title
stringlengths
1
250
url
stringlengths
37
44
text
stringlengths
1
4.81k
Elon Musk mua lại Twitter
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818253
Elon Musk mua lại Twitter là sự kiện tỉ phú Elon Musk đã bắt đầu thương vụ mua lại công ty mạng xã hội Twitter, Inc. vào ngày 14 tháng 4 năm 2022 và hoàn tất thương vụ vào ngày 27 tháng 10 năm 2022. Elon Musk đã mua cổ phần của công ty này vào tháng 1 năm 2022, trở thành cổ đông lớn nhất của công ty vào tháng 4 với 9,1% cổ phần sở hữu. Twitter đã mời Elon Musk tham gia hội đồng quản trị của mình, ban đầu lời đề nghị ban đầu ông chấp nhận, sau đó từ chối. Vào ngày 14 tháng 4 năm 2022, Elon Musk đã tự nguyện đưa ra lời đề nghị mua lại công ty, lúc đầu hội đồng quản trị của Twitter đã đáp lại bằng một chiến lược viên thuốc độc. Nhưng ngay sau đó, hội đồng quản trị nhất trí đã chấp nhận lời đề nghị mua lại trị giá 44 tỉ USD của Elon Musk vào ngày 25 tháng 4 năm 2022. Elon Musk tuyên bố rằng ông dự định cho ra mắt các tính năng mới cho Twitter bao gồm biến các thuật toán của nó thành nguồn mở, diệt các tài khoản spambot và thúc đẩy quyền tự do ngôn luận. Có nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh sự kiện này. Một số đã khen ngợi kế hoạch cải cách, tầm nhìn và sự ủng hộ gia tăng tự do ngôn luận của Musk. Tuy nhiên, cũng có những lời chỉ trích về các hệ lụy như khả năng gia tăng thông tin sai lệch, quấy rối hay phát ngôn thù hận trên nền tảng. Tại Hoa Kỳ, phe bảo thủ phần lớn ủng hộ việc mua lại, trong khi phe tự do và cựu nhân viên Twitter lo ngại về ý định của Musk. Sau khi làm chủ, Musk đã bị chỉ trích dữ dội vì cách quản lý công ty của ông và việc đình chỉ tài khoản. Bối cảnh. Tỉ phú Elon Musk đã xuất bản dòng tweet đầu tiên lên tài khoản Twitter cá nhân của mình vào tháng 6 năm 2010. Thời điểm đó, tài khoản của ông có hơn 80 triệu người theo dõi vào tháng 4 năm 2022. Vào năm 2017, để đáp lại một dòng tweet gợi ý rằng ông nên mua Twitter, Inc. , Elon Musk trả lời: "Nó là bao nhiêu?" Vào ngày 24 tháng 3 năm 2022, Elon Musk bắt đầu đăng những dòng tweet chỉ trích Twitter, thăm dò ý kiến những người theo dõi của mình về việc liệu công ty có tuân thủ nguyên tắc tự do ngôn luận là điều cần thiết cho một nền dân chủ đang hoạt động hay không.
Elon Musk mua lại Twitter
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818253
Vài ngày sau, ông thảo luận về tương lai của truyền thông xã hội với người đồng sáng lập Twitter Jack Dorsey và khám phá khả năng tham gia hội đồng quản trị của Twitter với đồng giám đốc điều hành của công ty cổ phần tư nhân Silver Lake, Egon Durban. Ông ấy đã chuyển ý tưởng này tới chủ tịch hội đồng quản trị Twitter Bret Taylor và Giám đốc điều hành , đề xuất chuyển công ty thành tư nhân hoặc bắt đầu một nền tảng truyền thông xã hội đối thủ. Jack Dorsey đã trả lời Elon Musk bằng một tin nhắn văn bản, nói rằng ông ấy hy vọng Twitter có thể trở thành mã nguồn mở và đã thất bại trong việc thúc đẩy việc đưa Elon Musk vào hội đồng quản trị của Twitter một năm trước đó, một động thái khiến ông ấy rời bỏ vai trò Giám đốc điều hành của mình.
Tổng giáo phận Tegucigalpa
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818259
Tổng giáo phận Tegucigalpa (; ) là một tổng giáo phận của Giáo hội Công giáo Rôma ở Honduras. Hiện tại tổng giáo phận là tổng giáo phận đô thành duy nhất ở Honduras, quản lí Giáo tỉnh Tegucigalpa, giáo tỉnh duy nhất tại nước này. Nhà thờ chính tòa của tổng giáo phận là Nhà thờ chính tòa Tổng lãnh thiên thần Micae (Catedral Metropolitana de San Miguel de Arcángel), nằm tại thủ đô Tegucigalpa. Tổng giáo phận cũng có một Tiểu vương cung thành đường: Basílica de Nuestra Señora de Suyapa, cũng nằm tại Tegucigalpa. Thống kê. Đến năm 2014, trên toàn tổng giáo phận có 1.684.000 giáo dân (86,1% trên dân số 1,955,000), chia thành 58 giáo xứ và 3 giáo hội với 156 linh mục (79 linh mục triều, 77 linh mục dòng), 1 phó tế, 417 tu sĩ (97 nam tu sĩ, 320 nữ tu sĩ) và 37 chủng sinh.
Jakob Johansson
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818272
Jakob Valdemar Olsson Johansson (sinh ngày 21 tháng 6 năm 1990) là một cựu cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Thụy Điển từng thi đấu ở vị trí tiền vệ phòng ngự. Trở thành cầu thủ đầu tiên sinh vào những năm 1990 chơi tại Allsvenskan khi ở IFK Göteborg, anh tiếp tục đại diện cho AEK Athens và Rennes trước khi giải nghệ tại IFK Göteborg vào năm 2021. Khi thi đấu quốc tế đầy đủ từ năm 2013 đến năm 2019, anh đã có 18 trận cho Đội tuyển quốc gia Thụy Điển và được nhớ đến nhiều nhất khi ghi bàn vào lưới bàn thắng ấn định chiến thắng ở Vòng loại FIFA World Cup 2018 trước Ý khi Thụy Điển vượt qua vòng loại World Cup lần đầu tiên của họ sau 12 năm. Sự nghiệp quốc tế. Johansson ra mắt quốc tế trong trận giao hữu với Triều Tiên vào ngày 23 tháng 1 năm 2013. Anh đã ra mắt thi đấu trong một trận đấu vòng loại FIFA World Cup 2018 đấu với Pháp vào ngày 11 tháng 11 năm 2016. Vào ngày 10 tháng 11 năm 2017, Thụy Điển thắng Ý 1–0 trong trận lươt đi vòng ha vòng loại FIFA World Cup 2018 tại Friends Arena, và bàn thắng duy nhất đến khi Jakob Johansson khoan thủng lưới nhà từ khoảng cách 20 mét, qua một pha chệch hướng của Daniele De Rossi. Vào ngày 13 tháng 11 năm 2017, trong trận đấu mà Thụy Điển đã cầm hòa không bàn thắng ở trận lượt về tại San Siro để đánh bại Ý với tỷ số chung cuộc 1–0 tại vòng play-off FIFA World Cup 2018, Johansson phải đối mặt với chấn thương dây chằng chéo trước khiến anh phải nghỉ thi đấu 11 tháng. Do đó, anh cũng đã bỏ lỡ FIFA World Cup 2018. Thống kê sự nghiệp. Quốc tế. Bàn thắng quốc tế
Giáo phận Đại Đồng
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818275
Giáo phận Đại Đồng (; ) là một giáo phận của Giáo hội Latinh trực thuộc Giáo hội Công giáo Rôma ở Trung Quốc, nằm trong Giáo tỉnh Thái Nguyên. Nhà thờ chính tòa của giáo phận là Nhà thờ chính tòa Khiết Tâm Đức Bà Maria ở địa cấp thị Đại Đồng (Sơn Tây) tuy nhiên hiện tại giáo phận đang trống tòa. Lãnh đạo giáo phận. Giám mục Giáo phận Đại Đồng
Giáo phận Phần Dương
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818282
Giáo phận Phần Dương (; ) là một giáo phận của Giáo hội Công giáo Rôma ở Trung Quốc nằm trong Giáo tỉnh Thái Nguyên, có tòa giám mục đặt tại Phần Dương (Sơn Tây).
Lutjanus inermis
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818284
Lutjanus inermis là một loài cá biển thuộc chi "Lutjanus" trong họ Cá hồng. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1869. Từ nguyên. Tính từ định danh "inermis" trong tiếng Latinh có nghĩa là “không vũ trang”, hàm ý đề cập đến các gai vây lưng mỏng manh ở loài cá này. Phân bố và môi trường sống. "L. inermis" có phân bố rộng rãi ở Đông Thái Bình Dương, từ mũi nam bán đảo Baja California và cửa vịnh California trải dài về phía nam đến Ecuador, bao gồm quần đảo Galápagos, đảo Malpelo và đảo Cocos xa bờ. "L. inermis" sống trên các rạn san hô, được tìm thấy ở độ sâu độ sâu ít nhất là 70 m. Mô tả. Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở "L. inermis" là 39 cm. Chiều dài thuần thục sinh dục là 23,9 cm đối với cá cái và 23,6 cm đối với cá đực. Cá trưởng thành có màu xám, với các sọc xám sẫm dọc hai bên lườn (~10 đường bên dưới đường bên và ~20 đường xiên trên đó). Chúng thường có vây đuôi và vây lưng màu vàng đặc trưng, kèm một sọc vàng từ giữa thân kéo dài ra sau cuống đuôi cũng màu vàng. Tuy nhiên, đôi khi chúng không có màu vàng hoặc màu vàng chỉ giới hạn trên vây đuôi. Khi chụp dưới nước sâu và khi mới được đánh bắt, chúng thường ửng đỏ trên cơ thể. Số gai ở vây lưng: 10; Số tia vây ở vây lưng: 13; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 11. Sinh thái. Thức ăn của "L. inermis" bao gồm cá và một số loài thủy sinh không xương sống như giáp xác, cũng có thể ăn sinh vật phù du. Vào ban ngày, chúng hợp thành đàn từ 30 cá thể trở lên, đôi khi đứng im. Cá con bắt chước cá thia "Azurina atrilobata" và thường bơi cùng nhau. Hai thời kỳ sinh sản chính trong năm được ghi nhận ở "L. inermis" là vào khoảng tháng 2–tháng 4 và tháng 9–tháng 11.
Giáo phận Hồng Động
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818287
Giáo phận Hồng Động (; ) là một giáo phận của Giáo hội Công giáo Rôma ở tỉnh Sơn Tây (Trung Quốc), nằm trong Giáo tỉnh Thái Nguyên.
Jiří xứ Poděbrad
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818299
Jiří của Kunštátu và Poděbrad (23 tháng 4 năm 1420 – 22 tháng 3 năm 1471) (tiếng Séc: Jiří z Poděbrad; tiếng Anh: George of Poděbrady) là vị vua thứ mười sáu của Vương quốc Séc, trị vì từ năm 1458–1471. Ông là một nhà lãnh đạo của Hussite, nhưng ôn hòa và khoan dung đối với đức tin Công giáo. Triều đại cai trị của ông được đánh dấu bằng những nỗ lực thành công duy trì hòa bình giữa người Hussite và người Công giáo ở Vương quốc Séc vốn bị chia rẽ về mặt tôn giáo. Chính vì điều này, Jiří cũng được gọi là "Vị vua của hai dân tộc" (tiếng Séc: "král dvojího lidu") và "Người bạn của hòa bình" (tiếng Séc: "přítel míru"). Vào thế kỷ 19, giai đoạn được gọi là thời Phục hưng đất nước Séc, Jiří bắt đầu được ca ngợi với tư cách là quốc vương Séc cuối cùng xét về nhận thức dân tộc. Có thể nói Jiří là một nhà ngoại giao vĩ đại trong thời đại ông và là một chiến binh dũng cảm chống lại sự thống trị của Giáo hội Công giáo. Trong thời hiện đại, người ta nhớ đến ông chủ yếu nhờ vào ý tưởng và những nỗ lực thiết lập các thể chế Cơ đốc giáo chung của châu Âu, ngày nay được coi là tầm nhìn lịch sử ban đầu về sự thống nhất chung của châu Âu. Thân thế. Jiří là con trai của Viktorín xứ Kunštátu và Poděbrad, một nhà quý tộc Bohemia có tổ tiên là người gốc Morava. Cha Jiří là một trong những thủ lĩnh dẫn đầu phe ôn hòa của người Hussite (được gọi là Utrakvismus) trong Chiến tranh Hussite. Mẹ của Jiří không được nhắc đến và có khả năng sự chào đời của ông là ngoài giá thú. Chính vì điều này, trong suốt cuộc đời mình, Jiří đã nhiều lần bị quấy rầy bằng những lời chế giễu về nguồn gốc xuất thân từ những kẻ thù của ông. Khi mười bốn tuổi, Jiří đã tự mình tham gia Trận chiến Lipan (1434), đánh dấu sự sụp đổ của các phe phái Hussite cấp tiến hơn (Taborites và Orebites) và sự kết thúc giai đoạn cách mạng của phong trào Hussite. Vào thời điểm này, Jiří là mồ côi, vì cha ông qua đời vào năm 1427. Hồi trẻ, với tư cách là một trong những nhà lãnh đạo của Hussite, Jiří đã đánh bại quân đội Áo của Vua Albert II.
Jiří xứ Poděbrad
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818299
Albert là công tước của Áo, sau này ông đã kế vị Sigismund của Thánh chế La Mã làm Vua của Bohemia, Đức và Hungary. Jiří nhanh chóng trở thành một thành viên nổi bật của đảng Hussite sau cái chết của thủ lĩnh của đảng, Hynce Ptáček của Pirkstein vào năm 1444. Albert II được kế vị bởi con trai là Ladislav Pohrobek, trong thời gian trị vì của ông, Bohemia bị chia rẽ mạnh mẽ thành hai đảng: đảng trung thành với La Mã, do Oldřich II của Rosenberg lãnh đạo, và đảng Hussite, do Jiří lãnh đạo. Về sau, Jiří đã thành công gây dựng một lực lượng quân sự ở đông bắc Bohemia, nơi có người Hussite đông đảo và là nơi cố hữu của Lâu đài Litice. Năm 1448, Jiří dẫn quân khoảng 9000 người lính từ Kutná Hora đến Praha và sau đó chiếm được thủ đô mà hầu như không gặp phải khó khăn nào.
Sargocentron ittodai
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818310
Sargocentron ittodai là một loài cá biển thuộc chi "Sargocentron" trong họ Cá sơn đá. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1902. Từ nguyên. Từ định danh "ittodai" cũng là tên thông thường của loài cá này tại đảo Nhật Bản, cũng là nơi thu thập mẫu định danh, được ghép bởi hai âm tiết: "itto" (“đứng hàng đầu”), có lẽ đề cập đến sự bắt mắt của nó, và "tai", một tên gọi chung đôi khi được áp dụng cho các thành viên của chi này. Phân bố và môi trường sống. "S. ittodai" có phân bố rộng khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, từ Biển Đỏ và tỉnh KwaZulu-Natal (Nam Phi), cũng như các đảo quốc ngoài khơi Đông Phi, trải dài về phía đông đến quần đảo Marquises, ngược lên phía bắc đến Nhật Bản (gồm cả quần đảo Ogasawara), xa về phía nam đến bờ đông Úc (gồm cả ). "S. ittodai" cũng được ghi nhận tại Việt Nam cùng quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. "S. ittodai" sống trên các rạn san hô viền bờ, có thể được tìm thấy ở độ sâu đến ít nhất là 190 m. Mô tả. Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở "S. ittodai" là 20 cm. Loài này có màu đỏ với các dải sọc đỏ và trắng dọc theo các hàng vảy cá (sọc đỏ hơi hẹp hơn so với sọc trắng). Tuy nhiên, sọc đỏ thường rộng hơn đối với các mẫu vật thu thập ở đảo Đài Loan và Nhật Bản. Số gai ở vây lưng: 11; Số tia vây ở vây lưng: 13–14; Số gai ở vây hậu môn: 4; Số tia vây ở vây hậu môn: 8–10; Số vảy đường bên: 43–49. Sinh thái. "S. ittodai" là loài ăn đêm, thức ăn là động vật giáp xác (chủ yếu cua và tôm). Giá trị. "S. ittodai" là một thành phần của nghề đánh bắt thủ công và đánh bắt quy mô nhỏ.
Mori Hinako
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818311
là một nữ diễn viên khiêu dâm người Nhật Bản. Cô thuộc về công ti NAX Promotion. Sự nghiệp. Tháng 6/2020, cô ra mắt ngành phim khiêu dâm với tư cách nữ diễn viên độc quyền của nhãn phim "KMHR (Kimihore)" của hãng SOD Create (sau khi xuất hiện trong ba phim, cô đã bắt đầu làm việc với tư cách là nữ diễn viên tự lập kế hoạch). Tháng 6/2020. cô đã tham gia cuộc thi MissiD 2021 của Kōdansha, và đã tiến vào vòng bán kết. Trong bảng xếp hạng sàn video FANZA hàng tuần ngày 5/12/2022, phim của cô 2022年12月5日週FANZA動画フロアランキングにおいて、出演した"Không còn là Kamibukuro nữa! Tôi đã tuyển chọn cách phim nổi tiếng của Kaguyahime Pt, nên nếu bạn mua nó bây giờ, bạn chắc chắn sẽ có một bộ sưu tập 32 giờ!" (Kaguyahime Pt/Mōsozoku) đã xếp thứ nhất. 11/5/2023, cô cùng Hinata Himari tạo thành bộ đôi "Hinata Uta", và họ đã tổ chức một buổi diễn trực tiếp được tổ chức tại Sangenjaya Grapefruit Moon ở Tokyo. 3/7/2023, phim tổng hợp của cô "【Túi may mắn】S-Cute chỉ có những cô gái xinh đẹp 15 phim không cắt 38 tiếng bản ghi!"(【福袋】S-Cute 可愛い子だけ15作品をノーカット収録38時間!) phát hành tháng 12/2022 đã xếp thứ nhất trên bảng xếp hạng sàn video FANZA hàng tuần. Đời tư. Cô sinh ra tại Mie. Trên trang tự giới thiệu của MissiD 2021, có thông tin rằng cô đã tham gia một trường dạy làm đẹp, và tại thời điểm cô có hợp đồng độc quyền với KMHR, hồ sơ của cô cũng ghi rằng cô đã tham gia một trường dạy làm đẹp Trong một cuộc phỏng vấn, cô đã nói rằng cô đã quan hệ tình dục lần đầu năm 18 tuổi. Lí do cô trở thành nữ diễn viên khiêu dâm là cô thích phụ nữ đáng yêu và là người hâm mộ lớn của Ogura Yuna, và vì có những người phụ nữ đáng yêu đang làm nữ diễn viên khiêu dâm, cô bắt đầu quan tâm đến phim khiêu dâm và xem nó, rồi từ đó cô có mong muốn trở thành nữ diễn viên khiêu dâm. Mục tiêu của cô trong tương lai là trở thành nữ diễn viên khiêu dâm không chỉ được yêu thích bởi đàn ông, mà cả phụ nữ vì chính cô đã chọn vào ngành nhờ những người phụ nữ khác.
Mori Hinako
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818311
Cô hiện tại đang đăng thông tin liên tục lên các mạng xã hội như Twitter. Sở thích của cô là trang điểm và hỗ trợ các thần tượng.。Món ăn yêu thích của cô là dâu tây, thịt nướng và mì ramen. Cô đã tham gia câu lạc bộ kèn đồng khi học trung học cơ sở và đảm nhận vị trí chơi saxophone. Phim yêu thích của cô là "Onna no ko kirai", và cuốn sách cô yêu thích là "Thế giới song song - Câu chuyện tình yêu". Vì tính cách vui vẻ của mình, cô được gọi là "cô gái tequila người không bao giờ bị ốm" trong loạt phim "Nếu bạn có thể chịu được các kĩ năng tuyệt vời, bạn sẽ nhận được★SEX xuất tinh mạnh!".
Fujii Shelly
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818318
là một nữ diễn viên khiêu dâm người Nhật Bản. Cô sinh ra tại Tokyo. Sự nghiệp. Cô là một hāfu có bố là người Philippines và mẹ là người Nhật. Tên diễn của cô là ghép giữa Fujii Lena và SHELLY. Cô thuộc về công ti chủ quản Selection. Lần đầu cô quan hệ tình dục là với bạn trai vào mùa hè năm 16 tuổi. Khi cô học đại học năm đầu, cô đã xem phim người lớn và cảm thấy ấn tượng bởi sự quyến rũ của một nữ diễn viên khiêu dâm, vì thế nên cô đã đặt mục tiêu vào ngành phim khiêu dâm. Tháng 9/2008, cô ra mắt ngành phim khiêu dâm. Trước đó cô đã mở một trang blog chính thức "Itoshi no Sherry" (いとしのシェリー). Cô đã kí một hợp đồng độc quyền với Million, một hãng phim đang không có nữ diễn viên độc quyền nào lúc đó sau khi Asao Rika nghỉ việc. Ngày 17/11 cùng năm, cô ra mắt ngành phim khiêu dâm từ hãng "Mishin" với khẩu hiệu "Đẹp hơn người nổi tiếng". 24/3/2010, cô đã nhận giải Nữ diễn viên mới tại Giải thưởng truyền hình phim khiêu dâm Sky PerfecTV! 2010 của Sky PerfecTV!. Tháng 7 cùng năm, cô cùng Asakura Yū và Ōishi Nozomi thành lập nhóm thần tượng "Million Girls 2010". Năm 2011, cô cùng với Kasumi Kaho, Otsuka Saki, Saeki Nana, Mizuno Tsukasa và Hoshizuki Mayura đã xuất hiện trong cuốn sách "Trái tim trần" (裸心) (Tóm tắt câu chuyện của một nữ diễn viên khiêu dâm đến khi cô bắt đầu làm việc theo văn tiểu thuyết). Cô đã dừng đăng bài cập nhật lên blog chính thức vào ngày 14/10/2012 và Twitter vào ngày 4/12/2012. Ngày 31/12/2012, đại diện của KMP vào thời điểm đó Kita Akio đã thông báo rằng "Cô có một hợp đồng để diễn, tuy nhiên vì một lí do nào đó việc ghi hình không thể diễn ra". Cô đã gần như dừng hoạt động. 2/9/2014, một trang blog và Twitter mới của cô đã được lập, và bài đăng trên blog nói rằng tên diễn của cô đã đổi thành "Shelly". Ngoài ra, cô cũng đã chuyển văn phòng chủ quản sang Roseo. Ngày 19/10, phim đầu tiên sau khi cô trở lại ngành được phát hành, và cô tiếp tục hoạt động với tư cách nữ diễn viên độc quyền của Idea Pocket. Từ tháng 7/2015, cô trở thành nữ diễn viên độc quyền của Wanz Factory.
Fujii Shelly
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818318
Trong một số phim, tên diễn của cô được viết bằng các chữ katakana "シェリー" thay vì chữ Latinh. 28/2/2016, cô đã thông báo nghỉ việc nữ diễn viên khiêu dâm tại một sự kiện.
Triều đại Alaouite
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818341
Vương triều 'Alawi (tiếng Ả Rập: سلالة العلويين الفيلاليين, chuyển tự La tinh: sulālat al-ʿalawiyyīn al-fīlāliyyīn) – cũng được dịch sang tiếng Anh là Alaouite, 'Alawid, Alawite – là hoàng tộc trị vì Vương quốc Ma Rốc hiện tại. Họ là một triều đại Sharif Ả Rập và tuyên bố có nguồn gốc từ nhà tiên tri Hồi giáo Muhammad thông qua cháu trai của ông, Hasan ibn Ali. Tổ tiên của họ ban đầu di cư đến vùng Tafilalt, thuộc Ma Rốc ngày nay, từ Yanbu trên bờ biển Hejaz vào thế kỷ XII hoặc XIII. Triều đại lên nắm quyền vào thế kỷ XVII, bắt đầu với Mawlay al-Sharif, người được tuyên bố là sultan của Tafilalt vào năm 1631. Con trai của ông là Al-Rashid, cai trị từ năm 1664 đến 1672, đã có thể thống nhất và bình định đất nước sau một thời gian dài của sự chia rẽ khu vực do sự suy yếu của Vương triều Saadi. Anh trai của ông, Isma'il, đã có một thời kỳ cai trị trung ương tập quyền mạnh mẽ từ năm 1672 đến năm 1727, một trong những vị quốc vương tại vị lâu nhất so với bất kỳ quốc vương Ma Rốc nào. Sau cái chết của Isma'il, đất nước rơi vào tình trạng hỗn loạn khi các con trai của ông tranh giành quyền kế vị, nhưng trật tự đã được thiết lập lại dưới triều đại lâu dài của Muhammad ibn Abdallah vào nửa sau của thế kỷ XVIII. Thế kỷ XIX được đánh dấu bằng ảnh hưởng ngày càng tăng của các cường quốc châu Âu. Vương tộc 'Alawis cai trị với tư cách là các quốc vương có chủ quyền cho đến năm 1912, khi chế độ bảo hộ của Pháp và chế độ bảo hộ của Tây Ban Nha được áp đặt lên Ma Rốc. Các quân chủ của Nhà 'Alawis được giữ lại như những vị vua tượng trưng dưới chế độ thuộc địa nửa phong kiến. Khi đất nước giành lại độc lập vào năm 1956, Mohammed V, người đã ủng hộ chính nghĩa dân tộc chủ nghĩa, đã tiếp tục 'vai trò của người Nhà 'Alawi với tư cách là nguyên thủ quốc gia độc lập. Ngay sau đó, vào năm 1957, ông lấy danh hiệu "Vua" thay vì "Sultan". Những người kế vị của ông, Hassan II và Mohammed VI (vị vua đang trị vì hiện tại), đã tiếp tục cai trị vương triều dưới cùng một danh hiệu.
Triều đại Alaouite
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818341
Ngày nay, chính phủ Ma Rốc chính thức là một chế độ quân chủ lập hiến, nhưng nhà vua vẫn giữ quyền lực độc đoán mạnh mẽ đối với nhà nước và các vấn đề công cộng, bất chấp một số cải cách chính trị trong những thập kỷ gần đây.
Electric Touch
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818349
"Electric Touch" ( "Cú chạm mãnh liệt") là một bài hát của nữ ca sĩ kiêm nhạc sĩ người Mỹ Taylor Swift hợp tác với ban nhạc rock người Mỹ Fall Out Boy. Được trích từ album tái thu âm thứ ba của cô mang tên "Speak Now (Taylor's Version)", bài hát được sáng tác bởi Swift kiêm vai trò đồng sản xuất với Aaron Dessner. Ca khúc được viết vào khoảng đầu năm 2010 nhưng đã bị loại khỏi vòng kiểm duyệt để cho vào danh sách ca khúc từ album gốc. Vào năm 2022, Swift đã bắt tay thực hiện tái thu âm lại bài hát và sản xuất cùng với Dessner. Với giai điệu kết hợp giữa hai thể loại pop punk và pop rock, "Electric Touch" được đặc trưng bởi những nhịp trống đầy sôi nổi cùng với những đoạn riff từ chiếc guitar điện và những quãng giọng cao vút của Swift và Patrick Stump. Bài hát kể về những mối lo ngại trong buổi hẹn hò đầu tiên. Từ những bài viết nhận xét về album "Speak Now (Taylor's Version)", nhiều nhà phê bình đã đánh giá cao cho ca khúc vì độ nổi bật đặc biệt cùng với nhịp điệu nặng nề, giai điệu chặt chẽ và màn hòa âm đầy ấn tượng giữa Swift và Stump. Electric Touch ra mắt ở vị trí thứ 37 trên bảng xếp hạng "Billboard" Global 200 và được xếp hạng tại Canada, Hoa Kỳ, New Zealand, Philippines và Úc. Bối cảnh. Taylor Swift đã phát hành album "Speak Now" vào năm 2010 và sau đó là ba album phòng thu tiếp theo dưới hãng thu âm Big Machine đến tháng 11 năm 2018 khi hợp đồng với hãng đã chính thức hết hạn. Cô đã rời khỏi Big Machine và đã ký hợp đồng với hãng thu âm mới Republic Records. Vào năm 2019, một doanh nhân người Mỹ tên là Scooter Braun đã mua lại hãng thu âm Big Machine. Vào tháng 8 năm 2019, Swift đã tố cáo việc Braun mua lại cả sáu album trên đồng thời cũng thông báo rằng cô sẽ thu âm lại cả sáu album phòng thu đầu tiên để tự mình sở hữu các bản gốc của chúng. Vào ngày 5 tháng 5 năm 2023, tại buổi biểu diễn Nashville đầu tiên trong chuyến lưu diễn The Eras Tour, Swift đã chính thức thông báo về album tái thu âm tiếp theo là "Speak Now (Taylor's Version)", đồng thời cô cũng thông báo về ngày phát hành của album, Vào ngày hôm sau, cô đã đăng một bài đăng nói về album này trên mọi nền tảng mạng xã hội. Swift nhấn mạnh những khó khăn mà cô đã từng phải đối mặt trong cuộc sống của mình trong thời gian mà cô viết bản ghi.
Electric Touch
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818349
Vào ngày 5 tháng 6, danh sách bài hát trong album đã chính thức được công bố, trong sáu bài hát còn lại của album có thêm nhan đề "from the Vault", ca khúc Electric Touch được tuyên bố sẽ hợp tác với ban nhạc Fall Out Boy. Âm nhạc và ca từ. "Electric Touch" là một bài hát thuộc hai thể loại nhạc pop là pop punk và pop rock được đặc trưng bởi những đoạn riff đầy mơ hồ từ chiếc guitar điện và những nhịp trống được đánh theo kĩ thuật crescendo. Nhiều nhà phê bình đã để lại nhiều lời nhận xét tích cực cho phần xây dựng của bài hát, họ cảm thấy có những yếu tố nổi bật mang tính "giao hưởng" xen lẫn với một chút sự "bay bổng" chính là điểm đặc biệt của ca khúc. Đặc biệt nhất, họ cũng đánh giá cao cho màn phối hợp của Swift và Stump khi giọng ca "mềm mại" của Swift hài hòa với chất giọng sắc bén của Patrick Stump. Ca khúc theo chân góc nhìn thứ nhất kể về những mối lo lắng, bi quan khi ở trong buổi hẹn hò đầu tiên. Phát hành và đón nhận. "Electric Touch" được đặt ở vị trí thứ 17 trong album và cùng được phát hành vào ngày 7 tháng 7 năm 2023 bởi hãng thu âm Republic Records. Trong tuần đầu tiên ra mắt tại Hoa Kỳ, ca khúc đứng thứ vị trí 35 trên bảng xếp hạng "Billboard" Hot 100 và vị trí thứ 16 trên bảng xếp hạng Hot Country Songs, đánh dấu bài hát đầu tiên của Fall Out Boy lọt vào bảng này. Ngoài ra, bài hát cũng đứng ở vị trí thứ 37 trên bảng xếp hạng "Billboard" Global 200 và được xếp hạng ở nhiều quốc gia như Canada, New Zealand, Philippines và Úc. Rachel R. Carroll từ trang "PopMatters" đánh giá cao tài năng của Swift khi mà có thể biến tấu toàn bộ ca khúc thành một tác phẩm đậm vị giao hưởng dù chỉ là nhỏ nhất. Mark Sutherland từ tạp chí "Rolling Stone UK" cho rằng Fall Out Boy đã đưa bài hát lên một "trạng thái bay bổng" nhờ tính pop punk vốn có của bài hát. Bobby Olivier từ tạp chí "Spin" đã ví bài hát với ca khúc "Castles Crumbling" và cho rằng, "Electric Touch" có nhịp độ mạnh hơn và là một "nhịp điệu được ép theo bốn lớp (four-on-the-floor) guitar đầy vui nhộn" với những nhịp pop rock banger không rõ ràng giữa những tiếng đập kỹ thuật số của "Midnights". Laura Shapes từ tờ "The Guardian" đã gọi "Electric Touch" là một "tiếng nổ đường đua" và đánh giá "cao một chút cho lịch sử xét lại để thực sự tôn vinh "Speak Now" là một canon theo phong cách emo".
Electric Touch
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818349
Danielle Chelosky từ trang "Uproxx" đánh giá cao cho màn kết hợp âm nhạc đầy ăn ý giữa Swift và Stump và phải thừa nhận cho giọng ca đầy "ấn tượng và mê hoặc" của họ. Nhà báo Maura Johnston từ tạp chí "Rolling Stone" đã ví nhạc phẩm như một "viên ngọc pop lung linh dài 4 phút" và cho rằng, Swift và Stump có màn phối hợp "rất thú vị" với nhau. Trong một bài đánh giá trái chiều khác, Jem Aswad từ tạp chí "Variety" đã gọi bài hát là ca khúc "From the Vault" kém hấp dẫn nhất về mặt sáng tác và cho lời hát của ca khúc là vô vị, Aswad còn không tin đây thực sự là một bài hát do chính Swift sáng tác. Đội ngũ thực hiện. Đội ngũ tham gia sản xuất cho ca khúc được điều chỉnh trong ghi chú trên bìa đĩa của album.
Daniel Gygax
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818352
Daniel Gygax (sinh ngày 28 tháng 8 năm 1981) là một cựu cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Thụy Sĩ chơi ở vị trí tiền vệ cánh hoặc tiền đạo hộ công. Gygax đã từng có 35 lần ra sân quốc tế cho Đội tuyển bóng đá quốc gia Thụy Sĩ, và có trong danh sách tham dự 2 Giải vô địch bóng đá châu Âu và Giải vô địch bóng đá thế giới 2006. Sự nghiệp thi đấu. Đầu đời. Gygax được sinh ra vào ngày 28 tháng 8 năm 1981 ở Zürich, Thụy Sĩ. Nürnberg. Vào ngày 7 tháng 7 năm 2008, Gygax chuyển tới câu lạc bộ 1. FC Nürnberg tại Bundesliga 2. Luzern. Anh rời đội bóng vào ngày 30 tháng 6 năm 2010 để gia nhập FC Luzern. Gygax, cùng với tân binh Hakan Yakin đã giúp đội bóng bất ngờ dẫn đầu trong nửa đầu Giải bóng đá vô địch quốc gia Thụy Sĩ mùa giải 2010–11. Anh đã ghi 7 bàn thắng cho đội bóng trong mùa giải đó. Giải nghệ. Gygax giải nghệ ở tuổi 35, vào cuối mùa giải 2016–17. Sự nghiệp quốc tế. Gygax ra mắt quốc tế cho Thụy Sĩ vào ngày 31 tháng 3 năm 2004, khi vào sân thay cho Hakan Yakin trong trận thua 1–0 trước Hy Lạp. Anh ghi bàn thắng quốc tế đầu tiên vào ngày 6 tháng 6, trong chiến thắng 1-0 trước Liechtenstein. Tại Giải vô địch bóng đá châu Âu 2004, anh đã chơi trong hai trận vòng bảng cuối cùng của Thụy Sĩ, và hai trận đầu tiên tại vòng bảng của Giải vô địch bóng đá thế giới 2006. Trận đấu quốc tế cuối cùng của anh diễn ra vào ngày 11 tháng 6 năm 2008, khi vào sân thay người trong trận thua 1-2 trước Thổ Nhĩ Kỳ tại Giải vô địch bóng đá châu Âu 2008. Danh hiệu. FC Zürich
Menno Bergsen
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818354
Menno Bergsen (sinh ngày 26 tháng 8 năm 1999) là một cầu thủ bóng đá người Hà Lan hiện tại đang thi đấu ở vị trí thủ môn cho câu lạc bộ NK Maribor tại Slovenian PrvaLiga. Ngoài Hà Lan ra, anh đã thi đấu tại Slovakia và Slovenia. Sự nghiệp thi đấu. Dordrecht và Eindhoven. Bergsen ra mắt chuyên nghiệp cho FC Dordrecht vào năm 2017. Anh chỉ chơi 2 trận cho Dordrecht trước khi chuyển sang FC Eindhoven vào năm 2018. NK Maribor. Tháng 6 năm 2021, Bergsen gia nhập câu lạc bộ NK Maribor tại Slovenian PrvaLiga bằng bản hợp đồng kéo dài 2 năm. Anh có trận ra mắt giải quốc nội cho Maribor vào ngày 23 tháng 4 năm 2022, khi anh thay thế cho Ažbe Jug gặp chấn thương sau 15 phút.
Chiến tranh ở Abkhazia (1998)
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818364
"Tránh nhầm lẫn với Chiến tranh ở Abkhazia (1992-1993)" Chiến tranh ở Abkhazia (1998) là 1 cuộc nổi dậy của sắc tộc người Gruzia nhằm chống lại chính quyền ly khai thân Nga là Abkhazia, diễn ra ở quận Gali thuộc nhà nước tự xưng này. Cuộc xung đột đôi lúc được gọi là Chiến tranh 6 ngày của Abkhazia tuy nhiên cái tên này lại là dành cho chiền dịch chống lại phe du kích của Abhazia từ 20 đến 26 tháng 5, trong khi xung đột đã bắt đầu từ trước đó. Diễn biến xung đột. 18 tháng trước khi xung đột bắt đầu, các nhóm bán vũ trang Gruzia đã tấn công lực lượng quân đội Abkhazia và lính gìn giữ hòa bình Nga tại khu vực này. Vào đầu tháng 5, 300 chiến binh từ lực lượng bán quân sự Gruzia là Binh đoàn Trắng đã vượt biên sang Abkhazia, ngay sau đó chính phủ Abkhazia đã đặt quân đội của mình trong thế chuẩn bị chiến đấu. Binh đoàn Trắng đã nói rằng họ nhận lệnh từ Tamaz Nadareishvili, lãnh đạo của Chính phủ Cộng hòa Tự trị Abkhazia và thành viên của Hội đồng An ninh Gruzia. Ngoài ra, lãnh đạo của Mkhedrioni là Tornike Berishvili đã tuyên bố rằng 100 thành viên của họ cũng đang chiến đâu ở Abkhazia. Theo các nguồn Gruzia, kể từ ngày 2 và ngày 3 thàng 5 thì các lực lượng Gruzia đã giành quyền kiểm soát những ngôi làng ở Saberio, gần Inguri Dam, Khumushkuri, và đã giết 6 lính Abkhazia khi bọn họ đang cố tài chiếm 2 ngôi làng. Vào ngày 12 tháng 5, Germane Patsatsia đã nói rằng đã từ chức để tham chiến với lực lượng du kích Gruzia ở Abkhazia khi mà anh ta nói rằng họ đang kiểm soát quận Gali.
Gengenbach
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818376
Gengenbach ( ; ) là một thị trấn thuộc huyện Ortenau, bang Baden-Württemberg, Đức.
Người Cossack Zaporozhia
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818377
Người Cossack Zaporozhia, Quân Cossack Zaporozhia, Quân đoàn Zaporozhia, (, hoặc ) hoặc chỉ là người Zaporozhia () là những người Cossack sống bên kia (về phía hạ nguồn) các ghềnh sông Dnepr (Dnipro). Sich Zaporozhia phát triển nhanh chóng vào thế kỷ 15 từ các nông nô chạy trốn khỏi những nơi được kiểm soát chặt chẽ hơn trong Thịnh vượng chung Ba Lan–Litva. Sich được thành lập với tư cách một thực thể chính trị được tôn trọng, có một hệ thống chính phủ nghị viện. Trong suốt thế kỷ 16, 17 và cả thế kỷ 18, người Cossack Zaporozhia là một lực lượng chính trị và quân sự hùng mạnh từng thách thức quyền lực của Thịnh vượng chung Ba Lan-Litva, nước Nga Sa hoàng và Hãn quốc Krym. Quân đoàn trải qua một loạt xung đột và liên minh với ba thế lực kể trên, bao gồm cả việc hỗ trợ một cuộc khởi nghĩa vào thế kỷ 18. Thủ lĩnh của họ đã ký một hiệp định với người Nga. Nhóm này bị Đế quốc Nga buộc phải giải tán vào cuối thế kỷ 18, và phần lớn dân cư di dời đến vùng Kuban tại rìa phía nam của Đế quốc Nga, trong khi những người khác thành lập các thành phố tại miền nam Ukraina và cuối cùng trở thành nông dân của nhà nước. Người Cossack đóng một vai trò quan trọng trong việc chinh phục các bộ lạc vùng Kavkaz và đổi lại được hưởng quyền tự do đáng kể do Sa hoàng ban cho. Tên gọi bắt nguồn từ vị trí công sự của họ, tức là Sich, tại "vùng đất bên kia các ghềnh", từ tiếng Ukraina "bên kia" và "các ghềnh". Nguồn gốc. Không rõ thời điểm các cộng đồng Cossack đầu tiên tại hạ du sông Dnepr được hình thành. Có những dấu hiệu và câu chuyện về những người tương tự sống trên thảo nguyên Á-Âu ngay từ thế kỷ 12. Vào thời điểm đó, họ không được gọi là người Cossack, vì "cossack" là một từ cũng có trong ngôn ngữ Turk với nghĩa là một "người tự do", có chung từ nguyên với tên dân tộc "Kazakh". Sau này nó trở thành một từ tiếng Ukraina và tiếng Nga có nghĩa là "giặc cướp". Các thảo nguyên ở phía bắc của Biển Đen là nơi sinh sống của các bộ lạc du mục như người Cuman, Pecheneg và Khazar.
Người Cossack Zaporozhia
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818377
Vai trò của các bộ lạc này trong quá trình hình thành dân tộc của người Cossack có tranh cãi, mặc dù các nguồn tin Cossack sau này tuyên bố về một tổ tiên Khazar bị Slavic hóa. Cũng có những nhóm người chạy trốn vào những thảo nguyên hoang dã này từ những vùng đất canh tác của Kiev Rus' để thoát khỏi sự áp bức hoặc truy đuổi tội phạm. Lối sống của họ phần lớn giống với lối sống của những người bây giờ được gọi là Cossack. Họ sống sót chủ yếu nhờ săn bắn, đánh cá, và cướp phá các bộ lạc gốc châu Á để lấy ngựa và thức ăn, nhưng họ cũng hòa trộn với những người du mục này cũng như chấp nhận nhiều đặc điểm văn hóa của họ. Vào thế kỷ 16, một nhà tổ chức là Dmytro Vyshnevetsky, một quý tộc Ukraina, đã hợp nhất các nhóm khác nhau này thành một tổ chức quân sự hùng mạnh. Người Cossack Zaporozhia có nhiều nguồn gốc xã hội và dân tộc khác nhau nhưng chủ yếu được tạo thành từ những nông nô bỏ trốn, những người thích sự tự do nguy hiểm trên thảo nguyên hoang dã hơn là cuộc sống dưới quyền thống trị của giới quý tộc Ba Lan. Tuy nhiên, thị dân, quý tộc nhỏ và thậm chí cả người Tatar Krym cũng trở thành một phần của Quân đoàn Cossack. Họ phải chấp nhận Chính thống giáo Đông phương là tôn giáo của họ và áp dụng các nghi lễ và lời cầu nguyện của giáo phái này. Giả thuyết du mục cho rằng người Cossack đến từ một hoặc nhiều dân tộc du mục sống ở những thời điểm khác nhau trên lãnh thổ phía bắc của Biển Đen. Theo giả thuyết này, tổ tiên của người Cossack là người Scythia, Sarmatia, Khazar, Cuman, Circassia (Adyghe), Tatar, và các dân tộc khác. Giả thuyết du mục về nguồn gốc của người Cossack được hình thành dưới ảnh hưởng của trường phái lịch sử Ba Lan thế kỷ 16-17 và được kết nối với lý thuyết về nguồn gốc Sarmatia của quý tộc nhỏ. Theo truyền thống lấy nguồn gốc của nhà nước hoặc dân tộc từ một dân tộc cổ xưa nhất định, các nhà biên niên sử Cossack của thế kỷ 18 đã ủng hộ giả thuyết nguồn gốc Khazar của người Cossack. Với sự mở rộng của cơ sở nguồn và sự hình thành của khoa học lịch sử, các giả thuyết du mục đã bị bác bỏ bởi sử học chính thức.
Người Cossack Zaporozhia
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818377
Lần đầu tiên, Alexander Rigelman chỉ ra sự không hoàn hảo của giả thuyết. Vào thế kỷ 20, nhà khoa học người Nga Gumilyov là người biện hộ cho nguồn gốc Polovtsia của người Cossack. Trong Ba Lan–Litva. Vào thế kỷ 16, khi quyền thống trị của Thịnh vượng chung Ba Lan-Litva mở rộng về phía nam, người Cossack Zaporozhia hầu như, nếu tạm thời, được Thịnh vượng chung Ba Lan-Litva coi là thần dân của họ. Người Cossack đăng ký là một phần của quân đội Thịnh vượng chung cho đến năm 1699. Vào khoảng cuối thế kỷ 16, mối quan hệ giữa Thịnh vượng chung Ba Lan-Litva và Đế quốc Ottoman, vốn không thân thiện ngay từ đầu, đã trở nên căng thẳng hơn do người Cossack ngày càng xâm lấn. Từ phần thứ hai của thế kỷ 16, người Cossack bắt đầu đánh phá các lãnh thổ của Ottoman. Chính phủ Ba Lan-Litva không thể kiểm soát những người người Cossack có tính độc lập, nhưng vì họ trên danh nghĩa là thần dân của Thịnh vượng chung nên chính phủ phải chịu trách nhiệm với nạn nhân về các cuộc tấn công. Đối ứng lại, người Tatar dưới quyền cai trị của Ottoman đã phát động các cuộc tấn công vào Thịnh vượng chung, chủ yếu ở các vùng lãnh thổ đông nam thưa dân của Ukraina. Tuy nhiên, quân Cossack đánh phá các thành phố thương cảng giàu có ở vùng trung tâm của Đế quốc Ottoman, vốn chỉ cách cửa sông Dnepr hai ngày đi thuyền. Đến năm 1615 và 1625, người Cossack đã san bằng được các thị trấn ở ngoại ô Constantinople, buộc Sultan Ottoman Murad IV phải chạy trốn khỏi cung điện của mình. Cháu trai của ông là Sultan Mehmed IV có kết quả tốt hơn một chút khi là người nhận được Lời hồi đáp của người Cossack Zaporozhia truyền thuyết, một phản ứng tục tĩu trước sự khăng khăng của Mehmed rằng người Cossack phải phục tùng quyền uy của ông. Các hiệp ước liên tiếp giữa Đế quốc Ottoman và Thịnh vượng chung Ba Lan-Litva kêu gọi cả hai bên kiểm soát người Cossack và người Tatar, nhưng việc thực thi hầu như không tồn tại ở cả hai bên. Trong các thỏa thuận nội bộ, do người Ba Lan ép buộc, người Cossack đồng ý đốt thuyền của họ và ngừng đánh phá. Tuy nhiên, thuyền có thể được đóng lại nhanh chóng và lối sống của người Cossack tôn vinh các cuộc đột kích và cướp bóc.
Người Cossack Zaporozhia
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818377
Trong thời gian này, chế độ quân chủ Habsburg đôi khi bí mật sử dụng những kẻ đột kích Cossack để giảm bớt áp lực của Ottoman đối với biên giới của chính họ. Nhiều người Cossack và Tatar có ác cảm với nhau do thiệt hại từ các cuộc đột kích của cả hai bên gây ra. Theo sau các cuộc đột kích của người Cossack là sự trả đũa của người Tatar, hoặc người Tatar tấn công và sau đó là sự trả đũa của người Cossack, gần như là chuyện thường xuyên xảy ra. Sự hỗn loạn và chuỗi xung đột sau đó thường biến toàn bộ biên giới phía đông nam Thịnh vượng chung Ba Lan-Litva thành một khu vực chiến tranh cường độ thấp và dẫn đến leo thang chiến tranh giữa Ba Lan-Litva và Ottoman, từ các cuộc chiến tranh quý nhân Moldavia đến Trận Cecora (1620) và các cuộc chiến tranh năm 1633–34. Số lượng người Cossack tăng lên, khi nông dân Ukraina chạy trốn khỏi chế độ nông nô trong Tlhịnh vượng chung Ba Lan-Litva. Những nỗ lực của szlachta (quý tộc) nhằm biến người Cossack Zaporozhia thành nông nô đã làm xói mòn lòng trung thành từng khá mạnh mẽ của người Cossack đối với Thịnh vượng chung. Tham vọng của người Cossack về việc được công nhận ngang hàng với szlachta liên tục bị từ chối, và các kế hoạch chuyển đổi Thịnh vượng chung Ba Lan-Litva thành Thịnh vượng chung Ba Lan-Litva-Ruthenia (với người Cossack Ukraina) đạt được rất ít tiến triển, do người Cossack không ưa chuộng. Lòng trung thành mạnh mẽ trong lịch sử của người Cossack đối với Giáo hội Chính thống giáo Đông phương khiến họ mâu thuẫn với Thịnh vượng chung do Công giáo chi phối. Căng thẳng gia tăng khi các chính sách của Thịnh vượng chung chuyển từ tương đối khoan dung sang đàn áp giáo hội Chính thống giáo, khiến người Cossack chống Công giáo mạnh mẽ, vào thời điểm đó đồng nghĩa với chống Ba Lan. Lòng trung thành ngày càng suy yếu của người Cossack và sự kiêu ngạo của szlachta đối với họ đã dẫn đến một số cuộc nổi dậy của người Cossack chống lại Thịnh vượng chung Ba Lan-Litva vào đầu thế kỷ 17. Cuối cùng, việc Quốc vương kiên quyết từ chối nhượng bộ trước yêu cầu mở rộng việc đăng ký Cossack là giọt nước tràn ly cuối cùng đã thúc đẩy cuộc khởi nghĩa lớn nhất và thành công nhất trong số này: Khởi nghĩa Khmelnytsky bắt đầu vào năm 1648.
Người Cossack Zaporozhia
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818377
Cuộc khởi nghĩa là một trong loạt các sự kiện thảm khốc được gọi là Đại hồng thủy, làm suy yếu đáng kể Thịnh vượng chung Ba Lan-Litva và tạo tiền đề cho sự tan rã của liên bang một trăm năm sau. Mặc dù Ba Lan có lẽ có kỵ binh tốt nhất ở châu Âu, nhưng bộ binh của họ lại kém hơn. Tuy nhiên, người Cossack Ukraina sở hữu bộ binh tốt nhất vào giữa thế kỷ 17. Vì Ba Lan tuyển dụng hầu hết bộ binh của họ từ Ukraina, nên khi vùng này thoát khỏi quyền cai trị của Ba Lan, quân đội của Thịnh vượng chung đã phải chịu tổn thất rất nhiều. Tổ chức. Quân đoàn Zaporozhia với tư cách là một cơ sở chính trị-quân sự được phát triển dựa trên các truyền thống và tục lệ độc đáo được gọi là Bộ luật Cossack, được hình thành chủ yếu giữa những người Cossack của Quân đoàn Zaporozhia trong nhiều thập kỷ. Quân đoàn có đơn vị hành chính lãnh thổ và quân sự riêng: 38 kurin (sotnia) và 5 đến 8 "palanka" (các khu lãnh thổ) cũng như một hệ thống hành chính ban đầu với ba cấp: thủ lĩnh quân sự, sĩ quan quân sự, thủ lĩnh viễn chinh và palanka. Tất cả các sĩ quan (starshyna quân sự) được bầu bởi Hội đồng quân sự toàn thể trong một năm vào ngày 1 tháng 1. Dựa trên các phong tục và truyền thống giống nhau, các quyền và nghĩa vụ của các sĩ quan đã được hệ thống hóa rõ ràng. Quân đoàn Zaporozhia phát triển một hệ thống tư pháp sơ khai, trên cơ sở dựa vào Bộ luật Cossack theo tục lệ. Các quy tắc của bộ luật đã được khẳng định từ những mối quan hệ xã hội phát triển trong những người Cossack. Một số nguồn gọi Sich Zaporozhia là một "nước cộng hòa cossack", vì quyền lực cao nhất trong đó thuộc về hội đồng của tất cả các thành viên và do các nhà lãnh đạo của họ ("starshina") được bầu ra. Về mặt chính thức, thủ lĩnh của Quân đoàn Zaporozhia không bao giờ mang tước hiệu hetman, trong khi tất cả các thủ lĩnh của tổ chức cossack đều được gọi một cách không chính thức như vậy. Cơ quan quản lý cao nhất trong Quân đoàn Zaporozhia là Rada Sich (hội đồng). Hội đồng là cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp cao nhất của Quân đoàn Zaporozhia.
Người Cossack Zaporozhia
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818377
Các quyết định của hội đồng được cho là ý kiến ​​​​của toàn bộ quân đoàn và bắt buộc mỗi thành viên đồng chí cossack phải chấp hành. Rada Sich được xem xét các vấn đề về chính sách đối nội và đối ngoại, tiến hành bầu cử "starshina" quân sự, phân chia ruộng đất được giao, hay trừng phạt những người phạm tội nặng nhất. Quân đoàn Zaporozhia có liên kết chặt chẽ với Quốc gia hetman Cossack, nhưng có chính quyền và trật tự của riêng mình. Đối với các hoạt động quân sự, người cossack của quân đoàn được tổ chức thành "Kish". Kish là một thuật ngữ cũ chỉ các trại được củng cố phòng thủ, được sử dụng trong thế kỷ 11-16 và sau đó được người Cossack áp dụng. Kish là cơ quan trung ương của chính phủ tại Sich có thẩm quyền quản lý hành chính, quân sự, tài chính, pháp lý và các vấn đề khác. Kish được bầu hàng năm tại Rada Sich (Rada đen). Cuộc bầu cử Kish diễn ra vào ngày 1 tháng 1, ngày 1 tháng 10 (Lễ Cầu thay Theotokos - Pokrova), hoặc vào ngày thứ 2-3 của Lễ Phục sinh. Có một tòa án quân sự Cossack trừng phạt nghiêm khắc hành vi bạo lực và trộm cắp của đồng bào, đem phụ nữ đến Sich, hoặc uống rượu trong thời kỳ xung đột. Ngoài ra còn có nhà thờ và trường học, cung cấp các phục vụ tôn giáo và giáo dục cơ bản. Về cơ bản, Giáo hội Chính thống giáo Đông phương được ưa thích hơn và là một phần của bản sắc dân tộc. Trong thời bình, người Cossack bận rộn với công việc của họ, sống cùng gia đình, nghiên cứu chiến lược, ngôn ngữ và giáo dục tân binh. Trái ngược với các đội quân khác, người Cossack được tự do lựa chọn vũ khí ưa thích của mình. Những người Cossack giàu có thích mặc áo giáp hạng nặng, trong khi lính bộ binh thích mặc quần áo đơn giản, mặc dù đôi khi họ cũng mặc áo giáp. Vào thời điểm đó, người Cossack là một trong những tổ chức quân sự tốt nhất tại châu Âu và được các đế quốc Nga, Ba Lan và Pháp sử dụng. Kurin của Quân đoàn Zaporozhia. Bên cạnh những kurin kể trên, còn có một số lượng lớn những kurin khác bên ngoài Quân đoàn. Biểu chương Cossack ("Kleinody").
Người Cossack Zaporozhia
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818377
Biểu chương Cossack ("Kleinody"). Các vật phẩm quan trọng nhất của Quân đoàn là "Kleinody" Cossack (luôn là số nhiều; liên quan đến biểu chương đế quốc) bao gồm các dấu hiệu đặc trưng, biểu chương, vật tượng trưng quân sự quý giá của người Cossack Ukraina và được sử dụng cho đến thế kỷ 19. Kleinody được Quốc vương Ba Lan Stephen Báthory trao tặng cho người Cossack Zaporozhia vào ngày 20 tháng 8 năm 1576 cho Bohdan Ruzhynsky, trong số đó có khoruhva, biểu ngữ buncuk, "chùy" bulawa và một con dấu có huy hiệu trên đó mô tả một người Cossack với một "súng trường" "samopal". Kleinody được giao cho các trợ lý của hetman để bảo quản an toàn, do đó đã xuất hiện các cấp bậc như "chorąży" ( "người thủ kỳ"), "bunchuzhny" ("người giữ quyền trượng"). Thời kỳ sau của người Cossack, kleinody trở thành các chùy pernach, trống định âm (lytavry), cờ kurin (phù hiệu), dùi cui, và những thứ khác. Biểu tượng quyền lực cao nhất là chuỳ bulawa được mang bởi các hetman và kish-otaman. Ví dụ, Bohdan Khmelnytsky từ năm 1648 đã mang theo một chiếc bulawa bạc bọc vàng được trang trí với ngọc trai và các loại đá quý có giá trị khác. Các thượng tá Cossack có pernach - những chiếc bulawa nhỏ hơn được mang sau thắt lưng. Con dấu của Quân đoàn Zaporozhia được sản xuất ở dạng tròn bằng bạc với hình mô tả người Cossack đội mũ có đầu hồi trên đầu, mặc áo choàng kaftan có cúc trên ngực, với một thanh kiếm lưỡi cong ("shablya"), hộp thuốc súng ở một bên và một khẩu súng trường tự tạo ("samopal") trên vai trái. Xung quanh con dấu có dòng chữ «Печать славного Війська Запорізького Низового» ("Con dấu của Quân đoàn Zaporozhia vinh quang"). Con dấu của palanka và kurin có hình tròn hoặc hình chữ nhật với hình ảnh sư tử, nai, ngựa, mặt trăng, ngôi sao, vương miện, thương, kiếm và cung tên. Khoruhva chủ yếu có màu đỏ thẫm được thêu hình huy hiệu, thánh, thánh giá và các họa tiết khác. Nó luôn được mang phía trước đội quân bên cạnh hetman hoặc otaman. Phù hiệu ("znachok") là tên gọi cờ (sotnia) của kurin hoặc đại đội. Có một truyền thống khi vị thượng tá mới được bầu sẽ được yêu cầu chuẩn bị biểu ngữ của palanka bằng chi phí của ông.
Người Cossack Zaporozhia
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818377
Một trong những biểu ngữ được bảo tồn cho đến năm 1845 tại Kuban và được làm bằng vải có hai màu: vàng và xanh lam. Trống định âm (lytavry) là những nồi hơi lớn bằng đồng được bọc da dùng để truyền các tín hiệu khác nhau (gọi người Cossack đến hội đồng, hoặc báo động). Mỗi vật phẩm của kleinody được cấp cho một thành viên được chỉ định rõ ràng của starshina Cossack (chức vụ sĩ quan). Ví dụ, trong Quân đoàn Zaporozhia, bulawa được trao cho otaman; khoruhva - cho toàn quân đoàn mặc dù được mang theo bởi một khorunzhy; bunchuk cũng được trao cho otaman, nhưng được mang bởi một đồng chí bunchuzhny hoặc bunchuk; con dấu được bảo quản bởi một thẩm phán quân sự, trong khi con dấu của kurin - dành cho otaman kurin, và con dấu của palanka - dành cho thượng tá của một palanka nào đó; những chiếc trống định âm thuộc sở hữu của một dovbysh (tay trống); các gậy quyền - cho một osavul quân sự; các phù hiệu được trao cho tất cả 38 kurin, thuộc khống chế của các đồng chí được chỉ định phù hiệu. Tất cả các vật phẩm của kleinody (ngoại trừ gậy đánh trống định âm) đều được cất giữ trong ngân khố nhà thờ Pokrova của Sich và chỉ được lấy ra theo lệnh đặc biệt của kish otaman. Các gậy đánh trống được giữ trong kurin với dovbysh được chỉ định. Đôi khi, kleidony được cho là cũng gồm một lọ mực lớn bằng bạc ("kalamar"), một vật tượng trưng của người ghi chép quân sự ("pysar") của Quân đoàn Zaporozhia. Các kleinody tương tự có trong cấp chỉ huy của Quốc gia hetman Cossack, người Cossack Kuban, Danube và các xã hội Cossack khác. Sau khi phá hủy Sich và thanh lý tổ chức người Cossack Ukraina, kleinody được thu thập và đưa đi cất giữ tại Bảo tàng Ermitazh và Nhà thờ chính tòa Biến hình tại Saint Petersburg, Bảo tàng vũ khí Kremlin tại Moskva cũng như những nơi cất giữ khác. Vào cuối thế kỷ 19, Ermitazh cất giữ 17 biểu ngữ kurin và một khoruhva, Nhà thờ chính tòa Biến hình chứa 20 biểu ngữ kurin, ba bunchuk, một bulawa bạc và một dùi cui bạc bọc vàng. Ngày nay không rõ số phận của những bảo vật quốc gia đó của người Ukraina. Sau Cách mạng tháng Hai năm 1917, Chính phủ lâm thời Nga thông qua các quyết định trao trả chúng cho Ukraina, tuy nhiên do các sự kiện của Cách mạng Tháng Mười cùng năm, quyết định này đã không được thực hiện.
Người Cossack Zaporozhia
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818377
Với việc tuyên bố độc lập, chính phủ Ukraina đặt vấn đề trao trả các giá trị văn hóa quốc gia trước lãnh đạo Nga; Tuy nhiên, không có thỏa thuận cụ thể nào đạt được. Liên minh với Nga. Sau Hiệp định Pereyaslav năm 1654, Quân đoàn Zaporozhia trở thành thế lực nằm dưới quyền bảo hộ của Sa hoàng Nga, mặc dù họ được hưởng quyền tự trị gần như hoàn toàn trong một khoảng thời gian đáng kể. Sau khi Bohdan Khmelnytsky mất vào năm 1657, người kế vị của ông là Ivan Vyhovsky bắt đầu hướng về Ba Lan, do lo ngại trước việc Nga ngày càng can thiệp vào các công việc của Quốc gia hetman. Một nỗ lực đã được thực hiện để quay về Thịnh vượng chung gồm ba thành phần cấu thành, với việc người Cossack Zaporozhia gia nhập Thịnh vượng chung Ba Lan-Litva bằng cách ký Hiệp định Hadiach (1658). Hiệp định đã được Sejm phê chuẩn nhưng đã bị các chiến sĩ Cossack từ chối tại Hermanivka Rada bởi vì họ không chấp nhận liên minh với Ba Lan Công giáo, thế lực mà họ cho là kẻ áp bức Cơ đốc giáo Chính thống. Những người Cossack tức giận đã hành quyết các "polkovnik" Prokip Vereshchaka và Stepan Sulyma, là cộng sự của Vyhovsky tại Sejm, và bản thân Vyhovsky thoát chết trong gang tấc. Người Zaporozhia duy trì một chính phủ phần lớn tách biệt với Quốc gia hetman. Người Zaporozhia bầu ra các nhà lãnh đạo của riêng họ, được gọi là Kish otaman, có nhiệm kỳ một năm. Trong thời kỳ này, xích mích giữa người Cossack của Quốc gia hetman và người Zaporozhia ngày càng leo thang. Người Cossack trong quá khứ từng chiến đấu để giành độc lập khỏi Thịnh vượng chung Ba Lan-Litva, và sau đó họ tham gia vào một số cuộc nổi dậy chống lại Sa hoàng, vì sợ mất các đặc quyền và quyền tự trị của mình. Ví dụ vào năm 1709, Quân đội Zaporozhia do Kost Hordiienko lãnh đạo đã tham gia cùng Hetman Ivan Mazepa chống lại Nga. Mazepa trước đây là cố vấn đáng tin cậy và là bạn thân của Sa hoàng Pyotr Đại đế, nhưng lại liên minh với Karl XII của Thụy Điển để chống lại Pyotr. Sau thất bại trong Trận Poltava, Pyotr đã ra lệnh tiêu diệt Sich Zaporozhia để trả đũa. Với cái chết của Mazepa tại Bessarabia vào năm 1709, hội đồng của ông đã bầu Pylyp Orlyk làm người kế vị.
Người Cossack Zaporozhia
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818377
Orlyk ban hành dự án Hiến pháp, trong đó ông hứa sẽ hạn chế quyền lực của Hetman, bảo vệ vị trí đặc quyền của người Zaporozhia, thực hiện các biện pháp nhằm đạt được bình đẳng xã hội giữa họ, và các bước tiến tới việc tách Quân đoàn Zaporizhia khỏi Nhà nước Nga— nếu anh ta có được quyền lực trong Quốc gia hetman Cossack. Với sự hỗ trợ của Karl XII, Orlyk đã liên minh với người Tatar Krym và Ottoman để chống lại Nga, nhưng sau những thành công ban đầu của cuộc tấn công vào Nga năm 1711, chiến dịch của họ đã bị đánh bại và Orlyk phải sống lưu vong. Người Zaporozhia đã xây dựng một Sich mới dưới quyền bảo hộ của Ottoman, là Sich Oleshky trên hạ lưu sông Dnepr. Mặc dù một số người Zaporozhia đã quay trở lại quyền bảo hộ của Nga, nhưng nhà lãnh đạo nổi tiếng của họ Kost Hordiienko kiên quyết có thái độ chống Nga và không thể nối lại tình hữu nghị cho đến khi ông qua đời vào năm 1733. Trong Đế quốc Nga. Theo năm tháng, xích mích giữa người Cossack và chính phủ Sa hoàng Nga đã giảm bớt, và các đặc quyền đã được trao đổi để giảm bớt quyền tự trị của người Cossack. Những người Cossack Ukraina không đứng về phía Mazepa đã bầu ra Hetman Ivan Skoropadsky, một trong những polkovnik "chống Mazepa". Trong khi ủng hộ việc bảo vệ quyền tự trị của Quốc gia hetman và các đặc quyền của starshina, Skoropadsky cẩn thận tránh đối đầu công khai và vẫn trung thành trong liên minh với Nga. Để đáp ứng nhu cầu quân sự của Nga, Skoropadsky cho phép mười trung đoàn của Nga đóng quân trên lãnh thổ của Quốc gia hetman. Đồng thời, người Cossack tham gia vào các dự án xây dựng, củng cố và phát triển kênh tại Saint Petersburg, là một phần trong nỗ lực của Pyotr Đại đế nhằm thành lập thủ đô mới của Nga. Nhiều người đã không quay trở lại, và người ta thường nói rằng St. Peterburg "được xây dựng trên xương". Năm 1734, khi Nga đang chuẩn bị cho một cuộc chiến mới chống lại Đế quốc Ottoman, một thỏa thuận đã được thực hiện giữa Nga và người Cossack Zaporozhia là Hiệp định Lubny. Người Cossack Zaporozhia giành lại tất cả các vùng đất, đặc quyền, luật pháp và tục lệ trước đây của họ để đổi lấy việc phục vụ dưới quyền chỉ huy của Quân đội Nga đóng tại Kiev.
Người Cossack Zaporozhia
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818377
Một "sich" mới (Nova Sich) được xây dựng để thay thế cái đã bị Pyotr Đại đế phá hủy. Lo ngại về khả năng Nga can thiệp vào công việc nội bộ của Zaporozhia, người Cossack bắt đầu cho những người nông dân Ukraina chạy trốn khỏi chế độ nông nô tại Ba Lan và Nga định cư trên vùng đất của mình. Đến năm 1762, 33.700 người Cossack và hơn 150.000 nông dân cư trú tại Zaporozhia. Vào cuối thế kỷ 18, phần lớn tầng lớp sĩ quan Cossack tại Ukraina được sáp nhập vào giới quý tộc Nga, nhưng người Cossack bình thường, bao gồm một phần đáng kể người Zaporozhia cũ, đã bị hạ xuống địa vị nông dân. Họ có thể duy trì quyền tự do của mình và tiếp tục cung cấp nơi ẩn náu cho những người chạy trốn khỏi chế độ nông nô tại Nga và Ba Lan, bao gồm cả những người theo thủ lĩnh nổi dậy Cossack Nga Yemelyan Pugachev, điều này làm dấy lên sự tức giận của Nữ hoàng Nga Yekaterina II. Kết quả là đến năm 1775, số lượng nông nô bỏ trốn từ Quốc gia hetman và phần Ukraina do Ba Lan cai trị đến Zaporozhia đã tăng lên 100.000 người. Hiệp định Küçük Kaynarca (1774) sáp nhập Hãn quốc Krym vào Nga, vì vậy nhu cầu phòng thủ biên giới xa về phía nam (mà người Zaporozhia đã thực hiện) không còn nữa. Quá trình thuộc địa hóa Novorossiya bắt đầu; một trong những thuộc địa nằm ngay cạnh vùng đất của Sich Zaporozhian là Tân Serbia. Điều này làm leo thang xung đột về quyền sở hữu đất đai với người Cossack, thường biến thành bạo lực. Kết thúc Quân đoàn Zaporozhia (1775). Quyết định giải tán Sich được thông qua tại hội đồng triều đình của Yekaterina Đại đế vào ngày 7 tháng 5 năm 1775. Tướng quân Peter Tekeli nhận lệnh chiếm đóng và thanh lý pháo đài chính của người Zaporozhia là Sich. Kế hoạch được giữ bí mật và các trung đoàn trở về từ cuộc chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ mà người Cossack cũng tham gia, đã được huy động cho chiến dịch. Họ bao gồm 31 trung đoàn (tổng cộng 65.000 quân). Cuộc tấn công diễn ra vào ngày 15 tháng 5 và kéo dài đến ngày 8 tháng 6.
Người Cossack Zaporozhia
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818377
Lệnh được Grigory Potemkin đưa ra, người này từng chính thức trở thành một người Cossack Zaporozhia danh dự dưới cái tên Hrytsko Nechesa vài năm trước đó. Potemkin nhận được mệnh lệnh trực tiếp từ Nữ hoàng Yekaterina II, điều này được bà giải thích trong Sắc lệnh ngày 8 tháng 8 năm 1775: Vào ngày 5 tháng 6 năm 1775, quân của Tướng quân Tekeli chia thành 5 phân đội và bao vây Sich bằng pháo binh và bộ binh. Việc thiếu biên giới phía nam và kẻ thù trong những năm trước đó đã ảnh hưởng sâu sắc đến khả năng chiến đấu của quân Cossack, họ nhận ra rằng bộ binh Nga sẽ tiêu diệt họ sau khi họ bị bao vây. Để đánh lừa người Cossack, một tin đồn đã được lan truyền rằng quân đội đang băng qua vùng đất của người Cossack trên đường bảo vệ biên giới. Cuộc bao vây bất ngờ là một đòn giáng mạnh vào tinh thần của người Cossack. Petro Kalnyshevsky có hai giờ để quyết định về tối hậu thư của Nữ hoàng. Dưới sự hướng dẫn của "starhyna" Lyakh, sau lưng Kalnyshevky, một âm mưu đã được hình thành khi một nhóm gồm 50 người Cossack đi đánh cá ở sông Inhul bên cạnh sông Nam Bug thuộc các tỉnh của Ottoman. Cái cớ là đủ để người Nga thả cho nhóm người Cossack này ra khỏi vòng vây, những người này tham gia cùng với năm nghìn người khác. Những người Cossack chạy trốn đã đến Đồng bằng sông Danube, tại nơi đó họ thành lập Sich Danube mới, dưới quyền bảo hộ của Đế quốc Ottoman. Khi Tekeli biết về việc trốn thoát, 12.000 người Cossack còn lại không còn nhiều việc để làm, Sich đã bị san bằng. Quân Cossack bị tước vũ khí trong một chiến dịch gần như không đổ máu, trong khi ngân khố và tài liệu lưu trữ của họ bị tịch thu. Kalnyshevsky bị bắt và đày đến Solovki, nơi ông sống trong cảnh giam cầm đến 112 tuổi. Hầu hết các thành viên Hội đồng Cossack cấp cao, chẳng hạn như Pavlo Holovaty và Ivan Hloba, cũng bị đàn áp và lưu đày, mặc dù các chỉ huy cấp thấp hơn và người Cossack bình thường được phép tham gia các trung đoàn kỵ binh hussar và dragoon của Nga. Hậu quả. Sự kiện tiêu diệt Sich đã tạo ra khó khăn cho Đế quốc Nga.
Người Cossack Zaporozhia
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818377
Việc Nga ủng hộ gia tăng các đặc quyền mà giới lãnh đạo Cossack cấp cao có được đã gây căng thẳng cho ngân sách, trong khi các quy định chặt chẽ hơn của Quân đội chính quy Nga đã ngăn cản nhiều người Cossack khác hợp nhất. Sự tồn tại của Sich Danube, vốn sẽ hỗ trợ Đế quốc Ottoman trong cuộc chiến tiếp theo, cũng gây rắc rối cho người Nga. Năm 1784, Potemkin thành lập "Quân đoàn những người Zaporozhia trung thành" (Войско верных Запорожцев) và định cư họ giữa sông Nam Bug và Dniester. Vì sự phục vụ của họ trong Chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ (1787–92)]], họ đã được thưởng vùng đất Kuban và di cư đến đó vào năm 1792. Năm 1828, Sich Danube không còn tồn tại sau khi được Hoàng đế Nikolai I ân xá, và theo đó các thành viên của họ định cư trên bờ biển phía Bắc Azov giữa Berdyansk và Mariupol, thành lập Quân đoàn Cossack Azov. Cuối cùng vào năm 1862, họ cũng di cư đến Kuban và sáp nhập với người Cossack Kuban. Người Cossack Kuban đã phục vụ lợi ích của Nga cho đến Cách mạng Tháng Mười, và con cháu của họ hiện đang trải qua quá trình tái tạo tích cực cả về văn hóa và quân sự. 30.000 hậu duệ của những người Cossack đã từ chối trở về Nga vào năm 1828 vẫn sống tại khu vực đồng bằng sông Danube của Ukraina và Romania, tại đây họ theo đuổi lối sống săn bắn và câu cá truyền thống của người Cossack và được gọi là người Rusnak. Di sản. Mặc dù vào năm 1775, Quân đoàn Zaporozhia chính thức không còn tồn tại, nhưng họ đã để lại một di sản văn hóa, chính trị và quân sự sâu sắc đối với Ukraina, Nga, Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia khác có liên hệ với họ. Các liên minh hay thay đổi của người Cossack gây ra nhiều tranh luận, đặc biệt là trong thế kỷ 20. Đối với người Nga, Hiệp định Pereyaslav đã khiến cho nước Nga Sa hoàng và sau này là Đế quốc Nga thôi thúc chiếm lấy các vùng đất của người Ruthenia, yêu sách quyền lợi với tư cách là thể chế kế thừa duy nhất của Kiev Rus', và để Sa hoàng Nga được tuyên bố là người bảo hộ tất cả người Nga, đỉnh cao là phong trào chủ nghĩa liên Slav trong thế kỷ 19. Ngày nay, hầu hết người Cossack Kuban, hậu duệ hiện đại của người Zaporozhia, vẫn trung thành với Nga.
Người Cossack Zaporozhia
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818377
Nhiều người đã chiến đấu trong các cuộc xung đột địa phương sau khi Liên Xô tan rã, và ngày nay họ giống như trước cuộc cách mạng khi tạo thành lực lượng bảo vệ riêng của Hoàng đế, khi phần lớn Trung đoàn Tổng thống Kremlin được tạo thành từ người Cossack Kuban. Đối với Thịnh vượng chung Ba Lan-Litva, Khởi nghĩa Khmelnytsky và việc người Cossack Zaporozhia thất thủ đánh dấu sự khởi đầu của quá trình liên bang kết thúc, cuối cùng là phân chia Ba Lan vào cuối thế kỷ 18. Một số phận tương tự đang chờ đợi cả Hãn quốc Krym và Đế quốc Ottoman; Sau khi hứng chịu nhiều cuộc đột kích và tấn công từ cả hai bên, người Cossack Zaporozhia đã hỗ trợ Quân đội Nga chấm dứt tham vọng mở rộng lên phía bắc và Trung Âu của Ottoman, và giống như Ba Lan, sau khi mất Krym thì Đế quốc Ottoman bắt đầu suy tàn. Di sản lịch sử của người Cossack Zaporozhia đã định hình và ảnh hưởng đến ý tưởng về chủ nghĩa dân tộc Ukraina vào nửa sau của thế kỷ 19. Các nhà sử học Ukraina, chẳng hạn như Adrian Kashchenko (1858–1921), Olena Apanovich và những người khác cho rằng việc bãi bỏ Sich Zaporozhia chung cuộc vào năm 1775 là sự kiện sụp đổ một thành trì lịch sử của Ukraina. Phong trào này tuyên bố một dân tộc Ukraina riêng biệt và cố gắng tuyên bố người Cossack Zaporozhia là tổ tiên. Trong thời kỳ Liên Xô, khía cạnh chủ nghĩa dân tộc đã (chính thức) không được nhấn mạnh nhằm dập tắt sự trỗi dậy của tình cảm dân tộc chủ nghĩa; lễ kỷ niệm vai trò lịch sử của người Cossack Zaporozhia trong việc bảo vệ Nga khỏi người Thổ Nhĩ Kỳ đã được nhấn mạnh. Sự kiện này đôi khi được người thân Ukraina mô tả là thân Nga. Năm 1990, chính phủ Liên Xô và phong trào độc lập Ukraina hợp tác tổ chức lễ kỷ niệm 500 năm Sich Zaporozhia. Trang phục, bài hát và âm nhạc của người Zaporozhia đã được đưa vào các buổi đồng diễn âm nhạc và vũ đạo chính thức của nhà nước, đồng thời ảnh hưởng đến hình ảnh của Ukraina trong những năm sau. Kể từ khi Ukraina giành được độc lập vào năm 1991, những nỗ lực khôi phục lối sống của người Cossack đã tập trung vào các cố gắng về chính trị, cưỡi ngựa và văn hóa.
Người Cossack Zaporozhia
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818377
Vào tháng 11 năm 2016, các bài hát của người Cossack về tỉnh Dnipropetrovsk được ghi vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp của UNESCO. Hiện tại, thành trì của người Cossack Zaporozhia là đảo Khortytsia được coi là một biểu tượng lập quốc Ukraina.
Lahr
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818381
Lahr (tên chính thức là Lahr/Schwarzwald) ( ); ) là một thị trấn thuộc bang Baden-Württemberg, Đức. Nơi đây nằm cách Freiburg im Breisgau khoảng 50km về phía bắc, Strasbourg 40 km về phía đông nam và Karlsruhe 95 km về phía tây nam. Đây là đô thị lớn thứ hai ở huyện Ortenau xếp sau Offenburg.
Kōri Kazuko
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818403
là chính trị gia người Nhật Bản. Bà từng là thành viên của Chúng nghị viện Nhật Bản. Kể từ năm 2017, bà đang giữ chức vụ làm thị trưởng thành phố Sendai, tỉnh Miyagi.
Sargocentron tiereoides
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818438
Sargocentron tiereoides là một loài cá biển thuộc chi "Sargocentron" trong họ Cá sơn đá. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1853. Từ nguyên. Từ định danh "tiereoides" được ghép bởi hai âm tiết: "tiere" (trong danh pháp của "Sargocentron tiere") và hậu tố "oides" trong tiếng Latinh (“tương đồng”), đề cập đến sự tương đồng (về kiểu hình) của loài cá này với loài "S. tiere". Phân bố và môi trường sống. "S. tiereoides" có phân bố rộng khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, từ Seychelles, Comoros và Réunion trải dài về phía đông đến quần đảo Line và quần đảo Tuamotu, ngược lên phía bắc đến quần đảo Ryukyu và đảo Wake, xa về phía nam đến rạn san hô Great Barrier, Vanuatu và Tonga. "S. tiereoides" cũng được ghi nhận tại quần đảo Trường Sa (Việt Nam). "S. tiereoides" lần đầu được ghi nhận tại Địa Trung Hải, khi một cá thể được bắt tại bờ biển thành phố Damietta (Ai Cập) cùng với một cá thể "Sargocentron spinosissimum". Cả hai cá thể được xác định bằng cách kiểm tra hình thái và giải trình tự mã vạch DNA. Môi trường sống của "S. tiereoides" là rạn san hô ở các đới viền bờ và trong đầm phá, có thể được tìm thấy ở độ sâu đến ít nhất là 45 m. Mô tả. Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở "S. tiereoides" là 19,5 cm. Loài này có màu đỏ cam ánh bạc (cả trên má và mang) với các đường sọc đỏ sẫm dọc hai bên lườn. Gai vây lưng có dải đỏ tươi cận rìa, màng gai màu trắng mờ. Các vây có màu đỏ đến đỏ phớt vàng, rìa trên và dưới của vây đuôi màu đỏ sẫm, rìa trước của vây hậu môn và vây bụng màu trắng (có một dải cận rìa màu đỏ sẫm). Gốc vây ngực màu đỏ tươi. Số gai ở vây lưng: 11; Số tia vây ở vây lưng: 12–14; Số gai ở vây hậu môn: 4; Số tia vây ở vây hậu môn: 9–10; Số tia vây ở vây ngực: 14. Sinh thái. Thức ăn của "S. tiereoides" chủ yếu là cua và tôm, và chúng kiếm ăn về đêm. Qua việc phân tích mã vạch DNA, "S. tiereoides" hợp thành nhóm đơn ngành với nhóm chị em "Sargocentron caudimaculatum" và "Sargocentron spiniferum". Giá trị.
Sargocentron tiereoides
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818438
Giá trị. Có lẽ như những loài khác trong chi, "S. tiereoides" có khả năng là một thành phần của nghề đánh bắt thủ công.
Hosaka Nobuto
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818448
(sinh ngày 26 tháng 11 năm 1955) là chính trị gia người Nhật Bản. Hiện ông đang giữ chức vụ làm quận trưởng Setagaya kể từ ngày 27 tháng 4 năm 2011.
Selex motors
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818450
= Giới thiệu = Selex Motors là một startup xe điện Việt Nam, phát triển một hệ sinh thái xe máy điện tối ưu cho giao vân đầu tiên tại Đông Nam Á. Hệ sinh thái này bao gồm: xe máy điện thông minh, pin có tính tương thích cao, trạm đổi pin tự động và nền tảng quản lý sử dụng công nghệ IoT. Công ty hiện có chi nhánh tại 3 thành phố lớn ở Việt Nam là Hà Nội, Hồ Chí Minh và Huế. Selex Motors đã và đang tiếp sức cho công cuộc chuyển đổi xe xăng sang xe điện khi liên tiếp hợp tác với các công ty giao vận lớn trong nước như GrabExpress, Lazada Logistics, BAEMIN, Viettel Post… Sự hợp tác này đã chứng tỏ mục tiêu của Selex Motors trong việc thúc đẩy sự chuyển đổi sang mô hình giao vận xanh và tạo nên một kỷ nguyên mới về các giải pháp giao hàng hiệu quả, bền vững và bảo vệ môi trường trong việc di chuyển bằng xe điện. = Lịch sử hình thành = Công ty được thành lập từ ý tưởng của Ts. Nguyễn Hữu Phước Nguyên, người luôn ấp ủ giấc mơ xây dựng một Hyundai cho Việt Nam, và 2 cộng sự khác là Ts. Nguyễn Trọng Hải – một bạn học cũ của anh Nguyên khi cả hai cùng lấy bằng Tiến sĩ ngành Cơ khí ở Đại học Michigan – Ann Arbor (Mỹ) và anh Nguyễn Đình Quảng – một chuyên gia về hệ thống IoT. Năm 2019, Selex Motors ra mắt mẫu xe máy điện tiêu dùng đầu tiên. Năm 2020, Selex Motors ra mắt trạm đổi pin và pin Selex. Năm 2021, Selex Motors ra mắt mẫu xe máy điện Selex Camel. Năm 2022, Selex Motors tổ chức lễ ra mắt Hệ sinh thái xe máy điện tối ưu cho giao vận đầu tiên tại Đông Nam Á tại nhà máy công ty ở Gia Lâm (Hà Nội). Năm 2023, Selex Motors đón tiếp bà Janet Yellen - Bộ trưởng Tài chính Mỹ sang thăm nhà máy. = Hệ sinh thái xe máy điện cho giao vận = Thay vì chỉ sản xuất xe máy và pin, Selex Motors đã nghiên cứu và xây dựng một mạng lưới đổi pin thông qua các trạm đổi pin tự động và app Selex trên điện thoại. Ngay từ những ngày đầu, công ty đã tập trung vào xây dựng một hệ sinh thái toàn diện cho xe máy điện thông minh để thúc đẩy sự phát triển của loại phương tiện này ở Việt Nam và Đông Nam Á. Thông qua hệ sinh thái, công ty muốn giải quyết triệt để các vấn đề của xe điện hiện nay. Đó là sự bất tiện trong nạp năng lượng và chi phí cao.
Selex motors
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818450
Đồng thời, mang lại cho người dùng những trải nghiệm và giá trị mới mẻ thông qua việc khai thác dữ liệu từ hệ sinh thái và ứng dụng các công nghệ mới nhất như IoT, AI, dữ liệu lớn. Công ty hướng tới tầm nhìn, mỗi người dân đều có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe máy điện và tận hưởng những giá trị tích cực từ một nền giao thông thông minh và bền vững. Hệ sinh thái xe máy điện Selex Motors bao gồm: Xe máy điện Selex Camel, Pin Selex, Trạm đổi pin và Nền tảng quản lý sử dụng công nghệ IoT. = Cơ sở hạ tầng năng lượng = Hiện tại, Selex Motors đã triển khai hơn 50 trạm đổi pin trong các thành phố lớn trên khắp Việt Nam tại 3 thành phố là Hà Nội, Huế và Thành phố Hồ Chí Minh. Selex Motors đặt mục tiêu cuối năm 2023 sẽ lắp đặt hơn 100 điểm đổi pin. = Giải thưởng = Selex Motors đã được vinh danh giải thưởng Sao Khuê vào năm 2023.
Kappelrodeck
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818458
Kappelrodeck () là một thị xã thuộc huyện Ortenau, phía tây bang Baden-Württemberg, Đức.
Rust, Baden-Württemberg
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818459
Rỉ sét ( ; ) là một thị xã nằm ở huyện Ortenau, thuộc bang Baden-Württemberg, Đức.
Hóa học môi trường
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818481
Hóa học môi trường (tiếng Anh: environmental chemistry) là lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các hiện tượng hóa học và sinh hóa xảy ra ở những khu vực tự nhiên. Không nên nhầm lẫn với hóa học xanh, vốn tìm cách giảm ô nhiễm tiềm ẩn tại nguồn. Nó có thể được định nghĩa là nghiên cứu về nguồn gốc, phản ứng, vận chuyển, tác động và số phận của các loại hóa chất trong các môi trường không khí, đất và nước; và tác động từ hoạt động con người và hoạt động sinh học lên chúng. Hóa học môi trường là một ngành khoa học liên ngành bao gồm hóa học khí quyển, hóa học nước và hóa học đất, cũng như phụ thuộc nhiều vào hóa phân tích, các ngành liên quan đến môi trường và các ngành khoa học khác. Hóa học môi trường trước hết liên quan đến việc hiểu môi trường không bị ô nhiễm hoạt động như thế nào, hóa chất nào ở nồng độ nào hiện diện tự nhiên và có tác dụng gì. Nếu không có điều này thì sẽ không thể nghiên cứu chính xác tác động của con người đối với môi trường thông qua việc giải phóng các hóa chất. Các nhà hóa học môi trường dựa trên một loạt các thông tin từ hóa học và các ngành khoa học môi trường khác nhau để hỗ trợ nghiên cứu của họ về những gì đang xảy ra với một loại hóa chất trong môi trường. Các nội dung chung quan trọng từ hóa học bao gồm hiểu các phản ứng và phương trình hóa học, dung dịch, đơn vị đo, lấy mẫu và kỹ thuật phân tích. Tạp chất contaminant. Contaminant là một loại hình tạp chất tồn tại trong tự nhiên khi có nồng độ ở mức cao hơn mức cố định. Điều này có thể là do hoạt động của con người và hoạt tính sinh học. Thuật ngữ "contaminant" thường được sử dụng thay thế cho chất gây ô nhiễm ("pollutant"), vốn là chất có tác động bất lợi đến môi trường xung quanh. Trong khi contaminant đôi khi được định nghĩa là một chất có trong môi trường do hoạt động của con người gây ra, nhưng không gây tác hại, đôi khi có trường hợp các tác động độc hại hoặc có hại do chúng chỉ trở nên rõ ràng vào một ngày sau đó.
Hóa học môi trường
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818481
Môi trường như đất hoặc sinh vật như cá bị ảnh hưởng bởi contaminant hoặc chất gây ô nhiễm được gọi là "receptor", trong khi "sink" là môi trường hóa học hoặc loài giữ lại và tương tác với chất ô nhiễm như bồn carbon ("carbon sink") và tác động từ vi khuẩn. Chỉ số môi trường. Các phép đo hóa học về chất lượng nước bao gồm oxy hòa tan (DO), nhu cầu oxy hóa học (COD), nhu cầu oxy sinh hóa (BOD), tổng chất rắn hòa tan (TDS), độ pH, dinh dưỡng (nitrat và phosphor), kim loại nặng, hóa chất đất (bao gồm đồng, kẽm, cadmi, chì và thủy ngân) và thuốc bảo vệ thực vật. Ứng dụng. Hóa học môi trường được sử dụng bởi Cơ quan Môi trường ở Anh, Tài nguyên Thiên nhiên Wales, Cục Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ, Hiệp hội Nhà phân tích công cộng, và các cơ quan môi trường và cơ quan nghiên cứu khác trên khắp thế giới để phát hiện và xác định bản chất và nguồn gốc của các chất ô nhiễm. Chúng có thể bao gồm: Phương pháp. Phân tích hóa học định lượng là một phần quan trọng của hóa học môi trường, vì nó cung cấp dữ liệu nền cho hầu hết các nghiên cứu về môi trường. Các kỹ thuật phân tích phổ biến được sử dụng để xác định định lượng trong hóa học môi trường bao gồm hóa ướt cổ điển, chẳng hạn như phương pháp trọng lượng, chuẩn độ ("titration") và điện hóa. Các phương pháp phức tạp hơn được sử dụng để xác định vết kim loại và các hợp chất hữu cơ. Các kim loại thường được đo bằng phương pháp quang phổ nguyên tử và phương pháp khối phổ: Phương pháp phổ hấp thu nguyên tử (AAS) và Phát xạ nguyên tử plasma kết hợp cảm ứng (ICP-AES), hoặc kỹ thuật Đo phổ khối plasma kết hợp tự cảm (ICP-MS). Các hợp chất hữu cơ, bao gồm cả PAH, cũng thường được đo bằng các phương pháp khối phổ, chẳng hạn như sắc ký khí khối phổ (GC/MS) và sắc ký lỏng khối phổ (LC/MS). Phép đo khối phổ song song (MS/MS) và phép đo khối phổ độ phân giải cao/chính xác (HR/AM) cung cấp phần phụ trên mỗi nghìn tỷ lần phát hiện. Các phương pháp phi MS sử dụng GC và LC có đầu dò phổ quát hoặc cụ thể vẫn là mặt hàng chủ lực trong kho công cụ phân tích hiện có.
Hóa học môi trường
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818481
Các thông số khác thường được đo trong hóa học môi trường là hóa chất phóng xạ. Đây là những chất gây ô nhiễm phát ra các chất phóng xạ, chẳng hạn như các hạt alpha và beta, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người và môi trường. Máy đếm hạt và máy đếm nhấp nháy được sử dụng phổ biến nhất cho các phép đo này. Xét nghiệm sinh học và xét nghiệm miễn dịch được sử dụng để đánh giá độc tính của các tác động hóa học đối với các sinh vật khác nhau. Phản ứng chuỗi polymerase (PCR) có thể xác định các loài vi khuẩn và các sinh vật khác thông qua quá trình phân lập và khuếch đại gen DNA và RNA cụ thể và đây hứa hẹn là một kỹ thuật có giá trị để xác định ô nhiễm vi sinh vật trong môi trường. Các phương pháp phân tích đã công bố. Các phương pháp thử nghiệm bình duyệt đã được các cơ quan chính phủ và các tổ chức nghiên cứu tư nhân công bố. Các phương pháp đã công bố mà đã được phê duyệt thì phải được sử dụng khi thử nghiệm để chứng minh việc tuân thủ các yêu cầu quy định.
HIT Entertainment
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818494
HIT Entertainment Limited (thường được viết là HiT ) là một công ty giải trí của Anh-Mỹ được thành lập vào năm 1982 với tên Henson International Television , HIT sở hữu và phân phối các bộ phim truyền hình dành cho trẻ em như Thomas và những người bạn , Lính cứu hỏa Sam , Bob the Builder ,Chim cánh cụt ,Barney và những người bạn , và Angelina Ballerina . HIT Entertainment cùng 1 số công ty đối tác như NBCUniversal , PBS và Sesame Workshop thành lập ra PBS Kids Sprout. HIT Entertainment đã được Mattel năm 2012 ,vào ngày 31 tháng 3 năm 2016 HIT Entertainment được sáp nhập với Mattel đổi tên thành Mattel Creations .
Tổng giáo phận Rabat
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818495
Tổng giáo phận Rabat (; ) là một tổng giáo phận của Giáo hội Công giáo Rôma ở Maroc. Tổng giáo phận được thành lập bởi Giáo hoàng Piô XI ngày 2/7/1923 dưới tên Hạt Đại diện Tông tòa Rabat, và được nâng cấp thành một tổng giáo phận bởi Giáo hoàng Piô XII vào ngày 14/9/1955. Nhà thờ mẹ và ngai tòa tổng giám mục được đặt tại Nhà thờ chính tòa Thánh Phêrô, Raba, Rabat. Tổng giám mục đương nhiệm là Cristóbal López Romero, được bổ nhiệm vào ngày 29/12/2017.
Đơn canh
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818498
Trong lĩnh vực nông nghiệp, Đơn canh là phương pháp trồng một loại cây trồng duy nhất trong một cánh đồng cụ thể. Đơn canh được sử dụng rộng rãi trong thâm canh và trong nông nghiệp hữu cơ: cả một cánh đồng lúa mì 1.000 ha và một cánh đồng bắp cải hữu cơ 10 ha đều là loại đơn canh. Việc trồng đơn canh cho phép nông dân tăng cường hiệu quả trong việc gieo trồng, quản lý và thu hoạch, chủ yếu thông qua việc thuận lợi sử dụng máy móc trong các hoạt động này, nhưng đơn canh cũng có thể tăng nguy cơ bùng phát bệnh tật hoặc dịch sâu bọ. Đa dạng có thể được bổ sung cả về thời gian, như việc sử dụng luân canh hoặc tuần hoàn cây trồng, hoặc về không gian, thông qua việc trồng xen kẽ nhiều loại cây trên cùng một cánh đồng (xem bảng dưới đây). Đơn canh liên tục, hay còn được gọi là độc canh, trong đó nông dân trồng cùng một loại cây trồng liên tục hàng năm, có thể dẫn đến sự phát triển và lây lan nhanh chóng hơn của sâu bệnh và dịch bệnh trên một loại cây trồng dễ bị nhiễm bệnh. Thuật ngữ "nông nghiệp độc canh" đã được sử dụng để miêu tả việc luân phiên trồng chỉ một số ít loại cây trồng, như được thực hiện ở một số khu vực trên thế giới. Khái niệm đơn canh cũng có thể mở rộng đến (ví dụ) cuộc thảo luận về sự đa dạng trong cảnh quan đô thị. Nông nghiệp. Trong bối cảnh nông nghiệp, thuật ngữ này miêu tả phương pháp trồng một loài cây duy nhất trong một cánh đồng. Ví dụ về đơn canh bao gồm các cánh đồng cỏ, cánh đồng lúa mì hoặc bắp, hoặc vườn táo. Lợi ích. Trong đơn canh cây trồng, mỗi cây trồng trong cánh đồng đều có cùng yêu cầu về gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch, dẫn đến hiệu suất cao hơn và chi phí thấp hơn. Khi một loại cây trồng phù hợp với môi trường được quản lý tốt, đơn canh có thể sản xuất mức thu hoạch cao hơn so với đa canh. Các phương pháp hiện đại như trồng đơn canh và sử dụng phân bón tổng hợp đã giảm thiểu lượng đất cần thiết để sản xuất thực phẩm, gọi là đất dự trữ (land sparing). Rủi ro.
Đơn canh
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818498
Rủi ro. Đơn canh của cây lâu năm, chẳng hạn như dầu cọ châu Phi, mía đường, trà và pines, có thể dẫn đến vấn đề về đất và môi trường như axit hóa đất, suy thoái đất, và bệnh trên đất, ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất và bền vững trong nông nghiệp. Các phương pháp đa dạng hóa luân canh các loại cây trồng đơn canh có thể giảm thiểu rủi ro về bệnh tật và sự bùng phát sâu bọ. Tuy nhiên, càng ngắn hạn luân canh (ít loại cây trồng hơn) thì rủi ro càng cao. Có những ví dụ về luân canh ngắn hạn, chỉ hai năm, đã chọn lọc sâu bọ thích ứng với luân canh đó. Tóm lại, tác động tiêu cực của đơn canh dựa vào hai yếu tố; mất mát đa dạng sinh học và việc sử dụng thuốc trừ sâu. Các hệ sinh thái và môi trường sống khỏe mạnh là nơi cư trú của hàng trăm loài thực vật, côn trùng và động vật. Khi các diện tích lớn đất được sử dụng cho chỉ một loại cây trồng, cả môi trường cân bằng hoàn toàn bị xáo trộn. Các dịch vụ môi trường quan trọng mà bình thường được cung cấp bởi nhiều loài khác nhau bây giờ không được thực hiện. Mức độ đa dạng sinh học thấp trên đất nông nghiệp cũng có nghĩa là một số côn trùng không còn có kẻ thù tự nhiên, dẫn đến sự gia tăng không kiểm soát của số lượng chúng. Để kiểm soát sâu bệnh trên cây trồng, nông dân sử dụng thuốc trừ sâu nặng. Những chất này cũng có thể giảm thiểu mức độ đa dạng sinh học nhưng cũng là mối đe dọa cho các hồ nước do nước thải hóa chất. Lâm nghiệp. Trong lâm nghiệp, đơn canh ám chỉ việc trồng một loài cây duy nhất. Việc trồng đơn canh cung cấp năng suất cao hơn và thu hoạch hiệu quả hơn so với cây trồng trong các khu rừng tự nhiên. Các khu rừng chỉ chứa một loài cây thường là cách tự nhiên cây mọc, nhưng các khu rừng này có đa dạng về kích thước cây, với cây chết lẫn lộn với cây trưởng thành và cây trẻ.
Đơn canh
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818498
Trong lâm nghiệp, các khu rừng đơn canh được trồng và thu hoạch như một đơn vị cung cấp nguồn tài nguyên hạn chế cho các sinh vật hoang dã phụ thuộc vào cây chết và các vùng trống vì tất cả các cây đều có cùng kích thước; chúng thường được thu hoạch bằng cách chặt cây, điều này thay đổi hoàn toàn môi trường sống. Thu hoạch cơ khí cây có thể làm nén đất, ảnh hưởng bất lợi đến sự phát triển dưới tán cây. Việc trồng đơn canh cũng khiến cây trở nên dễ bị tổn thương khi bị nhiễm một mầm bệnh, bị tấn công bởi côn trùng, hoặc bị ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường bất lợi. Đơn canh trên khu đất cư trú. Đơn canh cỏ trước đây tại Hoa Kỳ đã được ảnh hưởng bởi các khu vườn Anh và cảnh quan tòa lâu đài, nhưng việc thêm vào cảnh quan trang trí của Hoa Kỳ khá mới mẻ. Tính thẩm mỹ đã thúc đẩy sự tiến hóa của các khu vực xanh cư trú, với cỏ nhân tạo trở thành một bổ sung phổ biến cho nhiều ngôi nhà Hoa Kỳ. Cỏ nhân tạo là một loài không bản địa và yêu cầu mức độ bảo dưỡng cao. Tuy nhiên, nguyên nhân chính khiến nó được sử dụng rộng rãi chủ yếu đến từ áp lực xã hội. Tại cấp địa phương, chính quyền và tổ chức đã bắt tay vào việc thực hiện các thực tiễn đơn canh (hãy tưởng tượng các Hội viên chủ nhà). Các vấn đề khác nhau liên quan đến việc duy trì tài sản riêng tư đã xảy ra, chẳng hạn như duy trì thẩm mỹ và giá trị bất động sản. Sự không đồng ý trong việc duy trì cỏ dại, cỏ, v.v., đã dẫn đến các vụ kiện dân sự hoặc thậm chí xâm phạm trực tiếp nhà hàng xóm. Giống như nông nghiệp, mức độ bảo dưỡng cao cần thiết cho cỏ nhân tạo đã tạo ra nhu cầu ngày càng cao về quản lý hóa chất, tức là thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc diệt côn trùng. Một nghiên cứu năm 1999 cho thấy trong một mẫu các dòng sông đô thị, ít nhất một loại thuốc trừ sâu được tìm thấy trong 99% các dòng sông.
Đơn canh
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818498
Một rủi ro chính liên quan đến thuốc trừ sâu trên cỏ là sự tiếp xúc của hóa chất vào nhà qua không khí, quần áo và đồ nội thất có thể gây hại nhiều hơn đối với trẻ em so với người trưởng thành bình thường. Đơn canh di truyền học. Mặc dù thường ám chỉ việc sản xuất cùng một loài cây trồng trong một khu vực (không gian), đơn canh cũng có thể ám chỉ việc trồng một giống cây trồng duy nhất trên một khu vực lớn hơn, sao cho có nhiều cây trồng trong khu vực có cùng bộ gen giống nhau. Khi tất cả các cây trong một khu vực có cùng độ tương tự về di truyền, một bệnh trên các cây trồng mà chúng không có kháng cự có thể tiêu diệt toàn bộ dân số cây trồng. nấm gỉ lá lúa đã gây nhiều lo âu trên toàn cầu, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến vụ mùa lúa ở Uganda và Kenya và đã bắt đầu lan rộng ở châu Á. Với các chủng cây lúa trên thế giới có bộ gen tương tự nhau sau Cuộc cách mạng xanh, tác động của các bệnh này đe dọa sản xuất nông nghiệp trên toàn cầu. Những ví dụ lịch sử về đơn canh di truyền học. Nạn đói lớn ở Ireland. Ở Ireland, việc sử dụng độc quyền một loại khoai tây, "lumper", đã dẫn đến Nạn đói lớn năm 1845-1849. Khoai tây lumpers cung cấp thực phẩm giá rẻ để nuôi dưỡng dân chúng Ireland. Khoai tây được truyền mang vô tính với ít hoặc không có biến thể di truyền. Khi "Phytophthora infestans" xuất hiện ở Ireland từ Châu Mỹ vào năm 1845, lumper không có kháng cự với bệnh tật, dẫn đến sự thất bại gần như hoàn toàn của mùa màng khoai tây trên toàn bộ Ireland. Chuối. Cho đến những năm 1950, giống chuối "Gros Michel" đại diện cho hầu hết các loại chuối tiêu thụ ở Hoa Kỳ vì hương vị, hạt nhỏ và hiệu suất sản xuất của chúng. Hạt nhỏ của chuối này, dù hấp dẫn hơn so với loại hạt lớn ở các giống chuối khác ở châu Á, không phù hợp để trồng. Điều này có nghĩa là tất cả các cây chuối mới phải được trồng từ cục cành cắt từ cây khác. Kết quả của việc trồng suckers theo cách vô tính, tất cả các cây chuối được trồng đều có cùng bộ gen giống nhau, không có đặc điểm chống lại bệnh "Fusarium wilt", một bệnh nấm nhanh chóng lây lan trong vùng Caribe nơi chúng được trồng.
Đơn canh
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818498
Đầu những năm 1960, người trồng phải chuyển sang trồng giống chuối Cavendish, một giống được trồng theo cách tương tự. Giống chuối này đang chịu sự căng thẳng bệnh tật tương tự vì tất cả các chuối đều là bản sao của nhau và có thể nhanh chóng bị bại hoại như Gros Michel. Trâu bò. Thuật ngữ này cũng được sử dụng khi một giống động vật nông nghiệp duy nhất được nuôi dưỡng trong các hoạt động nuôi trồng động vật tập trung lớn (CAFOs). Nhiều hệ thống sản xuất động vật nông nghiệp ngày nay dựa vào một số lượng nhỏ các giống được đặc biệt hóa cao. Tập trung mạnh vào một đặc điểm cụ thể (đầu ra) có thể đồng nghĩa với việc thiếu mất những đặc điểm khác mong muốnnhư sự sinh sản, khả năng kháng bệnh, sức khỏe, và bản năng làm mẹ. Vào đầu những năm 1990, đã quan sát thấy một số lượng ít của những chú trâu Holstein lớn lên không tốt và chết trong 6 tháng đầu đời. Tất cả đều được xác định là homozygous cho một đột biến trong gen gây chứng suy giảm gắn kết tiểu cầu bò. Đột biến này được tìm thấy với tần suất cao trong các quần thể Holstein trên toàn thế giới (15% ở bò đực tại Mỹ, 10% ở Đức và 16% ở Nhật.) Các nhà nghiên cứu nghiên cứu về huyết thống của động vật bị ảnh hưởng và động vật mang gen chủ, đã theo dõi nguồn gốc của đột biến đến một con bò duy nhất đã được sử dụng rộng rãi trong sản xuất động vật nông nghiệp. Năm 1990, có khoảng 4 triệu con bò Holstein ở Mỹ, làm cho tổng dân số bị ảnh hưởng xấp xỉ 600.000 con. Lợi ích của đa dạng di truyền. Mặc dù hệ thống nông nghiệp có ít hoặc không có sự đa dạng di truyền có thể gặp những nhược điểm, nhưng việc tăng cường đa dạng di truyền bằng cách giới thiệu các loài có di truyền biến đổi có thể đưa hệ thống trở nên bền vững hơn. Ví dụ, bằng cách có các cây trồng với những đặc điểm di truyền đa dạng về kháng bệnh và kháng côn trùng, có khả năng thấp hơn trong việc lây lan bệnh hoặc côn trùng gây hại trong khu vực.
Đơn canh
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818498
Điều này xảy ra vì nếu một loại cây trở nên nhiễm bệnh bởi một loại bệnh hoặc côn trùng cụ thể, có khả năng những cây khác xung quanh nó sẽ có gene bảo vệ chúng khỏi loại bệnh hoặc côn trùng đó. Điều này có thể giúp tăng năng suất mùa màng đồng thời giảm sử dụng thuốc trừ sâu và rủi ro tiếp xúc. Đơn chức năng. Đơn chức năng là một khái niệm tương tự; tuy nhiên, hoàn toàn có thể một khu vực đất đơn chức năng có chức năng của nó được thực hiện bởi nhiều loài và do đó không gặp tất cả những bất lợi như đơn canh. Khi công nghiệp hóa đầu tiên đến nông nghiệp và trồng rừng, đơn chức năng đã được đề xuất là lý tưởng do sự ưu việt ban đầu về hiệu suất kinh tế. Tuy nhiên, trong những năm sau đó, ý kiến đã thay đổi. Trong những năm gần đây, đã rõ ràng rằng đơn chức năng gặp một số nhược điểm giống như đơn canh, đặc biệt là sự thiếu hụt tác dụng tăng cường và không thể đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của con người.
Tổng giáo phận Tanger
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818500
Tổng giáo phận Tanger (; ) là một tổng giáo phận của Giáo hội Công giáo Rôma ở Maroc. Tổng giáo phận chịu sự quản lí trực tiếp của Tòa Thánh, với tòa giám mục đặt tại Tangier.
Amphibia (phim)
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818505
Amphibia (tạm dịch: Thế giới lưỡng cư) là một bộ phim hoạt hình của Mỹ được sản xuất bởi Matt Braly. Bộ phim được công chiếu vào ngày 14 tháng 6 năm 2019 trên DisneyNOW và YouTube và vào ngày 17 tháng 6 năm 2019 trên Disney Channel. Nội dung. Câu chuyện kể về cô bé Anne Boonchuy, 13 tuổi, cùng 2 người bạn là Sasha Waybright và Marcy Wu đã bị đưa đến thế giới Amphibia qua một chiếc hộp nhạc. Đây là một hòn đảo lớn đầy ếch, cóc và thằn lằn. Những loài lưỡng cư ở đây đều giống với các loài lưỡng cư bình thường, nhưng chúng lại có thể nói và tư duy như con người. Anne rơi vào Wartwood, một thị trấn nhỏ nơi mà loài ếch sống, và tại đây, cô đã kết bạn với Sprig Plantar, một chú ếch trẻ màu hồng, Polly Plantar, em gái của Sprig và người ông Hopadiah Plantar. Sasha bị đưa đến Tháp Cóc, khu vực của đội quân cóc, và bị chúng bắt làm tù binh, tuy nhiên cô đã trở thành một chỉ huy trong hàng ngũ của chúng sau khi lập công. Còn Marcy thì bị đưa đến thủ đô của vùng đất Amphibia là Newtopia. Ở cuối mùa 1, Anne đã gặp lại Sasha, tuy nhiên Anne lại vô tình biết trước kế hoạch tiêu diệt đàn ếch của lũ cóc. Anne đã xảy ra mâu thuẫn với Sasha, và cô đã phải đánh nhau với Sasha để cứu đàn ếch. Tháp Cóc sụp đổ, Sasha cùng lũ cóc phải rút lui, còn Anne và đàn ếch thì về lại Wartwood. Ở mùa 2, Anne và nhà Plantar đặt chân đến thủ đô Newtopia. Anne gặp lại Marcy, và được gặp Vua Andrias, vua của các loài lưỡng cư. Ông đã đồng ý cho Anne và Marcy tìm 3 viên ngọc để kích hoạt lại chiếc hộp nhạc. Trong khi đó, Sasha và đội quân cóc âm mưu lật đổ Andrias, tuy nhiên khi đến Newtopia, họ đã đồng ý hợp tác cũng Anne và Marcy. Tuy nhiên, Vua Andrias đã lật mặt, ngăn chặn việc kích hoạt hộp nhạc. Anne cùng nhà Plantar đã bị đưa trở về Trái Đất, nhưng Marcy đã bị đâm và được vua Andrias dùng làm thân thể cho một thực thể gọi là The Core, còn Sasha phải rút lui. Anne được gặp lại gia đình tại mùa 3. Tại đây, cô đã phải nguỵ trang cho nhà Plantar để tránh bị Chính phủ dòm ngó, và để tránh robot của Andrias. Tuy nhiên, Chính phủ đã bắt đầu để ý tới, và họ đã cố gắng để bắt nhà Plantar.
Amphibia (phim)
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818505
Trong khi đó, ở Amphibia, Sasha đã lập được đội kháng chiến tại Wartwood. Anne và nhà Plantar đã trở về Wartwood để cố giải cứu Marcy nhưng không được. Ngay sau đó, vua Andrias xâm lược Trái Đất. Tuy nhiên, Anne và mọi người đã đánh bại được Vua Andrias và giải cứu Marcy. Ở cuối phim, Amphibia đã có chính phủ mới, và Anne đã được tôn vinh và được dựng tượng tại Wartwood. Đánh giá. Phê bình. Nhà phê bình Emily Ashby của Common Sense Media đánh giá phim 4 trên 5 sao, nói rằng "Cuộc phiêu lưu của Anne và Sprig rất đáng xem, chủ yếu nhờ tính cách của hai nhân vật khá hợp nhau." và "bộ phim nói lên những vấn đề như bắt nạt, thao túng cảm xúc và có thể thu hút trẻ em và thanh thiếu niên bàn luận về chủ đề này." Bekah Burbank của "LaughingPlace.com" đánh giá tốt khả năng cân bằng sự hài hước và yếu tố kinh dị của phim, cũng như nhịp độ, nhân vật và hoạt ảnh ""Amphibia" có nhiều trò đùa và nội dung đáng sợ vừa đủ để thu hút sự chú ý của chúng. Bộ phim có cốt truyện nhanh và được chia thành hai tập dài 11 phút, tạo thành một tập phim hoàn chỉnh. Ngoài ra, đồ hoạ và các nhân vật cũng được thiết kế đẹp mắt." Giải thưởng. Phim đã giành được Giải Annie cho "Thiết kế nhân vật xuất sắc nhất" vào năm 2021 cho tập phim "The Shut-In!". Cùng năm đó, bộ phim được đề cử giải Emmy cho "Chương trình hoạt hình dành cho trẻ em xuất sắc", nhưng đã thua Hilda.
Tổng Tư lệnh Quân đội Hoàng gia Campuchia
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818515
Tổng Tư lệnh Quân đội Hoàng gia Campuchia () là sĩ quan cấp cao nhất của Quân đội Hoàng gia Campuchia chịu trách nhiệm duy trì chỉ huy tác chiến của quân đội và các binh chủng chủ yếu của quân đội nước này.
Thuận tần
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818523
Thuận Tần Na Lạp Thị (chữ Hán:順嬪那拉氏; 6 tháng 2 năm 1811 - 19 tháng 3 năm 1868), là một phi tần của Thanh Tuyên Tông Đạo Quang đế. Tiểu sử. Thuận Tần Na Lạp Thị sinh ngày 6 tháng 2 năm Gia Khánh thứ 14 (1809) không rõ gia thế. Năm Đạo Quang thứ 8 (1828) tháng 3, Na Lạp Thị nhập cung cùng một đợt với Thành Quý nhân Nữu Hỗ Lộc Thị, được sơ phong Thuận Quý nhân (順貴人). Năm Đạo Quang thứ 9 (1829), bà bị giáng làm Na Thường Tại (那常在). Năm Đạo Quang thứ 30 (1850), Hàm Phong Đế lên ngôi tôn bà làm Hoàng khảo Thuận Quý nhân (皇考順貴人). Năm Hàm Phong thứ 11 (1861), Đồng Trị Đế lên ngôi tôn bà làm Hoàng tổ Thuận Tần (皇祖順嬪). Năm Đồng Trị thứ 7 (1868) ngày 19 tháng 3, bà qua đời hưởng thọ 57 tuổi. Quan tài của bà được táng vào Mộ Đông lăng (慕东陵) thuộc Thanh Tây lăng. Tham khảo. •Thanh sử cảo
Sakurada Hiroshi
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818524
(sinh ngày 3 tháng 6 năm 1959) là chính trị gia người Nhật Bản. Hiện ông đang giữ chức vụ làm thị trưởng thành phố Hirosaki, tỉnh Aomori kể từ ngày 16 tháng 4 năm 2018. Năm 2022, ông tái đắc cử chức vụ làm thị trưởng thành phố Hirosaki.
Giải vô địch bóng đá thế giới các câu lạc bộ 2023
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818525
Giải vô địch bóng đá thế giới các câu lạc bộ 2023 là phiên bản thứ 20 của FIFA Club World Cup, một giải đấu quốc tế câu lạc bộ bóng đá do FIFA tổ chức giữa những người chiến thắng của sáu liên đoàn châu lục, cũng như các nhà vô địch giải đấu của nước chủ nhà. Giải đấu sẽ được tổ chức tại Ả Rập Xê Út từ ngày 12 đến ngày 22 tháng 12 năm 2023. Đây sẽ là Giải vô địch thế giới các câu lạc bộ bảy đội cuối cùng trước khi giải đấu được mở rộng lên 32 đội trong 2025. Real Madrid là đương kim vô địch, nhưng họ sẽ không thể bảo vệ danh hiệu của mình sau khi bị loại ở bán kết của UEFA Champions League 2022–23. Chủ nhà. Mặc dù Giải vô địch thế giới các câu lạc bộ mở rộng, bốn năm một lần được lên kế hoạch cho 2025, FIFA đã xác nhận vào ngày 13 tháng 2 năm 2023 rằng giải đấu năm 2023 sẽ được tổ chức theo thể thức bảy đội trước đây. Đầu tháng đó, "UOL Esporte" báo cáo rằng Ả Rập Xê Út quan tâm đến việc tổ chức các giải đấu Giải vô địch bóng đá thế giới các câu lạc bộ năm 2023 và 2024.Ngày 14 tháng 2, Hội đồng FIFA đã xác nhận Ả Rập Xê Út là chủ nhà của giải đấu năm 2023. Các đội tham dự. Ghi chú Địa điểm. Jeddah đã được xác nhận là thành phố đăng cai vào ngày 26 tháng 6 năm 2023. Giải đấu sẽ được tổ chức tại hai địa điểm trong một thành phố.<ref>
Yagi Nana
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818533
là một nữ diễn viên khiêu dâm người Nhật Bản. Cô sinh ra tại Nagano. Cô thuộc về công ti Mines.
A Close Shave
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818536
Wallace and Gromit: A Close Shave (Dịch tiếng việt:Wallece và Gromit :một lần Suýt chết) là một bộ phim Hoạt hình tĩnh vật của Anh sản xuất bởi Aardman Animations cùng với Wallace and Gromit Ltd , BBC Bristol và BBC Children's International .Đây là bộ thứ ba có nhân vật chính là Wallace và Gromit,sau A Grand Day Out (1989) và The Wrong Trousers (1993).Bộ phim này đã giành được giải Giải Oscar cho phim hoạt hình xuất sắc nhất lần thứ 69 vào năm 1996 A "Close Shave" cũng chứng kiến ​​​​sự xuất hiện đầu tiên của Shaun,sau này Shaun được được làm nhân vật chính trong bộ phim hoạt hình Chú cừu Shaun. Cốt truyện. 62 Phố Tây Wallaby. Một đêm nọ, một chiếc xe tải chở đầy cừu dừng lại ở một ngọn đèn bên ngoài nhà của Wallace và Gromit , những người đã trở thành người lau cửa sổ và cửa sổ. Một trong số họ trốn thoát và quay trở lại nhà. Chiếc xe tải khởi động lại và rời đi. Ngày hôm sau, Wallace phải đối phó với ý tưởng bất chợt về khẩu súng thần công nấu cháo do anh sáng chế, thứ đang gặp trục trặc. Gromit nhận thấy rằng dây của máy đã bị gặm một phần. Nghĩ đến những con chuột, Wallace cũng thấy rằng kho cháo và pho mát của mình không được tha. Sau đó, anh ta nhận được một cuộc gọi từ một khách hàng, một người bán len. Đến ngay tại chỗ, trong khi Gromit lau cửa sổ, Wallace gặp Gwendoline Culdebelier , người đã nhận cơ sở từ cha cô, người phát minh ra bang của cô. Cô đi cùng với Preston , một con chó trông hung dữ, rời khỏi cửa hàng ngay sau đó. Con chó đến gặp Wallace và Gromit và lần theo dấu vết của những con cừu bỏ trốn. Tuy nhiên, anh ta bị gián đoạn bởi sự trở lại của hai đồng phạm, và phải trốn trong hầm. Trở về nhà, Wallace và Gromit phát hiện ra ngôi nhà lộn xộn, cũng như đàn cừu bẩn thỉu và đói khát. Wallace quyết định cho anh ta tắm bằng chiếc máy do anh ta sáng chế. Hệ thống gặp trục trặc và đưa con cừu vào một chiếc máy cạo râu tự động, chiếc máy này ngay lập tức đan một chiếc áo len nhỏ bằng len của con vật. Bất chấp sự cố bất cẩn này, Wallace tuyên bố kết luận về việc giặt giũ, và mang theo con cừu mà anh ta gọi là Shaun và người mà anh ta bắt anh ta mặc chiếc áo len dệt kim.
A Close Shave
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818536
Ngay sau đó, Preston ra khỏi nơi ẩn náu của mình và phát hiện ra kế hoạch của cỗ máy mà anh ta mang theo bên mình. Ngày hôm sau, Wallace và Gromit đảm nhiệm việc lau chùi đồng hồ của thị trấn, với sự trợ giúp của khẩu pháo cháo đã được chuyển đổi. Trong khi Wallace đến chào Gwendoline, Gromit đi theo Shaun, người đi cùng họ. Sau khi rơi vào một cái bẫy do Preston giăng ra, anh ta thả khoảng mười lăm con cừu từ xe tải của người sau, và bị nhốt ở đó trong khi cố gắng cởi trói cho Shaun. Đàn cừu tràn vào cửa hàng, mang Wallace ra khỏi Gwendoline, người mà anh ấy sẽ thổ lộ tình cảm của mình. Bị Preston bắt cóc, Gromit bị đưa ra trước công lý, bị buộc tội với bằng chứng giả là kẻ trộm cừu bị truy nã, và cuối cùng bị kết án tù chung thân. Trong tù, Gromit nhận được một câu đố, sau khi giải được, yêu cầu anh ta sẵn sàng vào một thời điểm cụ thể. Lúc tám giờ, Shaun xuất hiện ở cửa sổ nhà tù và dùng cưa điện cưa xuyên qua song sắt. Wallace xoay sở với sự giúp đỡ của bầy cừu để giúp bạn mình trốn thoát. Ngay sau đó, khi trốn cảnh sát trong một đồng cỏ cùng với bầy cừu, họ bất ngờ đưa Gwendoline và Preston, những kẻ trộm cừu thực sự, bắt cừu đi trong xe tải của họ. Trong khi Preston định đe dọa Shaun, người vẫn ở lại, Gwendoline đã ngăn anh ta lại và nói với anh ta về sự bực tức của cô ấy đối với những vụ trộm này. Cô ấy bị nhốt cùng với Shaun và những con cừu khác trong xe tải. Wallace và Gromit bắt đầu đuổi theo chiếc xe bằng chiếc mô tô sidecar của họ. Trên đường đi, sự gắn bó giữa hai phần của chiếc xe của họ nhường đường. Gromit sống sót sau một cú ngã chết người xuống khe núi bằng cách biến chiếc xe phụ của mình thành một chiếc máy bay và nạp cháo cho khẩu pháo của chiếc sau. Trong khi đó, Wallace đưa đàn cừu ra khỏi xe tải, chúng leo lên chiếc mô tô do Shaun lái. Nhưng bất chấp sự can thiệp của Gromit, một cú phanh đột ngột của Preston đã khiến Wallace và đàn cừu quay trở lại thùng xe tải, sau đó chiếc xe này đi vào một nhà kho bí mật. Gromit, người cùng chiếc máy bay của mình phải tránh đồng hồ thành phố, đã mất dấu anh ta.
A Close Shave
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818536
Trong nhà kho, Preston đưa Wallace, Gwendoline và đàn cừu đến một bản sao cỗ máy của Wallace, được chế tạo từ các kế hoạch bị đánh cắp. Nhưng Shaun, người đã trốn thoát, cố gắng báo cáo vị trí của họ cho Gromit, người lao vào nhà chứa máy bay bằng máy bay của mình, ném cháo vào Preston. Tuy nhiên, con chó đã vô hiệu hóa được máy bay và Gromit bị đẩy ra ngoài. Nhưng Shaun quản lý để đưa Preston vào máy cắt cỏ, nơi Gromit chọn tùy chọn "cạo sạch". Máy chạy và đan áo len từ lông chó trước khi bị phá hủy từ bên trong. Gwendoline sau đó nói với Wallace rằng Preston là một người máy do cha cô phát minh ra. Sau đó, cyber-bulldog thoát ra, nhưng bị phân tâm bởi một chiếc máy đang luồn chiếc áo len dệt kim vào người anh ta. Bị mù, anh ta kích hoạt một cỗ máy khác, một chiếc máy băm thịt cừu, và Gromit đẩy anh ta lên băng chuyền của chiếc máy này. Cuối cùng, Shaun là người xoay sở để đưa rô-bốt vào hàm của máy, biến nó thành bột nhão cơ học ngay lập tức. Vài ngày sau, Gwendoline đến thăm Wallace, cùng với Preston, người mà nhà phát minh đã xây dựng lại theo một phiên bản ngoan ngoãn hơn. Wallace đề nghị cô ấy đến để chia sẻ một miếng pho mát, nhưng Gwendoline bị dị ứng với nó. Sau đó cô ấy rời khỏi Wallace. Bực mình khi biết chúng tôi không chịu nổi pho mát, Wallace đổi ý và nhấc chiếc chuông của chiếc này lên để nếm thử. Ở đó, anh phát hiện ra Shaun, người đã ăn tất cả mọi thứ. Thành tích. A Close Shave nhân được Giải Oscar lần thứ 69 vào năm 1996 Theo trang Rotten Tomatoes , "A Close Shave" đạt số điểm tuyệt đối 100% dựa trên 19 bài phê bình, với điểm đánh giá trung bình là 8,6/10. Còn đối với IDM thì "A Close Shave" đạt được 8.1/10 điểm
Nagi Hikaru
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818537
là một nữ diễn viên khiêu dâm người Nhật Bản. Cô thuộc về công ti Eightman. Các tên cũ của cô là và . Sự nghiệp. Ảnh áo tắm của cô được đăng tải lần đầu tiên trong tạp chí ảnh hàng tuần "FRIDAY" (số ngày 14/8/2020, Kōdansha) phát hành ngày 31/7/2020, và kể từ đó ảnh áo tắm của cô đã được đăng liên tục trong các tạp chí hàng tuần. Cô đã ra mắt ngành giải trí với sách ảnh "Big Baby" phát hành vào tháng 9 cùng năm. Tháng 10/2020, cô ra mắt ngành phim khiêu dâm từ hãng S1 với khẩu hiệu "Dù sao thì mặt cũng đẹp--, Dù sao thì ngực cũng đẹp--". 14/12/2021, cô thông báo trên Twitter rằng cô đã đổi tên diễn từ Asuka Aka thành Shiose, mặc dù công ti chủ quản vẫn là T-Powers. 7/11/2022, cô thông báo trên Twitter rằng cô đã đổi tên diễn từ Shiose thành Nagi Hikaru, và cô đã chuyển công ti chủ quản từ T-Powers sang Eightman.
Sengoku Yoshito
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818539
(15 tháng 1, 1946 - 11 tháng 10, 2018) là chính trị gia người Nhật Bản. Ông từng làm nhiều chức vụ trong chính phủ Nhật Bản. Ông cũng là cựu thành viên của Đảng Dân chủ Nhật Bản.
Danh sách món hấp
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818540
Đây là danh sách các món hấp và món ăn thường được chế biến theo phương pháp hấp. Món hấp. Bánh gạo. Một số loại bánh gạo được hấp:
Gewehr 41
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818547
Gewehr 41 thường được gọi là G41(W) hoặc G41(M) , để phân biẹt hai nhà sản xuất ra chúng( Walther và Mauser ), là hai loại súng trường chiến đấu riêng biệt và khác nhau do Đức Quốc xã sản xuất và sử dụng trong Thế chiến II . Về sau , chúng phần lớn được thay thế bởi Gewehr 43. Lịch Sử. Đến những năm 1940, rõ ràng là một số dạng súng trường bán tự động có tốc độ bắn cao hơn các mẫu súng trường hiện có của Đức là cần thiết để cải thiện hiệu quả chiến đấu của bộ binh . "Wehrmacht" đã ban hành một thông số kỹ thuật cho các nhà sản xuất khác nhau, và Mauser và Walther đã gửi các nguyên mẫu rất giống nhau. Tuy nhiên, một số hạn chế đã được đặt trên thiết kế và Gewehr 41 được sản xuất, tuy nhiên tính chính xác của nó rất thấp. Đã thế, cơ chế trích khí đầu nòng của khẩu Gewehr 41 lại quá nhanh bị bụi bẩn và làm cho súng bị kẹt và loại băng đạn 10 viên của súng không thể tháo rời (Xạ thủ phải nạp 2 kẹp đạn 5 viên của Karabiner 98k vào băng đạn). Gewehr 43 ( sao chép từ súng trường SVT-40 và sử dụng hộp tiếp đạn thông thường có thể tháo rời)được chế tạo để thay thế cho Gewehr 41 . Các Quốc Gia Sử Dụng. Đức Quốc xã Tham Khảo. https://web.archive.org/web/20220823213447/http://www.lonesentry.com/articles/ttt07/german-semiautomatic-rifle.html
Samari(III) nitrat
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818564
Samari(III) nitrat là một hợp chất vô cơ với công thức hóa học Sm(NO3)3. Nó tạo thành hexahydrat màu vàng nhạt, không mùi, phân hủy ở 50 °C thành dạng khan. Khi được làm nóng đến 420 °C, nó trở thành oxynitrat và ở 680 °C, nó bị phân hủy để tạo thành samari(III) oxide. Điều chế. Samari(III) nitrat được tạo ra bằng phản ứng của samari(III) hydroxide và acid nitric: Ứng dụng. Samari(III) nitrat là chất xúc tác acid Lewis có thể tạo ra dung dịch tiền chất nitrat để tạo chất xúc tác nano trong pin nhiên liệu tái tạo oxide rắn. Chất xúc tác nano được tạo ra bằng cách trộn samari(III) nitrat hexahydrat, stronti nitrat và cobalt(II) nitrat hexahydrat. Samari(III) nitrat cũng được sử dụng để điều chế ceria pha tạp samari, dùng cho việc tạo chất điện phân cho pin nhiên liệu. Ceria pha tạp samari được sản xuất bằng cách trộn hỗn hợp ceri(III) nitrat và samari(III) nitrat với triethylen glycol làm dung môi trong 5 giờ ở 200 °C. Sau đó, nó được sấy khô trong 4 giờ ở 110 °C, thu được chất rắn màu nâu. Sau đó, chất rắn được làm nóng đến 500 °C trong hai giờ để tạo ra ceria pha tạp samari. Hợp chất khác. Sm(NO3)3 có thể tạo phức với N2H4. Phức Sm(NO3)3·3N2H4·4H2O là tinh thể màu vàng nhạt, tan trong nước, methanol, ethanol và không tan trong benzen, D20 °C = 2,79 g/cm³.
Aljaž Antolin
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818572
Aljaž Antolin (sinh ngày 2 tháng 8 năm 2002) là một cầu thủ bóng đá người Slovenia hiện tại đang thi đấu ở vị trí tiền vệ cho câu lạc bộ Maribor tại Slovenian PrvaLiga. Sự nghiệp thi đấu. Trẻ. Antolin bắt đầu sự nghiệp của mình tại câu lạc bộ quê hương Ižakovci, và sau đó chơi cho Beltinci. Năm 2010, anh chuyển đến Mura 05 và gia nhập đội U-10 của câu lạc bộ. Sau khi Mura 05 phá sản vào năm 2013, anh chuyển sang câu lạc bộ mới thành lập, NŠ Mura. Chuyên nghiệp. Mura. Vào ngày 11 tháng 2 năm 2021, Antolin ra mắt chuyên nghiệp cho Mura ở Slovenian PrvaLiga trong trận hòa không bàn thắng với Tabor Sežana. Anh ra sân tổng cộng 3 trận cho đội bóng tại giải quốc nội mùa giải 2020–21, đồng thời giành chức vô địch với đội bóng. Maribor và cho mượn tại Beltinci. Vào ngày 16 tháng 7 năm 2021, Antolin gia nhập Maribor theo bản hợp đồng kéo dài 4 năm. Vào tháng 8, anh được cho mượn ở câu lạc bộ Beltinci tại Giải bóng đá hạng nhì Slovenia. Sau khi ra sân 13 lần và ghi 4 bàn cho Beltinci trong nửa đầu mùa giải, anh quay trở lại Maribor trong nửa sau của mùa giải và ra mắt vào ngày 21 tháng 2 năm 2022, trong chiến thắng 4–1 trước Radomlje. Danh hiệu. Mura Maribor
Tiếng Khwarezm
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818579
Tiếng Khwārezm (Tiếng Khwarezm: , "zβ'k 'y xw'rzm"; còn được gọi là tiếng Khwarazm, tiếng Chorasmia, tiếng Khorezm) là một ngôn ngữ Đông Iran có quan hệ gần gũi với tiếng Sogdia. Ngôn ngữ này được nói ở khu vực Khwarezm (Chorasmia), tập trung ở hạ lưu sông Amu Darya phía nam biển Aral (phần phía Bắc của cộng hòa Uzbekistan hiện nay và các khu vực lân cận của Kazakhstan và Turkmenistan). Sự hiểu biết của tiếng Khwarezm bị Knowledge of Khwarezmian giới hạn ở giai đoạn Trung Iran của nó và, như với tiếng Sogdia, người ta biết rất ít về dạng cổ xưa của nó. Dựa trên chữ viết của các học giả Khwarezm Al-Biruni và Zamakhshari, ngôn ngữ này được sử dụng ít nhất cho đến thế kỉ 13, khi phần lớn của nó dần bị thay thế bởi tiếng Ba Tư, cũng như một số phương ngữ của các ngôn ngữ Turk. Các nguồn của Khwarezmian bao gồm các thuật ngữ thiên văn được sử dụng bởi từ điển Ả Rập–Ba Tư–Khwarezm của al-Biruni, Zamakhshari và một số văn bản pháp lý sử dụng các thuật ngữ và trích dẫn tiếng Khwarezm để giải thích các khái niệm pháp lý nhất định, nổi bật nhất là Qunyat al-Munya của Mukhtār al-Zāhidī al-Ghazmīnī (ch. 1259/60).
Tinh vân lưỡng cực
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818588
Tinh vân lưỡng cực là một loại tinh vân được đặc trưng bởi hai thùy ở hai bên của một ngôi sao trung tâm. Khoảng 10-20% tinh vân hành tinh là lưỡng cực. Hình thành. Mặc dù nguyên nhân chính xác của cấu trúc tinh vân này vẫn chưa được biết đến, nhưng người ta thường cho rằng nó ám chỉ sự hiện diện của một hệ sao đôi trung tâm với chu kỳ từ vài ngày đến vài năm. Khi một trong hai ngôi sao trục xuất các lớp bên ngoài của nó, ngôi sao còn lại làm gián đoạn dòng chảy vật chất để tạo thành hình dạng lưỡng cực.
Thủy cung Tây Úc
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818594
<templatestyles src="Module:Infobox/styles.css"></templatestyles> Thủy cung Tây Úc ( AQWA ) là một thủy cung thuộc sở hữu tư nhân ở Hillarys, Tây Úc. Nằm cách thành phố Perth khoảng về phía tây bắc, đây là một địa điểm tham quan phổ biến đối với khách du lịch cũng như người dân địa phương.
Bưu điện Trung tâm Phnôm Pênh
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818604
Bưu điện Trung tâm ở Phnôm Pênh, Campuchia là một tòa nhà được xây dựng từ thời Pháp thuộc và là trụ sở chính trực thuộc hệ thống bưu chính Campuchia. Tổng quan. Tòa nhà này khai trương vào năm 1895, do kiến trúc sư và nhà quy hoạch thị trấn người Pháp Daniel Fabre thiết kế. Đây là một trong số những công trình trong khu hành chính của Pháp, tất cả đều được xây dựng theo phong cách giống nhau xung quanh một quảng trường trung tâm. Tòa nhà hành chính bưu điện được đặt tên theo quảng trường gọi là "Place de la Poste". Bưu điện Trung tâm có cửa sổ vòm kiểu La Mã, các cột có in hoa kiểu Corinth, ban công có lan can và cột, các bức tường và đồ trang trí điêu khắc; tòa nhà được thiết kế theo trường phái kiến trúc tân cổ điển trong bối cảnh Đông Nam Á. Một khu vườn lớn nằm phía trước tòa nhà đã được thay thế vào thập niên 1930 bằng một quảng trường công cộng. Mấy chái nhà ở phía bắc và phía nam được mở rộng trong cùng thời kỳ này. Trong thập niên 1940, một tòa tháp dạng xổm ở trung tâm có mái vòm đã bị dỡ bỏ và thay thế bằng "một dãy loa phóng thanh kỳ dị". Những sửa đổi tiếp theo đối với toàn bộ công trình đã diễn ra xuyên suốt thập niên 1950 và 1960. Cuối cùng vào năm 1991, một tầng được thêm vào mỗi chái nhà và xây cất theo phong cách tương tự như phong cách của công trình nguyên thủy. Kể từ đó, tòa nhà này có hai tầng, với kho lưu trữ ở tầng trệt và văn phòng hành chính dành cho dịch vụ bưu chính Campuchia ở tầng trên. Công trình đạt được hình thức cuối cùng khi việc trùng tu hoàn thành vào năm 2004. Năm 2011, đài BBC đã ca tụng tòa Bưu điện này là "vẻ đẹp sơn màu vàng được vây quanh từ bộ sưu tập đẹp nhất gồm các tòa nhà thời thuộc địa ở Phnôm Pênh." Công năng. Tính đến năm 2020, tòa nhà này vẫn được sử dụng làm bưu điện và là văn phòng cho hệ thống bưu chính Campuchia. Tòa nhà đã được sử dụng liên tục từ năm 1895, ngoại trừ một thời gian ngắn dưới thời Khmer Đỏ cầm quyền khi ngân hàng trung ương bị phá hủy, tiền bị cấm và đô thị không có người ở. Ảnh hưởng.
Bưu điện Trung tâm Phnôm Pênh
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818604
Có thể thấy Bưu điện Trung tâm trong bộ phim "City of Ghosts" công chiếu năm 2002.
Miklós Horthy
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818607
Miklós Horthy de Nagybánya (tiếng Hungary: Vitéz "Nagybányai Horthy Miklós"; ; tiếng Anh: "Nicholas Horthy"; Tiếng Đức: "Nikolaus Horthy Ritter von Nagybánya"; 18 tháng 6 năm 1868 – 9 tháng 2 năm 1957) là một đô đốc và chính khách người Hungary, từng là nhiếp chính của Vương quốc Hungary giữa hai cuộc Chiến tranh thế giới và hầu hết Thế chiến II - từ ngày 1 tháng 3 năm 1920 đến ngày 15 tháng 10 năm 1944. Horthy bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là một trung úy trong Hải quân Áo-Hung vào năm 1896, và đạt cấp bậc chuẩn đô đốc vào năm 1918. Ông đã tham gia Trận chiến eo biển Otranto và trở thành tổng tư lệnh của Hải quân trong năm cuối cùng của Thế chiến thứ nhất; ông được thăng chức phó đô đốc và chỉ huy Hạm đội khi Hoàng đế-Vua Karl cách chức vị đô đốc trước đó khỏi chức vụ của ông ta sau những cuộc binh biến. Trong các cuộc cách mạng và can thiệp vào Hungary từ Tiệp Khắc, Romania và Nam Tư, Horthy trở về Budapest cùng với Quân đội hoàng gia Hungary; Nghị viện sau đó đã mời ông trở thành nhiếp chính của vương quốc. Trong suốt thời kỳ giữa hai cuộc chiến, Horthy đã lãnh đạo một chính quyền mang tính quốc gia bảo thủ và bài Do Thái. Hungary dưới thời Horthy đã cấm Đảng Cộng sản Hungary cũng như Đảng Arrow Cross, và theo đuổi chính sách đối ngoại phục hồi lãnh thỗ khi đối mặt với Hiệp ước Trianon năm 1920. Hoàng đế Karl I của Áo-Hung, cựu vương, đã hai lần cố gắng quay trở lại Hungary trước khi chính phủ Hungary nhượng bộ trước những lời đe dọa của Đồng minh về việc gia hạn chiến sự vào năm 1921. Karl sau đó bị áp giải ra khỏi Hungary để sống lưu vong. Về mặt tư tưởng là một người bảo thủ quốc gia, Horthy đôi khi bị coi là phát xít. Vào cuối những năm 1930, chính sách đối ngoại của Horthy đã khiến ông liên minh với Đức Quốc xã để chống lại Liên Xô. Với sự hỗ trợ của Adolf Hitler, Hungary đã thành công trong việc mua lại một số khu vực đã nhượng lại cho các nước láng giềng theo Hiệp ước Trianon. Dưới sự lãnh đạo của Horthy, Hungary đã hỗ trợ những người tị nạn Ba Lan vào năm 1939 và tham gia vào cuộc xâm lược của phe Trục vào Liên Xô vào tháng 6 năm 1941.
Miklós Horthy
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818607
Một số nhà sử học coi Horthy là người không nhiệt tình đóng góp cho nỗ lực chiến tranh của Đức và Holocaust ở Hungary (vì sợ rằng nó có thể phá hoại các thỏa thuận hòa bình với các lực lượng Đồng minh), ngoài ra còn có một số nỗ lực thực hiện một thỏa thuận bí mật với Đồng minh trong Thế chiến II sau khi rõ ràng rằng phe Trục sẽ thua cuộc chiến, do đó cuối cùng dẫn đến việc quân Đức xâm lược và nắm quyền kiểm soát Hungary vào tháng 3 năm 1944 trong Chiến dịch Margarethe. Tuy nhiên, trước khi Đức quốc xã chiếm đóng Hungary, 63.000 người Do Thái đã bị giết. Cuối năm 1944, 437.000 người Do Thái bị trục xuất đến Auschwitz-Birkenau, nơi phần lớn bị ngạt khí khi đến nơi. Nhà sử học người Serbia Zvonimir Golubović đã tuyên bố rằng Horthy không chỉ biết về những vụ thảm sát diệt chủng này mà còn tán thành chúng, chẳng hạn như những vụ trong Đột kích Novi Sad. Vào tháng 10 năm 1944, Horthy thông báo rằng Hungary đã tuyên bố đình chiến với Đồng minh và rút khỏi phe Trục. Ông buộc phải từ chức, bị quân Đức quản thúc và đưa đến Bayern. Khi chiến tranh kết thúc, ông bị quân đội Mỹ quản thúc. Sau khi cung cấp bằng chứng cho Phiên tòa xét xử tội ác chiến tranh của Phiên toà cấp Bộ năm 1948, Horthy định cư và sống những năm lưu vong còn lại ở Bồ Đào Nha. Hồi ký của ông, "Ein Leben für Ungarn" (Một cuộc sống cho Hungary), được xuất bản lần đầu năm 1953. Ông nổi tiếng là một nhân vật lịch sử gây tranh cãi ở Hungary đương đại. Cuộc sống đầu đời và Sự nghiệp hải quân. Miklós Horthy de Nagybánya sinh ra tại Kenderes trong một gia đình quý tộc nhỏ không có tước hiệu, hậu duệ của István Horti, được Hoàng đế Ferdinand II phong tước vào năm 1635. Cha của ông, István Horthy de Nagybánya, là thành viên của Viện Magnates, thượng viện của Quốc hội Hungary, và là lãnh chúa của một điền trang rộng 610 ha (1.500 mẫu Anh). Ông kết hôn với nữ quý tộc người Hungary là Paula Halassy de Dévaványa năm 1857. Miklós là con thứ tư trong số tám người con của họ, được nuôi dạy theo đạo Tin lành. Horthy vào Học viện Hải quân Hoàng gia và Hoàng gia Áo-Hung (k.u.k. Marine-Akademie) tại Fiume (nay là Rijeka, Croatia) ở tuổi 14.
Miklós Horthy
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818607
Bởi vì ngôn ngữ chính thức của học viện hải quân là tiếng Đức, Horthy nói tiếng Hungary với giọng Áo-Đức nhẹ, nhưng đáng chú ý, trong suốt quãng đời còn lại của mình. Ông cũng nói được tiếng Ý, tiếng Croatia, tiếng Anh và tiếng Pháp. Khi còn trẻ, Horthy đã đi du lịch khắp thế giới và phục vụ với tư cách là nhà ngoại giao cho Áo-Hungary ở Đế quốc Ottoman và các quốc gia khác. Horthy kết hôn với Magdolna Purgly de Jószáshely ở Arad năm 1901. Họ có 4 người con: Magdolna (1902), Paula (1903), István (1904) và Miklós (1907). Từ năm 1911 đến năm 1914, ông là phụ tá hải quân cho Hoàng đế Franz Joseph I của Áo, người mà ông rất kính trọng. Vào đầu Thế chiến thứ nhất, Horthy là chỉ huy của thiết giáp hạm pre-dreadnought SMS Habsburg. Năm 1915, ông nổi tiếng về sự táo bạo khi chỉ huy tàu tuần dương hạng nhẹ mới SMS Novara. Ông đã lên kế hoạch cho cuộc tấn công vào Otranto Barrage năm 1917, dẫn đến Trận chiến eo biển Otranto, cuộc giao chiến hải quân lớn nhất trong cuộc chiến ở Biển Adriatic. Một hạm đội hợp nhất của Anh, Pháp và Ý đã gặp lực lượng Áo-Hung. Bất chấp ưu thế về quân số của hạm đội Đồng minh, lực lượng Áo đã giành chiến thắng sau trận chiến. Hạm đội Áo vẫn tương đối bình yên, tuy nhiên, Horthy bị thương. Sau cuộc binh biến Cattaro vào tháng 2 năm 1918, Hoàng đế Karl I của Áo đã chọn Horthy thay vì nhiều chỉ huy cấp cao khác làm Tổng tư lệnh mới của Hạm đội Đế quốc vào tháng 3 năm 1918. Vào tháng 6, Horthy lên kế hoạch cho một cuộc tấn công khác vào Otranto, và trong một cuộc khởi hành từ chiến lược thận trọng của những người tiền nhiệm, ông đã giao nhiệm vụ cho các thiết giáp hạm của đế chế. Khi đang chèo thuyền trong đêm, chiếc dreadnought 'SMS Szent István" đã gặp các tàu phóng lôi MAS của Ý và bị đánh chìm, khiến Horthy phải hủy bỏ nhiệm vụ. Ông đã cố gắng bảo toàn phần còn lại của hạm đội đế chế cho đến khi được Hoàng đế Karl ra lệnh giao nộp nó cho Nhà nước mới Nhà nước Slovene, Croat và Serb (tiền thân của Nam Tư) vào ngày 31 tháng 10.
Miklós Horthy
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818607
Chiến tranh kết thúc khiến Hungary trở thành một quốc gia không giáp biển, và cùng với đó, chính phủ mới không cần đến chuyên môn hải quân của Horthy. Ông ấy đã cùng gia đình nghỉ hưu tại khu đất riêng của mình tại Kenderes. Thời kỳ giữa chiến tranh, 1919–1939. Các nhà sử học đồng ý về chủ nghĩa bảo thủ của Hungary giữa hai cuộc chiến, Nhà sử học István Deák nói: Tư lệnh quân đội quốc gia. Hai chấn thương sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã định hình sâu sắc nên tinh thần và tương lai của quốc gia Hungary. Đầu tiên là sự mất mát, theo quy định của quân Đồng minh trong Thế chiến thứ nhất, phần lớn lãnh thổ Hungary giáp với các quốc gia khác. Đây là những vùng đất từng thuộc về Hungary (sau đó là một phần của Đế quốc Áo-Hung) nhưng hiện được nhượng chủ yếu cho Tiệp Khắc, Vương quốc România, Đệ Nhất Cộng hòa Áo và Vương quốc Nam Tư. Việc cắt bỏ, cuối cùng được phê chuẩn trong Hiệp ước Trianon năm 1920, khiến Hungary mất 2/3 lãnh thổ và 1/3 số người nói tiếng Hungary bản địa; điều này đã giáng cho dân chúng một đòn tâm lý khủng khiếp. Chấn thương thứ hai bắt đầu vào tháng 3 năm 1919, khi nhà lãnh đạo Cộng sản Béla Kun lên nắm quyền ở thủ đô Budapest, sau khi chính phủ dân chủ đầu tiên ở Hungary thất bại. Kun và những người trung thành của ông tuyên bố thành lập Cộng hòa Xô viết Hungary và hứa khôi phục lại sự vĩ đại trước đây của Hungary. Thay vào đó, những nỗ lực tái chinh phục của ông đã thất bại, và người Hungary bị đối xử với sự đàn áp kiểu Xô Viết dưới hình thức các băng nhóm vũ trang đe dọa hoặc sát hại kẻ thù của chế độ. Giai đoạn bạo lực này được gọi là Khủng bố Đỏ. Trong vòng vài tuần sau cuộc đảo chính, sự nổi tiếng của Kun giảm mạnh. Vào ngày 30 tháng 5 năm 1919, các chính trị gia chống cộng đã thành lập một chính phủ phản cách mạng ở thành phố Szeged phía Nam, lúc đó đang bị quân Pháp chiếm đóng.
Miklós Horthy
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818607
Ở đó, Gyula Károlyi, thủ tướng của chính phủ phản cách mạng, đã đề nghị cựu Đô đốc Horthy, vẫn được coi là một anh hùng chiến tranh, làm Bộ trưởng Bộ Chiến tranh trong chính phủ mới và nắm quyền chỉ huy một lực lượng phản cách mạng sẽ được đặt tên là Quân đội Quốc gia (tiếng Hungary: "Nemzeti Hadsereg"). Horthy đồng ý và ông ấy đến Szeged vào ngày 6 tháng 6. Ngay sau đó, theo lệnh của các cường quốc Đồng minh, một nội các đã được cải tổ và Horthy không được ngồi vào đó. Không nản lòng, Horthy đã cố gắng giữ quyền kiểm soát Quân đội Quốc gia bằng cách tách bộ chỉ huy quân đội khỏi Bộ Chiến tranh.
Danh sách các nhà thơ và tác giả ngôn ngữ Ba Tư
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818612
Danh sách này không đầy đủ, nhưng liên tục được mở rộng và bao gồm Các nhà thơ Ba Tư cũng như các nhà thơ viết bằng tiếng Ba Tư tới từ Iran, Azerbaijan, I Rắc, Georgia, Dagestan, Thổ Nhĩ Kỳ, Syria, Afghanistan, Turkmenistan, Tajikistan, Uzbekistan, Li-băng, Trung Quốc, Pakistan, Ấn Độ và nơi nào đó khác.
Boeing–Saab T-7 Red Hawk
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818613
Boeing–Saab T-7 Red Hawk, ban đầu được gọi là Boeing T-X (sau này là Boeing–Saab T-X), là một loại máy bay huấn luyện phản lực siêu thanh tiên tiến nâng cao do Boeing của Hoa Kỳ và Saab AB của Thụy Điển hợp tác sản xuất. Ngày 27 tháng 9 năm 2018, Không quân Hoa Kỳ (USAF) chọn mẫu máy bay này cho chương trình T-X để thay thế máy bay huấn luyện Northrop T-38 Talon đang hoạt động trong biên chế. Phát triển. Bộ tư lệnh Huấn luyện và Đào tạo Trên không (AETC) của Không quân Mỹ bắt đầu phát triển mẫu máy bay huấn luyện mới để thay thế Northrop T-38 Talon vào đầu năm 2003. Ban đầu, mẫu máy bay mới được dự định sẽ đưa vào sử dụng trong năm 2020. Nhưng sau khi một chiếc T-38C gặp sự cố khiến kíp lái hai người thiệt mạng vào năm 2008, USAF đã thay đổi mốc thời gian đạt hiệu suất hoạt động ban đầu (IOC) của máy bay mới là năm 2017. Trong đề xuất ngân sách tài khóa năm 2013, USAF đề nghị trì hoãn thời gian máy bay mới đạt hiệu suất hoạt động ban đầu sang năm 2020 bằng việc ký hợp đồng ngoài mong muốn trước năm 2016. Ngân sách bị thu hẹp và các dự án hiện đại hóa có mức độ ưu tiên cao hơn đã đẩy IOC của chương trình T-X đến "năm tài chính 2023 hoặc 2024". Mặc dù chương trình này hoàn toàn nằm ngoài ngân sách năm 2014, nhưng nó vẫn được xem là dự án ưu tiên hàng đầu. Boeing đã hợp tác với công ty hàng không vũ trụ Saab để tham gia cuộc thi đấu thầu cho chương trình T-7 của Không quân Mỹ. Ngày 13 tháng 9 năm 2016, nguyên mẫu Boeing T-X được công bố, đây là một loại máy bay huấn luyện phản lực tiên tiến nâng cao một động cơ với đuôi kép, hai chỗ ngồi trước và sau, thiết bị hạ cánh ba bánh có thể thu vào trong, sử dụng động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đốt sau General Electric F404. Chiếc T-X đầu tiên cất cánh vào ngày 20 tháng 12 năm 2016. Boeing-Saab chính thức đăng ký sản phẩm dự thi của họ sau khi USAF mở thầu chương trình T-7 vào ngày 30 tháng 12 năm 2016.
Boeing–Saab T-7 Red Hawk
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818613
Ngày 27 tháng 9 năm 2018, các quan chức USAF thông báo rằng thiết kế của Boeing sẽ được chọn là máy bay huấn luyện phản lực tiên tiến mới của họ theo hợp đồng trị giá lên tới 9,2 tỷ USD, trong đó sẽ mua 351 máy bay, 46 thiết bị mô phỏng, đào tạo và hỗ trợ bảo trì. Hợp đồng này có các lựa chọn cho tổng số 475 máy bay. Quý 3 năm 2018, Boeing ghi nhận khoản phí trước thuế trị giá 691 triệu USD, một phần là do đến từ chương trình T-X. Tháng 5 năm 2019, Saab thông báo họ sẽ mở một nhà máy sản xuất máy bay T-X ở tiểu bang Indiana cùng với Đại học Purdue. Ngày 16 tháng 9 năm 2019, Không quân Mỹ đặt tên cho mẫu máy bay này là "T-7A Red Hawk" để vinh danh Tuskegee Airmen - những người đã sơn đuôi máy bay của họ màu đỏ (chữ "Red"), và Curtiss P-40 Warhawk - một chiếc máy bay do Phi đội Huấn luyện Bay 99 vận hành, đây là phi đội máy bay tiêm kích da đen đầu tiên của Không quân Mỹ. Thiết kế chính thức được đưa vào sản xuất hàng loạt vào tháng 2 năm 2021. Tháng 4 năm 2021, Saab giao một phần thân sau của T-7A cho nhà máy Boeing St. Louis, sau đó đến ngày 24 tháng 7 trong cùng năm thì tiếp tục giao phần thân sau thứ hai. Boeing sẽ tiến hành nối ghép phần thân sau của Saab với phần thân trước, vây, cánh và cụm đuôi để tạo thành một chiếc máy bay thử nghiệm hoàn chỉnh sử dụng trong chương trình bay thử nghiệm của Phát triển Kỹ thuật và Sản xuất (EMD). Sau khi hoàn thành giai đoạn EMD, nhà máy mới của Saab ở West Lafayette, Indiana sẽ đóng vai trò là trung tâm sản xuất cho phần thân sau của T-7A và các hệ thống phụ như thủy lực, hệ thống nhiên liệu, nguồn điện phụ. Saab đã phát triển phần mềm mới cho T-7 để giúp việc phát triển nhanh hơn cũng như chi phí rẻ hơn. T-7A được áp dụng sử dụng kỹ thuật số từ giai đoạn phát triển đến chuyến bay thử nghiệm đầu tiên trong vòng 36 tháng. Mẫu máy bay này có dây chuyền sản xuất tiên tiến và số hóa, do đó chỉ mất 30 phút để ghép phần thân sau với phần cánh. Quy trình chế tạo kỹ thuật số cho phép các kỹ thuật viên chế tạo máy bay với việc gia công và khoan lỗ tối thiểu trong quá trình lắp ráp. Chiếc T-7 phiên bản sản xuất đầu tiên được tung ra thị trường vào ngày 28 tháng 4 năm 2022.
Boeing–Saab T-7 Red Hawk
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818613
Boeing dự định chào hàng một phiên bản vũ trang của T-7 để thay thế các phi đội Northrop F-5 và Dassault/Dornier Alpha Jet đã lỗi thời trên khắp thế giới. Ngày 18 tháng 5 năm 2023, Văn phòng Trách nhiệm Chính phủ (GAO) công bố một báo cáo về chương trình T-7, trong đó nêu chi tiết các vấn đề về phần mềm và hệ thống an toàn cũng như các sự chậm trễ khác khiến Không quân Mỹ trì hoãn quyết định sản xuất đến tháng 2 năm 2025. Báo cáo cho biết lịch trình do Boeing cung cấp vào tháng 1 năm 2023 là lạc quan và phụ thuộc vào các giả định thuận lợi. Bất chấp việc sản xuất bị trì hoãn, báo cáo cũng lưu ý rằng Boeing vẫn lên kế hoạch sản xuất những chiếc T-7 đầu tiên vào đầu năm 2024. Ngày 28 tháng 6 năm 2023, chuyến bay đầu tiên của T-7A được tiến hành tại Sân bay Quốc tế Lambert St. Louis, bởi Thiếu tá Bryce Turner - một phi công thử nghiệm thuộc Phi đội Thử nghiệm Chuyến bay 416 đóng quân tại Căn cứ Không quân Edwards ở California, và Steve Schmidt - phi công trưởng thử nghiệm T-7 của Boeing. Thiết kế. Thiết kế của T-7 cho phép nó có thể bổ sung thêm nhiều nhiệm vụ trong tương lai, chẳng hạn như tấn công phủ đầu và tiêm kích/cường kích hạng nhẹ. Trong môi trường huấn luyện, nó được thiết kế đặc biệt cho các cuộc diễn tập ban đêm, có giới hạn G cao và khả năng cơ động tấn công góc độ cao, với ưu điểm là dễ bảo trì sửa chữa. Máy bay trang bị một động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đốt sau General Electric F404, nhưng nó tạo ra lực đẩy gấp ba lần tổng lực đẩy của hai động cơ phản lực trên chiếc T-38 Talon. Lịch sử hoạt động. Khách hàng tiềm năng. Boeing đặt mục tiêu bán hơn 2.700 chiếc T-7 trên toàn cầu. Ngoài việc bán cho Không quân Mỹ, công ty cũng đang nhắm đến Serbia và Úc như những khách hàng quốc tế tiềm năng. Không quân Hoàng gia Úc (RAAF) đang tìm cách thay thế 33 máy bay huấn luyện phản lực mô phỏng máy bay tiêm kích (LIF) BAE Systems Hawk Mk 127 được đặt hàng vào năm 1997. Boeing dự định sẽ tham gia đấu thầu chương trình LIFT của RAAF. Serbia đang xem T-7A là một sự lựa chọn thay thế khả thi cho Soko G-4 Super Galeb và Soko J-22 Orao của họ.
Boeing–Saab T-7 Red Hawk
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818613
Biến thể T-7B là một trong những ứng cử viên cho chương trình Máy bay Thay thế Chiến thuật của Hải quân Hoa Kỳ, với khả năng bán được 64 chiếc. Ngoài ra, biến thể F/T-7X là một trong những ứng cử viên cho chương trình Huấn luyện Chiến thuật Nâng cao của USAF, với khả năng bán được từ 100 đến 400 chiếc. Boeing cũng đã giới thiệu T-7 cho Không quân Brazil. Thông số kỹ thuật (T-7A). "Dữ liệu lấy từ" Flight Global, General Electric Aerospace Blog, Air & Space Forces Magazine, và Military Factory Xem thêm. Máy bay có vai trò, cấu hình và thời đại tương đương
Thượng phụ
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818617
Thượng phụ có thể là:
Trương Yểu Điệu
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818618
Trương Yểu Điệu () là một nữ thi nhân thế kỷ thứ 9 của Trung Hoa đời nhà Đường. Nơi sinh và ngày tháng năm sinh của bà không được biết. Bà được nhắc đến với danh xưng "Thiếu nữ Trương Yểu Điệu" trong một số nguồn tư liệu. Bà bị buộc phải chạy lánh nạn tới Thành Đô, nơi mà ngày nay là tỉnh Tứ Xuyên. Tại đó bà từng làm một ca kỹ (藝妓,歌妓). Có thời điểm trong cuộc đời, vì túng quẫn, bà bị buộc phải cầm cố chính áo quần của bà để tự trang trải bản thân. Một số bài thơ của bà được bao gồm trong tuyển tập "Toàn Đường Thi" (全唐詩). Thang Hiển Tổ (湯顯祖) có trích dẫn các câu từ thơ ca của bà trong vở kịch "Mẫu đan đình" (Bính âm: "Mǔdān tíng;" 牡丹亭) của mình. Một số bài thơ. <poem> Ký cố nhân Đạm đạm xuân phong hoa lạc thì, Bất kham sầu vọng cánh tương tư. Vô kim khả mãi Trường Môn phú, Hữu hận không ngâm Đoàn phiến thi.</poem> <poem> Xuân tứ kỳ nhất Môn tiền mai liễu lạn xuân huy, Bế thiếp thâm khuê tú vũ y. Song yến bất tri trường dục đoạn, Hàm nê cố cố bạng nhân phi.</poem> <poem> Xuân tứ kỳ nhị Tỉnh thượng ngô đồng thị thiếp di, Dạ lai hoa phát tối cao chi. Nhược giao bất hướng thâm khuê chủng, Xuân quá môn tiền tranh đắc tri.</poem>
Toàn Đường thi
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818627
' (Toàn tập thi ca đời Đường""') (Hán tự: 全唐詩) là bộ sưu tập lớn nhất của thơ Đường, có chứa khoảng 48,900 bài thơ trữ tình bởi hơn 2,200 các nhà thơ, thi sĩ. Với tổng cộng 900 quyển, bao gồm bộ mục lục 12 quyển, bộ bổ di 6 quyển, bộ từ 12 quyển. Vào ngày 19 tháng 3 năm Khang Hy thứ 44 (năm 1705), công trình được uỷ nhiệm theo chỉ dẫn của Hoàng Đế Khang Hy đời nhà Thanh hạ lệnh xuất bản dưới tên của ngài. Tuyển tập hoàn thành việc biên soạn vào ngày mồng một năm Khang Hy thứ 45. Hoàng đế Khang Hy đặt lời đề ngày 16 tháng 4, năm Khang Hy thứ 46. Bộ "Toàn Đường thi" là nguồn tư liệu chính của các bài thơ đời Đường được lưu giữ, để từ đó một tuyển tập ngắn gọn hơn nhưng cũng không kém phần nổi tiếng, "Ba trăm bài thơ Đường", được biên soạn. Về tuyển tập. Năm 1705, Hoàng Đế Khang Hy ban chiếu chỉ cho Tào Tuyết Cần (曹雪芹), một cận thần tín nhiệm của triều đình, quan chức và là một nhân vật văn học đúng nghĩa. Ông ra lệnh cho Tào Tuyết Cần biên soạn và xuất bản tất cả các bài thơ (thơ trữ tình) còn sót lại của nhà Đường, mở đầu cho những dự án văn học vĩ đại đầu tiên mà triều đại Mãn Thanh trở nên nổi tiếng thơm lây. Vị Hoàng Đế cũng bổ nhiệm các học giả của Hàn lâm viện (翰林院) nhằm giám sát việc đối chiếu các văn bản. Có mười người gồm Bành Định Cầu (彭定求; 1645—1719), Trầm Tam Tằng (沈三曾; ?—?), Dương Trung Nột (楊中訥; 1649—1719), Uông Sĩ Hoành (汪士鋐; 1658—1723), Uông Dịch (汪繹; 1671—1706), Du Mai (俞梅,?—?), Từ Thụ Bản (徐樹本; ?—1710), Xa Đỉnh Tấn (車鼎晉; 1668—1733), Phan Thung Luật (潘從律; ?—?), Tra Tự Lật (查嗣瑮; 1652—1733) được ông nội của Tào Tuyết Cần là Tào Dần (曹寅; 1658—1712) tập hợp phụng chỉ biên tập lẫn khắc bản in. Đội ngũ đã so sánh các văn bản từ các thư viện khác nhau cũng như rà soát các bộ sưu tập tư nhân.
Toàn Đường thi
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818627
Tào Tuyết Cần đã đào tạo các nhà thư pháp theo lối viết thông thường trước khi khắc các bản khắc gỗ cho việc in ấn. Công việc được hoàn thành trong thời gian ngắn đáng kể, mặc dù Tào Tuyết Cần cảm thấy phải tạ lỗi với Hoàng Đế vì sự chậm trễ. Hơn một trăm thợ thủ công đã làm công việc in ấn, theo đó loại giấy được mua cũng là loại đặc biệt. Mặc dù Hoàng Đế đã quyết định rằng, Tào Tuyết Cần sẽ là người đầu tiên được ghi danh liệt kê trong chính cuốn sách, nhưng trong danh mục Tứ khố toàn thư (四庫全書), bộ "Toàn tập thơ Đường" được liệt kê như một "Tuyển tập Biên soạn Hoàng gia" (), nghĩa là của Hoàng Đế. Ý nghĩa và nội dung. Cấu trúc của toàn bộ cuốn sách được dựa theo bộ "Đường âm thống thiêm" (唐音統籤) của Hồ Chấn Hanh (胡震亨; 1569—1645) vào thời nhà Minh và bài "Đường thi" (唐詩) của Quý Chấn Nghi (季振宜; 1630—?) vào thời nhà Thanh. Trong đó bao gồm bảy trăm năm mươi bốn phần, số lượng các phần nhiều nhất, được sắp xếp theo tác giả (kèm theo tiểu sử tóm tắt), theo hình thức và chủ đề. Trong toàn thư, các tác phẩm của Hoàng đế và Quý phi được liệt kê đầu tiên, tiếp theo là "Nhạc chương" (樂章) và các bài "Nhạc phủ" (樂府), các nhà thơ thời Đường được liệt kê theo tuổi, kèm theo tiểu sử tóm tắt tác giả đính kèm. Sau đó là liên cú (聯句), dật cú (逸句), danh viện (名媛), tăng (僧), đạo sĩ (道士), tiên (仙), thần (神), quỷ (鬼), quái (怪), mộng (夢), hài hước (諧謔), phán (判), ca (歌), sấm ký (讖記), ngữ (語), ngạn mê (諺謎), dao (謠), tửu linh (酒令), chiêm từ (占辭), mông cầu (蒙求) ,cuối cùng là bổ di (補遺), từ chuế (詞綴). Mặc dù bộ "Toàn Đường thi" là tuyển tập lớn nhất của thơ Đường, nó không thật sự là toàn vẹn hoặc đáng tin cậy. Thậm chí có bài còn bị sưu tập sai, thiếu sót.
Toàn Đường thi
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818627
Công việc được thực hiện với tiến độ hối hả, và các biên soạn viên đã không đưa ra luận cứ hay ít nhất là chỉ ra cách chọn chữ hoặc văn bản hay các bài biến thể (có lẽ là ngoài việc lựa chọn ban đầu và danh sách các biến thể: chắc chắn là không đạt các tiêu chuẩn học thuật hiện đại). Nhiều bài thơ bổ sung và các bài biến thể được khám phá ra vào đầu thế kỷ thứ 20 trong một thư viện hang động tại Đôn Hoàng, và những người biên soạn đã bỏ qua hoặc không thể tìm thấy những bài khác. Rốt cục có tới gần 7.000 bài thơ đã bị thu thập nhầm trong "Toàn Đường thi" theo như Đồng Bồi Cơ, một nhà nghiên cứu thời nay, với sự tham gia của hơn 900 học giả. Trong trường hợp của một số các nhà thơ lớn, có những văn bản hay hơn trong các quyển tập được biên tập riêng lẻ. Có nhiều bài được liệt kê trong danh mục triều đại nhà Đường nhưng không còn tồn tại sau khi các thư viện hoàng gia bị phá hủy.
John Zubek
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818638
John Peter Zubek (20 tháng 3 năm 1925 - 24 tháng 8 năm 1974) là một nhà tâm lý học người Canada gốc Tiệp Khắc, nổi tiếng với nghiên cứu về tâm sinh lý học và sự mất cảm giác. Trong lời cáo phó đăng lên tạp chí "Canadian Psychology", Donald O. Hebb gọi ông là "một trong những nhà tâm lý học nổi tiếng nhất của Canada".
Sargocentron spinosissimum
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818642
Sargocentron spinosissimum là một loài cá biển thuộc chi "Sargocentron" trong họ Cá sơn đá. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1843. Từ nguyên. Từ định danh "spinosissimum" được ghép bởi hai âm tiết được ghép bởi hai âm tiết trong tiếng Latinh: "spinus" (“gai, ngạnh”) và hậu tố "issimus" (biểu thị so sánh bậc nhất), hàm ý đề cập đến vô số gai nhỏ trên đầu của loài cá này. Phân bố và môi trường sống. "S. spinosissimum" có phân bố thưa thớt ở khu vực Bắc Thái Bình Dương, được ghi nhận tại Nhật Bản (gồm cả quần đảo Ryukyu và quần đảo Ogasawara), đảo Đài Loan, Hàn Quốc và quần đảo Hawaii. Do chỉ được tìm thấy ở vùng nước sâu, khoảng 120–230 m, nên loài này có thể có phân bố rộng hơn so với hiện tại. "S. spinosissimum" lần đầu được ghi nhận tại Địa Trung Hải, khi một cá thể được bắt tại bờ biển thành phố Damietta (Ai Cập) cùng với một cá thể "Sargocentron tiereoides". Cả hai cá thể được xác định bằng cách kiểm tra hình thái và giải trình tự mã vạch DNA. Tuy nhiên, trang Catalog of Fishes cho rằng đó là một sự nhầm lẫn. Mô tả. Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở "S. spinosissimum" là 18 cm. Loài này có màu đỏ cam với 9 sọc đỏ sẫm xen kẽ với 9 sọc trắng mảnh hơn dọc theo các hàng vảy. Đầu có một vạch trắng dọc theo rìa sau của xương trước nắp mang. Thùy đuôi bo tròn. Số gai ở vây lưng: 11 (gai thứ 3 hoặc 4 dài nhất); Số tia vây ở vây lưng: 12–13; Số gai ở vây hậu môn: 4; Số tia vây ở vây hậu môn: 8–9; Số tia vây ở vây ngực: 14. Giá trị. Có lẽ như những loài khác trong chi, "S. spinosissimum" có khả năng là một thành phần của nghề đánh bắt thủ công.
Họ Mỏ rộng lục
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818646
Họ Mỏ rộng lục (danh pháp khoa học: Calyptomenidae) là một họ chim thuộc bộ Sẻ (Passeriformes) được tìm thấy ở châu Phi, bán đảo Mã Lai và Borneo. Họ này có sáu loài trong hai chi. Các loài trong họ này trước đây được phân loại thuộc họ Mỏ rộng (Eurylaimidae). Một nghiên cứu phát sinh loài phân tử công bố năm 2006 cho thấy các loài trong hai chi này không có quan hệ họ hàng gần với các loài mỏ rộng khác. Hai chi này hiện được đặt trong một họ riêng. Các chi. Họ Mỏ rộng lục bao gồm sáu loài trong hai chi:
Józef Zubek
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19818647
Józef Zubek (4 tháng 3 năm 1914 – 6 tháng 11 năm 1988) là một quân nhân và vận động viên trượt tuyết Ba Lan. Zubek sinh ra ở Koscielisko trong một gia đình có bố mẹ là vận động viên trượt tuyết. Ông là vận động viên trượt tuyết đổ đèo và trượt tuyết nhảy xa của đội "SN PTT-1907 Klub Sportowy Kemping Zakopane". Tại Thế vận hội Mùa đông 1960 và Giải vô địch trượt tuyết thế giới FIS Bắc Âu 1939, ông là huấn luyện của đội tuyển trượt tuyết băng đồng. Ông cũng làm hướng dẫn viên leo núi cho Club Wysokogórskiego, và sau này là huấn luyện viên trượt tuyết và trượt tuyết băng đồng cho SN và KS Kolejarz PTT. Năm 1969, ông được trao giải Master of Sport, và trở thành thành viên danh dự của SN PTT Zakopane năm 1980. Ông qua đời ở Zakopane.