title
stringlengths 1
250
| url
stringlengths 37
44
| text
stringlengths 1
4.81k
|
---|---|---|
Ga Daejeonjochajang | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819153 | Ga Daejeonjochajang là một ga đường sắt thuộc tuyến Gyeongbu và tuyến Honam ở Hàn Quốc.
Tham khảo.
<templatestyles src="Module:Coordinates/styles.css"></templatestyles> |
Aalen | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819192 | Aalen ( ) là thủ phủ và là thị trấn lớn nhất của huyện Ostalbkreis, thuộc bang Baden-Württemberg, Đức. Nơi đây nằm cách Stuttgart khoảng về phía đông và cách Ulm phía bắc. |
Böbingen an der Rems | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819194 | Böbingen an der Rems là một thị xã nằm ở huyện Ostalbkreis, thuộc bang Baden-Württemberg, Đức.
Tham khảo. |
Essingen (Württemberg) | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819195 | Essingen là một đô thị thuộc Ostalbkreis, bang Baden-Württemberg, Đức. Nơi đây nằm cách Stuttgart khoảng 73 km về phía đông. |
Täferrot | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819198 | Täferrot là một xã thuộc huyện Ostalbkreis, bang Baden-Württemberg, Đức. |
Hà Minh Tuân | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819201 | Hà Minh Tuân (1929–1992) là một nhà văn Việt Nam. Ông được biết đến nhiều nhất với cuốn tiểu thuyết "Vào đời" xuất bản lần đầu vào năm 1963.
Những năm đầu đời.
Hà Minh Tuân, tên khai sinh là Nguyễn Văn Trí, sinh ngày 10 tháng 2 năm 1929 tại xã Toàn Thắng, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Sinh ra trong một gia đình công chức Hà Nội nghèo, từ nhỏ ông đã phải vừa đi học vừa làm thuê cho một hiệu buôn để kiếm tiền trang trải. Tuy vậy, thành tích học tập của ông lại rất khá và ông đã được cấp học bổng vào trường Bưởi ở tuổi 14. Trong thời gian học tại trường, ông đã sớm bị ảnh hưởng bởi cách mạng. Sau khi bị đuổi học vào năm 1944, Hà Minh Tuân quyết định thoát ly theo cách mạng và đã hoạt động bí mật trong phong trào Thanh niên Cứu quốc ở Hà Nội. Sau đó, ông được đích thân Vũ Oanh mời đảm nhận chức vụ đội trưởng Đoàn Tuyên truyền Xung phong thành Hoàng Diệu mới thành lập tháng 11 năm 1944, với nhiệm vụ là đi diễn thuyết tại các khu chợ để tuyên truyền đường lối hoạt động của Việt Minh. Có đợt ông cũng từng làm Đại đội trưởng của Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Cùng năm này, Hà Minh Tuân đã trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Hà Minh Tuân gia nhập Vệ quốc đoàn và giữ chức Đại đội trưởng rồi lên Tiểu đoàn trưởng. Năm 1950, ông làm Chính ủy Trung đoàn 209, Sư đoàn 312. Ông đã tham gia vào nhiều chiến dịch quan trọng như Chiến dịch Việt Bắc, Trần Hưng Đạo, trong đó đặc biệt là Chiến dịch Điện Biên Phủ mà ông có mặt từ đầu đến cuối sự kiện lịch sử này. Năm 1954, sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc, ông được cử làm Trưởng phòng Cục Tuyên huấn, Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.
Hà Minh Tuân đã kết hôn với con nuôi của bà Nguyễn Thị Năm – một địa chủ từng có công đóng góp tài sản cho Việt Minh nhưng bị đấu tố qua đời trong sự kiện Cải cách ruộng đất.
Sự nghiệp văn học.
Những tác phẩm đầu tay. |
Hà Minh Tuân | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819201 | Những tác phẩm đầu tay.
Từ năm 1949, Hà Minh Tuân đã ra mắt với tư cách là nhà văn khi cho in "Những ngày máu lửa" – một tập ký sự viết về những người thật, việc thật mà ông từng chứng kiến trong quá trình hoạt động cách mạng và kháng chiến. Trước đó, ông từng viết một số sách chính trị do Nhà xuất bản Chính trị ấn hành.
Năm 1957, ông đã gia nhập làm hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam. Ông cũng nằm trong Đảng ủy Hội Nhà văn và đã giữ chức chủ tịch Ủy ban tuyển chọn. Sau vụ Nhân văn – Giai Phẩm, một số lượng lớn văn nghệ sĩ thất thoát khiến nhân lực trong các cơ quan văn nghệ bị thiếu hụt. Nhiều quân nhân đã chuyển ngành để đảm nhận các công tác văn học giai đoạn này. Theo phong trào trên, từ năm 1958, Hà Minh Tuân chuyển ngành sang làm phó giám đốc tuần báo mới ra mắt "Văn học" rồi một thời gian sau về làm giám đốc Nhà xuất bản Văn học (cũ), được lập nên sau vụ Nhân văn – Giai Phẩm.
Thời kỳ mà Hà Minh Tuân làm giám đốc Nhà xuất bản Văn học được ghi nhận là giai đoạn cực thịnh nhất của nhà xuất bản này khi một số lượng lớn các tác phẩm văn học đã ra mắt, chỉ ghi nhận riêng cho năm 1963. Hà Minh Tuân khi này thường xuyên đứng ra kêu gọi và tổ chức các buổi đi thực tế cho các nhà văn, thơ tại cơ quan để tìm cảm hứng sáng tác và luôn nhắc nhở cấp dưới về việc phải bám sát thực tế trong văn chương.
Trong giai đoạn này, lần lượt vào hai năm 1957 và 1960, Hà Minh Tuân đã xuất bản hai cuốn tiểu thuyết dài có tên "Trong lòng Hà Nội" và "Hai trận truyến", đặt trọng tâm vào hoạt động cách mạng của đoàn thanh niên xung phong thành Hoàng Diệu. Cả hai tác phẩm đều lấy cảm hứng từ quãng thời gian hoạt động cách mạng những năm thập niên 1940 của ông. Tuy hai cuốn truyện không phải là một tập nhưng mang tính nối tiếp khi các nhân vật vẫn bước tiếp trên hành trình hoạt động của mình. Trong đó, cuốn đầu tiên nói về thời kỳ tiền cách mạng của nhóm và cuốn thứ hai là về những này sơ khởi của nhóm sau khi cách mạng thành công. |
Hà Minh Tuân | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819201 | Với hai tiểu thuyết theo khuynh hướng sử thi trên, Hà Minh Tuân đã khắc họa không khí cách mạng trong chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa những ngày đầu đấu tranh, thành lập và xây dựng chính quyền.
Nhìn chung, các tác phẩm đã có được sự khen ngợi từ giới phê bình chuyên môn lẫn công chúng, dù vẫn còn một số yếu điểm được chỉ ra trong biểu đạt nội dung. Viết trong cuốn "Từ điển tác gia văn học Việt Nam thế kỷ XX", nhà báo Trần Mạnh Thường (2003) đã dành lời khen ngợi cho "Trong lòng Hà Nội" và "Hai trận tuyến" không chỉ nhờ "hiện thực sôi động" mà còn về lối diễn đạt "giản dị", "cuốn hút" người xem. Nhà phê bình Mã Giang Lân cá biệt còn xếp "Hai trận tuyến" lên trên cả cuốn "Sống mãi với thủ đô" của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Vào năm 2010, toàn bộ tiểu thuyết "Trong lòng Hà Nội" đã được đưa vào bộ "Tuyển tiểu thuyết Thăng Long - Hà Nội", phát hành nhân sự kiện Đại lễ 1000 năm của thành phố và nằm trong tập 4 của bộ sách.
"Vào đời".
Năm 1963, Hà Minh Tuân đã chuyển về trụ sở mới tại tòa biệt thự số 49 Trần Hưng Đạo để tiếp tục làm giám đốc Nhà xuất bản Văn học. Trước đó, vào quãng thời gian 1962–1963, trong một lần đi thực tế ở nhà máy Trung quy mô Hà Minh Tuân đã chấp bút viết tiếp cuốn tiểu thuyết thứ ba của ông mang tên "Vào đời". Nội dung tiểu thuyết tập trung vào sự vươn lên và tự khẳng định mình của một cô gái mới lớn những năm tháng đầu tiên bước chân vào đời, với âm hưởng chủ đạo là "ca ngợi và khẳng định sự chiến thắng, vươn lên của con người trước mọi hoàn cảnh" gắn liền với "thái độ phê phán những khía cạnh tiêu cực của hiện thực xã hội". Sau khi hoàn thành xong bản thảo, bởi nhận thức được rằng rất có thể tác phẩm của mình sẽ không được phép xuất bản khi qua khâu kiểm duyệt nên Hà Minh Tuân đã bỏ qua bước này rồi tự ký giấy cho phép xuất bản "Vào đời" với tư cách là giám đốc của nhà xuất bản Văn học.
Thời điểm mới ra mắt, cuốn sách không được nhiều báo chí chú ý đến. |
Hà Minh Tuân | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819201 | Chỉ khi một chính khách lớn thời đó là Nguyễn Chí Thanh đọc được sách rồi xoay vấn đề văn học thành vấn đề chính trị, phát động phong trào "đánh "Vào đời"" thì sự việc mới được mổ xẻ đồng loạt bởi báo chí miền Bắc. Trong bối cảnh chính quyền đang tiến hành chiến dịch phê phán hàng loạt các tác phẩm có tư tưởng không phù hợp, theo chủ nghĩa xét lại, một đợt phê phán nặng nề "Vào đời" đã diễn ra trong ba tháng với vô số bài chỉ trích được đăng lên loạt báo từ Trung ương đến thành phố, từ bài đầu tiên là đầu tháng 6 và bài cuối cùng là vào ngày 16 tháng 8 năm 1963. Tác giả của chúng chủ yếu xuất phát từ cán bộ tư tưởng tại các cơ quan, xí nghiệp; nhân vật của Đoàn thanh niên, Công đoàn; những quân nhân tại ngũ hoặc đã chuyển ngành. Đây là những tiếng nói sôi nổi nhất và đã buộc giới văn nghệ sĩ phải vào cuộc theo. Chỉ riêng trong năm 1963, tổng cộng số bài phê bình "Vào đời" được thống kê lên đến hơn 100 bài, và con số những bài chưa được đăng có thể còn lớn hơn thế. Trong đợt phê bình này, nhà văn đã phải chịu sự phê phán, kết tội ông "xuyên tạc bôi đen chế độ" và như là một "thủ phạm tiêu biểu của chủ nghĩa xét lại". Nhưng bên cạnh những người lớn tiếng bài trừ thì cũng có những nhà văn, đồng nghiệp vẫn âm thầm chia sẻ và cảm thông với Hà Minh Tuân lúc bấy giờ.
Làn sóng dư luận đồng loạt phê phán cuốn sách khi đó mạnh đến mức đã khiến ông phải viết một bản kiểm điểm rồi bị cách chức giám đốc Nhà xuất bản Văn học lẫn chức trong Ủy ban tuyển chọn, Hội nhà văn. Ông đồng thời còn bị giáng hai cấp từ Trung tá xuống Đại úy trong quân đội. Nhiều nguồn ghi lại sau khi rời khỏi nghiệp văn, Hà Minh Tuân đã thuyên chuyển sang chuyên viên cá nước ngọt cho Tổng cục Thủy sản một thời gian. Nhưng theo nguồn từ báo "Việt Luận" thì có một thời gian ông bị buộc phải đi lao động cải tạo ở bến Chương Dương, công việc là khuân gỗ và kéo gỗ về nhà máy. Sự kiện này cũng được cho là tác nhân chính khiến Hà Minh Tuân và vợ đầu của ông ly hôn. |
Hà Minh Tuân | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819201 | Nhiều học giả sau này đã nhìn nhận vụ "Vào đời" như là một "vụ án văn học" lớn hậu phong trào Nhân văn – Giai Phẩm, thậm chí còn được gọi là một "Nhân văn – Giai Phẩm thứ hai".
Trở lại với "Vẻ đẹp bình dị".
Sau quãng thời gian dài làm ở cơ quan thủy sản, năm 1975 Hà Minh Tuân đã được gọi về làm tại Nhà xuất bản Văn học nơi ông từng làm. Nhà văn Như Phong – người từng phê bình "Vào đời" hăng hái nhất – sau khi nhậm chức tại Nhà xuất bản Văn học (mới; năm 1965) đã quyết định mời Hà Minh Tuân về làm trợ lý cho mình. Ông là người đã tạo điều kiện cho Hà Minh Tuân trở lại với văn nghiệp và sáng tác tiểu thuyết.
Năm 1977, Hà Minh Tuân xuất bản tiểu thuyết cuối cùng trong sự nghiệp sáng tác của mình mang tên "Vẻ đẹp bình dị". Câu chuyện được lấy cảm hứng từ chính quãng thời gian ở Tổng cục Thủy sản của ông, với nhân vật chính là Trần Đức – một người lính chuyển ngành nhưng hết lòng cống hiến vì công việc chung và tập thể. Dù ra đời trong những năm sau khi vụ phê phán "Vào đời" đã kết thúc, với tác phẩm này ông đã bị nhận xét là ""hồn văn" không lên được". Cuốn sách sau đó cũng dần chìm đi trong dòng chảy của văn chương đương thời.
Những năm cuối đời.
Sau khi ly hôn với người vợ đầu tiên, vào năm 1974 ông đã tiến thêm bước nữa với một nữ giáo viên. Năm 1985, ông nghỉ hưu ở tuổi 56. Trước đó, lúc dời ra khỏi nhà vợ cũ những năm diễn ra vụ "Vào đời", ông trú ở tầng 4 nhà 96 phố Huế, rất gần trụ sở Nhà xuất bản Văn học (cũ). Sau vì khó khăn nên ông đã chuyển về ở một căn phòng nhỏ, chật chội và ẩm thấp ở số 79 Hàng Buồm để dư ra ít tiền ăn. Suốt nhiều năm, nhà văn phải sống nhờ vào những quán cơm bụi bên lề đường.
Trong những năm cuối đời, vì chịu ảnh hưởng nặng nề từ chuyện gia đình lẫn công việc, Hà Minh Tuân đã mắc chứng bệnh nhũn não khiến ông bị mất trí nhớ và không thể tự ý thức bản thân. |
Hà Minh Tuân | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819201 | Các đồng nghiệp của ông cho biết ông thường đến cơ quan sau khi nghỉ hưu với khuôn mặt thất sắc, có lần đến còn cầm cái bô theo. Ông cũng hay đi lang thang trên đường trong dáng vẻ ngơ ngác, thậm chí nhiều lần bỏ nhà ra đi và có đêm rét mướt không tìm được nhà nên phải ngủ bên góc tường Ô Quan Chưởng. Nhà văn đã qua đời vào ngày 11 tháng 3 năm 1992 tại Hà Nội, hưởng thọ 63 tuổi. Đám tang của Hà Minh Tuân được tổ chức trọng thể tại trụ sở Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tại số 51 đường Trần Hưng Đạo. Rất nhiều người đã tham dự đám tang này, từ gia đình, bạn bè đến đồng nghiệp và những tướng lĩnh cấp cao cùng những người từng đọc truyện của ông.
Sau khi Hà Minh Tuân qua đời, đã xuất hiện nhiều lời bàn tán xoay quanh những ngày trước khi chết của ông. Có người cho rằng nhà văn đã bị bạc đãi và bỏ rơi trong những ngày cuối đời, dù điều này sau đó bị một đồng nghiệp của Hà Minh Tuân tại Nhà xuất bản Văn học phủ nhận. Theo lời thuật lại của Hà Minh Đức (2007), một lần nọ Hà Minh Tuân đã bị một tên ăn cướp đánh gãy răng, sau khi người nhà biết chuyện đưa về chăm sóc thì không lâu sau ông mắc bệnh nặng. Nhưng theo lời của Đặng Vương Hưng (2003), trong một lần lang thang trên góc phố Hàng Giấy vào một đêm năm 1992, ông đã bị người dân tụ lại cầm gậy gộc đánh trong giận dữ vì nhầm tưởng là một tên trộm. Sau khi phát hiện đánh nhầm người, họ đã gọi xe cấp cứu đưa ông đi bệnh viện. Một thời gian sau đó, ông trút hơi thở cuối cùng tại Bệnh viện Việt Xô.
Phong cách sáng tác.
Các tác phẩm của Hà Minh Tuân, từ tiểu thuyết đầu tay "Trong lòng Hà Nội" đến tác phẩm cuối cùng "Vẻ đẹp bình dị", hầu hết được ông sáng tác theo khuynh hướng ngợi ca. Với "Trong lòng Hà Nội" và "Hai trận tuyến", ông đã ca ngợi tinh thần chiến đấu hy sinh của các chiến sĩ Đoàn Xung phong thành Hoàng Diệu nhằm bảo vệ tổ quốc; đến "Vẻ đẹp bình dị", ông ca ngợi những con người dám đổi mới, dám nghĩ dám làm trên bước đường xây dựng chủ nghĩa xã hội "đầy chông gai và thử thách". |
Hà Minh Tuân | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819201 | Những giá trị, phẩm chất tốt đẹp dưới ngòi bút của ông đã được tôn lên và khẳng định – một công thức khá phổ biến với các nhà văn khác cùng thời.
Nhưng riêng đối với "Vào đời", ngoài những tình tiết tích cực thì Hà Minh Tuân cũng đề cập tới các vấn nạn về đạo đức và xã hội miền Bắc Việt Nam đương thời, ví dụ như việc nhân vật chính trong truyện bị hiếp dâm; một nhân vật khác có bố là nạn nhân bị quy sai địa chủ mà tự tử trong oan khuất. Đây được cho là những chi tiết "phạm húy" khiến cuốn sách vướng phải vô số tranh cãi lúc mới ra mắt.
Di sản và vinh danh.
Số lượng tác phẩm được thống kê trong sự nghiệp văn chương của Hà Minh Tuân không phải là nhiều và độc đáo. Song theo Trần Mạnh Thường (2003), ông đã để lại nhiều dấu ấn trong công chúng, đặc biệt là thế hệ lớn lên sau chiến tranh, những ấn tượng "khó quên" khi dựng lên hình ảnh "rất thực" của không khí chiến tranh chống Pháp một thời qua hai cuốn tiểu thuyết "Trong lòng Hà Nội" và "Hai trận tuyến".
Bước vào không khí dân chủ trong văn học Việt Nam, Hà Minh Tuân đã được coi là nhà văn "tiên phong" trong việc khai thác hiện tượng xã hội, nhất là với cuốn "Vào đời" của mình. Những chi tiết từng bị coi là những "hiện tượng không cơ bản, nhất thời" sau khi bước sang Đổi Mới đã được nhìn nhận lại như những phản ánh trung thực và khách quan những khó khăn, vấp váp trong con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa đương thời.
Vào năm 1991, nhờ những Cởi Mở trong văn học sau Đổi Mới, "Vào đời" đã được tái bản trở lại tới người đọc bởi Nhà xuất bản Văn học. Việc làm này xuất phát từ nguyện vọng của Hà Minh Tuân, chỉ một năm trước khi ông mất. Về sau, "Vào đời" đã trở thành tác phẩm "để đời" của Hà Minh Tuân. Ông không chỉ được trao Giải thưởng Cống hiến Hội Nhà văn Việt Nam năm 2017 mà còn nằm trong danh sách đề cử Giải thưởng Nhà nước năm 2020 nhờ "Vào đời" và các tiểu thuyết khác của mình. |
Hà Minh Tuân | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819201 | Một số nghệ sĩ sau này đã ghi chép lại cuộc đời của Hà Minh Tuân bằng các bài thơ tưởng niệm, tiêu biểu là nhà thơ Xuân Sách với tập thơ "Chân dung nhà văn" (1992) và Nguyễn Thụy Kha với bài "Anh vẫn sống trong lòng Hà Nội" in trong tập "Không mùa" (1994). |
Danh sách nhà thơ Ấn Độ | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819202 | Đây là danh sách các nhà thơ Ấn Độ bao gồm các nhà thơ có nguồn gốc dân tộc, văn hóa hoặc tôn giáo Ấn Độ hoặc sinh ra ở Ấn Độ hoặc di cư đến Ấn Độ từ các khu vực khác trên thế giới.
Tiếng Bengal.
"tên tiếng Bengal trong ngoặc đơn"
Nhà thơ Ấn Độ viết bằng tiếng Anh.
Theo thứ tự bảng chữ cái theo tên:
Tiếng Gujarat.
Theo thứ tự bảng chữ cái theo họ:
Tiếng Malayalam.
Nhà thơ Trung Cổ
Nhà thơ Phục Hưng
Nhà thơ trữ tình
Nhà thơ trữ tình hiện đại
Nhà thơ hiện đại
Nhà thơ hậu hiện đại
Tiếng Nepal.
Xem thêm: Danh sách nhà thơ tiếng Nepal
Tiếng Phạn.
Nhà thơ cổ đại
Nhà thơ cổ điển
Nhà thơ Trung Cổ
Nhà thơ tiền hiện đại
Nhà thơ hiện đại
Tiếng Tamil.
Nhà thơ Sangam (khoảng 300 TCN tới 300 SCN)
see also Sangam literature
Nhà thơ hậu Sangam (200 tới 1000 sau Công Nguyên)
Nhà thơ thời kỳ Bakthi (700 tới 1700 sau Công Nguyên)
Nhà thơ yêu nước và các nhà thơ thời kỳ Anh thuộc
Hiện đại
Tiếng Urdu.
Theo thứ tự bảng chữ cái theo họ: |
Lê hồ Ngũ Nhân | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819205 | Lê hồ Ngũ Nhân (梨壺の五人 "Nashitsubo no gonin") (năm người ở buồng lê) là một nhóm các nhà thơ thời kỳ Heian và các học giả đã tham gia cộng tác trong việc biên soạn tuyển tập Gosen Wakashū. Họ cũng biên soạn "kundoku" (訓読; Huấn Độc) bài đọc cho các văn bản từ Man'yōshū. Nhóm bao gồm những người sau đây: |
Khởi nghĩa Khmelnytsky | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819208 | Khởi nghĩa Khmelnytsky, còn gọi là Chiến tranh Cossack–Ba Lan, Khởi nghĩa Chmielnicki, cuộc nổi dậy Khmelnytsky, là một cuộc nổi loạn của người Cossack diễn ra từ năm 1648 đến năm 1657 trên các lãnh thổ miền đông của Thịnh vượng chung Ba Lan–Litva, dẫn đến việc thành lập Quốc gia hetman Cossack tại Ukraina. Dưới quyền chỉ huy của Hetman Bohdan Khmelnytsky, người Cossack Zaporozhia liên minh với người Tatar Krym và nông dân Ukraina địa phương, chống lại sự thống trị của Ba Lan và quân Thịnh vượng chung. Cuộc nổi dậy đi kèm với những hành động tàn bạo hàng loạt của người Cossack chống lại thường dân, đặc biệt là chống lại các giáo sĩ Công giáo La Mã và người Do Thái, cũng như các cuộc trả thù dã man của Jeremi Wiśniowiecki, voivode của tỉnh Ruthenia.
Cuộc khởi nghĩa có ý nghĩa biểu tượng trong lịch sử quan hệ của Ukraina với Ba Lan và Nga. Sự kiện này chấm dứt sự thống trị của các "szlachta" Công giáo Ba Lan đối với cư dân Chính thống giáo Ukraina; đồng thời cuối cùng dẫn đến hợp nhất miền đông Ukraina vào nước Nga Sa hoàng theo Thỏa thuận Pereiaslav năm 1654, theo đó người Cossack thề trung thành với sa hoàng trong khi vẫn giữ một mức độ tự trị rộng rãi. Kết quả thành công của cuộc khởi nghĩa góp phần kết thúc thời kỳ Hoàng kim của Ba Lan, thuộc giai đoạn Đại hồng thủy.
Bối cảnh.
Năm 1569, Liên minh Lublin trao các tỉnh miền nam Ruthenia do Litva kiểm soát, là Volhynia, Podolia, Bracław và Kyiv cho Lãnh địa vương miện Ba Lan theo thỏa thuận hình thành Thịnh vượng chung Ba Lan–Litva mới. Vương quốc Ba Lan vốn đã kiểm soát một số vùng đất Ruthenia, gồm các tỉnh Lviv và Belz. Vùng đất được kết hợp này sẽ tạo thành miền Tiểu Ba Lan thuộc Lãnh địa vương miện của Vương quốc Ba Lan. Mặc dù giới quý tộc địa phương được trao đầy đủ quyền lợi trong Rzeczpospolita, việc họ đồng hóa vào văn hóa Ba Lan đã khiến họ xa lánh các tầng lớp thấp hơn. |
Khởi nghĩa Khmelnytsky | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819208 | Điều này đặc biệt quan trọng đối với các gia tộc quyền lực và ảnh hưởng truyền thống có nguồn gốc Ruthenia, trong số đó là Wiśniowiecki, Czartoryski, Ostrogski, Sanguszko, Zbaraski, Korecki và Zasławski, những người thậm chí còn có được nhiều quyền lực hơn và có thể thu thập nhiều đất đai hơn, tạo thành latifundium (vùng đất tư hữu rất rộng). Những szlachta này, cùng với hành động của các đại quý tộc Ba Lan thượng lưu, đã đàn áp những người Ruthenia thuộc tầng lớp hạ lưu, đi cùng là đưa vào các hoạt động truyền giáo Phản Cải cách và việc sử dụng những người thu thuế Do Thái để quản lý tài sản của họ.
Các truyền thống Chính thống giáo địa phương cũng bị ảnh hưởng từ việc Đại công quốc Moskva đảm nhận quyền lực giáo hội vào năm 1448. Nhà nước Nga đang phát triển tại phía bắc đã tìm cách giành lấy các vùng đất phía nam của Kiev Rus' khi xưa, và đến khi Constantinople thất thủ thì quá trình này đã bắt đầu bằng việc nhấn mạnh rằng Giám mục đô thành Moskva và Toàn Rus′ lúc này là thủ lĩnh của Giáo hội Chính thống giáo Nga.
Áp lực của chủ nghĩa bành trướng Công giáo lên đến đỉnh điểm với Liên minh Brest vào năm 1596, theo đó cố gắng duy trì quyền tự trị của các nhà thờ Chính thống giáo Đông phương tại Ukraina, Ba Lan và Belarus ngày nay bằng cách liên kết với Giám mục Roma. Nhiều người Cossack cũng chống lại Giáo hội Phái Hợp nhất. Trong khi tất cả mọi người không đoàn kết dưới một giáo hội, thì các khái niệm về quyền tự trị đã ăn sâu vào ý thức của khu vực và có hiệu lực trong chiến dịch quân sự của Bohdan Khmelnytsky.
Vai trò của Khmelnytsky.
Bohdan Khmelnytsky sinh ra trong một gia đình quý tộc, theo học một trường Dòng Tên, có lẽ là tại Lviv. Ở tuổi 22, ông cùng cha phục vụ cho Thịnh vượng chung, chiến đấu chống lại Đế quốc Ottoman trong các cuộc chiến tranh đại quý tộc Moldavia. Sau khi bị giam giữ tại Constantinople, ông trở về quê với tư cách là một "người Cossack ghi danh", định cư tại khutor Subotiv của mình cùng với vợ con. Ông tham gia vào các chiến dịch cho Đại Hetman vương miện Stanisław Koniecpolski, dẫn đầu các phái đoàn đến gặp Quốc vương Władysław IV Vasa ở Warszawa và thường được kính trọng trong hàng ngũ Cossack. |
Khởi nghĩa Khmelnytsky | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819208 | Tuy nhiên, cuộc đời ông thay đổi khi Aleksander Koniecpolski, người thừa kế tài sản đại quý tộc của hetman Koniecpolski, cố gắng chiếm đất của Khmelnytsky. Năm 1647, người đứng đầu chính quyền hoàng gia địa phương là Daniel Czapliński bắt đầu công khai quấy rối Khmelnytsky thay mặt cho Koniecpolski con nhằm buộc ông rời khỏi đất đai. Trong hai lần, Subotiv bị đột kích, trong đó có thiệt hại đáng kể về tài sản và con trai ông là Yurii bị đánh đập thậm tệ, cho đến khi Khmelnytsky chuyển gia đình đến nhà một người họ hàng tại Chyhyryn. Ông hai lần tìm kiếm sự giúp đỡ từ quốc vương bằng cách đi đến Warszawa, nhưng quốc vương không sẵn lòng hoặc bất lực để đối đầu trước ý chí của một đại quý tộc.
Không nhận được sự hỗ trợ từ các quan chức Ba Lan, Khmelnytsky quay sang những người bạn và cấp dưới Cossack của mình. Vụ việc một người Cossack bị người Ba Lan đối xử bất công đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ không chỉ trong trung đoàn của ông mà còn trên khắp Sich. Trong suốt mùa thu năm 1647, Khmelnytsky đi hết trung đoàn này đến trung đoàn khác và có nhiều cuộc tham vấn với các thủ lĩnh Cossack khác nhau trên khắp Ukraina. Hoạt động của ông khiến chính quyền Ba Lan vốn đã quen với các cuộc nổi dậy của người Cossack trở nên nghi ngờ, và ông đã bị bắt giữ ngay lập tức. Polkovnyk (thượng tá) Mykhailo Krychevsky đã giúp Khmelnytsky trốn thoát, và cùng với một nhóm những người ủng hộ, ông tiến đến Sich Zaporozhia.
Người Cossack đang ở trên bờ vực một cuộc nổi dậy mới khi Sejm hủy bỏ kế hoạch chiến tranh mới với Đế quốc Ottoman do Quốc vương Ba Lan Władysław IV Vasa đề xuất. Người Cossack đang chuẩn bị nối lại các cuộc tấn công có tính truyền thống và sinh lợi của họ vào Đế quốc Ottoman (vào đầu thế kỷ 17, họ đã đột kích vào bờ Biển Đen gần như hàng năm), vì vậy họ vô cùng phẫn nộ khi bị các hiệp ước hòa bình ngăn cản các hoạt động cướp biển. Những tin đồn nói về sự thù địch nổi lên với "những kẻ ngoại đạo" được đón nhận một cách vui vẻ, còn tin tức rằng sẽ không có cuộc đột kích nào thì bùng nổ. |
Khởi nghĩa Khmelnytsky | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819208 | Tuy nhiên, cuộc khởi nghĩa của người Cossack có thể đã thất bại giống như các cuộc nổi dậy lớn năm 1637–1638 nếu không có các chiến lược của Khmelnytsky. Tham gia vào cuộc khởi nghĩa năm 1637, ông nhận ra rằng người Cossack mặc dù có bộ binh xuất sắc nhưng không thể hy vọng sánh được với kỵ binh Ba Lan, là lực lượng có thể là tốt nhất tại châu Âu vào thời điểm đó. Tuy nhiên, việc kết hợp bộ binh Cossack với kỵ binh Tatar Krym có thể tạo ra một lực lượng quân sự cân bằng và tạo cơ hội cho người Cossack đánh bại quân Ba Lan.
Bắt đầu.
Vào ngày 25 tháng 1 năm 1648, Khmelnytsky mang theo một đội gồm 400–500 người Cossack đến Sich Zaporizhia và nhanh chóng giết chết những lính canh do Thịnh vượng chung giao nhiệm vụ bảo vệ lối vào. Khi ở Sich, tài hùng biện và ngoại giao của ông đã gây ấn tượng mạnh với những người Ruthenia bị áp bức. Khi quân của ông đẩy lùi nỗ lực chiếm lại Sich của quân Thịnh vượng chung, nhiều tân binh đã tham gia vào đại nghiệp của ông. Rada Cossack bầu ông làm Hetman vào cuối tháng. Khmelnytsky dồn phần lớn nguồn lực của mình vào việc chiêu mộ thêm nhiều chiến binh. Ông cử sứ giả đến Krym, kêu gọi người Tatar tham gia cùng ông trong một cuộc tấn công tiềm năng chống lại kẻ thù chung của họ là Thịnh vượng chung Ba Lan-Litva.
Đến tháng 4 năm 1648, tin tức về một cuộc khởi nghĩa lan rộng khắp Thịnh vượng chung. Hoặc vì họ đánh giá thấp quy mô của cuộc khởi nghĩa, hoặc vì họ muốn hành động nhanh chóng để ngăn chặn nó lan rộng, Đại Hetman vương miện của Thịnh vượng chung là Mikołaj Potocki và Hetman vương miện chiến trường là Marcin Kalinowski cử 3.000 binh sĩ dưới quyền chỉ huy của con trai Potocki là Stefan, hướng về Khmelnytsky, mà không cần chờ đợi để tập hợp lực lượng bổ sung từ Thân vương Jeremi Wiśniowiecki. Khmelnytsky sắp xếp hàng ngũ và đối đầu kẻ địch của mình trong trận Zhovti Vody. Trong trận này có một số lượng đáng kể "người Cossack ghi danh" đào ngũ trên chiến trường, họ thay đổi lòng trung thành từ Thịnh vượng chung sang phía Khmelnytsky. |
Khởi nghĩa Khmelnytsky | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819208 | Không lâu sau chiến thắng này của ông, quân Thịnh vượng chung lại thất bại trong trận Korsuń, khi cả Potocki cha và Kalinowski bị người Tatar bắt và giam cầm.
Ngoài việc mất đi các lực lượng quan trọng và lãnh đạo quân sự, nhà nước Ba Lan còn mất đi Quốc vương Władysław IV Vasa, người qua đời vào năm 1648, khiến Vương quốc Ba Lan không có người lãnh đạo và rơi vào tình trạng hỗn loạn vào thời điểm nổi loạn. Tầng lớp szlachta chạy trốn khỏi những người nông dân, dinh thự và điền trang của họ ở trong biển lửa. Trong khi đó, quân của Khmelnytsky hành quân về phía tây.
Khmelnytsky cho quân của mình dừng tại Bila Tserkva và đưa ra một danh sách các yêu cầu đối với Hoàng gia Ba Lan, bao gồm việc tăng số lượng "người Cossack ghi danh", trả lại các nhà thờ đã lấy từ tay các tín đồ Chính thống giáo và trả lương cho người Cossack, số tiền đã bị giữ lại trong 5 năm.
Tin tức về các cuộc khởi nghĩa của nông dân giờ đây khiến một nhà quý tộc như Khmelnytsky lo lắng; tuy nhiên, sau khi thảo luận về thông tin thu thập được trên khắp đất nước với các cố vấn của mình, ban lãnh đạo Cossack sớm nhận ra tiềm năng giành quyền tự trị là điều có thể xảy ra. Mặc dù sự oán giận cá nhân của Khmelnytsky đối với szlachta và đại quý tộc đã ảnh hưởng đến việc ông chuyển đổi thành một nhà cách mạng, nhưng chính tham vọng trở thành người cai trị một quốc gia Ruthenia của ông đã mở rộng cuộc khởi nghĩa từ một cuộc nổi loạn đơn thuần thành một phong trào dân tộc. Khmelnytsky cử quân của mình tham gia một cuộc nổi dậy của nông dân trong trận Pyliavtsi, giáng một đòn khủng khiếp khác vào quân Ba Lan đã suy yếu và kiệt quệ.
Theo một số nguồn tin, Khmelnytsky đã bị thuyết phục không bao vây Lviv, để đổi lấy 200.000 gulden đỏ, nhưng Hrushevsky nói rằng Khmelnytsky thực sự đã bao vây thị trấn trong khoảng hai tuần. Sau khi lấy được tiền chuộc, ông chuyển đến bao vây Zamość, đến lúc ông nghe tin về cuộc bầu chọn quốc vương Ba Lan mới là Jan Kazimierz II, là người mà Khmelnytsky ủng hộ. |
Khởi nghĩa Khmelnytsky | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819208 | Theo Hrushevsky thì Jan Kazimierz II gửi cho Khmelnytsky một bức thư, trong đó thông tin cho thủ lĩnh Cossack về việc mình được bầu và đảm bảo rằng sẽ trao cho người Cossack và toàn thể các tín đồ Chính thống giáo các đặc quyền khác nhau. Quốc vương yêu cầu Khmelnytsky dừng chiến dịch và chờ đợi phái đoàn hoàng gia. Khmelnytsky trả lời rằng ông sẽ tuân theo yêu cầu của quốc vương và sau đó quay trở lại. Ông đã tiến quân chiến thắng vào Kyiv vào Ngày Giáng sinh năm 1648, và ông được ca ngợi là "Moses, vị cứu tinh, Chúa cứu thế và người giải phóng nhân dân khỏi sự giam hãm của người Ba Lan... nhà cai trị lừng lẫy của Rus".
Vào tháng 2 năm 1649, trong các cuộc đàm phán với một phái đoàn Ba Lan do nhà quý tộc Adam Kysil đứng đầu tại Pereiaslav, Khmelnytsky tuyên bố rằng ông là "nhà độc tài duy nhất của Rus" và rằng ông có "đủ quyền lực tại Ukraina, Podolia và Volyn ... trên vùng đất và thân vương quốc của ông kéo dài đến tận Lviv, Chełm và Halych". Các phái viên Ba Lan thấy rõ rằng Khmelnytsky đã tự định vị mình không còn đơn thuần là một nhà lãnh đạo của người Cossack Zaporozhia mà là của một quốc gia độc lập và tuyên bố yêu sách của mình đối với di sản của Rus'.
Một bài ca tụng tại Vilnius để vinh danh Khmelnytsky (1650–1651) đã giải thích điều đó: "Khi ở Ba Lan, đó là Quốc vương Jan II Kazimierz Waza, ở Rus, đó là Hetman Bohdan Khmelnytsky".
Sau trận Zbarazh và trận Zboriv, Khmelnytsky giành được nhiều đặc quyền cho người Cossack theo Hiệp định Zboriv. Tuy nhiên, khi chiến sự tiếp tục, quân của ông phải chịu một thất bại nặng nề vào năm 1651 trong trận Berestechko, được cho là một trong những trận chiến trên bộ lớn nhất của thế kỷ 17, và họ bị đồng minh cũ của mình là người Tatar Krym bỏ rơi. Trong trận Bila Tserkva, họ buộc phải chấp nhận Hiệp định Bila Tserkva. Một năm sau, vào năm 1652, người Cossack trả thù trong trận Batih, khi đó Khmelnytsky ra lệnh cho người Cossack giết tất cả tù nhân Ba Lan và trả tiền cho người Tatar để sở hữu tù nhân, một sự kiện được gọi là vụ thảm sát Batih. |
Khởi nghĩa Khmelnytsky | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819208 | Tuy nhiên, thương vong to lớn mà quân Cossack phải gánh chịu tại Berestechko đã khiến ý tưởng thành lập một quốc gia độc lập không thể thực hiện được. Khmelnytsky phải quyết định nên nằm dưới ảnh hưởng của Ba Lan-Litva hay liên minh với Nga.
Vai trò của người Tatar.
Người Tatar của Hãn quốc Krym, khi đó là một nước chư hầu của Đế quốc Ottoman, đã tham gia vào cuộc khởi nghĩa, coi đây là nguồn cung cấp tù binh để buôn bán. Các cuộc đột kích bắt nô lệ đã đưa một lượng lớn tù nhân đến các chợ nô lệ ở Krym vào thời điểm của cuộc nổi dậy. Người Do Thái Ottoman đã quyên tiền để thực hiện nỗ lực trả tiền chuộc có phối hợp nhằm giành lại tự do cho đồng tộc của họ.
Hậu quả.
Trong vòng vài tháng, gần như tất cả các quý tộc, quan chức và linh mục Ba Lan đã bị tiêu diệt hoặc đuổi khỏi vùng đất Ukraina ngày nay. Tổn thất dân số của Thịnh vượng chung trong cuộc khởi nghĩa vượt quá một triệu người. Ngoài ra, người Do Thái chịu tổn thất đáng kể vì họ là những đại diện đông đảo và dễ tiếp cận nhất của chế độ "szlachta".
Cuộc khởi nghĩa bắt đầu một thời kỳ trong lịch sử Ba Lan được gọi là Đại hồng thủy (bao gồm cuộc xâm lược của Thụy Điển vào Thịnh vượng chung trong Chiến tranh phương Bắc lần hai 1655–1660), tạm thời giải phóng người Ukraina khỏi ách thống trị của Ba Lan nhưng trong một thời gian ngắn sau họ lại phải chịu lệ thuộc vào Nga. Do suy yếu vì chiến tranh, năm 1654 Khmelnytsky thuyết phục người Cossack liên minh với sa hoàng Nga trong Hiệp định Pereyaslav, dẫn đến Chiến tranh Nga-Ba Lan (1654–1667). Khi Ba Lan–Litva và Nga ký Hòa ước Vilna và đồng ý về một liên minh chống Thụy Điển vào năm 1657, người Cossack của Khmelnytsky thay vào đó ủng hộ các đồng minh Transylvania của Thụy Điển xâm lược vào Thịnh vượng chung.
Mặc dù Thịnh vượng chung đã cố gắng giành lại ảnh hưởng của mình đối với người Cossack (đáng chú ý là Hiệp định Hadiach năm 1658), các thần dân Cossack mới thậm chí còn bị Nga thống trị nhiều hơn. Quốc gia hetman bước vào một tình hình chính trị mới khác xa so với khi nằm trong Thịnh vượng chung, và giáo hội phụ thuộc nhiều hơn vào sa hoàng. |
Khởi nghĩa Khmelnytsky | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819208 | Nga có một tập quán truyền thống là bỏ tù cũng như hành quyết các ủy viên Chính thống giáo, điều này xa lạ với những người thuộc Thịnh vượng chung. Với việc Thịnh vượng chung ngày càng suy yếu, người Cossack ngày càng hội nhập sâu hơn vào Đế quốc Nga, khi quyền tự trị và đặc quyền của họ bị xói mòn. Tàn dư của những đặc quyền này dần dần bị bãi bỏ do hậu quả của Đại chiến phương Bắc (1700-1721), do khi đó hetman Ivan Mazepa đứng về phía Thụy Điển. Vào thời điểm phân chia Ba Lan lần cuối vào năm 1795, nhiều người Cossack đã rời Ukraina để định cư tại Kuban và họ bị Nga hóa trong quá trình đó.
Các nguồn có khác nhau về thời điểm cuộc nổi dậy kết thúc. Các nguồn của Nga và Ba Lan đưa ra mốc kết thúc cuộc nổi dậy là năm 1654, chỉ ra Hiệp định Pereyaslav là kết thúc chiến tranh; Các nguồn Ukraina cho là ngày Khmelnytsky mất vào năm 1657; và một số nguồn Ba Lan đưa ra niên đại là năm 1655 và trận Jezierna hoặc Jeziorna (tháng 11 năm 1655). Có một số trùng lặp giữa giai đoạn cuối của cuộc khởi nghĩa và thời kỳ bắt đầu của Chiến tranh Nga-Ba Lan (1654–1667), khi quân Cossack và Nga trở thành đồng minh.
Thương vong.
Các ước tính về số người chết trong cuộc khởi nghĩa Khmelnytsky là khác nhau, cũng như nhiều sự kiện khác từ thời đại được phân tích theo nhân khẩu học lịch sử. Khi các nguồn và phương pháp tốt hơn trở nên có sẵn, các ước tính như vậy có thể được sửa đổi liên tục. Tổn thất dân số của toàn bộ dân số Thịnh vượng chung trong những năm 1648–1667 (giai đoạn bao gồm Cuộc khởi nghĩa, cũng như Chiến tranh Ba Lan-Nga và cuộc xâm lược của Thụy Điển) được ước tính là 4 triệu (giảm khoảng từ 11-12 triệu xuống 7–8 triệu).
Thảm sát.
Trước cuộc khởi nghĩa của Khmelnytsky, các đại quý tộc đã bán và cho thuê một số đặc quyền nhất định cho các arendator, nhiều người trong số họ là người Do Thái, những người kiếm tiền từ việc thu thuế cho các đại quý tộc bằng cách nhận phần trăm lợi tức của đất đai. Do không trực tiếp giám sát các khu đất của mình, các đại quý tộc đã để những người cho thuê và người thu thuế trở thành đối tượng căm thù của nông dân bị áp bức và cam chịu. |
Khởi nghĩa Khmelnytsky | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819208 | Khmelnytsky nói với mọi người rằng người Ba Lan đã bán họ làm nô lệ "trong tay những người Do Thái đáng nguyền rủa." Điều này trở thành tiếng hô trong trận chiến của họ, người Cossack và tầng lớp nông dân đã tàn sát nhiều thị dân Do Thái và Ba Lan-Litva, cũng như "szlachta" trong những năm 1648–1649. "Biên niên sử Nhân chứng" (Yeven Mezulah) đương đại (thế kỷ 17) của Nathan ben Moses Hannover viết:
Bất cứ nơi nào họ tìm thấy "szlachta", các quan chức hoàng gia hay người Do Thái, họ [Cossack] đều giết tất cả, không chừa phụ nữ hay trẻ em. Họ cướp bóc tài sản của người Do Thái và giới quý tộc, đốt phá nhà thờ và giết các linh mục của họ, không để lại gì nguyên vẹn. Sẽ là một cá nhân hiếm hoi trong những ngày đó không nhúng tay vào máu ...
Trong khi người Cossack và nông dân (được gọi là "pospolity") trong nhiều trường hợp là thủ phạm của các vụ thảm sát các thành viên "szlachta" của Ba Lan và những người cộng tác với họ, họ cũng phải chịu những tổn thất nhân mạng khủng khiếp do sự trả thù của Ba Lan, các cuộc tấn công của người Tatar, nạn đói, bệnh dịch và tàn phá tổng thể do chiến tranh.
Ở giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa, quân đội của đại quý tộc Jeremi Wiśniowiecki, trên đường rút lui về phía tây đã tiến hành trả thù khủng khiếp đối với dân thường, để lại tàn tích là các thị trấn và làng mạc bị đốt cháy. Ngoài ra, các đồng minh Tatar của Khmelnytsky thường liên tục tấn công dân thường, bất chấp sự phản đối của người Cossack. Sau khi liên minh của người Cossack với nước Nga Sa hoàng được thành lập, các cuộc tấn công của người Tatar trở nên không kiềm chế được; cùng với bùng phát nạn đói, chúng dẫn đến tình trạng giảm dân số trên toàn bộ các khu vực của đất nước. Mức độ của thảm kịch có thể được minh họa bằng một báo cáo của một sĩ quan Ba Lan thời đó, mô tả sự tàn phá:
Tôi ước tính rằng chỉ riêng số trẻ sơ sinh được tìm thấy chết dọc đường và trong các lâu đài lên tới 10.000. Tôi ra lệnh chôn chúng ngoài đồng và chỉ riêng một ngôi mộ đã chứa hơn 270 xác... Tất cả những đứa trẻ sơ sinh đều chưa đầy một tuổi vì những đứa lớn hơn bị bắt đi nuôi nhốt. |
Khởi nghĩa Khmelnytsky | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819208 | Những người nông dân sống sót đi lang thang thành từng nhóm, khóc than về bất hạnh của họ.
Trong văn hóa đại chúng.
Cuộc khởi nghĩa có ảnh hưởng lớn đến Ba Lan và Ukraina. "Bằng Lửa và Gươm" là một tiểu thuyết viễn tưởng lịch sử, lấy bối cảnh vào thế kỷ 17 tại Thịnh vượng chung Ba Lan-Litva trong Cuộc khởi nghĩa Khmelnytsky. "Bằng Lửa và Gươm" cũng là một bộ phim chính kịch lịch sử của Ba Lan do Jerzy Hoffman đạo diễn. Phim dựa trên tiểu thuyết cùng tên, là phần đầu tiên trong bộ ba tác phẩm của Henryk Sienkiewicz. |
Danh sách nhà thơ tiếng Đức | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819209 | Danh sách này chứa tên của các cá nhân (thuộc bất kỳ dân tộc hoặc quốc tịch nào) đã viết thơ bằng tiếng Đức. Hầu hết được xác định là "nhà thơ Đức", nhưng một số không phải là người Đức. |
Danh sách nhà thơ tiếng Belarus | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819211 | Sau đây là danh sách các nhà thơ có các tác phẩm viết bằng tiếng Belarus. |
Tiền xu lira Vatican | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819212 | Tiền xu lira Vatican là hệ thống các đồng tiền xu dùng đơn vị lira, được phát hành tại Vatican từ khi nó chính thức trở thành quốc gia có chủ quyền sau Hiệp ước Laterano năm 1929 cho đến khi nó được thay thế bằng đồng tiền chung euro vào năm 2002. |
Danh sách nhà thơ tiếng Nhật | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819214 | Dưới đây là danh sách các nhà thơ ngôn ngữ Nhật.
Các nhà thơ được liệt kê theo thứ tự chữ cái Latinh theo tên họ (hoặc bằng tên nổi tiếng, như là bút danh, với nhiều cái tên cho cùng một nhà thơ được liệt kê tách biệt nếu như chúng đồng thời dễ nhận diện). Các nhóm nhỏ các nhà thơ và các bài viết về gia quyến của họ được liệt kê tách biệt, bên dưới, cũng như các bậc thầy về thơ haiku (cũng ở trong danh sách chính). Các năm liên kết tới "[năm] hoạt động thơ ca" tương ứng trong bài viết. |
Danh sách nhà thơ Thụy Sĩ | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819215 | Đây là danh sách các nhà thơ Thụy Sĩ, bao gồm cả các nhà thơ gốc Thụy Sĩ và các nhà thơ sinh ra ở nơi khác, những người đã ảnh hưởng đến văn học Thụy Sĩ thông qua tác phẩm của họ. Văn học Thụy Sĩ có thể được chia thành bốn phần dựa trên ngôn ngữ viết của tác giả, mặc dù một số nhà thơ có thể viết bằng nhiều ngôn ngữ. |
Danh sách nhà thơ Phần Lan | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819216 | Danh sách xếp theo bảng chữ cái các nhà thơ Phần Lan và các nhà thơ đã viết bằng tiếng Phần Lan kèm theo năm sinh và năm mất: |
Danh sách nhà thơ Hy Lạp hiện đại | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819217 | Đây là danh sách các nhà thơ Hy Lạp hiện đại (năm sinh và năm mất liên kết với bài viết "thơ ca năm [năm]" tương ứng): |
Danh sách nhà thơ Bangladesh | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819218 | Sau đây là danh sách các nhà thơ Bangladesh, sinh ra ở Bangladesh hoặc đã từng công bố nhiều bài viết của họ khi còn sống ở quốc gia này. |
Danh sách nhà văn Bulgaria | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819219 | Đây là danh sách các nhà văn đáng chú ý đến từ Bulgaria: |
Danh sách nhà văn tiếng Đức | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819223 | Danh sách này bao gồm tên của các nhân vật (thuộc bất kỳ dân tộc hoặc quốc tịch nào) đã viết các tác phẩm hư cấu, tiểu luận hoặc kịch bằng tiếng Đức. Danh sách này bao gồm các nhân vật còn sống và đã qua đời.
Hầu hết các nhà văn hời Trung Cổ được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái tên của họ chứ không phải theo biệt hiệu của họ.
Viết tắt: tác phẩm cho thiếu nhi (ch), kịch (d), hư cấu (f), phi hư cấu (nf), thơ (p) |
Bạo loạn vũ khí hàng loạt năm 2023 ở Hàn Quốc | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819226 | Bạo loạn vũ khí hàng loạt ở Hàn Quốc năm 2023 là hiện tượng các tội phạm bạo lực tương tự và thông báo tội phạm (đe dọa) lần lượt xảy ra, bao gồm bạo loạn vũ khí ở ga Seohyeon trước và sau cuộc bạo loạn bằng vũ khí tại ga Sillim vào tháng 7 năm 2023. Theo đó, sáng ngày 4/8/2023, Tổng thống Yoon Seok-yeol đã ra lệnh đáp trả cực mạnh và đến chiều cùng ngày, cảnh sát đã tuyên bố hoạt động an ninh đặc biệt.
Giết người loạn xạ hung khí và âm mưu giết người.
Vụ đâm ở ga Sillim.
Vào khoảng 14:00 ngày 21 tháng 7 năm 2023, Josun (khi đó 33 tuổi) đã giết một người đàn ông và làm bị thương ba người khác gần Lối ra số 4 của Ga Sillim, Sillim-dong, Gwanak-gu, Seoul.
Ông Jo tuyên bố: "Tôi phạm tội vì nó quá khó." Anh ta nói rằng lý do tại sao anh ta chọn ga Sillim làm nơi gây án là "Tôi biết đó là một nơi đông đúc vì tôi đã đến đó vài lần trước đây để uống rượu với bạn bè."
Tiến sĩ Seung Jae-hyeon phân tích rằng Jo, giống như Jeong Yoo-jeong, đã "tích lũy sự oán giận cá nhân đối với đồng nghiệp của mình."
Điều tra và ra lệnh bắt.
Vào ngày 22 tháng 7, Sở cảnh sát Seoul Gwanak đã tiến hành khám xét và thu giữ hai khu dân cư lớn ở Hàn Quốc, bao gồm Incheon và Geumcheon-gu, Seoul. Ngoài ra, đã xin lệnh bắt giữ nghi phạm Josun với tội danh giết người và cố ý giết người, đồng thời cho biết sau khi bị bắt, động cơ và quá trình phạm tội, chẳng hạn như xét nghiệm chẩn đoán thái nhân cách (PCL-R), sẽ được điều tra chi tiết. Cảnh sát cho biết, có vẻ như nghi phạm Josun có ý định giết người, xét đến việc hắn ta cầm vũ khí nhắm vào mặt và cổ nạn nhân. Vào ngày 23 tháng 7, Thẩm phán So Joon-seop của Tòa án quận trung tâm Seoul đã tiến hành kiểm tra nội dung lệnh bắt giữ nghi phạm Josun và ban hành lệnh bắt giữ, nói rằng: "Có lo ngại rằng anh ta có thể bỏ trốn." |
Bạo loạn vũ khí hàng loạt năm 2023 ở Hàn Quốc | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819226 | Ngoài ra, Cơ quan cảnh sát thủ đô Seoul cho biết họ đang xem xét liệu có nên tổ chức một ủy ban đánh giá tiết lộ thông tin cá nhân về Joseon hay không và việc có tiết lộ hay không sẽ được quyết định vào ngày 26 tháng 7.
Vụ tấn công bằng dao tại AK Plaza Bundang.
Vụ tấn công bằng dao tại AK Plaza Bundang là vụ việc một người đàn ông tự đâm bừa bãi sau khi lái xe đâm vào một chiếc ô tô tại AK Plaza Bundang ở ga Seohyeon, Bundang-gu, Seongnam-si, Gyeonggi-do, Hàn Quốc vào ngày 3 tháng 8 năm 2023. Một người thiệt mạng và 13 người bị thương.
Nghi phạm.
Thủ phạm được xác định là anh Choi Won-jong, 22 tuổi, là một người thanh niên làm công việc giao hàng. Anh ta bị bắt 30 phút sau vụ việc, và anh ta đang trốn trong một cửa hàng quần áo trên tầng hai của một cửa hàng bách hóa. Anh ta phàn nàn về chứng hoang tưởng, và động cơ phạm tội là "một nhóm tượng Phật đã cố giết tôi" và "Tôi muốn công khai tình hình bất công". Cảnh sát có kế hoạch kiểm tra tiền sử bệnh tâm thần như tâm thần phân liệt và sử dụng ma túy. Sau đó, một cuộc kiểm tra ma túy đơn giản cho kết quả âm tính và người ta xác nhận rằng anh ta không phạm tội trong lúc say.
Theo đoạn phim CCTV ở AK Plaza và các nhân chứng của người dân, nghi phạm gầy gò, mặc áo gió màu đen, đội mũ và đeo kính râm che mặt, đi bộ mang theo vũ khí. Họ nói: "Họ la hét và chạy xung quanh, vung vũ khí" và "Có vẻ như họ đang hào hứng đi lại khi có người nhìn thấy họ".
Hóa ra anh ta được chẩn đoán mắc chứng rối loạn nhân cách phân liệt, nhưng đây chỉ là lời khai của hung thủ và gia đình, không phải là xác nhận đơn thuốc hay bệnh án của bác sĩ.
Phản ứng.
Khoảng 19:20, Ủy viên cảnh sát Yoon Hee-geun đã triệu tập một cuộc họp gồm những người đứng đầu các văn phòng cấp tỉnh và cấp tỉnh liên quan đến Ga Seohyeon và cho biết, "Cuộc bạo động vũ khí ở Ga Seohyeon thực chất là một hành động khủng bố và cần được xử lý nghiêm túc." Ngoài ra, ra lệnh khẩn cấp tăng cường tuần tra tại các khu vực đông dân cư trên cả nước. |
Bạo loạn vũ khí hàng loạt năm 2023 ở Hàn Quốc | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819226 | Vào ngày 4 tháng 8, Tổng thống Yoon Seok-yeol đã ra lệnh phản ứng cực mạnh bằng cách huy động toàn bộ lực lượng cảnh sát, nói rằng cuộc bạo loạn vũ khí ở ga Seohyeon là khủng bố.
Giáo viên trường trung học Daejeon bị đâm.
Vào ngày 4 tháng 8 năm 2023, vào khoảng 10:04 sáng, một kẻ lạ mặt đã đột nhập vào trường trung học Daejeon Songchon ở Daedeok-gu, Daejeon, đâm giáo viên rồi bỏ trốn. Nghi phạm đợi cô giáo của nạn nhân (49 tuổi) tan học, khi nạn nhân đi vệ sinh thì hắn đi theo và dùng hung khí đâm nạn nhân rồi bỏ trốn.
Vào khoảng 12:20 chiều ngày 4 tháng 8 năm 2023, Sở cảnh sát Daedeok đã bắt giữ nghi phạm trên đường phố ở Taepyeong-dong, Jung-gu, Daejeon.
Cảnh sát cho rằng nghi phạm khác với tội phạm 'không hỏi' như trường hợp của ga Sillim hay ga Seohyeon, khi được tiết lộ rằng nghi phạm có 'mối quan hệ linh mục' với nạn nhân. Theo cảnh sát, mẹ của nghi phạm được biết trong quá trình điều tra của cảnh sát đã khai rằng "Ông A luôn có biểu hiện hoang tưởng".
Âm mưu không thành.
Sự cố bến xe buýt tốc hành Seoul.
Vào ngày 4 tháng 8 năm 2023, một vụ dùng dao đã được thực hiện tại Bến xe buýt tốc hành Seoul ở Banpo-dong, Seocho-gu, Seoul, nhưng đã bị nhân viên an ninh và cảnh sát chế ngự. Sau khi cảnh sát kiểm tra điện thoại di động của nghi phạm, xác nhận rằng anh ta đã viết một bài đăng trên SNS dưới dạng 'Tôi sẽ giết cảnh sát' vào sáng sớm trước khi gây án.
Sự cố ga Dongdaegu.
Vào ngày 7 tháng 8 năm 2023, vào khoảng 3:50 chiều, trong khi cầm vũ khí, 'Tôi sẽ đâm chết một người ở ga Dongdaegu'. Một người đàn ông ở độ tuổi 30 đã viết vào một cuốn sổ và đưa nó ra xung quanh đã bị bắt vì tội đe dọa đặc biệt. Về động cơ phạm tội của nghi phạm, anh ta nói rằng anh ta "đã cố giết một ai đó (người không xác định)" và rằng "ai đó đã thao túng anh ta để phạm tội giết người", và người ta phát hiện ra rằng anh ta đã được điều trị tâm thần. |
Bạo loạn vũ khí hàng loạt năm 2023 ở Hàn Quốc | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819226 | Vào ngày 11 tháng 8, 1 nhân viên xã hội và 2 cảnh sát đường sắt hỗ trợ bắt giữ nghi phạm đã nhận trát hầu tòa.
Đăng tải thông báo về tội ác.
Vào ngày 24 tháng 7 năm 2023, sau khi một thông báo giết người được đăng trên bảng tin cộng đồng với nội dung: 'Tôi sẽ giết một công dân vô tội', các bài đăng trực tuyến tuyên bố rằng tôi sẽ phạm một tội ác ghê tởm lần lượt được đăng.
Tác giả của một thông báo cho biết anh ta sẽ giết 20 phụ nữ xung quanh Sillim-dong đã bị bắt và một thông báo khác báo trước một vụ giết người khác đã được đăng, vì vậy cảnh sát đang điều tra tác giả của bài báo và đang tuần tra xung quanh Sillim-dong.
Vào ngày 4 tháng 8 năm 2023, một bài báo cảnh báo về một vụ giết người đã được tìm thấy tại Ga Ori trong khoảng thời gian từ 6:00 chiều đến 10:00 tối và cảnh sát đang điều tra.
Vào ngày 5 tháng 8 năm 2023, một thông báo được đăng nói rằng sự kiện Comic World Seoul được tổ chức tại KINTEX cũng sẽ bị hủy và cảnh sát sẽ đóng quân ở đó.
Tính đến ngày 7 tháng 8, 187 thông báo giết người đã được kiểm tra, 59 người đã bị bắt và 3 người trong số họ đã bị bắt. Trong số những người bị bắt, 34, tương đương 57,6%, được phát hiện là thanh thiếu niên.
Đến ngày 11 tháng 8 năm 2023, Cơ quan Cảnh sát Quốc gia đã bắt giữ 115 vụ án và 119 người trong tổng số 315 trường hợp đăng tải thông báo về tội ác ghê tởm trên mạng.
Tổng cộng có 11 người đã bị bắt, và họ như sau.
Vào ngày 2 tháng 8 năm 2023, Đơn vị Điều tra Mạng của Cơ quan Cảnh sát Thủ đô Seoul đã bắt giữ và gửi Áp phích thông báo giết người ở ga Sillim (26 tuổi, nam), người đã đăng “Tôi sẽ giết 20 phụ nữ Hàn Quốc tại ga Sillim vào thứ Tư” trong D○ ○○○○ để đe dọa.
Vào ngày 2 tháng 8 năm 2023, Đội hình sự của Sở cảnh sát Yeongcheon, Cơ quan cảnh sát tỉnh Gyeongsangbuk-do, cho biết trong D○○○, “Tôi sẽ giết người phụ nữ. Tôi sống ở Yeongcheon.”
Vào ngày 7 tháng 8 năm 2023, Đội điều tra tổng hợp của Sở cảnh sát thành phố Seoul Hyehwa đã thông báo “8. 5. |
Bạo loạn vũ khí hàng loạt năm 2023 ở Hàn Quốc | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819226 | 5. Một người đàn ông 31 tuổi đã đăng thông báo giết người tại ga Hyehwa, người đã đăng "Dao ở ga Hyehwa từ 3 đến 12 giờ chiều." đã bị bắt vì đe dọa và vi phạm Đạo luật kiểm soát nhập cư.
Vào ngày 6 tháng 8 năm 2023, Đội hình sự của Sở cảnh sát Seocho thuộc Cơ quan cảnh sát thủ đô Seoul cho biết: “Tôi sẽ lấy một con dao làm bếp và giết bạn. Mục tiêu Hạng 1 Cảnh sát Hạng 2 Áo hoodie đen. Các cảnh sát, hãy tự lo cho mình. Một nam thanh niên 19 tuổi đăng thông báo giết cảnh sát, đăng 5 bài đăng, v.v., đã bị bắt vì tội đe dọa đặc biệt và chuẩn bị giết người.
Vào ngày 7 tháng 8 năm 2023, Đội điều tra tội phạm mạng của Cơ quan cảnh sát thành phố Incheon đã đăng một thông báo về vụ giết người trên đường Bupyeong Rodeo (40 tuổi, nam), người này đã đăng “Tôi sẽ chỉ giết 10 phụ nữ vào lúc 22:00 tối nay tại đường Bupyeong Rodeo. ” đã bị bắt vì tội đe dọa.
Vào ngày 8 tháng 8 năm 2023, Đơn vị Điều tra Mạng của Cơ quan Cảnh sát Nam tỉnh Gyeonggi đã đe dọa và chiếm quyền điều khiển người đăng thông báo giết người ở công viên giải trí (19 tuổi, nam), người đã đăng "Tôi sẽ đâm một thành viên trong gia đình tại một khu vui chơi giải trí đỗ xe sớm." Anh ta bị bắt vì tội cản trở công lý.
Vào ngày 8 tháng 8 năm 2023, đội điều tra mạng của Cơ quan cảnh sát thủ đô Seoul đã đe dọa và chiếm quyền điều khiển người đăng thông báo giết người tại ga Sillim (30 tuổi, nam), người đã đăng “Đang cầm dao trước lối ra 2 của ga Sillim ” ở D○○○. Anh ta bị bắt vì tội cản trở công lý.
Vào ngày 9 tháng 8 năm 2023, Đơn vị Điều tra Mạng của Cơ quan Cảnh sát Nam tỉnh Gyeonggi đã bắt giữ người đăng thông báo giết người ở ga Seohyeon (32 tuổi, nữ), người đã đăng "Tôi sẽ đâm 20 người vào thứ Sáu lúc Seohyeon Station" ở D○○○ vì chuẩn bị giết người và đe dọa. |
Bạo loạn vũ khí hàng loạt năm 2023 ở Hàn Quốc | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819226 | Vào ngày 10 tháng 8 năm 2023, Đơn vị Điều tra Mạng của Cơ quan Cảnh sát tỉnh Gangwon-do đe dọa đặc biệt và thực thi nhiệm vụ theo thứ bậc đối với người đăng thông báo giết người Chuncheon (25 tuổi, nam), người đã đăng "Tôi sẽ đâm dao lúc 7 giờ: 30 ở Chuncheon" trong D○○○. bị bắt vì cản trở.
Vào ngày 10 tháng 8 năm 2023, Đội điều tra tội phạm mạng thuộc Phòng điều tra Sở cảnh sát Osan, Cơ quan cảnh sát tỉnh phía nam Gyeonggi, đã đánh dấu vào ○○○ “Không có thông báo về vụ đấu dao Yongsan sao? Người đăng thông báo về vụ giết người ở Yongsan (21 tuổi, nam), người đăng “Hãy chờ xem” đã bị bắt vì tội đe dọa.
Vào ngày 10 tháng 8 năm 2023, Đội mạng của Phòng điều tra Sở cảnh sát Hanam, Cơ quan cảnh sát tỉnh phía nam Gyeonggi, đã tìm thấy một áp phích thông báo giết người của công ty giải trí nổi tiếng (28 tuổi, nam) đăng “Tôi sẽ chỉ chọn Khu rừng Seoul”. Trạm ○○ nhân viên và giết 9 người ”ở D○○○. Anh ta bị bắt với tội danh đe dọa và cản trở công lý.
Báo cáo và bắt giữ nhầm người.
Vào ngày 4 tháng 8, 'hai người đàn ông bị bắt' đang gây bạo loạn lần lượt ở Ga Yeokgok và Ga Đại học Konkuk ở Seoul, nhưng họ không mang theo vũ khí, vì vậy nó được xác nhận là báo cáo sai sự thật. Vào ngày 5 tháng 8, một nam học sinh trung học tập thể dục ở Uijeongbu-si, Gyeonggi-do đã bị nhầm là nghi phạm và bị thương trong quá trình thẩm vấn bởi một thám tử mặc thường phục.
Tin giả.
Vào ngày 4 tháng 8, tin giả đã lan truyền rằng 'đụng dao' đã xảy ra ở Pocheon và Daegu. Cảnh sát đang 'bắt giữ và điều tra' một người đàn ông ở độ tuổi 20 (A) đã lan truyền thông tin liên quan đến Pocheon (tin giả). Người ta đã điều tra được rằng A đã viết và chia sẻ tin giả như một trò đùa khi nói chuyện với B, một người bạn trong quân đội, thông qua SNS (dịch vụ mạng xã hội). B, người tin rằng điều này là có thật, đã 'phân phối nó cho các phòng (trò chuyện) mở khác, và sau đó nó được xác nhận rằng nó lan truyền nhanh chóng khắp cộng đồng trực tuyến. |
Benson Sakala | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819240 | Benson Sakala (sinh ngày 12 tháng 9 năm 1996) là một cầu thủ bóng đá người Zambia hiện tại đang thi đấu ở vị trí tiền vệ cho câu lạc bộ Mladá Boleslav tại Giải bóng đá vô địch quốc gia Séc và Đội tuyển bóng đá quốc gia Zambia, nơi anh được bổ nhiệm làm đội trưởng cho đội bóng trước vòng loại Cúp bóng đá châu Phi 2023.
Sự nghiệp thi đấu.
Mladá Boleslav.
Ngày 6 tháng 7 năm 2023, Sakala ký một bản hợp đồng kéo dài 2 năm với câu lạc bộ Mladá Boleslav tại Giải bóng đá vô địch quốc gia Séc. |
Alex Greive | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819242 | Alexander Greive (sinh ngày 13 tháng 5 năm 1999) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người New Zealand hiện tại đang thi đấu ở vị trí tiền đạo cho câu lạc bộ St Mirren tại Scottish Premiership, và Đội tuyển bóng đá quốc gia New Zealand.
Sự nghiệp thi đấu.
Câu lạc bộ.
Trẻ.
Grieve thi đấu cho Papakura City và Waitakere City trong cả sự nghiệp cầu thủ trẻ.
Cao đẳng.
Greive chơi bóng đá cao đẳng với đội thể thao Northern Kentucky Norse, và cũng xuất hiện ở cấp câu lạc bộ cho Cincinnati Dutch Lions vào năm 2019 khi đang học tập.
Chuyên nghiệp.
Anh bắt đầu sự nghiệp chuyên nghiệp của mình với Birkenhead United tại NRFL Premier vào năm 2015, ở tuổi 15.
Greive dành mùa giải 2020–21 với câu lạc bộ Waitakere United tại New Zealand Football Championship. Sau khi thi đấu cho Birkenhead United, ghi 19 bàn thắng sau 19 trận ở mùa giải 2021, giành danh hiệu Chiếc giày vàng, anh ký hợp đồng với câu lạc bộ St Mirren tại Scottish Premiership vào tháng 1 năm 2022.
Quốc tế.
Vào ngày 26 tháng 1 năm 2022, Greive lần đầu tiên được gọi lên đội tuyển quốc gia New Zealand để chuẩn bị cho 2 trận giao hữu gặp Jordan và Uzbekistan như một sự thay thế cho Andre de Jong. Anh có trận ra mắt quốc tế trong trận thua 1-3 trước Jordan, khi vào sân thay cho Logan Rogerson ở phút thứ 81. Trong trận đầu tiên đá chính New Zealand vào ngày 24 tháng 3 năm 2022, trận thắng 7-1 trước Nouvelle-Calédonie, anh đã lập một cú đúp, những bàn thắng quốc tế đầu tiên của anh.
Danh hiệu.
Cá nhân |
Đại học và cao đẳng sư phạm Việt Nam | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819245 | Các Trường Đại học Sư phạm ở Việt Nam gồm có:
8 trường Sư phạm lớn công nhận kết quả và dành chỉ tiêu xét tuyển thí sinh dự kỳ thi đánh giá năng lực do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội chủ trì .
Các Trường Đại học khác gồm có: |
Tannhausen | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819247 | Tannhausen là một đô thị nằm ở huyện Ostalbkreis, thuộc bang Baden-Württemberg, Đức. |
Wört | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819248 | Wört là một thị xã (tiếng Đức: "Gemeinde") nằm ở huyện Ostalbkreis, thuộc bang Baden-Württemberg, Đức. |
Bühl (Baden) | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819254 | Bühl (Alemannic thấp: "Bihl") là một đô thị thuộc huyện Rastatt, bang Baden-Württemberg, tây nam nước Đức. |
Trần Thanh Lâm | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819255 | Trần Thanh Lâm (sinh năm 1973) là một chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện giữ chức Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương
Quá trình công tác.
- Ông Trần Thanh Lâm từng giảng dạy tại Trường cao đẳng Sư phạm Hà Nam, kinh qua các chức vụ Phó chánh Văn phòng T.Ư Đoàn kiêm Thư ký Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn; Thường vụ Ban Chấp hành T.Ư Đoàn, Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư Đoàn; Phó tổng biên tập Báo Tiền Phong; Phó giám đốc Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam.
- Tháng 2.2017, ông Lâm được điều động, bổ nhiệm giữ chức phó vụ trưởng Vụ Báo chí - Xuất bản, Ban Tuyên giáo T.Ư. Hơn 2 năm sau, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ trưởng.
- Chiều 3-12, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức hội nghị triển khai quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ. Tại hội nghị, ông Phạm Ngọc Linh, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Ban Tuyên giáo Trung ương, đã công bố quyết định 398 của Ban Bí thư bổ nhiệm ông Trần Thanh Lâm, Vụ trưởng Vụ Báo chí - xuất bản (Ban Tuyên giáo trung ương), giữ chức Phó trưởng Ban Tuyên giáo trung ương. |
Gaggenau | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819260 | Gaggenau là một thị trấn thuộc huyện Rastatt, bang Baden-Württemberg, Đức. Nơi đây nằm cách Baden-Baden khoảng 8 km về phía đông bắc. |
Gernsbach | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819262 | Gernsbach () là một thị trấn thuộc huyện Rastatt, bang Baden-Württemberg, Đức. Nơi đây nằm bên bờ sông Murg, cách Baden-Baden về phía đông. |
Kuppenheim | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819264 | Kuppenheim là một thị trấn thuộc huyện Rastatt, bang Baden-Württemberg, Đức. Nơi đây nằm bên bờ sông Murg, cách Rastatt 5 km về phía đông nam và cách Baden-Baden 8 km về phía bắc. |
Lichtenau, Baden-Württemberg | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819265 | Lichtenau là một thị trấn nhỏ nằm ở huyện Rastatt, tây nam bang Baden-Württemberg, Đức . |
Bietigheim (Baden) | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819267 | Bietigheim là một xã nằm ở huyện Rastatt, bang Baden-Württemberg, tây nam nướcĐức. |
Bischweier | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819268 | Bischweier là một thị xã nằm ở huyện Rastatt, thuộc bang Baden-Württemberg, Đức. |
Bühlertal | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819269 | Bühlertal là một thị xã nằm ở huyện Rastatt, thuộc bang Baden-Württemberg, Đức. |
Durmersheim | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819274 | Durmersheim là một thị xã nhỏ nằm ở huyện Rastatt, thuộc bang Baden-Württemberg, tây nam nước Đức. Nơi đây có dân số 12.112 người (2020). |
Elchesheim-Illingen | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819275 | Elchesheim-Illingen là một xã ở phía tây nam nước Đức, giữa Karlsruhe và Rastatt. Nơi đây nằm cách sông Rhine 5 km về phía tây. |
Hạt Phủ doãn Tông tòa Kampong Cham | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819280 | Hạt Phủ doãn Tông tòa Kampong Cham (; ) là một Hạt Phủ doãn Tông tòa của Giáo hội Công giáo Rôma tại Campuchia. Lãnh đạo đương nhiệm của Hạt Phủ doãn Tông tòa là Giám mục Phêrô Suon Hangly.
Địa giới.
Hạt Phủ doãn Tông tòa bao phủ diện tích 66,347 km2 ở phía đông Campuchia, bao gồm các tỉnh Kampong Cham, Kratié, Stung Treng, Ratanakiri, Mondulkiri, Svay Rieng, Tbong Khmum và Prey Veng. Hạt Phủ doãn Tông tòa được chia ra làm 28 giáo xứ, với tòa giám mục đặt tại thành phố Kampong Cham.
Lịch sử.
Hạt Phủ doãn Tông tòa được thành lập vào ngày 26/9/1968, khi Hạt Đại diện Tông tòa Campuchia (nay là Hạt Đại diện Tông tòa Phnôm Pênh) được tách ra làm ba.
Thống kê.
Đến năm 2020, Hạt Phủ doãn Tông tòa có 3.045 giáo dân trên tổng dân số 3.634.750, chiếm 0,1%. |
Danh sách biểu trưng tỉnh thành và lãnh thổ Việt Nam | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819302 | Dưới đây là danh sách các biểu trưng các tỉnh thành và vùng lãnh thổ của Việt Nam. Mỗi tỉnh thành và vùng lãnh thổ đều có một bộ nhận diện địa phương chính thức đặc trưng và riêng biệt.
Mặc dù vậy, tính đến lần gần nhất mà bài viết này được sửa đổi, vẫn còn 7/63 tỉnh thành chưa có bộ nhận diện địa phương chính thức gồm: Hà Giang, Hải Phòng, Lâm Đồng, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Quảng Ninh và Thái Bình. Bảy tỉnh thành này sẽ được liệt kê bằng các biểu trưng không chính thức hoặc biểu trưng du lịch, trong tương lai khi từng tỉnh thành công bố bộ biểu trưng chính thức (được xác nhận bởi Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố tương ứng) thì biểu trưng đó sẽ được cập nhật vào bài viết này.
Riêng đối với tỉnh Hậu Giang ngoài biểu trưng thì còn có hình ảnh nhận diện, trong đó biểu trưng sẽ được liệt kê ở trên và hình ảnh nhận diện sẽ được liệt kê ở dưới. |
Constantinos Panagi | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819309 | Constantinos Panagi (tiếng Hy Lạp: Κωνσταντίνος Παναγή, sinh ngày 8 tháng 10 năm 1994) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Síp hiện tại đang thi đấu ở vị trí thủ môn cho câu lạc bộ Omonia tại Giải bóng đá hạng nhất Síp.
Sự nghiệp thi đấu.
Olympiakos Nicosia.
Panagi là sản phẩm của lò đào tạo Olympiakos Nicosia và được đôn lên đội 1 bởi huấn luyện viên Pambos Christodoulou vào năm 2010. Trong mùa giải 2013-2014, anh là sự lựa chọn số 1 trong khung gỗ của đội bóng, ra sân 25 trận tại Giải bóng đá hạng nhì quốc gia Síp.
Omonia.
Vào ngày 20 tháng 5 năm 2014, anh chuyển tới câu lạc bộ cùng thành phố, Omonia. Anh ra mắt đội 1 vào ngày 18 tháng 4 trong trận hòa với Apollon, nơi anh đã gây được ấn tượng và kể từ đó, anh luôn được ra sân thường xuyên cho Omonia. Trận ra mắt châu Âu của anh diễn ra vào ngày 9 tháng 6 trong chiến thắng 2-0 trước Dinamo Batumi. Anh đã có 85 lần ra sân tại giải quốc gia cho Omonia kể từ khi gia nhập.
Sự nghiệp quốc tế.
Panagi đã thi đấu ở các cấp độ trẻ của Síp, như U-17, U-19 và U-21.
Anh ra mắt quốc tế cho Đội tuyển bóng đá quốc gia Síp vào ngày 24 tháng 3 năm 2016, trong trận thua 0-1 trước Ukraina.
Đời tư.
Vào ngày 12 tháng 7 năm 2020, anh kết hôn với một vũ công kiêm biên đạo múa, Andrea Nikolaou và có một cô con gái tên là Floriana (sinh ngày 7 tháng 9 năm 2020).
Danh hiệu.
Omonia |
Jean N'Guessan (cầu thủ bóng đá) | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819311 | Jean Frederic Kouadio N'Guessan (sinh ngày 17 tháng 4 năm 2003) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Bờ Biển Ngà hiện tại đang thi đấu ở vị trí tiền vệ cho câu lạc bộ Metz tại Ligue 1.
Sự nghiệp thi đấu.
Câu lạc bộ.
Cho mượn tại Lausanne-Sport.
Năm 2021, N'Guessan được đem cho mượn tại câu lạc bộ Lausanne-Sport ở Giải bóng đá vô địch quốc gia Thụy Sĩ, từ Nice tại Ligue 1. Vào ngày 24 tháng 7 năm 2021, anh ra mắt cho Lausanne-Sport trong trận thua 2-1 trước St. Gallen.
Cho mượn tại Nîmes.
Vào tháng 7 năm 2022, N'Guessan chuyển tới câu lạc bộ Nîmes tại Ligue 2 theo dạng cho mượn mùa giải 2022–23.
Metz.
Vào ngày 21 tháng 7 năm 2023, anh ký một bản hợp đồng kéo dài 4 năm với câu lạc bộ Metz tại Ligue 1.
Quốc tế.
U-23.
N'Guessan được gọi triệu tập lên đội tuyển U-23 Bờ Biển Ngà vào tháng 3 năm 2023. Anh ra mắt quốc tế cho đội tuyển U-23 của đất nước này vào ngày 23 tháng 3 năm 2023, trong trận thắng 3-2 trước Maroc. |
Huy Nguyễn | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819312 | Huy Nguyễn là một doanh nhân người Việt Nam (sinh ngày 15 tháng 5 năm 1987) và là đồng sáng lập của KardiaChain, nền tảng blockchain mở rộng đầu tiên tại Đông Nam Á.
Tiểu sử và giáo dục.
Huy Nguyễn sinh ngày 15 tháng 05 năm 1987, tại Việt Nam. Ông học cao học tại trường Đại học California tại Berkeley và tốt nghiệp loại ưu ngành Kỹ thuật điện - điện tử và Khoa học máy tính năm 2010. Trong thời gian theo học tại trường, Huy là nhóm trưởng của nhóm De Anza College Team, nhóm đã thắng giải DEEP Robotics Competition được tổ chức tại trường UC Santa Cruz năm 2008.
Sự nghiệp.
Huy Nguyễn bắt đầu sự nghiệp trong vai trò một kỹ sư phần mềm tại tập đoàn công nghệ Cisco trong giai đoạn 2010- 2012.
Vào năm 2012, Huy Nguyễn gia nhập Google trong vai trò Lãnh đạo công nghệ cấp cao và trải qua 10 năm làm việc tại đây. Khi còn ở Google, Huy cùng với đội ngũ đồng sự đã thực hiện thành công những dự án như Nền tảng mạng không dây Google Access và Mạng lưới hạ tầng Google Fiber. Ông đồng thời cũng là người dẫn đầu việc tạo ra Google Hearable Experience, giám sát việc phát triển Google Pixel Buds 1 và 2 dành cho hệ điều hành Android. Huy cũng có nhiều đóng góp vào dự án "Một tỷ người dùng tiếp theo" tại Google hướng đến việc giúp mọi cá nhân đều có sự kết nối với công nghệ.
Năm 2018, Huy Nguyễn đồng sáng lập KardiaChain, nền tảng blockchain đầu tiên tập trung chủ yếu vào việc phổ cập ứng dụng blockchain vào đời sống, cùng người bạn Trí Phạm. Từ đó, ông quyết định quay về Việt Nam và tập trung thúc đẩy việc tích hợp blockchain vào những ngành trọng điểm tại Việt Nam. Từ năm 2019, Huy Nguyễn đảm nhiệm vị trí Trưởng khoa Blockchain tại Đại học trực tuyến Funix, và thường tham gia dạy học, chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn về công nghệ blockchain. |
Thulium(III) oxide | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819314 | Thulium(III) oxide là một hợp chất vô cơ có công thức hóa học Tm2O3. Nó được phân lập lần đầu tiên vào năm 1879, từ một mẫu erbia không tinh khiết, bởi nhà hóa học Thụy Điển Per Teodor Cleve, người đã đặt tên cho nó "là thulia". Chất rắn màu lục nhạt này có thể được điều chế trong phòng thí nghiệm bằng cách đốt cháy kim loại thulium trong không khí, hoặc bằng cách phân hủy muối oxoacid của chúng, chẳng hạn như thulium(III) nitrat. |
Phân rã beta kép | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819316 | Trong vật lý hạt nhân, phân rã beta kép là một loại phân rã phóng xạ, trong đó hai neutron đồng thời biến thành hai proton, hoặc ngược lại, bên trong hạt nhân nguyên tử. Như trong phân rã beta đơn, quá trình này giúp tỷ lệ proton và neutron tối ưu hơn. Kết quả của sự biến đổi này là hạt nhân phát ra hai hạt beta có thể phát hiện được, đó là các electron hoặc positron.
Tài liệu phân biệt giữa hai loại phân rã beta kép: "phân rã beta kép" "thông thường" và "phân rã beta kép" "phi neutrino". Trong phân rã beta kép thông thường, đã được quan sát thấy ở một số đồng vị, hai electron và hai phản neutrino electron được phát ra từ hạt nhân đang phân rã. Trong phân rã beta kép phi neutrino, một quá trình giả định chưa bao giờ được quan sát thấy, sẽ chỉ có các electron được phát ra.
Lịch sử.
Ý tưởng về phân rã beta kép lần đầu tiên được đề xuất bởi Maria Goeppert-Mayer vào năm 1935. Năm 1937, Ettore Majorana chứng minh rằng tất cả các kết quả của lý thuyết phân rã beta không thay đổi nếu neutrino là phản hạt của chính nó, ngày nay được gọi là "hạt Majorana". Năm 1939, Wendell H. Furry đề xuất rằng nếu neutrino là hạt Majorana, thì phân rã beta kép có thể xảy ra mà không phát ra bất kỳ neutrino nào, thông qua quá trình hiện được gọi là "phân rã beta kép phi neutrino". Người ta vẫn chưa biết liệu neutrino có phải là hạt Majorana hay không, và liên quan đến việc liệu phân rã beta kép không có neutrino có tồn tại trong tự nhiên hay không.
Vào những năm 1930–1940, người ta không biết đến sự vi phạm tính chẵn lẻ (parity violation) trong tương tác yếu, và do đó, các tính toán cho thấy rằng phân rã beta kép không có neutrino sẽ có nhiều khả năng xảy ra hơn nhiều so với phân rã beta kép thông thường, nếu neutrino là hạt Majorana. Thời gian bán rã được dự đoán là vào khoảng ~ năm. Những nỗ lực để quan sát quá trình này trong phòng thí nghiệm có từ ít nhất là năm 1948 khi E.L. Fireman thực hiện nỗ lực đầu tiên để đo trực tiếp chu kỳ bán rã của đồng vị với bộ đếm Geiger-Müller. Các thí nghiệm đo phóng xạ trong khoảng năm 1960 cho kết quả âm tính (negative result) hoặc là dương tính giả (false positive result), không được xác nhận bởi các thí nghiệm sau này. Năm 1950, lần đầu tiên chu kỳ bán rã beta kép của được đo bằng các phương pháp địa hóa là 1.4× năm, khá gần với giá trị hiện đại. |
Phân rã beta kép | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819316 | Điều này liên quan đến việc phát hiện nồng độ khoáng chất của xenon được tạo ra bởi sự phân rã.
Năm 1956, sau khi bản chất V-A của tương tác yếu được biết, rõ ràng là chu kỳ bán rã của phân rã beta kép phi neutrino sẽ vượt quá đáng kể so với phân rã beta kép thông thường. Mặc dù có những tiến bộ đáng kể trong các kỹ thuật thí nghiệm vào những năm 1960–1970, nhưng mãi đến những năm 1980 thì phân rã beta kép mới được quan sát thấy trong phòng thí nghiệm. Các thí nghiệm chỉ có thể thiết lập giới hạn dưới cho chu kỳ bán rã – khoảng năm. Đồng thời, các thí nghiệm địa hóa (geochemical experiment) đã phát hiện ra sự phân rã beta kép của và .
Phân rã beta kép được quan sát lần đầu tiên trong phòng thí nghiệm vào năm 1987 bởi nhóm của Michael Moe tại UC Irvine ở . Kể từ đó, nhiều thí nghiệm đã quan sát thấy sự phân rã beta kép thông thường ở các đồng vị khác. Không có thí nghiệm nào trong số đó mang lại kết quả khả quan cho quá trình phân rã không có neutrino, nâng chu kỳ bán rã giới hạn dưới lên xấp xỉ năm. Các thí nghiệm địa hóa tiếp tục trong suốt những năm 1990, tạo ra kết quả khả quan đối với một số đồng vị. Phân rã beta kép là loại phân rã phóng xạ hiếm gặp nhất được biết đến; tính đến năm 2021, nó chỉ được quan sát thấy ở 14 đồng vị (bao gồm cả sự bắt giữ electron kép của đồng vị được quan sát vào năm 2001, được quan sát vào năm 2013 và được quan sát vào năm 2019), và tất cả đều có lifetime trung bình trên năm (bảng bên dưới).
Phân rã beta kép thông thường.
Trong một lần phân rã beta kép điển hình, hai neutron trong hạt nhân được chuyển đổi thành proton, và hai electron và hai phản neutrino electron được phát ra. Quá trình này có thể được coi là hai lần phân rã beta trừ đồng thời. Để có thể xảy ra phân rã beta (kép), hạt nhân cuối cùng phải có binding energy lớn hơn hạt nhân ban đầu. Đối với một số hạt nhân, chẳng hạn như germani-76, isobar cao hơn một số nguyên tử (arsenic-76) có binding energy nhỏ hơn nên không cho phép phân rã beta đơn. Tuy nhiên, isobar có số nguyên tử cao hơn hai, seleni-76, binding energy lớn hơn, do đó cho phép phân rã beta kép.
Phổ phát xạ của hai electron có thể được tính theo cách tương tự như phổ phát xạ beta bằng cách sử dụng quy tắc vàng Fermi. |
Phân rã beta kép | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819316 | Tỷ lệ chênh lệch được đưa ra bởi công thức:
formula_1
Trong đó các chỉ số đề cập đến từng electron, là động năng, là năng lượng toàn phần, là hàm Fermi với "Z" là điện tích của hạt nhân ở trạng thái cuối cùng, là động lượng, là vận tốc tính bằng đơn vị , formula_2 là góc giữa các electron và là giá trị Q của sự phân rã.
Đối với một số hạt nhân, quá trình xảy ra như sự biến đổi hai proton thành hai neutron, phát ra hai neutrino electron và bắt giữ hai electron quỹ đạo (bắt giữ electron kép). Nếu chênh lệch khối lượng giữa nguyên tử mẹ và nguyên tử con lớn hơn 1.022 MeV/"c"2 (khối lượng hai electron), thì có thể xảy ra một phân rã khác, bắt giữ một electron quỹ đạo và phát ra một positron. Khi chênh lệch khối lượng lớn hơn 2.044 MeV/"c"2 (bốn khối lượng electron), có thể phát ra hai positron. Những nhánh phân rã lý thuyết này đã không được quan sát.
Các đồng vị phân rã beta kép đã biết.
Có 35 đồng vị tự nhiên có khả năng phân rã beta kép. Trong thực tế, sự phân rã có thể quan sát được khi sự phân rã beta đơn bị "cấm" bởi sự bảo toàn năng lượng. Điều này xảy ra đối với các nguyên tố có số nguyên tử chẵn và số neutron chẵn, ổn định hơn do liên kết spin. Khi phân rã beta đơn hoặc phân rã alpha cũng xảy ra, tốc độ phân rã beta kép thường quá thấp để có thể quan sát được. Tuy nhiên, sự phân rã beta kép của (cũng là một bộ phát alpha) đã được đo phóng xạ. Hai hạt nhân đã xảy ra phân rã beta kép khác đã được quan sát thấy, và , về mặt lý thuyết cũng có thể xảy ra phân rã beta đơn, nhưng sự phân rã này cực kỳ khó xảy ra và chưa bao giờ được quan sát thấy.
14 đồng vị đã được quan sát bằng thực nghiệm trải qua quá trình phân rã beta kép hai neutrino (β–β–) hoặc bắt giữ electron kép (εε). Bảng bên dưới gồm các hạt nhân có chu kỳ bán rã đo được bằng thực nghiệm mới nhất, tính đến tháng 12 năm 2016, ngoại trừ 124Xe (lần đầu tiên quan sát thấy sự bắt giữ electron kép vào năm 2019).
Việc tìm kiếm phân rã beta kép trong các đồng vị đưa ra những thách thức thực nghiệm lớn hơn đáng kể. Một đồng vị như vậy là . |
Phân rã beta kép | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819316 | Một đồng vị như vậy là .
Các hạt nhân ổn định beta (beta-stable) (hoặc gần như ổn định beta) đã biết sau đây với "A" ≤ 260, về mặt lý thuyết có khả năng phân rã beta kép, trong đó màu đỏ là đồng vị có tốc độ phân rã beta kép được đo bằng thực nghiệm và màu đen là vẫn chưa được đo bằng thực nghiệm: 46Ca, , 70Zn, , 80Se, , 86Kr, 94Zr, , 98Mo, , 104Ru, 110Pd, 114Cd, , 122Sn, 124Sn, , , 134Xe, , 142Ce, 146Nd, 148Nd, , 154Sm, 160Gd, 170Er, 176Yb, 186W, 192Os, 198Pt, 204Hg, 216Po, 220Rn, 222Rn, 226Ra, 232Th, , 244Pu, 248Cm, 254Cf, 256Cf, và 260Fm.
Các hạt nhân ổn định beta (hoặc gần như ổn định beta) đã biết sau đây với "A" ≤ 260, về mặt lý thuyết có khả năng bắt giữ electron kép, trong đó màu đỏ là các đồng vị có tốc độ bắt giữ electron kép được đo đạc và màu đen là vẫn chưa được đo bằng thực nghiệm: 36Ar, 40Ca, 50Cr, 54Fe, 58Ni, 64Zn, 74Se, , 84Sr, 92Mo, 96Ru, 102Pd, 106Cd, 108Cd, 112Sn, 120Te, , 126Xe, , 132Ba, 136Ce, 138Ce, 144Sm, 148Gd, 150Gd, 152Gd, 154Dy, 156Dy, 158Dy, 162Er, 164Er, 168Yb, 174Hf, 180W, 184Os, 190Pt, 196Hg, 212Rn, 214Rn, 218Ra, 224Th, 230U, 236Pu, 242Cm, 252Fm, và 258No.
Phân rã beta kép phi neutrino.
Nếu neutrino là một hạt Majorana (nghĩa là phản neutrino và neutrino thực ra là cùng một hạt), và ít nhất một loại neutrino có khối lượng khác không (đã được thiết lập bởi các thí nghiệm dao động neutrino), thì phân rã beta kép phi neutrino có thể xảy ra. Phân rã beta kép phi neutrino là một quá trình vi phạm số lepton. Trong cách xử lý lý thuyết (theoretical treatment) đơn giản nhất, được gọi là light neutrino exchange, một nucleon hấp thụ neutrino do một nucleon khác phát ra. Các neutrino trao đổi là các hạt ảo.
Chỉ với hai electron ở trạng thái cuối cùng, tổng động năng của các electron sẽ xấp xỉ bằng hiệu năng lượng liên kết của hạt nhân ban đầu và hạt nhân cuối cùng, với nuclear recoil chiếm phần còn lại. Do sự bảo toàn động lượng, các electron thường được phát xạ back-to-back. |
Phân rã beta kép | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819316 | Tốc độ phân rã cho quá trình này được đưa ra bởi:
formula_3
Trong đó: "G" là hệ số không gian pha hai vật thể, "M" là phần tử ma trận hạt nhân (nuclear matrix element) và "m"ββ là khối lượng Majorana hiệu dụng của neutrino electron. Trong bối cảnh light Majorana neutrino exchange, "m"ββ được cho bởi:
formula_4
Trong đó: "mi" là khối lượng neutrino và "Uei" là các phần tử của ma trận Pontecorvo–Maki–Nakagawa–Sakata (PMNS). Do đó, quan sát phân rã beta kép phi neutrino, ngoài việc xác nhận bản chất của neutrino Majorana, còn có thể cung cấp thông tin về thang khối lượng neutrino tuyệt đối và các pha Majorana trong ma trận PMNS, tùy thuộc vào việc giải thích thông qua các mô hình lý thuyết của hạt nhân, xác định các phần tử của ma trận hạt nhân, và các mô hình của sự phân rã.
Việc quan sát phân rã beta kép phi neutrino sẽ yêu cầu ít nhất một neutrino là hạt Majorana, bất kể quá trình có được tạo ra bởi sự trao đổi neutrino hay không.
Thí nghiệm.
Nhiều thí nghiệm đã tìm kiếm sự phân rã beta kép phi neutrino. Các thí nghiệm hoạt động tốt nhất có khối lượng đồng vị đang phân rã cao và nền thấp, với một số thí nghiệm có thể thực hiện phân biệt hạt và theo dõi electron. Để loại bỏ phông nền khỏi các tia vũ trụ, hầu hết các thí nghiệm đều được đặt trong các phòng thí nghiệm dưới lòng đất trên khắp thế giới.
Các thí nghiệm gần đây và được đề xuất bao gồm:
Trạng thái.
Trong khi một số thí nghiệm tuyên bố đã phát hiện ra sự phân rã beta kép phi neutrino, các nghiên cứu hiện đại không tìm thấy bằng chứng nào về sự phân rã đó.
Tranh cãi Heidelberg-Moscow.
Một số thành viên của nhóm hợp tác Heidelberg-Moscow đã tuyên bố phát hiện ra sự phân rã beta phi neutrino ở 76Ge vào năm 2001. Tuyên bố này đã bị chỉ trích bởi các nhà vật lý khác cũng như các thành viên khác của nhóm hợp tác. Năm 2006, một ước tính của cùng các tác giả cho biết thời gian bán rã là 2,3 năm. Chu kỳ bán rã này đã bị các thí nghiệm khác với độ tin cậy cao bác bỏ, bao gồm cả thí nghiệm 76Ge của GERDA.
Kết quả hiện tại.
Kể từ năm 2017, các giới hạn mạnh nhất đối với phân rã beta kép phi neutrino đến từ GERDA ở 76Ge, CUORE ở 130Te, và EXO-200 và KamLAND-Zen ở 136Xe.
Phân rã beta đồng thời bậc cao. |
Phân rã beta kép | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819316 | Phân rã beta đồng thời bậc cao.
Đối với các số khối có nhiều hơn 2 isobar ổn định beta, phân rã beta tứ bội (quadruple beta decay) và bắt giữ electron tứ bội (quadruple electron capture) đã được đề xuất như là lựa chọn thay thế cho phân rã beta kép trong các đồng vị có mức năng lượng dư thừa lớn nhất. Những phân rã này có thể xảy ra về mặt năng lượng trong 8 hạt nhân, mặc dù partial half-life so với phân rã beta đơn hoặc kép được dự đoán là rất dài; do đó, không thể quan sát thấy phân rã beta tứ bội. 8 hạt nhân triển vọng nhất cho phân rã beta tứ bội bao gồm 96Zr, 136Xe, và 150Nd có khả năng phân rã beta trừ tứ bội và 124Xe, 130Ba, 148Gd, và 154Dy có khả năng phân rã beta cộng tứ bội hoặc bắt giữ electron tứ bội. Về lý thuyết, phân rã beta tứ bội có thể quan sát được bằng thực nghiệm ở 3 trong số các hạt nhân này, với hạt nhân triển vọng nhất là 150Nd. Phân rã beta tam bội (triple beta decay) cũng có thể xảy ra đối với 48Ca, 96Zr, và 150Nd.
Hơn nữa, phương thức phân rã như vậy cũng có thể không có neutrino trong vật lý ngoài Mô hình Chuẩn. Phân rã beta tứ bội phi neutrino sẽ vi phạm số lepton trong 4 đơn vị, trái ngược với số lepton vượt quá 2 đơn vị trong trường hợp phân rã beta kép phi neutrino. Do đó, không có 'định lý hộp đen' và neutrino có thể là hạt Dirac trong khi vẫn cho phép các loại quá trình này. Đặc biệt, nếu phân rã beta tứ bội phi neutrino được tìm thấy trước phân rã beta kép phi neutrino thì người ta kỳ vọng rằng neutrino sẽ là hạt Dirac.
Cho đến nay, các tìm kiếm về phân rã beta tam và tứ bội trong 150Nd vẫn không thành công. |
E100 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819325 | __ĐỔI_HƯỚNG_NHẤT_ĐỊNH__ |
Maus | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819326 | __ĐỔI_HƯỚNG_NHẤT_ĐỊNH__ |
Mouse | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819328 | __LUÔN_MỤC_LỤC__ |
Warabimochi | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819340 | là một loại bánh kẹo của Nhật Bản ("wagashi") được làm từ tinh bột từ dương xỉ ("warabiko") và được phủ một lớp bột đậu nành rang ("kinako"). Nó khác với bánh "mochi" ở nguyên liệu do "mochi" được làm từ gạo nếp. Nó phổ biến vào những ngày mùa hè, đặc biệt là ở vùng Kinki và Okinawa, thường được bán trên các xe tải, tương tự như các xe bán kem ở các nước phương Tây.
Warabimochi là một trong những món khoái khẩu của Thiên hoàng Daigo.
Ngày nay, warabimochi thường được làm bằng tinh bột khoai tây ("katakuriko") thay vì tinh bột từ dương xỉ do chi phí thấp và tính sẵn có của nó. Loại siro "kuromitsu" đôi khi được sốt lên trên trước khi dùng món như một chất làm ngọt bổ sung. |
Danh sách nhà văn tiếng Pashtun | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819342 | Các nhà văn và nhà thơ viết bằng tiếng Pashtun bao gồm: |
Danh sách nhà văn Ấn Độ | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819344 | Đây là danh sách các nhà văn đáng chú ý đến từ Ấn Độ hoặc có quốc tịch Ấn Độ. Tên được sắp xếp theo họ. |
Danh sách nhà văn Iran | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819346 | Sau đây là danh sách các nhà văn Iran (theo thứ tự bảng chữ cái) được biết đến qua các tác phẩm của họ. |
Agata Zubel | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819348 | Agata Zubel (sinh năm 1978 tại Wrocław, Ba Lan)<ref name="Wprost i Kultura - 05Jun2006 - SUDDEN RAIN/BETWEEN "></ref> là một nhà soạn nhạc và ca sĩ người Ba Lan.
Cuộc đời.
Zubel tốt nghiệp Trường Trung học Âm nhạc Karol Szymanowski của Wrocław (nhạc cụ gõ và nhạc lý) và Đại học Âm nhạc Karol Lipiński, nơi bà học về sáng tác cùng với Jan Wichrowski. Bà là thành viên của Nhóm Thanh niên của Liên minh Nhà soạn nhạc Ba Lan và là nhận được học bổng của Bộ Văn hóa và Di sản Quốc gia. Hiện tại bà là Giáo sư giảng dạy tại Học viện Âm nhạc ở Wrocław. Năm 2013, bà được vinh danh bởi Diễn đàn Nhà soạn nhạc Quốc tế của Hội đồng Âm nhạc Quốc tế với sáng tác hay nhất cho "Not I".
Vào tháng 10 năm 2017, bà đã được trao Huy chương Đồng "Gloria Artis". Bà là hội viên của Liên minh Nhà soạn nhạc Ba Lan. |
Jordan Morris | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819353 | Jordan Perry Morris (sinh ngày 26 tháng 10 năm 1994) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Mỹ thi đấu ở vị trí tiền vệ và tiền đạo cho câu lạc bộ Seattle Sounders FC tại Major League Soccer và đội tuyển quốc gia Hoa Kỳ. |
Uchida Hiroyuki | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819354 | (sinh ngày 25 tháng 3 năm 1972) là chính khách người Nhật Bản. Hiện tại, ông đang giữ chức vụ làm thị trưởng thành phố Iwaki kể từ ngày 28 tháng 09 năm 2021. |
Ethan Horvath | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819361 | Ethan Shea Horvath (sinh ngày 9 tháng 6 năm 1995) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Mỹ đang thi đấu ở vị trí thủ môn cho câu lạc bộ Nottingham Forest tại Premier League và đội tuyển quốc gia Hoa Kỳ. |
Haji Wright | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819364 | Haji Amir Wright (sinh ngày 27 tháng 3 năm 1998) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Mỹ thi đấu cho Antalyaspor. |
Danh sách nhà văn Ý | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819365 | Đây là danh sách các nhà văn Ý đáng chú ý, bao gồm tiểu thuyết gia, nhà tiểu luận, nhà thơ và những nhân vật khác có sản phẩm nghệ thuật chính là văn học. |
Cameron Carter-Vickers | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819367 | Cameron Robert Carter-Vickers (sinh ngày 31 tháng 12 năm 1997) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp chơi ở vị trí trung vệ cho câu lạc bộ Celtic tại Giải Ngoại hạng Scotland. Sinh ra ở Anh, anh thi đấu cho đội tuyển quốc gia Hoa Kỳ. |
Aaron Long (cầu thủ bóng đá) | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819372 | Aaron Ray Long (sinh ngày 12 tháng 10 năm 1992) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Mỹ thi đấu ở vị trí trung vệ cho câu lạc bộ Los Angeles FC tại Major League Soccer và đội tuyển quốc gia Hoa Kỳ. |
Cristian Roldan | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819378 | Cristian Roldan (sinh ngày 3 tháng 6 năm 1995) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Mỹ thi đấu ở vị trí tiền vệ cho câu lạc bộ Seattle Sounders FC tại giải bóng đá nhà nghề và đội tuyển quốc gia Hoa Kỳ. |
Danh sách nhà văn Hy Lạp cổ đại | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819383 | Đây là danh sách các nhà văn Hy Lạp cổ đại có ảnh hưởng nhất (theo thứ tự bảng chữ cái): |
Shaq Moore | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819384 | Shaquell Kwame " Shaq " Moore (sinh ngày 2 tháng 11 năm 1996) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Mỹ thi đấu ở vị trí hậu vệ cho câu lạc bộ Nashville SC tại Major League Soccer và đội tuyển quốc gia Hoa Kỳ. |
Trận Marinka | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819391 | Trận Marinka: |
Động đất ngoài khơi phía Đông Chiba 2012 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819392 | là trận động đất xảy ra vào lúc 21:05 (JST), ngày 14 tháng 3 năm 2012. Trận động đất có cường độ 6.1 richter, tâm chấn độ sâu khoảng 15 km. Không có cảnh báo sóng thần cho trận động đất này. Hậu quả đã làm 1 người chết, 1 người bị thương. |
Công viên Olympic (Seoul) | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819393 | Công viên Olympic (Tiếng Hàn: 올림픽공원) là một công viên tọa lạc tại 424 Olympic-ro (88-2 Bangi-dong), Songpa-gu, Seoul, Hàn Quốc. Nó được xây dựng cho Thế vận hội Seoul 1988 và hiện đang được sử dụng như một công viên tổng hợp. Có các cơ sở thể thao như đạp xe, cử tạ, đấu kiếm, bơi lội, thể dục dụng cụ, quần vợt, v.v., cũng như các cơ sở văn hóa khác nhau như Bảo tàng Nghệ thuật Soma. Mongchontoseong, một di tích lịch sử Baekje được khai quật trong quá trình xây dựng Công viên Olympic, nằm trong công viên. Công viên Olympic có các khu vực nghỉ ngơi như công viên điêu khắc ngoài trời, Sân chơi 88 và đài phun nước âm nhạc. Các cơ sở chính khác bao gồm Olympic Hall, Olympic Parktel, và nhiều cơ sở thuận tiện khác như Bảo tàng Lịch sử Mongchon.
Giới thiệu không gian.
Nó được hoàn thành vào năm 1986 trong thời gian diễn ra Đại hội thể thao châu Á lần thứ 86 và Thế vận hội Seoul lần thứ 88. Trên mảnh đất rộng 430.000 pyeong, có những bãi cỏ được chăm sóc cẩn thận, quảng trường rộng, các tác phẩm điêu khắc và đường chạy bộ, cũng như sân khấu ngoài trời của Công viên Olympic và sáu sân vận động đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Các tiện ích chính trong công viên.
Mongchontoseong.
Pháo đài Mongchontoseong, Di tích lịch sử số 297, được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 3 và nằm giữa sông Hàn ở phía bắc và Pháo đài Namhansanseong ở phía nam. Đó là một bức tường đất bảo vệ Seoul vào đầu thời kỳ Baekje, với chu vi khoảng 2 km. Một túp lều độc mộc, ngôi mộ tẩm độc, vũ khí, móc câu, đồ đất nung Baekje và cối đá đã được khai quật từ Mongchontoseong. Hiện nay, trên sườn Mongchontoseong có một rừng thông tạo nên cảnh quan xanh mát quanh năm.
Tai nạn.
Vào ngày 4 tháng 4 năm 2010 lúc 12:20 chiều, một phần vỉa hè của Cầu Rồng Xanh ở phía bắc của Công viên Olympic đã bị sập. Hậu quả của vụ tai nạn này là một người qua đường đang đi qua cầu Cheongryong đã rơi xuống gầm cầu và bị thương. |
Danh sách nhà toán học Mỹ | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819395 | Đây là danh sách các nhà toán học Mỹ. |
Georgia-Pacific | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819396 | Georgia-Pacific LLC là một công ty giấy và bột giấy của Hoa Kỳ, có trụ sở tại Atlanta, Georgia. Nó là một trong những nhà sản xuất và phân phối giấy vệ sinh, bột giấy, giấy, khăn lạnh, máy phát giấy vệ sinh và giấy lau tay, bao bì, các sản phẩm xây dựng và các hóa chất giấy liên quan lớn nhất thế giới. Vào mùa thu năm 2019, công ty có hơn 35.000 nhân viên tại hơn 180 địa điểm ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ và châu Âu. Đây là một chi nhánh hoạt động và quản lý độc lập của Công ty Koch.
Lịch sử.
Georgia-Pacific được thành lập bởi Owen Robertson Cheatham vào ngày 22 tháng 9 năm 1927 tại Augusta, Georgia, dưới tên Công ty gỗ cứng Georgia. Trong suốt những năm tiếp theo, công ty mở rộng hoạt động bằng cách thêm các nhà máy chế biến gỗ và sản xuất ván ép. Công ty mua nhà máy đầu tiên ở bờ Tây năm 1947 và đổi tên thành Georgia-Pacific Plywood & Lumber Company vào năm 1948. Năm 1956, công ty đổi tên thành Georgia-Pacific Corporation. Năm 1957, công ty mở rộng sang lĩnh vực giấy và bột giấy bằng cách xây dựng một nhà máy bột giấy kraft và bìa tại Toledo, Oregon. Công ty tiếp tục thực hiện một loạt các thương vụ mua lại, bao gồm US Plywood vào năm 1987, Great Northern Nekoosa vào năm 1990 và Fort James Corporation vào năm 2000. Fort James Corporation là kết quả của một loạt các sáp nhập doanh nghiệp bao gồm Fort Howard Corporation, James River Corporation và Crown-Zellerbach. Vào tháng 8 năm 2001, Georgia-Pacific hoàn thành việc bán bốn nhà máy giấy chưa phủ mực và các doanh nghiệp và tài sản liên quan của chúng cho công ty sản xuất giấy Canada Domtar với giá 1,65 tỷ đô la Mỹ.
Vào ngày 13 tháng 11 năm 2005, thông báo rằng Georgia-Pacific sẽ được Koch Industries mua lại. Vào ngày 23 tháng 12 năm 2005, Koch Industries hoàn thành việc mua lại Georgia-Pacific với giá 21 tỷ đô la Mỹ. Georgia-Pacific bị loại khỏi sàn giao dịch chứng khoán New York (trước đó giao dịch dưới ký hiệu GP) và cổ đông giao nhượng cổ phiếu của họ với giá khoảng 48 đô la Mỹ mỗi cổ phiếu.
Tháp Georgia-Pacific tại Atlanta vẫn tiếp tục đóng vai trò nhà trụ sở của công ty. Tòa nhà Crown Zellerbach được xây dựng làm trụ sở của Crown Zellerbach tại San Francisco vào năm 1959. |
Georgia-Pacific | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819396 | Vào ngày 11 tháng 1 năm 2010, Georgia-Pacific đã ký thỏa thuận mua lại nhà máy bảng gỗ vân cùng các cơ sở liên quan tại Englehart và Earlton, Ontario của Grant Forest Products, cũng như các nhà máy bảng gỗ vân của họ tại Clarendon và Allendale, South Carolina với giá khoảng 400 triệu đô la Mỹ. Giao dịch này đã hoàn thành vào tháng 7 năm 2013, sau khi được kiểm tra và chấp thuận bởi cơ quan quản lý của Canada và tòa án Hoa Kỳ theo quy trình kiểm tra sáp nhập Hart-Scott-Rodino.
Vào ngày 19 tháng 6 năm 2014, Georgia-Pacific thông báo sẽ mua lại SPG Holdings. Năm 2018, các cơ sở của Georgia-Pacific tại Taylorsville, Mississippi là nơi diễn ra cuộc đình công lao động kéo dài hai tuần.
Hồ sơ môi trường.
Stephen Engelberg của "The New York Times" viết rằng vào năm 1995, Georgia-Pacific đã thuyết phục Ủy ban Tư pháp Hạ viện Hoa Kỳ thông qua một sửa đổi làm trì hoãn điều tra EPA về Tập đoàn Weyerhauser, Tập đoàn Louisiana-Pacific và Georgia-Pacific, lý luận rằng EPA đang "áp dụng không công bằng các tiêu chuẩn hiện nay cho các quyết định được đưa ra 10 đến 15 năm trước", và phương pháp kiểm tra của EPA đã nâng cao lượng khí thải từ các nhà máy sản xuất sản phẩm gỗ. Đối thủ của Georgia-Pacific tin rằng "biện pháp này có thể cho phép Georgia-Pacific tránh việc lắp đặt thiết bị xử lý ô nhiễm tại nhiều nhà máy của họ." Engelberg viết, "Tuy nhiên, [Georgia-Pacific] nói họ sẽ lắp đặt hệ thống kiểm soát tại các nhà máy cần thiết."
Georgia-Pacific cũng tham gia vào nhiều dự án khắc phục môi trường, trong đó có nhiều địa điểm được khắc phục từ các bãi chôn rác đã được sử dụng bởi các nhà sản xuất khác, các đô thị và các doanh nghiệp khác, cũng như cá nhân. Hai trong số các địa điểm khắc phục chính - dòng sông Fox ở Wisconsin và sông Kalamazoo ở Michigan - liên quan đến việc làm sạch PCB. Georgia-Pacific đóng góp vào công việc tháo dỡ đập nhằm làm sạch ô nhiễm PCB tại Kalamazoo.
Năm 2007, EPA thông báo về các thỏa thuận pháp lý giữa chính phủ, tiểu bang Michigan, Georgia-Pacific và Millennium Holdings (doanh nghiệp kế nhiệm của Allied Paper Corporation) yêu cầu các công ty khắc phục khoảng 21 triệu đô la Mỹ tổn thất môi trường tại khu vực chứa nước Plainwell. Một thỏa thuận khác yêu cầu thực hiện công việc khắc phục môi trường thêm 15 triệu đô la Mỹ tại Khu vực Kalamazoo River Superfund. |
Georgia-Pacific | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819396 | Georgia-Pacific là công ty sử dụng lượng sợi đã được tẩy trắng lớn nhất thế giới, và công ty con của họ là GP Harmon thương mại các vật liệu tái chế. Công ty đã mở rộng sang các thị trường khác ở các quốc gia như Mexico và Trung Quốc. Năm 2005, chủ tịch của phân ban này, Simon Davies, ước tính rằng Trung Quốc sẽ cần nhập khẩu giấy phế liệu từ Mỹ và các nước khác trong ít nhất 15 năm. Trong tương lai, ông khẳng định, sự tăng trưởng của tầng lớp trung lưu Trung Quốc sẽ đi đôi với sự gia tăng lớn về sản xuất giấy, và việc có hệ thống thu gom giấy hiệu quả sẽ mang lại lợi ích lớn cho họ.
Nhà máy giấy Georgia-Pacific tại Crossett, Arkansas, đã trở thành đề tài của bộ phim tài liệu về môi trường "Company Town", phát hành vào năm 2016. Bộ phim cho rằng việc xử lý chất thải không đúng cách bởi nhà máy đã gây ra một cụm các trường hợp ung thư trong khu vực xung quanh nhà máy.
Giải thưởng và từ thiện.
Năm 2009, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ đã trao giải thưởng SmartWay Excellence của EPA cho công ty con của Koch là Georgia-Pacific, "một sáng kiến cộng tác đổi mới giữa Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) và ngành công nghiệp vận chuyển hàng hóa nhằm tăng cường hiệu quả năng lượng đồng thời giảm ô nhiễm không khí một cách đáng kể," và đặc biệt ca ngợi Georgia-Pacific. Giải thưởng nói:
Năm 2008, 93% hàng hóa của Georgia-Pacific được vận chuyển bởi các đối tác vận chuyển SmartWay, tăng 47% so với năm trước. Trong số 145 nhà vận chuyển mà Georgia-Pacific sử dụng, 104 đơn vị là nhà vận chuyển SmartWay, tăng 33% so với năm 2007. Năm 2008, Georgia-Pacific đã có sự tăng trưởng đáng kể trong việc vận chuyển bằng đường sắt nội địa. Georgia-Pacific đã có thể làm việc với khách hàng để tăng thời gian dẫn đầu và tạo thêm lô hàng vận chuyển đường sắt nội địa mà không ảnh hưởng nhiều đến nhu cầu của khách hàng, do đó tăng 39% số lượng lô hàng vận chuyển đường sắt nội địa vào năm 2008 so với năm 2007. Georgia-Pacific sử dụng phần mềm tiên tiến để đóng gói hàng hóa một cách hiệu quả hơn và tăng khả năng sử dụng khoang chứa trong các xe chở hàng của họ. Công ty cũng giảm lượng xe chở hàng trống đi 10%, tăng cường việc sử dụng đội xe cục bộ và thiết lập chính sách giảm tốc độ chạy tại 12 trung tâm phân phối của họ. |
Georgia-Pacific | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819396 | Vào mùa hè năm 2008, Georgia-Pacific đã tổ chức một cuộc họp thượng đỉnh về tiết kiệm nhiên liệu nhằm tìm hiểu cách các nhà cung ứng và nhà vận chuyển cùng nhau để giảm tiêu thụ nhiên liệu trong hoạt động vận chuyển hàng hóa.
Chương trình Học bổng Quỹ Georgia-Pacific dành cho Con cái Nhân viên đã trao hơn 10,5 triệu đô la Mỹ học bổng đại học cho con cái của nhân viên của công ty từ năm 1988 đến 2013. |
Sound of Freedom (phim) | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819398 | Sound of Freedom là một bộ phim hành động Mỹ công chiếu năm 2023 do Alejandro Monteverde biên kịch và đạo diễn, với sự tham gia của dàn diễn viên Jim Caviezel, Mira Sorvino và Bill Camp. Caviezel đóng vai Tim Ballard, một cựu đặc vụ của chính phủ Hoa Kỳ dấn thân vào sứ mệnh giải cứu trẻ em khỏi những kẻ buôn bán tình dục ở Colombia. Phim được sản xuất bởi Eduardo Verástegui, người cũng đảm nhận một vai diễn trong phim. Cốt truyện xoay quanh Ballard's Operation Underground Railroad, một tổ chức phòng chống buôn bán tình dục. |
Danh sách nhà toán học Ấn Độ | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819399 | Niên đại của các nhà toán học Ấn Độ kéo dài từ thời kỳ Văn minh lưu vực sông Ấn đến Ấn Độ hiện đại.
Các nhà toán học Ấn Độ đã có một số đóng góp cho toán học có ảnh hưởng đáng kể tới các nhà khoa học và toán học trong kỷ nguyên hiện đại. Chữ số Hindu-Ả Rập được sử dụng chủ yếu vào ngày nay và có khả năng là trong tương lai.
Cổ điển.
Thời kỳ Hậu Sankskrit-Vệ Đà tới thời kỳ Pala (thế kỷ thứ 2 trước Công Nguyên tới thế kỷ thứ 11 sau Công Nguyên) |
Khăn giấy | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819401 | Khăn giấy là một loại khăn dùng một lần được làm từ giấy. Ở Anh, khăn giấy dùng trong nhà bếp còn được biết đến với tên gọi cuộn khăn bếp, giấy bếp, hoặc khăn bếp. Đối với mục đích sử dụng tại nhà, khăn giấy thường được bán dưới dạng cuộn với các tờ giấy được đục lỗ nối với nhau, nhưng một số được bán theo dạng xếp chồng các lớp đã được cắt và gấp sẵn để sử dụng trong hộp đựng khăn giấy. Khác với khăn vải, khăn giấy là sản phẩm dùng một lần và chỉ dùng một lần. Khăn giấy có khả năng hấp thụ nước vì chúng được dệt lỏng, cho phép nước đi qua giữa các sợi, thậm chí ngược lại với trọng lực (hiện tượng mao dẫn). Chúng có các mục đích sử dụng tương tự như khăn thông thường, chẳng hạn như lau tay, lau cửa sổ và các bề mặt khác, lau bụi, và làm sạch đổ vỡ. Hộp đựng khăn giấy thường được sử dụng trong các cơ sở vệ sinh chung của nhiều người, vì chúng thường được coi là tiện lợi hơn máy sấy tay nhiệt hoặc khăn vải dùng chung.
Lịch sử.
Năm 1907, công ty Scott Paper Company đến từ Philadelphia, Pennsylvania, giới thiệu giấy mềm nhằm ngăn chặn sự lây lan của cúm từ khăn vải trong nhà vệ sinh. Niềm tin phổ biến là điều này là do một phần tình cờ và là giải pháp cho một toa xe lửa đầy cuộn giấy dài dành cho giấy vệ sinh nhưng không thích hợp để cắt thành các mảnh nhỏ hơn. Năm 1919, William E. Corbin, Henry Chase và Harold Titus bắt đầu thử nghiệm với khăn giấy tại tòa nhà Nghiên cứu và Phát triển của Brown Company ở Berlin, New Hampshire. Đến năm 1922, Corbin đã hoàn thiện sản phẩm và bắt đầu sản xuất hàng loạt tại nhà máy Cascade ở đường giới giữa Berlin và Gorham. Sản phẩm này được gọi là Nibroc Paper Towels (đọc ngược từ Corbin). Năm 1931, công ty Scott Paper Company từ Philadelphia, Pennsylvania, giới thiệu cuộn giấy khăn cho bếp. Năm 1995, Kimberly-Clark đã mua lại công ty Scott Paper Company.
Sản xuất.
Khăn giấy được làm từ bột giấy dạng tinh khiết hoặc tái chế, được chiết xuất từ gỗ hoặc cây trồng có sợi. Đôi khi, trong quá trình sản xuất, chúng được tẩy trắng để làm nhạt màu sắc, và cũng có thể được trang trí với các hình ảnh màu sắc trên mỗi tờ (như hoa hoặc gấu bông). Sử dụng nhựa kích thước giúp cải thiện độ bền ướt. |
Khăn giấy | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819401 | Khăn giấy được đóng gói riêng lẻ và bán dưới dạng chồng hoặc được cuộn liên tục, và có hai loại chính: sử dụng trong hộ gia đình và sử dụng trong các cơ sở địa phương. Nhiều công ty sản xuất khăn giấy. Một số thương hiệu phổ biến là Bounty, Seventh Generation, Scott, và Viva, cùng nhiều thương hiệu khác.
Thị trường.
Sản phẩm giấy mềm ở Bắc Mỹ, bao gồm cả khăn giấy, được chia thành thị trường tiêu dùng và thị trường thương mại, với việc sử dụng tiêu dùng trong hộ gia đình chiếm khoảng hai phần ba tổng lượng tiêu thụ ở Bắc Mỹ. Sử dụng thương mại, hoặc bất kỳ việc sử dụng nào ngoài hộ gia đình, chiếm một phần ba còn lại của lượng tiêu thụ ở Bắc Mỹ. Sự tăng trưởng trong việc sử dụng khăn giấy thương mại có thể được quy cho việc chuyển từ sử dụng khăn gấp (trong nhà vệ sinh công cộng, ví dụ) sang hộp đựng cuộn khăn giấy, giúp giảm lượng khăn giấy được sử dụng bởi mỗi người dùng.
Trong ngành công nghiệp sản phẩm từ nguồn gỗ, khăn giấy là một phần quan trọng của "thị trường giấy mềm", chỉ sau giấy vệ sinh.
Trên thế giới, người Mỹ là những người sử dụng khăn giấy cá nhân nhiều nhất tại nhà, với mức tiêu thụ hàng năm trên đầu người khoảng (tổng tiêu thụ khoảng mỗi năm). Con số này cao hơn 50% so với Châu Âu và gần 500% so với Châu Mỹ Latinh. Ngược lại, người ở Trung Đông thường ưa thích sử dụng khăn vải tái sử dụng, và người ở Châu Âu thường ưa thích sử dụng bọt biển vệ sinh tái sử dụng.
Khăn giấy phổ biến chủ yếu trong số những người có thu nhập sẵn có, do đó việc sử dụng nó cao hơn ở các nước giàu có và thấp ở các nước đang phát triển. Sự tăng cường ý thức về vệ sinh trong thời gian đại dịch đại dịch COVID-19 đã tạo đà tăng trưởng cho thị trường khăn giấy.
Vấn đề môi trường.
Khăn giấy là một sản phẩm toàn cầu với sản lượng sản xuất và tiêu thụ đang tăng. Đứng thứ hai về mức độ tiêu thụ giấy vệ sinh, chỉ sau giấy vệ sinh (36% so với 45% tại Mỹ), sự phổ biến của khăn giấy, phần lớn không thể tái chế, đã gây ra những tác động tiêu cực toàn cầu đối với môi trường. Tuy nhiên, cũng có khăn giấy được làm từ giấy tái chế, và được bán ở nhiều cửa hàng. |
Khăn giấy | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819401 | Một số được sản xuất từ tre, loại cây mọc nhanh hơn cây thông.
Máy sấy tay điện là một phương án thay thế cho việc sử dụng khăn giấy để lau tay. Tuy nhiên, khăn giấy nhanh hơn máy sấy tay: sau mười giây, khăn giấy đạt 90% độ khô, trong khi máy sấy hơi nóng cần 40 giây để đạt độ khô tương tự. Máy sấy tay điện cũng có thể lan truyền vi khuẩn lên tay và quần áo. |
Subsets and Splits
No saved queries yet
Save your SQL queries to embed, download, and access them later. Queries will appear here once saved.