từ
stringlengths
1
1.45k
định nghĩa
stringlengths
3
6.69k
bán niên
tt. (H. bán: nửa; niên: năm) Nửa năm: Sơ kết bán niên.
bán thân
d. (dùng phụ sau d. đg.). Nửa thân người. Tượng bán thân. Ả́nh chụp bán thân.
bán tín bán nghi
Chưa tin hẳn vẫn còn hoài nghi nửa tin nửa ngờ: Anh ta lúc nào cũng bán tín bán nghi Hãy còn bán tín bán nghi Chưa đem vào dạ chưa ghi vào lòng (cd.).
bán tự động
tt. Không hoàn toàn tự động: Máy bán tự động.
bạn
I d. 1 Người quen biết và có quan hệ gần gũi coi nhau ngang hàng do hợp tính hợp ý hoặc cùng cảnh ngộ cùng chí hướng cùng hoạt động v.v. Bạn nghèo với nhau. Bạn chiến đấu. Người với người là bạn. 2 (ph.). Người đàn ông đi ở làm thuê theo mùa theo việc trong xã hội cũ. Ở bạn. Bạn ghe. 3 Người đồng tình ủng hộ. Bạn đồng minh. Thêm bạn bớt thù. 4 (dùng phụ sau d.). Đơn vị tổ chức có quan hệ gần gũi. Đội bạn. Nước bạn. II đg. (kng.). Kết (nói tắt). Bạn với người tốt.
bạn đọc
dt. Người đọc sách báo tạp chí; còn gọi là độc giả: ý kiến bạn đọc được bạn đọc yêu thích.
bạn đời
dt. Vợ hay chồng đối với nhau: Đau khổ vì người bạn đời mất sớm.
bạn học
dt. Người cùng học một thầy một lớp hoặc một trường với mình: Hằng năm những bạn học cùng lớp trước kia họp mặt nhau vui vẻ.
bạn lòng
d. Bạn tâm tình; thường dùng để chỉ người yêu.
bạn thân
dt. Bạn gần gũi gắn bó có thể trao đổi tâm tình và giúp đỡ lẫn nhau: Anh ấy là bạn thân của tôi.
bang
1 dt. Một nước nhỏ trong một liên bang: Bang Kê-ra-la trong nước cộng hoà ấn-độ. " 2 dt. Bang tá bang biện nói tắt: Ngày trước một tờ báo trào phúng gọi bang tá là bang bạnh." " 3 dt. Tập đoàn người Trung-quốc cùng quê ở một tỉnh sang trú ngụ ở nước ta trong thời thuộc Pháp: Bang Phúc-kiến."
bang giao
đg. Giao thiệp giữa nước này với nước khác. Quan hệ bang giao.
bang trợ
đgt. (H. bang: giúp đỡ; trợ: giúp) Giúp đỡ chân tình: Sự bang trợ của bà con trong phường đối với các cụ già cô đơn.
bang trưởng
dt. Người đứng đầu một bang người Hoa (ở Việt Nam).
bàng
dt. (thực) Loài cây cành mọc ngang lá to quả giẹp trồng để lấy bóng mát về mùa hè: Mùa hè thì tán bàng rủ xanh tươi (NgHTưởng).
bàng hoàng
t. Ở trong trạng thái tinh thần như choáng váng sững sờ tâm thần tạm thời bất định. Bàng hoàng trước tin sét đánh. Định thần lại sau phút bàng hoàng.
bàng quan
đgt. Làm ngơ đứng ngoài cuộc coi như không dính líu gì đến mình: thái độ bàng quan bàng quan với mọi việc chung quanh.
bàng thính
tt. (H. bàng: ở bên; thính: nghe) Ngồi nghe mà không được coi là chính thức: Sinh viên bàng thính.
bảng
1 d. 1 Bảng nhãn (gọi tắt). 2 Phó bảng (gọi tắt). " 2 d. 1 Vật có mặt phẳng thường bằng gỗ dùng để viết hoặc dán những gì cần nêu cho mọi người xem. Bảng yết thị. Yết lên bảng. Bảng tin. 2 Bảng đen (nói tắt). Phấn bảng. Gọi học sinh lên bảng. 3 Bảng kê nêu rõ gọn theo thứ tự nhất định một nội dung nào đó. Bảng thống kê. Thi xong xem bảng (danh sách những người thi đỗ)." " 3 d. cn. pound. Đơn vị tiền tệ cơ bản của Anh và nhiều nước hoặc lãnh thổ khác: Ireland Ai Cập Syria Sudan v.v."
bảng danh dự
dt. Danh sách những người được biểu dương trong một đơn vị: Anh ấy rất mừng vì thấy tên mình trên bảng danh dự.
bảng đen
d. Vật có mặt phẳng nhẵn bằng gỗ đá v.v. thường màu đen dùng để viết vẽ bằng phấn lên trên.
bảng hiệu
d. Bảng ghi tên và một vài thông tin riêng cần thiết nhất dùng trong quảng cáo và giao dịch. Trương bảng hiệu.
báng
1 dt. Bộ phận cuối khẩu súng thường bằng gỗ dùng để tì khi giữ bắn: tì vai vào báng súng tiểu liên báng gập. " 2 dt. Cây mọc ở chân núi ẩm trong thung lũng núi đá vôi vùng trung du hoặc được trồng làm cảnh thân trụ lùn to cao 5-7m đường kính 40-50cm có nhiều bẹ lá mọc tập trung ở đầu thân toả rộng dài có khi sát đất mặt trên màu lục mặt dưới màu trắng hoa cụm lớn quả hình cầu ruột thân chứa nhiều bột ăn được cuống cụm hoa có nước ngọt để làm rượu và nấu đường; còn gọi là cây đoác." " 3 dt. Bệnh làm cho bụng trướng do ứ nước trong ổ bụng hoặc sưng lá lách: Biết rằng báng nước hay là báng con (cd.)." " 4 dt. đphg Khoai mì sắn (cách gọi ở vùng Sông Bé Đồng Nai)." " 5 dt. ống mai ống bương để đựng nước." " 6 đgt. đphg Húc: Hai con trâu báng lộn." 7 đgt. Cốc: báng vào đầu báng đầu thằng trọc chẳng nể lòng ông sư (tng.).
báng bổ
đgt. Chế giễu thần thánh: Có thể không tin nhưng không nên báng bổ.
banh
1 d. Nơi giam tù bị kết án nặng trong một số khu nhà tù lớn dưới chế độ tư bản thực dân. Các banh ở Côn Đảo. 2 d. (ph.). Bóng. Đá banh. 3 đg. Mở to hai bên ra. Banh mắt nhìn. Banh ngực (ph.; phanh áo ra). " 4 t. (ph.; thường dùng phụ sau đg.). Tan tành vụn nát. Phá banh ấp chiến lược."
bành
dt. Ghế có lưng tựa tay vịn được mắc chặt trên lưng voi: ngồi trên bành voi.
bành trướng
đgt. (H. bành: nước chảy mạnh; trướng: nước dâng lên) Lan rộng ra; Xâm lấn các đất đai ở gần: Chính sách bành trướng đã lỗi thời.
bảnh
t. 1 (kng.). Sang và đẹp một cách khác thường. Diện bảnh. 2 (ph.). Cừ giỏi. Tay lao động bảnh.
bảnh bao
tt. Trau chuốt tươm tất trong cách ăn mặc có ý trưng diện: Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao (Truyện Kiều).
bánh
1 dt. Thứ ăn chín làm bằng bột hoặc gạo có chất ngọt hoặc chất mặn hoặc chất béo: Đồng quà tấm bánh (tng). 2 dt. Khối nhỏ những thứ có thể ép lại hoặc xếp lại thành một hình nhất định: Bánh thuốc lào; Bánh pháo. 3 dt. Bánh xe nói tắt: Xe châu dừng bánh cửa ngoài (K).
bánh bao
d. Bánh làm bằng bột mì ủ men hấp chín có nhân mặn hoặc ngọt.
bánh lái
dt. Bộ phận hình tròn xoay được dùng để lái xe hơi máy cày: Uống rượu mà cầm bánh lái xe hơi thì nguy hiểm quá.
bánh mì
d. Bánh làm bằng bột mì ủ men nướng chín trong lò dùng làm món ăn chính ở một số nước.
bánh tráng
đphg Nh. Bánh đa.
bao
1 dt. 1. Đồ dùng để đựng vật rắn: Bao xi-măng; Bao diêm 2. Lớp bọc ở ngoài: Bánh có bao bột 3. Túi vải thắt ngang lưng: Ngang lưng thì thắt bao bàng (cd). " 2 đgt. 1. Bọc kín gói kín: Lấy tờ báo bao quần áo 2. Che chung quanh: Luỹ tre xanh bao quanh làng." " 3 đgt. 1. Trợ cấp nuôi dưỡng giấu giếm: Bao gái 2. Trả tiền thay cho người khác: Bao bữa tiệc rượu ở nhà hàng." " 4 tt. Nhiều: Bao phen gian khổ. // trgt. Như Bao nhiêu; Bao lâu: Nhớ biết bao; Quản bao tháng đợi năm chờ (K)." " 5 trgt. Không chẳng: Bao quản; Bao nài."
bao bì
d. 1 Đồ dùng làm vỏ bọc ở ngoài để đựng để đóng gói hàng hoá (nói khái quát). Hàng không đóng gói được vì thiếu bao bì. Sản xuất chai lọ làm bao bì cho ngành dược. 2 Việc bao bọc bằng vật liệu thích hợp để chứa đựng bảo quản chèn lót và chuyên chở hàng hoá.
bao biện
1 đgt. Làm thay cả việc vốn thuộc phận sự của người khác: tác phong bao biện Người nào có việc nấy không thể bao biện cho nhau được. " 2 đgt. thgtục Chống chế lại với đủ lí lẽ nguyên cớ làm cho khó có thể bác bỏ hoặc quy trách nhiệm: đã sai lại còn bao biện chỉ giỏi bao biện không bao biện nổi."
bao bọc
đgt. 1. Che khắp chung quanh: Lớp không khí bao bọc Trái đất 2. Che chở bênh vực: Cấp trên bao bọc cấp dưới.
bao dung
t. Có độ lượng rộng lượng với mọi người. Tấm lòng bao dung.
bao giờ
dt. 1. Khoảng thời gian nào đó chưa rõ hoặc chưa muốn nói ra: Bao giờ mới biết kết quả? Chuyện ầấy xảy ra từ bao giờ? Bao giờ anh ta đến hãy hay. 2. Bất kì khoảng thời gian nào không trừ thời điểm nào: Bao giờ anh ta cũng nói như thế Bao giờ cũng vậy.
bao gồm
đgt. Chứa tất cả ở trong: Bao gồm đủ các tầng lớp trong xã hội (HCM).
bao hàm
đg. Chứa đựng bên trong mang bên trong (nói về cái nội dung trừu tượng). Bao hàm nhiều ý nghĩa.
bao la
tt. Rộng lớn vô cùng tận không thể bao quát được trong tầm mắt: Biển rộng bao la Những cánh đồng bao la bát ngát. " (xã) h. mai Châu t. Hoà Bình."
bao lơn
dt. Chỗ nhô ra ngoài tầng gác có cửa thông với phòng trong và có lan can quây chung quanh: Đứng trên bao lơn nhìn xuống đường phố.
bao nhiêu
đ. 1 Số lượng nào đó không rõ nhiều hay ít (thường dùng để hỏi). Hỏi xem cần bao nhiêu? Cao bao nhiêu? Trong bao nhiêu lâu? Trăng bao nhiêu tuổi trăng già?... (cd.). Bao nhiêu cũng được. ...Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu (cd.). 2 (thường dùng trong câu cảm xúc hoặc câu có ý phủ định). Số lượng hoặc mức độ không biết chính xác nhưng nghĩ là nhiều lắm. Bao nhiêu là cờ! Vinh dự bao nhiêu lớp người mới! 3 (dùng trong câu có ý phủ định). Số lượng không nói rõ nhưng biết là không nhiều gì. Không đáng bao nhiêu. Có bao nhiêu tiền đâu!
bao tay
dt. 1. Tất tay (thường của trẻ sơ sinh). 2. Túi nhỏ thon để bao tay người chết.
bao thơ
dt. Từ miền Nam chỉ phong bì: Cho bức ảnh vào bao thơ.
bao tử
1 d. (thường dùng phụ sau d.). Động vật còn là thai trong bụng mẹ hoặc quả mới thành hình còn rất non. Lợn bao tử. Mướp bao tử. 2 d. (ph.). Dạ dày.
bao vây
đgt. 1. Cô lập từ nhiều phía giữa bộ phận này với bộ phận khác để ngăn chặn làm cho bế tắc: bao vây căn cứ chỉ huy của địch. 2. Tìm mọi cách để ngăn giữ không cho tiếp cận nhằm giành độc quyền về mặt quan hệ.
bào
1 dt. Đồ dùng của thợ mộc có lưỡi thép đặt ngang để nạo nhẵn mặt gỗ: Có nhiều thứ bào có lưỡi to nhỏ khác nhau. // đgt. 1. Dùng bào để cho mặt gỗ được nhẵn: Mặt bàn này chưa bào được thực nhẵn 2. Làm cho đau xót: Sinh càng thảm thiết khát khao như nung gan sắt như bào lòng son (K). 2 dt. áo dài có tay rộng (cũ): Giọt châu thánh thót thấm bào (K).
bào chế
đg. Chế biến thành thuốc chữa bệnh.
bào chữa
đgt. Dùng nhiều lí lẽ chứng cớ để bênh vực cho hành vi của ai đó đang bị xem là phạm pháp hoặc đang bị lên án: Luật sư bào chữa cho bị cáo không thể bào chữa cho hành động sai trái của mình.
bào thai
dt. (H. bào: bọc; thai: con trong bụng) Thai còn nằm trong bụng mẹ: Bào thai đã hẹn nhân duyên: Quạt ngà trâm ngọc kết nguyền họ Phan (PhTr).
bảo
đg. 1 Nói ra điều gì đó với người ngang hàng hay người dưới. Bảo sao nghe vậy. Ai bảo anh thế? Trâu ơi ta bảo trâu này... (cd.). Ai không đi thì bảo? (kng.; hàm ý hăm doạ). 2 Nói cho biết để phải theo đó mà làm. Bảo gì làm nấy. Gọi dạ bảo vâng. Bảo nó ở lại.
bảo an
I. đgt. Giữ gìn an ninh. II. Nh. Địa phương quân. " (phường) tx. Phan Rang Tháp Chàm t. Ninh Thuận."
bảo chứng
đgt. (H. bảo: chịu trách nhiệm; chứng: nhận thực) Bảo đảm cho: Dùng tiền kí quĩ để bảo chứng sự vay vốn.
bảo đảm
I đg. 1 Làm cho chắc chắn thực hiện được giữ gìn được hoặc có đầy đủ những gì cần thiết. Bảo đảm hoàn thành kế hoạch. Bảo đảm quyền dân chủ. Đời sống được bảo đảm. 2 Nói chắc chắn và chịu trách nhiệm về lời nói của mình để cho người khác yên lòng. Tôi bảo đảm là có thật như vậy. Xin bảo đảm giữ bí mật. 3 Nhận và chịu trách nhiệm làm tốt. Mỗi lao động bảo đảm một hecta diện tích gieo trồng. Bảo đảm nuôi dạy các cháu. " II t. (kng.). Chắc chắn không có gì đáng ngại. Dây bảo hiểm rất ." III d. Sự thực hiện được hoặc giữ được. Đường lối đúng đắn là bảo đảm chắc chắn cho thắng lợi.
bảo hiểm
I. đgt. 1. Giữ phòng để khỏi xảy ra tai nạn nguy hiểm: mang dây bảo hiểm khi làm việc ở trên cao mặc áo bảo hiểm. 2. Trợ giúp hay đền bù về vật chất khi đau ốm tai nạn trong trường hợp đương sự tham gia hoạt động bảo hiểm: bảo hiểm xã hội. II. dt. Một hình thức phân phối lại thu nhập quốc dân nhằm hình thành một loại quỹ tiền tệ dùng bù đắp lại những tổn thất do thiên tai tai nạn và những rủi ro khác gây ra.
bảo hòa
Bảo Hoà (xã) h. Xuân Lộc t. Đồng Nai.
bảo hộ
đgt. (H. bảo: giữ gìn; hộ: che chở) Giúp đỡ che chở: Bảo hộ ngoại kiều Chế độ bảo hộ chế độ thực dân cai trị với một chính quyền bản xứ bù nhìn: Thực dân Pháp đặt chế độ bảo hộ ở nước ta trong gần một thế kỉ Màu bảo hộ Màu sắc của một số động vật giống màu sắc của cây cỏ hay đất cát chỗ động vật ở khiến các giống khác không trông thấy: Nhờ màu bảo hộ một số loài bò sát có thể tự vệ Thuế quan bảo hộ Thuế đánh khá cao vào hàng hoá ngoại quốc nhập khẩu nhằm bảo vệ sản phẩm trong nước: Phải có thuế quan bảo hộ đối với những sản phẩm mà các nhà máy ta sản xuất.
bảo mật
đg. Giữ bí mật của nhà nước của tổ chức. Bảo mật phòng gian. Nội quy bảo mật của cơ quan.
bảo quản
đgt. Giữ gìn trông nom để khỏi hư hỏng hao hụt: bảo quản máy móc bảo quản hồ sơ.
bảo tàng
tt. (H. bảo: quí: tàng: cất giữ) Nói nơi giữ gìn trân trọng những di tích lịch sử: Tấm lòng bạn như lò nung rực nóng như bức tranh trong viện bảo tàng (X-thuỷ).
bảo thủ
đg. (hoặc t.). Duy trì cái cũ sẵn có không chịu thay đổi không chịu đổi mới. Bảo thủ ý kiến. Đầu óc bảo thủ.
bảo trợ
đgt. Trợ giúp đỡ đầu: bảo trợ học đường các nhà bảo trợ.
bảo vệ
đgt. (H. bảo: giữ; vệ: che chở) 1. Giữ gìn cho khỏi hư hỏng: Ta phải giáo dục cho học trò ý thức bảo vệ thiên nhiên (PhVĐồng) 2. Giữ gìn an toàn cho một cơ quan hay một nhân vật: Thành lập ban bảo vệ nhà máy 3. Bênh vực bằng lí lẽ xác đáng: Bảo vệ ý kiến của mình trong hội nghị 4. Trình bày luận án của mình trước một hội đồng và giải đáp những lời phản biện: Bảo vệ luận án tiến sĩ về sinh học. // dt. Người phụ trách giữ gìn an toàn cho một cơ quan hay một nhân vật: Người bảo vệ đi theo thủ tướng.
bão
1 d. Gió xoáy trong phạm vi rộng trong một vùng có áp suất không khí giảm xuống rất thấp thường phát sinh từ biển khơi có sức phá hoại dữ dội do gió lớn mưa to. Cơn bão to. 2 d. Chứng đau bụng xuyên ra sau lưng quặn từng cơn. Đau bão.
bão tuyết
đgt. Bão cuốn theo tuyết tại các vùng thảo nguyên hàn đới.
báo
1 dt. (động) Loài thú cùng họ với hổ lông có những đốm nhỏ màu sẫm: Báo chết để da người ta chết để tiếng (tng). " 2 dt. Xuất bản phẩm có định kì đăng tin tức bài viết tranh ảnh để thông tin tuyên truyền vận động nghiên cứu nghị luận đấu tranh tư tưởng: Báo hằng ngày; Báo hằng tuần; Báo khoa học." 3 đgt. 1. Nói cho biết: Báo tin mừng 2. Cho nhà chức trách biết một việc đã xảy ra: Báo công an về một vụ trộm. 4 đgt. Đáp lại; Đền lại; Báo ơn. 5 đgt. Tỏ ra bằng dấu hiệu gì: Bông đào chợt đã báo chừng nửa xuân (NĐM). " 6 đgt. Làm phiền làm hại: Chẳng làm ăn gì chỉ báo cha mẹ. // trgt. Bám vào người khác: Nó chỉ ăn báo chú nó."
báo cáo
I đg. 1 Trình bày cho biết tình hình sự việc. Báo cáo công tác lên cấp trên. Báo cáo tình hình sản xuất. Nghe báo cáo về thời sự. 2 (kng.). Từ dùng để mở đầu khi nói với cấp trên; thưa (thường dùng trong quân đội). Báo cáo thủ trưởng liên lạc đã về! II d. Bản . Viết báo cáo. Báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội. Đọc báo cáo khoa học.
báo chí
dt. Các loại báo và tạp chí nói chung: công tác báo chí vai trò của báo chí trong công cuộc đổi mới xã hội.
báo động
đgt. (H. báo: cho biết; động: không yên) Báo cho biết tình hình nguy ngập: Có những tiếng súng báo động tầu bay (NgTuân). // tt. Đáng lo ngại đáng quan tâm: Suy thoái về đạo đức đến mức báo động ở một số người (VNgGiáp).
báo hiếu
đg. 1 (cũ; id.). Đền đáp công ơn cha mẹ. 2 (cũ). Lo việc ma chay chu đáo khi cha mẹ chết.
báo hiệu
đgt. 1. Báo cho biết bằng tín hiệu dấu hiệu riêng: bắn một phát súng báo hiệu vỗ tay báo hiệu. 2. Báo cho biết điều gì xảy ra bằng dấu hiệu tự nhiên: Ráng mỡ gà báo hiệu sắp có bão Chim én bay về báo hiệu mùa xuân đến.
báo hỷ
(id.). x. báo hỉ.
báo oán
đgt. Trả thù một cách đích đáng kẻ trước đây đã làm hại mình: báo ơn báo oán phân minh.
báo ơn
đg. (id.). Đền ơn bằng việc làm tương xứng.
báo thức
đgt. Đánh thức người đang ngủ dậy theo đúng giờ đã định: đồng hồ báo thức kẻng báo thức.
báo ứng
đgt. (H. báo: cho biết; ứng: hợp với) Đáp lại việc thiện việc ác do một sức thiêng liêng theo mê tín: Xem cơ báo ứng biết tay trời già (LVT).
bạo
1 (ph.). x. bậu1 (bậu cửa). " 2 t. Có cử chỉ hành động tỏ ra là không rụt rè không e ngại. Người nhát nát người bạo (tng.). Cử chỉ rất bạo. Bạo miệng." " 3 t. (cũ hoặc ph.). Khoẻ mạnh."
bạo bệnh
dt. Bệnh mới phát dữ dội hoặc đột phát nguy cấp.
bạo chúa
dt. (H. bạo: hung dữ; chúa: vua chúa) Vua chúa hung ác: Lấy nhân nghĩa thắng hung tàn bạo chúa (Tố-hữu).
bạo động
đg. (hoặc d.). Dùng bạo lực nổi dậy nhằm lật đổ chính quyền. Đàn áp cuộc bạo động.
bạo hành
dt. Hành vi bạo ngược.
bạo lực
dt. (H. bạo: dữ; lực: sức) Sức mạnh dùng để trấn áp kẻ địch: Dùng bạo lực để lật đổ chính quyền phản động.
bạo ngược
t. Tàn ác một cách hết sức ngang ngược bất chấp công lí đạo lí. Những hành động bạo ngược của một bạo chúa.
bạo phát
đgt. Xẩy ra một cách đột ngột dữ dội: cơn bệnh bạo phát.
bát
1 dt. 1. Đồ dùng để đựng thức ăn thức uống: Có bát sứ tình phụ bát đàn (tng) 2. Lượng chứa trong một bát: Cơm ba bát áo ba manh (tng) 3. Đồ dùng trong bữa ăn: Ăn xong rửa bát 4. Lương thực hằng ngày nói chung: Có bát ăn bát để (tng). " 2 dt. Bát phẩm nói tắt: Từ ngày được lĩnh bằng bát phẩm ông ấy được gọi là ông bát." " 3 dt. Quân bài tổ tôm hay bất trên đó có ghi chữ bát (nghĩa là tám): Bát văn bát vạn bát sách là một phu." " 4 đgt. Lái cho thuyền đi về phía phải (trái với cạy): Một con thuyền cạy bát bến giang (cd)."
bát âm
d. Tám thứ âm sắc do tám loại nhạc khí tạo nên dùng trong âm nhạc cổ truyền (nói tổng quát).
bát hương
dt. Vật có hình trụ hoặc như hình chiếc bát dùng để cắm hương ở bàn thờ.
bát ngát
tt trgt. Rộng mênh mông: Đồng quê bát ngát xôn xao (HCận).
bát nháo
t. (kng.). Hết sức lộn xộn lung tung. Đồ đạc để bát nháo. Nói bát nháo.
bạt
1 (F. bâche) dt. Vải dày cứng thô thường dùng che mưa nắng: che bạt làm rạp vải bạt. 2 x. Não bạt. 3 (baht) dt. Đơn vị tiền tệ của Thái Lan. " 4 đgt. 1. San bằng: bạt mô đất bạt núi ngăn sông. 2. Dạt đi bật khỏi: Mỗi người bạt đi một nơi." 5 đgt. (Dùng tay) đánh mạnh vào tai hay gáy: bạt một cái vào tai.
bạt mạng
tt trgt. Liều lĩnh quá (thtục): Ăn chơi bạt mạng.
bạt ngàn
t. Nhiều vô kể và trên một diện tích rất rộng. Rừng núi bạt ngàn. Lúa tốt bạt ngàn.
bàu
dt. Chỗ sâu trũng như ao vũng thường ở ngoài đồng: bàu sen Cá bàu ngon hơn cá đồng Tháng năm tát cá dưới bàu Nắng ơi là nắng dãi dầu vì ai (cd.).
báu vật
d. Vật quý.
bay
1 dt. 1. Dụng cụ có lưỡi bằng sắt hoặc thép mỏng cán tròn dùng để xây trát miết cho phẳng: dùng bay trát nhà bay thợ xây. 2. Dao mỏng hình lá trúc dùng để cạo sơn dầu khi vẽ. 3. Dụng cụ có thân tròn hai đầu mỏng vát dùng để gọt khoét khi nặn tượng. " 2 I. đgt. 1. Di chuyển trên không trung: Chim bay Máy bay đang bay trên trời. 2. Phất phơ chuyển động theo làn gió: Cờ bay trên đỉnh tháp. 3. Di chuyển chuyển động hết sức nhanh: Đạn bay vèo vèo. 4. Đi bằng máy bay: Nghe tin ấy anh vội bay về nhà. 5. Phai nhạt biến mất: áo bay màu Rượu bay hết mùi. II. pht. Một cách dễ dàng nhanh chóng: chối bay cãi bay Việc này nó làm bay." 3 dt. Mày: Tụi bay uống dữ quá mẹ con nhà bay.
bay bướm
tt. 1. Nhẹ nhàng và bóng bảy: Lời văn bay bướm 2. Nhẹ và mỏng: Những tà áo nâu mềm mại bay bướm (Ng-hồng).
bay hơi
đg. (Chất lỏng) chuyển thành hơi ở lớp bề mặt. Nước bay hơi.