và khi đó nghẹt mũi sẽ thường xuyên và chắc chắn gần như chúng ta bị viêm mũi xoang và cần đi khám bác sĩ. Khi ngủ mà bị nghẹt mũi chắc chắn sẽ phải há miệng ra thở và khi há miệng ra thì họng chúng ta sẽ khô, rồi tất cả những không khí từ bên ngoài vào sẽ thông qua hệ thống mũi để làm ấm, làm ẩm, làm sạch, như vậy sẽ ảnh hưởng phổi. Chính vì vậy để giải quyết ngay thì bạn có thể nằm cao đầu lên chút hoặc sử dụng tinh dầu như bạc hà, nhưng tôi không khuyên sử dụng ở người lớn tuổi và trẻ nhỏ vì nó có thể ức chế trung tâm hô hấp. Ngoài ra, một trong biện pháp đơn giản nhất bạn có thể phòng ngừa nghẹt mũi đó là xông hơi nước ấm. Tuy nhiên, chú ý nước đừng quá nóng vì sẽ làm phỏng đường hô hấp, bạn nhé. Thân mến. (Trích từ GLTT )", "Bạn Quang Minh thân mến, Tình trang bệnh của bạn kéo dài và nhiều triệu chứng như vậy\r\ncó thể có những bệnh lý sau: - Viêm mũi xoang mạn. Có lúc đã biến chứng viêm phế\r\nquản. - Trào ngược dịch vị dạ dày tá tràng thực quản. Viêm mũi xoang và trào ngược dịch vị dạ dày thực quản cần\r\nphải điều trị tích cực. Bạn tới bệnh viện khám và dùng thuốc theo y lệnh của\r\nbác sĩ nhé. Ngoài việc dùng thuốc đúng loại thuốc, đúng liều lượng, đủ\r\nthời gian điều trị, còn có phải chăm sóc tích cực bằng cách rửa mũi, dẫn lưu dịch\r\nnhày bằng dung dịch nước muối 0.9%. Bạn có thể thực hiện như sau: Sử dụng bơm tiêm 20ml hoặc 50ml, hút dung dịch nước muối,\r\nsau khi tháo kim tiêm ra, bơm thẳng vào từng bên mũi, nhiều lần (tư thế: ngồi\r\ntrên ghế, đầu cúi về trước, miệng mở cho nước chảy ra, dưới chân đặt chậu\r\nhứng), làm cho tới khi dịch mũi loãng và chảy ra hết, mũi sẽ thông thoáng dễ\r\nchịu. Mỗi ngày là 1-2 lần. Làm nhiều ngày cho tới khi hết dịch nhày viêm. Sau khi khỏi bệnh bạn nên phòng ngừa bằng cách: - Tăng cường vận động thể lực, thể dục thể thao hàng ngày. - Có chế độ học tập làm việc, ăn uống phù hợp. Tránh môi\r\ntrường ô nhiễm… Chúc bạn mau chóng\r\nbình phục sức khỏe nhé!", "Chào Đức Thế, Các triệu chứng của em hướng nhiều đến bệnh lý , tác nhân thường gặp là do virus, bệnh thường kéo dài 5-7 ngày, điều trị nâng đỡ là chính. Hiện tại, với triệu chứng đau họng khi nuốt, nghẹt mũi bên phải thì em có thể dùng nước muối khoáng rửa mũi nhiều lần trong ngày, đặc biệt là trước và sau khi ngủ dậy, sau khi đi ở ngoài về. Hạn chế để quạt thổi thẳng vào đầu mặt cổ, hạn chế máy lạnh, vệ sinh máy điều hòa, quạt định kỳ, uống nhiều nước trong ngày và ăn uống bồi bổ, không hút thuốc lá, hạn chế nước đá lạnh và thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng. Tránh nơi ô nhiễm khói bụi, ra đường nên đeo khẩu trang. Nếu sau vài ngày, triệu chứng không bớt hay có dấu hiệu xấu hơn (thường là do bội nhiễm vi khuẩn) như hành sốt, ho khạc đàm, đau họng tăng, nghẹt mũi nặng, nước mũi có màu… thì em cần khám BS chuyên khoa Tai mũi họng để được kiểm tra và điều trị thích hợp tương ứng, em nhé! Thân mến!", " Chào Trinh Hà, Biểu hiện hắt hơi, nghẹt mũi, ho khan và đau rát họng xuất hiện mới đây trong mùa này thường gặp là do viêm mũi họng cấp do virus. Bệnh thường kéo dài vài ngày rồi tự hết, chỉ cần điều trị nâng đỡ là chính (giảm ho, giảm viêm, vitamin C). Nếu bội nhiễm thêm vi khuẩn thì thường sẽ hành sốt cao, ho có đàm, thở nhanh, khó thở, amidan sưng mủ, khi đó cần đánh thêm kháng sinh. Hiện em chỉ sốt nhẹ, nhưng ho nhiều đến , tốt hơn hết em nên khám chuyên khoa tai mũi họng để BS khám họng xem thành sau họng thế nào, khám phổi xem phổi trong không, lựa chọn thuốc phù hợp với cơ địa, bệnh tình thì bệnh sẽ mau hết. Trong thời gian đó, để đỡ khó chịu, em nên uống nhiều nước trong ngày và ăn uống bồi bổ, không hút thuốc lá, hạn chế nước đá lạnh và thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, nước có gas, giữ ấm họng, tránh nơi ô nhiễm khói bụi, có thể bổ sung thêm vitamin C (nếu không đau dạ dày) để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Thân mến! ", "Chào em, Triệu chứng của em có thể gặp trong viêm amidan mạn tính, hội chứng chảy dịch mũi sau (dịch viêm từ hệ thống xoang chảy ngược theo lỗ mũi sau đổ vào thành sau họng), viêm phế quản mạn... Em cần phải khám chuyên khoa Tai mũi họng để BS soi mũi họng cho em, sẽ định được bệnh và tùy theo mức độ, thể trạng mà kê thuốc thích hợp. Trong thời gian này, em nên vệ sinh răng miệng sạch ngày 2-3 lần / ngày sau khi ăn, súc miệng nước muối ấm pha loãng trước và sau ngủ dậy, vệ sinh lưỡi mỗi ngày (không cạo lưỡi mạnh), uống nhiều nước trong ngày và ăn uống bồi bổ, không hút thuốc lá, hạn chế nước đá lạnh và thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, nước có gas, không nằm hay vận động mạnh trong vòng 2 giờ sau ăn, giữ ấm hầu họng, tránh nơi ô nhiễm khói bụi. Thân mến.", "Chị Ngọc Lam thân mến, Tai đau, nổi hạch, sốt, kèm theo như có nước (dịch\r\nviêm trong ống tai) là những triệu chứng có thể do viêm tai giữa cấp thủng\r\nnhĩ, một trong những biến chứng của viêm mũi\r\nxoang. Hoặc viêm ống tai cấp xảy ra sau khi bị nhiễm nấm ống\r\ntai, chấn thương ống tai do ngoáy. Do đó, chị nên tới bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng khám xác\r\nđịnh tình trạng bệnh lý nhé. Việc điều trị ngoài dùng thuốc uống còn có thể\r\nphải chăm sóc, làm thuốc tai. Sau khi khỏi bệnh tùy theo nguyên nhân chị phải phòng ngừa\r\ntích cực, tránh tái phát nhé. Chúc chị mau chóng bình phục sức khỏe!", "Bạn Hoang Anh thân mến, Với những triệu chứng: cảm giác vướng ở cổ, khạc ra có\r\nít dịch nhầy, hay đau họng khi chuyển mùa hoặc thay đổi thời tiết… là\r\nnhững dấu hiệu của viêm nhiễm hô hấp trên, có thể do viêm mũi xoang dị ứng,\r\nnhất là khi thời tiết thay đổi. Bạn nến tới bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng\r\nkhám xác định bệnh lý và điều trị tích cực nhé. Nếu thật sự là bệnh viêm mũi xoang do dị ứng thì việc phòng\r\nbệnh, tránh những nguyên nhân gây dị ứng như khói bụi, ô nhiễm môi trường… phải\r\nđược ưu tiên hàng đầu. Đồng thời, bạn phải tích cực vận động, thể dục thể\r\nthao, tăng cường thể lực là phương pháp phòng ngừa chủ động và tích cực\r\nnhất. Mũi xoang ngoài chức năng hô hấp, còn có chức năng cộng\r\nhưởng âm thanh giọng nói (giống như thùng đàn). Khi bơi, nước chui vào mũi, vào\r\nxoang. Trong nước có nhiều tác nhân gây kích ứng, dẫn tới phù nề, xung\r\nhuyết, niêm mạc các khoang mũi và các xoang, sự cộng hưởng âm thanh\r\ncủa giọng nói thay đổi (khi bị cảm cúm cũng có hiện tượng phù nề tương tự).\r\nSau vài ngày niêm mạc hồi phục, ta có giọng nói trở lại bình thường là vì\r\nvậy. Hy vọng, những thông tin trên có thể giải tỏa những lo lắng\r\ntrong bạn, giúp bạn phòng bệnh tốt hơn. Thân chào và chúc bạn nhiều sức khỏe!", " Chào em, Triệu chứng , nuốt khó chịu xuất hiện mới đây trong mùa này thường gặp là do viêm họng cấp do virus. Bệnh thường kéo dài vài ngày rồi tự hết, chỉ cần điều trị nâng đỡ là chính (uống đủ nước, giảm viêm, vitamin C); trừ khi bội nhiễm thêm vi khuẩn thì thường sẽ hành sốt cao, ho có đàm, thở nhanh, khó thở, amidan sưng mủ, khi đó cần đánh thêm kháng sinh. Hiện em chỉ đau rát họng nhẹ nên tốt hơn hết là khám chuyên khoa Tai Mũi Họng để BS khám họng xem thành sau họng thế nào, khám phổi xem phổi trong không, lựa chọn thuốc phù hợp với cơ địa, bệnh tình thì bệnh sẽ mau hết. Trong thời gian đó, để giảm triệu chứng khó chịu, em nên uống nhiều nước trong ngày và ăn uống bồi bổ, không hút thuốc lá, hạn chế nước đá lạnh và thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, nước có gas, giữ ấm hầu họng, tránh nơi ô nhiễm khói bụi, có thể bổ sung thêm vitamin C (nếu không đau dạ dày) để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Bác sĩ không được phép kê thuốc khi không khám trực tiếp cho người bệnh, đây là luật, em nhé. Thân mến! ", "- nguồn internet Chào bạn Phước, Qua các dấu hiệu bạn mô tả kèm kết quả cận lâm sàng (CT scan xoang, nội soi dạ dày) thì đúng là bạn bị viêm xoang kèm polyp, vẹo vách ngăn mũi và . Vấn đề ở đây là 2 bệnh lý này điều trị rất phức tạp, lại hay tái phát, và tùy theo từng giai đoạn cấp hay mạn mà thuốc điều trị sẽ khác. Bên cạnh đó, khi tình trạng viêm xoang cứ tái đi tái lại liên tục kèm các dấu hiệu đau đầu, chóng mặt rất nhiều… thì cần giải quyết triệt để polyp mũi xoang và tình trạng vách ngăn bị vẹo bằng phẫu thuật. Khi điều trị thuốc viêm xoang, BS hay sử dụng các loại kháng viêm mạnh (như corticoid) để khống chế tình trạng viêm và giảm nhanh các triệu chứng… Chính các loại kháng viêm này lại có ảnh hưởng lên dạ dày (dù là uống sau ăn no hay có uống kèm thuốc băng niêm mạc dạ dày…) Vì vậy mà bạn bị 2 bệnh lý này cùng lúc. Bạn không nên tự ý uống thuốc tại nhà, đặc biệt là không nên nghe theo lời mách bảo mà uống các loại thuốc gia truyền không có nguồn gốc, hay thuốc bắc… rất nguy hiểm. Bạn nên tái khám chuyên khoa Tai mũi họng và Tiêu hóa, thay đổi lối sống, giữ ấm, vệ sinh mũi họng và răng kỹ… đặc biệt khi thay đổi thời tiết. Chúc bạn mau khỏi bệnh.", "Chào em, Nhiều khả năng em đang bị và có thể kèm viêm hạch cổ. Em cần khám BS để được kiểm tra lại và điều trị thuốc phù hợp, nếu để kéo dài có thể dẫn đến viêm họng mạn, viêm xoang mạn sau này sẽ rất mệt mỏi. Thân mến.", "Chào bạn, Mỗi khi trời chuyển lạnh, bạn hay bị là do viêm mũi\r\ndị ứng. Đây là tình trạng viêm của niêm mạc mũi, do phản ứng của các tác nhân\r\ngây bệnh (không khí lạnh) gây ra hiện tượng: chảy mũi, nghẹt, ngứa mũi,… Bệnh\r\ncòn làm cho niêm mạc phù nề, xung huyết, xuất tiết dịch trong (khi nhiễm trùng\r\nthì có dịch vàng, xanh…). Niêm mạc mũi xoang phù nề sẽ ảnh hưởng tới tai nên\r\ngây ù tai, nặng  tai, hay có thể gây viêm tai giữa thật sự. Do đó, bạn cần phải: + Giữ ấm cơ thể, giữ ấm mũi (quàng khăn, mặc áo ấm, tắm bằng nước ấm). + Tập thể dục đều đặn, thường xuyên, tăng cường thể lực rất có tác dụng trong\r\nphòng ngừa dị ứng (chạy bộ, đi bộ, nhảy dây…). Tới bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được đánh giá chính xác mức độ bệnh lý\r\nvà tư vấn cách điều trị cụ thể. Thân mến," ]
Thuốc Soredon NN 20 Meyer hỗ trợ chống viêm và ức chế miễn dịch (3 vỉ x 10 viên)
[ "Mô tả ngắn:\nThuốc Soredon NN 20 dùng trong điều trị ngắn hạn hoặc lâu dài như liệu pháp glucocorticoid, các trường hợp dị ứng nặng, không đáp ứng với điều trị thông thường; bệnh huyết thanh; các phản ứng quá mẫn của thuốc, rối loạn collagen, bệnh khớp, bệnh da, bệnh khối u, bệnh dạ dày - ruột, bệnh hô hấp, bệnh máu và hội chứng thận hư.\nThành phần:\nPrednisolone: 20mg\nChỉ định:\nThuốc Soredon NN 20 được chỉ định điều trị ngắn hạn hoặc lâu dài như liệu pháp glucocorticoid, bao gồm:\nDị ứng : Các trường hợp dị ứng nặng, không đáp ứng với điều trị thông thường; bệnh huyết thanh; các phản ứng quá mẫn của thuốc. Rối loạn collagen: Lupus ban đỏ hệ thống, viêm đa khớp dạng thấp, viêm cơ tim cấp tính, hội chứng rối loạn mô liên kết. Bệnh khớp: Hỗ trợ điều trị ngắn hạn trong giai đoạn cấp, nặng của bệnh viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến. Bệnh da: Viêm da tiếp xúc , vảy nến, u sùi dạng nấm, pemphigus. Bệnh khối u: Bệnh bạch cầu cấp ở trẻ em, u lympho ở người lớn. Bệnh dạ dày - ruột: Dùng trong giai đoạn cấp của bệnh Crohn , viêm kết tràng loét. Bệnh hô hấp: Bệnh sarcoid, lao phổi bùng phát hoặc lan tỏa khi dùng đồng thời với hóa trị liệu phù hợp. Bệnh máu: Thiếu máu tan máu tự miễn, ban xuất huyết giảm tiểu cầu. Hội chứng thận hư." ]
[ "Mô tả ngắn:\nSpirastad 3 M.I.U thành phần chính là spiramycin . Spiramycin được coi là thuốc lựa chọn thứ hai để điều trị những trường hợp nhiễm khuẩn ở đường hô hấp, da và sinh dục do các vi khuẩn nhạy cảm; điều trị dự phòng viêm màng não do meningococcus, khi có chống chỉ định với rifampicin; dự phòng chứng nhiễm Toxoplasma bẩm sinh trong thời kỳ mang thai; hóa dự phòng viêm thấp khớp cấp tái phát ở người bệnh dị ứng với penicilin.\nThành phần:\nSpiramycin: 3000000iu\nChỉ định:\nThuốc Spirastad 3 M.I.U được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nSpiramycin được coi là thuốc lựa chọn thứ hai để điều trị những trường hợp nhiễm khuẩn ở đường hô hấp, da, và sinh dục do các vi khuẩn nhạy cảm đã nêu trên. Điều trị dự phòng viêm màng não do meningococcus, khi có chống chỉ định với rifampicin. Dự phòng chứng nhiễm Toxoplasma bẩm sinh trong thời kỳ mang thai. Hóa dự phòng viêm thấp khớp cấp tái phát ở người bệnh dị ứng với penicilin.", "Mô tả ngắn:\nMaxedo 250 mg có quy cách đóng gói gồm hộp 30 gói chứa 250 mg hỗn dịch uống acetaminophen do công ty TNHH United International Pharma , Việt Nam sản xuất. Maxedo 250 mg dùng để hạ sốt cũng như giảm đau nhức do cảm cúm, viêm amidan, nhiễm trùng hô hấp, đau răng, đau do mọc răng và các phản ứng sau chủng ngừa.\nThành phần:\nAcetaminophen: 250mg\nChỉ định:\nThuốc Maxedo 250 mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nThuốc được chỉ định để hạ sốt cũng như giảm đau nhức do cảm cúm, viêm amidan, nhiễm trùng hô hấp, đau răng, đau do mọc răng và các phản ứng sau chủng ngừa.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Cetirizin IMP® 10 là sản phẩm của Công ty CP DƯỢC PHẨM IMEXPHARM sản xuất, thành phần chính là Cetirizin 10mg. Thuốc được chỉ định trong điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng dai dẳng, viêm mũi dị ứng theo mùa, mày đay mạn tính vô căn, viêm kết mạc dị ứng. \n Viên nén dài, một mặt trơn, một mặt có khắc vạch ngang ở giữa, cạnh và thành viên nguyên vẹn. Quy cách đóng gói: Hộp 5 vỉ x 10 viên nén, hộp 10 vỉ x 10 viên nén.\nThành phần:\nCetirizine: 10mg\nChỉ định:\nThuốc “Cetirizin IMP® 10” được chỉ định dùng trong các điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng dai dẳng, viêm mũi dị ứng theo mùa, mày đay mạn tính vô căn, viêm kết mạc dị ứng.", "Mô tả ngắn:\nNadifex 180 của Công ty US Pharma USA có thành phần chính là fexofenadin 180 mg. Thuốc được sử dụng để làm giảm nhẹ các triệu chứng đi kèm với viêm mũi dị ứng như hắt hơi, chảy mũi ngứa mũi, nghẹt mũi, ngứa vòm/hầu/họng.\nThành phần:\nFexofenadin HCL: 180mg\nChỉ định:\nThuốc Nadifex 180 được chỉ định dùng tron: Giảm nhẹ các triệu chứng đi kèm với viêm mũi dị ứng như hắt hơi, chảy mũi ngứa mũi, nghẹt mũi, ngứa vòm/hầu/họng.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Neo-Terpon User-Nic Pharma Hộp 200 viên được sản xuất bởi Công ty TNHH dược phẩm USA - NIC (USA - NIC Pharma), có chứa hoạt chất chính là Terpin hydrat và Natri benzoat. Thuốc được sử dụng trong các trường hợp bị long đờm do ho có đờm.\nThành phần:\nChỉ định:\nThuốc Neo-Terpon User-Nic Pharma được chỉ định dùng trong trường hợp long đờm do ho có đờm.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Vastec 20 mg chỉ định cho người lớn trong liệu pháp bổ sung/hỗ trợ vào biện pháp trị liệu hiện có để điều trị triệu chứng ở bệnh nhân đau thắt ngực ổn định không được kiểm soát đầy đủ hoặc bệnh nhân không dung nạp với các liệu pháp trị đau thắt ngực khác.\nThành phần:\nTrimetazidine: 20mg\nChỉ định:\nChỉ định cho người lớn trong liệu pháp bổ sung/hỗ trợ vào biện pháp trị liệu hiện có để điều trị triệu chứng ở bệnh nhân đau thắt ngực ổn định không được kiểm soát đầy đủ hoặc bệnh nhân không dung nạp với các liệu pháp điều trị đau thắt ngực khác.", "Mô tả ngắn:\nMeyerlapril 10 của công ty liên doanh Meyer - BPC, thành phần chính là enalapril maleat. Thuốc có tác dụng điều trị tăng huyết áp, suy tim, sau nhồi máu cơ tim, bệnh thận do đái tháo đường (tăng hoặc không tăng huyết áp), suy thận tuần tiến mạn.\nThành phần:\nEnalapril: 10mg\nChỉ định:\nMeyerlapril 10 được chỉ định sử dụng trong trường hợp:\nÐiều trị tăng huyết áp . Điều trị suy tim . Điều trị sau nhồi máu cơ tim. Điều trị bệnh thận do đái tháo đường (tăng hoặc không tăng huyết áp). Điều trị suy thận tuần tiến mạn.", "Mô tả ngắn:\nCebastin 10 của công ty cổ phần dược phẩm 3/2, thành phần chính ebastin, là thuốc có tác dụng điều trị viêm mũi dị ứng (theo mùa hoặc quanh năm), có hoặc không kèm viêm kết mạc dị ứng. Nổi mề đay vô căn mạn tính.\nThành phần:\nEbastine: 10mg\nChỉ định:\nThuốc Cebastin 10 được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nViêm mũi dị ứng (theo mùa hoặc quanh năm), có hoặc không kèm viêm kết mạc dị ứng.\nNổi mề đay vô căn mạn tính.", "Mô tả ngắn:\nCiclevir 200 của Công ty TNHH Dược phẩm Glomed, thành phần chính Acyclovir, dùng cho điều trị nhiễm virus herpes simplex typ 1 và 2 ở da và niêm mạc, kể cả herpes sinh dục, ngăn chặn tái nhiễm herpes simplex ở người có đáp ứng miễn dịch bình thường, phòng ngừa nhiễm herpes simplex ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch, điều trị bệnh thủy đậu và nhiễm Herpes zoster (bệnh Zona). \n Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén, hộp 10 vỉ x 5 viên nén.\nThành phần:\nAcyclovir: 200mg\nChỉ định:\nĐiều trị nhiễm virus Herpes simplex typ 1 và 2 ở da và niêm mạc, kể cả Herpes sinh dục .\nNgăn chặn tái nhiễm Herpes simplex ở người có đáp ứng miễn dịch bình thường.\nPhòng ngừa nhiễm Herpes simplex ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch.\nĐiều trị bệnh thủy đậu và nhiễm Herpes zoster (bệnh Zona).", "Mô tả ngắn:\nSeodeli do Công ty Theragen sản xuất, có thành phần là Trimebutin maleat, được dùng để điều trị và giảm triệu chứng do hội chứng ruột kích thích, và trường hợp bị liệt ruột sau phẫu thuật để thúc đẩy phục hồi nhu động ruột sau phẫu thuật ổ bụng. \n Viên nén tròn, màu trắng.\nThành phần:\nTrimebutine: 200mg\nChỉ định:\nThuốc Seodeli được chỉ định dùng để điều trị và giảm triệu chứng do hội chứng ruột kích thích, và trường hợp bị liệt ruột sau phẫu thuật để thúc đẩy phục hồi nhu động ruột sau phẫu thuật ổ bụng.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Cadicefdin 300 được sản xuất bởi Công ty cổ phần US Pharma USA, có thành phần chính là cefdinir, được chỉ định cho những trường hợp nhiễm khuẩn từ nhẹ đến vừa, gây ra bởi những vi khuẩn nhạy cảm trong trường hợp sau như viêm phổi mắc phải cộng đồng, đợt cấp của viêm phế quản mãn, viêm xoang cấp tính, viêm hầu họng, viêm amydal… \n Thuốc Cadicefdin 300 được bào chế dưới dạng viên nang. Hộp 2 vỉ x 10 viên nang.\nThành phần:\nCefdinir: 300mg\nChỉ định:\nThuốc Cadicefdin 300 được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nChỉ định cho những trường hợp nhiễm khuẩn từ nhẹ đến vừa, gây ra bởi những vi khuẩn nhạy cảm trong trường hợp sau:\nViêm phổi mắc phải cộng đồng do các tác nhân Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis (gồm cả chủng sinh beta - Lactamase), Streptococcus pneumoniae (chủng nhạy cảm với penicillin). Đợt cấp của viêm phế quản mãn cũng do các tác nhân Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis (gồm cả chủng sinh beta - Lactamase), Streptococcus pneumoniae (chủng nhạy cảm với penicillin). Viêm xoang cấp tính do Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis (gồm cả chủng sinh beta - Lactamase) và Streptococcus pneumoniae (chủng nhạy cảm với penicillin). Viêm hầu họng/viêm amydal do Streptococcus pyogenes. Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da: do Staphylococcus aureus (gồm cả chủng sinh beta - Lactamase) and Streptococcus pyogenes. Viêm tai giữa cấp gây ra bởi Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis (gồm cả chủng sinh beta - Lactamase), Streptococcus pneumoniae.", "Mô tả ngắn:\nVerospiron 50 mg là một sản phẩm của Công ty Gedeon Richter Plc. , thành phần chính là spironolacton . Thuốc được dùng để điều trị tăng huyết áp; phù do bệnh tim, gan, thận; bệnh cường aldosteron nguyên phát; điều trị và phòng ngừa thiếu kali ở bệnh nhân dùng digitalis khi các biện pháp khác được xem là không đủ hiệu quả hoặc không phù hợp. Verospiron 50 mg được bào chế dạng viên nang, nửa vàng nửa trắng và đóng gói theo quy cách: Hộp 3 vỉ x 10 viên.\nThành phần:\nSpironolactone: 50mg\nChỉ định:\nThuốc Verospiron 50 mg được chỉ định trong các trường hợp sau:\nÐiều trị tăng huyết áp . Điều trị phù do bệnh tim, gan, thận. Điều trị bệnh cường aldosteron nguyên phát (là tình trạng có quá nhiều hormon aldosteron trong cơ thể). Điều trị và phòng ngừa thiếu kali ở bệnh nhân dùng digitalis khi các biện pháp khác được xem là không đủ hiệu quả hoặc không phù hợp.", "Mô tả ngắn:\nBetadine Antiseptic Solution được sản xuất bởi công ty Mundipharma Pharmaceuticals Pte. Ltd., thành phần chính là povidon-iod. Thuốc dùng để chỉ định để sát khuẩn da, ngăn ngừa nhiễm khuẩn vết thương.\nThành phần:\nPovidone-iodine: 10%\nChỉ định:\nThuốc Betadine Antiseptic Solution 125 ml được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nDiệt mầm bệnh ở da, vết thương và niêm mạc. Sát khuẩn da và niêm mạc trước khi mổ. Ngăn ngừa nhiễm khuẩn vết thương sau khi phẫu thuật. Dự phòng nhiễm khuẩn khi bỏng, vết rách nát, vết mài mòn. Điều trị những trường hợp khác nhau về nhiễm khuẩn, vi rút, đơn bào, nấm ở da, như tinea, tưa miệng , chốc lở, herpes simplex , zona. Tiệt khuẩn tay để làm vệ sinh hoặc trước khi mổ. Để sát khuẩn và giúp vệ sinh cá nhân tốt hơn.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Promethazin là sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược phẩm 2/9 - Nadyphar, có chứa Promethazin hydroclorid. Thuốc dùng để phòng và điều trị các tình trạng dị ứng, chống nôn, chống say tàu xe. \n Thuốc được đóng gói dưới dạng hộp 5 vỉ x 20 viên, hộp 30 chai x 40 viên.\nThành phần:\nPromethazin HCl: 15mg\nChỉ định:\nThuốc Promethazin được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nPhòng và điều trị các tình trạng dị ứng ( mày đay , phù mạch, viêm mũi , viêm kết mạc, ngứa). An thần, chống nôn và buồn nôn. Phòng và điều trị say sóng, say tàu xe.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Cefdinir 125-MV là sản phẩm của US Pharma USA, chứa dược chất chính là cefdinir – kháng sinh cephalosporin thế hệ thứ 3, được dùng để trị các trường hợp nhiễm khuẩn nhẹ đến vừa, gây ra bởi những vi khuẩn nhạy cảm.\nThành phần:\nCefdinir: 125mg\nChỉ định:\nThuốc Cefdinir 125-MV được chỉ định dùng trong các trường hợp nhiễm khuẩn từ nhẹ đến vừa, gây ra bởi những vi khuẩn nhạy cảm trong trường hợp sau:\nViêm phổi mắc phải cộng đồng do các tác nhân Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis (gồm cả chủng sinh beta-lactamase), Streptococcus pneumoniae (chủng nhạy cảm với penicillin). Đợt cấp của viêm phế quản mạn cũng do các tác nhân Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis (gồm cả chủng sinh beta-lactamase), Streptococcus pneumoniae (chủng nhạy cảm với penicillin). Viêm xoang cấp tính do Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis (gồm cả chủng sinh beta-lactamase) và Streptococcus pneumoniae (chủng nhạy cảm với penicillin). Viêm hầu họng/ viêm amiđan do Streptococcus pyogenes. Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da: Do Staphylococcus aureus (gồm cả chủng sinh beta-lactamase) và Streptococcus pyogenes. Viêm tai giữa cấp gây ra bởi Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis (gồm cả chủng sinh beta-lactamase), Streptococcus pneumoniae." ]
Nguyên nhân u xương
[ "Nguyên nhân u xương Nguyên nhân của u xương không rõ. Chúng thường xảy ra ở những khu vực xương tăng trưởng nhanh chóng. Nguyên nhân có thể bao gồm: Khiếm khuyết di truyền gia đình; Bức xạ; Chấn thương . Trong hầu hết các trường hợp, không có nguyên nhân cụ thể được tìm thấy. U xương sụn là loại u xương lành tính thường gặp nhất. Chúng thường xảy ra nhất ở những người trẻ trong độ tuổi từ 10 đến 20. Ung thư khởi phát từ xương được gọi là ung thư xương nguyên phát. Ung thư xương do khối u bắt đầu ở một bộ phận khác của cơ thể (như vú, phổi, thận, tuyến tiền liệt, tuyến giáp hoặc đại tràng) được gọi là ung thư xương thứ phát (di căn). Chúng có tính chất rất khác so với các ung thư xương nguyên phát. Tiếp xúc với bức xạ liều cao có thể gây u xương" ]
[ "Chào bạn, Theo như mô tả của bạn, cục xương mà bạn cảm thấy nhô lên ở phía sau đầu được gọi là ụ chẩm ngoài. Tùy vào những cá thể khác nhau mà khối này có thể lớn nhỏ, nhưng đây không phải là bệnh lý. Có những cá thể có ụ chẩm ngoài rất lớn giống như một khối u vậy. Thậm chí trong truyền thuyết Trung Quốc, Bao Thanh Thiên là người có ụ chẩm ngoài rất lớn được gọi là “xương yến nguyệt tam sa”, đó cũng là lý do vì sao theo quan niệm dân gian những người có cấu trúc này lớn thường rất thông minh. Về mặt y khoa thì cấu trúc này chỉ là một phần nhô ra của xương, không phải là bệnh lý và cũng không có gì nguy hiểm. Thân ái chào bạn.", "Nguyên nhân u xơ tử cung Do virus u nhú ở người (Human papilloma virus HPV). Do nguyên nhân nội tiết: Cường estrogen tương đối: Estrogen kích thích sự tổng hợp protein ở tử cung; Ở những phụ nữ có u xơ tử cung, người ta thấy nội tiết tăng trưởng tăng cao (Growth hormone).", "Hình minh họa Chào em, Theo như mô tả của em,\r\nkhối u trên có thể là hoặc nang hoạt dịch (xuất hiện trong trường hợp\r\nbao khớp yếu), 2 trường hợp trên đều là trường hợp lành tính, vì vậy em không\r\nnên quá lo lắng. Em có thể đưa mẹ đến BV\r\nđể được thăm khám và xác định nguyên nhân, đồng thời có hướng điều trị thích hợp. Thân ái.", "Triệu chứng u xương sụn Những dấu hiệu và triệu chứng của u xương sụn Đa số các trường hợp, u xương sụn thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào do đó bệnh có thể không được phát hiện cho tới khi người bệnh làm các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh vì lý do bệnh khác. Tuy nhiên, có một số triệu chứng có thể sẽ xuất hiện nếu bạn mắc bệnh này: Sờ thấy một khối u nhỏ, cứng, không di động trên xương của bạn. Đau: Một số trường hợp khi có những cử động cụ thể, khối u sẽ cọ xát vào gân và gây ra cảm giác đau. Tê hoặc ngứa ran: U xương sụn có thể nằm ở vị trí gần dây thần kinh ví dụ như sau đầu gối. Nếu khối u gây áp lực lên dây thần kinh có thể gây tê và ngứa ran vị trí này. Các vấn đề về tuần hoàn nếu khối u xương sụn đè lên mạch máu gây hẹp lòng mạch. Tác động của u xương sụn đối với sức khỏe Trong những trường hợp nghiêm trọng, nhiều u xương sụn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển xương bình thường ở trẻ em. Trẻ mắc bệnh này có thể: Có chiều cao thấp hơn so với các bạn đồng trang lứa. Biến dạng về hình thái như cong tay, chân. Chiều dài của hai tay, chân không cân xứng. Nếu có bất kỳ triệu chứng hoặc nguy cơ nghi ngờ về u xương sụn ở trẻ em, hãy tìm kiếm sự tư vấn và chăm sóc y tế từ các chuyên gia. Họ có thể đưa ra đánh giá và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp để đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống tốt nhất cho trẻ. Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh u xương sụn Bệnh u xương sụn có thể gây ra một số biến chứng và ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Dưới đây là một số biến chứng phổ biến của bệnh u xương sụn: Chèn ép các cấu trúc lân cận: U xương sụn có thể chèn ép các cấu trúc mạch máu thần kinh lân cận gây ra các bệnh lý thần kinh hay suy giãn tĩnh mạch . Biến dạng xương: Sự tăng trưởng bất thường của xương, sụn gây ra sự phát triển không đồng đều giữa hai tay hoặc hai chân. Biến đổi ác tính: Đây là biến chứng rất hiếm gặp (1%). Khối u vẫn phát triển sau khi bộ xương đã ngừng phát triển là một dấu hiệu của khối u biến đổi ác tính. Sự tăng trưởng bất thường của xương, sụn gây ra sự phát triển không đồng đều giữa hai chân Khi nào cần gặp bác sĩ? Thông thường u xương sụn không gây ra bất kỳ khó chịu hay triệu chứng nào khác nên chúng thường chỉ được phát hiện khi bệnh nhân đi khám vì một lý do khác. Tuy nhiên, nếu khối u xương sụn phát triển to ra và làm xuất hiện các triệu chứng ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn thì việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ là điều cần thiết. Họ sẽ có kiến thức và kinh nghiệm để đưa ra quyết định về việc cần thực hiện các xét nghiệm bổ sung hoặc điều trị phù hợp nếu cần thiết.", "Nguyên nhân loãng xương ở nam Nguyên nhân dẫn đến loãng xương ở nam Xương liên tục thay đổi - tức là xương cũ bị loại bỏ và thay thế bằng xương mới. Lúc trẻ, xương được tạo ra nhiều hơn là loại bỏ, do đó, bộ xương phát triển cả về kích thước và sức mạnh. Đối với hầu hết mọi người, khối lượng xương đạt đỉnh trong khoảng độ tuổi 30. Ở độ tuổi này, nam giới thường tích lũy nhiều khối lượng xương hơn phụ nữ. Sau thời điểm này, số lượng xương trong bộ xương thường bắt đầu giảm từ từ do việc loại bỏ xương cũ vượt quá sự hình thành xương mới. Ở độ tuổi 65 hoặc 70, nam giới và phụ nữ mất khối lượng xương với tỷ lệ như nhau và sự hấp thụ canxi, một chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của xương trong suốt cuộc đời, đều giảm ở cả hai giới. Mất xương quá nhiều khiến xương trở nên dễ gãy hơn. Gãy xương do loãng xương thường xảy ra nhất ở hông, cột sống và cổ tay và có thể bị tàn tật vĩnh viễn. Gãy xương hông đặc biệt nguy hiểm. Có hai loại loãng xương chính: Nguyên phát và thứ phát. Loãng xương nguyên phát, là mất xương do tuổi tác (đôi khi được gọi là loãng xương do tuổi già) hoặc không rõ nguyên nhân (loãng xương vô căn). Thuật ngữ loãng xương vô căn thường chỉ được sử dụng cho nam giới dưới 70 tuổi; ở nam giới lớn tuổi, mất xương do tuổi tác được cho là nguyên nhân. Đa số nam giới bị loãng xương có ít nhất một (đôi khi nhiều hơn một) nguyên nhân thứ phát. Trong trường hợp loãng xương thứ phát, sự mất khối lượng xương là do một số hành vi lối sống, bệnh tật hoặc thuốc men. Một số nguyên nhân phổ biến nhất của loãng xương thứ phát ở nam giới bao gồm sử dụng thuốc glucocorticoid, thiểu năng sinh dục (nồng độ testosterone thấp), lạm dụng rượu, hút thuốc, bệnh đường tiêu hóa , tăng calci niệu và bất động.", "Nguyên nhân ung thư máu cấp tính Nguyên nhân dẫn đến ung thư máu cấp tính Bệnh bạch cầu cấp dòng lympho: Không xác định được nguyên nhân hoặc yếu tố nguy cơ trong hầu hết các trường hợp; Tổn thương tủy xương trước đó do thuốc hóa trị liệu alkyl hóa hoặc bức xạ ion hóa ; Bệnh bạch cầu/u lympho tế bào T trưởng thành có liên quan đến nhiễm virus HTLV; Yếu tố di truyền hoặc nhiễm sắc thể: Hội chứng Down, bệnh u sợi thần kinh loại 1, mất điều hòa mao mạch (ataxia telangiectasia). Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy: Không xác định được nguyên nhân hoặc yếu tố nguy cơ trong hầu hết các trường hợp; Rối loạn tạo máu đã có từ trước (nguyên nhân phổ biến nhất có thể xác định được): Hội chứng rối loạn sinh tủy, thiếu máu bất sản, tăng sinh tủy ác tính. Yếu tố môi trường: Hóa trị liệu alkyl hóa, bức xạ ion hóa, tiếp xúc với benzen, hút thuốc lá. Yếu tố di truyền hoặc nhiễm sắc thể: Hội chứng Down , thiếu máu fanconi. Hội chứng Down có thể là nguyên nhân của ung thư máu ác tính", "Nguyên nhân u mềm treo Nguyên nhân dẫn đến u mềm treo U mềm treo được tìm thấy là có liên quan đến các yếu tố sau: Rối loạn lipid máu ; Bệnh đái tháo đường type 2; Bệnh tim mạch; Béo phì; Yếu tố di truyền. Việc kích ứng da thường xuyên được coi là nguyên nhân dẫn đến u mềm treo, chủ yếu ở người béo phì. Các chuyên gia cũng cho rằng, u mềm treo đơn giản là do quá trình lão hóa bình thường của da, và sau đó là sự mất độ đàn hồi da. Sự mất cân bằng hormone có thể làm tăng khả năng phát triển u mềm treo (ví dụ như mức độ cao của hormone giới tính nữ, progesterone và estrogen). Cả yếu tố tăng trưởng mô alpha (TGF-alpha) và yếu tố tăng trưởng biểu bì (EGF) cũng có thể là yếu tố kích hoạt u mềm treo. Mặc dù nhiễm trùng chưa được báo cáo là nguyên nhân dẫn đến u mềm treo, tuy nhiên trong một số báo cáo quan sát thấy sự tương quan giữa virus HPV và u mềm treo. Một số báo cáo quan sát thấy sự liên quan giữa nhiễm virus HPV và u mềm treo", "Tìm hiểu chung ung thư mô mỡ Ung thư mô mỡ là gì? Ung thư mô mỡ (Liposarcoma) là một loại ung thư hiếm gặp bắt đầu từ các tế bào mỡ . Nó thường bắt đầu bằng sự phát triển của các tế bào mỡ ở bụng hoặc ở cơ tay và chân. Nhưng ung thư mỡ có thể bắt đầu ở các tế bào mỡ ở bất cứ đâu trong cơ thể. Ung thư mô mỡ chủ yếu ảnh hưởng đến người lớn trung niên, từ 50 đến 65 tuổi. Nhiều khối u trong số này có độ ác tính thấp và phát triển chậm. Một số loại khác có thể phát triển mạnh mẽ hơn và dẫn hình thành khối u ác tính. Những bệnh ung thư này đôi khi quay trở lại sau khi điều trị và có thể di căn (lan rộng). Khi chúng di căn, nó có thể lan đến phổi, gan và các mô mềm khác. Có bốn loại u mỡ chính: U mỡ biệt hóa tốt, u mỡ đặc biệt, u mỡ dạng myxoid và u mỡ đa hình thái. U mỡ biệt hóa tốt: U mỡ biệt hóa tốt chiếm 40 - 45% tổng số sarcoma mỡ. Chúng hiếm khi di căn và do đó được coi là khối u lành tính hoặc tiền ác tính. U mỡ đặc biệt: U mỡ đặc biệt xảy ra thường xuyên nhất ở người trung niên và người lớn tuổi với tỷ lệ mắc cao nhất ở 60 đến 80 tuổi. Hiếm khi những khối u này phát triển ở trẻ em và thanh thiếu niên. Các khối u này thường xảy ra nhất ở khoang sau phúc mạc. U mỡ dạng myoxid: U mỡ dạng myoxid còn được gọi là liposarcoma tế bào tròn, chiếm ~30% tổng số u tế bào mỡ. Nó có tỷ lệ mắc cao nhất ở người từ 40 đến 50 tuổi. MLS thường biểu hiện dưới dạng một khối lớn (1 đến 39cm; trung bình 12cm), di động, giới hạn rõ, không đau, phát triển từ 1 tuần đến 15 năm trước khi chẩn đoán. U mỡ đa hình thái: U mỡ đa hình thái chiếm 5% đến 10% trong tổng số các trường hợp u mỡ, phát triển nhanh, thường lớn (>5 cm) và các khối u tế bào mỡ không đau nhưng ác tính cao. Chúng xảy ra chủ yếu ở nữ giới và những người >50 tuổi. Các khối u này xuất hiện ở chân hoặc cánh tay, sau phúc mạc hoặc bụng, hoặc trong một số trường hợp hiếm có thể phát triển ở thừng tinh, vùng đầu cổ, thành ngực, khoang chậu, màng phổi, màng ngoài tim và cột sống.", "Nguyên nhân ung thư tụy Nguyên nhân dẫn đến ung thư tụy Một số gen kiểm soát chu kì tế bào (bao gồm phát triển, phân chia thành tế bào mới và chết theo chương trình). Các gen giúp tế bào phát triển, phân chia và duy trì sự sống tế bào là nhóm gen sinh ung thư. Các gen giúp kiểm soát quá trình phân chia tế bào hoặc điều khiển tế bào chết vào đúng thời điểm là gen ức chế khối u. Ung thư có thể khởi đầu khi những thay đổi DNA kích hoạt gen sinh ung thư hoặc làm bất hoạt gen ức chế khối u. Đột biến gen do di truyền. Đột biến gen mắc phải: Hầu hết các trường hợp ung thư tụy do đột biến gen mắc phải. Nguyên nhân gây ra các thay đổi trong gen còn đang được nghiên cứu. Có những đột biến gen là những biến đổi ngẫu nhiên bên trong tế bào mà không có tác động từ bên ngoài. Một số trường hợp ung thư tụy có thay đổi trong gen p16 và TP53, tuy nhiên đột biến gen này cũng có thể thấy trong một số hội chứng bệnh do di truyền. Ngoài ra, có những đột biến trên gen KRAS, BRAF, DPC4 cũng có thể dẫn đến ung thư tụy.", "Nguyên nhân đau xương cụt Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau xương cụt, bao gồm: Chấn thương: Nếu bạn bị ngã, có thể dẫn đến bầm tím, gãy hoặc trật khớp xương cụt gây đau. Các chấn thương căng thẳng lặp đi lặp lại: Các môn thể thao như đạp xe, chèo thuyền đòi hỏi bạn phải nghiêng người qua lại liên tục. Các chuyển động lặp đi lặp lại này có thể làm căng các mô xung quanh xương cụt của bạn. Mang thai hoặc sinh con: Trong ba tháng cuối của thai kỳ, cơ thể bạn sẽ tiết ra các hormon làm mềm khu vực cùng cụt. Điều này giúp xương cụt của bạn linh hoạt hơn khi sinh, và là một quá tình tự nhiên. Nhưng trong một số trường hợp, điều này làm kéo căng các cơ và dây chằng xung quanh xương cụt, gây căng thẳng và đau xương cụt. Tăng cân: Việc tăng cân sẽ gây thêm áp lực cho xương cụt của bạn, làm xương cụt nghiêng về phía sau dẫn đến đau. Ngồi lâu: Ngồi trong thời gian dài có thể gây áp lực quá mức lên xương cụt, đặc biệt nếu bạn ngồi trên bề mặt cứng. Hình thái xương cụt bất thường: Tình trạng vẹo cột sống hoặc xương cụt bị uốn cong hoặc giãn quá mức cũng là một nguyên nhân gây đau xương cụt. Ngồi lâu là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau xương cụt Ngoài những nguyên nhân phổ biến gây đau xương cụt, việc loại trừ các nguyên nhân cơ bản nghiêm trọng hơn là cần thiết. Chẳng hạn như nhiễm trùng (bao gồm cả áp xe mô mềm và viêm tủy xương). Trong một số trường hợp rất hiếm gặp, đau xương cụt có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư gần khu vực xương cụt hoặc ung thư di căn đến xương của bạn. Các bệnh ung thư có nhiều khả năng gây đau xương cụt bao gồm: U nguyên sống (chordoma); Ung thư tuyến tiền liệt ; Ung thư đại trực tràng. Đau xương cụt vô căn được xem là chẩn đoán loại trừ, nghĩa là sau khi sàng lọc cẩn thận tất cả các nguyên nhân có thể xác định được.", "Tìm hiểu chung u tế bào khổng lồ U tế bào khổng lồ là gì? U tế bào khổng lồ (Giant cell tumor) là một tình trạng u xương lành tính và hiếm gặp, được công nhận lần đầu tiên vào năm 1818, mãi đến năm 1940 thì u tế bào khổng lồ ở xương mới chính thức được phân biệt với các khối u xương không ác tính khác. Mặc dù được coi là một khối u xương lành tính, nhưng u tế bào khổng lồ đại diện cho một loạt các khối u có biểu hiện lâm sàng không thể dự đoán được dựa trên đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học X-quang hay mô bệnh học. U tế bào khổng lồ có thể xâm lấn cục bộ và có xu hướng tái phát sau khi điều trị. Hơn nữa, trong khoảng 2 đến 3% các trường hợp, di căn xa sẽ xảy ra, thường gặp nhất là liên quan đến phổi. Tuy nhiên, di căn không mang ý nghĩa giống như di căn liên quan đến khối u ác tính. Trong hầu hết các trường hợp, biểu hiện lâm sàng của u tế bào khổng lồ là lành tính và bệnh di căn không dẫn đến tử vong cho người bệnh, do đó còn được gọi là di căn phổi lành tính (benign pulmonary implants). Hiếm khi u tế bào khổng lồ tiến triển thành ác tính.", "Nguyên nhân lao cột sống Nguyên nhân dẫn đến lao cột sống Nguyên nhân lao cột sống là do vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis hominis gây ra. Đây là một trực khuẩn hiếu khí, chúng sẽ ngừng phát triển ở nhiệt độ 42 0 C và bị tiêu diệt ở 100 0 C trong vòng 10 phút. Bệnh lao xương khởi phát do sự tấn công của trực khuẩn lao. Vì thế, bệnh lý này có thể lây truyền từ người này sang người khác thông qua nhiều con đường khác nhau như đường hô hấp, qua niêm mạc hoặc vết thương hở. Vi khuẩn lao thường xâm nhập vào cơ thể người bệnh qua đường hô hấp rồi khu trú và gây tổn thương phổi. Sau đó, chúng sẽ di chuyển ra phổi đi vào các khớp xương, cột sống thông qua các mạch máu và hạch bạch huyết. Nếu bệnh lao khởi phát ở phụ nữ mang thai có thể lây từ mẹ sang con.", "Nguy cơ rạn xương Một số yếu tố làm tăng nguy cơ rạn xương Một số yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ rạn xương: Chơi các môn thể thao tăng áp lực lên xương: Rạn xương phổ biến hơn ở những người tham gia các môn thể thao có áp lực mạnh, chẳng hạn như điền kinh, bóng rổ, quần vợt, thể dục dụng cụ,... Tăng cường độ và tần suất hoạt động: Rạn xương thường xảy ra ở những người đột ngột chuyển từ lối sống ít vận động sang chế độ tập luyện tích cực hoặc những người tăng nhanh cường độ, thời gian hoặc tần suất các buổi tập luyện. Giới tính: Phụ nữ, đặc biệt là những người có rối loạn kinh nguyệt , vô kinh hoặc mãn kinh, có nguy cơ cao bị rạn xương. Các vấn đề ở bàn chân: Những người có bàn chân bẹt hoặc vòm bàn chân cao có nhiều khả năng bị rạn hơn. Giày dép mòn, chật hoặc cứng cũng góp phần gây ra vấn đề ở bàn chân. Bệnh lý về xương: Loãng xương có thể làm suy yếu xương và khiến rạn xương dễ xảy ra hơn. Tiền sử từng rạn xương: Đã từng bị một hoặc nhiều lần rạn xương sẽ khiến bạn có nguy cơ bị rạn xương và gãy xương nhiều hơn. Thiếu chất dinh dưỡng: Thiếu vitamin D và calci có thể khiến xương dễ bị rạn.", "Nguyên nhân u hạt mạn tính Nguyên nhân dẫn đến U hạt mạn tính U hạt mạn tính là một rối loạn di truyền còn gọi là bệnh suy giảm miễn dịch nguyên phát (Primary Immunodeficiency Disease - PIDD). Hệ thống miễn dịch của bạn không hoạt động bình thường khi bạn mắc bệnh này. Các tế bào bạch cầu là một thành phần thiết yếu trong hệ thống phòng thủ của hệ miễn dịch. Khi bạn mắc u hạt mạn tính có một gen bị đột biến khiến các các tế bào bạch cầu đa nhân trung tính giảm khả năng sản xuất các gốc tự do, hiện tượng này được gọi là bùng nổ hô hấp (respiratory burst). Nếu bạn không thể “bùng nổ hô hấp”, các thực bào không thể tiêu diệt được một số loại vi khuẩn có hại. Các đột biến gen liên quan đến u hạt mạn tính là do di truyền (từ cha mẹ sang con). Các nhà khoa học chia bệnh u hạt mạn tính thành hai loại dựa trên các gen gây ra bệnh, gồm: U hạt mạn tính liên kết nhiễm sắc thể giới tính X: Chiếm hơn 50% trường hợp mắc bệnh u hạt mạn tính và loại bệnh này phổ biến ở nam giới, đột biến gen xảy ra trên gen CYBB của nhiễm sắc thể X. U hạt mạn tính di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường: Đột biến xảy ra ở các gen CYBA, NCF1, NCF2, CYBC1 hoặc NCF4.", "Nguyên nhân u máu Nguyên nhân dẫn đến u máu U máu được tạo thành từ các mạch máu phụ tụ lại với nhau thành một khối dày đặc. Nguyên nhân khiến các mạch đông kết lại vẫn chưa được biết." ]
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa ho gà
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa ho gà Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của ho gà Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. Chế độ dinh dưỡng: Nên ăn các loại thức ăn mềm và dễ tiêu hóa như cháo, súp,… Không được nấu quá loãng vì có thể không cung cấp đủ năng lượng để phục hồi thể trạng Chia thành nhiều bữa trong ngày. Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin A, kẽm (Zn), sắt (Fe) như trứng, thịt bò, gà, các loại rau màu xanh đậm. Phương pháp phòng ngừa ho gà hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà. Sau tiêm, miễn dịch có xu hướng suy yếu từ 5 đến 10 năm sau khi tiêm vắc xin lần cuối. Vệ sinh nhà ở, trường lớp, văn phòng,… sạch sẽ, đảm bảo thoáng khí. Tìm hiểu để bảo vệ bản thân: Vắc xin bạch hầu ho gà uốn ván tiêm mấy mũi là đủ?" ]
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa béo phì Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của béo phì Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. Chế độ dinh dưỡng: Hạn chế nạp quá nhiều năng lượng từ các loại thực phẩm giàu chất béo và đường. Tăng tiêu thụ trái cây và rau quả, cũng như các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt. Tham gia các hoạt động thể chất thường xuyên (60 phút mỗi ngày cho trẻ em và 150 phút trải dài trong tuần cho người lớn).", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm gan cấp Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm gan cấp Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị và thăm khám định kỳ. Trong quá trình điều trị, nếu có xuất hiện bất kỳ bất thường nào, cần liên hệ ngay với bác sĩ để được xử lý kịp thời. Tiêm vaccine phòng ngừa các loại virus viêm gan. Giảm nguy cơ lây nhiễm viêm gan B và viêm gan C bằng cách tránh sử dụng ma túy đường tiêm và thực hành tình dục an toàn. Cất thuốc trong bao bì và đặt ở xa tầm tay trẻ em để tránh trường hợp trẻ vô tình nuốt phải acetaminophen. Tập thể dục, vận động thường xuyên để tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Chế độ dinh dưỡng: Tăng cường bổ sung protein, đối với người mắc viêm gan cấp thì 1kg thể trọng cần đến khoảng 2g chất này. Protein có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, hạnh nhân, yến mạch, bông cải xanh… Bệnh nhân mắc viêm gan cấp cần hạn chế ăn mỡ động vật, thức ăn chiên xào. Có thể dùng dầu thực vật với lượng vừa phải. Cần bổ sung một lượng nhỏ đường mỗi ngày cho người bệnh. Tuy nhiên không được sử dụng quá nhiều vì có thể khiến lượng đường trong cơ thể chuyển hóa thành mỡ dễ gây gan nhiễm mỡ và béo phì. Bệnh nhân viêm gan cấp cần phải bổ sung thêm vitamin và khoáng chất để giúp cho gan hoạt động tốt hơn. Các chất này có nhiều trong trái cây và rau quả tươi. Phương pháp phòng ngừa viêm gan cấp hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Vì các phương pháp điều trị có hiệu quả hạn chế, nên việc phòng ngừa bệnh viêm gan virus là rất quan trọng. Các biện pháp chung Vệ sinh cá nhân tốt giúp ngăn ngừa lây truyền, đặc biệt là lây truyền qua đường phân-miệng, như xảy ra với HAV và HEV. Máu và các chất dịch cơ thể khác (ví dụ: Nước bọt, tinh dịch) của bệnh nhân nhiễm HBV và HCV cấp tính và phân của bệnh nhân nhiễm HAV được coi là lây nhiễm. Bảo vệ bằng hàng rào được khuyến cáo, nhưng cách ly bệnh nhân rất ít để ngăn chặn sự lây lan của HAV và không có giá trị trong việc lây nhiễm HBV hoặc HCV. Giảm thiểu lây nhiễm sau truyền máu bằng cách tránh truyền máu không cần thiết và bằng cách sàng lọc tất cả những người hiến tặng cho bệnh viêm gan B và C. Dự phòng miễn dịch Dự phòng miễn dịch có thể liên quan đến miễn dịch chủ động bằng vaccine và miễn dịch thụ động. Ở Hoa Kỳ khuyến cáo tiêm chủng định kỳ cho bệnh viêm gan A và B cho tất cả trẻ em và người lớn có nguy cơ mắc bệnh cao. Globulin miễn dịch tiêu chuẩn ngăn ngừa hoặc làm giảm mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng HAV, nên được sử dụng cho các thành viên gia đình chưa bị nhiễm virus và những người tiếp xúc gần với bệnh nhân. Globulin miễn dịch viêm gan B (HBIG) có thể không ngăn ngừa nhiễm virus nhưng ngăn ngừa hoặc làm giảm bệnh lâm sàng. Chưa có thuốc dự phòng miễn dịch HCV hoặc HDV. Tuy nhiên, phòng ngừa lây nhiễm HBV ngăn ngừa nhiễm HDV.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa khí phế thũng Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của Khí phế thũng Chế độ dinh dưỡng: Uống nhiều nước. Tăng cường bổ sung dinh dưỡng, đặc biệt là thức ăn giàu vitamin và khoáng chất để cải thiện thể trạng và tăng cường sức đề kháng. Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. Phương pháp phòng ngừa Khí phế thũng hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Không hút thuốc và tránh những nơi có nhiều khói bụi. Tiêm vaccine cúm và phế cầu đều đặn. Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng. Ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp. Bảo vệ cơ thể khỏi không khí lạnh.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa nấm họng Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của nấm họng Chế độ dinh dưỡng: Bổ sung rau xanh, trái cây giàu vitamin C, A, E, thực phẩm nhiều chất xơ. Hạn chế thực phẩm nhiều đường. Hạn chế uống rượu bia, thuốc lá, đồ lạnh, nước uống có ga, đồ ăn cay nóng, thức ăn có tính kích ứng họng… Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Phương pháp phòng ngừa nấm họng hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Tập thể dục đều đặn để tăng sức đề kháng. Hạn chế tiếp xúc bụi bẩn, khí thải, vi khuẩn, khói thuốc lá… Hạn chế tiếp xúc với các chất dễ gây kích ứng họng. Không hút thuốc lá, uống rượu. Thường xuyên vệ sinh tai mũi họng sạch sẽ. Khi trời lạnh cần phải giữ ấm cơ thể. Rửa tay kỹ và thường xuyên, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và sau khi hắt hơi hoặc ho. Tập cho trẻ bỏ thói quen ngậm tay hay vật dụng khác. Tránh dùng chung thức ăn, ly uống nước hoặc dụng cụ với người khác. Tránh tiếp xúc gần với những người bị bệnh. Khám định kỳ để phát hiện nguy cơ bị nấm họng.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa hôi miệng Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của triệu chứng hôi miệng Chế độ sinh hoạt: Đánh răng: Đảm bảo chải răng ít nhất hai lần một ngày, tốt nhất là sau mỗi bữa ăn. Dùng chỉ nha khoa: Dùng chỉ nha khoa làm giảm sự tích tụ của các mảnh thức ăn và mảng bám giữa các kẽ răng. Đánh răng chỉ làm sạch khoảng 60% bề mặt của răng. Làm sạch răng giả: Bất cứ thứ gì đi vào miệng của bạn, bao gồm răng giả, cầu răng hoặc miếng bảo vệ miệng, nên được làm sạch theo khuyến cáo hàng ngày. Việc vệ sinh ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ và quay trở lại miệng khi ta đưa cac dụng cụ này vào miệng. Thay đổi bàn chải đánh răng 2 đến 3 tháng một lần cũng rất quan trọng vì những lý do tương tự. Làm sạch lưỡi: Vi khuẩn, thức ăn và tế bào chết thường tích tụ trên lưỡi, đặc biệt là ở những người hút thuốc hoặc những người hay bị khô miệng. Dụng cụ cạo lưỡi đôi khi có thể hữu ích. Tránh khô miệng: Uống nhiều nước. Tránh rượu và thuốc lá, cả hai đều làm mất nước trong miệng. Nhai kẹo cao su hoặc ngậm đồ ngọt, tốt nhất là không đường, có thể giúp kích thích sản xuất nước bọt. Nếu miệng bị khô mãn tính, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kích thích tiết nước bọt. Chế độ dinh dưỡng: Chế độ ăn: Tránh hành, tỏi và thức ăn cay. Thực phẩm có đường cũng có liên quan đến hơi thở có mùi. Giảm uống cà phê và rượu. Ăn một bữa sáng bao gồm thức ăn thô có thể giúp làm sạch mặt sau của lưỡi. Phương pháp phòng ngừa hôi miệng hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể nên làm theo một số gợi ý dưới đây: Nhẹ nhàng chải răng và nướu ít nhất hai lần một ngày trong 2 phút. Sử dụng kem đánh răng có chứa florua. Nhẹ nhàng làm sạch lưỡi của bạn mỗi ngày một lần bằng cách sử dụng dụng cụ cạo lưỡi hoặc dụng cụ làm sạch lưỡi. Làm sạch kẽ răng bằng bàn chải kẽ răng hoặc chỉ nha khoa ít nhất một lần một ngày. Đi khám răng định kỳ. Giữ răng giả sạch sẽ và tháo chúng ra vào ban đêm. Sử dụng kẹo bạc hà hoặc kẹo cao su không đường sau khi ăn thức ăn và đồ uống có mùi mạnh. Thử dùng nước súc miệng hoặc kem đánh răng diệt khuẩn. Đồng thời tránh các hành vi có thể gây hại sau: Không hút thuốc. Không súc miệng bằng nước ngay sau khi đánh răng. Không sử dụng nhiều thức ăn và đồ uống có đường. Không chải quá mạnh làm nướu răng hoặc lưỡi của bạn bị chảy máu. Xem thêm: Hôi miệng không nên ăn gì để giảm bớt mùi khó chịu? Bạn đã biết nên ăn gì để có hơi thở thơm hơn chưa? 6 thực phẩm giúp đẩy lùi hôi miệng và răng chắc khoẻ", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa rối loạn đa nhân cách Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của rối loạn đa nhân cách Chế độ sinh hoạt: Người mắc rối loạn đa nhân cách cần một chế độ sinh hoạt đặc biệt để hỗ trợ sức khỏe tinh thần và thể chất, cũng như giúp giảm bớt triệu chứng: Quản lý căng thẳng: Áp dụng các kĩ thuật thiền định, yoga và luyện hơi thở, kết hợp massage trị liệu, âm nhạc trị liệu để cải thiện tâm trạng và tinh thần. Cố gắng hạn chế tiếp xúc với những môi trường hoặc tình huống gây stress cao có thể kích hoạt sự chuyển đổi giữa các nhân cách. Thực hiện thói quen sinh hoạt lành mạnh và đều đặn: Giữ lịch trình hàng ngày với các hoạt động cố định như giờ ngủ, ăn uống và nghỉ ngơi sẽ giúp duy trì trạng thái ổn định về tinh thần và thể chất, tránh tình trạng mất kiểm soát hoặc rối loạn. Nhận sự hỗ trợ từ gia đình và cộng đồng: Các buổi tư vấn trị liệu chuyên nghiệp sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về tình trạng của mình, học cách đối phó và quản lý các nhân cách khác nhau. Gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một môi trường ổn định và an toàn, giúp bệnh nhân cảm thấy an toàn và được yêu thương. Tăng cường hoạt động thể chất: Các bài tập thể dục như đi bộ, bơi lội, hoặc thể dục nhịp điệu nhẹ có thể cải thiện tâm trạng và hỗ trợ sức khỏe thể chất. Tập thể dục cũng giúp giảm căng thẳng và cải thiện giấc ngủ. Hỗ trợ từ cộng đồng Chế độ dinh dưỡng: Người mắc rối loạn đa nhân cách cần một chế độ dinh dưỡng cân bằng để duy trì sức khỏe thể chất và hỗ trợ hệ thần kinh hoạt động tốt: Protein giúp duy trì sức khỏe cơ bắp và hỗ trợ não bộ hoạt động hiệu quả. Các thực phẩm giàu protein như cá, trứng, đậu nành, thịt nạc và các loại hạt là lựa chọn tốt. Carbohydrate từ ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch, và các loại đậu giúp cung cấp năng lượng ổn định cho cơ thể và tránh các cơn tụt năng lượng, từ đó hỗ trợ trạng thái tâm lý ổn định. Omega-3 từ cá béo như cá hồi, cá thu, hạt chia, và quả óc chó có thể hỗ trợ hoạt động của não bộ, giảm viêm và giúp cân bằng tâm trạng. Bổ sung các vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin B6, B12 và magie. Giữ cho cơ thể đủ nước rất quan trọng đối với chức năng não bộ và cảm xúc. Thiếu nước có thể làm tình trạng căng thẳng và lo âu trở nên tồi tệ hơn. Phòng ngừa rối loạn đa nhân cách Việc phòng ngừa tập trung chủ yếu vào ngăn chặn những yếu tố gây ra các chấn thương tinh thần và xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh. Dưới đây là một số phương pháp phòng ngừa: Hỗ trợ tâm lý sớm cho trẻ em gặp chấn thương: Điều trị và tư vấn tâm lý kịp thời cho những trẻ em bị lạm dụng, bạo lực, hoặc trải qua những tình huống gây chấn thương. Cung cấp môi trường an toàn, chăm sóc, và tạo điều kiện để trẻ bộc lộ cảm xúc. Xây dựng mối quan hệ gia đình và cộng đồng lành mạnh: Khuyến khích mối quan hệ gia đình yêu thương và không bạo lực. Một môi trường gia đình ổn định giúp bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ bị tổn thương tinh thần. Giáo dục về sức khỏe tâm lý: Tăng cường nhận thức về sức khỏe tâm lý và các dấu hiệu ban đầu của stress và rối loạn tâm thần. Khuyến khích người lớn và trẻ em tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia tâm lý khi gặp các vấn đề về tinh thần. Phát triển kỹ năng đối phó với căng thẳng: Hướng dẫn kỹ năng quản lý căng thẳng và giải quyết các vấn đề tinh thần lành mạnh thông qua các hoạt động như yoga, thiền, và các bài tập thể dục.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa nôn Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của nôn Chế độ sinh hoạt Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. Chế độ dinh dưỡng Tránh các thức ăn có mùi tanh. Uống đủ nước. Bắt đầu với thức ăn dễ tiêu như gelatin , bánh quy giòn và bánh mì nướng. Tránh thức ăn béo hoặc cay. Chờ ăn thức ăn đặc cho đến khoảng sáu giờ sau lần cuối cùng bạn bị nôn. Nếu nôn bắt nguồn từ việc mang thai, hãy thử nhấm nháp một ít bánh quy giòn trước khi ra khỏi giường vào buổi sáng. Phương pháp phòng ngừa nôn hiệu quả Để phòng ngừa nôn hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Tránh ăn quá no hoặc các thức ăn có mùi khó chịu. Dùng thuốc chống nôn khi đi tàu xe nếu có nôn khi đi đã xảy ra.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa run rẩy Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của Run rẩy Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn trong việc điều trị và liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh nhân cần lạc quan và học cách thư giãn vì tâm lý ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả điều trị bệnh. Thường xuyên sử dụng bộ phận ít bị run hơn (tay, chân). Chế độ dinh dưỡng: Tránh dùng caffeine và các chất kích thích vì có thể làm tăng cường độ và tần suất run. Hạn chế sử dụng rượu bia. Những người dùng rượu để kiểm soát cơn run cũng cần chú ý không nên tăng lượng sử dụng vì dễ dẫn đến nghiện rượu. Tìm hiểu để bảo vệ bản thân: Dấu hiệu cảnh báo và cách xử lý khi quá liều caffeine Cần hạn chế sử dụng rượu bia Phương pháp phòng ngừa Run rẩy hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Hạn chế sử dụng bia rượu. Vận động, tập thể dục điều độ, phù hợp với sức khoẻ. Thăm khám ngay với bác sĩ nếu xuất hiện các triệu chứng run rẩy để tìm nguyên nhân và điều trị kịp thời. Có kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh quá căng thẳng và stress.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa suy gan cấp Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của suy gan cấp Chế độ sinh hoạt: Nghỉ ngơi đầy đủ: Hãy nghỉ ngơi và tránh làm việc quá sức để giúp cơ thể phục hồi. Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ: Luôn tuân thủ hướng dẫn và chỉ định từ bác sĩ hoặc nhân viên y tế. Đảm bảo bạn uống đủ thuốc theo toa và đặt lịch hẹn tái khám định kỳ để theo dõi tiến trình phục hồi. Giữ vệ sinh cá nhân tốt: Đảm bảo vệ sinh cá nhân tốt để ngăn ngừa nhiễm trùng và bảo vệ gan khỏi các tác nhân gây hại. Hãy rửa tay thường xuyên, sạch sẽ và tránh tiếp xúc với các chất độc hại như hóa chất và thuốc trừ sâu. Theo dõi triệu chứng và tái khám định kỳ: Theo dõi triệu chứng của bạn và báo cáo ngay cho bác sĩ nếu có bất kỳ thay đổi hay tình trạng mới xuất hiện. Điều này giúp bác sĩ đánh giá tiến trình phục hồi của gan và đưa ra điều chỉnh phù hợp trong chế độ điều trị. Lưu ý rằng chế độ sinh hoạt cho người bệnh suy gan cấp có thể thay đổi tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe cụ thể của từng người. Luôn tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ để có lời khuyên phù hợp và chi tiết hơn. Người bệnh suy gan cấp nên tuân thủ điều trị và tái khám định kỳ Chế độ dinh dưỡng: Giảm muối nhập: Hạn chế tiêu thụ muối trong chế độ ăn uống để giảm tích nước và phòng ngừa cổ trướng. Tránh muối và các thực phẩm chế biến có nồng độ cao natri như thức ăn nhanh và đồ hộp. Thay vào đó, sử dụng các loại gia vị không muối để tăng hương vị của món ăn. Tăng cường calo: Bổ sung đủ calo để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Hãy ăn các loại thực phẩm giàu calo như ngũ cốc, hạt và chất béo lành mạnh từ nguồn thực phẩm như cá, hạt chia và dầu ô-liu. Uống đủ nước: Đảm bảo uống đủ nước để duy trì cân bằng nội môi trong cơ thể. Hạn chế tiêu thụ các loại đồ uống có chứa caffeine và cồn, vì chúng có thể gây căng thẳng cho gan. Giảm tải gan: Tránh các chất độc hại cho gan như thuốc lá, rượu, thuốc trừ sâu và các hợp chất hóa học. Hạn chế sử dụng thuốc không cần thiết và tuân thủ đúng liều lượng khi sử dụng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa: Bổ sung thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như rau xanh, trái cây tươi, hạt, dầu ô-liu và các loại thực phẩm giàu vitamin C và E. Chúng có thể giúp bảo vệ gan khỏi tổn thương do stress oxy hóa. Nên nhớ rằng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh suy gan cấp cần được điều chỉnh cho từng trường hợp cụ thể. Luôn tham khảo ý kiến ​​của chuyên gia y tế hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào trong chế độ dinh dưỡng của bạn. Phương pháp phòng ngừa suy gan cấp hiệu quả Bạn có thể giảm nguy cơ bị suy gan cấp bằng cách chăm sóc gan của bạn: Thực hiện theo hướng dẫn về sử dụng thuốc: Nếu bạn dùng acetaminophen hoặc các loại thuốc khác, hãy đọc hướng dẫn sử dụng về liều lượng khuyến cáo. Nếu bạn đã bị bệnh gan, hãy hỏi ý kiến bác sĩ xem lượng acetaminophen nào là an toàn cho bạn. Uống rượu có chừng mực: Nếu bạn chọn uống rượu, hãy uống có chừng mực. Đối với người lớn khỏe mạnh, nên uống tối đa hai ly mỗi ngày đối với nam giới và một ly mỗi ngày đối với phụ nữ. Tránh hành vi nguy hiểm: Không sử dụng chung kim tiêm. Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục. Nếu bạn xăm mình hoặc xỏ khuyên trên cơ thể, hãy đảm bảo dụng cụ sạch sẽ và an toàn. Hãy tiêm chủng ngừa: Nếu bạn mắc bệnh gan mạn, có tiền sử mắc bất kỳ loại bệnh viêm gan nào hoặc có nguy cơ mắc bệnh viêm gan cao hơn, hãy trao đổi với bác sĩ về việc tiêm vắc xin viêm gan B và A. Tránh tiếp xúc với máu và dịch cơ thể của người khác: Vô tình bị kim đâm hoặc tiếp xúc máu hoặc dịch cơ thể không đúng cách có thể lây lan virus viêm gan. Dùng chung lưỡi dao cạo hoặc bàn chải đánh răng cũng có thể lây nhiễm. Không ăn nấm dại: Có thể khó phân biệt được sự khác biệt giữa nấm độc và nấm an toàn để ăn. Cẩn thận với thuốc phun xịt: Thực hiện các biện pháp bảo vệ (đeo khẩu trang, đồ bảo hộ, mũ, áo dài tay,…) khi phun thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm, sơn tường và các hóa chất độc hại khác. Thực hiện theo hướng dẫn sử dụng sản phẩm một cách cẩn thận. Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Béo phì có thể gây ra bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu . Không ăn nấm dại độc để phòng ngừa suy gan cấp", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm lưỡi gà Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm lưỡi gà Chế độ sinh hoạt: Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc, nên ngủ trưa; Giữ độ ẩm cho phòng ngủ và môi trường sinh hoạt xung quanh bằng máy tạo độ ẩm; Hạn chế sử dụng máy lạnh; Không hút thuốc lá; Giữ ấm cho cổ họng; Tránh tiếp xúc với các tác nhân kích thích viêm lưỡi gà. Giữ độ ẩm cho phòng ngủ bằng máy tạo độ ẩm Chế độ dinh dưỡng: Uống càng nhiều nước càng tốt; Ăn đầy đủ các chất; Ăn lúc thức ăn còn ấm, không để thức ăn nguội lạnh; Ưu tiên thức ăn lỏng, dễ tiêu. Phương pháp phòng ngừa viêm lưỡi gà hiệu quả Viêm lưỡi gà là triệu chứng của nhiều tình trạng khác nhau, vì vậy bạn không thể ngăn ngừa hoàn toàn. Tuy nhiên bạn có thể áp dụng những cách sau để giảm thiểu rủi ro mắc viêm lưỡi gà: Không hút thuốc lá; Tránh các chất gây dị ứng như khói bụi, phấn hoa, thức ăn,… Tránh các chất kích thích hóa học và các tác nhân môi trường gây viêm lưỡi gà; Quan hệ tình dục an toàn (vì viêm lưỡi gà có thể liên quan đến một số bệnh lây truyền qua đường tình dục).", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa gout cấp tính Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến gout cấp tính Chế độ sinh hoạt: Hoạt động thể chất: Người trưởng thành nên hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ, bơi lội hoặc đạp xe 30 phút mỗi ngày trong 5 ngày một tuần. Hoạt động dù nhẹ hay bất kỳ hoạt động nào cũng tốt hơn là không có hoạt động nào trong ngày. Tăng cường hoạt động thể chất thường xuyên cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính khác như bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường. Giảm cân: Thừa cân hoặc béo phì làm tăng áp lực lên các khớp, đặc biệt là các khớp chịu trọng lượng như hông và đầu gối. Duy trì cân nặng khỏe mạnh, hợp lý có thể giảm đau, cải thiện chức năng các khớp và làm chậm sự tiến triển của bệnh viêm khớp. Bảo vệ khớp: Chấn thương khớp có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý tại khớp hay làm trầm trọng thêm tình trạng viêm khớp. Chọn các hoạt động dễ dàng và phù hợp cho khớp của bạn như đi bộ, đi xe đạp và bơi lội,... Những hoạt động này ít có nguy cơ chấn thương và không gây vặn xoắn hoặc gây quá nhiều áp lực lên khớp. Chế độ dinh dưỡng: Hạn chế tiêu thụ thực phẩm và đồ uống có hàm lượng purin cao. Phương pháp phòng ngừa gout cấp tính hiệu quả Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh gout là hạn chế tần suất tiêu thụ thực phẩm và đồ uống có hàm lượng purin cao. Tập thể dục thường xuyên có thể giúp giảm căng thẳng cho khớp và giảm nguy cơ béo phì , giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh gout.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa nhiễm candida Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của nhiễm Candida Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh nhân cần lạc quan: Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. Chế độ dinh dưỡng: Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, nếu bị đái tháo đường thì cần có chế độ ăn thích hợp. Tham khảo bác sĩ để có chế độ ăn phù hợp với tình trạng sức khỏe. Phương pháp phòng ngừa nhiễm Candida hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đúng cách, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, các bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch. Quan hệ tình dục an toàn. Phòng tránh các bệnh dễ gây suy giảm miễn dịch, đái tháo đường.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa gai đen Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh gai đen Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. Chế độ dinh dưỡng: Nên ăn chế độ ăn ít béo, hoặc các thực phẩm dễ gây béo phì. Chế độ ăn cho người đái tháo đường nếu mắc đái tháo đường. Phương pháp phòng ngừa bệnh gai đen hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe. Giảm cân nếu thừa cân.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa bệnh huntington Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh nhân cần lạc quan, tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. Duy trì 1 thói quen sinh hoạt đều đặn hàng ngày. Có thể cài lời nhắc cho các công việc cần thực hiện. Tạo một môi trường yên tĩnh, đơn giản. Theo dõi và tránh các yếu tố có thể gây ra các cơn bộc phát, cáu kỉnh, trầm cảm hoặc các vấn đề khác. Đối với trẻ còn đi học mắc bệnh Huntington, tham khảo ý kiến ​​của nhà trường để xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp cho trẻ. Tạo cơ hội cho bệnh nhân duy trì các tương tác với gia đình và xã hội. Chế độ dinh dưỡng: Do bệnh nhân khó ăn và có nhu cầu về calo cao hơn người bình thường, có thể cần ăn nhiều hơn 3 bữa/ngày hoặc sử dụng thêm các thực phẩm chức năng. Bệnh nhân có thể gặp khó khăn trong việc nhai, nuốt thức ăn. Do vậy, nên cho bệnh nhân ăn các thực phẩm mềm, loãng, dễ ăn, dễ tiêu. Người bệnh Huntington nên ăn thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa Phương pháp phòng ngừa bệnh Huntington hiệu quả Bệnh không thể phòng ngừa nếu bạn có mang gen HTT. Tuy nhiên, bạn có thể ngừa cho thế hệ tiếp theo bằng cách thực hiện xét nghiệm di truyền và kế hoạch hóa gia đình. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính, bạn có thể lựa chọn phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm và chẩn đoán di truyền trước khi cấy ghép để loại bỏ sự hiện diện của gen bệnh HTT.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa thương hàn Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh thương hàn Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Vệ sinh răng miệng để tránh viêm tuyến mang tai do bội nhiễm, vệ sinh thân thể, tránh loét. Theo dõi sát tim mạch, huyết áp, nhiệt độ, tiêu hóa để phát hiện sớm các biến chứng như viêm cơ tim, xuất huyết tiêu hóa, thủng ruột. Chế độ dinh dưỡng: Nên ăn thức ăn lỏng, đầy đủ dinh dưỡng, cung cấp hằng ngày từ 1.200 – 1.500 calo. Phương pháp phòng ngừa bệnh thương hàn hiệu quả Tẩy uế sát trùng các chất thải của bệnh nhân bàng nước cresyl (4%), đồ vải cần phải khử trùng bằng nước Javel. Nước sinh hoạt phải được khử khuẩn bằng chloramin B. Nước giếng phải thường xuyên khử khuẩn bằng chloramin B. Nước máy phải bảo đảm lượng chlor dư là 0,3 mg/lít. Không ăn rau sống hoặc thực phẩm chưa nấu kỹ. Tiêm phòng vaccine thương hàn cho người lớn và trẻ em trên 2 tuổi và cứ sau 3 năm phải tiêm nhắc lại một lần. Tìm hiểu để bảo vệ bản thân: Vắc xin thương hàn là gì? Cần tiêm mấy mũi vắc xin thương hàn?" ]
Cháu bị sưng hạch ở dưới cằm bên phải, không đau và có lúc thì ngứa ngoài da. Bác sĩ tư vấn cho cháu với, cháu cảm ơn ạ.
[ "Viêm hạch phản ứng hay viêm hạch nguyên phát thường không nguy hiểm Chào em, Hạch hay hạch lympho là một cấu trúc trơn, hình bầu dục dẹp, rải rác dọc theo các mạch bạch huyết. Các hạch bạch huyết có mặt ở khắp cơ thể, tập trung nhiều ở một số vùng như cổ, nách, bẹn. Bình thường các hạch trong cơ thể không sưng to lên đến mức có thể sờ chạm hay nhận biết được. Vì thế, hạch sưng lên, hay thường gọi là nổi hạch, là 1 triệu chứng bất thường của cơ thể. Hạch bạch huyết đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của hệ miễn dịch. Chúng chứa các tế bào miễn dịch như lympho bào, đại thực bào... có chức năng miễn dịch chống lại các yếu tố lạ như vi khuẩn, virus, kí sinh trùng... xâm nhập vào cơ thể. Trong quá trình đó các hạch có thể bị viêm và sưng lên. Một số trường hợp hạch sưng có thể là hạch ung thư hoặc di căn. Bệnh sưng hạch bạch huyết nguy hiểm hay không phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Nếu nguyên nhân gây ra sưng hạch bạch huyết là tế bào ung thư từ cơ quan khác phát triển trong hạch hay u lympho (ung thư hạch) thì nguy hiểm vì là bệnh ác tính. Những trường hợp viêm hạch phản ứng hay viêm hạch nguyên phát thì ít nguy hiểm. Hạch nhỏ dưới cằm thường là do viêm nhiễm ở cơ quan gần đó như viêm họng mạn, bệnh lý răng miệng, bệnh lý tuyến nước bọt, bệnh tuyến giáp... nhưng cũng có thể do những bệnh lý nguy hiểm hơn như lymphoma, ung thư cơ quan lân cận như tuyến giáp, hầu họng hay ở xa di căn đến... đặc điểm của hạch viêm là nhỏ, số lượng ít, bờ tròn đều, không phát triển theo thời gian, không xâm lấn da xung quanh, xuất hiện cùng với ổ viêm nhiễm gần đó, còn rõ rốn hạch. Vì thế, hạch của em dù không gây khó chịu gì hết nhưng mà đã nổi lên thì mình phải đi kiểm tra xem tại sao lại có hạch. Em nên đến bệnh viện Ung bướu để kiểm tra về vấn đề này, em nhé." ]
[ "- nguồn internet Chào em, là một bệnh lý ác tính, rất hiếm gặp ở người trẻ tuổi,\r\nđặc biệt ở người không có tiền căn hút thuốc lá hay gia đình bị ung thư vòm họng.\r\nViêm xoang mạn, thường kèm viêm họng mạn (do dịch tiết mũi xoang chảy vào thành\r\nsau họng) cũng có thể gây nổi hạch dưới hàm; khi viêm xoang còn thì hạch còn. Tính chất của hạch này là số lượng ít, tròn, nhỏ, giới hạn rõ, di động được. Viêm xoang cũng có thể gây chảy\r\nmáu cam và khạc nước bọt lẫn ít máu kèm theo do dịch tiết mũi xoang\r\nchảy vào thành sau họng. Tuy nhiên, vẫn không thể loại trừ hoàn toàn bệnh lý ác\r\ntính vùng hầu họng. Để phân biệt với ung thư họng\r\nmiệng thì bác sĩ cần nội soi vùng hầu họng, xét nghiệm tìm tế bào ung thư. Do vậy, e m nên đến khám tại chuyên khoa Tai mũi họng để\r\nkiểm tra và điều trị thích hợp, em nhé.", "Chào em Tú Anh, Do BS không được trực tiếp khám hạch và nhìn thấy được tất cả các xét nghiệm mà em đã làm, nên khó có thể cho em lời khuyên thích hợp. Nhưng theo BS nhận thấy thời gian em nổi hạch mới 1 tuần và có biểu hiện viêm cấp tính gây đau nhức, trước tiên em cần được điều trị nội khoa và siêu âm xem cấu trúc hạch bên trong có gì bất thường không. Khi điều trị nội khoa không đáp ứng hoặc hạch nổi tái đi tái lại nhiều lần, khi đó em cần khám tổng quát và sinh thiết hạch để được điều trị theo nguyên nhân. Thân mến!", " Chào bạn, Với vài chi tiết nêu trên, thật khó cho chúng tôi hướng đến chẩn đoán nào. Bạn vui lòng gửi hình ảnh vùng sang thương và cung cấp thêm các thông tin liên quan đến tình trạng trên càng chi tiết càng tốt, như trước đây bạn có bị vậy ở vùng da khác chưa, bạn có bôi thuốc hay sản phẩm nào lên vùng da dưới cánh tay như kem thoa không… Nếu như cho đến nay, các sang thương da dưới cánh tay vẫn còn, ngứa nhiều hoặc lan rộng, bạn cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa Da liễu để được chẩn đoán và điều trị thích hợp, bạn nhé. Thân mến! ", " Chào bạn, Không rõ ngoài dấu hiệu nổi hạch bạn có xuất hiện những triệu chứng gì khác không. Nếu là thường có thể sẽ biến mất khi ổ nhiễm trùng được giải quyết, một số trường hợp hạch không mất đi, tuy nhiên hạch ít khi tăng kích thước, hạch viêm thường đau, mềm và không cứng, dình, mọc thành chùm như hạch ung thư. Nếu lo lắng bạn nên tái khám kiểm tra lại, nếu cần thiết có thể sinh thiết hạch xác định rõ bản chất và có hường điều trị thích hợp.", "Chào em, Bình thường, các hạch trong cơ thể không nổi to lên để sờ thấy được, khi chúng viêm hay tăng sinh thì chúng ta gọi là nổi hạch. Nổi hạch có thể là hạch viêm bình thường, cũng có thể là hạch ác tính. Nếu đây là hạch mới nổi trong vòng vài ngày với đặc điểm nhỏ, số lượng ít, bờ tròn đều, có thể có đau, thì thường là hạch viêm lành tính. Tuy nhiên, cũng có trường hợp ung thư giai đoạn trễ phát hiện tình cờ qua việc nổi hạch, và đó là hạch ác tính, hạch ác tính có thể nằm gần cơ quan bị bệnh, cũng có thể nằm xa cơ quan đó. Hơn nữa, có khi em tự chẩn đoán là nổi hạch trong khi nó không phải là hạch (u bã, u mỡ, nhân giáp…). Với tình trạng hiện tại, khi nghi ngờ đây là hạch và kéo dài trên 2 tháng thì em cần khám chuyên khoa Ung bướu để xác định bản chất, nguyên nhân, và điều trị thích hợp, không phải trường hợp nào cũng cần phải tiểu phẫu lấy hạch ra. Thân mến.", "Bạn\r\nThanh thân mến, Theo\r\nbạn trình bày nhiều khả năng bé có cơ địa dị ứng, nên những trên má\r\nvà cằm của bé có thể là do viêm da dị ứng, ,… Nhưng\r\nvì bé của bạn còn quá nhỏ và da của bé còn non nên BS không thể tùy tiện hướng\r\ndẫn điều trị mà không thăm khám cho bé. Bạn nên đưa bé đi khám để BS xác định\r\nnguyên nhân, đánh giá mức độ viêm nhiễm,… sau đó mới đưa ra hướng điều trị\r\nthích hợp cho bé. Thân\r\nchào bạn,", " Chào em, Hiện tại em có cổ, hạch thâm nhiễm mỡ, tuy nhiên cần phải có thêm thông tin về mô tả hạch trên siêu âm mới có thể gợi ý hạch lành hay ác tính. Em cần gửi kết quả xét nghiệm đầy đủ BS mới có thể tư vấn cho em. Thân mến! ", "Hạch lympho trên khắp cơ thể được ví như những chốt chặn tác nhân ngoại lai gây hại cho cơ thể Xin chào Văn Triều! Thông thường khi có tình trạng viêm nhiễm thì những hạch lympho gần đó sẽ tăng sinh về kích thước để hỗ trợ quá trình miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh và hạn chế nhiễm trùng lan rộng – đó là phản ứng bình thường. Còn tình trạng nổi hạch và không có một biểu hiện viêm sưng gần đó, hạch thường không đau và ở những vị trí đặc biệt như háng, nách… cần phải sinh thiết để xác định bản chất của hạch nhằm loại trừ nguyên nhân ác tính trước khi kết luận là hạch viêm mãn tính. Bạn nên dành thời gian đến các cơ sở y tế uy tín (Bệnh viện Đại học Y Dược, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Truyền máu Huyết học…) để được hỗ trợ. Chúc bạn nhiều sức khoẻ!", "Siêu âm giúp chẩn đoán hạch trong cơ thể Chào em, Bình thường, các hạch trong cơ thể không nổi to lên để sờ thấy được, khi chúng viêm hay tăng sinh thì chúng ta gọi là nổi hạch. Nổi hạch có thể là hạch viêm bình thường, cũng có thể là hạch ác tính. Đặc điểm của hạch viêm là nhỏ, số lượng ít, bờ tròn đều, không phát triển theo thời gian, không xâm lấn da xung quanh, xuất hiện cùng với ổ viêm nhiễm gần đó, còn rõ rốn hạch. Hạch dưới hàm hai bên của em nhỏ, không đau, bờ đều và giới hạn rõ thì thường là lành tính. Hạch lành tính xuất hiện vùng dưới hàm thì thường là do viêm nhiễm ở cơ quan gần đó như viêm họng mạn, bệnh lý răng miệng...tuy nhiên cũng cần làm các xét nghiệm tầm soát bệnh lý ung thư hạch. Do đó, với kết quả siêu âm trên, em nên khám tại bệnh viện Ung bướu để BS lên liệu trình kiểm tra đầy đủ cho em, xác định hạch này lành hay ác và nguyên nhân do đâu, cũng như cách điều trị, cách theo dõi phù hợp, em nhé.", "Ngoài lưng, hạch còn nổi khắp cơ thể Chào bạn, Hạch hay hạch lympho là một cấu trúc trơn, hình bầu dục dẹp, rải rác dọc theo các mạch bạch huyết. Các hạch bạch huyết có mặt ở khắp cơ thể, tập trung nhiều ở một số vùng như cổ, nách, bẹn. Bình thường các hạch trong cơ thể không sưng to lên đến mức có thể sờ chạm hay nhận biết được. Vì thế, hạch sưng lên, hay thường gọi là nổi hạch, là 1 triệu chứng bất thường của cơ thể. Hạch bạch huyết đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của hệ miễn dịch. Chúng chứa các tế bào miễn dịch như lympho bào, đại thực bào... có chức năng miễn dịch chống lại các yếu tố lạ như vi khuẩn, virus, kí sinh trùng... xâm nhập vào cơ thể. Trong quá trình đó các hạch có thể bị viêm và sưng lên. Một số trường hợp hạch sưng có thể là hạch ung thư hoặc di căn. Bệnh nguy hiểm hay không phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Nếu nguyên nhân gây ra sưng hạch bạch huyết là tế bào ung thư từ cơ quan khác phát triển trong hạch hay u lympho (ung thư hạch) thì nguy hiểm vì là bệnh ác tính. Những trường hợp viêm hạch phản ứng hay viêm hạch nguyên phát thì ít nguy hiểm. Vì thế, trước mắt, bạn cần phải đến khám tại bệnh viện Ung bướu, siêu âm kiểm tra xem đây có thực sự là hạch hay không, nếu là hạch thì còn phải tìm nguyên nhân gây nổi hạch để được xử lý thích hợp, bạn nhé. Thân mến.", " Chào bạn, nếu là hạch viêm thì thường mềm, đau, di động và sẽ mất đi theo thời gian. Một vài trường hợp hạch viêm nhưng không tìm thấy ổ nhiễm trùng. Cũng có một số trường hợp sốt ve mò, bệnh nhân thường sốt kéo dài, không rõ nguyên nhân, nổi hạch, yếu tố dịch tễ thường do làm việc trong môi trường có bụi rậm. Trường hợp của em, do không có hiện tượng nhiễm trùng, hạch lại không mất đi, hạch cứng chắc, vì vậy theo tôi bạn nên đến BV để được thăm khám và tìm nguyên nhân. Thân mến! ", " Chào em, Theo mô tả thì đó là trong cơ thể, bảo vệ cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh, Bình thường thì không sờ thấy được, khi hạch sưng to là hạch bị viêm có thể do viêm họng, viêm amydal, viêm tai giữa… Khi hết viêm thì hạch biến mất gọi là hạch lành tính, uống thuốc sẽ hết. Do đó, em nên đến BV để BS khám và điều trị cho em nhé! Thân mến!", " Huyền thân mến, Theo em trình bày, tôi không thể xác định sang thương em đề cập đến đó là gì nhưng nếu là hạch thì thường không có ở vị trí đó. Còn nếu là kén hoặc là những bướu bã dưới da thì không thể tự mất đi, nên thường được tiểu phẫu và nếu không can thiệp sớm, bướu có thể bị nhiễm trùng tại chỗ. Trân trọng! ", " Chào em Thanh Tùng, Hồi nhỏ em bị cho đến thời điểm này thì những hạch đó không còn liên quan. Tuy nhiên, em xuất hiện hạch to bằng đầu ngón tay và đau nhức vùng hạch. Đây là dấu hiệu viêm hạch, do nằm bên trái nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến các cơ quan bên trái. Có thể vùng trên hạch cổ em bị viêm nhiễm như: viêm xoang, viêm tai giữa, viêm mũi họng, nên mới lên hạch cổ, vì vậy em nên đi khám và điều trị. Thân mến!", "Chào mẹ bé Đông Các, Bạn yên tâm với những biểu hiện trên, có thể bé chỉ bị viêm hạch thông thường, không phải là hạch lao. Bình thường hạch bạch huyết có nhiệm vụ bảo vệ, tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, để chống lại các tác nhân gây bệnh như vi trùng, virus. Khi cơ thể nhiễm siêu vi hoặc  nhiễm trùng, thì những hạch này sẽ có nhiệm vụ kháng cự với tác nhân gây bệnh, vì vậy, các hạch bạch huyết vùng lân cận sẽ phản ứng to, đau. Do vậy, biểu hiện viêm hạch của bé là do cơ chế trên, nguyên nhân có thể do viêm tai, viêm họng, viêm amydal, viêm nướu răng, sâu răng, nhiễm siêu vi… Nếu có triệu chứng sưng, nóng, đỏ đau cần điều trị kháng sinh, kháng viêm và giảm đau, kết hợp vệ sinh răng miệng cho tốt, sau 5 – 7 ngày các triệu chứng trên sẽ khỏi. Trường hợp không có biểu hiện viêm cấp tính (sưng, nóng, đỏ đau) thì không nhất thiết phải điều trị. AloBacsi chúc bé khỏe!" ]
Bác sĩ cho em hỏi. Em bị đứt tay bởi vật gỉ sét, em có tiêm SAT+ VAT mũi 1 trong vòng 24h, rồi 10 ngày sau em bị kim đâm thì có cần tiêm lại SAT không ạ?
[ "Chào bạn, SAT là huyết thanh kháng độc tố uốn ván, chỉ có tác dụng bảo vệ cấp cứu cho những tổn thương cấp. VAT là vaccine ngừa uốn ván, sau khi tiêm đủ phác đồ 03 mũi thì bạn sẽ có kháng thể bảo vệ cơ thể suốt 05 năm trước vi khuẩn uốn ván khi bị các vết thương va quẹt. Bác sĩ không biết rõ lịch sử tiêm vaccine ngừa uốn ván của bạn là như thế nào. Nên tốt nhất bạn phải thực hiện đầy đủ phác đồ tiêm vaccine ngừa uốn ván để bảo vệ cơ thể tránh những lần va quẹt sau. Riêng về vết kim đâm tỷ lệ nhiễm uốn ván không cao. Nhưng còn tùy thuộc vào tình trạng của chiếc kim, nếu kim sạch, không nằm trong môi trường ẩm ướt, không gỉ sét thì có thể không cần tiêm huyết thanh kháng độc tố uốn ván. Thân ái chào bạn." ]
[ " Chào em Quỳnh, Nếu em đã bị trúng kẽm gỉ sét thì nên đi đến BV để . Khi đến đó BS sẽ khám tay và cho toa thuốc cho em, em không nên tự ý mua thuốc uống sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.", " Chào em, Sau có cần cắt chỉ hay không phụ thuộc vào loại chỉ khâu mà BS đã sử dụng cho em. Nếu sau 1 tháng mà vẫn còn cảm giác cộm thì em nên tới BV Mắt để tái khám, xem xét nguyên nhân gây cộm có phải do mối chỉ hay không và xem xét cắt chỉ, em nhé! Thân mến! ", " Chào em Loan, Việc tiêm 2 mũi như em đề cập trong 24 giờ là đã đạt yêu cầu rồi. Còn trong điều kiện lý tưởng thì 12 giờ sau sinh điều này cũng giống như em đi thi được 9 điểm và 9.5 điểm thôi, cũng không có gì quá quan trọng. Em đừng nên bận tâm về vấn đề này. Không tiêm được thuốc trong những trường hợp: bé sinh quá non tháng, bé nhẹ cân dưới 2.5kg, hoặc bé bị dị ứng với các thành phần của vắc xin hoặc huyết thanh, bé đang bị nhiễm trùng sơ sinh. Thân mến!", "Bạn Hưng thân mến, Trong phát đồ điều trị không có thuốc tiêm nào\r\ncả bạn à. Viêm kết mạc là một trong những bệnh nhẹ nhất của mắt và kết mạc\r\nđáp ứng rất tốt với thuốc uống và thuốc nhỏ mắt do có nhiều mạch máu. Với những\r\nđiều phân tích trên thì không có lý do gì mà phải dùng thuốc tiêm cho viêm kết\r\nmạc, vừa gây đau vừa nguy hiểm vừa tốn nhiều tiền... Một số trường hợp sau viêm kết mạc, bệnh nhân cảm thấy mờ\r\nhơn trước vì thực ra có kèm theo viêm giác mạc. Tuy nhiên hiện tượng này thường\r\nchỉ tồn tại chừng 1 tuần lễ thì hết. Thân chào bạn!", " Chào bạn, Virus có thể tồn tại ở môi trường bên ngoài trong vòng 7 ngày, do vậy nếu trước đó 26 tiếng có người bị HIV sử dụng cây móc tai đó và có chảy máu thì vẫn có nguy cơ virus còn tồn tại nên nếu bạn có vết thương thì vẫn có khả năng bị nhiễm. Bạn có thể làm xét nghiệm nhanh tìm kháng thể HIV để biết mình có bị nhiễm HIV hay không. Thân mến! ", " Chào bạn, Trường hợp của bạn cần tiêm thêm một mũi giải độc tố (tetanus toxoid: TT)  ngay trong ngày đầu tiên có vết thương để tạo được miễn dịch chủ động. Thân mến! ", "Chào em, Trong trường hợp này, móng tay sẽ không thể mọc lại bình thường như trước đây được. Em cần đến cơ sở y tế để được xử lý vết thương để tránh nhiễm trùng và tiêm ngừa uốn ván, em nhé. Thân mến.", " Chào bạn, thì cần tiêm phòng lâu dài để tránh thấp tái phát và hạn chế các biến chứng của bệnh thấp lên van tim. Điều trị an toàn và không có gì nguy hiểm. 3 tuần thì tiêm 1 lần, tối thiểu trong vòng 5 năm và ít nhất đến 23 tuổi mới được ngưng. Bệnh này không phải bệnh di truyền nên không có truyền từ mẹ sang con. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân bị bệnh van tim hậu thấp thì việc mang thai cũng như sinh nở sẽ có những trở ngại. Do đó, nếu mang thai thì bạn cần được theo dõi sát bởi BS chuyên khoa tim mạch và BS sản. Thân mến, Trích trong: PGS.TS.BS Nguyễn Hoàng Định ", "Dẫm phải đinh gỉ hay vật sắc nhọn rất dễ bị uốn ván Chào bạn, Bất cứ vết thương bẩn nào cũng có nguy cơ nhiễm nha bào vi trùng uốn ván, người bị vết thương mà đã được tiêm phòng vacxin uốn ván trước đó hơn 10 năm thì có chỉ định tiêm huyết thanh kháng độc tố uốn ván SAT. Khuyến cáo nên tiêm càng sớm càng tốt, những trường hợp quá 24 tiếng vẫn có thể tiêm ngừa nhưgn cần tăng liều lượng. Do vi khuẩn uốn ván chủ yếu gây bệnh khi vết thương bị dập nát, vết thương do dụng cụ lao động và những vật gỉ, bẩn gây ra, vết thương nhiễm trùng, vết thương hở, vết thương bị băng kín lâu gây thiếu ôxy... Bởi vậy, việc cần làm khi bị tổn thương là xử lý ngay vết thương bằng cách giải phóng hết dị vật trong vết thương (như bùn, đất, cát, mảnh sành, đinh, gai...), rửa vết thương bằng xà phòng nhiều lần, sát khuẩn bằng dung dịch như cồn 70 độ, ôxy già hoặc dung dịch betadin, thường xuyên vệ sinh và sát khuẩn vết thương. Việc đắp tỏi hoặc các loại lá cây khác hầu như không có hiệu quả phòng ngừa uốn ván. Nếu vết thương 7 ngày chưa lành thì rất nghi ngờ bị nhiễm trùng, bạn nên đưa mẹ tới bệnh viện để bác sĩ xem xét, đánh giá và tiêm kháng độc tố nếu bác sĩ thấy cần thiết.", "Hình minh họa Chào em, Nếu chích ngừa đã 2 tuần rồi mà em bạn vẫn còn triệu chứng đau, tê cánh tay thì có thể do viêm dây thần kinh sau tiêm, đây là trường hợp hiếm gặp. Em bạn nên vào bệnh viện khám khoa Nội thần kinh để được điều trị nhé.", "Chào em, Thứ nhất, với các thông tin em cung cấp thì nhiều khả năng em vẫn còn viêm mô tế bào tại vùng tiêm thuốc ở mông. Vùng viêm mô tế bào này cần phải được kiểm tra lại và xử lý thích hợp bằng thuốc giảm viêm và kháng sinh nếu cần để tránh lan rộng, thậm chí là hoại tử mô. Thứ hai, cơ sở y tế nơi tiêm thuốc điều trị cho em đang có dấu hiệu sai phạm trong xử lý chuyên môn, ví dụ như khi chỗ tiêm bị cứng và sưng thì ưu tiên hàng đầu là siêu âm mô mềm kiểm tra xem có tụ mủ bên dưới không, chứ không phải là \"chọc kim vô xem có mủ không\" vì hành động này càng làm viêm mô tế bào nặng hơn. Do đó, tốt hơn hết là em nên đến cơ sở y tế khác để kiểm tra lại vùng viêm mô tế bào ở mông để được xử lý thích hợp hơn, an toàn nhất là vào bệnh viện kiểm tra, em nhé.", " Chào em Hải, Mặc dù nguy cơ lây dại từ chuột thấp nhưng để đảm bảo an toàn, em nên đến cơ sở y tế để tiêm ngừa bệnh dại và uốn ván. Đối với , nếu đã tiêm 4 mũi trước đó thì cứ mỗi lần bị chó, mèo, chuột… cắn, cào xước, em chỉ cần tiêm thêm 2 mũi vaccine để đạt miễn dịch đầy đủ, em nhé! Thân mến!", "Chào em, Sau khi bấm lỗ tai hay xỏ khuyên tai, tại vị trí đâm kim luôn có xảy ra hiện tượng viêm, với biểu hiện nóng, đau nhẹ, nề nhẹ, có thể tiết dịch trong, đóng vảy chỉ cần thoa dầu có tính sát khuẩn như dầu mù u là đủ, nặng hơn thì dùng thêm thuốc giảm đau và kháng viêm. Tình trạng viêm chỉ kéo dài 3-10 ngày là hết. Nhưng nếu chăm sóc không kỹ thì vẫn có thể bị nhiễm trùng. nếu có nhiễm trùng thì sẽ xuất hiện đau tức nhiều hơn, sưng nhiều hơn, đỏ, tụ mủ, hành sốt hay người mệt mỏi, khi đó cần phải có thêm kháng sinh, nếu không vết thương khó lành lắm. Trường hợp của em thì lỗ bấm chỉ có sưng không kèm đau không mủ thì chưa có nhiễm trùng, chỉ có phản ứng viêm tại chỗ mức độ nhẹ mà thôi. Em cần vệ sinh lỗ xỏ khuyên bằng nước muối sinh lý mỗi ngày, thấm khô và theo dõi lỗ xỏ xem có dấu hiệu gì bất thường xảy ra hay không, em nhé.", "Chào em, Nếu con vít chỉ cấn vào da, đủ làm vết hằn trên da rồi tự mất, không làm trầy xước hay chảy máu, nói cách khác là da lành lặn thì hàng rào bảo vệ của da vẫn còn, tác nhân lây nhiễm không vượt qua được hàng rào bảo vệ này vào máu, nguy cơ lây nhiễm bệnh không có và em không cần chích ngừa gì cả. Trường hợp con vít đâm vào chân gây chảy máu thì tốt nhất em nên đến cơ sở y tế chích ngừa vắc xin uốn ván 1 mũi và để bác sĩ đánh giá vết thương cho em, hướng dẫn xử trí thích hợp, em nhé. Thân mến.", "Chào em, Sau khi bấm lỗ tai hay xỏ khuyên tai, tại vị trí đâm kim luôn có xảy ra hiện tượng viêm, với biểu hiện nóng, đau nhẹ, nề nhẹ, chỉ cần thoa dầu có tính sát khuẩn như dầu mù u là đủ, nặng hơn thì dùng thêm thuốc giảm đau và kháng viêm. Tình trạng viêm chỉ kéo dài 3-5 ngày là hết. Nhưng nếu chăm sóc không kỹ thì vẫn có thể bị nhiễm trùng. Nếu có nhiễm trùng thì sẽ xuất hiện đau tức nhiều hơn, sưng nhiều hơn, đỏ, tụ mủ, hành sốt hay người mệt mỏi, khi đó cần phải có thêm kháng sinh, nếu không vết thương khó lành lắm. Trước mắt em phải tháo khuyên tai ra và đến khám bác sĩ để bác sĩ xem tình trạng lỗ khuyên tai ra sao, sưng nhiều không, viêm nhẹ tại chỗ hay nhiễm trùng rồi thì mới kê thuốc phù hợp được. Việc dùng thuốc phải có chỉ định của bác sĩ, em đến bệnh viện đăng ký khám ở phòng khám tổng quát là được. Ngoài ra, nếu thủ thuật bấm lỗ tai không an toàn thì em còn cần phải tiêm ngừa uốn ván nữa. Do đó, em nên đến Bệnh viện Da Liễu hoặc bệnh viện đa khoa để được xử trí thích hợp em nhé. Thân mến." ]
Dung dịch tiêm truyền Alvesin 40 Berlin phòng và điều trị các tình trạng thiếu protein (500ml)
[ "Mô tả ngắn:\nAlvesin 40 là dạng dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch, được sản xuất tại Đức bởi công ty sản xuất Berlin Chemie (Menarini Group). Thuốc được dự phòng và điều trị thiếu protein trong bỏng, xuất huyết, hậu phẫu, ung thư, dinh dưỡng kém, bệnh lý tá tràng nhẹ, lành tính, rối loạn hấp thu protein do đường tiêu hoá.\nThành phần:\nAmino acids: 20\nNitrogen: 3.15\nChỉ định:\nAlvesin 40 được chỉ định trong các trường hợp sau:\nDinh dưỡng qua đường tĩnh mạch để phòng và điều trị các tình trạng thiếu protein và để cung cấp dịch (sau phẫu thuật, xuất huyết, bỏng).\nBù đắp các tình trạng thiếu protein do nguyên nhân tăng nhu\nCầu protein, tăng tiêu thụ protein hay rối loạn cung cấp protein trong quá trình tiêu hoá, hấp thu hay thải trừ." ]
[ "Mô tả ngắn:\nDepakine 500mg của Công ty TNHH Sanofi-Aventis. Thuốc có chứa thành phần chính chứa natri valproate và acid valproic. Depakine 500mg được chỉ định để điều trị các thể động kinh khác nhau ở người lớn và trẻ em trên 6 tuổi và cân nặng trên 17kg, điều trị và dự phòng hưng cảm trong các rối loạn cảm xúc lưỡng cực.\nThành phần:\nNatri valproate: 333mg\nAcid valproic: 145mg\nChỉ định:\nThuốc Depakine 500mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nĐiều trị động kinh : Điều trị các thể động kinh khác nhau ở người lớn và trẻ em trên 6 tuổi và cân nặng trên 20kg.\nĐiều trị hưng cảm : Điều trị và dự phòng hưng cảm trong các rối loạn cảm xúc lưỡng cực .", "Mô tả ngắn:\nVitamin C 500mg Vidipha của Công ty Dược phẩm T.Ư Vidipha, hoạt chất chính là acid ascorbic, là thuốc dùng điều trị bệnh do thiếu vitamin C và phối hợp với desferrioxamin để làm tăng thêm đào thải sắt trong điều trị bệnh thalassemia. Vitamin C 500mg Vidipha được bào chế dưới dạng viên nang cứng, hàm lượng 500 mg. Hộp 10 vỉ x 10 viên nang cứng.\nThành phần:\nVitamin C: 500mg\nChỉ định:\nThuốc Vitamin C 500mg Vidipha được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nÐiều trị bệnh do thiếu vitamin C. Phối hợp với desferrioxamin để làm tăng thêm đào thải sắt trong điều trị bệnh thalassemia.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Amiparen 10 là sản phẩm của Công ty TNHH Otsuka OPV, thành phần chính chứa các axit amin , là thuốc dùng để điều trị các bệnh nhân giảm protein huyết tương, suy dinh dưỡng.\nThành phần:\nL-Tyrosine: 0.25g\nL-Aspartic Acid: 0.50g\nL-Glutamic acid: 0.5g\nL-Serine: 1.5g\nL-Methionine: 1.95g\nL-Histidine: 2.5g\nL-Proline: 2.5g\nL-Threonine: 2.85g\nL-Phenylalanine: 3.5g\nL-Isoleucine: 4g\nL-Valine: 4g\nL-Alanine: 4g\nL-Arginine: 5.25g\nL-Leucine: 7g\nGlycine: 2.95g\nL-Lysine acetate: 7.4g\nL-Tryptophan: 1g\nL-Cysteine: 0.5g\nNatri bisulfite: 0.15g\nChỉ định:\nBổ sung các axit amin trong trường hợp người bệnh giảm protein huyết tương , suy dinh dưỡng, trước và sau khi phẫu thuật.", "Mô tả ngắn:\nCiticolin 500 mg quy cách đóng gói gồm hộp 3 vỉ x 10 viên nén bao phim do Công ty Cổ phần Dược phẩm An Thiên sản xuất. \n Citicolin 500 mg dùng trong điều trị triệu chứng rối loạn liên quan tới sự phát triển của tuổi già, tai biến mạch máu não , suy giảm trí nhớ, thờ ơ mất định hướng, thiểu năng não bộ, hoa mắt, nhức đầu, chóng mặt...\nThành phần:\nCiticoline: 500mg\nChỉ định:\nThuốc Citicolin A.T 500 mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nĐiều trị cho bệnh nhân bị chấn thương sọ não nặng do mạch máu hoặc do bản chất chấn thương có hoặc không có mất ý thức, phẫu thuật não và tai biến mạch máu não. Điều trị các tổn thương do thoái hóa và tổn thương mạch máu não mãn tính trong bệnh sa sút trí tuệ ở người lớn tuổi. Thúc đẩy sự phục hồi chức năng vận động ở bệnh nhân liệt nửa người sau đột quy. Phối hợp với thuốc kháng Cholinergic trong bệnh Parkinson khi dùng Levodopa có PUWP hoặc có biến chứng hoặc không có tác dụng.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Venrutine do Công ty Cổ phần Bv Pharma sản xuất, được chỉ định dùng trong các trường hợp bệnh trĩ, các chứng xuất huyết dưới da, vết bầm máu, suy tĩnh mạch, dãn tĩnh mạch, tăng huyết áp, xơ cứng mao mạch, xuất huyết trong khoa răng hàm mặt, khoa mắt. \n Hộp 3 vỉ x 10 viên, Hộp 6 vỉ X 10 viên, Hộp 1 chai 60 viên.\nThành phần:\nRutin: 500mg\nVitamin C: \nChỉ định:\nThuốc Venrutine được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nÐiều trị bệnh trĩ. Các chứng xuất huyết dưới da, vết bầm máu, suy tĩnh mạch, dãn tĩnh mạch, tăng huyết áp, xơ cứng mao mạch, xuất huyết trong khoa răng hàm mặt, khoa mắt.", "Mô tả ngắn:\nThuốc A.t Vildagliptin 50mg là sản phẩm của Dược phẩm An Thiên chứa hoạt chất Vildagliptin dùng trong điều trị đái tháo đường tuýp 2 ở người lớn.\nThành phần:\nChỉ định:\nThuốc A.t Vildagliptin 50mg là sản phẩm của Dược phẩm An Thiên chứa hoạt chất Vildagliptin dùng trong điều trị đái tháo đường tuýp 2 ở người lớn.\nDưới dạng đơn trị liệu\nỞ những bệnh nhân không được kiểm soát đầy đủ chỉ bằng chế độ ăn, tập luyện và đối với những người không phù hợp sử dụng metformin do chống chỉ định hoặc không dung nạp.\nTrong phối hợp hai loại thuốc\nVới metformin, dù đã dùng liều metformin đơn trị liệu tối đa nhưng không đem lại sự kiểm soát đường huyết đầy đủ.\nVới sulphonylurea (SU), không đem lại sự kiểm soát đường huyết đầy đủ dù đã dùng liều SU đơn độc tối đa và những người không sử dụng được metformin do chống chỉ định hoặc không dung nạp.\nVới thiazolidinedion (TZD), khi thiazolidinedion không đem lại sự kiểm soát đường huyết đầy đủ.\nTrong phối hợp ba loại thuốc\nVới sulphonylurea và metformin khi chế độ ăn, luyện tập kết hợp với điều trị kép bằng những thuốc này không đem lại sự kiểm soát đường huyết đầy đủ.\nVildagliptin cũng được chỉ định phối hợp với insulin (có hoặc không có metformin) khi chế độ ăn, tập luyện và liều insulin ổn định không đem lại sự kiểm soát đường huyết đầy đủ.", "Mô tả ngắn:\nAlbutein 20% là một chất lỏng trong suốt, hơi nhớt; nó gần như không màu, vàng, hổ phách hoặc xanh lục. Thuốc Albutein 20% được đóng gói thành lọ 50 ml hoặc 100 ml dùng đường tiêm truyền.\nThành phần:\nHuman albumin: 20%\nChỉ định:\nThuốc Albutein 20% được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nPhục hồi và duy trì lượng máu tuần hoàn ở những nơi đã chứng minh được sự thiếu hụt thể tích, và sử dụng chất keo thích hợp. Việc lựa chọn albumin thay vì keo nhân tạo sẽ phụ thuộc vào tình trạng lâm sàng của từng bệnh nhân, dựa trên các khuyến nghị chính thức.", "Mô tả ngắn:\nDung dịch thuốc uống Atiferlit giúp bổ sung thêm sắt cho những trường hợp bị thiếu máu do thiếu sắt.\nThành phần:\nSắt: 50mg\nChỉ định:\nDung dịch thuốc uống Atiferlit giúp bổ sung thêm sắt cho những trường hợp bị thiếu máu do thiếu sắt .", "Mô tả ngắn:\nHemax 2.000IU là sản phẩm của Công ty TNHH Dược phẩm Việt Pháp - Vietphapco, Bio Sidus S.A. Hemax 2.000IU, thành phần chính là Erythropoietin. Thuốc có tác dụng điều trị thiếu máu.\nThành phần:\nErythropoietin: 2000IU\nChỉ định:\nĐiều trị thiếu máu liên quan đến bệnh nhân suy thận mãn bao gồm bệnh nhân lọc máu (bệnh thận giai đoạn cuối) và bệnh nhân không lọc máu. Thuốc được chỉ định làm tăng và duy trì mức hồng cầu (được biểu hiện bằng hematocrit hoặc hemoglobin) và làm giảm sự cần thiết để truyền cho những bệnh nhân này. Bệnh nhân không lọc máu có triệu chứng thiếu máu được cân nhắc để điều trị nếu có mức hematocrit ít hơn 10 g/dL. Thiếu máu ở bệnh nhân HIV được điều trị bởi zidovudine. Thiếu máu ở bệnh nhân ung thư do sử dụng hoá trị liệu. Giảm sự truyền máu ở bệnh nhân phẫu thuật. Thiếu máu ở trẻ sinh non.", "Mô tả ngắn:\nSilverZinc 50 là sản phẩm của Công ty Dược phẩm OPV với thành phần chính là kẽm (dưới dạng kẽm gluconat). Thuốc SilverZinc 50 được dùng như chất bổ sung để phòng ngừa và điều trị thiếu kẽm, ngoài ra thuốc cũng giúp điều trị bệnh Wilson.\nThành phần:\nKẽm: 50mg\nChỉ định:\nSilverZinc 50 dùng như chất bổ sung để phòng ngừa và điều trị thiếu kẽm, ví dụ trong các hội chứng kém hấp thu, trong trường hợp cơ thể bị mất mát (chấn thương, bỏng, tình trạng mất protein), cảm lạnh, tiêu chảy và trong thời kỳ mang thai. Điều trị bệnh Wilson.", "Mô tả ngắn:\nDung dịch đậm đặc pha dung dịch tiêm truyền Anzatax 30mg/5ml là sản phẩm của Hospira Australia Pty Ltd dùng trong điều trị ung thư buồng trứng, ung thư vú, ung thư phổi không tế bào nhỏ tiến triên (NSCLC), Sarcoma Kaposi (KS) liên quan đến AIDS.\nThành phần:\nPaclitaxel: 30mg\nChỉ định:\nDung dịch đậm đặc pha dung dịch tiêm truyền Anzatax 30mg/5ml chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:\nUng thư buồng trứng\nĐiều trị hóa trị đầu tay cho ung thư buồng trứng, paclitaxel được chỉ định điều trị cho các bệnh nhân từ bệnh tiến triển hoặc tồn lưu tế bào ác tính (> 1cm) sau thủ thuật phẫu thuật ban đầu, kết hợp với cisplatin.\nTrong điều trị hóa trị thay thế của ung thư buồng trứng, paclitaxel được chỉ định điều trị ung thư di căn buồng trứng sau khi phác đồ điều trị bằng các thuốc plantinum thất bại.\nUng thư vú\nTrong điều trị hỗ trợ, paclitaxel được chỉ định điều trị cho các bệnh nhân ung thư vú hạch dương tính sau khi trị liệu bằng anthracycline và cyclophosphamide (AC). Điều trị hỗ trợ bằng paclitaxel nên được coi là một phương án thay thế cho trị liệu AC mở rộng.\nPaclitaxel được chỉ định điều trị ban đầu cho ung thư vú tiến triển cục bộ hoặc di căn, kết hợp với anthracycline ở bệnh nhân thích hợp với điều trị anthracycline, hoặc kết hợp với trastuzumab, ở bệnh nhân có thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì 2 ở người (HER- 2) ở cấp 3+ được xác định bởi hóa mô miễn dịch và không thích hợp với anthracycline.\nNhư tác nhân điều trị đơn độc, chỉ định điều trị ung thư vú di căn ở bệnh nhân không đáp ứng với điều trị tiêu chuẩn bằng anthracycline hoặc không thích hợp với điều trị bằng anthracycline.\nUng thư phổi không tế bào nhỏ tiến triên (NSCLC)\nPaclitaxel, kết hợp với cisplatin, được chỉ định điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ ở bệnh nhân không có khả năng can thiệp phẫu thuật và/hoặc xạ trị.\nSarcoma Kaposi (KS) liên quan đến AIDS\nPaclitaxel được chỉ định điều trị bệnh nhân bị Sarcoma Kaposi liên quan đến AIDS tiến triển đã thất bại trong điều trị bằng liposome anthracycline trước đó.\nDược lực học\nNhóm dược lý lâm sàng: Thuốc chống ung thư thuộc nhóm taxane\nMä ATC: L01C D01\nCơ chế hoạt động\nPaclitaxel là một tác nhân chống vi ống bằng cách kích thích quá trình trùng hợp dime tubulin tạo thành các vi quản và làm ổn định các vi quản do ức chế quá trình giải trùng hợp. Sự ổn định này ức chế sự tổ chức lại bình thường của mạng vi quản rất quan trọng ở gian kỳ của quá trình phân bảo giảm nhiễm và chức năng phân bào của tế bào. Ngoài ra, paclitaxel kích thích các mảng hoặc bỏ vi ống bất thường trong suốt chu kỳ tế bảo và nhiều thể sao vi ống trong quá trình phân bào.\nHiệu quả và an toàn lâm sàng\nTrong điều trị đầu tay cho ung thư buồng trứng, an toàn và hiệu quả của paclitaxel được đánh giá trong hai thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên lớn (so với điều trị bằng cyclophosphamide 750 mg/m 2 + cisplatin 75 mg/m²).\nTrong thử nghiệm liên nhóm (BMS CA 139-209), hơn 650 bệnh nhân bị ung thư buồng trứng tiên phát giai đoạn II- III hoặc IV đã được cho dùng tối đa 9 đợt điều trị bằng paclitaxel (175 mg/m trong 3 giờ) sau đó là cispiatin (75 mg/m) hoặc điều trị đối chứng. Trong một nghiên cứu lớn khác (GOG 111/B-MS CA139-022), tối đa 6 đợt điều trị bằng paclitaxel được cho dùng (135 mg/m, qua đường tiêm truyền trong 24 giờ) kết hợp với cisplatin (75 mg/m 2 ) hoặc điều trị đối chứng; thử nghiệm liên quan đến hơn 400 bệnh nhân bị ung thư buồng trứng tiên phát giai đoạn III hoặc IV với một khối u tồn dư > 1 cm sau phẫu thuật, hoặc di căn xa. Mặc dù hai liều dùng khác nhau không được so sánh trực tiếp với nhau, trong cả hai thử nghiệm bệnh nhân dùng paclitaxel và cisplatin có tỷ lệ đáp ứng cao hơn đáng kể, khởi phát diễn tiến bệnh chậm hơn và thời gian sống dài hơn so với các bệnh nhân được điều trị tiêu chuẩn.\nTăng nhiễm độc thần kinh, đau khớp/đau cơ nhưng giảm suy tủy đã được quan sát thấy ở bệnh nhân bị ung thư buồng trứng tiến triển được cho dùng paclitaxel cisplatin qua đường tiêm truyền trong 3 giờ khi so với bệnh nhân dùng cyclophosphamide/cisplatin.", "Mô tả ngắn:\nAmlodipin 5 PMP điều trị tăng huyết áp & thiếu máu cơ tim kèm đau thắt ngực ổn định.\nThành phần:\nAmlodipine: 5mg\nChỉ định:\n", "Mô tả ngắn:\nCefdinir 300 mg có thành phần chính Cefdinir để điều trị nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm ở người lớn và trẻ em.\nThành phần:\nCefdinir: 300mg\nChỉ định:\nThuốc Cefdinir 300mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nNgười lớn và thiếu niên\nViêm phổi mắc phải cộng đồng, do các tác nhân Haemophilus influenzae, Haemophilus parainfluenzae, Streptococcus pneumoniae (chủng nhạy cam với penicillin), và Moraxellacatarrhalis (gồm cả chủng sinh β- lactamase).\nĐợt cấp của viêm phế quản mãn, cũng do bởi những tác nhân kể trên.\nViêm xoang cấp tính do Haemophilus influenzae, Streptococcus pneumoniae, Moraxella catarrhalis (gồm cả chủng sinh β- lactamase).\nNhiễm khuẩn da và cấu trúc da do Staphylococcus aureus (gồm cả chủng sinh β- lactamase) và Streptococcus pyogenes.\nTrẻ em\nViêm tai giữa cấp gây ra bởi Haemophilus influenzae, Haemophilus parainfluenzae, Streptococcus pneumoniae, và Moraxella catarrhalis (gồm cả chủng sinh β- lactamase).\nViêm hầu họng/ viêm amidan do Streptococcus pyogenes.\nNhiễm khuẩn da và cấu trúc da do Staphylococcus aureus (gồm cả chủng sinh β- lactamase) và Streptococcus pyogenes.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Nanokine là sản phẩm của Công ty Cổ phần Công nghệ Sinh học Dược Nanogen, có thành phần chính là Recombinant Human Erythropoietin alfa. Đây là thuốc được sử dụng để điều trị thiếu máu ở bệnh nhân suy thận mạn tính, kể cả người bệnh có hay không chạy thận nhân tạo; điều trị thiếu máu ở bệnh nhân ung thư đang dùng hóa trị liệu; để giảm bớt truyền máu ở bệnh nhân bị phẫu thuật; thiếu máu ở các bệnh nhân nhiễm HIV đang được điều trị bằng zidovudin; thiếu máu do viêm đa khớp dạng thấp.\nThành phần:\nRecombinant Human Erythropoietin alfa: 2000iu\nChỉ định:\nDung dịch tiêm Nanokine 2000IU/ml được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nThiếu máu ở bệnh nhân suy thận mạn tính, kể cả người bệnh có hay không chạy thận nhân tạo. Điều trị thiếu máu ở bệnh nhân ung thư đang dùng hóa trị liệu. Để giảm bớt truyền máu ở bệnh nhân bị phẫu thuật. Thiếu máu ở các bệnh nhân nhiễm HIV đang được điều trị bằng zidovudin. Thiếu máu do viêm đa khớp dạng thấp.", "Chào em, Daflon 500mg là thuốc trợ tĩnh mạch (tăng trương lực tĩnh mạch máu) và bảo vệ mạch (tăng sức đề kháng của các mạch máu nhỏ). Thuốc Daflon 500mg được dùng trong điều trị các rối loạn tuần hoàn tĩnh mạch như suy giãn tĩnh mạch chi dưới và điều trị các triệu chứng của bệnh trĩ. Thuốc được chỉ định trong cơn trĩ cấp, trĩ nội xuất huyết mức độ nhẹ, trĩ độ 2 độ 3 chưa có biến chứng, và chỉ dùng trong 1 thời gian nhất định, khi búi trĩ co lên nhỏ lại chứ không sử dụng lâu dài vì sẽ lờn thuốc và thuốc cũng không thể điều trị tiêu luôn búi trĩ được. Do đó, hiện tại em tự chẩn đoán là mình bị trĩ, có trường hợp người bệnh đoán đúng bệnh, nhưng cũng có trường hợp đoán sai, nên nếu dùng thuốc 1 thời gian mà không cải thiện thì phải đi khám bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa để kiểm tra lại. Bên cạnh đó, điều trị chính yếu của bệnh trĩ là thay đổi lối sống tránh táo bón, tránh rặn nhiều, bằng cách ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước, hạn chế thức ăn nhiều gia vị, cay và chất kích thích như rượu bia, cà phê, không hút thuốc lá, tăng cường vận động, tránh ngồi lâu khi đi vệ sinh, em nhé. Thân mến." ]
Chào các BS, Chị em 28 tuổi, gần đây đi khám ở BV Ung Bướu có kết quả siêu âm như sau: Tuyến giáp to, hai thùy có vài nhân Echo hỗn hợp, đặc và nang, giới hạn rõ, không vôi hóa kích thước = 5-27mm, không tăng sinh mạch máu; Tuyến mang tai, tuyến dưới hàm hai bên bình thường; Hạch cổ 2 bên không thấy. Kết luận: Phình giáp đa hạt hai thùy, nhân to thùy phải. Kết quả XN miễn dịch TSH:3,29 (CSBT: 0,3-4,5 ULU/ML), FT4: 1.04 (CSBT: 0,71-1.85 ng/dl). Bác sĩ khám bệnh hỏi bây giờ muốn uống thuốc hay mổ, ngoài ra không tư vấn gì thêm nên em không biết thế nào! AloBacsi ơi, bệnh của chị em có nguy hiểm, có khả năng ung thư không, cách chữa như thế nào? Em chân thành cảm ơn.
[ "Chào em Quang, Chị em bị , bệnh lành tính. Ở đây em không mô tả mức độ lớn của bướu khi nhìn. Thường chỉ mổ khi bướu to chèn ép, làm người bệnh khó nuốt hay khó thở. Nếu không thì có thể điều trị nội khoa. Khi đó, cho uống thuốc và theo dõi sự đáp ứng sau 6-12 tháng em à. Chị em nên trao đổi cụ thể với BS khám bệnh để có hướng điều trị phù hợp nhé. Thân mến!" ]
[ "Chào bạn, Trong kết quả siêu âm bạn gửi về chương trình, bác sĩ chưa nhận thấy có dấu hiệu nào nghi ngờ ung thư. Việc một khối bướu giáp là bướu lành hay bướu ác thông thường là bản chất có sẵn của u, chứ không phải do bướu lành để lâu không chữa rồi thành bướu ác, nên bạn có thể yên tâm. Vấn đề hiện tại là cần xác định xem bướu giáp của ba bạn hiện đang mắc phải là lành tính hay ác tính, muốn vậy phải sinh thiết bằng kim (bướu này không có chỉ định phẫu thuật). Nhưng trong tình hình hiện nay dịch bệnh đang phức tạp, tình trạng bệnh cũng không cấp bách nên bác sĩ gợi ý cho bạn nên theo dõi định kỳ bằng siêu âm tuyến giáp mỗi 3 tháng (vì hiện tại chức năng tuyến giáp bình thường). Bướu giáp lành tính rất phổ biến, thường do nhiều yếu tố như cơ địa, môi trường, di truyền, thức ăn... nhưng uống nhiều sữa đậu nành không phải là nnguyên nhân (nhưng cần hạn chế trên cơ địa nhạy cảm). Nhìn chung, bệnh nhân có bệnh lý tuyến giáp nên ăn hạn chế các thực phẩm từ đậu nành, thực phẩm họ cải, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm nhiều đường, nội tạng động vật hoặc quá nhiều thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu). Khi tái khám cho chú, bạn chú ý nên lựa chọn bệnh viện có chuyên khoa Ung bướu hoặc Nội tiết để được đánh giá chính xác trên siêu âm bạn nhé! Câu hỏi trước: >>", " Chào bạn, Với kết quả bướu giáp TIRADS 2, nhiều khả năng là lành tính, nếu kích thước bướu không quá to thì chưa cần điều trị gì, chủ yếu theo dõi kích thước định kỳ bằng siêu âm mỗi 3-6 tháng. Để hạn chế sự phát triển của khối bướu, bạn nên kiêng rượu bia, thuốc lá, hạn chế các loại thực phẩm họ cải và nên bổ sung đủ iod trong khẩu phần hàng ngày bạn nhé! Thân mến.", "Em Nga thân mến, Em hãy xem lại và mô tả đúng từ “ ” mà em phát biện mới đây với “nhân giáp”… hình như có sự nhầm lẫn. Nói chung, nếu có hay nang, tùy vào đặc điểm siêu âm, thông thường sẽ được làm sinh thiết bằng kim nhỏ. Ý nghĩa của kết quả sinh thiết này có giá trị ở chỗ cho biết có cần phải mổ hay không, chớ không hoàn toàn chẩn đoán chính xác ác tính. Nếu là một nhân giáp nghi ngờ ác tính hoặc ác tính, BS sẽ mổ lấy ra… rồi xem xét bệnh phẩm này dưới kính hiển vi, khi đó em mới có một chẩn đoán xác định. Ngay cả em đang uống berlthyrox, vẫn phải theo dõi kích thước đặc điểm của nhân giáp này mỗi 6-12 tháng. Nếu nhân lớn nhanh hay có thêm đặc điểm nghi ngờ, BS sẽ làm lại sinh thiết lần nữa, vì không ai muốn bỏ sót một nhân nghi ác tính hay rõ ác tính cả, em à. Chúc em điều trị tốt!", "Chào em, Kết quả siêu âm tuyến giáp cho thấy em có nhân giáp nhỏ ở thùy phải tuyến giáp, TI-RADS-3 có nghĩa là nhân này nhiều khả năng lành tính (1,7% ác tính). Bước tiếp theo em cần làm đó là xét nghiệm kiểm tra chức năng tuyến giáp, xem có rối loạn chức năng tuyến giáp hay không. Nếu chức năng tuyến giáp cũng bình thường thì với nhân giáp này, em sẽ không cần phải mổ, không cần điều trị thuốc gì (vì không hiệu quả), chỉ cần theo dõi định kỳ là được. Em có thể đến khám tại chuyên khoa Nội tiết hay chuyên khoa Ung bướu chuyên về bướu giáp đều được, em nhé Thân mến.", "Chào bạn Dũng, Qua thông tin bạn gửi, BS nghĩ bạn đã được điều trị tích cực rồi (cắt bỏ hạch và tuyến giáp). Tùy theo kết quả giải phẫu bệnh sau mổ mà BS điều trị sẽ quyết định phác đồ điều trị. Kết quả sinh thiết hạch của bạn là lành tính thì hiện tạm ổn, bạn hãy yên tâm uống thuốc và theo dõi sát ở BS chuyên khoa Ung bướu. Còn vấn đề điều trị bằng Iốt 131 hay xạ trị đối với bạn là không cần thiết. Đúng như BS điều trị của bạn đã giải thích, hóa trị cũng ít có hiệu quả trong điều trị . Xét nghiệm TSH của bạn cao cũng không có gì phải lo lắng, bởi vì sau cắt tuyến giáp do ung thư, bạn phải bổ sung Levothyroxin (là điều bình thường) để ức chế hay kìm hãm sự phát triển của bướu, và BS đang chỉnh liều cho phù hợp với bạn đó thôi, bởi vì uống Levothyrox cần phải đánh giá các yếu tố nguy cơ, tránh các tác dụng phụ của thuốc này (dù hiếm gặp). Khả năng tái phát trong những trường hợp Carcinome tuyến giáp biệt hóa tốt là rất thấp nếu được phát hiện sớm và điều trị triệt để. Bạn còn \"mang virus viêm gan B\" nhưng ở dạng nào, dạng hoạt động hay dạng \"nằm ngủ, ổn định\"...? Bạn nên khám thêm chuyên khoa Tiêu hóa gan mật để kiểm soát tốt căn bệnh này nhé. Chúc bạn luôn vui, khỏe và an tâm điều trị.", "Xin chào bạn, Dựa vào kết quả sinh thiết khối u tuyến giáp cho thấy đó là ác tính (ung thư) dạng mô học là ung thư tế bào biểu mô tuyến. Khối ung thư tuyến giáp luôn có chỉ định phẫu thuật cắt bỏ trọn vẹn. Ung thư tuyến giáp được xác định là loại ung thư tương đối “lành”, cho tỷ lệ di căn thấp và điều trị rất tốt - có thể điều trị triệt để hoàn toàn và không tái phát. Bạn nên sớm đến bác sĩ chuyên khoa ung bướu để được thăm khám và sắp lịch phẫu thuật, đồng thời điều trị hormon tuyến giáp để điều hòa lại trạng thái cân bằng như bình thường. Ung thư tuyến giáp được xem là một niềm tự hào của chuyên khoa ung bướu bên cạnh ung thư da vì đây là loại bệnh ung thư có khả năng điều trị triệt để hoàn toàn ở giai đoạn sớm nên bạn đừng chần chừ nhé. Thân ái chào bạn.", "- nguồn internet Chào bạn Hòa, Với bệnh của bạn, BS chỉ định mổ là đúng rồi. Bướu giáp của bạn lành tính, nhưng bướu khá to, đặc biệt là thùy T có nhân lớn đẩy lệch cả khí quản, nếu để lâu không mổ, bướu sẽ đẩy khí quản và rồi cả thực quản… gây ra các triệu chứng nuốt khó, nghẹn, khó thở… Bạn 56 tuổi, nên mổ khi sức khỏe còn tốt, sau này bướu quá lớn hay gây ra các biến chứng nặng nề hơn mà bạn muốn mổ (khi đã lớn tuổi và có các bệnh khác kèm theo) cũng khó. Chúc bạn nhiều sức khỏe và có quyết định đúng nhất.", "Ảnh bạn đọc cung cấp cho AloBacsi Chào bạn, Theo kết quả từ năm 2019, nang giáp của bạn là nang lành tính nhưng rất tiếc không có thông tin về kích thước và đặc điểm cụ thể của nang. Hiện tại, chưa có bằng chứng cho thấy bạn bị ung thư tuyến giáp, bạn nên sắp xếp khám lại chuyên khoa Nội tiết và siêu âm, xét nghiệm chức năng tuyến giáp để làm rõ chẩn đoán bạn nhé!", "Phình giáp đa hạt. - Nguồn: Internet. Chào bạn, Phình giáp là một dạng bướu giáp, bướu giáp có thể là bướu lành hoặc ác, có thể có chức năng tuyến giáp bình thường hay bất thường. Đối với các bướu giáp lành tính, không ảnh hưởng chức năng tuyến giáp thì chỉ cần theo dõi bằng siêu âm định kỳ mỗi 6 tháng để xem xét sự tăng trưởng của khối phình tuyến giáp, nếu tăng lên thì có chỉ định sinh thiết loại trừ ung thư. Đậu nành được xem là loại thực phẩm không tốt cho người bị bướu cổ, việc sử dụng đậu nành có isoflavones và genistein có thể làm tăng nguy cơ gây bướu giáp, đặc biệt trên cơ địa thiếu iod và làm nặng lên các bệnh lý có liên quan đến estrogen trong đậu nành. Ngoài ra, goitrogens là chất tự nhiên có trong một số loại thực phẩm nhất định có thể khiến tuyến giáp to ra. Goitrogenic thường có trong rau họ cải như: bông cải xanh, súp lơ, cải xoăn, bắp cải và kể cả đậu nành… là những loại thực phẩm mà bạn không nên dùng quá nhiều bạn nhé! Thân mến.", "Chào bạn, Nhân giáp lành tính khá thường gặp, với kích thước như bạn mô tả, nếu kèm theo chức năng tuyến giáp bình thường (kiểm tra bằng xét nghiệm máu) thì không cần điều trị. Bạn hãy an tâm mang thai và sinh con, nên khám siêu âm kiểm tra mỗi 3-6 tháng bạn nhé! Thân mến.", " Chào em, Theo như thông tin mà em cung cấp thì kết quả siêu âm là bướu giáp đa nhân, và đã được làm xét nghiệm tế bào học kết quả không phát hiện tế bào bất thường gợi ý ác tính vì vậy em có thể yên tâm. Tuy nhiên, em cần thực hiện thêm xét nghiệm chức năng tuyến giáp để đánh giá chức năng : bình giáp, cường giáp hay suy giáp để có hướng điều trị tiếp. Với bệnh cảnh hiện tại em có thể đến khám bác sĩ chuyên khoa Nội tiết hoặc cũng có thể tiếp tục tái khám bác sĩ chuyên khoa Ung bướu để theo dõi điều trị em nhé. Thân mến! ", "Tuyến giáp có nhân là một trong những biểu hiện bệnh lý thường gặp ở vị trí phía trước cổ Chào bạn, Kết luận tế bào học theo Bethesda nhóm III nghĩa là có các tế bào không điển hình ý nghĩa không xác định Atypia of Undetermined Significance, nguy cơ ung thư của dạng này vào khoảng 5-15%. Mặc dù hướng điều trị u tuyến giáp phụ thuộc chủ yếu vào kết quả tế bào qua chọc hút bằng kim nhỏ, nhưng cần xem xét những kết quả này kết hợp với bệnh cảnh lâm sàng và kết quả siêu âm. Theo chỉ định, Bethesda nhóm III bệnh nhân cần sinh thiết lại, nhưng hiện tại bướu giáp của bạn quá nhỏ, có thể lựa chọn theo dõi thêm mỗi 3 tháng, khi có dấu hiệu gia tăng kích thước thì sẽ tiến hành sinh thiết lần nữa để làm rõ chẩn đoán bạn nhé!", "Chào em, Theo kết quả mô tả siêu âm tuyến giáp của em thì hai nhân giáp thùy phải và thùy trái của em sẽ được đánh giá là tirads 3 (phân độ nguy cơ ác tính của nhân giáp), tức là nhiều khả năng lành tính và có 1,7% nguy cơ ác tính mà thôi. Đối với nhân giáp tirads 3, nguy cơ ác tính thấp, thì việc quyết định nên sinh thiết hay theo dõi sẽ cần dựa vào nhiều yếu tố khác, như nhân giáp này có làm rối loạn hormone tuyến giáp hay không, tiền căn gia đình có ai bị ung thư không, bản thân em có từng chiếu xạ vùng đầu mặt cổ không… Do đó, em cần khám chuyên khoa Giáp, thuộc chuyên khoa Nội tiết hoặc chuyên khoa Ung bướu để bác sĩ xem lại biên bản siêu âm, khai thác thêm những thông tin về bản thân và gia đình em, làm thêm xét nghiệm nếu chưa đủ (như xét nghiệm kiểm tra chức năng tuyến giáp) từ đó mới đưa ra kết luận về hướng xử trí phù hợp tiếp theo, em nhé.", "Chào bạn, Trường hợp mẹ bạn có nhân tuyến giáp (cụ thể là thùy trái có nhân) nên đi khám để thực hiện chọc hút, làm xét nghiệm giải phẫu bệnh lý tuyến giáp. Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ có hướng điều trị thích hợp cho mẹ bạn. Thân mến.", "Chào Thanh Sương, Bạn cung cấp thông tin rất chi tiết về kết quả siêu âm và kết quả sinh thiết tuyến giáp, nhưng lại không thấy nói gì đến làm xét nghiệm nội tiết tố tuyến giáp (là FT3, FT4, TSH) hay các kháng thể kháng giáp... Với kích thước nhân khoảng xấp xỉ 1 cm thì không nhất thiết phải mổ đâu bạn, các BS chỉ cân nhắc mổ trường hợp của bạn khi mà bướu lớn quá ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ, hay bướu gây , nuốt nghẹn... Điều trị thuốc chỉ khi bạn có các biểu hiện trên lâm sàng như bướu lớn lên nhanh, run tay, hồi hộp, có rối loạn tiêu hóa,... hay khi bạn có thay đổi nồng độ các hormon giáp (các nội tiết tố tuyến giáp như đã kể trên). Trong ăn uống, bạn cần kiêng ăn các sản phẩm làm từ đậu nành, bắp cải, su hào,... Chào bạn và chúc bạn mau bình phục!" ]
Em mới đọc trên mạng thấy hiện tượng của mình giống bị ung thư trực tràng. Chuyện là khoảng gần 2 tháng nay e đi vệ sinh thấy phân bị nhỏ và dẹt. Em không thấy có cảm giác đau. Chỉ có khác là khi quá giấc tầm 12h đêm mà chưa ngủ là cả đêm không ngủ được. Mong bác sĩ tư vấn giúp liệu em bị mắc bệnh gì ạ? Nếu đến viện thì em nên đến bệnh viện nào và vào khoa nào, cần làm các xét nhiệm gì?
[ "Chào bạn, Ung thư trực tràng thường ít biểu hiện triệu chứng ở giai đoạn đầu. Về sau có thể xuất hiện táo bón, đi ngoài ra máu, sụt cân, người mệt mỏi, xanh xao… Chỉ dựa vào triệu chứng tiêu phân dẹt của bạn thì chưa đủ để chẩn đoán ung thư. Tốt nhất, bạn nên đến các bệnh viện uy tín, có chuyên khoa nội soi tiêu hoá, để được bác sĩ thăm khám và xem xét làm thêm xét nghiệm chẩn đoán bệnh bạn nhé! Thân mến." ]
[ "Chào em Theo mô tả thì có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này như: , , ung thư đại tràng, polyp đại tràng, hội chứng kích thích ruột,... Tuy nhiên, muốn biết chính xác em bị bệnh gì thì em nên sắp xếp thời gian sớm đến bệnh viện để bác sĩ khám, chẩn đoán chính xác và điều trị thích hợp. Thân mến!", "Chào bạn, Vị trí mà bạn miêu tả là thuộc hố chậu trái. Khu vực này bao gồm chủ yếu là ruột già (đại tràng) và ruột non, cùng với buồng trứng - ống dẫn trứng bên trái - 1 góc của tử cung nếu là nữ, bàng quang, niệu quản trái cùng với khối cơ - thần kinh và mạch máu hố chậu trái. Nếu bạn bị đau ở khu vực này kèm tiêu phân ít, tiêu phân không hết thì cần tầm soát hàng đầu là bệnh lý của đại trực tràng, trong đó có u đại trực tràng đặc biệt nếu trên 50 tuổi, tiền căn hút thuốc lá nhiều năm, tiền căn gia đình có bệnh ung thư đại trực tràng hay đa polyp đại trực tràng, sụt cân không rõ nguyên nhân. Nhìn chung, với 1 rối loạn bất thường của sức khỏe kéo dài 2 tháng thì bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra, bạn có thể đăng ký khám tại chuyên khoa tiêu hóa để bác sĩ thăm khám và kê chỉ định xét nghiệm kiểm tra tầm soát nguyên nhân cho bạn (như siêu âm bụng, nội soi đại tràng…).", "Chào em, Với triệu chứng này, em nên đến khám tại bệnh viện đa khoa. Đăng ký khám ban đầu thì chỉ cần khám chuyên khoa Nội tiêu hóa là được. Bác sĩ sẽ thăm khám bụng cho em và cho em làm xét nghiệm cơ bản, trong đó chắc chắn có siêu âm bụng tổng quát, còn các xét nghiệm chuyên sâu khác thì phụ thuộc vào hướng chẩn bệnh ban đầu của bác sĩ sau khi hỏi kỹ bệnh sử và thăm khám cho em mới xác định được, em nhé. Thân mến.", " Ánh Thu thân mến, Thông tin em cung cấp còn khá mơ hồ, tôi không rõ em mấy ngày rồi, đau quặn hay liên tục âm ỉ, vị trí đau ở đâu, có lan không, có sốt không, tính chất phân ra sao (mềm, khuôn hay lỏng, có mủ máu...), em đã khám và điều trị gì chưa... Do đó tôi chưa thể định hướng được bệnh của em. Triệu chứng của em có thể gặp trong rất nhiều bệnh cảnh khác nhau, như rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày ruột, nhiễm ký sinh trùng đường ruột, hội chứng ruột kích thích... Em cần đến khám tại chuyên khoa tiêu hóa để được thăm khám, khai thác kỹ hơn bệnh sử, tiền căn, có thể làm xét nghiệm khi cần (như siêu âm bụng, xét nghiệm máu...), từ đó BS sẽ chẩn đoán xác định bệnh và điều trị thích hợp tương ứng, em nhé. Trong thời gian này em nên nghỉ ngơi, ăn thức ăn dễ tiêu, ăn chín uống sạch, tăng cường ăn nhiều chất xơ có trong rau xanh, hoa quả (chuối, đu đủ...), hạn chế thức ăn cay, nóng, nhiều gia vị, nhiều dầu mỡ, phải uống đủ nước, tối thiểu là 2 lít nước/ngày nhé! ", " Chào em, Triệu chứng của em khá thường gặp trong bệnh tá tràng. Ngoài ra còn có thể gặp trong một số bệnh lý khác như bệnh đường mật, thực quản, bệnh gan, hội chứng khó tiêu chức năng... Do vậy, tốt hơn hết là em nên khám BS chuyên khoa tiêu hóa để BS chẩn đoán xác định bệnh (qua thăm khám, xét nghiệm, nếu nghi ngờ bệnh dạ dày thì tốt nhất nên nội soi dạ dày tá tràng xem viêm ở đâu, có loét không, có nhiễm Hp không) và kê thuốc thích hợp. Song song đó em cần hạn chế ăn đồ chua cay, nước có gas, nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị, cafe, bia rượu, không hút thuốc lá và tránh căng thẳng đầu óc, ăn uống đúng giờ và nghỉ ngơi hợp lý, không nằm sau khi ăn trong vòng 2 giờ, em nhé! Thân mến! Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", " Chào bạn, Với các triệu chứng đau bụng từng cơn, mót rặn, đi cầu nhiều lần, phân sệt ít, kéo dài 2 tuần, thì tôi nghĩ nhiều khả năng bạn mắc . Nhưng để chắc chắn chẩn đoán, bạn cần đến khám cơ sở y tế chuyên khoa Tiêu hóa để được khám toàn diện và làm các xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm máu, soi phân, từ đó mới có hướng điều trị thích hợp, bạn nhé. Thân mến! ", "Đại tiện bất thường quá nhiều gây ảnh hưởng đến chất lượng sống cần khắc phục sớm để bảo vệ sức khỏe kịp thời Chào em, Triệu chứng bệnh của em có thể gặp trong nhiều nguyên nhân khác nhau, như viêm đại tràng ruột, bệnh đại tràng co thắt kèm trĩ... Nếu bệnh đã kéo dài 2 tuần mà không bớt thì em cần khám tiêu hóa, để BS xem xét thể trạng, tiền căn, triệu chứng mà đưa ra chẩn đoán phù hợp và điều trị bệnh thích hợp cho em, em nhé. Trong thời gian này, em có thể sử dụng thêm men vi sinh uống và hạn chế đồ dầu mỡ chua cay cũng giúp hỗ trợ đường ruột tốt lắm.", "Chào bạn, Đối với một số cơ quan, người ta có thể nghi ngờ ung thư nếu\r\nthấy các triệu chứng sau đây: - Vú : Có u nần hoặc có sự dày cộm lên bên\r\ntrong vú, có bài tiết dịch chất bất thường ở đầu vú. Ung thư vú là bệnh gây\r\nchết người nhiều nhất trong các loại ung thư ở phụ nữ. - Tuyến tiền liệt : Tiểu khó, tiểu rất nhiều\r\nlần. Đây là bệnh gây chết người nhiều nhất trong các loại ung thư ở nam. - Phổi : Ho kéo dài, bệnh đường hô hấp kéo dài. - Ruột già và trực tràng : Rối loạn bất thường\r\nvà kéo dài ở đường ruột, tiêu chảy, táo bón kéo dài, trĩ. Ung thư đại tràng\r\nđược coi là dễ chữa trị nếu được phát hiện sớm qua thăm khám trực tràng và nội\r\nsoi định kỳ sau tuổi 40. - Da : Vết thương lâu lành hoặc có thay đổi nơi\r\nnốt ruồi, mụn cóc. Ung thư da có thể nhận đoán bằng mắt thường và chẩn đoán\r\nbằng sinh thiết. - Thận và bọng đái : Tiểu tiện khó khăn, chảy\r\nmáu, tiểu có máu. Nên đi khám khi các triệu chứng đó kéo dài. - Miệng và họng : Vết loét lâu lành, khó nuốt,\r\nnghẹn. Các bác sĩ răng hàm mặt có thể dễ dàng phát hiện bệnh khi xem xét bằng\r\nmắt thường. - Thanh quản : Khàn tiếng, khó nuốt, nghẹn. Ung\r\nthư thanh quản rất dễ chữa nếu được phát hiện sớm. - Dạ dày : Tiêu hoá khó khăn. Cần đi khám để\r\nphát hiện sớm nếu có triệu chứng này. - Bạch cầu : Là bệnh ung thư của các mô cấu tạo\r\nmáu, sản xuất bất thường nhiều bạch cầu còn non. Ung thư bạch cầu cấp là bệnh\r\ngặp nhiều ở trẻ em. Bệnh bạch cầu kinh niên thường xảy ra ở tuổi 25 và diễn\r\ntiến chậm hơn. - Tử cung : Chảy máu hoặc bài tiết dịch bất\r\nthường. Cần đi khám để phát hiện sớm nhằm giảm tỷ lệ tử vong. Theo BS Vĩnh Phú , T&SK", "Chào bạn, Triệu chứng đi cầu nhiều lần, phân nhão, phân có nhày mũi, lượng ít, nhỏ và còn cảm giác muốn đi tiếp là dấu hiệu của bệnh lý, thường gặp là (như lỵ amip), polyp, viêm đại trực tràng... Em cần phải khám chuyên khoa tiêu hóa để BS khám tổng quát và khám bụng, khám hậu môn trực tràng, làm một số xét nghiệm cần thiết (như xét nghiệm phân, xét nghiệm máu, cân nhắc nội soi đại trực tràng...) để xác định nguyên nhân và từ đó có hướng điều trị thích hợp. Thân mến! ", "Hình ảnh minh\r\nhọa. Nguồn Internet Chào em, Các triệu chứng\r\nmà em đang mắc phải khi phù hợp với . Em nên chú ý lại chế độ ăn, như hạn chế dầu mỡ, ăn các thức\r\năn dễ tiêu hóa, hạn chế các thức ăn chua cay, trà, cà phê. Nếu triệu chứng vẫn\r\nkhông giảm em có thể tái khám bác sĩ chuyên khoa Nội tiêu hóa để điều trị em\r\nnhé. Thân ái. AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", " Chào em, Đa phần các trường hợp có triệu chứng tương tự như vậy gặp trong bệnh cảnh lành tính là nóng trong người, thiếu nước cũng là nguyên nhân gây . Khi đó em tăng cường bổ sung thêm nước, tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày và nhiều hơn vào ngày nóng, ra mồ hôi nhiều, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, tăng cường vận động là tình trạng này sẽ hết. Tuy nhiên, có một số trường hợp đây là biểu hiện của bệnh lý thực thể vùng đại trực tràng, như u, lao... thường gặp ở bệnh nhân có kèm sụt cân, tiêu phân có lẫn nhày máu, tiền căn gia đình có bệnh đa polyp đại trực tràng, thiếu máu... Vì thế BS cần khai thác nhiều hơn thông tin bệnh sử của em cũng như tiến hành thăm khám để loại trừ những bệnh lý kể trên. Vậy, an toàn và tốt nhất cho em là em nên đến cở sở y tế có chuyên khoa Tiêu hóa để kiểm tra, song song với việc thay đổi chế độ sống như tôi kể trên. Thân mến!", " Chào em, Em nên đi khám vì đây là (giai đoạn trĩ độ 1). Nếu không phải, BS sẽ cho em nội soi đại tràng vì nếu như thế em sẽ thấy rất khó chịu mà bệnh giai đoạn sớm là giai đoạn rất dễ điều trị và khỏi hoàn toàn. Thân mến!", "Chào em, Triệu chứng của em thường gặp nhất trong chứng , tuy nhiên, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp cho em để loại trừ các bệnh lý tiềm ẩn nguy hiểm khác như bệnh lý tim mạch, hô hấp. Do đó em cần đến bệnh viện để kiểm tra, đăng ký khám tại chuyên khoa tiêu hóa, sau khi xác định nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ kê thuốc điều trị phù hợp cho em. Trong thời gian này, em chú ý hạn chế ăn đồ chua cay nhiều dầu mỡ nhiều gia vị, nước có gas, cafe bia rượu, không hút thuốc lá và tránh căng thẳng đầu óc. Ăn uống đúng giờ và nghỉ ngơi hợp lý, không nằm hoặc vận động mạnh sau khi ăn trong vòng 2 giờ.", "Chào bạn, Thường rút thông niệu quản rất nhanh lẹ nên chỉ soi nhanh rút lẹ chứ không gây tê, mê. Nếu bệnh nhân nhạy cảm quá thì mới nằm viện để gây mê, bạn nhé! Mẹ tôi 70 tuổi bị loét bờ cong nhỏ, BV K đã cắt dạ dày và điều trị hóa chất. Chẩn đoán di căn 1 hạch. 1 năm nay mẹ tôi cũng đã ổn định. Nhưng một tháng nay mẹ tôi có biểu hiện buồn đi ngoài nhiều lần nhưng không đi được, mót rặn, phân nhỏ như con giun đũa. Mẹ vẫn ăn, ngủ sinh hoạt đều bình thường. Vậy cho tôi hỏi, mẹ tôi có khả năng di căn của K dạ dày hay không? (N.V Ngoc - ) ThS-BS Trần Thiện Hòa: Chào bạn, Một tháng nay mẹ bạn có biểu hiện buồn đi ngoài nhiều lần nhưng không đi được, mót rặn, phân nhỏ như con giun đũa. Bạn nên cho mẹ đi soi đại tràng nhé. Triệu chứng này có thể biểu hiện của khối u trực tràng, hoặc ung thư dạ dày di căn vùng chậu gây ra kích thích đi cầu. Bạn nên tái khám nơi mổ và hóa trị, BS sẽ cho mẹ bạn soi tìm u và làm thêm MSCT bụng để đánh giá di căn chậu gây chèn ép trực tràng hay không. Bạn nên cho mẹ tái khám định kỳ theo chu kỳ điều trị Ung thư dạ dày mới có thể tầm soát và phát hiện di căn sớm. Thân mến, Bố em bị ung thư dạ dày giai đoạn 2, đã cắt hết dạ dày cách đây 4 năm và hóa trị 6 lần. Hiện nay em thấy sức khỏe bố em yếu đi so với hồi mới cắt xong, ăn hay bị nôn, hay bị đau ở ổ bụng. Thỉnh thoảng đau thắt ruột, nhìn thấy ruột cộn lên và di chuyển nổi lên ở bụng. Bố em hay bị sốt và đau đầu, lượng đường hơi cao. Vậy cho em hỏi bác sĩ, liệu những triệu chứng đó cho thấy bố em đã bị nặng thêm rồi không ạ? (Ngọc Lan - ) ThS-BS Trần Thiện Hòa: Bạn Lan thân mến, Ung thư dạ dày rất dễ tái phát, sụt cân nhanh và thỉnh thoảng đau thắt ruột, nhìn thấy ruột cộn lên và di chuyển nổi lên ở bụng. Vì thế bạn đưa bố đi soi dạ dày lại và làm MSCT bụng để tìm di căn nhé. Cậu em đang bị U hốc mũi theo kết quả của BV Ung bướu TPHCM và đó là U lympho không hodskin. Cậu em bây giờ thở rất khó, nổi một hạch ở cổ trái, vừa siêu âm trong kết quả là hạch viêm, khi siêu âm điện tim thì hở van 3 lá 1/4 còn các cơ quan khác không có dấu hiệu bất thường. mong BS tư vấn. (Phan Tai - ) ThS-BS Trần Thiện Hòa: Chào em, BS Ung bướu sẽ cho cậu em hóa trị, có thể xạ khu trú khi u lớn và lan tỏa. Có thể phẫu thuật nếu khối u gọn và không xâm lấn. Nếu u xâm lấn và lan tỏa BS sẽ mở khí quản. Bệnh này cần điều trị lâu dài tại BV Ung bướu, em có thể yên tâm.", "Phì đại tuyến tiền liệt và ung thư tuyến tiền liệt là 2 bệnh cận lâm sàng, nếu ở những giai đoạn đầu rất khó để phát hiện vì những triệu chứng rất mơ hồ. Đặc biệt, ung thư tuyến tiền liệt rất khó nhận biết được ở những giai đoạn đầu, thường sẽ không có triệu chứng. Đôi khi xuất hiện triệu chứng đi tiểu ra máu. Lưu ý những người trên 40 tuổi có những triệu chứng trên, cần đi thăm khám. Bệnh chỉ có triệu chứng khi bướu bắt đầu lớn, có hiện tượng xâm lấn, dẫn đến tình trạng tắc nghẽn như rặn tiểu, giảm lực của dòng nước tiểu, tiểu ngắt quãng. Nếu tình trạng xâm lấn diễn ra trên diện rộng, dẫn đến hiện tượng kích thích như tiểu lắt nhắt, tiểu đêm, tiểu són. Và khi bị tắc nghẽn các ống dẫn xuất tinh, dẫn đến xuất tinh có máu, đặc biệt gây giảm khối lượng xuất tinh. Khi bướu của tuyến tiền liệt phát triển ra bên ngoài, xâm lấn bó thần kinh của cơ đáy chậu, đặc biệt là hệ thống mạch máu, dẫn đến rối loạn cương dương. Và thường khi bệnh nhân đến với chúng tôi thì đã ở giai đoạn trễ, tức là khi có các triệu chứng như đau cột sống, đau chân - tay (đau xương) người bệnh mới đi khám và lúc đó được chụp, xạ hình xương đã phát hiện có di căn về cột sống do di căn của tuyền liệt tuyến. Ở gian đoạn trễ hơn, xuất hiện các hạch chậu, bẹn, những di căn xa như di căn sang phổi, gan… Bởi thế, khi nam giới gặp những triệu chứng lâm sàng trên, cần đến ngay cơ sở y tế chuyên ngành để được thăm khám. Thân mến." ]
Thưa bác sĩ, Mắt em bị viêm kết mạc hơn một tháng nay, em đang dùng thuốc Vicacom, Hylenne, Maxitrol, Philiproeye. Mắt em hiện tại không còn ngứa cộm, nhưng vẫn còn tia đỏ, vậy có vấn đề gì không, liệu có phải đi khám lại không? Mong bác sĩ tư vấn, cảm ơn bác sĩ! (Trần Hải – Hà Nội)
[ "Bạn Hải\r\nthân mến, Mắt ta thỉnh thoảng cũng có những\r\ngân máu nhỏ là điều bình thường. Nếu mắt bạn không còn xốn cộm, không rỉ ghèn\r\nvà trắng lại không đỏ thì xem như đã hết . Điều trị thuốc xem như\r\nlà không cần thiết nữa. Tốt hơn là bạn nên khám lại mắt để được kiểm tra rõ\r\nràng cụ thể hơn. Chào bạn," ]
[ "Bạn Nguyễn Thanh thân mến, Khi sinh hoạt học tập và làm việc mà bạn có những triệu chứng về mắt như trên thì nhiều khả năng đó là biểu hiện của bệnh khô mắt. Trong khô mắt , mắt thường đau rát, xốn cộm, hơi đỏ, mỏi mắt nhất là khi làm việc nhiều. Trong những giai đoạn đầu, mắt thường tăng tiết chảy nước mắt, chất tiết sệt quánh. Thị lực nhìn xa có lúc rõ, lúc hơi mờ nhưng chỉ xuất hiện khi làm việc nhiều. Điều trị chủ yếu là nghỉ ngơi cho mắt theo đúng như cách bạn mô tả kèm theo thuốc nhỏ mắt loại nước mắt nhân tạo và uống vitamine A. Thuốc nhỏ mắt bạn đang sử dụng của công ty dược Bidiphar, không phải tên thuốc nên tôi không có ý kiến được. Trong viêm kết mạc , thường mắt đỏ nhiều, nhiều dịch tiết, ghèn có thể kèm theo ngứa. Điều trị viêm kết mạc phải dựa vào nguyên nhân gây ra bệnh như viêm do dị ứng, viêm do vi trùng, virus hay do nấm, viêm do một số bệnh tự miễn... Thuốc nhỏ mắt V-Rohto là thuốc điều trị viêm kết mạc dị ứng. Cả hai bệnh đều không gây giảm thị lực. Thân ái!", " Chào bạn, Có nhiều nguyên nhân khiến , bao gồm viêm nhiễm vùng giác mạc, kết mạc, do kích ứng hoặc phản ứng tức thời do đeo lens… Nếu hiện tại mắt bạn vẫn còn đỏ thì có khả năng mắt đã bị viêm nhiễm thật sự, bạn cần đến gặp BS chuyên khoa mắt càng sớm càng tốt để kê toa thuốc phù hợp, tránh để lâu gây ra biến chứng nặng nề hơn. Thân mến! ", "Bạn Ngoc Ngan thân mến, bình thường không gây giảm thị lực. Tuy\r\nnhiên, sau một số trường hợp viêm kết mạc có biến chứng viêm giác mạc chấm nông\r\nlàm giảm thị lực. Thường viêm giác mạc này nhẹ nên thị lực không giảm nhiều và\r\ncũng kéo dài không lâu trong vòng 1 tuần lễ. Nếu thị lực giảm nghiêm trọng hơn\r\nhay kéo dài hơn hoặc có thêm triệu chứng khác ở mắt thì bạn nên tái khám sớm.\r\nHiện tại các thuốc bạn sử dụng cũng là quá đủ. Thân chào bạn,", " Bệnh đau mắt đỏ có thể tự hết trong vòng 7-10 ngày. Khi điều trị có 2 mục đích. Một là uống thuốc để giảm các triệu chứng của bệnh. Hai là phòng ngừa những bệnh gây ra do vi trùng khác. Khi bị đau mắt đỏ do virus Adeno rất dễ bị các vi trùng sống cộng sinh hoặc tấn công từ bên ngoài vào gây nhiễm trùng, do đó những loại thuốc dùng trong quá trình điều trị cũng giúp phòng ngừa tình trạng này. Đau mắt đỏ khá phổ biến nhưng đôi khi những triệu chứng của bệnh rất dễ gây hiểu lầm với những bệnh lý khác mà ngay cả bác sĩ chuyên khoa cũng phải rất cẩn thận khi chẩn đoán. Việc chẩn đoán nhầm có thể dẫn tới hướng điều trị sai lệch. Đau mắt đỏ đôi lúc không chỉ làm tổn thương trên kết mạc mà còn làm tổn thương cả giác mạc, do đó nếu vẫn điều trị theo kết mạc thì sẽ gây ra những hậu quả khó lường. Tốt nhất, khi có những triệu chứng đau mắt đỏ hãy nên đến khám bác sĩ chuyên khoa Mắt để có thể được chẩn đoán, hướng xử lý an toàn nhất. Tuyệt đối không tự điều trị theo các cách truyền miệng, hoặc trên mạng, không xông lá trầu, không xông các loại lá, không đắp hành củ, không nhỏ sữa mẹ... vào mắt. Không tự mua thuốc điều trị khi không có chỉ định của bác sĩ vì có thể sẽ làm bệnh nặng hơn. Việc điều trị không đúng bệnh, không đúng thuốc dẫn tới những hậu quả khôn lường: Giảm thị lực, viêm loét giác mạc, thậm chí mù lòa. Thân mến.", "Bạn Minh Tâm thân mến, do nhiều bệnh gây ra như viêm kết mạc, viêm giác mạc,\r\nviêm màng bồ đào và Glaucoma. Trong từng mỗi bệnh này lại có nhiều loại khác\r\nnhau. Do đó chỉ với triệu chứng đỏ mắt đơn thuần rất khó cho ta biết được chính\r\nxác bệnh gì. - Trong viêm kết mạc thì mắt có nhiều ghèn, dịch tiết. - Trong viêm giác mạc thì mắt nhìn mờ, chói, xốn cộm. - Trong viêm màng bồ đào thì mắt mờ và nhức. Như vậy, bạn thấy đó với một trường hợp mắt đỏ thì ta không\r\nthể kết luận điều gì và nhất là ở trẻ con. Vì thế khi bé bị đỏ mắt, tốt nhất bạn\r\nnên đưa bé đến BS Mắt để được khám và có chẩn đoán, điều trị chính xác. Thân chào bạn,", " Chào em Phương, Dựa vào mô tả có khả năng em đã bị , là một dạng nhiễm trùng ở mi mắt, gây sưng đỏ, đau. Nếu xử trí không đúng, bệnh sẽ dai dẳng, tái phát và lan rộng. Do đó em cần đến BS Mắt để kiểm tra và đánh giá lại, có chỉ định thuốc nhỏ phù hợp và rạch tháo mủ khi cần, em nhé! Thân mến! ", " Chào em, Những thông tin em cung cấp chưa đủ dữ kiện để giúp chẩn đoán bệnh. BS cần phải biết em bị tình trạng này chính xác là mấy ngày, khởi phát từ lúc nào, trước nay đã tưng bị như vậy chưa, có kèm theo ngứa, sưng mặt, đỏ mắt, chảy nước mắt, chảy mũi, ngứa họng… gì hay không. là nguyên nhân thường gặp gây sưng mí mắt, nguyên nhân phổ biến nhất của viêm kết mạc là do virut hoặc vi khuẩn gây ra. Viêm kết mạc cũng có thể do những chất hóa học gây kích thích, do sử dụng các phương pháp chữa bệnh mắt truyền thống lạc hậu hoặc do dị ứng. Bệnh nhân cảm thấy đỏ mắt, cộm mắt, sưng mí mắt có thể kèm đau, ngứa; 2 mí mắt có thể dính chặt vào lúc sáng sớm ngủ dậy... Tốt nhất em nên đến trực tiếp khám BS mắt để BS xác định nguyên nhân, chẩn đoán và kê toa điều trị, em nhé! Thân mến!", "Bạn Ngọc thân mến, Một số trường hợp bệnh có biến chứng viêm giác mạc. Khi bị viêm giác mạc thì ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến thị lực tùy mức độ viêm và tùy vùng giác mạc viêm. Vấn đề giả mạc tôi không thấy nên không có ý kiến là bóc được hay không? Song theo tôi biết trong lúc đang viêm cấp thì không nên gỡ giả mạc. Chúng ta nên điều trị theo như đơn thuốc mà bác sĩ viện Mắt kê và đợi khi phản ứng viêm giảm xuống gần hết thì bóc giả mạc vẫn chưa muộn. Viêm giác mạc mà có giả mạc thì tiên lượng hết sức dè dặt, khó đoán trước được. Đa số bệnh đáp ứng với điều trị trong vài ba tuần. Một số trường hợp điều trị kéo dài hơn và khi hết thường có giảm thị lực.", " Chào em, Em khoan vội dùng thuốc vì chưa biết tổn thương này là do nguyên nhân gì. Nhiều khả năng là do gây ra. Em có thể theo dõi thêm 1 ngày, nếu tổn thương biến mất tự nhiên thì không cần đi khám. Tuy nhiên, nếu sang thương lan rộng thì nên đến khám ngay bác sĩ chuyên khoa mắt em nhé. Thân mến! ", "Mắt bị ngứa gây khó chịu, hạn chế dùng tay để gãi/ dụi/ day mắt nhiều khiến bị đỏ và dễ trầy xước niêm mạc Xin chào bạn, Bạn có hiện tượng viêm dị ứng kết mạc mắt theo mùa, nguyên nhân có thể do những dị nguyên như: phấn hoa, bụi, mạt nhà … Tuy nhiên những vấn đề liên quan đến môi trường sống gây viêm kết mạc dị ứng theo mùa thường khó kiểm soát, bạn có thể được bác sĩ chuyên khoa mắt tư vấn kỹ và điều trị sớm khi có triệu chứng nhằm tránh những khó chịu về sinh hoạt trong quá trình phát bệnh. Chúc bạn nhiều sức khỏe.", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị viêm kết mạc mắt Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm kết mạc mắt Bác sĩ nhãn khoa hoặc bác sĩ nhi khoa sẽ kiểm tra mắt của bạn hoặc mắt của con bạn. Bác sĩ thường có thể chẩn đoán viêm kết mạc mắt dựa trên các triệu chứng và bệnh sử. Bạn có thể được kiểm tra thị lực. Hãy nói cho bác sĩ biết nếu bạn có: Dị ứng; Gần đây bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn; Gần đây có bất cứ thứ gì gây khó chịu (như hóa chất hoặc vật lạ) trong mắt bạn; Từng tiếp xúc với bệnh lây truyền qua đường tình dục; Tiền căn gia đình mắc bệnh tự miễn hoặc lý do khác để nghĩ rằng bạn mắc bệnh tự miễn. Mặc dù không thường gặp nhưng nếu bác sĩ cho rằng vi khuẩn gây viêm kết mạc mắt hoặc nếu tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng, họ có thể đề nghị thêm xét nghiệm. Bác sĩ sẽ sử dụng tăm bông để lấy dịch tiết xung quanh mắt của bạn, sau đó gửi mẫu đến phòng thí nghiệm. Phòng thí nghiệm sẽ tiến hành các xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân gây ra bệnh viêm kết mạc của bạn. Bác sĩ thực hiện thăm khám cho người bệnh viêm kết mạc mắt Phương pháp điều trị viêm kết mạc mắt hiệu quả Điều trị viêm kết mạc mắt tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Virus: Loại viêm kết mạc mắt này thường do virus gây cảm lạnh thông thường. Giống như cảm lạnh phải tự khỏi, bệnh thường kéo dài từ 4 đến 7 ngày. Nó có thể rất dễ lây lan, vì vậy hãy làm mọi cách có thể để ngăn chặn sự lây lan của nó. Thuốc kháng sinh sẽ không giúp ích được gì do virus gây ra. Bệnh viêm kết mạc mắt do virus herpes gây ra có thể rất nghiêm trọng và cần dùng thuốc nhỏ mắt, thuốc mỡ hoặc thuốc kháng virus theo toa. Vi khuẩn: Nếu vi khuẩn, bao gồm cả những vi khuẩn liên quan đến bệnh lây truyền qua đường tình dục gây ra bệnh viêm kết mạc mắt, bạn sẽ phải dùng thuốc kháng sinh. Tình trạng nhiễm trùng của mắt sẽ cải thiện trong vòng một tuần. Dùng hoặc sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, ngay cả sau khi các triệu chứng đã biến mất. Hoá học: Đối với bệnh viêm kết mạc mắt do chất gây kích ứng, dùng nước để rửa chất đó ra khỏi mắt trong 5 phút. Mắt của bạn sẽ cải thiện dần trong vòng 4 giờ. Nếu viêm kết mạc mắt của bạn là do chất axit hoặc kiềm như thuốc tẩy, hãy rửa mắt ngay với nhiều nước và gọi ngay cho bác sĩ. Dị ứng: Viêm kết mạc do dị ứng sẽ cải thiện sau khi bạn được điều trị dị ứng và tránh được tác nhân gây dị ứng. Thuốc kháng histamin (dạng uống hoặc nhỏ) có thể giúp giảm triệu chứng trong thời gian này. Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn cho rằng bệnh đau mắt đỏ của mình là do dị ứng.", "Bạn Dung thân mến, là một bệnh\r\nnguy hiểm vì có thể gây mù lòa và thậm chí đôi khi do điều trị không đúng hay\r\nkhông kịp thời mà phải múc bỏ mắt. Viêm giác mạc tiến triển khó\r\nlường. Đôi khi ta thấy nhẹ nhưng điều trị hoài mà không khỏi hoặc ngược lại\r\nnhiều trường hợp rất nặng nhưng lại đáp ứng nhanh với thuốc. Viêm giác mạc có nhiều dạng\r\nnhư viêm giác mạc nông, viêm giác mạc sâu và trong mỗi dạng đó lại có nhiều\r\nhình thái như viêm chấm, viêm sợi, viêm đĩa... Viêm giác mạc lại có rất nhiều\r\nnguyên nhân như do vi trùng, vi rút, nấm, do khô mắt, do bệnh tự miễn, do loạn\r\ndưỡng... Chính vì mức độ nguy hiểm và khó lường trước nên ngay cả một số bác sĩ\r\nmắt rất \"ngại\" điều trị viêm giác mạc. Tất cả những điều nói trên để\r\nkhuyến cáo bạn không được tự ý điều trị viêm giác mạc. Đây là bệnh nguy hiểm\r\ncủa mắt. Thời gian điều trị không nói trước được và dĩ nhiên là chỉ điều trị\r\nmắt viêm thôi bạn nhé! Chào bạn,", "Chào em, Kính áp tròng được xem như một dị vật đối với mắt, dù ít hay nhiều cũng làm xáo trộn tính chất sinh học của nhãn cầu và gây ra những biến chứng như viêm kết mạc, viêm giác mạc, sẹo giác mạc… có thể ảnh hưởng thị lực lâu dài. Hiện tại mắt em đang có dấu hiệu của nhiễm trùng, em nên tới khám BS chuyên khoa để được kê toa thuốc điều trị sớm đề phòng biến chứng nặng em nhé! Thân mến.", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị viêm kết mạc dị ứng Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm kết mạc dị ứng Chẩn đoán Bác sĩ sẽ khám mắt và xem xét tiền sử dị ứng. Lòng trắng của mắt bị đỏ và có những nốt sưng nhỏ bên trong mí mắt là những dấu hiệu có thể nhìn thấy của bệnh viêm kết mạc. Xét nghiệm Xét nghiệm da dị ứng cho phép da tiếp xúc với các chất gây dị ứng cụ thể và cho phép bác sĩ kiểm tra phản ứng của cơ thể bao gồm sưng và đỏ. Xét nghiệm máu để xem cơ thể có đang sản xuất protein hoặc kháng thể để tự bảo vệ mình khỏi các chất gây dị ứng cụ thể như nấm mốc hoặc bụi hay không. Thủ thuật cạo mô kết mạc có thể được thực hiện để kiểm tra các tế bào bạch cầu. Bạch cầu ái toan là các tế bào bạch cầu được kích hoạt khi bị dị ứng. Phương pháp điều trị viêm kết mạc dị ứng hiệu quả Điều trị tại nhà Điều trị viêm kết mạc dị ứng tại nhà bao gồm sự kết hợp của phòng ngừa và điều trị giảm bớt các triệu chứng. Để giảm thiểu sự tiếp xúc với các chất gây dị ứng: Vệ sinh nơi ở sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc phấn hoa, dùng máy lọc không khí, tránh tiếp xúc với hóa chất mạnh, thuốc nhuộm và nước hoa. Để giảm bớt các triệu chứng, hãy tránh dụi mắt. Chườm mát cho mắt cũng có thể giúp giảm viêm và ngứa. Thuốc Trong những trường hợp điều trị tại nhà không hiệu quả, có thể dùng thêm thuốc như: Thuốc kháng histamine uống ( fexofenadine hoặc hydroxyzine ), nhỏ mắt (ketotifen) không kê đơn hoặc thuốc nhỏ mắt kháng histamine theo toa (như olopatadine hoặc cetirizine) hoặc chất ổn định tế bào mast (như nedocromil )  để giảm hoặc ngăn chặn sự giải phóng histamine. Thuốc nhỏ mắt để thu nhỏ các mạch máu bị tắc nghẽn. Thuốc nhỏ mắt chống viêm không steroid ( ketorolac ), giúp làm giảm các triệu chứng. Thuốc nhỏ mắt corticosteroid có tác dụng chống viêm mạnh hơn. Tuy nhiên, không nên sử dụng những loại thuốc nhỏ mắt này trong hơn một vài tuần mà không có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ nhãn khoa vì chúng có thể gây tăng áp lực trong mắt (bệnh tăng nhãn áp), đục thủy tinh thể và tăng nguy cơ nhiễm trùng mắt.", "Bạn Đại thân mến, Chỉ với vài tia đỏ máu trên mắt mà không có triệu chứng khác kèm thêm thì vẫn có thể xem là bình thường. Đa số mọi người với mắt bình thường nếu nhìn lâu điện thoại lúc nhắm mắt lại thấy hơi đau là do mỏi điều tiết. Tuy nhiên, bạn cũng nên khám mắt để kiểm tra tật khúc xạ cận, loạn hay viễn thị có hay không. Chào bạn," ]
Nguyên nhân tràn dịch màng phổi
[ "Nguyên nhân tràn dịch màng phổi Nguyên nhân dẫn đến tràn dịch màng phổi Tràn dịch màng phổi dịch thấm do: Suy tim; Viêm màng ngoài tim co thắt; Thuyên tắc phổi; Xơ gan ; Xẹp phổi; Hạ albumin máu; Hội chứng thận hư ; Sau phẫu thuật tim hở; Dịch não tủy (CSF) bị rò rỉ đến màng phổi. Tràn dịch màng phổi dịch tiết do: Viêm phổi; Xơ phổi ; Ung thư, bệnh ác tính; Thuyên tắc phổi; Bệnh thận; Bệnh lý viêm; Nang giả tụy; Nhiễm nấm. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân có thể gây tràn dịch màng phổi khác như: Bệnh lao. Bệnh tự miễn. Xuất huyết (do chấn thương ngực). Tràn dịch dưỡng chấp màng phổi do chấn thương (chylothorax). Hiếm gặp nhiễm trùng vùng ngực và bụng. Tràn dịch màng phổi do tiếp xúc với amiăng. Hội chứng Meig (có khối u buồng trứng lành tính và cổ trướng). Hội chứng quá kích buồng trứng. Dùng một số loại thuốc sau phẫu thuật vùng bụng hoặc xạ trị." ]
[ "Nguyên nhân hở van động mạch chủ Nguyên nhân dẫn đến hở van động mạch chủ Nguyên nhân dẫn đến hở van động mạch chủ có thể do bệnh lý tại lá van hay do gốc van động mạch chủ: Bệnh lý tại các lá van động mạch chủ: Van động mạch chủ 2 mảnh hoặc 1 mảnh bẩm sinh; Bệnh van động mạch chủ hậu thấp (tổn thương van hậu thấp), xảy ra sau thấp tim 10 – 20 năm; Thoái hóa vôi van ĐMC ở người cao tuổi, có bệnh lý xơ vữa động mạch; Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn; Chấn thương làm tổn thương các lá van; Sau can thiệp thủ thuật: Biến chứng của thay van động mạch chủ qua da (TAVI). Bệnh lý tại gốc van động mạch chủ gây giãn vòng van, van không đóng kín được: Hội chứng Marfan, hội chứng Ehler–Danlos; Viêm động mạch chủ do giang mai; Phình, bóc tách thành động mạch chủ.", "Chào Bảo Quỳnh, Thứ nhất BS cần điều chỉnh lại thông tin bệnh tình của mẹ em cho chính xác. Theo lời kể của em thì BS nghĩ nhiều khả năng là mẹ em bị do suy tim. Hiện BS bảo “phổi khô gần hết rồi” có nghĩa là dịch màng phổi được rút gần hết rồi, phổi nở tốt, như vậy là phổi đang tốt, không cần lo lắng về phổi ở thời điểm hiện tại, tập trung vào điều trị suy tim thôi. Thứ hai, bệnh suy tim là bệnh mạn tính, điều trị suốt đời, bây giờ tây y đang điều trị tốt thì gia đình cứ tiếp tục theo dõi và điều trị tiếp với BS hiện tại, nếu muốn phối hợp thêm thuốc nam thì cần phải khám ở BS có bằng cấp về y học cổ truyền và phải báo với BS tây y đang điều trị cho mẹ em để điều chỉnh thuốc cho phù hợp cả 2 bên. Thân mến! ", " Chào bạn, Nguyên nhân thông thường gây nên là do nhiễm siêu vi hoặc vi trùng. Bệnh có thể tự khỏi hoặc do đáp ứng với điều trị kháng sinh, ít để lại biến chứng, trừ một số ít trường hợp nhiễm trùng lan rộng gây viêm phổi, nhiễm trùng huyết… trên những cơ địa đặc biệt (trẻ em, người già…). Viêm phế quản mạn tính kéo dài có thể liên quan đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Để tăng hiệu quả điều trị và phòng ngừa bệnh tái phát, bạn nên có chế độ sinh hoạt, ăn ngủ điều độ, tập thể dục thể thao tăng cường sức đề kháng, không hút thuốc lá, giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi… Nếu bệnh kéo dài dai dẳng, bạn cần khám chuyên khoa hô hấp để được đánh giá lại và có hướng xử trí phù hợp. Thân mến! ", "Nguyên nhân viêm túi thừa đại tràng Nguyên nhân dẫn đến viêm túi thừa đại tràng Sự hình thành các túi trên niêm mạc ruột được gọi là bệnh túi thừa. Nó được tìm thấy ở hơn một nửa số người Mỹ trên 60 tuổi. Tuy nhiên, không ai biết chính xác nguyên nhân hình thành các túi này. Ăn một chế độ ăn ít chất xơ chủ yếu bao gồm các thực phẩm chế biến sẵn có thể là một nguyên nhân. Táo bón và phân cứng dễ xảy ra hơn khi bạn không ăn đủ chất xơ. Khó khăn trong việc đại tiện làm tăng áp lực trong đại tràng, có thể dẫn đến hình thành các túi này. Trong một số trường hợp, một trong các túi có thể bị viêm và xuất hiện một vết loét nhỏ ở niêm mạc ruột dẫn đến nhiễm trùng tại chỗ, tình trạng này được gọi là viêm túi thừa. Nguyên nhân gây viêm túi thừa đại tràng chưa được biết rõ. Táo bón có thể là nguyên nhân của viêm túi thừa đại tràng", " Chào bạn, Dày dính màng phổi là một dạng “sẹo” ở màng phổi để lại sau khi viêm do lao, thường gặp khi viêm nặng, kéo dài, điều trị chậm trễ.  Bác sĩ không rõ bạn đã được điều trị lao ổn định hay chưa, điều trị trong bao lâu và ảnh hưởng sức khoẻ, khả năng vận động thế nào. Nếu được bạn vui lòng cho biết rõ hơn các thông tin trên, kèm ảnh chụp phim phổi, siêu âm để được tư vấn cụ thể hơn bạn nhé! Thân mến.", "Nguyên nhân viêm phổi Nguyên nhân chính của bệnh viêm phổi thường là nhiễm trùng vi khuẩn. Thường xảy ra sau một đợt nhiễm virus đường hô hấp trên, khi virus gây tổn thương niêm mạc đường dẫn khí hô hấp, làm cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và tấn công vào phổi. Viêm phổi cộng đồng: Do các tác nhân trong môi trường sống như vi khuẩn ( Streptococcus pneumoniae , Mycoplasma pneumoniae , Haemophilus influenzae , Legionella pneumophila …), virus (Covid 19, virus hợp bào hô hấp RSV, virus cúm…), nấm ( Pneumocystis jirovecii , Cryptococcus spp…) Viêm phổi bệnh viện: Mắc phải trong thời gian nằm viện vì một bệnh khác. Trường hợp này nghiêm trọng hơn viêm phổi cộng đồng vì vi khuẩn gây bệnh đã kháng nhiều kháng sinh và sức khỏe bệnh nhân cũng đang không tốt. Viêm phổi hít: Do bị sặc hoặc hít phải các dị vật (thức ăn, nước uống, nước bọt, dịch tiết hầu họng …) vào trong phổi. Bệnh thường gặp ở người có vấn đề về nuốt hoặc sử dụng quá nhiều thuốc an thần, rượu, ma túy. Viêm phổi sau khi điều trị ung thư bằng bức xạ ở vùng ngực, phổi hoặc toàn thân. Một số loại thuốc có thể gây viêm phổi nếu dùng lâu dài hoặc quá liều (quá liều aspirin, corticosteroid…).", "Tìm hiểu chung ép tim Ép tim là gì? Màng ngoài tim là một túi sợi đàn hồi bao quanh tim chứa một lượng ít dịch sinh lý. Tràn dịch màng ngoài tim được coi là xuất hiện khi dịch tích tụ trong túi vượt quá lượng sinh lý nhỏ (15 đến 50 mL). Chèn ép tim là hậu quả của việc dịch màng ngoài tim tích tụ gây áp lực, làm suy giảm khả năng đổ đầy của tim và giảm thể tích nhát bóp.", "Nguyên nhân ung thư phổi Các nguyên nhân dẫn đến ung thư phổi bao gồm: Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi. Người bắt đầu hút thuốc càng sớm, thời gian hút càng lâu và hút càng nhiều thuốc thì nguy cơ mắc ung thư phổi càng cao. Nguy cơ này là tương tự ở những người hút thuốc thụ động. Tiếp xúc với hóa chất như amiang, thạch tín, khí thải diesel, crom, beryli, niken, bồ hóng, hắc ín, đặc biệt là radon tại nơi làm việc hoặc sinh sống. Tiếp xúc với phóng xạ, bức xạ, từ trường, không khí bị ô nhiễm... Từng xạ trị vú hoặc vùng ngực. Yếu tố di truyền. Bệnh phổi mạn tính.", "Nguyên nhân thủng màng nhĩ Viêm tai giữa Viêm tai giữa dẫn đến sự tích tụ các chất tiết trong lòng tai giữa, những chất tiết này làm áp lực trong tai tăng lên dẫn đến vỡ màng nhĩ. Áp suất thay đổi Những hoạt động khiến áp suất tỏng tai giữa và áp suất ngoài môi trường mất cân bằng sẽ khiến màng nhĩ bị thủng, ví dụ như đi máy bay, lặn biển, thổi trực tiếp vào tai, lái xe tốc độ cao… Chấn thương âm thanh (tiếng nổ) Tiếng nổ, tiếng súng, âm thanh quá lớn, tát mạnh vào tai cũng có thể gây ra thủng màng nhĩ. Dị vật ở tai Dùng tăm bông hay kẹp tóc ngoáy tai có thể làm thủng màng nhĩ. Chấn thương vùng đầu nghiêm trọng Chấn thương như gãy nền sọ có thể dẫn đến tổn thương cấu trúc tai giữa và màng nhĩ. Thủng do làm các thủ thuật như lấy dị vật ra khỏi tai hoặc bơm rửa tai.", "Nguyên nhân cường lách Nguyên nhân dẫn đến cường lách Các nguyên nhân phổ biến có thể dẫn đến cường lách bao gồm: Bệnh gan: Các tình trạng ảnh hưởng đến gan, chẳng hạn như viêm gan mãn tính hoặc xơ gan , có thể gây ra áp lực tích tụ trong các mạch máu chạy qua gan và lách. Điều này được gọi là tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Nó làm cho lượng máu trong lách tăng lên và lách to lên bất thường. Nhiễm trùng: Nhiễm virus như HIV, nhiễm trùng do vi khuẩn như bệnh lao và viêm nội tâm mạc và nhiễm ký sinh trùng như sốt rét và bệnh toxoplasmosis làm rối loạn chức năng miễn dịch của lách. Chúng có thể khiến cơ thể sản xuất quá nhiều kháng thể và tế bào miễn dịch. Sự sản xuất quá mức của các tế bào (tăng sản) làm tăng thêm thể tích tổng thể của lách. Bệnh tự miễn dịch: Các tình trạng viêm mãn tính như lupus, sarcoidosis và viêm khớp dạng thấp có thể gây ra phản ứng miễn dịch hoạt động quá mức và tăng sản lách. Ung thư: Các bệnh ung thư máu như bệnh bạch cầu hoặc u nguyên bào tủy (MPN) và u lympho có thể xâm nhập vào lách với các tế bào lạ tiếp tục nhân lên. Bệnh lý huyết học: Các tình trạng như thiếu máu tán huyết gây ra sự phá hủy sớm các tế bào hồng cầu, lách là nơi dọn bỏ những sản phẩm phá hủy này nên khi sự phá hủy quá nhiều sẽ gây nên tình trạng quá tải ở lách. Rối loạn chuyển hóa di truyền: Các tình trạng khiến nhiều chất khác nhau tích tụ trong máu và lưu trữ trong các cơ quan, chẳng hạn như bệnh Niemann-Pick, bệnh Gaucher và bệnh hồng cầu hình liềm cũng dẫn đến cường lách. Các bệnh lý gan mạn là nguyên nhân thường gặp dẫn đến bệnh cường lách", "Chào em, Viêm màng phổi có nhiều nguyên nhân, có thể do vi khuẩn thông thường, do vi khuẩn lao hoặc không liên quan nhiễm khuẩn; tuỳ theo nguyên nhân mà tiên lượng bệnh khác nhau. đa phần là những trường hợp nguy hiểm, có thể gây ra nhiễm trùng các cơ quan trong cơ thể, biến chứng suy thận, suy hô hấp, suy gan cấp… nếu không điều trị kịp thời. Thân mến!", "Tràn dịch khớp gối là tình trạng gia tăng lượng dịch bất thường trong khớp gối sau chấn thương Chào bạn, Nguyên nhân thường gặp gây tràn dịch khớp gối là do chấn thương khớp gối hoặc viêm khớp gối. Trong giai đoạn đầu của bệnh, người bệnh cần nghỉ ngơi, hạn chế đi lại, chườm lạnh, kê cao chân, có thể băng ép hoặc mang nẹp gối để hạn chế tổn thương thêm. Nếu kết quả MRI không thấy có tổn thương xương hay dây chằng thì có thể tháo nẹp vào ban đêm khi ngủ hoặc ngồi nghỉ. Chỉ khi khớp gối ổn định hơn, bớt sưng nề bạn mới nên tập luyện co duỗi dần và sau đó là tập đi lại khi khớp không đau nữa bạn nhé!", "Xin chào BS Minh Thu, Ba tôi ho đã nhiều ngày được nhập viện. Khi chụp phim phổi bên phải mờ. Bác sĩ nghi bị lao nhưng xét nghiệm đờm thì không có vi khuẩn lao. Sau 2 tuần điều trị kháng sinh đến nay vẫn còn sốt. Vậy theo bác sĩ cần phải làm xét nghiệm gì để có thể biết chắc chắn có bị lao hay không? Cách đây 20 năm ba đã điều trị tràn dịch màng phổi 20 ngày đã khỏi hẳn. Bạn Hải thân mến, Ba của bạn có tiền căn tràn dịch màng phổi cách đây 20 năm, nay lại ho nhiều ngày, chụp X Quang phim phổi mờ bên phải, thì chẩn đoán đầu tiên được nghĩ đến nhiều nhất là viêm phổi do vi trùng lao (hay gọi lao phổi) trước khi nghĩ đến viêm phổi do vi trùng khác, hay siêu vi, ký sinh trùng,… Để chẩn đoán chính xác Lao phổi trong trường hợp này, các xét nghiệm cần làm là  soi đờm trực tiếp hoặc xét nghiệm nuôi cấy đờm tìm vi trùng lao. Trong 2 Xét nghiệm trên, thì soi đờm trực tiếp tìm vi trùng lao tương đối đơn giản và cho kết quả nhanh hơn, nhưng lại đòi hỏi mật độ vi trùng trong 1 ml đờm phải đạt 5000 - 10.000 vi trùng thì khi soi mới nhận định được. Do đó, kết quả xét nghiệm đờm của bệnh nhân có thể là âm tính mặc dù trên thực tế có mắc Lao phổi. Lúc này, xét nghiệm tiếp theo cần làm để chẩn đoán chính xác có mắc lao hay không chính là xét nghiệm nuôi cấy đờm tìm vi trùng lao. Đây là xét nghiệm có độ đặc hiệu rất cao, tăng 30% - 50% khả năng phát hiện vi trùng lao so với phương pháp soi đờm trực tiếp, nhưng bù lại chi phí tốn kém hơn. Tùy loại, sẽ cho kết quả nhanh hay chậm (chậm nhất sau 8 tuần, nhanh hơn thì khoảng 10 ngày, nhanh nhất 1 giờ). Loại cho kết quả càng nhanh thì chi phí càng cao. Mong rằng những lời giải thích trên sẽ ít nhiều giúp ích cho bạn. Chúc ba của bạn sớm khỏi bệnh. Thân mến!", "Chào em, Thâm nhiễm phổi được định nghĩa là một tổn thương cơ bản khi khoảng không khí trong phế nang được thay thế bằng một chất đặc hơn như: máu, mủ, hoặc protein... làm cảm nhận thị giác về sự gia tăng mật độ của mô mềm trên vùng phế trường vốn dĩ màu đen do chứa không khí. Thâm nhiễm là thuật ngữ được sử dụng để mô tả một dấu hiệu trên phim Xquang ngực hoặc những phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác, và do đó đây không phải là một chẩn đoán bệnh. Thâm nhiễm ở vùng đỉnh phổi thường gặp nhất là do lao, tuy nhiên có thể là lao phổi mới hoặc lao phổi cũ, cũng có thể là tổn thương khác ngoài lao, và có khi là hình ảnh giả mà thôi, vì thế bác sĩ chỉ định chụp cắt lớp lồng ngực để khảo sát rõ hơn tổn thương ở phổi là phù hợp. Em sắp xếp chụp phim CTscan ngực sớm để xác định rõ bệnh tình và có hướng điều trị thích hợp. Thân mến.", " Chào Thủy Trúc, Triệu chứng có thể gặp trong ngày đầu sau mổ ruột thừa qua nội soi, do phần khí còn dư được bơm vào ổ bụng trong lúc mổ, do giảm nhu động ruột tạm thời. Nhưng lượng khí này cơ thể sẽ tự tái hấp thu và cơ thể phục hồi lại hoàn toàn. Tình trạng đầy hơi, chướng bụng của em kéo dài đã 3 năm thì không thể do mổ nội soi ruột thừa gây ra. Có nhiều nguyên nhân gây đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, thường gặp nhất là viêm dạ dày tá tràng, hội chứng ruột kích thích, loạn khuẩn ruột, bệnh lý gan mật... hay do nguyên nhân từ thực phẩm ăn vào, gồm chế độ ăn nhiều tinh bột, khoai, đậu, mì gói, nước có gas, trứng, rượu, đường nhân tạo... Do vậy, em nên khám lại chuyên khoa tiêu hóa có làm siêu âm bụng tổng quát, kiểm tra có nhiễm Hp dạ dày không, nội soi ống tiêu hóa (đặc biệt khi táo bón kéo dài, gia đình có tiền căn ung thư đại trực tràng, polyp đại trực tràng, người xanh xao, sụt cân, trên 50 tuổi...), xét nghiệm nhiễm giun sán... để xác định nguyên nhân và điều trị thích hợp. Đồng thời, nên hạn chế ăn đồ chua cay, nước có gas, nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị, cafe, bia, rượu và các thực phẩm làm tăng tạo hơi đường ruột, nên tăng cường vận động, uống nhiều nước trong ngày, ăn nhiều rau xanh hoa quả. Thân mến! " ]
Chào bác sĩ! Mẹ cháu vừa điều trị khỏi COVID-19 thì lại bị nhiễm trùng máu, huyết áp lên 18. Sau điều trị mọi thứ điều trở lại ổn nhưng mẹ cháu không tiểu được, cả ngày không có cảm giác buồn tiểu, và khi đặt ống tiểu thì nước tiểu ra rất nhiều.Xin bác sĩ hướng dẫn giúp mẹ cháu cách xử lí với ạ. Cảm ơn bác sĩ rất nhiều.Thông tin thêm: Huyết áp, tiểu đường type 2, suy thận giai đoạn 2
[ "Bí tiểu có thể do nhiễm trùng hoặc các bệnh lý có sẵn Chào bạn, Nhiễm trùng máu là tình trạng nguy hiểm, cần được điều trị tích cực với kháng sinh phổ rộng đường tĩnh mạch và theo dõi sát nội viện. Khi hoàn thành phác đồ điều trị và xuất viện vẫn nên tái khám để kiểm tra lại xem có tái phát hay nhiễm trùng bệnh viện sau đó hay không. Tình trạng bí tiểu hiện tại có thể liên quan tới các nhiễm trùng tiểu hoặc do biến chứng thần kinh ở bệnh nhân đái tháo đường, cần được đánh giá, tìm nguyên nhân thì mới điều trị khỏi được. Bạn nên đưa mẹ quay lại bệnh viện tái khám càng sớm càng tốt bạn nhé! Thân mến!" ]
[ "Bảo thân mến, có thể do nhiều nguyên nhân, như tia nước tiểu bắn mạnh, cơ thể bị thiếu nước nhẹ, có đạm trong nước tiểu, tăng bilirubin trong nước tiểu... Bạn xét nghiệm máu và nước tiểu (không rõ là làm các xét nghiệm gì) thì tất cả đều “bình thường”, như vậy hiện tại BS mà bạn đăng ký khám chưa ghi nhận những bất thường bệnh lý gây ra hiện tượng nước tiểu có bọt, có khả năng là do các nguyên nhân lành tính. Vì thế bạn nên theo dõi thêm, uống nhiều nước trong ngày, kiêng bia rượu, nếu vẫn còn bất thường thì khám lại tại chuyên khoa Thận tiết niệu. Trân trọng!", " Chào bạn, Kết quả trên cho thấy nhiều khả năng bạn đang có tình trạng nhiễm trùng, còn nhiễm trùng ở cơ quan nào thì phải dựa vào triệu chứng khó chịu của bạn cũng như việc thăm khám của BS và một số xét nghiệm đặc thù cho từng cơ quan. Tôi khuyên bạn nên đến khám lại BS để tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị thích hợp nhé. Thân mến!", "Chào Thu Hiền, Bạn quên cung cấp cho AloBacsi thêm thông tin là bạn đã có gia đình hay cụ thể là bạn đã có quan hệ tình dục chưa? Bởi vì nhiễm trùng đường tiểu (NTĐT) là 1 bệnh thường gặp ở nữ hơn nam, bệnh hay tái phát và điều trị không khó nhưng phức tạp và nếu bạn có quan hệ tình dục thì càng dễ tái phát hơn nữa do tái nhiễm. Nếu thực sự bạn bị NTĐT thì không thể khỏi hoàn toàn nhờ uống nhiều nước được. Vả lại còn nhiều bệnh lý khác cũng có triệu chứng đi tiểu nhiều chứ không chỉ đơn thuần là NTĐT đâu bạn. Như vậy bạn cần đi khám lại, làm lại xét nghiệm nước tiểu đúng cách (lấy nước tiểu giữa dòng), cấy nước tiểu (nếu cần)… làm thêm siêu âm bụng và X-quang bụng đứng không sửa soạn. Khi đã chẩn đoán ra bệnh thì phải tuân thủ điều trị, không thể vì sợ sụt cân mà không uống kháng sinh (thực sự ra kháng sinh khi uống đúng chỉ định sẽ giúp hết bệnh chứ không gây sụt cân). Chào bạn và chúc bạn điều trị mau hết bệnh!", "Chào em, Qua thư em trình bày cho thấy bệnh của bé không giảm nên nước tiểu lúc nào cũng có máu. Điều này chứng tỏ cầu thận vẫn còn tổn thương và nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến viêm cầu thận mãn rồi suy thận. Tùy theo bệnh lý và mức độ của bệnh BS sẽ có hướng điều trị thích hợp (chống nhiễm khuẩn, chống phù, giảm huyết áp,…) nhưng một khi bệnh chuyển sang viêm cầu thận mãn thì không thể điều trị triệt để. Do đó, bạn nên trao đổi với BS và nên điều trị theo hướng dẫn của Bs. Tôi không khám và không theo dõi được diễn tiến của bệnh cũng như các xét nghiệm của bé theo thời gian nên tôi không thể dựa vào các xét nghiệm trên để đưa ra kết luận. Còn chế độ ăn cho bệnh lý này cần được hạn chế các thức ăn nhiều muối và tùy theo giai đoạn của bệnh có thể BS sẽ khuyên kiêng thêm đạm, hạn chế lượng nước đưa vào. Thân mến!", " Chào em, Các nguyên nhân gây trong trường hợp của mẹ em có thể do viêm phế quản mạn, dãn phế quản, lao, ung thư phổi, nguyên nhân mạch máu, rối loạn huyết học. Với những trường hợp ho ra máu, ngoài hỏi bệnh và khám cho người bệnh, các xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm máu, chụp X-quang phổi và nên cần có CTscan ngực, khám và soi tai mũi họng, soi phế quản để tìm nguyên nhân và loại trừ các bệnh lý ác tính. Việc điều trị muốn đạt hiệu quả phải có chẩn đoán chính xác, thuốc tiêm cầm máu chỉ có tác dụng tạm thời. Nếu mẹ em đã được làm tất cả các bước trên thì có lẽ chẩn đoán của BS đó là chính xác, còn ngược lại thì em nên đưa mẹ đến cơ sở y tế có chuyên khoa hô hấp để kiểm tra kỹ lưỡng hơn. Thân mến! ", "Chào\r\nbạn, Kết\r\nquả công thức máu mà bạn cung cấp chỉ có chỉ số bạch cầu ái toan tăng nhẹ, chỉ\r\nsố này có thể tăng trong bệnh lý dị ứng (phù hợp với ), cũng có thể\r\ntăng co nhiễm ký sinh trùng. là một bệnh lý không thể điều trị khỏi, điều trị chỉ mang tính chất kiểm soát\r\ntriệu chứng mà thôi, nếu điều trị mà triệu chứng vẫn không giảm bạn nên tái\r\nkhám để thay đổi thuốc điều trị. Thân ái,", "Chào bạn Nghiệp, Qua mô tả về bệnh của mẹ bạn, BS không khám trực tiếp, đồng thời không xem được các xét nghiệm đã làm nên chưa thể chẩn đoán mẹ bạn bị bệnh gì. Tuy nhiên, mẹ bạn bị , nhưng không thấy bạn nhắc đến huyết áp sau uống thuốc là bao nhiêu, kiểm soát được không (huyết áp kiểm soát tốt là khoảng 130- 140/ 80mmHg)? Khi các triệu chứng vẫn còn như bạn kể, bạn nên đưa mẹ tái khám chuyên khoa nội thần kinh để được BS khám và tư vấn điều trị cụ thể nhé. Chúc mẹ bạn mau khỏi bệnh.", "Chào em, BS không rõ em đã điều trị nhiễm trùng tiết niệu với các phác đồ gì, điều trị ở đâu. Tuy nhiên, ở người bình thường khoẻ mạnh rất hiếm khi gây ra tình trạng nhiễm trùng dai dẳng như vậy. Hiện nay tại các BV lớn đều có khoa vi sinh khá phát triển, có thể sử dụng kết quả cấy nước tiểu để cho ra kháng sinh đồ giúp hướng dẫn điều trị thích hợp. Trước tiên, em cần khám tại BV có chuyên khoa Thận niệu như bệnh viện ĐH Y Dược TPHCM, BV Chợ Rẫy, BV Trưng Vương… để BS tìm nguyên nhân gây nhiễm trùng tiểu dai dẳng (suy giảm miễn dịch, bất thường giải phẫu…) từ đó có hướng điều trị thích hợp em nhé! Thân mến.", " Thức thân mến, Một trong những biến chứng thường gặp khi là nhiễm trùng tiểu, tổn thương niêm mạc đường tiểu, gây ra tiểu gắt, tiểu buốt, tiểu máu. Tình trạng này thường đáp ứng rất tốt với thuốc điều trị, do đó nếu còn ở BV em nên thông báo với bác sĩ theo dõi mỗi ngày để bác sĩ kê toa và làm thêm xét nghiệm kiểm tra nước tiểu và chức năng thận em nhé! Trân trọng!", "Chào bạn, Bạn chỉ cung cấp cho AloBacsi thông tin về nước tiểu (TPTNT) còn kết quả siêu âm bụng, xét nghiệm máu, X-quang (ngực hay bụng chậu không cản quang...?) thế nào nên BS khó giải thích bạn bị bệnh gì. Bạn bao nhiêu tuổi, có gia đình chưa? Tiền căn có bệnh lý gì trước đó không? Tất cả những thông tin này tưởng chừng không liên quan nhưng lại có ích trong việc “ khoanh vùng” chẩn đoán. Nếu chỉ số Blood/ nước tiểu là 50 tức là không bình thường, kết hợp thêm các triệu chứng trên lâm sàng: , tiểu khó và gắt, đau, đau lưng và đau vùng hạ vị thì bạn phải khám lại thôi. Bạn có thể khám chuyên khoa ngoại niệu hay nội nhiễm tại các BV hay TT chẩn đoán y khoa đều được, BS sẽ cho làm thêm một số xét nghiệm chuyên sâu hơn để có chẩn đoán chính xác. Chúc bạn mau tìm ra bệnh.", "Chào bạn, Kết quả cấy nước tiểu >100000 vk/ml cho biết rằng bạn đã bị nhiễm trùng tiểu, mặc dù tổng phân tích nước tiểu có thể bình thường. Tùy vị trí người ta chia nhiễm trùng tiểu thành nhiễm trùng tiểu trên (từ bàng quang đổ lên, thường nặng hơn) và nhiễm trùng tiểu dưới. Bạn sẽ phải dùng kháng sinh từ 7 - 10 ngày, khi có các triệu chứng như sốt lạnh run, đau buốt lưng, bụng, tiểu đục, cần phải nhập viện để dùng kháng sinh tĩnh mạch. Hút thuốc lá và thức khuy, đặc biệt là uống ít nước có thể làm giảm sức đề kháng, sỏi đường niệu, ứ đọng nước tiểu là yếu tố thuận lợi của nhiễm trùng tiểu. Thân chào bạn! BS-CK1 Bùi Anh Tú", "Chào bạn, Kết quả xét nghiệm bạn cung cấp có chỉ số đường huyết, chức năng thận, hồng cầu, tiểu cầu và nươcs tiểu bình thường. Chỉ số bạch cầu tăng, ưu thế bạch cầu đa nhân trung tính, thường gặp nhất trong bệnh cảnh nhiễm trùng. Tuy nhiên do BS không thăm khám, không được biết bệnh sử, tiền căn bệnh lý trước đây của bạn nên chưa thể đưa ra kết luận ổ nhiễm trùng ở đâu để điều trị. Bên cạnh đó, nồng độ kali trong máu cũng hơi thấp. Bạn nên tới BS Nội khoa để được đánh giá toàn diện và tìm ra chẩn đoán chính xác bạn nhé! Thân mến.", "Nôn nhiều hậu COVID-19 là một dấu hiệu đáng quan ngại, cần được thăm khám để điều trị kịp thời Chào em, Nôn nhiều là một dấu hiệu nguy hiểm, mặc dù người bệnh nhiễm COVID đã giảm ho và không còn sốt cao nữa. Bởi vì nôn nhiều có thể là do biến chứng của thuốc điều trị hoặc 1 bệnh mới mới xuất hiện (ví dụ trúng thực), nôn nhiều khiến cho người bệnh mau mất sức, mất nước và điện giải, có thể làm bệnh đang thuyên giảm nay nặng trở lại. Do đó, người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị thích hợp sớm, nếu đã hết nhiễm COVID thì nhập khoa điều trị bệnh nội trú thông thường hậu COVID mà thôi.", " Chào em, Theo như em mô tả thì em có triệu chứng rối loạn đi tiểu, đau hạ vị kèm theo ra dịch có màu trắng đục và lẫn máu. Theo tôi đó là dấu hiệu của kèm theo viêm nhiễm vùng kín. Em nên nhanh chóng đến khám BS chuyên về tiết niệu hoặc phụ khoa để được khám và điều trị ngay. Thân mến! ", "Chào bạn, Theo như kết quả xét nghiệm thì tình trạng nhiễm trùng không nghiêm trọng, tác nhân gây viêm chưa rõ à gì, nhiều khả năng là siêu vi thông thường. Bạn có thể dùng thuốc như toa để giảm triệu chứng khó chịu và phòng ngừa bội nhiễm bạn nhé! Thân mến." ]
Nguy cơ viêm vùng chậu
[ "Nguy cơ viêm vùng chậu Những ai có nguy cơ mắc phải viêm vùng chậu? Viêm vùng chậu thường xảy ra ở phụ nữ < 35 tuổi. Hiếm xảy ra trước lần kinh nguyệt đầu tiên, sau khi mãn kinh và trong thời kỳ mang thai. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm vùng chậu Các yếu tố nguy cơ bao gồm: Viêm vùng chậu trước đó. Sự hiện diện của viêm âm đạo do vi khuẩn hoặc bất kỳ bệnh lây truyền qua đường tình dục (bạn tình có viêm nhiễm niệu đạo hoặc nhiễm lậu). Các yếu tố nguy cơ khác, đặc biệt là bệnh lậu hoặc viêm vùng chậu do chlamydia, bao gồm: Trẻ tuổi < 25 tuổi. Chủng tộc khác da trắng. Tình trạng kinh tế xã hội thấp. Nhiều bạn tình hoặc bạn tình mới." ]
[ "Chào bạn, Bệnh lậu có thể lây nhiễm qua tiếp xúc gián tiếp khi dùng chung quần áo, khăn mặt, bàn chải đánh răng, bồn cầu… Xét nghiệm PCR là xét nghiệm có độ nhạy rất cao trong chẩn đoán lậu, lên tới 98%, do đó khi kết quả xét nghiệm âm tính bạn có thể yên tâm nhiều. Các test nhanh tìm kháng thể thường cho kết quả dương tính từ tuần thứ hai (sau ngày thứ 7 kể từ ngày có hành vi nguy cơ). Do đó, kết quả này âm tính củng cố thêm cho khả năng nhiễm vi khuẩn lậu và chlamydia là rất thấp. Nếu có triệu chứng đường tiểu (tiểu gắt, tiểu buốt, tiểu lắt nhắt…) thì nên tái khám lại bạn nhé! Thân mến.", "Chào em, Tình trạng này khá là nguy hiểm, bởi vì ngoài bệnh lý viêm nhiễm tại mô tuyến vú thì đây có thể là biểu hiện của ung thư vú. Em cần phải đến khám tại chuyên khoa Phụ khoa hay chuyên khoa Ung bướu để kiểm tra sớm và điều trị thích hợp, em nhé. Thân mến.", "Nguy cơ viêm thực quản Những ai có nguy cơ mắc phải (bị) viêm thực quản? Hầu hết tất cả mọi đối tượng, lứa tuổi đều có khả năng bị viêm thực quản. Tuy nhiên một số trường hợp có nguy cơ mắc bệnh cao hơn: Người cao tuổi; Phụ nữ mang thai; Người bị béo phì. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc (bị) viêm thực quản Các yếu tố làm tăng nguy cơ viêm thực quản: Người cao tuổi; Mang thai; Béo phì; Hút thuốc; Nôn mãn tính; Tiền sử bị dị ứng; Người có hệ miễn dịch suy yếu như ung thư, HIV/AIDS,…", " Chào bạn, Một trong những con đường là qua con đường quan hệ tình dục không an toàn với đối tượng nhiễm HIV. Đối tượng có nguy cơ cao nhiễm HIV là người có quan hệ tình dục bừa bãi, và thường kèm theo các bệnh lây truyền qua đường tình dục (bệnh hoa liễu) như lậu, giang mai... Do đó, nếu đối tác của bạn có nhiễm HIV thì bạn có khả năng nhiễm cùng lúc 2 bệnh là HIV và lậu. Để kiểm tra xem mình có nhiễm HIV hay không, bạn hãy đến các trung tâm y tế có thực hiện xét nghiệm máu tìm kháng thể kháng HIV để kiểm tra và được tư vấn cụ thể tùy vào kết quả xét nghiệm, bạn nhé. Thân mến!", "Chào em, HPV lây lan qua tiếp xúc da kề da. Người bệnh có thể bị nhiễm virus HPV khi quan hệ tình dục trực tiếp qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với người đã nhiễm virus. Người có quan hệ tình dục sẽ dễ đối mặt với nguy cơ bị nhiễm HPV hơn khi: - Quan hệ tình dục quá sớm; - Vùng da bộ phận sinh dục ngoài có vết trầy xước; - Có nhiều bạn tình; - Có bạn tình đã từng quan hệ với nhiều người trước đây. Cần lưu ý rằng một người không thể bị nhiễm virus HPV qua: - Bàn cầu; - Ôm hoặc nắm tay; - Ăn hoặc dùng chung chén đũa; - Bơi cùng nhau trong hồ bơi hay bồn tắm nóng; - Yếu tố di truyền. Do đó, việc mặc đồ bơi thuê, nếu đồ bơi đó được vệ sinh sạch sẽ khi trao đến tay em thì không lây bệnh HPV và nấm cho em được, em nhé.", "Nguy cơ viêm lộ tuyến cổ tử cung Những ai có nguy cơ mắc phải viêm lộ tuyến cổ tử cung? Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những phụ nữ mắc bệnh Chlamydia lây truyền qua đường tình dục có thể có nhiều khả năng bị viêm lộ tuyến cổ tử cung hơn, nhưng vẫn chưa có đủ nghiên cứu để chứng minh mối liên hệ đó. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm lộ tuyến cổ tử cung Bạn có thể đã được sinh ra với tình trạng viêm lộ tuyến cổ tử cung. Hoặc bạn có thể mắc bệnh này sau này trong cuộc đời, khi nồng độ hormone của bạn thay đổi và nồng độ estrogen tăng lên, chẳng hạn như ở tuổi dậy thì , khi mang thai hoặc khi bạn dùng thuốc tránh thai.", "Nguy cơ viêm quanh khớp vai Những ai có nguy cơ mắc phải viêm quanh khớp vai? Nguy cơ làm tăng khả năng mắc phảo viêm quanh khớp vai: Người bị chấn thương phần vai (gãy xương vai, trật khớp vai, nhiễm trùng…). Người lớn tuổi. Người lạm dụng corticoid. Người nghiện rượu , nghiện thuốc lá . Giải đáp thắc mắc: Bệnh viêm khớp vai có tự khỏi không? Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm quanh khớp vai Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm quanh khớp vai, bao gồm: Tuổi tác: Người trên 50 tuổi dễ bị viêm quanh khớp vai. Mắc các bệnh về khớp khác (viêm khớp dạng thấp…). Lạm dụng các chất kích thích quá mức (thuốc lá, rượu bia…). Dùng thuốc corticoid liều cao trong một khoảng thời gian dài. Dùng thuốc corticoid liều cao trong một khoảng thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc phải viêm khớp quanh vai", "Nguy cơ viêm âm đạo Những ai có nguy cơ mắc phải viêm âm đạo? Đối tượng có nguy cơ mắc viêm âm đạo: Người có đời sống tình dục bừa bãi, quan hệ không an toàn. Người sử dụng các loại thuốc kháng sinh, corticoid… Phụ nữ mãn kinh, phụ nữ có thai, người phẫu thuật buồng trứng. Người suy giảm hệ miễn dịch. Người bị rối loạn hệ nội tiết. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm âm đạo Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc Viêm âm đạo, bao gồm: Gần đây có điều trị một bệnh khác bằng kháng sinh. Đái tháo đường không kiểm soát. Đang trong thai kỳ. Dùng thuốc tránh thai có hàm lượng estrogen cao. Rối loạn hoặc suy giảm hệ thống miễn dịch ( HIV , cấy ghép nội tạng…) Rối loạn tuyến giáp hoặc hệ nội tiết. Dùng corticoid. Thụt rửa âm đạo. Có nhiều bạn tình. Mặc quần áo ẩm ướt hoặc bó sát. Hút thuốc lá.", "Chào Mỹ Tiên, Viêm âm đạo và viêm cổ tử cung là bệnh phụ khoa rất thường gặp ở phụ nữ, nhất là phụ nữ đã có quan hệ tình dục vì bệnh rất dễ lây truyền qua đường tình dục. Do đó, cả vợ lẫn chồng đều nên khám và điều trị cùng lúc. Mặc dù ở người đàn ông, các triệu chứng viêm nhiễm có thể không rõ ràng hoặc không gây khó chịu nhiều. Trong thời gian chữa bệnh, cần tránh quan hệ tình dục hoặc nên sử dụng bao cao su để tránh lây nhiễm. Cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ, quần lót, khăn tắm nên thay thường xuyên, tránh ẩm ướt, sấy giặt, phơi nơi khô ráo, thoáng để tránh vi khuẩn lây nhiễm trở lại. Đồng thời có chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý để nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Em có thể rửa âm hộ và hậu môn bằng thuốc rửa phụ khoa Betadine 10%, ít nhất một lần trước khi đi ngủ. Tránh không rửa sâu (hay thụt rửa) trong âm đạo vì gây mất cân bằng cho môi trường âm đạo, càng làm cho nấm dễ phát triển. Do đó, em nên khuyên chồng đi khám để được điều trị và phòng ngừa lây nhiễm cho nhau nhé. Chúc hai vợ chồng khỏe mạnh!", "Nguy cơ xuất tinh ngược dòng Những ai có nguy cơ mắc xuất tinh ngược dòng? Bất kỳ nam giới nào cũng có nguy cơ mắc phải xuất tinh ngược dòng. Tuy nhiên, những người đã trải qua phẫu thuật tuyến tiền liệt và phẫu thuật bàng quang qua niệu đạo có nguy cơ cao. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải xuất tinh ngược dòng Khi bạn có bất kỳ tình trạng nào dưới đây đều có thể khiến bạn có nguy cơ cao bị xuất tinh ngược dòng: Đang mắc bệnh đái tháo đường; Mắc bệnh xơ cứng rải rác; Mắc bệnh Parkinson; Chấn thương tủy sống; Tiền sử phẫu thuật liên quan đến tuyến tiền liệt hoặc bàng quang; Tiền sử phẫu thuật vùng chậu hoặc trực tràng; Có vấn đề về cấu trúc của niệu đạo; Đang sử dụng thuốc điều trị phì đại tuyến tiền liệt , thuốc hạ huyết áp, thuốc chống trầm cảm. Tiền sử phẫu thuật liên quan đến tuyến tiền liệt hoặc bàng quang làm tăng nguy cơ mắc phải", " Chào em, Trước đây em bị tổn thương đĩa đệm nên có chỉ định chụp MRI để chẩn đoán, và bệnh đã đáp ứng tốt với thuốc. Lần này em nghĩ mình bị tổn thương xương cẳng chân. Nhưng phim chụp MRI không đánh giá tốt các tổn thương xương, hơn nữa chi phí cao, tốn kém. Do đó, em nên đi khám để BS đánh giá trước nhằm xác định nguyên nhân và chỉ định cận lâm sàng phù hợp thì mới chẩn đoán đúng bệnh. Viêm khớp cùng chậu là một bệnh lý phức tạp, thường là dấu hiệu của bệnh viêm cột sống dính khớp, bệnh có tiên lượng phức tạp, có nguy cơ dẫn đến hạn chế vận động. Để chẩn đoán bệnh cần sự đánh giá của BS chuyên khoa. Do vậy mà em vẫn nên đi khám chuyên khoa Cơ xương khớp ở các BV lớn, có đầy đủ phương tiện chẩn đoán như khoa Cơ xương khớp BV Nhân dân 115, BV Nhân dân Gia Định, BV Chợ Rẫy… em nhé! Thân mến! ", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm âm đạo do trichomoniasis Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm âm đạo do Trichomoniasis Nếu xét nghiệm cho thấy bạn mắc bệnh viêm niệu đạo do Trichomonas, điều quan trọng là xét nghiệm và điều trị cho bạn tình của bạn để tránh tái phát lây nhiễm bệnh. Phương pháp phòng ngừa viêm âm đạo do Trichomoniasis hiệu quả Cách duy nhất để tránh STD quan hệ tình dục an toàn. Nếu bạn có quan hệ tình dục, bạn có thể thực hiện những điều sau để giảm nguy cơ mắc bệnh: Quan hệ một vợ một chồng. Sử dụng bao cao su đúng cách mỗi khi quan hệ tình dục.", "Nguy cơ viêm gan Những ai có nguy cơ mắc viêm gan? Bất kì ai cũng có thể mắc viêm gan . Nguy cơ là khác nhau đối với các loại viêm gan khác nhau. Ví dụ, với hầu hết các loại virus, nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ cao hơn nếu bạn quan hệ tình dục không an toàn. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải viêm gan Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm gan bao gồm: Uống quá nhiều rượu bia trong thời gian kéo dài; Dùng thuốc không rõ nguồn gốc; Dùng thuốc quá liều lượng quy định; Quan hệ tình dục không an toàn ; Dùng chung bơm kim tiêm; Truyền máu không an toàn; Không chích ngừa viêm gan khi mới sinh; Không chích ngừa nhắc lại viêm gan theo đúng quy định.", "Mến chào Ngọc Trâm, Bé nhà em 15 tháng có cân nặng rất tốt, dù là bé trai hoặc bé gái đều đủ cân, nhưng nếu là bé trai chiều cao như vậy là thiếu, còn bé gái thì tốt. Sau mỗi lần bé đi tiêu tiểu, em phải rửa sạch và lau khô từ phía trước ra sau hậu môn, nhất là bé gái, vi trùng, ký sinh trùng…ở hậu môn có thể đi ngược lên gây viêm nhiễm vùng kín. Trước hết, em cần giữ vệ sinh khô ráo vùng kín, ngưng mặc tả giấy, xem trong phân hoặc tối soi đèn pin nhìn hậu môn có giun kim không, nếu có giun kim phải chữa trị mới hết viêm nhiễm. Viêm nhiễm kéo dài 1 tuần rồi, em nên cho bé đi khám để BS điều trị và tư vấn cụ thể hơn cho em nhé!", "Nguy cơ viêm tuyến tiền liệt mạn tính Những ai có nguy cơ mắc phải viêm tuyến tiền liệt mạn tính? Tất cả nam giới đều có nguy cơ mắc bệnh viêm tuyến tiền liệt mạn tính. Đặc biệt là những nam giới trên 50 tuổi và có bệnh lý về đường tiết niệu . Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải viêm tuyến tiền liệt mạn tính Mắc các bệnh lý đường tiết niệu như: Nhiễm trùng tiểu, viêm tuyến tiền liệt cấp tính, phì đại tiền liệt tuyến , hẹp niệu đạo, hẹp bao quy đầu,... Có các bệnh lý suy giảm hệ miễn dịch như tiểu đường, HIV/AIDS ,..." ]
Em chào bác sĩ, BS ơi cho em hỏi 1 chút xíu. Hôm trước vợ em kêu đau bụng khi đi siêu âm BS bảo em bé bị rau quấn vào cổ. Vợ em mang bầu được gần 8 tháng rồi, mà cô ấy cứ kêu lâm râm đau bụng (chắc do em bé bị rau quấn). Xin hỏi BS em phải làm thế nào để tốt nhất cho mẹ và em bé? Mong sớm nhận được hồi âm của BS.
[ "Chào em Le Thang, Dây rốn có thể quấn quanh cổ thai nhi một hoặc nhiều vòng, thường gặp trong  những tháng cuối thai kỳ. Đây là sợi dây kết nối giữa mẹ và thai nhi, qua dây này máu mẹ sẽ cung cấp dưỡng khí và chất dinh dưỡng cho thai. Đa số trường hợp dây rốn quấn cổ thai nhi có thể sanh ngã âm đạo và bé vẫn khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu số vòng dây rốn quấn nhiều làm đầu thai nhi ngửa ra sẽ ảnh hưởng đến việc sanh ngã âm đạo, khi đó mới cần mổ lấy thai. Do vậy, rất cần được theo dõi cử động thai, tim thai và đánh giá qua siêu âm Doppler màu (đánh giá lưu lượng máu từ mẹ đến thai qua động mạch rốn, xem được số vòng dây rốn quấn cổ thai nhi), chưa thể can thiệp gì trong lúc này em à. Còn việc đau bụng của vợ em, cần được xem lại đau do nguyên nhân nào, chứ dây rốn quấn cổ không phải là nguyên nhân, có thể xương vùng chậu tiếp tục giãn nở để chuẩn bị tốt cho cuộc chuyển dạ. Nếu đau nhiều và đau từng cơn em nên cho vợ đi khám ngay em nhé!" ]
[ "Bạn Tuan Nguyen thân mến, Triệu chứng là phản xạ của cơ thể khi bị kích thích\r\nbởi các tác nhân vào vùng hô hấp trên (mũi họng), hay hô hấp dưới... Để điều\r\ntrị hiệu quả cần phải xác định do nguyên nhân nào. Đặc biệt, những vấn đề về sức khỏe của mẹ khi mang thai có thể ảnh hưởng tới sức\r\nkhỏe thai nhi. Do đó, vợ bạn bị khi đang mang thai thì cần phải đi khám, xác\r\nđịnh bệnh lý, bác sĩ sẽ kê toa thuốc điều trị bệnh phù hợp. Khi mang thai, tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc khi chưa\r\nđược bác sĩ thăm khám và chưa có y lệnh bạn nhé. Chúc gia đình bạn mạnh khỏe, hạnh phúc!", "Chào em, Em mới được 1 tháng 4 ngày là còn trong\r\nthời gian hậu sản (6 tuần), nên còn những biểu hiện trên cũng là bình thường,\r\nsản dịch sẽ còn ra nhưng sẽ ít dần. Triệu chứng đau bụng ở vùng dưới rốn có thể\r\nlà do tử cung đang co bóp và thu nhỏ dần để về vị trí ban đầu. Trường hợp em thấy sản dịch ra nhiều có mùi hôi\r\nhoặc đau bụng nhiều như em trình bày thì cần tái khám và siêu âm lại mới biết\r\nrõ được nguyên nhân. Nếu có bất thường BS sẽ có hướng điều trị cho em. Lưu ý: Khi chưa biết đau bụng do bệnh lý gì thì đừng\r\nvội dùng thuốc giảm đau em nhé.", "Chào bạn, Các bệnh lý trên cũng là một trong những nguyên nhân làm cho bé đau bụng và bệnh có thể bị tái nhiễm. Ngoài ra, cũng có thể do những nguyên nhân khác như viêm dạ dày mạn, đau bụng mạn… bạn nên đưa bé đến BV Nhi Đồng ở địa phương khám, để BS sớm tìm ra nguyên nhân và chữa trị triệt để cho bé. Thân mến.", "Chào em, Triệu chứng đau lâm râm ở bụng trong và sau ăn có thể gặp trong các nguyên nhân như viêm loét dạ dày, sỏi túi mật, nhiễm giun sán, hội chứng ruột kích thích … Em cần đến khám bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa để bác sĩ chẩn đoán xác định bệnh (qua thăm khám, xét nghiệm như siêu âm bụng, nội soi dạ dày…) và kê thuốc thích hợp, em nhé. Thân mến.", " Chào em, Dịch ổ bụng trong trường hợp của em không phải do , do đó em không nên lo lắng. Trong thai ngoài tử cung, dịch ổ bụng là dấu hiệu nghi ngờ xuất huyết trong ổ bụng do thai ngoài tử cung vỡ, là cấp cứu ngoại khoa, nếu không xử trí kịp thời bệnh nhân có thể tử vong do mất máu, trụy tim mạch. Hiện tại nếu tình trạng đã ổn và được cho xuất viện, em cứ yên tâm làm theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị em nhé! Thân mến! Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp. Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng: › Gửi đến email: › Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang › Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983 - 0976 328 725", "Đau quặn quanh rốn là triệu chứng báo hiệu ruột non đang gặp vấn đề Chào bạn, Ổ bụng của chúng ta như một khu “ổ chuột” trong thành phố nghèo nàn. Chỉ riêng ruột đã dài ít nhất 4m, nghĩ thôi cũng thấy chật chội, không đụng bên này cũng vướng bên kia. Nói cho dễ tưởng tượng, ổ bụng như gian nhà cấp 4, bề ngang 2m, bề dài 5m chứa đến 4 thế hệ, mà người nào cũng có gia đình nên kiểu nào cũng “gây lộn”. Vì vậy, triệu chứng đau trong bụng thường mơ hồ, dễ nhầm lẫn. Thông thường triệu chứng ở ruột non thường sẽ đau quặn quanh rốn, có thể lan lên bên trên hoặc lan xuống phía dưới vùng xương mu. Thứ nữa là ruột non hay gây kém hấp thu, nên sẽ có các triệu chứng tiêu chảy, phât sệt, phân nhớt như có váng mỡ. Ngoài ra, một triệu chứng khác đó là bệnh nhân hay sụt ký, có thể phù chân do không hấp thu, bạn nhé. Thân mến. (Trích từ GLTT )", "- nguồn internet Chào bạn, Tình trạng của bạn là , với tình trạng đau bụng và tụ máu quanh túi thai. Bạn đang được điều trị bằng thuốc Cyclogest, một progesteron thiên nhiên, hầu như không gây bất thường cho thai. Thuốc rửa Na bicarbonat có tính kiềm, giúp thay đổi môi trường âm đạo không thuận lợi cho nấm sinh trưởng. Bạn cứ tiếp tục dùng thuốc, nếu đau bụng nhiều thì tái khám ngay để được khám và điều trị tích cực hơn. Hãy tái khám định kỳ để theo dõi khối máu tụ và sự phát triển của thai, bạn nhé.", "Chào bạn, Đau quặn bụng có nhiều nguyên nhân, có thể nguy hiểm hoặc không. Thông thường đau quặn bụng nghĩa là đau có cơn trội lên trên nền đau âm ỉ khó chịu hoặc chỉ đơn thuần là đau từng cơn không liên tục. Bác sĩ sẽ dựa trên vị trí khởi phát đau, hướng lan, cường độ, các triệu chứng làm tăng giảm triệu chứng… để định khu nguyên nhân. Viêm loét dạ dày tá tràng cũng có thể gây đau quặn bụng, nhất là khi bạn đã có tiền căn bệnh mà điều trị chưa đầy đủ. Do đó bạn nên khám chuyên khoa Tiêu hoá để bác sĩ kiểm tra lại và kê toa thuốc điều trị thích hợp bạn nhé! Thân mến.", " Chào em, Triệu chứng của mẹ em có thể gặp do nhiều nguyên nhân, như , viêm tụy, viêm ruột… Mẹ em cần đến khám tại chuyên khoa tiêu hóa để được thăm khám, khai thác kỹ bệnh sử, tiền căn, có thể làm xét nghiệm khi cần (như siêu âm bụng, xét nghiệm máu...), từ đó BS sẽ chẩn đoán xác định bệnh và điều trị thích hợp tương ứng, em nhé. Trong thời gian này mẹ em nên nghỉ ngơi, ăn thức ăn dễ tiêu, ăn chín uống sạch, hạn chế thức ăn cay, nóng, nhiều gia vị, nhiều dầu mỡ, phải uống đủ nước, tối thiểu là 2 lít nước/ngày. Thân mến! ", "Chào bạn, Trường hợp này cũng có thể là bé đang có biểu hiện nhưng cũng có thể do một nguyên nhân khác mà khi thăm khám tổng quát và dựa vào siêu âm bụng,… BS mới định bệnh chính xác và giải thích được vì sao có máu bầm? Do đó, để phân biệt bạn nên xem bé có phát triển dậy thì chưa (ngực lớn lên, xuất hiện lông nách, lông mu chưa, bé cao lớn hơn,…), nếu có thì nhiều khả năng bé đang có kinh. Tốt nhất, bạn nên đưa bé đi khám để biết được nguyên nhân. Thân mến,", "Chào Hà Thương, Có rất nhiều nguyên nhân để đau vùng bụng dưới bên trái như em đã mô tả, có thể do bệnh lý của phần phụ bên trái, đại tràng trái, thận trái… Trước đây em có biểu hiện đau nửa đầu lần nào chưa, có viêm xoang không, đau đầu có kèm theo chóng mặt hoặc buồn nôn gì không, huyết áp bao nhiêu… em cần loại trừ đau nửa đầu do bệnh migraine hoặc viêm xoang. Do vậy, bệnh của em cần khám chuyên khoa nội tổng quát, tai mũi họng và siêu âm bụng, nếu cần thiết phải chụp X-quang để loại trừ bệnh lý migraine và viêm xoang(chú ý em chưa có thai mới chụp X-quang). Thân chào!", " Chào bạn, Có rất nhiều vấn đề cần được khai thác thêm với tình trạng đau bụng của bạn. Tôi xin điển hình một vài câu hỏi sau: tình trạng này diễn tiến lâu chưa, đau ở vị trí nào, đau quặn hay âm ỉ, có đau liên tục không và các bữa ăn khác trong ngày thế nào, bạn có kèm ợ nóng ợ chua hay khó tiêu không, có tiền căn không… Do đó, bạn cần đến cơ sở y tế để được hỏi bệnh, khám và cho làm các xét nghiệm cần thiết nếu cần để có chẩn đoán và điều trị thích hợp, bạn nhé. Thân mến! Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Em Chí Nghĩa thân mến, Thật tiếc, BS chưa thể tư vấn cho em cách xử trí thế nào, vì BS\r\nkhông trực tiếp khám nên không thể đưa ra chẩn đoán xác định cho trường hợp\r\nnày em ạ. Nhưng trường hợp của bé rất cần loại trừ do những nguyên\r\nnhân sau: , chồi rốn, ,… em nên đưa bé đến\r\nBV Nhi Đồng khám nha, sau khi xác định được nguyên nhân BS điều trị sẽ đưa ra\r\nhướng điều trị thích hợp và tư vấn thêm cho em. Thân chào em,", "Chào em, Hiện tượng cảm giác có mạch đập ở bụng có thể xuất hiện ở những trường hợp có thai ở nữ, phình động mạch chủ bụng, khối u tăng sinh mạch máu, hoặc những người có thể trạng gầy có lớp mỡ và cơ bụng rất mỏng thì việc sờ được mạch đập của động mạch chủ bụng là bình thường. Động mạch chủ là động mạch lớn nhất trong cơ thể đưa máu từ tim đi nuôi toàn bộ cơ thể, nằm phía bên trái rốn, có nhịp đậm giống tim vì xuất phát từ tim ra. Em đã siêu âm bụng và khám bác sĩ, kết quả động mạch chủ không phình giãn, và bác sĩ kết luận vị trí em cảm nhận có nhịp đập như tim bên trái rốn của mình chính là động mạch chủ đập. Như vậy là hiện tại không có bất thường nào trong bụng của em cả, ngoại trừ gan nhiễm mỡ mà thôi. Em nên điều trị rối loạn mỡ máu và hạ men gan, nếu thấy vẫn cứ lo lắng hoài thì coi chừng bị rối loạn lo âu, điều này sẽ làm cho em rối loạn tiêu hóa thường xuyên, khi đó nên điều trị vấn đề này. Trường hợp em cứ băn khoăn, lo lắng mãi với kết quả siêu âm bụng, thì em có thể chụp CTscan ổ bụng có tiêm cản quang để xem có khối gì có nhịp đập cạnh rốn ngoài động mạch chủ hay không, nhưng tôi khuyên em không nên làm điều này, vì vừa tốn tiền, vừa nhiễm xạ và thuốc cản quang không tốt cho thận. Thân mến.", "Chào\r\nem, Theo\r\nem mô tả thì trước tiên cần xác định dịch ra ở âm đạo và đau bụng của em là do\r\nhuyết trắng bệnh lý gây hay là dịch của thai. Có xác định\r\nđược nguyên nhân mới có hướng điều trị thích hợp, do đó, em nên khám phụ khoa\r\nđể loại trừ viêm nhiễm âm đạo, cổ tử cung, phần phụ… nếu cần thiết phải xét\r\nnghiệm dịch âm đạo để điều trị. Ngoài ra, em cũng cần siêu âm kiểm tra thai xem có vấn đề gì\r\nkhông, hiện có phôi thai, tim thai chưa, có bóc tách túi thai không, bóc bao\r\nnhiêu phần trăm…? Chúc em nhiều sức khỏe!" ]
Bác sĩ ơi, em bị tai nạn gãy xương cùng cụt bị chèn ép dây thần kinh khiến chân đau rát, nhức cơ, cơ giật như điện, có cảm giác như kiến châm mà đến nay em bị tai nạn hơn 2 tháng rồi thì liệu bao lâu mới hoàn toàn khỏi 2 chân ạ?
[ "Xin chào bạn, Vì không có thông tin bệnh án, kết quả chụp cộng hưởng từ, tình trạng chấn thương… của bạn nên bác sĩ không thể nào tư vấn một cách cụ thể được. Về mặt tổng quát, các chấn thương cột sống gây chèn ép rễ thần kinh mặc dù đã được phẫu thuật giải áp, khả năng hồi phục còn tùy thuộc vào mức độ tổn thương dây thần kinh tủy sống xảy ra trước khi cuộc phẫu thuật giải áp được tiến hành. Có bệnh nhân thậm chí còn bị triệu chứng đại tiện tiểu tiện mất kiểm soát. Nếu bạn chỉ bị cảm giác đau nhức cơ, đau râm gian như điện giật… thì đây là một triệu chứng tương đối nhẹ của chấn thương cột sống chèn ép tủy, điều trị chủ yếu bằng thuốc giảm đau thần kinh, tình trạng này có thể hồi phục 80% sau 06 tháng. Để đảm bảo quá trình hồi phục, bạn hãy thường xuyên luyện tập vật lý trị liệu, và tái khám bác sĩ chuyên khoa Ngoại thần kinh cột sống thường xuyên nhé. Thân ái chào bạn." ]
[ "Hoàng Lan thân mến, Thời gian để liền lại cần từ 4-6 tuần. Quá trình này phải cố định thật tốt, tránh di lệch; thông thường bằng cách bó bột hoặc phẫu thuật. Giai đoạn hiện tại anh bạn vẫn còn triệu chứng đau nhức là phù hợp vì xương vẫn chưa lành. Nếu muốn có thể đi lại bình thường thì ít nhất xương phải liền lại đã, nghĩa là cần ít nhất là 6 tuần; đôi khi có thể tới 2-3 tháng tập luyện dần dần mới có thể sinh hoạt bình thường. Bạn nên đưa anh đến khám chuyên khoa Chấn thương Chỉnh hình để bác sĩ đánh giá lại mức độ di lệch, kê toa thêm thuốc giảm đau và có kế hoạch tập phục hồi vận động, kết hợp với chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất để chỗ gãy xương mau lành bạn nhé! Trân trọng.", "Chào bạn, Y học gọi triệu chứng mà bạn cảm nhận là \"hội chứng\r\nchân tay ma\", rất thường gặp ở những bệnh nhân bị Hội chứng\r\nnày gồm 2 loại cảm giác: - Cảm giác về bản thể: Bệnh nhân có cảm giác như đoạn chân\r\nbị cắt vẫn còn và di chuyển theo sự di động của mẩu chi (còn lại gọi là mỏm\r\ncụt). - Cảm giác đau: Bệnh nhân cảm thấy các ngón của chi đã mất\r\nbị co rút, kèm theo cảm giác như kim châm, kiến đốt. Triệu chứng này có thể do\r\ncó sự kích thích ở mỏm cụt, nơi có những dây thần kinh trước đây làm nhiệm vụ\r\nthu nhận và truyền đạt thông tin cho phần chi đã bị cắt. Triệu chứng này thường kéo dài 2-3 năm và có nguyên nhân từ\r\nyếu tố tâm lý. Nhưng triệu chứng đau cũng có thể có nguyên nhân thực thể, đó là\r\nsự xuất hiện một u thần kinh ở mỏm cụt. Để triệu chứng trên thuyên giảm, có thể\r\ndùng procaine (một loại thuốc tê tại chỗ) hoặc cortisone (một loại thuốc chống\r\nviêm) theo chỉ định của thầy thuốc. Ngoài ra phải bảo vệ tốt mỏm cụt khỏi những\r\nkích thích tại chỗ. Alobacsi.vn Theo BS Lê Quang - KH&ĐS", "Chào em, Thời gian trung bình lành xương là 1-2 tháng, tùy mức độ gãy xương, có nhiễm trùng hay không, có béo phì, bệnh tiểu đường, lớn tuổi, hút thuốc lá hay không... mà xương sẽ lành nhanh hơn hay chậm hơn. Em còn trẻ, phần xương gãy là được bắt vít đóng nẹp thì khi nào chân bớt đau nhiều là em có thể tập đứng rồi tập đi, còn gọi là tập vật lý trị liệu - phục hồi chức năng. Bởi vì việc tập luyện này sẽ giúp cho xương lành nhanh hơn, hạn chế teo cơ do bất động. Như vậy, việc tập đi hiện tại là rất cần thiết và cần được duy trì, tuy nhiên, để tập đúng và an toàn, tránh nguy cơ gãy xương tái phát khi tập thì em nên đến các BV có khoa tập vật lý trị liệu để có những bài tập chính xác ban đầu, sau đó quen dần có thể tự tập thêm.", "Chào em, Sau gãy xương có dùng dụng cụ cố định, cố định xương nhỏ với đinh có thể tháo đinh sau 6 tuần đến 3 tháng; cố định xương lớn với đinh nội tủy hoặc nẹp vít có thể tháo dụng cụ sau 6 tháng đến 1 năm. Sau chấn thương gãy xương, các mạch máu có thể bị tổn thương nhiều mức độ, gây ảnh hưởng đến việc hồi lưu máu về tim. Do đó em nên hạn chế các động tác đứng lâu, ngồi lâu hoặc buông thõng chân, nên ngồi kê chân cao và tập vật lý trị liệu sớm để chân mau lành em nhé! Thân mến.", "Cần chụp phim Xquang kiểm tra trước khi quyết định tháo bột Chào em, Thời gian trung bình lành xương là 1-2 tháng, tùy mức độ gãy xương, có nhiễm trùng hay không, có béo phì, bệnh tiểu đường, lớn tuổi, hút thuốc lá hay không... mà xương sẽ lành nhanh hơn hay chậm hơn. Đối với gãy xương chày đã bó bột, khi đi lại hết đau cho thấy bệnh đang cải thiện, nhưng để chắc chắn là tháo bột được chưa thì phải chụp phim Xquang kiểm tra lại xem có can xương vững chưa, nhiều trường hợp đi lại hết đau nhưng chụp phim kiểm tra vẫn chưa có can xương và phải bó bột thêm 1 thời gian nữa. Nếu can xương chưa vững, khi tháo bột và đi lại có thể làm gãy can xương mỏng manh này và trật 2 đầu xương gãy, gây sưng bầm (chảy máu bên dưới) và đau. Cho nên, em nên quay lại bệnh viện để chụp phim kiểm tra và quyết định tháo bột cho an toàn, em nhé!", " Chào em, Tùy vào độ nặng và độ phức tạp của , cũng như tổng trạng người bệnh và các bệnh lý đi kèm mà thời gian hồi phục hoàn toàn ở mỗi người bệnh là khác nhau. Thời gian lành xương ở chân trung bình là khoảng 2-3 tháng. Để sớm hồi phục, người bệnh nên nghỉ ngơi nhiều, hạn chế vận động trong thời gian đầu sau khi phẫu thuật kết hợp xương, vẫn có thể tập co các cơ ở chân như bắp chân, ngón chân... khi đã bớt sưng đau nhiều và BS cho phép thì có thể tập đi lại từng chút một. Đối với gãy xương nói chung, trong vấn đề ăn uống không có kiêng cữ gì, ngoại trừ không nên hút thuốc lá vì thuốc lá làm giảm tỷ lệ lành xương, hạn chế uống rượu để tránh té ngã do say xỉn. Việc ăn uống nhiều thực phẩm có hàm lượng canxi cao (như hải sản) hay uống thêm thuốc/sữa bổ sung canxi thật ra không được chứng minh là làm tăng khả năng liền xương hay rút ngắn thời gian liền xương. Do đó tốt nhất vẫn là ăn uống đầy đủ chất là tốt nhất. Thân mến!", " Bạn thân mến, Trường hợp của bạn đứt dây thần kinh mác chung sẽ làm bàn chân và các ngón chân không gấp được phía mu chân. Vì đã mổ được 2 tuần nên cần giữ nẹp thêm đến đủ thời gian 3 tuần, sau 3 tuần bỏ nẹp thì có thể tập vận động chủ động và thụ động cổ chân và bàn chân nhằm kích thích sự mọc của các dây thần kinh và tránh teo cơ. Dây thần kinh mác chung đứt tùy vào vị trí mà thời gian phục hồi có thể dài hay ngắn. Nếu đứt càng cao phục hồi càng lâu. Tuy nhiên, việc khâu nối thần kinh tỉ lệ phục hồi không phải lúc nào cũng đạt được như mong muốn. Vì vậy, sau thời gian theo dõi, khoảng 6 tháng sẽ đành giá lại nếu không phục hồi, các bác sĩ sẽ làm phẫu thuật chuyển gân phục hồi ban đầu. Trân trọng! ThS.BS Nguyễn Văn Mỹ Anh Khoa Ngoại Chấn thương Chỉnh hình Bệnh viện Nhân dân 115 >>>", "Chào bạn, Vùng gót chân có ít mạch máu đến nuôi, lại chịu áp lực của toàn bộ trọng lượng cơ thể đè lên nên khó lành vết thương hơn các vùng khác. Thời gian trung bình để liền xương trong gãy xương gót là từ 1-2 tháng tuỳ cơ địa. Hiện tại chưa có bằng chứng cho thấy vết gãy đã lành, do đó bạn nên tránh các động tác chịu lực nhiều dễ làm tổn thương tái phát. Bạn có thể tập các bài tập gồng cơ, cử động khớp để tránh teo cơ cứng khớp và giúp vết gãy mau lành. Sau 1-2 tuần nữa nên tái khám, nếu bác sĩ điều trị xác định xương đã liền, bạn có thể tập đi bằng nạng chịu lực trên 1 chân và tăng dần độ chịu lực ở chân gãy. Nếu cảm thấy đau thì nên ngưng lại và đi khám lại bạn nhé! Thân mến.", "Chào bạn, Sau tổn thương gãy xương cần ít nhất 2 tháng để liền xương và từ 3-6 tháng để hồi phục lại sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, bất động do gãy xương có thể dẫn đến teo cơ, cứng khớp, ảnh hưởng tới vận động về sau - cách điều trị duy nhất là tập phục hồi chức năng tích cực. Do đó bạn nên tới BV có chuyên khoa Vật lý trị liệu để khám và tập theo hướng dẫn của BS chuyên khoa bạn nhé! Thân ái.", "Chào em, Thời gian trung bình lành xương là 4-6 tuần, tùy mức độ gãy xương, có nhiễm trùng hay không, có béo phì, bệnh tiểu đường, lớn tuổi, hút thuốc lá hay không...mà xương sẽ lành nhanh hơn hay chậm hơn. Người trẻ khỏe mạnh thì xương lành nhanh hơn. Khi chỗ gãy tạo lập can xương tương đối vững thì bác sĩ sẽ cho tháo bột, do vậy, đến mốc thời điểm 4 tuần (28-30 ngày), em cần tái khám lại chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình, chụp phim Xquang kiểm tra, sau đó bác sĩ mới quyết định em được tháo bột hay chưa, em nhé Thân mến.", "Gãy xương. - Nguồn: Internet. Chào em, Thời gian trung bình lành xương là 1 tháng, tùy mức độ gãy xương , có nhiễm trùng hay không, có béo phì, bệnh tiểu đường, lớn tuổi, hút thuốc lá hay không... mà xương sẽ lành nhanh hơn hay chậm hơn. người trẻ khỏe mạnh thì xương lành nhanh hơn người lớn tuổi. Trong thời gian bó bột, em đi lại không thấy đau chứng tỏ can xương (phần xương mới hình thành để nối 2 đầu xương gãy) đang tạo lập dần, nếu em tháo bột đi sớm thì có thể làm nứt gãy phần can xương còn mỏng manh này, gây di lệch xương, gây đau, khớp giả, khớp xấu… Do đó, cách tốt nhất là em đến khám lại chuyên khoa Chấn thương Chỉnh hình nơi đã bó bột cho em, chụp lại phim Xquang xem xương lành thế nào, rồi quyết định tháo bột hay chưa, có trường hợp tương đối ổn bác sĩ sẽ cắt bột xuống dưới gối cho em sinh hoạt dễ chịu hơn. Mặc dù còn bó bột thì em vẫn có thể tập gồng cơ trong bột được, việc này giúp máu lưu thông tốt và tránh teo cơ, em nhé. Thân mến.", "Chào bạn, Tổn thương vùng gối có khả năng năng chấn thương hoặc thậm chí đứt dây chằng chéo khớp gối. Tổn thương dây chằng - gân là một trong những tổn thương nặng nề nhất của đơn vị chấn thương chỉnh hình, thời gian hồi phục có thể kéo dài từ 6 tháng đến 2 năm sau phẫu thuật tùy vô mức độ tổn thương nặng hay nhẹ vị trí tổn thương nằm ở dây chằng hay gân chịu lực ít hay nhiều cho cơ thể. Nếu đã 2 tuần mà triệu chứng đau vẫn không hết, bạn hãy tái khám chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình để được chụp cộng hưởng (MRI) khớp gối khảo sát xem tình trạng dây chằng khớp gối có bị tổn thương hay không để có kế hoạch điều trị nhé bạn. Thân ái chào bạn.", "Mỹ An thân mến, Thời gian liền xương trung bình là khoảng 1-2 tháng, tuy nhiên để xương trở lại cấu trúc ban đầu (chắc, khỏe) thì phải mất nhiều tháng, quá trình này phụ thuộc vào nhiều yếu tố; tuổi càng trẻ thì khả năng liền xương càng tốt, người hút thuốc lá thì xương lành chậm hơn... Em , bó bột 5 tuần và BS tháo bột cho em chứng tỏ can xương lành tốt rồi, em nên tập đi trở lại để tránh teo cơ, cứng khớp. Thời gian đầu tập đi lại sẽ hơi đau, chân có thể hơi nề nhưng không sao cả, ngồi nghỉ sẽ bớt. Đầu tiên em tập đứng cân bằng trên 2 chân cho vững; tập gồng cơ cẳng chân xem còn đau không, sau đó tập lại dáng đi bình thường chịu lực đều hai chân, khi nào đi thấy chân đau nề là ngừng lại, ngồi nhớ kê chân cao tránh phù chân, không hút thuốc lá và rượu bia, nhớ ăn uống đầy đủ chất (đặc biệt là thực phẩm giàu canxi như hải sản, sữa...) và ngủ đủ giấc. Thân mến.", " Chào em, Trong quá trình bó bột gãy mâm chày, em vẫn có thể tập vật lý trị liệu cho chân gãy để tránh teo cơ, cứng khớp, nhưng không nên vội vàng đi lại chống chân gãy khi xương chưa lành, mà chỉ có thể tập gồng cơ trong bột, tập cử động các ngón chân nhẹ nhàng. Em nên ăn uống đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt canxi, kê chân cao để tránh phù; có thể dùng nạng để di chuyển nhưng cần thận trọng va đập, di lệch. Xương vẫn có thể lành tốt và trở lại sinh hoạt bình thường sau 3-6 tháng. Lịch hẹn 6 tuần của bác sĩ thường là để xem xương của em đã lành hẳn chưa và xem xét tháo bột, do đó em không nên quá lo lắng em nhé! Chúc em sớm lành! >>> >>>", "Chào em, Thời gian liền xương trung bình là khoảng 1-2 tháng (4-8 tuần), quá trình này phụ thuộc vào nhiều yếu tố; tuổi càng trẻ thì khả năng liền xương càng tốt, người hút thuốc lá thì xương lành chậm hơn... Để đánh giá can xương mọc tốt chưa thì bác sĩ sẽ chụp lại phim X-quang xương - khớp để khảo sát chứ không dựa vào triệu chứng đau của bệnh nhân vì nó không chính xác để biết can xương lành tốt hay không. Khi gãy xương, triệu chứng đau chỉ xuất hiện thời gian đầu, hết đau chưa phải là xương đã liền chắc. Do đó, tại thời điểm 4 tuần, em cần đến bệnh viện để kiểm tra lại, nếu can xương lành tốt thì bác sĩ sẽ tháo bột cho em. Để xương lành nhanh, đặc biệt là vùng mắt cá, em nên đi lại vừa phải (tức là không ở yên trên giường, cũng không vận động quá mức), tránh đứng lâu, ngồi nhớ kê chân cao tránh phù chân, không hút thuốc lá và rượu bia, nhớ ăn uống đầy đủ chất (đặc biệt là thực phẩm giàu canxi như hải sản, sữa...) và ngủ đủ giấc." ]
Thưa bác sĩ, em mang thai tháng thứ 2. Chị gái em khi mang thai bụng và đùi chằng chịt những vết rạn nên em lo lắm. Em muốn bôi kem ngừa rạn da thì có được không? Giai đoạn thai kỳ thứ mấy chị em có thể xoa kem chống rạn? Nếu xoa trực tiếp lên bụng bầu có ảnh hưởng đến thai nhi? Những dấu hiệu mẹ bầu nên ngừng sử dụng và đến gặp bác sĩ? Em cảm ơn bác sĩ đã giải đáp.
[ " Chào bạn Thanh Nhàn, Từ tháng thứ 2, bắt đầu xuất hiện những vết bạn nghĩ là rạn da, bạn có thể sử dụng những loại kem dưỡng ẩm và ngăn ngừa nguy cơ gây rạn da. Bạn có thể thoa và massage nhẹ nhàng để ngăn ngừa tình trạng rạn da phát triển. Những sản phẩm dùng cho phụ nữ mang thai có thể thoa trực tiếp lên bụng bầu. Nếu khi thoa thấy xuất hiện những mụn nước, ngứa hoặc những chấm li ti sờ vào không láng mịn, đó là dấu hiệu không dung nạp, bạn nên ngừng sử dụng và gặp bác sĩ để điều trị tình trạng gây kích ứng, từ đó lựa chọn một sản phẩm khác có thể thích hợp hơn cho bạn. Thân mến." ]
[ "Em\r\nTrúc thân mến, BS\r\nkhông nhìn thấy trực tiếp sang thương cùng đùi của bé nên BS không thể đưa ra\r\nchẩn đoán xác định và hướng điều trị thích hợp cho bệnh của bé được em nhé. Nhưng\r\ntrường hợp này có thể gặp trong các bệnh lý như , viêm da dị\r\nứng do độc tố của côn trùng, chốc lở, Zona,…em nên đưa bé đến BV Nhi Đồng hoặc\r\nBV Da Liễu khám và điều trị. Trong\r\nkhi chưa có chẩn đoán xác định thì em không nên lạm dụng thuốc thoa như trên để\r\nthoa cho bé nha, vì có thể làm teo da nhưng bệnh tình của bé thì không khả quan\r\nhơn.", "- nguồn internet Bạn Tú thân mến, Theo quy định của chương trình (UV) cho thai phụ như sau: Thai phụ hoàn toàn chưa được tiêm phòng uốn ván thì hẹn tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 1 tháng và trước sinh ít nhất 15 ngày. Nếu thai phụ đến đăng ký sớm thì tiêm mũi đầu vào tháng thứ 4 hoặc 5 và mũi thứ hai sau đó 1 tháng. Vaccine UV khi tiêm cho phụ nữ có thai không chỉ bảo vệ bệnh uốn ván cho mẹ mà còn phòng uốn ván sơ sinh cho con. Sau khi tiêm Vaccine UV, kháng thể hình thành sẽ truyền cho thai nhi để bảo vệ cho trẻ trong khi sinh và sau sinh vài tháng. Phản ứng phụ của vaccine phòng ngừa bệnh uốn ván : - Các phản ứng phụ thường nhẹ và khu trú tại nơi tiêm. - Có thể xuất hiện quầng đỏ, sưng đau tại chỗ tiêm, sốt 38 -39°C. Các triệu chứng nói chung là nhẹ và tự mất đi. - Đôi khi thấy nổi hạch ở nơi tiêm, nhưng rất hiếm gặp. Hiện tượng thâm nhiễm có thể giảm khi dùng băng ép lạnh. Bạn an tâm và nên tiêm nhắc mũi 2 ngay bây giờ để được bảo vệ cho cả 2 mẹ con trong khi sanh. Không có cơ sở để nói tiêm vaccine ở thời điểm này là gây sanh non, bạn nhé.", "Mẹ nên hạn chế sử dụng sản phẩm làm trắng da để không ảnh hưởng sữa cho con bú Chào em, Hiện tại chưa có đủ dữ liệu an toàn khi sử dụng sản phẩm này trong thời gian mang thai, cho con bú. Một số trang bán hàng dựa vào thành phần của sản phẩm này, cũng cho rằng nó \"lành tính\" giống như em, nên \"nghĩ rằng\" có thể dùng được trong thời gian cho con bú. Tuy nhiên, hiện không có 1 nghiên cứu nào về tính an toàn của nó đối với trẻ bú mẹ và sự ảnh hưởng đến chất lượng sữa ra sao. Cho nên, tùy vào sự lựa chọn của cá nhân em, nếu muốn đảm bảo an toàn sức khỏe tuyệt đối cho bé thì không nên sử dụng chúng. Thân mến.", "- nguồn internet Chào em, Eosine 2% là dung dịch màu đỏ, có tính sát khuẩn, bôi các sang thương ngoài da để phòng và chống bội nhiễm. Có thể sử dụng Eosine 2% để giảm viêm trong giai đoạn cấp của , nhưng với những sang thương chàm khô, không bội nhiễm thì kem có Corticoide có tác dụng tốt hơn. Eosine 2% có thể thoa cả những sang thương chàm ở chỗ nhạy cảm.", " Những người có làn da nhạy cảm hay da bị tổn thương do nám, sạm da thường là to tia UV, tức là do bởi ánh sáng nhiều hơn. Những người có cơ địa da dễ tăng sắc tố, sạm, tàn nhang khi tiếp xúc với không khí ô nhiễm sẽ làm da dễ kích ứng. Tình trạng kích ứng kéo theo sạm da nặng hơn. Tuy nhiên, phải có thời gian lâu dài tiếp xúc với chất gây ô nhiễm mới gây kích ứng da. Khi tiếp xúc với không khí ô nhiễm, ngoài việc phải trang bị cho bản thân khẩu trang tốt thì việc bảo vệ da dưới tác động của ánh nắng mặt trời, ô nhiễm không khí, thì các bạn nên thoa những loại kem chống nắng thì cản trở tia UV làm tổn thương da. Bên cạnh đó, có thể sử dụng kem có chứa chất chống quá trình oxy hóa, sản phẩm chứa vitamin E, vitamin C, polyphenol, vitamin B… Thân mến.", "Chị\r\nYến thân mến, nên hạn chế sử dụng thuốc để tránh ảnh hưởng đến thai nhi, đặc biệt\r\nlà trong 3 tháng đầu tiên. Bác sĩ kê đơn cho chị các thuốc dùng ngoài da và\r\ndiphenhydramin là kháng histamin chống dị ứng đường uống. Thông thường các thuốc\r\nbôi ngoài da chỉ có tác dụng tại chỗ, ít thấm vào máu nên chị có thể yên tâm sử\r\ndụng. Riêng\r\ndiphenhydramin là thuốc uống, theo phân loại an toàn thuốc của Cơ quan Quản lý\r\nThực phẩm – Dược phẩm Hoa Kỳ, diphenhydramin được xếp loại B – không có tác dụng\r\nphụ ở thai nhi động vật, dữ liệu nghiên cứu trên người chưa đầy đủ (loại A là\r\nan toàn, loại X là chống chỉ định). Một số tài liệu cho thấy phenhydramin sử dụng\r\ncuối thai kỳ có thể gây co thắt cơ trơn tử cung, ngoài ra sử dụng liên tục\r\ntrong 2 tuần trước sinh có thể gây xơ hóa võng mạc cho trẻ… Thuốc được cân nhắc\r\nsử dụng trong trường hợp lợi ích vượt trội so với nguy cơ. Theo AloBacsi, để đảm bảo an toàn cho bé chị không nên uống diphenhydramin mà chỉ sử dụng các\r\ndạng thuốc ngoài da để giảm bớt triệu chứng khó chịu của chàm. Chúc\r\nchị sức khỏe. Th.S Dược Trần Thị Lạc\r\nDiệp /\r\nHasan – Dermapharm", " Chào em, Em không nói rõ em bị đã bao lâu, nếu mới bị trong vòng 2-3 tháng thì có thể dùng 1 loại thuốc để sẹo mỏng hơn. Còn nếu trễ quá thì sau này phải . Em có thể đến khám ở BV Mắt Kỹ thuật cao Phương Nam vào các buổi sáng 2-4-6 để gặp tôi khám và tư vấn thêm cho em. Khi đến thì có thể nói là BS Phương Thu cho số hẹn khám số 6. Thân mến! Trích trong: TS.BS Trần Thị Phương Thu ", "Cần cẩn trọng khi sử dụng mặt nạ lột, tránh những nguy hiểm không đáng có gây ảnh hưởng đến sức khỏe của làn da Chào bạn, Sạm da xảy ra yếu tố vật lý như cháy nắng, rám nắng ở những vùng hở bộc lộ với ánh sáng mặt trời mà không được bảo vệ, cũng có thể là sạm da sau viêm, do hành vi lột mặt nạ gây tổn thương do cho lớp mỏng và nhạy cảm ở mặt. Tuy nhiên, một số trường hợp sạm da có thể xảy ra do rối loạn nội tiết, do thuốc hoặc thiếu một số vi chất. Để hạn chế sạm da tiến triển, trước tiên bạn nên hạn chế việc làm tổn thương thêm da mặt, tránh lột mặt nạ, tránh sử dụng mỹ phẩm gây kích ứng, nên tránh nắng tuyệt đối kể cả khi ở trong nhà. Bạn có thể tới khám BS da liễu để BS đánh giá mức độ sạm da để xem xét kê thuốc bôi hoặc can thiệp laser bạn nhé!", "Hồng thân mến, Em sử dụng thuốc ngừa thai tức là đưa một lượng tiết tố vào cơ thể. Có người không xuất hiện mụn khi sử dụng thuốc ngừa thai khẩn cấp nhưng một số người có cơ địa nhạy cảm với nội tiết ngoại sinh từ bên ngoài đưa vào và nổi mụn, tuy nhiên rất hiếm gặp. Trường hợp em nổi mụn nhiều và da đen sần sùi, em có thể kiểm tra xem mình có thai hay không, vì có thể thụ thai trước khi sử dụng thuốc ngừa thai. Khi có thai thì việc thay đổi nội tiết sẽ xuất hiện tình trạng da sẽ tiết nhiều bã nhờn hơn và xuất hiện nhiều mụn là chuyện bình thường. Nếu em không có thai em có thể khám tại các phòng khám chuyên khoa Da liễu để các BS cho thuốc uống và thoa phù hợp. Lúc này, chưa xác định rõ có thai hay không thì em cũng không nên sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, để tránh ảnh hưởng đến thai trong những tháng đầu (nếu đã có thai). Trân trọng.", "Như Ngọc thân mến, Theo định nghĩa, mỹ phẩm là những sản phẩm sử dụng an toàn cho con người, không gây các tác dụng kích ứng có hại cho da. Trong trường hợp em đang mang thai, những sản phẩm dưỡng thể của St.Ives, dưỡng môi Vaseline có thể dùng được trong thai kỳ. Bác sĩ khuyên em nên sử dụng kem chống nắng và dưỡng ẩm da nhẹ nhàng. Em có thể dùng các loại kem chống nắng có trên thị trường; về dưỡng da em có thể dùng các thành phần có dưỡng chất, nguồn gốc từ thiên nhiên sẽ an toàn cho thai kỳ. Trong quá trình mang thai, do sự thay đổi nội tiết tố nên da có thể nhờn hơn, tăng tiết tuyến bã nhiều hơn, do đó em nên dùng các loại dưỡng ẩm, dưỡng thể cấu trúc nhẹ, không bết dính để cho da cảm giác dễ chịu. Có thể tẩy trang và tẩy tế bào chết vào buổi sáng giúp da thông thoáng. Chúc em có làn da đẹp trong thai kỳ. Trân trọng.", "Chào Huyền Trang, Thuốc em đã dùng điều trị mụn là một loại thuốc có khả năng sinh quái thai cao. Do đó, trước khi dùng BS cũng cần thận trọng, không sử dụng thuốc này cho những phụ nữ có thai hoặc sắp sửa dự định có thai. Theo khuyến cáo em cần ngưng sử dụng thuốc trước khi có thai ít nhất 1 tháng. Theo thư em ngưng sử dụng thuốc hơn 1 tháng rồi thì em yên tâm, thuốc sẽ không ảnh hưởng đến thai nữa. Thân mến!", "Chào em, Theo em mô tả, có thể những “vết bầm” đó là do rạn da trong\r\nlúc mang thai và chúng tồn tại đến bây giờ. Em yên tâm, nếu đúng là do rạn da thì chúng không nguy hại gì đến sức khỏe của\r\nem cả, chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ thôi và cũng không có thuốc để điều trị hiệu\r\nquả, nhưng em có thể dùng các loại kem (Happy Event) để thoa xem có giúp cải thiện\r\nđược phần nào không em nhé!", " Bạn thấy xuất hiện màu trắng trông như dây thừng trên da nhưng ở những vùng nào, nếu ở vùng bụng, hông, đùi, ngực thì đa phần đó là tình trạng rạn da vì đa phần cơ thể bắt đầu tăng trọng, da bắt đầu giãn ra khi em bé phát triển. Đặc biệt, những vết rạn đó xuất hiện vào những tuần thứ 12 tức là vào tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ, lúc này em bé bắt đầu phát triển nhanh về trọng lượng nên những vết bạn thấy như vậy đó là dấu hiệu của rạn da. Khi bắt đầu là những vết mảnh nhỏ, trắng, dần dần sẽ sậm màu hơn, lớn hơn, dài hơn và bắt đầu xuất hiện nhiều hơn. Như vậy, bạn đã có sớm có nguy cơ rạn da rồi nên bạn cần nhanh chóng có những biện pháp để hạn chế những tình trạng này bằng những sản phẩm dưỡng da, giữ ẩm cho làn da để tăng độ đàn hồi, độ co giãn và độ săn chắc, có thể thoa và massage nhẹ nhàng để làn da được mềm mịn, hạn chế tình trạng rạn da tiếp theo. Thân mến.", "Chào em, Hiện tại, L - cystein và kẽm acnacare chưa có thông tin đầy đủ hoặc chưa được phân loại về nguy cơ khi sử dụng trong thai kỳ, do đó hai thành phần này hiện vẫn nằm trong cảnh báo \"cẩn trọng\" và \"chống chỉ định\" tự ý dùng trong thai kỳ. Để mang thai an toàn, tốt hơn hết là em cần ngưng tất cả các sản phẩm làm đẹp da, trị mụn ít nhất 1 tháng rồi hãy thả bầu, đặc biệt nếu có sử dụng sản phẩm có chứa thành phần Isotretinoin thì cần ngưng sử dụng tối thiểu 3 tháng (tính từ khi sử dụng liều cuối cùng).", "Mến chào em Yến Nguyễn, Để tái tạo lại làn da, giúp cho da trẻ hóa, hoặc để điều trị\r\nsẹo mụn, tàn nhang, nốt ruồi… BS thường ứng dụng tia Laser vào để điều trị. Công nghệ tia Laser hiện đang được áp dụng rộng rãi vào y\r\nhọc trên toàn thế giới, vì nó có nhiều ưu điểm, hoàn toàn không gây tổn thương\r\nđến mô lành xung quanh, chỉ có tác dụng tại chỗ. Sau điều trị da tại vùng tổn\r\nthương được tái tạo lại rất tốt, không có tác dụng phụ…nên sẽ không ảnh hưởng\r\ngì đến thai, vả lại em đã điều trị cách khi có thai 2 tháng rồi thì em có thể\r\nyên tâm." ]
Thưa BS, Em năm nay 28 tuổi, bị ung thư tế bào nuôi và đã điều trị 9 đợt đa hóa chất, cách đây hơn 2 năm. Em vẫn đi tái khám định kỳ, mọi thứ đều ổn. Vậy thưa BS thời gian tới đây em có thể có thai được không? Trong thời gian mang thai, em có cần tái khám bên Ung bướu không, hay chỉ cần khám với BS Sản khoa là được? Em cảm ơn BS!
[ "Chào em, Tiền căn em bị (đây là một dạng Choriocarcinoma), đã điều trị hóa chất đủ liều, em nên tiếp tục tái khám định kỳ. Thời gian tới em vẫn có thể có thai, tuy nhiên trước khi có thai em phải đến tư vấn ở BS Sản khoa và BS Ung bướu. Bệnh nhân ung thư vú mặc dù điều trị hóa trị rồi vẫn có thể có thai và có con được. Thân mến. Trích từ: BS.CK2 Nguyễn Ngọc Anh Trưởng khoa Ung bướu và Y học hạt nhân, BV Nhân dân 115" ]
[ "Chào bác sĩ,\r\n\r\nEm đi khám tiền sản tại khoa phụ sản BV ĐHYD TPHCM, bác sĩ cho em làm xét nghiệm máu và kết luận em bị nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma. Bác sĩ không cho em uống thuốc mà chỉ khuyên em tạm thời chưa nên có thai, về ăn uống nhiều loại chứa vitamin C, 02 tháng sau quay lại làm xét nghiệm. Em nên làm gì để nhanh chóng hết bệnh này? (em đã bị sảy thai một lần cách đây 03 tháng). Em có cần phải đến bệnh viện Nhiệt đới để khám và điều trị không ạ?\r\n\r\nCám ơn bác sĩ! (Sau Bui - [email protected]) Chào em, nguy hiểm nếu ở người suy giảm miễn dịch và nếu nhiễm trong lúc mang thai thì có thể truyền sang thai nhi gây sẩy thai, dị tật hoặc nhiễm Toxoplasma bẩm sinh. Em chưa nói rõ kết quả xét nghiệm IgM và IgG về Toxoplasma thế nào để biết mới nhiễm hay nhiễm đã lâu. Tạm thời em nên theo lời khuyên của BS 2 tháng sau trở lại thử máu lại. Không phải tất cả các trường hợp nhiễm Toxoplasma đều phải điều trị. Thân ái chào em! BS-CK1 Hoàng Bích Hồng - ", "Chào bạn, Dựa theo kết quả sinh thiết hạch mà bạn cung cấp thì bệnh của mẹ bạn chưa khỏi hoàn toàn, và có hiện tượng tái phát. Tế bào ung thư có thể rời khỏi vị trí ban đầu, đi vào máu, bám vào một nơi khác để tiếp tục phát triển gây ra di căn xa. Trường hợp này được xem là một bệnh lý của hệ thống, nên phương pháp điều trị sẽ là hoá trị hoặc liệu pháp hormone. Tiên lượng bệnh phụ thuộc vào đáp ứng đối với thuốc của khối u. Bạn nên đưa mẹ quay lại bệnh viện chuyên khoa Ung Bướu để tiếp tục điều trị bạn nhé! Thân mến.", "Chào em, Có thai sau mổ hay có trong vài ngày trước mổ thì cũng không sao, vì cơ thể có cơ chế tự bảo vệ em ạ. Em đừng quá lo lắng ảnh hưởng sức khỏe em nhé. Em nên cố gắng giữ sức khỏe và khám thai định kỳ, khi thai đủ tuần tuổi em có thể làm xét nghiệm sàng lọc dị tật thai trước sinh. Thân mến,", "Hình ảnh minh họa. Nguồn Internet Chào bạn Hồng Minh, Bạn không nên mang thai ngay sau và\r\nxạ trị bởi vì quá trình này đều ảnh hưởng đến gen và do đó sẽ ảnh hưởng đến vấn\r\nđề thai (dị tật…). Bạn cần phải xin ý kiến BS chuyên khoa trước khi mang thai. Thân ái. AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí Trích nội dung:", "Viêm đại tràng tái phát khi đang mang thai, em phải làm sao? (Ảnh minh họa) Chào em, Trường hợp của em rất cần loại trừ .\r\n Tuy nhiên, để chẩn đoán xác định và loại trừ các bệnh lý khác ở đại \r\ntràng, em cần khám đúng chuyên khoa Tiêu hóa và nội soi đại tràng. Hiện tại, em tuyệt đối không nên dùng nhiều thứ \r\nthuốc, không tốt cho sức khỏe của em và nhất là thai nhi. Em nên thu xếp\r\n đi khám chuyên khoa Nội Tiêu hóa sớm để ngừng việc đi ngoài liên tục. Khi\r\n đi khám, em nhớ nói về tình trạng đang mang thai của mình để BS cho \r\nthuốc không ảnh hưởng đến em bé. Có lẽ, sau khi sanh xong, em phải nội \r\nsoi đại tràng để tầm soát bệnh triệt để hơn. Thân mến!", "- nguồn internet Chào em Linh, Những vấn đề em đang lo lắng và thắc mắc cũng là những điều mà bất kỳ bệnh nhân ung thư (K) và người nhà vẫn thường hỏi các BS. Điều đầu tiên BS có thể nói với em là bệnh K nói chung không chữa khỏi hoàn toàn, các phương pháp hiện nay chỉ là loại bỏ tế bào K tại chỗ (mà BS phẫu thuật xác định được), xạ trị cũng vậy, hóa trị giúp diệt nốt các tế bào K còn sót sau phẫu thuật, xạ trị và các tế bào K đang trôi đi đâu đó…, tất nhiên chỉ là kéo dài cuộc sống. Vấn đề bây giờ là mẹ em cần điều trị và tái khám theo hẹn của BS (kết hợp xạ trị hay không còn tùy phác đồ điều trị), kèm điều trị tốt các bệnh lý khác nếu có như tăng huyết áp, đái tháo đường…, có chế độ dinh dưỡng hợp lý, và quan trọng hơn cả là tinh thần thật thoải mái, lạc quan (đây là điều mà không phải bệnh nhân K nào cũng làm được). Nếu điều trị và áp dụng tốt các điều BS kể trên thì với căn bệnh K vú giai đoạn đầu (chưa di căn hạch…), có thể kéo dài đời sống trên 5 năm. Thực tế, đã có những bệnh nhân K vú sống trên 10 - 15 năm, đôi khi bệnh nhân lại “ra đi” vì bệnh lý khác (như nhồi máu cơ tim hay tai biến mạch máu não…) do không điều trị tốt các bệnh lý mạn tính kể trên. Hãy lạc quan lên em, luôn ở bên cạnh, động viên mẹ tuân thủ điều trị, bồi dưỡng cho mẹ sau mỗi đợt hóa trị (vì sẽ mệt, nôn, ăn kém, thiếu máu,…). Chúc mẹ em có nhiều sức khỏe.", "Hình minh họa Chào em, Em đang điều trị với\r\nTenofovir thì có thể mang thai được, vì cho đến nay tại VN thì đây là thuốc có\r\ntính an toàn khá cao đối với thai phụ và thai nhi. Em nên đến khám thai với BS chuyên khoa sản phụ\r\nkhoa để đánh giá lại toàn bộ cho em, tải lượng virus, HBeAg và AntiHBe, chức\r\nnăng gan và các cơ quan khác...từ đó BS sẽ cùng em lên kế hoạch mang thai và\r\nsinh nở an toàn nhất cho em và con. Thân ái.", "Chào em. Qua mô tả của em, sức khỏe của mẹ em sau ca mổ là tạm ổn (trước mắt chỉ kết luận là tạm ổn thôi nha em). Phẫu thuật triệt để là cắt sạch khối tế bào ung thư tại chỗ, còn mầm bệnh K hay không thì BS chưa thể kết luận chắc chắn. Mẹ em cần được theo dõi kỹ bởi BS chuyên khoa ung bướu. BS không nắm được kết quả giải phẫu bệnh của khối u và không biết các tính chất kèm theo (kích thước, di căn, xâm lấn mô và cơ quan lân cận...) nên khó mà tiên lượng % thời gian sống sau 5 năm. Thời gian xạ trị (nếu có phối hợp) bao lâu (số lần và số lượng) còn phụ thuộc vào phân độ K, tình trạng sức khỏe của mẹ em... Tóm lại, trên một bệnh nhân bị K, khi đã được điều trị (phẫu thuật, , hay phối hợp) thì phải luôn được theo dõi sát bởi các BS chuyên khoa ung bướu. Tiên lượng thời gian sống chỉ là bài toán mang tính xác suất thôi, em à. BS chúc mẹ em nhiều sức khỏe.", "Phụ nữ có thể mang thai thì thuốc trong cơ thể được đào thải hết Chào bạn, Các thuốc bạn đã sử dụng có thời gian bán thải ngắn nên sau khoảng thời gian 2 tuần hầu như thuốc đã được đào thải hết khỏi cơ thể, bạn có thể mang thai an toàn bạn nhé! Thân mến.", " Chào bạn, Đối với các lâu năm, thông thường là những khối bướu lành tính, việc phẫu thuật giải quyết khá đơn giản và có thể xuất viện trong ngày. Bạn có thể đến bất kì BV nào thuận tiện, tốt nhất là BV có chuyên khoa ung bướu để được BS xem xét và chỉ định, bạn nhé! Thân mến! ", "Chào bạn, AloBacsi xin chia sẻ nỗi buồn và lo lắng của bạn. Ở độ tuổi 40, khả năng thụ thai sẽ khó hơn và cũng sẽ có nhiều nguy cơ hơn cho cả mẹ và bé, tuy nhiên bạn vẫn có thể sinh thêm nếu muốn. Về bệnh ung thư máu thì không hẳn là cháu đầu bị thì cháu thứ 2 cũng bị như vậy, dù nguy cơ có thể tăng nhẹ hơn so với các trẻ khác nhưng khả năng mắc bệnh vẫn rất thấp. Việc bạn đã điều trị lao trước đó không liên quan đến bệnh máu của bé. Tuy nhiên, nếu quyết định có thai, bạn và cả chồng bạn nên đi khám kiểm tra về sức khỏe sinh sản, BS sẽ tư vấn cụ thể cho 2 bạn. Chúc bạn sớm có tin vui!", " Chào em, Theo mô tả thì BS đang điều trị cho em chỉ dẫn như vậy là đúng rồi vì phụ nữ đang mang thai không nên uống thuốc nếu không thật sự cần thiết, do đó em không nên mổ lúc này. là u ngoài da mắt không ảnh hưởng đến bên trong mắt nên em có thể để sau khi sinh điều trị cũng được. Nó không ảnh hưởng đến sức khỏe của em và thai nhi nên em yên tâm tuân thủ theo chỉ dẫn của BS em nhé. Thân mến! ", "Em Thúy thân mến, Việc theo dõi thai trứng sau nạo rất quan trọng, cần theo\r\ndõi nồng độ beta hCG mỗi tuần đến khi âm tính ba tuần liên tiếp, sau đó mỗi\r\ntháng một lần trong 6 tháng. Trong năm tiếp theo, cứ 2 tháng định lượng 1 lần,\r\ntheo dõi liên tục trong vòng 2 năm, sau 2 năm nếu nồng độ beta - hCG bình thường\r\nem có thể mang thai trở lại. Ngoài ra, còn cần dựa vào kết quả giãi phẫu bệnh lý thai trứng nữa (lành tính\r\nhay ác tính), em nên tiếp tục theo dõi theo hướng dẫn của BS điều trị, khi bệnh\r\nổn định BS sẽ thông báo cho em có thai. Thân chào em!", "Chào bạn Trang, Mẹ bạn bị ung thư buồng trứng, sau khi đã cắt bỏ thì được hóa trị, sau đó, có thể bệnh nhân bị tái phát sau 4 tháng. Trường hợp này vẫn phải điều trị trở lại, đương nhiên phác đồ lần này sẽ khác phác đồ lần trước. Thông thường trong điều trị ung thư, một phác đồ dưới 6 tháng mà đã tái phát thì phác đồ đó không hiệu quả, vì vậy BS sẽ phải áp dụng phác đồ khác cho mẹ bạn. Do đó bạn nên đưa mẹ đến BV để điều trị tiếp tục. Bạn, em gái bạn và con gái của bạn có yếu tố nguy cơ bao nhiêu phần trăm thì chúng tôi không được nắm rõ nhưng đối với ung thư buồng trứng thì có tỷ lệ di truyền từ 7-12% (con số này vẫn chưa được thống nhất). Tuy nhiên khi có người nhà bị ung thư, và ung thư có yếu tố di truyền thì bạn nên có kế hoạch tầm soát chứ không nên chỉ chăm chú vào tỷ lệ phần trăm ít hay nhiều. Cần làm những xét nghiệm nào để tầm soát thì bạn nên đến BV để BS hướng dẫn cụ thể cho bạn nhé. Thân mến. Trích từ: BS.CK2 Nguyễn Ngọc Anh Trưởng khoa Ung bướu và Y học hạt nhân, BV Nhân dân 115", "Chào em Huong Dinh, Trước hết em nên xem lại chẩn đoán chính xác bệnh của em là\r\nu gì, u lành tính hay ác tính, vì qua thư em có trình bày, BS  “chẩn đoán\r\nkhối u ăn thâm vào trực tràng”, có kết quả giải phẫu bệnh lý của u này chưa…? Do đó, tốt nhất em nên trao đổi trực tiếp với BS điều trị. Nếu\r\nlà thì em có thể có thai sau khi điều trị thuốc trên và khi có\r\nthai thì sức khỏe của em và thai nhi vẫn phát triển bình thường. Thân mến!" ]
Gửi AloBacsi, Cháu là nữ, 22 tuổi. Mấy tháng nay cháu thường xuyên bị tiêu chảy mặc dù ăn uống bình thường, có khi ăn đồ lạ là lại bị. Có khi 2 ngày không đi cầu, có khi trong một ngày cháu đi hơn 2 lần. Cháu hay bị chướng bụng, đau râm ran trong bụng rồi lan ra hai bên hông và sau lưng nhưng không đau cả ngày mà chỉ đau theo từng cơn. Một tuần nay ngay cả lúc không đi cầu cháu còn bị ra máu ở hậu môn. Cháu thường xuyên mệt mỏi, mất ngủ vì nhức mỏi chân tay và chán ăn. Dù cháu cố ăn nhưng chỉ được một ít là thấy no và lại chướng bụng. Thêm nữa cháu còn bị sốt nhẹ vào tầm 3h, hoặc 4h chiều, có khi là buổi sáng, chỉ sốt một lúc rồi lại thôi. Cháu ở một mình nên không biết hỏi ai, cháu cũng không có điều kiện đi khám. Cháu có đọc trên báo mạng thấy “ra máu hậu môn là bị trĩ” nhưng cháu lại không đau. Cháu mong nhận được tư vấn của BS ạ. Cháu xin cảm ơn AloBacsi. .
[ "Chào em, bao gồm trĩ nội và trĩ ngoại, trĩ\r\nnội thường không đau, vì vậy không thể dùng triệu chứng không đau để loại trừ\r\nbệnh trĩ. Đọc mail của em tôi nhận thấy em có đi\r\ncầu ra máu là một dấu chứng của xuất huyết tiêu hóa dưới. Xuất huyết tiêu hóa dưới có nhiều\r\nnguyên nhân mà nguyên nhân thường gặp nhất là trĩ xuất huyết, kế đến là nứt hậu\r\nmôn (nứt hậu môn thường rất đau vùng hậu môn), viêm loét đại trực tràng, bướu\r\nđại trực tràng. Tùy vào tính chất của phân cũng như những dấu chứng lâm sàng\r\nkèm theo mà có thể định hướng nguyên nhân. Vì vậy tôi không thể đưa ra chẩn\r\nđoán chỉ với những chi tiết trên, cần phải kết hợp với thăm khám lâm sàng. Ngoài triệu chứng đi cầu ra máu em còn\r\ncó biểu hiện của bệnh lý đại tràng, như đau quặn bụng, chướng hơi, lúc tiêu\r\nchảy, lúc táo bón. Những dấu chứng này kèm với triệu chứng đi cầu ra máu là một\r\ndấu hiệu báo động cần phải đến BV để kiểm tra. Em nên sắp xếp thời gian đến BV khám BS\r\nchuyên khoa Nội tiêu hóa càng sớm càng tốt vì sức khỏe là vàng em nhé." ]
[ "(Khanh Ly - Tân Bình, TPHCM) Trả lời: Bạn thân mến, Tiêu chảy là tiêu phân có nhiều nước từ 3 lần trở lên trong ngày. Phần lớn nguyên nhân gây tiêu chảy là do: uống phải nước nhiễm bẩn, giữ vệ sinh kém, bị nhiễm khuẩn hoặc do thuốc gây ra. Tiêu chảy có thể dẫn đến suy dinh dưỡng do thức ăn qua ruột quá nhanh, cơ thể không sử dụng chúng làm năng lượng được, do người bệnh ăn ít vì giảm cảm giác ngon miệng. Khi bị tiêu chảy cơ thể mất nhiều nước, nếu mất nước mức độ nặng sẽ gây nguy hiểm, thậm chí tử vong. Mặc dù trong thời gian tiêu chảy quá trình hấp thu thức ăn có giảm hơn bình thường nhưng vẫn hấp thu qua ruột 60%. Do đó chế độ ăn uống cần lưu ý: - Bạn uống thật nhiều nước để bù lại lượng dịch đã mất qua đường tiêu hóa. Tốt nhất là dùng gói oresol (một gói pha 1 lít nước chín để nguội). Uống dung dịch này từng ngụm và thường xuyên, càng nhiều càng tốt. - Nên dùng sữa có ít hoặc không có lactose. - Ăn nhiều hơn những loại thực phẩm sau đây: Trái cây như lê hoặc táo bỏ vỏ, yến mạch, khoai tây chứa nhiều chất xơ hòa tan giúp hút bớt nước trong ruột làm giảm triệu chứng tiêu chảy; nước ép đào, lê, táo, nho tốt cho sức khỏe nói chung; chuối, khoai tây chứa nhiều kali giúp bù lại lượng kali đã mất qua ruột. - Không nên dùng các thực phẩm: Các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn chiên xào bằng bơ hoặc mỡ heo, xúc xích, các loại hạt, bánh mì trắng, cà phê, nước giải khát có gaz, sôcôla có chứa caffein. BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo", " Chào em, Khi bị lâu ngày phân trở nên cứng vì vậy khi đi tiêu có thể làm trầy xước, rách hậu môn và lâu ngày sẽ tạo nên mảnh da thừa như trên. Em nên ăn nhiều rau, uống nhiều nước để việc đi tiêu được dễ dàng hơn. Các triệu chứng của bệnh trĩ thường gặp: đi cầu ra máu, khi rặn hay khi làm việc nặng, khi ho (tăng áp lực ổ bụng) sẽ có khối lồi ra ngoài, khối này có thể tự thụt vào hoặc phải dùng tay đẩy vào. Nếu em có các triệu chứng trên thì em nên đến BS Nội tiêu hóa để được điều trị. Thân mến! ", " Chào bạn, Nếu như bạn vẫn thường hay , đi cầu phân cứng, phải rặn nhiều, mỗi lần đi vệ sinh thường ngồi lâu, nay xuất hiện một khối ở hậu môn, tăng kích thước khi rặn, có thể tự thụt vào khi đứng lên hoặc phải dùng tay nhét vào, và có khi cũng không thể đẩy vào được (trĩ độ 4), có thể tiêu phân máu đỏ tươi nhỏ giọt sau khi thải một khối phân rắn cứng thì nhiều khả năng đây là búi trĩ. Những trường hợp khác cũng có khối bất thường xuất hiện ở ngay lỗ hậu môn gồm polyp, thịt dư... còn những trường hợp có khối bất thường xuất hiện ở cách lỗ hậu môn có thể là mụn nhọt, áp xe cạnh hậu môn... Do đó, nếu BS chỉ mới hỏi bệnh bạn vài câu và chưa khám cho bạn mà đã quyết định mổ là hơi vội vàng, theo tôi bạn nên đến khám lại một BS chuyên khoa Tiêu hóa uy tín khác, bạn nhé. Thân mến!", "BS ơi, Em đi ngoài rất khó, khi đi lúc đầu thì dễ, phân còn ra nhưng càng về sau càng khó, phải rặn lắm mới được, thậm chí phân không ra. Phân sệt sệt kèm nhầy, bọt khí, không thành khuôn. Đi xong có cảm giác phân còn ở cửa hậu môn. Em đi tiểu, thỉnh thoảng cũng thấy nước tiểu không ra hết, cứ phải rặn, có khi không ra được.\r\n\r\nMong BS của AloBacsi xem giúp bệnh tình, em bị vậy hơn 1 năm rồi ạ, rất khó chịu.\r\n\r\nCảm ơn BS. (Phạm An, 18 tuổi) - nguồn internet An thân mến, Triệu chứng đi cầu khó, cảm giác có thể gặp ở bệnh trĩ, u bướu, polip đường ruột, cũng có thể do rối loạn tâm lý. Em không nói rõ tình trạng này diễn tiến nặng lên hay có lúc nào hết hẳn không? Tuy vậy, tình trạng rối loạn đại tiện của em kéo dài 1 năm, em nên đi khám chuyên khoa ngoại tiêu hóa để loại trừ các bệnh lý ngoại khoa (dù tuổi em rất ít gặp). Về triệu chứng đường niệu, cảm giác tiểu không hết phải rặn, có thể gặp ở một số bệnh lý như: viêm tiền liệt tuyến ở người trẻ, viêm bàng quang, niệu đạo (thường kèm tiểu rắt buốt), sỏi bàng quang hay sỏi niệu đạo, hoặc do yếu tố tâm lý. Em có thể khám tại chuyên khoa thận niệu để được điều trị. Chúc em mau khỏi bệnh. BS-CK1 Hoàng Bích Hồng", "Chào\r\nbạn, Đầu\r\ntiên rất cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chương trình. Tuy nhiên, mong bạn\r\ncung cấp thêm thông tin để tôi có thể tư vấn cho bạn tốt hơn như: bạn bao nhiêu\r\ntuổi? Có uống nhiều rượu bia hay không? Lần ói ra máu gần đây nhất là khi nào?\r\nNhững lần ói ra máu trước có điều trị gì không hay tự hết? thường có nguyên nhân từ đường tiêu hóa\r\ntrên: loét dạ dày tá tràng, vỡ giãn tĩnh mạch thực quản, hội chứng\r\nMallory-weis. Đi cầu ra máu có thể do nguyên nhân từ đường tiêu hóa trên, cũng\r\ncó thể do từ đường tiêu hóa dưới. Tùy vào tính chất phân mà có nguyên nhân khác\r\nnhau. Tuy nhiên, để biết được nguyên nhân cụ thể, cách điều trị và phòng ngừa,\r\nbạn cần đến BV để được nội soi kiểm tra để được xác định bệnh và có hướng điều\r\ntrị thích hợp. Thân mến! ", "- nguồn internet Chào em, Biểu hiện của em mới xảy ra trong vòng 1 tuần, đây là triệu chứng của rối loạn tiêu hóa cấp tính (còn gọi là rối loạn đi cầu). Em cần lưu ý những điểm sau đây: - Chế độ ăn uống trong 1- 2 tuần gần đây có thay đổi bất thường, không điều độ hay không? - Gần đây có hay thường xuyên đi ăn linh tinh ở ngoài đường không? Có hay ăn thức ăn sống hay không? - Có thay đổi trong việc trong việc sinh hoạt học tập, thay đổi thời gian ngủ hay không? - Em có uống những loại thuốc gì không, kể cả thuốc bổ? Em cần làm: - Ăn ngủ đúng giờ, điều độ - Ăn thức ăn nấu chín, hạn chế thức ăn béo và chiên xào - Uống thêm 1 lọ sữa chua sau mỗi bữa ăn - Ăn chậm, nhai kỹ - Tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày - Ngưng các loại thuốc đang sử dụng. Em nên đi khám bệnh nếu: - Sụt kí. - Tiêu phân có đàm hoặc có máu - Triệu chứng không cải thiện sau khi áp dụng những gì tôi hướng dẫn trong vòng 4 tuần. - Bị run tay, hồi hộp.", "Chào em, Triệu chứng mà em miêu tả là tình trạng tăng nhu động ruột, nghĩ nhiều là hội chứng ruột kích thích . Hội chứng ruột kích thích là một rối loạn thường gặp, thường gây ra rối loạn tiêu hóa, hay gặp nhất là đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy và táo bón có liên quan đến thức ăn. Tuy vậy, bệnh không gây ra tổn thương thực thể ở ruột. Em đã đến bệnh viện khám và làm nội soi dạ dày, nội soi đại tràng, kết quả kiểm tra không có dấu hiệu gì bất thường, thì có khả năng là em bị hội chứng ruột kích thích. Nội soi tiêu hóa là phương pháp giúp bác sĩ quan sát trong lòng ống tiêu hóa nên rất đáng tin cậy. Trường hợp nội soi tiêu hóa bình thường nhưng vẫn đi cầu có máu thì có thể bất thường nằm ở tại ruột non (là phần chúng ta không khảo sát tới được vì chúng ta chỉ nội soi từ trên xuống tới dạ dày tá tràng, và từ dưới lên đến hết đại tràng, phần ruột non bị để lại), cũng có thể máu này là do nứt hậu môn hay trĩ do đi cầu nhiều lần. Nếu thực sự em bị hội chứng ruột kích thích thì dù bệnh này không gây tổn thương ở ruột, nhưng việc điều trị lại rất khó, vì tùy thuộc vào người bệnh là chính, thuốc chỉ hỗ trợ điều chỉnh triệu chứng và loại trừ yếu tố thúc đẩy. Một số yếu tố liên quan tới hội chứng ruột kích thích như một vài loại thực phẩm nhất định (tùy theo từng người), căng thẳng lo âu, thay đổi nội tiết... Những trường hợp bệnh phức tạp hơn như bệnh lý ruột non hay bệnh hệ thống khác thì cần phải khám chuyên khoa Tiêu hóa sâu mới tìm ra được nhưng cũng cần thời gian để bác sĩ theo dõi điều trị 1 thời gian, nếu không đáp ứng mới nghĩ đến tình huống hiếm gặp trên. Do vậy, em nên tránh lo âu, suy nghĩ căng thẳng, kiểm soát cảm xúc và nghỉ ngơi hợp lý, đảm bảo ngủ đủ, nên tăng cường chế độ ăn giàu chất xơ, rau xanh và hoa quả, nên tập luyện các môn giúp thư giãn như dưỡng sinh, yoga, tẩy giun định kỳ. Ngoài ra, trong trường hợp gặp cơn đau bụng nhiều, tiêu chảy, táo bón liên tục, trầm cảm, mất ngủ, lo lắng quá nhiều… thì phải sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa. Thân mến.", " Chào em, Với kết quả này thì quả thực em có thiếu máu thiếu sắt do mất máu kéo dài vì trĩ xuất huyết. Tuy nhiên mức độ thiếu máu chưa đến nỗi nặng, không cần phải truyền máu mà chỉ cần ăn uống tẩm bổ, nhưng em nên mổ trĩ, vì tiếp tục tình trạng này sẽ thiếu máu nặng nề hơn gây nhiều biến chứng như mệt mỏi, giảm tập trung, chóng mặt khi thay đổi tư thế…và bản thân cũng rất dễ nhiễm trùng. Sau này khi xuất viện em có thể uống thêm thuốc bổ máu (thuốc bổ sung thêm sắt) ngày uống 2 viên, 1 viên sáng, 1 viên chiều. Thân mến! ", "Bệnh của bạn đúng là trĩ. Trĩ có thể là trĩ bệnh, có thể là trĩ triệu chứng. Trĩ triệu chứng là trĩ do những bệnh khác gây nên như ung thư đại trực tràng, suy tim, xơ gan… trong đó quan trọng nhất là ung thư đại trực tràng vì thường tiềm ẩn, dễ bỏ sót nếu không chú ý phát hiện. Trĩ bệnh là trĩ không do những bệnh khác gây ra. Do đó nếu bệnh nhân lớn tuổi (thường trên 50 tuổi) có kèm theo các triệu chứng như thay đổi thói quen đi cầu (lúc táo bón, lúc tiêu chảy), sụt cân, thiếu máu, đi cầu ra máu đỏ bầm… các bác sĩ sẽ cho nội soi trực tràng hoặc đại tràng để có chẩn đoán rõ ràng. Chỉ phẫu thuật trĩ khi là trĩ bệnh có biến chứng như sa, tắc mạch, hay chảy máu nhiều lần… Phẫu thuật trĩ có thể rất đơn giản như trong trường hợp tắc mạch, chỉ cần gây tê tại chỗ, rạch lấy cục máu đông. Tuy nhiên, trong trường hợp trĩ sa nhiều kèm xuất huyết hoặc nhiễm trùng thì việc phẫu thuật sẽ phức tạp hơn. Các biến chứng của phẫu thuật trĩ gồm có: chảy máu, nhiễm trùng, chít hẹp hậu môn, són phân… Bạn nên đến khám tại các phòng khám hoặc bệnh viện có chuyên khoa tiêu hóa hoặc hậu môn - trực tràng (như BV Đại học Y Dược, BV Bình Dân…) để được chẩn đoán và điều trị thích hợp. Chúc bạn mau lành bệnh. BS Chuyên khoa của AloBacsi", "Chào em, Hiện em đang bị . Nếu như em có kèm cảm giác mệt lả, khát nước, sốt, chuyển từ nằm sang ngồi thấy hoa mắt, đi lại thấy choáng váng, tim đập nhanh, thở nhanh, nông, buồn nôn, đau bụng dữ dội, phân có nhày máu là các biểu hiện cho thấy bệnh nặng, cần phải nhập viện ngay. Việc điều trị cụ thể cần phải khám, đánh giá tổng trạng và xác định nguyên nhân cho em mới đưa ra y lệnh đúng và an toàn được. Trong lúc chờ đi khám, tôi khuyên em các cách xử trí chung đối với tiêu chảy, đặc biệt là tiêu chảy nhiều lần phân toàn nước như sau: quan trọng nhất là bù đủ nước, tốt nhất là bù bằng dung dịch oresol hoặc viên hydrite để bồi hoàn điện giải, tăng cường thực phẩm dinh dưỡng nhưng dễ tiêu, ít dầu mỡ, hợp vệ sinh; có thể dùng gói smecta 1-3 gói/ngày để giảm tiêu chảy, các loại men vi sinh dạng cốm, viên, hay qua sữa chua cũng có lợi. Thân mến!", " Chào bạn, Đi cầu ra máu đỏ là triệu chứng của xuất huyết tiêu hóa dưới do trĩ, viêm loét đại trực tràng, polyp đại trực tràng, ... trong đó, đi cầu ra máu đỏ tươi mỗi khi đi phân cứng thường gặp do bệnh trĩ, dù trĩ độ 1 cũng có thể gây đi cầu ra máu, đặc điểm là máu đỏ tươi chảy ra trước khối phân hoặc nhỏ giọt sau tiêu phân cứng, không hòa trộn với phân. Mặc dù vậy, vì lần nội soi đại trực tràng cách đây 3 năm có phát hiện viêm trực tràng, nếu bạn vẫn thường táo bón dù cho có cải thiện chế độ ăn đáng kể, đặc biệt là gia đình có người thân bị ung thư đại tràng, bị đa polyp đại tràng thì nên nội soi đại tràng lại để kiểm tra là tốt nhất. Thân mến! AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", " Chào em, Trường hợp của em hiện tại đã sa ra ngoài, chảy máu là một biến chứng cấp của trĩ. Một số trường hợp sẽ cần nội soi trực tràng thắt búi trĩ cấp cứu hoặc nếu là trĩ ngoại thuyên tắc thì cũng cần phẫu thuật cấp cứu. Vì vậy, em cần đến khám bác sĩ ngoại tổng quát ngay khi có thể em nhé. Thân mến! XEM THÊM: >>> >>> ", " Chào bạn, Trĩ tắc mạch là do sự hình thành đột ngột cục máu đông trong lòng mạch trĩ. Nguyên nhân và cơ chế của hiện tượng này đến nay vẫn chưa được biết rõ. Biểu hiện là những cơn đau dữ dội trong ống hậu môn hoặc vùng hậu môn. Khi búi tắc mạch này sa xuống, khó có thể đẩy trở lại vào lòng ống hậu môn, thường kèm theo viêm phù nề niêm mạch vùng hậu môn-trực tràng. Do đó nếu điều trị nội khoa không đáp ứng thì phải phẫu thuật bạn nhé! Thân mến.", "Xuất huyết tiêu hóa do nhiều nguyên nhân, cần thăm khám điều trị. Chào em, Đi cầu có máu đỏ tươi dù ít hay nhiều, phân lỏng hay phân khuôn đều là xuất huyết tiêu hóa, mà thường là xuất huyết tiêu hóa đoạn dưới. Nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa dưới có thể gặp là trĩ, loét xuất huyết tại túi thừa đại trực tràng, polyp đại trực tràng xuất huyết, ung thư đại trực tràng, bệnh gan, bệnh thận, rối loạn đông máu... Xét nghiệm máu và siêu âm ổ bụng gần đây nhất cho kết quả bình thường, có thể tạm thời ít nghĩ đến nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa do bệnh gan, thận, rối loạn đông máu; mà nghĩ nhiều đến tổn thương của đoạn đại trực tràng nhiều hơn. Và muốn khảo sát tổn thương ở đại trực tràng thì cần nội soi đại trực tràng mới biết được bên trong lòng đại tràng bị gì, siêu âm bụng là không thể khảo sát được. Em đến khám lại chuyên khoa Tiêu hóa để tiến hành kiểm tra sớm, tránh thiếu máu kéo dài, em nhé. Thân mến!", "Táo bón gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nếu để lâu dài và không có phương pháp khắc phục kịp thời Xin chào Tùng Lân, Ở tuổi của em việc khó đại tiện chủ yếu do táo bón – nguyên nhân chính nằm ở chế độ ăn ít chất xơ (rau củ) là chính, việc táo bón sẽ gây trầy xước rìa hậu môn khi đại tiện khiến đau rát, có thể cả nứt hậu môn, hình thành sẹo hoặc da thừa khi lành, nó giống như cái tỳ khiến dễ dàng nứt những lần sau. Vì tôi không trực tiếp thăm khám cho em nên không thể kết luận em bị nứt hậu môn, da thừa, hay trĩ. Trước tiên em thử thay đổi chế độ ăn, ăn nhiều rau củ, bổ sung chất xơ, hạt chia … xem có cải thiện không nhé. Nếu tình trạng tiếp diễn, em hãy đến chuyên khoa Tiêu hoá để được thăm khám. Chúc em khoẻ." ]
Chào bác sĩ. Em 22 tuổi. Hôm qua em bị ốm nhẹ, hôm nay khỏi luôn, lúc ốm họng có đờm nên khạc nhổ rất nhiều và khá mạnh, đến tối nay thì em phát hiện khạc mạnh gần như lần nào cũng ra máu tươi (có lúc ra đàm đen).Bác sĩ cho em hỏi, khạc mạnh ra máu tươi như vậy có bình thường không ạ? Em không đau họng, không nhức đầu, không tức ngực hay ù tai, em bị cái nước mũi xanh (lúc ốm) xì ra thỉnh thoảng kèm ít tia máu.Bệnh viêm xoang dị ứng em cũng bị hơn chục năm rồi (xì mũi thường xuyên, thỉnh thoảng có lúc chảy máu), có hơi trào ngược nữa. Mong bác sĩ trả lời em chứ lo quá không ngủ được ạ, em cảm ơn.
[ "Xin chào bạn, Ho ra máu là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý từ nhẹ đến nặng. Tình trạng nhẹ nhất là tình trạng viêm hầu họng do ho mạnh làm trầy xước niêm mạc hầu họng vốn đang sung huyết do tình trạng viêm dẫn đến khạc ra đàm có những sợi máu lợn cợn. Thậm chí tình trạng giãn phế quản, viêm phổi, lao phổi hoặc ung thư phổi cũng đều có triệu chứng này. Vì vậy, bạn phải đến bệnh viện có chuyên khoa hô hấp để được thăm khám nhằm loại trừ các bệnh lý nguy hiểm, bởi vì nếu không thăm khám trực tiếp cũng như không có các phương tiện chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm thì bác sĩ không thể nào đưa ra chẩn đoán chính xác giúp điều trị cho bạn được. Thân ái chào bạn." ]
[ " Chào bạn, Nhiễm trùng nặng ở mũi xoang có thể gây chảy máu mũi, tuy nhiên, cần chẩn đoán phân biệt với các nguyên nhân khác như rối loạn đông máu, dị dạng mạch máu, u sùi ở mũi xoang… Đặc biệt với tình trạng ngứa mũi, ngứa mắt thường gặp, có khả năng viêm mũi xoang của bạn liên quan đến dị ứng, nếu kiểm soát tốt bệnh có thể cải thiện ngoạn mục. Do đó, bạn nên sắp xếp khám chuyên khoa Tai Mũi Họng để bác sĩ kiểm tra đánh giá trực tiếp và kê thuốc điều trị bạn nhé! Thân mến.", "Hình minh họa Chào em, Tình trạng trên có thể do kèm theo. Em có thể khò họng\r\nbằng nước muối, uống nhiều nước, đặc biệt là các nước trái cây để tăng sức đề\r\nkháng, tuy nhiên nếu xuất hiện đàm vàng, xanh, em nên đến khám BS Tai mũi họng\r\nđể được điều trị và nhanh chóng khỏi. Thân ái.", "Chào Tuấn, Nguyên nhân gây ho khạc đàm ra máu có thể do viêm nhiễm / tổn thương mạch máu ở vùng hầu họng (thành sau họng) thường gặp trong viêm họng cấp và mạn, tổn thương trong đường dẫn khí, nhu mô phổi (lao phổi, u phổi, áp xe phổi)... Em có thêm triệu chứng đau ngực ở giữa lưng lúc gần sáng thì càng cần phải tầm soát bệnh lý tại phổi, mặc dù triệu chứng này có thể do nguyên nhân lành tính như căng đau cơ cột sống, thiếu vitamin và khoáng chất… Em cần khám chuyên khoa Hô hấp để tìm ra nguyên nhân, loại trừ bệnh lý nguy hiểm để xử trí sớm, em nhé! Thân mến!", "Chào em, Với thông tin em cung cấp bao gồm các khó chịu hiện tại và tiền căn bệnh lý thì bác sĩ nghĩ nhiều khả năng em đang bị viêm dạ dày kèm trào ngược thực quản dạ dày là chính, dịch acid từ dạ dày trào lên thực quản đến vùng hầu họng gây kích ứng niệm mạc tại đây dẫn đến cảm giác khó chịu, khô họng, nuốt vướng, nặng hơn thì có thể viêm họng hạt, viêm họng mạn. Tuy nhiên, chỉ dựa vào thông tin 1 chiều từ phía em thì tư vấn trên chỉ mang tính tham khảo, em cần khám bác sĩ để được thăm khám trực tiếp và làm xét nghiệm nếu cần như nội soi dạ dày và tầm soát Hp. Em khám tại 2 chuyên khoa là chuyên khoa Tai mũi họng và chuyên khoa Tiêu hóa, em nhé. Song song đó, em cần chú ý là lối sống ảnh hưởng rất nhiều lên hiệu quả điều trị bệnh, chứ không chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào thuốc của bác sĩ. Em cần tuân thủ lối sống sinh hoạt phù hợp, gồm hạn chế ăn đồ chua cay nước có gas nhiều dầu mỡ nhiều gia vị cafe bia rượu, không hút thuốc lá và tránh căng thẳng đầu óc, ăn uống đúng giờ và nghỉ ngơi hợp lý, không nằm sau khi ăn trong vòng 2 giờ, giữ ấm vùng hầu họng đặc biệt là trời lạnh, đi ra đường nhớ đeo khẩu trang, không để quạt hay điều hòa chiếu thẳng vào đầu mặt cổ, uống nước ấm thay vì nước lạnh. Thân mến.", "Bạn\r\nLam Tùng thân mến! Ho\r\ncó đờm, kèm có máu tươi là tình trạng bệnh lý phần nhiều liên quan tới đường hô\r\nhấp. -\r\nKhi viêm và ho làm tổn thương mạch máu dẫn tới xuất huyết, vỡ các mạch máu\r\nnhỏ ở nông chỉ gây chảy máu ít, nhẹ, tự cầm, nhưng vỡ mạch máu lớn gây mất máu\r\nnhiều, sẽ ảnh hưởng đến sinh mạng. Các bệnh có thể gặp do viêm hô hấp\r\ngồm: Viêm\r\nhô hấp trên: Viêm mũi, xoang, viêm  họng ... Viêm\r\nhô hấp dưới: Viêm phế quản, viêm phổi, lao phổi... -\r\nCác nguyên nhân do tim mạch: suy tim ứ máu phổi, gây khó thở, kèm hội\r\nchứng suy tim... -\r\nDo u của vùng mũi họng, vòm.... -\r\nChảy máu do sốt cao, gây xung huyết mũi họng. -\r\nDo các bệnh lý rối loạn đông máu... Do đó, khi\r\nho khạc ra máu, bạn nên tới bệnh viện khám và tìm nguyên nhân để điều trị\r\nkịp thời. Các bệnh viện tại TPHCM đều có thể khám đánh giá bước đầu,\r\nnếu phát hiện bệnh phức tạp, tùy theo nguyên nhân bệnh sinh mà điều\r\ntrị theo bệnh viện chuyên khoa. Chúc\r\nbạn mau chóng bình phục sức khỏe!", "Dạo này tôi bị chảy máu cam, có khi ngày chảy 4-5 lần, mỗi lần chảy tương đối nhiều (hốc mũi phải). Trước đây cũng bị nhưng rất ít chỉ khi nào làm việc căng thẳng. Tôi ăn uống và sức khỏe cảm thấy bình thường. Tôi mắc bệnh gì vậy bác sĩ? (Phan Minh Chương - TP.HCM) Chào bạn, là triệu chứng có thể gặp trong nhiều bệnh khác nhau, thông thường do mao mạch cuốn mũi không bền, cũng có thể do ngoáy mũi, tai nạn va trực tiếp vào mũi, do viêm hô hấp trên, thời tiết quá khô. Trường hợp của bạn không nên xem thường vì có thể là biểu hiện của polip mũi, ung thư cuốn mũi, ung thư vòm mũi họng, các bệnh về máu, tim mạch. Bạn nên đến bệnh viện tai mũi họng khám để xác định rõ nguyên nhân tránh biến chứng sau này. Nếu loại trừ các bệnh về tai mũi họng bác sĩ sẽ cho bạn khám tổng quát và làm các xét ngiệm cần thiết để xác định nguyên nhân. BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo", " Chào em, Nếu em nôn ra dịch có máu thì em cần phải đi khám BS, triệu chứng này có thể do nhiều nguyên nhân, do tá tràng, do xước trợt thực quản do nôn ói nhiều, do máu chảy từ vùng hầu họng…Để biết được bệnh gì, em cần phải đến BS để kiểm tra, thăm khám và có thể làm một số xét nghiệm cần thiết, từ đó BS sẽ có cách điều trị bệnh phù hợp cho em. Thân mến! ", " Chào em Trang, Nguyên nhân gây có thể do viêm nhiễm/ tổn thương mạch máu ở vùng hầu họng (thành sau họng), đường dẫn khí, nhu mô phổi (lao phổi, u phổi, áp xe phổi), hay do rối loạn đông cầm máu... Như vậy ho khạc ra máu không chỉ gặp trong ung thư phổi, tuy nhiên vẫn phải cảnh giác, đặc biệt ở người có tiền căn hút thuốc lá nhiều, lớn tuổi. Tốt hơn hết em nên khám chuyên khoa hô hấp, chuyên khoa tai mũi họng để được kiểm tra toàn diện, xác định nguyên nhân và điều trị thích hợp, em nhé. Thân mến! ", " Chào Tất Đạt, Triệu chứng nước mũi xanh đặc, ho đàm đặc, ù tai kéo dài nửa tháng thường gặp nhất trong bệnh , có thể kèm viêm họng, bởi vì hệ thống mũi - xoang - hầu họng có thông thương với nhau, nên dịch viêm từ mũi xoang chảy xuống hầu họng có thể gây viêm hầu họng. Ù tai là do tắc hay bán tắc ống vòi nhĩ nối với tai giữa ở thành sau họng. với tình trạng này, em nên khám BS chuyên khoa Tai mũi họng để xác định bệnh, mức độ và điều trị tích cực. Ngoài ra, em nên vệ sinh răng miệng sạch ngày 2-3 lần sau khi ăn, súc miệng nước muối trước và sau ngủ dậy, vệ sinh lưỡi mỗi ngày (không cạo lưỡi mạnh), uống nhiều nước trong ngày và ăn uống bồi bổ. Không hút thuốc lá, hạn chế nước đá lạnh và thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, nước có gas, không nằm hay vận động mạnh trong vòng 2 giờ sau ăn, tối nên nằm đầu cao, giữ ấm hầu họng, tránh nơi ô nhiễm khói bụi, dùng nước muối khoáng rửa mũi trước và sau khi ngủ dậy, sau khi đi ở ngoài về. Trân trọng!", "Thói quen ngoáy mũi mạnh rất dễ gây chảy máu mũi. Chào em, Ngoáy mũi mạnh tay có thể làm tổn thương niêm mạc mũi và mạch máu dưới niêm, gây chảy máu mũi. Ngoài ra, viêm nhiễm cấp hoặc mạn tính cũng có thể gây ra chảy máu mũi. Chảy máu mũi trong các trường hợp này thường ít, chỉ vướng nhẹ trong đàm, gỉ mũi và tự cầm. Nếu em đã được khám, nội soi chẩn đoán thì có thể yên tâm với chẩn đoán này, nên tiếp tục dùng thuốc theo toa bác sĩ chuyên khoa và tái khám. Trong trường hợp máu mũi đỏ tươi chảy nhiều, không tự cầm thì nên khám lại ngay để tầm soát các rối loạn đông máu (nếu có) em nhé!", "Chào bạn, Khạc ra máu có thể nguyên nhân từ vùng hầu họng, từ dạ dày hoặc từ phổi. Do đó nếu thường xuyên khạc đàm ra máu, em nên kiểm tra thêm chuyên khoa hô hấp để loại trừ bệnh lý nguy hiểm hơn. Nếu đã nội soi tai mũi họng không có bất thường nghiêm trọng thì cần tìm nguyên nhân khiến cho viêm họng mạn tính , tái đi tái lại nhiều lần, trong đó thường gặp nhất có liên quan đến trào ngược dạ dày thực quản. Điều trị dứt điểm nguyên nhân sẽ giúp bệnh ở vùng hầu họng cải thiện rất nhiều bạn nhé! Thân mến.", " Chào bạn, Nguyên nhân gây có thể do viêm nhiễm/ tổn thương mạch máu ở vùng hầu họng (thành sau họng), đường dẫn khí, nhu mô phổi (lao phổi, u phổi, áp xe phổi), do máu từ vùng mũi xoang chảy xuống, do tổn thương chảy máu trong họng miệng, hay do rối loạn đông cầm máu... Dù là nguyên nhân gì thì càng cố khạc mạnh thì sẽ càng ra máu, vì áp lực ho mạnh sẽ làm cục máu đông ở vết thương bong ra và máu tiếp tục chảy. Và nếu người bệnh có nuốt máu trở lại vào bụng thì sẽ thấy máu trong dạ dày, phân biệt với ói ra máu (máu tươi có nguồn gốc từ trong ống tiêu hóa) là nội soi thực quản dạ dày sẽ có thể thấy tổn thương. Tôi không rõ bố của bạn đã khám những gì, ở đâu, làm các xét nghiệm gì (bạn chỉ cung cấp thông tin là có nội soi dạ dày), nhưng theo quy trình thì người bệnh cần được khám toàn diện (tai mũi họng, tim mạch, hô hấp, tiêu hóa...) và nội soi hầu họng, chụp xquang phổi, khám răng miệng, xét nghiệm máu... cũng có trường hợp sau khi kiểm tra mọi thứ nhưng vẫn không phát hiện gì, là do một mạch máu nhỏ trong miệng bị vỡ gây khạc ra máu, sau đó tự cầm và không để lại dấu vết. Nhìn chung, nếu gia đình đã đưa bác đi khám chuyên khoa thì có thể tạm thời yên tâm và theo dõi tiếp, nếu còn khạc ra máu lần nữa thì cần đến bệnh viện đa khoa để kiểm tra lại. Thân mến! ", "Chào em, Qua mô tả khó có thể nói được tình trạng ho khạc đàm nhiều của em có liên quan đến triệu chứng ở mũi hay do di chứng gây ra. Tuy nhiên, với dấu hiệu này, em cần phải đi khám và chữa dứt điểm bệnh để tránh ảnh hưởng tới giấc ngủ, làm suy yếu thêm sức khoẻ. Trước tiên, em cần tới khám chuyên khoa Tai mũi họng, để BS kê toa điều trị dứt điểm bệnh lý mũi xoang, nếu vẫn còn ho đàm kéo dài sau khi vấn đề mũi xoang đã ổn định thì khám hô hấp là cần thiết em nhé! Thân mến.", "Chào em, Các nguyên nhân gây ho\r\nra máu trong trường hợp của mẹ em có thể do viêm phế quản mạn, dãn phế quản,\r\nlao, ung thư phổi, nguyên nhân mạch máu, rối loạn huyết học. Với những trường hợp ho\r\nra máu, ngoài hỏi bệnh và khám cho người bệnh, các xét nghiệm cần thiết như xét\r\nnghiệm máu, chụp X-quang phổi và nên cần có CTscan ngực, khám và soi tai mũi họng,\r\nsoi phế quản để tìm nguyên nhân và loại trừ các bệnh lý ác tính. Việc điều trị muốn đạt\r\nhiệu quả phải có chẩn đoán chính xác, thuốc tiêm cầm máu chỉ có tác dụng tạm thời.\r\nNếu mẹ em đã được làm tất cả các bước trên thì có lẽ chẩn đoán của BS đó là\r\nchính xác, còn ngược lại thì em nên đưa mẹ đến cơ sở y tế có chuyên khoa hô hấp\r\nđể kiểm tra kỹ lưỡng hơn.", "Em có bị hơi ngạt mũi (hít mạnh mới cảm nhận được). Khịt mũi có 1 ít dịch trắng chảy xuống họng, vừa dụi mũi vừa hít vào thấy có mùi hôi nhẹ. Cho em hỏi có phải em bị xoang không ạ? (Ngọc Hân - Bắc Giang) Chào em Hân, Qua mô tả có khả năng em bị đã lâu, và đây có thể là nguyên nhân gây ra hôi miệng. Em nên khám BS chuyên khoa Tai Mũi Họng để được kê toa điều trị em nhé! Thân mến! BS.CK1 Võ Thị Tố Uyên " ]
Xin chào bác sĩ, Dạo gần đây mình có những biểu hiện thường cảm thấy bi quan vào cuộc sống, cảm thấy mình là gánh nặng cho người khác và không ai thương quan tâm, mất niềm tin vì dạo gần đây mình thất nghiệp. Mình không dám ra đường để xin việc. Mình sợ lắm, không biết sao nữa. Mình nghĩ bản thân bị trầm cảm và không biết có loại thuốc hay một phương pháp nào có thể chữa trị tại nhà không, vì mình không muốn gia đình biết. Cảm ơn bác sĩ.
[ " Chào em, Em đang có dấu hiệu của bệnh , những rối loạn về mặt tinh thần nếu chất chứa lâu ngày sẽ gây ra rối loạn thể chất, mà nếu không sớm cắt đứt tình trạng này thì lâu dài sẽ đẩy em đến những hành vi có hại cho bản thân. Do đó, tôi thật lòng khuyên em nên mạnh mẽ lên mà tự cứu lấy mình, vì mình phải khỏe thì mới lo cho bản thân mình, lo cho gia đình được. Em nên cố gắng tập chia sẻ với người thân - bạn bè mà em tin tưởng, tập thể dục, đi chùa... để giải tỏa đầu óc. Song song đó, tôi khuyên em đến khám BS chuyên khoa Tâm thần để nhận sự hỗ trợ của y khoa, trong đó có xác định rõ bệnh, mức độ, tư vấn tâm lý và thuốc sẽ hỗ trợ em nhiều hơn. Em đừng vội hiểu lầm ý tôi nói em bị “tâm thần” như theo cách hiểu của đa phần người dân về ngành học Tâm thần kinh, theo phân ngành y khoa, BS Tâm thần là người chuyên trị các rối loạn thuộc về tinh thần, trong đó thường gặp là trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ... BS chưa khám cho em thì chưa đủ cơ sở để chọn lựa thuốc và liều phù hợp an toàn cho em được. Chỉ có thuốc điều trị kèm tư vấn tâm lý, thay đổi lối sống mới giúp người bệnh vượt qua khó khăn, ổn định lại cuộc sống và tránh dẫn đến việc tự tử vì những lý do không đáng, em nhé. Thân mến! " ]
[ " Chào em, 1. Chuyện đầu tiên là em nên vui vẻ, đừng suy nghĩ nhiều thì sẽ giảm được liều thuốc trầm cảm. 2. Em nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và trái cây. 3. Về các loại thực phẩm chức năng thì thực sự không quá cần thiết, nhất là em chưa đi khám bệnh với bác sĩ chuyên khao Tiêu hóa gan mật để kiểm tra chức năng gan, cũng như , C. 4. Nếu em quá lo sợ cho gan của mình thì em nên đi khám với bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa gan mật. Trong thời gian chờ đợi, em có thể tham khảo một số loại thuốc hỗ trợ gan từ nguồn gốc thiên nhiên của Việt Nam chúng ta, chẳng hạn như NaturenZ. Thân mến! AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa. giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: . Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn.", " Chào em, Tình trạng hiện tại của em có thể do stress trong công việc gây ra. Các triệu chứng này khá giống với biểu hiện của bệnh lý . Em có thể đến khám bác sĩ chuyên khoa Tâm thần kinh để được khám và điều trị. Khi có giấy BS chứng minh em đang bệnh tôi nghĩ việc xin thôi việc cũng phù hợp hơn. Thân mến! Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Chào\r\nem, Đây\r\nkhông phải là bệnh thực thể, đa phần là do yếu tố tâm lý tác động bởi môi\r\ntrường xung quanh và chất kích thích nếu có (ví dụ như cafe, bia rượu, thuốc\r\nlá...). Khi\r\ngặp môi trường lạ, em vốn không tự tin thì sẽ ít thể hiện. Ngược lại gặp môi\r\ntrường quen, đông vui và những người, những vấn đề em biết nhiều thì sẽ tự tin\r\nhơn. Nếu\r\nnhư không ảnh hưởng làm biến đổi cuộc sống làm việc và sinh hoạt của em thì chủ\r\nyếu rèn luyện tinh thần, sự tự tin, mạnh dạn, thích ứng nhanh với môi trường là\r\nđược, nếu ảnh hưởng nhiều thì em nên khám bác sĩ tâm lý trị liệu.", " Chào em, Tôi mừng vì em ý thức được vấn đề của bản thân và muốn tìm cách thoát ra. Điều này rất có lợi cho việc điều trị và phục hồi bệnh của em. Em thật sự có nhiều dấu hiệu của bệnh - tâm thần và nó gây ra nhiều hệ lụy lên cuộc sống của em bao gồm công việc và các mối quan hệ trong xã hội. Với trình trạng này, em cần khám bác sĩ chuyên khoa tâm thần để bác sĩ kê thuốc điều trị và tư vấn tâm lý cho em. Em đừng vội hiểu lầm ý tôi nói em bị “tâm thần” như theo cách hiểu của đa phần người dân về ngành học Tâm thần, theo phân ngành y khoa, BS Tâm thần là người chuyên trị các rối loạn thuộc về tinh thần, trong đó thường gặp là tự kỷ, trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ... Chỉ có thuốc điều trị kèm tư vấn tâm lý, thay đổi lối sống và môi trường mới giúp người bệnh vượt qua khó khăn, ổn định lại cuộc sống, em nhé. Em đã qua 18 tuổi thì có thể tự mình đi khám được nếu em ngại, nhưng nếu có người thân cùng đi với em thì tốt hơn nhiều đó. Thân mến! ", "Chào bạn, Theo mô tả thì ban em đã bị có thể bị cú sốc mạnh hoăc có chuyện buồn nào đó mà không biết tâm sự cùng ai. Nếu để lâu sẽ bị bệnh trầm cảm. Do đó, em nên sớm bàn cùng gia đình bạn em, để người thân trong gia đình đưa bạn em đến bệnh viện để BS chuyên khoa Nội thần kinh khám tìm ra nguyên nhân gây bệnh, chẩn đoán xác định bện và có hướng điều trị thích hợp. Thân mến.", "Chào bạn, thường biểu hiện lo lắng một cách quá mức\r\ntrước một vấn đề nào đó, tự bản thân người bệnh không thể kiểm soát được tình\r\ntrạng này. Trầm cảm thường biểu hiện bằng triệu chứng buồn bã, mất hứng\r\nthú với công việc, sở thích hoặc nặng nề hơn là có ý định tự tử. Nếu bạn có những dấu hiệu này thì nên đến khám bác sĩ chuyên\r\nkhoa Tâm thần kinh để điều trị bạn nhé. Thân mến. AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm trạng gây ra cảm giác buồn, mất hứng thú dai dẳng. Chào em, Các rối loạn tâm thần kinh có nhiều dạng, trầm cảm thường có các dấu hiệu như: - Không có động lực, giảm hứng thú trong mọi việc, kể cả những hoạt động nằm trong sở thích trước đây. - Rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, mất ngủ, ngủ ngày... - Cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng - Tâm trạng buồn bã - Suy nghĩ về cái chết hoặc có ý định tự tử. - Cảm giác tội lỗi, thất vọng về bản thân. - Khó khăn trong việc tập trung hoặc giải quyết các vấn đề đơn giản hàng ngày. Nếu có nhiều dấu hiệu nêu trên thì em đã có dấu hiệu của trầm cảm. Bệnh trầm cảm là nguyên nhân của hơn 50% trường hợp tự sát. Theo các thống kê, tuy nam giới ít bị trầm cảm hơn, nhưng khi rơi vào trầm cảm, xu hướng tự sát lại cao hơn. Ý muốn tự sát cũng có nhiều mức độ, động cơ khác nhau để đánh giá độ nặng của bệnh. Em nên trao đổi với gia đình để cùng tới gặp chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ chuyên khoa tâm thần kinh để đánh giá mức độ bệnh và điều trị em nhé!", "Ảnh minh họa - Nguồn Internet Chào em, Tôi mừng vì em ý thức được vấn đề của bản thân và muốn tìm cách thoát ra. Tôi cho rằng em thật sự có nhiều dấu hiệu của bệnh , chứ không chỉ đơn thuần là “quá nhạy cảm”. Đây là tiêu chẩn chẩn đoán trầm cảm: người bệnh có biểu hiện ≥ 5 các triệu chứng sau đây trong khoảng thời gian hai tuần. Ít nhất một trong các triệu chứng phải là một tâm trạng chán nản, thất thoát một quan tâm hay niềm vui. Các triệu chứng có thể dựa vào cảm xúc của riêng bản thân hoặc có thể dựa trên các quan sát của người khác. Chúng bao gồm: - Suy yếu tâm trạng nhất trong ngày, gần như mọi ngày, chẳng hạn như cảm thấy buồn, trống rỗng hoặc rơi lệ. - Giảm hoặc cảm thấy không có niềm vui trong tất cả hoặc gần như tất cả các hoạt động trong ngày, gần như mỗi ngày. - Giảm cân đáng kể khi không ăn kiêng, hoặc tăng cân vượt trội khi không có bệnh lý khác gây tăng cân đi kèm. - Mất ngủ hoặc làm tăng ham muốn ngủ gần như mỗi ngày. - Bồn chồn hoặc làm chậm lại hành vi có thể được quan sát bởi những người khác. - Mệt mỏi hay mất năng lượng gần như mỗi ngày. - Cảm xúc của vô dụng hoặc quá nhiều tội lỗi không thích hợp hoặc gần như mỗi ngày. - Vấn đề ra quyết định hoặc khó tập trung suy nghĩ gần như mỗi ngày. - Thường xuyên suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử, hoặc cố gắng tự tử. Khi em thực sự có bệnh trầm cảm, em cần được khám BS chuyên khoa tâm thần để BS kê thuốc điều trị và tư vấn tâm lý cho em. Em đừng vội hiểu lầm ý tôi nói em bị “tâm thần” như theo cách hiểu của đa phần người dân về ngành học Tâm thần, theo phân ngành y khoa, BS Tâm thần là người chuyên trị các rối loạn thuộc về tinh thần, trong đó thường gặp là trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ... Chỉ có thuốc điều trị trầm cảm kèm tư vấn tâm lý, thay đổi lối sống và môi trường mới giúp người bệnh vượt qua khó khăn, ổn định lại cuộc sống. Ở TPHCM, một số trung tâm có chuyên khoa tâm thần mạnh là BV Nguyễn Tri Phương, BV ĐH Y dược, BV 175... chi phí thì cũng không cao lắm (không đến nỗi vài chục triệu) và có thể sử dụng BHYT, em nhé. Thân mến!", "Bạn thân mến, Theo mô tả thì bạn đang có những dấu hiệu rối loạn trầm cảm kéo dài. Dẫn chứng cho những triệu chứng này bao gồm, duy trì cảm xúc buồn bã và suy nghĩ tiêu cực, thiếu động lực, có suy nghĩ về cái chết. Điểm khác nhau giữa rối loạn trầm cảm kéo dài và trầm cảm nằm ở mức độ nghiêm trọng và thời gian duy trì của triệu chứng. Ở , triệu chứng sẽ nhẹ hơn, sẽ ít ảnh hưởng tới các chức năng trong cuộc sống hơn nhưng triệu chứng kéo dài ít nhất 2 năm. Trong trường hợp của bạn, ưu tiên đầu tiên là sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn. Để bạn chăm sóc bé một tốt nhất có thể thì tâm lí và sức khỏe tinh thần của bạn phải thật sự ổn định. Bạn nên tìm đến trung tâm tâm lí gần nhất để trao đổi chi tiết về triệu chứng và tìm ra giải pháp phù hợp. Có hai phương án trị trầm cảm, bao gồm điều trị bằng thuốc hoặc liệu pháp nhận thức hành vi. Cả hai phương án đều hiệu quả nhưng điều trị song song cả hai phương pháp sẽ đem lại kết quả tốt nhất. Hy vọng rằng câu trả lời này mang tới kết quả tích cực cho bạn. Nếu có thắc thêm xin hãy liên hệ với Alobacsi.com. >>> >>>", "Chào em, Tôi mừng vì em ý thức được vấn đề của bản thân, còn kiểm soát được lý trí và hành động của mình, chịu mở lòng và muốn tìm cách thoát ra. Điều này rất có lợi cho việc điều trị và phục hồi bệnh của em. Quả thật, theo tâm sự của em thì tôi cũng nhận thấy em có những bất ổn về mặt tâm lý - tâm thần, có khả năng có bệnh trầm cảm. Trước mắt, tôi gửi em tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm, em so với bản thân mình xem sao nhé: người bệnh có biểu hiện ≥ 5 các triệu chứng sau đây trong khoảng thời gian hai tuần. Ít nhất một trong các triệu chứng phải là một tâm trạng chán nản, thất thoát một quan tâm hay niềm vui. Các triệu chứng có thể dựa vào cảm xúc của riêng bản thân hoặc có thể dựa trên các quan sát của người khác. Chúng bao gồm: - Suy yếu tâm trạng nhất trong ngày, gần như mọi ngày, chẳng hạn như cảm thấy buồn, trống rỗng hoặc rơi lệ (ở trẻ em và thanh thiếu niên, tâm trạng chán nản có thể xuất hiện như là khó chịu liên tục). - Giảm hoặc cảm thấy không có niềm vui trong tất cả hoặc gần như tất cả các hoạt động trong ngày, gần như mỗi ngày. - Giảm cân đáng kể khi không ăn kiêng, hoặc tăng cân vượt trội khi không có bệnh lý khác gây tăng cân đi kèm. - Mất ngủ hoặc làm tăng ham muốn ngủ gần như mỗi ngày. - Bồn chồn hoặc làm chậm lại hành vi có thể được quan sát bởi những người khác. - Mệt mỏi hay mất năng lượng gần như mỗi ngày. - Cảm xúc của vô dụng hoặc quá nhiều tội lỗi không thích hợp hoặc gần như mỗi ngày. - Vấn đề ra quyết định hoặc khó tập trung suy nghĩ gần như mỗi ngày. - Thường xuyên suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử, hoặc cố gắng tự tử. Tuy nhiên, em vẫn cần khám BS chuyên khoa Tâm thần để BS gặp trao đổi trực tiếp với em, xác định xem em có thật sự trầm cảm hay do áp lực cuộc sống ảnh hưởng lên tâm lý tạm thời mà thôi, có thêm vấn đề gì khác không, có bệnh lý nào khác tác động lên không (như bệnh lý nội tiết, thần kinh trung ương...), mức độ bệnh ra sao… để kê thuốc điều trị và tư vấn tâm lý cho em. Em đừng vội hiểu lầm ý tôi nói em bị “tâm thần” như theo cách hiểu của đa phần người dân về ngành học Tâm thần, theo phân ngành y khoa, BS Tâm thần là người chuyên trị các rối loạn thuộc về tinh thần, trong đó thường gặp là trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ... Ở TPHCM, một số trung tâm có chuyên khoa Tâm thần mạnh là BV Nguyễn Tri Phương, ĐH Y dược... em có thể tham khảo thêm. Thân mến.", "Chào em Ngọc Phúc, Các chi tiết em nêu trong thư như: cảm giác mệt mỏi, uể oải, buổi sáng không\r\nmuốn thức giấc, làm việc kém hiệu quả, nhức mỏi toàn thân, cảm giác ớn lạnh, ăn\r\nuống kém, không có cảm giác đói bụng, xuất hiện và kéo dài từ hơn 1 năm nay, các\r\nxét nghiệm về mặt cơ thể hoàn toàn bình thường cho thấy đây có nhiều khả năng\r\nlà một tình trạng trầm cảm. Trong trường hợp không được điều trị triệt để, tình trạng trầm cảm diễn\r\ntiến nặng gây mất khả năng trong học tập, làm việc hoặc nghiêm trọng hơn là xuất\r\nhiện các ý tưởng và hành vi tự sát. Bệnh thường tái phát nếu không có điều trị\r\nphòng ngừa thích đáng. Điều trị trầm cảm đòi hỏi có sự phối hợp giữa thuốc men và các phương\r\npháp trị liệu tâm lý. Lưu ý, để việc điều trị có kết quả, thuốc chọn lựa (thuốc\r\nchống trầm cảm có thể kèm theo hay không các thuốc an thần kinh, giải lo âu\r\nkhác) phải phù hợp với thể chất, tuổi tác, biểu hiện và mức độ nặng của bệnh\r\nvới liều dùng thích hợp trong một thời gian hợp lý, được chỉ định và theo dõi\r\nsát bởi bác sĩ chuyên khoa tâm thần. Dùng thuốc 2 tuần mà bệnh chưa có chuyển biến thì chứng tỏ thuốc điều trị\r\nchưa thích hợp (có thể về loại hoặc liều lượng). Tốt nhất em nên trình bày với\r\nbác sĩ điều trị để có thay đổi thích hợp. Sau cùng, nếu vẫn cảm thấy chưa yên tâm, em có thể liên hệ số điện thoại 0914.81.65.81 để được tư vấn trực tiếp. Chúc em mau khỏe và khôi phục năng lực làm việc như trước đây. Thân chào!", "Chi thân mến, Tôi mừng vì em ý thức được vấn đề của bản thân, còn kiểm soát được lý trí và hành động của mình, chịu mở lòng và muốn tìm cách thoát ra. Điều này rất có lợi cho việc điều trị và phục hồi bệnh của em. Bản thân em cũng cảm nhận là mình đang chiến đấu chống chọi với những suy nghĩ và cảm xúc kỳ lạ bên trong mình, và đúng thật là em có bệnh. Cuộc sống sẽ có nhiều loại người với nhiều loại tính cách khác nhau, người mạnh mẽ, người nhút nhát. Nếu nhút nhát đơn thuần thì không phải bệnh và có thể tập luyện sẽ hết. Nhưng trường hợp của em thì khác, em nhút nhát quá mức bình thường, đó là biểu hiện của rối loạn cảm xúc - tâm thần . Em đừng bị “dị ứng” hay quá sợ hãi với từ “tâm thần”. Bệnh về tâm thần hiện nay rất phổ biến, và biểu hiện dưới nhiều dạng, nhiều mức độ khác nhau, như rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, tự kỷ... chứ không phải là “khùng”, “điên”, “bị nhập”, đây là cách nghĩ sai lầm của đa phần người dân - chưa có đủ nhận thức về bệnh lý tâm thần trong xã hội hiện nay - dẫn đến sự xa lánh, cay nghiệt dành cho người bệnh, và từ đó người bệnh bị hoảng sợ, chán ghét chính bản thân mình khiến bệnh ngày càng nặng hơn. Bệnh của em cần được điều trị và có thể điều trị được vì phát hiện sớm. Em vẫn cần phải khám bác sĩ chuyên khoa tâm thần để xác định rõ loại bệnh và điều trị thích hợp. Để chẩn đoán một người có bệnh tâm thần phân liệt mức độ ra sao, có kèm bệnh gì hay không, cần điều trị thuốc gì thì bác sĩ và bệnh nhân phải ngồi lại với nhau. Bởi vì các bệnh lý tâm thần sẽ có một số triệu chứng chồng lấp với nhau, bác sĩ phải dành thời gian khai nhác bệnh sử kỹ càng, đào sâu vào từng triệu chứng mới kết luận được là người bệnh thuộc nhóm bệnh nào, đồng thời cũng phải loại trừ những bệnh lý tổn thương cơ quan khác gây ra rối loạn tâm thần (như rối loạn nội tiết, bệnh lý ở não…). Bản thân mình là quan trọng nhất nên em hãy mạnh dạn điều trị để chữa khỏi cho mình và mang lại 1 cuộc sống tốt hơn, cho mình, em nhé. Trân trọng.", "Điều trị rối loạn lo âu cần kết hợp liệu pháp tâm lý, thay đổi lối sống Chào bạn, Nhiều người đã từng trải qua cảm giác lo âu vào một số thời điểm nhất định trong cuộc sống. Thực tế, lo âu là một biểu hiện thường thấy khi ta phải đối mặt với các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống như chuyển đến nơi ở mới, thay đổi công việc, hoặc gặp các rắc rối về tài chính. Tuy nhiên, khi các triệu chứng lo âu vượt xa tầm ảnh hưởng của các sự kiện thường thấy ở trên và bắt đầu ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của bạn, chúng có thể là dấu hiệu của hội chứng rối loạn lo âu. Rối loạn lo âu có thể làm suy nhược cơ thể, dẫn đến nhiều triệu chứng thực thể ở nhiều hệ cơ quan, lúc này cần phải điều trị tích cực. Trong điều trị rối loạn lo âu, cần phải kết hợp liệu pháp tâm lý, thay đổi lối sống, thuốc có tác dụng giảm phần nào triệu chứng trong giai đoạn đầu. Nếu bạn chỉ điều trị đơn thuần bằng thuốc là chưa đủ, dùng thuốc lại đều lại càng nguy hại vì tăng nguy cơ bùng phát bệnh nặng hơn và tăng tác dụng phụ của thuốc. Do đó, bạn nên nghiêm túc tái khám và tư vấn tâm lý ở bác sĩ chuyên khoa, kết hợp với các liệu pháp thư giãn, thiền, yoga, vận động thể chất để hạn chế triệu chứng của bệnh bạn nhé! Thân mến.", "Người già ít nói, mất ngủ là 1 trong những dấu hiệu bệnh trầm cảm Chào bạn, Đối tượng người lớn tuổi bị trầm cảm khó chẩn đoán hơn nhiều so với người trẻ. Bởi trầm cảm thường có những triệu chứng cơ thể, và những triệu chứng này sẽ nặng hơn nếu bệnh nhân có những bệnh nền trước đó. Thí dụ một người mắc bệnh lý tim mạch, thường than vãn mệt mỏi, và thực sự nhiều khi bác sĩ cũng không rõ triệu chứng mệt này là do trầm cảm hay do bệnh lý tim mạch không ổn định gây ra. Bên cạnh đó, cũng có khó khăn trong việc tiếp cận cũng như điều trị, bởi bệnh nhân lớn tuổi thường có nhiều bệnh nền, do đó phải biết được rằng thuốc men trong điều trị bệnh lý trầm cảm tương tác thuốc khá nhiều với các loại thuốc điều trị bệnh lý nền. Do đó không những khó về chẩn đoán, mà còn khó về điều trị cho người bệnh. Chúng ta sẽ thấy được là, trầm cảm không đột ngột tới hay đột nhiên mất đi, chính người nhà sẽ phát hiện bệnh lý trầm cảm ở ông bà, bố mẹ của mình. Thí dụ những người lớn tuổi đột nhiên ít chia sẻ hơn, trở nên cô độc hơn, dễ nóng nảy hơn, mất ngủ trầm trọng, kéo dài... thì đó là những triệu chứng điển hình người lớn tuổi bị trầm cảm, lo âu. Thân mến. (Trích từ livestream )", "Chào em, đang gây ảnh hưởng xấu lên sức khỏe thể chất và tinh thần của em, em bắt đầu có dấu hiệu của chứng trầm cảm và nếu để kéo dài không giải quyết thì bệnh sẽ nặng hơn, gây suy sụp tinh thần và thể chất, em không thể học hành khá lên được, thậm chí là có ý định tự tử nữa. Nhưng một dấu hiệu tốt ở đây là em ý thức được vấn đề của bản thân và muốn tìm cách thoát ra, tôi khuyên em nên chia sẻ với người lớn nào mà em thấy có thể tin cậy và giúp em truyền đạt lại với những người khác, như ba mẹ, cô dì chú bác, anh chị em, thầy cô giáo... Vì vấn đề này một mình em không thể giải quyết được, mọi người trong gia đình và nhà trường cần biết để hỗ trợ cho em, để điều chỉnh lại việc học, có thể nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi bớt như đi du lịch cùng gia đình để lấy lại tinh thần. Nếu quay vào học lại là em lại có triệu chứng kể trên thì gia đình nên cùng em khám chuyên khoa Tâm thần để BS kê thuốc điều trị ngắn hạn, em sẽ chóng bình phục và quay lại cuộc sống như trước đây. Em đừng vội hiểu lầm ý tôi nói em bị “tâm thần” như theo cách hiểu của đa phần người dân về ngành học Tâm thần, theo phân ngành y khoa, BS Tâm thần là người chuyên trị các rối loạn thuộc về tinh thần, trong đó thường gặp là trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ... Thân mến." ]
Chào bác sĩ, Hôm vừa rồi em bị tai nạn xe máy nên có hai răng cửa bị rạn nứt. Xin hỏi nó có thể tự lành hoặc có cách nào chữa khỏi được không? Xin cảm ơn! (H.V Thắng – Quảng Bình)
[ "Bạn Thắng thân mến, Nếu răng cửa bạn không đau đớn, lung lay gì hết thì không\r\nsao đâu bạn. Tự lành thì nó không tự lành được, nhưng quan trọng là nó có ảnh\r\nhưởng tới tủy răng hay không thôi. Nếu muốn chắc ăn thì bạn cứ 3,4 tháng đi khám một lần xem\r\nxem tủy có bị tổn thương ngầm hay không. Mỗi lần đi chụp 1 phim thì cũng không\r\nảnh hưởng gì đâu bạn. Nếu lỡ tủy răng bị viêm không hồi phục lại được nữa thì\r\nbạn chỉ cần rồi trám lại bình thường thôi. Thân chào bạn," ]
[ " Chào em, Trong trường hợp này, để giảm sưng đau em có thể dùng thuốc giảm đau, tan máu bầm ngắn ngày, kết hợp xoa dầu, chườm ấm. BS không được phép kê toa qua kênh truyền thông, đây là luật, em có thể đến tiệm thuốc Tây (có dược sĩ) hay phòng khám (có BS) để mua thuốc. Nếu có biểu hiện bất thường như hành sốt, vận động mở hàm - nhai khó khăn, vết thương tụ mủ thì cần đến khám BS chuyên khoa răng hàm mặt sớm để kiểm tra vết thương, xem có nứt xương, trật khớp hay không và điều trị thích hợp. Đồng thời, nếu có vết thương chảy máu thì em cần chích ngừa uốn ván, em nhé. Trân trọng!", "Chào bạn, Trường hợp của bạn có nhiều khả năng là nhiễm trùng tái phát tạo ra ngoài nướu và thường răng không đau. Nguyên nhân có thể do còn sót ống tủy hay nhiễm trùng từ mô nha chu... Tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để chụp phim X-quang, khám cụ thể tìm rõ nguyên nhân và điều trị triệt để. Nếu do chữa tủy chưa tốt thì có thể chữa tủy lại, sau đó phục hình lại thân răng. Còn nếu do răng vỡ lớn nhiễm trùng tái phát đi theo đường nha chu trong khi chữa tủy tốt thì có thể phải nhổ bỏ răng hư và làm lại răng mới. Thân mến, ", "Bạn Hậu thân mến, Nếu ăn uống bị khó khăn sau khi trám thì bạn nên quay lại\r\ncho bác sĩ chỉnh lại miếng trám cho bớt \"cộm\" hơn. Nếu chưa thể đến\r\nngay được thì bạn không được nhai ở ngay răng đó mà phải cắn, xé, nhai bằng\r\nrăng khác, vì răng đang cộm mà bạn cố tính nhai bằng nó thì răng sẽ bị chấn\r\nthương ngay. Việc thì bạn có thể quay lại bác sĩ kiểm tra xem\r\nmiếng trám có hở không hay do kích thích tủy. Miếng trám đôi khi có thể gây\r\nkích thích tủy từ xa, nghĩa là tủy không bị tổn thương nhưng trở nên nhạy cảm\r\nsau khi trám. Răng bị mẻ, nếu chưa tới tủy thì chỉ cần trám lại là vẫn có\r\nthể ăn nhai bình thường. Tuy nhiên miếng trám này thường không bền lắm do bề\r\nmặt dán giữa miếng trám và mô răng hơi ít, cộng thêm việc đây là rìa cắn răng\r\ncửa - nơi ta thường cắn/xé thức ăn khiến lực dồn vào miếng trám là rất lớn. Nếu\r\nkhông muốn trám nhiều lần thì bạn có thể làm răng sứ, nghĩa là mài răng nhỏ lại\r\n1 chút rồi bọc bên ngoài bằng răng sứ (giống như cái nón chụp lên đầu). Còn nếu\r\nbạn có thể lưu ý tránh ăn nhai bằng răng đó để bảo vệ nó thì không cần làm răng\r\nsứ cũng được. Thân chào bạn,", "Chào bạn! Trong trường hợp của bạn cần phải thăm khám và hỏi trực tiếp BS điều trị vì tuỳ vào tình trạng gãy của và tiến độ lành thương mà bác sĩ có thể tháo hết hoặc để lại có chủ đích. Do vậy ở lần khám tới bạn hãy nêu rõ thắc mắc của mình với BS bạn nhé. Thân mến ! ", "Bạn Duyên thân mến, Răng chúng ta khi bị sâu thì mỗi giai đoạn sẽ có cách chữa trị khác nhau, có thể tóm tắt lại như sau: - Răng sâu chưa gây viêm tủy: trám thông thường. - Đã gây viêm tủy không hồi phục - tủy chết: lấy tủy răng sau đó trám lại. - Răng vỡ lớn, không còn chức năng ăn nhai - ổ nhiễm trùng gây tiêu xương quá nhiều, không thể giữ răng lại thì rơi vào các trường hợp khác thuộc chỉ định nhổ răng. Thật khó để chẩn đoán tình trạng răng của bạn ở giai đoạn nào nếu không nhìn trực tiếp hoặc qua phim tia X, nhưng dựa vào lời bạn kể, BS có những nhận xét như sau: - 2 năm trước đây, bác sĩ bảo răng bạn không trám được, có lẽ lúc đó răng đã bị viêm tủy không hồi phục hoặc chết tủy. Nhưng do không lấy tủy nên ổ viêm nhiễm này tiếp tục phát triển. - Răng lâu lâu bị bể ra là do tủy đã chết, không được điều trị đúng mực nên tạo ra một ổ vi khuẩn tiếp tục phát triển gây mục răng dần dần. Những mảnh răng này mục dần rồi rơi ra như bạn đã thấy. - Răng bạn không đau nhức nữa là do tủy đã chết hoàn toàn (tủy răng bao gồm thần kinh, mạch máu, tủy răng chết thì bạn không còn cảm nhận được cơn đau nữa) nhưng không có nghĩa là không có tình trạng viêm nhiễm xảy ra. Thông thường, ổ mủ âm thầm phát triển bên dưới gây tiêu xương, có khi xì ra ngoài niêm mạc, đôi khi gây đau nhức thậm chí sưng mặt. Vấn đề là phải giải quyết sớm ổ viêm nhiễm này để mủ không lan ra gây chết tủy những răng bên cạnh. Bác sĩ nói bạn phải nhổ răng có lẽ do răng bị vỡ quá sâu dưới nướu, không chữa tủy được nữa. Bạn nên làm theo lời bác sĩ sớm để ngăn chặn bất cứ tiến triển nào có thể xảy ra. AloBacsi xin nhắn nhủ thêm: Chúng ta nên giải quyết những vấn đề răng miệng ngay khi mới phát hiện. Bởi những vấn đề này không thể tự khỏi mà thường âm thầm tiến triển, càng để lâu cách chữa trị càng phức tạp và sẽ tốn nhiều thời gian, tiền bạc. Thân mến!", "- Nguồn: Iternet Chào bạn, Bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra xem\r\nsâu đã đến tủy răng chưa. Nếu tủy răng chưa bị ảnh hưởng, chỉ cần trám lại là\r\nxong. Nếu tủy răng đã bị ảnh hưởng, bắt buộc phải điều trị tủy răng trước rồi\r\nmới trám lại được, trong thời gian chữa tủy sẽ có trám tạm. Theo như bạn mô tả thì tôi nghĩ\r\nkhả năng tủy răng đã bị ảnh hưởng là khá lớn. Ngoài ra không có thuốc nào uống\r\ncó thể hết sâu răng hay cách nào có thể tự chữa ở nhà được.", "Chào em Tuấn, Những trường hợp gãy xương, trong quá trình lành có dấu hiệu , nếu phát hiện sớm thì có thể tiến hành nắn chỉnh, phá can xương để tạo hình. Tuy nhiên, với thời gian 5 năm, có lẽ xương của em đã liền chắc, không thể nắn chỉnh, cũng không thể phá can xương như trong giai đoạn đầu được. Nếu như vấn đề thẩm mỹ thực sự gây khó chịu, em có thể đến các trung tâm chỉnh hình lớn để BS phẫu thuật xem xét và đưa ra hướng giải quyết can thiệp bằng phẫu thuật. Thân mến! ", "Chào bạn, Theo như mô tả của bạn thì có thể bạn bị chấn thương mô mềm do răng khôn hàm trên mọc lệch. Thường thì các trên hay nghiêng về phía má gây cấn má trong quá trình ăn nhai hoặc gây loét. Nếu vết loét nhỏ sẽ tự khỏi trong vòng 7-10 ngày, kèm vệ sinh răng miệng kỹ, súc miệng bằng nước muối ấm pha loãng, bổ sung thêm vitamin C. Nếu vết loét lớn sẽ gây sưng, há miệng hạn chế và nổi hạch góc hàm, nuốt đau, lúc này bạn cần khám bác sĩ và uống một toa thuốc để điều trị triệu chứng. Thân mến, ", "Chào bạn, Ở tuổi 19, còn tồn tại thì thường chân răng không tiêu nên răng rất khó gãy. Để biết nếu sau khi gãy hay nhổ răng có mọc lại được hay không thì bạn cần chụp phim X-quang kiểm tra, nếu có mầm răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí bình thường thì răng có thể lên được sau nhổ. Trường hợp mầm răng xoay, nghiêng lệch thì bạn cần kết hợp phương pháp chỉnh nha để kéo răng lên đúng vị trí. Nếu không có mầm thì bạn không nên nhổ răng sữa, về sau khi răng sữa gãy thì chỉ còn cách làm răng giả phục hình lại chỗ mất. Thân mến! ", "Bạn Long thân mến, BS sẽ lần lượt trả lời từng câu hỏi của bạn như sau: 1. Nứt răng có thể đã có trước đó nhưng khi chụp phim do góc\r\nđộ có thể không thấy, đến lần chụp sau góc độ thay đổi một chút lại thấy rõ.\r\nTuy nhiên cũng có thể do bác sĩ hơi mạnh tay, điều này khó kết luận được nếu\r\nkhông có phim chụp trước và sau khi lấy tủy. 2. Răng đã nứt chân răng rồi không có cách nào trám\r\nđược. Có thể hiện tại bạn không thấy có cảm giác gì lạ nhưng một thời gian nữa\r\nchắc chắn sẽ ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai rất nhiều. Nhất là trong trường hợp\r\ncủa bạn đã có tình trạng viêm nhiễm xảy ra thì càng không nên giữ lại. 3. Việc tiêu xương hàm xảy ra sau khi đã lấy chân răng ra\r\nkhỏi xương ổ. Việc mài cầu răng chỉ có tác dụng tái tạo lại thân răng nên\r\nxương vẫn sẽ tiêu đi. Muốn làm cầu răng thì phải mài nhỏ 2 răng bên cạnh. Trong\r\ntrường hợp 2 răng này có buồng tủy to dẫn đến bị lộ tủy răng sau khi mài\r\nthì phải lấy tủy răng. Trong trường hợp này, đương nhiên răng đã lấy tủy\r\nthì không bằng răng sống nhưng cũng đã có cầu răng bao bên ngoài bảo vệ\r\nrăng nên bạn cũng đừng lo lắng quá. Mọi phương pháp đều có ưu, khuyêt điểm, đôi\r\nkhi để đạt mặt này thì ta phải hy sinh mặt khác vậy. 4. Giữa 2 phương pháp thì làm implant vẫn được khuyến khích\r\nhơn vì như đã nói: cầu răng không tái tạo được chân răng trong khi implant thì\r\nlàm được. Do vậy ưu điểm chính của implant là ngăn chặn tiêu xương,\r\nkhông cần mài răng bên cạnh... Cả 2 phương pháp hầu như không có biến chứng gì, đương nhiên\r\nlà phải đi kèm với việc bạn phải tuân thủ các nguyên tắc giữ gìn vệ sinh răng\r\nmiệng. Nếu vệ sinh không tốt, bệnh viêm nha chu có thể gây tiêu xương,\r\nlung lay răng trụ hoặc implant dẫn đến phải nhổ bỏ răng trụ, bỏ cầu răng hoặc\r\nphải lấy implant ra. Đó là những trường hợp xấu có thể xảy ra nhưng bản thân\r\nbạn có thể kiểm soát được nếu chăm sóc răng miệng đúng cách. Riêng implant, còn 1 khả năng nữa là không tích hợp được với\r\nxương (không ổn định trong xương). Lúc đó thì chỉ cần lấy implant ra, tìm hiểu\r\nnguyên nhân, chọn loại implant khác hoặc kích cỡ khác phù hợp hơn đặt vào lại. Điều quan trọng bạn nên hiểu rõ là cho dù bạn lựa chọn cầu\r\nrăng hay implant thì nó cũng không bằng được răng thật nên bạn phải chăm sóc\r\nbảo vệ nó kỹ hơn răng thật. Răng thật có thể hư thì không có lý do gì\r\nchúng ta đòi hỏi răng giả không thể hư được. Thân chào bạn!", "Chào\r\nbạn, Nếu\r\nrăng bạn gãy lớn như vậy thì nhiều khả năng là tủy răng đã bị ảnh hưởng. Bạn\r\nnên đến BS điều trị tủy răng trước. Sau khi điều trị xong rồi thì BS sẽ làm\r\nthân răng giả gắn vào chân răng của bạn. Cách này là ít tốn kém chi phí nhất và\r\ncho kết quả bền chắc nhất. Nếu\r\nBS kiểm tra thấy chân răng đã bị nứt, không thể giữ lại được nữa, có thể bạn sẽ\r\nphải nhổ bỏ răng này. Nếu nhổ bỏ răng này thì ta có 2 cách làm răng giả như\r\nsau: 1.\r\nLàm cầu răng sứ: BS sẽ mài 2 răng bên cạnh lỗ trống và làm 1 cầu răng gồm 3\r\nrăng đúc liền nhau, gắn vào 2 răng bên cạnh. Như vậy răng giả sẽ được lắp vào\r\nchỗ trống và giữ dính nhờ 2 răng bên cạnh. 2.\r\nCắm implant: BS sẽ cắm 1 cây implant vào thay thể cho chân răng đã nhổ bỏ, sau\r\nđó làm răng giả gắn vào cây implant này. Với cách này bạn không cần mài 2 răng\r\nbên cạnh. Bạn\r\nnên đi kiểm tra tình trạng các răng của mình như thế nào thì mới có được kế hoạch\r\nđiều trị chính xác. Thân\r\nmến,", "Chào bạn, của bạn vẫn còn có thể cải thiện ở độ tuổi này. Bạn nên đến bệnh viện khám và điều trị sớm. Hiện nay, BV Răng hàm mặt Trung ương chỉ làm việc từ thứ 2-7, chủ nhật nghỉ, do vậy bạn nên sắp xếp thời gian hợp lý, nếu không thuận tiện bạn có thể tìm hiểu thêm một số nha khoa lớn uy tín về chỉnh nha để tư vấn thêm. Thân mến.", "Chào bạn, Tình trạng nhưng trước đó không có sâu đôi khi vẫn xảy ra. Nguyên nhân thường thấy là lực tác động mạnh, đột ngột từ bên ngoài như cắn trúng sạn, xương, vật lạ trong khi ăn hoặc do cấu trúc mô răng yếu, bị kích thích nóng lạnh liên tục trong thời gian dài tạo những vết nứt, vỡ mô răng. Ngoài ra, có những trường hợp sâu kẽ, ăn rỗng phía trong thân răng hoặc tấn công sâu dưới nướu nên khi nhìn vào trong miệng bạn không thể thấy được và cho đến khi có đau nhức khám lâm sàng hay qua phim X-quang thì mới phát hiện. Theo mô tả của bạn mô răng đã bị mất một nửa và lộ tủy thì ta không thể trám răng lại thông thường mà phải chữa tủy, sau đó phục hình bọc lại răng. Bạn có thể chọn bọc sứ hay kim loại tùy theo nhu cầu thẩm mỹ của mình. Răng sau khi bọc sẽ được bảo vệ khỏi những tác động bên ngoài, có độ bền cao và về cơ bản cảm giác ăn nhai của bạn sẽ không thay đổi. Chúc bạn sức khỏe! ", "- Nguồn: Internet Chào bạn, BS không hiểu ý bạn thay là thay răng thật bằng\r\nrăng giả, hay là thay thế - phục hồi lại phần đã mất? Nói chung trong trường hợp của bạn, bạn nên\r\nđi khám bác sĩ để xác định xem phần răng còn lại có đủ chắc khỏe để giữ lại hay\r\nkhông. Nếu chân răng còn tốt, còn chữa để giữ lại được, thì bác sĩ sẽ chữa chân\r\nrăng và phục hồi lại thân răng đã mất. Nếu chân răng còn lại đã mục, nhiễm\r\ntrùng nặng, không giữ được nữa thì bác sĩ sẽ nhổ bỏ chân răng. Sau khi rồi, tùy theo số răng còn lại,\r\ntình hình các răng 2 bên chỗ nhổ, vị trí răng mất... mà sẽ chọn cách nào để\r\nthay thế răng đã nhổ. Nhìn chung răng đã nhổ rồi thì sẽ có thể làm\r\nrăng giả tháo lắp, cầu răng sứ, hoặc bằng phương pháp implant để thay thế. Do\r\nđó để biết phương pháp điều trị thích hợp nhất trong trường hợp của bạn thì chỉ\r\ncó đi khám bác sĩ để đánh giá tình hình trực tiếp mới có thể đưa ra được. AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Chào\r\nem, Tốc\r\nđộ của mỗi người khác nhau, BS tư vấn cho em sau hai tuần sẽ khỏi là\r\ndựa theo tốc độ lành trung bình, em nên tái khám để kiểm tra lại em nhé. Thân ái," ]
Nguyên nhân u dây thần kinh morton
[ "Nguyên nhân u dây thần kinh morton Nguyên nhân dẫn đến U dây thần kinh Morton U thần kinh Morton hình thành khi dây thần kinh giữa xương ngón chân của bạn bị kích thích và sưng lên. Không phải lúc nào cũng chắc chắn nguyên nhân gây ra tình trạng viêm, nhưng áp lực lên ngón chân, dây thần kinh giữa chúng và lòng bàn chân là nguyên nhân phổ biến nhất. Một số nguyên nhân phổ biến bao gồm: Ngón chân duỗi quá mức khi mang giày cao gót hoặc giày có mũi hẹp, nhọn. Chơi một môn thể thao đòi hỏi phải tạo nhiều áp lực lên lòng bàn chân, như chạy, quần vợt hoặc các môn thể thao dùng vợt khác. Làm những công việc đòi hỏi phải đứng cả ngày. Viêm bao hoạt dịch giữa bàn chân. Dày dây chằng ngang bàn chân. Chấn thương bàn chân trước. Bệnh lý khớp xương bàn ngón chân và lipoma. Mang giày cao gót là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra U dây thần kinh Morton" ]
[ "Thưa bác sĩ, Em bị đau đầu 3 năm rồi. 2 năm trước em có đi chụp\r\n não và điện tâm đồ não thì bác sĩ kết luận em bị thiếu máu ở não. Nhưng\r\n sau khi uống thuốc em vẫn đau đầu khi căng thẳng và có dễ xúc động. Nửa\r\n tháng nay, em đau đầu nhiều hơn. Ngủ dậy thì đau nhẹ ở đỉnh đầu, nặng \r\nlên vào buổi trưa và kéo dài đến tối. Kèm theo là ăn uống thất thường, \r\nbuồn nôn sau khi ăn. Em bị chóng mặt cả ngày, lâu lâu em lại bị choáng không thể đi được trong 5 - 10 giây. Và em rất khó ngủ, còn bị nhức tai nữa. Em nghi ngờ viêm tai giữa, đi khám bác sĩ bảo em bị viêm xoang do gia đình em có di truyền. Hiện\r\n giờ ngày nào em cũng chóng mặt, mệt mỏi, đau đầu, ăn uống thất thường \r\nvà buồn ói sau khi ăn cả ngày. Em lo lắng rằng mình bị u não. Bác sĩ có \r\nthể tư vấn cho em cần phải làm gì không ạ? Cám ơn bác sĩ. (Hoàng Anh - \r\nQ. Bình Thạnh, TPHCM) Trả lời Chào Hoàng Anh, Qua thư của em BS rút ra mấy vấn đề sau: - Em gái 20 tuổi có tiền căn đau đầu 3 năm - Có chụp não và điện não đồ, kết luận thiếu máu não - Đã điều trị nhưng bệnh không giảm - Đau đầu ngày càng \r\nnhiều, bắt đầu nặng lên vào buổi trưa và kéo dài đến tối, kèm theo chóng\r\n mặt, choáng, nhức tai, ăn uống kém, buồn ói sau khi ăn… Với những gì em vừa \r\ntrình bày, xem ra thì bệnh của em cũng khá trầm trọng, ảnh hưởng nhiều \r\nđến sức khỏe, nhưng BS không rõ trước đây em đã được điều trị thời gian \r\nbao lâu, dùng thuốc gì, có chụp X-quang mũi xoang chưa, huyết áp bao \r\nnhiêu, làm việc trong lĩnh vực nào… ? Tuy có nhiều thông tin \r\nem chưa đề cập đến, BS cũng không trực tiếp khám bệnh nhưng với các \r\ntriệu chứng của em, BS có thể nghĩ đến các nguyên nhân sau: - Viêm xoang - U não - Do rối loạn vận mạch - Thoái hóa cột sống cổ nhưng tuổi của em còn quá trẻ để nghĩ đến bệnh lý này… Trước hết, em khám \r\nchuyên khoa Tai mũi họng và làm thêm xét nghiệm X-quang xoang, chụp MRI \r\nvùng đầu mặt cổ để loại trừ nguyên nhân viêm xoang, u não… Em nên khám sớm tìm rõ \r\nnguyên nhân gây bệnh để điều trị triệt căn, đồng thời cũng rút ngắn được\r\n thời gian và chi phí đỡ tốn kém hơn. Thân ái! BS Chuyên khoa của AloBacsi", "Nguyên nhân bệnh khớp do thần kinh Nguyên nhân dẫn đến bệnh khớp do thần kinh Các nguyên nhân thường gặp gây bệnh khớp do thần kinh bao gồm: Bệnh thần kinh amyloid (bệnh amyloid thứ phát). Dị tật Arnold - Chiari. Vô cảm bẩm sinh với đau. Bệnh thoái hóa cột sống có chèn ép rễ thần kinh. Đái tháo đường. Bệnh thần kinh di truyền gia đình. Bệnh đa dây thần kinh amyloid gia đình. Rối loạn chuyển hóa máu trong gia đình (hội chứng Riley - Day). Bệnh thần kinh cảm giác di truyền. Bệnh thần kinh kẽ phì đại (bệnh Dejerine - Sottas). Teo cơ quanh miệng (bệnh Charcot-Marie-Tooth). Bệnh khổng lồ kèm bệnh thần kinh phì đại. Bệnh phong. Nứt đốt sống có thoát vị màng não tuỷ (ở trẻ em). Đột quỵ. Thoái hóa kết hợp bán cấp của tủy sống. Bệnh rỗng tủy sống hậu chấn thương. Đau lưng. Khối u và chấn thương dây thần kinh ngoại và tủy sống. Suy giảm cảm giác đau sâu hoặc khả năng nhận thức ảnh hưởng đến phản xạ bảo vệ bình thường của khớp, thường kiến cho bệnh nhân không phát hiện ra chấn thương (đặc biệt là các đợt nhỏ lặp đi lặp lại) và gãy xương quanh khớp nhỏ. Tăng lưu lượng máu đến xương do phản xạ giãn mạch, dẫn đến quá trình tiêu xương tích cực, góp phần làm tổn thương xương và khớp. Mỗi chấn thương mới của khớp gây ra biến dạng nhiều hơn khi nó lành lại. Tràn dịch khớp xuất huyết và nhiều gãy xương nhỏ xảy ra và đẩy nhanh tiến triển của bệnh. Sự lỏng lẻo của dây chằng, giảm trương lực cơ và sự phá hủy nhanh chóng của sụn khớp là những yếu tố phổ biến dẫn đến trật khớp và cũng là nguyên nhân đẩy nhanh sự tiến triển của bệnh. Bệnh khớp thần kinh tiến triển có thể gây ra những thay đổi phì đại, những thay đổi phá hủy hoặc cả hai.", "Nguyên nhân u răng Nguyên nhân dẫn đến u răng Các khối u và u nang ở hàm có nguồn gốc từ các tế bào và mô liên quan đến sự phát triển bình thường của răng. Các khối u có thể phát triển từ các mô khác, như tế bào xương hoặc mô mềm. Nói chung, nguyên nhân của các khối u và u nang hàm không được biết đến; tuy nhiên, một số có liên quan đến thay đổi gen (đột biến) hoặc hội chứng di truyền. Những người mắc hội chứng ung thư biểu mô tế bào đáy dạng nevoid (hội chứng Gorlin-Goltz) thường do thiếu gen ức chế khối u. Đột biến gen gây ra hội chứng là do di truyền. Hội chứng này dẫn đến sự phát triển của nhiều tế bào sừng ở hàm, nhiều bệnh ung thư da tế bào đáy và các đặc điểm khác.", " Chào bạn, Bệnh uốn ván là một nhiễm khuẩn nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao, gây ra bởi ngoại độc tố của vi khuẩn uốn ván phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí. Vi khuẩn thường tạo nha bào uốn ván, nha bào này xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương sâu bị nhiễm đất bẩn, bụi đường, phân người hoặc phân súc vật, qua các vết rách, vết bỏng, vết thương dập nát, vết thương nhẹ, hoặc do tiêm chích nhiễm bẩn…, sau đó giải phóng ngoại độc tố vào máu và tấn công vào các bản vận động thần kinh - cơ, làm cho bệnh nhân bị co cứng cơ và trên nền cứng đó xuất hiện các cơn co giật. Đây là bệnh khó chữa nguy hiểm nhưng dễ phòng ngừa. Bác sĩ vẫn luôn khuyến khích người dân nên chích ngừa chủ động phòng bệnh uốn ván không đợi đến khi có vết thương. Đối với người không tiêm ngừa uốn ván trong 10 năm gần đây, khi bị vết thuơng cần tiêm huyết thanh phòng uốn ván SAT (phòng ngừa bị động). Văc xin càng tiêm sớm thì hiệu quả càng cao, hiện tại khó có thể nói được là hiệu quả phòng ngừa sẽ được bao nhiêu phần trăm vì còn tuỳ thuộc vào tình trạng vết thương, miễn dịch cơ thể và lượng nha bào nhiễm vào vết thương. Bác sĩ khuyên bạn nên đưa mẹ đi tiêm đủ số mũi, đúng lịch hẹn để phòng ngừa cả miễn dịch chủ động về lâu dài bạn nhé! Thân mến.", "Nguyên nhân liệt mặt Nguyên nhân dẫn đến liệt mặt Các nguyên nhân chính gây liệt mặt bao gồm: Liệt Bell Liệt Bell là nguyên nhân phổ biến nhất gây liệt mặt, chiếm 70% trường hợp liệt mặt. Hàng năm, có khoảng 40.000 người Mỹ bị liệt mặt đột ngột do liệt Bell. Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây ra liệt Bell vẫn chưa được tìm ra. Các nhà nghiên cứu cho rằng bệnh có liên quan đến nhiễm virus ở dây thần kinh mặt khiến các cơ ở một bên mặt bị xệ xuống. Những người mắc liệt Bell hầu hết đều hồi phục hoàn toàn sau khoảng 6 tháng mà không để lại di chứng. Đột quỵ Một trong những nguyên nhân nguy hiểm gây liệt mặt là do đột quỵ. Liệt mặt xảy ra trong đột quỵ do dây thần kinh mặt bị tổn thương phần ở trong não. Tùy thuộc vào đột quỵ do xuất huyết não hay thiếu máu não mà phục hồi của tổn thương mặt sẽ khác nhau. Chấn thương Bao gồm gãy xương sọ hoặc chấn thương vùng mặt như gãy xương thái dương và vết thương cắt ngang dây thần kinh mặt. Ngoài ra, chấn thương do điều trị phẫu thuật u thần kinh tai hoặc tuyến mang tai, phẫu thuật cắt bỏ u dây thần kinh ốc tai có thể gây tổn thương dây thần kinh mặt. Nhiễm trùng Các trường hợp nhiễm trùng có thể dẫn đến liệt mặt: Virus: Nhiễm Herpes Zoster gây liệt mặt do viêm hạch gối, còn gọi là hội chứng Ramsay-Hunt. Một số triệu chứng báo trước gợi ý nguyên nhân như đau tai, phát ban mụn nước ở ống tai ngoài và vòm miệng. Vi khuẩn: Viêm tai giữa cấp tính có thể gây nứt ống tai dẫn đến liệt dây thần kinh mặt. Ngoài ra còn gặp viêm tai ngoài hoại tử và viêm tai xương chũm cholesteatoma cũng có thể gây liệt mặt. Bệnh Lyme: Một nguyên nhân hiếm gặp gây liệt dây thần kinh mặt là bệnh Lyme , với các triệu chứng như vết ve hay bọ cắn, mệt mỏi, đau đầu, phát ban đỏ di chuyển sau 1 đến 2 tuần tiếp xúc với ve. Viêm cơ tim và viêm khớp cũng có thể xảy ra trên bệnh Lyme. Khối u Nghi ngờ bệnh lý ác tính khi liệt mặt tiến triển chậm, cần phải khám đầu mặt cổ toàn diện. Các khối u ác tính dẫn đến liệt mặt gồm u ác tính tuyến mang tai, u dây thần kinh ốc tai, u dây thần kinh mặt, u màng não, nang màng nhện. Tùy thuộc vào vị trí của khối u mà độ nặng và biểu hiện liệt mặt sẽ khác nhau. Liệt dây thần kinh mặt ở trẻ em Nguyên nhân gây liệt dây thần kinh mặt ở trẻ em được chia thành hai loại là bẩm sinh và mắc phải. Nguyên nhân gây liệt mặt mắc phải của trẻ em tương tự như của người lớn đã phân tích ở trên. Nguyên nhân bẩm sinh gồm: Chấn thương khi sinh: Trẻ nặng cân, sinh con bằng kẹp, sinh non hoặc sinh mổ. Dị dạng sọ mặt như hội chứng Möbius, hội chứng Goldenhar, rỗng hành não, và hội chứng Arnold Chiari. Bệnh di truyền như nhược cơ , loạn dưỡng cơ. Liệt mặt hai bên Liệt mặt hai bên là tình trạng hiếm gặp, xảy ra khoảng 0,3 đến 2% trường hợp. Khi bạn mắc liệt mặt hai bên nhiều khả năng bạn đang mắc bệnh toàn thân. Bệnh Lyme gây ra khoảng 35% trường hợp liệt mặt hai bên. Các nguyên nhân khác gây liệt mặt hai bên gồm bệnh Parkinson, đa xơ cứng (hay xơ cứng rải rác ) và liệt giả hành/hành não. Cần chẩn đoán phân biệt với hội chứng Guillain-Barré, đái tháo đường và bệnh sarcoidosis.", "Nguyên nhân dị tật ống thần kinh Nguyên nhân dẫn đến dị tật ống thần kinh Các nhà khoa học vẫn chưa biết nguyên nhân chính xác gây ra dị tật ống thần kinh, nhưng họ tin rằng đó là sự kết hợp phức tạp của các yếu tố di truyền, dinh dưỡng và môi trường. Đặc biệt, nồng độ axit folic thấp trong cơ thể trước và trong thời kỳ đầu mang thai dường như góp phần gây ra tình trạng bẩm sinh này. Axit folic (hoặc folate) rất quan trọng cho sự phát triển não và tủy sống của thai nhi. Thiếu axit folic có thể góp phần gây ra dị tật ống thần kinh", "Nguyên nhân đột quỵ não Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ não Đột quỵ do nhồi máu não và xuất huyết não có thể xảy ra vì nhiều lý do. Đột quỵ do nhồi máu não thường xảy ra do cục máu đông làm tắc lòng động mạch não, từ đó máu và oxy không đến nuôi các tế bào não, trong vòng vài phút tế bào não sẽ bắt đầu chết đi. Nguyên nhân gây nhồi máu não bao gồm: Xơ vữa động mạch; Rối loạn đông máu; Rung nhĩ ; Dị tật tim (thông liên nhĩ hoặc thông liên thất ); Bệnh thiếu máu cục bộ vi mạch (có thể chặn các mạch máu nhỏ trong não). Đột quỵ xuất huyết là tình trạng động mạch não đột ngột vỡ ra, máu tràn ra ngoài đè ép các mô não xung quanh, từ đó các tế bào não cũng dần chết đi. Nguyên nhân gây xuất huyết não bao gồm: Huyết áp cao, đặc biệt là khi bạn mắc bệnh này trong thời gian dài và không được điều trị ổn định. Phình động mạch não đôi khi có thể dẫn đến đột quỵ do xuất huyết. Khối u não. Các bệnh làm suy yếu hoặc gây ra những thay đổi bất thường trong mạch máu trong não, chẳng hạn như bệnh moyamoya . Huyết áp cao là một trong những nguyên nhân gây xuất huyết não", "Chào bạn, là một rối loạn di truyền gây ra các khối u trên mô thần kinh. Các khối u này thường lành tính nhưng một số trường hợp có thể tiến triển thành u ác. Hiện nay, u sợi thần kinh chưa thể điều trị triệt để, các phương pháp chủ yếu nhằm giảm thiểu triệu chứng và biến chứng. Hàng năm nên đưa trẻ đến khám để đánh giá lại kích thước khối u, mức huyết áp, sự phát triển thể chất, khả năng học tập, khám mắt, khám thính lực… để phát hiện sớm thời điểm cần can thiệp điều trị bạn nhé! Thân mến.", "Nguyên nhân đau đầu arnold Nguyên nhân dẫn đến đau đầu Arnold Đau đầu Arnold chủ yếu là kết quả của tình trạng đau thần kinh chẩm lớn (chiếm 90%). Nguyên nhân xuất phát từ đau thần kinh chẩm bé chiếm 10% và hiếm khi được cho là có liên quan đến đau thần kinh chẩm thứ ba. Hầu hết trường hợp đau đầu Arnold là kết quả của sự chèn ép thần kinh chẩm. Sự chèn ép có thể do bệnh của cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm chèn ép hoặc sự căng cơ cổ quá mức gây chèn ép. Đôi khi, chấn thương gây thay đổi cấu trúc của giải phẫu hộp sọ hoặc cột sống cũng có thể dẫn đến đau đầu Arnold. Các tình trạng thứ phát khác như nhiễm trùng do bệnh Herpes zoster cũng có thể là nguyên nhân. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp đau đầu Arnold không rõ nguyên nhân. Căng cơ vùng cổ vai gáy quá mức có thể gây chèn ép thần kinh chẩm", "Nguyên nhân liệt mặt ngoại biên Nguyên nhân dẫn đến liệt mặt ngoại biên Nguyên nhân chính xác cho đến nay hầu như đều không rõ ràng nhưng bệnh thường liên quan đến tình trạng nhiễm vi rút. Các vi rút gây ra một số bệnh lý khác nhau và có liên quan đến liệt mặt ngoại biên bao gồm: Loét lạnh và mụn rộp sinh dục do herpes simplex vi rút. Bệnh thủy đậu và bệnh zona do herpes zoster vi rút. Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng do Epstein-Barr vi rút. Nhiễm trùng cytomegalovirus. Bệnh đường hô hấp do adenovirus. Bệnh rubella. Bệnh quai bị. Bệnh cúm do influenza type B. Bệnh tay chân miệng do coxsackievirus. Trong bệnh nhiễm do vi rút, dây thần kinh mặt (dây thần kinh số VII) thường bị viêm, sưng và liệt. Bên cạnh triệu chứng liệt mặt, liệt dây thần kinh số VII còn gây ra các triệu chứng có liên quan đến các chức năng khác như tiết nước mắt, tiết nước bọt, chức năng vị giác...", " Chào bạn, Với thông tin bạn cung cấp, triệu chứng của bạn có nhiều điểm hướng đến bệnh u cuộn mạch dưới móng. Triệu chứng lâm sàng của thường là các biểu hiện đau khi bị kích thích cơ học hoặc kích thích nhiệt, cơn đau thường nhanh, lan tỏa từ vị trí đầu ngón, sau đó giảm dần và tự hết, hiếm khi kéo dài. Khi không có kích thích thì không có triệu chứng. Các triệu chứng này là do các đầu mút thần kinh không có myelin bao bọc bị kích thích. Khi khối u lớn, có thể quan sát thấy với biểu hiện vùng màu xanh hay tím phía dưới móng. Tuy nhiên, bác sĩ cần phải thăm khám trực tiếp và làm xét nghiệm kiểm tra (siêu âm) thì mới xác định được bệnh (có thể là bệnh khác sau khi thăm khám). Với bệnh này bạn có thể khám ở chuyên khoa chấn thương chỉnh hình hoặc chuyên khoa da liễu đều được. Thân mến! ", "Chào em, Thứ nhất, triệu chứng đau đầu chóng mặt có thể do nhiều nguyên nhân, như do căng cơ, do mỏi cơ (trong bệnh cảnh căng thẳng đầu óc nhiều, thức khuya, thiếu chất...), do viêm nhiễm, do viêm mũi xoang, do thiếu máu, tăng hay giảm huyết áp, do bệnh lý tại mắt, do u ở não, do bệnh lý mạch máu não... Dựa vào mỗi thông tin đau đầu thì không thể chẩn đoán được bệnh. Về triệu chứng này, em nên khám BS chuyên khoa Nội thần kinh để được kiểm tra kỹ và định bệnh để điều trị thích hợp. Thứ hai, chỉ định cắt amidan bao gồm: amidan phì đại gây ngủ ngáy, ngưng thở trong lúc ngủ hoặc nhiễm trùng tái phát nhiều lần làm ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh, hay khi amidan có nhiều ngóc ngách chứa nhiều chất tiết gây hôi miệng, nuốt vướng, hoặc nghi ngờ ác tính. Nếu muốn cắt amidan thì em nên điều trị cho giảm viêm thì khi làm tiểu phẫu mới an toàn. Thứ ba, dằm đâm lâu ngày giờ sưng lên đau, em muốn lấy ra thì đến khám tại khoa Da liễu hay chuyên khoa Ngoại tổng quát để BS xử trí lấy dằm ra cho em. Nhìn chung, em đi khám tại BV đa khoa có các khoa trên là tiện lợi nhất. Thân ái.", "Nguyên nhân u trong ống sống Nguyên nhân dẫn đến u trong ống sống nguyên phát Nguyên nhân u trong ống sống nguyên phát Các nhà khoa học vẫn chưa rõ về nguyên nhân của các khối u trong ống sống nguyên phát. Một trong số chúng được cho rằng do tiếp xúc với các hóa chất hoặc chất gây ung thư. U lympho tủy sống (ung thư ảnh hưởng đến một loại tế bào miễn dịch) phổ biến ở những người suy giảm miễn dịch. Các khối u trong ống sống có thể có tính di truyền trong gia đình như bệnh u sợi thần kinh loại 2 (NF2) hoặc bệnh Von Hippel - Lindau. Nguyên nhân u trong ống sống thứ phát Các loại bệnh ung thư phổ biến thường di căn đến cột sống bao gồm: Ung thư phổi: Đây là loại ung thư di căn sang cột sống phổ biến nhất, đặc biệt ở nam giới. Ung thư vú: Đây là loại ung thư di căn sang cột sống phổ biến nhất, đặc biệt ở nữ. Ung thư tuyến tiền liệt. Bệnh bạch cầu (ung thư máu). Ung thư hạch (ung thư hệ bạch huyết). Đa u tủy (một loại ung thư bạch cầu). Khối u ác tính (ung thư da). Sarcoma (ung thư mô liên kết). Ung thư thận. Ung thư tuyến giáp. Ung thư đường tiêu hóa. Ung thư vú di căn có thể là nguyên nhân của u trong ống sống thứ phát", "Chào em, có thể do quá trình lão hóa bình thường ở người\r\nlớn tuổi, hoặc một số bệnh lý như Alzheimer, Parkinson, tai biến mạch máu\r\nnão,... Việc điều trị phải tùy thuộc nguyên nhân, em nhé. Nếu\r\nchỉ do lão hóa thì không cần can thiệp, chỉ theo dõi nếu có triệu chứng thì tái\r\nkhám ngay. Mẹ em có thể đến các bệnh viện có chuyên khoa Nội thần\r\nkinh như: bệnh viện Đại học Y Dược, Nguyễn Tri Phương, Nhân dân 115, Nhân dân\r\nGia Định,... Thân mến, AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Nguyên nhân hội chứng demons meigs Nguyên nhân dẫn đến hội chứng Demons Meigs Các khối u buồng trứng ở trẻ em và thanh thiếu niên có thể liên quan đến hội chứng Gorlin. Hội chứng Gorlin là một bệnh di truyền gen trội hiếm gặp. Nó được đặc trưng bởi sự phát triển của ung thư biểu mô tế bào đáy ở trẻ em và có liên quan đến các trường hợp mắc hội chứng Demons Meigs. Vì thế, di truyền được cho là có liên quan đến nguyên nhân hình thành hội chứng này. Di truyền có thể là nguyên nhân dẫn đến hội chứng Demons Meigs" ]
Xin chào bác sĩ, em đi xét nghiệm máu có kết quả : HbsAg (định tính ) POS S/co 719.6( index <1;s/có<1), anti HBs (định lượng)<2(>=10mUI/ml), anti HBC total (IgG+IgM)(roche) pos s/có 0.004 (s/có>1), anti HCV (3rd Gen) NEGS/CÓ 0.028(s/có<1;index<1), Em có bị nhiễm siêu vi gan B nặng không ạ? Chân thành cảm ơn.
[ " Chào em, Em thật kém may mắn vì kết quả này cho biết em đã bị nhiễm . Tuy nhiên, có điểm may mắn là em không bị viêm gan C. Kết quả này không cho biết độ nặng nhẹ của bệnh. Em cần khám với bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa gan mật để làm thêm nhiều xét nghiệm chuyên sâu để nhằm đánh giá đúng thể bệnh của em (người lành mang mầm, thể hoạt động, thể ngủ yên) và có kế hoạch điều trị. Thân mến! Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp. Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng: › Gửi đến email: › Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang › Hoặc https://www.facebook.com/alobacsi.vn123 › Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983 - 0976 328 725" ]
[ " Chào anh, Rất tiếc là thông tin anh cung cấp không đủ nên không biết được đầy đủ tình trạng viêm gan anh như thế nào. Theo thông tin anh cung cấp thì anh đã được làm xét nghiệm HCC risk, là xét nghiệm giúp tầm soát . Kết quả cho thấy anh trong nhóm nguy cơ cao ung thư tế bào gan. Tuy nhiên phải phối hợp với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh, trong những trường hợp khó chẩn đoán đôi khi phải sinh thiết gan mới có thể chẩn đoán chính xác. Thân mến! Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", " Chào em, Trong bệnh nhiễm virus thì có những thể lâm sàng sau: Nhiễm virus viêm gan B thể không hoạt động: tế bào gan không bị tổn thương, men gan không tăng, không cần điều trị, chỉ theo dõi định kỳ men gan, tầm soát ung thư gan. Viêm gan B, tức là vừa nhiễm virus viêm gan B và virus này đang làm tổn thương gan, men gan sẽ tăng. Viêm gan B được chia thành viêm gan B cấp và viêm gan B mạn tính. Viêm gan B cấp tính là tổn thương tế bào gan cấp do nhiễm HBV, hiện tượng tế bào gan bị phá hủy không phải do virus mà do chính cơ thể chống lại virus gây ra, và trong vòng 6 tháng là cơ thể sẽ thải toàn bộ virus và tạo miễn dịch bảo vệ suốt đời. Do đó, trừ trường hợp suy gan cấp thì mới cần điều trị, còn lại chỉ là hỗ trợ gan (thuốc bổ gan). Viêm gan B mạn là cơ thể không thể tự thải trừ HBV ra khỏi cơ thể, nhưng không có nghĩa là không có khả năng chữa khỏi, ngày nay có rất nhiều thuốc ra đời để đặc trị HBV, nhưng tùy vào phân type HBV, đáp ứng thuốc, tình trạng bệnh... mà việc điều trị mang lại khả năng thành công khác nhau. Hiện nay, em chỉ mới “theo dõi”, nghĩa là chưa xác định bệnh và chưa điều trị đúng không em? Như vậy, em có cơ hội thuộc 2 thể bệnh nhiễm viêm gan siêu vi B như đã nêu trên. Trường hợp không may mắn em bị viêm gan B mạn thì BS sẽ tiến hành điều trị bệnh cho em bằng thuốc đặc trị tiêu diệt virus đó. Tùy vào chức năng gan, thể hoang dại hay đột biến... mà BS sẽ chọn lựa thuốc phù hợp cho em (thuốc uống kéo dài hay thuốc chích), khả năng thành công của liệu pháp điều trị và tư vấn chi phí điều trị cho em (dựa vào diện bhyt hay dịch vụ cùng các xn đi kèm khi tái khám). Do vậy, tốt hơn hết em nên tiếp tục tái khám theo hẹn và hỏi BS điều trị chính cho mình về vấn đề trên, em nhé! Thân mến! Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp. Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng: › Gửi đến email: › Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang › Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983", " Chào em, Xin chúc mừng em, với kết quả này là em đã có đề kháng tự nhiêm với viêm gan B, không cần phải suy nghĩ gì nữa về bệnh . Nhưng kết quả này không bảo đảm em không bị những bệnh viêm gan khác như: viêm gan C hay gan nhiễm mỡ. Thân mến! Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp. Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng: › Gửi đến email: › Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang › Hoặc https://www.facebook.com/alobacsi.vn123 › Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983 - 0976 328 725", " Chào em Ngân, Với kết quả trên thì chắc chắn em đang nhiễm virus . Trong bệnh nhiễm virus viêm gan B thì có những thể lâm sàng sau: Nhiễm virus viêm gan B thể không hoạt động: tế bào gan không bị tổn thương, men gan không tăng, không cần điều trị, chỉ theo dõi định kỳ men gan, tầm soát ung thư gan (AFP, siêu âm bụng) và sống lối sống lành mạnh, hạn chế các chất độc gan (bia rượu, thuốc uống bừa bãi, thuốc đông nam không rõ loại). Viêm gan B, tức là vừa nhiễm virus viêm gan B và virus này đang làm tổn thương gan, men gan sẽ tăng. Viêm gan B được chia thành viêm gan B cấp và viêm gan B mạn tính. Viêm gan B cấp tính là tổn thương tế bào gan cấp do nhiễm HBV, hiện tượng tế bào gan bị phá hủy không phải do virus mà do chính cơ thể chống lại virus gây ra, và trong vòng 6 tháng là cơ thể sẽ thải toàn bộ virus và tạo miễn dịch bảo vệ suốt đời. Viêm gan B mạn là cơ thể không thể tự thải trừ HBV ra khỏi cơ thể. Nếu như em muốn có 1 thai kỳ an toàn, tránh lây nhiễm cho con em thì em nên khám BS chuyên khoa gan mật, BS sẽ làm thêm 1 số xét nghiệm để xác định chẩn đoán và lên kế hoạch mang thai an toàn nhất cho em và con. Ngoài ra em cần nói những người thân trong gia đình, đặc biệt là chồng em đi xét nghiệm xem có nhiễm virus viêm gan siêu vi B không, em nhé. Thân mến! Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp. Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng: › Gửi đến email: › Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang › Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983", "- nguồn internet Chào bạn, là một chất chỉ điểm ung thư, dùng để theo dõi đáp ứng điều trị và tái phát trong quá trình điều trị ung thư. Do vậy, khi chỉ số này tăng lên trong lúc điều trị (thay vì giảm đi) là một dấu hiệu không tốt, thế nhưng chỉ dựa vào điều này thì không đủ để đánh giá mức độ phát triển bệnh đến đâu, cần phải dựa thêm nhiều công cụ khác, như chẩn đoán hình ảnh. Ngoài ra, HBsAg dương tính, có nghĩa là bạn đang nhiễm virus viêm gan B, điều này cũng cần phải thận trọng trong quá trình điều trị ung thư, vì thuốc trị ung thư có thể làm bùng lên đợt viêm gan cấp.", "Chào bạn Tú, Tiêm ngừa vắc xin là văcxin tái tổ hợp, bất hoạt, được điều chế từ huyết tương người lành, mang kháng nguyên bề mặt virus viêm gan B không có triệu chứng lâm sàng, chứ không phải là “nguyên con virus làm yếu đi”, mà chỉ là 1 mảnh nhỏ của virus, vì vậy không có khả năng gây ra lây nhiễm viêm gan siêu vi B. Trong trường hợp của em, một là xét nghiệm bị sai hay nhầm lẫn, hai là em rơi vào 1 trường hợp hy hữu. Đó là khi em mới tiêm ngừa văcxin viêm gan B không được bao lâu, chưa tạo được kháng thể bảo vệ thì em bị lây nhiễm virus viêm gan B từ cộng đồng và trở thành người nhiễm virus viêm gan B. Các mũi văcxin chích tiếp theo đều không có tác dụng gì khi đã nhiễm virus viêm gan B. Dù sao đi nữa thì em có quyền đề nghị phòng xét nghiệm đó làm lại xét nghiệm HBSAg cho em, cân nhắc làm thêm Anti HBc, Anti HBS để kiểm tra. Thân mến.", " Chào em, Với kết quả trên thì chắc chắn em đang nhiễm virus . Trong bệnh nhiễm virus viêm gan B thì có những thể lâm sàng sau: Nhiễm virus viêm gan B thể không hoạt động: tế bào gan không bị tổn thương, men gan không tăng, không cần điều trị, chỉ theo dõi định kỳ men gan, tầm sóat ung thư gan (AFP, siêu âm bụng) và sống lối sống lành mạnh, hạn chế các chất độc gan (bia rượu, thuốc uống bừa bãi, thuốc đông nam không rõ loại). Viêm gan B, tức là vừa nhiễm virus viêm gan B và virus này đang làm tổn thương gan, men gan sẽ tăng. Viêm gan B được chia thành viêm gan B cấp và viêm gan B mạn tính. Viêm gan B cấp tính là tổn thương tế bào gan cấp do nhiễm HBV, hiện tượng tế bào gan bị phá hủy không phải do virus mà do chính cơ thể chống lại virus gây ra, và trong vòng 6 tháng là cơ thể sẽ thải toàn bộ virus và tạo miễn dịch bảo vệ suốt đời. Viêm gan B mạn là cơ thể không thể tự thải trừ HBV ra khỏi cơ thể sau 6 tháng. Đối với viêm gan B, giá trị bình thường của men gan là dựa vào giá trị tiêu chuẩn của Quốc tế, cụ thể là 19 UI/L đối với nữ và 30 UI/L đối với nam. Hơn thế nữa, men gan trong bệnh viêm gan B sẽ dao động, lúc tăng cao hơn lúc giảm xuống thấp hơn. Với tình trạng này, em có thể đến BV Bệnh Nhiệt Đới để khám, đem theo xét nghiệm em đã làm, BS sẽ kiểm tra lại men gan cho em, tùy tình hình mà có thể làm thêm 1 số kiểm tra khác để chẩn đoán xác định thể bệnh và điều trị thích hợp. Do đó, chi phí toàn bộ chưa thể nói trước được, em cứ chuẩn bị khoảng 2 triệu đồng là phù hợp. Thân mến! Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp. Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng: › Gửi đến email: › Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang › Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983", "Chào bạn, Tôi không rõ xét nghiệm Hcvab có phải là xét nghiệm HCV Ab (Antibody) tức là xét nghiệm kháng thể tìm kháng thể viên gan siêu vi C. Nếu kết quả này dương tính chứng tỏ bạn đã nhiễm viêm gan siêu vi C. Tuy nhiên, xét nghiệm này không cho biết bạn đang nhiễm cấp, nhiễm mạn hay đã từng tiếp xúc trước đó. Bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa nội tiêu hóa, bác sĩ chuyên nhiễm để được xác định giai đoạn bệnh và có hướng điều trị bệnh tốt hơn. - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa. giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: . Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn.", " Chào em, Dựa theo kết quả xét nghiệm của em, tôi ghi nhận em đã từng (virus gây viêm gan siêu vi B), nhiều khả năng là lây từ vợ, nhưng cơ thể em đã tự đào thải virus ra khỏi cơ thể và tạo kháng thể bảo vệ. Nồng độ kháng thể bảo vệ đối với HBV trong máu của em hiện nay đủ an toàn để bảo vệ cơ thể khỏi HBV, tuy nhiên nồng độ này không cao lắm và có thể sẽ tiếp tục giảm theo thời gian, có khi giảm dưới ngưỡng bảo vệ. Do đó nếu được em nên tiêm nhắc 1 mũi vaccine ngừa HBV để nâng mức kháng thể bảo vệ lên cao. Những người thân khác trong nhà nếu ai chưa nhiễm HBV thì cần chích ngừa để bảo vệ. Thân mến.", "- nguồn internet Chào em Thể, Nhiễm virus gây (HBV) không gây viêm gan thì sẽ không có triệu chứng, viêm gan siêu vi B thì có 2 dạng là cấp (tự thải virus trong vòng 6 tháng) và mạn (không tự thải virus được), viêm gan siêu vi B mạn thì đa số là không triệu chứng và thậm chí viêm gan siêu vi B cấp cũng thường không gây triệu chứng gì. Do đó, việc em hoàn toàn khỏe mạnh nhưng xét nghiệm HBSAg dương tính là chuyện rất thường gặp. Tuy nhiên, để biết em thuộc dạng nào, nhiễm HBV không gây viêm gan hay viêm gan siêu vi B thì em cần làm thêm một số xét nghiệm như men gan (AST, ALT). Do đó, em nên đến khám chuyên khoa Gan mật để xác định tình trạng của mình, từ đó có hướng xử trí thích hợp, vì có trường hợp chỉ theo dõi nhưng có trường hợp phải điều trị đặc hiệu. - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa. giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: . Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn.", "Xét nghiệm HBsAg là một trong 5 hạng mục cơ bản của xét nghiệm viêm gan B Chào em, HBsAg là từ viết tắt của Hepatitis B surface antigen, là kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B. Nếu HBsAg dương tính (HbsAg+), người bệnh có HbsAg trong máu có nghĩa là có virus HBV trong máu. Ngược lại, nếu HbsAg âm tính (HBsAg-), người bệnh không có virus HBV trong máu. Thông thường, HBsAg xuất hiện trong máu sau 1 đến 8 tuần cơ thể có tiếp xúc với virus HBV. Hầu hết các máy tự động với các hãng hóa chất khác nhau đang để giá trị 1.0 SO hoặc COI là giá trị ngưỡng. Như vậy kết quả xét nghiệm nhỏ hơn 1.0 SO hoặc COI (<1.0) là giá trị bình thường- giá trị âm tính. Kết quả xét nghiệm lớn hơn (>1.0 COI hoặc SO) là dương tính. Thông tin em ghi lại không rõ chỉ số HBsAg của em là bao nhiêu? Anti Hbs chính là kháng thể của HBsAg, chỉ số này dương tính nghĩa là cơ thể đã có kháng thể với viêm gan B, ngược lại, chỉ số này âm tính nghĩa là cơ thể chưa có kháng thể với viêm gan B. Kết quả của em thì Anti HBs âm tính, tức là, em chưa chưa có kháng thể với viêm gan B. Lúc này, có hai khả năng, một là em chưa từng nhiễm virus viêm gan B thì HBsAg của em cũng sẽ âm tính, em cần đi chích ngừa vắc xin viêm gan B. Khả năng thứ hai là em đang nhiễm virus viêm gan B rồi, khi đó HBsAg của em cũng sẽ dương tính, em cần khám thêm tại chuyên khoa tiêu hóa - gan mật, em nhé.", " Chào em, Như thông tin em cung cấp, nồng độ của em cao, với kết quả này em chưa cần tiêm liều nhắc vaccin ngừa nhiễm siêu vi viêm gan B. Em có thể an tâm thực hiện kế hoạch của em nhé. Thân mến! ", "Bạn Vân thân mến, Anti HBs là kháng thể kháng lại virus . khi cơ thể từng nhiễm virus viêm gan B nhưng đã khỏi bệnh, hay được chích ngừa vaccine thì sẽ xuất hiện anti HBs. Nếu bạn chưa từng chích ngừa vaccine lần nào, thì bạn đã từng nhiễm virus viêm gan B và cơ thể đã loại trừ virus đồng thời tạo kháng thể bảo vệ bạn. Nói cách khác, kết quả trên là điều tốt, bạn đã được bảo vệ khỏi virus viêm gan B. - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa. giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: . Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn.", " Chào Duy Khánh, Với kết quả HBsAg như trên thì chắc chắn em đang nhiễm . Trong bệnh nhiễm virus viêm gan B thì có những thể lâm sàng sau: Nhiễm virus viêm gan B thể không hoạt động: tế bào gan không bị tổn thương, men gan không tăng, không cần điều trị, chỉ theo dõi định kỳ men gan, tầm sóat ung thư gan (AFP, siêu âm bụng) và sống lối sống lành mạnh, hạn chế các chất độc gan (bia rượu, thuốc uống bừa bãi, thuốc đông nam không rõ loại). Viêm gan B, tức là vừa nhiễm virus viêm gan B và virus này đang làm tổn thương gan, men gan sẽ tăng. Men gan để biết tế bào gan bị phá hủy là AST (GOT) và ALT (GPT), chứ không phải GGT. Viêm gan B được chia thành viêm gan B cấp và viêm gan B mạn tính. Viêm gan B cấp tính là tổn thương tế bào gan cấp do nhiễm HBV, và trong vòng 6 tháng là cơ thể sẽ thải toàn bộ virus và tạo miễn dịch bảo vệ suốt đời, do đó, trừ trường hợp suy gan cấp thì mới cần điều trị, còn lại chỉ là hỗ trợ gan (thuốc bổ gan). Viêm gan B mạn là cơ thể không thể tự thải trừ HBV ra khỏi cơ thể, nhưng không có nghĩa là không có khả năng chữa khỏi, ngày nay có rất nhiều thuốc ra đời để đặc trị HBV, nhưng tùy vào phân type HBV, đáp ứng thuốc, tình trạng bệnh... mà việc điều trị mang lại khả năng thành công khác nhau. Người có nhiễm virus viêm gan B mà có tăng billirubin toàn phần thì cần phải cảnh giác với bệnh viêm gan mạn, xơ gan. Với tình trạng này, em cần đem tất cả kết quả xét nghiệm đã làm đến khám ở BS chuyên khoa Gan mật để được chẩn đoán xác định thể bệnh và điều trị thích hợp. Thân mến!", " Chào em, Theo kết quả trên thì em đã từng nhiễm Rubella và Varicella Zoster (thủy đậu) và cơ thể đã tạo kháng thể vì vậy không cần tiêm ngừa hai mũi trên. Còn về xét nghiệm , HBsAg dương tính chứng tỏ em đã nhiễm virus viêm gan B. Anti HBs là kháng thể của kháng viêm bề mặt của virus viêm gan B, kháng thể này tồn tại bền vững và có khả năng bảo vệ cơ thể. Anti HBc có hai loại: IgM Anti HBc và IgG Anti HBc, Total Anti HBc bao gồm cả IgM và IgG. Trường hợp IgM Anti HBc dương tính và IgG âm tính mang ý nghĩa đây là giai đoạn cửa sổ hoặc đợt bùng phát viêm gan siêu vi B. Trường hợp của em Anti HBs âm tính nhưng Total Anti HBc dương tính có thể xuất hiện trong trường hợp giai đoạn cửa sổ (cơ thể chưa tạo được Anti HBs nên Anti HBs âm tính). Cũng có một số ít trường hợp Anti HBc dương tính giả. Vì vậy em nên làm thêm xét nghiệm IgM Anti HBc để biết rõ hơn về tình trạng hiện tại của mình. Hoặc em cũng có thể đến gặp BS Nội tiêu hóa để được tư vấn rõ hơn. Thân mến! Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp. Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng: › Gửi đến email: › Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang › Hoặc https://www.facebook.com/alobacsi.vn123 › Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983 - 0976 328 725" ]
Viên nén Losartan Stada 50mg điều trị tăng huyết áp, giảm nguy cơ đột quỵ (2 vỉ x 15 viên)
[ "Mô tả ngắn:\nThuốc Losartan Stada 50 mg của Công ty Tnhh Ld Stada – Việt Nam, có thành phần chính là losartan 50 mg. \n Thuốc được chỉ định trong trường hợp tăng huyết áp, làm giảm nguy cơ đột quỵ ở bệnh nhân phì đại tâm thất trái; bệnh thận ở bệnh nhân đái tháo đường; suy tim và nhồi máu cơ tim \n Thuốc Losartan Stada 50 mg được đóng gói trong hộp 2 vỉ x 15 viên nén bao phim.\nThành phần:\nLosartan kali: 50mg\nChỉ định:\nThuốc Losartan Stada 50 mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nTăng huyết áp (đặc biệt ở bệnh nhân bị ho khi dùng thuốc ức chế men chuyển angiotensin) và làm giảm nguy cơ đột quỵ ở bệnh nhân có phì đại tâm thất trái. Bệnh thận ở những bệnh nhân đái tháo đường (creatinin huyết thanh trong khoảng 1,3 – 3,0 mg/dl ở bệnh nhân < 60 kg và 1,5 – 3,0 mg/dl ở nam giới > 60 kg có protein niệu). Suy tim và nhồi máu cơ tim." ]
[ "Mô tả ngắn:\nSaVi Valsartan Plus HCT 80/12.5 có chứa valsartan 80 mg, hydroclorothiazid 12,5 mg có tác dụng làm hạ huyết áp, làm giảm nguy cơ tai biến tim mạch gây tử vong và không gây tử vong chủ yếu là đột quỵ và nhồi máu cơ tim.\nThành phần:\nValsartan: 80mg\nHydrochlorothiazide: 12.5mg\nChỉ định:\nThuốc SaVi Valsartan Plus HCT 80/12.5 được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nĐiều trị tăng huyết áp: Có tác dụng làm hạ huyết áp, làm giảm nguy cơ tai biến tim mạch gây tử vong và không gây tử vong chủ yếu là đột quỵ và nhồi máu cơ tim.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Pyzacar 25 mg của Công ty Cổ phần Pymepharco - Việt Nam, thành phần chính chứa losartan kali. Là thuốc chống tăng huyết áp, đối kháng thụ thể angiotensin II (typ AT1). \n Pyzacar 25 mg được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, hộp 02 vỉ x 15 viên.\nThành phần:\nLosartan: 25mg\nChỉ định:\nThuốc Pyzacar 25 mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nÐiều trị tăng huyết áp ở người lớn, trẻ em và trẻ vị thành niên từ 6 - 18 tuổi. Điều trị bệnh thận ở người lớn kèm tăng huyết áp và đái tháo đường typ 2, có protein niệu > 0,5 g/ngày. Điều trị suy tim mạn ở người lớn khi không tương hợp với điều trị bằng các chất ức chế ACE, đặc biệt là ho khan hoặc chống chỉ định. Bệnh nhân suy tim đã được điều trị ổn định với các chất ức chế ACE không nên chuyển sang losartan. Điều trị suy tim mạn ở bệnh nhân có phân suất tống máu thất trái < 40% và đã ổn định trên lâm sàng.. Giảm nguy cơ đột quỵ ở bệnh nhân tăng huyết áp kèm phì đại thất trái được ghi nhận trên điện tâm đồ.", "Liều tối đa cho phép của thuốc Valsartan là 160-320 mg/ngày Chào bạn, Liều tối đa cho phép của thuốc Valsartan là 160-320 mg/ngày. Do đó, trong trường hợp bạn dùng 1 viên Valsartan 80mg uống 1 cử trong ngày mà huyết áp sau 12 tiếng vẫn còn cao, bạn có thể dùng tiếp 1 viên Valsartan 80mg thêm 1 cử nữa. Như vậy tổng cộng một ngày bạn uống 2 viên Valsartan 80mg, chia làm 2 cử sáng chiều - mỗi cử 1 viên. Tuy nhiên, nếu huyết áp vẫn thường xuyên trên 140/90 mmHg, bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra lại, tìm hiểu xem vì sao huyết áp tăng cao hơn mọi ngày, bạn nhé. Đồng thời, bạn chú ý xem lại chế độ ăn của mình, xem có ăn mặn lên hay không, uống ít nước hơn mọi ngày không, có căng thẳng lo âu - mất ngủ hay không để điều chỉnh lại, bạn nhé.", "Mô tả ngắn:\nNovaduc 40 là sản phẩm của Công ty M/s Windlas Biotech, có thành phần chính là telmisartan . Thuốc được dùng để điều trị tăng huyết áp đơn trị hoặc kết hợp với các loại thuốc chống tăng huyết áp khác, điều trị bệnh lý thận ở bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 và điều trị suy tim sung huyết trong trường hợp không đáp ứng với các chất ức chế enzyme chuyển dạng angiotensin. \n Novaduc 40 được bào chế dạng viên nén, và đóng gói theo quy cách hộp 03 vỉ x 10 viên.\nThành phần:\nTelmisartan: 40mg\nChỉ định:\nNovaduc 40 được chỉ định dùng trong các trường hợp:\nÐiều trị tăng huyết áp đơn trị hoặc kết hợp với các loại thuốc chống tăng huyết áp khác. Ðiều trị bệnh lý thận ở những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2. Điều trị suy tim sung huyết (chỉ những trường hợp không đáp ứng với các chất ức chế enzyme chuyển dạng angiotensin).", "Mô tả ngắn:\nThuốc Rostor 20 mg do Công ty Cổ phần Pymepharco sản xuất , có thành phần chính là rosuvastatin , dùng điều trị tăng lipid máu. \n Rostor 20 mg được bào chế dạng viên nén bao phim. Quy cách đóng gói là hộp 2 vỉ x 14 viên.\nThành phần:\nRosuvastatin: 20mg\nChỉ định:\nThuốc Rostor 20 mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nTăng cholesterol nguyên phát (loại IIa kể cả tăng cholesterol máu gia đình kiểu dị hợp tử) hoặc rối loạn lipid máu hỗn hợp (loại IIb): Là một liệu pháp hỗ trợ cho chế độ ăn kiêng khi bệnh nhân không đáp ứng đầy đủ với chế độ ăn kiêng và các liệu pháp không dùng thuốc khác (tập thể dục, giảm cân). Tăng cholesterol máu gia đình kiểu đồng hợp tử: Dùng hỗ trợ cho chế độ ăn kiêng và các biện pháp điều trị giảm lipid khác (ly trích LDL máu) hoặc khi các liệu pháp này không thích hợp.", " Chào bạn Lê Điệp, có thành phần là Amlodipin. Amlodipin là dẫn chất của dihydropyridin có tác dụng chẹn calci qua màng tế bào. Amlodipin là một trong những thuốc rất quen thuộc với bệnh nhân bị tăng huyết áp. Tuy nhiên, 1 tác dụng phụ có thể gặp khi điều trị Amlodipin là phù chân, và khi đó BS sẽ chuyển qua thuốc huyết áp khác. Losium 50 hay Losartan kali 50 đều có thành phần là losartan. Losartan thuộc nhóm thuốc gọi là thuốc ức chế thụ thể angiotensin, cũng là một trong những thuốc rất quen thuộc với bệnh nhân bị tăng huyết áp. Losartan không có tác dụng phụ gây phù chân, nhưng có thể có tác dụng phụ khác như tăng kali cao (nhịp tim chậm, mạch yếu, yếu cơ, cảm giác tê tê), dị ứng... do đó khi có biểu hiện gì bất thường, bạn nên báo với BS đang điều trị cho bạn để BS kiểm tra và điều chỉnh cho phù hợp. Thân mến!", "Mô tả ngắn:\nThuốc Fenostad 200 mg là dược phẩm của công ty TNHH liên doanh Stada Việt Nam, có thành phần chính fenofibrat 200 mg, được sử dụng trong điều trị rối loạn lipoprotein huyết các tip IIa, IIb, III, IV và V, phối hợp với chế độ ăn.\nThành phần:\nFenofibrate: 200mg\nChỉ định:\nFenostad được chỉ định hỗ trợ chế độ ăn kiêng và chế độ điều trị không dùng thuốc khác (như tập thể dục, giảm cân):\nĐiều trị tăng triglycerid huyết nặng có hoặc không có HDL cholesterol thấp. Tăng lipid huyết hỗn hợp khi chống chỉ định hoặc không dung nạp với statin. Tăng lipid huyết hỗn hợp ở những bệnh nhân có nguy cơ tim mạch cao, cần thêm vào một statin khi các triglycerid và HDL cholesterol không được kiểm soát đầy đủ.", "Mô tả ngắn:\nThuốc “Nebivolol STELLA 5 mg” của Công ty TNHH LD Stellapharm dùng để điều trị tăng huyết áp. Nebivolol STELLA 5 mg có dạng viên nén tròn, màu trắng, hai mặt khum, khắc vạch hình chữ thập. Viên có thể bẻ đôi. Quy cách đóng gói vỉ 10 viên; hộp 3 vỉ hoặc 5 vỉ.\nThành phần:\nNebivolol: 5mg\nChỉ định:\nThuốc Nebivolol STELLA 5 mg được chỉ định dùng trong trường hợp sau:\nÐiều trị tăng huyết áp .", "Mô tả ngắn:\nAmlodipin Stada 5mg được sản xuất bởi Công ty TNHH LD Stada - Việt Nam chứa thành phần chính là Amlodipin. Thuốc được chỉ định để điều trị tăng huyết áp, đau thắt ngực ổn định mạn tính, đau thắt ngực do co thắt mạch (Đau thắt ngực Prinzmetal). \n Amlodipin Stada 5mg được bào chế dưới dạng Viên nén tròn, màu trắng, hai mặt khum, một mặt trơn, một mặt có khắc vạch. Hộp 10 vỉ x 14 viên nén. Mỗi viên chứa 5mg amlodipin.\nThành phần:\nAmlodipine: 5mg\nChỉ định:\nThuốc Amlodipin Stada 5mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nTăng huyết áp. Đau thắt ngực ổn định mạn tính. Đau thắt ngực do co thắt mạch (Đau thắt ngực Prinzmetal).", "Mô tả ngắn:\nLosartan 50 mg là sản phẩm của Công ty cổ phần dược phẩm TV.Pharm, thành phần chính là losartan là thuốc điều trị tăng huyết áp.\nThành phần:\nLosartan: 50mg\nChỉ định:\nThuốc Losartan 50 mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nÐiều trị tăng huyết áp: Có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp với các thuốc chống tăng huyết áp khác.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Agilosart-H 50/12,5 mg của Công ty cổ phần dược phẩm Agimexpharm, thành phần chính là losartan và hydroclorothiazide, là thuốc điều trị tăng huyết áp. \n Thuốc Agilosart-H 50/12,5 mg được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, quy cách đóng gói gồm hộp 3 vỉ x 10 viên nén bao phim.\nThành phần:\nLosartan: 50mg\nHydrochlorothiazide: 12.5mg\nChỉ định:\nThuốc Agilosart-H 50mg/12,5mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nÐiều trị tăng huyết áp vô căn ở người lớn, đặc biệt các trường hợp không kiểm soát được huyết áp bằng liệu pháp dùng đơn lẻ. Thuốc không được chỉ định điều trị ban đầu trong điều trị tăng huyết áp. Ðiều trị phối hợp với một thuốc chống tăng huyết áp khác.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Thyperopa Forte là viên nén chứa hoạt chất Methyldopa dùng trong điều trị tăng huyết áp. Sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây.\nThành phần:\nMethyldopa: 500mg\nChỉ định:\nThuốc Thyperopa Forte dùng trong điều trị tăng huyết áp .", "Mô tả ngắn:\nThuốc Hyzaar 50/12.5mg là thuốc dùng trong điều trị tăng huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh về tim mạch và tử vong do tim mạch ở người bệnh tăng huyết áp bị phì đại tâm thất trái.\nThành phần:\nLosartan Potassium: 50mg\nHydrochlorothiazide: 12.5mg\nChỉ định:\nThuốc Hyzaar 50/12.5mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nÐiều trị tăng huyết áp: Hyzaar dùng để điều trị tăng huyết áp ở người bệnh thích hợp với cách điều trị phối hợp này. Ðiều trị giảm nguy cơ mắc bệnh về tim mạch và tử vong do tim mạch ở người bệnh tăng huyết áp bị phì đại tâm thất trái: Hyzaar là phối hợp giữa losartan và hydrochlorothiazide. Ở những người bệnh tăng huyết áp và phì đại tâm thất trái , losartan thường được phối hợp với hydrochlorothiazide, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và tử vong do các bệnh này, được tính bằng tỷ lệ gộp tử vong do tim mạch, đột quỵ và nhồi máu cơ tim ở những người bệnh tăng huyết áp bị phì đại tâm thất trái.", "Mô tả ngắn:\nVenlafaxine Stella của Công ty TNHH LD Stellapharm , thành phần chính là venlafaxine 75 mg, là thuốc dùng điều trị các chứng trầm cảm, rối loạn lo âu, hoảng sợ. \n Venlafaxine được bào chế dưới dạng viên nén bao phim phóng thích kéo dài, màu trắng, hình thuôn dài, 2 mặt khum, trơn. Sản phẩm có quy cách đóng gói gồm hộp 2 vỉ x 14 viên.\nThành phần:\nVenlafaxine: 75mg\nChỉ định:\nThuốc Venlafaxine Stella được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nÐiều trị các cơn trầm cảm nặng. Phòng ngừa sự tái phát các cơn trầm cảm nặng. Điều trị các rối loạn lo âu lan tỏa. Điều trị các rối loạn lo âu xã hội. Điều trị các rối loạn hoảng sợ, có hoặc không có chứng sợ khoảng trống.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Lipistad 20 là sản phẩm của công ty TNHH LD Stellapharm, thành phần chính là atorvastatin. Lipistad 20 được sử dụng trong điều trị bệnh rối loạn lipid máu. Lipistad 20 viên nén hình oval, bao phim màu trắng, hai mặt khum, một mặt khắc “AT20” và một mặt trơn.\nThành phần:\nAtorvastatin: 20mg\nChỉ định:\nAtorvastatin được chỉ định hỗ trợ cho chế độ ăn kiêng trong điều trị cho các bệnh nhân bị tăng cholesterol toàn phần (C - toàn phần), cholesterol lipoprotein tỉ trọng thấp (LDL - C), apolipoprotein B (apo B) và triglycerid (TG) và giúp làm tăng cholesterol lipoprotein tỉ trọng cao (HDL - C) ở các bệnh nhân tăng cholesterol máu nguyên phát (tăng cholesterol máu có tính gia đình dị hợp tử và không có tính gia đình), tăng lipid máu phối hợp (hỗn hợp) (nhóm IIa và IIb theo phân loại của Fredrickson), tăng triglycerid máu (nhóm IV, theo phân loại của Fredrickson) và ở các bệnh nhân có rối loạn betalipoprotein máu (nhóm III theo phân loại Fredrickson) mà không có đáp ứng đầy đủ với chế độ ăn.\nAtorvastatin cũng được chỉ định để làm giảm C - toàn phần và LDL - C ở các bệnh nhân có tăng cholesterol máu có tính gia đình đồng hợp tử.\nDự phòng biến chứng tim mạch\nĐối với những bệnh nhân không có biểu hiện bệnh tim mạch (CVD) rõ ràng trên lâm sàng, và những bệnh nhân có hoặc không có rối loạn lipid máu, nhưng có các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch vành (CHD) như hút thuốc, cao huyết áp, đái tháo đường. HDL - C thấp, hoặc những bệnh nhân tiền sử gia đình mắc bệnh mạch vành giai đoạn sớm, atorvastatin được chỉ định để:\nGiảm nguy cơ tử vong do bệnh mạch vành và nhồi máu cơ tim (MI). Giảm nguy cơ đột quỵ. Giảm nguy cơ cho quá trình tái thông mạch và cơn đau thắt ngực.\nĐối với những bệnh nhân có biểu hiện bệnh mạch vành rõ ràng trên lâm sàng, atorvastatin được chỉ định để:\nGiảm nguy cơ nhồi máu cơ tim. Giảm nguy cơ đột quỵ . Giảm nguy cơ cho quá trình tái thông mạch. Giảm nguy cơ phải nhập viện do suy tim sung huyết (CHF). Giảm nguy cơ đau thắt ngực .\nỞ trẻ em (10-17 tuổi)\nAtorvastatin được chỉ định hỗ trợ cho chế độ ăn kiêng nhằm làm giảm cholesterol toàn phần, LDL - C, và apo B ở trẻ em trai và trẻ em gái đã có kinh nguyệt từ 10 - 17 tuổi có tình trạng tăng cholesterol máu có tính gia đình dị hợp tử và sau khi điều trị bằng chế độ ăn kiêng thích hợp bệnh nhân vẫn còn những đặc điểm dưới đây:\nMức LDL - C vẫn > 190 mg/dL. Mức LDL - C vẫn > 160 mg/dL. Có tiền sử gia đình có bệnh tim mạch sớm hoặc có ít nhất 2 yếu tố nguy cơ tim mạch khác." ]
Em xin cám ơn vì đã giải đáp thắc mắc. Hiện tại em đã dùng xong hai tuần thuốc. Vài hôm trước thì bị bón, khó đi tiêu. Nhưng hai hôm nay lại bị đau bụng và tiêu chảy. Đó có phải do tác dụng của thuốc không ạ? Bây giờ em có cần phải đi xét nghiệm lại không ạ? Cho em hỏi men vi sinh là như thế nào ạ? Hiện em không ở trong nước nên không biết men vi sinh có tên là gì? Em xin cám ơn nhiều.
[ " Chào em, Em đừng quá lo lắng, tình trạng này chỉ là rối loạn tiêu hoá tạm thời. Tuy nhiên em vẫn cần phải tái khám để tiếp tục dùng thuốc kháng tiết điều trị tiếp tình trạng viêm dạ dày. Tuỳ vào mức độ tổn thương trên dạ dày mà thời gian điều trị khác nhau. Sau khi ngưng thuốc nhóm PPI (lansoprazole) mà em đang dùng 2 tuần, ngưng kháng sinh 4 tuần em sẽ được xét nghiệm kiểm tra lại tình trạng nhiễm em nhé. Xét nghiệm kiểm tra có thể phải thực hiện là nội soi dạ dày CLO test hoặc test hơi thở. Câu tư vấn trước: " ]
[ "Chào em, Em chỉ cho bé dùng men vi sinh trong khoảng 1-2 tuần khi bé có rối loạn tiêu hóa do mất cân bằng vi khuẩn ở đường ruột, gây tiêu chảy. Hoặc nếu dùng thường xuyên thì em cho bé ăn sữa chua giúp bổ sung men vi sinh hằng ngày. Nếu giữ được quân bình của hệ vi sinh đường ruột thì sự hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, giúp cải thiện sức khỏe, đỡ bệnh vặt. Lưu ý: vấn đề ăn uống luôn phải đảm bảo vệ sinh thì sẽ giúp quân bình hệ vi sinh đường ruột chứ không chỉ dựa vào việc bổ sung men vi sinh. Thân mến.", "BS-CK1 Bùi Anh Tú: Theo mô tả của bạn nhiều khả năng bạn bị nhiễm trùng tiểu, nếu đã dùng kháng sinh mà không hết được triệu chứng thì bạn phải đi làm 1 số xét nghiệm để đánh giá bệnh như : xét nghiệm nước tiểu, cấy nước tiểu và làm kháng sinh đồ, siêu âm bụng... Dựa vào kết quả của kháng sinh đồ BS sẽ có hướng điều trị thích hợp cho bạn. Bác sĩ ơi! Em bị viêm gan B, em có tìm hiểu trên mạng actiso có tác dụng mát gan lợi mật nhưng cũng có tin là có hại cho gan. Hiện em đang uống trà actiso, liệu có ảnh hưởng tới gan nhiều không thưa BS? Em có nên dừng uống actiso không ạ? Nếu uống được thì uống thế nào là hợp lý? Mong BS chỉ dùm em! Em chân thành cảm ơn! (Ng. Thi Minh - vana…@yahoo.com) 6358 BS Đông y Lê Ngọc Hồ: Nếu em bị viêm gan B thì em phải đến chuyên khoa để xét nghiệm xem coi đang ở giai đoạn nào, có cần điều trị không hay theo dõi thôi. Nếu em tự ý điều trị thì dể bị tổn thương gan hơn nữa, vì có một số thuốc đào thải qua gan làm tăng khả năng làm việc, có thể làm tổn thương tế bào gan. Chúc bạn vui khỏe! Chào AloBacsi. Em năm nay 22 tuổi, đã xây dựng gia đình. Gần đây em thường xuyên bị đau xung quanh vùng bụng dưới. Đau 1 lúc rồi thôi. Có khi kèm theo đau đầu. Em đã từng bị sảy thai 1 lần nên rất lo lắng. Mong bác sĩ tư vấn thắc mắc giúp em. (Nguyễn Thoa, 22 tuổi - Hải Phòng) 7392 BS-CK1 Hoàng Bích Hồng: Gần đây em đau bụng là mấy ngày rồi, đau bụng có kèm theo trễ kinh hay không? Kinh em có đều hay không? Đầu tiên em nên mua que thử xem có thai không ? Nếu có thai em cần đi khám tại chuyên khoa sản phụ khoa để được khám và tư vấn cụ thể. Đau bụng vùng dưới còn gặp trong nhiều bệnh lý khác như viêm bàng quang, hội chứng ruột kích thích, bệnh lý đại trực tràng… Các bệnh lý gây đau bụng do nhiều nguyên nhân khác nhau cần được thăm khám trực tiếp mới có thể xác định được. AloBacsi khuyên em nên khám sớm để tìm nguyên nhân và điều trị. Cháu bị viêm niệu đạo đau tức trong dương vật, viêm bàng quang thành dày 4mm, viêm tiền liệt tuyến tiền liệt tuyến hơi to có nốt vôi hóa. Đang điều trị uống thuốc đã 2 tháng mà chưa khỏi(dùng zitromax và augmentin hoặc ciprobay500 và augmentin)... Bây giờ cháu muốn ra bệnh viện Việt Đức Hà Nội khám và điều trị thì đến khoa nào cho đúng chuyên khoa: khoa nam học hay khoa tiết niệu vì cháu bị viêm niệu đạo như trên là do hơn 1 năm trước bị nhiễm chlamydia nhưng điều trị lung tung và đến khi đỡ các triệu chứng thì dừng uống thuốc. Bây giờ xét nghiệm thì chỉ có tạp khuẩn là dương tính. (Ng. Văn Nam, 26 tuổi - Bắc Ninh) 7400 BS Chuyên khoa của AloBacsi: Chào em! Nếu em đã biết là mình viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm tiền liệt tuyến thì khi khám ở BV Việt - Đức Hà Nội, em nên chọn khám chuyên khoa Tiết niệu là đúng nhất! Chúc em trị liệu có kết quả tốt!", "Chào em, Theo thông tin em cung cấp thì nhiều khả năng em bị viêm dạ dày trở lại, lần này có kèm trào ngược dạ dày thực quản nữa. Em có thể khám BS chuyên khoa Tiêu hóa để được chẩn bệnh và cho thuốc phù hợp, có thể không cần nội soi dạ dày nếu em sợ, khi đó BS sẽ điều trị thuốc ngắn hạn cho em một thời gian xem có đáp ứng hay không, khi nào không đáp ứng mới nội soi dạ dày. Song song đó, em chú ý hạn chế ăn đồ chua cay, nước có gas, nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị, cafe, bia rượu, không hút thuốc lá và tránh căng thẳng đầu óc, ăn uống đúng giờ và nghỉ ngơi hợp lý, không nằm / vận động mạnh sau khi ăn trong vòng 2 giờ. Thân mến.", "Chào em, Nếu như số lần trong ngày vẫn bình thường, phân vẫn thành khuôn mềm, không kèm nhày máu, phân không dẹt ít và không có cảm giác mót rặn, dù đau dọc khung đại tràng sau khi đi tiêu thì hết đau, tổng trạng em không có gì thay đổi cụ thể là không cảm thấy mệt mỏi, không buồn nôn, ăn uống vẫn bình thường, không sốt, da niêm hồng hào và gia đình không có ai có tiền căn bệnh lý ác tính đại tràng thì đây chỉ là rối loạn tiêu hóa do chế độ sinh hoạt, ăn uống mà thôi. Nếu như em có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường kể trên thì cần phải khám BS chuyên khoa Tiêu hóa. Thân mến.", "Đau dạ dày gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống cần được thăm khám để chẩn đoán bệnh kịp thời Chào em, Bệnh viêm dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản là bệnh có khả năng tái phát. Hiện tại các khó chịu em đang gặp phải nghĩ nhiều là do bệnh viêm dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản của em tái phát trở lại nhưng \"có vẻ\" nặng hơn đợt trước do có kèm vấn đề rối loạn lo âu hậu COVID, hoặc cũng có khi vừa là do bệnh lý dạ dày thực quản mức độ như trước đây thôi nhưng vừa có thêm rối loạn tim mạch - hô hấp kèm theo của hội chứng hậu COVID kéo dài và tác dụng phụ hậu tiêm vaccine. Việc nội soi dạ dày lại để kiểm tra là chưa cần thiết nếu lần trước em không có vết loét ở dạ dày hay tổn thương đáng kể ở thực quản, cũng như không có nhiễm Hp. Nhưng mà điều chắc chắn là em nên kiểm tra thêm vấn đề tim mạch, hô hấp và điều trị song song với bệnh lý dạ dày thực quản thì mới khỏe được, em nhé.", "Chào bạn Minh, Tình trạng Augmentin có thể ở nhiều mức độ khác nhau. Nếu bạn ngưng thuốc đã nhiều ngày mà triệu chứng không giảm thì nên đi khám lại. BS sẽ kê toa các thuốc chống dị ứng cho bạn. Men tiêu hóa có thể được BS kê đơn kèm theo khi sử dụng một số kháng sinh để hạn chế tác dụng phụ trên đường ruột. Việc sử dụng kháng sinh cần có chỉ định của BS điều trị, tránh tự ý điều trị vì thuốc có thể gây các tác dụng phụ, bạn nhé. Thân mến,", "Chào Lương Cẩm Tú, Với kết quả của em, tôi đã xem xét rất là kỹ, có ba vấn đề: 1. Em bị nhiễm trùng tiểu tái đi tái lại và phải dùng kháng sinh nhiều lần 2. Em đang bị viêm dạ dày có thể là do dùng nhiều loại thuốc quá 3. Xét nghiệm của em có tăng một chỉ số Lymph và bị giảm một chỉ số Neu, còn lại các chỉ số khác bình thường. Với những vấn đề này, tôi dự đoán em đang bị tác dụng phụ của thuốc, đồng thời có khả năng em bị rối loạn tiền đình kèm theo. Còn chỉ số tăng hay giảm như em lo lắng thì không có vấn đề gì hết, điều này chỉ chứng tỏ em đang bị viêm nhiễm mạn tính trong cơ thể mà điển hình nhất là nhiễm trùng tiểu tái đi tái lại và có thể nhiễm trùng hô hấp kèm theo. Em cần phải được khám bệnh Nội khoa toàn diện từ hô hấp đến tiết niệu và tiêu hóa, cũng như thần kinh để phối hợp điều trị đồng thời, tránh tương tác thuốc thì bệnh mới có thể giảm được. Thân mến.", " Chào em, Các triệu chứng của em\r\nnhư đau quặn bụng, tiêu lỏng, buồn ói theo tôi là do gây ra. Em nên xem xét lại vấn đề vệ sinh ăn uống. Em có thể đến khám bác sĩ\r\nchuyên khoa Nội tiêu hóa để được điều trị tốt hơn em nhé. Thân mến! ", " Chào em, của em âm tính nghĩa là em đã điều trị tiệt trừ thành công Hp rồi, BS cho em thuốc thêm 1 tháng là để điều trị cho hết viêm dạ dày thôi. Nếu do điều kiện cá nhân mà em không thể tái khám lần 2 thì cũng không sao, lần tái khám này sẽ không cần nội soi hay test hơi thở nữa, em uống hết thuốc 1 tháng mà không còn triệu chứng gì của viêm dạ dày thì em có thể ngưng thuốc. Nếu sau 1 tháng mà vẫn còn hơi khó chịu ở dạ dày thì em nên uống thuốc tiếp, nếu muốn chuyển từ thuốc tây sang đông y với nghệ cũng được, bởi vì nghệ là thảo dược giúp hỗ trợ điều trị bệnh lý dạ dày. Nhưng dùng đúng cách mới có lợi, dùng không đúng cách sẽ không tốt, muốn dùng thì em nên tham khảo thêm ý kiến của BS đông y, em nhé. Trân trọng!", " Chào bạn Bảo An, Điều trị dạ dày thường phải dùng thuốc trong khoảng 2 tuần, sau khoảng thời gian này bệnh nhân vẫn phải duy trì thuốc kháng acid một thời gian để tổn thương niêm mạc dạ dày phục hồi dần. Do bạn không cung cấp thông tin cho chương trình về các toa thuốc đang dùng, kết quả nội soi trước đó nên BS chưa thể giải thích được nguyên nhân là do đâu. Nếu triệu chứng không thuyên giảm bạn nên tái khám chuyên khoa Tiêu hóa để BS đánh giá nguyên nhân và thêm vào thuốc điều trị triệu chứng. Thân mến! ", "Chào em, Trong thông tin gửi về chương trình em không nêu rõ triệu chứng là gì dẫn đến việc đi khám, có khó khăn gì trong vấn đề đi tiểu hay không, kết quả xét nghiệm nước tiểu và siêu âm bụng ra sao…? Kết quả em cung cấp chưa đủ để khẳng định em có hay không. Em vui lòng gửi đầy đủ kết quả xét nghiệm, triệu chứng và diễn tiến bệnh để BS tư vấn cụ thể hơn cho em nhé! Thân mến.", "Chào bạn, Trào ngược dạ dày thực quản và khó tiêu chức năng là những bệnh lý mạn tính, sau điều trị rất dễ tái phát nếu chưa kiểm soát lối sống đúng cách. Nhiễm Helicobacter pylori là một nguyên nhân quan trọng, do đó sau khi tiệt trừ, bạn cần quay lại bệnh viện để kiểm tra xem có còn vi khuẩn hay không. Nếu không đáp ứng với phác đồ ban đầu, bác sĩ sẽ thay đổi phác đồ tiệt trừ khác trong 2 tuần kế tiếp. Ngoài ra, vấn đề lo âu, buồn phiền về mặt tâm lý, căng thẳng trong cuộc sống, công việc cũng ảnh hưởng khá nhiều đến chứng bệnh này. Trong và sau quá trình điều trị, bạn cần giữ tinh thần thoải mái, tránh ăn quá no, hạn chế thức ăn chua cay, nhiều gia vị và dầu mỡ, nên chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ và không nằm ngay sau khi ăn ít nhất 2 giờ bạn nhé! Thân mến.", "Men tiêu hóa, men vi sinh và kẽm là các dòng thực phẩm chức năng em có thể tự mua ở ngoài mà không cần kê đơn của bác sĩ Chào em, Men tiêu hóa, men vi sinh và kẽm là các dòng thực phẩm chức năng em có thể tự mua ở ngoài mà không cần kê đơn của bác sĩ để hỗ trợ điều trị tiêu chảy trong trường hợp loạn khuẩn ruột do dùng kháng sinh dài ngày, dược sĩ tại nhà thuốc có thể hướng dẫn em cách dùng các dòng thực phẩm chức năng này một cách hợp lý và an toàn. Tuy nhiên, nếu ngoài tiêu chảy mà em còn triệu chứng sốt, người mệt mỏi nhiều, đau quặn bụng, phân có lẫn nhày máu thì cần phải tái khám bác sĩ sớm. Vì đó là biểu hiện của viêm đại tràng giả mạc, là bệnh nhiễm khuẩn ở ruột già do vi khuẩn Clostridium difficile gây ra khi điều trị kháng sinh dài ngày. Mặt khác, nếu cũng chỉ là tiêu chảy bình thường ngày 1-2 lần nhưng kéo dài hoài không hết, có khả năng em bị hội chứng ruột kích thích sau đợt điều trị vừa rồi. Khi đó cũng cần tái khám lại bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để sử dụng thêm thuốc hỗ trợ đường ruột cho em ngoài các thực phẩm chức năng kể trên, em nhé.", "Chào em, Theo thông tin em cung cấp thì nhiều khả năng là em là triệu chứng của viêm dạ dày đó. Em nên tái khám lại chuyên khoa tiêu hóa để BS kê thuốc phù hợp cho em nghen, vì triệu chứng trào ngược dạ dày đã ổn rồi thì mình sẽ không nên dùng lại toa thuốc cũ mà sẽ chỉnh thuốc cho phù hợp với khó chịu hiện tại của em. Song song đó em chú ý hạn chế ăn đồ chua cay nước có gas nhiều dầu mỡ nhiều gia vị, cafe bia rượu, không hút thuốc lá và tránh căng thẳng đầu óc, ăn uống đúng giờ và nghỉ ngơi hợp lý, không nằm/ vận động mạnh sau khi ăn trong vòng 2 giờ.", "Chào em, có nhiều nguyên nhân gây nên, chứ không phải do uống thuốc vì nếu thuốc ngừa thai làm cho em nôn thì khi uống viên đầu tiên là bị nôn liền do tác dụng phụ của thuốc. Do đó, muốn biết chính xác em nôn do đâu thì em nên đến bệnh viện gặp BS chuyên khoa Tiêu hóa khám và điều trị cho em. Em vẫn uống thuốc ngày 1 viên bình thường, đến khi em khám bệnh lại nếu nguyên nhân do thuốc thì em sẽ không uống nữa và đổi thuốc khác. Thân mến! " ]
(AloBacsi) - Em nhanh quên những việc vừa mới xảy ra, em khổ sở vì không biết mình mắc vấn đề gì về khả năng ghi nhớ nữa BS ơi.
[ "Thưa bác sĩ, Em là nữ, năm nay 18 tuổi. Quê em ở Nam Định, hiện tại thì em đang ở Sài Gòn. Em là sinh viên năm thứ nhất và là một đứa rất ít nói. Em mắc chứng hay quên từ hồi còn bé. Em không thể nhớ nổi những kỉ niệm hồi còn bé, những kỉ niệm với bạn bè đã từng chung học. Em cũng nhanh quên những việc vừa mới xảy ra, những thứ mới đọc, những thứ mới xem khoảng 1 tháng trước. Để đối phó với những lần học thuộc em phải đọc đi đọc lại nhưng cũng chỉ thuộc trong 1 lúc ngắn rồi quên. Em thật khổ sở vì không biết mình mắc vấn đề gì về khả năng ghi nhớ nữa BS ơi. BS có thể cho em lời khuyên với! (Pham Dung - Nam Định) >> Trả lời: Chào em Pham Dung, Trí nhớ là khả năng ghi nhận, lưu trữ và sau đó tái hiện thông tin và những trải nghiệm đã qua trong bộ não con người. Đây cũng là 3 giai đoạn chính trong tiến trình hình thành trí nhớ (có thể có thêm giai đoạn củng cố sau giai đoạn ghi nhận). Đầu tiên, các thông tin được ghi nhận qua các giác quan, đặc biệt là thính giác và thị giác để tạo nên trí nhớ ngắn hạn (nhận biết sự việc đang xảy ra). Đây là bước quan trọng để tạo nên trí nhớ dài hạn (trong suốt cuộc đời). Để có một sự ghi nhận tốt, cần có sự chú ý, liên tưởng, kết hợp với các sự việc, hình ảnh khác trước đây, kết hợp giữa âm thanh và hình ảnh, liên hệ về ngữ nghĩa, thời gian, không gian. Đặc biệt, các sự kiện có cảm xúc đi kèm được ghi nhớ tốt hơn. Sau đó, các thông tin được củng cố qua việc lặp đi lặp lại, ứng dụng nhiều lần và được chọn lọc để lưu trữ. Việc gợi nhớ sẽ dễ dàng hơn nếu có yếu tố gợi ý (tình huống, hình ảnh tương tự, mốc thời gian, không gian…). Ngoài ra, trí nhớ còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tác động lên thể chất (rối loạn giấc ngủ; ăn uống thiếu chất, bệnh tật, thuốc men,…) và tinh thần (stress cấp hoặc kéo dài, lo âu, trầm cảm,…). Các rối loạn trí nhớ có thể là vấn đề sinh lý (giảm trí nhớ theo tuổi) hay là phản ứng của cơ thể với stress… nhưng có thể gặp trong nhiều bệnh lý do tổn thương hệ thần kinh (Alzheimer, Huntington, do nghiện rượu…) hay tổn thương cấu trúc não bộ (chấn thương đầu, đột quỵ…), có thể diễn tiến dần dần hoặc xảy ra đột ngột. Qua thư cho thấy vấn đề trí nhớ của em đã xuất hiện từ khi còn nhỏ cho đến nay có thể là do trí nhớ ngắn hạn không được hình thành tốt và dẫn đến trí nhớ dài hạn kém. Nếu tình trạng này ngày càng gia tăng và gây ảnh hưởng đáng kể lên sinh hoạt, đời sống của em thì em nên đi khám chuyên khoa tâm thần kinh để được kiểm tra. Trước mắt, em có thể thực hiện một số biện pháp để cải thiện trí nhớ như tăng cường sự tập trung chú ý (đảm bảo ăn ngủ điều độ, chỉ tập trung làm từng việc mỗi lúc, nghe nhạc, học ngoại ngữ, chơi thể thao…), dùng sổ tay, lịch để ghi nhớ, lập kế hoạch, tập tưởng tượng công việc cần nhớ thành hình ảnh, sơ đồ trong đầu, sắp đặt việc cần làm, đồ dùng cần lấy… ở nơi dễ thấy, dễ nhắc nhớ; rèn luyện trí nhớ bằng cách ghi nhật kí, chơi đố vui, ô chữ, so sánh, liên tưởng, gắn kết sự việc cần nhớ với ý nghĩa, lặp đi lặp lại và ứng dụng vào thực tế…. Ngoài ra, cần có một đời sống tinh thần thoải mái, vui vẻ, nhiệt tình, cởi mở, hòa đồng trong các mối quan hệ, giao lưu, tiếp thu và cảm nhận nhiều điều hay, cái đẹp. Tính tình ít nói, rụt rè, thu rút cũng là một trong những rào cản cho việc cải thiện trí nhớ của em. Chúc em đạt nhiều tiến bộ và tự tin trong cuộc sống. Thân mến! BS-CK2 Phạm Quỳnh Diệp" ]
[ "Chào em, Để chẩn đoán được một bệnh chính xác, thường cần có 2 tiến trình là hỏi bệnh sử (tức là quá trình bệnh khởi phát như thế nào, gồm các biểu hiện gì diễn tiến theo trình tự ra sao, có những thay đổi, phát sinh gì…) và thăm khám bệnh (trực tiếp khám với bệnh nhân). Qua thư, các biểu hiện được em nêu lên chưa thật sự rõ ràng và đầy đủ. Nhóm biểu hiện như dễ hoa mắt, chóng mặt, đầu lâng lâng khi nói chuyện, cử động nhiều; trí nhớ giảm sút có thể là hậu quả của việc giấc ngủ kém kéo dài, nếu vấn đề giấc ngủ xảy ra trước. Hơn nữa, ngoài 2 nhóm triệu chứng đó ra, em cũng không cho biết gì thêm về bối cảnh sống, tình trạng thể chất và tinh thần. Do vậy, khó có thể đưa ra một chẩn đoán chính xác cho em. Tuy nhiên, có thể chắc chắn rằng em đang có một rối loạn thuộc nhóm bệnh lý tâm thần kinh mà đã ảnh hưởng lên cuộc sống và sinh hoạt của em. Rối loạn này nên được can thiệp và điều chỉnh càng sớm càng tốt. Vì vậy, tốt nhất lúc này, em nên đến khám với một bác sĩ chuyên khoa tâm thần kinh để được chẩn đoán bệnh chính xác và có cách điều trị thích hợp. Chúc em sớm khắc phục được tình trạng trên. Thân mến!", "Xin chào Alobacsi, Một hôm cháu đang chở thằng bạn đi về nhà, thì có một chiếc xe honda tông rất mạnh từ phía sau, cả cháu và thằng bạn đều té.\r\n\r\nCháu thì không sao, nhưng thằng bạn cháu bị va đập đầu xuống đất ở phần sau đầu phía trên lệch sang trái một tí. Ban đầu, bạn cháu bị choáng, đứng không được, nhưng sau khi cho bạn ngồi xuống, uống nước thì bạn tỉnh lại dần, nhưng bạn liên tục lặp đi lặp lại nhiều lần. Cháu có hỏi bạn vài câu thì bạn chẳng nhớ những chuyện xảy ra vào sáng hôm đó, còn những chuyện khác thì bạn vẫn nhớ.\r\n\r\nThưa bác sĩ, bác sĩ hãy cho cháu biết bị như vậy có nghiêm trọng không? Có phục hồi lại được không? Việc mất trí nhớ đó chỉ là triệu chứng thường gặp thôi phải không ạ?\r\n\r\nXin bác sĩ trả lời cho cháu gấp. Cám ơn bác sĩ! (Như Tài, 15 tuổi – TPHCM) Chào cháu Tài, Tốt nhất cháu nên khuyên bạn đi khám nội thần kinh, sau khi\r\nthăm khám BS mới kết luận và tư vấn được rõ hơn. Nếu cần thiết BS sẽ cho chụp thêm CT scan vùng đầu mới biết được là chấn thương\r\nđầu của bạn cháu có nguy hiểm hay không. Còn việc “mất trí nhớ gần” của bạn cháu\r\nlà do chấn thương và đây không phải là triệu chứng thường gặp như cháu đã nghĩ\r\ncháu nhé! Thân chào cháu! BS Chuyên khoa của AloBacsi", "Huyền Mỹ thân mến, Việc , dùng thuốc sau khi ăn… có thể làm giảm hiệu quả một phần của thuốc. Tuy nhiên, nếu việc này chỉ xảy ra trong 1 ngày duy nhất thì em không cần quá lo lắng, liệu trình điều trị liên tục và tuân thủ suốt 5 tháng còn lại sẽ giúp bù đắp lại sai sót này. Do đó em cần chú ý tuân thủ hơn trong thời gian tới em nhé! Trân trọng.", "Chào bạn Thủy, Mẹ bạn có bệnh lý gì khác kèm theo và có đang uống thuốc điều trị bệnh lý nào khác không? Đã tiêm thuốc nhưng là thuốc gì? Thêm vào đó, BS không khám trực tiếp trên lâm sàng cho bà cụ nên khó chẩn đoán bệnh. Bạn có thể bổ sung thông tin AloBacsi sẽ sớm phản hồi hoặc bạn đưa bà đến khám tại khoa Nội thần kinh các BV Thành phố để được BS chẩn đoán và điều trị. Chào bạn và chúc mẹ bạn sớm tìm ra bệnh.", " Liên thân mến, Những biểu hiện trên cho thấy cơ thể của em đang bị mất cân bằng, nguyên nhân có thể do , do căng thẳng quá mức, do rối loạn nội tiết tố... Trước hết, em nên khám tổng quát, xem có bệnh lý nào tiềm ẩn gây ra các bất thường kể trên không (chú ý xét nghiệm chức năng tuyến giáp, tuyến thượng thận, thiếu máu...). Nếu khám tổng quát cho sức khỏe thể chất bình thường, tức là sức khỏe tinh thần của em có vấn đề, trước mắt em nên sắp xếp thời khóa biểu làm việc và nghỉ ngơi hợp lý hơn, có thể nghe nhạc giao hưởng trong lúc học để giải stress, hạn chế cafe uống vào buổi tối, tập thể dục để giải tỏa năng lượng xấu, có lịch nghỉ phép du lịch ngắn hạn... Em có thể bổ sung thêm thực phẩm chức năng hỗ trợ tuần hoàn não, vitamin và khoáng chất. Nếu tình trạng lo lắng ngày càng nặng, chứng mau quên ngày càng tăng thì em nên khám chuyên khoa tâm thần. Em đừng vội hiểu lầm ý tôi nói em bị “tâm thần” như theo cách hiểu của đa phần người dân về ngành học Tâm thần kinh, theo phân ngành y khoa, BS Tâm thần là người chuyên trị các rối loạn thuộc về tinh thần, trong đó thường gặp là rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ... Sau khi chẩn bệnh, BS sẽ kê thuốc điều trị hỗ trợ ngắn hạn và tư vấn tâm lý cho em, sẽ giúp em vượt qua được giai đoạn khó khăn này. Thân mến! ", "Cần cẩn trọng trong việc ăn uống tránh để ảnh hưởng đến dạ dày gây nên những hậu quả khó lường về sau Chào em, BS muốn giúp em lắm nhưng mà không được, vì theo luật khám và chữa bệnh hiện nay của bộ y tế, AloBacsi không được phép kê thuốc thông qua kênh truyền thông. Cho nên, em cần đến tái khám lại tại bệnh viện, đăng ký khám chuyên khoa tiêu hóa để được kê thuốc phù hợp, em nhé. Song song đó, em cần chú ý đến chế độ ăn của mình, hạn chế đồ chua cay nhiều gia vị, đồ ăn nhiều dầu mỡ sinh hơi, kiêng tuyệt đối bia rượu, cafe. Có thể tự bổ sung thêm men vi sinh nếu toa thuốc chưa có, ăn thêm yaour loại ít chua cũng rất có lợi.", "Chào bác sĩ!\r\n\r\nEm gái em năm nay 19 tuổi, phẫu thuật chấn thương sọ não (máu tụ màng cứng) ở BV Chợ Rẫy cách đây được 4 tháng, vừa phẫu thuật lần 2 (ghép mảnh sọ) đến nay khoảng 1 tháng. \r\n\r\nTrong thời gian 4 tháng này em ấy không thể ngửi được mùi vị nữa, và trí nhớ giảm rất nhiều. Khoảng tuần nay em ấy bị mất ngủ vào ban đêm. Mỗi đêm chỉ ngủ được khoảng 3-4h. Vậy thưa BS, tình trạng em của em như vậy có bất thường hay không? Khứu giác có thể tự phục hồi sau 1 thời gian hay là sẽ mất vĩnh viễn ạ? Có thể điều trị được không?\r\n\r\nMong bác sĩ tư vấn giúp em. Chân thành cám ơn BS! (Bao Phuong - Yemnphuong…@yahoo.com) AloBacsi trả lời: Chào em Bao Phuong, BS rất thông cảm với nỗi lo lắng của em về bệnh tình của cô\r\nem gái. Thông thường sau một sang chấn, nhất là chấn thương đầu,\r\nbệnh nhân thường chưa thể bình phục lại ngay được. Trí nhớ và giấc ngủ có thể\r\nbị thay đổi, và chậm trở về lại bình thường. Riêng về sự phục hồi giác quan: khứu giác, có thể phục hồi\r\nđược hay không và sau bao lâu thì còn tùy thuộc vào mức độ tổn thương và diện\r\ntổn thương, và điều này cũng ảnh hưởng đến vấn đề điều trị nữa đó. Em nên cho em gái tái khám lại bác sĩ chuyên khoa ngoại và\r\nchuyên khoa Tai mũi họng để kiểm tra lại. Chào em và chúc em gái em mau chóng bình phục! BS-CK1 Bùi Thường Hương Thy", " Chào em, Theo em mô tả cách đây 2 năm em bị và đã được điều trị khỏi, nay có những biểu hiện như yếu tay chân, hay quên, phần đầu rất khó chịu,... là do di chứng của lao màng não để lại. Em nên đến khám thêm tại chuyên khoa nội thần kinh ở những cơ sở y tế gần nhất. Thân mến!", "Chào em Vi, Em cho biết từ 3 năm nay mình có tình trạng xuất hiện ngoài ý muốn các hình ảnh “kì lạ” trong đầu, lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày. Những hình ảnh này đã gây ảnh hưởng đến việc học tập và cuộc sống xã hội của em, khiến em hoang mang, ghê sợ, lo lắng, suy nghĩ, biết là không phù hợp nhưng không thể gạt bỏ, không thể kiểm soát được. Biểu hiện này gợi ý một bệnh cảnh có tên gọi là rối loạn ám ảnh cưỡng chế, là một loại bệnh lý thuộc nhóm rối loạn lo âu. Nếu không được điều trị thích hợp, bệnh sẽ diễn tiến ngày càng nặng và ngày càng chi phối hầu hết cuộc sống của bệnh nhân, khiến họ giảm sút năng lực học tập, làm việc, sinh hoạt, rơi vào lo âu trầm cảm, thu rút trong các quan hệ xã hội. Muốn điều trị hiệu quả cần phối hợp giữa thuốc men và tâm lý trị liệu (tâm lý nâng đỡ và liệu pháp nhận thức hành vi) dưới sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa tâm thần. Do vậy, việc em cần làm bây giờ là nên đến khám với bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm để được hỗ trợ khắc phục tình trạng trên. Nếu muốn, em có thể liên hệ với số điện thoại 08 39200006 để được tư vấn trực tiếp. Chúc em sớm hồi phục và tự tin hơn trong cuộc sống. Thân mến!", " Chào em, Cảm giác , chóng mặt, suy giảm trí nhớ, theo tôi nguyên nhân do em ngủ không đủ giấc và quá căng thẳng. Em có thể đến gặp BS Tâm lý để điều chỉnh giấc ngủ. Khi ngủ đủ giấc sẽ tạo 1 nguồn năng lượng cho 1 ngày mới hoạt động tốt hơn và trí nhớ cũng sẽ cải thiện. Bên cạnh đó, em cũng cần luyện tập thể dục thể thao để có sức khỏe dẻo dai và tinh thần khỏe khoắn để có thể làm việc hiệu quả cao. Thân mến! ", " Em thân mến, Việc nhớ lại những gì mình đã làm, đã nói để kiểm điểm xem mình làm có đúng hay không, có thể chỉ là do bản tính cẩn thận mà thôi. Tuy nhiên, khi việc này lặp lại quá thường xuyên, em không có khả năng kiểm soát những suy nghĩ trong đầu mình nữa, ảnh hưởng đến việc làm hiện tại của mình, thì đó là dấu hiệu của rối loạn tâm lý - tâm thần. Em đừng bị “dị ứng” hay quá sợ hãi với từ “tâm thần”. Bệnh về tâm thần hiện nay rất phổ biến, và biểu hiện dưới nhiều dạng, nhiều mức độ khác nhau, như rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, rối loạn lo âu... chứ không phải là “khùng”, “điên”, “bị nhập”. Đây là cách nghĩ sai lầm của đa phần người dân - chưa có đủ nhận thức về bệnh lý tâm thần trong xã hội hiện nay - dẫn đến sự xa lánh, cay nghiệt dành cho người bệnh, và từ đó người bệnh bị hoảng sợ, chán ghét chính bản thân mình khiến bệnh ngày càng nặng hơn. Bệnh của em cần được điều trị và có thể điều trị được vì phát hiện sớm. Tuy nhiên, tôi không phải là chuyên khoa tâm thần. Do đó em vẫn cần phải khám bác sĩ tâm thần để xác định rõ loại bệnh và điều trị thích hợp. Để chẩn đoán một người có bệnh rối loạn tâm lý - tâm thần hay không, mức độ ra sao, có kèm bệnh gì hay không, cần điều trị thuốc gì thì bác sĩ và bệnh nhân phải ngồi lại với nhau. Bởi vì các bệnh lý tâm thần sẽ có một số triệu chứng chồng lấp với nhau, bác sĩ phải dành thời gian khai nhác bệnh sử kỹ càng, đào sâu vào từng triệu chứng mới kết luận được là người bệnh thuộc nhóm bệnh nào. Đồng thời cũng phải loại trừ những bệnh lý tổn thương cơ quan khác gây ra rối loạn tâm thần (như rối loạn nội tiết, bệnh lý ở não…). Bản thân mình là quan trọng nhất nên em hãy mạnh dạn điều trị để chữa khỏi cho mình và mang lại một cuộc sống tốt hơn, cho mình, em nhé! Trân trọng! >>> >>>", " Chào em, Tiếp xúc trực tiếp thời gian dài với máy vi tính, smartphone, máy tính bảng… là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mệt mỏi, khó tập trung, đau đầu. Vì cơ thể không được thoải mái, không tập trung nên việc ghi nhớ sẽ giảm đi. Vậy em nên điều chỉnh lại thói quen cho phù hợp với tình trạng sức khỏe. Mời em tham khảo\r\nbài viết sau: >>> Thân mến! ", "Chào bạn Xay Ly, Các thông tin bạn đề cập trong thư vô cùng nghèo nàn, AloBacsi khó có thể đưa ra bất kỳ nhận định nào cho tình trạng hiện tại. Tuy nhiên, có đôi điều cần phải trao đổi với bạn như sau: Về chẩn đoán, bạn có đề cập việc tái phát lại thoáng qua, nhưng lại không có thông tin cụ thể về biểu hiện chi tiết, mức độ nặng, thời gian bao lâu, giữa các giai đoạn tinh thần bạn cảm thấy như thế nào (bình thường hay hưng phấn lạc quan quá mức)… chi tiết các thông tin trên có thể dẫn đến một chẩn đoán khác- không phải là trầm cảm đơn thuần như giai đoạn đầu tiên phát bệnh, mà có thể là Trầm cảm lưỡng cực hoặc Rối loạn khí sắc khác... Khi đó, nếu chỉ duy trì việc điều trị đơn lẻ bằng thuốc chống trầm cảm, cụ thể là amitriptyline ở liều 1v/ngày, là chưa đủ để mang lại hiệu quả kiểm soát bệnh. Ngoài ra, ngay cả khi tình trạng bệnh của bạn thực sự là trầm cảm, thì đây là một bệnh có khuynh hướng tái phát, nhất là khi có các yếu tố gây stress, hoặc việc điều trị không đầy đủ, tích cực (về mặt thời gian, liều thuốc). Tùy mỗi giai đoạn bệnh mà chọn lựa thuốc điều trị thay đổi cho phù hợp. Loại thuốc từng kiểm soát tốt bệnh trong giai đoạn trước đây sẽ được ưu tiên sử dụng lại, nhưng chưa chắc có thể mang lại hiệu quả như trước, đôi khi phải điều chỉnh liều; kết hợp thêm 1 thuốc khác (thuốc giải lo âu, chống loạn thần, điều hòa khí sắc) hoặc đổi thuốc (thuốc chống trầm cảm khác, điều hòa khí sắc…). - Việc điều trị trầm cảm cần chọn lựa loại thuốc phù hợp với bệnh trạng, thể chất, bệnh nhân có thể dung nạp được, hiệu quả kiểm soát bệnh ... Tiếp đó, quá trình dùng thuốc đòi hỏi phải có sự tuân thủ nghiêm ngặt về liều lượng, cách thức dùng thuốc, cử dùng thuốc, thời gian dùng thuốc, dùng thuốc đều đặn với sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ. - Bên cạnh đó, chế độ làm việc (giảm thiểu các căng thẳng từ công việc về mặt tinh thần và thể chất), chế độ sinh hoạt (nghỉ ngơi đầy đủ, đúng giờ), ăn uống (đầy đủ và điều độ), vận động (đều đặn, vừa phải, phù hợp với thể chất người bệnh). Kết hợp cả hai yếu tố này mới có thể đẩy mạnh hiệu quả kiểm soát bệnh. Cuối cùng, mọi quyết định đều phải dựa trên tiến trình thăm khám, quan sát và hỏi thông tin từ phía bệnh nhân cũng như thân nhân. Việc tự ý dùng thuốc chống trầm cảm nói riêng và các thuốc tâm thần nói chung là việc làm mạo hiểm cho sức khỏe. Tóm lại, bạn nên đến khám ngay với bác sĩ chuyên khoa tâm thần để được điều trị hiệu quả hơn. Thân mến!", " Chào em, Vấn đề hiện tại của em có thể do nhiều nguyên nhân như ngủ không đủ giấc, quá lớn dẫn đến căng thẳng quá mức làm em không thể tập trung. Tôi rất ít nghĩ đến nguyên nhân thực thể dẫn đến tình trạng này. Em nên tập thể dục thường xuyên, học tập và nghỉ ngơi hợp lý. Em có thể đến khám BS tâm lý nếu tình trạng này vẫn kéo dài, em nhé. Thân mến! ", " Chào em, Tùy vào mức độ tổn thương trên não của em. Nếu chỉ là tổn thương bên ngoài khứu giác thì khi giải quyết được khối máu tụ, khứu giác sẽ dần hồi phục. Tuy nhiên, nếu tổn thương trực tiếp trên thần kinh khứu giác hoặc bán cầu não chi phối cho khứu giác thì khứu giác của bạn khó hồi phục. Em có thể đến khám bác sĩ Nội thần kinh để kiểm tra em nhé. Thân mến! " ]
Triệu chứng tinh hoàn lạc chỗ
[ "Triệu chứng tinh hoàn lạc chỗ Những dấu hiệu và triệu chứng của tinh hoàn lạc chỗ Dấu hiệu và triệu chứng rõ ràng nhất của tinh hoàn lạc chỗ là không thể nhìn thấy hoặc sờ thấy tinh hoàn ở bìu . Điều này thường đi kèm với thoát vị bẹn và giảm mức độ nếp nhăn hay đường gờ ở bìu. Những trẻ trai mắc tinh hoàn lạc chỗ không có bất kỳ triệu chứng nào như đau hay sưng, hiếm khi tinh hoàn lạc chỗ có biểu hiện cấp tính do xoắn tinh hoàn. Do đó, việc phát hiện tinh hoàn lạc chỗ thường là do bác sĩ khám trẻ sau sinh hoặc trong thời gian khám định kỳ, đôi khi cha mẹ của trẻ không thể nhìn thấy tinh hoàn ở bìu của trẻ. Biến chứng có thể gặp khi mắc tinh hoàn lạc chỗ Nếu không được chẩn đoán và điều trị, một bé trai có tinh hoàn lạc chỗ có thể gặp các vấn đề về sinh sản như vô sinh sau này. Tinh hoàn lạc chỗ có liên quan đến vô sinh nam do chất lượng tinh dịch kém. Tỷ lệ vô sinh ở người bệnh bị tinh hoàn lạc chỗ 1 bên là từ 10% đến 30%. Tỷ lệ này sẽ tăng lên 35% đến 65% nếu người bệnh bị tinh hoàn lạc chỗ 2 bên. Ngoài ra, tinh hoàn lạc chỗ còn liên quan đến việc tăng khối u tế bào mầm tinh hoàn ( ung thư tinh hoàn ), xoắn tinh hoàn, thoát vị bẹn và các vấn đề về tâm lý khác. Tinh hoàn lạc chỗ còn liên quan đến các tình trạng khác như thoát vị bẹn Khi nào cần gặp bác sĩ? Tinh hoàn lạc chỗ thường được phát hiện khi khám sức khỏe sơ sinh ngay sau sinh hoặc khi khám sức khỏe định kỳ lúc 6 đến 8 tuần tuổi. Hãy đến gặp bác sĩ nếu bất kỳ lúc nào bạn nhận thấy 1 hoặc cả 2 tinh hoàn của con bạn không ở vị trí bình thường trong bìu. Tinh hoàn lạc chỗ không gây đau đớn và có thể trẻ sẽ không có nguy cơ gặp phải vấn đề sức khỏe cấp tính nào, nhưng trẻ cần phải được theo dõi trong trường hợp cần điều trị sau này." ]
[ "Chào em, Những trên tuy rời rạc thuộc\r\nnhững hệ cơ quan khác nhau nhưng có thể xuất phát từ nguyên nhân là làm việc\r\nquá sức, quá căng thẳng, nghỉ ngơi không hợp lý gây ra. Với các triệu chứng này em nên đến khám BS Nội\r\ntổng quát để được khám một cách tòan diện và tìm nguyên nhân nếu có em nhé.", "Chào em, Đau tức tinh hoàn có thể từ giãn tĩnh mạch tinh và\r\ncũng có thể có nguyên nhân khác. Nếu không do viêm thì nguyên nhân do tâm lý\r\nhay rất gặp. Bạn ghé lại BV Bình dân tái khám, BS sẽ kiểm tra, xử lí cho bạn.", "Chào bạn, có hai nguyên nhân bẩm sinh và mắc phải, thường\r\ngặp ở nam giới. Nguyên nhân nam giới hay mắc thoát vị bẹn, do vùng bẹn là điểm\r\ncó một khe nhỏ trước kia là đường để hột tinh hoàn tụt xuống nơi ở cố định là\r\ntúi bìu. Thông thường, đường này chỉ còn có các mạch máu đi qua để\r\nnuôi dưỡng tinh hoàn. Nhưng nếu lỗ bao quanh động mạch không kín hoặc quá yếu,\r\nmột đoạn ruột có thể lọt vào và thoát ra ngoài ổ bụng xuống bìu gọi là thoát vị\r\nbẹn. Hiện tượng này có thể xảy ra với người trẻ nhưng dễ xảy ra với người già\r\nhơn vì các cơ thành ổ bụng yếu dễ sa xuống phía dưới. Thông thường, thoát vị chỉ 1 bên, nặng khi vận động đi lại\r\nnhiều, hắt hơi, sổ mũi, táo bón... nằm nghỉ có thể co lên. Tuy nhiên, có những\r\ntrường hợp ruột hoặc mạc treo của ruột không chạy vào lại ổ bụng được, bị nghẹt\r\ntại vùng cổ túi hoặc do bị xoắn gây biến chứng như thoát vị nghẹt gây hoại tử\r\nruột, mạc treo ruột. Đây là biến chứng nguy hiểm và thường gặp nhất. Vì vậy,\r\ntốt nhất khi bị thoát vị bẹn thì nên mổ càng sớm càng tốt. Kỹ thuật mổ đơn giản\r\ncó thể thực hiện được ở tuyến huyện, tỉnh. Theo BS-CK2 Vũ Đức Chung - Khoa học &\r\nĐời sống", "Chào\r\nanh, Ở\r\nphái nam, ống phóng tinh đổ vào nơi ụ núi ở niệu đạo tiền liệt tuyến. Nơi đây\r\nnhư một ngã ba đường, khi đi tiểu thì tinh dịch chứa trong túi tinh không ra\r\nngoài niệu đạo được. Ngược lại, khi xuất tinh thì cơ vòng cổ ở bàng quang đóng\r\nlại và nước tiểu cũng không ra được. Mỗi\r\nlần rặn đi ngoài, cơ vòng hậu môn hở ra, kéo theo các cơ vòng bụng cổ bàng\r\nquang và niệu đạo mở ra theo, khiến nước tiểu ra và có thêm một chút tinh dịch.\r\nĐiều này không phải là bệnh lý. Đó là do lớn tuổi, các cơ vòng ở vùng ụ núi\r\nhoặc cổ bàng quang bị yếu nên hiện tượng trên xảy ra. Để\r\ntránh hiện tượng này, anh không nên để bón quá, phải rặn nhiều. Anh có thể đi\r\nkhám Nam\r\nkhoa tại Bệnh viện Bình Dân, TP HCM để được tư vấn cụ thể hơn. Thân chào và chúc sức khỏe! Alobacsi.vn Theo BS Vũ\r\nVăn Tý – Người Lao động", "Chào em, Viêm tinh hoàn là biến chứng khá thường gặp liên quan đến quai bị với tỷ lệ 20-35% ở người sau tuổi dậy thì, thường xảy ra sau đợt viêm tuyến mang tai khoảng 7-10 ngày nhưng có thể xuất hiện trước hoặc đồng thời. Tinh hoàn có thể sưng to, đau, mào tinh căng. Tình trạng viêm và sốt kéo dài 3-7 ngày, sau đó khoảng 50% trường hợp tinh hoàn teo dần và có thể dẫn đến tình trạng giảm số lượng tinh trùng. Tuy nhiên, may mắn là biến chứng viêm tinh hoàn thường chỉ xảy ra một bệnh, khi bệnh đã hỏi hẳn thì không có chuyện lây sang bên còn lại. Do đó, dù bị teo tinh hoàn 1 bên nhưng chưa chắc em bị vô sinh, em có thể đến khám bác sĩ chuyên khoa Nam học để được kiểm tra lại em nhé! Thân mến.", "Triệu chứng các rối loạn tiểu tiện (đái dầm, tiểu đêm, tiểu són) Những dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn tiểu tiện Rối loạn tiểu tiện có những triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh: Triệu chứng liên quan đến lưu trữ nước tiểu: Tiểu nhiều lần, tiểu đêm, rỉ tiểu, đau bàng quang Tiểu nhiều lần : Thể tích khi tiểu bình thường: Suy giảm hormon ADH (hormon chống bài niệu), sử dụng thuốc và uống vào/ thải ra quá mức. Thể tích giảm tiểu giảm: Bàng quang tăng hoạt, viêm bàng quang kẽ. Tiểu đêm : Thể tích khi tiểu bình thường: Suy giảm hormon ADH (hormon chống bài niệu), uống quá nhiều nước, suy tim sung huyết,… Thể tích khi tiểu giảm: Bàng quang tăng hoạt, viêm bàng quang kẽ. Rỉ tiểu: Rỉ tiểu gấp: Cơ thành bàng quang tăng hoạt động dẫn đến rỉ tiểu ngay khi có cảm giác buồn tiểu. Rỉ tiểu khi cười (giggle incontinience): Cơ thắt niệu đạo yếu, tăng hoạt động cơ thành bàng quang. Rỉ tiểu phản xạ: Co bóp cơ thành bàng quang bệnh nhân tủy sống bị tổn thương. Tiểu dầm : Giảm tiết hormon ADH, dung tích bàng quang giảm, tăng hoạt động cơ thành bàng quang. Rỉ tiểu gắng sức: Cơ thắt bàng quang yếu gây rỉ tiểu trong các hoạt động: Hắt hơi, bê vác nặng, cúi gập người,... Rỉ tiểu liên tục: Rò bàng quang, niệu quản lạc chỗ. Rỉ tiểu khi quan hệ tình dục: Cơ thắt niệu đạo yếu/giãn, cơ thành bàng quang tăng hoạt động. Đau bàng quang: Sỏi bàng quang , viêm bàng quang kẽ, viêm bàng quang cấp, ung thư bàng quang. Triệu chứng khi đi tiểu: Tiểu ngập ngừng, dòng tiểu yếu, tiểu ngắt quãng Tiểu ngập ngừng: Muốn tiểu nhưng phải đợi khoảng thời gian mới tiểu được do các yếu tố ở niệu đạo: Tắc nghẽn niệu quản do phì đại tuyến tiền liệt, cấu trúc niệu quản bất thường do bẩm sinh, xung quanh niệu đạo có khối u, khi đi tiểu cơ thắt niệu đạo không giãn hoàn toàn, thành bàng quang hoạt động yếu. Dòng tiểu yếu: Hoạt động yếu của cơ thành bàng quang, do các yếu tố ở niệu đạo: Tắc nghẽn niệu quản do phì đại tuyến tiền liệt, cấu trúc niệu quản bất thường do bẩm sinh, xung quanh niệu đạo có khối u, khi đi tiểu cơ thắt niệu đạo không giãn hoàn toàn, thành bàng quang hoạt động yếu. Tiểu ngắt quãng: Dòng tiểu không liên tục, do bất thường cơ sàn chậu, cơ thắt niệu đạo hoạt động bất thường, giảm hoạt động cơ thành bàng quang với các cơn co bóp bất thường. Triệu chứng sau khi tiểu: Tiểu nhỏ giọt sau, tiểu không hết bãi Tiểu nhỏ giọt: Dẫn đến tiểu lâu, rỉ tiểu sau khi đã mặc lại quần. Do cơ thắt niệu đạo hoạt động bất thường hoặc bất thường cơ sàn chậu, tắc nghẽn đường tiểu ra hoặc do giảm hoạt động cơ thành bàng quang với các cơn co bóp bất thường. Tiểu không hết bãi: Do sự hoạt động yếu của cơ thành bàng quang, tắc nghẽn đường tiểu dẫn đến tiểu không hết bãi. Tác động của rối loạn tiểu tiện đối với sức khỏe Rối loạn tiểu tiện gây nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày: Người bệnh luôn có cảm giác buồn tiểu, đi vệ sinh liên tục gây ra những khó chịu, bất tiện và tự ti. Người bệnh sẽ đi tiểu nhiều lần hơn vào ban đêm gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bệnh nhân. Cảm giác đau buốt, rát và tiểu dắt mỗi khi đi tiểu. Do đó, khi có những biểu hiện bất thường cần đến cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị kịp thời. Biến chứng có thể gặp khi mắc rối loạn tiểu tiện Rối loạn tiểu tiện có thể được chữa khỏi hoàn toàn tùy thuộc vào nguyên nhân. Bệnh này gây ra rất nhiều cảm giác khó chịu, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt và lao động của người mắc bệnh. Biến chứng của bệnh: Tái diễn nhiễm khuẩn tiết niệu, giãn đài bể thận, suy thận mạn tính và viêm đài bể thận. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nhận thấy sự xuất hiện của bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng nào thì tốt nhất nên đến ngay bệnh viện để được thăm khám, xét nghiệm và được các bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn điều trị. Tuyệt đối không được thờ ơ trước các bất thường của cơ thể, vì có thể khiến bệnh tiến triển đến mức trầm trọng, việc chữa trị vô cùng khó khăn và gặp không ít rủi ro, biến chứng.", "Nếu có dấu hiệu mệt mỏi sau khi quan hệ tình dục, không có cảm giác thoải mái, khỏe khoắn, cần thăm khám bác sĩ để được tư vấn. Chào bạn, Không chỉ đơn thuần là giảm ham muốn tình dục, giảm độ cương cứng, xuất tinh sớm mà có rất nhiều triệu chứng cảnh báo về điều này. , khởi đầu có thể chỉ là mệt mỏi, đau nhức mình mẩy, không có cảm giác thoải mái, khỏe khoắn như trước. Sau đó sẽ xuất hiện những triệu chứng thực thể hơn như lo âu, mất ngủ, trục trặc trong vấn đề sinh lý (nhiều ngày, thậm chí là nhiều tháng không ham muốn, hoặc khi quan hệ không xuất tinh, không cương được như ý muốn, không đạt được cực khoái). , nam giới sẽ cảm thấy mệt mỏi sau khi quan hệ tình dục. Thực tế, sau khi giao hợp sẽ có cảm giác mệt mỏi rã rời, nhưng khi nghỉ ngơi cơ thể sẽ trở về trạng thái bình thường, tái tạo lại sức lao động. Tuy nhiên, có những người vẫn tiếp tục mệt mỏi kéo dài, mất ngủ, trăn trở sau khi hoạt động tình dục, xuất hiện nhiều triệu chứng hơn như đi tiểu ra không trọn dòng, tiểu lắt nhắt, đi tiểu thường xuyên, đau râm ran vùng bụng dưới… có thể liên quan đến dương vật. Khi đó các quý ông cần đi khám để được chẩn đoán, điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, nam giới cũng cần kiểm tra xem cơ thể có mắc các bệnh lý nội tiết, bệnh lý mạn tính hay việc điều trị đã được thực hiện tốt hay chưa, bởi đôi khi các triệu chứng này xảy ra là do bệnh lý, không phải do hoạt động tình dục. Có như vậy, mới tìm ra giải pháp, điều trị hiệu quả, nâng cao chất lượng cuộc sống. Trích từ GLTT:", "Chào bạn Nam Anh, Thường bên tinh hoàn có cục mềm là nang hay mỡ, gọi là hay nang nước tinh hoàn. Muốn biết rõ bản chất bạn đi siêu âm bìu bẹn. Sau đó BS Nam\r\nhọc hay BS Niệu sẽ tiểu phẫu lấy nang đó để tránh nang to hơn chèn ép. Thân mến,", "(Nguồn: Internet) Chào bạn Tuấn, Mộng tinh là hiện tượng sinh lý bình thường, tuy nhiên, sau\r\nkhi mộng tinh mà cảm thấy mệt mỏi là việc cần lưu ý. Dấu hiệu này cho thấy có\r\nsự mất cân bằng trong lĩnh vực sức khỏe tình dục. Điều này bị tác động nhiều do\r\ncường độ và tần suất sinh hoạt tình dục, chế độ ăn uống và tập luyện cũng như\r\nđời sống tinh thần. Bên cạnh đó một số bệnh toàn thân cũng tác động lớn đến đời\r\nsống tình dục. Khám sức khỏe toàn diện, điều chỉnh chế độ ăn, tập luyện, giữ\r\nđầu óc minh mẫn tỉnh táo là những điều cần làm ngay. Việc xuất tinh sớm là vấn đề nhiều nam giới gặp phải, tôi đã\r\ncó dịp trình bày khá kỹ trong mục của , bạn có\r\nthể tham khảo. Chúc bạn khỏe, khỏe nữa, khỏe mãi! BS. Cù\r\nHuy Tùng -\r\nNguyên trưởng khoa nội BV Hữu Nghị Phòng khám Trường\r\nXuân Số 53 phố\r\nThái Thịnh 2, Đống Đa, Hà Nội Hotline: 0943381515\r\n- ĐT: 04 3562 7979", "Triệu chứng ung thư tinh hoàn Những triệu chứng của ung thư tinh hoàn Một số triệu chứng của ung thư tinh hoàn là: Một khối u hoặc sưng ở một trong hai bên tinh hoàn: Đây là dấu hiệu phổ biến nhất của ung thư tinh hoàn. Có thể cảm nhận hoặc nhìn thấy một khối u, kích thước có thể thay đổi từ rất nhỏ đến lớn, hoặc một phần của tinh hoàn bị sưng lên. Cảm giác nặng nề ở bìu: Cảm thấy bìu của mình nặng nề hơn bình thường, như thể có thứ gì đó bên trong gây áp lực. Đau âm ỉ ở vùng bụng dưới hoặc háng: Cảm giác đau âm ỉ, không rõ ràng ở vùng bụng dưới hoặc vùng háng, có thể là một dấu hiệu của ung thư tinh hoàn. Sưng đột ngột ở bìu: Bìu có thể bị sưng đột ngột mà không có lý do rõ ràng, gây ra khó chịu hoặc đau đớn. Đau hoặc khó chịu ở một tinh hoàn hoặc bìu: Cảm thấy đau hoặc khó chịu ở một bên tinh hoàn hoặc toàn bộ bìu, kể cả khi không có bất kỳ khối u hay sưng nào rõ ràng. Đau lưng: Đau lưng có thể xảy ra nếu ung thư đã lan ra ngoài tinh hoàn và bắt đầu ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể, như cột sống. Ung thư tinh hoàn thường chỉ xuất hiện ở một bên, dù rằng trong một số trường hợp hiếm hoi, nó có thể ảnh hưởng đến cả hai tinh hoàn. Hiểu rõ triệu chứng: Một tinh hoàn có cục nhỏ rắn không đau có thể là biểu hiện của bệnh lý nào ? Ung thư có thể điều trị khỏi kể cả khi bệnh đã di căn ra khỏi tinh hoàn Các giai đoạn của ung thư tinh hoàn Ung thư thanh quản có 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Tế bào ung thư chỉ nằm ở trong tinh hoàn. Giai đoạn 2: Tế bào ung thư đã xâm lấn tới những hạch bạch huyết ở trong ổ bụng. Giai đoạn 3: Tế bào ung thư di căn tới những cơ quan khác của cơ thể. Ung thư tinh hoàn cũng có thể di căn tới phổi, não, gan và xương. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.", "Triệu chứng tràn dịch tinh mạc Những dấu hiệu và triệu chứng của tràn dịch tinh mạc Tràn dịch tinh mạc thường không gây đau. Triệu chứng phổ biến nhất là bìu bị sưng, sưng có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai bìu. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mức độ nặng của tình trạng sưng, cảm giác đau hoặc khó chịu có thể xảy ra. Ở người lớn nếu dịch tụ trong bìu càng nhiều thì có thể có cảm giác nặng nề ở bìu. Trong một số trường hợp, tình trạng sưng bìu có thể nặng hơn vào buổi sáng so với buổi tối. Sưng bìu là triệu chứng thường gặp và dễ nhận biết nhất của bệnh Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh tràn dịch tinh mạc Mặc dù hiếm gặp nhưng thoát vị bẹn có thể phát triển nếu lỗ âm đạo quá lớn và không được điều trị. Thoát vị bẹn khiến một phần ruột hoặc mỡ trong ruột đẩy qua ống bẹn ở háng. Nó có thể gây đau đớn và trong một số trường hợp, nguy hiểm. Khi nào cần gặp bác sĩ? Hãy đến khám bác sĩ khi con bạn hoặc bạn có tình trạng sưng bìu. Mặc dù hầu hết tràn dịch tinh mạc ở trẻ sơ sinh đều tự khỏi nhưng điều quan trọng là phải loại trừ các bệnh lý tiềm ẩn nào khác cũng có thể gây sưng bìu. Hoặc nếu con bạn hoặc bạn có tình trạng đau dữ dội, đột ngột ở bìu, hãy đi khám ngay. Đây có thể là dấu hiệu báo động bạn hoặc con bạn đang bị xoắn tinh hoàn , một cấp cứu y tế.", "Triệu chứng ngoại tâm thu thất Những dấu hiệu và triệu chứng của ngoại tâm thu thất Ngoại tâm thu thất thường ít hoặc không có triệu chứng. Tuy nhiên, do cơ chế bệnh lý nên ngoại tâm thu thất thường biểu hiện bằng các triệu chứng như: Cảm giác bất thường nhịp đập của tim; Cảm giác rung, hụt nhịp; Nhịp tim không đều; Yếu người, chóng mặt ; Thiếu không khí; Đau ngực nằm ở vị trí không điển hình; Gợn sóng có thể rất rõ rệt nên bệnh nhân có thể cảm nhận được. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu bạn cảm thấy rung tim, tim đập thình thịch hoặc cảm giác nhịp tim đập hụt trong lồng ngực, hãy liên hệ với bác sĩ để xác định xem cảm giác đó là do bệnh tim hay do vấn đề sức khỏe khác. Các dấu hiệu và triệu chứng tương tự có thể do nhiều tình trạng khác gây ra như lo lắng, số lượng hồng cầu thấp ( thiếu máu ), tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp) và nhiễm trùng. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe. Bạn nên đến gặp bác sĩ khi xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào bất thường ở tim", "Triệu chứng lichen xơ hóa Những dấu hiệu và triệu chứng của Lichen xơ hoá Triệu chứng điển hình của bệnh Lichen xơ hoá là xuất hiện các mảng nhỏ màu trắng, mịn màng và sáng bóng trên da. Những mảng này có thể phát triển lớn hơn và khiến cho da trở nên mỏng, nhăn nheo. Lichen xơ hoá được đặc trưng bởi những thay đổi trên vùng da ở cơ quan sinh dục ngoài. Các triệu chứng bệnh phân bố phổ biến nhất có liên quan đến âm hộ và xung quanh hậu môn. Ngoài ra, đầu dương vật và các bộ phận khác của cơ thể cũng có thể bị ảnh hưởng. Triệu chứng tại cơ quan sinh dục Các mảng tổn thương có trung tâm là màu trắng sứ được bao quanh bởi màu đỏ xuất hiện sớm nhất. Các mảng này phát triển cùng nhau và tạo thành các mảng lớn hơn. Bên cạnh đó, những vùng da dễ bị ma sát hoặc cọ xát có thể bị bầm tím hoặc phồng rộp. Hậu quả lâu dài của Lichen xơ hoá là các vùng da mỏng, sáng bóng và có xu hướng khô, nứt nẻ hoặc chảy máu. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến bộ bận sinh dục bên ngoài như lỗ niệu đạo , âm đạo, hậu môn bị thu hẹp hoặc hẹp bao quy đầu ở nam giới. Các triệu chứng khác của bệnh Lichen xơ hoá xảy ra ở bao quy đầu gồm có ngứa và đau nhức khi cương dương. Ở nam giới, rất hiếm thấy có tổn thương ở vùng quang đáy chậu mà chủ yếu là ở quy đầu. Sự xuất hiện của những vết loét không lành hoặc vùng loét nổi lên ở cơ quan sinh dục ngoài của nữ giới có nguy cơ cao dẫn đến bệnh ung thư biểu mô tế bào vảy. Triệu chứng của Lichen xơ hóa thường biểu hiện ở cơ quan sinh dục Ngoài ra, những triệu chứng bệnh xuất hiện ở vùng da âm đạo - hậu môn cũng có thể xảy ra ở da vùng thân trên như cánh tay hay vùng ngực, bao gồm: Sưng đỏ. Ngứa, thậm chí là đau hoặc chảy máu quanh hậu môn . Khó chịu và đau âm ỉ vùng âm hộ. Có dịch chảy ra từ âm đạo. Xuất hiện các mảng trắng trên da. Xuất hiện mảng lốm đốm trên da. Da bị trầy xước hoặc rướm máu. Thay đổi màu da xung quanh hậu môn hoặc âm đạo như da trắng và nhăn nheo, thâm, có vết xước, đôi khi có chảy máu. Da có thể bị lở loét hoặc xuất huyết ở một số trường hợp nặng. Đau khi quan hệ tình dục hoặc khi đi tiểu. Tuy nhiên, ở một số bệnh nhân mắc Lichen xơ hoá có thể không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào. Triệu chứng ở cơ quan khác Trong một số trường hợp hiếm gặp, tổn thương da cũng có thể phát triển ở vùng miệng. Những tổn thương có thể gặp như xuất hiện các vết loang lổ không đều, phẳng, có màu trắng xanh ở vòm miệng hoặc/và mặt trong của má. Ngoài ra, Lichen xơ hoá có thể xảy ra ở môi, lưỡi và lợi. Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh Lichen xơ hoá Biến chứng của bệnh Lichen hoá hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, nếu bệnh diễn ra ở bộ phận sinh dục thì có nhiều khả năng phát triển thành bệnh ung thư tế bào vảy. Nữ giới mắc bệnh này có nguy cơ mắc phải bệnh ung thư âm hộ cao hơn so với những người khoẻ mạnh. Đây là một bệnh ung thư có ảnh hưởng đến khu vực bên ngoài của bộ phận sinh dục và được gọi là âm hộ. Bên cạnh đó, Lichen xơ hoá cũng có thể gây ra những thay đổi về hình dạng bên ngoài của bộ phận sinh dục. Ở một số phụ nữ có thể bị đau liên tục hoặc mãn tính ở âm hộ hoặc chít hẹp âm đạo. Những biến chứng này có thể gây ra nhiều khó khăn trong vấn đề quan hệ tình dục. Ngoài ra, biến chứng thường gặp nhất ở cả nam giới và nữ giới là đau khi khi quan hệ tình dục, đi tiểu nhiều lần, táo bón hoặc mất khả năng kéo tụt bao quy đầu. Đau rát khi quan hệ tình dục là một biến chứng thường gặp trong bệnh Lichen xơ hoá Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu thấy cơ thể xuất hiện bất kỳ dấu hiệu triệu chứng nào được nêu ở trên, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và tư vấn cụ thể hơn. Việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời sẽ làm giảm nguy cơ bệnh tiến triển nặng hơn, đồng thời giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe. Ngoài ra, sau khi điều trị, người bệnh cũng nên đến bệnh viện tái khám định kỳ từ 6 - 12 tháng/lần để đánh giá về mức độ đáp ứng điều trị.", "Bác sĩ ơi, Tinh hoàn của em lâu lâu hơi nhói đau khoảng 5 giây là hết, cho em hỏi vậy có bị sao không, em có tật chạy xe đạp tập thể dục không mặc quần lót vậy có ảnh hưởng đến tinh hoàn không ạ? (Danh Duy - ) Trả lời: Danh Duy thân mến, Ở nam giới, bình thường có hai tinh hoàn phải và trái nằm trong bìu. Tinh hoàn được bao bọc bởi một lớp vỏ xơ dày, trắng và không đàn hồi gọi là lớp áo trắng. Bên trong, tinh hoàn được chia thành 300-400 tiểu thùy ngăn cách nhau bởi các vách xuất phát từ mặt trong của lớp áo trắng. Mỗi tiểu thùy có từ 2-4 ống sinh tinh xoắn. Tinh trùng do các ống này sinh ra được đổ vào các ống sinh tinh thẳng, rồi vào lưới tinh hoàn ở phần sau trên của mỗi tinh hoàn. Từ lưới tinh hoàn có 12-15 ống xuất dẫn tinh trùng vào các ống mào tinh. Ở giữa các ống sinh tinh có những nhóm tế bào kẽ tiết ra hormon testosteron. Tinh hoàn được coi là “nhà máy” sản xuất ra tinh trùng. Mỗi ngày, hai tinh hoàn của một người đàn ông trẻ tuổi có khả năng sản sinh khoảng 120 triệu tinh trùng. Phần lớn tinh trùng được dự trữ ở ống dẫn tinh, chỉ một lượng nhỏ được dự trữ trong mào tinh hoàn. Tại đây, chúng có thể duy trì khả năng thụ tinh trong khoảng thời gian tối thiểu là một tháng. Bên cạnh đó, tinh hoàn còn có một chức năng quan trọng khác là bài tiết hormon sinh dục nam (chủ yếu là testosteron), quyết định các đặc tính của giới nam và điều khiển hoạt động của hệ sinh dục. Như em thấy đấy, “ hai hòn ngọc” mang trọng trách là sản xuất ra các “chú tinh binh”, quyết định các đặc tính của nam giới và liên quan mật thiết đến việc điều khiển hoạt động của hệ sinh dục. Những trục trặc, bất thường, hay tổn thương ở bộ phận này bởi bất kỳ nguyên nhân nào đều có thể làm các đấng mày râu lo lắng đến mất ăn mất ngủ đó em ạ! Do vậy, em phải cố gắng “bảo trọng” khi chưa xảy ra “sự cố” gì, em nhé! Việc chạy xe đạp tập thể dục không mặc quần lót sẽ tạo ra một áp lực giống như một chấn thương nhẹ trực tiếp lên tinh hoàn , nếu sự việc này kéo dài chắc chắn sẽ gây tổn thương, do vậy, em cần mặc quần lót thích hợp để bảo vệ “của quý”, em nhé! Tinh hoàn của em lâu lâu hơi nhói đau khoảng 5 giây là hết thì chưa phải là bệnh lý. Nếu đau kéo dài và tái phát nhiều lần, em mới cần tư vấn của BS. Chúc em sống vui khỏe! BS-CK1 Nguyễn Minh Thu", "- nguồn internet Chào em, là triệu chứng kích thích đường tiểu dưới, thuộc về hệ niệu-sinh dục, do nhiều nguyên nhân gây nên, thường gặp nhất là nhiễm trùng tiểu, viêm bàng quang…BS cần xem xét giới tính, độ tuổi, yếu tố nguy cơ và các dấu hiệu lâm sàng cũng như cận lâm sàng mới xác định được bệnh. Chỉ dựa vào xét nghiệm cận lâm sàng mà em đã làm không đủ để xác định bệnh và nguyên nhân gây bệnh. Em nên đến khám cơ sở y tế chuyên khoa Thận - Tiết niệu để BS có kinh nghiệm về lãnh vực này kiểm tra kỹ cho em nhé." ]
Nguyên nhân gai cột sống
[ "Nguyên nhân gai cột sống Nguyên nhân gây ra gai cột sống là do phần đĩa tròn từ sụn nằm giữa hai đốt sống (bao xơ đĩa đệm). Tuổi tác là một yếu tố làm gia tăng sự thoái hoá đốt sống cổ, cột sống là nơi gánh chịu nhiều nhất cho các hoạt động của cơ thể thì các bao xơ đĩa đệm này sẽ bị mất nước, nứt vỡ và xẹp đi khiến cho các khớp xương ma sát và bào mòn dẫn tới tổn thương và viêm. Các khớp cột sống viêm cũng khiến các đĩa đệm ở giữa bị tổn thương, lâu dần xơ hoá. Sau các quá trình này sẽ làm mất cấu trúc vững chắc của cột sống, để bảo vệ cột sống, cột sống sẽ tự ổn định bằng cách mọc ra những nhánh xương hay gai xương bao quanh các khớp xương. Nguyên nhân gây ra gai cột sống là do phần đĩa tròn từ sụn nằm giữa hai đốt sống (bao xơ đĩa đệm)" ]
[ " Chào bạn, Trong tin nhắn bạn không nói rõ mình bao nhiêu tuổi, triệu chứng xuất hiện từ bao lâu rồi, có chấn thương gì hay  không... Vấn đề lan xuống cổ tay có thể có liên quan đến tổn thương thần kinh, thường do chèn ép trong lúc ngủ. Gai đốt sống lưng là dấu hiệu của thoái hóa cột sống, gây đau lưng, ngày càng tăng dần nếu không điều trị tích cực. Với tình trạng bệnh lý cơ xương khớp biểu hiện nhiều triệu chứng như vậy, bạn nên khám chuyên khoa để được thực hiện một số nghiệm pháp thăm khám chỉ định xét nghiệm cần thiết để phục vụ chẩn đoán và điều trị bạn nhé! Thân mến! ", "Tập thể dục hàng ngày giúp xương dẻo dai và phòng tránh thoái hóa khớp Chào bạn, Thoái hoá khớp là quá trình lão hoá của tổ chức sụn, các tế bào và tổ chức ở khớp và quanh khớp. Nguyên nhân thường liên quan tới yếu tố cơ địa (gene), tình trạng mất cân bằng giữa tổng hợp và thoái biến của tổ chức sụn, tình trạng viêm mạn tính và tình trạng chịu áp lực quá tải kéo dài của sụn khớp và các tổ chức quanh khớp. Bệnh thường gây ra các triệu chứng như đau khớp diễn biến từng đợt, tăng dần, ở cột sống thắt lưng, cột sống cổ, khớp gối, khớp cổ chân, khớp háng... biến dạng khớp, xảy ra từ từ, chủ yếu do hiện tượng mọc thêm xương (gai xương), phù nề tổ chức quanh khớp, lệch trục khớp hoặc thoát vị màng hoạt dịch. Quá trình điều trị giai đoạn đầu chủ yếu là giảm các yếu tố nguy cơ gây thoái hoá khớp, tập vật lý trị liệu vận đông cho khớp và sử dụng các thuốc kháng viêm, giảm đau. Quá trình điều trị đòi hỏi sự kiên nhẫn với mục tiêu giữ gìn, duy trì chức năng vận động của khớp, tránh để bệnh tiến triển nặng thêm. Bạn có thể đưa mẹ tới bệnh viện lớn hơn có khoa cơ xương khớp và có khả năng tập vật lý trị liệu để giúp giảm nhanh triệu chứng. Mặc dù thoái hoá khớp là quá trình không đảo ngược được, nhưng có thể phòng ngừa và ngăn tiến triển với các biện pháp sau: - Tránh các tư thế xấu trong sinh hoạt và lao động hàng ngày, bảo đảm vệ sinh và an toàn lao động để giảm các lực tỳ đè bất hợp lý lên sụn khớp. - Tập thể dục hàng ngày và giữa các giờ lao động. Khi có tuổi, cần duy trì chế độ tập thể dục đều đặn, vừa sức (Tốt nhất là đi xe đạp, đi bộ và tập dưỡng sinh...) - Tránh các động tác quá mạnh, đột ngột, tránh sai tư thế khi mang vác nặng. - Phát hiện và điều trị sớm các dị tật, các di chứng của chấn thương, các bệnh lý tại khớp và cột sống - Bảo đảm chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối, tránh dư cân. Bổ xung Calci, Phospho, Collagen, Vitamin D, nhóm B, C, ... vào khẩu phần ăn hàng ngày của người có tuổi Thân mến!", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị đau cột sống Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán đau cột sống Nguyên tắc chung Có nhiều yếu tố gây đau cột sống, vì vậy thường không thể chẩn đoán xác định. Tuy nhiên, cần xác định những vấn đề nếu có thể: Nguyên nhân gây đau ngoài cột sống hoặc ngay tại cột sống. Có phải là nguyên nhân nghiêm trọng hay không. Nếu đã loại trừ các nguyên nhân nghiêm trọng, tiến hành phân loại đau cột sống như sau: Đau cột sống không đặc hiệu. Đau cột sống với triệu chứng rễ thần kinh. Hẹp ống sống thắt lưng hoặc hẹp ống sống cổ kèm bệnh lý tủy sống (do thần kinh). Đau cột sống liên quan đến một nguyên nhân cột sống khác. Điều tra lịch sử Bệnh sử Điều tra thời gian khởi phát, kéo dài bao lâu, mức độ nghiêm trọng, vị trí, chu kỳ, các yếu tố làm giảm và trầm trọng thêm như nghỉ ngơi, hoạt động, thay đổi vị trí, vận động và thời gian trong ngày (ban đêm hay khi thức). Các triệu chứng kèm theo cần lưu ý bao gồm suy nhược, dị cảm, cứng khớp, tê, táo bón và đại tiện không tự chủ, tiểu không tự chủ hoặc bí tiểu. Đánh giá tổng quát Triệu chứng gợi ý nguyên nhân như: Sốt, đổ mồ hôi và ớn lạnh (nhiễm trùng); giảm cân và kém ăn (nhiễm trùng hoặc ung thư); đau cổ nghiêm trọng khi nuốt (rối loạn thực quản); chán ăn, buồn nôn, nôn mửa, phân đen hoặc tiểu ra máu, thay đổi chức năng ruột hoặc màu phân (rối loạn tiêu hóa); các triệu chứng tiết niệu và đau hạ sườn (bệnh đường tiết niệu), đau bụng từng cơn và tái phát (sỏi thận); ho, khó thở và trầm trọng khi hít thở sâu (bệnh phổi); chảy máu hoặc tiết dịch âm đạo và đau liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt (rối loạn vùng chậu); mệt mỏi, triệu chứng trầm cảm và đau đầu (đau cột sống cơ học đa yếu tố). Tiền sử bệnh Từng mắc bệnh cột sống đã được chẩn đoán (như loãng xương, viêm xương khớp, rối loạn đĩa đệm, chấn thương) và phẫu thuật, các yếu tố nguy cơ gây bệnh (ví dụ: Ung thư, bao gồm ung thư vú, tuyến tiền liệt, thận, phổi, ruột kết, bệnh bạch cầu), các yếu tố nguy cơ của phình động mạch (ví dụ: Hút thuốc, tăng huyết áp), các yếu tố nguy cơ nhiễm trùng (ví dụ: Ức chế miễn dịch; tiêm chích ma tuý; phẫu thuật gần đây, chạy thận nhân tạo, chấn thương hở hoặc nhiễm khuẩn); và các đặc điểm ngoài khớp của một bệnh lý toàn thân tiềm ẩn (ví dụ: Tiêu chảy hoặc đau bụng, bệnh vẩy nến, viêm màng bồ đào). Kiểm tra thể chất Ghi nhận thân nhiệt và triệu chứng chung. Tập trung kiểm tra phần cột sống và khám thần kinh. Nếu không rõ nguồn gốc đau cột sống cơ học, nên kiểm tra nguyên nhân gây cơn đau khu trú hoặc chuyển tuyến. Kiểm tra biến dạng cột sống Có thể nhìn thấy, ban đỏ hoặc phát ban dạng mụn nước. Sờ nắn các cơ cột sống và đốt sống để xác định vị trí đau và sự thay đổi trương lực cơ. Kiểm tra khả năng vận động. Kiểm tra khớp vai cho bệnh nhân đau cổ, vai; khớp hông cho bệnh nhân đau thắt lưng. Khám thần kinh và đánh giá chức năng của toàn bộ tủy sống Kiểm tra lực cơ, cảm giác và phản xạ gân sâu. Để xác nhận chức năng bình thường của tủy sống, bác sĩ chỉ định thực hiện các bài kiểm tra phản xạ. Rối loạn chức năng ống tủy biểu hiện bằng hiện tượng ngón chân cái hướng lên với phản ứng của cổ chân và dấu hiệu Hoffman, thường gặp nhất là chứng tăng phản xạ. Khám tổng quát Nghe âm phổi. Kiểm tra vùng bụng tìm vị trí đau, khối u, khối đập theo mạch ở bệnh nhân > 55 tuổi gợi ý phình động mạch chủ bụng. Gõ bằng nắm tay vào góc xương sống, nếu thấy đau có thể bị viêm bể thận. Kiểm tra trực tràng Xét nghiệm phân để tìm máu ẩn và tuyến tiền liệt ở nam giới. Đánh giá âm thanh trực tràng và phản xạ. Khám vùng chậu cho những phụ nữ có triệu chứng gợi ý bệnh lý vùng chậu hoặc sốt không rõ nguyên nhân. Kiểm tra nhịp mạch ở chi dưới. Cận lâm sàng Thông thường, nếu thời gian đau ngắn (< 4 - 6 tuần), không cần xét nghiệm trừ khi có dấu hiệu đỏ (Red flags), bệnh nhân đã bị chấn thương nghiêm trọng (do va chạm xe cộ, ngã từ trên cao, chấn thương hở) hoặc gợi ý nguyên nhân không phải cơ học (ví dụ: Viêm bể thận). Chụp X quang Thường có thể xác định hầu hết các trường hợp giảm độ cao đĩa đệm, thoái hóa đốt sống trước, lệch khớp, gãy xương do loãng xương, viêm xương khớp và các bất thường nghiêm trọng khác về xương (do nhiễm trùng hoặc khối u) và có thể hữu ích trong việc quyết định xem cần chỉ định thêm MRI hoặc CT hay không. Chụp X quang trong chẩn đoán đau cột sống Tuy nhiên, X quang không xác định được các bất thường trong mô mềm (đĩa đệm) hoặc mô thần kinh (như xảy ra trong nhiều rối loạn nghiêm trọng). Chỉ định cận lâm sàng cần dựa trên những triệu chứng lâm sàng gợi ý nguyên nhân hoặc cho những bệnh nhân thất bại trong điều trị ban đầu và bệnh nhân có triệu chứng thay đổi. Một số gợi ý chỉ định: Thiếu hụt thần kinh, đặc biệt là những tổn thương liên quan đến chèn ép rễ thần kinh hoặc chèn ép tủy sống: chụp MRI và CT (ít phổ biến hơn) càng sớm càng tốt. Nhiễm trùng: Số lượng bạch cầu (WBC), tốc độ lắng hồng cầu (ESR), hình ảnh (thường là MRI hoặc CT) và nuôi cấy mô bị nhiễm trùng. Ung thư: CT hoặc MRI, công thức máu toàn bộ (CBC) và có thể sinh thiết mô. Phình mạch: CT, chụp mạch, hoặc đôi khi siêu âm. Bóc tách động mạch chủ: Chụp động mạch, CT hoặc MRI Các triệu chứng nặng hoặc kéo dài > 6 tuần: Hình ảnh học (thường là MRI hoặc CT), nếu nghi ngờ nhiễm trùng cần đếm số lượng bạch cầu và ESR; chụp X-quang trước và sau của cột sống để giúp xác định vị trí, chẩn đoán các bất thường Các rối loạn ngoài tuỷ khác: Xét nghiệm khi thích hợp (ví dụ: Chụp X-quang phổi để tìm bệnh lý phổi, phân tích nước tiểu để xác định bệnh đường tiết niệu hoặc đau lưng không có nguyên nhân cơ học rõ ràng). Chẩn đoán sớm: Nghiệm pháp lasegue ứng dụng trong chẩn đoán hội chứng thắt lưng Phương pháp điều trị đau cột sống hiệu quả Tùy mức độ nghiêm trọng của bệnh đau cột sống và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và áp dụng những phương pháp điều trị, hỗ trợ vận động phù hợp. Thuốc giảm đau Acetaminophen (paracetamol) hoặc thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) là lựa chọn giảm đau đầu tay. Hiếm khi phải dùng opioid, chủ yếu để phòng ngừa cơn đau cấp tính nghiêm trọng. Có ít bằng chứng về lợi ích của việc sử dụng opioid kéo dài, vì vậy cần giới hạn thời gian sử dụng thuốc này. Ổn định cột sống và tập luyện thể dục Khi cơn đau cấp tính giảm đến mức có thể cử động được, cần bắt đầu tập luyện phục hồi chức năng cột sống dưới sự giám sát của chuyên gia vật lý trị liệu. Nên bắt đầu ngay khi có thể, bao gồm các bài tập phục hồi chuyển động, tăng cường sức mạng cơ bụng/ thắt lưng và hướng dẫn tư thế làm việc; mục đích là phục hồi chức năng và giảm nguy cơ bệnh tiến triển mãn tính hoặc tái phát. Chườm nóng và chườm lạnh Co thắt cơ cấp tính cũng có thể thuyên giảm khi chườm lạnh hoặc nóng. Nên chườm lạnh trong 2 ngày đầu sau khi bị thương. Không áp đá hoặc nước lạnh trực tiếp lên da mà phải bỏ trong túi và đặt trên một chiếc khăn hoặc vải. Chườm đá trong 20 phút, sau đó nghỉ 20 phút rồi mới tiếp tục, tổng thời gian thực hiện khoảng 60 đến 90 phút; lặp lại nhiều lần trong 24 giờ đầu tiên. Cách chườm nóng tương tự như trên, thận trọng để tránh làm bỏng vùng da được chườm. Chườm da có thể giúp giảm co thắt cơ và đau sau giai đoạn cấp tính. Corticosteroid Ở những bệnh nhân bị đau lưng dưới và triệu chứng thần kinh nặng, một số bác sĩ lâm sàng khuyến cáo điều trị bằng corticosteroid đường uống hoặc tiêm ngoài màng cứng. Tuy nhiên, bằng chứng ủng hộ việc sử dụng corticosteroid đường toàn thân và ngoài màng cứng còn nhiều tranh cãi. Nếu cần tiêm corticosteroid ngoài màng cứng, nên chụp MRI để có thể xác định, khu trú vị trí và điều trị tối ưu bệnh lý. Thuốc giãn cơ Việc dùng thuốc giãn cơ đường uống (cyclobenzaprine, methocarbamol, metaxalone, benzodiazepines) còn nhiều tranh cãi. Nên cân nhắc lợi ích của những loại thuốc này dựa trên sự ảnh hưởng lên hệ thần kinh trung ương (CNS) và các tác dụng phụ khác, đặc biệt ở bệnh nhân lớn tuổi, người có thể gặp tác dụng phụ nghiêm trọng hơn. Chỉ nên dùng thuốc giãn cơ cho bệnh nhân bị co thắt cơ có thể quan sát được và không quá 72 giờ, ngoại trừ một số bệnh nhân có hội chứng đau trung ương (ví dụ: Đau cơ xơ hóa). Dùng cyclobenzaprine ban đêm có thể giúp dễ ngủ và giảm đau. Nghỉ ngơi và hạn chế vận động Mặc dù khoảng thời gian đầu (1 - 2 ngày) đôi khi cần giảm hoạt động để cơ thể hồi phục, nhưng việc nằm trên giường, kéo giãn cột sống và đeo đai lưng là không có lợi. Bệnh nhân bị đau cổ có thể dùng đai cổ và gối trị liệu cột sống cổ cho đến khi cơn đau thuyên giảm và bắt đầu vật lý trị liệu. Nắn cột sống Nắn cột sống có thể giúp giảm đau do co thắt cơ hoặc chấn thương cột sống cấp tính; tuy nhiên, thao tác có thể có rủi ro đối với bệnh nhân > 55 tuổi (ví dụ: Chấn thương động mạch đốt sống khi nắn cổ) và những người bị rối loạn đĩa đệm nghiêm trọng, viêm khớp cổ, hẹp đốt sống cổ hoặc loãng xương. Tâm lý Các bác sĩ nên trấn an bệnh nhân đau cột sống cấp không đặc hiệu rằng tiên lượng tốt và hoạt động cũng như tập thể dục là an toàn ngay cả khi chúng gây ra một số khó chịu. Nếu bệnh nhân trầm cảm kéo dài trong vài tháng hoặc nghi ngờ do phản ứng phụ của thuốc, cần xem xét đánh giá tâm lý. Phẫu thuật Trong trường hợp bệnh nhân bị chấn thương hoặc thoái hoá đĩa đệm, cần tiến hành phẫu thuật sớm để loại bỏ cơn đau nhanh chóng. Lưu ý: Bệnh nhân dùng các loại thuốc điều trị cần phải tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuân thủ ý kiến của bác sĩ trong quá trình điều trị đau cột sống", "Xẹp đốt sống có thể không có triệu chứng hoặc chỉ gây mất chiều cao Chào bạn, Xẹp đốt sống thường có nguyên nhân do loãng xương ở người không có chấn thương trước đó hoặc chấn thương rất nhẹ. Một số trường hợp xẹp đốt sống xảy ra sau chấn thương mạnh (như tai nạn xe máy, ngã cao, vết thương đạn bắn). Trong những trường hợp như vậy, thường có chấn thương tủy sống, và cột sống thường bị gãy ở nhiều vị trí. Xẹp đốt sống có thể không có triệu chứng hoặc chỉ gây mất chiều cao. Một số bệnh nhân biểu hiện đau, yếu liệt, rối loạn cơ vòng, tê bì kéo dài. Đau thường giảm sau 4 tuần và hết sau 12 tuần. Hiện tại, bác sĩ chưa nhận thấy có di chứng nào nghiêm trọng liên quan tới xẹp đốt sống ở thời điểm này, bạn nên khám lại chuyên khoa để tìm nguyên nhân khác gây đau lưng (thoái hoá cột sống, đau cơ do sinh hoạt sai tư thế...) và tầm soát loãng xương để điều trị (nếu có) bạn nhé!", "Nguyên nhân thoái hóa khớp Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp Thoái hóa khớp không chỉ là một tình trạng hao mòn đơn giản mà còn là một quá trình bệnh lý phức tạp ảnh hưởng đến toàn bộ khớp, bao gồm sụn, xương, mô liên kết, và niêm mạc khớp. Sự phân hủy của sụn — một mô cứng, trơn giúp các khớp chuyển động gần như không ma sát — là một trong những yếu tố chính. Khi sụn bị suy yếu và mòn dần, các đầu xương có thể ma sát trực tiếp với nhau, dẫn đến đau và hư hại thêm. Nguyên nhân của thoái hóa khớp có thể được phân loại thành hai nhóm chính: nguyên nhân nguyên phát và nguyên nhân thứ phát. Nguyên nhân nguyên phát: Lão hóa: Sự suy giảm tự nhiên của sụn do quá trình lão hóa của cơ thể. Độ tuổi càng cao, các protein trong sụn bị suy giảm về số lượng và chất lượng, làm giảm khả năng chịu lực và đàn hồi của sụn. Hoạt động vận động lặp đi lặp lại: Sử dụng khớp quá mức và thường xuyên trong nhiều năm có thể dẫn đến tổn thương sụn, làm tăng ma sát và đau trong khớp. Nguyên nhân thứ phát: Di truyền: Các yếu tố gen có thể khiến một số người dễ bị suy giảm sụn hơn, từ đó phát triển thoái hóa khớp sớm. Béo phì : Trọng lượng cơ thể quá cao tăng áp lực lên các khớp chịu trọng lực như khớp gối, hông và cột sống, làm tăng tốc độ thoái hóa khớp. Chấn thương : Các chấn thương khớp, như rách sụn hoặc gãy xương gần khớp, có thể làm thay đổi cơ chế vận động của khớp và dẫn đến viêm xương khớp thoái hóa. Lạm dụng khớp: Hoạt động quá mức đối với một số khớp nhất định, như trong trường hợp của công nhân xây dựng hoặc thợ thủ công, có thể gây ra viêm xương khớp. Các bệnh xương khớp khác: Bệnh viêm khớp dạng thấp hoặc các tình trạng khác cũng có thể khiến các khớp dễ bị thoái hóa hơn. Hoạt động quá mức đối với một số khớp nhất định làm tăng nguy cơ thoái hóa", " Chào bạn, Những biểu hiện trên là dấu hiệu của bệnh lý cột sống cổ, thường gặp là , vôi hóa dây chằng... có thể gây chèn ép lên thần kinh ở vùng cột sống cổ. Người lớn tuổi, thiếu canxi - loãng xương, thừa cân, tư thế ngồi không đúng, hay làm việc bên máy vi tính...là những yếu tố nguy cơ của bệnh. Bạn nên đến cơ sở y tế, đặc biệt là khoa cơ xương khớp để kiểm tra toàn diện, xác định rõ bệnh lý từ đó sẽ có hướng xử trí thích hợp sớm, không chỉ có thuốc mà còn là các bài tập vật lý trị liệu về lâu dài. Thân mến! ", "Chào Huyền Anh, Bệnh là bệnh lý viêm mạn tính kéo dài đặc trưng bởi tình trạng đau và cứng cột sống tiến triển. Đây là bệnh lý thường gặp nhất trong nhóm bệnh lý cột sống huyết thanh âm tính bao gồm: viêm cột sống dính khớp, viêm khớp phản ứng, viêm khớp vảy nến, tổn thương khớp ở các bệnh lý viêm ruột (bệnh Crohn, viêm đại tràng mạn)… Về lý thuyết, cơ địa của em hoàn toàn có thể bị mắc các bệnh Crohn, viêm loét đại tràng… Tuy nhiên, trước tiên cần loại trừ các nguyên nhân khác như nhiễm ký sinh trùng, nhiễm khuẩn, lao ruột… Hiện tại chỉ qua mô tả như trên thì rất khó để xác định triệu chứng đi cầu ra máu của em là do đâu. Em nên tới khám chuyên khoa Tiêu hoá để BS tiến hành nội soi chẩn đoán và điều trị đúng bệnh cho em. Thân mến.", "Triệu chứng vẹo xương sống tự phát Những triệu chứng của vẹo cột sống tự phát Các triệu chứng và dấu hiệu của chứng vẹo cột sống tự phát có thể kín đáo khi độ cong vẹo cột sống ở mức độ nhẹ hay biểu hiện rõ ràng, dễ nhìn thấy khi độ cong vẹo nặng nề. Người bệnh có thể thấy đau mỏi ở vùng thắt lưng sau khi ngồi lâu hoặc đứng là triệu chứng đầu tiên khi vẹo cột sống nhẹ chưa thể nhìn rõ trên lâm sàng. Bệnh vẹo cột sống được nghi ngờ khi có sự mất đối xứng các cấu trúc giải phẫu 2 bên cơ thể như: Một vai cao hơn vai còn lại, có sự khác biệt về độ dài chân, không đối xứng 2 bên lòng ngực, quần áo không thẳng thớm. Bất thường các mốc giải phẫu 2 bên cơ thể gợi ý tình trạng vẹo cột sống Tác động của vẹo cột sống tự phát đối với sức khỏe Vẹo cột sống không gây ảnh hưởng tức thời đến sức khỏe người mắc nhưng có thể gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người mắc về lâu về dài. Biến chứng có thể gặp vẹo cột sống tự phát Bất thường cột sống có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc và tâm lý xã hội của người mắc. Nếu không được quan tâm đúng mức trẻ mắc bệnh có thể bị bất thường dáng đi vĩnh viễn. Khi nào cần gặp bác sĩ? Ngay khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào của cột sống hãy đưa trẻ đến bác sĩ chỉnh hình hay bác sĩ chuyên ngành cơ xương khớp ngay để được chẩn đoán sớm và điều trị thích hợp.", "Chào bác, Ở người lớn tuổi thường có nguy cơ cao mắc các bệnh xương khớp, thường gặp nhất là thoái hoá khớp (cột sống thắt lưng, cột sống cổ, khớp gối…) và loãng xương. Thoái hoá cột sống thắt lưng là bệnh lý mạn tính, do đó việc điều trị chủ yếu là giúp ngăn diễn tiến bệnh nặng hơn và hạn chế triệu chứng khó chịu. Giai đoạn đầu BS sẽ kê toa thuốc giảm đau kết hợp với biện pháp mang đai lưng, tập vật lý trị liệu. Nếu bệnh không đáp ứng điều trị, diễn tiến nặng hơn có thể gây ra nhiều biến chứng như chèn ép rễ thần kinh thì cần phẫu thuật điều chỉnh. Ngoài ra người lớn tuổi còn có nguy cơ loãng xương, đây là bệnh lý có thể điều trị căn nguyên được nên bạn cần tới khám BS Cơ xương khớp để tìm nguyên nhân và điều trị đúng bệnh bạn nhé! Trân trọng.", "Chào An Hoàng, Mẹ em đã 54 tuổi, lúc trẻ hay khiêng vác nặng, bây giờ bị trượt đốt sống, đau dọc hai bên đùi. Vậy mẹ em đã bị trượt đốt sống thắt lưng chèn ép dây thần kinh tọa. Trượt đốt sống thắt lưng có thể do bẩm sinh, thoái hóa, chấn thương, bệnh lý, hở eo... Trượt đốt sống do hở eo do chấn thương ở vùng eo. Trượt đốt sống do thoái hoá thường gặp ở phụ nữ, tuổi từ 40-50. Thoái hoá cột sống, đặc biệt là thoái hoá đĩa đệm và các mấu khớp, làm mất tính vững của cột sống. Trượt đốt sống gây nên tình trạng mất vững cột sống và chèn ép các rễ thần kinh, chèn ép thần kinh tọa gây đau dọc xuống đùi có thể lan xuống cẳng chân, ngón chân. Đau lưng âm ỉ, đau tăng khi đứng, đi, khiêng xách... Chẩn đoán bằng cách khám, chụp X-quang, MRI... Cột sống được coi là mất vững khi đốt sống di lệch từ 4,5mm trở lên hay di lệch 15%. Điều trị nội khoa là chủ yếu, gồm thuốc kháng viêm giảm đau, giãn cơ, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, tập các bài tập... Điều trị bằng phẫu thuật trong các trường hợp: trượt đốt sống có tổn thương rễ thần kinh điều trị nội khoa nhưng không đỡ, tiến triển ngày càng nặng. Sau khi ra viện, cần kiểm tra định kỳ theo hẹn để đánh giá kết quả mổ, sự phục hồi chức năng cột sống, phát hiện sớm di lệch trượt… Mẹ em có thể bị trượt đốt sống do khiêng xách nặng, bây giờ lớn tuổi có thể do thoái hóa cột sống kèm theo nữa nên đau ngày càng nhiều, đã điều trị nội khoa mà không giảm. Tuy nhiên, uống thuốc phải kết hợp vật lý trị liệu và tập các bài tập đúng cách dưới sự hướng dẫn của kỹ thuật viên. Do đó, em nên đưa mẹ đi khám ở bệnh viện chấn thương chỉnh hình để được uống thuốc và hướng dẫn tập luyện đúng bài bản. Kính chúc bác mau hết đau nhé!", " Chào bạn, Bạn phải nói rõ là bạn dị tật gì của đốt sống thì mới có thể tư vấn chính xác cho bạn. Theo như tôi được biết thì các dị tật cột sống không liên quan nhiều đến các nguyên nhân gây . Bạn nên đến khám tại chuyên khoa hiếm muộn tại các bệnh viện phụ sản để được chẩn đoán và theo dõi điều trị đúng. Chúc bạn mau có được kết quả tốt và sớm có em bé như mong đợi. Thân mến! ", "Nguyên nhân gai khớp gối Nguyên nhân dẫn đến gai khớp gối Nguyên nhân phổ biến nhất gây mất sụn ở khớp gối dẫn đến gai xương là thoái hoá khớp gối, bệnh ảnh hưởng đến hơn 45% người Mỹ. Mất sụn ở khớp gối cũng có thể xảy ra sau chấn thương đầu gối, bao gồm cả đứt dây chằng chéo trước, rách sụn chêm và trật xương bánh chè. Những chấn thương này làm tăng nguy cơ tổn thương sụn và thoái hóa khớp gối trong tương lai.", "Bạn Cúc thân mến, là bệnh gây tổn thương khớp do nguyên nhân thần\r\nkinh. Bệnh làm hủy hoại dần các khớp do mất hoặc giảm cảm thụ bản thể, giảm cảm\r\ngiác đau và cảm giác về nóng lạnh. Những người dễ mắc bệnh là: bệnh nhân đái tháo đường biến\r\nchứng thần kinh; người bị chấn thương tủy sống; mắc bệnh rỗng ống tủy; thiếu\r\nmáu ác tính, người dùng hydrocortison tiêm vào khớp nhiều lần. Triệu chứng bệnh là: trương lực cơ vẫn bình thường nhưng các\r\nphản xạ bảo vệ bị mất; thoái hóa khớp thứ phát làm cho khớp bị yếu, phì đại và\r\nkhông có cảm giác đau, sụn khớp bị bào mòn rộng, mọc gai xương; bệnh nhân có\r\nnhiều khớp bị lỏng lẻo; chụp Xquang sẽ thấy tổn thương thoái hóa hoặc phì đại\r\nkhớp. Việc điều trị phải giải quyết nguyên nhân gây tổn thương\r\nkhớp. Bệnh nhân phải sử dụng các thiết bị cơ học để hỗ trợ việc nâng đỡ cơ thể\r\nvà phòng tránh chấn thương. Các trường hợp bệnh nặng, phải phẫu thuật cắt cụt\r\nchi. Alobacsi.vn Theo BS Trần Văn Phong - Sức khỏe & Đời sống", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa gai cột sống Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của gai cột sống Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh nhân cần lạc quan: Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. TÌm hiểu thêm: Người bị gai cột sống nên làm gì cải thiện tình trạng bệnh? Để phòng ngừa gai cột sống cần tập luyện thể thao hợp lý, vừa sức Phương pháp phòng ngừa gai cột sống hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Có chế độ dinh dưỡng đầy đủ calcium và vitamin D, tránh các thức ăn gây tăng cân, béo phì như mỡ động vật, tăng cường ăn rau quả. Không hút thuốc. Tránh các thương tổn cột sống (như sai tư thế ngồi, nằm, đi xe,...). Tránh chơi những môn thể thao quá sức như: Cử tạ, thể dục dụng cụ, vận động quá khó. Tránh ngồi quá lâu ở những tư thế không lành mạnh. Hạn chế làm việc nặng. Xem thêm: Những bài tập thể dục chữa thoái hóa đốt sống lưng hiệu quả", "Nguyên nhân rách sụn chêm khớp gối Nguyên nhân dẫn đến rách sụn chêm khớp đầu gối Đối với người trẻ: Chấn thương mạnh: Tai nạn giao thông, lao động, thể thao, vui chơi, hoặc chấn thương đột ngột khi đầu gối gặp và chân bị xoắn. Đối với người lớn tuổi: Thoái hóa tự nhiên: Việc tự nhiên thoái hóa khớp đầu gối và viêm khớp gối làm sụn chêm kém ổn định và dễ rách; Hành động đứng lên/ngồi xuống: Thực hiện trong tư thế chân hơi vặn cũng là nguyên nhân tăng nguy cơ rách sụn chêm. Thể thao cường độ cao có thể gây rách sụn chêm khớp gối" ]
BS ơi cho con hỏi, Sau khi tháo bột con bị lột da và da con đen hơn tay còn lại là sao ạ? Với lại con bị ở cổ tay nên chăm sóc thế nào để mau lành ạ?
[ "Chào em, Gãy xương sau thời gian cố định bằng bột, nếu BS đã cho tháo bột thì tổn thương xương xem như đã lành. Giai đoạn này em cần bắt đầu tập vật lý trị liệu sớm, vừa sức để khôi phục sức cơ, hạn chế tối đa tình trạng teo cơ, cứng khớp sau thời gian dài bất động. Em nên bắt đầu bằng các bài tập gồng cơ nhẹ, tập vận động thụ động rồi đến chủ động, tăng dần cường độ để tay có thể dần dần quay lại với hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Vấn đề dinh dưỡng đầy đủ cũng khá quan trọng, đặc biệt là bổ sung đầy đủ canci để phần xương gãy hồi phục tốt hơn. Về vấn đề da tại vùng bó bột, do BS không trực tiếp thăm khám nên chưa thể đưa ra kết luận nguyên nhân vì sao em bị lột da và sạm đen; theo suy đoán có lẽ là tăng sắc tố da sau viêm do kích ứng. Em nên khám BS Da liễu để được tư vấn cụ thể và kê toa thuốc phù hợp em nhé! Thân mến." ]
[ "Chào em, Các vết xây xát nhẹ trên da vẫn có thể tự lành tốt dù cho chân bị bó bột. Giai đoạn đầu khi vừa mới té ngã, chân còn sưng to nhiều, nhưng vài ngày sau khi được bó bột, dùng thuốc thì chân sẽ giảm sưng và tạo khoảng không gian vừa đủ giữa da chân và bột, chứ không phải \"bí rị\" như 1-2 ngày đầu. Mặt khác, mục đích của nẹp bột là để cố định 2 đầu xương gãy thì xương mới lành được, nếu thay băng gạc mỗi ngày thì việc tháo bột rồi bó lại sẽ làm xê dịch 2 đầu xương, gây đau, chảy máu và xương không lành được. Trong khi các vết xây xát nhẹ ngoài ra khi được rửa và sát trùng tốt, uống thuốc đều thì hoàn toàn có thể tự lành mà không cần phải tháo bột để thay băng mỗi ngày. Tất nhiên là em phải theo dõi vết thương của mình tại nhà thêm, vì có 1 số ít trường hợp vết thương lành chậm, bội nhiễm vi trùng, chân sẽ có cảm giác nóng, đau tăng, người có thể bị sốt, khi đó em cần tái khám lại bác sĩ để bác sĩ tháo bột kiểm tra cho em và xử lý thích hợp. Thân mến.", "Chào em, Trong thời gian bó bột, ngón tay của em không cử động\r\nmáu lưu thông không đều nên dẫn tới sưng, cứng khớp. Do đó, em cần\r\ntập cử động ngón tay càng sớm càng tốt. Từ từ khớp sẽ bớt\r\nsưng và cử động ngón tay cũng dễ hơn. Động tác tập vận động cho ngón tay cũng đơn giản, chủ yếu là\r\ngập, duỗi và dạng ngón tay. Em có thể đến cơ sở y tế có tập phục hồi chức năng\r\nđể được hướng dẫn cụ thể nhé! Thân mến chào em!", "Chào em, Theo mô tả và hình ảnh thì em bị . Em phải dùng kem giữ ẩm để hạn chế bong tróc/ nứt da và sử dụng loại kem chuyên dành cho điều trị bệnh do BS da liễu kê cho em nhé. Thân mến. ThS.BS Huỳnh Thị Thúy Nga Khoa Khám bệnh, BV Nhân dân 115", "Mai thân mến, Vì cách của em không đúng (sử dụng thuốc thoa Corticoid, uống thuốc đông, bôi nhiều loại thuốc không rõ) nên da của em đã bị tổn thương, phải cần có thời gian hồi phục. Hiện tại, em chỉ nên bôi kem tái tạo da như Cetaphil cream, A-derma HA cream, Ialugen cica cream, kết hợp tránh nắng. Em cũng nên đến khám bệnh trực tiếp tại các cơ sở chuyên khoa da gần nhất để được tư vấn và chăm sóc da.", "Chào em, Theo em trình bày thì nhiều khả năng bé bị . Điều trị chủ yếu\r\nlà dùng kháng sinh nhưng vì bé còn quá nhỏ và BS không trực tiếp nhìn thấy sang\r\nthương, không đánh giá được mức độ viêm nhiễm… nên BS không thể tư vấn cho em cách\r\nđiều trị. Do đó, để có chẩn đoán chính xác và điều trị đúng bệnh, em nên đưa bé đi\r\nkhám da liễu em nhé! AloBacsi chúc bé sớm khỏi bệnh. Thân mến!", "Ảnh do mẹ bé cung cấp Chào bạn, Bạn mua xanh Methylene thoa cho bé 2 lần/ngày. Khi vết thương khô mài thì thoa Fucidine 2 lần/ngày cho đến khi tổn thương lành hẳn. Trường hợp tổn thương lở ra thêm hoặc nhiễm trùng nhiều hơn thì đưa bé đi bệnh viện nhé. Hiện tại không nên cho bé đeo bỉm mà chuyển qua mặc tã vải nhé bạn. Thân mến.", " Chào em, thường là u dưới da, điều trị chỉ là tiểu phẫu, rạch da\r\ntrực tiếp, không phải nội soi em nhé. Thường bệnh nhân sẽ được xuất viện trong\r\nngày em nhé. Thân mến! ", "Sau tháo bột bệnh nhân cần tập vật lý trị liệu để máu huyết được lưu thông Xin chào bạn! Bất cứ lực tác động nào gây chấn thương xương thì chắc chắn cũng đủ mạnh gây tổn thương mô mềm xung quanh (gân, cơ, dây chằng…). Trong quá trình bó bột thời gian dài, sự lưu thông máu và dịch mô bị hạn chế do bất động. Sau khi tháo bột, bạn hãy tập vật lý trị liệu nhằm hỗ trợ lưu thông máu và hấp thu dịch viêm sau chấn thương, thì tình trạng phù chân sẽ biến mất. Thân ái chào bạn.", " Chào Liên Hà, Triệu chứng trên không nguy hiểm, nguyên nhân có thể do em bị tạm thời do thời gian bó bột, có thể do khởi động chưa kỹ nên lúc tập bị căng cơ. Nhìn chung nếu sinh hoạt làm việc bình thường mà em không bị đau gì cả thì không sao, em nên tiếp tục tập vật lý trị liệu theo lịch trình BS đã đưa ra, báo với BS về tình trạng trên và chưa thể làm việc gắng sức ở cánh tay bị thương trong thời gian này, em nhé. Trân trọng!", "Chào em, Vùng da bất thường đó có thể là do , do , viêm mô mềm... BS cần phải khám trực tiếp mới định được bệnh. Em\r\nnên khám chuyên khoa Da liễu để tìm ra nguyên nhân sớm. Chúc em mau khỏi bệnh.", "Yến thân mến, ở cánh tay thường rất khó điều trị. Đây là những sang thương da thường gặp và lành tính có liên quan đến virus HPV (Human  Papilloma Virus). Đa số trường hợp nhiễm virus HPV sẽ tự khỏi trong vài tháng đến 2 năm nhưng vẫn có thể xuất hiện và tái đi tái lại trong một số trường hợp. Việc điều trị có thể sử dụng các phương pháp như chấm nitơ lỏng, đốt bằng laser CO2. Trường hợp của bạn, nên đi đốt lại bằng laser CO2 để điều trị các sang thương mụn cóc. Sau đó có thể sử dụng laser CO2… để tái tạo lại cấu trúc của da vùng mất sắc tố do chấm nitơ lỏng. Bạn có đến khám và tư vấn tại các bệnh viện da liễu hoặc trung tâm điều trị da có laser để tư vấn về chi phí cũng như số lần điều trị, bạn nhé.", "Mến chào Mai, Qua thư em mô tả dương vật của bé có 2 hạt lồi màu trắng to bằng hạt gạo, đến nay nó đã to bằng hạt đậu xanh, sờ vào thấy cứng có thể là kén bã da quy đầu. Nguyên nhân là do bé bị hẹp da quy đầu. Hẹp da quy đầu là tình trạng da quy đầu phủ kín dương vật, không tuột da quy đầu về phía gốc dương vật được, do hẹp nên không thấy được lỗ tiểu, làm cho trẻ tiểu khó, tia nước tiểu yếu, tiểu không hết, gây nên hiện tượng tiểu lắc nhắc dễ dẫn đến nhiễm trùng tiểu. Cũng do hẹp nên khi tiểu phần da quy đầu bị phồng lên, lâu ngày dẫn đến bệnh lý kén bã da quy đầu. Em có thể đưa con đến BV nhi đồng để khám và BS sẽ tư vấn nên làm thế nào, em nhé. Để cải thiện tình trạng hẹp da quy đầu, cha mẹ nên chú ý khi tắm cho trẻ cần nong da quy đầu mỗi ngày 2 - 3 lần, mẹ cần kéo tụt phần da quy đầu xuống hướng về phía gốc dương vật đến mức có thể. Thân ái!", "Da tay bị lột theo mùa thường không cần điều trị Chào em, Trong thực tế cuộc sống, hiện nay chúng ta phải tiếp xúc với quá nhiều các chất hóa học không có lợi cho sức khỏe. Trong đó, phần lớn các chất tẩy rửa dùng trong sinh hoạt hàng ngày như xà phòng, bột giặt, nước rửa bát, nước cọ nhà vệ sinh, một số loại xà phòng dùng cho máy giặt có hàm lượng chất tẩy trắng cao. Những chất này trực tiếp làm tổn hại sự bền vững của các tế bào da. Khi tiếp xúc với các chất tẩy rửa nhiều và thường xuyên thì lớp tế bào sừng ở ngoài cùng có tác dụng bảo vệ da bị bong đi. Ngoài ra, bong tróc da có thể là bệnh toàn thân như cơ địa đổ mồ hôi nhiều, dinh dưỡng kém, ăn uống thiếu chất, nhất là thiếu vitamin A, B, PP, theo mùa (thường là mùa khô lạnh) và một số trường hợp không tìm được nguyên nhân. Trường hợp của em có khả năng là tự thay da theo mùa. Nhưng nhìn chung, lột da mà không kèm đau rát gì hết, da sau lột không đỏ không ngứa thì không sao cả, không cần điều trị gì, em nhé. Thân mến.", "Nhật Linh thân mến, không có gì phải lo lắng, tuy nhiên việc điều trị hơi tỉ mỉ và tủn mủn 1 chút. - BS sẽ cho dùng thuốc 2-3 đợt, mỗi đợt cách nhau 2-3 tuần. - Chị phải cắt gọn móng tay, móng chân cho bé, rửa xà bông thật kỹ. - Chăn, màn, áo gối, quần áo của bé, khăn của bé phải được giặt thật kỹ với xà bông và đem phơi giữa nắng trưa hè 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 2-3 tuần. - Giáo dục bé, không cắn, ngậm móng tay, sau khi đi vệ sinh xong phải rửa tay với xà phòng. Trân trọng.", " Chào bạn Quang, Thời gian trung bình là 1 tháng, tùy mức độ gãy xương, có nhiễm trùng hay không, có béo phì, bệnh tiểu đường, lớn tuổi, hút thuốc lá hay không... mà xương sẽ lành nhanh hơn hay chậm hơn. Người trẻ khỏe mạnh thì xương lành nhanh hơn người lớn tuổi. Nay tay em không bị nhức khi cử động nữa và cũng đã 1 tháng kể từ ngày bó bột thì có khả năng xương đã lành tốt, cách tốt nhất hiện nay là đến khám lại chuyên khoa chấn thương chỉnh hình nơi đã bó bột cho em, chụp lại phim Xquang xem xương lành thế nào, nếu lành tốt rồi thì tháo bột." ]
Chào bác sĩ.Em khi quay người hoặc ngoài người thì ngực lại đau, thi thoảng quay để cho đỡ mỏi thì ngực lại kêu như tiếng mình bóp ngón tay ạ, tình trạng này có đáng lo không?  mong bác sĩ cho em biết mình bị gì ạ! Xin cảm ơn BS!
[ "Mỗi lần bị đau mỏi do ngồi lâu, vặn lưng một cái, nghe tiếng răng rắc là nhiều người cảm thấy rất thoải mái và dễ chịu Chào em, Kiểu đau ngực của em hướng đến vấn đề của thành ngực mà cụ thể là hệ cơ - xương - khớp của lồng ngực, chứ ít nghĩ đến nguyên nhân các bệnh lý bên trong lồng ngực (như tim, phổi). Âm thanh mà em nghe thấy khi vặn người phần ngực trên cũng giống tiếng bẻ khớp ở ngón tay ngón chân, và chúng cũng cùng 1 cơ chế. Tiếng kêu ở các khớp động xuất hiện trong động tác căng cơ, xoay khớp gặp trong trường hợp sinh lý bình thường do hệ thống dây chằng bao khớp và các sụn đầu xương dãn đột ngột khi vận động, hay gặp ở người ít vận động. Tiếng kêu này cũng có thể gặp ở người bị thoái hóa khớp, khô dịch khớp, xơ hóa dây chằng, khi đó thường sẽ kèm theo đau. Để cải thiện tình trạng này, em sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý và tập thể dục thêm để hệ cơ xương khớp dẻo dai hơn, nếu vẫn không cải thiện thì khám lại bên chuyên khoa cơ xương khớp để kiểm tra tổng quát, xác định nguyên nhân và có hướng can thiệp mạnh mẽ hơn, em nhé." ]
[ "Xin chào bạn, Dấu hiệu đau thắt vùng giữa ngực là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý khác nhau từ hệ hô hấp hệ tim mạch hay thậm chí là hệ tiêu hóa. Đau thắt giữa ngực đôi khi chỉ là triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản hay đơn giản là sự kích thích của dây thần kinh liên sườn gây co thắt cơ thành ngực, còn những bệnh lý nặng hơn như u phổi phình động mạch chủ ngực, bệnh lý mạch vành tim… Bạn nhất định phải đến bệnh viện để được thăm khám toàn diện chứ không thể có bất kỳ một lời chẩn đoán nào thông qua mạng xã hội vì điều này thật sự không an toàn, sẽ bỏ sót những bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và có thể đột tử nếu đó là những bệnh lý về tim mạch. Thân ái chào bạn.", "Hình minh họa Chào em, Đau ngực có thể do nhiều\r\nnguyên nhân gây ra, tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính, yếu tố nguy cơ tim mạch\r\nkèm theo (tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, rối loạn mỡ máu, hút thuốc\r\nlá, tiền căn gia đình có bệnh tim mạch sớm), tính chất của đau ngực cụ thể hơn\r\nnhư hoàn cảnh khởi phát, có lan không, có kèm vã mồ hôi, tim đập nhanh, khó thở\r\nkhông...mà BS định hướng đến bệnh lý nào có nhiều khả năng nhất, như tim mạch,\r\nhô hấp, tiêu hóa, thần kinh cơ... Về triệu chứng đau đầu,\r\ntheo thông tin của em, bước đầu tôi nghĩ nhiều đây là đau đầu do căng cơ, căng\r\nthẳng, nhiều khả năng triệu chứng đau ngực của em cũng trong bệnh cảnh rối loạn\r\nthần kinh cơ nói chung do căng thẳng, stress. Em cần đến khám BS để được kiểm\r\ntra, xác định nguyên nhân và có hướng xử trí thích hợp, em nhé.", "Chào em, Dựa theo kết quả siêu âm tim mà em cung cấp thì bệnh tim của em không nặng đâu, chưa có suy tim giảm phân suất tống máu và hiện không có chỉ định phẫu thuật gì cả. Triệu chứng \"mệt mỏi, nặng ngực, khó thở, chóng mặt, thỉnh thoảng tim đập nhanh\" có thể do nhiều nguyên nhân, từ việc kiểm soát huyết áp chưa tốt, kiểm soát nhịp tim chưa tốt, chưa tầm soát loại trừ rối loạn nhịp tiềm ẩn, cũng có thể do bản thân em bị thiếu chất, công việc căng thẳng, bị rối loạn lo âu... đều có thể gây mệt. Trước mắt, để chắc chắn về bệnh tim mạch, em có thể đến kiểm tra lại tại bệnh viện chuyên khoa Tim mạch, khảo sát vấn đề nhịp tim bằng đo điện tim 24h, điện tim gắng sức, khảo sát vấn đề hô hấp bằng đo chức năng hô hấp, và cần khám tâm lý để kiểm tra tình trạng tâm lý - tâm thần. Song song đó, em cần chú ý ăn nhạt, tránh ăn thức ăn chế biến sẵn như giò chả, lạp xưởng, đồ hộp, cá mắm, mắm tôm, cà muối, dưa muối, những loại thức ăn nướng, thức ăn ướp muối sẵn như các loại khô; hạn chế thực phẩm dầu mỡ chiên xào, tăng cường rau xanh, hoa quả, hạn chế bia rượu (tối đa 1 lon bia/ngày, 1 ly rượu vang/ngày), tập thể dục điều đặn và không hút thuốc lá, tự đo huyết áp tại nhà trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy. Thân mến.", " Chào bạn Thắng, là biểu hiện của bệnh lý tại nhiều cơ quan, như tim, mạch máu, phổi, thành ngực (cơ, xương, khớp), màng phổi… Để chẩn đoán, BS cần thăm khám trực tiếp để định vị tổn thương chứ không thể chỉ chẩn bệnh qua mô tả của người bệnh. Đau ngực có thể làm rối loạn giấc ngủ gây đau đầu, mệt mỏi, buồn ngủ. Do đó, bạn cần khám BS nội tổng quát, mang các xét nghiệm đã có để được tư vấn cụ thể và kê toa thích hợp nhé. Thân mến!", " Chào anh/chị, Trước tiên, BS cần biết thêm 1 số thông tin sau: cân nặng, huyết áp, huyết áp, xét nghiệm mỡ máu, chức năng gan thận, điện tim, siêu âm tim của anh/chị thế nào? Tiền sử gia đình có ai đột tử trước 50 tuổi không? Nếu được, anh/chị vui lòng bổ sung thông tin ở thư sau nhé. có thể do nguyên nhân tại tim, tại phổi, cơ xương, màng phổi và kể cả hệ tiêu hóa. Các thuốc được kê toa chủ yếu giải quyết nguyên nhân đau ngực do tim. Nếu việc điều trị hiện tại không làm giảm đau ngực mà còn tăng lên có thể do nguyên nhân khác. Anh/chị nên tái khám BS nội tổng quát hoặc chuyên khoa tim mạch để được thay đổi thuốc thích hợp. Thân mến!", "Chào em, Bệnh nhân bị viêm phổi đang điều trị mà có triệu chứng đau ngực là cần phải tái khám BS kiểm tra lại ngay, đặc biệt trường hợp chồng em đau ngực bên trái, đau nhói đến mức không ngủ được, cần kiểm tra xem có tràn dịch màng phổi hay không, áp xe phổi, bệnh lý tim mạch… Em nên khuyên chồng em đi khám lại sớm, đăng ký khám chuyên khoa Hô hấp, em nhé. Thân ái.", "Chào bạn, Với các cơn như trên, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra tổng quát, cũng có thể đăng ký khám tại phòng khám tim mạch. Đau ngực có thể do nhiều nguyên nhân, như tim mạch, hô hấp, đường tiêu hóa trên, thành ngực, thần kinh cơ và tâm lý. Tính chất của cơn đau ngực do tim mạch sẽ không có đặc điểm dùng tay đấm mạnh thì thoải mái, hơn nữa độ tuổi của bạn nếu không kèm các yếu tố nguy cơ tim mạch như rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh thận mạn thì khả năng có bệnh lý tim mạch cũng thấp. Cụ thể là nguyên nhân gì thì BS cần phải khám và làm một số xét nghiệm cơ bản cho bạn như: đo điện tim, chụp X-quang ngực, siêu âm tim, xét nghiệm máu và nước tiểu... mới định bệnh được, bạn nhé. Thân mến.", "Đau ở vùng ngực trái có nhiều nguyên nhân. Nếu là các cơn đau xảy ra khi gắng sức (làm việc nặng, xúc động mạnh...), vị trí điểm đau không rõ ràng, trên một người trung niên hay lớn tuổi, kéo dài > 2-3 phút, giảm đau khi nghỉ ngơi, thì có thể là biểu hiện của thiếu máu cơ tim, còn gọi là thiểu năng vành. Nếu đau âm ỉ liên tục, có vị trí rõ ràng trên ngực, đau tăng lên khi hít thở mạnh hay khi lấy tay đè lên chỗ đau, thì có thể là viêm sụn sườn, viêm thần kinh liên sườn hay viêm màng tim, màng phổi. Tuy nhiên, nếu kiểu đau như co thắt, liên tục không liên quan đến gắng sức, kèm theo cảm giác buồn ngủ, tê các đầu ngón tay... thì nguyên nhân có thể do trạng thái lo âu (stress). Nếu đau co thắt cơ kèm theo chứng tê tay chân và chuột rút thì coi chừng có hạ calci máu... Đau ngực thường do nhiều nguyên nhân. Muốn có chẩn đoán chính xác, bạn phải đến bác sĩ chuyên khoa nội để được khám bệnh và điều trị.", "Khớp kêu có thể do tập thể dục không thường xuyên Chào em, Âm thanh mà em nghe thấy là \"tiếng bẻ khớp của các khớp cột sống ngực - lưng\" giống tiếng bẻ khớp ở ngón tay ngón chân, và chúng cũng cùng 1 cơ chế, không phải bệnh và không nguy hiểm. Tiếng kêu ở các khớp động xuất hiện trong động tác căng cơ, xoay khớp gặp trong trường hợp sinh lý bình thường do hệ thống dây chằng bao khớp và các sụn đầu xương dãn đột ngột khi vận động, hay gặp ở người ít vận động. Tiếng kêu này cũng có thể gặp ở người bị thoái hóa khớp, khô dịch khớp, xơ hóa dây chằng, khi đó thường sẽ kèm theo đau. Do tuổi của em còn trẻ và khi cử động không gây đau do đó không nghĩ tới tình trạng thoái hóa khớp. Như vậy, triệu chứng của em không phải là bệnh, mà do trước giờ em ít vận động thể lực mà thôi. Để cải thiện tình trạng này, em sắp xếp thời gian tập thể dục thêm để khớp dẻo dai hơn, em nhé. Thân mến.", "Chào em, Đau ngực trái (vùng trước tim) có thể do nhiều nguyên nhân, không chỉ có bệnh lý tim mạch mà còn có thể do nguyên nhân từ hô hấp (phổi, màng phổi), tiêu hóa (thực quản, dạ dày), trung thất, thần kinh cơ, sụn sườn... Tuy nhiên, cảm giác nóng và khó chịu là chính, không kèm vã mồ hôi, không khó thở ở người trẻ không có yếu tố nguy cơ tim mạch (THA, rối loạn mỡ máu, hút thuốc lá, ĐTĐ) thì không nghĩ nhiều đến đau ngực do tim; mà thường là do nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản nhiều hơn. Dẫu sao đi nữa, em cũng nên kiểm tra sức khỏe tổng quát, đo điện tim, siêu âm tim, chụp phim Xquang ngực...để loại trừ bệnh lý nguy hiểm. Em có thể đăng ký khám tại chuyên khoa Tim mạch để được chẩn đoán và xử trí thích hợp, em nhé. Thân mến.", "Chào\r\nbạn, Ở\r\nđộ tuổi của bạn, đa phần các cảm giác thường là do rối loạn của cơ\r\nngực, đặc biệt là phía bên ngực phải. Nếu như việc chỉ xuất hiện khi\r\nbạn hít sâu, không gây khó thở hay bất kỳ triệu chứng nào như sờ phải khối u,\r\nkhông ho, không sốt, sụt cân…thì chỉ là đau do co cơ ngực phải, không gây vấn\r\nđề nghiêm trọng. Nguyên\r\nnhân có thể do mỏi cơ, do dùng cơ vùng ngực quá mức, do sai tư thế, do căng\r\nthẳng…Vì thế cách tốt nhất để cải thiện tình trạng trên là bạn cần thay đổi lối\r\nsống tích cực hơn, ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý và tập thể dục đều đặn, bạn\r\nnhé.", "Khi có dấu hiệu đau ngực, bệnh nhân cần đi khám trong thời gian sớm nhất. Chào bạn, Trong trường hợp của bạn bạn cần khám lại chuyên khoa Tim mạch sớm. Bác sĩ cần đo lại điện tim, siêu âm tim kiểm tra cho bạn, khai thác kỹ cảm giác đó, để xem đau ngực này có phải do hẹp 70% nhánh phụ gây ra hay không, hay là đau ngực do nguyên nhân khác (viêm dạ dày trào ngược, đau dây thần kinh liên sườn...). Nếu đau ngực này là do thiếu máu cơ tim vùng được nuôi bởi nhánh phụ gây hẹp này thì cần thiết đặt thêm 1 stent ở nhánh này nữa, bạn nhé. Thân mến.", " Chào em, Nguyên nhân gây đau ở vị trí của em có thể do tổn thương tại thành ngực như cơ, xương, khớp sụn xườn hoặc những tổn thương từ màng phổi. Trước tiên em nên xem lại mình có tiền sử chấn thương, va đập ở vị trí này hay không, nếu có thì cần khám ngoại khoa để loại trừ chấn thương ngực. Kế đến nếu có sang thương da như đỏ, nóng, nổi mụn nước… có khả năng đây là một tổn thương của hoặc nhiễm trùng da gây đau. Tuy nhiên, trong bất cứ trường hợp nào, em cũng nên khám bệnh để bác sĩ trực tiếp xem và chẩn đoán chính xác nguyên nhân, từ đó có hướng xử trí phù hợp em nhé! Thân mến! ", " Chào bạn, có thể do nhiều nguyên nhân, từ bệnh lý tim mạch, hô hấp, thần kinh cơ đến tâm lý, nội tiết, tiêu hóa... Trong đó, từ độ tuổi trung niên trở lên, đặc biệt là có kèm theo yếu tố nguy cơ tim mạch (hút thuốc lá, tăng huyết áp, đái tháo đường, thừa cân béo phì, rối loạn mỡ máu...) thì triệu chứng đau thắt ngực về đêm gần sáng cần phải cảnh giác đến bệnh lý tim mạch, nhất là bệnh mạch vành hay bệnh tim thiếu máu cục bộ. Triệu chứng đau đầu có thể là triệu chứng đi kèm do đau thắt ngực gây nên, do cơn tăng huyết áp, cũng có thể do bệnh lý mạch máu não song song với bệnh lý của mạch vành. Với tình trạng này, tốt nhất bạn nên khám tại chuyên khoa Tim mạch. Sau khi thăm khám và xem xét các xét nghiệm hỗ trợ, BS sẽ có chẩn đoán và điều trị thích hợp cho bạn. Trân trọng!", "Chào Tuyết Dung, Không rõ em bị các triệu chứng này trong bao lâu rồi, nhưng qua thư em mô tả cho thấy các triệu chứng (tức ngực, khó thở…) tăng lên khi em phải gắng sức. Với các triệu chứng này chúng tôi nghĩ thể chất của em sẽ ốm yếu nhưng nhìn qua cân nặng và chiều cao cho thấy không yếu tí nào, mà ngược lại em có chỉ số BMI rất đẹp 22,2. Trường hợp của em cần phải khám và làm xét nghiệm tổng quát mới có chẩn đoán được chính xác em ạ. Các triệu chứng của em có nhiều nguyên nhân: - Viêm sụn sườn, thần kinh liên sườn ở vùng ngực - Bệnh tim mạch: đau thắt ngực do thiếu máu cơ tim, viêm màng ngoài tim, bóc tách động mạch chủ, bệnh van tim. - Bệnh lý mũi xoang, thiếu máu - Bệnh đường tiêu hóa: viêm dạ dày, thực quản có thể làm đau từ vùng bụng trên lan đến ngực. - Viêm phổi, tràn dịch màng phổi… - Nguyên nhân tâm lý: do rối loạn thần kinh tim, rối loạn lo âu, sợ hãi… thường kèm theo khó thở, hồi hộp, mất ngủ… Em có thể liên hệ đến BV Đại Học Y Dược TP.HCM để khám tìm nguyên nhân và có hướng điều trị sớm, em nhé. Chúc em luôn vui, khỏe!" ]
Gửi bác sĩ. Em 27 tuổi. Triệu chứng của em là khó đi vào giấc ngủ và hay mơ khi ngủ, hầu như ngày nào em cũng mơ kể cả ngày hay đêm, chỉ cần nằm ngủ là em đều mơ, những giấc mơ của em có liên quan đến cái chết, mơ thấy người khác chết hoặc mơ thấy đám ma, quan tài…, có khi là những giấc mơ lung tung và hầu như em đều nhớ rõ chi tiết các giấc mơ. Có khi giấc mơ làm em tỉnh giấc và khó ngủ lại, ngủ dậy cơ thể uể oải và đôi khi hơi lo lắng.Bác sĩ cho em hỏi, liệu em mơ thường xuyên như vậy thì có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không ạ? Em xin cảm ơn.
[ "Chào em, Giấc ngủ bình thường ở người kéo dài từ 7-8 giờ (Khoảng trung bình dao động từ 4-11 giờ) trung bình một đêm, khi ngủ dậy thấy tinh thần thoải mái, khỏe mạnh.Ngủ mơ là trong thời gian ngủ, chúng ta nằm mơ thấy một hiện tượng, sự vật nào đó… Ngủ là một trạng thái gồm nhiều giai đoạn không đồng nhất, các giai đoạn này luân phiên kế tiếp nhau có tính chu kỳ. Mỗi chu kỳ có hai pha: pha nhanh và pha chậm. Trong pha nhanh xuất hiện giấc mơ. Mỗi chu kỳ kéo dài khoảng 90-120 phút. Mỗi đêm, giấc ngủ có khoảng 4-5 chu kỳ mà kết thúc mỗi chu kỳ là một giấc mơ. Càng về sáng, pha nhanh kéo dài hơn, nghĩa là giấc mơ cũng dài hơn. Vậy mơ ngủ là một hiện tượng tâm sinh lý bình thường. Hiện tượng ngủ mơ có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, tùy theo sức khỏe của mỗi người. Nguyên nhân ngủ mơ: - Do tâm lý mà người đó đang gặp phải: stress, trầm cảm, sau trấn thương, nghiện rượu… - Do rối loạn cảm xúc, tâm thần phân liệt. - Ở một số trường hợp là triệu chứng của bệnh như: rối loạn giấc ngủ, tim mạch, tuần hoàn máu không tốt… Tuy nhiên, ngủ mơ kéo dài, liên tục, kèm theo các dấu hiệu mệt mỏi, lo lắng khi thức dậy chứng tỏ thần kinh - tâm lý đang gặp vấn đề, bị rối loạn. Và đó là dấu hiệu của rối loạn giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, ngủ chập chờn. Do đó, em cần khám chuyên khoa bệnh tâm thể hay tâm thần để kiểm tra tổng thể và điều trị rối loạn giấc ngủ cho em. Em đừng bị “dị ứng” hay quá sợ hãi với từ “tâm thần”. Bệnh về tâm thần hiện nay rất phổ biến, và biểu hiện dưới nhiều dạng, nhiều mức độ khác nhau, như rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, rối loạn lo âu... chứ không phải là “khùng”, “điên”, “bị nhập”, đây là cách nghĩ sai lầm của đa phần người dân - chưa có đủ nhận thức về bệnh lý tâm thần trong xã hội hiện nay, dẫn đến sự xa lánh, cay nghiệt dành cho người bệnh, và từ đó người bệnh bị hoảng sợ, chán ghét chính bản thân mình khiến bệnh ngày càng nặng hơn. Bệnh của em cần được điều trị và có thể điều trị được vì phát hiện sớm." ]
[ " Kính chào bác Ngọc, Cảm giác , khó chịu, mất ngủ về đêm ở độ tuổi của bác có thể do nhiều nguyên nhân, như hội chứng tiền mãn kinh, rối loạn lo âu, bệnh lý tim mạch, hô hấp... Trước mắt, bác cần phải đến BV đa khoa để kiểm tra sức khỏe, có thể đăng ký khám chuyên khoa nội tổng quát trước, sau khi BS hỏi kỹ bệnh sử, tiền căn, thăm khám và làm xét nghiệm cần thiết sẽ xác định được nguyên nhân và điều trị thích hợp tương ứng. Đồng thời, bác không nên sử dụng các chất kích thích như cà phê, trà, rượu, bia, đồ uống có gas và các gia vị cay nóng; tập thể dục đều đặn mỗi ngày, hạn chế suy nghĩ bi quan, căng thẳng. Thân mến!", "Chào Mỹ Hạnh, Các thông tin ít ỏi em nêu trong thư: mất ngủ trong thời gian dài, nằm mơ thấy bị hãm hiếp, đánh đập tái diễn nhiều lần, tin rằng có người âm đi theo quấy rối… chỉ có thể kết luận rằng em của em bị rối loạn giấc ngủ. Rối loạn giấc ngủ có thể gặp trong các bệnh lý stress, trầm cảm, lo âu, loạn thần... Để có thể biết chính xác cô ấy đang bị rối loạn nào, tốt nhất em nên đưa cô ấy đi khám bệnh, khi bác sĩ có đầy đủ thông tin có thể xác định tình trạng cụ thể thì việc điều trị mới có kết quả. Trong thư em cho thấy tình trạng của cô ấy đã gây ảnh hưởng nhiều đến đời sống của bản thân và gia đình, việc đi khám cần tiến hành sớm nhất. Thân chào!", "Chào em, Nếu các kiểm tra về sức khoẻ thể chất đều kết luận sức khoẻ của em hoàn toàn bình thường thì nhiều khả năng những khó chịu mà em gặp phải có nguồn gốc xuất phát từ nguyên nhân tâm lý nhiều hơn. Cụ thể là em có những dấu hiệu của trầm cảm, rối loạn lo âu, ám ảnh sợ bệnh và cả ảo giác. Vấn đề dường như ngày càng nghiêm trọng hơn, do đó em nên khám BS chuyên khoa Tâm thần kinh để được tư vấn và kê toa thích hợp. Ngoài ra, theo mô tả thì em còn kèm theo viêm mũi dị ứng có lẽ chưa được điều trị đúng mức, dẫn đến triệu chứng dai dẳng, tiến triển, nhiều đợt viêm hô hấp trên tái phát. Em cần phải nghiêm túc khám và chữa trị tích cực tại chuyên khoa Tai Mũi Họng để bệnh được dứt điểm hoàn toàn, chấm dứt những khó chịu về thể chất và tinh thần em nhé! Thân mến.", "Mất ngủ thường gặp ở người lớn tuổi. Chào bạn, Mất ngủ không phải là triệu chứng hiếm gặp, theo ghi nhận có tới 1/3 dân số gặp phải tình trạng mất ngủ ít nhất 1 giai đoạn trong đời. Nhu cầu về giấc ngủ mỗi người cũng khác nhau, có người ngủ ít vẫn thấy khoẻ khoắn trong khi có nhiều người ngủ nhiều vẫn cảm thấy mệt mỏi, thiếu ngủ. Về nguyên nhân gây ra mất ngủ rất đa dạng được phân ra thành 3 nhóm: - Rối loạn giấc ngủ liên quan với rối loạn tâm thần (rối loạn lo âu, trầm cảm...) - Rối loạn giấc ngủ khác (do bệnh nội khoa và sử dụng chất kích thích) - Rối loạn giấc ngủ nguyên phát (hay còn gọi là mất ngủ không tìm thấy được nguyên nhân) Khi tuổi càng cao, tất cả các tế bào và cơ quan trong cơ thể đều trở nên lão hóa, trong đó có các tế bào thần kinh cũng bị lão hóa, bị hủy hoại và suy giảm chức năng hơn so với khi còn trẻ tuổi, từ đó gây ra mất ngủ, khó ngủ, luôn cảm thấy buồn ngủ hoặc ngủ không ngon giấc. Theo như mô tả, rất có thể trường hợp của bạn mất ngủ có liên quan tới vấn đề tâm thần kinh, cần phải điều trị tận gốc mới có thể có giấc ngủ ngon trở lại. Bạn nên sắp xếp khám chuyên khoa Tâm thần để bác sĩ hỗ trợ tìm ra vấn đề thực sự và lên kế hoạch điều trị lâu dài bạn nhé! Thân mến.", "Chào em, Trong độ tuổi mười mấy - đôi mươi, suy nghĩ và cảm xúc của các em chưa ổn định, mà còn gặp biến cố gia đình lớn như vậy thì em rất dễ “ngã quỵ”. Em bắt đầu có dấu hiệu của chứng rối loạn lo âu, trầm cảm. Nếu để kéo dài không giải quyết thì bệnh sẽ nặng hơn, gây suy sụp tinh thần và thể chất, em sẽ đổ bệnh và trầm cảm thật, ảnh hưởng lên công việc, quan hệ xã hội, tương lai, và xấu nhất là tự tử khi không vượt qua được. Nhưng một dấu hiệu tốt ở đây là em ý thức được vấn đề của bản thân và muốn tìm cách thoát ra. Giải quyết vấn đề thì phải giải quyết từ tại gốc, kiếm 1 người chia sẻ với em chỉ là phần ngọn, em cần phải trình bày vấn đề của em cho những người khác trong nhà, ông bà cô dì chú bác hoặc là thầy cô em tin tưởng, hay nói cách khác là hãy kêu cứu, trong nhà chắc chắn sẽ có người thương em, hay đơn giản là do mọi người chưa nhìn ra được tình trạng của em. Em cần người ở chung và chia sẻ với em nhiều hơn. Mọi người biết vấn đề của em thì sẽ có cách hỗ trợ và giúp đỡ em. Em cũng nên tập thể dục để bình tâm trí, hạn chế thức khuya, ăn uống bổ sung đầy đủ chất. Người cứu em chính là em. Nếu vẫn không vượt qua được thì cuối cùng em có thể đến khám BS chuyên khoa Tâm thần để BS xem mức độ trầm cảm của em ra sao và kê thuốc điều trị hỗ trợ ngắn hạn và tư vấn tâm lý cho em, sẽ giúp em vượt qua được giai đoạn khó khăn này. Thân mến.", ">> Thưa bác sĩ, Em gái cháu 18 tuổi,\r\nđang học lớp 12. Gần đây gia đình cháu xảy ra nhiều chuyện nên em bị stress.\r\nĐêm ngủ, em ấy hay tỉnh dậy và đi lang thang trong nhà. Xin hỏi AloBacsi có\r\nphải em cháu bị mộng du do stress không ạ? Phạm Thanh - Đồng Nai Trả lời: Mộng du là tình trạng đi trong giấc ngủ. Đây là một loại rối\r\nloạn giấc ngủ, người đi trong giấc ngủ làm một số hành động trong khi dường như\r\nvẫn đang ngủ. Mộng du có thể gặp ở bất cứ tuổi nào. Tuổi hay gặp nhất là từ 3-7\r\ntuổi. Người ta cho rằng, tình trạng lo âu, mệt mỏi, mất ngủ,\r\nstress, hoảng sợ ban đêm, sốt, ốm đau triền miên… hoặc sử dụng một số thuốc\r\nđiều trị bệnh tâm thần, thuốc an thần, thuốc kháng histamin là những nguyên\r\nnhân có thể gây ra tình trạng mộng du. Hầu hết, bệnh nhân chỉ xuất hiện mộng du ít hơn 1 lần/tháng.\r\nỞ trẻ em sẽ hết mộng du khi đến tuổi dậy thì. Những trường hợp mộng du bắt đầu\r\nở tuổi trưởng thành cần khám BS chuyên khoa tâm thần. Em cháu bị căng thẳng vì chuyện của gia đình đó chính là một\r\ntrong những yếu tố dẫn đến bệnh mộng du. Để yên tâm, cháu nên đưa em đến BV Tâm\r\nThần để khám và tìm nguyên nhân thực thể, từ đó BS mới có hướng điều trị tốt\r\ncho em cháu. >> BS Chuyên khoa AloBacsi mộng du, stress,\r\nhoảng sợ, đi lang thang, ốm đau, ra tình, giấc ngủ, gia đình, lang thang, tỉnh dậy", "Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng với sức khỏe, rối loạn giấc ngủ gây ảnh hưởng nhiều đến cả thể chất và tinh thần Chào bạn, Rối loạn giấc ngủ thường gặp ở bệnh nhân có bệnh lý tâm thần kinh như trầm cảm, rối loạn lo âu. Ngoài ra, chất lượng giấc ngủ kém còn gây rối loạn hoạt động của các tế bào thần kinh. Điều này dẫn đến sự mất cân bằng trong việc sản xuất hormone để điều chỉnh cảm xúc. Theo thời gian, các cảm xúc tiêu cực như căng thẳng, lo âu, buồn bã sẽ kéo dài dẫn đến các bệnh lý tâm thần kinh khó kiểm soát hơn. BS cho rằng, bệnh lý của mẹ bạn cần được điều chỉnh lại phác đồ điều trị, do đó, bạn nên đưa mẹ đến tái khám BS chuyên khoa để BS thăm khám, đánh giá lại và kê toa thuốc phù hợp bạn nhé!", "- nguồn internet Chào em, Sống một mình dễ gây cho ta cảm giác , điều này chua hẳn là bệnh. Tuy nhiên nếu mất ngủ lâu ngày sẽ gây ra nhiều hệ quả làm mất sức lao động, giảm khả năng tập trung, đau đầu, mệt mỏi. Vì vậy em nên đến khám BS Tâm thần kinh để được điều chỉnh em nhé.", " Chào em Lương Hằng, Theo mô tả thì em bị , để cải thiện tình trạng này em nên: - Ngủ đủ 8 giờ mỗi đêm, không nên vừa nằm chờ giấc ngủ đến vừa nghĩ cách giải quyết công việc ban ngày chưa làm xong. Khi lên giường ngủ, không nên làm gì mà hãy cố gắng nhắm mắt. - Thức dậy đúng giờ mỗi ngày. - Dù có mất ngủ, cũng chỉ nên nằm trên giường với thời gian bằng thời gian ngủ được trước khi bị mất ngủ. - Không nên uống cà phê, trà, thuốc lá, rượu... vào buổi chiều. - Tránh ngủ nhiều ban ngày. - Tập thể dục thường xuyên vào mỗi buổi sáng. - Không nên xem phim, đọc sách quá khuya. - Trước khi đi ngủ khoảng 20 phút, nên tắm nước ấm. - Không nên ăn quá no gần giờ đi ngủ. - Nên tập thể dục những động tác nhẹ trước khi ngủ. - Phòng ngủ thoáng khí, ít ánh sáng, không quá nóng hay quá lạnh, tránh tiếng ồn. Thân mến!", " Chào bạn, Nếu bạn ngủ quá nhiều hay quá ít, sẽ gây ảnh hưởng lên toàn cơ thể gây ra các triệu chứng như mỏi vai gáy, nhức đầu, và cả đãng trí, hay quên. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng lên sức khỏe nói chung và chất lượng công việc, lẫn cuộc sống nói riêng. Vì thế, hãy tập vận động đều đặn, sống lối sống khỏe mạnh, ăn uống đầy đủ hợp lý, tránh hút thuốc lá, bia rượu vừa phải, và tạo không gian ngủ thoải mái, sẽ giúp ích nhiều, bạn nhé. Thân mến! AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Thưa bác sĩ, Nhiều tháng nay tôi thường bị mất ngủ, nằm xuống khoảng 15 phút tôi thấy bị khó thở, tôi cố để hít sâu và thở chậm hơn vùng bụng, sau đó tôi thấy não bộ hoạt động mạnh hơn, nằm ghế tôi thấy thoải mái nhưng cũng chỉ được lát lại bị thiếu khí. Có lúc tôi nằm mơ màng rất nhiều thứ. Ban ngày tôi hay bị tức ngực nhưng vẫn hít thở bình thường, đặc biệt về mùa hè tôi thường bị mất ngủ. Tôi chưa lập gia đình nhưng tôi thấy sinh lý không được tốt lắm, tôi không hiểu tôi bị bệnh gì? Mong bác sĩ tư vấn giúp. Trân trọng cảm ơn bác sĩ! (Trí Dũng, 31 tuổi – Hà Nội) Trả lời: Chào bạn, Mất ngủ là biểu hiện thường gặp và cũng không dễ để điều trị nếu không tìm ra nguyên nhân gây mất ngủ. Mất ngủ có thể chia thành 2 loại: - Mất ngủ cơ năng (chủ yếu là do tâm lý): như bị stress, căng thẳng suy nghĩ quá mức, lo âu nhiều… Nếu mất ngủ thuộc dạng này cần phải thay đổi chế độ làm việc, sinh hoạt, giờ giấc nghỉ ngơi, tránh stress, tạo điều kiện phòng ngủ thoáng mát, sạch sẽ, tăng cường vận động thể dục thể thao. - Mất ngủ thứ phát sau các bệnh mãn tính như: các bệnh về tim (suy tim), bệnh về phổi như (copd), đau nhức, đau dạ dày, trầm cảm, rối loạn tâm thần, rối loạn nội tiết... Đối với mất ngủ thứ phát phải tìm và điều trị nguyên nhân, giúp cơ thể khỏe mạnh thoải mái thì mất ngủ cũng tự hết. Triệu chứng bạn mô tả: cảm giác khó thở, phải hít sâu bằng bụng, cảm giác thiếu không khí, cảm giác thấy não bộ chạy nhanh, mơ màng nhiều thứ, làm tôi nghĩ tới bạn bị mất ngủ do yếu tố cơ năng nhiều hơn. Tuy nhiên mất ngủ kéo dài làm bạn mệt mỏi thì nên đi khám ở bác sĩ chuyên khoa thần kinh để được hướng dẫn và điều trị thích hợp, một số trường hợp dùng thuốc chống trầm cảm và lo âu sẽ cho kết quả tốt. Thân chào bạn, chúc bạn sớm lấy lại những giấc ngủ ngon! BS-CK1 Bùi Anh Tú", "Chào bạn, Cảm giác buồn ngủ nhiều vào ban ngày dù đã ngủ đủ giấc vào ban đêm, mới xuất hiện gần đây (trước đó không có tình trạng này) là một dấu hiệu báo động cơ thể có vấn đề về sức khỏe. Những nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này là thiếu máu, thiếu dưỡng chất ở người ăn uống không đầy đủ (thiếu đạm, thiếu vitamin và khoáng chất), huyết áp thấp, căng thẳng đầu óc kéo dài, hành kinh, bệnh lý như hội chứng ngưng thở khi ngủ, suy gan, suy thận, suy giáp… Do đó, để tìm hiểu nguyên nhân gây ngủ nhiều, bệnh nhân cần khám chuyên khoa nội thần kinh để tiến hành thăm khám và làm các xét nghiệm tổng quát trước, chứ không chỉ là chụp hình não kiểm tra. Bạn sắp xếp khám chuyên khoa nội thần kinh để được kiểm tra, chẩn đoán nguyên nhân và điều trị thích hợp tương ứng, bạn nhé.", " Chào em, Theo thông tin em chia sẻ, tôi nhận thấy bệnh của em đã được điều trị rất tốt, bằng chứng là bệnh có cải thiện rõ rệt. Em xuất viện 7 tháng và nay ngưng thuốc nhưng tinh thần vẫn thoải mái và ngủ được là điều rất tốt. Tôi không rõ ý của em khi hỏi “bệnh của em có phải dùng thuốc lâu dài không” nghĩa là thuốc gì, thuốc do em dùng ở ngoài trước khi vào bệnh viện điều trị hay sao, bởi vì thuốc mà bác sĩ điều trị kê cho em là thuốc điều trị bệnh, và bệnh của em đang tiến triển tốt lên. Do vậy, em nên duy trì lối sống tích cực hiện nay, khi nào có biểu hiện khó ngủ trở lại thì mới cần tái khám bác sĩ. Thân mến! ", " Chào bạn Hùng, Trong quá trình ngủ, não bộ sẽ sắp xếp lại những việc đã gặp trong ngày, lựa chọn những thông tin để ghi nhớ và quên đi. Do đó mà ta xuất hiện những giấc mơ. Như vậy mơ là hiện tượng sinh lý hết sức bình thường, bất cứ ai cũng gặp, chỉ là có người nhớ, có người quên mà thôi. Thỉnh thoảng nếu ta mơ một giấc mơ quá sống động thì cũng có khi ta nói ra vài câu, vài từ hay có vài cử động. Thường chỉ khi nào mơ thấy ác mộng thường xuyên, phải thức dậy giữa đêm trong nỗi sợ hãi làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ mới phải đi khám BS tâm thần. Vấn đề chính của bạn là chất lượng giấc ngủ kém, ngủ dậy mà vẫn thấy mệt mỏi có lẽ có những bất thường trong quá trình ngủ như ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ,… Kết quả chụp cắt lớp 4 lần bình thường cho thấy thật sự bạn không có bất thường thực thể (u, viêm, bất thường mạch máu…); cho nên bệnh tình của bạn không có gì quá nghiêm trọng, bạn hãy bình tĩnh mà điều trị từ từ để bệnh dứt điểm hẳn. Thêm một vấn đề nữa khiến cho bệnh dai dẳng là do bạn không đủ kiên nhẫn để theo đuổi điều trị, không tin tưởng vào kết luận của BS. Mức độ đáp ứng thuốc còn tùy vào cơ địa mỗi người, nếu điều trị không giảm, bạn cần phải tái khám và thông báo để BS thay đổi phác đồ chứ không nên thay đổi nhiều nơi khám hoặc tự ý ngưng khi bệnh thuyên giảm. Hiện nay đã có nhiều trung tâm phát triển vấn đề theo dõi giấc ngủ, thực hiện với chi phí từ 3-5 triệu đồng/1 lần. Bạn nên tham khảo và làm kiểm tra xem nguyên nhân nào gây ra mệt mỏi dù đã ngủ đủ giấc. Nếu ngay cả xét nghiệm cũng cho kết quả bình thường thì bạn cần phải khám chuyên khoa tâm thần để giải quyết vấn đề của mình, bạn nhé! Thân mến!", "Chào em, Không phải mọi hành vi có tính chất ám ảnh cưỡng chế đều bị coi là dấu hiệu của bệnh, chẳng hạn như nhiều trẻ nhỏ phải nghe kể chuyện cổ tích mới đi ngủ được (ở trẻ nhỏ) hoặc nằm mơ thấy những điều đã suy nghĩ ban ngày nhưng chất lượng giấc ngủ vẫn đảm bảo thì không phải vấn đề to lớn. Một bộ phim có thể khiến cho em phải suy nghĩ, nhớ về những cảnh phim và mơ thấy tức là đạo diễn đã rất thành công, đây là mục đích khiến họ phải “hao tâm tổn trí” để dàn dựng một bộ phim hay. Nỗi ám ảnh chỉ trở thành bệnh khi nó xảy ra quá mức độ cần thiết và gây đau khổ, mệt mỏi cho người bệnh. Những dấu hiệu của em hiện tại vẫn đang trong ngưỡng bình thường, em không nên để tâm và lo lắng quá. Em nên tập trung hơn vào công việc hàng ngày, thỉnh thoảng có thể giao tiếp và chia sẻ với người xung quanh về những chi tiết hay của bộ phim đó cũng như những vấn đề khác trong cuộc sống để cảm thấy thoải mái hơn em nhé! Thân mến." ]
Chào bác sĩ. Em bị run người mỗi khi quá vui, lúc quá tức giận cũng vậy. Em như vậy là có bình thường không ạ?
[ "Chào em, Bình thường, mỗi khi căng thẳng, áp lực sẽ khiến cơ thể tiết ra nhiều hormone và kích thích hệ thần kinh, chính các yếu tố hormone - thần kinh này làm tim đập nhanh, bóp mạnh, có khi có lỗi nhịp, thở nhanh, có khi hít không sâu, run tay chân, vã mồ hôi... Người khỏe mạnh bình thường thì triệu chứng này thoáng qua, nhưng ở người suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, tâm lý yếu, rối loạn lo âu hay rối loạn thần kinh thực vật thì triệu chứng này nhiều hơn. Như vậy, tình trạng run này là bình thường, nếu mức độ nhẹ thì không phải là bệnh, không cần can thiệp hay điều trị gì cả. Ngược lại, nếu mức độ run nhiều, đặc biệt là run mất kiểm soát, run ảnh hưởng đến công việc, đến cuộc sống thì em cần khám chuyên khoa Thần kinh để bác sĩ kiểm tra toàn diện cho em và hướng dẫn điều trị thích hợp, em nhé." ]
[ "Chào em, Rất vui vì em cũng tự nhận ra những việc làm,\r\nhành động và của em là không phù hợp với lẽ thường. Và mặc dù em biết\r\nđiều đó nhưng không thể kiềm chế bản thân thì đây là dấu hiệu bất thường. Luôn có suy nghĩ bị hại, cảm giác không an toàn\r\nkhiến em luôn cáu giận và nóng tính. Nếu có ý định tự tử hoặc có ảo thanh, ảo\r\ngiác thì đây là những dấu hiệu cực kỳ nguy hiệm cần đến BV khám ngay. Với những dấu hiệu này em nên đến khám BS Tâm\r\nlý hoặc BS chuyên khoa Tâm thần kinh để xác định bệnh và điều trị sớm để nhanh\r\nchóng khỏi em nhé.", "Chào em, Theo mô tả của em, BS nghĩ có thể em bị . Để biết chính xác là lành tính hay cần điều trị bằng thuốc thì em nên khám chuyên khoa Tim mạch để đo điện tâm đồ và được chẩn đoán chính xác. Thân mến! BS.CK2 Thái Thị Mai Yến BV Nhân dân 115", "Rối loạn nhịp là một tình trạng bất thường về nhịp tim Chào em, Có nhiều nguyên nhân dẫn tới cơn nhịp nhanh, bao gồm các rối loạn nội tiết, rối loạn điện giải, thiếu máu, thậm chí là thiếu ngủ, hoặc tinh thần lo lắng, suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể... đều có thể khiến nhịp tim biến đổi và gây khó chịu. Trên thực tế, để chẩn đoán các rối loạn nhịp tim cần thăm khám trực tiếp và đo điện tim, đôi khi phải sử dụng holter điện tim 24h mới có thể phát hiện ra loại bất thường và điều chỉnh. Do đó, lời khuyên là em nên tái khám để kiểm tra lại tình trạng loạn nhịp (nếu có) và điều chỉnh nguyên nhân em nhé!", " Chào em, Hiện tượng của em theo tôi có thể do của em hoạt động mạnh nên khi xúc động, lo lắng sẽ gây ra hiện tượng trên. Em có thể đến khám BS Nội thần kinh để tìm nguyên nhân và điều trị. Thân mến! ", "Chào Minh Vương, Nếu các kết quả kiểm tra về tim mạch đều bình thường thì những biểu hiện của em thuộc về triệu chứng cơ thể của rối loạn lo âu. Tình trạng của em có thể liên quan đến 1 trong 2 dạng rối loạn lo âu: Thứ nhất, nếu khi chạy xe rời khỏi nhà đến công ty, em xuất hiện cảm giác hồi hộp, tim đập nhanh, đầu căng nặng, chân tay rã rời,… với tâm trạng lo lắng, bất an, căng thẳng cho 1 ngày làm việc (công việc quá tải, sếp khó tính, sợ mình không làm tốt công việc, lo bị quở trách, có các bất đồng trong các mối quan hệ đồng nghiệp…), đồng thời trong cuộc sống hằng ngày, em thường xuyên cảm thấy bất an, lo sợ cho những việc không may xảy ra cho bản thân và gia đình, dễ căng thẳng, hốt hoảng, hồi hộp, khó thở, vã mồ hôi,…thì có thể đây là bệnh cảnh rối loạn lo âu lan tỏa . Trường hợp thứ hai, nếu em có cảm giác bất an, lo sợ và cũng có các biểu hiện trên mỗi khi bước chân ra khỏi nhà chỉ vì ý nghĩ lo sợ có thể phải đối mặt với tình thế không an toàn, nguy hiểm thì không thoát ra được; và chỉ cảm thấy thật sự yên tâm khi ở nhà, trong môi trường quen thuộc, bên cạnh người thân, có thể được giúp đỡ khi cần thì đó chính là bệnh cảnh có tên gọi ám ảnh sợ khoảng trống . Rối loạn lo âu dù cho là rối loạn lo âu lan tỏa hay rối loạn ám ảnh sợ đều có thể chữa trị khỏi. Tuy nhiên, nếu không được điều trị thích hợp, các rối loạn này có thể tiến triển trở thành mãn tính và gây ảnh hưởng nặng nề đến sinh hoạt, đời sống, học tập, nghề nghiệp, các mối quan hệ xã hội. Muốn việc điều trị đạt hiệu quả, cần có sự phối hợp giữa thuốc men (được chọn lựa phù hợp) và tâm lý trị liệu. Để hạn chế tối đa sự tái phát, quá trình trị liệu này cần được duy trì trong một thời gian đủ dài và tốt nhất được theo dõi bởi một bác sĩ chuyên khoa tâm thần. Bên cạnh việc điều trị, người bệnh nên thiết lập cho mình một cuộc sống lành mạnh về cả thể chất lẫn tinh thần: ăn ngủ, sinh hoạt điều độ, tránh các chất kích thích, tập thể dục, tham gia các hoạt động cộng đồng, thiện nguyện, tập suy nghĩ tích cực… Các phương pháp thư giãn, yoga, khí công đều có ích lợi. Tập thiền đúng nghĩa cũng có thể giúp cho việc điều hòa hơi thở, định tâm, thả lỏng toàn thân. Tuy nhiên, cần thận trọng với một số trường phái tập thiền với tính chất thần bí, siêu hình, không khoa học. Chúc em mau chóng hồi phục. Thân mến!", " Chào bạn, Trạng thái hay cơn tetani có thể xảy ra do rối loạn chuyển hóa canci trong trường hợp tăng thông khí, mà nguyên nhân là do những lo lắng, kích thích liên quan đến thần kinh trung ương. Nguyên nhân sâu xa là do vấn đề tâm thần kinh, hiện tượng này thường gặp ở người có nhân cách yếu, khả năng kiềm chế kém. Mỗi khi tức giận hoặc lo lắng, bạn cần chú ý hít thở chậm và sâu. Các hoạt động như tập yoga, ngồi thiền, luôn giữ cho cuộc sống thư thái vui tươi có thể làm giảm hiện tượng này rất nhiều. Trong trường hợp cơn tetani thường xuyên xảy ra làm ảnh hưởng đến công việc, học tập, bạn cần đến khám bác sĩ chuyên khoa tâm lý để được tư vấn điều trị tùy từng cá thể bạn nhé! Thân mến! ", "Chào em, Đây không phải là bệnh mà chủ\r\nyếu là do tâm lý, tâm lý căng thẳng làm kích thích hệ thần kinh thực vật gây\r\nmột loạt các triệu chứng trên. Để khắc phục chủ yếu là cải thiện về mặt tâm\r\nlý, như bình tĩnh, quay mặt đi chỗ khác khi nhân viên y tế lấy máu, ngoài ra\r\ncần ăn uống đầy đủ chất và tập thể dục đều đặn để nâng cao sức khỏe nền.", "Tê rần người khi hồi hộp, căng thẳng là phản xạ bình thường Chào em, Khi tinh thần lo lắng, căng thẳng, đặc biệt là khi vào các cơn hoảng sợ, biểu hiện của cơ thể không chỉ ở tâm thần kinh mà còn có biểu hiện toàn thân. Có người sẽ cảm thấy hồi hộp, nhịp tim nhanh, đôi khi khó thở, cảm thấy đau mỏi, tê tay chân, tê bì, cồn cào, buồn nôn... Do đó, các biểu hiện của em là phản xạ bình thường của cơ thể, em chỉ cần cố gắng thư giãn, hít thở chậm sâu và ổn định tinh thần lại thì các biểu hiện này sẽ tự biến mất em nhé! Thân mến!", "Nên học cách kiềm chế bản thân mỗi khi tức giận. Chào em, Tức giận là một cảm xúc tự nhiên của con người, thường là sự phản ứng với cảm giác bị đe dọa, bị ngược đãi hoặc bị ngăn cản không cho làm điều mong muốn. Trong cơn tức giận, cơ thể thường sẽ có những phản xạ giao cảm như tim đập nhanh, vã mồ hôi, run tay, lạnh tay chân... Vì đây là phản xạ bình thường của cơ thể nên khó có thể tránh được, nhưng em vẫn có khả năng kiểm soát cơn tức giận của bản thận để nó ít xảy ra hơn. Để kiểm soát cơn tức giận, trước tiên em cần có một sức khoẻ tinh thần và thể chất tốt, tức là ngủ đủ giấc, dinh dưỡng đầy đủ, vận động thể lực đều đặn. Mỗi khi bản thân cảm thấy tức giận, em nên dành ít thời gian để suy nghĩ lại xem vấn đề nằm ở đâu, mình có thể nghĩ theo hướng nào khác để mọi việc trở nên tích cực hơn không, nên hít thở sâu và tập thể hiện cảm xúc bằng lời nói nhiều hơn là giữ trong lòng em nhé! Thân mến.", " Chào em Yến, là một trạng thái xảy ra rất đột ngột và đáng sợ, cảm giác giống như một cơn đau tim, tưởng như sắp chết và mất kiểm soát. Người ta có thể gặp cơn hoảng loạn một hoặc hai lần trong suốt cuộc đời, nhưng một số người có những cơn hoảng loạn lặp đi lặp lại, và đây có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn, gọi là chứng rối loạn hoảng sợ. Do đó, nếu thường xuyên ở trong tình trạng lo âu, hoảng sợ, em cần tìm đến BS tâm lý để được giải tỏa những khúc mắc và kê toa thuốc hỗ trợ điều trị. Một cơ thể khỏe mạnh là cách hữu hiệu nhất để phòng ngừa bệnh, em nên chú ý chăm sóc cả sức khỏe thể chất lẫn trí não. Ăn theo chế độ lành mạnh, nghỉ ngơi đầy đủ, tránh các thức uống có hàm lượng cao caffeine, tăng cường vận động và đều đặn tham gia các hoạt động xã hội, đọc sách… là cách thường xuyên được BS tâm lý khuyên nhủ áp dụng. Các hoạt động tập hít thở, tập thiền cũng mang lại nhiều lợi ích trong phòng ngừa cơn hoảng loạn. Thân mến! ", "Em thân mến, Trạng thái tinh thần dễ cáu gắt, bực bội có thể không phải là bệnh (như do áp lực trong cuộc sống dồn nén gây nên), cũng có thể là bệnh (do bệnh lý như bệnh gan, thận, nội tiết, rối loạn tâm thần...). Nếu em chỉ có cáu gắt với mỗi người yêu của em thì đó không phải là bệnh mà vấn đề nằm ở tình cảm của em dành cho người yêu em, bạn em càng thương em, nhường em hay “nhu nhược quá”, hay “đeo bám quá” thì sẽ càng làm em khó chịu. Trường hợp em cáu gắt với tất cả mọi người, mọi chuyện xung quanh thì vấn đề nằm ở chính cơ thể em. Trước hết em nên áp dụng thử các phương pháp giúp trầm tính lại, như đi chùa/nhà thờ, tập thể dục thể thao, không cafe bia rượu, điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt - làm việc - nghỉ ngơi cho hợp lý, không ăn đồ cay nóng nữa, uống nhiều nước, đặc biệt là nước mát. Nếu sự việc không cải thiện thì em cần đến BV để kiểm tra sức khỏe toàn diện, nên khám ở chuyên khoa Nội thần kinh hoặc chuyên khoa Nội tiết, nếu BS loại trừ được bệnh lý thực thể thì sẽ chuyển sang chuyên khoa Tâm thần để điều trị. Em đừng vội hiểu lầm ý tôi nói em bị “tâm thần” như theo cách hiểu của đa phần người dân về ngành học Tâm thần, theo phân ngành y khoa, BS Tâm thần là người chuyên trị các rối loạn thuộc về tinh thần, bao gồm tâm lý trị liệu và thuốc khi cần, em nhé. Thân ái.", "Hình\r\nminh họa. Nguồn Internet Chào\r\nem, là cảm giác dị cảm, thường do tổn thương thần kinh ngoại\r\nbiên hoặc do bệnh lý chuyển hóa. Em\r\ncó thể đến khám bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh để tìm nguyên nhân và điều trị\r\nem nhé. Thân ái. AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Run tay khi cầm bút biết, khi làm các công việc cần sự tập trung có khả năng đó là bệnh run vô căn Chào bạn, Theo các thông tin bạn chia sẻ, khả năng cao đó là bệnh run tay vô căn - một bệnh gây run chủ yếu khi cầm nắm đồ vật, khi thực hiện các công việc tỉ mỉ và tiến triển nặng dần lên theo thời gian. Tuy nhiên, đây chỉ là sự phỏng đoán sơ bộ của chúng tôi, để khẳng định chắc chắn, bạn vẫn nên đến bệnh viện kiểm tra bạn nhé. Hiện nay y học chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn bệnh run vô căn. Nhưng bạn đừng quá lo, bởi đây là căn bệnh khá lành tính và không để lại nhiều biến chứng nặng nề. Hơn nữa, cũng có rất nhiều cách giúp bạn giảm run tay để cầm nắm, viết vẽ dễ dàng và tự tin hơn. Cụ thể bạn nên chú ý những điều sau: - Sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ (nếu có). - Không thức quá khuya, hạn chế căng thẳng, lo lắng bằng cách tập yoga, thiền định. Bởi tâm lý, cảm xúc không điều tiết ổn định là yếu tố khiến tình trạng run nặng hơn. - Ăn nhiều rau củ quả tươi, các loại quả hạch (óc chó, hạnh nhân) và bổ sung cá ít nhất 2  - 3 lần mỗi tuần. - Hạn chế tối đa cà phê, rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích. - Tập thể dục: đi bộ, chạy bộ, bơi lội ít nhất 30 phút/ ngày, 5 ngày/ tuần Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, các hoạt chất sinh học tự nhiên trong 2 thảo dược Thiên ma, Câu đằng có khả năng chống oxy hóa và có hoạt tính tương tự các tiền chất dinh dưỡng của tế bào thần kinh. Sử dụng những sản phẩm hỗ trợ có chứa Thiên ma, Câu đằng có thể giúp làm chậm quá trình lão hóa, thoái hóa não, hỗ trợ làm giảm run tay chân, run cằm, run môi hiệu quả. Đã có không ít bệnh nhân run vô căn cải thiện được tình trạng bệnh nhờ sản phẩm có chứa hai loại thảo dược này. Thân mến.", "Chào em, Tình trạng của em có thể do các rối loạn về tâm thần kinh hoặc tâm lý. Em có thể tìm đến các chuyên viên tâm lý hoặc khám chuyên khoa Tâm thần kinh nhé. Ở TPHCM có một số BV có các chuyên khoa này như BV Đại học Y Dược cơ sở 1, BV Nguyễn Tri Phương, BV Quận 2, BV Quận Thủ Đức,... Thân mến.", "Chào em, Đầu tiên, dựa vào kết quả siêu âm tim của em thì BS kết luận cho em biết rằng em không có bệnh tim. Tình trạng hở rất nhẹ van 2 lá và 3 lá thường gặp ở người không có bệnh về tim khi bị lo lắng nhiều. Cũng chính tình trạng lo lắng làm cho tim em đập nhanh lên, nhưng nhịp tim vẫn đều không có loạn nhịp, gọi là nhịp nhanh xoang. Như vậy, em không có bệnh tim mà bệnh chính của em là chính cảm giác lo lắng làm tim đập nhanh và “cứ nghĩ cháu bị bệnh tim”. Lo âu là hiện tượng phản ứng tự nhiên (bình thường) của con người trước những khó khăn và các mối đe doạ của tự nhiên, xã hội mà con người phải tìm cách vượt qua, tồn tại, vươn tới. Tuy nhiên, người bệnh có lo âu bệnh lý hay rối loạn lo âu là khi lo âu quá mức hoặc dai dẳng không tương xứng với sự đe dọa được cảm thấy, ảnh hưởng đến hoạt động của người bệnh, có thể kèm theo những ý nghĩ hay hành động có vẻ như quá mức hay vô lý. Rối loạn lo âu là một bệnh lý thuộc nhóm bệnh lý tâm thần. Em đừng bị “dị ứng” với từ “tâm thần”. Bệnh về tâm thần hiện nay rất phổ biến, và biểu hiện dưới nhiều dạng, nhiều mức độ khác nhau, như rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu ám ảnh sợ, trầm cảm... chứ không phải là “khùng”, “điên”, “bị nhập”. Và bệnh rối loạn lo âu là 1 thể nhẹ trong các rối loạn tâm thần nói chung và có thể điều trị được. Vì thế, theo tôi tốt nhất em nên đến khám BS chuyên khoa Tâm thần hoặc BS chuyên khoa Nội thần kinh để được chẩn bệnh và điều trị thích hợp (bao gồm cả thuốc và tâm lý trị liệu) sẽ tốt cho em. Song song đó, em nên sắp xếp thời khóa biểu làm việc và nghỉ ngơi hợp lý hơn, có thể nghe nhạc giao hưởng để giải stress, hạn chế cafe bia rượu, không hút thuốc lá, tập thể dục để giải tỏa năng lượng xấu, có lịch nghỉ phép du lịch ngắn hạn, đi chùa, ngồi thiền, yoga... chọn cái nào phù hợp với bản thân em nhất và áp dụng, kiên trì. Thân mến." ]
Chào BS, Tôi bị mụn nhọt hay tái đi tái lại, lúc đầu mọc ở bẹn đùi sưng to đau nhức có dùng kháng sinh và rạch ở bệnh viện địa phương. Một thời gian sau mọc ở vùng bụng, giờ mọc ở mặt. Xin hỏi tôi nên đi khám những gì và khám ở đâu ạ?
[ "Chào bạn, là hiện tượng nhiễm trùng vùng chân lông, do vi khuẩn sinh sôi và phát triển khi có điều kiện thuận lợi như ứ đọng chất bã gây bít tắc lỗ chân lông. Mụn nhọt dễ tái phát đối với các trường hợp có miễn dịch yếu như trong bệnh lý suy giảm miễn dịch mắc phải, đái tháo đường, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch… Nhưng cũng có thể do vấn đề chăm sóc da, chăm sóc sức khoẻ của bạn chưa được tốt nên dễ bị nhiễm trùng ở nhiều vị trí khác nhau. Bạn nên kiểm tra sức khoẻ tổng quát để tìm nguyên nhân và chú ý hơn đến vấn đề vệ sinh cơ thể, tránh mặc quần áo quá chật, quá bí để bệnh không tái phát, bạn nhé! Thân mến!" ]
[ "Mụn nhọt là tình trạng nhiễm trùng da Chào bạn, Nhọt thường ở nang lông, do tụ cầu Staphylococcus aureus gây ra. Mụn thường sưng tấy, đỏ, tụ mủ và gây đau. Khi “chín”, mụn sẽ tự vỡ mủ ra và chảy mủ. Bạn không nên tự ý nặn mụn này tại nhà vì dễ gây nhiễm trùng nặng hơn, lan rộng. Nên khám bác sĩ để được kê toa kháng sinh trị nhiễm trùng da và rửa sạch vị trí tổn thương hàng ngày để bệnh mau khỏi bạn nhé!", "Chào bạn Trí, Sau khi sinh khoảng 1 tuần, trẻ thường có những ở trên trán, mặt, mũi, chân tay, nhiều trẻ sẽ tự mất sau vài ngày nhưng có những loại mụn không mất. Theo mô tả của em thì con em bị mụn sữa trẻ sơ sinh, có thể là những hormon mà trẻ nhận được từ mẹ, có thể là trẻ bị phì đại tuyến bã. Hiện tượng mọc mụn sữa ở trẻ sơ sinh xảy ra khá phổ biến. Mụn có thể xuất hiện ngay sau khi trẻ được sinh ra, nhưng thường thì xuất hiện vài tuần sau khi sinh. Mụn thường xuất hiện ở trên má, mũi,  đôi khi ở trên trán, cằm và lưng mụn sữa có thể mất  trong vài tuần nhưng cũng có thể kéo dài đến vài tháng. Nếu trong vòng 3 tháng mụn vẫn chưa biến mất thì em nên đưa bé đến bệnh viện để gặp BS chuyên khoa Da liễu khám để chẩn đoán xác định để có hướng điều trị thích hơp hơn, em nhé! Thân mến!", "Chào bạn, Bạn không mô tả rõ sang thương trên da của bạn, nên AloBacsi khó chẩn đoán bệnh da của bạn. Cũng không biết chính xác quá trình điều trị của bạn có được theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa hay không? Nếu thật sự là mụn thì thời gian điều trị rất lâu dài và phải liên tục. phải kết hợp thuốc thoa và thuốc uống cộng với việc tuân thủ phác đồ mà bác sĩ chuyên khoa đưa ra cho bạn đến nơi đến chốn. Thông thường, thời gian đầu của quá trình điều trị, do tác dụng của thuốc, mụn có thể xuất hiện nhiều hơn, điều này làm cho nhiều bệnh nhân nản lòng nên đổi bác sĩ. Việc thay đổi thuốc thoa thường xuyên cũng như phác đồ điều trị không những không đem lại hiệu quả mà làm còn làm tăng khả năng tái phát của mụn cao hơn. AloBacsi khuyên bạn nên đến tái khám tại một bệnh viện chuyên khoa. Bạn nhớ đem theo những toa thuốc cũ để bác sĩ biết được bạn đã sử dụng thuốc gì, thời gian bao lâu...từ đó đưa ra phác đồ phù hợp nhất. Trường hợp bạn muốn BS chuyên khoa da của AloBacsi trực tiếp khám cho bạn, chúng tôi sẽ hẹn lịch khám và kê toa miễn phí. Thân mến,", "Mụn nhọt nên điều trị sớm để tránh biến chứng nguy hiểm Chào em, Triệu chứng mà em miêu tả là triệu chứng của nhọt mông, lúc đầu sẽ là ổ viêm sau đó sẽ tụ mủ tạo thành ổ áp xe. Nhọt mông cạnh hậu môn cần xử lý sớm để tránh biến chứng mủ ăn luồn tạo thành dò hậu môn sau này. Do đó, em cần đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra cho em, canh theo cơ địa và tiền căn dùng thuốc của em mà kê thuốc thích hợp sớm để kiểm soát nhọt này, em nhé. Thân mến!", "Tìm hiểu chung mụn bọc Mụn bọc là gì? Mụn bọc là một tình trạng mụn nặng, tạo bởi các nốt cứng hoặc nốt sần phát triển sâu dưới da của bạn do lỗ chân lông bị bít tắc. Các nốt sần bắt đầu xuất hiện bên dưới bề mặt, sau đó xuất hiện trên da dưới dạng vết sưng đỏ. Những vết sưng này thường không đi kèm mụn đầu trắng hoặc mụn đầu đen ở trung tâm. Các nốt sần có thể tồn tại hàng tuần đến hàng tháng. Chúng thường gây đau cho bạn. Mụn bọc thường xuất hiện trên mặt, ngực và lưng của bạn. Mụn bọc là tình trạng về da phổ biến nhất ở Hoa Kỳ. Khoảng 50 triệu người Mỹ bị mụn bọc, trong đó khoảng 20 phần trăm số người bị mụn bọc mức độ nặng.", " Chào em, Bác sĩ không trực tiếp thăm khám cho em, thông tin em cung cấp lại rất ít nên không thể xác định rõ tính chất của các nốt/vết này như thế nào, như hình dáng, kích thước, lồi hay lõm, vùng nào của đùi, đè mất hay không, có kèm ngứa không, lông mọc ra sao... nên chưa thể định rõ đây là gì, có thể là viêm nang lông, hay đồi mồi... Hiện chưa thấy dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm, em nên sắp xếp khám BS chuyên khoa da liễu để được kiểm tra và định rõ nguyên nhân, em nhé. Thân mến! ", "Chào em, Theo thông tin em cung cấp thì nhiều khả năng “cục mụn nhỏ ở mông” nay đã thành 1 ổ áp xe nhỏ rồi. Trong trường hợp này, em cần đến khám chuyên khoa Da liễu sớm hoặc chuyên khoa Ngoại tổng quát, hay có thể đến cơ sở y tế đa khoa gần nhà, để BS kiểm tra lại nhọt mông này và điều trị thích hợp, như nặn mủ, nạo lòng nếu sâu, sát khuẩn, thêm thuốc kháng sinh kháng viêm khi cần, hướng dẫn thay băng chăm sóc vết thương tại nhà. Em không nên tự giải quyết tại nhà có thể làm ổ viêm nặng hơn, lan rộng. Ngoài ra, em cần mặc đồ thoáng mát, tránh quần bó chặt, dùng loại vải thoáng, thấm nước, tắm rửa vệ sinh mỗi ngày, nếu mồ hôi đổ nhiều chảy xuống mông thì cần thiết phải thay quần 2 lần/ngày, xem lại vệ sinh quần áo có sạch không, và cũng không nên ngồi lâu 1 chỗ, uống đủ nước và ăn đồ mát. Thân ái.", "Trương Châu thân\r\nmến, thường có hiện tượng\r\nviêm, tăng sinh mạch máu. Dựa vào yếu tố này người ta sử dụng laser QS YAG có\r\nbước sóng được hấp thu bởi hemoglobin (sắc tố của hồng cầu) để làm giảm hiện\r\ntượng viêm và giảm tăng sinh mạch máu làm cho mụn bớt viêm. Laser QS YAG chỉ là phương pháp\r\nđiều trị hỗ trợ. Điều trị chính vẫn là thuốc thoa tại chỗ hoặc thuốc uống, do\r\nđó, số lần điều trị tùy thuộc vào tính chất viêm của mụn và số lượng trên mặt.", "Chào Hải Đăng, Con đang bị mụn ẩn và mụn thâm có thể do con nặn nhiều. Các thuốc bôi và thuốc uống cần được theo dõi trực tiếp bởi BS điều trị, do đó con nên đến khám trực tiếp tại các BS chuyên khoa về Da liễu. Sau khi con điều trị mụn ổn định thì da của con sẽ sáng hơn, tình trạng sẹo có thể giải quyết bằng laser, không có thuốc uống làm giảm tình trạng sẹo. Đồng thời con nên tránh nắng, sử dụng kem chống nắng dành cho da mụn. Thân mến.", "Chào bạn, Vì không có hình ảnh rõ ràng nên bác sĩ cũng không thể trả lời tình trạng bạn đang gặp là mụn ẩn hay là loại bệnh lý gì. Tuy nhiên, nếu sử dụng một sản phẩm bôi ngoài da xuất hiện triệu chứng rát da, bong tróc da, nổi mẩn đỏ… đó là triệu chứng kích ứng với loại mỹ phẩm hay thuốc ngoài da đó. Bạn nên ngưng sử dụng loại thuốc này ngay và đến bệnh viện da liễu để được thăm khám nhằm điều trị tình trạng kích ứng và kiểm tra cả về tổn thương da mà bạn đang gặp phải. Việc sử dụng các loại thuốc hay mỹ phẩm bán bên ngoài thị trường luôn tiềm ẩn nguy cơ gây kích ứng da thậm chí có những phản ứng dị ứng rất nặng nề, chính vì vậy khi sử dụng hãy hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa da liễu nhé bạn. Thân ái chào bạn.", "Chào bạn, Qua mô tả tình trạng của bạn có khả năng là vị trí thường gặp là ở ngực và lưng. Hiện tượng này cũng tương tự như sự hình thành mụn trứng cá ở mặt, do các lỗ chân lông ở lưng bị bít tắc, do ứ đọng chất bã, do bụi bẩn… dẫn tới sự xâm nhập và gây bệnh của các loại vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu... Bệnh thường ít gây nguy hiểm nhưng ảnh hưởng tới thẩm mỹ. Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng viêm nang lông bao gồm, do cơ địa, do cạo, tẩy lông không đúng cách, vệ sinh cá nhân kém, do dị ứng, thay đổi nội tiết tố, ma sát thường xuyên vào áo có chất liệu thô cứng, không thấm mồ hôi… Để hạn chế tình trạng này bạn nên chú ý: - Tắm rửa, vệ sinh cá nhân sạch sẽ hàng ngày, nhất là vùng lưng vì đây là khu vực khó vệ sinh nhất. - Sử dụng các loại xà phòng, sữa tắm trị bã nhờn và ít gây kích ứng - Không mặc áo quá chật. Chọn các loại áo được làm từ chất liệu thấm hút mồ hôi. - Uống nhiều nước. Hạn chế các loại đồ ngọt. Bổ sung nhiều loại rau xanh, trái cây. Nếu tình trạng diễn tiến kéo dài, không cải thiện, bạn nên khám chuyên khoa Da liễu để kê toa thuốc bôi thích hợp bạn nhé! Thân mến.", "Chào em, Mụn là bệnh mạn tính do tình trạng viêm của hệ thống nang lông tuyến bã. Nên mụn sẽ dễ tái phát nếu em không chăm sóc da tốt. Thuốc rượu không được xem là một phương pháp điều trị mụn. Không phải đi điều trị ở bệnh viện là chi phí sẽ cao, mà ở đó bác sĩ sẽ dễ dàng theo dõi quá trình điều trị giúp em cũng như tăng hiệu quả điều trị và giảm nguy cơ tái phát bệnh. Cách chăm sóc da mặt hiện tại của em không phù hợp. Bác sĩ xin hướng dẫn em cách chăm sóc như sau: Rửa mặt 2 lần/ngày với sữa rửa mặt cho da dầu và với nước thường, không sử dụng nước ấm. Các sữa rửa mặt cho da dầu như Acne aid hoặc Sebiaclear hoặc teenderm gel. Bác sĩ gợi ý cho em thuốc chấm lên mụn viêm buổi tối như Vertucid. Bác sĩ khuyên em nên điều trị tại bệnh viện chuyên khoa để điều trị trực tiếp sẽ giúp em theo dõi bệnh và điều trị hiệu quả hơn nhé. Thân mến.", "Tìm hiểu chung mụn nhọt Mụn nhọt là tình trạng viêm cấp tính vùng nang lông và các mô xung quanh do nhiễm trùng tụ cầu, có thể tạo thành áp-xe dưới da.", "Chào bạn, Trên da của dương vật và vùng sinh dục cũng có những nang lông và nang tuyến bã. Tùy vào cơ địa khác nhau mà các nang tuyến bã này có thể biểu hiện to hoặc nhỏ và thỉnh thoảng vẫn có mụn viêm giống như trên da mặt nếu như vệ sinh không cẩn thận. Hình ảnh bạn gửi chỉ là những tuyến bã ở trên bề mặt da dương vật mà thôi. Đây không phải là bệnh lý nên bạn không cần phải lo lắng nhé. Những người có nang tuyến bã nhiều đúng là sẽ có nguy cơ xuất hiện mụn viêm ở vùng sinh dục nếu như vệ sinh không cẩn thận. Chính vì vậy hãy vệ sinh sạch sẽ vùng sinh dục hằng ngày nhé bạn. Hạn chế mặc quần lót quá hầm bí. Thân ái chào bạn.", "Huỳnh Sương thân mến, Mụn là bệnh mãn tính, do tình trạng viêm của hệ thống nang lông tuyến bã dưới da nên thường xuyên tái phát. Nặn mụn không phải là giải pháp được lựa chọn để điều trị. Sang thương mụn mà bạn mô tả có thể là nang mụn ẩn dưới da, để điều trị hiệu quả bạn nên khám và điều trị trực tiếp tại BV có chuyên khoa Da liễu hoặc phòng khám có chuyên khoa Da liễu tại địa phương. Cần lưu ý rằng việc điều trị sẽ kéo dài từ 4-6 tháng, vì vậy bạn nên kiên trì và theo chỉ định của BS. Trân trọng." ]
Thuốc Chondrasil 300mg Celogen Pharma điều trị bệnh gout (3 vỉ x 10 viên)
[ "Mô tả ngắn:\nThuốc Chondrasil là sản phẩm của Celogen Pharma Pvt., Ltd (Ấn Độ) có thành phần chính là Allopurinol dùng điều trị bệnh gout.\nThành phần:\nAllopurinol: 300mg\nChỉ định:\nThuốc Chondrasil chỉ định dùng điều trị bệnh gout." ]
[ "Mô tả ngắn:\nThuốc Prencoid là viên nén chứa hoạt chất Prednisolon dùng điều trị hen phế quản, bệnh dị ứng, bệnh khớp dạng thấp, bệnh do thấp, bệnh Still, thấp tim, vảy nến, viêm xương khớp, viêm tuỷ xương, viêm khớp do gout, gout cấp và mạn tính và các bệnh lý da do viêm khác.\nThành phần:\nPrednisolone: 5mg\nChỉ định:\nThuốc Prencoid chỉ định điều trị hen phế quản, bệnh dị ứng, bệnh khớp dạng thấp, bệnh do thấp, bệnh Still, thấp tim, vảy nến, viêm xương khớp, viêm tuỷ xương, viêm khớp do gout, gout cấp và mạn tính và các bệnh lý da do viêm khác.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Goldesome chứa Esomeprazol 20 mg được sử dụng để điều trị loét dạ dày tá tràng lành tính, hội chứng Zollinger-Ellison, bệnh trào ngược dạ dày thực quản nặng (viêm thực quản trợt xước, loét hoặc thắt hẹp được xác định bằng nội soi), phòng và điều trị loét dạ dày - tá tràng do dùng thuốc chống viêm không steroid.\nThành phần:\nEsomeprazol: 20mg\nChỉ định:\nThuốc Goldesome 20Mg Valpharma 4X7 được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nLoét dạ dày - tá tràng lành tính. Hội chứng Zollinger-Ellison. Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản nặng (viêm thực quản trợt xước, loét hoặc thắt hẹp được xác định bằng nội soi). Phòng và điều trị loét dạ dày - tá tràng do dùng thuốc chống viêm không steroid.", "Mô tả ngắn:\nThuốc tiêm Voltaren 75mg/3ml của Lek Pharmaceuticals d.d. , thành phần chính là diclofenac natri . Voltaren là thuốc điều trị đợt cấp viêm và thoái hóa thấp khớp, cơn gout cấp, cơn đau quặn thận, cơn đau quặn mật, cơn đau nửa đầu nghiêm trọng, đau, sưng, viêm sau chấn thương/phẫu thuật.\nThành phần:\nDiclofenac natri: 75mg\nChỉ định:\nThuốc Voltaren 75mg/3ml được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nTiêm bắp\nÐiều trị các đợt kịch phát của các dạng viêm và thoái hóa của thấp: Viêm khớp dạng thấp , viêm cột sống dích khớp, thoái hóa khớp, viêm đốt sống, các hội chứng đau của cột sống, bệnh thấp ngoài khớp.\nĐiều trị cơn cấp tính của bệnh gút.\nĐiều trị cơn đau quặn thận, cơn đau quặn mật.\nĐiều trị đau, viêm và sưng sau chấn thương và sau phẫu thuật.\nĐiều trị các cơn đau nửa đầu nghiêm trọng.\nTruyền tĩnh mạch\nĐiều trị hoặc phòng ngừa đau sau phẫu thuật trong môi trường bệnh viện.", "Mô tả ngắn:\nSyrup Seosacin là sản phẩm của Theragen Etex Co., Ltd dùng điều trị các bệnh hen phế quản, viêm phế quản cấp tính hoặc mãn tính, bệnh khí phế thũng.\nThành phần:\nAmbroxol: 15mg\nClenbuterol: 0.01mg\nChỉ định:\nSyrup Seosacin dùng điều trị các bệnh hen phế quản , viêm phế quản cấp tính hoặc mãn tính, bệnh khí phế thũng.", "Mô tả ngắn:\nTragutan.f Oval của công ty Cổ phần Dược phẩm 3/2, thành phần chính chứa cineol (eucalyptol); tinh dầu Tràm trà; tinh dầu Gừng; tinh dầu Tần; menthol. Đây là thuốc dùng để sát trùng đường hô hấp, làm dịu cơn đau họng. Trị các chứng ho do dị ứng hầu họng. Tragutan.f Oval được bào chế dưới dạng viên nang mềm, hộp 3 vỉ, mỗi vỉ chứa 10 viên nang mềm.\nThành phần:\ncineol: 100mg\nTinh dầu tràm trà: 50mg\nTinh dầu gừng: 0.75mg\nTinh dầu tần: 0.36mg\nChỉ định:\nThuốc Tragutan.f Oval được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nSát trùng đường hô hấp, làm dịu cơn đau họng. Trị các chứng ho do dị ứng hầu họng.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Scolanzo 30mg là sản phẩm của Laboratorios Liconsa, có hoạt chất là Lansoprazole dùng để điều trị loét tá tràng, loét dạ dày, bệnh trào ngược dạ dày - thực quản, phòng ngừa và điều trị loét dạ dày do thuốc chống viêm phi steroid (NSAID), hội chứng Zollinger – Ellison, kết hợp với kháng sinh để điều trị bệnh loét tá tràng và loét dạ dày lành tính do Helicobacter pylori.\nThành phần:\nLansoprazole: 30mg\nChỉ định:\nThuốc Scolanzo 30mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nĐiều trị loét tá tràng, loét dạ dày , bệnh trào ngược dạ dày - thực quản cấp tính. Điều trị duy trì sau khi chữa khỏi viêm thực quản trợt loét để giảm tái phát. Kết hợp với kháng sinh để điều trị bệnh loét tá tràng và loét dạ dày lành tính do Helicobacter pylori. Điều trị loét dạ dày cấp tính do thuốc chống viêm phi steroid (NSAID) ở bệnh nhân phải dùng NSAID trong khi đang bị loét. Phòng ngừa loét dạ dày do NSAID ở những bệnh nhân có nguy cơ (có tiền sử loét dạ dày) phải điều trị bệnh mãn tính bằng NSAID. Điều trị hội chứng Zollinger - Ellison.", "Mô tả ngắn:\nSomexwell 40 mg micro 3x10 của công ty Micro Labs Limited, thành phần chính esomeprazol, là thuốc dùng để điều trị bệnh trào ngược dạ dày - thực quản (GERD), phối hợp diệt trừ Helicobacter pylori , dự phòng và điều trị loét dạ tá tràng ở bệnh nhân dùng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID), điều trị hội chứng Zollinger Ellison. \n Viên nén bao tan trong ruột, màu hồng nhạt, hình tròn, lồi hai mặt, có chữ ML trên 1 mặt viên.\nThành phần:\nEsomeprazol: 40mg\nChỉ định:\nThuốc Somexwell 40 mg micro 3x10 được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nNgười lớn\nÐiều trị bệnh trào ngược dạ dày-thực quản (GERD).\nĐiều trị viêm xước thực quản do trào ngược. Điều trị dài hạn cho bệnh nhân viêm thực quản đã chữa lành để phòng ngừa tái phát. Điều trị triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày - thực quản (GERD).\nKết hợp với một phác đồ kháng khuẩn thích hợp để diệt trừ Helicobacter pylori.\nChữa lành loét tá tràng có nhiễm Helicobacter pylori . Phòng ngừa tái phát loét dạ dày - tá tràng ở bệnh nhân loét có nhiễm Helicobacter pylori .\nBệnh nhân cần điều trị bằng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) liên tục.\nChữa lành loét dạ dày do dùng thuốc NSAID. Phòng ngừa loét dạ dày và loét tá tràng do dùng thuốc NSAID ở bệnh nhân có nguy cơ.\nĐiều trị kéo dài sau khi đã điều trị phòng ngừa tái xuất huyết do loét dạ dày tá tràng bằng đường tĩnh mạch.\nĐiều trị hội chứng Zollinger Ellison.\nTrẻ vị thành niên từ 12 tuổi trở lên\nĐiều trị bệnh trào ngược dạ dày - thực quản (GERD).\nĐiều trị viêm xước thực quản do trào ngược. Điều trị dài hạn cho bệnh nhân viêm thực quản đã chữa lành để phòng ngừa tái phát. Điều trị triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày - thực quản (GERD).\nKết hợp với kháng sinh trong điều trị loét tá tràng do Helicobacter pylori.", "Mô tả ngắn:\nAtelec Tablets 10 của công ty Ajinomoto Pharmaceuticals Co., Ltd., thành phần chính chứa cilnidipine, là thuốc dùng để trị tăng huyết áp. \n Atelec Tablets 10 được bào chế dưới dạng viên nén bao phim hình bầu dục, màu trắng, có một đường phân cắt, hộp 10 vỉ x 10 viên.\nThành phần:\nCilnidipine: 10mg\nChỉ định:\nThuốc Atelec Tablets 10 được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nÐiều trị tăng huyết áp.", "Mô tả ngắn:\nCetirizin 10mg 1 viên 24 giờ của Công ty TNHH SX - TM Dược Phẩm Thành Nam. Thành phần chính cetirizin dihydroclorid. Đây là thuốc chống dị ứng được sử dụng để giảm các triệu chứng mũi và mắt của viêm mũi dị ứng theo mùa và quanh năm, giảm các triệu chứng của mày đay mạn tính vô căn cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi. Thuốc dạng viên nén hình chữ nhật có 2 góc bo tròn bao phim màu đỏ, một mặt có vạch “W” được dập thẳng trên viên, một mặt trơn.\nThành phần:\nCetirizin: 10mg\nChỉ định:\nThuốc Cetirizin 10mg được chỉ định dùng cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi trong các trường hợp sau:\nGiảm các triệu chứng mũi và mắt của viêm mũi dị ứng theo mùa và quanh năm. Giảm các triệu chứng của mày đay mạn tính vô căn.", "Mô tả ngắn:\nGolistin Enema được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược Phẩm CPC1 Hà Nội chứa thành phần chính là Monobasic natri phosphate và dibasic natri phosphate. Thuốc được chỉ định để điều trị táo bón không thường xuyên và làm sạch ruột trước khi phẫu thuật, chụp X-quang hoặc nội soi.\nThành phần:\nMonobasic Natri Phosphat: 21.41g\nDibasic Natri Phosphat: 7.89g\nChỉ định:\nGolistin Enema chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:\nĐiều trị táo bón không thường xuyên. Làm sạch ruột trước khi phẫu thuật, chụp X-quang hoặc nội soi.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Mebaal 1500 Mega 3 x 10 của công ty Windlas Biotech Ltd. sản xuất, do công ty Mega Lifesciences Public Company Limited đăng ký phân phối. Đây là thuốc dùng để điều trị các bệnh lý thần kinh ngoại biên như bệnh thần kinh do tiểu đường, bệnh thần kinh do rượu, bệnh thần kinh do thuốc, đau dây thần kinh sinh ba và đau dây thần kinh nghề nghiệp, liệt Bells và thiếu máu hồng cầu to.\nThành phần:\nMethylcobalamin: 1500mcg\nChỉ định:\nThuốc Mebaal 1500 Mega 3 x 10 được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nÐiều trị các bệnh lý thần kinh ngoại biên như bệnh thần kinh do tiểu đường, bệnh thần kinh do rượu, bệnh thần kinh do thuốc, đau dây thần kinh sinh ba và đau dây thần kinh nghề nghiệp, liệt Bells và thiếu máu hồng cầu to.", "Mô tả ngắn:\nPiromax 10 mg được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm TV.Pharm, với thành phần chính Piroxicam, là thuốc dùng để điều trị viêm xương khớp, thoái hóa khớp, viêm cột sống dính khớp, bệnh cơ xương khớp và chấn thương thể thao, thống kinh và đau sau phẫu thuật, bệnh gout cấp.\nThành phần:\nPiroxicam: 10mg\nChỉ định:\nThuốc Piromax 10 mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nĐiều trị viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp , thoái hóa khớp. Điều trị viêm cột sống dính khớp, bệnh cơ xương cấp và chấn thương trong thể thao. Điều trị thống kinh và đau sau phẫu thuật. Điều trị bệnh gút cấp.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Eto 90mg là sản phẩm của Delta Pharma có thành phần chính gồm Etoricoxib được dùng trong điều trị cấp tính và mãn tính các dấu hiệu và triệu chứng bệnh viêm xương khớp (osteoarthritis- OA) và viêm đa khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis-RA), điều trị viêm cột sống dính khớp (ankylosing spondylitis-AS), viêm khớp cấp tính do bệnh Gout (acute gouty arthritis).\nThành phần:\nChỉ định:\nThuốc Eto 90mg chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:\nĐiều trị cấp tính và mãn tính các dấu hiệu và triệu chứng bệnh viêm xương khớp (osteoarthritis-OA) và viêm đa khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis-RA). Điều trị viêm cột sống dính khớp (ankylosing spondylitis-AS). Điều trị viêm khớp cấp tính do bệnh Gout (acute gouty arthritis).", "Mô tả ngắn:\nThuốc tên thương mại: Cenditan. \n Tên hãng sản xuất: Công ty dược phẩm 3/2. \n Dạng bào chế: Viên nang mềm. \n Hàm lượng thuốc: Cao diếp cá 75mg. \n Thuốc Cenditan hỗ trợ điều trị các trường hợp sau: Táo bón, trĩ, giải nhiệt, thông tiểu, mát gan, giải độc.\nThành phần:\nBột rau má: 300mg\nDiếp cá: 75mg\nChỉ định:\nThuốc Cenditan được chỉ định trong các trường hợp:\nTrị táo bón . Trĩ . Giải nhiệt. Thông tiểu. Mát gan. Giải độc.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Medxil 100 của Công ty Cổ phần Dược phẩm Glomed, thành phần chính cefpodoxim là một loại thuốc được dùng trong điều trị các nhiễm khuẩn thể nhẹ và vừa do các vi khuẩn còn nhạy cảm gây ra.\nThành phần:\nCefpodoxime: 100mg\nChỉ định:\nThuốc Medxil 100 được chỉ định dùng điều trị các nhiễm khuẩn thể nhẹ và vừa do các vi khuẩn còn nhạy cảm gây ra bao gồm:\nNhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, kể cả viêm phổi mắc phải ở cộng đồng do S. pneumoniae hoặc H. influenzae, kể cả các chủng sinh beta - lactamase; và đợt kịch phát cấp tính của viêm phế quản mạn do S. pneumoniae và H. influenzae không sinh beta - lactamase, hoặc M. catarrhalis. Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như viêm họng và viêm amidan do Streptococcus pyogenes. Viêm tai giữa cấp do S. pneumoniae hoặc H. influenzae kể cả các chủng sinh beta - lactamase, hoặc B. catarrhalis. Nhiễm khuẩn da và các tổ chức da chưa biến chứng do Staphylococcus aureus hoặc Streptococcus pyogenes. Nhiễm khuẩn tiết niệu chưa biến chứng như viêm bàng quang do Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Proteus mirabilis, hoặc Staphylococcus saprophyticus. Bệnh lậu cấp chưa biến chứng ở niệu đạo hoặc cổ tử cung do Neisseria gonorrhoeae." ]
Chào bác sĩ,Em năm nay 38 tuổi mí mắt dưới và gò má trái của em thỉnh thoảng giật ngẫu nhiên 1 phút, không kiểm soát được. Em đi khám bác sĩ chuyên khoa thần kinh rồi và chụp hình xét nghiệm máu thì bác sĩ kết luận bị co thắt cơ mặt.Bác sĩ đã cho em đơn thuốc uống 3 tuần mà vẫn giật, bây giờ em phải điều trị như thế nào ạ? Xin nhận được sự tư vấn, chân thành cảm ơn ạ!
[ "Co giật cơ mặt là tình trạng bệnh biểu hiện trên một nửa khuôn mặt. Nó thường bắt đầu bằng co giật xung quanh mắt một bên Chào em, Triệu chứng em cung cấp và kết quả xét nghiệm em đã làm khá phù hợp với chẩn đoán co thắt cơ mặt. Để điều trị hiệu quả hơn, em nên phối hợp đông tây y với nhau, thứ nhất là tái khám lại BS Tây y chuyên khoa thần kinh để BS điều chỉnh thuốc lại cho phù hợp, song song đó em có thể phối hợp thêm y học cổ truyền - y học dân tộc với liệu pháp châm cứu, cấy chỉ sẽ mau đạt kết quả hơn. Em chú ý nghỉ ngơi, tránh thức khuya, mát xa mặt và ăn uống đầy đủ chất, em nhé." ]
[ "Bạn Hòa thân mến, sưng mắt trái và gò má\r\ncùng bên kèm theo xốn cộm mắt thì tốt nhất bạn phải đến khám bác sĩ mắt. Mắt trái xốn xộm do chấn thương\r\ntrầy xước hay có dị vật đều cần phải khám và điều trị tích cực. Không\r\nnhững cần kiểm tra mắt mà khối xương mặt và các xoang quanh hốc mắt trái cũng không\r\nđược bỏ qua, bạn nhé. Chúc bạn sớm bình phục! Thân, Thưa bác sĩ, Em đá bóng bị ngã va vào tường, bị bầm nặng bên trán mắt trái, bị sưng ít nơi mắt. 3 giờ đầu không thấy đau hay khó chịu gì cả.\r\nNhưng giờ cảm giác hơi sưng lên và thấy hơi vướng ở mắt. Em có ngậm dưới lưỡi 2\r\nviên Alpha Chymotrypsin. Như thế có ảnh hưởng gì không ạ? (Minh Thái - TP PleiKu - Tỉnh Gia Lai) TTƯT.BS CK2 Nguyễn Thế Hồ: Bạn Thái thân mến, Với một chấn thương mắt thì điều\r\nquan trong nhất là thị lực có giảm không và hoặc có đau nhức không? Các triệu\r\nchứng như bầm mắt hay sưng mi mắt thường không đáng lo ngại. Tuy vậy, bạn cũng\r\nnên đi khám bác sĩ mắt. Đừng quá chủ quan hay tự ý dùng thuốc mà đôi khi đưa\r\nđến hậu quả đáng tiếc. Chào bạn,", "Xin chào bạn, Cơ vùng mặt được chi phối hoạt động bởi dây thần kinh số VII, nếu hoạt động dây thần kinh này mất cân bằng sẽ dẫn đến lệch mặt một bên. Có người biểu hiện lệch rõ, có người chỉ lệch khi cười hoặc khi nói chuyện… Nguyên nhân khiến mất cân bằng hoạt động dây thần kinh số VII có thể do viêm cấp (lệch mặt rất rõ và 80% có thể hết sau 6 tháng), chèn ép cho khối u, do khiếm khuyết bẩm sinh… Bạn nên đến chuyên khoa Nội Thần Kinh (bệnh viện ĐHYD, 115,  Chợ Rẫy…) để kiểm tra nhé. Thân ái chào bạn.", "Thưa BS, Em 22 tuổi, bị bệnh động kinh hơn 10 năm rồi. Hiện đang điều trị ngoại trú và dùng thuốc do bệnh viện cấp hàng tháng. Khi dừng thuốc lại bị nặng hơn lúc trước. Em xin hỏi AloBacsi có phương pháp nào điều trị dứt điểm bệnh này không ạ?\r\n\r\nEm xin chân thành cảm ơn AloBacsi. (Phan Văn Phước - Quảng Ngãi) Chào em, Đối với , bệnh nhân cần được điều trị thường xuyên và liên tục, không được tự ý ngưng thuốc hay thay đổi liều thuốc, vì sẽ làm bệnh nặng thêm, thậm chí nguy hiểm. Nhìn chung, bác sĩ sẽ đánh giá lại triệu chứng sau ít nhất 2 năm điều trị và cân nhắc ngưng thuốc. Tuy nhiên, nếu xét thấy không ngưng thuốc được thì phần lớn bệnh nhân phải dùng thuốc suốt đời. Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị dứt điểm , chỉ có dùng thuốc để ngăn ngừa cơn co giật, em nhé. Ngoài ra, để phòng ngừa cơn co giật, em nên hạn chế dùng chất kích thích (trà, cà phê,...), tránh thức khuya, căng thẳng... Em cũng không nên làm các nghề cần sự tập trung cao độ, hay trèo cao, làm việc dưới nước, lái xe khách,... Thân mến, BS Bùi Diễm Khuê ", " Chào bạn Trung, Việc điều trị phụ thuộc vào lứa tuổi và các biến chứng trên các cơ quan khác. Hơn nữa thuốc điều trị cũng có thể gây ra một số tác dụng có hại nếu sử dụng không đúng cách, nên bạn cần phải đi khám bệnh để BS đánh giá trực tiếp và xem xét chỉ định điều trị nhé. Thân mến! ", "Chào bạn, Ở động vật, bao gồm cả con người, phản ứng giật mình là phản ứng phòng thủ phần lớn mang tính vô thức đối với các kích thích đột ngột hoặc đe dọa, như tiếng ồn bất ngờ hoặc chuyển động sắc nét, và có liên quan đến ảnh hưởng tiêu cực. Thông thường sự khởi đầu của phản ứng giật mình là phản ứng phản xạ giật mình. Phản xạ giật mình là phản ứng phản xạ não (phản xạ) có tác dụng bảo vệ các bộ phận dễ bị tổn thương, như sau gáy (giật toàn thân) và mắt (liên kết mắt) và tạo điều kiện chạy thoát khỏi các kích thích đột ngột. Phản xạ này được tìm thấy trong suốt tuổi thọ của nhiều loài. Một loạt các phản ứng có thể xảy ra do trạng thái cảm xúc của từng cá nhân, tư thế cơ thể, chuẩn bị thực hiện một nhiệm vụ vận động, hoặc các hoạt động khác. Phản ứng giật mình có liên quan đến sự hình thành các ám ảnh cụ thể. Giật mình là hiện tượng sinh lý bình thường. Nhiều người dễ giật mình hơn người khác thường có liên quan đến stress căng thẳng, rối loạn lo âu, hoặc bản thân đang tập trung vào 1 việc nào đó. Nếu giật mình xảy ra thường xuyên, mức độ nặng (như nặng ngực, khó thở, đánh trống ngực kéo dài…) thì bạn cần khám chuyên khoa nội thần kinh và tim mạch để kiểm tra sức khỏe của mình, bạn nhé.", "Cô Hạnh thân mến! Cảm giác rần rần vùng mũi trán kèm theo sưng đỏ da vùng này\r\nthì rất có thể là hậu quả của bơm silicon đúng như cô nghĩ. Sau 20 năm các\r\nchất silicon loang ra xung quanh vùng bơm, thâm nhập vào các tế bào cơ, mỡ, da...\r\nsẽ là cho các tế bào này bị viêm. Do đó Cô nên tới bệnh viện khám nhé! Nếu chất silicon\r\nlà tác nhân gây viêm, bác sĩ phải mổ, nạo lấy tế bào viêm và chất silicon. Đây\r\nlà phẫu thuật khó, vì sự thấm nhập và lan rộng của chất silicon, có\r\nngười phải mổ nhiều lần mới có hiệu quả điều trị. Ngoài ra, nhức đầu vùng mũi trán còn có thể gặp do\r\nbệnh lý khác như: - Viêm mũi xoang: nghẹt mũi, sổ\r\nmũi, dịch trong hay đục... - Nhức vùng trán do tăng huyết\r\náp ở người có tuổi. - Nhức đầu do mất ngủ, căng thẳng\r\ntâm lý... Như vậy có nhiều nguyên nhân gây nhức vùng trán, Cô nên tới\r\nbệnh viện khám và điều trị nhé! Kính chúc Cô mạnh khoẻ!", " Chào em, Em “cảm thấy” mặt bị sưng rất rõ, sụp mí 1 bên, giật tê tê vùng mặt và “đã làm các xét nghiệm đều bình thường” thì có lẽ em đã bỏ qua khâu thăm khám BS. Hơn nữa xét nghiệm thì bao gồm nhiều loại cho nên “xét nghiệm bình thường” thì có thể em chưa kiểm tra những xét nghiệm thật sự cần làm để định bệnh (?). Nguyên nhân gây có thể gặp do nhiều nguyên nhân, như dị ứng, phù toàn thân do bệnh lý của thận, gan, do thuốc... BS cần phải khám đánh giá trực tiếp để khai thác thêm thông tin bệnh tình trước đây, kiểm tra các bất thường mới xác định được bệnh. Em nên khám chuyên khoa da liễu, em nhé. Thân mến!", "Em Hao thân mến, Với những biểu hiện của bé (thường bị co giật tay, chân,\r\nthậm chí lưng, giật người ưỡn ra), kết hợp bé có thêm tiền căn viêm màng não mủ\r\nvà nhiễm trùng huyết, AloBacsi nhận thấy cần loại trừ do những nguyên nhân sau: - Thiếu vitamin D. - Thiếu canxi. - Thiếu Magiê…các vitamin này và chất khoáng có thể thiếu đơn độc hoặc phối hợp\r\nvới nhau. - Một nguyên nhân nữa cần được nghĩ đến là bệnh lý động kinh. Do đó, em nên đưa bé đến BV Nhi Đồng khám tổng quát mới rõ được nguyên nhân.\r\nKhi tìm được nguyên nhân gây bệnh, BS sẽ giải thích mức độ nguy hiểm của bệnh\r\ncho sức khỏe của bé là như thế nào. Thân chào em!", "Bạn Hồ thân mến, Theo tôi biết với triệu chứng cộm mắt và nhức vùng chân mày\r\nquanh mắt và phần nửa đầu dữ dội thì không khó chẩn đoán lắm. Nếu xốn cộm mắt là triệu chứng chính thì chắc chắn trên giác\r\nmạc hoặc trên kết mạc có dị vật nào rơi vào hoặc có một mô mới mọc thêm hay nhô\r\nra. Nói rõ hơn là hoặc có dị vật kết mạc hay giác mạc hoặc . Trong\r\ntrường hợp bệnh lý thì đó có thể là viêm giác mạc sợi hay chắp mi. Nếu nhức đầu, vùng quanh hốc mắt là triệu chứng chính mà thị\r\nlực không giảm thì nhiều khả năng không phải bệnh lý ở mắt mà có thể là viêm\r\nxoang. Bệnh của bạn không khó lắm về chẩn đoán. Bạn có thể đến khám\r\nở bất cứ cơ sở y tế nào mà có bác sĩ mắt, sau khi xác định rõ bệnh tình sẽ đưa\r\nra hướng điều trị thích hợp bạn nhé. Thân,", "Chào em, Triệu chứng của em gọi là hiện tượng liệt chu kỳ, nguyên nhân do Liệt chu kỳ do hạ Kali máu, điều trị thế nào?. Bệnh thường xuất hiện ở thanh niên nhưng cũng có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Mỗi đợt liệt kéo dài từ vài giờ cho tới vài ngày, tái đi tái lại nhiều lần. Chẩn đoán bệnh này khá dễ dàng: cơn liệt thường xuất hiện lúc mới thức dậy, liệt tứ chi hoặc chỉ liệt chân, đặc biệt có thể hồi phục phần nào vài giờ hay vài ngày sau đó. Tuy nhiên cần phải khám và xét nghiệm rất nhiều cận lâm sàng để chẩn đoán tìm nguyên nhân và phân biệt các bệnh nguy hiểm khác. - Tai biến mạch máu não: thường gặp bệnh nhân trên 50 tuổi, tuy nhiên người trẻ cũng có thể gập dị dạng mạch máu não, hoặu u não. - Bệnh tủy sống: thường kèm mất cảm giác. - Bệnh viêm đa dây thần kinh: gặp ở người nghiện rượu, tiểu đường, thiếu máu, thiếu B1. Cần phải tìm nguyên nhân của liệt chu kỳ: cường giáp, cường Aldosterol do bướu thượng thận, Cushing do thuốc, do thuốc lợi tiểu,… Do đó, em nên báo với gia đình khi xảy ra triệu chứng này, vào viện ngay lúc đó để lấy máu xét nghiệm là tốt nhất, phải biết nguyên nhân để điều trị thích hợp, em nhé. Thân mến.", "Nguyên nhân hội chứng rung giật cơ lành tính Nguyên nhân dẫn đến hội chứng rung giật cơ lành tính Sự co giật cơ xảy ra khi một dây thần kinh ngoại biên cụ thể chịu trách nhiệm kiểm soát cơ trở nên hoạt động quá mức, dẫn đến các chuyển động không tự chủ của cơ. Nguyên nhân chính xác của Hội chứng rung giật cơ lành tính vẫn chưa được biết chính xác nên được gọi là vô căn. Bản thân co giật cơ có thể có nhiều nguyên nhân, bao gồm cả việc sử dụng một số chất hoặc thuốc, đặc biệt là thuốc dị ứng . Các loại thuốc có thể kích thích gây co giật cơ. Những cơn co giật này thường sẽ giảm bớt khi người bệnh ngừng dùng thuốc. Các loại thuốc bao gồm: Thuốc chẹn beta; Clorpheniramin; Dimenhydrinate; Diphenhydramine; Nortriptyline ; Methylphenidate; Pseudoephedrine. Co giật cơ cũng có thể là do chấn thương hoặc có thể là triệu chứng của lo âu hoặc trầm cảm . Đôi khi chúng có thể liên quan đến các triệu chứng liên quan đến căng thẳng khác như hội chứng ruột kích thích, ợ chua và đau đầu. Mất cân bằng điện giải có thể gây co giật hoặc giật cơ vì các chất điện giải như natri, kali, canxi và magie đóng vai trò quan trọng trong hoạt động bình thường của cơ và dây thần kinh. Sự mất cân bằng chất điện giải trong cơ thể có thể ảnh hưởng đến các xung điện kiểm soát sự co và giãn cơ, dẫn đến co giật cơ.", "Chào em, có thể do quá trình lão hóa bình thường ở người\r\nlớn tuổi, hoặc một số bệnh lý như Alzheimer, Parkinson, tai biến mạch máu\r\nnão,... Việc điều trị phải tùy thuộc nguyên nhân, em nhé. Nếu\r\nchỉ do lão hóa thì không cần can thiệp, chỉ theo dõi nếu có triệu chứng thì tái\r\nkhám ngay. Mẹ em có thể đến các bệnh viện có chuyên khoa Nội thần\r\nkinh như: bệnh viện Đại học Y Dược, Nguyễn Tri Phương, Nhân dân 115, Nhân dân\r\nGia Định,... Thân mến, AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Bạn Phương thân mến, Theo mô tả có thể bạn bị tổn thương kích thích dây thần kinh\r\nsố VII. Dây thần kinh số VII chi phối vận động ở hầu hết các cơ ở mặt. Bệnh này\r\ncó khả năng vượt ngoài tầm kiểm soát của bác sĩ mắt rồi. Tốt hơn hết bạn nên\r\ntham khảo ý kiến của bác sĩ nội thần kinh để tầm soát nguyên nhân và có hướng\r\nđiều trị lâu dài. Chào bạn! Mẹ cháu năm nay 57\r\ntuổi, tiểu đường tuýp 2 đã 10 năm, đường huyết không ổn định mặc dù uống thuốc\r\nđều đặn. Cách đây 5 tháng mẹ cháu mổ mắt lỗ hoàng điểm. Sau ca mổ, BS nói\r\nlà đã lành nhưng có cườm khô nên mẹ cháu vừa mổ đặt thủy tinh thể cách đây 1\r\ntuần. BS cho cháu hỏi, sau\r\nca mổ, mắt mẹ cháu nhìn chữ ở bảng đo mắt ở ba hàng đầu thì bình thường, nhưng\r\nbắt đầu từ hàng thứ tư trở đi thì lúc thấy lúc không, nhảy nhấp nháy. Liệu mắt mẹ\r\ncháu có ổn không? (Kathy Nguyên – TPHCM) 19494 TTƯT.BS-CK2\r\nNguyễn Thế Hồ: Bạn Nguyên thân mến, Với một người trải qua hai ca mổ quan trọng ở mắt trên người\r\ntiểu đường 10 năm mà thị lực đạt được 3/10 là khá lắm rồi. Tuy vậy, nhiều vấn đề còn ở phía trước đối với mắt của mẹ bạn\r\ndo bệnh tiểu đường gây ra. Bạn phải cố gắng giúp mẹ sao cho đường huyết lúc\r\nnào cũng ở mức ổn định trong giới hạn cho phép. Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng.\r\nNếu đường huyết không kiểm soát được thì mắt của mẹ bạn có thể bị tiếp những\r\ntổn thương làm giảm thị lực mà không thể phục hồi. 10 ngày trước cháu bị đau họng, nuốt nước bọt cũng thấy đau rát ở chỗ Amidan.\r\nĐến tối thì bị sổ mũi, sốt và đau ở 2 bên cổ dưới hàm, toàn thân không có sức. Đến\r\nhôm sau thì giảm sốt và đau ở cổ cũng bớt. Hôm nay cháu thấy ở vòm họng của cháu có nốt tròn sần sần không biết như vậy có bình thường\r\nkhông ạ? Lúc trước cháu có đau\r\nrát họng đi khám thì bác sĩ chỉ nhìn qua và nói là bị viêm họng cấp. (L.V Hon - ) 17999 BS-CK1 TMH Nguyễn Hồng Dũng: Bạn bị viêm họng, viêm amydale cấp, là bệnh thường gặp,\r\nthường do các loại vi rus hay vi trùng gây nên, bệnh hay xảy ra vào lúc\r\nchuyển mùa và mùa lạnh. Việc chẩn đoán và điều trị tương đối đơn giản, do đó bạn\r\nkhông nên quá lo lắng. Bạn có thể tới bất kỳ bệnh viện, phòng khám đa khoa và\r\nchuyên khoa Tai Mũi Họng đều được. Các bác sĩ sẽ khám và điều trị khỏi sau\r\n7- 10 ngày.", " Chào em, Sau khi bị dị vật trong mắt có thể gây viêm kết mạc, tạo cho người bệnh cảm giác cộm xốn mắt. Tuy nhiên để đảm bảo, em nên quay lại bệnh viện có chuyên khoa Mắt để bác sĩ tiến hành xem xét kĩ hơn, tìm ra dị vật (nếu có) và kê toa thuốc khám viêm để giảm triệu chứng khó chịu, em nhé! >>> >>>", "Cẩm Thu thân mến, Triệu chứng tê, có thể gặp ở người lớn tuổi , nhưng trước tiên cần phải tìm nguyên nhân bệnh lý và điều trị cho đúng. Một số nguyên nhân có thể liệt kê ra như bệnh lý của hệ cơ xương khớp, bệnh về thần kinh, nội tiết, mạch máu ngoại biên… Bạn cần phải đưa mẹ và dì đến khám sức khoẻ tổng quát để tìm nguyên nhân, từ đó sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác và hướng điều trị; không nên tự ý sử dụng thuốc tại nhà, vừa gây ra tác dụng phụ vừa không đảm bảo hiệu quả điều trị bạn nhé! Trân trọng." ]
Nguyên nhân xơ gan do rượu
[ "Nguyên nhân xơ gan do rượu Nhiều yếu tố khác nhau như trao đổi chất, di truyền, môi trường và miễn dịch đều đóng vai trò trong bệnh gan do rượu. Xơ gan do rượu có liên quan trực tiếp đến việc lạm dụng rượu, có thể gây rối loạn sử dụng rượu.Gan có thể dung nạp rượu ở mức độ nhẹ, tuy nhiên khi lượng rượu tiêu thụ tăng lên sẽ dẫn đến sự tích tụ chất béo trong gan (hay giai đoạn gan nhiễm mỡ). Nếu việc tiêu thụ rượu không dừng lại có thể dẫn đến viêm gan do rượu. Với việc tiếp tục uống rượu, bệnh sẽ diễn tiến đến xơ gan do rượu. Khi tế bào gan bắt đầu hình thành sẹo, gan không còn hoạt động tốt như trước. Kết quả là gan không thể thực hiện chức năng của mình như sản xuất protein, lọc chất độc ra khỏi máu." ]
[ "Nguy cơ suy gan Những ai có nguy cơ mắc phải suy gan? Những đối tượng có nguy cơ bị suy gan cao nhất bao gồm: Mắc viêm gan siêu vi B hoặc siêu vi C; Uống rượu quá mức; Tiền sử mắc các bệnh làm tăng nguy cơ suy gan chẳng hạn như bệnh nhiễm sắt trong các mô, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, bệnh tự miễn dịch và bệnh Wilson. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải suy gan Một số yếu tố thường gặp làm tăng nguy cơ mắc suy gan như: Rượu; Độc chất; Acetaminophen; Siêu vi gây viêm gan; Các bệnh lý như béo phì, đái tháo đường tuýp 2, hội chứng chuyển hóa. Siêu vi B gây viêm gan", " Chào bạn Hưng, Nhìn vào những thông tin trên chỉ có thể thấy men gan tăng. Gan thô trên siêu âm có thể là biểu hiện của xơ gan, nhưng không thể chỉ dựa vào kết quả siêu âm mà kết luận . Thông tin bạn cung cấp còn sơ sài nên tôi không thể tư vấn nhiều hơn cho bạn. Vậy với kết quả này, bạn cần đến khám BS chuyên khoa nội tiêu hóa để tìm nguyên nhân và điều trị nhé. Thân mến! Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp. Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng: › Gửi đến email: › Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang › Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983 - 0976 328 725", " Chào Quốc Cường, kích thích dạ dày, tăng tiết acid gây buồn nôn; các hợp chất trong rượu khi vào máu ảnh hưởng đến chức năng thần kinh trung ương, kích thích trung khu gây nôn; là những nguyên nhân làm cho em dễ bị nôn sau uống rượu bia. Nôn nhiều có thể làm tổn hại niêm mạc thực quản, dẫn đến nôn ra máu lượng ít, trong y văn gọi hiện tượng này là Hội chứng Mallory Weiss. Thông thường bệnh ít gây nguy hiểm, nhưng em phải chú ý tránh xa bia rượu vì tình trạng nôn có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác như viêm phổi hít, vỡ thực quản… Trân trọng!", "- nguồn internet Chào bạn, Kết quả này cho thấy bạn có các vấn đề sau: Xơ gan (chưa rõ nguyên nhân, cần làm xét nghiệm tìm nguyên nhân). Lách to là do tình trạng tăng áp cửa trong xơ gan và các nốt ở gan. Khối trong gan chưa rõ bản chất có phải HCC (ung thư tế bào gan nguyên phát) hay không. Để chẩn đoán người ta dựa vào hình ảnh điển hình trên chẩn đoán hình ảnh MSCT bụng hoặc MRI, có thể kết hợp với chỉ số AFP. Những trường hợp không điển hình có thể sinh thiết gan để có thể đưa ra chẩn đoán xác định. Bạn nên đến khám BS chuyên khoa Gan mật để có chẩn đoán xác định và điều trị bạn nhé. - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa. giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: . Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn.", "Nguy cơ nóng gan Những ai có nguy cơ mắc phải nóng gan? Một số đối tượng có nguy cơ mắc phải nóng gan có thể kể đến như: Lạm dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia… Sử dụng chung kim tiêm; Xăm hình hoặc xỏ khuyên cơ thể bằng kim không vô trùng; Làm công việc tiếp xúc với máu và các chất dịch cơ thể khác; Những người mắc bệnh đái tháo đường hoặc cholesterol cao. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải nóng gan Dưới đây là một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc phải nóng gan: Sử dụng thuốc giảm đau như aspirin hoặc acetaminophen thường xuyên. Quan hệ tình dục mà không sử dụng biện pháp bảo vệ chống lại các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Thừa cân hoặc béo phì . Tiếp xúc với các loại hóa chất hoặc thuốc trừ sâu. Dùng một số loại thực phẩm bổ sung hoặc thảo mộc, đặc biệt là với số lượng lớn. Sử dụng một số loại thuốc chung với rượu.", " Chào em, Ở người nghiện rượu nặng, để tăng nồng độ rượu thường pha rượu cùng với cồn, vì cồn cùng công thức của rượu nhưng có nồng độ cao hơn rượu rất nhiều. Nồng độ cồn thường là 70 độ, 90 độ để sát trùng được vết thương, còn rượu gọi là rượu mạnh ở nước ngoài cũng chỉ đạt 40 độ. Việc tăng nồng độ rượu cao hơn sẽ tàn phá gan, tụy và ống tiêu hóa mạnh mẽ hơn, tăng nguy cơ ngộ độc rượu, suy gan cấp, xơ gan, viêm tụy. Thân mến.", "Nguyên nhân viêm xơ đường mật Nguyên nhân dẫn đến viêm xơ đường mật Nguyên nhân gây bệnh xơ đường mật thường không rõ, bệnh có thể xuất hiện ở những người mắc các tình trạng sau, bao gồm: Rối loạn tự miễn. Viêm tụy mạn tính. Bệnh viêm đường ruột (bệnh Crohn và viêm loét đại tràng). Sarcoidosis (một bệnh gây viêm ở các bộ phận khác nhau của cơ thể). Viêm xơ đường mật cũng có thể được gây ra bởi: Sỏi mật trong ống mật. Nhiễm trùng trong gan, túi mật và đường mật.", "Chào AloBacsi, tôi thường xuyên phải uống rượu, bia khi giao tiếp. Tôi rất lo lắng cho gan của mình nhưng vì công việc nên không thể từ chối được. Vậy có dấu hiệu nào cảnh báo về bệnh gan nhiễm mỡ không. Nguyên nhân và triệu chứng bệnh? (Thanh Tùng, TPHCM) Gan nhiễm mỡ không gây ra triệu chứng gì đáng kể. Khi bệnh trở nên trầm trọng hơn có thể có một số triệu chứng: Mệt mỏi, yếu ớt, khó chịu, buồn nôn và bụng nôn nao khó chịu, lá gan có thể bị sưng to, một số ít người có thể bị vàng da. Chào Thanh Tùng, Bệnh gan nhiễm mỡ chỉ loại bệnh lý mà trong tế bào gan có những giọt mỡ và bong bóng mỡ khác nhau. Tiến triển của gan nhiễm mỡ dẫn đến viêm gan do mỡ, xơ hóa gan và xơ gan. Các dấu hiệu cảnh báo về bệnh gan nhiễm mỡ bao gồm chế độ ăn nhiều chất béo, dầu mỡ, có bệnh tiểu đường, chứng tăng mỡ máu cần điều trị tích cực để khống chế, lười vận động, uống bia, rượu, có thói quen sinh hoạt không tốt. Nguyên nhân của bệnh gan nhiễm mỡ có thể phân làm nhiều loại như: - Gan nhiễm mỡ do dinh dưỡng: bao gồm thành phần thức ăn không hợp lí, có nhiều chất béo, hấp thu quá nhiều đường, thói quen ăn uống không tốt (uống nhiều bia rượu), chế độ sinh hoạt không điều độ (ngồi nhiều, ít vận động, tinh thần suy nhược căng thẳng), di truyền nếu trong gia đình có nhiều người bị béo phì. - Gan nhiễm mỡ do chất hóa học như uống quá nhiều bia rượu, nhiễm độc phospho, chì... - Gan nhiễm mỡ do nội tiết, do bệnh tiểu đường... - Gan nhiễm mỡ do miễn dịch. - Gan nhiễm mỡ do dùng một số loại thuốc có thể dẫn đến bệnh - Do vi khuẩn, virus trong quá trình bị viêm gan siêu vi B, C thường có biến chứng gan nhiễm mỡ đặc biệt là viêm gan siêu vi C (nhiều khi còn gọi là hậu viêm gan siêu vi là gan nhiễm mỡ). Triệu chứng thì thông thường gan nhiễm mỡ không gây ra triệu chứng gì đáng kể. Khi bệnh trở nên trầm trọng hơn có thể có một số triệu chứng: Mệt mỏi, yếu ớt, khó chịu, buồn nôn và bụng nôn nao khó chịu, lá gan có thể bị sưng to, một số ít người có thể bị vàng da. Nếu gan chỉ bị nhiễm mỡ thôi, bệnh không nguy hiểm cho lắm. Tuy nhiên, nếu hệ thống miễn nhiễm phát hiện có sự bất thường và hoạt động loại bỏ những tế bào gan hư hỏng này, bạch huyết cầu sẽ xuất hiện khắp nơi gây ra viêm gan. Viêm lâu ngày sẽ đưa đến xơ rồi chai gan. Chúc bạn sức khỏe, thân mến! Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ sinh học để điều trị và phòng các bệnh về gan được các nhà khoa học đánh giá rất cao vì lợi ích và hiệu quả lâu dài của nó. Việc ứng dụng công nghệ sinh học để giải độc gan đã được nghiên cứu hơn 20 năm bắt đầu từ 1986 bởi Viện Công nghệ Sinh học - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, và sau đó công trình nghiên cứu này đã được ứng dụng để sản xuất ra thành phẩm đặc trị có tên là (đã được cấp bằng độc quyền sáng chế của Cục Sở hữu Trí tuệ). Theo đó, Phòng Enzyme học, Viện Công nghệ Sinh học đã tập trung nghiên cứu theo hướng enzyme khử độc cơ thể, thải nhanh các chất độc hại và bảo vệ gan khỏi bị tổn thương. Theo đó, chế phẩm sinh học sẽ bao gồm các enzyme thiên nhiên, và các chất chống oxy hóa chiết xuất từ 6 loại rau củ: nhựa quả đu đủ, dịch tiết từ khổ qua, củ cải, acid amin từ nhộng tằm, B-Carotene từ quả gấc, bột tỏi: - có tác dụng như men pepsin của dạ dày. - có tác dụng kháng khuẩn tăng cường hệ thống miễn dịch. - có đặc tính quan trọng là chống oxy hóa, loại bỏ tác nhân oxy hóa tế bào, đóng vai trò bảo vệ cơ thể, đáp ứng miễn dịch, phòng và điều trị được một số bệnh mạn tính, trong đó có ngăn ngừa tiền ung thư gan. - có tác dụng chống oxy hóa, chống lão hóa, là enzym xúc tác cho nhiều phản ứng sinh hóa khử độc cho cơ thể. - là các acid amin có chứa gốc lưu huỳnh có khả năng giải độc, có tác dụng bảo vệ đặc hiệu tế bào gan, giảm mụn nhọt...", " Chào bạn, là kết cục của tổn thương gan trong một thời gian dài, do nhiều nguyên nhân khác nhau. - Do virus viêm gan B, C, D - Do rượu - Do bệnh lý tự miễn dịch (cơ thể tạo ra kháng thể chống lại chính các tế bào gan, gây tổn thương viêm gan lâu ngày dẫn tới xơ gan) - Các bệnh lý rối loạn chuyển hóa: Bệnh Wilson (bệnh do tích lũy đồng trong cơ thể), bệnh Hemochromatosis (do tích lũy sắt), thiếu alpha 1- antitrypcin. - Ứ máu ở gan kéo dài: Suy tim phải nặng kéo dài (bệnh lý gan-tim), hội chứng Budd-Chiari (tắc tĩnh mạch trên gan) - Tình trạng tắc mật lâu ngày - Do độc chất: Aflatoxin (là một tác nhân quan trọng, do một loại nấm tên gọi là Aspergillus flavus tạo ra, chất này thường bị nhiễm trong thức ăn, đặc biệt là ngũ cốc để lâu ngày. Vai trò của aflatoxin đối với gan ra sao thì hiện đang được quan tâm nghiên cứu, nhưng người ta cho rằng đây có thể là tác nhân gây xơ gan. ung thư gan.) - Thuốc: một số loại thuốc dùng lâu ngày có thể dẫn tới xơ gan - Một số bệnh lý di truyền hiếm gặp khác - Tình trạng gan nhiễm mỡ không do rượu: quá trình xơ hóa diễn ra chậm chạp, thường phải sau 10-20 năm. - Một số trường hợp xơ gan không xác định được nguyên nhân Cần lưu ý rằng, người bị xơ gan có thể do một nguyên nhân, nhưng cũng có thể do nhiều nguyên nhân cùng phối hợp gây tổn thương gan. Thân mến! Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp. Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng: › Gửi đến email: [email protected] › Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang › Hoặc https://www.facebook.com/alobacsi.vn123 › Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983 - 0976 328 725", " Quá trình xơ hóa gan có thể diễn ra \"âm thầm\" trong nhiều năm, thời kì đầu không biểu hiện triệu chứng gì. Gan là một cơ quan có khả năng bù trừ rất tốt nghĩa là khi gan bị hư hoại thì các phần gan còn lại sẽ \"gánh\" thêm công việc của các phần gan bị hư, cho nên ít khi có biểu hiện tình trạng suy giảm chức năng gan trong giai đoạn đầu. Chính vì vậy, bệnh thường không có triệu chứng gì rõ rệt và người ta gọi đó là thời kì xơ gan còn bù tức là thời kì mà nhiệm vụ của gan vẫn được bù đắp nhờ phần gan bình thường còn lại. - Bệnh nhân có thể chỉ cảm thấy hơi mệt mỏi, không làm việc được lâu, hay chán ăn, buồn nôn và sợ một số thức ăn đặc biệt là những thức ăn chứa nhiều dầu mỡ. Sau khi ăn thường có cảm giác đầy bụng, khó tiêu. - Đôi khi bệnh nhân thấy đau tức vùng dưới sườn bên phải - Trên da vùng ngực, lưng và cổ của bệnh nhân có những đốm đỏ hình giống như hoa thị mà danh từ y học gọi đó là \"sao mạch\". - Lòng bàn tay có thể bị ửng đỏ, danh từ y học gọi là \"lòng bàn tay son\". Việc phát hiện bệnh trong giai đoạn ban đầu này thường là tình cờ khi đi khám sức khỏe định kì, khi làm xét nghiệm tổng quát về chức năng gan, hoặc tình cờ phát hiện qua siêu âm bụng. Sau một thời gian nhiều tháng hoặc vài năm, bệnh sẽ tiến triển đến giai đoạn nặng hơn gọi là thời kì xơ gan mất bù tức là thời kì mà gan không còn đủ sức đảm đương nhiệm vụ của mình. Đó là lúc mà gan bị hư hoại nhiều quá nên bắt đầu bộc lộ sự suy giảm chức năng. - Bệnh nhân thường đi khám bệnh vì thấy bụng ngày càng to ra do ứ nước trong bụng (còn gọi là \"cổ trướng\" hoặc \"báng bụng\"). Vùng mắt cá chân có thể bị sưng lên, đè vào thì hơi bị lõm. - Lúc này, người bệnh hay than mệt mỏi, chán ăn, cảm giác bị suy nhược, sụt cân... - Bệnh nhân có thể bị vàng da và vàng mắt, dễ bị bầm ở những chỗ tiêm chích, chảy máu răng, chảy máu cam. Phụ nữ có thể bị rối loạn kinh nguyệt hoặc mất kinh, đàn ông có thể bị bất lực. - Dưới bờ sườn bên phải có thể sờ thấy gan hơi cứng chắc và dưới bờ sườn bên trái có thể sờ thấy lá lách lớn. - Bệnh nhân có thể có những rối loạn về tinh thần như mất khả năng tập trung (ngay cả khi làm những công việc rất yêu thích), cảm thấy dễ mệt nhưng lại ngủ không ngon. Nặng hơn nữa, bệnh nhân sẽ bị kích động, vật vã rồi dần dần bị hôn mê hoặc có thể ói ra máu rất nhiều và tử vong. Thân mến! Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ sinh học để điều trị và phòng các bệnh về gan được các nhà khoa học đánh giá rất cao vì lợi ích và hiệu quả lâu dài của nó. Việc ứng dụng công nghệ sinh học để giải độc gan đã được nghiên cứu hơn 20 năm bắt đầu từ 1986 bởi Viện Công nghệ Sinh học - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, và sau đó công trình nghiên cứu này đã được Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (DHG) ứng dụng để sản xuất ra thành phẩm đặc trị có tên là (đã được cấp bằng độc quyền sáng chế của Cục Sở hữu Trí tuệ). Theo đó, Phòng Enzyme học, Viện Công nghệ Sinh học đã tập trung nghiên cứu theo hướng enzyme khử độc cơ thể, thải nhanh các chất độc hại và bảo vệ gan khỏi bị tổn thương. Theo đó, chế phẩm sinh học sẽ bao gồm các enzyme thiên nhiên, và các chất chống oxy hóa chiết xuất từ 6 loại rau củ: nhựa quả đu đủ, dịch tiết từ khổ qua, củ cải, acid amin từ nhộng tằm, B-Carotene từ quả gấc, bột tỏi: - có tác dụng như men pepsin của dạ dày. - có tác dụng kháng khuẩn tăng cường hệ thống miễn dịch. - có đặc tính quan trọng là chống oxy hóa, loại bỏ tác nhân oxy hóa tế bào, đóng vai trò bảo vệ cơ thể, đáp ứng miễn dịch, phòng và điều trị được một số bệnh mạn tính, trong đó có ngăn ngừa tiền ung thư gan. - khử độc cho cơ thể. - có khả năng giải độc, có tác dụng bảo vệ đặc hiệu tế bào gan, giảm mụn nhọt... Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, chế phẩm công nghệ sinh học này có thể sử dụng rộng rãi cho nhiều đối tượng để chữa bệnh hay phòng bệnh. Với người bình thường, việc sử dụng chế phẩm thường xuyên sẽ giúp phòng ngừa những tác nhân có thể gây hại cho cơ thể, tổn thương chức năng gan và các cơ quan chính của cơ thể. Đối với người bị bệnh, ngoài các thuốc điều trị đặc hiệu cho từng bệnh thì nên bổ sung thêm chế phẩm sinh học để hỗ trợ điều trị, mà chủ yếu là tăng cường chức năng gan, giúp giải độc cho gan. Hiệu quả Naturenz đã được chứng minh bằng thử nghiệm lâm sàng giúp hạ men gan trong 6 tuần đối với các nhóm bệnh gan. Tham khảo thêm về được sản xuất bởi DHG Pharma, giúp hạ men gan, bổ gan, mát gan, hỗ trợ điều trị viêm gan và gan nhiễm mỡ, giúp giảm dấu hiệu đau tức hạ sườn phải, mệt mỏi, khó tiêu, trướng bụng, ăn ngủ kém,... tại: Hotline: Facebook: Các giải đáp từ chuyên gia:", "Nguyên nhân nghiện rượu Nguyên nhân của rối loạn sử dụng rượu vẫn chưa được biết rõ. Có thể rối loạn sử dụng rượu phát triển khi bạn uống quá nhiều rượu đến mức xảy ra các thay đổi hóa học trong não. Những thay đổi này làm tăng cảm giác dễ chịu khi được uống rượu, điều này khiến bạn muốn uống rượu thường xuyên, mặc dù biết rằng việc đó gây hại.", " Chào bạn Trường, Như vậy là bạn bị rồi, giống như có người dị ứng với hải sản, người dị ứng thịt bò vậy. Có rất nhiều trường hợp lúc nhỏ không bị dị ứng với tác nhân này, nhưng lớn lên mới bị, là do sự thay đổi của cơ thể tương tác với môi trường bên ngoài, như thay đổi nội tiết tố, nhiễm ký sinh trùng, do món ăn đi kèm khi nhậu... có khi không rõ nguyên nhân. Theo Đông y thì gan và thận là 2 nơi thải độc của cơ thể, khi 2 cơ quan này hoạt động không tốt thì cơ thể dễ bị dị ứng hơn, chứ không phải cứ dị ứng bia rượu là đồng nghĩa với nóng gan vì còn nhiều yếu tố khác tác động vào. Cách tốt nhất để không bị mẩn đỏ trong trường hợp này là không uống bia rượu. Việc dùng thuốc chống dị ứng uống phòng ngừa trước khi uống bia rượu có được ghi nhận nhưng thường không hiệu quả nhiều, mà đôi khi còn tăng tác dụng phụ của thuốc. Biện pháp thứ hai là giải mẫn cảm bằng cách mỗi ngày uống 1 ít tăng dần, cho cơ thể quen dần, nhưng đến bao lâu cơ thể mới quen được thì không ai dám chắc, mỗi người khác nhau. Thân mến!", "Việc lạm dụng rượu kéo dài có thể gây ra nhiều tổn hại cho sức khỏe. Một số bệnh lý do rượu như: bệnh thận, thoái hóa não, teo não, ung thư miệng, thực quản, viêm loét dạ dày, loạn nhịp tim, loãng xương… Lâu nay người ta thường nghĩ rượu chỉ gây xơ gan, cháy phổi. Nhưng thực chất rượu rất độc đối với hệ thần kinh trung ương, não, làm hủy hoại tế bào não. Uống rượu càng nhiều thì sự hủy hoại bộ não càng nặng. Rượu hủy hoại tế bào não nên mới có hiện tượng say rượu, loạn thần không còn ý thức được hành vi trong khi say, gây bạo hành với gia đình con cái, làm cho người thân mệt mỏi về tâm lý, luôn căng thẳng, lo sợ, gây mất trật tự ở khu phố. Những người nghiện rượu luôn có huyết áp cao hơn người bình thường và có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, chức năng gan luôn bị giảm sút dễ dẫn đến xơ gan mạn tính. BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo", "Chào bạn, có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, thường gặp nhất là do rượu, do thuốc hoặc do viêm gan siêu vi. Mỡ máu cao cũng là một trong các nguyên nhân gây ra tình trạng này. Một số loại thuốc quảng cáo có tác dụng đối với bệnh gan nhưng hiệu quả chưa được chứng minh, khi sử dụng trên một số cơ địa có thể làm bệnh nặng hơn. Do đó, bạn cần thận trọng. Đối với các trường hợp rối loạn lipid máu không kèm yếu tố nguy cơ tim mạch, chỉ số trygliceride của bạn cũng không phải quá cao, nên có thể điều chỉnh bằng chế độ ăn và tập luyện thể dục thể thao đều đặn. Với cân nặng này, bạn được xếp vào nhóm thừa cân. Do đó cần có chế độ giảm cân, tuy nhiên vì men gan cao nên tránh sử dụng thuốc giảm cân bạn nhé! Thân mến. AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa. giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: . Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn.", "Triệu chứng xơ gan mất bù Những dấu hiệu và triệu chứng của xơ gan mất bù Xơ gan thường không gây triệu chứng ở giai đoạn đầu nhưng khi bệnh tiến triển thành xơ gan mất bù, bạn thường sẽ biểu hiện cáu triệu chứng và dấu hiệu của các biến chứng: Cổ trướng (báng bụng): Là tình trạng bụng to lên do tụ dịch bên trong ổ bụng, gây khó chịu cho bạn. Vàng da và mắt; Mệt mỏi; Sụt cân; Dễ chảy máu và bầm tím; Xuất huyết tiêu hóa; Phù chân; Bệnh não gan : Liên quan đến sự suy giảm chức năng não do gan không loại bỏ được các chất độc trong máu, gồm lú lẫn, nói ngọng, thường xuyên buồn ngủ; Đau bụng; Lách to; Sốt; Buồn nôn và chán ăn; Tĩnh mạch mạng nhện ở ngực bụng; Lòng bàn tay son; Ngón tay dùi trống; Móng trắng; Nước tiểu có màu nâu hoặc cam; Tinh hoàn teo và vú to ở nam giới ; Ngứa không rõ nguyên nhân. Cổ trướng là một trong những dấu hiệu của xơ gan mất bù Những người bị xơ gan mất bù có hệ miễn dịch bị suy giảm nên dễ bị nhiễm trùng hơn. Đây là một trong những tình trạng thúc đẩy tổn thương gan nặng hơn. Các bệnh nhiễm trùng phổ biến trên người bệnh xơ gan gồm viêm phúc mạc nhiễm khuẩn nguyên phát, nhiễm trùng đường niệu, viêm phổi , viêm mô tế bào. Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh xơ gan mất bù Những biến chứng của bệnh xơ gan là biểu thị cho việc xơ gan chuyển từ giai đoạn còn bù sang giai đoạn mất bù: Tăng áp lực tĩnh mạch cửa (cổ trướng, xuất huyết tiêu hóa, lách to...); Thiếu máu ( thiếu máu tán huyết , thiếu máu do thiếu folate, thiếu máu do cường lách); Bệnh não gan (lú lẫn, rung giật cơ, hôi miệng trong suy gan); Hội chứng gan thận; Viêm phúc mạc nhiễm khuẩn nguyên phát; Phổi: Hội chứng gan phổi, tăng áp phổi, tràn dịch màng phổi, tăng thống khí,...; Ung thư biểu mô tế bào gan. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu bạn chưa được chẩn đoán xơ gan trước đó và xuất hiện các triệu chứng của bệnh xơ gan khiến bạn cảm thấy chúng bất thường thì hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất. Nếu bạn đã được chẩn đoán xơ gan trước đây, hãy đến gặp bác sĩ nếu: Sốt kèm run; Hụt hơi; Nôn ra máu hoặc đi cầu phân đen như hắc ín; Thường xuyên buồn ngủ; Rối loạn tâm thần như lú lẫn, hay quên; Chướng bụng hay đau bụng." ]
Triệu chứng chảy máu tai
[ "Triệu chứng chảy máu tai Những dấu hiệu và triệu chứng của chảy máu tai Chảy máu tai là một triệu chứng và dấu hiệu của nhiều bệnh lý. Ngoài ra, tùy thuộc vào nguyên nhân gây chảy máu tai mà bạn có thể xuất hiện một số triệu chứng khác như: Đau tai; Sốt; Giảm hoặc mất thính giác; Liệt mặt; Chóng mặt; Ù tai. Biến chứng có thể gặp khi bị chảy máu tai Chảy máu tai thường không dẫn đến biến chứng, nhưng nguyên nhân gây chảy máu tai có thể dẫn đến các vấn đề tiềm ẩn lâu dài. Những nguy cơ đáng chú ý của chảy máu tai nếu không được điều trị bao gồm: Nhiễm trùng tai; Ù tai ; Viêm tai xương chũm ; Mất hoặc giảm thính lực (tạm thời hoặc vĩnh viễn); Đau đầu; Chóng mặt; Vấn đề về khả năng thăng bằng; Tổn thương não. Đau tai là một triệu chứng có thể đi kèm khi bạn bị chảy máu tai Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu tai bạn bị chảy máu, bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra. Điều quan trọng là phải tìm ra nguyên nhân gây chảy máu để bác sĩ có thể điều trị cho bạn đúng cách. Đặc biệt, nếu bạn bị chảy máu tai sau một tai nạn hoặc sau chấn thương vùng đầu, bạn hãy nhanh chóng đến bệnh viện cấp cứu ngay nếu bạn có thêm bất kỳ triệu chứng sau: Chóng mặt; Chảy máu mũi ; Buồn nôn, nôn; Rối loạn về thị lực; Lú lẫn hoặc mất ý thức; Mất thính lực." ]
[ " Chào em, là tình trạng virus hoặc vi khuẩn tấn công vào tuyến nước bọt mang tai, gây nên triệu chứng sưng, nóng, đỏ một bên tuyến mang tai. Khi tình trạng này do Paramyxovirus gây ra thì gọi là bệnh quai bị, thường tạo được miễn dịch suốt đời và hầu hết bệnh nhân sẽ không mắc bệnh lần hai. Trong khi đó viêm tuyến nước bọt mang tai do vi khuẩn gây ra, thường có sốt cao, có mủ chảy ra từ lỗ Sténon và có thể tái phát nhiều lần. Nếu là bệnh lý do vi khuẩn gây ra, cần bổ sung kháng sinh diệt vi khuẩn vào phác đồ điều trị, bệnh cũng thường khu trú tại chỗ. Do trước đó em có tiền căn tiếp xúc với bệnh nhân quai bị nên bác sĩ vẫn nghĩ khả năng bị quai bị của em cao hơn. Tuy nhiên, có thể trong quá trình thăm khám bác sĩ phát hiện em có biểu hiện phù hợp với nhiễm khuẩn hơn, do đó, em nên tuân thủ toa thuốc của bác sĩ đã kê em nhé! Thân mến! ", "Nguyên nhân đau tai Nguyên nhân dẫn đến đau tai Vòi nhĩ chạy từ tai giữa của mỗi bên tai đến thành sau họng. Vòi nhĩ giúp dẫn lưu chất lỏng được tạo ra ở tai giữa. Nếu vòi nhĩ bị tắc, chất lỏng có thể tích tụ. Điều này có thể dẫn đến áp lực phía sau màng nhĩ hoặc nhiễm trùng tai. Đau tai ở người lớn ít có khả năng do nhiễm trùng tai. Cơn đau mà bạn cảm thấy ở tai có thể đến từ một bộ phận khác trên cơ thể, chẳng hạn như răng, khớp thái dương hàm hoặc họng. Đây được gọi là đau xuất chiếu. Nguyên nhân chính phổ biến gây đau tai có thể bao gồm: Viêm tai ngoài: Nhiễm trùng ống tai ngoài có thể do vi khuẩn hoặc vi nấm, thường được gọi là bệnh tai của người bơi lội vì đối tượng này hay mắc viêm ống tai ngoài do thường xuyên tiếp xúc trong nước hồ bơi. Hoặc cũng có thể do kích ứng ống tai do ngoáy tai bằng tăm bông, xà phòng hoặc dầu gội còn trong tai sau khi tắm. Viêm tai giữa : Nhiễm trùng tai giữa thường xảy ra khi trẻ em bị nhiễm trùng đường hô hấp trên gây tắc nghẽn và sưng vòi nhĩ. Nếu trẻ rất nhỏ thường hay kéo tai, đó có thể là dấu hiệu trẻ bị nhiễm trùng tai. Viêm tai trong: Các triệu chứng bao gồm chóng mặt, mất thính lực, buồn nôn, nôn và chuyển động mắt nhanh không tự chủ. Chấn thương tai do thay đổi áp suất: Tai bạn bắt đầu bị đau hoặc cảm thấy đầy khi bạn đi trên máy bay hoặc lặn biển. Chấn thương do áp suất có thể gây thủng màng nhĩ. Dị vật kẹt trong tai hoặc ráy tai tích tụ: Tai bạn bị đau và không thể nghe rõ. Trẻ nhỏ thường tò mò sau đó nhét những vật nhỏ như thức ăn, sỏi, đồ chơi hoặc các loại hạt vào tai. Rối loạn chức năng vòi nhĩ: Tai bạn bị đau hoặc cảm thấy đầy. Bạn có thể bị ù tai hoặc nghe thấy tiếng nổ lách tách trong tai. Lỗ thủng ở màng nhĩ. Nguyên nhân thứ phát phổ biến gây đau tai có thể bao gồm: Viêm amidan hoặc viêm họng: Bạn hoặc con bạn bị đau họng cấp tính hoặc mạn tính. Hội chứng khớp thái dương hàm (TMJ): Tai của bạn bị đau khi bạn mở miệng, nhai thức ăn hoặc ngáp. Viêm xoang: Mủ và dịch viêm xoang theo vòi nhĩ vào tai giữa, gây bít tắc và viêm tai giữa. Nhiễm trùng răng: Sâu răng hoặc áp xe răng có thể gây đau lan lên tai. Trào ngược dạ dày thực quản. Viêm tai ngoài", " Chào em, Với tình hình ô nhiễm không khí nghiêm trọng như hiện nay, các bệnh lý tai mũi họng dai dẳng là vấn đề gặp phải ở rất nhiều người chứ không riêng gì em. Khi họng bị viêm, niêm mạc sung huyết, đi kèm với hành động khạc nhiều sẽ làm trầy xước và chảy ra ít máu. Ngoài ra, em còn có triệu chứng đau mũi và nhức đầu, có thể là dấu hiệu của bệnh lý , cũng là một trong những nguyên nhân gây khạc ra máu. Hiện tại, em nên tái khám bác sĩ Tai mũi họng để được thăm khám, đánh giá lại và kê toa phù hợp em nhé! Thân mến! AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Ho ra máu là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh tật tại đường hô hấp. Chào em, Nguyên nhân gây ho ra máu có thể do viêm nhiễm / tổn thương mạch máu ở vùng hầu họng (thành sau họng) thường gặp trong viêm họng cấp và mạn, bệnh lý răng miệng, cũng có thể máu này chảy từ mũi xuống khi viêm mũi, viêm xoang, u mũi do dịch ở mũi có thể theo lỗ mũi sau chảy xuống thành sau họng, cũng máu xuất phát từ tổn thương trong đường dẫn khí, nhu mô phổi (lao phổi, u phổi, áp xe phổi), hay do rối loạn đông cầm máu... Ho ra máu là triệu chứng nguy hiểm, cần phải đến bệnh viện để kiểm tra, xác định chính xác nguyên nhân để loại trừ bệnh lý ác tính, chứ không thể mua thuốc ở nhà được. Em đến bệnh viện đăng ký khám tại chuyên khoa Hô hấp đầu tiên, em nhé. Thân mến!", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa chảy máu tai Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của chảy máu tai Chế độ sinh hoạt: Chườm ấm tai có thể giúp giảm đau. Giữ sạch vùng tai bị thương. Đeo nút bịt tai để ngăn nước và mảnh vụn lọt vào trong khi tai bạn đang trong thời gian lành lại. Chế độ dinh dưỡng: Bổ sung đầy đủ các chất, giảm các thức ăn béo ngọt giúp tai bạn lành tốt hơn. Bổ sung thêm vitamin và chất khoáng. Phòng ngừa chảy máu tai Không phải lúc nào bạn cũng có thể ngăn ngừa chảy máu tai vì nó thường xảy ra sau những sự kiện không lường trước được (như tai nạn, chấn thương). Tuy nhiên, có một số cách bạn có thể phòng ngừa để giảm nguy cơ mắc các tình trạng sức khỏe liên quan đến chảy máu tai. Để giảm nguy cơ nhiễm trùng tai: Rửa tay thường xuyên. Tránh khói thuốc lá. Tiêm vắc xin phù hợp với lứa tuổi. Để giảm nguy cơ thủng màng nhĩ: Điều trị nhiễm trùng tai kịp thời. Đeo bảo vệ tai khi tiếp xúc với tiếng ồn lớn. Đeo nút tai máy bay khi bay để giảm áp lực tích tụ. Không nhét tăm bông, kẹp tóc hoặc các vật dụng khác vào ống tai. Đeo nút tai giúp bảo vệ bạn tránh thủng màng nhĩ khi bạn tiếp xúc với tiếng ồn lớn Các câu hỏi thường gặp về chảy máu tai Tôi bị chảy máu tai thì có nguy hiểm gì hay không? Chảy máu tai là triệu chứng của nhiều tình trạng khác nhau từ nhẹ đến nặng. Do đó không phải lúc nào bạn bị chảy máu tai đều nguy hiểm đến tính mạng. Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn bị chảy máu tai mà không rõ lý do. Làm thế nào để tôi làm ngừng chảy máu tai? Nếu chảy máu tai xuất phát từ bên trong tai, hãy lấy bông sạch để thấm máu rỉ ra. Nếu máu chảy ra từ tai ngoài, hãy ấn mạnh vào vị trí chảy máu để cầm máu. Nếu tôi bị thủng màng nhĩ thì điều trị như thế nào? Trong nhiều trường hợp, màng nhĩ thủng sẽ tự lành. Bạn có thể cần phải phẫu thuật nếu màng nhĩ bị thủng mất hơn ba tuần để lành. Hãy chú ý tránh để nước vào tai. Khi xì mũi, hãy làm nhẹ nhàng để tránh tổn thương thêm.", "Chào em, Các triệu chứng trên khá rõ nét cho bệnh em cần khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng sớm để điều trị thích hợp kịp thời. Nếu chần chừ và chậm trễ trong điều trị, viêm tai có thể tiến triển nặng lên gây thủng màng nhĩ, viêm tai giữa, nhiễm trùng thần kinh trung ương...", "Bạn Cảnh Sơn thân mến! Sau khi bạn bị viêm họng và ho 2 ngày thì tai bị như có nước, làm cho khó chịu, cảm giác đầy tai, đây là triệu chứng của tình trạng thương tổn lan từ vùng hầu họng tới tai giữa. Tai giữa và mũi hầu có đường thông gọi là tai vòi, là một ống nhỏ, bình thường giúp cho thông khí từ vòm hầu tới tai giữa, làm cân bằng áp lực bên ngoài và bên trong của màng nhĩ. Khi sự thông khí này bị hạn chế hay tắc nghẽn làm áp suất tai giữa giảm xuống, sự rung động và dẫn truyền âm thanh của màng nhĩ và các bộ phận khác của tai giữa bị ảnh hưởng, gây những triệu chứng như ù tai, nặng trong tai, nghe vang trong tai.... Do đó bệnh của bạn có thể chỉ mới gây hẹp (bán tắc tai vòi). Bạn nên tới BS Tai mũi họng khám và điều trị. Bệnh diễn tiến 2 ngày, chưa có biến chứng trầm trọng nên việc chữa trị sẽ thuận lợi. Nếu điều trị tích cực các tiệu chứng sẽ cải thiện nhanh sau vài ngày. Bạn không nên tự chữa và không nên để lâu, dẫn tới viêm tai giữa cấp (sốt, đau sâu trong tai, nhức đầu nhiều bên tai viêm, chảy mủ tai, chóng mặt, ù tai...). Khi đó bệnh có thể có biến chứng, điều trị sẽ kéo dài, tốn kém, ảnh huỏng tới sức khỏe, công tác, học tập Chúc bạn mau chóng bình phục sức khỏe! - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa. giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: . Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn.", " Chào em, Sau khi bấm lỗ tai hay xỏ khuyên tai, tại vị trí đâm kim luôn có xảy ra hiện tượng viêm, với biểu hiện nóng, đau nhẹ, nề nhẹ, chỉ cần thuốc giảm đau và kháng viêm là đủ. Còn biểu hiện tím và chảy máu là do chạm vào mạch máu khi đâm kim xuyên sụn. Tình trạng nhiễm trùng là khi nào xuất hiện đau tức nhiều hơn, sưng nhiều hơn, đỏ, tụ mủ, hành sốt hay người mệt mỏi, khi đó cần phải có thêm kháng sinh. Để xử trí tình trạng này, trước hết cần phải tháo khoen tai, làm sạch, kê thuốc uống. Chọn lựa thuốc thế nào phụ thuộc vào mức độ viêm nhiễm hiện tại, các thuốc bệnh nhân đã dùng gần đây, thể trạng, chức năng gan, thận và bệnh lý đi kèm; do vậy, theo quy định của Bộ Y tế, bác sĩ phải khám trực tiếp cho em thì mới có thể kê thuốc được. Ngoài ra, nếu thủ thuật bấm lỗ tai không an toàn thì em còn cần phải tiêm ngừa uốn ván nữa. Do đó, em nên đến Bệnh viện Da Liễu hoặc bệnh viện đa khoa để được xử trí thích hợp em nhé. Thân mến.", "Bác Ngọc Vinh thân mến, là một triệu chứng chủ quan, do nhiều\r\nnguyên nhân gây nên. Có thể do bệnh lý của tai mũi họng (viêm ống tai, viêm tai\r\ngiữa...), có thể liên quan tới các bệnh lý nội khoa khác như tăng\r\nhuyết áp, tiểu đường, xơ vữa mạch máu, u dây thần kinh... Với\r\nnhiều nguyên nhân như vậy không phải lúc nào cũng dễ dàng để\r\ntìm được căn nguyên của bệnh. Nếu vào TPHCM, bác có thể đến các BV Chợ Rẫy, BV 115, BV Tai\r\nMũi Họng... khám tìm nguyên nhân và được điều trị. Để được giảm chi phí theo quy định của bảo hiểm y tế, bác cần\r\nliên hệ với cơ sở y tế nơi bác đăng ký khám chữa bệnh ban đầu để được hướng dẫn\r\nthủ tục chuyển viện theo quy định bác nhé! AloBacsi kính chúc bác mau chóng bình phục sức khỏe!", " Chào em, Bệnh là bệnh viêm tuyến mang tai do virus quai bị gây nên. Đặc điểm của bệnh quai bị là tuyến mang tai sưng to dần trong khoảng 3 ngày rồi giảm sưng dần trong khoảng 1 tuần. Tuyến mang tai có thể sưng 1 bên hay 2 bên. Các biến chứng có thể gặp của quai bị là viêm màng não, viêm tinh hoàn, viêm khớp, viêm tuyến giáp, viêm khớp xương hàm, viêm cầu thận, viêm cơ tim, xơ hóa nội tâm mạc, giảm tiểu cầu, thất điều tiểu não, viêm tủy cắt ngang, viêm đa dây thần kinh lan lên, viêm tụy cấp, viêm buồng trứng, và giảm thính lực. Triệu chứng mặt bị lệch, nói chuyện thấy 2 cơ hàm không khớp với nhau hướng nhiều đến tổn thương khớp thái dương hàm, tổn thương thần kinh chi phối cho nhóm cơ hàm mặt... Với tình trạng này, em nên khám lại ở chuyên khoa răng hàm mặt để được chẩn đoán xác định nguyên nhân và điều trị thích hợp. Thân mến! ", "Triệu chứng ho ra máu Những dấu hiệu và triệu chứng của ho ra máu Triệu chứng : Ho đột ngột khởi phát hoặc tái phát theo chu kỳ, do kích thích bởi tác nhân như phơi nhiễm chất dị ứng, lạnh, hoạt động gắng sức, nằm ngửa. Buồn nôn hoặc nôn ra máu màu đen, nâu hoặc cà phê. Xuất hiện bọt và máu trong đờm, và nếu lượng nhiều có thể gây cảm giác nghẹt thở. Dựa vào thể tích máu để phân mức độ nặng nhẹ của triệu chứng: Nguy hiểm đến tính mạng: Ho ra máu ồ ạt, từ 100 ml đến trên 600 ml/lần. Không đe doạ tính mạng: Lượng máu ít đến vừa phải, từ 20 - 200 ml/lần. Ho ra máu nhẹ: Ít hơn 20 ml/lần. Một số triệu chứng gợi ý nguyên nhân gây ho ra máu: Sốt và ho có đờm: Viêm phổi. Đổ mồ hôi ban đêm, giảm cân, và mệt mỏi: Ung thư , lao. Đau ngực kèm khó thở: Viêm phổi , thuyên tắc phổi. Đau chân và sưng chân: Thuyên tắc phổi. Tiểu máu: Hội chứng Goodpasture. Chảy máu mũi: Viêm đa khớp có u hạt. Dấu hiệu nguy hiểm (Red flag): Ho ra máu nặng. Đau lưng . Tiền sử có ống thông động mạch phổi hay phẫu thuật mở khí quản. Cảm giác khó chịu, sút cân hoặc mệt mỏi. Tiền sử hút thuốc nhiều. Khó thở khi nghỉ ngơi, giảm hoặc mất âm thanh thở. Tác động của ho ra máu đối với sức khỏe Nhìn chung, ho ra máu có tác động rất xấu đối với sức khỏe. Ho ra máu kéo dài gây đau đớn, khó chịu, mất máu dẫn đến suy nhược cơ thể, hạn chế vận động và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nguy hiểm hơn, ho ra máu kéo dài có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng nếu không được xử lý kịp thời. Biến chứng có thể gặp khi ho ra máu Mất nước. Ngạt thở. Tắc nghẽn đường thở. Shock. Mất nhiều máu. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.", "Bạn Đức Minh thân mến! Qua thư thì bạn có thể mắc bệnh Ménière, để bạn có thể hiểu rõ hơn bệnh này, AloBacsi xin giới thiệu những ý chính nhé: Tai có cấu trúc gồm 3 phần: tai ngoài, tai giữa và tai trong. Tai trong là phần tai thần kinh vì có ốc tai màng (chứa dây thần kinh thính giác) và tiền đình màng (chứa 3 ống bán khuyên màng là nơi cảm nhận sự thăng bằng của cơ thể qua thần kinh tiền đình). Trong ốc tai màng và tiền đình màng có chứa chất dịch (gọi là nội và ngoại dịch, tham gia vào cơ chế nghe và thăng bằng). Khi rối loạn sự tiết và hấp thu chất dịch và chất điện giải của các màng này sẽ dẫn tới các rối loạn như: tai cảm giác đầy, ù tai, nghe kém và chóng mặt, trường hợp nhẹ hơn có thể có mất sức nghe dao động, không có chóng mặt. Như vậy bạn có đủ 4 triệu chứng của bệnh lý Ménière. Nguyên nhân có thể do ảnh hưởng của chuyển hóa, dị ứng, nhiễm siêu vi, hay bệnh miễn dịch. 80% bệnh thường bị một bên tai. Một số lời khuyên về điều trị : - Ăn nhạt : nhằm giảm sự cung cấp ion Na, chống phù nề các màng. - Thuốc lợi tiểu: tăng đào thải ion Na, giảm lượng dịch trong các màng. - Dùng thuốc chống dị ứng. - Thuốc kháng viêm. - Thuốc an thần. - Thuốc giãn mạch. Như vậy cơ chế bệnh lý khá phức tạp, bạn nên tới bệnh viện chuyên khoa Tai mũi họng khám, xác định chẩn đoán và chữa bệnh tích cực nhé. Chúc bạn chóng hồi phục sức khỏe!", "Triệu chứng viêm tai giữa thủng màng nhĩ Những triệu chứng của viêm tai giữa thủng màng nhĩ Bạn khó có thể không nhận ra màng nhĩ bị thủng cho đến khi xuất hiện các triệu chứng như giảm thính giác, có máu hoặc mủ chảy ra từ tai. Khi bị viêm tai giữa mãn tính thủng nhĩ sẽ xuất hiện triệu chứng chảy mủ tai, nghe kém,… khi soi tai sẽ thấy màng nhĩ bị thủng, hòm nhĩ ứ dịch, sưng đỏ ống tai,… Viêm tai giữa cấp giai đoạn vỡ mủ cũng là một dấu hiệu màng nhĩ đã thủng. Khi đó các triệu chứng toàn thân và cơ năng giảm hẳn, đỡ sốt, trẻ đỡ quấy khóc,… Thăm khám ống tai ngoài có mủ, màng nhĩ có lỗ thủng ở giữa hoặc trước dưới, mủ lúc đầu loãng, nhầy, sau đặc dần,… Các dấu hiệu viêm tai giữa thủng màng nhĩ phổ biến bao gồm: Chảy mủ tai, tai có mùi hôi; Ù tai ; Nghe kém dẫn truyền; Niêm mạc tai phù nề, sưng đỏ; Đau sâu trong tai; Khả năng giữ thăng bằng kém; Quấy khóc; Kéo tai; Giảm tiếp nhận âm thanh từ một bên. Đau sâu trong tai kèm chảy dịch từ tai ra là dấu hiệu gợi ý thủng màng nhĩ Tác động của viêm tai giữa thủng màng nhĩ đối với sức khỏe Thủng màng nhĩ do viêm tai giữa hay thủng màng màng nhĩ do bất kỳ nguyên nhân nào khác cũng gây giảm thính lực có người mắc phải. Ở người bệnh viêm tai giữa còn khó chịu bởi các triệu chứng của phản ứng viêm tại tai giữa nữa. Các triệu chứng này thường tái đi tái lại và tồn tại trong thời gian dài khiến chất lượng cuộc sống của người mắc bệnh suy giảm trầm trọng, đặc biệt có thể dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất và ảnh hưởng khả năng học tập ở trẻ em khi mắc bệnh này,... Biến chứng có thể gặp viêm tai giữa thủng màng nhĩ Thủng màng nhĩ không được điều trị lâu dài có thể gây ra các biến chứng sau: Suy giảm thính lực: Thủng màng nhĩ gây giảm thính lực khiến người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Viêm tai giữa do vi khuẩn: Thủng màng nhĩ tạo ra một lối vào dễ dàng cho vi khuẩn xâm nhập vào tai giữa gây ra viêm tai giữa do nhiễm trùng và có thể gây điếc vĩnh viễn. Cholesteatoma: Đây là một u nang bao gồm các tế bào da từ ống tai và các thành phần khác tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển dẫn đến tình trạng điếc tai, giảm thính lực không hồi phục. Khi nào cần gặp bác sĩ? Bệnh viêm tai giữa mạn tính rất dễ biến chứng thành viêm tai giữa thủng màng nhĩ nên khi mắc bệnh viêm tai giữa tái đi tái lại nhiều lần bạn cần khám bác sĩ ngay để có phác đồ điều trị tích cực hơn.", "Chào bạn Doanh, là triệu chứng của nhiều\r\nbệnh lý khác nhau. Do bệnh lý tại tai và bệnh lý ngoài tai: 1. Bệnh lý tại tai: - Do thương tổn của ống tai ngoài: nút ráy tai, viêm ống tai. - Do thương tổn tai giữa: viêm tai giữa, xơ cứng chuỗi xương dẫn truyền âm\r\nthanh của tai giữa, thủng màng nhĩ, tắc hay bán tắc tai vòi, là đường thông\r\nthương từ tai giữa xuống vòm trong bệnh cảnh viêm mũi xoang, u vòm (ung thư\r\nvòm)… - Do thương tổn tai trong: lão thính, tác dụng phụ hay ngộ độc thuốc, rượu,\r\ntiếp xúc với tiếng ồn lâu ngày… 2. Bệnh lý ngoài tai: U dây thần\r\nkinh VIII, rối loạn khớp hàm, thoái hoá cột sống cổ, xốp xơ tai (xơ\r\ncứng chuỗi xương con trongtai giữa), phình động mạch cảnh, bệnh lý mạch\r\nmáu gây ù tai dạng mạch đập (xơ vữa động mạch, cao huyết áp, rò động - tĩnh\r\nmạch lân cận)… Như vậy, là một triệu chứng của rất nhiều bệnh lý khác nhau, việc thăm\r\nkhám xác định nguyên nguyên nhân đòi hỏi phải phối hợp nhiều chuyên khoa, nhiều\r\nkỹ thuật cận lâm sàng hỗ trợ chẩn đoán. - Bạn hãy tới bệnh viện khám tổng quát\r\nphát hiện các bệnh lý nội khoa: cao hay hạ huyết áp, đái tháo đường, xơ\r\nvữa động mạch, chức năng thận, tiền sử dùng thuốc, chế độ ăn và dị ứng... - Khám tai mũi họng cho hầu hết các trường hợp : nội soi tai mũi\r\nhọng, chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ… - Thăm dò chức năng nghe: đo thính lực đồ, nhĩ lượng đồ, phản xạ cơ bàn đạp, đo\r\nâm ốc tai (OAE) để đánh giá thương tổn ốc tai, ABR (điện thính giác thân\r\nnão).... Sau khi có chẩn doán xác định, BS sẽ có các bước trị liệu cho bạn. Thân mến,", " Chào em, , chảy máu miệng, chảy máu tai sau chấn thương đầu là những dấu hiệu của chấn thường sàn sọ. Triệu chứng hiện tại là một dấu hiệu quan trọng vì không rõ máu mà em khạc ra là do chấn thương niêm mạc hầu họng hay cho chảy từ sàn sọ. Em nên tái khám BS ngoại chấn thương để được khám lại. Nên khám sớm nếu có thêm dấu hiệu đau đầu em nhé. Thân mến! Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí" ]
Em đi khám nam khoa. BS khám thực thể dương vật không đeo găng tay, trước đó khám cho nhiều người khác. Em lo lây các bệnh do vi khuẩn lây lan chéo, dù sau khám xong bác có rửa tay bằng dung dịch gì đó nhưng khám trần không găng như vậy khiến em rất lo lắng, không biết bị lây HIV, lậu, chlamydia hay tụ cầu liên cầu, trùng roi… các thứ không?
[ " Chào bạn, Dung dịch rửa tay nhanh có thể tiêu diệt phần lớn các vi khuẩn gây bệnh, tuy nhiên còn phụ thuộc vào đó là loại dung dịch gì và rửa tay có đúng cách hay không. Nếu lo lắng về nguy cơ bị lây bệnh từ bàn tay BS, bạn nên yêu cầu BS đeo găng khi thăm khám, bạn nhé! Thân mến!" ]
[ " Với những vật dụng được sử dụng nơi đông người như tay nắm cửa, van vòi nước... trong trường hợp không được vệ sinh sạch sẽ có thể gây các bệnh như: - Lây truyền bệnh lý đường ruột, qua con đường tiếp xúc, gây rối loạn tiêu hóa, đau bụng, nôn ói, tiêu chảy - Enterococus, E. coli - Vi khuẩn Salmonella, vi khuẩn Shigella - Tụ cầu vàng staphylococcus aeureus, Clostridium Difficile Những vi sinh vật này sẽ gây bệnh tiêu chảy nhiễm trùng, thương hàn, lỵ trực trùng. Do đó, chúng ta phải vệ sinh tay trước và sau khi ăn để giảm nguy cơ lây bệnh. Thân mến.", " Chào em, Em đến BV Việt Đức khám khoa nam học thử xem. Trước tiên em nên cắt bao quy đầu dài và hẹp. Tại Khoa nam học có thể siêu âm kiểm tra sỏi đường tiết niệu của em luôn thể. Còn thì nguyên nhân do nấm là hay gặp, bệnh này hay tái phát vì nấm có thể sống trong quần lót của em. Em đi khám và điều trị cho sạch bệnh của mình em nhé.", "Đến tháng thứ 5 vợ em bị gãy xương nhập viện và cũng phải làm xét nghiệm máu khi ra viện không thấy bác sĩ nói gì. Cho em hỏi nếu như vợ em có HIV thì nhân viên bệnh viện có tư vấn cho vợ em luôn không? Cảm ơn bác sĩ. Chào em, Xét nghiệm kiểm tra không\r\n phải là xét nghiệm thường quy trên mọi bệnh nhân nhập viện cấp cứu, nếu\r\n bác sĩ muốn làm xét nghiệm kiểm tra HIV thì theo luật của bộ y tế, bác \r\nsĩ sẽ phải tư vấn cho người bệnh và được người bệnh đồng ý (ký biên \r\nbản). Do vậy, nếu vợ em không có trải qua khâu này thì chưa chắc vợ em \r\nđã được làm xét nghiệm kiểm tra HIV. Mà không làm xét nghiệm kiểm tra \r\nHIV thì không thể biết có bị nhiễm HIV hay không. Xét nghiệm tìm \r\nkháng thể kháng HIV cho kết quả khá chính xác nhất khi làm từ 3-6 tháng \r\nsau khi có hành vi nguy cơ. Do vậy để an tâm mình không nhiễm HIV, thì \r\nem có thể kiểm tra thêm 1 lần nữa vào 3 tháng sau (tổng cộng 6 tháng sau\r\n khi có hành vi nguy cơ). Vấn đề thứ 2 là HIV chỉ là 1 bệnh trong nhóm \r\nlây truyền qua đường tình dục, em cũng cần cân nhắc đến các bệnh khác \r\nnhư nhiễm virus viêm gan siêu vi B, giang mai... Thân mến! BS.CK1 Cao Thị Lan Hương", "Chào bạn, Triệu chứng bạn mô tả không có giá trị nhiều gợi ý . Sau điều trị lậu bạn vẫn có nguy cơ tái nhiễm nếu còn tiếp xúc với nguồn lây. Và khi đã mắc lậu bạn sẽ có nguy cơ mắc một số bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Do đó bạn nên tới bác sĩ nam khoa để kiểm tra lại xem còn bất thường nào khác ở hệ niệu hay không bạn nhé! Thân mến.", " Chào em, Nếu tay em không có vết thương hở thì bạn không có nguy cơ mắc phải các bệnh lây truyền qua đường máu, do đó không nên lo lắng quá. Tuy nhiên, đây là vấn đề cần rút kinh nghiệm vì em không nên dùng tay trực tiếp chạm vào các vết máu hoặc chất bẩn chưa rõ là gì em nhé! Thân mến.", "Chào bạn, Quan hệ tình dục qua đường miệng là một trong những hành vi nguy cơ thấp, nhưng tinh dịch của bệnh nhân HIV có chứa một nồng độ virus nhất định, nếu khoang miệng đang có tình trạng viêm nhiễm, vết thương hở lớn thì vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh. Nhưng hiện nay chưa ghi nhận bất kỳ một ca nhiễm HIV nào qua quan hệ đường miệng, tất cả những nguy cơ chỉ nằm trên lý thuyết bởi vì thực tế nếu người bị phơi nhiễm có tình trạng đau họng miệng, chảy máu, lỡ loét vùng họng miệng thì chắc chắn họ cũng không hề có nhu cầu quan hệ tình dục qua đường miệng. Nếu vùng khoang miệng của bạn trong lúc xảy ra quá trình quan hệ vẫn trơn láng, không có vết thương hở lớn thì cũng có thể an tâm một phần. Tuy nhiên, ngoài HIV còn có các bệnh lý lây qua đường tình dục khác như: lậu, giang mai, sùi mào gà… là những bệnh lý dễ dàng bị lây nhiều hơn so với HIV. Chính vì vậy nếu quan hệ tình dục với bất kỳ ai bạn cũng hãy nên sử dụng các biện pháp bảo vệ cho bản thân và nhất là sử dụng bao cao su, bạn nhé. Thân ái chào bạn.", "Chào em, Với thông tin em cung cấp thì em đã an toàn với HIV rồi. Tuy nhiên, tùy vào \"nguy cơ phơi nhiễm HIV\" của em là gì, nếu có liên quan đến quan hệ tình dục với đối tượng có nguy cơ thì ngoài HIV thì em còn cần cảnh giác với bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, như giang mai, lậu, sùi mào gà... em nhé. Thân mến.", "Chào em, HIV là căn bệnh nguy hiểm nhưng không dễ lây lan đến như vậy đâu em, HIV có thể lây qua ba con đường chính là đường máu như tiêm chích, truyền máu của người có nhiễm HIV, quan hệ tình dục không an toàn, từ mẹ sang con. HIV không thể lây qua tiếp xúc thông thường như ôm hôn, dùng chung đồ, mặc chung quần áo, ngủ chung trên giường, tay vô tình chạm vào dịch gì không rõ… Đằng này em còn chưa chắc người đó có bị HIV hay không, chỉ có 1 giọt nước bọt dính vào miệng em đang bị nẻ thì khả năng lây nhiễm HIV là rất thấp. Việc em bị nổi Herpes sau đó 1 ngày cũng không nói lên rằng em bị nhiễm HIV. Tỷ lệ lây nhiễm HIV ngay cả đối với 1 lần bị kim tiêm có HIV đâm là khoảng 0,3 - 0,5%, nghĩa là cực kỳ thấp. Như vậy, an toàn nhất là em vẫn nên xét nghiệm máu kiểm tra, nếu làm xét nghiệm tìm kháng thể kháng HIV thì kết quả chính xác nhất là từ 3-6 tháng sau khi có hành vi nguy cơ, còn xét nghiệm PCR HIV thì khả năng phát hiện sớm cao hơn. Thân mến.", "Chào em, Việc dùng chung những dụng cụ cá nhân có thể phát sinh vết thương trên cơ thể như dao cạo râu, kềm cắt móng tay, dụng cụ lấy ráy tai, bàn chải đánh răng...đều tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm những bệnh lây truyền qua đường dịch tiết và máu, là HIV, viêm gan B, viêm gan C. Em không thấy kiềm có dính máu nhưng đó là mắt thường quan sát thôi, vẫn có thể bỏ sót, do đó tình huống em nêu ra là vẫn tiềm ẩn nguy cơ bị lây nhiễm các bệnh xã hội. Tuy nhiên, nguy cơ này cực kỳ thấp, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) ước tính nguy cơ lây nhiễm cho một lần tiếp xúc với nguồn HIV do kim đâm xuyên da vào khoảng 0,3%, dây máu vào vết thương hở hay niêm mạc dao động từ 0,1 đến 0,3%, qua quan hệ tình dục dao động từ 0,1 đến 0,5%. Do đó, nếu em có sử dụng nhiều dịch vụ công cộng thì nên chuẩn bị riêng cho mình bộ dụng cụ riêng, và nên khám sức khỏe định kỳ hàng năm để tầm soát các bệnh lây nhiễm, em nhé.", "Dùng chung dao cạo râu nếu có dính máu thì hoàn toàn có nguy cơ lây nhiễm HIV, tuy tỷ lệ là không cao Chào em, Việc dùng chung những dụng cụ cá nhân có thể phát sinh vết thương trên cơ thể như dao cạo râu, kềm cắt móng tay, dụng cụ lấy ráy tai, bàn chải đánh răng...đều tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm những bệnh lây truyền qua đường máu, là HIV, viêm gan B, viêm gan C. Em không thấy dao lam có dính máu nhưng đó là mắt thường quan sát thôi, vẫn có thể bỏ sót, do đó tình huống em nêu ra là vẫn tiềm ẩn nguy cơ bị lây nhiễm HIV. Tuy nhiên, nguy cơ này rất thấp, trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) ước tính nguy cơ lây nhiễm cho một lần tiếp xúc với nguồn HIV do kim đâm xuyên da vào khoảng 0,3%, dây máu vào vết thương hở hay niêm mạc dao động từ 0,1 đến 0,3%, qua quan hệ tình dục dao động từ 0,1 đến 0,5%. Do đó, nếu chắc chắn người kia bị nhiễm HIV/AIDS, em cần đến trung tâm y tế quận để được hướng dẫn điều trị phơi nhiễm.", "Chào\r\nem, Biểu\r\nhiện của em là bị nữ hóa tuyến vú. Nam giới cắt tuyến vú đi là khỏi em ạ. Em có\r\nthể ghé BV có phòng mổ, tiểu phẫu là được. Chào BS, Ở bìu của em bị ngứa và bỏng rát khó\r\nchiu, cứ đụng đến nước là rát vô cùng. Bây giờ nó lột da. BS cho em hỏi đó là\r\ngì ạ. Em muốn khám bệnh mà yêu cầu BS nam được không? Vì em ngại nếu khám BS nữ.\r\nEm cảm ơn BS! (H.G.N - huynh…@icloud.com) ThS-BS Trần Thiện Hòa: Qua\r\nmô tả và hình ảnh cung cấp rất giống với bệnh nấm sinh dục. Em đến chuyên khoa\r\nda, BS Nam rất nhiều, đừng ngại nhé em. Chào BS, Cháu bị bệnh này mọi người bảo là hắc\r\nlào. Ban đầu cháu ngứa nhưng dùng Kedermfa thì hết ngứa nhưng nó vẫn đỏ như thế\r\nmỗi khi cháu rửa bằng nước nóng. BS cho cháu hỏi cháu bị làm sao và cho cháu\r\nxin liệu trình điều trị với ạ? (Đông Dương - nguyendong…@gmail.com) ThS-BS Trần Thiện Hòa: Chào\r\nbạn, Với\r\nbệnh của bạn phải điều trị liên tục và lâu dài, loại nấm này hay tái phát bạn\r\nnhé. Bên cạnh đó bạn cần nấu sôi quần đùi, quần lót và không mặc quần ướt. Thân\r\nmến, Thưa BS, Vừa rồi con có đi khám, kết quả: Giãn\r\ntĩnh mạch tinh hai bên: trái vừa, phải nhẹ, tràn dịch tinh mạc trái lượng ít.\r\nTinh trùng ít và yếu Testosteron 11.51, FSH 1.87, LH 2.62. Cho con hỏi tình trạng con như vậy uống\r\nthuốc hay phải mổ phẫu thuật giãn tĩnh mạch tinh? Con cám ơn. (Việt Hùng) ThS-BS Trần Thiện Hòa: Chào\r\nem, BS\r\nkhông rõ hiện tại em đã có gia đình chưa? Trường\r\nhợp của em nếu sau 2 năm có vợ số lượng tinh trùng yếu và không đủ thì nên lột\r\ngiãn tĩnh mạch thừng tinh. Còn chưa có gia đình thì uống thuốc và tăng cường tập\r\nthể dục, ăn uống đầy đủ thì sẽ tốt không cần lột tĩnh mạch tinh, em nhé! Thưa BS, Em nhận thấy sức khoẻ hoàn toàn bình thường và\r\nkhông có gì cả nhưng có một vấn đề nhỏ đó là đầu dương vật của em khá nhạy cảm,\r\ndo thông thường thời gian quan hệ của em kéo dài từ 20-30' nên sau mỗi lần như\r\nvậy thì sáng hôm sau hay có cảm giác hơi đau ở đó. Người yêu em đòi hỏi cũng\r\ncao, hầu như ngày nào cũng có quan hệ. Em thì ngại nói chuyện này với người yêu\r\nvà đi khám. Em muốn hỏi đau như vậy có ảnh hưởng hay có bị gì không và có cách\r\nnào để hạn chế vấn đề đau này? Xin cảm ơn BS nhiều ạ. (Tùng,\r\n26 tuổi) ThS-BS Trần Thiện Hòa: Theo\r\nBS, em nên đến BS Nam Khoa BV Bình Dân khám dương vật. Em đã cắt bao quy đầu\r\nchưa? Nếu dài bao quy đầu thì nên cắt. Ngày nào cũng quan hệ tình dục thì sẽ mất\r\nsức và giảm khả năng học tập lao động ở tuổi 26. Vậy em nên khám và tư vấn hẳn\r\nhoi ở BS chuyên khoa Nam học và tình dục, em nhé!", "Ngọc Mai mến, Khám sức khỏe tiền hôn nhân bao gồm sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, các bệnh lây truyền qua đường tình dục (giang mai, AIDS, viêm gan siêu vi, herpes…), các bệnh truyền nhiễm, bệnh xã hội như lao, tâm thần… Tùy đối tượng và nhu cầu mà có các gói khám khác nhau. Thường là khám tổng quát và qua đó bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn làm một số xét nghiệm để tầm soát thêm như siêu âm bụng, xét nghiệm đánh giá chức năng gan, thận, xét nghiệm bệnh viêm gan B, C, HIV, giang mai… Khám phụ khoa (không xâm lấn), xét nghiệm tinh dịch đồ… Tại TPHCM, bạn có thể liên hệ với Trung tâm Chăm sóc bà mẹ trẻ em và Kế hoạch hóa gia đình, Phòng khám Úc Châu, BV Da liễu, BV An Sinh, Phòng khám An Khang… để được tư vấn và lựa chọn gói khám thích hợp nhé. BS Châu Thị Kiều Oanh", "Em cũng biết HIV chỉ lây khi có đủ hai điều kiện: 1. Tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch ở bộ phận sinh dục của người nhiễm HIV 2. Có vết trầy xước, vết thương hở, vết xâm kim... để máu hoặc dịch sinh dục xâm nhập Trường hợp của em “áo giáp” của em bị tuột khi cuộc “giao ban chưa kết thúc, thì chắc chắn là “chú nhóc” của em đã tiếp xúc trực tiếp với “ cô bé” của đối tác rồi. Ở phụ nữ, HIV có nhiều trong các dịch tiết âm đạo. Đối tác của em có nhiễm HIV hay không thì em cũng không biết rõ . Mặc dù em đã rửa tay ngay nhưng không thể ngăn được HIV nếu như “chú nhóc” của em hay tay của em có xây sát nhẹ! Ở thời kỳ cửa sổ th ì HIV đ ã xâm nhập nhưng kháng thể chống HIV chưa được sinh ra hoặc số lượng c̣òn quá ít nên xét nghiệm chưa phát hiện được, nên sau 3 tháng, mặc dù thấy cơ thể bình thường, nhưng em cũng vẫn phải xét nghiệm kiểm tra, em ạ! Trong tình huống này, em nên nhanh chóng em nên đến Khoa t ham vấn Sức khỏe Cộng đồng của các q uận h uyện để được hướng dẫn điều trị phơi nhiễm 1 tháng, nên bắt đầu điều tr ị sớm: trước 72 giờ sau quan hệ và theo dõi xét nghiệm máu từ 3 - 6 tháng (có tài liệu nói đến 9 tháng) . Chúc em may mắn!", "Chào em, Bệnh cảnh em mô tả phù hợp với có liên quan đến bệnh lây lan qua quan hệ tình dục. Sử dụng kháng sinh không đúng cách có thể chính là nguyên nhân gây ra việc cấy và xét nghiệm không ra vi khuẩn. Em nên tuân thủ điều trị và tái khám theo lịch cũng như nên đi tầm soát các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác tại BV Da liễu TPHCM em nhé! Thân mến!", "Triệu chứng lậu Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lậu Các triệu chứng bệnh lậu ở nam giới thường bao gồm: Cảm giác nóng rát khi đi tiểu. Đau hoặc sưng tinh hoàn. Tiết dịch trắng, vàng hoặc xanh lá cây từ dương vật. Hầu hết phụ nữ không có triệu chứng. Nếu có, thường nhẹ. Nóng rát hoặc đau khi đi tiểu Chảy máu giữa các kỳ kinh. Tiết dịch âm đạo nhiều hơn mức bình thường. Đau bụng. Đau khi quan hệ tình dục. Nhiễm trùng lậu cầu trong trực tràng hoặc hậu môn của bạn có thể gây ra: Chảy máu. Ngứa. Đau khi đại tiện. Đau nhức vùng chậu. Bệnh lậu cũng có thể lây nhiễm sang mắt, cổ họng hoặc khớp. Có thể bị nhiễm bệnh nhưng không có triệu chứng. Khi nào cần gặp bác sĩ? Hẹn khám với bác sĩ nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng khó chịu nào, chẳng hạn như cảm giác nóng rát khi đi tiểu hoặc tiết dịch giống như mủ từ dương vật, âm đạo hoặc hậu môn. Cũng nên đặt lịch hẹn với bác sĩ nếu vợ/chồng/bạn tình của bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh lậu. Bạn có thể không gặp các dấu hiệu hoặc triệu chứng nhưng nếu không điều trị, bạn có thể lây nhiễm lại cho bạn tình của mình ngay cả khi người đó đã được điều trị bệnh lậu." ]
Nguy cơ viêm quanh khớp vai
[ "Nguy cơ viêm quanh khớp vai Những ai có nguy cơ mắc phải viêm quanh khớp vai? Nguy cơ làm tăng khả năng mắc phảo viêm quanh khớp vai: Người bị chấn thương phần vai (gãy xương vai, trật khớp vai, nhiễm trùng…). Người lớn tuổi. Người lạm dụng corticoid. Người nghiện rượu , nghiện thuốc lá . Giải đáp thắc mắc: Bệnh viêm khớp vai có tự khỏi không? Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm quanh khớp vai Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm quanh khớp vai, bao gồm: Tuổi tác: Người trên 50 tuổi dễ bị viêm quanh khớp vai. Mắc các bệnh về khớp khác (viêm khớp dạng thấp…). Lạm dụng các chất kích thích quá mức (thuốc lá, rượu bia…). Dùng thuốc corticoid liều cao trong một khoảng thời gian dài. Dùng thuốc corticoid liều cao trong một khoảng thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc phải viêm khớp quanh vai" ]
[ "Tìm hiểu chung viêm khớp vai Viêm khớp vai là một tình trạng tổn thương sụn ở khớp vai, thường được đề cập đến ở vị trí đầu xương cánh tay và ổ chảo. Với sụn còn nguyên vẹn, khớp vai có thể hoạt động trơn tru vì bề mặt tiếp xúc nhẵn. Một khi sụn bị phá hủy, kết quả sẽ dẫn đến tình trạng đau và hạn chế hoạt động do bề mặt không còn trơn trượt. Khớp vai là là một khớp lớn bao gồm nhiều khớp tham gia. Khớp vai bao gồm 4 thành phần: Khớp vai chính thức: Bao gồm khớp ức đòn, khớp cùng vai - đòn, diện trượt bả vai ngực, khớp ổ chảo - cánh tay. Khớp vai thứ hai: Là phần dưới cùng vai - mỏm quạ. Khớp ổ chảo - xương cánh tay. Gân cơ nhị đầu dài, ở phần bờ trên của ổ chảo. Tìm hiểu thêm: Các thể viêm quanh khớp vai là gì?", "Nguy cơ hở van hai lá Những ai có nguy cơ mắc phải (bị) Hơ van hai lá? Hầu hết tất cả mọi đối tượng, lứa tuổi đều có khả năng bị hở van hai lá. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc (bị) Hở van hai lá Các yếu tố làm tăng nguy hở van hai lá: Dị tật tim bẩm sinh; Bị đau tim hoặc suy tim; Tăng huyết áp; Tăng áp động mạch phổi; Cơ tim suy yếu; Bị nhiễm trùng gây ảnh hưởng tới tim, như viêm nội tâm mạc nhiễm trùng; Xạ trị ở vùng ngực; Sử dụng một số loại thuốc như thược điều trị chứng đau nửa đầu.", "Chào em, Đây là biểu hiện của hội chứng đau vai gáy, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, thường gặp nhất là bệnh lý của cột sống cổ (thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm vùng cột sống cổ, dãn dây chằng...), hay đau do căng mỏi cơ vì ngồi sai tư thế, hoạt động nhiều... tuy nhiên, đau vai gáy kèm tê lan 2 vai và cánh tay thì phải kiểm tra xem có bị chèn ép rễ thần kinh cột sống hay không (thường gặp trong thoát vị đĩa đệm, hẹp lỗ liên hợp đốt sống...), hay có bệnh lý gì về thần kinh cơ - mạch máu. Em cần khám chuyên khoa Cơ xương khớp ưu tiên ở BV đăng ký BHYT, hoặc chuyên khoa Cơ xương khớp có ở các BV đa khoa khác như 115, ĐH Y dược, Chợ Rẫy, ITO... để xác định bệnh (qua thăm khám, chụp Xquang cột sống cổ, khớp vai...), chi phí thăm khám + tiền thuốc ban đầu nhìn chung dao động khoảng 1 triệu tùy giá dịch vụ/bhyt, tùy bệnh tình. Bướu mỡ là một tổ chức thường thấy xuất hiện ở dưới da và ở bất cứ chỗ nào (bụng, vai, lưng, mặt, cổ, tay, chân, mông...). Bướu mỡ gồm một màng mỏng, bao bọc một khối tế bào mỡ, có mạch máu nuôi. Bướu có thể rất nhỏ và có khi rất lớn. Bướu mỡ không nguy hiểm, nhưng làm giảm thẩm mỹ. Đôi khi bướu lớn quá, gây chèn ép thần kinh thì có thể có cảm giác đau nhẹ. Nguyên nhân xuất hiện của bướu là do rối loạn chuyển hóa mỡ trong cơ thể. Bướu mỡ thường không tự xẹp được, nên chuyện “nửa tháng rồi thấy không xẹp” là không có gì lạ, tuy nhiên “chai cứng hơn” là triệu chứng lạ của một bướu mỡ thông thường, em cần báo BS Cơ xương khớp để kiểm tra lại cái bướu mỡ này cho em, em nhé. Thân mến.", "Nguy cơ viêm gân nhị đầu vai Những ai có nguy cơ mắc Viêm gân cơ nhị đầu? Mọi người có thể bị viêm gân cơ nhị đầu do căng cơ lặp đi lặp lại gây chấn thương gân cơ. Hoặc bạn chơi thể thao không đúng kỹ thuật hay tư thế sai trong sinh hoạt đều có thể làm rách gân cơ nhị đầu. Viêm gân cơ nhị đầu thường gặp ở những vận động viên thể thao như cử tạ, bóng rổ, bóng ném, cầu lông, tennis… Những người chơi tennis dễ bị viêm gân cơ nhị đầu hơn Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải Viêm gân cơ nhị đầu Tuổi tác: Người cao tuổi bị hao mòn gân cơ nhị đầu theo độ tuổi vì thời gian họ sử dụng gân cơ này kéo dài hơn so với người trẻ. Thường xuyên nâng vật nặng: Do công việc, tập thể thao nếu bạn thường xuyên nâng vật nặng cao qua khỏi đầu như vận động viên cử tạ hoặc những người đòi hỏi lao động nặng nhọc sẽ dễ chấn thương gân cơ nhị đầu hơn. Sử dụng vai lặp đi lặp lại: Vận động viên bơi lội hay quần vợt đòi hỏi phải sử dụng lặp đi lặp lại khớp vai có thể khiến gân bị bào mòn nhiều hơn. Hút thuốc lá: Các nhà nghiên cứu nhận thấy có sự liên quan giữa việc sử dụng nicotin với độ bền của gân kém.", "Nguy cơ viêm khớp háng ở trẻ em Những đối tượng nào có nguy cơ mắc viêm khớp háng ở trẻ em? Mọi trẻ em, ở nhiều độ tuổi, nam hay nữ đều có nguy cơ mắc viêm khớp háng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nguyên nhân mà các nhóm đối tượng có thể khác nhau, ví dụ như: Viêm khớp nhiễm khuẩn thường gặp ở trẻ sơ sinh và mới biết đi (dưới 4 tuổi). Viêm màng hoạt dịch thoáng qua thường gặp ở trẻ trai hơn. Bệnh Perthes thường gặp ở trẻ trai, gấp 4 lần trẻ gái. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm khớp háng ở trẻ em Một số yếu tố làm tăng nguy cơ viêm khớp háng ở trẻ em như: Tuổi: Đối với mỗi độ tuổi khác nhau, sẽ có các nguy cơ mắc viêm khớp háng do các nguyên nhân khác nhau. Giới tính: Như đã đề cập ở trên, trẻ trai có nguy cơ mắc viêm khớp háng do viêm màng hoạt dịch thoáng qua và bệnh Perthes nhiều hơn trẻ gái. Ngược lại, trẻ gái có nhiều nguy cơ mắc loạn sản xương hơn trẻ trai. Di truyền: Yếu tố di truyền có liên quan đến sự phát triển của viêm khớp tự phát ở thiếu niên. Môi trường: Đây cũng là một yếu tố có thể thúc đẩy viêm khớp tự phát ở thiếu niên.", "Phẫu thuật 2 vai cùng lúc sẽ gây khó khăn trong sinh hoạt Chào em, Hiện tượng trật khớp vai là một loại bệnh lý khớp vai, do chỏm xương cánh tay trật khỏi ổ chảo làm dây chằng bao khớp và sụn viền bị rách, có thể kèm theo dập, gãy, khuyết xương ổ chảo hoặc cánh tay. Sau lần trật đầu tiên, khớp vai sẽ có khả năng trật đi trật lại nhiều lần khác gây ra tình trạng trật khớp vai tái hồi. Theo nghiên cứu, có đến 90% trật khớp vai tái hồi nhiều lần sau lần bị đầu tiên, thường xảy ra ở người trẻ (tuổi từ 18 - 25 tuổi) do nhu cầu hoạt động vai nhiều. Khi bị trật nhiều lần, sẽ gây rách rộng thêm các cấu trúc sụn viền và dây chằng bao khớp, lâu ngày làm khuyết xương, gãy mảnh xương, rách gân cơ chóp xoay dẫn đến khớp vai lỏng lẻo, mất chức năng khiến sức vận động kém, đau vai và khó khăn trong các hoạt động, đặc biệt là tư thế giơ tay cao. Một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến như: - Do bất động không đủ thời gian sau khi nắn trật lần đầu tiên; - Bong rứt nơi bám dây chằng ổ chảo cánh tay (Bankart) chiếm 52% đến 67% những trường hợp trật lại; - Cơ địa phần mềm lỏng lẻo sẽ có nguy cơ trật khớp tái hồi nhiều hơn; - Tuổi bệnh nhân càng trẻ nguyên nhân trật tái hồi càng cao, khả năng do chấn thương mạnh và nhất là thiếu tập phục hồi chức năng sau khi nắn trật. Khi bị trật khớp vai, bệnh nhân cần: - Đến cơ sở y tế chuyên khoa để được nắn trật đúng kỹ thuật; - Gặp bác sĩ chuyên khoa khám và chụp MRI để xác định tổn thương sụn viền bao khớp và mổ trật khớp vai tái hồi để đính lại sụn viền bao khớp bị rách; - Bất động bằng đai tư thế vai dang-xoay ngoài đủ thời gian; - Hướng dẫn cách tập phục hồi chức năng nhằm lấy lại tầm vận động khớp, sức mạnh cơ bắp, sớm trở lại sinh hoạt hàng ngày, có thể lao động nặng và chơi lại thể thao. Thường thời gian bất động lành mô là khoảng 3-4 tuần, thời gian phục hồi chức năng từ 2-4 tháng. Thông thường, nếu có chỉ định phẫu thuật thì bác sĩ sẽ phẫu thuật 1 bên vai trước, vì nếu phẫu thuật cả 2 vai thì em phải cố định 1 lúc 2 tay là không thể tự sinh hoạt gì được đâu. Thân mến.", "Nguy cơ rối loạn dây thần kinh trụ Những ai có nguy cơ mắc phải rối loạn dây thần kinh trụ? Nguy cơ rối loạn dây thần kinh trụ cao hơn ở những người mang thai và những người được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường hoặc bệnh viêm khớp dạng thấp . Một số người có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp do cử động khuỷu tay và cổ tay lặp đi lặp lại nhiều lần. Người chạy xe (xe đạp, xe máy) có nguy cơ mắc hội chứng kênh Guyon cao hơn. Các cử động lặp đi lặp lại nhiều lần ở khuỷu tay và cổ tay là yếu tố nguy cơ mắc bệnh Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải rối loạn dây thần kinh trụ Các yếu tố có thể gây ra bệnh rối loạn dây thần kinh trụ ở hoặc gần khuỷu tay bao gồm: Chèn ép trong gây mê toàn thân; Chấn thương kín; Biến dạng (ví dụ viêm khớp dạng thấp); Rối loạn chuyển hóa (ví dụ bệnh đái tháo đường ); Tắc nghẽn tạm thời động mạch cánh tay trong khi phẫu thuật; Cấy que tránh thai dưới da; Tiêm tĩnh mạch; Bệnh hemophilia dẫn đến tụ máu; Suy dinh dưỡng dẫn đến teo cơ và mất đi lớp mỡ bảo vệ vùng khuỷu tay và các khớp khác; Hút thuốc lá. Các yếu tố có thể gây ra bệnh rối loạn dây thần kinh trụ ở hoặc gần cổ tay (kênh Guyon) bao gồm: Nang hoạt dịch; Khối u; Chấn thương kín, có hoặc không có gãy xương; Động mạch lạc chỗ (Aberrant artery); Vô căn.", "Chào Quỳnh Hương, Với ngần ấy triệu chứng, bác sĩ có thể chẩn đoán em bị hội chứng đau cổ vai nặng nhưng em cũng không cần phải lo lắng lắm, em nên đi khám bác sĩ chuyên khoa về cột sống sẽ điều trị cho em mau hết bệnh. Thân mến.", "Nguy cơ viêm sụn sườn Những ai có nguy cơ mắc phải viêm sụn sườn? Nguy cơ mắc viêm sụn sườn có thể tăng ở những người có các yếu tố sau đây: Hoạt động vận động cường độ cao: Những người thường xuyên tham gia vào các hoạt động vận động cường độ cao như vận động viên, võ sĩ, hoặc người tham gia các hoạt động thể thao mạo hiểm có nguy cơ cao hơn mắc viêm sụn sườn. Chấn thương hoặc tai nạn: Những người đã trải qua chấn thương hoặc tai nạn gây tổn thương cho vùng sườn và ngực có thể có nguy cơ cao mắc viêm sụn sườn. Ho dữ dội và dai dẳng cũng có thể gây ra viêm sụn sườn. Nhiễm trùng hô hấp. Khối u trong ngực: Đôi khi khối u lành tính hay ác tính trong ngực của bạn cũng có thể gây ra viêm sụn sườn. Tìm hiểu thêm: Chấn thương phần mềm xương sườn Ho dữ dội và dai dẳng có thể gây ra bệnh viêm sụn sườn Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải viêm sụn sườn Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm sụn sườn, bao gồm: Tuổi: viêm sụn sườn thường phổ biến ở người trẻ tuổi và trung niên. Dinh dưỡng: Một số nghiên cứu cho thấy rằng tình trạng dinh dưỡng không cân đối, bao gồm việc thiếu hụt vitamin D, có thể tăng nguy cơ mắc viêm sụn sườn. Hút thuốc: Hút thuốc lá và tiếp xúc với khói thuốc từ môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm sụn sườn. Môi trường lao động: Làm việc trong môi trường có tiếp xúc với hóa chất độc hại, bụi, hoặc khí độc có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm sụn sườn. Các bệnh nền khác: Các bệnh nền như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), bệnh tim mạch và bệnh đái tháo đường có thể tăng nguy cơ mắc viêm sụn sườn.", "Nguy cơ viêm xương sọ Những ai có nguy cơ mắc viêm xương sọ? Viêm xương sọ thường gặp ở những người bệnh trên 65 tuổi, ngoài ra một số đối tượng cũng có nguy cơ mắc viêm xương sọ cao hơn như: Người mắc bệnh đái tháo đường ; Mắc các bệnh lý gây suy giảm miễn dịch như HIV/AIDS; Có các bệnh lý rối loạn huyết học, xơ cứng động mạch. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm xương sọ Các yếu tố tăng nguy cơ mắc viêm xương sọ bao gồm: Người lớn tuổi; Mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là khi kiểm soát kém và có tổn thương cơ quan đích; Các bệnh ức chế miễn dịch; Bệnh mạch máu nhỏ. Phơi nhiễm phóng xạ; Bệnh lý ung thư; Loãng xương; Thiếu máu; Suy dinh dưỡng; Bệnh Paget xương ; Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm bệnh tim mạch, suy thận, suy gan, béo phì, hút thuốc, thời gian nằm viện kéo dài và bệnh phổi mãn tính.", "Nguy cơ hội chứng đường hầm xương trụ Những ai có nguy cơ mắc phải hội chứng đường hầm xương trụ? Một số đối tượng có nguy cơ mắc phải hội chứng đường hầm xương trụ gồm: Người có tiền căn chấn thương vùng khuỷu tay. Người có tiền căn gãy xương cánh tay hoặc cánh tay vùng gần khuỷu. Người có tiền căn viêm khớp khuỷu tay hoặc thoái hóa cột sống cổ. Vận động viên hoặc nghề nghiệp đòi hỏi sự hoạt động liên tục của khuỷu tay. Người mắc một số bệnh làm tăng nguy cơ viêm dây thần kinh, chẳng hạn như đái tháo đường , amyloidosis, suy giáp ,... Nghiện rượu . Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải hội chứng đường hầm xương trụ Những yếu tố nguy cơ của hội chứng đường hầm xương trụ bao gồm: Thừa cân, béo phì . Sau phẫu thuật xương hoặc khớp vùng khuỷu hoặc gần khuỷu. Hoạt động vùng khuỷu tay với cường độ cao. Chưa kiểm soát tốt các bệnh lý nền: Đái tháo đường, suy giáp, hội chứng ure huyết cao, thiếu hụt vitamin B12,...", "Nguy cơ hẹp khe khớp háng Những ai có nguy cơ mắc phải hẹp khe khớp háng? Dưới đây là một số nhóm người có nguy cơ cao mắc phải hẹp khe khớp háng: Người già có nguy cơ cao hơn do quá trình bào mòn khớp theo thời gian. Các bệnh viêm khớp như viêm khớp dạng thấp, thoái hoá khớp,… Chấn thương hoặc stress lên khớp háng. Các bệnh lý như béo phì, bệnh gout , bệnh đái tháo đường và các bệnh lý khác có thể làm tăng nguy cơ hẹp khe khớp háng. Một số người có nguy cơ cao do yếu tố di truyền, như các vấn đề cấu trúc của khớp háng. Các yếu tố khác bao gồm cường độ công việc, tình trạng xương và cơ, tình trạng dinh dưỡng và lối sống. Tuy nhiên, hẹp khe khớp háng có thể xảy ra ở bất kỳ ai và không chỉ giới hạn cho nhóm người có nguy cơ cao. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải hẹp khe khớp háng Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải hẹp khe khớp háng bao gồm: Tuổi cao. Thừa cân hoặc béo phì sẽ gây thêm căng thẳng cho khớp háng. Chấn thương nghiêm trọng vùng hông, có thể gây viêm khớp háng nhiều năm sau đó. Những công việc và môn thể thao đòi hỏi phải vận động cơ thể lặp đi lặp lại gây căng thẳng ở hông có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh thoái hoá khớp. Phụ nữ sau mãn kinh có nhiều khả năng bị thoái hoá khớp háng hơn nam giới. Viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới. Các xương hình thành nên khớp háng có hình dạng bất thường, chẳng hạn như chứng loạn sản xương và va đập, có thể dẫn đến tăng áp lực bất thường lên sụn. Tác nhân kích hoạt tự miễn dịch. Trong khi nguyên nhân của bệnh viêm khớp dạng thấp và viêm khớp vảy nến vẫn chưa được biết rõ thì các nguyên nhân gây ra bệnh tự miễn là một lĩnh vực đang được nghiên cứu tích cực. Ví dụ, nhiễm trùng được cho là một trong những tác nhân gây ra bệnh vảy nến. Di truyền. Một số tình trạng tự miễn dẫn đến viêm khớp háng có thể di truyền trong gia đình. Những người mắc bệnh đái tháo đường, cholesterol cao, bệnh hemochromatosis và thiếu vitamin D có nhiều khả năng mắc bệnh thoái hoá khớp. Chấn thương vùng hông là yếu tố nguy cơ của hẹp khe khớp háng", "Nguy cơ viêm khớp đốt sống Những ai có nguy cơ mắc phải viêm khớp đốt sống? Những đối tượng có nguy cơ viêm khớp đốt sống bao gồm: Thừa cân, béo phì ; Ngồi làm việc quá lâu ở một tư thế; Sự hiện diện của một số bệnh như tiểu đường, bệnh gút , bệnh vảy nến, bệnh lao, hội chứng ruột kích thích và bệnh Lyme. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải viêm khớp đốt sống Một số yếu tố nguy cơ sau liên quan đến viêm khớp cột sống bao gồm: Chấn thương: Tổn thương xương cột sống sau tai nạn, té ngã tăng nguy cơ viêm khớp cột sống. Hút thuốc: Những người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cao hơn. Tuổi tác: Những người có tuổi càng cao càng có nhiều nguy cơ viêm khớp cột sống do thoái hóa. Giới tính: Một số loại viêm khớp phổ biến ở phụ nữ như lupus ban đỏ . Tuổi càng cao, nguy cơ viêm khớp do thoái hóa càng tăng", "Bạn Tùng thân mến, Đây đúng là hội chứng cổ vai nặng, vì đã có chèn ép rễ thần kinh cánh tay. Đề nghị bạn nên đi khám chuyên khoa Cột sống để bác sĩ có sự chẩn đoán và thích hợp kịp thời. Thân mến.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm quanh khớp vai Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm quanh khớp vai Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu vai theo hướng dẫn của bác sĩ, cử động khớp vai nhẹ nhàng để tránh cứng khớp. Chú ý an toàn khi đi đứng, tránh té ngã. Có thể chườm lạnh để giảm đau trong 15 – 20 phút/lần, vài lần mỗi ngày. Sau khi tình trạng sưng viêm đã cải thiện, có thể chườm ấm trong khoảng 20 phút/lần để thư giãn các cơ, giúp bạn dễ chịu hơn. Tránh các hoạt động nặng tác động lên vai, không mang vác vật nặng khi tình trạng viêm chưa khỏi. Chế độ dinh dưỡng: Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết qua chế độ ăn uống hàng ngày. Ăn ít đường, chất béo bão hòa và thực phẩm cay nóng để hạn chế việc kích hoạt phản ứng viêm. Tìm hiểu để bảo vệ bản thân: Viêm khớp nên ăn gì và kiêng gì? Phương pháp phòng ngừa viêm quanh khớp vai hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Duy trì chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, ít đường, hạn chế chất béo bão hòa. Lưu ý an toàn khi đi lại, hạn chế việc té ngã. Sử dụng thảm chống trượt trong nhà và dùng giày dép có đế bám, chống trơn. Không tự ý dùng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là các thuốc nhóm corticoid. Không uống quá nhiều rượu bia và nên cai thuốc lá. Tìm hiểu thêm: Các bài tập viêm quanh khớp vai cải thiện chức năng hiệu quả Cần có chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng để phòng ngừa viêm khớp quanh vai" ]
Dung dịch Relestat Allergan điều trị và phòng ngừa ngứa mắt (5ml)
[ "Mô tả ngắn:\nThuốc Relestat được sản xuất bởi công ty Allergan Pharmaceuticals Ireland, là một dung dịch trong, không màu, đẳng trương, vô khuẩn, chứa epinastine hcl là chất kháng histamin và là chất ức chế phóng thích histamin từ dưỡng bào, dùng tại chỗ cho mắt. \n Thuốc Relestat có pH khoảng 7 và độ thẩm thấu ở mức từ 250 đến 310 mOsm/kg. Relesta (dung dịch nhỏ mắt epinastine hcl) 0,05% được chứa trong lọ nhựa polyethylene tỷ trọng thấp (LDPE) màu trắng đục vô khuẩn có đầu nhỏ giọt và nắp polystyrene có độ cứng cao (HIPS) màu trắng như sau: 5 ml đóng trong lọ dung tích 10 ml.\nThành phần:\nEpinastine hydrochloride: 0.5mg/ml\nChỉ định:\nThuốc Relestat được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nÐiều trị và/hay phòng ngừa ngứa mắt liên quan đến viêm kết mạc dị ứng ở bệnh nhân thanh thiếu niên (12 tuổi trở lên) & người lớn." ]
[ "Mô tả ngắn:\nThuốc Aerius của Công ty Schering (Bỉ) sản xuất. Thuốc có thành phần chính là Desloratadine. Đây là một thuốc thuộc nhóm kháng histamin và kháng dị ứng. Aerius 5 mg được chỉ định để giảm nhanh các triệu chứng đến viêm mũi dị ứng như hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi, sung huyết, nghẹt mũi hay ngứa, chảy nước mắt, đỏ mắt, ngứa họng và ho. Thuốc này cũng được dùng để giảm triệu chứng mề đay như giảm ngứa, giảm kích thước và số lượng phát ban. Một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt nhưng bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lý chỉ khi có chỉ định của bác sĩ.\nThành phần:\nDesloratadine: 5mg\nChỉ định:\nThuốc Aerius 5 mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nGiảm nhanh các triệu chứng liên quan đến viêm mũi dị ứng , như hắt hơi, sổ mũi và ngứa mũi, xung huyết/nghẹt mũi cũng như ngứa, chảy nước mắt, đỏ mắt, ngứa họng và ho. Aerius 5 mg cũng được chỉ định để giảm các triệu chứng liên quan đến mày đay như giảm ngứa, giảm kích cỡ và số lượng ban.", "Mô tả ngắn:\nSmart – Air chứa thành phần montelukast natri với công dụng dự phòng và điều trị bệnh hen phế quản mạn tính ở người lớn và trẻ em lớn hơn 2 tuổi và giảm triệu chứng của viêm mũi dị ứng (viêm mũi dị ứng theo mùa, viêm mũi dị ứng quanh năm cho người lớn và trẻ em từ 2 tuổi trở lên).\nThành phần:\nMontelukast: 5mg\nChỉ định:\nThuốc Smart - Air được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nDự phòng và điều trị bệnh hen phế quản mạn tính ở người lớn và trẻ em lớn hơn 2 tuổi. Giảm triệu chứng của viêm mũi dị ứng ( viêm mũi dị ứng theo mùa, viêm mũi dị ứng quanh năm cho người lớn và trẻ em từ 2 tuổi trở lên).", "Mô tả ngắn:\nCravit 1,5% Santen quy cách đóng gói gồm lọ 5ml do Santen Pharm Co., Ltd sản xuất chứa Levofloxacin hydrat 1,5%. \n Cravit 1,5% Santen dùng để điều trị các nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm: viêm bờ mi, viêm túi lệ, chắp, viêm kết mạc, viêm sụn mi, viêm giác mạc (kể cả loét giác mạc), và dùng làm kháng sinh dự phòng sử dụng trước và sau khi phẫu thuật mắt.\nThành phần:\nLevofloxacin: 1.5%\nChỉ định:\nThuốc Cravit 1,5% Santen 5ml được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nĐiều trị các nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm: Viêm bờ mi, viêm túi lệ, chắp, viêm kết mạc, viêm sụn mi, viêm giác mạc (kể cả loét giác mạc). Dùng làm kháng sinh dự phòng sử dụng trước và sau khi phẫu thuật mắt.", "Mô tả ngắn:\nSiro Deslotid dùng trong các trường hợp viêm mũi dị ứng: Hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi họng và ngứa, chảy nước mắt, phản ứng dị ứng da: Mày đay, ngứa, phát ban.\nThành phần:\nDesloratadin: 15mg\nChỉ định:\nSiro Deslotid được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nViêm mũi dị ứng : Hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi , ngứa mũi họng và ngứa, chảy nước mắt. Phản ứng dị ứng da: Mày đay, ngứa, phát ban .", "Mô tả ngắn:\nĐiều trị loét giác mạc do vi trùng, viêm kết mạc, viêm bờ mi do vi trùng.\nThành phần:\nCiprofloxacin: 3mg\nChỉ định:\n", "Mô tả ngắn:\nLelocin 5mg dự phòng và điều trị chứng đau nửa đầu . Triệu chứng rối loạn tiền đình: hoa mắt, chóng mặt, ù tai. Chứng thiếu tập trung, rối loạn trí nhớ, kích động & rối loạn giấc ngủ. Co cứng cơ khi đi bộ hoặc nằm, dị cảm, lạnh đầu chi.\nThành phần:\nFlunarizine: 5mg\nChỉ định:\n", "Mô tả ngắn:\nDung dịch nhỏ mắt Tears Naturale II là sản phẩm của S.A. Alcon-Couvreur N.V có thành phần chính Duasorb, là thuốc dùng để trị khô mắt. \n Tears Naturale II được bào chế dưới dạng dung dịch nhỏ mắt vô trùng, hộp 1 lọ đếm giọt Droptainer 15ml.\nThành phần:\nDextran 70: 0.1% w/v\nHypromellose: 0.3% w/v\nChỉ định:\nThuốc Tears Naturale II được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nCác trường hợp khô mắt như viêm kết giác mạc và hội chứng Sjõgren, điều trị và làm giảm các cảm giác khó chịu gây ra bởi các bệnh đó. Làm giảm tạm thời cảm giác cay và khó chịu do khô mắt và bảo vệ mắt khỏi kích ứng thêm. Làm giảm tạm thời cảm giác khó chịu do các kích ứng nhẹ ở mắt do tiếp xúc với gió hay nắng.", "Mô tả ngắn:\nDung dịch nhỏ mắt Tobramycin 0.3% Traphaco 5ml có thành phần chính là Tobramycin được sản xuất bởi Công ty cổ phần Traphaco. Dung dịch nhỏ mắt Tobramycin 0.3% được bác sĩ chỉ định trên lâm sàng cho các trường hợp nhiễm khuẩn gây sưng đỏ, viêm hay đau rát vùng mắt. Ngoài ra, thuốc cũng được chỉ định với tác dụng phòng ngừa và hạn chế các nhiễm khuẩn gây ảnh hưởng đến thị lực và sức khoẻ mắt, giữ cho bạn một đôi mắt sáng khỏe.\nThành phần:\nTobramycin: 15mg\nChỉ định:\nTobramycin 0.3% 5ml thường được bác sĩ chỉ định trên lâm sàng cho các trường hợp nhiễm khuẩn gây sưng đỏ, viêm hay đau rát vùng mắt. Ngoài ra, thuốc cũng được chỉ định với tác dụng phòng ngừa và hạn chế các nhiễm khuẩn gây ảnh hưởng đến thị lực và sức khoẻ mắt, giữ cho bạn một đôi mắt sáng khỏe.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Regurgex 10mg được sản xuất bởi Công ty TNHH Dược phẩm và Thiết bị Y tế Phương Lê. Thuốc có thành phần chính là Domperidon maleat. Thuốc Regurgex 10mg được chỉ định trong điều trị triệu chứng nôn và buồn nôn.\nThành phần:\nDomperidone: 10mg\nChỉ định:\nThuốc Regurgex 10mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nĐiều trị triệu chứng nôn và buồn nôn.", "Mô tả ngắn:\nDeslet là sản phẩm của Efroze Chemical Industries (Pvt)., Ltd với thành phần chính là Desloratadine. Siro Deslet được chỉ định điều trị viêm mũi dị ứng và chứng mày đay ở người lớn và trẻ em trên 1 tuổi.\nThành phần:\nDesloratadine: 30mg\nChỉ định:\nViêm mũi dị ứng theo mùa, viêm mũi dị ứng lâu năm, chứng mề đay tự phát mãn tính.\nViêm mũi dị ứng theo mùa: Thuốc làm giảm nhanh các triệu chứng viêm mũi dị ứng theo mùa ở những bệnh nhân từ 2 tuổi trở lên.\nViêm mũi dị ứng lâu năm: Thuốc được chỉ định để làm giảm nhanh các triệu chứng viêm mũi dị ứng lâu năm ở những bệnh nhân từ 6 tháng tuổi trở lên.\nChứng mề đay tự phát mãn tính: Thuốc được chỉ định để làm giảm nhanh các triệu chứng ngứa, giảm số lượng và kích thước phát ban ở những bệnh nhân mề đay tự phát mãn tính từ 6 tháng tuổi trở lên.", " Chào em, có thành phần bao gồm Natri sulfacetamid thuộc nhóm sulfamid có tác dụng kháng khuẩn, Naphazolin nitrat là thuốc co mạch làm giảm xung huyết, Clorpheniramin maleat có tác dụng kháng Histamin chống viêm, chống dị ứng. Thuốc được chỉ định trong các trường hợp đau mắt đỏ, đau mắt hột. Trong quá trình sử dụng nếu thấy có hiện tượng lạ (mà ở đây có lẽ là cảm giác dị cảm trong mắt), hoặc triệu chứng không cải thiện thì nên tái khám chuyên khoa Mắt để được xác định nguyên nhân và có hướng xử trí phù hợp em nhé! Thân mến! ", "Mô tả ngắn:\nThuốc Olotedin Eye Drops được sản xuất bởi công ty Sam Chun Dang Pharm. Co.,Ltd. Thuốc có hoạt chất chính là olopatadine hydrochloride, thuốc được dùng điều trị các dấu hiệu và triệu chứng của viêm kết mạc dị ứng theo mùa.\nThành phần:\nOlopatadine: 1.11MG/ML\nChỉ định:\nThuốc Olotedin Eye Drops được chỉ định dùng trong các trường hợp sau: Ðiều trị các dấu hiệu và triệu chứng của viêm kết mạc dị ứng theo mùa.", "Bạn Hùng thân mến, Ở bạn có 2 triệu chứng nổi bật là ngứa và rát vùng xung quanh mắt thuộc hai nhóm bệnh là ngứa thuộc nhóm dị ứng và rát thuộc nhóm bệnh virus Herpes. - Nếu như dị ứng thì thường kèm theo sưng phù mi và đỏ mắt, nhiều dịch tiết, ghèn trong mắt. - Nếu như Herpes gây viêm rát mi mắt thì thường kèm theo một số bóng nước nhỏ ở bờ mi mà đôi khi bạn không thấy rõ được, còn mắt thì có thể sẽ không biểu hiện gì. Như vậy, nhiều khả năng bạn bị viêm bờ mi do Herpes. Việc điều trị chủ yếu dùng các thuốc uống, thuốc giọt nhỏ mắt và thuốc mỡ bôi mắt thuộc nhóm kháng virus Herpes. Thuốc uống thông dụng nhất và cũng có hiệu quả nhất so với hai nhóm thuốc kia. Hiện nay thông thưòng dùng thuốc Acyclovir 200mg, hoặc 400mg hoặc 800mg tuỳ mức độ nặng nhẹ của bệnh. Bạn có thể dùng Acyclovir 400mg, liều 1viên x 3lần trong ngày. Thuốc nhỏ mắt Acyclovir không cần dùng vì bạn không có biểu hiện ở mắt và thật ra thuốc này hiện không có trên thị trường. Nếu dùng thuốc mỡ Acyclovir để thoa mi mắt bạn nên dùng loại dành cho mắt vì nếu bạn dùng cho loại dành cho da (rẻ tiền hơn) lỡ sơ ý thuốc mỡ lọt vào mắt sẽ gây nguy hiểm cho mắt. Trong trường hợp này bạn không nên dùng Chlorocina- H vì nó có chứa thuốc thuộc nhóm Corticoide sẽ không diệt được virus mà còn tạo điều kiện cho virus phát triển. Bệnh thông thường tự khỏi tròng vòng 10 ngày và nếu được điều trị đúng bệnh sẽ khỏi nhanh hơn. Một số ít trường hợp bệnh lan vào trong mắt gây viêm kết mạc hoặc nặng hơn gây viêm giác mạc hoặc viêm màng bồ đào. Chúc bạn điều trị mau hết bệnh!", "Mô tả ngắn:\nThuốc Lertazin 5 mg của Công ty KRKA, d.d., Novo Mesto, có thành phần chính là Levocetirizine dihydrochloride 5 mg. Thuốc được sử dụng để điều trị các trường hợp dị ứng: Viêm mũi dị ứng theo mùa, viêm mũi dị ứng mạn tính, hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mũi, chảy nước mắt, mắt đỏ, mày đay mạn tính.\nThành phần:\nLevocetirizine: 5mg\nChỉ định:\nThuốc Lertazin 5 mg được chỉ định dùng trong trường hợp điều trị các biểu hiện dị ứng do Histamin như: Viêm mũi dị ứng , mày đay ...", "Mô tả ngắn:\nThuốc Aerius giúp giảm nhanh các triệu chứng liên quan đến viêm mũi dị ứng, như hắt hơi, sổ mũi và ngứa mũi, sung huyết/nghẹt mũi, cũng như ngứa, chảy nước mắt và đỏ mắt, ngứa họng và ho, giảm các triệu chứng liên quan đến mày đay như giảm ngứa, giảm kích cỡ và số lượng ban.\nThành phần:\nDesloratadine: 0.5mg/ml\nChỉ định:\nThuốc Aerius được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nĐể giảm nhanh các triệu chứng liên quan đến viêm mũi dị ứng , như hắt hơi, sổ mũi và ngứa mũi, sung huyết/nghẹt mũi, cũng như ngứa, chảy nước mắt và đỏ mắt, ngứa họng và ho . Aerius cũng được chỉ định để giảm các triệu chứng liên quan đến mày đay như giảm ngứa, giảm kích cỡ và số lượng ban." ]
Bác sĩ ơi,Em có sử dụng thuốc giảm cân ba ngày. Đến ngày thứ ba em bắt đầu có triệu chứng lả cơm, không muốn ăn, chán ăn. Hơn hết là em bị khó thở, cả khi nằm, ngồi hay đứng. Vận động một chút sẽ không còn sức, nhịp tim đập nhanh, người mệt mỏi.Em không biết thuốc có đem lại tác hại về sức khỏe. Hiện tại em đang rất hoang mang, tinh thần và sức khỏe không ổn định. Em cần phải làm gì để không bị tình trạng này nữa ạ? Xin cảm ơn.
[ "Uống thuốc được 3 ngày mà đã có 1 loạt các khó chịu kể trên thì chắc chắn là có vấn đề Chào em, Em mới uống thuốc được 3 ngày mà đã có 1 loạt các khó chịu kể trên thì chắc chắn là có vấn đề rồi. Với người trẻ khỏe, chức năng gan thận bình thường thì thuốc sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể nhưng tốc độ đào thải nhanh hay chậm tùy vào liều lượng và thành phần thuốc. Với các triệu chứng hiện tại của em, chúng ta không thể xử lý tại nhà được, em cần đến bệnh viện để được các bác sĩ kiểm tra, đánh giá và xử trí thích hợp, khi đi nhớ mang theo loại thuốc mà em đã dùng. Cách an toàn và tốt nhất là tập thể dục và điều chỉnh chế độ ăn hợp lý, em nhớ nha." ]
[ "Chào em, Với chiều cao và cân nặng của em, em nên ăn uống bồi bổ để\r\ncó được cân nặng lý tưởng và sức khỏe tốt. Triệu chứng , đau tăng lên khi hít thở có thể\r\nlà một trong những triệu chứng của bệnh lý màng phổi. Nếu kèm theo ho, có thể\r\nho khan, sốt nhẹ về chiều, sụt cân thì em nên đến khám chuyên khoa Hô hấp để\r\nđược tầm soát lao phổi – màng phổi để được điều trị kịp thời. Thân mến,", "Chào bạn, Qua những triệu chứng và diễn tiến bệnh mà bạn mô tả, càng có nhiều yếu tố để khẳng định chẩn đoán rối loạn lo âu, rối loạn thần kinh thực vật. Bệnh thường bắt từ những lo lắng, stress do áp lực công việc hay tiền sử bị lạm dụng, bạc đãi trong môi trường thiếu thân thiện cởi mở,… không được chữa trị kịp thời. Bệnh nhân có các cơn hoảng loạn, cơn lo âu lan tỏa với các biểu hiện không đặc hiệu như uể oải mệt mỏi, nhức mỏi khớp xương, cơ bắp, bồn chồn, đau quặn bụng, ợ hơi ợ chua, ăn không tiêu, rối loạn giấc ngủ, đau đầu, buồn nôn,… Bệnh thường không nguy hiểm nhưng gây ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống. Để điều trị hiệu quả cần kết hợp giữa liệu pháp tâm lý và thuốc. Hiện tại, BS không rõ bạn đang dùng thuốc gì, tuy nhiên càng lo lắng về tình hình bệnh tật, triệu chứng sẽ càng nặng hơn. Trước hết, bạn cần giữ bình tĩnh, thư giãn, không nên lo nghĩ quá nhiều. Có thể lựa chọn phương án thư giãn thích hợp như dã ngoại, tập thể dục thể thao, đọc sách, nghe nhạc… trong thời gian chờ đợi thuốc có tác dụng. Trong trường hợp sau 2-3 tuần mà triệu chứng không cải thiện, bạn nên tái khám chuyên khoa Tâm thần kinh để được thay đổi phác đồ điều trị bạn nhé! Thân mến.", "Chào bác sĩ, Tôi hiện đang dùng thuốc : 1/ Sau 2 tháng uống AMPELOP (không kèm kháng sinh) thì hiện đang duy trì uống trà dây để ổn định bao tử. 2/ Uống đông dược Hoạt huyết dưỡng não vì hay quên, thỉnh thoảng đau đầu chóng mặt. 3/ Uống thực phẩm chức năng về xương khớp vì có triệu chứng đau thần kinh tọa (đau lan tỏa ra phía sau chân phải) Hiện tôi rất chán ăn, ăn rất ít, chỉ 1/2 chén. Tôi tập thể dục 30 phút, uống nước khoảng 2l /ngày, đại tiện bình thường. Xin BS vui lòng tư vấn xem tôi nên dùng thuốc gì để ăn được bình thường. Ngoài ra tôi muốn dùng thêm thuốc bổ nhung giữa tảo và đa sinh tố như: Tảo Spirulina, one a day, Centrum… Không biết tôi nên dùng loại nào, xin BS tư vấn thêm. Xin cảm ơn. (nguyễn thị hương - [email protected]) Chào bác, Trước tiên bác nên điều trị dứt điểm viêm dạ dày (tôi không rõ bác có được nội soi dạ dày quan sát sang thương và tìm vi khuẩn hay không). Nếu bác chưa được nội soi thì theo tôi, bác nên nội soi dạ dày để được điều trị thích hợp. Khi các triệu chứng viêm dạ dày được kiểm soát sẽ giúp bác có cảm giác thèm ăn trở lại. Bác nên hạn chế các thức ăn chua, cay, trà, cà phê, thức ăn có nhiều gia vị, không nên bỏ bữa… điều này sẽ giúp cho việc tiêu hóa được dễ dàng. Có thể uống thêm sữa, ăn thành nhiều bữa trong ngày. Còn về các thực phẩm chức năng, tôi không rõ các thành phần và tính hiệu năng cũng như tác dụng phụ nên không thể cho bác lời khuyên. Chúc bác sức khỏe. BS.CK1 Trần Thị Thu Cúc ", "Chào em, Sụt cân nhiều và nhanh trong thời gian ngắn (sụt giảm trên 5-10% cân nặng trong vòng 3-6 tháng) là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang có vấn đề lớn, cần phải tầm soát các bệnh lý gây sụt cân như viêm nhiễm (trong đó có lao, không chỉ là lao phổi, có thể lao ở cơ quan khác nên không có ho đàm), bệnh lý nội tiết (cường giáp, tiểu đường...), do bệnh lý ống tiêu hóa, nhiễm giun sán, ung thư... Do vậy em cần thiết phải đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt, nên đăng ký khám chuyên khoa Nội tiết hay chuyên khoa Nội tổng quát đều được. Song song đó, em cần tăng độ dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn (thêm thịt cá, trứng sữa, rau xanh, củ quả, trái cây), ăn không nổi thì uống thêm sữa hay ăn nhiều bữa nhỏ, không hút thuốc lá, không bia rượu, không cafe. Thân mến.", "Sụt cân không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu bệnh lý. Chào em, Các triệu chứng em cung cấp cho thấy sức khỏe đang gặp tình trạng nguy hiểm, trong đó triệu chứng đáng ngại nhất là sụt cân và vàng da. Vì 2 triệu chứng này hay gặp do các bệnh lý nguy hiểm gây nên, trong đó có tán huyết, tắc mật, xơ gan, ung thư đường mật... Vì thế, em cần phải đến bệnh viện để kiểm tra càng sớm càng tốt, càng để lâu càng nguy hiểm, em nhé. Thân mến!", "Chào Hoài Thương, Trường hợp của ba bạn tôi không khám bệnh trực tiếp cũng như không thấy xét nghiệm của bác nhưng với những gì bạn mô tả tôi dự đoán bác bị , tuy nhiên chưa biết nguyên nhân gì và bị từng đợt viêm gan cấp trên nên gan mãn và như vậy sẽ làm cho ăn uống kém, đầy bụng, khó tiêu giống như đau dạ dày. Bạn cần đưa bác vào TPHCM khám với BS chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật để được xét nghiệm chuyên sâu tìm ra chính xác nguyên nhân của những đợt viêm gan cấp trên nền gan mạn nhằm điều trị thích hợp, giúp chặn đứng diễn tiến xơ gan, ung thư gan về sau. Thân mến! Trích trong:", "- Nguồn Interet Chào em, Đầu tiên, hút thuốc lá không có lợi cho sức khoẻ, hút thuốc lá còn là nguyên nhân tiềm tàng dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm, vậy trước tiên nếu muốn tăng cân em cần cai thuốc lá. Thứ hai, tôi không rõ chiều cao của em như thế nào, nên không đánh giá được em thuộc nhóm hay suy dinh dưỡng nặng. Vấn đề thứ ba tôi muốn đề cập đến cũng không kém phần quan trọng đó là sụt cân do nguyên nhân bệnh lý như cường giáp, đái tháo đường, lao phổi, lao đa cơ quan, các bệnh lý ác tính, bệnh lý tự miễn… vậy nếu em chưa khám sức khoẻ thì ít nhất nên đến BV để khám sức khoẻ tổng quát và tầm soát nguyên nhân gây bệnh nếu có, em nhé. Thân mến! ", "Muốn tăng cân nên có một chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học. Chào em, Trong trường hợp của em, bác sĩ khuyên em khoan hãy dùng thực phẩm tăng cân. Bởi vì nguyên nhân gốc của em là em cố tình kiêng ăn nên mới sụt cân, nay em chủ động ăn uống bồi bổ trở lại thì cân nặng sẽ cải thiện. Em nên tăng cường bổ sung dưỡng chất từ thực phẩm sạch và sữa hơn là dùng thuốc/thực phẩm tăng cân sẽ có thể nặng gánh cho lá gan. Mặt khác, việc sụt cân nhiều cũng cần phải xem lại vấn đề sức khỏe tinh thần, nếu mà có dấu hiệu rối loạn giấc ngủ do trầm cảm, do buồn lo vì bệnh tật thì cần khám chuyên khoa Tâm thần điều trị thì mới lên cân được. Đồng thời với bệnh viêm gan B mạn thì em cần theo dõi đánh giá bệnh tình của mình mỗi 6 tháng, tầm soát ung thư gan, men gan và tải lượng virus, em nhé. Thân mến!", " Chào em, Cơ địa mỗi người khác nhau, có người to phần vai, người to phần đùi mông, có người to xương... Để tính toán xem có thừa cân hay không thì không phải chỉ dựa vào chiều cao, cân nặng mà còn dựa vào sự phân bố cơ, mỡ, xương. Nếu mà cơ địa em có đặc điểm là xương to, cơ chắc chứ không phải to do mỡ thì thật sự không dễ để giảm kích thước các phần này, nhưng vẫn có những bài tập đa động tác sẽ hỗ trợ điều chỉnh lại toàn bộ cơ thể cho cân đối. Cách giảm cân tốt nhất là thay đổi lối sống tích cực vận động, không thụ động ngồi 1 chỗ học cả ngày mà phải chú ý tập thể dục đều đặn ít nhất 45-60 phút/ngày. Em có thể chọn môn thể thao hoạt động toàn cơ thể như bơi lội, chạy bộ, yoga... hoặc tập những bài tập thể dục tập trung giảm mỡ bụng và đùi, mông như gập bụng, lắc vòng... để đạt hiệu quả cao nhất là đến phòng tập có huấn luận viên chuyên nghiệp hướng dẫn em chế độ tập, cách tập trong thời gian đầu, sau đó em tiếp tục tập đều và vừa sức là phương pháp tốt nhất. Song song đó em cần ăn uống lành mạnh, hạn chế dầu mỡ và các chất nhiều cholesterol như lòng đỏ trứng gà, phủ tạng động vật, da mỡ động vật, các món chiên xào... hạn chế tinh bột, tăng cường chất xơ, rau xanh, không uống bia rượu và hạn chế cafe sữa. Bất kỳ thuốc giảm cân nào cũng có tác dụng phụ, ảnh hưởng ít nhiều lên gan, thận, tim mạch, nội tiết tố, đường ruột... và khi đạt được cân nặng mong muốn rồi, ngưng thuốc mà không ăn uống trở lại và ngừng tập thể dục thì hoàn toàn có thể tăng cân lại, dù là thuốc nào đi nữa. Dạ dày em dễ bị đau thì em cần phải xem lại chế độ sinh hoạt, cố gắng ăn uống điều độ, hạn chế ăn đồ chua cay nước có gas nhiều dầu mỡ nhiều gia vị cafe bia rượu, không hút thuốc lá và tránh căng thẳng đầu óc, ăn uống đúng giờ và nghỉ ngơi hợp lý, không nằm/ vận động mạnh sau khi ăn trong vòng 2 giờ. Nếu đau dạ dày nhiều và kéo dài thì nên nội soi dạ dày xem có loét không, có nhiễm Hp không để điều trị thuốc thích hợp, ngăn ngừa biến chứng về sau. Bên cạnh đó, là một bài thuốc dân gian được dùng để giảm các triệu chứng của viêm dạ dày, có thể sử dụng được. Tuy nhiên dùng nghệ nhưng cần thời gian dài mới có hiệu quả và mức độ đáp ứng tùy người, thông thường phối hợp nghệ và mật ong sẽ dễ uống hơn. Thân mến! ", "Chào anh Dinh, Các biểu hiện về mặt cơ thể (đau lưng, đau đầu, mệt mỏi, uể oải...) xuất hiện đồng thời với tình trạng lo âu, căng thẳng, rối loạn giấc ngủ... với các yếu tố gây stress trong cuộc sống mà anh mô tả gợi ý một tình trạng . Không thấy anh nêu trong thư là giai đoạn này anh có cảm xúc phiền muộn, chán chường, mất hứng thú, mất tự tin, ý nghĩ bi quan, tiêu cực… hay không? Đây là những biểu hiện hay kèm theo tình trạng trên. Nếu có thì chẩn đoán lúc này sẽ là rối loạn lo âu trầm cảm. Với rối loạn lo âu trầm cảm, nếu không được điều trị tích cực, đầy đủ thì dễ có nguy cơ tái phát và tái diễn. Vì hoàn toàn không có thông tin gì về quá trình điều trị trước đây (thuốc men sử dụng, liều lượng, thời gian, đáp ứng…) nên AloBacsi không thể kết luận chính xác tình trạng hiện tại là diễn tiến tiếp theo và nặng thêm của bệnh hay do điều trị lần trước chưa dứt điểm và xuất hiện thêm các yếu tố stress mới; hoặc là do bệnh tái phát sau một giai đoạn đã ổn định. Dù cho là trường hợp nào đi chăng nữa thì hiện tại mặc dù đang dùng thuốc nhưng anh vẫn còn các biểu hiện như: khó dỗ giấc ngủ, ngủ ít 3-4 giờ/ngày, mệt mỏi, uể oải… chứng tỏ bệnh chưa được cải thiện hoàn toàn. Vì vậy việc điều chỉnh thuốc men là cần thiết, có thể tăng thêm liều (liều đang dùng chưa đạt mức tối đa); hoặc đổi sang nhóm thuốc chống lo âu trầm cảm khác nếu liều đã tăng đủ nhưng không đem lại hiệu quả mong muốn. Việc dùng thêm các loại thảo dược hay thuốc men khác một cách tự ý là không nên vì có thể dẫn đến các tương tác thuốc không có lợi cho sức khỏe cũng như hiệu quả điều trị. Hơn nữa, việc dùng các thuốc có tác dụng gây ngủ, an thần kinh đòi hỏi phải có sự chỉ định và giám sát chặt chẽ của BS chuyên khoa tâm thần nhằm tránh ảnh hưởng đến các bệnh lý cơ thể sẵn có, tránh việc lệ thuộc, nghiện thuốc và hạn chế đến mức thấp nhất (phát hiện sớm và điều chỉnh ngay) các tác dụng không mong muốn của thuốc như sút giảm trí nhớ,… Vì vậy, anh nên trao đổi với bác sĩ điều trị để có thay đổi thích hợp nhất. Song song đó, một chế độ làm việc, sinh hoạt phù hợp cần phải được thiết lập: - Tránh các công việc quá áp lực, gây căng thẳng thường xuyên về mặt tâm lý, mệt mỏi quá mức về mặt cơ thể; giảm thiểu các xung đột trong cuộc sống, sinh hoạt thường ngày. - Chế độ ăn uống cũng phải phù hợp: ăn uống đủ chất, điều độ đúng giờ, tránh ăn quá nhiều gia vị, tránh dùng các chất kích thích như cà phê, trà đặc, rượu, thuốc lá… - Nghỉ ngơi điều độ: đi ngủ và thức giấc đúng giờ, tránh thức quá khuya. - Tập luyện thể dục đều, phù hợp với tình trạng cơ thể: không tập quá nặng, tập luyện cách giờ đi ngủ ít nhất 2 giờ, ít nhất 3 lần/tuần. Chúc anh mau bình phục.", "Khô họng, uống nước nhiều là do tác dụng phụ của thuốc giảm cân. Chào em, Hiện tại em đang có quá nhiều tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc giảm cân, nếu không ngừng lại có thể sẽ gây nguy hại đến sức khỏe, thậm chí là ngộ độc cấp, tụt huyết áp, tổn thương thận cấp do mất nước và điện giải... Cách giảm cân hiệu quả và an toàn nhất là tập thể dục và kiểm soát chế độ ăn (giảm tinh bột, giảm đường béo, tăng chất xơ trong rau xanh và củ quả). Không có 1 loại thực phẩm chức năng nào có thể đạt hiệu quả giảm cân tốt và an toàn bằng tập thể dục và kiểm soát chế độ ăn hết. Vì không có cái đẹp nào mà không phải bỏ công sức cả. Mặt khác, các loại sản phẩm hỗ trợ giảm cân hiện nay không tránh khỏi hiệu ứng quảng cáo về tính hiệu quả. các thuốc giảm cân luôn có tác dụng phụ đi kèm mà hãng ít đề cập đến, trong đó có tác dụng phụ lên gan, tim mạch, thận; và đb là khi ngừng dùng thuốc thì cân nặng tăng lên lại rất nhanh và còn nhiều hơn trước, do vậy đừng nên lạm dụng. Các phương pháp như mát xa, dùng sóng siêu âm ly giải mỡ bụng, hút mỡ bụng… để giảm cân nhanh không giải quyết được mỡ nằm trong nội tạng, lại cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ của phẫu thuật, tốn tiền, và sau đó mà không có chế độ tập luyện + kiêng cử ăn uống thì sẽ tạo mỡ trở lại. Thân mến!", "Ảnh minh họa - Nguồn Internet Chào bạn, Một trong những cách giúp đó là ăn nhiều bữa trong ngày, khoảng 5-6 bữa thay vì ăn 2-3 bữa, vì cơ thể gầy nên rất mau cảm thấy no. Ngoài ra, bạn cũng cần lựa chọn thức ăn đa dạng, giàu dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ các nhóm chất tinh bột, đạm, mỡ, vitamin, khoáng chất thì mới tăng cân được. Hạn chế uống soda, café hoặc những thức uống chỉ giải khát mà không có giá trị dinh dưỡng. Thay vào đó bạn có thể uống sữa lắc, nước trái cây tươi… Vận động thể dục thể thao vừa phải cũng là một trong những cách để tăng sự thèm ăn, tăng sức cơ và hỗ trợ tăng cân. Các loại thuốc bắc được quảng cáo giúp tăng cân trên thị trường hiện nay thường bổ sung một số dược chất có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng cho cơ thể, gây tăng cân bằng cách tích trữ nước, tích mỡ thân mình (bụng, mặt), trong khi cơ ở các chi thì ngày càng teo lại. Do đó, tôi khuyên bạn không nên tự ý sử dụng. Nếu áp dụng các biện pháp tôi nêu trên không hiệu quả thì bạn cần đến khám chuyên khoa dinh dưỡng để được hỗ trợ, bạn nhé! Thân mến!", "Chào Thái Lâm, Đúng là thanh niên 25 đang sức lực tràn đầy nên chế độ ăn uống khá quan trọng. Em 56kg mà không cho biết chiều cao nên hơi khó cho Bs vì cân nặng chiều cao thường đi cùng nhau. Ở đây vấn đề là em chán ăn, không thèm ăn. Theo BS, để khắc phục em có thể thử các cách sau: - Đổi khẩu vị ăn mỗi ngày 1 món, không nên trùng lập. Trang trí đĩa thức ăn cho thật bắt mắt, nhiều màu sắc bông hoa cũng kích thích vị giác, em ạ! - Em tập gym là tốt cũng là 1 môn thể thao lành mạnh cũng sẽ kích thích ăn uống, tinh thần thoải mái, cơ thể khỏe. - Hòa nhập vào cộng đồng, làm việc tích cực, hăng say năng nổ, vui vẻ hòa nhập hơn 10 liều thuốc bổ, vì khi làm bụng sẽ đói miệng mới thèm ăn. Hy vọng sau 1 tuần tích cực em sẽ lên 60 kg. Bên cạnh đó em cũng nên đi khám tổng quát, xét nghiệm thường quy, kiểm tra đường mỡ, chức năng gan thận, tổng phân tích tế bào máu, nước tiểu, nếu có vấn đề gì sẽ điều trị ngay đó. Tinh thần yên ổn, thoải mái, đây cũng là yếu tố quan trọng. vì lạc quan yêu đời thì mới ăn uống \"no say\" chứ. Vì thế em đừng lo lắng quá sẽ làm tình trạng chán ăn càng tệ hơn nhé!", " Chào em, Đó có thể là do em bị tác dụng phụ của các thuốc em đang dùng (một số thuốc kể trên có thể gây nặng đầu, bức rức, chóng mặt, mệt mỏi). Tuy nhiên, tác dụng phụ này này không nguy hiểm, không nên ngưng thuốc, em nên ráng uống thuốc đúng ngày quy định cho đủ phác đồ, để tăng khả năng thành công trong tiệt trừ , tránh kháng thuốc lại phải đổi phác đồ khác vì tình trạng Hp kháng thuốc ngày càng tăng. Sau khi ngưng thuốc, các tác dụng phụ sẽ hết. Để cải thiện giấc ngủ, em có thể dùng thêm các loại thuốc thảo dược hỗ trợ như rotundin, mimosa... Sau khi điều trị em cần ngưng thuốc dạ dày 4 tuần rồi đi nội soi tiêu hóa lại hoặc test hơi thở kiểm tra lại xem còn vi trùng Hp hay không. Về chế độ ăn uống và sinh hoạt, em nên chú ý: - Ăn sạch: Ăn chín, uống sôi. - Ăn uống đúng giờ, điều độ. - Sau ăn nên nghỉ ngơi ít nhất 30 phút rồi mới làm việc lại. - Tránh ăn các thức ăn có tính kích thích dạ dày: chất chua, trà đậm, gia vị (ớt, hành tiêu, tỏi, ớt), thức ăn nhiều béo, chiên xào. Thân mến! Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", " Chào em, Tôi không rõ các loại thuốc em đang dùng nên không thể cho em lời khuyên về các triệu chứng xuất hiện sau khi dùng thuốc. Tuy nhiên, em nên đến khám ở chuyên khoa của BV hoặc cơ sở y tế có uy tín để được điều trị đúng và an toàn. Khi đang điều trị em không nên ngưng thuốc đột ngột, hoặc khi có các triệu chứng bất thường như: nghe âm thanh lạ, nhìn thấy những hình ảnh lạ thì em nên tái khám. Em cũng nên có lối suy nghĩ tích cực, giao lưu với bạn bè, tham gia các hoạt động xã hội, các câu lạc bộ, tập thể dục để tinh thần được thoải mái hơn. Chúc em có một cuộc sống vui vẻ. Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí" ]
Thuốc Haginir 300 DHG điều trị viêm phổi cộng đồng, viêm phế quản mạn, viêm xoang cấp (2 vỉ x 10 viên)
[ "Mô tả ngắn:\nThuốc Haginir 300 là viên nang chứa dược chất Cefdinir dùng điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm: Viêm phổi cộng đồng, đợt cấp viêm phế quản mạn, viêm xoang cấp, viêm họng, viêm amidan, viêm nang lông, viêm quanh móng, chốc lở, áp xe dưới da, viêm mạch hay hạch bạch huyết, viêm thận, bể thận, viêm bàng quang.\nThành phần:\nCefdinir: 300mg\nChỉ định:\nThuốc Haginir 300 chỉ định điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm:\nViêm phổi cộng đồng, đợt cấp viêm phế quản mạn, viêm xoang cấp, viêm họng, viêm amidan. Viêm nang lông, viêm quanh móng, chốc lở, áp xe dưới da, viêm mạch hay hạch bạch huyết. Viêm thận, bể thận, viêm bàng quang." ]
[ "Mô tả ngắn:\nVectrine của công ty PT. Dexa Medica, thành phần chính erdosteine, là thuốc dùng để trị ho có đàm. \n Vectrine được bào chế dưới dạng viên nang cứng, hộp 2 vỉ x 10 viên.\nThành phần:\nErdosteine: 300mg\nChỉ định:\nThuốc Vectrine được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nThuốc làm lỏng và tiêu chất nhầy dùng trong các bệnh đường hô hấp cấp và mạn tính.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Singulair là sản phẩm của Organon Pharma United, có thành phần chính là Montelukast. Đây là thuốc được sử dụng để dự phòng và điều trị hen phế quản mạn tính, bao gồm dự phòng cả các triệu chứng hen ban ngày và ban đêm, điều trị người hen nhạy cảm với aspirin, và dự phòng cơn thắt phế quản do gắng sức; làm giảm các triệu chứng ban ngày và ban đêm của viêm mũi dị ứng.\nThành phần:\nMontelukast: 4mg\nChỉ định:\nThuốc Singulair được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nChỉ định cho người bệnh lớn tuổi và trẻ em trên 6 tháng tuổi để dự phòng và điều trị hen phế quản mạn tính, bao gồm dự phòng cả các triệu chứng hen ban ngày và ban đêm, điều trị người hen nhạy cảm với aspirin, và dự phòng cơn thắt phế quản do gắng sức. Chỉ định để làm giảm các triệu chứng ban ngày và ban đêm của viêm mũi dị ứng (viêm mũi dị ứng theo mùa cho người lớn và trẻ em từ 2 năm tuổi trở lên, và viêm mũi dị ứng quanh năm cho người lớn và trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên).", "Mô tả ngắn:\nThuốc Rinedif là sản phẩm của Công ty Cổ phần Trust Farma có chứa hoạt chất Cefdinir. Đây là thuốc điều trị các nhiễm khuẩn từ nhẹ đến trung bình trong trường hợp: Viêm phổi, viêm phế quản mạn, viêm xoang hàm, viêm amidan, viêm họng theo liều chỉ định của bác sĩ.\nThành phần:\nCefdinir: 300mg\nChỉ định:\nThuốc Rinedif chỉ định điều trị các nhiễm khuẩn từ nhẹ đến trung bình do các chủng vi khuẩn nhạy cảm gây các bệnh sau:\nNgười lớn và thanh thiếu niên (từ 13 tuổi trở lên)\nViêm phổi mắc phải cộng đồng gây ra bởi Haemophilus influenzae (bao gồm các chủng sinh β-lactamase), Haemophilus parainfluenzae (bao gồm các chủng sinh β-lactamase), Streptococcus pneumoniae (chỉ các chủng nhạy cảm với penicilin), và Moraxella catarrhalis (bao gồm các chủng sinh β-lactamase).\nĐợt kịch phát cấp tính của viêm phế quản mạn gây ra bởi Haemophilus influenzae (bao gồm các chủng sinh β-lactamase), Haemophilus parainfluenzae (bao gồm các chủng sinh β-lactamase), Streptococcus pneumoniae (nhạy cảm với penicilin), và Moraxella catarrhalis (bao gồm các chủng sinh β-lactamase).\nViêm xoang hàm trên cấp gây ra bởi Haemophilus influenzae (bao gồm các chủng sinh β-lactamase), Streptococcus pneumoniae (chỉ các chủng nhạy cảm với penicilin) và Moraxella catarrhalis (bao gồm các chủng sinh β-lactamase).\nViêm họng/viêm amidan gây ra bởi Streptococcus pyogenes.\nLưu ý: Cefdinir có hiệu quả trong việc diệt S. pyogenes khỏi vòm họng. Tuy nhiên, Cefdinir chưa được nghiên cứu để phòng ngừa sốt thấp khớp sau viêm họng/ viêm amidan do S.pyogenes. Chỉ có tiêm bắp penicilin đã được chứng minh là có tác dụng phòng chống sốt thấp khớp.\nNhiễm khuẩn cấu trúc da và da không biến chứng gây ra bởi Staphylococcus aureus (bao gồm các chủng sinh β-lactamase) và Streptococcus pyogenes.", "Mô tả ngắn:\nCefdinir 300 mg có thành phần chính Cefdinir để điều trị nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm ở người lớn và trẻ em.\nThành phần:\nCefdinir: 300mg\nChỉ định:\nThuốc Cefdinir 300mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nNgười lớn và thiếu niên\nViêm phổi mắc phải cộng đồng, do các tác nhân Haemophilus influenzae, Haemophilus parainfluenzae, Streptococcus pneumoniae (chủng nhạy cam với penicillin), và Moraxellacatarrhalis (gồm cả chủng sinh β- lactamase).\nĐợt cấp của viêm phế quản mãn, cũng do bởi những tác nhân kể trên.\nViêm xoang cấp tính do Haemophilus influenzae, Streptococcus pneumoniae, Moraxella catarrhalis (gồm cả chủng sinh β- lactamase).\nNhiễm khuẩn da và cấu trúc da do Staphylococcus aureus (gồm cả chủng sinh β- lactamase) và Streptococcus pyogenes.\nTrẻ em\nViêm tai giữa cấp gây ra bởi Haemophilus influenzae, Haemophilus parainfluenzae, Streptococcus pneumoniae, và Moraxella catarrhalis (gồm cả chủng sinh β- lactamase).\nViêm hầu họng/ viêm amidan do Streptococcus pyogenes.\nNhiễm khuẩn da và cấu trúc da do Staphylococcus aureus (gồm cả chủng sinh β- lactamase) và Streptococcus pyogenes.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Abbsin có thành phần chính là glucosamin sulfat giúp làm tiêu chất nhày trong bệnh lý hô hấp có đờm nhày quánh như trong viêm phế quản cấp và mạn.\nThành phần:\nAcetylcysteine: 600mg\nChỉ định:\nThuốc Abbsin chỉ định tiêu chất nhày trong bệnh lý hô hấp có đờm nhày quánh như trong viêm phế quản cấp và mạn.", "Mô tả ngắn:\nHagimox Capsules 500mg Dhg 10x10 của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, thành phần chính amoxicilin trihydrat, thuốc được dùng để điều trị nhiễm khuẩn như nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới do liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn không tiết penicilinase và H. influenzae , nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng, bệnh lậu, nhiễm khuẩn đường mật, nhiễm khuẩn da, cơ do liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn,E. coli nhạy cảm với amoxicilin.\nThành phần:\nAmoxicillin: 500mg\nChỉ định:\nThuốc Hagimox Capsules 500mg Dhg 10x10 được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nĐiều trị nhiễm khuẩn:\nNhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới do liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn không tiết penicilinase và H. influenzae. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng. Bệnh lậu . Nhiễm khuẩn đường mật. Nhiễm khuẩn da, cơ do liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, E. coli nhạy cảm với amoxicilin.", "Mô tả ngắn:\nHỗn dịch xịt mũi Wizosone dùng điều trị các tình trạng như viêm mũi dị ứng, polyp mũi..., hỗ trợ điều trị viêm mũi xoang cấp.\nThành phần:\nMometason furoat: 0.05mg\nChỉ định:\nHỗn dịch xịt mũi Wizosone dùng điều trị trong các trường hợp như viêm mũi dị ứng , polyp mũi..., hỗ trợ điều trị viêm mũi xoang cấp.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Prospan viên ngậm được sản xuất bởi Công ty Engelhard Arzneimittel GmbH & Co. KG, có thành phần chính là Cao lá thường xuân khô. Thuốc dùng trong điều trị viêm đường hô hấp cấp có kèm theo họ (long đờm, trị các chứng ho, ngứa rát cổ họng, viêm đau họng, ...). Điều trị triệu chứng trong các bệnh lý viêm phế quản mạn tính.\nThành phần:\nCao Thường Xuân: 26mg\nChỉ định:\nThuốc ngậm Prospan được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nViêm đường hô hấp cấp có kèm theo họ (long đờm, trị các chứng ho, ngứa rát cổ họng, viêm đau họng , ...). Điều trị triệu chứng trong các bệnh lý viêm phế quản mạn tính .", "Mô tả ngắn:\nThuốc Agi-Bromhexine là sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược phẩm Agimexpharm chứa hoạt chất Bromhexin HCl giúp làm loãng đờm trong các bệnh phế quản phổi cấp và mạn tính có kèm theo sự tiết chất nhày bất thường và sự vận chuyển chất nhày bị suy yếu.\nThành phần:\nBromhexin hydroclorid: 4mg\nChỉ định:\nThuốc Agi-Bromhexine giúp làm loãng đờm trong các bệnh phế quản phổi cấp và mạn tính có kèm theo sự tiết chất nhày bất thường và sự vận chuyển chất nhày bị suy yếu.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Lincomycin 500mg được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược – Vật tư Y tế Thanh Hóa, có thành phần chính là lincomycin, được chỉ định dùng trong các trường hợp nhiễm khuẩn do các chủng vi khuẩn nhạy cảm gây ra như viêm tai, mũi, họng, viêm phế quản, viêm phổi, viêm nha khoa, viêm da, nhiễm khuẩn phụ khoa, viêm xương và khớp, điều trị sau phẫu thuật bụng, nhiễm khuẩn huyết. \n Thuốc Lincomycin 500mg được bào chế dưới dạng viên nang cứng, viên nang cứng số 0, một đầu màu xanh đậm, một đầu màu xanh nhạt, bột thuốc trong nang màu trắng đồng nhất. Quy cách đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên, hộp 20 vỉ x 10 viên, lọ 100 viên, lọ 200 viên.\nThành phần:\nLincomycin: 500mg\nChỉ định:\nThuốc Lincomycin 500mg được chỉ định dùng trong các trường hợp điều trị nhiễm khuẩn do các chủng vi khuẩn nhạy cảm gây ra, cụ thể:\nViêm tai, mũi, họng. Viêm phế quản, viêm phổi. Viêm nha khoa. Viêm da. Nhiễm khuẩn phụ khoa. Viêm xương và khớp. Điều trị sau phẫu thuật bụng. Nhiễm khuẩn huyết.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Cadirizin 10 mg USP 10x10 của Công ty TNHH US Pharma (USA), có thành phần chính là cetirizin dihydrochlorid. Thuốc được sử dụng để điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng dai dẳng, viêm mũi dị ứng theo mùa, mày đay mạn tính vô căn ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi, viêm kết mạc dị ứng, phù Quincke (sau khi điều trị sốc).\nThành phần:\nCetirizine: 10mg\nChỉ định:\nThuốc Cadirizin 10 mg USP 10x10 được chỉ định dùng để điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng dai dẳng, viêm mũi dị ứng theo mùa, mày đay mạn tính vô căn ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi, viêm kết mạc dị ứng, phù Quincke (sau khi điều trị sốc).", "Chào em, là thuốc Đông dược để điều trị hen phế quản, viêm phế quản co thắt,… phòng ngừa hen phế quản. Cách dùng: Ngày uống 2 lần sau bữa ăn Trẻ từ 1-2 tuổi: mỗi lần 10ml hoặc 05 viên Trẻ từ 3-6 tuổi: mỗi lần 15ml hoặc 10 viên Trẻ từ 7-12 tuổi: mỗi lần 20ml hoặc 15 viên Trẻ trên 12 tuổi và người lớn: mỗi lần 30ml hoặc 25 viên. Mỗi đợt điều trị 8-10 tuần. Thân mến! ", "Mô tả ngắn:\nThuốc Hagimox là thuốc kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn của Công ty cổ phần Dược Hậu Giang DHG có thành phần chính là Amoxiciliin. Hagimox được sử dụng điều trị nhiểm khuẩn trong các trường hợp như nhiễm khuẩn hô hấp trên, nhiễm khuẩn hô hấp dưới, nhiễm khuẩn tiết niệu… \n Thuốc được bào chế dưới dạng viên nang cứng màu xám – vàng ngà, quy cách đóng gói hộp 10 vỉ x 10 viên.\nThành phần:\nAmoxicillin: 250mg\nChỉ định:\nThuốc Hagimox được chỉ định điều trị nhiễm khuẩn trong các trường hợp sau:\nNhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới do liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn không tiết penicilinase và H. influenzae . Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng. Bệnh lậu . Nhiễm khuẩn đường mật. Nhiễm khuẩn da, cơ do liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, E. coli nhạy cảm với amoxicilin.", "Mô tả ngắn:\nAtussin của Công ty TNHH United International Pharma, thành phần chính gồm dextromethorphan HBr, chlorpheniramine maleate, sodium citrate dihydrate, ammonium chloride, glyceryl guaiacolate, là thuốc làm giảm các triệu chứng ho do nhiều nguyên nhân. \n Atussin được bào chế dưới dạng siro, quy cách đóng gói gồm hộp 1 chai 30 ml hoặc chai 60 ml.\nThành phần:\nSodium Citrate: 133mg\nDextromethorfan: 5mg\nChlorphenamin: 1.33mg\nPhenylpropanolamin: 8.3mg\nAmmonium chloride: 50mg\nGlyceryl guaiacolate: 50mg\nChỉ định:\nThuốc Atussin được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nÐiều trị làm giảm các triệu chứng ho do cảm lạnh, cúm, lao, viêm phế quản, ho gà, sởi, viêm phổi, viêm phổi – phế quản, viêm họng , viêm thanh quản, viêm khí quản, viêm khí phế quản, màng phổi bị kích ứng, hít phải chất kích ứng, khói thuốc lá và ho có nguồn gốc tâm sinh.", "Mô tả ngắn:\nAvelox infusion solution bayer 250 ml với thành phần chính là Moxifloxacin HCl được dùng trong điều trị viêm phổi, nhiễm khuẩn vùng tiểu khung nhẹ - trung bình.\nThành phần:\nMoxifloxacin: 400mg\nChỉ định:\n" ]
Chào AloBacsi, Chồng em bị đứt dây thần kinh và gân, ngón út và ngón nhẫn co gấp được nhưng không còn cảm giác. Hiện tại chồng em nhập viện ở thị xã. BS nói ở đây nối gân được nhưng dây thần kinh không thể nối. BS tư vấn cho em đươc không, vì em muốn đi Sài Gòn. Trên đó nối được không BS?
[ "Chào bạn, Chồng bạn bị tai nạn giao thông, tổn thương đứt dây thần kinh trụ và đứt gân, ảnh hưởng ngón IV và V của bàn tay. Chồng bạn nên được khám tại các BV có chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình ở TPHCM để được tư vấn điều trị. Tại khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình - BV Nhân dân 115 là đơn vị thực hiện tốt những kĩ thuật tái tại chức năng phục hồi vi phẫu, cũng như phục hồi tổn thương gân, thần kinh và tứ chi. Thân mến." ]
[ "Chào bạn, Trường hợp của bạn vẫn có thể quan hệ vợ chồng được, nhưng chú ý đo huyết áp mỗi ngày trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy, huyết áp cao từ 140/90 mmHg thì phải uống thuốc ổn định huyết áp, tránh hiện tượng xuất huyết não khi lên gắng sức, khi \"lên đỉnh\". Chú ý thứ hai là vợ chồng bạn khi quan hệ, không nên thử các thế nguy hiểm, không nên dùng thêm các thuốc trợ lực sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe của bạn. Thân mến.", "Thưa bác sĩ, Cách đây 2 năm cháu nhổ răng thì 1 tuần sau lại xuất hiện co giật giống như động kinh. Cháu có đi khám tại khoa Nội thần kinh BV Chợ Rẫy, được BS cho uống thuốc Depakine Chrono 500mg gần 1 năm nhưng bệnh cháu vẫn không giảm, cứ khoảng 3,4 tháng lên cơn co giật 1 lần. Người ta nói cháu nhổ răng bị chạm dây thần kinh số 7 nên mới bị vậy, và vài năm sẽ tự hết. Cho cháu hỏi là có đúng vậy không ạ? Và cháu muốn khám lại và điều trị cho thật hết bệnh thì nên vào bệnh nào ạ? Cảm ơn AloBacsi! (Phước Dư - du_nguyen…@yahoo.com) Bạn Phước Dư thân mến, là do sự phóng điện bất thường của các tế bào thần kinh ở vỏ não, hiện chưa có bằng chứng cho thấy nguyên nhân là do chạm dây thần kinh. Vấn đề điều trị (khi nào cần điều trị, thời gian bao lâu) phụ thuộc vào số cơn động kinh trong vòng 12 tháng, các biểu hiện trên lâm sàng (triệu chứng bệnh) và điện não đồ. Do vậy, bạn cần chú ý ghi nhận số cơn động kinh và các triệu chứng khác để thông báo cho bác sĩ trong các lần tái khám. Nếu bác sĩ đã xác định tình trạng của bạn là động kinh và cần điều trị, thì thời gian điều trị ít nhất là 2 năm. Bạn nên tiếp tục điều trị tại khoa Nội thần kinh BV Chợ Rẫy, để bác sĩ theo dõi diễn tiến bệnh, điều chỉnh thuốc nếu cần. Đặc biệt, bạn không được tự ý tăng-giảm liều, ngưng hoặc đổi thuốc nếu không có ý kiến bác sĩ, vì có thể làm bệnh trở nặng. Chúc bạn sức khỏe! BS Bùi Diễm Khuê", "- nguồn internet Chào em, Triệu chứng của em là do , không phải là dãn dây chằng. Em nên mát xa, xoa bóp dầu, có thể châm cứu sẽ giảm đau, nếu vẫn đau nhiều có thể uống paracetamol 500mg từ 1 đến 4 viên mỗi ngày, cách mỗi 6 - 8 giờ là an toàn. Trường hợp đau hơn nữa nên đi khám để BS kê thuốc phù hợp và an toàn. Sau đợt này, em nhớ chú ý không thay đổi tư thế đột ngột khi đang duy trì 1 tư thế trong thời gian dài, nên di chuyển từ từ và nhẹ nhàng, cũng nên tập thể dục để cơ xương khớp dẻo dai hơn.", "Gãy đốt sống lưng gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống Xin chào bạn, Việc phẫu thuật cố định cột sống sau chấn thương hỗ trợ tăng độ vững cho cột sống tránh tổn thương tủy và các dây thần kinh nhiều hơn. Nhưng những tổn thương tủy và thần kinh vùng thắt lưng nếu có thì rất lâu mới có thể hồi phục. Việc tê mông và 2 bàn chân có thể do bạn bị chấn thương rễ thần kinh tọa thắt lưng – thời gian hồi phục tầm khoảng 1-2 năm tùy tình trạng. Tuy nhiên bạn vẫn đi lại được và biểu hiện bây giờ chỉ là về cảm giác thôi là biểu hiện rất tốt rồi, bạn có thể luyện tập thể dục thường xuyên để đẩy nhanh sự hồi phục nhé. Về vấn đề quan hệ vợ chồng, nếu không chấn thương vùng cùng cụt và vẫn cương được thì sẽ không ảnh hưởng gì cả, chỉ là hiện tại bạn sẽ còn hơi đau tê vùng chân và mông khi quan hệ thì nên có những tư thế thích hợp và an toàn. Chúc bạn nhiều sức khỏe.", "Chào bạn, - Bạn nói bạn đã được chẩn đoán là khớp gối, đây là một tổn thương hay gặp ở cả vận động viên thể thao chuyên nghiệp và người chơi nghiệp dư. Khi bị đứt dây chằng chéo trước thì tủy theo độ tuổi và mức độ tổn thương lỏng khớp gối mà bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị bảo tồn hay phẫu thuật. Ngày nay phẫu thuật tái tạo lại dây chằng chéo trước đứt được thực hiện bằng phương pháp mổ nội soi. Đây là phẫu thuật ít xâm lấn, ít tàn phá cấu trúc giải phẫu và giúp cho phẫu thuật viên có thể quan sát rõ và xử trí chính xác tổn thương giúp bệnh nhân phục hồi nhanh. Hiện nay phẫu thuật nội soi đã được bảo hiểm y tế thanh toán một phần. Về phương pháp mổ, chi phí, quá trình phục hồi sau phẫu thuật, bạn có thể đến khoa Y học thể thao BV Nhân dân 115 tầng 5 khu A 527 Sư vạn hạnh phường 12 quận 10 để tôi khám, tư vấn cụ thể cho bạn nhé. Thân mến. BS.CK2 Trần Văn Dương Phụ trách khoa Y học thể thao - BV Nhân dân 115", "Hình minh\r\nhọa. Nguồn Internet Chào em, có thể\r\ngây chèn ép thần kinh dẫn đến yếu liệt chi. Theo như các triệu chứng em mô tả,\r\nem nên cho mẹ tái khám BS Nội thần kinh của các bệnh viện như: BV Chợ Rẫy, BV\r\nNhân dân 115, BV Nhân dân 115, BV Đại học Y dược TPHCM… để được đánh giá lại\r\nxem xét chỉ định phẫu thuật. Nên khám sớm tránh để lại di chứng. Thân mến! ", "Dây thần kinh gồm hai chức năng: cảm giác và vận động. Chức năng vận động thường được đánh giá bởi bác sĩ thăm khám và một phần bệnh nhân tự phát hiện. Còn các triệu chứng của phần cảm giác thì bệnh nhân sẽ tự phát hiện sớm. Bệnh nhân có cảm giác tê bì là do việc tổn thương dây thần kinh, mức độ nhiều hay ít tùy thuộc vào vị trí tổn thương. Nếu tổn thương ở vị trí thấp (gần đầu ngón tay, chân) thì dây thần kinh sớm phục hồi hơn. Nếu tổn thương ở vị trí cao thì dây thần kinh phục hồi chậm hơn. Tại mối nối khâu của dây thần kinh, sự hồi phục muốn qua được vị trí khâu nối đó thì bệnh nhân phải mất hết 6 tuần (1,5 tháng). Sau đó, với điều kiện lý tưởng sẽ tăng lên 0,7 - 1 mm mỗi ngày. Các bạn có thể tính từ vị trí tổn thương cho đến phần các bạn mất cảm giác, mỗi mm mỗi ngày và thời gian qua chỗ khâu nối 1,5 tháng thì đó chính là thời gian sẽ hết tê. Dây thần kinh không phục hồi “một ngày một bữa” mà tính bằng đơn vị tháng nên không cần thiết tái khám trước hẹn. Các bác sĩ thường theo dõi mỗi tháng, do đó các bạn nên đến gặp bác sĩ mỗi tháng 1 lần để bác sĩ đánh giá sự hồi phục của dây thần kinh. Thân mến.", "Dây thắng dương vật Xin chào bạn, Như những câu trả lời trước bác sĩ từng tư vấn: hãm bao quy đầu là nơi chứa nhiều thần kinh cảm giác giúp tăng khoái cảm khi sinh hoạt tình dục, khi đứt hãm bao quy đầu có thể gây đau và giảm khoái cảm khi quan hệ. Tuy nhiên nếu đã đứt dây thắng 4 năm rồi, việc sinh hoạt tình dục không có trở ngại thì bạn không cần phải làm gì cả. Nếu có trở ngại phiền toái như đã nêu thì bạn có thể để bệnh viện cho chuyên khoa Ngoại niệu hoặc Nam khoa để phẫu thuật tái tạo hãm quy đầu nhé (bệnh viện Bình Dân, Chợ Rẫy, Đại Học Y Dược, 115…). Thân ái chào bạn.", "Nên tập vật lý trị liệu sẽ giúp gân, xương nhanh hồi phục hơn Chào em, Tổn thương gân cơ phải mổ nối gân là tổn thương phức tạp, ngay cả khi đã phẫu thuật nếu em không tập vật lý trị liệu đúng cách thì quá trình hồi phục sẽ chậm và có thể gây co rút gân cơ không thể trở về bình thường như trước. Do đó, em cần tái khám lại để bác sĩ phẫu thuật đánh giá và lên kế hoạch tập cho em, trong trường hợp viêm dính có thể xem xét phẫu thuật lần nữa em nhé! Thân mến.", "Nếu âm đạo co bóp khi quan hệ, bạn sẽ có cảm giác thắt chặt dương vật. Phụ nữ đã có chồng và qua quá trình mang thai, tuổi tác, hay trọng lượng cơ thể quá nặng sẽ làm các cơ vùng chậu suy yếu. Các cơ vùng chậu ôm lấy cơ quan sinh dục của phụ nữ, làm cho cơ quan sinh dục cũng ảnh hưởng theo... Bạn có thể luyện tập co bóp âm đạo theo bài tập Kegel sau đây: BS Chuyên khoa của AloBacsi Em có kinh lần trước là ngày 2/7. Đến này 5/8 em thử que đã lên 2 vạch rồi. Sáng hôm đó em đi xét nghiệm máu beta hcg < 5, BS bảo không có thai. Chiều về em lại đi kiểm tra siêu âm đầu dò BS lại bảo là em có thai nhưng nhỏ, chỉ mới 14mm thôi. Nhưng 6/8 em lại thấy hành kinh như những tháng bình thường. Như vậy có phải em đã sảy thai hay không? ( Thuong Giang - Q.2,TPHCM) Siêu âm đầu dò là một trong những cận lâm sàng để chẩn đoán thai sớm khá chính xác. Em lại thấy giống như hành kinh thì có thể em bị dọa sảy hoặc sảy thai. Em nên đi khám lại ngay để bác sĩ cho xét nghiệm, siêu âm lại… và chỉ định điều trị nhé. BS Chuyên khoa của AloBacsi Cháu có quan hệ tình dục không an toàn nhưng chỉ để bên ngoài. Tuy nhiên, bạn trai cháu có tiết chất nhờn trong. Và ngay sau khi quan hệ cháu lại có kinh. Như vậy có ảnh hưởng gì tới việc có kinh sau này không? Và như vậy liệu cháu sẽ có thai không? Mong bác sĩ trả lời giúp cháu. ( Hoa Xuong Rong - ) Sau quan hệ, cháu đã có kinh trở lại thì yên tâm là lần này không có thai và cũng không ảnh hưởng gì đến việc có kinh sau này. Tuy nhiên, cháu nên lưu ý quan hệ tình dục trong thời kỳ không an toàn thì nên dùng bao cao su, vì chất tiết trước khi xuất tinh cũng có ít tinh trùng, có thể chui vào âm đạo gây thụ thai. BS Chuyên khoa của AloBacsi Em hết kinh gần 1 tuần. Hôm qua em quan hệ thì mới vô em thấy hơi đau 1 chút rồi hết. Sáng em đi tập múa bụng. Khoảng trưa em thấy hơi đau bụng dưới và trong huyết trắng có đường chỉ nhỏ màu đỏ lợt. Như vậy có sao không BS? ( Quynh Nga - v4n_ch0…@yahoo.com) Sau khi quan hệ tình dục, em ra chút ít máu như đường chỉ nhỏ thì nhiều khả năng do quan hệ mạnh quá gây trầy xước niêm mạc âm đạo. Em không nên lo lắng, niêm mạc sẽ tự lành. Còn về vấn đề đau bụng dưới, có lẽ do sáng em đi tập múa bụng gây đau cơ thành bụng thôi. Em có thể uống thuốc giảm đau thông thường sẽ hết. Tuy nhiên, nếu quan hệ nhẹ nhàng mà vẫn ra máu vài lần nữa thì em nên đi khám phụ khoa xem có viêm cổ tử cung không nhé.", "Hình minh họa. Nguồn\r\nInternet Chào chú, Do bất động lâu ngày nên\r\ncó khả năng . Việc tập đi cần thận trọng tránh để tẽ ngã\r\nlần nữa tổn thương sẽ nặng nề hơn. Việc tập vật lý trị liệu thời điểm này sẽ\r\ngiúp ích cho tình trạng vận động của chú. Tại TPHCM, chú có thể\r\nđến các trung tâm chỉnh hình có khoa như: BV Chấn thương chỉnh hình TPHCM, Khoa vật lý trị liệu\r\n- BV Nhân dân 115, BV Chấn thương chỉnh hình Sài Gòn Ito, BV Chỉnh hình và phục\r\nhồi chức năng… Chúc chú mau chóng hồi\r\nphục! Thân mến! AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Chào chị Hoa, Theo như những của chị đã điều trị nội khoa và tập vật lý trị liệu không bớt, chị nên khám ở các bệnh viện có chuyên khoa ngoại thần kinh và cột sống để BS khám và chẩn đoán đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp, chị nhé. Thân mến! BS.CK2 Trần Văn Dương Khoa Y học thể thao - BV Nhân dân 115", "Chào em, Em dùng chỉ buộc như vậy vô tình cản không cho máu nuôi. Vì máu không lưu thông được bên ngoài nhưng bên trong vẫn còn ít máu nuôi gây nên tình trạng ứ dịch nhiễm trùng. Nếu em để vậy sẽ không tự lành được mà sẽ nhiễm trùng nặng hơn dẫn đến nhiễm trùng huyết rất nguy hiểm. Em phải đi khám ngay để BS kiểm tra và quyết định hướng điều trị. Thật ra nếu em nghe lời BS cắt thẩm mỹ hoặc để vậy cũng được thì không có vấn đề gì. Lần sau nhớ cẩn thận, tìm hiểu kỹ trước khi có quyết định gì đó liên quan tới sức khỏe em nhé! Chúc em sớm bình phục. Thân mến,", " Chào bạn, Nếu đã có thì phải cố định chỗ gãy (việc này bác sĩ đã làm cho bạn) và bất động chỗ gãy (việc này bạn làm chưa được tốt), do đó sau khi tháo nẹp, mọi chuyện vẫn không cải thiện gì cả. Tôi khuyên bạn nên nẹp lại thêm 2 tuần nữa, và cố gắng tối đa bất động ngón út, tức là hạn chế tối đa các công việc phải co duỗi ngón út và tất nhiên là không có tập co duỗi hay bóp nắn ngón út trong thời gian nẹp, song song đó, bạn có thể dùng thêm alpha chymotrypsin 4,2 mg ngày uống 2 viên sáng, 2 viên chiều giúp giảm viêm, giảm sưng nề. Thân mến! ", "Chào bạn, Thực sự việc bạn kể xảy ra ngoài ý muốn của mọi người, AloBacsi xin chia buồn cùng gia đình bạn. Thai nhi sống và phát triển trong bụng mẹ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó dây rốn đóng vai trò rất quan trọng. Dây rốn là cầu nối để vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng từ mẹ sang em bé. Do đó khi dây rốn bị thắt nút làm cho cầu nối này bị gián đoạn nên em bé không có oxy để duy trì sự sống. Dây rốn thắt nút xuất hiện tự nhiên và không phụ thuộc vào yếu tố nào hết. Vợ chồng bạn cũng đã đi khám thai định kỳ như theo hẹn BS thì lần mang thai tiếp theo cũng như vậy thôi, tuy nhiên lần có thai này thì cần xét nghiệm xem có bị tiểu đường không, vì vợ bạn có tiền căn sanh con to 4,2kg. Chúc hai bạn sớm có baby khỏe mạnh!" ]
Chào AloBacsi, tim tôi đập nhanh 105 nhịp/phút. Đã xuất hiện khoảng 5 năm. Tuy nhiên, mới phát hiện khi đo điện tim. Hoạt động bình thường không thấy mệt nhưng làm việc gắng sức thì mau mệt. Đã khám chuyên khoa ở địa phương: kết luận cường giáp, hở van 2 lá 1/4, hở van 3 lá 1,5/4. Tim nhanh. Đã uống thuốc 2 tuần (thuốc kháng giáp và thuốc chẹn Beta làm giảm nhịp tim). Khi uống thuốc tim giảm còn 80 lần nhưng hết thuốc tim tăng trở lại 105. Xin hỏi AloBacsi mức độ nguy hiểm và cách điều trị? Trân trọng cảm ơn. (Bạn đọc Nguyễn Đăng Khoa - Sóc Trăng - 34 tuổi, cao 1m68, nặng 53kg)
[ " Chào bạn Khoa, Bạn nên uống thuốc ức chế Beta liên tục + . Khi chức năng tuyến giáp ổn định thì nhịp tim sẽ giảm lại. Chỉ định ngưng thuốc kháng giáp và ức chế Beta do BS điều trị quyết định. Bạn không nên tự động ngưng thuốc." ]
[ "Chào bạn, Theo mô tả\r\nthì nhiều khả năng bạn bị . Tình trạng này có thề xảy ra từng\r\nlúc nên khi đến khám bác sĩ không phát hiện ra, đo điện tâm đồ lúc đó cũng sẽ không\r\nthấy gì. Bạn nên kiểm tra tại cơ sở chuyên khoa tim mạch để được tầm soát đầy\r\nđủ, có thể cần làm thêm điện tâm đồ gắng sức hay Holter ECG để tìm bệnh. Chúc bạn mau khỏe lại, Thân\r\nmến, BS\r\nTrần Nhân Tuấn Phòng khám Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn", "Nhịp tim chậm. Chào em, Bình thường nhịp tim chúng ta khá đều, tần số thường vào khoảng từ 60-100 lần/phút. Nhịp tim bình thường cũng dao động liên tục trong mỗi phút mỗi giờ mỗi ngày. Khi gắng sức, làm việc nặng, stress tình cảm, có bệnh... thì nhịp tim sẽ thay đổi lớn hơn. Nhịp tim 80 lần/phút là ở ngưỡng bình thường, còn nhịp tim 50 lần/phút là nhịp chậm. Nhịp tim chậm có thể là nhịp chậm xoang; Bloc xoang nhĩ và ngưng xoang; Bloc nhĩ thất. Nguyên nhân: sinh lý bình thường ở người chơi thể thao, cường phó giao cảm, thuốc, rối loạn điện giải, thiếu máu cục bộ, nhiễm trùng, thoái hoá ở người lớn tuổi. Để xác định được nhịp tim chậm của em có nguy hiểm không, là sinh lý (bình thường), hay bệnh lý (bất thường) thì cần phải biết rõ tim đập chậm nhất đến đâu, chậm kiểu gì. Vì thế, tốt nhất là em khám bác sĩ chuyên khoa loạn nhịp, để bác sĩ thăm khám + xem xét các xét nghiệm em đã làm, từ đó sẽ có chẩn đoán và hướng xử trí tương ứng. Một số bệnh viện có chuyên khoa nhịp tim học là Bệnh viện Tim Tâm Đức (TPHCM), Viện Tim (TPHCM), Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại Học Y Dược, Gia Định, Bệnh viện Nhân Dân 115... em có thể tham khảo thêm. Thân mến.", "Chào bạn, Tăng huyết áp là một trong những yếu tố nguy cơ cao của bệnh đột quỵ. Để giảm thiểu tối đa nguy cơ đột quỵ, nguy cơ nhồi máu cơ tim cùng các biến chứng khác của bệnh tăng huyết áp, người bệnh cần: uống thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, mua máy đo huyết áp tự động để kiểm tra huyết áp tại nhà trước và sau khi ngủ dậy, tái khám định kỳ để kiểm tra mỡ máu, các biến chứng sớm của bệnh... Song song đó, người bệnh cần chú ý ăn nhạt, tránh ăn thức ăn chế biến sẵn như giò chả, lạp xưởng, đồ hộp, cá mắm, mắm tôm, cà muối, dưa muối, những loại thức ăn nướng, thức ăn ướp muối sẵn như các loại khô; hạn chế thực phẩm dầu mỡ chiên xào, tăng cường rau xanh, hoa quả, hạn chế bia rượu (tối đa 1 lon bia/ngày, 1 ly rượu vang/ngày), tập thể dục điều đặn và không hút thuốc lá. Huyết áp hiện tại của bạn đang được kiểm soát tốt, chỉ có nhịp tim bỗng dưng tăng lên, cần xem lại xem mình có bị lo lắng điều gì không, còn về thuốc thì bác sĩ của bạn đã cho bạn thuốc chẹn beta là \"Betaloc Zok 25 mg trị nhịp nhanh xoang chỉ dùng khi tim nhanh nhịp\", bạn uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ và tái khám theo hẹn. Những thuốc khác như thuốc trị rối loạn mỡ máu, kháng kết tập tiểu cầu cũng được xếp vào nhóm ngừa đột quỵ ở bệnh nhân tăng huyết áp nhưng chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ, đừng tự ý dùng, bạn nhé. Thân mến.", "- nguồn internet Chào bạn, Thông thường, chúng ta không cảm nhận được nhịp tim của mình. Chúng ta có triệu chứng hồi hộp và cảm giác được nhịp tim của mình chỉ khi tần số tim quá nhanh (>100 lần/phút), quá chậm (<50 lần/phút) hay nhịp tim không đều. Triệu chứng của bạn nghĩ đến bệnh lý , có thể là Ngoại tâm thu thất, Ngoại tâm thu nhĩ, Rung nhĩ cơn (đây là những thuật ngữ chuyên môn). Bạn đã đi khám bệnh nhưng vẫn chưa phát hiện bất thường, có thể do triệu chứng xuất hiện không thường xuyên. Bạn nên đi khám chuyên khoa tim mạch, cần làm thêm Holter ECG (theo dõi ECG trong 24 giờ), khả năng ghi nhận được rối loạn nhịp tim sẽ tốt hơn nhiều, từ đó giúp BS có hướng chẩn đoán và điều trị. Tóm lại, bạn nên đến khám BS chuyên khoa Loạn nhịp tim để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị (nếu có). Thân ái. BS Nguyễn Thái Bình Sơn Phòng khám Tâm Trí Sài Gòn >>", "Chào BS, Khoảng 2-3 tháng nay ngón cái bàn tay trái của em lúc nào cũng giật giật. Bình thường thì giật ít, nhưng sau khi hoạt động nhiều như giặt đồ bằng tay thì giật mạnh và kèm theo đau nhức. Trước đây, em bệnh cường giáp nhưng không biết có liên quan đến vấn đề này không? Em xem trên mạng thì thấy nguyên nhân có thể liên quan đến bệnh khớp hay thần kinh.\r\n\r\nMong BS tư vấn giúp em. Cảm ơn BS của AloBacsi rất nhiều. (Việt Bách, 25 tuổi) - nguồn internet Chào bạn Việt Bách, Thông thường, triệu chứng trong bệnh cường giáp là run các ngón tay, run với biên độ nhỏ… hiếm khi giật và càng hiếm khi bị chỉ 1 ngón như bạn mô tả. Bạn cần tái khám chuyên khoa nội thần kinh, BS sẽ khám (nhìn) kiểu giật và các dấu hiệu khác, làm thêm một số xét nghiệm cần thiết để có chẩn đoán và hướng điều trị giúp bạn. Chúc bạn luôn vui và khỏe. BS-CK1 Bùi Thường Hương Thy", "Chào Lê Diệp, Triệu chứng đau ép ngực bên trái có nhiều nguyên nhân và ở\r\ntuổi của em thì đa phần là nguyên nhân không phải do tim. Tuy nhiên nếu em cảm\r\nthấy tim đập nhanh thì có thể có triệu chứng của tim mạch. Thông thường nhịp tim không vượt quá 100 lần/phút khi nghỉ\r\nngơi (em có thể tự kiểm tra gián tiếp bằng cách đếm mạch cổ tay trong 1 phút).\r\nNếu lúc nghỉ, nhịp tim của em > 100 lần/phút kèm triệu chứng đau nặng ngực\r\nthì nên đi kiểm tra tại cơ sở có chuyên khoa tim mạch. Thân mến, BS Trần Nhân Tuấn Phòng khám Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn", "Rối loạn nhịp là một tình trạng bất thường về nhịp tim Chào em, Có nhiều nguyên nhân dẫn tới cơn nhịp nhanh, bao gồm các rối loạn nội tiết, rối loạn điện giải, thiếu máu, thậm chí là thiếu ngủ, hoặc tinh thần lo lắng, suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể... đều có thể khiến nhịp tim biến đổi và gây khó chịu. Trên thực tế, để chẩn đoán các rối loạn nhịp tim cần thăm khám trực tiếp và đo điện tim, đôi khi phải sử dụng holter điện tim 24h mới có thể phát hiện ra loại bất thường và điều chỉnh. Do đó, lời khuyên là em nên tái khám để kiểm tra lại tình trạng loạn nhịp (nếu có) và điều chỉnh nguyên nhân em nhé!", "Bị rối loạn nhịp tim nên tầm soát xơ vữa động mạch Chào anh Bình, Ở tuổi của anh, xơ vữa động mạch đã bắt đầu xuất hiện. Khi có triệu chứng, đi khám bác sĩ thì kết quả tương đối để anh yên tâm, tức là các triệu chứng có cải thiện, các xét nghiệm ban đầu tương đối bình thường nhưng đây là phần nổi của tảng băng chìm thôi. Để chắc chắn rằng tim mạch của anh không có vấn đề gì thì tôi khuyên anh nên đi khám gói tầm soát xơ vữa động mạch, để chắc chắn rằng mảng xơ vữa chưa đến mức báo động, không cần lo lắng nhiều. Nếu để tình trạng này tiếp tục mà anh không đi tầm soát sức khỏe xơ vữa động mạch thì sinh hoạt sẽ rất hạn chế, anh không biết mình nên gắng sức đến mức nào là đủ và cuộc sống không đạt được sự thoải mái. Chẳng hạn như anh sẽ không dám uống cà phê sữa nữa, tập gym cũng không biết nên ở mức độ nào thì dừng. Khi anh đi khám gói tầm soát xơ vữa động mạch, bác sĩ chuyên khoa Tim mạch sẽ tư vấn cho anh với bệnh lý như vậy thì anh có quyền sống bình thường không hạn chế, hoặc cần can thiệp lúc này để phòng ngừa về sau này hoặc có bệnh rồi thì phải xử lý ngay để tránh được nguy hiểm tính mạng trong thời gian gần đây. Thân mến. (Trích từ )", "Chào bạn, Cảm giác tim đập nhanh là một trong số những triệu chứng rất mơ hồ, có thể khi bạn mệt mỏi, lo lắng sợ hãi, khi quá vui mừng… vẫn sẽ cảm giác được tim đập nhanh. Hoặc trong tình trạng bệnh lý tim mạch loạn nhịp nhanh vẫn sẽ cảm giác triệu chứng này. Đặc biệt nếu bệnh nhân có bệnh lý tim mạch thường xuyên sẽ cảm thấy mệt mỏi, uể oải, vận động kém, khó thở khi gắng sức… Vì vậy, nhằm tránh bỏ sót các bệnh lý tim mạch quan trọng, bạn hãy đến bệnh viện có chuyên khoa tim mạch để được thăm khám toàn diện về vấn đề này nhé. Thân ái chào bạn.", "Chào bạn Bình Nhân, Loạn nhịp tim là triệu chứng hay gặp ở người mắc bệnh tim. Loạn nhịp tim có thể là nhịp nhanh, nhịp chậm, nhịp ngoại tâm thu (tim đang đập đều, thỉnh thoảng mới có một nhát bóp bất thường) hoặc loạn nhịp hoàn toàn. Trung bình nhịp tim khoảng 60 - 100 lần/phút, nhịp đập đều rõ. Hoạt động bình thường của tim sẽ bị ảnh hưởng bởi: cơ tim, van tim, hệ thần kinh tim tổn thương, các tổn thương hệ thần kinh tim làm xung động dẫn truyền tim bị rối loạn, làm tim co bóp không theo tuần tự, hậu quả là máu ứ lại trong tim đồng thời máu không bơm đủ ra hệ tuần hoàn gây ra rối loạn nhịp tim. Hiện tượng tim loạn nhịp được đánh giá là nhẹ hay nặng tùy thuộc vào bệnh lý gây loạn nhịp, tình trạng nhịp tim bị rối loạn như thế nào, những biểu hiện của người bệnh khi có loạn nhịp tim. Các triệu chứng thường gặp: hồi hộp, đánh trống ngực, nhịp tim đập dồn dập, hay nhanh dần, hoặc nhịp tim đập cách quãng (người bệnh có cảm giác hụt hẫng), khó thở, đau ngực, choáng váng, hoa mắt… Nói chung các trường hợp loạn nhịp (nhanh hoặc chậm) đều nguy hiểm đến sức khỏe, có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân, ngoại trừ nhịp tim nhanh do yếu tố tâm lý. Do đó khi có biểu hiện nhịp tim bất thường bạn cần đi khám chuyên khoa tim mạch để làm xét nghiệm máu, đo điện tâm đồ, siêu âm tim. Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả xét nghiệm để chẩn đoán bệnh và có hướng điều trị, tư vấn cho bạn thích hợp. Thân mến!", "Hải Mi thân mến, Tự nhiên em thấy tim mình đập chậm lại khiến em khó thở và mệt mỏi là có biểu hiện rối loạn nhịp chậm ở tim. Nhịp tim chậm có thể là Nhịp chậm xoang; Bloc xoang nhĩ và ngưng xoang; Bloc nhĩ thất, suy nút xoang… Em cần khám chuyên khoa Tim mạch để BS khảo sát rối loạn nhịp này cho em, nếu trong cơn thì dễ phát hiện hơn, nhưng nếu ngoài cơn thì BS cũng có cách điều tra ra (siêu âm tim, Holter ECG…). Em nên đến khám tại các BV có chuyên khoa Nhịp tim học như BV Tim Tâm Đức (TPHCM), Viện Tim (TPHCM), Chợ Rẫy, Bệnh viện 115... Trân trọng. Mời tham khảo thểm: >> >>", "Chào bạn, Hiện nay bệnh lý hay từ phổ thông hay gọi\r\nlà thiếu máu cơ tim có xu hướng xuất hiện ở lứa tuổi trẻ hơn, đặc biệt trên những\r\nngười có các yếu tố nguy cơ mạch vành như cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ\r\nmáu, hút thuốc lá, tiền căn gia đình có người bệnh mạch vành… Nếu triệu chứng\r\nkhó thở, đè nặng ở ngực, bóp nghẹt tim của bạn xảy ra khi gắng sức, giảm khi\r\nnghỉ ngơi thì cần phải nghỉ đến nguyên nhân tim mạch. Nếu triệu chứng xảy ra\r\nliên tục suốt ngày thì ít nghĩ nguyên nhân tim mạch hơn. Mặc dù điện tâm đồ thường qui 12 chuyển đạo của bạn\r\nkhông ghi nhận bất thường, bạn cần làm thêm siêu âm tim và điện tâm đồ gắng sức\r\nđể có đánh giá đầy đủ hơn về tình trạng tim mạch của mình. Nếu thăm khám nghi\r\nngờ có dấu hiệu hội chứng vành cấp, bác sĩ có thể sẽ cho thử thêm men tim. Nếu triệu chứng mới xuất hiện gần đây thì một số chẩn\r\nđoán khác cũng cần phải loại trừ như viêm cơ tim, bệnh lý màng tim, màng phổi,\r\nmạch máu … Chúc bạn mau tìm được bệnh. Thân mến, BS Trần Nhân Tuấn Phòng khám Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn", " Chào Việt Hùng, Huyết áp 143/90, nhịp tim 100 được coi là mức độ nhẹ. Có thể cải thiện trước hết bằng cách giảm cân, thay đổi lối sống, chế độ ăn uống lành mạch, tập thể dục. Nếu các biện pháp trên không có kết quả thì có chỉ định điều trị bằng thuốc. Thân mến! Trích trong: PGS.TS.BS Nguyễn Hoàng Định ", "Chào bạn Thạch, là một trong những nguyên nhân góp phần làm\r\ntăng huyết áp. Và cả cường giáp, cũng như tăng huyết áp nếu không điều trị sẽ\r\ngây nhiều biến chứng nguy hiểm, không chỉ lên tim mạch mà còn các hệ cơ quan\r\nkhác, có những biến chứng cấp nặng có thể dẫn đến đột tử, và những biến chứng\r\nxuất hiện từ từ trong nhiều năm sau. Càng để lâu thì càng khó trị. Riêng cường giáp, đã có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim\r\n(thường gặp là rung nhĩ, có thể gây tai biến mạch máu não trong cơn rung nhĩ),\r\nsuy tim sung huyết, loãng xương dẫn đến gãy xương, vấn đề về mắt, liệt chu kỳ\r\ndo hạ Kali máu, cơn bão giáp... Với tăng huyết áp, khi huyết áp lên cao có thể dẫn đến tai\r\nbiến mạch máu não, nhồi máu cơ tim cấp, về lâu về dài có thể gây biến chứng lên\r\ntim (suy tim), thận (suy thận), mắt (nặng nhất là mù mắt), não, mạch máu toàn\r\nthân... Tùy vào tình trạng cường giáp và bướu giáp mà BS sẽ quyết\r\nđịnh phẫu thuật, xạ trị hay dùng thuốc. Bạn nên đưa mẹ đến khám cơ sở y tế có\r\nchuyên khoa nội tiết để được điều trị thích hợp.", "Chào bạn, là tình trạng tim co\r\nbóp sớm hơn bình thường. Nhát co bóp sớm này có thể xuất hiện rải rác hoặc\r\nthường xuyên xen kẽ với nhịp tim bình thường. Nếu cứ một nhịp tim bình thường\r\nxen kẽ bởi 1 nhịp thì gọi là ngoại tâm thu nhịp đôi. có thể chia thành\r\nngoại tâm thu nhĩ và ngoại tâm thu thất. Ngoại tâm thu nhĩ thường không nguy\r\nhiểm. thất có thể gây nguy hiểm trong một số tình huống như xuất\r\nhiện quá sớm (hiện tượng R trên T), xuất hiện trên nền bệnh tim nặng hoặc bệnh\r\nnhân đã có loạn nhịp thất trước đó. Người bị ngoại tâm thu nên được đánh giá\r\nđầy đủ tình trạng tim mạch bởi bác sĩ chuyên khoa để có chẩn đoán chính xác và hướng\r\nđiều trị phù hợp. Thân mến, BS Trần Nhân\r\nTuấn Phòng khám Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn" ]
Nguyên nhân nhũn não
[ "Nguyên nhân nhũn não Nguyên nhân dẫn đến nhũn não Máu đông di chuyển từ tim lên động mạch não. Máu đông từ những vị trí khác trong cơ thể tìm đến làm tắc mạch máu não. Mảng xơ vữa trong thành mạch máu bị bong tróc, sau đó theo dòng máu làm tắc nghẽn động mạch nuôi não. Còn có các nguyên nhân khác có thể kể đến như: Bệnh rung nhĩ, đa hồng cầu gây đông máu." ]
[ "Nguyên nhân viêm màng não mủ Nguyên nhân dẫn đến viêm màng não mủ Viêm màng não mủ là nhiễm trùng màng não do vi khuẩn, dẫn đến viêm. Nhiễm trùng có thể mắc phải tại cộng đồng hoặc bệnh viện. Viêm màng não do vi khuẩn mắc phải trong cộng đồng là kết quả của sự xâm nhập của vi khuẩn vào màng não do nhiễm khuẩn huyết hoặc lây lan trực tiếp do nhiễm trùng tại chỗ. Các vi khuẩn phổ biến nhất bao gồm: Liên cầu khuẩn nhóm B: Thường gặp ở trẻ dưới 2 tháng tuổi; Streptococcus pneumoniae (phế cầu khuẩn): Thường gặp ở lứa tuổi ngoài sơ sinh, gây nhiễm trùng huyết thường xuất phát từ niêm mạc hầu họng; Neisseria meningitidis (não mô cầu); Haemophilus influenzae B (HiB); Listeria monocytogenes; Escherichia coli (E. coli). Nhiễm trùng bệnh viện thường do S. Pneumonia, Staphylococcus aureus, Staphylococcus albus và trực khuẩn gram âm. Hib là nguyên nhân hàng đầu gây viêm màng não mủ ở trẻ nhỏ", "Nguy cơ thiểu năng tuần hoàn não Những ai có nguy cơ mắc thiểu năng tuần hoàn não? Thiểu năng tuần hoàn não mạn tính thường xảy ra ở các đối tượng lớn tuổi. Theo báo cáo dịch tễ học tại Trung Quốc năm 2016, tỷ lệ mắc thiểu năng tuần hoàn não mạn tính xảy ra ở ⅔ số người trên 65 tuổi. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc thiểu năng tuần hoàn não Vì nguyên nhân chính của thiểu năng tuần hoàn não mạn tính là tình trạng xơ vữa động mạch. Do đó, các yếu tố nguy cơ dẫn đến xơ vữa động mạch nên cần được quan tâm, bao gồm: Tăng huyết áp ; Tăng cholesterol máu, tăng lipid máu (tăng mỡ máu); Đái tháo đường; Béo phì; Hút thuốc lá; Tiền sử gia định; Lối sống tĩnh tại. Lối sống tĩnh tại là một yếu tố nguy cơ của xơ vữa động mạch", "Nguy cơ viêm màng não do tăng bạch cầu ái toan Những ai có nguy cơ mắc phải viêm màng não do tăng bạch cầu ái toan? Mặc dù viêm màng não do tăng bạch cầu ái toan rất hiếm nhưng một số người có thể mắc phải do họ sinhsống, đi du lịch hoặc công việc ở vùng có dịch tễ. Nhiễm Angiostrongylus cantonensis là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra viêm màng não do tăng bạch cầu ái toan. Loại giun này thường gặp ở: Đông Nam Á; Quần đảo Thái Bình Dương, bao gồm Hawaii; Châu Úc. Các bác sĩ cũng đã quan sát thấy tình trạng nhiễm Angiostrongylus cantonensis ở chuột ở Châu Mỹ (Bắc, Trung và Nam Mỹ) và các đảo ở Ấn Độ Dương. Angiostrongylus cantonensis có thể lây nhiễm cho người nếu ăn sống: Con Ốc; Ốc sên; Ếch; Tôm nước ngọt; Cua; Cá. Ngoài ra, nó có thể tồn tại trong rau, nước và trái cây bị ô nhiễm. Trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi và trẻ nhỏ có thể bị nhiễm trùng sau khi chơi với ốc sên hoặc các động vật khác và sau đó chạm tay vào miệng. Giun tròn gấu trúc, Baylisascaris procyonis , lây nhiễm cho gấu trúc ở Hoa Kỳ, đặc biệt là ở: Trung Tây; Đông Bắc; Trung Đại Tây Dương; Bờ biển phía Tây. Những người sống ở những khu vực này làm việc hoặc chơi với gấu trúc có nguy cơ mắc viêm màng não do tăng bạch cầu ái toan. Cũng như bệnh Angiostrongylus cantonensis , trẻ em có nhiều nguy cơ bị nhiễm Baylisascaris procyonis hơn do chúng thường xuyên chạm tay vào miệng. Nhiễm Gnathostoma spinigerum thường gặp nhất ở Đông Nam Á, đặc biệt là ở Thái Lan và Nhật Bản. Hầu hết các trường hợp đều đến từ việc ăn cá nước ngọt chưa được nấu chín kỹ. Những người thường xuyên làm việc trên bùn đất ở miền Tây Nam Hoa Kỳ hoặc miền Bắc Mexico có nguy cơ tiếp xúc với loại nấm cũng có thể gây ra viêm màng não do tăng bạch cầu ái toan. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải viêm màng não do tăng bạch cầu ái toan Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh viêm màng não do tăng bạch cầu ái toan bao gồm: Tiếp xúc với động vật nhiễm ký sinh trùng; Ăn thực phẩm sống hoặc chế biến thực phẩm không an toàn; Sống ở vùng dịch tễ; Suy giảm miễn dịch (bẩm sinh hoặc mắc phải). Lưu ý rằng yếu tố nguy cơ có thể khác nhau tùy thuộc vào loại ký sinh trùng gây bệnh và vùng địa lý cụ thể. Ăn thực phẩm sống là yếu tố nguy cơ mắc bệnh viêm màng não do tăng bạch cầu ái toan", "Chào bạn, Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ oxy. Khi đó một phần não bắt đầu chết đi và gây tổn thương não. Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây nên tử vong cao và để lại một số di chứng vĩnh viễn cho bệnh nhân. Tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc phải đột quỵ. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào. Các triệu chứng có xu hướng xảy ra đột ngột và hầu như luôn ảnh hưởng một bên cơ thể. Chúng sẽ nặng nhất trong vòng 24 đến 72 giờ đầu. Những triệu chứng thường gặp bao gồm: - Đau đầu một cách đột ngột - Mất khả năng thăng bằng; đi đứng khó khăn - Bất tỉnh hoặc hôn mê - Hoa mắt, chóng mặt - Tầm nhìn bị tối hoặc mờ - Tê và yếu đi ở cánh tay, mặt hoặc chân ở một bên cơ thể - Gặp khó khăn trong việc nói và hiểu. Đột quỵ có nhiều yếu tố nguy cơ gây nên như: xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh lý tim mạch, bệnh lý về máu… Đột quỵ gồm 2 thể: nhồi máu não (khi mạch máu não bị tắc nghẽn) và xuất huyết não (mạch máu não bị vỡ). Khi đột quỵ nhồi máu não xảy ra, một số phương pháp để làm tái thông mạch máu như tiêm thuốc, dùng dụng cụ lấy huyết khối… như vậy, sau khi bị nhồi máu não mới có thuốc tiêm để làm thông mạch máu. Hiện nay không có thuốc tiêm ngừa đột quỵ cho những bệnh nhân có những nguy cơ dẫn đến đột quỵ, chỉ có những thuốc để điều trị các yếu tố nguy cơ như: bệnh lý tim mạch, rối loạn lipid máu, đái tháo đường… mà thôi. Bên cạnh đó, để phòng ngừa đột quỵ cần đến nhiều hành động chứ không phải chỉ có dùng thuốc. Hơn nữa, mỗi người bệnh sẽ cần có \"một bài thuốc\" khác nhau chứ không phải ai cũng giống ai. Các cách để phòng ngừa đột quỵ bao gồm: Phát hiện sớm và kiểm soát các yếu tố nguy cơ đột quỵ có thể thay đổi: - Tăng huyết áp - Phát hiện sớm và điều trị bệnh tim - Đái tháo đường - Rối loạn chuyển hóa lipid máu - Xơ vữa động mạch Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng: Để tầm soát bệnh, uống đúng theo toa của BS, chỉ ngưng khi có ý kiến của BS. Chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều rau xanh và trái cây, uống nhiều nước, giảm lượng muối Thay đổi lối sống: Cai thuốc lá, uống rượu bia thích hợp, giảm stress: cần giải tỏa bớt áp lực công việc, tạo cuộc sống lành mạnh bên người thân, chế độ ăn: tránh ăn chất béo bão hòa, giảm muối, ăn nhiều rau quả và chất xơ, duy trì trọng lượng cơ thể phù hợp, tập thể dục đều đặn ngày 30-60 phút/ 5 ngày/ tuần. Nếu bạn có mong muốn sử dụng thuốc hay thực phẩm chức năng phòng ngừa đột quỵ, trước tiên bạn cần đến khám tầm soát nguy cơ đột quỵ, từ đó BS sẽ hướng dẫn bạn cách lựa chọn thuốc phù hợp.", "Nguyên nhân viêm màng não do vi khuẩn Nguyên nhân dẫn đến viêm màng não Viêm màng não do vi khuẩn là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng ở màng não, màng bao bọc não và tủy sống. Đây là một căn bệnh quái ác và vẫn là một thách thức lớn đối với sức khỏe cộng đồng. Bệnh có thể do nhiều tác nhân gây bệnh khác nhau bao gồm vi khuẩn, nấm hoặc vi rút, nhưng gánh nặng toàn cầu cao nhất là viêm màng não do vi khuẩn. Một số vi khuẩn khác nhau có thể gây viêm màng não. Thường gặp nhất là Streptococcus pneumoniae , Haemophilus influenzae, Neisseria meningitidis. N. meningitidis, gây bệnh viêm màng não mô cầu, là loài có khả năng gây thành dịch lớn. Có 12 nhóm huyết thanh của N. meningitidis đã được xác định, 6 nhóm trong số đó (A, B, C, W, X và Y) có thể gây dịch.", "Triệu chứng não úng thủy Những dấu hiệu và triệu chứng của não úng thủy Não úng thủy có thể gây tổn thương não không hồi phục, vì vậy cần nhận biết các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh để có thể được điều trị kịp thời. Tùy vào mỗi người bệnh và độ tuổi mà biểu hiện triệu chứng sẽ khác nhau Trẻ sơ sinh Dấu hiệu sớm của bệnh não úng thủy trên trẻ sơ sinh bao gồm: Thóp phồng: Do thóp ở vùng não của trẻ chưa được lấp kín. Vòng đầu tăng nhanh hơn bình thường: Trung bình mỗi tháng vòng đầu của trẻ sẽ to ra khoảng 1cm, nếu như vòng đầu to ra 2 đến 3 cm thì có thể trẻ đã bị não úng thủy. Mắt thường nhìn xuống. Co giật, dễ giật mình dù với âm thanh nhỏ. Thường xuyên quấy khóc. Chán ăn và nôn mửa. Ngủ quá nhiều. Trẻ bú kém, hay bị sặc sữa. Trương lực cơ và sức cơ yếu. Trẻ thường xuyên quấy khóc là một triệu chứng của bệnh não úng thủy Trẻ mới biết đi và trẻ lớn Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh trên trẻ mới biết đi và trẻ lớn: Những tiếng khóc ngắn và the thé; Thay đổi tính cách, hay cáu gắt; Thay đổi cấu trúc khuôn mặt, vòng đầu to hơn bình thường; Mắt lác; Đau đầu, nhất là buổi sáng; Động kinh, co giật cơ; Tăng trưởng và phát triển chậm; Chán ăn , buồn nôn và nôn; Thường xuyên buồn ngủ; Giảm khả năng phối hợp khi vận động, thay đổi dáng đi; Giảm khả năng kiểm soát đi tiểu; Khó khăn trong việc giữ tỉnh táo hoặc khi thức dậy; Giảm khả năng tập trung, ảnh hưởng đến học tập và công việc. Thanh niên và người lớn tuổi Dấu hiệu não úng thủy ở thanh niên và người lớn tuổi là: Đau đầu dai dẳng, mạn tính; Mất khả năng phối hợp vận động, đi lại khó khăn, dáng đi bất thường; Không kiểm soát được việc đi tiểu, đi tiểu thường xuyên, rối loạn đại tiểu tiện; Tổn thương thị lực như nhìn mờ, nhìn đôi; Suy giảm trí nhớ ; Sa sút trí tuệ; Giảm khả năng tập trung, ảnh hưởng đến học tập và công việc. Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh não úng thủy Trẻ khi bị não úng thủy không được điều trị sớm thì dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của trẻ: Bại não ; Suy giảm thị lực ; Chậm phát triển; Khó khăn khi đi, nói, nhai, nuốt… Tử vong. Khi nào cần gặp bác sĩ? Hãy tìm kiếm hỗ trợ của y tế ngay lập tức nếu bạn hoặc con bạn có bất kỳ triệu chứng nào ở trên. Chẩn đoán và điều trị sớm não úng thủy giúp bảo tồn chức năng của não và hạn chế biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Một số dấu hiệu khác cần chú ý: Khó thức dậy hoặc tỉnh táo, cần chú ý xem có phải là hôn mê hay không; Sốt cao; Tĩnh mạch da đầu nổi rõ ở trẻ sơ sinh.", "Nguyên nhân bệnh teo đa hệ thống Nguyên nhân dẫn đến bệnh teo đa hệ thống Nguyên nhân của bệnh teo đa hệ thống chưa được hiểu rõ, vẫn chưa có bằng chứng cho thấy bệnh teo đa hệ thống có liên quan đến di truyền. Các tế bào não của người bị teo đa hệ thống có chứa một loại protein gọi là alpha-synuclein. Sự tích tụ alpha-synuclein bất thường được cho là nguyên nhân gây tổn thương các vùng não kiểm soát sự cân bằng, chuyển động và các chức năng bình thường của cơ thể.", "Nguyên nhân áp lực nội sọ Nguyên nhân dẫn đến áp lực nội sọ bất thường Tăng áp lực nội sọ là một vấn đề y tế nghiêm trọng và đe dọa tính mạng. Áp lực lớn có thể làm tổn thương não hoặc tủy sống bằng cách đè lên các cấu trúc quan trọng và hạn chế lưu lượng máu vào não. Nhiều tình trạng có thể làm tăng áp lực nội sọ. Các nguyên nhân phổ biến bao gồm: Vỡ phình động mạch và xuất huyết dưới nhện; U não ; Viêm não; Chấn thương sọ não; Não úng thủy; Xuất huyết não; Xuất huyết não thất; Viêm màng não ; Áp xe não; Tụ máu dưới màng cứng; Cục máu đông trong tĩnh mạch não (huyết khối xoang tĩnh mạch). U não là một trong những nguyên nhân gây tăng áp lực nội sọ", "Nguyên nhân phù não Nguyên nhân dẫn đến phù não Các nguyên nhân gây phù não bao gồm: Chấn thương sọ não (TBI) TBI gây ra tổn thương cho não. Khi bạn bị té ngã hoặc tai nạn xe cộ có thể khiến não bị sung. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, TBI có thể làm nứt hộp sọ và các mảnh hộp sọ có thể làm vỡ mạch máu trong não và gây phù não. Đột quỵ Một số trường hợp đột quỵ có thể gây sưng não, cụ thể là đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Xảy ra khi huyết khối trong mạch máu não hạn chế lưu lượng oxy đến não. Thiếu oxy có thể làm tổn thương các tế bào não và gây phù và tăng áp lực. Điều này có thể khiến các tế bào não chết. Nhiễm trùng Nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus có thể gây phù não. Ví dụ viêm não là một bệnh nhiễm trùng gây viêm trong não và kết quả là áp lực nội sọ tăng cao. Xuất huyết não Xuất huyết não xảy ra khi mạch máu trong não bị vỡ xuất huyết gây ra viêm và tăng áp lực nội sọ Khối u ở não Các khối u não có thể tạo thêm áp lực lên các vùng của não, khiến các vùng não xung quanh sưng lên gây phù não. Một số nguyên nhân khác cũng gây phù não như: Độ cao, sử dụng những chất không lành mạnh như ma túy, ngộ độc carbon monoxide, nhiễm độc từ những vết cắn của một số loài động vật, bò sát và động vật biển.", "Nguyên nhân viêm màng não vô khuẩn Nguyên nhân dẫn đến viêm màng não vô khuẩn Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm màng não vô khuẩn là do nhiễm virus, đặc biệt là do Enterovirus. Trên thực tế, 90% trường hợp viêm màng não do virus là do Enterovirus gây ra. Các loại virus khác có thể gây viêm màng não vô khuẩn là virus Varicella zoster, Herpes và quai bị. Các nguyên nhân khác có thể bao gồm vi khuẩn lao, nấm, xoắn khuẩn và các biến chứng do bệnh HIV. Tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc chống viêm không steroid (NSAID), kháng sinh (ví dụ: Trimethoprim-Sulfamethoxazole hoặc Amoxicillin ) và thuốc chống động kinh cũng có thể gây viêm màng não vô khuẩn. Ngoài ra, viêm màng não vô khuẩn có thể là biến chứng của các bệnh lý như Lupus ban đỏ hệ thống, bệnh lyme , bệnh giang mai, ung thư,… Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm màng não vô khuẩn là do nhiễm virus", "Thưa bác sĩ, Bạn tôi dạo gần đây hay nhức đầu, chóng mặt và buồn nôn, có 1 lần đang nói chuyện tự dưng người bạn đó giống như bị ngất, lay suốt gần 1 phút không dậy. Năm trước bạn tôi từng bị tai nạn giao thông. Bác sĩ làm ơn cho tôi hỏi tình trạng như bạn tôi thì có thể bị mắc bệnh gì, nên làm những xét nghiệm gì và ở BV nào? Xin cảm ơn bác sĩ. (Ngọc Trâm - TPHCM) - Nguồn: Internet Chào bạn, Có thể do một số nguyên nhân từ não,\r\nhệ thần kinh, hạ huyết áp tư thế, hay bệnh lý tim mạch. Trước hết, bạn của bạn\r\nnên khám Nội tổng quát để bác sĩ tầm soát các nguyên nhân trên nhé. Sau khi\r\nthăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm có liên quan đến nguyên nhân được\r\nnghi ngờ. Bạn ấy có thể khám ở bệnh viện tuyến quận\r\nhoặc một số bệnh viện đa khoa như Nhân dân 115, Đại học Y Dược, Nguyễn Tri\r\nPhương, Chợ Rẫy,... Thân mến, BS Bùi Diễm Khuê - Cổng\r\nthông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Nguyên nhân thoái hóa chất trắng Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa chất trắng Nguyên nhân thoái hóa chất trắng có thể chia ra thành 2 nhóm chính bao gồm nguyên nhân mạch máu và không mạch máu. Nguyên nhân mạch máu bao gồm: Xơ vữa động mạch ; Bệnh lý mạch máu amyloid; Viêm mạch; Hội chứng Susac. Nguyên nhân không liên quan đến mạch máu gây ra thoái hóa chất trắng bao gồm: Viêm: Bệnh đa xơ cứng (MS), viêm não tủy lan tỏa cấp tính, viêm tủy thị thần kinh. Truyền nhiễm: Bệnh não HIV, bệnh não chất trắng đa ổ tiến triển, viêm não HSV và CMV, giang mai thần kinh, nhiễm trùng cryptococcal, bệnh Whipple, bệnh não Lyme, viêm não xơ cứng bán cấp. Độc chất: Lạm dụng rượu mãn tính, nhiễm độc carbon monoxide (CO), hít phải toluene, heroin và cocaine, bệnh não chất trắng liên quan đến methotrexate. Chuyển hóa: Thiếu vitamin B12, thiếu đồng, rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp tính từng đợt, bệnh não gan, bệnh não Hashimoto. Khối u: U nguyên bào thần kinh đệm , Ung thư hạch thần kinh trung ương; Chấn thương: Xạ trị, sau chấn thương; Di truyền: Đột biến ở các gen EIF2B1, EIF2B2, EIF2B3, EIF2B4 và EIF2B5 gây ra bệnh thoái hóa chất trắng. Xơ vữa động mạch là nguyên nhân thường gặp gây thoái hóa chất trắng", "Nguyên nhân ung thư não Nguyên nhân dẫn đến ung thư não Các bác sĩ chưa chắc chắn về nguyên nhân ung thư não. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc tiếp xúc bức xạ ion hóa liều cao với việc tăng rủi ro mắc bệnh ung thư não. Hầu hết các nguồn bức xạ là từ các xét nghiệm hình ảnh (chụp CT, chụp X - quang), điều trị xạ trị hoặc có khả năng tiếp xúc tại nơi làm việc, ít gặp thường do phơi nhiễm bức xạ bom nguyên tử. Ngoài ra, các thay đổi, bất thường trong cấu trúc gen cũng làm tăng nguy cơ các tế bào trong não phát triển quá mức, dẫn đến u não. Một số loại ung thư có thể có tính chất di truyền. Những người có tiền sử gia đình bị u não hoặc tiền sử gia đình mắc các hội chứng di truyền làm tăng nguy cơ bị u não chiếm một tỉ lệ nhỏ trong số các bệnh nhân mắc ung thư não. Ngoài ra, một số hội chứng liên quan hay làm tăng nguy cơ ung thư não như: Hội chứng Turcot: Đặc trưng bởi sự phát triển của nhiều bứu tuyến (polyp) dọc theo lớp niêm mạc tiêu hóa kèm theo đó là tăng nguy cơ mắc u não (u nguyên bào thần kinh đệm và ung thư biểu mô tuyến). Hội chứng Neurofibromatosis: Là bệnh liên quan đến u dây thần kinh trung ương hoặc ngoại vi, có thể lành tính hoặc ác tính. Nhiễm virus EBV (Epstein-Barr virus) và CMV (Cytomegalovirus). Nhiễm virus EBV (Epstein-Barr virus) làm tăng nguy cơ ung thư não", "Nguyên nhân rung nhĩ Nguyên nhân dẫn đến rung nhĩ Các nguyên nhân phổ biến nhất của rung nhĩ là: Tăng huyết áp ; Bệnh động mạch vành; Bệnh cơ tim; Bệnh van hai lá hoặc van ba lá; Cường giáp; Uống rượu nhiều hơn khi có dịp nghỉ lễ. Các nguyên nhân ít phổ biến hơn của rung nhĩ bao gồm: Nhồi máu phổi; Thông liên nhĩ và các bệnh lý tim bẩm sinh khác; COPD; Viêm cơ tim ; Viêm màng ngoài tim. Rung nhĩ đơn độc là rung nhĩ mà không xác định được nguyên nhân ở bệnh nhân < 60 tuổi.", "Chào em, Các triệu chứng của ba em là biểu hiện của \r\nrối . Nhồi máu não là tình trạng thiếu máu \r\nnuôi ở một vùng não, làm cho vùng này mất chức năng, khả năng hồi phục \r\nthường rất kém và chậm, hơn nữa ba em lại có thêm bệnh lý thận, sẽ ảnh \r\nhưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng đáp ứng thuốc. Việc chủ \r\nyếu là giảm các triệu chứng kích động và phòng ngừa nhồi máu não nặng \r\nthêm, chứ khó có thể hồi phục về bình thường, em nhé. Thân mến," ]
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa bụi phổi
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa bụi phổi Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của bệnh bụi phổi Không có cách chữa trị bệnh bụi phổi và tiên lượng bệnh là xấu khi ở giai đoạn xơ hoá. Để hạn chế diễn tiến bệnh, bạn có thể thực hiện các việc sau: Điều quan trọng bạn cần lưu ý là nên tránh tiếp xúc thêm với các yếu tố gây bệnh. Bạn cũng cần bỏ thuốc lá nếu đang sử dụng thuốc lá. Các phương pháp phục hồi chức năng phổi tại nhà hoặc ở cộng đồng có thể điều trị các triệu chứng, giúp tăng cường khả năng gắng sức. Bạn có thể tập thở, tập thể dục cường độ thấp hoặc cường độ cao, rèn luyện sức bền và sức mạnh dưới sự hướng dẫn của chuyên gia. Phòng ngừa bệnh bụi phổi Cách phòng ngừa bệnh bụi phổi là sử dụng các thiết bị bảo hộ như đeo mặt nạ chống độc khi làm việc ở môi trường có nguy cơ tiếp xúc với các loại bụi. Việc đeo mặt nạ bảo hộ có thể giúp ngăn chặn hít phải các loại bụi mịn. Đeo mặt nạ chống độc khi làm việc ở môi trường có nguy cơ tiếp xúc với các loại bụi Bạn cũng nên tránh việc tiếp xúc với bụi amiăng tại nhà bằng cách kiểm tra nhà của mình, đặc biệt nếu bạn sở hữu một ngôi nhà cũ, các miếng amiăng cách nhiệt xuống cấp cần được loại bỏ hoặc đóng gói một cách an toàn. Hút thuốc lá cũng có thể làm trầm trọng thêm tác hại của bệnh bụi phổi, do đó bạn nên bỏ thuốc nếu có hút thuốc và tránh tiếp xúc với khói thuốc lá. Các câu hỏi thường gặp về bệnh bụi phổi Bệnh bụi phổi có thể được chữa khỏi không? Không có cách để điều trị khỏi bệnh bụi phổi, các phương pháp điều trị hiện có chủ yếu giúp cải thiện triệu chứng và chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Các yếu tố nguy cơ nào có thể dẫn đến bệnh bụi phổi? Yếu tố nguy cơ và cũng là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh bụi phổi là làm việc trong môi trường tiếp xúc với các hạt bụi (như sợi amiăng, silic) trong thời gian dài. Một số yếu tố nguy cơ khác có thể làm tăng khả năng mắc bệnh bụi phổi như tuổi cao, giới tính nam, hút thuốc lá. Tôi có cần bỏ thuốc lá nếu mắc bệnh bụi phổi không? Nếu bạn mắc bệnh bụi phổi, bác sĩ sẽ khuyên bạn bỏ thuốc lá vì hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc có thể làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh. Và dù nếu không mắc bệnh, bạn cũng nên bỏ thuốc lá vì chúng có thể dẫn đến nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau. Có cách nào để phòng ngừa bệnh bụi phổi không? Bệnh bụi phổi là bệnh có thể phòng ngừa được, có các tiêu chuẩn an toàn để giúp người lao động tránh được tình trạng này. Ví dụ như các công nhân khai thác than (hoặc bất cứ ai làm công việc tạo ra các hạt bụi) nên đeo khẩu trang, rửa sạch vùng da tiếp xúc bụi và loại bỏ bụi khỏi quần áo, mặt và tay trước khi ăn uống. Bệnh bụi phổi có các biến chứng nguy hiểm không? Bệnh bụi phổi có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng tuỳ thuộc vào loại bệnh bụi phổi, các biến chứng có thể xảy ra bao gồm: Tràn dịch màng phổi; Bệnh lao; Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; Ung thư biểu mô; Tàn tật và tử vong sớm." ]
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm đa xoang Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm đa xoang Chế độ sinh hoạt: Để hạn chế diễn tiến hay giảm các triệu chứng của viêm đa xoang , bạn có thể tự thực hiện các việc sau: Đắp một miếng vải ẩm và ấm lên vùng trán và mặt nhiều lần trong ngày có thể giúp giảm cảm giác đau nặng mặt. Thực hiện rửa mũi bằng nước muối giúp làm sạch chất nhầy dày dính trong mũi. Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng để tăng độ ẩm trong không khí. Chế độ dinh dưỡng: Bạn nên uống nhiều nước, uống nước trái cây để giữ nước và có thể giúp làm loãng chất nhầy. Bạn cũng nên bỏ thuốc lá để tránh tình trạng kích thích niêm mạc mũi xoang. Phương pháp phòng ngừa viêm đa xoang hiệu quả Vì viêm mũi xoang có thể phát triển sau khi bị cảm lạnh, cúm, hoặc phản ứng dị ứng với các tác nhân kích thích. Do đó việc áp dụng lối sống giúp tăng cường sức khỏe và hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng có thể giúp ngăn ngừa tình trạng viêm này. Các việc bạn có thể thực hiện để ngăn ngừa viêm mũi xoang hay viêm đa xoang như: Tiêm phòng cúm hằng năm; Ăn các thực phẩm bổ dưỡng, như trái cây và rau quả; Rửa tay thường xuyên; Hạn chế tiếp xúc với khói, thuốc lá, bụi, hóa chất, phấn hoa, lông động vật hay các chất kích ứng khác; Tránh tiếp xúc với các đối tượng đang bị nhiễm trùng đường hô hấp khác. Các thực phẩm như trái cây và rau củ quả có thể giúp tăng cường dinh dưỡng cho bạn", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm đại tràng Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm đại tràng Chế độ sinh hoạt: Kiểm soát căng thẳng: Mặc dù căng thẳng không gây ra bệnh, nhưng nó có thể làm cho các dấu hiệu và triệu chứng của bạn tồi tệ hơn và có thể gây bùng phát. Nên tập thể dục, các bài tập thư giãn, tập thở để giúp giảm căng thẳng, giảm trầm cảm. Chế độ dinh dưỡng: Hạn chế các sản phẩm từ sữa: Nhiều người bị bệnh viêm ruột nhận thấy rằng các vấn đề như tiêu chảy, đau bụng và đầy hơi được cải thiện bằng cách hạn chế hoặc loại bỏ các sản phẩm từ sữa. Ăn nhiều bữa nhỏ: Bệnh nhân cảm thấy tốt hơn khi ăn năm hoặc sáu bữa ăn nhỏ mỗi ngày thay vì hai hoặc ba bữa ăn lớn hơn. Uống nhiều chất lỏng: Cố gắng uống nhiều chất lỏng hàng ngày. Tốt nhất là nước. Rượu và đồ uống có chứa caffeine kích thích đường ruột của bạn và có thể làm cho bệnh tiêu chảy trầm trọng hơn, trong khi đồ uống có ga thường tạo ra khí. Nói chuyện với chuyên gia dinh dưỡng. Nếu bạn bắt đầu giảm cân hoặc chế độ ăn uống của bạn đã trở nên rất hạn chế, hãy nói chuyện với một chuyên gia dinh dưỡng. Phương pháp phòng ngừa viêm đại tràng hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Giảm Stress: Stress và lo lắng có thể gây viêm đại tràng. Tập thể dục thường xuyên: Các môn thể thao có thể giúp giảm căng thẳng. Tránh lạm dụng thuốc giảm đau.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm màng não do phế cầu Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm màng não Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. Chế độ dinh dưỡng: Ăn đầy đủ chất. Uống đủ nước. Phương pháp phòng ngừa viêm màng não hiệu quả Để phòng bệnh viêm màng não hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Sử dụng vắc-xin cho H. influenzae týp B và ở mức độ thấp hơn đối với N. meningitidis và S. pneumoniae đã làm giảm tỷ lệ mắc bệnh viêm màng não do vi khuẩn. Đối với bệnh viêm màng não do não mô cầu, dự phòng bằng thuốc bao gồm một trong những cách sau: Rifampin 600 mg (cho trẻ > 1 tháng, 10 mg/kg; trẻ < 1 tháng, 5 mg/kg) uống 12 giờ một lần, chia 4 liều. Ceftriaxone 250 mg (cho trẻ em < 15 tuổi, 125 mg) IM cho 1 liều. Đối với người lớn, uống một liều fluoroquinolon (ciprofloxacin hoặc levofloxacin 500 mg hoặc ofloxacin 400 mg). Đối với viêm màng não do H. influenzae týp b, dự phòng bằng hóa chất là rifampin 20 mg/kg uống mỗi ngày một lần (tối đa: 600 mg/ngày) trong 4 ngày. Không có sự thống nhất về việc liệu trẻ em < 2 tuổi có cần điều trị dự phòng phơi nhiễm tại nhà trẻ hay không.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa co thắt thực quản Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của co thắt thực quản Chế độ dinh dưỡng Uống nhiều nước; Bổ sung rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, thức ăn giàu protein; Tránh thực phẩm quá cay, nóng hoặc quá lạnh; Tránh những thực phẩm có tính acid như cam, chanh, bưởi. Chế độ sinh hoạt Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Phương pháp phòng ngừa co thắt thực quản hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng; Bỏ thuốc lá hoặc tránh khói thuốc lá; Không uống rượu, đặc biệt là rượu vang đỏ; Ăn chậm, nhai kỹ thức ăn; Duy trì lối sống tích cực, tránh căng thẳng, áp lực, stress; Duy trì cân nặng vừa phải, giảm cân khi cần thiết; Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp, hạn chế thực phẩm quá cay, nóng hoặc quá lạnh; Không nên ăn quá no trước khi đi ngủ.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa hắt hơi Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của hắt hơi Chế độ sinh hoạt: Tránh tiếp xúc với mạt bụi là chiến lược tốt nhất để kiểm soát dị ứng với mạt bụi. Mặc dù bạn không thể loại bỏ hoàn toàn mạt bụi khỏi ngôi nhà của mình, nhưng bạn có thể giảm đáng kể số lượng của chúng. Đây là cách thực hiện: Sử dụng khăn trải giường chống chất gây dị ứng. Giữ nệm và gối của bạn trong vỏ bọc chống bụi hoặc ngăn chất gây dị ứng. Những tấm phủ này, được làm bằng vải dệt chặt chẽ, ngăn chặn mạt bụi bay vào hoặc thoát ra khỏi nệm hoặc gối. Chế độ dinh dưỡng: Các loại cháo, súp: Món ăn này cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, đạm và các vitamin từ rau củ quả. Món ăn có khả năng khôi phục thể trạng sức khỏe rất tốt. Không chỉ giúp người bệnh ăn dễ dàng, đồng thời cung cấp các chất dinh dưỡng giúp các tế bào bạch cầu chống lại sự hoạt động của virus và vi khuẩn hiệu quả hơn. Trái cây giàu vitamin C: Vitamin C trong trái cây có tác dụng thúc đẩy quá trình tổng hợp protein miễn dịch, cải thiện các enzym chức năng trong cơ thể, tăng sức đề kháng và ngăn ngừa cảm lạnh. Các loại trái cây giàu vitamin có thể kể đến như cam, chanh, bưởi, quýt... Bổ sung các gia vị có chất chống oxy hóa cao: Gừng tươi, tỏi, hành lá, tía tô... là những gia vị chứa chất chống oxy hóa cao. Các gia vị trên chứa chất kháng khuẩn, kháng virus, giúp trị cảm cúm hiệu quả và giúp người bệnh nhanh hồi phục sức khỏe. Phương pháp phòng ngừa hắt hơi hiệu quả Một trong những cách tốt nhất để tránh hắt hơi là tránh những thứ có thể khiến bạn hắt hơi. Bạn cũng có thể thực hiện một số thay đổi đơn giản trong nhà để giảm bớt chất kích thích. Nếu nuôi thú cưng bị rụng lông, bạn có thể cân nhắc việc cắt tỉa lông nếu bộ lông của chúng khiến bạn quá phiền. Bạn có thể diệt mạt bụi trên khăn trải giường và các loại khăn trải giường khác bằng cách giặt chúng trong nước nóng hoặc nước trên 130°F (54,4°C). Bạn cũng có thể quyết định mua một máy lọc không khí để làm sạch không khí trong nhà của bạn. Kiểm tra các bào tử nấm mốc, nguyên nhân có thể gây hắt hơi cho bạn. Nếu nấm mốc xâm nhập vào nhà của bạn, bạn có thể cần phải di chuyển. Mua máy lọc không khí. Giữ ấm cho cơ thể khi thời tiết chuyển mùa. Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân như khói bụi, phấn hoa, lông thú, thuốc lá. Thường xuyên vệ sinh tai mũi họng để tránh vi khuẩn tiếp cận với chất nhầy.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm phổi kẽ lympho bào Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm phổi kẽ lympho bào Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. Chế độ dinh dưỡng: Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đảm bảo cân bằng cách chất. Phương pháp phòng ngừa viêm phổi kẽ lympho bào hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các bệnh liên quan đến miễn dịch, HIV,… Nên ngưng hút thuốc lá. Hạn chế tiếp xúc những môi trường có nhiều khói bụi mịn. Ngưng hút thuốc là một biện pháp phòng ngừa viêm kẽ phổi lympho bào", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa ung thư tai Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của ung thư tai Chế độ sinh hoạt: Chế độ sinh hoạt là một phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh. Dưới đây là một số lời khuyên về chế độ sinh hoạt có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và hỗ trợ điều trị: Chế độ ăn uống nhiều rau quả, ngũ cốc và thực phẩm giàu chất xơ. Tập luyện và vận động thể chất thường xuyên. Hạn chế tiếp xúc với các chất gây ung thư như khói thuốc lá, tia cực tím từ ánh nắng mặt trời… Hãy giữ cho tai luôn sạch sẽ và khô ráo. Tránh cắt lỗ tai và sử dụng tai nghe có độ âm thanh quá cao. Tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sĩ. Hãy tìm kiếm sự hỗ trợ tâm lý và tinh thần khi cần thiết. Gia đình và bạn bè có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tinh thần trong quá trình điều trị. Chế độ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình điều trị và duy trì sức khỏe tổng thể của người bệnh. Dưới đây là những gợi ý về chế độ ăn uống thích hợp: Ăn đa dạng và cân đối: Hãy cân nhắc bao gồm đủ các nhóm thực phẩm chính như rau quả, ngũ cốc, thịt, cá, đậu, hạt, sữa… Hạn chế thực phẩm có chứa đường và chất béo bão hòa: Tránh tiêu thụ quá nhiều thực phẩm có chứa đường tinh khiết và chất béo bão hòa (như thịt mỡ, mỡ động vật, kem và bơ). Thay vào đó, hãy ưu tiên chất béo không bão hòa (như dầu ô liu, dầu hạt, dầu cây cỏ, hạt chia) và chất béo omega-3 (trong cá, các loại hạt và dầu cá). Tăng cường tiêu thụ chất xơ: Các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, quả, hạt và ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh và hạn chế tình trạng táo bón . Uống đủ nước : Hãy đảm bảo uống đủ nước trong ngày để duy trì sự cân bằng nước trong cơ thể. Hạn chế tiêu thụ rượu và hút thuốc: Tránh hoặc hạn chế tiêu thụ rượu và hút thuốc lá, vì chúng có thể làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư và tác động xấu đến quá trình điều trị. Người bệnh nên ăn nhiều rau quả, ngũ cốc và thực phẩm giàu chất xơ Điều quan trọng là tạo ra một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và phù hợp để hỗ trợ cơ thể trong việc chiến đấu và hồi phục từ căn bệnh ung thư này. Hãy luôn lắng nghe cơ thể và tư vấn với đội ngũ chăm sóc sức khỏe để đảm bảo rằng chế độ dinh dưỡng được thích hợp và an toàn cho bạn. Phương pháp phòng ngừa ung thư tai hiệu quả Mặc dù không có cách phòng tránh chắc chắn, nhưng bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách thực hiện các biện pháp sau: Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây ung thư, đặc biệt là trong môi trường lao động. Đeo bảo hộ tai khi làm việc trong môi trường có tiếng ồn cao. Định kỳ kiểm tra tai để phát hiện sớm bệnh ung thư. Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và lối sống tích cực để tăng cường hệ miễn dịch.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa rối loạn tiêu hóa Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của rối loạn tiêu hóa Chế độ sinh hoạt: Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh nhân cần lạc quan: Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. Nên tạo thói quen đi vệ sinh đều đặn, đúng giờ, thường xuyên vận động. Ngủ đúng giờ, đủ giấc, tránh căng thẳng, lo âu. Rèn luyện thói quen đi vệ sinh đúng giờ để giúp hệ tiêu hóa hoạt động theo một chu kỳ thông minh với đầy đủ chức năng nhất. Không ăn quá no hoặc để bụng quá đói, không nằm ngay khi ăn no. Vệ sinh môi trường sống và làm việc sạch sẽ, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để phòng ngừa nhiễm khuẩn. Tăng cường các hoạt động thể chất, duy trì luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày đúng cách và điều độ để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Chế độ dinh dưỡng: Bổ sung lợi khuẩn bằng các loại men vi sinh và men tiêu hóa, giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột. Không lạm dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá. Đảm bảo ăn uống hợp vệ sinh, an toàn, hợp lý. Bổ sung nhiều chất xơ vào chế độ ăn uống hàng ngày. Ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước, nhất là đối với các bệnh nhân có dấu hiệu táo bón.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm họng mạn tính Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh viêm họng mạn tính Chế độ sinh hoạt: Tập thể dục thường xuyên. Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Chế độ dinh dưỡng: Nên ăn thức ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hoá như cháo, súp,… Ăn nhiều rau củ chất xơ, nhiều trái cây chứa vitamin C. Hạn chế thức ăn cay nóng, chiên xào, nhiều dầu mỡ. Phương pháp phòng ngừa bệnh viêm họng mạn tính hiệu quả Nâng cao mức sống, tăng sức đề kháng của cơ thể, bảo vệ môi trường trong sạch. Phòng hộ lao động tốt. Bỏ thuốc lá và rượu. Vệ sinh răng miệng tốt. Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em. Điều trị triệt để các bệnh viêm mũi, viêm xoang, viêm amidan.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm đường hô hấp trên Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm đường hô hấp trên Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. Hạn chế nói nhiều nếu bị ho, đau họng. Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý có thể giúp giảm nghẹt mũi. Che miệng khi ho, hắt hơi. Tạm thời không bơi lội nếu bị viêm mũi, viêm xoang. Nghỉ ngơi rất quan trọng trong quá trình phục hồi bệnh, kết hợp với việc tập thể dục nhẹ nhàng. Chế độ dinh dưỡng: Uống nhiều nước, có thể bổ sung thêm nước ép trái cây và nên uống ấm. Không nên uống rượu bia do có thể làm kích thích thêm phản ứng viêm và làm sưng niêm mạc đường hô hấp cũng như các xoang. Ăn sữa chua hoặc dùng thêm probiotic để bổ sung thêm lợi khuẩn đường ruột bị mất do dùng kháng sinh. Phương pháp phòng ngừa viêm đường hô hấp trên hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay sạch trước khi ăn và nấu ăn. Đeo khẩu trang khi ra đường, đặc biệt là ở nơi đông người. Hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây kích ứng đường hô hấp (khói bụi, ô nhiễm…). Tập cai thuốc lá, kể cả thuốc lá điện tử. Có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc. Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe và cải thiện chức năng hệ hô hấp. Tiêm ngừa cúm và viêm phổi định kỳ.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa bệnh tích protein phế nang Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh tích protein phế nang Chế độ sinh hoạt: Bệnh nhân nên được khuyên ngừng hút thuốc, tập luyện thể dục mỗi ngày để giữ một cơ thể khỏe mạnh. Chế độ dinh dưỡng: Một chế độ ăn lành mạnh với nhiều đạm thực vật và rau xanh giúp cơ thể có sức đề kháng tốt. Chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp hạn chế diễn tiến của bệnh Phương pháp phòng ngừa bệnh tích protein phế nang hiệu quả Có nhiều loại bệnh protein phế nang phổi khác nhau. Không thể ngăn ngừa PAP bẩm sinh hoặc PAP liên quan đến miễn dịch. Nhưng tránh chất độc trong môi trường bằng cách đeo mặt nạ phòng độc hoặc khẩu trang vừa vặn nếu bạn đang làm việc trong môi trường độc hại có thể giúp ngăn ngừa PAP thứ cấp. Một lưu ý khi đeo khẩu trang là hãy chắc chắn rằng khẩu trang che kín miệng và mũi của bạn.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa trĩ Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của trĩ Chế độ sinh hoạt: Bạn có thể thường xuyên ngăn ngừa bệnh trĩ bằng cách ngăn ngừa táo bón. Một số thay đổi về chế độ ăn uống và lối sống sau đây có thể giúp bạn làm mềm phân, thiết lập một lịch trình đi tiêu đều đặn và tránh việc rặn có thể dẫn đến bệnh trĩ. Bắt đầu một chương trình tập thể dục thường xuyên. Chỉ cần 20 phút đi bộ nhanh mỗi ngày có thể kích thích ruột của bạn chuyển động thường xuyên. Huấn luyện đường tiêu hóa của bạn để đi tiêu thường xuyên. Sắp xếp thời gian ngồi vào bồn cầu vào khoảng thời gian giống nhau mỗi ngày. Thời điểm tốt nhất để làm điều này thường là ngay sau bữa ăn. Không nên ngồi lâu trong bồn cầu (có xu hướng làm cho búi trĩ sưng lên và đẩy ra ngoài). Đáp ứng ngay lập tức khi bạn muốn đi tiêu . Đừng trì hoãn cho đến khi thời gian thuận tiện hơn. Chế độ dinh dưỡng: Thêm nhiều chất xơ vào chế độ ăn uống của bạn. Đặt mục tiêu 25 đến 30 gam chất xơ mỗi ngày, từ các loại thực phẩm giàu chất xơ như đậu, bông cải xanh, cà rốt, cám, ngũ cốc nguyên hạt và trái cây tươi. Ngoài ra, nhiều người thấy rằng sẽ thuận tiện hơn khi dùng bột chất xơ như psyllium (\"Metamucil\"), hoặc methylcellulose (\"Citrucel\"), có bán tại các cửa hàng thuốc mà không cần kê đơn. Để tránh đầy hơi và chướng bụng, hãy thêm chất xơ vào chế độ ăn uống của bạn dần dần trong khoảng thời gian vài ngày. Uống đủ lượng chất lỏng. Đối với hầu hết những người trưởng thành khỏe mạnh, lượng nước này tương đương với 6 đến 8 cốc nước mỗi ngày. Phương pháp phòng ngừa trĩ hiệu quả Tránh ngồi lâu, đứng lâu, tránh khiêng, vác vật nặng. Tránh các chất kích thích như rượu, bia, ăn nhiều ớt. Ăn thức ăn có nhiều chất xơ, nhiều rau, nhiều trái cây như bưởi, chuối, đu đủ… Uống nhiều nước, khoảng 40 ml/kg cân nặng.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa suy hô hấp mạn Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của Suy hô hấp mạn Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những  bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. Tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Giữ hệ hô hấp luôn khỏe mạnh, không hút thuốc lá và tránh ngửi khói thuốc từ người khác. Thường xuyên tập luyện thể thao để cải thiện chức năng hệ hô hấp và sức khỏe tổng thể. Chế độ dinh dưỡng: Có một chế độ ăn uống lành mạnh, đủ dinh dưỡng nhưng không quá nhiều dầu mỡ và chất béo bão hòa (đồ nướng, đồ hộp, thức ăn nhanh…). Phương pháp phòng ngừa Suy hô hấp mạn hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Bỏ thuốc lá sớm nhất có thể, kể cả thuốc lá điện tử. Hạn chế sử dụng rượu bia cũng như các chất kích thích khác để duy trì sự khỏe mạnh của hệ hô hấp. Thường xuyên rèn luyện thể thao để nâng cao sức khỏe.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa sổ mũi Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của sổ mũi Chế độ sinh hoạt: Nghỉ ngơi điều độ. Kết hợp sử dụng máy tạo ẩm hoặc phun sương. Xịt hoặc nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý. Đối với trẻ nhỏ, dùng bầu hút cao su để hút sạch chất nhầy. Làm ấm mũi bằng cách hít từ hơi nước ấm. Sử dụng viên ngậm, không cho trẻ em dưới 4 tuổi ngậm viên ngậm. Sử dụng mật ong để giảm ho cho người lớn và trẻ em từ 1 tuổi trở lên. Theo các hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Hạn chế căng thẳng, tâm lý thoải mái, lối sống tích cực. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. Chế độ dinh dưỡng: Uống nhiều nước, trà nóng. Kết hợp uống trà gừng, mật ong. Chế độ ăn uống nhiều chất dinh dưỡng. Ăn các loại rau có mùi, chứa tinh dầu cũng giúp cải thiện được tình trạng sổ mũi. Hạn chế sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, bia rượu, cà phê… Phương pháp phòng ngừa sổ mũi hiệu quả Vệ sinh sạch sẽ giúp hạn chế được tình trạng lây lan vi khuẩn. Chảy nước mũi hay sổ mũi là một triệu chứng của một số bệnh truyền nhiễm. Một số biện pháp phòng ngừa sổ mũi hiệu quả: Rửa tay bằng xà phòng. Bỏ khăn giấy đã sử dụng sau khi xì mũi hoặc lau mũi đúng nơi quy định. Hạn chế tiếp xúc với những người cảm lạnh. Tăng cường hệ miễn dịch nhờ thường xuyên tập thể dục và ăn uống một cách khoa học. Bổ sung vitamin C, kẽm và khoáng chất giúp tăng sức đề kháng. Ho và hắt hơi vào khủy tay. Khử trùng thường xuyên những vị trí hay cầm nắm.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa bệnh phổi mô bào langerhans Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh phổi mô bào Langerhans Chế độ sinh hoạt: Bệnh nhân nên ngừng hút thuốc là biện pháp hiệu quả nhất giúp hạn chế diễn tiến xấu của bệnh. Chế độ dinh dưỡng: Kết hợp đồng thời với một chế độ ăn lành mạnh giúp cải thiện sức khỏe và giữ cơ thể ở một trạng thái tốt nhất có thể. Chế độ ăn lành mạnh giúp hạn chế diễn tiến của bệnh Phương pháp phòng ngừa bệnh phổi mô bào Langerhans Vì nguyên nhân của bệnh phổi mô bào Langerhans vẫn chưa được biết rõ nên không có cách nào có thể chắc chắn rằng có thể ngăn ngừa tình trạng này." ]
Bác sĩ ơi, nên bôi kem chống nắng trước khi ra nắng bao lâu? Khi trời âm u thì không cần kem chống nắng phải không ạ? Em vừa đi biển về, còn 1 tuýp kem chống nắng, em có thể sử dụng kem chống nắng toàn thân để thoa lên mặt không? Xin chân thành cảm ơn! (Hoài Thương - An Cựu, Huế)
[ "Hoài\r\nThương thân mến, phải được bôi trước khi ra nắng từ 20- 30 phút để các thành phần của\r\nkem có thời gian “ngấm” vào da và phát huy tác dụng. Tia\r\ncực tím từ mặt trời (UVA, UVB) không cảm nhận được bằng mắt thường, xuyên được\r\nqua mây, mưa, qua cửa kiếng nên khi trời âm u vẫn có tia cực tím và bạn vẫn\r\nphải nên sử dụng kem chống nắng để bảo vệ. Bạn có thể sử dụng kem chống nắng toàn thân cho vùng\r\nmặt. Tuy nhiên, độ nhạy cảm của da trên mỗi vùng cơ thể khác nhau (đặc biệt\r\nvùng da mặt rất nhạy cảm), do đó tốt nhất là ưu\r\ntiên sử dụng các sản phẩm chống nắng chuyên biệt cho vùng mặt bạn nhé!" ]
[ "Chào em, Tình trạng này là tình trạng viêm da tiếp xúc, thời gian điều trị tùy vào mức độ viêm, tác nhân, cơ địa. Mức độ viêm da tiếp xúc của em là không nhẹ, an toàn nhất vẫn là đến BV Da Liễu để điều trị, điều trị ở phòng khám tư là không đủ an toàn cho em. Tuy nhiên, nếu tình trạng viêm da không xấu thêm, tức là nóng đỏ, nổi thêm bóng nước, lan rộng ra, xuất hiện mảng đỏ tím, tê tay, hành sốt… thì em có thể tạm thời yên tâm, bệnh từ từ sẽ giảm. Thân mến.", "Chào bạn, Viêm da dị ứng là bệnh do cơ địa nhưng có liên quan tới một số tác nhân gây dị ứng còn gọi là dị ứng nguyên như xà phòng, hoá chất, nước sinh hoạt bẩn, do thức ăn, chất liệu khăn mặt, phấn hoa, mạt nhà, thay đổi khí hậu… Nếu tìm được nguyên nhân và phòng tránh thì bệnh có thể khỏi hẳn mà không cần dùng thuốc. Trường hợp viêm da dai dẳng, bạn vẫn nên tái khám để bác sĩ xem xét thay đổi loại thuốc bôi ít tác dụng phụ hơn. Khi thay đổi thời tiết, bạn cần chú ý hơn vấn đề dưỡng ẩm cho da, uống nhiều nước, giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, bạn nhé! Thân mến.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa bỏng nắng Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bỏng nắng Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Tránh để vùng da bị bỏng tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng cho đến khi lành hẳn. Nếu vết thương không quá nghiêm trọng, có thể thoa kem dưỡng ẩm để tăng độ ẩm cho da và ngăn lớp da bị nám bong ra. Hạn chế sử dụng xà phòng trên vùng da bị bỏng nắng vì có thể gây kích ứng. Uống nhiều nước để bù lại lượng đã mất do toát mồ hôi. Thường xuyên theo dõi dự báo chỉ số UV ngoài trời, hạn chế ra ngoài vào lúc gần giữa trưa đến đầu giờ chiều (khoảng 10 - 16 giờ), khi chỉ số UV cao nhất. Nếu bắt buộc phải di chuyển, cần sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF 30 trở lên và che chắn bằng mũ rộng vành, kính mát, áo khoác, quần dài... Chế độ dinh dưỡng: Không nên ăn nhiều đồ chua, ngọt, dầu mỡ. Tăng cường bổ sung các loại rau giàu kali như rau mồng tơi, rau đay… và các loại trái cây giàu vitamin như dâu, cam, táo, chuối… vừa giúp tăng sức đề kháng, vừa có tác dụng bảo vệ làn da. Phương pháp phòng ngừa Bỏng nắng hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Tránh để trẻ sơ sinh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng gay gắt, có thể thoa kem chống nắng cho trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên. Tuy nhiên, không khuyến cáo dùng cho trẻ dưới 6 tháng. Hạn chế ra đường khi chỉ số UV cao, cần sử dụng kem chống nắng và có thêm các biện pháp bảo vệ cơ học như đeo kính râm, mặc áo quần dài tay, đội mũ rộng vành...", "Chào em, Em không cần phải quá lo lắng em nhé. Tiêm như vậy không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Kháng thể này có thể bảo vệ em trong 5 năm, vì vậy 5 năm sau kể từ lần tiêm cuối cùng em có thể em nhé.", "Hình\r\nminh họa. Nguồn Internet Chào\r\nem, Các\r\nvết thâm do có thể tự khỏi sau khoảng 3-6 tháng. Tuy nhiên, một số vết\r\nthâm thường dai dẳng hơn gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Em có thể hỗ trợ vết thâm\r\nmau hết bằng một chế độ ăn uống hợp lý, giàu vitamin và khoáng chất, nhất là\r\nvitamin A, C, E, K, PP… cho hiệu quả phục hồi niêm mạc tốt hơn. Một\r\nsố loại thuốc bôi ngoài có tác dụng giảm vết thâm nhưng hiệu quả cũng còn tùy\r\ncơ địa mỗi người, em có thể xem xét sử dụng. Thân\r\nmến. AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", " Chào em, đến 6 tháng tuổi nên bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, tắm nắng mỗi ngày 15 phút, thời gian tốt nhất là từ 6-8 giờ sáng. Em không nên uống bất cứ thuốc hay thực phẩm chức năng nào, ngoại trừ bé bị bệnh và được BS khám và kê đơn mới được uống thuốc vì ruột bé còn non chưa hấp thu được lượng thuốc bổ vào cơ thể. Thân mến!", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa tàn nhang Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của tàn nhang Chế độ sinh hoạt: Kem chống nắng: Sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên có hiệu quả chống tia UVA và UVB trong ánh nắng mặt trời. Thoa lượng kem đủ cho vùng da tiếp xúc với ánh nắng. Thoa kem chống nắng tối thiểu 20 - 30 phút trước khi ra nắng. Lưu ý, nếu hoạt động dưới nước hay khi ra nhiều mồ hôi nên thoa lại kem sau mỗi 2 giờ. Kể cả khi trời nhiều mây hay trời âm u vẫn nên sử dụng kem chống nắng vì tia UVA có thể xuyên qua các đám mây đến tiếp xúc và gây hại cho da. Che chắn: Kem chống nắng rất cần thiết trong việc bảo vệ da nhưng vẫn chưa đủ để giúp chống lại ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời. Kem chống nắng không thể cản hoàn toàn các tia cực tiếp tiếp xúc với da. Vì vậy, việc sử dụng thêm các vật dụng giúp che nắng như mũ rộng vành, khẩu trang, áo khoác, găng tay hay vớ là rất cần thiết. Lưu ý sử dụng nón, khẩu trang, áo khoác sẫm màu sẽ giúp cản các tia cực tím hiệu quả hơn. Hạn chế ra đường khi trời nắng to, nhất là từ 10 giờ sáng tới 2 giờ chiều. Chế độ dinh dưỡng: Cung cấp đầy đủ các vitamin, khoáng chất và chất xơ đầy đủ để da khỏa mạnh và chống lão hóa. Sử dụng chanh, mật ong và nha đam thoa lên da có thể làm mờ vết tàn nhang mà không có tác dụng phụ. Phương pháp phòng ngừa tàn nhang hiệu quả Bệnh chịu ảnh hưởng lớn từ ánh nắng mặt trời, đặc biệt là tia cực tím. Do đó việc sử dụng kem chống nắng và che chắn là vô cùng quan trọng trong việc phòng ngừa tàn nhang. Bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời sẽ không làm giảm sự xuất hiện của các vết tàn nhang hiện có, nhưng nó có thể ngăn ngừa sự hình thành các vết tàn nhang mới.", "Chào em, Hiện da mặt của em đang bị kích ứng, chắc chắn là có hậu quả của việc thay đổi nhiệt độ quá nhanh và chênh lệch nhiệt quá nhiều, nhưng cũng chưa thể loại trừ được tác động của các mỹ phẩm, hóa chất em sử dụng trên da mặt. Em cần đến gặp ngay bác sĩ Da liễu để được cho thuốc thích hợp, tùy vào mức độ viêm da, đặc điểm da mặt em mà bác sĩ sẽ cho thuốc tương xứng. Thân mến.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa cháy nắng Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của cháy nắng Chế độ sinh hoạt: Có thể tắm hoặc ngâm mình trong nước mát sau khi bị cháy nắng nhẹ để giảm bớt cảm giác khó chịu. Sử dụng điều hòa để giữ phòng ở mát mẻ. Thoa kem dưỡng ẩm sau khi tắm (có thể dùng kem dưỡng ẩm chứa lô hội). Không bôi kem dạng mỡ nào lên vùng cháy nắng. Nếu da ngứa do vết rộp khô, có thể bôi kem dưỡng ẩm. Không gãi hay chà xát mạnh vùng da đang tổn thương. Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhất có thể, nếu buộc phải ra ngoài, mặc đồ bảo hộ dày và bôi kem chống nắng với chỉ số SPF từ 30 trở lên. Chế độ dinh dưỡng: Uống nhiều nước: Da phồng rộp thường gây mất nước, uống nhiều nước để phòng mất nước và mau lành vết thương. Phương pháp phòng ngừa cháy nắng Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Mặc quần áo dệt dày, đội mũ, keo kính râm khi ra ngoài nắng. Bôi kem chống nắng thật kỹ trước khi ra đường (kể cả khi trời không nắng), cứ 2 – 3 giờ bôi lại kem chống nắng một lần. Không đi biển khi trời nắng nóng cao.", "Chào em, Việc bị thương lại ngay vết sẹo cũ không ảnh hưởng đến quá trình làm lành vết thương mới em nhé. Em chăm sóc vết thương mới như bình thường. Quan trọng là giữ cho vết thương sạch. Tránh nhiễm trùng. Sau khi lành miệng, vết thương không còn rỉ dịch, em có thể thoa kem lành sẹo Aderma épithéliales AH trong 2 tuần nhé. Thân mến, BS Đoàn Mạnh Khải - Khoa Thẩm mỹ - Tạo hình - BV Từ Dũ", "Triệu chứng bỏng nắng Những dấu hiệu và triệu chứng của bỏng nắng Ngoại trừ các trường hợp bị phản ứng nặng, thông thường, triệu chứng và dấu hiệu bỏng nắng xuất hiện trong khoảng 1 - 24 giờ, rõ ràng nhất trong vòng 72 giờ (thường là từ 12 - 24 giờ). Triệu chứng trên da từ nhẹ đến nghiêm trọng bao gồm ửng đỏ nhẹ , bong vảy da mỏng sau vài ngày, đau, sưng tấy, da trở nên nhạy cảm và hình thành nhiều bọng nước. Các triệu chứng nặng tương tự như bỏng do nhiệt như sốt , ớn lạnh, suy nhược, sốc có thể tiến triển nếu bệnh nhân bị bỏng nắng diện rộng. Nguyên nhân có thể do sự kích thích giải phóng các cytokine viêm như IL-1. Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh bỏng nắng Các biến chứng phổ biến nhất do bỏng nắng gây ra bao gồm vết nám vĩnh viễn trên da, nhiễm trùng thứ phát và tăng nguy cơ ung thư da. Da bị bong tróc do bỏng nắng rất dễ bị tổn thương bởi ánh sáng mặt trời trong vài tuần. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.", "Chào em, Khẩu trang khi sử dụng đúng loại và đúng cách có tác dụng ngăn ngừa được các tác nhân gây bệnh từ đường hô hấp của người mang mềm bệnh phát tán ra không khí và từ không khí vào đường hô hấp của người chưa bị nhiễm. Hiệu quả phòng ngừa sẽ cao hơn khi cả người mang mầm bệnh và người không mang mầm bệnh cùng sử dụng khẩu trang, bạn nhé. Vì vậy, trong thời gian đỉnh điểm của đại dịch COVID-19, em hãy thực hiện đúng các biện pháp phòng ngừa của Bộ Y tế khuyến cáo: đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, hạn chế ra ngoài đường và tiếp xúc nhiều người, em nhé. Nếu không có khẩu trang y tế, em có thể dùng khẩu trang vải và giặt sạch, phơi nắng sau mỗi lần sử dụng. Chúc em luôn vui vẻ và khỏe mạnh. Thân mến. Tài liệu tham khảo: Học viện Quân y", "Chào em, Thuốc thoa em đề cập đến có tác dụng rất tốt nhưng không được chấm vào mắt và miệng nên trong trường hợp này em có thể chấm vào chỗ đó nhưng cần chú ý lấy bông gạc che chắn xung quanh để thuốc không chảy vào bên trong mắt. Nhưng tốt nhất vẫn là đi khám BS nha em. Vì ngoài dùng thuốc ngoài da, em cần được điều trị sớm và đúng bệnh, nếu không bệnh sẽ có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Thân mến!", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị viêm da do ánh nắng Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm da do ánh nắng Bác sĩ có thể chẩn đoán viêm da do ánh nắng thông qua các biểu hiện lâm sàng trên da kết hợp với triệu chứng mà bạn gặp phải. Bạn cũng có thể được hỏi về tiền sử tiếp xúc với ánh nắng, tiền sử bệnh lý, tiền sử gia đình để bác sĩ có cơ sở để chẩn đoán hơn. Phương pháp điều trị viêm da do ánh nắng hiệu quả Phương pháp dùng trong điều trị viêm da do ánh nắng mà bạn có thể áp dụng tại nhà: Tắm băng nước mát và dùng khăn sạch để thấm nhẹ vùng da bị viêm. Trong trường hợp da bị viêm đã bị rộp da và có chứa dịch bên trong, bạn cần bảo vệ vùng da này bằng cách băng lại bằng gạc y tế để phòng nhiễm trùng. Dùng kem dưỡng ẩm nhẹ dịu với thành phần không gây kích ứng da hoặc kem chứa cortisone để bôi lên vùng da bị viêm. Nếu viêm da gây đau rát, bạn có thể dùng ibuprofen hoặc acetaminophen để giảm đau. Trường hợp trẻ em bị viêm da thì tuyệt đối không dùng aspirin vì chúng có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sau này. Điều quan trọng nhất trong điều trị viêm da do ánh nắng là người bệnh cần biết rõ căn nguyên và tìm cách hạn chế tiếp xúc với nó. Bạn có thể tự bảo vệ da của mình bằng cách: Hạn chế ra ngoài trời từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Luôn tìm bóng râm để đứng. Dùng áo khoác, vớ, khẩu trang, nón, găng tay, kính,... để bảo vệ da. Thoa kem chống nắng có chỉ số SPF 15+ khoảng 30 phút  trước khi ra ngoài trời. Tuyệt đối không nên tắm nắng.", "Emulsion. - Nguồn: Internet. Chào Thanh Tùng, Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại kem chống nắng, từ dạng fluid, dạng lỏng, dạng kem giữ ẩm, kem dày đến kem trang điểm có kết hợp chống nắng. Vì vậy, để lựa chọn được kem chống nắng phù hợp còn tùy thuộc vào cấu tạo của kem như đã kể trên. Đối với da khô, da hỗn hợp thì bạn có thể chọn Emulsion hoặc fluid bởi nó có khả năng giữ ẩm tốt. Đối với da dầu thì nên chọn dạng lỏng để nó dễ thấm vào da hơn. Ngoài cấu tạo thì chỉ số chống nắng SPF cũng là tiêu chí cần đảm bảo khi lựa chọn kem chống nắng. Chỉ số này phải đạt từ 30 - 50 thì mới đảm bảo được khả năng bảo vệ, cản trở tia cực tím thì 96 - 98%. Thân mến." ]
Cho em hỏi: đo điện tim 24 tiếng là nằm 1 chỗ tại tại giường suốt 24 tiếng phải không ạ? Chân thành cảm ơn. (Nguyễn Thị Như Lan - Bà Rịa - Vũng Tàu)
[ " Chào em, Xét nghiệm này được thực hiện bằng một thiết bị khá nhỏ, có tính di động, vì vậy khi em vẫn có thể sinh hoạt như bình thường em nhé. Tuy nhiên nên hạn chế làm việc nặng, chạy nhảy. Thân mến. " ]
[ "Đau ngực do thiếu máu cơ tim không có đau râm ran kéo dài âm ỉ Chào em, Kiểu đau ngực của em không giống với tính chất đau ngực do thiếu máu cơ tim. Đau ngực do thiếu máu cơ tim không có đau râm ran kéo dài âm ỉ như vậy, và rõ ràng là em đi khám ở bệnh viện tim làm các xét nghiệm chuyên biệt thì đều bình thường. Kiểu mệt và khó chịu của em hay gặp ở người nữ trẻ lắm, và nguyên nhân thường nhất là rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn thần kinh tim, liên quan rất chặt chẽ với yếu tố tâm lý, càng lo âu càng làm việc quá sức thì sẽ càng bị mệt. Cho nên, em có thể quay lại khám bên ck tim mạch lần nữa cũng được, nhưng nên khám thêm ở ck bệnh lý tâm thể (tâm lý - tâm thần) nữa sẽ thích hợp hơn, em nhé.", "Chào em, Bình thường nhịp tim chúng ta thường vào khoảng từ 60-100 lần/phút. Nhịp tim này do một cấu trúc nhỏ như hạt đậu nằm ở tâm nhĩ phải, gần chỗ đổ vào của tĩnh mạch chủ trên, điều khiển. Cấu trúc này có tên là nút xoang, và nhịp tim bình thường được gọi là nhịp xoang. Ở một số người có sự xuất hiện một hay nhiều ổ phát nhịp bất thường nằm trong tâm nhĩ, phát ra nhịp tim bất thường được gọi là nhịp ngoại tâm thu nhĩ. Khi chỉ có vài ngoại tâm thu nhĩ lẻ tẻ, bệnh nhân hầu như không cảm thấy gì bất thường. Khi ngoại tâm thu nhĩ người trở nên thường xuyên, bệnh nhân thường có cảm giác tim đập hụt nhịp, hoặc lâu lâu có một nhịp đập mạnh hơn bình thường. Trường hợp ngoại tâm thu nhĩ tạo thành chuỗi nhịp nhanh nhĩ hay cuồng nhĩ, rung nhĩ thì có thể gây choáng váng, ngất, và có nguy cơ đột quỵ do cục máu đông thành lập ở nhĩ đi lên não. Thuốc Bisoprolol là một trong các thuốc đầu tay trong điều trị ngoại tâm thu mà ít tác dụng phụ nhất. Em uống thuốc này với liều thấp 2.5 mg mà ổn định được nhịp tim là mừng lắm, bởi vì nếu không đáp ứng với thuốc này thì bs đổi qua thuốc khác sẽ nhiều tác dụng phụ hơn. Trường hợp em muốn hết vĩnh viễn ngoại tâm thu nhĩ và không phải dùng thuốc nữa thì em có thể cân nhắc đến đốt điện sinh lý. Nếu qua khảo sát điện sinh lý tim thấy có 1 ổ tạo nhịp bất thường ở nhĩ gây ngoại tâm thu nhĩ thì tỷ lệ đốt thành công đến 98%, nếu có nhiều ổ hay có ổ nằm ở vị trí nguy hiểm thì tỷ lệ thành công thấp hơn; bên cạnh đó dù đã đốt thành công lần này thì theo thời gian, 1 số bệnh nhân sẽ phát triển 1 ổ loạn nhịp ở vị trí khác (tỷ lệ này không cao). Một ca khảo sát điện sinh lý kéo dài thường 1- 3 giờ và cần nằm viện 2-3 ngày. Chi phí đốt điện sinh lý thường khá lớn, dao động trong khoảng 50 - 100 triệu đồng, tùy thuộc vào tình trạng bệnh và chính sách hỗ trợ của từng bệnh viện. Trường hợp có BHYT đúng tuyến hoặc chuyển tuyến, bệnh nhân được hỗ trợ chỉ khoảng 40 - 60% tổng chi phí mà thôi. Với phương pháp có chi phí lớn như thế này, điều kiện tham gia BHYT phải đạt ít nhất 180 ngày. Thân mến.", " Chào em Thanh, cho biết nhiều thông tin và tim và các bệnh tim về tim, tuy nhiên nó không phải là công cụ vạn năng để chẩn đoán được tất cả các bệnh lý tim mạch. Có những người siêu âm tim bình thường nhưng vẫn có bệnh lý tim mạch nguy hiểm. Các triệu chứng em mô tả gồm tim đập nhanh, đau ngực nhẹ, chóng mặt không điển hình cũng chưa gợi ý gì đến bệnh tim mạch. Thân mến! Trích trong: PGS.TS.BS Nguyễn Hoàng Định ", "Chào em, Đúng là trước khi phẫu thuật phải làm xét nghiệm tiền phẫu (công thức máu, thời gian máu đông, thời gian máu chảy, đo điện tim, X.quang phổi thẳng…). Trường hợp của em có nhịp tim nhanh, nhưng không rõ nhịp nhanh xoang hay nhịp nhanh do các bệnh lý tim thực thể khác. Chúng tôi đoán có thể em bị nhịp nhanh xoang thôi, không phải do bệnh lý, nguyên nhân do em lo lắng, hồi hộp trước mổ làm ảnh hưởng đến nhịp tim nên phải đo điện tim 4 lần. Em không nên lo lắng nhiều, nếu do nhịp nhanh xoang thì em vẫn có thể mổ được (bác sĩ sẽ điều chỉnh thuốc cho em), em cũng nên thoải mái tinh thần, đừng lo nghĩ nhiều. Nếu thấy hồi hộp em nên hít thật sâu vào rồi từ từ thở ra, nhịp tim sẽ giảm dần và em sẽ cảm thấy bình tĩnh hơn. Chúc cuộc phẫu thuật của em thành công nhé!", "Chào bạn, Nhịp tim là số lần tim co bóp trong một phút, được đo bằng đơn vị nhịp/phút. Đối với người bình thường, nhịp tim sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: đang vận động hay nghỉ ngơi, độ tuổi, tình trạng sức khỏe, trạng thái tinh thần và cảm xúc (ví dụ như cảm xúc giận dữ, vui mừng, sợ hãi, lo lắng,...)...Khi đề cập đến nhịp tim chuẩn của một người, hay nhịp tim trung bình của người đó, nghĩa là nhịp tim được đo lúc cơ thể đang nghỉ ngơi hoàn toàn. Phạm vi thông thường cho nhịp tim khi nghỉ ngơi là từ 60 đến 90 nhịp mỗi phút và trên 90 được coi là xu hướng cao, và trên 100 là cao. Đa số mọi người sẽ không cảm nhận được nhịp tim của chính bản thân mình cho đến khi nhịp tim rối loạn đáng kể (quá nhanh hay quá chậm hoặc không đều). Một số người nhạy cảm có thể cảm nhận được sự bất thường khi nhịp tim nhanh trên 90 lần/ phút, nhưng một số người lại chỉ có thể cảm thấy tim đập nhanh, đánh trống ngực khi nhịp tim trên 140 lần/ phút. Điều này không có nghĩa là \"dây thần kinh kết nối với trái tim bị rối loạn\". Như vậy, nhịp tim 90-100 lần/ phút khi bạn đến phòng khám là có xu hướng cao, không phải là quá cao, để theo dõi sát hơn về nhịp tim thì bạn phải theo dõi thêm nhịp tim tại nhà lúc không đến phòng khám và ghi lại chỉ số, bác sĩ sẽ cần kiểm tra xem nhịp tim nhanh này xảy ra trong hoàn cảnh nào, khi nghỉ ngơi hay có gắng sức (cả thể chất lẫn tinh thần), từ đó mới có thể kết luận được nhịp tim nhanh này là sinh lý (bình thường) hay bệnh lý (bất thường).", "Xin chào bạn, Để khẳng định bạn có vấn đề về tim mạch hay không, bác sĩ cần\r\ncó các thông tin từ bệnh sử (triệu chứng qua lời khai bệnh của bạn), khám lâm\r\nsàng và các xét nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu (xét nghiệm máu, ECG, siêu âm\r\ntim, trắc nghiệm gắng sức, chụp động mạch vành...) Tần suất của bạn không thường xuyên (6\r\ntháng một lần), và triệu chứng đau ngực của bạn không điển hình do tim (có thể\r\ndo nguyên nhân khác như đau do thành ngực, thần kinh liên sườn, viêm sụn sườn,\r\nđau dạ dày…). Tuy vậy, để chẩn đoán hay loại trừ do tim, bạn nên đến\r\nkhám tim mạch tại bệnh viện chuyên khoa, để các bác sĩ có thể thực hiện các\r\nkhám nghiệm chuyên sâu hơn tìm bệnh cho bạn. Cảm ơn bạn. BS. Nguyễn Thái Bình Sơn Phòng\r\nkhám Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn", "Chào em, Có rất nhiều vấn đề cần phải làm rõ trước khi đưa ra kết luận về bệnh tình của em. Cụ thể là thời gian đi ngủ của em là lúc nào, kéo dài mấy tiếng vào ban đêm và mấy tiếng vào ban ngày, ngủ có ngon giấc hay không, có thường xuyên tỉnh giấc hay gặp ác mộng hay không, có tiểu đêm không, ban ngày có cảm thấy uể oải, thiếu ngủ không, công việc có căng thẳng, mệt mỏi, có điều gì lo âu hay không hài lòng về cuộc sống hay không, có bệnh lý Tai Mũi Họng mạn tính hay bệnh lý cột sống gì hay không, em có tập thể dục hàng ngày hay không… Em vui lòng cung cấp thêm các thông tin trên để bác sĩ tư vấn cụ thể hơn cho em nhé! Thân mến.", "Chào\r\nbạn, định nghĩa khi nhịp\r\nxoang dưới 60 nhịp/phút. Tùy mức độ chậm có thể ảnh hưởng đến tình trạng sức\r\nkhỏe của bệnh nhân. Điều quan trọng là cần tìm xem nguyên nhân nhịp xoang chậm\r\nlà gì. Một số trường hợp nhịp chậm là do tình trạng sinh lý như ở một số vận\r\nđộng viên luyện tập nhiều, đa số nhịp tim của họ đều dưới 60 nhịp/phút. Cảm\r\ngiác hơi mệt của bạn có thể liên quan mà cũng có thể không liên quan đến nhịp\r\ntim. Bạn nên kiểm tra tại cơ sở y tế có chuyên khoa tim mạch để được tư vấn đầy\r\nđủ. Thân\r\nmến, BS Trần\r\nNhân Tuấn Phòng khám Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn", "- nguồn internet Chào em Quang Huy, Vấn đề em thắc mắc vẫn thường hay xảy ra. của 1 ai đó đo chính xác là lúc được ngồi (hay nằm) nghỉ 10- 15 phút, đo cùng một vị trí chi (ví dụ đo tay trái hay tay phải, đo ở chân,...), bởi vì ở trên cùng một người huyết áp tay phải và tay trái có thể chênh nhau chút xíu, huyết áp đo ngồi và nằm khác nhau, đo sáng và chiều cũng khác, huyết áp đo trước ăn và sau ăn, sau làm việc nặng, chạy hay chơi thể thao cũng khác nhau… Chỉ số 2 lần đo huyết áp của em có chênh chút xíu cũng là điều bình thường và không sao cả (vì mức chênh lệch này không đáng kể). Tương tự với mạch cũng vậy. Mạch của em lần đo thứ 2 hơi nhanh một chút, có thể do em vừa đến khám đã được đo ngay, cũng có thể do lần thứ 2 em quá lo lắng, sợ hãi (hay mất ngủ, trước đó có uống café,…) nên có sự chênh lệch nhiều như vậy. Em hãy thử đếm mạch lại lúc hoàn toàn bình thường, nếu còn nhanh nữa thì hãy xem xét vấn đề đi khám bệnh. Em không cho biết thuốc điều trị viêm dạ dày đang uống là thuốc gì nên BS chưa có kết luận chính xác thuốc đấy có ảnh hưởng gì không, em nhé. Thân mến,", "Tìm hiểu chung nhịp tim chậm Nhịp tim chậm là gì? Nhịp tim chậm là tim đập ít hơn 60 lần một phút. Nhịp tim chậm có thể là một vấn đề nghiêm trọng nếu nhịp tim rất chậm và tim không thể bơm đủ máu giàu oxy cho cơ thể. Nếu điều này xảy ra, có thể cảm thấy chóng mặt, rất mệt hoặc yếu và khó thở. Đôi khi nhịp tim chậm không gây ra triệu chứng hoặc biến chứng. Nhịp tim chậm không phải lúc nào cũng đáng lo ngại. Ví dụ, nhịp tim khi nghỉ ngơi từ 40 đến 60 nhịp một phút là khá phổ biến trong khi ngủ và ở một số người, đặc biệt là thanh niên khỏe mạnh và các vận động viên được đào tạo. Nếu nhịp tim chậm nghiêm trọng, có thể cần phải cấy máy tạo nhịp tim để giúp tim duy trì một nhịp độ thích hợp.", "Chào bạn Hoàng Hiệp, Nhịp tim của một người bình thường lúc sinh hoạt vào ban ngày dao động từ 60-90 lần/phút. Nhịp tim được gọi là chậm khi dưới 50 lần/phút. Khi ta hoạt động gắng sức nhiều (làm việc nặng, chơi thể thao…) thì nhịp tim sẽ tăng lên (có thể trên 100) để đáp ứng với nhu cầu năng lượng gia tăng, ngược lại khi nghỉ ngơi thì nhịp tim sẽ tự động chậm lại. Tuy nhiên, ở một số người khoẻ mạnh (thường là vận động viên thể thao), nhịp tim bình thường của họ chậm dưới 60 lần/phút. Trường hợp của bạn khỏe mạnh bình thường, lại chơi thể thao cường độ cao nên nhịp tim như vậy coi như bình thường. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác tình trạng tim mạch của mình, tốt nhất bạn nên đi làm điện tim gắng sức để bác sĩ chuyên khoa tim mạch đánh giá khả năng đáp ứng của tim với những hoạt động gắng sức. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!", "Chào em, Trước hết là em cần xem lại xem đó có đúng không. Con số huyết áp đó là ai đo và đọc cho em? Nếu là nhân viên y tế thì sẽ luôn đọc số lớn đứng trước, ví dụ 130/90 mmHg. Bởi vì huyết áp gồm 2 trị số, trị số phía trước dấu gạch là trị số lớn nhất - gọi là huyết áp tâm thu, bình thường < 140 và > 90 mmHg; trị số phía sau dấu gạch là trị số thấp nhất gọi là huyết áp tâm trương, bình thường < 90 và > 60 mmHg. Nếu em tự đo tại nhà thì có thể em ghi ngược, cũng có thể em đọc sai, vì nhiều máy đo huyết áp tự động có ghi cả nhịp tim trong đó, người không chuyên môn y khoa có thể đọc lộn nhịp tim thành số đo huyết áp. Em xác định lại trị số huyết áp của mình rồi gửi câu hỏi lại, chúng tôi sẽ tư vấn tiếp, em nhé. Thân mến.", "Chào em, Nhịp tim là số lần tim co bóp trong một phút, được đo bằng đơn vị nhịp/phút. Đối với người bình thường, nhịp tim sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: đang vận động hay nghỉ ngơi, độ tuổi, tình trạng sức khỏe - trạng thái tinh thần (ví dụ như cảm xúc giận dữ, vui mừng, sợ hãi, lo lắng, hành kinh, cảm sốt...)...Khi đề cập đến nhịp tim chuẩn của một người, hay nhịp tim trung bình của người đó, nghĩa là nhịp tim được đo lúc cơ thể đang nghỉ ngơi hoàn toàn. Phạm vi thông thường cho nhịp tim khi nghỉ ngơi là từ 60 đến 90 nhịp mỗi phút và trên 90 được coi là xu hướng cao, và trên 100 là cao. Như vậy, theo thông tin em cung cấp thì nhịp tim của em có xu hướng cao (nhịp tim lúc nghỉ trên 90 lần/phút và nhịp tim khi hành kinh luôn trên 100 lần/phút). Kiểm tra tuyến giáp là một trong những việc làm cần thiết đối với người có nhịp tim nhanh khi nghỉ, kết quả xét nghiệm của em thì không có rối loạn chức năng tuyến giáp. Tuy nhiên, để quyết định điều trị ra sao, em có phải cường giao cảm hay không thì em cần phải khám bác sĩ chuyên khoa về tim mạch. Vì bác sĩ không chỉ dựa vào kết quả kiểm tra tuyến giáp của em, mà còn cần thêm nhiều thông tin khác nữa (hỏi bệnh, khám và các xét nghiệm khác). Em cần tập hợp các kết quả kiểm tra mình đã làm đến khám bác sĩ chuyên khoa tim mạch để được hướng dẫn điều trị phù hợp, em nhé.", "Le Phuong mến, Đau ngực do thiếu máu cơ tim (cơn đau thắt ngực) thông thường bệnh nhân sẽ đau ở vùng giữa ngực sau xương ức, lan lên cổ, hàm, vai và cánh tay trái, đôi khi lan ra cánh tay phải. Đau như bị bóp nghẹn, đè nén. Cơn đau thường xuất hiện khi gắng sức hoặc khi xúc động. Thời gian đau thường kéo dài khoảng 5-10 phút. Trường hợp không điển hình, bệnh nhân có thể cảm thấy mệt, nghẹn ở cổ, không đau hoặc đau ít. Cơn đau sẽ giảm khi nghỉ ngơi hoặc ngậm thuốc giãn mạch vành. Trong cơn đau bệnh nhân thường cảm thấy rất mệt, có thể kèm theo vã mồ hôi, khó thở, cảm giác buồn nôn... Nếu triệu chứng đau ngực phải của mẹ em có các biểu hiện nêu trên, bác sĩ khám có cho đo điện tâm đồ, nghiệm pháp gắng sức... thì vẫn kết luận được đau do thiếu máu cơ tim. Để chẩn đoán bệnh thiếu máu cơ tim đòi hỏi phải tiến hành nhiều khám nghiệm kiểm tra như: đo điện tâm đồ, làm nghiệm pháp gắng sức, xạ hình tưới máu cơ tim, chụp mạch vành… Ngoài ra, đau ngực có thể do đau ở thành ngực vì bị chấn thương, viêm dây thần kinh liên sườn, viêm khớp sụn sườn… Đau ngực cũng có thể do đau ở phổi hoặc màng phổi, đau ở thực quản dạ dày, đau do bóc tách động mạch chủ… Em cần chú ý nhắc nhở mẹ em : - Tăng cường hoạt động thể lực, luyện tập thể dục, thể thao (phù hợp với độ tuổi và thể lực). - Tránh các stress và các yếu tố bất lợi của môi trường sống tác động đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Em nên đưa mẹ khám ở BV chuyên khoa tim mạch để được khám để chẩn đoán chắc chắn nhé. Kính chúc sức khỏe bác gái!", "Chào em, Khi lo lắng, xúc động cơ thể chúng ta sẽ , gây tăng nhịp tim, đây là phản xạ sinh lý\r\nbình thường. Các triệu chứng của em là những triệu chứng riêng lẻ, không tập\r\ntrung vào một cơ quan cụ thể, vì vậy cần phải thăm khám lâm sàng mới có thể đưa\r\nđến chẩn đoán. Em nên đến khám bác sĩ Nội tổng quát để tìm nguyên nhân em nhé. Thân mến! " ]
BS ơi, 4 tháng trước em bị cảm, vừa khỏi giọng em liền biến đổi. 1,5 tháng trở lại đây giọng em khàn và có thể điều chỉnh thấp cao tuỳ ý. BS cho hỏi, có phải em vỡ giọng không? (Hải Triều, 14 tuổi - Vĩnh Long)
[ " Chào em, khi bị cảm hay khi viêm họng sẽ khỏi khi hết tình trạng viêm. Vì vậy giọng nói hiện tại của em ít nghĩ do viêm họng cách đây 4 tháng gây ra. Hơn nữa em lại đang trong độ tuổi dậy thì, nhiều khả năng đây là biểu hiện của dậy thì em nhé. Thân mến! " ]
[ " Chào em, Hiện tại, BS chỉ biết bé của em đang và chiều cao theo tuổi nhưng không thể đánh giá tình trạng dinh dưỡng cùa bé vì còn thiếu thông tin. Còn vấn đề ho, chảy mũi BS cũng không thể đánh giá qua thư được em à. Vì cần xác định bé bị viêm hô hấp trên hay dưới hoặc kết hợp cả hai, viêm do vi trùng hoặc siêu vi, mức độ viêm,… hư thế nào BS mới có hướng điều trị thích hợp cho bé được. Thân mến! ", "Nói ngọng có thể xuất phát từ các bất thường bẩm sinh của cơ quan phát âm Chào em, Nói ngọng có thể xuất phát từ các bất thường bẩm sinh của cơ quan phát âm như ngắn lưỡi, đầy lưỡi… hay nói ngọng mang tính xã hội do phát âm lệch so với chuẩn. Nếu do thói quen hoặc phát âm không chuẩn có thể tham gia các lớp tập nói. Các trường hợp ngọng do lỗi bẩm sinh có thể điều chỉnh được nhờ phẫu thuật điều chỉnh lại dị tật bẩm sinh. Sau đó là quá trình tập nói để trở về phát âm bình thường. Em nên sắp xếp tới khám chuyên khoa Tai Mũi Họng để đánh giá thêm về tổn thương còn sót lại xem xét khả năng phẫu thuật và điều chỉnh giọng nói em nhé!", "Chào bạn Bích Hiền, Ở độ tuổi của cháu, cơ thể hay bị nhiễm siêu vi, nhất là siêu vi có ái lực với\r\nđường hô hấp và bị nhiễm vi trùng.\r\nDo đó, cháu hay bị sốt do viêm VA, amidan, viêm mũi, họng (viêm hô hấp trên), viêm\r\nphế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi (viêm hô hấp dưới). Cháu hay bị khò khè\r\ncó thể do viêm hô hấp trên gây đờm nhớt vùng mũi họng, hay viêm tiểu phế quản,\r\nviêm phế quản... Khi : toàn bộ niêm mạc mũi, xoang, họng đều bị tổn thương, do đó, khi viêm\r\namidan sẽ làm ảnh hưởng tới niêm mạc mũi: gây nghẹt, sổ mũi (phù nề xung huyết, xuất tiết…). Viêm amidan có chỉ định cắt khi: bệnh tái phát 4-5 lần/năm, gây hôi miệng, amidan quá phát gây\r\nkhó thở, gây ngưng thở khi ngủ, áp xe hóa, viêm tấy quanh amidan, ung thư hóa,\r\nbiến chứng viêm tim, viêm khớp, thận… Bạn nên nhỏ nước\r\nmuối sinh lý vào mũi, nhằm dẫn lưu đờm nhớt cho cháu. Chế độ ăn giàu dinh\r\ndưỡng, vitamin phù hợp với lứa tuổi, giữ ấm khi trời lạnh, vệ sinh môi trường\r\nsạch sẽ, tránh nơi đông người… Bên cạnh đó cần khám bệnh kịp thời, điều trị dứt\r\ndiểm các bệnh thông thường hay mắc phải. Thân mến,", "Chào bạn, Phản ứng của trẻ rất thay đổi, tùy\r\nlúc và tùy theo cơ địa. Do đó, để chắc rằng tất cả các trẻ đều được bảo vệ, cần\r\nnhắc lại mũi thứ 4 sau 1 năm. Thân mến, Chương trình do Cổng thông tin Tư\r\nvấn sức khỏe Alobacsi.vn cùng Phòng khám Đa khoa chất lượng cao Bảo Ngọc (218\r\nNguyễn Trãi, Phường 3, Quận 5, TP.HCM) phối hợp thực hiện.", "Chào em, Những triệu chứng của em hướng nhiều đến bệnh lý viêm họng cấp. Tác nhân thường là lành tính (như virus gây bệnh cảm thông thường, nói to, nói nhiều, khô họng..). Bệnh có thể tự hết và ít khi kéo dài trên 7 ngày, điều trị nâng đỡ là chính, bằng cách súc họng với nước muối sinh lý 02 lần trong ngày, uống nhiều nước trong ngày, không hút thuốc lá, hạn chế nước đá lạnh và thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, tránh nơi ô nhiễm khói bụi, ra đường nên đeo khẩu trang. Nếu sau 7 ngày, triệu chứng không bớt hay có dấu hiệu xấu hơn (thường là do bội nhiễm vi khuẩn) như hành sốt, ho khạc đàm, đau họng tăng…hoặc bệnh tái đi tái lại nhiều lần thì em cần khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được kiểm tra và điều trị thích hợp tương ứng, em nhé.", "Chào\r\nem, Tiếng\r\nồn có thể và bộ phận tiếp nhận âm thanh. Trong trường hợp\r\ncủa em trước tiên em cần đến khám tại bệnh viện - phòng khám Tai mũi họng xác định tổn thương và mức độ\r\ntổn thương, từ đó mới có hường xử trí và tiên lượng em nhé. Em nên khám sớm, tránh để lâu khó điều trị. Chúc em mau bình phục.", " Chào anh, Việc có chữa được cho bé hay không anh phải đưa bé đến BV khám lại BS mới có câu trả lời chính xác cho anh, nếu được BS sẽ phẫu thuật chỉnh sửa hoặc cho bé luyện phát âm thêm. Thân mến! ", "Viêm họng gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống cần thăm khám để điều trị kịp thời Chào em, Với tất cả các triệu chứng em cung cấp thì BS nhận thấy em có 3 bệnh lý chính là viêm họng mạn, viêm xoang mạn và trào ngược dạ dày thực quản. Với tình trạng này em cần khám và điều trị tích cực tại 2 chuyên khoa là chuyên khoa tai mũi họng và chuyên khoa tiêu hóa để mau ổn định bệnh, có sức khỏe thể chất thì mới có sức khỏe tinh thần (học tập, vui chơi) được. Em 16 tuổi thì còn khám ở Bệnh viện Nhi đồng, trên 16 tuổi thì mới khám ở bệnh viện đa khoa, em nhé.", " Chào em, Theo em mô tả thì em có thể bị hay phổi. Em nên đến cơ sở y tế hay bệnh viện chuyên khoa về tai mũi họng hay phổi để khám thêm. Thân mến!", "Chào em, Theo thông tin em cung cấp, có nhiều khả năng em bị biến chứng của hít sặc, nhẹ thì có thể chỉ thôi, nặng hơn thì viêm xuống tới thanh môn-khí quản, viêm phế quản… Em nên đến khám tại chuyên khoa Hô hấp là phù hợp nhất, BS cần phải khám họng và khám phổi cho em, xét nghiệm kiểm tra (như chụp Xquang phổi) khi cần, để xác định rõ mức độ bệnh và điều trị thích hợp sớm, em nhé. Thân mến.", " Chào bạn, Quả thực một số nghiên cứu cho thấy dưới 2 tuổi có thể ảnh hưởng một phần khả năng học tập của trẻ sau này. Tuy nhiên, vấn đề khiếm thính của trẻ cần được điều chỉnh sớm để tránh những tổn hại đến phát triển tâm lý, thần kinh. Nếu tình trạng V.A hiện tại không cấp tính có thể trì hoãn hoặc điều trị nội thêm. Vấn đề này nên được bàn bạc trực tiếp với bác sĩ điều trị tùy vào tình trạng bệnh hiện tại của bé bạn nhé! Thân mến! ", " Hoàng Anh thân mến, Nam 20 tuổi nhưng vẫn có giọng nói như của nữ thì em nên đến BV tai mũi họng để được khám và luyện âm, em nhé. ", "Chào\r\nem, Các\r\nthông tin mà em cung cấp chưa đủ dữ kiện để tôi có thể đưa ra chẩn đoán cụ thể\r\ntrong trường hợp của em. Tôi không rõ em bao nhiêu tuổi, có tiền căn bệnh lý\r\ntrước đây hay không, ngoài những triệu chứng trên còn triệu chứng đi kèm khác\r\nhay không như khò khè, hay không. Triệu\r\nchứng mà em đang mắc phải có thể do như viêm họng,\r\nviêm phế quản cấp, cũng có thể do bệnh lý mãn tính. Tốt nhất em nên đến khám BS\r\nchuyên khoa hô hấp để xác định nguyên nhân và điều trị tốt hơn em nhé. Thân,", " Chào em, Để trị được bệnh thì trước hết chúng ta cần phải tìm ra nguyên nhân gây bệnh là gì mới có phương cách chữa đúng cách. có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như khàn giọng mới xảy ra gần đây thì nhiều khả năng là do viêm thanh quản cấp, thường nhất là do virus; nếu triệu chứng xuất hiện đã lâu, đặc biệt sau khi em ngủ dậy, kèm ợ chua ợ nóng thì nguyên nhân gây bệnh thường do trào ngược dạ dày thực quản. Vì thế em nên đến khám BS chuyên khoa Tai mũi họng để tìm ra bệnh và có hướng xử trí thích hợp, em nhé. Trong thời gian này, em nên uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm, tránh các thức ăn tạo nhiệt như cay, nhiều gia vị, nhiều dầu mỡ, đá lạnh...hạn chế tiếp xúc với khói bụi, phấn, môi trường ô nhiễm, tránh nói nhiều, la hét. Thân mến!", "Chào\r\nem, Tuy\r\nbé hết ho, hết khò khè nhưng nếu có xuất hiện thêm triệu chứng thì\r\ncũng cần được chú ý, vì đây là một triệu chứng bất thường ở bé 4 tháng tuổi\r\nnhưng ngoại trừ bé khóc nhiều. Nếu\r\nem thấy bé khàn tiếng và kèm theo sốt, thở nghe có tiếng rít, bỏ bú,... thì cần\r\nđưa bé đến BV Nhi Đồng ngay em nhé." ]
Chào BS, Em 21 tuổi. Trước đây em không có thủ dâm, nhưng 1 tháng trở lại đây em bắt đầu thủ dâm mỗi tuần 1 lần, tinh trùng xuất ra có màu vàng. Thưa BS, em như vậy là bình thường hay bị bệnh gì ạ? Em xin chân thành cảm ơn.
[ "Bạn thân mến, Hai vấn đề bạn quan tâm lo lắng cũng là nỗi lo của nhiều bạn trẻ mới lớn muốn khám phá thế giới tình dục. Thủ dâm: là hình thức kích thích bằng tay vào cơ quan sinh dục, thường là vào điểm cực khoái. là một trong nhiều hành động được gọi là tự thỏa mãn tình dục, bao gồm cả việc sử dụng những dụng cụ hỗ trợ tình dục và kích thích ngoài bộ phận sinh dục. Hiện tại, chưa ai chứng minh được tác hại của thủ dâm, cả về tinh thần lẫn thể xác. Có nhiều người thủ dâm suốt đời, thậm chí ngay cả khi có vợ, có chồng. Một số trường hợp có hành vi thủ dâm khi dậy thì và biến mất sau vài năm. Ngày nay, thủ dâm được xem là một biện pháp tình dục an toàn vì không bị lây bệnh cho người khác nhưng bạn không nên lạm dụng, hãy tự giải thoát mình ra khỏi cơn nghiện thủ dâm. Một khi đã lạm dụng thì tinh thần rất dễ trầm uất, bạn nên sớm tránh xa thủ dâm. Không nên xem phim ảnh có tính khích dục, dành thời gian chơi thể thao, khiêu vũ, tham gia sinh hoạt nhóm, câu lạc bộ… Tinh trùng có màu vàng: Bạn cho biết màu sắc của tinh dịch nhưng không nói rõ sức khỏe hiện tại của bạn như thế nào, vùng kín có ngứa rát hay có tiết dịch gì bất thường không, chỉ với thông tin này thì không thể nói được điều gì. Tinh trùng bình thường có màu trắng đục, nồng độ tinh trùng: từ 20-250 triệu/ml (bình thường); từ 10-20 triệu/ml (ở ranh giới giữa bình thường và bất thường), dưới 10 triệu/ml (bất thường). Khi tinh trùng có màu vàng có thể khi tinh trùng xuất ra gặp nhiều mồ hôi ở vùng kín hoặc tinh trùng bị lẫn nước tiểu. Tình trạng này có thể do rối loạn co thắt bàng quang khi phóng tinh. Ngoài ra tinh trùng có màu vàng có thể do bị nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (lậu, giang mai, sùi mào gà…). Nếu không có viêm nhiễm kèm theo thì không nên lo lắng nhiều, bạn nhé! BS Chuyên khoa của AloBacsi - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt, từ ngày 15/6/2011, danh sách BS tư vấn Khám bệnh Online của AloBacsi có thêm hai chuyên gia tâm huyết. Đó là GS - BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng - Nguyên giám đốc BV Từ Dũ sẽ \"gỡ rối\" cho chị em về bệnh phụ khoa. Và, TS.BS Lê Tuyết Hoa - 20 năm công tác tại BV Chợ Rẫy - chuyên ngành Đái tháo đường - Nội tiết sẽ giải đáp mọi thắc mắc về Nội Tiết - Tiểu đường. giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: . Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn. " ]
[ "Cháu gái thân mến, Chuyện tình yêu và giao hợp nhiều khi không đi đôi với nhau.\r\nNhững trường hợp này thường gặp ở phụ nữ hơn là ở nam giới. Đây cũng chính là 1\r\nnguyên nhân dẫn tới khô âm đạo khi quan hệ. Để khắc phục, tốt nhất là người\r\nchồng phải khéo léo trong màn dạo đầu và kéo dài giai đoạn này hơn nữa. Nếu\r\nchồng cháu không hợp tác, cháu có thể dùng chất bôi trơn chuyên dụng (cái này\r\nphải theo chỉ dẫn cụ thể của bác sĩ chuyên khoa nhé). Đối với việc chồng cháu có tinh dịch màu đỏ, khả năng bị là rất cao. Tuy nhiên, nếu tinh dịch chảy ra từ âm đạo có màu đỏ thì\r\nkhông loại trừ chảy máu do cọ xát, trầy xước vì âm đạo quá khô, máu hòa vào tinh dịch\r\nnên có màu đỏ. Để kiểm tra cháu có thể gợi ý chồng xuất tinh ngoài xem sao nhé. Nếu xuất tinh ngoài tinh dịch vẫn có màu đỏ, chồng cháu nên\r\nđi khám và điều trị sớm. Chúc hai cháu vui, khỏe. Phòng khám TRƯỜNG XUÂN Số 53 phố Thái Thịnh 2, Đống Đa, Hà Nội Hotline: 0943381515 - ĐT: 043 562 7979", " Chào em, Dù là nam hay nữ, trong độ tuổi có khả năng sinh sản thì cũng không thể tự ngăn được các hưng cảm và ham muốn tình dục, đặc biệt là khi tiếp xúc với các hình ảnh, âm thanh có tính kích dục. Do đó, để giải tỏa bớt tâm lý, cũng như tránh việc quan hệ tình dục không an toàn thì việc thủ dâm không phải là xấu. Tuy nhiên, không an toàn, quá mạnh có thể làm viêm nhiễm cơ quan sinh dục ngoài, nhiễm trùng tiểu, rách màng trinh... em cần phải cẩn thận. Ngoài ra, thủ dâm nhiều sẽ gây “ghiền”, dẫn đến nhiều hệ quả không tốt như lãnh cảm sau khi lấy chồng, suy giảm thể chất, suy nhược tinh thần, dễ tự kỷ hay nghiện tình dục, tần suất của em cũng hơi dày, em nên điều chỉnh lại. Nếu thủ dâm an toàn thì không ảnh hưởng lên việc sinh sản của em. Thân mến! ", "Ảnh: bạn đọc Cửu Long cung cấp Chào em, Với kết quả xét nghiệm máu và nước tiểu cung cấp thì em không bị suy thận, cũng không có dấu hiệu nhiễm trùng tiết niệu. Nước tiểu vàng đậm có thể do màu sắc của các thức uống trong ngày hoặc do em uống quá ít nước, hiện tại xét nghiệm nước tiểu không thấy hiện diện đạm niệu hay có máu trong nước tiểu. Về triệu chứng tiểu đêm, có thể gặp khi người bệnh mất ngủ, uống quá nhiều nước trước giờ ngủ hoặc sử dụng các chất kích thích như rượu bia, trà đặc... Ngoài ra, tiểu đêm còn là dấu hiệu của một số bệnh lý nội khoa khác như đái tháo đường, bệnh lý tim mạch... do đó, em nên mang các kết quả đã quay lại gặp trực tiếp bác sĩ Nội tổng quát để tìm nguyên nhân và điều chỉnh em nhé!", "Chào em, Những hiện tượng mà em mô tả\r\nlà do tác dụng phụ của thuốc khẩn cấp mà em đã dùng, thuốc có nhiều tác dụng\r\nphụ như làm rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, rong huyết, nhức đầu, chóng mặt,\r\nbuồn nôn, nôn, căng ngực… Quan trọng hơn là thuốc đã\r\nlàm cho chu kỳ kinh của em bị rối loạn và nay lại mất kinh (1 tháng rưỡi), ngoài ra việc mất kinh của em có thể do em\r\nđã có thai. Em nên thử nước tiểu hoặc đến khám bác sỹ để loại trừ vấn đề này .\r\nVì vậy, em không nên xem đây là biện pháp tránh thai thường xuyên và an\r\ntoàn. Nếu em lạm dụng thuốc thì khả\r\nnăng tránh thai sẽ giảm và lâu dài sẽ ảnh hưởng đến chức năng sinh sản. Tốt\r\nnhất là em nên ngưng sử dụng thuốc này và chuyển sang: thuốc tránh thai dạng\r\nviên uống hàng ngày, đặt vòng tránh thai, sử dụng bao cao su… Nếu huyết trắng ra nhiều loãng và có màu vàng hoặc\r\nxanh, có mùi hôi thì có thể em bị viêm nhiễm sinh dục, em nên khám phụ khoa sớm\r\nđể được điều trị kịp thời, tránh viêm nhiễm sang các cơ quan lân cận có thể gây\r\nvô sinh do viêm dính - tắc vòi trứng… BS Huỳnh Thị Hiếu - Phó\r\nkhoa Sản Phụ khoa, BV Pháp Việt TPHCM", "Hình\r\nminh họa. Nguồn Internet Chào bạn, Theo những\r\ntriệu chứng bạn miêu tả, có thể bạn đã bị một bệnh lý thực thể gây ra các triệu\r\nchứng này, thường gặp nhất là các ,\r\nchuyển hóa. Muốn xác định chính xác có lẽ cần phải thăm khám và làm thêm một số\r\nxét nghiệm. Khi xuất hiện\r\ntriệu chứng, bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa Nội tiết ở bệnh viện lớn.\r\nTrong trường hợp bệnh khó chẩn đoán có thể đến các tuyến cao hơn ở thành phố\r\nlớn để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời bạn nhé! Thân mến. AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "- nguồn internet Chào em, Trường hợp của em cần loại trừ , âm hộ và nhiễm trùng tiểu,… Em nên đến BV khám và làm xét nghiệm kiểm tra (siêu âm bụng, huyết trắng, nước tiểu,…) mới tìm ra được nguyên nhân, em nhé. Chúc em sớm khỏi bệnh.", "Ảnh minh họa - Nguồn Internet Chào em, Theo mô tả có khả năng bé bị , phụ huynh nên lật rửa nhẹ nhàng và theo dõi, nếu tinh hoàn của bé 2 bên không đều mà mức chênh lệch nhiều thì nên khám và siêu âm xem có tật bẩm sinh gì không. Trích trong: BS Trương Hữu Khanh Trưởng khoa nhiễm - thần kinh - BV Nhi đồng 1", "Khi có biểu hiện rối loạn cương dương, xuất tinh sớm nên gạt qua nỗi e ngại để đến bệnh viện uy tín thăm khám, từ đó điều trị kịp thời, nâng cao chất lượng cuộc sống (Ảnh minh họa) Chào bạn, Thông thường có các bệnh về thận, các hormone do thận sản sinh ra mất cân bằng gây và . Bạn nên đến bệnh viện để cho các bác sĩ Nam Khoa khám, tư vấn và điều trị cho bạn, khi đó uống thuốc mới có hiệu quả. Bạn không nên tự ý mua thuốc uống sẽ không có hiệu quả. Chúc bạn mau khỏi bệnh!", "Chào bạn, Kết quả xét nghiệm tinh dịch đồ của chồng bạn trong giới hạn bình thường. Vợ chồng bạn nên tiếp tục theo dõi điều trị bởi bác sĩ hiếm muộn. Thông thường, bác sĩ có thể kiểm tra sự thông của 2 tai vòi của bạn trước khi điều trị, nếu bình thường, theo dõi sự rụng trứng tự nhiên, nếu không có rụng trứng tự nhiên, bạn sẽ được sử dụng thuốc kích thích rụng trứng và hỗ trợ sinh sản theo phác đồ của trung tâm hiếm muộn đó. Thân mến.", "Chào em gái, Theo em mô tả, huyết trắng có lẫn màu đỏ, khi khô lại màu nâu sậm, đó chính là máu. Vậy đúng là em bắt đầu có kinh. Kinh nguyệt là biểu hiện quan trọng của tuổi dậy thì (13-16 tuổi), đánh dấu sự trưởng thành và bắt đầu hoạt động của buồng trứng. Do sự thay đổi nội tiết tố sinh dục nữ, nội mạc tử cung bong tróc chảy máu rồi ra ngoài qua ngã âm đạo. Bình thường thời gian hành kinh kéo dài 3-5 ngày, tổng lượng máu 80-120ml, mỗi tháng có kinh một lần, chu kỳ dao động từ 26-32 ngày. Trong khoảng 2 năm đầu từ khi bắt đầu có kinh, có thể kinh nguyệt của các em gái không đều, lượng máu kinh nhiều hoặc ít hơn bình thường…là do hệ thống điều khiển kinh nguyệt chưa hoàn chỉnh. Sau 2 năm sẽ tự hoàn chỉnh. Do đó, em đừng lo lắng nhé. Ngoài ra, trước đó em bị nấm, giờ đây em có huyết trắng nhiều, có thể chưa hết nấm âm đạo. Em không nên mặc quần bó sát, tránh để ẩm ướt vùng kín, không nên thụt rửa sâu bên trong âm đạo…và nên nói mẹ dẫn đi khám phụ khoa nếu có các triệu chứng ngứa, rát vùng kín nhé. Thân!", "Hình minh họa Chào bạn, Sau khi mãn kinh do nội tiết tố suy giảm nên niêm mạc âm đạo bị teo dễ nên có hiện tượng ra nhiều dịch màu vàng như trên. Tuy nhiên do đã lớn tuổi nên mẹ bạn vẫn nên đi khám phụ khoa để tầm soát\r\ncác nguyên nhân gây bệnh khác, đồng thời cũng được khám chẩn đoán xác định\r\nnguyên nhân gây ra khí hư như trên để điều trị và nhanh chóng khỏi.", " Chào em, Qua mô tả có khả năng em bị , ở nam giới thường có liên quan đến nhiễm trùng lây lan quan quan hệ tình dục. Em nên khám chuyên khoa nam học hoặc ngoại niệu để tìm nguyên nhân và chữa trị nhé! Trân trọng!", "Chào em, Nhận xét\r\nchung của em gần như bình thường như bao người khác. Khi em yêu\r\nvà muốn có con cộng với tuổi trẻ, sức lực dồi dào thì tinh hoàn sẽ kích thích tốt\r\nhơn bây giờ. Và đặc biệt khi hưng phấn “yêu đương” lên cao trào khả năng tạo\r\ncác mạnh mẽ sẽ xuất hiện nhiều và khả năng có con sẽ rất cao. Đừng thấy\r\nchỉ số thấp hơn bình thường tí xíu mà bất an, hoang mang lo lắng, tình trạng sẽ tệ\r\nhơn. Hiện tại\r\nem cần tập thể dục, ăn uống tốt và tăng cân vừa đủ. C ó cuộc sống tình\r\ndục tốt và sự hưng phấn của tuổi trẻ thì không phải lo lắng nhiều em nhé. Chúc em\r\nthành công!", "Bạn Truong Le thân mến! Nhu cầu và sự ham muốn về tình dục là một điều tất nhiên trong quá trình tiến hóa của con người, do đó bạn thủ dâm để giải tỏa sinh lý cũng là điều tất nhiên và dễ hiểu, đồng thời còn là một hoạt động tình dục an toàn nếu không quá lạm dụng. Nếu không thủ dâm thì “súng ống sẽ bị teo và rỉ sét” là một quan niệm chỉ có trong truyện cổ tích, bạn đừng nên bận tâm. Có điều bạn mới 30 tuổi mà đã hết ham muốn thì e rằng bạn “giã từ cuộc vui” hơi bị sớm, do đó bạn nên đến khám tại khoa nam học BV Bình Dân hoặc BV Đại học Y dược để điều trị. Thân chào bạn, chúc bạn mau “phục hồi công lực”! BS Nguyễn Đình Sang CK1 Bác sĩ gia đình", "Chào bạn, Trường hợp của bạn với triệu chứng và soi nhuộm huyết trắng có thể chẩn đoán là viêm âm đạo do tạp khuẩn. Bệnh không gây nguy hiểm chỉ gây triệu chứng khó chịu, có thể điều trị bằng thuốc uống hoặc thuốc đặt. Thân mến." ]
Chào bác sĩ, Bé nhà em là bé gái, bé được 39 tháng, nặng 20,5kg. Lúc trước em thường cho bé uống nước cam vào giữa buổi sáng nhưng bây giờ bé đi học mẫu giáo nên em không biết nên cho bé uống nước cam vào giờ nào cho hợp lý. Buổi sáng 6h30' bé ăn sáng xong, 7h15 bé đi học và 16h30 về đến nhà. Bé ăn sữa chua hoặc uống 200ml sữa công thức. Đến 17h30' em cho bé uống nước cam, 18h30' bé ăn cơm tối, 19h30' bé đi ngủ. Em không biết như vậy có hợp lý không và xin bác sĩ tư vấn dùm em. Em xin chân thành cám ơn Bs nhiều.
[ "Chào mẹ bé Kim Liên, Nước cam là nguồn bổ sung vitamine C lý tưởng cho các bé,\r\nnhưng bạn không nên dùng nước cam cho bé khi bụng đói, gần sát bữa ăn hoặc sau\r\nkhi ăn, chiều tối, nhất là trước khi bé đi ngủ. Do đó, thời gian dùng tốt nhất là thời gian bạn dùng cho bé trước đây hoặc vào\r\ncữ chiều khoảng 2-4 giờ. Nay bé đi học mẫu giáo bạn có thể dùng vào cữ sáng\r\ntrước khi đi học 7g15 phút (sau khi bé đã ăn sáng xong lúc 6g30 phút). Nhưng tốt\r\nnhất bạn nên dùng đa dạng các loại nước trái cây tươi khác, không nhất thiết\r\nphải dùng nước cam cho bé mỗi ngày. Thân!" ]
[ "Dị ứng sữa ở trẻ Chào bạn, Khi cho trẻ bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức thì cần lưu ý 2 điều quan trọng. Thứ nhất, trẻ không dung nạp lactose, nghĩa là trong sữa mẹ và sữa công thức thông thường đều có lactose, nếu cơ thể không có men để dung nạp lactose thì sẽ gây tiêu chảy. Nếu trẻ tiêu chảy quá nhiều thì phải vắt bỏ sữa phần sữa đầu của sữa mẹ hoặc đổi sang sữa công thức. Tùy theo mức độ dị ứng mà cha mẹ nên đổi sang sữa không có lactose (lactose free). Nhưng cha mẹ nên lưu ý, có khi trẻ không phải bị dị ứng lactose nhưng cha mẹ lại không cho trẻ bú sữa mẹ mà đổi sang sữa công thức thì trẻ sẽ bị thiệt thòi. Thứ 2, trẻ bị dị ứng với đạm của sữa. Đạm sữa công thức thì dễ dị ứng hơn, tuy nhiên có một số trẻ dị ứng cả đạm sữa mẹ. Biểu hiện của trẻ thường là đi cầu ra máu, tăng cân bình thường, nặng hơn là ọc sữa, trẻ cũng có thể bị . Khi đó, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám. Nếu trẻ bị dị ứng đạm sữa của sữa mẹ thì phải xem thử người mẹ có ăn loại đạm nào khiến trẻ dị ứng hay không, ví dụ như thịt bò, sữa đậu nành. Mẹ phải ngưng những thực phẩm này để xem em bé có dị ứng nữa hay không. Nếu mẹ đã ngưng ăn nhưng trẻ vẫn bị dị ứng thì phải chuyển sang dùng sữa thủy phân (sữa đã được cắt đạm). Tuy nhiên, loại sữa này rất đắt tiền và đắng, khó uống. Những em bé bị dị ứng sữa thì nên cho bé bú sữa đến hơn 4 tháng tuổi và cho trẻ ăn dặm sớm để bổ sung dinh dưỡng. Còn nếu trẻ dưới 4 tháng tuổi thì chỉ có cách cho trẻ uống sữa thủy phân. Sữa thủy phân rất dễ mua, hầu hết các cửa hàng sữa đều bán. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là phải tìm được bác sĩ chuyên về tiêu hóa, dinh dưỡng nhi để bác sĩ tư vấn chuyển sữa thủy phân. Cũng có trẻ bị dị ứng với tất cả các loại sữa công thức và phải chuyển sang sữa thủy phân. Sữa thủy phân đắt tiền và trẻ rất khó uống. Trích từ GLTT của AloBacsi:", "Chào em Nương Nguyễn, Tuổi này mà bú 500ml thì , cân nặng hiện tại thì không thiếu. Em nên rơ miệng, làm sữa mát rồi mới cho bú, tìm nơi yên tĩnh cho bé bú, em nhé! Thân mến! BS Trương Hữu Khanh Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh - BV Nhi đồng 1", "Chào em, Tôi không trực tiếp khám và nắm rõ bệnh của bé nên tôi không thể chỉ định cho bé uống hoặc không. Nhưng nếu em tham khảo thấy vậy thì cần thận trọng hơn. Tốt nhất, em không nên cho uống và trao đổi lại với BS điều trị. Thân mến! ", "Phan Nhi thân mến, Qua thư bạn mô tả cho thấy bạn chăm con rất tốt, dinh dưỡng đầy đủ nên bé có chiều cao và cân nặng đều vượt so với cân nặng, chiều cao chuẩn theo tuổi (8,3kg, 69,2 cm). Bé chưa mọc răng nhưng chưa thể đánh giá bé chậm mọc răng. Lượng sữa mỗi ngày bé dùng như vậy là rất tốt (600ml sữa công thức, 2 miếng phô mai loại nhỏ, 1 hộp váng sữa, nửa hộp sữa chua), các cữ phụ bạn nên xen kẽ trái cây để cung cấp thêm vitamin và chất xơ. Bữa ăn chính của bé phải đảm bảo mỗi ngày 2-3 cữ, kết hợp thêm sữa và trái cây cho các cữ phụ, chế độ ăn cho bé cần được cân bằng hợp lý, không nên dùng nhiều sữa, nhất là váng sữa. Thành phần váng sữa có nhiều chất béo nên bé ăn vào rất dễ đầy bụng, khó tiêu, nhất là bé còn nhỏ hệ tiêu hóa chưa hoạt động tốt. Theo các nhà dinh dưỡng khuyến cáo, váng sữa dùng cho bé sau 12 tháng, hiện bạn đã dùng váng sữa cho con, nếu thấy bé tiêu hóa và thích nghi được thì bạn có thể tiếp tục dùng nhưng không nên tăng số lượng váng sữa. Bạn cũng đừng quên phơi nắng cho con nhé!", "Em Lien Nguyen thân mến, BS không biết bé của em phát triển như thế nào, ăn mỗi bữa được bao nhiêu\r\nnhưng việc em cho như cách em trình bày là quá sớm và số lần quá\r\nnhiều. Ở lứa tuổi này nếu cho bé ăn dặm thì mỗi ngày chỉ được một bữa thôi em nhé,\r\nmỗi bữa một chén bột ngọt (2 muỗng bột + 200 ml nước + 1 muỗng canh dầu), em có\r\nthể chia chén bột này ra làm 2 lần. Chức năng của hệ tiêu hóa và men tiêu hóa của bé hoạt động chưa hoàn chỉnh\r\nnên việc em cho bé ăn sớm và quá nhiều bé sẽ có nguy cơ bị viêm ruột đó em. Nếu bé không chịu uống sữa thì em nên tăng cường cho bé bú mẹ hoặc khi bé\r\nlớn hơn em có thể bổ sung các thành phần của sữa như sữa chua, váng sữa, phô\r\nmai…nếu bé bú mẹ tốt và dùng thêm các thành phần của sữa thì không ảnh hưởng\r\nđến sự phát triển của bé. Thân chào em,", "Cho trẻ ăn dặm. - Nguồn: Internet. Chào bạn, Cho trẻ ăn dặm khi cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh. Khi trẻ đã đúng thời điểm ăn dặm nhưng  trường hợp sức khỏe trẻ không được khỏe mạnh như trẻ sau tiêm chủng, trẻ bị ho, viêm nhiễm, bé mới tiêm ngừa, mọc răng, người nhà bị cảm cúm hay hắt hơi sổ mũi (với nguy cơ ngày hôm sau trẻ cũng sẽ bị lây và sẽ bị sổ mũi). Tốt nhất là nên đợi thêm một vài tuần cho tới khi mọi sinh hoạt của trẻ trở lại bình thường mới bắt đầu cho trẻ ăn dặm. Thân mến.", " Chào bạn Khánh, Như\r\n bạn đã biết sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho con. Chính vì vậy để có một \r\nnguồn sữa có chất lượng cao bạn phải an tâm tin tưởng vào sự thành công \r\ncủa cuộc mổ sau này, chế độ ăn uống, cân bằng có đầy đủ  tinh bột, thịt,\r\n rau, củ quả. Bạn cũng có thể bổ sung thêm một số vitamin. Với cháu bé \r\nchế độ cho bú và ăn dặm cũng giống như bình thường, không có gì quá đặc \r\nbiệt. Điều quan trọng là bạn cần phát hiện sớm và điều trị đúng \r\nchuyên khoa mỗi khi cháu có biểu hiện thông thường của trẻ em hay gặp, \r\nđặc biệt là viêm hô hấp, tiêu chảy. Hiện nay, cháu 3 tháng 10 ngày, được\r\n 7,2kg thì tình trạng dinh dưỡng rất tốt. Bạn không nên lo lắng nhiều. Ngay cả sau khi thì chế độ dinh dưỡng cũng không có gì đặc biệt, nghĩa là bạn thực hiện đủ, cân bằng, tuyệt đối không được kiêng cữ. Thân mến! Trích trong:", "Chào bạn, Sở dĩ, bé thích uống là do lúc mới ngủ dậy bé đói quá thôi em à. Còn thức ăn chế biến sẵn hoặc sữa của bé em có thể để tủ lạnh nhưng khi cho bé dùng cần phải hâm nóng lại và nên chế biến sẵn dùng trong ngày thôi, để đảm bảo thức ăn còn đủ chất dinh dưỡng và các vitamin cần thiết giúp bé phát triển thể chất. Thân mến.", "Chào bạn, Ở trẻ 6-12 tháng tuổi thì tốt nhất nên tiếp tục cho càng nhiều càng tốt nhưng trong độ tuổi này trẻ cần bổ sung thêm 300-700ml sữa công thức tùy theo nhu cầu của trẻ. Ở trẻ 1 - 10 tuổi cần phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý và bổ sung từ 400-600ml sữa mỗi ngày. Tuy nhiên, xin nhắc bạn một điều quan trọng, sữa là một giải pháp bổ sung để cung cấp đủ dưỡng chất thiết yếu, bảo đảm tăng trưởng thể chất và trí não cho trẻ. Vậy nên tuyệt đối không được dùng sữa để thay thế hoàn toàn các bữa chính mà phải đầu tư thời gian, công sức để xây dựng khẩu phần hợp lý cho trẻ. Bạn cần lưu ý các điểm sau để xây dựng khẩu phần tốt: 1. Xây dựng khẩu phần hợp lý theo tuổi cho trẻ, đủ về lượng và cân đối 4 nhóm dưỡng chất (Bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất). Lưu ý đừng quên nhóm chất béo (dầu mỡ hay các sản phẩm từ sữa) và chất xơ tiêu hóa đến từ rau quả. 2. Mỗi ngày cho trẻ ăn đủ 2-3 bữa chính và 1-2 bữa phụ (sữa, súp, hoa quả…) cách bữa chính khoảng 2 giờ. Bữa cuối trong ngày phải trước khi ngủ 1-2 giờ. Lưu ý, phải tiếp tục cho bú sữa mẹ. 3. Chế biến thức ăn mềm, chín kỹ, dễ tiêu hóa và hợp khẩu vị trẻ. 4. Bổ sung đủ nước cho trẻ, khoảng 50ml/kg cân nặng/ngày. 5. Chọn lựa thực phẩn an toàn và giàu năng lượng - dưỡng chất cho trẻ. 6. Bảo đảm vệ sinh - an toàn thực phẩm khi chế biến thức ăn. 7. Bảo đảm môi trường sống trẻ vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát, trong lành. Chú ý thông khí tốt phòng ngủ và bảo đàm nước sinh hoạt an toàn. 8. Vệ sinh thân thể tốt và tránh tiếp xúc nơi đông người, người bệnh. 9. Bảo đảm cho trẻ ngủ đủ giấc, bao gồm nghỉ trưa. Các tổ chức về Sức khỏe - Tâm thần khuyến nghị ở tuổi con bạn nên bảo đảm cho trẻ ngủ đủ 13-14 giờ/ ngày. Đặc biệt thời gian từ 22g đêm đến 3g sáng hôm sau là thời gian tốt nhất để trẻ phát triển thể chất và trí não. 10. Ngoài ra, Dielac Grow Plus là một sản phẩm đặc biệt hỗ trợ tăng cân và chiều cao tốt, bạn nên tham khảo thêm và quyết định chọn lựa, bổ sung cho trẻ. Thân mến. BS Nguyễn Vũ Linh Trưởng ban Đào tạo Truyền thông Dinh dưỡng của Vinamilk", "Cho con ăn dặm. - Nguồn: Internet. Chào bạn Trần Minh Triết, - Nhiều trẻ mới 3-4 tháng tuổi mẹ đã cho con ăn dặm , sẽ không tốt cho trẻ vì đường ruột của trẻ còn non nớt chưa có đủ các men cần thiết để tiêu hóa thức ăn ngoài sữa mẹ. Nếu thời gian tập trẻ ăn dặm sớm hơn 6 tháng sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, nhất là bệnh tiêu chảy vì thức ăn bổ sung không có những yếu tố kháng khuẩn, yếu tố tăng cường miễn dịch và không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm như sữa. Ngoài ra, các loại ngũ cốc, rau quả từ thức ăn bổ sung cũng có thể làm hạn chế việc hấp thụ sắt trong sữa mẹ, khiến trẻ bị thiếu máu. - Trẻ ăn dặm muộn hơn 6 tháng sẽ dễ bị suy dinh dưỡng do không đủ dưỡng chất cung cấp khi cơ thể trẻ càng ngày càng phát triển. Thân mến.", " Chào em, Em không cho biết đầy đủ thông tin về bé nên BS không thể hướng dẫn cụ thể cho em nhưng em có thể theo dõi qua của bé. Nếu uống đủ nước thì nước tiểu sẽ có màu trắng trong hoặc vàng nhạt. Lượng nước trong ngày bao gồm nước uống, sữa, nước canh hoặc các nước giải khát. Thân mến! ", "Chào em Thái Huynh, Ở tuổi này thức ăn chính của bé là cháo đặc, phở, bún, hủ\r\ntiếu,…còn sữa chỉ là phụ thêm em nhé. Nhưng nói chung, ít nhất cũng phải được 500 ml sữa một ngày. Trường hợp của bé,\r\nnếu như ngoài các rồi mà bé uống được 800 ml sữa là quá tốt rồi\r\nem, chỉ sợ “viêm túi” của em thôi chứ không có chuyện không tốt như em suy nghĩ. Thân,", "Chào em, Để tăng sức đề kháng cho bé, không chỉ dùng nước cam mỗi ngày là đủ, nên không nhất thiết phải cho bé dùng mỗi ngày em à. Thay vào đó, em có thể cho bé dùng các loại nước trái cây khác như táo, lê, dâu,…còn vấn đề sợ ảnh hưởng đến dạ dày và men răng, em có thể cho bé dùng sau ăn hoặc sau khi uống cho bé súc miệng ngay hay sử dụng ống hút. Thân mến.", " Chào em, Theo mô tả thì em nên đợi đến 6 tháng hãy cho bé vì lúc đó hệ tiêu hóa bé mới bắt đầu hoàn chỉnh. Thời gian bắt đầu cần cho trẻ ăn dặm là khi trẻ tròn 6 tháng tuổi. Cho bé ăn đủ 4 nhóm trong ngày: tinh bột (gạo, nui, phở, bún…), đạm (thịt, cá, trứng, sữa,…), chất béo (dầu, mỡ,…), khoáng chất và vi lượng (rau củ,quả, trái cây các loại,…). Nấu cho bé ăn từ lỏng, dần dần sẽ nấu đặc lên. Từ 6 tháng tuổi năng lượng từ sữa mẹ chỉ đủ cung cấp khoảng 450kcal/ngày, trong khi đó giai đoạn này trẻ cần khoảng gần 700kcal/ngày. Do vậy, thức ăn bổ sung là cần thiết để bù đắp khoảng cách thiếu hụt năng lượng này và lượng thức ăn trong các bữa ăn dặm cũng cần tăng lên khi trẻ lớn lên (tăng về số lượng và đậm độ đặc dần lên), nếu không đảm bảo đủ bữa ăn dặm trẻ sẽ còi cọc, phát triển chậm. Trẻ bắt đầu ăn dặm vẫn cần được tiếp tục bú sữa mẹ hàng ngày ít nhất 3-4 lần và ăn từ 2 bữa bột cháo/ngày rồi tăng dần lên 3-4 bữa bột/ngày khi gần 1 tuổi. Lưu ý là ngay từ khi tròn 6 tháng tuổi, trẻ cần ăn dặm và phải được ăn dặm đúng cách, đó là bột/cháo nấu với đủ 4 nhóm thực phẩm. Cách chọn thực phẩm bổ sung cho trẻ Giàu năng lượng và giàu dinh dưỡng: đặc biệt là sắt, kẽm, canxi, vitamin A, C và folate (có nhiều trong thức ăn nguồn gốc động vật, hải sản, sữa…). Sạch và an toàn: Không có tác nhân gây bệnh (không có vi khuẩn gây bệnh hoặc các sinh vật có hại khác); Không có các hóa chất có hại hoặc chất độc; Không có xương hoặc các miếng cứng có thể gây tổn thương cho trẻ. Không quá nóng, cay, mặn, dễ ăn với trẻ, trẻ thích ăn. Bên cạnh đó, lưu ý về vệ sinh thực phẩm vì tỷ lệ rối loạn tiêu hóa cao nhất ở lứa tuổi trẻ ăn dặm: cần chú ý rửa và giữ sạch dụng cụ làm bếp và bát đũa khi chuẩn bị thức ăn cho trẻ, cho trẻ ăn cữ nào nấu cữ đó, thức ăn không được nấu lâu quá hay hâm đi hâm lại nhiều lần sẽ có mùi và mất dinh dưỡng, làm bé chán ăn. Nên tránh dùng những bữa phụ có quá nhiều đường (làm hỏng răng) và có giá trị dinh dưỡng thấp (ví dụ: nước có gas, kẹo, kem, snack…), dễ gây các bệnh rối loạn chuyển hóa sau này. Để đảm bảo cho trẻ ăn dặm đúng cách, ngon miệng và hấp thu tốt cần: - Cho trẻ ăn các thức ăn mềm, đa dạng, dễ tiêu và chia thành các bữa nhỏ (với trẻ mới ăn dặm hoặc trẻ biếng ăn). Tránh ăn trong bữa chính của trẻ những thức ăn thô nguyên hạt khó tiêu thấp năng lượng như ngô, khoai môn, bột sắn… - Ða dạng thực phẩm: thay đổi thường xuyên các loại thức ăn trong các bữa ăn hoặc các ngày, nên chọn những loại thức ăn trẻ thích để trẻ ăn đủ bữa. - Ngoài ra, khi bắt đầu ăn dặm cần lưu ý cho trẻ được uống đủ nước đun sôi để nguội, nước hoa quả tươi và ăn thêm hoa quả để cung cấp đủ vitamin và chất xơ để trẻ dể tiêu hóa và tránh táo bón. Thân mến!", "Bạn\r\nNguyet thân mến, Chảy\r\nmáu cam là một bệnh thường gặp ở trẻ em, đa số các trường hợp không gây nguy\r\nhiểm cho sức khỏe của bé, nhưng thường làm cho bé và người nhà hốt hoảng vì\r\nkhông biết tại sao và cách xử trí. Theo\r\nbạn trình bày, nhiều khả năng bé bị chảy máu cam là do thời tiết, thời tiết\r\nhanh khô - lạnh đều có thể là một trong những nguyên nhân làm cho bé chảy máu\r\ncam. Ngoài ra, còn do một số nguyên nhân khác nữa. Do đó, bạn nên đưa cháu đi\r\nkhám tổng quát để tầm soát các nguyên nhân khác. Bạn\r\ncó thể tham khảo thêm đường link sau: >>" ]
Thưa BS, Chồng em (người Pháp) mới mổ tim gần 4 tháng nhưng 2 tháng nay thường hay mệt, khó thở, khó ngủ. Giờ chồng em muốn đến BV khám lại để kiểm tra có gì trục trặc không. 4 tháng trước mổ ở Pháp. Nếu muốn khám ở đây thì phải đợi rất lâu. Vậy có cách nào để khám được nhanh hơn không? Có cách nào để em đặt lịch khám trước không? Tình trạng mổ tim là sửa lại 2 van, nối lại dây (cordage). Rất mong nhận được tư vấn từ BS. Xin cám ơn BS rất nhiều. .
[ "- nguồn internet Chào bạn, Đọc mail của bạn tôi rất thông cảm, nhưng tôi thật sự không hiểu là thông tin “khám tại VN thì phải đợi rất lâu” là sao? Bởi vì, chỉ trừ những trường hợp bệnh nhân khăng khăng muốn đặt lịch hẹn với BS riêng thì phải chờ, tùy danh sách đăng ký mà có khi chờ vài tuần đến 2 tháng. Còn lại, tất cả trường hợp đăng ký khám tại phòng khám chung đều được khám ngay trong ngày, đa số là buổi sáng. Thậm chí, có những nơi, có những dịch vụ khám cực kỳ nhanh, như phòng khám VIP ở BV Nhân dân 115, như ở các BV tư chuyên về tim mạch như Tim Tâm Đức (Quận 7), Viện Tim (Quận 10)... Bạn có thể sắp xếp về VN rồi đăng ký trước qua điện thoại cũng được. Còn trong trường hợp cấp cứu thì bệnh nhân sẽ được xử trí sớm tối đa." ]
[ " Chào em, Thông tin của em chưa đủ để chúng tôi định hình rõ mặt bệnh. Chúng tôi cần những thông tin cơ bản như giới tính, tuổi, nghề, tiền căn bệnh lý và sử dụng thuốc, cũng như cà phê, thuốc lá, rượu bia, triệu chứng này xuất hiện từ lúc nào, kéo dài bao lâu... Vì không phải triệu chứng , khó thở là chỉ điểm cho mỗi bệnh lý tim mạch, nó cũng có thể do bệnh lý về hô hấp, tiêu hóa,... và thậm chí là tâm lý gây ra. Vì thế, tốt hơn hết là em nên đến bác sĩ để kiểm tra, vì bác sĩ không chỉ dựa vào thông tin bệnh sử của em, mà còn kết hợp với khám tổng quát, và có thể làm một số xét nghiệm nếu cần để đưa ra kết luận chính xác và điều trị thích hợp nhất, em nhé. Thân mến! ", "Chào em, Để trả lời được câu hỏi của bác thì bác sĩ phải biết chỉ số chính xác của nhịp tim và huyết áp lúc mà bác cho là bất thường, cụ thể nhịp tim nhanh là bao nhiêu, huyết áp cao là bao nhiêu, lúc đó bác đang làm gì, có khó chịu gì không, làm sao để cơn nhịp nhanh đó qua đi... Do đó, bác cần phải ghi lại chỉ số nhịp tim và huyết áp lúc bác thấy bất thường, báo lại với bác sĩ của bác khi tái khám để bác sĩ có hướng kiểm tra chuyên sâu cho bác (như đặt máy theo dõi nhịp tim và huyết áp 24 giờ, đo điện tim gắng sức...), xác định nguyên nhân, mức độ nguy hiểm và xử trí thích hợp. Thân mến.", "Nhịp tim chậm kéo dài có thể dẫn đến suy tim. Chào bạn, Nhịp tim giảm xuống dưới 40 nhịp/phút là nhịp chậm ở mức nguy hiểm, và rõ ràng là bạn có triệu chứng nghi ngờ do nhịp tim chậm gây nên (đổ mồ hôi khi nhịp tim xuống dưới 40 nhịp/phút). Bởi vì nhịp tim chậm quá sẽ không thể cung cấp máu đủ tưới cho các cơ quan khác trong cơ thể, đặc biệt là não. Hiện tại trong toa thuốc của bạn chỉ có duy nhất 1 thuốc làm nhịp tim chậm là cordarone và bạn cần ngưng thuốc này lại, đồng thời tái khám sớm chuyên khoa Tim mạch - chuyên ngành nhịp tim học để bác sĩ kiểm tra đầy đủ tổng thể cho bạn để có hướng xử lý toàn diện hơn, bao gồm điện tim lúc nghỉ, điện tim 24 giờ, điện tim gắng sức hay điện sinh lý tim. Thân mến!", "Chào BS, Mẹ tôi từ nhỏ đã lao động vất vả, đến khi về 50 tuổi mới ngừng lao động. 1 ngày ngủ từ 20h-4h sáng, thời gian ngừng lao động buôn bán thì tình trạng mất ngủ bắt đầu từ đó.\r\n\r\nChỉ 2 năm không lao động sức khỏe bà xuống hẳn và chứng mất ngủ càng kéo dài nên kéo theo cao huyết áp thường xuyên (dễ tỉnh giấc khi có tiếng động, khó ngủ, 1 đêm ngủ được tầm 4 tiếng (nhiều giấc cộng lại).\r\n\r\nGia đình đã đưa đi khám tại nhiều BV ở tỉnh (Đồng Tháp) và cả BV Đại Học Y Dược nhưng tình trạng vẫn không khả quan. Do tình trạng huyết áp thất thường nên bà cũng đi nhiều BS tư bên ngoài và uống nhiều loại thuốc từ các BS.\r\n\r\nTrong xét nghiệm máu thì không có vấn đề gì về bệnh tình, tất cả đều nằm trong giới hạn, chỉ mỡ máu cao hơn tí nhưng không cao lắm.\r\n\r\nHiện tại suốt ngày bà cứ mệt mỏi, không có sức, chỉ muốn đi BV và cảm thấy lo sợ mỗi khi trời tối. \r\n\r\n7 tháng trước đi siêu âm tim thì không có dấu hiện gì, khoảng 1 tháng nay đi siêu âm tim thì phát hiện hở van tim 2 lá, đến nhiều BV, BS chỉ cho thuốc về uống nhưng vẫn không ngủ được. Hiện tại tình trạng nghiêm trọng hơn, huyết áp và nhịp tim tăng thất thường dẫn đến bà hay vô BV và BS cũng không có giải pháp nào ngoài cho thuốc uống và tịnh dưỡng.\r\n\r\nNgày 8/8 bà uống thuốc lúc 20g và đến 21g thì huyết áp tăng 18 và tim 160/p phải đưa vô BV (BV Thị trấn Mỹ Thọ, H Cao Lãnh) và đeo bình oxi. Tôi nghĩ do sốc thuốc và hôm nay đã đỡ hơn, quay về bình thường nhưng vẫn đang ở BV.\r\n\r\nBS kêu lên tuyến trên (BV Đa Khoa Đồng Tháp) nhưng cũng chỉ nằm đó uống thuốc chứ không có gì khác hơn. Cách đây 2 tháng mẹ có lên Đại Học Y Dược khám và lấy thuốc (rối loạn lo âu, mất ngủ) thời gian đó chưa phát hiện tim 2 lá (mới siêu âm ra bệnh cách đây 1 tháng).\r\n\r\nTôi có ý định đưa bà lên TPHCM để khám lại mà cũng chưa biết nên chọn BV nào và khám cái gì để khắc phục tình trạng hiện tại?\r\n\r\nMong được sự giúp đỡ của quý BS để mẹ tôi được chữa trị đúng cách ạ. (Trần Quang Vinh) Chào bạn, Trước hết, tôi nhận thấy mẹ bạn đã có bệnh cao huyết áp; ở người lớn, đa phần là cao huyết áp vô căn và cần được điều trị liên tục (uống thuốc mỗi ngày theo toa BS). Nếu tự ý ngưng thuốc có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu cơ tim,… Ngoài ra, mẹ bạn cũng không nên đổi BS hay đổi thuốc liên tục, như vậy hiệu quả điều trị sẽ không cao. Bên cạnh đó, vấn đề mất ngủ đã làm trầm trọng hơn tình trạng huyết áp của mẹ bạn. Theo AloBacsi, mẹ bạn nên tiếp tục điều trị tại BV Đại học Y Dược TPHCM, chuyên khoa Tâm thần kinh, có thể cần phối hợp điều trị Tâm lý cho tình trạng của bà (cũng tại BV Đại học Y Dược). Về hở van 2 lá, tình trạng này có nhiều mức độ, nếu BS không chỉ định điều trị thì có thể chỉ là hở van trong giới hạn bình thường, bạn không nên quá lo lắng. Mẹ bạn có thể đem kết quả siêu âm và nhờ BS tư vấn khi tái khám. Thân mến.", "Để chẩn đoán các bệnh lý tim mạch cần theo dõi nhịp tim 24-48 giờ (Holter ECG) hay đo điện tim Chào em, Rối loạn thần kinh tim là một bệnh lý không có tổn thương ở hệ cơ quan bao gồm tim mạch, hô hấp, thần kinh, nội tiết... (thăm khám và làm các xét nghiệm tầm soát loại trừ bệnh lý cho kết quả mọi thứ đều bình thường) nhưng người bệnh vẫn có “cảm giác” khó chịu ở ngực và tim đập nhanh không thích hợp, đặc biệt mỗi khi căng thẳng. Nhưng mà, để đi đến chẩn đoán này thì người bệnh phải được kiểm tra đầy đủ để loại trừ những bệnh lý rối loạn nhịp nguy hiểm. Không phải lúc nào những cơn rối loạn nhịp cũng dễ dàng thấy được khi đo điện tâm đồ lúc nghỉ lúc người bệnh đến khám bệnh, nghĩa là có thể em có bệnh rối loạn nhịp tim xảy ra lúc khác nhưng lúc em đến bệnh viện kiểm tra - đo điện tim thì lúc đó không còn trong cơn rối loạn nhịp nữa nên không phát hiện được. Do đó, nếu uống thuốc không có bớt và quan trọng là em vẫn chưa kiểm tra các xét nghiệm chuyên sâu về nhịp tim, thì em có thể đến khám lại tại chuyên khoa nhịp tim học để được kiểm tra kỹ hơn, bác sĩ sẽ cho em theo dõi nhịp tim 24-48 giờ (Holter ECG) hay đo điện tim lúc chạy gắng sức, xem có bất thường gì hay không, xem có bắt được cơn loạn nhịp nếu có hay không, hay thật sự là em bị rối loạn thần kinh tim mà thôi. Em có thể đến các bệnh viện có chuyên khoa nhịp tim học để kiểm tra về vấn đề này, em nhé.", "Chào em, Huyết áp của em bình thường không cao, nhưng khi đi khám nghĩa vụ có thể tăng do em hồi hộp, căng thẳng. Lần tới, em nên đến sớm, ngồi nghỉ ít nhất 5 phút trước khi đo huyết áp, không uống cà phê hoặc hút thuốc lá ít nhất 30 phút trước khi đo huyết áp, không để mắc tiểu trước khi đo huyết áp. Thân mến. TS.BS Nguyễn Thị Mỹ Hạnh Trưởng khoa Nhịp tim học, BV Nhân dân 115", " Chào bạn, Bạn cần kiểm tra lại siêu âm tim và điện tâm đồ. Nhiều trường hợp vẫn còn sau mổ tim là bình thường, nhưng đôi khi do loạn nhịp tim. Vậy bạn kiểm tra lại nhé. Thân mến!", "Chào em, Theo như em mô tả thì vấn đề sức khoẻ của em chưa hẳn là do bệnh lý tim mạnh. Các tình trạng như hồi hộp, tim đập nhanh, run khi tức giận, chóng mặt khi thay đổi tư thế đột ngột, ra mồ hôi nhiều dù trời lanh trong lúc bị cảm, khả năng gắng sức giảm do ít khi vận động mạnh… là điều dễ hiểu, nhất là khi tinh thần em luôn lo lắng, sợ bệnh mà lại ít có hoạt động thể chất nào để nâng cao sức khoẻ của mình. Tuy nhiên, nếu thật sự có triệu chứng ngất hoặc khó thở nhiều mỗi khi vận động mạnh, em nên cùng mẹ tới khám chuyên khoa Tim mạch để bác sĩ làm thêm xét nghiệm chẩn đoán giúp phát hiện sớm các bệnh lý nguy hiểm em nhé! Thân mến.", "Chào em, Nhịp tim bình thường của người trưởng thành lúc nghỉ ngơi từ\r\n60 – 80 lần trong một phút, tuy nhiên có một số người có nhịp tim dưới 60 lần trong\r\n1 phút nhưng họ vẫn hoàn toàn khỏe mạnh, nhịp tim có thể thay đổi khi ngủ, khi\r\nhoạt động gắn sức (làm việc nặng, thể dục…). Bình thường nếu nhịp tim chậm nhưng không có biểu hiện khó thở, đau ngực, hạ\r\nhuyết áp… sẽ không gây nguy hiểm cho sức khỏe và không cần thiết phải điều trị.\r\nTrường hợp của em, nếu có nhịp tim chậm và có biểu hiện (mệt, khó thở) thường\r\nxuyên thì cần thiết phải điều trị. Em nên khám chuyên khoa tim mạch để được khám và điều trị em nhé. Nhưng em cũng\r\ncần khám và làm xét nghiệm tổng quát để loại trừ những nguyên nhân khác cũng\r\nlàm em mệt và khó thở (thiếu máu, suy nhược cơ thể…). Chào em và chúc em sớm hồi phục sức khỏe!", "Chào bạn, Mức độ bệnh của bạn hiện tại không đến mức nghiêm trọng nhưng cũng không nhẹ, bởi vì bạn có bệnh tăng huyết áp và bệnh , kết quả chụp mạch MSCT mạch vành cách đây 4 năm thì mức độ hẹp chưa nhiều nhưng nếu không điều trị thì mức độ hẹp sẽ tăng dần. Hiện tại sức khỏe của bạn ổn định, triệu chứng khó thở và đau ngực trái nhẹ theo như bạn miêu tả thì chưa phải là triệu chứng điển hình của đau ngực do bệnh mạch vành nặng lên, bạn nên duy trì theo dõi và điều trị bệnh ở Viện Tim hoặc một cơ sở y tế chuyên khoa Tim mạch thuận tiện cho điều kiện của bạn. Nếu có việc đột xuất chưa đến khám được thì bạn có thể tạm thời uống theo toa thuốc cũ, nhưng sau đó nên duy trì tái khám theo hẹn, làm siêu âm tim, điện tim gắng sức hay siêu âm tim gắng sức đánh giá lại mỗi 1-2 năm hoặc khi có triệu chứng nghi ngờ, tầm soát thêm các biến chứng của xơ vữa động mạch như đo ABI, siêu âm động mạch cảnh - chủ - dưới đòn - thận… để điều trị toàn diện. Chúc bạn luôn khỏe. Thân mến.", "Chào em, Em thu xếp thời gian đi nhé, vì triệu chứng của em không điển hình cho một loại bệnh lý nào đặc biệt nên cần khám và làm một số cận lâm sàng mới chẩn đoán và tư vấn điều trị cho em được. Thân mến. TS.BS Nguyễn Thị Mỹ Hạnh Trưởng khoa Nhịp tim học, BV Nhân dân 115", " Chào bạn, Sau khi nếu bệnh nhân không có những triệu chứng đau ngực, mệt, đi gắng sức, siêu âm tim và điện tim có dấu hiệu hồi phục tốt thì có thể đi máy bay an toàn. Để biết chắc chắn tình trạng thiếu máu của cơ tim sau khi đặt stent mạch vành, có thể làm thêm trắc nghiệm điện tim hoặc siêu âm tim khi gắng sức. Thân mến, Trích trong: PGS.TS.BS Nguyễn Hoàng Định ", "Hình minh họa.\r\nNguồn Internet Chào em, Em đã được làm\r\nkhá nhiều xét nghiệm để tầm soát bệnh, loại trừ nguyên nhân mệt, khó thở do\r\nbệnh lý tim phổi, thiếu máu. Triệu chứng hiện\r\ntại của em có thể không do bệnh lý thực thể gây ra mà do . Em có thể đến\r\nkhám bác sĩ chuyên khoa Tâm thần kinh để tìm nguyên nhân em nhé. Ngoài ra em cũng\r\nnên kiểm tra đường huyết xem có bị đái tháo đường không vì triệu chứng ăn nhanh\r\nđói, khô môi miệng có thể do mất nước, tiểu nhiều, sụt cân, mệt mỏi cũng là dấu\r\nhiệu của đái tháo đường em nhé. Thân ái. AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Chào bạn, Kết quả siêu âm tim của bạn không có\r\ntổn thương nào nghiêm trọng, việc dùng thuốc cho bệnh lý van tim chưa cần đặt\r\nra. Tình trạng , mạnh kéo\r\ndài thường do nhịp tim nhanh kịch phát. Trường hợp này cần phải đo được điện\r\ntim trong cơn nhịp nhanh để có chẩn đoán chính xác, từ đó có hướng điều trị\r\nthích hợp. Nếu không có điều kiện đo được điện tim khi lên cơn hồi hộp, bạn có\r\nthể đến khám tại các trung tâm tim mạch để làm them một số xét nghiệm tầm soát\r\ntìm rối loạn nhịp để giúp điều trị đúng bệnh, từ đó giúp ngăn ngừa hiệu quả\r\nhoặc điều trị triệt căn. Chúc bạn mau khỏi bệnh, Thân mến, BS Trần Nhân Tuấn P hòng khám Đa khoa Tâm\r\nTrí Sài Gòn", "Chào\r\nem, Kết\r\nquả mà em cung cấp là kết quả tự động của máy thường kém chính xác,\r\nbên cạnh để đọc kết quả cần phải dựa vào hình dạng các sóng và kết hợp với các\r\ndầu chứng lâm sàng. Em có thể gửi thêm thông tin về tình trạng hiện tại cũng\r\nnhư hình ảnh điện tim để tôi có thể tư vấn cho em. Thân ái," ]
Tìm hiểu chung hội chứng bartter
[ "Tìm hiểu chung hội chứng bartter Hội chứng Bartter là gì? Hội chứng Bartter là một nhóm các tình trạng hiếm gặp tương tự nhau ảnh hưởng đến thận và đây là một bệnh do di truyền. Nếu bạn mắc bệnh này, rất nhiều muối và canxi sẽ bị thải ra khỏi cơ thể khi đi tiểu. Đồng thời, khiến nồng độ kali thấp và mức độ axit trong máu tăng cao. Nếu tất cả những yếu tố này mất cân bằng, người bệnh có thể gặp nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Hội chứng Bartter có hai dạng chính: Hội chứng Bartter tiền sản: Hội chứng này bắt đầu trước khi sinh. Đây là một tình trạng nghiêm trọng, thậm chí có nguy cơ gây tử vong. Thai nhi có thể không phát triển bình thường trong tử cung hoặc sinh non. Hội chứng Bartter điển hình: Thường bắt đầu ở lúc nhỏ và không nghiêm trọng như dạng tiền sản. Tuy nhiên, nó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng của trẻ. Hội chứng Gitelman là một nhánh con của hội chứng Bartter. Thường xảy ra muộn hơn, từ 6 tuổi đến tuổi trưởng thành." ]
[ "Tìm hiểu chung hội chứng abercrombie Hội chứng Abercrombie là gì? Hội chứng Abercrombie có tên gọi khác là bệnh Amyloidosis, bệnh thoái hóa dạng bột (Bacony disease), thoái hóa dạng sáp (Waxy disease), hội chứng Virchow. Đây là một bệnh hiếm gặp, đặc trưng bởi sự tích tụ của amyloid - một loại protein bất thường dạng sợi không tan, tại các mô cơ quan trong cơ thể như tim, não, thận, gan, lách,... Sự tích tụ này khiến cho mô cơ quan bị viêm và thoái hóa, ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan đó. Bệnh lý này có thể chỉ ảnh hưởng cục bộ đến một cơ quan nhưng cũng có thể là toàn cơ thể và đe dọa tính mạng.", "Triệu chứng hội chứng cotard Những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng Cotard Triệu chứng chính của hội chứng Cotard là niềm tin sai lầm về sự tồn tại của họ. Họ có thể tin rằng: Họ không tồn tại; Họ đang chết hoặc đã chết; Một số bộ phận trên cơ thể của họ bị thiếu; Họ bất tử hoặc họ đã chết và đang bắt đầu cuộc sống mới. Những người mắc hội chứng này có thể tin rằng các cơ quan nội tạng của họ đang bị phân hủy ở bên trong, biến mất hoặc bị ăn mất. Một đánh giá năm 2017 cho thấy trong 12 người mắc hội chứng Cotard thì có 8 người tin rằng họ đã chết, trong đó có 3 người nghĩ rằng họ bị nhân viên y tế giết; 4 người còn lại nói rằng họ đang trong giai đoạn hấp hối. Các triệu chứng của bệnh có thể được chia thành: Hoang tưởng phủ định: Đây là triệu chứng phổ biến nhất của hội chứng Cotard. Người bệnh thường phủ định về sự tồn tại của bản thân, hoặc có khi còn cho rằng người thân đã chết. Hoang tưởng bất tử: Người bệnh cho rằng bản thân mình bất tử nên không cần được chăm sóc hay ăn uống. Rối loạn cảm giác và ảo giác: Người bệnh cho rằng các cơ quan trong người mình đang bị thối rữa và biến mất dần, hay một bộ phận nào đó trên người đang dần biến mất. Phản ứng lo lắng hay quá khích: Tự hại bản thân, bỏ ăn, chống đối,... Hội chứng Cotard khiến người mắc bệnh dễ bị xa lánh Biến chứng có thể gặp khi mắc hội chứng Cotard Một số người mắc hội chứng Cotard có thể tin rằng họ không cần phải chăm sóc bản thân nữa ví dụ như không tắm rửa có thể khiến người xung quanh xa lánh và giữ khoảng cách; điều này có thể dẫn đến cảm giác bị cô lập và chán nản cho người bệnh. Một số người có thể cần được chăm sóc và theo sát hơn vì họ có thể làm tự làm tổn thương bản thân hoặc người xung quanh: Nhảy từ các tòa nhà hoặc nhảy cầu; Không ăn, không uống gây tình trạng suy dinh dưỡng ; Tự hại mình; Bạo lực hoặc xâm phạm người khác. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu bạn tin rằng mình đã chết, hoặc sắp chết hoặc một phần cơ thể của bạn bị thiếu hay biến mất hãy đi khám để tìm kiếm sự trợ giúp của nhân viên y tế. Hoặc nếu người thân của bạn có suy nghĩ như trên, bạn không nên cố gắng tranh luận hay thuyết phục người thân của mình vì điều đó không thể thay đổi suy nghĩ của họ. Thay vì vậy hãy đề nghị cùng họ đến khám tại các cơ sở y tế.", "Tìm hiểu chung rối loạn lo âu Rối loạn lo âu là một nhóm các bệnh thuộc về tâm thần gây lo lắng và sợ hãi thường xuyên quá mức. Sự lo lắng quá mức có thể khiến người bệnh trốn tránh công việc, trường học, các cuộc họp mặt gia đình và các tình huống xã hội khác. Các loại rối loạn lo âu thường gặp như: Rối loạn lo âu lan tỏa ; Rối loạn hoảng sợ; Rối loạn lo âu xã hội; Ám ảnh sợ đặc hiệu; Chứng sợ khoảng rộng; Rối loạn lo âu chia ly ; Chứng câm chọn lọc; Rối loạn lo âu do thuốc.", "Nguy cơ hội chứng bartter Những ai có nguy cơ mắc phải hội chứng Bartter? Hội chứng Bartter là một bệnh di truyền, do đó, người có nguy cơ cao mắc hội chứng Bartter bao gồm: Người có cha mẹ hoặc anh chị em mắc hội chứng Bartter: Bệnh có thể được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Thai nhi: Nếu một thai nhi được sinh ra trong gia đình có trường hợp mắc hội chứng Bartter, thai nhi đó có nguy cơ cao hơn mắc phải bệnh. Hội chứng Bartter tiền sản có thể gây sinh non thậm chí tử vong Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải Hội chứng Bartter là một bệnh di truyền, do đó, có tiền sử gia đình hoặc di truyền của bệnh là yếu tố quan trọng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Nếu trong gia đình có người mắc hội chứng Bartter, tỷ lệ mắc bệnh ở các thành viên khác trong gia đình sẽ tăng.", "Chào em, Trong kết quả xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu bằng máy đếm laser có chỉ số RBC (red blood cell) là số lượng hồng cầu có trong một đơn vị máu (thường là lít hay mm³). Số lượng hồng cầu tăng thì cần phải xét đến Hb và Hct xem có tăng hay không. Nếu Hb trên 160g/l và Hct trên 47 % ở nữ HAY Hb trên 180g/l và HCT trên 55% ở nam thì cần xem xét đến bệnh đa hồng cầu. Nếu số lượng hồng cầu tăng nhưng Hb và Hct bình thường thì phải xem đặc điểm của hồng cầu ra sao, ví dụ như thì số lượng hồng cầu tăng nhưng Hb bình thường và không phải là đa hồng cầu. Ngoài ra, còn cần phải xem xét đến 2 loại tế bào khác trong máu là bạch cầu và tiểu cầu nữa. Với thông tin em cung cấp thì chưa đủ dữ liệu để tôi chẩn đoán bệnh cho em được. Em nên đem kết quả công thức máu của mình đến gặp BS chuyên khoa Huyết học hoặc BV Truyền máu Huyết học, để được đánh giá và kiểm tra đầy đủ, chẩn đoán xác định nguyên nhân và xử trí thích hợp, em nhé. Thân mến!", "Tìm hiểu chung hội chứng marfan Hội chứng Marfan là một rối loạn di truyền ảnh hưởng đến mô liên kết - các sợi hỗ trợ và neo giữ các cơ quan cũng như các cấu trúc khác trong cơ thể của bạn. Hội chứng Marfan thường ảnh hưởng đến tim, mắt, mạch máu và khung xương. Những người mắc hội chứng Marfan thường cao và gầy với cánh tay, chân, ngón tay và ngón chân dài bất thường. Tổn thương do hội chứng Marfan có thể nhẹ hoặc nặng. Nếu động mạch chủ - mạch máu lớn dẫn máu từ tim đến phần còn lại của cơ thể - bị ảnh hưởng, tình trạng này có thể trở nên nguy hiểm đến tính mạng. Điều trị thường bao gồm các loại thuốc để giữ cho huyết áp thấp để giảm sức căng lên động mạch chủ. Nhiều người mắc hội chứng Marfan có thể phẫu thuật dự phòng.", " Chào Hoàng Nam, Kết quả xét nghiệm lần 2 cho thấy em đang có hội chứng dưới lâm sàng, tuy nhiên chưa đủ dữ kiện để chẩn đoán Basedow. Bệnh Basedow là một bệnh lý tự miễn thường gặp ở nữ, ngoài những biểu hiện của hội chứng cường giáp, còn kèm theo bướu giáp lan tỏa, không đau, có thể kèm âm thổi tâm thu hoặc rung miu, phù quanh hốc mắt, lồi mắt… Bệnh cảnh của em có thể là bướu giáp đa nhân hóa độc, vấn đề cần làm hiện tại là tìm ra bản chất các nhân giáp là gì và có hướng can thiệp đúng cách, đúng thời điểm. Do bướu giáp đa nhân thường đáp ứng kém với thuốc kháng giáp, thậm chí bệnh cảnh của em có thể chưa cần thiết phải điều trị, em nên đến BV lớn có chuyên khoa nội tiết hoặc chuyên khoa ung bướu để kiểm tra lại chức năng tuyến giáp và thực hiện thêm một số xét nghiệm chuyên sâu hỗ trợ chẩn đoán bệnh, em nhé! Thân mến!", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị bệnh huntington Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán Bệnh Huntington Bác sĩ thần kinh sẽ hỏi bạn các câu hỏi và tiến hành các xét nghiệm đơn giản để kiểm tra về thần kinh: Các triệu chứng vận động (phản xạ, sức mạnh cơ bắp, thăng bằng…). Các triệu chứng về giác quan (xúc giác, thị giác, thính giác). Các triệu chứng về tâm trạng và trạng thái tinh thần. Trí nhớ, sự linh hoạt của trí não. Khả năng lý luận, phán đoán và ngôn ngữ. Trạng thái cảm xúc. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh: Chụp CT, MRI não. Tư vấn và xét nghiệm di truyền. Phương pháp điều trị bệnh Huntington hiệu quả Tùy vào thể trạng bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp. Hiện không có phương pháp nào có thể điều trị dứt điểm bệnh Huntington. Tuy nhiên, dùng thuốc có thể giúp giảm một số triệu chứng rối loạn vận động và tâm thần. Thuốc kiểm soát rối loạn vận động (tetrabenazine, deutetrabenazine): Giúp giảm bớt tình trạng múa giật không tự chủ. Thuốc chống loạn thần (haloperidol, fluphenazine, quetiapine, olanzapine…). Thuốc chống động kinh (levetiracetam, clonazepam, carbamazepine…). Thuốc chống trầm cảm (citalopram, escitalopram, fluoxetine, sertraline…). Tâm lý trị liệu: Nhà tâm lý học sẽ trò chuyện và hướng dẫn bệnh nhân cách kiểm soát hành vi, xoa dịu căng thẳng và giúp các thành viên trong gia đình có thể giao tiếp được với nhau. Liệu pháp ngôn ngữ: Giúp cải thiện khả năng ngôn ngữ của bệnh nhân. Vật lý trị liệu: Hướng dẫn bệnh nhân các bài tập phù hợp và an toàn giúp tăng cường sức mạnh, sự linh hoạt, cân bằng và phối hợp, giúp duy trì khả năng vận động lâu nhất có thể đồng thời giảm nguy cơ té ngã. Lưu ý: Các loại thuốc khi dùng phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Thuốc có thể giúp giảm một số triệu chứng bệnh Huntington", "Tìm hiểu chung tâm thần phân liệt Tâm thần phân liệt (Schizophrenia) là một bệnh loạn thần mức độ nặng, đặc trưng bởi các triệu chứng ảo giác, hoang tưởng , suy giảm suy nghĩ và giảm các đáp ứng cảm xúc thông thường. Bệnh tiến triển mạn tính khiến bệnh nhân dần dần sa sút, mất khả năng học tập, lao động, sinh hoạt và trở thành gánh nặng cho gia đình cũng như xã hội.", " Chào em Huy, = Platelet distribution width = Dải phân bố kích thước tiểu cầu. Trong công thức máu, những chỉ số biểu thị cho tiểu cầu là: PLT = Platelet = Số lượng tiểu cầu MPV = Mean platelet volume = Thể tích trung bình tiểu cầu PCT = Plateletcrit = Thể tích khối tiểu cầu Trong đó, quan trọng nhất là số lượng tiểu cầu, nếu tất cả các chỉ số PLT, MPV, PCT đều bình thường, chỉ duy nhất PDW dao động, thì không có ý nghĩa gì cả, chỉ là tiểu cầu có nhiều kích thước khác nhau trong máu, không nói lên được là có bệnh hay bệnh gì nếu chỉ dựa vào PDW. Hơn nữa, công thức máu không phải là phương pháp tìm ra tất cả mọi bệnh, vì nhiều bệnh có công thức máu bình thường. Thân mến! ", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị sạm da Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán sạm da Lâm sàng Sạm da do di truyền, bẩm sinh Hội chứng LEOPARD: Nốt ruồi, bất thường về điện tim, hai mắt cách xa nhau, hẹp động mạch phổi, bất thường bộ phận sinh dục, phát triển chậm và điếc. Hội chứng PEUTZ-JEGHERS: Nốt ruồi ở môi dưới, các mảng sắc tố xuất hiện từ khi sinh ra, hoặc lúc còn nhỏ, các tổn thương trên da có thể dần biến mất nhưng các tổn thương trong miệng thì không. Tàn nhang: Là các đốm màu nâu hoặc cà phê sữa, kích thước thường nhỏ hơn 0,5 cm. Tổn thương thường xuất hiện ở vùng hay tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và thường xuất hiện trước 3 tuổi. Bệnh nặng khi đến tuổi dậy thì, vào mùa xuân hè sạm da tăng lên, mùa thu đông có giảm đi. Hội chứng CALM: Là những mảng màu cà phê sữa, nhợt đồng đều, rải rác, chu vi rõ ràng, kích thước từ 2-20cm, xuất hiện rất sớm sau khi sinh ra, có xu hướng biến mất khi trẻ lớn lên. Bệnh BECKER: Một mảng màu nâu, kích thước từ vài cm đến rất lớn, ranh giới rõ nhưng bờ không đều, hay xuất hiện ở vai, dưới vú hay sau lưng, ở vào tuổi 20 - 30 thường bị nhiều hơn, nhất là thường xuất hiện sau khi phơi nắng nhiều. Nhiễm sắc tố đầu chi của DOLI: Xuất hiện vùng da tăng sắc tố lốm đốm xen lẫn vùng mất sắc tố ở mu tay và mu chân. Có từ lúc bú mẹ hay trẻ nhỏ. Tăng sắc tố vùng đầu chi của Kitamura: Xuất hiện một mạng lưới tăng sắc tố giống tàn nhang ở bàn tay. Tổn thương thường xuất hiện trước tuổi 20. Nhiễm sắc tố dầm dề (Incontinentia pigmenti) Bệnh thường tiến triển qua 3 giai đoạn: Giai đoạn1: Bọng nước, mụn nước xuất hiện khi đẻ hoặc sau đó hai tuần. Giai đoạn 2: Có thể xuất hiện từ tuần thứ 2 đến thứ 6, biểu hiện là các sẩn tổn thương dạng lichen, các vết sùi. Giai đoạn 3: Nhiễm sắc tố từ tuần thứ 12 đến 36, xuất hiện các mảng tăng sắc tố màu nâu, màu sắc ngày càng tăng cho đến 2 tuổi sau đó giảm dần, kèm theo chậm phát triển tinh thần. Sạm da do rối loạn chuyển hoá Bệnh thiếu sắc tố do thiếu sắt. Thoái hoá. Sạm da do rối loạn nội tiết Bệnh Addison: Với các dát màu nâu rải rác khắp toàn thân do tăng cường sản xuất MSH và ACTH là hai hormon của tuyến yên. Mặc dù các dát sắc tố rải rác khắp toàn thân nhưng phần nhiều tập trung ở vùng bộc lộ với ánh sáng. Dát sắc tố trong thời kì mang thai: Rất nhiều phụ nữ thời kì mang thai xuất hiện các dát sắc tố, chủ yếu ở vùng da hở, mà hay gặp nhất ở mặt, cổ, vú, vùng sinh dục ngoài. Do hoá chất Do dị ứng thuốc trong bệnh hồng ban Những hoá chất hay thuốc gây tăng sắc tố da thường là các hoá chất có nguồn gốc dầu mỏ, mỹ phẩm, nước hoa. Những hoá chất này đóng vai trò là chất cảm quang gây nhiễm sắc tố da ở vùng tiếp xúc ánh sáng. Các yếu tố khác Nguyên nhân dinh dưỡng mà hàng đầu phải kể đến là thiếu vitamin A, B12, Vitamin PP: Sạm da gặp chủ yếu ở vùng hở. Yếu tố vật lý: Như cháy nắng, rám nắng ở vùng có bộc lộ với ánh sáng mặt trời mà không được bảo vệ. Tăng sắc tố sau viêm: Có thể khu trú ở thượng bì, cũng có khi ở cả trung bì do đại thực bào ăn sắc tố sau đó khu trú ở trung bì. Vùng tăng sắc tố này có thể xảy ra sau một viêm cấp hay mạn, hay sau một đợt nhiễm nấm hay nhiễm khuẩn. Tăng sắc tố trong các khối u lành tính và ác tính. Tăng sắc tố trong bệnh hệ thống, bệnh lao, sốt rét, xơ cứng bì… Cận lâm sàng Xác định sạm da khu trú ở thượng bì, trung bì hay hỗn hợp, sử dụng đèn Wood trong buồng tối bằng cách chiếu vào tổn thương tăng sắc tố, nếu: Sắc tố tăng đậm hơn so với nhìn mắt thường - tăng sắc tố thượng bì. Sắc tố mờ đi hay không nhìn thấy - tăng sắc tố ở trung bì. Còn khi chiếu đèn Wood vào tổn thương mà có chỗ tăng sắc tố, có chỗ mờ đi - tăng sắc tố ở cả thượng bì và trung bì, hay còn gọi là tăng sắc tố hỗn hợp. Mô bệnh học: Biết tình trạng tăng sắc tố thượng bì, trung bì, hay hỗn hợp, cũng như tình trạng sắc tố và các điểm đặc trưng mô bệnh học cho mỗi một loại bệnh tăng sắc tố. Các xét nghiệm khác để xác định nguyên nhân của tăng sắc tố: Bản đồ gen - đột biến gen. Xét nghiệm sinh hoá máu Điện tim Siêu âm Chẩn đoán xác định Để xác định tình trạng sạm da chủ yếu dựa vào lâm sàng. Để chẩn đoán chính xác bệnh lý cụ thể gây sạm da, chúng ta dựa vào biểu hiện lâm sàng trên da, biểu hiện rối loạn các cơ quan và kết quả xét nghiệm. Phương pháp điều trị sạm da hiệu quả Các biện pháp điều trị căn bản Điều trị nguyên nhân nếu có. Điểu chỉnh rối loạn chuyển hoá. Điều hoà rối loạn nội tiết. Không sử dụng thuốc hay hoá chất gây tăng sắc tố. Bổ sung vi chất và các vitamin A, PP, 3B… Dùng các biện pháp chống nắng khi ra nắng. Dùng kháng sinh, thuốc diệt vi khuẩn, virút, vi nấm. Bớt sắc tố hay u cần được loại bỏ bằng phẫu thuật, laser, hoá chất. Điều trị tại chỗ Có thể sử dụng các thuốc làm giảm sắc tố da như: Hydroquinon, axít azelaic, leucodinin, vitamin A axít. Kem chống nắng hoặc corticoid. Điều trị toàn thân Uống cloroquin, plaquinil, camoquil (mỗi ngày 1 viên, có thể dùng từ một đến ba tháng). Uống thêm các thuốc vitamin C , B, PP, L- cystin liều cao, kéo dài. Các thuốc có thể dùng đơn độc hay phối hợp với một hoặc hai loại thuốc với nhau, tuỳ từng trường hợp cụ thể, theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm phương pháp trị sạm da đơn giản tại nhà (đây chỉ là phương pháp bổ sung, vẫn chưa thể giải quyết triệt để tình trạng sạm da): Kết hợp chanh và dầu dừa: Trộn 50ml nước cốt chanh cùng 100ml dầu dừa và 1 thìa cà phê muối. Dùng viên mặt nạ nén thấm đẫm hỗn hợp vừa tạo đắp lên mặt, dùng tay massage khu vực bị sạm. Giữ mặt nạ trong 20 phút rồi rửa mặt với nước ấm. Trị sạm bằng cà chua: Thái cà chua thành những lát dày từ 1-2cm, rửa sạch mặt rồi đắp lên vùng da bị sạm. Thư giãn trong 20 phút đến khi cà chua khô lại và rửa lại với nước mát. Ngoài ra, đu đủ xanh, nha đam, dứa… cũng là những nguyên liệu được nhiều người sử dụng để khắc phục da sạm màu. Trị sạm bằng liệu pháp vật lý và công nghệ cao Bên cạnh sử dụng mẹo dân gian, kem trị sạm bạn có thể sử dụng liệu pháp vật lý và công nghệ cao để khắc phục. Hiện nay các giải pháp này đang được đánh giá cao bởi tính hiệu quả chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng. Các biện pháp vật lý và công nghệ cao muốn có hiệu quả tốt bạn cần đến cơ sở uy tín. Bởi các kỹ thuật này đòi hỏi người thực hiện phải có tay nghề cao, kinh nghiệm trong thực hành. Một số cách trị sạm nám được sử dụng phổ biến như: Lột da hóa học (peel da): Giải pháp này có thể sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với phương pháp khác. Lột da hóa học sử dụng hóa chất axit lactic, axit glycolic, axit salicylic, axit trichloroacetic nhằm loại bỏ sạm, nám, thúc đẩy tái tạo tế bào da mới,… Mài da vi điểm: Bác sĩ sử dụng dụng cụ chuyên biệt loại bỏ lớp da trên cùng, kích thích tế bào tự chữa lành. Từ đó làn da sẽ sản sinh collagen giúp cải thiện bề mặt da, da sáng và mịn hơn. Sử dụng laser trị sạm: Chiếu tia laser trị sạm mang lại hiệu quả nhanh chóng sau vài buổi trị liệu. Tuy nhiên, giải pháp này có thể gây tình trạng sưng đỏ, da nhạy cảm với ánh nắng mặt trời… Liệu pháp ánh sáng xung cường độ cao (IPL): Phương pháp này sử dụng cho các sắc tố nông trên những type da sậm màu.", "Triệu chứng hội chứng marfan Những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng Marfan Các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng Marfan có thể rất khác nhau, ngay cả giữa các thành viên trong cùng một gia đình, vì hội chứng này có thể ảnh hưởng đến rất nhiều vùng khác nhau của cơ thể. Một số người chỉ gặp các tác động nhẹ, nhưng những người khác lại phát triển các biến chứng đe dọa tính mạng. Các đặc điểm của hội chứng Marfan có thể bao gồm: Dáng người cao và mảnh mai; Tay, chân và ngón tay dài không cân đối; Xương ức nhô ra ngoài hoặc lõm vào trong; Vòm miệng cao, cong và hàm răng mọc chen chúc; Tiếng tim đập; Cận thị cực độ; Cột sống cong bất thường; Bàn chân phẳng. Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh hội chứng Marfan Vì hội chứng Marfan có thể ảnh hưởng đến hầu hết mọi bộ phận trên cơ thể nên nó có thể gây ra nhiều loại biến chứng. Biến chứng tim mạch Các biến chứng nguy hiểm nhất của hội chứng Marfan liên quan đến tim và mạch máu. Mô liên kết bị lỗi có thể làm suy yếu động mạch chủ - động mạch lớn phát sinh từ tim và cung cấp máu cho cơ thể. Phình động mạch chủ. Bóc tách động mạch chủ. Thành của động mạch chủ được tạo thành từ các lớp. Sự bóc tách xảy ra khi một vết rách nhỏ ở lớp trong cùng của thành động mạch chủ cho phép máu chen vào giữa lớp trong và ngoài của thành. Điều này có thể gây đau dữ dội ở ngực hoặc lưng. Việc bóc tách động mạch chủ làm suy yếu cấu trúc của mạch máu và có thể dẫn đến vỡ, có thể gây tử vong. Các dị tật van. Những người bị hội chứng Marfan có thể có các mô yếu trong van tim. Điều này có thể tạo ra sự kéo căng của mô van và chức năng van bất thường. Khi van tim không hoạt động bình thường, tim thường phải làm việc nhiều hơn để bù đắp. Điều này cuối cùng có thể dẫn đến suy tim . Các biến chứng về mắt Trật thấu kính. Các vấn đề về võng mạc. Hội chứng Marfan cũng làm tăng nguy cơ bong hoặc rách võng mạc, mô nhạy cảm với ánh sáng nằm ở thành sau của mắt. Bệnh tăng nhãn áp hoặc đục thủy tinh thể khởi phát sớm. Các biến chứng về xương Hội chứng Marfan làm tăng nguy cơ cong bất thường ở cột sống, chẳng hạn như cong vẹo cột sống . Nó cũng có thể cản trở sự phát triển bình thường của xương sườn, có thể khiến xương ức nhô ra hoặc lõm vào trong lồng ngực. Đau chân và đau thắt lưng thường gặp với hội chứng Marfan. Các biến chứng của thai kỳ Hội chứng Marfan có thể làm suy yếu các bức tường của động mạch chủ, động mạch chính rời tim. Khi mang thai, tim bơm máu nhiều hơn bình thường. Điều này có thể gây căng thẳng thêm cho động mạch chủ, làm tăng nguy cơ bị bóc tách hoặc vỡ gây chết người. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.", "Tìm hiểu chung rối loạn nhân cách Rối loạn nhân cách là bệnh gì? Nhân cách của con người bao gồm tư duy, hành vi và những phản ứng tự nhiên và thường xuyên với người khác cũng như các tình huống trong cuộc sống. Người bị rối loạn nhân cách có suy nghĩ, cảm nhận, hành vi cư xử hoặc thể hiện các mối quan hệ rất khác với người bình thường. Bệnh lý này bao gồm 10 loại rối loạn sức khỏe tâm thần. Người mắc rối loạn nhân cách thường không nhận ra suy nghĩ và hành vi cư xử của họ có vấn đề. Rối loạn nhân cách thường bắt đầu ở tuổi thiếu niên hoặc đầu tuổi trưởng thành. Rối loạn nhân cách được Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ (DSM - 5) chia thành 3 nhóm chính. Mỗi nhóm có các triệu chứng chung khác nhau. Cluster A (nhóm A): Liên quan đến suy nghĩ hoặc hành vi bất thường và lập dị. Bao gồm các: Rối loạn nhân cách hoang tưởng; Rối loạn nhân cách phân liệt; Rối loạn nhân cách dạng phân liệt. Cluster B (Nhóm B): Liên quan đến các hành vi kịch tính và thất thường. Những người có các loại tình trạng này thể hiện cảm xúc mãnh liệt, không ổn định và hành vi bốc đồng. Bao gồm: Rối loạn nhân cách chống đối xã hội; Rối loạn nhân cách ranh giới; Rối loạn nhân cách kịch tính; Rối loạn nhân cách ái kỷ . Cluster C (Nhóm C): Liên quan đến lo âu và sợ hãi. Bao gồm: Rối loạn nhân cách né tránh; Rối loạn nhân cách lệ thuộc; Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế. Một người có thể có các triệu chứng hỗn hợp của nhiều loại rối loạn nhân cách.", "Tìm hiểu chung cường giáp Cường giáp là hội chứng mà tuyến giáp hoạt động quá mức, sản xuất hormone giáp nhiều hơn nhu cầu của cơ thể và làm tăng nồng độ hormone giáp tự do trong máu. Đây là bệnh tự miễn với triệu chứng điển hình gồm nhịp tim nhanh, mệt mỏi, gầy, sút cân, căng thẳng, run và lồi mắt.", "Tìm hiểu chung parkinson Bệnh Parkinson là một rối loạn thoái hóa chậm tiến triển ảnh hưởng đến hệ thần kinh và các bộ phận của cơ thể do dây thần kinh điều khiển. Các triệu chứng bắt đầu chậm. Triệu chứng đầu tiên có thể là run nhẹ ở một tay. Run rẩy (Tremor) là hiện tượng phổ biến nhưng chứng rối loạn này cũng có thể gây cứng khớp hoặc cử động chậm lại. Parkinson thứ phát là một rối loạn chức năng não đặc trưng do sự tắc nghẽn dopaminergic tương tự bệnh Parkinson nhưng do nguyên nhân khác như do thuốc, chấn thương, bệnh mạch não,... Parkinson không điển hình là một nhóm bệnh lý thoái hóa thần kinh tương tự bệnh Parkinson nhưng khác ở một số đặc điểm lâm sàng, tiên lượng thường xấu hơn, không cho đáp ứng với levodopa." ]
Chào bác sĩ, Tôi băn khoăn là tôi đã từng bị viêm lộ tuyến, và chữa áp lạnh đã khỏi cách đây 2 tháng. Mấy hôm nay tôi lại ra khí hư, tuy không nhiều nhưng nó kết mảng như sữa chua, thi thoảng hơi ngứa. Khi đi tiểu tôi cũng thấy rát ở chỗ ấy, nhưng có một điều tôi muốn hỏi là tôi đã chữa khỏi sao vẫn có biểu hiện đó. Liệu còn do lí do khác không? Vì cách đây 1 tuần tôi bị ngộ độc thức ăn và nôn ra máu, bác sĩ có kê đơn cho tôi có thuốc Gastropulgite (10 gói ngày 3 gói) và No-spa (10 viên ngày 4 viên), nay đã hết uống thuốc và đã khỏe. Vậy có phải do tác dụng ngoại ý của thuốc mà tôi bị như thế không? (Hương Thảo – Hà Nội)
[ "Chào bạn Hương Thảo, Bạn yên tâm các thuốc chữa trị bệnh tiêu hóa không ảnh hưởng\r\nđến viêm nhiễm vùng kín. Tuy bạn đã điều trị khỏi viêm lộ tuyến, nhưng vẫn có khả năng bị viêm nhiễm\r\nvùng kín (âm đạo, cổ tử cung…), nếu có điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn hoặc vi\r\nnấm phát triển, và bằng chứng là bạn đang có huyết trắng bệnh lý, kết hợp với\r\nvùng kín bị ngứa. Bạn nên khám phụ khoa và xét nghiệm huyết trắng để được điều trị theo nguyên\r\nnhân gây bệnh. Chúc bạn trị liệu thành công!" ]
[ "Chào em, Nhiều khả năng em bị bỏng thực quản do trào ngược dạ dày và do tăng tiết axít quá nhiều. Tôi nghĩ ngoài thuốc dùng, em cần thay đổi cách sinh hoạt như hạn chế chua cay, rượu bia, gia vị, không ăn khuya, không hút thuốc lá, hạn chế thức ăn béo và quan trọng là tích cực giảm cân nếu em thừa cân. Và tốt nhất, em nên đi khám bệnh với BS chuyên khoa Tiêu hóa để nội soi xem còn vấn đề gì khác hay không. Thân mến.", "Hoàng thân mến, Các triệu chứng của em hướng nhiều đến bệnh lý , các nguyên nhân có thể gặp khác là bệnh lý gan mật, hội chứng khó tiêu chức năng... Với tình trạng này em nên đến bệnh viện để kiểm tra, đăng ký khám chuyên khoa Tiêu hóa để BS chẩn đoán xác định bệnh (qua thăm khám + xét nghiệm), kê thuốc thích hợp cho em. Theo luật khám và chữa bệnh hiện nay của Bộ Y tế, BS không được phép kê thuốc thông qua kênh truyền thông mà không thông qua thăm khám + hỏi bệnh trực tiếp với người bệnh, điều này là do vấn đề an toàn của người bệnh. Do đó, BS chỉ tư vấn hướng đi kiểm tra sức khỏe, các phương pháp không dùng thuốc, và người bệnh vẫn cần đến bệnh viện để được điều trị thuốc thích hợp. Trong thời gian chờ đi khám và trong lúc điều trị bệnh, em cần hạn chế ăn đồ chua cay, nước có gas, nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị, cafe, bia rượu, không hút thuốc lá và tránh căng thẳng đầu óc, ăn uống đúng giờ và nghỉ ngơi hợp lý, không nằm sau khi ăn trong vòng 2 giờ. Trân trọng.", "Tinh thần không thoải mái, căng thẳng cũng ảnh hưởng đến hoạt động tiết acid dịch vị ở dạ dày. Chào em, Điều trị tiệt trừ Hp thành công không có nghĩa là em sẽ khỏi bệnh trào ngược. Helicobacter pylori là tên gọi của một loại xoắn khuẩn thường gây bệnh ở dạ dày như viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày, do đó trên những bệnh nhân có nguy cơ sử dụng thuốc nhóm PPI dài hạn thì sẽ xem xét tiệt trừ Hp. Phác đồ em đã dùng có tỷ lệ trị khỏi lên tới 90%, nên em không cần quá lo lắng về hiệu quả. Em nên tiếp tục tái khám chuyên khoa Tiêu Hoá để bác sĩ kê toa điều trị dứt điểm tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. Hầu hết các thuốc trị bệnh dạ dày và kháng sinh đều ảnh hưởng tới kết quả nội soi đánh giá nhiễm Hp dạ dày, do đó, chỉ khi thực sự ngừng thuốc ít nhất 1 tháng thì em mới nên kiểm tra lại em nhé! Thân mến.", " Chào bạn, Bệnh lý nếu điều trị không đúng cách hoặc chế độ ăn và lối sống không hợp lý thì bệnh sẽ kéo dài. Đơn cử là nếu viêm loét dạ dày do Hp nhưng bệnh nhân không được tầm soát nhiễm Hp và không được điều trị kháng sinh hay điều trị Hp mà không đúng phác đồ, hay hướng dẫn sử dụng các loại thuốc uống không hợp lý thì sẽ không điều trị dứt điểm bệnh. Hoặc đơn cử về vấn đề ở bệnh nhân như ăn uống không điều độ, hút thuốc lá, lối sống căng thẳng liên tục, hay uống café…thì bệnh sẽ dễ tái phát. Bạn có các vấn đề nào kể trên? Hãy xem lại và điều chỉnh thích hợp, nếu đó là vấn đề của BS, bạn có thể đến khám một BS chuyên khoa Tiêu hóa khác, bạn nhé. Còn việc khi đang ăn thì bị chảy nước mũi, hắt xì thì bạn cho tôi hỏi là bạn có ăn đồ ăn quá nóng, hay cay, nhiều gia vị không? Nếu có thì đây là phản ứng sinh lý bình thường do mạch máu ở mũi của bạn khá nhạy cảm, thường sẽ kèm triệu chứng chảy nước mũi, hắt xì khi thay đổi thời tiết nữa, còn gọi là bệnh viêm mũi do vận mạch, chỉ cần dùng thuốc xịt mũi có một ít thành phần co mạch là được (nếu bạn không kèm tăng huyết áp). Còn nếu không có các biểu hiện trên, bạn nên đến khám chuyên khoa Tai mũi họng để xác định rõ chẩn đoán và điều trị, bạn nhé. Thân mến! ", "Chào em, Triệu chứng của em có thể gặp trong nhiều bệnh lý với mức độ nặng - nhẹ khác nhau: hội chứng ruột kích thích kèm trĩ / nứt hậu môn, viêm loét đại trực tràng, nhiễm ký sinh trùng đường ruột (giun sán lỵ…), u đại trực tràng... Người bệnh cần phải khám chuyên khoa Tiêu hóa để BS khám tổng quát và khám bụng, khám hậu môn trực tràng, làm một số xét nghiệm cần thiết (như xét nghiệm phân, xét nghiệm máu, siêu âm bụng, nội soi đại trực tràng...) để xác định nguyên nhân và từ đó có hướng điều trị thích hợp. Thân mến.", "Chào Nguyễn Trung, Bạn bị hội chứng thận hư mới điều trị 3 tháng, lại đang uống liều duy trì Medrol 1v/ngày mà xét nghiệm đạm niệu không còn nữa là bạn đã đáp ứng rất tốt với điều trị. Hội chứng thận hư là một bệnh lý phức tạp, hay tái phát, vấn đề điều trị và theo dõi phải sát và tuân thủ đúng phác đồ. Bạn không được tự ý ngưng thuốc hay giảm liều . Còn vấn đề đi tiểu có bọt là chuyện… bình thường bởi lẽ bọt nhiều hay ít ngoài nguyên nhân là thành phần nước tiểu còn tùy thuộc vào lưu lượng dòng nước tiểu sau 1 đêm “bế quan”, sáng ra lượng nước tiểu rất nhiều nên khi “xả” có bọt nhiều là bình thường. Thuốc Medrol mà bạn đang uống thuộc nhóm Corticoid, ngoài tác dụng phụ là gây hội chứng Cushing, còn gây mỏng da, teo cơ, viêm dạ dày, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, nấm... Nhưng không phải tất cả các tác dụng phụ đều xảy ra và xảy ra sớm, cùng lúc. Còn vấn đề nổi mẩn đỏ kèm ngứa ở dương vật, AloBacsi không khám trực tiếp sang thương nên không thể chẩn đoán giúp bạn được, có thể là ghẻ, nấm, chàm tiếp xúc, hay là nhiễm khuẩn ngoài da khác... trên một cơ địa đang uống Corticoid. Cho dù là ghẻ đi nữa thì không chỉ bôi thuốc mà hết ngay được, bạn cần vệ sinh cá nhân và môi thường xung quanh kỹ (chăn mùng, chiếu, gối). Như vậy bạn cần đi khám ngay BS chuyên khoa Da liễu, nhớ báo cho BS biết bệnh và thuốc bạn đang uống. Chào bạn và chúc bạn luôn vui và mau hết bệnh!", " Chào em, thường gặp của kháng sinh điều trị Hp là đắng miệng, thay đổi vị giác, buồn nôn, mệt mỏi, nhức đầu, khó ngủ, chóng mặt. Để giảm triệu chứng này, em nên uống thuốc kháng sinh sau khi ăn, sau đó ăn thêm sữa chua (giảm tiêu chảy), uống trà gừng ấm hoặc nghệ sẽ đỡ khó chịu hơn. Tốt nhất vẫn là ráng uống thuốc cho đủ ngày theo phác đồ, tăng khả năng thành công trong tiệt trừ Hp, tránh kháng thuốc. Sau khi ngưng thuốc, các tác dụng phụ sẽ hết. Trường hợp em bị khó chịu quá thì cần tái khám lại bác sĩ để bác sĩ kê thêm thuốc chống nôn cho em. Sau khi điều trị em cần ngưng thuốc dạ dày 4 tuần rồi đi nội soi tiêu hóa lại hoặc test hơi thở kiểm tra lại xem còn vi trùng Hp hay không. Về chế độ ăn uống và sinh hoạt, em nên chú ý: - Ăn sạch: Ăn chín, uống sôi. - Ăn uống đúng giờ, điều độ. - Sau ăn nên nghỉ ngơi ít nhất 30 phút rồi mới làm việc lại. - Tránh ăn các thức ăn có tính kích thích dạ dày: chất chua, trà đậm, gia vị (ớt, hành tiêu, tỏi, ớt), thức ăn nhiều béo, chiên xào. Thân ái. ", "Thay đổi chế độ ăn uống và nghỉ ngơi để giảm bớt triệu chứng khó chịu do trào ngược dạ dày gây ra. Chào bạn, Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là một trong những nguyên nhân gây ra cảm giác nuốt nghẹn, khô họng, đau rát họng, viêm họng tái đi tái lại nhiều lần. Trong điều trị đòi hỏi phải kiên trì dùng thuốc ít nhất từ 6-8 tuần, kết hợp với lối sống sinh hoạt khoa học, chế độ ăn uống phù hợp. Bạn nên ăn uống đúng giờ giấc, không bỏ bữa, chú ý khôgn ăn quá no, không nằm ngay sau khi ăn ít nhất 3 giờ, nằm đầu cao bằng gối dày, tránh mặc quần áo quá chật, ngưng hút thuốc lá, tránh ăn thức ăn giàu chất béo, thức ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ, chocolate, gia vị chua, cay quá mức, tránh rượu bia, nước giải khát có gas, cà phê... Quan trọng nhất là phải giữ tinh thần thoải mái, tránh lo lắng, có chế độ nghỉ ngơi, vận động hợp lý, tránh lo lắng căng thẳng tâm lý. Vận động thể lực hàng ngày giúp hỗ trợ một phần cho hoạt động tiêu hoá, tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng từ thức ăn và cũng giúp giảm bớt triệu chứng khó chịu. Nếu đã đảm bảo các điều trị trên mà không đáp ứng, bạn có thể sắp xếp quay lại bệnh viện tái khám bạn nhé! Thân mến!", "Chào bạn, Nếu những lần đầu nôn ói chỉ ra dịch dạ dày và thức ăn, những lần sau ra dịch dạ dày kèm một ít máu nhầy nhớt dạng sợi như nhớt cá - đó là hội chứng Mallory-Weiss. Nguyên nhân vì nôn ói quá nhiều dẫn đến trầy xước niêm mạc thực quản, thông thường những vết trầy xước này sẽ tự lành và không gây nguy hiểm gì. Khi bạn sử dụng thực phẩm không hợp vệ sinh hoặc thực phẩm ôi thiu, cơ thể sẽ có những phản ứng đào thải nhanh những thực phẩm này như: tiêu chảy, nôn ói… tất cả những biện pháp hỗ trợ y khoa chủ yếu là điều trị triệu chứng và hỗ trợ hấp thu chất độc như sử dụng viên uống than hoạt, những triệu chứng khó chịu thông thường kéo dài không quá 03 ngày, chính vì vậy bạn cũng đừng quá lo lắng nhé. Thân ái chào bạn.", "Chào bạn Hưng, Các triệu chứng của em đều tụ trung lại là các rối loạn của đường tiêu hóa. Nguyên nhân thường gặp nhất là , trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng ruột kích thích, bệnh lý gan mật... Do vậy, tốt hơn hết là em nên đến bệnh viện để kiểm tra, có thể đăng ký khám BS chuyên khoa Tiêu hóa trước để BS chẩn đoán xác định bệnh (qua thăm khám, xét nghiệm) và kê thuốc thích hợp. Song song đó em cần hạn chế ăn đồ chua cay nước có gas nhiều dầu mỡ nhiều gia vị cafe bia rượu, không hút thuốc lá và tránh căng thẳng đầu óc, ăn uống đúng giờ, ăn thực phẩm dễ tiêu và nghỉ ngơi hợp lý, không nằm sau khi ăn trong vòng 2 giờ, uống thêm trà gừng để giữ ấm và ổn định đường ruột tạm thời. Thân mến!", "Chào bạn, Hiện tượng của bạn cho thấy bạn bị rối loạn, co thắt thực quản, đồng thời tăng axit dạ dày quá mức, làm trào lên thực quản. Còn bệnh lí chỉ là kèm theo. Bạn cần tiếp tục theo dõi và uống thuốc theo toa của bác sĩ. Đồng thời, chú ý không uống nhiều bia rượu, cà phê, thuốc lá và các thức ăn cay nóng.", "Bạn phải giữ tinh thần thoải mái, tránh lo lắng, có chế độ nghỉ ngơi, vận động hợp lý Chào bạn, Bệnh trào ngược dạ dày thực quản xảy ra do cơ thắt thực quản dưới hoạt động kém hiệu quả khiến dịch từ dạ dày trào ngược vào thực quản gây cảm giác bỏng rát. Bệnh thường đáp ứng tốt với điều trị nội khoa và một lối sống sinh hoạt khoa học, ăn uống điều độ. Hiện tại các thuốc mà bạn đang dùng như Pariet, ibutop, sucrafat là phù hợp. Bạn có thể tiếp tục sử dụng, nhưng nhớ là phải đúng thời điểm thì thuốc mới phát huy hiệu quả. Thuốc Pariet, ibutop phải dùng trước ăn 30 phút, sucrafat có thể dùng vào buổi tối trước khi ngủ để hạn chế tổn thương thực quản do trào ngược. Việc kết hợp thuốc không đúng có thể làm giảm hiệu quả các thuốc đang dùng. Các thuốc còn lại, bác sĩ chưa rõ chỉ định, liệu có phải bạn còn bệnh lý nào khác chưa thông tin đến Chương trình Alobacsi hay không? Về các biện pháp không dùng thuốc, cần ăn uống đúng giờ giấc, không bỏ bữa, chú ý khôgn ăn quá no, không nằm ngay sau khi ăn ít nhất 3 giờ, nằm đầu cao bằng gối dày, tránh mặc quần áo quá chật, ngưng hút thuốc lá, tránh ăn thức ăn giàu chất béo, chocolate, gia vị chua, cay quá mức, tránh rượu bia, nước giải khát có gas, cà phê. Quan trọng nhất là phải giữ tinh thần thoải mái, tránh lo lắng, có chế độ nghỉ ngơi, vận động hợp lý. Nếu đã đảm bảo các điều trị trên mà không đáp ứng, bạn có thể sắp xếp quay lại bệnh viện tái khám để xem xét chỉ định phẫu thuật bạn nhé!", " Chào em, Em đừng quá lo lắng, tình trạng này chỉ là rối loạn tiêu hoá tạm thời. Tuy nhiên em vẫn cần phải tái khám để tiếp tục dùng thuốc kháng tiết điều trị tiếp tình trạng viêm dạ dày. Tuỳ vào mức độ tổn thương trên dạ dày mà thời gian điều trị khác nhau. Sau khi ngưng thuốc nhóm PPI (lansoprazole) mà em đang dùng 2 tuần, ngưng kháng sinh 4 tuần em sẽ được xét nghiệm kiểm tra lại tình trạng nhiễm em nhé. Xét nghiệm kiểm tra có thể phải thực hiện là nội soi dạ dày CLO test hoặc test hơi thở. Câu tư vấn trước: ", "Chào em, Helicobacter pylori là vi khuẩn gây viêm loét dạ dày. Trị Hp thì BS sẽ phải dùng kháng sinh, vì đây là vi khuẩn, và phải dùng 2 loại kháng sinh phối hợp với thuốc ức chế tiết dạ dày trong 14 ngày, vì chúng trú ẩn sâu trong thành của dạ dày. Vespratab kit là thuốc phối hợp 2 loại kháng sinh và 1 thuốc ức chế tiết acid dạ dày. Em không nên ngưng 3 ngày thuốc còn lại vì như vậy sẽ làm tăng nguy cơ kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn Hp. Triệu chứng ợ chua, khó thở của em vẫn còn là do vespratab kit chưa đủ khống chế triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản, em cần thêm thuốc hỗ trợ thay vì ngưng thuốc đang sử dụng. Em tái khám chuyên khoa tiêu hóa để được bác sĩ kê thêm thuốc hỗ trợ, em nhé. Về chế độ ăn uống và sinh hoạt, em nên chú ý: - Ăn uống đúng giờ, điều độ. - Sau ăn nên nghỉ ngơi ít nhất 30 phút rồi mới làm việc lại. - Tránh ăn các thức ăn có tính kích thích dạ dày: chất chua, trà đậm, gia vị (ớt, hành tiêu, tỏi, ớt), thức ăn nhiều béo, chiên xào.", "- nguồn internet Chào em, là dấu hiệu của xuất huyết tiêu hóa trên. Tính chất phân rất đặc trưng: phân sệt, màu đen giống nhựa đường, bã cà phê, có mùi khấm. Nguyên nhân thường gặp của xuất huyết tiêu hóa trên có thể do viêm loét dạ dày tá tràng. Đi cầu ra máu thường gặp trong xuất huyết tiêu hóa dưới, có thể do trĩ nội xuất huyết, viêm loét đại trực tràng, polyp, cũng có thể do nứt hậu môn. Trĩ xuất huyết thường đi cầu máu sau phân, máu nhỏ giọt, có khối lồi ra khi rặn, ho làm tăng áp lực ổ bụng. Nứt hậu môn thường chảy máu không nhiều, máu thường dính trên giấy vệ sinh khi lau, có cảm giác đau rát hậu môn. Triệu chứng của em không điển hình, vì vậy em cần đến BV để thăm khám thêm và xác định nguyên nhân, giúp việc điều trị có hiệu quả hơn. Em có thể đến khám chuyên khoa Nội tiêu hóa. Chúc em mau khỏe!" ]
Thưa bác sĩ, em nghe rất nhiều câu chuyện vỡ nhiệt kế gây nhiễm độc cho trẻ khiến em lo ngại về vấn đề an toàn của thiết bị này. Bác sĩ cho hỏi, xác xuất vỡ dụng cụ này trong sinh hoạt chiếm khoảng bao nhiêu? Có nên thay thế nhiệt kế thủy ngân bằng nhiệt kế điện tử không ạ?
[ "Nhiệt kế điện tử hay thủy ngân đều có mặt lợi và hại riêng Chào bạn, Nhiễm độc thủy ngân hiếm khi xảy ra, nên trường hợp thủy ngân bị vỡ có thể do trẻ ngậm và cắn phải, tình huống này rất nguy hiểm vì trẻ sẽ nuốt thủy ngân vào cơ thể. Còn nếu chỉ rơi xuống đất thì không đáng sợ, bởi cha mẹ có thể quét dọn được. Hiện, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tới năm 2025 sẽ loại bỏ việc sử dụng nhiệt kế thủy ngân. Ngoài việc dễ bị vỡ, khi thủy ngân thải ra môi trường cũng rất có hại. Bên cạnh nhiệt kế thủy ngân, hiện nay người tiêu dùng có thêm lựa chọn khác là sử dụng nhiệt kế điện tử. Cả 2 dụng cụ này đều có mặt lợi và mặt hại. Đối với nhiệt kế thủy ngân, kết quả thường chính xác hơn, nhưng phải vảy xuống trước khi sử dụng. Trường hợp dùng nhiệt kế loại cặp nách thì tuyệt đối không cho trẻ ngậm miệng, vì có thể trẻ sẽ cắn và gây nguy hiểm. Ngoài ra, không nên đưa cho trẻ chơi, sau khi sử dụng hãy cất đi. Đối với nhiệt kế điện tử cần dùng đến pin, nếu sử dụng nhiều lần liên tục độ chính xác có thể sai hoặc giảm. Ngoài ra, giá bán của loại này cũng mắc hơn so với loại thủy ngân. Thân mến. (Trích từ GLTT của AloBacsi: )" ]
[ " Chào em, Việc hay nóng thường là do thói quen, tuy nhiên điều cơ bản là tránh sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ giữa cơ thể chúng ta và môi trường. Ví dụ, cơ thể đang nóng, có nhiều mồ hôi thì việc lạnh đột ngột có thể dễ gây nhiễm bệnh. Việc lạnh đột ngột làm cơ thể co mạch ngoại biên, gây gia tăng tạm thời lưu lượng máu đến các cơ quan sâu và lên não. Có nhiều trường hợp, đột quỵ xảy ra lúc đang tắm, đặc biệt là ở người lớn tuổi. Thông thường, việc dội nước lạnh đột ngột vào cơ thể thường là gây phản ứng khó chịu. Do đó, đối với người lớn tuổi thường không chịu được nhưng đối với người trẻ hoặc do thói quen thì việc phản ứng của cơ thể ít hơn nhiệt độ nước tắm. Tốt nhất là gần với nhiệt độ trong phòng là 25 độ và phù hợp với sinh lý cơ thể là không quá 37 độ, sẽ giảm được phản ứng gây sốc do nhiệt. Thân mến! Trích trong: Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp. Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng: › Gửi đến email: › Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang › Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983 - 0976 328 725", "Bạn Nguyệt thân mến! nước sôi hoặc lửa là một tai nạn thường gặp nhất ở trẻ\r\nem. Một số bà mẹ khi sơ cứu đã bôi kem đánh răng hoặc nước mắm, dấm, mỡ, sữa bò\r\nlên trên vết phỏng dẫn đến hậu quả tổn thương nặng nề hơn. Nhất là biến chứng\r\nnhiễm trùng vết bỏng làm cho việc điều trị tại cơ sở y tế khó khăn, kéo dài gây\r\nsẹo lớn mất thẩm mỹ. Động tác sơ cứu đầu tiên ngay khi tách khỏi nguồn nhiệt là\r\ncần làm mát ngay vùng bị phỏng để làm hạn chế tổn thương, bằng cách đặt vết\r\nphỏng dưới vòi nước hoặc dội nước sạch lên vết thương trong vòng vài phút. Rửa\r\nsạch vết phỏng với nước chín. Sau đó cần đưa người bị nạn đến cơ sở y tế nếu\r\nvết phỏng rộng, phỏng sâu, ở những vị trí nguy hiểm như ở mặt, bàn tay, bàn\r\nchân, bộ phận sinh dục. Alobacsi.vn Theo BS Bạch Văn Cam - BV Nhi Đồng 1/Vnexpress", " Chào em Sang, Đa số bệnh nhân , không có bệnh tim thực thể thì không cần điều trị. Trong một số trường hợp ngoại tâm thu gây khó chịu thì có chỉ định thay đổi lối sống và sử dụng thuốc. Thay đổi lối sống bao gồm tránh các yếu tố làm khởi phát ngoại tâm thu như café, thuốc lá, đi kèm với điều trị nội khoa bằng thuốc. Cắt đốt chỉ đặt ra khi điều trị nội khoa không hiệu quả. Tỉ lệ thành công của đốt điện đối với các cơn tim nhanh thất đơn dạng/ ngoại tâm thu thất vô căn vào khoảng > 90%, phụ thuộc nhiều vào tay nghề của BS. Chi phí dao động từ 50-100 triệu đồng tùy cơ sở, em nhé! Thân mến! ", "Rối loạn nhịp tim có nguyên nhân lành tính hoặc nguy hiểm Chào em, Bình thường nhịp tim chúng ta đều, tần số thường vào khoảng từ 60-100 lần/phút. Nhịp tim này do một cấu trúc nhỏ như hạt đậu nằm ở tâm nhĩ phải, gần chỗ đổ vào của tĩnh mạch chủ trên, điều khiển. Cấu trúc này có tên là nút xoang, và nhịp tim bình thường được gọi là nhịp xoang. Trên điện tâm đồ, khi nhịp tim không đều hay có bất thường về nhịp, 1 số bác sĩ không phải chuyên khoa tim mạch có thể đọc là rối loạn nhịp tim. Tuy nhiên, có nhiều loại, nhiều mức độ, nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân lành tính là do rối loạn thần kinh thực vật gây nên, cũng có rối loạn nhịp nguy hiểm. Hiện tại, với sự phát triển của y học, đặc biệt là chuyên ngành nhịp tim học, nhiều bệnh lý loạn nhịp tim đã có thể điều trị khỏi, bằng thuốc và bằng can thiệp trực tiếp lên đường dẫn truyền điện học của tim. Khi khám sức khỏe tổng quát phát hiện điện tim có rối loạn nhịp, bạn cần khám lại tại chuyên khoa Tim mạch chuyên về nhịp tim học, đem theo tất cả kết quả xét nghiệm đã thực hiện (cả xét nghiệm máu và siêu âm tim, Xquang phổi…) để bác sĩ đánh giá lại, có thể cho chỉ định đo điện tim 24 giờ để xem có rối loạn nhịp nguy hiểm gì hay không, đưa ra kết luận và hướng xử trí thích hợp. Thân mến.", "Bạn Hoàng thân mến, giúp duy trì cân bằng nội môi của cơ thể, do đó,\r\nkhi hạ hoặc tăng Kali máu đều có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Các bệnh lý thường làm cho Kali tăng cao như mất nước, chảy máu\r\nnhiều, bỏng diện tích rộng, suy thượng thận, suy thận mạn…, các thuốc làm tăng\r\nKali máu (thuốc lợi tiểu spironolacton, thuốc kháng aldosteron…). Ngoài ra, có\r\nthể do ăn uống nhiều thực phẩm có chứa Kali như thịt heo, bò, gà, trái cây tươi\r\nhoặc do di truyền. Trường hợp của bé xét nghiệm máu có tăng Kali nhiều là không được bình thường.\r\nAloBacsi không biết trong những ngày qua hoặc trước đây bé của em có bệnh lý gì\r\nkhông, có dùng thuốc làm ảnh hưởng đến Kali máu không…? Tốt nhất, bạn nên cho bé khám và làm xét nghiệm tổng quát để tìm nguyên nhân,\r\ntùy theo nguyên nhân BS sẽ có hướng điều trị và tư vấn thích hợp cho bạn.", "Chào em, Trước tiên xin đính chính với em, vấn đề phơi nhiễm tia trong phòng can thiệp mạch máu (đặt stent) là , là 1 dạng bức xạ năng lượng cao không nhìn thấy được bằng mắt thường. Tia X có thể xuyên thấu qua nhiều vật thể, khi xuyên qua những vật thể sống, tia X làm biến đổi tế bào và DNA của những tế bào sống. Hậu quả là nếu với liều lượng đủ cao có thể gây chết tế bào hoặc gây ra các đột biến hình thành nên ung thư, dị tật bẩm sinh ở thai nhi… Trên thực tế, việc chiếu tia X trong phòng can thiệp không phải là chiếu liên tục. Do đó, mức độ ảnh hưởng mà em đang lo ngại còn phụ thuộc vào số lần bác sĩ “bắn tia”. Nếu trong 10 phút này chỉ can thiệp cho 1 bệnh nhân thì nguy cơ nhiễm xạ của em tương đương với bệnh nhân đang nằm trên bàn can thiệp, và thực tế nguy cơ này nằm trong khoảng cho phép về mặt sức khoẻ. Việc tiếp xúc với tia xạ sẽ trở nên nguy hiểm hơn khi em phải tiếp xúc lâu dài, nhiều ngày nhiều tháng, như các nhân viên y tế làm công việc liên quan tới bức xạ hoặc em là phụ nữ có thai. Trường hợp này em chỉ đi học ngắn hạn một vài buổi thì không nên quá lo lắng, nhưng chú ý những lần sao cần tuân thủ đúng trang phục bảo hộ khi bước vào phòng can thiệp em nhé! Thân mến.", " Chào bạn, Tôi không rõ trường hợp của bạn cụ thể là như thế nào, vì sao bạn lại nghĩ mình phơi qua đường tiêu hoá? Nếu có nguy cơ thật sự thì bạn có thể đo nồng độ phóng xạ của toàn cơ thể, bạn có thể đến Trung tâm Bảo vệ Sức khỏe Lao động và Môi trường để tìm hiểu thêm. Địa chỉ: 49 Bis Điện Biên Phủ, P. Đa Kao, Q.1, TPHCM ĐT: (08) 3822 2987 Thân mến! ", " Chào em, Theo em trình bày, thật ra tôi không biết là bé có sốt hay không, hay chỉ là do cảm nhận của em. Vì trong thư tôi thấy không có cở sở hoặc bằng chứng nào để khẳng định là bé bị sốt (bé không quấy khóc, vẫn ăn uống, ngủ nghỉ, chơi bình thường,…). Bây giờ, em nên đo nhiệt độ cho bé, nếu bé không thì em đừng nên cho bé lạm dụng nhiều thuốc hạ sốt. Còn như nếu bé có sốt thì em nên đưa bé đi khám để BS xác định nguyên nhân. Thân mến! AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Ngay cả khi em chỉ có sốt nhẹ kéo dài không kèm theo triệu chứng nào khác thì cũng nên làm test nhanh COVID-19 Chào em, Với nhiệt kế hồng ngoại đo thân nhiệt ở trán thì định nghĩa sốt là khi nhiệt độ ghi nhận từ 37.5 độ C vào buổi sáng trong phòng mát hoặc từ 38.3 độ C trở lên vào buổi trưa trong phòng nhiệt độ cao. Còn với nhiệt kế thủy ngân kẹp ở nách thì ≥ 37,8 ° C là có sốt. Một người sức khỏe bình thường thì không có sốt, cho nên dù là sốt cơn (một cơn trong ngày rồi hết) hay sốt liên tục, dù là sốt tự hết hay dùng thuốc hạ sốt thì hết thì cũng đều là dấu hiệu cảnh báo là sức khỏe đang có vấn đề. Nhưng vấn đề nằm ở đâu, cơ quan nào đang có vấn đề, hay cả hệ thống cơ thể có rối loạn thì không thể chỉ dựa vào mỗi triệu chứng sốt mà biết được, vì sốt có thể gặp trong rất nhiều nguyên nhân khác nhau, từ không phải bệnh, đến bệnh nhẹ và cả bệnh nặng. Trong đó, sốt kèm đau nhức toàn thân thì thường gặp nhất trong sốt do nhiễm siêu vi. Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, việc đến bv kiểm tra quả là một điều phải cân nhắc kỹ giữa nguy cơ (mắc COVID-19) và lợi ích (phát hiện và điều trị bệnh). Nhưng mà, như em đã thấy, chúng ta đang có 1 số ca mắc COVID-19 ngoài cộng đồng mà không hề có yếu tố dịch tễ (tính là F0), cho nên, khi em có triệu chứng sốt hoặc nghi ngờ sốt kéo dài nhiều ngày (từ 3 ngày trở lên), thì em nên đi khám kiểm tra cho an toàn cho bản thân và người xung quanh. Ngay cả khi em chỉ có sốt nhẹ kéo dài không kèm theo triệu chứng nào khác thì cũng nên làm test nhanh COVID-19. Trong thời gian này, em chú ý tăng cường uống nước, có thể uống các loại nước mát tự nấu (mía lau, bông cúc, rong biển...), tăng rau xanh hoa quả, hạn chế thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, không cafe, bia rượu, giữ không gian sinh hoạt thoáng mát. Thân ái.", "Tăng thân nhiệt liên tục dài ngày có thể là triệu chứng chung của nhiều bệnh cần được thăm khám để chẩn đoán và khắc phục kịp thời Chào BS ạ, Với nhiệt độ em ghi nhận thì có thể chưa phải sốt, mà chỉ là tăng thân nhiệt nhẹ thôi. Với nhiệt kế hồng ngoại đo thân nhiệt ở trán thì định nghĩa sốt là khi nhiệt độ ghi nhận từ 37.5 độ C vào buổi sáng trong phòng mát hoặc từ 38.3 độ C trở lên vào buổi trưa trong phòng nhiệt độ cao. 38.5 độ C là có chỉ định dùng thuốc hạ sốt. Cách đo bằng nhiệt kế hồng ngoại đo ở trán: đặt nhiệt kế vào vùng giữa trán khoảng cách 1 cm, di chuyển nhiệt kế chậm từ giữa trán sang vùng thái dương để thiết bị dò đỉnh nhiệt độ, chỉ sau 3 giây là có kết quả. Nên thực hiện 2 lần để có kết quả chính xác. Nguyên nhân gây tăng thân nhiệt thường gặp nhất là do thời tiết, biến đổi nhiệt độ bên ngoài nhanh giữa 2 môi trường làm việc - sinh hoạt, do chế độ ăn uống thiếu nước, nhiều chất cay nóng, em có thể thử thay đổi chế độ sinh hoạt trong 2-3 ngày với tăng cường uống nước, có thể uống các loại nước mát tự nấu (mía lau, bông cúc, rong biển...), tăng rau xanh hoa quả, hạn chế thực phẩm cay nóng nhiều dầu mỡ, không cafe bia rượu, giữ không gian sinh hoạt thoáng mát. Nếu cải thiện thì đây chính là nguyên nhân gây khó chịu, nếu vẫn không khỏi thì em cần đi khám kiểm tra sức khỏe ở cơ sở y tế để BS thăm khám và làm xét nghiệm tầm soát nguyên nhân gây bệnh. Bởi vì dù chưa đến mức sốt mà chỉ tăng thân nhiệt thì cũng có thể do nguyên nhân bệnh lý gây ra, như nhiễm siêu vi (trong đó có COVID 19), viêm nhiễm mạn tính (như lao phổi, lao hạch…), bệnh lý miễn dịch (như lupus ban đỏ), bệnh lý ác tính… Vì thế, nếu tình trạng trên kéo dài dù đã áp dụng nhiều phương pháp làm \"mát người\" thì em nên đến bv để khám và kiểm tra tổng quát, em nhé.", "Trẻ em dễ bị ảnh hưởng bởi tia X hơn người lớn Chào bạn, Tia X là tia có năng lượng cao, nên có nguy cơ gây ra tổn thương phân tử, tổn thương tế bào và cơ quan di truyền, từ đó gây ra tác hại cho cơ thể người. Tác dụng này nghiêm trọng ở mức độ nào, ở liều lượng bao nhiêu, thời gian, diễn tiến và đánh giá ra sao thì rất khó để khẳng định, vì bản thân trong môi trường sống vốn đã có một ít các bức xạ rồi. Dù vậy, liều lượng tia X trong chụp Xquang hiện nay đã được điều chỉnh rất nhiều, giúp hạn chế tối đa tác dụng gây hại này, và chỉ gây hại thật sự khi phải tiếp xúc liên tục trong thời gian dài. Ở trẻ em thì người ta vẫn lo ngại do cơ thể còn nhiều bộ phận đang phát triển, dễ bị ảnh hưởng do tia X hơn, nhưng nếu một năm bé chỉ chụp Xquang 1 vài lần thì không phải là vấn đề nghiêm trọng, quan trọng là chỉ định chụp phải phù hợp. Nếu lo ngại chỉ định chụp Xquang quá tay, bạn nên đưa bé tới bệnh viện lớn, uy tín để bác sĩ đánh giá và cho chỉ định phù hợp hơn bạn nhé! Thân mến.", "Chào em, Nếu nhiệt độ của bé là thì được xem là bé sốt rồi đó em. Em nên đưa bé đi khám để BS tìm ra nguyên nhân gây sốt rồi mới có thể hướng dẫn cụ thể hơn cho em. Thân mến!", "Chào em, Những gì em trình bày tôi không có cơ sở nào để kết luận bé có bệnh lý. Do đó, em cần theo dõi bé, nếu nói thì em cần đo nhiệt xem bao nhiêu độ, nếu có sốt sẽ điều trị theo nguyên nhân. Còn vấn đề bé hay ốm vặt cũng là chuyện bình thường, do sức đề kháng lúc này bé còn yếu nhưng càng lớn càng phải tiếp xúc với nhiều người, do tác động của môi trường, thời tiết,... nên em đừng quá lo lắng, sau bệnh sẽ tạo được nhiều kháng thể cho bé. Thân mến!", "Hạn chế cho trẻ uống thuốc hạ sốt quá liều vì có thể gây hại cho con Em thân mến, Như vậy là bé cũng đã hấp thu hết lượng thuốc đó rồi. Với lượng thuốc trên thì hơi quá liều, nhưng mà chỉ mới có 1 lần thôi nên cũng không đến nỗi quá nguy hiểm, cơ thể bé sẽ từ từ đào thải và phục hồi, bé chưa cần phải dùng thuốc thải độc nếu chỉ mới uống 1 lần với liều lượng như trên. Em theo dõi bé thêm ở nhà và chú ý những lần sau uống thuốc đúng hướng dẫn của bác sĩ, em nhé. Thân mến.", "Chào bạn, Trong y khoa, catheter dùng để chỉ ống thông là một ống mỏng được làm từ vật liệu y tế nhằm phục vụ một loạt các chức năng. Ví dụ như catheter tĩnh mạch để truyền dịch vào tĩnh mạch, đo áp lực tĩnh mạch, catheter bàng quang để dẫn lưu nước tiểu, rửa bàng quang, catheter động mạch để đó áp lực động mạch xâm lấn, catheter dẫn lưu màng phổi, catheter dẫn lưu sau phẫu thuật… Như vậy để có thể thống kê hết toàn bộ tất cả các catheter cho bạn là một công trình rất đồ sộ và không nằm trong phạm vi chương trình tư vấn sức khoẻ. Nhiễm trùng catheter cũng có biến chứng khác nhau tuỳ theo vị trí đặt, chủ yếu là nhiễm trùng tại chỗ, lan rộng và nhiễm trùng huyết với các biến chứng xa của ổ nhiễm trùng. Nếu được bạn vui lòng cung cấp thêm thông tin cụ thể mà bạn quan tâm để bác sĩ tư vấn rõ ràng hơn phù hợp với thời lượng của chương trình. Thân mến." ]
AloBacsi ơi, Em nhổ răng được gần 2 tuần, đã đi cắt chỉ ở BV gần nhà. Hôm nay, em lấy đèn soi vào ổ răng thì thấy chỗ khâu chưa hết chỉ, vì vết thương đã lành nên em tự mình cắt và rút chỉ ra bằng nhíp. Chỗ khâu không khít vào mà có một hố thật to như chưa hề được khâu, chân răng có màu trắng, như vậy có sao không, thưa BS? Xin BS giải thích giúp em.
[ "Chào bạn, Sự lành thương sau được tiến hành qua ba giai đoạn: giai đoạn hình thành cục máu đông, đây là điểm xuất phát của quá trình phục hồi tại chỗ, tiếp theo là giai đoạn tổ chức mô liên kết mạch máu (bình thường giai đoạn này đạt được sau vài ngày), thứ ba là giai đoạn hóa xương, thời gian này thay đổi từ nhiều tuần lễ đến vài tháng, khoảng sau vài tháng mới thấy không có sự khác biệt giữa xương mới tân tạo và nền xương. Do đó, việc mới được gần hai tuần thì ổ răng chưa thể đóng kín hoàn toàn, việc khâu giúp vết thương mau lành, cầm máu và ngăn rớt dị vật, tuy nhiên ở những ổ răng quá lớn thì vết khâu có thể bị bục ra trong quá trình ăn nhai. Nhưng điều đó không quá quan trọng, nếu sau nhổ không có bất kỳ dấu hiệu lạ nào như sưng, nóng, đỏ, đau, sốt...thì bạn hãy yên tâm là vết nhổ đang lành thương, chỉ cần ăn nhai nhẹ nhàng, uống nhiều nước, tránh đưa vật lạ vào ổ răng như tăm bông, hay tăm xỉa răng, dễ gây nhiễm trùng tái phát. Điểm trắng bạn nhìn được trong ổ răng có thể là màng lành thương hoặc xương ổ răng sau nhổ, vì nếu có sót chân răng thì chân răng sẽ nằm rất sâu phía dưới và không thể nhìn thấy nếu không có dụng cụ chuyên dụng và máy X-quang. Tuy nhiên, để hoàn toàn yên tâm về mảnh sót bạn có thể đến những trung tâm nha khoa gần nhất để chụp phim kiểm tra nhé. Thân mến! " ]
[ "Bạn Ngọc thân mến, Theo thư bạn mô tả, AloBacsi không biết là ngoài biểu hiện chảy máu chân răng ra, tại nướu răng của bạn có gì bất thường không (như xuất hiện vết loét, hay xuất hiện các nụ sùi nhỏ gây chảy máu khi đụng vào…), ngoài ra, trên người bạn có xuất hiện các mảng bầm máu khi va chạm nhẹ không?... Nếu chỉ có chảy máu chân răng đơn thuần thôi thì AloBacsi nghĩ bạn bị viêm nha chu, nguyên nhân hay gặp nhất là do vôi răng. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần đi cạo vôi răng 6 tháng/ lần. Ngoài ra bạn nên tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi… Nếu cần bạn có thể uống thêm Rutin C 2 viên x 2 lần /ngày. Nếu sau khi đã áp dụng những cách trên mà chảy máu chân răng vẫn không hết thì bạn phải đi khám BS chuyên khoa Răng hàm mặt, nếu cần BS sẽ cho bạn làm thêm 1 số xét nghiệm máu để kiểm tra. Chúc bạn Ngọc luôn khỏe!", "Chào bạn Kim Thanh, Những nốt nhỏ li ti ở chân răng là dấu hiệu chưa điển hình, nên mình chưa thể cho bạn câu trả lời cụ thể và rõ ràng. Đôi khi trong một số trường hợp đơn giản, do lông bàn chải cũ và cứng tạo nên những vết xước nhỏ lốm đốm trên , chúng ta chỉ cần thay bàn chải lông mềm và vệ sinh răng nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên, bạn nên đi khám để được chẩn đoán tốt nhất nhé. ", "Chào em, Chỉ khâu tiểu phẫu bao gồm cả chỉ tự tiêu và chỉ không tiêu. Nếu chỉ tự tiêu thì không cần cắt chỉ vì theo thời gian chỉ sẽ tiêu đi. Ngược lại, với chỉ không tiêu thì cần cắt chỉ vào đúng ngày quy định tùy loại vết thương, vị trí...vì nếu sót lại phần chỉ không tiêu thì giống như để lại dị vật, mô xơ sợi của cơ thể sẽ bám vào đó và tạo sẹo lồi, sẹo xấu, mô chai; ít hay nhiều tùy vào cơ địa, kích thước của dị vật. Chỉ khâu ở ngoài da là chỉ không tiêu, nên nếu phần chỉ sót “lồ lộ” thì mình sẽ cố lấy nó ra, bằng cách khựi bằng kim (em báo với nhân viên y tế để làm giúp em mới an toàn, vô khuẩn, ít đau, ít chảy máu), nhưng nếu khó quá, phần chỉ sót lại đã ẩn sâu vào da thì nên để nguyên, vì không ảnh hưởng gì đến sức khỏe hiện tại và sau này cả. Nếu em kiên quyết lấy ra đối với mấu chỉ vùi sâu trong da rồi thì cần phải đụng đến tiểu phẫu, chắc chắn sẽ có đau, chảy máu và nguy cơ tạo sẹo lồi nếu cơ địa em dễ tạo sẹo lồi. Với vấn đề này, em có thể đến tham khảo ý kiến chuyên khoa ở bệnh viện Da liễu, khoa thẩm mỹ tạo hình, em nhé. Thân mến.", "Bạn Quyên thân mến, Trường hợp không lấy ra được không phải là trường\r\nhợp hiếm, vì đôi khi cố moi cho bằng được còn hại hơn là để lại. Nếu chân răng không sâu, không viêm thì có thể để lại chân\r\nrăng, sau 1 thời gian khi xương lành thương, bồi đắp dần vô ổ răng vừa nhổ sẽ\r\nđẩy chân răng lên, lúc đó nhẹ nhàng gắp ra, trong khi nếu cố gắng lấy thì sẽ\r\nphải xâm phạm mô xung quanh khá nhiều và khiến bệnh nhân sợ hãi, mệt mỏi khi\r\nnhổ quá lâu. Vì vậy bạn cứ theo dõi sau vài ngày đến 1 tuần, nếu không có\r\nbất cứ triệu chứng nhiễm trùng nào như nổi hạch, sốt, miệng có mùi hôi, chảy\r\nmủ... thì bạn có thể yên tâm là chỗ đó sẽ lành thương tốt. Còn nếu có bất cứ\r\ndấu hiện nào kể trên, bạn phải lập tức đi bệnh viện để kiểm tra lại ổ răng vừa\r\nnhổ xem có phải bị nhiễm trùng hay không, nếu có sẽ phải lấy chân răng ra ngay\r\nlập tức và bơm rửa vết thương. Than chào bạn,", "Bạn\r\nGiang thân mến, Nếu răng bạn đã nhổ thì nha sĩ phải mài răng 2 bên cạnh để vào. Như vậy vấn đề đau nhức không nằm ở răng đã nhổ mà là ở 2\r\nrăng bên cạnh này. Bạn nên đến nha sĩ kiểm tra lại xem tủy răng có vấn đề\r\nkhông, vì thông thường nếu có khó chịu gì thì cũng 1 ngày là hết nhưng cũng\r\nkhông đến mức không nhai được như vậy. Thân chào bạn,", "Chào bạn, trên răng của bé có thể là vết dính màu thực phẩm hoặc là sâu răng mới chớm. Để biết cách điều trị bạn cần đưa bé đi khám để xác định nguyên nhân chính xác. Nếu là vết dính màu thì có thể đánh bóng làm sạch răng, không ảnh hưởng đến mô răng mà chỉ ảnh hưởng thẩm mỹ. Nếu là sâu mới chớm thì tuỳ mức độ mà bác sĩ có thể can thiệp trám hoặc không. Thân mến.", "Sau nhổ răng, máu cứ “rỉ rả” suốt BS ạ! (Ảnh minh họa) Bạn Yến thân mến, Bạn không nói rõ là vừa mới nhổ hay nhổ đã vài ngày. Nếu vừa\r\nnhổ thì việc chảy máu rỉ rả không có gì là nghiêm trọng, nhưng nếu qua hôm sau\r\nvẫn còn rỉ máu thì chắc chắn là bạn phải đi khám lại tìm nguyên nhân chảy máu. Phần xương nhọn bạn cảm thấy có thể chỉ là phần xương ổ chưa\r\nkịp tiêu đi. Xương ổ là phần xương bao quanh, lưu giữ chân răng. Sau khi đã , phần xương này sẽ tiêu dần đi, tuy nhiên việc này sẽ xảy ra trong thời\r\ngian dài chứ không thể tiêu ngay được. Vì vậy có thể bạn sờ vào thấy nhọn chính\r\nlà phần đỉnh xương ổ còn sót. Nếu không, để yên tâm, bạn có thể đi chụp phim để xem đó là\r\nxương ổ hay mảnh xương gãy. Tuy nhiên, nếu bạn chảy máu kéo dài đã hơn 1 ngày,\r\ncó thể là có mảnh xương nhỏ thực sự còn sót lại trong ổ răng gây viêm dai dẳng. Thân chào bạn!", "Chào bạn, Hiện tại, thông tin bạn gửi tới cho AloBacsi chưa được rõ ràng nên không thể kết luận chắc chắn do răng hay không. Tuy nhiên nếu có răng sâu cùng bên thì khả năng nguyên nhân từ răng rất lớn. Lúc này sau khi uống một toa thuốc kháng sinh kháng viêm giảm đau thì bạn cần chụp Xquang kiểm tra răng, nếu răng có nhiễm trùng lớn thì phải nhổ bỏ, nếu nhiễm trùng nhỏ thì cần điều trị tủy ngay, để lâu có thể tái phát sưng đau và khó giữ lại chân răng. Thân mến.", " Cường thân mến, bao gồm cả chỉ tự tiêu và chỉ không tiêu. Nếu chỉ tự tiêu thì không cần cắt chỉ vì theo thời gian chỉ sẽ tiêu đi. Ngược lại, với chỉ không tiêu thì cần cắt chỉ vào đúng ngày quy định tùy loại vết thương, vị trí... vì nếu sót lại phần chỉ không tiêu thì giống như để lại dị vật, mô xơ sợi của cơ thể sẽ bám vào đó và tạo sẹo lồi, sẹo xấu, mô chai; ít hay nhiều tùy vào cơ địa, kích thước của dị vật. Nếu phần chỉ sót “lồ lộ” thì em có thể đến cơ sở y tế để được cắt bỏ nó. Ngược lại nếu phần chỉ sót lại đã ẩn sâu vào da và không gây khó chịu gì thì em có thể để nguyên.", "Chào bạn, Răng không phải cứ sâu là nhổ mà chỉ cần trám là có thể giữ\r\nlại được, chưa kể đây lại là , gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ. thường chỉ trong vòng nửa tiếng, chi phí cũng\r\nkhông quá mắc, nên cố giữ răng lại bạn nhé! Thân,", "Bạn Giang thân mến, Không biết răng bạn nhổ là 2 răng 6, hay răng 6 và\r\nrăng 5, hay răng 6 và răng 7? Khi , xương ổ sẽ bắt đầu tiêu dần đi và lấp\r\nđầy ổ răng là nơi trước đây chân răng chiếm giữ, vì vậy nếu mất chỉ 1 răng (hoặc\r\nmất các răng xen kẽ nhau) thì xương ổ chỉ tiêu đi ngay vị trí đó, còn lại 2 bên\r\nvẫn bình thường nên cũng không thể thể hiện ra tới phía bên ngoài khuôn mặt bạn\r\nđược, trừ trường hợp bạn mất nhiều răng cùng bên thì xương hàm bị tiêu đi cả 1\r\nkhoảng lớn, lúc đó nhìn từ bên ngoài mới có sự thay đổi. Bạn mới chỉ nhổ 1 tháng thì tôi cho rằng khoảng thời\r\ngian chưa đủ để gây ra thay đổi bên ngoài, tuy nhiên cơ thể mỗi người mỗi khác\r\nnên cũng không loại trừ trường hợp này (nếu bạn nhổ răng 6 và răng 7 cùng bên).\r\nCó thể chỉ là thay đổi chung về cơ thể chứ không phải do nhổ răng, tuy nhiên dù\r\ncó ảnh hưởng hay không đến khuôn mặt bạn thì bạn cũng nên sớm làm răng giả vì nếu\r\nkhông thì chắc chắn nó sẽ ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm của bạn gây đau, mỏi,\r\ncó tiếng kêu mỗi khi há ngậm, dễ sái quai hàm khi há lớn, khi ngáp...", "Chào\r\nbạn, Giá\r\nnhư bạn đi chữa ngay từ khi răng vừa sâu thì những chuyện này đã không xảy ra rồi.\r\nKhông phải cứ sâu răng là nhổ đi nhé, đó là quan niệm đã cũ kỹ lạc hậu từ thời\r\nxa xưa rồi. chỉ cần đi trám răng lại là vẫn ăn nhai tốt. Nếu không đi trám răng, sâu sẽ tiến triển từ từ\r\nvào đến tủy răng gây viêm tủy. Tủy bị viêm sau 1 thời gian không được chữa trị\r\nsẽ chuyển thành hoại tử tủy hay thối tủy. Tủy hoại tử thường kích thích tạo ổ mủ\r\nbao quanh chóp chân răng. Ổ mủ này lớn dần sẽ gây tiêu xương, lung lay răng và\r\nthậm chí gây ảnh hưởng cả răng kế bên khiến răng này có thể thối tủy theo. Hiện\r\nnay tôi không rõ ổ mủ bao quanh răng bạn đã lớn đến mức nào, nhiễm trùng có nặng\r\nlắm không, có còn điều trị được hay không. Bạn nên đi khám bác sĩ xem có điều\r\ntrị được không thì điều trị để cố giữ răng lại sẽ tốt hơn, còn nếu nhiễm trùng\r\nquá nặng, việc điều trị sẽ không có kết quả thì đành phải nhổ bỏ vậy.", "Chào bạn, Tình trạng của bạn cần phải được thăm khám trực tiếp mới có thể đưa ra được kết luận. Cục thịt dư bạn miêu tả có thể đơn thuần chỉ là mép niêm mạc khi khâu. Để yên tâm bạn nên quay trở lại bệnh viện kiểm tra. Thân mến.", "Chào bạn, Răng bạn bị sâu lâu ngày, hiện tại nhiều và không đau nên có thể răng đã chết tủy. Để biết răng có thể chữa giữ lại được hay phải nhổ bỏ bạn cần chụp phim X-quang kiểm tra xem chân răng còn tốt không, có bị nhiễm trùng quanh chóp hay không... Bạn hãy khám sớm để biết chính xác tình trạng răng của mình và được tư vấn phương pháp điều trị thích hợp nhé. Thân mến! ", "Bạn Định thân mến, chúng ta có thể đồng nhất 1 màu, cũng có thể không.\r\nTuy nhiên sư khác biệt về màu sắc ở men răng thường không nhiều do đó chúng ta\r\nhay thấy chỉ 1 màu đồng nhất trên cả cái răng. Sự khác biệt thường rõ nhất là khi răng bị khô, không có\r\nnước trên bề mặt. Tôi nghĩ là do buổi tối khi ngủ, bạn bị hở miệng ra khiến\r\nmiệng bị khô nước bọt, răng cũng không có lớp nước bọt mỏng trên bề mặt nên sau\r\nkhi ngủ dậy lớp màu trắng trở nên rất rõ. Sau khi ăn sáng, sinh hoạt bình\r\nthường, răng lại được tiếp xúc nước bọt bình thường nên bạn không còn thấy nữa. Còn 1 khả năng nữa là do vôi răng. Có thể phần màu trắng\r\nchính là vôi răng và mỗi khi răng khô thì phần này lộ ra rõ nhất. Để biết chắc\r\ncó phải là vôi răng hay không, bạn chỉ cần đi khám bác sĩ là biết ngay. Bạn\r\ncũng nên cố gắng đừng để hở miệng khi ngủ vì tình trạng thiếu nước bọt thường\r\nxuyên không tốt cho răng và nướu nhé. Thân chào bạn," ]
Thưa BS, Tôi 46 tuổi, đi siêu âm nhận được kết quả là bên vú phải ở vị trí 4h và 10h cách núm vú 4cm, 2cm có 2 mảng echo kém, giới hạn không rõ, không đồng nhất, KT=7x3mm và 6x3mm, không tăng sinh mạch máu. Hạch nách hai bên có vài khối echo kém, giới hạn rõ, KT=5-10mm, còn rốn hạch. Vậy tôi có cần lấy dịch trong vú ra kiểm tra hay không, AloBacsi? Hiện tôi bị bướu basedow ổn định trên siêu âm, điều trị được 3 năm. Mong sớm nhận được hồi âm của AloBacsi. Xin chân thành cảm ơn! (Hoàng Yến - An Giang)
[ "- nguồn internet Chào bạn Hoàng Yến, Kết quả của bạn có bất thường kèm có hạch nách… Bạn nên làm thêm một số xét nghiệm chuyên sâu nữa để xác định chẩn đoán, ví dụ: chụp nhũ ảnh, chọc sinh thiết khối u ở vú làm giải phẫu bệnh,… Trong khi đó, bạn vẫn có thể tiếp tục điều trị và theo dõi bệnh Basedow của mình (đánh giá dựa vào nồng độ nội tiết tố tuyến giáp chứ không dựa vào siêu âm đâu bạn). Bạn cần khám chuyên khoa ung bướu ngay để làm thêm xét nghiệm như đã gợi ý trên nhé. Thân mến," ]
[ "Chào Huyền Trang, Điều BV Chợ Rẫy khuyên cháu là phù hợp vào thời điểm này. Bệnh hiện tại ổn định, bướu có to nhưng do cháu chưa cung cấp mức độ to của bướu như thế nào. Nếu to lắm mới có thể chọn phẫu thuật. Bệnh cường giáp sau điều trị thuốc hay cắt bỏ… vẫn có thể tái phát. Tỷ lệ tái phát sau mổ thường thấp hơn sau điều trị nội khoa. Cháu vẫn có thể ngưng thuốc một thời gian hoặc vĩnh viễn, tùy theo sự theo dõi và đánh giá lại bệnh trạng của cháu. Không ai đảm bảo “cháu sẽ cắt đứt được hoàn toàn trong vài năm nữa để lập gia đình” vì hiện tại không có phương pháp chữa lành hoàn toàn bệnh Basedow. Do vậy, sẽ cần theo dõi định kỳ mỗi 6-12 tháng. Nếu cháu muốn mang thai, hãy cứ có thai một khi tình trạng cường giáp cháu ổn định. Trong khi mang thai, cháu sẽ được theo dõi kỹ lưỡng, can thiệp khi cần thiết. Rất nhiều trường hợp mẹ tròn con vuông lắm cháu à. Thân ái!", "Chào bạn Thanh Nhân, Bạn đã từng bị basedow khoảng năm 2014-2015 và đã khỏi, nhưng không biết bạn có điều trị duy trì hay đã ngưng thuốc điều trị basedow hoàn toàn? Với triệu chứng bạn kể ở trên và kết quả xét nghiệm TSH3-Ultra (centaur) = 0,004L, Free T4 = 2,14 H (0,71 - 1,85ng/dl) thì có thể bạn bị trở lại. Bạn nên làm thêm siêu âm tuyến giáp và xét nghiệm TSH, T4 lần nữa để bác sĩ có chẩn đoán chắc chắn và quyết định liều thuốc điều trị cho bạn. Tuy nhiên, bạn lại có thêm bệnh tăng huyết áp đang điều trị, về chỉ số huyết áp 13/7 là tốt nhưng bệnh lý tim mạch rất phức tạp, bạn nên tầm soát thêm về tim mạch kỹ hơn. Thân mến. BS.CK2 Nguyễn Quang Khiên Trưởng khoa Khám bệnh, BV Nhân dân 115", "Chào em, Điều cơ bản nhất là em bị bướu ở đâu, bướu gì, cụ thể chẩn đoán của BS là gì, có uống thuốc gì không… Em chỉ nói “đơn sơ” như vậy thì chúng tôi không thể tư vấn giúp cho em được. Thân mến.", " Chào bạn, Ở độ tuổi của bạn, đặc biệt là khi bạn không có yếu tố gia đình có mẹ, bà hay chị em gái ruột bị thì nguy cơ ung thư vú là rất thấp. Và theo thông tin của bạn thì nhiều khả năng đó là nang vú hay bướu lành tính nhiều hơn, chàm là một bệnh lý da liễu tạo những sang thương trên bề mặt da chứ không có biểu hiện như trên. Ngoài ra, còn có khả năng bạn nhận định sai, trường hợp này gặp rất nhiều ở các bạn gái trẻ, tưởng nhầm mô tuyến vú phát triển là một khối u bướu bất thường ở vú, đặc biệt là quanh kỳ kinh. Do đó, cách tốt nhất là bạn nên đến khám bác sĩ sản phụ khoa để được kiểm tra, bạn nhé. Thân mến! ", "Chào bạn, Theo kết quả trên nghĩ nhiều là , để xác định cần phải làm thêm sinh thiết và 1 số xét nghiệm khác, do đó bạn nên đi khám chuyên khoa Ung bướu. Thân mến. BS.CK2 Huỳnh Thị Chiêu Oanh Trưởng khoa Hô hấp, BV Nhân dân 115", "Em Phuong thân mến, Nhiều khả năng là em đang bị viêm nhiễm bên ngoài của vùng\r\nkín. Nhưng để có chẩn đoán chính xác viêm nhiễm, mức độ viêm và nguyên nhân gây\r\nviêm thì em nên đi khám phụ khoa, BS sẽ xác định nguyên nhân và đưa ra hướng\r\nđiều trị thích hợp cho em. Chúc em khỏe! Chào bác sĩ, Hôm nay em có đi khám\r\nthai lần đầu BS siêu âm kết luận là: Buồng tử cung có hình\r\ntúi phôi; Đường kính tú phôi = 7mm; Tương đương thai 4 tuần 4 ngày; Chưa thấy\r\ncó hình ảnh túi noãn hoàng; Màng nuôi rõ không có dịch dưới màng nuôi. BS hẹn tuần sau kiểm\r\ntra lại để xem chính xác có phải là phôi thai hay không. BS cho em hỏi như thế\r\nlà thai của em có binh thường không ạ? (V.T Vui - ) BS Chuyên khoa của AloBacsi: Chào em, Bình thường túi noãn hoàng sẽ có trước (khoảng 5 – 5,5 tuần\r\nrưỡi) sau đó mới có phôi thai. Do đó, nếu thai của em mới 4 tuần tuổi thì chưa thể thấy\r\nđược túi noãn hoàng. Theo AloBacsi em nên đến BV sản khoa có uy tín khám và\r\nsiêu âm kiểm tra lại nhé. Con tôi 4 tuổi bị nhiễm\r\nviêm gan B từ nhỏ, tôi nghe nói rất khó chữa trị, vậy có phải căn bệnh này nó\r\nsẽ theo con tôi suốt đời không? Có các1h nào chữa trị không? Có tốn kém nhiều\r\nkhông? Vì 2 vợ chồng tôi làm công nhân? Con tôi cho uống thuốc xổ giun Mebendazole có ảnh hưởng gì tới gan không? (Ngoc\r\nTam – ) BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo: Chào bạn, Trong thư bạn chỉ cho biết một thông tin bé bị từ\r\nnhỏ, nên AloBacsi không thể giải thích được những thắc mắc trên của bạn. Do đó, để trả lời những thắc mắc trên, BS cần khám tổng quát, đánh giá xem sức\r\nkhỏe và gan… của bé như thế nào, kết quả xét nghiệm trước đây và hiện tại ra\r\nsao…? Tốt nhất, bạn nên cho bé khám và theo dõi ở BV Bệnh Nhiệt Đới hoặc khoa\r\ntiêu hóa của BV Nhi Đồng. Còn thuốc xổ giun như trên là an toàn cho gan của bé, liều dùng mỗi lần là 1\r\nviên (400mg) mỗi 6 tháng uống 1 lần. Thưa\r\nBS, 3 ngày nay em bị nổi cục u ở sau đầu gần gáy. Hiện em rất đau và có triệu\r\nchứng căng tức ở vùng đó và có hiện tượng lan ra bên cạnh. Em không thể nằm vì\r\nrất đau. Xin BS tư vấn dùm em. (Kim Chi – TPHCM) BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo: Em Kim Chi thân mến, Trường hợp của em có thể do những\r\nnguyên nhân sau: - Nhọt. - Viêm hạch. - U bướu gì đó… Em nên đi khám trực tiếp hoặc nếu cần thiết BS sẽ cho em\r\nsiêu âm… mới biết được cấu trúc bên trong những cục u đó là gì, sau khi tìm\r\nđược nguyên nhân BS sẽ giúp em điều trị.", "Chào em, Không phải bệnh lý ung thư vú nào cũng có chảy dịch, đổi màu da… Do đó, bất kì một khối bất thường nào mới xuất hiện ở vú cũng nên được bác sĩ thăm khám trực tiếp và siêu âm. Mặc dù ở tuổi của em, ung thư vú ít xảy ra, tuy nhiên cũng có nhiều bệnh lý khác cần được khám và chẩn đoán sớm để tránh diễn tiến ngày một nặng hơn em nhé! Thân mến.", "Việc biết được giới tính của bé còn tùy theo tư thế nằm của\r\nthai nhi nữa, nhưng bình thường có thể thấy được khi tuổi thai được 14 tuần. Tuy\r\nnhiên, đây là điều cấm, nên BS siêu âm sẽ không được thông báo về giới tính của\r\nthai nhi em ạ! Bác sĩ cho em hỏi, em đi\r\nsiêu âm đầu dò thì phát hiện vòi trứng trái bị ứ nước, giãn 8mm, khám phụ khoa\r\nkết quả nấm (-), bạch cầu (+), TK (++). Bác sĩ kê đơn: Tiêm 5 ngày Cefotaxime;\r\nUống 5ngày amoxicillin 3; uống 5 ngày Apha choay 4; đặt 6 ngày Fluomizin. Em có đọc thông tin\r\ntrên báo chí thì ứ nước vòi trứng phải đi thông hoặc mổ nội soi. Em lại đang\r\ncho con bú nên rất băn khoăn có nên uống hay không. Mong bác sĩ tư vấn giúp em.\r\n(Thanh Thảo – Hà Nội) 18890 BS chuyên khoa của AloBacsi: Trường hợp của em là ứ dịch vòi trứng, chứ không phải vòi\r\ntrứng bị tắc, nên việc điều trị có thể là cắt vòi trứng, kẹp tại góc vòi trứng\r\nhay chọc hút khối ứ dịch. Phẫu thuật cắt vòi trứng là điều trị tận gốc ứ dịch\r\nvòi trứng, nhưng phương pháp mổ sẽ khó hơn, các phương pháp còn lại mổ dễ hơn\r\nnhưng lại hay tái phát ứ dịch vòi trứng. Theo AloBacsi em nên cầm giấy siêu âm trên đến BV sản khoa\r\ncó uy tín về chuyên môn, để được khám và đánh giá lại, sau đó BS sẽ tư vấn cụ\r\nthể hơn cho em. Em bị thai lưu 9 tuần phải\r\nđi nạo. Sau thời gian nạo khoảng 1 tháng, em đi siêu âm đầu dò âm đạo, BS kết\r\nluận em bị nang cơ năng buồng trứng trái kích thước 5.1x3,8mm. BS nói em đợi\r\ncho nó tự vỡ. Vậy em dể lâu như vậy có ảnh hưởng gì tới sinh nở sau này và sức\r\nkhỏe không? Em nên làm gì bây giờ? (T.T Thanh – Vĩnh Phúc) 18708 BS chuyên khoa của AloBacsi: Nếu là nang cơ năng sẽ tự mất đi sau vài kỳ kinh và không\r\nảnh hưởng đến chức năng sinh sản của em. Em yên tâm nghỉ ngơi và theo dõi siêu\r\nâm lại sau khi sạch kinh. BS cho em 3 mũi thuốc kích trứng về nhà\r\nchích mỗi lần 100cc. Nhưng khi về nhà thì y sĩ chích run tay nên lần 1 chỉ\r\nchích đươc 25cc còn 75cc thì tiêm lại 1 lần nữa. Như vậy có ảnh hưởng gì không\r\nạ? (Thanh Thủy – Bạc Liêu) 18615 BS chuyên khoa của AloBacsi: Việc dùng thuốc kích thích trứng cần phải thận trọng và tuân\r\nthủ đúng liều thuốc do BS chỉ định mới đạt được hiệu quả, tuyệt đối không được dùng\r\nquá liều hoặc thấp liều hơn toa của BS. Nếu em đã chích đủ liều lại theo yêu\r\ncầu của BS, thì không có gì phải lo lắng về số lượng nữa nha.", "Chào bạn Tan Phuc, Qua thư bạn trình bày, cho thấy vùng bụng dưới có những . Nhưng để có chẩn đoán chính xác bạn cần nhanh chóng đến BV sản\r\nkhoa khám trực tiếp và siêu âm bụng… sau khi tìm được nguyên nhân BS sẽ giúp bạn\r\nđiều trị. Chúc bạn sức khỏe, mọi điều may mắn! @ Để tránh những\r\ntrường hợp đáng tiếc xảy ra vì chậm trễ thông tin, AloBacsi đề nghị bạn đọc\r\ncung cấp số điện thoại để chúng tôi có thể liên lạc ngay nếu bạn đọc đang gặp\r\nbệnh nguy hiểm. AloBacsi cam kết sẽ đảm bảo bí mật số điện thoại, email và\r\nnhững thông tin cá nhân của bạn.", "- nguồn internet Chào bạn, Bạn cần phải đi khám sớm vì các khối chắc “như cục hạch” ở vùng bụng dưới trên phụ nữ trung niên có thể không phải là hạch mà thường gặp hơn là , u buồng trứng…(khi đó kích thước của khối u này là khá lớn); còn nếu thật sự là hạch thì việc xuất hiện hạch ở bụng sờ thấy được cũng không phải là bệnh lý đơn giản, ít khi lành tính. Một lần nữa tôi khuyên bạn nên đi khám sớm, nếu có rối loạn kinh nguyệt thì khám thẳng BV sản phụ khoa, nếu rối loạn tiêu hóa thì khám BV có chuyên khoa tiêu hóa, không thấy bất kỳ khó chịu gì thì có thể đi khám tổng quát ở BV đa khoa hay BV ung bướu đều được.", "Hình minh họa Chào em, Tôi không rõ em có ở cơ quan\r\nnào trong bụng và bạn đã được làm phương pháp xét nghiệm gì và kết quả ra sao,\r\nvì vậy tôi không thể tư vấn cho em về độ nhạy cũng như độ chính xác của xét\r\nnghiệm. Em nên trao đổi với BS điều trị để có nhiều thông tin hơn, tránh hoang\r\nmang .", "Em Phước thân mến, Tốt nhất em nên đi khám trực tiếp mới rõ được khối u ở vùng\r\nkín có phải là cục thịt dư như em nghĩ không. Cần xác định tính chất u đó như\r\nthế nào, màu sắc u, u cứng hay mềm, di động hay không, bên trong u có cấu trúc\r\nra sao (dựa vào siêu âm)… Tuy chưa rõ khối trên có phải là cục thịt dư như em mô tả không, nhưng nếu đúng\r\nlà thịt dư thì không thể to nhanh lên khi có thai. Do đó, để có chẩn đoán chính\r\nxác em nên đi khám, tùy theo nguyên nhân BS sẽ tư vấn cho em cách điều trị\r\nthích hợp. Em đi siêu âm thai lúc\r\n11 tuần 2 ngày, BS kết luận thai bình thường. Nhưng em nghe nói độ rất quan trọng (độ mờ da gáy: 1.7 mm). Xin hỏi với chỉ số này, thai em có nguy\r\ncơ mắc các dị tật nhiều không? (T. Hương – TP Vinh) 19072 BS chuyên khoa của AloBacsi: Nếu độ mờ da gáy ở mức trên là thuộc nhóm nguy cơ hội\r\nchứng Down thấp, nhưng em cần phải làm thêm xét nghiệm sinh hóa để tầm soát dị\r\ntật. Ngoài ra, đến khi thai 22 tuần tuổi em cần siêu âm để khảo sát tổng thể thai\r\nnhi, nên hiện tại ở tuổi thai này chưa thể biết hết được nha em. Tháng vừa rồi cháu\r\nđược chỉ định mổ u bì buồng trứng. Trong phiếu cháu thấy ghi: […] Tiến hành gỡ dính\r\nTC và 2 phần phụ. Bóc U BT. Cầm máu, đốt bề mặt viêm ở TC và BT.\r\nTạo hình loa VTC (T). Bơm xanh methylen thuốc qua 2 VTC dễ. Rửa sạch ổ\r\nbụng và khâu lỗ chọc. Vậy cháu có thể có thai tự nhiên được không\r\nạ? (Ngọc Linh – Hải Dương) 20682 BS chuyên khoa của AloBacsi: Hiện tại theo tường trình phẫu thuật, em chỉ bóc tách và hai vòi trứng của em vẫn thông nhiều khả năng em có thể sanh\r\ntự nhiên, nhưng chức năng sinh sản còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa nha em\r\n(tinh trùng, lớp nội mạc tử cung…). Ngoài ra, khi mổ em có biểu hiện viêm dính nhiều là điều không tốt, tuy là được\r\nbóc tách, gỡ dính rồi, nhưng nhiều khả năng có thể viêm dính trở lại, do đó,\r\nkhi có biểu hiện đau bụng em cần nhanh chóng đi khám để được điều trị. Tôi mới đi siêu âm\r\nthai, BS bảo em bé được 36 tuần, chỉ số Pro trong nước tiểu của tôi hơi cao,\r\nkhám phụ khoa thì BS bảo tôi bị viêm nên cho tôi đặt viên nang Vigisup thành\r\nphần Neomycin sulfate 50.2 mg, nystatin 100.000 I.U, Polymyxin B Sulfate 35.000\r\nI.U. Tôi phân vân không biết có nên dùng không vì sợ thuốc ảnh hưởng đến bé. (Thu\r\nHương – Hà Nội) 19281 BS chuyên khoa của AloBacsi: Em nên nhanh chóng điều trị viêm nhiễm vùng kín cho\r\nổn định để còn chuẩn bị cho việc sanh nở. Nếu không được điều trị tích cực, thì\r\nkhi chuyển dạ sanh, ổ viêm nhiễm này sẽ viêm nhiễm ngược dòng lên tử cung, vòi\r\ntrứng…thì khổ đó em. Vì vậy, theo AloBacsi em nên điều trị theo hướng dẫn của BS, thuốc này không có\r\nchống chỉ định cho phụ nữ mang thai. Cháu khám phụ khoa kết quả phết tế bào\r\nbất thường AGC, sau dùng thuốc đặt 7 ngày, soi cổ tử cung kết quả ghi CTC nghi\r\nngờ, xử trí: bấm sinh thiết 4g&8g rồi gửi GPP2. Cháu không hiểu lắm,\r\nchỉ biết nội soi và hút hút gì đó, không đau chỉ hơi thốn 1 tí sau đó thấy bình\r\nthường, về nhà rút tampon thì máu ra hơi nhiều nhưng nửa ngày thì hết. BS dặn 1 tuần khám lại, nhưng nói không rõ có phải cháu bị gì nghiêm trọng\r\nkhông, có nguy cơ ung thư không và điều trị bao lâu thì hết? (Mộng Huyền – Lâm Đồng) 20797 BS chuyên khoa của AloBacsi: Rất tiếc những gì em mô tả AloBacsi không thể tư vấn\r\ncho em. Trường hợp này cần phải thăm khám nhìn thấy trực tiếp tổn thương và dựa\r\nvào các kết quả xét nghiệm như Pap smear, soi cổ tử cung, sinh thiết…BS mới\r\nđịnh bệnh được cho em là bệnh gì, bệnh lành tính hay ác tính, bệnh đang ở mức\r\nđộ nào và hướng điều trị ra sao… Hiện tại, BS khám cho em cũng không thể kết luận bệnh chính xác được em à, mà\r\nphải chờ kết quả các xét nghiệm trên mới trả lời và tư vấn hướng điều trị cho\r\nem.", " Chào bạn, Kết quả siêu âm này chưa đủ thông tin để đánh giá nguy cơ ung thư hoặc ảnh hường sức khoẻ của một bướu giáp. Bạn vui lòng cung cấp hình chụp siêu âm và xét nghiệm máu (nếu có) để được tư vấn cụ thể hơn bạn nhé! Thân mến.", "Bạn Thái Xuân thân mến, Nếu đúng là nang vú thì bạn đừng quá lo lắng, nang này không\r\ncần thiết phải điều trị, ngoại trừ nang có kích thước quá to mới cần chọc hút. Siêu âm là một xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh đầu tay để biết\r\nđược nang vú và hoàn toàn có giá trị chẩn đoán. Hiện tại, bạn chỉ cần theo dõi qua siêu âm mỗi 3 – 6 tháng một lần, và vẫn cho\r\ncon bú bình thường. Nếu bạn muốn lên Sài Gòn khám thì bạn có thể đến BV Đại Học\r\nY Dược TP.HCM hoặc Trung Tâm Medic xin được khám và siêu âm tuyến vú. Thân chào bạn!", "Em Hiền Thân mến, Qua thư em trình bày, mẹ em có 2\r\nvấn đề: - Thứ nhất là , với\r\nkích thước nhỏ và mẹ em không có biến chứng gì khác thì chỉ cần khám và theo\r\ndõi qua siêu âm mỗi 3 – 6 tháng. - Thứ 2 đó là u nhầy buồng trứng.\r\nMuốn đánh giá chính xác u đó là lành tính hay ác tính thì phải dựa vào kết quả của\r\ngiải phẫu bệnh (tức là mổ lấy u làm xét nghiệm) chứ không thể dựa vào kết quả\r\nsiêu âm được em nhé. Tuy nhiên, em đừng quá lo lắng, vì đa số u nhầy là lành\r\ntính. Ngoài ra, để chẩn đoán phân biệt\r\nvới u này với u chức năng buồng trứng (có thể tự biến mất sau 3 – 6 tháng), mẹ\r\nem cần tái khám sau một tháng. AloBacsi chúc gia đình em nhiều sức khỏe,\r\nmay mắn!" ]
BS ơi, Em thường xuyên bị đau nhức gót chân (cả 2 gót chân), đau nhiều vào chiều tối. BS ơi, bệnh này có nguy hiểm không và nên đi khám chữa ở bệnh viện nào là tốt? Bệnh này nên chữa bằng đông y hay tây y? Em xin cảm ơn BS.
[ "Chào bạn Lan, Theo như triệu chứng bạn mô tả thì có thể bạn đã bị bệnh . Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, bạn cần khám ở các bệnh viện có chuyên khoa chấn thương chỉnh hình và y học thể thao để các BS chuyên khoa khám, chẩn đoán và điều trị cho bạn. Nếu bị viêm cân gan chân, bạn cần thay đổi thói quen trong sinh hoạt: giảm cân, đi dép đế bằng và mềm, không đi giày cao gót, dùng các thuốc chống viêm nonsteroide theo toa của BS điều trị. Thân mến! BS.CK2 Trần Văn Dương Khoa Y học thể thao - BV Nhân dân 115" ]
[ "Triệu chứng đau bàn chân Những triệu chứng thường gặp của đau bàn chân Cơn đau nhức ở bàn chân thường được nhận biết thông qua các biểu hiện và triệu chứng đi kèm sau: Đau bàn chân khi đứng lâu hoặc rát trong lòng bàn chân. Đau từ ngón chân đến vùng gần gót chân. Sưng, đau và tê cứng có thể xảy ra nếu bị bong gân khớp mắt cá chân hoặc tổn thương khớp ngón chân. Bàn chân bị tổn thương có thể xuất hiện tình trạng bầm tím và đỏ. Đau hoặc tê ngứa các ngón chân. Cứng khớp vào buổi sáng, khó khăn khi đi lại. Mức độ đau nhức hai bàn chân tăng dần khi vận động (đi, đứng, chạy bộ). Biến chứng có thể gặp khi đau bàn chân Đau bàn chân không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng như bệnh mạch máu (viêm tắc động mạch, hội chứng Raynaud, u cuộn mạch), bệnh dây thần kinh (viêm dây thần kinh ngoại biên, chèn ép các dây thần kinh, đau thần kinh tọa), bệnh xương – khớp (viêm khớp, thoái khóa khớp ), bệnh về gân cơ, dây chằng. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nhiều người thường xuyên bị đau chân có thể nhận thức được nguyên nhân gây ra nó và họ biết cách làm để giảm đau cho mình. Tuy nhiên, bạn cần đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt trong những trường hợp sau: Cơn đau đến đột ngột và dữ dội. Đau bàn chân do chấn thương gần đây. Không thể đặt bất kỳ vật nào lên bàn chân sau khi bị chấn thương. Bị bệnh lý gây cản trở lưu thông máu và bị đau chân. Khu vực chân bị đau có vết thương hở. Khu vực chân đau bị đổi màu hoặc có triệu chứng viêm khác. Đau chân có sốt đi kèm.", "Chào bạn, Hội chứng đau thắt lưng thuộc nhóm bệnh lý cơ xương khớp ở vùng cột sống thắt lưng - chậu, có thể do các nguyên nhân bao gồm căng mỏi cơ, căng dây chằng cột sống, gai cột sống, do thiếu vi khoáng chất (như canxi, kali, magie...), thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm… Bạn đã điều trị Tây y mà chưa chụp Xquang bao giờ thì hơi lạ, cũng không ghi nhận chẩn đoán của BS, có vẻ như bạn tự mua thuốc Tây ở tiệm thuốc thì phải. Điều trị đau lưng không phải dùng thuốc giảm đau là chính, thuốc chỉ giúp giảm đau tạm thời, chủ yếu là cần xác định nguyên nhân gây bệnh, nghỉ ngơi, tập thể dục để tăng độ dẻo dai của cột sống mới là điều trị nền. Đông y hay Tây y đều có cái hay riêng của nó. Trong bệnh lý cơ xương khớp thì điều trị Đông y cũng khá hiệu quả khi phối hợp giữa xoa bóp, ấn huyệt, châm cứu, còn Tây y sẽ điều trị bằng thuốc Tây kèm tập thể dục hay tập vật lý trị liệu. Nếu bạn muốn điều trị Tây y đàng hoàng thì cần khám chuyên khoa Cơ xương khớp, nếu muốn điều trị Đông y thì cần theo điều trị tại BS y học cổ truyền có bằng cấp, đừng nghe theo lời “truyền miệng”, “thầy lang”, “thầy vườn” vì có thể tiền mất tật mang, như các trường hợp thầy lang sử dụng thuốc giảm đau mạnh có corticoid pha trộn vào thuốc nam. Và cũng không nên tự ý phối hợp song song vừa Tây y lẫn Đông y có thể sẽ bị tương tác thuốc. Thân mến.", "Chào em, Cảm giác nhức mỏi ở vùng lưng, lan xuống 2 chân thường gợi ý . Nguyên nhân thường gây ra tình trạng này là các thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống, trượt đốt sống… chèn ép rễ thần kinh. Tuy nhiên, ở tuổi của em xuất hiện triệu chứng đau thần kinh là dấu hiệu bất thường, em cần phải khám BS chuyên khoa Cơ xương khớp để tìm nguyên nhân và điều trị sớm em nhé! Thân mến.", "Chào\r\nbạn, Tình\r\ntrạng như trên thường gặp trong bệnh viêm gân gót hoặc viêm cân\r\ngan chân. Nếu như bạn có thừa cân, hay từng bị chấn thương ở gót, mang giày cao\r\ngót đế cứng, hay cung gan chân quá phẳng hoặc quá vòm là một trong những yếu tố\r\nnguy cơ dẫn đến bệnh lý này. Bệnh có thể điều trị giảm đau bằng massage, thuốc,\r\nnhưng quan trọng là điều chỉnh các yếu tố gây bệnh, trong đó có duy trì cân\r\nnặng lý tưởng (bác sĩ sẽ cho bạn biết cân nặng bao nhiêu là lý tưởng với chiều\r\ncao của bạn), mang giày đế mềm, vừa với chân và tạo độ cong sinh lý cho cung\r\ngan chân. Bạn nên đến khám tại khoa Cơ Xương Khớp hoặc khoa Chấn thương chỉnh\r\nhình để được chẩn đoán và hướng dẫn điều trị thích hợp, bạn nhé.", "Chào em, Em bị đau nhức từ thắt lưng xuống chân, cảm giác mỏi... thì có thể bị đau thần kinh tọa. Đau thần kinh tọa thường gặp ở người lớn tuổi do thoài hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, nhưng cũng gặp ở người trẻ tuổi lao động nặng nhọc, bị chấn thương cột sống hoặc làm các nghề như xiếc, múa ba lê, cử tạ..., dị tật vùng cột sống, u bướu... Em nên đi khám chuyên khoa xương khớp hay bệnh viện chấn thương chỉnh hình để bác sĩ tìm nguyên nhân điều trị nhé. Thân mến!", "Chào bạn Nguyen Quang, Thật tiếc, ở thư này AloBacsi chưa trả lời được bạn đang mắc\r\nbệnh gì, có nguy hiểm không vì BS còn thiếu quá nhiều thông tin để có thể chẩn\r\nđoán. Bạn vui lòng gởi thêm thông tin, AloBacsi sẽ trả lời bạn ở thư sau nhé. BS cần biết: - Bạn đau từ bao giờ? - Đau liên tục hay đau thành từng cơn? - Đau lúc nào (sáng hay đêm, lúc đi tiểu hay lúc cương)? - Có chấn thương vùng đó không? - Bạn có hay không? - Có mụn nhọt gần đó không? - Có nổi cục bất thường ở đó không? - Da có biến đổi sắc màu không? - Nước tiểu màu thế nào? Có đái buốt đái rắt không? Có máu\r\nkhông? - Các vùng xung quanh có dấu hiệu gì bất thường không? Thân chào và hẹn gặp lại. Phòng khám TRƯỜNG XUÂN Số 53 phố Thái Thịnh 2, Đống Đa, Hà Nội Hotline: 0943381515 - ĐT: 043 562 7979", " Chào bạn, Những bệnh lý về chân, đặc biệt là đã được chẩn đoán có liên quan đến mạch máu, bạn có thể đến khám tại các cơ sở chuyên khoa Ngoại mạch máu, khoa tim mạch khoa, cơ xương khớp, hay đơn giản là khoa Nội tổng quát, có tại bất kỳ bệnh viện Đa khoa nào, bạn nhé. Thân mến! AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Viêm khớp gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống, đặc biệt là người cao tuổi Chào bác, Theo mô tả, tình trạng của bác là đau đa khớp mãn tính chủ yếu các khớp nhỏ ngoại biên (các khớp ngón, khớp gối, trên 30 năm). Mặc dù nguyên nhân phổ biến thường gặp là viêm khớp dạng thấp nhưng cũng có một vài bệnh lý khớp viêm khác cần được loại trừ (các bệnh tự miễn, rối loạn chuyển hoá). Thậm chí, có nhiều trường hợp viêm khớp dạng thấp nhưng xét nghiệm lại âm tính với các chỉ dấu trong máu (viêm khớp dạng thấp huyết thanh âm tính). Lúc này chẩn đoán có hoặc không có viêm khớp dạng thấp sẽ phụ thuộc vào triệu chứng lâm sàng và kinh nghiệm từ bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp. Thuốc Agietoxib có thể điều trị được một số tình trạng viêm khớp, nhưng nếu lạm dụng, sử dụng kéo dài có thể gây hại, do đó, bác có thể dùng các biện pháp giảm đau không dùng thuốc như chườm lạnh, xoa bóp, tập vật lý trị liệu, tập thể dục hoặc dùng các thuốc giảm đau không cần kê đơn như paracetamol, miếng dán salonpas. Ngoài ra, nếu viêm khớp có dấu hiệu biến dạng khớp, bác nên sắp xếp khám bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp để đánh giá tìm nguyên nhân thật sự gây đau thì mới có biện pháp điều trị hữu hiệu bác nhé!", "Chào em, Với triệu chứng này thì em cần khám 2 chuyên khoa là chuyên khoa cơ xương khớp (lo về vấn đề khớp gối) và chuyên khoa nội thần kinh (kiểm tra vấn đề co giật, cần loại trừ động kinh). Bác sĩ cần phải xem lại hồ sơ kiểm tra sức khỏe của em (nếu có), toa thuốc em đang sử dụng, tuổi tác, thói quen sinh hoạt, nghề nghiệp của em, thăm khám trực tiếp cho em và chỉ định thêm xét nghiệm cần thiết nếu chưa làm để tầm soát nguyên nhân gây bệnh. Em có thể chọn bệnh viện đa khoa uy tín gần nhà để thăm khám, ưu tiên cơ sở y tế đăng ký khám bảo hiểm y tế để được hưởng quyền lợi, em nhé.", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị đau gót chân Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán đau gót chân Chẩn đoán đau gót chân chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng và quá trình thăm khám của bác sĩ: Vị trí đau, tính chất cơn đau và triệu chứng kèm theo; Tiền sử nào về bệnh viêm khớp hoặc chấn thương ở bàn chân hoặc chân của bạn; Tuổi và nghề nghiệp của bạn; Các hoạt động giải trí của bạn, bao gồm thể thao và tập thể dục; Thói quen sinh hoạt, giày dép. Bác sĩ sẽ khám cho bạn, bao gồm: Đánh giá dáng đi của bạn: Khi bạn đi chân trần, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn đứng yên và đi lại để đánh giá cách di chuyển của chân khi bạn đi bộ; Kiểm tra bàn chân của bạn: Bác sĩ có thể so sánh bàn chân của bạn để tìm bất kỳ sự khác biệt nào giữa chúng. Sau đó, bác sĩ có thể kiểm tra bàn chân bị đau của bạn để tìm các dấu hiệu đau, sưng, đổi màu, yếu cơ và giảm biên độ vận động; Kiểm tra thần kinh cơ: Các dây thần kinh và cơ có thể được đánh giá bằng cách kiểm tra sức cơ, trương lực cơ, cảm giác và phản xạ gân cơ. Cận lâm sàng: X-quang; MRI; Công thức máu; Điện cơ. Phương pháp điều trị đau gót chân hiệu quả Điều trị ban đầu thường là bảo tồn kéo dài từ 6 đến 8 tuần: Thuốc giảm đau acetaminophen (paracetamol) hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAID), chẳng hạn như aspirin hoặc ibuprofen để giảm đau. Nghỉ ngơi, tạm thời ngưng các môn thể thao gây ra vấn đề ở chân, giảm áp lực lên vùng gót chân, thay đổi giày dép. Chườm đá. Vật lý trị liệu . Châm cứu, xoa bóp bấm huyệt. Bài tập kéo dãn vùng cổ chân, bàn chân. Dụng cụ chỉnh hình tùy chỉnh hoặc đúc sẵn, băng ép vòm, nẹp ban đêm. Tiêm Corticosteroid và huyết tương giàu tiểu cầu, đặc biệt khi thực hiện dưới sự hướng dẫn của siêu âm có thể giúp giảm đau ngắn hạn và thường được sử dụng khi các biện pháp bảo tồn không hiệu quả hoặc cần kiểm soát cơn đau tức thời hơn mong muốn. Phẫu thuật: Có thể cân nhắc phẫu thuật nếu điều trị bảo tồn không hiệu quả.", "Hình minh họa Chào bạn, là bệnh lý thường gặp ở người lớn tuổi, bệnh thường gây đau 2 khớp\r\ngối , nhưng không gây “giật giật cả 2 chân”. Nếu bạn có kèm lan xuống 2 chân, kèm cảm giác tê, yếu thì cần kiểm tra vấn đề của thần kinh\r\ntọa vì thoái hóa khớp gối thường đi kèm với thoái hóa cột sống thắt lưng, thoát\r\nvị đĩa đệm là bệnh lý của người lớn tuổi. Nếu bạn chưa kiểm tra tiểu đường,\r\nthận, gan... thì cũng nên kiểm tra vì những bệnh lý toàn thân này cũng có thể\r\nảnh hưởng lên thần kinh. Nói chung, triệu chứng “giật giật ở chân” là triệu\r\nchứng của thần kinh cơ, sau khi đã loại trừ được các bệnh lý tiềm ẩn nguy hiểm\r\nthì có thể nguyên nhân gây ra triệu chứng này có thể chỉ là do thiếu một số\r\nchất vi khoáng cần cho cơ xương như canxi, magie, kali, vitamin B... có thể bổ\r\nsung bằng các loại thực phẩm chức năng. Vậy tôi khuyên bạn trước hết hãy đi\r\nkhám lại một bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp tại một cơ sỏ y tế uy tín, có chẩn đoán rõ ràng chắc\r\nchắn rồi chúng tôi sẽ tư vấn tiếp cho bạn. Thân ái,", "Chào bạn Sơn, Triệu chứng đau mà bạn mô tả nhiều khả năng là . Nguyên nhân thường gặp là viêm khớp, thoái hóa khớp. Để có thể điều trị hiệu quả bạn nên đến khám chuyên khoa cơ xương khớp, BS sẽ tìm nguyên nhân và điều trị, bạn nhé. ", "Triệu chứng gai gót chân. - Nguồn: Internet. Chào bạn, Triệu chứng đơn giản là bệnh nhân sẽ thốn ở mé phía sau chân (ở trên phim mình thấy hơi nhô một chút). Đặc trưng nhất là bệnh nhân xuất hiện cơn đau vào buổi sáng khi thức dậy, đặt bàn chân xuống đất, cảm giác như có cái gai hoặc như đạp lên vỏ sầu riêng, thốn lên tới tim óc  khiến cho người bệnh rất sợ. Giống như câu “bệnh khớp đớp vào tim”, người ta hay bảo hay là bị đau tim nhưng không phải, hơi ngược ngạo khi mà đi một hồi khoảng 15 phút sau đó thì triệu chứng này giảm lại, có nhiều người sẽ hết hoàn toàn, cũng có những người đau âm ỉ, nhưng với cường độ dễ chịu hơn so với lúc ban đầu khi đặt chân xuống giường rất nhiều. Các triệu chứng gai gót chân này không dễ lẫn lộn với các nguyên nhân khác lắm vì rất đặc trưng, ngay dưới gót chân và giảm nếu bệnh nhân đi lại. Với hình ảnh trên X- quang, chụp hình lên thấy có những chỗ xương hay gai xương đôi khi nằm sau xương gót, ở vùng gân gót nhiều hơn thì có thể chẩn đoán là một bệnh lý khác nặng nề hơn rất nhiều, là bệnh viêm cột sống dính khớp. Tuy nhiên các bạn đừng quá sợ hãi vì bệnh đó sẽ gặp ở nam giới trẻ tuổi và kèm nhiều triệu chứng khác chứ không đơn thuần chỉ đau vào buổi sáng khi bước xuống đâu, nên đừng căng thẳng quá về bệnh lý này, các bạn nhé. Thân mến.", "Hình\r\nminh họa. Nguồn Internet Chào bạn, mà em mô tả rất mơ hồ, không rõ đau thật sự ở vị trí cụ\r\nthể nào, có tăng nhiều khi vận động hơn, sáng dậy đau nhưng sau bao lâu thì đi\r\nlại được, chiều tối có đau không, có lan đi đâu không? Thiếu những thông tin đó\r\nthì bác sĩ không tài nào chẩn đoán được bệnh. Nếu được, bạn vui lòng giữ liên lạc và\r\ncung cấp thêm cho bác sĩ một số thông tin về tình trạng bệnh bạn nhé! Thân mến. AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "- nguồn internet Chào cháu, Tất cả các bệnh…đều nguy hiểm, từ bệnh mạn tính đến bệnh cấp tính. cháu hỏi quá chung chung, vì có rất nhiều bệnh liên quan đến đông máu (còn gọi chung là rối loạn đông máu). Ví dụ bệnh Hemophilie (còn gọi là bệnh ưa chảy máu), hay là bệnh đông máu rải rác trong lòng mạch… tất cả các bệnh kể trên nếu không điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm. Đau cột sống đoạn thắt lưng (giữa lưng và xương chậu) là triệu chứng có trong nhiều bệnh. Muốn biết chính xác là bệnh gì, cháu phải đi khám và làm thêm một số xét nghiệm (X-quang cột sống đoạn thắt lưng- cùng cụt, siêu âm bụng…). Chúc cháu sớm tìm ra bệnh." ]
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa co thắt thực quản
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa co thắt thực quản Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của co thắt thực quản Chế độ dinh dưỡng Uống nhiều nước; Bổ sung rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, thức ăn giàu protein; Tránh thực phẩm quá cay, nóng hoặc quá lạnh; Tránh những thực phẩm có tính acid như cam, chanh, bưởi. Chế độ sinh hoạt Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Phương pháp phòng ngừa co thắt thực quản hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng; Bỏ thuốc lá hoặc tránh khói thuốc lá; Không uống rượu, đặc biệt là rượu vang đỏ; Ăn chậm, nhai kỹ thức ăn; Duy trì lối sống tích cực, tránh căng thẳng, áp lực, stress; Duy trì cân nặng vừa phải, giảm cân khi cần thiết; Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp, hạn chế thực phẩm quá cay, nóng hoặc quá lạnh; Không nên ăn quá no trước khi đi ngủ." ]
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm tụy cấp Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của Viêm tụy cấp Chế độ sinh hoạt: Bỏ thuốc lá. Thường xuyên rèn luyện cơ thể, tập thể dục, yoga, thiền… sau khi đã khỏi hẳn viêm tụy cấp. Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. Chế độ dinh dưỡng: Bổ sung thêm chất chống oxy hóa (vitamin C, vitamin E, selen…), trái cây tươi, các loại rau. Hạn chế ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, nhiều chất béo, khó tiêu (sữa, sản phẩm từ sữa, thịt đỏ, trái bơ…). Nên chế biến bằng cách luộc, hấp và hạn chế chiên xào. Ngưng uống rượu bia, thức uống có cồn. Giảm lượng đường trong khẩu phần ăn. Bổ sung đủ nước (1,5 – 2l/ngày). Chia nhỏ các bữa ăn, không nên ăn quá no hoặc nhịn đói quá mức. Phương pháp phòng ngừa viêm tụy cấp hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Không lạm dụng rượu bia và những đồ uống có cồn. Nên cai thuốc lá. Thường xuyên vận động, tập thể dục nhẹ nhàng (yoga, đi bộ…). Hạn chế ăn các thực phẩm chứa quá nhiều dầu mỡ, nhiều chất béo. Kiểm tra định kỳ nồng độ lipid trong máu (LDL – C, triglyceride).", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa barrett thực quản Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của Barrett thực quản Chế độ sinh hoạt: Duy trì cân nặng hợp lý. Ngừng hút thuốc. Kê cao đầu khi ngủ. Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. Chế độ dinh dưỡng: Không dùng thực phẩm và đồ uống gây ra chứng ợ nóng, chẳng hạn như sô cô la, cà phê, rượu và bạc hà. Phương pháp phòng ngừa Barrett thực quản hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn nên có chế độ ăn uống tránh thực phẩm cay nóng.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa tiểu đêm Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của tiểu đêm Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Hỗ trợ giấc ngủ: Dùng thuốc giảm lo âu; Điều trị ngưng thở lúc ngủ. Chế độ dinh dưỡng: Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ ăn uống lành mạnh, hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị và phục hồi khi bị tiểu đêm. Tránh dùng chất kích thích trà, rượu, cà phê. Hạn chế sử dụng các chất kích thích Phương pháp phòng ngừa tiểu đêm hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Giảm lượng rượu uống từ 2 đến 4 giờ trước khi đi ngủ có thể giúp bạn không cần đi tiểu đêm. Tránh đồ uống có cồn và cafein cũng có thể hữu ích, cũng như có thể đi tiểu trước khi đi ngủ. Một số thực phẩm có thể là chất kích thích bàng quang, chẳng hạn như sô cô la, thực phẩm cay, thực phẩm có tính axit và chất làm ngọt nhân tạo. Các bài tập Kegel và vật lý trị liệu sàn chậu có thể giúp tăng cường cơ vùng chậu của bạn và cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa lao kê Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của lao kê Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Phương pháp phòng ngừa lao kê hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng. Bỏ thuốc lá hoặc tránh khói thuốc lá. Duy trì lối sống tích cực, tránh căng thẳng, áp lực, stress. Giữ vệ sinh cá nhân: Cổ họng, răng miệng và cơ thể luôn sạch sẽ. Tiêm phòng vắc xin BCG cho trẻ nhỏ. Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Tránh tiếp xúc với người bị lao phổi, nếu tiếp xúc cần phải có biện pháp tránh lây nhiễm. Nhà cửa và môi trường sống cần được vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát. Kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị kịp thời.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa cholesterol máu cao Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của cholesterol máu cao Chế độ sinh hoạt: Tập thể dục thường xuyên. Không hút thuốc lá. Hạn chế uống qua nhiều rượu bia. Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. Chế độ dinh dưỡng: Ăn một chế độ ăn giàu dinh dưỡng, ít cholesterol và mỡ động vật và nhiều chất xơ. Phương pháp phòng ngừa cholesterol máu cao hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Ăn một chế độ ăn ít muối, chú trọng trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt. Hạn chế ăn nhiều mỡ động vật và sử dụng vừa phải chất béo tốt. Giảm thêm cân và duy trì cân nặng hợp lý. Từ bỏ hút thuốc. Tập thể dục vào hầu hết các ngày trong tuần ít nhất 30 phút. Uống rượu có chừng mực.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa đau vùng thắt lưng Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của đau vùng thắt lưng Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Vật lý trị liệu bao gồm chườm nóng , đắp bùn nóng, chườm đá, hồng ngoại, thủy liệu pháp, siêu âm, kích thích điện, xoa bóp, tác động cột sống, kéo giãn cột sống, châm cứu, kích thích thần kinh bằng điện qua da. Nghỉ ngơi hoàn toàn (nằm trên giường) trong 2 – 3 ngày và nghỉ tương đối sau đó. Bắt đầu các động tác phục hồi chức năng (bài tập kéo giãn mạnh cơ và thể dục nhịp điệu) để điều chỉnh các tư thế xấu của cột sống. Nếu bệnh nhân có trượt đốt sống, cần có các bài tập làm tăng sức mạnh cơ lưng – bụng, đeo thắt lưng chỉnh hình cách quãng hoặc thường xuyên. Cần tránh tuyệt đối các động tác thể thao hay vận động quá mức và tránh các nghề như lái mô tô, máy kéo,… Tránh các thể thao như golf, bóng chuyền, bóng bầu dục, tennis, trượt tuyết, mang balo nặng đi bộ. Ngược lại, cho phép bơi, hay đi bộ, đạp xe trên nền phẳng. Không nên tập luyện quá sức. Các tư thế làm việc, các vận động bất thường, đột ngột, các yếu tố làm mất cân bằng tư thế cột sống như quá ưỡn cột sống thắt lưng, quá vặn, quá nghiêng… đều cần được điều chỉnh. Cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ trong quá trình điều trị đau vùng thắt lưng Chế độ dinh dưỡng: Đảm bảo chế độ ăn uống của bạn bao gồm đủ canxi và vitamin D , vì những chất này cần thiết cho sức khỏe của xương. Một chế độ ăn uống lành mạnh cũng giúp kiểm soát trọng lượng cơ thể. Phương pháp phòng ngừa đau vùng thắt lưng hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Khi đứng cần phải đứng thẳng, cân xứng hai bên, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai chân, không ưỡn bụng và thắt lưng, cần giữ độ cong bình thường của cột sống. Khi ngồi nên ngồi trên ghế có chiều cao phù hợp để hai bàn chân đặt sát trên sàn nhà, khớp cổ chân, khớp gối, khớp háng vuông góc, lưng thẳng, tựa đều vào thành ghế phía sau, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai bên mông và hai chân. Khi muốn bê hoặc nâng một vật từ dưới đất lên cần đặc biệt chú ý đến tư thế của cột sống và thân mình, khoảng cách giữa đồ vật đó với cơ thể và sự phối hợp nhịp nhàng của động tác. Tập thể dục thường xuyên. Ngừng hút thuốc lá do hút thuốc và nicotin làm giảm dòng máu đến cột sống thắt lưng, gây thoái hóa đĩa đệm. Người béo phì cần được tư vấn để giảm cân. Dùng giày bệt ít gây căng thẳng cho lưng hơn. Giường: Bạn nên có một tấm nệm để giữ cho cột sống của bạn thẳng, đồng thời nâng đỡ trọng lượng của vai và mông. Dùng một cái gối, nhưng không nên để gối ép cổ bạn vào một góc dốc. Xem thêm: Các vị trí đau lưng nguy hiểm thường gặp và cách khắc phục", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa lao họng Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của Lao họng Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi, súc miệng. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Chế độ dinh dưỡng Chưa có dữ liệu. Phương pháp phòng ngừa lao họng hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng. Bỏ thuốc lá hoặc tránh khói thuốc lá. Duy trì lối sống tích cực, tránh căng thẳng, áp lực, stress. Tiêm phòng vắc xin BCG cho trẻ nhỏ. Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Tránh tiếp xúc với người đang bị nhiễm bệnh, nếu tiếp xúc cần phải có biện pháp tránh lây nhiễm. Vệ sinh chỗ ở, làm việc sạch sẽ thoáng mát. Khi ra đường cần mang khẩu trang, dùng khăn che miệng khi hắt hơi hoặc ho. Kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị kịp thời.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa đau bụng trên Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của đau bụng trên Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. Chế độ dinh dưỡng: Ăn đủ chất xơ có thể giúp ngăn ngừa táo bón và giữ cho ruột hoạt động tốt, điều này sẽ ngăn ngừa một số dạng đau bụng. Uống nước lọc, nhưng không phải đồ uống có ga hoặc có ga sẽ giảm nguy cơ bị đau do đầy hơi cũng như giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Nếu đau bụng do không dung nạp lactose thì không dùng các sản phẩm có chứa lactose. Phương pháp phòng ngừa đau bụng trên hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Thực hiện theo một chế độ ăn cụ thể có thể giúp giảm đau do không dung nạp lactose, sỏi mật, hội chứng ruột kích thích.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm ruột Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm ruột Chế độ sinh hoạt: Để phòng ngừa viêm đường ruột cấp tính, bạn có thể áp dụng những biện pháp sau đây: Tập thể dục đều đặn: Vận động thể chất đều đặn giúp cải thiện chức năng ruột và hệ tiêu hóa. Tập luyện thường xuyên và duy trì lối sống hoạt động để giữ cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Hạn chế sử dụng kháng sinh: Kháng sinh có thể làm thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột và gây ra rối loạn tiêu hóa. Hãy sử dụng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ và hạn chế việc sử dụng không cần thiết. Tránh tiếp xúc với chất độc: Tránh tiếp xúc với thuốc lá và các chất độc hại khác có thể gây tổn thương cho niêm mạc ruột và gây ra viêm đường ruột. Điều trị các bệnh lý khác: Nếu bạn có bất kỳ bệnh nghiêm trọng nào như ung thư, đái tháo đường hoặc bệnh tim mạch, hãy tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ và điều trị chúng một cách hiệu quả. Điều này giúp giảm nguy cơ mắc viêm đường ruột cấp tính và các biến chứng khác. Tuân thủ các biện pháp trên sẽ giúp bạn duy trì sức khỏe ruột và giảm nguy cơ phát triển viêm đường ruột cấp tính. Tuy nhiên, nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nghi ngờ hoặc tình trạng không ổn định, hãy tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ để được đánh giá và chẩn đoán kịp thời. Chế độ dinh dưỡng: Chế độ ăn uống lành mạnh: Hãy ăn một chế độ ăn giàu chất xơ, vitamin D và thực phẩm tự nhiên. Hạn chế ăn chất béo và chất bột, và tăng cường tiêu thụ các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như rau xanh, trái cây, hạt và ngũ cốc nguyên hạt. Uống đủ nước: Hãy đảm bảo bạn uống đủ nước hàng ngày để tăng cường sự lưu thông của chất thải trong hệ tiêu hóa và giữ cho đường ruột hoạt động trơn tru. Phương pháp phòng ngừa viêm ruột hiệu quả Các biện pháp kiểm soát viêm ruột bao gồm: Rửa tay cẩn thận trước khi ăn, khi nấu ăn và sau khi đi vệ sinh. Tránh sử dụng các thức uống không hợp vệ sinh như nước từ dòng suối, nước giếng và nước chưa được đun sôi. Khi ăn trứng hoặc thịt gia cầm, bạn chỉ nên dùng dụng cụ đã được vệ sinh sạch sẽ. Bạn nên ăn thực phẩm được nấu chín kỹ và dự trữ thực phẩm trong ngăn mát tủ lạnh. Hạn chế hút thuốc và uống rượu bia.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa tê Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của tê Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ và thăm khám định kỳ hoặc ngay khi nhận thấy bất thường trong quá trình điều trị. Có kế hoạch làm việc, nghỉ ngơi, ăn uống và tập luyện điều độ. Tránh căng thẳng và quá sức. Kiểm soát cân nặng ở mức độ phù hợp với tuổi tác và sức khỏe. Tập luyện yoga, đi bộ hoặc massage giúp thư giãn cơ thể, tinh thần thoải mái đồng thời cũng tăng cường sức dẻo dai của cơ bắp và xương khớp. Không hút thuốc lá và hạn chế sử dụng các chất kích thích khác, đặc biệt là bia rượu, caffeine. Chế độ dinh dưỡng: Không dùng rượu bia, thức uống có cồn và hạn chế caffeine. Có chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất; bổ sung rau xanh, trái cây tươi, sữa chua để tăng sức đề kháng của cơ thể. Hạn chế chất béo bão hòa và mỡ động vật; tăng cường thu nạp protein từ cá và các loại thịt khác. Tránh ăn mặn và thực phẩm chứa nhiều muối như thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn... Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin B tốt cho dây thần kinh như: Thịt gà, thịt heo, thịt bò, trứng, gan động vật, cá hồi, sữa, hàu, trai, hến… Phương pháp phòng ngừa tê hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Thường xuyên tập luyện thể dục, lựa chọn các môn thể thao phù hợp với độ tuổi và sức khỏe. Cần khởi động kỹ trước và thả lỏng các cơ sau khi vận động. Ngủ đúng giờ và đủ giấc (khoảng 8 tiếng mỗi ngày đối với người lớn) giúp cơ thể phục hồi năng lượng sau một ngày lao động, học tập vất vả. Massage, xoa bóp chân tay hoặc ngâm thư giãn trong nước ấm trước khi đi ngủ giúp tăng cường lưu thông máu. Tránh giữ nguyên một tư thế quá lâu, nên vận động nhẹ hoặc giãn cơ sau một khoảng thời gian làm việc. Tránh mang giày, dép, vớ quá chật gây cản trở lưu thông máu. Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện các thay đổi bất thường trong cơ thể và có hướng điều trị kịp thời.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa chướng bụng Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của Chướng bụng Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. Chế độ dinh dưỡng: Ăn ít chất béo. Ăn nhiều rau, chất xơ. Bổ sung men tiêu hóa. Phương pháp phòng ngừa chướng bụng hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Xác định sự nhạy cảm với thực phẩm và thay đổi chế độ ăn uống phù hợp. Ăn một lượng nhỏ chậm hơn. Chờ lâu hơn giữa các bữa ăn. Uống nhiều nước hơn và ăn nhiều chất xơ để ngăn ngừa sự tích tụ của chất thải. Thử men tiêu hóa và men vi sinh trước bữa ăn.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa ung thư phế quản Những thói quen sinh hoạt có thể giúp hạn chế diễn tiến của ung thư phế quản Để hạn chế diễn tiến của ung thư phế quản bạn cần có thói quen sinh hoạt sau đây: Chế độ sinh hoạt Tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Bỏ hút thuốc lá:  Bỏ hút thuốc lá sẽ làm giảm nguy cơ ung thư phế quản thậm chí nếu bạn đã hút thuốc trong nhiều năm. Hãy tham vấn bác sĩ các cách hỗ trợ bỏ hút thuốc như sản phẩm thay thế nicotin. Tránh khói thuốc lá thụ động: Tránh những nơi có người hút thuốc chẳng hạn như các nhà hàng và quán cà phê…và tìm các nơi không có khói thuốc. Tránh các hóa chất độc hại gây ung thư tại nơi làm việc: Tuân thủ các nguyên tắc an toàn lao động tại nơi làm việc, thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ mình tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại tại nơi làm việc như luôn đeo mặt nạ để bảo vệ bạn tránh phơi nhiễm các chất độc hại trong môi trường làm việc. Chế độ dinh dưỡng: Ăn một chế độ ăn uống đầy đủ các loại rau xanh và trái cây: Chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều trái cây và rau xanh giúp phòng ngừa các tế bào bị đột biến gen thành tế bào ung thư. Sở dĩ, các loại thực phẩm này có tác dụng tuyệt vời như vậy là do chúng chứa lượng lớn chất chống oxy hóa, flavonoids, carotenoids. Tập thể dục thường xuyên: Bạn nên cố gắng có thói quen tập thể dục thường xuyên. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh được rằng với sự tập luyện vừa phải và đều đặn các tế bào miễn dịch trong máu lưu thông nhanh hơn và hệ miễn dịch của cơ thể gia tăng. Phương pháp phòng ngừa ung thư phế quản hiệu quả Để phòng ngừa bệnh ung thư phế quản hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý sau đây: Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, đặc biệt là chụp X -quang ngực để kiểm tra có sự bất thường của phế quản, phổi hay không. Việc phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm rất quan trọng, làm tăng hiệu quả điều trị, tăng thời gian sống cho bệnh nhân. Duy trì lối sống tích cực, bỏ hút thuốc lá nếu bạn hút thuốc, tránh xa môi trường có khói thuốc lá hay chất độc hại, có chế độ dinh dưỡng giàu rau xanh, trái cây và tập thể dục đều đặn.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa hội chứng ruột kích thích Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của hội chứng ruột kích thích Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Đi đôi với việc ăn kiêng, bệnh nhân cần luyện tập thói quen đi đại tiện vào giờ nhất định dù là táo bón hay tiêu chảy. Luyện tập thói quen đi đại tiện ngày một lần vào buổi sang, cần làm động tác xoa bụng trước khi đi ngoài để kích thích gây cảm giác đi ngoài. Nếu đi phân lỏng nhiều lần cũng phải tập đi ít lần bằng cách cố nhịn. Luyện tập phải công phu và kiên trì. Thay đổi môi trường sống để tạo không khí thoải mái, dễ chịu như tắm biển, suối nước nóng,… Kiêng thức ăn gây kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá, các thức ăn gia vị như hạt tiêu ớt, các thức ăn có đường lactose... Chế độ dinh dưỡng: Điều kiện quan trọng giúp điều trị thành công. Trước hết cần ăn kiêng các thức ăn không thích hợp như tôm, cua, cá, những thức ăn khó tiêu, sinh hơi nhiều như khoai lang. Kiêng thức ăn gây kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá, các thức ăn gia vị như hạt tiêu ớt, các thức ăn có đường lactose, đa số người bệnh rồi loạn cơ năng đại tràng bị thiếu lactase. Không nên ăn các thức ăn chứa nhiều cellulose khó tiêu như cam, xoài, mít,… Đối với người táo bón thì nên ăn thêm rau chống táo bón. Đối với tiêu chảy cần ăn thức ăn đặc dễ tiêu. Đối với người đầy hơi không dùng đồ uống có gaz. Khi ăn nên nhai kỹ, ăn chậm, không nên ăn quá nhiều một lúc. Phương pháp phòng ngừa hội chứng ruột kích thích hiệu quả Chưa có phương pháp phòng ngừa hội chứng rụột kích thích hiệu quả.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm lộ tuyến cổ tử cung Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm lộ tuyến cổ tử cung Chế độ sinh hoạt: Chế độ sinh hoạt cho người bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung bao gồm các biện pháp sau đây: Giữ vệ sinh cá nhân: Hạn chế sử dụng dụng cụ vệ sinh cá nhân chung và luôn giữ vùng kín sạch khô. Sử dụng bông gòn hoặc khăn mềm để lau vùng kín sau khi đi tiểu hoặc đi cầu. Tránh quan hệ tình dục: Tránh quan hệ tình dục trong quá trình điều trị và cho đến khi có chỉ dẫn từ bác sĩ rằng bạn đã khỏi hoàn toàn. Tránh căng thẳng: Cố gắng giảm căng thẳng và tạo điều kiện nghỉ ngơi đủ, để cơ thể có thể phục hồi và hỗ trợ quá trình điều trị. Điều chỉnh hoạt động thể lực: Tránh các hoạt động thể lực quá mức gây căng thẳng cho cơ thể. Tuy nhiên, duy trì một lịch trình vận động nhẹ nhàng có thể giúp tăng cường sức khỏe chung. Tuân thủ điều trị: Đảm bảo tuân thủ đúng liều thuốc được chỉ định bởi bác sĩ và không tự ý ngừng điều trị. Điều trị các bệnh nền: Nếu có các bệnh nền như nhiễm trùng hoặc bệnh lây truyền qua đường tình dục, điều trị chúng cùng lúc để ngăn chặn sự tái phát của viêm lộ tuyến cổ tử cung. Lưu ý rằng đây chỉ là các biện pháp tổng quát, và quan trọng nhất là tham khảo ý kiến của bác sĩ để nhận được hướng dẫn chính xác và phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn. Tránh căng thẳng để cơ thể có thể phục hồi và hỗ trợ quá trình điều trị Chế độ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung có thể bao gồm các yếu tố sau: Thực phẩm giàu chất chống viêm: Bao gồm các loại thực phẩm chứa chất chống viêm tự nhiên như quả dứa, quả mâm xôi, quả anh đào, quả việt quất, hạt chia, hạt lanh, cây lúa mạch, đậu nành và các loại hạt. Rau xanh và quả tươi: Bổ sung đủ lượng rau xanh và quả tươi trong khẩu phần ăn hàng ngày. Rau xanh như cải bắp, cải xoăn, rau cải, rau diếp cá và quả tươi như cam, chanh, kiwi, dứa, táo và dưa hấu có thể cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và chất chống viêm . Omega-3: Bổ sung omega-3 từ các nguồn như cá hồi, cá ngừ, hạt chia, hạt lanh và dầu cá. Omega-3 có tính chất chống viêm và có thể giúp giảm triệu chứng viêm. Giảm tiêu thụ chất béo bão hòa và chất béo no: Hạn chế tiêu thụ thực phẩm chứa chất béo bão hòa và chất béo no, như thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên và đồ ngọt. Thay vào đó, tập trung vào chất béo lành mạnh từ các nguồn như cá, hạt, dầu hạt và dầu ô-liu. Đảm bảo cân bằng dinh dưỡng: Bao gồm đủ lượng protein, carbohydrate và chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày. Điều này có thể được đáp ứng thông qua việc tiêu thụ thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng, đậu và hạt, carbohydrate từ nguồn tinh bột như lúa mì, gạo, khoai tây và ngô, cùng với chất xơ từ rau, quả và ngũ cốc nguyên hạt. Uống đủ nước: Đảm bảo cung cấp đủ lượng nước hàng ngày để duy trì sự cân bằng độ ẩm trong cơ thể và hỗ trợ quá trình thanh thải độc tố. Hạn chế tiêu thụ chất kích thích: Tránh tiêu thụ quá nhiều cafein, đồ uống có ga và đồ uống có nồng độ đường cao. Tuy nhiên, mỗi trường hợp viêm lộ tuyến cổ tử cung có thể có yêu cầu dinh dưỡng cụ thể, do đó, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để tạo ra một chế độ dinh dưỡng phù hợp và đáp ứng nhu cầu cụ thể của bạn. Bổ sung omega-3 có thể giúp giảm các triệu chứng của viêm lộ tuyến cổ tử cung Phương pháp phòng ngừa viêm lộ tuyến cổ tử cung hiệu quả Bạn không thể ngăn ngừa viêm lộ tuyến cổ tử cung, nhưng bạn không nên lo lắng nếu mắc bệnh này. Đó là một tình trạng vô hại không liên quan đến hoặc gây ra bởi các bệnh lý nguy hiểm.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa co giật Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của co giật Chế độ dinh dưỡng Theo nghiên cứu thì chế độ ăn ketogenic, chế độ ăn uống giàu chất béo và protein và rất ít carbohydrate được chứng minh là hữu ích trong việc giảm tần suất bị co giật. Chế độ sinh hoạt Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. Phương pháp phòng ngừa co giật hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Ngủ ngon. Thiếu ngủ có thể là nguyên nhân gây ra các cơn co giật. Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Chú ý đến những thứ gây ra cơn co giật của bạn và cố gắng tránh chúng. Mang thiết bị cảnh báo co giật để có thể cảnh báo cho người chăm sóc của bạn khi bạn đang lên cơn co giật. Giải đáp thắc mắc: Bị bệnh co giật có chữa được không? Có nhiều biện pháp để phòng ngừa co giật" ]
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa thoát vị bẹn
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa thoát vị bẹn Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của thoát vị bẹn Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng . Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Phương pháp phòng ngừa thoát vị bẹn hiệu quả Dưới đây là một số cách đơn giản có thể giúp phòng ngừa thoát vị bẹn, cụ thể: Bỏ thuốc lá hoặc tránh xa khói thuốc lá. Duy trì cân nặng hợp lý, giảm cân nếu cần thiết. Chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng và lành mạnh: Trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón. Uống nhiều nước. Hạn chế vận động hay tập thể dục quá sức. Tránh nâng những vật quá nặng. Hạn chế đứng một chỗ quá lâu." ]
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa cơn gò chuyển dạ giả Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của cơn gò chuyển dạ giả Chế độ sinh hoạt: Đi dạo hoặc di chuyển khoảng 5-10 phút nếu bạn đã ngồi trong một thời gian dài. Nằm xuống và nghỉ ngơi nếu bạn xuất hiện cơn gò chuyển dạ. Uống nước ít nhất 2 lít/ngày. Không nên nhịn tiểu. Làm điều gì đó thư giãn như tập thiền, tập yoga, nói chuyện tâm sự với gia đình. Uống đủ nước trong ngày giúp sản phụ hạn chế xuất hiện các cơn gò chuyển dạ giả Chế độ dinh dưỡng: Đối với bất kì thai phụ nào, việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng là rất quan trọng. Bên cạnh đó, hãy liên hệ với chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn chế độ ăn tốt nhất cho bạn và thai nhi. Phương pháp phòng ngừa cơn gò chuyển dạ giả hiệu quả Để phòng ngừa cơn gò chuyển dạ giả hiệu quả bạn cần phải: Uống đủ nước; Quản lý căng thẳng; Thực hiện bài tập thư giãn, tập hít thở chậm và sâu; Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý; Hãy liên hệ ngay với bác sĩ nếu có bất kỳ lo lắng nào về tình trạng của bản thân; Tham gia các lớp học tiền sản để có đủ kiến thức trong quá trình mang thai. Sản phụ nên tham gia các lớp học tiền sản để có đủ kiến thức trong quá trình mang thai", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa ốm nghén Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của ốm nghén Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. Chế độ dinh dưỡng: Chọn thực phẩm phù hợp, giàu đạm, ít dầu mỡ, dễ tiêu hóa, tránh đồ ăn nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng. Thức ăn nhạt, chẳng hạn như chuối, gạo, nước sốt táo và bánh mì nướng có thể dễ tiêu hóa. Uống nhiều chất lỏng, nước hoặc nước gừng. Chú ý tránh các thực phẩm có thể gây buồn nôn, nôn. Phương pháp phòng ngừa ốm nghén hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Không có cách nào để ngăn ngừa hoàn toàn tình trạng ốm nghén. Tuy nhiên, tránh các tác nhân như các mùi mạnh, tình trạng mệt mỏi quá mức, thức ăn cay và thức ăn nhiều đường có thể hữu ích.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa u mô đệm đường tiêu hóa (gists) Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của u mô đệm đường tiêu hóa Chế độ sinh hoạt: Bỏ hút thuốc: Không sử dụng thuốc là và các sản phẩm thuốc lá khác như thuốc lá điện tử, thuốc lào,… Hút thuốc có thể làm tăng khả năng bị ung thư tại cùng một vị trí hoặc một vị trí khác. Cắt giảm lượng rượu bạn uống: Uống rượu làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư. Lượng rượu được khuyến cáo tốt cho sức khỏe là không quá 2 đơn vị mỗi ngày với nam và không quá 1 đơn vị mỗi ngày với nữ. Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Ăn uống lành mạnh và duy trì hoạt động có thể giúp bạn đạt được cân nặng khỏe mạnh và duy trì ở mức đó. Tập thể dục và duy trì hoạt động: Nghiên cứu cho thấy rằng duy trì hoạt động sau khi điều trị ung thư có thể giúp giảm nguy cơ tái phát và có thời gian sống lâu hơn. Tập thể dục vừa phải (đi bộ, đi xe đạp, bơi lội) trong khoảng 30 phút mỗi ngày giúp duy trì một cơ thể khỏe mạnh. Ngoài ra việc tập thể dục còn giúp giảm lo lắng và trầm cảm . Uống rượu làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư Điều quan trọng là bắt đầu một chương trình tập thể dục từ từ và tăng cường hoạt động theo thời gian để có thể hình thành thói quen tập thể dục mỗi ngày. Nếu bạn cần nằm trên giường trong thời gian hồi phục, việc thực hiện các hoạt động nhỏ cũng có thể hữu ích. Duỗi hoặc di chuyển cánh tay hoặc chân của bạn có thể giúp bạn linh hoạt và giảm căng cơ. Chế độ dinh dưỡng: Một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của bạn. Chế độ ăn lành mạnh bao gồm ăn trái cây, rau, ngũ cốc và protein. Nói chuyện với các bác sĩ điều trị hoặc chuyên gia dinh dưỡng để tìm hiểu về bất kỳ nhu cầu ăn kiêng hoặc chế độ ăn dành cho người tiểu đường , bệnh thận,... nếu bạn có các bệnh lý khác kèm theo. Phương pháp phòng ngừa u mô đệm đường tiêu hoá hiệu quả Bạn có thể giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư bằng cách thay đổi lối sống lành mạnh chẳng hạn như cắt giảm rượu, bỏ thuốc lá hoặc duy trì cân nặng khỏe mạnh,...", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm tụy Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm tụy Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị; Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng; Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị; Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Giải pháp tham khảo: Xây dựng chế độ sinh hoạt cho bệnh nhân viêm tụy cấp Chế độ dinh dưỡng: Uống nhiều nước, bổ sung đủ 2,5 lít nước mỗi ngày; Chọn một chế độ ăn uống phù hợp, ít chất béo; Bổ sung rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, protein không mỡ. Phương pháp phòng ngừa viêm tụy hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Cai rượu, bia; Bỏ thuốc lá; Duy trì cân nặng vừa phải, giảm cân khi cần thiết; Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp, hạn chế thực phẩm giàu chất béo; Ăn thực phẩm nhiều chất xơ và tránh đường có thể giúp bạn ngăn ngừa sỏi mật, nguyên nhân chính gây viêm tụy cấp; Tập thể dục thường xuyên, để tinh thần thoải mái như thiền, yoga,… Ngồi thiền giúp tinh thần thoải mái", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa teo thực quản Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của teo thực quản Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ, theo dõi mỗi tháng trong 6 tháng đầu, sau đó mỗi 3 - 6 tháng, sau đó mỗi năm. Tập thể dục thường xuyên, tìm bộ môn thể thao thích hợp để rèn luyện nhưng tránh tập luyện quá sức Nghỉ ngơi, thư giãn và đặc biệt tránh căng thẳng sau khi mới phẫu thuật. Khám thai đầy đủ và thực hiện các xét nghiệm tiền sản để phát hiện sớm các dị tật của thai nhi nếu có. Chế độ dinh dưỡng: Ban đầu sau khi mới phẫu thuật xong nhịn ăn, giữ kỹ sonde dạ dày hoặc sonde dạ dày ra da, nuôi ăn bằng đường tĩnh mạch. Thiết lập chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, nên bổ sung nhiều rau củ quả, những thức ăn dễ tiêu hóa. Hạn chế ăn các thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng khó tiêu.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa ngứa hậu môn Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của ngứa hậu môn Chế độ sinh hoạt: Mặc các loại quần áo thoải mái, rộng rãi. Chăn nệm dùng loại mềm mại. Sau khi đi đại tiện, nên làm sạch vùng hậu môn bằng bông thấm, giấy mềm được làm ẩm bằng nước hay các vật dụng làm sạch hậu môn chuyên dùng cho các bệnh nhân bị trĩ. Không dùng xà phòng và khăn làm ẩm. Có thể làm khô bằng phấn rôm hay bột ngô. Nếu bị ngứa, hạn chế gãi nhất có thể. Chế độ dinh dưỡng: Hạn chế các thực phẩm cay, chua hay các loại gây kích thích hậu môn. Phương pháp phòng ngừa ngứa hậu môn Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Vệ sinh sạch sẽ hậu môn, nhất là sau khi đi vệ sinh xong. Dùng nước ấm và sạch để rửa, hạn chế dùng khăn và xà phòng. Dùng đồ lót bằng các loại chất liệu nhẹ nhàng, thấm hút mồ hôi, thoáng mát.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa ung thư hậu môn Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của ung thư hậu môn Chế độ sinh hoạt: Chế độ sinh hoạt cho người bệnh ung thư hậu môn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng người và đề xuất của bác sĩ điều trị. Tuy nhiên, dưới đây là một số lời khuyên chung về chế độ sinh hoạt cho người bệnh ung thư hậu môn: Luyện tập thể dục thường xuyên: Người bệnh nên tham gia vào các hoạt động thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, bơi lội hoặc đi xe đạp để giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh. Kiểm soát cân nặng: Người bệnh nên kiểm soát cân nặng bằng cách ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn để giảm nguy cơ bị béo phì . Hạn chế uống rượu và hút thuốc lá: Uống rượu và hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư và các bệnh lý khác. Điều trị các bệnh lý khác: Nếu người bệnh có các bệnh lý khác đi kèm như đái tháo đường , tăng huyết áp, thì cần điều trị chúng để giảm nguy cơ xuất hiện các biến chứng. Thực hiện các xét nghiệm định kỳ: Người bệnh nên thực hiện các xét nghiệm định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến sức khỏe của mình. Những lời khuyên trên chỉ là thông tin chung và bạn nên tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ để biết thêm chi tiết về chế độ sinh hoạt phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn. Luyện tập thể dục thường xuyên để giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh Chế độ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người bệnh ung thư hậu môn là một phần quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị và cải thiện chất lượng cuộc sống của họ. Dưới đây là một số lời khuyên về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư hậu môn: Ăn nhiều rau quả tươi: Rau quả cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi các tổn thương và giảm nguy cơ tái phát ung thư. Người bệnh nên ăn ít nhất 5 phần rau quả mỗi ngày. Tăng cường protein: Protein là chất cần thiết cho việc tái tạo tế bào và tăng cường hệ miễn dịch. Người bệnh nên ăn các loại thực phẩm chứa protein như thịt gà, cá, trứng, đậu, hạt, sữa và sản phẩm từ sữa. Hạn chế chất béo: Chất béo có thể tăng nguy cơ bị béo phì và ung thư. Người bệnh nên hạn chế ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều chất béo như thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn chiên và đồ ngọt. Tăng cường chất xơ: Chất xơ giúp duy trì sức khỏe đường ruột và giảm nguy cơ táo bón. Người bệnh nên ăn nhiều rau quả, ngũ cốc và hạt để cung cấp đủ chất xơ cho cơ thể. Uống đủ nước: Người bệnh nên uống đủ nước để giữ cho cơ thể luôn được cung cấp đủ nước và giúp đường ruột hoạt động tốt hơn. Những lời khuyên trên chỉ là thông tin chung và bạn nên tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để tìm ra chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng sức khỏe và nhu cầu dinh dưỡng của bạn. Phương pháp phòng ngừa ung thư hậu môn hiệu quả Để giảm nguy cơ ung thư hậu môn, mọi người có thể: Tiêm phòng vắc-xin HPV trước khi hoạt động tình dục; Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục; Tránh hoặc bỏ hút thuốc lá. Mọi người nên tìm tư vấn y tế về bất kỳ thay đổi nào ảnh hưởng đến hậu môn, ngay cả khi những thay đổi này không gợi ý ung thư. Một cá nhân cũng có thể hỏi bác sĩ về việc khám sàng lọc ung thư hậu môn nếu họ có nguy cơ cao, chẳng hạn như nhiễm virus HPV.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm vùng chậu Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của Viêm vùng chậu Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Phương pháp phòng ngừa Viêm vùng chậu hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Sử dụng bao cao su mỗi khi bạn quan hệ tình dục, hạn chế số lượng bạn tình và hỏi về tiền sử tình dục của bạn tình tiềm năng. Nói chuyện với bác sĩ của bạn về các biện pháp tránh thai . Nhiều hình thức tránh thai không bảo vệ khỏi sự phát triển của viêm vùng chậu. Sử dụng các phương pháp rào cản, chẳng hạn như bao cao su, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh. Ngay cả khi bạn uống thuốc tránh thai, hãy sử dụng bao cao su mỗi khi bạn quan hệ tình dục với bạn tình mới để bảo vệ khỏi bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nếu bạn hoặc bạn tình của bạn bị bệnh viêm vùng chậu hoặc bệnh lây truyền qua đường tình dục, nên được điều trị sớm để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh lây truyền qua đường tình dục hay khả năng tái phát của viêm vùng chậu. Tránh thụt rửa âm đạo vì sẽ làm xáo trộn sự cân bằng của vi khuẩn trong âm đạo của bạn. Tình dục một vợ một chồng. Giảm số lượng bạn tình.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa thoát vị đĩa đệm Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của Thoát vị đĩa đệm Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị; Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng; Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị; Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Phương pháp phòng ngừa Thoát vị đĩa đệm hiệu quả Dưới đây là một số cách đơn giản có thể giúp phòng ngừa thoát vị đĩa đệm, cụ thể: Luyện tập thể thao bằng những bài tập vừa sức để tăng độ dẻo dai của cột sống cũng như giảm nguy cơ tổn thương đĩa đệm; Bỏ thuốc lá hoặc tránh xa khói thuốc lá; Duy trì cân nặng hợp lý, giảm cân nếu cần thiết; Chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng và lành mạnh; Tránh nâng những vật quá nặng; Hạn chế vận động quá sức hoặc sai tư thế. Xem thêm: Bệnh thoát vị đĩa đệm bao lâu thì khỏi Bị bệnh thoát vị đĩa đệm nên ăn gì? Người bị bệnh thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? Luyện tập thể thao bằng những bài tập vừa sức để tăng độ dẻo dai của cột sống", "Hình\r\nminh họa. Nguồn Internet Chào em, sử dụng mảnh ghép tuy là một phương pháp mới, có nhiều\r\ncải tiến, song vẫn ẩn chứa nguy cơ tái phát. Do đó, em cần tránh các hoạt động\r\nnặng, làm tăng áp lực ổ bụng nhiều. Chỉ nên tập những động tác thể dục vừa sức\r\nvà ít ảnh hưởng đến vùng bụng. Tuy nhiên, cũng không nên kiêng cữ quá mức vì\r\nthành bụng yếu cũng là yếu tố nguy cơ làm cho thoát vị dễ tái phát hơn. Thân\r\nmến. AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa ung thư biểu mô ống dẫn sữa tại chỗ Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến Ung thư biểu mô ống dẫn sữa tại chỗ Chế độ sinh hoạt: Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh: Tái khám định kỳ để kiểm tra, tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ. Tham gia các lớp tập luyện thể dục thể thao phù hợp tăng cường sức khỏe, tránh thụ động ngồi nhiều một chỗ, duy trì cân nặng hợp lý. Tránh làm việc quá sức, giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, tham gia các hoạt động ngoài trời. Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, sử dụng các thiết bị điện tử nhiều. Không sử dụng chất kích thích, hút thuốc lá. Chế độ dinh dưỡng: Xây dựng chế độ ăn lành mạnh: Ăn chín uống sôi, có thể thay đổi các món ăn thường xuyên để không bị nhàm chán. Chế độ ăn nên đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường thêm nhóm thực phẩm giàu omega 3 có trong dầu oliu, hạnh nhân, bơ, cá hồi… tăng cường thêm rau xanh chứa nhiều chất xơ như bông cải xanh, bắp cải, các loại trái cây, củ quả. Hạn chế chế biến thức ăn với nhiều dầu mỡ, ưu tiên các cách chế biến như hấp, luộc. Hạn chế ăn thức ăn quá nhiều đường, quá mặn, các loại thức ăn nhanh. Uống nhiều nước trong ngày. Không uống rượu, bia, đồ uống có cồn. Chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng phòng ngừa Ung thư biểu mô ống dẫn sữa tại chỗ Phương pháp phòng ngừa Ung thư biểu mô ống dẫn sữa tại chỗ Mặc dù không có cách nào thực sự để ngăn ngừa Ung thư biểu mô ống dẫn sữa tại chỗ, nhưng chụp nhũ ảnh hàng năm có thể giúp phát hiện sớm bệnh. Việc phát hiện sớm Ung thư biểu mô ống dẫn sữa tại chỗ và các loại ung thư vú khác có thể mang lại kết quả tốt hơn với phương pháp điều trị ít xâm lấn hơn. Ngoài ra, có thể thực hiện một số phương pháp có thể giảm nguy cơ mắc bệnh như: Duy trì lối sống lành mạnh và tránh những yếu tố rủi ro chẳng hạn như không uống quá nhiều rượu và tham gia các hoạt động thể chất. Khám sức khỏe định kỳ, kiểm soát tốt các bệnh lý nền. Chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng. Duy trì cân nặng phù hợp, giảm cân nếu béo phì. Tránh môi trường độc hại, giữ tinh thần lạc quan, tránh căng thẳng. Không hút thuốc lá, sử dụng các chất độc hại. Uống đủ lượng nước trong ngày. Các câu hỏi thường gặp về Ung thư biểu mô ống dẫn sữa tại chỗ Tiên lượng cho những người mắc ung thư biểu mô ống dẫn sữa tại chỗ (DCIS) là gì? Vì Ung thư biểu mô ống dẫn sữa tại chỗ ở vị trí cụ thể trên vú và không lan rộng nên bệnh có thể được kiểm soát và có thể chữa khỏi bằng các phương pháp điều trị thích hợp. Sau khi điều trị, kết quả thường rất tốt. DCIS hiếm khi tái phát sau điều trị. Ngay cả trong những trường hợp DCIS tái phát, ung thư không đe dọa đến tính mạng. Tác dụng phụ của việc điều trị là gì? Xạ trị và liệu pháp hormone có thể gây ra các tác dụng phụ mà bạn nên cân nhắc giữa lợi ích điều trị và những tác dụng phụ tiềm ẩn. Tác dụng phụ của xạ trị có thể bao gồm: Sưng vú; Đau nhức vú; Kích ứng da; Mệt mỏi. Tác dụng phụ của liệu pháp hormone có thể bao gồm: Đau ở khớp hoặc xương; Nóng bừng; Mệt mỏi; Buồn nôn. Ung thư biểu mô ống dẫn sữa tại chỗ được xếp vào giai đoạn nào? Ung thư biểu mô ống dẫn sữa tại chỗ được phân loại là Tis và là ung thư vú Giai đoạn 0 có khả năng điều trị và chữa khỏi cao. Các loại ung thư được phân loại thành các giai đoạn từ 0 đến 4. Để phân giai đoạn ung thư , cần xem xét tế bào ung thư ban đầu và xác định vị trí của nó, kích thước của khối u và khả năng lan sang vị trí khác. Con số càng thấp thì cơ hội điều trị thành công càng cao. Mặc dù DCIS luôn ở giai đoạn 0 nhưng khối u có thể có kích thước bất kỳ và có thể nằm trong một số ống dẫn sữa bên trong vú. Bất chấp điều đó, tiên lượng cho DCIS khi được điều trị là rất tốt. Cần chăm sóc theo dõi như thế nào sau khi điều trị Ung thư biểu mô ống tại chỗ (DCIS)? Dự kiến ​​​​sẽ đến tái khám sức khỏe từ sáu đến 12 tháng một lần trong năm năm sau khi điều trị và sau đó là hàng năm. Bạn cũng có thể cần phải chụp quang tuyến vú hàng năm. Tuy nhiên, trường hợp của mỗi người là khác nhau, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định kế hoạch chăm sóc cho người bệnh sau khi điều trị. Làm cách nào để ngăn ngừa Ung thư biểu mô ống tại chỗ (DCIS)? Nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ và chụp nhũ ảnh để tầm soát ung thư vú. Bản thân chụp nhũ ảnh không ngăn ngừa được Ung thư biểu mô ống dẫn sữa tại chỗ nhưng có thể phát hiện sớm bệnh. Phát hiện sớm có thể mang lại kết quả điều trị tốt hơn.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa rối loạn cương dương Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của rối loạn cương dương Chế độ sinh hoạt: Tập thể dục thường xuyên; Ngủ đủ giấc; Thay đổi sinh hoạt hợp lý, giữ trạng thái vui vẻ, thoải mái; Châm cứu. Chế độ dinh dưỡng: Không hút thuốc lá, hạn chế các loại rượu bia; Chế độ ăn uống lành mạnh và đẩy đủ chất dinh dưỡng. Một số thực phẩm hữu ích cải thiện rối loạn cương dương là lựu, lá hẹ, quá bầu nầm, gừng và mật ong. Phương pháp phòng ngừa rối loạn cương dương hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Giữ đời sống tinh thần và vật chất lành mạnh: tránh thức khuya, stress, không hút thuốc, hạn chế rượu bia. Phòng ngừa các bệnh tim mạch, đái tháo đường, xơ vữa mạch máu. Tập thể dục thường xuyên, ăn uống điều độ và hợp lý.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa thoái hóa đốt sống ngực Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của thoái hoá đốt sống ngực Chế độ sinh hoạt: Vận động hợp lý: Thực hiện các bài tập vận động nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, hoặc bơi lội để tăng cường sức khỏe của cột sống và cơ bắp xung quanh. Giữ đúng tư thế: Cố gắng giữ thẳng lưng khi ngồi, đứng và đi bộ để giảm áp lực lên cột sống. Nghỉ ngơi hợp lý: Đảm bảo có thời gian nghỉ ngơi đủ để giảm căng thẳng cho cột sống. Ngủ đúng tư thế: Sử dụng gối và nệm đúng cách để giữ cho cột sống trong tư thế thoải mái khi ngủ. Tập vật lý trị liệu: Theo dõi chỉ dẫn của chuyên gia về vật lý trị liệu để cải thiện độ linh hoạt và giảm đau. Điều chỉnh lối sống: Tránh vận động quá mức, khiêng vác vật nặng, và tránh giữ 1 tư thế khi ngồi hoặc đứng lâu. Việc tuân thủ chế độ sinh hoạt phù hợp cùng với sự theo dõi và hỗ trợ từ bác sĩ và chuyên gia sẽ giúp bạn quản lý tốt hơn vấn đề thoái hóa đốt sống ngực. Chế độ dinh dưỡng: Canxi và vitamin D: Cân nhắc việc tăng cường lượng canxi và vitamin D trong chế độ ăn hàng ngày để hỗ trợ sức khỏe xương và giảm nguy cơ gãy xương. Thức ăn giàu protein: Protein giúp tăng cường sức khỏe cơ bắp và tái tạo tế bào, hỗ trợ quá trình phục hồi và giảm đau. Omega-3: Bổ sung omega-3 từ các nguồn như cá hồi, hạt lanh, hoặc dầu cá để giảm viêm và cải thiện linh hoạt của cột sống. Chất chống oxy hóa: Ăn nhiều rau củ và trái cây giàu chất chống oxy hóa như cà chua, cam, dâu để giảm viêm và bảo vệ tế bào khỏi tổn thương. Giảm cân nếu thừa cân: Nếu bạn thừa cân, giảm cân có thể giảm áp lực lên cột sống và giảm triệu chứng đau. Hạn chế các chất kích thích: Tránh các chất kích thích như cafein, đường và thức ăn nhanh để giảm viêm và đau. Uống đủ nước: Hãy đảm bảo cơ thể bạn luôn được bổ sung đủ lượng nước. Thực đơn cân đối: Đảm bảo chế độ ăn của bạn đa dạng và cân đối với đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Phòng ngừa thoái hoá đốt sống ngực Để phòng ngừa thoái hoá đốt sống ngực và duy trì sức khỏe của cột sống, một số biện pháp bạn có thể thực hiện như: Vận động đều đặn: Tập luyện thể dục đều đặn, bao gồm tập luyện mạnh sức cơ, tập yoga hoặc bơi lội. Giữ thẳng lưng: Đảm bảo duy trì tư thế đúng khi ngồi, đứng và làm việc để giảm áp lực lên cột sống. Nâng đồ vật đúng cách: Khi cần nâng đồ vật nặng, hãy sử dụng kỹ thuật đúng để tránh gây tổn thương cho cột sống. Thay đổi tư thế làm việc: Đứng dậy và vận động mỗi khi làm việc ngồi lâu để giảm áp lực lên cột sống. Dinh dưỡng cân đối: Chế độ ăn uống giàu canxi, vitamin D và protein để duy trì sức khỏe xương và cơ bắp. Giảm cân nếu thừa cân: Nếu bạn thừa cân, giảm cân có thể giảm áp lực lên cột sống và giảm nguy cơ thoái hoá. Hạn chế thói quen không lành mạnh: Hạn chế hút thuốc lá, uống rượu bia, và tránh ngồi lâu một chỗ. Theo dõi và điều trị các bệnh lý liên quan khác: Điều trị tích cực các bệnh lý như viêm khớp, đái tháo đường, béo phì giúp giảm nguy cơ thoái hoá đốt sống. Duy trì cân nặng lý tưởng giúp phòng ngừa bệnh thoái hoá đốt sống ngực Thăm bác sĩ định kỳ đóng vai trò quan trọng để theo dõi sức khỏe cột sống và đưa ra các biện pháp phòng ngừa kịp thời. Xem thêm: Thoái hoá cột sống nên tập gì cho bớt đau? Thoái hóa cột sống nên bổ sung gì để ngừa biến chứng nặng?", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa loét tiêu hóa Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của loét tiêu hóa Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. Nếu nguyên nhân gây loét là H. pylori, cần uống thuốc kháng sinh đúng và đủ liều theo chỉ định của bác sĩ để tiêu diệt triệt để vi khuẩn và tránh tái phát. Chế độ dinh dưỡng: Tránh các thức ăn gây kích ứng dạ dày (thức ăn cay nóng, quá chua, nhiều dầu mỡ…) khi vết loét chưa lành lại. Bổ sung thêm các thực phẩm có thể giúp chống lại H. pylori và tăng cường lợi khuẩn như rau xanh, bông cải xanh, sữa chua, kombucha, táo, việt quất, mâm xôi, dầu oliu… Phương pháp phòng ngừa loét tiêu hóa hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Thận trọng khi dùng thuốc giảm đau NSAID (aspirin, ibuprofen, naproxen…), đặc biệt là trong các bệnh viêm khớp mạn tính phải dùng thuốc kéo dài. Không được tự ý dùng thuốc hoặc tự mua lại đơn thuốc cũ. Bạn cần lưu ý các dấu hiệu trên đường tiêu hóa và báo ngay cho bác sĩ nếu có bất cứ điều gì bất thường. Uống thuốc cùng với thức ăn, không uống rượu bia trong thời gian dùng thuốc. Hạn chế sử dụng rượu bia và thuốc lá vì chúng làm suy giảm các yếu tố bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa (chất nhầy…). Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng quá mức. Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay sạch trước khi ăn.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa tắc mạch ối Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của tắc mạch ối Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. Chế độ dinh dưỡng: Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Phương pháp phòng ngừa tắc mạch ối hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Khám thai định kỳ. Lưu ý các dấu hiệu bất thường trong quá trình mang thai để phát hiện kịp thời và điều trị hiệu quả." ]
Mẹ tôi bị xẹp đốt sống D11, L1, 2,4,5 và loãng xương nặng. Phương pháp nào điều trị tốt nhất ạ? Mẹ tôi 67 tuổi, mắc bướu cổ đơn thuần.
[ " Chào bạn, Xẹp đốt sống, thường gặp do chấn thương cột sống, trên người bị loãng xương… Ngoài cảm giác đau, xẹp đốt sống còn có thể gây ra triệu chứng gù, mất vững cột sống hoặc biến chứng thần kinh do chèn ép. Việc điều trị cần phải giải quyết nguyên nhân, tức là dùng thuốc trị loãng xương, bên cạnh đó, tuỳ vào mức độ nặng và biến chứng của tổn thương mà bác sĩ sẽ xem xét điều trị nội khoa bằng thuốc hoặc tạo hình đốt sống bằng tiêm xi măng. Bạn nên đưa mẹ đến khám tại bệnh viện có chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình để bác sĩ đánh giá và quyết định phương pháp điều trị bạn nhé! Thân mến." ]
[ "Chào Ngọc Yến, AloBacsi rất hiểu tâm trạng hoang mang và lo lắng hiện nay của cháu. Trước tiên cháu cần hiểu sơ sơ về “cái cục” ở ngực mẹ cháu đã há. Bướu ở vú có nhiều loại, lành tính và ác tính (tức ung thư hay còn gọi là K), kết luận chính xác u đó là lành hay ác chỉ dựa vào kết quả sinh thiết (còn gọi là làm giải phẫu bệnh). Nếu là ác tính, các BS còn dựa vào tính chất u: xâm lấn mô xung quanh, di căn đến hạch (thường la hạch ở nách)... để phân độ hay giai doạn rồi từ đó có phác đồ điều trị thích hợp. Có thể mổ cắt cục u thôi hay cắt hết 1 bên ngực kèm nạo hạch nách tùy u đang tiến triển ở giai đoạn nào, sau đó tùy theo kết quả giải phẫu bệnh mẫu bệnh phẩm mổ mà quyết định sẽ hóa trị (truyền thuốc và uống) bao nhiêu toa, hay xạ trị bao nhiêu tia... AloBacsi không biết mẹ cháu đã được làm các xét nghiệm gì rồi (siêu âm, chụp nhũ ảnh, sinh thiết khối u) và mẹ cháu có bệnh gì kèm theo không (như tăng huyết áp, tiểu đường...)? Như vậy bây giờ cháu đã hiểu sơ sơ về bệnh K vú rồi, bước tiếp theo là đưa mẹ đến khám tại BV Ung bướu (rất đông bệnh nhân) hay BV Đại học Y dược, tùy theo tình hình BS thông báo giai đoạn và các bước điều trị của mẹ mà cháu sẽ động viên, lên tinh thần giúp mẹ. K vú là một bệnh mà nếu phát hiện sớm, điều trị tích cực thì khả năng sống > 10 năm là rất cao. Mẹ cháu lại còn rất trẻ, kinh nguyệt chắc là còn, vấn đề điều trị sẽ dễ dàng hơn nhiều. Thêm vào đó, đoạn nhũ (cắt vú) sẽ làm cho mẹ cháu shock ghê lắm, cháu phải luôn ở bên mẹ, động viên, đôi khi cần chút khôi hài, bảo với mẹ: mất 1 vẫn còn 1, lo gì…, hay là: ông trời phú cho người phụ nữ có 2 cái để dự phòng trường hợp này... Và khi vào hóa chất (vô thuốc) hay xạ trị, sẽ đau đớn, vật vã lắm, cháu cần ép mẹ ăn uống đủ chất, tạo một tâm trạng sảng khoái cho mẹ, nếu được, những lúc mẹ hơi khỏe, chở mẹ đi chơi... Điều quan trọng là không được cho mẹ bỏ trị nữa chừng, rất nguy hiểm. Nấm linh chi cũng tốt nhưng nó chỉ là thực phẩm bổ sung, cháu có thể cho mẹ dùng thêm sau khi đã mổ và hóa trị hay xạ trị đầy đủ. Không biết những gì BS nói nãy giờ có giúp được gì nhiều cho Ngọc Yến không. BS mong cháu can đảm, đủ tự tin để vượt qua giai đoạn này, cầu chúc mẹ cháu mau chóng hồi phục. Chào cháu!", " Chào em, thuộc nhóm bệnh lý cơ xương khớp ở vùng cột sống cổ, như căng mỏi cơ, căng dây chằng cột sống, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm, công việc ngồi nhiều ít vận động, do thiếu vi khoáng chất (như canxi, kali, magie...)... Nếu đau vai gáy kèm tê tay 1 bên thì phải kiểm tra xem có bị chèn ép rễ thần kinh cột sống thắt lưng hay không (thường gặp trong thoát vị đĩa đệm, hẹp lỗ liên hợp đốt sống...), hay có bệnh lý gì về thần kinh cơ - mạch máu phía bên đó không. Với tình trạng này, mẹ em khám chuyên khoa cơ xương khớp để BS thăm khám + chụp phim để chẩn đoán bệnh và điều trị thích hợp. Trong thời gian này, chủ yếu người bệnh nên nghỉ ngơi, không lao động nặng, ăn uống đầy đủ chất. Nếu em đưa mẹ em vào BV 115 để khám, em cần đem theo CMND và thẻ BHYT còn hạn sử dụng của mẹ em. - Trường hợp mẹ em trong tình trạng cấp cứu thì được hưởng BHYT đúng tuyến, - Trường hợp mẹ em không thuộc diện cấp cứu thì chỉ được hưởng BHYT trái tuyến; - Nếu mẹ em không thuộc diện cấp cứu nhưng muốn được BHYT đúng tuyến khi nằm viện/ khám ở BV tuyến trên thì cần có giấy chuyển tuyến của BV tuyến dưới - nơi đăng ký khám BHYT. Thân mến!", "Bướu cổ là bệnh lý của tuyến giáp, đây là một tuyến nội tiết nằm ở phía trước, dưới thấp của cổ, ép vào các mặt bên của thanh quản và những vòng đầu tiên của khí quản Xin chào bạn, Một khối u tuyến giáp gây khó nuốt và ngày càng to là có chỉ đỉnh phẫu thuật cắt tuyến giáp đồng thời điều trị cân bằng hormon giáp rồi. Bạn hãy đến bệnh viện có chuyên khoa bướu giáp để điều trị sớm nhé, để tình trạng mất cân bằng hormon giáp (nếu có) về lâu dài sẽ để lại nhiều di chứng. Hiện tại các bệnh viện lớn tại TP.HCM đều có thể đảm nhận (Đại học Y dược, Chợ Rẫy, 115, Bình Dân …)Thân ái chào bạn.", "Chào bạn, Thoái hoá cột sống thắt lưng và xẹp đốt sống là hai bệnh lý riêng biệt và cách điều trị khác nhau. Do đó bạn cần đưa mẹ tới BV có chuyên khoa Cơ xương khớp để làm rõ chẩn đoán trước khi tiến hành điều trị. Tại TPHCM bạn có thể khám tại phòng khám Cơ xương khớp các Bệnh viện 115, Chợ Rẫy, Gia Định, BV ĐH Y Dược, Phòng khám khớp trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch… bạn nhé! Thân mến.", " Chào em, “ ” có nghĩa là mẹ em đang bị bệnh ung thư ở cơ quan nào đó trong cơ thể và khối u ác tính này đã có di căn hạch. Tùy vào bệnh ung thư ở cơ quan nào, giai đoạn của bệnh, thể trạng người bệnh hiện tại và các bệnh đi kèm khác (tăng huyết áp, đái tháo đường...) mà BS sẽ quyết định điều trị ra sao (phẫu thuật, xạ trị, hóa trị), tiên lượng khả năng điều trị thành công bao nhiêu, thời gian dự đoán sống còn bao nhiêu... Do vậy, gia đình cần hỏi trực tiếp BS đang điều trị bệnh cho mẹ em để được tư vấn rõ các vấn đề trên, em nhé. Thân mến! *** Mời bạn xem loạt bài rất nhiều thông tin bổ ích do TS Phan Minh Liêm đã chia sẻ cùng AloBacsi: >>> >>> >>> >>> ", "Bình Nhân thân mến, Qua thư của cháu, chúng tôi chỉ biết bà của cháu có bướu cổ nhưng không xác định được bướu cổ loại nào, có thể là bướu cổ đơn thuần hoặc các bệnh khác như nhân giáp, ung thư tuyến giáp, basedow, viêm tuyến giáp. Do vậy để có chẩn đoán chính xác cần có những xét nghiệm cần thiết như định lượng hormon tuyến giáp: FT3, FT4, TSH, siêu âm tuyến giáp, chọc hút tế bào, chụp CT Scanner, chụp cộng hưởng từ... Trong bệnh lý tuyến giáp bướu cổ đơn thuần chiếm đa số. Bướu cổ đơn thuần là sự phì đại tuyến giáp nhưng chức năng tuyến giáp vẫn bình thường. Nguyên nhân là do thiếu hụt iốt trong nước và thức ăn, hằng ngày, cơ thể cần 150-200 mcg iốt nguồn gốc từ thức ăn, nước uống. Đây là bệnh tiến triển chậm, có thể kéo dài nhiều tháng nhiều năm và có thể to nhanh sau thời gian yên tĩnh. Bệnh có biểu hiện: tuyến giáp to hơn bình thường, cảm giác nghẹt vùng cổ, nuốt vướng, bướu không đau và di động khi nuốt. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh lý tuyến giáp mà có những triệu chứng khác nhau: rối loạn nhịp tim, nuốt nghẹn, khó thở, khàn tiếng... do tuyến giáp phì đại chèn ép vào các cơ quan xung quanh hoặc có biểu hiện lồi mắt, mệt mỏi, gầy sút nhanh, run tay chân, chậm phát triển tinh thần, đần độn, phù cứng toàn thân, huyết áp thấp... Việc điều trị phụ thuộc vào bệnh lý tuyến giáp và giai đoạn phát triển, u lành hoặc u ác. Các phương pháp điều trị có thể dùng thuốc nội tiết tố uống, dùng iốt phóng xạ, phẫu thuật cắt bỏ một phần tuyến giáp. Trường hợp của bà bướu giáp to lên nhiều và mệt, khó thở cháu nên đưa bà đi khám chyên khoa nội tiết, làm thêm xét nghiệm và điều trị sớm cho bà nhé. Thân mến!", "- nguồn internet Chào bạn Mộng Thu, Bạn được chẩn đoán là , đây là dạng Carcinome biệt hóa và là loại hay gặp, diễn tiến chậm và tỷ lệ sống sau 10 năm khoảng 90%. Với dạng này thông thường điều trị là phẫu thuật cắt tuyến giáp, dùng thuốc uống và liệu pháp I 131 được chỉ định cho những trường hợp K dạng nhú biệt hóa tốt nhưng bướu lớn, lớn tuổi, bướu xâm lấn hay di căn xa. Còn vấn đề xạ trị chỉ dành cho K giáp biệt hóa kém hay không biệt hóa. Có lẽ, sau mổ, bạn được cho dùng I 131, mục đích để diệt mô hay bướu còn sót lại đó thôi, cũng vì vậy mà BS điều trị hẹn phải sau 2 tháng mới dùng I 131 để vết mổ lành hẳn đồng thời diệt nốt tế bào K còn sót lại. Liều điều trị Iod và kéo dài bao lâu tùy vào tuổi, mức độ xâm lấn của bướu hay vị trí di căn xa, bạn nhé. Chúc bạn sức khỏe và luôn có nhiều niềm vui.", "Thật khó cho chúng tôi vì bạn mô tả quá ít thông tin về tình trạng bệnh của mẹ bạn. Chúng tôi chỉ có thể phỏng đoán là mẹ bạn bị thoái hóa khớp và gối sưng phù là do tràn dịch bên trong khớp gối. Thoái hóa khớp gối tức là tình trạng sụn mặt khớp bị hư. Đây là bệnh lý có liên quan đến tuổi và hay xảy ra khi chúng ta bước vào tuổi 40-50. Biểu hiện của bệnh là tình trạng đau khớp gối và đặc biệt là đau khe khớp gối bên trong. Đau tăng khi đi lại nhiều và giảm khi nghỉ ngơi. Tiến triển lâu dài khớp gối sẽ bị hư hoàn toàn và biến dạng vẹo vào trong gây đau đớn khi đi lại, sụn hư hoàn toàn gây tàn phế. Về tây y sẽ điều trị bằng việc dùng thuốc kháng viêm giảm đau và chế độ tập luyện thích hợp. Việc điều trị bằng thuốc nếu không hiệu quả sẽ phải sử dụng đến biện pháp phẫu thuật, ghép xương sụn tự thân qua nội soi. Khi sụn hư hoàn toàn là thay khớp gối nhân tạo toàn phần hoặc bán phần. Hiện tại một số BV đã có triển khai hầu hết các loại phẫu thuật kể trên. Theo chúng tôi bạn nên đưa mẹ đến BV có khoa chấn thương chỉnh hình để các bác sĩ khám chẩn đoán bệnh, từ đó sẽ có phương pháp điều trị thích hợp. BS Chuyên khoa của AloBacsi", " Chào em Trang, Em chưa cho biết mẹ em bao nhiêu tuổi, có đang điều trị hay có từng mắc bệnh gì trước đây hay không. Quan trọng hơn nữa là những này xuất hiện từ lúc nào, xuất hiện đồng thời hay riêng lẻ từng triệu chứng? Đây là những triệu chứng riêng biệt của nhiều cơ quan, có thể xuất hiện cùng 1 bệnh nhưng cũng có thể do nhiều bệnh gây ra. Vậy, mẹ em cần đến BV để khám sức khỏe tổng quát tầm soát bệnh (nếu có) em nhé. Thân mến! ", "- nguồn internet Chào bạn, Điều trị thì phải giảm đau hiệu quả, kèm an thần nhẹ chống lo âu cho bệnh nhân. Gãy xương rất chi là đau, đã đau do xương thì không cách nào bảo người bệnh nằm im mà ngủ được, thậm chí nằm nệm mềm cũng vậy, vì là đau từ bên trong ra. Hơn nữa, việc massage, châm cứu, bấm huyệt là tuyệt đối không nên vì nguy cơ làm bệnh nặng thêm. Để giúp mẹ bạn ngủ yên giấc, tức phải giảm đau hiệu quả, chúng ta cần đến thuốc giảm đau. Nhưng để dùng thuốc gì thì mẹ bạn nên gặp BS, tốt nhất là khám chuyên khoa Cơ xương khớp hay Chấn thương chỉnh hình. Ngoài việc cho thuốc giảm đau phù hợp với cơ địa và bệnh lý sẵn có của mẹ bạn, BS còn theo dõi sự cải thiện để chỉnh liều thuốc, gia giảm hay tăng lên. Chúc mẹ bạn sớm bình phục.", "Chào bạn, Cắt đốt bằng sóng điện cao tần được chỉ định cho một số các trường hợp sau: - Nhân giáp lành tính kích thước ≥ 1,5 cm. - Nhân giáp có triệu chứng (đau vùng cổ, cảm giác khó chịu, nuốt vướng, khó nói, ho, ảnh hưởng thẩm mỹ). - Nhân độc tuyến giáp. Cần thận trọng khi sử dụng cắt đốt bằng sóng điện cao tần ở phụ nữ có thai, người bệnh có vấn đề tim mạch nghiêm trọng và người bệnh bị liệt dây thanh đối bên. Mặc dù là phương pháp mới nhưng các công trình nghiên cứu gần đây cho thấy phương pháp điều trị cắt đốt bằng sóng điện cao tần an toàn cho người bệnh hơn hẳn so với phẫu thuật kinh điển hoặc phẫu thuật nội soi tuyến giáp. Biến chứng hiếm khi xảy ra nếu BS thực hiện đúng kỹ thuật, có kinh nghiệm và kỹ năng tốt. Một số biến chứng có thể gặp: đau vùng cổ, thay đổi giọng tạm thời, tụ máu vết chích đặt điện cực, bỏng da nhẹ… Các triệu chứng nói trên thường khu trú và sẽ hết sau vài ngày hoặc vài tuần. Chi phí từ 10-15 triệu đồng tuỳ cơ sở thực hiện. Trong trường hợp của mẹ bạn, cần xác định bản chất bướu giáp lành tính với ít nhất 2 mẫu chọc hút kim nhỏ dưới hướng dẫn siêu âm. BS sẽ dựa trên kết quả để xét chỉ định can thiêp bạn nhé! Thân mến.", "Chào bạn, Thoái hoá khớp là bệnh lý thường gặp ở người lớn tuổi, đặc biệt những người béo phì, ít tập thể dục thể thao, có tiền căn gia đình bệnh lý xương khớp… Thoái hoá khớp là nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm. Giai đoạn đầu của thoái hoá khớp và thoát vị đĩa đệm sẽ gây ra phản ứng đau, co cứng các khối cơ tại chỗ như đau lưng nếu thoái hoá cột sống thắt lưng, đau vùng cổ nếu thoái hoá cột sống cổ. Khi thoát vị đĩa đệm nặng, dây thần kinh bị chèn ép nhiều hơn có thể đau lan xuống 2 chân (tổn thương ở lưng) hoặc lan ra cánh tay (tổn thương ở cổ). Nếu không điều trị sớm, bệnh có thể dẫn tới tổn thương thần kinh nặng và nghiêm trọng. Do đó bạn nên đưa mẹ đến khám chuyên khoa Cơ Xương Khớp để bác sĩ đánh giá nguyên nhân, hướng dẫn tập vật lý trị liệu và kê toa thuốc phù hợp bạn nhé! Thân mến. Mười tham khảo thêm: >> >>", " Chào cháu Phượng, là do mẹ cháu phát hiện hơi muộn nhưng đã phát hiện ra thì vấn đề là tiếp nhận điều trị như thế nào. Do đó, cháu phải động viên mẹ và kiên quyết đưa mẹ đi điều trị. Cháu phải vững vàng đừng để cả gia đình hoang mang mà ảnh hưởng tâm lý đến vấn đề điều trị của mẹ. Cháu nên đưa mẹ đi BV chuyên khoa còn vấn đề phẫu thuật, hóa trị, xạ trị sẽ còn dựa vào giai đoạn cụ thể, tổng trạng của bệnh mới quyết định. Kinh tế gia đình cũng quan trọng vì thế nếu có bảo hiểm y tế thì cháu nên đi đúng tuyến, bệnh nhân chỉ chịu 20% và một số chi phí phát sinh. Vấn đề chi phí, nếu gia đình khó khăn hơn nữa vẫn có phần miễn giảm của bệnh viện. Mong cháu và gia đình an tâm, tạo động lực cũng như là chỗ dựa vững chắc cho mẹ trong thời gian điều trị bệnh. Thân mến! *** Mời bạn xem loạt bài rất nhiều thông tin bổ ích do TS Phan Minh Liêm đã chia sẻ cùng AloBacsi: >>> >>> >>> >>> ", "Chào em, Trường hợp của mẹ em theo tôi là cấp\r\nkèm thoái hóa khớp. Mục tiêu khi điều trị là giảm đau kháng viêm (giảm triệu\r\nchứng của đợt viêm cấp), không thể điều trị khỏi bệnh hoàn toàn, vì vậy mà bệnh\r\nsẽ tái phát nhiều lần. Em nên đến khám bác sĩ chuyên khoa\r\nCơ xương khớp để điều trị có hiệu quả hơn em nhé. Thân ái. AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Chào em Phong, Có thể mẹ em bị thoái hóa cột sống cổ hoặc lưng. Em nên đưa mẹ đi khám chuyên khoa Cơ xương khớp để được kiểm tra và tư vấn cụ thể nhé. Chúc mẹ em chóng khỏe!" ]
Thưa bác sĩ, Con trai tôi năm nay 30 tháng tuổi, cháu được phát hiện mắc bệnh sùi mào gà khi cháu 26 tháng. Tôi đã cho cháu đến BV Da liễu Trung ương điều trị laser, đến bây giờ cháu đã bị tái phát 3 lần. Tôi mong bác sĩ tư vấn cho cách phòng bệnh tái phát và loại thuốc nào chữa trị để bệnh không tái phát? Vì mỗi lần đốt laser cháu rất đau. Tôi là 1 người mẹ khi thấy con như thế, lòng tôi cũng rất đau, bác sĩ à. Cách đây 7 năm tôi bị sùi mào gà nhưng đã khỏi, trong khi mang bầu và sinh bé thì tôi không bị lại. Tôi không hiểu vì sao cháu lại mắc bệnh này? Kính mong bác sĩ tư vấn giúp tôi. Tôi xin trân thành cảm ơn!
[ "Bạn Vân thân mến, Sùi mào gà là do Papilloma virus (HPV) gây ra. Bệnh thường được lây truyền qua đường tình dục nên gặp nhiều ở độ tuổi trưởng thành và có quan hệ tình dục, bệnh có thể có biểu hiện triệu chứng lâm sàng hoặc không có triệu chứng. Bệnh sùi mào gà ở trẻ em thì rất hiếm gặp, nếu có là do mẹ lây truyền trong lúc sinh hoặc do trẻ em từng bị xâm hại tình dục. Việc điều trị bệnh này chủ yếu là nhằm phá hủy tổn thương sùi chứ không thể tiêu diệt được virus (vì không có thuốc điều trị đặc hiệu và virus vẫn còn tồn tại trong máu), do đó, ngay cả khi bệnh đã được điều trị ổn rồi thì vẫn có nguy cơ tái phát bạn à. Trường hợp của bé, bạn đã điều trị cho bé tại BV Da liễu Trung ương là tốt lắm rồi, bạn cần cho bé điều trị đúng thuốc, đủ liều và đủ thời gian theo hướng dẫn của BS. Ngoài ra, bạn cũng cần cho bé theo dõi và tái khám định kỳ ngay cả khi bé không bị tái phát. Để hạn chế tái phát, bạn nên tuân thủ điều trị và cho bé tái khám theo hướng dẫn trên, bạn nhé. Thân chào bạn!" ]
[ "Bạn thân mến, Bạn mô tả sang thương rất chung chung, theo tôi nghĩ sang thương của bạn là nấm vùng bẹn và nấm da, nếu không điều trị bằng thuốc thoa và thuốc uống thì sẽ lan rộng hơn, tình trạng bệnh sẽ tái đi tái lại do sợi tơ nấm bám vào quần áo gây tái phát khi mặc đồ cũ. Tốt nhất bạn nên đến khám trực tiếp tại các BV chuyên khoa về Da liễu, tại đây BS sẽ làm xét nghiệm cạo tìm nấm, đưa ra các phương pháp điều trị (có thể sử dụng thuốc uống toàn thân hoặc thuốc thoa tại chỗ). Không biết bạn điều trị laser tại đâu vì laser chỉ giải quyết được tình trạng thâm, còn nấm thì laser không điều trị được. Do đó tình trạng bệnh của bạn sẽ tái lại thường xuyên. Bên cạnh đó bạn nên chú ý vệ sinh quần áo, thay giặt chăn màn thường xuyên; thay những đồ lót cũ bằng đồ mới, phơi nắng kỹ hoặc trụng nước sôi, ủi bề trái đồ khi mặc… Trân trọng.", "Mỗi bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện các xét nghiệm phù hợp Chào bạn, Tuỳ theo loại xét mà bác sĩ sẽ chỉ định loại bệnh phẩm và cách lấy mẫu phù hợp. Sùi mào gà chủ yếu chẩn đoán dựa trên triệu chứng lâm sàng, bạn cần khám bác sĩ Da Liễu để đánh giá trực tiếp bạn nhé!", " Chào bạn, Đối với các sùi mào gà sâu trong hậu môn, cần được sinh thiết để loại trừ ung thư hay loét hậu môn trực tràng. Ngoài ra, điều trị sùi mào gà trong hậu môn sẽ dùng phương pháp cắt hoặc đốt chứ không sẽ gây tổn thương cả vùng niêm mạc lành. Thân mến! ", "Chào bạn Thư, Sùi mào gà là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục, gây ra bởi virut HPV (Papilloma virus). Thời gian ủ bệnh từ 2 - 9 tháng. Biểu hiện là những nụ sùi nhỏ giống như mào gà, hoa lơ ở âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, miệng, họng hoặc dương vật, đôi khi xung quanh lỗ hậu môn. Ở nữ, sùi mào gà hay thấy ở âm vật, môi nhỏ, quanh lỗ niệu đạo, tầng sinh môn, cũng có thể gặp ở cổ tử cung, hậu môn. Ở nam thường gặp ở rãnh quy đầu, bao da và thân dương vật, có khi ở miệng sáo, da bìu, hậu môn. Nếu các tổn thương bị nhiễm khuẩn, bệnh nhân sẽ ra nhiều huyết trắng, có thể có mùi hôi và ngứa. Như vậy mặc dù bạn sờ không thấy được, nhưng có thể sùi mào gà mọc ở cổ tử cung, nằm sâu bên trong tận cùng của âm đạo, nên gây huyết trắng nhiều mỗi khi bị tái phát. Việc điều trị cần theo chỉ định của bác sĩ: - Bôi dung dịch Podophylline 10-15%, kem 5-fluorouacil. - Đốt điện lạnh, cắt bằng dao thường hay dao điện hoặc chùm tia laser lấy hết tổn thương để hạn chế tái phát và khám lại thường xuyên để theo dõi. Sùi mào gà nguy hiểm vì làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung - một loại ung thư gây ra bởi virus HPV (rất nhiều nghiên cứu cho thấy tình trạng nhiễm HPV trong 99,8% trường hợp ung thư cổ tử cung). Do đó, bạn đừng quên khám phụ khoa định kỳ, làm xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung. Thân ái!", "Chào bạn, Sùi mào gà do Human Papilloma Virus (HPV) gây ra. Có nhiều phương pháp điều trị sùi mào gà như: dùng thuốc bôi, chấm hoặc đốt điện, đốt laser để triệt tiêu u nhú, tỷ lệ thành công khoảng 50 - 60%; nhưng chưa có thuốc nào có thể chữa khỏi hoàn toànn virus HPV, chủ yếu là điều trị triệu chứng. Để nhanh chóng loại bỏ virus khỏi cơ thể, bạn nên giữ gìn sức khoẻ, sinh hoạt khoa học, dinh dưỡng đầy đủ, tập thể dục để nâng cao sức đề kháng. Đặc biệt cần có lối sống lành mạnh, chung thuỷ và có biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục để phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác bạn nhé! Thân mến.", "Chào bạn, Sùi mào gà là bệnh do virus HPV gây ra, hiện nay chưa có thuốc đặc trị. Việc chấm thuốc, đốt laser có mục đích loại trừ các sang thương bề mặt chứ virus trong cơ thể vẫn còn. Tuy nhiên, dần dà theo thời gian, cơ thể sẽ có cơ chế đề kháng để loại trừ virus. Do đó bên cạnh điều trị sang thương da, niêm mạc theo toa bác sĩ da liễu, bạn nên giữ gìn sức khoẻ, sinh hoạt khoa học, lành mạnh để tránh tái phát bệnh bạn nhé! Thân mến.", "Chào bạn, Lưỡi gà có thể sưng viêm tạo thành các khối nhỏ trên bề mặt, thường xuất hiện trên cơ địa viêm hầu họng tái đi tái lại nhiều lần. Hình ảnh amidan quá phát ở hai bên, cùng với thành sau họng viêm phù nề giúp củng cố thêm cho chẩn đoán này. Dựa vào các đặc điểm trên cho thấy chẩn đoán ung thư rất ít nghĩ tới, tuy nhiên, bạn cũng nên khám chuyên khoa Tai Mũi Họng để điều trị dứt điểm tình trạng viêm họng cũng như đánh giá trực tiếp sang thương ở lưỡi gà để có kết luận chính xác hơn bạn nhé! Thân mến.", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị sùi mào gà Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán sùi mào gà Lâm sàng Khai thác tiền sử về đời sống tình dục của người bệnh. Kiểm tra bộ phận sinh dục, hậu môn, miệng,.. để đánh giá tổn thương như kích thước nốt sùi, khu vực, tính chất và số lượng. Kiểm tra các biểu hiện cơ năng như ngứa ngáy, đau nhức, khó tiểu, tiểu rắt,.. Cận lâm sàng Xét nghiệm khuếch đại acid nucleic (NAAT) DNA của HPV để xác định chẩn đoán. Soi tử cung, nội soi hoặc cả hai: Dùng để xác định mụn cóc nội mạc cổ tử cung và hậu môn. Xét nghiệm loại trừ: Làm các xét nghiệm khác để loại trừ một số bệnh xã hội truyền nhiễm như HIV, ung thư biểu mô, giang mai,… Phương pháp điều trị sùi mào gà hiệu quả Hai phương phái điều trị sùi mào gà thường được áp dụng: Đốt điện, đốt laser, áp lạnh, phẫu thuật cắt bỏ. Điều trị tại chỗ (thuốc chống phân bào, chất gây ăn da, chất cảm ứng interferon). Hiện chưa có phương pháp điều trị sùi mào gà nào hoàn toàn thỏa đáng, bệnh thường tái phát nếu không được điều trị dứt điểm. Ở bệnh nhân có miễn dịch tốt, sùi mào gà có thể tự khỏi mà không cần điều trị, nhưng đối với bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, sùi mào gà có thể ít cho đáp ứng với điều trị. Các phương pháp có thể loại bỏ sùi mào gà gồm áp lạnh, đốt laser, đốt điện, phẫu thuật cắt bỏ và đôi khi là phương pháp điều trị tại chỗ. Gây tê cục bộ hay gây tê toàn thân cần phụ thuộc vào kích thước và số lượng nốt sùi cần cắt. Loại bỏ nốt sùi bằng phương pháp resectoscope (soi cắt) được coi là hiệu quả nhất. Điều trị tại chỗ bao gồm thuốc chống phân bào ( podophyllin, podophyllotoxin, 5- fluorouracil), chất gây ăn da (trichloroacetic acid), chất cảm ứng interferon (imiquimod) và sinecatechin (một sản phẩm mới có chiết xuất từ thực vật được cho là có tác dụng nhưng chưa rõ cơ chế) được sử dụng rộng rãi nhưng thường phải sử dụng trong nhiều tuần hay nhiều tháng. Interferon alfa-2b và interferon alfa-n3 được tiêm vào nơi thương tổn hoặc tiêm bắp có thể loại bỏ được các nốt sùi nhưng chưa xác định được thời gian tác động có dài hay không. Nếu sùi mào gà xuất hiện trong niệu đạo, có thể sử dụng thiotepa (thuốc alkylating) để bơm vào trong niệu đạo có tác dụng điều trị khá hiệu quả. Bôi 5-fluorouracil 2 – 3 lần/ngày cho đáp ứng tốt với các thương tổn trong niệu đạo, nhưng tác dụng phụ của nó có thể gây sưng tấy dẫn đến tắc nghẽn ống niệu đạo. Không nên điều trị các nốt sùi ở cổ tử cung cho đến khi có kết quả xét nghiệm Papanicolaou (Pap) để loại trừ các loại bất thường khác ở cổ tử cung (như ung thư hay loạn sản cổ tử cung). Hiện có 2 loại vaccine được cấp phép để chủng ngừa HPV là Gardasil – Mỹ (ngăn được HPV tuýp 6, 11, 16, 18) và Cervarix – Bỉ (ngăn được HPV tuýp 16, 18). Đối với nam, nữ ≤ 26 tuổi: Vaccine HPV được khuyến cáo nên tiêm ở độ tuổi 11 hay 12 tuổi (có thể bắt đầu từ 9 tuổi). Đối với người từ 27 đến 45 tuổi: Cần sự tư vấn của bác sĩ.", "Không nên tự ý điều trị sùi mào gà tại nhà vì rất nguy hiểm Chào bạn, có căn nguyên là do nhiễm Human Papillma virus (HPV) gây ra. Hiện nay chưa có thuốc đặc trị có thể loại bỏ được virus ra khỏi cơ thể nên người bệnh sẽ dễ tái phát nếu sức khoẻ yếu. Bác sĩ không khuyến cáo bạn tự điều trị tại nhà vì dễ gây biến chứng, nếu có loét hoặc nhiễm trùng thì tình trạng sẽ xấu hơn và khó kiểm soát hơn. Tại bệnh viện, bác sĩ có thể cho bạn xịt nitơ lỏng hoặc đốt laser, kết hợp với các phương pháp tăng cường sức đề kháng như nghỉ ngơi, dinh dưỡng, tập luyện thể dục thể thao sẽ giúp bệnh mau khỏi và hạn chế tái phát, bạn nhé! Thân mến.", "Rất nhiều người nhiễm HPV nhưng không biểu hiện triệu chứng trong nhiều năm và cũng đã có trường hợp tự đào thải virus Chào bạn, Sùi mào gà là bệnh do nhiễm Human Papilloma Virus, là một bệnh truyền nhiễm lây qua tiếp xúc trực tiếp da và niêm mạc. Nhiễm HPV cực kỳ phổ biến và là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp nhất. Rất nhiều người nhiễm HPV nhưng không biểu hiện triệu chứng trong nhiều năm và cũng đã có trường hợp tự đào thải virus ra khỏi cơ thể. Virus chủ yếu gây ra mụn cóc sinh dục (sùi mào gà) và cả ung thư mặc dù hiếm gặp hơn. Thời gian 10 tháng chưa đủ để nói lên điều gì, người nhiễm virus có thể không biểu hiện triệu chứng nhưng cũng có thể bùng phát ở giai đoạn nào đó khi sức đề kháng suy yếu hoặc gặp điều kiện thuận lợi bạn nhé!", "Chào bạn, Sùi mào gà do Human papillomavirus (HPV) gây ra, là bệnh lây qua đường tình phổ biến nhất. HPV rất phổ biến đến nỗi gần như tất cả đàn ông và phụ nữ có quan hệ tình dục đều bị bệnh này tại một số thời điểm nào đó trong đời. Có nhiều loại HPV khác nhau. Một số loại có thể gây những vấn đề sức khỏe bao gồm sùi mào gà và ung thư. Nhưng có những loại thuốc chủng ngừa có thể ngăn chặn các vấn đề sức khỏe này. Bạn có thể bị nhiễm HPV khi quan hệ tình dục qua miệng, âm đạo hoặc hậu môn với người bệnh. HPV có thể bị lây lan khi người bệnh không có dấu hiệu hay triệu chứng gì. Có thể biểu hiện triệu chứng nhiều năm sau khi quan hệ tình dục với người nhiễm bệnh. May mắn là, trong phần lớn trường hợp, HPV sẽ tự khỏi và không gây ra bất cứ vấn đề sức khỏe nào. Hiện nay, chưa có xét nghiệm nào đáng tin cậy để biết \"tình trạng HPV\" của một người. Ngoài ra, không có xét nghiệm HPV nào được chấp thuận để tìm HPV ở miệng và họng. Cũng không có thuốc chữa trị hay dự phòng cho siêu vi. Do đó, bạn cũng không nên quá lo lắng, chỉ khi có triệu chứng bất thường ở vùng họng như loét niêm mạc hay nổi sùi mào gà thì bạn mới cần đi khám và điều trị bạn nhé! Thân mến.", "Chào em, Qua những hình ảnh em cung cấp bác sĩ không thấy có gì để nghi ngờ sùi mào gà hay ung thư lưỡi. Nhất là khi các hình ảnh này đã tồn tại trên 1 năm và không thay đổi gì thì càng gợi ý biến đổi lành tính sau một đợt viêm nặng (có thể hiểu nôm na là một vết sẹo trên lưỡi). Tiêm ngừa HPV chủ yếu với mục đích ngừa sùi mào gà và ung thư cổ tử cung, do đó nếu chưa quan hệ em vẫn nên tiếp tục tiêm ngừa theo đúng lịch hẹn em nhé! Thân mến.", "Bạn\r\nNguyen Bao thân mến, nhỏ và ít có thể tự mất đi mà không cần điều trị gì cả, tất nhiên thời\r\ngian sẽ lâu hơn một chút và tuyệt đối không được có những hành vi nguy cơ gây\r\ntái nhiễm (quan hệ tình dục với người có bệnh sùi mào gà). Với những nốt sùi\r\nquá nhỏ thì cố gắng đốt sẽ có hại nhiều hơn vì chấm/ đốt lấn sang phần niêm mạc\r\nlành gây đau, loét... Như\r\nvậy đối với sùi mào gà trong trực tràng thì nên nội soi đại trực tràng để sinh\r\nthiết loại trừ polyp tăng sinh, và có thể cắt/đốt qua nội soi hoặc nếu bị vài nốt\r\ncòn nếu nhiều nốt nhỏ nhỏ thì có thể theo dõi chờ tự rụng. Thân\r\nchào bạn,", "Chào bác sĩ, Em điều trị lao phổi 8 tháng và ngưng thuốc. Nhưng em vẫn còn bị ho. Mỗi ngày ho khoảng 5-10 tiếng. Cổ hơi ngứa và có ít đàm. Em rất lo sợ, thưa bác sĩ, tối nào ngủ em cũng hít thở xem mình có bị tiếng ran trong ngực không. Lúc nào cũng lo sẽ bị bệnh trở lại. Sợ không lấy chồng và sinh con được. Bác sĩ ơi, nguy cơ tái phát của em có cao? Em nên làm thế nào để không bệnh trở lại? Cám ơn bác sĩ rất nhiều. Em Hồng Sương thân mến, Trong quá trình điều trị nếu em tuân thủ đúng theo nguyên tắc điều trị: phối hợp thuốc, đúng cách (uống lúc bụng đói), đúng liều (theo cân nặng), đủ thời gian 8 tháng thì khả năng lành bệnh khá cao, trên 85 – 90% bệnh nhân sẽ khỏi bệnh. Bệnh lao phổi chỉ xuất hiện lại khi có đủ hai điều kiện: của cơ thể giảm sút và bệnh nhân tiếp xúc với nguồn lây là những người bệnh lao mang nhiều vi trùng (trong chuyên môn còn gọi là lao phổi AFB(+)) Như vậy, nguy cơ bị lao tái phát không là tùy thuộc vào sức khỏe của em và môi trường em đang tiếp xúc. Để để phòng bệnh tái phát, em cần nghỉ ngơi, không làm việc quá sức, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, phát hiện và điều trị sớm các nguyên nhân có thể làm giảm sức đề kháng cơ thể: tiều đường, nhiễm HIV, các bệnh lý mạn tính dùng thuốc ức chế miễn dịch kéo dài… Song song với việc tầm soát các nguyên nhân trên, em cần động viên những thân sống chung với em nhanh chóng đến các cơ sở Y tế khám khi có triệu chứng nghi lao như: ho kéo dài trên 2 tuần, sốt về chiều, sụt cân, đau ngực… Triệu chứng ho không chỉ có ở bệnh lao phổi, nó có thể là triệu chứng của bệnh lý đường hô hấp khác như tai mũi họng, hay bệnh lý của đường Tiêu hóa… Nếu em thấy ho, cổ hơi ngứa và có ít đàm, trước hết, em cần khám chuyên khoa Tai Mũi Họng. Nếu các triệu chứng trên kéo dài trên 2 tuần, em cần chụp phim phổi kiểm tra và đồng thời xét nghiệm đàm tìm vi khuẩn lao. Chúc sức khỏe em!", "Sùi mào gà là căn bệnh phổ biến có tốc độ lan truyền nhanh và có thể gây những biến chứng nguy hiểm nếu không được xem xét điều trị đúng Chào bạn, Sùi mào gà là bệnh do Human Papillomavirus (HPV) gây ra. Một khi virus đã gây ra sang thương, tức là phải có điều kiện thuận lợi cho virus này sinh sôi, phát triển, nên hầu như rất khó tự khỏi. Tuỳ vào vị trí và kích thước của sang thương, BS có thể chỉ định điều trị bằng thuốc bôi tại chỗ, áp lạnh, đốt điện hoặc phẫu thuật. Mỗi phương pháp sẽ có ưu, nhược điểm riêng và mức chi phí khác nhau, và không phải ở đâu cũng đầy đủ phương tiện can thiệp, trừ những bệnh viện lớn Do đó, bạn nên tới trực tiếp bệnh viện Da Liễu để được tư vấn và lựa chọn phương pháp phù hợp bạn nhé!" ]
Chào bác sĩ, Bé nhà em mới sinh được 3.5kg, bây giờ bé 23 ngày được 4.2kg. Bé ăn ngủ tốt, không sốt. Thỉnh thoảng bé thở khò khè. Bé ngoan không quấy khóc, cũng thức chơi. Khoảng 1 tuần nay bé bị co giật tay chân, nắm lại vẫn cứ giật. Bé đã nhập viện để tìm nguyên nhân nhưng vẫn chưa ra. Đã Xét nghiệm máu, siêu âm thóp, đo điện não nhưng kết quả không có điều gì bất thường. Nhưng không chọc dò và CT vì em bé không có biểu hiện của viêm màng não. Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Cám ơn bác sĩ!
[ "Chào\r\nem Thuy Trang, Tuy\r\nlà qua xét nghiệm, siêu âm xuyên thóp và chưa ghi nhận bất\r\nthường nhưng với biểu hiện của bé nhiều khả năng là có bệnh lý (vì\r\nngười nhà nắm giữ lại nhưng chân tay vẫn cứ giật). Trước\r\nmắt, cần loại trừ cơn co giật trên là do thiếu canxi, magiê, sau đó mới nghĩ\r\nđến bệnh lý động kinh,… Vì\r\nhiện tại bé còn quá nhỏ nên em và gia đình cố gắng chờ thêm một thời gian nữa\r\nnhé, BS tại BV sẽ tích cực tìm ra nguyên nhân và sớm chữa trị cho bé lành bệnh. Thân\r\nchào em," ]
[ " Chào bạn Phương, Theo kết quả xét nghiệm của con bạn thì chỉ có 1 vài chỉ số hơi cao hơn bình thường tí xíu, còn đa số là giới hạn bình thường. Do đó, này chưa kết luận là bé bệnh được vì để xác định bệnh thì còn có thêm nhiều yếu tố nữa, nên bạn đừng lo lắng nhé. Nếu bạn chưa yên tâm về bé thì nên đến BV để BS chuyên Nhi khám và tư vấn thêm cho con bạn. Thân mến! ", "Chào em, Nếu bé vẫn ăn ngủ, phát triển thể chất bình thường và không lớn hơn hoặc không có biểu hiện nhiễm trùng,… thì chỉ nên theo dõi và không can thiệp gì thêm. Thân mến!", "Mến chào bạn Tuan\r\nHiep, Sốt cao gây co giật là một bệnh thường gặp ở lứa tuổi sơ sinh và trẻ nhỏ, từ 3\r\ntháng đến 5 tuổi. Bệnh thường có liên quan đến các bệnh nhiễm trùng ở\r\nđường hô hấp như nhiễm siêu vi, viêm mũi họng, viêm Amydal, viêm tai giữa, viêm\r\nphổi…tác nhân gây bệnh thường gặp là do siêu vi, kế đến là vi trùng. Con bạn đã có cơn co giật do sốt cao lần thứ 2, thì khả năng sẽ có cơn co giật\r\ntiếp theo xảy ra (nếu có điều kiện thuận lợi là sốt cao), nhưng những cơn sau\r\ntrẻ chỉ cần sốt nhẹ là có thể bị co giật. Trẻ sốt cao co giật về sau có thể bị bệnh động kinh (khoảng 5%). Hiện chưa có\r\nbằng chứng nào khẳng định cho trẻ uống thuốc phòng ngừa là có thể phòng ngừa\r\nđược bệnh động kinh. Quan trọng là bạn cần chú ý đừng để trẻ có cơ hội sốt cao, khi trẻ có biểu hiện\r\nsốt là bạn cần nhanh chóng cho bé dùng thuốc hạ sốt ngay (không chờ sốt lớn hơn\r\nhoặc bằng 38 độ 5C mới dùng thuốc), mặc quần áo thoáng mát và tích cực lau mát\r\nliên tục bằng nước ấm cho hạ sốt.", "- Nguồn: Internet Em\r\nHải thân mến, Trường\r\nhợp này em cần tiếp tục theo dõi, nếu còn thì em xem mỗi ngày tay run xuất hiện\r\nbao nhiêu lần, bị mỗi ngày hay vài ngày mới bị, nó xuất hiện tự nhiên hay là do\r\ncó một tác động nào,… Em nên đưa bé đến BV Nhi Đồng khám để loại trừ các bệnh\r\nlý do thiếu vitamin D, canxi, magiê,… xa hơn nữa là bệnh lý . AloBacsi.com Cổng\r\nthông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Chào bạn, So với mức chuẩn ở độ tuổi của bé (cân nặng 9,4; chiều cao 74,5) thì bé nhà bạn có cân nặng và chiều cao hơi thấp. Không rõ 2 tháng nay bạn có cho bé đi khám chưa ạ? bé có dùng thuốc gì chưa, bé ho khò khè bao nhiêu lần?… Do tôi không khám trực tiếp cho bé (nghe tim phổi) nên không thể chẩn đoán chính xác và chỉ định dùng thuốc. Qua thư bạn mô tả các triệu chứng, sơ bộ tôi nghĩ bé có thể bị 1 trong 2 bệnh sau: - Viêm tiểu phế quản (trẻ dưới 2 tuổi thường mắc bệnh này) - Suyễn nhũ nhi (nếu bé khò khè 3 lần trở lên phải nghĩ đến bệnh này) Do đó, bạn cần đưa bé đi khám, chụp X.quang phổi thẳng để tìm ra nguyên nhân mới có hướng điều trị thích hợp cho bé nhé. Khi trẻ sốt lớn hơn hoặc bằng 38,5 độ C bạn cho bé dùng Eferalgan 250mg mỗi lần 1/2 gói mỗi 6 giờ (nếu bé còn sốt) ngày có thể 4 lần, kết hợp nhỏ mũi Nacl 0,9%. BS chúc bé mau khỏe nha!", "Chào bạn, là một bệnh lý do tổn thương\r\nnão bộ trong thời kỳ não phát triển và thể co cứng là một thể chiếm phần lớn\r\ncủa bệnh bại não, khoảng 80%. Về điều trị thì hiện không có thuốc\r\nđiều trị đặc hiệu, nên điều trị chủ yếu là dùng thuốc giảm co cứng và tập vật\r\nlý trị liệu kéo dài nhiều năm. Vì vậy, gia đình cần kiên trì cho bé điều trị và\r\ntập luyện theo hướng dẫn của BS thì tình trạng co cứng và vận động của bé mới\r\nđược cải thiện. Còn hiện tại có đề cập đến phương\r\npháp ghép tế bào gốc nhưng phương pháp này còn mới mẻ và chưa được công bố rộng\r\nrãi ở Việt Nam cũng như chưa thống kê được hiệu quả lâu dài sau điều trị. Gia đình có thể tham khảo theo link sau:", "Bạn\r\nThuy Ha thân mến, Biểu\r\nhiện bệnh tim, phổi hoặc nói chung các bệnh lý ở đường hô hấp hay bệnh lý về\r\nmáu,…cũng có thể có những biểu hiện như trên. Do đó, bạn nên đưa bé đến BV Nhi\r\nĐồng khám tổng quát BS mới có thể tìm ra nguyên nhân. Thân\r\nchào bạn,", "Chào bạn, Bình thường nhịp thở của bé sơ sinh chưa được ổn định, nên thỉnh thoảng bé\r\ncó cơn thở nhanh lên sau đó trở lại bình thường. Bé vẫn chơi, bú bình thường và\r\nkhông có biểu hiện khó thở do co lõm ngực. Bạn xem lại bé của bạn có biểu hiện\r\ngiống như BS đã mô tả không, nếu giống như vậy thì bạn không phải lo lắng. Còn việc bé bú nghe thở khò khè, có thể là do sữa xuống nhiều hoặc do bé có\r\nbiểu hiện t . Việc bé ít ngủ trước tiên bạn cần loại trừ bé bú chưa đủ no, chỗ ngủ quá\r\nnóng hoặc quá lạnh không… nếu bé ít ngủ và quấy khóc nhiều thì bạn cần đưa bé đi\r\nkhám bạn nhé!", " Chào bạn, Qua thư của bạn tôi khó có thể tư vấn cho bạn cụ thể, vì thư còn thiếu quá nhiều thông tin cần thiết, như từ lúc sau té tới giờ bé thế nào, có nôn ói, quấy khóc không,… tôi không biết được. Thông tin bạn cung cấp cho tôi lại không rõ ràng (độ cao của giường cao hơn chiều cao của bé, vậy chiều cao của bé là bao nhiêu?). Còn vấn đề hoặc chụp CT scan,…BS sẽ cân nhắc, tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân và mức độ của bệnh,… BS sẽ có chỉ định khi cần thiết. Tốt nhất, bạn nên đưa bé đi khám, BS sẽ có lời khuyên thích hợp cho bạn. Thân mến! AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Chào\r\nem, Trường\r\nhợp của bé rất cần được loại trừ các và hô hấp. Do đó, nếu\r\nchỉ dựa vào thôi thì chưa đủ khẳng định bé của em hoàn toàn\r\nkhông có bệnh lý. Để\r\nloại trừ em nên đưa bé đến BV Nhi Đồng khám và làm xét nghiệm tầm soát, nếu cần\r\nthiết BS sẽ chỉ định cho bé chụp X.quang phổi hoặc siêu âm tim,…mới tìm ra được\r\nnguyên nhân.", "Chào\r\nem, Theo\r\nkết quả siêu âm thai cho thấy hiện tại thai nhi có biểu hiện nhẹ.\r\nTình trạng này cần được tiếp tục theo dõi, đánh giá qua mỗi lần siêu âm và sau\r\nsanh. Nếu\r\ngiãn nhẹ thì không ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của bé, còn tiến triển\r\nnặng hơn gây não úng thủy thì bé sẽ có biểu hiện chậm phát triển về trí tuệ. Em\r\nnên đến BV sản khoa có uy tín khám và tư vấn thêm, còn thuốc bổ không giúp cải\r\nthiện được tình trạng em nhé.", " Chào em, Những gì em trình bày qua thư tôi chưa thể xác định bé đang có bệnh hay không, vì quan trọng nhất là phải khám và nhìn bằng mắt thường, xem bé thở có đều không, có co , nhịp thở bao nhiêu,…? Tuy không thể xác định sức khỏe của bé nhưng nếu em thấy bé bú tốt, ngủ ngon và lên cân tốt thì nhiều khả năng bé không có bệnh lý. Thân mến! Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Chào\r\nem Tuấn Anh, Bé\r\ncủa em có biểu hiện như trên là do bé Biểu hiện này thường\r\ngặp ở bé trong độ tuổi từ 6 tháng – 5 tuổi (do cấu trúc não bộ của bé phát\r\ntriển chưa hoàn chỉnh). Khi\r\nbé có tiền căn sốt cao co giật thì bé thường có (nguy cơ tái phát co giật trong những lần sốt sau và tăng nguy\r\ncơ bị ,…). Do đó, để tránh nguy cơ trên thì bé cần được điều\r\ntrị hạ sốt tích cực (khi có bệnh lý gây sốt) và điều trị triệt để nguyên nhân\r\ngây sốt. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này em\r\ntham khảo theo link sau: >>", "Chào em, Trong thư em không cung cấp rõ một số thông tin về bé như: - Bé sanh thường hay sanh mổ, cân nặng lúc sanh. - Hiện tại được bao nhiêu tháng. - Cân nặng, chiều cao bao nhiêu. - Bé ăn uống, bú sữa, ngủ như thế nào. - Có phơi nắng mỗi sáng không… BS rất cần những thông tin trên và khám trực tiếp, mới đánh giá tổng quát được sự phát triển thể chất cũng như bệnh lý của bé. Em chỉ cho biết bé “hay giật mình, run mạnh” thôi, thì chưa thể kết luận được em à. Tuy nhiên, bệnh của bé cần được loại trừ do thiếu vitamin D, canxi, kẽm, magiê và bệnh động kinh… Em yên tâm, bệnh động kinh hiện có nhiều thuốc tốt để điều trị, kể cả thuốc trong bảo hiểm y tế, nếu người nhà hợp tác tốt với BS, điều trị sớm và lâu dài, đủ liều bệnh này sẽ đáp ứng tốt và bé vẫn sinh hoạt và phát triển bình thường. Còn bệnh thủy đậu của em trước khi mang thai hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Nếu em muốn đưa bé ra Hà Nội khám, em có thể liên hệ BV Nhi Trung ương. Em tham khảo thêm câu hỏi này nhé! >>", "Chào em, Theo em trình bày thì tôi nhận thấy số lần đi ngoài và tính chất phân của bé không có gì bất thường nên không cần thiết phải đưa bé đi khám em nhé. Chính vì không có gì bất thường nên hiện tại bé phát triển cân nặng rất tốt theo tuổi của bé. Vì vậy, em nên phát huy, tiếp tục cho bé bú mẹ và ăn dặm bột mặn mỗi ngày 1 lần. Thân mến," ]
Em tiêm 2 mũi vắc xin Vero Cell. Sau khi tiêm về thì khi nằm xuống hoặc đang nằm mà ngồi dậy là bị choáng, nhưng chỉ 1 vài giây là bình thường. Em bị như vậy 4 ngày rồi, có phải đi khám không ạ?(ZL Nguyễn Văn Chiến)
[ "Khi bị tụt huyết áp, bệnh nhân nên nghỉ ngơi và ăn uống điều độ. Chào em, Đây là hiện tượng tụt huyết áp tư thế thoáng qua khi thay đổi nhanh tư thế. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này có thể do bị cảm nhiễm siêu vi, thiếu nước và điện giải, thiếu ngủ, ăn uống thiếu chất và cũng không loại trừ có liên quan đến vắc xin. Trước mắt em có thể uống thêm các loại nước bù khoáng, chú ý lại việc ăn uống và ngủ nghỉ, nên có máy theo dõi huyết áp tại nhà để ghi lại các chỉ số huyết áp trong ngày. Nếu sau 3 ngày vẫn còn hiện tượng này thì cần đến bệnh viện kiểm tra lại. Thân mến!" ]
[ "Chào em, Sử dụng thuốc quá liều có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho cơ thể, thậm chí là nguy hiểm tính mạng. Hai cơ quan thường bị ảnh hưởng nhất là gan và thận. Nếu chỉ uống nhầm liều thuốc 1 ngày và liều cũng không quá cao như em mô tả thì ít ảnh hưởng đến chức năng các cơ quan nêu trên. Em không nên quá lo lắng, cần giữ gìn sức khoẻ và tuân thủ đúng phác đồ để tiệt trừ hoàn toàn vi khuẩn lao trong cơ thể em nhé! Thân mến.", "Tức ngực có thể do đau cơ, ít nghĩ đến tác dụng phụ của vắc xin COVID-19 Chào bạn, Sau tiêm ngừa COVID-19 nói riêng và hầu hết các loại vắc xin nói chung, người được tiêm có thể gặp phải một số tác dụng phụ như sốt, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, đau chỗ tiêm... Các phản ứng phụ này khá thường gặp và tự khỏi sau khoảng vài ngày. Đối với vắc xin COVID-19 thì mỗi loại vắc xin có một số tác dụng phụ hiếm gặp riêng, ví dụ như đối với vắc xin AstraZeneca có thể có hội chứng huyết khối giảm tiểu cầu hoặc với Pfizer, Moderna có thể gặp viêm cơ tim. Triệu chứng mà bạn mô tả chưa gợi ý các tác dụng phụ nguy hiểm này, có thể nguyên nhân từ đau cơ thành ngực hoặc do lo lắng quá mức. Bạn nên thư giãn, nghỉ ngơi, và theo dõi thêm các phản ứng sau tiêm. Nếu xuất hiện các vết bầm máu, đau nặng ngực hoặc khó thở tăng dần, giảm khả năng gắng sức, phù chân, tiểu ít... thì nên tới bệnh viện khám ngay bạn nhé! Thân mến!", "Chào em, Triệu chứng em mô tả nghi ngờ đau vai gáy, thường có liên quan tới thoái hoá cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống... Bệnh đau vai gáy thường xuất hiện một cách đột ngột, có nhiều người bệnh bỗng dưng sau một đêm ngủ dậy thấy xuất hiện đau vùng cổ, vai, gáy. Do đó biểu hiện đầu tiên mà người người bệnh thấy đó là hiện tượng đau cơ vùng cổ gáy, vai và có thể cả phần lưng trên, nặng hơn có thể lan ra cánh tay. Các thuốc em được kê toa chủ yếu là thuốc giảm đau, có thành phần thuốc kháng viêm non-steroid của Tây Y, thường sẽ phát huy tác dụng sau một vài ngày dùng thuốc. Khi triệu chứng thuyên giảm, nên kết hợp tập vật lý trị liệu, khoảng 80% các trường hợp sẽ tự hồi phục trong vài ngày đến vài tuần nếu chỉnh sửa lại tư thế làm việc phù hợp. Nếu như uống thuốc 1 tuần không đỡ, hoặc có dấu hiệu nặng hơn như tê tay, yếu liệt tay thì nên tái khám ngay bác sĩ cơ xương khớp để xem xét kết quả Xquang và khảo sát chuyên sâu hơn nguyên nhân gây chèn ép rễ thần kinh cột sống cổ em nhé!", "Những đối tượng có dùng thuốc ức chế miễn dịch, hoặc corticoid liều cao sẽ tạm thời phải trì hoãn tiêm chủng Chào bạn, Theo Hướng dẫn của Bộ Y tế về Khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 (18/6/2021), chàm (eczema), hay còn gọi là viêm da cơ địa, là một bệnh lý mạn tính. Các triệu chứng như sưng mắt, sưng mặt,… thì đây có thể gợi ý triệu chứng dị ứng hoặc một bệnh lý nội khoa khác. Do đó, bạn nên tiêm chủng tại bệnh viện. Bạn cũng cần mang theo các toa thuốc hiện có để bác sĩ khám sàng lọc đánh giá thuốc mình đang sử dụng. Những đối tượng có dùng thuốc ức chế miễn dịch, hoặc corticoid liều cao (tương đương hoặc hơn 2mg prednisolon/kg/ngày trong ít nhất 7 ngày) sẽ tạm thời phải trì hoãn tiêm chủng. Phản vệ độ 2 là một tình trạng phản ứng dị ứng nặng hơn, gồm nhiều triệu chứng tại nhiều cơ quan, bạn có thể tham khảo để biết thêm chi tiết:", "Chào Quỳnh Hương, Kiểu xuất hiện 4 ngày nay như em miêu tả thường gặp là do nhiễm siêu vi hay còn gọi là cảm, do suy nghĩ làm việc căng thẳng, do tư thế sinh hoạt - làm việc không đúng... Hiện chưa ghi nhận dấu hiệu nào gợi ý bệnh lý nguy hiểm như chèn ép cột sống cổ, viêm não màng não, viêm tủy… nhưng tốt nhất em vẫn nên khám chuyên khoa Cơ xương khớp để được xác định bệnh và nguyên nhân nhằm điều trị thích hợp. Trong thời gian chờ đi khám, việc điều trị chung giảm triệu chứng đau cho mọi nguyên nhân bao gồm nghỉ ngơi, đau nhiều có thể dùng thuốc giảm đau thông thường như paracetamol, panadol, mát xa, ấn huyệt, châm cứu; đồng thời em chú ý tư thế đi đứng ngồi nằm, nệm phải chắc, gối nằm phải vừa tầm, nằm thẳng. Thân mến.", "Tiêm ngừa để bảo vệ sức khỏe cho bản thân trước bệnh dại Xin chào bạn, Vì bạn chỉ mới tiêm có 04 mũi vắc xin ngừa dại nên không chắc đảm bảo đủ kháng thể để bảo vệ bạn, bạn cần đến Bệnh viện bệnh Nhiệt Đới hoặc Viện Pasteur xét nghiệm lượng giá kháng thể kháng dại trước khi quyết định có nên tiêm ngừa lại từ đầu hay không. Thông thường theo khuyến cáo cũ “nếu quan sát được con vật trong 14 ngày mà không có vấn đề gì xảy ra thì không cần tiêm ngừa”, nhưng cũng có lưu ý nếu tiêm ngừa dại trễ thì khả năng bảo vệ không cao. Tóm lại việc trước tiên cần làm: xét nghiệm lượng giá kháng thể kháng dại, nếu không đủ => tiêm ngừa dại lại theo phác đồ (nếu đủ thì không cần). Chúc bạn nhiều sức khỏe.", "Tiêm vắc xin COVID-19 cùng loại sẽ hiệu quả hơn Chào bạn, Hiện nay chưa có khuyến cáo tiêm mũi 2 khác loại đối với vắc xin Vero Cell (Sinopharm), thông thường nếu sử dụng 2 loại vắc xin cùng loại sẽ có nhiều dữ liệu nghiên cứu ủng hộ và cho hiệu quả tốt nhất, hạn chế được tác dụng phụ của cả hai loại vắc xin. Việc tiêm ngừa trễ hơn hầu như không ảnh hưởng tới hiệu quả tạo kháng thể sau mũi thứ 2, bạn không cần lo lắng quá. Sẽ có giai đoạn kháng thể giảm giữa 2 mũi (do thời gian chờ kéo dài hơn), cần phòng ngừa cẩn thận bằng nguyên tắc 5K để tránh bị nhiễm virus từ cộng đồng. Bạn nên liên hệ thêm y tế địa phương để được tiêm ngừa mũi hai sớm bạn nhé! Thân mến!", " Chào em Trung, Sau khi tiêm ngừa, em vẫn có khả năng bị nhưng bệnh sẽ nhẹ hơn, hiếm khi xảy ra biến chứng nặng và cũng mau khỏi hơn. Giai đoạn này em nên nghỉ ngơi, hạn chế tiếp xúc để tránh lây lan cho người xung quanh, uống nhiều nước, nhất là các loại nước trái cây để cơ thể chóng khỏe. Nếu bệnh kéo dài hơn 7 ngày hoặc có biến chứng viêm tinh hoàn thì em nên tới khám BS ngay, em nhé! Trân trọng! ", " Chào em Việt Anh, Trường hợp của bé thì em nên tìm xem các BV khác gần nhà có thuốc đó không, nếu không có thì bắt buột phải chờ, tuy nhiên nếu tiêm trễ 2 tuần thì cũng không sao, em yên tâm nhé. Thân mến!", "Chào bạn, Vắc xin phòng quai bị rất an toàn và tác dụng phụ thường nhẹ. Vắc xin có thể gây hơi đau và sưng tại nơi tiêm và sốt nhẹ, nhưng thường xảy ra vào ngày 1-2 sau tiêm. Thời gian ủ bệnh của quai bị cũng chỉ khoảng 1 tuần (trong trường hợp nghi ngờ bạn mắc bệnh). Do đó nếu sau hơn nửa tháng tiêm ngừa mới bị sốt và sưng vùng má thì bạn nên tới bác sĩ khám để tìm nguyên nhân khác bạn nhé! Thân mến.", "Hãy tiêm phòng vắc xin COVID-19 vì sức khỏe của bạn Chào em, Các tác dụng phụ do chích vaccine phòng COVID thường xuất hiện sớm sau tiêm vaccine, và khoảng thời gian này là 2 tuần sau tiêm. Có một số rất ít trường hợp tác dụng phụ do vaccine xuất hiện trễ hơn mốc thời gian này, tuy nhiên, phải coi chừng là các khó chịu hiện tại của em do một nguyên nhân khác không phải do vaccine gây nên (cái này khả năng cao hơn), trong đó có cả nhiễm COVID 19. Nhìn chung, với triệu chứng hiện tại là khó thở, tức ngực là triệu chứng nguy hiểm cần đến bệnh viện kiểm tra lại sớm, xác định nguyên nhân và xử lý thích hợp. Em đăng ký khám tại chuyên khoa tim mạch hay phòng khám nội tổng quát đều phù hợp, em nhé.", " Chào bạn, Thông thường trước khi , bạn nên giữ sức khỏe thật tốt, ngủ sớm vào đêm hôm trước và ăn sáng vừa phải để giảm cảm giác khó chịu sau khi tiêm ngừa bạn nhé! Thân mến! ", "Nếu đau khớp nhiều tới mức hạn chế vận động thì có thể bạn gặp vấn đề khác Chào bạn, Sau tiêm ngừa COVID-19 có thể gặp phải một số phản ứng rất phổ biến (≥10%) như đau đầu, buồn nôn, đau cơ, đau khớp, nhạy cảm đau, đau, nóng tại vị trí tiêm, ngứa, mệt mỏi, bồn chồn, sốt, ớn lạnh (rất phổ biến là sốt nhẹ và phổ biến là sốt ≥ 38 độ C). Tuy nhiên, các triệu chứng này thường nhẹ, thoáng qua trong 2-3 ngày đầu. Nếu đau khớp nhiều tới mức hạn chế vận động thì có thể bạn gặp vấn đề khác nữa về xương khớp chứ không phải do vaccine, cần sắp xếp tới bệnh viện khám sớm bạn nhé!", "Khi đi tiêm ngừa phải hợp tác khai báo thông tin cá nhân, tránh tốn nhiều thời gian Bạn thân mến, Khi đi chích ngừa phải hợp tác, vì khâu khai báo thông tin cá nhân, y tế tốn nhiều thời gian. Cơ sở y tế phải lưu hồ sơ để cung cấp thông tin cho người dân đi tiêm mũi thứ 2 và cấp chứng chỉ. Khi khai báo để tiêm vắc xin phải thành thật, không nên giấu giếm. Nếu xét mọi vấn đề an toàn, sẽ được tiêm vắc xin. Sau khi tiêm, người dân phải đợi 30 phút để theo dõi sau tiêm. Thời gian này, nên thư giãn, tránh căng thẳng, có thể mang theo ít bánh kẹo để nhai trong thời gian này. Nếu có bất kỳ phản ứng gì, người dân có thể kể cho nhóm bác sĩ theo dõi sau tiêm để được hướng dẫn. Khi về nhà, sẽ có những triệu chứng rêm mình, đau đầu, nôn ói, tiêu chảy. Nếu triệu chứng quá mức chịu đựng, có thể liên lạc với cơ sở tiêm ngừa để được hướng dẫn bạn nhé! Trích", "Hình minh họa Chào bạn, Bạn mới chích ngừa 2 ngày mà chảy máu cam thì ít liên quan đến biến chứng vắc xin. Nếu việc này xảy ra sau 5 ngày tiêm vắc xin COVID-19 thì đó là 1 biến chứng quan trọng nhưng rất hiếm gặp sau tiêm. Trường hợp của em có thể có bệnh lý tiềm ẩn khác về máu hoặc đơn giản hơn là bị giòn mao mạch do thiếu vitamin C cũng dễ bị như vậy. Trước mắt bạn ăn thêm cam, bưởi. Nếu tiếp tục chảy máu, bạn nên đi khám ở bệnh viện để được xét nghiệm theo dõi thêm." ]
Xin chào BS, Cho em hỏi là em bị gãy 2 xương cẳng chân 1/3 dưới gãy hở cấp độ 1. Em được BS mổ đóng đinh nội tủy có chốt 2 đầu. Nhưng mà sau 3 tháng em đi tái khám thì BS bảo xương có nguy co không lành. Rồi chỉ định mổ tháo hai chốt đầu trên của xương để cho chổ gãy khít vào nhau để dễ lành hơn. Cho em hỏi BS là nếu tháo vít như vậy thì có tốt không và nếu như vậy thì thời gian khoảng bao lâu thì xương của em mới lành lại được vậy BS. Chế độ tập luyện như thế nào cho tốt giúp xương mau lành? Xin cảm ơn BS nhiều.
[ " Chào Lê Hoàng, Sau khi phải có X-quang mới xác định được hướng xử trí tiếp theo. Do đó, BS cho tháo vít nghĩa là BS đã xem X-quang để có cách điều trị tốt nhất nên em không quá lo lắng. Em không nói rõ tuổi nên BS chỉ khuyên em nên kết hợp Đông - Tây y, tức là sau mổ em nên tập thêm vật lý trị liệu nhưng phải do BS phục hồi chức năng huấn luyện và sau khi rút đinh nội tủy thì mới chính thức tập luyện và có những bài tập cụ thể vì nếu không tốt sẽ đi khập khiễng không đều, chân thấp chân cao. Đinh nội tủy thường thì sau 9 tháng sẽ rút và tập luyện sau khoảng 12 tháng có thể bình thường. Chúc em luôn khỏe!" ]
[ "Chào em, Trong y học, cần phải có bằng chứng\r\nrõ ràng. Tức là, tôi chưa xem phim chụp Xquang của em thì không thể chắc chắn\r\nlà liệu có thật sự là “không khác gì” hay không. Kết luận của em là BS nói, hay\r\nem nhận định? có di lệch hay không? Trung bình 1 tháng là xương sẽ\r\nlành ở người trẻ, khỏe mạnh, gãy xương không nặng lắm (di lệch nhiều, gãy hở...).\r\nNhư vậy, vì chưa rõ ràng về triệu chứng của em (còn đau nhiều không), chưa rõ về\r\nkết quả phim chụp, thì tôi khuyên em khoan bỏ nạng tập đi, nên tái khám lại chuyên\r\nkhoa Chấn thương chỉnh hình. Thân ái,", "Tình huống này có rất nhiều vấn đề để bàn bạc. Về mặt sách vở, các tác giả thường khuyên rằng, khi liền xương có thể lấy dụng cụ sau 1 năm đối với đinh nội tuỷ, 1.5 năm đối với nẹp vít. Nhưng theo bản thân tôi nhận thấy, vì can xương trực tiếp nên thường để lâu hơn, có thể đến 2 năm, tránh trường hợp tháo nẹp vít ra sau đó bị gãy trở lại. Riêng với nẹp vít ở xương đầu chi, vì xương ở vị trí này là xương xốp, nhanh lành nên khoảng 1 năm là có thể tháo nẹp vít. Thường ở những bệnh nhân trẻ, bác sĩ khuyên sẽ nên lấy ra vì phần vít được xem như vật lạ bên trong cơ thể, gây bất tiện chẳng hạn khi đi qua cửa an ninh nếu bạn thường xuyên đi máy bay. Đối với một số trường hợp như những trường hợp bệnh nhân lớn tuổi hoặc điều kiện bệnh nhân không cho phép mổ một cuộc phẫu thuật nữa, bác sĩ thường khuyên không nên tháo nẹp vít. Thân mến.", "Chào bạn, Vùng gót chân có ít mạch máu đến nuôi, lại chịu áp lực của toàn bộ trọng lượng cơ thể đè lên nên khó lành vết thương hơn các vùng khác. Thời gian trung bình để liền xương trong gãy xương gót là từ 1-2 tháng tuỳ cơ địa. Hiện tại chưa có bằng chứng cho thấy vết gãy đã lành, do đó bạn nên tránh các động tác chịu lực nhiều dễ làm tổn thương tái phát. Bạn có thể tập các bài tập gồng cơ, cử động khớp để tránh teo cơ cứng khớp và giúp vết gãy mau lành. Sau 1-2 tuần nữa nên tái khám, nếu bác sĩ điều trị xác định xương đã liền, bạn có thể tập đi bằng nạng chịu lực trên 1 chân và tăng dần độ chịu lực ở chân gãy. Nếu cảm thấy đau thì nên ngưng lại và đi khám lại bạn nhé! Thân mến.", "Chào bạn, Cẳng chân có xương chày và xương mác, xương mác là một xương dài, ở ngoài cẳng chân, mảnh khảnh, là một xương phụ vì thế người ta có thể lấy bỏ 2/3 trên xương mác cũng không ảnh hưởng đến chức năng của chi dưới. Xương mác rất dễ liền xương, nên khi gãy cả 2 xương cẳng chân, xương mác thường liền xương trước và sự liền xương này lại cản trở đến sự liền xương của xương chày. Do đó khi điều trị, bác sĩ sẽ chú trọng để xương chày lành tốt trước, đôi khi phải đục gãy thậm chí cắt đoạn 2-3 cm xương mác. Bạn có thể yên tâm và tiếp tục tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn bạn nhé! Thân mến.", "Chào em, Khi bị gãy xương cần có thời gian cố định tốt để tránh di lệch thì xương mới có thể lành lại. Nếu em vội vã đi lại quá sớm, chỗ gãy bị tổn thương trở lại, có thể không lành được, gây đau đớn kéo dài dẫn đến tàn phế. Do đó, em nên tuân thủ điều trị của BS, nghỉ ngơi thêm 1-2 tuần nữa. Nếu sợ cứng khớp, teo cơ, em có thể tập gồng cơ tại chỗ nhưng chỉ ở mức vừa phải, tránh vận động quá mạnh ảnh hưởng tới vết gãy em nhé! Thân mến.", " Chào em, Thời gian trung bình là 1 tháng. Thông thường khi BS nẹp bột cho em cũng sẽ dặn em ngày quay lại kiểm tra, nếu không thì khoảng 1 tháng sau, em nên quay lại nơi đã điều trị cho em để chụp lại phim Xquang kiểm tra xem xương lành tốt chưa, rồi BS mới quyết định tháo bột tháo nẹp cho em hay không. Để xương lành nhanh, đặc biệt là vùng bàn chân, em nên đi lại vừa phải (tức là không ở yên trên giường, cũng không vận động quá mức), tránh đứng lâu, ngồi nhớ kê chân cao tránh phù chân, không hút thuốc lá và rượu bia, nhớ ăn uống đầy đủ chất (đặc biệt là thực phẩm giàu canxi như hải sản, sữa...) và ngủ đủ giấc. Thân mến!", "Gãy xương gót chân gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống đặc biệt là việc đi lại Chào em, Thời gian liền xương trung bình là khoảng 1-2 tháng, tuy nhiên để xương trở lại cấu trúc ban đầu (chắc, khỏe) thì phải mất nhiều tháng, quá trình này phụ thuộc vào nhiều yếu tố; tuổi càng trẻ thì khả năng liền xương càng tốt, người hút thuốc lá thì xương lành chậm hơn... Mặt khác, chấn thương gây vỡ xương gót cần một lực chấn thương mạnh, khi xương gót bị vỡ thì không chỉ có phần xương bị ảnh hưởng, mà dây chằng khớp, thần kinh, mạch máu và mô mềm xung quanh cũng bị bầm dập, tổn thương. Đa phần là dây chằng khớp cổ chân sẽ không còn mạnh như trước đây. Cộng thêm phần cứng khớp tạm thời sau thời gian dài bất động khớp chờ xương lành, làm cho việc đi lại những ngày đầu sau chấn thương vẫn còn gặp nhiều khó khăn, cổ bàn chân có thể sẽ còn hiện tượng sưng nề, đau khi đi lại. Em vẫn nên tiếp tục tập đi nhưng nên tập vừa với sức mình, đau thì nghỉ và xoa bóp chân, nếu có điều kiện thì nên đến các trung tâm vật lý trị liệu - phục hồi chức năng để nhân viên y tế chuyên nghiệp hướng dẫn em cách tập đi cho chính xác, bệnh sẽ mau phục hồi hơn, em nhé.", " Chào bạn, Gãy xương cẳng chân ở người trẻ dễ hồi phục, nếu xử trí vàchăm sóc đúng cách, tập vật lý trị liệu tích cực thì có thể trở lại sinh hoạt bình thường trong khoảng 3-6 tháng và chơi thể thao trở lại sau thời gian đó bạn nhé! Thân mến. Gãy xương cẳng chân là một trong những chấn thương vùng chân hay gặp nhất có sự tác động mạnh của vật cứng lên xương cẳng chân. Gãy xương cẳng chân có nhiều mức độ từ đó việc điều trị và thời gian phục hồi cũng khác nhau tùy theo thể trạng mỗi người. Chỉ định phương pháp đóng đinh nội tuỷ là các gãy kín và gãy hở độ 1, độ 2 1/3 giữa xương chày. Ưu điểm là kỹ thuật đơn giản, cố định ổ gãy vững chắc, sau mổ không cần bó bột, bệnh nhân phục hồi chức năng sớm. Đặc biệt về mặt cơ học khi cho bệnh nhân tập tỳ nén sớm, trọng lượng của cơ thể và sự co của các cơ sẽ dồn ép 2 đầu gãy áp khít lại với nhau tạo thuận lợi cho quá trình liền xương.", "Mỹ An thân mến, Thời gian liền xương trung bình là khoảng 1-2 tháng, tuy nhiên để xương trở lại cấu trúc ban đầu (chắc, khỏe) thì phải mất nhiều tháng, quá trình này phụ thuộc vào nhiều yếu tố; tuổi càng trẻ thì khả năng liền xương càng tốt, người hút thuốc lá thì xương lành chậm hơn... Em , bó bột 5 tuần và BS tháo bột cho em chứng tỏ can xương lành tốt rồi, em nên tập đi trở lại để tránh teo cơ, cứng khớp. Thời gian đầu tập đi lại sẽ hơi đau, chân có thể hơi nề nhưng không sao cả, ngồi nghỉ sẽ bớt. Đầu tiên em tập đứng cân bằng trên 2 chân cho vững; tập gồng cơ cẳng chân xem còn đau không, sau đó tập lại dáng đi bình thường chịu lực đều hai chân, khi nào đi thấy chân đau nề là ngừng lại, ngồi nhớ kê chân cao tránh phù chân, không hút thuốc lá và rượu bia, nhớ ăn uống đầy đủ chất (đặc biệt là thực phẩm giàu canxi như hải sản, sữa...) và ngủ đủ giấc. Thân mến.", "Chào em, Nguyên tắc để gãy xương mau lành là cần cố định thật tốt, em bị gãy xương vùng cổ tay, nếu cố gắng vận động quá nhiều khi xương chưa lành sẽ gây di lệch và xương không thể lành lại. Ngoại trừ trường hợp có đặt dụng cụ kết hợp xương, các trường hợp gãy xương khác nên tái khám để bác sĩ đánh giá mức độ lành trước khi vận động ảnh hưởng tới vùng gãy. Em nên tái khám để bác sĩ điều trị kiểm tra lại vị trí gãy em nhé! Thân mến.", " Chào em, Thời gian hồi phục trung bình sau gãy xương ở người trẻ khỏe là 1-2 tháng. Mặc dù xương đã lành, nhưng vì gãy xương làm xáo trộn hệ thần kinh - mạch máu quanh khu vực đó, lưu thông mạch máu không được tốt như trước đây, bên cạnh đó gót chân còn chịu thêm ảnh hưởng của trọng lực và sức nặng cơ thể đè lên nên khi em bắt đầu tập đi lại thì chân sẽ sưng và hơi đau nhói tại điểm gãy. Tình trạng này là lành tính, có đặc điểm là sưng nhiều khi đi lại nhiều, đứng lâu, sưng tăng dần vào cuối ngày nhưng sẽ giảm khi kê chân cao, khi xoa bóp, ít sưng hơn vào buổi sáng; khác với sưng nề do viêm là sẽ có kèm nóng đỏ đau, không cải thiện nhiều khi kê chân cao và sẽ tiến triển nặng hơn nếu nguyên nhân viêm không được giải quyết. Đa số trường hợp 3-4 tháng sau bệnh mới lành hẳn. Trường hợp của em bị vỡ xương gót đã 2 tháng và hoàn toàn không thấy thuyên giảm thì phải khám lại tại chuyên khoa Chấn thương Chỉnh hình, xem xương có lành không (nhiều trường hợp phẫu thuật cố định xương), có kèm bệnh gì đi kèm không (như loãng xương, tiểu đường, tổn thương dây chằng...), có dấu hiệu nhiễm khuẩn không để xử trí thích hợp, em nhé. Thân mến.", " Chào em, Thời gian trung bình lành xương là 1-2 tháng (khoảng 6 tuần), tùy mức độ , có nhiễm trùng hay không, có béo phì, bệnh tiểu đường, lớn tuổi, hút thuốc lá hay không... mà xương sẽ lành nhanh hơn hay chậm hơn. Người trẻ khỏe mạnh thì xương lành nhanh hơn người lớn tuổi. Đối với gãy xương trụ, em tự tháo bột sớm (không rõ sớm đến đâu) thì có khả năng xương sẽ lành chưa vững, có thể lành xấu, có thể tái gãy khi vận động mạnh. Cách tốt nhất hiện nay là đến khám lại chuyên khoa chấn thương chỉnh hình nơi đã bó bột cho em, chụp lại phim Xquang xem xương lành thế nào, nếu lành chưa tốt thì phải cố định lại (có thể nẹp, đeo đai thay vì bó bột) vì nếu xương lành xấu thì sẽ tạo thành khớp giả, khớp xấu, biến dạng khớp... Thân mến!", "Hình minh họa. Nguồn\r\nInternet Chào em, Thời gian trung bình là 1 tháng, tùy mức độ\r\ngãy xương, có nhiễm trùng hay không, có béo phì, bệnh tiểu đường, lớn tuổi, hút\r\nthuốc lá hay không... mà xương sẽ lành nhanh hơn hay chậm hơn. Người trẻ khỏe mạnh thì\r\nxương lành nhanh hơn người lớn tuổi. Mẹ em tự trước thời gian quy định của\r\nbác sĩ đến 20 ngày, có khả năng xương lành chưa vững. Cách tốt nhất hiện nay là\r\nđến khám lại chuyên khoa chấn thương chỉnh hình nơi đã bó bột cho mẹ em, chụp lại\r\nphim Xquang xem xương lành thế nào, nếu lành chưa tốt thì phải bó bột lại. Nếu\r\nmay mắn xương đã lành tốt thì mẹ em cũng cần hạn chế đi lại nhiều trong thời\r\ngian đầu sau gãy xương để tránh đau nhức ở nơi gãy, em nhé. Thân mến! ", "Chào em, Ngày nay, chất liệu của nẹp vít dùng trong phẫu thuật cố định xương thường là titanium, thông thường các chất liệu này không gây phản ứng hay kích ứng gì với cơ thể, về nguyên tắc em có thể chúng sống suốt đời với hệ thống ốc vít này. Thế nhưng thực tế thì ai cũng muốn tháo bỏ vật lạ trong người để tránh những hệ lụy sau này, đặc biệt là đinh vít ở chân vì là nơi gánh sức nặng của toàn bộ cơ thể, và tất nhiên là càng để lâu quá thời gian quy định của lành xương thì sẽ càng khó tháo. Tháo vít kim loại là bắt buộc thực hiện sớm trong những trường hợp bất thường như gãy vít, nhiễm trùng, khớp giả... gây ra các triệu chứng bất thường với bệnh nhân. Tháo vít kim loại ở mâm chày thì thời gian tốt nhất là 12-18 tháng, em tái khám lại bác sĩ chuyên khoa Chấn thương Chỉnh hình ở thời điểm 6-12 tháng để bác sĩ kiểm tra cho em và lên kế hoạch tháo đinh vít, em nhé. Thân mến.", "Chào em, Thời gian hồi phục trung bình sau gãy xương ở người trẻ khỏe là 1-2 tháng. Nếu em đã tái khám kiểm tra, bác sĩ thấy can xương mọc an toàn rồi mới cho em tháo bột, em có thể yên tâm, trường hợp em tự ý tháo bột sớm thì nên gặp bác sĩ chấn thương chỉnh hình kiểm tra lại. Cho dù xương đã lành, nhưng vì gãy xương làm xáo trộn hệ thần kinh - mạch máu quanh khu vực đó, lưu thông mạch máu không được tốt như trước đây, mà lại còn bất động trong 1 thời gian dài, ngoài ra, chân còn chịu thêm ảnh hưởng của trọng lực và sức nặng cơ thể đè lên nên khi em bắt đầu tập đi lại thì chân sẽ sưng và hơi đau. Tình trạng này là lành tính, có đặc điểm là sưng nhiều khi đi lại nhiều, đứng lâu, sưng tăng dần vào cuối ngày nhưng sẽ giảm khi kê chân cao, khi xoa bóp, ít sưng hơn vào buổi sáng; khác với sưng nề do viêm là sẽ có kèm nóng đỏ đau, không cải thiện nhiều khi kê chân cao và sẽ tiến triển nặng hơn nếu nguyên nhân viêm không được giải quyết. Vì thế, em cần điều chỉnh mức độ đi lại cho hợp lý, đi thấy chân sưng nhiều và đau thì nghỉ, kê chân cao, xoa bóp sẽ bớt, đừng cố gắng đi lên xuống cầu thang nhiều, đa số trường hợp 4-6 tháng sau bệnh mới lành hẳn. Nếu chân vẫn sưng kéo dài, tụ máu bầm bất thường thì em cũng cần tái khạm lại bác sĩ chuyên khoa Chấn thương Chỉnh hình, em nhé. Thân mến." ]
Hồi sáng lúc ra khỏi nhà con bị bụi bay vào mắt, sau đó đã dùng nước sạch và nước muối sinh lý để lấy ra nhung vẫn còn cộm. Con đã đến trạm y tế phường nhưng sau khi khám bác sĩ nói khôngo thấy gì trong mắt cả. Bác sĩ khuyên về nhà dùng nước muối sinh lý nhưng vẫn không ra được, đến bây giờ mắt vẫn cộm dù đã làm rất nhiều cách. Con phải làm sao ạ?
[ " Chào em, Sau khi bị dị vật trong mắt có thể gây viêm kết mạc, tạo cho người bệnh cảm giác cộm xốn mắt. Tuy nhiên để đảm bảo, em nên quay lại bệnh viện có chuyên khoa Mắt để bác sĩ tiến hành xem xét kĩ hơn, tìm ra dị vật (nếu có) và kê toa thuốc khám viêm để giảm triệu chứng khó chịu, em nhé! >>> >>>" ]
[ "Chào em Minh Trí, Trường hợp của em, em cần đi khám bệnh trực tiếp BS mới có thể chẩn đoán ra bệnh và điều trị cho em. Vì qua thư em trình bày, tôi thấy cần loại trừ các bệnh lý có như thủy đậu, viêm da bóng nước,… Em nên đi khám càng sớm càng tốt em nhé. Thân mến.", "Bạn Phiêu thân mến, Bạn sờ thấy cộm trên mi mắt thì nhiều khả năng là chắp mi. nếu nhỏ sẽ tồn tại bên trong mi mắt, có màu trắng hay vàng nhạt và thỉnh thoảng gây ngứa. Nếu đúng là chắp mi thì cần phẫu thuật nạo vét chắp mới khỏi được. Nếu để lâu ngày chắp cũng không gây tác hại gì nghiêm trọng mà chỉ gây sẹo dúm sâu mi mắt. Chào bạn,", "Bạn Tham\r\nDoan thân mến, Để chẩn\r\nđoán bệnh bác sĩ cần phải khám trực tiếp mắt. Tùy theo vị trí, tính chất của\r\ntổn thương mà chẩn đoán có nhiều hướng khác nhau. Do đó nếu thuận tiện bạn vui\r\nlòng gửi cho tôi hình chụp mắt có những mụt như mô tả. Tôi hi vọng sẽ giúp bạn\r\nnhiều hơn. Mong gặp\r\nbạn ở thư sau. Thân mến,", " Chào em, Hiện tượng trên là do vùng bị viêm kích ứng do tiếp xúc với xăng dầu, em chỉ cần thoa thuốc trị mụn lên chỗ mụn đó thì dần dần mụn sẽ lặn dần. Thuốc trị mụn em có thể mua tại nhà thuốc, BS không khám trực tiếp cho em thì không được phép kê toa. Nếu chỉ rửa bằng sữa rửa mặt thì mụn có thể khó lặn, có thể tiến triển thành mụn bọc. Mặc dù không rõ xăng có rơi vào mắt hay không, nhưng nếu mắt của em không bị đỏ, không đổ ghèn, không chảy nước mắt sống nhiều, vẫn nhìn rõ thì chứng tỏ mắt không bị sao cả, không có gì lo lắng. Thân mến! Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Khi bé khó chịu mắt kéo dài mẹ cần cho con đến ngay bác sĩ để thăm khám Chào bạn, Tất cả các sản phẩm không được bào chế để sử dụng cho mắt thì đều có thể gây hại khi rơi vào mắt. Nếu sau khi tiếp xúc, bạn rửa mắt cho bé bằng nước muối sinh lý ngay thì sẽ giảm bớt ảnh hưởng. Nhưng cũng không thể loại trừ bé bị kích ứng, viêm nhiễm do lần tiếp xúc này. Cho nên tốt nhất là bạn đưa bé đến khám bác sĩ chuyên khoa để đánh giá và hướng dẫn xử trí, bạn nhé! Thân mến.", "Chào em, Nếu thật sự bé của em thì\r\nviệc em dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi cũng không giải quyết được gì. Trường\r\nhợp này theo BS ngoài việc tìm nguyên nhân khó thở cần loại trừ xem bé có bị\r\nhội chứng trào ngược dạ dày – thực quản không? Tốt nhất, em nên đưa bé đến BV Nhi\r\nĐồng để BS khám xác định xem bé có thật sự khó thở hay không, nguyên nhân làm\r\nbé khó thở,… BS mới có hướng điều trị cho bé và tư vấn thêm cho em.", "Chào em, Với hiện giờ, em cần phải khám chuyên khoa Mắt ngay, càng sớm càng tốt, tùy mức độ viêm và thể trạng mà BS sẽ cho thuốc phù hợp. Trong thời gian đó, em vẫn tiếp tục nhỏ nước muối sinh lý cả 2 mắt, chườm lạnh và không dụi mắt. Thân mến.", "Tất cả những vật lạ chẳng may dính vào mắt đều cần được lấy ra nhanh nhất có thể tránh gây ảnh hưởng cho giác mạc về sau Xin chào bạn, Mảnh vụn đá bắn vào mắt là một chấn thương mắt nghiêm trọng có thể gây hóa mủ (abscess) nhãn cầu và dẫn đến mù lòa. Bạn cần đến bệnh viện chuyên khoa mắt gấp để xử lý ngay không được trì hoãn. Chúc bạn sớm hồi phục nhé.", "Chắp được tạo thành do sự tắc nghẽn các ống tuyến tiết nhờn (tuyến Meibomian) của mi mắt. Chào em, Chắp mắt là một khối u nhỏ gây cộm và đau nhức ở vùng bên trong mí mắt hoặc có thể giống một nốt mụn ở gốc lông mi. Điều trị chắp mắt có thể chỉ cần dùng thuốc nhỏ mắt để nang vỡ vào kết mạc; nhưng nếu chắp kéo dài hoặc nang quá lớn, có thể phải đề nghị phẫu thuật. Trường hợp của em, nhiều khả năng là nên phẫu thuật, nhưng đây chỉ là tiểu phẫu thôi, làm trong ngày, khá an toàn. Em nên đến bệnh viện mắt để bác sĩ kiểm tra lại cho em và tư vấn hướng điều trị thích hợp, em nhé. Thân mến.", " Chào Minh Anh, Biểu hiện của em có thể gặp trong tình trạng viêm mắt dị ứng, do virus/ vi khuẩn, do chắp lẹo... Con mắt là nơi tối quan trọng, vì xử trí sai cách có thể gây hậu quả nghiêm trọng nhất là mù. Do vậy, em nên khám chuyên khoa mắt để được xác định nguyên nhân và điều trị thích hợp. Trong thời gian đó, em cần nhỏ mắt thường xuyên với nước muối sinh lý 0.9%, tránh dụi mắt, đeo kính râm khi ra đường. Thân mến! ", "Cô\r\nLợi kính mến, , mắt cô đạt thị lực 10/10 thì tiên lượng rất tốt. Tuy nhiên, sau đó vài\r\nngày mắt mờ trở lại có thể do nhiều nguyên nhân. Thường nhất là do biến chứng hậu\r\nphẫu như tăng nhãn áp, viêm màng bồ đào, lệch kính, phù hoàng điểm... Ngoài triệu\r\nchứng nhìn mờ, mỗi biến chứng này lại có những biểu hiện đặc trưng khác nhau.\r\nDo đó chỉ có bác sĩ tái khám mới có kết luận chính xác được. Ngoài\r\nra, một số trường hợp sau mổ cườm có hiện tượng khô mắt. Khô mắt làm mắt xốn cộm,\r\nrát, khó mở. Trong trường hợp này, cô có thể nhỏ thêm thuốc nhỏ nước mắt nhân tạo. Xin\r\nchào và chúc cô sớm bình phục!", " Chào Hà Mi, Triệu chứng của em có thể gặp trong nhiều nguyên nhân, như viêm kết mạc, viêm tuyến lệ, zona, herpes... Con mắt là nơi tối quan trọng, vì xử trí sai cách có thể gây hậu quả nghiêm trọng nhất là mù. Do vậy, em nên khám chuyên khoa mắt để được xác định nguyên nhân và điều trị thích hợp. Trong thời gian đó, em cần nhỏ mắt thường xuyên với 0.9%, tránh dụi mắt, đeo kính râm khi ra đường.", "Bạn Thien Van thân mến, Mắt cộm khi chớp là do một dị vật cứng gì đó nằm trên mi mắt hoặc trên nhãn cầu kích thích mắt khi mi mắt di chuyển trên bề mặt nhãn cầu. Thông thường kèm theo chảy nước mắt, đỏ mắt, chói mắt và sưng nề nhẹ mi mắt nếu dị vật này xuất hiện đột ngột và cấu tạo khá cứng (ví dụ: như hạt cát hay ba vớ gì đó văng vào mắt). Trong khi đó bạn chỉ xốn cộm mà không thấy những triệu chứng như tôi vừa kể thì nhiều khả năng vật này nằm đã lâu, không cứng lắm hoặc nó mọc từ trong mắt ra như sạn vôi hay lông xiêu chẳng hạn. Và dù là gì đi nữa nhưng xốn cộm mắt là bạn phải đi khám mắt vì đôi khi nó gây tổn thương nhãn cầu đáng tiếc. Còn đám xanh nhạt trên nhãn cầu dưới mi mắt trên thường không đáng ngại mà ta có thể gọi “cái bớp”. Nó không gây nguy hại gì bạn có thể chung sống hòa bình với nó. Chào bạn!", "Bạn Hạnh thân mến, Thông thường thì đó là viêm bờ mi. Trong viêm bờ mi, mắt\r\nthường xốn cộm nên chảy nước mắt kèm theo. Một số trường hợp viêm bờ mi nặng\r\nthì bờ mi có thể sưng đỏ. Điều trị viêm bờ mi bằng thuốc uống kháng sinh như\r\nClarithromycine 500mg, 1 viên x 2 lần/ngày, dùng trong 7-10 ngày. Kháng sinh\r\nnhỏ mắt như Tobrex hay Vigamox 1 giọt x 6 - 10 lần/ngày. Thuốc mỡ tra mắt kháng\r\nsinh như Tetracycline hay Polimycine mỗi tối trước ngủ. Một số trường hợp cần\r\nmát xa bờ mi để đẩy chất mủ, nhầy ra khỏi bờ mi. Hy vọng bạn mau chóng hết bệnh!", "Bạn Hường thân mến, và kèm theo dấp dính\r\nnhiều khả năng là .Viêm kết mạc dị ứng có nhiều nguyên nhân\r\ngây ra như thời tiếc, thức ăn, bụi, mùi hương, phấn hoa, thuốc uống, mỹ phẩm...\r\nNếu tìm được nguyên nhân và tìm cách tránh tiếp xúc với nó thì điều trị mới dứt\r\nhẳn được. Hiện nay có nhiều thuốc uống và\r\nthuốc nhỏ mắt kháng dị ứng rất hiệu quả. Tuy nhiên bạn cũng cần phải đến bác sĩ\r\nmắt để được chẩn đoán chắc chắn trước khi dùng thuốc. Thân chào bạn," ]
Dạ em chào bác sĩ. Em có tiền sử bị viêm loét dạ dày và nhiễm khuẩn Hp. Dạo gần đây em thường xuyên bị đau dạ dày, em có sử dụng thuốc chữ Y, nhưng chỉ thuyên giảm được một ít. Lúc sau lại bị đau lại.Em để ý hôm nào em lỡ ăn nhiều thịt đỏ thì nửa đêm bụng sẽ đau dữ dội, còn hôm em ăn rau nhiều, ít ăn thịt thì khuya lại không đau. Em không có nhiều thời gian để đi nội soi dạ dày.Rất mong bác sĩ giải đáp giúp tình trạng em đang gặp phải ạ. Xin cảm ơn bác sĩ.
[ "Chào em, Thịt đỏ là thực phẩm không tốt đối với ruột, đặc biệt là ruột già (còn gọi là đại tràng) cho nên em ăn nhiều thịt đỏ thấy khó chịu ở bụng hơn ăn rau là triệu chứng bình thường vì em vốn dĩ có đường ruột \"yếu\" mà. Hơn nữa, em đã từng có tiền căn viêm loét dạ dày và nhiễm khuẩn Hp, nay triệu chứng đau dạ dày xuất hiện lại và không đáp ứng tốt với thuốc trung hòa acid dạ dày nữa (là thuốc chữ Y) thì em nên khám chuyên khoa tiêu hóa để điều trị đau dạ dày cho đúng liệu trình hơn, vì bản thân bệnh viêm loét dạ dày là bệnh có thể tái phát đó. Nếu em chưa muốn soi dạ dày thì em có thể lựa chọn test hơi thở tầm soát H.p song song với điều trị viêm dạ dày. Trong thời gian này, em chú ý hạn chế ăn đồ chua cay nước có gas nhiều dầu mỡ nhiều gia vị cafe, hạn chế thịt đỏ, thịt nướng, không bia rượu, không hút thuốc lá và tránh căng thẳng đầu óc, ăn uống đúng giờ và nghỉ ngơi hợp lý, không nằm / vận động mạnh sau khi ăn trong vòng 2 giờ. Nếu gia đình có tiền căn ung thư đại tràng, đa polyp đại tràng thì nên nội soi đại tràng kiểm tra, em nhé." ]
[ "Hương thân mến, Trị số huyết áp của em hiện tại vẫn nằm trong giới hạn bình thường. Hp là 1 loại vi khuẩn gây viêm loét dạ dày. kèm có triệu chứng đau dạ dày thì cần phải trị, nếu không bệnh sẽ không hết và Hp có thể gây ra loét, viêm mạn và dẫn đến ung thư dạ dày. Trị Hp thì BS sẽ phải dùng kháng sinh, vì đây là vi khuẩn, và phải dùng 2 loại kháng sinh phối hợp với thuốc ức chế tiết dạ dày từ 10-14 ngày mới diệt được Hp (phác đồ chuẩn của hội tiêu hóa gan mật Việt Nam và thế giới), vì chúng trú ẩn sâu trong thành của dạ dày. Tuy nhiên, tùy thuộc vào em làm xét nghiệm gì để biết dạ dày nhiễm Hp. Nếu nội soi dạ dày làm CLO test dương tính thì chắc chắn có nhiễm Hp, còn xét nghiệm máu thì chưa chắc có đang nhiễm hay không. Do đó, em cần đến khám chuyên khoa tiêu hóa + đem theo xét nghiệm đã làm để được BS kiểm tra, chẩn đoán và điều trị thích hợp. Trân trọng. ", " Chào bạn, Kết quả trên cho thấy bạn có , là một vi khuẩn gây viêm loét dạ dày tá tràng. Nếu bạn đã từng điều trị đặc trị Helicobacter pylori (H.p) trong vòng 2 năm trở lại đây thì không thể khẳng định là còn nhiễm hay đã tiệt trừ thành công. Còn trường hợp bạn chưa từng điều trị H.p thì tức là bạn đang nhiễm H.p, khi đó nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào của viêm loét dạ dày tá tràng như xót bụng, đầy hơi, khó tiêu, đau thượng vị…thì bạn nên đến khám BS chuyên khoa Tiêu hóa để được điều trị thích hợp. Còn trường hợp bạn không có bất cứ triệu chứng nào khó chịu của cơ quan tiêu hóa, theo khuyến cáo của Hội Tiêu hóa thế giới, bạn có thể chưa cần điều trị tiệt trừ H.p lúc này, bạn nhé.", "Chào em, Nhiều khả năng em đang bị do viêm loét dạ dày tá tràng, em nên đến khám BS để được kiểm tra lại và điều trị thích hợp. Trong thời gian này em nên hạn chế thức ăn chua, cay, nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị, nước có gas, cafe, bia rượu và không hút thuốc lá. Thân mến.", " Chào em, Tình trạng ăn khó tiêu, đau bụng và khó chịu vùng thượng\r\nvị của mẹ em, theo tôi có thể do viêm loét dạ dày gây ra. Mẹ em có thể đến khám\r\nBS nội tiêu hóa để được chẩn đoán xác định em nhé. Ngoài ra, người dù không có bệnh về đường tiêu hóa thì\r\nkhi ăn quá no hoặc quá nhiều dầu mỡ cũng sẽ gây cảm giác khó chịu. Mẹ em nên có\r\nchế độ phù hợp hơn, không nên ăn quá no, cũng không nên để bụng quá đói. Thân mến! ", " Trúc Quỳnh thân mến, Triệu chứng đau bụng, đau quanh rốn hay ở vùng thượng vị (là vùng ở giữa, nơi tiếp giáp giữa bụng và ngực, còn được gọi là “chấn thủy”), đau có thể liên quan đến bữa ăn hay không. Một số trẻ bị loét dạ dày tá tràng, có khi nôn ra máu hoặc đi tiêu phân đen hôi. Đôi khi trẻ xanh xao thiếu máu mà không tìm ra nguyên nhân. Vì có thể tái đi tái lại nhiều lần nên sau khi điều trị vi khuẩn Hp xong thì bạn cần tuân thủ theo: - Đưa trẻ tới khám để kiểm tra vi khuẩn Hp khi có các dấu hiệu bệnh dạ dày. - Tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ và phải lưu lại các đơn thuốc trẻ đã dùng. - Vệ sinh ăn uống, vệ sinh nguồn nước thật tốt, đảm bảo ăn chín uống sôi. - Tăng cường sức đề kháng cho trẻ. - Sử dụng kháng thể OvalgenHP để phòng ngừa nhiễm khuẩn Hp mới và phối hợp điều trị vi khuẩn Hp hiện có trong dạ dày. ", " Chào em Linh, Triệu chứng có thể gặp trong nhiều nguyên nhân khác nhau, thường gặp nhất là viêm dạ dày tá tràng, hội chứng ruột kích thích, loạn khuẩn ruột, nguyên nhân từ thực phẩm ăn vào (gồm chế độ ăn nhiều tinh bột, khoai, đậu, mì gói, trứng, đường nhân tạo...) ít gặp hơn là bệnh lý gan, mật, tụy, nhiễm giun sán,... Do vậy, em nên khám chuyên khoa tiêu hóa và siêu âm bụng tổng quát, kiểm tra có nhiễm Hp dạ dày không, điều chỉnh lại chế độ ăn, hạn chế ăn đồ chua cay nước có gas, nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị, café, bia rượu và nghỉ ngơi, giảm căng thẳng đầu óc. Thân mến!", "Chào em, Toa thuốc thứ ba của em vẫn bao gồm những thuốc có hiệu quả rất tốt trong điều trị viêm dạ dày , không biết có phải do em uống thuốc không đúng thời điểm bác sĩ đã dặn hay không. Em nên quay lại tái khám nếu tình trạng bệnh đáp ứng kém, để đánh giá xem còn nguyên nhân nào khác gây cảm giác khó chịu hay không em nhé! Thân mến.", "Chào em, Theo thông tin em cung cấp thì nhiều khả năng em bị viêm dạ dày trở lại, lần này có kèm trào ngược dạ dày thực quản nữa. Em có thể khám BS chuyên khoa Tiêu hóa để được chẩn bệnh và cho thuốc phù hợp, có thể không cần nội soi dạ dày nếu em sợ, khi đó BS sẽ điều trị thuốc ngắn hạn cho em một thời gian xem có đáp ứng hay không, khi nào không đáp ứng mới nội soi dạ dày. Song song đó, em chú ý hạn chế ăn đồ chua cay, nước có gas, nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị, cafe, bia rượu, không hút thuốc lá và tránh căng thẳng đầu óc, ăn uống đúng giờ và nghỉ ngơi hợp lý, không nằm / vận động mạnh sau khi ăn trong vòng 2 giờ. Thân mến.", "Chào em, Theo thông tin em trình bày thì hiện bác sĩ chưa có đủ dữ liệu cho thấy có thật sự là em bị ngộ độc thức ăn hay không, vì thứ nhất, ngộ độc thức ăn là do em tự nói, không thấy chẩn đoán hay toa thuốc của bác sĩ nào khám cho em, cũng không thấy triệu chứng nào khác (buồn nôn, nôn, tiêu chảy...) mà chỉ thấy triệu chứng bụng lâu lâu nhói lên 1 cái, rồi em tự mua thuốc ở tiệm thuốc tây không rõ loại gì, nhưng vẫn còn đau bụng lâm râm thỉnh thoảng nhói lên tiếp. Mà bác sĩ cũng không biết em nhói lên ở vị trí nào, tính chất đi cầu ra sao, có sốt không, tính chất phân ra sao (mềm, khuôn hay lỏng, có mủ máu...), vì thế bác sĩ không thể chẩn đoán tình trạng rối loạn tiêu hóa của em cụ thể là bệnh gì được. Em cần đến khám tại chuyên khoa Tiêu hóa để được thăm khám, khai thác kỹ hơn bệnh sử, tiền căn, có thể làm xét nghiệm khi cần (như siêu âm bụng, xét nghiệm máu...), từ đó bác sĩ sẽ chẩn đoán xác định bệnh và điều trị thích hợp tương ứng, em nhé. Trong thời gian này em nên nghỉ ngơi, ăn thức ăn dễ tiêu, ăn chín uống sạch, tăng cường ăn nhiều chất xơ có trong rau xanh, hoa quả (chuối, đu đủ...), hạn chế thức ăn cay, nóng, nhiều gia vị, nhiều dầu mỡ, phải uống đủ nước, tối thiểu là 2 lít nước/ngày. Thân mến.", "Nên ăn tăng cường rau củ quả, trái cây khi mắc bệnh lý về dạ dày Chào bạn, Dị sản ruột ở dạ dày thường xuất phát từ tình trạng viêm mạn tính của niêm mạc dạ dày, nguyên nhân thường gặp nhất là do vi khuẩn Helicobacter pylori. Ngoài ra, còn liên quan tới các nguyên nhân khác như hút thuốc lá, uống rượu bia, trào ngược dịch mật, ăn đồ cay nóng, bệnh lý tự miễn... Tổn thương này làm gia tăng nguy cơ tiến triển tới ung thư dạ dày, do đó cần được theo dõi sát và điều trị nguyên nhân. Xét nghiệm Hp có thể âm tính giả do bệnh nhân vẫn còn sử dụng thuốc kháng tiết acid hoặc acid trong vòng 2-4 tuần trước thời điểm chẩn đoán, nên cần được xem xét thật cẩn thẩn và xét nghiệm lại nếu bác sĩ điều trị đánh giá là cần thiết. Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng với người bệnh dạ dày nói chung và chuyển sản ruột nói riêng. Nên chú ý sử dụng thực phẩm tươi, tăng cường rau củ quả, trái cây và lúa mì nguyên hạt, tránh rượu bia, thuốc lá, thức ăn đóng hộp, hạn chế thịt đỏ, thức ăn cay nóng, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, hạn chế muối. Bạn có thể cho bổ sung thêm vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B12 vì người có bệnh dạ dày mạn tính thường thiếu hụt nhóm vitamin này. Hầu hết bệnh nhân sẽ được yêu cầu nội soi kiểm tra định kỳ mỗi 6 tháng - 1 năm, bạn nên nhắc nhở người nhà đi kiểm tra định kỳ bạn nhé! Thân mến!", "Chào bạn, Tình trạng bệnh lý dạ dày của bạn khá xấu, bởi vì viêm dạ dày mà có chuyển sản niêm mạc ruột vùng hang vị là tình trạng tiền ung thư, có nguy cơ tiến triển đến ung thư nếu không điều trị sớm và đúng chuẩn. Tuy nhiên, bệnh vẫn chưa đến mức là ung thư dạ dày. Do đó, bạn cần kiên trì theo dõi bệnh và điều trị bệnh này với BS chuyên khoa Tiêu hóa, thuốc trọng yếu điều trị bệnh này là ức chế bơm proton để giảm tiết acid dạ dày, các thuốc khác hỗ trợ điều trị triệu chứng đi kèm nếu có (như đau bụng, đầy hơi, ợ chua…). Theo luật khám và chữa bệnh hiện nay của Bộ Y tế, BS không được phép kê thuốc thông qua kênh truyền thông mà không thông qua thăm khám + hỏi bệnh trực tiếp với người bệnh, điều này là do vấn đề an toàn của người bệnh. Nếu muốn phối hợp các phương thức trị liệu Đông y như nghệ, bài thuốc cổ truyền… thì phải thông báo với BS Tây y đang điều trị thuốc cho bạn để tránh tương tác thuốc, quá liều thuốc. Song song đó, bạn cần hạn chế ăn đồ chua cay, nước có gas, nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị, café, bia rượu, không hút thuốc lá và tránh căng thẳng đầu óc, ăn uống đúng giờ và nghỉ ngơi hợp lý. Thân mến.", "Tình trạng nóng rát vùng thượng vị là dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe Chào bạn, Đau thượng vị có rất nhiều nguyên nhân, liên quan tới dạ dày, tuỵ, đại tràng, gan... Nếu tình trạng đau tức thường xảy ra sau ăn, tái đi tái lại gợi ý bệnh lý của dạ dày. Đau thượng vị thường xuất hiện sau khi ăn do khi niêm mạc dạ dày đang bị viêm sung huyết, thức ăn vào sẽ tác động đến niêm mạc gây đau. Điều trị bệnh viêm loét dạ dày không có, nhưng dễ tái phát do ít chú ý tới nguyên nhân. Thông thường bệnh có liên quan tới nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, dùng thuốc giảm đau kéo dài, tình trạng căng thẳng, stress quá mức... Do đó, bạn cần khám chuyên khoa tiêu hoá để BS tầm soát, nếu phát hiện nhiễm vi khuẩn thì điều trị tiệt trừ mới khỏi bệnh bạn nhé!", " Chào em, là bệnh có thể chữa được, không phải bệnh nan y, ung thư nên em đừng quá căng thẳng. Tuy nhiên bệnh có thể tái phát khi ngưng thuốc nếu chế độ sinh hoạt không phù hợp, hoặc người bệnh có kèm trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng khó tiêu chức năng, rối loạn lo âu thì cần điều trị dài hơn. Nguyên nhân gây viêm dạ dày (bao tử) thường gặp là do nhiễm Hp, tiếp đó là do dùng thuốc (thuốc giảm đau, kháng viêm, thuốc điều trị đau khớp...), căng thẳng đầu óc - ăn uống thất thường, hội chứng khó tiêu chức năng... Nếu như em chưa từng kiểm tra xem có nhiễm Hp hay không thì em cần phải kiểm tra, bằng cách nội soi dạ dày lại làm CLO test. Mặt khác, triệu chứng “thường xuyên ợ hơi, nóng rát vùng thường vị” là triệu chứng của tình trạng trào ngược dạ dày thực quản (GERD) đi kèm với viêm dạ dày. Đặc biệt ở người có rối loạn lo âu thì bệnh này sẽ khó trị hơn nhiều. Trước mắt, em nên tái khám lại để BS điều chỉnh thuốc cho phù hợp, em có thể đổi BS điều trị khác nếu muốn, miễn đó là BS chuyên khoa Tiêu hóa. Điều quan trọng là phải có niềm tin với BS điều trị. Bên cạnh đó, em chú ý hạn chế ăn đồ chua cay, nước có gas, nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị, cafe, bia rượu, không hút thuốc lá và tránh căng thẳng đầu óc, ăn uống đúng giờ và nghỉ ngơi hợp lý, không nằm/ vận động mạnh sau khi ăn trong vòng 2 giờ.", " Chào em, Các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng, đau vùng thượng vị, chán ăn ở người có tiền sử bị , thì nhiều khả năng là do viêm loét dạ dày tái phát. Ngoài ra, những triệu chứng này còn có thể gặp trong bệnh lý ở gan, hệ mật, nhiễm ký sinh trùng... Do vậy, tốt hơn hết là em nên khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để bác sĩ chẩn đoán xác định bệnh (qua thăm khám, xét nghiệm, nếu nghi ngờ bệnh dạ dày thì tốt nhất nên nội soi dạ dày tá tràng xem viêm ở đâu, có loét không, có nhiễm Hp không) và kê thuốc thích hợp. Song song đó em cần hạn chế ăn đồ chua cay nước có gas, nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị, cafe, bia rượu, không hút thuốc lá và tránh căng thẳng đầu óc, ăn uống đúng giờ và nghỉ ngơi hợp lý, không nằm sau khi ăn trong vòng 2 giờ, em nhé. Thân mến! ", "Bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng là bệnh phổ biến nhất của đường tiêu hoá, gia tăng đáng lo ngại tại Việt Nam Chào em, Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh có thể tái phát. Vì thế, triệu chứng em bị đau quặn bụng trở lại sau 1 thời gian từng điều trị xuất huyết dạ dày thì có 2 khả năng xảy ra, một là bệnh viêm loét dạ dày tái phát trở lại, hai là có 1 bệnh lý khác mới xuất hiện (ví dụ bệnh viêm túi mật, viêm đại tràng co thắt...). Do đó, nếu uống thuốc tại nhà mà không đỡ thì em cần tái khám lại chuyên khoa tiêu hóa để BS kiểm tra lại cho em, xác định nguyên nhân rồi từ đó mới có hướng điều trị thích hợp tương ứng, em nhé." ]
Chào bạn,Em đi phụ hồ trộn bê tông do sai tư thế nên đau nhói một bên nhưng mua thuốc liều uống lại không hết, gần đây có đi khám BS nói là bị viêm cơ gần cột sống thắt lưng nhưng uống thuốc cả tháng mà vẫn không hết. Xin BS tư vấn giúp. Em cảm ơn!(Vu Hanh)
[ "Đau thắt lưng ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày Chào bạn, Chấn thương xảy ra khi lao động không đúng tư thế có thể dẫn tới tổn thương cột sống, dây chằng, đĩa đệm... nếu sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau 1 tháng mà vẫn còn đau nhiều có thể tổn thương khá năng và ảnh hưởng tới các vùng ở sâu hơn là chỉ đau cơ bên ngoài. Bạn nên quay lại khám chuyên khoa cơ xương khớp để chụp phim đánh giá và điều trị đúng nguyên nhân đau bạn nhé!" ]
[ " Chào bạn Minh, Trong thông tin gửi về chương trình không thấy bạn nói đang điều trị các bệnh trên với phương pháp nào. nếu đã điều trị gần 6 tháng nhưng triệu chứng vẫn còn thì nên tái khám để tìm nguyên nhân, có thể do nhiễm vi khuẩn Hp chưa được tiệt trừ, do căng thẳng tâm lý, sử dụng thuốc giảm đau kéo dài, do chế độ ăn không phù hợp (thường bỏ bữa, nhịn đói, sử dụng các loại thực phẩm kích thích dạ dày như café, rượu bia…), hút thuốc lá. Café có thể làm tăng tiết acid dạ dày, làm cho bệnh dai dẳng khó chữa hơn. Việc uống một số loại thuốc cùng với sữa cũng có khả năng làm giảm hấp thu thuốc, bạn nhé! Trân trọng! ", " Chào em, thuộc nhóm bệnh lý cơ xương khớp ở vùng cột sống thắt lưng, ở người trẻ thường do những nguyên nhân lành tính như căng mỏi cơ, căng dây chằng cột sống, gai cột sống, công việc ngồi nhiều ít vận động, do thiếu vi khoáng chất (như canxi, kali, magie...)... Sau khi thăm khám và chụp Xquang cột sống thắt lưng mà BS kết luận em bị căng cơ, nghĩa là không có dấu hiệu chèn ép thần kinh tủy sống thắt lưng (do thoát vị địa đệm, hẹp lỗ liên hợp đốt sống...), và với thông tin em cung cấp tôi cũng không thấy dấu hiệu chèn ép thần kinh mà là do căng cơ nhiều hơn. Vì thế em chưa cần thiết phải chụp phim MRI. Hơn nữa, chỉ định chụp MRI cần có giấy của BS, vì chi phí cao và nguy cơ nhiễm từ nên BS phải cân nhắc giữa lợi và hại mới ra chỉ định đúng theo phác đồ. Nếu đau nhiều em nên khám lại BS chuyên khoa cơ xương khớp để điều trị ngắn hạn 1 thời gian cho hết đau rồi nên tập thể dục lại, tập yoga và cần có huấn luyện viên hướng dẫn tập cho đúng. Thân mến!", "- nguồn internet Chào em Đồng, Em đang có . BS cho toa thuốc và tư vấn về việc ăn uống kiêng cữ, nhưng em không tuân thủ điều trị (kiêng cữ như hướng dẫn và uống thuốc không đủ) nên bệnh không khỏi hoàn toàn là đúng rồi. Em nên tái khám, nếu cần BS điều trị sẽ cho làm lại xét nghiệm. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là em phải tuân thủ điều trị (uống thuốc đúng, đủ liều và thay đổi lối sống như BS đã tư vấn). Chúc em mau khỏi bệnh.", "Thưa bác sĩ, Em bị đau vùng thắt lưng đã từng đi khám và được BS chẩn đoán là đau lưng cơ năng, em có uống thuốc nhưng không hết. Xin BS cho biết thêm về nguyên nhân và hướng điều trị ạ? (Hữu Lộc - Mỹ Tho) Chào bạn Hữu Lộc, Nếu là đau lưng cơ năng thì đồng nghĩa với đau lưng do quá tải (quá sức) của vùng cơ lưng. Có thể là cơ lưng hoạt động liên tục kéo dài trong ngày, lặp đi lặp lại một thời gian dài, hoặc tư thế làm việc không đúng làm cơ lưng phải hoạt động nhiều. Điều trị đau lưng cơ năng nghe thì rất đơn giản nhưng rất khó thực hiện. Trường hợp đau nhiều phải đến BS chuyên khoa dùng thuốc. Về lâu dài phải tuân thủ 2 nguyên tắc: 1. Không cho cơ lưng làm việc liên tục lâu, giữ 1 tư thế lâu phải có khoảng nghỉ, ít nhiều tùy người, thường là 1 giờ. 2. Tập cho cơ lưng khỏe lên bằng những bài tập chuyên cho vùng này hoạc cá môn thể dục như đi bộ, bơi lội. Chúc bạn điều trị thành công!", "Chào em, Tôi không rõ tình trạng của mẹ em như\r\nthế nào, tuy nhiên điều trị thường chỉ điều trị trong đợt cấp, có\r\ntình trạng viêm nhiễm, không điều trị kéo dài. Vấn đề dùng thuốc Nam tôi không thể tư\r\nvấn cho em vì tôi không làm việc trong lĩnh vực này.", "Chào em, Em tháo bột đã 6 tuần rồi mà bàn chân còn đau nhức nhiều, chưa đi lại được là bất thường. Trong trường hợp này em cần tái khám lại tại chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình, chụp phim Xquang và siêu âm xem gân gót đã liền chưa, có tổn thương gì khác đi kèm hay không, cách tập vật lý trị liệu của em đúng không để BS chỉnh sửa lại cho phù hợp, em nhé. Thân mến.", " Chào em, Những triệu chứng em mô tả khá sơ sài, khó định khu được hệ cơ quan bị bệnh. Nếu như ở vị trí cột sống, đau ở bẹn khi vận động, không kèm sang thương da hay khối phình nào thì em có thể đến khám chuyên khoa cơ xương khớp. Trong mọi trường hợp còn lại, em có thể đến khám nội tổng quát ở một bệnh viện đa khoa, bác sĩ sẽ phân loại bệnh và chuyển đến phòng khám phù hợp em nhé! Thân mến! AloBacsi.v n", " Chào Tường Vy, Triệu chứng mà em miêu tả thuộc nhóm bệnh lý cơ xương khớp, bao gồm , chèn ép thần kinh... Với tình trạng này, em cần đến khám chuyên khoa cơ xương khớp để được kiểm tra toàn diện, thăm khám + xét nghiệm (như chụp phim) và điều trị thích hợp, em nhé. Trong thời gian này, em nên nghỉ ngơi, xoa bóp, mát xa nhẹ nhàng sẽ giúp dễ chịu hơn. Thân mến!", "Chào bạn Thanh Vũ, Triệu chứng của bạn thường gặp do nguyên nhân thành ngực (ví dụ như tư thế nằm gây chèn ép cơ), do nguyên nhân tại phổi-màng phổi, ít nghĩ đến nguyên nhân tim mạch và 1 số nguyên nhân ít gặp khác. Tôi không rõ bạn đã làm những bước kiểm tra nào, nhưng bạn cần phải được chụp Xquang phổi, siêu âm tim, đo điện tim, xét nghiệm máu… bên cạnh việc thăm khám chung để xác định nguyên nhân và điều trị thích hợp. Trong trường hợp em đã uống thuốc mà không thấy bớt, em có thể tìm đến cơ sở y tế khác, đăng ký khám chuyên khoa Tim mạch - hô hấp, em nhé. Thân mến.", "Chào bạn, Hội chứng đau thắt lưng thuộc nhóm bệnh lý cơ xương khớp ở vùng cột sống thắt lưng - chậu, có thể do các nguyên nhân bao gồm căng mỏi cơ, căng dây chằng cột sống, gai cột sống, do thiếu vi khoáng chất (như canxi, kali, magie...), thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm… Bạn đã điều trị Tây y mà chưa chụp Xquang bao giờ thì hơi lạ, cũng không ghi nhận chẩn đoán của BS, có vẻ như bạn tự mua thuốc Tây ở tiệm thuốc thì phải. Điều trị đau lưng không phải dùng thuốc giảm đau là chính, thuốc chỉ giúp giảm đau tạm thời, chủ yếu là cần xác định nguyên nhân gây bệnh, nghỉ ngơi, tập thể dục để tăng độ dẻo dai của cột sống mới là điều trị nền. Đông y hay Tây y đều có cái hay riêng của nó. Trong bệnh lý cơ xương khớp thì điều trị Đông y cũng khá hiệu quả khi phối hợp giữa xoa bóp, ấn huyệt, châm cứu, còn Tây y sẽ điều trị bằng thuốc Tây kèm tập thể dục hay tập vật lý trị liệu. Nếu bạn muốn điều trị Tây y đàng hoàng thì cần khám chuyên khoa Cơ xương khớp, nếu muốn điều trị Đông y thì cần theo điều trị tại BS y học cổ truyền có bằng cấp, đừng nghe theo lời “truyền miệng”, “thầy lang”, “thầy vườn” vì có thể tiền mất tật mang, như các trường hợp thầy lang sử dụng thuốc giảm đau mạnh có corticoid pha trộn vào thuốc nam. Và cũng không nên tự ý phối hợp song song vừa Tây y lẫn Đông y có thể sẽ bị tương tác thuốc. Thân mến.", " Chào em, thuộc nhóm bệnh lý cơ xương khớp ở vùng cột sống thắt lưng - chậu, ở người trẻ tuổi thường do các nguyên nhân bao gồm căng mỏi cơ, căng dây chằng cột sống, gai cột sống, công việc ngồi nhiều ít vận động, do thiếu vi khoáng chất (như canxi, kali, magie...)... cũng có ít trường hợp do lệch xương chậu, vẹo cột sống, một số bệnh lý tự miễn hiếm gặp ở người trẻ... Với tật lệch xương chậu thì chụp Xquang cột sống thắt lưng - cùng - chậu thẳng và nghiêng có thể nhận diện được. Do vậy, em nên khám chuyên khoa cơ xương khớp, để BS thăm khám, xét nghiệm, chẩn bệnh và kê thuốc thích hợp. Trong thời gian này, em có thể giảm đau bằng cách nghỉ ngơi, mát xa, ấn huyệt, châm cứu, chườm ấm, uống thuốc theo toa của BS, chú ý dáng ngồi dáng đi, nằm ngủ cần nệm đủ chắc, không lò xo, khi nằm ngửa tạo được thế thẳng lưng. Thân mến! ", " Chào em, Có nhiều cơ quan ở vùng hạ sườn phải, gồm thận, gan, ruột, cơ, xương sườn, đáy phổi... Hiện em có triệu chứng đau vùng hông lưng phải + hạ sườn phải thì ngoài chụp , nên làm thêm siêu âm bụng để kiểm tra các cơ quan ở khu vực này. Các thuốc em đang dùng chỉ là thuốc giảm đau, nếu dùng nhiều ngày vẫn không bớt thì cần khám sức khỏe lại để tìm ra nguyên nhân mà điều trị trúng đích, tránh uống thuốc giảm đau kéo dài sẽ có tác dụng phụ không tốt. Em nên khám chuyên khoa Tiêu hóa trước, nếu kiểm tra không có gì bất thường thì em khám chuyên khoa Cơ xương khớp (kiểm tra về vấn đề đau do căng cơ, gù vẹo cột sống cho em), em nhé. Thân mến! ", "Chào em, AloBacsi nghĩ là có thể em bị viêm gân cơ bàn tay phải, chứ không phải bệnh gút. Em nên khám chuyên khoa chấn thương chỉnh hình để tìm nguyên nhân và điều trị thích hợp. Bệnh này thường xuất hiện nhiều ở những người lao động thủ công, các công việc sử dụng cổ tay nhiều, vận động viên bóng bàn, cầu lông, tennis, xà đơn, xà kép, nhân viên văn phòng thường sử dụng máy vi tính. Ngoài ra bệnh cũng gặp ở những phụ nữ nội trợ, các bà mẹ bồng bế con… Hậu quả là bệnh nhân bị đau bàn tay, vận động của các khớp bàn tay bị hạn chế, gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày và khả năng lao động. Phòng bệnh: Trường hợp của em cần tránh làm việc bên máy vi tính liên tục trong thời gian dài, làm việc sau 1-2 tiếng nghỉ 5-10 phút để thư giãn bàn tay, nên hạn chế vặn, xoay quá mạnh cổ tay. Đối với phụ nữ thường xuyên làm việc nhà như giặt giũ, xách nước... cũng nên phân chia công việc đều trong ngày, tránh trường hợp bàn tay làm việc quá tải. Nếu có con nhỏ thì không nên bế con quá lâu, tốt nhất nên bế trẻ ở tư thế ngồi. Chúc em điều trị thành công nhé!", "Hình\r\nminh họa. Nguồn Internet Chào bạn, mà em mô tả rất mơ hồ, không rõ đau thật sự ở vị trí cụ\r\nthể nào, có tăng nhiều khi vận động hơn, sáng dậy đau nhưng sau bao lâu thì đi\r\nlại được, chiều tối có đau không, có lan đi đâu không? Thiếu những thông tin đó\r\nthì bác sĩ không tài nào chẩn đoán được bệnh. Nếu được, bạn vui lòng giữ liên lạc và\r\ncung cấp thêm cho bác sĩ một số thông tin về tình trạng bệnh bạn nhé! Thân mến. AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "- nguồn internet Chào bạn, Tôi không rõ bạn đang sử dụng thuốc\r\ngì để điều trị bệnh khớp, có khá nhiều loại thuốc giảm đau, trong đó có những\r\nloại thuốc không nên dùng lâu dài như corticoid, kháng viêm không steroid vì có\r\nthể mang đến tác dụng phụ. Tình trạng mà bạn đang mắc\r\nphải đau khá nhiều nơi và không rõ nơi nào là nơi khởi điểm vì vậy cần phải\r\nthăm khám lâm sàng và làm thêm xét nghiệm như siêu âm bụng mới có thể đưa ra\r\nchẩn đoán. Bạn nên nhanh chóng đến khám BS Nội\r\ntổng quát bạn nhé." ]
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm da
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm da Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm da Chế độ sinh hoạt Tránh tiếp xúc với chất gây dị ứng hoặc chất gây phát ban. Nếu bị chàm: Cố gắng tránh làm xước vùng bị ảnh hưởng. Gãi có thể làm vết thương hở hoặc tái phát và lây lan vi khuẩn sang các bộ phận khác trên cơ thể. Để giúp ngăn ngừa da khô, có thể tắm trong thời gian ngắn hơn, sử dụng xà phòng nhẹ và tắm bằng nước ấm thay vì nước nóng. Sử dụng kem dưỡng ẩm (loại thân nước) sau khi rửa tay và kem dưỡng ẩm (loại thân dầu) cho da khô. Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. Chế độ dinh dưỡng Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Tránh dùng các thực phẩm bị dị ứng vì dễ làm bộc phát tình trạng dị ứng, ngứa. Phương pháp phòng ngừa viêm da hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Dùng mỹ phẩm phù hợp với loại da. Tránh dùng các loại thực phẩm mà cơ thể bị dị ứng." ]
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa mụn trứng cá Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của mụn trứng cá Chế độ sinh hoạt: Rửa mặt 2 lần/ngày và sau khi đổ nhiều mồ hôi; Cạo râu cẩn thận; Thường xuyên gội đầu, không nên để tóc chạm vào mặt; Không sờ tay lên mặt; Cẩn thận khi sử dụng mỹ phẩm; Chống nắng kỹ; Không tự ý nặn mụn. Chế độ dinh dưỡng: Uống đủ nước; Không ăn nhiều dầu, mỡ; Bổ sung đầy đủ vitamin; Không ăn quá cay. Phương pháp phòng ngừa mụn trứng cá Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Giữ làn da luôn sạch sẽ; Dưỡng ẩm đầy đủ; Hạn chế trang điểm, nếu có, tẩy trang sạch sẽ; Bảo vệ da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời; Tập thể dục thường xuyên; Hạn chế căng thẳng (stress) kéo dài.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa béo phì Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của béo phì Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. Chế độ dinh dưỡng: Hạn chế nạp quá nhiều năng lượng từ các loại thực phẩm giàu chất béo và đường. Tăng tiêu thụ trái cây và rau quả, cũng như các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt. Tham gia các hoạt động thể chất thường xuyên (60 phút mỗi ngày cho trẻ em và 150 phút trải dài trong tuần cho người lớn).", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa xơ cứng bì Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của xơ cứng bì Chế độ sinh hoạt: Tái khám thường xuyên và theo dõi các triệu chứng và dấu hiệu bất thường; Chích ngừa cúm hàng năm; Cai thuốc lá, không sử dụng rượu bia; Hỏi ý kiến bác sĩ điều trị trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào; Tập luyện vừa sức, phù hợp với sức khỏe của bản thân; Luôn sống vui vẻ và hòa đồng với người xung quanh. Chế độ dinh dưỡng: Chế độ ăn hạn chế mỡ động vật, thực phẩm chế biến sẵn. Phương pháp phòng ngừa xơ cứng bì hiệu quả Vì nguyên nhân của xơ cứng bì vẫn chưa được tìm ra nên không có phương pháp phòng ngừa cụ thể của bệnh. Xây dựng lối sống lành mạnh, tự chăm sóc sức khỏe của bản thân bằng cách tập thể dục, vận động thường xuyên, tránh lối sống tĩnh tại, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và khám sức khỏe định kỳ để bảo vệ sức khỏe của bạn. Một chế độ sống lành mạnh giúp bạn khỏe mạnh phòng ngừa bệnh", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa bệnh dị ứng Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh dị ứng Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Chế độ dinh dưỡng: Tránh tiêu thụ các chất kích thích như thức ăn quá cay nóng, rượu, bia, thuốc lá, vì những loại thực phẩm này có thể làm chậm quá trình lành vết thương và làm giảm tác dụng của thuốc điều trị. Phương pháp phòng ngừa bệnh dị ứng hiệu quả Không có cách nào để ngăn ngừa dị ứng. Nhưng có những cách để ngăn chặn các triệu chứng xảy ra. Cách tốt nhất để ngăn ngừa các triệu chứng dị ứng là tránh các chất gây dị ứng kích hoạt chúng. Ngăn ngừa dị ứng theo mùa, tiếp xúc, và các dị ứng khác phụ thuộc vào việc biết vị trí của các chất gây dị ứng và cách tránh chúng. Ví dụ: Nếu bạn bị dị ứng với bụi, bạn có thể giúp giảm các triệu chứng bằng cách lắp đặt bộ lọc không khí thích hợp trong nhà, làm sạch ống dẫn khí và quét bụi nhà thường xuyên.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm khớp liên cầu Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến viêm khớp liên cầu Chế độ sinh hoạt: Duy trì thói quen sinh hoạt tốt giúp hạn chế các bệnh nhiễm trùng: Nghiêm túc tuân thủ theo phác đồ điều trị bác sĩ đưa ra. Gặp chấn thương ở khớp cần đi khám để được điều trị, vệ sinh sạch sẽ vết thương đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh nhiễm trùng trong ổ khớp. Luyện tập thể chất phù hợp giúp tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch. Nên ngủ sớm, giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, vui vẻ. Thường xuyên rửa tay, vệ sinh cá nhân và môi trường sống hàng ngày sạch sẽ tránh để vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Ngưng sử dụng các chất kích thích, hút thuốc lá, bia, rượu. Không tự ý sử dụng thuốc đặc biệt là thuốc kháng sinh. Chỉ sử dụng khi được bác sĩ chỉ định và nên uống đúng liều và thời gian bác sĩ kê toa. Chế độ dinh dưỡng: Xây dựng chế độ ăn lành mạnh giúp tăng cường sức đề kháng chống lại nhiễm khuẩn như: Ăn nhiều các thực phẩm có tác dụng kháng viêm, tăng cường hệ miễn dịch có trong: Các loại rau củ trái cây (rau bina, bông cải xanh, bắp cải, bí đỏ, cà rốt,cà chua, ớt chuông, đu đủ, kiwi,...) các món ăn chứa dầu oliu (trong dầu Oliu có chứa các acid béo tốt và các hoạt chất kháng viêm giúp làm giảm cholesterol và chống viêm nhiễm), một số loại cá như (cá hồi, cá thu, cá ngừ,…), một số loại củ làm gia vị (tỏi, gừng, nghệ,... giúp kháng viêm, tăng sức đề kháng), các loại hạt (hạnh nhân, óc chó, hạt dẻ, hạt bí,…) góp phần giúp tái tạo sụn khớp, tăng cường hệ miễn dịch. Hạn chế ăn các loại thịt chứa nhiều đạm như thịt bò, thịt trâu, thịt dê, các thực phẩm nhiều dầu mỡ, các chất béo không tốt, thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp. Hạn chế ăn thức ăn chứa quá nhiều tinh bột. Ăn chín uống sôi, uống nhiều nước, hạn chế ăn mặn, ăn quá ngọt, các thực phẩm chứa nhiều tinh bột. Chế độ ăn lành mạnh giúp tăng cường sức đề kháng chống lại nhiễm khuẩn Phương pháp phòng ngừa viêm khớp liên cầu Để phòng ngừa viêm khớp liên cầu, nên chú ý những điều sau: Cần vệ sinh vết thương đúng cách và điều trị dứt điểm khi bị chấn thương khớp. Khi mắc các bệnh nhiễm trùng cần điều trị kịp thời và triệt để tránh nhiễm trùng vào máu gây biến chứng nguy hiểm. Luyện tập thể dục thể thao nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng. Giữ tinh thần thoải mái, tránh stress. Xây dựng chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, duy trì cân nặng phù hợp, tránh tăng cân quá nhiều dẫn đến béo phì.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. Tránh vận động cường độ mạnh, đặc biệt ở những khớp đang có tình trạng viêm hoặc vừa mới được điều trị. Quan hệ tình dục an toàn. Nếu có triệu chứng bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, cần thăm khám ngay để được điều trị kịp thời. Chế độ dinh dưỡng: Ăn uống chế độ lành mạnh bao gồm nhiều trái cây tươi, rau, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc là rất quan trọng để tăng cường sức khoẻ và hệ miễn dịch giúp chống lại bệnh tật. Phương pháp phòng ngừa viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Thực hiện vô trùng tuyệt đối khi làm các thủ thuật, phẫu thuật tiến hành tại khớp. Điều trị tốt các nhiễm khuẩn tại các cơ quan khác, đặc biệt tại da, phần mềm và xương. Đối với bệnh lậu, phòng ngừa bằng cách quan hệ tình dục an toàn.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa bệnh than Những thói quen sinh hoạt có thể giúp hạn chế diễn tiến của bệnh than Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ hướng dẫn bác sĩ trong quá trình điều trị. Không hút thuốc lá hay sử dụng chất kích thích. Thường xuyên luyện tập thể chất giúp tinh thần thoải mái. Thăm khám định kỳ giúp tầm soát tình trạng bệnh hoặc nguy cơ tiến triển của bệnh. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào, nên thăm khám bác sỹ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Chế độ dinh dưỡng: Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Phương pháp phòng ngừa bệnh than Những người làm việc trong khu vực, lĩnh vực có nguy cơ cao mắc bệnh: Quân đội, nghiên cứu khoa học liên quan đến bệnh than, bác sĩ thú ý,… cần được tiêm vaccine phòng ngừa bệnh than để đảm bảo sức khỏe. Ngoài ra, để phòng ngừa cần lưu ý một số thói quen hàng ngày: Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, sát khuẩn bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với động vật. Khi đang có vết thương trên da hãy hạn chế tiếp xúc với động vật. Không sử dụng thịt động vật hoang dã chưa qua chế biến hoặc chưa được nấu chín kỹ. Khi làm việc tại các khu vực có nguy cơ cao chứa nhiều mầm bệnh phải sử dụng đồ bảo hộ lao động. Đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và điều trị kịp thời nếu nghi ngờ mắc bệnh.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa nhiễm h.pylori (hp) Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của nhiễm H.pylori (HP) Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. Chế độ dinh dưỡng: Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng . Thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, hợp vệ sinh. Phương pháp phòng ngừa nhiễm H.pylori (HP) hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi chế biến hoặc ăn thức ăn. Tránh thức ăn hoặc nước uống không sạch. Không ăn bất cứ thứ gì chưa được nấu chín kỹ. Tránh thức ăn do những người chưa rửa tay phục vụ. Mặc dù căng thẳng và thức ăn cay không gây loét nhưng chúng có thể khiến vết thương nhanh chóng lành lại hoặc khiến cơn đau trở nên tồi tệ hơn. Nên tránh những điều này.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm khớp Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm khớp Chế độ dinh dưỡng: Uống nhiều nước; Bổ sung rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên cám, thức ăn giàu protein, thực phẩm nhiều chất xơ ; Tăng cường sử dụng những thực phẩm chứa nhiều lectin như đậu đen, đậu đỏ, mầm lúa mạch,… Hạn chế những thức ăn thực phẩm giàu cholesterol , thực phẩm gây kích ứng. Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị; Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng; Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị; Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Phương pháp phòng ngừa viêm khớp hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng , trước khi tập nên khởi động để tránh giãn gân đột ngột; Không nên hoạt động quá sức; Kiểm soát cân nặng, giảm cân nếu cần thiết; Tránh để cơ thể bị chấn thương; Trong quá trình hoạt động nếu thấy đau hãy dừng lại và nghỉ ngơi; Kiểm soát tâm trạng, luôn lạc quan, thoải mái. Kiểm soát cân nặng để phòng ngừa viêm khớp Xem thêm: Bệnh viêm khớp vai có tự khỏi không? Chữa viêm khớp dạng thấp bằng thuốc nam có hiệu quả không?", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm bao quy đầu Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của viêm bao quy đầu Chế độ sinh hoạt: Tắm thường xuyên: Rửa sạch vùng quy đầu mỗi ngày, đảm bảo kéo bao quy đầu của bạn về phía sau để bạn có thể vệ sinh vùng bên dưới. Tránh dùng xà phòng mạnh: Cố gắng không sử dụng xà phòng hoặc kem dưỡng da mạnh có thể gây kích ứng da. Giữ khô ráo: Sau khi đi tiểu, hãy lau khô vùng dưới bao quy đầu để nước tiểu không bị kẹt dưới bao quy đầu. Dạy vệ sinh đúng cách: Dạy trẻ cách vệ sinh dương vật kỹ lưỡng, đặc biệt là khi trẻ có bao quy đầu. Chế độ dinh dưỡng: Không có chế độ dinh dưỡng cụ thể cho người bệnh viêm bao quy đầu. Bạn nên thực hiện một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Trong trường hợp bạn mắc đái tháo đường hoặc các bệnh lý khác, hãy thực hiện chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị để kiểm soát tốt tình trạng bệnh. Phòng ngừa viêm bao quy đầu Phòng ngừa viêm bao quy đầu bắt đầu bằng việc thực hành vệ sinh đúng cách. Để phòng ngừa viêm bao quy đầu, bạn nên tắm thường xuyên. Vệ sinh đúng cách để phòng ngừa viêm bao quy đầu Dành thời gian để kéo bao quy đầu của bạn về phía sau và làm sạch khu vực bên dưới bằng nước ấm, sau đó lau khô hoàn toàn. Luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để tránh mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể gây viêm quy đầu. Xem thêm: Vệ sinh bao quy đầu: Hướng dẫn cần thiết cho sức khỏe nam giới", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa á vảy nến Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của á vảy nến Chế độ sinh hoạt: Để hạn chế diễn tiến của bệnh á vảy nến cũng như các bệnh lý viêm da mãn tính, nhìn chung, các việc người bệnh cần thực hiện bao gồm: Tuân theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ bao gồm dưỡng ẩm da, sử dụng thuốc điều trị theo đúng liều lượng để tránh các biến chứng. Hạn chế cào gãi hoặc sử dụng các sản phẩm dễ gây kích ứng, tổn thương da. Người bệnh á vảy nến cần tái khám và theo dõi hàng năm (á vảy nến thể mảng nhỏ), và mỗi 6 tháng (á vảy nến thể mảng lớn) để xem xét khả năng tiến triển thành ác tính. Chế độ dinh dưỡng: Đối với chế độ dinh dưỡng của người bệnh á vảy nến nói riêng, hoặc của người bệnh có tình trạng viêm da mãn tính nói chung, cần tập trung vào chế độ ăn giúp hạn chế phản ứng viêm, bao gồm: Chế độ ăn uống giàu chất xơ, rau củ quả, chất béo lành mạnh, protein từ các loại đậu, đầy đủ vitamin và khoáng chất. Hạn chế các thực phẩm có khả năng gây viêm như đồ chiên rán, chất béo bão hòa, thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn, rượu bia, nước ngọt và các loại kẹo bánh, nước có đường. Phòng ngừa á vảy nến Hiện tại, nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của bệnh á vảy nến vẫn chưa được xác định. Do đó, chưa có biện pháp phòng ngừa hiệu quả tình trạng này.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa lão hóa da Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của lão hóa da Chế độ sinh hoạt: Tránh các hoạt động ngoài trời vào ban ngày; Mặc quần áo chống nắng (mũ rộng vành, tay áo dài và quần dài hoặc váy dài); Thoa kem chống nắng có chỉ số chống nắng cao (SPF > 50), kem chống nắng phổ rộng cho vùng da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng; Không hút thuốc và tránh tiếp xúc với các chất ô nhiễm độc hại cho da; Tập thể dục đều đặn, giúp cơ thể dẻo dai và săn chắc; Bổ sung đầy đủ các loại trái cây và rau quả hàng ngày. Sử dụng kem chống nắng hàng ngày Chế độ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng được báo cáo rằng có ảnh hưởng đến sự lão hóa da: Trái cây, rau, các loại đậu, thảo mộc và trà có chứa các hợp chất chống oxy hóa. Hàm lượng vitamin C cao và lượng linoleic acid tăng lên có liên quan đến việc giảm nếp nhăn, khô và teo da. Các nghiên cứu cho thấy khả năng phục hồi trước hiện tượng lão hóa do ánh sáng có liên quan đến việc ăn nhiều rau, dầu ô liu, cá và các loại đậu như đậu xanh, đậu Hà Lan và đậu lăng, đồng thời ăn ít bơ thực vật, đường và các sản phẩm từ sữa. Tiêu thụ lượng chất béo và carbohydrate cao hơn có liên quan đến việc tăng nguy cơ nếp nhăn và teo da. Các dẫn xuất của vitamin A bôi tại chỗ đã được các nghiên cứu báo cáo hiệu quả làm giảm sản xuất Matrix Metalloproteinases - MMP. Việc tiêu thụ dầu cá chứa nhiều acid béo omega-3 cũng có thể mang lại một số tác dụng chống nắng. Phòng ngừa lão hóa da Vì các yếu tố môi trường và lối sống thường gây ra lão hóa sớm, nên những thói quen lành mạnh hàng ngày có thể cải thiện tình trạng này. Nếu bạn đã có dấu hiệu lão hóa sớm, dưới đây là một số cách ngăn chặn và ngăn ngừa tình trạng này trở nên tồi tệ hơn: Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Thực hiện các bước để bảo vệ bản thân khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời. Sử dụng kem chống nắng quanh năm, ngay cả khi bạn ở trong bóng râm. Luôn chọn loại chống tia UV ít nhất là SPF 50, phù hợp với ánh nắng tại Việt Nam. Mặc quần áo dài, bao gồm mũ và kính râm. Ngừng hút thuốc: Nếu bạn hút thuốc, hãy bỏ thuốc càng sớm càng tốt. Bạn cần tránh cả khói thuốc lá. Ăn nhiều trái cây và rau quả: Một chế độ ăn uống cân bằng có thể ngăn chặn tình trạng lão hóa sớm. Tránh ăn quá nhiều đường hoặc carbohydrate tinh chế. Cắt giảm rượu: Rượu gây lão hóa sớm cho làn da của bạn, việc giảm lượng rượu uống vào có thể giúp ngăn ngừa tổn thương da hơn. Tập thể dục: Hoạt động thể chất thường xuyên giúp cải thiện tuần hoàn và tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn, giúp thúc đẩy quá trình tái tạo cơ thể khỏe mạnh. Chăm sóc da: Làm sạch da hàng ngày để loại bỏ bụi bẩn, cặn trang điểm, mồ hôi hoặc các chất gây kích ứng. Tránh xa các sản phẩm gây kích ứng da có chứa hương liệu hoặc độ pH không phù hợp. Dưỡng ẩm cho da hàng ngày để ngăn ngừa tình trạng khô và ngứa. Giảm mức độ căng thẳng: Tìm các phương pháp quản lý căng thẳng như thiền định, tham gia các câu lạc bộ lành mạnh, tập thể dục,... để đối phó với những tác nhân gây căng thẳng mà bạn không thể tránh khỏi. Cải thiện chất lượng và số lượng giấc ngủ của bạn. Ngừng hút thuốc lá giúp làm chậm tiến trình lão hóa da Các câu hỏi thường gặp về lão hóa da Tại sao cần phải điều trị lão hóa da? Mặc dù không thể quay đảo ngược tiến trình lão hóa nhưng các tác động của lão hóa da có thể được làm chậm lại và cải thiện đáng kể. Những lý do về thể chất, tình cảm và xã hội thúc đẩy chúng ta cần điều trị da lão hóa bao gồm: Sở hữu sức khỏe làn da tốt hơn; Nhu cầu trông trẻ hơn và tươi tắn, khỏe mạnh hơn vì lý do công việc hoặc xã hội; Nâng cao giá trị bản thân. Những nguyên nhân khiến làn da bị lão hóa sớm là gì? Tiếp xúc ánh sáng: Ánh sáng mặt trời, ánh sáng tia cực tím, ánh sáng xanh, ánh sáng hồng ngoại,... Hút thuốc lá; Uống rượu; Chế độ ăn uống không lành mạnh; Giấc ngủ kém; Căng thẳng tâm lý; Một số bệnh lý gây lão hóa sớm như hội chứng Bloom, hội chứng Werner. Phương pháp nào có thể cải thiện làn da bị lão hóa? Tái tạo bề mặt với peel da, bôi thoa các dẫn xuất vitamin A,... Chất làm đầy; Tiêm Botulinum; Laser u máu hoặc chích xơ mao mạch giãn; Phẫu thuật thẩm mỹ loại bỏ phần da thừa.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo những hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Có lối sống tích cực, tinh thần lạc quan và hạn chế sự căng thẳng. Đến gặp bác sĩ ngay khi cơ thể có những dấu hiệu bất thường trong quá trình điều trị bệnh. Thăm khám sức khỏe định kỳ để bác sĩ theo dõi tình trạng và diễn tiến của bệnh, tìm hướng điều trị phù hợp tiếp theo nếu chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh nhân cần có tâm lý lạc quan. Tâm lý sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều trị, hãy tâm sự với những người đáng tin cậy, chia sẻ lo lắng của mình với những thành viên trong gia đình, chăm sóc thú cưng hay đơn giản là xem phim, đọc sách, hoặc làm bất cứ điều gì khiến bạn thấy thoải mái. Chế độ dinh dưỡng: Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Phương pháp phòng ngừa viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát hiệu quả Những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát có thể dự phòng kháng sinh để làm giảm nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn và tử vong. Bệnh nhân có nguy cơ cao mắc bệnh bao gồm: Bệnh nhân xơ gan, xuất huyết tiêu hóa. Dự phòng bằng kháng sinh đã được chứng minh là làm giảm tỷ lệ tử vong. Bệnh nhân đã từng có một hoặc nhiều đợt viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát. Ở những bệnh nhân như vậy, tỷ lệ tái phát trong vòng một năm đã được báo cáo là gần 70%. Bệnh nhân bị xơ gan và cổ trướng nếu protein dịch cổ trướng <1,5g/dL (15g/L) cùng với suy giảm chức năng thận hoặc suy gan. Suy giảm chức năng thận được định nghĩa là creatinine ≥1,2mg/dL (106micromol/L), nồng độ nitơ urê trong máu ≥25mg/dL (8,9mmol/L) hoặc natri huyết thanh ≤130mEq/L (130mmol/ L]). Suy gan được xác định khi điểm Child-Pugh ≥9 và bilirubin ≥3mg/dL (51micromol/L). Bệnh nhân xơ gan nhập viện vì lý do khác và có nồng độ protein cổ trướng dưới 1g/dL (10g/L). Dự phòng kháng sinh đối với những đối tượng có nguy cơ cao giúp phòng bệnh hiệu quả Ngoài việc điều trị dự phòng bằng kháng sinh, còn có những biện pháp chung cần được áp dụng để ngăn ngừa bao gồm: Thuốc lợi tiểu để loại bỏ dịch cổ trướng. Nhận biết sớm và điều trị tích cực các bệnh nhiễm trùng cục bộ (ví dụ viêm bàng quang và viêm mô tế bào). Điều này có thể giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn huyết và viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát. Hạn chế sử dụng thuốc ức chế bơm proton. Việc sử dụng thuốc ức chế bơm proton có liên quan đến việc tăng nguy cơ huyết áp tâm thu trong nhiều nghiên cứu. Do đó, thuốc ức chế bơm proton chỉ nên được dùng cho những bệnh nhân có chỉ định sử dụng rõ ràng.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm ruột già Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của viêm ruột già Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ điều trị của bác sĩ. Tự theo dõi các triệu chứng, nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường cần liên hệ ngay với bác sĩ điều trị. Chế độ dinh dưỡng: Chế độ ăn ít chất cứng: Chế độ ăn gồm thức ăn mềm dễ tiêu hóa khi các triệu chứng của bạn cấp tính hoặc nghiêm trọng. Chế độ ăn này hạn chế chất xơ và chất béo và nhấn mạnh vào các loại thực phẩm mềm, nấu chín kỹ. Chế độ ăn chống viêm: Để giữ tình trạng viêm mãn tính ở mức thấp, bác sĩ chăm sóc sức khỏe của bạn có thể khuyên bạn tránh các loại thực phẩm gây viêm cao, đặc biệt là thực phẩm chế biến sẵn và nhanh có nhiều đường và chất béo. Họ có thể gợi ý nhiều chất béo không bão hòa lành mạnh hơn để làm dịu tình trạng viêm, như dầu ô liu, quả bơ, các loại hạt và cá có dầu. Chế độ ăn Địa Trung Hải có tác dụng chống viêm tự nhiên. Chế độ ăn loại trừ: Bác sĩ có thể sẽ đề xuất chế độ ăn loại trừ để loại bỏ các loại thực phẩm gây ra các triệu chứng bùng phát. Chế độ ăn Địa Trung Hải có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh Phòng ngừa viêm ruột già Bạn có thể giảm khả năng bùng phát bằng cách xác định và tránh các tác nhân gây bệnh. Mẹo để tránh các tác nhân kích hoạt phổ biến bao gồm: Kiểm soát căng thẳng: Ngủ ít nhất bảy giờ mỗi đêm, tập thể dục thường xuyên và tìm những cách lành mạnh để giảm căng thẳng, chẳng hạn như thiền. Tránh các thực phẩm gây bùng phát: Việc tránh các sản phẩm từ sữa và thực phẩm giàu chất xơ có thể cải thiện tình trạng bệnh. Bạn nên ghi lại các yếu tố kích hoạt vào nhật ký để có thể nói lại với bác sĩ. Bác sĩ sẽ có cách tư vấn chiến lược phòng tránh và điều trị phù hợp. Xem thêm: Viêm dạ dày ruột nên ăn gì và kiêng gì?", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm túi mật Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm túi mật Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Chế độ dinh dưỡng: Uống nhiều nước, bổ sung đủ 2,5 lít nước mỗi ngày. Chia nhỏ bữa ăn. Chọn một chế độ ăn uống phù hợp, ít chất béo, lượng protein hợp lý. Bổ sung rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt. Tìm hiểu để bảo vệ bản thân: Viêm túi mật nên ăn gì và tránh ăn gì? Phương pháp phòng ngừa viêm túi mật hiệu quả Cách phòng ngừa bệnh viêm túi mật hiệu quả bao gồm: Tập thể dục thường xuyên, để tinh thần thoải mái như thiền, yoga,… Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… Duy trì cân nặng vừa phải, giảm cân khi cần thiết. Tuy nhiên cần phải giảm cân từ từ, có thể giảm 500 - 900gr mỗi tuần. Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp, hạn chế thực phẩm giàu chất béo. Ăn thực phẩm nhiều chất xơ và tránh đường có thể giúp bạn ngăn ngừa sỏi mật, nguyên nhân chính gây viêm túi mật. Ăn thực phẩm nhiều chất xơ và tránh đường có thể giúp bạn ngăn ngừa sỏi mật, nguyên nhân chính gây viêm túi mật" ]
Chào BS, Con trai tôi hiện nay được 13.5kg, cao 0.89m. Bé được sinh mổ nặng 3.5kg. Lúc 2 tháng bé có bị rụng tóc hình vành khăn, rặn đỏ mặt, uốn mình. Tôi đưa bé đi khám BS chuyên khoa nhi, BS khám bệnh và cho cháu uống bổ sung vitamin D và cốm calci. Tôi thấy tình trạng của bé cải thiện và hết rụng tóc. Đến nay tôi vẫn thường xuyên nhỏ thêm 2 giọt vitamin D3 hàng ngày cho cháu mặc dù vẫn tắm nắng đầy đủ những ngày có nắng (trước 8g sáng). Cách đây 3 tuần tôi không nhỏ vitamin D3 cho cháu nữa thì cháu lại bắt đầu biểu hiện rụng tóc, 1 ngày khoảng 10 cọng. Tôi xin BS cho biết tình trạng con tôi hiện nay có cần phải nhỏ tiếp tục vitamin D3 hay không? BS tư vấn cho bé chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho bé vì 3 tháng rồi bé không tăng cân. Bé được tiêm ngừa đầy đủ các loại vacxin. Cảm ơn BS. (Lê Phước Thiện - Bình Định)
[ " Chào em Thiện, Có thể tư thế nằm ngủ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự . Nếu bé chỉ nằm ở một tư thế (chẳng hạn chỉ nằm ngửa), thì tóc ở khu vực gáy có thể rụng nhiều hơn. Tóc cũng có thể rụng thành mảng nếu bé hay ngọ ngoạy, cọ đầu vào gối nệm. Do đó, em nên yên tâm không phải thiếu vitamin D. Để bé tăng cân đều không khó nhưng cần chú ý trong việc chăm sóc bé hàng ngày. Từ việc lựa chọn thực phẩm tốt, phù hợp theo lứa tuổi cho bé, đúng sở thích đến cách chế biến và cả thói quen ăn đúng giờ cho bé. + Một ngày cần cho bé ăn 3 bữa chính và 2 bữa phụ, mỗi bữa từ 1 - 2 chén. + Uống khoảng 300 - 500ml sữa/ngày, cho bé ăn thêm cữ váng sữa, sữa chua sau một giờ ăn cháo. + Ăn hoặc uống nước ép trái cây theo mùa. + Cần tăng cường lượng chất béo trong thực phẩm. Trong đó, mỗi bữa cần cho trẻ ăn 1 thìa dầu ăn (dầu oliu, dầu vừng, dầu hạt lanh, dầu gấc…). Thân mến! " ]
[ "Bổ sung vitamin A cho trẻ trên 3 tuổi. - Nguồn: Internet. Chào bạn, Sau 3 tuổi có thể bổ sung vitamin A cho trẻ như sau: Nếu uống vitamin liều cao theo chương trình quốc gia là 200.000UI vitamin A, 6 tháng uống lại 1 lần. Nếu uống bổ sung vitamin A hàng ngày, trẻ chỉ nên uống lượng dầu gan cá hoặc vitamin A-D tương ứng với 2.500 đơn vị quốc tế (IU) vitamin A và 400 IU vitamin D, nên uống theo từng đợt cách quãng, và uống theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý cho trẻ uống tránh dư thừa vitamin A sẽ ảnh hưởng sức khỏe của trẻ. Thân mến.", "Còi xương ở trẻ em. - Nguồn: Internet. Chào bạn Thúy Hà, Bác sĩ sẽ chỉ định liều dự phòng thiếu vitamin D cho các đối tượng có nguy cơ thiếu vitamin D và điều trị còi xương cho các đối tượng sau khi chẩn đoán xác định. Theo khuyến cáo mới nhất của Hiệp hội Nội tiết Hoa Kỳ, nhu cầu vitamin D hằng ngày để phát triển tốt cho xương, tùy theo lứa tuổi như sau: - Trẻ bú mẹ hoàn toàn: 400 IU - Trẻ bú sữa công thức: 600 IU - Trẻ còi xương: 600-1.000IU Thân mến.", "Chào bạn Thanh Hằng, Đầu tiên, xin bạn bình tĩnh đừng quá lo lắng và động viên người nhà đừng “loạn cào cào” lên như thế. Vấn đề chính của bé nhà bạn là tình trạng - kén ăn. Để giải quyết vấn đề này một cách khoa học và hiệu quả, bạn nên tham khảo bài viết “ ”. Vấn đề tiếp theo xin được nhắc nhở bạn ở tuổi này răng của bé rất đẹp và trông dễ thương nhưng đừng để chúng chỉ có giá trị thẩm mỹ. Khi ở 5-6 tháng tuổi trẻ đã bắt đầu mọc răng và thường thì đủ 20 chiếc khi tròn 2 tuổi. Răng dùng để giúp trẻ nhai thức ăn cũng như cảm nhận mùi vị, tận hưởng sắc màu cuộc sống. Vậy tuyệt đối không nên “cướp mất” chức năng của răng thông qua việc thay hoàn toàn sữa cho các bữa chính. Tiếp theo là việc uống thuốc với bất kỳ lý do gì cũng phải được chỉ định chính thức của bác sĩ chuyên môn. Bạn không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc, tránh những hệ quả đáng tiếc. Để giúp bé tăng cân, bạn có thể tham khảo nhiều loại sữa trên thị trường, tuy nhiên Dielac Grow Plus là một lựa chọn hiệu quả. Thân mến. BS Nguyễn Vũ Linh Trưởng ban Đào tạo Truyền thông Dinh dưỡng của Vinamilk", "Chào em gái Hà Nội, Em không nói rõ bé là trai hay gái và chiều cao của bé, nhưng dù là bé nào đi nữa bé 26 tháng tuổi mà cân nặng có 8 kg là suy dinh dưỡng rồi em. Vấn đề suy dinh dưỡng của bé sẽ có thể liên quan đến việc bé hay trằn trọc khóc đêm như em mô tả. Nhiều khả năng bé bị suy dinh dưỡng kèm theo còi xương, em tham khảo xem bé nhà em có những dấu hiệu còi xương sau đây không nhé: - Trẻ hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, giật mình, ra mồ hôi nhiều - Rụng tóc vùng sau gáy tạo thành hình vành khăn - Thóp rộng, bờ thóp mềm, thóp chậm đóng, có các bướu đỉnh, bướu trán (trán dô), đầu bẹp cá trê. - Chuỗi hạt sườn, xương ức nhô dạng ức gà, vòng cổ chân, cổ tay, chân cong hình chữ X, chữ O. Đây là những trường hợp còi xương nặng có di chứng - Chậm mọc răng, trương lực cơ  yếu, táo bón - Chậm phát triển vận động được biểu hiện chậm biết bò, lẫy, đi, đứng… - Trong còi xương cấp tính trẻ có thể bị co giật do hạ can xi máu. Bé bị còi xương là do cơ thể bị thiếu hụt vitamin D làm ảnh hưởng đến hấp thu và chuyển hóa canxi, phốt pho là những chất cần thiết cho sự phát triển của xương. Bé nhà em có được phơi nắng thường xuyên mỗi sáng không? Nếu không, em nên phơi nắng cho bé và bổ sung vitamin D3 và canxi, vì thiếu vitamin D và canxi khiến bé đêm ngủ không ngon, hay vặn vẹo, quấy khóc. Trường hợp của bé có 2 vấn đề cần quan tâm là suy dinh dưỡng và xác định xem bé có còi xương không, em nên cho bé khám dinh dưỡng để phát hiện sớm những dấu hiệu này, đồng thời điều trị cả suy dinh dưỡng và còi xương (nếu có). Tại Hà Nội em cho bé đến khám ở Viện dinh dưỡng hoặc BV Nhi Trung ương. Khi khám BS sẽ tư vấn cho em chế độ ăn uống, bổ sung thêm thuốc bổ và dưỡng chất cần thiết cho bé, giúp bé tăng cân. BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo", " Nhu cầu vitamin D sẽ thay đổi theo độ tuổi, theo khuyến cáo của Hiệp hội Nhi khoa Mỹ, Hiệp hội Dinh dưỡng trên thế giới, đề nghị về bổ sung vitamin D gần giống nhau, tức là trẻ em dưới 1 tuổi là 400 đơn vị vitamin D mỗi ngày, trẻ trên 1 tuổi đến trẻ lớn là 600 đơn vị vitamin D mỗi ngày, ở người trưởng thành cũng như người lớn tuổi là 800 đơn vị vitamin D mỗi ngày, ở người già trên 65 tuổi là 800-1000 đơn vị mỗi ngày. Chúng ta không thể đo được lượng vitamin D hấp thụ vào cơ thể, nhưng để đánh giá tình trạng vitamin D trong cơ thể, có thể đo được nồng độ vitamin D trong máu bằng xét nghiệm, có thể thực hiện ở nhiều nơi trong thành phố. Khi đo nồng độ vitamin D trong máu của trẻ dưới 30ng/ml (nanogam/ml) thì gọi là không đủ vitamin D, dưới 20ng/ml gọi là thiếu vitamin D. Tình trạng thiếu vitamin D thể hiện rõ nét nhất ở trẻ nhũ nhi, biều hiện là trẻ hay giật mình, hay khóc đêm, thóp đóng chậm, trẻ chậm lật, chậm ngồi, chậm mọc răng, chậm đi, nặng hơn thì là còi xương. Trẻ sẽ bị biến dạng khung xương như chân vòng kiềng, ngực lép, chậm phát triển chiều cao. Thân mến.", " Chào em, Hiện tại, BS chỉ biết bé của em đang và chiều cao theo tuổi nhưng không thể đánh giá tình trạng dinh dưỡng cùa bé vì còn thiếu thông tin. Còn vấn đề ho, chảy mũi BS cũng không thể đánh giá qua thư được em à. Vì cần xác định bé bị viêm hô hấp trên hay dưới hoặc kết hợp cả hai, viêm do vi trùng hoặc siêu vi, mức độ viêm,… hư thế nào BS mới có hướng điều trị thích hợp cho bé được. Thân mến! ", "Chào Dung Hoang, Con trai của bạn chưa được 7 tháng tuổi, có cân nặng 11,4kg là thừa cân nhưng chiều cao so với tuổi của bé lại thiếu. Chế độ ăn cho bé bạn nên dùng 2 cữ chính là bột mặn hoặc cháo xay nhuyễn với đầy đủ 4 nhóm thức ăn, khi đến tháng thứ 9 bạn tăng lên 3 cữ chính. Lượng sữa bạn nên tăng lên trên 500ml một ngày, bao gồm sữa công thức và sữa mẹ, có thể bé thiếu chiều cao là do lượng sữa trước đây của bé chưa đủ. Trong thời gian này bé phát triển rất nhanh, nên cần cho bé ăn uống đủ chất, đủ lượng và đủ năng lượng để bé phát triển. Vì vậy, bạn nên cho bé ăn uống theo hướng dẫn và không nên lo ngại bé bị béo phì (bé dưới 2 tuổi ít khi đánh giá béo phì). Thân mến!", "Chào em, Trung bình một ngày người bình thường rụng khoảng\r\n100 sợi tóc, nếu tốc độ rụng nhanh hơn thì xem như là có bất thường. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây , các\r\nnguyên nhân tại chỗ có thể là nhiễm nấm, nhiễm liên cầu, do hóa chất, bụi bẩn…\r\ncũng có thể do nguyên nhân toàn thân như bệnh lupus, giang mai, rối loạn nội tiết,\r\ndo thuốc hóa trị, căng thẳng tâm lý… Cần thiết phải thăm khám, đánh giá lâm\r\nsàng, các xét nghiệm hỗ trợ mới chẩn đoán được nguyên nhân rụng tóc. Nếu hiện tại cơ thể bạn vẫn khỏe mạnh, không để lại sẹo, tổn thương ở da đầu, thì bạn có thể áp dụng những cách sau để\r\ngiảm rụng tóc: - Gội đầu thường xuyên 1 - 2 ngày/lần, không để đầu\r\nquá bẩn gây bít tắc chân tóc, không để sót lại dầu gội hoặc dầu xả trên tóc. - Không nên sử dụng các loại dầu gội có tính tẩy rửa\r\nquá mạnh. Khi sử dụng các phương pháp uốn, sấy, nhuộm tóc cần biết chọn lọc, tốt\r\nnhất nên hạn chế sử dụng các loại mỹ phẩm tạo nếp, tạo mùi thơm lên tóc. - Khi tóc còn ướt không nên chải quá mạnh tay vì\r\nlúc này chân tóc còn yếu, tóc dễ rụng. - Có chế độ sinh hoạt hợp lý, ngủ đúng giờ, ăn đủ\r\ncác nhóm dinh dưỡng thiết yếu. Sau khi áp dụng các điểm lưu ý trên mà tóc vẫn\r\ncòn rụng nhiều thì bạn có thể đến khám bác sĩ chuyên khoa Da liễu để được thăm\r\nkhám và chẩn đoán rõ ràng nguyên nhân bệnh bạn nhé! Thân ái, AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Chào em, Nếu là bé gái thì với cân nặng như trên là thích hợp so với tuổi rồi, nên không cần thiết phải cho tăng cân thêm sẽ có nguy cơ thừa cân hoặc béo phì. Nếu là bé trai thì hơi thiếu cân một chút, em cần đưa bé đi khám dinh dưỡng để BS đánh giá toàn diện sự phát triển thể chất của bé mới có hướng điều trị thích hợp. Còn việc dùng thuốc gì để thì em có thể bổ sung vitamin C dạng si rô nhưng quan trọng vẫn là tiêm ngừa vacxin phòng bệnh đúng thời gian, đủ liều tiêm nhắc và cũng cần giữ gìn vệ sinh răng miệng tốt, thường xuyên rửa xà phòng giữ sạch bàn tay. Than mến,", " Chào em, Nếu không có chống chỉ định dùng thì em có thể bổ sung cho bé nhưng BS không biết bé của em phát triển thể chất như thế nào, tiền căn bệnh lý ra sao,… nên không thể đưa ra liều lượng và thời gian dùng hợp lý. Tốt nhất, em nên đưa bé đến BV Nhi Đồng hoặc Trung Tâm Dinh Dưỡng khám và điều trị, có thể phải bổ sung thêm nhiều vi chất dinh dưỡng cần thiết khác nữa thì bé mới ăn ngon được em nhé. Thân mến! ", "Bạn Hoàng\r\nthân mến, Các thuốc mà bạn nói đến đều có tác dụng điều trị . Biotin hay vitamin H, vitamin B8 giúp làm giảm tiết bã nhờn và kích thích\r\nsự phát triển của tóc, Bepanthene chứa dexpanthenol (khi vào cơ thể chuyển hóa\r\nthành acid pantothenic – vitamin B5) điều trị rụng tóc lan tỏa ở người lớn.\r\nBiotin và Bepanthene dạng tiêm có thể được phối hợp trong điều trị tấn công rụng\r\ntóc ở giai đoạn đầu và sau đó chuyển sang dạng uống. Tuy nhiên, thuốc phải theo\r\nchỉ định của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng. Trường hợp chị bạn dùng Minoxidil – là thuốc dùng\r\nngoài da có tác dụng chống rụng tóc, hói đầu kiểu nam giới, thuốc có thể gây\r\ntác dụng phụ toàn thân như ứ nước và nhịp tim nhanh. Do đó, có thể dùng thêm\r\nthuốc lợi tiểu để kiểm soát sự ứ nước, thường dùng lợi tiểu quai như furosemid.\r\nVà thuốc này cũng cần có chỉ định của bác sĩ, chị bạn nên đi khám chuyên khoa để\r\nbác sĩ kiểm tra, xác định nguyên nhân rụng tóc và tư vấn hướng điều trị phù hợp\r\nnhé, không nên dùng thuốc theo sự mách bảo, truyền miệng. Th.S Dược Trần Thị Lạc Diệp / Hasan – Dermapharm", "Trẻ bị thừa vitamin A. - Nguồn: Internet. Chào bạn, Nếu thừa vitamin A sẽ dẫn đến các triệu chứng chán ăn, dễ kích thích, ói mửa, rụng tóc, da khô và ngứa, sung huyết da; ở trẻ đôi khi thoái hóa xương sớm ở các sụn tiếp hợp, gây ngừng tăng trưởng; ở trẻ dưới 1 năm tuổi có thể bị tăng áp lực nội sọ gây thóp lồi. Cách xử trí khi thừa vitamin A: Khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu thừa vitamin A, cha mẹ cần cho trẻ ngưng dùng thì các triệu chứng sẽ mất dần. Tuy nhiên, vitamin A tan trong dầu nên việc thải lượng dư thừa sẽ khó khăn hơn so với các vitamin tan trong nước. Do đó, để tránh dư thừa vitamin A, cha mẹ chỉ nên cho trẻ uống vitamin A theo chương trình Tiêm chủng Quốc gia hay uống theo chỉ định của bác sĩ điều trị như tôi đã nói ở trên. Thân mến.", " Chào em, Có rất nhiều nguyên nhân làm cho bé có những biểu hiện trên nên với những thông tin đó tôi chưa thể khẳng định bé bị . Để phòng ngừa em có thể cho bé uống duy trì vitamin D3 mỗi sáng 1 giọt 200 UI.", "Chào em, Đối với bé nhỏ dưới 1 tuổi hiếm khi thiếu nước, ngoại trừ bé\r\nbị sốt cao, ói nhiều hoặc tiêu chảy cấp… Do vậy, em có thể yên tâm về vấn đề này,\r\nvì trong sữa mẹ và sữa công thức đều có nước. Em chỉ cho bé uống phụ thêm sau mỗi lần ăn hoặc bú (một đến 2 muỗng cà phê),\r\nnhớ đừng cho bé uống nhiều em nhé, sẽ làm bé no bụng mà bỏ sữa, bỏ ăn. Quan\r\ntrọng là trong chén bột mặn hoặc cháo xay nhuyễn phải có đủ 4 nhóm thức ăn, đặc\r\nbiệt là rau xanh và dầu ăn. Trường hợp do thời tiết mưa gió thất thường, em không phơi nắng được cho bé mỗi\r\nngày, em có thể bổ sung vitamin D3 mỗi ngày 1 – 2 giọt (mỗi giọt 400UI), uống\r\ncho đến khi bé biết đi, thường được dùng các loại sau (Aquadetrim, Daycal\r\nsyrup, Vitamin D3 BON…). Thân mến!", " Chào bạn, Bạn không cho biết rõ bé uống liều mỗi ngày bao nhiêu và bé ngủ bao nhiêu giờ/ngày nên tôi không thể tư vấn cho bạn về phần này nhưng tác dụng phụ của vitamin D3 theo tôi được biết thì không làm cho bé ngủ nhiều, ngoại trừ khi bé uống quá liều gây ngộ độc. Thân mến! Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí" ]
Dạ thưa bác sĩ, Sau khi ăn xong, cổ họng con có cảm giác bị vướng đồ ăn lại ạ. Hơi khó chịu, nhưng sau 1 hồi thì lại hết. Con không bị đau dạ dày. Tuy bị vướng nhưng con vẫn ăn uống bình thường, không ảnh hưởng gì. Mong BS cho con lời khuyên. Con cảm ơn BS rất nhiều.
[ " Chào em, có thể do nhiều nguyên nhân: từ vùng hầu họng, thực quản, chèn ép từ bên ngoài. Tùy vào tính chất nuốt nghẹn như: nuốt nghẹn thức ăn đặc hay lỏng, từng đợt hay tiến triển tăng dần mà có thể dự đoán nguyên nhân. Em có thể đến BV để được làm 1 số xét nghiệm như siêu âm tuyến giáp, nội soi thực quản dạ dày tá tràng tìm nguyên nhân và điều trị, em nhé. Thân mến! " ]
[ " Chào em, Cảm giác thường do bệnh lý thoái hóa cột sống cổ gây ra, hoặc cũng co thể do co cứng cơ vùng cổ. Để giảm triệu chứng này ngoài việc dùng thuốc em có thể massage vùng cổ, đặc biệt nên tập thể dục đặc biệt là những động tác làm thư giản cơ vùng vai và gáy. Ngồi làm việc nên ngồi thẳng lưng, khi ngồi quá lâu nên thay đổi tư thế, xoay nhẹ cổ. Triệu chứng vướng ở cố có thể do bệnh lý vùng hầu họng cũng có thể là cảm giác nuốt nghẹn. Em cần xem xét lại, nếu là nuốt nghẹn thì nên đến khám bác sĩ chuyên khoa Nội tiêu hóa để tìm nguyên nhân em nhé. Thân mến! Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Bác Mạnh thân mến! Nuốt nghẹn là cảm giác chẹn lại của thức ăn, nước uống trên đường từ miệng xuống dạ dày. Tùy theo mức độ, biểu hiện của nuốt nghẹn có thể chỉ là cảm giác nuốt vướng hoặc không thể nuốt được. Nguyên nhân gây cảm giác nuốt nghẹn: - U thực quản: như ung thư thực quản, hay u lành tính. - Hẹp thực quản: Do rối loạn chức năng vận động của thực quản như co thắt thực quản, giảm nhu động thực quản. - Viêm thực quản, có dị vật thực quản (hóc xương...) hoặc túi thừa thực quản. - Khối u phế quản, khối u phổi (hay gặp ở người già), hoặc hạch to, phình mạch, tuyến giáp to, tim to do bệnh tim (hay gặp ở người trẻ)... gây chèn ép thực quản. - Trào ngược dịch vị dạ dày thực quản: nguyên nhân thường do cơ thắt dưới thực quản bị rối loạn (giảm trương lực) làm cho dịch vị trào lên thực quản và họng. Nguyên nhân: Rối loạn nhu động thực quản, giảm tiết nước bọt do các chất cafein, rượu, thuốc lá, chocolate, hay bữa ăn nhiều mỡ... Nhiều khả năng bác bị khó chịu do nguyên nhân này, nên ăn uống vẫn ngon miệng. Kết quả soi dạ dày của bác không phát hiện tổn thương của thực quản và dạ dày, do đó Bác nên đi khám tim, phổi, trung thất... (tìm nguyên nhân ngoài thực quản). Bác bị viêm mũi xoang mạn tính chảy dịch nhày do nhiễm trùng, dịch nhày do dị ứng xuống họng gây viêm họng, viêm amygdal, cũng có thể làm khó chịu cảm giác nuốt nghẹn hay nuốt vướng. Bác nên điều trị tích cực bệnh lý viêm xoang. Bác hãy mau đi khám và tích cực điều trị cho khỏi bệnh. Kính chúc sức khỏe bác!", "Bạn Vĩnh Phú thân mến, Khi amidan viêm quá phát (phì đại), làm cho người bệnh có\r\ncảm giác , nuốt nghẹn, ngủ ngáy, đôi khi hơi thở có mùi hôi, hay bị ho. Trường hợp của bạn có thể do nguyên nhân này... Tuy nhiên cảm giác còn có thể do những nguyên nhân bệnh lý khác như: u thực quản, u hạ họng, u\r\ntuyến giáp... Bạn hãy tới bệnh viện khám, xác định nguyên nhân gây nuốt vướng nhé.", " Chào em, Triệu chứng đau họng có thể do , không liên quan đến tai nạn giao thông. Nếu em xuất hiện thêm các trệu chứng như đau đầu nôn ói, nôn vọt, em nên đến BV để được chẩn đoán và điều trị em nhé. Thân mến! ", "Minh Hạ thân mến, Với triệu chứng em mô tả là “cảm thấy như có đờm trong cổ họng thỉnh thoảng thấy rất vướng”, AloBacsi muốn em phân biệt rõ: có đờm (đàm) thực sự (có thể khạc ra được), hay chỉ có cảm giác vướng giống như có đờm? Nếu có đờm thực sự thì đây có thể là chất tiết do viêm mũi, xoang,… đổ xuống họng, hay ngay tại chỗ như viêm họng. Nhưng cũng cũng có thể do viêm đường hô hấp dưới đưa lên như viêm phế quản, viêm phổi… Nếu em chỉ có cảm giác vướng ở cổ, không thực sự có đờm, có thể do các bệnh như: viêm amidan, trào ngược thực quản - dạ dày, các khối u vùng cổ (bệnh lý gây tăng sinh tuyến giáp, phình động mạch, tĩnh mạch…), u vùng hạ họng (u xoang lê, dây thanh, thanh quản…) và đặc biệt có thể là do nguyên nhân tâm thần (tưởng tượng, ám ảnh có bệnh)… Như em thấy đấy, có rất nhiều nguyên nhân khiến em có triệu chứng trên. Do vậy, muốn biết chính xác bị bệnh gì, em nên đi khám chuyên khoa tai - mũi - họng hay khoa nội hô hấp, em nhé! Thân ái!", "Chào em, Với thông tin em cung cấp bao gồm các khó chịu hiện tại và tiền căn bệnh lý thì bác sĩ nghĩ nhiều khả năng em đang bị viêm dạ dày kèm trào ngược thực quản dạ dày là chính, dịch acid từ dạ dày trào lên thực quản đến vùng hầu họng gây kích ứng niệm mạc tại đây dẫn đến cảm giác khó chịu, khô họng, nuốt vướng, nặng hơn thì có thể viêm họng hạt, viêm họng mạn. Tuy nhiên, chỉ dựa vào thông tin 1 chiều từ phía em thì tư vấn trên chỉ mang tính tham khảo, em cần khám bác sĩ để được thăm khám trực tiếp và làm xét nghiệm nếu cần như nội soi dạ dày và tầm soát Hp. Em khám tại 2 chuyên khoa là chuyên khoa Tai mũi họng và chuyên khoa Tiêu hóa, em nhé. Song song đó, em cần chú ý là lối sống ảnh hưởng rất nhiều lên hiệu quả điều trị bệnh, chứ không chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào thuốc của bác sĩ. Em cần tuân thủ lối sống sinh hoạt phù hợp, gồm hạn chế ăn đồ chua cay nước có gas nhiều dầu mỡ nhiều gia vị cafe bia rượu, không hút thuốc lá và tránh căng thẳng đầu óc, ăn uống đúng giờ và nghỉ ngơi hợp lý, không nằm sau khi ăn trong vòng 2 giờ, giữ ấm vùng hầu họng đặc biệt là trời lạnh, đi ra đường nhớ đeo khẩu trang, không để quạt hay điều hòa chiếu thẳng vào đầu mặt cổ, uống nước ấm thay vì nước lạnh. Thân mến.", "Chào em, Nhiều khả năng em bị trào ngược dạ dày thực quản và có bệnh lý về răng miệng đi kèm. Em nên khám chuyên khoa tiêu hóa và khám cả nha khoa để phối hợp điều trị song song. Trong thời gian này, em nên hạn chế ăn đồ chua cay nước có gas nhiều dầu mỡ nhiều gia vị cafe bia rượu, không hút thuốc lá và tránh căng thẳng đầu óc, ăn uống đúng giờ và nghỉ ngơi hợp lý, không nằm/ vận động mạnh sau khi ăn trong vòng 2 giờ, em nhé!", " Chào em, Triệu chứng em miêu tả có thể gặp trong bệnh lý , loạn cảm họng do trào ngược dạ dày thực quản, bệnh lý tuyến giáp... Tốt hơn hết em nên khám chuyên khoa Tai mũi họng để được chẩn đoán xác định bệnh, mức độ và điều trị thích hợp. Bên cạnh đó, em nên vệ sinh răng miệng sạch ngày 2-3 lần sau khi ăn, súc miệng nước muối trước và sau ngủ dậy, vệ sinh lưỡi mỗi ngày (không cạo lưỡi mạnh), uống nhiều nước trong ngày và ăn uống bồi bổ, không hút thuốc lá, hạn chế nước đá lạnh và thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, nước có gas. Không nằm hay vận động mạnh trong vòng 2 giờ sau ăn, tối nên nằm đầu cao, giữ ấm hầu họng, tránh nơi ô nhiễm khói bụi. Thân mến!", "Chào em, Triệu chứng nuốt vướng, cảm giác có vật gì vướng trong cổ thường gặp trong hội chứng chảy dịch mũi sau, viêm họng - viêm amidan mạn, loạn cảm họng do trào ngược dạ dày thực quản, do thiếu nước khô họng, viêm phế quản mạn (đặc biệt là người có hút thuốc lá), dị vật hầu họng hoặc có khi do tâm lý… Mẹ em đi khám 3 lần, chụp phim không thấy cái kẹp giấy nào cả thì nếu còn lo lắng, mẹ em có thể đăng ký soi hầu họng - thanh quản là biết có bị kẹt hay không, đồng thời cũng khảo sát luôn xem vùng này có vấn đề gì gây nuốt vướng không. Tốt hơn hết mẹ em nên khám chuyên khoa Tai mũi họng. Bên cạnh đó, mẹ em nên vệ sinh răng miệng sạch ngày 2-3 lần sau khi ăn, súc miệng nước muối trước và sau ngủ dậy, vệ sinh lưỡi mỗi ngày (không cạo lưỡi mạnh), uống nhiều nước trong ngày và ăn uống bồi bổ, không hút thuốc lá, hạn chế nước đá lạnh và thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, nước có gas, không nằm hay vận động mạnh trong vòng 2 giờ sau ăn, giữ ấm hầu họng, tránh nơi ô nhiễm khói bụi. Thân mến.", "Chào em, Với tình trạng này thì em cần khám chuyên khoa tai mũi họng, làm nội soi hầu họng xem có tổn thương bên trong họng gây viêm đau kéo dài hay không, đồng thời cũng cần siêu âm vùng cổ xem có bất thường gì gây ra đau họng hay không (như hạch, nhân giáp). Chúng ta cần xác định chính xác vị trí tổn thương, nguyên nhân gây bệnh thì mới có hướng điều trị thích hợp được. Trong thời gian này, em chú ý vệ sinh răng miệng sạch ngày 2-3 lần sau khi ăn, súc miệng nước muối trước và sau ngủ dậy, vệ sinh lưỡi mỗi ngày (không cạo lưỡi mạnh), uống nhiều nước trong ngày và ăn uống bồi bổ, không hút thuốc lá, hạn chế nước đá lạnh và thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, nước có gas, không nằm hay vận động mạnh trong vòng 2 giờ sau ăn, tối nên nằm đầu cao, giữ ấm hầu họng, tránh nơi ô nhiễm khói bụi.", " Chào Hải Yến, Theo thông tin em cung cấp, thì ban đầu BS nghĩ nhiều khả năng em bị , có liên quan đến trào ngược dạ dày thực quản và cần khám nha khoa coi chừng có vấn đề ở răng hàm, răng khôn. Hiện không thấy có dấu hiệu nguy hiểm, nhưng em cần khám BS răng hàm mặt và BS Tai Mũi Họng sớm, để BS soi họng kiểm tra cho em, từ đó sẽ cho thuốc điều trị thích hợp. Em chú ý uống nhiều nước trong ngày và hạn chế ăn đồ chua cay, nước có gas, nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị, cafe, bia rượu, không hút thuốc lá và tránh căng thẳng đầu óc, ăn uống đúng giờ và nghỉ ngơi hợp lý, không nằm sau khi ăn trong vòng 2 giờ, ngủ nên nằm đầu cao, giữ ấm vùng hầu họng, đặc biệt là trời lạnh, đi ra đường nhớ đeo khẩu trang, không để quạt hay điều hòa chiếu thẳng vào đầu mặt cổ, uống nước ấm thay vì nước lạnh. Thân mến! ", "Chào bạn, Cảm giác chướng bụng có thể do bạn đã ăn quá no vào buổi tối trước khi đi ngủ, khiến thức ăn được đẩy vào ruột non rất nhiều nên lượng phân trong đại tràng cũng nhiều tương ứng. Khung đại tràng bao bọc phần rìa ổ bụng nên nếu lượng phân trong đó nhiều, bạn cảm thấy bụng căng là chuyện bình thường. Vì vậy, thói quen đại tiện vào mỗi buổi sáng là rất quan trọng. Theo ý kiến của bác sĩ, bạn nên tránh ăn quá nhiều vào buổi tối, nên ăn cơm chiều sớm khoảng thời gian 5 đến 6 giờ chiều để tránh những tình trạng chướng bụng này xảy ra. Thân ái chào bạn.", "Cần cẩn thận tránh để ăn nhầm màng bọc thực phẩm Chào em, Hệ tiêu hóa của con người (tức là không chỉ bao tử mà còn ruột non, dịch ruột...) đều không tiêu hóa được nilon từ màng bọc thực phẩm. Do đó thông thường chúng sẽ được nhu động ruột co bóp, tống xuất ra ngoài theo phân, hiếm khi bị mắc kẹt lại trong ống tiêu hóa khi nuốt phải 1 lượng ít lắm. Lần sau ăn uống em nên cẩn thận hơn, em nhé.", "Chào bạn, Màng bọc thực phẩm cũng là một loại nhựa, tuy nhiên loại nhựa này này tương đối “trơ” với các tác động hóa học. Nên nếu như nuốt một ít màng bọc thực phẩm thì cũng không có vấn đề gì, hệ tiêu hóa sẽ tự đào thải. Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận khi sử dụng thức ăn vì ngoài màng màng bọc thực phẩm ra còn có những vật phẩm như kim bấm, vụn nhựa của muỗng đũa sử dụng một lần, bao bì nhựa… khi sử dụng thức ăn hãy chú ý bỏ những vật này ra nhé bạn. Thân ái chào bạn.", " Chào em, Về chế độ ăn của bệnh nhân bị bệnh nhân cần lưu ý nên tránh những thức ăn nhiều dầu mỡ, những thức ăn gây khó tiêu hóa, thức ăn chua cay, chocolate, thức uống có gas, đặc biệt là nên tránh rượu bia. Sau khi ăn nên nằm đầu cao hoặc ngồi nghỉ ít nhất 30 phút. Bữa ăn cuối cùng nên cách lúc đi ngủ 2-3 giờ. Vậy nếu hai loại thức ăn trên không gây cho em tình trạng khó tiêu hóa thì em có thể ăn như bình thường, em nhé. Thân mến! " ]
Chào BS ạ,Tôi bị đau lưng viêm cột sống dính khớp tới nay đã được 6 tháng rồi, uống thuốc tây mà không hết, xin bác sĩ tư vấn giúp em với ạ!(Nguyễn Hiệp - 03642…)
[ "Viêm cột sống dính khớp là bệnh di truyền khó điều trị, nguy cơ gây tàn phế cao nếu không được điều trị và theo dõi tốt Chào bạn, Viêm cột sống dính khớp là bệnh viêm hệ thống mạn tính, đặc trưng bởi thương tổn ở khớp cùng chậu, cột sống, các khớp ở chi và thậm chí cả điểm bám gân. Tỷ lệ nam mắc bệnh nhiều hơn nữa, bệnh thường phát triển từ rất sớm nhưng lại tiến triển chậm, theo thời gian có thể làm dính cứng khớp và đốt sống dẫn đến tàn phế. Triệu chứng sớm nhất và đặc trưng của căn bệnh thấp viêm này là đau thắt lưng hoặc vùng lưng – thắt lưng kiểu viêm, có thể kèm theo hiện tượng cứng cột sống vào buổi sáng. Yếu tố nguy cơ của bệnh chủ yếu là cơ địa và di truyền có mối liên hệ chặt chẽ với yếu tố kháng nguyên hòa hợp mô HLA-B27. Mặc dù loại kháng nguyên này được tìm thấy trong 80 – 90% bệnh nhân nhưng thực tế, không phải ai có HLA-B27 cũng đều mắc bệnh. Tương tự các bệnh viêm khớp tự miễn khác, bệnh không thể chữa khỏi tận gốc. Mặc dù vậy, với sự tiến bộ của nền y học hiện đại, bệnh nhân hoàn toàn có thể thuyên giảm triệu chứng, kìm hãm quá trình tiến triển của bệnh, đồng thời hạn chế rủi ro tàn phế và phát sinh biến chứng. Phương pháp điều trị hiện nay chủ yếu là: - Giảm đau và chống viêm - Ngăn ngừa cứng khớp, đặc biệt là cứng khớp ở tư thế xấu - Khắc phục tình trạng dính khớp nếu đã xảy ra, từ đó giảm thiểu rủi ro tàn phế - Cải thiện khả năng vận độngVận động đều đặn là yếu tố không thể thiếu trong quá trình điều trị cũng như sống chung với căn bệnh viêm hệ thống này. Một chế độ tập luyện phù hợp không chỉ giúp thuyên giảm triệu chứng đau cứng khớp và cột sống mà còn hỗ trợ duy trì tính linh hoạt của chúng, đồng thời nâng cao sức khỏe tinh thần của bệnh nhân. Bên cạnh đó, BS sẽ kê toa thêm thuốc kháng viêm, một số trường hợp tiến triển có thể xem xét dùng thuốc sinh học. Tóm lại, việc điều trị sẽ tuỳ cơ địa, tuổi tác người bệnh và diễn tiến từng trường hợp. Bạn nên khám chuyên khoa Cơ Xương Khớp và theo dõi định kỳ, tuân thủ điều trị để đạt được mục tiêu điều trị bạn nhé!" ]
[ "Chào em, là một bệnh lý\r\nthường gặp, không chỉ liên quan đến tuổi tác mà còn phụ thuộc vào những yếu tố\r\nkhác, đặc biệt là thói quen sinh hoạt không đúng, khiêng vác nặng, ít vận động\r\nsẽ dẫn đến cứng khớp. Bệnh lý này không thể chữa khỏi, điều\r\ntrị chỉ mang tính chất giảm nhẹ triệu chứng là gia tăng chất lượng cuộc sống\r\ncho người bệnh. Vì vậy những khi dau nhiều em có thể\r\nđến khám BS để được kê toa điều trị. Em không nên tự ý sử dụng thuốc giảm đau\r\nkhông rõ ngoài thị trường, vì nhiều khả năng có chứa corticoid. Corticoid là\r\nmột thuốc có tác dụng giảm đau kháng viêm rất hiệu quả tuy nhiên thuốc này lại\r\nmang đến nhiều tác dụng phụ, vì vậy đây là một thuốc cần phải được kê toa. Để cài thiện triệu chứng em nên tham\r\ngia luyện tập thể dục như đi bộ, bơi lội, yoga em nhé.", " Đa phần, 80% các cơn đau thắt lưng có thể tự khỏi, có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khi có các nguyên nhân thực thể thì trong những trường hợp này cần phải được hỗ trợ từ các đơn vị y tế cả đông và tây y. Đông y có các biện pháp như châm cứu, dưỡng sinh, mát-xa sẽ giúp giảm được cơn đau, chấm dứt được cơn đau nhanh. Tây y tại bệnh viện, phòng khám sẽ giúp cho bệnh nhân phát hiện được chính xác nguyên nhân đau, nếu như không đơn thuần là đau căng cơ sẽ có các biện pháp điều trị phù hợp bằng thuốc hoặc phẫu thuật. Thân mến.", "Chào bạn, Bệnh của bạn là đau cột sống do công việc nặng, kéo dài lâu ngày, do bất tương xứng giữa các cơ và dây chằng vùng cột sống nên gây đau. Bạn cần được khám và tư vấn điều trị tại bác sĩ chuyên về vật lý trị liệu và phục hồi chức năng. Thân mến. Mời tham khảo thêm: >> BS.CK2 Nguyễn Hữu Tâm Trưởng khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Nhân dân 115", "Chào bạn, kéo dài và không đáp ứng với điều\r\ntrị thuốc thông thường cần phải kiểm tra xem có nhiễm Hp hay không, trào ngược\r\ndịch mật hay không, nhiễm giun sán đặc biệt là giun lươn hay không, cách uống\r\nthuốc đúng hay không và chế độ sinh hoạt có kiêng cử đúng hay không; sau khi đã\r\nloại trừ các nguyên nhân thường gặp kể trên thì mới tìm đến những bệnh lý ít gặp\r\nhơn. Bạn không nên điều trị BS tư mà hãy đến các bệnh viện lớn có chuyên khoa Tiêu\r\nhóa mạnh như Chợ Rẫy, BV ĐH Y dược... có nhiều phương tiện để tìm ra nguyên\r\nnhân gây bệnh hơn. Về việc chế độ sinh hoạt, bạn nên hạn chế ăn thực phẩm chua cay cứng,\r\ncó gas, nhiều dầu mỡ, cà phê, bia rượu và không hút thuốc lá; hạn chế căng thẳng\r\nđầu óc, ăn uống đúng giờ giấc và nghỉ ngơi hợp lý. Thân mến!", "Đau lưng là triệu chứng của nhiều bệnh lý. Có thể do nhiều nguyên nhân như: đau lưng do tư thế(làm việc, ngồi học, vận động), chấn thương hoặc các bệnh lý thực thể (thoái hóa cột sống, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm…). Nhưng nguyên nhân phổ biến nhất gây đau lưng là thoái hóa cột sống. Với lứa tuổi của bạn chúng tôi chưa nghĩ đến nguyên nhân này. Có thể bạn chỉ đau lưng do tư thế. Do đó điều quan trọng là phải biết sinh hoạt, luyện tập ra sao để hạn chế tối đa triệu chứng đau lưng: - Tránh làm việc, khuân vác nặng quá sớm và quá sức. - Tập luyện thể dục, thể thao phải hợp lý, không nên vận động đột ngột. - Tránh ngồi lâu hoặc luôn luôn làm việc ở một tư thế ít thay đổi, nên ngồi học, làm việc và xem tivi đúng tư thế. - Tránh thừa cân. - Chế độ ăn uống cần đủ chất, giàu can-xi. Nếu đau lưng không cải thiện hoặc có kèm theo các triệu chứng khác như: đau lưng dữ dội, đau âm ỉ nhưng kéo dài, đau lan xuống chân, có sốt, đau ngực, khó thở thì bạn nhanh chóng đến BV để khám và điều trị. BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo", "Chào em, Các triệu chứng em miêu tả hướng nhiều đến đau thần kinh tọa, tuy nhiên, để chẩn đoán xác định xem có thoát vị đĩa đệm hay không, mức độ ra sao và có chèn ép lỗ thần kinh liên hợp hay không thì cần phải có phim MRI cột sống thắt lưng. Như vậy, trước mắt em cần chụp phim MRI cột sống thắt lưng, tùy mức độ mà sẽ có hướng điều trị khác nhau, ví dụ như thoát vị đĩa đệm nặng quá thì phẫu thuật mới hết, thoát vị đĩa đệm nhẹ thôi thì không cần phẫu thuật. Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý thường gặp hiện nay, chủ yếu ở đối tượng lớn tuổi, tuy nhiên bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Những yếu tố thuận lợi làm bệnh tiến triển trong giới trẻ hiện nay là: - Người trong nhóm lao động phổ thông, làm việc vất vả phải khuân vác nặng nhọc lặp đi lặp lại nhiều lần hoặc do sai tư thế lao động. - Người làm công việc đặc thù đứng hoặc ngồi nhiều trong một tư thế quá lâu như: sinh viên ngồi học nhiều sai tư thế và có lối sống thụ động, lễ tân, tài xế, thợ may, giáo viên, kỹ sư, kiến trúc sư, kế toán… Đặc biệt là giới văn phòng thường xuyên ngồi làm việc hàng giờ bên máy tính nên hạn chế vận động. Không chỉ thế mà khi về nhà họ cũng lười vận động, lười tập thể dục cùng chế độ ăn uống không khoa học. - Những người có thói quen sinh hoạt không khoa học như gối đầu quá cao trong khi ngủ, đeo túi nặng lệch ở một bên trong thời gian dài. Vận động viên thể thao, diễn viên múa với đặc thù nghề nghiệp chuyển đổi tư thế đột ngột và liên tục… - Người mắc các bệnh lý bẩm sinh như gù vẹo, gai cột sống…. Ngoài ra, các chấn thương va đập do tai nạn hoặc trong lúc chơi thể thao nhưng không chữa trị triệt để có thể gây ra các tổn thương lâu dài ở cấu trúc đĩa đệm cột sống. - Đối tượng thừa cân, béo phì khiến cột sống thắt lưng bị quá tải dẫn đến thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Nguyên nhân là khi trọng lượng càng tăng càng khiến cột sống phải chịu đựng nhiều áp lực, đĩa đệm nhanh bị thoái hóa và tổn thương. Thuốc đông y, tây y hay châm cứu chỉ là biện pháp giảm đau tạm thời, để điều trị bệnh em cần chú ý: - Chú ý thay đổi tư thế trong quá trình làm việc, không giữ mãi một tư thế trong nhiều giờ liền. Ngồi làm việc đúng tư thế để tránh các bệnh cột sống. - Vận động đúng cách, khi vác vật nặng không vặn cột sống, chỉ nên gập gối, thẳng lưng và bê vật gần người nhất. - Thường xuyên tập thể dục rèn luyện để cột sống vững chắc, cơ thể dẻo dai, bơi cũng được mà yoga là tốt nhất. - Ăn uống khoa học, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường nhóm thực phẩm giàu canxi, vitamin D, omega 3… giúp nâng cao độ chắc khỏe của đĩa đệm cũng như xương khớp. - Duy trì cân nặng bình thường, tránh để tăng cân quá mức. Thân mến.", "Chào bạn, Vẹo cột sống là một tật, một biến dạng của cột sống trong đó cột sống bị cong lệch sang một bên, những người bị chứng vẹo cột sống thường bị đau lưng và có thể gây đau đớn nhiều hơn vì do căng cơ bắp của mình để bù đắp cho những đường cong một bên của cột sống. Để giảm đau hiệu quả, bạn nên chú ý nhưng vấn đề sau: khi ngủ nên nằm giường cứng, không gối đầu quá cao, nên tập thể dục hàng ngày để tăng sức dẻo dai cho cơ lưng… Nếu tình trạng đau lưng nhiều, tái phát nên khám chuyên khoa Cơ Xương Khớp để có biện pháp tập vật lý trị liệu và toa thuốc phù hợp bạn nhé! Thân mến.", " Chào em Quang, thuộc nhóm bệnh lý cơ xương khớp ở vùng cột sống thắt lưng, có thể do các nguyên nhân bao gồm căng mỏi cơ, căng dây chằng cột sống, gai cột sống, do thiếu vi khoáng chất (như canxi, kali, magie...), thoát vị đĩa đệm, hẹp lỗ liên hợp đốt sống... Do vậy, em nên khám chuyên khoa cơ xương khớp, để BS thăm khám, xét nghiệm, chẩn bệnh và kê thuốc thích hợp. chi phí khám thường không cao, khoảng vài trăm ngàn, tùy gói dịch vụ, chế độ BHYT... Em có thể liên hệ trước tại nơi muốn khám để rõ hơn. Trong thời gian này, em có thể giảm đau bằng cách nghỉ ngơi, mát xa, ấn huyệt, châm cứu, chườm ấm, chú ý dáng ngồi dáng đi, nằm ngủ cần nệm đủ chắc, không lò xo, nên nằm ngửa nhưng kê thêm gối nhỏ ở vùng lưng và gối. Thân mến!", "Chào bạn, Triệu chứng đau của bạn nhiều khả năng là , nguyên nhân thường gặp ở người lớn tuổi là do thoát vị đĩa đệm trên nền thoái hóa cột sống thắt lưng, cũng hay đi kèm với loãng xương. Bệnh khá thường gặp và có phương pháp điều trị, cả nội khoa lẫn ngoại khoa tùy mức độ bệnh. Bạn nên đến khám tại cơ sở y tế có chuyên khoa Cơ xương khớp hay Thần kinh để được chẩn đoán và điều trị thích hợp. Thân mến.", "Chào chị, Bệnh có thể chữa trị được. Theo\r\n như mô tả của chị thì có thể chữa trị bằng phương pháp nội khoa: kháng \r\nviêm, giảm đau, giãn cơ và các thuốc bồi bổ thần kinh… Chị\r\n cũng nên thường xuyên tập thể dục với các động tác của cơ vùng lưng để \r\ntăng sức bền của cơ. Tránh ngồi làm việc trong tư thế quá lâu mà không \r\nđược thư giãn cơ. Tuy\r\n nhiên chị thấy có dấu hiệu tê của mông và lan xuống phía dưới của chân \r\nthì nên đến các bệnh viện có chuyên khoa Ngoại thần kinh và Cột sống để \r\nkhám lâm sàng và cần thiết sẽ được chỉ định chụp cộng hưởng từ cột sống \r\nlưng thắt lưng xem mức độ chèn ép thần kinh nhiều hay ít.", "Chào bạn, là biểu hiện tình trạng vôi hóa\r\nở người lớn tuổi nếu người bệnh chưa có dấu hiệu đau nhức, chèn ép thần kinh...\r\nthì BS sẽ khuyên bạn nên tập những động tác cơ bản để tăng cường sức cơ của cột\r\nsống lưng mà không cần can thiệp thuốc uống. Bởi vì, khi dùng các thuốc kháng\r\nviêm giảm đau sẽ có nguy cơ tổn thương niêm mạc dạ dày và đường tiêu hóa.", " Chào bạn, “ ” là một cách diễn đạt dễ hiểu cho người bệnh, còn thuật ngữ y khoa là tình trạng thận ứ nước và dãn đài bể thận, thường nhất là do sỏi. Trường hợp sỏi lớn, gây biến chứng thì sẽ cần đến ngoại khoa để mổ hay tán sỏi trong/ngoài cơ thể. Trường hợp sỏi nhỏ thì BS sẽ kê thuốc tan sỏi và theo dõi định kỳ. Sỏi thận làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tiểu, gây thận ứ nước, dãn bể thận niệu quản, nếu thận ứ nước nặng dần sẽ dẫn đến suy thận, cần phải chạy thận nhân tạo... Việc chữa trị quan trọng là uống nhiều nước, tối thiểu 2.5 lít nước/ngày và tuân thủ điều trị của BS, tái khám theo hẹn. Tuy nhiên, thận ứ nước không phải là nguyên nhân gây đau lưng, nhiều khả năng là bạn có thoái hóa cột sống thắt lưng kèm theo. Thân mến!", " Chào em, Người lớn tuổi, đặc biệt là phụ nữ sau có biểu hiện đi còng lưng, đau vùng cột sống nhiều và chụp phim X-quang có hình ảnh xương sống bị sụp lún (bị lép) thì hướng nhiều đến tình trạng loãng xương nặng. Trong trường hợp này, người bệnh cần được đưa đến chuyên khoa cơ xương khớp để BS kiểm tra, đánh giá mức độ loãng xương và biến dạng cột sống cùng các bệnh lý đi kèm khác nếu có (như thoái hóa đa khớp, tăng huyết áp, đái tháo đường...) để điều trị thích hợp. Bệnh nhân vừa phải được dùng thuốc giảm đau an toàn, vừa cần có tập vật lý trị liệu đúng cách, nếu nặng quá có cân nhắc đến chỉ định phẫu thuật cột sống và có thể phối hợp với các phương pháp hỗ trợ không thuốc khác như nghỉ ngơi, xoa bóp, ấn huyệt, châm cứu... Em nên đưa mẹ đến khám và điều trị ở chuyên khoa cơ xương khớp nhé. Thân mến! ", "Chào bạn, Một số trường hợp sau gây tê tuỷ sống, bệnh nhân có thể đau lưng mạn tính, nhưng qua kiểm tra không phát hiện được tổn thương nào nghiêm trọng. Phương pháp điều trị được chọn lựa là giảm đau và tập phục hồi chức năng thường cho kết quả tốt. Có trường hợp bệnh nhân tự hết đau sau thời gian vài tháng cho đến 1 thăm. Do đó bạn nên khám chuyên khoa Cơ xương khớp để xem cột sống có tổn thương gì trước đó hay không trước khi quy kết đau lưng do gây tê tuỷ sống bạn nhé! Thân mến.", " Chào em, Hội chứng thuộc nhóm bệnh lý cơ xương khớp ở vùng cột sống thắt lưng, như căng mỏi cơ, căng dây chằng cột sống, gai cột sống, công việc ngồi nhiều ít vận động, do thiếu vi khoáng chất (như canxi, kali, magie...)... Sau khi thăm khám và chụp X-quang mà BS kết luận em bị hội chứng đau thắt lưng, tức là trên phim X-quang nhiều khả năng không ghi nhận bệnh lý thực thể khác (như hẹp khe khớp, trật khớp, gù vẹo cột sống...) thì chưa cần thiết phải chụp phim MRI. Bởi vì chụp phim MRI chủ yếu là khảo sát tủy sống, đĩa đệm, xem có thoát vị đĩa đệm hay không, khi người bệnh đau nhiều kiểu chèn ép thần kinh cột sống thắt lưng, teo cơ, yếu cơ, tiêu tiểu không tự chủ, đau nhiều không đáp ứng với điều trị nội khoa. Hơn nữa, chỉ định chụp MRI cần có giấy của BS, vì chi phí cao và nguy cơ nhiễm từ nên BS phải cân nhắc giữa lợi và hại mới ra chỉ định đúng theo phác đồ. Em mới điều trị châm cứu 15 ngày mà không thấy cải thiện, em có thể đổi BS điều trị, cách điều trị (như xoa bóp, bấm huyệt, uống thêm thuốc...) hoặc khám chuyên khoa cơ xương khớp (tây y) để BS thăm khám và kê thuốc thích hợp. Khi cần thiết BS sẽ chỉ định chụp MRI cho em. Thân mến! " ]
BS ơi, em bị mụn nhọt nên mua Cephalexin về uống nhưng lại dị ứng nên bị mẩn đỏ khắp người. Em uống Clorpheniramin để chống dị ứng. Vậy nếu em uống Amoxicillin thay cho Cephalexin kết hợp uống Clorpheniramin có được không ạ? (Bạn đọc P.Đ.Đ.H)
[ " Chào bạn, Nếu đã dị ứng với Cephalexin bạn nên thận trọng khi sử dụng vì có khả năng thuốc này cũng gây dị ứng. Tốt nhất nên chờ đến khi tình trạng ngứa da cải thiện rồi mới tiếp tục dùng thuốc. Cũng cần lưu ý với bạn thuốc kháng sinh có thể gây ra phản ứng phản vệ rất trầm trọng dẫn đến nguy hiểm tính mạng, do đó bạn cần thận trọng khi sử dụng, tốt nhất nên có sự hướng dẫn của bác sĩ bạn nhé! Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí" ]
[ "Châu Ngà thân mến, Thông tin mà bạn mô tả là triệu\r\nchứng của bệnh dị ứng hoặc . Việc điều trị chỉ giúp hạn chế các triệu\r\nchứng của bệnh bằng sử dụng các thuốc như Vaselin thoa nhiều lần\r\ntrong ngày, kết hợp với các thuốc uống để giảm tình trạng dị ứng như\r\nFexofenadine 180mg uống 1 viên/ ngày. Để theo dõi bệnh được tốt bạn nên đến\r\nkhám trực tiếp tại phòng khám chuyên khoa da.", " Chào em, là một tình trạng của dị ứng. Dễ dị ứng là do cơ địa, nên không trị dứt được, chỉ trị khi có biểu hiện dị ứng. Bệnh có thể khởi phát bất kỳ lúc nào trong cuộc đời, thường tập trung vào những năm đầu đời, có người từ nhỏ đã bị, có người lớn lên mới phát. Nguyên nhân gây bệnh đến nay chưa được thật sự rõ, nhưng quan sát thấy có liên quan đến căng thẳng đầu óc, môi trường sống ô nhiễm, thực phẩm ăn vào, nhiễm giun sán... làm cho cơ thể nhạy cảm hơn, dễ bị kích ứng hơn. Cetirizin là một thuốc chống dị ứng dùng 1 lần trong ngày, tương đối an toàn và ít tác dụng phụ. Nếu em uống hạp thì mỗi khi nổi mề đay lại có thể dùng thuốc này. Em cũng nên khám sức khỏe tổng quát, làm xét nghiệm kiểm tra tổng thể xem có bệnh lý nền tiềm tàng nào làm thúc đẩy dị ứng hay không, như nhiễm giun sán, viêm gan... để điều trị thích hợp. Để giảm dị ứng, em nên vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày, mặc đồ thoáng mát, hạn chế các thực phẩm có thể gây dị ứng nặng lên như đồ biển, thịt bò, thịt rừng (món nào ăn vào thấy nổi sẩn ngứa thì tránh ra), không thuốc lá, cữ bia rượu, không thức khuya, tập thể dục. Theo Đông y thì gan và thận là 2 nơi thải độc của cơ thể, khi 2 cơ quan này hoạt động không tốt thì cơ thể dễ bị dị ứng hơn nên em cũng có thể uống những bài thuốc lọc gan lọc thận ở nơi chữa Đông y uy tín, có bằng cấp. Thân mến! ", "Những loại thuốc nào dễ gây dị ứng? Chào bạn, Thuốc nào cũng có khả năng gây ra phản ứng dị ứng thuốc.\r\nĐứng đầu bảng các thuốc hay gây sốc phản vệ là các loại thuốc kháng sinh, nhất\r\nlà kháng sinh thuộc nhóm betalactam như penicillin, ampicillin, cefotaxim...\r\nMột số thuốc như thuốc cản quang có chứa iod, thuốc điều trị bệnh phong, thuốc\r\nđiều trị đái tháo đường có gốc sulfamid, thuốc điều trị đau khớp, thuốc kháng\r\nđộng kinh, thuốc điều trị gút... cũng có thể gây ra những phản ứng có hại rất\r\nnguy hiểm. Các thuốc ảnh hưởng trên hệ tim mạch như thuốc tê novocain,\r\nlidocain, hay một số vitamin như vitamin C dạng tiêm, vitamin B1 tiêm... có thể\r\ngây sốc phản vệ. Cần lưu ý có những thuốc dùng vài lần trước đó không việc gì\r\nnhưng lần dùng sau lại bị phản ứng . Cách phòng tránh tốt nhất là không nên lạm dụng thuốc và đặc\r\nbiệt không tự mua thuốc để điều trị, nhất là kháng sinh và một số thuốc chuyên\r\nkhoa đặc trị, kể cả thuốc nhỏ mắt, bôi da có chứa kháng sinh cũng phải tuân\r\ntheo chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa. Sau khi dùng thuốc nếu thấy nổi hồng\r\nban trên da đặc biệt có kèm thêm tổn thương niêm mạc như mắt, mũi, miệng hoặc\r\nbất cứ một biểu hiện bất thường nào sau khi dùng bất cứ một loại thuốc nào...\r\nkhông được tự ý điều trị bằng các biện pháp dân gian mà cần đến ngay bệnh viện\r\nđể được khám và định bệnh chính xác, từ đó có hướng điều trị thích hợp, kịp\r\nthời. Alobacsi.vn Theo BS.\r\nNguyễn Tuyết – Sức khỏe & Đời sống", " Chào bạn, Doxycycline là một trong các kháng sinh dùng điều trị các nhiễm khuẩn ngoài da như , tuy nhiên thuốc có thể gây tăng men gan, không nên dùng ở những người có bệnh lý về gan như viêm gan, xơ gan. Người lành mang virus viêm gan cũng thận trọng khi sử dụng. Do đó bạn có thể đến khám lại BS Da liễu để chuyển sang thuốc dạng thoa có chứa Doxycycline hoặc chuyển sang nhóm kháng sinh khác như Clarythromycin, chứ không nên tự ý đổi thuốc, mụn có thể sẽ trở nặng, bạn nhé. Thân mến! ", " Chào em, Triệu chứng em mô tả phù hợp với bệnh . Bệnh có thể liên quan đến yếu tố gây dị ứng rõ ràng, như phấn hoa, thời tiết, mạt nhà, quần áo, xà phòng, hóa chất, nước sinh hoạt bẩn, thức ăn, thuốc… Yếu tố khởi phát dị ứng còn có thể là hơi nóng, thời tiết lạnh, sử dụng rượu bia, áp suất cao, tập luyện quá sức, ánh nắng mặt trời, stress tâm lý, bệnh lý nội khoa mạn tính như đái tháo đường, bệnh thận mạn, xơ gan… Nếu như biết được chính xác do nguyên nhân nào thì chỉ cần tránh xa nó là em sẽ không xuất hiện triệu chứng nữa. Một số trường hợp không thể tìm được nguyên nhân hoặc vẫn phải tiếp tục tiếp xúc do tính chất nghề nghiệp thì thuốc kháng histamin (trường hợp của em là dùng Cetirizine) là lựa chọn thích hợp để giảm triệu chứng và ít tác dụng phụ. Thân mến!", "Chị\r\nYến thân mến, nên hạn chế sử dụng thuốc để tránh ảnh hưởng đến thai nhi, đặc biệt\r\nlà trong 3 tháng đầu tiên. Bác sĩ kê đơn cho chị các thuốc dùng ngoài da và\r\ndiphenhydramin là kháng histamin chống dị ứng đường uống. Thông thường các thuốc\r\nbôi ngoài da chỉ có tác dụng tại chỗ, ít thấm vào máu nên chị có thể yên tâm sử\r\ndụng. Riêng\r\ndiphenhydramin là thuốc uống, theo phân loại an toàn thuốc của Cơ quan Quản lý\r\nThực phẩm – Dược phẩm Hoa Kỳ, diphenhydramin được xếp loại B – không có tác dụng\r\nphụ ở thai nhi động vật, dữ liệu nghiên cứu trên người chưa đầy đủ (loại A là\r\nan toàn, loại X là chống chỉ định). Một số tài liệu cho thấy phenhydramin sử dụng\r\ncuối thai kỳ có thể gây co thắt cơ trơn tử cung, ngoài ra sử dụng liên tục\r\ntrong 2 tuần trước sinh có thể gây xơ hóa võng mạc cho trẻ… Thuốc được cân nhắc\r\nsử dụng trong trường hợp lợi ích vượt trội so với nguy cơ. Theo AloBacsi, để đảm bảo an toàn cho bé chị không nên uống diphenhydramin mà chỉ sử dụng các\r\ndạng thuốc ngoài da để giảm bớt triệu chứng khó chịu của chàm. Chúc\r\nchị sức khỏe. Th.S Dược Trần Thị Lạc\r\nDiệp /\r\nHasan – Dermapharm", "Mô tả ngắn:\nThuốc Betalestin là sản phẩm của Mekophar có chứa Betamethasone và Chlorpheniramine maleate dùng trong điều trị viêm mũi dị ứng, làm giảm triệu chứng chảy mũi, hắt hơi, ngứa mắt, mũi, họng, điều trị các triệu chứng dị ứng khác: Viêm kết mạc dị ứng, mày đay, viêm da dị ứng (eczéma), viêm da tiếp xúc, côn trùng đốt, dị ứng phấn hoa, bụi, thức ăn.\nThành phần:\nBetamethasone: 0.25mg\nDexchlorpheniramine maleate: 2mg\nChỉ định:\nThuốc Betalestin chỉ định trong các trường hợp sau:\nĐiều trị viêm mũi dị ứng , làm giảm triệu chứng chảy mũi, hắt hơi, ngứa mắt, mũi, họng. Điều trị các triệu chứng dị ứng khác: Viêm kết mạc dị ứng, mày đay, viêm da dị ứng (eczéma), viêm da tiếp xúc, côn trùng đốt, dị ứng phấn hoa, bụi, thức ăn.", "Bạn Thu Huyền\r\nthân mến, Cetirizin là thuốc kháng histamin, điều trị các triệu\r\nchứng dị ứng như viêm mũi dị ứng dai dẳng, viêm mũi dị ứng theo mùa, mày đay mạn\r\ntính vô căn, viêm kết mạc dị ứng... Liều dùng thông thường ở người lớn và trẻ\r\nem > 6 tuổi là uống 1 viên 10 mg/ngày hoặc 5 mg x 2 lần/ngày. Thuốc có thể gặp một số tác dụng phụ như ngủ gà, mệt\r\nmỏi, khô miệng, viêm họng, chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, chán ăn hoặc tăng\r\nthèm ăn, bí tiểu, đỏ bừng, tăng tiết nước bọt hoặc hiếm gặp hơn là thiếu máu\r\ntan máu, giảm tiểu cầu, hạ huyết áp nặng, choáng phản vệ, viêm gan, ứ mật, viêm\r\ncầu thận... Đây là thuốc điều trị triệu chứng, không trị tận gốc\r\nnguyên nhân nên dùng kéo dài không có hiệu quả thì bạn nên đi khám để bác sĩ\r\nxác định nguyên nhân cụ thể và có chỉ định thuốc điều trị phù hợp. Chúc bạn sức khỏe, Th.S Dược Trần Thị Lạc\r\nDiệp /\r\nHasan – Dermapharm", "Viêm mũi dị ứng không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe mà còn gây ra không ít phiền toái trong cuộc sống hằng ngày Xin chào bạn, Bệnh lý Viêm mũi dị ứng cơ chế do phản ứng dị ứng quá mẫn của cơ thể với các tác động của môi trường (không khí lạnh, phấn hoa, bụi bẩn …). Thuốc điều trị chủ yếu là nhóm kháng Histamin (Cetirizine và các loại thuốc tương tự khác), thật ra sử dụng kháng histamin kéo dài là đặc thù của bệnh nhân có bệnh lý dị ứng. Cũng chưa thấy đề cập đến những vấn đề nguy hiểm khi sử dụng thuốc kháng Histamin lâu dài – có vài loại thuốc gây khô họng miệng nhưng không đáng kể và các thế hệ thuốc sau thì tác dụng phụ này ngày càng giảm. Bạn đừng quá lo lắng nữa nhé. Bên cạnh việc sử dụng thuốc, nhớ làm sạch môi trường sinh hoạt xung quanh để giảm thiểu nguy cơ làm bệnh lý viêm mũi dị ứng nặng hơn. Thân ái chào bạn.", "Bạn Li Đinh thân mến, Bạn được chẩn đoán nhiễm tụ cầu đề kháng với kháng sinh betalactam (penicillin, cephalosporin..). là kháng sinh thuộc nhóm aminopenicillin phổ rộng, sử dụng trong phác đồ diệt vi khuẩn Helicobacter pylori (HP)điều trị viêm dạ dày. Để biết vi khuẩn HP có bị đề kháng với kháng sinh này không, cần làm kháng sinh đồ. Bạn yên tâm tiếp tục liệu trình điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và tái khám để theo dõi đáp ứng điều trị, nếu phác đồ điều trị HP với amoxicillin không hiệu quả có thể thay thế bằng phác đồ khác. Chúc bạn sức khỏe, / Hasan – Dermapharm", "Chào em, Trong toa thuốc của em, như em đã tìm hiểu, có 4 loại thuốc chính: kháng sinh, giảm viêm, vitamin C và giảm dị ứng. Khi uống bất kỳ 1 thuốc nào, nếu có tình trạng lan rộng thì đều cần cảnh giác với dị ứng thuốc, 1 trong 4 loại thuốc trên đều có thể gây dị ứng vì dị ứng là tùy cơ địa mỗi người, thế nhưng thuốc nào trước đây chưa từng uống bây giờ uống lần đầu thì khả năng dị ứng cao hơn, thuốc kháng sinh thì có khả năng gây dị ứng cao hơn 3 thuốc còn lại. Mặt khác, biểu hiện sưng đau lan tỏa toàn họng miệng, chân răng có thể là biểu hiện của viêm nhiễm lan rộng nhanh. Bên cạnh đó, Azithromycin có thể dùng với liều lượng và thời gian khác nhau tùy loại bệnh nhiễm trùng và mức độ của bệnh, nhưng liều 500 mg 2 lần/ngày quả thật là cao. Tóm lại, vì bệnh đang có diễn tiến nặng lên, em cần ngưng toa thuốc đang dùng và đến bệnh viện để kiểm tra lại, đăng ký khám chuyên khoa Tai mũi họng hay phòng cấp cứu đều được. Thân mến.", "Ban Thu Phuong thân mến, Cezil là thuốc kháng histamin chứa cetirizin chỉ định trong điều trị triệu chứng viêm mũi dai dẳng, viêm mũi dị ứng theo mùa, mề đay mạn tính vô căn ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi. Khi sử dụng cetirizin thường gặp một số tác dụng phụ như ngủ gà, mệt mỏi, khô miệng, viêm họng, chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn; ít gặp những tình trạng chán ăn, tăng thèm ăn, bí tiểu, đỏ bừng, tăng tiết nước bọt. Hoặc hiếm gặp hơn là tình trạng thiếu máu tan máu, giảm tiểu cầu, hạ huyết áp nặng, choáng phản vệ, viêm gan ứ mật, viêm cầu thận. Cetirizin không gây viêm loét dạ dày nhưng trong quá trình sử dụng, bạn cần lưu ý các tác dụng phụ kể trên và nên khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra công thức máu, chức năng gan, thận nhé. Chúc bạn sức khỏe, Th.S D ược Trần Thị Lạc Diệp / Hasan – Dermapharm", "Chào Kiều Linh, Cháu nên đi khám lại để BS xem triệu chứng nổi mẩn ngứa có phải là do dị ứng thuốc hay không (phân biệt với các bệnh da liễu khác). Nếu đúng là dị ứng, có thể BS sẽ xem xét đổi thuốc cho cháu vì hiện nay có rất nhiều loại thuốc chống dị ứng. Chúc cháu mau khỏe!", "Chào Tuấn Kiệt, Những sẩn đỏ trên da mà xuất hiện đột ngột khi có yếu tố khởi kích (thời tiết nóng hay lạnh, hải sản, bia rượu, côn trùng...) và biến mất tự nhiên, không để lại vết tích gì trên da và lại xuất hiện lặp đi lặp lại tương tự khi có yếu tố khởi kích đó thì đây là sẩn da do dị ứng, còn gọi là viêm da dị ứng. Thường các sẩn da do dị ứng kèm theo ngứavà không đau rát, càng gãi thì càng nề to lan rộng, nhưng không có mụn nước, không bong vảy. Trường hợp sẩn đỏ kèm theo mụn nước, bóng nước, đầu có mủ, bong vảy... thì coi chừng không phải viêm da dị ứng đơn thuần, cần khám BS Da liễu để định rõ bệnh. Nguyên nhân gây viêm da dị ứng có thể do nhiễm ký sinh trùng, thời tiết thay đổi, quần áo không sạch (thô ráp, còn cặn bột giặt), đổ mồ hôi nhiều, thực phẩm ăn uống, sữa tắm gội, sinh vật nhỏ trong chăn ga gối nệm... Em xuất hiện những triệu chứng giống như lần viêm da dị ứng đợt trước do BS chẩn đoán, thì có khả năng lần này em bị tái phát. Nhưng việc uống lại toa thuốc cũ thì không an toàn lắm, bởi vì BS không rõ toa thuốc cũ đó được kê cách đây bao nhiêu năm, gồm những thuốc gì, liều lượng ra sao, mức độ dị ứng của lần trước với lần này khác nhau không… để BS có thể đánh giá toa thuốc cũ trên hiện có còn an toàn và phù hợp để điều trị bệnh cho em ở thời điểm hiện tại hay không được. Do đó, tốt hơn hết em nên tái khám lại BS cũ hoặc khám BS chuyên khoa Da liễu để được điều trị thích hợp; hoặc cách thứ hai là em cầm toa thuốc ra tiệm thuốc Tây, gặp dược sĩ (không phải dược tá) để được tư vấn trực tiếp. Bởi vì, theo luật khám và chữa bệnh hiện nay của Bộ Y tế, BS không được phép kê thuốc thông qua kênh truyền thông mà không thông qua thăm khám + hỏi bệnh trực tiếp với người bệnh, điều này là do vấn đề an toàn của người bệnh, em nhé. Thân mến.", "Chào bạn, Trong thành phần kem bôi trên có chứa dexamethasone là một chất corticoid, có tác dụng chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch. Thuốc có thể được hấp thu vào máu, dùng lâu dài có thể gặp các tác dụng phụ như teo da, ban đỏ, giữ natri và nước gây tăng huyết áp và phù nề… Trường hợp bị nhiễm khuẩn chưa được điều trị bằng các thuốc kháng khuẩn đặc hiệu, tác dụng ức chế miễn dịch của dexamethason có thể làm lan rộng nhiễm khuẩn. Ngoài ra, trong thành phần của kem có chloramphenicol và neomycin là kháng sinh có tác dụng kháng khuẩn. Liều lượng và thời gian sử dụng cần theo chỉ định của BS. Bạn nên đến gặp BS chuyên khoa để xác định rõ nguyên nhân gây mụn để kê đơn thuốc và thời gian sử dụng phù hợp. Thân mến." ]
Xét nghiệm máu chỉ số CYFRA 21-1 là 4.79, mức an toàn dưới 3.3 là em bị bệnh gì thưa BS? Khi nào chỉ số CYCRA tăng cao? (Trần Ánh Phượng - matmotmi…@gmail.com0
[ " Chào Ánh Phượng, CYFRA 21-1 là Cytokeratin-19 fragment 21-1, một dấu ấn ung thư, bình thường có nồng độ trong máu là 0-3,3 U/L. CYFRA 21-1 là một xét nghiệm giúp hỗ trợ chẩn đoán ung thư phổi không tế bào nhỏ, xét nghiệm này thường chỉ định trong các bệnh nhân đã và đang điều trị ung thư phổi tế bào nhỏ giúp hỗ trợ trong việc theo dõi đánh giá đáp ứng điều trị. của em có tăng nhẹ. Một số nguyên nhân làm tăng nhẹ CYFRA 21-1 nhưng không phải ung thư phổi như: viêm phế quản mạn, bệnh phổi mạn tính (COPD), hút thuốc lá thuốc lào, bệnh lý bàng quang... Khi có biểu hiện tăng cần được BS lâm sàng khám, cho chụp X-quang tim phổi, đánh giá một số yếu tố nguy cơ bệnh lý đang có, khi đó mới có thể đưa ra hướng chẩn đoán và điều trị. Thân mến!" ]
[ "Hình minh họa Chào bạn, Tăng hồng cầu nguyên phát là 1 bệnh\r\nlý nằm trong hội chứng , được chẩn đoán xác định dựa vào các tiêu\r\nchuẩn sau: Tiêu chuẩn A 1. Hct >25% giá trị trung bình\r\nhoặc Hb (Hemoglobin) > 18,5 g/dl ở nam và > 16,5 g/dl ở nữ. 2. Không có nguyên nhân gây tăng hồng\r\ncầu thứ phát như không có tăng hồng cầu có tính chất gia đình, không tăng\r\nErythropoetine (EPO) . 3. Lách to 4. Bất thường nhiễm sắc thể khác\r\nPhiladelphia (ph) hoặc gen BCR/ABL trong tế bào tủy. 5. Hình thành dòng hồng cầu nội sinh\r\nin vitro Tiêu chuẩn B 1. Tăng tiểu cầu >400k/UL 2. Bạch cầu > 12k/UL 3. Sinh thiết tủy có tăng sinh dòng\r\nhồng cầu, mẫu tiểu cầu 4. EPO huyết thanh giảm Chẩn đoán xác định khi người bệnh có\r\ntiêu chuẩn 1 và 2 của nhóm A và bất kỳ tiêu chuẩn nào của nhóm A hay khi người\r\nbệnh có tiêu chuẩn 1 và 2 của nhóm A và bất kỳ 2 tiêu chuẩn nào của nhóm B. Nhìn vào xét nghiệm của bạn tôi nhận\r\nthấy kết quả hồng cầu của bạn hoàn toàn bình thường, không có hiện tượng tăng\r\nsố lượng hồng cầu, vì vậy bạn không cần phải quá lo lắng.", "CYFRA 21-1 là một xét nghiệm giúp hỗ trợ chẩn đoán ung thư phổi không tế bào nhỏ Chào bạn Hồng Dư, CYFRA 21-1 là dấu ấn ung thư, thường tăng chủ yếu trong ung thư phổi, đặc biệt là nhóm ung thư phổi không tế bào nhỏ. Tuy nhiên, chất này cũng tăng trong một số loại ung thư khác như ung thư thực quản, tuỵ, một số ung thư phụ khoa như ung thư vú, ung thư cổ tử cung... và một số tình trạng bệnh lý không phải ung thư của gan hoặc thận cũng có khả năng làm nồng độ CYFRA 21-1 tăng. Chỉ với sự tăng đơn độc một chỉ số CYFRA 21-1 không thể kết luận có khối u hay không. Tốt nhất là bạn mang kết quả này tới khám bác sĩ chuyên khoa hô hấp hoặc ung bướu để khảo sát thêm nguy cơ ung thư cao hay thấp từ tiền căn gia đình, bản thân để xem xét chụp X Quang hay CT scan ngực bạn nhé!", "Chào bạn, CYFRA 21-1 là một dấu ấn gia tăng khi bị ung thư phổi. Tuy nhiên một số bệnh phổi lành tính cũng có thể tăng marker này, như hen suyễn chẳng hạn, trường hợp này tăng mức độ nhẹ lại càng khó nói là tăng do ung thư hay do bệnh lành tính. Tuỳ vào mức độ nguy cơ, kết quả Xquang và triệu chứng lâm sàng, nếu nghi ngờ bác sĩ sẽ cho mẹ bạn chụp thêm phim cắt lớp vi tính ngực để làm rõ chẩn đoán. Bạn nên mang các kết quả tới khám chuyên khoa Hô hấp hoặc Ung bướu để tầm soát thêm bạn nhé! Thân mến.", "Chào em, là một chỉ số trong máu dùng để đánh giá chức năng thận, từ chỉ số creatinin có thể tính được độ lọc cầu thận (khả năng lọc nước tiểu của thận, nhưng mà còn phải dựa vào một số thông tin khác như chiều cao, cân nặng, tuổi). máu tăng là một dấu hiệu báo động chức năng thận có vấn đề. Creatinin máu tăng có thể là tăng thoáng qua khi em uống thiếu nước (máu bị đặc) và ăn mặn quá, khi đó thận phải làm việc quá tải, thận thiếu máu thiếu nước thì sẽ giảm chức năng thận. Dấu hiệu thận suy thường chỉ xuất hiện khi thận rất yếu rồi, lúc này sẽ khó cứu vãn nổi. Do đó, chính việc khám sức khỏe định kỳ, làm xét nghiệm kiểm tra mới giúp đánh giá sớm chức năng thận \"có vấn đề\" để mà điều chỉnh kịp. Rõ ràng là em cũng cảm thấy mệt khi mình chủ quan, ăn mặn quá đà, uống thiếu nước làm chỉ số creatinin tăng lên, chức năng thận giảm xuống. Do đó, cách tốt nhất để bảo vệ trái thận là duy trì lối sống lành mạnh, uống nhiều nước trên 2 lít mỗi ngày, hạn chế ăn mặn, tập luyện thể dục thể thao và khám sức khỏe định kỳ, em nhé.", " Chào bạn, LDL-C là 2,3 mmol/l đã đạt được mức độ, mục tiêu điều trị. Tuy nhiên, việc điều trị bằng thuốc cần được tiếp tục để duy trì kết quả này bởi vì mẹ bạn có rất nhiều nguy cơ của bệnh động mạch vành. Thân mến! Trích trong: PGS.TS.BS Nguyễn Hoàng Định ", "Chào em, Chỉ số bạch cầu tăng cao thường có liên quan đến các bệnh lý nhiễm trùng, nên việc bé sợ lấy máu không ảnh hưởng đến vấn đề này. Tuy nhiên, ngoài kết quả xét nghiệm ra, BS cần dựa vào kết quả khám lâm sàng mới có thể đưa ra chẩn đoán xác định được em nhé. Thân mến.", "Mức creatinin máu tăng nhẹ thường không nguy hiểm Chào bạn, Xét nghiệm đo nồng độ creatinin máu, cũng giống như nitơ ure máu (BUN), thường được dùng để chẩn đoán suy giảm chức năng thận. Khi chỉ số creatinin máu tăng so với ngưỡng giá trị bình thường thì có thể do nhiều nguyên nhân, đa số là suy giảm chức năng thận, tổn thương thận, ngoài ra còn có thể gặp trong 1 số ít trường hợp khác như chấn thương cơ, do thuốc làm tăng creatinine máu thoáng qua, thiếu nước làm giảm tưới máu thận... Kết quả 1 lần xét nghiệm máu định kỳ thấy mức creatinin máu tăng nhẹ mà không kèm theo bất kỳ bất thường nào khác trong khám lâm sàng và các kết quả xét nghiệm còn lại thì không đáng ngại, nên thay đổi lối sống theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị đã nêu (ăn nhạt lại, uống nhiều nước trong ngày, tích cực vận động), 3 tháng sau xét nghiệm lại chức năng thận và nước tiểu. Thân mến!", "Bạn không cho biết chỉ số xét nghiệm lipid nào bị rối loạn, nên chúng tôi khó tư vấn cho bạn bệnh lý rối loạn chuyển hóa lipid và bệnh lý mạch vành. Bạn có thể tham khảo chung về bệnh lý này như sau: 1. Rối loạn chuyển hóa lipid là một tình trạng rất hay gặp trong nhiều bệnh lý khác nhau. Những nguyên nhân thường gặp như đái tháo đường, béo phì, nghiện rượu, hút thuốc lá hay mãn kinh; là dấu hiệu gợi ý một số bệnh lý như suy giáp, suy thận, hội chứng thận hư. Phương pháp chẩn đoán rối loạn chuyển hóa lipid nhanh nhất và chính xác nhất là xét nghiệm máu. Điều trị: - Nếu tăng cholesterol thì ưu tiên điều trị nhóm thuốc statine. - Tăng triglycerid thì ưu tiên nhóm thuốc fenofibrate. - Cử thức ăn nhiều dầu mỡ, nhiều tinh bột, đường, các loại nước ngọt, ăn nhiều rau củ quả, trái cây ít ngọt, tập thể dục mỗi ngày 30-60 phút. Điều trị theo chỉ định của bác sĩ, kết hợp chế độ ăn uống, tập thể dục hợp lý bệnh sẽ khỏi hoàn toàn. 2. Suy mạch vành hay thiếu máu cơ tim được xác định khi tuần hoàn vành không bảo đảm cung cấp đầy đủ oxy theo nhu cầu chuyển hóa cơ tim. Điều trị suy mạch vành chủ yếu trị nội khoa nhằm làm giảm nhu cầu tiêu thụ oxy của cơ tim, phân bố máu đều cho vùng cơ tim bị thiếu, tăng cung cấp oxy cho cơ tim, bảo vệ tế bào cơ tim bị thiếu máu. Nếu trị tốt rối loạn chuyển hóa lipid sẽ giảm tiến triển xơ vữa động mạch, làm giảm cholesterol xấu, phục hồi chức năng nội mạc, giảm thiếu máu cục bộ, giảm biến cố tim mạch trên những bệnh nhân có bệnh lý mạch vành. Tóm lại, điều trị 2 bệnh này cần có chỉ định của bác sĩ, tốt nhất bạn nên khám chuyên khoa tim mạch để được điều trị thích hợp. BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo", "(Ảnh do bạn đọc Vu Dang cung cấp) Chào bạn, Theo kết quả xét nghiệm này thì xét nghiệm công thức máu và sinh hoá của bạn hoàn toàn bình thường. Các chỉ số bạn lo ngại bị giảm thấp có thể gặp trong một số bệnh lý huyết học, viêm, tự miễn..., nhưng trường hợp này chỉ giảm rất ít, không có ý nghĩa bệnh lý (có sự dao động có lẽ do độ chính xác của máy đếm laser), trong trường hợp này các chỉ số bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu khác đều trong giới hạn bình thường nên bạn không cần phải lo lắng bạn nhé! Thân mến.", "Chào em, Thứ nhất, kết quả xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu của em bình thường là cách đây 3 tháng, trong khi em có triệu chứng bất thường là vào 2 tháng gần đây, do đó, kết quả công thức máu thời điểm 3 tháng chỉ có giá trị tham khảo, so sánh chứ không có nghĩa là bây giờ công thức máu này cũng còn bình thường. Thứ hai, các triệu chứng mà em nêu ra (bao gồm nóng sốt, chảy máu chân răng, bầm máu trên da không do va đập) báo động một tình trạng rối loạn đông máu, gặp trong các bệnh lý như bệnh lý huyết học, bệnh về gan, bệnh về lách… Em cần phải đến BV để kiểm tra càng sớm càng tốt, đăng ký khám tại chuyên khoa Huyết học, em nhé. Thân mến.", "Chào em, Huyết áp gồm 2 trị số, trị số lớn nhất gọi là huyết áp tâm thu, bình thường < 140 và > 90 mmHg; trị số thấp nhất gọi là huyết áp tâm trương, bình thường < 90 và > 60 mmHg. Huyết áp có thể tăng khi căng thẳng, do lo lắng, do hội chứng áo choàng trắng (khi vào BV, khi gặp BS thì huyết áp cao), bệnh lý viêm nhiễm, do cafe, khi khó thở... nhìn chung là các stress đối với cơ thể. Như vậy, huyết áp ghi nhận ở những lúc cơ thể đang lo lắng, bồn chồn sẽ không phản ánh chính xác được huyết áp dao động bình thường của người bệnh. Huyết áp được đo khi người bệnh nằm nghỉ 3-5 phút, nếu ở phòng khám mà huyết áp tâm thu có 2 lần trên 140 mmHg và / hoặc huyết áp tâm trương trên 90 mmHg là có THA. Còn nếu ở nhà, cũng đo tương tự như vậy, nếu có 2 lần trên 130/80 là có THA (dựa theo tiêu chuẩn chẩn đoán THA của hội tim mạch Châu Âu). Do đó, em được chẩn đoán là tăng huyết áp và có chỉ định điều trị tăng huyết áp, em nhé. Đồng thời, em cần chú ý ăn nhạt, tránh ăn thức ăn chế biến sẵn như giò chả, lạp xưởng, đồ hộp, cá mắm, mắm tôm, cà muối, dưa muối, những loại thức ăn nướng, thức ăn ướp muối sẵn như các loại khô; hạn chế thực phẩm dầu mỡ chiên xào, tăng cường rau xanh, hoa quả, hạn chế bia rượu (tối đa 1 lon bia/ngày, 1 ly rượu vang/ngày), tập thể dục điều đặn và không hút thuốc lá. Thân mến.", "Chào bạn, CYFRA 21-1 là một xét nghiệm giúp hỗ trợ chẩn đoán ung thư phổi, xét nghiệm này thường chỉ định cho các bệnh nhân đã và đang điều trị ung thư phổi giúp theo dõi và đánh giá đáp ứng điều trị. CYFRA 21-1 tăng ở người bình thường không có nghĩa là người đó bị ung thư phổi. Xét nghiệm này có thể dương tính giả trong các trường hợp như  viêm phế quản mạn, bệnh phổi mạn tính, hút thuốc lá thuốc lào, bệnh lý bàng quang... và một số ít có thể gặp ở người bình thường khỏe mạnh. Nếu đã chụp CT scan ngực bình thường, bạn có thể yên tâm mình không bị ung thư phổi bạn nhé! Thân mến.", "Nhiệm vụ chính của bạch cầu lympho là tăng cường sức để kháng của cơ thể để chống lại vi khuẩn, ký sinh trùng và những tác nhân gây bệnh Xin chào bạn, Chỉ số công thức máu riêng lẻ không thể cho ra bất kì một chẩn đoán gì để bác sĩ có thể tư vấn tường tận cho bạn được. Từ thông số bạn cung cấp chỉ có thể kết luận rằng bác gái đang có tình trạng tăng bạch cầu lympho, đây có thể là viêm mãn tính, lao hoặc đôi khi là bệnh lý ung thư máu … Để xác chẩn bạn cần đến bệnh viện Truyền máu huyết học làm xét nghiệm phết máu ngoại vi để xem hình dạng và số lượng tế bào máu, nếu có bất thường thì tiến hành sinh thiết tủy xương để đảm bảo không bỏ sót bệnh lý nguy hiểm. Thân ái chào bạn.", " Chào em, là một dạng bệnh tăng sinh tủy. Tủy xương hoạt động quá mạnh, tạo ra quá nhiều tế bào máu, trong đó hồng cầu chiếm ưu thế làm cho máu bị cô đặc (tăng độ quánh) dẫn đến các triệu chứng như đỏ da và khó thở khi gắng sức, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, buồn ngủ,nhìn mờ, chảy máu cam, đau nhức xương, mất sức, sụt cân, loét hoặc xuất huyết tiêu hóa; và có nguy cơ bị tắc nghẽn trong hệ tuần hoàn (thuyên tắc phổi, đột quỵ...). Vì thế em nên đến kiểm tra tại Trung tâm truyền máu huyết học là nơi chuyên về bệnh lý này để xác định chẩn đoán, tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị thích hợp. Chi phí xét nghiệm máu ban đầu thì không cao, khoảng dưới 1 triệu, sẽ giảm hơn nếu em có bảo hiểm y tế và có giấy chuyển tuyến, các xét nghiệm chuyên sâu hơn thì tùy vào tiến trình chẩn đoán và điều trị. Thân mến! ", "Chào bạn, Số lượng bạch cầu tăng cao trong máu chứng tỏ cơ thể đang có ổ nhiễm trùng, nhiễm trùng có thể khu trú một cơ quan hoặc cũng có thể đa cơ quan (nhiễm trùng huyết) hay có bệnh lý ác tính về máu. Do đó, nếu bạn muốn đưa bé đi khám tầm soát thì nên để bệnh ổn định sau 1 tuần. Còn vấn đề chi phí sẽ phụ thuộc vào bạn chọn lựa khám dịch vụ hay bảo hiểm y tế và cũng phụ thuộc vào các xét nghiệm BS chọn lựa thích hợp,… để tìm ra bệnh lý. Thân mến." ]
Triệu chứng hội chứng mông chết
[ "Triệu chứng hội chứng mông chết Triệu chứng của hội chứng mông chết Một số triệu chứng của hội chứng mông chết bao gồm: Tê , dị cảm như kiến bò trên da; Căng cứng cơ ở vùng hông lưng và đùi; Đau vùng thắt lưng hông, cơn đau có thể lan xuống đùi và gối, dễ nhầm lẫn với đau thần kinh tọa; Đau khi nằm nghiêng về phía vùng cơ mông bị tổn thương; Sưng đỏ vùng mông bị ảnh hưởng nếu có kèm viêm bao hoạt dịch khớp hông; Yếu cơ khi đi lại, nâng cao đùi, gập đùi vào thân mình; Bạn có thể tự kiểm tra xem mình có mắc hội chứng mông chết không bằng cách thực hiện động tác sau: Bạn đứng thẳng, một chân giơ về phía trước và gập gối nhẹ. Nhờ một người khác quan sát phía sau lưng bạn, nếu thấy nếp lằn mông của chân đang co thấp hơn chân còn lại thì có thể bạn đang có tình trạng giãn dài cơ mông nhỡ hoặc sai khớp hông do co cơ thắt lưng chậu. Động tác này còn được gọi là dấu hiệu Trendelenburg. Bạn đứng nghiêng, hai tay buông xuôi theo thân người. Nhờ một người khác quan sát đường cong cột sống của bạn. Cột sống sinh lý sẽ cong chữ S tự nhiên, nhưng nếu vùng cột sống thắt lưng bị cong quá mức, có thể bạn đang gặp tình trạng ưỡn cột sống thắt lưng do cơ thắt lưng chậu co cứng. Dấu hiệu Trendelenburg Biến chứng của hội chứng mông chết Nếu hội chứng mông chết kéo dài, không được phát hiện và điều chỉnh, tình trạng bệnh sẽ kích hoạt một số rối loạn cơ xương khớp khác ở vùng lưng - hông - chân phát triển như: Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng; Hội chứng Patellofemoral (hội chứng đau xương bánh chè - đùi); Hội chứng dải chậu chày; Hội chứng Piriformis (hội chứng cơ hình lê). Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu gặp bất kì triệu chứng nào được nêu trên, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra. Chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ giúp bệnh hạn chế diễn tiến và giúp bạn mua phục hồi." ]
[ "Triệu chứng giả phình mạch Những dấu hiệu và triệu chứng của giả phình mạch Một giả phình động mạch nhỏ có thể không gây ra bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào. Một giả phình lớn hơn có thể gây ra bất kỳ điều nào sau đây: Một khối u dưới da có thể gây đau hoặc đau khi chạm vào; Tê, đau hoặc ngứa ran ở vùng đó; Bầm tím hay đổi màu vùng da khu vực đó. Biến chứng có thể gặp khi mắc giả phình mạch Giả phình động mạch đùi có thể vỡ vào khoang sau phúc mạc, gây chảy máu đáng kể và có thể không rõ ràng ngay lập tức, có thể dẫn đến tử vong. Các biến chứng của tiêm Thrombin dưới hướng dẫn siêu âm bao gồm tắc mạch ngoại vi ở tối đa 2% bệnh nhân, mặc dù một số ít cần can thiệp. Khi nào cần gặp bác sĩ? Liên hệ với bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng nào của chứng giả phình động mạch hoặc cảm thấy có điều gì đó không ổn. Hãy chú ý nếu gần đây đã thực hiện thủ thuật nội mạch (thủ thuật bằng ống thông). Biến chứng rất hiếm. Nhưng điều quan trọng là phải nắm bắt được nếu chúng xảy ra. Vỡ giả phình động mạch là một trường hợp cấp cứu y tế nếu bạn gặp các triệu chứng sau: Đau dữ dội ở vị trí khối u; Đau ngực ; Hụt hơi; Lơ mơ, lú lẫn; Huyết áp thấp; Nhịp tim bất thường. Cần đến gặp bác sĩ ngay khi có các triệu chứng của giả phình động mạch", "Triệu chứng bán hẹp bao quy đầu Những dấu hiệu và triệu chứng của bán hẹp bao quy đầu Các triệu chứng của bán hẹp bao quy đầu bao gồm: Không thể kéo bao quy đầu về phía trước qua đầu dương vật dù đã cố hết sức. Đau đầu dương vật. Sưng. Đổi màu (màu xanh hoặc tím) phần đầu dương vật. Tác động của bán hẹp bao quy đầu với sức khỏe Bán hẹp bao quy đầu là tình trạng bao quy đầu bị mắc kẹt phía sau vành dương vật. Điều này có thể dẫn đến bóp nghẹt quy đầu và tổn thương mạch máu gây đau, căng tĩnh mạch ở đầu xa, phù nề và thậm chí hoại tử. Biến chứng có thể gặp khi mắc bán hẹp bao quy đầu Bán hẹp bao quy đầu có thể nguy hiểm nếu không được điều trị nhanh chóng. Tình trạng này có thể làm giảm lưu lượng máu đến dương vật, khiến các mô bị thiếu oxy. Khi điều này xảy ra, chứng bán hẹp bao quy đầu có thể dẫn đến: Nhiễm trùng nặng; Tổn thương đầu dương vật; Hoại tử hoặc chết mô, dẫn đến mất đầu dương vật. Khi nào cần gặp bác sĩ? Bệnh nhân thường có biểu hiện đau và sưng dương vật nhưng cơn đau không phải lúc nào cũng xuất hiện ở người có bán hẹp bao quy đầu. Đôi khi quy đầu và bao quy đầu thường phì đại và sung huyết rõ rệt, nhưng thân dương vật gần lại mềm và không có gì nổi bật. Có khi lại có một dải mô thắt chặt và thường ngăn cản việc kéo bao quy đầu xuống quy đầu một cách dễ dàng bằng tay. Bạn hãy đến bệnh viện có uy tín được được điều trị ngay khi có một trong những triệu chứng kể trên. Khi có bất kỳ triệu chứng nào kể trên, bạn hay đến gặp bác sĩ ngay", " Chào em, Lựa chọn đường tiêm thuốc ở mông có nhiều lợi ích cũng như 1 số tác dụng phụ đi kèm. Một trong những biến chứng có thể gặp là gây viêm mô tế bào và áp xe nơi tiêm chích. Nếu các triệu chứng em nêu trên xuất hiện ngay sau chích và tự hết thì là bình thường, ngược lại, nếu các triệu chứng hiện giờ vẫn còn và nặng hơn, tức là đã 2 tuần sau tiêm chích ở mông thì là bất thường, nhiều khả năng là bị biến chứng kể trên. Tuy nhiên, biểu hiện sưng đỏ đau và “cứng” ở chỗ tiêm hướng nhiều đến viêm mô tế bào hơn là áp xe (tức là có tạo lập ổ mủ). thì cần phải chọc hút mủ/ rạch thoát mủ + thuốc mới hết, còn viêm mô tế bào thì không cần chọc hút hay rạch tháo mủ. Hiện tại em cần đến BV để kiểm tra lại sớm để được điều trị thích hợp. Thân mến!", " Chào em, Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh là chảy máu, thông thường là ít máu sau khi đi cầu, đôi khi máu chảy thành giọt hoặc thành tia. Nứt hậu môn cũng có thể gây chảy ít máu sau đi cầu và thường đi kèm với bệnh trĩ. Để xác định có bệnh trĩ hay không, bác sĩ phải thăm khám hậu môn trực tràng, có thể cần hỗ trợ thêm của nội soi mới kết luận được. Do đó, em nên đến bệnh viện lớn có chuyên khoa ngoại tiêu hóa để chẩn đoán và điều trị bệnh em nhé! Thân mến! AloBacsi.v n", "Triệu chứng hẹp van hai lá Những dấu hiệu và triệu chứng của Hẹp van hai lá Các triệu chứng của hẹp van hai lá ít tương quan với mức độ bệnh vì bệnh thường tiến triển chậm và bệnh nhân giảm hoạt động một cách vô thức. Nhiều bệnh nhân không có triệu chứng cho đến khi họ mang thai hoặc rung nhĩ tiến triển. Các triệu chứng ban đầu thường là triệu chứng suy tim: Khó thở khi gắng sức, thở gấp, khó thở kịch phát về đêm, mệt mỏi. Các triệu chứng thường không xuất hiện cho đến 15 - 40 năm sau một đợt thấp tim. Ở các nước có nền y tế đang phát triển, triệu chứng ở trẻ em khá phổ biến vì nhiễm trùng liên cầu không được điều trị bằng kháng sinh và nhiễm trùng tái phát. Rung nhĩ kịch phát hoặc mãn tính làm giảm thêm lưu lượng máu vào tâm thất trái (LV), dẫn đến phù phổi và khó thở cấp khi nhịp thất không kiểm soát. Rung nhĩ cũng có thể gây đánh trống ngực. Có tới 15% bệnh nhân không dùng thuốc chống đông máu gây thuyên tắc mạch với các triệu chứng đột quỵ hoặc thiếu máu cục bộ cơ quan khác. Các triệu chứng ít gặp hơn bao gồm ho ra máu do vỡ các mạch máu phổi nhỏ và phù phổi, đặc biệt trong thai kỳ khi lượng máu tăng lên. Khàn giọng do giãn nhĩ trái gây chèn ép dây thần kinh thanh quản trái hoặc động mạch phổi (hội chứng Ortner) và các triệu chứng tăng áp động mạch phổi và suy thất phải cũng có thể xảy ra. Hẹp van hai lá có thể gây ra các triệu chứng bệnh tim phổi như mặt đỏ ửng màu mận chín (biểu hiện kinh điển), chỉ xảy ra khi cung lượng tim thấp và tăng áp động mạch phổi nghiêm trọng. Nguyên nhân là do giãn mạch da và giảm oxy máu mãn tính. Đôi khi, các triệu chứng và dấu hiệu ban đầu của bệnh hẹp van hai lá là của một biến cố tắc mạch như đột quỵ. Viêm nội tâm mạc hiếm gặp trong trường hợp hẹp van hai lá trừ khi cũng có hiện tượng trào ngược van hai lá. Ngoài ra, hẹp van hai lá còn gây ra tiếng mở van sớm thì tâm trương và tiếng thổi tâm trương đặc trưng. Những tiếng thổi tâm trương có thể tồn tại cùng với tiếng thổi do hẹp van hai lá: Tiếng thổi tâm trương sớm của hở van hai lá đồng mắc (AR), có thể lan đến mỏm tim. Tiếng thổi tâm trương khi hở van hai lá nặng. Tiếng thổi giữa tâm trương do u nhầy gây tắc nghẽn tâm nhĩ trái hoặc huyết khối (hiếm gặp). Tiếng thổi Graham Steell. Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh Hẹp van hai lá Tăng áp động mạch phổi: Tăng áp lực trong các động mạch đưa máu từ tim đến phổi (động mạch phổi) khiến tim làm việc nhiều hơn. Suy tim: Van hai lá bị hẹp làm cản trở dòng chảy của máu, gây tăng áp lực trong phổi dẫn đến tích tụ dịch. Tích tụ dịch làm căng bên phải của tim, dẫn đến suy tim phải. Phù phổi: Máu và dịch trào ngược vào phổi, gây phù phổi dẫn đến khó thở và ho ra máu. Phình tim: Tăng áp lực do hẹp van hai lá gây phình tâm nhĩ trái. Rung tâm nhĩ: Tâm nhĩ trái bị giãn ra dẫn đến rối loạn nhịp tim như không đều hoặc quá nhanh. Huyết khối : Rung tâm nhĩ không được điều trị có thể hình thành cục máu đông ở tâm nhĩ trái. Huyết khối từ tim có thể vỡ ra và di chuyển đến các bộ phận khác của cơ thể, gây ra các vấn đề nghiêm trọng như đột quỵ nếu cục máu đông làm tắc nghẽn mạch máu trong não. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.", "Triệu chứng nhiễm giun móc Những dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm giun móc Giai đoạn ấu trùng: Viêm da tại chỗ nơi ấu trùng xâm nhập hoặc viêm phổi dị ứng khi ấu trùng qua phổi. Giai đoạn giun trưởng thành: Gây kích thích: Do những chất tiết của giun hoặc những hoạt động của giun thúc vào thành ruột gây những kích thích hóa học, cơ học tại chỗ làm cho thành ruột bị tổn thương, gây buồn nôn và nôn, đau bụng, đại tiện lỏng, đại tiện ra máu. Tổn thương tại ruột: Thành ruột bị viêm và chảy máu. Giun móc hút máu gây thiếu máu gây ra tình trạng chảy máu liên tục tại nơi giun ký sinh, dẫn đến tình trạng thiếu máu ngày trầm trọng với các biểu hiện: Tăng nhịp tim, hồi hộp, đánh trống ngực, chóng mặt, hoa mắt,xanh xao, da, niêm mạc nhợt nhạt, suy tim. Viêm loét hành tá tràng. Phụ nữ rối loạn kinh nguyệt, trẻ em chậm lớn, còi cọc, giảm thị lực, hay quên, suy dinh dưỡng, thậm chí phù toàn thân. Biến chứng có thể gặp khi nhiễm giun móc Trường hợp nhiễm giun móc nhẹ thường không gây ra biến chứng. Nhưng nếu nhiễm giun móc nặng, biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra: Thiếu máu thiếu sắt, chậm phát triển thể chất, tinh thần, viêm phổi , suy tim. Một số trường hợp nhiễm giun nặng ở trẻ nhỏ có thể gây tử vong. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nhận thấy sự xuất hiện của bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng nào thì tốt nhất nên đến ngay bệnh viện để được thăm khám, xét nghiệm và được các bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn điều trị. Tuyệt đối không được thờ ơ trước các bất thường của cơ thể, vì có thể khiến bệnh tiến triển đến mức trầm trọng, việc chữa trị vô cùng khó khăn và gặp không ít rủi ro, biến chứng.", "Triệu chứng mers Những dấu hiệu và triệu chứng của MERS Một số người không có triệu chứng hoặc các triệu chứng tương tự như khi bị nhiễm trùng đường hô hấp trên nhẹ. Nhưng nhiều người bị sốt và ho tiến triển thành viêm phổi. Đôi khi mọi người gặp các dấu hiệu và triệu chứng của hệ tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy. Thận và niêm mạc xung quanh tim cũng có thể bị ảnh hưởng. Thời gian ủ bệnh là khoảng 5 ngày. Tác động của MERS đối với sức khỏe MERS-CoV có thể dẫn đến suy hô hấp hoặc suy thận và đôi khi gây tử vong. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.", "Triệu chứng hội chứng sjogren Những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng Sjogren Khô miệng có thể có cảm giác như phấn hoặc cảm giác như bông phấn. Khô mắt có thể bị bỏng, ngứa hoặc cộm. Khô họng, môi hoặc da. Khô mũi. Thay đổi vị giác hoặc khứu giác. Sưng hạch ở cổ và mặt. Da phát ban và nhạy cảm với tia UV. Ho khan hoặc khó thở . Cảm thấy mệt mỏi. Khó tập trung hoặc ghi nhớ mọi thứ. Đau đầu. Khô âm đạo ở phụ nữ. Sưng, đau và cứng khớp. Ợ nóng, một cảm giác nóng rát di chuyển từ dạ dày đến ngực của bạn. Tê hoặc ngứa ran ở một số bộ phận trên cơ thể. Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh hội chứng Sjogren Các biến chứng phổ biến nhất của hội chứng Sjogren liên quan đến mắt và miệng như: Sâu răng : Vì nước bọt giúp bảo vệ răng khỏi vi khuẩn gây sâu răng, nên có thể dễ bị sâu răng hơn nếu miệng khô. Nhiễm trùng nấm men: Những người mắc hội chứng Sjogren có nhiều khả năng bị nấm miệng , một bệnh nhiễm trùng nấm men trong miệng. Các vấn đề về thị lực. Khô mắt có thể dẫn đến nhạy cảm với ánh sáng, mờ mắt và tổn thương giác mạc. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.", "Triệu chứng hội chứng lennox - gastaut Những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng Lennox-Gastaut Trẻ mắc hội chứng Lennox-Gastaut bị co giật thường xuyên và nghiêm trọng. Và thường có các loại cơn động kinh khác nhau, bao gồm: Cơn động kinh mất trương lực: Người bệnh bị mất trương lực cơ và có thể ngã xuống đất. Cơ bắp có thể bị giật. Những cơn động kinh này diễn ra trong thời gian ngắn, thường kéo dài vài giây. Cơn động kinh co cứng: Những cơn này khiến cơ thể người bệnh co cứng lại và có thể kéo dài từ vài giây đến một phút. Chúng thường xảy ra khi đang ngủ. Nếu chúng xảy ra khi người bệnh tỉnh táo thì có thể gây té ngã. Cơn động kinh vắng ý thức: Loại cơn động kinh này, người bệnh có thể tự nhiên ngưng hoạt động, nhìn chằm chằm hoặc gật đầu hoặc chớp mắt, diễn ra nhanh chóng. Ở một số trẻ, dấu hiệu đầu tiên của hội chứng Lennox-Gastaut là cơn động kinh liên tục kéo dài 30 phút hoặc các cơn động kinh liên tục mà không hồi phục hoàn toàn giữa các cơn. Đây được gọi là trạng thái động kinh và là trường hợp cấp cứu y tế. Những người mắc hội chứng Lennox-Gastaut cũng có thể có thời gian phản ứng với môi trường xung quanh chậm hơn. Một số gặp vấn đề trong việc học và xử lý thông tin. Họ cũng có thể có vấn đề về hành vi. Cơn động kinh vắng ý thức có thể là dấu hiệu của hội chứng Lennox-Gastaut Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ các triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm hội chứng Lennox-Gastaut sẽ giúp giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và mau chóng hồi phục sức khỏe.", "Chào\r\nbạn, thường gặp ở người lớn tuổi, thường có các triệu chứng do\r\ntuyến tiền liệt phì đại gây ra như: tiểu khó, tiểu chờ, nước tiểu đục, hiếm gặp\r\nở người trẻ. Các triệu chứng của bạn có thể do vận động quá mức gây mỏi cơ dẫn\r\nđến hiện tượng đau nhức như trên. Bạn không nên quá lo lắng.", "Triệu chứng hội chứng marfan Những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng Marfan Các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng Marfan có thể rất khác nhau, ngay cả giữa các thành viên trong cùng một gia đình, vì hội chứng này có thể ảnh hưởng đến rất nhiều vùng khác nhau của cơ thể. Một số người chỉ gặp các tác động nhẹ, nhưng những người khác lại phát triển các biến chứng đe dọa tính mạng. Các đặc điểm của hội chứng Marfan có thể bao gồm: Dáng người cao và mảnh mai; Tay, chân và ngón tay dài không cân đối; Xương ức nhô ra ngoài hoặc lõm vào trong; Vòm miệng cao, cong và hàm răng mọc chen chúc; Tiếng tim đập; Cận thị cực độ; Cột sống cong bất thường; Bàn chân phẳng. Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh hội chứng Marfan Vì hội chứng Marfan có thể ảnh hưởng đến hầu hết mọi bộ phận trên cơ thể nên nó có thể gây ra nhiều loại biến chứng. Biến chứng tim mạch Các biến chứng nguy hiểm nhất của hội chứng Marfan liên quan đến tim và mạch máu. Mô liên kết bị lỗi có thể làm suy yếu động mạch chủ - động mạch lớn phát sinh từ tim và cung cấp máu cho cơ thể. Phình động mạch chủ. Bóc tách động mạch chủ. Thành của động mạch chủ được tạo thành từ các lớp. Sự bóc tách xảy ra khi một vết rách nhỏ ở lớp trong cùng của thành động mạch chủ cho phép máu chen vào giữa lớp trong và ngoài của thành. Điều này có thể gây đau dữ dội ở ngực hoặc lưng. Việc bóc tách động mạch chủ làm suy yếu cấu trúc của mạch máu và có thể dẫn đến vỡ, có thể gây tử vong. Các dị tật van. Những người bị hội chứng Marfan có thể có các mô yếu trong van tim. Điều này có thể tạo ra sự kéo căng của mô van và chức năng van bất thường. Khi van tim không hoạt động bình thường, tim thường phải làm việc nhiều hơn để bù đắp. Điều này cuối cùng có thể dẫn đến suy tim . Các biến chứng về mắt Trật thấu kính. Các vấn đề về võng mạc. Hội chứng Marfan cũng làm tăng nguy cơ bong hoặc rách võng mạc, mô nhạy cảm với ánh sáng nằm ở thành sau của mắt. Bệnh tăng nhãn áp hoặc đục thủy tinh thể khởi phát sớm. Các biến chứng về xương Hội chứng Marfan làm tăng nguy cơ cong bất thường ở cột sống, chẳng hạn như cong vẹo cột sống . Nó cũng có thể cản trở sự phát triển bình thường của xương sườn, có thể khiến xương ức nhô ra hoặc lõm vào trong lồng ngực. Đau chân và đau thắt lưng thường gặp với hội chứng Marfan. Các biến chứng của thai kỳ Hội chứng Marfan có thể làm suy yếu các bức tường của động mạch chủ, động mạch chính rời tim. Khi mang thai, tim bơm máu nhiều hơn bình thường. Điều này có thể gây căng thẳng thêm cho động mạch chủ, làm tăng nguy cơ bị bóc tách hoặc vỡ gây chết người. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.", "Triệu chứng khe nứt và lỗ rò hậu môn, trực tràng Những dấu hiệu và triệu chứng của rò hậu môn Các triệu chứng rò hậu môn thường gặp nhất là: Đau hậu môn, thường đau nhói và dữ dội. Bạn có thể cảm thấy đau nhiều hơn khi ho, đi đại tiện hoặc ngồi. Mông có thể nhạy cảm khi bị chạm vào. Sưng và đỏ bên trong hoặc xung quanh hậu môn. Đây là dấu hiệu của nhiễm trùng đang hoạt động dưới da (viêm mô tế bào). Dịch chảy ra xung quanh hậu môn của bạn. Nó có thể bao gồm phân, dịch mủ hoặc máu. Có thể kèm theo mùi khó chịu. Các triệu chứng khác ít gặp hơn bao gồm: Sốt ; Đau khi đi tiểu; Đi tiêu không kiểm soát ( són phân ). Bạn có thể (hoặc không thể) nhìn thấy lỗ rò bằng gương. Đau hậu môn nhiều khi đi đại tiện có thể là triệu chứng của rò hậu môn Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh rò hậu môn Rò hậu môn thường sẽ không tự lành. Nếu không được điều trị, rò hậu môn có thể dẫn đến các biến chứng, như: Nhiễm trùng dai dẳng: Lỗ rò bắt nguồn từ áp xe hoặc nhiễm trùng có thể khiến nhiễm trùng tiếp tục hoạt động. Nhiễm trùng dường như biến mất ở vị trí ban đầu nhưng sau đó quay trở lại, hình thành áp xe mới và gây ra cơn đau mới. Đôi khi, lỗ rò có vẻ như đang lành lại và có thể đóng lại, nhưng nhiễm trùng sẽ tái phát và lỗ rò sau đó sẽ mở lại theo chu kỳ lặp lại. Mở rộng lỗ rò: Lỗ rò mạn tính hiếm khi mở rộng theo hướng mới, tạo ra các kênh phân nhánh và lỗ hở mới trên da của bạn. Những lỗ rò phức tạp này khó điều trị hơn. Ung thư: Ung thư hậu môn đôi khi được phát hiện ở những vết rò hậu môn đã tồn tại trong nhiều năm. Viêm mạn tính và xói mòn là những yếu tố nguy cơ gây ung thư. Khi nào cần gặp bác sĩ? Luôn đến gặp bác sĩ nếu bạn bị đau hậu môn. Đau nhiều ở vùng hậu môn trực tràng có thể là một tình trạng nghiêm trọng. Đừng cho rằng triệu chứng sẽ tự biến mất. Bệnh trĩ có thể thường gặp và quen thuộc hơn nhưng chúng thường không gây đau đớn nhiều.", "Triệu chứng tắc mạch ối Những dấu hiệu và triệu chứng của tắc mạch ối Thuyên tắc nước ối có thể phát triển đột ngột và nhanh chóng. Các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm: Khó thở đột ngột; Chất lỏng có trong phổi (phù phổi); Huyết áp thấp đột ngột; Tim đột ngột không thể bơm máu hiệu quả (trụy tim mạch); Các vấn đề đe dọa tính mạng về đông máu (rối loạn đông máu nội mạch lan tỏa); Chảy máu từ tử cung, vết mổ lấy thai hoặc các vị trí tiêm tĩnh mạch (IV); Tình trạng tinh thần thay đổi, chẳng hạn như lo lắng, trầm cảm ; Ớn lạnh; Nhịp tim nhanh hoặc rối loạn nhịp tim ; Suy thai, chẳng hạn như nhịp tim chậm hoặc các bất thường về nhịp tim khác của thai nhi; Co giật ; Mất ý thức. Tác động của tắc mạch ối đối với sức khỏe AFE có thể gây tử vong, đặc biệt là trong giai đoạn đầu. Hầu hết các trường hợp tử vong do AFE xảy ra do những nguyên nhân sau: Ngừng tim đột ngột, mất máu quá nhiều, suy hô hấp cấp tính, suy đa cơ quan. Theo AFE Foundation, trong khoảng 50% trường hợp, phụ nữ chết trong vòng 1 giờ sau khi các triệu chứng bắt đầu. Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh tắc mạch ối Thuyên tắc nước ối có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho mẹ và con, bao gồm: Chấn thương sọ não : Oxy trong máu thấp có thể gây tổn thương thần kinh vĩnh viễn, nghiêm trọng hoặc chết não. Thời gian nằm viện kéo dài: Những phụ nữ sống sót sau khi bị thuyên tắc nước ối thường phải điều trị tại phòng chăm sóc đặc biệt và - tùy thuộc vào mức độ biến chứng của họ - có thể phải nằm viện hàng tuần hoặc hàng tháng. Sản phụ tử vong: Số phụ nữ chết vì thuyên tắc ối (tỷ lệ tử vong) rất cao. Các con số khác nhau, nhưng có tới 20% trường hợp tử vong mẹ ở các nước phát triển có thể do thuyên tắc nước ối. Tử vong trẻ sơ sinh: Thai nhi có nguy cơ bị chấn thương sọ não hoặc tử vong. Việc đánh giá và sinh con kịp thời giúp cải thiện khả năng sống sót. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.", "Triệu chứng sốt vàng Những dấu hiệu và triệu chứng của Sốt vàng 5 - 50% trường hợp bệnh nhân nhiễm bệnh từ không có triệu chứng đến sốt xuất huyết với tỷ lệ tử vong trong có thể lên đến 50%. Thời gian ủ bệnh kéo dài 3 - 6 ngày. Khởi phát đột ngột, sốt 39 - 40°C, ớn lạnh, nhức đầu, chóng mặt và đau cơ. Ban đầu mạch thường nhanh nhưng đến ngày thứ 2 mạch chậm dần theo mức độ sốt (dấu hiệu Faget). Khuôn mặt đỏ bừng, và mắt như bị tiêm thuốc. Bệnh nhân thường bị buồn nôn, nôn mửa, táo bón, suy sụp nghiêm trọng, bồn chồn và khó chịu. Bệnh nhẹ có thể khỏi sau 1 - 3 ngày. Tuy nhiên, trong những trường hợp vừa hoặc nặng, giảm sốt đột ngột từ 2 - 5 ngày sau khi khởi phát, và thuyên giảm sau vài giờ hoặc vài ngày. Cơn sốt tái phát, nhưng mạch vẫn chậm. Vàng da, albumin niệu đại thể, đau vùng thượng vị kèm theo nôn trớ thường xảy ra cùng nhau sau 5 ngày mắc bệnh. Bệnh nhân có thể bị thiểu niệu, chấm xuất huyết, xuất huyết niêm mạc, lú lẫn và thờ ơ. Bệnh có thể kéo dài > 1 tuần, hồi phục nhanh và không để lại di chứng. Ở thể nghiêm trọng nhất, được gọi là sốt vàng ác tính, bệnh nhân bị mê sảng, nấc cụt khó chữa, co giật, hôn mê và suy đa tạng. Trong quá trình hồi phục, có thể xảy ra bội nhiễm vi khuẩn, đặc biệt là viêm phổi. Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh Sốt vàng 20 - 50% bệnh nhân mắc sốt vàng nghiêm trọng tiến triển đến tử vong. Các biến chứng trong giai đoạn nhiễm độc của bệnh sốt vàng bao gồm suy thận và gan, vàng da, mê sảng và hôn mê. Những người vượt qua được nhiễm trùng sẽ dần hồi phục trong khoảng vài tuần đến vài tháng, thường là không có tổn thương nội tạng đáng kể. Trong thời gian này, bệnh nhân vẫn có thể bị mệt mỏi và vàng da. Các biến chứng khác bao gồm nhiễm trùng do vi khuẩn thứ cấp, như viêm phổi hoặc nhiễm trùng máu. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.", "Triệu chứng táo bón Những dấu hiệu và triệu chứng của táo bón Dựa theo tiêu chuẩn Rome III, bệnh nhân được chẩn đoán là táo bón khi có ít nhất 2 trong 3 triệu chứng sau đây, trong thời gian từ 3 tháng trở lên và khởi phát ít nhất từ 6 tháng: Giảm số lần đại tiện (dưới 3 lần/tuần), đặc tính này còn tuỳ thuộc vào thói quen và tần suất đại tiện ở mỗi cá nhân. Phải rặn nhiều khi đi đại tiện. Phân khô và cứng. Cảm giác chưa tống hết phân. Đôi khi phải dùng tay để lấy phân ra do không tống được phân. Các triệu chứng đi kèm bao gồm: Đau bụng . Đầy bụng. Đau khi đi đại tiện. Một số dấu hiệu nhất định tăng nghi ngờ về nguyên nhân nghiêm trọng hơn của táo bón mạn tính: Bụng chướng , gõ vang như trống. Nôn . Máu trong phân. Sụt cân. Táo bón mức độ nặng khi mới khởi phát/trầm trọng hơn trên bệnh nhân cao tuổi. Biến chứng có thể gặp khi mắc táo bón Nếu không được điều trị sớm và đúng cách, táo bón: Lâu ngày làm tích tụ các chất cặn bã, gây viêm nhiễm trực tràng, có thể tiến triển thậm chí là ung thư đại tràng. Dẫn đến bệnh trĩ nội , trĩ ngoại . Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe." ]
Viên sủi Panadol GSK giảm đau nhẹ và hạ sốt (6 vỉ x 4 viên)
[ "Mô tả ngắn:\nThuốc Panadol 500 là sản phẩm của GSK, có thành phần chính là Paracetamol. Đây là thuốc được sử dụng để giảm đau nhẹ và hạ sốt. Thuốc được khuyến cáo để điều trị hầu hết các triệu chứng đau và sốt như đau đầu, kể cả đau nửa đầu và đau đầu do căng thẳng, đau răng, đau lưng, đau khớp, đau cơ, đau bụng kinh, đau họng, và hạ sốt, giảm đau do cảm cúm.\nThành phần:\nParacetamol: 500mg\nChỉ định:\nThuốc Panadol 500 được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nParacetamol là thuốc giảm đau nhẹ và hạ sốt. Thuốc được khuyến cáo để điều trị hầu hết các triệu chứng đau và sốt như đau đầu, kể cả đau nửa đầu và đau đầu do căng thẳng, đau răng, đau lưng, đau khớp, đau cơ, đau bụng kinh, đau họng, và hạ sốt, giảm đau do cảm cúm." ]
[ " Chào em Hạnh, Em không nói rõ em đang điều trị thuốc cảm cúm là thuốc gì. Đối với bệnh cảm nhiễm siêu vi cúm mùa có đặc điểm là sốt cao, làm người mệt mỏi và đau cơ nhiều, hướng xử trí là nghỉ ngơi, uống thuốc giảm đau hạ sốt thông thường là paracetamol liều 500mg ngày 3 lần, bổ sung thêm vitamin C, uống nhiều nước. Thuốc ít tương tác với các thuốc điều trị dạ dày em đang dùng nên em có thể uống chung với các thuốc trên Trân trọng! Câu trước:", "Sử dụng paracetamol giúp giảm đau Chào em, Tác dụng giảm đau của paracetamol dạng viên nén có hiệu quả trong 30-60 phút sau khi dùng. Thuốc paracetamol dạng viên sủi có hiệu quả nhanh hơn trong vòng 10-15 phút sau khi uống. Ảnh hưởng của thuốc kéo dài trong 3-4 giờ. Do đó, nếu em sợ đau khi cắt chỉ thì em có thể uống 1 viên paracetamol dạng viên trước khi thủ thuật 30-60 phút, em nhé. Nhưng mà rút chỉ thì thường không có đau, và việc sử dụng thuốc tê dạng xịt hay dạng gel tại chỗ sẽ có tác dụng giảm đau tốt hơn đó em, thường các phòng khám dịch vụ tư sẽ có giảm đau dạng này trước khi cắt chỉ.", "Mô tả ngắn:\nPsm – Mexcold 325 mg sản xuất bởi Công ty Imexpharm, với thành phần chính paracetamol 325mg , dùng để giảm nhức đầu, nhức răng, đau nhức bắp thịt, đau bụng kinh, đau do thấp khớp và hạ sốt.\nThành phần:\nParacetamol: 325mg\nChỉ định:\nThuốc Pms–Mexcold 325 mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nGiảm đau mức độ nhẹ như: Đau đầu , đau cơ, đau lưng, đau do viêm khớp mức độ nhẹ, cảm cúm , đau răng, đau bụng kinh. Hạ sốt tạm thời.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Repamax 500 là sản phẩm của Công ty Roussel Việt Nam với thành phần chính là Paracetamol. Thuốc Repamax 500 có hiệu quả trong điều trị đau nhẹ đến vừa, hạ sốt.\nThành phần:\nParacetamol: 500mg\nChỉ định:\nThuốc chứa paracetamol là một chất giảm đau, hạ sốt. Thuốc có hiệu quả trong:\nĐiều trị đau nhẹ đến vừa bao gồm: Đau đầu, đau nửa đầu, đau cơ, đau bụng kinh, đau họng, đau cơ xương, sốt và đau sau khi tiêm vacxin, đau sau khi nhổ răng hoặc sau các thủ thuật nha khoa, đau răng, đau do viêm xương khớp. Hạ sốt.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Voltaren Emulgel là chế phẩm kháng viêm, giảm sưng, giảm đau tại chỗ sản xuất bởi HALEON CH SARL có chứa hoạt chất diclofenac được sử dụng trong điều trị giảm đau trong viêm và đau có nguồn gốc do chấn thương hoặc thấp khớp, rút ngắn thời gian phục hồi trở lại hoạt động bình thường.\nThành phần:\nDiclofenac diethylamine: 1.16g\nChỉ định:\nThuốc Voltaren Emulgel được chỉ định điều trị bên ngoài về đau, viêm và sưng trong các trường hợp sau:\nTổn thương gân, dây chằng, cơ và khớp, ví dụ bong gân, vết bầm tím, căng cơ quá mức và đau lưng sau khi chơi thể thao hoặc bị tai nạn. Các dạng bệnh thấp khu trú ở mô mềm như viêm gân (đau khuỷu tay ở người chơi tennis), hội chứng vai - bàn tay, viêm bao hoạt dịch, bệnh viêm quanh khớp. Điều trị triệu chứng viêm xương khớp ở các khớp nhỏ và trung bình nằm gần với da như khớp ngón tay hoặc khớp gối.\nKhuyến cáo rằng việc điều trị nên được xem xét sau 14 ngày trong các chỉ định này. Đối với điều trị viêm xương khớp của các khớp bề mặt như đầu gối. Trong điều trị viêm xương khớp, nên xem lại liệu pháp sau 4 tuần điều trị.", "Mô tả ngắn:\nVerospiron 50 mg là một sản phẩm của Công ty Gedeon Richter Plc. , thành phần chính là spironolacton . Thuốc được dùng để điều trị tăng huyết áp; phù do bệnh tim, gan, thận; bệnh cường aldosteron nguyên phát; điều trị và phòng ngừa thiếu kali ở bệnh nhân dùng digitalis khi các biện pháp khác được xem là không đủ hiệu quả hoặc không phù hợp. Verospiron 50 mg được bào chế dạng viên nang, nửa vàng nửa trắng và đóng gói theo quy cách: Hộp 3 vỉ x 10 viên.\nThành phần:\nSpironolactone: 50mg\nChỉ định:\nThuốc Verospiron 50 mg được chỉ định trong các trường hợp sau:\nÐiều trị tăng huyết áp . Điều trị phù do bệnh tim, gan, thận. Điều trị bệnh cường aldosteron nguyên phát (là tình trạng có quá nhiều hormon aldosteron trong cơ thể). Điều trị và phòng ngừa thiếu kali ở bệnh nhân dùng digitalis khi các biện pháp khác được xem là không đủ hiệu quả hoặc không phù hợp.", "Mô tả ngắn:\nThuốc “Penicillin G 1 000 000 IU” của Công ty Cổ phần hóa dược phẩm Mekophar , điều trị các loại nhiễm khuẩn do các chủng nhạy cảm với penicillin G. Quy cách đóng gói hộp 20 lọ hoặc 50 lọ. Mỗi lọ chứa 1.000.000 IU Benzylpenicillin sodium. Bột kết tinh trắng hay gần như trắng, vị hơi đắng, hơi có mùi đặc biệt, đựng trong lọ thủy tinh nút kín.\nThành phần:\nBenzylpenicilin natri: 1000000iu\nChỉ định:\nThuốc Penicillin G 1 000 000 IU được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nÐiều trị các loại nhiễm khuẩn do các chủng nhạy cảm với penicillin G như\nCác vết thương nhiễm khuẩn và các nhiễm khuẩn ở mũi, họng, xoang mũi, đường hô hấp và tai giữa. Nhiễm khuẩn máu hoặc nhiễm mủ huyết do vi khuẩn nhạy cảm. Viêm xương tủy cấp và mạn. Viêm màng trong tim do nhiễm khuẩn. Viêm màng não do các vi khuẩn nhạy cảm. Viêm phổi nặng do Pneumococcus .", "Mô tả ngắn:\nThuốc Alaxan được sản xuất bởi Công ty TNHH United International Pharma, Alaxan là thuốc kết hợp hai thành phần là Paracetamol và Ibuprofen. Thuốc được chỉ định giảm đau kháng viêm trong các trường hợp: đau cơ, đau khớp do chấn thương, thấp khớp, viêm thần kinh (đau lưng, vẹo cổ, bong gân, căng cơ quá mức...), điều trị nhức đầu, cảm sốt, đau răng, đau bụng kinh.... \n Thuốc Alaxan được trình bày dưới dạng viên nén, hộp 10 vỉ x 10 viên, hộp 25 vỉ x 4 viên.\nThành phần:\nParacetamol: 325mg\nIbuprofene: 200mg\nChỉ định:\nThuốc Alaxan được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nGiảm các cơn đau cơ xương nhẹ đến trung bình như đau cổ, đau vai, đau lưng , căng cơ bắp tay hoặc bắp chân, cứng cơ cổ, viêm khớp , thấp khớp , viêm bao hoạt dịch, bong gân, viêm gân.\nGiảm nhức đầu , đau bụng kinh, nhức răng, đau sau nhổ răng và tiểu phẫu.", "Thiếu men G6PD là bệnh di truyền phổ biến, tế bào hồng cầu bị vỡ ra mà không hoạt động được bình thường. Chào bạn, Với trẻ thiếu men G6PD thì thuốc hạ sốt an toàn nhất cho trẻ hiện nay vẫn là paracetamol. Paracetamol chỉ gây tan máu nếu bệnh nhân thiếu men G6PD sử dụng quá liều hoặc trong thời gian dài. Do đó, loại thuốc này không chống chỉ định tuyệt đối với bệnh nhân thiếu men G6PD. Khi trẻ sốt nhẹ (< 38,5 độ C): Hạ sốt bằng cách nới lỏng quần áo, mặc quần áo mỏng, lau ấm (trán, cổ, nách, bẹn) và cho trẻ uống nhiều nước. Trẻ sốt vừa và cao (>= 38,5 độ C): Xử lý như trẻ sốt nhẹ, đồng thời cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol liều 10mg/kg cân nặng và khoảng cách giữa 2 lần uống thuốc ít nhất là 6 tiếng. Thân mến.", "- nguồn internet Chào em, Triệu chứng của em do nhiều nguyên nhân, có thể là thông thường, do căng thẳng đầu óc kéo dài, mất nước khi làm trong môi trường khô nóng... Nhưng nhìn chung, các nguyên nhân trên đều lành tính, do đó nếu em có bất kỳ biểu hiện nào kèm theo như đau họng, tiểu gắt buốt, tiêu chảy, nổi ban ở da, buồn nôn... thì khi đó cần khám bác sĩ. Còn ngược lại thì em có thể xử trí tại nhà bằng cách nghỉ ngơi hợp lý, ăn đủ chất, ăn nhiều rau xanh trái cây có chứa vitamin C, uống nhiều nước, hạn chế cafe bia rượu thuốc lá để cơ thể mau lại sức. Efferalgan và Panadol là thuốc giảm đau, hạ sốt và có ảnh hưởng lên gan, do đó nếu không có 2 triệu chứng trên thì em không nên lạm dụng các thuốc này, khi cơ thể mệt mỏi em nên bổ sung thêm các dưỡng chất, em có thể dùng viên vitamin C sủi, Bicanma, thuốc bổ máu... Nếu triệu chứng kéo dài trên 10 ngày thì cần đến khám bác sĩ, em nhé.", "Mô tả ngắn:\nBột sủi Hapacol 80 là sản phẩm của công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, được bào chế dưới dạng gói thuốc bột sủi bọt, thành phần chính là paracetamol, là thuốc giảm đau - hạ sốt hữu hiệu.\nThành phần:\nParacetamol: 80mg\nChỉ định:\nThuốc Hapacol 80 được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nHạ sốt, giảm đau cho trẻ trong các trường hợp: Cảm, cúm , sốt xuất huyết, nhiễm khuẩn, nhiễm siêu vi, mọc răng, sau khi tiêm chủng, sau phẫu thuật.", "Mô tả ngắn:\nViên sủi Naphar Multi là sản phẩm được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà (Việt Nam) dùng cho trẻ em trên 06 tuổi và người lớn có nhu cầu bổ sung thêm vitamin; người mới ốm dậy, sức đề kháng kém, bị suy nhược, mệt mỏi, chán ăn; người lao động nặng nhọc, làm việc căng thẳng quá độ.\nThành phần:\nVitamin B2: 4mg\nVitamin PP: 10mg\nVitamin B1: 10mg\nVitamin B6: 2mg\nVitamin E: 7mg\nVitamin C: \nChỉ định:\nThuốc Naphar Multi Nam Hà được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nGiúp bổ sung vitamin, hỗ trợ tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng.", "Mô tả ngắn:\nPadolcure là sản phẩm của Gracure Pharmaceuticals Ltd có thành phần chính là Tramadol HCl và Paracetamol được chỉ định điều trị ngắn hạn (3 ngày hoặc ít hơn) đau cấp tính vừa đến nặng.\nThành phần:\nParacetamol: 325mg\nTramadol HCl: 37.5mg\nChỉ định:\nPadolcure được chỉ định điều trị ngắn hạn (3 ngày hoặc ít hơn) đau cấp tính vừa đến nặng.", "Mô tả ngắn:\nSedachor do công ty Dược phẩm Hải Phòng sản xuất. Thuốc có thành phần là paracetamol và cafein, tác dụng giảm đau và sốt. Sedachor được đóng gói thành hộp 50 vỉ x 10 viên.\nThành phần:\nParacetamol: 200mg\nCafein: 50mg\nChỉ định:\nThuốc Sedachor được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nĐiều trị các chứng đau và sốt từ nhẹ đến vừa, cụ thể như sau:\nGiảm đau trong các trường hợp: Đau đầu, đau nửa đầu, đau cơ bắp, đau bụng kinh, đau họng, đau răng, đau nhức do viêm xoang, cảm lạnh hay cảm cúm, đau và sốt sau khi tiêm vacxin, đau sau khi nhổ răng hoặc sau các thủ thuật nha khoa... Hạ sốt do mọi nguyên nhân, kể cả các trường hợp chống chỉ định với aspirin hoặc các thuốc NSAIDs.", "Mô tả ngắn:\nBabemol là sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long với thành phần chính là paracetamol. Thuốc được chỉ định để hạ sốt, giảm đau trong các trường hợp: Cảm cúm, sốt xuất huyết, nhiễm khuẩn, nhiễm siêu vi, mọc răng, sau khi tiêm chủng, sau phẫu thuật.\nThành phần:\nParacetamol: 120mg\nChỉ định:\nHạ sốt, giảm đau cho trẻ trong các trường hợp: Cảm cúm, sốt xuất huyết, nhiễm khuẩn, nhiễm siêu vi, mọc răng, sau khi tiêm chủng, sau phẫu thuật." ]