title
stringlengths
1
250
url
stringlengths
37
44
text
stringlengths
1
4.81k
Danh sách nhà toán học Ý
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819403
Danh sách các nhà toán học nổi bật của Ý theo thế kỷ:
Danh sách đầu bếp Ý
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819404
Đây là danh sách các đầu bếp Ý:
Danh sách diễn viên hài Ý
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819405
Đây là danh sách các diễn viên hài Ý sắp xếp theo họ:
Danh sách luật sư Ý
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819406
Đây là danh sách không đầy đủ các luật sư đáng chú ý của Ý:
Danh sách nhà thám hiểm Ý
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819407
Đây là danh sách các nhà thám hiểm và các nhà hàng hải () người Ý theo thứ tự bảng chữ cái Latinh:
Hành trình rực rỡ
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819408
Hành trình rực rỡ là chương trình truyền hình thực tế về văn hóa được phát sóng trên kênh VTV3 từ ngày 28 tháng 5 năm 2023. Đây là chương trình thuần Việt, và với tiêu chí "Ôm lấy sắc hương Việt Nam", các nghệ sĩ sẽ được trải nghiệm sâu hơn về những nét văn hóa đặc trưng ở những địa phương mà họ đi qua, đồng thời sẽ được thử thách cùng những người dân địa phương nơi họ trải nghiệm. Những thành viên hiện tại là Trường Giang, Lê Dương Bảo Lâm, Thúy Ngân, Isaac, Bích Phương và Negav. Định dạng. Khác với chương trình "2 ngày 1 đêm" tập trung vào việc trải nghiệm du lịch tại các địa phương của các thành viên, nội dung của "Hành trình rực rỡ" đi sâu hơn vào những bản sắc văn hóa của từng địa phương nơi các thành viên chính và khách mời cùng trải nghiệm. Ở mỗi địa phương, các thành viên vượt qua các thử thách liên quan đến 10 điều được yêu thích nhất ở địa phương đó để giành điểm Rực rỡ cho mình. Kết thúc hành trình, những thành viên có số điểm Rực rỡ cao nhất sẽ nhận được huy hiệu Rực rỡ và vật lưu niệm của địa phương đó. Sản xuất. Tối ngày 10 tháng 4 năm 2023, một đoạn video ghi lại hai nghệ sĩ Trường Giang và một nghệ sĩ được cho là Thúy Ngân cùng với ekip sản xuất tại sân bay khiến khán giả cho rằng cả hai đang chuẩn bị ghi hình cho một chương trình lên sóng trong năm 2023. Gần như cùng lúc đó, fanpage của "Running Man Vietnam" đăng bài viết khiến nhiều khán giả mong chương trình sẽ trở lại sau 3 năm tạm ngừng; tuy nhiên cũng có một số ý kiến cho rằng sẽ có một chương trình mới chuẩn bị lên sóng. Chỉ vài ngày sau đó, trên TikTok xuất hiện hình ảnh các nghệ sĩ đang chuẩn bị ghi hình các trò chơi vận động; ngoài Trường Giang và Thúy Ngân, khán giả còn nhận ra sự góp mặt của Lê Dương Bảo Lâm. Đoạn video này đã khiến cộng đồng tranh luận. Có ý kiến cho rằng "2 ngày 1 đêm" đang ghi hình mùa 2, trong khi một số khác lại khẳng định đây là một chương trình mới với các thành viên mới, mà một vài khán giả cho rằng đây là chương trình "Hành trình rực rỡ" dựa trên áo các nghệ sĩ và ekip đang mặc.
Hành trình rực rỡ
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819408
Theo "VieZ", nhà sản xuất khẳng định rằng sẽ có chương trình mới với tên gọi là "Hành trình rực rỡ" đúng như những gì mà cộng đồng mạng đang tranh luận, nhưng từ chối cho biết thêm về các thành viên chính. Từ giữa tháng 5 năm 2023, chương trình công bố các thành viên chính bao gồm Trường Giang, Thúy Ngân, Lê Dương Bảo Lâm, Isaac, Bích Phương và Negav. Trường Giang và Thúy Ngân tiếp tục tái ngộ sau nhiều chương trình từng tham gia chung trước đó. Trong khi đó, đây là lần đầu tiên Bích Phương và Negav tham gia một chương trình truyền hình thực tế. Theo báo "Tổ quốc", sự xuất hiện của Bích Phương tại chương trình là câu trả lời cho lời hứa của cô tại chương trình "Sóng 23" rằng cô sẽ tham gia ít nhất một sản phẩm âm nhạc và một chương trình truyền hình thực tế trong năm 2023. Chương trình do Ban Sản xuất các chương trình giải trí, Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp với công ty Đông Tây Promotion thực hiện. Phát triển định dạng và ghi hình. "Hành trình rực rỡ" là chương trình được nhà sản xuất ấp ủ từ lâu với mong muốn sản xuất một chương trình truyền hình kết hợp giữa yếu tố giải trí với việc khám phá, tôn vinh văn hóa và lịch sử nhằm khơi dậy niềm tự hào dân tộc, quảng bá và phát triển nền du lịch Việt Nam. Khác với chương trình "2 ngày 1 đêm", format (định dạng) của "Hành trình rực rỡ" do nhà sản xuất tự nghiên cứu, sáng tạo và phát triển. Chương trình được ghi hình tại nhiều địa điểm thuộc các tỉnh thành trên cả nước. Ra mắt. Buổi họp báo ra mắt chương trình "Hành trình rực rỡ" đã diễn ra vào chiều 26 tháng 5 năm 2023 với sự góp mặt của các thành viên chính cùng nhiều nghệ sĩ khác. Các thành viên đã có những chia sẻ về những buổi ghi hình đầu tiên, cùng với đó là những câu chuyện hậu trường cũng như những khó khăn mà họ phải đối mặt trong quá trình ghi hình chương trình. Theo nhà sản xuất, "Hành trình rực rỡ" sẽ giới thiệu những cảnh đẹp, văn hóa, ẩm thực và con người khắp ba miền, từ đó truyền tải thông điệp tích cực đến người xem, khơi dậy tình yêu thiên nhiên, con người cũng như những giá trị văn hóa nghệ thuật mang đậm đà bản sắc Việt.
Hành trình rực rỡ
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819408
Tại buổi họp báo, trước những thông tin cho rằng "Hành trình rực rỡ" giống như "2 ngày 1 đêm", ông Đặng Phước Thành - đại diện nhà sản xuất thừa nhận những người thực hiện chương trình đều phải có sự khác biệt mà khán giả sẽ là những người tự cảm nhận. Ông cho rằng nếu như trong "2 ngày 1 đêm", các thành viên phải đấu trí với ekip thông qua những thử thách mang tính giải trí để có được những quyền lợi cho mình, thì ở chương trình này, các thành viên có cơ hội được tương tác trực tiếp nhiều hơn với người dân địa phương để có những trải nghiệm thực tế mang tính kết nối giữa truyền thống và hiện đại. Bài hát chủ đề. Bài hát chủ đề của chương trình là bài hát cùng tên do nhạc sĩ Bùi Công Nam sáng tác và được Isaac - Bích Phương thể hiện. Nhà tài trợ. Vifon là nhà tài trợ độc quyền của chương trình "Hành trình rực rỡ". Đây là chương trình đầu tiên trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 60 năm thành lập thương hiệu này, với thông điệp "Làm cả thế giới mê món Việt" nhằm lan tỏa hương vị ẩm thực Việt tới thế giới. Phát sóng. "Hành trình rực rỡ" lên sóng từ ngày 28 tháng 5 lúc 21:20 chủ nhật hàng tuần trên VTV3 và ứng dụng VieON, ngoài ra còn được công chiếu lúc 21:20 cùng ngày trên kênh YouTube chính thức của nhà sản xuất và được phát lại trên kênh YouTube chính thức của chương trình. Thành viên. Thành viên chính. Sau đây là các thành viên chính của chương trình. Đón nhận. Thời gian đầu khi công bố chương trình, nhiều khán giả đã tranh luận và so sánh chương trình với "2 ngày 1 đêm". Theo đó, họ cho rằng hai chương trình này giống nhau cả về nội dung với các nghệ sĩ tham gia (Trường Giang, Lê Dương Bảo Lâm là thành viên chính của "2 ngày 1 đêm", trong khi Thúy Ngân là khách mời trong một chuyến đi của chương trình). Tuy nhiên, sau một vài tập lên sóng, chương trình đã được khán giả đón nhận tích cực hơn nhờ những trải nghiệm kết nối giữa truyền thống và hiện đại được truyền tải trong chương trình. Sau 8 tập, chương trình đã đạt Top 1 rating của Đài Truyền hình Việt Nam, trong đó hai tập 7 và 8 của chương trình với chủ đề trải nghiệm Tiền Giang - Bến Tre đã đạt top 1 thịnh hành trên YouTube.
Hành trình rực rỡ
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819408
Theo "Elle Vietnam", đây là một trong những chương trình mang ý nghĩa nhân văn nhằm truyền tải tình yêu truyền thống dân tộc đến với khán giả. Một bài viết trên báo "Phụ nữ" nhận định "Hành trình rực rỡ" cho thấy những thách thức của một chương trình thuần Việt không dựa hoàn toàn vào những nghệ sĩ đã quen mặt với khán giả qua game show trong việc thu hút khán giả truyền hình. Báo "Lao Động" và "Đại đoàn kết" nhận định đây là một trong số những chương trình truyền hình thực tế vừa mang tính giải trí, vừa gắn liền với việc trải nghiệm văn hóa, du lịch Việt Nam được lên sóng và nhận được sự quan tâm trong thời gian trở lại đây. Mặc dù vậy, báo "Phụ nữ" cũng chỉ ra một số điểm yếu của chương trình, chẳng hạn như các nghệ sĩ lần đầu tiên tham gia chương trình truyền hình thực tế như Bích Phương và Negav chưa đủ sự hoạt ngôn và hài hước nên chưa bắt nhịp được nhanh với các thành viên chính khác, hay việc đưa ra quá nhiều thử thách cho các nghệ sĩ trong thời gian ghi hình ngắn khiến các nghệ sĩ bị đuối, không còn đủ sức tương tác và gắn kết với nhau, thậm chí Thúy Ngân và Châu Bùi còn gặp sự cố về sức khỏe trong quá trình ghi hình. Đặc biệt, việc một chương trình quảng bá về ẩm thực, văn hóa như "Hành trình rực rỡ" lại sử dụng quá nhiều sản phẩm ăn liền trong các bữa ăn được báo chí cho là điều gây tiếc nuối nhất của chương trình. Tranh cãi. Trong tập 12 của chương trình, Isaac gây tranh luận vì hành động của mình đối với Thúy Ngân và S.T Sơn Thạch. Trong một thử thách của chương trình, anh đã đấm vào lưng của Thúy Ngân, khiến cô cảm thấy đau đớn. Mặc dù thực tế đây chỉ là một tai nạn vì khi đó, cô bị cát bay vào mắt và ngã đúng vào nơi mà Isaac và S.T đang thi đấu khiến anh không kịp phản ứng, nhưng nhiều khán giả mong muốn anh nên lựa chọn cách chơi phù hợp hơn, đồng thời nên chú ý quan sát để tránh tác động mạnh tay với đồng nghiệp, đặc biệt là đồng nghiệp nữ. Cách chơi của Isaac với S.T cũng bị khán giả cho là quá mạnh tay, đến mức các thành viên khác phải vào can thiệp.
Hành trình rực rỡ
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819408
Mặc dù một số khán giả cho rằng anh đang cố gắng lăn xả hết sức để mang về chiến thắng nhưng số khác lại lo ngại rằng việc anh dùng lực quá mạnh có thể dẫn đến sự cố không đáng có, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của đồng nghiệp.
Yang Lina
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819409
Yang Lina (Tên tiếng Việt: Dương Lệ Na; sinh ngày 13 tháng 4 năm 1994) là nữ Cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Trung Quốc hiện đang thi đấu ở vị trí Tiền vệ cho CLB FC Levante Las Planas (mượn từ CLB Shanghai Shengli) và Đội tuyển bóng đá nữ quốc gia Trung Quốc.
Hành trình rực rỡ (mùa 1)
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819410
Mùa đầu tiên của chương trình Hành trình rực rỡ lên sóng từ ngày 28 tháng 5 năm 2023 trên kênh VTV3 với 6 thành viên chính là Trường Giang, Lê Dương Bảo Lâm, Thúy Ngân, Isaac, Bích Phương và Negav. Thành viên chính. Sau đây là các thành viên chính của mùa này. Danh sách tập. (hoặc chữ vàng đậm): Người giành được huy hiệu Rực rỡ của hành trình. Chú thích: Chữ T đi kèm trong thứ hạng được dùng để chỉ cho việc hai hoặc nhiều thành viên (Kể cả khách mời) có cùng số điểm Rực rỡ trong một chặng hành trình
Danh sách tập của Hành trình rực rỡ
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819413
Sau đây là danh sách tập phát sóng của chương trình Hành trình rực rỡ, một chương trình truyền hình thực tế về văn hóa được phát sóng trên kênh VTV3 từ ngày 28 tháng 5 năm 2023. Hiện tại chương trình đang phát sóng mùa đầu tiên. Danh sách các mùa. Mùa 1. Mùa đầu tiên của chương trình "Hành trình rực rỡ" được lên sóng lúc 21:15 chủ nhật hàng tuần từ ngày 28 tháng 5 năm 2023 trên kênh VTV3 với 20 tập phát sóng. 6 thành viên chính của mùa này là Trường Giang, Lê Dương Bảo Lâm, Thúy Ngân, Isaac, Bích Phương và Negav. Các thành viên chính cùng các khách mời sẽ cùng nhau trải nghiệm tại nhiều địa điểm thuộc 8 tỉnh thành trên cả nước. Sau 8 tập phát sóng, chương trình đã đạt Top 1 rating của Đài Truyền hình Việt Nam, trong đó hai tập 7 và 8 của chương trình với chủ đề trải nghiệm Tiền Giang - Bến Tre đã đạt top 1 thịnh hành trên YouTube.
Danh sách kiến trúc sư Ý
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819414
Sau đây là một danh sách các kiến trúc sư người Ý.
Danh sách họa sĩ Ý
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819415
Sau đây là danh sách các họa sĩ người Ý (theo thứ tự bảng chữ cái Latinh), những người có các tác phẩm nghệ thuật đáng chú ý.
Danh sách nhà thơ tiếng Ý
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819416
Đây là danh sách các nhà thơ tiếng Ý (hoặc phương ngữ địa phương Ý).
Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Ukraina
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819417
Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Ukraina (, ) là một lãnh đạo đảng của nhánh tại CHXHCNXV Ukraina của Đảng Cộng sản Liên Xô. Tên của chức vụ được thay đổi trong suốt lịch sử giữa Bí thư thứ nhất và Tổng Bí thư. Bí thư là nhà lãnh đạo trên thực tế của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina thông qua Điều 6 Hiến pháp Liên Xô, điều này ghi Đảng Cộng sản Liên Xô là "lực lượng lãnh đạo và chỉ đạo của xã hội Xô viết". Những quyền hạn này đã bị thu hồi khi sửa đổi Điều 6 vào ngày 24 tháng 10 năm 1990 nhằm loại bỏ sự độc quyền về quyền lực của Đảng Cộng sản. Bí thư thứ nhất được bầu tại phiên họp toàn thể của Ban Chấp hành Trung ương, trong khi mỗi Ban Chấp hành Trung ương của Đảng Cộng sản Ukraina được bầu tại một kỳ Đại hội Đảng. Bí thư phục vụ lâu nhất là Volodymyr Shcherbytsky với khoảng 17 năm. Phạm vi lịch sử. Chức vụ Bí thư được bầu bởi một phiên họp toàn thể của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Ukraina bắt đầu từ tháng 7 năm 1918. Cho đến năm 1920, đó là một chức vụ duy nhất của Ban Bí thư Ban chấp hành Trung ương. Năm 1920, Nikolay Bestchetvertnoi bị cách chức bí thư và Ban lâm thời của Ban Chấp hành Trung ương đã bầu Stanislav Kosior làm Bí thư Đảng. Sau đó vào năm 1920, chức vụ Bí thư thứ hai được thực thi với tư cách là cấp phó của Bí thư thứ nhất. Năm 1921 sau khi Vyacheslav Molotov bị cách chức Bí thư thứ nhất, ông được thay thế bằng Feliks Kon với tư cách là Bí thư chịu trách nhiệm. Kon trở thành quan chức đảng duy nhất có chức danh như vậy, giữ cho đến cuối năm 1921. Bắt đầu từ năm 1921, bên cạnh Bí thư thứ nhất và Bí thư thứ hai, một số bí thư bổ sung đã được bầu, người đầu tiên là Stanislav Kosior. Vào tháng 3 năm 1925, theo một tuyên bố của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Ukraina, chức vụ do Emanuil Kviring nắm giữ đổi tên thành Tổng Bí thư. Chưa đầy một tháng sau, một hội nghị toàn thể của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Ukraina đã bầu lại lãnh đạo đảng Lazar Kaganovich với chức danh mới. Vào tháng 1 năm 1934, Stanislav Kosior được bầu làm Bí thư thứ nhất, trở lại với cái tên cũ, nó được giữ cho đến khi Liên Xô tan rã.
Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Ukraina
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819417
Từ năm 1927 đến 1930, Đảng Cộng sản Ukraina cũng có các chức vụ của một ứng cử viên vào Ban bí thư. Giữa năm 1931 và 1932, có các bí thư cho các loại hình ngành nghề cụ thể cũng như bí thư riêng cho Donbas (Ivan Akulov). Vào tháng 6 năm 1937, chức vụ Bí thư thứ ba được thực hiện cho đến tháng 1 năm 1949. Vào tháng 5 năm 1940, thông lệ bầu bí thư cho ngành được phân công cụ thể đã được đổi mới và tiếp tục trong suốt Thế chiến thứ hai, cho đến khi có kế hoạch tiếp theo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Ukraina vào tháng 1 năm 1949. Cho đến trước năm 1952, Đảng Cộng sản Ukraina chính thức được gọi là Đảng Cộng sản (Bolshevik) Ukraina (CP(b)U). Thành viên khác Ban Bí thư. Afanasiy Lyubchenko (29 tháng 11 năm 1927 – 13 tháng 6 năm 1934) Pyotr Zakharov (7 tháng 5 năm 1941 – 1943; về xây dựng và vật liệu xây dựng)
Danh sách nhà báo Ý
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819418
Đây là một danh sách các nhà báo từ Ý:
Danh sách nhà toán học Iran
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819420
Sau đây là danh sách các nhà toán học người Iran bao gồm cả người thuộc các dân tộc Iran.
Xô viết Tối cao Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819422
Xô viết Tối cao Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina (tiếng Ukraina: Верховна Рада Української РСР, "Verkhovna Rada Ukrains'koi RSR"; tiếng Nga: Верховный Совет Украинской ССР, "Verkhovnyy Sovet Ukrainskoy SSR") là xô viết tối cao (cơ quan lập pháp chính) của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina (CHXHCNXV Ukraina), một trong những nước cộng hòa liên bang của Liên Xô. Xô viết tối cao của CHXHCNXV Ukraina được thành lập vào năm 1937, thay thế Đại hội Xô viết toàn Ukraina. Trước khi "demokratizatsiya" (dân chủ hóa), Xô viết Tối cao được mô tả như một con dấu cao su cho chế độ Ukraina Xô viết, hoặc chỉ có thể ảnh hưởng đến các vấn đề ít nhạy cảm và ít quan trọng đối với chế độ của Đảng Cộng sản Ukraina, tương tự như tất cả các xô viết tối cao khác tại các nước cộng hòa liên bang. Cuộc bầu cử năm 1990 tại Ukraina là cuộc bầu cử đầu tiên tại Ukraina Xô viết mà các đảng đối lập được phép tranh cử. Cuộc bầu cử đầu tiên cho Xô viết Tối cao của CHXHCNXV Ukraina được tổ chức từ ngày 25 tháng 7 đến ngày 28 tháng 7 năm 1938. Tổng cộng có 304 đại biểu được bầu và Mykhailo Burmystenko được bầu làm Chủ tịch Xô viết Tối cao của CHXHCNXV Ukraina. Sau cái chết của Burmystenko vào năm 1941, vị trí Chủ tịch Xô viết Tối cao của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina bị bỏ trống cho đến năm 1947. Chủ tịch Xô viết tối cao của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina tại vị lâu nhất là Oleksandr Korniychuk. Danh sách Chủ tịch Xô Viết Tối cao:
Danh sách nhà toán học Do Thái
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819429
Đây là danh sách các nhà toán học người Do Thái, bao gồm các nhà toán học và các nhà thống kê học, những người đang hoặc đã từng là người Do Thái hoặc có gốc gác Do Thái (có thể xác nhận được). Năm 1933, khi chủ nghĩa Quốc Xã lên cầm quyền tại Đức, một phần ba trong số toàn bộ các giáo sư toán học của đất nước là người Do Thái, trong khi người Do Thái chiếm tỷ lệ không quá 1% tổng số dân số thời ấy. Các nhà toán học Do Thái đã có những đóng góp vô cùng to lớn xuyên suốt thế kỷ 20 và tiến tới thế kỷ 21, chứng cứ là sự thể hiện xuất sắc của họ trong số các cá nhân giành được các giải thưởng toán học: 27% cho Huy chương Fields, 30% cho Giải thưởng Abel, và 40% cho Giải thưởng Wolf.
Quý bà cầm quạt
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819430
Quý bà cầm quạt () là một bức tranh cuối cùng của họa sĩ Gustav Klimt. Bức tranh vẽ vào năm 1917, tác phẩm vẽ một người phụ nữ chưa rõ danh tính được tìm thấy trên giá vẽ trong xưởng của Gustav Klimt khi ông qua đời vào năm 1918. Giống như nhiều tác phẩm sau này của Klimt, tác phẩm kết hợp những ảnh hưởng mạnh mẽ của châu Á bao gồm nhiều họa tiết Trung Quốc. Vào tháng 6 năm 2023, tác phẩm được Sotheby's bán đấu giá ở Luân Đôn với giá 85,3 triệu bảng Anh (108,4 triệu USD, 99,2 triệu euro), mức giá cao nhất từng đạt được ở châu Âu cho một tác phẩm nghệ thuật. Tác phẩm được mua bởi nhà buôn nghệ thuật Patti Wong đại diện cho một nhà sưu tập Hồng Kông. Mô tả. Bức tranh hình vuông vẽ một người phụ nữ với những lọn tóc xoăn màu hạt dẻ nổi bật trên nền màu vàng với họa tiết phương Đông. Trong lúc cô nhìn lâu về hướng bên trái, chiếc áo choàng lụa có hoa văn tuột khỏi vai và cầm chiếc quạt che phần ngực. Các họa tiết Trung Quốc ở phông nền gồm có một con chim phượng hoàng lớn đang bay, biểu tượng của sự bất tử, hồi sinh và vận vay, cùng những đóa sen hồng tươi thắm, gắn liền với tình yêu và sắc đẹp bất biến. Một con sếu chân dài và chim trĩ vàng cũng hiện diện trong bức tranh. Độ phẳng của các hoa văn nền gợi nhớ đến nghệ thuật in mộc bản ukiyo-e của Nhật Bản, trong khi màu sắc giống với màu vàng tươi, xanh lam và đỏ son của gốm sứ tráng men Trung Quốc. Lai lịch của người ngồi làm mẫu vẽ chưa được xác định, cùng lời suy đoán người mẫu có thể là Johanna Staude, bạn đời của Klimt Emilie Louise Flöge, hoặc một trong những vũ công ông yêu thích. Theo Bảo tàng Belvedere Viên, bức tranh được trưng bày dưới tên "Dancer" ("Tänzerin") ngay sau khi nó được vẽ ra, ám chỉ người mẫu có thể là một vũ công ba lê hoặc vũ công nhà hát ca múa nhạc. "Quý bà cầm quạt" có nét tương đồng với bức chân dung "Wally" của Klimt được ông vẽ vào năm 1916, trong đó vai trái của nhân vật để lộ ra. Trong bức tranh "Girlfriends" hoặc "Two Women Friends" (1916–1917), Klimt cũng vẽ phông nền với họa tiết phương Đông, gồm một con chim phượng hoàng lớn.
Quý bà cầm quạt
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819430
Cả hai bức tranh đều bị thiêu rụi vào năm 1945 trong trận hỏa hoạn tại Lâu đài Immendorf. Tương phản với các tác phẩm trước đó của Klimt, "Quý bà cầm quạt" nổi bật hơn bởi các nét vẽ không bị giới hạn và hoàn thành nhanh chóng. Trong khi một số nhà sử học nghệ thuật cho rằng tác phẩm "chưa hoàn thiện", chỉ ra những mảng vải bạt trần nhỏ như trên cánh tay của nhân vật chạm vào áo choàng, nhà phê bình nghệ thuật Kelly Grovier tranh luận sự "không ổn định và vỡ ra từng mảnh" là những gì mang lại năng lực cho bức tranh, kết luận "việc chưa hoàn thiện là điều trọn vẹn của bức tranh." Nguồn gốc. "Quý bà cầm quạt" vẫn ở trên giá vẽ trong xưởng của Klimt, cùng với tác phẩm chưa hoàn thiện "The Bride", khi ông bị đột quỵ và qua đời đầu năm 1918. Sau khi ông qua đời vào tháng 2 năm 1918, bức tranh được bảo quản tại phòng trưng bày nghệ thuật của Gustav Nebehay ở Viên. Đến năm 1920, tác phẩm được mua lại bởi nhà tư bản Erwin Böhler, người bảo trợ đồng thời là bạn của Klimt, cùng với anh trai của ông là Heinrich, người này sau đó mua lại bức tranh. Năm 1940, tác phẩm được thừa kế bởi vợ của Heinrich là Mabel Böhler ở Lugano, Thụy Sĩ. Rudolf Leopold ở Viên là chủ bức tranh từ khoảng năm 1963 đến năm 1981, kế tiếp là nhà sưu tập nghệ thuật và nhà buôn Sege Sabarsky ở New York. Nhà sưu tập nghệ thuật và doanh nhân người Mỹ Wendell Cherry đã mua bức tranh này từ Sabarsky vào năm 1988. Vào ngày 11 tháng 5 năm 1994, tác phẩm được bán với giá 11,6 triệu USD (có lệ phí) bởi Sotheby's như một phần của cuộc đấu giá bộ sưu tập của Cherry. Tác phẩm được bán trở lại bởi Sotheby's vào ngày 27 tháng 6 năm 2023 lập kỷ lục bán đấu giá cho một tác phẩm của Gustav Klimt và là mức giá cao nhất được trả cho một tác phẩm nghệ thuật trong một đợt bán đấu giá công khai ở châu Âu. Trưng bày. Bức tranh được trưng bày công khai chỉ bốn lần: năm 1920 tại Kunstschau Viên; vào năm 1981 trong cuộc triển lãm của Gustav Klimt tại các bảo tàng và nhà trưng bày nghệ thuật ở Tokyo, Osaka, Iwaki và Yamanashi, Nhật Bản; năm 1992 tại Trung tâm Văn hóa Quốc tế ở Kraków, Ba Lan; và từ 2021 đến 2022 tại Belvedere, Viên.
Sargocentron lepros
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819432
Sargocentron lepros là một loài cá biển thuộc chi "Sargocentron" trong họ Cá sơn đá. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1983. Từ nguyên. Tính từ định danh "lepros" trong tiếng Hy Lạp cổ đại có nghĩa là “sần sùi, xù xì”, bắt nguồn từ λεπρός ("leprós"), hàm ý đề cập đến cơ thể thô ráp do các rìa vảy có răng cưa cứng chắc ở loài cá này. Phân bố và môi trường sống. "S. lepros" có phân bố thưa thớt ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, được ghi nhận tại đảo Giáng Sinh và quần đảo Cocos (Keeling), ngoài khơi Nouméa và quần đảo Chesterfield (Nouvelle-Calédonie), đảo Rotuma (Fiji), quần đảo Samoa, quần đảo Cook và quần đảo Pitcairn. "S. lepros" là một loài sống về đêm, thường xuất hiện trên các rạn san hô quanh các đảo, được tìm thấy ở độ sâu khoảng 10–45 m. Mô tả. Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở "S. lepros" là 20 cm. Loài này có màu đỏ tươi đến đỏ cam với các dải sọc đỏ sẫm dọc theo các hàng vảy hai bên lườn. Số gai ở vây lưng: 11; Số tia vây ở vây lưng: 12–14; Số gai ở vây hậu môn: 4; Số tia vây ở vây hậu môn: 8–9.
Danh sách nhà soạn nhạc Ý
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819436
Đây là một danh sách theo thứ tự bảng chữ cái Latinh các nhà soạn nhạc từ Ý, những người có được thiết lập nên từ các nguồn đáng tin cậy từ các bài viết Wikipedia khác. Các bức chân dung bên phải là mười trong số những nhà soạn nhạc nổi bật nhất của Ý, theo một đánh giá đã được công bố.
Danh sách nhà phát minh Ý
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819444
Đây là danh sách các nhà phát minh và các nhà khám phá Ý:
Issa Rae
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819451
Jo-Issa Rae Diop (sinh ngày 12 tháng 1 năm 1985, nghệ danh: Issa Rae) là nữ diễn viên, nhà văn, nhà sản xuất phim người Mỹ. Cô lần đầu được biết tới qua sê-ri YouTube Awkward Black Girl. Rae sau đó nổi tiếng với tư cách là người đồng sáng lập, biên kịch kiêm diễn viên phim truyền hình "Insecure" (2016–2021, đài HBO), phim mang về cho cô nhiều đề cử giải Quả cầu vàng và Primetime Emmy. Năm 2015, cô ra mắt hồi ký "The Misadventures of Awkward Black Girl", cuốn sách sau đó trở thành tác phẩm bán chạy nhất của tờ "The New York Times". Trong các năm 2018 và 2022, Rae góp mặt trong danh sách 100 người có ảnh hưởng nhất trên thế giới của tờ Time. Rae đã đóng một số phim điện ảnh như "The Hate U Give" (2018), "Little" (2019), "The Photograph" (2020), "The Lovebirds" (2020), "Vengeance" (2022) và "Barbie" (2023). Cô cũng lồng tiếng cho vai Jess Drew/Spider-Woman trong ' (2023) và ' (sắp ra mắt). Cô cũng tham gia lồng tiếng trong phim ngắn "Hair Love", phim giành được một giải Oscar cho phim hoạt hình ngắn xuất sắc nhất năm 2020. Tiểu sử. Jo-Issa Rae Diop sinh ra tại thành phố Los Angeles, California. Cha cô, Abdoulaye Diop, là một bác sĩ khoa nhi đến từ nước Senegal, mẹ cô, Delyna Marie Diop (họ gốc: Hayward), là một giáo viên đến từ bang Louisiana, cả hai gặp nhau ở Pháp khi còn đi học. Cô có bốn anh chị em.
EBird
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819461
eBird là một cơ sở dữ liệu trực tuyến về các quan sát chim, cung cấp cho các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và nhà tự nhiên học nghiệp dư dữ liệu thời gian thực về sự phân bố và phong phú của chim. Ban đầu dự án chỉ giới hạn cho những loài được nhìn thấy ở Tây Bán cầu, nhưng sau đó nó đã mở rộng sang New Zealand vào năm 2008, và tiếp tục mở rộng ra toàn thế giới vào tháng 6 năm 2010. eBird được mô tả là một ví dụ đầy tham vọng về việc thu hút những người nghiệp dư thu thập dữ liệu về đa dạng sinh học để sử dụng trong khoa học. eBird là một ví dụ về "crowdsourcing", và đã được ca ngợi là một ví dụ về dân chủ hóa tri thức, coi công dân là nhà khoa học, cho phép công chúng truy cập và sử dụng dữ liệu của chính họ cũng như dữ liệu tập thể do người khác tạo ra. Lịch sử và mục đích. eBird được Phòng thí nghiệm Điểu học Cornell tại Đại học Cornell và Hiệp hội Audubon Quốc gia ra mắt vào năm 2002. Dự án thu thập dữ liệu cơ bản về sự phong phú và phân bố của chim ở nhiều quy mô không gian và thời gian khác nhau. Nó được lấy ý tưởng chủ yếu từ ,do Jacques Larivée tạo ra vào năm 1975. Tính đến ngày 12 tháng 5 năm 2021, đã có hơn một tỷ cuộc quan sát chim được ghi lại thông qua cơ sở dữ liệu toàn cầu này. Trong những năm gần đây, đã có hơn 100 triệu lượt quan sát chim được ghi nhận mỗi năm. Mục tiêu của eBird là tối đa hóa tiện ích và khả năng tiếp cận của số lượng lớn các quan sát chim được thực hiện mỗi năm bởi những người ngắm chim giải trí và chuyên nghiệp. Các quan sát của mỗi người tham gia kết hợp với quan sát của những người khác trong một mạng lưới quốc tế. Do sự thay đổi trong các quan sát mà các tình nguyện viên thực hiện, AI sẽ lọc các quan sát thông qua dữ liệu lịch sử đã thu thập để cải thiện độ chính xác. Dữ liệu sau đó có thể truy cập thông qua các truy vấn Internet ở nhiều định dạng khác nhau. Sử dụng thông tin cơ sở dữ liệu. Cơ sở dữ liệu eBird đã được các nhà khoa học sử dụng để xác định mối liên hệ giữa sự di trú của chim và mưa gió mùa ở Ấn Độ, từ đó xác nhận kiến ​​thức truyền thống. Nó cũng được sử dụng để thông báo những thay đổi về phân bố của chim do biến đổi khí hậu và giúp xác định các tuyến đường di trú.
EBird
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819461
Một nghiên cứu được tiến hành cho thấy rằng danh sách eBird chính xác trong việc xác định xu hướng và phân bố dân số nếu có 10.000 danh sách kiểm tra cho một khu vực nhất định. Đặc tính. eBird ghi lại sự hiện diện hay vắng mặt của các loài, cũng như sự phong phú của từng loài chim thông qua dữ liệu danh sách kiểm tra. Giao diện web cho phép người tham gia gửi các quan sát của họ hoặc xem kết quả thông qua các truy vấn tương tác của cơ sở dữ liệu. Các công cụ Internet duy trì hồ sơ chim cá nhân và cho phép người dùng trực quan hóa dữ liệu bằng bản đồ, đồ thị và biểu đồ quạt. Kể từ năm 2022, trang web eBird có đầy đủ 14 ngôn ngữ (với các tùy chọn phương ngữ khác nhau cho ba ngôn ngữ trong số đó) và eBird hỗ trợ tên thông thường của các loài chim bằng 55 ngôn ngữ với 39 phiên bản khu vực, với tổng số 95 bộ tên thông thường theo khu vực. eBird là một dịch vụ miễn phí. Dữ liệu được lưu trữ trong một cơ sở an toàn và được lưu trữ hàng ngày, và bất kỳ ai cũng có thể truy cập thông qua trang web eBird và các ứng dụng khác do cộng đồng thông tin đa dạng sinh học toàn cầu phát triển For example, Ví dụ: dữ liệu eBird là một phần của Avian Knowledge Network ("Mạng lưới Tri thức Gia cầm", AKN), dùng để tích hợp dữ liệu quan sát về quần thể chim trên khắp Tây Bán cầu, và là nguồn dữ liệu cho tài liệu tham khảo kỹ thuật số về chim của Bắc Mỹ. Đổi lại, AKN cung cấp dữ liệu eBird cho các hệ thống dữ liệu đa dạng sinh học quốc tế, chẳng hạn như Cơ sở Thông tin Đa dạng Sinh học Toàn cầu. Quầy tương tác điện tử. Ngoài việc chấp nhận các hồ sơ được gửi từ máy tính cá nhân và thiết bị di động của người dùng, eBird đã đặt các quầy tương tác điện tử ở những vị trí đắc địa để quan sát chim, bao gồm một cái ở trung tâm giáo dục tại Khu bảo tồn động vật hoang dã quốc gia JN "Ding" Darling trên đảo Sanibel ở Florida. Tích hợp trên ô tô. eBird là một phần của Starlink trên Subaru Ascent 2019. Nó cho phép tích hợp eBird vào màn hình cảm ứng của ô tô. Mức độ thông tin. Danh sách kiểm tra. eBird thu thập thông tin trên toàn thế giới, nhưng phần lớn danh sách kiểm tra đến từ Bắc Mỹ.
EBird
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819461
Số lượng danh sách kiểm tra được liệt kê trong bảng dưới đây chỉ bao gồm các danh sách kiểm tra đầy đủ, trong đó người quan sát báo cáo tất cả các loài mà họ có thể xác định trong suốt thời gian của danh sách kiểm tra. Cổng thông tin khu vực. eBird liên quan đến một số cổng khu vực dành cho các khu vực khác nhau trên thế giới, do các đối tác địa phương quản lý. Dưới đây là danh sách các công theo khu vực:
Động đất Tottori 2000
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819467
là trận động đất xảy ra vào lúc 13:30 (JST), ngày 6 tháng 10 năm 2000. Trận động đất có cường độ 7.3 richter, tâm chấn độ sâu khoảng 9 km. Trận động đất không gây ra sóng thần nhưng đã làm 182 người bị thương.
Trà bơ
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819468
Trà bơ, hay còn được gọi là "Bho jha" (, "Trà Tây Tạng"), "cha süma" (, "Trà khuấy", tiếng Quan thoại: "sūyóu chá" (酥油茶, "tô du trà"), "su ja" (, "trà khuấy") trong tiếng Dzongkha hoặc "gur gur cha" trong tiếng Ladakh), là một loại thức uống của người dân vùng Himalaya ở Nepal, Bhutan, Pakistan (đặc biệt là ở Gilgit-Baltistan và phía Bắc Khyber Pakhtunkhwa), Afghanistan, Kazakhstan, Tajikistan, Đông Turkestan, Tây Tạng và các khu vực phía tây của Trung Quốc, Trung Á và vùng Caribe ngày nay. Theo truyền thống, nó được làm từ lá trà, bơ Yak, nước, và muối ăn, mặc dù bơ được làm từ sữa bò ngày càng được ưa chuộng do tính sẵn có và chi phí thấp hơn. Trà bơ có khả năng bắt nguồn từ vùng Himalaya, giữa Tây Tạng và tiểu lục địa Ấn Độ. Lịch sử. Lịch sử của trà ở Tây Tạng bắt nguồn từ thế kỷ 7 thời nhà Đường. Tuy nhiên, trà bơ đã không trở nên phổ biến ở Tây Tạng cho đến khoảng thế kỷ 13, trong triều đại Phagmodrupa. Theo truyền thuyết, một công chúa Trung Quốc đã kết hôn với một vị vua của Tây Tạng, người sau này đã giúp thiết lập các tuyến đường thương mại giữa Trung Quốc và Tây Tạng. Những con đường thương mại này đã mang trà vào Tây Tạng từ Trung Quốc. Sau đó, bơ được thêm vào trà được mang đến từ Trung Quốc vì bơ là nguyên liệu chính trong ẩm thực Tây Tạng. Đến thế kỷ thứ 8, việc uống trà đã trở nên phổ biến ở Tây Tạng. Vào thế kỷ 13, trà được sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo của người Tây Tạng. Ngày nay, trà bơ vẫn còn phổ biến ở Tây Tạng, vì người dân uống tới 60 tách trà nhỏ mỗi ngày. Chuẩn bị. Chất lượng cao nhất của trà bơ được làm bằng cách đun sôi lá trà Phổ Nhĩ trong nước trong nửa ngày, thu được màu nâu sẫm. Sau đó, nó được hớt bọt và đổ vào một hình trụ với bơ yak tươi và muối, sau đó được lắc. Kết quả là một chất lỏng có độ dày của một món hầm hoặc dầu đặc. Sau đó nó được đổ vào ấm hoặc lọ. Một phương pháp khác là đun sôi nước và cho một nắm trà vào nước, ngâm cho đến khi chuyển sang màu gần như đen. Sau đó, muối ăn được thêm vào, cùng với một ít soda nếu muốn.
Trà bơ
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819468
Sau đó, trà được lọc qua một cái chao bằng lông ngựa hoặc sậy vào một cái thùng đánh bơ bằng gỗ, và một cục bơ lớn được thêm vào. Sau đó, trà được khuấy cho đến khi trà đạt độ đặc thích hợp và được chuyển sang các nồi đồng đặt trên lò than để giữ ấm. Khi không có dụng cụ khuấy, một bát gỗ và khuấy nhanh là đủ. Mỗi ấm trà và tách trà tượng trưng cho mức sống của mỗi gia đình. Nồi gốm được sử dụng rộng rãi nhất, trong khi những chiếc nồi làm từ đồng hoặc đồng thau có thể được sử dụng bởi các gia đình có mức sống cao hơn. Ở Tu viện Ganden tại Lhasa, Tây Tạng, họ chuẩn bị thức ăn cho khoảng 2.500 nhà sư. Trong thời gian này, họ chuẩn bị loại trà truyền thống này trong những chiếc vạc và ấm lớn. Mỗi đêm, họ đun sôi nước và trà chứa khoảng 16 viên trà và hàng trăm kilogram bơ. Mỗi bước đi kèm với lời cầu nguyện riêng của nó. Khi trà đã sẵn sàng, một nhà sư đánh cồng để cho những người khác biết trà đã sẵn sàng. Ngày nay, khi lá trà, bơ Yak và dụng cụ đánh bơ bằng gỗ chưa có, người ta thường pha trà bơ bằng trà túi lọc, các loại bơ có bán sẵn trên thị trường và máy xay sinh tố để khuấy. Trong đời sống. Uống trà bơ là một phần trong cuộc sống của người Tây Tạng. Trước khi làm việc, một người Tây Tạng thường sẽ thưởng thức vài bát đầy và nó luôn được phục vụ cho khách. Vì bơ là thành phần chính nên trà bơ cung cấp nhiều ca-lo và đặc biệt phù hợp với độ cao lớn. Bơ cũng có thể giúp ngăn ngừa bệnh nẻ môi. Theo phong tục của người Tây Tạng, trà bơ được uống thành từng ngụm riêng biệt và sau mỗi ngụm, chủ nhà lại rót đầy đến miệng bát. Vì vậy, khách không bao giờ uống cạn bát của mình; nó liên tục đầy thêm. Nếu khách không muốn uống, điều tốt nhất nên làm là để nguyên trà cho đến khi rời đi và sau đó uống cạn bát. Bằng cách này, nghi thức được tuân thủ và chủ nhà sẽ không bị xúc phạm. Một phong tục khác được người Tây Tạng công nhận là tổ chức lễ sinh nhật cho con cái của họ vài ngày sau khi đứa trẻ chào đời để hóa giải những điều xui xẻo mà đứa trẻ mang từ trong bụng mẹ.
Trà bơ
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819468
Thông thường, lễ kỷ niệm có sự tham gia của bạn bè và người thân của cha mẹ, những người mang quà cho đứa trẻ bao gồm trà bơ Yak. Phật giáo là một thực tế phổ biến và do niềm tin như vậy, bơ Yak được sử dụng trong trà được đánh giá cao như Karma Palmo. Các nhà sư Tây Tạng sẽ uống trà bơ hai lần một ngày và đôi khi thưởng thức đồ uống này với paksuma, một loại cháo gạo đặc biệt. Trà bơ cũng được dùng để ăn tsampa bằng cách đổ lên trên, hoặc nhúng tsampa vào đó và trộn đều. Chất cô đặc, được sản xuất bằng cách đun sôi lá trà nhiều lần, sẽ giữ được trong vài ngày và thường được sử dụng ở các thị trấn. Trà sau đó được kết hợp với muối và bơ trong một chiếc máy khuấy trà đặc biệt (chữ Tạng: མདོང་མོ་, Wylie: mdong mo), và khuấy mạnh trước khi dùng nóng. Hiện nay, máy xay sinh tố điện thường được sử dụng. Mặc dù không có nghi lễ chính thức để pha trà, nhưng trà bơ được uống trong các nghi lễ khác nhau của người Tây Tạng. Trong đám tang của người Sherpa, người thân của người quá cố có phong tục mời khách vào nhà bằng một tách trà bơ. Trong ngày Tết ở Tây Tạng, Losar, các nghi lễ kéo dài ba ngày trong các tu viện. Trước buổi cầu nguyện dài vào buổi chiều, các nhà sư bắt đầu buổi sáng với trà bơ và cơm ngọt. Trà bơ trong văn hóa Bhutan cũng được uống vào những dịp đặc biệt như đám cưới và lễ Losar. Khi được tổ chức, khách cũng thường được phục vụ Suja cùng với Zao, gạo phồng rang với bơ và đường. Trà bơ trong văn hóa đại chúng. Văn học. Trà bơ được sử dụng trong tựa đề của một tập thơ của người Tây Tạng lưu vong tên là Ten Phun. Anh được sinh ra ở Lhasa, Tây Tạng, mặc dù ngày sinh của anh không có sẵn. Cuốn sách của anh "Sweet Butter Tea: A Book of Poems" chứa những bài thơ về thời thơ ấu của mình. Đây là tập thơ đầu tiên của anh được xuất bản bằng tiếng Anh. Vì điều này, nhiều bạn bè của anh ở Dharamshala, Ấn Độ đặt cho biệt danh là "Sweet Butter Tea". Dharamsala là nơi mà anh hiện đang cư trú.
Động đất kép Mindanao 2010
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819473
Động đất kép Mindanao 2010 là trận động đất kép xảy ra vào ngày 24 tháng 7 năm 2010 tại đảo Mindanao, Philippines. Trận động đất kép có tâm chấn độ sâu lần lượt từ 565 đến 618 km. Không có báo cáo thiệt hại nào xảy ra.
Thiện ác đối đầu 3
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819492
Thiện ác đối đầu 3 là một bộ phim hành động Mỹ do Antoine Fuqua đạo diễn. Đây là phần tiếp theo của bộ phim "Thiện ác đối đầu 2" năm 2018, là phim thứ ba và cũng là bộ phim cuối cùng trong bộ ba "Thiện ác đối đầu", dựa trên loạt phim truyền hình cùng tên. Phim có sự tham gia của Denzel Washington, Dakota Fanning, David Denman, Sonia Ammar và Remo Girone.
Kẻ Kiến Tạo (phim 2023)
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819500
Kẻ Kiến Tạo (tiếng Anh: The Creator) là một bộ phim hành động khoa học viễn tưởng Mỹ do Gareth Edwards đạo diễnn. Phim có sự tham gia của John David Washington, Gemma Chan, Ken Watanabe, Sturgill Simpson, Madeleine Yuna Voyles và Allison Janney.
Pro Evolution Soccer 2009
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819502
Pro Evolution Soccer 2009 (PES 2009, hay còn được gọi là World Soccer: Winning Eleven 2009 ở Hàn Quốc và Nhật Bản) là một tựa game bóng đá trong loạt "Pro Evolution Soccer", được tạo bởi Konami. Đây cũng là trò chơi được cấp phép độc quyền của UEFA Champions League. Phiên bản Wii được gọi là "Winning Eleven Play Maker 2009" tại Nhật Bản. "PES 2009" được tiếp nối thành công bởi "Pro Evolution Soccer 2010". Cách chơi. Cách chơi đã được thay đổi so với các phiên bản trước cho "Pro Evolution Soccer 2009", với những bổ sung quan trọng cho hệ thống Teamvision, chiến thuật thay đổi theo tình huống, khả năng xử lý bóng trôi chảy và các chiến lược nhận dạng AI hoạt động liên tục tích lũy dữ liệu trong các chế độ Master League và League. Một bổ sung mới khác là điều chỉnh lại chuyển động của bóng, với các phép tính lực cản không khí mới cho quỹ đạo của bóng. Ngoài ra còn có các thói quen ma sát mới ảnh hưởng đến chuyển động của bóng trong điều kiện mặt sân, các thói quen xoáy ngược được tính toán để bóng chậm lại tương ứng và độ nảy của bóng có thể được sử dụng hiệu quả hơn: người chơi có thể hất bóng lên để thực hiện cú phát bóng, hoặc để nâng nó qua chân sau của hậu vệ. Nếu một người chơi có khả năng, họ sẽ có thể thực hiện một cách khéo léo. "PES 2009" cũng có chế độ trò chơi mới gọi là 'Become a Legend', giống như 'Be a Pro' từ EA Sports "FIFA Series". Chế độ này ban đầu chỉ có trong các phiên bản của Nhật Bản với tên 'Fantasista', được phát hành dưới dạng một phiên bản đặc biệt cho J-League Winning Eleven 2007 Club Championship. Giấy phép. Lần đầu tiên Konami có thể giành được bản quyền của UEFA Champions League. Manchester United và Liverpool là những câu lạc bộ duy nhất được cấp phép đầy đủ tại Giải bóng đá Ngoại hạng Anh, giải đấu được tích hợp nhưng không có giấy phép, giống như các phiên bản trước. Vì giấy phép UEFA Champions League không bao gồm quyền của tất cả các câu lạc bộ tham gia và một số giấy phép cũng được nắm giữ độc quyền bởi EA Sports, không phải tất cả các câu lạc bộ tham gia đều được cấp phép hoặc thậm chí trong trò chơi. Các câu lạc bộ không được cấp phép có tên cầu thủ thực nhưng sử dụng tên, logo và bộ trang phục giả lập của câu lạc bộ. Nó có thể được chỉnh sửa bởi người chơi. Ngoài ra còn có một giải đấu riêng với 18 đội chung (Đội A, Đội B, v.v.
Pro Evolution Soccer 2009
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819502
), có thể được chỉnh sửa đầy đủ, như trong các phiên bản trước. Tính năng này không xuất hiện trong phiên bản PS2 của trò chơi và phiên bản PSP chỉ có hai đội trong giải đấu phụ này. Ảnh bìa. Lionel Messi và Andrés Guardado xuất hiện trong ảnh bìa của PES 2009. Là một phần của thỏa thuận mới, Messi được xuất hiện trên trang bìa của tất cả các phiên bản PES 2009, đồng thời xuất hiện trong các tài liệu quảng cáo cho trò chơi này. Phiên bản Wii. "Pro Evolution Soccer 2009" là phiên bản Wii thứ hai của loạt game bóng đá "Pro Evolution Soccer" của Konami. Phiên bản Wii được phát hành vào tháng 3 năm 2009. Dựa trên hệ thống điều khiển của phiên bản trước, "PES 2009" mở rộng dựa trên khái niệm cơ bản về việc người chơi điều khiển cả cầu thủ có bóng và những cầu thủ xung quanh họ. "PES 2009" cho Nintendo Wii sẽ có một số bổ sung quan trọng, với hệ thống bắn súng cải tiến mang lại nhiều quyền kiểm soát hơn. Nhóm phát triển cũng đã làm lại các yếu tố phòng thủ của trò chơi, với nhiều quyền kiểm soát hơn đối với các hậu vệ và nhiều cách hơn để ngăn chặn các mối đe dọa tấn công. Một hệ thống AI mới cũng đã được triển khai và dẫn đến chuyển động tinh vi và trực quan hơn từ các đồng đội theo mệnh lệnh của người chơi. Một hệ thống chơi hợp tác mới được thiết kế để cho phép một người chơi sử dụng Nunchuk và Wiimote để điều khiển trò chơi ở cấp độ nhóm trong khi một người chơi khác sử dụng Bộ điều khiển cổ điển để điều phối từng người chơi. Nó cũng được thiết lập để nhận các chế độ trò chơi mới, như Master League, cuộc thi Champions Road nâng cao, Chế độ chỉnh sửa nâng cao, khả năng chơi trò chơi trực tuyến nâng cao và chế độ trò chơi cho phép người chơi huấn luyện Mii của họ. Thử nghiệm. Bản thử nghiệm của trò chơi đã có sẵn cho PlayStation 3, Xbox 360 và PC vào ngày 2 tháng 10 năm 2008. Người chơi có thể chọn các câu lạc bộ và đội tuyển quốc gia, ví dụ như Manchester United, Liverpool, Real Madrid, FC Barcelona, đội tuyển Ý hoặc Pháp cho một trận đấu giao hữu kéo dài 5 phút đầy đủ với một tùy chọn nhiều người chơi.
Pro Evolution Soccer 2009
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819502
Bản demo cũng bao gồm các video quảng cáo mô tả chi tiết các chế độ "Become a Legend" và "Legends" trực tuyến của trò chơi mới, cho thấy người chơi chỉ điều khiển một cầu thủ trong một đội và cố gắng tạo dựng sự nghiệp bóng đá. Họ bắt đầu với tư cách là một cầu thủ 17 tuổi đầy triển vọng, các cầu thủ phải cố gắng lọt vào đội một và tạo ra một loạt màn trình diễn chói sáng để cuối cùng dẫn đến việc chuyển đến những đội bóng lớn ở châu Âu. Ngược lại, những màn trình diễn kém cỏi có thể khiến họ gặp khó khăn ở các giải đấu thấp hơn và cuối cùng bị thanh lý hợp đồng. Hợp tác với Setanta Sports. Cuối tháng 9 năm 2008, đã có thông báo rằng PES 2009 sẽ có thương hiệu của Setanta Sports. Liên kết đã được xác nhận khi Setanta Sports đặt logo trên trang web của họ thông báo rằng chúng thực sự có liên quan đến trò chơi. Đánh giá. Trò chơi đã được đón nhận tích cực và trung bình. GameRankings và Metacritic cho điểm 85,46% và 84/100 cho phiên bản Wii; 77,27% và 77 trên 100 cho phiên bản PlayStation 3; 77,20% và 75 trên 100 cho phiên bản PSP; 76,62% và 79 trên 100 cho phiên bản PC; 73,54% và 74 trên 100 cho phiên bản Xbox 360; và 68,67% và 72 trên 100 cho phiên bản PlayStation 2. Phiên bản PS2 là trò chơi bán chạy thứ 100 tại Nhật Bản vào năm 2008, bán được 135.128 bản, với tổng doanh số bán hàng trọn đời là 680.152; trong khi phiên bản PS3 là trò chơi bán chạy thứ 32 trong cùng năm đó, bán được 297.896 bản.
It Lives Inside
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819507
It Lives Inside là một bộ phim kinh dị viễn tưởng Mỹ năm 2023 do Bishal Dutta viết kịch bản và đạo diễn. Phim có sự tham gia của Megan Suri.
Hạt Phủ doãn Tông tòa Battambang
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819520
Hạt Phủ doãn Tông tòa Battambang (; ) là một Hạt Phủ doãn Tông tòa của Giáo hội Công giáo Rôma tại Campuchia. Lãnh đạo đương nhiệm của Hạt Phủ doãn Tông tòa là Giám mục Enrique Figaredo Alvargonzales (Dòng Tên). Địa giới. Hạt Phủ doãn Tông tòa bao phủ diện tích 80,430 km² vùng phía tây bắc Campuchia, bao gồm các tỉnh Banteay Meanchey, Battambang, Kampong Chhnang, Kampong Thom, Oddar Meancheay, Pailin, Preah Vihear, Pursat và Siem Reap. Hạt Phủ doãn Tông tòa được chia ra làm 26 giáo xứ, với tòa giám mục và Nhà thờ chính tòa Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội nàm tại thành phố Battambang. Lịch sử. Hạt Phủ doãn Tông tòa được thành lập vào ngày 26/9/1968, khi Hạt Đại diện Tông tòa Campuchia (nay là Hạt Đại diện Tông tòa Phnôm Pênh) được tách ra làm ba theo tông sắc "Qui in Beati Petri" của Giáo hoàng Phaolô VI. Thống kê. Đến năm 2020, Hạt Phủ doãn Tông tòa có 5.169 giáo dân trên tổng dân số 4.327.570, chiếm 0,1%.
Động vật chí Việt Nam
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819526
Động vật chí Việt Nam (Tiếng Anh: Fauna of Viet Nam) là bộ sách khoa học, chuyên ngành động vật của Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Các cuốn Động Vật chí Việt Nam từ tập 26 đến tập 31 đã được giải A giải thưởng sách quốc gia năm 2019. Giới thiệu. Từ năm 1996 Trung tâm Khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia (nay là Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) lên đề án soạn thảo những bộ sách Động vật chí và Thực vật chí Việt Nam để làm tư liệu cho công việc nghiên cứu và bảo tồn sinh học ở Việt Nam. Đề án được giao cho Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật chủ trì tổ chức thực hiện, có sự tham gia của các cán bộ khoa học thuộc các Viện nghiên cứu và các Trường Đại học trong cả nước. Bộ sách tập hợp và giới thiệu các loài động vật đang tồn tại ở Việt Nam, được trình bày theo hệ thống phân loại họ, giống, loài, phân loài. Mỗi loài lại được cung cấp đầy đủ các thông tin về tên loài và danh pháp phân loại loài; đặc điểm phân loại; đặc tính sinh học – sinh thái; phân bố; giá trị sử dụng; mẫu vật nghiên cứu; và những nhận xét đánh giá v.v... Đến năm 2019, đã có tổng cộng 31 tập Động vật chí Việt Nam và 21 tập Thực vật chí Việt Nam được phát hành.
Tổng giáo phận Mechelen-Brussel
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819547
Tổng giáo phận Mechelen-Brussel (; ; ) là một tổng giáo phận của Giáo hội Latinh trực thuộc Giáo hội Công giáo Rôma ở Bỉ. Tổng giáo phận là nơi đặt ngai tòa giáo trưởng của Bỉ và quản lí Giáo tỉnh Mechelen-Brussel. Tổng giáo phận được thành lập năm 1559, và có hai nhà thờ chính tòa là Nhà thờ chính tòa Thánh Rumbold ở Mechelen và Nhà thờ chính tòa Thánh Micae và Gudula ở Bruxelles. Tổng giám mục đương nhiệm là Jozef De Kesel, được bổ nhiệm vào tháng 11/2015. Tổng quan. Tổng giáo phận Mechelen-Brussel có địa giới bao gồm tỉnh Brabant và 8 đô thị của tỉnh Antwerpen, bao gồm Bonheiden, Duffel, Mechelen và Sint-Katelijne-Waver. Vào năm 1995, tỉnh Brabant được tách ra làm ba tỉnh: Giáo hội Công giáo không thành lập các giáo phận mới để phù hợp với thay đổi này, thay vào đó ba Đại diện Tông tòa và các giám mục phụ tá của họ được cử đi quản nhiệm các vùng này. Ngôn ngữ. Tên gọi của tổng giáo phận có thể khác nhau tùy ngôn ngữ, trong tiếng Hà Lan là "Mechelen–Brussel" còn trong tiếng Pháp là "Malines–Bruxelles". Trong tiếng Anh, Mechelen ban đầu được gọi là "Mechlin" hay "Malines" nhưng sau này "Mechelen" trở nên thông dụng hơn. Ngoài ra, tiếng Anh thường sử dụng "Brussel(s)" theo tiếng Hà Lan thay vì "Bruxelles" theo tiếng Pháp. Nhà thờ chính tòa. Tổng giáo phận có hai nhà thờ chính tòa đôi: Nhà thờ chính tòa Thánh Rumbold ở Mechelen và Nhà thờ chính tòa Thánh Micae và Gudula ở Bruxelles. Lịch sử. Tổng giáo phận Mechelen–Brussel ban đầu thuộc lãnh địa giáo hội Vùng đất thấp sau cuộc tổ chức lại năm 1559 với 15 giáo phận mới được thành lập. Qua thời gian, hai giáo tỉnh dần tách ra khỏi sự lãnh đạo của Mechelen–Brussel. Cambrai thuộc quyền kiểm soát của Pháp và Pháp bắt đầu sáp nhập vùng Flanders nói tiếng Pháp, ngoài ra Utrecht cùng các giáo phận trực thuộc ở Cộng hòa (sau là Vương quốc) Hà Lan bị tạm thời giải thế vì các tỉnh phía bắc đang phổ biến Thần học Calvin "phản giáo hoàng". Chiến tranh Napoleon 1801 một lần nữa đã vẽ lại bản đồ Theo truyền thống, Tổng giám mục Mechelen thường được thăng Hồng y. Tổng giáo phận Mechelen đã đổi tên thành Tổng giáo phận Mechelen–Brussel vào ngày 8/12/1961 như một phần cuộc tái cấu trúc các giáo phận ở Bỉ.
Tổng giáo phận Mechelen-Brussel
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819547
Hai giáo phận mới được thành lập. Vào cùng ngày, Giáo phận Antwerpen được thành lập trên lãnh thổ tách ra từ Tổng giáo phận Mechelen. Sáu năm sau Giáo phận Hasselt cũng đã được thành lập. Điều này có nghĩa là các giáo phận mới sẽ khớp với các tỉnh của Bỉ. Đa số sự hiện diện của Giáo hội Công giáo tại tỉnh Antwerpen (trừ khu vực Mechelen) được quản lí bởi Giáo phận Antwerpen. Tổng giám mục André-Joseph Leonard đã kế nhiệm Hồng y Danneels vào tháng 1/2010. Vào ngày 22/2/2011, Giáo hoàng Biển Đức XVI đã chỉ định: Đ.c. Jean Kockerols, Đ.c. Jean-Luc Hudsyn và Đ.c. Leon Lemmens là các giám mục phụ tá tổng giáo phận Mechelen-Brussels. Sau khi đến tuổi 75 năm, Leonard đã nộp đơn từ nhiệm, và đã được đồng ý. Vào mùa thu năm 2015 Giáo hoàng Phanxicô đã chỉ định Jozef De Kesel, giám mục giáo phận Bruges là tổng giám mục mới, và ông đã thăng Hồng y năm 2016. Năm 2023, Tổng giám mục tân cử Luc Terlinden đã được bổ nhiệm.
Cá móm xiên
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819560
Cá móm xiên (danh pháp: Gerres limbatus) là một loài cá biển thuộc chi "Gerres" trong họ Cá móm. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1830. Từ nguyên. Tính từ định danh "limbatus" trong tiếng Latinh có nghĩa là “có viền”, hàm ý đề cập đến vệt màu sẫm trên chóp gai vây lưng ở loài cá này. Phân bố và môi trường sống. Cá móm xiên có phân bố thưa thớt ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, được ghi nhận tại lưu vực vịnh Ba Tư, Pakistan, Mozambique, bờ tây và nam Ấn Độ, Sri Lanka, bán đảo Mã Lai, vịnh Thái Lan, Indonesia, bờ nam Trung Quốc. "G. lucidus" cũng do Georges Cuvier mô tả năm 1830 đã được xác định là cá con của loài này. Loài này cũng xuất hiện ở các lưu vực sông và vùng bờ biển của Việt Nam. Cá móm xiên sống ở vùng triều cửa sông và vùng biển rất nông ven bờ. Chúng là một loài cá lưỡng cư, nhưng được xếp vào loại "amphidromous" (cá di cư giữa nước ngọt và nước mặn, nhưng không nhằm mục đích sinh sản). Mô tả. Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở cá móm xiên là 15 cm. Loài này có màu xám bạc. Vây lưng màu vàng nhạt, một vệt sẫm màu ở chóp gai, kéo dài từ giữa gai lưng thứ hai đến chóp gai thứ sáu. Vây đuôi màu vàng nhạt, thường có viền sau sẫm màu. Vây hậu môn có nửa trước màu vàng hoặc cam sẫm, nửa sau màu trắng trong suốt. Vây ngực phớt vàng, trong suốt ở chóp. Vây bụng màu vàng hoặc cam sẫm, có thể trong suốt ở các mẫu vật thu thập tại Thái Lan và Indonesia. Số gai ở vây lưng: 11; Số tia vây ở vây lưng: 10; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 7.
Mihai I của România
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819564
Mikhael I (tiếng Romania: ; 25 tháng 10 năm 1921 – 5 tháng 12 năm 2017) là vị vua cuối cùng của Vương quốc Romania, trị vì từ ngày 20 tháng 7 năm 1927 đến ngày 8 tháng 6 năm 1930 và lên ngôi một lần nữa vào ngày 6 tháng 9 năm 1940 cho đến khi ông buộc phải thoái vị vào ngày 30 tháng 12 năm 1947. Ngay sau khi Michael chào đời, cha của ông, Thái tử Carol, vướng vào mối quan hệ gây tranh cãi với Magda Lupescu. Năm 1925, Carol bị áp lực phải từ bỏ quyền lên ngôi và chuyển đến Paris sống lưu vong cùng Lupescu. Năm 1927, Michael lên ngôi sau cái chết của ông nội là Ferdinand I. Khi Michael vẫn còn là một trẻ vị thành niên, một hội đồng nhiếp chính đã được thành lập, bao gồm chú của ông là Thân vương Nicolas, Thượng phụ Miron Cristea và Chánh án Gheorghe Buzdugan. Hội đồng tỏ ra không hiệu quả và vào năm 1930, Carol trở lại Romania và thay thế con trai mình làm quốc vương, với vương hiệu Carol II. Do đó, Michael trở lại với tư cách là người thừa kế ngai vàng và được trao thêm tước hiệu Đại Voievod xứ Alba-Iulia. Carol II buộc phải thoái vị vào năm 1940, và Michael một lần nữa trở thành vua. Dưới chính phủ do nhà độc tài quân sự Ion Antonescu lãnh đạo, Romania đã liên kết với Đức Quốc xã. Năm 1944, Michael tham gia một cuộc đảo chính chống lại Antonescu, bổ nhiệm Constantin Sănătescu làm người thay thế ông, và sau đó tuyên bố liên minh với quân Đồng minh. Tháng 3 năm 1945, áp lực chính trị buộc Michael phải bổ nhiệm một chính phủ thân Liên Xô do Petru Groza đứng đầu. Từ tháng 8 năm 1945 đến tháng 1 năm 1946, Michael tiến hành "cuộc đình công hoàng gia" và cố gắng chống lại chính phủ do cộng sản kiểm soát của Groza nhưng không thành công bằng cách từ chối ký và thông qua các sắc lệnh của chính phủ này. Vào tháng 11 năm 1947, Michael tham dự đám cưới của em họ mình là Nữ vương tương lai của Anh Elizabeth II với Vương tử Philip của Hy Lạp và Đan Mạch tại London. Ngay sau đó, vào sáng ngày 30 tháng 12 năm 1947, Groza gặp Michael và buộc ông phải thoái vị. Michael bị buộc phải sống lưu vong, tài sản bị tịch thu và tước quyền công dân. Năm 1948, ông kết hôn với Thân vương nữ Anne xứ Bourbon-Parma, người mà ông có 5 cô con gái.
Mihai I của România
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819564
Hai vợ chồng cuối cùng định cư ở Thụy Sĩ. Chế độ độc tài cộng sản của Nicolae Ceaușescu bị lật đổ vào năm 1989 và năm sau Michael cố gắng quay trở lại Romania, nhưng bị bắt và buộc phải rời đi khi đến nơi. Năm 1992, Michael được phép đến thăm Romania vào dịp lễ Phục sinh, nơi ông được chào đón bởi rất nhiều đám đông; một bài phát biểu của ông ấy từ cửa sổ khách sạn đã thu hút ước tính một triệu người đến Bucharest. Lo lắng trước sự nổi tiếng của Michael, chính phủ hậu cộng sản của Ion Iliescu đã từ chối cho phép ông tiếp tục thăm viếng. Năm 1997, sau thất bại của Iliescu trước Emil Constantinescu trong cuộc bầu cử tổng thống năm trước, quyền công dân của Michael được khôi phục và ông được phép đến thăm Romania một lần nữa. Một số tài sản bị tịch thu, chẳng hạn như Lâu đài Peleș và Lâu đài Săvârșin, cuối cùng đã được trả lại cho gia đình ông. Cuộc sống đầu đời. Michael sinh năm 1921 tại Lâu đài Foișor trong Khu phức hợp Hoàng gia Peleș ở Sinaia, Romania, là con trai của Thái tử Carol của Romania và Công nương Elena. Ông được sinh ra với tư cách là cháu nội của đương kim Quốc vương Ferdinand I của Romania và là cháu ngoại của đương kim Quốc vương Constantine I của Hy Lạp. Khi Carol bỏ trốn cùng tình nhân Elena Magda Lupescu và từ bỏ quyền thừa kế ngai vàng vào tháng 12 năm 1925, Michael được tuyên bố là người thừa kế rõ ràng. Michael kế vị ngai vàng Romania sau cái chết của ông nội Ferdinand vào tháng 7 năm 1927, trước sinh nhật lần thứ 6 của ông. Sau đó, Michael theo học tại một ngôi trường đặc biệt do cha ông thành lập năm 1932. Cai trị. Những năm 1930 và thời đại Antonescu. Sau cái chết của ông nội là quốc vương Ferdinand vào năm 1927, Micheal lúc đó mới 5 tuổi đã được đưa lên ngai vàng. Một Hội đồng nhiếp chính được thành lập, bao gồm chú của ông, Thân vương Nicolae, Thượng phụ Miron Cristea, và Chánh án Gheorghe Buzdugan, và từ tháng 10 năm 1929, Constantin Sărățeanu, thay mặt vị vua trẻ trị vì đất nước. Năm 1930, Carol II về nước theo lời mời của các chính trị gia không hài lòng với Hội đồng nhiếp chính trong bối cảnh Đại khủng hoảng, và được Nghị viện Romania phong làm vua. Michael bị giáng làm thái tử với tước hiệu "Đại Voivode xứ Alba Iulia".
Mihai I của România
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819564
Tháng 11 năm 1939, Michael gia nhập Thượng viện Romania, vì Hiến pháp 1938 bảo đảm cho ông một ghế ở đó khi đủ 18 tuổi. Chỉ vài ngày sau Giải pháp Viên lần thứ hai, chế độ thân Đức Quốc xã chống Liên Xô của Thủ tướng Ion Antonescu đã tổ chức một cuộc đảo chính chống lại Carol II, người mà thủ tướng tuyên bố là "chống Đức". Antonescu đình chỉ Hiến pháp, giải tán Nghị viện, và tái phong Michael 18 tuổi lên ngai vàng, với sự hoan nghênh của quần chúng vào tháng 9 năm 1940. (Mặc dù Hiến pháp đã được khôi phục vào năm 1944 và Quốc hội Romania vào năm 1946, Michael sau đó đã không tuyên thệ chính thức và triều đại của ông cũng không được Nghị viện phê chuẩn có hiệu lực hồi tố.) Michael được trao vương miện với Vương miện Thép và được Đức Thượng phụ Chính thống giáo Romania, Nicodim Munteanu, tấn phong làm Vua tại Nhà thờ Thượng phụ Bucharest, vào ngày ngày 6 tháng 9 năm 1940. Mặc dù Vua Michael chính thức là Tổng tư lệnh tối cao của Quân đội, được gọi là "Conducător" ("Lãnh đạo nhân dân"), và có quyền bổ nhiệm Thủ tướng với toàn quyền, nhưng trên thực tế, ông buộc phải giữ vai trò bù nhìn trong phần lớn thời gian của cuộc chiến, cho đến Tháng 8 năm 1944. Michael đã ăn trưa với Adolf Hitler hai lần — một lần với cha ở Bayern năm 1937, và lần hai với mẹ ở Berlin năm 1941. Ông cũng gặp Benito Mussolini ở Ý năm 1941. Quay lưng lại với Đức Quốc xã. Năm 1944, Chiến tranh thế giới thứ hai đang diễn ra tồi tệ đối với các cường quốc phe Trục, nhưng nhà độc tài quân sự, Thủ tướng Nguyên soái Ion Antonescu vẫn nắm quyền kiểm soát Romania. Đến tháng 8 năm 1944, cuộc tiến quân vào Romania của Liên Xô đã trở nên không thể tránh khỏi và dự kiến sẽ diễn ra trong vài tháng nữa. Vào ngày 23 tháng 8 năm 1944, Michael tham gia cùng các chính trị gia ủng hộ phe Đồng minh, một số sĩ quan quân đội và dân thường có vũ trang do Cộng sản lãnh đạo tổ chức một cuộc đảo chính chống lại Antonescu. Vua Michael đã ra lệnh bắt giữ anh ta bởi Đội cận vệ Cung điện Hoàng gia.
Mihai I của România
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819564
Ngay trong đêm đó, Thủ tướng mới, Trung tướng Constantin Sănătescu - do Vua Michael bổ nhiệm - đã giao Antonescu cho những người cộng sản (bất chấp những chỉ thị bị cáo buộc là ngược lại của Nhà vua), và sau đó đã giao ông cho Liên Xô. vào ngày 1 tháng 9. Trong một buổi phát thanh cho quốc gia và quân đội Romania, Michael đã ban hành lệnh ngừng bắn ngay khi Hồng quân đang xâm nhập mặt trận Moldavia, tuyên bố lòng trung thành của Romania với Đồng minh, tuyên bố chấp nhận hiệp định đình chiến do Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Liên Xô đưa ra và tuyên chiến với Đức Quốc xã. Tuy nhiên, điều này không ngăn cản được cuộc chiếm đóng nhanh chóng của Liên Xô và bắt giữ khoảng 130.000 binh sĩ Romania, những người này được chuyển đến Liên Xô, nơi nhiều người đã bỏ mạng trong các trại tù. Mặc dù liên minh của Romania với Đức Quốc xã đã kết thúc, cuộc đảo chính đã thúc đẩy Hồng quân tiến vào Romania. Hiệp định đình chiến được ký kết 3 tuần sau đó vào ngày 12 tháng 9 năm 1944, theo các điều khoản do Liên Xô đưa ra. Theo các điều khoản của hiệp định đình chiến, Romania công nhận thất bại của mình trước Liên Xô và bị đặt dưới sự chiếm đóng của lực lượng Đồng minh, với Liên Xô, với tư cách là đại diện của họ, kiểm soát phương tiện truyền thông, liên lạc, bưu điện và chính quyền dân sự phía sau mặt trận. Cuộc đảo chính thực sự dẫn đến một "sự đầu hàng", một "sự đầu hàng" vô điều kiện". Các nhà sử học Romania đã gợi ý rằng cuộc đảo chính có thể đã rút ngắn Thế chiến II xuống 6 tháng, do đó cứu sống hàng trăm nghìn người. Khi chiến tranh kết thúc, Vua Michael được Tổng thống Hoa Kỳ Harry S. Truman trao tặng Huân chương "Legion of Merit" ở cấp bậc cao nhất "Chief Commander" (Chỉ huy trưởng). Ông cũng được Joseph Stalin trao tặng Huân chương Chiến thắng của Liên Xô "vì hành động dũng cảm thay đổi triệt để nền chính trị của Romania theo hướng ly khai khỏi nước Đức của Hitler và liên minh với Đồng Minh, vào thời điểm không có dấu hiệu rõ ràng", chưa thất bại của Đức". Với cái chết của Michał Rola-Żymierski vào năm 1989, Michael trở thành người duy nhất còn sống được nhận Huân chương Chiến thắng. Trị vì dưới chế độ cộng sản.
Mihai I của România
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819564
Trị vì dưới chế độ cộng sản. Vào tháng 3 năm 1945, áp lực chính trị buộc Vua Michael phải bổ nhiệm một chính phủ thân Liên Xô do Petru Groza đứng đầu. Trong hơn 2 năm tiếp theo, Michael trị vì đất nước không khác gì một vua bù nhìn. Từ tháng 8 năm 1945 đến tháng 1 năm 1946, trong cái mà sau này được gọi là "cuộc đình công hoàng gia", Vua Michael đã cố gắng phản đối chính phủ Groza bằng cách từ chối ký các sắc lệnh của chính phủ này, nhưng không thành công. Trước áp lực của Liên Xô, Anh và Mỹ, Vua Michael cuối cùng đã từ bỏ việc phản đối chính quyền cộng sản và ngừng yêu cầu họ từ chức. Ông đã không ân xá cho Mareșal Antonescu, cựu Thủ tướng, người bị kết án tử hình "vì lợi ích của Đức Quốc xã mà phản bội nhân dân Romania, vì sự khuất phục về kinh tế và chính trị của Romania vào tay Đức, vì hợp tác với Đội cận vệ Sắt, vì tội sát hại các đối thủ chính trị của mình, vì tội giết hại hàng loạt thường dân và tội ác chống lại hòa bình". Vua Michael cũng không thể cứu được những nhà lãnh đạo phe đối lập như Iuliu Maniu và Bratianus, nạn nhân của các phiên tòa chính trị Cộng sản, vì Hiến pháp ngăn cản nhà vua làm điều đó nếu không có chữ ký phản đối của Bộ trưởng Tư pháp Cộng sản Lucrețiu Pătrășcanu (người sau đó đã bị phe Cộng sản đối lập của Gheorghiu-Dej loại bỏ). Hồi ký của người dì của Vua Michael, Công chúa Ileana dẫn lời Emil Bodnăraș—được cho là người tình của bà, Bộ trưởng quốc phòng Cộng sản Romania, và một điệp viên Liên Xô—nói: "Chà, nếu Nhà vua quyết định không ký vào bản lệnh tử hình, tôi hứa rằng chúng tôi sẽ giữ nguyên quan điểm của anh ta". Công chúa Ileana tỏ ra nghi ngờ: "Bạn biết khá rõ (...) rằng Nhà vua sẽ không bao giờ tự nguyện ký một văn bản vi hiến như vậy. Nếu ông ấy làm vậy, nó sẽ được đặt trước cửa nhà bạn, và trước toàn thể quốc gia, chính phủ của bạn sẽ chịu trách nhiệm. Chắc chắn bạn không mong muốn có thêm sự bất lợi nào vào lúc này!" Buộc phải thoái vị.
Mihai I của România
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819564
Buộc phải thoái vị. Vào tháng 11 năm 1947, Vua Michael tới London để dự đám cưới của người chị họ là Công chúa Elizabeth (sau này là Nữ vương Elizabeth II của Anh) và Vương tử Philip của Hy Lạp và Đan Mạch, cũng trong dịp này, nhà vua đã gặp Công chúa Anne của Bourbon-Parma (chị họ đời thứ hai của ông), người trong tương lai mà ông sẽ kết hôn. Theo lời kể của chính mình, Vua Michael từ chối mọi lời đề nghị tị nạn và quyết định quay trở lại Romania, trái ngược với lời khuyên bí mật và mạnh mẽ của Đại sứ Anh tại Romania. Sáng sớm ngày 30 tháng 12 năm 1947, Michael đang chuẩn bị cho bữa tiệc năm mới tại Lâu đài Peleș ở Sinaia thì Groza yêu cầu nhà vua trở lại Bucharest. Michael quay trở lại Cung điện Elisabeta ở Bucharest và thấy nó đã bị bao vây bởi quân lính của Sư đoàn Tudor Vladimirescu, một đơn vị quân đội hoàn toàn trung thành với Cộng sản. Groza và lãnh đạo Đảng Cộng sản Gheorghe Gheorghiu-Dej đang đợi ông và yêu cầu ông ký vào một văn bản thoái vị được đánh máy sẵn. Không thể triệu tập quân đội trung thành với hoàng gia vì đường dây điện thoại được cho là đã bị cắt, Michael cuối cùng đã ký vào văn bản. Chính phủ do Cộng sản kiểm soát tuyên bố bãi bỏ chế độ quân chủ và thay thế nó bằng một nhà nước Cộng hòa Nhân dân, họ đã cho phát sóng tuyên bố thoái vị trên đài phát thanh của Nhà vua . Vào ngày 3 tháng 1 năm 1948, Michael buộc phải rời khỏi đất nước, hơn một tuần sau đó đến lược các Công chúa Elisabeth và Ileana phải rời khỏi Romania, dù họ là những người hợp tác chặt chẽ với Liên Xô đến mức họ được biết đến với biệt danh "Những người dì đỏ" của Nhà vua. Ông là vị vua cuối cùng đằng sau Bức màn sắt bị mất ngai vàng. Lời kể của cựu hoàng Michael về việc thoái vị thay đổi theo thời gian và dần dần được thêm thắt, đặc biệt là sau năm 1990. Do đó, trong các lời kể xuất bản năm 1950 và 1977, Michael chỉ đề cập đến việc nhìn thấy các nhóm vũ trang với súng máy trên vai quanh cung điện, trong khi ở nhiều nơi khác, Các tài liệu sau này cho biết chúng được mô tả là "pháo hạng nặng, sẵn sàng khai hỏa bất cứ lúc nào".
Mihai I của România
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819564
Câu chuyện về vụ đe doạ được cho là cũng phát triển: trong lời kể năm 1950, Groza đã cố gắng thương lượng một số hình thức bồi thường vật chất cho việc thoái vị, lưu ý rằng ông không thể đảm bảo tính mạng của Michael trong trường hợp nhà vua từ chối, và việc từ chối của ông có thể dẫn đến hàng nghìn vụ bắt giữ và có thể là một cuộc nội chiến; trong một phiên điều trần trước Hạ viện Hoa Kỳ năm 1954, Michael đã đề cập đến những mối đe dọa chung của Groza liên quan đến an ninh cá nhân của ông, sự đổ máu và sự tàn phá đất nước, cũng như "những gợi ý mơ hồ" về cuộc đàn áp, trong đó Groza gợi ý rằng chính phủ có một hồ sơ lớn về Michael; khả năng bắt giữ hàng nghìn người và lời đe dọa đổ máu chung cũng được đề cập trong báo cáo năm 1977; tuy nhiên, bắt đầu từ năm 1990, Michael khai rằng Groza đe dọa bắn 1.000 sinh viên vì công khai thể hiện sự gắn bó của họ với ngai vàng. Vì vậy, trong khi theo một bài báo của "Time" xuất bản năm 1948, Groza đe dọa bắt giữ hàng nghìn người và ra lệnh tắm máu trừ khi Michael chấp nhận thoái vị, trong một cuộc phỏng vấn với "The New York Times" từ năm 2007, Michael kể lại: "Đó là một vụ đe doạ. Họ nói, 'Nếu bạn không ký vào bản này ngay lập tức, chúng tôi buộc phải' - tại sao tôi không biết - 'giết hơn 1.000 sinh viên' mà họ đã giam giữ trong tù." Theo ý kiến của nhà sử học Ioan Scurtu, các thông tin mới được tạo ra để thúc đẩy cuộc Cách mạng năm 1989 gần đây, được coi là một cuộc cách mạng của thanh niên và sinh viên vào thời điểm đó. Một yếu tố mới khác trong lời kể của Michael sau năm 1990 là Groza đã đe dọa anh ta bằng súng; trong những lời kể trước đó, Michael đã đề cập rằng Groza chỉ cho anh ta xem khẩu súng lục mà anh ta mang theo sau khi Michael ký đơn thoái vị. Theo cuốn tự truyện của cựu lãnh đạo cơ quan tình báo Liên Xô NKVD, Thiếu tướng Pavel Sudoplatov, Phó uỷ viên Đối ngoại Liên Xô Andrey Vyshinsky đã đích thân tiến hành đàm phán với Vua Michael về việc thoái vị, đảm bảo một phần lương hưu sẽ được trả cho Michael ở Mexico.
Mihai I của România
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819564
Theo một số bài báo trên "Jurnalul Naţional", Việc thoái vị của Michael đã được thương lượng với chính phủ Cộng sản, điều này cho phép ông rời khỏi đất nước với những tài sản cá nhân mà ông yêu cầu, cùng với một số tùy tùng của hoàng gia. Theo lời kể của nhà lãnh đạo Cộng sản Albania Enver Hoxha về cuộc trò chuyện của ông với các nhà lãnh đạo Cộng sản Romania về việc quốc vương thoái vị, chính Gheorghiu-Dej, chứ không phải Groza, là người đã buộc Michael thoái vị trước họng súng. Ông được phép rời khỏi đất nước cùng với một số tùy tùng, như được xác nhận bởi nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev kể lại lời thú tội của Gheorghiu-Dej, với bất kỳ tài sản nào ông muốn, bao gồm cả vàng và hồng ngọc.</ref> with whatever properties he desired, including gold and rubies. Hoxha cũng viết rằng quân thân Cộng đã bao vây cung điện, để chống lại các đơn vị quân đội vẫn trung thành với Nhà vua. Vào tháng 3 năm 1948, Michael tố cáo việc ép ông thoái vị là một hành động bất hợp pháp và cho rằng ông vẫn là Vua hợp pháp của Romania. Theo tạp chí Time, lẽ ra ông phải làm điều đó sớm hơn, nhưng trong phần lớn thời gian đầu năm 1948, ông đã đàm phán với những người Cộng sản về tài sản mà ông để lại ở Romania. Có báo cáo rằng chính quyền Cộng sản Romania đã cho phép Vua Michael ra đi cùng với 42 bức tranh có giá trị thuộc sở hữu của Vương quyền vào tháng 11 năm 1947, để ông rời Romania nhanh hơn. Một số bức tranh này được cho là đã được bán thông qua nhà buôn tranh nổi tiếng Daniel Wildenstein. Một trong những bức tranh thuộc về Vương miện Romania, được cho là đã bị Vua Michael đưa ra khỏi đất nước vào tháng 11 năm 1947, đã trở lại Romania vào năm 2004 dưới dạng quyên góp do John Kreuger, chồng cũ của Công chúa Irina, con gái Vua Michael thực hiện. Năm 2005, Thủ tướng Romania Călin Popescu-Tăriceanu bác bỏ những cáo buộc này về cựu hoàng Michael, nói rằng chính phủ Romania không có bằng chứng nào về bất kỳ hành động nào như vậy của Vua Michael và rằng, trước năm 1949, chính phủ không có hồ sơ chính thức về bất kỳ hành động nào như vậy. tác phẩm nghệ thuật được lấy từ nơi ở cũ của hoàng gia.
Mihai I của România
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819564
Tuy nhiên, theo một số nhà sử học, những ghi chép như vậy đã tồn tại ngay từ tháng 4 năm 1948, trên thực tế đã được xuất bản chính thức vào tháng 6 năm 1948. Theo tiểu sử được ủy quyền của Ivor Porter, "Michael of Romania: The King and The Country" (2005), trích dẫn nhật ký hàng ngày của Thái hậu Helen, hoàng gia Romania đã lấy những bức tranh thuộc về Vương quyền Hoàng gia Romania vào tháng 11 năm 1947, chuyến đi tới London dự đám cưới của Nữ vương tương lai Elizabeth II; hai trong số những bức tranh này, có chữ ký của El Greco, đã được bán vào năm 1976. Theo các tài liệu được giải mật của Bộ Ngoại giao Anh là chủ đề của các bản tin năm 2005, khi rời Romania, Vua Michael đã mang theo 500.000 franc Thụy Sĩ. Bản ghi chép cuộc đàm phán của Liên Xô được giải mật gần đây giữa Joseph Stalin và Thủ tướng Romania Petru Groza cho thấy rằng ngay trước khi thoái vị, Vua Michael đã nhận được từ chính phủ cộng sản số tài sản lên tới 500.000 franc Thụy Sĩ. Tuy nhiên, Vua Michael liên tục phủ nhận việc chính quyền Cộng sản cho phép ông mang đi lưu vong bất kỳ tài sản tài chính hoặc hàng hóa có giá trị nào ngoài bốn ô tô cá nhân chất trên hai toa tàu. Hôn nhân. Hôn ước. Vào tháng 11 năm 1947, Michael I gặp một người họ hàng xa, Công chúa Anne của Bourbon-Parma, người đang ở London để dự Đám cưới của Công chúa Elizabeth và Philip Mountbatten, Công tước xứ Edinburgh. Trên thực tế, một năm trước Thái hậu Helen, đã mời Anne, mẹ cô và các anh trai đến thăm Bucharest, nhưng kế hoạch đã không thành công. Trong khi đó, Vua Michael I đã nhìn thấy Công chúa Anne trong một đoạn phim thời sự và đã xin một bức ảnh từ đoạn phim. Cô không muốn đi cùng cha mẹ mình đến London dự đám cưới hoàng gia vì cô muốn tránh gặp Michael I ở những nơi chính thức. Thay vào đó, cô dự định ở lại, đi một mình đến ga xe lửa Paris và giả vờ là một người qua đường trong đám đông, bí mật quan sát nhà vua khi đoàn tùy tùng hộ tống ông lên chuyến tàu đi London. Tuy nhiên, vào giây phút cuối cùng, cô đã bị người anh họ đầu tiên của mình, Jean, Đại công tước xứ Luxembourg, thuyết phục đến London, nơi anh dự định tổ chức một bữa tiệc.
Mihai I của România
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819564
Khi đến London, cô ghé qua Claridge's để gặp bố mẹ mình và bất ngờ được giới thiệu với Vua Michael I. Xấu hổ đến mức bối rối, cô nhấp gót chào nghiêm theo kiểu nhà bình thay vì cúi chào và sau hành động đó, cô đã xấu hổ bỏ chạy. Bị quyến rũ, nhà vua gặp lại cô vào đêm dạ hội tại đại sứ quán Luxembourg, tâm sự với cô một số mối lo ngại của ông về việc chế độ Cộng sản tiếp quản Romania và lo ngại cho sự an toàn của mẹ mình, và đặt biệt danh cho bà là "Nan". Họ gặp nhau vài lần sau đó trong những chuyến đi chơi ở London, luôn có mẹ hoặc anh trai cô đi kèm. Vài ngày sau, cô nhận lời đi cùng Michael và mẹ anh khi anh lái chiếc máy bay Beechcraft đưa dì của mình là Công chúa Irene, Công tước phu nhân xứ Aosta, trở về nhà ở Lausanne. Mười sáu ngày sau khi gặp nhau, Michael cầu hôn Anne khi cặp đôi lái xe đi chơi ở Lausanne. Ban đầu cô từ chối, nhưng sau đó đã chấp nhận sau khi đi bộ và lái xe đường dài cùng anh. Mặc dù Michael đã trao cho cô một chiếc nhẫn đính hôn vài ngày sau đó, nhưng nhà vua cảm thấy buộc phải kiềm chế không đưa ra thông báo công khai cho đến khi thông báo cho chính phủ của mình, mặc dù thực tế là báo chí đã bao vây họ và hỏi những câu hỏi liên quan đến mối quan hệ. Michael I quay trở lại Romania, nơi ông được thủ tướng thông báo rằng việc thông báo về đám cưới là "không thích hợp". Tuy nhiên, chỉ trong vài ngày, nó đã được chính phủ sử dụng làm lời giải thích công khai cho sự "thoái vị" đột ngột của Michael, trong khi trên thực tế, nhà vua đã bị chính phủ Cộng sản phế truất vào ngày 30 tháng 12. Công chúa Anne không thể biết thêm tin tức gì về Vua Michael I cho đến khi ông rời đất nước. Cuối cùng họ đoàn tụ ở Davos vào ngày 23 tháng 1 năm 1948.
Ԯ
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819567
El với nét gạch đuôi (Ԯ ԯ, chữ nghiêng: "Ԯ ԯ") là một chữ cái trong bảng chữ cái Kirin. Ԯ được sử dụng trong tiếng Khanty, trong đó nó đại diện cho âm /ɬ/. Ԯ là chữ cái thứ mười chín của tiếng Itelmen, được giới thiệu cùng với bảng chữ cái Kirin mới trong giai đoạn 1984-1988. Trong một số ấn phẩm, Ԓ được thay thế bằng Ԯ. Trước khi chữ cái Ԯ được phát hành trong Unicode 7.0, các chữ cái Ӆ hoặc Ԓ đã được sử dụng thay thế cho Ԯ (giống như chữ cái Latinh N với nét gạch đuôi (Ꞑ ꞑ "Ꞑ" "ꞑ")).
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819571
Tche (Ꚓ ꚓ, chữ nghiêng: "Ꚓ" "ꚓ") là một chữ cái trong bảng chữ cái Kirin. Hình dạng của Tche là chữ ghép của hai chữ cái Te (Т т "Т" "т") và Che (Ч ч "Ч" "ч"). Tche từng được sử dụng trong bảng chữ cái Kirin cũ của tiếng Komi. Tche cũng từng được dùng trong bảng chữ cái Kirin cũ của tiếng Abkhaz, trong đó nó đại diện cho âm . Chữ cái Tche được thay thế bằng chữ cái Che với nét gạch đuôi (Ҷ) trong bảng chữ cái Abkhaz hiện đại.
Danh sách trận động đất ở Kazakhstan
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819572
Dưới đây là Danh sách trận động đất ở Kazakhstan có cường độ địa chấn từ 5.0 richter trở lên. Danh sách hiện tại chưa đầy đủ và dữ liệu cường độ chính xác rất hiếm với các trận động đất xảy ra trước khi phát triển các thiết bị đo hiện đại.
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819577
Twe (Ꚍ ꚍ, chữ nghiêng: "Ꚍ" "ꚍ") là một chữ cái trong bảng chữ cái Kirin. Hình dạng của nó có nguồn gốc từ dạng chữ thường của chữ cái Hy Lạp Tau. Twe đã được sử dụng trong bảng chữ cái Abkhaz cũ và Ossetia cũ. Sử dụng. Trong tiếng Abkhaz, nó đại diện cho âm . Nó tương ứng với chữ ghép Тә.
Ѓ
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819586
Gje (hay Dshe) (Ѓ ѓ, chữ nghiêng: "Ѓ" "ѓ") là một chữ cái trong bảng chữ cái Kirin. Ѓ được sử dụng trong tiếng Macedonia để biểu thị âm . Ѓ thường được Latinh hóa bằng cách sử dụng chữ cái Latinh G với dấu sắc . Khi Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Macedonia là một phần của Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư, ký tự tiếng Macedonia ѓ (ǵ) cũng được phiên âm là "đ", "ģ" hoặc "dj". Các từ có chữ cái này thường cùng nguồn gốc với (Zhd zhd) trong tiếng Bulgaria và trong tiếng Serbia-Croatia. Ví dụ, từ "sinh" trong tiếng Macedonia là , trong tiếng Bulgaria là và trong tiếng Serbia là ).
Yamagiwa Daishirō
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819595
là chính khách người Nhật Bản. Ông từng giữ chức vụ làm Bộ trưởng phụ trách các biện pháp đối phó và quản lý tình trạng khẩn cấp y tế của COVID-19 từ ngày 4 tháng 10 năm 2021 đến ngày 24 tháng 10 năm 2022.
Trần Lương Vũ Long
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819598
Trần Lương Vũ Long (sinh ngày 12 tháng 03 năm 1988) là một nam diễn viên, MC người Việt Nam. Anh được biết đến nhiều nhất qua vai diễn "Vũ Long" trong bộ phim truyền hình thiếu nhi Kính vạn hoa. Ngoài ra, anh từng làm host của Xone FM và dẫn chương trình cho một số chương trình truyền hình. Tiểu sử. Anh từng là thành viên trong đội kịch nói "Tuổi ngọc" (thành viên khác gồm Hoàng Phi, Bùi Công Danh (Trưởng nhóm), Thiện Trung, Lâm Quang Khôi, Hoàng Anh F29966, Minh Triết, Hoàng Chương, Dương Hồng Nhung, Thiên Bảo, Võ Ngọc Trai, Thụy Vũ, Vũ Thanh Bình, Mai Phương, Mai Ka, Thu Ngân, Thanh Phong, Vân Anh, Duy Linh, Phương Bình, Hòa Bình, Kiều Khanh...) do đạo diễn Lê Cường phụ trách. Anh thường được gọi với biệt danh "Tiểu Long" do nổi danh với vai diễn cùng tên trong bộ phim truyền hình thiếu nhi Kính vạn hoa. Năm 2011, anh từng làm dẫn chương trình cho kênh truyền hình mua sắm SCJ Life On. Năm 2021, anh làm radio host của Xone FM trong XONE with Stars. Năm 2022, anh trở thành MC cho Việt Nam - Đi là ghiền là một chương trình du lịch trải nghiệm kết hợp với ẩm thực văn hóa của HTV. Thông qua chương trình, các nhân vật khách mời sẽ vừa là người dẫn chuyện vừa là người trải nghiệm và giới thiệu các loại hình “Đi - đến - ăn - ở” thú vị, từ TP.HCM đi khắp các tỉnh thành. Đời tư. Trần Lương Vũ Long đã lấy vợ và có một con.
Nổi dậy ở Arunachal Pradesh
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819599
Nổi dậy ở Arunachal Pradesh là 1 phần nhỏ của cuộc nổi dậy ở đông bắc Ấn Độ có liên quan đến các nhóm quân nổi dậy có mục đích ly khai hoặc gây mất ổn định khu vực này. Bởi vì Arunachal Pradesh là 1 tỉnh ở biên giới nên các dân quân ly khai thường tổ chức các chiến dịch xuyên biên giới để tạo điều kiện cho các hoạt động của mình sau này. Với việc khu vực này đã bị quân đội Trung Quốc đánh chiếm 1 phần vào năm 1962, đã có nhiều ghi nhận về các cuộc tấn công vượt biên của quân Trung Quốc và khiến cho xung đột tại khu vực gia tăng. Xung đột ở khu vực đã xuống rất nhiều kể từ khi cảnh sát bắt giữ các lãnh đạo chủ chốt của phe phiến quân. Cuộc xung đột sau đó vẫn ghi nhận các hoạt động nhỏ vì sự khác biệt trên văn hóa và sắc tộc ở địa phương. Hội đồng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Arunachal (USCA) là 1 nhóm khủng bố cộng sản nhỏ hoạt động ở khu vực này. Phe này được lãnh đạo bởi Gangte Tugung cho đến khi ông ấy cùng nhiều lãnh đạo USCA bị cảnh sát của tỉnh này bắt giữ vào ngày 10 tháng 8 năm 2005. Ông này đã bị bắt 2 lần nhưng đều thoát được.
Trạm dừng nghỉ
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819600
Trạm dừng nghỉ (trạm dừng chân) là một cơ sở công cộng nằm cạnh một con đường lớn như đường cao tốc hay xa lộ, tại đó người lái xe và hành khách có thể nghỉ ngơi, ăn uống hoặc đổ xăng mà không cần đi ra đường phụ. Các cơ sở có thể bao gồm các khu vực giống như công viên, trạm xăng, nhà vệ sinh công cộng, nhà hàng, khách sạn... Trạm dừng nghỉ hạn chế hoặc không có tiện ích công cộng là khu nghỉ ngơi, bãi đậu xe, khu ngắm cảnh hoặc điểm ngắm cảnh. Dọc theo một số đường cao tốc và đường bộ là các dịch vụ được gọi là công viên bên đường hoặc khu dã ngoại. Tổng quan. Các tiêu chuẩn và bảo trì các trạm dừng nghỉ khác nhau tùy theo thẩm quyền. Các trạm dừng chân có khu vực đậu xe được phân bổ cho ô tô con, xe tải, xe công-te-nơ và xe buýt. Hầu hết các trạm dừng nghỉ do nhà nước quản lý có xu hướng nằm ở vùng sâu vùng xa và nông thôn, nơi không có thức ăn nhanh cũng như nhà hàng đầy đủ dịch vụ, trạm xăng, khách sạn hoặc các dịch vụ du lịch khác gần đó. Vị trí của những trạm dừng nghỉ hẻo lánh này thường được đánh dấu bằng các biển báo trên đường cao tốc; ví dụ: biển báo có thể ghi "Trạm dừng nghỉ ABC 45 km". Thông tin cho người lái xe thường có sẵn tại các địa điểm này, chẳng hạn như bản đồ và thông tin địa phương khác, cùng với nhà vệ sinh công cộng. Một số trạm dừng chân có quầy thông tin du khách hoặc trạm có nhân viên túc trực. Ở đó cũng có thể có máy bán hàng tự động, điện thoại trả phí, trạm xăng, nhà hàng/khu ẩm thực hoặc cửa hàng tiện lợi tại trạm dừng nghỉ. Một số trạm dừng chân cung cấp cà phê miễn phí cho khách du lịch được trả bằng tiền đóng góp của khách và/hoặc quyên góp từ các doanh nghiệp, nhóm dân sự và nhà thờ địa phương. Nhiều trạm dừng chân cung cấp truy cập Wi-Fi và có hiệu sách. Nhiều khu vực nghỉ ngơi có khu dã ngoại. Các trạm dừng nghỉ có xu hướng có thông tin cho khách du lịch dưới dạng cái gọi là "hướng dẫn lối ra", thường chứa các bản đồ và quảng cáo rất cơ bản về các nhà nghỉ địa phương và các điểm du lịch gần đó.
Trạm dừng nghỉ
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819600
Các dịch vụ thương mại được tư nhân hóa có thể ở dạng một điểm dừng chân hoàn chỉnh với trạm xăng, trò chơi điện tử thùng và trung tâm giải trí, phòng tắm và cơ sở giặt là, và (các) nhà hàng thức ăn nhanh, quán ăn tự phục vụ hoặc khu ẩm thực, tất cả dưới một mái nhà liền kề với đường cao tốc. Một số thậm chí còn cung cấp các dịch vụ kinh doanh, chẳng hạn như máy ATM, máy fax, tủ văn phòng và truy cập Internet. Những vấn đề an toàn. Một số trạm dừng nghỉ nổi tiếng là không an toàn đối với tội phạm, đặc biệt là vào ban đêm, vì chúng thường nằm ở vùng sâu vùng xa hoặc vùng nông thôn và vốn thu hút những cá nhân nhất thời. Chính sách hiện tại của California là duy trì các trạm dừng nghỉ công cộng hiện có nhưng không còn xây dựng các khu vực mới do chi phí và khó khăn trong việc giữ chúng an toàn, mặc dù nhiều trạm dừng nghỉ ở California hiện có các khu tuần tra đường cao tốc.
Đại hội Xô viết toàn Ukraina
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819613
Đại hội Xô viết toàn Ukraina (, ) là cơ quan quản lý tối cao của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina trong giai đoạn 1917–1938. Từ năm 1922 đến năm 1938, Hiến pháp của CHXHCNXV Ukraina được định theo Hiến pháp Nga 1918 quy định rằng Đại hội phải được triệu tập ít nhất hai lần một năm. Hiến pháp năm 1926 (tương ứng với tất cả các hiến pháp Xô viết) đã hạ thấp mức tối thiểu xuống mỗi năm một lần. Tổng cộng đã có 14 kỳ Đại hội Xô viết, phần lớn diễn ra tại Kharkiv. Mô tả. Sau khi Nội chiến Nga và sự can thiệp quân sự của nước ngoài kết thúc, đảng cầm quyền của những người Bolshevik tại Ukraina tiếp tục tích cực sử dụng hình thức chuyên chính vô sản của Xô viết trong chính sách đối nội của mình. Việc hình thành thành phần và cơ cấu của Đại hội Xô viết toàn Ukraina, Ban Chấp hành Trung ương toàn Ukraina và Đoàn chủ tịch của nó tiếp tục được thực hiện, với sự trợ giúp của hệ thống bầu cử phi dân chủ và nhiều giai đoạn dưới quyền lãnh đạo của các cơ quan Đảng Bolshevik. Theo Hiến pháp năm 1919 của CHXHCNXV Ukraina, quyền bầu cử chủ động và bị động trong các cuộc bầu cử vào các Xô viết địa phương chỉ được trao cho công nhân, binh sĩ và thủy thủ cũng như người nước ngoài thuộc giai cấp công nhân và giai cấp nông dân lao động (Điều 20). Bị tước quyền bầu cử, “dù thuộc một trong các đối tượng trên”, là những cá nhân từng thuê lao động với mục đích ích kỷ hoặc sống bằng thu nhập không làm mà có, tư thương, trung gian thương mại, tu sĩ và các bậc bề trên tâm linh, các quan chức và đặc vụ của cảnh sát cũ, thành viên của Nhà Romanov, người loạn trí và những người đang được giám hộ, bị kết án. Luật hiến pháp của Nga Xô viết và các nước cộng hòa liên bang khác đã tước bỏ quyền bầu cử của những hạng người đó vì những điều kiện chính trị và lao động. Sau đó, những hạn chế này được mở rộng đối với những "phần tử lao động" có các hành động kulak rõ ràng hoặc kháng nghị tích cực chống lại chế độ Xô viết, người theo Petliura trước đây, "bất kỳ loại kẻ cướp nào", kẻ buôn rượu lậu, kẻ đào ngũ và những kẻ thù khác của chế độ Xô viết.
Đại hội Xô viết toàn Ukraina
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819613
Lịch sử. Đại hội lần một bị hủy bỏ (Kyiv). Đại hội đầu tiên của Xô viết diễn ra tại Kyiv vào ngày 17 tháng 12 (ngày 4 tháng 12 lịch cũ) năm 1917 tại hội trường của Nhà hát M.Sadovsky (còn được gọi là Tòa nhà công cộng Ba ngôi). Hơn 2.500 đại biểu tham dự Đại hội. Đại hội được triệu tập bởi Xô viết khu vực Kyiv của các đại biểu công nhân và binh sĩ theo yêu cầu của các tổ chức Bolshevik tại Ukraina. Đồng thời vào ngày 16–18 tháng 12 năm 1917 tại Kyiv đã diễn ra một đại hội khu vực của những người Bolshevik tại Ukraina. Đại hội Bolshevik đã thành lập một đảng chính trị thống nhất của Ukraina "RSDLP(b) - Dân chủ-Xã hội của Ukraina" do Ủy ban trưởng đứng đầu. Vấn đề được giải quyết đầu tiên là bầu đoàn chủ tịch Đại hội do Chủ tịch danh dự của Đại hội là Mykhailo Hrushevsky đứng đầu. Vấn đề trọng tâm trong chương trình nghị sự của đại hội là "Tối hậu thư của Sovnarkom Nga gửi Hội đồng Trung ương Ukraina". Ngày 18 tháng 12 năm 1917, đại hội lên án tối hậu thư. Lãnh đạo phe Bolshevik và thành viên ban tổ chức Vladimir Zatonsky thông báo rằng đã có sự hiểu lầm vì quá nhiều đại biểu có mặt tại đại hội mà không có quyền bỏ phiếu. Zatonsky đề xuất thông báo tạm nghỉ và kiểm tra giấy ủy nhiệm của tất cả các đại biểu. Như một câu trả lời cho đề xuất, lãnh đạo Hiệp hội Nông dân Mykola Stasyuk tuyên bố rằng ủy ban khu vực của Xô viết Đại biểu Công nhân và Binh sĩ muốn làm sai lệch ý chí của nhân dân Ukraina bằng cách ưu tiên cho công nhân và binh sĩ, những người thậm chí không phải là người Ukraina, thay vì là nông dân. Vì vậy, ban chấp hành của Trung ương Hội Nông dân quan tâm đến việc tăng số lượng đại diện của nông dân tại Đại hội. Sau đó, những người Bolshevik đề nghị công nhận đại hội là một cuộc họp hiệp thương. Khi đề xuất bị từ chối, 127 người ủng hộ Bolshevik đã rời đại hội để phản đối. Các đại biểu tham gia còn lại công nhận đại hội là đại hội có thẩm quyền. Vào ngày 18 tháng 12 năm 1917, 124 đại biểu từ 49 Xô viết rời Đại hội Kyiv đã tập trung tại một cuộc họp riêng tại Văn phòng Công đoàn Trung ương Kyiv.
Đại hội Xô viết toàn Ukraina
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819613
Đại hội lần một (Kharkiv). Vào ngày 21 tháng 12 năm 1917, Hồng vệ binh của nước Nga Xô viết do Vladimir Antonov-Ovseyenko chỉ huy đã chiếm Kharkiv. Đêm ngày 22 tháng 12 năm 1917, Hồng vệ binh Nga cùng với những người Bolshevik địa phương đã tước vũ khí của các đơn vị quân đội Ukraina và bắt giữ các nhà lãnh đạo của Hội đồng thành phố Kharkiv và quân đồn trú. Đến ngày 23 tháng 12 năm 1917, những người Bolshevik thành lập một revkom (ủy ban cách mạng). Trụ sở của Hồng vệ binh địa phương được thành lập vào ngày 14 tháng 12 năm 1917 và được đặt tại tòa nhà Sở Giao dịch Chứng khoán tại Quảng trường Chợ (ngày nay là "Ploshcha Konstytutsii" hoặc Quảng trường Hiến pháp). Vào ngày 24–25 tháng 12 năm 1917 tại tòa nhà Kharkov của Hội nghị Quý tộc (Quảng trường Chợ), một Đại hội Xô viết đầu tiên khác đã được tổ chức. Đại hội quy tụ ban đầu 964 người tham gia, sau đó tăng lên 1250. Đại hội xem xét một số vấn đề: thái độ đối với Hội đồng Trung ương Ukraina, chiến tranh và hòa bình cũng như về tổ chức lực lượng quân sự, về Ukraina và nước Nga Xô viết, các vấn đề tài sản và tài chính. Đại hội đã thông qua Hiệp ước Brest-Litovsk giữa Nga Xô viết và Liên minh Trung tâm, tuyên bố nền độc lập của Cộng hòa Nhân dân Xô viết Ukraina với tư cách là một nước cộng hòa liên bang của Nga Xô viết, Luật về xã hội hóa đất đai được Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ 3 thông qua, "về hệ thống nhà nước", các sắc lệnh về ngày làm việc 8 giờ và kiểm soát lao động, tổ chức của Hồng quân Công-Nông Ukraina. Chính sách của Hội đồng Trung ương Ukraina trong nghị quyết "Về thời khắc chính trị" đã bị lên án về yêu cầu rút Lực lượng Vũ trang Áo và Đức khỏi Ukraina. Các đại biểu đã bầu ra thành phần mới của Ban Chấp hành Trung ương Ukraina gồm 102 thành viên đứng đầu là Vladimir Zatonsky. Đại hội Xô viết toàn Ukraina lần thứ hai diễn ra tại Katerynoslav. Chuyển đổi.
Đại hội Xô viết toàn Ukraina
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819613
Chuyển đổi. Đại hội không còn tồn tại vào cuối cuộc cải cách hiến pháp năm 1936-1937, khi cuộc bầu cử gián tiếp ở cấp liên bang và sau đó ở cấp cộng hòa đối với các Xô viết được thay thế bằng bầu cử trực tiếp ở tất cả các cấp, với Xô viết tối cao là cơ quan cao nhất. Bầu cử. Theo điều 24 của Hiến pháp năm 1929, Đại hội bao gồm các đại biểu từ Đại hội Xô viết toàn Modavia và các Đại hội Xô viết của các okruha. Cứ 10.000 cử tri tại các thành phố và khu định cư kiểu đô thị và cứ 50.000 cư dân ở các khu vực hội đồng nông thôn thì sẽ bầu một đại biểu. Quyền lực. Quyền tài phán độc quyền của Đại hội bao gồm: Các vấn đề khác thì Đại hội và Ban Chấp hành Trung ương cùng có thẩm quyền.
Chứng thực di chúc
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819621
Trong các khu vực pháp lý thông luật, chứng thực di chúc là quy trình tư pháp theo đó di chúc được "chứng minh" tại tòa án và được chấp nhận như một tài liệu công hợp lệ, là di chúc cuối cùng thực sự của người đã khuất, hoặc theo đó di sản được giải quyết theo luật về chứng thực di chúc tại nơi cư trú của người chết vào thời điểm chết mà không có di chúc hợp pháp. Việc cấp chứng thực di chúc là bước đầu tiên trong quy trình pháp lý quản lý tài sản của người đã khuất, giải quyết mọi khiếu nại và phân chia tài sản của người đã khuất theo di chúc. Một tòa án chứng thực di chúc quyết định giá trị pháp lý của di chúc của người lập di chúc (người đã khuất) và chấp thuận di chúc đó, còn được gọi là cấp chứng thực di chúc, cho người thi hành di chúc. Khi đó, di chúc đã được chứng thực sẽ trở thành một công cụ pháp lý mà người thi hành có thể thi hành tại các tòa án luật nếu cần thiết. Chứng thực di chúc cũng chính thức bổ nhiệm người thi hành (hoặc đại diện cá nhân), thường được nêu tên trong di chúc, vì có quyền hợp pháp để định đoạt tài sản của người lập di chúc theo cách thức được quy định trong di chúc của người lập di chúc. Tuy nhiên, thông qua quá trình chứng thực di chúc, di chúc có thể bị phản đối. Thuật ngữ. Người thi hành di chúc. Người thi hành di chúc, hay còn gọi là chấp hành viên, là người được người lập di chúc chỉ định để đại diện và thực hiện quyền lợi của người đã kí tên trong di chúc (còn được gọi là "người viết di chúc") sau khi họ qua đời. Chấp hành viên có vai trò là đại diện pháp lý cho tài sản của người đã mất, và việc chỉ định chấp hành viên chỉ có hiệu lực sau khi người viết di chúc qua đời. Sau khi người viết di chúc qua đời, người được đề cập trong di chúc như chấp hành viên có thể từ chối hoặc từ bỏ vị trí đó, và nếu vậy, họ nên thông báo cho tòa án di chúc ngay lập tức. Chấp hành viên "đứng vào vị trí" của người đã mất và có quyền và quyền hạn tương tự để giải quyết các công việc cá nhân của người đó.
Chứng thực di chúc
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819621
Công việc này có thể bao gồm tiếp tục hoặc đệ đơn kiện mà người đã mất có quyền khởi kiện, đòi bồi thường cho cái chết không công bằng, trả nợ cho các chủ nợ, hoặc bán hoặc chuyển nhượng tài sản không được tặng đặc biệt trong di chúc, và còn nhiều công việc khác. Tuy nhiên, vai trò của chấp hành viên là giải quyết di sản của người viết di chúc và phân chia di sản cho những người thừa kế hoặc những người được quyền thừa kế. Đôi khi, ở Anh và xứ Wales, một chấp hành viên chuyên nghiệp được đề cập trong di chúc - không phải là thành viên trong gia đình mà có thể là (ví dụ) một luật sư, ngân hàng hoặc tổ chức tài chính khác. Chấp hành viên chuyên nghiệp sẽ tính phí từ tài sản để thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến quản lý tài sản; điều này có thể khiến gia đình phải đối mặt với chi phí bổ sung. Có thể yêu cầu một chấp hành viên chuyên nghiệp từ bỏ vai trò của họ, nghĩa là họ sẽ không tham gia vào việc xử lý di sản; hoặc bảo lưu quyền hạn của họ, nghĩa là những chấp hành viên còn lại sẽ thực hiện các nhiệm vụ liên quan mà không có sự tham gia của chấp hành viên chuyên nghiệp. Người quản lý di sản. Khi một người qua đời mà không để lại di chúc, người đại diện pháp lý được biết đến là "người quản lý di sản". Thường thì người gần nhất quan hệ với người đã qua đời sẽ là người quản lý di sản, tuy nhiên người này có thể từ chối quyền trở thành người quản lý, trong trường hợp đó quyền sẽ chuyển sang người quan hệ gần nhất tiếp theo. Thường thì trường hợp này xảy ra khi cha mẹ hoặc ông bà là người đầu tiên có quyền trở thành người quản lý, nhưng họ từ chối quyền do đã già yếu, không hiểu biết về luật di sản và cảm thấy có người khác phù hợp hơn để đảm nhận nhiệm vụ này. Việc chỉ định người quản lý di sản tuân theo một danh sách được codified (được quy định) để xác định ưu tiên các ứng cử viên. Các nhóm người được đặt tên ở vị trí cao hơn trong danh sách sẽ được ưu tiên được chỉ định hơn so với những người ở vị trí thấp hơn.
Chứng thực di chúc
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819621
Mặc dù người thân của người đã qua đời thường được ưu tiên hơn tất cả những người khác, nhưng các chủ nợ của người đã qua đời và "bất kỳ công dân nào [của khu vực đó]" cũng có thể đảm nhận vai trò người quản lý nếu có lý do hoặc mối quan hệ có thể được nhận biết đến với di sản. Hoặc, nếu không có người khác đủ điều kiện hoặc không có ai chấp nhận ứng cử, tòa án sẽ chỉ định một đại diện từ văn phòng quản lý di sản công cộng địa phương. Nguyên gốc từ vựng. Danh từ "probate" trong tiếng Anh xuất phát trực tiếp từ động từ tiếng Latin "probare", có nghĩa "thử, kiểm tra, chứng minh, xem xét", cụ thể hơn từ trạng từ nghệ danh của động từ "probatum", có nghĩa "đã được chứng minh". Trong nhiều thế kỷ trước đây, một đoạn văn bằng tiếng Latin theo định dạng chuẩn được viết bởi các viết sĩ của tòa án chứng thực cụ thể dưới bản ghi chép di chúc, bắt đầu bằng những từ (ví dụ): "Probatum Londini fuit huiusmodi testamentum coram venerabili viro" (tên của người phê chuẩn) "legum doctore curiae prerogativae Cantuariensis..." ("Một di chúc kiểu như này đã được chứng minh tại London trước mặt ông ... bác sĩ pháp luật tại tòa án Quyền hạn của Canterbury...") Sử dụng đầu tiên của từ tiếng Anh này là vào năm 1463, được định nghĩa là "việc chứng minh chính thức của một di chúc". Thuật ngữ "probative", được sử dụng trong pháp luật chứng cứ, cũng xuất phát từ gốc tiếng Latin này nhưng có một cách sử dụng khác trong tiếng Anh. Quy trình xác minh di chúc. Quy trình xác minh di chúc là quá trình xác nhận rằng một di chúc của người đã qua đời là hợp lệ, để sau đó tài sản của họ có thể được chuyển nhượng (theo thuật ngữ ở Hoa Kỳ) hoặc chuyển giao cho người thừa kế trong di chúc. Giống như bất kỳ thủ tục pháp lý nào khác, quy trình quản lý di chúc có các khía cạnh kỹ thuật: Các luật địa phương quy định quá trình giám định di sản thường phụ thuộc vào giá trị và sự phức tạp của tài sản. Nếu giá trị của tài sản tương đối nhỏ, quá trình giám định di sản có thể được tránh. Ở một số quốc gia và/hoặc khi đạt đến ngưỡng nhất định, người thực thi/người quản lý hoặc một luật sư giám định di sản phải đệ đơn.
Chứng thực di chúc
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819621
Luật sư giám định di sản cung cấp dịch vụ tại tòa án giám định di sản và có thể được thuê để mở di sản hoặc cung cấp dịch vụ trong quá trình giám định di sản thay mặt cho người quản lý hoặc người thực thi di sản. Luật sư giám định di sản cũng có thể đại diện cho những người thừa kế, chủ nợ và các bên có quyền lợi pháp lý trong kết quả của di sản. Ở các quốc gia áp dụng luật chung, quá trình giám định di sản ("xác minh chính thức về di chúc") được thực hiện bởi người thực thi di chúc trong khi "bằng chứng quản lý" được cấp khi không có người thực thi di chúc. Australia. Ở Australia, giám định di sản có thể đề cập đến quá trình chứng thực di chúc của người đã qua đời và cũng đề cập đến giấy chứng thực di chúc, tài liệu pháp lý được cấp. Mỗi khu vực đều có một bộ quản lý giám định di sản tối cao xử lý các đơn đề nghị giám định di sản. Tuy nhiên, mỗi tiểu bang và lãnh thổ có luật và quy trình hơi khác nhau liên quan đến giám định di sản. Các luật chính về giám định di sản như sau: Đơn xin cấp giấy giám định di sản. Giấy giám định di sản được yêu cầu nếu người đã qua đời sở hữu bất động sản hoặc nếu tài sản khác của họ vượt quá mức ngưỡng, thường là 50.000 đô la cho các ngân hàng lớn và mức ngưỡng thấp hơn đối với các tổ chức tài chính khác. Tài sản đã được "sở hữu chung" (nhưng không phải là tài sản "chung theo cách sở hữu chung") được chuyển tự động cho chủ sở hữu chung khác và không được tính là một phần của di sản của người đã qua đời. Ngoài ra, các khoản lợi ích từ bảo hiểm nhân thọ của người đã qua đời trả trực tiếp cho người được ủy quyền không phải là một phần của di sản, cũng như tài sản ủy quyền do người đã qua đời giữ. Đơn xin giám định di sản được nộp tại cơ quan giám định di sản thuộc thẩm quyền mà người đã qua đời có mối liên hệ gần gũi, không nhất thiết là nơi người đó mất. Thông thường, chỉ người thực thi di chúc mới có thể nộp đơn xin cấp giấy giám định di sản và đó là trách nhiệm của họ để thu thập giấy giám định di sản đúng hạn. Người thực thi di chúc có thể tự nộp đơn xin giám định di sản (thường được thực hiện để giảm phí pháp lý) hoặc được đại diện bởi một luật sư.
Chứng thực di chúc
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819621
Cùng với đơn xin giám định di sản, người nộp đơn cũng phải cung cấp bản gốc của di chúc, một giấy chứng tử chính thức (không phải của bác sĩ), bản sao của thông báo chết và một báo cáo về tài sản và nợ biết đến của di sản của người đã qua đời. Người nộp đơn cũng có thể bị yêu cầu đăng thông báo trong một tờ báo lớn về ý định nộp đơn xin giám định di sản. Phân phối di sản. Sau khi được cấp giấy giám định di sản, người thực thi di chúc được quyền thực hiện các tài sản của di sản, bao gồm việc bán và chuyển nhượng tài sản, vì lợi ích của người thừa kế. Đối với một số giao dịch, người thực thi di chúc có thể bị yêu cầu xuất trình bản sao giấy giám định di sản làm chứng nhận quyền hạn để giao dịch với tài sản vẫn còn trong tên của người đã qua đời, điều này thường xuyên xảy ra trong việc chuyển nhượng tài sản như đất đai. Người thực thi di chúc cũng chịu trách nhiệm thanh toán cho chủ nợ và phân phối tài sản còn lại theo di chúc. Một số khu vực ở Úc yêu cầu thông báo về ý định phân phối trước khi di sản được phân phối. Canada. Luật thừa kế ở Canada là một vấn đề của Hiến pháp, và do đó, luật quy định về thừa kế tại Canada được quy định bởi mỗi tỉnh riêng lẻ. Ontario. Quá trình giám định di sản ở Ontario là một quy trình pháp lý trong đó tòa án chấp thuận tính hợp pháp của di chúc và cấp quyền cho người thực thi di chúc được đề cập trong di chúc để phân phối tài sản của người đã qua đời theo hướng dẫn trong di chúc. Quy trình này thường bao gồm các bước sau đây: Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Anh và Wales. Nguồn chính của pháp luật Anh là Đạo luật Di chúc năm 1837. Việc thừa kế, cũng như pháp luật về hợp đồng gia đình (tín thác), được xử lý bởi Tòa án Chancery. Khi tòa án này bị bãi bỏ vào năm 1873, quyền thẩm quyền của họ đã chuyển sang Bộ phận Chancery thuộc Tòa án Tối cao. Định nghĩa. Khi ai đó mất, thuật ngữ "pháp luật thừa kế" thường được sử dụng để chỉ quy trình pháp lý nhằm thu thập tài sản của người đã qua đời và sau đó phân phối cho người được thừa kế.
Chứng thực di chúc
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819621
Kỹ thuật thuật ngữ này có ý nghĩa pháp lý cụ thể, nhưng nó thường được sử dụng trong ngành luật Anh để ám chỉ tất cả các thủ tục liên quan đến quản lý tài sản của người đã mất. Lĩnh vực pháp lý này rộng lớn và chỉ có thể được đề cập đến các tình huống phổ biến nhất trong một bài viết như thế này, nhưng điều đó cũng chỉ là khái quát. Thẩm quyền. Tất cả các thủ tục pháp lý liên quan đến pháp luật thừa kế (như đã được xác định ở trên) nằm trong thẩm quyền của Bộ phận Chancery thuộc Tòa án Tối cao Công lý, theo Điều 25 của Đạo luật Tòa án Cấp cao 1981. Do đó, Tòa án Tối cao là cơ quan duy nhất có thẩm quyền cấp giấy tờ cho người nào để giải quyết tài sản của người đã qua đời - đóng tài khoản ngân hàng hoặc bán tài sản. Việc sản xuất và cấp giấy tờ này, được gọi chung là "giấy chứng nhận quản lý di sản", là chức năng chính của Cơ quan Đăng ký Pháp luật thừa kế, thuộc Tòa án Tối cao, nơi công chúng và các chuyên gia pháp luật thừa kế đều nộp đơn xin cấp giấy chứng nhận quản lý di sản. Giấy chứng nhận quản lý di sản. Có nhiều loại giấy chứng nhận quản lý di sản khác nhau, mỗi loại được thiết kế để áp dụng cho một tình huống cụ thể. Các loại phổ biến nhất bao gồm hai trường hợp thường gặp nhất - người đã qua đời để lại di chúc hợp lệ hoặc không để lại di chúc. Nếu ai đó để lại di chúc hợp lệ, khả năng cao giấy chứng nhận đó là "giấy chứng nhận thừa kế". Nếu không có di chúc, giấy chứng nhận được yêu cầu có thể là "giấy chứng nhận quản lý". Có nhiều giấy chứng nhận khác có thể được yêu cầu trong một số tình huống, và nhiều giấy chứng nhận này có tên gọi tiếng La-tinh chuyên ngành, nhưng công chúng thông thường khái quát gặp giấy chứng nhận thừa kế hoặc giấy chứng nhận quản lý di sản. Nếu giá trị tài sản của một tài sản nhỏ hơn 5.000,00 bảng Anh hoặc nếu tất cả tài sản được giữ chung và do đó được chuyển nhượng dưới quyền sống sót, ví dụ cho người còn sống trong gia đình, thì thường không cần giấy chứng nhận. Đăng ký xin cấp giấy chứng nhận. Một di chúc bao gồm việc chỉ định một người thực thi di chúc hoặc một số người thực thi di chúc.
Chứng thực di chúc
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819621
Một trong các nhiệm vụ của họ là xin cấp giấy chứng nhận thừa kế tại Bộ phận Pháp luật thừa kế của Tòa án Tối cao. Người thực thi di chúc có thể tự xin cấp giấy chứng nhận tại một cơ quan đăng ký pháp luật thừa kế địa phương, nhưng phần lớn người dân thường sử dụng một chuyên gia pháp lý thừa kế như luật sư. Nếu di sản là nhỏ, một số ngân hàng và tổ chức xây dựng cho phép gia đình trực tiếp của người đã qua đời đóng tài khoản mà không cần giấy chứng nhận, nhưng thông thường số tiền trong tài khoản phải dưới khoảng £15,000 để được phép làm như vậy. Phân phối tài sản. Những người thực sự được giao nhiệm vụ xử lý tài sản của người đã mất được gọi là "đại diện cá nhân" hoặc "PRs". Nếu người đã qua đời để lại một di chúc hợp lệ, PRs là "người thực thi di chúc" được chỉ định trong di chúc - "Tôi chỉ định X và Y làm người thực thi di chúc của tôi vv." Nếu không có di chúc hoặc di chúc không chứa việc chỉ định hợp lệ của người thực thi di chúc (ví dụ như nếu tất cả đều đã chết) thì PRs được gọi là "người quản lý di sản". Vì vậy, người thực thi di chúc nhận được giấy chứng nhận thừa kế cho phép họ giải quyết tài sản và người quản lý di sản nhận được giấy chứng nhận quản lý di sản cho phép họ làm điều tương tự. Ngoài sự phân biệt đó, chức năng của người thực thi di chúc và người quản lý di sản là hoàn toàn giống nhau. Yêu cầu pháp lý thừa kế. Một yêu cầu trong quy trình pháp lý thừa kế là đánh giá giá trị của di sản. Quy trình pháp lý thừa kế khi không có di chúc. Để hiểu rõ hơn về quy trình pháp lý thừa kế khi không có di chúc ở Anh và Wales, xem Quản lý tài sản khi người chết. Khiếu nại về việc lập di chúc. Người nộp đơn có thể tranh chấp tính hợp lệ của di chúc của một người sau khi họ đã mất bằng cách nộp một caveat và phí yêu cầu tại cơ quan đăng ký pháp luật thừa kế. Điều này ngăn bất kỳ ai nhận được giấy chứng nhận thừa kế cho di sản của người đó trong vòng sáu tháng, và người nộp đơn có thể đơn xin kéo dài thời gian này ngay trước điểm đó.
Chứng thực di chúc
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819621
Một caveat không được sử dụng để kéo dài thời gian đưa ra yêu cầu về trợ cấp tài chính từ di sản của một người, chẳng hạn như theo Đạo luật di chúc (Cung cấp cho Gia đình và Người phụ thuộc) năm 1975. Tòa án có thể yêu cầu người nộp đơn dùng caveat cho mục đích đó trả tiền chi phí. Để tranh chấp caveat, người thực thi di chúc dự định gửi một biểu mẫu "cảnh báo" hoàn thành đến cơ quan đăng ký pháp luật thừa kế. Tài liệu này sẽ được gửi đến người đã đưa ra caveat, và để caveat tiếp tục hiệu lực, họ sẽ phải đưa ra một xuất hiện tại cơ quan đăng ký pháp luật thừa kế. Đây không phải là việc xuất hiện vật lý; đó là tài liệu tiếp theo gửi đến cơ quan đăng ký pháp luật thừa kế trong vòng tám ngày kể từ khi nhận được cảnh báo. Scotland. Tương đương với pháp luật thừa kế ở Scotland là "confirmation", mặc dù có sự khác biệt đáng kể giữa hai hệ thống này do Scotland có hệ thống pháp luật riêng biệt. Việc được chỉ định làm người thực thi di chúc không đồng nghĩa với việc có quyền lực thu thập và phân phối tài sản của người đã qua đời; người thực thi di chúc (hoặc những người đó) phải đệ trình đơn xin cấp giấy chứng nhận "confirmation" tại tòa án sheriff. Đây là một "lệnh của tòa án" cho phép họ "nhận, quản lý và xử lý tài sản và hành động trong vai trò người thực thi di chúc". Giấy chứng nhận "confirmation" cho phép người thực thi di chúc có quyền nhận tiền hoặc tài sản khác của người đã qua đời (ví dụ từ một ngân hàng) và quản lý và phân phối tài sản theo di chúc hoặc luật về tài sản không có di chúc. Hoa Kỳ. Hầu hết các tài sản tại Hoa Kỳ đều thuộc phạm vi thủ tục thừa kế. Nếu tài sản của một di sản không được tự động kế thừa cho người phối ngẫu còn sống sót hoặc người thừa kế qua nguyên tắc sở hữu chung hoặc quyền sống sót, hoặc không được chuyển vào một tín thác trong suốt cuộc sống của người đã mất, thì thường cần "thừa kế di sản", dù người đã qua đời có di chúc hợp lệ hay không. Ví dụ, bảo hiểm nhân thọ và tài khoản hưu trí có các thiết kế người thụ hưởng hoàn tất thì không cần thừa kế, cũng như hầu hết các tài khoản ngân hàng được đặt tên chung hoặc được ghi rõ người thụ hưởng khi chết.
Chứng thực di chúc
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819621
Một số tiểu bang có quy trình cho phép chuyển tài sản từ các di sản nhỏ thông qua bản tường thuật hoặc thông qua một quy trình thừa kế đơn giản hóa. Ví dụ, California có một "Thủ tục Tóm tắt Di sản Nhỏ" để cho phép chuyển nhượng tóm tắt của tài sản của người đã qua đời mà không cần thủ tục thừa kế chính thức. Giới hạn số tiền mà Thủ tục Di sản Nhỏ có thể được thực hiện là 150.000 đô la. Đối với các di sản không đủ điều kiện cho thủ tục đơn giản hóa, một tòa án có thẩm quyền của di sản người đã mất (tòa án thừa kế) giám sát quy trình thừa kế để đảm bảo việc quản lý và chuyển nhượng tài sản của người đã mất được tiến hành theo luật pháp của lãnh thổ đó, và theo cách thể hiện ý định của người đã mất trong di chúc. Phân phối một số tài sản của di sản có thể yêu cầu bán tài sản, bao gồm bất động sản. Tránh việc thừa kế. Một số tài sản của người đã mất có thể không bao giờ được thừa kế vì nó được chuyển cho một người khác thông qua hợp đồng, chẳng hạn như số tiền thừa kế từ chính sách bảo hiểm bảo vệ người đã qua đời hoặc tài khoản ngân hàng hoặc hưu trí được chỉ định một người thụ hưởng hoặc sở hữu theo "trả khi chết", và tài sản (đôi khi là một tài khoản ngân hàng hoặc chứng khoán) được giữ hợp pháp dưới dạng "sở hữu chung với quyền sống sót". Tài sản được giữ trong một tín thác có thể thay đổi hoặc không thay đổi được tạo trong suốt cuộc sống của người gửi thư cũng tránh việc thừa kế. Ở những trường hợp như vậy tại Hoa Kỳ, không có hành động tòa án tham gia và tài sản được phân phối riêng tư, tuỳ thuộc vào thuế di chúc. Cách tốt nhất để xác định tài sản nào là tài sản thừa kế (đòi hỏi quản lý) là xác định liệu mỗi tài sản có đi qua thừa kế hay không. Trong các lãnh thổ ở Hoa Kỳ công nhận tài sản của một cặp vợ chồng là tenancy by the entireties, nếu một trong vợ chồng (hoặc đối tác ở Hawaii) mất intestate (sở hữu tài sản mà không có di chúc), phần của tài sản của họ được đặt tên như vậy sẽ được chuyển giao cho người phối ngẫu còn sống sót mà không cần thừa kế. Các bước của thừa kế.
Chứng thực di chúc
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819621
Các bước của thừa kế. Nếu người đã mất không có di chúc, được gọi là intestacy, ngoại trừ tài sản ở vùng đất thực sự thuộc về một lãnh thổ khác, di sản sẽ được phân phối theo luật của lãnh thổ mà người đã mất cư trú. Nếu người đã mất có di chúc, thì di chúc thường chỉ định một người thực thi di chúc (đại diện cá nhân), người thực hiện các hướng dẫn được ghi trong di chúc. Người thực thi di chúc thu thập tài sản của người đã mất. Nếu không có di chúc, hoặc nếu di chúc không chỉ định người thực thi di chúc, tòa án thừa kế có thể bổ nhiệm một người. Theo truyền thống, người đại diện cho di sản không có di chúc được gọi là "người quản lý". Nếu người đã mất có di chúc, nhưng chỉ có một bản sao của di chúc được tìm thấy, nhiều tiểu bang cho phép việc thừa kế bản sao, tuy nhiên vẫn tồn tại giả định có thể chối bỏ rằng người thử diệt di chúc trước khi chết. Trong một số trường hợp, khi người được chỉ định làm người thực thi di chúc không thể quản lý thừa kế, hoặc muốn ai đó khác thực hiện thay mặc, một người khác được bổ nhiệm làm người quản lý. Người thực thi di chúc hoặc người quản lý có thể nhận tiền bồi thường cho dịch vụ của họ. Ngoài ra, những người thụ hưởng di sản có thể có khả năng loại bỏ người thực thi di chúc đã được bổ nhiệm nếu anh ta hoặc cô ấy không có khả năng thực hiện đúng nhiệm vụ của mình. Người đại diện cho một di sản có di chúc mà không phải là người thực thi di chúc được gọi là "người quản lý với di chúc gắn liền", hoặc "administrator c.t.a." (từ tiếng Latin "cum testamento annexo"). Thuật ngữ chung cho người thực thi di chúc hoặc người quản lý là đại diện cá nhân. Tòa án thừa kế có thể yêu cầu người thực thi di chúc cung cấp một bảo hiểm trung thành, một hợp đồng bảo hiểm thuận lợi cho di sản để bảo vệ khỏi việc lạm dụng có thể xảy ra từ phía người thực thi di chúc. Sau khi mở vụ thừa kế với tòa án, người đại diện cá nhân tạo danh sách và thu thập tài sản của người đã mất. Tiếp theo, ông trả nợ và thuế, bao gồm cả thuế di chúc ở Hoa Kỳ, nếu di sản chịu thuế cấp liên bang hoặc tiểu bang.
Chứng thực di chúc
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819621
Cuối cùng, ông phân phối tài sản còn lại cho người thụ hưởng, theo hướng dẫn trong di chúc hoặc theo luật pháp về tài sản không có di chúc của tiểu bang. Bên thứ ba có thể khiếu nại bất kỳ khía cạnh nào của quản lý thừa kế, chẳng hạn như khiếu nại trực tiếp về tính hợp lệ của di chúc, được biết đến như "cuộc tranh chấp di chúc", khiếu nại về tình trạng của người đang làm người đại diện cá nhân, khiếu nại về danh tính của người thừa kế, và khiếu nại về việc người đại diện cá nhân có thực hiện đúng việc quản lý di sản hay không. Vấn đề về sự cha mẹ của người thừa kế có thể bị tranh cãi giữa những người thừa kế tiềm năng trong các di sản không có di chúc, đặc biệt là khi kỹ thuật xác định ADN giá rẻ đã được áp dụng. Tuy nhiên, trong một số tình huống, ngay cả những người thừa kế có liên quan về mặt sinh học cũng có thể bị từ chối quyền thừa kế, trong khi những người thừa kế không có quan hệ huyết thống có thể được ban quyền thừa kế. Người đại diện cá nhân phải hiểu và tuân theo các nhiệm vụ tín thác, chẳng hạn như nhiệm vụ giữ tiền trong tài khoản có lãi suất và đối xử bình đẳng với tất cả người thụ hưởng. Không tuân thủ các nhiệm vụ tín thác có thể cho phép những người có quan tâm đệ đơn xin loại bỏ người đại diện cá nhân và khiến người đại diện cá nhân chịu trách nhiệm về bất kỳ thiệt hại nào cho di sản.
Trận Antioch (1098)
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819626
Trận Antioch (1098) là một cuộc giao tranh quân sự diễn ra giữa các lực lượng Cơ đốc giáo trong cuộc Thập tự chinh thứ nhất và một liên minh Hồi giáo do Kerbogha lãnh đạo, atabeg xứ Mosul. Mục tiêu của Kerbogha là giành lại Antioch từ quân Thập tự chinh và khẳng định vị thế cường quốc trong khu vực. Xung đột bắt đầu. Khi quân Thập tự chinh đang trong tình trạng đói khát và có số lượng đông hơn xuất hiện từ cổng thành và chia thành 6 trung đoàn, chỉ huy của Kerbogha, Watthab ibn Mahmud, thúc giục ông ta tấn công ngay vào đường tiến công của họ. Tuy nhiên, Kerbogha lo ngại rằng một cuộc tấn công phủ đầu có thể chỉ phá hủy tiền tuyến của quân Thập tự chinh và cũng có thể làm suy yếu đáng kể lực lượng của chính ông ta một cách không tương xứng. Tuy nhiên, khi quân Pháp tiếp tục tiến công chống lại quân Thổ, Kerbogha bắt đầu nhận thấy mức độ nghiêm trọng của tình hình (trước đó ông đã đánh giá thấp quy mô của quân Thập tự chinh), và cố gắng thiết lập một cơ quan ngoại giao giữa ông và quân Thập tự chinh để tìm cách hướng đến một hiệp định đình chiến. Tuy nhiên, đã quá muộn và các nhà lãnh đạo của cuộc Thập tự chinh đã phớt lờ sứ giả của Kerbogha. Trận chiến. Quân của Kerbogha bị quân Pháp dồn vào một góc, đã chọn áp dụng chiến thuật chiến đấu truyền thống hơn của người Thổ. Ông ấy sẽ cố gắng để kéo quân Pháp vào vùng đất không ổn định, đồng thời liên tục tấn công hàng ngũ bằng cung thủ kỵ binh, đồng thời cố gắng đánh bại quân Pháp. Tuy nhiên, Bohemond xứ Taranto đã sẵn sàng cho việc này, và ông đã tạo ra một sư đoàn Thập tự quân thứ bảy do Rainald III xứ Toul chỉ huy để ngăn chặn cuộc tấn công. Chẳng mấy chốc, nhiều Tiểu vương bắt đầu rời bỏ Kerbogha. Nhiều Thập tự quân cũng được khuyến khích tinh thần bởi tin rằng các vị thánh như Thánh George, Thánh Mercurius và Thánh Demetrius đang hỗ trợ họ đánh lại quân Hồi giáo. Cuối cùng, Duqaq, người cai trị xứ Damascus, đã đào ngũ, gây ra sự hoảng loạn trong hàng ngũ người Thổ.
Trận Antioch (1098)
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819626
Sökmen và tiểu vương của Homs, Janah ad-Dawla, là những người cuối cùng trung thành với Kerbogha, nhưng họ đã cũng đã sớm đào ngũ sau khi nhận ra rằng trận chiến đã thất bại. Toàn bộ quân đội Thổ lúc này hoàn toàn hỗn loạn, tất cả đều chạy trốn theo các hướng khác nhau; quân Thập tự chinh đã đuổi theo họ đến tận "Iron Bridge", giết chết nhiều người trong số họ. Kerbogha sẽ tiếp tục quay trở lại Mosul và bị đánh bại.
Symon Petliura
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819639
Symon Vasylyovych Petliura (; ; – 25 tháng 5 năm 1926) là một chính trị gia và nhà báo người Ukraina. Ông là Tư lệnh tối cao của Quân đội Nhân dân Ukraina (UNA) và nhà lãnh đạo Cộng hòa Nhân dân Ukraina trong Chiến tranh giành độc lập Ukraina, một phần của Nội chiến Nga rộng lớn hơn. Petliura đi theo chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa dân tộc Ukraina từ thời trẻ, ông ủng hộ chúng trong sự nghiệp nhà báo thành công của mình. Sau Cách mạng Tháng Hai năm 1917, Cộng hòa Nhân dân Ukraina được tuyên bố thành lập và Petliura được bầu làm người đứng đầu quân đội. Đến cuối năm 1918, Petliura tham gia tổ chức một cuộc nổi dậy và lật đổ chế độ Quốc gia Ukraina, khôi phục Cộng hòa. Ông trở thành lãnh đạo của Đốc chính vào đầu năm 1919, sau khi Bolshevik xâm chiếm Ukraina và đẩy UNA đến Galicia. Petliura do vậy liên minh với Ba Lan của Józef Piłsudski. Ba Lan chiến thắng trước Liên Xô nhưng Ukraina vẫn nằm dưới quyền kiểm soát của Liên Xô, buộc Petliura phải sống lưu vong. Ban đầu, ông chỉ đạo chính phủ lưu vong từ Ba Lan, nhưng cuối cùng định cư tại Paris. Trong Nội chiến, UNA chịu trách nhiệm về cái chết của hàng chục nghìn thường dân Do Thái và vai trò của Petliura trong các cuộc tàn sát là một chủ đề gây tranh cãi. Năm 1926, Petliura bị ám sát tại Paris bởi một người theo chủ nghĩa vô chính phủ Do Thái Sholem Schwarzbard, người đã mất người thân trong các cuộc tàn sát. Sự nghiệp trước 1917. Symon Petliura sinh ngày tại một khu ngoại ô của Poltava (khi đó là một phần của Đế quốc Nga), Symon Petliura là con trai của Vasyl Pavlovych Petliura và Olha Oleksiyivna (họ gốc Marchenko), có nguồn gốc Cossack. Cha ông là một cư dân thành phố Poltava, từng sở hữu một doanh nghiệp vận tải; mẹ ông là con gái của một tư tế tu đạo Chính thống giáo. Petliura được giáo dục ban đầu tại các trường giáo khu, và có kế hoạch trở thành một linh mục Chính thống giáo. Petliura theo học tại Chủng viện Chính thống giáo Nga tại Poltava từ năm 1895 đến năm 1901. Tại đây ông gia nhập hội Hromada vào năm 1898. Đến khi tư cách thành viên Hromada của ông bị phát hiện vào năm 1901, ông bị trục xuất khỏi chủng viện. Năm 1900, Petliura gia nhập Đảng Cách mạng Ukraina (RUP).
Symon Petliura
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819639
Năm 1902, trước nguy cơ bị bắt giữ, ông chuyển đến Yekaterinodar tại Kuban, tại đây ông làm việc trong hai năm - ban đầu là giáo viên và sau đó là nhân viên lưu trữ cho Quân đoàn Cossack Kuban giúp sắp xếp hơn 200.000 tài liệu. Vào tháng 12 năm 1903, ông bị bắt vì tổ chức một chi nhánh RUP tại Yekaterinodar, và xuất bản các bài báo chống sa hoàng trên báo chí Ukraina bên ngoài Đế quốc Nga (tại Lemberg/Lviv của Galicia do Áo kiểm soát). Được tại ngoại vào tháng 3 năm 1904, ông chuyển đến Kyiv một thời gian ngắn rồi đến Lviv. Tại Lviv, Petliura sống dưới cái tên Sviatoslav Tagon, làm việc cùng với Ivan Franko và [Volodymyr Hnatiuk]] với tư cách là biên tập viên cho tạp chí Literaturno-Naukovyi Vistnyk ("Người đưa tin khoa học văn chương"), Hiệp hội khoa học Shevchenko và là một đồng biên tập của báo "Volya". Ông cũng đóng góp nhiều bài báo cho báo chí tiếng Ukraina tại Galicia. Vào cuối năm 1905, sau khi chính quyền tuyên bố ân xá toàn quốc, Petliura quay trở lại Kyiv một thời gian ngắn, nhưng nhanh chóng chuyển đến thủ đô Petersburg của Nga để xuất bản nguyệt san dân chủ-xã hội "Vil'na Ukrayina" ("Ukraine tự do") cùng với Prokip Poniatenko và Mykola Porsh. Sau khi cơ quan kiểm duyệt Nga đóng cửa tạp chí này vào tháng 7 năm 1905, ông quay trở lại Kyiv, nơi ông làm việc cho tờ báo "Rada" ("Hội đồng"). Năm 1907–09, ông trở thành biên tập viên của tạp chí văn học "Slovo" (Слово, "Thế giới") và đồng biên tập tờ "Ukrayina" (Україна, "Ukraina"). Do chính quyền Đế quốc Nga đóng cửa các ấn phẩm này, Petliura một lần nữa phải chuyển khỏi Kyiv. Ông đến Moskva vào năm 1909, ông làm kế toán tại đó trong một thời gian ngắn. Ở đó vào năm 1910, ông kết hôn với Olha Bilska (1885–1959), hai người có một con gái là Lesia (1911–1942). Từ năm 1912 đến tháng 5 năm 1917, ông là đồng biên tập của tạp chí tiếng Nga có ảnh hưởng "Ukrayinskaya Zhizn" (Cuộc sống Ukraina). Báo chí và ấn phẩm. Là biên tập viên của nhiều tạp chí và tờ báo, Petliura đã xuất bản hơn 15.000 bài báo chỉ trích, bài phê bình, truyện và thơ với khoảng 120 bút danh.
Symon Petliura
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819639
Tác phẩm phong phú của ông bằng cả tiếng Nga và tiếng Ukraina đã giúp định hình tư duy của người dân Ukraina trong những năm dẫn đến Cách mạng ở cả miền Đông và miền Tây Ukraina. Quan hệ thư từ phong phú của ông đã mang lại lợi ích to lớn khi Cách mạng nổ ra vào năm 1917, vì ông có các mối quan hệ trên khắp Ukraina. Vì ngôn ngữ Ukraina đã bị cấm chỉ tại Đế quốc Nga theo lệnh Ems Ukaz năm 1876, Petliura nhận thấy có nhiều quyền tự do hơn để xuất bản các bài báo hướng về Ukraina tại Saint Petersburg hơn là tại Ukraina. Tại đây, ông xuất bản tạp chí "Vilna Ukrayina" (Вільна Україна, "Ukraina độc lập") cho đến tháng 7 năm 1905. Tuy nhiên, các nhà kiểm duyệt của Sa hoàng đã đóng cửa tạp chí này và Petliura chuyển về Kyiv. Tại Kyiv, Petliura đầu tiên làm việc cho "Rada". Năm 1907, ông trở thành biên tập viên của tạp chí văn học "Slovo". Ngoài ra, ông còn đồng biên tập tạp chí "Ukrayina". Năm 1909, những ấn phẩm này bị cảnh sát Đế quốc Nga đóng cửa, và Petliura chuyển về Moskva để xuất bản. Ở đó, ông là đồng biên tập của tạp chí tiếng Nga "Ukrayinskaya Zhizn" để người dân địa phương làm quen với tin tức và văn hóa của cái được gọi là Malorossia (Tiểu Nga). Ông là tổng biên tập của ấn phẩm này từ năm 1912 đến năm 1914. Tại Paris, Petliura tiếp tục cuộc đấu tranh giành độc lập của Ukraina với tư cách là một nhà báo. Năm 1924, Petliura trở thành biên tập viên và nhà xuất bản của tạp chí hàng tuần "Tryzub" ("Đinh ba"). Ông đã đóng góp cho tạp chí này bằng nhiều bút danh khác nhau, bao gồm V. Marchenko và V. Salevsky. Cách mạng Ukraina. Vươn lên quyền lực. Vào tháng 5 năm 1917, Petliura tham dự Đại hội đại biểu binh sĩ toàn Ukraina lần thứ nhất được tổ chức tại Kyiv với tư cách là đại biểu. Vào ngày 18 tháng 5, ông được bầu làm người đứng đầu Ủy ban Tổng Quân sự Ukraina, ngày nay được coi là mốc sáng lập cuối cùng của Bộ Quốc phòng Ukraina hiện đại. Với tuyên bố của Hội đồng Trung ương Ukraina vào ngày 28 tháng 6 năm 1917, Petliura trở thành Bí thư (Bộ trưởng) Quân sự đầu tiên.
Symon Petliura
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819639
Không đồng ý với đường lối chính trị của Chủ tịch Tổng Ban bí thư lúc bấy giờ là Volodymyr Vynnychenko, Petliura rời chính phủ và trở thành người đứng đầu Haidamaka Kish , một tổ chức quân sự của Sloboda Ukraina (ở Kharkiv). Vào tháng 1 đến tháng 2 năm 1918, Haidamaka Kish buộc phải quay lại để bảo vệ Kyiv trong Cuộc khởi nghĩa tại Xưởng vũ khí Kyiv và để ngăn chặn Hồng vệ binh Bolshevik chiếm thủ đô. Sau Nổi dậy Quốc gia Hetman (28 tháng 4 năm 1918), chính quyền Skoropadsky đã bắt giữ Petliura và tống giam ông trong 4 tháng tại Bila Tserkva. Petliura tham gia cuộc nổi dậy chống Quốc gia Hetman vào tháng 11 năm 1918 và trở thành thành viên của Đốc chính Ukraina với tư cách là Chỉ huy trưởng Lực lượng Quân sự. Sau khi Kyiv thất thủ (tháng 2 năm 1919) và Vynnychenko rời khỏi Ukraina, Petliura trở thành lãnh đạo của Đốc chính vào ngày 11 tháng 2 năm 1919. Với tư cách là người đứng đầu Quân đội và Nhà nước, ông tiếp tục chiến đấu chống lại cả quân Bolshevik và Bạch vệ tại Ukraina trong mười tháng sau đó. 1919. Cùng với bùng nổ chiến sự giữa Ukraina và nước Nga Xô viết vào tháng 1 năm 1919, và với việc Vynnychenko di cư, Petliura cuối cùng đã trở thành nhân vật hàng đầu trong Đốc chính. Trong mùa đông đầu năm 1919, quân đội Petliura đã mất phần lớn Ukraina (bao gồm cả Kyiv) vào tay những người Bolshevik và đến ngày 6 tháng 3 thì chuyển đến Podolia. Vào mùa xuân năm 1919, ông dập tắt được một cuộc đảo chính do Volodymyr Oskilko lãnh đạo, người đã chứng kiến ​​Petliura hợp tác với những người theo chủ nghĩa xã hội như Borys Martos. Trong suốt năm đó, Petliura tiếp tục bảo vệ nền cộng hòa non trẻ trước các cuộc xâm lược của những người Bolshevik, Bạch vệ của Anton Denikin và quân đội Ba Lan-Romania. Vào mùa thu năm 1919, hầu hết các lực lượng Bạch vệ của Denikin đã bị đánh bại — tuy nhiên trong lúc đó, những người Bolshevik đã phát triển để trở thành lực lượng thống trị tại Ukraina. 1920. Vào ngày 5 tháng 12 năm 1919, Petliura rút về Ba Lan, quốc gia này trước đó đã công nhận ông là người đứng đầu chính phủ hợp pháp của Ukraina.
Symon Petliura
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819639
Vào tháng 4 năm 1920, với tư cách là người đứng đầu Cộng hòa Nhân dân Ukraina, ông đã ký một liên minh tại Warszawa với chính phủ Ba Lan, đồng ý về biên giới trên sông Zbruch và công nhận quyền của Ba Lan đối với Galicia để đổi lấy viện trợ quân sự nhằm lật đổ chế độ Bolshevik. Quân Ba Lan được tăng cường bởi tàn quân của Petliura (khoảng hai sư đoàn), đã tấn công Kyiv vào ngày 7 tháng 5 năm 1920, một bước ngoặt của cuộc Chiến tranh Ba Lan-Bolshevik 1919–21. Sau những thành công ban đầu, quân của Piłsudski và của Petliura phải rút lui về sông Vistula và thủ đô Ba Lan Warszawa. Quân đội Ba Lan cuối cùng đánh bại người Bolshevik Nga, nhưng Hồng quân vẫn ở lại các vùng của Ukraina và do đó người Ukraina không thể đảm bảo nền độc lập của họ. Petliura chỉ đạo các công việc của chính phủ lưu vong Ukraina từ Tarnów thuộc Tiểu Ba Lan, và khi chính phủ Liên Xô ở Moskva yêu cầu dẫn độ Petliura khỏi Ba Lan, người Ba Lan đã dàn dựng "sự biến mất" của ông, bí mật chuyển ông từ Tarnów đến Warszawa. Sau cách mạng. Nước Nga Bolshevik kiên trì yêu cầu giao nộp Petliura. Được bảo vệ bởi một số bạn bè và đồng nghiệp Ba Lan, chẳng hạn như Henryk Józewski, với việc thành lập Liên bang Xô viết vào ngày 30 tháng 12 năm 1922, Petliura vào cuối năm 1923 rời Ba Lan đến Budapest, rồi Wien, Genève và cuối cùng định cư tại Paris vào đầu năm 1924. Tại đây ông đã thành lập và biên tập tờ báo tiếng Ukraina "Tryzub". Thúc đẩy bản sắc văn hóa Ukraina. Trong thời gian làm lãnh đạo Đốc chính, Petliura đã tích cực ủng hộ văn hóa Ukraina ở cả Ukraina và cộng đồng người Ukraina hải ngoại. Petliura bắt đầu việc trao tặng danh hiệu "Nghệ sĩ nhân dân Ukraina" cho các nghệ sĩ có đóng góp đáng kể cho nền văn hóa Ukraina. Một giải thưởng có tiêu đề tương tự đã được tiếp tục sau một thời gian gián đoạn đáng kể dưới chế độ Xô viết. Trong số những người đã nhận được giải thưởng này có người chơi kobza mù Ivan Kuchuhura-Kucherenko. Ông cũng nhận thấy giá trị của việc giành được sự ủng hộ và công nhận của quốc tế đối với nghệ thuật Ukraina thông qua trao đổi văn hóa.
Symon Petliura
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819639
Đáng chú ý nhất, Petliura đã tích cực hỗ trợ công việc của các nhà lãnh đạo văn hóa như biên đạo múa Vasyl Avramenko, nhạc trưởng Oleksander Koshetz và nghệ sĩ ban nhạc Vasyl Yemetz, để cho phép họ đi ra quốc tế và thúc đẩy nhận thức về văn hóa Ukraina. Koshetz đã tạo ra ban nhạc Nhà nguyện Cộng hòa Ukraina và đưa họ đi lưu diễn quốc tế, tổ chức các buổi hòa nhạc ở Châu Âu và Châu Mỹ. Một trong những buổi hòa nhạc của họ đã truyền cảm hứng cho George Gershwin viết bài "Summertime", dựa trên bài hát ru "Oi Khodyt Son Kolo Vikon" Cả ba nhạc sĩ sau đó di cư sang Hoa Kỳ. Cuộc sống lưu vong. Tại Paris, Petliura chỉ đạo các hoạt động của chính phủ Cộng hòa Quốc gia Ukraina lưu vong. Ông ra mắt tờ "Tryzub" hàng tuần, đồng thời tiếp tục biên tập và viết nhiều bài báo dưới nhiều bút danh khác nhau, tập trung vào các câu hỏi liên quan đến áp bức dân tộc tại Ukraina. Những bài báo này đã được viết với một sự tinh tế văn học. Vấn đề về nhận thức dân tộc thường có ý nghĩa quan trọng trong tác phẩm văn học của ông. Các bài viết của Petliura có tác động đáng kể đến việc định hình nhận thức dân tộc của người Ukraina vào đầu thế kỷ 20. Ông đã xuất bản các bài báo và tài liệu quảng cáo dưới nhiều bút danh khác nhau, bao gồm V. Marchenko, V. Salevsky, I. Rokytsky và O. Riastr. Ám sát. Vào ngày 25 tháng 5 năm 1926, lúc 14:12 giờ cạnh hiệu sách Gibert, Petliura đang đi bộ trên Rue Racine gần Đại lộ Saint-Michel của Khu phố Latinh ở Paris và bị Sholom Schwartzbard tiếp cận. Schwartzbard hỏi ông bằng tiếng Ukraina, "Ông có phải là Ngài Petliura không?" Petliura không trả lời mà giơ cây gậy chống lên. Schwartzbard rút súng, tuyên bố và bắn ông năm lần.
Symon Petliura
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819639
Trốn tránh một đám đông đang cố gắng trả thù cho Petliura, Schwartzbard đầu thú với cảnh sát với một mảnh giấy ghi: "Tôi đã giết Petliura để trả thù cho cái chết của hàng nghìn nạn nhân pogrom ở Ukraina, những người đã bị quân của Petliura tàn sát còn ông không thực hiện bất kỳ bước đi nào để ngăn chặn những vụ thảm sát này.” Cơ quan Điện báo Do Thái tường thuật vào ngày 27 tháng 5 năm 1926 rằng "các băng đảng pogrom" của Petliura chịu trách nhiệm giết hàng chục nghìn người Do Thái. Schwartzbard là một người theo chủ nghĩa vô chính phủ gốc Do Thái, sinh ra tại Ukraina. Có thông tin cho rằng Schwartzbard đã nói với nhà lãnh đạo vô chính phủ nổi tiếng Nestor Makhno tại Paris rằng anh ta bị bệnh nan y và sắp chết và anh ta sẽ đưa Petliura đi cùng; Makhno cấm Schwartzbard làm như vậy. Lời bào chữa cốt lõi tại phiên tòa xét xử Schwartzbard là - theo như luật gia nổi tiếng Henri Torres đã trình bày - rằng anh ta đang báo thù cho cái chết của hơn 50.000 nạn nhân Do Thái của các cuộc tàn sát, trong khi bên công tố (cả hình sự và dân sự) cố gắng chứng minh rằng Petliura không chịu trách nhiệm về các cuộc tàn sát và Schwartzbard là một đặc vụ của Liên Xô. Sau một phiên tòa kéo dài tám ngày, bồi thẩm đoàn đã tuyên trắng án cho Schwartzbard. Petliura được chôn cất cùng vợ và con gái tại Cimetière du Montparnasse ở Paris. Hai chị gái của Petliura là các nữ tu Chính thống giáo vẫn ở lại Poltava, họ đã bị NKVD (cảnh sát mật của Liên Xô) bắt và xử bắn vào năm 1928. Di sản. Ukraina. Sau khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, các kho lưu trữ bị hạn chế trước đây của Liên Xô đã cho phép nhiều chính trị gia và nhà sử học xem xét vai trò của Petliura trong lịch sử Ukraina. Một số người nhìn nhận ông là anh hùng dân tộc đấu tranh cho nền độc lập của Ukraina. Một số thành phố, bao gồm thủ đô Kyiv và thành phố Poltava nơi ông sinh ra đã dựng tượng đài cho Petliura, với một khu phức hợp bảo tàng cũng được lên kế hoạch tại Poltava. Bức tượng của Petliura được khánh thành tại Vinnytsia vào tháng 10 năm 2017, đã bị Đại hội Do Thái Thế giới lên án là đáng xấu hổ và đáng trách .
Symon Petliura
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819639
Để đánh dấu kỷ niệm 80 năm ngày ông bị ám sát, một ấn bản gồm 12 tập về các bài viết của ông, bao gồm các bài báo, thư từ và tài liệu lịch sử, đã được Đại học Taras Shevchenko và Cục Lưu trữ Nhà nước Ukraina xuất bản tại Kyiv. Năm 1992 tại Poltava, một loạt các buổi đọc truyện được gọi là "Petlurivski chytannia" đã trở thành một sự kiện thường niên và kể từ năm 1993, chúng diễn ra hàng năm tại Đại học Kyiv. Vào tháng 6 năm 2009, Hội đồng thành phố Kyiv đã đổi tên phố Comintern (nằm ở Quận Shevchenkivskyi) thành phố Symon Petliura để kỷ niệm 130 năm ngày sinh của ông. Ở Ukraina hiện tại, Petliura không được tôn vinh nhiều như Mykhailo Hrushevsky (người đóng một vai trò nhỏ hơn nhiều trong Cộng hòa Nhân dân Ukraina) vì Petliura quá gắn bó với bạo lực để có thể trở thành một nhân vật biểu tượng tốt. Trong một cuộc thăm dò năm 2008 về "Những người Ukraina nổi tiếng mọi thời đại", Petliura đã không được nhắc đến (Hrushevsky đứng ở vị trí thứ sáu trong cuộc thăm dò này). Trong dự án truyền hình năm 2008 "Velyki Ukraïntsi" ("Những người Ukraina vĩ đại nhất") ông xếp thứ 26. Cháu trai của Symon Petliura là Stepan Skrypnyk trở thành Thượng phụ Mstyslav của Giáo hội Chính thống Ukraina vào ngày 6 tháng 6 năm 1990. Vào tháng 12 năm 2022, thành phố Izium vừa được giải phóng (từ quân Nga) quyết định đổi tên phố Maxim Gorky thành phố Symon Petliura. Người Ukraina hải ngoại. Đối với một phần của cộng đồng người Tây Ukraina hải ngoại, Petliura được nhớ đến như một anh hùng dân tộc, một người đấu tranh cho nền độc lập của Ukraina, một người tử vì đạo, người đã truyền cảm hứng cho hàng trăm nghìn người đấu tranh cho một quốc gia Ukraina độc ​​lập. Ông đã truyền cảm hứng cho âm nhạc nguyên bản, và các tổ chức thanh niên. Bát hát dân gian Ukraina. Trong cuộc cách mạng, Petliura đã trở thành chủ đề của nhiều bài hát dân gian, chủ yếu với tư cách là một anh hùng kêu gọi người dân của mình đoàn kết chống lại sự áp bức của ngoại bang. Tên của ông trở nên đồng nghĩa với lời kêu gọi tự do. 15 bài hát đã được ghi lại bởi nhà dân tộc học K. Danylevsky.
Symon Petliura
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819639
Trong các bài hát, Petliura được miêu tả là một người lính, theo cách tương tự như Robin Hood, chế giễu Skoropadsky và Hồng vệ binh Bolshevik. Tin tức về vụ ám sát Petliura vào mùa hè năm 1926 được đánh dấu bằng nhiều cuộc nổi dậy ở miền đông Ukraina, đặc biệt là ở Boromlia, Zhehailivtsi, (tỉnh Sumy), Velyka Rublivka, Myloradov (tỉnh Poltava), Hnylsk, Bilsk, Kuzemyn và dọc theo sông Vorskla từ Okhtyrka đến Poltava, Burynia, Nizhyn (tỉnh Chernihiv) và các thành phố khác. Những cuộc nổi dậy này đã bị chính quyền Xô viết bình định một cách tàn bạo. Các kobzar mù Pavlo Hashchenko và Ivan Kuchuhura Kucherenko đã sáng tác một duma (sử thi) để tưởng nhớ Symon Petliura. Cho đến nay, Petliura là chính trị gia Ukraina hiện đại duy nhất có một duma được tạo thành và hát để tưởng nhớ ông. Duma này đã trở nên phổ biến trong giới kobzar ở Ukraine tả ngạn và cũng được hát bởi Stepan Pasiuha, Petro Drevchenko, Bohushchenko và Chumak. Liên Xô cũng cố gắng miêu tả Petliura thông qua nghệ thuật để làm mất uy tín của nhà lãnh đạo dân tộc Ukraina. Một số bài hát hài hước đã xuất hiện, trong đó Petliura được miêu tả là một người ăn xin lang thang có lãnh thổ duy nhất là dưới toa tàu của anh ta. Một số vở kịch như "Nước cộng hòa trên các bánh xe" của Yakov Mamontov và vở opera "Shchors" của Boris Liatoshinsky và "Xưởng vũ khí" của Georgy Maiboroda miêu tả Petliura dưới góc độ tiêu cực, như một tên tay sai bán đứng miền Tây Ukraina cho Ba Lan, thường sử dụng những giai điệu rất giống nhau từng trở nên phổ biến trong cuộc đấu tranh giành độc lập Ukraina vào năm 1918. Petliura tiếp tục được người Ukraina miêu tả trong các bài hát dân gian của họ theo cách tương tự như Taras Shevchenko và Bohdan Khmelnytsky. Ông được ví như mặt trời chợt tắt.
Nút giao thông Gotemba
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819640
Nút giao thông Gotemba (Tiếng Nhật: インターチェンジ) còn được gọi là Gotemba IC (Tiếng Nhật: IC) là điểm giao cắt số 7 của Đường cao tốc Tomei (AH1), nối liền Gotemba, Shizuoka, Nhật Bản. Đây là điểm cao nhất của Đường cao tốc Tomei. (Độ cao 454m) Trạm xe buýt Gotemba (Gotemba Bus Stop). Trạm xe buýt Gotemba(Gotemba Bus Stop, バスストップ) là trạm xe buýt nằm ở lối vào đầu tiên của Gotemba IC. Tên của trạm xe buýt trên hướng dẫn là Tomei Gotemba (). Các điểm dừng xe buýt trong và ngoài nút giao thông được bố trí tại cùng một vị trí thuận tiện cho việc trung chuyển giữa xe buýt đường cao tốc, xe buýt tuyến và xe buýt đưa đón.
Cá căng răng nâu
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819642
Cá căng răng nâu, hoặc cá căng bốn sọc (danh pháp: Pelates quadrilineatus), là một loài cá biển thuộc chi "Pelates" trong họ Cá căng. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1790. Từ nguyên. Tính từ định danh "quadrilineatus" được ghép bởi hai âm tiết trong tiếng Latinh: "quadri" (“bốn”) và "lineatus" (“có sọc”), hàm ý đề cập đến 4 (đôi khi 5–6) sọc màu sẫm dọc hai bên lườn loài cá này. Phân bố và môi trường sống. Cá căng răng nâu có phân bố rộng khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, được ghi nhận từ Biển Đỏ và Đông Phi trải dài đến bờ nam Nhật Bản, Philippines và Vanuatu, giới hạn phía nam đến Nam Phi và Úc. Thông qua kênh đào Suez mà loài này đã đến được bờ đông Địa Trung Hải. Loài này cũng xuất hiện ở các lưu vực sông và vùng bờ biển của Việt Nam. Cá căng răng nâu sống ở vùng nước lợ, phổ biến ở khu vực cửa sông, được tìm thấy ở độ sâu đến ít nhất là 20 m; cá con sống trong thảm cỏ biển và rừng ngập mặn. Phân loại. Bộ DNA ty thể hoàn chỉnh của cá căng răng nâu đã được giải trình tự bằng phương pháp giải trình tự thông lượng cao. Cây phát sinh loài cho thấy họ Cá căng có mối quan hệ gần với họ Pentacerotidae hơn là với họ Cá bướm. Mô tả. Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở cá căng răng nâu là 30 cm, thường gặp với chiều dài trung bình khoảnng 20 cm. Cá có màu xám bạc, bụng trắng. Hai bên thân có 4–6 sọc ngang, màu nâu sẫm hoặc đen, sọc giữa kéo dài đến gốc vây đuôi. Cá con có thêm 6–7 vạch sọc dọc màu xám nhạt. Gai vây lưng với một vệt đen ở trên màng các gai số 3 đến 7. Một đốm có độ đậm nhạt khác nhau có thể có ở sau gáy. Miệng và khoang mang đỏ tươi khi còn sống. Số gai ở vây lưng: 12–13; Số tia vây ở vây lưng: 9–11; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 9–10; Số vảy đường bên: 66–75. Sinh thái. Thức ăn của cá căng răng nâu bao gồm cá nhỏ và các loài thủy sinh không xương sống. Trứng được cá bố mẹ bảo vệ và quạt khí.
Cá căng răng nâu
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819642
Tại Huế, cá căng răng nâu sinh sản từ tháng 2 cho đến tháng 9, rộ vào các tháng 4 đến tháng 8. Cá hơn một năm tuổi đã có thể đẻ trứng. Giá trị. Cá căng răng nâu là loài có giá trị kinh tế cao, được ngư dân tỉnh Khánh Hòa đánh bắt để làm thực phẩm. Loài này có thể được bán tươi sống hoặc muối khô.
Thực vật chí Việt Nam
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819647
Thực vật chí Việt Nam (Tiếng Anh: Flora of Viet Nam) là bộ sách khoa học, chuyên ngành thực vật của Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Các cuốn Thực vật chí Việt Nam từ tập 12 đến tập 21 đã được giải A giải thưởng sách quốc gia năm 2019. Giới thiệu. Từ năm 1996 Trung tâm Khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia (nay là Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) lên đề án soạn thảo những bộ sách Động vật chí và Thực vật chí Việt Nam để làm tư liệu cho công việc nghiên cứu và bảo tồn sinh học ở Việt Nam. Đề án được giao cho Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật chủ trì tổ chức thực hiện, có sự tham gia của các cán bộ khoa học thuộc các Viện nghiên cứu và các Trường Đại học trong cả nước. Bộ sách tập hợp và giới thiệu các loài thực vật đang tồn tại ở Việt Nam, được trình bày theo hệ thống phân loại họ, giống, loài, phân loài. Mỗi loài lại được cung cấp đầy đủ các thông tin về tên loài và danh pháp phân loại loài; đặc điểm phân loại; đặc tính sinh học – sinh thái; phân bố; giá trị sử dụng; mẫu vật nghiên cứu; và những nhận xét đánh giá v.v... Đến năm 2019, đã có tổng cộng 31 tập Động vật chí Việt Nam và 21 tập Thực vật chí Việt Nam được phát hành.
Nổi dậy ở Đông Bắc Ấn Độ
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819661
Nổi dậy ở Đông Bắc Ấn Độ là 1 cuộc nổi dậy có sự hoạt động của nhiều nhóm phiến quân ở các tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Ấn Độ, 1 vùng mà chỉ được nối với phần còn lại của Ấn Độ thông qua Siliguri, 1 dãy đất chỉ rộng 14.29 dặm (23.00 km). Đông bắc Ấn Độ gồm 7 bang (còn được biết đến với tên gọi "7 bang chị em"): Assam, Meghalaya, Tripura, Arunachal Pradesh, Mizoram, Manipur và Nagaland. Căng thẳng tồn tại giữa các nhóm quân nổi dậy cũng như đối với chình phủ trung ương và các dân tộc bản địa và dân di cư gồm cả dân di cư bất hợp pháp đến từ các vùng miền khác ở Ấn Độ này. Trong những năm gần đây, cuộc nổi dậy đã có dầu hiệu giảm vô cùng nhiều với việc giảm 70% các vụ đụng độ và 80% cái chết của dân thường vòa năm 2019 so với 2013.
Miss Universe Vietnam
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819662
Miss Universe Vietnam (trước đây là Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam) là cuộc thi sắc đẹp cấp quốc gia tại Việt Nam để chọn ra đại diện của Việt Nam tham gia cuộc thi Miss Universe, một trong Tứ đại Hoa hậu trên đấu trường nhan sắc quốc tế. Lịch sử. 2008-2022: Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam. Xuyên suốt các năm từ 2008 đến 2022, Miss Universe Vietnam đã có được tổ chức năm lần với tên gọi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam. Với đại diện đầu tiên là Thùy Lâm đã lọt vào Top 15 tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2008 được tổ chức tại Nha Trang, Việt Nam. Thành tích cao nhất mà Việt Nam đạt được tại Hoa hậu Hoàn vũ là H'Hen Niê khi cô lọt vào Top 5 Hoa hậu Hoàn vũ 2018. Năm 2022, là năm cuối cùng mà Miss Universe Vietnam được gọi với tên gọi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam. 2023-nay: Thay đổi chủ sở hữu, tách khỏi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam. Vào năm 2023, thương hiệu Miss Universe Vietnam chính thức được cấp cho một đơn vị cấp phép quốc gia mới. Tuy nhiên, Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam vẫn được tiếp tục tổ chức như một cuộc thi độc lập với tên gọi mới - Miss Cosmo Vietnam, tách biệt với cuộc thi Miss Universe Vietnam mới. Do đó, Miss Universe Vietnam sẽ không còn là Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam và cuộc thi Miss Universe Vietnam sẽ tạm thời không có tên gọi trong tiếng Việt.
Miss Universe Vietnam 2023
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819666
Miss Universe Vietnam 2023 là cuộc thi tìm kiếm Miss Universe Vietnam lần thứ nhất, sẽ diễn ra vào ngày 15 tháng 9 năm 2023. Cuộc thi này được tổ chức sau khi bản quyền Hoa hậu Hoàn vũ tách khỏi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam của Công ty Cổ phần Hoàn vũ Sài Gòn và thuộc quyền sở hữu của Công ty Cổ phần Thương mại Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam. Người đăng quang sẽ đại diện Việt Nam tham dự Hoa hậu Hoàn vũ 2023.