instruction
stringclasses
1 value
input
stringlengths
1.12k
1.5k
output
stringlengths
181
1.5k
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
Giáo lý Cơ Đốc dạy rằng Thượng Đế là tình thương (Dieu est amour). Người Phật Tử chúng ta cũng phải nói: “Thượng đế là tình thương. Nếu muốn được Chúa yêu mến, nếu muốn về nước Chúa, quý vị phải thực tập tình thương chân thật”. Và theo chúng tôi, tình thương chân thật phải có chất liệu của Từ, Bi, Hỷ và Xả. Rồi chúng ta đề nghị những phương pháp thực tập tình thương cụ thể. Tình thương mà người đời xử dụng có ý nghĩa rất mù mờ. Có khi thương nghĩa là đam mê, vướng mắc, khổ đau; đó không phải là tình thương đích thực ta nên thực tập. Vì vậy quý vị có thể sử dụng những phương pháp nuôi dưỡng, và phát triển tình thương nơi mình. Như thế chuyện trở về với Thượng đế, sống bên Thượng đế mới trở thành ra sự thật được. Con người đầy hận thù làm sao có thể sống chung với Đấng Tình Thương? Giáo lý Tứ Vô Lượng Tâm mầu nhiệm vô cùng. Chúng ta hay nói về thương yêu nhưng chúng ta ít nhận biết được bản chất của thương yêu. Chúng ta đã học, chúng ta đã biết những yếu tố nào có thể làm nên tình thương yêu đích thực, và biết những phương pháp cụ thể để tạo ra chất liệu thương yêu, để chuyển hóa cả người thương và người được thương. Phương pháp năm cái lạy, chẳng hạn, rất cụ thể. Ngoài phương pháp đó ra chúng ta còn rất nhiều phương pháp khác nữa. Có một loại tình thương gọi là tình thương chiếm hữu (possessive love) không mang lại tự do, không đích thực là thương. Tình thương đích thực phải có Xả, tức là không kỳ thị và vướng mắc. Vậy tại sao chúng ta không thực tập và không chia sẻ?
Tình thương đích thực phải có Xả, tức là không kỳ thị và vướng mắc. Vậy tại sao chúng ta không thực tập và không chia sẻ? Tại sao không viết một bài về tự do trong tình thương? Đó là những đề tài rất mới, và cũng rất cũ. Niềm vui trong tình thương là một đề tài khác nên viết. Khi viết ta lấy kinh nghiệm của ta, lấy khổ đau của ta, lấy hạnh phúc của ta làm chất liệu. Ta thấy rằng thực tập đạo Bụt không khô khan chút nào. Thực tập trong đạo Bụt đem lại niềm vui và sự chuyển hóa. Đó là nhờ tình thương đích thực trong bốn tâm vô lượng. Bài 24: Niềm tin thể hiện trong đời sống Hôm nay là ngày 17 tháng 2 năm 1994. Chúng ta ở tại xóm Thượng, trong khóa tu mùa Đông, chủ đề là Phật Pháp Căn Bản. Hôm nay chúng ta học về niềm tin nơi Tam Bảo, tức là nơi Bụt, Pháp và Tăng. Chúng ta phải học đạo Bụt như thế nào để những điều chúng ta học có thể được biểu hiện thành sự sống. Những điều ta học phải được áp dụng vào đời sống hằng ngày thì đó mới là Phật Pháp đích thực. Trong quá trình tu học đó, ta phải luôn luôn soi lại sự học hành của mình trong tấm gương của Tăng thân. Đôi khi chúng ta chưa thật sự hiểu Pháp, hoặc hiểu sai, do đó ta áp dụng không được. Rồi ta không có đức tin nơi Pháp. Mất đức tin nơi Pháp thì ta sẽ không còn đức tin nơi Bụt, và nơi Tăng. Có nhiều điều ta tưởng đã hiểu, kỳ thực chưa hiểu. Ví dụ ý niệm về Tích Môn và Bản Môn.
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
Tình thương đích thực phải có Xả, tức là không kỳ thị và vướng mắc. Vậy tại sao chúng ta không thực tập và không chia sẻ? Tại sao không viết một bài về tự do trong tình thương? Đó là những đề tài rất mới, và cũng rất cũ. Niềm vui trong tình thương là một đề tài khác nên viết. Khi viết ta lấy kinh nghiệm của ta, lấy khổ đau của ta, lấy hạnh phúc của ta làm chất liệu. Ta thấy rằng thực tập đạo Bụt không khô khan chút nào. Thực tập trong đạo Bụt đem lại niềm vui và sự chuyển hóa. Đó là nhờ tình thương đích thực trong bốn tâm vô lượng. Bài 24: Niềm tin thể hiện trong đời sống Hôm nay là ngày 17 tháng 2 năm 1994. Chúng ta ở tại xóm Thượng, trong khóa tu mùa Đông, chủ đề là Phật Pháp Căn Bản. Hôm nay chúng ta học về niềm tin nơi Tam Bảo, tức là nơi Bụt, Pháp và Tăng. Chúng ta phải học đạo Bụt như thế nào để những điều chúng ta học có thể được biểu hiện thành sự sống. Những điều ta học phải được áp dụng vào đời sống hằng ngày thì đó mới là Phật Pháp đích thực. Trong quá trình tu học đó, ta phải luôn luôn soi lại sự học hành của mình trong tấm gương của Tăng thân. Đôi khi chúng ta chưa thật sự hiểu Pháp, hoặc hiểu sai, do đó ta áp dụng không được. Rồi ta không có đức tin nơi Pháp. Mất đức tin nơi Pháp thì ta sẽ không còn đức tin nơi Bụt, và nơi Tăng. Có nhiều điều ta tưởng đã hiểu, kỳ thực chưa hiểu. Ví dụ ý niệm về Tích Môn và Bản Môn.
Rồi ta không có đức tin nơi Pháp. Mất đức tin nơi Pháp thì ta sẽ không còn đức tin nơi Bụt, và nơi Tăng. Có nhiều điều ta tưởng đã hiểu, kỳ thực chưa hiểu. Ví dụ ý niệm về Tích Môn và Bản Môn. Có một thiền sinh nói: “...Tôi chưa muốn đi vào Bản môn; tôi muốn ở lại trong Tích môn để giải quyết các vấn đề Tích Môn.” Nói như vậy là chưa hiểu được giáo lý Tích Môn và Bản Môn, nghĩ rằng đi vào Bản Môn tức là rời bỏ Tích Môn. Sự thật ta không bao giờ rời bỏ Tích Môn cả. Trang đầu của tập thơ Call me by my true name (Hãy gọi đúng tên tôi), tôi viết câu này: “Nếu ta sống sâu sắc với Tích Môn thì ta tiếp xúc được với Bản Môn. Khi tiếp xúc được với Bản Môn thì ta chưa bao giờ rời bỏ Tích Môn cả. If you live deeply the historical dimension, you touch the ultimate dimension. When you touch the ultimate dimension, you have not left the historical dimension.” Cũng như khi nói về năm cái lạy, có vị bảo: “Lạy thứ ba là lạy nhớ ơn đất nước. Lạy thứ tư là lạy những người mình thương. Lạy thứ năm là lạy những người mình ghét.” Ta đâu có lạy người ta thương và người ta ghét đâu? Và ta lạy cũng không phải là để nhớ ơn. Nhớ ơn là một phần nhỏ. Mục đích của lễ lạy ở đây là quán chiếu, là tiếp xúc được với gốc rễ của tổ tiên, đất nước, tiếp xúc được với những người mình thương, và tiếp xúc được với những người mình ghét, để thấy rằng trong ta cũng có những yếu tố và những người đó. Việc chính là quán chiếu và tiếp xúc.
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
Rồi ta không có đức tin nơi Pháp. Mất đức tin nơi Pháp thì ta sẽ không còn đức tin nơi Bụt, và nơi Tăng. Có nhiều điều ta tưởng đã hiểu, kỳ thực chưa hiểu. Ví dụ ý niệm về Tích Môn và Bản Môn. Có một thiền sinh nói: “...Tôi chưa muốn đi vào Bản môn; tôi muốn ở lại trong Tích môn để giải quyết các vấn đề Tích Môn.” Nói như vậy là chưa hiểu được giáo lý Tích Môn và Bản Môn, nghĩ rằng đi vào Bản Môn tức là rời bỏ Tích Môn. Sự thật ta không bao giờ rời bỏ Tích Môn cả. Trang đầu của tập thơ Call me by my true name (Hãy gọi đúng tên tôi), tôi viết câu này: “Nếu ta sống sâu sắc với Tích Môn thì ta tiếp xúc được với Bản Môn. Khi tiếp xúc được với Bản Môn thì ta chưa bao giờ rời bỏ Tích Môn cả. If you live deeply the historical dimension, you touch the ultimate dimension. When you touch the ultimate dimension, you have not left the historical dimension.” Cũng như khi nói về năm cái lạy, có vị bảo: “Lạy thứ ba là lạy nhớ ơn đất nước. Lạy thứ tư là lạy những người mình thương. Lạy thứ năm là lạy những người mình ghét.” Ta đâu có lạy người ta thương và người ta ghét đâu? Và ta lạy cũng không phải là để nhớ ơn. Nhớ ơn là một phần nhỏ. Mục đích của lễ lạy ở đây là quán chiếu, là tiếp xúc được với gốc rễ của tổ tiên, đất nước, tiếp xúc được với những người mình thương, và tiếp xúc được với những người mình ghét, để thấy rằng trong ta cũng có những yếu tố và những người đó. Việc chính là quán chiếu và tiếp xúc.
Việc chính là quán chiếu và tiếp xúc. Gốc rễ có đó, ta lạy xuống là để tiếp xúc, để thấy được gốc rễ ấy, để đánh tan ảo tưởng bơ vơ, và lạc lõng. Lạy là để thấy người ta ghét, và người ta thương có liên hệ với ta tới mức ta không thể tự tách rời ra khỏi họ được. Niềm tin thể hiện trong đời sống Chúng ta biết rằng đức tin cần thiết cho niềm vui, và cho sự tinh tấn tu tập của chúng ta. Đức tin mang lại cho chúng ta nhiều năng lượng. Người theo đạo Bụt là người có đức tin nơi Tam Bảo. Tam Bảo trước hết là đối tượng của tri giác, của Tưởng. Nếu tri giác sai lầm thì niềm tin của chúng ta sẽ không có cơ sở. Ví dụ tin Bụt là một vị thần linh sáng tạo ra vũ trụ, hay là một đấng có quyền ban phước, trừ họa. Đó là một vọng tưởng về Bụt. Đặt niềm tin trên một vọng tưởng, trên một tri giác sai lầm, đó không phải là chánh tín. Đến khi ta Lâm vào tình trạng khổ đau thì niềm tin đó không đủ để nâng đỡ, che chở và bảo vệ ta. Niềm tin phải căn cứ trên sự quán chiếu. Đức tin với công phu thực tập quán chiếu là một đức tin căn cứ trên kinh nghiệm. Sự sống của ta, thân thể, tâm trí ta, tất cả đều công nhận niềm tin đó là sự thật. Hàng ngày chúng ta thường thực tập quay về nương tựa Tam Bảo. Phép thực tập quay về nương tựa chỉ thành công khi ta đạt tới một cái thấy, một kinh nghiệm sâu sắc về Tam Bảo. Trong truyền thống Việt Nam, chúng ta hay nói tự quy y. Tự quy y Phật có nghĩa là quay trở về nương tựa Bụt trong tự thân của mình. Chữ tự này rất đặc biệt. Tự nghĩa là chính ở đây.
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
Việc chính là quán chiếu và tiếp xúc. Gốc rễ có đó, ta lạy xuống là để tiếp xúc, để thấy được gốc rễ ấy, để đánh tan ảo tưởng bơ vơ, và lạc lõng. Lạy là để thấy người ta ghét, và người ta thương có liên hệ với ta tới mức ta không thể tự tách rời ra khỏi họ được. Niềm tin thể hiện trong đời sống Chúng ta biết rằng đức tin cần thiết cho niềm vui, và cho sự tinh tấn tu tập của chúng ta. Đức tin mang lại cho chúng ta nhiều năng lượng. Người theo đạo Bụt là người có đức tin nơi Tam Bảo. Tam Bảo trước hết là đối tượng của tri giác, của Tưởng. Nếu tri giác sai lầm thì niềm tin của chúng ta sẽ không có cơ sở. Ví dụ tin Bụt là một vị thần linh sáng tạo ra vũ trụ, hay là một đấng có quyền ban phước, trừ họa. Đó là một vọng tưởng về Bụt. Đặt niềm tin trên một vọng tưởng, trên một tri giác sai lầm, đó không phải là chánh tín. Đến khi ta Lâm vào tình trạng khổ đau thì niềm tin đó không đủ để nâng đỡ, che chở và bảo vệ ta. Niềm tin phải căn cứ trên sự quán chiếu. Đức tin với công phu thực tập quán chiếu là một đức tin căn cứ trên kinh nghiệm. Sự sống của ta, thân thể, tâm trí ta, tất cả đều công nhận niềm tin đó là sự thật. Hàng ngày chúng ta thường thực tập quay về nương tựa Tam Bảo. Phép thực tập quay về nương tựa chỉ thành công khi ta đạt tới một cái thấy, một kinh nghiệm sâu sắc về Tam Bảo. Trong truyền thống Việt Nam, chúng ta hay nói tự quy y. Tự quy y Phật có nghĩa là quay trở về nương tựa Bụt trong tự thân của mình. Chữ tự này rất đặc biệt. Tự nghĩa là chính ở đây.
Trong truyền thống Việt Nam, chúng ta hay nói tự quy y. Tự quy y Phật có nghĩa là quay trở về nương tựa Bụt trong tự thân của mình. Chữ tự này rất đặc biệt. Tự nghĩa là chính ở đây. Quy y là trở về, và nương tựa. Phật là đối tượng của sự trở về, nương tựa. Và Phật có mặt nơi tự thân của mình. Vì vậy nếu đi tìm một đối tượng quy y ở ngoài ta là đã sai rồi. Phật không ở trong, cũng không ở ngoài, đâu cũng có Bụt cả. Đó là điểm hẹn để ta quay về, nơi chúng ta nương tựa, Bụt có mặt trong trái tim của chúng ta. Người Phật Tử nào cũng nói Phật tức tâm, Bụt là trái tim, là tâm linh ta. Nếu Bụt không có thật, mà chỉ là một hình tượng do trí óc con người vẽ ra thì sao? Niềm tin nơi Bụt có thể đổ vỡ dễ dàng. Người ta có thể tin Bụt như tin ông già Noel, Ngọc Hoàng, hay Táo Quân không? Tin như vậy nguy hiểm lắm. Nếu tin Bụt, rồi một ngày nào đó khám phá ra rằng Bụt chỉ là một sản phẩm của trí óc con người, thì niềm tin đó rất nguy hiểm. Khi Lâm vào cơn nguy biến, mà trong niềm tin lại có một dấu hỏi đặt ra thì chúng ta sẽ bơ vơ và đau khổ. Vấn đề này được đặt ra cho tất cả các tôn giáo. Có người bàn rằng: “Câu hỏi có Trời Phật hay không là một vấn đề quan trọng thật. Nhưng chúng ta hãy cứ tin đi, có lỗ lã gì đâu? Nếu chúng ta tin Chúa mà Chúa có thật, thì chúng ta được về thiên đường. Nếu không có Chúa thì ta cũng đâu mất mát gì!” Đức tin mà được đặt trên sự tính toán so đo như vậy thì thật bi đát. Cứ tin đi, nếu đúng thì mình lời to, không thì cũng chả lỗ lã gì.
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
Trong truyền thống Việt Nam, chúng ta hay nói tự quy y. Tự quy y Phật có nghĩa là quay trở về nương tựa Bụt trong tự thân của mình. Chữ tự này rất đặc biệt. Tự nghĩa là chính ở đây. Quy y là trở về, và nương tựa. Phật là đối tượng của sự trở về, nương tựa. Và Phật có mặt nơi tự thân của mình. Vì vậy nếu đi tìm một đối tượng quy y ở ngoài ta là đã sai rồi. Phật không ở trong, cũng không ở ngoài, đâu cũng có Bụt cả. Đó là điểm hẹn để ta quay về, nơi chúng ta nương tựa, Bụt có mặt trong trái tim của chúng ta. Người Phật Tử nào cũng nói Phật tức tâm, Bụt là trái tim, là tâm linh ta. Nếu Bụt không có thật, mà chỉ là một hình tượng do trí óc con người vẽ ra thì sao? Niềm tin nơi Bụt có thể đổ vỡ dễ dàng. Người ta có thể tin Bụt như tin ông già Noel, Ngọc Hoàng, hay Táo Quân không? Tin như vậy nguy hiểm lắm. Nếu tin Bụt, rồi một ngày nào đó khám phá ra rằng Bụt chỉ là một sản phẩm của trí óc con người, thì niềm tin đó rất nguy hiểm. Khi Lâm vào cơn nguy biến, mà trong niềm tin lại có một dấu hỏi đặt ra thì chúng ta sẽ bơ vơ và đau khổ. Vấn đề này được đặt ra cho tất cả các tôn giáo. Có người bàn rằng: “Câu hỏi có Trời Phật hay không là một vấn đề quan trọng thật. Nhưng chúng ta hãy cứ tin đi, có lỗ lã gì đâu? Nếu chúng ta tin Chúa mà Chúa có thật, thì chúng ta được về thiên đường. Nếu không có Chúa thì ta cũng đâu mất mát gì!” Đức tin mà được đặt trên sự tính toán so đo như vậy thì thật bi đát. Cứ tin đi, nếu đúng thì mình lời to, không thì cũng chả lỗ lã gì.
Nếu không có Chúa thì ta cũng đâu mất mát gì!” Đức tin mà được đặt trên sự tính toán so đo như vậy thì thật bi đát. Cứ tin đi, nếu đúng thì mình lời to, không thì cũng chả lỗ lã gì. Không tin, lỡ có “ông ấy” thật thì lỗ nặng. Trí óc ưa tính toán quá nên con người mới đánh cuộc, và bắt cá hai tay như thế. Đạo lý Duyên Sinh giúp chúng ta đi vào đức tin một cách vững chãi từng bước một vì đạo lý ấy giúp ta tiếp xúc được với Bụt. Trong Ki Tô giáo, các nhà thần học nói tới bước nhảy thần học (The Theological Leap). Đức Tin phải mang một chút tính chất liều lĩnh. Ví dụ thường được đưa ra là một đứa bé đứng ở trên bờ hồ, bố nó đứng dưới hồ nói: “Con nhảy đi, con nhảy xuống đi. Có ba đỡ.” Đứa bé biết rằng nếu nó nhảy xuống thì thế nào cũng được đón nhận trong vòng tay của ba, nó sẽ được yên ổn. Thế là đứa bé nhảy và ba nó đón lấy con, như vòng tay của Thượng đế. Nếu anh không làm một động tác nhảy vào trong vòng tay của đức tin, thì anh không thể có đức tin. Đức tin được diễn tả như một ân sủng của Thượng Đế ban cho. Đức tin đạt được do một hành động quyết định giữa tin và không tin; vì vậy người ta dùng chữ bước nhảy (Leap). Trong đạo Bụt, đức tin phát khởi từ những căn bản sự học hỏi về Tam Bảo trong tinh thần duyên sinh và tương tức. Quý vị tới với đạo Bụt là do cửa ngõ của Pháp, hay do cửa ngõ của Tăng. Quý vị tiếp xúc được với Bụt là do quý vị tiếp xúc được với Pháp và với Tăng. Tiếp xúc thực sự được thì niềm tin Bụt của quý vị vững chãi như Thái Sơn.
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
Nếu không có Chúa thì ta cũng đâu mất mát gì!” Đức tin mà được đặt trên sự tính toán so đo như vậy thì thật bi đát. Cứ tin đi, nếu đúng thì mình lời to, không thì cũng chả lỗ lã gì. Không tin, lỡ có “ông ấy” thật thì lỗ nặng. Trí óc ưa tính toán quá nên con người mới đánh cuộc, và bắt cá hai tay như thế. Đạo lý Duyên Sinh giúp chúng ta đi vào đức tin một cách vững chãi từng bước một vì đạo lý ấy giúp ta tiếp xúc được với Bụt. Trong Ki Tô giáo, các nhà thần học nói tới bước nhảy thần học (The Theological Leap). Đức Tin phải mang một chút tính chất liều lĩnh. Ví dụ thường được đưa ra là một đứa bé đứng ở trên bờ hồ, bố nó đứng dưới hồ nói: “Con nhảy đi, con nhảy xuống đi. Có ba đỡ.” Đứa bé biết rằng nếu nó nhảy xuống thì thế nào cũng được đón nhận trong vòng tay của ba, nó sẽ được yên ổn. Thế là đứa bé nhảy và ba nó đón lấy con, như vòng tay của Thượng đế. Nếu anh không làm một động tác nhảy vào trong vòng tay của đức tin, thì anh không thể có đức tin. Đức tin được diễn tả như một ân sủng của Thượng Đế ban cho. Đức tin đạt được do một hành động quyết định giữa tin và không tin; vì vậy người ta dùng chữ bước nhảy (Leap). Trong đạo Bụt, đức tin phát khởi từ những căn bản sự học hỏi về Tam Bảo trong tinh thần duyên sinh và tương tức. Quý vị tới với đạo Bụt là do cửa ngõ của Pháp, hay do cửa ngõ của Tăng. Quý vị tiếp xúc được với Bụt là do quý vị tiếp xúc được với Pháp và với Tăng. Tiếp xúc thực sự được thì niềm tin Bụt của quý vị vững chãi như Thái Sơn.
Quý vị tiếp xúc được với Bụt là do quý vị tiếp xúc được với Pháp và với Tăng. Tiếp xúc thực sự được thì niềm tin Bụt của quý vị vững chãi như Thái Sơn. Pháp là một thân của Bụt (the dharma is a body of the Buddha) và Pháp có mặt ở đây và bây giờ, chứ không phải chỉ 2.600 năm trước. Có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với Pháp ta sẽ thấy được tính cách mầu nhiệm của Pháp. Có cơ hội kiểm chứng, thí nghiệm về Pháp ta sẽ thấy được khả năng chuyển hóa của Pháp. Đức tin nơi Pháp sẽ là đức tin về Bụt. Pháp thân tức là một trong ba thân của Bụt, và may mắn thay ta có thể tiếp xúc thật sự với thân ấy. Pháp thân trước hết có nghĩa là thân giáo lý. Trước khi thị tịch, Bụt dạy rằng: “Cái thân của tôi đây chẳng qua chỉ là nhục thân. Nhục thân của tôi có thể không còn biểu hiện đối với quý vị, nhưng pháp thân của tôi sẽ ở lại với quý vị mãi mãi.” Chữ Pháp thân đã được dùng ngay từ thời đó. Pháp thân của Bụt vẫn còn nguyên, có thể được tiếp xúc qua việc hành trì kinh điển và qua những người đang hành trì kinh điển, tức là tăng thân. Cho nên Pháp và Tăng là hai cửa ngõ để chúng ta có thể tiếp xúc với Bụt. Do đó, đối tượng đức tin của chúng ta rất cụ thể, được làm bằng trí tuệ, kinh nghiệm, và cuộc đời của chúng ta. Và Bụt không còn là đối tượng của riêng tri giác, Bụt trở thành đối tượng của tất cả cuộc sống, của sắc, thọ, tưởng, hành và thức. Bụt không còn là một ý niệm nữa. Nhờ tu tập, nhờ sự chuyển hóa mà khái niệm ngây thơ, sai lạc về Bụt lúc ban đầu đã tan biến.
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
Quý vị tiếp xúc được với Bụt là do quý vị tiếp xúc được với Pháp và với Tăng. Tiếp xúc thực sự được thì niềm tin Bụt của quý vị vững chãi như Thái Sơn. Pháp là một thân của Bụt (the dharma is a body of the Buddha) và Pháp có mặt ở đây và bây giờ, chứ không phải chỉ 2.600 năm trước. Có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với Pháp ta sẽ thấy được tính cách mầu nhiệm của Pháp. Có cơ hội kiểm chứng, thí nghiệm về Pháp ta sẽ thấy được khả năng chuyển hóa của Pháp. Đức tin nơi Pháp sẽ là đức tin về Bụt. Pháp thân tức là một trong ba thân của Bụt, và may mắn thay ta có thể tiếp xúc thật sự với thân ấy. Pháp thân trước hết có nghĩa là thân giáo lý. Trước khi thị tịch, Bụt dạy rằng: “Cái thân của tôi đây chẳng qua chỉ là nhục thân. Nhục thân của tôi có thể không còn biểu hiện đối với quý vị, nhưng pháp thân của tôi sẽ ở lại với quý vị mãi mãi.” Chữ Pháp thân đã được dùng ngay từ thời đó. Pháp thân của Bụt vẫn còn nguyên, có thể được tiếp xúc qua việc hành trì kinh điển và qua những người đang hành trì kinh điển, tức là tăng thân. Cho nên Pháp và Tăng là hai cửa ngõ để chúng ta có thể tiếp xúc với Bụt. Do đó, đối tượng đức tin của chúng ta rất cụ thể, được làm bằng trí tuệ, kinh nghiệm, và cuộc đời của chúng ta. Và Bụt không còn là đối tượng của riêng tri giác, Bụt trở thành đối tượng của tất cả cuộc sống, của sắc, thọ, tưởng, hành và thức. Bụt không còn là một ý niệm nữa. Nhờ tu tập, nhờ sự chuyển hóa mà khái niệm ngây thơ, sai lạc về Bụt lúc ban đầu đã tan biến.
Bụt không còn là một ý niệm nữa. Nhờ tu tập, nhờ sự chuyển hóa mà khái niệm ngây thơ, sai lạc về Bụt lúc ban đầu đã tan biến. Càng ngày chúng ta càng tới gần bản chất của Bụt. Bụt có Pháp thân nhưng cũng có Tăng thân. Danh từ Tăng thân này trong quá khứ không thông dụng, bây giờ chúng ta sẽ sử dụng nhiều hơn. Thời Bụt còn tại thế, vua Prasenajit nước Kosala là một người bạn thân, và một vị đệ tử của Bụt. Nhà vua từng nói: “Bạch đức Thế Tôn, nhìn vào Tăng đoàn, con có đức tin nơi Ngài.” Câu đó có nghĩa Tăng đoàn là Tăng thân, một trong những thân của Bụt. Nhìn vào Tăng đoàn, nhà vua thấy những vị khất sĩ trầm tĩnh, an lạc, giải thoát. Họ đi, đứng, nằm, ngồi trong chánh niệm và nhà vua tiếp xúc được với chánh pháp và với Bụt. Chúng ta có thể tiếp xúc với Pháp thân và Tăng thân ngay ở đây và bây giờ. Ngay trong chính con người của chúng ta cũng có Tăng. Như câu kệ ta vẫn đọc: năm uẩn là Tăng, phối hợp tinh cần. Như vậy, đức tin của chúng ta được căn cứ trên những tiếp xúc cụ thể chứ không phải chỉ trên những ý niệm. Chúng ta phải sử dụng trái tim và trí tuệ thì mới tiếp xúc được với Pháp thân và Tăng thân của Bụt. Có chân pháp thân và có khi không phải đích thực là chân pháp thân. Đôi khi người ta dạy một thứ giáo lý ngược với tam pháp ấn vô thường, vô ngã và niết bàn, pháp đó không phải là chân pháp, mà là tà pháp. Khi một tăng đoàn tu học, có chánh niệm, có hộ trì sáu căn, có an lạc, giải thoát thì đó là chân Tăng.
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
Bụt không còn là một ý niệm nữa. Nhờ tu tập, nhờ sự chuyển hóa mà khái niệm ngây thơ, sai lạc về Bụt lúc ban đầu đã tan biến. Càng ngày chúng ta càng tới gần bản chất của Bụt. Bụt có Pháp thân nhưng cũng có Tăng thân. Danh từ Tăng thân này trong quá khứ không thông dụng, bây giờ chúng ta sẽ sử dụng nhiều hơn. Thời Bụt còn tại thế, vua Prasenajit nước Kosala là một người bạn thân, và một vị đệ tử của Bụt. Nhà vua từng nói: “Bạch đức Thế Tôn, nhìn vào Tăng đoàn, con có đức tin nơi Ngài.” Câu đó có nghĩa Tăng đoàn là Tăng thân, một trong những thân của Bụt. Nhìn vào Tăng đoàn, nhà vua thấy những vị khất sĩ trầm tĩnh, an lạc, giải thoát. Họ đi, đứng, nằm, ngồi trong chánh niệm và nhà vua tiếp xúc được với chánh pháp và với Bụt. Chúng ta có thể tiếp xúc với Pháp thân và Tăng thân ngay ở đây và bây giờ. Ngay trong chính con người của chúng ta cũng có Tăng. Như câu kệ ta vẫn đọc: năm uẩn là Tăng, phối hợp tinh cần. Như vậy, đức tin của chúng ta được căn cứ trên những tiếp xúc cụ thể chứ không phải chỉ trên những ý niệm. Chúng ta phải sử dụng trái tim và trí tuệ thì mới tiếp xúc được với Pháp thân và Tăng thân của Bụt. Có chân pháp thân và có khi không phải đích thực là chân pháp thân. Đôi khi người ta dạy một thứ giáo lý ngược với tam pháp ấn vô thường, vô ngã và niết bàn, pháp đó không phải là chân pháp, mà là tà pháp. Khi một tăng đoàn tu học, có chánh niệm, có hộ trì sáu căn, có an lạc, giải thoát thì đó là chân Tăng.
Khi một tăng đoàn tu học, có chánh niệm, có hộ trì sáu căn, có an lạc, giải thoát thì đó là chân Tăng. Ngược lại, một đoàn thể không chánh niệm, không giải thoát và an lạc thì không thể gọi là chân tăng. Phật thân cũng có chân và ngụy. Trong kinh Kim Cương, Bụt nói về Phật thân: “Nếu tìm ta qua hình sắc, nếu tìm ta qua âm thanh, thì người đó đang hành tà đạo và không bao giờ thấy được Như Lai.” Không thấy Như Lai vì chỉ thấy một ngụy thân của Phật, không phải chân thân của Phật. Tiếp xúc được với chân pháp thân chúng ta tiếp xúc được với Phật thân. Tiếp xúc được với chân tăng thân ta sẽ thấy Pháp thân và Phật thân. Bản chất của Bụt là pháp và Tăng. Nhìn vào một thân chúng ta thấy hai thân khác. Đó là giáo lý tương tức giữa tam bảo, gọi là tam vị nhất thể, tức là ba ngôi cùng một thể tính. Thấy được như vậy rồi thì ta sẽ không còn than vãn tại sao mình sanh ra đời quá muộn, khi Bụt đã nhập diệt 2600 năm về trước rồi. Quý vị sẽ vượt được 2600 năm một cách dễ dàng, có thể tiếp xúc với Bụt bất cứ lúc nào. Pháp và Tăng có đó, cố gắng hành trì thì chân Pháp và chân Tăng càng ngày càng hiển lộ. Cũng như khi ánh sáng mặt trời đã chọc thủng được bức màn sương, mặt trời tiếp tục chiếu rọi thì màn sương sẽ tan. Chúng ta phải chọc thủng tấm màn sương của tà pháp và tà Tăng để cho chân pháp và chân Tăng hiển lộ, và để cho chân Phật hiển lộ. Triratna là ba viên ngọc quý. Chúng ta biết Bụt được kết tinh bằng chân pháp và chân Tăng.
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
Khi một tăng đoàn tu học, có chánh niệm, có hộ trì sáu căn, có an lạc, giải thoát thì đó là chân Tăng. Ngược lại, một đoàn thể không chánh niệm, không giải thoát và an lạc thì không thể gọi là chân tăng. Phật thân cũng có chân và ngụy. Trong kinh Kim Cương, Bụt nói về Phật thân: “Nếu tìm ta qua hình sắc, nếu tìm ta qua âm thanh, thì người đó đang hành tà đạo và không bao giờ thấy được Như Lai.” Không thấy Như Lai vì chỉ thấy một ngụy thân của Phật, không phải chân thân của Phật. Tiếp xúc được với chân pháp thân chúng ta tiếp xúc được với Phật thân. Tiếp xúc được với chân tăng thân ta sẽ thấy Pháp thân và Phật thân. Bản chất của Bụt là pháp và Tăng. Nhìn vào một thân chúng ta thấy hai thân khác. Đó là giáo lý tương tức giữa tam bảo, gọi là tam vị nhất thể, tức là ba ngôi cùng một thể tính. Thấy được như vậy rồi thì ta sẽ không còn than vãn tại sao mình sanh ra đời quá muộn, khi Bụt đã nhập diệt 2600 năm về trước rồi. Quý vị sẽ vượt được 2600 năm một cách dễ dàng, có thể tiếp xúc với Bụt bất cứ lúc nào. Pháp và Tăng có đó, cố gắng hành trì thì chân Pháp và chân Tăng càng ngày càng hiển lộ. Cũng như khi ánh sáng mặt trời đã chọc thủng được bức màn sương, mặt trời tiếp tục chiếu rọi thì màn sương sẽ tan. Chúng ta phải chọc thủng tấm màn sương của tà pháp và tà Tăng để cho chân pháp và chân Tăng hiển lộ, và để cho chân Phật hiển lộ. Triratna là ba viên ngọc quý. Chúng ta biết Bụt được kết tinh bằng chân pháp và chân Tăng.
Triratna là ba viên ngọc quý. Chúng ta biết Bụt được kết tinh bằng chân pháp và chân Tăng. Không thể tưởng tượng được có Bụt mà không có pháp, có Bụt mà không có Tăng. Cho nên tất cả các kinh điển luôn luôn nói rằng Bụt bao giờ cũng được bao quanh bởi quyến thuộc của Ngài. Quyến thuộc của Ngài tức là đệ tử, từ các vị đại bồ tát cho đến các vị thanh văn, duyên giác, thánh hiền, các cư sĩ nam Phật tử, và nữ Phật tử. Nhìn vào chân Tăng ấy, người ta tiếp xúc được chân Pháp và chân Phật. Tăng thân và pháp thân Bây giờ chúng ta hãy tìm hiểu thêm về chân pháp và chân Tăng. Chúng ta biết pháp tức là con đường hành trì, con đường diệt khổ, con đường chuyển hóa. Pháp là con đường của bốn sự thật, của tám sự hành trì chân chánh, của thất giác chi, của Ngũ Lực. Nhưng pháp không phải chỉ là con đường. Pháp là sự thực tập, sự thể hiện con đường đó. Chúng ta có thể nói kinh điển là pháp, giới luật là pháp. Các bộ kinh, luật, luận là pháp, dưới hình thức của những bộ sách (và bây giờ chúng ta có thêm băng cassettes, băng video). Chúng ta có thể lạy xuống trước các biểu tượng đó. Tất cả các thức đó là pháp nhưng chưa phải là pháp. Pháp đích thực là những giáo lý thể hiện qua sự sống, sự hành trì. Nói đâu có sự áp dụng Tứ Diệu Đế và sự hành trì Bát Chánh Đạo trong đời sống là có chân pháp (the living dharma). Chúng ta học hỏi kinh sách, nghe pháp thoại, rồi đi lên bước nữa để thấy những Kinh, Luật, Luận, hay những pháp thoại đó được áp dụng vào trong đời sống hàng ngày.
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
Triratna là ba viên ngọc quý. Chúng ta biết Bụt được kết tinh bằng chân pháp và chân Tăng. Không thể tưởng tượng được có Bụt mà không có pháp, có Bụt mà không có Tăng. Cho nên tất cả các kinh điển luôn luôn nói rằng Bụt bao giờ cũng được bao quanh bởi quyến thuộc của Ngài. Quyến thuộc của Ngài tức là đệ tử, từ các vị đại bồ tát cho đến các vị thanh văn, duyên giác, thánh hiền, các cư sĩ nam Phật tử, và nữ Phật tử. Nhìn vào chân Tăng ấy, người ta tiếp xúc được chân Pháp và chân Phật. Tăng thân và pháp thân Bây giờ chúng ta hãy tìm hiểu thêm về chân pháp và chân Tăng. Chúng ta biết pháp tức là con đường hành trì, con đường diệt khổ, con đường chuyển hóa. Pháp là con đường của bốn sự thật, của tám sự hành trì chân chánh, của thất giác chi, của Ngũ Lực. Nhưng pháp không phải chỉ là con đường. Pháp là sự thực tập, sự thể hiện con đường đó. Chúng ta có thể nói kinh điển là pháp, giới luật là pháp. Các bộ kinh, luật, luận là pháp, dưới hình thức của những bộ sách (và bây giờ chúng ta có thêm băng cassettes, băng video). Chúng ta có thể lạy xuống trước các biểu tượng đó. Tất cả các thức đó là pháp nhưng chưa phải là pháp. Pháp đích thực là những giáo lý thể hiện qua sự sống, sự hành trì. Nói đâu có sự áp dụng Tứ Diệu Đế và sự hành trì Bát Chánh Đạo trong đời sống là có chân pháp (the living dharma). Chúng ta học hỏi kinh sách, nghe pháp thoại, rồi đi lên bước nữa để thấy những Kinh, Luật, Luận, hay những pháp thoại đó được áp dụng vào trong đời sống hàng ngày.
Chúng ta học hỏi kinh sách, nghe pháp thoại, rồi đi lên bước nữa để thấy những Kinh, Luật, Luận, hay những pháp thoại đó được áp dụng vào trong đời sống hàng ngày. Khi bước sang bước thứ hai này thì chúng ta có chân pháp, có ánh mắt, có nụ cười chánh niệm, có an lạc, có từ, bi, hỷ và xả. Nếu không có tăng thân thì không có sự thể hiện được những điều nói trên, vì vậy bước thứ ba là tăng thân. Bụt ở trong Pháp và Tăng cũng ở trong Pháp. Có chánh niệm thực sự trong Pháp thì đó là chân Pháp. Cho nên Bụt là chánh niệm, chánh niệm là Bụt. Tăng đoàn từ bốn người trở lên gọi là sangha, nhưng Tăng đoàn đôi khi chỉ mới là hình thức: có đắp y, có ngồi thiền, có đi thiền hành, có ăn cơm im lặng, có tụng giới. Đôi khi hình thức nặng, và nội dung còn nghèo nàn. Nếu ta tiếp xúc với Tăng đoàn mà thấy Pháp và Bụt rất ít, đó là vì tăng thân còn nhẹ về nội dung. Khi Tăng đoàn thực sự hộ trì sáu căn, thực tập chánh niệm, trở thành chân Tăng thì Tăng đoàn sẽ biểu dương được Bụt và Pháp. Tiếp xúc với tăng thân này chúng ta tiếp xúc được với Phật thân và Pháp thân. Bụt cũng có thể là một pho tượng, một bức họa. Bụt có thể là một người, người đó có yếu tố giác ngộ, có chánh niệm, có từ bi hỷ xả. Chân Phật luôn luôn có Pháp và có Tăng làm bản chất; Chân Pháp luôn luôn có Bụt và có Tăng làm bản chất; Chân Tăng luôn luôn có Bụt và có Pháp làm bản chất. Chúng ta tu tập thế nào để cho ba viên ngọc quý đó càng ngày càng sáng tỏ trong tự tâm của chính chúng ta.
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
Chúng ta học hỏi kinh sách, nghe pháp thoại, rồi đi lên bước nữa để thấy những Kinh, Luật, Luận, hay những pháp thoại đó được áp dụng vào trong đời sống hàng ngày. Khi bước sang bước thứ hai này thì chúng ta có chân pháp, có ánh mắt, có nụ cười chánh niệm, có an lạc, có từ, bi, hỷ và xả. Nếu không có tăng thân thì không có sự thể hiện được những điều nói trên, vì vậy bước thứ ba là tăng thân. Bụt ở trong Pháp và Tăng cũng ở trong Pháp. Có chánh niệm thực sự trong Pháp thì đó là chân Pháp. Cho nên Bụt là chánh niệm, chánh niệm là Bụt. Tăng đoàn từ bốn người trở lên gọi là sangha, nhưng Tăng đoàn đôi khi chỉ mới là hình thức: có đắp y, có ngồi thiền, có đi thiền hành, có ăn cơm im lặng, có tụng giới. Đôi khi hình thức nặng, và nội dung còn nghèo nàn. Nếu ta tiếp xúc với Tăng đoàn mà thấy Pháp và Bụt rất ít, đó là vì tăng thân còn nhẹ về nội dung. Khi Tăng đoàn thực sự hộ trì sáu căn, thực tập chánh niệm, trở thành chân Tăng thì Tăng đoàn sẽ biểu dương được Bụt và Pháp. Tiếp xúc với tăng thân này chúng ta tiếp xúc được với Phật thân và Pháp thân. Bụt cũng có thể là một pho tượng, một bức họa. Bụt có thể là một người, người đó có yếu tố giác ngộ, có chánh niệm, có từ bi hỷ xả. Chân Phật luôn luôn có Pháp và có Tăng làm bản chất; Chân Pháp luôn luôn có Bụt và có Tăng làm bản chất; Chân Tăng luôn luôn có Bụt và có Pháp làm bản chất. Chúng ta tu tập thế nào để cho ba viên ngọc quý đó càng ngày càng sáng tỏ trong tự tâm của chính chúng ta.
Chúng ta tu tập thế nào để cho ba viên ngọc quý đó càng ngày càng sáng tỏ trong tự tâm của chính chúng ta. Trong bài Quy Nguyện, chúng ta tiếp xúc với Bụt: Bụt là thầy chỉ đạo Bậc tỉnh thức vẹn toàn Tướng tốt đoan trang Trí và bi viên mãn Tụng những câu đó mà tiếp xúc được với Bụt thực sự thì quý vị tiếp xúc được với Pháp và với Tăng. Pháp là con đường sáng Dẫn người thoát cõi mê Đưa con trở về Sống cuộc đời tỉnh thức Khi đọc bốn câu đó ta phải tiếp xúc được với chân Pháp chứ đừng nên tụng niệm như là ca hát, chỉ có âm thanh có mặt mà thôi. Tăng là đoàn thể đẹp Cùng đi trên đường vui Tu tập giải thoát Làm an lạc cuộc đời Tiếp xúc được với Tăng tức là tiếp xúc được với Bụt, với Pháp và chúng ta có chân Tăng. Tụng niệm là một pháp môn tu tập rất quan trọng. Tụng niệm cũng quan trọng như ngồi thiền. Nếu tụng niệm đúng phép, thì trong khi tụng niệm chúng ta có thể quán chiếu, tiếp xúc với Bụt, với Pháp và với Tăng. Tụng niệm ở đây không có nghĩa là cầu khẩn, năn nỉ. Tụng niệm là thực tập quán chiếu và tiếp xúc. Đức tin khiến chúng ta đi tìm Bụt. Phật thân có ba thân: Bụt, Pháp và Tăng. Ta đã hiểu Tăng thân cũng là Phật thân. Cho nên ta trở về nương tựa Tăng thân và xây dựng Tăng thân. Săn sóc Tăng thân tức là săn sóc Bụt. Mỗi chúng ta là một phần của Tăng thân. Khi sư chú bước đi từng bước thảnh thơi. Khi sư chú ăn uống có điều độ chừng mực là sư chú đang chăm sóc thân của Tăng và của Bụt.
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
Chúng ta tu tập thế nào để cho ba viên ngọc quý đó càng ngày càng sáng tỏ trong tự tâm của chính chúng ta. Trong bài Quy Nguyện, chúng ta tiếp xúc với Bụt: Bụt là thầy chỉ đạo Bậc tỉnh thức vẹn toàn Tướng tốt đoan trang Trí và bi viên mãn Tụng những câu đó mà tiếp xúc được với Bụt thực sự thì quý vị tiếp xúc được với Pháp và với Tăng. Pháp là con đường sáng Dẫn người thoát cõi mê Đưa con trở về Sống cuộc đời tỉnh thức Khi đọc bốn câu đó ta phải tiếp xúc được với chân Pháp chứ đừng nên tụng niệm như là ca hát, chỉ có âm thanh có mặt mà thôi. Tăng là đoàn thể đẹp Cùng đi trên đường vui Tu tập giải thoát Làm an lạc cuộc đời Tiếp xúc được với Tăng tức là tiếp xúc được với Bụt, với Pháp và chúng ta có chân Tăng. Tụng niệm là một pháp môn tu tập rất quan trọng. Tụng niệm cũng quan trọng như ngồi thiền. Nếu tụng niệm đúng phép, thì trong khi tụng niệm chúng ta có thể quán chiếu, tiếp xúc với Bụt, với Pháp và với Tăng. Tụng niệm ở đây không có nghĩa là cầu khẩn, năn nỉ. Tụng niệm là thực tập quán chiếu và tiếp xúc. Đức tin khiến chúng ta đi tìm Bụt. Phật thân có ba thân: Bụt, Pháp và Tăng. Ta đã hiểu Tăng thân cũng là Phật thân. Cho nên ta trở về nương tựa Tăng thân và xây dựng Tăng thân. Săn sóc Tăng thân tức là săn sóc Bụt. Mỗi chúng ta là một phần của Tăng thân. Khi sư chú bước đi từng bước thảnh thơi. Khi sư chú ăn uống có điều độ chừng mực là sư chú đang chăm sóc thân của Tăng và của Bụt.
Mỗi chúng ta là một phần của Tăng thân. Khi sư chú bước đi từng bước thảnh thơi. Khi sư chú ăn uống có điều độ chừng mực là sư chú đang chăm sóc thân của Tăng và của Bụt. Khi sư chú đang săn sóc một sư anh hay một sư em, giúp cho người đó nở được nụ cười, cho người đó an lạc, là sư chú đang săn sóc Phật thân. Khi sư cô chăm sóc, hóa giải được cho sư chị và sư em, đem lại hạnh phúc thêm cho Tăng đoàn, tức là sư cô đang chăm sóc thân của Bụt. Thành ra không phải chỉ vào thiền đường, dâng hương, lau bụi trên bàn thờ là chăm sóc Bụt. Cầm tay một người sư em, an ủi người sư chị của mình tức là đang chăm sóc Bụt. Đây là giáo lý tương tức của tam thân. Chính Bụt nói rằng: “Khi các thầy săn sóc cho nhau tức là các thầy săn sóc Như Lai.” Câu chuyện xảy ra ở tại Kosali. Một bữa Bụt đi với thầy A Nan tới một tu viện. Các thầy đi khất thực hết, chỉ có một thầy bị bệnh kiết lị nằm ở nhà. Thầy đó nằm mệt lả, phân chảy đầy cả áo quần và giường chiếu. Bụt với thầy A Nan vào tu viện thấy như vậy, Ngài hỏi: “Các thầy khác đi đâu? Không có ai săn sóc thầy sao?” Thầy nói: “Bạch đức Thế Tôn, các sư anh đi khất thực hết rồi. Lúc đầu anh em săn sóc con, nhưng sau con thấy chứng bệnh kéo dài, tăng thân săn sóc cực nhọc mãi thì tội, cho nên con nói để con tự làm lấy cũng được.” Bụt mới ở lại đó với thầy A Nan. Trong khi chờ các thầy khác đi khất thực về, Bụt và thầy A Nan đi dọn dẹp căn phòng, giặt áo quần của thầy, lấy y mới cho thầy mặc.
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
Mỗi chúng ta là một phần của Tăng thân. Khi sư chú bước đi từng bước thảnh thơi. Khi sư chú ăn uống có điều độ chừng mực là sư chú đang chăm sóc thân của Tăng và của Bụt. Khi sư chú đang săn sóc một sư anh hay một sư em, giúp cho người đó nở được nụ cười, cho người đó an lạc, là sư chú đang săn sóc Phật thân. Khi sư cô chăm sóc, hóa giải được cho sư chị và sư em, đem lại hạnh phúc thêm cho Tăng đoàn, tức là sư cô đang chăm sóc thân của Bụt. Thành ra không phải chỉ vào thiền đường, dâng hương, lau bụi trên bàn thờ là chăm sóc Bụt. Cầm tay một người sư em, an ủi người sư chị của mình tức là đang chăm sóc Bụt. Đây là giáo lý tương tức của tam thân. Chính Bụt nói rằng: “Khi các thầy săn sóc cho nhau tức là các thầy săn sóc Như Lai.” Câu chuyện xảy ra ở tại Kosali. Một bữa Bụt đi với thầy A Nan tới một tu viện. Các thầy đi khất thực hết, chỉ có một thầy bị bệnh kiết lị nằm ở nhà. Thầy đó nằm mệt lả, phân chảy đầy cả áo quần và giường chiếu. Bụt với thầy A Nan vào tu viện thấy như vậy, Ngài hỏi: “Các thầy khác đi đâu? Không có ai săn sóc thầy sao?” Thầy nói: “Bạch đức Thế Tôn, các sư anh đi khất thực hết rồi. Lúc đầu anh em săn sóc con, nhưng sau con thấy chứng bệnh kéo dài, tăng thân săn sóc cực nhọc mãi thì tội, cho nên con nói để con tự làm lấy cũng được.” Bụt mới ở lại đó với thầy A Nan. Trong khi chờ các thầy khác đi khất thực về, Bụt và thầy A Nan đi dọn dẹp căn phòng, giặt áo quần của thầy, lấy y mới cho thầy mặc.
Trong khi chờ các thầy khác đi khất thực về, Bụt và thầy A Nan đi dọn dẹp căn phòng, giặt áo quần của thầy, lấy y mới cho thầy mặc. Khi các thầy đi khất thực trở về, Bụt nói: “Này các thầy, chúng ta đã xuất gia, nếu chúng ta không săn sóc cho nhau thì ai săn sóc chúng ta? Vì vậy các thầy nên nhớ: săn sóc cho nhau tức là săn sóc cho Như Lai.” Khi mà các sư chú săn sóc cho nhau về thể chất, và về tinh thần là các sư chú đang săn sóc cho Như Lai. Khi mà các sư cô hòa hợp với nhau, sống với nhau có nhường nhịn, thương yêu, khoan thứ là các sư cô săn sóc Bụt. Cả khi tăng thân của chúng ta còn là phàm Tăng cũng vậy. Phàm Tăng mà tu tập thì trở thành thánh Tăng. Pháp thân cũng có ba thân. Trong Pháp thân có Bụt, có Pháp và có Tăng. Khi chúng ta săn sóc Bụt tức là chúng ta săn sóc Pháp thân của Bụt. Chúng ta biết tâm chúng ta là Bụt. Mỗi khi tâm có chánh niệm thì chúng ta làm cho hào quang của Bụt chiếu sáng. Trở về nương tựa Bụt tức là bảo vệ Pháp thân. Đi, đứng, nằm, ngồi trong chánh niệm, hộ trì sáu căn là chúng ta tiếp xúc với Pháp, đó là nuôi dưỡng Pháp thân. Săn sóc và tạo hạnh phúc cho Tăng đoàn là yểm trợ Pháp, tiếp xúc được với Pháp. Điều này được thể hiện trong mỗi giây phút của sự sống. Tăng thân cũng có ba, có thân Bụt của tăng thân, thân Pháp của tăng thân và thân Tăng của tăng thân. Chúng ta phải thấy thân Bụt ở trong tăng thân, thân Pháp ở trong tăng thân, như vậy mới thấy được thân Tăng ở trong tăng thân. Nguyện một lòng trở về nương tựa tăng thân là vậy.
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
Trong khi chờ các thầy khác đi khất thực về, Bụt và thầy A Nan đi dọn dẹp căn phòng, giặt áo quần của thầy, lấy y mới cho thầy mặc. Khi các thầy đi khất thực trở về, Bụt nói: “Này các thầy, chúng ta đã xuất gia, nếu chúng ta không săn sóc cho nhau thì ai săn sóc chúng ta? Vì vậy các thầy nên nhớ: săn sóc cho nhau tức là săn sóc cho Như Lai.” Khi mà các sư chú săn sóc cho nhau về thể chất, và về tinh thần là các sư chú đang săn sóc cho Như Lai. Khi mà các sư cô hòa hợp với nhau, sống với nhau có nhường nhịn, thương yêu, khoan thứ là các sư cô săn sóc Bụt. Cả khi tăng thân của chúng ta còn là phàm Tăng cũng vậy. Phàm Tăng mà tu tập thì trở thành thánh Tăng. Pháp thân cũng có ba thân. Trong Pháp thân có Bụt, có Pháp và có Tăng. Khi chúng ta săn sóc Bụt tức là chúng ta săn sóc Pháp thân của Bụt. Chúng ta biết tâm chúng ta là Bụt. Mỗi khi tâm có chánh niệm thì chúng ta làm cho hào quang của Bụt chiếu sáng. Trở về nương tựa Bụt tức là bảo vệ Pháp thân. Đi, đứng, nằm, ngồi trong chánh niệm, hộ trì sáu căn là chúng ta tiếp xúc với Pháp, đó là nuôi dưỡng Pháp thân. Săn sóc và tạo hạnh phúc cho Tăng đoàn là yểm trợ Pháp, tiếp xúc được với Pháp. Điều này được thể hiện trong mỗi giây phút của sự sống. Tăng thân cũng có ba, có thân Bụt của tăng thân, thân Pháp của tăng thân và thân Tăng của tăng thân. Chúng ta phải thấy thân Bụt ở trong tăng thân, thân Pháp ở trong tăng thân, như vậy mới thấy được thân Tăng ở trong tăng thân. Nguyện một lòng trở về nương tựa tăng thân là vậy.
Chúng ta phải thấy thân Bụt ở trong tăng thân, thân Pháp ở trong tăng thân, như vậy mới thấy được thân Tăng ở trong tăng thân. Nguyện một lòng trở về nương tựa tăng thân là vậy. Có người dại dột nói rằng: “Trong tam bảo tôi chỉ quy y Phật bảo và Pháp bảo, còn Tăng vì chưa đáng kính đáng phục nên tôi chưa quy y.” Nói như vậy là chưa hiểu được giáo lý tam vị nhất thể. Và có người lại nói rằng là: “Tôi quy y Tăng nhưng chỉ quy y thánh Tăng thôi. Chỉ có Hội Linh Sơn với Hội Pháp Hoa mới xứng đáng là đối tượng của niềm tin của tôi. Hiện giờ không có thánh Tăng nên tôi không quy y được.” Nói vậy cũng là chưa hiểu. Dẫu tăng thân của chúng ta còn là phàm Tăng, nhưng đó là tất cả tăng thân chúng ta đang có. Tăng thân ở Việt Nam, tăng thân ở Hoa Kỳ, tăng thân ở Thụy Điển, tăng thân ở Đan Mạch, tăng thân ở Nhật Bổn, ở Triều Tiên, chúng ta chỉ có tăng thân ấy. Chúng ta chỉ cần đọc lịch sử thời Bụt tại thế để hiểu tại sao các giới luật đã được thiết lập, thì chúng ta biết rằng chính tăng thân chung quanh Bụt thời đó cũng có đầy chất phàm. Trong tăng thân ta có chất phàm, nhưng cũng đã có chất thánh. Tam bảo là đối tượng tu học Những viên ngọc ở trong tăng thân là những người đang đi trên con đường, mỗi chặng đường được đánh dấu bằng một quả vị. Những người đang đi vào dòng gọi là hướng nhập lưu. Người đã vào dòng rồi gọi là nhập lưu (tu đà hoàn). Quý vị chưa chứng quả nhập lưu, nhưng nếu đang đi trên đường thì quý vị đã có chất thánh của quả nhập lưu.
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
Chúng ta phải thấy thân Bụt ở trong tăng thân, thân Pháp ở trong tăng thân, như vậy mới thấy được thân Tăng ở trong tăng thân. Nguyện một lòng trở về nương tựa tăng thân là vậy. Có người dại dột nói rằng: “Trong tam bảo tôi chỉ quy y Phật bảo và Pháp bảo, còn Tăng vì chưa đáng kính đáng phục nên tôi chưa quy y.” Nói như vậy là chưa hiểu được giáo lý tam vị nhất thể. Và có người lại nói rằng là: “Tôi quy y Tăng nhưng chỉ quy y thánh Tăng thôi. Chỉ có Hội Linh Sơn với Hội Pháp Hoa mới xứng đáng là đối tượng của niềm tin của tôi. Hiện giờ không có thánh Tăng nên tôi không quy y được.” Nói vậy cũng là chưa hiểu. Dẫu tăng thân của chúng ta còn là phàm Tăng, nhưng đó là tất cả tăng thân chúng ta đang có. Tăng thân ở Việt Nam, tăng thân ở Hoa Kỳ, tăng thân ở Thụy Điển, tăng thân ở Đan Mạch, tăng thân ở Nhật Bổn, ở Triều Tiên, chúng ta chỉ có tăng thân ấy. Chúng ta chỉ cần đọc lịch sử thời Bụt tại thế để hiểu tại sao các giới luật đã được thiết lập, thì chúng ta biết rằng chính tăng thân chung quanh Bụt thời đó cũng có đầy chất phàm. Trong tăng thân ta có chất phàm, nhưng cũng đã có chất thánh. Tam bảo là đối tượng tu học Những viên ngọc ở trong tăng thân là những người đang đi trên con đường, mỗi chặng đường được đánh dấu bằng một quả vị. Những người đang đi vào dòng gọi là hướng nhập lưu. Người đã vào dòng rồi gọi là nhập lưu (tu đà hoàn). Quý vị chưa chứng quả nhập lưu, nhưng nếu đang đi trên đường thì quý vị đã có chất thánh của quả nhập lưu.
Người đã vào dòng rồi gọi là nhập lưu (tu đà hoàn). Quý vị chưa chứng quả nhập lưu, nhưng nếu đang đi trên đường thì quý vị đã có chất thánh của quả nhập lưu. Đó là hai quả vị thấp nhất trong Tăng đoàn. Tiến lên nữa là quả vị nhất lai. Nhất lai là chỉ cần trở về trong chốn bụi hồng này một lần nữa thôi. Trên đường tới nhất lai là bậc thứ ba của thánh quả. Chứng được quả nhất lai rồi thì ta thuộc về bậc thứ tư của thánh quả. Bất lai là không trở lại chốn đầy những khổ đau và hệ lụy nữa. Đang trên con đường bất lai là ta đã có quả vị thứ năm, và đạt được quả vị bất lai rồi đó là thứ sáu. Thứ tư là A la hán, hoặc Ưng cúng (đáng được cúng dường). Bậc A la hán chặt đứt được sinh tử, đi đâu cũng không còn sợ hãi nữa. Trên đường đi tới A la hán là bậc thứ bảy của thánh quả. Đạt tới cái quả vị A la hán rồi là bậc thứ tám của thánh quả. Trong một tăng thân có những viên ngọc quí như vậy. Cố nhiên lẫn lộn với những viên ngọc đó có những uế tạp mà bất cứ một Tăng đoàn nào cũng có. Có những người phạm giới nặng, có những người phạm giới nhẹ và cũng có những người chứng thánh quả. Vì trong tăng thân có từ bi, có trí tuệ và có từ bi hỷ xả nên những yếu tố phàm tục của tăng thân được chăm sóc, được nuôi dưỡng, được chuyển hóa. Một Tăng đoàn với những người có chánh niệm, có giải thoát, những người có nhiều chất nhập lưu, nhất lai, bất lai và có người ứng cúng, thì đó đích thực là Tăng bảo. Khi tiếp xúc với tăng thân ấy, ta tiếp xúc được với Bụt, với Pháp và với Tăng.
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
Người đã vào dòng rồi gọi là nhập lưu (tu đà hoàn). Quý vị chưa chứng quả nhập lưu, nhưng nếu đang đi trên đường thì quý vị đã có chất thánh của quả nhập lưu. Đó là hai quả vị thấp nhất trong Tăng đoàn. Tiến lên nữa là quả vị nhất lai. Nhất lai là chỉ cần trở về trong chốn bụi hồng này một lần nữa thôi. Trên đường tới nhất lai là bậc thứ ba của thánh quả. Chứng được quả nhất lai rồi thì ta thuộc về bậc thứ tư của thánh quả. Bất lai là không trở lại chốn đầy những khổ đau và hệ lụy nữa. Đang trên con đường bất lai là ta đã có quả vị thứ năm, và đạt được quả vị bất lai rồi đó là thứ sáu. Thứ tư là A la hán, hoặc Ưng cúng (đáng được cúng dường). Bậc A la hán chặt đứt được sinh tử, đi đâu cũng không còn sợ hãi nữa. Trên đường đi tới A la hán là bậc thứ bảy của thánh quả. Đạt tới cái quả vị A la hán rồi là bậc thứ tám của thánh quả. Trong một tăng thân có những viên ngọc quí như vậy. Cố nhiên lẫn lộn với những viên ngọc đó có những uế tạp mà bất cứ một Tăng đoàn nào cũng có. Có những người phạm giới nặng, có những người phạm giới nhẹ và cũng có những người chứng thánh quả. Vì trong tăng thân có từ bi, có trí tuệ và có từ bi hỷ xả nên những yếu tố phàm tục của tăng thân được chăm sóc, được nuôi dưỡng, được chuyển hóa. Một Tăng đoàn với những người có chánh niệm, có giải thoát, những người có nhiều chất nhập lưu, nhất lai, bất lai và có người ứng cúng, thì đó đích thực là Tăng bảo. Khi tiếp xúc với tăng thân ấy, ta tiếp xúc được với Bụt, với Pháp và với Tăng.
Khi tiếp xúc với tăng thân ấy, ta tiếp xúc được với Bụt, với Pháp và với Tăng. Chúng ta không cần đi đâu xa, chỉ cần nhìn vào tăng thân tại Làng Mai. Chúng ta thấy có những người quyết tâm tu học, đóng lại hết tất cả những cửa ngõ phía sau lưng của cõi đời tục lụy, phiền não. Những người đó có thể chưa bước lên được chiếc xe đưa về thánh quả, nhưng đang hướng về nẻo ấy thì họ đã có chất thánh, gọi là nhập lưu hướng. Khi đã vững chãi rồi gọi là nhập lưu quả. Nhập lưu hướng, nhập lưu quả; nhất lai hướng, nhất lai quả; bất lai hướng, bất lai quả; a la hán hướng, a la hán quả; đó là tám bậc thánh ở trong tăng thân. Vì vậy khi thấy còn có chất phàm ở trong tăng thân mà đã chán nản và bỏ đi, tức là ta bỏ luôn chất thánh trong tăng thân. Công trình tu học của chúng ta phải là công trình xây dựng tăng thân. Không xây dựng tăng thân thì chúng ta thiếu sót rất nhiều trong sự tu học. Xây dựng được một tăng thân có hạnh phúc, an lạc, tạo ra được chất thánh ở trong tăng thân thì công đức rất lớn. Đây không phải là công trình riêng của vị chúng trưởng mà là công trình của tất cả mọi người trong Tăng đoàn. Người nào cũng có bổn phận phải nuôi dưỡng tăng thân. Và nuôi Tăng và nuôi pháp là nuôi Bụt, công đức vô lượng. Ban đầu chúng ta đã nói có tam thân. Nhưng vì mỗi thân gồm có ba thân, cho nên tất cả có chín thân. Giáo lý về chín thân là giáo lý của thầy Nhất Hạnh. Khai triển nữa thì giáo lý của thầy là giáo lý của hai mươi bảy thân.
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
Khi tiếp xúc với tăng thân ấy, ta tiếp xúc được với Bụt, với Pháp và với Tăng. Chúng ta không cần đi đâu xa, chỉ cần nhìn vào tăng thân tại Làng Mai. Chúng ta thấy có những người quyết tâm tu học, đóng lại hết tất cả những cửa ngõ phía sau lưng của cõi đời tục lụy, phiền não. Những người đó có thể chưa bước lên được chiếc xe đưa về thánh quả, nhưng đang hướng về nẻo ấy thì họ đã có chất thánh, gọi là nhập lưu hướng. Khi đã vững chãi rồi gọi là nhập lưu quả. Nhập lưu hướng, nhập lưu quả; nhất lai hướng, nhất lai quả; bất lai hướng, bất lai quả; a la hán hướng, a la hán quả; đó là tám bậc thánh ở trong tăng thân. Vì vậy khi thấy còn có chất phàm ở trong tăng thân mà đã chán nản và bỏ đi, tức là ta bỏ luôn chất thánh trong tăng thân. Công trình tu học của chúng ta phải là công trình xây dựng tăng thân. Không xây dựng tăng thân thì chúng ta thiếu sót rất nhiều trong sự tu học. Xây dựng được một tăng thân có hạnh phúc, an lạc, tạo ra được chất thánh ở trong tăng thân thì công đức rất lớn. Đây không phải là công trình riêng của vị chúng trưởng mà là công trình của tất cả mọi người trong Tăng đoàn. Người nào cũng có bổn phận phải nuôi dưỡng tăng thân. Và nuôi Tăng và nuôi pháp là nuôi Bụt, công đức vô lượng. Ban đầu chúng ta đã nói có tam thân. Nhưng vì mỗi thân gồm có ba thân, cho nên tất cả có chín thân. Giáo lý về chín thân là giáo lý của thầy Nhất Hạnh. Khai triển nữa thì giáo lý của thầy là giáo lý của hai mươi bảy thân.
Nhưng vì mỗi thân gồm có ba thân, cho nên tất cả có chín thân. Giáo lý về chín thân là giáo lý của thầy Nhất Hạnh. Khai triển nữa thì giáo lý của thầy là giáo lý của hai mươi bảy thân. Nhưng thuyết hai mươi bảy thân có thể trở nên phiền toái, cho nên ta nói thuyết chín thân cũng đủ. Sau đây là bài tán Tam bảo: Phật bảo Phật bảo sáng vô cùng đã từng vô lượng kiếp thành công đoan nghiêm thiền tọa giữa non sông sáng rực đỉnh linh phong trên trán phóng hào quang rực rỡ chiếu soi mọi nẻo hôn mông Long Hoa hội lớn nguyện tương phùng tiếp nối pháp chánh tông xin quy y thường trú Phật đà gi. Pháp bảo Pháp bảo đẹp vô cùng lời vàng do chính Bụt tuyên dương chư thiên trỗi nhạc tán hoa hương pháp mầu nhiệm tỏ tường ghi chép rõ ràng ba tạng lưu truyền hậu thế mười phương chúng con nay thấy được con đường nguyện hết sức tuyên dương xin quy y thường trú Đạt ma gia. Tăng bảo Tăng bảo quý vô cùng Phước điền hạt tốt đã đươm bông ba y một bát bước thong dong giới định tuệ dung thông đi, đứng, nằm, ngồi trong chánh niệm thiền cơ chứng đạt nên công chúng con tất cả nguyện một lòng xin trở lại với tăng thân xin quy y thường trú Tăng già gia. Tam bảo là đối tượng của sự thực tập trong đời sống hàng ngày, không phải chỉ là đối tượng của đức tin. Chúng ta hãy thực tập như thế nào để mỗi phút mỗi giây Bụt, Pháp và Tăng sáng thêm trong ta và xung quanh ta. Không nên nhìn Bụt, Pháp, Tăng là ba thực tại riêng biệt. Không chuyển hóa tăng thân, không săn sóc tăng thân là chúng ta không săn sóc Phật thân.
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
Nhưng vì mỗi thân gồm có ba thân, cho nên tất cả có chín thân. Giáo lý về chín thân là giáo lý của thầy Nhất Hạnh. Khai triển nữa thì giáo lý của thầy là giáo lý của hai mươi bảy thân. Nhưng thuyết hai mươi bảy thân có thể trở nên phiền toái, cho nên ta nói thuyết chín thân cũng đủ. Sau đây là bài tán Tam bảo: Phật bảo Phật bảo sáng vô cùng đã từng vô lượng kiếp thành công đoan nghiêm thiền tọa giữa non sông sáng rực đỉnh linh phong trên trán phóng hào quang rực rỡ chiếu soi mọi nẻo hôn mông Long Hoa hội lớn nguyện tương phùng tiếp nối pháp chánh tông xin quy y thường trú Phật đà gi. Pháp bảo Pháp bảo đẹp vô cùng lời vàng do chính Bụt tuyên dương chư thiên trỗi nhạc tán hoa hương pháp mầu nhiệm tỏ tường ghi chép rõ ràng ba tạng lưu truyền hậu thế mười phương chúng con nay thấy được con đường nguyện hết sức tuyên dương xin quy y thường trú Đạt ma gia. Tăng bảo Tăng bảo quý vô cùng Phước điền hạt tốt đã đươm bông ba y một bát bước thong dong giới định tuệ dung thông đi, đứng, nằm, ngồi trong chánh niệm thiền cơ chứng đạt nên công chúng con tất cả nguyện một lòng xin trở lại với tăng thân xin quy y thường trú Tăng già gia. Tam bảo là đối tượng của sự thực tập trong đời sống hàng ngày, không phải chỉ là đối tượng của đức tin. Chúng ta hãy thực tập như thế nào để mỗi phút mỗi giây Bụt, Pháp và Tăng sáng thêm trong ta và xung quanh ta. Không nên nhìn Bụt, Pháp, Tăng là ba thực tại riêng biệt. Không chuyển hóa tăng thân, không săn sóc tăng thân là chúng ta không săn sóc Phật thân.
Không nên nhìn Bụt, Pháp, Tăng là ba thực tại riêng biệt. Không chuyển hóa tăng thân, không săn sóc tăng thân là chúng ta không săn sóc Phật thân. Vì vậy Tăng sự tức là Phật sự. Thường thường chúng ta nói làm Phật sự, nhưng kỳ thực làm Tăng sự chính là làm Phật sự. Tổ chức đời sống như thế nào để có hạnh phúc và giải thoát, để chánh niệm có mặt trong từng giây từng phút là làm Tăng sự. Nấu ăn cũng là Tăng sự, giặt áo cũng là Tăng sự, quét nhà cũng là Tăng sự, săn sóc cho các bạn tu cũng là Tăng sự, mà Tăng sự tức là Pháp sự, Pháp sự tức là Phật sự. Những hành động thương yêu chăm sóc của chúng ta phải có chất liệu của Bụt và của Pháp thì mới thực sự là Tăng sự. Ví dụ chúng ta săn sóc một người bạn tu. Nếu chúng ta không có chánh niệm thì từ sự săn sóc đó sẽ nẩy sinh tình cảm vướng mắc. Người kia có thể bị lệ thuộc vào ta, không có ta thì một mình đứng không vững. Sự săn sóc đó có rất ít tính chất Tăng sự vì đã gây nên những vướng mắc. Tăng sự phải nằm trong tinh thần chánh pháp. Tăng thân có hạnh phúc, thành quả tu học được tăng tiến thì chất thánh của tăng thân càng ngày càng lớn. Chất thánh của tăng thân ngày càng lớn thì sự có mặt của chân Phật và chân Pháp ngày càng rõ. Đó là giáo lý và sự hành trì tam bảo. Những lúc nguy biến không biết là sống hay chết thì tam bảo phải là nơi nương tựa vững chãi cho chúng ta. Sống hay chết không quan trọng nữa, khi nền tảng sự sống của ta đã là tam bảo. Tu tập trong tích môn thấy được bản môn
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
Không nên nhìn Bụt, Pháp, Tăng là ba thực tại riêng biệt. Không chuyển hóa tăng thân, không săn sóc tăng thân là chúng ta không săn sóc Phật thân. Vì vậy Tăng sự tức là Phật sự. Thường thường chúng ta nói làm Phật sự, nhưng kỳ thực làm Tăng sự chính là làm Phật sự. Tổ chức đời sống như thế nào để có hạnh phúc và giải thoát, để chánh niệm có mặt trong từng giây từng phút là làm Tăng sự. Nấu ăn cũng là Tăng sự, giặt áo cũng là Tăng sự, quét nhà cũng là Tăng sự, săn sóc cho các bạn tu cũng là Tăng sự, mà Tăng sự tức là Pháp sự, Pháp sự tức là Phật sự. Những hành động thương yêu chăm sóc của chúng ta phải có chất liệu của Bụt và của Pháp thì mới thực sự là Tăng sự. Ví dụ chúng ta săn sóc một người bạn tu. Nếu chúng ta không có chánh niệm thì từ sự săn sóc đó sẽ nẩy sinh tình cảm vướng mắc. Người kia có thể bị lệ thuộc vào ta, không có ta thì một mình đứng không vững. Sự săn sóc đó có rất ít tính chất Tăng sự vì đã gây nên những vướng mắc. Tăng sự phải nằm trong tinh thần chánh pháp. Tăng thân có hạnh phúc, thành quả tu học được tăng tiến thì chất thánh của tăng thân càng ngày càng lớn. Chất thánh của tăng thân ngày càng lớn thì sự có mặt của chân Phật và chân Pháp ngày càng rõ. Đó là giáo lý và sự hành trì tam bảo. Những lúc nguy biến không biết là sống hay chết thì tam bảo phải là nơi nương tựa vững chãi cho chúng ta. Sống hay chết không quan trọng nữa, khi nền tảng sự sống của ta đã là tam bảo. Tu tập trong tích môn thấy được bản môn
Sống hay chết không quan trọng nữa, khi nền tảng sự sống của ta đã là tam bảo. Tu tập trong tích môn thấy được bản môn Chúng ta biết rằng hàng ngày thực tập, nếu tiếp xúc được với tính vô thường và vô ngã của thực tại là chúng ta đang tiếp xúc với tính niết bàn. Tiếp xúc sâu sắc với tích môn cũng là tiếp xúc với bản môn. Khi ta lễ lạy để tiếp xúc với tổ tiên huyết thống và tâm linh thì ta cũng tiếp xúc được với bản môn. Tiếp xúc với bản môn làm vơi đi nỗi đau khổ của tích môn. Ban đầu mới lạy xuống, ta có hình ảnh của sự sinh ra và của cái chết đi của mình. Trong Kinh có những câu hỏi: Trước đó có ta hay không? Sau đó sẽ còn ta hay không? Bây giờ ta có hay không? Thường thường chúng ta nghĩ bây giờ thì có ta ở đây, nhưng không biết là trước đó ta đã có hay chưa, và sau đó còn có ta hay không. Đó là một nhận thức sai lầm lớn, nhờ quán chiếu ta mới thấy được. Lạy xuống, ta thấy ta sinh ở thời điểm này và ta sẽ diệt ở thời điểm kia. Quán chiếu sâu thêm, ta sẽ thấy nhận thức ấy tan biến. Cũng như một đợt sóng trồi lên trên mặt biển, nghĩ rằng nó phát sinh ở một nơi, và tới nơi kia nó sẽ tan vào biển cả. Trước đó nó không có, và sau đó nó sẽ không còn nữa. Nếu đợt sóng tiếp xúc được với nước thì thấy rằng lúc nào nó cũng là nước. Không có chỗ bắt đầu, cũng không có chỗ chấm dứt. Chúng ta thấy là mình đã hiện hữu ở trong cha mẹ. Rồi ta cũng là tổ tiên và những thế hệ tương lai.
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
Sống hay chết không quan trọng nữa, khi nền tảng sự sống của ta đã là tam bảo. Tu tập trong tích môn thấy được bản môn Chúng ta biết rằng hàng ngày thực tập, nếu tiếp xúc được với tính vô thường và vô ngã của thực tại là chúng ta đang tiếp xúc với tính niết bàn. Tiếp xúc sâu sắc với tích môn cũng là tiếp xúc với bản môn. Khi ta lễ lạy để tiếp xúc với tổ tiên huyết thống và tâm linh thì ta cũng tiếp xúc được với bản môn. Tiếp xúc với bản môn làm vơi đi nỗi đau khổ của tích môn. Ban đầu mới lạy xuống, ta có hình ảnh của sự sinh ra và của cái chết đi của mình. Trong Kinh có những câu hỏi: Trước đó có ta hay không? Sau đó sẽ còn ta hay không? Bây giờ ta có hay không? Thường thường chúng ta nghĩ bây giờ thì có ta ở đây, nhưng không biết là trước đó ta đã có hay chưa, và sau đó còn có ta hay không. Đó là một nhận thức sai lầm lớn, nhờ quán chiếu ta mới thấy được. Lạy xuống, ta thấy ta sinh ở thời điểm này và ta sẽ diệt ở thời điểm kia. Quán chiếu sâu thêm, ta sẽ thấy nhận thức ấy tan biến. Cũng như một đợt sóng trồi lên trên mặt biển, nghĩ rằng nó phát sinh ở một nơi, và tới nơi kia nó sẽ tan vào biển cả. Trước đó nó không có, và sau đó nó sẽ không còn nữa. Nếu đợt sóng tiếp xúc được với nước thì thấy rằng lúc nào nó cũng là nước. Không có chỗ bắt đầu, cũng không có chỗ chấm dứt. Chúng ta thấy là mình đã hiện hữu ở trong cha mẹ. Rồi ta cũng là tổ tiên và những thế hệ tương lai.
Không có chỗ bắt đầu, cũng không có chỗ chấm dứt. Chúng ta thấy là mình đã hiện hữu ở trong cha mẹ. Rồi ta cũng là tổ tiên và những thế hệ tương lai. Đối với người xuất gia, các vị tổ sư tuy không phải là cha mẹ nhưng thực sự đã sinh ra dòng mạch tâm linh của mình, ta là con cháu trong một gia đình tâm linh, gia đình này sẽ tiếp tục trong các thế hệ sau. Sinh mạng của ta không có bắt đầu, cũng không có sự chấm dứt, nó là sự tiếp nối của một dòng lưu chuyển liên tục. Cho nên trong bài hát mừng sinh nhật, happy birthday, nên hát là mừng sự tiếp nối, happy continuation. Thời điểm nào cũng là happy continuation cả. Chúng ta đang sống đời sống hiện tại của chúng ta, nhưng cũng đang sống quãng đời của chúng ta từ các thế hệ trước, và đồng thời đang sống cuộc đời sau nữa. Như vậy thì nỗi sợ sống chết sẽ tan biến. Sống chết là sự tiếp tục. Trong năm cái lạy đó chúng ta đã có thể tiếp xúc được với bản môn. Hai vợ chồng ông kia giận nhau. Bà đã nói câu gì đó làm ông nổi giận. Ông đau khổ lắm, muốn nói lại một câu làm cho bà đau đớn, để mình nhẹ bớt khổ đi. Tôi đề nghị ông nhắm mắt lại, và nghĩ tới trong 60 năm nữa thì ông sẽ như thế nào và bà sẽ như thế nào. Chỉ cần nửa phút quán chiếu thôi, ông ta đã thấy được rằng trong 60 năm mình với người kia sẽ trở thành tịch mịch. Lúc đó ông sẽ tiếp xúc được với bản môn, không còn trôi nổi ở trên tích môn nữa. Thở một hơi vào, ta quán chiếu mình 100 năm về sau hay là 300 năm về sau. Ta thấy ta và người đang làm cho ta nổi giận vào 300 năm sau.
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
Không có chỗ bắt đầu, cũng không có chỗ chấm dứt. Chúng ta thấy là mình đã hiện hữu ở trong cha mẹ. Rồi ta cũng là tổ tiên và những thế hệ tương lai. Đối với người xuất gia, các vị tổ sư tuy không phải là cha mẹ nhưng thực sự đã sinh ra dòng mạch tâm linh của mình, ta là con cháu trong một gia đình tâm linh, gia đình này sẽ tiếp tục trong các thế hệ sau. Sinh mạng của ta không có bắt đầu, cũng không có sự chấm dứt, nó là sự tiếp nối của một dòng lưu chuyển liên tục. Cho nên trong bài hát mừng sinh nhật, happy birthday, nên hát là mừng sự tiếp nối, happy continuation. Thời điểm nào cũng là happy continuation cả. Chúng ta đang sống đời sống hiện tại của chúng ta, nhưng cũng đang sống quãng đời của chúng ta từ các thế hệ trước, và đồng thời đang sống cuộc đời sau nữa. Như vậy thì nỗi sợ sống chết sẽ tan biến. Sống chết là sự tiếp tục. Trong năm cái lạy đó chúng ta đã có thể tiếp xúc được với bản môn. Hai vợ chồng ông kia giận nhau. Bà đã nói câu gì đó làm ông nổi giận. Ông đau khổ lắm, muốn nói lại một câu làm cho bà đau đớn, để mình nhẹ bớt khổ đi. Tôi đề nghị ông nhắm mắt lại, và nghĩ tới trong 60 năm nữa thì ông sẽ như thế nào và bà sẽ như thế nào. Chỉ cần nửa phút quán chiếu thôi, ông ta đã thấy được rằng trong 60 năm mình với người kia sẽ trở thành tịch mịch. Lúc đó ông sẽ tiếp xúc được với bản môn, không còn trôi nổi ở trên tích môn nữa. Thở một hơi vào, ta quán chiếu mình 100 năm về sau hay là 300 năm về sau. Ta thấy ta và người đang làm cho ta nổi giận vào 300 năm sau.
Thở một hơi vào, ta quán chiếu mình 100 năm về sau hay là 300 năm về sau. Ta thấy ta và người đang làm cho ta nổi giận vào 300 năm sau. Khi thở ra ta sẽ thấy giận nhau là điên rồ, là uổng phí. Giây phút này mà không nói được với người thương những lời thương yêu dịu ngọt thì thật là ngu dại. Bao nhiêu giận hờn và si mê sẽ tan biến hết. Tiếp xúc với bản môn ta được chuyển hóa ngay tức khắc. Các sư cô, sư chú hãy thí nghiệm phương pháp này. Hãy đứng ở cõi tích môn, tiếp xúc với bản môn để thấy mình chuyển hóa. Và khi đã chuyển hóa rồi thì ta thấy tích môn và bản môn nào khác gì đâu. Bao nhiêu năm nữa thì các sư chú và sư cô sẽ mỗi người một ngả? Giây phút này là giây phút quý báu nhất. Bài 25: Bài kết thúc Hôm nay là ngày 20 tháng hai năm 1994, chúng ta kết thúc khóa tu mùa Đông tại Làng Mai. Chúng ta đã bắt đầu khóa tu bằng kinh Chuyển Pháp Luân. Trong bài pháp thoại này Bụt nói đến Bốn Sự Thật và con đường của Tám Sự Hành Trì Chân Chính. Trong suốt ba tháng qua chúng ta đã học và thực hành giáo lý của Bốn Sự Thật và con đường Tám Sự Hành Trì Chân Chính. Hôm trước chúng ta có học một câu trong Luận Ngữ, đức Khổng Tử nói: Học nhi thời tập chi, bất diệt lạc hồ, nghĩa là học mà được thực tập hằng ngày, đó chẳng phải là niềm vui hay sao? Chúng ta được học kinh, được nghe pháp thoại, chúng ta lại có vô số cơ hội để đem các điều đó ra thực tập trong đời sống hằng ngày. Học nhi thời tập chi bất diệc duyệt hồ, câu này ta cũng nên viết lên để treo ở thiền viện.
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
Thở một hơi vào, ta quán chiếu mình 100 năm về sau hay là 300 năm về sau. Ta thấy ta và người đang làm cho ta nổi giận vào 300 năm sau. Khi thở ra ta sẽ thấy giận nhau là điên rồ, là uổng phí. Giây phút này mà không nói được với người thương những lời thương yêu dịu ngọt thì thật là ngu dại. Bao nhiêu giận hờn và si mê sẽ tan biến hết. Tiếp xúc với bản môn ta được chuyển hóa ngay tức khắc. Các sư cô, sư chú hãy thí nghiệm phương pháp này. Hãy đứng ở cõi tích môn, tiếp xúc với bản môn để thấy mình chuyển hóa. Và khi đã chuyển hóa rồi thì ta thấy tích môn và bản môn nào khác gì đâu. Bao nhiêu năm nữa thì các sư chú và sư cô sẽ mỗi người một ngả? Giây phút này là giây phút quý báu nhất. Bài 25: Bài kết thúc Hôm nay là ngày 20 tháng hai năm 1994, chúng ta kết thúc khóa tu mùa Đông tại Làng Mai. Chúng ta đã bắt đầu khóa tu bằng kinh Chuyển Pháp Luân. Trong bài pháp thoại này Bụt nói đến Bốn Sự Thật và con đường của Tám Sự Hành Trì Chân Chính. Trong suốt ba tháng qua chúng ta đã học và thực hành giáo lý của Bốn Sự Thật và con đường Tám Sự Hành Trì Chân Chính. Hôm trước chúng ta có học một câu trong Luận Ngữ, đức Khổng Tử nói: Học nhi thời tập chi, bất diệt lạc hồ, nghĩa là học mà được thực tập hằng ngày, đó chẳng phải là niềm vui hay sao? Chúng ta được học kinh, được nghe pháp thoại, chúng ta lại có vô số cơ hội để đem các điều đó ra thực tập trong đời sống hằng ngày. Học nhi thời tập chi bất diệc duyệt hồ, câu này ta cũng nên viết lên để treo ở thiền viện.
Học nhi thời tập chi bất diệc duyệt hồ, câu này ta cũng nên viết lên để treo ở thiền viện. Ai tu học mà không nắm vững được nguyên tắc Tứ Diệu Đế, không biết cách áp dụng Bát Chánh Đạo để giải quyết những khổ đau trong đời sống hằng ngày thì cũng như người muốn làm đậu hũ nhưng chưa có tay nghề, hễ nói sắp làm đậu hũ là cảm thấy lúng túng. Các sư chú và các sư cô nào đã nắm vững nghệ thuật làm đậu hũ thì khi nghe nói tới việc làm đậu hũ trong lòng sẽ có sự bình an vô úy. Biết rằng ta có thể làm được việc đó, thành ra ta không sợ. Cũng vậy, chúng ta chỉ sợ hãi cảnh khổ đau, chỉ sợ hãi nỗi khó khăn, khi chúng ta chưa nắm vững được nguyên lý Bốn Sự Thật, và chưa nắm vững được phương pháp áp dụng tám chi phần của Bát Chánh Đạo vào đời sống. Nguyên tắc Tứ Diệu Đế là nguyên tắc trị liệu trong y học. Người y sĩ trước hết phải nhận diện chứng bệnh. Phải biết bệnh đó là bệnh gì, phải thấy được bản chất và hành tướng của bệnh, rồi tìm hiểu căn do của chứng bệnh để khám phá phương pháp làm cho bệnh ngưng lại. Ngưng lại tức là Diệt Đế, Sự Thật thứ ba. Và những phương pháp để làm bệnh ngưng lại là Sự Thật thứ tư, Đạo Đế. Người thầy thuốc cũng thực tập Tứ Diệu Đế trong phạm vi y khoa. Trong cuộc đời, niềm đau khổ của ta là một chứng bệnh. Lo âu là một chứng bệnh. Sợ hãi là một chứng bệnh. Cô đơn là một chứng bệnh. Phải nhận diện, phải thấy được hành tướng, thấy những nguyên do xa gần của bệnh. Chấm dứt bệnh bằng con đường của Tám Sự Hành Trì Chân Chánh.
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
Học nhi thời tập chi bất diệc duyệt hồ, câu này ta cũng nên viết lên để treo ở thiền viện. Ai tu học mà không nắm vững được nguyên tắc Tứ Diệu Đế, không biết cách áp dụng Bát Chánh Đạo để giải quyết những khổ đau trong đời sống hằng ngày thì cũng như người muốn làm đậu hũ nhưng chưa có tay nghề, hễ nói sắp làm đậu hũ là cảm thấy lúng túng. Các sư chú và các sư cô nào đã nắm vững nghệ thuật làm đậu hũ thì khi nghe nói tới việc làm đậu hũ trong lòng sẽ có sự bình an vô úy. Biết rằng ta có thể làm được việc đó, thành ra ta không sợ. Cũng vậy, chúng ta chỉ sợ hãi cảnh khổ đau, chỉ sợ hãi nỗi khó khăn, khi chúng ta chưa nắm vững được nguyên lý Bốn Sự Thật, và chưa nắm vững được phương pháp áp dụng tám chi phần của Bát Chánh Đạo vào đời sống. Nguyên tắc Tứ Diệu Đế là nguyên tắc trị liệu trong y học. Người y sĩ trước hết phải nhận diện chứng bệnh. Phải biết bệnh đó là bệnh gì, phải thấy được bản chất và hành tướng của bệnh, rồi tìm hiểu căn do của chứng bệnh để khám phá phương pháp làm cho bệnh ngưng lại. Ngưng lại tức là Diệt Đế, Sự Thật thứ ba. Và những phương pháp để làm bệnh ngưng lại là Sự Thật thứ tư, Đạo Đế. Người thầy thuốc cũng thực tập Tứ Diệu Đế trong phạm vi y khoa. Trong cuộc đời, niềm đau khổ của ta là một chứng bệnh. Lo âu là một chứng bệnh. Sợ hãi là một chứng bệnh. Cô đơn là một chứng bệnh. Phải nhận diện, phải thấy được hành tướng, thấy những nguyên do xa gần của bệnh. Chấm dứt bệnh bằng con đường của Tám Sự Hành Trì Chân Chánh.
Sợ hãi là một chứng bệnh. Cô đơn là một chứng bệnh. Phải nhận diện, phải thấy được hành tướng, thấy những nguyên do xa gần của bệnh. Chấm dứt bệnh bằng con đường của Tám Sự Hành Trì Chân Chánh. Trong kinh Tương Ưng Bộ (Sammyutta Nikaya), nhiều thầy đã nói về nội dung tương tức của giáo lý Bốn Sự Thật. Như thầy Gamvapatti đã nói rằng nếu ta thấy được Khổ Đế thì ta thấy được ba Đế khác là Tập Đế, Diệt Đế, và Đạo Đế. Nỗi khổ của ta là nỗi khổ nào? Nỗi khổ đó có phải là tâm trạng ưu uất (depression), xao xuyến lo âu (anxiety), hay là sự sợ hãi thiếu an ninh thường trực? Nỗi khổ đó có thể là nỗi thất vọng vì cảm tưởng bị cuộc đời ruồng bỏ, ngược đãi, đầy đọa là cảm tưởng một mình mình đang gánh chịu mọi bất công của xã hội. Ta phải trực tiếp nhìn vào nỗi khổ ấy để tìm thấy được bản chất của nó. Do đó phải tu tập chi phần đầu tiên của Bát Chánh Đạo là Chánh Kiến. Ta phải có Chánh Kiến về nỗi khổ của chúng ta. Phải sử dụng niệm lực, sức mạnh của chánh niệm để tạo nên hào quang chiếu vào sự thật thứ nhất, để nhìn thấy rõ ràng những hành tướng và bản chất của cái khổ. Thường thường chúng ta không làm như thế, vì ai cũng có khuynh hướng tự nhiên là chạy trốn nỗi khổ. Cái khổ có mặt ở đó nhưng ta đã quen tìm cách che phủ, ngụy trang, làm như nó không có. Giống như một con đà điểu trước mối nguy thì chúi đầu vào trong cát. Chúng ta phải có Chánh Kiến về Khổ, phải dám đối diện trực tiếp với cái khổ của chính mình.
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
Sợ hãi là một chứng bệnh. Cô đơn là một chứng bệnh. Phải nhận diện, phải thấy được hành tướng, thấy những nguyên do xa gần của bệnh. Chấm dứt bệnh bằng con đường của Tám Sự Hành Trì Chân Chánh. Trong kinh Tương Ưng Bộ (Sammyutta Nikaya), nhiều thầy đã nói về nội dung tương tức của giáo lý Bốn Sự Thật. Như thầy Gamvapatti đã nói rằng nếu ta thấy được Khổ Đế thì ta thấy được ba Đế khác là Tập Đế, Diệt Đế, và Đạo Đế. Nỗi khổ của ta là nỗi khổ nào? Nỗi khổ đó có phải là tâm trạng ưu uất (depression), xao xuyến lo âu (anxiety), hay là sự sợ hãi thiếu an ninh thường trực? Nỗi khổ đó có thể là nỗi thất vọng vì cảm tưởng bị cuộc đời ruồng bỏ, ngược đãi, đầy đọa là cảm tưởng một mình mình đang gánh chịu mọi bất công của xã hội. Ta phải trực tiếp nhìn vào nỗi khổ ấy để tìm thấy được bản chất của nó. Do đó phải tu tập chi phần đầu tiên của Bát Chánh Đạo là Chánh Kiến. Ta phải có Chánh Kiến về nỗi khổ của chúng ta. Phải sử dụng niệm lực, sức mạnh của chánh niệm để tạo nên hào quang chiếu vào sự thật thứ nhất, để nhìn thấy rõ ràng những hành tướng và bản chất của cái khổ. Thường thường chúng ta không làm như thế, vì ai cũng có khuynh hướng tự nhiên là chạy trốn nỗi khổ. Cái khổ có mặt ở đó nhưng ta đã quen tìm cách che phủ, ngụy trang, làm như nó không có. Giống như một con đà điểu trước mối nguy thì chúi đầu vào trong cát. Chúng ta phải có Chánh Kiến về Khổ, phải dám đối diện trực tiếp với cái khổ của chính mình.
Giống như một con đà điểu trước mối nguy thì chúi đầu vào trong cát. Chúng ta phải có Chánh Kiến về Khổ, phải dám đối diện trực tiếp với cái khổ của chính mình. Việc đầu tiên phải làm là dùng Chánh niệm và Chánh định để can đảm nhìn thẳng vào nỗi khổ của mình. Sự quán chiếu cho chúng ta thấy rõ ràng bản chất của khổ, đó là Chánh Kiến. Ta tìm hiểu những nguyên do gần xa nào đã đem tới khổ đau trong hiện tại. Thường thường ta chỉ quy tội cho một nguyên do nào đó. Chúng ta nói vì người này, hay là vì hoàn cảnh đó mà ta khổ. Thường thường ta tìm một nguyên do ở ngoài ta. Đó không phải là quán chiếu. Quán chiếu là phải can đảm sử dụng chánh niệm và chánh định, chuyên cần không ngừng nghỉ, tức là phải có chánh tinh tấn. Quý vị sống trong thời đại mới, có bút mực, có máy vi tính, quý vị có thể dùng những dụng cụ đó để ghi lại rõ ràng những nguyên do xa gần đã đưa tới nỗi khổ đau của quý vị và để quán chiếu về từng đề mục trong đó. Có những nguyên do trong ta, bắt nguồn từ thân thể, tâm lý, cách sống, hay cách tiếp xử với xã hội. Nguyên do có thể bắt đầu từ cha mẹ, từ ông bà, tổ tiên, từ những người bạn của mình, từ tình trạng đất nước... Ta liệt kê tất cả các nguyên do gần xa đã đem đến khổ đau cho ta. Với chánh kiến ta sẽ thấy những nguyên do ấy trùng trùng vô tận. Bây giờ đến phương pháp thực tập giải bớt khổ đau. Nếu biết rằng nỗi khổ kia đã được nuôi dưỡng bằng những chất liệu nào thì chúng ta tìm cách cắt đứt nguồn thực phẩm tạo khổ đó đi. Bụt nói tới bốn nguồn thực phẩm.
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
Giống như một con đà điểu trước mối nguy thì chúi đầu vào trong cát. Chúng ta phải có Chánh Kiến về Khổ, phải dám đối diện trực tiếp với cái khổ của chính mình. Việc đầu tiên phải làm là dùng Chánh niệm và Chánh định để can đảm nhìn thẳng vào nỗi khổ của mình. Sự quán chiếu cho chúng ta thấy rõ ràng bản chất của khổ, đó là Chánh Kiến. Ta tìm hiểu những nguyên do gần xa nào đã đem tới khổ đau trong hiện tại. Thường thường ta chỉ quy tội cho một nguyên do nào đó. Chúng ta nói vì người này, hay là vì hoàn cảnh đó mà ta khổ. Thường thường ta tìm một nguyên do ở ngoài ta. Đó không phải là quán chiếu. Quán chiếu là phải can đảm sử dụng chánh niệm và chánh định, chuyên cần không ngừng nghỉ, tức là phải có chánh tinh tấn. Quý vị sống trong thời đại mới, có bút mực, có máy vi tính, quý vị có thể dùng những dụng cụ đó để ghi lại rõ ràng những nguyên do xa gần đã đưa tới nỗi khổ đau của quý vị và để quán chiếu về từng đề mục trong đó. Có những nguyên do trong ta, bắt nguồn từ thân thể, tâm lý, cách sống, hay cách tiếp xử với xã hội. Nguyên do có thể bắt đầu từ cha mẹ, từ ông bà, tổ tiên, từ những người bạn của mình, từ tình trạng đất nước... Ta liệt kê tất cả các nguyên do gần xa đã đem đến khổ đau cho ta. Với chánh kiến ta sẽ thấy những nguyên do ấy trùng trùng vô tận. Bây giờ đến phương pháp thực tập giải bớt khổ đau. Nếu biết rằng nỗi khổ kia đã được nuôi dưỡng bằng những chất liệu nào thì chúng ta tìm cách cắt đứt nguồn thực phẩm tạo khổ đó đi. Bụt nói tới bốn nguồn thực phẩm.
Nếu biết rằng nỗi khổ kia đã được nuôi dưỡng bằng những chất liệu nào thì chúng ta tìm cách cắt đứt nguồn thực phẩm tạo khổ đó đi. Bụt nói tới bốn nguồn thực phẩm. Trước hết là đoàn thực, thức ăn đưa vào cơ thể bằng đường miệng, thứ hai là xúc thực, đi vào bằng sáu giác quan. Nó đã mang theo những độc tố gây ra bệnh khổ. Thứ ba là tư niệm thực, tức là những mơ ước, tham vọng, lý tưởng làm mình tham đắm. Và thứ tư là thức thực tức là chính tâm ta đã tạo tác ra thực phẩm ở trong tàng thức. Tâm ta đã nấu nướng, đã tự nuôi dưỡng mình và tự đầu độc mình bằng các món ăn khiến cho chứng bệnh đã phát xuất. Người thầy thuốc bao giờ cũng phải tin là có cách trị bệnh. Tín lực là sức mạnh đầu tiên trong Ngũ Lực. Người khổ đâu cũng phải tin rằng có những phương pháp chấm dứt khổ đau bằng sự hành trì với thầy và bạn, gọi là chánh pháp. Không tin thì không có năng lực chữa trị. Nhận diện được những nguồn thực phẩm nào đã gây đau khổ hay tiếp tục nuôi dưỡng khổ đau, ta quyết định cắt đứt. Đó là sự thực tập các giới, trong phạm vi chánh ngữ, chánh nghiệp, và chánh mạng. Chánh ngữ là lời nói chân chánh, chánh ngữ cũng là chánh thính, tức là biết lắng nghe. Hàng ngày chúng ta nói những câu không từ ái, làm ung hoại khung cảnh chung quanh. Và hoàn cảnh bị ung hoại sẽ truyền lại cho ta những chất độc khác. Cho nên tà ngữ và ác ngữ là một loại thực phẩm cần phải trừ bỏ. Thực tập chánh ngữ là để thay thế dần ác ngữ và trừ bỏ ác ngữ đi. Chánh nghiệp tức là hành động chân chánh.
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
Nếu biết rằng nỗi khổ kia đã được nuôi dưỡng bằng những chất liệu nào thì chúng ta tìm cách cắt đứt nguồn thực phẩm tạo khổ đó đi. Bụt nói tới bốn nguồn thực phẩm. Trước hết là đoàn thực, thức ăn đưa vào cơ thể bằng đường miệng, thứ hai là xúc thực, đi vào bằng sáu giác quan. Nó đã mang theo những độc tố gây ra bệnh khổ. Thứ ba là tư niệm thực, tức là những mơ ước, tham vọng, lý tưởng làm mình tham đắm. Và thứ tư là thức thực tức là chính tâm ta đã tạo tác ra thực phẩm ở trong tàng thức. Tâm ta đã nấu nướng, đã tự nuôi dưỡng mình và tự đầu độc mình bằng các món ăn khiến cho chứng bệnh đã phát xuất. Người thầy thuốc bao giờ cũng phải tin là có cách trị bệnh. Tín lực là sức mạnh đầu tiên trong Ngũ Lực. Người khổ đâu cũng phải tin rằng có những phương pháp chấm dứt khổ đau bằng sự hành trì với thầy và bạn, gọi là chánh pháp. Không tin thì không có năng lực chữa trị. Nhận diện được những nguồn thực phẩm nào đã gây đau khổ hay tiếp tục nuôi dưỡng khổ đau, ta quyết định cắt đứt. Đó là sự thực tập các giới, trong phạm vi chánh ngữ, chánh nghiệp, và chánh mạng. Chánh ngữ là lời nói chân chánh, chánh ngữ cũng là chánh thính, tức là biết lắng nghe. Hàng ngày chúng ta nói những câu không từ ái, làm ung hoại khung cảnh chung quanh. Và hoàn cảnh bị ung hoại sẽ truyền lại cho ta những chất độc khác. Cho nên tà ngữ và ác ngữ là một loại thực phẩm cần phải trừ bỏ. Thực tập chánh ngữ là để thay thế dần ác ngữ và trừ bỏ ác ngữ đi. Chánh nghiệp tức là hành động chân chánh.
Cho nên tà ngữ và ác ngữ là một loại thực phẩm cần phải trừ bỏ. Thực tập chánh ngữ là để thay thế dần ác ngữ và trừ bỏ ác ngữ đi. Chánh nghiệp tức là hành động chân chánh. Bằng lời nói và hành động của mình ta có thể làm ung hoại khung cảnh cuộc sống. Nếu một dòng sông bị ô nhiễm thì cá trong dòng sông sẽ chết. Nếu hoàn cảnh gia đình và hoàn cảnh xã hội của chúng ta đã bị nhiễm độc thì chúng ta cũng sẽ bệnh, sẽ khổ. Vì vậy ta phải thực tập chánh nghiệp. Trong Bát Chánh Đạo còn có chánh mạng, tức là những phương tiện sinh nhai chân chánh. Phương thức mưu sinh của ta có thể gây độc hại cho đời sống xung quanh. Những độc tố đó sẽ trở lại tác hại thân và tâm ta. Có những nghề bắt buộc phải sát sanh, bắt buộc làm hư hỏng và ô nhiễm sinh môi, có những nghề thất đức. Nếu ta làm một nghề có tác dụng gây khổ đau cho chúng sanh và áp bức người khác thì trái tim và tâm thức của ta cũng sẽ bị nhiễm độc. Có những người làm giàu bằng những nghề không chính đáng, rồi họ đi chùa, đi nhà thờ và cúng những món tiền rất lớn. Sự cúng dường phát xuất từ sợ hãi, từ mặc cảm tội lỗi, mà không phải từ ý chí muốn đem lại hạnh phúc và muốn làm vơi bớt khổ đau. Khi nhà thờ hoặc nhà chùa nhận những số tiền lớn như vậy, thì phải thấy động cơ nào đã khiến cho những đại thí chủ đó đến cúng dường. Phải làm thế nào để cứu chuộc họ, mở con đường để họ thoát khỏi vòng nghiệp chướng. Những người đó là những người cần được cứu giúp, cần được giáo hóa nhiều hơn hết.
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
Cho nên tà ngữ và ác ngữ là một loại thực phẩm cần phải trừ bỏ. Thực tập chánh ngữ là để thay thế dần ác ngữ và trừ bỏ ác ngữ đi. Chánh nghiệp tức là hành động chân chánh. Bằng lời nói và hành động của mình ta có thể làm ung hoại khung cảnh cuộc sống. Nếu một dòng sông bị ô nhiễm thì cá trong dòng sông sẽ chết. Nếu hoàn cảnh gia đình và hoàn cảnh xã hội của chúng ta đã bị nhiễm độc thì chúng ta cũng sẽ bệnh, sẽ khổ. Vì vậy ta phải thực tập chánh nghiệp. Trong Bát Chánh Đạo còn có chánh mạng, tức là những phương tiện sinh nhai chân chánh. Phương thức mưu sinh của ta có thể gây độc hại cho đời sống xung quanh. Những độc tố đó sẽ trở lại tác hại thân và tâm ta. Có những nghề bắt buộc phải sát sanh, bắt buộc làm hư hỏng và ô nhiễm sinh môi, có những nghề thất đức. Nếu ta làm một nghề có tác dụng gây khổ đau cho chúng sanh và áp bức người khác thì trái tim và tâm thức của ta cũng sẽ bị nhiễm độc. Có những người làm giàu bằng những nghề không chính đáng, rồi họ đi chùa, đi nhà thờ và cúng những món tiền rất lớn. Sự cúng dường phát xuất từ sợ hãi, từ mặc cảm tội lỗi, mà không phải từ ý chí muốn đem lại hạnh phúc và muốn làm vơi bớt khổ đau. Khi nhà thờ hoặc nhà chùa nhận những số tiền lớn như vậy, thì phải thấy động cơ nào đã khiến cho những đại thí chủ đó đến cúng dường. Phải làm thế nào để cứu chuộc họ, mở con đường để họ thoát khỏi vòng nghiệp chướng. Những người đó là những người cần được cứu giúp, cần được giáo hóa nhiều hơn hết.
Phải làm thế nào để cứu chuộc họ, mở con đường để họ thoát khỏi vòng nghiệp chướng. Những người đó là những người cần được cứu giúp, cần được giáo hóa nhiều hơn hết. Tất cả những hành động và lời nói của chúng ta luôn luôn trở về ảnh hưởng lại chúng ta. Hành trì giới luật có nghĩa là nói có chánh niệm, hành động có chánh niệm, mưu sinh có chánh niệm. Trong khi thực tập chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chúng ta sử dụng chánh niệm. Chánh niệm là bó đuốc soi sáng, là tiếng chuông nhắc nhở. Để mỗi khi chúng ta nói một lời không phải là chánh ngữ thì chúng ta biết rằng đó là một lời không chánh ngữ. Khi ta hành động không chân chánh thì chánh niệm báo cho biết rằng đó không phải là chánh niệm. Cũng nhờ chánh niệm mà ta biết phương tiện sinh sống của ta là chánh mạng hay tà mạng. Thực tập chánh niệm từng giây phút không ngơi, đó gọi là chánh tinh tấn. Chánh tinh tấn là làm mọi cách để cho những hạt giống thiện, hạt giống của hạnh phúc và của từ bi được tưới tẩm mỗi ngày. Có chánh niệm ta sẽ đạt tới chánh định. Và niệm, định đi với tinh tấn sẽ đưa tới chánh kiến, tức là cái thấy rõ ràng, là tuệ giác. Các tổ xưa khi nói rằng khi thấy được một sự thật trong bốn sự thật thì chúng ta thấy được ba sự thật khác. Điều này chúng ta phải chiêm nghiệm, phải thực tập. Can đảm đối diện với khổ đau thì ta có can đảm đi tìm những gốc rễ của khổ đau, có thể nắm được sự thật thứ hai là tập đế. Như thế là đã đi được nửa đường.
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
Phải làm thế nào để cứu chuộc họ, mở con đường để họ thoát khỏi vòng nghiệp chướng. Những người đó là những người cần được cứu giúp, cần được giáo hóa nhiều hơn hết. Tất cả những hành động và lời nói của chúng ta luôn luôn trở về ảnh hưởng lại chúng ta. Hành trì giới luật có nghĩa là nói có chánh niệm, hành động có chánh niệm, mưu sinh có chánh niệm. Trong khi thực tập chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chúng ta sử dụng chánh niệm. Chánh niệm là bó đuốc soi sáng, là tiếng chuông nhắc nhở. Để mỗi khi chúng ta nói một lời không phải là chánh ngữ thì chúng ta biết rằng đó là một lời không chánh ngữ. Khi ta hành động không chân chánh thì chánh niệm báo cho biết rằng đó không phải là chánh niệm. Cũng nhờ chánh niệm mà ta biết phương tiện sinh sống của ta là chánh mạng hay tà mạng. Thực tập chánh niệm từng giây phút không ngơi, đó gọi là chánh tinh tấn. Chánh tinh tấn là làm mọi cách để cho những hạt giống thiện, hạt giống của hạnh phúc và của từ bi được tưới tẩm mỗi ngày. Có chánh niệm ta sẽ đạt tới chánh định. Và niệm, định đi với tinh tấn sẽ đưa tới chánh kiến, tức là cái thấy rõ ràng, là tuệ giác. Các tổ xưa khi nói rằng khi thấy được một sự thật trong bốn sự thật thì chúng ta thấy được ba sự thật khác. Điều này chúng ta phải chiêm nghiệm, phải thực tập. Can đảm đối diện với khổ đau thì ta có can đảm đi tìm những gốc rễ của khổ đau, có thể nắm được sự thật thứ hai là tập đế. Như thế là đã đi được nửa đường.
Can đảm đối diện với khổ đau thì ta có can đảm đi tìm những gốc rễ của khổ đau, có thể nắm được sự thật thứ hai là tập đế. Như thế là đã đi được nửa đường. Nhận diện được những nguyên do gây khổ đau rồi, ta biết cần cắt đứt những nguồn thực phẩm đưa tới khổ đau. Trong lúc thực tập, ta cần tới anh, tới chị, tới em, cần tới bạn, cần tới tăng thân. Không thể thực tập như sống trên một hải đảo lẻ loi được. Chúng ta nhờ vào người khác, rồi cũng yểm trợ cho những người khác thực tập. Nắm được nguyên tắc Tứ Diệu Đế là nắm được nguyên tắc của hành động. Trong thời đại mới chúng ta có thể dùng bút, mực để thiền quán. Chúng ta ghi trên giấy những hành tướng, những nguyên do của các niềm đau nỗi khổ. Chúng ta hỏi bạn bè, hỏi sư anh, sư chị, nhờ thế chiếu rõ hơn vào tình trạng của mình. Và nhờ sự soi chiếu của tăng thân mà chánh kiến ta càng sáng. Tu không có nghĩa là chỉ sử dụng niệm, định, tuệ của mình. Phải biết dùng niệm, định, tuệ của thầy, của bạn. Có những điều sờ sờ trước mắt mà ta không thấy, trong khi ấy, một em bé có thể trông thấy. Đứa bé không chủ quan, không bị giam hãm trong những thành kiến, và tập khí. Ý kiến, nhận thức, tri giác là một nhà tù để mình tự giam mình. Có người mang tri giác sai lầm mười năm, hai mươi năm mà không thấy được nhiều điều rất đơn giản, những điều mà một em bé năm bảy tuổi cũng có thể thấy được. Cho nên trong công trình quán chiếu ta phải có can đảm đặt câu hỏi. Và sẽ có những câu trả lời tới rất bất ngờ.
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
Can đảm đối diện với khổ đau thì ta có can đảm đi tìm những gốc rễ của khổ đau, có thể nắm được sự thật thứ hai là tập đế. Như thế là đã đi được nửa đường. Nhận diện được những nguyên do gây khổ đau rồi, ta biết cần cắt đứt những nguồn thực phẩm đưa tới khổ đau. Trong lúc thực tập, ta cần tới anh, tới chị, tới em, cần tới bạn, cần tới tăng thân. Không thể thực tập như sống trên một hải đảo lẻ loi được. Chúng ta nhờ vào người khác, rồi cũng yểm trợ cho những người khác thực tập. Nắm được nguyên tắc Tứ Diệu Đế là nắm được nguyên tắc của hành động. Trong thời đại mới chúng ta có thể dùng bút, mực để thiền quán. Chúng ta ghi trên giấy những hành tướng, những nguyên do của các niềm đau nỗi khổ. Chúng ta hỏi bạn bè, hỏi sư anh, sư chị, nhờ thế chiếu rõ hơn vào tình trạng của mình. Và nhờ sự soi chiếu của tăng thân mà chánh kiến ta càng sáng. Tu không có nghĩa là chỉ sử dụng niệm, định, tuệ của mình. Phải biết dùng niệm, định, tuệ của thầy, của bạn. Có những điều sờ sờ trước mắt mà ta không thấy, trong khi ấy, một em bé có thể trông thấy. Đứa bé không chủ quan, không bị giam hãm trong những thành kiến, và tập khí. Ý kiến, nhận thức, tri giác là một nhà tù để mình tự giam mình. Có người mang tri giác sai lầm mười năm, hai mươi năm mà không thấy được nhiều điều rất đơn giản, những điều mà một em bé năm bảy tuổi cũng có thể thấy được. Cho nên trong công trình quán chiếu ta phải có can đảm đặt câu hỏi. Và sẽ có những câu trả lời tới rất bất ngờ.
Cho nên trong công trình quán chiếu ta phải có can đảm đặt câu hỏi. Và sẽ có những câu trả lời tới rất bất ngờ. Nỗi khổ của chúng ta có thể từ bên ngoài đi tới, từ ông bà từ tổ tiên, từ hoàn cảnh xã hội gây ra, hay chỉ vì ta không may mắn. Nhưng cũng chính tại chúng ta mà một căn nguyên nhỏ có thể trở thành một đầu mối lớn gây nên đau khổ. Có những người mang căn nguyên như vậy, nhưng nhờ hiểu biết và tu tập nên không làm cho nỗi khổ lớn thêm và nặng nề thêm. Đó là quán chiếu về tập, về nguồn gốc của khổ đau. Ngồi trong rừng, trong núi một mình, ngồi trong thiền đường một mình để quán chiếu ta cũng có thể thấy. Nhưng ngồi nói chuyện với tăng thân, giải bày tâm trạng thao thức với một người bạn, đôi khi ta thấy rõ hơn là ngồi một mình ở trong thiền đường. Và khi biết được nguyên do đã đưa tới đau khổ thì ta áp dụng những chi phần khác của Bát Chánh Đạo để làm thuyên giảm niềm đau khổ. Chỉ khi nào ta đóng cửa tâm thức lại, khư khư ôm lấy nỗi đau khổ, không chịu chữa trị, thì nỗi khổ mới tồn tại và sẽ càng ngày càng lớn. Đã có ý nguyện chữa trị, đã có đức tin nơi con đường chữa trị thì thế nào niềm đau khổ cũng sẽ giảm bớt. Mà theo ánh sáng của đạo Bụt thì tới tám, chín mươi phần trăm nguyên ủy gây khổ đau nằm ở tự thân. Tại sao người khác cũng sống trong hoàn cảnh đó, mà không đau khổ? Vì phương pháp thụ nhận và tiếp xử với hoàn cảnh của họ khác ta. Học giáo lý Tứ Diệu Đế ta có một niềm tin rằng nếu có khổ đau thì có sự chấm dứt khổ đau.
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
Cho nên trong công trình quán chiếu ta phải có can đảm đặt câu hỏi. Và sẽ có những câu trả lời tới rất bất ngờ. Nỗi khổ của chúng ta có thể từ bên ngoài đi tới, từ ông bà từ tổ tiên, từ hoàn cảnh xã hội gây ra, hay chỉ vì ta không may mắn. Nhưng cũng chính tại chúng ta mà một căn nguyên nhỏ có thể trở thành một đầu mối lớn gây nên đau khổ. Có những người mang căn nguyên như vậy, nhưng nhờ hiểu biết và tu tập nên không làm cho nỗi khổ lớn thêm và nặng nề thêm. Đó là quán chiếu về tập, về nguồn gốc của khổ đau. Ngồi trong rừng, trong núi một mình, ngồi trong thiền đường một mình để quán chiếu ta cũng có thể thấy. Nhưng ngồi nói chuyện với tăng thân, giải bày tâm trạng thao thức với một người bạn, đôi khi ta thấy rõ hơn là ngồi một mình ở trong thiền đường. Và khi biết được nguyên do đã đưa tới đau khổ thì ta áp dụng những chi phần khác của Bát Chánh Đạo để làm thuyên giảm niềm đau khổ. Chỉ khi nào ta đóng cửa tâm thức lại, khư khư ôm lấy nỗi đau khổ, không chịu chữa trị, thì nỗi khổ mới tồn tại và sẽ càng ngày càng lớn. Đã có ý nguyện chữa trị, đã có đức tin nơi con đường chữa trị thì thế nào niềm đau khổ cũng sẽ giảm bớt. Mà theo ánh sáng của đạo Bụt thì tới tám, chín mươi phần trăm nguyên ủy gây khổ đau nằm ở tự thân. Tại sao người khác cũng sống trong hoàn cảnh đó, mà không đau khổ? Vì phương pháp thụ nhận và tiếp xử với hoàn cảnh của họ khác ta. Học giáo lý Tứ Diệu Đế ta có một niềm tin rằng nếu có khổ đau thì có sự chấm dứt khổ đau.
Vì phương pháp thụ nhận và tiếp xử với hoàn cảnh của họ khác ta. Học giáo lý Tứ Diệu Đế ta có một niềm tin rằng nếu có khổ đau thì có sự chấm dứt khổ đau. Chúng ta cần diệt khổ, nhưng phải gọi đúng tên nỗi khổ. Nói mơ hồ rằng đời là bể khổ thì không ích lợi gì mà còn có hại. Thường cái khổ của mình tác hại đến những người xung quanh. Khi ta đối trị được cái khổ của mình thì ta cũng giúp được những người xung quanh. Nếu ta thấy được sự thật thứ nhất và sự thực thứ hai, thì ta sẽ thấy được sự thực thứ tư. Ta sẽ áp dụng Bát Chánh Đạo vào cuộc sống hàng ngày để cắt đứt những nguồn thực phẩm tạo nên khổ đau, thay vào đó những loại thực phẩm lành mạnh, ta trị liệu cái khổ trong ta bằng sự nuôi dưỡng lành mạnh. Tưới tẩm những hạt giống lành mạnh, thương yêu, hiểu biết, vui sống và cắt đứt các nguồn thực phẩm độc hại. Các vị giác ngộ như Bụt hay bồ tát cũng có vấn đề như chúng ta nhưng họ không sợ hãi vì họ biết phương cách giải thoát. Thánh nhân cũng có thân và có tâm, và trong thân trong tâm cũng có hoa và có rác. Không thể nào có hoa mà không có rác. Điều khác biệt là ở chỗ các vị biết chuyển rác thành hoa một cách dễ dàng. Còn chúng ta thì ôm lấy cái rác mà chịu đựng. Vì chúng ta chưa nắm vững được phương pháp thực tập bốn sự thật và con đường của tám sự hành trì chân chánh. Nếu “học nhi thời tập chi”, ngày ngày áp dụng Bát Chánh Đạo thì chúng ta sẽ vững chãi nắm được phương pháp đó. Mà khi đã nắm được thì pháp với Bụt là một. Ta luôn luôn an trú với Tam Bảo.
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
Vì phương pháp thụ nhận và tiếp xử với hoàn cảnh của họ khác ta. Học giáo lý Tứ Diệu Đế ta có một niềm tin rằng nếu có khổ đau thì có sự chấm dứt khổ đau. Chúng ta cần diệt khổ, nhưng phải gọi đúng tên nỗi khổ. Nói mơ hồ rằng đời là bể khổ thì không ích lợi gì mà còn có hại. Thường cái khổ của mình tác hại đến những người xung quanh. Khi ta đối trị được cái khổ của mình thì ta cũng giúp được những người xung quanh. Nếu ta thấy được sự thật thứ nhất và sự thực thứ hai, thì ta sẽ thấy được sự thực thứ tư. Ta sẽ áp dụng Bát Chánh Đạo vào cuộc sống hàng ngày để cắt đứt những nguồn thực phẩm tạo nên khổ đau, thay vào đó những loại thực phẩm lành mạnh, ta trị liệu cái khổ trong ta bằng sự nuôi dưỡng lành mạnh. Tưới tẩm những hạt giống lành mạnh, thương yêu, hiểu biết, vui sống và cắt đứt các nguồn thực phẩm độc hại. Các vị giác ngộ như Bụt hay bồ tát cũng có vấn đề như chúng ta nhưng họ không sợ hãi vì họ biết phương cách giải thoát. Thánh nhân cũng có thân và có tâm, và trong thân trong tâm cũng có hoa và có rác. Không thể nào có hoa mà không có rác. Điều khác biệt là ở chỗ các vị biết chuyển rác thành hoa một cách dễ dàng. Còn chúng ta thì ôm lấy cái rác mà chịu đựng. Vì chúng ta chưa nắm vững được phương pháp thực tập bốn sự thật và con đường của tám sự hành trì chân chánh. Nếu “học nhi thời tập chi”, ngày ngày áp dụng Bát Chánh Đạo thì chúng ta sẽ vững chãi nắm được phương pháp đó. Mà khi đã nắm được thì pháp với Bụt là một. Ta luôn luôn an trú với Tam Bảo.
Nếu “học nhi thời tập chi”, ngày ngày áp dụng Bát Chánh Đạo thì chúng ta sẽ vững chãi nắm được phương pháp đó. Mà khi đã nắm được thì pháp với Bụt là một. Ta luôn luôn an trú với Tam Bảo. Quý vị về làng và thực tập những điều rất đơn giản như bước chân chánh niệm và tiếng chuông tỉnh thức. Có vị đã sống ba tuần tại làng rồi mà đến khi về nhà không mang bước chân tỉnh thức về được, không đem theo tiếng chuông chánh niệm về được. Vì trong ba tuần ấy, quý vị không “học nhi thời tập chi” Bước chân của quý vị còn lao đao, còn run rẩy lắm. Tiếng chuông tỉnh thức của quý vị không ngân dài, chỉ cần một cử động, một âm thanh nào đó là tan biến như làn sương mỏng. Bước chân đó và tiếng chuông đó làm sao đem về thành phố được? Bước chân rất vững, tiếng chuông rền vang mà về nhà còn bị đánh tan bởi hoàn cảnh xã hội. Huống hồ là bước chân ngập ngừng, và tiếng chuông yếu ớt. Học nhi thời tập chi, mỗi ngày chúng ta có cơ hội hai mươi bốn giờ để thực tập cho vững chãi. Bài thực tập Tứ Đế và những chi phần của Bát Chánh Đạo là bài thực tập hàng ngày của chúng ta. Không nên để những bài học đó nằm dưới hình thức giáo lý. Không nên chỉ nói về giáo lý. Giáo lý đạo Bụt nói đến ba mươi bảy phẩm trợ đạo. Trước hết có Tứ Niệm Xứ (bốn lãnh vực quán niệm), Tứ Chánh Cần, Tứ Như Ý Túc. Rồi tới Ngũ Căn, tức là năm căn cứ để phát xuất ra Ngũ Lực, những sức mạnh hùng hậu của sự thực tập. Tiếp đến là Thất Bồ Đề Phần, và Bát Thánh Đạo Phần. Về Tứ Như Ý Túc, chúng ta chưa học trong khóa này.
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
Nếu “học nhi thời tập chi”, ngày ngày áp dụng Bát Chánh Đạo thì chúng ta sẽ vững chãi nắm được phương pháp đó. Mà khi đã nắm được thì pháp với Bụt là một. Ta luôn luôn an trú với Tam Bảo. Quý vị về làng và thực tập những điều rất đơn giản như bước chân chánh niệm và tiếng chuông tỉnh thức. Có vị đã sống ba tuần tại làng rồi mà đến khi về nhà không mang bước chân tỉnh thức về được, không đem theo tiếng chuông chánh niệm về được. Vì trong ba tuần ấy, quý vị không “học nhi thời tập chi” Bước chân của quý vị còn lao đao, còn run rẩy lắm. Tiếng chuông tỉnh thức của quý vị không ngân dài, chỉ cần một cử động, một âm thanh nào đó là tan biến như làn sương mỏng. Bước chân đó và tiếng chuông đó làm sao đem về thành phố được? Bước chân rất vững, tiếng chuông rền vang mà về nhà còn bị đánh tan bởi hoàn cảnh xã hội. Huống hồ là bước chân ngập ngừng, và tiếng chuông yếu ớt. Học nhi thời tập chi, mỗi ngày chúng ta có cơ hội hai mươi bốn giờ để thực tập cho vững chãi. Bài thực tập Tứ Đế và những chi phần của Bát Chánh Đạo là bài thực tập hàng ngày của chúng ta. Không nên để những bài học đó nằm dưới hình thức giáo lý. Không nên chỉ nói về giáo lý. Giáo lý đạo Bụt nói đến ba mươi bảy phẩm trợ đạo. Trước hết có Tứ Niệm Xứ (bốn lãnh vực quán niệm), Tứ Chánh Cần, Tứ Như Ý Túc. Rồi tới Ngũ Căn, tức là năm căn cứ để phát xuất ra Ngũ Lực, những sức mạnh hùng hậu của sự thực tập. Tiếp đến là Thất Bồ Đề Phần, và Bát Thánh Đạo Phần. Về Tứ Như Ý Túc, chúng ta chưa học trong khóa này.
Tiếp đến là Thất Bồ Đề Phần, và Bát Thánh Đạo Phần. Về Tứ Như Ý Túc, chúng ta chưa học trong khóa này. Như Ý có nghĩa là thể hiện được như lòng mình mong mỏi như là phép lạ. Phép lạ đó được thực hiện bằng bốn yếu tố. Thứ nhất là ước muốn của mình, ý chí của mình gọi là dục như ý túc. Thứ hai là cần như ý túc, tức là sự siêng năng. Thứ ba là tâm như ý túc, tức là tâm có khả năng biến hiện ra mọi thứ như ý. Và thứ tư là quán (định) như ý túc. Như ý túc là những phép lạ mà chúng ta có thể thực hiện được trong đời sống. Trong đó phép lạ lớn nhất là giáo hóa. Giáo hóa như ý túc có nghĩa là một hoàn cảnh khổ đau, tuyệt vọng mà nhờ sự giáo hóa đã trở thành một hoàn cảnh có hy vọng, có niềm tin, có an lạc và giải thoát. Ta tu tập như thế nào để có khả năng giáo hóa chuyển đổi một hoàn cảnh tối tăm tuyệt vọng thành một hoàn cảnh tươi sáng đó là thần thông lớn nhất trong tất cả các thứ thần thông. Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo gồm mười yếu tố căn bản là: Tín, Giới, Tư Duy, Tấn, Niệm, Định, Tuệ, Khinh An, Hỷ và Xả. Tín là năng lượng của niềm tin và được kể trong Ngũ Căn và Ngũ Lực. Giới được thể hiện trong Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng. Yếu tố thứ ba là Chánh Tư Duy, tức là suy nghĩ đúng theo chánh pháp, đúng theo chánh kiến. Tấn là một trong Tứ Chánh Cần, cũng là Tấn Căn, Tấn Lực, là Tấn Giác Chi và cũng là một chi phần của Bát Chánh Đạo, là Chánh Tin Tấn. Yếu tố thứ năm là Niệm, có trong Ngũ Căn, Ngũ Lực, Thất Giác Chi và Bát Chánh Đạo. Yếu tố thứ sáu là Định.
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
Tiếp đến là Thất Bồ Đề Phần, và Bát Thánh Đạo Phần. Về Tứ Như Ý Túc, chúng ta chưa học trong khóa này. Như Ý có nghĩa là thể hiện được như lòng mình mong mỏi như là phép lạ. Phép lạ đó được thực hiện bằng bốn yếu tố. Thứ nhất là ước muốn của mình, ý chí của mình gọi là dục như ý túc. Thứ hai là cần như ý túc, tức là sự siêng năng. Thứ ba là tâm như ý túc, tức là tâm có khả năng biến hiện ra mọi thứ như ý. Và thứ tư là quán (định) như ý túc. Như ý túc là những phép lạ mà chúng ta có thể thực hiện được trong đời sống. Trong đó phép lạ lớn nhất là giáo hóa. Giáo hóa như ý túc có nghĩa là một hoàn cảnh khổ đau, tuyệt vọng mà nhờ sự giáo hóa đã trở thành một hoàn cảnh có hy vọng, có niềm tin, có an lạc và giải thoát. Ta tu tập như thế nào để có khả năng giáo hóa chuyển đổi một hoàn cảnh tối tăm tuyệt vọng thành một hoàn cảnh tươi sáng đó là thần thông lớn nhất trong tất cả các thứ thần thông. Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo gồm mười yếu tố căn bản là: Tín, Giới, Tư Duy, Tấn, Niệm, Định, Tuệ, Khinh An, Hỷ và Xả. Tín là năng lượng của niềm tin và được kể trong Ngũ Căn và Ngũ Lực. Giới được thể hiện trong Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng. Yếu tố thứ ba là Chánh Tư Duy, tức là suy nghĩ đúng theo chánh pháp, đúng theo chánh kiến. Tấn là một trong Tứ Chánh Cần, cũng là Tấn Căn, Tấn Lực, là Tấn Giác Chi và cũng là một chi phần của Bát Chánh Đạo, là Chánh Tin Tấn. Yếu tố thứ năm là Niệm, có trong Ngũ Căn, Ngũ Lực, Thất Giác Chi và Bát Chánh Đạo. Yếu tố thứ sáu là Định.
Yếu tố thứ năm là Niệm, có trong Ngũ Căn, Ngũ Lực, Thất Giác Chi và Bát Chánh Đạo. Yếu tố thứ sáu là Định. Định có trong tứ Thần Túc, tức là Định Như Ý Túc, và cũng có trong Ngũ Căn, Ngũ Lực, Thất Giác Chi và Bát Chánh Đạo. Tuệ là yếu tố thứ bảy, thấy trong Tứ Niệm Xứ, Ngũ Căn, và Ngũ Lực. Trong Thất Giác Chi thì Tuệ là Trạch Pháp Giác Chi, trong Bát Chánh Đạo Tuệ là Chánh Kiến. Yếu tố thứ tám là Khinh An, một trong Thất Giác Chi. Yếu tố thứ chín là Hỷ, cũng là một trong Thất Giác Chi. Và yếu tố thứ mười là Xả, nằm trong Thất Bồ Đề Phần. Khi làm lại một bản tổng kết thì Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo góp lại thành mười yếu tố ấy thôi. Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo là những phép thực tập căn bản của Đạo Bụt Nguyên Thủy. Để kết thúc khóa tu, chúng ta nên nhớ giáo lý Bốn Sự Thật như nguyên tắc hành động và giáo lý Con Đường của Tám Sự Hành Trì Chân Chánh được trao truyền như các phương pháp cụ thể để giải quyết những vấn đề trong đời sống hàng ngày. Nếu chúng ta tiếp nhận mà không thực tập thì chúng ta phụ công ơn của Đức Thế Tôn, của các Tổ đã trao truyền cho ta những giáo lý cụ thể và thực tiễn đó. Chúng ta phải biết rằng người nào cũng có niềm đau nỗi khổ. Để giải quyết niềm đau nỗi khổ đó chúng ta cần tới Chánh Pháp. Mà Pháp tức là Tứ Đế và Bát Chánh Đạo. Những giáo lý khác có thể giúp chúng ta trong sự thực tập Bát Chánh Đạo. Nhưng Bát Chánh Đạo là phương pháp đầy đủ để giải quyết những khổ đau. Đừng nói rằng chúng ta chưa học đủ.
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
Yếu tố thứ năm là Niệm, có trong Ngũ Căn, Ngũ Lực, Thất Giác Chi và Bát Chánh Đạo. Yếu tố thứ sáu là Định. Định có trong tứ Thần Túc, tức là Định Như Ý Túc, và cũng có trong Ngũ Căn, Ngũ Lực, Thất Giác Chi và Bát Chánh Đạo. Tuệ là yếu tố thứ bảy, thấy trong Tứ Niệm Xứ, Ngũ Căn, và Ngũ Lực. Trong Thất Giác Chi thì Tuệ là Trạch Pháp Giác Chi, trong Bát Chánh Đạo Tuệ là Chánh Kiến. Yếu tố thứ tám là Khinh An, một trong Thất Giác Chi. Yếu tố thứ chín là Hỷ, cũng là một trong Thất Giác Chi. Và yếu tố thứ mười là Xả, nằm trong Thất Bồ Đề Phần. Khi làm lại một bản tổng kết thì Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo góp lại thành mười yếu tố ấy thôi. Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo là những phép thực tập căn bản của Đạo Bụt Nguyên Thủy. Để kết thúc khóa tu, chúng ta nên nhớ giáo lý Bốn Sự Thật như nguyên tắc hành động và giáo lý Con Đường của Tám Sự Hành Trì Chân Chánh được trao truyền như các phương pháp cụ thể để giải quyết những vấn đề trong đời sống hàng ngày. Nếu chúng ta tiếp nhận mà không thực tập thì chúng ta phụ công ơn của Đức Thế Tôn, của các Tổ đã trao truyền cho ta những giáo lý cụ thể và thực tiễn đó. Chúng ta phải biết rằng người nào cũng có niềm đau nỗi khổ. Để giải quyết niềm đau nỗi khổ đó chúng ta cần tới Chánh Pháp. Mà Pháp tức là Tứ Đế và Bát Chánh Đạo. Những giáo lý khác có thể giúp chúng ta trong sự thực tập Bát Chánh Đạo. Nhưng Bát Chánh Đạo là phương pháp đầy đủ để giải quyết những khổ đau. Đừng nói rằng chúng ta chưa học đủ.
Những giáo lý khác có thể giúp chúng ta trong sự thực tập Bát Chánh Đạo. Nhưng Bát Chánh Đạo là phương pháp đầy đủ để giải quyết những khổ đau. Đừng nói rằng chúng ta chưa học đủ. Chỉ cần học Tứ Đế và Bát Chánh Đạo là ta đã có thể hành trì và giải quyết những khổ đau của ta rồi. Phải nương vào tăng thân để thực tập. Chắc chắn chúng ta có thể giải quyết được vấn đề khổ đau. Khóa tu đến hôm nay là chấm dứt. Có thể nhiều người còn cơ hội gặp nhau trong khóa tu khác. Có thể một vài người sẽ không có cơ hội để gặp lại tăng thân này. Nhưng nếu chúng ta tiếp nhận Tứ Đế và Bát Chánh Đạo trong tinh thần học nhi thời tập chi của Đức Khổng Tử thì như vậy cũng đủ để chúng ta có thể đem Pháp Bảo áp dụng trong suốt cuộc đời mình. Chỉ cần nhắc nhở thêm một lần nữa là sự tu tập Tứ Đế và Bát Chánh Đạo sẽ dễ dàng hơn mười lần hoặc hơn cả trăm lần nếu chúng ta thực tập trong khung cảnh của một tăng thân.