title
stringlengths 1
250
| url
stringlengths 37
44
| text
stringlengths 1
4.81k
|
---|---|---|
Zeki Amdouni | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19817783 | Mohamed Zeki Amdouni (sinh ngày 4 tháng 12 năm 2000) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Thụy Sĩ, thi đấu ở vị trí tiền đạo cho câu lạc bộ Burnley tại Premier League và đội tuyển quốc gia Thụy Sĩ. |
Micheal Gregoritsch | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19817795 | Michael Gregoritsch (sinh ngày 18 tháng 4 năm 1994) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Áo thi đấu ở vị trí tiền vệ hoặc tiền đạo cho câu lạc bộ SC Freiburg tại Bundesliga và đội tuyển quốc gia Áo. |
Sargocentron spiniferum | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19817796 | Sargocentron spiniferum là một loài cá biển thuộc chi "Sargocentron" trong họ Cá sơn đá. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1775.
Từ nguyên.
Từ định danh "spiniferum" được ghép bởi hai âm tiết trong tiếng Latinh: "spinus" ("gai, ngạnh") và "ferum" (bắt nguồn từ "fero", "người mang theo"), hàm ý đề cập đến ngạnh rất dài ở xương trước nắp mang của loài cá này.
Phân bố và môi trường sống.
"S. spiniferum" có phân bố rộng khắp vùng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, từ Biển Đỏ dọc theo Đông Phi, trải dài về phía đông đến quần đảo Hawaii và đảo Ducie (quần đảo Pitcairn), ngược lên phía bắc đến Nam Nhật Bản (gồm cả quần đảo Ogasawara), giới hạn phía nam đến Nam Phi, Úc và đảo Rapa Iti. Loài này cũng được ghi nhận tại vùng biển Việt Nam, như đảo Lý Sơn, bao gồm quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
"S. spiniferum" sống đơn độc trên rạn san hô, từ đầm phá đến các rạn xa bờ, độ sâu đến ít nhất là 122 m.
Mô tả.
Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở "S. spiniferum" là 53,3 cm, và cũng là loài cá sơn đá lớn nhất họ. Chiều dài trung bình thường bắt gặp là 35 cm.
Cá có màu đỏ, lưng sẫm hơn bụng; vảy cá viền trắng bạc. Một đốm lớn, đỏ thẫm ngay sau mắt, bao quanh bởi vệt sọc trắng. Gốc vây ngực cũng màu đỏ thẫm. Gai vây lưng màu đỏ thẫm. Các vây đều có màu vàng.
Số gai ở vây lưng: 11; Số tia vây ở vây lưng: 14–16; Số gai ở vây hậu môn: 4; Số tia vây ở vây hậu môn: 9–10; Số tia vây ở vây ngực: 14–16; Số vảy đường bên: 41–46.
Sinh thái.
Như những loài cá sơn đá khác, "S. spiniferum" thường ẩn mình dưới các gờ đá vào ban ngày và kiếm ăn ngay khi trời chập tối. Thức ăn của chúng chủ yếu là động vật giáp xác, đặc biệt là cua, nhưng đôi khi cũng ăn cả cá nhỏ.
"S. spiniferum" có thể sống được đến ít nhất là 7 năm, được ghi nhận ở vùng Biển Đỏ của Ai Cập. Như một số loài cá sơn đá khác, "S. spiniferum" được ghi nhận là có thể tạo ra âm thanh. |
Sargocentron spiniferum | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19817796 | Qua giải mã trình tự gen 12S rRNA, "S. spiniferum" được xếp vào nhóm chị em với "Sargocentron caudimaculatum".
Giá trị.
"S. spiniferum" được nhắm mục tiêu trong nghề đánh bắt thủ công. Tuy nhiên, loài này có thể mang độc tố gây ngộ độc ciguatera.
Trong năm 2014, khoảng 200 tấn sản lượng "S. spiniferum" được khai thác trên toàn cầu, riêng nửa phía bắc Biển Đỏ chiếm 55 tấn, nên khu vực này được xác định là ngư trường lớn nhất của loài này. |
Viktor Tsyhankov | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19817797 | Viktor Vitaliiovych Tsyhankov (; sinh ngày 15 tháng 11 năm 1997) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Ukraina thi đấu ở vị trí tiền vệ cho câu lạc bộ Girona tại La Liga và đội tuyển quốc gia Ukraina. |
Johan Bakayoko | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19817798 | Saint-Cyr Johan Bakayoko (sinh ngày 20 tháng 4 năm 2003) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Bỉ thi đấu ở vị trí tiền vệ cho câu lạc bộ PSV Eindhoven tại Eredivisie và đội tuyển quốc gia Bỉ. |
Đánh bắt cá ở Bangladesh | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19817816 | Đánh bắt cá ở Bangladesh ("Fishing in Bangladesh") là việc khai thác, đánh bắt nguồn lợi cá và thủy hải sản ở Bangladesh. Bangladesh là một quốc gia ven biển tuyến đầu của Ấn Độ Dương có nguồn tài nguyên biển rất dồi dào ở vịnh Bengal. Quốc gia này có vùng đặc quyền kinh tế rộng 41.000 dặm vuông (110.000 km2), chiếm 73% diện tích đất nước. Mặt khác, Bangladesh là một quốc gia nhỏ và đang phát triển bị quá tải với áp lực dân số gần như không thể chịu nổi. Trong quá khứ, người dân Bangladesh chủ yếu phụ thuộc vào nguồn đạm (protein) trên đất liền. Tuy nhiên, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra liên tục đã tiêu tốn diện tích đất đai vốn hạn hẹp, hiện giờ họ không có cách nào khác ngoài việc thu hoạch lượng protein dưới nước khổng lồ từ vịnh Bengal để có thể đáp ứng nhu cầu trong nước. Loại cá làm thực phẩm ở địa phương nói chung là các giống cá nước ngọt.
Hơn 80% lượng protein động vật trong chế độ ăn uống của người dân Bangladesh đến từ cá. Sản lượng cá chiếm đến 6% GDP trong năm tài chính 1970, nhiều hơn gần 50% so với sản xuất công nghiệp hiện đại vào thời điểm đó. Hầu hết các ngư dân thương mại là những người theo đạo Hindu thuộc đẳng cấp thấp, những người kiếm đủ sống bằng cách làm việc trong những điều kiện thô sơ và nguy hiểm. Họ đem đến kỹ năng và sự khéo léo cao trong công việc, nhất là khi chứng kiến cái cách mà người ta làm cá điêu luyện điệu nghệ ở các chợ cá ("fish cutting in Bangladesh"); một vài trong số những người còn dám nghĩ dám làm với phương pháp đánh bắt bằng rái cá đã thuần hóa, chúng cư xử như những con chó chăn cừu, bơi dưới nước, lùa những con cá về phía lưới của ngư dân (và được thưởng cho mình một phần đánh bắt).
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp quốc (FAO) đã hỗ trợ ngành tôm và đánh bắt cá đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng và an toàn cá dựa trên Phân tích mối nguy Điểm kiểm soát tới hạn (HACCP). Tôm trong tự nhiên gắn liền với rừng ngập mặn. Các cửa sông ngập mặn như những cửa sông được tìm thấy ở Sundarbans phía tây nam Bangladesh có hệ sinh thái năng suất đặc biệt phong phú và cung cấp bãi đẻ cho tôm và cá. |
Đánh bắt cá ở Bangladesh | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19817816 | Nuôi tôm thâm canh thường liên quan đến việc chuyển đổi rừng ngập mặn thành ao nước mặn để nuôi tôm lớn. Tôm khô và cá khô là biểu tượng của ẩm thực Bangladesh. Tuy nhiên, theo báo cáo năm 2014 của Cục Lao động Quốc tế chúng cũng được xếp hạng trong số những hàng hóa được sản xuất từ lao động trẻ em và lao động cưỡng bức ở Bangladesh. Bộ Lao động Hoa Kỳ cũng báo cáo rằng "một số trẻ em làm việc trong điều kiện lao động cưỡng bức trong lĩnh vực đánh bắt cá khô để giúp gia đình trả nợ cho những người cho vay tiền địa phương". |
Simon Elisor | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19817822 | Simon Elisor (sinh ngày 22 tháng 7 năm 1999) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Pháp hiện tại đang thi đấu ở vị trí tiền đạo cho câu lạc bộ Metz tại Ligue 1.
Sự nghiệp thi đấu.
Ajaccio.
Elisor bắt đầu sự nghiệp của mình tại câu lạc bộ Istres, trước khi gia nhập đội dự bị của AC Ajaccio.
Anh ra mắt chuyên nghiệp cho đội bóng vào ngày 29 tháng 8 năm 2020, khi vào sân thay cho Faiz Mattoir trong trận thua 1-0 trước Caen tại Ligue 2. Ngày 4 tháng 10 năm 2020, anh ghi bàn thắng đầu tiên cho đội bóng trong thất bại 5-1 trước Auxerre.
Ngày 26 tháng 1 năm 2021, anh ký hợp đồng chuyên nghiệp đầu tiên với AC Ajaccio, đồng thời được cho mượn tại FC Sète.
Cho mượn tại Villefranche.
Trong mùa giải 2021-2022, anh được cho mượn tại FC Villefranche, và ghi 17 bàn thắng sau 34 trận, bao gồm chuỗi 13 bàn thắng trong 14 trận. Anh cũng đã giành được danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất tháng 4, trong đó anh đã ghi được 5 bàn thắng.
Seraing.
Ngày 11 tháng 7 năm 2022, anh ký hợp đồng có thời hạn 4 năm với Seraing.
Laval.
Tháng 1 năm 2023, anh tiếp tục được đem cho mượn, lần này là tại Stade Lavallois cho đến cuối mùa giải.. Vào cuối mùa giải, anh có nhiều bàn thắng, trong đó có cú đúp vào lưới Bastia vào ngày 6 tháng 5.
Metz.
Vào ngày 5 tháng 7 năm 2023, anh ký bản hợp đồng có thời hạn đến năm 2026 với câu lạc bộ Metz. |
Volodymyr Vasylyovych Shcherbytsky | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19817825 | Volodymyr Vasylyovych Shcherbytsky (17 tháng 2 năm 1918 – 16 tháng 2 năm 1990) là một chính trị gia Liên Xô người Ukraina. Ông là Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Ukraina từ năm 1972 đến năm 1989.
Đầu đời.
Shcherbytsky sinh ra tại Verkhnodniprovsk vào ngày 17 tháng 2 năm 1918, con của Vasily Grigorievich Shcherbytsky (1890-1949) và Tatyana Ivanovna Shcherbitskaya (1898-1990), chỉ hai tuần sau khi lực lượng Xô viết tiếp quản thành phố trong Chiến tranh Ukraina-Xô viết. Trong những năm đi học, ông từng là một nhà hoạt động và là thành viên của Komsomol từ năm 1931. Năm 1934, khi còn đi học, ông trở thành người hướng dẫn và vận động cho ủy ban quận của Komsomol. Năm 1936, ông vào Khoa Cơ khí tại Học viện Công nghệ Hóa học Dnepropetrovsk. Trong thời gian đào tạo, ông làm việc với tư cách là người vẽ sơ đồ thiết kế, nhà thiết kế và người điều khiển máy nén khí trong các nhà máy tại Dnepropetrovsk. Shcherbytsky tốt nghiệp Học viện Công nghệ Hóa học Dnepropetrovsk năm 1941 và cùng năm đó trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Liên Xô.
Sự nghiệp quân sự.
Sau khi Đức xâm lược Liên Xô vào tháng 6 năm 1941, Shcherbytsky được huy động vào hàng ngũ của Hồng quân. Vì tốt nghiệp chuyên ngành thiết bị và máy móc hóa học, ông được cử đi học ngắn hạn tại Học viện Quân sự Phòng hóa mang tên Voroshilov, cơ quan này đã sơ tán từ Moskva đến Samarkand tại CHXHCNXV Uzbekistan. Sau khi tốt nghiệp, Shcherbytsky được bổ nhiệm làm trưởng đơn vị hóa học thuộc Trung đoàn Bộ binh 34 thuộc Sư đoàn Bộ binh 473 của Phương diện quân Ngoại Kavkaz. Vào tháng 11 năm 1941, sư đoàn được thành lập tại các thành phố Baku và Sumgayit tại CHXHCNXV Azerbaijan. Vào ngày 8 tháng 1 năm 1942, sư đoàn này được đổi tên thành Sư đoàn bộ binh 75, và vào tháng 4 cùng năm thì Shcherbytsky cùng sư đoàn tham gia cuộc xâm lược Iran của Anh-Xô. Cùng năm đó, ông phục vụ trong một lữ đoàn xe tăng.
Vào tháng 3 năm 1943, Shcherbytsky được chuyển đến cục hóa học tại sở chỉ huy của Phương diện quân Ngoại Kavkaz, ông phục vụ tại đây cho đến khi chiến tranh kết thúc. |
Volodymyr Vasylyovych Shcherbytsky | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19817825 | Vào tháng 8 năm 1945, Phương diện quân Ngoại Kavkaz được tổ chức lại thành Quân khu Tbilisi và nhiệm vụ quân sự cuối cùng của Shcherbytsky là trợ lý trưởng của cục hóa học của sở chỉ huy quân khu về huấn luyện chiến đấu. Tháng 12 năm 1945, ông xuất ngũ với cấp bậc đại úy.
Sự nghiệp chính trị.
Sau Thế chiến II , ông làm kỹ sư tại Dneprodzerzhynsk (nay là Kamianske). Từ năm 1948 Shcherbytsky là công chức đảng trong Đảng Cộng sản Liên Xô. Năm 1948, ông được bổ nhiệm làm Bí thư thứ hai của đảng ủy cộng sản thành phố Dniprodzerhynsk, ngay sau khi Leonid Brezhnev đảm nhận chức vụ Bí thư thứ nhất của đảng ủy khu vực. Ông kế nhiệm Brezhnev làm bí thư thứ nhất vào tháng 11 năm 1955. Tháng 12 năm 1957, ông được bổ nhiệm làm một bí thư trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Ukraina. Tháng 2 năm 1961, ông được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Ukraina, chức vụ cao thứ hai trong nước cộng hòa, nhưng vào tháng 6 năm 1963, ngay sau khi Petro Shelest được bổ nhiệm làm Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Ukraina, Shcherbytysky được chuyển sang chức vụ cấp thấp hơn là Bí thư thứ nhất đảng ủy khu vực Dnepropetrovsk. Vào ngày 16 tháng 10 năm 1965, sau khi Brezhnev lên đến vị trí tối cao với tư cách là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, Shcherbytsky được khôi phục vị trí cũ của mình là người đứng đầu chính phủ Ukraina.
Vào tháng 5 năm 1972, Shelest được chuyển đến Moskva và được bầu làm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô. Do bước phát triển chính trị này, Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Ukraina bầu Shcherbytysky làm Bí thư thứ nhất mới của họ; đây là chức vụ chính trị cao nhất trong CHXHCNXV Ukraina. Trong khi người tiền nhiệm của ông đã duy trì một mức độ độc lập với Moskva và khuyến khích một cách hạn chế nền văn hóa Ukraina bản địa, thì Shcherbytsky luôn trung thành với Brezhnev và thực hiện chính sách phù hợp. Tổng cộng, khoảng 37.000 đảng viên và quan chức chính phủ do Shelest bổ nhiệm đã bị thanh trừng- bị loại khỏi chức vụ của họ hoặc chuyển sang các vị trí chính trị ít ảnh hưởng hơn. |
Volodymyr Vasylyovych Shcherbytsky | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19817825 | Họ bị buộc tội mềm mỏng đối với chủ nghĩa dân tộc Ukraina - đàn áp chủ nghĩa dân tộc là một chính sách được Liên Xô thực hiện trong lịch sử nhằm duy trì hòa bình giữa các dân tộc trong biên giới của đất nước. Nổi tiếng nhất là nhà văn nổi tiếng người Ukraina Ivan Dziuba, đã bị kết án 5 năm trong trại lao động vì một ấn phẩm bị coi là đe dọa đến tình hữu nghị giữa nhân dân Liên Xô.
Nga hóa.
Quyền cai trị của ông đối với CHXHCNXV Ukraina có đặc trưng là các chính sách mở rộng về tái tập trung hóa và đàn áp những người bất đồng chính kiến kèm theo một cuộc tấn công rộng rãi vào văn hóa Ukraina và tăng cường Nga hóa. Trong thời gian Shcherbytsky cầm quyền, các vụ bắt giữ hàng loạt đã được thực hiện nhằm tống giam bất kỳ thành viên nào của giới trí thức dám bất đồng với các chính sách chính thức của nhà nước. Các tù nhân chính trị sau khi hết hạn bản án ngày càng nhiều người bị bắt giữ lại và chịu các bản án mới về tội hoạt động tội phạm. Việc giam giữ trong các viện tâm thần đã trở thành một phương pháp đàn áp chính trị mới. Báo chí tiếng Ukraina, các tổ chức học thuật và văn hóa vốn đã phát triển mạnh mẽ dưới thời Shelest, người tiền nhiệm của Shcherbytsky, đã bị Shcherbytsky đàn áp. Shcherbytsky cũng nhấn mạnh việc nói tiếng Nga tại các buổi họp chính thức trong khi Shelest nói tiếng Ukraina trong các sự kiện công cộng. Trong một bài phát biểu vào tháng 10 năm 1973 trước các đảng viên, Shcherbytsky tuyên bố rằng với tư cách là một "lực lượng theo chủ nghĩa quốc tế", người Ukraina có ý muốn "bày tỏ tình hữu nghị và tình anh em với tất cả nhân dân đất nước chúng tôi, nhưng trước hết là hướng về nhân dân Nga vĩ đại, văn hóa của họ, ngôn ngữ của họ - ngôn ngữ của Cách mạng, của Lenin, ngôn ngữ của sự giao lưu và đoàn kết quốc tế". Ông cũng tuyên bố rằng "kẻ thù lớn nhất của nhân dân Ukraina" là "chủ nghĩa dân tộc tư sản Ukraina cũng như chủ nghĩa Zion quốc tế". During Shcherbytsky's rule, Ukrainian-language education was greatly scaled back.
Khía cạnh khác.
Shcherbytsky là một nhân vật có ảnh hưởng tại Liên Xô. |
Volodymyr Vasylyovych Shcherbytsky | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19817825 | Vào tháng 4 năm 1971, ông được thăng chức thành viên Bộ Chính trị Liên Xô, trong cơ quan này ông vẫn là đồng minh thân cận của Leonid Brezhnev. Căn cứ quyền lực của ông được cho là một trong những nơi tham nhũng và bảo thủ nhất trong số các nước cộng hòa thuộc Liên Xô. Trong thời gian ông cầm quyền từ năm 1972 đến 1989, nền kinh tế Ukraina tiếp tục sa sút.
Năm 1982, có tin đồn trong Điện Kremlin rằng vì sức khỏe suy yếu nên Brezhnev đã lên kế hoạch từ bỏ chức vụ Tổng Bí thư Đảng Cộng sản tại Hội nghị Trung ương sắp tới và bàn giao cho Shcherbytsky, nhưng khi Brezhnev đột ngột qua đời, vị trí của ông thuộc về Yuri Andropov.
Đến khi nhà cải cách Mikhail Gorbachev nắm quyền tại Liên Xô, người này muốn cách chức Shcherbytsky ngay lập tức do đường lối cai trị cứng rắn của ông. Tuy nhiên, Gorbachev quyết định cho phép ông tại vị thêm vài năm nhằm khiến cho phong trào dân tộc chủ nghĩa Ukraina bị khuất phục.
Thảm họa Chernobyl.
Sau thảm họa Chernobyl năm 1986, Shcherbytsky được lệnh của Tổng bí thư Gorbachev tiến hành cuộc diễu hành Ngày Quốc tế Lao động như thường lệ tại Khreshchatyk của Kiev vào ngày 1 tháng 5, để thể hiện cho mọi người rằng không có lý do gì phải hoảng sợ. Ông tiến hành kế hoạch này theo sắp xếp, dù biết rằng có nguy cơ phát tán bệnh phóng xạ, thậm chí còn đưa cháu trai của mình là Volodya đến dự lễ kỷ niệm. Nhưng ông đến muộn và than phiền với các phụ tá: "Ông ấy nói với tôi: 'Bạn sẽ đặt thẻ đảng của mình lên bàn nếu bạn làm hỏng cuộc diễu hành'."
Vào ngày 20 tháng 9 năm 1989, Shcherbytsky mất tư cách thành viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô trong một cuộc thanh trừng các thành viên bảo thủ do Gorbachev thúc đẩy. Tám ngày sau, ông bị cách chức lãnh đạo Đảng Cộng sản Ukraina trong một hội nghị toàn thể tại Kiev do đích thân Gorbachev chủ trì.
Qua đời.
Shcherbytsky qua đời vào ngày 16 tháng 2 năm 1990 - một ngày trước sinh nhật lần thứ 72 của ông, cũng là lúc ông được cho là sẽ làm chứng tại Xô Viết Tối cao của CHXHCNXV Ukraina về các sự kiện liên quan đến thảm họa Chernobyl. |
Volodymyr Vasylyovych Shcherbytsky | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19817825 | Mặc dù phiên bản chính thức tuyên bố rằng nguyên nhân cái chết là do viêm phổi, nhưng có người cho rằng ông tự sát bằng cách tự bắn bằng súng carbine của ông, "không thể giải quyết không những việc kết thúc sự nghiệp của mình mà còn cả việc kết thúc trật tự chính trị và xã hội mà ông cả đời phục vụ". và đã để lại một bức thư tuyệt mệnh giải thích cho vợ cách xử lý số tiền trong tài khoản tiết kiệm của mình. Ông được an táng trong nghĩa trang Baikove tại Kyiv.
Một con phố được đặt tên theo Shcherbytsky tại Kamianske nhưng đã được đổi tên thành phố Viacheslav Chornovil vào năm 2016 do luật phi cộng sản hóa của Ukraina. Cùng năm, một con phố mang tên ông tại Dnipro (trước đây là Dnepropetrovsk) được đổi tên thành phố Olena Blavatsky.
Cuộc sống cá nhân.
Shcherbytsky kết hôn với Ariadna Gavrilovna Shcherbitskaya, có họ khai sinh là Zheromskaya (1923–2015) vào ngày 13 tháng 11 năm 1945. Cặp đôi có hai con; con trai Valery (1946-1991) chết vì nghiện rượu và ma túy chỉ một năm sau khi Shcherbytsky mất, và con gái Olga (1953-2014) chết tại một bệnh viện tại Kiev sau một trận ốm nặng và kéo dài. Ông cũng có nhiều cháu và chắt. Olga kết hôn với doanh nhân người Bungari Borislav Dionisiev, khi đó là một người lính trong Quân đội Nhân dân Bungaria và là Tổng lãnh sự của Bungaria tại Odessa, trước khi ly hôn vào một ngày không xác định.
Trao thưởng.
Volodymyr Shcherbytsky từng hai lần được phong tặng Anh hùng Lao động Xã hội chủ nghĩa vào năm 1974 và 1977. Trong thời gian phục vụ công cộng, ông cũng nhận được nhiều giải thưởng và công nhận khác của nhà nước và dân sự, trong đó có Huân chương Lenin (năm 1958, 1968, 1971, 1973, 1977, 1983 và 1988), Huân chương Cách mạng Tháng Mười (năm 1978 và 1982), Huân chương Chiến tranh Vệ quốc hạng I (năm 1985), Huân chương "Vì sự nghiệp bảo vệ Kavkaz" (năm 1944) và nhiều huân chương khác. Ông cũng được Chính phủ Tiệp Khắc trao tặng Huân chương Tháng Hai Chiến thắng (năm 1978).
Phát biểu. |
Volodymyr Vasylyovych Shcherbytsky | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19817825 | Phát biểu.
Năm 1985, một bí thư của Đảng Cộng sản Ukraina là Leonid Kravchuk đề cập các vấn đề ý thức hệ khi chuẩn bị báo cáo cho Shcherbytsky cho các cuộc họp cấp ủy tiếp theo sau hội nghị toàn thể của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Trong báo cáo này, Kravchuk đã đề cập đến từ "perestroika". Ngay khi Shcherbytsky nghe thấy từ đó, ông ngăn Kravchuk lại và hỏi: |
Fastball | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19817826 | Fastball là kiểu ném bóng phổ biến nhất của các cầu thủ giao bóng trong môn bóng chày và bóng mềm. Những "power pitcher", chẳng hạn như cựu cầu thủ người Mỹ Nolan Ryan và Roger Clemens, đã ném fastball với tốc độ (chính thức) và lên tới (không chính thức). Cầu thủ giao bóng ném chậm hơn có thể tạo ra quỹ đạo phức tạp hơn cho quả bóng. |
Samsung Galaxy Tab S9 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19817834 | Samsung Galaxy Tab S9 là một dòng máy tính bảng dựa chạy Android được thiết kế, phát triển và tiếp thị bởi Samsung Electronics. Được ra mắt tại sự kiện Galaxy Unpacked của Samsung vào ngày 26 tháng 7 năm 2023, chúng đóng vai trò là sản phẩm kế thừa cho dòng Galaxy Tab S8. |
Japalak, Osh | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19817835 | Japalak (tiếng Kyrgyz: "Жапалак") là thị trấn nằm ở vùng Osh, Kyrgyzstan. Tính đến năm 2021, dân số ước tính thị trấn này là 4.181 người. |
Samsung Galaxy Watch 6 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19817838 | Samsung Galaxy Watch 6 và Samsung Galaxy Watch 6 Classic (cách điệu là Samsung Galaxy Watch6) là một dòng smartwatches dựa trên Wear OS được phát triển bởi Samsung Electronics. Nó được công bố vào ngày 26 tháng 7 năm 2023. |
Petro Yukhymovych Shelest | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19817843 | Petro Yukhymovych Shelest (14 tháng 2 năm 190822 tháng 1 năm 1996) là một chính trị gia Liên Xô người Ukraina. Ông từng là Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Ukraina, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô và là một đại biểu của Xô viết Tối cao của CHXHCNXV Ukraina.
Sự nghiệp ban đầu.
Petro Shelest sinh ra trong một gia đình nông dân Ukraina tại một làng gần Kharkov vào năm 1908. Ông học ngành kỹ thuật tại Kharkov, và làm các công việc trong ngành công nghiệp từ năm 1932 đến năm 1936. Năm 1928, ông gia nhập Đảng Cộng sản Liên Xô và tốt nghiệp Học viện Luyện kim Mariupol vào năm 1935. Ông phục vụ trong Hồng quân từ năm 1936 đến năm 1937, nhưng chuyển sang làm việc cho Đảng Cộng sản vào năm 1937, khi hàng nghìn đảng viên của đảng này bị cuốn vào Đại thanh trừng. Từ năm 1943 đến 1954, Shelest là trưởng quản đốc của một số nhà máy lớn tại Leningrad và Kiev. Từ năm 1954 đến năm 1963, ông lần lượt là Bí thư thứ hai Thành ủy Kiev, Bí thư thứ hai Tỉnh ủy và Bí thư thứ nhất Tỉnh ủy Kiev.
Bí thư thứ nhất Ukraina.
Sau khi Shelest được bổ nhiệm làm Bí thư thứ nhất của Đảng Cộng sản Ukraina vào năm 1963, ông bắt đầu điều hành Ukraina với một mức độ độc lập nhất định khỏi Moskva, đồng thời phát triển nền kinh tế của nước cộng hòa và khuyến khích văn hóa Ukraina. Chính trong nhiệm kỳ của ông, việc xây dựng bốn nhà máy hạt nhân tại Chernobyl đã bắt đầu.
Ông từng gây phản cảm với nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Sergeyevich Khrushchyov, người này từng công khai chỉ trích Shelest trong chuyến thăm Hungary do việc giao thiết bị của Ukraina bị chậm trễ, khi đó nhận xét: "Hãy nhìn xem ông ấy ủ rũ như thế nào - cứ như thể bị một con nhím húc vào cổ họng vậy."
Tháng 11 năm 1964, khi Khrushchev bị cách chức, Shelest được thăng chức thành viên chính thức của Đoàn chủ tịch (sau đổi tên thành Bộ Chính trị).
Mùa xuân Praha.
Năm 1968, Shelest đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định phản ứng của chính phủ Liên Xô với Mùa xuân Praha, là sự nới lỏng kiểm soát chính trị đột ngột tại Tiệp Khắc, tạo ra một bầu không khí tràn sang phía tây Ukraina. |
Petro Yukhymovych Shelest | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19817843 | Ông là thành viên Bộ Chính trị duy nhất bên cạnh Leonid Ilyich Brezhnev tham gia mọi cuộc gặp giữa các nhà lãnh đạo cộng sản Liên Xô và Tiệp Khắc trong năm đó.
Phát biểu trước Ủy ban Trung ương của Đảng Cộng sản Liên Xô vào ngày 17 tháng 7 năm 1968, Shelest cáo buộc ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Tiệp Khắc đàn áp những người cộng sản trong khi không cố gắng kiểm soát "những kẻ cơ hội cánh hữu". Ông tuyên bố:
Trong các cuộc đàm phán vào ngày 30 tháng 7 năm 1968, ông mắng mỏ phái đoàn Tiệp Khắc, phàn nàn rằng "Các chương trình truyền hình, chương trình phát thanh, báo và tạp chí của các ông được phân phối đến các khu vực của chúng tôi gần biên giới của các bạn nhất, khiến người dân của chúng tôi đặt những câu hỏi đầy bối rối". Shelest tiếp tục xúc phạm František Kriegel, một người cộng sản Tiệp Khắc cấp cao và là cựu chiến binh trong Nội chiến Tây Ban Nha, gọi ông này là "Người Do Thái Galicia". Lãnh đạo đảng Tiệp Khắc là Alexander Dubček đã bỏ họp và sau đó đã gửi khiếu nại về lời bình luận và giọng điệu của Shelest.
Vào ngày 3 tháng 8, Shelest đã bí mật gặp Vasiľ Biľak, một người Cộng sản Tiệp Khắc theo đường lối cứng rắn, người này đưa cho ông một lá thư mời chính phủ Liên Xô gửi quân đến để khôi phục chế độ độc tài. Điều này được sử dụng như một cái cớ cho cuộc xâm lược của Khối Warszawa vào ngày 20 tháng 8.
Năm 1968, Shelest được trao tặng danh hiệu "Anh hùng lao động xã hội chủ nghĩa".
Sự nghiệp sau này.
Vào tháng 5 năm 1972, Shelest bất ngờ bị cách chức và được triệu đến Moskva, tại đây ông có một thời gian là phó chủ tịch Sovmin (Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô), một vai trò tương đối thấp đối với một ủy viên Bộ Chính trị. Vào tháng 4 năm 1973, ông bị loại khỏi Bộ Chính trị và vào tháng 5 được cho là đã từ chức vì vấn đề sức khỏe.
Các nhà quan sát phương Tây ban đầu cho rằng ông bị sa thải vì quan điểm cứng rắn về chính sách đối ngoại. Nổi tiếng là việc ông kịch liệt phản đối chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon đến Moskva vào ngày 22 tháng 5 năm 1972. |
Petro Yukhymovych Shelest | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19817843 | Nhưng vào tháng 4 năm 1973, ông bị người kế nhiệm tại Ukraina là Volodymyr Vasylyovych Shcherbytsky tấn công công khai, trong khi một bài báo không ký tên trên báo chí Ukraina tố cáo một cuốn sách của Shelest, "O Ukraina, vùng đất Xô viết của chúng ta", xuất bản năm 1970, có chứa 'lỗi tư tưởng', 'lỗi thực tiễn' và 'lỗi biên tập' có khả năng khuyến khích chủ nghĩa dân tộc Ukraina.
Bản thân Shelest đổ lỗi việc mình bị hạ bệ là do 'âm mưu' của Shcherbytsky và Brezhnev. Trong hồi ký của mình, ông chỉ trích phong cách chính quyền của họ là "chuyên quyền" và "phi cộng sản".
Từ năm 1973 đến năm 1985, Shelest làm quản lý tại một phòng thiết kế máy bay gần Moskva. Sau khi Liên Xô sụp đổ, ông đã có thể thăm lại Ukraina sau gần 20 năm vắng mặt. Ông đã đến thăm Ukraina nhiều lần và thuyết trình về nhiệm kỳ lãnh đạo Ukraina của mình. Ông mất tại Moskva vào năm 1996. |
Remo Freuler | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19817847 | Remo Marco Freuler (sinh ngày 15 tháng 4 năm 1992) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Thụy Sĩ thi đấu ở vị trí tiền vệ cho câu lạc bộ Nottingham Forest tại Premier League và đội tuyển quốc gia Thụy Sĩ . |
Date Tadamune | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19817853 | là "daimyō" đời thứ 2 của Phiên Sendai thuộc xứ Tōhoku dưới thời Edo trong lịch sử Nhật Bản.
Tiểu sử.
Tadamune chào đời vào năm Khánh Trường thứ 12 (1600), có tên khai sinh là Torakikumaru (虎菊丸 / Hổ Cúc Hoàn) sau đổi là Sōjirō (総次郎 / Tổng Thứ Lang), là con trai thứ 2 của Date Masamune, "daimyō" đời thứ nhất của Sendai. Mặc dù là con thứ 2 song Tadamune vẫn vượt lên trên anh trai mình Date Hidemune để được chọn làm Thế tử, vì mẹ ông là chính thất của Masamune, trong khi Hidemune chỉ là con vợ lẽ. Năm lên 7, ông được hứa hôn với Ichi-hime, con gái thứ 5 của Mạc chúa Tokugawa Ieyasu; tuy nhiên, vị hôn thê đã chết chỉ sau đó
3 năm, và ông lại được hứa hôn lần nữa với con gái của Ikeda Terumasa, và cũng là cháu ngoại của Ieyasu. Năm 1611, Chinh di Đại tướng quân Tokugawa Hidetada đích thân tổ chức nghi lễ trưởng thành ("genpuku") cho Tadamune, và ban cho ông chức danh "Mimasaka-no-kami", và quan chức Chính ngũ vị hạ đại thần. Ông cũng được phép nhận họ giống với gia đình Tướng quân là Matsudaira như một vinh dự.
Trong Cuộc vây hãm Osaka, ông cùng cha tham chiến đứng về phe Tokugawa Ieyasu, và theo lệnh của Ieyasu, Date Hidemune được thành lập một nhánh độc lập của gia tộc Date tại Uwajima ở Shikoku với lãnh địa 100.000 koku, trong khi Date Tadamune tiếp tục sẽ là người kế tục cho dòng chính của nhà Date.
Tadamune được thăng lên hàm Chính Tứ vị hạ năm 1616. Năm 1624, tước hiệu của ông được đổi sang "Echizen-no-kami", và đổi lần cuối năm 1626 là "Sakonoe-gon-shōshō".
Sau cái chết của phụ thân vào tháng 6 năm 1636, ông lên nối ngôi "daimyō" đời thứ 2, và chuyển tới Lâu đài Aoba ở Sendai vào tháng 8. Ông ngay lập tức nắm quyền kiểm soát lãnh địa bằng cách thay thế hai trong số sáu bugyō, và thiết lập lại một hệ thống thẩm phán và thanh tra nhiều người để giám sát nhiều hơn và loại bỏ tham nhũng và cai trị độc đoán. Ông đã theo dõi điều này vào năm sau bằng cách xuất bản một bộ quy tắc và quy định mới cho tên miền. Năm 1639, tước hiệu lịch sự của ông được đổi thành Mutsu-no-kami. |
Date Tadamune | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19817853 | Về mặt tài chính, từ năm 1640 đến năm 1643, ông đã ra lệnh khảo sát lại toàn bộ lãnh địa, và thống nhất dùng các đơn vị đo lường phù hợp với các tiêu chuẩn toàn quốc được sử dụng bởi Mạc phủ Tokugawa. Điều này đi kèm với cải cách ruộng đất quy mô lớn. Tadamune cũng thiết lập một hệ thống mà theo đó chính quyền mua tất cả gạo được sản xuất trong lãnh địa và bán lại ở Edo, trả tiền trước cho nông dân. Điều này khuyến khích việc canh tác và sản xuất lúa gạo ở các địa phương.
Trong thời gian cai trị của Tadamune, lâu đài Sendai đã được hoàn thành, và ông đã tài trợ cho việc xây dựng nhiều ngôi đền và đền thờ, bao gồm Zuihōden năm 1637 và Sendai Tōshōgū năm 1654.
Sau cái chết của Tadamune vào ngày 12 tháng 7 năm 1658, một trong số những thuộc hạ cao cấp của ông, Furuuchi Shigehiro, đã tự sát tuẫn chủ. Ngôi chúa vùng Sendai và ngôi thủ lĩnh dòng họ Date. được truyền cho Công tử thứ 6 làDate Tsunamune. |
Lực tạ | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19817858 | Lực tạ (tiếng Anh: powerlifting) là một môn thể thao sức mạnh bao gồm ba lần thử đạt trọng lượng tối đa trên ba bài nâng: squat, bench press, và deadlift. Giống như trong cử tạ Olympic, lực tạ yêu cầu vận động viên cố gắng nâng một quả tạ có trọng lượng tối đa có thể.
Trong thi đấu, vận động viên có thể thi đấu trang bị (equipped) hoặc không trang bị (unequipped) (thường được gọi là 'cổ điển' (classic) hoặc 'thô' (raw) trong IPF). Trang bị trong bối cảnh này là áo hỗ trợ (áo bench hoặc bộ đồ tập squat/deadlift hoặc quần đùi). Ở một số liên đoàn, được phép quấn đầu gối khi thi đấu trang bị. Vận động viên cũng có thể sử dụng đai tạ, quấn đầu gối, quấn cổ tay, và giày đặc biệt.
Các cuộc thi lực tạ diễn ra trên khắp thế giới. Lực tạ là một môn thể thao Thế vận hội người khuyết tật (chỉ có bench press) từ năm 1984 và, theo IPF, cũng là một môn thể thao của Đại hội Thể thao Thế giới. Các cuộc thi địa phương, quốc gia và quốc tế cũng đã được phê chuẩn bởi các liên đoàn độc lập.
Hạng cân và Danh mục.
Hạng cân:
Phần lớn liên đoàn lực tạ sử dụng các hạng cân sau đây:
Nam: 52 kg, 56 kg, 60 kg, 67.5 kg, 75 kg, 82.5 kg, 90 kg, 100 kg, 110 kg, 125 kg, 140 kg, 140 kg+
Nữ: 44 kg, 48 kg, 52 kg, 56 kg, 60 kg, 67.5 kg, 75 kg, 82.5 kg, 90 kg, 90 kg+
Tuy vậy, vào năm 2011, IPF giới thiệu các hạng cân mới sau đây:
Hạng cân IPF:
Nam: up to 53 kg (Sub-Junior/Junior), 59 kg, 66 kg, 74 kg, 83 kg, 93 kg, 105 kg, 120 kg, 120 kg+
Nữ: up to 43 kg (Sub-Junior/Junior), 47 kg, 52 kg, 57 kg, 63 kg, 69 kg, 76 kg, 84 kg, 84 kg+
Hạng tuổi
Phụ thuộc vào liên đoàn nói chung nhưng mức tuổi trung bình như sau:
14-18 (Sub-Jr), 19-23 (Jr), Mọi lứa tuổi (Open), 40+ (Master)
Thi đấu.
Một cuộc thi lực tạ diễn ra như sau:Mỗi lực sĩ được phép thực hiện ba lần thử mỗi bài nâng squat, bench press và deadlift, tùy thuộc vào liên đoàn mà họ đang nằm trong. Đối với mỗi hạng cân, người nâng có tổng điểm cao nhất sẽ thắng. |
Lực tạ | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19817858 | Trong nhiều cuộc thi, vận động viên nâng có tổng điểm cao nhất so với hạng cân của họ cũng giành chiến thắng. Nếu hai hoặc nhiều vận động viên nâng đạt được tổng điểm bằng nhau, vận động viên nhẹ hơn xếp trên vận động viên nặng hơn.Các lực sĩ được đánh giá với những lực sĩ khác cùng giới tính, hạng cân và độ tuổi. Điều này giúp đảm bảo rằng thành tích của những vận động viên lực tạ được xếp hạng với những vận động viên gần thuộc tính, như Lamar Gant, người đã nâng tạ nặng gấp 5 lần trọng lượng cơ thể của mình, được công nhận cùng với thành tích của Danny Grigsby, người hiện đang giữ kỷ lục thế giới về deadlift mọi thời đại. |
Ca sĩ mặt nạ (mùa 2) | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19817861 | Mùa thứ hai của chương trình Ca sĩ mặt nạ được phát sóng trên kênh truyền hình HTV2, VTVCab 1 và ứng dụng VieON từ ngày 4 tháng 8 năm 2023.
Ban cố vấn và dẫn chương trình.
Dàn cố vấn của chương trình đã được chương trình công bố vào ngày 26 tháng 7 năm 2023. Trấn Thành và Tóc Tiên đều trở lại ở vị trí cố vấn cố định, trong khi Bích Phương có lần đầu đảm nhiệm vị trí này khi tham gia chương trình. Ngô Kiến Huy tiếp tục đảm nhiệm vị trí người dẫn chương trình trong mùa này.
Giữa các cố vấn cố định xuyên suốt còn có thêm giải thưởng "Lỗ tai vàng" cho cố vấn xuất sắc nhất của mùa đó.
Giống như mùa trước, các cố vấn khách mời cũng xuất hiện trong chương trình và thay đổi trong mỗi tập phát sóng, với Song Luânngười từng tham gia chương trình với mascot Nhím Uizalà cố vấn khách mời trong tập đầu tiên của chương trình.
Thí sinh.
Các thí sinh của chương trình lần lượt được nhà sản xuất tiết lộ từ cuối tháng 7 năm 2023. "Cô M23" là nhân vật đầu tiêu được xác nhận tham gia chuơng trình khi xuất hiện tại chương trình "Sóng 23" vào đầu năm 2023. Song, có vẻ đây chỉ là một chiêu đùa của chương trình.
Trong vòng 1, 12 thí sinh được chia thành 3 bảng A, B, C. Khác với mùa trước, mùa này sẽ có những nhân vật phải lộ diện ngay từ đầu. Bên cạnh các mascot thông thường, mùa này lần đầu tiên giới thiệu các mascot đôi (gồm hai nhân vật bí ẩn cùng tham gia, danh tính của mascot này là hai nghệ sĩ thay vì một). Sang vòng 2, mỗi bảng sẽ có thêm 2 thí sinh gia nhập nhóm thành viên chính thức.
Đón nhận.
Sau thành công của mùa đầu tiên, khán giả chờ đợi vào sự trở lại của mùa thứ hai. Những thay đổi về luật chơi cũng như các nhân vật bí ẩn và mascot đã và đang thu hút được nhiều sự quan tâm của khán giả. Sau tập đầu tiên, hai mascot "HippoHappy" và "Cú Tây Bắc" được khán giả quan tâm nhiều nhất. Những tập phát sóng sau đó cũng khiến khán giả tò mò vì sự xuất hiện của các mascot mới, trong đó có mascot đôi "Cá Ngựa Đôi" lần đầu tiên xuất hiện trong chương trình.
Theo "VnExpress", khán giả cho rằng mùa thứ 2 của chương trình thu hút công chúng nhờ hội tụ những giọng hát ấn tượng cả về mặt kỹ thuật lẫn cảm xúc. |
Ca sĩ mặt nạ (mùa 2) | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19817861 | Chỉ sau hai tập, chương trình nói chung cũng như các tiết mục nói riêng thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng. Theo ghi nhận của "VieZ", tập 3 là tập đầu tiên mà khán giả "không muốn loại ai" vì những bản phối của ban nhạc Hoài Sa, nhất là tiết mục đối đầu giữa Madame Vịt và Chuột Cherry. Màn lộ diện sau đó của ca sĩ Khánh Linh trong mascot Madame Vịt khiến nhiều khán giả tiếc nuối vì cô không thể bước sâu hơn trong chương trình. Từ khóa "ca sĩ Khánh Linh" lọt top 2 tìm kiếm thịnh hành sau khi phần lộ diện của tập 3 được lên sóng. "VieZ" trích dẫn một bình luận của khán giả rằng 95% khán giả đoán sai mascot lộ diện của tập 3.
Đánh giá.
Bài đánh giá của "Hoa Học Trò" cho biết việc mascot sẽ có thể phải lộ diện ngay từ lần xuất hiện đầu tiên sẽ giúp tăng thêm tính kịch tính cho chương trình, đồng thời hạn chế được việc chương trình bị kéo dài như đã xảy ra ở mùa đầu tiên. Cố vấn trong tập đầu tiên với sự xuất hiện của Bích Phương và khách mời Song Luân cũng nhận được sự yêu thích của khán giả; trong khi Trấn Thành được nhận xét là tiết chế hơn so với mùa đầu tiên.
Theo báo "Tuổi Trẻ", ngoài những phần trình diễn của các mascot trong chương trình thì phần giao lưu giữa họ với ban cố vấn là một trong những yếu tố khá quan trọng để chương trình "Ca sĩ mặt nạ" thu hút khán giả. Bài viết nhận định, phần giao lưu ở mùa 2 được chuyên nghiệp hóa lên và bởi vậy nên thời gian dành cho phần này cũng kéo dài hơn. Một ý kiến của khán giả bên dưới video phát sóng của tập 3 cho biết: "Nghe hát là chính mà giao lưu nhiều quá... Tua mỏi tay".
Theo báo "Dân Việt", mùa này không còn thu hút khán giả như những gì mà mùa đầu tiên đã làm được. Bài viết chỉ ra 3 nguyên nhân chính: không còn "hiệu ứng mùa đầu tiên", cố vấn mùa này bị cho là "diễn kịch" và chưa có tiết mục nào thật sự mang tính đột phá. Mặc dù vậy, bài viết khẳng định đây vẫn là một chương trình đáng xem với nhiều tiết mục được dàn dựng kỹ lưỡng cũng như sự xuất hiện của những giọng hát thực lực. |
Ca sĩ mặt nạ (mùa 2) | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19817861 | Một bài viết trên báo "Người lao động" cho rằng việc khán giả cố gắng truy tìm bằng được danh tính thật của những mascot mỗi khi họ xuất hiện tại chương trình là một phần để tạo nên sức hút thú vị cho chương trình; minh chứng là việc chương trình luôn thuộc top đầu trong bảng xếp hạng xu hướng tìm kiếm. Những nghệ sĩ được khán giả dự đoán dù chỉ là ước chừng và cảm tính nhưng vẫn không ít lần khiến cộng đồng mạng xôn xao.
Thống kê.
Tính đến trưa ngày 17 tháng 8, có ba video về tập 2 của chương trình cùng lọt vào top thịnh hành trên YouTube. Cụ thể, phần trình diễn và vòng đối đầu của tập này có mặt trong top 5 với 2,8 triệu lượt xem và 23.000 lượt thích. Phần trình diễn của mascot "Voi Bản Đôn" trong tập này cũng gây ấn tượng với khán giả và lọt top 9 thịnh hành với 1,3 triệu lượt xem cùng hơn 12.000 lượt thích. Cũng nhờ phần trình diễn của "Voi Bản Đôn", ca khúc "Ngày mai người ta lấy chồng" gây sốt trở lại trên mạng xã hội. Bên cạnh đó, tiết mục lộ diện của cặp đôi mascot "Cá Ngựa Đôi"với sự xuất hiện của Trương Thảo Nhi và Phạm Đình Thái Ngâncũng lọt top thịnh hành chỉ sau chưa đầy 24 giờ phát hành.
Tranh cãi.
Thành công của mùa đầu tiên khiến khán giả càng kỳ vọng hơn khi chương trình trở lại với mùa 2. Tuy nhiên, sau những tập phát sóng đầu tiên, chương trình lại chưa đáp ứng được những kỳ vọng đó của khán giả. Bài đánh giá của báo "Phụ nữ số" sau hai tập đầu tiên cho rằng có nhiều yếu tố khiến chương trình chưa thỏa mãn mong muốn của khán giả, chẳng hạn như nghệ sĩ lộ diện không đặc sắc và dễ đoán, những nghệ sĩ mùa này không gây sốt; trang phục mascot đơn giản, khiến phần nhìn trở nên kém thu hút. Việc cố gắng tạo nên điểm khác biệt như lùi thời điểm lộ diện mascot không thông báo trước bị cho là đang làm màu và làm tụt cảm xúc của người xem.
Liên quan đến thiết kế mascot.
Sự cầu kỳ và đầu tư của những bộ trang phục mascot ở mùa đầu tiên khiến cho khán giả đặt nhiều kỳ vọng hơn vào trang phục của các mascot trong mùa thứ 2. |
Ca sĩ mặt nạ (mùa 2) | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19817861 | Tuy nhiên, khi chương trình công bố teaser, nhiều khán giả cảm thấy không hài lòng vì chúng thiếu đầu tư hẳn so với mùa trước. Các mascot trong mùa này bị khán giả đánh giá là quá đơn giản vì trang phục thí sinh mặc giống như người bình thường, nếu không tính đến chiếc đầu được hóa trang. Nhiều ý kiến cho rằng nhà thiết kế Ngô Mạnh Đông Đông không có đủ thời gian để đầu tư kỹ lưỡng cho các mascot, bởi từ thời điểm kết thúc mùa 1 đến thời điểm bắt đầu mùa 2 chỉ cách nhau 9 tháng. Cũng có ý kiến cho rằng kinh phí sản xuất mùa 2 đã bị giảm đi đáng kể, ảnh hưởng đến việc đầu tư cho các mascotvốn là yếu tố được cho là đầu tư khá tốn kém trong chương trình. Mặc dù vậy, nhiều khán giả vẫn chờ đợi vào sự nâng cấp của các mascot trong những vòng sau để tạo điểm nhấn khác lạ cho các nhân vật.
Lùi phần công bố kết quả và lộ diện của tập 2 trở đi.
Tập 2 của chương trình phát sóng vào ngày 11 tháng 8 năm 2023 khiến nhiều khán giả phẫn nộ và tranh luận trên fanpage của chương trình bởi thay vì công bố kết quả vòng đối đầu và nhân vật phải lộ diện đầu tiên ở bảng B, chương trình lại kết thúc ngay và hẹn khán giả xem tiếp phần còn lại vào thứ tư tuần tới, tức là vào ngày 16 tháng 8 năm 2023. Họ cho rằng chương trình đang cố tình bày chiêu trò để câu kéo lượt xem và không tôn trọng khán giả, đồng thời khẳng định rằng sẽ không xem nữa nếu tình trạng này vẫn còn xảy ra trong những tập tiếp theo. Theo "VieZ", sự thay đổi trên khiến kết quả trở nên kịch tính và khó đoán hơn, nhưng theo "Hoa Học Trò", việc lùi lại như vậy dễ gây loãng mạch cảm xúc và sẽ khiến nhiều khán giả mới trở nên hoang mang về lịch phát sóng hay thời lượng của chương trình. Bản thân tập này cũng bị đánh giá thấp so với tập đầu tiên vì những tiết mục trong tập này đều mang hơi hướng ballad thay vì tiết tấu sôi động, khiến tổng thể tập 2 bị cho là một màu và thiếu điểm nhấn.
Ban cố vấn bị tố "diễn sâu".
Ban cố vấn của mùa này khiến khán giả cảm thấy khó chịu vì cách thể hiện của họ trước ống kính. |
Ca sĩ mặt nạ (mùa 2) | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19817861 | Cụ thể, trong mùa này mặc dù có những mascot có những giọng hát quá đặc trưng khiến khán giả nhận ra ngay từ lúc hát, nhưng có thể vì muốn chương trình trở nên thêm thú vị nên ban cố vấn cố tình không nhận ra họ.
Chẳng hạn như "Khỉ Hồng"nhân vật của Ưng Hoàng Phúc trong tập 1, mặc dù Tóc Tiên viết vào tờ giấy là Ưng Hoàng Phúc nhưng các cố vấn lại đưa ra những dự đoán khác nhau về danh tính của mascot Khỉ Hồng. Hay như Cừu Bông ở tập 2, dù chưa lộ diện nhưng nhiều khán giả đoán là Khởi My với màu giọng quá đặc trưng của cô, thậm chí còn có một clip cover bài hát "Bước qua đời nhau" của cô do chính cô chia sẻ trước đóđây cũng là bài hát mà mascot Cừu Bông thể hiện trong chương trình; tuy vậy không một ai trong ban cố vấn đoán mascot này là Khởi My. VOH cho rằng do mùa 2 có những giọng hát quá đặc trưng nên việc ban cố vấn cố gắng giữ danh tính của các nghệ sĩ tham gia là điều dễ hiểu, nhưng có lẽ họ chưa làm điều đó được khéo léo, tạo cảm giác "chiêu trò", khiến cho khán giả cảm thấy phản cảm.
Liên quan đến kết quả của tập 3.
Tập 3 của chương trình khiến khán giả vô cùng tiếc nuối khi ca sĩ Khánh Linhdanh tính thật sự của mascot Madame Vịt phải ra về quá sớm, trong khi Thỏ Xỏ Khuyên, người được cho là có màn trình diễn tệ nhất tập này, lại giành chiến thắng áp đảo. Khán giả phỏng đoán rằng vì có quá ít thí sinh nam nên chương trình phải tìm cách giữ mascot này lại, tuy nhiên, phần thể hiện của Thỏ Xỏ Khuyên lại không đủ để thuyết phục được mục tiêu ấy, mascot này thậm chí còn bị so sánh với Chàng Lúa ở mùa 1. Đối với điều đó, những người nhận ra thân phận của Thỏ Xỏ Khuyên là ca sĩ Hoàng Dũng cũng đã lên tiếng bênh vực anh. Họ tranh biện rằng Hoàng Dũng vốn là một ca sĩ hát rất hay nhưng anh đã cố tình giấu giọng của mình lại ngay vòng đầu, hơn nữa anh đã chọn bài hát chưa phù hợp và cố vấn nghệ thuật của chương trình đã biên dựng phần trình diễn của anh chưa hợp lý. Khán giả tin rằng Hoàng Dũng sẽ thật sự lấy lại phong độ ở những vòng sau. |
Loki (mùa 2) | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19817870 | Mùa thứ hai của loạt phim truyền hình Mỹ "Loki", dựa trên nhân vật cùng tên của Marvel Comics, Loki làm việc với đặc vụ Mobius M. Mobius, Hunter B-15 và các thành viên khác của Cơ quan quản lý Phương sai Thời gian (TVA) để tìm kiếm Sylvie, Ravonna Renslayer và Miss Minutes. Phim lấy bối cảnh trong Vũ trụ Điện ảnh Marvel (MCU), chia sẻ tính liên tục với các bộ phim cùng nhượng quyền thương mại. Mùa 2 do Marvel Studios sản xuất với Eric Martin làm biên kịch và Justin Benson cùng Aaron Moorhead đạo diễn phim.
Tom Hiddleston tiếp tục đảm nhận vai Loki trong loạt phim, đóng cùng với Sophia Di Martino (Sylvie), Gugu Mbatha-Raw (Renslayer), Wunmi Mosaku (Hunter B-15), Eugene Cordero, Tara Strong (Miss Minutes), Neil Ellice , Jonathan Majors và Owen Wilson (Mobius) tiếp tục vai diễn của họ từ mùa đầu tiên, cùng với Rafael Casal, Kate Dickie, Liz Carr và Quan Kế Huy. Quá trình phát triển phần thứ hai đã bắt đầu vào tháng 11 năm 2020 và được xác nhận vào tháng 7 năm 2021, với Martin, Benson và Moorhead đều được thuê vào cuối tháng 2 năm 2022. Quá trình quay phim bắt đầu vào tháng 6 năm 2022 tại Pinewood Studios và kết thúc vào tháng 10. Dan DeLeeuw và Kasra Farahani được tiết lộ là đạo diễn, bổ sung cho mùa phim vào tháng 6 năm 2023.
Mùa thứ hai dự kiến ra mắt trên Disney+ ngày 6 tháng 10 năm 2023, bao gồm 6 tập. Phim sẽ là một phần của Giai đoạn 5 thuộc MCU.
Các tập phim.
Tất cả 6 tập đều được biên kịch bởi Eric Martin, với Katharyn Blair đồng sáng tác tập 4 và 6. Benson và Moorhead làm phần lớn đạo diễn các tập phim, bao gồm cả tập 5. Dan DeLeeuw và Kasra Farahani cũng đạo diễn cho các tập phim.
Sản xuất.
Phát triển.
Quá trình phát triển phần thứ hai của "Loki" đã bắt đầu vào tháng 11 năm 2020. Vào tháng 1 năm 2021, biên kịch chính của phần đầu tiên Michael Waldron đã ký một thỏa thuận tổng thể với Disney bao gồm sự tham gia của anh ấy vào phần thứ hai của "Loki". Nhà sản xuất Nate Moore của Marvel Studios , người từng là nhà sản xuất điều hành của loạt phim "Chim ưng và Chiến binh mùa đông", tin rằng "Loki" có cốt truyện "thực sự bất kính, thông minh và hay ho" khiến loạt phim có nhiều phần thay vì một phần. |
Loki (mùa 2) | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19817870 | Phần thứ hai đã được xác nhận thông qua một cảnh giữa các khoản tín dụng trong phần cuối của phần đầu tiên, được phát hành vào tháng 7 năm 2021, và ngôi sao Tom Hiddleston cho biết "các cuộc thảo luận sâu" về phần thứ hai đã được tiến hành. Đạo diễn Kate Herron của mùa đầu tiên cho biết cô ấy sẽ không trở lại trong mùa thứ hai vì cô ấy luôn dự định chỉ tham gia một mùa, trong khi Waldron nói rằng "vẫn còn để xem" nếu anh ấy tham gia có liên quan.
Vào tháng 2 năm 2022, bộ đôi đạo diễn Justin Benson và Aaron Moorhead được thuê để chỉ đạo phần lớn các tập cho mùa thứ hai. Trước đây họ đã đạo diễn hai tập của một loạt phim khác của Marvel Studios, "Moon Knight" (2022), thành công đến mức hãng phim muốn họ làm việc trong các dự án khác và họ nhanh chóng được chọn cho phần thứ hai của "Loki". Eric Martin, biên kịch của phần một, người đã đảm nhận một số nhiệm vụ của Waldron trong quá trình sản xuất phần đó, được chỉ định viết tất cả sáu tập của phần hai, với Hiddleston và Waldron đã xác nhận sẽ trở lại với vai trò điều hành sản xuất . Benson và Moorhead rất hào hứng khi tiếp cận một nhân vật khác trong Loki, giống như Marc Spector / Moon Knight của Moon "Knight" , được định nghĩa là một kẻ bị ruồng bỏ và có "sự phức tạp khi bị [một] kẻ bị ruồng bỏ". Quá trình tiền sản xuất đã bắt đầu vào cuối tháng 4 năm 2022. Dan DeLeeuw , giám sát hiệu ứng hình ảnh và giám đốc đơn vị thứ hai của một số bộ phim MCU, và nhà thiết kế sản xuất phần một Kasra Farahani đã được tiết lộ là đạo diễn vào tháng 6 năm 2023. Các nhà sản xuất điều hành cho mùa bao gồm Marvel Studios' Kevin Feige , Stephen Broussard , Louis D'Esposito , Victoria Alonso , Brad Winderbaum và Kevin R. Wright, cùng với Hiddleston, Benson và Moorhead, Martin và Waldron.
Viết kịch bản.
Martin đã viết tất cả sáu tập, với Katharyn Blair đồng viết tập thứ tư và thứ sáu với anh ấy. Waldron cho biết phần này sẽ tiếp tục câu chuyện của phần đầu tiên nhưng theo một cách khác hẳn, phá bỏ những kỳ vọng và khám phá "mảnh đất cảm xúc mới" cho Loki. Hiddleston giải thích rằng Loki một lần nữa làm việc với Cơ quan quản lý phương sai thời gian (TVA) và làm việc với Mobius M. Mobius, mặc dù Mobius không nhớ Loki, và đã chất vấn Sylvie về hành động của cô ấy vào cuối mùa đầu tiên. |
Loki (mùa 2) | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19817870 | Anh ấy nói thêm rằng mùa thứ hai sẽ là "cuộc chiến giành linh hồn của TVA". Mùa giải sẽ giúp kết nối toàn bộ Saga đa vũ trụ của MCU.
Tuyển diễn viên.
Hiddleston, Gugu Mbatha-Raw, Wunmi Mosaku, Eugene Cordero, Tara Strong, Owen Wilson và Sophia Di Martino trở lại từ mùa đầu tiên với vai Loki, Ravonna Renslayer, Hunter B-15, Casey / Hunter K- 5E, Miss Minutes, Mobius M. Mobius, và Sylvie. Jonathan Majors cũng trở lại trong phần này, miêu tả Victor Timely, một biến thể khác của He Who Remains , người mà anh ấy thể hiện trong phần đầu tiên, và Kang the Conqueror, người anh đóng trong phim "" (2023); Timely cũng được giới thiệu ở phần cuối của "Quantumania", xuất hiện trong cảnh mid-credit của bộ phim đó. Đạo diễn Peyton Reed nói rằng việc sử dụng cảnh này là tự nhiên do MCU tập trung vào các câu chuyện đa chiều và thực tế là phần và phim đang được phát triển đồng thời. Neil Ellice cũng trở lại với vai Thợ săn D-90. Vào tháng 5 năm 2022, Feige tuyên bố rằng "toàn bộ dàn diễn viên" sẽ trở lại từ phần đầu tiên.
Vào tháng 7 năm 2022, Rafael Casal đã được xác nhận sẽ tham gia một "vai chính" không được tiết lộ trong mùa giải. Vào tháng 9, Kế Huy Quân được tiết lộ là đã được chọn vào vai nhân viên lưu trữ của TVA trong mùa phim, và Cordero được xác nhận sẽ tham gia một loạt phim thường xuyên trong mùa phim. Feige đã đích thân liên hệ với Quân để hỏi liệu anh ấy có muốn tham gia MCU sau thành công khi trở lại diễn xuất trong bộ phim "Cuộc chiến đa vũ trụ" (2022) hay không. Vào tháng 12, Kate Dickie được tiết lộ là đã được chọn vào một vai không được tiết lộ, được cho là một nhân vật phản diện. Vào tháng 6, Liz Carrđã được tiết lộ là một phần của dàn diễn viên.
Quay phim.
Quá trình quay phim chính bắt đầu vào ngày 13 tháng 6 năm 2022, tại Hãng phim Pinewood ở Vương quốc Anh, với Benson và Moorhead chỉ đạo phần lớn các tập phim, cùng với Dan DeLeeuw và Kasra Farahani, và Isaac Bauman đóng vai trò là nhà quay phim. Trước đây nó đã được báo cáo là sẽ bắt đầu vào tháng 1 năm 2022, với tiêu đề là "Kiến trúc sư". Vào tháng 7 năm 2022, quá trình quay phim diễn ra khắp London, và tại Xưởng đóng tàu lịch sử Chatham ở Kent ; các bộ ảnh chỉ bối cảnh những năm 1970 cho một số mùa. Quá trình quay phim kết thúc vào tháng 10. |
Loki (mùa 2) | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19817870 | Quá trình quay phim kết thúc vào tháng 10.
Hậu kỳ.
Paul Zucker, Calum Ross và Emma McCleave trở lại từ mùa đầu tiên với vai trò biên tập viên.
Âm nhạc.
Natalie Holt dự kiến sẽ trở lại từ mùa đầu tiên với tư cách là nhà soạn nhạc vào tháng 7 năm 2022, và dự định bắt đầu ghi điểm cho mùa giải vào cuối năm 2022.
Quảng bá.
Hiddleston, Di Martino và Wilson đã chia sẻ các cảnh quay của mùa tại D23 Expo 2022 cùng với thông báo tuyển diễn viên của Quan Kế Huy.
Phát hành.
Mùa thứ hai dự kiến ra mắt trên Disney+ vào ngày 6 tháng 10 năm 2023 và bao gồm 6 tập. Mùa phim sẽ là một phần thuộc Giai đoạn 5 của MCU. |
Ngày em đẹp nhất | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19817878 | Ngày em đẹp nhất (tiếng Hàn: 너의 결혼식, tiếng Anh: "On Your Wedding Day") là một bộ phim điện ảnh Hàn Quốc thuộc thể loại hài lãng mạnchính kịch công chiếu năm 2018 do Lee Seok-geun viết kịch bản kiêm đạo diễn, với sự tham gia diễn xuất của hai diễn viên chính Park Bo-young và Kim Young-kwang. Tác phẩm là câu chuyện về tình bạn cũng như tình cảm của hai sinh viên Seung-hee và Woo-yeon dành cho nhau trong 10 năm.
"Ngày em đẹp nhất" có buổi công chiếu tại Hàn Quốc vào ngày 22 tháng 8 năm 2018, và được ra mắt tại Việt Nam vào ngày 7 tháng 9 cùng năm.
Nội dung.
Hwan Seung-hee và Hwang Woo-yeon quen nhau từ khi còn là học sinh trung học. Woo-yeon thích Seung-hee nhưng không biết cô bạn của mình có thích mình hay không. Sau khi tốt nghiệp đại học, cả hai bắt đầu có những hướng đi riêng và rồi một ngày, Woo-yeon nhận được thiệp mời đám cưới từ mối tình đầu của mình. Trải qua 10 năm kỷ niệm ngọt ngào về mối tình đầu xen lẫn với những tiếc nuối về tình yêu không đúng thời điểm, liệu Woo-yeon sẽ có những cảm xúc và hành động như thế nào khi cầm trên tay tấm thiệp cưới của người con gái mà mình thương yêu nhất?
Bản làm lại.
Bộ phim được làm lại tại Trung Quốc với tựa đề "Hôn lễ của em". Tác phẩm được ra mắt vào ngày 30 tháng 4 năm 2021. Ngày 23 tháng 6 năm 2021, bộ phim được dự kiến sẽ làm lại dưới hình thức webtoon. |
Lễ hội ẩm thực | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19817880 | Lễ hội ẩm thực ("Food festival") là một lễ hội trong đó các loại thức ăn, đồ uống, thực phẩm đóng vai trò là chủ đề trung tâm. Trong văn hóa truyền thống thì những lễ hội này luôn là dịp để giao lưu, đoàn kết các cộng đồng với nhau thông qua sự kiện kỷ niệm sau khi thu hoạch và tạ ơn trên vì một mùa màng trồng trọt bội thu. Ngày nay, Lễ hội ẩm thực là sự kiện quảng bá nền ẩm thực quốc gia, địa phương, giới thiệu các đặc sản, món ngon vật lạ, sản vật địa phương nhằm thu hút khách du lịch trong các tour du lịch ẩm thực. Các lễ hội ẩm thực được coi là tác nhân lưu giữ di sản văn hóa địa phương, đồng thời tôn vinh di sản văn hóa này đồng thời thương mại hóa nó đến khán giả trong nước hoặc quốc tế.
Tổng quan.
Lễ hội ẩm thực trên khắp thế giới thường dựa trên các kỹ thuật canh tác truyền thống, theo mùa Lễ hội ẩm thực có liên quan đến văn hóa ẩm thực của một vùng, miền, khu vực, cho dù thông qua việc chuẩn bị thức ăn phục vụ hay khoảng thời gian tổ chức lễ hội. Mặc dù phù hợp về mặt lịch sử với các giai đoạn thu hoạch lương thực có ý nghĩa văn hóa, các lễ hội ẩm thực đương đại thường được gắn kết với các tổ chức kinh doanh hoặc tổ chức phi lợi nhuận và tham gia rất nhiều hoạt động tiếp thị cho các lễ hội của họ, vì thành công của chúng được đo lường dựa trên doanh thu mà chúng tạo ra cho cộng đồng địa phương, khu vực hoặc thực thể ("entity") được đưa vào sự kiện. Các lễ hội ẩm thực hiện đại cũng chiếm một phần lớn của ngành du lịch ẩm thực, sử dụng các lễ hội ẩm thực và ẩm thực khu vực để hỗ trợ ngành du lịch rộng lớn hơn của một địa phương.
Lễ hội ẩm thực đang nhanh chóng trở thành một phần của ngành du lịch ẩm thực đang mở rộng về quy mô. Bản thân du lịch ẩm thực đã trở thành một phần quan trọng của ngành du lịch trên toàn thế giới và sự hiện diện của các lễ hội ẩm thực đã hỗ trợ sự phát triển của các ngành nghề ăn theo ở địa phương. |
Lễ hội ẩm thực | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19817880 | Lễ hội ẩm thực là một phần quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu điểm đến cho nhiều vùng, tạo ra lý do dựa trên sự kiện để các cá nhân đến thăm các địa phương kém hấp dẫn hoặc ít tiếng tăm và quảng bá các sản phẩm và dịch vụ địa phương bên ngoài môi trường sản phẩm đô thị. Một số nghiên cứu điển hình đã chỉ ra rằng các lễ hội ẩm thực có khả năng cải thiện tính bền vững xã hội đồng thời hỗ trợ rất nhiều cho ngành du lịch và khách sạn nở rộ. Du lịch ẩm thực cũng là một lý do quan trọng khiến mọi người tham dự các lễ hội ẩm thực trên khắp thế giới. |
Date Tsunamune | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19817884 | là một samurai sống vào Thời kỳ Edo trong lịch sử Nhật Bản, "daimyō" đời thứ 3 của Phiên Sendai ở miền bắc nước Nhật trong giai đoạn 1658 - 1660, và tộc trưởng đời thứ 19 của Gia tộc Date. Sự kế vị và nắm quyền của Tsunamune đã gặp nhiều sự phản đối của các thành viên gia tộc Date và các chư hầu, cuối cùng dẫn đến sự kiện "Date Sōdō" hay "Date Disturbance" năm 1671, một chủ đề về sau thường được khai thác trong các vở kịch và trở thành một trong những câu chuyện nổi tiếng về tình trạng bất ổn và mất đoàn kết giữa các daimyō thời kỳ Edo.
Tiểu sử.
Thế tử nhà Date.
Tsunamune là con trai thứ 6 của Date Tadamune, daimyō đời thứ 2 của phiên Sendai, với một người thiếp tên là Kai-hime (1624 - 1642), con gái nuôi của Kushige Takachika, sau còn được biết đến với tên hiệu Tokushōin (得生院 / Đắc Sinh viện). Một người chị em của bà là Kushige Takako, là vợ lẽ của Thiên hoàng Go-Mizunoo và hạ sinh Thiên hoàng Go-sai, vì thế cũng có thể nói ông có bà con bên ngoại với Thiên hoàng. Tên thời thơ ấu của ông là Junnosuke (巳之介 / Tị Chi Giới).
Do Kai-hime mất sớm khi Tsunamune vừa lên 2, nên ông được bế đến cho chính thất của Tadamune là Furihime (1607 – 1659) nuôi dưỡng. Năm 1645, người anh trai của ông là Thế tử Date Mitsumune qua đời không người nối dõi. Và theo lệnh của Chinh di Đại tướng quân Tokugawa Iemitsu, cậu bé Junnosuke vừa mới lên 3 đã trở thành người kế thừa chức daimyō của phiên Sendai. Năm 1654, dưới thời Tướng quân Tokugawa Ietsuna, ông được làm lễ Nguyên phục và được trao chức "Sakonoe-gon-shōshō" (Tả cận vệ Quyền thiếu tướng), hàm Tòng tứ vị hạ.
Lên ngôi Lãnh chúa.
Tháng 7 năm 1659, thân phụ Tadamune qua đời. Hai tháng sau đó, Thế tử Tsunamune năm đó 18 tuổi được Mạc phủ cho phép kế thừa chức vụ daimyō của vùng Sendai.
Lên nắm quyền khi vừa 18 tuổi, Tsunamune bị chỉ trích vì sự thiếu kinh nghiệm, cùng với việc mãi đắm chìm trong rượu chè và mĩ nữ, chứ không quan tâm đến chính vụ. Phe chống đối trong gia tộc đứng đầu là người chú ruột của ông, Date Munekatsu, "daimyō" của Phiên Ichinoseki (con trai thứ 10 của Date Masamune); và được sự ủng hộ của một số họ hàng và chư hầu của nhà Date. |
Date Tsunamune | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19817884 | Năm 1660, nhóm này tố cáo với rōjū (các quan chấp chính của Mạc phủ) về việc Tsunemune đã say xỉn và làm việc đồi bại ở một con kênh vào khoảng thời gian đi chầu Tướng quân ở Edo. Ngày 18 tháng 7 cùng năm, Tướng quân Ietsuna xuống lệnh cho Tsunamune từ nhiệm và ngôi Chúa được truyền cho người con trai mới lên 2 của ông, Kamechiyo, về sau đổi tên là Date Tsunamura . Do tân chúa còn nhỏ, quyền chấp chính được giao cho Date Munekatsu và cho một người chú khác của ông, Tamura Muneyoshi. Sự kiện này được coi là sự khởi đầu cho Date Sōdō, một loạt biến cố chính trị liên quan đến nhà Date, về sau trở thành chủ đề yêu thích của các vở kịch bunraku và kabuki.
Theo như một trong những tin đồn được lưu truyền rộng rãi nhất, Date Munekatsu đầy mưu mô đã đưa Tsunamune trẻ tuổi đến một khu mại dâm (phố đèn đỏ) hợp pháp ở Edo tên là Yoshiwara, nơi ông nảy sinh tình cảm với một kĩ nữ tên là Takao. Tuy nhiên, do Takao đã được hứa hôn với một rōnin sau khi hết thời gian ở nhà thổ nên bà từ chối lời cầu hôn của Tsunamune. Không nản lòng, ông đề nghị dùng số vàng nặng bằng trọng lượng cơ thể của Takao để có được nàng. Các chủ nhà chứa tham lam vô đáy đã ăn gian bằng cách nhét thêm vật nặng vào tay áo của Takao khiến Tsunamune phải trả hơn 165 pound vàng. Tuy nhiên, khi ông đến đưa nàng ta đi đến nhà mình, thì nàng ta đã chạy trốn và gieo mình xuống sông. Trong cơ tức giận, Tsunamura túm tóc kéo Takao từ dưới nước lên, sau đó đâm chết nàng. Munekatsu và vây cánh nắm lấy cơ hội này để tố cáo Tsunamune với chính quyền Mạc phủ về hành vi bừa bãi này và buộc ông phải từ chức. Câu chuyện này trở thành cảm hứng của nhiều vở kịch bunraku và kabuki, và thu hút một số lượng lớn các nhà nghiên cứu trong những năm qua, những người đã cố gắng xác định xem có bất kỳ sự thật nào trong câu chuyện hay không. |
Date Tsunamune | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19817884 | Có vẻ như Tsunamura đã đến thăm Yoshiwara và bị mê hoặc bởi cô gái tên Takao, nhưng bà qua đời năm 1659 vì bệnh chứ không phải do ông giết chết..
Trước vụ bê bối này, hội đồng các daimyō thân cận với nhà Date, gồm Ikeda Mitsumasa (phiên Okayama), Tadashige Tachibana (phiên Chikugo Yanagawa), và Kyogoku Takakuni (phiên Tango-Miyazu) đề nghị Đại lão Sakai Tadakiyo đứng ra khiển trách các thành viên cao tuổi trong nhà Date đồng thời khuyên giải Tsunamune, song ông không nghe theo lời Tadakiyo. Kết quả là các lãnh chúa buộc Tsunamune phải từ chức và trao quyền cho con trai. Vào ngày 19 tháng 7, theo lệnh của Munekatsu, bốn người thân tín của Tsunamune gồm Chikami Watanabe Kurozaemon, Sakamoto Hachirozaemon, Hata Yogoemon và Miyamoto Mataichi bị chém đầu. Tuy nhiên trong hồ sơ chính thức của gia tộc Date chỉ chép nguyên nhân khiến ông bị truất phế là tham luyến tửu sắc và không nghe lời can gái của bề tôi.
50 năm bị giam cầm.
Những năm sau khi Tsunamune bị quản thúc, phiên Date trải qua rất nhiều biến cố dưới sự cai trị tệ hại của Date Munekatsu và Tamura Muneyoshi. Sau mười năm bạo lực và xung đột, Aki Muneshige, một thành viên họ xa với nhà Date và các thuộc hạ cũ của ông đã tố cáo với các quan chức Mạc phủ về sự quản lý yếu kém trong Lãnh địa Sendai. Aki và các quan trong lãnh địa đã được triệu tập đến phiên tòa của hội đồng rōjū do Đại lão Sakai Tadakiyo đứng đầu, để đối chất. Trong sự kiệ này, Harada Munesuke, thuộc hạ của của Date Munekatsu bị đuối lí trước Aki; sau đó nổi điên giết chết Aki, trước khi chính ông ta bị các binh lính giết chết.
Mạc phủ đưa ra phán quyết ngả về phía Aki. Vị Chúa trẻ Date Tsunamura được phép tiếp tục giữa chức vị "daimyō"; tuy nhiên, Date Munekatsu và Tamura Muneyoshi bị buộc phải từ chức. Aki được tuyên dương như một hình mẫu về lòng trung thành, trong khi hành vi giết người trong một hội nghị lớn toàn các quan chức cấp cao bị coi là trọng tội; nên phán quyết dành cho Harada rất nghiêm khắc, các con trai và cháu trai của Harada đều bị xử tử. Sử gọi đây là sự kiện Date Sōdō (伊達騒動).
Còn về Tsunamune, ông tiếp tục dành 50 năm cuối đời trong tình trạng quản thúc tại một dinh thự thuộc khu vực Ōi, thành Edo. |
Date Tsunamune | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19817884 | Phần lớn thời gian ông dành cho hội họa (ông theo học với họa sư Kanō Tan'yū), thư pháp, thơ waka, tranh sơn mài Maki-e và rèn kiếm. Nhiều tác phẩm của ông đến nay vẫn còn và được trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật Miyagi. Ông qua đời ngày 19 tháng 7 năm 1711 (niên hiệu Chính Đức nguyên niên) tại Edo, di hài được đưa về an táng trong khu lăng mộ Zuihōden dành cho gia tộc Date ở Sendai. Ngôi đền của ông bị phá hủy vào năm 1945 trong Cuộc ném bom Sendai thời Thế chiến II và được tái xây dựng năm 1981. Di hài của anh ta được bảo quản tốt đến mức có thể khám nghiệm tử thi, và kết quả cho thấy ông có chiều cao 158 cm và nhóm máu A+, nguyên nhân tử vong là do ung thư miệng.
Liên kết ngoài.
[[Thể loại:Sinh 1640]]
[[Thể loại:Mất 1711]]
[[Thể loại:Tozama]]
[[Thể loại:Daimyo]]
[[Thể loại:Gia tộc Date]]
[[Thể loại:Tử vong vì bệnh ung thư ở Nhật Bản]]
[[Thể loại:Người thời Edo]]
[[Thể loại:Sinh năm 1640]]
[[Thể loại:Mất năm 1711]] |
Sargocentron caudimaculatum | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19817885 | Sargocentron caudimaculatum là một loài cá biển thuộc chi "Sargocentron" trong họ Cá sơn đá. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1838.
Từ nguyên.
Từ định danh "caudimaculatum" được ghép bởi hai âm tiết trong tiếng Latinh: "caudis" (số nhiều của "cauda", “đuôi”) và "maculatum" (“đốm”), hàm ý đề cập đến đốm trắng bạc (thường biến mất sau khi chết) ở cuống đuôi, ngay cuối gốc vây lưng của loài cá này.
Phân bố và môi trường sống.
"S. caudimaculatum" có phân bố rộng khắp vùng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, từ Biển Đỏ dọc theo Đông Phi, trải dài về phía đông đến quần đảo Line và Polynésie thuộc Pháp, ngược lên phía bắc đến Nam Nhật Bản (gồm cả quần đảo Ogasawara), giới hạn phía nam đến Nam Phi và Úc.
Ở Việt Nam, "S. caudimaculatum" được ghi nhận tại cù lao Chàm, đảo Lý Sơn, ngài khơi Bình Thuận, vịnh Nha Trang, Côn Đảo cùng quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
Thông qua kênh đào Suez, "S. caudimaculatum" đã đến được Địa Trung Hải, khi một cá thể được bắt tại bán đảo Bon (phía đông bắc Tunisia) ở độ sâu 60 m. Cá thể được xác định là loài này bằng cách nhận dạng phân tử qua mã vạch DNA.
"S. caudimaculatum" sống đơn độc hoặc theo nhóm trên rạn san hô, từ đầm phá đến các rạn xa bờ, độ sâu đến ít nhất là 45 m.
Mô tả.
Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở "S. caudimaculatum" là 25 cm, thường bắt gặp với chiều dài trung bình là 18 cm. Cá có màu đỏ, khoảng 1/3 thân sau thường có màu trắng; vảy cá viền trắng bạc. Một đốm lớn, trắng bạc trên cuống đuôi, gần cuối gốc vây lưng. Gai vây lưng màu đỏ tươi. Các vây trong mờ, có viền đỏ thắm.
Số gai ở vây lưng: 11; Số tia vây ở vây lưng: 13–15; Số gai ở vây hậu môn: 4; Số tia vây ở vây hậu môn: 8–10; Số tia vây ở vây ngực: 13–15; Số vảy đường bên: 38–43.
Sinh thái.
"S. caudimaculatum" là loài sống về đêm, thức ăn chủ yếu là cua và tôm.
Qua giải mã trình tự gen 12S rRNA, "S. caudimaculatum" được xếp vào nhóm chị em với "Sargocentron spiniferum".
Giá trị. |
Sargocentron caudimaculatum | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19817885 | Giá trị.
"S. caudimaculatum" có giá trị thương mại nhỏ, cũng xuất hiện trong hoạt động buôn bán cá cảnh. |
Ga Osan | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19817888 | Ga Osan (Tiếng Hàn: 오산역, Hanja: 烏山驛) là ga đường sắt trên Tuyến Gyeongbu ở Osan-dong, Osan-si, Gyeonggi-do. Một số chuyến tàu Mugunghwa và tất cả các chuyến tàu trên Tàu điện ngầm vùng thủ đô Seoul tuyến 1 dừng tại ga này. |
Praseodymi(III) oxalat | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19817889 | Praseodymi(III) oxalat là một hợp chất vô cơ của kim loại praseodymi và acid oxalic với công thức hóa học Pr2(C2O4)3. Hợp chất tạo thành tinh thể màu lục, không tan trong nước.
Điều chế.
Phản ứng của muối praseodymi với acid oxalic sẽ tạo ra kết tủa:
Tính chất.
Praseodymi(III) oxalat tạo thành tinh thể màu lục, tan ít trong nước.
Hợp chất tạo thành tinh thể Pr2(C2O4)3·10H2O màu lục nhạt. Tetrahydrat Pr2(C2O4)3·4H2O màu lục có các hằng số mạng tinh thể a = 0,86358 nm, b = 0,95356 nm, c = 1,6885 nm. Hexahydrat Pr2(C2O4)3·6H2O có hai dạng:
Decahydrat bị phân hủy từng bước khi đun nóng:
Ứng dụng.
Praseodymi(III) oxalat được coi là một chất trung gian trong quá trình tổng hợp praseodymi. Nó cũng được sử dụng để tạo màu cho một số loại thủy tinh và men. Nếu trộn với một số vật liệu khác, hợp chất này sẽ tạo cho thủy tinh màu vàng đậm.
Hợp chất khác.
Pr2(C2O4)3 còn tạo một số hợp chất với N2H4, như:
Các phức Pr2(C2O4)3·5,1N2H4·7H2O, Pr2(C2O4)3·3,5N2H4·6H2O và Pr2(C2O4)3·3N2H4·10H2O cũng đã được biết đến, chúng đều có màu lục nhạt. Phức Pr2(C2O4)3·"x"N2H4·"y"H2O với các cặp sau cũng đã được phát hiện: |
Phạm Phanh | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19817897 | Phạm Phanh (Hán tự: 范梈; 1272 — 1330), tự Hanh Phụ (亨父), hay còn gọi Đức Cơ (德機), nguyên quán ở Thanh Giang (清江) (nay là Chương Thụ (樟樹), tỉnh Giang Tây (江西)), là một thi nhân đời nhà Nguyên.
Tiểu sử.
Sinh vào năm Hàm Thuần (咸淳) thứ tám (1272) dưới thời vua Tống Độ Tông của triều đại nhà Tống, thời trẻ mồ côi và nghèo khổ, thuộc ngâm thành văn của Nhan Duyên Niên (顏延年, 384 - 456), Tạ Linh Vận (謝靈運, 385 - 433), năm Đại Đức (大德) thứ mười một đời nhà Nguyên (1307). Ông tới kinh đô và làm gia sư tại nhà của quan trung thừa Đổng Sĩ Tuyển (董士選). Ông được tiến cử làm chức Tả Vệ Giáo Thụ và từng làm quan Hải Nam Hải Bắc Đạo, Liêm Phóng Ty Chiếu Ma, Hàn Lâm Ưng Phụng, Đạo Tri Sự của vùng Phúc Kiến và Mân Hải, quan chí là Biên Tu của Hàn Lâm Viện, nhưng sau ông đã trở về quê nhà vì ốm bệnh. Ông từng làm thơ, thi sĩ Ngu Tập (虞集, 1272 — 1348) đương thời gọi những bài thơ của Phạm Phanh như là "Đường lâm Tấn thiếp" (một thành ngữ Trung Hoa, nghĩa đen là "thư pháp đời Đường hầu như là sao chép lại của đời Tấn", nghĩa bóng là ý chỉ sao chép tốt, làm tốt, nhưng lại chẳng nguyên gốc, độc đáo). Ông cùng với Ngu Tập, Dương Tải (楊載, 1271 — 1323), Yết Hề Tư (揭傒斯, 1274 — 1344), cả bốn người được lưu truyền là "Nguyên thi tứ đại gia" (元詩四大家).
Năm Thiên Lịch (天曆) thứ hai (1329), ông đã từ quan vì mẹ ốm, không lâu sau mẹ ông qua đời. Năm Thiên Lịch (天曆) thứ ba (1330), Phạm Phanh cũng qua đời. Người đời gọi ông là "Văn Bạch Tiên Sinh" (文白先生). Ông là tác giả của bộ "Mộc thiên cấm ngữ" (木天禁語), "Thi học cấm luyến" (詩學禁臠). |
WTA Poland Open 2023 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19817901 | Warsaw Open 2023 (còn được biết đến với BNP Paribas Warsaw Open vì lý do tài trợ) là một giải quần vợt nữ thi đấu trên mặt sân cứng ngoài trời. Đây là lần thứ 3 giải WTA Poland Open được tổ chức, và là một phần của WTA 250 trong WTA Tour 2023. Giải đấu diễn ra tại Legia Tennis Centre ở Warsaw, Ba Lan, từ ngày 24 đến ngày 30 tháng 7 năm 2023.
Sự cố.
Trước khi giải đấu bắt đầu, tay vợt Nga Vera Zvonareva đã bị cấm nhập cảnh vào Ba Lan vì lý do chính trị. Điều này đã khiến cô buộc phải rút lui khỏi giải đấu.
Nội dung đơn.
Hạt giống.
† Bảng xếp hạng vào ngày 17 tháng 7 năm 2023.
Vận động viên khác.
Đặc cách:
Bảo toàn thứ hạng:
Vượt qua vòng loại:
Thua cuộc may mắn:
Nội dung đôi.
Hạt giống.
† Bảng xếp hạng vào ngày 17 tháng 7 năm 2023.
Vận động viên khác.
Đặc cách:
Thay thế: |
Qohir Rasulzoda | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19817903 | Qohir Rasulzoda (, ) (sinh ngày 8 tháng 3 năm 1959) là chính trị gia người Tajikistan. Hiện tại, ông đang giữ chức vụ làm . |
Pokémon Evolutions | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19817906 | Pokémon Evolutions (ポケモンエボリューションズ, "Pokémon Eboryūshonzu") là một loạt series phim hoạt hình nguyên bản năm 2021 của Nhật Bản được phát hành trên nền tảng YouTube và Pokémon TV bởi The Pokémon Company.
Pokémon Evolutions được tạo ra nhân ngày kỉ niệm 25 của Series Pokémon gồm có 8 tập . Đồng thời các nơi trong từng tập phim đều được lấy cảm hứng từ 8 khu vực khác nhau trong thế giới Pokemon. Bộ phim được công chiếu lần đầu tiên vào ngày 2 tháng 9 năm 2021. Phim được sản xuất bởi Andy Gose,Taito Okiura, kịch bản được viết bởi Benjamin Townsend và đạo diễn của bộ phim này là Daiki tomiyasu. |
Suzuki Shirō (chính khách) | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19817913 | (sinh ngày 16 tháng 7, 1967) là chính trị gia người Nhật Bản. Hiện tại, ông đang giữ chức vụ làm kể từ ngày 26 tháng 4 năm 2023. |
Lịch Kurd | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19817920 | Lịch Kurd là một loại lịch được sử dụng ở khu vực Kurdistan của Iraq, cùng với lịch Hồi giáo và lịch Gregorius.
Lịch sử.
Sự khởi đầu của lịch được đánh dấu bằng Trận Nineveh, một cuộc chinh phục người Assyria của người Media vào năm 612 TCN.
Tháng.
Tên của các tháng thường bắt nguồn từ các sự kiện xã hội trong tháng đó. |
Ԉ | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19817931 | Komi Lje (Ԉ ԉ, chữ nghiêng: "Ԉ" "ԉ") là một chữ cái trong bảng chữ cái Molodtsov, một biến thể của bảng chữ cái Kirin. Nó chỉ được sử dụng trong chữ viết của tiếng Komi vào những năm 1920. Nó tương đương với chữ cái Kirin Lje (Љ љ). Một số dạng của nó tương tự như chữ cái 几 trong tiếng Trung Quốc. |
Taue Tomihisa | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19817935 | (sinh ngày 10 tháng 12 năm 1956) là chính trị gia người Nhật Bản. Ông từng làm thị trưởng thành phố Nagasaki nhiệm kỳ 2007-2023. |
Tripolitania thuộc Ottoman | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19817944 | Tripolitania thuộc Ottoman (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman: ایالت طرابلس غرب; tiếng Anh: "Ottoman Tripolitania") là phần đất duyên hải Bắc Phi, ngày nay thuộc Libya, từ năm 1551 đến 1912 nó nằm dưới quyền cai trị của Đế quốc Ottoman. Trong giai đoạn từ năm 1551 đến năm 1864, với tên gọi Eyalet Tripolitania (ایالت طرابلس غرب Eyālet-i Trâblus Gârb) hoặc "Bey" và khu vực lãnh thổ Tripoli của Barbary, sau đó, từ 1864 đến 1912, với tên gọi Vilayet Tripolitania (ولايت طرابلس غرب Vilâyet-i Trâblus Gârb). Nó còn được gọi là Vương quốc Tripoli, mặc dù về mặt kỹ thuật nó không phải là một vương quốc, mà là một tỉnh của Ottoman do các pasha (thống đốc) cai trị. Triều đại Karamanli cai trị tỉnh như một chế độ quân chủ cha truyền con nối trên thực tế từ năm 1711 đến năm 1835, mặc dù vẫn nằm dưới sự cai trị trên danh nghĩa của Ottoman và chịu quyền kiểm soát từ Constantinople.
Bên cạnh lãnh thổ cốt lõi của Tripolitania, "Barca" cũng được coi là một phần của vương quốc Tripoli, bởi vì nó được cai trị bởi Pasha xứ Tripoli, cũng là toàn quyền trên danh nghĩa của Ottoman.
Tên Ottoman của "Trablus Garb" có nghĩa đen là "Tripoli ở phía Tây" vì nhà nước đã có một Tripoli khác ở phía Đông cũng được gọi là Trablus do Selim I chinh phục sau Trận Marj Dabiq. Sau khi Tripolitania bị sáp nhập, tên của các eyalet được đổi thành "Tripoli ở Levant" (Trablus Şam) và "Tripoli ở phía Tây" là Tripolitania của La Mã (Trablus Garb).
Tàn tích của nhiều thế kỷ dưới sự cai trị của Ottoman là sự hiện diện của một nhóm dân số gốc Thổ Nhĩ Kỳ và những người lai Thổ - "Kouloughlis". |
Sargocentron punctatissimum | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19817949 | Sargocentron punctatissimum là một loài cá biển thuộc chi "Sargocentron" trong họ Cá sơn đá. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1829.
Từ nguyên.
Từ định danh "punctatissimum" được ghép bởi hai âm tiết trong tiếng Latinh: "puncta" (“lốm đốm”) và hậu tố "issimus" (biểu thị so sánh bậc nhất), hàm ý đề cập đến những chấm màu tím nhạt rất nhỏ trên vảy của loài cá này.
Phân bố và môi trường sống.
"S. punctatissimum" có phân bố rộng khắp vùng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, từ Biển Đỏ dọc theo Đông Phi, trải dài về phía đông đến quần đảo Hawaii, quần đảo Marshall và đảo Phục Sinh, ngược lên phía bắc đến Nam Nhật Bản (gồm cả quần đảo Ogasawara), giới hạn phía nam đến Nam Phi, Úc và đảo Rapa Iti. Ở Việt Nam, "S. caudimaculatum" được ghi nhận tại quần đảo Trường Sa.
"S. punctatissimum" sống trong khe hốc của rạn viền bờ hoặc trong các vũng thủy triều, ít khi thấy ở độ sâu hơn 30 m (nhưng đã được bắt gặp ở độ sâu đến 183 m tại Hawaii).
Mô tả.
Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở "S. punctatissimum" là 23 cm. Loài này có màu đỏ ánh bạc. Gai vây lưng trắng, có dải viền màu đỏ tươi. Các vây trong mờ, đỏ hơn ở gần rìa.
Số gai ở vây lưng: 11; Số tia vây ở vây lưng: 12–14; Số gai ở vây hậu môn: 4; Số tia vây ở vây hậu môn: 8–9; Số vảy đường bên: 41–47.
Sinh thái.
"S. punctatissimum" là loài sống về đêm, thức ăn chủ yếu là các loài giáp xác nhỏ và ấu trùng của chúng, cũng như giun nhiều tơ.
Qua giải mã trình tự gen 12S rRNA, "S. punctatissimum" được xếp vào nhóm chị em với "Sargocentron macrosquamis".
Giá trị.
"S. punctatissimum" có giá trị thương mại không đáng kể, chủ yếu xuất hiện trong nghề đánh bắt thủ công, tuy nhiên vẫn có thể bị loại bỏ khỏi sản lượng khai thác. Ở Lakshadweep thì "S. punctatissimum" lại là một loài cá cảnh quan trọng. |
Nghiên cứu sử học về sự Kitô giáo hóa Đế quốc La Mã | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19817956 | Sự khuếch trướng của Kitô giáo từ gốc gác mơ hồ của nó vào khoảng năm 40, bấy giờ mới có ít hơn 1.000 tín đồ, thành tôn giáo lớn nhất của toàn bộ Đế quốc La Mã vào khoảng năm 350 CN, đã được khảo cứu dựa trên nhiều hướng nghiên cứu sử học khác nhau.
Cho tới những thập kỷ cuối của thế kỷ 20, rất nhiều chuyên gia vẫn chấp nhận giả thuyết sụp đổ của Edward Gibbon trong cuốn "The History of the Decline and Fall of the Roman Empire", một tác phẩm sử học được xuất bản vào năm 1776. Gibbon cho rằng Pagan giáo vốn đã suy sụp kể từ thế kỷ thứ 2 và rốt cuộc bị trừ khử do chính sách áp đặt Kitô giáo theo kiểu từ-trên-xuống của Constantine, hoàng đế La Mã đầu tiên theo đạo Kitô, và các hoàng đế hậu thân vào thế kỷ thứ 4.
Trong suốt 200 năm, giả thuyết của Gibbon và các phiên bản cải thiện của nó — mô hình xung đột và mô hình lập pháp — đã đưa ra được một trình thuật quan trọng về quá trình này. Mô hình xung đột cho rằng Kitô giáo lớn mạnh trong sự xung đột với Pagan giáo, giành được chiến thắng chỉ khi các hoàng đế La Mã bắt đầu cải đạo Kitô và áp dụng quyền lực nhằm ép buộc nhân dân phải cải đạo theo. Mặt khác, mô hình lập pháp thì dựa trên Bộ luật Theodosian chế bản năm 438.
Vào cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, các khám phá mới về văn liệu cùng các nghiên cứu mới trong ngành khảo cổ và tiền tệ học, bên cạnh các lĩnh vực mới nổi như xã hội học và nhân học, kết hợp với mô hình tính toán hiện đại, đã đánh đổ phần lớn cách hiểu cũ về chủ đề này. Theo các giả thuyết hiện đại, Kitô giáo bén rễ vào thế kỷ thứ 3, trước thời Constantine; Pagan giáo phải tới tận thế kỷ thứ 4 mới lụi tàn; và quyền lập pháp thực chất không có ảnh hưởng mấy cho đến đời Justinian I (trị 527-565). Vào thế kỷ 21, mô hình xung đột không còn trọng lượng nữa, trong khi mô hình cơ sở lại trở nên thời thượng. |
Nghiên cứu sử học về sự Kitô giáo hóa Đế quốc La Mã | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19817956 | Các học thuyết khác lại dựa trên các giả thiết về tâm lý học hoặc tiến hóa của chọn lọc văn hóa, theo đó thì nhiều học giả thế kỷ 21 khẳng định rằng các mô hình xã hội học như thuyết mạng lưới và sự khuếch tán phát kiến cho ta cái nhìn rõ ràng nhất về sự biến chuyển xã hội. Ngành xã hội học cho rằng đạo Kitô đã lan rộng theo chiều từ-dưới-lên; sở dĩ vì nó bao gồm các tập tục và ý tưởng như từ thiện, chủ nghĩa quân bình, tính dễ tiếp cận và một thông điệp rõ ràng, thu hút được các tầng lớp nhân dân. Hiệu ứng của sự biến chuyển tôn giáo này vẫn đang bị tranh cãi.
Lịch sử.
Về nghiên cứu sử học.
Theo quan điểm cũ, Pagan giáo — tức đa thần giáo Hy-La truyền thống đô thị — bên trong Đế quốc La Mã thường được coi là đã bắt đầu lụi tàn từ thế kỷ thứ 2 hoặc 1 TCN, bị gián đoạn bởi một đợt 'Phục Hưng' đời Augustus (trị 27 TCN – 14 CN). Người ta từng cho rằng tục thờ phụng hoàng đế La Mã, 'các giáo phái đông phương' và đạo Kitô là triệu chứng của cái quá trình suy sụp dần dần đó. Đạo Kitô nổi lên như một phong trào tôn giáo lớn ở Đế quốc La Mã, các vương quốc tây di, các quốc gia lân bang, cũng như một số khu vực thuộc Đế quốc Ba Tư và Sassanid.
Trình thuật chính về sự trỗi dậy của đạo Kitô, trong suốt 200 năm kể từ năm 1776, được trích xuất chủ yếu từ tác phẩm "Decline and Fall" của Edward Gibbon. Gibbon đánh giá Constantine là một vị hoàng đế với "tham vọng vô hạn" và một sự khao khát danh vọng mãnh liệt; ông ta muốn áp đặt đạo Kitô lên phần còn lại của đế quốc như một nước cờ chính trị, bất cần đạo lý, để đạt được "trong vòng ít hơn một thế kỷ, cuộc chinh phục cuối cùng Đế quốc La Mã". Phải tới năm 1936 thì một số học giả như Arnaldo Momigliano mới đặt nghi vấn về quan điểm này.
Năm 1953, nhà sử học nghệ thuật Alois Riegl đưa ra quan điểm độc đáo đầu tiên, cho rằng chưa từng tồn tại một sự khác biệt về chất lượng của nghệ thuật và chưa từng có một giai đoạn suy thoái cuối thời kỳ Cổ điển. |
Nghiên cứu sử học về sự Kitô giáo hóa Đế quốc La Mã | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19817956 | Năm 1975, khái niệm "lịch sử" được mở rộng để bao gồm các nguồn nằm ngoài trình thuật cổ đại và các văn liệu cổ điển. Bằng chứng sử học giờ đây bao trùm cả các lĩnh vực khác như văn bản pháp luật, kinh tế học, lịch sử tư tưởng, tiền xu, bia mộ, kiến trúc, khảo cổ học, v.v. Vào những năm 1980, các giả thuyết tổng hợp bằng chứng mới bắt đầu được đề ra. Một phần tư cuối của thế kỷ 20, ngành nghiên cứu này đã đạt được những tiến độ đáng kể.
Tôn giáo La Mã.
Tôn giáo ở Hy-La cổ đại khác biệt rất nhiều so với tôn giáo hiện đại. Ở Đế quốc La Mã thuở sớm, tôn giáo mang tính chất đa thần và cục bộ. Nó không chú trọng vào cá nhân, mà tập trung vào lợi ích của thành phố: nó là một tôn giáo dân sự mà trong đó nghi lễ là dạng thờ phụng chính. Chính trị và tôn giáo ở Hy-La hòa lẫn với nhau, và các nghi lễ công chúng được cử hành bởi các quan chức công cộng. Sự tôn kính đối với tục lệ tổ tiên là một phần rất quan trọng trong tín ngưỡng và thực hành đa thần giáo; thành viên trong xã hội địa phương được kỳ vọng tham gia vào các nghi lễ công cộng. |
Công Thương nhật báo | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19817970 | Công Thương nhật báo là tờ báo tiếng Trung được xuất bản ở Hồng Kông dưới thời thuộc địa của Anh. Báo thuộc quyền sở hữu gián tiếp của (), một cựu tướng lĩnh Trung Hoa Dân Quốc và là con trai của nhà tài phiệt Hồng Kông Hà Đông. Đây là tờ báo ủng hộ Quốc Dân Đảng và phát hành theo lịch Dân quốc.
Song song với "Công Thương vãn báo" () do "Công Thương nhật báo hữu hạn công ty" () xuất bản, được thành lập vào ngày 10 tháng 11 năm 1928. Nhà xuất bản này đã bị giải thể vào ngày 26 tháng 12 năm 1996, nhiều năm sau khi các tờ báo đình bản.
"Công Thương nhật báo" cũng được xuất bản dưới dạng "ngoại phụ bản" (), nhắm vào Đài Loan.
Lịch sử.
Ngài Hà Đông đã mua lại tờ "Công Thương nhật báo" vào năm 1929. Vào thời điểm đó, tờ báo này đang làm ăn thua lỗ. Dưới quyền sở hữu của Hà Đông, nó đã trở thành một trong ba tờ báo tiếng Hoa hàng đầu ở Hồng Kông trong thập niên 1950 (hai tờ còn lại là "Tinh Đảo nhật báo" và "Hoa kiều nhật báo" ()), theo Hiệp hội Báo chí Hồng Kông.
Ngay sau khi ký kết Tuyên bố chung Trung-Anh, "Công Thương nhật báo" đã đình bản, nói rằng nó không kiếm được lợi nhuận và không thể nhìn thấy con đường phía trước. |
Giải phóng quân báo | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19817971 | Giải phóng quân báo () hay gọi tắt là PLA Daily, là tờ báo chính thức của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) được thành lập vào ngày 1 tháng 1 năm 1956. Về mặt thể chế, tờ "Giải phóng quân báo" là cơ quan ngôn luận của Quân ủy Trung ương, và với tư cách đó là phát ngôn viên của chính PLA. Đường lối xã luận của nó gần giống với đường lối được tìm thấy trên tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc là "Nhân Dân nhật báo".
Tổng quan.
Tờ báo này thường hay đưa tin về các câu chuyện thời sự liên quan đến PLA và các vấn đề quân sự khác, đồng thời đưa tiếng nói của quân đội vào lĩnh vực chính sách công để chủ yếu tiêu thụ trong nước. Tháng 8 năm 2010, một bài xã luận cho rằng chiến lược quân sự của Trung Quốc đã lỗi thời và Trung Quốc phải "dũng cảm học hỏi kinh nghiệm về văn hóa thông tin của quân đội nước ngoài", cùng với việc hiện đại hóa và mua sắm vật tư công khai.
"Giải phóng quân báo", trong khi chính thức đóng vai trò là tiếng nói của quân đội, không đi xa khỏi thông điệp của chính Đảng khi nói đến chính sách đối ngoại. Học giả về chiến lược Alastair Iain Johnston viết: "Có một mối tương quan chặt chẽ giữa luận điệu chính sách đối ngoại trong—tiếng nói dân sự của Đảng Cộng sản Trung Quốc—"Nhân Dân nhật báo"—và tiếng nói quân sự của nó—"Giải phóng quân báo"".
Sự xuất hiện các sáng kiến chính sách cưng chiều của giới lãnh đạo Trung Quốc trên các trang của "Giải phóng quân báo" thường được giới học giả coi là biểu hiện sức mạnh của họ trong quân đội. Giới học giả của Viện Nghiên cứu Chiến lược thuộc Trường Đại học Chiến tranh Lục quân Hoa Kỳ trích dẫn vô số lần xuất hiện tuyên truyền liên quan đến "khái niệm phát triển khoa học"—do lãnh đạo Đảng Hồ Cẩm Đào đưa ra—như bằng chứng cho thấy "ảnh hưởng đáng kể của Hồ Cẩm Đào đối với một số lĩnh vực phát triển của PLA kể từ năm 2004". |
Hoa kiều nhật báo | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19817972 | Hoa kiều nhật báo hoặc Overseas Chinese Daily News () là một tờ báo tiếng Hoa có trụ sở tại Hồng Kông. Báo được xuất bản từ năm 1925 đến năm 1995. Tờ báo này do Sầm Duy Hưu sáng lập sau khi gia đình Sầm nắm quyền kiểm soát công ty.
Lịch sử.
Tờ báo được xuất bản dưới cái tên "Chinese General Merchants Daily" từ năm 1919 đến năm 1923 khi Tổng Thương hội Trung Hoa và "Daily Press" đồng sở hữu công ty này. Hợp đồng sau đó kết thúc và Tổng Thương hội Trung Hoa đã tự xuất bản tờ báo này. Năm 1925, báo được bán lại cho Sầm Duy Hưu. Nó được đổi tên thành "Hoa kiều nhật báo" bắt đầu xuất bản vào ngày 5 tháng 6 năm 1925.
Tháng 12 năm 1941, Nhật Bản bắt đầu tiến quân vào chiếm đóng Hồng Kông. "Hoa kiều nhật báo" là một trong số ít tờ báo được phép tiếp tục xuất bản. Tờ báo đã sử dụng các kỹ năng viết khác nhau để vượt qua sự kiểm duyệt của chính phủ quân sự Nhật Bản và bí mật truyền tải thông điệp chống Nhật. Ngày 1 tháng 4 năm 1945, "Hoa kiều vãn báo" () được thành lập. Lần phát hành cuối cùng của tờ báo này là vào ngày 1 tháng 4 năm 1988.
Năm 1985, người sáng lập Sầm Duy Hưu qua đời. Con trai ông là Sầm Tài Sinh không muốn tiếp tục điều hành tờ báo này nữa. Do đó, vào tháng 12 năm 1991, tờ báo được bán cho South China Morning Post. Tờ Post tiếp tục bán lại cho Hương Thụ Huy vào tháng 1 năm 1994 để rồi vị chủ mới này khiến cho tờ báo bán chạy hơn. Tuy nhiên, nó vẫn bị đình bản vì lý do tài chính vào ngày 12 tháng 1 năm 1995. Thống đốc Chris Patten cho biết ông rất buồn và tờ báo này nổi tiếng là liêm chính và quan tâm đến các giá trị cộng đồng. |
Leonardo Almeida | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818009 | Leonardo Alexandre Almeida Lopes hay Leo Lopes (sinh ngày 5 tháng 11 năm 2004) là một cầu thủ bóng đá người Bồ Đào Nha hiện đang chơi ở vị trí tiền đạo cánh trái cho câu lạc bộ Wolverhampton Wanderers.
Ngày 30 tháng 7 năm 2023, Lopes gia nhập Wolverhampton Wanderers và kí vào bản hợp đồng đến mùa hè năm 2026 với câu lạc bộ này. |
Motoshima Hitoshi | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818046 | (20 tháng 2 năm 1922 - 31 tháng 10 năm 2014) là cựu chính trị gia người Nhật Bản. Ông đã từng phục vụ 4 nhiệm kỳ với tư cách là từ năm 1979 đến năm 1995. |
Suzuki Shirō | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818047 | Suzuki Shirō có thể là: |
Ermenegildo Gasperoni | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818051 | Ermenegildo "Gildo" Gasperoni (4 tháng 8 năm 1906 – 26 tháng 6 năm 1994) là một chính khách người San Marino. Ông từng là tổng bí thư và sau đó là chủ tịch Đảng Cộng sản San Marino.
Đầu đời.
Gasperoni là con trai của một nghệ nhân từ San Marino. Khi còn trẻ, ông rời đất nước năm 1924. Ông gia nhập Đảng Cộng sản Pháp năm 1926. Gasperoni là nhà hoạt động của Đảng Cộng sản Luxembourg từ năm 1930 đến năm 1936. Ông tham gia Lữ đoàn Quốc tế trong Nội chiến Tây Ban Nha, giữ chức vụ chính ủy của Tiểu đoàn Garibaldi trong Lữ đoàn Quốc tế thứ Mười hai. Sau đó, ông chuyển sang làm chính ủy Trung tâm Quốc tế Tuyển chọn và Đào tạo Tình nguyện viên.
Sự nghiệp.
Ông trở về quê hương vào năm 1940, bắt đầu hoạt động để thành lập Đảng Cộng sản San Marino. Đảng Cộng sản Ý đã tổ chức một chi nhánh địa phương ở San Marino vào năm 1921, nhưng đất nước này không có đảng cộng sản cho riêng mình. Vào ngày 7 tháng 7 năm 1941, Đảng Cộng sản San Marino được thành lập dưới sự lãnh đạo của Gasperoni. Từ năm 1949, ông là Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải trong chính phủ liên minh cộng sản - xã hội chủ nghĩa. Ngoài công việc chính trị, ông còn làm thợ sửa ô tô ở Borgo Maggiore vào thời điểm này.
Gasperoni đại diện cho Đảng Cộng sản San Marino tại các sự kiện quốc tế khác nhau, chẳng hạn như Hội nghị Quốc tế các Đảng Cộng sản và Công nhân năm 1969 tại Moskva và Hội nghị các Đảng Cộng sản và Công nhân Châu Âu năm 1976 tại Berlin. Tại cả hai sự kiện này, Gasperoni đã lên tiếng chỉ trích các chính sách của Đảng Cộng sản Liên Xô.
Năm 1978, Gasperoni được bầu để phục vụ nhiệm kỳ sáu tháng với tư cách là một trong hai Đại chấp chính (tức đồng nguyên thủ quốc gia San Marino), cùng với chính khách xã hội chủ nghĩa Adriano Reffi. San Marino lần đầu tiên có một nguyên thủ quốc gia cộng sản sau hai thập kỷ.
Trong chuyến thăm Liên Xô vào tháng 1 năm 1983, Gasperoni và tổng bí thư Đảng Cộng sản San Marino Umberto Barulli đã được trao tặng Huân chương Hữu nghị các Dân tộc tại một buổi lễ tại Điện Kremlin. Kể từ những năm 1980, Gasperoni được phong làm chủ tịch danh dự của Đảng Cộng sản San Marino. |
の | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818058 | の trong hiragana và ノ trong katakana là kana trong tiếng Nhật, cả hai đều đại diện cho một mora. Trong hệ thống thứ tự gojūon của các âm tiết tiếng Nhật, nó đứng ở vị trí thứ 25, giữa ね (ne) và は (ha). Nó đứng ở vị trí thứ 26 trong bài thơ "Iroha". Cả hai đều đại diện cho âm [no]. Dạng katakana được viết tương tự như bộ thủ Khang Hi , bộ Phiệt.
Lịch sử.
Giống như mọi ký tự hiragana khác, の được phát triển từ man'yōgana, kanji được sử dụng cho mục đích ngữ âm, được viết theo kiểu thảo thư.
Cũng có thể tìm thấy các dạng biến thể của kana の theo dạng hentaigana và gyaru-moji.
Thứ tự các nét.
Để viết の, hãy bắt đầu ở phía trên phần trung tâm một chút, vuốt xuống theo đường chéo, sau đó làm một đường cong lên trên và tiếp tục uốn cong xung quanh, để lại một khoảng trống nhỏ ở phía dưới. Để viết ノ, chỉ cần thực hiện một đường cong cong từ trên cùng bên phải xuống dưới cùng bên trái.
Sử dụng.
の là một phụ âm mũi-răng, được phát âm trên răng hàm trên, kết hợp với một nguyên âm tròn ở giữa để tạo thành một mora.
Trong tiếng Nhật, cũng như trong hình thành từ ngữ, の có thể là trợ từ thể hiện sự sở hữu. Ví dụ, cụm từ: "わたしのでんわ/"watashi no denwa"" nghĩa là "điện thoại của tôi".
Ở Trung Quốc.
の cũng đã phổ biến trên các bảng hiệu và nhãn hiệu có chứa tiếng Trung Quốc trên thế giới. Nó được sử dụng thay cho dấu sở hữu trong chữ Hán giản thể 的 ("de") hay dấu sở hữu trong chữ Hán phồn thể 之 ("zhī"), và の được phát âm giống như k tự tiếng Trung Quốc mà nó thay thế. Điều này thường được thực hiện để "nổi bật" hoặc để mang lại "cảm giác kỳ lạ/Nhật Bản", ví dụ: trong các nhãn hiệu thương mại, chẳng hạn như nhãn hiệu nước ép trái cây 鲜の每日C, trong đó の có thể được đọc theo cả hai kiểu: 之 ("zhī"), dấu sở hữu, và cả 汁 ("zhī"), nghĩa là "nước ép". Tại Hồng Kông, Cơ quan Đăng ký công ty đã mở rộng sự công nhận chính thức đối với thông lệ này và cho phép の được sử dụng trong tên tiếng Trung Quốc của các doanh nghiệp đã đăng ký; do đó, nó là biểu tượng không phải của tiếng Trung Quốc duy nhất theo thông lệ này (ngoài các dấu chấm câu không có giá trị phát âm). |
Phát bóng (bóng chày) | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818062 | Trong bóng chày, phát bóng là hành động cố gắng đánh trúng quả bóng được ném bởi cầu thủ giao bóng bên đội đối phương để cố gắng chiếm chốt và ghi điểm. Cầu thủ phát bóng là người sẽ cố gắng phát bóng. Là một hành động hầu như chỉ có ở trong môn bóng chày và các môn thể thao bat-and ball khác, phát bóng liên quan đến việc quay trong mặt phẳng nằm ngang, không giống như hầu hết các chuyển động trong thể thao khác xảy ra trong mặt phẳng thẳng đứng. |
Trận Marinka (2022-nay) | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818069 | Trận Marinka là trận chiến diễn ra ở thị trấn Marinka giữa Lực lượng vũ trang Nga với quân ly khai Cộng hòa nhân dân Donetsk chống lại Lực lượng vũ trang Ukraina nằm trong chiến dịch Nga xâm lược Ukraina. Trận chiến bắt đầu khi pháo kích vào thị trấn Marinka với cường độ ngày càng tăng từ ngày 17 tháng 2 năm 2022 đến ngày 22 tháng 2 năm 2022, khi Nga công nhận độc lập cho DPR và giao tranh bắt đầu tại thị trấn vào ngày 17 tháng 3 năm 2022. Đến tháng 11 năm 2022, phần lớn thị trấn Marinka đã bị phá hủy, không còn dân thường và một số tòa nhà đổ nát còn sót lại sau cuộc giao tranh khốc liệt. Vào tháng 6 năm 2015, thị trấn Marinka là nơi diễn ra trận chiến gần Marinka một ngày, cuộc xung đột nghiêm trọng đầu tiên sau khi ký kết hiệp ước Minsk II vào tháng 2 năm 2014, trong đó các lực lượng Ukraine tái chiếm giữ thị trấn này trở lại sau một cuộc tấn công DPR.
Diễn biến.
Đợt pháo kích đầu tiên vào Marinka bắt đầu vào ngày 17 tháng 2 năm 2022, phương Tây cho rằng lực lượng DPR đã làm bị thương một nhân viên cứu trợ. Các cuộc pháo kích bắt đầu vào khoảng 9:30 sáng và kết thúc lúc 2:30 chiều, với tổng số khoảng 20 vụ nổ được ghi nhận. Pháo kích tăng cường trong những ngày trước khi Nga xâm lược Ukraine, giết chết hai binh sĩ Ukraina và làm bị thương bốn người khác. Cuộc chiến giành thành phố bắt đầu vào khoảng ngày 17 tháng 3 năm 2022, khi Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố sai sự thật rằng lực lượng DPR đã chiếm được Marinka. Theo phía Ukraina thì vào ngày 30-31 tháng 3 năm 2022, các dịch vụ khẩn cấp của Ukraine đã dập tắt "hàng chục đám cháy" bùng phát trong thị trấn do đạn phốt pho trắng tung ra từ lực lượng Nga. Giao tranh tiếp diễn trong suốt năm 2022. Thậm chí giao tranh gia tăng từ cuối tháng 7 đến đầu tháng 8, bắt đầu với một cuộc tấn công thất bại của Nga vào Marinka vào ngày 11 tháng 7 năm 2022.
Vào tháng 1 năm 2023, những người lính Ukraine được phỏng vấn đã nói rằng giao tranh trên chiến trường ở Marinka là "địa ngục", và phần lớn các cuộc giao tranh diễn ra cách từ 10 đến 20 mét. |
Trận Marinka (2022-nay) | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818069 | Do phần lớn thị trấn bị phá hủy nên giao tranh diễn ra sau đống đổ nát, vật dụng đồ đạc ngổn ngang trong những căn nhà và tầng hầm. Đại tá Yaroslav Chepurnyi tuyên bố Lữ đoàn tấn công đường không số 79 đã chịu "tổn thất nặng nề nhất" trong số các đơn vị Ukraina trú đóng tại Marinka. Vào ngày 1 tháng 2, phía Ukraina tuyên bố đã gây ra ""tổn thất đáng kể" trong cuộc tấn công của Nga nhằm vào Marinka. Vào ngày 8 tháng 2 năm 2023, cựu Thứ trưởng Nội vụ Vitaly Kiselev đã làm rõ rằng các thành viên của Sư đoàn súng trường cơ giới số 150 đang củng cố lại các vị trí phòng thủ ở các khu vực phía tây Marinka.
Theo Bộ Tổng tham mưu Ukraina, các cuộc đụng độ đã gia tăng vào ngày 2 tháng 2 năm 2023 với 13 trận đánh kéo dài hai giờ liền ở Marinka. Vào ngày 21 tháng 2 năm 2023, các cuộc tấn công kế tiếp của Nga vào Marinka đã bị đẩy lùi. Truyền thông Nga hồi tháng 4 năm 2023 thông báo lực lượng Ukraine đã bị Quân đội Nga đẩy lùi về vùng ngoại ô phía tây Marinka nơi các cuộc đụng độ đang diễn ra. Vào ngày 24 tháng 5 năm 2023, Bộ Tổng tham mưu Ukraina cho biết Marinka vẫn là một trong những tâm điểm của các cuộc đụng độ đang diễn ra trong chiến tranh. Vào ngày 31 tháng 5 năm 2023, Ramzan Kadyrov lãnh đạo của lực lượng Chechen đang chiến đấu ở Ukraina, tuyên bố rằng lực lượng của ông đã được điều chuyển đến mặt trận Marinka, bao gồm Lực lượng đặc nhiệm "Akhmat"". Các binh sĩ Ukraina ở mặt trận Marinka vào tháng 6 năm 2023 cho rằng binh lính Nga đông hơn quân Ukraina với tỷ lệ tương quan 4-1 về nhân lực và tỷ lệ tượng quan 6-1 về pháo binh. Hầu hết các trận chiến diễn ra ở cự ly gần và trong tầng hầm. |
Bơ Vologda | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818073 | Bơ Vologda hay Vologodskoye Maslo (tiếng Nga: Волого́дское ма́сло), trước đây được biết đến với tên gọi Bơ Paris, là một loại bơ được làm tại vùng Vologda của Nga, được biết đến rộng rãi bởi hương vị ngọt ngào, mịn màng và hấp dẫn của nó. Nó có hương vị như vậy là từ quy trình sản xuất của nó, bao gồm một bộ nhiệt độ và hàm lượng chất béo chính xác; cũng như do thảm thực vật và giống bò được tìm thấy ở Vologda.
Lịch sử.
Quá trình được sử dụng để tạo ra bơ Vologda được phát minh bởi Nikolai Vasilievich Vereshchagin, anh trai của một họa sĩ trong chiến tranh, Vasily Vereshchagin. Ông đã được truyền cảm hứng khi nếm thử món "bơ Norman" từ vùng Normandy của Pháp, tại Triển lãm Quốc tế năm 1867.
Sau vài năm sản xuất bơ, Vereshchagin đã đưa sản phẩm của mình đến Hội chợ Thế giới Paris lần thứ ba diễn ra năm 1878, nơi nó đã giành được huy chương vàng. Sau đó, ông dán nhãn bơ của mình là "bơ Paris", và nó được biết đến như một món ngon ở cả Nga và châu Âu.
Một nhà máy sản xuất bơ đã được xây dựng vào năm 1916. Năm 1917, trong cuộc Cách mạng Nga, nhà máy đã được tiếp quản bởi nhà nước, và việc sản xuất trở nên giảm dần. Sau đó, xuất khẩu của nó đã bị cấm. Năm 1939, chính quyền đã đổi tên nó thành bơ Vologda. Năm 1991, sau khi Liên Xô tan rã, các nhà máy tư nhân ở Vologda bắt đầu sản xuất lại bơ Vologda để xuất khẩu.
Năm 2010, sau nhiều năm tràn lan hàng giả trên thị trường, chính phủ Nga tuyên bố rằng chỉ có bơ được tạo ra ở vùng Vologda mới được phép dán nhãn là bơ Vologda, tạo ra loại chỉ định xuất xứ được bảo hộ đầu tiên của Nga. |
Tống biệt (bài hát) | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818078 | "Tống biệt" (Hán tự: 送别, "Bài hát tống biệt") là một bài hát được sáng tác bởi nhạc sĩ Lý Thúc Đồng (1880 — 1942). Ông đã sắp xếp lời bài hát theo giai điệu của bài hát giữa thế kỷ 19 "Dreaming of Home and Mother" (Mơ về Ngôi nhà tổ ấm và Mẹ) của nhà soạn nhạc người Mỹ John P. Ordway. Lý Thúc Đồng được biết đến bài hát này trong thời gian ông học tập tại Nhật Bản, thông qua một phiên bản tiếng Nhật "Lữ sầu" (tiếng Nhật: 旅愁; Hiragana:りょしゅう) khác của bài hát.
Lời bài hát.
Ca từ của bài hát "Tống biệt" có nét tương đồng như những câu ngắn câu dài trong thi phú Trung Hoa, lại mang sự tinh tế của thơ ca cổ điển. Tương phản với điều đó là ý nghĩa bài hát đơn giản, dùng chữ mộc mạc dễ hiểu của tác giả. Đồng thời, lời bài hát tiếng Hoa lại có thể hoà đồng với giai điệu gốc của bài hát rất tốt. Đằng sau lời ca ấy là câu chuyện về kỷ niệm tình bạn khi tác giả Lý Thúc Đồng từ biệt Hứa Ảo Viên (許幻園, 1878 — 1929). Bài hát không phải nghiễm nhiên mà trở thành một bài ly ca (驪歌) nổi tiếng, điển hình của người Trung Hoa. |
Tống biệt (bài hát) | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818078 | Phiên bản được lưu truyền rộng rãi nhất là từ bản chép tay của Phong Tử Khải (豐子愷, 1898 — 1975), một người học trò của Lý Thúc Đồng, và được trích dẫn trong tuyển tập "Năm mươi bài hát Trung Hoa nổi tiếng" (中文名歌五十曲):
<poem>
Trưởng đình ngoại, cổ đạo biên, phương thảo bích liên thiên
Vãn phong phất liễu địch thanh tàn, tịch dương san ngoại san
Thiên chi nhai, địa chi giác, tri giao bán linh lạc
Nhất biều trọc tửu tận dư hoan, kim tiêu biệt mộng hàn</poem>
Tuy nhiên, phiên bản do EMI Hồng Kông phát hành năm 1935 và được hát bởi Long Tuần (龍珣), một học sinh của Trường Tiểu học Trực thuộc Đại học Sư phạm Bắc Bình (nay là Trường Tiểu học Trực thuộc Đại học Sư phạm Bắc Kinh), đính kèm đoạn trích dẫn sau đây, nguồn chưa được xác minh:
<poem>
Tình thiên lũ, tửu nhất bôi, thanh thanh ly địch thôi
Vấn quân thử khứ kỷ thì lai, lai thì mạc bồi hồi
Thảo bích sắc, thuỷ lục ba, nam phố thương như hà
Nhân sinh nan đắc thị hoan tụ, duy hữu biệt ly đa</poem>
Có một số phiên bản khác cũng sử dụng những lời ca sau và tuyên bố rằng tất cả chúng đều từng được viết ra bởi Lý Thúc Đồng, nhưng tựu chung là điều này chưa thể được kiểm chứng:
<poem>
Thiều quang thệ, lưu vô kế, kim nhật khước phân duệ
Ly ca nhất khúc tống biệt ly, tương cố khước y y
Tụ tuy hảo, biệt tuy bi, thế sự kham ngoạn vị
Lai nhật hậu hội tương dư kỳ, khứ khứ mạc trì nghi</poem>
Tiểu thuyết "Thành nam cựu sự" (城南舊事) của Lâm Hải Âm (林海音, 1918 — 2001) viết năm 1960, tại chương cuối, "Những đoá hoa của cha đã rơi tàn" (爸爸的花兒落了), có nhắc tới tình tiết theo đó nhân vật chính hát khúc ca tại buổi lễ tốt nghiệp của mình; Lời ca trong cuốn sách và bộ phim chuyển thể bao gồm dòng thứ nhất của đoạn thứ nhất và tất cả còn lại là của đoạn thứ hai, như được mô tả.
<poem>
Trưởng đình ngoại, cổ đạo biên, phương thảo bích liên thiên.
Vấn quân thử khứ kỷ thì lai, lai thì mạc bồi hồi. |
Tống biệt (bài hát) | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818078 | Thiên chi nhai, địa chi giác, tri giao bán linh lạc.
Nhân sinh nan đắc thị hoan tụ, duy hữu biệt ly đa.</poem>
Bạn của Lý Thúc Đồng, Trần Triết Phủ (陳哲甫) từng có lần viết một bản lời ca cho bài hát này
<poem>
Trưởng đình ngoại, cổ đạo biên, phương thảo bích liên thiên.
Cô vân nhất phiến nhạn thanh toan, nhật mộ tắc yên hàn.
Bá lao đông, phi yến tây, dữ quân trưởng biệt ly.
Bả duệ khiên y lệ như vũ, thử tình thuỳ dữ ngữ.</poem>
Giai điệu bài hát.
Do sử dụng tiếng Trung Hoa nên một phần nhỏ nhịp điệu khác với bài hát gốc.
<score sound="1" midi="1">
\relative c' {
\set Score.tempoHideNote = ##t
\key c \major
\time 4/4
\tempo 4 = 96
g'4 e8(g) c2 | a4 c4 g2 | g4 c,8( d) e4 d8(c) | d2. r4 |
g4 e8(g) c4. b8 | a4 c4 g2 | g4 d8(e8) f4. b,8 | c2. r4 |
a'4 c4 c2 | b4 a8(b) c2 | a8( b) c( a) a( g) e( c) | d2. r4 |
\addlyrics {
長 亭 外 古 道 邊 芳 草 碧 連 天
晚 風 拂 柳 笛 聲 殘 夕 陽 山 外 山
天 之 涯 地 之 角 知 交 半 零 落
一 瓢 濁 酒 盡 餘 歡 今 宵 別 夢 寒
</score>
Lịch sử, nguồn gốc của bài hát.
Về ngày sáng tác thực sự của bài hát "Dreaming of Home and Mother" còn có nhiều ý kiến khác nhau. Có người nói rằng nó được sáng tác vào năm 1851 để thể hiện niềm khao khát quê hương và mẹ trong cuộc Nội chiến Mỹ, cũng như nỗi buồn chiến tranh. Tuy nhiên, Nội chiến bắt đầu vào năm 1861, và nếu như bài hát thực sự được lấy cảm hứng từ chiến tranh thì nó đã không bao giờ được viết trước chiến tranh. Vì vậy, lý do cho năm sáng tác trở nên không đáng tin cậy.
Trong thư viện của Đại học Johns Hopkins ở Hoa Kỳ, có một bản in nhạc "Dream Back Home" với năm xuất bản là 1868, trùng khớp với năm được ghi chép trên WorldCat, và được công nhận là một chứng cứ năm tháng thời gian đáng tin cậy hơn cả. Bài hát này từng được lưu hành rộng rãi ở Hoa Kỳ, sau đó lan toả sang Nhật Bản. |
Tống biệt (bài hát) | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818078 | Năm 1907, Inudou Kyuukei (tiếng Nhật: 犬童 球渓; Hiragana: いんどう きゅうけい), đang giảng dạy tại trường trung học nữ sinh Niigata, đã đặt lời Nhật cho bài hát và cải tên nó thành "Lữ sầu" (Ryoshuu; Hán tự: 旅愁; Hiragana:りょしゅう). Bài hát "Lữ sầu" được phát hành vào năm 1904. Từ năm 1905 đến năm 1910, Lý Thúc Đồng du học tại Nhật Bản. Trong thời gian ấy, ông đã ngẫu nhiên nghe được bài hát "Lữ sầu" và bị giai điệu của bài hát lay động và dịch lời bài hát đầu tiên của Inudou Kyuukei sang tiếng Trung:
<poem>
西風起,秋漸深,秋容動客心
獨身惆悵嘆飄零,寒光照孤影
憶故土,思故人,高堂會雙親
鄉路迢迢何處尋,覺來夢斷心</poem>
Sau khi trở về Trung Quốc, một người bạn tốt của ông, Hứa Ảo Viên (許幻園, 1878 — 1929), đã đến từ biệt. Ông rất cảm động và nhờ người vợ Nhật Bản của Hứa Ảo Viên chơi bài "Lữ sầu". Lý Thúc Đồng sau đó đã chỉnh lý lại bài hát cho phiên bản tiếng Trung và đặt tên nó là "Tống biệt" để bày tỏ sự trân quý kỷ niệm của ông với Hứa Ảo Viên. Bài hát "Tống biệt" được phát hành vào năm 1915。.
Trong một thời gian dài ở Trung Quốc, người ta đã tin rằng bài "Tống biệt" hoàn toàn được sáng tác bởi Lý Thúc Đồng cả nhạc lẫn lời. Thế nhưng điều này có thể là do bản ghi âm sớm nhất lại là của Victor Talking Machine Company tại Camden, New Jersey, Hoa Kỳ vào ngày 11 tháng 3 năm 1916, ghi âm trên đĩa vinyl bởi Ivan Williams, một ca sĩ giọng tenor người Mỹ tại thời điểm đó. Điều này dẫn đến sự hiểu lầm rằng phiên bản tiếng Anh ra đời muộn hơn phiên bản tiếng Trung.
Lời ca tiếng Anh của bài "Dreaming of Home and Mother" (phiên bản của Evan Williams):
Dreaming of home, dear old home. <br>Home of childhood and mother- <br>Oft when I wake 'tis sweet to find <br>I've been dreaming of home and mother. <br>Home, dear home, childhood's happy home! <br>When I played with sister and with brother <br>'Twas the sweetest joy when we did roam <br>Over hill and through dale with mother.
Chorus. |
Tống biệt (bài hát) | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818078 | Chorus. <br>Dreaming of home, dear old home, <br>Home of my childhood and mother- <br>Oft When I wake 'tis sweet to find <br>I've been dreaming of home and mother.
Sleep, balmy sleep, close mine eyes, <br>Keep me still thinking of mother- <br>Hark! It's her voice I seem to hear- <br>Yes, I'm dreaming of home and mother. <br>Angels come soothing me to rest, <br>I can feel their presence as none other, <br>For they sweetly say I shall be blest <br>With bright visions of home and mother. |
Morotani Yoshitake | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818100 | (17 tháng 1, 1907 – 16 tháng 4, 2002) là cụu chính trị gia người Nhật Bản. Ông đã từng phục vụ 3 nhiệm kỳ với tư cách là từ năm 1967 đến năm 1979. |
Cá hồi máy rửa bát | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818129 | Cá hồi máy rửa bát () là một món cá Hoa Kỳ được nấu bằng nhiệt lượng của máy rửa bát, cụ thể hơn là vào quá trình sấy khô mà thường dùng cho bát đĩa, trong khoảng nhiệt độ từ 50 đến 60 độ C. Cách chế biến này thường không được khuyến khích và có thể dẫn đến các vấn đề như cá sống, ngộ độc thực phẩm, buồn nôn và nôn mửa.
Chuẩn bị.
Các miếng cá hồi được tẩm ướp và bọc chặt trong ít nhất hai lớp giấy bạc và bỏ vào máy rửa bát. Tiếp theo, chỉnh máy rửa bát sang chế độ rửa và sấy khô rồi khởi động. Sau khi khởi động, miếng cá hồi được hun nóng, hấp hơi và nướng chín. Một ưu điểm của cách nấu này là không có mùi khi nấu. Một khi lớp giấy bạc đã được bọc chặt quanh cá, ta có thể bỏ bát đĩa vào rửa cùng lúc với khi nấu cá hồi.
Nguy cơ.
Máy rửa bát không tỏa nhiệt đều như bếp thông thường nên cá sẽ có thể không chín hoàn toàn. Các công ty sản xuất máy rửa chén và Báo cáo Người tiêu dùng đã khuyến cáo không nên nấu cá bằng máy rửa chén vì máy rửa chén không được thiết kế hoặc thử nghiệm để nấu ăn, máy rửa chén không có nhiệt độ ổn định như bếp và không chắc liệu máy rửa chén có làm nóng cá đủ để tiêu diệt mầm bệnh hay không. Kết quả có thể là ngộ độc thực phẩm.
Lịch sử.
Bắt nguồn từ Hoa Kỳ, cách nấu này đã được Vincent Price giới thiệu năm 1975 trong chương trình "The Tonight Show" của Johnny Carson. Vincent miêu tả món ăn này là "một món ăn người ngu xuẩn nào cũng làm được ("a dish any fool can prepare")".
Vào năm 2002, món ăn này đã được nấu trong chương trình Canada "The Surreal Gourmet" do Bob Blumer dẫn chương trình. Món ăn này cũng đã xuất hiện trên các bài báo của "The Wall Street Journal", NBC, BBC, "Vogue" và CHOICE. Ngoài ra, CBS News đã phỏng vấn tác giả Kym Douglas về cuốn sách cô viết "The Black Book of Hollywood Diet Secrets" trong đó có công thức cá hồi máy rửa bát. |
Nedim Bajrami | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818143 | Nedim Bajrami (sinh ngày 28 tháng 2 năm 1999) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp thi đấu ở vị trí tiền vệ cho câu lạc bộ bóng đá Sassuolo. Sinh ra và lớn lên ở Thụy Sĩ với cha mẹ là người Albania gốc Tetovo, Bajrami đại diện cho các cấp độ trẻ của Thụy Sĩ rồi đến đội tuyển quốc gia Albania. |
Bùi Tường Huân | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818146 | Bùi Tường Huân (ngày 14 tháng 8 năm 1924 – Tháng 5 năm 1988) là giáo sư, chính khách Việt Nam Cộng hòa, từng một thời giữ chức Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Thượng nghị sĩ Việt Nam Cộng hòa.
Tiểu sử.
Bùi Tường Huân chào đời tại Hà Nội, miền bắc Việt Nam vào ngày 14 tháng 8 năm 1924.
Từ năm 1945 đến năm 1946, ông tham gia nhóm dân tộc chủ nghĩa Đại Việt Quốc dân Đảng.
Năm 1951, ông tốt nghiệp nghề luật sư tại Trường Luật Paris. Năm 1952, tốt nghiệp Viện Nghiên cứu Chính trị Paris. Năm 1958, ông thi đậu lấy bằng tiến sĩ kinh tế tại Trường Luật Paris. Trong thời gian du học tại Pháp, ông còn làm chủ tịch Tổng hội Sinh viên, Học sinh Việt Nam tại Pháp vào năm 1951.
Sau khi trở về nước, ông làm giáo sư tại Trường Đại học Luật khoa Sài Gòn và Huế.
Tổng thống Dương Văn Minh dự định chọn ông làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong nội các cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa nhưng chưa kịp thực hiện thì đã phải đầu hàng vào buổi trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975. Trước khi Sài Gòn thất thủ, gia đình Bùi Tường Huân đã kịp rời khỏi Việt Nam sang Mỹ tị nạn, khiến ông đành phải ở lại Việt Nam một mình.
Bùi Tường Huân qua đời tại Thành phố Hồ Chí Minh vào đầu tháng 5 năm 1988.
Đời tư.
Bùi Tường Huân tin theo tín ngưỡng Phật giáo và có hai con với vợ là Trần Thị Phương Thảo (tính đến năm 1974). |
Bùi Văn Thinh | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818147 | Bùi Văn Thinh (ngày 10 tháng 12 năm 1915 – ngày 2 tháng 1 năm 2000) là thẩm phán, quan chức và nhà ngoại giao Việt Nam Cộng hòa, từng là Tổng trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng trưởng Bộ Tư pháp và Tổng trưởng Bộ Nội vụ Quốc gia Việt Nam. Dưới thời Đệ Nhất Cộng hòa, ông giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Nhật Bản.
Tiểu sử.
Bùi Văn Thinh chào đời tại tỉnh Sa Đéc, Nam Kỳ, Liên bang Đông Dương vào ngày 10 tháng 12 năm 1915.
Ông tốt nghiệp Khoa Luật Đại học Đông Dương trong những năm đầu đời, từng là thẩm phán năm 1941, và phục vụ tại nhiều tòa án khác nhau từ năm 1941 đến năm 1947, rồi lên làm Chánh văn phòng Bộ Tư pháp năm 1947.
Năm 1950, ông giữ chức Chưởng lý Tòa Phúc thẩm Quốc gia Sài Gòn, về sau kiêm luôn chức Giám đốc Hành chính Tư pháp của Bộ Tư pháp Quốc gia Việt Nam năm 1952, ít lâu sau ông nhậm chức Chánh án Tòa Phúc thẩm Hỗn hợp Sài Gòn vào tháng 7 năm 1953, từ năm 1954 đến năm 1955 ông giữ chức Tổng trưởng Bộ Tư pháp và Tổng trưởng Bộ Nội vụ Quốc gia Việt Nam.
Tháng 10 năm 1955, Việt Nam Cộng hòa được thành lập, chức vụ "Tổng trưởng" đổi thành "Bộ trưởng". Từ năm 1955 đến năm 1956, ông giữ chức Bộ trưởng Nội vụ Việt Nam Cộng hòa. Từ năm 1956 đến năm 1962, ông chuyển sang làm Đại sứ tại Nhật Bản.
Bùi Văn Thinh qua đời tại Rueil-Malmaison, Hauts-de-Seine, Pháp vào ngày 2 tháng 1 năm 2000.
Tham khảo. |
Bùi Văn Anh | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818148 | Bùi Văn Anh (ngày 12 tháng 10 năm 1930 – ngày 30 tháng 5 năm 2001) là nhà ngoại giao và luật sư Việt Nam Cộng hòa, từng giữ chức Tham tán Đại sứ quán Việt Nam Cộng hòa tại Trung Hoa Dân Quốc, Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Thụy Sĩ và các chức vụ khác.
Tiểu sử.
Bùi Văn Anh chào đời tại Rạch Giá, Liên bang Đông Dương ngày 12 tháng 10 (có thuyết nói là ngày 20 tháng 10) năm 1930.
Năm 1953, ông được cấp phép hành nghề luật sư tại Đại học Hà Nội. Năm 1957, ông tốt nghiệp kỳ thi luật sư ở Sài Gòn. Từ năm 1945 đến năm 1957, ông là luật sư tại Tòa Phúc thẩm Sài Gòn, và từ năm 1958 đến năm 1964 là luật sư tại Tòa Phúc thẩm Cần Thơ.
Năm 1965, ông giữ chức Tham tán Đại sứ quán Việt Nam Cộng hòa tại Hoa Kỳ, và Tham tán Đại sứ quán Việt Nam Cộng hòa tại Trung Hoa Dân Quốc năm 1966–1969. Tháng 1 năm 1970, ông làm Đại biện lâm thời Đại sứ quán Việt Nam Cộng hòa tại Hy Lạp.
Từ năm 1970 đến năm 1971, ông làm Đại biện lâm thời Đại sứ quán Việt Nam Cộng hòa tại Thụy Sĩ, và từ năm 1972 đến năm 1975, ông là Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Thụy Sĩ.
Bùi Văn Anh qua đời tại Hoa Kỳ ngày 30 tháng 5 năm 2001.
Đời tư.
Bùi Văn Anh tin theo tín ngưỡng Phật giáo. Ông đã kết hôn và có với vợ ít nhất bảy người con. |
Cơm Volga | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818151 | Cơm Volga (đôi lúc gọi là cơm Boruga) là món cơm chiên phổ biến ở Echizen, tỉnh Fukui, Nhật Bản. Đôi khi được phân loại là một trong Ba món ngon xứ Echizen cùng với "oroshi soba" và "ekimae chuka soba", đây là một biến thể của omurice làm từ cơm chiên, sau đó phủ lên trên là trứng ốp lết và thịt lợn cốt lết vụn ; toàn bộ sau đó được phủ một lớp nước sốt đậm đà. Không có lời giải thích nào đủ chứng minh cho cái tên "cơm Volga", dù cho có nhiều giả thuyết khác nhau. |
Tưởng Tiệp | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818161 | Tưởng Tiệp (Hán tự: 蔣捷; 1245 — 1301), tự Thắng Dục (勝欲), hiệu Trúc Sơn (竹山), là một nhà thơ vào cuối thời nhà Tống và đầu thời nhà Nguyên, cùng với Chu Mật (周密), Vương Nghi Tôn (王沂孫), Trương Viêm (張炎) được xếp vào hàng ngũ "Tống mạt tứ đại gia" 「宋末四大家」(các tứ đại danh sư đời hậu Tống).
Tiểu sử.
Tưởng Tiệp sinh ra tại Dương Tiện (陽羨) (nay là Nghi Hưng, tỉnh Giang Tô). Ông làm Tiến Sĩ năm Hàm Thuần thứ mười (năm 1274) đời Tống Cung Đế, trong bài thơ "Nhất tiễn mai" của ông có câu "Hồng liễu anh đào, lục liễu ba tiêu." 「紅了櫻桃,綠了芭蕉」, nên khi được lưu danh, người đời thường gọi ông là "Anh Đào Tiến Sĩ" 「櫻桃進士」.
Tưởng Tiệp sống trong thời kỳ nhà Tống đang sụp đổ và nạn quân Mông Cổ xâm chiếm Giang Nam. Đặc biệt là sau khi nhà Nam Tống sụp đổ, ông đã nhiều lần bị buộc phải di cư, do đó cuộc sống của ông rất bấp bênh nhưng rồi được triều Nguyên tha thứ, cho tha triệu lại về làm quan nhưng ông lại "Tang Lục bối giao tiến kỳ tài, tốt bất khẳng khởi" 「臧陸輩交薦其才,卒不肯起」(Được Tang Lục tiến cử, nhưng quân tiểu tốt không chịu động đậy), không làm nữa. Trong những năm cuối đời, ông định cư tại Thái Hồ, Trúc Sơn và viết nên bài "Trúc Sơn từ" (竹山詞).
Hầu hết các thi từ của Tưởng Tiệp đều kế thừa từ Tô Thức (蘇軾; 1037 — 1101), Tân Khí Tật (辛棄疾; 1140 — 1207). Nội dung hầu như là về hoài tưởng đến cố hương, nỗi buồn của sông của núi, theo phong cách đa dạng. Bài nổi tiếng nhất của ông là "Ngu mỹ nhân" (虞美人), thể hiện bước chuyển mình trong phong thái, tâm tưởng trữ tình trong cuộc đời ông.
Một số bài thơ.
<poem>
Nhất tiễn mai - Chu quá Ngô giang
Nhất phiến xuân sầu đãi tửu kiêu.<br>Giang thượng chu dao,<br>Lâu thượng liêm chiêu.<br>Thu Nương độ dữ Tần Nương kiều,<br>Phong hựu phiêu phiêu,<br>Vũ hựu tiêu tiêu. |
Tưởng Tiệp | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818161 | Hà nhật quy gia tẩy khách bào.<br>Ngân tự sinh điều,<br>Tâm tự hương thiêu.<br>Lưu quang dung dị bả nhân phao,<br>Hồng liễu anh đào,<br>Lục liễu ba tiêu.</poem>
<poem>
Ngu mỹ nhân kỳ 1 - Thính vũ
Thiếu niên thính vũ ca lâu thượng,<br>Hồng chúc hôn la trướng.<br>Tráng niên thính vũ khách chu trung,<br>Giang khoát vân đê,<br>Đoạn nhạn khiếu tây phong.
Nhi kim thính vũ tăng lô hạ,<br>Mấn dĩ tinh tinh dã.<br>Bi hoan ly hợp tổng vô tình,<br>Nhất nhâm giai tiền,<br>Điểm chích đáo thiên minh.</poem>
<poem>
Ngu mỹ nhân kỳ 2
Ty ty dương liễu ty ty vũ,<br>Xuân tại minh mông xứ.<br>Lâu nhi thắc tiểu bất tàng sầu,<br>Kỷ độ hoà vân,<br>Phi khứ mịch quy chu.
Thiên liên khách tử hương quan viễn,<br>Tá dữ hoa tiêu khiển.<br>Hải đường hồng cận lục lan can,<br>Tài quyển châu liêm,<br>Khước hựu vãn phong hàn.</poem> |
Victor Lavrenko | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818166 | Victor Sergeevich Lavrenko (sinh ngày 10 tháng 8 năm 1976, Istra, Moskva (tỉnh)) - thành viên Runet và Internet tại Việt Nam, cựu giám đốc kỹ thuật công ty Mail.ru, giám đốc và người sáng lập công cụ tìm kiếm thông minh Nigma, công cụ tìm kiếm và trình duyệt Cốc Cốc, công ty bảo hiểm "Mango", hiện là đối tác và là người sáng lập công ty đầu tư "Tryvesting VC".
Tuổi trẻ và học vấn.
Sinh ra ở Liên Xô trong một gia đình kỹ sư người gốc Do Thái và Ukraine, anh tốt nghiệp trường phổ thông trung học số 1 mang tên A.P. Chekhov tỉnh Istra, năm lớp 11 trở thành quán quân cuộc thi Olympic Tin học cấp tỉnh dành cho học sinh phổ thông trung học. Năm 1998 Victor Lavrenko tốt nghiệp bằng đỏ (xuất sắc) khoa Toán học và Điều khiển học trường Đại học Tổng hợp Lomonosov Moscow. Anh có tiếp tục học nghiên cứu sinh nhưng bỏ không bảo vệ luận án tiến sĩ. Bắt đầu từ năm 2003, một số thời gian anh đã có hỗ trợ từ thiện cho giảng viên và sinh viên của khoa.
Sự nghiệp.
Năm 1997-1999, anh làm lập trình viên tại công ty MCST chuyên phát triển bộ vi xử lý và hệ thống máy tính, năm 1999 anh là lập trình viên chính tại Netscape.
Mail.ru.
Victor Lavrenko là một trong những người đồng sáng lập công ty Mail.ru, nơi anh trở thành CTO đầu tiên. Từ năm 1999 đến năm 2005, ở nhiều vị trí chủ chốt khác nhau, anh quản lý công nghệ, chiến lược và tài chính của công ty. Victor Lavrenko chủ trì quá trình sát nhập giữa Mail.ru và Netbridge. Sau sự sụp đổ của anh điều hành bán quảng cáo trực tuyến.
Nigma.
Năm 2005 Lavrenko đồng sáng lập Nigma, một công cụ tìm kiếm được biết đến với những thuật toán Phân tích cụm được dùng để phân tích ngữ cảnh tìm kiếm của người dùng và nhóm các kết quả tìm kiếm theo chủ đề. Ban đầu Nigma là một dự án khoa học tự tài trợ, sau đó dự án này đã nhận được một khoản đầu tư 3 triệu đô la từ Digital Sky Technologies (tiền thân của DST Global) được phân bổ bới ông Yuri Milner, người sáng lập ra DST. Kể từ tháng 11 năm 2010, Viktor Lavrenko giữ chức chủ tịch giám đốc điều hành của công ty.
Cốc Cốc.
Sau khi rời Nigma vào năm 2012, Victor Lavrenko và nhóm của anh đã chuyển đến Việt Nam để ra mắt Cốc Cốc - một công cụ tìm kiếm mới. |
Victor Lavrenko | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818166 | Tại công ty mới, Lavrenko giữ vị trí giám đốc điều hành, tập trung vào phát triển các tính năng của công cụ tìm kiếm bằng trí tuệ nhân tạo, và sau đó đưa vào ứng dụng trong Trình duyệt web với giao diện sử dụng cho người bản địa. Tới năm 2018, Cốc Cốc đã có hơn 24 triệu người dùng hoạt động hàng tháng. Tổng số vốn đầu tư vào Cốc Cốc là hơn 30 triệu đô la, bao gồm vòng đầu từ 14 triệu đô la do Hubert Burda Media Holding đứng đầu. Dưới sự lãnh đạo của Lavrenko, lãi suất của Cốc Cốc đã tăng từ không có gì đến hơn 10 triệu đô la vào thời điểm Lavrenko rời công ty.
Công ty bảo hiểm Mango.
Năm 2018, Lavrenko thành lập công ty bảo hiểm Mango. Ông giữ chức giám đốc cho đến năm 2021, sau đó ông bán cổ phần của mình cho các nhà đầu tư lúc ban đầu từ công ty "Bảo hiểm Alfa". Tổng số tiền đầu tư vào dự trữ bảo hiểm, công nghệ và tiếp thị của Mango lên tới hơn 20 triệu đô la. |
Sargocentron macrosquamis | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818172 | Sargocentron macrosquamis là một loài cá biển thuộc chi "Sargocentron" trong họ Cá sơn đá. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1984.
Từ nguyên.
Từ định danh "macrosquamis" được ghép bởi hai âm tiết trong tiếng Latinh: "macro" (“rộng lớn”) và "squamis" (“vảy”), hàm ý đề cập đến những vảy lớn ở phía sau nắp mang của loài cá này.
Phân bố và môi trường sống.
"S. macrosquamis" có phân bố ở Tây Ấn Độ Dương, từ Biển Đỏ dọc theo Đông Phi, băng qua các đảo quốc Seychelles, Madagascar và Mauritius (gồm cả Rodrigues), trải dài về phía đông đến Maldives và quần đảo Chagos.
"S. macrosquamis" được quan sát ở độ sâu khoảng 4–22 m.
Mô tả.
Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở "S. macrosquamis" là 9 cm. Loài này có màu đỏ, trắng bạc dưới đầu, ngực và bụng; vảy cá ánh bạc. Thùy đuôi tròn rộng.
Số gai ở vây lưng: 11; Số tia vây ở vây lưng: 13–14; Số gai ở vây hậu môn: 4; Số tia vây ở vây hậu môn: 9–10.
Sinh thái.
Qua giải mã trình tự gen 12S rRNA, "S. macrosquamis" được xếp vào nhóm chị em với "Sargocentron punctatissimum". |
Karine Jean-Pierre | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818175 | Karine Jean-Pierre (sinh ngày 13 tháng 8 năm 1974) là một cố vấn chính trị người Mỹ, hiện là Thư ký Báo chí Nhà Trắng từ ngày 13 tháng 5 năm 2022. Bà là người da đen đầu tiên và là người LGBT công khai đầu tiên giữ chức vị này. Trước đó, bà từng là phó thư ký báo chí dưới thời Jen Psaki từ năm 2021 đến năm 2022 và là chánh văn phòng cho ứng cử viên Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2020.
Trước khi hoạt động cùng Kamala Harris trong cuộc bầu cử năm 2020 và chính quyền Biden–Harris, Jean-Pierre là cố vấn cấp cao và người phát ngôn quốc gia của nhóm ủng hộ cấp tiến MoveOn.org. Bà còn là nhà phân tích chính trị cho NBC News và MSNBC, đồng thời là giảng viên về các vấn đề quốc tế và công cộng tại Đại học Columbia.
Đầu đời và học vấn.
Jean-Pierre sinh ra ở Fort-de-France, Martinique, Pháp, cha mẹ là người Haiti. Bà có hai người em, đến 5 tuổi gia đình chuyển đến Queens Village, một vùng ở Queens, Thành phố New York. Mẹ bà làm phụ tá chăm sóc sức khỏe tại tại nhà bệnh nhân và hoạt động trong nhà thờ Ngũ tuần, cha làm tài xế taxi, ông được đào tạo thành kỹ sư. Jean-Pierre có trách nhiệm chăm sóc các em (nhỏ hơn mình tám và mười tuổi) vì cha mẹ đều làm việc sáu hoặc bảy ngày mỗi tuần.
Trong cuốn hồi ký, Jean-Pierre cho biết việc xem cựu nghị sĩ có bài phát biểu quan trọng tại Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Dân chủ 1992 đã thay đổi hướng đi trong cuộc đời và sự nghiệp của mình: "Bà ấy là người phụ nữ da đen đầu tiên tham gia chính trị mà tôi chứng kiến. Trong thế giới những người xinh đẹp, đeo ngọc trai quyến rũ, Jordan chân thật và đáng tin."
Jean-Pierre tốt nghiệp Trường trung học Kellenberg Memorial, một trường dự bị đại học ở Long Island vào năm 1993. Cha mẹ muốn bà theo học ngành y, nên bà theo học ngành khoa học sự sống tại Học viện Công nghệ New York nhưng không sống gần trường, nhưng có số điểm thấp trong bài kiểm tra tuyển sinh đại học y khoa. Thay đổi con đường sự nghiệp, bà đạt bằng cử nhân tại Học viện Công nghệ New York năm 1997. |
Karine Jean-Pierre | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818175 | Bà đạt bằng Thạc sĩ Quan hệ Công chúng tại Khoa Quan hệ Công chúng và Quốc tế (SIPA), Đại học Columbia vào năm 2003, bà hoạt động trong các tổ chức sinh viên quản lý trường và quyết định theo chính trị. Tại Đại học Columbia, một trong những người hướng dẫn bà là Ester Fuchs, Jean-Pierre tham gia lớp học của Ester Fuchs trong học kỳ mùa thu năm 2001.
Jean-Pierre thông thạo tiếng Anh, tiếng Pháp và Creole Haiti.
Sự nghiệp.
Sự nghiệp ban đầu.
Sau khi tốt nghiệp đại học, Jean-Pierre làm giám đốc về các vấn đề lập pháp và ngân sách cho ủy viên hội đồng thành phố New York James F. Gennaro. Năm 2006, bà được tuyển làm điều phối viên tiếp cận cộng đồng cho Walmart Watch ở Washington, D.C. Bà là giám đốc chính trị khu vực đông nam cho chiến dịch tranh cử tổng thống của John Edwards năm 2004. Bà gia nhập vào khoa Đại học Columbia vào năm 2014, bà là giảng viên về các vấn đề công cộng và quốc tế.
Chính quyền Barack Obama.
Trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2008 của Barack Obama, Jean-Pierre là giám đốc chính trị khu vực đông nam của chiến dịch và là giám đốc chính trị khu vực Văn phòng Chính trị Nhà Trắng trong nhiệm kỳ đầu chính quyền Obama.
Năm 2011, Jean-Pierre giữ chức Phó
Giám đốc Bang Chiến trường cho chiến dịch tái tranh cử năm 2012 của Tổng thống Obama. Bà lãnh đạo việc chọn người đại diện và quá trình tiếp cận lá phiếu, đồng thời quản lý giao chiến chính trị ở các bang then chốt, cung cấp tài nguyên để giúp các bang xác định "hướng đi tốt nhất để họ ủng hộ chiến dịch."
Jean-Pierre là người đại diện điều hành chiến dịch trong cuộc tranh cử tổng thống năm 2016 của Martin O'Malley.
MoveOn và bình luận chính trị.
Vào tháng 4 năm 2016, MoveOn bổ nhiệm Jean-Pierre làm cố vấn cấp cao và người phát ngôn quốc gia trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016. MoveOn cho biết bà sẽ là "cố vấn và người phát ngôn trong hoạt động bầu cử của MoveOn, bao gồm nỗ lực lớn phản đối Donald Trump."
Tháng 1 năm 2019, Jean-Pierre trở thành nhà phân tích chính trị cho NBC News và MSNBC.
Jean-Pierre làm việc tại Trung tâm Đạo đức Cộng đồng và Đoàn thể. Vào tháng 12 năm 2018, Jean-Pierre được tờ "The Haitian Times" vinh danh là một trong sáu "Người tạo tin tức Haiti của năm".
Chính quyền Joe Biden. |
Karine Jean-Pierre | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818175 | Chính quyền Joe Biden.
Jean-Pierre là cố vấn cấp cao trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2020 của Joe Biden. Bà gia nhập đội Biden vào tháng 5 năm 2020 và giải thích với tờ "The Haiti Times" rằng mong muốn định hình tương lai là thúc đẩy đặc biệt; bà cho biết khi tiếp cận chiến dịch, bà nhìn con gái mình rồi ngẫm nghĩ: "Không thể vắng mặt trong cuộc bầu cử này". Vào tháng 8, có thông báo Jean-Pierre sẽ giữ chức Chánh văn phòng cho ứng cử viên phó tổng thống của Biden, vẫn chưa được thông báo.
Ngày 29 tháng 11 năm 2020, đội chuyển tiếp Biden-Harris thông báo Jean-Pierre được bổ nhiệm làm Phó Thư ký Báo chí. Vào ngày 26 tháng 5 năm 2021, bà có buổi họp báo đầu tiên tại Nhà Trắng, trở thành người LGBTQ công khai đầu tiên thực hiện việc này và là phụ nữ người da đen đầu tiên kể từ năm 1991.
Ngày 5 tháng 5 năm 2022, Jean-Pierre được chỉ định kế nhiệm Jen Psaki giữ chức Thư ký Báo chí Nhà Trắng vào ngày 13 tháng 5. Jean-Pierre là người da đen đầu tiên và là người LGBTQ công khai đầu tiên giữ chức vị này.
Đời tư.
Từ năm 2020, Jean-Pierre sinh sống ở vùng đô thị Washington cùng bạn đời , cựu phóng viên CNN và con gái họ.
Năm 2019, Jean-Pierre xuất bản cuốn sách với tựa đề "Moving Forward: A Story of Hope, Hard Work, and the Promise of America". Bà nhìn lại cuộc đời mình và khích lệ mọi người tham gia vào chính trị. Cuốn sách được WJLA-TV mô tả là "phần hồi ký, một phần kêu gọi vũ trang". |
Bơ Yak | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818188 | Bơ Yak (hay còn được gọi là Bơ dri hoặc su oil; , ) là một loại bơ được làm từ sữa của bò Tây Tạng ("Bos grunniens"). Nhiều cộng đồng chăn nuôi gia súc ở Trung Quốc, Ấn Độ, Mông Cổ, Nepal, Gilgit-Baltistan Pakistan và Tây Tạng sản xuất và tiêu thụ các chế phẩm sữa được làm từ sữa bò Tây Tạng, trong đó có cả bơ.
Sữa yak nguyên chất có khoảng gấp đôi hàm lượng chất béo so với sữa bò nguyên chất, tạo ra một loại bơ có kết cấu gần giống với phô mai hơn. Nó là một thực phẩm thiết yếu và là thương phẩm cho cộng đồng chăn nuôi gia súc ở Trung Á và Cao nguyên Thanh Tạng.
Sản phẩm.
Bò Yak cung cấp cho những người chăn nuôi gia súc của chúng nhiều lợi ích khác nhau, bao gồm phân làm nhiên liệu, sức kéo, thịt, chất xơ và sữa. Không phải tất cả các cộng đồng chăn gia súc đều có truyền thống sử dụng sữa yak hoặc làm bơ, mặc dù ở các vùng đồng cỏ trên núi, việc làm này là phổ biến. Mỗi cá thể bò yak sản xuất ít sữa, vì vậy chỉ khi có đàn lớn, người chăn nuôi mới có thể thu được nhiều sữa. Mùa hè có nhiều sữa hơn mùa đông; biến sữa tươi thành bơ hoặc phô mai là cách dự trữ calo để sử dụng sau.
Ở phía tây của Tây Tạng, sữa bò yak lần đầu tiên được lên men qua đêm. Vào mùa hè, chất giống như sữa chua thu được sẽ khuấy trong khoảng một giờ bằng cách nhúng một cái muôi gỗ liên tục vào một cái thùng gỗ cao. Vào mùa đông, sữa chua được tích lũy trong vài ngày, sau đó đổ vào dạ dày cừu đã bơm căng và lắc cho đến khi bơ hình thành.
Bơ yak tươi được bảo quản theo một số cách và có thể để được đến một năm khi không tiếp xúc với không khí và được bảo quản trong điều kiện khô mát. Nó được khâu vào túi dạ dày cừu, bọc trong da bò Tây Tạng, hoặc bọc trong lá đỗ quyên lớn. Khi hộp được mở ra, bơ yak sẽ bắt đầu phân hủy; tạo ra các đường vân nấm mốc màu xanh tương tự như pho mát xanh.
Từ tiếng Anh "yak" là từ mượn tiếng Tạng: གཡག་, tiếng Wylie: g.yak. |
Bơ Yak | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818188 | Trong tiếng Tây Tạng, nó chỉ đề cập đến con đực của loài, không cần phải nói là không sản xuất sữa (một bản dịch theo nghĩa đen sang tiếng Tây Tạng sẽ giống như nói "bơ bò đực"); con cái được gọi là tiếng Tây Tạng: འབྲི་, Wylie: 'bri, hoặc nak. Trong tiếng Anh, cũng như hầu hết các ngôn ngữ vay mượn từ này, "yak" thường được dùng cho cả hai giới tính.
Sử dụng.
Trà bơ là món ăn chủ yếu hàng ngày trên khắp vùng Himalaya và thường được làm bằng bơ yak, trà, muối và nước được khuấy thành bọt. Đây là thức uống quốc gia của người Tây Tạng, họ uống tới 60 cốc nhỏ mỗi ngày để cung cấp nước và những dinh dưỡng cần thiết ở vùng núi cao, lạnh giá. Đôi khi, bơ ôi được sử dụng để tạo hương vị khác cho trà.
Bơ yak tan chảy có thể được trộn với tỷ lệ gần bằng nhau với bột lúa mạch rang (tsampa). Bột thu được sẽ trộn với chà là hoặc hạt vừng, được dùng để tiếp khách. Nó cũng có thể được lưu trữ để sử dụng sau và sau đó được nấu chảy trong nước nóng, có thêm muối hoặc đường.
Bơ Yak được sử dụng trong quá trình thuộc da truyền thống. Bơ cũ, ôi thiu được ưa chuộng hơn bơ tươi.
Các mục đích sử dụng phi thực phẩm khác bao gồm làm nhiên liệu cho đèn bơ yak, dưỡng ẩm cho da, và nghệ thuật điêu khắc bơ truyền thống cho dịp lễ Losar. Những tác phẩm điêu khắc bơ yak như vậy có thể đạt chiều cao gần 10 mét.
Ở Nepal, đặc biệt là ở Kathmandu, pho mát yak và bơ yak được sản xuất tại các nhà máy và được bán thương mại. Trong những năm 1997–1998, 26 tấn bơ đã được sản xuất và bán theo cách này ở Nepal. |
Aleksandar Trajkovski | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818190 | Aleksandar Trajkovski (; sinh ngày 5 tháng 9 năm 1992) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Macedonia, thi đấu cho Đội tuyển bóng đá quốc gia Bắc Macedonia. Chủ yếu là một tiền đạo, anh cũng có thể chơi ở vị trí tiền vệ cánh hoặc tiền vệ tấn công.
Sự nghiệp quốc tế.
Vào ngày 22 tháng 5 năm 2012, U-21 Macedonia đánh bại U-21 Hà Lan 1–0 trong một trận giao hữu, với bàn thắng duy nhất được ghi bởi trajkovski.
Anh ra mắt cấp cao cho Macedonia vào ngày 10 tháng 8 năm 2011 trong chiến thắng 1–0 giao hữu trước Azerbaijan, và ghi bàn thắng đầu tiên hai năm bốn ngày sau đó để kết thúc chiến thắng 2–0 trên sân nhà trước những người hàng xóm Bulgaria trong một cuộc triển lãm khác. Anh đã ghi một hat-trick vào ngày 12 tháng 11 năm 2015 trong chiến thắng 4–1 trước Montenegro tại Sân vận động Philip II ở Skopje.
Trajkovski đã được chọn cho UEFA Euro 2020, giải đấu lớn đầu tiên của Bắc Macedonia. Vào ngày 24 tháng 3 năm 2022, anh đã ghi một bàn thắng từ xa vào phút cuối trong trận đấu bán kết play-off vòng loại FIFA World Cup 2022 đánh bại Ý 1–0 tại sân câu lạc bộ cũ của anh ở Palermo, loại Ý khỏi FIFA World Cup lần thứ hai liên tiếp. |
Hạt Đại diện Tông tòa Savannakhet | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818196 | Hạt Đại diện Tông tòa Savannakhet (; ) là một Hạt Đại diện Tông tòa của Giáo hội Công giáo Rôma tại trung tâm nước Lào.
Là một Hạt Đại diện Tông tòa, Hạt Đại diện Tông tòa Savannakhet được giao cho một Giám mục hiệu tòa quản lí, đồng thời không thuộc một Giáo tỉnh nào, thay vào đó là chịu sự quản lí trực tiếp của Tòa Thánh thông qua Bộ Truyền giáo.
Hạt Đại diện Tông tòa Savannakhet là Hạt Đại diện Tông tòa lớn nhất tại Lào, bao phủ diện tích 48.100 km² bao gồm các tỉnh Savannakhet, Khammuane và một phần diện tích tỉnh Borikhamxay. Có khoảng 12.500 giáo dân trên dân số 2.7 triệu người của Hạt Đại diện Tông tòa. Trên toàn Hạt Đại diện Tông tòa có 54 giáo xứ và 6 linh mục.
Lịch sử.
Hạt Phủ doãn Tông tòa Thakhek được thành lập vào ngày 21/12/1950, khi Hạt Đại diện Tông tòa Lào được tách ra làm hai. Phần phía tây ở Thái Lan được đổi tên thành Hạt Đại diện Tông tòa Thare, trong khi phần thuộc Lào trở thành Hạt Phủ doãn Tông tòa Thakhek. Ngày 24/2/1958, Hạt Phủ doãn Tông tòa được nâng cấp thành một Hạt Đại diện Tông tòa. Vào năm 1963, Hạt Đại diện Tông tòa Thakhek được đổi tên thành Hạt Đại diện Tông tòa Savannakhet, mặc dù tòa giám mục vẫn được đặt tại Thakhek ở tỉnh Khammuane. Năm 1967, phần phía nam Hạt Đại diện Tông tòa được tách ra để thành lập Hạt Đại diện Tông tòa Pakse. |
Tổng giáo phận Visakhapatnam | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818211 | Tổng giáo phận Visakhapatnam (; ) là một tổng giáo phận của Giáo hội Công giáo Rôma ở Ấn Độ. |
Tổng giáo phận Delhi | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818217 | Tổng giáo phận Delhi (; ) là một tổng giáo phận của Giáo hội Công giáo Rôma ở phía bắc Ấn Độ.
Nhà thờ chính tòa của tổng giáo phận là Nhà thờ chính tòa Thánh Tâm ở thủ đô New Delhi của Ấn Độ.
Lịch sử.
Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã đến thăm tổng giáo phận 2 lần, vào tháng 2/1986 và tháng 11/1999.
Thống kê.
, trên toàn tổng giáo phận có 115.300 giáo dân (0,4% trên dân số 26.810.000) trên diện tích , chia ra thành 60 giáo xứ và 4 giáo hội. Trên địa bàn có tổng cộng 301 linh mục (130 linh mục triều, 171 linh mục dòng), 1.006 tu sĩ (391 nam tu sĩ, 615 nữ tu sĩ) và 25 chủng sinh. |
Tổng giáo phận Thái Nguyên | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818251 | Tổng giáo phận Thái Nguyên (; ) là một Tổng giáo phận của Giáo hội Công giáo Rôma ở Trung Quốc, có tòa giám mục tại Thái Nguyên, Sơn Tây. |
Roland Sallai | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818252 | Roland Sallai (sinh ngày 22 tháng 5 năm 1997) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Hungary thi đấu ở vị trí tiền vệ cho câu lạc bộ SC Freiburg tại Bundesliga và đội tuyển quốc gia Hungary. |
Subsets and Splits
No saved queries yet
Save your SQL queries to embed, download, and access them later. Queries will appear here once saved.