text
stringlengths
0
512k
Phần mềm có bản quyền 4th Dimension ANTs Data Server Dataphor Daffodil database DB2 Tập tinMaker Pro Informix InterBase Matisse Microsoft Access Microsoft SQL Server Mimer SQL NonStop SQL Oracle Sand Analytic Server (trước đây là Nucleus) SmallSQL Sybase ASA (trước đây là Watcom SQL) Sybase Sybase IQ Teradata ThinkSQL VistaDB Phần mềm miễn phí hoặc nguồn mở Cloudscape Firebird HSQLDB Ingres (cơ sở dữ liệu) MaxDB MonetDB MySQL PostgreSQL SQLite tdbengine Lịch sử Oracle Rdb Paradox SQL/DS Sybase SQL Server
Kashmir (Tiếng Kashmir: کشیر / कॅशीर; Tiếng Hindi: कश्मीर; Tiếng Urdu: کشمیر; Tiếng Duy Ngô Nhĩ: كەشمىر; Tiếng Shina: کشمیر) là khu vực phía tây bắc của tiểu lục địa Ấn Độ. Cho đến giữa thế kỷ 19, thuật ngữ Kashmir dùng để chỉ thung lũng giữa dãy Himalaya lớn và dãy Pir Panjal. Ngày nay, địa danh này biểu thị một khu vực lớn hơn bao gồm các vùng được Ấn Độ quản lý như Jammu và Kashmir (trong đó bao gồm Jammu, Thung lũng Kashmir, và Khu vực Ladakh), các vùng lãnh thổ Pakistan quản lý: Azad Kashmir và Gilgit-Baltistan, và khu vực được Trung Quốc quản lý: Aksai Chin và Trans-Karakoram Tract. Kashmir trở thành bang hoàng lớn thứ hai tại Ấn Độ thuộc Anh, được tạo ra sau sự thất bại của người Sikh ở cuộc chiến tranh AnH-Sikh lần thứ nhất. Hiệp ước Amritsar được ký kết năm 1846, người Anh chính thức hóa việc bán lại vùng Kashmir cho Gulab Singh với giá 7.500.000 rupee. Gulab Singh, đã trở thành nhà lãnh đạo mới của Kashmir. Sự cai trị của con cháu ông sau này, dưới sự giám hộ của Hoàng gia Anh, kéo dài cho đến năm 1947, sau đó Kashmir đã trở thành một lãnh thổ tranh chấp, nay do ba nước: Ấn Độ, Pakistan, và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa kiểm soát và tuyên bố chủ quyền. Từ nguyên Thuật ngữ Lịch sử Dưới thời Sikh cai trị Tranh chấp Kashmir Phiên vương quốc 1947 và 1948 Trạng thái hiện tại và đơn vị hành chính Địa lý Khí hậu Động thực vật Nhân khẩu Kinh tế Vận tải Trong văn hóa
Schlumberger Limited, hai anh em Schlumberger—Conrad và Marcel Schlumberger—đã sáng lập ra Société de Prospection Electrique sau này đổi tên thành Schlumberger Limited. Robert Schlumberger là một nhà sản xuất rượu sủi tăm. Jean Schlumberger (1877-1968) là nhà văn, nhà báo người Pháp và là đồng tác giả của Nouvelle Revue Française. Họ tên
Xuân Trường là một huyện nằm ở phía bắc tỉnh Nam Định, Việt Nam. Vị trí địa lý Huyện Xuân Trường nằm ở phía bắc của tỉnh Nam Định, nằm cách thành phố Nam Định khoảng 35 km về phía bắc, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 125 km, có vị trí địa lý: Phía đông giáp huyện Giao Thủy Phía tây giáp huyện Trực Ninh Phía nam giáp huyện Hải Hậu Phía bắc giáp huyện Vũ Thư (Thái Bình) Phía đông bắc giáp huyện Kiến Xương (Thái Bình). Ranh giới phía Bắc với tỉnh Thái Bình là sông Hồng. Ranh giới phía Tây với huyện Trực Ninh là sông Ninh Cơ, ranh giới phía Đông Nam với huyện Giao Thủy là sông Sò. Dân số năm 2010 là 190.000 người. 30% dân số theo đạo Thiên Chúa. Hành chính Huyện Xuân Trường có 20 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Xuân Trường (huyện lỵ) và 19 xã: Thọ Nghiệp, Xuân Bắc, Xuân Châu, Xuân Đài, Xuân Hòa, Xuân Hồng, Xuân Kiên, Xuân Ngọc, Xuân Ninh, Xuân Phong, Xuân Phú, Xuân Phương, Xuân Tân, Xuân Thành, Xuân Thượng, Xuân Thủy, Xuân Tiến, Xuân Trung, Xuân Vinh. Lịch sử - tên gọi Xuân Trường 春長 là tên gọi có lịch sử lâu đời sau nhiều lần chia tách, sáp nhập nay là tên một huyện tỉnh Nam Định. Trước năm 1945 Vùng đất có huyện Xuân Trường vào thời Lý (1010 - 1225) được gọi là “Hải Thanh 海清“. Đến đời Vua Trần Thái Tông (1225 - 1258) đổi là “Thiên Thanh 天清”. Đời Vua Trần Thánh Tông (1258 - 1278) gọi là “Thiên Trường 天長”, (chữ “Thiên 天” với ý nghĩa chủ yếu là “TRỜI”, chữ “Trường 長” với ý nghĩa chủ yếu là: dài, lớn). Lúc đầu, lộ Thiên Trường bao gồm cả tỉnh Nam Định và một phần lớn tỉnh Thái Bình ngày nay. Dần dần, Thiên Trường chỉ còn là một phủ. Thời thuộc Minh gọi là Phụng Hóa, sang triều Lê lấy lại tên Thiên Trường. Cho đến thời vua Tự Đức, Phủ Thiên Trường bao gồm phần đất nay là các huyện Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường, Giao Thủy, Hải Hậu của tỉnh Nam Định. Các huyện Vũ Tiên, Kiến Xương, Tiền Hải của tỉnh Thái Bình chuyển về Phủ Kiến Xương. Năm 1862, vua Tự Đức cho đổi tên “Phủ Thiên Trường 天長府” thành “Phủ Xuần Trường 春長府”. Lúc này, Phủ Xuân Trường bao gồm 3 huyện: Nam Trực, Trực Ninh, Giao Thủy. Huyện Giao Thủy bao gồm cả huyện Xuân Trường ngày nay. Lỵ sở Phủ Xuân Trường và huyện Giao Thủy đều nằm ở Tương Nam (Nhương Nam), khu vực trường THPT Lý Tự Trọng – Nam Thanh – Nam Trực – Nam Định. Chú ý: Cần phân biệt tên một vạn/làng/hương Giao Thủy có từ thời Lý gắn với lịch sử chùa Keo - Thần Quang tự và chùa Diên Phúc - Viên Quang tự, vị trí tương đối của hương Giao Thủy thời Lý bao gồm phần phía Đông Nam của huyện Nam Trực, từ phía Bắc xã Tân Thịnh, qua Thị trấn Cổ Lễ, sang tả ngạn sông Hồng thuộc huyện Vũ Thư - Thái Bình. Hương Giao Thủy sau khi lấn biển, mở rộng diện tích đổi thành huyện Giao Thủy cổ xưa rất rộng gồm cả huyện Trực Ninh, Xuân Trường, Giao Thủy, Hải Hậu hiện nay. Khác biệt với huyện Giao Thủy hiện tại nhỏ hẹp hơn (được tách ra từ huyện Xuân Thủy, phân định địa giới với huyện Xuân Trường sau năm 1945) là một phần nhỏ và đất mới bồi của huyện Giao Thủy cổ xưa.Năm 1888, lập huyện Hải Hậu gồm một số xã (tổng) cắt từ huyện Trực Ninh và một số xã (tổng) của huyện Giao Thủy. Khi đó, Phủ Xuân Trường quản hạt 4 huyện: Nam Trực, Trực Ninh, Giao Thủy, Hải Hậu. Năm 1889, triều Vua Thành Thái bỏ cấp phủ, lấy tên “phủ” để gọi cho huyện lớn nhất trong phủ. “Phủ Xuân Trường” được gọi thay cho “Huyện Giao Thủy” (mặc dù trong các văn bản hành chính, sắc phong sau đó vẫn dùng chữ “Huyện Giao Thủy”). Dời lỵ sở về làng Ngọc Cục, nay là toàn bộ khuôn viên trường THPT Xuân Trường. lúc này chỉ còn phần đất hai huyện Xuân Trường và Giao Thủy hiện tại. Đến năm 1934, triều Vua Bảo Đại, đã tách Phủ Xuân Trường thành 2 huyện: Xuân Trường và Giao Thủy, lấy sông Sò làm mốc giới ngăn cách. Xuân Trường có 5 tổng: Cát Xuyên, Hành Cung, Kiên Lao, Trà Lũ và Thủy Nhai.+ Tổng Cát Xuyên có 11 xã, phường: Cát Xuyên, Liêu Phú, Chùy Khê, Hạ Miêu, Đông An, An Phú, Lãng Lăng, Liêu Đông, Liêu Thượng, An Đạo, phường thủy cơ An Phú. Đầu thế kỷ XX số xã của tổng Cát Xuyên là 14 xã với các thay đổi: - Xã An Phú chia đổi thành hai xã An Phú Giáo và An Phú Lương. - Xã Lãng Lăng chia đổi thành hai xã Lãng Lăng Giáo và Lãng Lăng Lương. - Bỏ các xã Liêu Phú và phường thủy cơ An Phú. Các xã mới ra đời là Lạc Thành, Phong Miêu, Phú Ân, Thuận Thành, Văn Phú. Tổng Cát Xuyên xưa nay là phần đất các xã Xuân Thành, Xuân Tân, Xuân Phú. + Tổng Hành Cung có 11 xã, ấp là: Hành Cung, Quy Phú, Dũng Nhuệ, Nhương Đông, Kênh Đào, Phan Xá, Chi Phong, Ngọc Cục, Hành Hà, La Xuyên, ấp Tứ Chiếng chợ Kênh Đào. Thời Minh Mệnh đổi tổng Hành Cung thành tổng Hành Thiện. Năm Đồng Khánh 3 (1891) cắt một số làng, xóm của tổng Hành Thiện là: La Xuyên, Quy Phú, Thanh Hà, Nghĩa, Kênh Thao, Chi Phong, Phan Xá, Nhương Đông (Tương Đông) phụ sang cho huyện Vũ Tiên (Thái Bình). Đầu thế kỷ XX cắt một số ấp của các xã tổng Hành Thiện thành lập tổng Lạc Thiện. Tổng Hành Thiện thời này còn 8 xã, ấp: Dũng Trí, ấp An Hành, Hạc Châu, Hạc Lương, Hành Thiện, Ngọc Cục, Sa Cao, Thuận An. Hầu hết các xã đã đổi tên như Hành Cung thành Hành Thiện, Dũng Nhuệ thành Dũng Trí... Tổng Hành Thiện bao gồm phần đất các xã Xuân Châu, Xuân Hồng một số phần thuộc huyện Vũ - Thư Thái Bình ngày nay. + Tổng Thủy Nhai có 13 xã, phường: Thủy Nhai, Trung Lễ, Hạ Linh, Trung Linh, An Cư, Phú Đường, Phú Nhai, Lục Thủy, Thượng Miêu, Nhật Hy, Bùi Chu, Hoành Quán, phường thủy cơ An Cư. Đầu thế kỷ XX chia tách xã Phú Đường thành hai xã mới là Liên Thủy và Phú An; Tách xã Thủy Nhai thêm thôn Thủy Nhai Trung; Đổi tên xã Thượng Miêu thành xã Thượng Phúc; Chia xã Nhật Hy thành hai xã Nhật Hy Thượng và Xuân Bảng. Tổng Thủy Nhai gồm các xã Xuân Ngọc, Xuân Thủy, Xuân Trượng và một phần Xuân Vinh, thị trấn Xuân Trường ngày nay + Tổng Trà Lũ có 8 xã, phường là: Trà Lũ, Lạc Nghiệp, Vạn Lộc, Trà Khê, Quần Cống, Hoành Vực, Chùy Trà, phường thủy cơ Trà Lũ. Đầu thế kỷ XX đổi tên xã Hoành Vực thành xã Thọ Vực; xã Chùy Trà thành xã Thanh Trà (sau lại đổi Thanh Trà thành Thanh Khê); xã Quần Cống thành xã Thiên Thiện; Chia xã Trà Lũ làm Trà Lũ Đông, Trà Lũ Đoài, Trà Lũ Bắc, Trà Lũ Trung và lấy trại Nam Điền thuộc xã Trà Lũ Trung lập thành xã Nam Điền. Bỏ phường thủy cơ Trà Lũ. Tổng Trà Lũ bao gồm phần đất các xã Xuân Trung, Xuân Bắc, Xuân Phương, Xuân Phong, Thọ Nghiệp ngày nay. + Tổng Kiên Lao có 8 xã là: Kiên Lao, Hội Khê, Hà Lạn, Quần Mông, Trà Hải, Cẩm Hà, Ngọc Tỉnh, Bắc Câu. Năm 1888 thành lập huyện Hải Hậu thì năm Đồng Khánh 3(1891) cắt một nửa tổng Kiên Lao phụ vào huyện Hải Hậu. (Cụ thể là thôn Lạc Nam (do xã Quần Mông chia ra), xã Kiên Trung (tách từ xã Kiên Lao), xã Trà Trung và Trà Hạ (tách từ xã Trà Hải), xã Hội Khê (tách từ xã Hội Khê), xã Hà Quang (tách từ xã Cẩm Hà) và xã Hà Lạn). Đầu thê kỷ XX tổng Kiên Lao có 10 xã: Kiên Lao, Bắc Câu, Hội Khê Bắc, Hội Khê Ngoại, Lạc Quần, Nghĩa Xá, Ngọc Tỉnh, Thanh Khê, Trà Thượng, Xuân Dục. Tổng Kiên Lao nay thuộc phần đất các xã Xuân Ninh, Xuân Kiên, Xuân Tiến, Xuân Hòa, thị trấn Xuân Trường.Sau năm 1945 Ngày 9 – 10 – 1945, Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa quyết nghị các thành phố, tỉnh, phủ, huyện được gọi theo tên cũ từ thời phong kiến. Huyện Xuân Trường gọi lại là phủ Xuân Trường Từ năm 1945, huyện Xuân Trường có sự điều chỉnh sát nhập nhiều xã cũ thành xã mới, huyện Xuân Trường có 19 xã: Nam Châu (Hạc Châu, Hạc Lương, Sa Cao, Thuận An). Tiên Châu (Hành Thiện, Dũng Trí, Ngọc Cục). Thượng Phúc (Thượng Miêu). Cát An (Cát Xuyên, Chùy Khê, An Phú, Lãng Lăng, Phú Ân). Tân An (Phong Miêu, Hạ Miêu, Liêu Đông, Liêu Thượng). Tân Trào (Văn Phú, Đông An). Vạn Thọ Trà (Vạn Lộc, Trà Khê, Thanh Trà, Thọ Vực) Xuân Thủy Quán (Thủy Nhai, Xuân Hy, Hoành Quán). Trà Bắc (Trà Lũ Bắc). Trà Phú (Trà Lũ Đông, Trà Lũ Đoài, Trà Lũ Trung, Phú Nhai). Xuân An (An Cư). Nam Điền (Nam Điền). Lạc Thiện Thọ (Lạc Nghiệp, Tự Lạc, Thiên Thiện, Nhân Thọ). Tân Dân (Ngọc Tỉnh, Bắc Câu, Trà Thượng). Kiên Lao (Kiên Lao). Xuân Lạc Nghĩa (Lạc Quần, Nghĩa Xá, Xuân Dục). Cộng Hòa (Hội Khê). Lục Liên (Lục Thủy, Liên Thượng). Ngọc Hồ (Trung Lễ, Trung Linh, Hạ Linh, Bùi Chu).Năm 1948, theo Sắc lệnh số 148-SL ngày 25 tháng 3 năm 1948 của Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đổi gọi phủ Xuân Trường thành huyện Xuân Trường. Nghị định số 224-TTg của Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ngày 15 – 10 – 1952 đổi tên 19 xã của huyện Xuân Trường như sau: Xã Nam Châu đổi là xã Xuân Châu. Xã Tiên Châu đổi là xã Xuân Khu. Xã Thượng Phúc đổi là xã Xuân Thượng. Xã Cát An đổi là xã Xuân Đài. Xã Tân An đổi là xã Xuân Thành. Xã Tân Trào đổi là xã Xuân Tân. Xã Vạn Thọ Trà đổi là xã Xuân Phong. Xã Xuân Thủy Quán đổi là Xuân Thủy. Xã Trà Bắc đổi là Xuân Bắc. Xã Trà Phú đổi là xã Xuân Phương. Xã Xuân An vẫn gọi là xã Xuân An. Xã Nam Điền đổi gọi là xã Xuân Nam. Xã Lạc Thiện Thọ đổi gọi là xã Xuân Thọ. Xã Tân Dân đổi gọi là xã Xuân Hải. Xã Kiên Lao đổi gọi là xã Xuân Kiên. Xã Xuân Lạc Nghĩa đổi gọi là xã Xuân Lạc. Xã Cộng Hòa đổi gọi là xã Xuân Hòa. Xã Ngọc Hồ đổi gọi là xã Xuân Ngọc. Xã Lục Liên đổi gọi là xã Xuân Liên.Giai đoạn từ 1954 đến 1960, huyện Xuân Trường có sự điều chỉnh các xã như sau:    + Sáp nhập xã Xuân Liên vào xã Xuân Ngọc.     + Quyết nghị số 677 QN/UB của UBHC LK3 ngày 3 – 12 – 1957 chia xã Xuân Ngọc của huyện Xuân Trường thành 2 xã mới là Xuân Ngọc và Xuân Thiện. Xã Xuân Ngọc (gồm các thôn Bùi Chu, Hạ Linh, Liên Thượng, Liên Hạ, Phú An, thị trấn Bùi Chu). Xã Xuân Thiện (gồm các thôn Đô Trang, An Phú, An Thịnh, Đồng Nê, trại Trí Thiện, trại Thất Sự).    Thời kỳ sau cải cách ruộng đất 1956, có sự điều chỉnh tách, nhập một số thôn, xã huyện Xuân Trường như sau: Xã Xuân Khu chia thành hai xã là Xuân Khu và Xuân Tiên. Xã Xuân Phương chia thành hai xã là Xuân Phương và Xuân Trung. Xã Xuân Lạc chia thành hai xã là Xuân Lạc và Xuân Nghĩa. Xã Xuân Thọ chia thành hai xã là Xuân Thọ và Xuân Nghiệp. Xã Xuân Hòa chia thành hai xã là Xuân Hòa và Xuân Dương. Xã Xuân Kiên chia thành hai xã Xuân Kiên và Xuân Tiến.   Thời kỳ này huyện Xuân Trường có 26 xã: Xuân Khu, Xuân Tiên, Xuân Thiện, Xuân Châu, Xuân Thượng, Xuân Đài, Xuân Phú, Xuân Thành, Xuân Tân, Xuân Phong, Xuân Thủy, Xuân Bắc, Xuân Trung, Xuân Phương, Xuân Thọ, Xuân Nghiệp, Xuân An, Xuân Nam, Xuân Hải, Xuân Kiên, Xuân Hòa, Xuân Dương, Xuân Lạc, Xuân Nghĩa, Xuân Ngọc, Xuân Tiến. Ngày 22 tháng 12 năm 1967, theo quyết định số 174-CP ngày 11 – 12 – 1967 của Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thành lập huyện Xuân Thủy trên cơ sở hợp nhất hai huyện Xuân Trường và huyện Giao Thủy.Quyết định số 89-NV ngày 18 – 3 – 1968 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ thay đổi đơn vị hành chính cấp xã của huyện Xuân Thủy:- Sát nhập thôn Quần Lung của xã Xuân Dương vào xã Xuân Nam. - Sát nhập hai xã Xuân Dương và Xuân Hòa thành xã Xuân Hòa.   Hai xã này đều thuộc huyện Xuân Trường trước đó.    Quyết định số 164-NV ngày 28 – 3 – 1969 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ thay đổi địa giới địa danh một số xã của huyện Xuân Thủy, trong đó có một số đơn vị thuộc đất huyện Xuân Trường trước đó là:- Sát nhập xã Xuân Nghĩa với xã Xuân Lạc thành xã Xuân Ninh. - Sát nhập xã Xuân Thọ với xã Xuân Nghiệp thành xã Thọ Nghiệp. - Sát nhập xã Xuân Khu với xã Xuân Tiên và xã Xuân Thiện thành xã Xuân Hồng.   Quyết định số 233-TTg ngày 21 – 8 – 1971 của Bộ trưởng Phủ Thủ tướng:- Sát nhập thôn Xuân Bảng của xã Xuân An vào xã Xuân Hải và đổi tên xã Xuân Hải thành xã Xuân Hùng. - Sát nhập thôn An Cư của xã Xuân An vào xã Xuân Nam và đổi tên xã Xuân Nam thành xã Xuân Vinh. Xã Xuân An đã bị giải thể.Năm 1975 hợp nhất tỉnh Nam Hà và tỉnh Ninh Bình thành tỉnh Hà Nam Ninh. Huyện Xuân Thủy thuộc tỉnh Hà Nam Ninh. Năm 1991 chia tách tỉnh Hà Nam Ninh thành tỉnh Nam Hà và tỉnh Ninh Bình. Huyện Xuân Thủy thuộc tỉnh Nam Hà. Năm 1996 chia tách tỉnh Nam Hà thành tỉnh Nam Định và tỉnh Hà Nam. Huyện Xuân Thủy thuộc tỉnh Nam Định. Giai đoạn hiện nay Nghị định số 19-CP ngày 16 – 2 – 1997 của Chính phủ chia tách huyện Xuân Thủy thành huyện Xuân Trường và huyện Giao Thủy. Huyện Xuân Trường có 20 xã. Địa danh địa giới các xã của huyện Xuân Trường từ đó đến năm 2002 không có gì thay đổi lớn. Danh sách các xã, xóm của huyện Xuân Trường như sau:1- Xã Thọ Nghiệp gồm các thôn Lạc Nghiệp, Thổ, Đoài Cựu, Đa Cốt, Tự Lạc, Nhân Thọ, Thiên Thiện, Trà Thủy (thuộc tổng Trà Lũ cũ). 2- Xã Xuân Bắc gồm các xóm gọi theo thứ tự từ 1 đến 12 thuộc làng cổ Trà Lũ Bắc (thuộc tổng Trà Lũ, Thủy Nhai cũ). 3- Xã Xuân Châu gồm các xóm Cộng Hòa, Đinh, Lê Lợi, Đoàn Kết, Tân Dân, Phan Bội Châu, Tuần, Đại Đồng (thuộc tổng Hành Thiện cũ). 4- Xã Xuân Đài gồm các thôn Trùy Khê, An Phú Nội, An Phú Ngoại, Lãng Lăng, Ngũ Khu (thuộc tổng Hành Thiện cũ). 5 – Xã Xuân Hòa gồm các xóm gọi theo thứ tự từ 1 đến 18 (thuộc tổng Kiên Lao cũ). 6- Xã Xuân Hồng gồm các thôn Hành Thiện, Phú Thủy, Hồng Thiện, xóm Chài (thuộc tổng Hành Thiện cũ). 7- Xã Xuân Hùng gồm các thôn Cấp Tứ, Xuân Bảng, Hội Khê, Ngọc Tỉnh, Bắc Câu, Trà Thượng (thuộc tổng Kiên Lao cũ). 8- Xã Xuân Kiên gồm các xóm 8. 9. 10A, 10B, 13, 14, 15, 16, 19A,19B, 19C (thuộc tổng Kiên Lao cũ). 9- Xã Xuân Ngọc gồm thôn Liêu Thượng, Bùi Chu, phố Bùi Chu, Trung Lễ, Liêu Hạ, Trung Linh, Hạ Linh, Phú An, Phố Mới (thuộc tổng Thủy Nhai cũ). 10- Xã Xuân Ninh gồm các thôn Nghĩa Xá, Hưng Nhân, Xuân Dục (thuộc tổng Kiên Lao cũ). 11- Xã Xuân Phong gồm các xóm gọi theo thứ tự từ 1 đến 18 (thuộc tổng Trà Lũ cũ). 12- Xã Xuân Phú gồm các xóm Trung Tiến, Cộng Hòa, Bình Minh, Quyết Thắng, Trưng Trắc, Trưng Nhị, Đoàn Kết, Hoàng Anh, Cố Gắng, La Văn Cầu, Hạnh Phúc, Đông Thượng, Tây Nam, Giải Phóng, Xuân Châu (thuộc tổng Cát Xuyên cũ). 13- Xã Xuân Phương gồm các xóm gọi theo thứ tự từ 1 đến 6 và hai xóm Nam, Bắc (các làng Trà Lũ Đông, trà Lũ Đoài thuộc tổng Trà Lũ, làng Phú Nhai thuộc tổng Thủy Nhai cũ). 14- Xã Xuân Tân gồm các thôn An Đạo Liêu Đông, Nam Phú (thuộc tổng Cát Xuyên cũ). 15- Xã Xuân Thành gồm các xóm gọi theo thứ tự từ 1 đến 12 (thuộc tổng Cát Xuyên cũ). 16- Xã Xuân Tiến gồm các xóm gọi theo thứ tự từ 1 đến 10 (thuộc tổng Kiên Lao cũ). 17- Xã Xuân Thủy gồm các xóm gọi theo thứ tự từ 1 đến 14 (thuộc tổng Thủy Nhai cũ). 18- Xã Xuân Thượng gồm các thôn Trung, Đoài, Bắc. 19- Xã Xuân Trung gồm các xóm gọi theo thứ tự từ 1 đến 11 (gồm một phần Trà Lũ Đoài, Trà Lũ Trung thuộc tổng Trà Lũ cũ). 20- Xã Xuân Vinh gồm các thôn An Cư, Quốc Khánh, Quang Trung, Nam Hải, Nam Hồng.   Nghị định của Chính phủ số 137/2003 ngày 14 – 11 – 2003 thành lập thị trấn Xuân Trường gồm toàn bộ diện tích và dân cư của xã Xuân Hùng và một phần diện tích và dân cư của xã Xuân Ngọc. Xã Xuân Hùng được giải thể, trở thành đất của thị trấn huyện lỵ Xuân Trường. Từ đây huyện Xuân Trường có 19 xã và 1 thị trấn. Danh nhân Dương Không Lộ - Thiền sư, quốc sư thời Lý, chữa bệnh sợ tiếng Mộc Tinh cho vua Lý Nhân Tông, tổ nghề đúc đồng Việt Nam, thờ chính ở chùa Keo - Thần Quang (Hành Thiện, xã Xuân Hồng). Nguyễn Giác Hải - Thiền sư, quốc sư thời Lý bạn đồng tu kết nghĩa với Dương Không Lộ, cùng chữa bệnh sợ tiếng Mộc Tinh cho vua Lý Nhân Tông, thờ chính ở chùa Viên Quang (Nghĩa Xá, xã Xuân Ninh). Đào Minh Dương - Đỗ tiến sĩ, mở đầu đỗ đại khoa huyện Xuân Trường đời vua Mạc Phúc Nguyên, 1550. Lúc này làng còn ở Giao Thủy - Hộ Xá (Nghĩa Xá, Xuân Ninh). Phan Bá Vành - Thủ lĩnh khởi nghĩa nông dân kéo dài nhất triều Nguyễn 1821-1827, căn cứ chính ở Trà Lũ (xã Xuân Trung, Xuân Bắc, Xuân Phương). Phạm Thế Lịch - Đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân 1828, khai khoa huyện Xuân Trường ngày nay, giữ các chức vụ Tả thị lang bộ Lễ, bộ Hình; Tham tri bộ Hộ, bộ Lại; Tuần phủ Bắc Ninh; hai lần Chánh sứ đi sang nhà Thanh (bố vợ Đặng Xuân Bảng, Lạc Quần, xã Xuân Ninh) Đặng Xuân Bảng - Đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa thi Bính Thìn 1856, bổ làm Tuần phủ Hải Dương, Đốc học Nam Định (ông nội Trường Chinh, xã Xuân Hồng). Nguyễn Thế Truyền - Nhà cách mạng trong nhóm "Ngũ long" trước 1930 (xã Xuân Hồng). Nguyễn Thế Rục - Nhà cách mạng tham gia viết "Luận cương cách mạng Việt Nam" 1930 (xã Xuân Hồng). Trường Chinh - Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (xã Xuân Hồng). Vũ Viết Hòa - Chủ nhiệm Kho KV2/Cục Quân khí/Tổng cục Kỹ thuật. Anh hùng lao động 1962 (xã Xuân Hồng). Đỗ Trực - Thượng úy, Phân đội trưởng Phân đội 2 thuộc đội ca nô Hồng Hà, Cục Vận tải, Tổng cục Hậu cần. Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân 1967 (xã Xuân Thượng) Phạm Gia Triệu - Thượng tá, bác sĩ quân y, Viện phó Viện quân y 108; chuyên gia về thần kinh hàng đầu Việt Nam, người xây dựng ngành phẫu thuật thần kinh trong quân đội. Sau là Thiếu tướng, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa VI. Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân 1967 (xã Xuân Hồng) Đinh Thị Vân - Đại tá tình báo Quân đội nhân dân Việt Nam, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân đầu tiên ngành tình báo quốc phòng 1970 (xã Xuân Thành). Đặng Ngọc Ngự - Liệt sỹ, phi công đã bắn rơi 7 máy bay Mỹ. Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân 1973 (xã Xuân Thủy). Hoàng Thọ Mạc - Liệt sỹ, chiến sỹ tăng thiết giáp bắn cháy 8 xe tăng địch và hy sinh tại cầu Vĩnh Bình, cửa ngõ Sài Gòn 30/4/1975, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân 1975 (Thị trấn Xuân Trường) Đỗ Nguyên Sáu - Chiến sĩ công an xung phong, hy sinh tại nhà xứ Trùng Phương (Hải Hậu) năm 1951 khi tiêu diệt trùm phản động Vũ Đức Khâm. Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân 1996 (xã Xuân Thượng) Vũ Khiêu - Viện trưởng viện Xã hội học, Anh hùng lao động 2000 (xã Xuân Hồng) Vũ Mạnh Hùng - Liệt sỹ, Trung đoàn trưởng 98 Sư đoàn 316. Năm 1950, chỉ huy Tiểu đoàn 215 tiêu diệt phỉ ở Thập Vạn Đại Sơn - Trung Quốc. Năm 2000, Nhà nước truy tặng Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (xã Xuân Vinh) Phạm Văn Lãng - Liệt sỹ, chiến sĩ đặc công Tiểu đoàn Đặc công 89 Đà Nẵng, mở đầu đánh sân bay Đà Nẵng phá hủy sân bay và hàng chục máy bay năm 1965, tiêu diệt 61 lính Mỹ bằng bộc phá năm 1966. Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân 2010 (xã Xuân Ninh) Đinh Quốc Phòng - Chiến sĩ Công binh, dũng sỹ diệt Mỹ, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân 2010 (xã Xuân Kiên) Nguyễn Đăng Kính - Thiếu tướng, Viện trưởng Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương kiêm Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Việt Nam, trong 2 năm chiến đấu (1967-1968), ông đã 6 lần bắn rơi máy bay Mỹ, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân 2010 (xã Xuân Hồng) Nguyễn Văn Minh - Phi công bắn rơi 3 máy bay F-4 trong kháng chiến chống Mỹ, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân 2018 (xã Xuân Đài) Di tích lịch sử Nhà thờ Phú Nhai (Vương cung thánh đường lớn nhất Đông Dương). Nhà thờ chính tòa Bùi Chu. Nhà thờ Kiên Lao. (Xuân Tiến). Chùa Keo Hành Thiện. Chùa Đĩnh Lan (tức chùa Ngoài Hành Thiện). Chùa Tự Lạc - Thọ Nghiệp: Nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của 3 huyện Xuân Trường, Hải Hậu và Giao Thủy. Nhà lưu niệm Tổng bí thư Trường Chinh. Chùa Hạc Châu - Xuân Châu (Di tích lịch sử quốc gia). Chùa Thọ Vực - Xuân Phong (Di tích lịch sử quốc gia). Chùa Liêu Đông - Xuân Tân (Di tích lịch sử quốc gia). Chùa Ngọc Tiên (Quê hương Tổ Giác Đạo Ngạn). Đền Thờ Thánh Hoàng Văn Quảng (Thành Hoàng Làng Ngọc Tiên - Tướng Quân đánh trận Đèo Ngang (Đâu Mâu)). Đền Trần Ngọc Tiên (thờ Đức Quốc Mẫu và Đức Thánh Trần Hưng Đạo) Nhà thờ Ngọc Tiên (xây dựng bằng gỗ lim năm 1903). Kim Sa Tự (Xuân Đài). Đền làng Trà Lũ Đông (Xuân Phương). Làng nghề Xuân Trường là huyện đa dạng các nhóm nghề. Một số nghề duy trì tốt và ổn định như mộc, chế biến lâm sản, cơ khí, vận tải, chế biến thực phẩm và nông sản. Một số xã có nghề với thu nhập khá như Xuân Tiến, Xuân Trung, Xuân Ngọc, Xuân Phương, Xuân Ninh, Xuân Bắc. Các làng nghề truyền thống, làng nghề, nghề truyền thống, làng có nghề và nghề phụ tại các địa phương trong huyện: Làng mộc, chế biến gỗ Trà Đông (Xuân Phương). Nghề mộc, chế biến gỗ Trà Đoài (Xuân Phương). Làng thêu tranh Phú Nhai (Xuân Phương). Làng nghề đậu phụ Thủy Nhai (Xuân Thủy). Làng nghề rượu Kiên Lao (Xuân Tiến, Xuân Kiên). Làng nghề sơ chế gỗ xóm 10 (Xuân Tiến). Làng nghề cơ khí đúc chuông xóm 8, 9 (Xuân Tiến). Nghề chế biến thực phẩm xóm 6, 7 (Xuân Tiến). Làng bán rau thơm Hành Thiện (Xuân Hồng). Làng dệt lụa, dâu tằm Hồng Thiện (Xuân Hồng). Nghề cơ khí, mộc Bắc Câu (thị trấn Xuân Trường). Làng nghề vật liệu xây dựng (thị trấn Xuân Trường). Làng nghề dệt chiếu và cây cảnh Xuân Dục (Xuân Ninh). Nghề dệt cói, truyền thống vận tải thủy (Xuân Trung). Làng cốm, làng cót, làng mộc (Xuân Bắc). Đặc sản địa phương Gạo tám thơm (xã Xuân Đài). Rượu Kiên Lao (xã Xuân Tiến). Thịt chuột Vạn Lộc (xã Xuân Phong). Nem Bà Thành (xã Xuân Kiên). Bánh hú (xã Xuân Bắc). Chú thích
Thanh Hà là một huyện thuộc tỉnh Hải Dương, Việt Nam. Huyện nổi tiếng với đặc sản vải thiều với thương hiệu vải thiều Thanh Hà. Địa lý Huyện Thanh Hà nằm ở phía đông nam của tỉnh Hải Dương, nằm cách thành phố Hải Dương khoảng 19 km về phía đông nam, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 92 km và cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 36 km, có vị trí địa lý: Phía đông và phía bắc giáp huyện Kim Thành Phía tây giáp thành phố Hải Dương và huyện Tứ Kỳ Phía đông nam giáp huyện An Lão, phía nam giáp huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng. Huyện Thanh Hà có diện tích tự nhiên là 140,70 km², dân số năm 2018 là 136.858 người, mật độ dân số đạt 973 người/km². Huyện được chia làm 4 khu là Hà Nam, Hà Đông, Hà Tây và Hà Bắc. Khu Hà Nam bao gồm 6 xã: Thanh Xuân, Thanh Thủy, Thanh Sơn, Thanh Xá, Thanh Khê và thị trấn Thanh Hà Khu Hà Bắc bao gồm 7 xã: Thanh An, Thanh Lang]], Việt Hồng, Hồng Lạc, Tân Việt, Cẩm Chế, Liên Mạc Khu Hà Đông bao gồm 4 xã: Vĩnh Lập, Thanh Hồng, Thanh Cường, Thanh Quang Khu Hà Tây bao gồm 3 xã: An Phượng, Thanh Hải, Tân An. Tính chất đất đai cũng như địa hình của huyện mang đặc tính địa hình của đất phù sa sông Thái Bình. Độ cao so với mực nước biển trung bình là 0,60 m. Khí hậu ở Thanh Hà mang rõ nét tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa, hội tụ đầy đủ điều kiện để phát triển một nền nông nghiệp toàn diện. Với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội, lại nằm giữa vùng trọng điểm của đồng bằng Bắc Bộ, nên Thanh Hà có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế-xã hội và quân sự của tỉnh Hải Dương. Thanh Hà được bao quanh bởi có các con sông lớn như Thái Bình (ở phía Tây Nam), sông Rạng, sông Văn Úc (ở phía Đông Bắc) bao bọc quanh tạo nên các tuyến giao thông  đường thủy rất quan trọng với thành phố Hải Dương các tuyến bạn như Tứ Kỳ, Kim Thành và giữa Hải Dương với hải cảng Hải Phòng, Quảng Ninh. Ngoài các con sông lớn bao quanh, trong địa phận Thanh Hà còn có sông Gùa nối sông Thái Bình với sông Văn Úc, tách khu vực Hà Đông (gồm 4 xã) như một hòn đảo nằm giữa các con sông lớn; sông Hương (đầu công nguyên gọi là sông Cam Giang) chi lưu của sông Thái Bình vào Thanh Hà từ đầu phía Tây Bắc (hiện nay đã bị lấp) xuyên dọc giữa huyện nhập vào sông Văn Úc tại xã Thanh Xuân. Từ các con sông lớn, có các sông, ngòi nhỏ chạy len lỏi vào tận các thôn, xã trong huyện, tạo thuận lợi cho việc tưới tiêu nước cho đồng ruộng và là hệ thống giao thông thủy quan trọng trong việc giao lưu kinh tế, văn hoá, quân sự giữa các vùng, giữa Thanh Hà với các huyện trong tỉnh và các tỉnh trong cả nước. Đồng thời cũng rất thuận lợi cho việc chăn nuôi đánh bắt thủy sản, chăn nuôi gia cầm có giá trị kinh tế cao. Sinh thái Về điều kiện tự nhiên, đất đai do phù sa bồi tụ, sông ngòi nhiều nên rất màu mỡ, phì nhiêu, thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp. Tuy nhiên, do phù sa bồi tụ không đều nên địa hình thổ nhưỡng của Thanh Hà không bằng phẳng và phần lớn vẫn ở dạng phù sa non. Khi chưa có hệ thống đê, hàng năm vào mùa mưa, nước lũ từ thượng nguồn đổ về mang phù sa tràn vào đồng ruộng, đầm bãi, ao hồ, có khi ngập nước đến ba bốn tháng (từ tháng 5 đến tháng 9 âm lịch). Sau khi nước rút đi đã để lại lớp phù sa dày 5–10 cm. Thanh Hà có2/ 3 diện tích là triều bãi, nhiều vùng trước đây là đầm hồ, bãi trũng, quanh năm chỉ có cỏ lau, lác sú, vẹt mọc um tùm, song đó lại là môi trường tốt cho các loài thủy sinh quý, có giá trị dinh dưỡng cao như: tôm, cá, cua, cáy, rươi, ruốc. Riêng 4 xã khu Hà Đông trũng hơn, có nhiều đầm, hồ, ruộng bãi rất thấp, lại gần hạ lưu, chịu ảnh hưởng trực tiếp của thủy triều lên xuống hàng ngày, do đó đã tạo thành một vùng sinh thái nước lợ đặc biệt phong phú. Nhiều loại thủy sản được mệnh danh là đặc sản nổi tiếng: Tôm rảo, cà ra, rươi, rạm,... "Tháng mười cà ra, tháng ba tôm rảo"; đặc biệt con rươi là thủy sản quý chỉ có ở vùng nước lợ, sống chủ yếu trong lòng đất phù sa, xuất hiện nhiều vào tháng 9, tháng 10 (âm lịchTính chất đất đai cũng như địa hình của huyện mang đặc tính địa hình của đất phù sa sông Thái Bình. Độ cao so với mực nước biển trung bình là 0,60 m Xã hội Toàn huyện có 3 nguồn cấp điện cho huyện từ 3 trạm 110 kV. Toàn huyện có 64 trạm biến áp với 70 máy biến áp, tổng dung lượng 20.740 KVA. 100% xã có điện sinh hoạt với trên 99% hộ sử dụng điện sinh hoạt. Hơn 90% hộ nông dân toàn huyện được sử dụng nước hợp vệ sinh như: xã Hồng Lạc, Việt Hồng, Thanh An, Trường Thành, Thanh Hồng, Thanh Bính được dùng nước máy (nước phông tên). Rất nhiều hộ chưa được dùng nước hợp vệ sinh.Đặc biệt là Thị trấn Thanh Hà. Hiện nay, nhu cầu dùng nước sạch của Thị trấn Thanh Hà rất cấp thiết mà số hộ được dùng nước sạch thi rất ít, những hộ dân còn lại đa phần phải mua nước sạch chở từ nơi khác về để sử dụng với số tiền rất đắt so với thu nhập của người dân(35,000/1m3). Vì vậy, đề nghị UBND huyện Thanh Hà xem xét xây dựng gấp Nhà máy nước để phục vụ cho đời sống của nhân dân Thị trấn. Giao thông bộ có đường 390A chạy từ Ngã Ba Hàng (đường 5 cũ) qua địa phận xã Tiền Tiến về huyện lỵ xuôi xuống bến Gùa, kéo dài đến phà Quang Thanh; đường 390B nối từ đường 5 (đầu cầu Lai Vu) qua các xã Hồng Lạc, Việt Hồng, Cẩm Chế về huyện lỵ. Hai con đường này là huyết mạch giao thông của huyện, ngoài ra trong nội hạt còn có các con đường nhỏ liên huyện, liên xã, liên thôn tạo thành hệ thống giao thông sinh hoạt, giao lưu kinh tế, văn hoá của nhân dân và có vai trò quan trọng đối với an ninh quốc phòng của địa phương. Toàn huyện có 52 km đường nhựa, trong đó đường tỉnh quản lý 23,6 km (100%), đường huyện đạt 70%, 441 km đường đá cấp phối, 89 km đường bê tông, 42 km đường lát gạch. Các tuyến đường chính trong huyện đã được nhựa hoá, phong trào "Bê tông hoá đường giao thông nông thôn" phát triển mạnh. Đặc biệt Thanh Hà có hơn 72 km đê trung ương và đê địa phương bao quanh các con sông, điều kiện thuận lợi cho phát triển giao thông đường thủy. Đây cũng là địa phương có đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đi qua. Về viễn thông: Hệ thống đài truyền thanh, thông tin liên lạc từ huyện đến xã được củng cố, nâng cấp và phát huy tác dụng. Đến nay toàn huyện có 3.482 máy điện thoại, bình quân 2,15 máy/100 dân, xây dựng 13 điểm bưu điện văn hoá xã. Lịch sử Mảnh đất Thanh Hà có lịch sử phát triển lâu đời. Căn cứ vào tài liệu khảo cổ thì xa xưa nơi đây là biển cả mênh mông, trải qua hàng vạn năm - được phù sa sông Thái Bình và sông Kinh Thầy bồi đắp đã thành đồng bãi phù sa châu thổ. Những cư dân Thanh Hà đầu tiên đã đến đây khai phá vùng đầm lầy, bãi lau, bờ sú thành đồng ruộng tốt tươi. Trải qua quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước cùng dân tộc, nhân dân lao động và đã tạo dựng lên mảnh đất giàu đẹp như ngày nay và trở thành niềm tự hào của người Thanh Hà. Từ lâu trong gian lưu truyền câu ca:: "Đã là con mẹ con cha/Sinh ra ở đất Thanh Hà xứ Đông". Cũng có nơi trong huyện truyền nhau câu ca: "Muốn làm con mẹ con cha/Thì sinh ở đất Thanh Hà xứ Đông" (tỉnh Hải Dương xưa có tên tỉnh Đông - xứ Đông). Huyện Thanh Hà từ thời Trần trở về trước là đất Bàng Hà; thời thuộc Minh là huyện Bình Hà trong châu Nam Sách, phủ Lạng Giang. Đầu thời Hậu Lê là huyện Bình Hà phủ Nam Sách; đến thời Lê Thánh Tông chia làm hai huyện Bình Hà và Tân Minh (nay là huyện Tiên Lãng). Huyện Bình Hà mới giữ tên gọi này đến thời nhà Mạc. Khoảng đời Mạc Phúc Nguyên (1547-1561) vì kiêng huý Mạc Bình, ông nội Mạc Đăng Dung, nên đổi thành Thanh Hà. Tên gọi Thanh Hà giữ nguyên từ đó tới nay (trừ giai đoạn sáp nhập với huyện Nam Sách để thành huyện Nam Thanh). Trải qua những biến động của lịch sử, đơn vị hành chính và địa giới Thanh Hà cũng thay đổi. Thời Hùng Vương, nước ta được chia thành 15 bộ, Hải Dương thuộc bộ Dương Tuyền; đến đầu Công nguyên nhà Hán đô hộ chia nước ta ra làm 3 quận, 10 huyện, Thanh Hà lúc đó có tên huyện là Câu Lậu (gồm Nam Thanh Hà, Tây An Lão và 1/3 huyện Tiên Lãng - Hải Phòng). Lúc này, cư dân đã khá đông đúc, sống tập trung ở các vùng thuộc khu Hà Bắc, Hà Tây và một phần Hà Nam ngày nay. Đến đầu thế kỷ VI, Thanh Hà đã có nhiều cụm dân cư ở tập trung thành xóm trại; lớn hơn là các trang như: Cập Hiền Trang (Tiền Tiến); Hoàng Mô, Hoàng Mai Trang (Quyết Thắng); Hưu Cao Trang, Sơn Trại Trang (Thanh Bình); Hạ Hào Trang (Thanh Xá); Đìa La Trang (Cẩm Chế); Tảo Sơn Trang (Thanh An); Đại Lý, Hải Hộ Trang (Hồng Lạc). Ngày 24 tháng 2 năm 1979, huyện Thanh Hà và huyện Nam Sách hợp nhất thành huyện Nam Thanh. Ngày 17 tháng 2 năm 1997, tái huyện Thanh Hà từ huyện Nam Thanh, giải thể xã Thanh Bình để thành lập thị trấn Thanh Hà, thị trấn huyện lỵ huyện Thanh Hà. Huyện Thanh Hà có thị trấn Thanh Hà và 24 xã: An Lương, Cẩm Chế, Hồng Lạc, Hợp Đức, Liên Mạc, Phượng Hoàng, Quyết Thắng, Tân An, Tân Việt, Thanh An, Thanh Bính, Thanh Cường, Thanh Hải, Thanh Hồng, Thanh Khê, Thanh Lang, Thanh Sơn, Thanh Thủy, Thanh Xá, Thanh Xuân, Tiền Tiến, Trường Thành, Việt Hồng, Vĩnh Lập. Ngày 16 tháng 10 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 788/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Hải Dương (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 12 năm 2019). Theo đó: Chuyển hai xã Quyết Thắng và Tiền Tiến về thành phố Hải Dương quản lý Sáp nhập hai xã An Lương và xã Phượng Hoàng thành xã An Phượng Sáp nhập ba xã Hợp Đức, Trường Thành và Thanh Bính thành xã Thanh Quang. Sau khi sắp xếp và điều chỉnh địa giới, huyện Thanh Hà có 1 thị trấn và 19 xã như hiện nay. Hành chính Huyện Thanh Hà có 20 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Thanh Hà (huyện lỵ) và 19 xã: An Phượng, Cẩm Chế, Hồng Lạc, Liên Mạc, Tân An, Tân Việt, Thanh An, Thanh Cường, Thanh Hải, Thanh Hồng, Thanh Khê, Thanh Lang, Thanh Quang, Thanh Sơn, Thanh Thủy, Thanh Xá, Thanh Xuân, Việt Hồng, Vĩnh Lập. Danh nhân Hoàng Thị Hồng, thứ phi của vua Lý Anh Tông, được sắc phong "Lý triều Hoàng Thái Hậu", người có công xây dựng chợ Cháy (xã Cẩm Chế). Quận He Nguyễn Hữu Cầu, quê làng Lôi Động, xã Tân An; thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài giữa thế kỷ 18. Tiến sĩ Nho học (29 người): Nguyễn Thiện Tích, Đào Bạt, Lê Văn Biểu, Nguyễn Như Ngu, Nguyễn Đạt, Nguyễn Bá Tấn, Lê Nghĩa, Bùi Đoan Giáo, Nguyễn Tất Tố, Mạc Đức Tuân, Đào Khắc Lâm, Nguyễn Thúc Tuynh, Mạc Văn Tú, Vũ Duy Hàn, Đặng Miễn Cung, Nguyễn Thừa Vinh, Nguyễn Doãn (Tín Hiên), Nguyễn Huy Dao, Nguyễn Cung, Nguyễn Nghĩa Kỳ, Đinh Cương, Nguyễn Văn Phạm, Nguyễn Mậu, Mạc Đình Dự, Trần Doãn Minh, Nguyễn Cảnh Thành, Hoàng Tất Văn, Đỗ Thanh Đào, Đào Tông. Du lịch Toàn huyện có 85 di tích lịch sử đền, chùa, miếu, trong đó có 12 di tích được Nhà nước xếp hạng, mặt khác Thanh Hà là một miền quê trù phú như rừng cây ăn quả giữa đồng bằng châu thổ sông Hồng. Đó là những tiềm năng để huyện có thể phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, văn hoá nhân văn, thu hút khách tham quan, tìm hiểu lịch sử văn hoá dân tộc. Chùa Minh Khánh còn gọi chùa Hương Đại tại thị trấn Thanh Hà, thờ Phật và đức vua Trần Nhân Tông; được công nhận Di tích Lịch sử - Văn hóa Quốc gia năm 1990. Lễ hội chùa Minh Khánh kéo dài 3 ngày, chính hội tổ chức vào ngày 1/11 Âm lịch. Đây là một trong 4 ngôi chùa của tỉnh Hải Dương được xếp hạng di tích văn hóa - lịch sử - kiến trúc vào thời kỳ Pháp thuộc. Xã Thanh Hải có 1 di tích; có nhà múa rối nước xây dựng giữa hồ trông cổ kính mới mẻ rất hợp với khu du lịch sinh thái bãi soi sông Thái Bình. Phường rối nước xã Thanh Hải với truyền thống lâu đời, giành nhiều giải lớn trong nước và ngoài nước, là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Xã Thanh Xá có Chùa Bạch Hào là di tích lịch sử cấp quốc gia với nhiều bảo vật quý; có Lễ hội chùa Bạch Hào là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Xã Thanh Sơn có đình làng Thuý Lâm được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Lễ hội Vải thiều Thanh Hà – Hải Dương lần đầu tiên tổ chức vào ngày 10 tháng 6 năm 2018 tại thị trấn Thanh Hà, huyện Thanh Hà. Nông nghiệp Tại Thanh Hà có trồng nhiều vải thiều, hồng xiêm, ổi, chanh. Vài thiều Thanh Hà được nhà bác học Lê Quý Đôn miêu tả: "Mã ngoài như lụa hồng tơ tía, thịt vải như thủy tinh, như dáng tuyết, vị ngọt đậm, ăn thấy hương thơm tưởng như thứ rượu tiên trên đời". Chanh là một trong những cây trồng truyền thống, chủ lực, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân huyện; được trồng chuyên canh và xen canh với vài, sản phẩm chủ yếu là lá và quả. Đến nay, toàn huyện có trên 70 ha trồng chanh, tập trung chủ yếu ở các xã Thanh Xá, Thanh Xuân... Thương mại Thanh Hà có các chợ cụm, xã: Chợ Sỏi, xã An Phượng Chợ Nứa, xã Tân An Chợ Cháy, chợ Chiều, xã Cẩm Chế Chợ Hương, thị trấn Thanh Hà Chợ Mè, xã Hồng Lạc Chợ Hệ, khu Hà Đông Chợ Lại, xã Thanh Thủy Chợ Sung, xã Liên Mạc Chợ Mới, xã Việt Hồng Chợ Bầu, xã Thanh Hồng Chợ Đình, xã Thanh Cường Chợ Liên Minh, xã Thanh An + Thanh Lang Giáo dục Các trường THPT: Trường Trung học phổ thông Thanh Hà, thị trấn Thanh Hà; Trường Trung học phổ thông Hà Bắc, xã Cẩm Chế; Trường Trung học phổ thông Hà Đông, khu Hà Đông Trường trung học phổ thông Thanh Bình Trung tâm giáo dục thường xuyên Thanh Hà Làng nghề Làng nghề, ngành nghề tại các địa phương: Làng nghề dệt chiếu Tiên Kiều Vải thiều làng ở Hà Nam Trồng ổi nhiều làng ở Hà Bắc Làng nghề dệt chiếu Nhan Bầu Một số làm nghề vận tải thủy Tân Việt.
Trong viễn thông, tốc độ truyền dữ liệu là số bit trung bình (bitrate), ký tự hoặc ký hiệu (baudrate) hoặc khối dữ liệu trên mỗi đơn vị thời gian đi qua một liên kết truyền thông trong hệ thống truyền dữ liệu. Đơn vị tốc độ dữ liệu phổ biến là bội số bit trên giây (bit / s) và byte mỗi giây (B/s). Ví dụ, tốc độ dữ liệu của các kết nối Internet tốc độ cao dân cư hiện đại thường được biểu thị bằng megabit trên giây (Mbit/s). Megabit trên giây Megabit trên giây (tiếng Anh: megabit per second; viết tắt là Mbps), là đơn vị đo tốc độ truyền dẫn dữ liệu, tương đương 1.000 kilobit trên giây hay 1.000.000 bit trên giây. Băng thông của dịch vụ Internet dân dụng thường được đo bằng Mbit/s. Đa số các ứng dụng video được đo bằng Mbit/s: 32 Kbit/s – chất lượng videophone 2 Mbit/s – chất lượng VHS 8 Mbit/s – chất lượng DVD 27 Mbit/s – chất lượng HDTV Megabyte trên giây Một đơn vị đo tốc độ truyền dẫn dữ liệu khác là megabyte trên giây (MBps hoặc MB/s), bằng: 1 megabyte/s (1MBps) = 1024 Kilobytes/s (1024 KBps) = 1024*1024 Bytes/s = 1024*1024*8 bits/s Nhiều giao diện dữ liệu máy tính được đo bằng MB/s: PATA 33-133 MB/s SATA 150-300 MB/s PCI 133-533 MB/s Tránh nhầm lẫn Không nên nhầm lẫn giữa một megabyte trên giây và một megabit trên giây: Chắc hẳn các bạn thường tự hỏi vì sao mạng nhà mình là gói 10 "Mê" mà tốc độ hiển thị trên chương trình IDM chỉ 1,2-1,3 "Mê". Chỉ khác nhau giữa chữ B viết hoa và chữ b viết thường nhưng nó là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau và dễ khiến cho nhiều người nhầm lẫn. Các nhà mạng thường quy định tốc độ mạng là Mbps. Nhưng tốc độ Download của chương trình Internet Download Manager là MBps. Chắc các bạn cũng biết 1Byte = 8bit, vì vậy nên 1MBps = 8Mbps Đó là lý do vì sao trên chương trình IDM chỉ hiển thị tốc độ truyền dữ liệu chỉ khoảng 1.2 MBps
Chùa Keo là tên gọi của một số ngôi chùa cổ ở Việt Nam. Một số ngôi chùa Keo cổ được biết đến nhiều nhất là: Chùa Keo (Thái Bình), còn được gọi là chùa Keo Thượng, ở làng Dũng Nhuệ, xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Chùa Keo Hành Thiện, còn được gọi là chùa Keo Hạ hoặc Keo Hành Thiện, ở làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Chùa Keo (Hà Nội), còn được gọi là chùa Báo Ân, ở làng Chè, xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
Trường Đại học An Giang ( – AGU) là một trường đại học đa ngành, thành viên của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tại An Giang, được xếp vào nhóm trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam, có vai trò nòng cốt trong hệ thống giáo dục tại Việt Nam. Ngoài đào tạo, trường còn có nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp và Chính phủ. Trường có xuất phát điểm là Trường Cao đẳng Sư phạm được Bộ Giáo dục thành lập năm 1976. Đến năm 1995, tỉnh quyết định sáp nhập hai trường Trung học Sư Phạm và Cao đẳng Sư Phạm thành một và lấy tên mới là Cao đẳng Sư Phạm An Giang chuyên đào tạo giáo viên. Ban đầu trường được đặt dưới sự quản lý của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh An Giang; đến năm 2019, trường chính thức trực thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Lịch sử Năm 1970, Trường Văn khoa và Sư phạm (đôi lúc được gọi là trường Sư phạm hoặc phân khoa Sư phạm) thuộc Viện Đại học Hòa Hảo khai giảng khóa đầu tiên sau khi được chấp thuận từ người đứng đầu Việt Nam Cộng hòa nhân dịp đi dự lễ khánh thành trụ sở Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo vào tháng 4 năm 1970, chính thức vào năm 1971 bằng Nghị định số 1674-GD/KHPC/NĐ của Việt Nam Cộng Hòa. Sau năm 1975, Trường Cao đẳng Sư Phạm An Giang được thành lập trên cơ sở Trường Văn khoa và Sư phạm thuộc Viện Đại học Hòa Hảo do Bộ Giáo dục ban hành vào năm 1976, sau đó đến năm 1985 thì giao lại cho tỉnh An Giang quản lý rồi được sáp nhập thành Cao đẳng Sư Phạm An Giang chuyên đào tạo giáo viên vào năm 1995 trên cơ sở hai trường Trung học Sư Phạm và Cao đẳng Sư Phạm. Trường Đại học An Giang được thành lập theo quyết định số 241/1999/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 1999 của Thủ tướng chính phủ, là trường Đại học công lập thứ hai được thành lập ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và khai giảng niên học đầu tiên ngày 9 tháng 9 năm 2000. Xây dựng trên cơ sở trường Cao đẳng Sư phạm An Giang, Trường Đại học An Giang là trường đại học công lập trong hệ thống các trường đại học Việt Nam, trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang. Ngoài đào tạo trường còn có nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong vùng. Từ 2000-2001, Đại học An Giang tuyển sinh khóa đầu tiên với 5 ngành đào tạo đại học. Đến năm 2005–2006, trường đã có 42 ngành đào tạo chính quy trong đó có 20 ngành hệ đại học. Ngày 8 tháng 12 năm 2016, Thủ tướng có văn bản đồng ý chủ trương chuyển Trường Đại học An Giang từ trường Đại học chịu sự quản lý trực tiếp của UBND tỉnh An Giang thành trường Đại học thành viên của Đại học Quốc gia TP. HCM. Ngày 13 tháng 8 năm 2019, Trường Đại học An Giang chính thức trực thuộc Đại học Quốc gia TP HCM, theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam.phải|nhỏ|295x295px|Cổng trường Đại học An Giang khu mới nhỏ|295x295px|Cổng trường Đại học An Giang khu cũ Chất lượng đào tạo Kiểm định chất lượng đào tạo Trường đã được hệ thống Đại học Quốc gia kiểm định chất lượng đào tạo hiện tại của trường đạt 80% so với tiêu chuẩn về chất lượng giáo dục của hệ thống vào ngày 31 tháng 1 năm 2018. Đội ngũ giảng viên Tính đến tháng 6 năm 2017, trường có 490 giảng viên. Trong đó có 3 phó giáo sư, 40 tiến sĩ, 367 thạc sĩ và 80 giảng viên có trình độ đại học. Cơ sở vật chất Diện tích phòng học: 27.741 m2. Số phòng học: 281 phòng học. Thư viện: diện tích 6.649 m2 với 102.130 quyển sách. Phòng thí nghiệm: diện tích 14.019 m2 với 239 dụng cụ thí nghiệm chuyên dụng. Tiến trình sáp nhập vào Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Ngày 31 tháng 1 năm 2018, trường đã được hệ thống Đại học Quốc gia kiểm định chất lượng đào tạo, hiện tại trường đã đạt 80% so với tiêu chuẩn về chất lượng giáo dục của hệ thống. Ngày 13 tháng 8 năm 2019, Trường Đại học An Giang chuyển đơn vị chủ quản từ UBND tỉnh An Giang sang Đại học Quốc gia TPHCM, theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam. Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng Hiệu trưởng qua các thời kì: 12/1999 - 11/2007: NGND. GS. TS. Võ Tòng Xuân. 11/2007 - 7/2012: ThS. Lê Minh Tùng. 07/2012 - nay: PGS. TS. Võ Văn Thắng. Phó hiệu trưởng hiện nay: PGS. TS. Trần Văn Đạt. PGS. TS. Hồ Thanh Bình Nghiên cứu khoa học Công tác nghiên cứu khoa học là một nhiêm vụ quan trọng được nhà trường quan tâm bên cạnh nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Ngay từ khi mới thành lập, nhà trường đã áp dụng hàng loạt chế độ chính sách ưu đãi cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên và sinh viên như: khen thưởng hàng năm đối với những đề tài có chất lượng, ban hành các quy định nhằm tạo điều kiện tốt cho người tham gia nghiên cứu khoa học. Tạp chí Khoa học trường Đại học An Giang giới thiệu và công bố kết quả nghiên cứu của trường ở nhiều lĩnh vực thuộc khoa học lý thuyết và ứng dụng, bao gồm: (a) Khoa học Tự nhiên, Công nghệ và Môi trường; b) Nông nghiệp, Thủy sản và Công nghệ Sinh học; (c) Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục và (d) Khoa học Chính trị, Kinh tế và Pháp luật. Nội dung được công bố và giới thiệu của Tạp chí là các kết quả nghiên cứu, công trình tổng quan lý thuyết và thực tiễn chưa được xuất bản trên bất kỳ tạp chí nào khác. Từ năm 2017, Tạp chí Khoa học trường Đại học An Giang đã được Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước chấp nhận đưa vào danh mục tạp chí được tính điểm công trình khoa học ở 6 hội đồng chức danh chức danh Giáo sư ngành và liên ngành. Quan hệ trong nước và quốc tế Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, nâng cao uy tín của mình, Đại học An Giang đã ký kết hợp tác với nhiều viện, Đại học trong và ngoài nước để nghiên cứu và đào tạo, trong đó nghiên cứu chủ yếu ở các lĩnh vực nông nghiệp, kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn. Gồm các trường Đại học và tổ chức liên kết sau:
Nguyễn Tế Công (1877 - 1959) hay Nguyễn Tề Công là một võ sư Vĩnh Xuân Quyền người Việt gốc Hoa và được xem là Sư tổ hệ phái Vĩnh Xuân quyền Việt Nam. Tiểu sử Ở Trung Quốc Nguyễn Tế Công (là tên chính thức được gia đình ghi trên bia mộ. Trong sách báo, ông còn có các tên là Nguyễn Tế Vân tức Yuen Chai-Wan, Tế Mặt rỗ tức Dao Pei Chai, Nguyễn Lão Tứ, Lương Vũ Tế...) sinh năm 1877 tại Phật Sơn, Quảng Đông, Trung Hoa, là một võ sư môn phái Vĩnh Xuân. Khi còn nhỏ anh em ông Nguyễn Tế Công rất ham mê võ nghệ. Vì các võ sư Vĩnh Xuân lúc bấy giờ thu học phí rất cao, cha của họ, ông Nguyễn Long Minh (Yuen Chong-Minh), đã dành một khoản gia tài nhỏ để mời quyền sư nổi tiếng Hoắc Bảo Toàn và, sau này, đón Phùng Thiếu Thanh về nhà dạy Vĩnh Xuân cho hai con là ông cùng với người em Nguyễn Kỳ Sơn (Yuen Kay Shan), sau này ông còn học hỏi thêm Lương Bích. Ở Trung Quốc ông đã thu nhận học trò như Diêu Tài. Tại Việt Nam Trước đó, dù đã sang Việt Nam để dạy võ cho một nhóm người Hoa, nhưng phải tới năm 1939, ông Nguyễn Tế Công mới sang định cư ở Việt Nam và trở thành sư tổ môn phái Vịnh Xuân Việt Nam, ông dấn thân vào mục tiêu cao cả là bảo vệ những người lao động cô thế và phát triển Vịnh Xuân ở phương Nam. Từ năm 1939 đến 1954, sư tổ ở Hà Nội, thu nhận học trò và truyền dạy môn võ này. Những người theo học bao gồm cả người Hoa (Như Cam Thúc Cường) và người Việt, trong đó có một số được coi là những người kế vị. Hiện vẫn còn lưu được bức ảnh của ông chụp cùng với một số học trò ở Hà Nội. Trong số người này, trên thực tế chỉ có hai người mở lớp dạy môn Vĩnh Xuân là Trần Thúc Tiển và Trần Văn Phùng. Sau này ở miền Bắc còn có thêm nhánh của Ngô Sĩ Quý, và Vũ Bá Quý. Cuối năm 1954, ông Nguyễn Tế Công cùng gia đình và một số học trò di cư vào Nam Bộ, hành nghề đông y và dạy võ ở Đồng Khánh, Chợ Lớn. Trong Nam ông có thu nhận thêm một số học trò như Lục Viễn Khai, BS Nguyễn Bá Khả - Bộ trưởng Bộ Y tế chính quyền Việt Nam Cộng hòa, Đỗ Bá Vinh - giáo sư kiến trúc... Sau này cũng có người đã mở lớp dạy môn võ Vĩnh Xuân như Hồ Hải Long (tên thật là Nguyễn Duy Hải), Đỗ Bá Vinh, Lục Viễn Khai... Tại Sài Gòn, Sư tổ Nguyễn Tế Công cùng gia đình sống ở ngõ Đồng Khánh, Chợ Lớn. Ông có để lại bộ ảnh chụp ông đánh bài 108 với mộc nhân, được coi là bài quyền cao cấp trong hệ thống quyền thuật Vĩnh Xuân Việt Nam. Chiều ngày 23 tháng 6 năm 1959 (tức 18/5 Kỷ Hợi) ông Nguyễn Tế Công qua đời sau 2 ngày lâm bệnh và được an táng tại nghĩa trang Quảng Đông, Chợ Lớn. Sau này, thi hài ông đã được chuyển về nghĩa trang người Quảng Đông ở Lái Thiêu, Bình Dương. Ông có 2 người con, 1 trai 1 gái, đều không học võ. Hiện nay, cả hai người con của ông đều đã qua đời.
Xuân Trường có thể là tên gọi của: Địa danh Huyện Xuân Trường thuộc tỉnh Nam Định Thị trấn Xuân Trường, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định Xã Xuân Trường, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng Xã Xuân Trường, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng Xã Xuân Trường, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai Xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa Xã cũ Xuân Trường thuộc huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; nay là một phần xã Đan Trường. Nhân danh Lương Xuân Trường sinh 1995, cầu thủ bóng đá Việt Nam
Châu Phi hay Phi châu (l'Afrique, Africa) là châu lục đứng thứ hai trên thế giới về dân số (sau Châu Á), thứ ba về diện tích (sau Châu Á và Châu Mỹ). Với diện tích khoảng 30.221.532 km² (bao gồm cả các đảo cận kề) chiếm 19% đất đai của Trái Đất. Với 1.422.047.502 người sinh sống ở 55 quốc gia tính đến 2022, châu Phi chiếm khoảng 17,80% dân số thế giới Tên gọi Tên gọi trong tiếng Việt của châu Phi bắt nguồn từ tên gọi tiếng Trung "非洲" (âm Hán Việt: Phi châu). Chữ "Phi" 非 trong "Phi châu" 非洲 là gọi tắt của "Phi Lợi Gia" 阿非利加. "A Phi Lợi Gia" (阿非利加 - "Ā fēi lì jiā") là phiên âm tiếng Trung của danh xưng tiếng Bồ Đào Nha "África". Từ "África" trong tiếng Bồ Đào Nha bắt nguồn từ tên gọi tiếng La-tinh "Africa". Tên gọi Africa được người châu Âu sử dụng thông qua người La Mã cổ đại, là những người sử dụng tên gọi Africa terra - "vùng đất Afri" (số nhiều, hay "Afer" ở dạng số ít) - để chỉ phần miền bắc của châu lục này, như là tỉnh Africa với thủ đô của nó là Carthage, tương ứng với Tunisia ngày nay. Nguồn gốc của Afer có thể có từ: Trong tiếng Phoenicia `afar - tức là "bụi"; Afri, một bộ lạc - có thể là Berber - là những người sống ở Bắc Phi trong khu vực Carthage; Trong tiếng Hy Lạp từ aphrike có nghĩa là "không có lạnh" (xem thêm Danh sách các tên gọi khu vực truyền thống của người Hy Lạp); hoặc từ chữ aprica trong tiếng Latinh có nghĩa là "có nhiều nắng". Nhà sử học Leo Africanus (1495-1554) cho là nguồn gốc của từ phrike có nghĩa là "lạnh và sự khiếp sợ" trong tiếng Hy Lạp khi tổ hợp với tiền tố phủ định a-, có nghĩa là vùng đất không có lạnh và sự khủng khiếp. Nhưng sự thay đổi của âm từ ph sang f trong tiếng Hy Lạp có thể chỉ có từ thế kỷ I, vì thế trên thực tế nó khó có thể là nguyên gốc của tên gọi. Ai Cập đã từng được những người cổ đại coi như là một phần của châu Á, và lần đầu tiên nó được gắn với châu Phi nhờ công của nhà địa lý Ptolemy (85-165) là người đã chấp nhận Alexandria như là kinh tuyến gốc và coi kênh đào Suez và Hồng Hải như là ranh giới giữa châu Á và châu Phi. Khi người châu Âu có thể hiểu ra quy mô thực sự của châu lục này thì ý tưởng về Africa cũng đã được mở rộng cùng với hiểu biết của họ. Vị trí Châu Phi là phần lớn nhất trong số 3 phần nổi trên mặt nước ở phía nam của bề mặt Trái Đất. Nó bao gồm khu vực bao quanh một diện tích khoảng 30.221.532 km² (11.668.599 mi²) tính cả các đảo. Đại bộ phận diện tích nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam nên có khí hậu nóng quanh năm. Bị Địa Trung Hải ngăn cách với châu Âu, đại lục này nối liền với châu Á về phía tận cùng đông bắc bằng eo đất Suez (bị cắt ngang bởi kênh đào Suez) có bề rộng 130 km (80 dặm). Về mặt địa lý thì bán đảo Sinai của Ai Cập nằm về phía đông kênh đào Suez (thông thường cũng được coi như là thuộc châu Phi). Từ điểm xa nhất về phía bắc là Ras ben Sakka ở Tunisia, nằm về phía tây mũi Blanc, ở vĩ độ 37°21' bắc, tới điểm xa nhất về phía nam là mũi Agulhas ở Nam Phi, 34°51′15″ nam, có khoảng cách khoảng 8.000 km (5.000 dặm); từ Cabo Verde, 17°33′22″ tây, tức điểm xa nhất về phía tây tới Ras Hafun ở Somalia, 51°27′52″ đông, có khoảng cách xấp xỉ 7.400 km (4.600 dặm). Độ dài của bờ biển là 26.000 km (16.100 dặm). Sự thiếu vắng các chỗ lõm sâu dọc theo bờ biển được so sánh thể hiện theo thực tế bằng tầm cỡ châu Âu, nơi có diện tích chỉ 9.700.000 km² (3.760.000 mi²) nhưng lại có đường bờ biển tới 32.000 km (19.800 dặm). Các đường cấu trúc chính của châu lục này được thể hiện theo cả hai hướng tây-đông (ít nhất là ở phần bán cầu bắc) của những phần nằm về phía bắc nhiều hơn và hướng bắc-nam ở các bán đảo miền nam. châu Phi vì thế có thể coi là tổ hợp của hai phần vuông góc với nhau, phần phía bắc chạy theo hướng từ đông sang tây, phần phía nam chạy theo hướng bắc-nam. Địa hình Địa hình châu Phi khá đơn giản. Có thể coi toàn bộ lục địa là một khối cao nguyên khổng lồ, cao trung bình 750m; trên đó chủ yếu là các sơn nguyên xen các bồn địa thấp. Phần đông của lục địa được nâng lên mạnh, nền đá bị nứt vỡ và đổ sụp, tạo thành nhiều thung lũng sâu, nhiều hồ hẹp và dài. Châu Phi có rất ít núi cao, ít đồng bằng thấp và mạng lưới sông ngòi kém phát triển. Khoáng sản Châu Phi có nguồn khoáng sản phong phú, là châu lục đang nắm giữ 90% lượng Cobalt, 90% Platin, 50% Vàng, 98% Crom, 70% Tantan, 64% Mangan và một phần ba lượng Urani của thế giới. Cộng hòa Dân chủ Congo có 70% lượng Cobalt của thế giới. Guinea là quốc gia xuất khẩu Bô xít lớn nhất thế giới. Ngoài ra, còn có dầu mỏ và khí đốt. Khí hậu Khí hậu Châu Phi là một loạt các kiểu khí hậu như Khí hậu xích đạo, nhiệt đới ẩm ướt, Nhiệt đới gió mùa, khí hậu nửa khô hạn (bán hoang mạc và thảo nguyên), khí hậu hoang mạc (siêu khô hạn và khô hạn), và khí hậu cận nhiệt đới cao nguyên. Khí hậu ôn đới rất hiếm trên khắp lục địa ngoại trừ ở độ cao rất cao và dọc theo các vùng rìa. Trên thực tế, khí hậu của châu Phi thay đổi nhiều hơn bởi lượng mưa hơn là nhiệt độ, luôn ở mức cao. Các sa mạc châu Phi là nơi nắng nhất và khô nhất của lục địa, do sự hiện diện phổ biến của sườn núi cận nhiệt đới với các khối khí khô, nóng, lún. Châu Phi nắm giữ nhiều kỷ lục liên quan đến nhiệt: lục địa có khu vực mở rộng nóng nhất quanh năm, các khu vực có khí hậu mùa hè nóng nhất, thời gian nắng cao nhất, v.v. Do châu Phi nằm trên các vĩ độ xích đạo và cận nhiệt đới ở cả hai bán cầu, nên có thể tìm thấy một số kiểu khí hậu khác nhau ở bên trong nó. Lục địa này chủ yếu nằm trong đới liên nhiệt đới giữa chí tuyến và chí tuyến , do đó có mật độ ẩm khá thú vị. Cường độ mưa luôn cao và là lục địa nóng. Khí hậu ấm và nóng phổ biến trên khắp châu Phi, nhưng phần lớn là phần phía bắc được đánh dấu bởi sự khô cằn và nhiệt độ cao. Chỉ có rìa cực bắc và cực nam của lục địa là có khí hậu Địa Trung Hải. Đường xích đạo chạy qua giữa châu Phi, cũng như chí tuyến bắc và chí tuyến nam, làm cho châu Phi trở thành lục địa nhiệt đới nhất. Khí hậu vốn đã khô nóng trải dài ở đường xích đạo khiến nó trở thành lục địa dễ bị tổn thương nhất do biến đổi khí hậu . Lịch sử Châu Phi tiền thuộc địa Châu Phi được coi là cái nôi của loài người. Khoảng năm 3300 TCN, nhà nước Ai Cập cổ đại đã ra đời và phát triển, nó đã tồn tại với các mức độ ảnh hưởng khác nhau cho đến khoảng năm 343 TCN. Các nền văn minh khác bao gồm Ethiopia, vương quốc Nubia, các vương quốc Sahel Ghana, Mali và Songhai và Đại Zimbabwe. Năm 1482, người Bồ Đào Nha đã thiết lập trạm thương mại đầu tiên (trong số nhiều trạm như thế) dọc theo bờ biển Guinée ở Elmina. Sự phát hiện ra châu Mỹ năm 1492 đã tạo ra sự phát triển mạnh mẽ trong buôn bán nô lệ. Cùng vào thời điểm này thì chế độ nông nô đã đi vào giai đoạn kết thúc ở châu Âu và đến đầu thế kỷ XIX, các nước thực dân châu Âu đã tiến hành sự "tranh giành châu Phi" vô cùng khủng khiếp và đã chiếm đóng nhiều vùng đất của châu lục này làm thuộc địa, chỉ để sót lại 2 quốc gia độc lập là Liberia-quốc gia của cựu nô lệ da đen và Ethiopia. Sự chiếm đóng này còn tiếp diễn cho đến tận sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khi các thuộc địa dần dần giành được độc lập. Châu Phi thuộc địa Chủ nghĩa thực dân đã tạo ra những hậu quả gây mất ổn định trên tất cả những điều mà các bộ tộc châu Phi ngày nay còn cảm nhận được trong hệ thống chính trị của châu Phi. Trước khi có ảnh hưởng của người châu Âu thì các ranh giới quốc gia đã không phải là những điều đáng quan tâm nhất, trong đó người Phi châu nói chung theo các thực tiễn trong các vùng khác của thế giới, chẳng hạn như ở bán đảo Ả Rập, mà ở đó lãnh thổ của các nhóm dân cư là trùng khít với khu vực có ảnh hưởng về quân sự và thương mại của họ. Sự cố tình của người châu Âu trong việc vạch ra các ranh giới xung quanh các lãnh thổ để chia tách họ ra khỏi các quyền lực khác tại thuộc địa thông thường có ảnh hưởng tới việc chia cắt các nhóm dân cư hay chính trị liền kề hoặc bắt các kẻ thù truyền thống phải sống cạnh nhau mà không có khu vực đệm giữa họ. Ví dụ, sông Congo, mặc dù nó dường như là ranh giới địa lý tự nhiên, đã có các nhóm sắc tộc sống trên hai bờ sông chia sẻ cùng một ngôn ngữ và văn hóa hay các điều gì đó tương tự. Sự phân chia đất đai giữa Bỉ và Pháp dọc theo con sông này đã cô lập các nhóm sắc tộc này khỏi nhau. Những người sống ở khu vực Sahara hay Hạ Sahara là những người buôn bán xuyên châu lục này trong nhiều thế kỷ, thông thường hay vượt qua các "biên giới" mà thông thường chỉ tồn tại trên các bản đồ của người châu Âu. Trong các quốc gia có dân cư là người châu Âu chính gốc như Rhodesia (Zambia và Zimbabwe ngày nay) và Cộng hòa Nam Phi, các hệ thống công dân hạng hai thông thường được lập ra để đảm bảo cho quyền lực chính trị của người gốc Âu vượt qua hạn chế về số lượng của họ (nếu tính theo phổ thông đầu phiếu). Tuy nhiên, các đường vạch ra thông thường không thể hiện chính xác các ranh giới về chủng tộc. Tại Liberia, những công dân là hậu duệ của nô lệ Mỹ đã thống trị các hệ thống chính trị trên 100 năm, làm cho các cựu nô lệ và người bản địa trong khu vực cân bằng tương đối về quyền lập pháp mặc dù thực tế là những cựu nô lệ này chỉ chiếm khoảng 10% dân số nói chung. Ý tưởng kỳ quặc cho hệ thống này là của Thượng viện Hoa Kỳ, nó làm cân bằng quyền lực của các khu vực dân tự do và nô lệ một cách buồn cười cho dù dân số của dân tự do bản địa là nhiều hơn. Những người châu Âu thông thường thay đổi cán cân quyền lực, tạo ra các sự phân chia dân tộc mà trước đó đã không tồn tại, và tạo ra sự phân chia văn hóa gây hại cho những người dân sống trong khu vực họ kiểm soát được. Ví dụ, trong khu vực ngày nay là Rwanda và Burundi, hai sắc tộc Hutu và Tutsi đã bị trộn lẫn trong một nền văn hóa trong thời gian những kẻ thực dân người Bỉ kiểm soát khu vực này trong thế kỷ XIX. Không còn sự phân chia sắc tộc do sự hòa trộn, hôn nhân lai tạp và sự hòa trộn của các tục lệ văn hóa trong hàng thế kỷ đã xóa bỏ các dấu hiệu đáng kể để phân biệt về văn hóa, người Bỉ thực hiện chính sách phân loại theo sắc tộc trong thời gian kiểm soát khu vực này, do sự phân loại và các triết lý dựa theo sắc tộc đã là những điều không đổi trong văn hóa châu Âu trong thời gian đó. Thuật ngữ Hutu nguyên thủy nói tới các bộ tộc nói tiếng Bantu sinh sống bằng nông nghiệp đã di cư từ phía tây tới Rwandan và Burundi ngày nay, và thuật ngữ Tutsi là nói tới các bộ tộc sinh sống bằng chăn nuôi bò từ miền đông bắc tới khu vực này muộn hơn. Các thuật ngữ đối với người bản xứ cuối cùng đã được dùng để chỉ đẳng cấp kinh tế của một người. Các cá nhân sở hữu từ 10 con bò hoặc nhiều hơn được coi là người Tutsi, và những người sở hữu ít hơn thì bị coi là người Hutu, không phụ thuộc vào lịch sử tổ tiên. Điều này không phải là ranh giới chính xác nhưng nó là quy luật chung cho cách gọi, vì thế một người có thể chuyển từ người Hutu thành người Tutsi hay ngược lại. Người Bỉ đã đưa vào hệ thống phân biệt chủng tộc. Những cá nhân nào có nhiều đặc trưng giống người châu Âu khi nhìn - da sáng màu, cao lớn, mũi hẹp v.v. - được giao cho quyền lực trong số những người dân thuộc địa. Người Bỉ xác định các đặc trưng này là lý tưởng hơn cả ở người Hamit, người Hamit theo đó là gần giống với người châu Âu và thuộc về nhóm người có quan hệ gần với người Tutsi theo trực hệ. Họ đã thực hiện chính sách làm thẻ căn cước dựa trên triết lý này. Những người gần giống với mô hình lý tưởng này được coi là người Tutsi còn những người còn lại là người Hutu. Kinh tế Châu Phi là châu lục có người sinh sống nghèo khổ nhất thế giới, và sự nghèo khổ này về trung bình là tăng lên so với 25 năm trước. Báo cáo phát triển con người của Liên hiệp quốc năm 2003 (về 175 quốc gia) đã cho thấy các vị trí từ 151 (Gambia) tới 175 (Sierra Leone) đã hoàn toàn thuộc về các nước châu Phi. Tại châu Phi, tình trạng đã và đang trong giai đoạn chuyển tiếp không ổn định từ chủ nghĩa thực dân sang giai đoạn mới thuộc thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh, sự gia tăng của tham nhũng và chế độ chuyên quyền là những yếu tố chính để lý giải nền kinh tế yếu kém. Việc Trung Quốc và hiện nay là cả Ấn Độ có sự tăng trưởng nhanh chóng, hay các nước Nam Mỹ có sự tăng trưởng vừa phải đã nâng mức sống của hàng triệu người thì châu Phi đã bị đình đốn, thậm chí thụt lùi trong thương mại, đầu tư và thu nhập trên đầu người. Sự nghèo đói này có ảnh hưởng rộng lớn, bao gồm tuổi thọ trung bình thấp, bạo lực và sự mất ổn định - các yếu tố bện vào nhau và có liên quan với sự nghèo đói của châu lục. Trong nhiều thập niên một loạt các giải pháp đã được đưa ra và nhiều trong số đó đã được thực hiện, nhưng chưa có giải pháp nào thu được sự thành công đáng kể. Một phần của vấn đề là sự viện trợ của nước ngoài nói chung được sử dụng để khuyến khích trồng các loại cây công nghiệp như bông, cacao và cà phê trong các khu vực của nền nông nghiệp tự cung tự cấp. Tuy nhiên, cũng vào thời gian này thì các nước công nghiệp lại theo đuổi chính sách nhằm hạ giá các sản phẩm từ các loại cây này. Ví dụ, giá thành thực sự của bông trồng ở Tây Phi là nhỏ hơn khoảng một nửa giá thành của bông trồng tại Mỹ nhờ giá nhân công rẻ mạt. Tuy nhiên, bông của Mỹ được bán ra với giá thấp hơn bông châu Phi do việc trồng bông ở Mỹ được trợ cấp rất nhiều. Kết quả là giá cả của các mặt hàng này hiện nay chỉ xấp xỉ với giá của thập niên 1960. Châu Phi cũng phải hứng chịu sự chảy vốn liên tục. Nói chung, thu nhập đến với các nước châu Phi lại nhanh chóng ra đi, hoặc là do các tài sản được bán ra đều là sở hữu của ngoại quốc (dầu mỏ là một ví dụ điển hình) và tiền thu về lại được chuyển cho các chủ nước ngoài, hoặc là các khoản tiền đó phải sử dụng để thanh toán các khoản vay của các nước công nghiệp hay Ngân hàng thế giới (WB). Người ta ước tính rằng châu Phi có thể giảm sự phụ thuộc vào viện trợ của nước ngoài một cách đáng kể nếu mọi lợi nhuận thu được tại các nước châu Phi được tái đầu tư vào khu vực trong ít nhất 12 tháng. Botswana, trước đây là một trong những quốc gia nghèo của châu Phi mà không đi theo các sự kiểm soát do Ngân hàng thế giới (WB) hay Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đề xuất, là một trong những ngoại lệ đối với quy luật chung của sự đình đốn nền kinh tế châu Phi, và đã thu được sự phát triển vững chắc trong những năm gần đây cho dù họ không có cả đầu tư nước ngoài, tự do luân chuyển vốn hay tự do hóa thương mại. Nước thành công kinh tế nhiều nhất là Cộng hòa Nam Phi, đây là một quốc gia phát triển về công nghiệp và kinh tế như bất kỳ nước công nghiệp châu Âu hay Bắc Mỹ nào, nước này còn có thị trường chứng khoán riêng rất hoàn thiện. Nam Phi đạt được điều này một phần là nhờ sự giàu có đáng ngạc nhiên về các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nước này là nước dẫn đầu thế giới về sản xuất vàng và kim cương. Nigeria nằm trên một trong những nguồn dầu mỏ lớn nhất đã được công nhận trên thế giới và cũng là nước có dân số lớn nhất trong số các quốc gia châu Phi, cũng là một quốc gia phát triển nhanh. Tuy nhiên, phần lớn ngành công nghiệp dầu mỏ thuộc sở hữu của nước ngoài, và trong ngành này thì sự tham nhũng là lan tràn, ngay ở cấp độ quốc gia, vì thế rất ít tiền thu được từ dầu mỏ còn lại trong nước, và số tiền đó chỉ đến với một phần trăm ít ỏi của dân số. Dân cư Dân cư châu Phi có thể nhóm một cách thuận tiện theo khu vực mà họ sinh sống ở phía bắc hay phía nam của sa mạc Sahara; các nhóm này được gọi là người Bắc Phi và người Phi hạ Sahara một cách tương ứng. Người Ả Rập-Berber nói tiếng Ả Rập chi phối khu vực Bắc Phi, trong khi khu vực châu Phi hạ Sahara được chi phối bởi một lượng lớn dân cư tạp nham, nói chung được nhóm cùng nhau như là 'người da đen' do nước da sẫm màu của họ. Ở đây có một sự đa dạng về các loại hình dáng cơ thể trong số những người Phi hạ Sahara—dao động từ người Masai và Tutsi, được biết đến nhờ vóc người cao lớn của họ, tới người Pygmy, là những người có tầm vóc nhỏ nhất thế giới. Ngoài các nhóm người gốc sông Nin ở miền nam Sudan, một số nhóm người gốc sông Nil có ở Ethiopia, và các tộc người Phi thiểu số Bantu ở Somalia, người Phi từ các phần đông bắc của châu lục này nói chung có hình dáng bên ngoài khác với những người này ở các khu vực khác. Những người nói tiếng Bantu là đa số ở miền nam, trung tâm và đông châu Phi; nhưng cũng có vài nhóm người gốc sông Nil ở Đông Phi, và chỉ còn rất ít người Khoisan ('San' hay 'Busmmen') và Pygmy bản địa ở miền nam và trung châu Phi. Người Phi nói tiếng Bantu cũng chiếm ưu thế ở Gabon và Guinea Xích đạo, cũng như có sinh sống ở miền nam của hai nước Cameroon và Somalia. Tại sa mạc Kalahari ở miền nam châu Phi, những người được gọi là Bushmen ("San", có quan hệ gần với người "Hottentot", nhưng khác biệt rõ) đã sống ở đó lâu đời. Người San về mặt bề ngoài là khác biệt với những người châu Phi khác và là dân bản địa ở miền nam châu Phi. "Pygmy" là người bản địa của miền trung châu Phi. Người Phi ở Bắc Phi, chủ yếu là Ả Rập-Berber, là những người Ả Rập đã đến đây từ thế kỷ VII và đồng hóa với người Berber bản địa. Người Phoenicia (Semit), và người Hy Lạp và người La Mã cổ đại từ châu Âu cũng đã định cư ở Bắc Phi. Người Berber là thiểu số đáng kể ở Maroc và Algérie cũng như có mặt ở Tunisia và Libya. Người Tuareg và các dân tộc khác (thường là dân du mục) là những người sinh sống chủ yếu của phần bên trong Sahara ở Bắc Phi. Người Nubia da đen cũng đã từng phát triển nền văn minh của mình ở Bắc Phi thời cổ đại. Một số nhóm người Ethiopia và Eritrea (tương tự như Amhara và Tigray, gọi chung là người "Habesha") có tổ tiên là người Semit (Sabaea). Người Somali là những người có nguồn gốc từ các cao nguyên ở Ethiopia, nhưng phần lớn các bộ tộc Somali cũng có tổ tiên là người gốc Ả Rập. Sudan và Mauritanie được phân chia giữa phần lớn người gốc Ả Rập ở phía bắc và người Phi da đen ở phía nam (mặc dù nhiều người gốc "Ả Rập" ở Sudan có tổ tiên rõ ràng là người châu Phi, và họ khác rất nhiều so với người gốc Ả Rập ở Iraq hay Algérie). Một số khu vực ở Đông Phi, cụ thể là ở đảo Zanzibar và đảo Lamu của Kenya, có những người dân và thương nhân gốc Ả Rập và Hồi giáo châu Á sinh sống từ thời Trung Cổ. Bắt đầu từ thế kỷ XVI, người châu Âu như Bồ Đào Nha và Hà Lan bắt đầu thiết lập các điểm thương mại và pháo đài dọc theo bờ biển tây và nam châu Phi. Cuối cùng thì một lượng lớn người Hà Lan, cùng với người Pháp Huguenot và người Đức đã định cư lại tại khu vực gọi là Cộng hòa Nam Phi ngày nay. Hậu duệ của họ, người Phi da trắng (Afrikaan), là nhóm dân da trắng lớn nhất ở Nam Phi ngày nay. Trong thế kỷ XIX, giai đoạn thứ hai của quá trình thuộc địa hóa đã đem một lượng lớn người Pháp và người Anh tới định cư ở châu Phi. Người Pháp sống chủ yếu ở Algérie, còn một lượng nhỏ khác sống ở các khu vực khác thuộc Bắc và Tây Phi. Người Anh định cư ở Nam Phi cũng như ở Rhodesia thuộc địa và ở các vùng cao nguyên của Kenya ngày nay. Một lượng nhỏ binh lính, thương nhân và viên chức gốc Âu cũng sinh sống ở các trung tâm hành chính như Nairobi và Dakar. Sự tan rã của các thuộc địa trong thập niên 1960 thường tạo ra sự di cư hàng loạt các hậu duệ gốc Âu ra khỏi châu Phi—đặc biệt là ở Algérie, Kenya và Rhodesia (nay là Zimbabwe). Tuy nhiên, ở Nam Phi thì người da trắng thiểu số (10% dân số) vẫn ở lại rất nhiều tại nước này kể cả sau khi sự cai trị của người da trắng chấm dứt năm 1994. Nam Phi cũng có cộng đồng người hỗn hợp về chủng tộc (người da màu). Sự thực dân hóa của người châu Âu cũng đem tới đây nhiều nhóm người châu Á, cụ thể là những người từ tiểu lục địa Ấn Độ tới các thuộc địa của Anh. Các cộng đồng lớn người Ấn Độ có ở Nam Phi và các nhóm nhỏ hơn có ở Kenya và Tanzania cũng như ở một vài nước thuộc nam và đông châu Phi. Một cộng đồng khá lớn người Ấn Độ ở Uganda đã bị nhà độc tài Idi Amin trục xuất năm 1972, mặc dù nhiều người kể từ đó đã quay trở lại. Ngôn ngữ Bài chính: Các ngôn ngữ châu Phi Theo phần lớn các ước tính thì châu Phi có trên cả ngàn ngôn ngữ. Có 4 ngữ hệ chính có nguồn gốc bản địa ở châu Phi. Ngữ hệ Phi-Á là ngữ hệ của khoảng 240 thứ tiếng và 285 triệu người sử dụng trải khắp Bắc Phi, Đông Phi, Sahel và Tây Nam Á. Ngữ hệ Nin-Sahara bao gồm hơn 100 thứ tiếng được khoảng 30 triệu người sử dụng. Các tiếng Nil-Sahara chủ yếu sử dụng ở Tchad, Sudan, Ethiopia, Uganda, Kenya và bắc Tanzania. Ngữ hệ Niger-Congo bao phủ phần lớn châu Phi hạ Sahara và có lẽ là họ ngôn ngữ lớn nhất thế giới khi nói đến như là có nhiều thứ tiếng khác nhau. Một điều đáng chú ý trong số đó là các tiếng Bantu được nói nhiều nhất ở khu vực hạ Sahara. Ngữ hệ Khoisan có số lượng trên 50 thứ tiếng và được khoảng 120.000 người nói ở miền nam châu Phi. Nhiều thứ tiếng trong họ ngôn ngữ này đang ở trong tình trạng mai một. Người Khoi và San được coi là những cư dân nguyên thủy của vùng này. Các ngôn ngữ châu Âu cũng có một số ảnh hưởng đáng kể; tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Tây Ban Nha là các ngôn ngữ chính thức tại một số nước do kết quả của quá trình thực dân hóa. Tại Cộng hòa Nam Phi, nơi có một lượng đáng kể người gốc châu Âu sinh sống, thì tiếng Anh và tiếng Afrikaan là ngôn ngữ bản địa của một bộ phận đáng kể dân chúng. Văn hóa Thay vì có một nền văn hóa, châu Phi có một lượng lớn các nền văn hóa pha tạp lẫn nhau. Sự khác biệt thông thường rõ nhất là giữa châu Phi hạ Sahara và các nước còn lại ở phía bắc từ Ai Cập tới Maroc, những nước này thường tự gắn họ với văn hóa Ả Rập. Trong sự so sánh này thì các quốc gia về phía nam sa mạc Sahara được coi là có nhiều nền văn hóa, cụ thể là các nền văn hóa trong nhóm ngôn ngữ Bantu. Sự phân chia còn có thể thực hiện bằng cách chia châu Phi nói tiếng Pháp với phần còn lại của châu Phi, cụ thể là các cựu thuộc địa của Anh ở miền nam và miền đông châu Phi. Một cách phân chia có khuyết điểm khác nữa là sự phân chia thành những người Phi theo lối sống truyền thống với những người có lối sống hoàn toàn hiện đại. Những "người truyền thống" đôi khi lại được chia ra thành những người nuôi gia súc và những người làm nông nghiệp. Nghệ thuật châu Phi phản ánh tính đa dạng của nền văn hóa châu Phi. Nghệ thuật có tuổi cao nhất còn tồn tại ở châu Phi là những bức chạm khác 6000 năm tuổi tìm thấy ở Niger, trong khi Đại kim tự tháp Giza ở Ai Cập là tổ hợp kiến trúc cao nhất thế giới trong khoảng 4000 năm cho đến khi người ta xây dựng tháp Eiffel. Tổ hợp các nhà thờ xây bằng đá ở Lalibela, Ethiopia, trong đó Nhà thờ St. George là đại diện, được coi là một kỳ công khác của ngành công trình. Âm nhạc châu Phi là một trong các dạng nghệ thuật năng động nhất. Ai Cập đã có một lịch sử lâu đời gắn liền với sự trung tâm văn hóa của thế giới Ả Rập, trong khi các giai điệu âm nhạc của châu Phi hạ Sahara, cụ thể là của Tây Phi, đã được truyền thông qua buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương thành các loại nhạc blues, jazz, reggae, rap và rock and roll hiện đại. Âm nhạc hiện đại của châu lục này bao gồm các bài hát hợp xướng tổ hợp cao của miền nam châu Phi và các điệu nhảy soukous, chi phối bởi âm nhạc của Cộng hòa Dân chủ Congo. Sự phát triển gần đây trong thế kỷ XXI là sự nổi lên của hip hop châu Phi, cụ thể là dạng ở Sénégal là pha trộn với mbalax truyền thống. Gần đây ở Nam Phi, một dạng âm nhạc liên quan tới nhạc house (thể loại nhạc sử dụng các thiết bị âm nhạc điện tử - là sự phối trộn của disco và pop, tên gọi có từ câu lạc bộ Warehouse ở Mỹ) được biết dưới tên gọi kwaito đã được phát triển, mặc dù nước này là quê hương của các dạng nhạc jazz Nam Phi, trong khi âm nhạc của người Afrikaan là hoàn toàn khác biệt và chủ yếu là âm nhạc Boere truyền thống và các dạng của âm nhạc dân tộc hay Rock. Danh sách các nhạc sĩ châu Phi Danh sách các nhà văn châu Phi Điện ảnh châu Phi Tôn giáo Người Phi châu theo nhiều loại tôn giáo, với Kitô giáo và Hồi giáo là phổ biến nhất. Khoảng 40% dân số châu Phi là người theo Kitô giáo và 40% theo Hồi giáo. Khoảng 20% còn lại chủ yếu theo các tôn giáo châu Phi bản địa. Một lượng nhỏ người Phi cũng theo các tín ngưỡng của Do Thái giáo, chẳng hạn như các bộ lạc Beta Israel và Lemba. Các tôn giáo châu Phi bản địa có xu hướng tiến hóa quanh thuyết vật linh và tục thờ cúng tổ tiên. Tư tưởng chung của các hệ thống tín ngưỡng truyền thống là sự phân chia thế giới tâm linh thành "có ích" và "có hại". Thế giới tâm linh có ích thông thường được cho là bao gồm linh hồn tổ tiên giúp đỡ cho con cháu của họ hay các thần linh có sức mạnh để bảo vệ toàn bộ cộng đồng tránh khỏi các thảm họa tự nhiên hoặc sự tấn công của kẻ thù; trong khi đó thế giới tâm linh có hại bao gồm linh hồn của các nạn nhân bị sát hại - là những người được chôn cất mà không có các nghi thức mai táng đúng cách và các loại ma quỷ mà các ông đồng, bà cốt sử dụng để tạo ra bệnh tật cho kẻ thù của họ. Trong khi tác động của các dạng nghi lễ thờ cúng nguyên thủy này vẫn còn tiếp diễn và có ảnh hưởng sâu sắc thì các hệ thống tín ngưỡng đó cũng tiến hóa nhờ sự tiếp xúc với các loại tôn giáo khác. Sự hình thành của vương quốc cổ đại ở Ai Cập trong thiên niên kỷ 3 TCN đã đánh dấu tổ hợp tín ngưỡng tôn giáo đầu tiên được biết trên châu lục này. Vào khoảng thế kỷ IX TCN, Carthage (ngày nay là Tunisia) đã được người Phoenicia thành lập, và trở thành trung tâm vũ trụ lớn của thế giới cổ đại, trong đó các thần thánh từ Ai Cập, La Mã cổ đại và nhà nước-thành phố Etruscan đã được thờ cúng. Nhà thờ của Chính thống giáo Ethiopia có niên biểu chính thức từ thế kỷ IV, và vì thế là một trong các nhà thờ đầu tiên của Kitô giáo đã được xây dựng ở một nơi nào đó. Ở giai đoạn đầu thì tính chất chính thống của Kitô giáo đã có ảnh hưởng tới các vùng là Sudan ngày nay và các khu vực lân cận khác; tuy nhiên sau sự phổ biến của Hồi giáo thì sự phát triển của Kitô giáo đã bị chậm lại và bị hạn chế chỉ ở những vùng cao nguyên. Hồi giáo vào châu Phi khi người theo đạo này xâm chiếm Bắc Phi vào khoảng giữa các năm từ 640 tới 710, bắt đầu từ Ai Cập. Họ đã thành lập ra Mogadishu, Melinde, Mombasa, Kilwa và Sofala, tiếp theo là việc buôn bán theo đường biển dọc theo bờ biển Đông Phi và phổ biến xuyên qua sa mạc Sahara tới phần châu Phi nội địa - theo con đường thương mại của người Hồi giáo. Người Hồi giáo cũng là những người châu Á sau đó định cư ở các vùng châu Phi là thuộc địa của Anh. Nhiều người Phi đã chuyển sang theo dạng châu Âu của Kitô giáo trong thời kỳ thuộc địa. Trong những thập niên cuối của thế kỷ XX các giáo phái khác nhau của Kitô giáo đã phát triển nhanh. Một số các giáo chủ người Phi của Giáo hội Công giáo La Mã đã được nói đến như là các ứng viên cho chức vụ Giáo hoàng. Những người theo Kitô giáo ở châu Phi dường như là bảo thủ hơn so với những người đồng tôn giáo ở phần lớn các nước công nghiệp, điều này gần đây dẫn tới những rạn nứt trong các giáo phái, chẳng hạn như giữa Anh giáo và Phong trào Giám lý. Các quốc gia độc lập Đông Phi (đôi khi được coi là một phần của khu vực Trung Phi) (đôi khi được coi là một phần của khu vực Nam Phi) (đôi khi được coi là một phần của khu vực Trung Phi) Đông Bắc Phi (sừng châu Phi) (Quốc gia tự trị thuộc Somalia) Trung Phi (đôi khi được coi là một phần của khu vực Nam Phi) (đôi khi được coi là một phần của khu vực Đông Phi) (đôi khi được coi là một phần của khu vực Tây Phi) (đôi khi được coi là một phần của khu vực Tây Phi) (đôi khi được coi là một phần của khu vực Đông Phi) (đôi khi được coi là một phần của khu vực Tây Phi) (đôi khi được coi là một phần của khu vực Nam Phi) Bắc Phi (bao gồm cả phần lãnh thổ ở châu Á) (đôi khi được coi là một phần của khu vực Tây Phi) Nam Phi (đôi khi được coi là một phần của khu vực Trung Phi) (đôi khi được coi là một phần của khu vực Đông Phi) (tên cũ là Swaziland) (đôi khi được coi là một phần của khu vực Trung Phi) Tây Phi (đôi khi được coi là một phần của khu vực Trung Phi) (đôi khi được coi là một phần của khu vực Trung Phi) (đôi khi được coi là một phần của khu vực Trung Phi) (đôi khi được coi là một phần của khu vực Bắc Phi) (đôi khi được coi là một phần của khu vực Trung Phi) Các quốc gia châu Phi quần đảo (khu vực Tây Phi) (khu vực Nam Phi) (khu vực Nam Phi) (khu vực Nam Phi) (khu vực Trung hoặc Tây Phi) (khu vực Đông Phi) Các lãnh thổ ngoại vi (Bồ Đào Nha) (Tây Ban Nha/Maroc) (Tây Ban Nha/Maroc) (Tây Ban Nha/Maroc) (Bồ Đào Nha) (Pháp) (Pháp) (Vương quốc Anh) Tên các nước thuộc Châu Phi theo vần Alphabet Algeria Angola Benin Botswana Burkina Faso Burundi Cameroon Cape Verde Central African Republic Chad Comoros Congo-Brazzaville Congo-Kinshasa Côte d'Ivoire Djibouti Egypt Equatorial Guinea Eritrea Ethiopia Eswatini Gabon Gambia Ghana Guinea Guinea-Bissau Kenya Lesotho Liberia Libya Madagascar Malawi Mali Mauritania Mauritius Morocco Mozambique Namibia Niger Nigeria Rwanda Sahrawi Senegal Seychelles Sierra Leone Sudan Somalia São Tomé and Príncipe South Africa South Sudan Tanzania Togo Tunisia Uganda Zambia Zimbabwe Lãnh thổ đang tranh cãi (Maroc đòi chủ quyền) Chú thích
Đường Trường Sơn hay đường mòn Hồ Chí Minh () là một tuyến Hậu cần chiến lược bao gồm mạng lưới giao thông quân sự, chạy từ lãnh thổ miền Bắc Việt Nam vào tới lãnh thổ miền Nam Việt Nam, phía đông Trường Sơn đi qua miền Trung Việt Nam và phía tây Trường Sơn, có đoạn đi qua hạ Lào, Campuchia. Đây là tuyến hậu cần chiến lược trọng yếu cung cấp binh lực và vật chất hậu cần, vũ khí trang bị để chi viện cho Quân Giải phóng miền Nam trên chiến trường miền Nam Việt Nam, liên tục trong suốt 16 năm (1959–1975) của thời kỳ Chiến tranh Việt Nam. Binh đoàn Trường Sơn (đoàn 559) Quân đội nhân dân Việt Nam là đơn vị trực tiếp triển khai các đơn vị hậu cần đảm bảo giao liên chuyển quân, đảm bảo y tế, vận tải, xăng dầu, công binh, bộ binh và phòng không, tạo thành một tuyến hậu cần chiến lược để đảm bảo hoạt động cho cả hệ thống giao thông hoả tuyến này luôn được thông suốt. Tuyến đường Trường Sơn còn được những người lính trong cuộc chiến gọi là Tuyến lửa. Ở Việt Nam, hệ thống đường này đặt tên là Đường Trường Sơn, lấy tên của dãy Trường Sơn – dãy núi chạy dọc miền Trung Việt Nam, nơi hệ thống này đi qua (trên bản đồ là QL15). Sau này, nó còn có thêm tên gọi Đường mòn Hồ Chí Minh (Ho Chi Minh trail), tên gọi này có nguồn gốc từ Mỹ . Trong chiến tranh Việt Nam, lực lượng quân sự Mỹ và quân đội Sài Gòn đã tập trung đánh phá hệ thống giao thông này bằng hàng loạt các chiến dịch bộ binh và không quân. Hàng triệu tấn bom đạn đã được Mỹ ném xuống. Một hệ thống máy móc trinh sát điện tử, được gọi là Hàng rào Điện tử McNamara, đã được tăng cường sử dụng để nhằm trinh sát việc vận chuyển và chỉ điểm hướng dẫn máy bay ném bom. Ngoài ra, quân đội Mỹ còn thường xuyên sử dụng chất độc màu da cam cùng một số loại chất độc diệt cỏ khác đã được rải xuống nhiều vùng rừng trên đường Trường Sơn làm trụi lá cây, các dự án tạo mưa và các chất hóa học tạo bùn cũng được Mỹ sử dụng để cản trở giao thông trên tuyến. Bất chấp tất cả những biện pháp tinh vi và đắt đỏ đó, đường Trường Sơn vẫn không bị cắt đứt mà ngày càng trở nên tinh vi và hoàn thiện hơn. Theo Spartans in Darkness: American SIGINT and the Indochina War, 1945-1975, một văn bản lịch sử chính thức của Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ (National Security Agency), đường Trường Sơn được quân đội Hoa Kỳ coi là "một trong những thành tựu kiến trúc quân sự vĩ đại nhất của thế kỷ 20". Ngày nay, tuyến tây Trường Sơn (địa phận Lào) nhiều nơi đã thành vùng bỏ hoang, một vài điểm được xây dựng trở thành di tích lịch sử. Lịch sử Tiền thân Trong giai đoạn kháng chiến Chống Pháp, tiền thân của tuyến đường mòn Hồ Chí Minh sau này gồm bốn tuyến đường chính là: Tuyến 1: Đường thượng (Tây Trường Sơn): Từ Chu Lễ (Hà Tĩnh) đi bộ vào ga Tân Ấp (Quảng Bình) rồi xuyên tây Quảng Bình vào Khe Sanh qua Quốc lộ 9A đến Ba Lòng là chiến khu của Quảng Trị. Tuyến 2: Đường Đông Trường Sơn: cũng từ Chu Lễ nhưng có một đoạn đi xe goòng (toa xe lửa nhỏ, đặt trên ray vừa kéo vừa đẩy) vào tới Minh Cầm (nay là Minh Hóa, Quảng Bình) rồi đến vùng đông Quảng Trị, ngược lên Ba Lòng. Tuyến 3: Từ chiến khu Ba Lòng vào khu 5, đi xuyên lên A Lưới, vào bến Hiên (nay là Đông Giang, Quảng Nam) rồi đi tiếp vào Bình Định. Tuyến 4: Từ khu V vào Nam Bộ: Từ dốc Chanh (Phú Yên) đi đến hòn Dữ (Khánh Hòa) xuyên qua núi Ba Cụm, đến trạm Mã Đà và sau đó đến trạm Đội Lào (Tà Lu, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam) Hình thành (1959–1965) Một số phần của Đường Trường Sơn vốn đã tồn tại từ hàng thế kỷ dưới hình thức các con đường mòn sơ khai dành cho việc giao thông buôn bán trong vùng. Khu vực mà hệ thống đi qua đã là một trong những vùng đất có địa hình hiểm trở nhất Đông Nam Á: núi cao, ít dân, rừng rậm nhiệt đới. Trong những năm đầu của Chiến tranh Đông Dương, Việt Minh đã sử dụng hệ thống đường mòn này làm đường nối liền Bắc Nam, một trong các tuyến đường đưa cán bộ di chuyển giữa hai miền để tránh sự truy quét của quân Pháp. Tháng 5 năm 1958, các lực lượng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) và Pathet Lào đã chiếm giữ các nút giao thông tại Sê Pôn (Tchepone), trên đường 9 thuộc địa phận Lào. Sau khi chế độ Việt Nam Cộng hòa ra đời dưới sự hậu thuẫn của Mỹ, đã phủ nhận tổng tuyển cử toàn quốc theo Hiệp định Genève về Việt Nam năm 1954, đưa đến việc chia cắt Việt Nam. Để tiếp tục chi viện cho quân Giải phóng miền Nam, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã quyết định xây dựng những tuyến đường chiến lược chi viện cho miền Nam. Trên cơ sở đó đã có 2 tuyến đường được xem xét là tuyến đường bộ dọc theo dãy Trường Sơn và tuyến đường biển trên biển Đông. Năm 1959, khi xung đột quân sự lên cao giữa Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và chính phủ Ngô Đình Diệm, chính phủ Hà Nội gửi Đoàn 559 (mới được thành lập vào tháng 5 năm 1959) vào Nam để xây dựng hệ thống đường Trường Sơn với lực lượng gồm một tiểu đoàn giao liên D301 với 440 người. Đoàn trưởng là Thượng tá (sau này là Thiếu tướng) Võ Bẩm (nguyên Cục phó Cục Nông binh thuộc Tổng cục Hậu cần). Đoàn có nhiệm vụ vừa vận chuyển vừa mở đường hành quân. Với phương châm "đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng" để đảm bảo bí mật tối đa, toàn bộ vũ khí và hàng mang theo đều là các loại cũ từ thời Pháp, thậm chí đoàn còn dùng ván gỗ để khi đi không để lại dấu vết trên đất rừng. Trong những năm đầu của cuộc xung đột (1960-1964), đường Trường Sơn chủ yếu được dùng để chuyển quân, do hệ thống hạ tầng đường sá trên tuyến còn hạn chế, chưa phát huy được phương tiện cơ giới, nên khi đó việc vận chuyển tiếp viện hậu cần, súng đạn vào Nam chủ yếu là thông qua tuyến đường chi viện trên biển bằng những "con tàu không số" đã thực sự có hiệu quả cao hơn. Tuyến đường mòn phiá Đông Trường sơn có địa hình hiểm trở dốc cao phức tạp, nên từ năm 1961, đoàn 559 tiến hành khảo sát và mở tuyến giao thông của mình sang sườn Tây của dãy Trường Sơn. Một năm sau, đoàn 559 được bổ sung quân số thêm 6.000 người, biên chế thành hai trung đoàn 70 và 71. Con số này không bao gồm các lực lượng chiến đấu với nhiệm vụ bảo vệ tuyến đường và lực lượng dân công Việt, Lào. Sau các cố gắng của hải quân Mỹ nhằm ngăn chặn hoạt động của miền Bắc trên vùng biển ven bờ bởi Chiến dịch Market Time, hoạt động đường Hồ Chí Minh trên biển bị chững lại một thời gian, thì lúc này đường Trường Sơn đã được hoàn chỉnh hơn, đủ năng lực thực hiện cả hai nhiệm vụ: vừa chuyển quân vừa chuyển Vật chất hậu cần từ miền Bắc vào Nam, đồng thời còn tổ chức được hệ thống kho tàng dọc theo biên giới mà sau được gọi là các "Khu căn cứ" (Base Area), nơi này đến lượt nó lại trở thành các thánh địa cho các lực lượng Quân giải phóng miền Nam dưỡng quân và tái trang bị sau khi thực hiện các hoạt động quân sự bên trong lãnh thổ do đối phương kiểm soát. Có 5 khu căn cứ lớn trong vùng cán xoong của Lào (xem bản đồ). Căn cứ 604 là trung tâm hậu cần chính; từ đó, quân và quân nhu được điều phối vào Vùng 1 chiến thuật của Việt Nam Cộng hòa và các căn cứ khác xa hơn ở phía Nam. Căn cứ 611 hỗ trợ vận tải từ căn cứ 604 tới căn cứ 609; cung cấp xăng dầu và đạn dược cho căn cứ 607 và tới tận thung lũng A Sầu ở Thừa Thiên. Căn cứ 612 được dành để hỗ trợ Mặt trận B3 tại Tây Nguyên. Căn cứ 614 nằm giữa Chavane (Lào) và Khâm Đức (Nam Việt Nam) vận chuyển quân và hàng hóa vào Vùng 2 chiến thuật và Mặt trận B3. Căn cứ 609 giữ vai trò quan trọng, do mạng lưới đường ở đây có thể dùng để vận chuyển vật chất hậu cần trong mùa mưa. Ban đầu, hàng hóa được vận chuyển bằng xe đạp thồ, xe bò. Đến tháng 12 năm 1961, Đoàn vận tải số 3 của Tổng cục Hậu cần đã trở thành đơn vị vận tải sử dụng xe cơ giới đầu tiên của QĐNDVN phục vụ trên đường Trường Sơn. Từ đây, vận tải cơ giới tăng lên nhanh chóng. Có hai loại đơn vị thuộc Đoàn 559 là: các binh trạm và các đơn vị giao liên. Một binh trạm tương đương với một trung tâm hậu cần cấp trung đoàn, có trách nhiệm bảo vệ một đoạn đường. Trong khi các đơn vị độc lập chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh, công binh và các chức năng đánh tín hiệu thông tin, binh trạm cung cấp các nhu yếu phẩm, dịch vụ hậu cần. Giữa các binh trạm là các trạm giao liên thường đóng cách nhau một ngày đường đi bộ, có trách nhiệm cung cấp lương thực, chỗ trú, y tế, và dẫn đường tới binh trạm tiếp theo. Đến tháng 4 năm 1965, chỉ huy Đoàn 559 là Tướng Phan Trọng Tuệ, quân số đã tăng lên tới 24.000 người, được biên chế trong 6 tiểu đoàn vận tải bằng xe ô tô tải, 2 tiểu đoàn vận tải xe đạp thồ, một tiểu đoàn vận tải đường thủy, 8 tiểu đoàn công binh, và 45 trạm giao liên. Khẩu hiệu của Đoàn 559 khi đó là "Đánh địch mà tiến, mở đường mà đi'Từ năm 1961 - 1964, đoàn 559 đã xây dựng 751 km đường vận tải ô tô, 600 km đường gùi thồ, 300 km đường sông; vận chuyển 10.136 tấn hàng (trong đó giao cho chiến trường 2.912 tấn, chủ yếu là vũ khí đạn dược). Từ tháng 9/1962 - 2/1965, Đoàn 759 chuyển vào chiến trường 4.919 tấn vũ khí đạn dược. Trong đó, giao cho Hậu cần Miền (ở bến Lộc An, Bà Rịa) 170 tấn, kịp thời bổ sung cho trận Bình Giã. Từ 1962 - 1965, Đoàn K10 tiếp nhận hàng hóa từ Thạnh Phú, Bến Tre đưa lên, vận chuyển bảo đảm cho chiến dịch Bình Giã 1.000 tấn; cấp cho T4 chuyển vào nội thành Sài Gòn 200 tấn; dự trữ tại Rừng Sác 100 tấn. Từ 1961-1965, B2 được Miền Bắc chi viện 4.092 tấn vật chất, chủ yếu vũ khí đạn và trang bị kỹ thuật (chiếm 13,3% tổng số vật chất có tại B2) và 449 triệu đồng (tiền miền nam), 33 triệu Riel (tiền Campuchia) Cho đến mùa khô 1964-1965, hệ thống đường Tây Trường Sơn được phát triển thành một mạng lưới của các con đường đất (một số đoạn được rải đá hoặc lót ván gỗ) rộng khoảng 5,5 m, đường cho người đi bộ và xe đạp thồ, bãi đỗ xe tải. Còn có kho chứa, bãi chứa hàng, doanh trại, bệnh viện, và các cơ sở vật chất khác. Tất cả được che giấu khỏi quan sát từ trên không bằng một hệ thống ngụy trang tự nhiên và nhân tạo được mở rộng và củng cố, góp phần tăng năng lực thông xe đáng kể cho toàn tuyến. Thời tiết ở vùng Đông Nam Lào đóng vai trò quan trọng cả trong nỗ lực hậu cần và cả trong cố gắng của quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng hòa nhằm phá đường. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, trong thời gian này, trời luôn nhiều mây, mưa nhiều, nhiệt độ cao. Mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3, khí hậu tương đối khô hơn và nhiệt độ thấp hơn. Do mạng lưới đường chủ yếu là đường đất, khối lượng vận chuyển chủ yếu (và các hoạt động quân sự mà nó hỗ trợ) được thực hiện vào mùa khô. Về sau, hệ thống đường được bổ sung bởi vận tải đường sông, kiểu vận tải này cho phép chuyển các khối lượng lớn quân nhu ngay cả trong mùa mưa. Ngăn chặn và mở rộng (1965-1968) Đầu năm 1965, Thiếu tướng Phan Trọng Tuệ được cử làm Tư lệnh kiêm Chính ủy Đoàn 559. Cuối năm 1965, Đại tá Hoàng Văn Thái (nguyên Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần) được cử làm Tư lệnh và Đại tá Trần Ngọc Giao (Cục trưởng Cục Vận tải, Tổng cục Hậu cần) được cử kiêm nhiệm Phó Tư lệnh. Đại tá Vũ Xuân Chiêm (nguyên Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần) được cử làm Chính ủy Đoàn 559. Đến cuối năm 1966, Đại tá Đồng Sĩ Nguyên (nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần) được cử làm Tư lệnh Đoàn 559 cho đến khi Đoàn 559 kết thúc nhiệm vụ lịch sử của mình (1976). Theo ước lượng của tình báo Mỹ, số quân vào Nam theo đường Trường Sơn là trong năm 1961 là 5.843, năm 1962 là 12.675 (con số thực là 5.300); năm 1963 là 7.693 (thực là 4.700); và năm 1964 là 12.424 (thực là 9.000). Năm 1964, khả năng cung ứng của đường Trường Sơn đã đạt đến từ 20 đến 30 tấn mỗi ngày. Năm 1965, nhờ có các tuyến đường mới mở (trong đó có các tuyến đi qua Campuchia), lượng vật chất hậu cần được chuyển vào Nam trong năm này gần bằng tổng của 5 năm trước. Đến năm 1965, việc đánh phá ngăn chặn tuyến đường Trường Sơn đã trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của Mỹ, nhưng các chiến dịch chống phá gặp khó khăn do thiếu lực lượng và bởi tính "trung lập" của Lào. Các vấn đề phức tạp của chính trị Lào cùng với sự can thiệp của Mỹ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã dẫn tới một chính sách chung là hai bên cùng lờ nhau, và tiếp tục vi phạm tính trung lập của Lào: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa củng cố và mở rộng hệ thống hậu cần trên đất Lào và hỗ trợ lực lượng đồng minh Pathet Lào; còn Mỹ thì không ngừng ném bom đường Trường Sơn đồng thời bí mật xây dựng một lực lượng vũ trang chống lại hoạt động của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tuy nhiên quân đội Mỹ được lệnh không ra khỏi biên giới Việt Nam Cộng hòa vì Tổng thống Mỹ không muốn mở rộng chiến tranh. Ngày 14 tháng 12 năm 1964, Không lực Mỹ thực hiện Chiến dịch Barrel Roll lần đầu ném bom một cách có hệ thống phần đường trên đất Lào. Ngày 20 tháng 3 năm 1965, sau khi Chiến dịch Sấm Rền đánh phá miền Bắc và Bắc Trung Bộ mở màn, Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson đã chấp thuận một cuộc leo thang quân sự nhằm phá đường Trường Sơn. Chiến dịch Barrel Roll tiếp diễn ở vùng Đông Bắc Lào, trong khi vùng cán xoong phía nam bị ném bom bởi Chiến dịch Steel Tiger. Đến giữa năm, số phi vụ đã tăng từ 20 lên 1.000 lượt mỗi tháng. Trong tháng 1 năm 1965, chỉ huy Mỹ tại Sài Gòn yêu cầu kiểm soát các chiến dịch ném bom tại các vùng Lào giáp ranh với 5 tỉnh phía Bắc Việt Nam Cộng hòa. Đến đây, vùng này thuộc về địa bàn của Chiến dịch Tiger Hound. Mùa mưa hàng năm làm ảnh hưởng tới các hoạt động vận tải của đường Trường Sơn và cũng gây khó khăn cho các chiến dịch ném bom. Ngoài ra, sương mù buổi sớm và khói do tập tục đốt rẫy của dân cư thiểu số cũng cản trở việc ném bom. Trong năm 1968, Không quân Mỹ thực hiện hai thí nghiệm với hy vọng làm trầm trọng hơn nữa kiểu thời tiết xấu của mùa mưa. Dự án Popeye là một cố gắng nhằm kéo dài vô hạn mùa mưa trên đường Trường Sơn bằng cách tạo mây. Dự án bắt đầu thử nghiệm vào tháng 9 trên vùng lưu vực sông Se Kong - con sông chảy qua địa bàn của các chiến dịch Steel Tiger và Tiger Hound. Mây được tạo trong không trung bằng các đám khói Bạc iodide và sau đó được kích hoạt bằng một mồi nổ bắn ra từ súng bắn pháo sáng. Dự án thử nghiệm thành công và chương trình đã được thực hiện cho đến tháng 7 năm 1972. Dự án Commando Lava được bắt đầu thử nghiệm vào tháng 5. Các nhà khoa học ở công ty Dow Chemical đã chế tạo một dung dịch hóa học mà khi trộn với nước mưa sẽ phá hủy tính ổn định của các thành phần của đất và tạo ra bùn. Những thành viên quân sự và dân sự của chương trình này đã rất hứng thú, họ cho rằng họ đang "tạo bùn chứ không gây chiến." Tuy nhiên, thử nghiệm không cho kết quả tốt, chất này chỉ có tác dụng ở một số vùng, tùy theo thành phần của đất. Trên mặt đất, ban đầu, CIA và Quân đội Hoàng gia Lào có trách nhiệm ngăn chặn, làm chậm, hoặc ít nhất là theo dõi hoạt động của Quân đội nhân dân Việt Nam. Về sau, nhiệm vụ này do các đội thám báo Lào do CIA xây dựng thực hiện. Đến tháng 10 năm 1965, Tướng William Westmoreland, chỉ huy quân đội Mỹ ở Nam Việt Nam, nhận được thẩm quyền tung lực lượng biệt kích Mỹ vượt qua biên giới. Ngày 18 tháng 11, lực lượng bí mật SOG (Military Assistance Command, Vietnam Studies and Observations Group) thực hiện đặc vụ "vượt hàng rào" đầu tiên vào đất Lào. Đây là khởi đầu của một nỗ lực thám báo không ngừng mở rộng của SOG cho đến khi tổ chức này được giải thể vào năm 1972. Ngày 10 tháng 12, một vũ khí khác của Mỹ đã được đưa vào sử dụng, đó là trận ném bom đầu tiên của pháo đài bay B-52 xuống đường Trường Sơn. Tuy nhiên, các cố gắng trên không chặn hoặc giảm được nhịp độ vận chuyển vào Nam. Mặc dù vậy, các nhà sử học Mỹ vẫn đánh giá các chiến dịch đánh phá này không vô ích, do 10 ngàn quân của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã bị giữ lại để bảo vệ và duy trì đường Trường Sơn thay vì vào Nam chiến đấu.Edward Doyle, Samuel Lipsman, et al, America Takes Over, 1965-1967. Boston: Boston Publishing Company, 1982, tr. 18-19. Năm 1966, Mỹ ước tính tổng số quân vào Nam qua đường Trường Sơn là từ 58.000 đến 90.000 người, trong đó có ít nhất 5 trung đoàn hoàn chỉnh. Mùa khô năm 1966-1967 đánh dấu bước chuyển lớn về chiến thuật vận tải của đoàn 559 từ "phòng tránh tích cực" sang "tiến công" hợp đồng binh chủng. Các sở chỉ huy được chuyển ra gần đường, các lực lượng phòng không, công binh đóng sát đường để hỗ trợ kịp thời và hiệu quả hơn cho lực lượng vận tải chủ công. Nhiều tuyến đường phụ, đường vòng được mở thêm để đảm bảo thông đường cho xe chạy. Đến cuối năm 1967, mạng lưới đường đã lên 2.959 km đường ô tô, trong đó có 275 km đường chính, 576 km đường vòng, và 450 đường vào cùng các kho chứa. Bộ đội Trường Sơn còn sử dụng sông Se Kong và sông Se Bangfai để chở lương thực, nhiên liệu, và đạn dược bằng cách cho hàng vào các thùng thép và thả trôi sông, các thùng này được thu lại ở đầu kia bởi các hệ thống lưới và rào gỗ. Người Mỹ đã không biết rằng trong năm 1967, để chuẩn bị cho cuộc tổng tấn công Mậu Thân 1968, hơn 81.000 tấn hàng đã được vận chuyển và cất giữ , 200.000 quân, trong đó có 7 trung đoàn bộ binh và 20 tiểu đoàn độc lập đã vào Nam. Vật chất hậu cần được vận chuyển theo đoàn được hộ tống từ miền Bắc theo từng chặng, xe tải chỉ chạy đi về giữa hai trạm, dỡ hàng và lấy hàng mới tại mỗi trạm. Nếu một xe tải bị hỏng hoặc bị bom phá, nó sẽ được thay bằng một xe của trạm gần nhất phía Bắc, và cứ như vậy cho đến khi một xe tải mới được đưa vào tại trạm cuối ở miền Bắc. Cuối cùng, khi hàng tới trạm giao liên cuối cùng ở phía Nam, hàng được bốc dỡ, cất vào kho, đưa lên các phương tiện vận tải thủy, hoặc do người vác vào miền Nam Việt Nam. Để tránh bom, các đơn vị vận tải thường chỉ chạy khi trời tối, cao điểm là lúc gần sáng. Khi máy bay Mỹ tới, giao thông sẽ dừng lại cho đến khi trời gần sáng, khi các máy bay ném bom và bắn phá ban đêm trở về căn cứ. Rồi xe lại chạy, cao điểm tiếp theo là khoảng 6 giờ sáng khi các lái xe cố gắng đưa xe về điểm tập kết trước khi mặt trời mọc và các đợt máy bay buổi sáng bắt đầu. Từ năm 1965-1968, Đoàn 559 đã vận chuyển chi viện cho chiến trường 121.139 tấn vật chất, trong đó chi viện cho miền Nam 27.548 tấn, chiến trường Nam Lào 12.935 tấn và bảo đảm cho các lực lượng hành quân trên các tuyến 15.862 tấn; đưa 594.858 lượt người hành quân vào chiến trường, trong đó có 45 đơn vị kỹ thuật với 566 xe cơ giới, 380 khẩu pháo, vận chuyển 35.421 lượt thương bệnh binh Thời kỳ 1968–1972 Năm 1970, Bộ tư lệnh 559 được nâng lên cấp quân đoàn. Chỉ huy thời kỳ này là Đại tá Đồng Sĩ Nguyên - Tư lệnh và Đại tá Vũ Xuân Chiêm – Chính ủy. Năm 1971, Đại tá Đặng Tính được cử làm Chính ủy (Chính ủy Đặng Tính gặp tai nạn và mất trên đường đi công tác năm 1973). Binh đoàn được tổ chức lại thành 5 bộ tư lệnh khu vực ngang cấp sư đoàn là: 470, 471, 472, 473, và 571. Lực lượng binh đoàn bao gồm 4 trung đoàn vận tải, 2 trung đoàn đường ống dẫn dầu, 3 trung đoàn pháo phòng không, 8 trung đoàn công binh, và Sư đoàn 968 Bộ binh. Đến cuối năm, đoàn 559 đã có 27 binh trạm, vận chuyển 40.000 tấn hàng với tỉ lệ mất mát của năm đó là 3.4%.. Từ năm 1960 đến 1970, gần 80% lượng hàng được chuyển bằng đường biển từ Bắc vào Nam qua Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển chuyển hàng trực tiếp tới các cảng biển Trung bộ, Nam bộ Việt Nam (đến năm 1965) và quá cảnh qua cảng Sihanoukville ở Campuchia, rồi từ đó đưa vào miền Nam Việt Nam. Từ sau vụ đảo chính năm 1970 của tướng Lon Nol tại Campuchia, và việc đóng cảng Sihanoukville đối với tàu chi viện của miền Bắc - Đường Trường Sơn phải làm thêm nhiệm vụ của đường Hồ Chí Minh trên biển. Do dự báo trước khả năng mất đường hậu cần phía Nam nên từ năm 1969, Quân đội nhân dân Việt Nam đã bắt đầu nỗ lực mở rộng hành lang tuyến hậu cần lớn nhất trong cả cuộc chiến. Năm 1970, ta chiếm các thị xã Lào Attopeu và Saravane ở chân cao nguyên Boloven, kéo dài hệ thống vận tải trên sông Se Kong vào Campuchia. Quân đội nhân dân Việt Nam còn thành lập Đoàn Vận tải 470 để quản lý dòng người và hàng đi tới các chiến trường mới trong lãnh thổ Campuchia. "Con đường Giải Phóng" mới này rẽ sang Tây từ đường Trường Sơn tại Mường May ở Nam Lào, đi song song với Se Kong để vào Campuchia. Cuối cùng, tuyến đường mới này kéo dài qua Siem Prang tới sông Mekong đoạn ở gần Stung Treng, Campuchia. Trong năm 1971 Quân đội nhân dân Việt Nam chiếm Paksong và tiến tới Pakse tại trung tâm cao nguyên Boloven. Năm sau, Quân đội nhân dân Việt Nam chiếm được Khong Sedone. Họ còn tiếp tục một chiến dịch được bắt đầu từ năm 1968 để dọn sườn phía đông của đường Trường Sơn. Trong năm đó, các cứ điểm của các Lực lượng Đặc biệt của Mỹ tại Khe Sanh và Khâm Đức (cả hai đều do SOG sử dụng làm các căn cứ tiền phương cho các hoạt động biệt kích chống phá đường Trường Sơn) đều bị bỏ hoặc đánh bại. Năm 1970, số phận tương tự đã xảy đến cho một căn cứ khác tại Dak Seang. Hành lang tuyến vận chuyển từng rộng chỉ 20 dặm nay đã trải rộng 90 dặm từ Đông sang Tây. Năm 1971, "đường kín" dưới tán rừng bắt đầu được xây đựng. Đến năm 1973, xe tải có thể chạy suốt dọc đường mà không ra khỏi mái ngụy trang, ngoại trừ khi đi qua suối cạn hay vượt suối qua các ngầm (loại đường được xây hoặc kè bằng đá ngay dưới mặt nước). Từ năm 1969-1972, tuyến Đường 559 đã vận chuyển chi viện cho các chiến trường 277.611 tấn hàng (miền Nam 162.710 tấn, chiến trường Lào 114.901 tấn), bảo đảm cho 692.690 lượt người hành quân vào miền Nam và 256.871 người hành quân ra miền Bắc; thời gian hành quân vào B2 rút ngắn được 10-15 ngày, góp phần quan trọng để bảo đảm cho các chiến dịch lớn Chiến dịch Commando Hunt và Igloo White Đến năm 1968, hệ thống đường giao thông, tuyến hậu cần từ miền Bắc đã mở rộng và hiện đại hóa. Ngoài ra, khoảng 43.000 người Việt và Lào đã tham gia điều khiển, nâng cấp, hoặc mở rộng hệ thống đường. Lượng bom ném xuống Trường Sơn đạt đỉnh năm 1969, với khoảng 433.000 tấn ném xuống Lào. Đây là thời điểm kết thúc của chiến dịch Rolling Thunder và mở đầu của chiến dịch Commando Hunt (tháng 11 năm 1968). Việc nỗ lực ném bom liên tục này được chỉ dẫn bởi chiến dịch Igloo White hoạt động tại Nakhon Phanom, Thái Lan. Chiến dịch này gồm ba phần: các thiết bị cảm ứng địa chấn và âm thanh thu thập thông tin tình báo trên đường Trường Sơn (hàng rào điện tử MacNamara), các máy tính tại Trung tâm Giám sát Thâm nhập (Infiltration Surveillance Center – ICS) đặt tại Thái Lan thu thập thông tin và ước tính các đường vận tải và tốc độ xe; các kíp máy bay được ISC chỉ dẫn để đánh phá các mục tiêu. Nỗ lực này còn được hỗ trợ bởi các nhóm biệt kích SOG. Ngoài các nhiệm vụ do thám, đặt máy nghe trộm, và đánh giá thiệt hại do bom, các nhóm này còn tự tay lắp đặt các thiết bị cảm ứng cho chiến dịch Igloo White. Đến giai đoạn cuối của chiến dịch Commando Hunt (tháng 10 năm 1970 – tháng 4 năm 1972) số phi vụ máy bay bắn phá mỗi ngày là 182 máy bay tiêm kích, 13 máy bay chiến đấu (fixed wing gunship) và 21 B-52. Không quân Mỹ tuyên bố chỉ riêng trong 7 chiến dịch Commando Hunt từ tháng 11/1968 đến tháng 3/1972, 46.000 xe tải đã bị phá hủy hay đánh hỏng trên đường Trường Sơn, và tỉ lệ đến đích của xe tải chỉ là 16%. Tuy nhiên, đến những năm 1990, các sử gia Mỹ đã bác bỏ số liệu này khi biết rằng trong giai đoạn đó, phía Việt Nam chỉ nhập về trung bình khoảng 6.000 xe tải/ năm. Sử gia Earl Tilford kể lại đã từng có báo cáo về "300 xe tải bị phá hủy hay đánh hỏng chỉ trong 1 đêm", khiến tướng Mỹ rất hài lòng, nhưng đêm sau thì đường lại tấp nập như cũ. Theo ông: "Không quân Mỹ đã thành công trong việc đánh lừa chính mình rằng chiến dịch Commando Hunt có tác dụng." Chuyên gia không quân John Corell thì cho rằng các phi công Mỹ đã báo cáo phóng đại thành tích ít nhất là 4 lần. Quân đội nhân dân Việt Nam đáp trả máy bay Mỹ bằng lực lượng pháo phòng không ngày càng mạnh. Năm 1968, lực lượng này chỉ gồm các pháo phòng không cỡ 37-mm và 57-mm điều khiển thủ công. Năm sau đã xuất hiện súng pháo 85-mm và 100-mm do radar điều khiển. Đến năm 1972, Mỹ ước tính đường Trường Sơn đã được bảo vệ bởi hơn 1.500 khẩu pháo phòng không. Ngày 20/7/1971, Sư đoàn Phòng không 377 được Bộ Quốc phòng điều động trực thuộc Bộ tư lệnh Trường Sơn. Bộ cũng bổ sung cho Bộ tư lệnh Trường Sơn thêm 728 khẩu pháo phòng không các loại, 20.000 bộ đội và 15.000 thanh niên xung phong. Chưa bao giờ lực lượng phòng không của Trường Sơn lại hùng hậu như thời kỳ này: Sư đoàn 377 (có 6 trung đoàn) và 12 Trung đoàn cao xạ và tên lửa độc lập. Đó là chưa kể 28 tiểu đoàn pháo cao xạ của 25 Binh trạm Trường Sơn. Trong các loại vũ khí bắn phá Trường Sơn, máy bay chiến đấu AC-130 Spectre với kính ngắm hồng ngoại và súng 40 mm được phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đánh giá là hiệu quả nhất, kiểm soát và hạn chế phần nào hoạt động vận tải về đêm, phá hủy 2.432 xe tải trong tổng số 4.000 xe bị bom phá trong mùa khô 1970-71. Để đối phó với máy bay AC-130, tháng 2 năm 1972, một tuyến "đường kín" dài 800 km hoàn thành và bắt đầu đưa vào sử dụng. Trên tuyến này, xe chạy dưới tán rừng già, chạy hoàn toàn vào ban ngày để tránh bị máy bay phát hiện. Xe chạy theo đội hình trung đoàn liền trên toàn tuyến chứ không chạy theo chặng nên thời gian giảm được từ 10 đến 15 ngày. Ban đêm, các đội xe vẫn tiếp tục chở hàng trên "đường hở", kết hợp với việc nghi binh bởi các xe hỏng chạy thật để bẫy AC-130 cho lực lượng phòng không tấn công. Ngày 29 tháng 3 năm 1972, máy bay AC-130 đã bị bắn rơi trong một phi vụ ban đêm bởi tên lửa đất đối không SAM-2 ở gần Sê Pôn., 14 phi công Mỹ thiệt mạng. Hai ngày sau, một chiếc AC-130 lại bị quật ngã bởi pháo phòng không 57mm và rơi xuống rừng Trường Sơn, 15 thành viên phi hành đoàn nhảy dù và được giải cứu sau đó. Không quân Mỹ bị mất liên tiếp hai chiếc máy bay đắt đỏ và 14 phi công chỉ trong 2 ngày. Ngày 18/6/1972, bộ đội Việt Nam sử dụng tên lửa vác vai Strela 2 bắn rơi một chiếc AC-130. Sau các vụ này, AC-130 phải lui về hoạt động ở phía Nam đường 9. Tuyến "đường kín" này đã đem lại hai kết quả quan trọng: Nỗ lực của Mỹ dùng máy bay AC-130 để đánh phá và chặn xe đã bị vô hiệu hóa; Việc vận tải được thực hiện theo cung dài đội hình lớn, đi thắng từ đầu đến cuối tuyến, kết thúc những năm tháng dai dẳng xe phải chạy ban đêm, vận chuyển theo từng cung trạm, vừa chậm vừa kém hiệu quả. Sau 2 năm, chiến dịch Igloo White nói riêng và "Chương trình ngăn chặn mới" nói chung đã không thể thu được kết quả như mong muốn. Đến năm 1970, các thông tin của cơ quan tình báo chiến trường Mỹ đã khiến người ta phải sửng sốt. Theo đó, từ năm 1969 cho đến năm 1970, mức thâm nhập qua Trường Sơn lên tới 348 đoàn, trong đó có 46 tiểu đoàn trang bị mạnh, 24.530 tấn vũ khí, có 335 chuyến bay các loại bí mật thả vũ khí xuống các hành lang ở Lào. John McConnell, Tham mưu trưởng Không quân Mỹ thừa nhận: Sau khi Hàng rào McNamara bị chọc thủng, đến lượt kế hoạch Igloo White bị phá sản. Từ sau năm 1970, kỹ thuật quân sự Mỹ bế tắc, không tìm ra lời giải mới nào khả quan trong việc cắt đứt đường Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, kế hoạch này vẫn tiếp tục được kéo dài cho đến năm 1973, khi Hiệp định Paris được ký kết. Chiến dịch Lam Sơn 719 Đầu tháng 2 năm 1971, 30.000 quân Việt Nam Cộng hòa, 4.000 quân Hoàng gia Lào, được sự yểm trợ của 10.000 lính Mỹ và không quân Mỹ, đã vượt biên giới Lào, tiến theo Đường 9 về phía trung tâm hậu cần của Quân đội nhân dân Việt Nam tại Sê Pôn (Tchepone). Chiến dịch Lam Sơn 719, cuộc tấn công được dự tính đã lâu vào hệ thống đường Trường Sơn và cuộc thử nghiệm của chính sách Việt Nam hóa chiến tranh của Mỹ, đã bắt đầu. Quân đội Mỹ (ngoại trừ các đơn vị không quân, pháo binh, trực thăng) theo mệnh lệnh sẽ không tham gia trực tiếp cuộc xâm lược. Đầu tiên, chiến dịch tiến triển tốt, chỉ gặp phải ít kháng cự. Tuy nhiên, Quân đội nhân dân Việt Nam đã chuẩn bị cho trận chiến này từ lâu, họ nhanh chóng điều đến một lực lượng cuối cùng lên đến 60.000 quân, đợi khi thời cơ đến thì phản công cô lập và tiêu diệt từng cánh quân của QLVNCH. Chiến trận nổ ra tại Nam Lào không giống với bất cứ trận chiến nào trước đó trong Chiến tranh Việt Nam, lần đầu tiên Quân đội nhân dân Việt Nam có sự hiệp đồng binh chủng: bộ binh tấn công với sự hỗ trợ của xe tăng và pháo hạng nặng đè bẹp các vị trí của Quân lực Việt Nam Cộng hòa tại các cánh và đội hình chính. Hỏa lực phòng không phối hợp đã làm cho sự hỗ trợ và vận tải bằng không quân trở nên khó khăn và thiệt hại lớn, 168 trực thăng bị bắn rơi và 618 chiếc khác bị bắn hỏng. Tuy đổ được quân vào một vài điểm cao phía Đông Sê Pôn và đưa được quân trinh sát vào trong thị trấn, nhưng đó là một chiến tích không mấy giá trị, vì Quân lực Việt Nam Cộng hòa sau đó đã phải nhanh chóng rút lui. Quân đội nhân dân Việt Nam khép chặt gọng kìm và chặn đánh trên suốt quá trình rút lui. Tuy được hỗ trợ bởi hỏa lực mạnh của Mỹ, nhưng Quân lực Việt Nam Cộng hòa vẫn chịu thiệt hại nặng nề. Đến ngày 25 tháng 3, chiến sự kết thúc, các đơn vị cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa rút chạy trở về với đối phương đuổi sát phía sau. Trong suốt thời gian diễn ra Chiến dịch, Đoàn 559 đã thực hiện cơ động lực lượng, gồm bộ binh: 27.935 người; 2 tiểu đoàn xe tăng, 1 trung đoàn công binh, 2 trung đoàn pháo binh, cùng 8.271 tấn vật chất (đạn: 3.329 tấn; lương thực, thực phẩm: 4.196 tấn; xăng dầu: 600 tấn; hàng quân y: 56,6 tấn; hàng khác: 81,4 tấn). Lực lượng vận tải đã cung cấp khối lượng lớn vũ khí, trang bị, gồm: Súng bộ binh 23.312 khẩu; súng cối, pháo, ĐKZ: 770 khẩu; pháo cao xạ và súng máy phòng không: 670 khẩu; xe ô tô (không kể của các binh trạm chiến lược): 603 chiếc; xe xích: 98 chiếc; xe tăng: 88 chiếc. Lực lượng bảo đảm kỹ thuật gồm, trạm sửa chữa xe đơn vị: 11 trạm; trạm sửa chữa vũ khí đơn vị: 26 trạm. Đây là lần đầu tiên hậu cần chiến lược sử dụng phương tiện cơ giới để cơ động lực lượng dự bị chiến lược quy mô lớn vào vị trí tập kết chiến dịch. Tính đến ngày 31/3, số thương binh được chuyển bằng phương tiện cơ giới về hậu phương chiếm 37% tổng số thương binh Phối hợp chặt chẽ với Đoàn 559, Hậu cần Binh đoàn 70 đảm nhiệm vận chuyển trên hướng chủ yếu của Chiến dịch (hướng Bắc). Binh đoàn 70 gồm 1 đại đội xe ô tô (32 xe) đảm nhiệm vận chuyển đột xuất, vận chuyển nhỏ trên các cung đường không thuộc tuyến chiến lược, cũng đã vận chuyển được 425 tấn hàng các loại. Ngoài ra, còn có 2 sư đoàn vận tải bộ làm nhiệm vụ vận tải từ kho chiến dịch và sư đoàn đến các đại đội, 1.500 dân công làm nhiệm vụ chuyển thương và phục vụ trên các tuyến điều trị. Mặt trận B5 ở hướng Đông, gồm 1 trung đội xe ô tô (18 xe), 5 đại đội vận tải bộ và 2.000 dân công, trong chiến dịch cũng chuyển được hơn 1.000 tấn. Trong tháng 2 và 3/1971, hậu cần chiến dịch đã cung cấp khối lượng lớn vật chất bằng cả 6 tháng cho Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh (năm 1968) Chiến dịch này được coi là một thất bại đẫm máu của liên quân Mỹ-Việt Nam Cộng hòa, cả với vai trò thử nghiệm của Việt Nam hóa chiến tranh (bên tấn công chịu thương vong hơn một nửa quân số) và với vai trò phá hệ thống hậu cần của Quân đội nhân dân Việt Nam (trong gần hai tháng diễn ra chiến dịch và tham gia chiến dịch, chẳng những xe vận tải không bị tắc, mà khối lượng hàng chuyển giao các chiến trường tăng gấp hai lần, thời gian đưa hàng đến đích cũng nhanh hơn, chỉ bằng nửa thời gian trước đó). Tuyến xăng dầu vượt Trường Sơn (1968–1975) Cuối năm 1968, tình báo Mỹ đã có một phát hiện gây sốc, đó là phát hiện về hệ thống đường ống dẫn xăng dầu chạy ở phía tây nam từ Vinh. Thực sự đó là một tuyến đường ống dẫn xăng dầu đang được triển khai với điểm đầu là từ biên giới Việt - Trung chạy về hướng nam, sẽ vào đến miền Đông Nam Bộ. Nó được xây dựng bắt nguồn từ ý chí và quyết tâm cao độ của tướng Đinh Đức Thiện, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần và trí thông minh, lòng dũng cảm và sự hy sinh lớn lao của cán bộ chiến sĩ ngành xăng dầu Quân đội nhân dân Việt Nam và đặc biệt là của bộ đội xăng dầu Trường Sơn. Tuyến đường ống xăng dầu chiến lược Bắc - Nam nhằm chi viện cho chiến trường miền Nam: được xuất phát bắt đầu từ hai trạm thuộc biên giới Việt - Trung là Lạng Sơn và Quảng Ninh, hai tuyến đường ống cùng dẫn về trạm Nhân Vực, thuộc huyện Thường Tín, Hà Nội. Từ đây, được hợp lại thành một đường ống chạy thẳng vào miền Trung qua Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Đến đây tuyến ống được chia làm hai ngả (do bộ đội Trường Sơn đảm nhiệm xây dựng, bảo vệ và vận hành): một ngả theo đường Đông Trường Sơn đi qua Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, qua Tây Nguyên, vượt Kon Tum, xuống Đắc Nông. Ngả thứ hai lại vượt đèo Mụ Giạ, sang Lào vươn tới hạ Lào, rồi vượt qua biên giới Lào và Campuchia để vào tới Đắc Nông. Trên toàn bộ hệ thống (tuyến ống hai nhánh qua Đông và Tây Trường Sơn) có với chiều dài 1.450 km với tổng cộng 316 trạm bơm đẩy, 101 kho với sức chứa trên 300 nghìn m3. Bộ đội xăng dầu đã tập trung một lực lượng gồm: 9 trung đoàn đường ống, 2 trung đoàn công trình, 1 trung đoàn thông tin, 2 nhà máy cơ khí, 3 tiểu đoàn xe vận tải. Đến đầu năm 1969, hệ thống này đã vượt qua biên giới với Lào, và đến năm 1970 đã vươn tới gần thung lũng A Sầu ở tỉnh Thừa Thiên... Được hỗ trợ bởi nhiều trạm bơm nhỏ, đường ống bằng thép đã có thể chuyển dầu diesel, xăng và dầu hỏa qua cùng một ống. Nhờ các nỗ lực của Trung đoàn đường ống 592 Quân đội nhân dân Việt Nam, đến năm 1970, chiều dài đường ống vào Lào đã tăng lên nhanh chóng. Ngày 20/1/1975, đường ống xăng dầu đã được Bộ đội Trường Sơn xây dựng vào tới Bu Prăng (nay thuộc huyện Tuy Đức, tỉnh Đắc Nông). Đến tháng 3/1975, trước yêu cầu của chiến trường, bộ đội Trường Sơn đã quyết tâm hoàn chỉnh hệ thống đường ống xăng dầu, liên hoàn Đông và Tây Trường Sơn, khẩn trương kéo dài thêm được 596 km đường ống tới tận vùng giải phóng, mà điểm cuối của tuyến ống là Bù Gia Mập, bàn giao cho Cục hậu cần Quân giải phóng tại Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước (miền Đông Nam bộ) thuộc địa bàn chiến trường B2. Trong suốt 7 năm (1968 - 1975), tuyến ống này được xây dựng vận hành, đã nhập vào tuyến hơn 317.000 tấn xăng dầu, đã cấp được 5,5 triệu m3 xăng dầu, cung ứng một nguồn vật chất hậu cần hết sức thiết yếu cho các chiến trường. Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển Đường mòn Hồ Chí Minh trên không Cuối tháng 2-1960, Đại tướng Võ Nguyên Giáp dùng trực thăng bay vào làm việc với các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, đặc khu Vĩnh Linh, Sư đoàn 325, Lữ đoàn 341. Sau chuyến khảo sát, Đại tướng gợi ý khả năng sử dụng máy bay để tạo các tuyến vận tải phục vụ chiến trường. Dựa trên gợi ý này, Không quân Nhân dân Việt Nam đã thành lập riêng một đoàn vận tải đặc biệt mang tên Đoàn 919, hoạt động từ năm 1960. Điểm xuất phát của những máy bay Đoàn 919 là sân bay Cát Bi (Hải Phòng), sân bay Vinh, sân bay Đồng Hới và từ đó chuyển hàng vào khu Làng Ho, Vitthulu. Một thời gian sau, khi đã mở con đường Trường Sơn Tây, máy bay của Đoàn 919 bay thẳng sang Hạ Lào. Ban đầu do chưa có sân bay thích hợp nên phải dùng phương pháp thả dù hàng hóa xuống một số địa điểm quy định như Mường Phìn, Mường Phalan… Về sau, do đã có sân bay Tà Khống thuộc tỉnh Xê Pôn, Nam Lào nên các máy bay có thể hạ cánh để đưa hàng và quân tập kết ở đây. Từ sân bay này, bộ đội hành quân vào Nam, hàng hóa thì được vận tải tiếp vào các tuyến phía trong. Trong ba năm từ 1960 – 1962, các máy bay của Đoàn 919 phối hợp với phi công Liên Xô đã thực hiện 3.821 chuyến bay, vận chuyển 9.419 lượt bộ đội và 743 tấn hàng hóa, thả 3.227 dù hàng và kiện hàng. Tuyến vận tải máy bay sang Lào chỉ tồn tại đến năm 1963 thì dừng do Chính phủ Liên hiệp ba phái ở Lào bị tan vỡ. Từ năm 1965, không quân Mỹ đánh phá miền Bắc nên không thể sử dụng máy bay chở hàng vào Quảng Bình hoặc vượt lên tây Trường Sơn được nữa. Đến đầu năm 1973, sau khi ký Hiệp định Paris, vận chuyển hàng không quân sự mới lại được sử dụng lại. Tính từ 1960 cho đến tháng 4-1975, Đoàn 919 đã vận chuyển vào miền Nam và đưa xuống Nam Lào 60.000 lượt bộ đội, 31.000 tấn vũ khí đạn dược, khí tài, lương thực, thuốc men và hàng hóa quân sự. Đường tới chiến thắng (1973–1975) Sau Hiệp định Paris năm 1973, Mỹ ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam và Lào. Tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn được phát triển nhanh chóng, toàn diện, với quy mô lớn trên mọi mặt. Năm 1973, hệ thống đường Trường Sơn bao gồm một con đường (rải sỏi và đá vôi) rộng hai làn xe, chạy từ các cửa khẩu ở Bắc Trung Bộ tới dãy Chu Pông ở miền Nam. Năm sau, đã được gia cố hoàn chỉnh từ Tây Nguyên đến tận tỉnh Bình Phước ở phía tây bắc Sài Gòn. Đường ống dẫn dầu duy nhất đã từng kết thúc tại thung lũng A Sầu nay bao gồm 4 đường (đường lớn nhất có đường kính 200 mm) kéo về phía Nam tới Lộc Ninh Tháng 7 năm 1973 Bộ Tư lệnh Trường Sơn được tăng cường tổ chức biên chế, các bộ phận cấp trung đoàn được chuyển lên cấp sư đoàn, và các binh trạm được nâng lên cấp trung đoàn. Bộ tư lệnh Trường Sơn có tám đơn vị cấp sư đoàn gồm hai sư đoàn ô tô vận tải: 571, 471; bốn sư đoàn công binh: 470, 472, 473, 565; Sư đoàn phòng không 377, Sư đoàn bộ binh 968 và một số trung đoàn trực thuộc như: 2 trung đoàn đường ống xăng dầu, 2 trung đoàn cầu, 2 trung đoàn thông tin, 1 trung đoàn vận tải đường sông, 1 trung đoàn giao liên cơ giới, 1 trung đoàn kho, 1 trung đoàn huấn luyện, an dưỡng... Lực lượng thanh niên xung phong trên tuyến gồm 4 đoàn – tương đương trung đoàn, với gần 10 nghìn nam nữ thanh niên. Dưới sự chỉ huy thời kỳ này là Tư lệnh Đồng Sĩ Nguyên và Đại tá Hoàng Thế Thiện là Chính ủy, đầu năm 1975, Đại tá Lê Xy được cử thay Chính ủy. Quân bổ sung cho các chiến trường đều được hành quân bằng cơ giới, chấm dứt hành quân bộ. Trong mùa khô 1973-1974, mỗi tháng chuyển được trên 30.000 đến 50.000 quân qua tuyến. Trước đây, bộ đội hành quân bộ từ miền Bắc vào chiến trường B2 mất hơn ba tháng, nay chỉ mất hơn chục ngày. Đây là một bước tiến nhảy vọt về chất trong tổ chức hành quân. Đối với hàng, đội hình vận chuyển chủ yếu là trung đoàn, chạy hoàn toàn ban ngày, đi thẳng từ nơi nhận hàng tới nơi giao hàng. Đến mùa hè năm 1974, Đường tuyến phía Tây Trường Sơn được nâng cấp, mở thêm tuyến đường phía Đông Trường Sơn, hình thành một hệ thống liên hoàn, vững chắc, là cơ sở hạ tầng bảo đảm chi viện liên tục vật chất hậu cần kỹ thuật, cơ động lực lượng, bảo đảm cho đòn tiến công chiến lược khi thời cơ đến. Tuyến hành lang đông – tây Trường Sơn đã hình thành một tuyến hậu cần chiến lược, trải dài trên diện tích 130 nghìn cây số vuông, nối liền hậu phương lớn miền Bắc với các chiến trường Tây nguyên, Trung và Nam bộ, mà điểm cuối cùng tập kết mọi vật chất hậu cần kỹ thuật là tại Bù Gia Mập, Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, bàn giao cho Hậu cần Quân giải phóng.'Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, tuyến đường đã bảo đảm cơ động nhanh chóng 3 quân đoàn, 5 sư đoàn và 2 trung đoàn binh chủng vào chiến dịch, phục vụ hành quân đi các chiến trường 411 nghìn người (cả dân sự). Hệ thống đường Trường Sơn (bao gồm cả tuyến xăng dầu vươt Trường Sơn) là tuyến hậu cần chiến lược vững chắc, một trong những nhân tố quyết định thắng lợi nhiệm vụ chi viện của hậu phương chiến lược miền Bắc cho các chiến trường miền Nam, góp phần quan trọng cho trận chiến quyết định, giải phóng Sài Gòn, thống nhất đất nước. Sau chiến tranh (1975 - nay) Đường Trường Sơn của những năm chiến tranh mang một trọng trách mới: phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng... của thời bình. Dọc bên đường, các thị trấn sầm uất, những khu dân cư đông đúc đã hiện hữu như để minh chứng cho sức sống mãnh liệt trên con đường lịch sử này. Điều đặc biệt là ở những làng nhỏ ven đường sẽ bắt gặp cuộc sống của những cựu Thanh niên xung phong. Họ ở khắp nơi về đây tham gia xây dựng con đường của thời bình để phát triển kinh tế, và khi con đường đã thông, họ lại chọn đây làm nơi lập nghiệp thay vì quay về bản xứ. Theo Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh, năm 1996 Chính phủ Việt Nam đã giao Bộ Giao thông Vận tải (Việt Nam) nghiên cứu quy hoạch đường để hình thành trục dọc đường bộ xuyên Việt thứ hai nằm ở phía Tây của đất nước với tên gọi ban đầu là công trình Xa lộ Bắc Nam. Tháng 8 năm 1998, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức đổi tên công trình Xa lộ Bắc Nam thành Đường Hồ Chí Minh. Ngày 3 tháng 2 năm 2000, Chính phủ Việt Nam cho phép xây dựng đường Hồ Chí Minh (giai đoạn 1) từ Hòa Lạc (Hà Nội) đến Ngọc Hồi (Kon Tum) và nhánh Tây từ Khe Gát (Quảng Bình) đến Thạnh Mỹ (Quảng Nam). Ngày 5 tháng 4 năm 2000, dự án khởi công. Tổng kết 20 năm chiến đấu Tính đến ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, đường Trường Sơn đã tồn tại gần 6000 ngày đêm. Các lực lượng công binh, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến Trường Sơn gồm khoảng 120.000 người đã làm nên mạng đường liên hoàn, vững chắc với 5 hệ thống đường trục dọc, 21 đường trục ngang, nối Đông với Tây Trường Sơn, vươn tới các chiến trường, với tổng chiều dài gần 2 vạn km đường ô tô, 1.400 km đường ống dẫn xǎng dầu, 3.140 km "đường kín" cho xe chạy ban ngày và hàng ngàn cầu, cống, ngầm. Trong các chiến dịch đánh phá từ năm 1965 đến năm 1972, Mỹ đã huy động khoảng 733.000 chuyến máy bay (có 26.539 lần dùng B-52 rải thảm), đánh phá khoảng 152.000 trận; ném xuống các tuyến đường Trường Sơn gần 4 triệu tấn bom đạn và gần 1 triệu galông chất độc hoá học (1 galông = 4,4 lít hàng khô và 3,78 lít hàng lỏng). Hơn 20.000 bộ đội, thanh niên xung phong, công nhân giao thông đã hy sinh; hơn 30.000 người bị thương, khoảng 14.500 xe - máy các loại, hơn 700 khẩu pháo các loại bị phá hủy hoặc hư hại nặng; hơn 90.000 tấn hàng hóa bị đánh cháy... Về phía Mỹ, hàng trăm máy bay các loại bị bắn rơi, hàng ngàn lính biệt kích, thám báo được tung vào đây bị thương vong hoặc bị bắt. Quân đội Mỹ đã tiêu tốn nhiều tỷ USD vào các kế hoạch nhằm cắt đứt tuyến đường song đều bị thất bại. Tướng Merrill McPeak, Tham mưu trưởng Không quân Mỹ, từng là phi công chiến đấu ở Việt Nam. Ông kể lại: bằng phương tiện quan sát hiện đại gắn trên máy bay, ông ta có thể săn những chiếc xe vận tải Việt Nam như săn thỏ. Tuy đã bắn nhiều rocket, thả nhiều bom đến như vậy, nhưng không lực Mỹ vẫn không tài nào ngăn nổi sự vận chuyển trên đường Trường Sơn. Cho đến nay, Merrill McPeek nói rằng ông vẫn ức tới nghẹn cổ, và kết luận: Ông đã ủng hộ nhầm phe, nếu có thể được thì ngày ấy ông nên chiến đấu cùng đội ngũ với các chiến sỹ can trường, quả cảm ở bên phía Việt Nam Trong 16 năm, tuyến hậu cần chiến lược đường Trường Sơn đã vận chuyển hơn 1 triệu tấn vật chất, vũ khí vào các chiến trường; đưa hơn 2 triệu lượt người hành quân; cơ động 10 lượt sư đoàn, hộ tống hơn 90 đơn vị kỹ thuật vào các chiến trường; cứu chữa gần 1 triệu lượt thương bệnh binh; đưa hơn 500.000 người từ tiền tuyến trở về hậu phương, trong đó có hơn 300.000 thương bệnh binh Hành quân trên đường Trường Sơn Bộ đội hành quân trên đường Trường Sơn phải vượt qua chặng đường dài trên 1.500 km. Khởi đầu của con đường, những người lính đầu tiên đã hành quân vào miền Nam theo phương thức thô sơ nhất: gùi cõng trên vai và đi bộ. Mỗi chuyến đi gồm 25-30 người với 25-30 cái gùi. Những quân tư trang, vật dụng sinh hoạt vô cùng đặc biệt: mặc bà ba đen, che mưa bằng tấm nilông, những chiếc đèn pin được đem gò lại, làm cho mất hai chữ Rạng Đông và dấu hiệu mặt trời mọc. Thuốc lá Điện Biên, Tam Đảo phải cắt bỏ đầu có in chữ trên điếu thuốc rồi bọc vào túi nilông. Những người lính ấy phải bỏ lại tất cả giấy tờ, thư từ, không được ghi chép bất cứ thứ gì để đảm bảo giữ bí mật hành quân. Trong giai đoạn đầu tiên mở đường và vận tải với phương thức gùi cõng truyền thống, từ tháng 8 đến hết tháng 12 năm 1959 tiểu đoàn 301 - tiền thân đoàn 559 đã đi được 8 chuyến hàng trót lọt với tổng số hàng gồm 1.667 súng trường, 712 tiểu liên, 72 trung liên, 21 súng giảm thanh, 850 súng ngắn với 250.000 viên đạn các loại, 180 kg thuốc nổ TNT kèm ngòi nổ, 750 dao găm, 340 kìm cắt dây thép gai, 40 ống nhòm, 65 la bàn, 26 bản đồ khu V, Tây Nguyên, Lào và đông bắc Campuchia. Số hàng này được Khu ủy khu 5 tiếp nhận và vận chuyển vào Tây Nguyên, Tây nam bộ. Cũng trong năm 1959, có 542 cán bộ và chiến sĩ được đưa từ Bắc vào Nam nhận nhiệm vụ. Thời gian đầu hoàn toàn hành quân bộ, mỗi ngày đi một đoạn đường từ trạm giao liên này tới trạm giao liên tiếp theo. Từ Khe Hó (Quảng Trị), hàng được trung chuyển qua 9 binh trạm: 2 trạm ở bắc sông Bến Hải và 7 trạm ở phía nam sông. Những trạm ở bắc sông là đất của Miền Bắc, có thể gùi hàng vào ban ngày, còn các trạm phía nam sông chỉ có thể gùi vào ban đêm, lấy khúc gỗ mục có lân quang phát sáng gắn lên gùi người đi trước. Người đi sau nhìn vệt sáng ấy mà bám theo. Khó khăn nhất là vượt qua tuyến quốc lộ 9. Xe địch đi lại liên tục trên đường. Đêm đêm khi vượt qua đường phải có tín hiệu cảnh giới. An toàn mới vượt. Người gùi hàng phải mang hai miếng gỗ mỏng lót dưới bàn chân để khi "lết" qua đường không để lại dấu chân. Trường hợp đoàn đi đông, giao liên sẽ trải tấm nilông ngang đường để khi người cuối cùng đi qua sẽ gấp tấm nilông lại, xóa dấu vết. Bộ đội hành quân bộ vào chiến trường B2 mất hơn ba tháng, nếu vào chiến trường Nam Bộ, đến Bù Gia Mập – điểm cuối cùng của con đường mòn thì hết khoảng 5 tháng. Để chuẩn bị cho chặng đường dài gian khổ, bộ đội rèn luyện hành quân kèm mang đá, vác cây trên vùng đồi núi Kim Bôi – Hạ Bì, tỉnh Hòa Bình, rồi hành quân bộ trên quãng đường trên nửa ngàn cây số từ Hòa Bình vào Quảng Bình – cửa ngõ phía Bắc của đường Trường Sơn. Năm 1965, mỗi người phải mang 30 kg quân trang, lương khô, súng đạn, thuốc quân y, đường, gạo, muối... Do hàng được chuyển bằng cơ giới ngày càng nhiều, lượng lương thực trữ tại các trạm giao liên ngày càng nhiều, nên khối lượng phải mang vác cũng giảm dần. Năm 1966 giảm xuống còn 25 kg, sau năm 1967 còn 20 kg. Về chế độ ăn, ngoài gạo lĩnh tại các trạm giao liên, mỗi người lính được cấp một ống cóng ruốc thịt, trong đó pha trộn thuốc chống sốt rét, tê phù... Một kilôgam muối để dùng cho toàn bộ chặng đường. Đồ ăn cho mỗi ngày gồm có một nắm cơm khi hành quân ban ngày và một bữa cơm khi dừng chân ban đêm. Với chế độ ăn này và cuộc hành quân vất vả mỗi ngày, nhiều bộ đội thiếu dinh dưỡng trầm trọng. Do thế, khi gặp người dân sống bên đường, bộ đội thường đem quân trang, tư trang để đổi lấy rau, quả, lợn, gà... Vào những năm mà mật độ bom đạn trút xuống đường Trường Sơn chưa phải là ác liệt, những đoàn quân qua đây phần lớn thương vong không phải vì bom đạn địch mà vì sốt rét, phù tim, phù phổi, tả lỵ, trụy tim mạch, suy kiệt thể lực do thiếu đói, đường sá gian truân. Trong đó, sốt rét rừng là nhân tố tiêu hao sinh lực mạnh nhất. Mặc dù bộ đội được trang bị thuốc cá nhân, mỗi đơn vị có y tá mang thùng thuốc dự trữ đi theo, đồng thời thực hiện chế độ uống thuốc phòng bệnh, nhưng sốt rét vẫn là căn bệnh phổ biến tại Trường Sơn, bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm. Nhiều người tử vong vì sốt rét lâu ngày chuyển sang ác tính. Những người vượt qua được thì da dẻ xanh tái do thiếu máu, sức khỏe suy giảm. Trên đường trèo đèo lội suối, chiếc gậy Trường Sơn là công cụ hỗ trợ đắc lực: giúp bước chân thêm vững, đường trơn đỡ ngã, và làm giá chống ba lô khi đứng nghỉ. Những chiếc gậy tre xuất xứ từ làng Hòa Xá (Hà Tây) này đã đi vào bài hát Chiếc gậy Trường Sơn của nhạc sĩ Phạm Tuyên. Đôi dép cao su (còn gọi là "đôi dép Bác Hồ") cũng là một hành trang rất phù hợp với đường rừng bùn lầy ẩm ướt do mưa nhiều, vì chân đi trong giày ủng lâu ngày sẽ bị úng nước và lở loét - một vấn đề mà lính Mỹ thường xuyên gặp phải khi đánh trận hay đóng quân ở vùng rừng. Việc hành quân bằng cơ giới được bắt đầu từ năm 1968, tuy chỉ mới ở số lượng không nhiều. Trong tháng 1, có gần 6.000 quân được tổ chức hành quân bằng cơ giới. Trong tháng 4, hai tiểu đoàn pháo lớn, xe tăng, gần 124.000 quân được bảo đảm hành quân vào chiến trường. Tuy nhiên, do nguy cơ thương vong lớn (mỗi xe tải bị máy bay đánh cháy có thể làm thiệt mạng toàn bộ đơn vị trên xe), nên hình thức chuyển quân này chỉ được sử dụng hạn chế. Năm 1973, kể từ sau khi có Hiệp định Paris, quân bổ sung cho các chiến trường đều được hành quân bằng cơ giới, chấm dứt hành quân bộ. Thời gian hành quân bằng xe chỉ mất hơn 10 ngày. Đây là một bước tiến nhảy vọt về chất trong tổ chức hành quân. Năm 1974, toàn bộ việc giao liên, hành quân, chuyển thương đều chuyển sang phương tiện cơ giới, mỗi tháng chuyển được trên 30.000 đến 50.000 quân qua tuyến. Những tổn thất do kiệt sức, suy dinh dưỡng, bệnh tật... cũng được giảm thiểu tối đa. Tri ân và vinh danh Ngay từ trong những năm tháng chiến sự, tướng Đồng Sĩ Nguyên đã đề xuất nên quy tập các liệt sĩ nằm rải rác trên dọc tuyến đường Trường Sơn và đất bạn Lào, Campuchia lại một nơi để những đồng đội và nhất là thân nhân liệt sĩ tiện lui tới thăm viếng. Ngay sau Hiệp định Paris 1973, tướng Đồng Sĩ Nguyên đã chỉ đạo việc quy tập mộ liệt sĩ Trường Sơn. Kết quả là trong số hơn 20.000 người đã ngã xuống trên chiến trường Trường Sơn, đến nay đã quy tập được hơn một vạn hài cốt về Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn. Nghĩa trang được xây dựng từ ngày 24 tháng 10 năm 1975 và hoàn thành ngày 10 tháng 4 năm 1977, đây là nghĩa trang có quy mô lớn nhất Việt Nam, có kiến trúc, bố cục độc đáo, không giống đa phần nghĩa trang liệt sĩ khác ở Việt Nam.. Trong văn hóa đại chúng Trong những năm chiến tranh và cả trong thời kỳ hậu chiến, đường Trường Sơn đã là chủ đề cho rất nhiều tác phẩm âm nhạc và văn học. Nhiều nhà thơ, nhà văn cũng đã là những người lính Trường Sơn. Văn học Một số bài thơ: "Theo chân Bác" của Tố Hữu:Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nướcMà lòng phơi phới dậy tương lai "Lá đỏ" của Nguyễn Đình Thi:Gặp em trên cao lộng gióRừng Trường Sơn ào ào lá đỏ "Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây" của Phạm Tiến Duật:Đông sang Tây không phải đường thưĐường chuyển đạn và đường chuyển gạoĐông Trường Sơn, cô gái "ba sẵn sàng" xanh áoTây Trường Sơn bộ đội áo màu xanh " Bài Thơ về Tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật:Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắngNhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Âm nhạc Một số bài hát về Trường Sơn: "Bước chân trên dải Trường Sơn", 1967, nhạc Vũ Trọng Hối, lời thơ Đăng Thục, được gọi là "bản quân ca của người lính Trường Sơn"Ta vượt trên triền núi cao Trường Sơn. Đá mòn mà đôi gót không mòn... Máu thấm đường ta đi lẫn mồ hôi rơi tình quê tha thiết. Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình... "Bài ca Trường Sơn", 1966, nhạc Trần Chung, lời thơ Gia Dũng....đêm nay ta đi Trường Sơn lộng gió. Trời vắng trăng sao nhưng tim ta rực lửa. Đi ta đi tung cánh đại bàng... "Chiếc gậy Trường Sơn", 1967, nhạc và lời Phạm TuyênTrường sơn ơi, nơi núi mờ xa mà ta chưa qua, có suối reo, có gió ngàn cây, có dốc cao vực sâu mất lối, mây trắng quyện dưới chân bước bồi hồi, có nắng lửa đốt thiêu vách núi... "Đường Trường Sơn xe anh qua", 1971, nhạc Văn DungĐường em ghi chiến công lẫy lừng, tràn niềm tin trong muôn gian lao Đường Trường Sơn xe anh thẳng tới.. "Trường Sơn Đông - Trường Sơn Tây", 1971, nhạc Hoàng Hiệp, lời thơ Phạm Tiến Duật...từ nơi em đưa sang bên nơi anh những binh đoàn nối nhau ra tiền tuyến, như tình yêu nối lời vô tận. Đông Trường Sơn nối Tây Trường Sơn... "Lá đỏ", nhạc Hoàng Hiệp, lời thơ Nguyễn Đình ThiGặp em trên cao lộng gió. Rừng Trường Sơn ào ào lá đỏ. Em đứng đứng ở bên đường, như quê hương vai áo bạc quàng súng trường. Đoàn quân vẫn đi vội vã. Bụi Trường Sơn nhòa trong trời lửa... "Đêm Trường Sơn nhớ Bác", 1974, nhạc Trần Chung, lời thơ Nguyễn Trung Thu Ơi, đêm Trường Sơn, nghe tiếng suối trong như tiếng hát xa, mà ngỡ như từ Pác Bó suối về đây ngân nga... Phim ảnh Phim Sinh mệnh, đạo diễn Đào Duy Phúc, 2005... Chú thích Nguồn tư liệu Tài liệu chính phủ Hoa Kỳ U.S. Military Assistance Command, Vietnam Studies and Observations Group, Annex N, Command History 1965. Saigon, 1966. Gilster, Herman L. The Air War in Southeast Asia: Case Studies of Selected Campaigns. Maxwell Air Force Base: AL, Air University Press, 1993. Military History Institute of Vietnam. Victory in Vietnam: The Official History of the People's Army of Vietnam, 1954-1975. Trans Merle L. Pribbenow. Lawerence KS: University of Kansas Press, 2002. Nalty, Bernard C. The War Against Trucks, Aerial Interdiction in Southern Laos, 1968-1972. Washington DC: US Air Force History and Museums Program, 2005. Ngo, Lt. Gen. Quang Truong, The Easter Offensive of 1972. Washington DC: US Army Center of Military History, 1984. Nguyen, Maj. Gen. Duy Hinh, Lam Son 719. Washington DC: US Army Center of Military History, 1979. Tranh, Brig. Gen. Dinh Tho, The Cambodian Incursion. Washington DC: US Army Center of Military History, 1979. Tilford, Earl H., Setup: What the Air Force did in Vietnam and Why. Maxwell Air Force Base, AL: Air University Press, 1991. Van Staaveren, Jacob. Interdiction in Southern Laos, 1960-1968. Washington DC: Center for Air Force History, 1993. Vongsavanh, Brig. Gen. Soutchay RLG Military Operations and Activities in the Laotian Panhandle. Washington DC: US Army Center of Military History, 1980. Tài liệu của Việt Nam Đồng Sĩ Nguyên, Đường xuyên Trường Sơn, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 1999. Lam Giang, Trên con đường không cột số, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 2004. Các nguồn phụ Andrade, Dale. Trial by Fire: The 1972 Easter Offensive, America's Last Vietnam Battle, New York: Hippocrene Books, 1995. Brown, McAlister, Gordon Hardy, and Arnold Isaacs. Pawns of War. Boston: Boston Publishing Company, 1987. Conboy, Kenneth with James Morrison. Shadow War. Boulder CO: Paladin Press, 1995. Dougan, Carl, David Fulghum, et al. The Fall of the South. Boston: Boston Publishing Company, 1985. Doyle, Edward, Samuel Lipsman, and Terrence Maitland et al. The North. Boston: Boston Publishing Company, 1986. Fulghum, David, Terrence Maitland, et al. South Vietnam on Trial. Boston: Boston Publishing Company, 1984. Lipsman, Samuel, Steven Weiss, et al. The False Peace. Boston: Boston Publishing Company, 1985. Littauer, Raphael and Norman Uphoff, eds, The Air War in Indochina. Boston: Beacon Press, 1972. Morocco John. Rain of Fire, Air War, 1969-1973, Boston: Boston Publishing Company, 1985. Nolan, Keith W. Into Laos: The Story of Dewey Canyon II/Lam Son 719, Vietnam 1971. Novato CA: Presidio Press, 1986. Prados, John. The Blood Road: The Ho Chi Minh Trail and the Vietnam War, New York: John Wiley and Sons, 1998. Shawcross, William. Sideshow: Kissinger, Nixon, and the Destruction of Cambodia. New York: Washington Square Books, 1979. Snepp, Frank. Decent Interval. New York: Random House, 1977.
Sức khỏe là trạng thái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội và không phải chỉ bao gồm có tình trạng không có bệnh hay thương tật (theo Tổ chức Y tế Thế giới) Mặc dù định nghĩa này là chủ đề của nhiều cuộc tranh cãi, đặc biệt thiếu giá trị hoạt động và vì vấn đề được tạo ra bởi từ "toàn diện", nên đây vẫn là vấn đề còn kéo dài. Các định nghĩa khác cũng đã được đưa ra, trong số đó định nghĩa gần đây nhất là mối quan hệ giữa sức khỏe và sự thỏa mãn các nhu cầu cá nhân. Các hệ thống phân loại như Phân loại quốc tế về Gia đình của WHO, bao gồm Hệ thống phân loại quốc tế về Chức năng, Khuyết tật và Sức khỏe (ICF) và Phân loại quốc tế về Bệnh tật (ICD), thường được sử dụng để định nghĩa và để đo đạc các thành phần của sức khỏe. Có một sức khỏe tốt nhất là một trong những quyền cơ bản con người dù thuộc bất kỳ chủng tộc, tôn giáo, chính kiến chính trị hay điều kiện kinh tế - xã hội nào. Các yếu tố quyết định sức khỏe Nhìn chung, ngữ cảnh mà theo đó nhiều cá nhân xem trọng tình trạng sức khỏe và chất lượng của sống của họ. Người ta ngày càng nhận ra rằng sức khỏe được duy trì và cải thiện không chỉ qua những thành tựu và ứng dụng của khoa học y tế, mà còn qua những cố gắng và những lựa chọn cách sống thông thái của một cá nhân hay xã hội. Theo WHO, các yếu tố chính quyết định đến sức khỏe như môi trường kinh tế và xã hội, môi trường vật lý, và đặc điểm và ứng xử của mỗi cá nhân. Cụ thể hơn, các yếu tố chính đã được phát hiện là có ảnh hưởng đến sức khỏe bao gồm: Thu nhập và địa vị xã hội Mạng lưới hỗ trợ xã hội Giáo dục và biết chữ Tình trạng việc làm Môi trường xã hội Môi trường vật lý Chăm sóc sức khỏe và kỹ năng ứng phó Phát triển của trẻ tốt Sinh học và di truyền Dịch vụ chăm sóc sức khỏe Giới tính Văn hóa Tập luyện Tập luyện là việc thực hành các động tác nhằm phát triển và duy trì sức khỏe thể chất và sức khỏe toàn diện. Điều này có được nhờ việc rèn luyện các động tác thể dục. Tập luyện thường xuyên là thành phần rất quan trọng giúp ngăn ngừa bệnh tật, ngăn ngừa các "bệnh người giàu" như ung thư, bệnh tim, bệnh mạch vành, tiểu đường loại 2, béo phì và đau lưng. Nhìn chung, luyện tập thể dục có thể chia thành hai nhóm theo tác động nói chung lên cơ thể con người: Tập luyện về cơ bắp, chẳng hạn như uốn dẻo, nhằm chăm sóc chức năng vận động của cơ và các khớp. Các bài tập Aerobic như đi bộ và chạy tập trung vào việc tăng sức chịu đựng của hệ tuần hoàn. Bài tập Anaerobic chẳng hạn nâng tạ hoặc chạy nước rút tăng sức mạnh của cơ trong thời gian ngắn. Tập luyện về khí huyết, tinh thần, chẳng hạn như việc hô hấp, hít thở, nhằm chăm sóc chức năng vận động khí huyết, thư giãn và tập trung tinh thần. Các bài tập thái cực quyền, khí công, yoga làm tăng sự lưu thông khí huyết và hướng tinh thần vào các động tác tập luyện. Từ đây làm tăng khả năng tập trung, rèn luyện trí nhớ. Tập luyện thể dục rất quan trọng trong việc giữ gìn sức khỏe thể chất gồm có trọng lượng, thể hình và xương, cơ, khớp, tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch. Tập luyện tinh thần làm vững chắc hệ thần kinh, làm hoạt hóa các hoạt động về khí huyết. Chế độ Dinh dưỡng cũng quan trong tương đương với việc tập luyện thể dục. Khi tập luyện, dinh dưỡng sẽ trở nên thậm chí quan trọng hơn cả để có một chế độ ăn tốt nhằm đảm bảo cho cơ thể có một tỉ lệ đúng cả yếu tố thông thường lẫn yếu tố vi lượng, giúp cơ thể hồi phục sau khi vận động. Dinh dưỡng Dinh dưỡng là sự cung cấp các dưỡng chất cho cơ thể thông qua các thực phẩm ăn uống. Theo dinh dưỡng học, để có đầy đủ chất dinh dưỡng thì cơ thể phải được cung cấp đầy đủ các vitamin cần thiết. Nếu không đủ các vitamin cần thiết thì cơ thể sẽ bị suy yếu, gọi là suy dinh dưỡng. Việc thay đổi chế độ ăn uống, cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ sẽ làm thay đổi sức khỏe, chữa lành mọi bệnh tật có nguyên nhân từ chế độ dinh dưỡng sai lệch. Sự thiếu hụt quá mức hay mất cân bằng trong chế độ dinh dưỡng có thể dẫn tới các bệnh như bệnh scobat, béo phì, chứng loãng xương, cũng như nhiều vấn đề liên quan tới tâm lý và hành vi. Hơn nữa, ăn phải các nguyên tố không có vai trò với sức khỏe (như là chì, thủy ngân, PCB, dioxin) có thể gây độc và các hậu quả tiềm tàng dẫn tới tử vong, tùy thuộc liều lượng. Dinh dưỡng học là môn khoa học nghiên cứu mối quan hệ giữa chế độ ăn, các thành phần sức khỏe và bệnh tật. Các nhà dinh dưỡng là các chuyên gia y học đã được đào tạo chuyên môn cao. Họ cũng là những bác sĩ có thể cung cấp những lời khuyên an toàn, có cơ sở khoa học và chính xác về dinh dưỡng và cách can thiệp. Dinh dưỡng học giúp tăng hiểu biết tại sao và như thế nào các vấn đề dinh dưỡng có ảnh hưởng tới sức khoẻ. Sức khỏe tinh thần Sức khỏe tinh thần là một khái niệm ám chỉ tình trạng tâm thần và cảm xúc tốt của mỗi cá nhân. Theo tổ chức Y tế Thế giới, không có định nghĩa chính thức cho sức khỏe tinh thần. Các nền văn hóa khác nhau, các đánh giá chủ quan và các giả thuyết khoa học khác nhau đều có ảnh hưởng tới định nghĩa về khái niệm "sức khỏe tinh thần". Mặt khác, tình trạng thoải mái, không có rối loạn nào về tinh thần chưa chắc đã được coi là sức khỏe tinh thần. Có một cách để nhận xét sức khỏe tinh thần là xem xem một người thể hiện chức năng của mình thành công tới mức nào. Cảm thấy có đủ khả năng tự tin, có thể đối mặt với những mức tình trạng căng thẳng ở bình thường, luôn giữ được các mỗi quan hệ một cách thoải mái, có một cuộc sống độc lập, và dễ hồi phục sau những tình huống khó khăn... đều được coi là các dấu hiệu của một sức khỏe tinh thần. Duy trì sức khỏe tốt Vai trò của khoa học Khoa học chăm sóc sức khỏe hay còn được gọi là Khoa học Y học, là một tập hợp các ngành khoa học ứng dụng áp dụng một hay nhiều phần của khoa học tự nhiên hay khoa học hình thức (formal science) để xây dựng và phát triển kiến thức, phương pháp can thiệp hay công nghệ có ích trong việc chăm sóc sức khỏe lâm sàng và sức khỏe cộng đồng. Vai trò của Y tế công cộng Y tế công cộng là khoa học và tìm ra phương pháp phòng bệnh, kéo dài tuổi thọ và tăng cường sức khỏe thông qua những cố gắng có tổ chức của xã hội. Y tế công cộng có nhiều lĩnh vực nhỏ nhưng có thể chia ra các phần: dịch tễ học, sinh thống kê và dịch vụ y tế. Những vấn đề liên quan đến môi trường, xã hội, nhân chủng học và sức khỏe nghề nghiệp cũng là lĩnh vực quan trọng trong y tế công cộng. Trọng tâm can thiệp của y tế công cộng là phòng bệnh trước khi đến mức phải chữa bệnh thông qua việc theo dõi tình trạng và điều chỉnh hành động bảo vệ sức khỏe. Nói tóm lại, trong nhiều trường hợp thì chữa bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng hơn so với phòng bệnh từ trước, chẳng hạn như khi bùng phát bệnh lây nhiễm. Chương trình tiêm chủng vắc-xin và phân phát bao cao su là những ví dụ về các biện pháp dùng trong y tế công cộng.
Triển lãm Ô tô Quốc tế (tiếng Đức Internationale Automobil-Ausstellung - IAA) là hội chợ triển lãm ô tô lớn nhất thế giới. Hội chợ này lần đầu tiên đã được tổ chức vào năm 1897 tại Berlin. Dưới đà phát triển mạnh mẽ trong giới ô tô vào những năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, các nhà sản xuất ô tô đã thấy được tầm quan trọng của sự quảng bá và giới thiệu những sản phẩm và kỹ thuật mới của mình. Cho đến năm 1911, IAA đã được tổ chức hằng năm và chủ yếu tại Berlin. Trong và vài năm sau Thế chiến thứ nhất (1914–1918), các nhà sản xuất ô tô của Đức bị loại khỏi Hiệp hội các nhà sản xuất Ô tô thế giới và đó cũng là nguyên nhân Đức không được phép đăng cai IAA cho đến 1921. Từ năm 1951, IAA cũng được tổ chức tại Frankfurt am Main và từ đó, hội chợ triển lãm cho xe hơi cá nhân (Pkw) tại Frankfurt am Main được tổ chức hai năm một lần.
Bảng sau đây so sánh các thông tin chung và chi tiết về kỹ thuật của các hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ. Nhắp chuột vào tên hệ thống để xem thêm thông tin chi tiết. Bảng so sánh này chưa bao gồm tất cả các hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ hiện có và có thể chưa được cập nhật các tính năng mới nhất của các hệ thống. Ngoại trừ các ghi chú thêm, sự so sánh sau đây là dựa trên phiên bản ổn định của các hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ chưa thêm công cụ bổ sung, mở rộng hoặc chương trình ngoài. Thông tin chung Hệ điều hành được hỗ trợ Các hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ trên có thể chạy trên những hệ điều hành sau: Ghi chú (1): Hệ quản trị có mã nguồn mở có tính năng tương thích với UNIX sẽ chạy trên z/OS, một hệ thống con được dựng sẵn trong hệ thống dịch vụ của UNIX.</cite> Ghi chú (2): Hệ quản trị cơ sở dữ liệu phụ thuộc vào máy ảo Java không phụ thuộc vào hệ điều hành</cite> Tính năng cơ bản Thông tin về tính năng cơ bản của RDDBMS (Hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ) dưới đây đều được hỗ trợ sẵn. Ghi chú (3): Để giao dịch và toàn vẹn liên quan, bảng kiểu InnoDB buộc phải sử dụng làm kiểu mặc định, MyISAM không hỗ trợ tính năng này. Mặc dù vậy ngay cả khi kiểm của bảng là InnoDB cho phép lưu trữ giá trị của nó vượt qua giới hạn giới hạn giữ liệu; một vài khung nhìn vẫn bắt buộc phải tuân thủ tính toàn vẹn của ACID. Ghi chú (4): FOREIGN KEY constraints are parsed but are not enforced. Triggers can be used instead. Nested transactions are not supported. Bảng và khung nhìn Thông tin về bảng và khung nhìn  3 được hỗ trợ sẵn trong hệ thống. Note (5): Máy chủ cung cấp tempdb, là một bảng tạm sử dụng trong một phiên làm việc có thể sử dụng chung và riêng. Note (6): Tương tự như Postgres, khung nhìn cố định có thể giả lập bằng cách sử dụng thủ tục lưu trữ và triggers. Ví dụ: . Note (7): Khung nhìn cố định có thể giả lập với PL/pgSQL, PL/Perl, PL/Python, hoặc các ngôn ngữ thủ tục khác. Ví dụ: . Chỉ mục Thông tin chỉ mục được hỗ trợ sẵn trong các hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ. Note (8): Có thể thực hiện bằng chỉ mục của cột có thể tính toán hay khung nhìn đã được sắp xếp chỉ mục. Note (9): Có thể thực hiện bằng khung nhìn đã được sắp xếp chỉ mục. Note (10): Chức năng chỉ mục của PostgreSQL có thể sử dụng để đảo ngược thứ tự của các trường dữ liệu. Các đối tượng khác Thông tin về các đối tượng khác được hỗ trợ sẵn trong các hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ. Ghi chú(11): Cả hàm và thủ tục đều nói đến các chương trình nhỏ để xử lý dữ liệu (internal routines) được viết bằng ngôn ngữ SQL và/hoặc ngôn ngữ thủ tục như PL/SQL. External routine được viết bằng các ngông ngữ lập trình như C, Java, Cobol v.v... Thủ tục lưu trữ là từ để nói đến internal routines và external routine. Nhưng nó được định nghĩa rất khác nhau giữa các nhà cung cấp phần mềm. Ghi chú (12): Trong Derby, mã của hàm và thủ tục được viết bằng ngôn ngữ Java. AÁỨ
Trình duyệt web là một ứng dụng phần mềm để truy cập thông tin trên World Wide Web. Mỗi trang web, hình ảnh dạng HTML để hiển thị, do vậy một trang web có thể hiển thị khác nhau trên các trình duyệt khác nhau. Các trình duyệt web phổ biến nhất là Chrome, Firefox, Internet Explorer và Microsoft Edge(Edge Chromuim). Lịch sử Trình duyệt web đầu tiên, được gọi là WorldWideWeb, được phát minh vào năm 1990 bởi Sir Tim Berners-Lee. Sau đó ông đã tuyển dụng Nicola Pellow để viết Line Mode Browser,hiển thị các trang web trên các thiết bị đầu cuối; nó được phát hành vào năm 1991. Năm 1993 là một năm đầy ấn tượng với việc phát hành Mosaic, được công nhận là "trình duyệt phổ biến đầu tiên trên thế giới". Giao diện đồ họa sáng tạo của nó làm cho hệ thống World Wide Web dễ sử dụng và do đó người dùng trung bình dễ tiếp cận hơn. Điều này, đến lượt nó, đã làm bùng nổ sự bùng nổ Internet của những năm 1990 khi Web phát triển với tốc độ rất nhanh. Marc Andreessen, lãnh đạo của Mosaic, đã sớm thành lập công ty riêng của mình, Netscape, đã phát hành Netscape Navigator bị ảnh hưởng bởi Mosaic vào năm 1994. Navigator nhanh chóng trở thành trình duyệt phổ biến nhất. Microsoft ra mắt Internet Explorer vào năm 1995, dẫn đến một cuộc chiến trình duyệt với Netscape. Microsoft đã có thể đạt được một vị trí thống trị vì hai lý do: nó đi kèm Internet Explorer với hệ điều hành Windows phổ biến của họ và nó là phần mềm miễn phí mà không có giới hạn sử dụng. Cuối cùng, thị phần của Internet Explorer đạt hơn 95% vào năm 2002. Năm 1998, tuyệt vọng để duy trì tính cạnh tranh, Netscape chuyển đổi thành Mozilla Foundation để tạo ra một trình duyệt mới sử dụng mô hình phần mềm nguồn mở. Công trình này phát triển thành Firefox, lần đầu tiên được Mozilla phát hành vào năm 2004. Firefox đã đạt 28% thị phần trong năm 2011. Apple phát hành trình duyệt Safari của họ năm 2003. Nó vẫn là trình duyệt thống trị trên nền tảng của Apple, mặc dù nó không bao giờ trở thành một yếu tố ở nơi khác. Người tham gia chính cuối cùng vào thị trường trình duyệt là Google. Nó là trình duyệt Chrome, ra mắt vào năm 2008, đã là một thành công lớn. Nó dần dần chiếm thị phần từ Internet Explorer và trở thành trình duyệt phổ biến nhất trong năm 2012. Nó vẫn chiếm ưu thế kể từ đó. Về mặt công nghệ, các trình duyệt đã mở rộng đáng kể khả năng HTML, CSS, JavaScript và đa phương tiện từ những năm 1990. Một lý do là cho phép các trang web phức tạp hơn, chẳng hạn như các ứng dụng web. Một yếu tố khác là sự gia tăng đáng kể kết nối băng thông rộng, cho phép mọi người truy cập vào nội dung web chuyên sâu dữ liệu, chẳng hạn như phát trực tuyến trên YouTube, điều này không thể thực hiện được trong thời đại modem dial-up. Chức năng Quá trình này bắt đầu khi người dùng nhập URL, chẳng hạn như https://en.wikipedia.org/, vào trình duyệt. Hầu như tất cả các URL trên Web đều bắt đầu bằng http: hoặc https: có nghĩa là trình duyệt sẽ truy xuất chúng bằng Hypertext Transfer Protocol. Trong trường hợp https: thông tin liên lạc giữa trình duyệt và máy chủ web được mã hóa SSL nhằm mục đích bảo mật và quyền riêng tư. Tiền tố URL khác là file: được sử dụng để hiển thị các tệp cục bộ đã được lưu trữ trên thiết bị của người dùng. Nhiều trình duyệt cũng hỗ trợ các kiểu URL khác và giao thức tương ứng, như gopher: cho Gopher (một giao thức siêu liên kết có thứ bậc), ftp: cho FTP (giao thức truyền file), rtsp: cho RTSP (giao thức streaming thời gian thực), Khi trang web đã được truy xuất, công cụ hiển thị của trình duyệt sẽ hiển thị nó trên thiết bị của người dùng. Điều này bao gồm các định dạng hình ảnh và video được trình duyệt hỗ trợ. Các trang web thường chứa các siêu liên kết đến các trang và tài nguyên khác. Mỗi liên kết chứa một URL và khi được nhấp vào, trình duyệt sẽ điều hướng đến tài nguyên mới. Do đó, quá trình đưa nội dung đến người dùng bắt đầu lại. Để thực hiện tất cả điều này, các trình duyệt hiện đại là sự kết hợp của nhiều thành phần phần mềm. Tính năng Tất cả các trình duyệt chính đều cho phép người dùng mở nhiều trang cùng một lúc, trong các cửa sổ khác nhau hoặc trong các tab khác nhau của cùng một cửa sổ. Họ cũng hỗ trợ việc sử dụng các tiện ích mở rộng để thêm hoặc sửa đổi hoạt động của trình duyệt theo nhiều cách khác nhau. Các tính năng giao diện người dùng phổ biến của trình duyệt: Các nút Back và forward để quay lại trang trước đó đã truy cập hoặc chuyển tiếp tới trang tiếp theo. Một nút refresh hoặc reload để tải lại trang hiện tại. Một nút stop để hủy tải trang. (Trong một số trình duyệt, nút dừng được hợp nhất với nút reload.) Một nút home để quay lại trang chủ của người dùng. Một thanh địa chỉ để nhập URL của một trang và hiển thị nó. Thanh tìm kiếm để nhập cụm từ vào công cụ tìm kiếm. Trong một số trình duyệt, thanh tìm kiếm được hợp nhất với thanh địa chỉ. Các giao thức và các chuẩn Trình duyệt web thường giao tiếp với máy chủ web bằng việc sử dụng HTTP (giao thức truyền siêu văn bản) để lấy về các trang web. HTTP cho phép các trình duyệt web gửi thông tin đến các máy chủ web, cũng như lấy các trang web về. HTTP được sử dụng rộng rãi nhất là HTTP/1.1, được định nghĩa đầy đủ ở RFC 2616. HTTP/1.1 có những chuẩn riêng mà Internet Explorer không hỗ trợ, nhưng hầu hết các trình duyệt web khác đều hỗ trợ đầy đủ. Các trang được định vị bằng cách thức của một URL (bộ định vị tài nguyên chung) (RFC 1738), được coi như là một địa chỉ, bắt đầu bằng cụm http: để truy cập HTTP. Nhiều trình duyệt cũng hỗ trợ các kiểu URL khác và giao thức tương ứng, như gopher: cho Gopher (một giao thức siêu liên kết có thứ bậc), ftp: cho FTP (giao thức truyền file), rtsp: cho RTSP (giao thức streaming thời gian thực), và https: cho HTTPS (một phiên bản được mã hoá SSL của HTTP). Định dạng file của một trang web thường là HTML (ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản) và được xác định bởi giao thức HTTP sử dụng kiểu nội dung MIME. Phần lớn các trình duyệt hỗ trợ nhiều định dạng file khác bên cạnh HTML, như là các định dạng ảnh JPEG, PNG, GIF... và có thể mở rộng để hỗ trợ nhiều hơn nhờ sử dụng các plug-in. Sự kết hợp của kiểu nội dung HTTP và đặc tả giao thức URL cho phép các nhà thiết kế trang web có thể đưa ảnh, hoạt hình, video, âm thanh và đa phương tiện được streaming vào trang web, hoặc có thể truy cập chúng thông qua trang web. Thị phần
BIOS, viết tắt của cụm từ "Basic Input/Output System" (tạm dịch: Hệ thống nhập xuất cơ bản) là chương trình được chạy đầu tiên khi máy tính cá nhân khởi động để chuẩn bị cho máy tính nạp các chương trình phần mềm được lưu trữ trên các thiết bị lưu trữ (chẳng hạn như ổ cứng, đĩa mềm và đĩa CD). Quá trình này được biết đến là quá trình khởi động máy tính. BIOS nằm trên bảng mạch chính. Thuật ngữ BIOS xuất hiện lần đầu trong hệ điều hành CP/M để chỉ phần đặc thù phần cứng của CP/M được nạp trong quá trình khởi động, tương tác trực tiếp với phần cứng (các máy CP/M thường có duy nhất một trình khởi động trong ROM). Các phiên bản của DOS có một tập tin gọi là "IBMBIO.COM" hoặc "IO.SYS"; tệp này chứa các phần đặc thù phần cứng của hệ điều hành. Cùng với bộ phận đặc thù phần cứng nhưng độc lập với hệ điều hành là BIOS hệ thống (trong ROM), chúng tạo nên một phiên bản tương tự như BIOS của CP/M. BIOS cũng là bộ phận chuẩn của máy tính. Một máy tính có thể thiếu màn hình, bàn phím, chuột, ổ cứng,... nhưng không thể thiếu BIOS. Cơ chế vận hành của BIOS BIOS được chứa sẵn (thường ở dạng nén dữ liệu) trong các con chip như là PROM, EPROM hay bộ nhớ flash của bảng mạch chính. Khi máy tính được mở qua công tắc bật điện hay khi được nhấn nút nguồn,thì BIOS được khởi động và chương trình này sẽ tiến hành các thử nghiệm khám nghiệm trên các ổ đĩa, bộ nhớ, bo hình, các con chip có chức năng riêng khác và các phần cứng còn lại. Thông thường, BIOS tự giải nén vào trong bộ nhớ chính của máy tính và bắt đầu vận hành từ đây. Hầu hết các lắp đặt của BIOS ngày nay có thể thực thi cài đặt các chương trình giao diện CMOS. Bộ phận này (CMOS) là nơi lưu giữ các dữ liệu cài đặt chuyên biệt của người dùng; như thời gian, các đặc tính chi tiết của ổ đĩa, việc gán chức năng khởi động cho bộ điều khiển (controller) nào, hay ngay cả mật mã khởi động máy,... CMOS được truy cập bởi BIOS. Đối với hệ kiến trúc 80x86, mã nguồn BIOS của các máy PC và AT thời kỳ đầu đã có kèm Bản tham chiếu kĩ thuật IBM. Trong hầu hết các lắp đặt của BIOS ngày nay, người dùng có thể lựa chọn thiết bị nào được khởi động trước: CD, đĩa cứng, đĩa mềm, ổ USB, hay các thiết bị lưu trữ tương thích. Thủ tục này đặc biệt hữu ích cho việc cài đặt các hệ điều hành hay khởi động từ CD/DVD khởi động được hay ổ USB khởi động được và cho việc lựa chọn thứ tự của việc kiểm tra sự hiện hữu của các vật liệu (media) khởi động được. Một số BIOS cho phép người dùng lựa chọn hệ điều hành để nạp vào bộ nhớ (thường thấy khả năng này trong các máy mới có kiến trúc 64-bit như các hệ máy chủ Itanium của HP chẳng hạn). Mặc dù vậy, thường thấy hơn, thì thao tác này được tiến hành bởi giai đoạn hai của bộ tải khởi động (boot loader). BIOS và chế độ thực (realmode) Đối với các máy theo kiến trúc 8086, khi CPU bắt đầu hoạt động nó lập tức tự cài đặt vào chế độ thực và tìm đến vị trí của đúng 16 byte trên đỉnh của Mega byte của chế độ thực tại địa chỉ 0FFFF0h. Chính tại địa chỉ này, một lệnh jump sẽ dẫn tới nơi mà mã BIOS được bắt đầu thi hành. BIOS như là phần lõi BIOS đôi khi được gọi là phần lõi vì nó là phần tích hợp trong một hệ thống phần cứng. Trước năm 1990, BIOS được lưu giữ trong các con chip ROM và do đó không thể thay đổi (ngoại trừ phải có các thiết bị đặc biệt để đổi phần mềm cho con chip BIOS). Do BIOS ngày càng phức tạp và nhu cầu cập nhật trở nên ngày càng cao, phần sụn BIOS nay thường được chứa trong EEPROM hay trong bộ nhớ flash để người dùng có thể cập nhật chúng dễ dàng hơn (qua đĩa mềm, ổ USB, hay các CD khởi động được). Mặc dù vậy, nếu công việc cập nhật BIOS được tiến hành với sai sót, ngắt hoặc không được tiến hành trong thời gian đủ dài thì có thể dẫn đến tình trạng máy tính hay thiết bị không sử dụng được nữa (do BIOS bị hỏng hoặc không tương thích với đòi hỏi mới của hệ điều hành). Để tránh hỏng hóc BIOS, một số bảng mạch chính loại mới có thêm chức năng lưu giữ lại một phiên bản BIOS cũ (dual bios). Ngoài ra, hầu hết các BIOS còn có một khối khởi động mà chúng là một phần của ROM được chạy trước tiên và không thể đổi mới được. Khối mã này sẽ kiểm nghiệm xem các phần còn lại của BIOS có còn hoạt động hay không (thông qua các thao tác như là giá trị tổng kiểm, băm (hash),... v.v.) trước khi thực thi chúng. Nếu khối khởi động này tìm ra hỏng hóc, thì nó thường sẽ tự khởi động từ ổ mềm để cho người dùng có thể thử đổi mới BIOS lại. Các nhà hãng sản xuất phần cứng thường xuất bản các cập nhật BIOS để cải tiến sản phẩm của họ và sửa các trục trặc trong phiên bản cũ. BIOS firmware Một máy tính có thể có nhiều chip có BIOS firmware. BIOS của bo mạch chính thường chỉ chứa mã để truy cập các thành phần cơ bản của phần cứng như bàn phím, ổ đĩa mềm, các bộ điều khiển ATA (IDE), các giao diện người dùng USB (USB human interface) và các thiết bị lưu trữ. Thêm vào đó, các bộ điều hợp được cắm thêm vào máy, chẳng hạn các loại bộ điều khiển SCSI, RAID, NIC và các bo video, thường có BIOS của riêng mình với mục đích để hoàn thiện hay để thay thế mã của hệ thống BIOS cho chính các bộ phận đó. Trong nhiều trường hợp, khi các thiết bị được sử dụng bởi các bộ điều hợp cắm thêm và được trực tiếp tích hợp trên bo mạch chính, thì ROM cắm thêm có thể cũng được lưu trữ như là một khối mã riêng biệt trong con chip BIOS chính. Phần này có thể được cập nhật một cách riêng biệt tùy theo BIOS "cắm thêm" (đôi khi còn được gọi là "option ROM"). Các bo cắm thêm thường chỉ đòi hỏi có thêm BIOS nếu chúng: Cần được sử dụng trước khi có mặt hệ điều hành (nghĩa là chúng có thể được dùng như là một phần của quá trình tải các khởi động mồi (bootstrap) của hệ điều hành (chẳng hạn như các cài đặt RAID cho ổ cứng trên các bộ điều khiển RAID Array cần được tiến hành trước khi cài đặt hệ điều hành), và Không quá đơn giản hay quá chung chung trong hoạt động. (Vì nếu quá đơn giản hoặc quá chung chung thì có thể tiến hành trực tiếp qua BIOS chính.) Các hệ điều hành cũ như DOS, cũng như các bộ tải khởi động, có thể tiếp tục sử dụng BIOS để xử lý vào ra dữ liệu (thông qua các ngắt BIOS (BIOS interrupt) mà thường thấy nhất là INT 13h). Mặc dù vậy, hầu hết các hệ điều hành ngày nay sẽ trực tiếp liên lạc với các thiết bị phần cứng bằng cách sử dụng trình điều khiển (device driver) của chính các phần cứng đó để truy cập chúng. Đôi khi các BIOS cắm thêm này cũng được gọi bởi các hệ điều hành hiện đại, nhằm thực thi các thao tác đặc biệt chẳng hạn việc khởi tạo cho các thiết bị đó. Trong khi khởi động, để tìm ra địa chỉ của ROM mở rộng được ánh xạ vào bộ nhớ chính, các kiến tạo của PC BIOS sẽ đọc quét bộ nhớ thực từ địa chỉ 0xC0000 đến địa chỉ 0xF0000, nội trong giới hạn 2 kilobyte để tìm ra hai byte chữ ký (signature byte) có giá trị lần lượt là 0x55 và 0xAA, nằm ngay sau hai byte đó sẽ là một byte cho biết số lượng của các khối 512 byte mà ROM mở rộng chiếm chỗ trong bộ nhớ thực. BIOS sau đó sẽ thường dùng lệnh jump nhảy tới offset (khoảng cách/địa chỉ tương đối) được ghi ngay sau byte chứa kích thước nói trên. Từ đây, các mã ROM mở rộng sẽ lấy quyền điều hành và gọi các dịch vụ BIOS để cung cấp một giao diện cấu hình cho người dùng, đăng ký các vector ngắt cho các ứng dụng sau khởi động, hay hiển thị thông tin khám nghiệm. Đối với các hệ thống UNIX và Windows/DOS, có một số tiện ích dành cho việc đọc phần sụn BIOS tại địa chỉ http://www.linuks.mine.nu/ree/. Đặc tả BIOS Khởi động Nếu ROM mở rộng muốn thay đổi cách thức khởi động hệ thống (chẳng hạn từ một thiết bị mạng hay từ một bộ điều hợp SCSI mà BIOS chính không có mã điều vận), nó có thể dùng API của Đặc tả BIOS Khởi động (BIOS Boot Specification -- BBS) để đăng ký khả năng này của mình—Trên các NIC, khả năng này thường được gọi là Thức giấc bằng LAN (wake up on LAN) nghĩa là qua một mệnh lệnh truyền qua mạng, ta có thể khởi động một máy tính có mã BIOS hỗ trợ chức năng này). Một khi các ROM mở rộng đã đăng ký dùng các API của BBS, người dùng máy có thể lựa chọn trong số các chức năng thêm vào này để khởi động qua giao diện sử dụng của BIOS. Đây cũng là lý do tại sao các BIOS sẽ không cho phép người dùng vào được giao diện sử dụng của BIOS cho tới khi tất cả các ROM mở rộng đã hoàn tất việc tự thực thi và đăng ký phần của chúng với API của BBS. Tăng và giảm chức năng Các hệ điều hành cũ như DOS dùng BIOS để thực thi hầu hết các thao tác xuất nhập trên máy PC. Với sự xuất hiện của các hệ điều hành mới hơn như Microsoft Windows, Linux, BIOS gần như cơ bản chỉ dùng để cung cấp cài đặt khởi động phần cứng và khởi động mồi. Một khi đã chạy được, hệ điều hành ít khi phụ thuộc vào BIOS. Trong những năm gần đây, nhờ các hệ thống thiết kế như ACPI, BIOS nhận thêm nhiều chức năng phức tạp, chẳng hạn các khía cạnh của quản lý năng lượng, cắm nóng (hotplug), quản lý nhiệt độ,.... Điều này dẫn tới đổi mới trách vụ của BIOS thông qua các nhà sản xuất hệ điều hành, và độ phức tạp của mã BIOS cũng tăng lên. Hạn chế của BIOS Sau hơn 60 năm hoạt động trong hầu hết PC trên thế giới, BIOS dần trở nên lỗi thời, bộc lộ nhiều hạn chế. Một ví dụ, BIOS chỉ có 1 MB (Megabyte) dung lượng thực thi. Điều đó có nghĩa là BIOS gặp khó khăn trong việc khởi động các thiết bị ngoại vi đa giao tiếp qua các cổng như USB, eSATA, ThunderBolt,…, và các bộ điều khiển trên một chiếc PC đời mới. Đặc biệt là BIOS không thể thực thi khởi động các thiết bị trong vòng 30 giây sau khi bật công tắc để sẵn sàng cho quá trình nạp hệ điều hành trên máy tính. BIOS cũng không thể khởi động từ các đĩa cứng với dung lượng lớn hơn 2,19TB (terabyte). Giới hạn này là do hạn chế từ Bản ghi khởi động chủ (MBR - Master Boot Record) trong phần cung mồi (sector 0). Trong BIOS MBR, dung lượng cực đại cho một ổ đĩa bằng 232 x 512byte (tối đa 232 sector; kích thước mỗi sector là 512 byte), tức tương đương với 2,19TB. Đây là một "lược đồ" địa chỉ cho ổ đĩa cứng đời cũ. Nghĩa là, máy tính của bạn không thể khởi động từ các ổ đĩa cứng dung lượng lớn hơn 2,2TB. BIOS trong thương vụ Hầu hết các nhà cung cấp bo mạch chính PC mua quyền sử dụng một "cốt lõi" BIOS và bộ công cụ từ các hãng thương mại, nơi đã tạo ra và bảo trì các "cốt lõi" đó. Sau đó, các nhà máy sản xuất bo mạch chính sẽ điều chỉnh BIOS này cho hợp với phần cứng của họ - vì lý do này, việc cập nhật các BIOS thường được tiếp nhận trực tiếp từ các hãng chế tạo main. Danh mục các nhà cung cấp BIOS American Megatrends Inc. Phoenix Technologies Award Software International MicroID Research (MRBIOS) Insyde Software (Insyde) General Software (General Software) Chú thích
XML (viết tắt từ , tức "Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng") là ngôn ngữ đánh dấu với mục đích chung do W3C đề nghị, để tạo ra các ngôn ngữ đánh dấu khác. Đây là một tập con đơn giản của SGML, có khả năng mô tả nhiều loại dữ liệu khác nhau. Mục đích chính của XML là đơn giản hóa việc chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống khác nhau, đặc biệt là các hệ thống được kết nối với Internet. Các ngôn ngữ dựa trên XML (Ví dụ: RDF, RSS, MathML, XHTML, SVG, GML và cXML) được định nghĩa theo cách thông thường, cho phép các chương trình sửa đổi và kiểm tra hợp lệ bằng các ngôn ngữ này mà không cần có hiểu biết trước về hình thức của chúng. Lịch sử Vào giữa những năm 1990, các chuyên gia SGML đã có kinh nghiệm với World Wide Web (vẫn còn khá mới vào thời đó). Họ tin tưởng rằng SGML có thể cung cấp giải pháp cho các vấn đề mà Web đang gặp phải. Jon Bosak đưa ra ý kiến W3C nên tài trợ một chương trình mang tên "SGML trên Web". Sau thời gian này một tập con của SGML ra đời mang tên XML Đặc điểm XML cung cấp một phương tiện dùng văn bản (text) để mô tả thông tin và áp dụng một cấu trúc kiểu cây cho thông tin đó. Tại mức căn bản, mọi thông tin đều thể hiện dưới dạng text, chen giữa là các thẻ đánh dấu (markup) với nhiệm vụ ký hiệu sự phân chia thông tin thành một cấu trúc có thứ bậc của các dữ liệu ký tự, các phần tử dùng để chứa dữ liệu, và các thuộc tính của các phần tử đó. Về mặt đó, XML tương tự với các biểu thức S (S-expression) của ngôn ngữ lập trình LISP ở chỗ chúng đều mô tả các cấu trúc cây mà trong đó mỗi nút có thể có một danh sách tính chất của riêng mình. Đơn vị cơ sở của XML là các ký tự theo định nghĩa của Universal Character Set (Bộ ký tự toàn cầu). Các ký tự được kết hợp theo các tổ hợp chuỗi hợp lệ để tạo thành một tài liệu XML. Tài liệu này gồm một hoặc nhiều thực thể, mỗi thực thể thường là một phần nào đó của các ký tự thuộc tài liệu, được mã hóa dưới dạng một chuỗi các bit và lưu trữ trong một tệp văn bản (text file). Các tệp XML có thể dùng cho nhiều loại dữ liệu đa phương tiện. RFC3023 định nghĩa các loại "application/xml" và "text/xml", với ý rằng dữ liệu được biểu diễn bằng XML mà không nói gì đến ngữ nghĩa của dữ liệu. Sự phổ biến của các phần mềm soạn thảo văn bản (word processor) đã hỗ trợ việc soạn thảo và bảo trì tài liệu XML một cách nhanh chóng. Trước XML, có rất ít ngôn ngữ mô tả dữ liệu với các đặc điểm đa năng, thân thiện với giao thức Internet, dễ học và dễ tạo. Thực tế, đa số các định dạng trao đổi dữ liệu thời đó đều chuyện dụng, có tính độc quyền, và có định dạng nhị phân (chuỗi bit thay vì chuỗi ký tự) khó dùng chung giữa các ứng dụng phần mềm khác nhau hay giữa các hệ nền (platform) khác nhau. Việc tạo và bảo trì trên các trình soạn thảo thông dụng lại càng khó khăn. Bằng cách cho phép các tên dữ liệu, cấu trúc thứ bậc được phép, và ý nghĩa của các phần tử và thuộc tính có tính chất mở và có thể được định nghĩa bởi một giản đồ tùy biến được, XML cung cấp một cơ sở cú pháp cho việc tạo lập các ngôn ngữ đánh dấu dựa XML theo yêu cầu. Cú pháp chung của các ngôn ngữ đó là cố định — các tài liệu phải tuân theo các quy tắc chung của XML, bảo đảm rằng tất cả các phần mềm hiểu XML ít ra cũng phải có khả năng đọc (phân tích cú pháp - parse) và hiểu bố cục tương đối của thông tin trong các tài liệu đó. Giản đồ chỉ bổ sung một tập các ràng buộc cho các quy tắc cú pháp. Các giản đồ thường hạn chế tên của phần tử và thuộc tính và các cấu trúc thứ bậc được phép, ví dụ, chỉ cho phép một phần tử tên 'ngày sinh' chứa một phần tử tên 'ngày' và một phần tử có tên 'tháng', mỗi phần tử phải chứa đúng một ký tự. Đây là điểm khác biệt giữa XML và HTML. HTML có một bộ các phần tử và thuộc tính không mềm dẻo, chỉ có một tác dụng và nói chung là không thể dùng cho mục đích khác. XML không hạn chế về việc nó được sử dụng như thế nào. Mặc dù XML về cơ bản là dạng text, các phần mềm với chức năng trừu tượng hóa nó thành các định dạng khác giàu thông tin hơn đã nhanh chóng xuất hiện, quá trình trừu tượng hóa này được thực hiện chủ yếu qua việc sử dụng các giản đồ định hướng kiểu dữ liệu (datatype-oriented schema) và khuôn mẫu lập trình hướng đối tượng (mà trong đó, mỗi tài liệu XML được thao tác như là một đối tượng). Những phần mềm như vậy có thể coi XML như là dạng text đã được tuần tự hóa chỉ khi nó cần truyền dữ liệu qua mạng. Ngoài những đặc điểm trên, công nghệ này còn cần phải được xem xét kỹ bởi lẽ trong quá trình thao tác và truyền dữ liệu, nó đã được thống kê và ghi nhận tỷ lệ sai sót, mất dữ liệu dao động từ 5 - 7%. Tuy con số này không cao, nhưng cũng đáng để những người sử dụng phải có những cân nhắc kỹ càng hơn. Sơ lược về cú pháp Cú pháp XML cơ bản cho một phần tử là <tên thuộc_tính="giá trị">nội dung</tên> <?xml version="1.0" encoding="UTF-8"?> <công_thức_nấu_ăn tên="bánh mì" thời_gian_chuẩn_bị="5 phút" thời_gian_nấu="3 tiếng"> <title>Bánh mì cơ bản</title> <nguyên_liệu lượng="3" đơn_vị="ca">Bột mì</nguyên_liệu> <nguyên_liệu lượng="7" đơn_vị="gram">Men</nguyên_liệu> <nguyên_liệu lượng="1.5" đơn_vị="ca" trạng_thái="ấm">Nước</nguyên_liệu> <nguyên_liệu lượng="1" đơn_vị="thìa cà phê">Muối</nguyên_liệu> <chỉ_dẫn> <bước>Trộn tất cả các nguyên liệu với nhau và nhào kĩ</bước> <bước>Phủ một mảnh vải, ủ một tiếng đồng hồ trong phòng ấm.</bước> <bước>Nhào lại, đổ vào khuôn, cho vào lò nướng.</bước> </chỉ_dẫn> </công_thức_nấu_ăn> Dòng đầu tiên là Khai báo XML (XML declaration): đó là một dòng không bắt buộc, với nhiệm vụ thông báo phiên bản XML đang được sử dụng (thường là phiên bản 1.0), và còn có thể chứa thông tin về mã hóa ký tự và các phụ thuộc bên ngoài. Phần còn lại của tài liệu này chứa các phần tử lồng nhau, một số phần tử trong đó có các thuộc tính và nội dung. Một phần tử thường bao gồm hai thẻ (tag), một thẻ bắt đầu và một thẻ kết thúc, có thể bao quanh văn bản và các phần tử khác. Thẻ bắt đầu bao gồm một cái tên đặt trong một cặp ngoặc nhọn, như "<bước>"; thẻ kết thúc bao gồm chính cái tên đó đặt trong một cặp ngoặc nhọn, với một dấu gạch chéo đứng trước, như "</bước>". Nội dung của phần tử là tất cả những gì nằm giữa thẻ bắt đầu và thẻ kết thúc, bao gồm văn bản và các phần tử (con) khác. Dưới đây là một phần tử XML hoàn chỉnh, với thẻ bắt đầu, nội dung văn bản, và thẻ kết thúc: <bước>Nhào lại, đổ vào khuôn, cho vào lò nướng.</bước> Bên cạnh nội dung, một phần tử có thể chứa các thuộc tính — các cặp tên - giá trị được đặt trong thẻ bắt đầu, ngay sau tên phần tử. Giá trị của thuộc tính phải được đặt trong cặp nháy đơn hoặc nháy kép, mỗi tên thuộc tính chỉ được xuất hiện một lần trong mỗi phần tử. <nguyên_liệu lượng="3" đơn_vị="ca">Bột mì</nguyên_liệu> Trong ví dụ này, phần tử nguyên_liệu có hai thuộc tính: lượng với giá trị "3", và đơn vị với giá trị "ca". Trong cả hai trường hợp, cũng như tên và nội dung của các phần tử, tại cấp độ đánh dấu, tên và giá trị của các thuộc tính cũng chỉ là dữ liệu text — các giá trị "3" và "ca" không phải một số lượng và một đơn vị đo lường mà chỉ là các chuỗi ký tự mà tác giả tài liệu có thể dùng để biểu diễn những thứ đó. Ngoài văn bản, các phần tử còn có thể chứa các phần tử khác: <chỉ_dẫn> <bước>Trộn tất cả các nguyên liệu với nhau và nhào kĩ</bước> <bước>Phủ một mảnh vải, ủ một tiếng đồng hồ trong phòng ấm.</bước> <bước>Nhào lại, đổ vào khuôn, cho vào lò nướng.</bước> </chỉ_dẫn> Trong đó, phần tử chỉ_dẫn chứa ba phần tử bước. XML đòi hỏi rằng các phần tử phải được lồng nhau một cách đúng đắn — các phần tử không được có phần xen vào nhau. Ví dụ, đoạn dưới đây không phải XML định dạng đúng (well-formed XML) vì các phần từ em và strong xen vào nhau: <!-- SAI! ĐỊNH DẠNG KHÔNG ĐÚNG! --> <p>Normal <em>emphasized <strong>strong emphasized</em> strong</strong></p> Mỗi tài liệu XML phải có đúng một phần tử gốc tại bậc trên cùng (còn gọi là phần tử văn bản), do đó đoạn sau cũng sẽ là một tài liệu XML định dạng sai: <?xml version="1.0" encoding="UTF-8"?> <!-- SAI! ĐỊNH DẠNG KHÔNG ĐÚNG! --> <đồ vật>Đồ vật thứ nhất</đồ vật> <đồ vật>Đồ vật thứ hai</đồ vật> XML cung cấp cú pháp đặc biệt để biểu diễn một phần tử với nội dung rỗng. Thay vì viết một thẻ bắt đầu và một thẻ kết thúc ngay sau đó, tài liệu có thể chứa thẻ phần tử rỗng mà trong đó dấu gạch chéo đứng ngay sau tên phần tử. Hai ví dụ sau là tương đương về chức năng: <foo></foo> </div> :<syntaxhighlight lang="xml" inline style="font-size:1.2em;" > <foo /> XML cung cấp hai phương pháp biểu diễn các ký tự đặc biệt: các tham chiếu thực thể (entity reference) và các tham chiếu ký tự số (numeric character reference). Trong XML, một thực thể (entity) là một thân dữ liệu được đặt tên với dữ liệu thường là text, chẳng hạn một ký tự đặc biệt. Một tham chiếu thực thể là một ký hiệu đại diện cho thực thể đó. Nó bao gồm tên của thực thể với dấu ("&") đứng trước và một dấu chấm phảy (";") đứng sau. XML có năm thực thể đã được khai báo trước: &amp; (&) &lt; (<) &gt; (>) &apos; (') &quot; (") Dưới đây là một ví dụ sử dụng một thực thể XML khai báo trước để biểu diễn dấu & trong tên "AT&T": <tên-công-ty>AT&T</tên-công-ty> Nếu cần khai báo thêm các thực thể khác, việc đó được thực hiện tại DTD của tài liệu. Sau đây là một ví dụ cơ bản về khai báo thực thể tại một DTD nhỏ nội bộ. Các thực thể được khai báo có thể mô tả các ký tự đơn hay các đoạn văn bản, và có thể tham chiếu lẫn nhau. <?xml version="1.0" encoding="UTF-8"?> <!DOCTYPE example [ <!ENTITY copy "©"> <!ENTITY copyright-notice "Copyright © 2006, XYZ Enterprises"> ]> <root> &copyright-notice; </root> Khi xem tại một trình duyệt thích hợp, tài liệu XML trên sẽ hiện ra như sau: <root> Copyright © 2006, XYZ Enterprises </root> Các tham chiếu ký tự số trông giống như các thực thể. Nhưng thay cho một cái tên, chúng gồm một ký tự "#" và theo sau là một con số. Con số (theo hệ thập phân hoặc hệ cơ số 16 với tiền tố "x") đại diện cho một mã hiệu Unicode (Unicode code point), và thường được dùng để đại diện cho các ký tự không dễ gõ trên máy tính, chẳng hạn một chữ cái Ả-rập trong một tài liệu được soạn trên một máy tính châu Âu. Dấu & trong ví dụ "AT&T" có thể được biểu diễn như sau (số 38 thập phân và 26 trong hệ cơ số 16 đều đại diện cho giá trị Unicode của dấu &): <tên-công-ty>AT&T</tên-công-ty> <tên-công-ty>AT&T</tên-công-ty> Còn có nhiều quy tắc khác cần thiết cho việc viết các tài liệu XML định dạng đúng, chẳng hạn một tên XML có thể chứa các ký tự nào, nhưng phần giới thiệu ngắn này chỉ cung cấp các kiến thức căn bản để đọc và hiểu được nhiều tài liệu XML.
CNC – viết tắt cho Computer(ized) Numerical(ly) Control(led) (điều khiển bằng máy tính) – đề cập đến việc điều khiển bằng máy tính các máy móc khác với mục đích sản xuất (có tính lặp lại) các bộ phận kim khí (hay các vật liệu khác) phức tạp, bằng cách sử dụng các chương trình viết bằng ký hiệu chuyên biệt theo tiêu chuẩn EIA-274-D, thường gọi là mã G. CNC được phát triển cuối thập niên 1940 đầu thập niên 1950 ở phòng thí nghiệm Servomechanism của trường MIT. Mô tả Sự xuất hiện của các máy CNC đã nhanh chóng thay đổi việc sản xuất công nghiệp. Các đường cong được thực hiện dễ dàng như đường thẳng, các cấu trúc phức tạp 3 chiều cũng dễ dàng thực hiện, và một lượng lớn các thao tác do con người thực hiện được giảm thiểu. Việc gia tăng tự động hóa trong quá trình sản xuất với máy CNC tạo nên sự phát triển đáng kể về chính xác và chất lượng. Kỹ thuật tự động của CNC giảm thiểu các sai sót và giúp người thao tác có thời gian cho các công việc khác. Ngoài ra còn cho phép linh hoạt trong thao tác các sản phẩm và thời gian cần thiết cho thay đổi máy móc để sản xuất các linh kiện khác. Trong môi trường sản xuất, một loạt các máy CNC kết hợp thành một tổ hợp, gọi là cell, để có thể làm nhiều thao tác trên một bộ phận. Máy CNC ngày nay được điều khiển trực tiếp từ các bản vẽ do phần mềm CAM, vì thế một bộ phận hay lắp ráp có thể trực tiếp từ thiết kế sang sản xuất mà không cần các bản vẽ in của từng chi tiết. Có thể nói CNC là các phân đoạn của các hệ thống robot công nghiệp, tức là chúng được thiết kế để thực hiện nhiều thao tác sản xuất (trong tầm giới hạn). Các công đoạn Khảo sát Thiết kế Làm mẫu thử Hoàn thiện Cắt kim loại Cưa dây Phay Bào Tiện Doa Tôi Nguội Mài Rửa sạch Kiểm chứng Xác thực Ra sản phẩm Các máy CNC
James Arthur Gosling (sinh ngày 19 tháng 5 năm 1955 gần Calgary, Alberta, Canada) là một nhà phát triển phần mềm nổi tiếng. Ông là cha đẻ của ngôn ngữ lập trình Java. Nghề nghiệp Từ năm 1984, James Gosling đã vào làm việc tại Sun Microsystems. Năm 2005 ông là CTO của nhóm phát triển sản phẩm. Sau thương vụ mua Sun Microsystems của Oracle vào ngày 21 tháng 1 năm 2010, James Gosling chính thức rời Oracle vào 2 tháng 4 năm 2010. Ngày 28 tháng 3 năm 2011, ông tuyên bố trên blog cá nhân rằng ông đã gia nhập Google. Các đóng góp Nói chung ông được xem như là nhà phát minh của ngôn ngữ lập trình Java vào năm 1994. Ông đã thiết kế gốc của Java và đã cài đặt trình biên dịch và máy ảo gốc của nó. Với thành tựu này ông đã được bầu vào Hiệp hội Kỹ sư Quốc gia (National Academy of Engineering) của Hoa Kỳ. Ông cũng có những đóng góp lớn vào nhiều hệ phần mềm khác như NeWS và Gosling Emacs. Và ông cũng được công nhận như là tác giả công cụ biên tập WYSIWYG. Ông còn đóng góp nhiều thành tựu khác (ít được biết và do ông tham gia các nhóm làm dự án này): Các hệ thống thu nhận dữ liệu từ vệ tinh Phiên bản đa lõi cho máy chủ Unix Hệ thống mail Chương trình quản lý các cửa sổ Việc lập trình Ông được biết đến như là kỹ sư phần mềm hàng đầu PowerBook. Chú thích
Deutsche Bank hay Deutsche Bank AG (theo tiếng Đức tức là Công ty cổ phần Ngân hàng Đức) là tập đoàn ngân hàng tư nhân lớn nhất nước Đức có trụ sở chính đặt tại Frankfurt am Main, được thành lập vào năm 1870. Lịch sử hình thành Deutsche Bank hay Deutsche Bank AG (theo tiếng Đức tức là Công ty cổ phần Ngân hàng Đức) là tập đoàn ngân hàng tư nhân lớn nhất nước Đức có trụ sở chính đặt tại Frankfurt am Main, được thành lập vào năm 1870. Deutsche là một trong những ngân hàng có quy mô lớn nhất trên thế giới - với tổng tài sản 1501 tỷ euro và 77050 nhân viên, Deutsche Bank cung cấp những dịch vụ tài chính hoàn hảo tại 72 quốc gia trên khắp thế giới, và Deutsche điều hành 75% khoản lợi nhuận ở thị trường nước ngoài. Ngân hàng luôn cạnh tranh để trở thành nhà cung cấp hàng đầu trên thế giới về các giải pháp tài chính đáp ứng yêu cầu khách hàng và tạo ra giá trị gia tăng cho các cổ đông, khách hàng và nhân viên của mình. Ngân hàng Deutsche là ngân hàng đầu tư toàn cầu với nhiều phi vụ kinh doanh nổi tiếng, mang đến các lợi ích và cung cấp một loạt dịch vụ tài chính cho các công ty, tổ chức, các khách hàng giàu có và cá nhân trên thế giới. Logo "hình vuông có đường chéo nằm ở giữa" – một biểu tượng tổng thể cho "sự phát triển trọng một môi trường ổn định". Logo này được giới thiệu vào năm 1974, bởi họa sĩ đồ họa Anton Stankowski. Ngân hàng Deutsche từ lâu đã được công nhận là ngân hàng dẫn đầu về lĩnh vực kinh doanh vốn có quy mô lớn, mang lại những giải pháp chất lượng cao cho khách hàng. Riêng lĩnh vực đầu tư ngân hàng, Deutsche là một trong những doanh nghiệp có doanh thu và các vụ chuyển tiền lớn nhất thế giới. Deutsche là ngân hàng duy nhất kết hợp kinh doanh hàng hóa tiêu chuẩn, tín dụng, cổ phiếu, ngoại hối và lãi suất với các sản phẩm phái sinh khác. Deustche tiếp tục giữ vững vị trí hàng đầu về tài chính toàn cầu với sự hiện diện mạnh mẽ tại châu Âu cũng như là vị trí tiềm năng tại châu Mỹ và châu Á. Quan trọng hơn, các lĩnh vực kinh doanh ổn định như quản lý tiền mặt và thương mại tài chính vẫn tiếp tục phát triển mạnh tại Deutsche. Deutsche cũng là một trong những công ty có giá trị tài sản lớn nhất trên thế giới. Deutsche có vị trí quan trọng đối với việc quản lý tài sản chung cho các tổ chức và cá nhân đồng thời là nhà cung cấp quỹ hỗ trợ đầu tư hàng đầu tại Mỹ và châu Âu. Lĩnh vực bán lẻ của Deutsche được củng cố qua việc mua lại ngân hàng Berliner và Norish tại Đức và qua việc mở thêm chi nhánh tại Ba Lan. Hơn nữa, việc mua lại Tập đoàn Tilney tại Anh và việc hợp tác kinh doanh ở Việt Nam và Trung Quốc đã mở rộng dịch vụ quản lý toàn cầu của Deutsche. Ngày 3/10/2001, Deutsche niêm yết cổ phiếu tại Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố New York. Tại London, số nhân viên của Deutsche là 7,545 người và là ngân hàng có số nhân viên đông nhất và chiếm giữ diện tích nhiều nhất ở khu vực Square Mile. Sở dĩ Deutsche có được vị trí cao như vậy là nhớ biết nắm bắt những khuynh hướng đang định hình trong môi trường hoạt động của ngành tài chính ngân hàng như là quá trình toàn cầu hóa, sự phát triển của thị trường vốn và sự phát triển tài sản trên toàn cầu Sản phẩm Deutsche Bank là một trong những ngân hàng có quy mô toàn cầu và cung cấp các dịch vụ rất đa dạng. Deutsche Bank được xếp hạng là một trong những ngân hàng hàng đầu trên toàn cầu cung cấp dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp và kinh doanh chứng khoán, dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, quản lý tài sản và dịch vụ khách hàng cá nhân và nắm giữ một đặc quyền kinh doanh về dịch vụ ngân hàng cá nhân và doanh nghiệp lớn tại Đức và một số quốc gia khác tại châu Âu. Lĩnh vực Quản lý tài sản bao gồm 3 bộ phận: Private& Business Clients (Bộ phận khách hàng doanh nghiệp và cá nhân – viết tắt là PBC). Bộ phận PBC cung cấp cho những khách hàng cá nhân một dịch vụ trọn gói từ các dịch vụ ngân hàng thông thường cho đến dịch vụ tư vấn đầu tư và đưa ra các giải pháp tài chính tối ưu. Hiện đang phục vụ cho hơn 13 triệu khách hàng tại châu Âu. Phương châm hoạt động của bộ phận này là hỗ trợ cho khách hàng thành công hơn về mặt tài chính bằng cách cung cấp những giải pháp tài chính tối ưu phù hợp với từng loại chu kỳ kinh doanh. Bộ phận này hiện đã lan ra ngoài châu Âu bằng việc khai trương 8 Trung tâm Đầu tư và Tài chính đầu tiên tại Ấn Độ vào năm 2005. Private Wealth Management (Bộ phận quản lý của cải tư nhân – viết tắt là PWM). Bộ phận PWM thì chú trọng vào các khách hàng có tài sản lớn, gia đình của họ và các tổ chức có chọn lọc trên toàn cầu. Bộ phận này cung cấp các giải pháp tài chính hợp nhất bao gồm lên kế hoạch phân chia tài sản và tư vấn về quỹ và hoạt động từ thiện. Asset Management (Bộ phận quản lý tài sản – viết tắt là AM) phục vụ các khách hàng là những tổ chức và các nhà đầu tư cá nhân. Là một nhà cung cấp dịch vụ toàn cầu, Bộ Phận Quản lý Tài Sản mang đến các sản phẩm có thể đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng về cổ phiếu, trái phiếu và dịch vụ tư vấn bất động sản. Trong lĩnh vực bán lẻ, Deutsche Bank là ngân hàng hàng đầu tại châu Âu và dẫn đầu tại thị trường Đức với công ty con của mình là DWS. Gần đây, thương hiệu các quỹ DWS đã có mặt tại Singapore và Ấn Độ. Bộ phận AM kết hợp việc quản lý tài sản cho các tổ chức và các nhà đầu tư cá nhân. Ngoài ra, AM còn mang lại những sản phẩm theo yêu cầu khách hàng bao gồm cổ phiếu, trái phiếu và bất động sản. Lĩnh vực ngân hàng Đầu tư và Doanh nghiệp (CIB) bao gồm 2 bộ phận: Global Markets (Bộ phận quản lý tiền tệ toàn cầu) và Global Banking (Bộ phận doanh nghiệp ngân hàng toàn cầu). Bộ phận Kinh doanh Vốn và Tiền Tệ (Global Markets – viết tắt là GM) là một trong những thương hiệu bán hàng và kinh doanh hàng đầu thế giới chuyên về các lĩnh vực như tạo sản phẩm, bán sản phẩm và nghiên cứu cổ phiếu, sản phẩm phái sinh, ngoại hối, trái phiếu, các sản phẩm cơ cầu và chứng khoán hóa. Vì vậy, bộ phận này chiếm giữ vị trí hàng đầu trong hoạt động giao dịch ngoại tệ, lợi tức cố định, cổ phiếu cũng như những sản phẩm phái sinh khác. Bộ phận Ngân hàng Doanh nghiệp Toàn Cầu (Global Banking – viết tắt là GB) bao gồm quản lý tài khoản thanh toán toàn cầu, tài trợ thương mại toàn cầu, các dịch vụ chứng khoán và ủy thác đầu tư. Bộ phận Global Banking cung cấp các dịch vụ về tài chính doanh nghiệp, tư vấn về sáp nhập công ty (Merge và Acquisition – viết tắt là M&A), tách công ty và các dịch vụ hỗ trợ việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng và giao dịch trên thị trường vốn. Bộ phận Ngân hàng Doanh nghiệp Toàn Cầu còn cung cấp dịch vụ Giao Dịch Toàn Cầu bao gồm quản lý tài khoản thanh toán, tài trợ thương mại và các dịch vụ chứng khoán và ủy thác đầu tư. Tình hình hoạt động Deutsche tiếp tục phát triển dựa trên lợi thế của mình về lĩnh vực đầu tư ngân hàng, củng cố lại vị trí đứng đầu thị trường như là một ngân hàng – doanh nghiệp đầu tư trong khi mở rộng kinh doanh nhằm mang lại nguồn lợi nhuận ổn định. Ngân hàng Deutsche là một trong những công ty toàn cầu đa dạng nhất trong ngành dịch vụ tài chính với sự hiện diện cao tại châu Âu, châu Mỹ, châu Á Thái Bình Dương và tại các thị trường đang phát triển. Deutsche đang bận rộn với giai đoạn thứ 3 kế hoạch của công ty: Nâng tầm từ vị trí toàn cầu cho đến tăng tốc độ phát triển. Điều này bao gồm việc duy trì chi phí, sự mạo hiểm, thực thi vốn và điều lệ; phát triển mạnh hơn nữa những lĩnh vực kinh doanh có nền tảng bền vững; tiếp tục phát triển có hệ thống với những vụ mua bán có chọn lọc; và tạo ra ưu thế cạnh tranh trong lĩnh vực CIB. Deutsche có vị trí vững mạnh là nhờ biết nắm bắt những khuynh hướng đang định hình môi trường kinh doanh trong tương lai: Quá trình toàn cầu hóa, sự phát triển tiềm năng của thị trường vốn và sự phát triển tài sản trên toàn cầu. Deutsche có được vị trí hàng đầu là do toàn cầu hóa trong kinh doanh đang tăng dần cùng với một chiến lược đa dạng cho từng khu vực kinh doanh dưới sự hỗ trợ từ một hệ thống toàn cầu hoàn hảo. Sự dẫn đầu của Deutsche trong lĩnh vực đầu tư ngân hàng cùng với quan điểm điều hành mạo hiểm, mạnh mẽ đã giúp cho Deutsche có thể khai thác tiềm năng phát triển của các thị trường vốn. Thành tích đạt được Deutsche tiếp tục giành những giải thưởng với những thành tích bởi những sản phẩm mà ngân hàng này mang lại. Năm 2006: Ngân hàng Deutsche Bank (Đức) đã đạt vị trí "Ngân hàng lớn nhất về giao dịch ngoại hối" tại châu Á và trên toàn thế giới. Tại châu Á, Deutsche Bank là ngân hàng có giao dịch ngoại hối chiếm đến 18,22% thị phần, ngân hàng UBS đạt vị trí thứ 2 và Goldman Sachs nằm ở vị trí thứ 3. Cũng theo khảo sát của Euromoney, trên quy mô toàn cầu, thị phần trên thị trường giao dịch ngoại hối hiện nay của Deutsche Bank là 19,26%, UBS chiếm khoảng 11,86%. Trong cuộc khảo sát năm nay của Tạp chí Euromoney, Deutsche Bank là một trong 4 ngân hàng hàng đầu trong danh mục xếp hạng "Ngân hàng tốt nhất về tiền tệ" cho tất cả các loại tiền tệ của châu Á. Ngoài ra, Deutsche Bank cũng được công nhận là ngân hàng có thể chế giao dịch điện tử được đăng ký độc quyền và theo những tiêu chí kinh tế khác Deutsche Bank đã được xếp là một trong hai ngân hàng ngoại hối tốt nhất. Ngân hàng cũng được trao tặng danh hiệu Ngân hàng của năm trong liên hoan trao giải thưởng toàn cầu IFR Global Awards. Đây là lần thứ hai ngân hàng đạt được giải thưởng này trong thời gian 3 năm. Trong danh mục những giải thưởng quan trọng của liên hoan tại châu Á lần này, Deutsche Bank giành được giải Ngân hàng tốt nhất về trái phiếu tại châu Á. Đồng thời Deutsche Bank cũng giành được giải Ngân hàng tốt nhất về trái phiếu, Ngân hàng tốt nhất về sản phẩm phức hợp và Ngân hàng tốt nhất về sản phẩm phái sinh tại liên hoan trao giải thưởng toàn cầu IFR Global Awards. Năm 2007: Deutsche đã nhận 31giải tại lễ trao giải "Euromoney Awards for Excellence", bao gồm "Best Credit Derivative House", "Best Foreign Exchange House". Cũng như giải M&A (giải tư vấn về sáp nhập công ty) và các giải thưởng về tài chính, Deutsche cũng được nhân giải "Best Cash Magement House" tại Tây Âu và châu Á. Ở châu Mỹ, Deutsche được nhận 6 giải, gồm có "Best Risk Magement" và "Best Foreign Exchange House". Ngoài ra, Deutsche cũng nhận giải do Tạp chí Tài chính Toàn Cầu bình chọn và được giải "Best Investment Bank" ở châu Âu và Đức. Deutsche bank Việt Nam Tại Việt Nam, Deutsche Bank AG đã có mặt từ năm 1992 và cho đến nay đã có hơn 70 nhân viên làm việc tại chi nhánh Việt Nam. Đây cũng là ngân hàng nước ngoài đầu tiên có chi nhánh tại Việt Nam được cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử và là một trong ba ngân hàng nước ngoài dẫn đầu trong việc cung cấp các sản phẩm phức hợp và dịch vụ cho vay xuất nhập khẩu. Deutsche Bank có sàn giao dịch tại Việt Nam.
Đại vương công Áo (tiếng Đức: Erzherzog, dạng nữ: Erzherzogin), nhiều tài liệu còn dịch là Đại công tước Áo, là tước hiệu có từ năm 1453 tới năm 1918 của tất cả các người đứng đầu Đại Công quốc Áo của dòng họ Habsburg và từ năm 1780 là Habsburg-Lothringen. Từ năm 1463, họ cũng thường là Hoàng đế La Mã Thần thánh và từ năm 1804 là Hoàng đế của Đế quốc Áo. Khi dòng họ Habsburg còn cho phép phân chia lãnh thổ cho tới thế kỷ 17 và nhiều hoàng tử cùng song song trị vì các lãnh thổ, thì họ cũng được gọi là Đại công tước. Từ năm 1804, đây cũng là tước hiệu của tất cả con cái hoàng đế Áo dòng họ Habsburg-Lothringen. Lịch sử Nguyên thủy, tước hiệu này bắt nguồn từ danh xưng Pfalzerzherzog, tạm dịch là Cung trung Công tước. Nó được Công tước Rudolf IV đặt ra vào năm 1356. Sắc lệnh vàng (tiếng La tinh: aurea bulla) năm 1356 của Hoàng đế Karl IV quy định những công tước hay hầu tước có quyền được bầu hoàng đế, điều này gắn liền với một loạt các đặc quyền khác. Nước Áo không được nhắc đến trong sắc lệnh này nên ngay sau đó Rudolf đã cho giả mạo một đặc quyền (Privilegium Maius) mà trong đó ngoài những điều khác ra còn ban cho ông tước hiệu Pfalzerzherzog và như vậy là đặt ông ngang hàng với các tuyển hầu (Kurfürst), đứng trên các công tước (Herzog) khác. Thế nhưng tước hiệu này không được hoàng đế chấp nhận. Mãi đến năm 1453 Hoàng đế Friedrich III mới công nhận tước hiệu này và vì thế làm cho tước hiệu này trở thành luật lệ có giá trị. Từ đấy, nước Áo là một Đại công quốc (tiếng Đức: Erzherzogtum, tạm dịch là Vương công quốc) và tước hiệu này trở thành một đặc điểm của dòng họ Habsburg. Tước hiệu Đại công tước Áo là do muốn có quan hệ đến các tuyển hầu tước, những người còn được biết đến thuộc đẳng cấp đại vương hầu (Erzfürst). Danh hiệu Erzherzog được Ernst Sắt đá (Ernst der Eiserne) sử dụng lần đầu tiên. Trong bức chân dung của Rudolf IV, tước hiệu này được biểu tượng bằng một vương miện Đại vương công Áo, nhưng thật ra vương miện này không có thật. Erst Sắt đá đã cho làm một vương miện tương tự và khi Đại vương công Ferdinand II qua đời năm 1559 một vương miện như vậy cũng được chế tạo. Tuy vậy vương miện thật sự của Đại công quốc Áo, được gọi là Mão đại vương công (Erzherzoghut) được làm theo yêu cầu của Maximilian III và từ đấy được giữ trong tu viện Klosterneuburg (Áo). Mỗi khi có lễ thần phục của một đại công tước, chiếc mũ này được mang đến Viên (Áo), lần cuối cùng là năm 1835. Thêm vào đó là vẫn còn 2 chiếc vương miện đại công tước Áo khác hiện vẫn còn giữ được, một chiếc ở Maria Stein gần Wörgl của vùng Tirol và ở Steiermark (Áo). Vương miện do Joseph II đặt làm khi ông lên ngôi Hoàng đế của Đế quốc La Mã Thần thánh hiện chỉ còn lại phần vải. Cho đến năm 1918 Áo chỉ là một đại công quốc (Erzherzogtum), bao gồm hai tiểu bang Oberösterreich (Thượng Áo) và Niederösterreich (Hạ Áo) ngày nay của nước Áo. Danh hiệu đế quốc Áo (Kaisertum Österreich) được tạo ra năm 1804 dùng để chỉ toàn bộ đất đai của dòng họ Habsburg mà trong đó bao gồm cả Đại công quốc Áo. Danh sách các Đại Công tước Áo: Burkhard: 955 - 976, Bá tước đầu tiên của đất Bá tước Áo, do Hoàng đế Otto I phân phong năm 955 Leopold I: 976-994 Henri I "Mạnh mẽ": 994-1018 Adalbert "Người chiến thắng": 1018–1055 Ernest "Dũng cảm": 1055–1075 Leopold II "Thẳng thắn": 1075-1095 Leopold III "Người tốt": 1095-1136 Leopold IV "Người rộng lượng": 1137-1141 Henri II: 1141-1177, ông này thuộc nhà Babenberg, vào năm 1156 thì xưng là Công tước Áo Leopold V "Người đức hạnh": 1177-1194 Frederick I "Người Công giáo": 1195-1198 Leopold VI "Người rộng lượng": 1198-1230 Frederick II "Kẻ gây gổ": 1230-1246 Vladislaus của Moravia: 1246-1247 Herman VI của Baden: 1248-1250 Frederick I của Baden: 1250-1268 Ottokar II của Bohemia: 1251-1278 Rudolf I: 1278-1282, công tước đầu tiên của họ Habsburg Albert I: 1282-1308 Rudolf II "Phóng khoáng":1282-1283 Rudolf III "Người tốt": 1298-1307 Frederick I "Đẹp trai":1308-1330 Leopold I "Lộng lẫy": 1308-1326 Albert II "Người khôn ngoan": 1330-1358 Otto I "Người vui vẻ": 1330-1339 Frederick II - Leopold II: 1339-1344 Rudolf IV "Người sáng lập": 1358-1365 Albert III "Người thắt bím tóc": 1365-1379 Leopold III "Người đúng đắn": 1365-1379. Sau cái chết của ông, lãnh thổ Áo bị chia đôi: Thượng Áo và Hạ Áo Albert III: 1379-1395 Albert IV "Người kiên nhẫn": 1395-1404 Albert V: 1404-1439  Ladislaus I "Di chúc":1440-1457. Thời ông, lãnh thổ Áo được nâng lên thành đại Đại công tước vào năm 1453 Frederick V "Người hòa bình": 1457-1493 Maximilian I: 1493-1519. Thời ông, lãnh thổ nước Áo được thống nhất vào năm 1493 Charles I: 1519-1521 Ferdinand I: 1521-1564. Sau cái chết của ông, lãnh thổ Áo lại bị chia tách 3 vùng Thượng và Hạ Áo, Tyrol... Maximilian II: 1564-1576, dòng chính ở đất công tước Áo Rudolf V: 1576-1608 Matthias: 1608-1619 Albert VII: 1619 Ferdinand III: 1619-1637, lãnh thổ Áo được thống nhất lần 2, riêng Hạ Áo được tự trị Ferdinand IV: 1637-1657 Leopold VI: 1665-1705. Thời Leopold VI, vùng Hạ Áo bị đại công tước chinh phục và sáp nhập vào năm 1665 Joseph I: 1705-1711 Charles III: 1711-1740 Maria Theresa: 1740-1780, cai trị cùng chồng là Francis I Stephen Joseph II: 1765-1790  Leopold VII: 1790-1792 Francis II: 1792-1835, ông xưng làm Hoàng đế Áo từ năm 1804 Ferdinand I: 1835-1848 Francis Joseph I: 1848-1916 Charles II: 1916-12 tháng 11 năm 1918
Bảo Đại (chữ Hán: 保大, 22 tháng 10 năm 1913 – 31 tháng 7 năm 1997), tên khai sinh: Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy (阮福永瑞), là vị hoàng đế thứ 13 và là vị vua cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn, cũng là vị hoàng đế cuối cùng của chế độ quân chủ trong lịch sử Việt Nam. Bảo Đại vốn là niên hiệu của ông, tục lệ các vị Hoàng đế nhà Nguyễn chỉ giữ một niên hiệu nên dân gian hay dùng niên hiệu để gọi vị Hoàng đế đó. Ông lên ngôi năm 1925 khi Đại Nam vẫn còn dưới thời Pháp thuộc. Đến năm 1945, dưới sự sắp xếp của phát xít Nhật, ông công bố Tuyên cáo Việt Nam độc lập và là Hoàng đế đầu tiên của Đế quốc Việt Nam. Trong Cuộc Cách mạng Tháng Tám vào cùng năm, Bảo Đại ban bố chiếu thoái vị, chấm dứt triều đại nhà Nguyễn từ năm 1802 cũng như sự thống trị của dòng họ Nguyễn (Phúc) từ năm 1558. Ông nhận làm Cố vấn tối cao cho Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, nhưng sau đó ông lại bỏ sang Hồng Kông. Giữa bối cảnh Chiến tranh Đông Dương đang diễn ra, năm 1948, với sự liên lạc của mật thám Pháp tại Hồng Kông, Bảo Đại đứng ra đại diện cho các đảng phái quốc gia để thành lập nên Quốc gia Việt Nam hợp tác với Liên hiệp Pháp để chống lại chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Là Quốc trưởng của Quốc gia Việt Nam (1949 – 1955), Bảo Đại đã bị Tòa án Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kết án phản quốc với cáo trạng đã hợp tác với Liên hiệp Pháp, chống lại phong trào kháng chiến của dân tộc Việt Nam. Năm 1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm phế truất ông để thành lập Việt Nam Cộng hòa. Từ đó, Bảo Đại đến sống lưu vong ở Pháp tới khi qua đời. Tiểu sử Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, tên tục lúc bé là Mệ Vững, sinh ngày 22 tháng 10 năm 1913 tại kinh thành Huế, là con trai duy nhất của vua Khải Định, mẹ là Hoàng Thị Cúc. Về thân thế của Bảo Đại cho đến nay vẫn còn nhiều dấu chấm hỏi lớn, vì theo các ghi chép lịch sử, vua Khải Định bị cho là vô sinh và không thích gần đàn bà. Ngày 28 tháng 4 năm 1922, khi được 9 tuổi, ông được xác lập làm Đông cung Hoàng Thái tử. Ngày 15 tháng 6 năm 1922, ông cùng Khải Định sang Pháp để tham gia cuộc triển lãm hàng hóa tại Marseille. Đây là lần đầu tiên ông đi sang một quốc gia ở miền Tây Âu. Thời niên thiếu tại Pháp Tháng 6 năm 1922, Vĩnh Thụy được vợ chồng cựu Khâm sứ Trung Kỳ là Jean François Eugène Charles nhận làm con nuôi và học ở trường Lycée Condorcet. Tháng 2 năm 1924, ông về nước để dự Lễ tứ tuần đại khánh của Khải Định, đến tháng 11 trở lại nước Pháp để tiếp tục học trường Hattemer. Ngày 6 tháng 11 năm 1925, Khải Định mất, Vĩnh Thụy về nước thọ tang. Ngày 8 tháng 1, khi mới 12 tuổi, Vĩnh Thụy được tôn lên kế vị làm hoàng đế kế nhiệm, ông lấy niên hiệu Bảo Đại. Tháng 3 cùng năm, Bảo Đại trở lại Pháp để tiếp tục du học. Triều đình cử một bậc túc nho đi theo sang Pháp để dạy Vua học thêm chữ Hán và các khuôn phép phương đông nhưng các ông thầy người Pháp đã nhanh chóng cách ly ông. Sau này, khi ông về nước cầm quyền, chính Bảo Đại thú nhận rằng bản thân gần như hoàn toàn không biết gì về lịch sử triều đại đã dẫn đến việc quyền hành bị nước ngoài thâu tóm như thế nào. Một viên chức cao cấp người Pháp chịu trách nhiệm trông nom dạy dỗ. Ông Charles chính là cựu Khâm sứ Pháp tại Huế, thay mặt nhà nước bảo hộ tại kinh đô An Nam, thời thơ ấu của Nhà vua. Khi Bảo Đại quay về Pháp, vua cha Khải Định đã uỷ thác cho ông Charles trông nom con trai. Hàng ngày, cứ vào buổi trưa, đi học về, Bảo Đại đến nhà của ông Charles ở phố Rue des Bourdonnais và ở đó không được đi đâu cho đến chiều tối. Ngoài việc theo dõi từng bước việc học tập tại trường mà trong dịp hè còn đưa Bảo Đại đi nghỉ ở Vichy hay tại nhà riêng ở Prades. Có thể nói ông Charles coi Bảo Đại gần như con cháu trong nhà. Thời khoá biểu trong những năm niên thiếu của Bảo Đại đã được quy định chặt chẽ, chính xác, thích hợp với việc dạy làm vua trong tương lai. Ngoài giờ lên lớp buổi sáng, thời gian còn lại là làm những bài tập rất chuyên cần cùng với vài người đồng hương. Từ niên khóa 1930, Bảo Đại vào học trường Sciences Po. Bảo Đại sống trong một căn nhà dành riêng cho mình tại số 13 phố Lamballe. Theo báo L'Asie Nouvelle (Châu Á mới) kể lại, ngoài thời gian học, Bảo Đại chơi thể thao. Đây là một điều mới mẻ, một cuộc cách mạng với hoàng tộc. Những ảnh chụp thời đó cho thấy Bảo Đại mặc trang phục quần vợt, quần soóc, áo thun trắng, hay trang phục của người chơi golf, trượt tuyết. Lúc nào chàng thanh niên cũng ăn mặc chỉnh tề, trau chuốt, lịch sự, điển trai, hợp với những thú vui Paris hơn là hoạt động chính trường. Chàng thanh niên thích thú với cách sống như vậy cho đến năm 1932, và chúng đã trở thành thói quen đến mức không dễ dàng thay đổi. Trong lúc bố cáo đã được niêm yết ở cửa Ngọ môn báo tin Hoàng đế hồi loan khiến hàng triệu người dân Việt ngóng trông thì ông vẫn còn do dự vì hình như là ông chưa dứt khoát quyết định rằng sẽ trở về nước. Bảo Đại là người say mê chơi ô tô, ở tuổi 16 đã sở hữu trong tay nhiều kiểu ôtô. Cậu thanh niên có các xe tốc độ cao để đi vào các đường phố thủ đô hay đi trên đường cao tốc từ Cannes đến Deauville. Bản thân ông là người có năng khiếu, lái xe giỏi và nhanh, thoải mái, bình tĩnh mỗi khi tăng tốc độ, biết sử dụng tính năng của động cơ, không mất thời gian để gây ấn tượng như những tay chơi kiểu cách nhưng đôi khi cũng suýt gây tai nạn khi quành một chỗ rẽ. Chính phủ Pháp không phải là không biết tính Bảo Đại chẳng ham thích gì trách nhiệm của vị đế vương. Về thái độ không mấy hăng hái trở về, ông Chatel, thư ký của Phủ Toàn quyền viết: “Tôi tự hỏi không biết ông Bảo Đại có luôn luôn tìm cách trì hoãn thêm nữa việc trở về nước không. Nếu tôi tin vào tâm sự của một số người gần gũi với ông ta thì quả là ông ta tỏ ra không sốt sắng lắm, không vội vã trở về để trị vì” Các hồ sơ lưu trữ của Phủ Toàn quyền Pháp cho biết cùng thời gian đó triều đình Huế cũng sôi sục những mưu toan thủ đoạn thầm lén. Các quan thượng thư trong triều cũng không ngồi yên. Công việc điều hành nhiếp chính trở nên khó khăn. Quan đại thần đứng đầu Viện cơ mật cũng gây không ít khó khăn cho chính quyền bảo hộ. Tổng thư ký Phủ Toàn quyền Đông Dương là Eugène Chatel ngày càng tỏ ra bực bội trước những do dự của Bảo Đại. Chatel đã viết nhiều báo cáo về Bộ Thuộc địa, biện hộ sự cần thiết cần có nghi thức thật tráng lệ huy hoàng, đòi chi thêm tiền, thêm điều kiện dễ dàng. Tương lai của triều đại phụ thuộc một phần vào các điều kiện vật chất và tinh thần cho việc trở về. Ông viết trong báo cáo mật ngày 2 tháng 12 năm 1931: “Chúng ta nên cố gắng, không tiếc sức…” Các kế hoạch đề đạt đã được thông qua ở cấp cao nhất. Lúc này, Ban Thuộc địa của Đảng Cộng sản Pháp họp kín tại 120 phố Chateaudun. Tám người có mặt, một người Âu và bảy người Việt. Trong chương trình nghị sự có mục: “Hoàng đế trở về nước và việc ám sát Bảo Đại”. Tất cả mọi người có mặt đều tuyên bố ủng hộ việc xử tử Bảo Đại. Sẽ tổ chức bốc thăm, ai trúng sẽ được giao thi hành nhiệm vụ. Một người tên là Phạm Văn Điều được chỉ định thực hiện bản án tử hình Bảo Đại ở Paris. Một người Việt khác tên là Nguyễn Đình Tính tức “Blinov” có trách nhiệm tổ chức một vụ thứ hai, lần này ở Marseille khi Nhà vua bước lên cầu tàu thủy. Về nước Tháng 9 năm 1932, Bảo Đại bắt đầu cuộc đại hành trình về nước. Bộ trưởng Thuộc địa khi đó là Albert Sarraut đã đại diện chính phủ đến Marseille để đưa tiễn. Sau đó là những nơi tàu ghé lại đều tổ chức đón tiếp linh đình, trừ ở Penang, Malaysia là nơi Sở mật thám được tin mật báo có vụ mưu sát. Đây là vụ thứ ba được phát hiện. Sau hai lần trước định tổ chức ở Paris và Marseille không thành công, người ta dự định sẽ tổ chức vụ ám sát khủng bố ở bán đảo Mã Lai. Ngày hôm đó, con tàu xuyên đại dương mang tên Président Doumer đã phải âm thầm thả neo ở xa nơi tổ chức lễ đón tiếp. Nhưng hung thủ, người của ban Thuộc địa Đảng Cộng sản Pháp đã không xuất đầu lộ diện. Con tàu khách đi tiếp vào lãnh hải Việt Nam, thả neo ở mũi Saint-Jacques (Vũng Tàu ngày nay) xung quanh có các tàu chiến bảo vệ. Tại đây Bảo Đại rời tàu khách chuyển sang tàu chiến: Đó là tàu Dumont d’Urville sẽ đưa ông đến Đà Nẵng. Đến đó Vua mới thật sự cập bến để bước chân lên đất liền thuộc lãnh thổ An Nam. Đoàn tàu hộ tống ngoài chiếc Dumont d’Urville còn có thêm hai tàu nữa. Từng loạt đại bác nổ vang khi Vua rời khỏi tàu khách vượt qua vài sải nước để bước lên tàu. Các tàu đỗ trong vịnh đều treo cờ. Đến cảng Đà Nẵng ông lại chuyển sang pháo thuyền ngược sông Hàn cập bến thành phố. Cuối cùng ông bước lên xe lửa đặc biệt đi thêm 100 cây số nữa mới đến Huế. Sau này. Ông viết trong hồi ký: “Sau nhiều năm sống tự do tôi có cảm tưởng từ nay bước vào nơi giam cầm…” Sự nghiệp Hoàng đế Đại Nam (1925 – 1945) Ngày 10 tháng 9, Nhà Vua ra quyết định nhằm vào những tập tục lâu đời mang tính hình thức đang cột chặt lối sống và nếp nghĩ của Triều đình. Vị vua hai mươi tuổi chủ toạ buổi chầu truyền thống trong đó các vị quan lại đầu ngành trong bộ máy hành chính nhà nước đến chúc mừng Nhà vua mới trở về sau một thời gian dài vắng mặt. Trước hết, Vua phát biểu bằng tiếng Pháp. Điều này đã xúc phạm các vị quan trẻ có tinh thần dân tộc lẫn các vị quan lớn tuổi thấm nhuần nền văn hoá Trung Hoa. Bảo Đại đã cải cách công việc trong triều như sắp xếp lại việc nội chính, hành chính. Ông đã cho bỏ một số tập tục mà các vua nhà Nguyễn trước đã bày ra như thần dân không phải quỳ lạy mà có thể ngước nhìn vua khi lễ giá tới, mỗi khi vào chầu các quan Tây không phải chắp tay xá lạy mà chỉ bắt tay vua, các quan ta cũng không phải quỳ lạy. Trong thời gian vua vắng mặt, các bà nội, bà ngoại của vua, thái hoàng thái hậu – mê mải cờ bạc, đã chi tiêu những khoản tiền quá lớn. 25 nghìn đồng bạc trong quỹ riêng của Nhà vua đã phải trích ra để trả nợ mà vẫn không đủ. Rồi các bà đòi thăng quan tiến chức cho những người được các bà che chở. Đứng đầu chủ nợ lại là một ông lão nguyên là người đứng đầu Hội đồng thượng thư (Nội các). Bảo Đại muốn xoá bỏ những thói hối lộ trong bộ máy cai trị của triều đình và đổi mới các quy tắc thừa hưởng của người Trung Hoa. Ông tin ở hiệu năng của cuộc cải cách. Ông áp dụng không băn khoăn do dự những biện pháp do ông khâm sứ Chatel đã soạn thảo công phu và còn tự mình bổ sung những điểm mới. Nhà Vua cho giảm bớt các lễ thức chào hỏi cung kính, tôn thờ. Bớt những đồ đạc bài trí chỉ gây tò mò mà vô bổ. Bỏ hẳn thói quen để móng tay dài quá mức, để râu dài ở các cụ cao tuổi, chỉ dám nhìn dưới đất chứ không ngẩng mặt lên nhìn vào người đối thoại. Bỏ cả thói quen chọc tiết khi giết mổ bò. Ngày 19 tháng 9 năm 1932, Bảo Đại ra đạo dụ số một tuyên cáo chấp chính và khẳng định chế độ quân chủ Đại Nam hoàng triều. Văn bản này hủy bỏ "Quy ước" ngày 16 tháng 11 năm 1925 lập ra sau khi Khải Định mất không lâu. Từ nay Nhà vua sẽ quản lý công việc đất nước, quan tâm đến bước tiến của đế chế. Nhà cầm quyền bảo hộ Pháp hoan nghênh. Trước đây việc cai trị do một hội đồng được người Pháp bổ nhiệm, vì vậy hoàn toàn phụ thuộc vào chính quyền bảo hộ Pháp. Vua không tham dự công việc của hội đồng, không dính líu vào các quyết định và chỉ giới hạn trong vai trò thuần tuý trang trí. Thực tế, một điều khoản mới quy định Khâm sứ Trung Kỳ do Paris bổ nhiệm có quyền phủ quyết mọi quyết định của Nhà vua ngay cả đối với quyết định ít quan trọng nhất. Vậy là bộ máy lãnh đạo đất nước vẫn y nguyên. Hơn nữa quan chức người Pháp có chân trong nội các – hội đồng thượng thư – có thể đồng ý hay không đồng ý với quyết định của nội các tức là ông ta quyết định mọi việc. Trái lại, những biện pháp cải cách này dần dà sẽ như là một bước lùi so với hiệp ước bảo hộ năm 1884. Chỉ mấy tháng sau ngày trở về, Bảo Đại đã có chuyến đi thăm các tỉnh trong xứ An Nam, một việc trước đây các Hoàng đế tiền nhiệm chưa bao giờ làm. Nhà vua tuyên bố thẳng không chút quanh co úp mở rằng ông có ý định một mình cầm quyền không cần thủ tướng, qua đó muốn nói lên ý muốn nắm quyền thực sự chứ không chỉ bằng lòng với vai trò danh dự. Một vài biện pháp canh tân, ít quan trọng, mức độ vừa phải đã được Bảo Đại đề ra. Ông cố gắng thay đổi phương hướng hoạt động của nền cai trị cũ, cải tổ giáo dục, thông qua bộ luật hình sự và dân sự mới, đưa đất nước dần dần đi đến một nền quân chủ lập hiến. Đặc biệt ông cải tổ Viện dân biểu Trung Kỳ. Chủ tịch Viện được tham gia các cuộc họp nội các. Sau cùng ông cải tổ chế độ quan trường, gây nên sự chống đối của Ngô Đình Diệm. Các khoản thuế đều do nhà nước bảo hộ Pháp phân bổ, thu và tự ý sử dụng. Điều này ở Bắc Kỳ đã thi hành từ lâu rồi. Toà Khâm sứ Trung Kỳ sẽ ấn định ngân sách chi tiêu của chính phủ Nam triều và trợ cấp cho triều đình một khoản tiền để trả lương hàng tháng. Tất cả những người Nhà vua đã gặp từ khi về nước, những người phục vụ, những người lính hộ vệ hoàng cung, những nhạc công và vũ nữ Nhã Nhạc Cung Đình đều chỉ sống bằng một khoản lương có chữ ký duyệt của một quan chức bảo hộ. Tất cả đều do người Pháp trả lương. Nhà vua có một khoản phụ cấp hàng năm tính vào ngân sách của Trung Kỳ mà chính ông cũng không được quyền quyết định phụ cấp ấy là bao nhiêu và hàng tháng phải có chữ ký duyệt của Toà Khâm sứ Pháp mới được lĩnh để chi dùng. Kể cả các khoản chi tiêu cá nhân. Bảo Đại vì tính tự trọng danh dự không bao giờ dám trực tiếp khiếu nại điều gì. Ông chỉ hé lộ qua người khác, những nhu cầu, ý muốn của ông. Kế toán thuộc địa tỉ mỉ đến từng chi tiết. Hồ sơ lưu trữ còn giữ lại dấu tích của các cuộc đấu tranh đó nhiều khi rất khốn khổ. Từ việc đóng sách, làm khung ảnh đến làm một cuốn sưu tập tem thư tại một cửa hiệu nổi tiếng của bà Renoux nào đó ở Hà Nội cũng đều được ghi chép trong sổ sách. Bảo Đại muốn đóng một tập album thật sang ngoài bìa khảm da, bên trong lụa vàng để lưu giữ các huy hiệu của ông. Chi phí hết 250 đồng bạc cũng phải làm tới ba tờ hoá đơn có chữ ký của viên chức nhà nước bảo hộ Pháp cùng trao đổi với giám đốc tài vụ, cuối cùng mới được duyệt chi, tính vào mục 20 khoản 2 của tổng ngân sách ghi rõ mục quà tặng ngoại giao. Việc đi lại giao du với các cận thần trong triều cũng không được tự do thoải mái. Nhà vua trẻ héo hắt dần, tự giam mình trong tư thất, chỉ còn chăm chỉ giao du với ông bà Charles sống trong tư dinh Điện Kiến Trung. Nhà vua cam kết tôn trọng các thoả ước ngoại giao hiện hành với nước Pháp. Nếu ông ta không tôn trọng các điều khoản đã ký tức là bị "coi như từ bỏ vương quyền". Nói một cách khác nếu Nhà vua không đồng ý với Toàn quyền Pháp, dù là trong phạm vi điều hành việc nước cho đến mua bộ khuy bấm cổ tay áo sơ mi, thì ông có thể sẽ bị người Pháp truất ngôi. Bảo Đại nhận ra rằng điều thay đổi nhiều nhất là các thói quen của bản thân và gia đình ông. Đó là hậu quả đầu tiên và chủ yếu của nhiều năm học tập ở châu Âu. Ông thiết lập những tục lệ mới. Khi mùa mưa đến, ông tránh không khí ẩm thấp ở Huế, đi Đà Lạt để được hưởng khí hậu mát mẻ dễ chịu ở vùng núi cao. Ông cho xây dựng ở Đà Lạt một biệt điện mới. Ngày 8 tháng 4 năm 1933, Bảo Đại đã ban hành một đạo dụ cải tổ nội các, quyết định tự mình chấp chính và sắc phong thêm 5 thượng thư mới xuất thân từ giới học giả và hành chính là Phạm Quỳnh, Thái Văn Toản, Hồ Đắc Khải, Ngô Đình Diệm và Bùi Bằng Đoàn nhằm thay thế các thượng thư già yếu hoặc kém năng lực Nguyễn Hữu Bài, Tôn Thất Đàn, Phạm Liệu, Võ Liêm, Vương Tứ Đại. Ông thành lập Viện Dân biểu để trình bày nguyện vọng lên nhà vua và quan chức bảo hộ Pháp và cho phép Hội đồng tư vấn Bắc Kỳ được thay mặt Nam triều trong việc hợp tác với chính quyền bảo hộ Pháp, tháng 12 năm 1933, Bảo Đại ra Bắc kỳ thăm dân chúng. Hoàng đế Đế quốc Việt Nam (1945) Thành lập Đế quốc Việt Nam Sau khi Nhật đảo chính Pháp tại Đông Dương, bộ máy hành chính của thực dân Pháp tan rã, vì thế việc thành lập chính phủ mới được Nhật đặt ra như một đòi hỏi cấp bách và Đế quốc Việt Nam ra đời trong bối cảnh đó. Theo sự sắp xếp của quân đội Nhật, ngày 11 tháng 3 năm 1945, vua Bảo Đại gặp cố vấn tối cao của Nhật là Đại sứ Yokoyama Masayuki tại điện Kiến Trung để ký bản "Tuyên cáo Việt Nam độc lập" (bản tuyên cáo này do Nhật Bản soạn sẵn và họ đã gây sức ép để các quan đại thần nhà Nguyễn phải ký vào đêm hôm trước). Tuyên cáo do Bảo Đại ký có nội dung chính là tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884, thống nhất Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ, bãi bỏ các hiệp ước bảo hộ và bất bình đẳng với Pháp trước đây. Tuy nhiên, đoạn sau của Tuyên cáo được Nhật cài thêm khẩu hiệu về Khối Thịnh vượng chung Đại Đông Á, theo đó quân Nhật có quyền trưng dụng tài sản trên toàn Việt Nam: Ngày 7 tháng 4 năm 1945, Bảo Đại đã ký đạo dụ số 5 chuẩn y thành phần nội các Trần Trọng Kim. Ngày 12 tháng 5 ông giải thể Viện Dân biểu Trung Kỳ. Tháng 6 năm 1945, chính phủ Trần Trọng Kim đặt quốc hiệu là Đế quốc Việt Nam, lấy cờ quẻ Ly làm quốc kỳ. Ngày 16 tháng 8 năm 1945, khi Đế quốc Nhật Bản đầu hàng khối Đồng minh, Trần Trọng Kim tuyên bố bảo vệ nội các Đế quốc Việt Nam, và ngày 18 tháng 8 tạo ra một Ủy ban Giải phóng Dân tộc. Theo lời khuyên của ông Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bảo Đại gửi thông điệp cho các nước Đồng Minh (Tổng thống Truman, vua nước Anh, Thống chế Tưởng Giới Thạch, Tướng de Gaulle) đề nghị công nhận Đế quốc Việt Nam. Ngày 18 tháng 8, Bảo Đại gửi một thông điệp đến De Gaulle đề nghị công nhận Đế quốc Việt Nam. Tuy nhiên De Gaulle không quan tâm đến đề nghị của Bảo Đại, bởi ông ta đã thỏa hiệp với Nhật Bản, kẻ thù của Pháp. De Gaulle dự kiến sẽ hậu thuẫn cho một chế độ quân chủ mà người đứng đầu không phải là Bảo Đại, mà là Vĩnh San (vua Duy Tân), được xem như là một người "Gaullist" (người ủng hộ nhiệt tình De Gaulle). Tất cả mọi bức thư mà Bảo Đại gửi cho những nước khác (Mỹ, Trung Quốc, Anh...) cũng đều không được hồi âm, vì theo Tuyên bố Cairo, các nước Đồng Minh sẽ không công nhận bất cứ chính phủ nào do Đế quốc Nhật Bản thành lập ở các vùng chiếm đóng, mà Đế quốc Việt Nam là một trong số đó. Đến 24 tháng 8, khi Cách mạng Tháng Tám đã nổ ra khắp cả nước, được sự vận động của ông Phạm Khắc Hòe, Bảo Đại đã trả lời Hội đồng Cơ mật rằng ông quyết định thoái vị "để không phải là một trở ngại cho sự giải phóng của đất nước". Thoái vị Từ tháng 3 năm 1945, Việt Nam rơi vào một tình trạng hỗn loạn do khoảng trống về quyền lực chính trị quá lớn. Người Nhật đang lo chống đỡ các đòn tấn công của quân đội đồng minh Anh-Mỹ. Cả chính phủ của Trần Trọng Kim lẫn triều đình của Bảo Đại đều không đủ lực lượng quân sự và uy tín chính trị để kiểm soát tình hình. Theo Peter A. Pull, chỉ có Việt Minh là lực lượng có tổ chức duy nhất có khả năng nắm được quyền chính trị. Chiến tranh đã làm kiệt quệ nền kinh tế, nước Nhật cạn kiệt nguyên liệu nên quân Nhật chiếm lấy lúa gạo và các sản phẩm khác, bắt dân Việt phá lúa trồng đay để phục vụ chiến tranh, cộng thêm thiên tai, nạn đói (Nạn đói Ất Dậu) đã xảy ra tại Bắc kỳ và Trung kỳ. Người ta ước tính rằng đã có khoảng hai triệu người chết vì nạn đói này. Ngày 17/8, quần chúng Hà Nội hạ cờ quẻ Ly xuống, treo cờ đỏ sao vàng lên, biến cuộc mít tinh của Tổng hội Công chức Đông Dương ủng hộ vua Bảo Đại thành cuộc tuần hành ủng hộ Việt Minh. Hai ngày sau, quần chúng Hà Nội chiếm dinh Khâm sai Bắc bộ, thành lập chính quyền cách mạng. Cuộc tổng khởi nghĩa do Việt Minh lãnh đạo nhanh chóng lan ra khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công. Tại các địa phương trên cả nước, Việt Minh buộc chính quyền Đế quốc Việt Nam giao quyền lực cho họ. Trước tình thế đó, theo lời khuyên của quan đại thần Phạm Khắc Hòe, Bảo Đại quyết định thoái vị. Bảo Đại không rõ phải liên lạc với ai ở Hà Nội, nên gửi một điện tín tới "Ủy ban nhân dân Cứu quốc" ở Hà Nội: "Đáp ứng lời kêu gọi của Ủy ban, tôi sẵn sàng thoái vị. Trước giờ quyết định này của lịch sử quốc gia, đoàn kết là sống, chia rẽ là chết. Tôi sẵn sàng hy sinh tất cả mọi quyền lợi, để cho sự đoàn kết được thành tựu, và yêu cầu đại diện của Ủy ban sớm tới Huế, để nhận bàn giao". Ngày 22 tháng 8, được tin Việt Minh đã chiếm chính quyền ở Hà Nội và nhiều nơi khác trong nước, nhà vua vẫn hy vọng có thể giữ được ngôi báu bằng cách giao cho Việt Minh thành lập nội các mới. Ông ban chiếu mời thủ lĩnh Việt Minh vào Huế lập nội các. Sáng ngày 23 tháng 8, hai phái viên của Việt Minh là Trần Huy Liệu và Cù Huy Cận đến cung điện Huế. Theo lời yêu cầu của hai người này, chiều ngày 30 tháng 8 năm 1945, Bảo Đại đã đọc Tuyên ngôn Thoái vị trước hàng ngàn người tụ họp trước cửa Ngọ Môn và sau đó trao ấn tín và bảo kiếm, quốc bảo của hoàng triều cho Trần Huy Liệu. Ông trở thành công dân Vĩnh Thụy. Trong bản Tuyên ngôn Thoái vị, ông tuyên bố thoái vị với lý do "Chiếu đà tiến dân chủ đang đẩy mạnh ở miền Bắc nước ta, Trẫm e ngại rằng một sự tranh chấp giữa miền Bắc với miền Nam khó tránh được, nếu Trẫm đợi sau cuộc trưng cầu dân ý, để quyết định thoái vị. Trẫm hiểu rằng, nếu có cuộc tranh chấp đó, đưa cả nước vào hỗn loạn đau thương, lại thuận lợi cho người ngoài lợi dụng". Ông mong chính phủ mới đối xử ôn hoà với các đảng phái đối lập để họ có thể góp sức kiến thiết quốc gia và để chứng tỏ chính thể mới xây đắp trên sự đoàn kết quốc dân. Ông có câu nói "Trẫm muốn được làm dân một nước tự do, hơn làm Vua một nước nô lệ". Lễ thoái vị vừa kết thúc, Hoàng đế và Hoàng hậu họp tất cả những gia nhân, hầu cận, thị vệ thị nữ để họ thu dọn đồ đạc, giao lại hoàng cung cùng tài sản công của Triều đình cho chính quyền cách mạng, đại bộ phận cho về gia đình quê hương bản quán. Ông chỉ giữ lại những đồ dùng cá nhân, quà biếu có thể mang theo. Vua đã thoái vị, triều đình đã không còn, nền quân chủ đã sụp đổ. Chiều ngày 31 tháng 8, bà hoàng thái hậu Từ Cung cùng mẹ con bà Nam Phương và gia nhân đã dọn hết đồ đạc tài sản riêng về An Cựu ở trong cung An Định trước đây là nơi nghỉ hè của hoàng gia. Trong lúc Bảo Đại còn đang hoàn thành việc bàn giao thì ông Tôn Quang Phiệt, chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế chuyển đến cho cựu hoàng một bức điện khẩn: "Chính phủ lâm thời mời công dân Vĩnh Thuỵ ra Hà Nội làm cố vấn tối cao cho chính phủ. Nếu nhận lời, sẽ có những chỉ dẫn cần thiết để ông cố vấn có thể ra Hà Nội sớm nhất. Ký tên: Hồ Chí Minh". Ông đọc đi đọc lại bức điện, mặt tái đi, nghĩ đây có phải là một cuộc đi đày trá hình chăng. Một lần nữa Vĩnh Thuỵ lại nhún vai, đưa bàn tay trái lên ngang cổ, lẩm bẩm nói một câu tiếng Pháp: "Đã đến cổ rồi có lên thêm một chút nữa cũng chẳng can chi". Ngày 2 tháng 9, năm giờ sáng, hai ngày sau lễ thoái vị, công dân Vĩnh Thuỵ rời Huế ra Hà Nội, với chức vụ cố vấn của chính phủ và chủ tịch Hồ Chí Minh đang chờ ông. Đoàn gồm hai xe ôtô. Xe thứ nhất chở Vĩnh Thuỵ được Bộ trưởng Lao động Lê Văn Hiến tháp tùng. Xe kia chở hoàng thân Vĩnh Cẩn. Phái đoàn Trần Huy Liệu sau khi nhận ấn, kiếm đã lên đường ra Hà Nội từ hôm trước. Nhà nước mới chưa có xe, đoàn dùng hai chiếc xe riêng của cựu hoàng. Hành trình sáu trăm cây số từ Huế ra Hà Nội đã được thực hiện trên hai chiếc xe tiện nghi nhất lúc đó là các xe Mercury và Packard. Trên đường ra Bắc, phái đoàn được dân chúng nhiều nơi nghênh đón không phải chỉ nhằm Bộ trưởng Lê Văn Hiến, cựu chính trị Phạm Kontum mà cả cựu hoàng Bảo Đại từ nay được gọi là Cố vấn tối cao Vĩnh Thuỵ. Ông vốn là người ít nói, nhất là lần đầu tiên tiếp xúc với quảng đại quần chúng mạnh dạn hồ hởi chứ không phải quan lại, chức dịch chỉ sụp lạy không dám ngẩng đầu nhìn thẳng vào mặt vua. Bộ trưởng Văn Hiến kể lại: "Có lẽ tính ông Vĩnh Thuỵ hơi nhút nhát... Ông ta chẳng biết gì về cách mạng, ông hỏi tôi Hồ Chí Minh là ai. Tôi cho ông biết đó chính là Nguyễn Ái Quốc, ông có vẻ hài lòng. Hôm đầu tiên khi ông được biết Hồ Chí Minh và Nguyễn Ái Quốc là một. Ông nhớ lại câu sấm truyền Nam Đàn sinh thánh", ông đã thốt ra: "Thế thì thoái vị cũng đáng".<ref>Nguyên văn câu tiếng Pháp: " Ça vaut bien le coup, alors?". Hồi ký của Phạm Khắc Hòe: "Từ Triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc", Nhà xuất bản Thuận Hoá, 1987.</ref> Tham gia Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Sau khi thoái vị, Bảo Đại được chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khoản đãi rất tốt, chu cấp về tài chính. Ngày 4 tháng 9 năm 1945 Vĩnh Thụy tới Hà Nội. Ngày 5 tháng 9, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Chính phủ Lâm thời, nghênh tiếp Cựu hoàng Bảo Đại tại Bắc Bộ Phủ từ 8h đến 9h. Và ngày 10 tháng 9, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 23/SL cử Vĩnh Thụy làm "Cố vấn tối cao Chính phủ Cách mạng Lâm thời Việt Nam". Ông là một trong 7 thành viên của Ủy ban Dự thảo Hiến pháp do Hồ Chí Minh đứng đầu. Ngày 6 tháng 1 năm 1946, Vĩnh Thụy được bầu làm Đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sống ở Trung Quốc Ngày 7 tháng 3, ký Hiệp định sơ bộ Việt - Pháp được một ngày, ông luôn luôn ở bên cạnh chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp chính thức đại biểu Pháp Sainteny và đến thăm đáp lễ ông ta. Ngày 8 tháng 3 năm 1946, Hội đồng chính phủ họp quyết định cử một phái bộ thân thiện đi Trùng Khánh đồng thời cũng cử một phái đoàn thân thiện đi Pháp. Ngày 11 tháng 3, hội đồng chính phủ lại quyết định cố vấn Vĩnh Thuỵ dẫn đầu phái đoàn đi Trùng Khánh. Trong đoàn còn có Nghiêm Kế Tổ, người của Việt Nam Quốc dân đảng, Thứ trưởng Ngoại giao, Nguyễn Công Truyền, đại biểu Việt Minh, uỷ viên tuyên truyền thuộc Ủy ban nhân dân Bắc Bộ, Hà Phú Hương, đại biểu Đảng Dân chủ Việt Nam (trong Việt Minh), uỷ viên tuyên truyền thuộc Uỷ ban nhân dân Trung Bộ. Phái bộ sẽ để lại một đại diện ở lại Trung Hoa làm đại diện thường trú cho phái bộ. Hội đồng chính phụ còn xác định nhiệm vụ của phái bộ là tỏ rõ cho chính phủ Trung Hoa là các đảng phái đã đoàn kết rồi, hỏi Trung Hoa có thể giúp ta những gì, yêu cầu ta những gì, tỏ cảm tình với Trung Hoa, trao đổi ý kiến chứ không cam kết gì. Phái bộ còn được phép để lại Trung Hoa một đại diện cho phái bộ. Ngày 16 tháng 3 năm 1946, Vĩnh Thụy được cử tham gia phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sang Trùng Khánh thăm viếng Trung Hoa. Nhưng sau đó ông không trở về nước, mà tách khỏi đoàn để tới Côn Minh rồi Hương Cảng (Hồng Kông). Cố vấn Vĩnh Thuỵ nhận lời đi Trùng Khánh nhưng với tư cách cựu hoàng đi du lịch chứ không lãnh đạo phái đoàn. Vì vậy Nghiêm Kế Tổ là người của Việt Nam Quốc dân đảng làm trưởng đoàn. Đúng ngày lên đường, 16 tháng 3 năm 1946, Vĩnh Thuỵ nói với ông Phạm Khắc Hòe cựu tổng lý văn phòng của ông: "Sau khi tôi lên đường đi Trung Hoa, ông có thể vui lòng đi Huế một lần nữa mời bà Nam Phương đưa các con ra Hà Nội không. Cụ Hồ cũng đã đồng ý với đề nghị này". Sau này chính ông Phạm Khắc Hòe còn được Hồ Chủ tịch cử đi Hông Kông để vận động Bảo Đại trở về nhưng sắp đi thì được tin Bảo Đại đã nhận lời về với Pháp nên ông Hòe không đi nữa. Chính phủ kháng chiến Hồ Chí Minh còn phái một nhân viên cao cấp trong chính phủ tên là Hồ Đức Linh mang vàng và ngoạí tệ sang cho Bảo Đại và thuyết phục ông về nước nhưng không thành công. Tại Hồng Kông, Bảo Đại đã tiếp xúc với nhiều giới chính trị, trong đó có người Mỹ. Đại tướng George Marshall, đại diện Hoa Kỳ, đã đem bản giao ước với Bảo Đại về trình Tổng thống Harry S. Truman. Ông cũng thường lui tới các sòng bạc và sàn nhảy tại Hồng Kông với cái tên "Wang Kunney tiên sinh". Ông đã nhiều lần khiến các sòng bạc phải kinh ngạc vì những khoản tiền cược rất lớn trong các ván bạc. Dù biết việc này nhưng Hồ Chí Minh vẫn tin tưởng ông, cho rằng ông có lý do riêng nên không chịu về nước. Đầu tháng 12/1946, chính phủ còn cử bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đem tiền và vàng qua Hồng Kông cho Cố vấn Vĩnh Thụy chi tiêu. Đến trước tháng 8/1947, trả lời phỏng vấn của báo chí, Hồ Chí Minh không ngần ngại đáp rằng: "Chúng tôi xa mặt chứ không cách lòng. Chính phủ và nhân dân Việt Nam hoàn toàn tin tưởng vào sự trung thành của Cố vấn Vĩnh Thụy hiện đang ở nước ngoài nhưng vẫn tiếp tục làm việc cho chính phủ quốc gia mà Cố vấn vẫn là thành viên”. Theo cơ quan tình báo Pháp thì chính Bảo Đại đã yêu cầu họ giúp đỡ sau khi đã tiêu pha sạch tiền bạc khi ở Hồng Kông. Thấy Bảo Đại chịu nhận tiền, các phái viên Pháp tiếp tục hỗ trợ tài chính cho ông, cứ mỗi tháng Pháp lại cấp cho Bảo Đại 5.000 đôla Hongkong. Bảo Đại trở lại cuộc sống xa hoa giàu có. Ông mua một tòa nhà rất đẹp theo phong cách kiến trúc Anh, gần bờ biển Stanley Beach, thường hay tiếp khách ở Causeway Bay, cho họ nghỉ tại Hongkong Hotel hoặc ở Paramount hay Saint-Francis. Về sau, khi bán tài sản riêng ở Hongkong, ông được một khoản tiền đến một triệu đồng Đông Dương. Nhân viên tình báo Cousseau, người phụ trách cấp tiền, nói với nhà báo Lucien Bodard: "Tôi tin sắp thành công đến nơi vì Bảo Đại rất cần tiền. Đó là một ông vua tầm thường, bị phế truất, không có tiền tiêu, không có hoài bão gì. Ông ta đang trong cảnh gần như khốn cùng. Thực tế đó là một công việc không dễ dàng chút nào. Tôi đã đem đến hàng triệu bạc, mà vẫn không đủ [...]. Trở lại với cuộc sống ăn chơi xả láng, Bảo Đại càng bị lôi cuốn..." Ít lâu sau, Bảo Đại bèn viết thư về nước xin từ chức "Cố vấn tối cao" trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân nhận xét "Bác Hồ rất tin tưởng cố vấn Vĩnh Thụy, nhưng cố vấn Vĩnh Thụy vốn rất nhu nhược, không vượt qua được sự túng thiếu về tài chính và các cạm bẫy của mật thám Pháp và các thành phần thân Pháp nên ông đã bị đẩy vào cái thế phải trở lại làm bù nhìn cho thực dân Pháp, phản bội lại chính nghĩa của quốc gia, chống lại kháng chiến giải phóng dân tộc, đối đầu với Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ đã cưu mang và tin tưởng ông". Quốc trưởng Quốc gia Việt Nam Đàm phán với chính phủ Pháp Đầu năm 1947, D'Argenlieu bị triệu tập về nước do bị người Việt Nam và các đảng phái cánh tả Pháp căm ghét. Trước áp lực của các đảng phái cánh tả Pháp như Đảng Cộng sản Pháp và Đảng Xã hội Pháp, Thủ tướng Ramadier - một đại biểu Xã hội chủ nghĩa, thông báo rằng chính phủ của ông ủng hộ nền độc lập và thống nhất cho Việt Nam: "Độc lập trong Liên hiệp Pháp [và] liên minh của ba nước An Nam, nếu người dân An Nam mong muốn nó" và Pháp sẵn sàng đàm phán hòa giải với "những đại diện chân chính" của Việt Nam. Để hậu thuẫn cho Bảo Đại đàm phán với Pháp về nền độc lập của Việt Nam, các lực lượng chính trị bao gồm Cao Đài, Hoà Hảo, Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội, Đại Việt Quốc dân đảng và Việt Nam Quốc dân Đảng liên kết thành lập Mặt trận Thống nhất Quốc gia Liên hiệp. Ngay sau đó, Mặt trận Thống nhất Quốc gia Liên hiệp quyết định sẽ ủng hộ Bảo Đại đàm phán với Pháp về nền độc lập của Việt Nam. Tháng 5/1947, Mặt trận Thống nhất Quốc gia Liên hiệp cử phái đoàn đến Hồng Kông gặp Bảo Đại để thuyết phục ông này thành lập một Chính phủ Trung ương và đàm phán với Pháp về nền độc lập của Việt Nam. Bảo Đại được Mặt trận Thống nhất Quốc gia Liên hiệp bao gồm các lực lượng chính trị Cao Đài, Hòa Hảo, Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội, Đại Việt Quốc dân đảng và Việt Nam Quốc dân Đảng hậu thuẫn. Nam tước Didelot, anh rể của Nam Phương hoàng hậu đã ở lại Đà Lạt, trong một bức thư viết cho con gái - lá thư bị Sở kiểm duyệt giữ lại - ông nói về Bảo Đại: "Cha tin vào ông chú của con (chỉ Bảo Đại), ông ta không phải là một vĩ nhân cũng không phải là một thằng ngốc nhưng nếu được biết rõ tình hình, ông ta sẽ có thể nhận định đúng đắn. Ông ta hay bị một số người có đầu óc vụ lợi phỉnh phờ và chịu ảnh hưởng của họ. Trước đây một số người ủng hộ ông thoái vị và hợp tác với Hồ Chí Minh cũng là để cứu vãn vị thế của họ. Bây giờ ở Hà Nội (... Việt Minh đã rút đi, Pháp đã trở lại) có những biểu ngữ, truyền đơn dán trên tường yêu cầu Bảo Đại trở về nước nắm quyền bính...". Năm 1947, cựu trùm mật thám Pháp ở Đông Dương là Cousseau đã tiếp xúc với Bảo Đại tại Hồng Kông, ngỏ ý mời ông về nước nắm quyền, hình thành nên "giải pháp Bảo Đại". Có ý kiến cho rằng việc này nhằm chống lại cuộc chiến giành độc lập của phong trào Việt Minh, cũng có ý kiến cho rằng giải pháp Bảo Đại được Pháp đưa ra nhằm đối phó với xu hướng quốc tế trao trả độc lập cho các thuộc địa đồng thời nhằm chống lại sự mở rộng ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản tại Đông Dương. Còn bản thân Bảo Đại sau này nhận xét rằng "Cái được gọi là giải pháp Bảo Đại hóa ra là giải pháp của người Pháp". Theo thuyết Domino, trong thời kỳ này Mỹ hỗ trợ những quốc gia đồng minh tại Đông Nam Á vì không hài lòng với điều mà họ cho là "lực lượng cộng sản muốn thống trị châu Á dưới chiêu bài dân tộc". Bằng viện trợ, Mỹ ép Pháp phải nhượng bộ chủ nghĩa dân tộc tại Việt Nam. Chính sách của Mỹ là hỗ trợ người Pháp chiến thắng trong cuộc chiến chống Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, sau đó sẽ ép người Pháp rút lui khỏi Đông Dương. Đáp lại, phía Pháp nhận định là Mỹ quá "ngây thơ", và một người Pháp đã nói thẳng là "những người Mỹ ưa lo chuyện người khác, ngây thơ vô phương cứu chữa, tin tưởng rằng khi quân đội Pháp rút lui, mọi người sẽ thấy nền độc lập của người Việt xuất hiện". Ngày 7/12/1947, tại cuộc họp trên tàu chiến Pháp ở Vịnh Hạ Long, Bảo Đại và Pháp đàm phán rồi ký kết Hiệp ước Sơ bộ Vịnh Hạ Long. Hiệp ước thể hiện sự đồng thuận của hai bên về việc thành lập Quốc gia Việt Nam trên cơ sở nguyên tắc độc lập và thống nhất của Việt Nam trong Liên hiệp Pháp, mặc dù nghĩa chính xác của từ "độc lập" và các quyền hạn cụ thể của chính phủ mới vẫn chưa được xác định. Chính phủ hoạt động dưới một hiến chương lâm thời, chọn cờ vàng ba sọc đỏ làm quốc kỳ và bản "Thanh niên Hành Khúc" với lời nhạc mới làm quốc ca. Quốc gia Việt Nam sẽ có một quân đội riêng tuy nhiên phải "sẵn sàng bảo vệ bất cứ phần nào của Liên hiệp Pháp". Sự độc lập chính trị của nhà nước Quốc gia Việt Nam được quy định trong Hiệp ước Sơ bộ Vịnh Hạ Long quá nhỏ nên hiệp ước này bị Ngô Đình Diệm và cả những chính trị gia trong Mặt trận Thống nhất Quốc gia Liên hiệp chỉ trích. Do bị các chính trị gia trong Mặt trận Thống nhất Quốc gia Liên hiệp chỉ trích, Bảo Đại chấm dứt đàm phán với Pháp và đi du lịch châu Âu trong 4 tháng. Người Pháp cử các nhà ngoại giao theo Bảo Đại để thuyết phục ông tiếp tục đàm phán và thành lập Chính phủ. Trong cuốn "Bảo Đại - hay những ngày cuối cùng của vương quốc An Nam", Daniel Grandclément nhận xét: Có lẽ ông [Bảo Đại] cũng biết ông chẳng có hậu thuẫn gì đáng kể ở trong nước, càng không đủ sức chống lại kháng chiến do Hồ Chí Minh lãnh đạo, nhưng đã ngập sâu trong cuộc sống phù phiếm hưởng lạc, ông không thể lùi lại được nữa. Phải ký kết. Tháng 1-1948, ông đi gặp Cao ủy Pháp ở Genève… Tháng 1/1948, Cao ủy Pháp tại Đông Dương E. Bollaert tìm gặp Bảo Đại ở Genève, Thụy Sĩ để thuyết phục ông quay về Việt Nam tiếp tục đàm phán và thành lập Chính phủ. Bảo Đại tuyên bố nếu Hiệp ước Vịnh Hạ Long không được bổ sung ông sẽ không quay về Việt Nam. Sau đó ông đi Cannes, Paris rồi quay về Hồng Kông. Thành lập Quốc gia Việt Nam Ngày 24 tháng 4 năm 1948, Thiếu tướng Nguyễn Văn Xuân và Trần Văn Hữu cũng bay tới Hồng Kông để gặp Bảo Đại xin thành lập Chính phủ Lâm thời cho Việt Nam, ngày 15 tháng 5, Bảo Đại gửi thông điệp cho tướng Xuân, tán thành sự thành lập Chính phủ Trung ương Lâm thời Việt Nam do tướng Xuân điều khiển "để giải quyết vấn đề Việt Nam đối với Pháp và dư luận Quốc tế". Ngày 5 tháng 6 năm 1948, Bảo Đại đã gặp gỡ Cao ủy Pháp Bollaert ở vịnh Hạ Long, trên chiến hạm Duguay Trouin, để đàm phán về việc thành lập chính phủ Quốc gia Việt Nam. Kết quả của cuộc gặp này là Thông cáo chung Vịnh Hạ Long theo đó Pháp công nhận Quốc gia Việt Nam, và Việt Nam gia nhập Liên hiệp Pháp. Tháng 1 năm 1949, Bản tuyên ngôn Việt - Pháp được công bố, theo đó nước Pháp công nhận chính phủ Quốc gia Việt Nam trong khuôn khổ của khối Liên hiệp Pháp. Việt Minh chỉ trích Bảo Đại là xấu xa, tội lỗi vì đã lấy lại từ người Pháp chữ "độc lập" thần kỳ mà Hồ Chí Minh đã cố gắng giành giật ở Fontainebleu không được. Những người Pháp có tư tưởng thực dân phản đối điều mà họ cho là sự đầu hàng của Bollaert, đồng thời yêu cầu cắt Nam Kỳ ra khỏi phần còn lại của Việt Nam, đòi đưa Việt Nam quay trở lại chế độ Bảo hộ. Các chính trị gia ở Paris ra sức trấn an những người Pháp ủng hộ chủ nghĩa thực dân và đảm bảo với họ rằng sẽ không có gì thay đổi - cuộc chiến tranh của Pháp ở thuộc địa Đông Dương sẽ không chấm dứt. Các lãnh tụ Cộng hòa Bình dân và nhiều người thân cận với Cộng hòa Bình dân lại cho rằng kéo dài chiến tranh sẽ hết sức có lợi và đã đi đến quyết định không để cho cuộc chiến tranh kết thúc sớm. Sau đó Bảo Đại rút lui khỏi các hoạt động chính trị và đi châu Âu một lần nữa. Ngày 25/8/1948, từ Saint Germain, Bảo Đại báo cho E. Bollaert biết ông sẽ không quay về Việt Nam nếu Pháp không hủy bỏ chế độ thuộc địa tại Nam Kỳ và trao trả Nam Kỳ lại cho Việt Nam cũng như nếu ông không nhận được sự đảm bảo của Pháp cho Việt Nam độc lập. Ngày 8 tháng 3 năm 1949, Tổng thống Pháp Vincent Auriol và Cựu hoàng Bảo Đại đã ký Hiệp định Élysée, thành lập một chính quyền Việt Nam trong khối Liên hiệp Pháp, gọi là Quốc gia Việt Nam, đứng đầu là Bảo Đại. Bảo Đại yêu cầu Pháp trao Nam Kỳ cho Quốc gia Việt Nam và Pháp đã chấp nhận yêu cầu này. Ngày 24 tháng 4 năm 1949, Bảo Đại về nước. Hai tháng sau, vào ngày 14 tháng 6, Bảo Đại tuyên bố tạm cầm quyền cho đến khi tổ chức được tổng tuyển cử và tạm giữ danh hiệu Hoàng đế để có một địa vị quốc tế hợp pháp. Ngày 20 tháng 6 năm 1949, Thủ tướng Nguyễn Văn Xuân đệ đơn từ chức, Chính phủ Lâm thời Nam phần tuyên bố giải tán. Ngày 21 tháng 6, thỏa ước Elyseé được công bố. Cuối tháng 6 năm 1949, Việt Nam chính thức thống nhất dưới sự quản lý của Quốc gia Việt Nam. Pháp chuyển giao những chức năng hành chính cho Quốc gia Việt Nam một cách chậm chạp, hai chức năng quan trọng nhất là tài chính và quân đội thì vẫn phụ thuộc vào Pháp. Trở thành Quốc trưởng Ngày 1 tháng 7 năm 1949, Chính phủ lâm thời của Quốc gia Việt Nam được thành lập theo sắc lệnh số 1-CP của Thủ tướng, tấn phong Bảo Đại là Quốc trưởng, Trung tướng Nguyễn Văn Xuân làm Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng (Có tài liệu ghi Bảo Đại là Quốc trưởng kiêm Thủ tướng, Nguyễn Văn Xuân là Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng). Theo đánh giá của người Mỹ, Bảo Đại ít tham gia vào công việc của chính phủ, giành nhiều thời gian cho nghỉ mát. Tháng 1 năm 1950, Bảo Đại chỉ định Nguyễn Phan Long làm Thủ tướng. Ngày 27 tháng 4 năm 1950, giải tán chính phủ Nguyễn Phan Long và ủy nhiệm Thủ hiến Trần Văn Hữu thành lập chính phủ mới. Tính đến đầu năm 1950, có 35 quốc gia công nhận Quốc gia Việt Nam. Từ tháng 6 cho đến tháng 10 năm 1950, Quốc gia Việt Nam và Pháp họp tại Pau (Pháp) để bàn về việc chuyển giao các chức năng quản lý xuất nhập cảnh, quan hệ ngoại giao, ngoại thương, hải quan và tài chính cho Quốc gia Việt Nam. Tài chính là vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất bao gồm việc kiểm soát lợi nhuận từ hoạt động ngoại hối. Kết quả tất cả các chức năng trên đã được Pháp chuyển giao cho Quốc gia Việt Nam. Thủ tướng Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu sau khi ký thỏa thuận với Pháp đã tuyên bố: "Nền độc lập của chúng tôi hiện nay thật tuyệt vời". Các quan chức Pháp phàn nàn về Bảo Đại: "Ông ấy tập trung quá mức vào việc lấy lại từ chúng tôi những gì có thể thay vì tìm kiếm sự ủng hộ từ nhân dân... Lịch sử sẽ phán xét ông ấy vì quá chú tâm vào chuyện này". Tuy nhiên người Pháp vẫn dành cho mình quyền quan sát và can thiệp đối với những vấn đề liên quan đến toàn bộ Liên hiệp Pháp. Người Pháp còn có quyền tiếp cận mọi thông tin nhà nước, tham dự vào tất cả các quyết định của chính phủ và nhận một khoản nhỏ từ lợi tức quốc gia của Việt Nam. Ngày 8/12/1950, Quốc gia Việt Nam và Pháp ký Hiệp định quân sự thành lập Quân đội Quốc gia Việt Nam bằng cách đặt một số đơn vị quân đội Pháp tại Việt Nam dưới quyền chỉ huy của Quốc gia Việt Nam. Dự kiến quân đội này sẽ bao gồm 120.000 quân và 4.000 sĩ quan. Tất cả sĩ quan đều phải là người Việt. Pháp có trách nhiệm hỗ trợ Quốc gia Việt Nam thành lập những đơn vị mới do sĩ quan Việt Nam chỉ huy và đào tạo sĩ quan người Việt thay thế dần những sĩ quan Pháp đang hiện diện trong Quân đội Quốc gia Việt Nam. Nhà sử học Spencer C. Tucker cho rằng Quân đội Quốc gia Việt Nam được huấn luyện kém và không có sĩ quan chỉ huy cấp cao người Việt, Pháp chỉ đơn giản là đưa những người lính mới tuyển mộ được vào các quân đoàn Viễn chinh của chính Pháp, tại đó, người chỉ huy là các sĩ quan Pháp. Archimedes L.A Patti nhận xét: "Tất nhiên họ [Quốc gia Việt Nam] đã lầm, không bao giờ Pháp cho Việt Nam độc lập để mất Đông Dương. Bảo Đại trở về Việt Nam và cho rằng ông ta đã làm hết sức mình để người Pháp phải giữ lời cam kết. Ông sẽ chờ và xem. Có thể người Mỹ sẽ khích lệ giúp đỡ. Nhưng sau một ngày ở Sài Gòn, thấy Pháp từ chối không cho ông sử dụng dinh Norodom, trụ sở chính quyền thuộc địa Pháp, Bảo Đại liền rút lui về nhà ở Đà Lạt. Sự việc này cho thấy rõ tình hình chẳng có gì thay đổi cả". Tướng Georges Revers, Tổng Tham mưu trưởng quân đội Pháp, được phái sang Việt Nam để nghiên cứu tình hình (tháng 5, 6 năm 1949) và sau đó đã viết: "Hồ Chí Minh đã có khả năng chống cự lại với sự can thiệp của Pháp lâu đến như thế, chính là vì nhà lãnh đạo Việt Minh đã biết tập hợp chung quanh mình một nhóm những người thực sự có năng lực… Ngược lại, Bảo Đại đã có một chính phủ gồm độ 20 đại biểu của toàn các đảng phái ma, trong số đó đảng mạnh nhất cũng khó mà đếm được 25 đảng viên". Người Pháp trì hoãn một cách có tính toán việc thi hành thỏa hiệp Élysée với Quốc gia Việt Nam. Quân đội của họ tiếp tục tham chiến tại Việt Nam, nhân viên hành chính tiếp tục làm việc ở các cấp chính quyền; Quốc gia Việt Nam chẳng được trao cho một chút quyền hành thực sự nào, như bấy giờ người ta nói, Quốc gia Việt Nam chỉ là một sự ngụy trang cho nền cai trị của thực dân Pháp. Thay đổi Thủ tướng Chính phủ do Trần Văn Hữu làm Thủ tướng tồn tại đến ngày 6 tháng 6 năm 1952 thì phải cáo lui, nhường chỗ cho Nguyễn Văn Tâm lên làm thủ tướng cùng thành phần tổng, bộ trưởng đa số là người do Pháp đào tạo. Ngày 20 tháng 11 năm 1953, hoàng thân Bửu Lộc từ Pháp về Sài Gòn lập chính phủ thay thế chính phủ Nguyễn Văn Tâm. Thời gian này, Quốc trưởng Bảo Đại sống và làm việc tại biệt điện ở Đà Lạt. Xung quanh nơi ở của Bảo Đại có cả một trung đoàn Ngự lâm quân bảo vệ và có cả một đoàn xe riêng gọi là "công xa biệt điện", lại có cả một đội máy bay riêng do các phi công người Pháp lái phục vụ. Ngày 11 tháng 1 năm 1954, Chính phủ mới do Bửu Lộc thành lập trình diện Bảo Đại nhưng đến ngày 16 tháng 6 năm 1954, Bửu Lộc từ chức. Quốc trưởng Bảo Đại mời Ngô Đình Diệm về nước, ngày 6 tháng 7, Ngô Đình Diệm thành lập chính phủ mới. Gửi thư chia buồn với Pháp Sau trận Điện Biên Phủ, quân Pháp bị thua nặng, Bảo Đại đã viết một bài văn chia buồn với nước Pháp. trong đó có đoạn Các bạn Pháp của nước Việt Nam dù ở trong quân đội hay ở nước ngoài, các bạn cũng như chúng tôi hiện nay đang chịu một cái tang chung. Tôi muốn nhân lúc này tỏ cùng các bạn tình thân hữu và lòng khâm phục của tôi đối với nước Pháp, và tôi muốn các bạn cũng tin tưởng như tôi vào tiền đồ nước Việt Nam, nhờ có những hy sinh của các bạn mà được cứu vãn. Sau Hiệp định Genève 1954, Pháp phải rút khỏi Đông Dương, chính phủ và quân đội Quốc gia Việt Nam tập kết ở miền Nam Việt Nam chờ tổng tuyển cử để thống nhất Việt Nam. Ngô Đình Diệm tiến hành cải tổ chính phủ lần thứ nhất vào ngày 24 tháng 9 năm 1954 và lần thứ hai vào ngày 10 tháng 5 năm 1955. Bị Ngô Đình Diệm lật đổ Tháng 9 năm 1954, tướng Nguyễn Văn Hinh không chịu dưới quyền chỉ huy của Ngô Đình Diệm nên đánh điện sang Pháp nhờ Bảo Đại can thiệp. Bảo Đại điện về Sài Gòn triệu tập Diệm sang Cannes gặp Bảo Đại để bàn lại việc sắp xếp nhân sự nhưng Diệm không đi. Bảo Đại quyết định điện về Sài Gòn cách chức thủ tướng của Ngô Đình Diệm. Tuy nhiên, ngày 4 tháng 10 năm 1955, Ủy ban trưng cầu dân ý thành lập đưa ý kiến đòi truất phế Quốc trưởng Bảo Đại và đưa Thủ tướng Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống. Khi cử tri đi đến nơi bỏ phiếu, họ thấy rằng nơi đây đã bị những người ủng hộ Ngô Đình Diệm kiểm soát. Một cử tri sau khi bỏ phiếu đã nói rằng "Người chỉ đạo nói cho chúng tôi hiểu rằng ở đây chỉ có hai sự lựa chọn, hoặc là phiếu đỏ (Ngô Đình Diệm) sẽ được bỏ vào hòm phiếu hoặc phiếu xanh sẽ bị loại đi". Về phía Bảo Đại, ngày 18/10/1955, ông đưa ra tuyên bố cắt chức Thủ tướng cũng như xóa bỏ mọi quyền lực của Ngô Đình Diệm từ văn phòng của mình tại Paris để phản đối một chính phủ công an trị và chế độ độc tài cá nhân do Ngô Đình Diệm đứng đầu. Cuộc sống lưu vong Ông sống tại Cannes, sau đó chuyển đến vùng Alsace. Bảo Đại giao du với Jean de Beaumont, cựu nghị sĩ Nam Kỳ, một tay săn bắn có tiếng. Năm 1963, Nam Phương Hoàng hậu qua đời ở Chabrignac. Năm 1957, trong thời gian ở Alsace ở Pháp, ông gặp Christiane Bloch-Carcenac, người mà ông đã ngoại tình cho đến năm 1970. Từ mối quan hệ này, ông sinh ra đứa con cuối cùng của ông, Patrick-Édouard Bloch, sinh năm 1958, hiện vẫn sống ở Alsace. Sau khi sang Pháp, Bảo Đại không còn nắm hệ thống kinh tế thu lợi cho bản thân như trước, nhiều cơ sở kinh doanh ở Việt Nam đã bị Ngô Đình Diệm tịch thu. Bị cơ quan thuế để mắt tới, không còn tiền tài trợ của chính phủ Pháp, ông phải bán dần tài sản của mình. Khoảng thập niên 1960, gia sản khổng lồ của Bảo Đại đã lần lượt hao hụt. Nhiều lâu đài tráng lệ, máy bay đắt tiền, xe hơi sang trọng,… lần lượt phải sang tên người khác và bán thế chấp trả số nợ khổng lồ. Bảo Đại chỉ còn được nhận số tiền trợ cấp ít ỏi của Chính phủ Tổng thống Giscard với 8.000 franc/tháng. Năm 1972, khi tiêu pha hết cả tài sản, Bảo Đại sống với Monique Baudot, một phụ nữ Pháp kém Bảo Đại hơn 30 tuổi (Monique Baudot sinh năm 1946), đến năm 1982 thì kết hôn. Năm 1988, sau một thời gian đàm đạo với cha sở nhà thờ Saint-Pierre-de-Chaillot, Bảo Đại nhập đạo Công giáo, lấy tên thánh là Jean-Robert. Trong thập niên 1970, ảnh hưởng của Bảo Đại tại các khu vực như Quảng Trị và Thừa Thiên Huế vẫn còn rất lớn. Chính vì vậy phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã phái các đại diện sang Pháp nhằm thuyết phục Bảo Đại tham gia một chính phủ liên hiệp nhằm thống nhất Việt Nam, nhờ đó thông qua Bảo Đại thì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có thể thu hút thêm những người ủng hộ tại các địa phương mà Bảo Đại có ảnh hưởng. Năm 1982, nhân khai trương Hội Hoàng tộc ở hải ngoại, Bảo Đại lần đầu tiên sang thăm Hoa Kỳ với tư cách cá nhân. Trong chuyến đi này ông đã nhận tên cha để làm lại giấy khai sinh cho những người con ngoại hôn trước đây không ghi tên ông trong phần tên cha. Tại Sacramento, California, ông được tặng chiếc chìa khóa vàng tượng trưng cho thị trấn này. Ông cũng được bà thị trưởng thành phố Westminster, California tặng danh hiệu "công dân danh dự" của thành phố. Ông cũng thăm viếng và chúc mừng các buổi lễ của cộng đồng Phật giáo và Cao Đài người Việt ở California cùng các cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở Texas. Bảo Đại cũng nhân dịp này thăm dò ý kiến của các cộng đồng người Việt sống ở Hoa Kỳ về giải pháp cho việc hòa giải dân tộc. Qua đời Bảo Đại đã sống những năm cuối đời trong lặng lẽ tại một căn hộ nhỏ ở số 29, đường Fresnel, quận 16, Paris. Tất cả gia tài đồ sộ và quyền lực một thời đều đã không còn, ông sống dựa vào khoản trợ cấp 20.000 Franc/tháng của chính phủ Pháp. Ông qua đời vào 5 giờ sáng ngày 31 tháng 7 năm 1997 tại Quân y viện Val-de-Grâce, hưởng thọ 83 tuổi. Cựu hoàng Bảo Đại là vị vua thọ nhất của nhà Nguyễn. Ông cũng là một phế đế sống thọ nhất trên thế giới thời hiện đại. Đám tang Bảo Đại được tổ chức vào lúc 11 giờ ngày 6 tháng 8 năm 1997 tại nhà thờ Saint-Pierre de Chaillot số 35 đại lộ Marceau, quận 16, Paris và linh cữu được mai táng tại Nghĩa trang Passy trên đồi Trocadéro. Trả lời BBC về sự kiện này, bà Monique nói: "Ngày hôm nay tôi rất đau buồn. Dĩ nhiên rồi, trước hết và trên hết là vì chồng tôi vừa qua đời. Nhưng hôm nay trang sử của triều Nguyễn Việt Nam cũng được chấm dứt. Tôi cầu nguyện cho chồng tôi". Đánh giá Bảo Đại nổi tiếng với lối sống rất xa xỉ, phung phí. Năm 1954, khi ở Genève, Bảo Đại đã mua của hãng Rolex một chiếc đồng hồ tốt nhất mà họ có, đó là chiếc "Reference 6062". Reference 6062 được sản xuất vào năm 1952, thuộc dòng "Triple Calendar" với lịch Mặt trăng (Âm lịch) bằng vàng và là một trong ba mẫu có mặt số màu đen với kim cương trang trí. Năm 2017, nó được bán với giá 5.060.427 đôla, chiếc đồng hồ Bảo Đại trở thành chiếc đồng hồ Rolex đắt nhất được bán tính tới khi đó. Trong cuốn "Bảo Đại - hay những ngày cuối cùng của vương quốc An Nam", Daniel Grandclément viết: Bảo Đại đúng như những gì mọi người Việt đã biết về ông: hào hoa, lịch lãm và sành điệu, săn bắn giỏi, lái xe hơi, máy bay giỏi, khiêu vũ, đánh golf, chơi quần vợt giỏi... Ông chỉ không biết làm vua. Ông vua nước Nam cứ quẩn quanh, thậm chí mưu mẹo chỉ để có được từ chiếc xe hơi, máy bay cho đến khẩu súng săn, cuốn album bìa da, thỏa mãn những thú vui vật chất. Như lời Bảo Đại thú nhận: “Người Pháp lúc nào cũng muốn tôi ngồi yên một chỗ, không cho thân mật với dân nên trong hai mươi năm trời làm vua tôi ra Bắc một lần, vào Nam kỳ một lần, cũng là đi lướt qua, không thấy rõ ràng một điều gì. Xung quanh tôi họ đặt toàn những người mật thám. Tôi rất buồn biết mình không thể làm chi có ích cho đất nước...” Ông mơ hồ tin tưởng vào “nền độc lập trong khuôn khổ Liên hiệp Pháp” đạt được dễ dàng cùng với các điều kiện vật chất. Quen sung sướng, quen được cung phụng, Bảo Đại dường như chưa bao giờ nghĩ đến việc đi tìm độc lập bằng con đường nếm mật nằm gai như các vua Hàm Nghi, Duy Tân trước ông. Ông đã khước từ những cơ hội mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tạo ra, mang đến cho ông... Khước từ cơ hội đi chung đường với cả dân tộc, dù ông đã cùng chính phủ cộng hòa non trẻ ngồi họp bàn từ việc lớn đến việc nhỏ trong những ngày khai sinh nhà nước. Con đường mà Bảo Đại chọn cuối cùng đã dẫn đến kết cục “ông hoàng bị quét đi như quét một hạt bụi vô giá trị...” Hành động lớn nhất trong đời ông là thoái vị, và ông đi vào lịch sử chỉ bằng một câu nói: “Tôi muốn làm dân một nước tự do hơn là làm vua một nước nô lệ”. Nhà báo Merry Bromberger viết về thói ăn chơi của Bảo Đại: "Muốn gặp Bảo Đại ở Hong Kong chỉ cần dạo mười bốn hộp đêm trong thành phố, dễ hơn là tìm ông trong một khách sạn Anh". Bảo Đại đã mê đánh bạc, nhảy đầm và du hí từ lúc du học bên Pháp. Cả 12 triều vua nhà Nguyễn trước đó không ai sánh bằng Bảo Đại trong việc tiêu xài hoang phí. Nhiều học giả người Pháp và Việt đã ví Bảo Đại như vua Louis XVI của nước Pháp, do cả hai đều chi tiêu cực kỳ xa xỉ tốn kém, và cả hai đều là những ông vua khiến vương triều sụp đổ. Có lần, các tờ báo ở Cannes đã đăng tin rất giật gân rằng chỉ trong một đêm ở sòng bạc, Bảo Đại đã thua ông trùm Hollywood Jack Warner số tiền lên tới 350 triệu franc. Trong lịch sử Việt Nam chưa từng có ai thua bạc một đêm với số tiền lớn như Bảo Đại. Tháng 3/1948, khi một nhà báo quốc tế nhắc tới tin đồn rằng Bảo Đại sẽ chịu hợp tác với Pháp để thành lập chính phủ, với điều kiện quân đội và ngoại giao của chính phủ đó thuộc quyền chỉ huy của Pháp, chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn tỏ ra tin tưởng Bảo Đại: "Ông Vĩnh Thụy [tên thật của Bảo Đại] là Cố vấn của Chính phủ Việt Nam. Ông ấy không thể đàm phán hoặc hành động gì trước khi Chính phủ Việt Nam đồng ý. Vả chǎng, nếu quân đội và ngoại giao Việt Nam ở dưới quyền Pháp tức là Việt Nam chưa được độc lập hẳn và vẫn là thuộc địa của Pháp. Điều kiện như thế thì ngoài bọn phản quốc ra, không có một người Việt Nam nào chịu nhận, cố vấn Vĩnh Thụy cũng vậy. Hơn 80 nǎm dưới quyền thống trị của Pháp, nhân dân Việt Nam đã nếm đủ sỉ nhục và đau khổ". Sau đó ít lâu, khi thông tin này đã trở thành sự thật, trả lời điện phỏng vấn của Dân quốc Nhật báo (Trung Hoa Dân Quốc) ngày 3/4/1949, chủ tịch Hồ Chí Minh đã lên án Bảo Đại như sau: "Vĩnh Thụy trở về với 10.000 quân viễn chinh Pháp, để giết hại thêm đồng bào Việt Nam. Vĩnh Thụy cam tâm bán nước, đó là sự thực. Âm mưu của thực dân Pháp là đặt lại chế độ nô lệ ở Việt Nam. Vĩnh Thụy làm tay sai cho thực dân, là một tên phản quốc. Pháp luật Việt Nam tuy khoan hồng với những người biết cải tà quy chính nhưng sẽ thẳng tay trừng trị những tên Việt gian đầu sỏ đã bán nước buôn dân. Quân và dân Việt Nam quyết tâm đánh tan tất cả âm mưu của thực dân, quyết kháng chiến để tranh cho kỳ được độc lập và thống nhất thật sự". Tại An Giang, người dân truyền tụng những câu ca dao phê phán rất thẳng, rất gay gắt, chửi cả tông tộc nhà Nguyễn, từ vua khai quốc Gia Long đến vua cuối cùng Bảo Đại là "dòng Việt gian" vì hành động cầu viện ngoại xâm để giành ngôi vị: Gia quyến Ông: Nguyễn Cảnh Tông Đồng Khánh. Bà: Hựu Thiên Thuần Hoàng hậu Dương Thị Thục (18 tháng 4 năm 1868 - 17 tháng 9 năm 1944), được tôn phong Khôn Nghi Xương Đức Thái hoàng thái hậu (坤儀昌德太皇太后), còn gọi là Đức Tiên Cung (德仙宮). Khi Bảo Đại còn bé đều do bà nuôi dưỡng. Cha: Nguyễn Hoằng Tông Khải Định. Mẹ: Đoan Huy Hoàng thái hậu Hoàng Thị Cúc (28 tháng 1 năm 1890 - 9 tháng 11 năm 1980), còn gọi là Đức Từ Cung (德慈宮). Bà vốn là Cung nhân, xuất thân thấp kém, sau mang thai Bảo Đại mà được tấn phong Huệ phi (惠妃). Vợ: Ngày 20 tháng 3 năm 1934, Bảo Đại làm đám cưới với Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan và tấn phong bà làm Nam Phương Hoàng hậu. Ông là nhà vua đầu tiên thực hiện bỏ chế độ cung tần, thứ phi. Cuộc hôn nhân này cũng gặp phải rất nhiều phản đối vì Nguyễn Hữu Thị Lan là người Công giáo và mang quốc tịch Pháp. Nam Phương Hoàng hậu Nguyễn Hữu Thị Lan (南芳皇后阮有氏蘭; 14 tháng 12 năm 1914 - 16 tháng 9 năm 1963), con gái của Nguyễn Hữu Hào và phu nhân Lê Thị Bính (con gái của Huyện Sỹ Lê Phát Đạt). Quê Gò Công, Tiền Giang, Việt Nam, có hôn thú, có năm người con. Monique Marie Eugene Baudot, người Pháp, sinh tại Lorraine vào ngày 30 tháng 4 năm 1946. Bảo Đại quen bà từ năm 1971. Năm 1982 hai người kết hôn, Baudot được xưng danh Hoàng phi (皇妃; Imperial Princess), không có con chung. Sau khi Bảo Đại băng hà, bà tự xưng làm Thái Phương Hoàng hậu (泰芳皇后). Hậu duệ: Bảo Đại có 5 hoàng tử và 7 hoàng nữ, tổng cộng 12 người con. Con chính thức: Trưởng nam - Đông cung Hoàng thái tử Nguyễn Phúc Bảo Long, sinh ngày 4 tháng 1 năm 1936, mất ngày 28 tháng 7 năm 2007. Mẹ là Nam Phương Hoàng hậu. Trưởng nữ Nguyễn Phúc Phương Mai, sinh ngày 1 tháng 8 năm 1937, mất ngày 16 tháng 1 năm 2021. Mẹ là Nam Phương Hoàng hậu. Thứ nữ Nguyễn Phúc Phương Liên, sinh ngày 3 tháng 11 năm 1938. Mẹ là Nam Phương Hoàng hậu. Thứ nữ Nguyễn Phúc Phương Dung, sinh ngày 5 tháng 2 năm 1942. Mẹ là Nam Phương Hoàng hậu. Thứ nam Nguyễn Phúc Bảo Thăng, sinh ngày 9 tháng 12 năm 1943, mất ngày 15 tháng 3 năm 2017. Mẹ là Nam Phương Hoàng hậu. Con ngoại hôn: Thứ nữ Nguyễn Phúc Phương Thảo, sinh ngày 4 tháng 6 năm 1946 hiện nay đang sống ở Pháp. Mẹ là Thứ phi Mộng Điệp. Thứ nữ Nguyễn Phúc Phương Minh, sinh ngày 15 tháng 1 năm 1949, bà lấy chồng và lập nghiệp ở Pháp, rồi ly dị, trước tháng 4 năm 1975 về Sài Gòn thăm mẹ và bị kẹt lại đây, sau đó được bảo lãnh sang Hoa Kỳ lập nghiệp và qua đời tại Hoa Kỳ vào năm 2012. Mẹ là Thứ phi Phi Ánh. Thứ nam Nguyễn Phúc Bảo Ân, sinh năm 1951 đang sống tại Westminster, California, là người con nối dõi nhà Nguyễn. Mẹ là Thứ phi Phi Ánh. Ông Bảo Ân có 2 con, gái là Nguyễn Phúc Thụy Sĩ, sinh năm 1976 và trai là Nguyễn Phúc Quý Khang sinh năm 1977. Như vậy, Nguyễn Phúc Quý Khang là cháu đích tôn của Cựu hoàng Bảo Đại. Thứ nam Nguyễn Phúc Bảo Hoàng, sinh năm (1954–1955), chết khi một tuổi. Mẹ là Thứ phi Mộng Điệp. Thứ nữ Nguyễn Phúc Phương Từ, sinh năm 1955, hiện đang sống ở Pháp. Mẹ là Quý bà Vicky. Thứ nữ Nguyễn Phúc Phương An, sinh năm 1955, hiện nay đang sống ở Hawaii, Hoa Kỳ. Mẹ là Hoàng Tiểu Lan. Thứ nam Nguyễn Phúc Bảo Sơn (1957–1987), chết khi 30 tuổi vì tử nạn tại Nhật. Mẹ là Thứ phi Mộng Điệp. Con trai cuối cùng (con thứ 13): Patrick-Edouard Bloch-Carcenac, sinh ngày 21 tháng 4 năm 1958 tại Strasbourg, Pháp, con trai của Christiane Bloch-Carcenac, gặp nhau ở Alsace, Pháp năm 1957, trong một bữa tiệc săn bắn. Anh ấy vẫn sống ở Alsace ngày nay. Bảo Đại còn có một người con do bà Từ Cung Hoàng thái hậu nuôi từ nhỏ, nhưng không rõ là con bà nào do ông không tiết lộ. Một số nhân tình nổi tiếng Bảo Đại là ông vua duy nhất trong lịch sử Việt Nam từng tuyên bố sẽ chỉ lấy 1 vợ. Tuy nhiên, ông có đời sống tình ái khá phóng túng và có khá nhiều nhân tình. Trong cuốn “Bảo Đại hay những ngày cuối cùng của Vương quốc An Nam”, tác giả người Pháp Daniel Grandclément dẫn lời một người thân cận với nhà vua từng nói: “Ông đã dan díu với đủ hạng người, từ cô hầu phòng bình thường, vợ của các gia nhân đày tớ, hoa hậu Đông Dương đến gái nhảy, thậm chí gái điếm…” Thứ phi Bùi Mộng Điệp(裴夢蝶 22 tháng 6 năm 1924 - 26 tháng 6 năm 2011), quê Bắc Ninh, không hôn thú, có ba người con chung là Nguyễn Phúc Phương Thảo, Nguyễn Phúc Bảo Hoàng và Nguyễn Phúc Bảo Sơn. Thứ phi Lê Thị Phi Ánh ở Huế (24 tháng 6 năm 1925 - 15 tháng 12 năm 1986), không hôn thú, có hai người con chung là Nguyễn Phúc Phương Minh và Nguyễn Phúc Bảo Ân. Lý Lệ Hà (李麗霞) quê Thái Bình, vũ nữ, không hôn thú, không có con chung. Hoàng Tiểu Lan (黃小蘭), còn tên khác là Jenny Woong, vũ nữ Trung Hoa lai Pháp, không hôn thú, có một con gái chung là Nguyễn Phúc Phương An, sau này cũng có đưa về Đà Lạt, cũng có một biệt thự như các bà thứ phi người Việt. Bà Vicky (Pháp), không hôn thú, có một con gái chung là Nguyễn Phúc Phương Từ. Clément (?), vũ nữ và buôn lậu ở xóm Cigalle (Pháp), không hôn thú. Christiane Bloch-Carcenac, một quý bà Pháp, sinh năm 1922 tại Pháp, và mất năm 2009, gặp nhau trong một bữa tiệc săn bắn ở vùng Alsace, Pháp. Mối liên hệ với Hoàng đế kéo dài cho đến năm 1970. Từ mối liên hệ của họ sinh ra Patrick-Edouard Bloch-Carcenac vào năm 1958, đứa con cuối cùng của Hoàng đế. Câu nói Ta không muốn một quân đội nước ngoài làm đổ máu thần dân ta. Phát biểu khi từ chối sự bảo vệ của quân Nhật chống lại nguy cơ đảo chính của Việt Minh. Trẫm muốn được làm dân một nước tự do, hơn làm vua một nước bị trị. Cái được gọi là giải pháp Bảo Đại hóa ra là giải pháp của người Pháp. Đã đến lúc kết thúc cuộc chiến huynh đệ tương tàn và ít nhất là phục hồi hòa bình cùng sự hòa hợp. Phát biểu năm 1972 nhằm kêu gọi hòa bình và hòa hợp dân tộc ở Việt Nam. Xin cho tôi được sống và chết trong bình yên. Trong thơ ca Khi Bảo Đại sang Trung Quốc, nhà thơ Việt Nam đương thời Tú Mỡ có bài thơ châm biếm về việc này. Trong văn hoá đại chúng Tiền đồng "Bảo Đại thông bảo" Tiền đồng Bảo Đại thông bảo (保大通寶) là loại tiền đồng Việt Nam kiểu cổ sau cùng được chế tạo. Có ba loại tiền Bảo Đại Thông bảo: loại tiền đúc cỡ nhỏ, loại tiền đúc cỡ lớn mặt sau có nổi chữ "mười văn" và loại tiền đúc lớn có mặt sau "trơn". Tất cả được phát hành vào năm 1933. Chú thích
Tây Ninh có thể là một trong số các địa danh sau: Việt Nam Tỉnh Tây Ninh Thành phố Tây Ninh, tỉnh lỵ tỉnh Tây Ninh Xã Tây Ninh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình Trung Quốc Thành phố Tây Ninh (西宁), thủ phủ tỉnh Thanh Hải.
Danh sách các Giáo hoàng tại đây dựa vào niên giám Annuario pontificio được Vatican ấn hành hàng năm. Theo niên giám đó, cho đến nay đã có 266 Giáo hoàng của Giáo hội Công giáo Rôma. Một vị được chọn vào năm 752 (Stêphanô II) nhưng vì mất đột ngột sau đó 3 ngày, trước khi được tấn phong Giám mục, nên đã bị loại tên khỏi niên giám kể từ năm 1961. Ấn bản năm 2001 đang được dùng phổ biến hiện nay của Annuario Pontificio đã giới thiệu với gần 200 sửa chữa về tiểu sử của các Giáo hoàng. Khởi đầu từ Thánh Phêrô, vị Giáo hoàng đầu tiên, cho đến Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Các sự điều chỉnh này liên quan đến ngày tháng, nơi sinh, tên gia đình của từng vị Giáo hoàng. Thuật ngữ Giáo hoàng (tiếng Latinh: papa, tiếng Hy Lạp: πάππας pappas) là vị Giám mục của Giáo phận Rôma, lãnh đạo của Giáo hội Công giáo toàn thế giới. Theo quan điểm của Giáo hội Công giáo, Giáo hoàng là người kế vị Thánh Phêrô - tông đồ trưởng của Chúa Giêsu. Thời gian nhiệm chức của một Giáo hoàng được gọi là triều đại giáo hoàng" và thẩm quyền của ông đối với giáo hội thường được gọi là "quyền tông tòa" ("papacy") mà thực thể đại diện quyền lực đó gọi là Tòa Thánh (tiếng Latinh: Sancta Sedes), dựa trên truyền thống Giáo hội cho rằng đó là chiếc ngai tòa của Thánh Phêrô và Thánh Phaolô khi tử đạo tại Roma. Một số Giáo hoàng trong danh sách này đã được Giáo hội Công giáo Rôma công nhận là Thánh, trong số 40 vị Giáo hoàng đầu tiên, đã có 35 vị được Tuyên thánh liên tiếp. Tông hiệu được nhiều giáo hoàng được lựa chọn nhất là Gioan, lên đến 21 vị (Gioan XXIII, vì một số nhầm lẫn với Ngụy Giáo hoàng John - người được đánh số XVI, và John XX đã bị bỏ qua nên có 21 vị nhưng đánh số đến 23). Có hai vị Giáo hoàng đã được trao tặng danh hiệu Tiến sĩ Hội Thánh là Giáo hoàng Grêgôriô I và Giáo hoàng Lêô I. Trung bình, triều đại một Giáo hoàng kéo dài khoảng 7,4 năm. Bắt đầu từ giữa năm 33, là triều đại đầu tiên với Giáo hoàng là Thánh Phêrô cho đến năm 2013, khi kết thúc của triều đại Giáo hoàng Biển Đức XVI thì tổng cộng là 1980 năm. Các niên giám về Giáo hoàng đã công nhận, đã có tổng cộng 266 triều đại giáo hoàng của 264 vị giáo hoàng khác nhau (riêng Giáo hoàng Biển Đức IX tại vị từ năm 1032-1044, tháng 4-5 năm 1045 và từ năm 1046-1047 nên ông được niên giám xác nhận là có 3 triều đại, tên của ông được liệt kê ở vị trí thứ 145, 147 và thứ 150 trong danh sách Giáo hoàng). Ngụy giáo hoàng được định nghĩa là một người mạo nhận là đứng đầu Tòa thánh, chống lại Giáo hoàng đã được bầu lên đúng giáo luật. (It. Antipapa được gộp từ Anti, chống + papa, Giáo hoàng). Có một số Giáo hoàng đối lập xuất hiện trong thời kỳ sơ khai của Giáo hội Công giáo Rôma. Trong số các vị còn lại, rải rác từ thế kỷ III cho đến đầu thế kỷ XV, có ông rút lui trong một ngày, có ông một tháng, có ông lâu dài. Đa số vì hiểu lầm, nhưng ảnh hưởng chính trị và hoàn cảnh của thời xưa (đế quốc và phong kiến) cũng đóng một vai trò quan trọng. Trong quá khứ, một ngụy Giáo hoàng thường nhận được một sự hỗ trợ đáng kể của các hồng y và các vương quốc. Tuy nhiên những người đòi được như một Giáo hoàng thường chỉ có một nhóm nhỏ theo, giống như các ngụy Giáo hoàng Sedevacantist hiện đại và không được xếp vào trong số những ngụy Giáo hoàng, và do đó được bỏ qua trong danh sách. Thiên niên kỷ thứ nhất (1 - 1000) Lên ngôi trong thế kỉ 1 (từ năm 30 (?) đến năm 100) Lên ngôi trong thế kỉ 2 (từ năm 101 đến năm 199) Lên ngôi trong thế kỉ 3 (từ năm 201 đến năm 299) Lên ngôi trong thế kỉ 4 (từ năm 301 đến năm 400) Lên ngôi trong thế kỉ 5 (từ năm 401 đến năm 500) Lên ngôi trong thế kỉ 6 (từ năm 501 đến năm 600) Lên ngôi trong thế kỉ 7 (từ năm 601 đến năm 700) Lên ngôi trong thế kỉ 8 (từ năm 701 đến năm 800) Lên ngôi trong thế kỉ 9 (từ năm 801 đến năm 900) Lên ngôi trong thế kỉ 10 (từ năm 901 đến năm 1000) Thiên niên kỷ thứ hai (1001 - 2000) Lên ngôi trong thế kỉ 11 (từ năm 1001 đến năm 1100) Lên ngôi trong thế kỉ 12 (từ năm 1101 đến năm 1200) Lên ngôi trong thế kỉ 13 (từ năm 1201 đến năm 1300) Lên ngôi trong thế kỉ 14 (từ năm 1301 đến năm 1400) Lên ngôi trong thế kỉ 15 (từ năm 1401 đến năm 1500) Lên ngôi trong thế kỉ 16 (từ năm 1501 đến năm 1600) Lên ngôi trong thế kỉ 17 (từ năm 1601 đến năm 1700) Lên ngôi trong thế kỉ 18 (từ năm 1701 đến năm 1800) Lên ngôi trong thế kỉ 19 (từ năm 1801 đến năm 1900) Lên ngôi trong thế kỉ 20 (từ năm 1901 đến năm 2000) Thiên niên kỷ thứ ba (2001 - 3000) Lên ngôi trong thế kỉ 21 (từ năm 2001 đến nay) Chú thích
Vịnh Phần Lan (; ; ; ) là phần cực đông của biển Balt. Đây là vùng biển giữa Phần Lan (ở phía bắc) và Estonia (ở phía nam). Những thành phố lớn cạnh vịnh này gồm Sankt-Peterburg, Helsinki, Tallinn. Phần đông vịnh Phần Lan thuộc quyền quản lý của Nga và một vài trong số những cảng dầu quan trọng nhất của Nga nằm ở đây, gần Sankt-Peterburg (gồm Primorsk). Là một con đường thủy tới Sankt-Peterburg, vịnh Phần Lan có một tầm quan trọng chiến lược đáng kể đối với Nga.
Trong khoa học máy tính, một máy ảo (VM) là một trình giả lập một hệ thống máy tính. Máy ảo dựa trên kiến trúc máy tính và cung cấp chức năng của máy tính vật lý. Việc triển khai của chúng có thể liên quan đến phần cứng, phần mềm chuyên dụng hoặc kết hợp. Có nhiều loại máy ảo khác nhau, mỗi loại có chức năng khác nhau: Máy ảo hệ thống (còn được gọi là máy ảo ảo hoá hoàn toàn) cung cấp một sự thay thế cho một máy thật. Chúng cung cấp chức năng cần thiết để thực thi toàn bộ hệ điều hành. Một trình ảo hóa sử dụng thực thi riêng để chia sẻ và quản lý phần cứng, cho phép nhiều môi trường được cách ly với nhau, nhưng vẫn tồn tại trên cùng một máy vật lý. Các siêu giám sát hiện đại sử dụng ảo hóa hỗ trợ phần cứng, phần cứng dành riêng cho ảo hóa, chủ yếu từ các CPU chủ. Máy ảo tiến trình được thiết kế để thực thi các chương trình máy tính trong môi trường độc lập với nền tảng. Một số máy ảo như QEMU, được thiết kế để mô phỏng các kiến trúc khác nhau và cho phép thực thi các ứng dụng phần mềm và hệ điều hành được viết cho CPU hoặc kiến trúc khác. Ảo hoá cấp hệ điều hành cho phép các tài nguyên của máy tính được phân vùng thông qua kernel. Các nhóm không thể thay thế cho nhau. Các định nghĩa Máy ảo hệ thống Một "máy ảo" được định nghĩa ban đầu bởi Popek và Goldberg như là "một bản sao hiệu quả, tách biệt của một máy tính thực sự." Việc sử dụng hiện tại bao gồm các máy ảo không có sự tương ứng trực tiếp với bất kỳ phần cứng thực nào. Phần cứng vật lý, "thế giới thực" chạy VM thường được gọi là 'máy chủ' (host) và máy ảo được mô phỏng trên máy đó thường được gọi là 'khách' (guest). Một host có thể mô phỏng một số khách, mỗi khách có thể mô phỏng các hệ điều hành và nền tảng phần cứng khác nhau. Mong muốn chạy nhiều hệ điều hành là động lực ban đầu cho các máy ảo, để cho phép chia sẻ thời gian giữa một số hệ điều hành tác vụ đơn. Trong một số khía cạnh, một máy ảo hệ thống có thể được coi là một khái quát của khái niệm bộ nhớ ảo có trước đây trong lịch sử. CP/CMS của IBM, các hệ thống đầu tiên cho phép ảo hóa hoàn toàn, đã thực hiện chia sẻ thời gian bằng cách cung cấp cho mỗi người dùng một hệ điều hành một người dùng, Conversational Monitor System (CMS). Không giống như bộ nhớ ảo, một máy ảo hệ thống cho phép người dùng viết các hướng dẫn đặc quyền trong mã của chúng. Cách tiếp cận này có những lợi thế nhất định, chẳng hạn như thêm các thiết bị vào/ra không được hệ thống tiêu chuẩn cho phép. Khi công nghệ phát triển bộ nhớ ảo cho mục đích ảo hóa, ác hệ thống dư thừa bộ nhớ mới có thể được áp dụng để quản lý chia sẻ bộ nhớ giữa nhiều máy ảo trên một hệ điều hành máy tính. Có thể chia sẻ các trang nhớ có nội dung giống hệt nhau giữa nhiều máy ảo chạy trên cùng một máy vật lý, điều này có thể dẫn đến việc ánh xạ chúng đến cùng một trang vật lý bằng một kỹ thuật gọi là kernel same-page merging (KSM). Điều này đặc biệt hữu ích cho các trang chỉ đọc, chẳng hạn như các trang đang giữ phân đoạn mã, đó là trường hợp cho nhiều máy ảo chạy cùng một phần mềm hoặc thư viện phần mềm, máy chủ web, thành phần phần mềm trung gian, v.v. tuân thủ phần cứng máy chủ, do đó có thể chạy các hệ điều hành khác nhau trên cùng một máy tính (ví dụ: Windows, Linux hoặc các phiên bản trước của hệ điều hành) để hỗ trợ phần mềm trong tương lai. Việc sử dụng các máy ảo để hỗ trợ các hệ điều hành khách riêng biệt là phổ biến đối với các hệ thống nhúng. Một cách sử dụng thông thường sẽ là chạy một hệ điều hành thời gian thực đồng thời với một hệ điều hành phức tạp ưa thích, chẳng hạn như Linux hay Windows. Một ứng dụng khác sẽ dành cho phần mềm mới và chưa được chứng minh vẫn đang trong giai đoạn phát triển, vì vậy nó chạy trong một sandbox. Máy ảo có những lợi thế khác để phát triển hệ điều hành và có thể bao gồm cải thiện truy cập gỡ lỗi và khởi động lại nhanh hơn. Nhiều máy ảo chạy hệ điều hành khách của riêng chúng thường được sử dụng để hợp nhất máy chủ. Máy ảo tiến trình Máy ảo quy trình, đôi khi được gọi là máy ảo ứng dụng, hoặc Môi trường thời gian chạy được quản lý (MRE), chạy như một ứng dụng bình thường bên trong hệ điều hành máy chủ và hỗ trợ một quy trình duy nhất. Nó được tạo ra khi quá trình đó được bắt đầu và bị phá hủy khi nó thoát. Mục đích của nó là cung cấp một môi trường lập trình độc lập với nền tảng giúp tóm tắt các chi tiết của phần cứng hoặc hệ điều hành bên dưới và cho phép một chương trình thực thi theo cùng một cách trên bất kỳ nền tảng nào. Máy ảo quy trình cung cấp tính trừu tượng mức cao - của ngôn ngữ lập trình mức cao (so với mức trừu tượng ISA mức thấp của máy ảo hệ thống). Máy ảo quy trình được thực hiện bằng cách sử dụng trình thông dịch; có thể đạt được hiệu suất tương đương với các ngôn ngữ lập trình đã biên dịch bằng cách sử dụng biên dịch đúng lúc. Loại máy ảo này đã trở nên phổ biến với ngôn ngữ lập trình Java, được thực hiện bằng máy ảo Java. Các ví dụ khác bao gồm máy ảo Parrot và .NET Framework, chạy trên máy ảo được gọi là Common Language Runtime. Tất cả chúng có thể đóng vai trò là một lớp trừu tượng cho bất kỳ ngôn ngữ máy tính nào. Một trường hợp đặc biệt của máy ảo quy trình là hệ thống trừu tượng hóa các cơ chế giao tiếp của một cụm máy tính (có khả năng không đồng nhất). Một máy ảo như vậy không bao gồm một quá trình đơn lẻ, mà một quá trình cho mỗi máy vật lý trong cụm. Chúng được thiết kế để dễ dàng thực hiện công việc lập trình các ứng dụng đồng thời bằng cách cho phép người lập trình tập trung vào các thuật toán hơn là các cơ chế giao tiếp được cung cấp bởi kết nối liên kết và hệ điều hành. Họ không che giấu thực tế rằng giao tiếp diễn ra, và do đó, không cố gắng trình bày cụm như một máy duy nhất. Không giống như các máy ảo quy trình khác, các hệ thống này không cung cấp một ngôn ngữ lập trình cụ thể mà được nhúng vào một ngôn ngữ hiện có; thường một hệ thống như vậy cung cấp các ràng buộc cho một số ngôn ngữ (ví dụ: C và Fortran). [cần nguồn dẫn] Ví dụ là Máy ảo song song (PVM) và Giao diện truyền thông báo (MPI). Chúng không hoàn toàn là máy ảo vì các ứng dụng chạy trên đầu vẫn có quyền truy cập vào tất cả các dịch vụ hệ điều hành và do đó không bị giới hạn trong mô hình hệ thống. Lịch sử Cả máy ảo hệ thống và máy ảo xử lý đều có từ những năm 1960 và tiếp tục là những lĩnh vực phát triển tích cực. Các máy ảo hệ thống đã phát triển nhờ tính năng chia sẻ thời gian, đặc biệt là được triển khai trong Hệ thống chia sẻ thời gian tương thích (CTSS). Chia sẻ thời gian cho phép nhiều người dùng sử dụng máy tính đồng thời: mỗi chương trình dường như có toàn quyền truy cập vào máy, nhưng chỉ một chương trình được thực thi tại thời điểm đó, với hệ thống chuyển đổi giữa các chương trình theo từng lát thời gian, lưu và khôi phục trạng thái mỗi lần. Điều này đã phát triển thành các máy ảo, đặc biệt là thông qua các hệ thống nghiên cứu của IBM: M44 / 44X, sử dụng ảo hóa một phần và CP-40 và SIMMON, sử dụng ảo hóa hoàn toàn và là những ví dụ ban đầu về siêu giám sát. Kiến trúc máy ảo đầu tiên được phổ biến rộng rãi là CP-67 / CMS (xem Lịch sử của CP / CMS để biết thêm chi tiết). Một điểm khác biệt quan trọng là giữa việc sử dụng nhiều máy ảo trên một hệ thống máy chủ để chia sẻ thời gian, như trong M44 / 44X và CP-40 và sử dụng một máy ảo trên hệ thống máy chủ để tạo mẫu, như trong SIMMON. Trình giả lập, với khả năng mô phỏng phần cứng của các hệ thống trước đó để tương thích, có từ thời Hệ thống IBM / 360 vào năm 1963, trong khi mô phỏng phần mềm (khi đó được gọi là "mô phỏng") có trước nó. Xử lý máy ảo ban đầu là nền tảng trừu tượng cho một ngôn ngữ trung gian được trình biên dịch sử dụng làm đại diện trung gian của một chương trình; các ví dụ ban đầu có niên đại khoảng năm 1966. Một ví dụ đầu năm 1966 là máy mã O, một máy ảo thực thi mã O (mã đối tượng) được phát ra bởi giao diện người dùng của trình biên dịch BCPL. Sự trừu tượng này cho phép trình biên dịch dễ dàng được chuyển sang một kiến ​​trúc mới bằng cách triển khai một back end mới lấy mã O hiện có và biên dịch nó thành mã máy cho máy vật lý bên dưới. Ngôn ngữ Euler đã sử dụng một thiết kế tương tự, với ngôn ngữ trung gian có tên là P (portable). Điều này đã được phổ biến vào khoảng năm 1970 bởi Pascal, đặc biệt là trong hệ thống Pascal-P (1973) và trình biên dịch Pascal-S (1975), trong đó nó được gọi là mã p và kết quả là máy mã p. Điều này đã có ảnh hưởng và các máy ảo theo nghĩa này thường được gọi là máy mã p. Ngoài vai trò là một ngôn ngữ trung gian, mã p Pascal còn được thực thi trực tiếp bởi một trình thông dịch thực thi máy ảo, đặc biệt là trong UCSD Pascal (1978); điều này ảnh hưởng đến các trình thông dịch sau này, đặc biệt là máy ảo Java (JVM). Một ví dụ ban đầu khác là SNOBOL4 (1967), được viết bằng Ngôn ngữ triển khai SNOBOL (SIL), một ngôn ngữ hợp ngữ cho một máy ảo, sau đó được nhắm mục tiêu đến các máy vật lý bằng cách chuyển tiếp đến trình hợp dịch gốc của chúng thông qua trình hợp dịch macro. Tuy nhiên, các macro đã không còn được ưa chuộng nữa nên cách tiếp cận này đã ít ảnh hưởng hơn. Máy ảo xử lý là một cách tiếp cận phổ biến để triển khai phần mềm máy tính vi mô ban đầu, bao gồm Tiny BASIC và các trò chơi mạo hiểm, từ việc triển khai một lần như Pyramid 2000 đến một công cụ đa năng như z-machine của Infocom, mà Graham Nelson lập luận là "có thể là nhiều nhất máy ảo di động từng được tạo ra ”. Những tiến bộ đáng kể đã xảy ra trong việc triển khai Smalltalk-80, đặc biệt là việc triển khai Deutsch / Schiffmann đã thúc đẩy quá trình biên dịch đúng lúc (JIT) như một phương pháp triển khai sử dụng máy ảo quy trình. Các máy ảo Smalltalk đáng chú ý sau này là VisualWorks, Máy ảo Squeak và Strongtalk. Một ngôn ngữ có liên quan đã tạo ra rất nhiều đổi mới máy ảo là ngôn ngữ lập trình Self, ngôn ngữ này đi tiên phong trong việc tối ưu hóa thích ứng và thu gom rác nhiều thế hệ. Những kỹ thuật này đã được chứng minh là thành công về mặt thương mại vào năm 1999 trong máy ảo HotSpot Java. Những đổi mới khác bao gồm việc có một máy ảo dựa trên thanh ghi, để phù hợp hơn với phần cứng bên dưới, chứ không phải là một máy ảo dựa trên ngăn xếp, điều này phù hợp hơn với ngôn ngữ lập trình; vào năm 1995, điều này đã được tiên phong bởi máy ảo Dis cho ngôn ngữ Limbo. OpenJ9 là một giải pháp thay thế cho HotSpot JVM trong OpenJDK và là một dự án nhật thực mã nguồn mở tuyên bố khởi động tốt hơn và tiêu thụ ít tài nguyên hơn so với HotSpot. Ảo hóa hoàn toàn Trong ảo hóa hoàn toàn, máy ảo mô phỏng đủ phần cứng để cho phép một hệ điều hành "khách" chưa được sửa đổi (một thiết kế cho cùng một tập lệnh) được chạy tách biệt. Cách tiếp cận này đã đi tiên phong vào năm 1966 với IBM CP-40 và CP-67, tiền thân của gia đình VM. Các ví dụ bên ngoài mainframe bao gồm Parallels Workstation, Parallels Desktop for Mac, VirtualBox, Virtual Iron, Oracle VM, Virtual PC, Virtual Server, Hyper-V, VMware Workstation, VMware Server (ngừng phát triển, trước đây là GSX Server), VMware ESXi, QEMU, Adeos, Mac-on-Linux, Win4BSD, Win4Lin Pro, và Egenera vBlade. Ảo hóa dựa vào phần cứng Trong ảo hóa dựa vào phần cứng, phần cứng cung cấp hỗ trợ kiến trúc tạo điều kiện cho việc xây dựng trình giám sát máy ảo và cho phép các hệ điều hành khách được chạy riêng rẽ. Ảo hóa dựa vào phần cứng lần đầu được giới thiệu trên IBM System/370 in 1972, cho sử dụng với VM/370, hệ điều hành máy ảo đầu tiên được IBM cung cấp như một sản phẩm chính thức. Vào năm 2005 và 2006, Intel và AMD đã cung cấp phần cứng bổ sung để hỗ trợ ảo hóa. Sun Microsystems (bây giờ là Oracle Corporation) đã bổ sung các tính năng tương tự trong bộ xử lý UltraSPARC T-Series của họ năm 2005. Ví dụ về các nền tảng ảo hóa thích ứng với phần cứng đó bao gồm KVM, VMware Workstation, VMware Fusion, Hyper-V, Windows Virtual PC, Xen, Parallels Desktop for Mac, Oracle VM Server for SPARC, VirtualBox và Parallels Workstation. Năm 2006, hỗ trợ phần cứng 32 và 64 bit x86 thế hệ đầu tiên được tìm thấy hiếm khi mang lại lợi thế về hiệu suất so với ảo hóa phần mềm. Ảo hóa cấp hệ điều hành Trong ảo hóa cấp hệ điều hành, một máy chủ vật lý được ảo hóa ở cấp hệ điều hành, cho phép nhiều máy chủ ảo hóa an toàn và tách biệt chạy trên một máy chủ vật lý. Các môi trường hệ điều hành "khách" có chung thể hiện của hệ điều hành với hệ thống chủ. Do đó, nhân hệ điều hành tương tự cũng được sử dụng để thực hiện các môi trường "khách" và các ứng dụng chạy trong môi trường "khách" đã xem nó như một hệ thống độc lập. Việc thực hiện tiên phong là FreeBSD jails; Các ví dụ khác bao gồm Docker, Solaris Containers, OpenVZ, Linux-VServer, LXC, AIX Workload Partitions, Parallels Virtuozzo Containers, và iCore Virtual Accounts.
Bạch Hải còn là tên của biển Aigaio Biển Trắng hay Bạch Hải (tiếng Nga: Бeлое мoре) là vịnh nhỏ của biển Barents ở bờ biển miền tây bắc nước Nga. Nó được bao quanh bởi Karelia về phía tây và bán đảo Kola về phía bắc. Cảng quan trọng Arkhangelsk nằm trên bờ Bạch Hải. Trong lịch sử nước Nga nó đã là trung tâm chính trong thương mại hàng hải quốc tế, được quản lý bởi các Pomor (помoры hay "những người dân sống ven biển") từ Kholmogory. Hiện nay nó trở thành căn cứ quan trọng của hải quân và tàu ngầm Nga. Trên biển có kênh Bạch Hải-Baltic nối Bạch Hải với biển Baltic. Toàn bộ Bạch Hải thuộc chủ quyền của Nga (được coi là vùng nước nội thủy của Nga).
Rational Software là một công ty phát triển phần mềm độc lập cho đến năm 2003, khi được mua bởi IBM. Hầu hết các sản phẩm của công ty này liên quan đến việc mô hình hóa và trợ giúp phát triển phần mềm và duy trì các phần mềm đó. Lịch sử Rational Software được thành lập bởi Paul Levy và Mike Devlin vào năm 1980/1981 như là một nhà phát triển các công cụ phát triển phần mềm. Vì Rational rơi vào khó khăn về tài chính, IBM đã mua nó vào tháng 2 năm 2003, sau khi sáp nhập với IBM Software Group Division khi nó trở thành chi nhánh thứ năm, nối tiếp sau Websphere, Tivoli, DB2 và Lotus. Các sản phẩm Rational Rose Rose, một chương trình phần mềm mô hình hóa, được tạo ra bởi một số kỹ sư trước đó tại GE, Waukesha, Wisconsin. Sau khi Rational có được sản phẩm này, nó được di chuyển đến phát triển tại California. Rational đã phát triển và duy trì Rose, sau đó được gọi là Rational Rose, như là một sản phẩm hàng đầu.
Pomor (tiếng Nga: поморы, phát âm gần giống như pa-mo-rư) là một từ trong tiếng Nga để chỉ những người dân Nga định cư ven bờ Bạch Hải. Vào đầu thế kỷ 12, những người thám hiểm từ Novgorod đã đến Bạch Hải bằng đường qua cửa sông Bắc Dvina và lập ra những khu định cư của người Nga dọc theo bờ biển. Họ cũng là những người đã đi xa xuyên qua khu vực Ural ở bắc Siberia và lập ra thành phố Mangazeya. Các pomor đã duy trì hành trình thương mại phía bắc giữa Arkhangelsk và Siberia. Thành phố chính của họ là Kholmogory, đây cũng là quê hương của một số pomor nổi tiếng nhất như Mikhail Lomonosov và Semyon Dezhnev. Sau khi Liên Xô tan rã đã diễn ra sự tranh luận về việc những pomor này có được thừa nhận là dân bản xứ và có nên đưa vào danh sách các dân tộc bản địa của Nga hay không. Theo điều tra dân số năm 2002 hiện nay có khoảng 6.000 pomor ở Nga.
Hồ Tây (với các tên gọi khác trong lịch sử như Đầm Xác Cáo, Hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm, Đoài Hồ) là hồ tự nhiên lớn nhất thành phố Hà Nội, hiện thuộc địa phận quận Tây Hồ. Đây là một hồ móng ngựa và là vết tích của dòng chảy cũ của sông Hồng. Hồ có diện tích hơn 500 ha với chu vi là khoảng 14,8 km. Lịch sử Sách Tây Hồ chí ghi rằng, Hồ Tây có từ thời Hùng Vương, bấy giờ nơi đây là một bến nằm giáp sông Hồng thuộc động Lâm Ấp, nên được gọi là bến Lâm Ấp thuộc thôn Long Đỗ. Ở vào thời Hai Bà Trưng bến này ăn thông với sông Hồng, bao bọc quanh hồ là rừng cây gồm nhiều loại thực vật chính như tre ngà, bàng, lim, lau sậy, gỗ tầm... Cùng một số loài thú quý hiếm sinh tồn. Ngoài ra, xung quanh bờ hồ còn có sự xuất hiện của các hang động vừa và nhỏ, bờ phía Tây có Già La Động (nay là Quán La thuộc phường Xuân La), bờ phía Đông có Nha Lâm Động (nay là phố Yên Ninh, Hòe Nhai), bờ phía Nam có Bình Sa Động (thời Lý đổi là Giáp Cơ Xá nay thuộc quận Hoàn Kiếm). Cư dân sinh sống ở đây rất thưa thớt, họ sống chủ yếu bằng nghề săn bắt thú rừng, tôm, cua, cá và trồng tỉa cây cối. Về địa lý, Hồ Tây là hồ ngoại sinh, có dạng lòng chảo, ngành địa chất lịch sử đã chứng minh được Hồ Tây là một phần của Sông Hồng. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép, năm 1044, tháng 9 Vua sai đặt cũi lớn ở Dâm Đàm (Hồ Tây) lấy con voi nhà của Chiêm Thành làm mồi nhử voi rừng vào trong ấy, vua thân đến bắt. Hồ Tây từ lâu lắm đã là thắng cảnh. Thời Lý - Trần, các vua chúa lập quanh hồ nhiều cung điện làm nơi nghỉ mát, giải trí như cung Thúy Hoa và Từ Hoa thời Lý nay là khu vực điện Hàm Nguyên thời Trần nay là khu chùa Trấn Quốc. Tương truyền, chùa Kim Liên được dựng trên nền cung điện của Công chúa Từ Hoa là con Vua Lý Thần Tông. Để phát triển cơ sở tầm tang, công chúa Từ Hoa đã mang các cung nữ ra khu vực Hồ Tây khai hoang, lập ấp và dựng nghề trồng dâu nuôi tằm dệt lụa cho họ. Trại Nghi Tàm là một điền trang lớn quán xuyến việc này. Hồ Tây vẫn được khai phá, cải tạo vào thời nhà Trần. Công chúa Túc Trinh con Vua Trần Thánh Tông (1258-1278) đã rời cung điện ra vùng Bắc Kinh thành Thăng Long rồi bỏ tiền phát chẩn, cấp giống vốn cho dân nghèo làm ăn sinh sống. 'Lúc đầu chỉ chiêu mộ được 10 nhân khẩu, thấy mảnh vườn bên sông vừa đẹp lại vừa tiện đi lại nên lập ấp nhỏ ở xứ Vườn, sau dân lập thành làng đặt tên là Cổ Nhuế viên. Trong chuyến Bắc tuần đến thăm hồ Tây, vua Thiệu Trị nhận xét: “Người đời vẫn nói: Thăng Long nhiều cảnh đẹp mà Tây Hồ là nhất, tới nay xem ra chỉ là một làn đầm ao sánh với Tây Hồ [Trung Quốc] mà thôi." Chiêu nghi Vũ Thị Ngọc Xuyến (Vương phi của Chúa Trịnh Tạc) ở Thế kỷ XVII đã có công giúp dân khai khẩn ruộng hoang trông khu vực làng Xã Minh Cảo - Xuân Đỉnh (nay thuộc Quận Tây Hồ). Trước đây, sâm cầm hồ Tây được xem là đặc sản tiến vua, nhưng có giai thoại kể là nhờ công bà Huyện Thanh Quan thảo đơn giúp dân thưa việc xách nhiễu của quan trên và vua Tự Đức xét đơn đã tha lệnh cống cho vùng. Nhưng cùng với thời gian, Hồ Tây hẹp lại, dơ hơn và ít rong rêu, và vì sự săn bắn bừa bãi, từ khoảng năm 1994, chim sâm cầm đã không trở về Hồ Tây. Hồ Trúc Bạch cũng chính là một phần của Hồ Tây, từ thế kỉ XVII khi dân hai làng Yên Hoa (nay là Yên Phụ) và Yên Quang (nay là phố Quán Thánh) đắp con đê ngăn góc đông nam Hồ Tây để nuôi bắt cá. Từ khi thành một hồ biệt lập, hồ đã đi vào thư tịch cổ. Sách "Tây Hồ chí" cho biết nguyên ở phía nam hồ có làng Trúc Yên, có nghề làm mành, do đó nhà nào cũng trồng trúc, trúc mọc như rừng. Đường Thanh Niên có từ năm 1957 - 1958, trước gọi là đường Cổ Ngư, hình thành từ một con đê hẹp được đắp ngăn một góc Hồ Tây. Theo ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau khi đường được thanh niên học sinh Hà Nội lao động trong những ngày thứ bảy cộng sản mở rộng như ngày nay. Ven hồ Trúc Bạch có nhiều di tích lịch sử và công trình kiến trúc đặc sắc như đền Quán Thánh ở ngay góc tây nam hồ. Phía đông có chùa Châu Long, tương truyền xây từ thời Trần, là nơi tu hành của công chúa con vua Trần Nhân Tông. Có đền An Trì, nơi thờ Uy Đô, một anh hùng chống quân Nguyên. Sách "Tây Hồ chí" cho biết thời chúa Trịnh Giang xây ở đây một cung điện gọi là Viện Trúc Lâm. Về sau, viện trở thành nơi giam cầm những cung nữ có lỗi, phải dệt lụa để mưu sinh. Lụa đẹp, bóng bẩy, nổi tiếng khắp kinh thành, gọi là lụa làng Trúc. Phía bắc hồ Trúc Bạch có một gò đất nhỏ, trên gò có đền thờ Cẩu Nhi gắn với chuyện Lý Công Uẩn dời đô. Từ chốn rừng rậm, đầm lầy hoang hóa, qua công lao khai khẩn xây dựng của bao thế hệ, trong đó có sự đóng góp rất lớn của một số vương phi các triều đại, Hồ Tây đã trở thành một thắng cảnh văn hóa - du lịch nổi tiếng của Kinh đô Thăng Long - Hà Nội. Nếu Hồ Tây được ví như nhụy hoa thì Thập tam trại (13 làng trại) là những cánh hoa đẹp tỏa hương sắc thơm lành. Tên gọi Phụ thuộc vào ý nghĩa văn hóa từng thời đại, cũng như ý chí chủ quan của con người, trải qua các thời kỳ lịch sử, Hồ Tây có những tên gọi khác nhau, mỗi tên gọi ấy đều gắn với từng sự tích, từng câu chuyện dân gian. Đầm Xác Cáo có lẽ là tên gọi xưa nhất của hồ Tây, gắn với sự tích con hồ ly tinh chín đuôi. Lịch sử ra đời của hồ Tây được nhắc đến lần đầu tiên trong Lĩnh Nam chích quái do Vũ Quỳnh và Kiều Phú soạn vào khoảng năm 1492. Ở đây, tác giả đã kể về lai lịch hồ Tây trong truyện Hồ tinh. Theo đó ở phía tây thành Long Biên có hòn núi đá nhỏ, có con Hồ Tinh (yêu quái cáo, con quái sau Ngư Tinh, trước Mộc Tinh) chín đuôi sống hơn ngàn năm, có thể biến hóa vạn trạng, khi thành người khi thành quỷ ở khắp dân gian. Long Quân bèn ra lệnh cho sáu đạo quân của thủy phủ dâng nước lên công phá bắt cáo mà nuốt ăn. Nơi này trở thành một cái vũng sâu. Hồ Tây chính là hang con cáo chín đuôi phá hoại dân lành, bị Long Quân dâng nước lên công phá. Do đó, hồ có tên là đầm Xác Cáo. Để giữ kỷ niệm xưa, người ta đã đặt tên cho cánh đồng ở phía Tây đầm là Hồ Đỗng (hang cáo) và thôn xóm cạnh cánh đồng đó là Làng Cáo (Xuân Tảo), làng Hồ Thôn (nay là Hồ Khẩu) "Hồ" là "con cáo" đồng âm với "hồ" (hồ nước), hòa quyện với nhau trong những địa danh Hồ Khẩu, Cáo Đỉnh... Đối với dân thường, ý nghĩa huyền thoại và đời sống hiận thực thật khó lòng tách bạch. Ngày nay con đường bao quanh phía Tây Hồ Tây mang tên Lạc Long Quân, còn đường bao quanh phía Đông chạy dọc đê sông Hồng từ Nghi Tàm đến Nhật Tân là Âu Cơ thể hiện lòng cảm ơn đối với ân đức của nhà vua. Nguyễn Huy Lượng trong Tụng Tây Hồ phú có câu: Trước bạch hồ nào ở đó làm hang,Long vương hổ nên vùng đại trạch là để nói về sự tích này. Ở một số tài liệu khác lại ghi chép rằng, người trừ con cáo chín đuôi ở Tây Hồ khi ấy là Huyền Thiên Chấn Vũ, vị thánh sau này được thờ tại đến Quán Thánh, ngay gần hồ Tây. Hồ Kim Ngưu dựa theo truyền thuyết hồ Trâu Vàng. Truyện kể về một người khổng lồ hết sức to lớn, sức khỏe phi thường, muôn người không địch nổi, ông xuất gia làm thiền sư, đó chính là thiền sư Minh Không. Thiền sư Minh Không sang Tàu chữa bệnh cho con vua Tống. Khi công việc hoàn thành, vua muốn trả ơn. Nhà sư chỉ xin một ít đồng đen cho vào tay nải. Vua Tàu đồng ý cho thiền sư tự ý vào kho lấy đồng. Thiền sư đã lấy tất cả đồng đen trong kho bỏ vào tay nải và thả nón tu lờ làm thuyền, bơi về nước Nam. Về đến Thăng Long, ông dùng số đồng đó đúc thành bốn thứ bảo khí nhà Phật: Tượng Phật cao 6 trượng, chóp đỉnh tháp Báo Thiên chín tầng, đỉnh đồng có đường kính 10 sải tay và một quả chuông đồng cực lớn. Chuông đúc xong, đức vua sai ông đánh một hồi chuông dài để báo hiệu cho dân chúng biết tin vui nước nhà đang thái bình thịnh trị! Tiếng chuông ngân đến tận kinh đô bên Tàu. Nghe tiếng chuông con trâu bằng vàng to lớn nằm trước kho đồng bên Tàu tự dưng bừng tỉnh "Đồng đen là mẹ của vàng" ngỡ là tiếng mẹ gọi nó liền vươn mình phóng thẳng xuống phương Nam tìm đến quả chuông khổng lồ, quần mãi xung quanh. Trâu vàng quần quanh mãi mà vẫn không thấy, khiến cho cả một vùng đất lớn quanh quả chuông sụt xuống thành một vùng hố sâu. Quả chuông sau một hồi cũng đổ sụp xuống hố sâu. Trâu vàng cũng theo đó nhảy xuống và nằm bên cạnh, chẳng bao lâu sau vùng đất bị trâu vàng dẫm sụt, nước tràn đầy trải rộng thành một hồ nước mênh mông. Từ đó, quả chuông cứ nằm mãi dưới lòng hồ không ai vớt lên nổi và trâu vàng vẫn cứ nằm mãi bên cạnh quả chuông dưới đáy nước sâu mà không quay về phương Bắc nữa. Do vậy người ta bèn đặt tên cho hồ là hồ Kim Ngưu. Thiền sư Minh Không về sau được thợ đúc đồng vùng Ngũ Xá (nay ở Đông Nam hồ Trúc Bạch) thờ làm tổ sư nghề đúc đồng. Đình Ngũ Xá thờ tổ sư Minh Không hiện nằm trên phố Nguyễn Khắc Hiếu, chùa Ngũ Xá nằm trên phố Ngũ Xá đều thuộc phường Trúc Bạch. Trong đình có tượng tổ sư bằng gỗ cao 1m70, trong chùa có pho tượng đồng A Di Đà cao 3m95, chu vi 11m60, nặng 10 tấn. Đây là pho tượng đồng lớn nhất Việt Nam hiện nay. Trong dân gian còn truyền tụng câu: Trâu vàng ẩn mãi giữa hồ,Nước dù cạn vẫn mịt mù tăm hơi Lãng Bạc, theo "Tây Hồ chí", thì sau khi dập tắt cuộc khởi nghĩa bi hùng của Hai Bà Trưng, Tướng quân Mã Viện - tướng thứ ba của nhà Hán - đã gọi hồ Tây là Lãng Bạc với ý nghĩa hồ đầy sóng vỗ. Một viên tướng là Bình Lạc hầu Hàn Vũ đã chết ở đây. Tên gọi này thể hiện ý nghĩa rõ nhất vào những ngày giông bão, mặt hồ rộng, sóng nước nổi lên ầm ầm, tạo ra một cảnh hồ hùng tráng và nên thơ. Dâm Đàm, tên gọi này cũng không biết chính xác được gọi trong thời gian nào, nhưng theo Trần Quốc Vượng thì Dâm Đàm có tên thật từ thời Lý-Trần với huyền tích Lý Nhân Tông ngồi thuyền Mục Thận xem đánh cá, gặp sương mù, có thuyền tới gần, trên có hổ, Mục Thận quăng lưới bắt hổ, hóa ra đó là Thái sư Lê Văn Thịnh, và ông cho rằng Dâm Đàm nghĩa là hồ mù sương. Theo sách Hồn sử Việt thì khi vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, hồ Kim Ngưu trở thành một địa điểm du ngoại được nhà vua và các quan ưa thích, nhiều lần trong các buổi du ngoại, nhà vua gặp sương mù bao phủ, cảnh tượng hồ trở nêm huyền ảo mộng mơ, vì vậy hồ đã được đổi tên là Dâm Đàm . Tây Hồ, năm 1573 tránh tên húy của Vua Lê Thế Tông là Duy Đàm, người ta đổi là Tây Hồ. Cái tên Tây Hồ có từ đó, ngoài lý do trên, có lẽ việc đặt tên này nhằm sánh với phương Bắc, vì ở Trung Quốc cũng có Tây Hồ nổi tiếng ở Hàng Châu. Việc đặt tên các địa danh, sông hồ của Việt Nam theo Trung Quốc là điều thường gặp. Đoài Hồ, do Trịnh Tạc (1657-1682) được phong tước Tây Vương, nên các địa danh nào có chữ Tây đều bị ông ra lệnh đổi thành Đoài (quẻ Đoài thuộc phương Tây - ý nghĩa như nhau, âm và chữ khác nhau) như Sơn Tây gọi thành Xứ Đoài, bởi vậy nên Tây Hồ được gọi là Đoài Hồ,. Nhưng cái tên Đoài Hồ không được dùng lâu, sau đó còn đổi thành Diêm Hồ, Liêm Đàm. Nhưng người ta vẫn quen gọi là Hồ Tây hơn. Di tích lịch sử văn hóa Hồ Tây từ xa xưa đã là thắng cảnh nổi tiếng. Từ thời Lý-Trần, các vua chúa đã lập quanh hồ nhiều cung điện làm nơi nghỉ mát, giải trí như cung Thuý Hoa đời nhà Lý, tức điện Hàm Nguyên đời nhà Trần nay là khu chùa Trấn Quốc; cung Từ Hoa đời nhà Lý nay là khu chùa Kim Liên; điện Thuỵ Chương đời nhà Lê nay là khu Trường Chu Văn An. Xung quanh hồ cũng có nhiều di tích văn hoá, lịch sử như: Làng Nghi Tàm, quê hương nhà thơ Bà huyện Thanh Quan với chùa Kim Liên có kiến trúc độc đáo; Làng Nhật Tân với chùa Tào Sách và nghề trồng hoa đào nổi tiếng; Làng Tứ Tổng với chùa Vạn Phúc và nghề trồng dâu nuôi tằm, sau này chuyển sang trồng quất cảnh. Quất cảnh Tứ Liên (tên mới của Tứ Tổng) đẹp nhất trong tất cả các vùng trồng quất cảnh ngày nay; Làng Xuân La với chùa Thiên Niên (Thiên Niên cổ tự) thờ bà tổ nghề dệt lĩnh Phạm Thị Ngọc Đô thứ phi của vua Lê Thánh Tông; Làng Kẻ Bưởi (An Thái) với nghề làm giấy (giấy dó) cổ truyền, với đền Đồng Cổ (hiện nằm trên đường Thụy Khuê) nơi bách quan hội thề đời nhà Lý; Làng Thuỵ Khuê với chùa bà Đanh, đền Quán Thánh, chùa Trấn Quốc.; Phủ Tây Hồ (thờ Liễu Hạnh Công chúa) nổi tiếng là một di tích và là một thắng cảnh. Đường Thanh Niên: Trước gọi là đường Cổ Ngư, hình thành từ một con đê hẹp đắp ngăn một góc Hồ Tây. Năm 1957 - 1958 theo ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, con đường được thanh niên học sinh Hà Nội lao động trong những ngày thứ bảy cộng sản mở rộng như ngày nay, sau đó con đường được đổi tên thành Đường Thanh Niên. Vào những ngày đẹp trời, rất đông người dân Hà Nội đi dạo quanh hồ hoặc chèo thuyền thưởng ngoạn cảnh đẹp; Trường Chu Văn An. Đô thị hóa Với dân cư Hà Nội ngày càng đông, khu vực Hồ Tây gồm các phường Bưởi, Thụy Khuê, Yên Phụ, Tứ Liên, Nhật Tân, Quảng An, Xuân La và Phú Thượng dần mất nét ven đô mà thay đổi theo chiều hướng mật độ cao, phố xá dày đặc. Nhà chức trách đã ra kế hoạch giảm mức tăng trưởng và chỉnh trang khu vực quanh hồ, hạn chế các công trình gia cư chiều cao tối đa là 12 mét hầu giữ khoảng không gian cây xanh. Môi trường 22h ngày 1 tháng 10 năm 2016, cá Hồ Tây bắt đầu chết hàng loạt. Theo báo cáo của chủ tịch UBND TP Hà Nội với Chính phủ sáng 4 tháng 10, số cá chết ở hồ Tây được thu gom, xử lý lên tới 200 tấn. Ông Đỗ Anh Tuấn, chủ tịch UBND quận Tây Hồ cho biết: "Số lượng cá chết lần này rất nhiều, cá chết trên diện rộng cả ở tầng nước mặt và tầng nước lửng có độ sâu khoảng 2m nước". Giống cá chết nhiều nhất là cá mè, rô phi và cá dầu. Cá chết nổi trắng Hồ Tây sang 3-10 chủ yếu là các loại cá to cỡ 3–4 kg, thậm chí cá chép, cá trắm cỡ 5–6 kg cũng đã chết nổi trắng mặt hồ. Theo UBND thành phố Hà Nội, kết quả kiểm tra nhanh (test nhanh) mẫu nước cho thấy toàn bộ nước mặt của Hồ Tây không có oxy. Theo ông Đỗ Hùng Vương, Phó trưởng ban quản lý hồ Tây, có nhiều nguyên nhân khiến hồ Tây ô nhiễm như: chưa có trạm xử lý nước thải tập trung; khoảng 30 cống vẫn hàng ngày xả thải trực tiếp xuống hồ và đã nhiều năm hồ chưa được nạo vét. Nhận xét TS Bùi Quang Tề (chuyên gia về bệnh thủy sản, nguyên trưởng phòng sinh học thực nghiệm Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I) cho là chính các chất độc, các chất thải hữu cơ đổ vào hồ Tây quá mức cho phép đã khiến các chất thải hữu cơ có nhiều trong hồ hút oxy để phân hủy, dẫn tới việc cá chết. Hồ Tây trong thi văn Bài thơ Phong cảnh Tây Hồ của Nguyễn Huy Lượng có thể đọc xuôi hoặc ngược mà vẫn không thất luật: Đầy vơi thực lạ cảnh Tây Hồ Trước tự Trời kia khéo vẻ đồ Mây lẫn nước xanh màu đúc ngọc Nguyệt lồng hoa thắm vẻ in châu Cây là tán rợp tầng cao thấp Sóng gợn cầm tâu nhịp nhỏ to Bầy sẵn thú vui non nước đủ Tây Hồ giá ấy dễ đâu so! Đọc ngược: So đâu dễ ấy giá Hồ Tây! Đủ nước non vui thú sẵn bầy To nhỏ nhịp tâu cầm gợn sóng Thấp cao tầng rợp tán là cây Châu in vẻ thắm hoa lồng nguyệt Ngọc đúc màu xanh nước lẫn mây Đồ vẻ khéo kia Trời tự trước Hồ Tây cảnh lạ thực vơi đầy Nguyễn Huy Lượng còn làm bài Tụng Tây Hồ phú rất nổi tiếng, có một số câu như sau: ...Trộm nhớ thuở đất chia chín cõiNghe rằng đây đá mọc một gòTrước Bạch Hồ vào ở đó làm hang,long vương trở nên vùng đại trạchSau Kim Ngưu do vào đây hóa vực,Cao vương đào chặn mạch hoàng đôTiếng nghe gọi Dâm Đàm, Lãng BạcCảnh ngó in tinh chử, băng hồSắc dờn dờn nhuộm thức lam xanh,Ngỡ động bích nổi lên dòng lẻo lẻoHình lượn lượn uốn vòng câu bạc,Tưởng vầng ngân rơi xuống mảnh nhò nhò... Chày Yên Thái nện trong sương chểnh choảng Lưới Nghi Tàm ngăn ngọn nước quanh co Liễu bờ kia bay tơ biếc phất phơ, Thoi oanh ghẹo hai phường dệt gấm Sen vũng nọ nảy tiền xanh lác đác, Lửa đóm ghen năm xã gây lò Cầm ve gảy lầu thư ánh ỏi Mõ cuốc khua án kệ rì rù ...Gió hiu hiu dòng Nhị Thủy đưa lên,Lồng hơi mát tới chùm hoa khóm trúcTrăng vằng vặc mái Tam Sơn rọi xuống,Đớp bóng trong từng lũ cá đàn cò...Bãi cỏ non trâu thả ngựa buông, nội Chu đã lắm người ca ngợiLàn nước phẳng kình chìm ngạc lặn, ao Hán nào mấy trẻ reo hòMặt đất đùn này thóc này rau, rầu lòng Cô TrúcMặt nước chảy nọ dòng nọ bến, mặc chí Sào DoCây quán kia còn đứng dậy thần uy, đoàn mán tới dám khoe lời tây hữuSen chùa nọ lại bay về phật cảnh, lũ Ngô về từng niệm chữ nam mô... Nữ sĩ Hồ Xuân Hương cũng có bài Chơi Hồ Tây nhớ bạn như sau: Phong cảnh Hồ Tây chẳng khác xưa Người đồng châu trước biết bao giờ Nhật Tân đê lở nhưng còn lối Trấn Bắc rêu phong vẫn ngấn thờ Nọ vực Trâu Vàng trăng lại bóng Kìa gò Phượng Đất khói tuôn mờ Hồ kia thăm thẳm sâu dường mấy So dạ hoài nhân chửa dễ vừa Ca dao Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương Mịt mù khói tỏa ngàn sương Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ. Câu đối Trên cổng làng Yên Thái phía đường Thụy Khuê còn một đôi câu đối: Mỹ tục thuần phong, vĩnh chiếu Tây hồ minh kính Thiện ngôn hảo sự, trường lưu mạt lị danh hương (Tạm dịch: Thuần phong mỹ tục mãi mãi chiếu trên mặt nước hồ Tây, Lời hay việc tốt lưu truyền dài lâu như hương thơm của hoa nhài).
Hồ Hoàn Kiếm (chữ Nôm: 湖還劍 hoặc 還劍湖) còn được gọi là Hồ Gươm là một hồ nước ngọt tự nhiên nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội. Hồ có diện tích khoảng 12 ha. Trước kia, hồ còn có các tên gọi là hồ Lục Thủy (vì nước có màu xanh quanh năm), hồ Thủy Quân (dùng để duyệt thủy binh), hồ Tả Vọng và Hữu Vọng (trong thời Lê mạt). Tên gọi Hoàn Kiếm xuất hiện vào đầu thế kỷ 15 gắn với truyền thuyết vua Lê Lợi trả lại gươm thần cho Rùa thần. Theo truyền thuyết, trong một lần vua Lê Thái Tổ dạo chơi trên thuyền, bỗng một con rùa vàng nổi lên mặt nước đòi nhà vua trả thanh gươm mà Long Vương cho mượn để đánh đuổi quân Minh xâm lược. Nhà vua liền trả gươm cho rùa thần và rùa lặn xuống nước biến mất. Từ đó hồ được lấy tên là hồ Hoàn Kiếm. Tên hồ còn được lấy để đặt cho một quận trung tâm của Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) và là hồ nước duy nhất của quận này cho đến ngày nay. Hồ Hoàn Kiếm có vị trí kết nối giữa khu phố cổ gồm các phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Cầu Gỗ, Lương Văn Can, Lò Sũ... với khu phố Tây do người Pháp quy hoạch cách đây hơn một thế kỷ là Bảo Khánh, Nhà thờ, Tràng Thi, Hàng Bài, Đinh Tiên Hoàng, Tràng Tiền, Hàng Khay, Bà Triệu. Lịch sử Cách đây khoảng 6 thế kỷ, dựa theo bản đồ thời Hồng Đức thì phần lớn xung quanh kinh thành khi ấy là nước. Hồ Hoàn Kiếm là một phân lưu sông Hồng chảy qua vị trí của các phố ngày nay như Hàng Đào, Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Hàng Chuối. Tiếp đó đổ ra nhánh chính của sông Hồng . Nơi rộng nhất phân lưu này hình thành nên hồ Hoàn Kiếm hiện nay. Thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 16), khi chúa Trịnh cho chỉnh trang Hoàng thành Thăng Long để vua Lê ở đã đồng thời xây dựng phủ chúa riêng nằm ngay bên ngoài Hoàng thành. Phủ Chúa trở thành một cơ quan trung ương thời bấy giờ với những công trình kiến trúc xa hoa như lầu Ngũ Long (dùng để duyệt quân) nằm ở bờ Đông hồ Hoàn Kiếm, đình Tả Vọng trên đảo Ngọc Sơn. Năm 1728 Trịnh Giang cho đào hầm ở vị trí phía Nam hồ để xây dựng cung điện ngầm gọi là Thưởng Trì cung. Chúa Trịnh cho ngăn hồ lớn thành hồ Tả Vọng và Hữu Vọng. Hồ Hữu Vọng được dùng làm nơi duyệt quân thủy chiến của triều đình. Đến đời Tự Đức (1847-1883), hồ Hữu Vọng được gọi là hồ Thủy Quân, còn hồ Tả Vọng chính là hồ Hoàn Kiếm. Từ năm 1884, nhà nước bảo hộ Pháp cho lấp hồ Thủy Quân để xây dựng, mở mang Hà Nội. Truyền thuyết Lê Lợi trả gươm Rùa thần Sách Lam Sơn thực lục của Nguyễn Trãi có chép là: Khi ấy Lê Thái Tổ cùng người ở trại Mục sơn là Lê Thận cùng làm bạn keo sơn. Thận thường làm nghề quăng chài. Ở xứ vực Ma viện, đêm thấy đáy nước sáng như bó đuốc soi. Quăng chài suốt đêm, cá chẳng được gì cả. Chỉ được một mảnh sắt dài hơn một thước, đem về để vào chỗ tối. Một hôm Thận cúng giỗ (ngày chết của cha mẹ), nhà vua tới chơi nhà. Thấy chỗ tối có ánh sáng, nhận ra mảnh sắt, nhà vua bèn hỏi: - Mảnh sắt nào đây? Thận nói: - Đêm trước tôi quăng chài bắt được. Nhà vua nhân xin lấy. Thận liền cho ngay. Nhà vua đem về đánh sạch rỉ, mài cho sáng, thấy nó có chữ "Thuận Thiên", cùng chữ "Lợi".Lại một hôm, nhà vua ra ngoài cửa, thấy một cái chuôi gươm đã mài-dũa thành hình, nhà vua lạy trời khấn rằng: - Nếu quả là gươm trời cho, thì xin chuôi và lưỡi liền nhau! Bèn lấy mảnh sắt lắp vào trong chuôi, thành ra một chiếc gươm hoàn chỉnh. Tới hôm sau, hoàng hậu ra trông vườn cải, bỗng thấy bốn vết chân của người lớn, rất rộng, rất to. Hoàng hậu cả kinh, vào gọi nhà vua ra vườn, được quả ấn báu, lại có chữ Thuận Thiên (sau lấy chữ này làm niên hiệu) cùng chữ Lợi. Nhà vua thầm biết ấy là của trời cho, lòng lấy làm mừng, giấu giếm không nói ra. Truyền thuyết này được đưa vào nội dung sách giáo khoa của Việt Nam và được viết tiếp đoạn sau, nói về việc Lê Lợi dùng thanh gươm báu đó làm gươm chiến đấu, xông pha chém địch nhiều trận, đánh tới đâu thắng tới đó, cuối cùng đuổi quân Minh bỏ chạy về nước, Lê Lợi được tôn lên làm vua. Đầu năm 1428, Lê Thái Tổ cùng quần thần bơi thuyền ra hồ Tả Vọng. Nhận lệnh Long Quân, rùa nổi lên mặt nước.Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm bên người tự nhiên động đậy. Rùa tiến về thuyền vua và nói: - Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân! Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Từ đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm Di tích lịch sử Tháp Rùa: nằm ở trung tâm hồ, được xây dựng trong khoảng từ giữa năm 1884 đến tháng 4 năm 1886, trên gò Rùa chịu ảnh hưởng kiến trúc Pháp . Tháp hình chữ nhật. Tầng một: chiều dài 6,28 mét (của 2 mặt hướng Đông và Tây), mỗi mặt có 3 cửa. Chiều rộng 4,54 mét, mỗi mặt có 2 cửa. Các cửa đều được xây cuốn, đỉnh thuôn nhọn. Tầng hai: chiều dài 4,8 mét, rộng 3,64 mét và có kiến trúc giống như tầng một. Tầng ba: chiều dài 2,97 mét, rộng 1,9 mét. Tầng này chỉ mở một cửa hình tròn ở mặt phía Đông, đường kính 0,68 mét, phía trên cửa có 3 chữ Quy Sơn tháp (tháp Núi Rùa). Tầng đỉnh có nét giống một vọng lâu, vuông vức, mỗi bề 2 mét. Nơi đây từng là nơi chôn cất của vợ một tướng Pháp Đền Ngọc Sơn: nằm ở phía Bắc hồ, xưa có tên là Tượng Nhĩ (tai voi). Vua Lý Thái Tổ đặt tên là Ngọc Tượng khi dời đô ra Thăng Long và đến đời Trần thì đảo được đổi tên là Ngọc Sơn. Một nhà từ thiện tên là Tín Trai đã lập ra đền Ngọc Sơn trên nền cung Thuỵ Khánh cũ (bị Lê Chiêu Thống cho người đốt năm 1787 để trả thù các chúa Trịnh). Đền Ngọc Sơn thờ thần Văn Xương là ngôi sao chủ việc văn chương khoa cử và thờ Trần Hưng Đạo. Cầu Thê Húc: dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn, do danh sĩ Nguyễn Văn Siêu cho xây dựng vào năm 1865. Tên của cầu có nghĩa là "nơi đậu ánh sáng Mặt Trời buổi sáng sớm" Tháp Bút: trên bờ hướng Đông Bắc hồ, được xây dựng từ năm 1865, bao gồm năm tầng. Trên đỉnh là tượng trưng cho một ngòi bút đối lên trời, phần thân có khắc ba chữ Tả Thanh Thiên (viết lên trời xanh), thân tầng thứ ba của tháp có khắc một bài Bút Tháp Chí. Đài Nghiên: trên bờ hướng Đông Bắc hồ, được xây dựng từ năm 1865, là phần không thể thiếu của Tháp bút. Ba chân kê nghiên là hình tượng ba con cóc. Trên thân nghiên khắc một bài Minh, gồm 64 chữ Hán. Tháp Hòa Phong: trên bờ hướng Đông hồ, là di vật còn sót lại của chùa Báo Ân (bị dỡ bỏ năm 1898) . Tháp cao ba tầng, cửa theo bốn hướng Đông Tây Nam Bắc, có các chữ Hán như: Báo Đức môn, Báo Ân môn, Hoà Phong tháp, Báo Thiên tháp, ứng với mỗi cửa của tháp. Tầng một to và cao hơn hai tầng trên cùng. Bốn mặt của tầng hai hình Bát quái. Tầng ba ghi "Hòa Phong Tháp". Đền Bà Kiệu: trên bờ hướng Đông Bắc hồ, được xây dựng từ thời Lê Trung Hưng, là một di tích hoàn chỉnh nhưng do việc mở đường nên đã tách làm hai phần, Tam quan ở sát bờ hồ, còn Đền thờ ở về phía bên này đường. Toạ lạc theo hướng Nam. Tam quan và Đền thờ (Nhà đại bái) đều có kiến trúc ba gian xây gạch, lợp mái ngói ta. Ngôi đền thờ ba vị nữ thần là Liễu Hạnh công chúa, Đệ nhị Ngọc nữ và Đệ tam Ngọc Nữ. Thủy Tạ: được khởi công năm 1937 trên nền Tả Vọng đình thời chúa Trịnh Sâm, nằm ở mép hồ hướng Tây Bắc, là một loại hình kiến trúc đặc sắc trong kiến trúc cổ Việt Nam, là địa điểm thưởng ngoạn không gian hồ. Đền thờ vua Lê: ở bờ Tây hồ, áp với đình Nam Hương. Đền có tượng vua Lê Thái Tổ đứng trên trụ cao, tay cầm thanh kiếm như phóng xuống mặt hồ. Hệ sinh vật sống trong hồ Rùa Hồ Gươm Rùa hồ Gươm có tên khoa học là Rafetus leloii, họ Ba Ba (Trionychidae) trong bộ Rùa (Testudies), lớp Sauropsida (Mặt thằn lằn). Rùa hồ Gươm gồm có bốn cá thể, cả bốn cá thể đều đã chết (một được lưu trong đền Ngọc Sơn, một lưu trong kho của Bảo tàng Hà Nội và một đã bị giết thịt năm 1962 - 1963 khi bò lên vườn hoa Chí Linh) Là di sản vô giá gắn với những truyền thuyết lịch sử và văn hoá linh thiêng từ hàng ngàn năm nay. Năm 2011, rùa hồ Gươm, được biết chỉ còn một cá thể sống sót, thường được gọi là "Cụ Rùa" đã được trục vớt và trị chữa các vết thương. Ngày 19 tháng 1 năm 2016, cá thể rùa Hồ Gươm cuối cùng đã chết. Cảm hứng nghệ thuật Tuy không phải là hồ lớn nhất trong thủ đô, song hồ Hoàn Kiếm đã gắn liền với cuộc sống và tâm tư của nhiều người. Hồ nằm ở trung tâm một quận với những khu phố cổ chật hẹp, đã mở ra một khoảng không đủ rộng cho những sinh hoạt văn hóa bản địa. Hồ có nhiều cảnh đẹp. Và hơn thế, hồ gắn với huyền sử, là biểu tượng khát khao hòa bình (trả gươm cầm bút), đức văn tài võ trị của dân tộc (thanh kiếm thiêng nơi đáy hồ và tháp bút viết lên trời xanh). Do vậy, nhiều văn nghệ sĩ đã lấy hình ảnh Hồ Gươm làm nền tảng cho các tác phẩm của mình. Hồ cũng là nguồn cảm hứng cho nhiều nhà nhiếp ảnh, trong đó nổi tiếng nhất là nghệ sĩ Võ An Ninh Thơ văn Nguyễn Khuyến xưa có bài thơ vịnh Hà Thành và Hồ Gươm biến dạng cách đây 100 năm như sau: Cảm đề Ba chục năm nay trở lại hồ Bây giờ cảnh sắc khác ngày xưa Nhà tranh đâu cả, toàn lầu gác Súng lạ đì đòm tịt trúc tơ Chim-chóc đi về lầm lối cũ Cốc cò chiều tối ngủ sương mưa Đáng thương văn vật trăm năm ấy Còn lại bên hồ một đá trơ! Nguyễn Khuyến Hà Nội ... Hà Nội có Hồ Gươm Nước xanh như pha mực Bên hồ ngọn Tháp Bút Viết thơ lên trời cao Trần Đăng Khoa - 1969 Rủ nhau xem cảnh Kiếm hồ, Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn. Đài nghiên, tháp bút chưa mòn, Hỏi ai gây dựng nên non nước này? Á Nam Trần Tuấn Khải Nghiên Bút Non Sông (Nhạc và lời: Đình Dương) Hãy viết lên trời cao hỡi Tháp bút kiêu hùng Kiêu hãnh ơi Việt Nam anh dũng kiên cường Khí phách đó Hồ Gươm xanh thắm đến muôn đời Chiến tích xưa còn ghi thanh kiếm vẫn sáng ngời... Âm nhạc Có nhiều bài hát về Hà Nội: Người Hà Nội, Hà Nội niềm tin và hy vọng, Gửi người em gái, Chiều Hồ Gươm, v.v... Nhiếp ảnh Hội họa Chú thích
Lý Nhân là một huyện nằm ở phía đông tỉnh Hà Nam, Việt Nam. Lý Nhân là nơi giàu truyền thống văn hóa cũng như lịch sử. Tại nơi đây đã phát hiện được trống đồng cổ, còn nguyên vẹn và có nhiều giá trị nghệ thuật, thuộc văn hóa Đông Sơn - đó là trống đồng Ngọc Lũ. Được phát hiện ở xã Như Trác năm 1893-1894 nhưng được đem tặng cho xã Ngọc Lũ huyện Bình Lục nên có tên là trống đồng Ngọc Lũ, nơi đây cũng là nơi phát hiện cuốn sách đồng cổ nhất Việt Nam, hiện nay nó vẫn đang được lưu giữ ở nơi đã tìm ra nó, thôn Văn An, xã Bắc Lý. Giao thông Huyện Lý Nhân có các tuyến đường tỉnh lộ chạy qua là: DT971, DT972, DT975. Có các tuyến đường Quốc lộ lớn chạy qua là: Quốc Lộ 38B từ thị xã Duy Tiên đi qua Lý Nhân đến tỉnh Nam Định. Đường cao tốc Hưng Yên – Thái Bình đi qua huyện trên tuyến đường có cầu Hưng Hà bắc qua sông Hồng tại xã Chân Lý sang thành phố Hưng Yên. Cầu Thái Hà là một cây cầu lớn bắc qua sông Hồng nối huyện với huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình ở địa phận xã Chân Lý nằm trên đường cao tốc Hưng Yên – Thái Bình. Địa lý Huyện Lý Nhân nằm ở phía đông của tỉnh Hà Nam, nằm ở phía hữu ngạn sông Hồng, nằm cách thành phố Phủ Lý khoảng 24 km về phía đông, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 84 km, có vị trí địa lý: Phía đông giáp huyện Hưng Hà và huyện Vũ Thư thuộc tỉnh Thái Bình Phía tây giáp thị xã Duy Tiên và huyện Bình Lục Phía nam giáp huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định Phía bắc giáp thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên. Huyện Lý Nhân khu vực giữa huyện cách cuối huyện xã Hòa Hậu đến Phủ Lý là 34 km, từ TT. Vĩnh Trụ đến Phủ Lý là 13 km. Đây là huyện duy nhất của tỉnh Hà Nam không tiếp giáp thành phố Phủ Lý. Trên địa bàn huyện có hai tôn giáo chính: Phật giáo và Thiên Chúa giáo. 15,51% dân số theo đạo Thiên Chúa. Huyện Lý Nhân có tuyến đường nối Cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình nối với Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng trên đường đi có 2 hướng đi cầu lớn là cầu Hưng Hà (đi Hưng Yên) và cầu Thái Hà (đi Thái Bình). Theo quy hoạch của Thủ tướng chính phủ sẽ nâng cấp tuyến đường này lên đường Vành Đai 5 vùng Thủ đô. Huyện Lý Nhân có tuyến đường Quốc lộ 38B đi từ Quốc lộ 38A (cầu Yên Lệnh) chạy qua huyện đi đường Quốc lộ 10 Tp. Nam Định Có 2 tuyến đường tỉnh liên các xã là ĐT971 và ĐT972 Hành chính Huyện Lý Nhân có 21 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Vĩnh Trụ (huyện lỵ) và 20 xã: Bắc Lý, Chân Lý, Chính Lý, Công Lý, Đạo Lý, Đức Lý, Hòa Hậu, Hợp Lý, Nguyên Lý, Nhân Bình, Nhân Chính, Nhân Khang, Nhân Mỹ, Nhân Nghĩa, Nhân Thịnh, Phú Phúc, Tiến Thắng, Trần Hưng Đạo, Văn Lý, Xuân Khê. Lịch sử Lý Nhân là vùng đất được hình thành từ rất sớm, ngay từ những buổi đầu dựng nước Văn Lang. Theo các dấu tích lịch sử, các thần tích, ngọc phả...cũng lưu giữ ở các đình đền trong huyện và các truyền thuyết trong dân gian, vào khoảng hơn 2000 năm trước Công nguyên đã có một bộ phận người Việt cổ từ thượng lưu sông Hồng xuôi về hạ lưu, cư trú trên các đồi đất cao ven sông, hình thành các vùng dân cư, trong đó có vùng đất Lý Nhân ngày nay. Dưới thời Văn Lang, Lý Nhân thuộc bộ Giao Chỉ, sau này thuộc huyện Chu Diên, quận Vũ Bình, bộ Giao Chỉ. Thời Lý, Trần thuộc châu Lỵ Nhân, lộ Đông Đô (nay thuộc Hà Nội). Thời Lê sơ, năm Quang Thuận thứ 7 (1466), đổi tên huyện Lý Nhân thành huyện Nam Xương (đọc chệch là Nam Xang) cho khỏi trùng với phủ Lỵ Nhân. Huyện lị trước đây đặt ở Chi Long, đến năm 1829 mới chuyển về Nga Thượng, Nga Khê, nay thuộc xã Nguyên Lý. Năm 1832, huyện Nam Xương và Bình Lục được tách khỏi phủ Lỵ Nhân để thành lập phủ Lý Nhân thuộc tỉnh Hà Nội (tỉnh Hà Nội được thành lập năm 1831). Ngày 21 tháng 3 năm Thành Thái thứ 2 (1890), huyện Nam Xang cùng các huyện Bình Lục, Thanh Liêm lập thành phủ Liêm Bình, thuộc tỉnh Nam Định. Cuối năm 1890, chính quyền thực dân Pháp phân chia lại các đơn vị hành chính, bỏ cấp phủ thành lập các tỉnh mới thì Phủ Lý Nhân được tách khỏi tỉnh Hà Nội và sáp nhập thêm mấy tổng của Nam Định, thành lập tỉnh Hà Nam vào ngày 20/10/1890. Huyện Nam Xang tách khỏi Nam Định nhập vào tỉnh Hà Nam. Ngày 31 tháng 3 năm 1923, huyện Nam Xang lấy lại tên cũ là huyện Lý Nhân. Sau năm 1945, bỏ cấp phủ, châu, gọi chung là huyện, huyện Lý Nhân có 31 xã: Bảo Lý, Chân Lý, Chính Lý, Chung Lý, Công Lý, Đạo Lý, Đồng Lý, Đức Lý, Hòa Lý, Hồng Lý, Hợp Lý, Hùng Lý, Nguyên Lý, Nhân Bình, Nhân Chính, Nhân Đạo, Nhân Hậu, Nhân Hòa, Nhân Hưng, Nhân Khang, Nhân Long, Nhân Mỹ, Nhân Nghĩa, Nhân Phú, Nhân Phúc, Nhân Thắng, Nhân Thịnh, Nhân Tiến, Tân Lý, Văn Lý, Xuân Khê. Ngày 27 tháng 6 năm 1972, hợp nhất xã Hồng Lý và xã Chân Lý thành một xã lấy tên là xã Chân Hồng, giải thể xã Nhân Long và sáp nhập thôn Do Đạo của xã Nhân Long vào xã Nhân Thịnh, sáp nhập thôn Thanh Nga của xã Nhân Long vào xã Nhân Phúc. Ngày 23 tháng 2 năm 1977, hợp nhất xã Chính Lý và xã Hùng Lý thành một xã lấy tên là xã Chính Lý, hợp nhất xã Nguyên Lý và xã Hòa Lý thành một xã lấy tên là xã Nguyên Lý, hợp nhất xã Tân Lý và xã Chân Hồng thành một xã lấy tên là xã Chân Lý, hợp nhất xã Nhân Hòa và xã Nhân Hậu thành một xã lấy tên là xã Hòa Hậu. Ngày 1 tháng 2 năm 1978, hợp nhất xã Nhân Tiến và xã Nhân Thắng thành một xã lấy tên là xã Tiến Thắng. Ngày 27 tháng 3 năm 1978, hợp nhất xã Nhân Phú và xã Nhân Phúc thành một xã lấy tên là xã Phú Phúc, hợp nhất xã Bảo Lý và xã Chung Lý thành một xã lấy tên là xã Bắc Lý. Ngày 13 tháng 2 năm 1987, thành lập thị trấn Vĩnh Trụ, thị trấn huyện lỵ huyện Lý Nhân trên cơ sở 175,84 ha diện tích tự nhiên và 3.518 nhân khẩu của xã Đồng Lý và 3,15 ha diện tích tự nhiên của xã Đức Lý. Ngày 1 tháng 1 năm 2020, hợp nhất hai xã Nhân Hưng và Nhân Đạo thành xã Trần Hưng Đạo và sáp nhập xã Đồng Lý vào thị trấn Vĩnh Trụ. Huyện Lý Nhân có 1 thị trấn và 20 xã như hiện nay. Kinh tế - xã hội Lý Nhân là huyện thuần nông, qua nhiều tháng năm lao động vất vả, nhân dân trong huyện đã đóng góp rất nhiều công sức, tiền của để xây dựng các công trình thủy lợi, đê, bối. Hàng trăm km đê bối sông Hồng, sông Châu Giang, sông Long Xuyên cùng hàng ngàn km mương máng sử dụng tưới tiêu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Trong sản xuất nông nghiệp, cây lúa nước có vị trí đặc biệt quan trọng đến đời sống nhân dân. Từ rất sớm người Lý Nhân đã biết tuyển chọn các loại giống lúa tốt cho năng suất cao phù hợp với vùng đất quê mình như: nếp Cái Hoa Vàng ở Mạc Thượng, Tả Hà, nếp Quýt ở Phú Đa, Tám thơm nổi tiếng. Ở chân ruộng cao có giống lúa Lốc gieo xạ trên cạn, ở ruộng chân trũng thường cấy lúa Rong gạo đỏ, cứng cây chịu ngập, chịu rét, ít sâu bệnh, năng suất lại ổn định rất thích hợp với khu vực đồng chiêm trũng. Trong vườn, trên đất bãi người dân đã lựa chọn trồng những giống cây ăn quả quý có giá trị kinh tế như: Cam chanh, quýt cơm ở xã Văn Lý, Tảo Môn, Hồng Nhân Hậu ở xã Nhân Hậu, chuối tiêu Hồng, chuối ngự Đại Hoàng... Người dân Lý Nhân sống chủ yếu bằng nghề làm ruộng, ngoài ra còn có một số người làm nghề thủ công và buôn bán nhỏ. Nhiều nghề thủ công truyền thống từ lâu đã phát triển trên mảnh đất này. Nghề mộc với nhiều sản phẩm độc đáo như: Giường, tủ, bàn ghế... phục vụ nhu cầu đời sống của người dân, đặc biệt nhiều công trình kiến trúc khắc từ gỗ vô cùng khéo léo và độc đáo mang bản sắc dân tộc như: đình Văn Xá (Đức Lý), Kiệu Lồng (đình Thọ Chương) nhiều đền chùa, đình đài khác cho đến nay vẫn còn tồn tại. Ngoài ra còn có nghề lụa ở Nga Khê, dệt vải ở Đại Hoàng, nghề nuôi tằm lấy tơ ở Văn Lý, nổi tiếng khắp nơi. Một số mặt hàng đã có mặt ở các tỉnh Nam Bộ. Không thể không kể đến nghề mây tre đan cũng có từ rất sớm và khá phổ biến ở Lý Nhân đã tạo ra sản phẩm vừa bền vừa đẹp như thúng Quang Ốc, gầu giai chợ Cầu, rổ, rá ở Mạc Thượng, cót ở Thọ Chương (Đạo Lý)...từ cây mây, lũy tre gắn bó với làng quê, người Lý Nhân đã tạo ra nhiều sản phẩm có ích như cây chông, cánh ná, mũi tên giết giặc, đến các đồ gia dụng phục vụ đời sống. Bên cạnh đó còn có nghề làm bánh ở tổng Ngu Nhuế, tổng Vũ Điện có nghề thêu, nghề dệt, tổng Thổ Ốc có nghề làm may, làm gạch, thợ mộc. Ở các khu vực ven sông Hồng có nghề đánh cá, nuôi cá. Tính chung Lý Nhân có tới hơn 20 ngành nghề thủ công cổ truyền, các nghề thủ công cùng với nghề nông nghiệp trồng lúa trồng màu tạo nên nguồn sống cho nhân dân trong toàn huyện, ngoài những lúc làm đồng ruộng lúc mùa màng thì tất cả người dân đều có thể làm thêm các nghề thủ công phụ để phục vụ nhu cầu sử dụng trong gia đình hoặc bán sản phẩm cải thiện đời sống. Văn hóa Lễ hội đền Trần Thương Đền Trần Thương thuộc thôn Trần Thương, xã Trần Hưng Đạo, huyện Lý Nhân. Cũng như những nơi thờ Hưng Đạo Đại Vương khác, đền Trần Thương tổ chức lễ hội tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc này vào ngày 20 tháng 8 âm lịch hàng năm. Dân gian có câu: Tháng Tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ là để nói về hai lễ hội lớn về hai vị thánh: Đức thánh Trần (Trần Hưng Đạo), Đức thánh Mẫu (Liễu Hạnh). Lễ hội theo quy định được tổ chức 3 ngày nhưng trên thực tế có thể dài hơn bởi vì số lượng người về lễ đăng ký dự tế khá đông nên cần thêm ngày để bố trí cho các đội tế. Mỗi ngày có 4 đến 5 đám tế, từ rằm tháng 8 đã có đoàn đến tế ở đền. Vào ngày chính hội, phần lễ có rước kiệu, dâng hương, tế lễ, phần hội có các trò đánh cờ tướng, bơi chải, đi cầu kiều, tổ tôm điếm... Thu hút sự quan tâm của nhiều người nhất là tục thi đấu cờ tướng. Tục này diễn ra trước các trò hội. Khi tiếng trống nổi lên báo hiệu cuộc chơi thì các đấu thủ cùng dân làng đến sân đền tham dự. Làng chọn các lão làng, các chức sắc có gia phong tốt vào khai cuộc, trong đó, người cao tuổi nhất được làm chủ tế. Chủ tế làm lề cáo yết Đức Thánh Trần rồi rước bàn cờ từ hậu cung quay ra, đến trước hương án nâng bàn cờ lên vái ba vái. Sau đó, cuộc chơi bắt đầu. Hai đấu thủ mang y phục truyền thống của các tướng lĩnh đời Trần mang thanh long đao vào cuộc. Sau một tuần hương, ai thắng, người đó đoạt giải. Vãn cuộc, quân cờ cùng bàn cờ được rửa bằng nước giếng của đền và nước ngũ quả, lau chùi cẩn thận rồi đặt lên hương án. Tục chơi cờ nhằm tưởng nhớ tài thao lược quân sự của Hưng Đạo Đại Vương, rèn luyện trí tuệ, nêu cao truyền thống chống giặc ngoại xâm của ông cha ta. Hội rước đền Trần Thương Lễ hội đền Trần Thương là một trong ba lễ hội vùng của tỉnh Hà Nam. Lễ hội này có ý nghĩa là một cuộc hành hương về cội nguồn không chỉ đối với người dân địa phương mà đối với người dân cả nước. Giáo dục Các trường Trung học phổ thông: Trường THPT Nam Lý Trường THPT Lý Nhân Trường THPT Bắc Lý Trường THPT Dân lập Trần Hưng Đạo Trường THPT Nam Cao Trung tâm GDNN - GDTX Lý Nhân Danh nhân Nam Cao Phạm Tất Đắc Hoàng Tùng Trần Chiến Thắng - Nguyên Thứ trưởng Bộ VH-TT và Du Lịch (con trai ông Hoàng Tùng) Nguyễn Thị Doan - Nguyên Phó chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam. Mai Tiến Dũng - Nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. Đào Ngọc Dung - Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH. Huy Thục - Nhạc sĩ, đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam Trung tướng Vũ Xuân Thuật - Nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục hậu cần BCA Thiếu Tướng Nguyễn Đắc Thế - Nguyên phó tổng cục trưởng Tổng cục hậu cần BCA Hữu Mai - Nhà văn Lã Thị Lan - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tiến Lộc. Phó chủ tịch hội doanh nhân Tp. Hồ Chí Minh. ĐB Quốc Hội khóa XIV Văn Thị Thanh cựu tuyển thủ nữ quốc gia. Đang là huấn luyện viên CLB nữ Phong Phú Hà Nam. Cô từng là cầu thủ xuất sắc nhất, quả bóng vàng Việt Nam 2003 Thầy Thích Thanh Bích - phó pháp chủ GHPG Việt Nam Trung Tướng Nguyễn Trọng Thắng - Nguyên Cục Trưởng Cục Nhà Trường - BQP Di tích Đền Trần Thương (Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt, thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo) xã Trần Hưng Đạo Đền Bà Vũ Thờ bà Vũ Thị Thiết. Di tích Quốc gia 24/3/1993 (Người con gái Nam Xương) xã Chân Lý Khu tưởng niệm Nhà văn Nhà cách mạng Nam Cao. Xã Hòa Hậu Chùa Lưu Ly, xã Công Lý Đình Mạc Hạ, Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia (công nhận năm 2001), xã Công Lý Đình Văn Xá, thuộc thôn Văn Xá, xã Đức Lý là ngôi đình có niên đại sớm nhất ở Hà Nam còn lại đến nay Ngoài những di tích kể trên. Huyện Lý Nhân còn có 13 di tích cấp quốc gia khác... Làng nghề Lý Nhân là một huyện vùng chiêm trũng phía đông tỉnh Hà Nam. Kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Tuy không danh tiếng hay tạo giá trị cao nhưng huyện lại có rất nhiều làng nghề và làng có nghề. Một số địa phương có các làng có nghề và nghề phụ trong đó có một số nghề bị mai một dần. Các làng nghề, nghề phụ, nghề cũ của huyện: Trồng chuối ngự tiến vua, cá kho niêu, dệt nhuộm ở Hòa Hậu Đan lưới, vó xóm Cầu Không (Bắc Lý) Cá con, cá giống Văn Xá (Đức Lý) Làm bánh đa Phúc Hạ (Hợp Lý) Làng nghề mộc Công Xá (thị trấn Vĩnh Trụ) Làng nghề trồng sen Trác Nội (Trần Hưng Đạo) Nghề trồng sen Trần Thương (Trần Hưng Đạo) Nghề nấu rượu, đậu phụ, chăn nuôi Phúc Thượng (Hợp Lý) Làng nghề mộc mĩ nghệ xã Nhân Khang Đan cót nan thôn Thọ Chương (Đạo Lý) Làng nghề mộc Cao Đà (Nhân Mỹ) Có nghề xay xát thôn Chỉ Trụ (Hợp Lý) Làng nghề mộc Thượng Vỹ (Nhân Chính) Nghề làm bánh mì, bánh ngọt ở Chính Lý Làng nghề mộc Mai Xá (thị trấn Vĩnh Trụ) Làng nghề mộc xóm 6 (Xuân Khê) Làng nghề đan tre Bảo Lý (Chân Lý) Nghề làm bánh mì, bánh ngọt Phúc Thủy (Hợp Lý) Bánh đa nem làng Chều (Nguyên Lý). Chú thích
Nguyễn Bính (tên thật là Nguyễn Trọng Bính; 1918–1966) là một nhà thơ lãng mạn nổi tiếng của Việt Nam. Ông được coi như là nhà thơ của làng quê Việt Nam với những bài thơ mang sắc thái dân dã, mộc mạc. Tiểu sử Thân thế Nguyễn Bính sinh ngày 13-2-1918, tức mồng ba Tết năm Mậu Ngọ với tên thật là Nguyễn Trọng Bính tại xóm Trạm, thôn Thiện Vịnh, xã Đồng Đội (nay là xã Cộng Hòa), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Cha Nguyễn Bính tên là Nguyễn Đạo Bình, làm nghề dạy học, còn mẹ ông là bà Bùi Thị Miện, con gái một gia đình khá giả. Ông bà sinh được ba người con trai là Nguyễn Mạnh Phác (Trúc Đường), Nguyễn Ngọc Thụ và Nguyễn Bính. Bà Miện bị rắn độc cắn rồi mất năm 1918, lúc đó bà mới 24 tuổi. Để lại cho ông Bình ba đứa con thơ, khi đó Nguyễn Mạnh Phác mới sáu tuổi, Nguyễn Ngọc Thụ ba tuổi và Nguyễn Bính mới sinh được ba tháng. Đúng như câu thơ ông viết: Còn tôi sống sót là may Mẹ hiền mất sớm trời đày làm thơ Mấy năm sau ông Bình cưới bà Phạm Thị Duyên làm vợ kế (bà sinh được bốn người con, hai trai hai gái). Bà cả Giần là chị ruột của mẹ Nguyễn Bính, nhà bà lại giàu có, nên bà cùng ông Bùi Trình Khiêm là cậu ruột của Nguyễn Bính và là cha của nhà văn Bùi Hạnh Cẩn, đón ba anh em Nguyễn Bính về nuôi cho ăn học. Nguyễn Bính làm thơ từ thuở bé, được cậu Khiêm khen hay nên được cưng Năm 13 tuổi Nguyễn Bính được giải nhất trong cuộc thi hát trống quân đầu xuân ở hội làng với sáng tác: ...Anh đố em này: Làng ta chưa vợ mấy người ? Chưa chồng mấy ả, em thời biết không Đố ai đi khắp tây đông, Làm sao kiếm nổi tấm chồng như chúng anh đây? Làm sao như rượu mới say, Như giăng mới mọc, như cây mới trồng ? Làm sao như vợ như chồng ? Làm sao cho thỏa má hồng răng đen Làm sao cho tỏ hơi đèn ? Làm sao cho bút gần nghiên suốt đời ? Làm sao ? anh khen em tài ? Làm sao ? em đáp một lời làm sao... ? Trúc Đường đỗ bằng Thành chung (Diplôme d’Étude Primaire Supérieurs Franco-Indigène) vào loại giỏi ở Hà Nội, được tuyển vào dạy học tại một trường tư thục ở Hà Đông, bắt đầu viết văn và làm thơ. Nguyễn Bính về ở với anh và được Trúc Đường dạy cho Văn học Pháp. Từ đó Nguyễn Bính gắn bó với Trúc Đường cả về văn chương lẫn đời sống. Năm 1932, 1933 Nguyễn Bính có theo người bạn học ở thôn Vân lên Đồng Hỷ, Thái Nguyên dạy học, có lẽ những vần thơ như: Cỏ đồi ai nhuộm mà xanh Áo em ai nhuộm mà anh thấy chàm Da trời ai nhuộm mà lam Tình ta ai nhuộm ai làm cho phai Là được Nguyễn Bính viết trong thời gian này. Bài thơ của ông được đăng báo đầu tiên là bài Cô hái mơ. Năm 1937 Nguyễn Bính gửi tập thơ Tâm hồn tôi tới dự thi và đã được giải khuyến khích của nhóm Tự lực văn đoàn. Họa sĩ Nguyệt Hồ nhớ lại: Tôi quen Nguyễn Bính từ khi anh chưa có tiếng tăm gì, ngày ngày ôm tập thơ đến làm quen với các tòa soạn báo. Tôi thích thơ anh và đã giới thiệu anh với Lê Tràng Kiều, chủ bút Tiểu thuyết Thứ Năm, đã đăng bài "Cô hái mơ", bài thơ đầu tiên của anh đăng báo. Tôi khuyên anh gửi thơ dự thi, và anh đã chiếm giải thưởng của Tự Lực Văn Đoàn... chúng tôi thân nhau từ đó, khoảng 1936-1940, quãng đầu đời thơ của anh,... Từ năm 1940, Nguyễn Bính bắt đầu nổi tiếng với số lượng thơ khá dày, đề tài phong phú, trong đó chủ yếu là thơ tình. Cũng trong năm này Trúc Đường chuyển ra Hà Nội ở và đang viết truyện dài Nhan sắc, Nguyễn Bính tỏ ý muốn đi Huế tìm đề tài sáng tác. Trúc Đường tán thành nhưng không có tiền, ông đã cho Nguyễn Bính chiếc máy ảnh và về quê bán dãy thềm đá xanh (vật báu duy nhất của gia đình) đưa tất cả số tiền cho Nguyễn Bính. Vào Huế Nguyễn Bính Gửi thơ ra cho Trúc Đường đọc trước, rồi đăng báo sau. Cuối năm 1941, đầu năm 1942, Trúc Đường nhận được nhiều bài thơ của Nguyễn Bính trong đó có: Xuân tha hương và Oan nghiệt. Sau đó Nguyễn Bính lại trở về Hà Nội, rồi lại đi vào Sài Gòn. Lần chia tay cuối cùng với Trúc Đường là vào năm 1943, đến năm 1945 tin tức thưa dần. Năm 1946 thì mất liên lạc hẳn. Trong thời gian này Nguyễn Bính đã gặp nhà thơ Đông Hồ, Kiên Giang. Có lúc ông cư ngụ trong nhà Kiên Giang. Đó là thời ông viết những bài Hành Phương Nam, Tặng Kiên Giang, Từ Độ Về Đây,... Cũng trong thời gian này Nguyễn Văn Thinh (Thủ tướng chính phủ "Nam Kỳ tự trị") có treo giải: Ai đưa được nhà thơ Nguyễn Bính "dinh tê" (vào thành) theo chính phủ ("Nam Kỳ tự trị") sẽ được thưởng 1000 đồng Đông Dương! Nếu nhà thơ tự vào thành cũng được hưởng như thế (1000 đồng Đông Dương hồi đó là cả một cơ nghiệp). Nhiều thi sĩ là bạn Nguyễn Bính viết thư "thuyết khách" mời ông vào. Hồi đó ông đang lang thang ở Rạch Giá, ngày thì ăn ở nhờ một người bạn, đêm ra đình ngủ, ông chỉ có cái bao cói để chui vào cho khỏi muỗi, nên có nhiều người tưởng ông vào thành với Chính phủ Cộng hòa Nam Kỳ. Ấy vậy mà trong một bài thơ của mình ông đã viết hai câu khẳng định: ... Mình không bỏ Sở sang Tề Mình không là kẻ lỗi thề thì thôi. Nhiều người ở Nam Bộ hồi đó biết chuyện gọi Nguyễn Bính là có chí khí của một sĩ phu yêu nước. Năm 1947 Nguyễn Bính đi theo Việt Minh, việc này được Bảo Định Giang nhớ lại: Tôi không nhớ rõ cuối 1947 hay đầu năm 1948, khoảng 3 giờ chiều, em bé giúp việc cho tôi chạy vào nơi tôi làm việc bảo: "Có một người xưng là Nguyễn Bính đến đây muốn gặp chú"... Trên thực tế, Nguyễn Bính đã gia nhập đội ngũ Vệ quốc đoàn từ 3 giờ chiều hôm đó vì Bộ Tư lệnh là đồng chí Trần Văn Trà và đồng chí Nguyễn Văn Vịnh đã chấp nhận yêu cầu của tôi ngay ngày hôm sau. Chẳng những chấp nhận mà các đồng chí còn dặn tôi: "đối đãi đàng hoàng, chăm sóc chu đáo tác giả Lỡ bước sang ngang" Nhưng theo lời giới thiệu của Đỗ Đình Thọ trong tập Thơ tình Nguyễn Bính, xuất bản năm 1991 thì Nguyễn Bính đã đến với cách mạng khá sớm - ngay từ 1945 trước ngày khởi nghĩa tháng tám. Một thời gian sau, nhờ sự mai mối của ông Lê Duẩn, ông kết hôn với bà Nguyễn Hồng Châu (một cán bộ Việt Minh), ông sinh một con gái với bà này, đặt tên là Nguyễn Bính Hồng Cầu. Sau đó ông lại kết hôn với bà Mai Thị Mới, ở ấp Hương Mai, xã Khánh Lâm, huyện U Minh và lại sinh một con gái được đặt tên là Nguyễn Hương Mai. Trong thời gian này máy bay Pháp lượn vòng từ đập đá dài theo kênh Chắc Băng xuống Thới Bình, rải truyền đơn kêu gọi đích danh tác giả "Lỡ bước sang ngang" - Nguyễn Bính "quay về với chính nghĩa Quốc gia để được trọng đãi". Năm 1954 theo Hiệp định Genève, Nguyễn Bính cũng như bao cán bộ Việt Minh khác tập kết ra Bắc. Ông về công tác tại Nhà xuất bản Văn nghệ, sau đó ông làm chủ bút báo Trăm hoa. Báo Trăm hoa Lúc đầu Trăm hoa là một tờ báo do Nguyễn Mạnh Phác làm Chủ nhiệm, còn có phụ đề là "tuần báo tiểu thuyết", toà soạn đặt tại 15 Hai Bà Trưng, Hà Nội, gọi là tuần báo nhưng khuôn khổ lại có vẻ "tạp chí" nhiều hơn. Số 1 ra ngày 2/9/1955. Tờ Trăm hoa loại cũ cỡ nhỏ này ra được cả thảy 31 số, tồn tại từ tháng 9/1955 đến giữa tháng 5/1956; mỗi số thường có 26 trang ruột và 4 trang bìa, khổ báo 18x26 cm; ban đầu trang bìa chỉ ghi chức danh Chủ nhiệm Nguyễn Mạnh Phác; từ số 11 (19/11/1955) trên tiêu đề mới xuất hiện thêm chức danh Chủ bút Nguyễn Bính. Tuần báo Trăm hoa do Nguyễn Bính làm Chủ nhiệm kiêm Chủ bút là Trăm hoa loại mới, toà soạn đặt tại 17 Lê Văn Hưu, Hà Nội; số một loại mới ra ngày thứ bảy 20/10/1956; sau số 11 (chủ nhật 6/1/1957) là hai số cuối cùng, đều không đánh số: Trăm hoa Xuân, và Trăm hoa số đặc biệt đầu Xuân, đều phát hành trước và sau Tết Ất tỵ. Trăm hoa số thường gồm 8 trang in typo 28x40cm giá bán 300 đ; hai số cuối là hai đặc san: Trăm hoa Xuân gồm 24 trang giá bán 1000 đ, phát hành từ 23 Tết; Trăm hoa số đặc biệt đầu Xuân gồm 16 trang giá bán 600 đ, phát hành đầu xuân Ất tỵ. Gọi là ban biên tập tòa soạn nhưng thực tế chỉ có bốn người đó là: Nguyễn Bính; Nguyễn Thị Hạnh (con gái Nguyễn Mạnh Phác); Phạm Vân Thanh (vợ Nguyễn Bính); và một người được Nguyễn Bính tuyển từ Nam Định lên tên là Trần Đức Quyền, ông này lấy bút danh là Tùng Quân Cả hai tờ Trăm hoa và Trăm hoa loại mới đều là báo tư nhân. Trăm hoa của Nguyễn Mạnh Phác (Trúc Đường) bị "chết" vì lỗ vốn, thì ít lâu sau Nguyễn Bính tục bản thành Trăm hoa loại mới, và tờ này cũng lại "chết" vì lỗ vốn. Ở miền Bắc khi đó báo chí và xuất bản tư nhân còn được phép tồn tại, nhưng phải bán với giá cao vì phải mua giấy giá cao hơn so với giá cung cấp dành cho các báo nhà nước và đoàn thể; các cơ sở phát hành lớn của hệ thống "hiệu sách nhân dân" không nhận bán các báo tư nhân; ngoài ra còn một trở ngại đáng kể là cán bộ chính quyền và đoàn thể các địa phương thường gây trở ngại cho phóng viên và người phát hành các báo tư nhân. Theo hồi ức của Tô Hoài: không biết ai đã giúp tiền cho Nguyễn Bính ra những số báo Trăm hoa đầu tiên, thế rồi "cấp trên" có sáng kiến lấy giấy và tiền nhà xuất bản Văn nghệ giúp Trăm hoa, và chính Tô Hoài được giao nhiệm vụ "thuyết phục một tờ báo tư nhân nhưng có tiếng nói chống những luận điệu ngang ngược của báo Nhân văn giai phẩm. Theo Tô Hoài, do sự can thiệp này, "tờ Trăm hoa rõ ra một vẻ khác. Không về bè với Nhân văn giai phẩm, nhưng chẳng đi với ai ". Cấp trên của Tô Hoài nhận xét từng số từng bài, "cho là chưa đủ hơi sức hỗ trợ cần thiết". Tô Hoài đem nhận xét ấy bàn lại với Nguyễn Bính. Nguyễn Bính bảo Tô Hoài: Trăm hoa phải thế mới là báo của Nguyễn Bính chứ. Nếu không thì mày làm quách cho xong !. Sáng kiến "đầu tư" cho Trăm hoa kết thúc ở đấy. Một buổi tối, Nguyễn Bính rủ Tô Hoài đến ăn ở nhà hàng Lục Quốc. Nguyễn Bính bảo: Hôm nay ăn cỗ đám ma Trăm hoa!. Những năm tháng ở Nam Định Chu Văn viết về Nguyễn Bính trong lời bạt của cuốn Tuyển tập Nguyễn Bính như sau: Nguyễn Bính về Nam Hà, tuổi gần năm mươi, gầy, đen, tóc cắt ngắn gần như trọc. Anh ăn mặc thật giản dị: một sơ mi nâu, một quần ka ki bạc màu, và đôi dép cao su. Toàn bộ hình thức ấy không gợi một vẻ gì một nhà thơ lớn trước - sau này người ta gọi là "thi nhân tiền chiến". Anh cười đôi mắt nâu, sắc sảo, ánh hơi lạnh, và nụ cười khô, hàm răng ám khói thuốc lào. Các tác phẩm Trong suốt 30 năm, Nguyễn Bính đã sáng tác nhiều thể loại như thơ, kịch, truyện thơ... Ông sáng tác rất mạnh, viết rất đều và sống hết mình cho sự nghiệp thi ca. Ông được đông đảo độc giả công nhận như một trong các nhà thơ xuất sắc nhất của thi ca Việt Nam hiện đại. Một số tác phẩm: Qua nhà (Yêu đương 1936) Những bóng người trên sân ga (Thơ 1937) Cô hái mơ (Thơ 2007) Tương tư Chân quê (Thơ 1940) Lỡ bước sang ngang (Thơ 1940), 34 bài Tâm hồn tôi (Thơ 1940), 23 bài Hương cố nhân (Thơ 1941) Hồn trinh nữ (Thơ 1958) Một nghìn cửa sổ (Thơ 1941) Sao chẳng về đây (Thơ 1941) Người con gái ở lầu hoa (Thơ 1942), 24 bài Mười hai bến nước (Thơ 1942), 12 bài Mây tần (Thơ 1942), 9 bài Bóng giai nhân (Kịch Thơ 1942) Truyện Tỳ Bà (Truyện Thơ 1942) Ông lão mài gươm (Thơ 1947) Chiến dịch mùa xuân (Thơ, 1949) Đồng Tháp Mười (Thơ 1955) Trả ta về (Thơ 1955) Gửi người vợ miền Nam (Thơ 1955) Trong bóng cờ bay (Truyện Thơ 1957) Nước giếng thơi (Thơ 1957) Tiếng trống đêm xuân (Truyện Thơ 1958) Tình nghĩa đôi ta (Thơ 1960) Cô Son (Chèo cổ 1961) Đêm sao sáng (Thơ 1962) Người lái đò sông Vỹ (Chèo 1964) Ngoài những tác phẩm kể trên, còn một số bài thơ viết trong năm 1964, 1965 và 1966 chưa kịp xuất bản. Những bài thơ phổ nhạc Thơ Nguyễn Bính có nhiều bài được phổ nhạc và cũng có nhiều nhạc sĩ phổ nhạc cho thơ của ông: Cách xa được Song Ngọc phổ nhạc Chân quê được Trung Đức phổ nhạc và được Song Ngọc phổ thành ca khúc Hương đồng gió nội Chuyện tình hoa mai được Anh Bằng phổ nhạc Cô hái mơ được Phạm Duy phổ nhạc Cô lái đò được Nguyễn Đình Phúc phổ nhạc Gái xuân được Từ Vũ phổ nhạc Ghen được Trọng Khương phổ nhạc Hôn nhau lần cuối được Văn Phụng phổ nhạc Khúc hát chiều tà được Lã Văn Cường phổ nhạc Lỡ bước sang ngang được Song Ngọc phổ nhạc Một lần cuối được Văn Phụng phổ nhạc Mưa xuân được Huy Thục phổ nhạc Người hàng xóm được Anh Bằng phổ thành ca khúc Bướm Trắng Nhạc xuân được Đức Quỳnh phổ nhạc Nụ tầm xuân được Phạm Duy phổ nhạc Thoi tơ được Đức Quỳnh phổ nhạc Thời trước được Văn Phụng phổ nhạc thành bài Trăng sáng vườn chè Tiểu đoàn 307 được Nguyễn Hữu Trí phổ nhạc Viếng hồn trinh nữ được Trịnh Lâm Ngân phổ thành ca khúc Hồn trinh nữ Đánh giá Tác phẩm Các tác phẩm của Nguyễn Bính có thể chia làm hai dòng "lãng mạn" và "cách mạng" mà dòng nào cũng có số lượng đồ sộ nhưng khi nói về Nguyễn Bính là nói về nhà thơ lãng mạn của làng quê Việt Nam. Thơ Nguyễn Bính đến với bạn đọc như một cô gái quê kín đáo, mịn mà, duyên dáng. Người đọc thấy thơ ông những nét dung dị, đằm thắm, thiết tha, đậm sắc hồn dân tộc, gần gũi với ca dao. Cái tình trong thơ Nguyễn Bính luôn luôn mặn mà, mộc mạc, sâu sắc và tế nhị hợp với phong cách, tâm hồn của người Á Đông. Vì vậy thơ Nguyễn Bính sớm đi sâu vào tâm hồn của nhiều lớp người và đã chiếm lĩnh được cảm tình của đông đảo bạn đọc từ thành thị đến nông thôn. Đặc biệt là lớp người bình dân, họ thuộc lòng, ngâm nga nhiều nhất. Vì ngoài phần ngôn ngữ bình dân dễ hiểu, dễ thuộc còn một vấn đề khác khiến thơ ông trường tồn chính là tiếng nói trong thơ ông cũng là tiếng nói của trái tim nhân dân thời đó. Trong khi hầu hết các thi sĩ trong phong trào Thơ mới chịu ảnh hưởng của thơ phương Tây, Nguyễn Bính lại gắn bó và hấp thụ tinh hoa ca dao, dân ca, truyện thơ dân gian cả về nội dung lẫn hình thức. Bài thơ "Chân quê" chính là tuyên ngôn của thơ Nguyễn Bính. Van em, em hãy giữ nguyên quê mùaNhư hôm em đi lễ chùa Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anhHoa chanh nở giữa vườn chanh Thầy u mình với chúng mình chân quêHôm qua em đi tỉnh về Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều Thơ ông biểu hiện cảnh quê, thắm được tình quê, hồn quê nước Việt với một sắc thái lãng mạn. Người ta gặp trong thơ Nguyễn Bính những hình ảnh bình dị, thân quen: hàng cau, giàn trầu, rặng mùng tơi, cây bưởi, thôn Đoài, thôn Đông,... Tâm sự của người con gái trong Lỡ bước sang ngang của ông cũng là tâm sự của rất nhiều phụ nữ Việt Nam thời kỳ đó. Hình ảnh những cô thôn nữ trong trắng, những chàng trai quê chất phác luôn được Nguyễn Bính mô tả trong tình yêu lãng mạn nhưng đều dang dở, chua xót đã đi vào lòng độc giả nhiều thế hệ Việt Nam. Nguyễn Bính sử dụng rất nhuần nhuyễn thể thơ lục bát, vì vậy thơ ông càng dễ phổ cập. Tính cách Nhà thơ Hoàng Tấn, một người bạn thân của Nguyễn Bính nhớ lại trong Hồi ký: Nếu với thơ, Bính kỹ lưỡng đắn đo suy nghĩ có khi đến quên ăn quên ngủ vì một từ, viết nháp nhiều lần, sửa chữa kỹ lưỡng từng câu từng chữ, trước khi đưa in viết sạch sẽ rõ ràng nắn nót bao nhiêu, thì trong cuộc sống Bính bạt mạng buông thả bấy nhiêu. Tính thích khôi hài, giàu óc tưởng tượng, thông minh nhanh nhẹn, ứng phó mau lẹ như Án Anh, Bính thường hay châm chọc bạn bè. Cái mà Bính thù ghét nhất là những bài thơ dở, cũng như những người làm thơ không hay. Đưa cho Bính coi một bài thơ mà Bính cho là dở, thì lập tức không nể gì tác giả đang đứng trước mặt, dùng những lời lẽ cay độc để chê bai khiến tác giả đỏ mặt, nhiều khi tự ái phát khùng. Lại còn tính kiêu kỳ khinh bạc nữa. Ngay cả với những người cưu mang Bính, khi thất thố điều gì là Bính thẳng cánh mất mặn mất nhạt. Nhưng đặc biệt lạ lùng là sau một cuộc đấu khẩu nảy lửa gay gắt dẫn đến việc phải xa nhau, chỉ một thời gian sau gặp lại Bính lại vui vẻ niềm nở như không. Riêng về thơ, Bính tự cao tự đại quá quắt, chê thơ người này non, người kia dở, kể cả những thi sĩ có người còn nổi tiếng hơn cả Nguyễn Bính. Những câu thơ của ai được Bính khen hay (khuyên son), là một điều hãn hữu. Người mà Bính phục tài và "Nguyện suốt đời là người học trò nhỏ" là thi hào Nguyễn Du. Chẳng thế mà Truyện Kiều Bính thuộc làu và lấy làm sách gối đầu giường Bà Nguyễn Hồng Châu, người vợ đầu của Nguyễn Bính nói: Tôi hiểu anh Bính, anh ấy rất lãng mạn, lãng tử nhưng rất có lòng nhân, là người tốt, thương người và chịu trách nhiệm về những gì mình đã làm. Con gái nhà thơ bà Nguyễn Bính Hồng Cầu nói: Hồi nhỏ, tôi cũng giận ba tôi lắm. Nhưng lớn lên tìm hiểu, tôi vỡ lẽ, đời ba tôi bất hạnh nhiều. Nhiều vợ nhưng không ai hiểu ông. Và ông cứ phải đi tìm cái bóng hạnh phúc cho đến khi nhắm mắt xuôi tay vào đêm giao thừa năm 1966. Qua đời Hầu như ai cũng biết rằng nhà thơ Nguyễn Bính qua đời vào một ngày giáp Tết Bính Ngọ (1966), chính xác là ngày 29 Tết (tháng chạp này không có ngày 30). Tuy nhiên, kể về cái chết của ông thì mỗi người nói một kiểu, không thống nhất. Theo nhà văn Vũ Bão, người bạn thân thiết với Nguyễn Bính ở Ty Văn hóa Hà Nam và là người hỏi những người chứng kiến sự ra đi của Nguyễn Bính sớm nhất (mùng 4 tết) ông đã kể lại như sau: Khi làm báo Hà Nam, tôi và Nguyễn Bính có một người bạn chung tên là Đỗ Văn Hứa, người thôn Mạc Hạ, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Anh này làm nghề bốc thuốc Đông y nhưng cũng viết báo, làm thơ, lấy bút hiệu là Tân Thanh. Đặc biệt, anh rất yêu thích thơ Nguyễn Bính nên mỗi lần về Ty Văn hóa Hà Nam họp, Tân Thanh lại khẩn khoản mời Nguyễn Bính về nhà mình chơi. Được cái cô Sang - vợ Tân Thanh - là người rất mến khách, mỗi lần chúng tôi về nhà là cô tiếp đón niềm nở... Mùng 4 Tết tôi mới được nghỉ, đạp xe đi thăm đây đó... 10 giờ ngày mùng 4 Tết, tôi tới nhà Tân Thanh ở Mạc Hạ. Vừa nhìn thấy tôi dắt xe đạp vào trong sân, cô Sang đã nói ngay: "Bác Vũ ơi, bác Bính mất rồi!". Tôi đứng sững lại: "Ai nói với cô?". Cô Sang nói tiếp: "Tuần trước, bác ấy đạp xe về nhà em. Trời trở gió, vừa vào tới nhà, bác ấy đã bảo nhà em đưa bác đi bệnh viện. Thời may, bệnh viện huyện lại sơ tán ngay xã em. Bác ấy bị thổ ra máu. Nằm ở bệnh viện huyện 3 ngày, sức khỏe hơi đỡ, lại về nhà em lấy xe đạp tính về Đại Hoàng ăn tết với vợ con. Hôm ấy đã là 29 Tết rồi. Thấy bác còn mệt, chúng em sợ bác không đủ sức về tận Đại Hoàng nên cố giữ bác lại ăn Tết cùng chúng em... Sáng sớm 30, nhà em tính sang chỗ hàng xóm chia thịt lợn mang về cái đùi và một ít lòng, tiết canh để hai anh em ăn cơm. Bác Bính bảo nhà em cứ ở nhà ăn với bác bát cơm cái đã. Nể bác, nhà em ngồi nán lại ăn cơm. Bác Bính có thói quen ăn xong là đi rửa tay. Bác vắt khăn lên vai, lò dò bước xuống cầu ao. Bỗng chúng em nghe tiếng bác gọi "Tân Thanh!". Nhà em chạy vội ra sân, thấy bác Bính đang gục xuống bên gốc mít, cạnh hố vôi. Nhà em xốc bác lên, tựa người bác vào ngực mình. Miệng bác đầy máu, bác thổ ra huyết. Nhà em chạy đi gọi anh Huê và anh Đáp, nhờ họ cáng bác lên bệnh viện gấp. Y sĩ khám cho bác ấy xong mới cho nhà em biết bác ấy mất rồi. Nhà em ra bưu điện huyện gọi điện báo tin cho bác Trúc Đường và Ty Văn hóa... Điềm báo Thường những bài thơ tuyệt mệnh cuối cùng, người ta hay tìm ra những "dấu hiệu" vĩnh biệt cõi đời và người ta cho là sái, là điềm gở chết. Ví như Tản Đà, khi ông viết bài thơ xuân 1939, có câu: Tính trăm tuổi đời người ta có nửa. Tháng 6 năm ấy ông mất thọ đúng 50 tuổi, câu thơ thật sái. Nguyễn Bính cũng vậy, trong cuốn Tuyển tập Nguyễn Bính, nhà văn Chu Văn kể: Cuối năm 1965, nhằm chuẩn bị cho kỷ niệm 200 năm ngày sinh Nguyễn Du - người mà Nguyễn Bính vốn coi như "tổ sư" của mình trong lĩnh vực làm thơ (Nguyễn Bính chẳng phục nhà thơ nào, chỉ trừ... Nguyễn Du!), báo Xuân năm Bính Ngọ ra số đặc biệt với nhiều bài vở về Nguyễn Du (1966). Hôm duyệt bài báo Tết, Nguyễn Bính cười thật tươi, tay cầm một xấp giấy mỏng, khoe: "Chỉ trong một đêm, tôi đã viết được một bài tập Kiều, vịnh cụ Tiên Điền". Nguyễn Bính không cho ai xem mà chờ cho đến lúc đông đủ anh em mới trịnh trọng giở những trang giấy được viết thật công phu, chữ đẹp như xếp, rồi hắng giọng ngân nga: "Kính tặng cụ Nguyễn Du và Truyện Kiều": Cảo thơm lần giở trước đèn Là nhiều vàng đá, phải tìm trăng hoaTrăm năm trong cõi người ta Một thiên tuyệt bút gọi là để sauKhen tài nhả ngọc phun châu Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tìnhMấy lời ký chú đinh ninh Rằng tài nên trọng, mà tình nên thươngKhen rằng giá đáng Thịnh Đường Thì treo giải nhất, chi nhường cho aiGẫm âu người ấy, báu này Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nàoNặng vì chút nghĩa xưa sau Mà cho thiên hạ trông vào cũng hayThương vui bởi tại lòng này Tan sương đầu ngõ, vén mây cuối trờiLòng thơ lai láng bồi hồi Tưởng người nên lại thấy người về đây... Cả hội đồng duyệt bài số báo Tết hôm ấy, cùng lặng đi. Một bài tập Kiều thật hay. Nhưng nghe ra... đây tuy đề là tặng cụ Tiên Điền mà sao cứ như tâm sự của Nguyễn Bính, tổng kết cái cuộc đời thơ tài hoa long đong lận đận về... Những câu sau cùng, sao mà nó sái quá. Một lời là một vận vào khó nghe. Nguyễn Bính cười trừ: "Các ông mê tín! Cứ hay là được rồi. Tôi xin nộp bài này. Một câu một chữ không sửa!"... ... Mùng sáu tháng giêng ta, tôi lên Hội Nhà văn thông báo về việc anh Bính mất. Gặp Tô Hoài, cũng ngậm ngùi nói chuyện về người bạn mới mất. Sau đó, tôi tìm đến nhà Trần Lê Văn. Nghe tin Bính mất, Trần Lê Văn tròn xoe mắt kinh ngạc: "Bính chết thật ư? Bao giờ?". "Ba mươi Tết, trước giao thừa". Trần Lê Văn bỗng xịu mặt, đấm vào đùi bình bịch: "Biết mà! Biết mà! Chết trước mồng một, đã lường thấy từ bao giờ". Tôi gặng hỏi: "Sao anh lại nói vậy?". Trần Lê Văn nói như gắt: "Ô kìa! Năm mới tháng giêng mồng một Tết. Còn nguyên vẹn cả một mùa xuân", rồi "... Giờ đây chín vạn bông hoa nở/Riêng có tình ta khép lại thôi". Nó để mùa xuân nguyên vẹn cho người. Nó đi mà". Tôi sực nhớ bài tập Kiều Lời lời lệ sa máu rỏ đăng trân trọng trong số báo Tết. Ôi, thương quá! Chẳng lẽ trong thơ có quỷ, có ma thật chăng?!... Giai thoại Gia đình Anh em Cùng cha mẹ (con bà Bùi Thị Miện) Anh ruột: Nguyễn Mạnh Phác Anh ruột: Nguyễn Ngọc Thụ Cùng cha khác mẹ (con bà Phạm Thị Duyên) Em trai: Nguyễn Thiện Căn Em trai:Nguyễn Thiện Cơ Em gái: Nguyễn Thị Tuyết (tức Yến) Em gái: Nguyễn Thị Nhự Vợ Vợ đầu: Nguyễn Lục Hà (Tức Nguyễn Hồng Châu - cán bộ Việt Minh) Vợ hai: Mai Thị Mới Vợ ba: Phạm Vân Thanh (không chính thức) Vợ tư: Trần Thị Lai Con Cháu Nguyễn Bính Hồng Cầu - Con bà Hồng Châu (vợ đầu). Bà Hồng Cầu sau là nhà thơ, Phó Giám đốc Nhà xuất bản văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Hương Mai - con bà Mai Thị Mới. Bà Mai sau là Phó Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo, rồi Trưởng Ban Văn hóa Xã hội tỉnh Bến Tre Nguyễn Hiền (mất tích khi còn nhỏ) - con bà Phạm Vân Thanh (vợ không chính thức) Nguyễn Mạnh Hùng (hiện đang sinh sống ở Nga) - con bà Trần Thị Lai Chú thích
Hồ Thiền Quang (hay còn gọi là Hồ Ha-le, Hồ Halais theo tên của phố Nguyễn Du (rue Halais) thời Pháp thuộc) là một hồ ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Hồ được bao quanh bởi bốn con phố/đường đầy cây xanh và bóng mát là Nguyễn Du, Trần Bình Trọng, Trần Nhân Tông và Quang Trung, đặc biệt là đường Nguyễn Du có hàng cây hoa sữa tỏa hương ngào ngạt vào mùa thu. Hồ nằm ngay phía trước cổng chính của Công viên Thống Nhất (trước là Công viên Lê Nin) là một trong những nơi nghỉ ngơi, thư giãn và hóng mát của người Hà Nội. Tên hồ Thiền Quang có nghĩa là "đạo sáng", ánh sáng của thiền, vốn được đặt theo tên làng Thiền Quang. Lịch sử Trong bản đồ Hà Nội năm 1831 thì hồ có tên là Liên Thủy, rộng hơn hồ bây giờ: phía tây giáp phố Yết Kiêu ngày nay, phía đông ăn lấn vào vị trí phố Nguyễn Bỉnh Khiêm, phía bắc tới phố Trần Quốc Toản và phía nam thì thông với hồ Bảy Mẫu. Quanh hồ có làng Liên Thủy ở phía bắc và tây, làng Thiền Quang ở phía đông nam (đầu phố Nguyễn Đình Chiểu), làng Quang Hoa ở tây nam và Pháp Hoa ở phía nam. Thời Pháp thuộc, hồ bị lấp dần để xây phố và có hình dạng ổn định từ năm 1930. Những năm cuối thế kỷ 20, bờ hồ này (do lúc đó hệ thống đèn chiếu sáng còn yếu) tụ tập nhiều dân đồng tính luyến ái, gái mại dâm và chích ma túy. Năm 2003, Sở Giao thông Công chính Hà Nội đã thực hiện kế hoạch tát nước, nạo vét lòng hồ, kè lại bờ và đổ lại nước mới vào, giữ cho bầu không khí tại đây được trong sạch. Ba phía vòng quanh hồ được xây các vườn hoa nhỏ, có khu đi vệ sinh, có ghế đá cho dân ngồi nghỉ ngắm cảnh. Phía phố Trần Bình Trọng (tên thời Pháp là Đơ-loóc-mơ rue Delorme) có cụm ba ngôi chùa Thiền Quang, Quang Hoa và Pháp Hoa nằm cạnh nhau, ở số nhà 31-33. Chùa của làng Liên Thủy bị phá năm 1926, vốn nằm tại vị trí số nhà 62 phố Nguyễn Du. Phố Nguyễn Du trước kia gồm ba phố: đoạn đầu từ Phố Huế đến Quang Trung là phố Ri-ki-ê (rue Riquier), đoạn giữa dọc theo hồ là phố Ha-le, đoạn cuối từ Trần Bình Trọng đến Lê Duẩn là phố Đuy-phuốc (rue Defourcq) Phố Thiền Quang trước kia cũng là một phần của hồ, do Pháp lấp và lấn hồ năm 1920-1925, đặt tên là phố Cơ-rê-vốt (rue Crévost). Phố Trần Nhân Tông chạy dọc phía bờ nam của hồ, vắt qua công viên Thống Nhất và rạp xiếc Trung ương, vốn là phố Công sứ Mi-ri-ben (rue Résident Miribel) đổi tên sau 1945. Phố Quang Trung bên bờ đông có tên thời Pháp là đại lộ Giô-rê-ghi-be-ri (boulevard Jauréguiberry). Phố Hồ Xuân Hương đâm từ đoạn cuối Quang Trung ra phố Bà Triệu, vốn cũng là phần của hồ được lấn ra năm 1920, với tên phố Gia-bui (rue Jabouille) Phố Nguyễn Bỉnh Khiêm, đoạn đầu gần phố Hồ Xuân Hương trước kia vốn là phần của hồ và bãi rác, sau 1930 được lấp và lấn, có tên cũ là phố Rơ-nê Đô-ren (rue René Daurelle) Thôn Liên Thủy có một đoạn phố cụt mang tên Liên Trì (ao sen), là kết hợp phố Ba-rô-na (rue Barona) và ngõ Trạng Trình cũ Sự kiện 22 giờ ngày 5 tháng 2 năm 2018, 6 cặp thiên nga (3 trắng 3 đen) được đưa từ hồ Hoàn Kiếm về hồ Thiền Quang để Công ty Thoát nước Hà Nội bảo vệ và chăm dưỡng khiến nơi này thành địa điểm duy nhất tại Việt Nam có thiên nga. Hình ảnh
Bánh tôm Hồ Tây là một trong các món ăn nổi tiếng của Hà Nội. Chúng được làm từ nguyên liệu là những con tôm càng sông hay tôm càng Hồ Tây đặc trưng. Cách làm Tôm (nước ngọt) hồ Tây bọc bột mì cho vào chảo mỡ nóng già ngập bánh cho chín tới. Khi bánh phồng lên và ngả màu vàng có bốc mùi thơm ngậy. Gắp bánh gác lên hai que đũa xếp ngang chảo cho ráo mỡ. Ăn bánh nóng cùng với nước chấm vị chua, ngọt và cay, thêm chút dưa góp (đu đủ và cà rốt thái nhỏ ngâm giấm). Bánh tôm giòn, mềm và ngọt, ăn cùng xà lách hoặc rau thơm, có thể thêm bún rối và rất hợp với bia. Sự phát triển Hà Nội những năm 1970-1980 đã có hàng bán bánh tôm của quốc doanh nằm trên đường Thanh Niên, phía bên hồ Trúc Bạch. Lúc đó nơi đây là địa điểm vui chơi giải trí, bánh tôm Hồ Tây đã đi vào ký ức nhiều thế hệ. Sang cuối những năm 1980, đời sống được nâng lên đã dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình dịch vụ khác. Hàng bánh tôm Hồ Tây đã không còn chiếm vị trí độc tôn nữa trong lựa chọn của thực khách. Hiện nay, rất nhiều quán quanh Hồ Tây cũng làm và bán bánh tôm
Bánh cuốn, còn gọi là bánh mướt hay bánh ướt (khi không có nhân), là một món ăn làm từ bột gạo hấp tráng mỏng, cuộn tròn, bên trong có thể có nhân hành, thịt, mộc nhĩ hoặc không nhân. Lịch sử Trong An Nam chí lược, sử gia Lê Tắc chú rằng "vào Tết Hàn thực, đem bánh cuốn tặng nhau". Điểm nữa là trong thi phẩm Tặng bánh xuân cho ngài thiên sứ Trương Hiển Khanh (饋張顯卿春餅), năm 1291, vua Trần Nhân Tông cho hay: "Hôm nay đúng ngày mồng 3 tháng 3, trên chiếc mâm chạm hình mây đỏ bày bánh xuân thái, là phong tục cũ của An Nam xưa nay" (柘枝舞罷試春衫, 況值今朝三月三。 紅玉堆盤春菜餅, 從來風俗舊安南). Còn Chỉ Nam ngọc âm giải nghĩa dẫn rằng, bánh xuân thái cũng chính là tên gọi khác của bánh cuốn, sách này đồng thời nói: "Quyển bính nhiều nhân càng ngon; Hiệu là bánh cuốn lăn tròn khéo thay". Như vậy, vào thời Trần, thậm chí có thể truy lên thời Lý, nhằm tết Hàn thực, người Việt ăn bánh cuốn và có tục đem bánh cuốn tặng nhau, chứ chưa có tục ăn bánh trôi như thời Lê Nguyễn về sau. Bánh cuốn còn được gọi là bánh xuân (春餅) hoặc bánh xuân thái (春菜餅), trong có nhân (có thể gồm cả rau lẫn thịt), được cuốn tròn lại, hình dạng khá gần với bánh cuốn ngày nay. Đặc điểm Gạo thường dùng loại gạo cũ (do sử dụng gạo mới, gạo ngon sẽ có nhiều nhựa nên bánh sẽ dính, khó chế biến), xay mịn, hòa với nước. Đặt nồi hấp, căng vải mỏng trên miệng nồi. Mỗi lần cho một muôi bột nhỏ, xoa đều lên bề mặt miếng vải để lá bánh cuốn được mỏng, có thể thoa thêm chút mỡ để dễ lấy ra. Sau khi bánh chín, dùng đũa to hoặc thanh tre gạt ra đĩa, lúc này có thể cuộn thêm nhân gồm một ít thịt vai nửa nạc nửa mỡ, tôm, băm cùng mộc nhĩ, nấm hương đã xào chín với các gia vị như mắm, hạt tiêu... Rắc thêm hành khô phi thơm và dùng với nước chấm đủ các vị chua, cay, mặn, ngọt. Bánh cuốn Lạng Sơn Bánh cuốn trứng Lạng Sơn chỉ bao gồm trứng gà và thịt nạc kho được chà nhuyễn thành từng sợi nhỏ và nước canh là nước được ninh từ xương ống và cho thêm gia vị, hành, mùi, tiêu, ớt, măng ớt. Nhiều cửa hàng tại Lạng Sơn còn dùng nước thịt kho cho vị đậm đà hơn. Trứng gà được hấp bên trong lá bánh, chín tái đủ để tạo một lớp màng mỏng quanh lòng đỏ, giúp trứng không bị vỡ. Ăn món bánh cuốn này không thể gắp và chấm mà phải chan nước canh lên mặt bánh. Khi thưởng thức, người dùng sẽ khéo léo đưa miếng bánh vào miệng làm sao để lòng đỏ trứng vỡ ra trong miệng, hoà lẫn với nước thịt kho và những sợi thịt kho đã chà nhuyễn còn nóng và thơm ngon. Bánh cuốn Hải Phòng Bánh cuốn Hải Phòng có sự khác biệt so với hầu hết các loại bánh cuốn từ bánh cuốn đến nước chấm. Từ lâu, người Hải Phòng đã sử dụng nước chấm được pha chế từ nước ninh xương ống lợn, được nêm với nước mắm nguyên chất Cát Hải và gia vị. Bánh cuốn Hải Phòng cũng khá cầu kỳ từ những khâu lựa chọn nguyên liệu làm bánh cuốn, loại gạo trước đây thường được dùng là gạo Mộc Tuyền. Gạo cho ra loại bột khi lên bánh có mùi thơm của gạo đậm hơn so với các loại gạo khác. Bánh mềm nhưng dai hơn hẳn. Bánh được ăn kèm với hai loại chả quế và viên, nước chấm mắm hầm xương đã tạo nên sự khác biệt. Khi thưởng thức, thực khách sẽ cảm nhận được mùi thơm từ nước chấm, hương vị đậm đà chất biển nhưng có chút ngọt nhẹ nhàng khiến cho người ăn dễ chịu. Bánh cuốn Hà Nội Bột làm bánh là gạo được xay ướt nên rất mịn. Sau khi đã được làm chín bởi hơi nước, lá bánh sẽ được cuốn lại với nhân thịt, mộc nhĩ và nấm hương đã được nấu chín. Sau đó người làm bánh sẽ dùng thanh tre chia bánh vừa cuốn đó ra làm 4 khúc ngắn hơn và bày vào đĩa. Sau khi xếp lần lượt hết vào đĩa, một ít ruốc tôm sẽ được rắc lên trên các miếng bánh cuốn và trên cùng điểm vài cọng rau thơm như rau bạc hà, rau mùi... Bánh cuốn sẽ được thưởng thức cùng với bát nước chấm có vài lát chả và chút hành khô trong đó. Bánh cuốn Thanh Trì Bánh cuốn Thanh Trì là món ăn nổi tiếng của người Hà Nội, là đặc sản của phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Bánh được làm từ gạo gié cánh, tám thơm, tráng mỏng như tờ giấy. Bánh cuốn Thanh Trì không có nhân, thường được xếp thành từng lớp trong lòng một chiếc thúng, trên phủ tờ lá sen hay lá chuối, lá dong. Người bán bánh thường đội thúng bánh trên đầu, di dạo bán trên phố phường Hà Nội. Khi gặp người mua, người bán hàng sẽ hạ thúng xuống, lần giở từng lớp bánh cuốn mỏng, tách từng lớp bánh sao lá bánh cuốn khỏi bị rách. Trên mặt lá bánh cuốn điểm những cọng hành lá màu vàng, nâu đã được phi qua trên chảo. Mỗi lớp bánh cuốn đó sẽ được sắp xếp gọn lại trên đĩa, lần lượt từng miếng bánh một được đặt cạnh nhau. Sau đó, với một nhát kéo, tất cả các lá bánh cuốn được cắt đôi. Công việc tiếp theo là nhấc một nửa đầu bánh cuốn mới cắt đó, đặt lên trên nửa kia để người thưởng thức có thể nhìn thấy rõ từng lớp bánh cuốn tráng mỏng như giấy. Bánh được ăn với thứ nước chấm đặc trưng cho từng người bán bánh riêng, có thể ăn kèm chả quế, giò lụa hoặc đậu rán và rau mùi. Bánh cuốn Hải Dương Bánh cuốn Hải Dương ngon là bánh được làm ở khu phố Hàn Giang và phố Bắc Sơn, bánh được tráng thành từng lá mỏng như tờ giấy pơ-luya, sau đó rưới thêm nước mỡ và hành đã được phi thơm (mỡ nước ở đây phải được làm từ mỡ khổ, chứ không được là mỡ lá, hay dầu ăn vì bánh sẽ không được thơm, béo, ngậy). Các lá bánh cuốn được rải chồng lên nhau trong một cái thúng có lót lá chuối và một số bao vải, ni lông cách nhiệt nên đến khi ăn bánh vẫn còn nóng. Khi ăn, phải dùng tay để bóc từng lá bánh ở đầu mép bánh ra, cắt thành miếng nhỏ vừa đủ để bỏ vào miệng. Nước chấm được pha bằng loại nước mắm ngon với các gia vị khác để tạo ra một bát nước chấm vừa có độ trong veo của nước sôi tinh khiết, vừa có màu vàng sóng sánh và mùi thơm đặc trưng của nước mắm, vừa có màu đỏ tươi của ớt, vừa có màu đen nhánh và thơm cay nồng của hạt tiêu xay rối, vừa có vị chua của dấm thanh pha thêm một chút chua hăng nồng của quất. Ăn kèm với bánh cuốn có chả quế. Chả quế được cắt chéo thành từng lát mỏng hình quả trám. Khi ăn vừa có độ dai dai của vỏ, vừa có độ giòn và vị ngọt, bùi, ngậy của ruột. Bánh cuốn nhân thường ăn kèm với chả quế, trong khi bánh cuốn chay chỉ có lớp bột bánh đơn giản, rắc thêm ít hành khô lên trên. Gọi là chay chỉ là bởi bánh không nhân, còn cả hai loại đều chấm với nước mắm Cát Hải pha chế theo công thức cầu kỳ của quán. Nước mắm được pha loãng, đặc biệt là ngọt vị xương ninh, luôn được đun nóng hổi, có thể gia giảm với giấm, ớt, tỏi tùy sở thích. Bát nước chấm tuy có màu sẫm nhưng không hề bị mặn mà rất vừa miệng, nhiều người còn vừa ăn bánh cuốn vừa húp nước chấm ngon lành Bánh cuốn Làng Kênh Bánh cuốn Làng Kênh (Nam Định) có bí quyết làm riêng và thường chỉ truyền nghề cho con dâu trong gia đình. Gạo làm bột bánh thường là giống gạo Mộc Tuyền. Những người làng Kênh không mang bánh đi bán rong mà họ chỉ ngồi cố định tại một quán bên đường hay một sạp hàng trong chợ. Bánh cuốn Phủ Lý Phủ Lý là thành phố trực thuộc tỉnh Hà Nam, cách Hà Nội chừng 60 km. Bánh cuốn ở nơi đây rất nổi tiếng trong các tỉnh phía Bắc. Các xe du lịch khi đi trên Quốc lộ 1 qua thành phố Phủ Lý thường ghé lại thưởng thức món bánh cuốn trứ danh này. Bánh cuốn Phủ Lý có nhiều điểm tương đồng với bánh cuốn Thanh Trì. Bánh cuốn ở đây hoàn toàn không có nhân. Bánh sau khi tráng xong được gấp gọn lại và bày lên đĩa. Nếu như bánh cuốn Hà Nội hoặc ở một số địa phương khác thường được ưa chuộng khi bánh mới tráng xong còn mềm và mướt thì bánh cuốn Phủ Lý không giống như vậy. Các hàng bánh cuốn tráng bánh từ trước rồi để xếp lên nhau trên 1 mâm lớn. Khi có khách tới ăn, họ bóc từng lá bánh ra gấp và bày lên đĩa. Do đó bánh cuốn Phủ Lý khi thưởng thức có phần cứng và dày hơn bánh cuốn Hà Nội. Bánh được ăn kèm với nước chấm và hành phi thơm rắc lên trên. Bánh cuốn Phủ Lý ăn kèm với thịt nướng chứ không ăn với chả quế, giò lụa như nơi khác. Một điều làm tôn thêm hương vị thơm ngon của bánh cuốn ở đây đó chính là thịt nướng hay còn gọi là chả nướng này. Thịt được chọn loại có cả nạc cả mỡ chứ không chú trọng chọn miếng nguyên nạc như thịt ở Hà Nội nên khi ăn cảm thấy thịt ngon, mềm hơn chứ không hề bị khô. Thịt nướng trực tiếp trên than, vừa chín tới, ăn kèm với bánh cuốn. Bánh mướt Nghệ An Bánh mướt là một đặc sản ở Nghệ An gần giống như bánh cuốn không nhân ở miền Bắc nhưng thường ăn nguội. Nguyên liệu chính làm bánh mướt là bột gạo được làm từ gạo Vê (một loại gạo được trồng ở Quỳnh Lưu) hoặc gạo Khang dân có độ nở cao, không quá khô cũng không quá dẻo. Bánh mướt có độ dài bằng ngón tay trỏ hoặc gang tay, trắng và mềm, không dính vì đã được phết lớp dầu lúc cuốn. Bánh hấp chín được kéo ra, rồi ngay lập tức, người ta sẽ cuộn tròn và xếp vào cái thúng đã lót sẵn lá chuối. Bánh mướt thường chấm với nước mắm vắt chanh. Nhiều nơi còn làm thêm nham từ rau nhút hoặc củ chuối để ăn kèm. Ngoài ra cách ăn đặc trưng ở Nghệ An, Hà Tĩnh là ăn cùng với các loại nước súp như lươn, vịt, gà, bò hầm hoặc xáo lòng (nội tạng lợn nấu canh như tim, gan, lòng, cật, dạ dày, dồi và tiết). Ở Nghệ An có rất nhiều quán bánh mướt ven đường và hàng rong, bán từ sáng sớm đến tối muộn. Một số vùng ở đây được biết đến với cách làm bánh mướt có vị thơm ngon trứ danh, chẳng hạn như bánh mướt chợ Gám (Xuân Thành, Yên Thành), bánh mướt làng nghề Lam Trung (Hưng Lam, Hưng Nguyên), bánh mướt Diễn Châu, bánh mướt Đô Lương, làng Quy Chính ở gần chợ Sa Nam (Nam Đàn). Bánh cuốn Mễ Sở Bánh cuốn Mễ Sở hay còn gọi là Bánh cuốn Phú Thị, xuất xứ từ thôn Phú Thị, Xã Mễ Sở, Huyện Văn Giang, Tỉnh Hưng Yên. Nguyên liệu chính của nhân bánh là thịt lợn nhưng phải là phần thịt nạc nguyên. Thịt được băm nhỏ, sau đó được xào lên cũng với nước mắm, bột ngọt, vài lát nấm hương, mộc nhĩ hạt tiêu... khi thịt đã se se lại được đưa ra và để riêng. Không như các loại bánh cuốn khác chỉ khi có khách mới bắt đầu làm, vỏ bánh của bánh cuốn Mễ Sở có thể xếp chồng lên nhau rồi sau đó vẫn có thể cuốn. Bánh cuốn Mễ Sở khác ở chỗ cách cuốn là sẽ cho nhân dải đều ở phần đầu bánh sau đó sẽ cuộn tròn hết bánh. Bánh cuốn Mễ Sở có thể ăn nguyên cái bằng tay hoặc cắt thành từng khúc nhỏ và dùng dĩa sau đó chấm với nước chấm để ăn. Bánh ướt Diên Khánh Bánh ướt Diên Khánh là một món ăn nổi tiếng ở Nha Trang. Món ăn này ở phố bánh ướt Diên Khánh. Tuy gọi là phố nhưng thực chất nơi đây là một con đường nơi tụ tập rất nhiều các hàng bán bánh ướt, những hàng quán này được mở từ 4 giờ sáng đến tận đêm khuya. Do đó, khách muốn có thể dùng món này bất cứ khi nào. Không quá cầu kỳ như những món ăn khác, "Bánh ướt Diên Khánh" được làm một cách đơn giản, vớt bánh từ lò ra người bán cho vào dĩa, cho hành mỡ, đậu xanh hoặc ruốc rồi kèm theo chén nước chấm. Bánh ướt được làm từ gạo, gạo được vo rồi xay nhuyễn, hòa trộn cùng nước rồi được hấp trên những lò đất. Đây là những lò được xây nên bằng đất, bên trên để một chảo gang và dùng vải mỏng căn ở trên. Bánh ướt nóng dùng kèm với chả vùng Diên Khánh và mắm thường là nước mắm hoặc mắm nêm. Bánh cuốn ngoài Việt Nam Ở châu Âu, bánh cuốn bán trong các quán ăn của người Việt có cách làm hơi khác. Vỏ bánh thường được tráng trong chảo có láng dầu thay vì được hấp trên nồi nước sôi.
Bún thang là một đặc sản ẩm thực của người Hà Nội. Cách làm Làm bún thang là một quá trình cầu kỳ, từ phần chuẩn bị đến nấu. Ước tính phải cần đến 20 nguyên liệu mới đủ để làm bún thang. Rau răm, mùi tàu, trứng gà rán mỏng, lườn gà xé, giò lụa thái sợi rải đều trên nền bún trắng. Bún phải là loại bún sợi nhỏ. Trên rắc ruốc tôm. Nước dùng phải là loại nước trong, nóng chan vừa bát. Ăn bún thang có thể kèm gia vị như giấm, ớt, tỏi, hạt tiêu hoặc thêm chút mắm tôm. Để có nồi nước dùng ngon cũng là một sự tổng hợp có chọn lọc từ xương gà và mực khô (để ngọt nước). Sẽ vô cùng thiếu sót nếu viết về bún thang Hà Nội mà không nhắc đến phần đặc biệt nhất của nó: tinh dầu cà cuống. Chỉ cần một chút đầu tăm điểm vào bát bún thang sẽ dậy mùi thơm đặc biệt. Tiếc là hiện nay cà cuống đã không còn nhiều nữa, người ta đã dùng hóa chất để thay thế song mùi thơm hơi hắc hơn. Một bát bún thang đầy đủ sẽ không thể thiếu củ cải ngâm, hay còn được biết dưới cái tên gốc Tàu là ca-la-thầu. Một dị bản của bún thang là bún thang khô: nước dùng không chan cùng bát mà chỉ tráng qua bún cho nóng. Vẫn đầy đủ các vị kể trên song không húp như khi ăn bún nước.
Chiến tranh biên giới Việt Nam – Campuchia (phiêm âm của UNGEGN: Sângkréam Kâmpŭchéa-Viĕtnam) là cuộc xung đột quân sự giữa Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Campuchia Dân chủ. Phía Những người theo chủ nghĩa dân tộc Khmer gọi là Việt Nam xâm lược Campuchia (-Karchhléanpéan rôbâs Viĕtnam môk Kâmpŭchéa) còn phía Việt Nam gọi đây là Chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và cùng quân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng hay còn gọi ngắn gọn là Chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, và Chính quyền Vương quốc Campuchia hiện tại gọi đây là Cuộc chiến giải phóng đất nước khỏi chế độ diệt chủng Khmer Đỏ. Trong tất cả văn bản của Liên hợp quốc đều không nêu tên đích danh Việt Nam và chỉ sử dụng cụm từ can thiệp vũ trang của nước ngoài tại Campuchia - foreign armed intervention in Kampuchea mà không hề sử dụng cụm từ "xâm lược" để mô tả hành động của Việt Nam hay coi đây là hành động vi phạm luật pháp quốc tế. Cuộc chiến có nguyên nhân từ việc quân Khmer Đỏ tấn công quân sự vào lãnh thổ Việt Nam, giết chóc người dân, đặc biệt là vụ thảm sát Ba Chúc khiến hơn 3.000 dân thường Việt Nam thiệt mạng. Cuộc chiến bắt đầu vào ngày 13/12/1978 khi 10 trong 19 sư đoàn (khoảng 50.000 đến 60.000 quân) của Quân đội Khmer Đỏ được sự trang bị và hậu thuẫn của Trung Quốc tiến công xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới. Ba sư đoàn đánh vào Bến Sỏi với mục tiêu chiếm thị xã Tây Ninh, 2 sư đoàn đánh vào Hồng Ngự (Đồng Tháp), 2 sư đoàn đánh khu vực Bảy Núi (An Giang), 1 sư đoàn đánh Trà Phô, Trà Tiến (Kiên Giang). Đáp lại yêu cầu của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia và nhân dân Campuchia, Quân đội nhân dân Việt Nam bắt đầu mở chiến dịch tấn công Khmer Đỏ từ ngày 23/12/1978 đến 07/01/1979. Cuộc tiến công diễn ra chớp nhoáng đã đẩy lùi lực lượng Khmer Đỏ đang chiếm đóng lãnh thổ Việt Nam về phía bên kia biên giới hai nước. Sau khi lực lượng Khmer Đỏ bị đẩy lùi, Quân đội nhân dân Việt Nam tiến quân vào Campuchia để phối hợp với các lực lượng cách mạng Campuchia tiến công vào các cơ sở chính quyền và quân sự của Khmer Đỏ và lật đổ chính quyền này từ Trung ương tới địa phương. Ngày 07/01 hàng năm được chính quyền Vương quốc Campuchia hiện nay chọn là Ngày Chiến thắng chế độ diệt chủng Khmer Đỏ. Việc đánh đổ Khmer Đỏ đã được thực hiện xong từ năm 1979, tuy nhiên tàn quân Khmer Đỏ vẫn còn tồn tại và đe dọa chính phủ mới tại Campuchia dẫn tới việc Việt Nam đóng quân ở lại Campuchia trong suốt 10 năm tiếp theo. Khái quát Cuộc chiến có thể chia làm 4 giai đoạn: Giai đoạn 1: Từ giữa năm 1975 đến cuối năm 1978: Khmer Đỏ tổ chức nhiều cuộc tấn công vào lãnh thổ Việt Nam, phá hủy nhiều ngôi làng và giết hại hàng ngàn thường dân Việt Nam. Phía Việt Nam chỉ tổ chức phòng ngự và cố đàm phán tìm giải pháp hòa bình, nhưng Khmer Đỏ bác bỏ. Giai đoạn 2: Từ tháng 12 năm 1978 đến tháng 5 năm 1979: Khmer Đỏ tổ chức cuộc tấn công lớn nhất vào lãnh thổ Việt Nam với 19 sư đoàn nhưng bị phía Việt Nam đánh bại. Sau cuộc tấn công, Việt Nam thấy không có cơ hội để đàm phán hòa bình nên đã tổ chức tấn công lớn vào Campuchia, lật đổ Khmer Đỏ và lập nên chế độ mới do Heng Samrin đứng đầu. Tàn quân Khmer Đỏ chạy sang ẩn náu bên kia biên giới Thái Lan. Giai đoạn 3: Từ giữa năm 1979 đến cuối năm 1985: Khmer Đỏ với sự trợ giúp về lương thực, vũ khí của Thái Lan, Trung Quốc và Hoa Kỳ đã tổ chức đánh du kích và đe dọa sự tồn tại của chế độ Cộng hòa Nhân dân Campuchia. Năm 1982, Việt Nam rút bớt quân khỏi Campuchia, ngay sau đó Khmer Đỏ hoạt động mạnh trở lại và chiếm một số khu vực. Nhận thấy quân đội Cộng hòa Nhân dân Campuchia còn rất yếu ớt nên không thể tự chống cự được, Việt Nam buộc phải tiếp tục đóng quân tại Campuchia để bảo vệ chế độ Hun Sen và truy quét Khmer Đỏ. Mùa khô 1984–1985, cuộc tấn công quyết định của Việt Nam đã phá hủy các căn cứ chính của Khmer Đỏ, khiến Khmer Đỏ suy yếu đi nhiều và không còn đủ sức đe dọa chế độ mới của Campuchia. Giai đoạn 4: Từ 1986 tới 1989: Sau chiến dịch mùa khô năm 1985, nhận thấy chế độ Cộng hòa Nhân dân Campuchia đã tự đứng vững được, từ năm 1986, Việt Nam rút dần quân khỏi Campuchia và đến năm 1989 thì rút hết. Nhân việc Việt Nam rút quân, các lực lượng tàn quân của Khmer Đỏ định tái hoạt động, nhưng bị quân đội Hun Sen đánh bại. Khmer Đỏ dần tan rã, các lãnh đạo bị bắt và bị đưa ra xét xử ở tòa án quốc tế. Bối cảnh Từ cuối Chiến tranh Việt Nam, Việt Nam và Campuchia xuất hiện nhiều mâu thuẫn. Đại tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam Phạm Văn Trà cho biết: năm 1972, nhiều đơn vị của Quân khu 9 sang Campuchia đã bị Khmer Đỏ giết hại. Một bệnh viện của Sư đoàn 1 tại Takéo cũng bị Pol Pot phá hủy. Tính 6 tháng đầu năm 1972, riêng Quân khu 203 (Quân khu Đông Nam của Campuchia) đã xảy ra 26 vụ giết bộ đội Việt Nam, 17 vụ cướp vũ khí, 385 vụ bắt cóc, 413 vụ tịch thu hàng hóa. Sáu tháng đầu năm 1973, quân Khmer Đỏ gây ra 102 vụ, giết và làm bị thương 103 bộ đội Việt Nam, cướp hàng chục tấn lương thực, vũ khí. Từ năm 1970 đến 1973, khi Quân đội Nhân dân Việt Nam tập trung lực lượng đánh Mỹ và chế độ Việt Nam cộng hòa thì Khmer Đỏ đã gây ra 174 vụ khiêu khích, tập kích các hậu cứ, cướp vũ khí, lương thực, giết hơn 600 cán bộ và binh lính của họ. Khmer Đỏ tăng cường xâm lấn vùng tây sông Sa Thầy, nam đường 19 thuộc tỉnh Gia Lai - Kon Tum. Đêm 3/1/1976, Khmer Đỏ tràn sang làng Xộp (xã Mo Ray, huyện Sa Thầy) đốt hết nhà cửa, cướp phá tài sản và bắt đi 130 dân làng. Đến tháng 6/1976, Khmer Đỏ tăng cường lực lượng ra sát biên giới, xâm canh lấn đất ở các tỉnh Long An, Bình Phước, Tây Ninh... và thực hiện các hành động khiêu khích như bắn vào đội tuần tra, uy hiếp nhân dân đang đi lại làm ăn gần đường biên, tập kích, đốt phá, bắt cóc, gài mìn gây sát thương. Do bị Khmer Đỏ truy sát, hàng chục ngàn người Campuchia đã chạy trốn sang Lào, Thái Lan, Việt Nam. Trong 2 năm (1975 - 1976), đã có trên 15.000 người Campuchia chạy sang Việt Nam. Tranh chấp và xung đột biên giới xảy ra liên tục trong các năm 1977 và 1978, nhưng cuộc xung đột thực ra đã bắt đầu ngay sau khi quân Giải phóng tiến vào Sài Gòn. Ngày 4 tháng 5 năm 1975, một toán quân Khmer Đỏ đột kích đảo Phú Quốc, 6 ngày sau quân Khmer Đỏ đánh chiếm và hành quyết hơn 500 dân thường ở đảo Thổ Chu. Tức giận vì hành vi gây hấn của Khmer Đỏ, chính quyền Hà Nội phản công giành lại các đảo này. Trận đánh ở Phú Quốc làm nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam mới thành lập lo ngại, vì cùng thời gian đó, quan hệ Việt Nam và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đang xấu đi. Mối lo ngại này càng tăng thêm vì sự hiện diện của cố vấn Trung Quốc ở Campuchia và Trung Quốc tăng cường viện trợ quân sự cho lực lượng vũ trang Khmer Đỏ. Từ đầu năm 1977, quân Pol Pot lại mở cuộc tiến công vào các đồn biên phòng Việt Nam ở Bu Prăng (Đắc Lắc), vùng Mỏ Vẹt (Long An) và một số nơi ở Tây Ninh, Đồng Tháp, An Giang. Tiếp theo sau cuộc đột kích vào các đảo Thổ Chu và Phú Quốc, bên cạnh nhiều cuộc đột kích nhỏ, Khmer Đỏ tiến hành hai cuộc xâm nhập quy mô lớn vào Việt Nam. Cuộc xâm lược lớn đầu tiên diễn ra vào đêm 30 tháng 4 năm 1977, quân chính quy Khmer Đỏ sử dụng lực lượng cấp sư đoàn và lực lượng địa phương các tỉnh biên giới, bất ngờ đồng loạt tiến sâu 10 km vào lãnh thổ Việt Nam. Khmer Đỏ đánh vào 13 đồn công an vũ trang và 14/16 xã trên dọc tuyến biên giới, từ Vĩnh Gia đến Vĩnh Xương, chiếm một số vùng ở tỉnh An Giang và tàn sát một số lớn dân thường. Phía Việt Nam ghi nhận việc Khmer Đỏ đã giết hại 222 người, làm bị thương 614 người, bắt đi 10 người, đốt cháy 552 nhà dân, cướp 134 tấn lúa, phá hoại hàng trăm héc-ta lúa đang đến mùa gặt; cướp phá nhiều tài sản của người dân Việt Nam...Ngay trong đêm 30/4/1977, Sư đoàn 330 của Việt Nam được lệnh cơ động chiến đấu trên biên giới tỉnh An Giang, phối hợp với lực lượng vũ trang An Giang thực hiện nhiều trận đánh phản kích, khôi phục những địa bàn bị Khmer Đỏ chiếm đóng. Tháng 6-1977, lãnh đạo Khmer Đỏ ra nghị quyết coi Việt Nam “là kẻ thù số một, kẻ thù vĩnh cửu” của Campuchia và từ đây, Khmer Đỏ chính thức mở rộng xung đột thành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Cuộc tấn công lớn thứ hai diễn ra vào ngày 25 tháng 9 năm 1977, 9 sư đoàn chủ lực Khmer Đỏ cùng lực lượng địa phương mở cuộc tiến công đánh sang các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Long An, Đồng Tháp lên hướng Tây Ninh. Riêng ở tỉnh Tây Ninh, 4 sư đoàn quân Khmer Đỏ đánh chiếm nhiều điểm ở các huyện Tân Biên, Bến Cầu, Châu Thành, đốt phá 471 ngôi nhà, làm gần 800 người dân bị giết, bị thương hoặc mất tích. Tính từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 đến tháng 6 năm 1977, quân Khmer Đỏ đã xâm phạm biên giới Việt Nam trên 2.000 lần, sát hại hơn 4.000 người dân. Tính từ tháng 5-1975 đến giữa năm 1978, Khmer Đỏ đã tàn sát hơn 5.000 dân thường Việt Nam, làm bị thương gần 5.000 người, bắt và đưa đi hơn 20.000 người; hàng nghìn trường học, bệnh viện, cơ sở y tế, nhà thờ, chùa chiền bị đốt phá, trâu, bò bị cướp, giết, hoa màu bị phá hoại; hàng vạn héc-ta ruộng đất và đồn điền cao su ở vùng biên giới Tây Nam Việt Nam bị bỏ hoang; khoảng nửa triệu dân sát biên giới với Campuchia phải bỏ nhà, bỏ đất, bỏ ruộng chạy sâu vào nội địa. Để trả đũa, ngày 31 tháng 12 năm 1977, Quân đội Nhân dân Việt Nam tập trung 8 sư đoàn mở đợt phản công, đánh thiệt hại 5 sư đoàn Khmer Đỏ, đánh vào sâu 20–30 km trong đất Campuchia đến tận Neak Luong rồi mới rút lui từ ngày 5 tháng 1 năm 1978. Cuộc tấn công này được xem là lời "cảnh cáo" cho Khmer Đỏ. Đến thời điểm này Việt Nam vẫn tin rằng ban lãnh đạo Khmer Đỏ chia thành hai phái thân Việt Nam và chống Việt Nam và chưa rõ phái nào sẽ thắng thế. Phía Việt Nam đề nghị một giải pháp ngoại giao nhằm thiết lập một vùng phi quân sự dọc biên giới, nhưng Pol Pot từ chối. Ngày 31 tháng 12 năm 1977, Pol Pot đơn phương cắt đứt quan hệ ngoại giao với Việt Nam và giao tranh tiếp diễn. Ngày 1 tháng 2 năm 1978, Trung ương Đảng Cộng sản của Pol Pot họp bàn chủ trương chống Việt Nam và quyết định thành lập 15 sư đoàn. Trong nghị quyết của họ có ghi: "Chỉ cần mỗi ngày diệt vài chục, mỗi tháng diệt vài ngàn, mỗi năm diệt vài ba vạn thì có thể đánh 10, 15, đến 20 năm. Thực hiện 1 diệt 30, hy sinh 2 triệu người Campuchia để tiêu diệt 50 triệu người Việt Nam". Pol Pot đã điều 13 trong số 17 sư đoàn chủ lực và một số trung đoàn địa phương liên tục tấn công vào lãnh thổ Việt Nam, có nơi vào sâu tới 15–20 km. Trong các đợt tấn công đó, Khmer Đỏ đã thực hiện thảm sát đối với người Việt Nam. Rạng sáng 17/3/1978, một trung đoàn Khmer Đỏ bất ngờ tấn công vào khu vực Bù Đốp (Bình Phước), thảm sát 247 người, 291 nóc nhà và khoảng 14 tấn lương thực bị thiêu rụi. Vụ thảm sát lớn nhất là vụ thảm sát Ba Chúc vào tháng 4 năm 1978 với 3.157 dân thường bị giết hại, trong đó hơn 100 gia đình bị giết cả nhà. Từ năm 1975 cho tới năm 1978, có tới 30 ngàn người Việt Nam bị Khmer Đỏ sát hại trong các cuộc tấn công dọc biên giới. Tính từ tháng 5/1975 đến ngày 23/12/1978, quân Khmer Đỏ đã giết hại hơn 5.230 dân thường Việt Nam, làm bị thương gần 5.000 người, bắt cóc hoặc đưa đi thủ tiêu hơn 20.000 người. Ngày 5/2/1978, Chính phủ Việt Nam ra tuyên bố ba điểm đề nghị 2 bên thương lượng, tránh tiếp tục đổ máu: (1) Chấm dứt mọi hoạt động quân sự, rút lực lượng vũ trang cách biên giới 5 km; (2) Hội đàm tiến tới ký hiệp ước hữu nghị và không xâm lược, ký hiệp ước về biên giới; (3) Thỏa thuận về một hình thức thích hợp bảo đảm thông lệ quốc tế và giám sát quốc tế. Việt Nam cố gắng giải quyết cuộc xung đột một cách hòa bình thông qua đàm phán ngoại giao, nhưng Khmer Đỏ từ chối đàm phán, Trung Quốc không chịu làm trung gian hòa giải, còn Liên Hợp Quốc không có biện pháp gì phản hồi lại các phản đối của chính quyền Việt Nam về các hành động gây hấn của Khmer Đỏ. Việt Nam phải chuyển sang sử dụng vũ lực để giải quyết cuộc xung đột. Từ tháng 12 năm 1977 đến 14 tháng 6 năm 1978, hơn 30 vạn thường dân Việt Nam phải tản cư vào sâu trong nội địa, bỏ hoang 6 vạn ha đất sản xuất, hàng nghìn nhà cửa bị đốt phá. Theo cuốn "Cuộc chiến tranh bắt buộc" của Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam Nguyễn Văn Hồng, trong các trận đánh dọc biên giới trong giai đoạn này, ước tính Việt Nam bị thương vong 8.500 bộ đội, trong đó số chết là gần 3.000 người. Trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 11/1978, Việt Nam đã giúp lực lượng Campuchia thân Việt Nam phát triển 15 tiểu đoàn, 5 khung tiểu đoàn, 24 đội công tác, xây dựng được các tổ chức đảng, chuẩn bị thành lập mặt trận và bộ máy lãnh đạo sau khi đánh đổ Khmer Đỏ. Ngày 13 tháng 12 năm 1978, được sự trang bị và hậu thuẫn của Trung Quốc, Khmer Đỏ đã huy động 19 trong 23 sư đoàn (khoảng 80.000 đến 100.000 quân) tiến công xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới. Ba sư đoàn đánh vào Bến Sỏi với mục tiêu chiếm thị xã Tây Ninh, 2 sư đoàn đánh vào Hồng Ngự (Đồng Tháp), 2 sư đoàn đánh khu vực Bảy Núi (An Giang), 1 sư đoàn đánh Trà Phô, Tà Teng (xã Phú Mỹ, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang). Tại những vùng chiếm đóng, Khmer Đỏ đã thực hiện sách lược diệt chủng đối với người Việt, như đã làm với người Khmer. Quân đội Việt Nam đã chống trả quyết liệt và đã kìm chân bước tiến, đồng thời tiêu hao sinh lực của quân Khmer Đỏ. Các hướng tiến quân của Khmer Đỏ bị chặn lại và không thể tiến lên. Ngoại trừ Hà Tiên bị chiếm giữ trong thời gian ngắn, không một thị xã nào của Việt Nam bị chiếm. Theo thống kê từ Việt Nam, từ tháng 6-1977 đến tháng 12/1978, họ đã tiêu diệt 38.563 quân Khmer Đỏ, bắt sống 5.800 lính khác. Theo Tạp chí Time, quân Việt Nam tiến hành các cuộc không kích và giao tranh trên bộ, đánh vào các đơn vị quân Khmer Đỏ dọc biên giới nhằm làm suy yếu quân Khmer Đỏ trước khi quân Việt Nam bắt đầu chiến dịch đã tiêu diệt khoảng 17.000 quân Khmer Đỏ. Lực lượng hai bên Việt Nam Chỉ huy trực tiếp chiến dịch là trung tướng Lê Trọng Tấn, lực lượng được huy động bao gồm: Quân khu 5 của thiếu tướng Đoàn Khuê: gồm hai sư đoàn 307, 309 và Lữ đoàn đặc công 198 xuất quân từ căn cứ ở Ou Ya Dav (Rattanakiri) mà Quân khu 5 đã làm chủ được từ tháng 11/1978 đánh dọc theo quốc lộ 78 (Campuchia, nối với đường 19 Việt Nam), quốc lộ 64, quốc lộ 62 về hướng Tây để tiêu diệt quân Khmer Đỏ ở Rattanakiri, Stung Treng, và các tỉnh tây bắc Campuchia giáp Lào và Thái Lan. Quân khu 7 của trung tướng Lê Đức Anh: gồm các sư đoàn 5, 302, 303, Trung đoàn đặc công 117, được tăng cường thêm một số đơn vị của Quân đoàn 3 như Lữ đoàn 12 thiết giáp, những trung đoàn chủ lực các tỉnh Tây Ninh, Long An, Sông Bé, Trung đoàn 262 pháo binh, Trung đoàn 26 thiết giáp, Trung đoàn công binh 25 quân khu 7 (gồm các tiểu đoàn 739 cầu đường, tiểu đoàn 278 bom mìn, tiểu đoàn 98 xe máy, tiểu đoàn 741 cầu phà), 3 tiểu đoàn Khmer UFNSK. Lực lượng quân khu 7 từ phía bắc Tây Ninh và từ khu căn cứ của UFNSK quanh Snuol tiến quân lên hướng Bắc dọc theo Quốc lộ 13 (Việt Nam) và Quốc lộ 7 (Campuchia) đánh chiếm Kratié (đông bắc Campuchia), vượt sông Mekong ở Sambour đánh vu hồi vào Kampong Cham rồi sang Kampong Thom, Siem Reap, Battambang. Quân đoàn 3 của thiếu tướng Nguyễn Kim Tuấn, gồm các Sư đoàn 10, 31, 320, được bổ sung Sư đoàn 302, đánh từ Tây Ninh, vượt qua tỉnh Kampong Cham cũ đến sông Mê Kông và đánh vào Phnôm Pênh từ phía bắc. Quân đoàn 4 của thiếu tướng Hoàng Cầm, gồm các Sư đoàn 7, 9, 341, được bổ sung thêm Sư đoàn 2 (quân khu 5), cùng Lữ đoàn 22 thiết giáp, Lữ đoàn 24 pháo binh, Lữ đoàn 25 công binh và 3 tiểu đoàn Khmer của Mặt trận Đoàn kết Dân tộc Cứu nước Campuchia (UFNSK) thân Việt Nam, tấn công từ hướng tây và tây nam Tây Ninh, sau khi đã tái chiếm những vị trị trên tỉnh lộ 13, theo đường 1 qua tỉnh Svay Riêng nhắm đánh bến phà chiến lược Neak Luong để đến Phnôm Pênh. Quân đoàn 2 do thiếu tướng Nguyễn Hữu An làm tư lệnh và thiếu tướng Lê Linh làm chính ủy, gồm các Sư đoàn 304, 325, được bổ sung Trung đoàn bộ binh 8, cũng từ Tịnh Biên (An Giang - Hà Tiên) đánh theo hướng tây để hỗ trợ lực lượng Quân khu 9 đánh về Phnôm Pênh, chiếm Kampot và vùng duyên hải Đông Nam Campuchia. Sư đoàn 306 mới thành lập không kịp tham gia chiến dịch vì chưa hoàn thành công tác huấn luyện. Từ An Giang, quân Việt Nam chia quân tấn công hai hướng. Hướng thứ nhất theo Quốc lộ 2 tiến về hướng Bắc đánh về Phnôm Pênh. Hướng thứ hai tiến theo duyên hải về hướng Tây đánh chiếm hải cảng Kompong Som, Sư đoàn 304 được dùng làm dự bị, có thể được dùng tăng cường trong trường hợp Quân đoàn 4 tấn công Phnôm Pênh gặp khó khăn. Quân khu 9 của thiếu tướng Nguyễn Chánh: gồm các sư đoàn 4, 330, 339 từ khu vực Tịnh Biên tấn công qua tỉnh Takéo, hướng về Phnôm Pênh. Lực lượng đổ bộ đường biển gồm Lữ đoàn 126 và Lữ đoàn 101 hải quân đánh bộ đổ bộ vào vùng duyên hải đông nam Campuchia để chiếm Ream và cảng Sihanoukville trên bán đảo Kampong Som. Đoàn 901 không quân: gồm Sư đoàn không quân 372 được trang bị máy bay tiêm kích F-5, máy bay cường kích A-37, máy bay trực thăng UH-1, Mi-24, máy bay vận tải C-130, C-119, C-47 và 1 phân đội MiG-21 từ Trung đoàn 921. Tổng quân số ước tính: 250.000 người, gồm 18 sư đoàn bộ binh, nhiều trung đoàn, lữ đoàn binh chủng và đội địa phương. Về trang bị vũ khí có 600 tăng thiết giáp, hơn 400 khẩu pháo cỡ lớn và 139 máy bay chiến đấu, máy bay vận tải, 10.000 xe ô tô. Các sư đoàn Việt Nam đều có các đơn vị cơ hữu thiết giáp, pháo binh, pháo phòng không và một lữ đoàn công binh. Theo phía Việt Nam, có 10.000 - 15.000 quân UFNSK tham gia chiến dịch, tuy nhiên theo các phân tích viên quốc tế, đây là con số phóng đại, chỉ có chừng vài trăm quân UFNSK trực tiếp tham gia chiến dịch, còn lại đại bộ phận làm công tác liên lạc, đảm bảo hậu cần, phiên dịch... Để phát huy tối đa hiệu suất chiến đấu, QĐNDVN tái sử dụng lại một số máy bay, xe thiết giáp của Mỹ mà họ tịch thu được trong chiến tranh trước đây (xe thiết giáp M113, máy bay A-37, trực thăng UH-1). Đồng thời, QĐNDVN đã huy động một số cựu binh quân đội Sài Gòn cũ để vận hành và bảo trì những thiết bị đó; cũng như huy động tối đa lực lượng thanh niên xung phong các tỉnh Nam Bộ làm công tác tải đạn, tản thương và tiếp tế. Khmer Đỏ Theo phía Việt Nam, lực lượng Khmer Đỏ gồm có 23 sư đoàn, còn theo tác giả Steven Heder thì quân Khmer Đỏ gồm chừng 15 sư đoàn. Các sư đoàn này được trang bị tốt bằng vũ khí của Trung Quốc, được chỉ huy bởi các chỉ huy dày dạn kinh nghiệm trong các cuộc chiến tranh vừa qua, gồm nhiều binh lính trung thành đến cuồng tín, nhưng các sư đoàn này cũng đã bị nhiều hao tổn trong những lần giao tranh trước và quân số mỗi sư đoàn chỉ chừng 3.000-5.000 người, bằng một nửa quân số của sư đoàn Việt Nam. Các sư đoàn: 164, 170, 290, 310, 450, 703, 801, 902 Một số máy bay chiến đấu T-28. Một phân đội MiG-19, số MiG-19 này không kịp tham chiến vì không có phi công và rơi vào tay quân Việt Nam khi họ chiếm Phnôm Pênh Một sư đoàn thủy quân lục chiến, nhưng chiến đấu như bộ binh Một sư đoàn hải quân, nhưng hầu hết chiến đấu như bộ binh Một sư đoàn không quân, nhưng chiến đấu như bộ binh. Nhiều đơn vị xe tăng và pháo. Chiến dịch phản công (tháng 12 năm 1978 - tháng 1 năm 1979) Tới đầu tháng 12 năm 1978, quân đội Việt Nam được hỗ trợ bởi một số tiểu đoàn Khmer thân Việt Nam đã kiểm soát một vùng đệm dọc biên giới trong lãnh thổ Campuchia từ Mimot đến Snuol ở các tỉnh Kampong Cham và Kratié. Ở phía Bắc, quân Việt Nam cũng kiểm soát một vùng rộng thuộc lãnh thổ Campuchia dọc theo đường 19. Ngày 23 tháng 12 năm 1978, sau khi được tăng viện, với 80.000 quân, quân đội Việt Nam đã tiến hành phản công trên toàn bộ mặt trận, đẩy lùi quân Khmer Đỏ. Sư đoàn 2 cùng trung đoàn chủ lực tỉnh Tây Ninh mở cuộc tấn công nhằm đánh bật các Trung đoàn 23 thuộc Sư đoàn 304 và Trung đoàn 13 thuộc Sư đoàn 221 của Campuchia ra khỏi các vị trí dọc theo tỉnh lộ 13 sát biên giới. Tuy nhiên chiến cuộc chưa chấm dứt, quân đội Việt Nam quyết định mở cuộc tấn công phòng ngừa vào Campuchia vào ngày 25 tháng 12 năm 1978. Đánh chiếm bờ đông sông Mekong Ngày 25 tháng 12 năm 1978 sau khi đánh tan sức kháng cự của quân Khmer Đỏ, các lực lượng Việt Nam thuộc Quân khu 5 nhanh chóng tiến theo đường 19, sư đoàn 309 quét sạch tỉnh Ratanakiri, phía Bắc tỉnh Mondolkiri và tiến vào phía Bắc tỉnh Stung Treng. Sư đoàn 307 tiến theo đường 19, dùng cầu phao vượt sông Srepok và sông Mekong. Tới ngày 3 tháng 1 năm 1979, lực lượng Quân khu 5 tiến dọc sông Mekong chiếm được thị xã Stung Treng. Ở hướng của Quân khu 7, Sư đoàn 5 tiến từ hướng đông và Sư đoàn 303 từ Snuol (tỉnh Kratié sát biên giới với Bình Phước) tiến đến hướng tây bắc cùng đánh vào Kratié do Sư đoàn 260 và 2 trung đoàn địa phương của đặc khu 505 Khmer Đỏ phòng thủ. Các sư đoàn này gặp phải sức kháng cự quyết liệt từ phía quân Khmer Đỏ. Trong cuộc tiến quân, hai Tiểu đoàn 1 và 2 Trung đoàn 316 Sư đoàn 303 bị tập kích bất ngờ nên bị tiêu diệt. Trung đoàn này, cũng như Trung đoàn 33, sau một tháng hành quân, quân số hao hụt mất một nửa. Các đơn vị quân Khmer Đỏ tấn công Sư đoàn 303 gây nhiều tổn thất và suýt chiếm được sở chỉ huy sư đoàn. Tuy nhiên, sau khi không chặn được quân Việt Nam, quân Khmer Đỏ phải rút lui, tới ngày 29 tháng 12, thị xã Kratié rơi vào tay quân đội Việt Nam. Cùng lúc, Sư đoàn 302 tiến về phía Tây đã chiếm được Kampong Cham. Sau đó, hai Sư đoàn 302 và 303 cùng quay lại đánh chiếm thị trấn Chhloung (Kratié) do Sư đoàn 603 Khmer Đỏ chống giữ. Ngày 4 tháng 1, họ chiếm được Chhloung. Kể từ lúc đó, toàn bộ lãnh thổ đông bắc Campuchia ở phía đông sông Mekong coi như bị quân đội Việt Nam kiểm soát. Ở hướng tấn công của Quân đoàn 3 Việt Nam, sáng ngày 31 tháng 12 được pháo binh bắn yểm trợ, xe tăng và bộ binh Việt Nam tiến công và nhanh chóng đánh tan 5 sư đoàn Khmer Đỏ trên toàn tuyến phòng thủ dọc theo biên giới ở tỉnh Kampong Cham (Tboung Khmum hiện nay). Tới cuối ngày, trừ sở chỉ huy quân Khmer Đỏ, toàn bộ các cứ điểm còn lại thất thủ, quân Khmer Đỏ rút chạy về thị trấn Kampong Cham ở bờ tây sông Mekong, bị quân Việt Nam truy kích ráo riết. Không quân Việt Nam cũng tham chiến, tấn công vào tuyến phòng thủ của Khmer Đỏ và ném bom phá hủy một sân bay mà từ đó máy bay T-28 Khmer Đỏ xuất kích ném bom vào các toán quân tiền phương Việt Nam. Sáng ngày 1 tháng 1 năm 1979, sau khi tập hợp lại lực lượng, Quân đoàn 3 đánh chiếm sở chỉ huy Khmer Đỏ sau một giờ giao chiến quyết liệt. Tướng Kim Tuấn hạ lệnh cho các đơn vị dưới quyền truy quét và tiêu diệt các lực lượng Khmer Đỏ còn sót lại. Tới ngày 3 tháng 1, Sư đoàn 320 đã tiến tới bờ đông của bến phà Kampong Cham bên bờ sông Mekong. Tại đây sư đoàn dừng lại, rồi dùng 2 đại đội xe bọc thép mở đường, đánh về phía nam chiếm thủ phủ tỉnh Prey Veng. Trong khi đó, ngày 28 tháng 12, ở phía nam, lực lượng Khmer Đỏ thuộc Quân khu Đông Nam mở cuộc tấn công phòng ngừa dọc biên giới. Quân Khmer Đỏ tiêu diệt một số đơn vị Quân khu 9 bảo vệ biên giới và chiếm một vùng rộng lãnh thổ Việt Nam dọc theo kênh Vĩnh Tế. Cuộc tấn công này làm cho tình hình Quân đoàn 2 của tướng Nguyễn Hữu An trở nên rất khó khăn. Quân Khmer Đỏ đã chiếm được khu vực đầu cầu mà Quân đoàn 2 và lực lượng Quân khu 9 định dùng để tiến vào Campuchia, đồng thời giành được một chiến lũy tự nhiên cản đường tiến của quân Việt Nam. Sau khi nhận được sự chấp thuận từ Bộ chỉ huy, sáng ngày 31 tháng 12, sư đoàn 4 của Quân khu 9 và Trung đoàn 9 của Sư đoàn 304 phối thuộc mở cuộc phản công. Sau 24 giờ giao tranh kịch liệt, quân Việt Nam đã đánh lui quân Khmer Đỏ khỏi bờ tây kênh Vĩnh Tế. Chiều ngày 1 tháng 1, được pháo binh và không quân yểm trợ, Lữ đoàn công binh 219 thuộc Quân đoàn 2 bắc cầu phao vượt sông. Sư đoàn 304 và Lữ đoàn xe bọc thép 203 mở đường tiến vào đất Campuchia. Tới trưa ngày 3 tháng 1, Quân đoàn 2 và Quân khu 9 đã tiêu diệt hoặc đánh tan tất cả các lực lượng Khmer Đỏ ở hạ lưu sông Mekong dọc biên giới. Sở chỉ huy Quân khu Tây Nam của Khmer Đỏ phải rút về Takéo. Tại hướng chủ yếu Tây Ninh, sau ba ngày tấn công, với sự yểm trợ của không quân, trực thăng, pháo binh, hải quân, thiết giáp... Quân đoàn 4 Việt Nam đánh bật được quân Khmer Đỏ khỏi các vị trí Năm Căn, Hòa Hội dọc theo tỉnh lộ 13, và các đơn vị của các Sư đoàn 703, 340, 221 của Khmer Đỏ phải rút về Campuchia thành lập một tuyến phòng thủ mới tại Svay Rieng, tập trung ở cầu Don So. Được 15 xe tăng và xe bọc thép mở đường, cùng với pháo 105mm, 155mm bắn yểm trợ, Sư đoàn 7 của Quân đoàn 4 mở cuộc tấn công vào quân Khmer Đỏ ở Don So. Tuy nhiên sau hai ngày giao chiến với nhiều tổn thất, Sư đoàn 7 vẫn chưa chọc thủng được tuyến phòng phủ của Khmer Đỏ. Tới đêm ngày 1 tháng 1, tướng Hoàng Cầm hạ lệnh cho Sư đoàn 7 tung hết lực lượng dự bị vào trận. Quân Khmer Đỏ kháng cự dữ dội, nhưng sau khi bị thua ở Tây Ninh, quân Khmer Đỏ đã bị mất tinh thần, hơn nữa, do phải chấp nhận một trận đánh quy ước với một địch thủ có hỏa lực, quân số và kinh nghiệm chiến trường trội hơn quá nhiều, nên quân Khmer Đỏ bị tan rã. Tuyến phòng thủ Svay Rieng bị vỡ ngày 2 tháng 1 năm 1979, quân Khmer Đỏ phải rút về Prey Veng và Neak Luong, chỉ để lại một số đơn vị đánh cầm chân Quân đoàn 4. Tới ngày 2 tháng 1 năm 1979, quân đội Việt Nam đánh tan các sư đoàn chủ lực của Khmer Đỏ án ngữ các trục đường số 1, 7 và 2 ở lối vào Phnôm Pênh. Chiều ngày 3 tháng 1, Sư đoàn 7 chiếm được cầu Don So và tới ngày 4 tháng 1 đã làm chủ toàn bộ vùng phía đông sông Mekong. Tới ngày 5 tháng 1, Sư đoàn 7 tiến đến Neak Luong. Đánh chiếm Phnôm Pênh Ngày 6 tháng 1, Quân đoàn 4 và Quân đoàn 3 Việt Nam gồm 9 sư đoàn làm thành hai gọng kìm tiến vào Phnôm Pênh từ phía Đông Nam qua phà Neak Luong và từ phía Bắc qua ngả Kampong Cham. Ở cánh phía nam, Sư đoàn 7 và Sư đoàn 2 của Quân đoàn 4 là mũi chủ công tiến theo quốc lộ 1, Sư đoàn 9 tiến song song bảo vệ sườn phía nam và Sư đoàn 341 bảo vệ sườn phía bắc. Ngày 6 tháng 1 năm 1979, những đơn vị đầu tiên của Sư đoàn 7 Quân đoàn 4 được 1 tiểu đoàn UFNSK hỗ trợ chiếm được bờ phía đông của bến phà Neak Luong. Quân Khmer Đỏ trong khi rút lui vội vã đã không kịp thiết lập công sự phòng thủ. Trong đêm, cách bến phà khoảng hai cây số về phía nam, Trung đoàn 113 cùng Trung đoàn 14 của Sư đoàn 7 được tàu đổ bộ đưa sang bên kia sông, tiến chiếm bờ phía tây của bến phà. Ngày 7 tháng 1, toàn bộ đội hình Quân đoàn 4 tiến hành vượt sông. Do sự tan rã nhanh chóng của lực lượng phòng thủ biên giới và sự chủ quan của Pol Pot, quân đội Việt Nam tiến vào Phnôm Pênh từ Neak Luong mà không gặp sức chống cự đáng kể nào. Ở cánh phía bắc, Quân đoàn 3 của tướng Kim Tuấn cũng giao tranh quyết liệt với quân Khmer Đỏ ở Kampong Cham để vượt sông Mekong. Quân Khmer Đỏ thiết lập trận địa phòng ngự dọc bờ tây sông Mekong với nhiều ổ súng máy, súng cối bắn trùm lên mặt sông để ngăn thuyền chở quân Việt Nam đổ bộ. Xa hơn một chút, quân Khmer Đỏ bố trí xe tăng, xe bọc thép, pháo 105mm, 122mm và 155mm để bắn vào quân Việt Nam đang tập trung ở bờ đông sông Mekong. Đêm ngày 5 tháng 1, một toán quân gồm lính trinh sát, công binh và bộ binh định vượt qua bờ sông chiếm một đầu cầu nhỏ, nhưng quân Khmer Đỏ đánh bật họ lại. Tướng Kim Tuấn quyết định dùng hỏa lực áp đảo bắn vào trận địa phòng thủ của quân Khmer Đỏ, rồi cho thả khói mù, dùng thuyền chuyển quân sang bờ tây. Mặc dù rất nhiều thuyền bị trúng đạn của quân Khmer Đỏ, Quân đoàn 3 cuối cùng cũng đã thiết lập được một đầu cầu. Một đại đội xe lội nước vượt sông và tỏa ra để đánh vào thị trấn; 2 tiểu đoàn bộ binh cũng vượt được sông, đến 8:30 sáng hôm sau, Kampong Cham thất thủ. Ngay trong sáng ngày 6 tháng 1, lực lượng đột kích Phnôm Pênh, gồm Trung đoàn 28 của Sư đoàn 10 và các đơn vị phối thuộc, dẫn đầu bởi 6 xe lội nước và một số xe thiết giáp M-113 vượt sông, tổng cộng lực lượng lên đến 120 xe quân sự. Lực lượng đột kích vừa hành quân vừa giao chiến với các ổ phục kích của quân Khmer Đỏ, tới chiều tối đã tới bờ sông Tonglé Sap và tổ chức đánh vượt sông để tiến vào Phnôm Pênh. Tuy nhiên Quân đoàn 3 đã không kịp chặn đường Chính phủ Polpot rút chạy khỏi Phnôm Pênh. Việc quân Việt Nam tiến quá nhanh khiến cho Khmer Đỏ chỉ kịp sơ tán bộ máy lãnh đạo. Son Sen chạy xuyên qua mặt trận ngược về phía Việt Nam để tập hợp tàn quân của các sư đoàn thuộc quân khu miền Đông. Pol Pot, Nuon Chea và Khieu Samphan được vài xe Jeep chở quân bảo vệ chạy về Pursat. Ieng Sary chạy về Battambang trên một chuyến xe lửa đặc biệt chở vài trăm nhân viên Bộ ngoại giao. Việc rút lui khẩn khiến nhiều Bộ khác cùng hàng ngàn nhân viên không được thông báo về cuộc rút lui. Các chuyến xe tiếp theo sơ tán Phnôm Pênh bị tắc nghẽn bởi quá nhiều người tìm cách bỏ chạy. Như vậy với việc ban lãnh đạo sơ tán, khoảng 40 ngàn dân chúng và binh lính Khmer Đỏ tại Phnôm Pênh, cũng như các đơn vị phòng thủ các mục tiêu lân cận bị bỏ mặc tự thân vận động. Ngày 7 tháng 1, quân Việt Nam chiếm sân bay Kampong Chhnang và bắt được mười máy bay A-37, ba C-123K, sáu C-47, ba Alouette III cùng một số T-28. Ngoài ra Khmer Đỏ cũng bỏ lại hàng trăm xe tăng và xe bọc thép, rất nhiều đạn dược và lương thực dự trữ chiến lược mà họ không kịp mang theo. Ngày 8 tháng 1, Hội đồng Nhân dân Cách mạng Campuchia do Heng Samrin làm Chủ tịch đã được thành lập với sự hậu thuẫn của Việt Nam. Ở phía Bắc, các sư đoàn của Quân đoàn 3 cũng tiến xuống Phnôm Pênh, sau đó Sư đoàn 320 theo quốc lộ 4 xuống bình định các tỉnh phía nam. Các sư đoàn còn lại theo các quốc lộ 5 và 6 tiến về hướng Tây và hướng Bắc. Họ gặp sức chống cự đáng kể của quân Khmer Đỏ tại Battambang và Siem Reap. Hướng nam, Sihanoukville Tại mặt trận phía nam, từ An Giang, quân Việt Nam bắt đầu vượt biên giới vào ngày 3 tháng 1 năm 1979 và tấn công theo hai hướng. Hướng thứ nhất, Sư đoàn 325 và Sư đoàn 8 tiến về phía Tây, dọc theo quốc lộ số 2. Ngày 5 tháng 1 năm 1979, trong khi lực lượng Quân khu 9 tiến đánh Takéo, sư đoàn 325 bắt đầu tiến theo hướng Tây Bắc. Lực lượng Khmer Đỏ của Quân khu Tây Nam do Ta Mok chỉ huy đã chuẩn bị công sự phòng thủ ở Tuk Meas trên đường 16, ở khoảng giữa biên giới và Chhuk. Phải mất hai ngày giao chiến, Sư đoàn 325 mới có thể đánh tan tuyến phòng ngự của Khmer Đỏ và chiếm được khu vực Tuk Meas. Cùng lúc đó tướng Nguyễn Hữu An cũng tung Sư đoàn 8 theo hướng tây để đánh chiếm quận lỵ Kampong Trach, nằm ở giao điểm với đường quốc lộ ven biển. Nắm quyền chỉ huy trực tiếp trung đoàn xung kích 24, tướng Nguyễn Hữu An dẫn trung đoàn tiến từ Tuk Meas về Chhuk. Các quân xa của Việt Nam gồm xe tăng hạng nặng, xe tải và trọng pháo di chuyển khó khăn trên đường đất và ruộng lúa nên đã bị quân Khmer Đỏ phục kích phá hủy một số xe và pháo, sở chỉ huy của tướng An cũng bị tổn thất và tạm thời mất liên lạc với các lực lượng còn ở phía sau. Tới chiều ngày 7 tháng 1, lực lượng xung kích đã ra đến đường số 3, và trong quá trình tiến công đã đánh tan sư đoàn quân Khmer Đỏ phòng ngự Chhuk. Trong hai ngày 4, 5 tháng 1 năm 1979, từ đảo Phú Quốc, hai phân đội Hải quân Việt Nam gồm một số tàu tuần tiễu loại lớn của Mỹ, hai tàu khu trục Petya của Nga, cùng nhiều tàu chiến nhỏ chuẩn bị chuyển Lữ đoàn Hải quân 101 và 126 đổ bộ. Hải quân cũng lập trận địa pháo 130mm ở mũi đảo Phú Quốc để yểm trợ cho lực lượng đổ bộ. Sẩm tối ngày 6 tháng 1, toán quân đặc công gồm 87 người bí mật đổ bộ và tấn công chiếm một trận địa pháo Khmer Đỏ bảo vệ bờ biển, cùng lúc, pháo 130mm bắt đầu bắn phá các vị trí quân Khmer Đỏ. Lập tức các tàu tuần tiễu loại nhỏ của Khmer Đỏ xuất kích từ quân cảng Ream và các bến cảng nhỏ tấn công vào Hải quân Việt Nam. Sau một trận giao chiến trên biển, do có ưu thế về số lượng và hỏa lực, Hải quân Việt Nam đẩy lùi hoặc đánh chìm hầu hết các tàu Khmer Đỏ, nhưng một tàu của Việt Nam cũng bị trúng đạn, khiến nhiều thủy thủ bị thương vong. Số tàu phóng lôi Khmer Đỏ chạy thoát khỏi cuộc hải chiến và các cuộc không kích của không quân Việt Nam, đến ngày 16 tháng 1 lại bị Hải quân Việt Nam chặn đánh trong vịnh Thái Lan và bị tiêu diệt gần hết. Tối ngày 7 tháng 1, Lữ đoàn hải quân đánh bộ 126 tiến hành đổ bộ ở chân núi Bokor, nằm ở khoảng giữa thị xã Kampot và cảng Sihanoukville. Lữ đoàn đổ bộ được toàn bộ 3 tiểu đoàn và số xe lội nước, xe bọc thép, nhưng do thủy triều lên cao, không có đủ chỗ triển khai đội hình, nên không đổ bộ được số xe tải, và đến tối, 3 tiểu đoàn nữa theo dự định cũng sẽ đổ bộ lại phải rút ra ngoài. Theo kế hoạch, lực lượng Hải quân đánh bộ phải triển khai một lực lượng lớn, theo vùng ven biển đánh chiếm cùng lúc hai cây cầu quan trọng và giao điểm Veal Renh dẫn về bán đảo Kampong Som. Tuy nhiên, một chỉ huy lực lượng lính thủy đánh bộ do nóng vội, đã tập hợp tiểu đoàn của mình, chở trên 12 xe tăng và xe bọc thép tiến về Sihanoukville trước khi trời sáng. Đơn vị này bị một lực lượng lớn Khmer Đỏ vây đánh từ chiều, qua đêm đến suốt ngày hôm sau và cuối cùng bị tiêu diệt gần như hoàn toàn. Đến đêm ngày 7 tháng 1, Hải quân mới đổ bộ thêm được 3 tiểu đoàn của Lữ đoàn 126 và 2 tiểu đoàn của Lữ đoàn 101 lên bãi biển, nhưng số xe tải phải đến ngày 8 tháng 1 mới lên bờ được. Sư đoàn 304 vốn được dùng làm dự bị để tham gia đánh về Phnôm Pênh, nhưng do Quân đoàn 3 và 4 đã đánh được Phnôm Pênh từ ngày 7 tháng 1, nên tướng An dùng sư đoàn này để nhanh chóng giải cứu lực lượng lính thủy đánh bộ và đánh chiếm Sihanoukville. Dẫn đầu bởi một đơn vị xe M-113, Trung đoàn 66 của sư đoàn, kế tiếp là Trung đoàn 9 hành quân suốt đêm ngày 9. Ngày 9 tháng 1, Trung đoàn 66 sau khi gặp lực lượng Hải quân đánh bộ, chuẩn bị giao chiến: không lặp lại sai lầm của Hải quân, Trung đoàn 66 tổ chức chiếm cao điểm xung quanh thành phố trước khi phối hợp với hải quân đánh bộ đánh vào thành phố. Sau khi đánh tan được Sư đoàn 230 Campuchia, quân Việt Nam chiếm được Kampot. Trung đoàn 9 không đến kịp vì một cây cầu sụp đổ khi xe tăng dẫn đầu trung đoàn đi qua. Khi Trung đoàn 9 và Lữ đoàn xe tăng 203 đến thành phố thì Kampot đã rơi vào tay quân Việt Nam, nên lực lượng này được đưa đi đánh quân cảng Ream. Được sự trợ lực của pháo hải quân bắn từ bến cảng lên, cánh quân này chiếm được quân cảng Ream và hải cảng Kampong Som. Tuy nhiên, quân Khmer Đỏ phản công chiếm lại Kampong Som ngày 14 tháng 1, nhưng quân Việt Nam tái chiếm lại vào ngày hôm sau. Hướng thứ hai, Quân khu 9 phụ trách, tiến về phía Bắc đánh chiếm hai thị xã Tan và Takéo. Các sư đoàn Khmer Đỏ trấn giữ quân khu Tây Nam như Sư đoàn 2, 210, 230, 250, bị tan rã và rút lui vào rừng. Kết quả Cuối tháng 1 năm 1979 cuộc phản công của Việt Nam kết thúc thắng lợi. Đến ngày 17 tháng 1 thị xã cuối cùng là Koh Kong rơi vào tay quân đội Việt Nam và chính quyền mới của Campuchia. Từ ngày 23/12/1978 đến 17/1/1979, quân tình nguyện Việt Nam cùng với lực lượng cách mạng Campuchia đã tiêu diệt và làm tan rã 18 sư đoàn Khmer Đỏ (diệt 12.000 lính, bắt 8.800 lính, gọi hàng 3.200 lính và làm tan rã tại chỗ 44.000 lính); giải phóng trên 4 triệu dân Campuchia, thu hồi toàn bộ cơ sở vật chất và phương tiện kỹ thuật quân sự, đập tan bộ máy chính trị của Khmer Đỏ từ trung ương đến cơ sở. Cho tới cuối tháng 3, quân đội Việt Nam coi như chiếm được hết những thành phố và tỉnh lỵ quan trọng của Campuchia và tiến sát tới biên giới Thái Lan. Tuy nhiên tàn quân Pol Pot vẫn tiếp tục chống cự và quấy nhiễu, gây ra nhiều thương vong cho quân đội Việt Nam đồn trú tại Campuchia. Truy quét tàn quân Khmer Đỏ (tháng 1 năm 1979 - tháng 5 năm 1979) Đánh Siem Reap và Battambang Trên chiến trường Campuchia, vì quân Việt Nam tiến quá nhanh chóng, nên quân Khmer Đỏ chỉ bị tan rã chứ chưa bị tiêu diệt hẳn. Nhiều đơn vị đã tập trung lại thành những đơn vị nhỏ, tiếp tục đánh du kích và quấy phá. Sau khi Quân đoàn 4 chiếm được Phnôm Pênh, ngày 7/1/1979 các đơn vị của Quân đoàn 3, Quân khu 5 và Quân khu 7 cũng vượt sông Mekong tiến chiếm và bình định lãnh thổ phía bắc Biển Hồ và sông Tonlé Sap. Quân Khmer Đỏ đã cố gắng kháng cự gần tỉnh Battambang nhưng cũng chỉ có thể làm chậm đà tiến quân của Việt Nam. Họ đã phân tán thành nhiều đơn vị nhỏ tiếp tục đánh du kích. Quân đoàn 2 và các sư đoàn của Quân khu 9 sau khi chiếm được vùng duyên hải cũng tiến dọc theo quốc lộ 4 về hướng Bắc. Mấy ngày sau khi Trung Quốc tiến đánh biên giới Việt-Trung, Quân đoàn 2 rút về bảo vệ Hà Nội. Việt Nam bắt đầu tổng động viên, một số các trung đoàn độc lập được tăng cường lên thành cấp sư đoàn, như các trung đoàn Gia Định 1 và 2, Quyết Thắng 1 và 2, trở thành các Sư đoàn 317, 318 để gửi sang tăng cường mặt trận Campuchia. Trách nhiệm chính trong công tác hành quân vẫn là các đơn vị của Quân đoàn 4. Ngày 8 tháng 1, Sư đoàn 10 theo lệnh của tướng Kim Tuấn thực hiện cuộc hành quân chớp nhoáng truy kích quân Khmer Đỏ. Tới ngày 9, Trung đoàn 24 đã chiếm được Kampong Thom, Trung đoàn 26 cũng đã kiểm soát được đường 6 nối Kampong Thom và Phnôm Pênh, Trung đoàn 66 được lệnh vượt lên trước hai đơn vị này đánh chiếm thành phố Siem Reap ở phía tây bắc biển hồ Tongle Sap. Dùng 36 xe tải chở quân, được xe tăng yểm trợ, trung đoàn nhanh chóng hành quân, tiến được 100 km chỉ trong vòng 2 giờ, đồng thời đánh tan các trạm kiểm soát của Khmer Đỏ dọc đường. Trên đường đi, một đoàn xe chở quân Khmer Đỏ cũng nhập vào đội hình trung đoàn do tưởng nhầm là tàn quân Khmer Đỏ tháo chạy. Do trời tối, không ai phát hiện ra sự nhầm lẫn này. Mãi đến khi hai bên nhận ra nhau thì một trận đánh khốc liệt mới nổ ra, quân Việt Nam tiêu diệt và chiếm toàn bộ đoàn xe gồm 23 xe tải chở quân Khmer Đỏ. Rạng sáng ngày 10, quân Việt Nam đến Siem Reap, quân Khmer Đỏ bị bất ngờ, phải tháo chạy ra bốn phía. Tới khi trời tối thì Trung đoàn 24 thuộc Sư đoàn 10 và Sư đoàn 5 của Quân khu 7 cũng đã tới nơi. Ngày hôm sau, Trung đoàn 24 lại hành quân 100 km nữa đánh chiếm thị xã Sisophon nằm cách biên giới Thái Lan 50 km. Ngày 12 tháng 1, (sau khi trao lại thị xã cho lực lượng Quân khu 5) trung đoàn 24 một tiểu đoàn của Trung đoàn 66 cùng một đại đội xe M-113, pháo phòng không và trọng pháo theo theo đường 5 phía nam Sisophon đánh vào các lực lượng Khmer Đỏ đang tập trung về Battambang và chiếm thành phố ngay trong ngày hôm đó. Ngày 13 tháng 3 năm 1979, tướng Kim Tuấn di chuyển Bộ chỉ huy Quân đoàn 3 đến Battambang để trực tiếp chỉ huy chiến dịch truy quét tàn quân Pol Pot tập trung ở vùng tây nam gần biên giới Thái Lan. Ba ngày sau, ông rời Battambang để đi Siem Reap, trên đường đi khoảng 40 km về hướng bắc Battambang, đoàn xe của ông bị Khmer Đỏ phục kích. Mặc dù lực lượng phục kích bị đè bẹp, chiếc com-măng-ca thứ 3 có Tư lệnh Kim Tuấn ngồi bên cạnh người lái xe bị trúng đạn M79 khiến ông bị thương nặng vùng cột sống và mất ngày hôm sau, ngày 17 tháng 3. Ông là sĩ quan cao cấp nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam hy sinh khi tham chiến ở Campuchia. Ba tháng sau, tháng 6 năm 1979, Quân đoàn 3 của ông rời Campuchia để tham gia phòng thủ biên giới phía bắc với Trung Quốc. Khu vực Tây Nam Trận đánh quan trọng đầu tiên trong chiến dịch bình định diễn ra tại Kampong Speu, nằm trên quốc lộ 4 nối hải cảng Kampong Som với Phnôm Pênh, cách Phnôm Pênh khoảng 50 km. Thị xã này, sau khi quân Khmer Đỏ di tản vội vã, do Trung đoàn 10 thuộc Sư đoàn 339 Việt Nam chiếm đóng. Nhưng ít ngày sau, các lực lượng còn lại của các Sư đoàn 703, 340, 221 từ tuyến phòng thủ Svay Rieng chạy về đã tập trung lại và dự định tái chiếm thị xã. Được tin, Bộ tư lệnh Quân đoàn 4 điều động Sư đoàn 341 đến tăng cường. Trận đánh bắt đầu ngày 21 tháng 1 năm 1979 đến ngày 7 tháng 2 mới kết thúc. Dù bị tổn thất nặng, quân Việt Nam vẫn giữ được Kampong Speu, các lực lượng của 3 sư đoàn Khmer Đỏ bị tan rã, chỉ còn là những nhóm nhỏ hoặc tiếp tục đánh du kích, hoặc rút về biên giới Thái Lan. Giữ vững được Kampong Speu, bảo đảm được giao thông trên quốc lộ 4, quân Việt Nam tiến đánh căn cứ Amleang, nơi mà bộ chỉ huy quân sự của Pol Pot từ Phnôm Pênh rút về trú đóng. Căn cứ này nằm trong một vùng rừng núi hiểm trở, cách Phnôm Pênh khoảng 100 km về phía tây nam. Lực lượng tấn công gồm Sư đoàn 2, Sư đoàn 7, Sư đoàn 9, Sư đoàn 341 của Quân đoàn 4, được tăng cường thêm Sư đoàn 5 của Quân khu 7. Vì lực lượng tấn công quá hùng hậu, quân Khmer Đỏ rút lui, bỏ lại căn cứ Amleang, nhưng họ tìm đủ cách để gây khó khăn và tổn thất cho quân Việt Nam khi họ rút lui khỏi căn cứ bằng đủ mọi cách như phục kích, bắn tỉa, gài mìn, đốt rừng... Chiếm xong được Amleang, quân Việt Nam mở chiến dịch đánh chiếm thị trấn Leach (Phnum Kravanh). Leach là một thị trấn nằm gần quốc lộ số 5 là con đường từ Phnôm Pênh đi Battambang, cách biên giới Thái Lan khoảng 80 km. Trước ngày 7 tháng 1, Leach được Khmer Đỏ sử dụng làm căn cứ tiếp liệu. Sau khi Phnôm Pênh thất thủ, khi quân Việt Nam chưa có đủ thì giờ để chiếm đóng hết các vị trí, Khmer Đỏ dự định biến Leach thành một căn cứ phản công. Phần lớn những lực lượng còn lại được tập trung tại đây gồm nhiều sư đoàn (104, 210, 260, 264, 460, 502). Lực lượng phòng thủ cũng có vài khẩu pháo 105 ly vài xe thiết giáp. Để tấn công Leach, quân Việt Nam đã sử dụng một lực lượng lớn và tấn công làm bốn hướng. Hướng thứ nhất, do Sư đoàn 341 thay thế Sư đoàn 330 đã bị hao hụt quân số quá nhiều khi giải tỏa quốc lộ số 5, đánh chiếm thị xã Pursat để từ đó đánh vào mặt bắc của Leach. Hướng thứ hai do Sư đoàn 9 từ căn cứ Amleang mới chiếm được đánh vào phía đông. Hướng thứ ba do Quân khu 9 phụ trách được tàu đổ bộ chở đến tỉnh Koh Kong, rồi từ đó, tấn công mặt nam. Hướng thứ tư, do Sư đoàn 31, Quân đoàn 3, từ biên giới Thái Lan theo tỉnh lộ 56 đánh ngược về mặt tây của Leach. Vì đây là một trận quyết định, nên trận đánh đã kéo dài trên một tháng. Tất cả các sư đoàn tham chiến đều bị tổn thất nặng. Cuối cùng, căn cứ Leach của Khmer Đỏ bị Sư đoàn 9 chiếm được ngày 29 tháng 4 năm 1979. Trận đánh tại căn cứ Leach là trận đánh có quy mô lớn cuối cùng trên đất Campuchia. Sau khi Leach bị mất, các đơn vị còn lại của Khmer Đỏ rút về các mật khu ở Pailin và Tasanh sát biên giới Thái Lan. Một số khác phân tán thành những đơn vị nhỏ tiếp tục đánh du kích. Giữa tháng 3, quân Việt Nam mở chiến dịch mới đánh chiếm căn cứ Tasanh, nằm ở phía nam Pailin. Tới 28 tháng 3, căn cứ này thất thủ, khiến cho "đại sứ quán" Trung Quốc đóng tại đây phải sơ tán về vùng núi cao. Ban lãnh đạo Khmer Đỏ tại đây cũng bỏ chạy, bỏ lại một phần tài liệu, xe cộ, vũ khí, lương thực dự trữ và 3.000 tấn đạn dược. Các đơn vị của Việt Nam bắt đầu phân nhiệm để hành quân bình định. Nhiều sư đoàn thiện chiến đã bị hao hụt nặng được rút về nước. Những sư đoàn tân lập được gửi qua tăng cường hay thay thế. Phía Việt Nam cho biết, tới cuối tháng 1 năm 1979, quân Việt Nam đã có tới 8.000 thương vong. Riêng Quân đoàn 4, đơn vị chủ lực đánh vào giải phóng Phnôm Pênh, sau 18 tháng chiến đấu (từ giữa năm 1977 tới tháng 1/1979) đã tiến hành 5 chiến dịch cấp quân đoàn, 13 trận đánh cấp sư đoàn, 68 trận cấp trung đoàn và gần 700 trận cấp tiểu đoàn, bị hi sinh 3.446 người, 12.464 người bị thương. Quân chủng Hải quân trong chiến dịch Tà Lơn đã xóa sổ lực lượng hải quân của Khmer Đỏ, làm chủ hoàn toàn vùng biển phía Nam Campuchia với tổn thất là 373 người chết, bị thương 661, mất tích 65 người. Về phía quân Khmer Đỏ, lực lượng này bị thiệt hại rất nặng. Hầu hết các sư đoàn bị đánh tan, khoảng 3/4 lực lượng đã bị mất. Tuy nhiên, Khmer Đỏ vẫn còn khoảng 30.000 quân kịp chạy thoát sang Thái Lan hoặc trốn vào các vùng rừng núi, lực lượng này vẫn còn khả năng quấy phá, phục kích, gây mất ổn định khiến Việt Nam phải duy trì một lực lượng quân sự lớn tại Campuchia. Thành lập chính quyền mới tại Campuchia Ngày 5 tháng 1 năm 1979, 66 đại biểu Campuchia được triệu tập họp ở Mimot để bàn về việc thành lập một đảng cộng sản Campuchia mới. Đảng này lấy lại tên Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia có từ thời 1951. Pen Sovann, một cán bộ Campuchia tập kết về Hà Nội năm 1954, được đề cử giữ chức chủ tịch đảng. Những Uỷ viên thường vụ của đảng gồm Hun Sen, Bou Thang, Chan Kiri, Heng Samrin và Chia Soth. Ngày 8 tháng 1 năm 1979, đài phát thanh Phnôm Pênh loan báo Phnôm Pênh đã được giải phóng bởi những lực lượng cách mạng và nhân dân Campuchia. Một Hội đồng cách mạng được thành lập do Heng Samrin làm chủ tịch. Khoảng mười ngày sau, hội đồng này ký một hiệp ước với Việt Nam, hợp thức hóa sự hiện diện của quân đội Việt Nam trên đất Campuchia. Tới mùa xuân 1981, hiến pháp mới của Campuchia được thông qua, sau đó là cuộc bầu cử toàn quốc để chọn ra 117 đại biểu quốc hội. Hun Sen được bầu làm Bộ trưởng Ngoại giao, Heng Samrin làm Chủ tịch nước. Ba sư đoàn mới được thành lập và đặt dưới Bộ Quốc phòng, nhưng an ninh vẫn được duy trì chủ yếu dựa vào sự hiện diện của 180.000 quân Việt Nam (mà lực lượng chủ chốt là Quân đoàn 4) do thượng tướng Lê Đức Anh chỉ huy. Chính quyền mới của Campuchia chỉ được một số nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa công nhận. Chính phủ của Pol Pot tiếp tục được các nước phương Tây, Trung Quốc và khối ASEAN công nhận và vẫn là thành viên Liên Hợp Quốc. Căng thẳng biên giới với Thái Lan Campuchia bị mất, Thái Lan trở nên một địa bàn chiến lược quan trọng để Trung Quốc có thể giúp đỡ cho Khmer Đỏ tiếp tục cuộc chiến. Sau khi họp xong với Ieng Sary, Đặng Tiểu Bình bí mật cử Cảnh Biểu, Ủy viên Bộ Chính trị, cùng Thứ trưởng ngoại giao Hàn Niệm Long sang Bangkok hội đàm với Thủ tướng Thái Kriangsak Chomanan tại căn cứ không quân Utapao. Sau khi Việt Nam liên minh với Liên Xô và tấn công Campuchia, Thái Lan không còn giữ thái độ trung lập nữa, Kriangsak đồng ý để Trung Quốc dùng lãnh thổ Thái Lan tiếp tế cho Khmer Đỏ. Thủ tướng Thái Kriangsak cũng tìm kiếm hỗ trợ từ Washington nhằm ngăn ngừa Hà Nội. Để biểu thị sự ủng hộ Thái Lan, Hoa Kỳ chuyển giao cho Thái số lượng đạn dược trị giá $11.3 triệu đô la tồn kho tại Thái Lan từ thời chiến tranh Việt Nam. Chính quyền Carter cũng hứa hẹn thúc đẩy việc chuyển giao chiến đấu cơ F-5E và các loại vũ khí hiện đại khác mà Thái đã đặt mua, và tăng lượng vũ khí bán cho Thái từ mức 30 triệu đô la một năm lên 50 triệu. Tuy vậy, trong trường hợp chiến tranh nổ ra, quân Thái Lan vẫn không phải là đối thủ của Việt Nam. Với lực lượng 141.000 quân, số lượng quân Thái chỉ bằng 1/4 quân Việt Nam, và họ không có được kinh nghiệm chiến đấu như quân Việt Nam. Phản ứng quốc tế Sau khi tiến hành đưa quân vào Campuchia, Việt Nam đã chủ động thông báo với Hội đồng Bảo an vào ngày 11/1/1979 theo quy định về tự vệ chính đáng được quy định tại Điều 51 Hiến chương LHQ. Trong đó, Đại sứ Đại sứ Việt Nam Hà Văn Lâu tuyên bố cộng đồng quốc tế trong hai tuần qua đã quá tập trung vào việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia mà quên mất rằng chính quyền Khmer Đỏ đã phạm tội ác diệt chủng suốt thời gian trước đó, việc lật đổ chính quyền Khmer Đỏ là cần thiết để kịp thời ngăn chặn tội ác này. Ông cũng cho rằng Mặt trận Đoàn kết Dân tộc Cứu nước Campuchia đã thực hiện cuộc cách mạng của nhân dân Campuchia khi lật đổ chế độ Khmer Đỏ, việc quân đội Khmer Đỏ tấn công lãnh thổ Việt Nam đã buộc Quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện tự vệ chính đáng theo Hiến chương Liên hợp quốc. Ngày 12/1/1979, Hội đồng Bảo an mời Việt Nam, Cuba, Hoàng tử Norodom Sihanouk phát biểu tại phiên họp của HĐBA. Tại đây, Hoàng tử Norodom Sihanouk cho rằng Việt Nam đã thực hiện một cuộc "xâm lược trắng trợn" kiểu chiến tranh chớp nhoáng và đề nghị HĐBA ra nghị quyết yêu cầu Việt Nam rút quân và ngừng mọi hành động can thiệp vào Campuchia nhưng không đề nghị HĐBA lên án Việt Nam. Tuy nhiên, do bị Liên Xô và Tiệp Khắc bỏ phiếu chống nên yêu cầu của Hoàng tử Norodom Sihanouk không được thực hiện. Hội đồng Bảo an thống nhất sẽ họp lại sau khi Việt Nam rút quân. Đại diện Mỹ Andrew Young cho rằng tuyên bố của Hoàng tử Norodom Sihanouk cơ bản chỉ liên quan tới việc lật đổ chính quyền ở Campuchia. Trung Quốc cáo buộc Liên Xô là "đại bá" và Việt Nam là "tiểu bá". Thay mặt ngoại trưởng Cộng hòa nhân dân Campuchia Hun Sen, Đại sứ Việt Nam Hà Văn Lâu đưa ra đề nghị không nên cho phép Hoàng tử Norodom Sihanouk được phát biểu tại các phiên họp của HĐBA vì cho rằng Hiến chương LHQ không cho phép một nhà nước được sụp đổ được phát biểu tại đây. Đại sứ Hà Văn Lâu cũng cho rằng Việt Nam chỉ chiến đấu với lực lượng vũ trang Khmer Đỏ còn việc Mặt trận Đoàn kết Dân tộc Cứu nước Campuchia lật đổ Khmer Đỏ là công việc nội bộ của Campuchia nên Việt Nam không can thiệp vào việc này, Việt Nam đơn thuần chỉ thực hiện tự vệ chính đáng. Đại sứ Raul Roa của Cuba chỉ trích trực tiếp Hoàng tử Norodom Sihanouk là con tốt của Trung Quốc và cho rằng vị hoàng tử Campuchia phải chịu trách nhiệm khi chính quyền Khmer Đỏ thực hiện các tội ác. Hoàng tử Norodom Sihanouk đã tỏ ra hài lòng khi Mỹ tiếp tục ủng hộ Khmer Đỏ giữ ghế tại Liên hợp quốc mặc dù thừa nhận chính quyền này đã phạm phải nhiều tội ác cũng như không chấp nhận việc Việt Nam can thiệp vào Campuchia. Anh Quốc tuyên bố "dù nhân quyền ở Campuchia có thế nào, không thể tha thứ cho Việt Nam, vốn có nhân quyền cũng đáng lên án, khi vi phạm lãnh thổ Campuchia Dân Chủ". Pháp tuyên bố "Quan niệm rằng vì một chính quyền đáng xấu hổ, mà có thể biện minh cho can thiệp nước ngoài và lật đổ, thật là nguy hiểm.". Na Uy "mạnh mẽ phản đối" các vi phạm nhân quyền của Pol Pot, nhưng vi phạm nhân quyền này "không thể biện hộ cho hành động của Việt Nam". Bồ Đào Nha nói hành động của Việt Nam "vi phạm rõ rệt nguyên tắc không can thiệp" bất chấp hồ sơ nhân quyền "tệ hại" ở Campuchia. New Zealand cũng nói Campuchia Dân Chủ của Pol Pot có nhiều cái xấu, nhưng "việc xấu của một nước không biện minh cho sự xâm lăng lãnh thổ của một nước khác". Australia "hoàn toàn ủng hộ quyền của Campuchia Dân Chủ được độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ". Singapore phát biểu "Không nước nào có quyền lật đổ chính phủ Campuchia Dân Chủ, dù chính phủ này có đối xử tàn tệ nhân dân thế nào. Đi ngược nguyên tắc này có nghĩa là thừa nhận chính phủ nước ngoài lại có quyền can thiệp và lật đổ chính phủ nước khác." và họ lo ngại Việt Nam đang đe dọa an ninh của Singapore và khu vực. Ngày 16/3/1979, Hội đồng Bảo an bỏ phiếu về một nghị quyết do Asean bảo trợ, kêu gọi ngừng bắn trong toàn khu vực, rút quân đội nước ngoài, và giải quyết bằng hòa bình. Liên Xô buộc phải dùng quyền phủ quyết để bác bỏ nghị quyết này. Ngày 21/9/1979, Đại hội đồng tổ chức phiên họp để xác định người đại diện của Campuchia tại Liên hợp quốc. Việt Nam, Liên Xô và 33 nước khác ủng hộ Cộng hòa Nhân dân Campuchia giữ ghế này nhưng 71 nước khác, gồm Trung Quốc, Mỹ, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines (bên ủng hộ Khmer Đỏ mạnh mẽ nhất) ủng hộ Khmer Đỏ, 34 nước bỏ phiếu trắng và 12 nước không bỏ phiếu khiến cho Khmer Đỏ tiếp tục giữ ghế này cho tới năm 1990. Phía Việt Nam và Liên Xô cho rằng Khmer Đỏ đã phạm vào các tội ác diệt chủng và không phải chính quyền chính danh ở Campuchia nên không có tư cách giữ ghế trong Liên hợp quốc. Phía Trung Quốc và 5 nước Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines cho rằng dù bất kỳ chuyện gì đã xảy ra ở Campuchia thì ghế ở Liên hợp quốc vẫn phải thuộc về Khmer Đỏ. Dù bị chỉ trích mạnh mẽ nhưng Khmer Đỏ vẫn coi đây là một chiến thắng ngoại giao của mình. Phiên bỏ phiếu đã bị trì hoãn khi Đại sứ Ấn Độ tại Liên hợp Quốc Brajesh Chandra Mishra đề xuất để trống ghế này nhưng phía Singapore và Malaysia phản đối khi vẫn tiếp tục ủng hộ Khmer Đỏ, sau đó Ân Độ vẫn giữ quan điểm về việc không chấp nhận để một chế độ diệt chủng có ghế trong Liên hợp quốc. Phía Cộng hòa Nhân dân Campuchia cho rằng do họ đang thực tế lãnh đạo đất nước Campuchia một cách đầy đủ và ổn định nên họ mới có quyền nhận được ghế ở Liên hợp quốc. Mặc dù Khmer Đỏ tuyên bố vẫn kiểm soát 1/4 lãnh thổ Campuchia nhưng Pháp cho rằng Khmer Đỏ đã thổi phồng quá nhiều. Đại sứ Tommy Koh Thong Bee của Singapore cho rằng "nếu chúng tôi (những nước ủng hộ Khmer Đỏ) ủng hộ học thuyết can thiệp nhân đạo thì thế giới vốn dĩ đang rất nguy hiểm cho các nước nhỏ thì sẽ còn nguy hiểm hơn cho những nước này". Đại sứ Hà Văn Lâu của Việt Nam khẳng định việc Việt Nam triển khai quân đội ở Campuchia là không liên quan đến lĩnh vực chủ quyền quốc gia, chủ quyền của Campuchia không bị xâm phạm và việc quân đội Việt Nam ở Campuchia là một nhân tố bảo vệ hòa bình và ổn định ở khu vực. Phía Việt Nam cho rằng họ đang thực hiện nghĩa vụ quốc tế về bảo vệ quyền con người chứ không hề xâm phạm chủ quyền Campuchia, việc sử dụng lực lượng vũ trang là biện pháp cuối cùng khi Việt Nam đã chủ động đàm phán ngoại giao với Khmer Đỏ từ năm 1975 nhưng không có kết quả và việc lực lượng vũ trang Việt Nam thực hiện nghĩa vụ quốc tế là biện pháp tương xứng để kịp thời chấm dứt tội ác chống lại loài người do Khmer Đỏ thực hiện ở Campuchia. Ngày 14/11/1979, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ra nghị quyết số 34/22 với nội dung quan ngại sâu sắc cuộc xung đột ở Campuchia đang leo thang và đe dọa nghiêm trọng hòa bình, ổn định ở Đông Nam Á, hối tiếc sâu sắc về sự can thiệp vũ trang từ bên ngoài (không nói rõ nước nào) vào nội bộ của Campuchia, cảnh báo nghiêm trọng về việc xung đột ở Campuchia có thể lan sang các nước láng giếng khiến các cường quốc phải can thiệp sâu hơn, quan ngại sâu sắc tình trạng khốn cùng mà nhân dân Campuchia đang phải chịu đựng, kêu gọi mọi thành viên Liên hợp quốc sử dụng mọi biện pháp khẩn cấp để tái định cư đối với những người Campuchia phải từ bỏ nhà cửa, kêu gọi các bên tham gia xung đột tôn trọng các quyền cơ bản của con người và ngừng bắn, đề nghị các bên rút lực lượng nước ngoài và hạn chế can thiệp công việc nội bộ của Campuchia để người dân Campuchia được tự do lựa chọn tương lai và số phận của mình một cách dân chủ, các bên sử dụng các biện pháp hòa bình để giải quyết xung đột. Nghị quyết do 5 nước Thái Lan, Singapore, Malaysia, Philippines và Indonesia đề xuất và Trung Quốc vận động hành lang mạnh mẽ được thông qua với 91 phiếu thuận, 21 phiếu chống và 29 phiếu trắng đồng thời không nêu đích danh quốc tịch lực lượng nước ngoài ở Campuchia. Các đề xuất lo ngại cuộc tấn công của Việt Nam có thể lan sang Thái Lan và mặc dù chính quyền Pol Pot gây ra cái chết của hàng trăm nghìn người thì nguyên tắc không can thiệp vào nội bộ nước khác vẫn phải được duy trì bảo vệ các nước nhỏ như họ. Phía Việt Nam nhấn mạnh việc họ triển khai lực lượng vũ trang ở Campuchia là do Cộng hòa nhân dân Campuchia đề nghị và để thực hiện nghĩa vụ quốc tế về bảo vệ quyền con người ở Campuchia, nghị quyết 34/22 của Đại hội đồng là sự đồng lõa với việc Trung Quốc xâm lược Việt Nam vào tháng 2/1979. Mặc dù Việt Nam và Liên Xô đề xuất sáng kiến xây dựng "khu vực hòa bình" ở Đông Nam Á để giải quyết xung đột nhưng với sự cản trở của Mỹ và Trung Quốc, Hội đồng Bảo an đã không thể thông qua nghị quyết liên quan đến sáng kiến này. Sau đó Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tiếp tục ra nhiều nghị quyết về việc Việt Nam đóng quân tại Campuchia: Nghị quyết số 35/6 ngày 22/10/1980 tuyên bố tình trạng thù địch giữa các bên ở Campuchia vẫn tiếp tục xảy ra và đã có một số hoạt động xung đột lan sang Thái Lan, Đại hội đồng quan ngại sâu sắc việc quân đội nước ngoài triển khai lực lượng và vũ khí gần biên giới Thái Lan-Campuchia (thực tế không chỉ Việt Nam mà còn có Trung Quốc, Mỹ và các nước ASEAN triển khai ở khu vực này), tiếp tục kêu gọi rút lực lượng vũ trang nước ngoài khỏi Campuchia trong khoảng thời gian do LHQ xác định. Nghị quyết số 37/6 ngày 28/10/1982 tuyên bố lấy làm tiếc một cách sâu sắc (deploring) việc can thiệp vũ trang nước ngoài (bao gồm cả Việt Nam, Trung Quốc, Mỹ, Thái Lan, Singapore, Malaysia) vẫn tiếp tục và khiến tình trạng thù địch ở Campuchia chưa thể chấm dứt, đại hội đồng thừa nhận rằng một giải pháp chính trị toàn diện ở Campuchia sẽ tạo điều kiện để các lực lượng nước ngoài rút khỏi Campuchia (đàm phán để có giải pháp chính trị trước, rút quân sau), ủng hộ việc tổ chức Hội nghị quốc tế về Campuchia. Nghị quyết số 38/3 ngày 27/10/1983 tuyên bố Đại hội đồng thừa nhận rằng việc rút tất lực lượng vũ trang nước ngoài khỏi Campuchia dựa trên một giải pháp chính trị toàn diện là yêu cầu cấp bách và mọi căng thẳng ở Đông Nam Á chỉ được giảm nhẹ sau một giải pháp chính trị toàn diện ở Campuchia. Nghị quyết số 40/7 ngày 05/11/1985 nhấn mạnh rằng không có giải pháp nhân đạo nào hiệu quả nếu thiếu giải pháp chính trị ở Campuchia. Nghị quyết số 42/3 ngày 14/10/1987 hoan nghênh vai trò của Ủy ban Ad-hoc trong việc liên tục triệu tập Hội nghị quốc tế về Campuchia. Nghị quyết số 43/19 ngày 03/11/1988 công nhận việc các bên liên quan và có quan tâm tới tình hình Campuchia đã gặp nhau tại phiên họp không chính thức ở Jakarta (Indonesia) từ ngày 25-28/7 đã giúp cải thiện tình hình. Nghị quyết số 44/22 ngày 17/11/1989 công nhận mặc dù chưa đạt được giải pháp chính trị nhưng Hội nghị Paris về Campuchia đã có nhiều nỗ lực cụ thể hóa các giải pháp chính trị và cũng lưu ý rằng quá trình rút các lực lượng vũ trang nước ngoài khỏi Campuchia không nằm trong bộ giải pháp chính trị cho nước này. Tuy nhiên, Hiến chương Liên hợp quốc quy định nghị quyết của Đại hội đồng chỉ có giá trị khuyến nghị mà không có giá trị ràng buộc về pháp lý, chỉ có nghị quyết của Hội đồng Bảo an mới có giá trị ràng buộc. Đặc biệt, trong tất cả các tuyên bố của các cơ quan thuộc Liên hợp quốc đều không sử dụng từ "xâm lược" để mô tả hành động của Việt Nam tại Campuchia. Ngày 20/9/1990, Hội đồng Bảo an thông qua Nghị quyết số 668, trong đó công nhận Hội nghị Paris về vấn đề Campuchia đã có nhiều đóng góp lớn để thực hiện giải pháp chính trị ở Campuchia, đại diện Hội đồng Dân tộc Tối cao sẽ giữ ghế của Campuchia tại Liên hợp quốc thay vì để Khmer Đỏ giữ ghế này. Đây là nghị quyết đầu tiên và có tính ràng buộc các bên liên quan ở Campuchia sau hơn 10 năm mà không có bất kỳ nghị quyết nào cũng như không có bất kỳ lệnh trừng phạt hay lên án đối với các bên liên quan. Sau đó, Hội đồng Bảo an tiếp tục thông qua các Nghị quyết số 717, 718, 728, 745, 766, 783, 792, 810, 826, 835, 840, 860, 880 liên quan đến Campuchia. Năm 1997 hai Đồng Thủ tướng Campuchia viết thư Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc xin trợ giúp tổ chức xét xử các lãnh đạo cao cấp của Khmer Đỏ. Sau đàm phán lâu dài hai bên ký hiệp định ngày 6 tháng 6 năm 2003, được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc phê chuẩn Tòa án Đặc biệt Tư pháp Campuchia. Giai đoạn bình định lãnh thổ (1980-1989) Hoa Kỳ, Trung Quốc và Thái Lan hỗ trợ Khmer Đỏ Việt Nam hy vọng có thể nhanh chóng truy quét và tiêu diệt tàn quân Khmer Đỏ trước khi mùa khô 1979-1980 kết thúc, nhưng tàn quân Khmer Đỏ đã phân tán rải rác trong các trại tị nạn dọc biên giới Thái Lan-Campuchia. Tổ chức cứu trợ khẩn cấp Campuchia của Mỹ, dựa vào đại sứ quán Mỹ tại Bangkok, đã nuôi dưỡng và hỗ trợ Khmer Đỏ để tiếp tục chống lại chính phủ mới của Campuchia do Việt Nam hậu thuẫn. Dưới sức ép của Mỹ, Chương trình Lương thực thế giới đã cung cấp lương thực cho 20.000 đến 40.000 lính Khmer Đỏ. Suốt một thập kỷ sau đó, cơ quan tình báo quân đội Mỹ đã giúp Khmer Đỏ do thám qua vệ tinh, đồng thời các lực lượng đặc nhiệm của Mỹ và Anh hướng dẫn quân Khmer Đỏ đặt hàng triệu quả mìn bộ binh khắp miền Tây Campuchia. Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng dùng quyền của mình ở Liên Hợp Quốc để giữ ghế đại diện cho Khmer Đỏ. Chính quyền Pol Pot dù chỉ còn là một nhóm du kích trong rừng nhưng lại được coi là đại diện hợp pháp duy nhất của Campuchia. Trung Quốc tích cực hỗ trợ Khmer Đỏ với ngân khoản 80 triệu đôla hàng năm, và vận động Hoa Kỳ viện trợ cho các phe đối lập. Hoa Kỳ tiếp tục tiến hành cấm vận kinh tế với Việt Nam, và từ khi quân Việt Nam tiến vào Phnôm Pênh, hủy bỏ đàm phán bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Hoa Kỳ và đồng minh gây áp lực để cả Ngân hàng Phát triển châu Á và Ngân hàng Thế giới ngưng các khoản vay cho Việt Nam và Campuchia. Thái Lan đồng ý cho lực lượng Khmer Đỏ thiết lập căn cứ tại vùng biên giới. Để hỗ trợ Khmer Đỏ, liên minh không chính thức giữa Trung Quốc và Thái Lan đã thiết lập một tuyến đường bí mật trên đất Thái tiếp tế cho Khmer Đỏ. Tàu Trung Quốc chở vũ khí đạn dược đến các cảng Sattahip và Klong Yai, từ đó, quân đội Thái Lan chuyển hàng đến cho các trại đóng quân của Khmer Đỏ dọc theo biên giới Thái Lan - Campuchia. Sứ quán Trung Quốc tại Bangkok phối hợp với các thương gia người Thái gốc Hoa cùng quân đội Thái chịu trách nhiệm cung cấp lương thực, thuốc men và hàng dân dụng cho Khmer Đỏ. Đổi lại, Trung Quốc trả phí vận chuyển cho quân đội Thái và cho phép quân đội Thái giữ lại một phần vũ khí. Trung Quốc cũng chuyển giao cho Thái Lan công nghệ chế tạo vũ khí chống tăng với điều kiện một phần sản lượng sẽ được chuyển cho Khmer Đỏ. Ngoài hỗ trợ khổng lồ mà Bắc Kinh dành cho Khmer Đỏ, Trung Quốc cũng cung cấp viện trợ cho các phe phái đối lập khác ở Campuchia như KPNLF. Nhờ đó, lực lượng quân sự của các phái này có lúc đã phát triển lên gần 30 ngàn. Lực lượng Việt Nam vừa phải chống lại Khmer Đỏ vừa phải chống lại quân đội của các phe phái đối lập này. Nhờ có sự giúp đỡ về vũ khí, lương thực của Trung Quốc, Hoa Kỳ và các căn cứ do Thái Lan cung cấp, từ tình trạng chỉ còn là những nhóm du kích hồi cuối năm 1979, đến cuối năm 1980 lực lượng Khmer Đỏ đã hồi phục sức mạnh, với quân số tăng lên khoảng 20.000 tới 40.000. Đến cuối năm 1981, chiến tranh du kích của Khmer Đỏ thực hiện tại Campuchia đã lan rộng mạnh mẽ tại những khu vực rộng lớn. Việt Nam hỗ trợ chính quyền mới và truy quét quân Khmer Đỏ Được Việt Nam hậu thuẫn, ngày 8 tháng 1 năm 1979 Hội đồng Nhân dân Cách mạng nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia do Heng Samrin làm Chủ tịch đã được thành lập. Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia về danh nghĩa là đảng cầm quyền tại Campuchia. Nhưng tổ chức này mới được thành lập nên chưa đủ sức bảo vệ chính phủ mới khỏi trước sức mạnh quân sự của Khmer Đỏ. Chính hành động này đã làm cho Việt Nam bị cấm vận thông qua trong cuộc bỏ phiếu tại Liên Hợp Quốc vào năm 1985: Lào, Syria, Ba Lan, Mông Cổ, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina, Liên Xô, Samoa, Nicaragua, Cuba, Tiệp Khắc, Yemen, Iraq, Bulgaria, Ethiopia, Byelorussia và một số nước khác bỏ phiếu phản đối cấm vận Việt Nam. Tổng cộng 124 phiếu thuận, 17 phiếu chống. Việt Nam lâm vào tình cảnh bị cấm vận, thiếu thốn. Hàng ngàn công chức và kỹ thuật viên Việt Nam đã được đưa sang Campuchia để khôi phục hệ thống điện, nước ở Phnôm Pênh, đưa hệ thống đường sắt vào hoạt động trở lại. Các bệnh viện và trạm xá được mở lại với các bác sĩ dân y và quân y Việt Nam cùng một số bác sĩ Campuchia còn sống sót qua thời Khmer Đỏ. Hàng trăm người Campuchia được gửi sang Việt Nam học các khóa cấp tốc về chăm sóc sức khỏe, giáo dục, ngân hàng, ngoại thương và an ninh. Từ tháng 4/1979, lực lượng Việt Nam chỉ còn quân khu 5, quân khu 7, quân đoàn 4, quân khu 9 ở lại Campuchia, đóng thành bốn mặt trận 579, 779, 479 và 979. Từ năm 1979 đến giữa năm 1985, quân đội Việt Nam thực hiện các chiến dịch quân sự truy quét các căn cứ của Khmer Đỏ. Tháng 1 năm 1980, chiến dịch quân sự nhằm vào Khmer Đỏ tại Phnom Chhat bắt đầu. Các cuộc đụng độ giữa các lực lượng NCR và quân Việt Nam cũng diễn ra và lan sang cả lãnh thổ Thái Lan. Thời gian này, Khmer Đỏ bắt đầu tái xâm nhập Campuchia từ Thái Lan với khoảng 3-4 ngàn quân. Khi mùa mưa tới, Khmer Đỏ đã tái tổ chức lực lượng, chỉ huy và huấn luyện, bắt đầu các cuộc giao tranh quy mô nhỏ như đánh du kích, phục kích, pháo kích quấy rối. Lực lượng Việt Nam và chính phủ Phnom Phênh tiếp tục truy đuổi và giáng những đòn nặng nề vào các nhóm chống đối. Năm 1982, trong một chiến dịch dữ dội nhất kể từ khi quân Việt Nam tiến vào lật đổ Khmer Đỏ, sư đoàn 7 Việt Nam đánh vào trại Sokh San của KPNLF, buộc họ phải bỏ chạy vào Thái Lan. Tới tháng 7 năm 1982, Việt Nam tuyên bố sẽ rút quân từng phần khỏi Campuchia đơn phương và vô điều kiện. Ngay lập tức, các lực lượng đối lập tăng cường các hoạt động quân sự. Quân Khmer Đỏ tăng cường hoạt động vũ trang tại các tỉnh Kampot, Takeo, Kampong Cham và Kampong Thom Sự yếu ớt của quân đội chính phủ Phom Penh khiến họ không thể chống đỡ được sự trỗi dậy của Khmer Đỏ. Tình hình quân sự tại Campuchia trong năm 1983 trở nên xấu đi, buộc Việt Nam phải ngừng việc rút quân khỏi Campuchia. Tương quan lực lượng năm 1984 là Việt Nam có khoảng 180 ngàn quân tại Campuchia, so với khoảng 17 ngàn quân của KPNLF, và khoảng 30-50 ngàn quân Khmer Đỏ và khoảng 5 ngàn quân thuộc lực lượng Sihanouk. Tới mùa khô năm 1984 - 1985, Việt Nam huy động khoảng 60 ngàn quân cho chiến dịch tấn công quyết định nhằm triệt hạ các căn cứ của Khmer Đỏ nằm gần Thái Lan, cùng với hàng chục ngàn dân công Campuchia xây đường và mở rộng các sân bay dã chiến tại khu vực biên giới. Cuối tháng 12 năm 1984, khoảng 1.000 quân Việt Nam đánh hạ căn cứ Nong Samet. Tháng 1 năm 1985, khoảng 4.000 quân Việt Nam, với hơn 30 xe tăng và xe bọc thép hỗ trợ, đánh vào căn cứ Ampil của lực lượng Mặt trận Nhân dân Giải phóng Quốc gia Campuchia (KPNLF) với 5.000 quân phòng ngự và triệt hạ hoàn toàn căn cứ này sau 36 giờ. Quân Việt Nam và quân chính phủ Cộng hòa Nhân dân Campuchia cũng mở chiến dịch tấn công căn cứ lớn có gần 10.000 quân Khmer Đỏ đóng giữ tại Phnom Malai, nơi mà họ từng định đánh chiếm năm 1982 nhưng bất thành, và đã triệt hạ căn cứ này sau 2 ngày giao tranh. Chiến dịch mùa khô năm 1984-85 là chiến dịch lớn chưa từng có của Việt Nam kể cả về quy mô, thời gian và mức độ thành công. Sau các chiến dịch 1984-85 của Việt Nam, lực lượng đối lập bị nhiều tổn thất. Liên quân KPNLF và Khmer Đỏ ước tính đã bị mất khoảng 1/3 lực lượng do thương vong và đào ngũ. Liên minh này mất toàn bộ các căn cứ trên đất Campuchia, trong đó có thủ đô lâm thời đặt tại một ngôi làng có tên Phum Thmei trong rừng sát biên giới Thái Lan. Khmer Đỏ rút một phần về Thái Lan, một phần chia nhỏ và ẩn trong nội địa. Hai phe Sihanouk và Son Sann rút hẳn vào trong lãnh thổ Thái Lan. Chiến dịch truy quét quy mô lớn kéo dài 5 tháng của Việt Nam đã chấm dứt hy vọng lật ngược tình thế của Khmer Đỏ và KPNLF. Kể từ cuối năm 1985, các lực lượng này về cơ bản không thể là mối đe dọa lớn đối với chính phủ Cộng hòa Nhân dân Campuchia được nữa. Ngày 16 tháng 8 năm 1985, thông cáo của cuộc họp các bộ trưởng ngoại giao ba nước Đông Dương tại Phnôm Pênh tuyên bố Việt Nam sẽ rút quân hoàn toàn khỏi Campuchia, quá trình rút quân hoàn thành năm 1990. Tháng 6 năm 1988, trên cơ sở trưởng thành của quân đội Campuchia và với sự thỏa thuận của giữa Việt Nam và Campuchia, Việt Nam đã rút toàn bộ chuyên gia dân sự và đến ngày 26 tháng 9 năm 1989, Việt Nam rút toàn bộ quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam về nước. Sau khi quân tình nguyện Việt Nam rút hết, lúc đầu phía Campuchia có lúng túng trước các hoạt động giành dân, chiếm đất của Khmer Đỏ và đồng minh nhưng dần dần Campuchia vươn lên làm chủ tình hình, kiểm soát trên 90% lãnh thổ. Năm 1992-1993, lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc Campuchia (UNTAC - United Nations Transitional Authority in Cambodia) tạm thời quản lý Campuchia. Hoạt động hỗ trợ tại Campuchia của quân tình nguyện Việt Nam Sau khi Campuchia giải phóng, Việt Nam đã quyết định để bộ đội tình nguyện tiếp tục ở lại Campuchia đề phòng Khmer Đỏ quay lại cướp chính quyền. Thủ tướng Campuchia là Hun Sen cho biết Việt Nam định rút quân sớm, nhưng ông đã đề nghị quân Việt Nam ở lại để giúp đỡ và họ đã đóng vai trò giải phóng Campuchia: Trong thời kỳ đóng quân tại Campuchia, quân đội và chuyên gia Việt Nam đã giúp đỡ hàng triệu người dân Campuchia trở về quê cũ, khôi phục sản xuất, làm lại nhà cửa, trường học, chùa chiền. Nhân dân Campuchia đã dấy lên một cao trào quần chúng hồi sinh từng người, từng gia đình, từng thôn ấp và hồi sinh toàn dân tộc. Quân đội và chuyên gia Việt Nam đã giúp những người dân này sửa lại nhà, ai không còn nhà thì dựng lại nhà, làm sạch giếng cho người dân Campuchia uống, cung cấp lương thực cho người dân Campuchia, khôi phục và sửa chữa lại trường học. Lực lượng ngành y của Việt Nam đi cùng bộ đội thời bấy giờ thì chữa bệnh cho người dân Campuchia. Dần dần trường lớp, làng mạc, bệnh viên, trường học… được khôi phục lại. Bộ quốc Phòng đã chỉ đạo hành động theo từng giai đoạn. Theo đó, giai đoạn đầu do người dân Campuchia chưa có gì, Việt Nam sẽ thực hiện “Việt Nam làm giúp Campuchia” - nghĩa là đánh giặc cũng Việt Nam, giúp dân sản xuất cũng Việt Nam, xây dựng chính quyền cũng Việt Nam (bởi khi đó chính quyền của Campuchia đã bị Khmer Đỏ phá hủy). Khi người dân Campuchia đã có cơ sở, Việt Nam chuyển sang khẩu hiệu “Ta, bạn cùng làm”. Giai đoạn ba là “Bạn làm ta giúp” - nghĩa là khi người dân Campuchia đã đủ khả năng, người dân Campuchia yêu cầu tới đâu Việt Nam giúp tới đó. Cuối cùng, khi người dân Campuchia thực sự lớn mạnh thì Việt Nam rút toàn bộ quân tình nguyện về nước để người dân Campuchia tự đảm đương công việc trong nước. Hội nghị Paris về Campuchia Lập trường của phái đoàn Việt Nam gồm 10 điểm sau: Vạch trần tội ác của Khmer Đỏ đối với nhân dân Campuchia và hành vi xâm lược của Khmer Đỏ đối với các tỉnh Tây Nam Bộ của Việt Nam Đưa ra các bằng chứng về những tội ác chiến tranh, diệt chủng, xâm lược, tội ác chống lại loài người của Khmer Đỏ và hành động của Việt Nam là tự vệ và là thực hiện nghĩa vụ quốc tế về bảo vệ quyền con người Kiên quyết loại trừ bọn diệt chủng Pol Pot (trong khi Trung Quốc đưa ra yêu sách phe Pol Pot phải có ghế trong chính phủ liên hiệp) Coi sự tham gia của Khmer Đỏ tại Hội nghị là vật cản chính và duy nhất của Hội nghị... do phe này phục vụ lợi ích của một số nước tham gia Hội nghị chứ không phục vụ lợi ích của người Campuchia Tôn trọng nguyên tắc nước ngoài không được can thiệp vào công việc nội bộ Campuchia Tôn trọng nguyên trạng ở Campuchia có 2 chính quyền, Tôn trọng quyền của nhân dân Campuchia tự quyết định chế độ chính trị của mình và lập chính phủ của mình, thông qua tổng tuyển cử tự do. Phía Việt Nam chấp nhận sự đóng góp của Liên Hợp Quốc nếu Liên Hợp Quốc chấm dứt những nghị quyết thiên vị, ủng hộ 1 bên chống 1 bên. Những tội ác của Khmer Đỏ buộc Việt Nam phải tự vệ và có những hành động mang tính thực hiện nghĩa vụ quốc tế về bảo vệ quyền con người tại Campuchia Việt Nam cam kết sẽ rút quân khi các bên đạt được thỏa thuận chính trị ở Campuchia và việc rút quân chậm nhất là năm 1990 Theo cựu ngoại trưởng Singapore Bilahari Kausikan thì Singapore đã bị Mỹ cảnh báo rằng sẽ có “máu đổ trên sàn nhà” nếu Singapore không chịu ủng hộ Khmer Đỏ, nói cách khác Singapore bị Mỹ ép phải ủng hộ Khmer Đỏ để bảo vệ lợi ích tối cao của Mỹ. Trong Tuyên bố của chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhân dịp ký kết hiệp định hòa bình về Campuchia, phía Việt Nam nhấn mạnh: Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng cho rằng Hiệp định hòa bình tại Campuchia sẽ tạo cơ hội để nhân dân Campuchia khôi phục và phát triển đất nước, xây dựng một nước Campuchia hòa bình, độc lập, tự do, dân chủ và tiến bộ xã hội. Hòa bình được lập lại tại Campuchia cũng mở ra triển vọng về một thời kỳ mới cho các nước trong khu vực xây dựng một Đông Nam Á hòa bình, ổn định hợp tác và phồn vinh, góp phần quan trọng vào hòa bình, an ninh và hợp tác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dường và trên toàn thế giới. Hiệp định Paris về tái lập hòa bình tại Campuchia Hiệp định có tên đầy đủ là Hiệp định về một giải pháp chính trị toàn diện cho cuộc xung đột Campuchia. Tham gia hiệp định gồm Úc, Brunei, Campuchia, Canada, Trung Quốc, Pháp, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Lào, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Liên Xô, Anh, Hoa Kỳ, Việt Nam và Nam Tư, đại diện Tổ chức quốc tế có Liên Hợp Quốc. Hiệp định có 9 chương, 32 điều. Nội dung cơ bản bao gồm: 1. Về mặt nội bộ của Campuchia: Hội đồng Dân tộc tối cao Campuchia trao tất cả quyền lực cần thiết cho Liên Hợp Quốc thi hành hiệp định Liên Hợp Quốc đưa một lực lượng, trong đó có bộ phận quân sự vào Campuchia kiểm soát ngừng bắn, rút quân nước ngoài, chấm dứt viện trợ quân sự nước ngoài Với lý do bảo đảm cho Tổng tuyển cử được tự do và công bằng Liên Hợp Quốc trực tiếp kiểm soát 5 bộ: Quốc phòng, Nội vụ, Ngoại giao, Tài chính, Thông tin và một số cơ quan, tổ chức khác nếu xét thấy có thể trực tiếp ảnh hưởng tới kết quả bầu cử Liên Hợp Quốc là người tổ chức Tổng tuyển cử tại các tỉnh Liên Hợp Quốc tiến hành giải ngũ 70% quân đội các bên, kiểm soát số lượng cảnh sát được phép giữ lại, 30% quân đội còn lại sẽ được giải ngũ trước Tổng tuyển cử hoặc chính phủ mới quyết định số quân này vào quân đội quốc gia hay giải thể nốt Hội đồng Dân tộc tối cao Campuchia chỉ đưa ra những khuyến nghị với đại diện Tổng thư ký Liên Hợp Quốc về các hoạt động ở Campuchia, còn quyền quyết định tối hậu thuộc về đại diện đặc biệt của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc. 2. Về mặt quốc tế: Nước ngoài rút quân khỏi Campuchia, các nước cam kết chấm dứt viện trợ quân sự cho các bên Campuchia Nhà nước Campuchia trong tương lai sẽ thi hành một chính sách trung lập, không có quân đội (trên thực tế Campuchia tái lập quân đội năm 1993), không có căn cứ quân sự nước ngoài, quan hệ hữu nghị với tất cả các nước Các nước cam kết tôn trọng quy chế trung lập đó của Campuchia Những xung đột cuối cùng Sau khi Việt Nam rút quân, ngày 16 tháng 3 năm 1992, Cơ quan chuyển tiếp Liên Hợp Quốc tại Campuchia (UNTAC), dưới đại diện đặc biệt UNSYG Yasushi Akashi và Trung tướng John Sanderson, đã tới Campuchia để bắt đầu thực hiện kế hoạch hòa giải của Liên Hợp Quốc, kế hoạch này đã được ký kết nhờ kết quả của Hội nghị Paris năm 1991. Cuộc bầu cử tự do đã được tổ chức vào năm 1993. Đảng Campuchia Dân chủ (PDK) (lúc này chỉ còn kiểm soát 6% dân số Campuchia) đã cản trở người dân tham gia. Hoàng thân Norodom Ranariddh thuộc đảng bảo hoàng Funcinpec là người nhận số phiếu bầu cao nhất với 45,5% phiếu bầu, chiếm 58 ghế quốc hội, tiếp đến là Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) của Hun Sen (nguyên là Đảng cộng sản Campuchia) do Việt Nam hậu thuẫn chiếm 51 ghế. Funcinpec đã phải đàm phán để liên hiệp với Đảng Nhân dân Campuchia do Hun Sen lãnh đạo. Một cố gắng ám sát Hun Sen đã được tiến hành vào năm 1996 bởi hai kẻ bắn tỉa bắn vào xe của ông ở thành phố Kandal. Hun Sen bình yên vô sự và tiếp tục từ tư dinh của ông ở Takhmau tới điện Chamcarmon ở Phnôm Pênh. Các cuộc đàm phán bí mật của Ranariddh với Khmer Đỏ nhằm mục đích gây dựng liên minh được xem là một sự khơi mào chiến tranh, Hun Sen đã quyết định ra tay trước để loại bỏ nguy cơ Khmer Đỏ quay lại. Từ ngày 5-6/7/1997 đã xảy ra cuộc xung đột ngay tại Thủ đô Phnôm Pênh. Với sự hỗ trợ từ các cố vấn quân sự Việt Nam, CPP đã dùng lực lượng quân sự đập tan nhóm FUNCINPEC. Ngày 10/7/1997, ASEAN đã quyết định hoãn lại việc kết nạp Campuchia. Đứng trước tình hình này, Việt Nam đã chủ động tiến hành các hoạt động nhằm giúp đỡ, tạo điều kiện tối đa để Campuchia sớm được gia nhập ASEAN, kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận chính phủ Phnôm Pênh. Trong một nỗ lực khác, Việt Nam đã tích cực vận động và thuyết phục những nước có quan điểm thận trọng (Thái Lan, Singapore, Philipines) chấp nhận kết nạp Campuchia vào ASEAN. Việt Nam đã chuẩn bị trước tài liệu “Lễ kết nạp Campuchia vào ASEAN” và phân phát tài liệu này tại Hội nghị quan chức cấp cao ASEAN (SOM) ngày 8/12/1998. Ngoài ra, để tạo điều kiện thuận lợi cho Campuchia, phía Việt Nam đã mời Thủ tướng Hunsen sang thăm chính thức Việt Nam vào ngày 13/12, hai ngày trước khi Hội nghị cấp cao lần thứ VI khai mạc, nhằm giúp Campuchia vận động và thuyết phục các nước. Trong cuộc bầu cử tháng 7/1998, đảng Nhân dân Campuchia (CPP) của Hun Sen giành thắng lợi. Hun Sen đã triển khai một chiến lược mới nhằm ly gián những đơn vị Khmer Đỏ còn lại bằng cách khuyến khích những lãnh đạo hàng đầu rời bỏ hàng ngũ chạy sang phía chính phủ. Quân số Khmer Đỏ giảm xuống còn 4.000 quân vào năm 1993 và chỉ còn khoảng 1.000 quân năm 1997. Khieu Samphan và Nuon Chea quy hàng Chính phủ Campuchia vào tháng 12/1998, Khmer Đỏ chính thức kết thúc tồn tại. Các lãnh đạo Khmer Đỏ còn sống cũng lần lượt bị bắt giam và bị tòa án quốc tế xét xử vì phạm những tội ác chiến tranh. Đánh giá Theo nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, bản chất của các cuộc tấn công vào lãnh thổ Việt Nam do Khmer Đỏ là các đợt xâm lược khác nhau. Năm 1979, Việt Nam tiến hành chiến dịch phản công. Cơ sở pháp lý của Việt Nam trong xung đột với Campuchia (1978-1990) đã thể hiện rõ rằng đây là một cuộc phản kích tự vệ khi bị xâm lược, đặc biệt Khmer Đỏ đã tấn công các tỉnh biên giới Tây Nam Bộ của Việt Nam và gây ra Thảm sát Ba Chúc trước khi Việt Nam phản kích. Việt Nam đã thực hiện các quyền tự vệ chính đáng khi bị tấn công được ghi trong Điều 51 Hiến chương Liên Hợp Quốc. Đây còn là cuộc giải cứu nhân đạo của Việt Nam nhằm giúp Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng do Khmer Đỏ gây ra. Lực lượng Quân tình nguyện Việt Nam có mặt ở Campuchia trong 10 năm để giúp chính quyền mới của Campuchia xây dựng đất nước. Hành động của Việt Nam xuất phát từ nhu cầu tự vệ chính đáng, trách nhiệm quốc tế cũng như lương tâm của một dân tộc từng chịu nhiều áp bức và ngoại xâm. Sự đóng góp, hy sinh của Việt Nam tại Campuchia vừa vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc vừa với tinh thần quốc tế trong sáng và cao cả. Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia coi phiên toàn Xét xử những tội ác của Khmer Đỏ là minh chứng rõ nét rằng việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia là tự vệ và thực hiện nghĩa vụ quốc tế về bảo vệ quyền con người chứ không phải là hành vi xâm lược mà phía tiến hành hành động xâm lược là Khmer Đỏ và nạn nhân bị xâm lược là Việt Nam. Ngay cả Thủ tướng Hun Sen cũng thừa nhận Việt Nam đã cứu Campuchia khỏi họa diệt chủng và việc quân tình nguyện Việt Nam ở lại Campuchia là theo yêu cầu của chính quyền mới
Chiến tranh biên giới 1979, hay thường được gọi là Chiến tranh biên giới Việt – Trung năm 1979, là một cuộc chiến ngắn nhưng khốc liệt giữa Trung Quốc và Việt Nam, diễn ra vào ngày 17 tháng 2 năm 1979 khi Trung Quốc đưa quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới giữa 2 nước. Chiến tranh biên giới Việt – Trung bắt nguồn từ quan hệ căng thẳng kéo dài giữa hai quốc gia, diễn ra trong khoảng một tháng với thiệt hại về người và tài sản cho cả hai phía. Cuộc chiến kết thúc khi Trung Quốc tuyên bố hoàn thành việc rút quân vào ngày 16 tháng 3 năm 1979 sau khi Chủ tịch Tôn Đức Thắng bên phía Việt Nam kí lệnh Tổng động viên toàn dân và Trung Quốc đã đánh chiếm các thị xã Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng và một số thị trấn vùng biên. Sau đó cả Trung Quốc và Việt Nam đều tuyên bố đã chiến thắng. Mặc dù chịu thiệt hại lớn và thất bại trong việc buộc Việt Nam phải rút quân khỏi Campuchia nhưng Trung Quốc đã chứng minh được rằng đối thủ Liên Xô sẽ không trực tiếp tham chiến để bảo vệ đồng minh Việt Nam của mình. Cuộc chiến cũng để lại hậu quả lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam và căng thẳng trong quan hệ giữa hai nước. Xung đột vũ trang tại biên giới giữa hai nước vẫn còn tiếp diễn thêm hơn mười năm nữa. Tới năm 1991, sau khi Liên Xô tan rã, Quan hệ ngoại giao Việt – Trung mới chính thức được bình thường hóa. Tên gọi Cuộc chiến được phía Việt Nam gọi là Chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc, 1979 hay Cuộc chiến chống bè lũ bành trướng phương Bắc. Phía Trung Quốc gọi là Chiến tranh đánh trả tự vệ trước Việt Nam (对越自卫还击战 Đối Việt tự vệ hoàn kích chiến, trên nghĩa rộng là chỉ xung đột biên giới Việt – Trung trong gần mười năm từ năm 1979 đến năm 1989) bởi vì cho đến bây giờ Trung Quốc vẫn cho rằng họ chỉ chống trả cuộc tấn công của Việt Nam. Nhiều nhà nghiên cứu coi cuộc chiến này là một phần của Chiến tranh Đông Dương lần 3. Bối cảnh Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc – Liên Xô Tuy nhận được sự giúp đỡ rất lớn của Trung Quốc trong chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam, các rạn nứt trong quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Trung Quốc đã bắt đầu thể hiện từ năm 1968. Việt Nam nhất định cùng lúc giữ mối quan hệ nồng ấm với cả Moskva lẫn Bắc Kinh trong khi mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc đã lên cao. Bất đồng quan điểm giữa Việt Nam và Trung Quốc về cách thức tiến hành cuộc chiến với Hoa Kỳ tại miền Nam Việt Nam trở nên rõ rệt. Trung Quốc muốn Việt Nam chỉ tiếp tục chiến tranh du kích có giới hạn chống Hoa Kỳ, trong khi Việt Nam muốn tiến hành chiến tranh quy mô để thống nhất đất nước. Và hơn thế nữa, Việt Nam muốn trực tiếp đàm phán với Hoa Kỳ, không cần thông qua một nước nào làm trung gian. Sau sự kiện Tết Mậu Thân, Việt Nam bắt đầu đàm phán trực tiếp với Hoa Kỳ, trong khi đó Trung Quốc phản đối. Năm 1972, chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Nixon tới Bắc Kinh và thỏa thuận giữa Mỹ và Trung Quốc được Việt Nam Dân chủ Cộng hòa xem là một sự phản bội. Từ năm 1973, ban lãnh đạo Trung Quốc đã có chỉ thị: "Bề ngoài ta đối xử tốt với họ (Việt Nam) như đối xử với đồng chí mình, nhưng trên tinh thần phải chuẩn bị họ sẽ trở thành kẻ thù của chúng ta". Năm 1974, Trung Quốc cho quân đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa (đang được Việt Nam Cộng hòa quản lí) trong sự làm ngơ của Hoa Kỳ. Năm 1975, trong chuyến thăm Bắc Kinh, Tổng Bí thư Đảng Lao động Việt Nam Lê Duẩn nêu ra vấn đề Hoàng Sa, phản ứng không nhượng bộ của Trung Quốc làm nhà lãnh đạo Việt Nam khó chịu. Lê Duẩn thẳng thừng từ chối việc đưa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào liên minh chống Liên Xô của Trung Quốc, ông cũng phủ nhận quan niệm của Trung Quốc rằng "chủ nghĩa bành trướng của Liên Xô là mối đe dọa đối với các nước cộng sản châu Á". Ông rút ngắn thời gian thăm Trung Quốc và rời nước này mà không tổ chức tiệc đáp lễ Trung Quốc theo truyền thống ngoại giao, cũng không ký thỏa thuận chung, không đưa ra bất cứ một phát biểu hoặc thông cáo nào về cuộc viếng thăm. Cũng trong chuyến thăm này, Trung Quốc thông báo rằng sẽ không giữ mức viện trợ như đã hứa năm 1973. Bắc Kinh bắt đầu nói về một Việt Nam "hắc tâm", "vô ơn", "ngạo ngược". Viện trợ của Trung Quốc sau đó giảm mạnh và đến năm 1978 thì cắt toàn bộ. Điều kiện đầu tiên Trung Quốc đặt ra cho Việt Nam để nối lại viện trợ là phải từ chối tất cả các khoản viện trợ của Liên Xô. Khi Việt Nam ngày càng có quan hệ chặt chẽ hơn với Liên Xô thì Trung Quốc thấy mình bị đe dọa từ hai phía. Đồng thời, Việt Nam cũng đang cố gắng xây dựng mối quan hệ đặc biệt chặt chẽ giữa 3 nước Đông Dương mà trong đó Việt Nam giữ vị thế đứng đầu. Cùng với thực tế rằng nước Việt Nam thống nhất đã trở thành một sức mạnh quan trọng trong vùng, làm giảm ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực Đông Nam Á. Những điều này làm cho Trung Quốc lo ngại về một "tiểu bá quyền" Việt Nam, cộng với việc bị Liên Xô bao vây từ phía bắc. Như vậy, nước Campuchia chống Việt Nam đã trở thành một đồng minh quan trọng đối với Trung Quốc. Ngày 1 tháng 11 năm 1977, tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong một bài xã luận đã gọi Liên Xô như một kẻ thù nguy hiểm nhất của Trung Quốc, đồng thời coi Mỹ như là một đồng minh. Ngày 30 tháng 7 năm 1977, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Hoàng Hoa (chính trị gia) phát biểu: "Chúng tôi ủng hộ lập trường chống đế quốc xét lại Liên Xô của Campuchia... và sẽ không thể ngồi nhìn bất cứ sự can thiệp nào đối với chủ quyền Campuchia hoặc thèm khát lãnh thổ nào bởi đế quốc xã hội. Chúng tôi sẽ ủng hộ Campuchia trong cuộc đấu tranh và có các hành động nhằm bảo vệ lãnh thổ, chủ quyền quốc gia Campuchia bằng mọi sự giúp đỡ có thể". Trung Quốc đòi quân đội Liên Xô phải hoàn toàn triệt thoái khỏi Mông Cổ, đồng thời giảm số lượng các lực lượng vũ trang trên suốt tuyến biên giới Trung – Xô. Sau đó, vào đầu tháng 4 năm 1978, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Leonid Brezhnev khi đến thăm Siberia và Hạm đội Thái Bình Dương, tuyên bố rằng sẽ triển khai trên tuyến biên giới các hệ thống vũ khí mới, ngoài những hệ thống vũ khí trang bị hiện đại đã có sẵn trên biên giới Trung – Xô. Ngày 12 tháng 4 năm 1978, chính phủ Mông Cổ cũng công khai bác bỏ yêu cầu của Trung Quốc, tuyên bố rằng lực lượng quân đội Liên Xô được tăng cường và triển khai dọc biên giới Mông Cổ – Trung Quốc là theo yêu cầu của Mông Cổ nhằm đáp trả việc tăng cường lực lượng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc trên biên giới. Ngày 26 tháng 4 năm 1978 Bộ Ngoại giao Trung Quốc yêu cầu bổ sung thêm vào điều kiện công nhận sự tồn tại các vấn đề tranh chấp khu vực trên biên giới Trung – Xô. Với lý do cần kinh phí để hỗ trợ Hoa kiều hồi hương, tháng 5 năm 1978, lần đầu tiên Trung Quốc tuyên bố cắt một phần viện trợ (72 trong số 111 công trình viện trợ) không hoàn lại đã ký cho Việt Nam và rút bớt chuyên gia về nước. Ngày 29 tháng 6 năm 1978, Việt Nam gia nhập Hội đồng Tương trợ Kinh tế. Tháng 7, Trung Quốc tuyên bố cắt hết viện trợ và rút hết chuyên gia đang làm việc tại Việt Nam về nước. Ngày 3 tháng 11 năm 1978, Việt Nam ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết. Ngoài các điều khoản về hợp tác thương mại và văn hóa, hiệp ước còn có những thỏa thuận về quốc phòng như một hiệp ước về "phòng thủ chung" có nghĩa là "tham khảo ý kiến ​​chung và hành động hiệu quả để đảm bảo an ninh quốc phòng của cả hai nước". Ngày 22 tháng 12 năm 1978, Trung Quốc ngừng tuyến xe lửa liên vận tới Việt Nam. Đầu tháng 1 năm 1979, đường bay Bắc Kinh – Hà Nội cũng bị cắt. Theo các nguồn tin chính thức của Mỹ vào tháng 8 năm 1978, Việt Nam có 4.000 cố vấn và chuyên gia Liên Xô và đến giữa năm 1979 con số đã tăng lên đến 5 000 – 8 000. Tháng 9 năm 1978, Liên Xô bắt đầu cung cấp vũ khí mới (máy bay, tên lửa phòng không, xe tăng và vũ khí, đạn dược, cơ sở vật chất phục vụ chiến tranh) cho Việt Nam bằng đường hàng không và đường biển. Liên Xô cũng tăng cường áp lực lên Trung Quốc với mục đích đạt được sự kéo dài Hiệp định Xô – Trung có giới hạn 30 năm về quan hệ Liên minh, Hợp tác hữu nghị và giúp đỡ lẫn nhau, được ký vào ngày 14 tháng 2 năm 1950 (hết hạn vào ngày 15 tháng 2 năm 1979). Ngày 16 tháng 2 năm 1979, Đặng Tiểu Bình tuyên bố khả năng một cuộc chiến tranh tổng lực chống Liên Xô. Dọc tuyến biên giới Xô – Trung đã tập trung khoảng 1,5 triệu Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc trên tổng số quân thường trực chiến đấu là 3,6 triệu người, phía Liên Xô đã triển khai hơn 40 sư đoàn Hồng quân. Tháng 5 năm 1979, trên biên giới Liên Xô – Trung Quốc xảy ra một xung đột quân sự nghiêm trọng có sự tham gia của cả máy bay trực thăng chiến đấu. Cũng trong tháng 5 năm 1979, các tàu chiến Liên Xô bắt đầu đi vào hải phận Cam Ranh. Ít lâu sau, các máy bay của Hạm đội Thái Bình Dương (Liên Xô) bắt đầu hạ cánh xuống Cam Ranh. Ngoài ra, theo một số nhà nghiên cứu quân sự Tây phương, về mặt chiến lược, Trung Quốc thử nghiệm một cuộc chiến tranh biên giới có giới hạn với Việt Nam để thăm dò khả năng tương trợ của Liên Xô, sau khi Việt Nam gia nhập Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV) và ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác với Liên Xô (1978) có giá trị trong 25 năm, trong đó có điều khoản về tương trợ quân sự. Nếu thỏa ước này được tuân thủ nghiêm ngặt, theo nhận định của Quân ủy Trung ương Trung Quốc, thì nó sẽ là hiểm họa quốc phòng lớn vì đặt Trung Quốc vào tình thế lưỡng đầu thọ địch khi xảy ra chiến tranh với Việt Nam hoặc Liên Xô. Về phía Liên Xô, nguy cơ bị cô lập về ngoại giao sau khi quan hệ Trung Quốc – Hoa Kỳ trở nên nồng ấm khiến Moskva buộc phải tìm cách tăng cường quan hệ đối với Việt Nam. Viện trợ kinh tế của Liên Xô cho Việt Nam tăng đều từ năm 1975 đến 1979 từ 450 triệu lên 1,1 tỷ USD, viện trợ quân sự cũng tăng mạnh do sự kiện xung đột Việt Nam – Campuchia (từ 125 triệu USD năm 1977 lên 600 triệu năm 1978 và 890 triệu USD năm 1979). Quan hệ Việt Nam – Campuchia – Trung Quốc Năm 1975, sau khi lên nắm quyền, Khmer Đỏ bác bỏ đề nghị đàm phán xây dựng mối quan hệ đặc biệt từ phía Việt Nam do lo ngại Việt Nam âm mưu áp đảo Campuchia và lôi kéo Campuchia vào Liên bang Đông Dương. Khmer Đỏ tìm đến Trung Quốc để có được sự hậu thuẫn của nước này dù rằng Trung Quốc từng ủng hộ Hoàng thân Norodom Sihanouk chống lại Khmer Đỏ suốt những năm 1960 và không nhiệt tình ủng hộ họ chống Lon Nol. Trung Quốc đồng ý ủng hộ Khmer Đỏ, nhưng tuyên bố rằng chính phủ mới sẽ được dẫn dắt bởi Sihanouk. Trung Quốc ủng hộ Khmer Đỏ do nước này cần một đồng minh tại Đông Nam Á để thay thế cho Việt Nam trong lúc quan hệ Việt – Trung ngày càng xấu đi, đồng thời Trung Quốc cho rằng Việt Nam sẽ bành trướng ở Đông Dương nên cần phải ngăn chặn "nguy cơ bá quyền của Việt Nam". Theo một điện tín từ Đại sứ quán Mỹ ở Malaysia gửi Bộ Ngoại giao Mỹ vào ngày 27 tháng 4 năm 1978, sau một cuộc họp với một thành viên của chính phủ Thụy Điển vừa đến thăm Trung Quốc, "Ngoại trưởng Trung Quốc Hoàng Hoa lưu ý rằng khi người Việt đã đánh bại Mỹ và thu được số lượng lớn vũ khí của Mỹ, họ đã trở nên ‘tự cao tự đại’ và họ đã ấp ủ từ lâu những kế hoạch cho một Liên bang Đông Dương". Ngược lại Khmer Đỏ tuyên bố "kiên quyết và dứt khoát phản đối các thế lực bên ngoài có hành động can thiệp dưới mọi hình thức vào những vấn đề nội bộ của Campuchia". Đại sứ quán Trung Quốc ở Phnôm Pênh mở cửa trở lại. Khmer Đỏ nhận được viện trợ của Trung Quốc, đổi lại họ sẽ ủng hộ tư tưởng “Ba Thế giới” của Trung Quốc và hậu thuẫn Bắc Kinh chống lại Liên Xô. Tuy nhiên Khmer Đỏ luôn nghi ngờ Trung Quốc vì sợ nước này sẽ biến Campuchia thành vệ tinh của Trung Quốc. Ngay từ khi mới giành được chính quyền, Khmer Đỏ đã gây hấn với các nước láng giềng là Việt Nam và Thái Lan. Khmer Đỏ muốn lấy lại các lãnh thổ thuộc đế quốc Khmer cũ đã bị các quốc gia láng giềng như Thái Lan, Việt Nam chiếm từ thế kỷ XVIII trở về trước. Hành động này bắt nguồn từ chủ nghĩa dân tộc, đã được khơi dậy từ thời Pháp thuộc, từng được cả Sihanouk và Lon Nol ủng hộ. Sihanouk, Lon Nol và sau này là Pol Pot đều xem các nước lân cận là kẻ thù truyền kiếp vì đã tiêu diệt đế quốc Khmer, xâm chiếm đất đai của Campuchia. Các cuộc xung đột lẻ tẻ trên biên giới Thái Lan và Campuchia diễn ra do tranh chấp các vùng lãnh thổ nhỏ dọc biên giới tại các tỉnh Trat, Aranyaprathet-Poipet và Surin, bắt đầu từ tháng 4 năm 1975 và gia tăng mạnh trong tháng 11. Ngoài tranh chấp biên giới, cuộc xung đột còn có nguồn gốc do các lực lượng Khmer Serei chống Khmer Đỏ đã sử dụng lãnh thổ Thái làm căn cứ xuất phát để tấn công Khmer Đỏ. Đáp lại, Khmer Đỏ cũng hỗ trợ những người cộng sản Thái Lan thiết lập "Angka Siam" chống đối chính quyền Thái Lan, và huấn luyện lực lượng này từ các tỉnh Sisaket, Buriram và Surin trên biên giới Thái. Quan hệ Việt Nam – Campuchia ngày càng đi xuống, thể hiện ngay từ tháng 5 năm 1975 khi Khmer Đỏ cho quân đánh chiếm các đảo Phú Quốc và Thổ Chu và bắt đi hàng trăm dân thường, lên cao trào vào những năm 1977–1978 khi Khmer Đỏ nhiều lần đánh sâu vào lãnh thổ Việt Nam, tàn sát hàng chục nghìn dân thường. Trong suốt thời gian đó và cả về sau, Trung Quốc luôn là nước viện trợ đắc lực cho Khmer Đỏ về vũ khí, khí tài cũng như cố vấn quân sự. Chính phủ Việt Nam nhiều lần đề nghị Trung Quốc giúp đỡ dàn xếp quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia, song Trung Quốc im lặng. Bên cạnh các nỗ lực ngoại giao không thành nhằm xoa dịu căng thẳng với Trung Quốc và Campuchia, Việt Nam tin rằng Trung Quốc đang sử dụng Campuchia để tấn công Việt Nam. Tuyên bố chủ quyền của nước Việt Nam thống nhất năm 1975 đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; cách ứng xử của Việt Nam đối với người Việt gốc Hoa; và cố gắng của Việt Nam trong việc xây dựng quan hệ chặt chẽ giữa ba nước Đông Dương được Bắc Kinh xem là nỗ lực nhằm thống trị Đông Dương và là ví dụ về sự hỗn xược của Việt Nam. Từ tháng 8 năm 1975, Trung Quốc bắt đầu giảm mạnh viện trợ kinh tế cho Việt Nam, và cắt hoàn toàn vào tháng 6 năm 1978. Cũng năm 1975, Trung Quốc cho Campuchia vay không lấy lãi 1 tỷ USD và ký kết một hiệp ước quân sự bí mật với chính quyền Khmer Đỏ vào tháng 2 năm 1976. Tháng 2 năm 1976, trong dịp Vương Thượng Vĩnh, Phó Tổng Tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc đến Phnôm Pênh đàm phán với Son Sen, Trung Quốc đã đồng ý viện trợ quân sự cho Campuchia 226 triệu nhân dân tệ (tương đương 1,5 tỷ USD) trong ba năm (1976–1978). Chính sách ngoại giao của Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á cũng được thay đổi theo hướng tăng cường quan hệ với khối ASEAN vốn ở thế đối đầu với các chính quyền cộng sản Đông Dương đồng thời cắt bỏ viện trợ của Trung Quốc đối với các Đảng Cộng sản ở Đông Nam Á. Tháng 2 năm 1977, Trung Quốc nói với Việt Nam là không sẵn sàng cung cấp viện trợ cho Việt Nam trong công cuộc tái thiết đất nước sau chiến tranh. Từ tháng 9 đến tháng 10 năm 1977, Pol Pot có chuyến thăm tới Trung Quốc nhằm thắt chặt quan hệ đồng minh giữa hai nước. Ngày 20 tháng 11 năm 1977, Lê Duẩn sang thăm Trung Quốc. Trong cuộc hội đàm giữa Lê Duẩn và Hoa Quốc Phong, mặc dù hai bên đều tránh nói đến những tranh chấp về Hoàng Sa, Trường Sa, song sự khác biệt về quan điểm đối với việc nhìn nhận thế giới, chiến tranh và hòa bình đã bộc lộ ngày càng rõ. Lê Duẩn bày tỏ quan điểm không tham gia vào cuộc tranh cãi Trung – Xô thông qua việc "chân thành cảm ơn Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa khác về sự nhiệt tình, giúp đỡ to lớn đối với Việt Nam". Lê Duẩn cũng đề nghị những nhà lãnh đạo Trung Quốc yêu cầu Campuchia Dân chủ chấp nhận một giải pháp cho cuộc xung đột trên tuyến biên giới Tây Nam, nhưng Trung Quốc không quan tâm. Cuối cùng, giống như chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 9 năm 1975, Lê Duẩn cũng đã ra về mà không mở tiệc đáp lễ Trung Quốc. Tháng 12 năm 1977, Phó Thủ tướng Trung Quốc Uông Đông Hưng tới thăm Campuchia và đi thị sát những vùng gần biên giới Việt Nam. Trong chuyến thăm này, Phó Thủ tướng Uông Đông Hưng tuyên bố: "Không một lực lượng nào có thể đứng cản trở quan hệ hữu nghị giữa Trung Quốc và Campuchia, hai nước sẽ là đồng chí với nhau mãi mãi". Cuối năm 1977, các văn kiện của Quân khu Quảng Châu luôn nhấn mạnh tinh thần "phải chuẩn bị các mặt để đánh Việt Nam", tuyên truyền: "Việt Nam là tay sai của Liên Xô, có tham vọng xâm lược Campuchia, Lào, chiếm Đông Nam Á, thực hiện bá quyền khu vực, phải đánh cho bọn xét lại Việt Nam, không đánh là không thể được và phải đánh lớn. Việt Nam là tiểu bá ở châu Á, xâm lược Campuchia, xua đuổi người Hoa". Tháng 1 năm 1978, Thủ tướng Phạm Văn Đồng yêu cầu các nước Xã hội chủ nghĩa giúp đỡ giải quyết cuộc xung đột Việt Nam – Campuchia. Một lần nữa Trung Quốc không đáp ứng. Cũng trong tháng 1 năm 1978, bà Đặng Dĩnh Siêu, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc sang thăm Phnôm Pênh và ký một hiệp định xúc tiến viện trợ quân sự cho Campuchia Dân chủ, bắt đầu chuyển vũ khí đến Campuchia. Trong chuyến thăm, bà Đặng Dĩnh Siêu cũng tuyên bố, Trung Quốc sẽ không tha thứ cho một cuộc tấn công nào vào đồng minh của họ. Trung Quốc cũng hủy bỏ hiệp ước về lãnh sự với Việt Nam. Ngày 17 tháng 6 năm 1978, Trung Quốc yêu cầu các lãnh sự quán Việt Nam ở Côn Minh, Quảng Châu và Nam Ninh phải dời về nước. Ngày 12 tháng 7 năm 1978, lần đầu tiên, tờ Nhân dân Nhật báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc công khai buộc tội Việt Nam "tìm cách sáp nhập Campuchia vào một Liên bang Đông Dương dưới sự thống trị của Việt Nam". Ngày 4 tháng 11 năm 1978 (một ngày sau khi Việt Nam và Liên Xô ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác), Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc Uông Đông Hưng sang Campuchia để bày tỏ sự ủng hộ của Bắc Kinh đối với Campuchia. Theo tính toán của nhà nghiên cứu D.R. Sardesai, từ năm 1975 – 1978, Trung Quốc cung cấp cho Campuchia súng đại bác, súng cối, súng bazooka, súng đại liên, súng trung liên, vũ khí các loại, xe cộ và xăng dầu đầy đủ để trang bị cho đội quân 200.000 người, Trung Quốc cũng gửi khoảng 10.000 cố vấn và chuyên gia quân sự sang Campuchia để hỗ trợ và huấn luyện quân đội Pol Pot. Theo Marish Chandona, tháng 7 năm 1977, Campuchia chỉ có 6 sư đoàn, nhưng đến tháng 1 năm 1978, Campuchia có tới 25 sư đoàn. Cuối năm 1978, căng thẳng giữa Việt Nam với Campuchia cũng như Trung Quốc đều lên một nấc thang mới. Cùng lúc căng thẳng Việt Nam – Trung Quốc lên cao thì ở biên giới phía Tây Nam của Việt Nam, chính quyền Khmer Đỏ, với sự bảo trợ của Trung Quốc, cũng bắt đầu leo thang hoạt động quân sự xâm lấn miền Nam Việt Nam. Các xung đột lẻ tẻ ở khu vực này đã nhanh chóng bùng nổ thành Chiến tranh biên giới Việt Nam – Campuchia với hệ quả là Việt Nam đưa quân vào Campuchia lật đổ chính quyền diệt chủng Khmer Đỏ. Đứng trước tình hình đó, Trung Quốc quyết định tấn công xâm lược Việt Nam với lý do "dạy cho Việt Nam một bài học" (lời của Đặng Tiểu Bình) nhưng mục đích chính là phân chia lực lượng quân đội của Việt Nam để giúp chính quyền diệt chủng Khmer Đỏ. Trung Quốc có được lý do để tuyên bố về cuộc chiến chống Việt Nam sắp tiến hành. Sau khi Phnôm Pênh thất thủ, ngày 27 tháng 1 năm 1979 tờ Nhân dân Nhật báo (Trung Quốc) có bài viết, trong đó có đoạn: "Sự thất thủ của Phnôm Pênh không có nghĩa là chiến tranh chấm dứt mà chỉ là khởi đầu" và "vấn đề Campuchia đóng vai trò vật xúc tác để đẩy các quan hệ với Việt Nam vượt quá một điểm không thể nào quay trở lại được nữa". Trong khi đó, Đặng Tiểu Bình nổi lên trở thành người lãnh đạo quyền lực nhất Trung Quốc. Đặng nhìn thấy cả rắc rối lẫn cơ hội trong mối quan hệ khó khăn với Việt Nam và cho rằng cách tốt nhất để nắm lấy những cơ hội này là một hành động quân sự. Trong chuyến thăm Đông Nam Á tháng 12 năm 1978, tại một cuộc trả lời phỏng vấn được Trung Quốc truyền hình trực tiếp, Đặng Tiểu Bình tuyên bố: "Việt Nam là côn đồ, phải dạy cho Việt Nam bài học" mà ngày hôm sau báo chí chính thức của Trung Quốc cắt ngắn thành "phải dạy cho Việt Nam bài học". Tháng 1 năm 1979, Đặng Tiểu Bình bí mật cử Ủy viên Bộ Chính trị Gừng Giao cùng Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Niệm Long khẩn cấp sang Bangkok, hội đàm với Thủ tướng Thái Lan Kriangsak tại căn cứ không quân Utapao. Thái Lan đồng ý để Trung Quốc sử dụng lãnh thổ của mình làm nơi tiếp tế cho Khmer Đỏ. Đồng thời, sau hơn mười năm vắng bóng trên chính trường, Hoàng thân Sihanouk đại diện cho Campuchia đọc diễn văn trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, yêu cầu Đại hội đồng ra nghị quyết buộc Việt Nam rút quân ra khỏi Campuchia. Việc Trung Quốc lựa chọn thời điểm tấn công Việt Nam cũng hết sức thuận lợi cho Trung Quốc. Đặng Tiểu Bình vừa kết thúc chuyến công du sang Mỹ, cùng với việc ông ta lớn tiếng đe dọa "dạy cho Việt Nam một bài học", Trung Quốc tỏ ra họ có được hậu thuẫn từ Hoa Kỳ, hoặc ít nhất là Mỹ cũng im lặng tán thành. Ngoài ra việc Trung Quốc cắt nguồn viện trợ dầu cho Việt Nam vào cuối năm 1978, vốn chiếm tới hơn một nửa tiêu thụ dầu của Việt Nam, trong khi Liên Xô chưa kịp viện trợ bổ sung, cũng khiến dự trữ dầu chiến lược của Việt Nam bị thiếu hụt trong thời điểm quyết định khi quân Trung Quốc tấn công. Thêm vào đó, việc Trưởng Ngân khố Mỹ Blumenthal dưới thời chính quyền Carter viếng thăm Trung Quốc vào 24 tháng 2 cũng có tác dụng như một lời khuyến khích ngầm cho Trung Quốc và có tác dụng phụ đảm bảo với Trung Quốc tình hình tại vùng duyên hải Phúc Kiến đối diện với Đài Loan sẽ yên tĩnh trong thời gian đầu năm 1979, khiến Trung Quốc có thể yên tâm tái bố trí các lực lượng tại Phúc Kiến về hướng biên giới phía nam với Việt Nam. Vấn đề biên giới và hải đảo Biên giới Cuộc đàm phán đầu tiên về biên giới, lãnh thổ giữa Việt Nam – Trung Quốc được tiến hành từ ngày 15 tháng 8 năm 1974 đến ngày 2 tháng 11 năm 1974 ở cấp Thứ trưởng Ngoại giao. Từ giữa năm 1975, tình hình biên giới Việt Nam – Trung Quốc trở nên căng thẳng do những hoạt động vũ trang từ phía Trung Quốc. Những xung đột ở biên giới Việt Nam – Trung Quốc tại khu vực Cao Bằng – Lạng Sơn vào cuối năm 1976 làm quan hệ Việt Nam – Trung Quốc ngày càng xấu đi. Tháng 3 năm 1977, Việt Nam và Trung Quốc tiến hành đàm phán lần thứ hai về vấn đề biên giới Cao – Lạng – Quảng Tây. Đoàn Việt Nam yêu cầu bàn biện pháp chấm dứt các vụ vi phạm biên giới quốc gia và trở lại đường biên giới lịch sử, trong khi đó đoàn Trung Quốc muốn giữ nguyên trạng để bàn về các biện pháp ngăn ngừa xung đột, trong khi chờ Chính phủ hai nước đàm phán giải quyết vấn đề biên giới Việt Nam – Trung Quốc. Từ năm 1978 đến đầu năm 1979, mức độ xâm phạm lãnh thổ, hoạt động vũ trang mang tính khiêu khích tại biên giới Việt Nam của Trung Quốc ngày càng trở nên nghiêm trọng. Theo thống kê của Việt Nam, công bố trong Bị vong lục của Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 15 tháng 2 năm 1979, số vụ xâm phạm vũ trang của Trung Quốc vào lãnh thổ Việt Nam năm 1978 là 583 vụ, trong tháng 1 và những tuần lễ đầu tháng 2 năm 1979 là 230 vụ. Không những vậy, Trung Quốc còn cho trên 100 lượt máy bay xâm phạm vùng trời và 481 lượt tàu thuyền hoạt động khiêu khích trên vùng biển Việt Nam. Chính phủ Việt Nam, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần ra tuyên bố và gửi công hàm phản đối hành động xâm phạm biên giới Việt Nam tới Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Hải đảo Từ năm 1973, Liên Hợp Quốc bắt đầu thảo luận về vấn đề chủ quyền của các quốc gia đối với vùng đặc quyền kinh tế trên biển. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định tuyên bố chủ quyền với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa dựa theo Hiệp ước Pháp – Thanh ký kết năm 1887. Về phía Trung Quốc, với cuộc khủng hoảng dầu lửa những năm 1970, nước này đã tìm kiếm các nguồn khai thác dầu mỏ trên biển Đông sát với Việt Nam, một hành động mà theo Việt Nam là chiến lược bao vây đất nước họ. Tranh chấp giữa hai nước về hai quần đảo này đã bắt đầu ngay từ năm 1975 sau khi Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với hai quần đảo này. Ngày 10 tháng 9 năm 1975, phía Trung Quốc gửi công hàm cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa (tức là Hoàng Sa và Trường Sa theo cách gọi của Trung Quốc). Tháng 9 năm 1975, trong chuyến viếng thăm Trung Quốc của Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Việt Nam do Lê Duẩn dẫn đầu, Tổng Bí thư Đảng Lao động Việt Nam nêu vấn đề Trung Quốc dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa trong chuyến thăm, phía Việt Nam nêu vấn đề chủ quyền của mình đối với hai quần đảo này. Trong cuộc gặp ngày 24 tháng 9 năm 1975, nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình tuyên bố phía Trung Quốc có đầy đủ chứng cứ để khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ Trung Quốc, nhưng cần theo nguyên tắc hiệp thương hữu nghị để giải quyết bất đồng. Đặng Tiểu Bình cũng bày tỏ hai bên có thể thương lượng để giải quyết vấn đề. Phản ứng không nhượng bộ của Trung Quốc làm lãnh đạo Việt Nam khó chịu. Ngày 10 tháng 11 năm 1975, Bộ Ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gửi đến Bộ Ngoại giao Trung Quốc công hàm nhắc lại tuyên bố ngày 24 tháng 9 của Đặng Tiểu Bình và đề nghị ngưng tuyên truyền liên quan đến tranh chấp về các quần đảo nhằm tạo không khí thuận lợi cho việc thương thảo. Tuy nhiên trong công hàm trả lời ngày 24 tháng 12 năm 1975, Bộ Ngoại giao Trung Quốc bác bỏ đề nghị này. Ngày 3 tháng 12 năm 1975, Đại sứ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Bắc Kinh khẳng định với Bộ trưởng Bộ ngoại giao Trung Quốc chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 5 tháng 6 năm 1976, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Cộng hòa miền Nam Việt Nam tuyên bố Việt Nam sẽ giành quyền bảo vệ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 12 tháng 5 năm 1977, Chính phủ Việt Nam ra tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế 200 dặm và thềm lục địa Việt Nam, bao gồm cả các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trung Quốc phản ứng mạnh mẽ với tuyên bố này. Ngày 30 tháng 7 năm 1977, Ngoại trưởng Trung Quốc Hoàng Hoa tuyên bố: "Khi thời cơ đến chúng ta sẽ thu hồi toàn bộ quần đảo Nam Sa (quần đảo Trường Sa) mà không cần phải thương lượng gì hết". Ngày 7 tháng 10 năm 1977, Việt Nam và Trung Quốc có cuộc họp đàm phán về biên giới. Trưởng đoàn Việt Nam Phan Hiền đề nghị đăng ký thảo luận về quần đảo Hoàng Sa đang bị Trung Quốc chiếm giữ từ năm 1974, trưởng đoàn đàm phán Trung Quốc Hàn Niệm Long từ chối. Ngày 15 tháng 3 năm 1979, Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố Bị vong lục về vấn đề biên giới Việt – Trung, trong đó lên án việc Trung Quốc đánh chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ngày 28 tháng 9 năm 1979, Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố Sách trắng, giới thiệu 19 tài liệu chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Vấn đề Hoa kiều Một lý do nữa khiến căng thẳng Việt Nam – Trung Quốc leo thang là vấn đề Hoa kiều tại Việt Nam. Trước năm 1975 có khoảng 1,5 triệu người gốc Hoa sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, 15% sống ở phía bắc vĩ tuyến 17 và 85% còn lại sinh sống ở miền Nam Việt Nam. Người Hoa đặc biệt có ảnh hưởng ở miền Nam Việt Nam, nơi họ hoạt động mạnh trong lĩnh vực kinh doanh thương mại. Năm 1955, ở miền Bắc Việt Nam, theo thỏa thuận của Đảng Lao động Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc, "người Hoa cư trú ở miền Bắc Việt Nam phải được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam" và dần dần chuyển thành công dân Việt Nam, được hưởng những quyền lợi như người Việt Nam và tự nguyện nhập quốc tịch Việt Nam. Năm 1956, chính quyền Ngô Đình Diệm đưa ra chính sách buộc người Hoa phải nhập quốc tịch Việt Nam hoặc họ sẽ bị trục xuất khỏi lãnh thổ. Ngược lại, Hà Nội và Bắc Kinh đồng ý trên nguyên tắc về việc cho phép Hoa kiều tự chọn lựa quốc tịch của mình. Cho đến năm 1975, giữa Việt Nam – Trung Quốc không có bất cứ một bất đồng nào trong vấn đề người Hoa ở miền Bắc Việt Nam. Tháng 4 năm 1978, Việt Nam tiến hành cải tạo công thương nghiệp ở miền Nam. Trung Quốc coi việc Việt Nam, trong quá trình tiến hành cải tạo công thương nghiệp, tịch thu tài sản của giới công thương người Hoa ở miền Nam Việt Nam là một sự thách thức chính sách bảo vệ Hoa kiều của Trung Quốc. Phản ứng lại chính sách cải tạo công thương của nhà nước Việt Nam, một phong trào đòi lấy quốc tịch Trung Quốc trong người Hoa ở Việt Nam nổi lên. Trung Quốc đưa ra chính sách "đoàn kết với giai cấp tư sản Hoa kiều", kêu gọi chống lại chính sách "bài Hoa" của Việt Nam; đồng thời, loan truyền trong cộng đồng người Việt gốc Hoa về một cuộc chiến tranh không thể tránh khỏi giữa Việt Nam – Trung Quốc khiến cộng đồng người Hoa hoảng hốt. Chính sách của Việt Nam từ năm 1976 đã bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhanh chóng của mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, với nỗi e ngại rằng Trung Quốc có thể sử dụng Hoa kiều để ép Việt Nam theo các chính sách của mình. Vấn đề Hoa kiều được chính phủ Việt Nam xem là một thử thách đối với chủ quyền quốc gia hơn là một vấn đề nội bộ đơn thuần. Chính sách một quốc tịch bắt đầu, Hoa kiều nếu không nhập quốc tịch Việt Nam sẽ bị cho thôi việc, các báo và cơ sở giáo dục tiếng Hoa cũng bị đóng cửa. Do ảnh hưởng của những yếu tố trên, trong năm 1978 cộng đồng người Hoa ở Việt Nam đã ồ ạt kéo về Trung Quốc. Từ năm 1977 đã có 70.000 Hoa kiều từ Việt Nam quay về Trung Quốc. Cho đến thời điểm xảy ra cuộc chiến đã có chừng 160.000 Hoa kiều hồi hương từ Việt Nam bằng đường biển hoặc đường bộ qua Cửa khẩu Hữu Nghị. Ngày 30 tháng 4 năm 1978, Chủ nhiệm Văn phòng Hoa kiều vụ đã phát biểu bày tỏ "sự quan tâm đối với hiện tượng Hoa kiều ở Việt Nam về nước hàng loạt", hứa hẹn "sẽ sắp xếp thích đáng cho những Hoa kiều đã trở về một cách vội vàng". Trung Quốc lập ra các trạm đón tiếp dọc theo biên giới hai nước. Sau đó, tháng 5 năm 1978, Trung Quốc đưa tàu sang đón người Hoa về Trung Quốc. Ngày 12 tháng 7 năm 1978, Trung Quốc đóng cửa biên giới Việt Nam – Trung Quốc, làm cho hàng vạn người Hoa muốn đi Trung Quốc bị kẹt lại tại biên giới. Do có quá nhiều người Hoa xin nhập cảnh vào Trung Quốc, nước này đưa ra điều kiện là người Hoa muốn về Trung Quốc phải chính thức xin giấy phép hồi hương do Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội cấp, cần có hộ chiếu xuất cảnh của chính quyền Việt Nam. Trung Quốc chỉ đón nhận những "nạn kiều người Hoa" đang bị Chính quyền Việt Nam ngược đãi, chứ không nhận về "người Việt gốc Hoa", hay người Hoa có quốc tịch Việt Nam. Việc ra đi ồ ạt của người Hoa chuyên sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và hoạt động thương nghiệp làm tăng thêm tình trạng khan hiếm hàng hoá tiêu dùng một cách gay gắt, ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế Việt Nam. Mục đích và mục tiêu của Trung Quốc Theo hồi ký của tướng Châu Đức Lễ, Tham mưu trưởng Quân khu Quảng Châu, tháng 9 năm 1978, tại văn phòng Tổng Tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc diễn ra một cuộc họp về "cách giải quyết vấn đề lãnh thổ bị quân Việt Nam chiếm đóng". Mối quan tâm ban đầu là nhắm vào cuộc xung đột biên giới. Đề xuất đầu tiên tại cuộc họp muốn có một cuộc tấn công nhỏ vào một trung đoàn Việt Nam tại Trùng Khánh, Cao Bằng, Việt Nam giáp với Quảng Tây, Trung Quốc. Sau khi nhận được tin tình báo cho biết Việt Nam sẽ tấn công Campuchia, đa số người dự họp cho rằng cần có một cuộc tấn công tác động lớn đến Hà Nội và tình hình Đông Nam Á. Họ đề nghị tấn công vào một đơn vị quân chính quy Việt Nam ở một khu vực địa lý rộng hơn. Cuộc họp kết thúc mà không đưa ra quyết định nào. Tháng 11 năm 1978, Đặng Tiểu Bình công du Thái Lan, Malaysia và Singapore. Trong chuyến đi này, Đặng Tiểu Bình nói với lãnh đạo các nước này rằng Trung Quốc sẽ dùng vũ lực nếu Việt Nam tấn công Campuchia. Ngày 7 tháng 12 năm 1978, Ủy ban Quân sự Trung ương Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa họp và ra quyết định mở một cuộc chiến hạn chế ở biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Cuộc chiến này sẽ được tiến hành một cách hạn chế, trong phạm vi 50 cây số từ biên giới và kéo dài hai tuần. Ngày 8 tháng 12 năm 1978, Quân ủy Trung ương Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra chỉ thị cho các Quân khu Quảng Châu và Côn Minh chuẩn bị đầy đủ lực lượng trước ngày 10 tháng 1 năm 1979 để thực hiện chiến dịch tấn công Việt Nam. Tuyên bố chiến tranh của Bắc Kinh nói rằng đây là cuộc chiến để quân Trung Quốc "phản công" chống lại các khiêu khích của Việt Nam. Phát ngôn viên của Tân Hoa xã nói: "Các lực lượng biên phòng Trung Quốc đã hành động khi tình hình trở nên không thể chấp nhận được và không còn lựa chọn nào khác. Chúng tôi không muốn một tấc đất nào của Việt Nam. Cái chúng tôi muốn là một đường biên giới ổn định và hòa bình. Sau khi đánh trả các thế lực hiếu chiến đủ mức cần thiết, các lực lượng biên phòng của chúng tôi sẽ quay lại bảo vệ chặt chẽ biên giới của tổ quốc". Nhiều nhà sử học phương Tây cho rằng cuộc chiến có những mục đích không rõ ràng, trong đó dễ thấy nhất là mục đích trừng phạt Việt Nam vì đã lật đổ chế độ Khmer Đỏ tại Campuchia – một đồng minh của Trung Quốc và là một trong những chế độ tàn bạo nhất của thế kỷ XX. Về sau, một số nhà sử học suy đoán rằng cuộc chiến có vẻ là một phần trong kế hoạch hiện đại hóa quân đội của Đặng Tiểu Bình khi nó thể hiện rõ các khiếm khuyết của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Những người khác cho rằng Đặng Tiểu Bình gây ra chiến tranh để giữ cho quân đội bận rộn trong khi ông củng cố quyền lực và loại bỏ các đối thủ cánh tả từ thời Mao Trạch Đông. Tiến sĩ Xiaoming Zhang, từ trường Air War College, Hoa Kỳ cho rằng Đặng Tiểu Bình quyết định tấn công Việt Nam vì "Nguyên do trước tiên và quan trọng nhất là cách Đặng phản ứng trước đe dọa của Liên Xô với Trung Quốc khi đó. Liên minh của Hà Nội với Moskva khiến Đặng tin rằng đe dọa của Liên Xô không chỉ từ phía bắc mà cả từ phía nam... Các lãnh đạo Trung Quốc tin rằng tấn công trừng phạt Việt Nam sẽ là cú đòn đánh vào chiến lược bành trướng toàn cầu của Liên Xô. Rốt cuộc có lẽ Trung Quốc đã phản ứng thái quá trước đe dọa của Liên Xô. Nhưng vào lúc đó, Đặng Tiểu Bình thực sự tin vào nó. Còn có những yếu tố khác tác động quyết định gây chiến của Đặng, gồm chính trị trong nước và quan hệ với Mỹ. "Hành vi sai trái" của Việt Nam, đặc biệt là liên minh với Liên Xô, làm người Trung Quốc giận dữ. Họ muốn trừng phạt đồng minh phản bội sau nhiều năm Trung Quốc phải hy sinh giúp đánh Mỹ. Các va chạm biên giới cũng khích động tình cảm người Trung Quốc. Yếu tố tình cảm đóng vai trò quan trọng để tạo nên sự đồng thuận trong giới lãnh đạo chính trị và quân sự ủng hộ Đặng gây chiến... Đặng tin rằng liên minh với phương Tây sẽ chứng tỏ Trung Quốc có giá trị trong cuộc đấu tranh chống Liên Xô bành trướng và rằng để đổi lại, phương Tây sẽ giúp Trung Quốc cải tổ kinh tế. Ngoài ra, đấu tranh quyền lực trong đảng, cộng thêm phe nhóm trong quân đội, cũng khiến Đặng càng sẵn sàng có hành động quân sự chống Việt Nam. Theo ông ta, làm thế sẽ khuấy động ủng hộ trong nước và nước ngoài, tạo nên môi trường an toàn và ổn định để Trung Quốc hiện đại hóa". Theo Carl Thayer, trong mắt Trung Quốc, Hà Nội đã vô ơn với Bắc Kinh: sau khi được giúp đỡ trong cuộc chiến chống Mỹ thì quay sang bạc đãi cộng đồng người Hoa, quan hệ nồng ấm với Liên Xô mà khi đó Trung Quốc coi là kẻ thù, rồi lại tấn công quân sự lật đổ đồng minh Khmer Đỏ của Bắc Kinh. Trung Quốc muốn "dạy cho Việt Nam một bài học" vì đã thách thức uy quyền và ảnh hưởng của Trung Quốc tại vùng Đông Dương. Bên cạnh việc xâm lấn Việt Nam để "bình định vùng biên giới" sau nhiều năm căng thẳng với các xung đột ngày càng nhiều, Trung Quốc phải hành động để chứng tỏ uy tín của mình trong việc bảo vệ đồng minh Khmer Đỏ. Đối với Việt Nam, cuộc chiến là một phần trong kế hoạch bành trướng về phía nam của Trung Quốc. Trước khi có xung đột, Việt Nam đã đề phòng những kế hoạch tiến xuống Đông Dương (bao gồm biển Đông). Trung Quốc đã viện trợ vũ khí, thuốc men và các nhu yếu phẩm khác cho Campuchia và xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng, đồng thời xúi giục Khmer Đỏ tấn công Việt Nam. Sau khi khống chế Campuchia rồi sẽ dùng bàn đạp để phối hợp với quân Trung Quốc ở phía bắc làm thế gọng kìm bao vây, nếu cần sẽ tấn công để buộc Việt Nam khuất phục. Theo phân tích của phía Việt Nam, mục tiêu chính của Trung Quốc trong hành động quân sự lần này gồm: Nhanh chóng chiếm đóng vùng biên giới Việt – Trung, đặc biệt là các thị xã trọng yếu gồm Lạng Sơn (chốt chặn nối Quốc lộ 1 của Việt Nam với Trung Quốc), Cao Bằng và Lào Cai. Vùng chiếm đóng dự kiến với bề sâu chừng vài chục km sẽ được Trung Quốc sử dụng làm bàn đạp cho các cuộc tấn công vào sâu nội địa Việt Nam. Tiêu hao lực lượng chủ lực và làm suy yếu khả năng phòng ngự phía Việt Nam bằng việc quét sạch các đồn biên phòng, tiêu diệt một phần lực lượng quân địa phương và các đơn vị quân độc lập khác của Việt Nam. Hủy diệt cơ sở hạ tầng và nền kinh tế ở các vùng chiếm đóng để đưa nền kinh tế Việt Nam tới chỗ sụp đổ. Tương quan lực lượng Trung Quốc Trung Quốc vào thời điểm đầu năm 1979 ước tính có khoảng 4,5 triệu quân, trong đó số quân được tập trung ở biên giới Việt – Trung vào khoảng 250.000. Trung Quốc có 121 sư đoàn bộ binh, 11 sư đoàn thiết giáp, 40 sư đoàn pháo binh, 3 sư đoàn không quân với 5.000 máy bay chiến đấu, 400.000 lính phòng không và 300.000 lính hải quân. Theo phía Việt Nam, Trung Quốc đã huy động quân của hai đại quân khu Quảng Tây và Vân Nam, gồm 9 quân đoàn chủ lực và một số sư đoàn bộ binh độc lập (tổng cộng 32 sư đoàn), 6 trung đoàn xe tăng, 4 sư đoàn và nhiều trung đoàn pháo binh, phòng không. Lực lượng được huy động khoảng trên 60 vạn binh sĩ, 550 xe tăng, 480 khẩu pháo, 1.260 súng cối và dàn hỏa tiễn, chưa kể hơn 200 tàu chiến của hạm đội Nam Hải và 948 máy bay sẵn sàng phía sau (gồm 706 tiêm kích J-5, J-6, J-7; 120 tiêm kích bom J-6, Q-5 và 122 máy bay ném bom H-5, H-6). Hải quân Trung Quốc cũng phái một lực lượng đặc nhiệm (gồm hai tàu mang tên lửa cùng ba đội tàu phóng lôi nhanh có hỏa tiễn) tới quần đảo Hoàng Sa để phòng trường hợp Liên Xô can thiệp bằng hải quân. Không quân Trung Quốc không tham chiến trực tiếp (vì e ngại lực lượng phòng không và lực lượng không quân giàu kinh nghiệm của Việt Nam) nhưng đã có 8.500 chuyến bay trinh thám và 228 chuyến bay trực thăng vận tải. Tướng Hứa Thế Hữu, Tư lệnh Đại Quân khu Quảng Châu chỉ huy hướng tiến công vào Đông Bắc Việt Nam với trọng điểm là Lạng Sơn và Cao Bằng. Tướng Dương Đắc Chí, Tư lệnh Đại Quân khu Côn Minh đảm nhiệm hướng Tây Bắc với trọng điểm là Hoàng Liên Sơn (nay là Lào Cai). Đây là đợt huy động quân sự lớn nhất của Trung Quốc kể từ Chiến tranh Triều Tiên. Ngoài lực lượng quân chính quy, Trung Quốc còn huy động hàng chục vạn dân công và lực lượng dân binh ở các tỉnh biên giới để tải đồ tiếp tế, phục vụ, tải thương, hỗ trợ quân chính quy phục vụ cho chiến dịch, chỉ riêng tại Quảng Tây đã có đến 215.000 dân công được huy động. Về phân phối lực lượng của Trung Quốc: hướng Lạng Sơn có quân đoàn 43, 54, 55; hướng Cao Bằng có quân đoàn 41, 42, 50; hướng Hoàng Liên Sơn có quân đoàn 13, 14; hướng Lai Châu có quân đoàn 11; hướng Quảng Ninh, Hà Tuyên (nay là Hà Giang) mỗi nơi cũng có từ 1 đến 2 sư đoàn. Lúc đầu Trung Quốc dự tính sử dụng 6 quân đoàn chủ lực đánh 3–5 ngày vào một số huyện biên giới, tiêu diệt 1 đến 2 sư đoàn Việt Nam. Ngày 31 tháng 12 năm 1978, Quân ủy Trung Quốc lại họp hội nghị tác chiến, quyết định mở rộng quy mô, tăng thêm 3 quân đoàn, đổi mục tiêu tấn công huyện lỵ thành các tỉnh lỵ biên giới; thời gian kéo dài lên 15–20 ngày, nhằm tiêu diệt 3 đến 5 sư đoàn Việt Nam. Trong chiến tranh, Trung Quốc đã huy động 18.000 khẩu pháo và súng cối, dàn phóng hỏa tiễn các loại. Trong cuộc chiến, trung bình mỗi ngày quân Trung Quốc tiêu thụ đạn dược và nhiên liệu là 700 tấn cho mỗi loại. Tính tổng cộng cả cuộc chiến, Trung Quốc đã sử dụng 1,06 triệu quả đạn pháo, 23,8 ngàn tấn đạn, 55 triệu viên đạn cá nhân và nhiều loại trang bị cá nhân. Nguyên tắc chủ đạo khi giao chiến của Trung Quốc gồm ba điểm: tập trung tấn công vào vị trí quan trọng nhưng không phải điểm mạnh của quân địch; sử dụng lực lượng và hỏa lực áp đảo (tiền pháo hậu xung) để đập tan quân phòng ngự tại những điểm mấu chốt; các đơn vị xung kích phải hết sức nhanh chóng thọc sâu và tấn công tất cả các con đường dẫn đến căn cứ kẻ thù. Địa hình miền núi phía Bắc Việt Nam phức tạp, không thuận lợi cho Trung Quốc triển khai các đơn vị tăng, thiết giáp và ngăn cản các thiết bị thông tin lạc hậu. Bù lại, Trung Quốc có đội quân “sơn cước” tuyển mộ từ những người Hoa ở Việt Nam lâu năm, vốn quen biết địa hình địa phương để dẫn đường cho quân đội. Với ưu thế về quân số và trang bị, các tướng lĩnh Trung Quốc tin tưởng rằng họ sẽ đè bẹp đối phương trong thời gian ngắn. Việt Nam Về phía Việt Nam, đầu năm 1979, Quân đội Nhân dân Việt Nam được đánh giá có khoảng 600.000 bộ binh chính quy, 3.000 lính hải quân, 300 máy bay và 12.000 lính phòng không, trong đó 19 sư đoàn tập trung ở biên giới Tây Nam, 4 sư đoàn ở biên giới Lào. Lực lượng quân chính quy giữ Hà Nội và các tỉnh Bắc Bộ vào khoảng 100.000. Do phần lớn các quân đoàn chính quy (3 trong số 4 quân đoàn) đang chiến đấu ở Campuchia nên phòng thủ ở biên giới với Trung Quốc chỉ có một số sư đoàn chủ lực quân khu (chủ yếu là tân binh) của Quân khu I và II cùng các đơn vị bộ đội địa phương tỉnh, huyện, công an vũ trang (biên phòng) và dân quân tự vệ tại 6 tỉnh biên giới (Lai Châu, Hoàng Liên Sơn (nay là Lào Cai, Yên Bái), Hà Tuyên (nay là Hà Giang, Tuyên Quang), Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh). Lực lượng tinh nhuệ nhất của phía Việt Nam đóng ở biên giới Việt-Trung là Sư đoàn 3 (đóng tại Lạng Sơn) và Sư đoàn 316A (đóng tại Sa Pa), ngoài ra còn có các sư đoàn 346 ở Cao Bằng, 325B ở Quảng Ninh, 345 ở Lào Cai, 326 ở Phong Thổ, Lai Châu. Sư đoàn 346 đóng tại Cao Bằng nhiều năm chủ yếu làm nhiệm vụ kinh tế, thời gian huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trở lại chưa nhiều. Lực lượng biên giới có khoảng 70.000 quân, sau được hai sư đoàn (327 và 337) từ tuyến sau lên Lạng Sơn tiếp viện. Lực lượng độc lập gồm các trung đoàn 141, 147, 148, 197, trung đoàn pháo binh 68, các trung đoàn quân địa phương 95, 121, 192, 254 và 741. Quân đoàn 1 vẫn đóng quân quanh Hà Nội đề phòng Trung Quốc tiến sâu vào Bắc Bộ. Ngày 27 tháng 2, Quân đoàn 2 là chủ lực của Bộ Quốc phòng được lệnh cơ động về để bảo vệ miền Bắc, đến ngày 5 tháng 3 bắt đầu triển khai trên hướng Lạng Sơn, nhưng chưa kịp tham chiến thì Trung Quốc tuyên bố rút quân. Quân đội Việt Nam được đánh giá là giàu kinh nghiệm chiến đấu, có vũ khí khá hiện đại từ kho chiến lợi phẩm thu được của Mỹ và sự giúp đỡ của Liên Xô. Tuy nhiên các yếu tố này không phát huy được nhiều lúc xảy ra chiến sự vì phần lớn quân chủ lực đang chiến đấu ở Campuchia, lực lượng tham chiến chủ yếu là quân địa phương, công an vũ trang và dân quân tự vệ bảo vệ biên giới. Lãnh đạo 2 nước là Đặng Tiểu Bình và Lê Duẩn đã có nhiều lần gặp mặt và đều là những người quyết đoán. Trong bài phát biểu của mình sau chiến tranh 1979, Lê Duẩn đã khái quát: “Trung Quốc hiện nay có một đội quân ba triệu rưỡi người nhưng họ phải để lại một nửa trên biên giới Trung – Xô để phòng ngừa Liên Xô. Vì lý do đó, nếu họ có mang 1 hoặc 2 triệu quân sang đánh ta, chúng ta cũng không hề sợ hãi gì cả. Chúng ta chỉ có 600 ngàn quân ứng chiến và nếu sắp tới chúng ta phải đánh với 2 triệu quân thì cũng không có vấn đề gì cả. Chúng ta không sợ vì chúng ta đã biết cách chiến đấu. Nếu họ mang vào 1 triệu quân thì họ cũng chỉ đặt được chân ở phía Bắc… Phải đối mặt với những làng mạc, thành phố, nhân dân và công tác phòng ngự, không ai có thể thực hiện một cuộc tiến công hiệu quả chống lại từng người dân. Thậm chí có phải đánh nhau hai, ba năm hoặc bốn năm, họ cũng không thể tiến vào được… Mỗi huyện là một pháo đài, mỗi tỉnh là một chiến trường. Chúng ta sẽ chiến đấu và họ sẽ không thể xâm nhập vào được”. Diễn biến Chuẩn bị Quân sự Theo nguồn tin từ Cục tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA), thì từ giữa năm 1978, Trung Quốc đã hoàn chỉnh các phương án tác chiến, các đơn vị quân đội Trung Quốc đã sẵn sàng mở cuộc tiến công quân sự quy mô lớn chống Việt Nam, chỉ cần thời cơ đến là phát động chiến tranh. Trong những buổi họp của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc từ giữa năm 1978 đến cuối năm 1978, nhiều biện pháp trừng phạt Việt Nam bằng quân sự được đưa ra bàn thảo. Từ giữa tháng 12 năm 1978, Trung Quốc đã chọn lực lượng quân đội từ năm quân khu và đưa áp sát biên giới Trung – Việt. Từ tháng 10 năm 1978 cho đến 15 tháng 2 năm 1979, Trung Quốc thực hiện hàng loạt các vụ tấn công thăm dò vào các vị trí phòng thủ của Việt Nam tại biên giới, với mục đích thu thập thông tin tình báo, đe dọa quân Việt Nam, và đánh lạc hướng khỏi mục tiêu chính của chiến dịch sắp tới. Các cuộc tấn công nhỏ này tăng dần về quy mô và tần số khi lực lượng Trung Quốc tập trung tại biên giới ngày càng đông. Không có tài liệu gì về các cuộc tấn công thăm dò của quân Việt Nam. Dấu hiệu đầu tiên của chiến tranh là việc Trung Quốc cắt đứt tuyến đường sắt Hữu Nghị nối liền hai nước vào ngày 22 tháng 12 năm 1978. Đến cuối tháng 1 năm 1979, khoảng 17 sư đoàn chính quy Trung Quốc (khoảng 225.000 quân) đã tập trung gần biên giới với Việt Nam. Hơn 700 máy bay chiến đấu và máy bay ném bom – 1/5 lực lượng không quân Trung Quốc – đã được đưa đến các sân bay gần biên giới. Các động thái leo thang này của Trung Quốc đã được phía Việt Nam đề cập tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 11 tháng 2 năm 1979. Từ ngày 9 đến ngày 12 tháng 2 năm 1979, Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc họp hội nghị để nghe báo cáo của Đặng Tiểu Bình và đánh giá tình hình. Hội nghị quyết định tấn công Việt Nam và thành lập Bộ Chỉ huy chung. Ngày 16 tháng 2 năm 1979, Trung Quốc tổ chức cuộc họp phổ biến ý nghĩa của cuộc chiến tranh sắp tới chống Việt Nam cho cán bộ cao cấp nước này. Trong cuộc họp này, Đặng Tiểu Bình nêu mục tiêu, cái lợi, hại của cuộc chiến tranh chống Việt Nam, nhấn mạnh đây là cuộc phản kích tự vệ, hạn chế về thời gian và không gian. Để cảnh báo Liên Xô và cũng nhằm ngăn chặn bị tấn công từ hai mặt, Trung Quốc đặt toàn bộ quân đội đóng dọc biên giới Trung – Xô vào tình trạng báo động đồng thời thiết lập một sở chỉ huy quân đội mới ở Tân Cương và di tản 300.000 dân khỏi vùng biên giới với Liên Xô. Để đối phó lại việc Trung Quốc tập trung bộ binh và vũ khí hạng nặng tại biên giới, cũng như việc các cuộc đột kích vũ trang ngày càng gia tăng, Việt Nam tiến hành chuẩn bị các vị trí phòng ngự, chuẩn bị tinh thần dân chúng sẵn sàng một khi chiến tranh xảy ra. Tuy nhiên Việt Nam tại thời điểm đó vẫn tin rằng Trung Quốc sẽ không tấn công, vì Trung Quốc vẫn là một nước xã hội chủ nghĩa anh em. Thêm nữa, Việt Nam tin rằng đa phần nhân dân Trung Quốc không ủng hộ chiến tranh và sẽ phản đối chiến tranh nổ ra. Ngoài ra, tuyên bố của Đặng Tiểu Bình chỉ một tuần trước khi chiến tranh nổ ra, rằng chiến dịch quân sự của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc sẽ không dài hơn cuộc chiến 1962 với Ấn Độ, cộng với các tuyên bố của Đặng trước đó rằng chiến dịch quân sự này "giới hạn về không gian và thời gian", khiến Hà Nội tin tưởng họ có khả năng cầm chân quân Trung Quốc tại các tỉnh biên giới. Lực lượng Việt Nam đương đầu với cuộc tấn công của Trung Quốc chủ yếu là dân quân và bộ đội địa phương. Từ vài tháng trước khi chiến tranh nổ ra, Hà Nội đã tiến hành huấn luyện và trang bị vũ khí hạng nhẹ cho dân quân tại các tỉnh biên giới. Chỉ có một số đơn vị quân chính quy tham gia chiến trận, nhất là các đơn vị phòng thủ Lạng Sơn, nhưng ngay cả tại đây, lực lượng chủ yếu vẫn là dân quân và quân địa phương. Hà Nội giữ lại 5 sư đoàn chủ lực ở tuyến sau đề phòng Trung Quốc tiến sâu về đồng bằng, và đồng thời cũng để giới hạn việc cuộc chiến leo thang. Từ tháng 1 năm 1979, Trung Quốc bắt đầu đẩy mạnh các hoạt động trinh sát vũ trang dọc biên giới. Trong tháng 1 và tuần đầu tiên của tháng 2 năm 1979, Trung Quốc gây ra 230 vụ xâm phạm vũ trang vào lãnh thổ Việt Nam, từ gây hấn cho tới phục kích, bắt cóc người đưa về Trung Quốc, tập kích, bắn phá các đồn biên phòng và trạm gác của công an, dân quân Việt Nam cũng như các cơ sở sản xuất của người dân. Trong những vụ xâm phạm này, lính Trung Quốc đã giết trên 40 dân thường và chiến sĩ, làm bị thương hàng trăm người và bắt đi hơn 20 người. Có những vụ diễn ra sâu trong lãnh thổ Việt Nam tới 5 km như vụ tập kích trạm gác của dân quân ở Bản Lầu (Hoàng Liên Sơn) ngày 14 tháng 1, có những vụ quy mô lớn như huy động 1 tiểu đoàn chính quy tấn công bình độ 400 ở Thanh Lòa, Cao Lộc (Lạng Sơn) ngày 10 tháng 2, có những vụ pháo kích lớn đã sử dụng cả tới pháo 85mm, súng cối, ĐKZ,... Ngày 1 tháng 1 năm 1979, theo chỉ thị của Thường vụ Quân ủy Trung ương Việt Nam, các lực lượng vũ trang biên giới được lệnh chuyển sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao. Ngày 15 tháng 2, ngoại trừ các xã biên giới và một vài đơn vị, các lực lượng trên tuyến 1 được lệnh hạ cấp xuống trạng thái sẵn sàng chiến đấu tăng cường. Nhiều đơn vị tổ chức cho phần lớn bộ đội về trạng thái sinh hoạt bình thường, di chuyển, điều chỉnh lại đội hình bố trí… Ngoại giao Ngày 12 tháng 8 năm 1978, trước khi tấn công Việt Nam, Trung Quốc ký với Nhật Bản Hiệp ước Hòa bình, Hữu nghị có giá trị trong mười năm và sẽ tái ký sau đó nhằm tạo sự ổn định tại khu vực Đông Bắc Á có lợi cho Trung Quốc. Ngày 5 tháng 11 năm 1978, Đặng Tiểu Bình đi thăm các nước ASEAN. Trong chuyến đi ngày Đặng nói rằng, việc Việt Nam ký Hiệp ước Việt – Xô ngày 3 tháng 11 năm 1978 là mối đe dọa đối với các nước ASEAN, Đặng Tiểu Bình kêu gọi thành lập Mặt trận chống Liên Xô và Việt Nam, bao gồm Trung Quốc, khối nước ASEAN để cân bằng lại quyền lợi của các nước Đông Nam Á và nói rõ quyết tâm của Trung Quốc không để khu vực Đông Nam Á rơi vào tay Việt Nam. Trong chuyến đi này, Đặng Tiểu Bình công khai ý định dùng biện pháp quân sự đối phó với Việt Nam. Các nước ASEAN đều cho rằng cuộc xung đột Việt Nam – Campuchia và Việt Nam – Trung Quốc là "nhân tố không ổn định đối với hòa bình khu vực". Tuy nhiên, vì Việt Nam nghiêng về phía Liên Xô nên các nước ASEAN nhận thấy cần phải nhích lại gần Trung Quốc hơn nữa. Tại Bangkok, theo yêu cầu của Đặng Tiểu Bình, Thái Lan đồng ý cho phép máy bay Trung Quốc quá cảnh qua vùng trời Thái Lan để đi Campuchia và trở về. Theo Nayan Chanda, liên minh giữa Bắc Kinh và Bangkok đã mở ra con đường mòn Đặng Tiểu Bình xuyên qua Thái Lan và biến Thái Lan thành một cái then chặn chiến lược an toàn của Trung Hoa tại Campuchia. Sau đó, tháng 1 năm 1979, Đặng Tiểu Bình thăm Mỹ rồi tới thăm Nhật. Về mặt ngoại giao, sau khi bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ từ tháng 12 năm 1978, trong chuyến thăm Washington từ 28 đến 30 tháng 1, Đặng Tiểu Bình nhận được sự ủng hộ cần thiết của đồng minh mới Hoa Kỳ trong kế hoạch tấn công Việt Nam. Tổng thống Jimmy Carter cũng cảnh báo Đặng rằng vụ tấn công của Trung Quốc, nếu xảy ra, sẽ nhận được sự ủng hộ về mặt ngoại giao hoặc quân sự quốc tế. Trong chuyến đi này, Đặng Tiểu Bình đã thông báo về ý định chuẩn bị tấn công Việt Nam với mong muốn có được sự hỗ trợ về tinh thần từ phía Mỹ. Khi tiếp xúc bí mật với Brzezinski, Đặng Tiểu Bình tuyên bố: "Đối với Việt Nam, Trung Quốc phải chịu trách nhiệm đối phó" và nhấn mạnh: "Các ngài nhớ kỹ một điều là những lời phát biểu của tôi trong chuyến thăm nước Mỹ sẽ hoàn toàn được chứng thực bằng những hành động". Đặng Tiểu Bình cũng bảo đảm rằng, cuộc tấn công Việt Nam sẽ giới hạn và nhanh chóng. Trong chuyến đi của Đặng Tiểu Bình sang Mỹ, Đặng đã chuẩn bị tinh thần cho các đồng minh một cách chắc chắn rằng sẽ thực hiện sự trừng phạt như đã loan báo. Hai tuần sau chuyến thăm, ngay trước khi Trung Quốc tấn công Việt Nam, Đại sứ Mỹ Malcolm kín đáo khuyến cáo Ngoại trưởng A. Gromyko là Liên Xô nên tự kiềm chế trong trường hợp Trung Quốc tấn công Việt Nam, để khỏi ảnh hưởng đến việc Quốc hội Mỹ sẽ thông qua Hiệp ước SALT mà Liên Xô rất mong muốn. Từ ngày 1 đến ngày 13 tháng 1 năm 1979, phía Trung Quốc liên tiếp có nhiều phát biểu và bình luận mà nội dung là tố cáo Việt Nam xâm lược, lên án Việt Nam chiếm đóng Phnôm Pênh. Trung Quốc kêu gọi Campuchia Dân chủ đánh lâu dài và hứa sẽ ủng hộ toàn diện. Trung Quốc đưa ra Hội đồng Bảo an Dự thảo nghị quyết đòi Việt Nam rút quân, kêu gọi các nước chấm dứt viện trợ cho Việt Nam. Trước dư luận trong nước và quốc tế, Trung Quốc công khai tuyên bố: "Việt Nam là tiểu bá theo đại bá Liên Xô", "Trung Quốc quyết không để cho ai làm nhục", cuộc tiến công của Trung Quốc vào Việt Nam sắp tới là nhằm "dạy cho Việt Nam một bài học". Trước thái độ đó, báo chí và chính giới Mỹ không có phản ứng công khai, còn Thủ tướng Liên Xô A. Kosygin thì nhận định: Tuyên bố của Đặng Tiểu Bình là một bản "tuyên bố chiến tranh với Việt Nam". Ngày 7 tháng 2, Bắc Kinh báo trước về một chiến dịch tấn công Việt Nam với thông cáo chính thức của chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa phản đối việc quân đội Việt Nam tiến vào lãnh thổ Campuchia và đề nghị tất cả các quốc gia yêu hòa bình "dùng mọi biện pháp có thể để chấm dứt cuộc xâm lược dã man này". Ngày 15 tháng 2 năm 1979, nhân dịp 29 năm Hiệp ước Trung – Xô về vấn đề Mông Cổ và thời điểm kết thúc chính thức Hiệp ước Hợp tác Trung – Xô, Đặng Tiểu Bình tuyên bố Trung Quốc chuẩn bị tấn công giới hạn Việt Nam. Các lãnh đạo Trung Quốc phán đoán cuộc tấn công Việt Nam chớp nhoáng, có giới hạn sẽ không gây căng thẳng đủ để kích thích Liên Xô can thiệp trực tiếp hay quốc tế phản đối. Họ dự tính Liên Xô sẽ chỉ can thiệp giới hạn ở mức khuyến khích các dân tộc thiểu số Trung Quốc tấn công các vùng xa xôi như Nội Mông, Tân Cương hoặc gây đụng độ nhỏ ở vùng biên giới 2 nước. Tuy nhiên, để cẩn trọng, Trung Quốc vẫn di tản dân gần đường biên và lệnh các đơn vị quân đội ở biên giới với Liên Xô sẵn sàng chiến đấu. Còn Liên Xô thì tin rằng Trung Quốc chỉ muốn xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam 20 – 30 km rồi rút về nước do đó Việt Nam hoàn toàn đủ sức tự đối phó với Trung Quốc. Giai đoạn 1 5 giờ sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979, lực lượng bộ binh Trung Quốc với khoảng 120.000 quân bắt đầu tiến vào Việt Nam trên toàn tuyến biên giới, mở đầu là pháo, tiếp theo là xe tăng và bộ binh. Cánh phía đông có Sở Chỉ huy Tiền phương đặt tại Nam Ninh và mục tiêu chính là Lạng Sơn. Có hai hướng tiến song song: Hướng thứ nhất do quân đoàn 42A dẫn đầu từ Long Châu đánh vào thị trấn Đồng Đăng nhằm làm bàn đạp đánh thị xã Lạng Sơn Hướng thứ hai do quân đoàn 41A dẫn đầu từ Tĩnh Tây và Long Châu tiến vào thị xã Cao Bằng và thị trấn Đông Khê Ngoài ra còn có quân đoàn 55A tiến từ Phòng Thành vào Móng Cái Cánh phía tây có Sở Chỉ huy Tiền phương đặt tại Mông Tự, có 3 hướng tiến công chính: Hướng thứ nhất do các quân đoàn 13A và 11A dẫn đầu đánh vào thị xã Lào Cai Hướng thứ hai từ Văn Sơn đánh vào Hà Giang Hướng thứ 3 do sư đoàn 42D của quân đoàn 14A dẫn đầu từ Kim Bình đánh vào Lai Châu. Tổng cộng quân Trung Quốc xâm nhập Việt Nam trên 26 điểm, các khu vực dân cư Việt Nam chịu thiệt hại nặng nhất từ đợt tấn công đầu tiên này là Lào Cai, Mường Khương, Cao Bằng, Lạng Sơn và Móng Cái. Không quân và hải quân không được sử dụng trong toàn bộ cuộc chiến. Tất cả các hướng tấn công đều có xe tăng, pháo binh hỗ trợ. Quân Trung Quốc vừa chiếm ưu thế về lực lượng, vừa chủ động về thời gian tiến công, lại còn có "lực lượng thứ năm" gồm những người Việt gốc Hoa trên đất Việt Nam. Từ đêm 16 tháng 2, các tổ thám báo Trung Quốc đã mang theo bộc phá luồn sâu vào nội địa Việt Nam móc nối với "lực lượng thứ năm" này lập thành các toán vũ trang phục sẵn các ngã ba đường, bờ suối, các cây cầu để ngăn chặn lực lượng tiếp viện của Việt Nam từ phía sau lên. Trước giờ nổ súng, các lực lượng này cũng bí mật cắt các đường dây điện thoại để cô lập sở chỉ huy sư đoàn với các chốt, trận địa pháo. Tiến nhanh lúc khởi đầu, nhưng quân Trung Quốc nhanh chóng phải giảm tốc độ do gặp nhiều trở ngại về địa hình và hệ thống hậu cần quá lạc hậu phải dùng lừa, ngựa và người thồ hàng. Hệ thống phòng thủ của Việt Nam dọc theo biên giới rất mạnh, với các hầm hào hang động tại các điểm cao dọc biên giới do lực lượng quân sự tinh nhuệ có trang bị và huấn luyện tốt trấn giữ. Kết quả là Trung Quốc phải chịu thương vong lớn. Trong ngày đầu của cuộc chiến, chiến thuật dùng biển lửa và biển người của Trung Quốc đã có kết quả tốt, họ tiến được vào sâu trong lãnh thổ Việt Nam hơn 10 dặm và chiếm được một số thị trấn. Chiến sự ác liệt nhất diễn ra tại các vùng Bát Xát, Mường Khương ở tây bắc và Đồng Đăng, cửa khẩu Hữu Nghị, Thông Nông ở đông bắc. Quân Trung Quốc cũng đã vượt sông Hồng và đánh mạnh về phía Lào Cai. Trong hai ngày 18 và 19 tháng 2, chiến sự lan rộng hơn. Quân đội Việt Nam kháng cự rất mạnh và với tinh thần chiến đấu cao. Quân Trung Quốc hầu như không thể sử dụng lực lượng ở mức sư đoàn mà phải dùng đội hình nhỏ và thay đổi chiến thuật. Họ tiến chậm chạp, giành giật từng đường hầm, từng điểm cao, và cuối cùng cũng chiếm được Mường Khương, Trùng Khánh, và Đồng Đăng. Tại Móng Cái, hai bên giành giật dai dẳng. Cả hai bên đều phải chịu thương vong cao, có ít nhất 4.000 lính Trung Quốc chết trong hai ngày đầu này. Sau hai ngày chiến tranh, quân Trung Quốc đã chiếm được 11 làng mạc và thị trấn, đồng thời bao vây Đồng Đăng, thị trấn có vị trí then chốt trên đường biên giới Trung-Việt. Trận chiến tại Đồng Đăng bắt đầu ngay từ ngày 17 và là trận ác liệt nhất. Đây là trận địa phòng thủ của Trung đoàn 12 Tây Sơn, Sư đoàn 3 Sao Vàng, Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tấn công vào Đồng Đăng là 2 sư đoàn bộ binh, 1 trung đoàn xe tăng và chi viện của 6 trung đoàn pháo binh Trung Quốc. Cụm điểm tựa Thẩm Mò, Pháo Đài, 339 tạo thế chân kiềng bảo vệ phía tây nam thị trấn Đồng Đăng, do lực lượng của hai Tiểu đoàn 4 và 6, Trung đoàn 12 trấn giữ, bị Trung Quốc bao vây và tấn công dồn dập ngay từ đầu với lực lượng cấp sư đoàn. Lực lượng phòng thủ không được chi viện nhưng đã chiến đấu đến những người cuối cùng, trụ được cho đến ngày 22. Ngày cuối cùng tại Pháo Đài, nơi có hệ thống phòng thủ kiên cố nhất, không gọi được đối phương đầu hàng, quân Trung Quốc chở bộc phá tới đánh sập cửa chính, dùng súng phun lửa, thả lựu đạn, bắn đạn hóa chất độc vào các lỗ thông hơi làm thiệt mạng hầu hết thương binh cũng như dân quanh vùng đến đây lánh nạn. Tổng cộng trong trận Đồng Đăng, Trung Quốc thương vong 2.220 lính (trong đó 531 chết). Về phía Việt Nam, trong số 700 bộ đội, dân quân và công an phòng thủ tại pháo đài Đồng Đăng, chỉ có sáu người sống sót. Ngày 19 tháng 2, Đặng Tiểu Bình trong cuộc gặp với giới ngoại giao Argentina tuyên bố đây là cuộc chiến tranh hạn chế và Trung Quốc sẽ rút quân ngay sau khi đạt được mục tiêu giới hạn. Cùng ngày, một đoàn cố vấn quân sự cao cấp của Liên Xô do Đại tướng G. Obaturov đứng đầu tới Hà Nội hỗ trợ cho các tướng lĩnh chỉ huy của Việt Nam. Nhóm chuyên gia của Trung tướng M. Vorobevy có trách nhiệm cố vấn cho Bộ Tư lệnh lực lượng Phòng không – Không quân còn Đại tướng G. Obaturovym làm cố vấn cho Tổng Tham mưu trưởng lực lượng vũ trang Việt Nam Lê Trọng Tấn và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Văn Tiến Dũng. Moskva yêu cầu Trung Quốc rút quân. Liên Xô cũng viện trợ gấp vũ khí cho Việt Nam qua cảng Hải Phòng. Đến 21 tháng 2, Trung Quốc tăng cường thêm 2 sư đoàn và tiếp tục tấn công mạnh hơn nữa. Ngày 22, các thị xã Lào Cai và Cao Bằng bị chiếm. Quân Trung Quốc chiếm thêm một số vùng tại Hà Tuyên, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh. Chiến sự lan rộng tới các khu đô thị ven biển ở Móng Cái. Về phía Việt Nam, cùng lúc với việc triển khai phòng ngự quyết liệt, khoảng từ 3 đến 5 sư đoàn (gồm 30.000 quân) cũng được giữ lại để thành lập một tuyến phòng ngự cánh cung từ Yên Bái tới Quảng Yên với nhiệm vụ bảo vệ Hà Nội và Hải Phòng. Ngày 23 tháng 2, Đặng Tiểu Bình nhắc lại tuyên bố về "cuộc chiến tranh hạn chế" và nói sẽ rút quân trong vòng 10 ngày hoặc hơn. Đây được xem là thông điệp nhằm ngăn Liên Xô can thiệp quân sự, đáp lại kêu gọi rút quân của Mỹ, xoa dịu các nước đang lo ngại về một cuộc chiến lớn hơn, và gây khó hiểu cho Việt Nam. Trong khi đó, một tuần dương hạm Sverdlov và một khu trục hạm Krivak của Liên Xô đã rời cảng từ ngày 21 tiến về phía vùng biển Việt Nam. Liên Xô cũng đã bắt đầu dùng máy bay giúp Việt Nam chở quân và vũ khí ra Bắc. Hai chuyến bay đặc biệt của Liên Xô và Bulgaria chở vũ khí, khí tài bay tới Hà Nội. Ngày 26 tháng 2, thêm nhiều quân Trung Quốc tập kết quanh khu vực Lạng Sơn chuẩn bị cho trận chiến đánh chiếm thị xã này. Sau khi thị sát chiến trường, Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam đề xuất điều động một quân đoàn từ Campuchia cùng một tiểu đoàn pháo phản lực BM-21 vừa được Liên Xô viện trợ về Lạng Sơn. Đồng thời tổ chức và huy động lại các đơn vị và các phân đội, biên chế lại một sư đoàn vừa rút lui từ chiến trường, tiến hành các hoạt động tác chiến vào sâu trong hậu phương địch. Phi đoàn máy bay vận tải An-12 của Liên Xô đã tiến hành không vận Quân đoàn 2, Quân đội Nhân dân Việt Nam từ Campuchia về Lạng Sơn. Ngày 25 tháng 2, tại Mai Sao, Quân đoàn 14 thuộc Quân khu 1, Quân đội Nhân dân Việt Nam cùng Bộ Chỉ huy thống nhất Lạng Sơn được thành lập, lực lượng bao gồm các Sư đoàn 3, 327, 338, 337 (đang từ Quân khu 4 ra) và sau này có thêm Sư đoàn 347 cùng các đơn vị trực thuộc khác. Trong giai đoạn đầu đến ngày 28 tháng 2 năm 1979, quân Trung Quốc chiếm được các thị xã Lào Cai, Cao Bằng và một số thị trấn. Các cơ sở vật chất, kinh tế ở những nơi này bị phá hủy triệt để. Tuy nhiên, do vấp phải sự phòng ngự có hiệu quả của Việt Nam cũng như có chiến thuật lạc hậu so với phía Việt Nam nên quân Trung Quốc tiến rất chậm và bị thiệt hại nặng. Quân Việt Nam còn phản kích đánh cả vào hai thị trấn biên giới Ninh Minh (Quảng Tây) và Malipo (Vân Nam) của Trung Quốc, nhưng chỉ có ý nghĩa quấy rối. Giai đoạn 2 Giai đoạn 2 bắt đầu từ ngày 27 tháng 2. Chiến sự tập trung tại Lạng Sơn tuy giao tranh tại Lào Cai, Cao Bằng và Móng Cái vẫn tiếp diễn. Trận đánh chiếm thị xã Lạng Sơn bắt đầu lúc 6 giờ sáng cùng ngày. Trung Quốc điều tới đây thêm 2 sư đoàn từ Đồng Đăng và Lộc Bình (phía đông nam Lạng Sơn), tiếp tục đưa thêm quân mới từ Trung Quốc thâm nhập Việt Nam để tăng viện. Tại Lạng Sơn, các Sư đoàn 3, 337 của Việt Nam đã tổ chức phòng thủ chu đáo và phản ứng mãnh liệt trước các đợt tấn công lớn của quân Trung Quốc. Từ ngày 2 tháng 3, Sư đoàn 337 trụ tại khu vực cầu Khánh Khê. Sư đoàn 3 chống trả 3 sư đoàn bộ binh 160, 161, 129 cùng nhiều tăng, pháo, tiến công trên một chiều dài 20 km từ xã Hồng Phong huyện Văn Lãng đến xã Cao Lâu huyện Cao Lộc. Suốt ngày 27, ở hướng Cao Lộc, sư đoàn 129 Trung Quốc không phá nổi trận địa phòng thủ của trung đoàn 141; ở hướng đường 1B, sư đoàn 161 bị trung đoàn 12 ghìm chân; ở hướng đường 1A, trung đoàn 2 vừa chặn đánh sư đoàn 160 từ phía bắc vừa chống lại cánh quân vu hồi của sư đoàn 161 từ hướng tây bắc thọc sang. Nhưng 14 giờ ngày hôm đó, 1 tiểu đoàn Trung Quốc bí mật luồn qua phía sau bất ngờ đánh chiếm điểm cao 800, nơi đặt đài quan sát pháo binh của Sư đoàn 3 Sao Vàng. Mất điểm cao 800, thế trận phòng ngự của Việt Nam ở phía tây đường 1A từ Cốc Chủ đến điểm cao 417 bị chọc thủng. Chiếm được điểm cao 800 và Tam Lung, nhưng trong suốt các ngày từ 28 tháng 2 đến 2 tháng 3, quân Trung Quốc vẫn không vượt qua được đoạn đường 4 km để vào thị xã Lạng Sơn, tuy đã dùng cho hướng tiến công này gần 5 sư đoàn bộ binh. Sau nhiều trận đánh đẫm máu giành giật các điểm cao quanh Lạng Sơn, mà có trận quân phòng thủ Việt Nam đánh đến viên đạn cuối cùng, quân Trung Quốc bắt đầu bao vây thị xã Lạng Sơn ngày 2 tháng 3 sử dụng thêm sư đoàn 162 dự bị chiến dịch của quân đoàn 54 và dùng 6 sư đoàn tấn công đồng loạt trên nhiều hướng. Chiều ngày 4, một cánh quân Trung Quốc đã vượt sông Kỳ Cùng, chiếm điểm cao 340 và vào tới thị xã Lạng Sơn, một cánh quân khác của sư đoàn 128 Trung Quốc cũng chiếm sân bay Mai Pha, điểm cao 391 ở phía tây nam thị xã. Đến đây, phía Việt Nam đã điều động các sư đoàn chủ lực có xe tăng, pháo binh, không quân hỗ trợ áp sát mặt trận, chuẩn bị phản công giải phóng các khu vực bị chiếm đóng. Quân đoàn 14 với các sư đoàn 337, 327, 338 hầu như còn nguyên vẹn đang bố trí quân quanh thị xã Lạng Sơn. Ngày 27 tháng 2, Quân đoàn 2 – Binh đoàn Hương Giang đang làm nhiệm vụ truy quét Khmer Đỏ tại Kampot, Kampong Som (Campuchia) cũng được lệnh cơ động gấp toàn bộ lực lượng về nước, tập kết sau lưng Quân đoàn 14. Ngày 3 tháng 3, Quân đoàn 1 – Binh đoàn Quyết Thắng nhận lệnh cho Sư đoàn bộ binh 320B (sau này đổi thành 390 – đoàn Đồng Bằng, gồm Trung đoàn bộ binh 27, 48, 64 và Trung đoàn pháo binh 54) được tăng cường Trung đoàn bộ binh 209 (đoàn Sông Lô) thuộc Sư đoàn bộ binh 312 (đoàn Chiến Thắng) và tiểu đoàn pháo tầm xa 130 mm của Lữ đoàn pháo binh 45 (đoàn Tất Thắng) cấp tốc hành quân lên Lạng Sơn. Trung Quốc rút quân Tối ngày 4 tháng 3, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 5 thông qua và bắt đầu triển khai phương án mở chiến dịch phản công. Cùng thời điểm này lực lượng tăng cường của Quân đoàn 1 cũng đã hoàn tất triển khai vào vị trí chiến đấu trên tuyến Chi Lăng – Đồng Mỏ – Hữu Kiên phía nam thị xã. Trung đoàn pháo binh 204 với 3 hệ thống (36 dàn phóng hỏa tiễn 40 nòng BM-21) đã tập kết và lấy phần tử sẵn sàng khai hỏa. Quân đoàn 2 cũng thực hiện chuyển quân thần tốc bằng cả đường biển, đường bộ, đường sắt và đường không bắt đầu từ ngày 6 tháng 3, đến ngày 11 tháng 3 những đơn vị đầu tiên của quân đoàn gồm Sư đoàn bộ binh 304 (đoàn Vinh Quang), Lữ đoàn pháo binh 164 (đoàn Bến Hải), Lữ đoàn phòng không 673, tiểu đoàn trinh sát… đã về tới Hà Nội. Các phi đội thuộc Trung đoàn không quân 917 (đoàn Đồng Tháp), 935 (đoàn Đồng Nai) và 937 (đoàn Hậu Giang) gồm 10 trực thăng UH-1, 3 máy bay trinh sát U-17, 10 máy bay cường kích A-37, 10 máy bay tiêm kích bom F-5 lần lượt được triển khai ở căn cứ Hòa Lạc, Kép, Bạch Mai và Nội Bài, cùng với các phi đội tiêm kích MiG-17, MiG-21 của Sư đoàn không quân 371 (đoàn Thăng Long) đặt trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao độ. Ở phía Nam, trực thăng và máy bay vận tải của Trung đoàn không quân 916 (đoàn Ba Vì), 918 và Đoàn bay 919 Tổng cục Hàng không Dân dụng phối hợp với không quân Liên Xô vận chuyển Quân đoàn 2 ra Bắc. Đoàn bay 919 còn sử dụng máy bay vận tải Il-14 (có MiG-21 yểm hộ) bay nhiều chuyến thả dù tiếp tế cho lực lượng vũ trang Việt Nam ở khu vực xã Canh Tân – Minh Khai, Thạch An (Cao Bằng). Ngày 5 tháng 3 năm 1979, Việt Nam ra lệnh tổng động viên toàn quốc. Trưa cùng ngày, Bắc Kinh tuyên bố đã "hoàn thành mục tiêu chiến tranh", "chiến thắng" và bắt đầu rút quân. Ngày hôm sau quân Trung Quốc rút về phía bắc sông Kỳ Cùng. Ngày 6 tháng 3 năm 1979, Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra Chỉ thị số 69, nhận định về tình hình và đưa ra chủ trương trong điều kiện Trung Quốc rút quân. Chỉ thị này khẳng định: "Trong khi chấp nhận cho địch rút quân, chúng ta luôn luôn phải nâng cao cảnh giác, tăng cường quốc phòng, sẵn sàng giáng trả địch đích đáng, nếu chúng lật lọng, trở lại xâm lược nước ta lần nữa (...) Không được một chút mơ hồ nào đối với âm mưu cơ bản của bọn phản động Trung Quốc là thôn tính nước ta, khuất phục nhân dân ta (...) luôn luôn sẵn sàng chuẩn bị chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, đập tan bọn xâm lược (...) cần giương cao chính nghĩa của ta, bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc và bảo vệ hòa bình, xúc tiến việc hình thành mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ, bảo vệ Việt Nam". Ngày 7 tháng 3, Việt Nam tuyên bố rằng để thể hiện "thiện chí hòa bình", Việt Nam sẽ cho phép Trung Quốc rút quân. Bộ Quốc phòng Việt Nam quyết định cho dừng chiến dịch phản công. Mặc dù Trung Quốc tuyên bố rút quân, chiến sự vẫn tiếp diễn ở một số nơi. Dân thường Việt Nam vẫn tiếp tục bị giết, chẳng hạn như vụ thảm sát ngày 9 tháng 3 tại làng Tổng Chúp, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, Cao Bằng khiến 43 người thiệt mạng. Trong thời gian chuẩn bị rút quân, Trung Quốc còn phá hủy một cách có hệ thống toàn bộ các công trình xây dựng, từ nhà dân hay cột điện, tại các thị xã, thị trấn Sapa, Đồng Đăng, Lạng Sơn,... Sư đoàn 337 của Việt Nam, lên tham chiến từ ngày 2 tháng 3 tại khu vực cầu Khánh Khê ở Lạng Sơn để chi viện cho các đơn vị đang chặn đánh quân Trung Quốc. Sư đoàn này đến nơi quá muộn để thay đổi cục diện trận đánh tại Lạng Sơn, nhưng đã cùng sư đoàn 338 tổ chức phản kích đánh vào quân Trung Quốc rút lui qua ngả Chi Mã. Ngày 16 tháng 3 năm 1979, Trung Quốc tuyên bố hoàn tất việc rút quân khỏi Việt Nam. Việt Nam phản kích Phía Quân đội Việt Nam để trả đũa cũng đã phản kích đánh vào các thị trấn, thị xã, huyện biên giới của Trung Quốc là Ma Lật Pha, Bằng Tường, Ninh Minh, Hà Khẩu và Đông Hưng. Sau đó rút quân về biên giới để phòng thủ. Ngày 1 tháng 3 năm 1979, AFP và Tân Hoa Xã đều xác nhận có một cuộc đột kích “cảm tử” vào phi trường Ninh Minh trong tỉnh Quảng Tây, cách xa biên giới 40 km. Diễn biến liên quan Chiến dịch dân vận của Trung Quốc Theo truyền thống, Trung Quốc đề cao việc tuyên truyền chính trị cho binh sĩ và dân chúng của mình về chính nghĩa của họ trong việc cần thiết tiến hành cuộc chiến trừng phạt Việt Nam. Ngay từ trước khi quân Trung Quốc vượt biên giới đánh vào Việt Nam, cả hai bên đã lớn tiếng cáo buộc nhau có các hành vi gây hấn trên tuyến biên giới. Theo phía Trung Quốc, quân Việt Nam đã tiến hành hơn 1100 vụ xâm nhập trên biên giới. Đối lại, Việt Nam cho biết việc quân Trung Quốc tiến hành khiêu khích diễn ra hàng ngày. Cùng với việc quan hệ chính trị trở nên căng thẳng, số vụ xung đột vũ trang tại biên giới cũng tăng lên, từ khoảng 100 vụ năm 1974 lên tới hơn 900 vụ năm 1976. Việc Trung Quốc chiếm Hoàng Sa năm 1974 cũng như việc Việt Nam đưa quân tiếp quản Trường Sa cũng góp phần khiến nguyên nhân bất đồng giữa hai phía trở nên sâu sắc. Trung Quốc tuyên truyền trong nhân dân rằng đây là cuộc chiến phản công chống Việt Nam để bảo vệ lãnh thổ quốc gia; tuyên truyền với quân đội rằng chiến dịch quân sự này được tiến hành để trừng phạt nhà cầm quyền Việt Nam, cụ thể là "bè lũ Lê Duẩn", và rằng quân đội cần giành được sự ủng hộ của nhân dân Việt Nam. Chiến dịch vận động quần chúng của Trung Quốc tỏ ra có kết quả với dân chúng và cán bộ Trung Quốc tại vùng biên, khiến họ có thể huy động hàng chục vạn dân công tham gia các hoạt động bảo đảm an ninh và tiếp tế cho quân đội. Hiện tại sau 34 năm vẫn có tới trên 90% người dân Trung Quốc quan niệm rằng, năm 1979 Quân đội Nhân dân Việt Nam đã vượt biên giới sang tấn công Trung Quốc và bắt buộc Trung Quốc phải tự vệ đánh trả, cuộc chiến 1979 chỉ là cuộc phản công trước sự xâm lược của Việt Nam. Đối với dân thường Việt Nam, Trung Quốc bỏ ra nhiều công sức tuyên truyền lôi kéo người dân vùng biên, đặc biệt là với các dân tộc thiểu số sống vắt qua biên giới hai nước như Tày, Nùng (ở Trung Quốc gọi là dân tộc Choang), Dao, H'Mông và các nhóm người thiểu số gốc Hoa. Kết quả là trong ngày đầu của cuộc chiến, có nơi, quân Trung Quốc đã được dẫn vòng qua đồn biên phòng tiến sâu vào đất Việt Nam mà không bị phát hiện. Phục vụ công tác dân vận tại các khu vực chiến sự, Trung Quốc còn thành lập các đơn vị đặc biệt mà nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức cũng như kiểm tra hoạt động của các đội vận động quần chúng trong tất cả các đơn vị quân. Theo đó, quân Trung Quốc tiến sang Việt Nam phải giảm tối thiểu những hành động gây xáo trộn, phiền hà đến dân chúng, tôn trọng phong tục tập quán, tài sản, cung cấp gạo, muối, dầu thắp, thuốc chữa bệnh... cho dân cư bản địa. Chính sách này được một số đơn vị Trung Quốc ở vùng Lào Cai thực hiện. Tuy nhiên, quân Trung Quốc đã thực hiện nhiều hành động phá hủy cơ sở hạ tầng, ngay cả sau khi đã tuyên bố rút quân. Hầu hết các thị xã, thị trấn mà Trung Quốc chiếm được đều bị phá hủy một cách có hệ thống. Tại thị xã Cao Bằng, quân Trung Quốc dùng thuốc nổ phá sập bất cứ công trình gì từ công sở đến bưu điện, từ bệnh viện đến trường học, từ chợ đến cầu. Tại Đồng Đăng, quân Trung Quốc lấy đi tất cả những gì có thể mang theo, từ xe đạp cho đến thanh ray tàu hỏa, những gì không mang được đều bị đập phá. Tại thị xã Cam Đường trên bờ sông Hồng, cách biên giới khoảng 10 km, ngoài việc phá hủy thị xã, quân Trung Quốc còn cho đốt cả mỏ apatit. O'Dowd tổng kết là chính sách dân vận của quân Trung Quốc tỏ ra không thành công đối với người dân Việt Nam. Ông lý giải rằng "người Việt Nam rất yêu nước, thấm nhuần tư tưởng chính trị, giỏi chịu đựng, không dễ bị lung lạc,..." Ngoài ra, những hành động tàn phá, giết chóc dân thường, cũng như ngược đãi tù binh của quân Trung Quốc đã gây hại cho nỗ lực dân vận của họ. Những hoạt động này một phần là do binh lính Trung Quốc sang Việt Nam bị sốc vì sự khốc liệt, sức kháng cự của quân đội Việt Nam cũng như của dân bản địa, một phần nằm trong các phá hoại có kế hoạch và tổ chức, ví dụ như tại thị xã Lạng Sơn. Hoạt động lôi kéo người thiểu số tại biên giới của Trung Quốc cũng không đạt được kết quả mong đợi. Khi quân Trung Quốc từ quân khu Vân Nam rút về nước, tất cả những điệp viên và quân du kích người thiểu số mà họ gây dựng được khi chiếm đóng các khu vực biên giới trong thời gian chiến dịch đều bị lực lượng an ninh Việt Nam bắt giữ và xử tử. Chiến tranh tâm lý của Trung Quốc với các lực lượng phòng thủ của Việt Nam cũng thất bại. Trong suốt cuộc chiến, không có đơn vị nào của Việt Nam không đánh trả quyết liệt quân Trung Quốc. Quân Trung Quốc cuối cùng cũng hiểu rằng ngoài việc sử dụng sức mạnh quân sự, họ không có hy vọng giành thắng lợi trong chiến tranh tuyên truyền chính trị. Chiến dịch hỗ trợ Việt Nam của Liên Xô Vào năm 1979, trước việc Trung Quốc tấn công Việt Nam, Liên Xô đã khẳng định kiên quyết: Quân đội và nhân dân Xô Viết sẵn sàng sử dụng các giải pháp cuối cùng để thực hiện nghĩa vụ quốc tế của mình với đồng minh Việt Nam. Ngày 18 tháng 2 năm 1979, Liên Xô ra tuyên bố ủng hộ cuộc chiến đấu của Việt Nam: “Nhân dân Việt Nam anh hùng, lại vừa trở thành nạn nhân của cuộc xâm lược hôm nay, có đủ khả năng để quật khởi cho chính họ một lần nữa, và hơn thế họ có những người bạn tin cậy được. Liên Xô sẽ nghiêm chỉnh tôn trọng những cam kết theo Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác giữa Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết và Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Ý định bảo vệ Việt Nam của Liên Xô là hết sức nghiêm túc nhưng nếu cuộc tấn công của Trung Quốc vẫn nằm trong phạm vi đối phó của Việt Nam thì Liên Xô sẽ không can thiệp quân sự, chỉ khi Trung Quốc tiếp tục leo thang chiến tranh, ví dụ như uy hiếp Hà Nội và Hải Phòng, hoặc đồn trú lâu dài trên những vùng đất chiếm được, thì Liên Xô mới tham gia giải quyết xung đột. Mặc dù không có một tuyên bố chính thức nào đưa ra, nhưng Việt Nam sẽ không nhờ Liên Xô can thiệp quân sự trực tiếp, bởi truyền thống lịch sử của Việt Nam chưa bao giờ cầu viện bất cứ nước nào giúp đánh đuổi ngoại xâm. Tinh thần tự tôn của Việt Nam là một yếu tố quan trọng khiến Liên Xô không can thiệp quân sự nếu cuộc chiến vẫn nằm trong phạm vi kiểm soát được, họ sẽ chỉ can thiệp trực tiếp nếu Việt Nam không còn khả năng chống trả (ví dụ như nếu Trung Quốc sử dụng vũ khí hạt nhân để hủy diệt lãnh thổ Việt Nam.) Liên Xô đã cung cấp cho Việt Nam một số thông tin quân sự thu được từ vệ tinh do thám. Ngày 19 tháng 2 năm 1979, một nhóm các cố vấn quân sự của Liên Xô do đại tướng Gennady Obaturov dẫn đầu tới Hà Nội. Ngay sau khi chiến tranh biên giới Trung – Việt bùng nổ, Liên Xô đã viện trợ khẩn cấp cho phòng không và lục quân Việt Nam. Trong giai đoạn từ khi cuộc xung đột bắt đầu (giữa tháng 2) đến cuối tháng 3 năm 1979, bằng đường thủy, Liên Xô đã hỗ trợ cho Việt Nam 400 tổ hợp tên lửa phòng không vác vai SA-7 “Strela-2M”, 30 tổ hợp phòng không tự hành ZSU-23-4 Shilka, 50 máy bay tiêm kích MiG-21bis, 50 dàn phóng pháo phản lực 40 nòng cỡ 122mm BM-21, hơn 100 cỗ pháo cao xạ, 800 súng chống tăng bộ binh. Trong thời gian diễn ra xung đột, các tàu vận tải Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa khác liên tục cập cảng Hải Phòng để dỡ hàng quân sự cho Việt Nam. Trong giai đoạn từ năm 1979 đến 1982, Liên Xô đã viện trợ 14 tổ hợp tên lửa phòng không S-75M “Volga” và 526 quả tên lửa V-755 (B-755). Từ năm 1984 đến năm 1987, Liên Xô chuyển giao tiếp 14 biến thể tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại hơn là S-75M3 cùng 866 quả đạn V-759 (B-759). Liên Xô cũng viện trợ 40 tổ hợp tên lửa S-125 “Pechora” và 1.788 quả tên lửa V-601 PD (В-601ПД) cùng trong giai đoạn nói trên. Từ ngày 12 đến ngày 26 tháng 3, với mục đích tạo áp lực quân sự lên Trung Quốc theo quyết định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, trên tất cả các quân khu vùng biên giới phía Đông, trên lãnh thổ Mông Cổ và trên Thái Bình Dương đã tiến hành cuộc diễn tập hiệp đồng quân binh chủng và diễn tập hải quân có sử dụng đạn thật. Trong cuộc diễn tập lớn nhất lịch sử quân sự có sử dụng lực lượng của 20 sư đoàn binh chủng hợp thành và không quân với 200 nghìn quân nhân, 2.600 xe tăng, 900 máy bay và 80 chiến hạm. Kế hoạch diễn tập đã tiến hành tổ chức các cụm chủ lực không quân công kích trên các quân khu gần biên giới Trung Quốc. Sư đoàn đổ bộ đường không từ Tula được vận chuyển vào khu vực Chita trên quãng đường dài 5.500 km bằng máy bay vận tải quân sự một đợt bay trong thời gian 2 ngày. Các trung đoàn máy bay chiến đấu từ lãnh thổ của Ucraina và Belarusia được cơ động trực tiếp đường không đến các sân bay của Mông Cổ. Trên các vùng biển phía Đông và Nam Trung Quốc, gần 50 chiến hạm của Liên Xô, trong đó có 6 tàu ngầm, tiến hành các hoạt động sẵn sàng chiến đấu và đồng loạt triển khai diễn tập các hoạt động tác chiến nhằm tiêu diệt lực lượng hải quân đối phương. Riêng vùng biển Primorie tiến hành diễn tập đổ bộ đường biển. Trong tiến trình diễn tập, có những khoảng thời gian có tới 10 trung đoàn không quân tuyến 1 (đội hình chiến đấu) hoạt động. Các kíp bay đã bay tổng cộng 5.000 giờ, đã sử dụng tới 1.000 quả bom và tên lửa trong diễn tập bắn đạn thật. Những đợt diễn tập lớn nhất được thực hiện tại Mông Cổ, với sự tham gia của 6 sư đoàn Bộ binh cơ giới và tăng-thiết giáp, 3 trong số các đơn vị được điều động từ Siberia và Zabaikalia. Hai hoạt động trợ giúp quân sự đáng kể nhất của Liên Xô là giúp hỗ trợ vận chuyển hàng không quân đội Việt Nam từ biên giới Tây Nam về phía Bắc và triển khai một số tàu chiến ngăn chặn tàu Mỹ ở Biển Đông vào những tuần đầu tháng 3. Trong không đầy một tháng, Liên Xô đã tiến hành cơ động 20 nghìn quân của Việt Nam, hơn 1.000 đơn vị trang thiết bị chiến đấu, 20 máy bay quân sự và máy bay trực thăng, hơn 3 nghìn tấn vũ khí trang bị, đạn và cơ sở vật chất phục vụ chiến tranh từ Campuchia trở về miền Bắc Việt Nam. Trong giai đoạn đầu tiên của cuộc xung đột đến tháng 3 năm 1979, theo đường vận tải biển, Liên Xô đã chuyển đến Việt Nam hơn 400 xe tăng và xe thiết giáp, xe bộ binh cơ giới, 400 khẩu pháo và súng cối, 50 tổ hợp pháo phản lực Grad BM-21, hơn 100 khẩu pháo phòng không, 400 tổ hợp tên lửa phòng không vác vai và hàng nghìn tên lửa, 800 súng chống tăng RPG-7, 20 máy bay tiêm kích. Trữ lượng xăng dầu tiêu hao trong thời gian thực hiện các hoạt động diễn tập và giúp đỡ Việt Nam, Bộ Quốc phòng Liên Xô đã phải mất hai năm để phục hồi lại dự trữ. Trong báo cáo tổng kết ghi nhận "Quân đội Liên bang Xô viết đã chứng minh được khả năng sẵn sàng chiến đấu cao nhất, đáp ứng được những yêu cầu tác chiến hiện đại và sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và thực hiện nghĩa vụ quốc tế". Phản ứng quốc tế Ngay khi cuộc chiến nổ ra, Hoa Kỳ tuyên bố giữ vị trí trung lập và kêu gọi "sự rút quân lập tức của Việt Nam khỏi Campuchia và Trung Quốc khỏi Việt Nam", nói rằng "việc Trung Quốc xâm lược Việt Nam là sự tiếp nối của việc Việt Nam xâm lược Campuchia". Nhưng theo đánh giá của Nayan Chanda, Hoa Kỳ đã là quốc gia phương Tây duy nhất gần như ủng hộ cuộc xâm lược Việt Nam của Trung Quốc; trái với lời lên án việc Việt Nam tiến đánh Khmer Đỏ là "một mối đe dọa cho hòa bình và ổn định trong khu vực", tuyên bố của Mỹ về cuộc tấn công của Trung Quốc có hàm ý bào chữa rằng "việc Trung Quốc thâm nhập biên giới Việt Nam là kết quả của việc Việt Nam xâm lược Campuchia". Ngoài Hoa Kỳ thì đa số các quốc gia phương Tây phản đối mạnh mẽ hành động quân sự của phía Trung Quốc, sự cô lập này đã ảnh hưởng khá lớn tới chính sách ngoại giao bước đầu mở cửa của Bắc Kinh khi đó. Ngày 18 tháng 2, Chính phủ Liên Xô ra tuyên bố lên án Trung Quốc xâm lược Việt Nam: "Việc Trung Quốc tiến công xâm lược Việt Nam chứng tỏ một lần nữa rằng, Bắc Kinh có thái độ vô trách nhiệm biết nhường nào đối với vận mệnh của hòa bình và Ban Lãnh đạo Trung Quốc sử dụng vũ khí một cách tùy tiện, đầy tội ác biết nhường nào!... Những hành động xâm lược đó trái với những nguyên tắc của Liên Hợp Quốc, chà đạp thô bạo luật pháp quốc tế, càng vạch trần trước toàn thế giới chính sách bành trướng của Bắc Kinh ở Đông Nam Á". Liên Xô viện dẫn hiệp định ký với Việt Nam, thúc giục Trung Quốc "ngừng trước khi quá muộn" và đòi Trung Quốc rút quân lập tức và toàn bộ. Trong thời gian xảy ra cuộc chiến, Liên Xô đã lên án cuộc tấn công của Trung Quốc là "hành động man rợ bất chấp đạo lý của kẻ cướp", đòi Trung Quốc lập tức chấm dứt "cuộc chiến tranh xâm lược", và cảnh báo Trung Quốc về lòng trung thành của Liên Xô đối với Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Liên Xô Việt Nam. Ngoài ra, Liên Xô không có hành động can thiệp quân sự mà chỉ hỗ trợ vận chuyển bằng hàng không, triển khai hải quân ngoài bờ biển Việt Nam và tăng cường gửi cố vấn và chuyên gia quân sự sang Việt Nam nhằm tránh đổ vỡ quan hệ vốn đã căng thẳng với Trung Quốc. Liên Xô cũng cảnh báo Trung Quốc về việc đặt các lực lượng vũ trang Xô Viết ở Siberia vào tình trạng sẵn sàng chiến đấu số 1 đồng thời cung cấp cho Việt Nam các thông tin quân sự thu được từ vệ tinh do thám. Bản thân chính quyền Hà Nội, vốn giữ chiến thuật phòng thủ trong cuộc chiến, cũng từ chối sự tham gia của các phi công Liên Xô vào các trận đánh. Do không tham gia về quân sự, ngày 10 tháng 3, Liên Xô hứa sẽ tăng viện trợ quân sự cho Việt Nam. Đêm hôm Trung Quốc tuyên bố rút quân, Cuba cảnh báo Trung Quốc là nước này sẽ hỗ trợ Việt Nam, kể cả việc đưa quân đến nếu cần. Sau khi biết tin Trung Quốc rút quân, nhật báo Pravda của Liên Xô cũng đưa ra bình luận rằng "Liên Xô hiểu được dã tâm của Bắc Kinh vì vậy đã không đáp lại những khiêu khích quân sự của Trung Quốc với mục đích duy nhất là làm leo thang căng thẳng giữa Liên Xô và Hoa Kỳ". Tại Liên Hợp Quốc, tranh cãi kịch liệt xảy ra xung quanh vấn đề an ninh ở Đông Nam Á. Hai sự kiện Việt Nam đánh vào Campuchia lật đổ chế độ Khmer Đỏ và Trung Quốc đánh vào Việt Nam cùng được đưa ra bàn luận. Hội đồng Bảo an bị chia rẽ sâu sắc sau các cuộc họp vào các ngày cuối tháng 2. Các nước ASEAN muốn tất cả các lực lượng quân sự nước ngoài rút quân về nước. Mỹ ủng hộ lập trường này. Liên Xô tuyên bố không ủng hộ bất cứ nghị quyết nào không lên án Trung Quốc và đòi Trung Quốc rút quân. Ngày 23 tháng 2, Liên Xô cùng Tiệp Khắc đưa dự thảo nghị quyết trong đó lên án Trung Quốc xâm lược, đòi Trung Quốc rút quân và bồi thường chiến tranh cho Việt Nam, và kêu gọi cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc. Còn Trung Quốc thì chỉ trích Liên Xô "khuyến khích Việt Nam tấn công Trung Quốc và xâm lược Campuchia". Ngày 24 tháng 2, Trung Quốc đưa dự thảo nghị quyết đòi Việt Nam "lập tức rút quân hoàn toàn khỏi Campuchia". Cuối cùng, Liên Hợp Quốc không đi đến được một nghị quyết nào. Lên án Trung Quốc, và ủng hỗ trợ Việt Nam: , , , , , , , , , , , , , Cộng hòa Nhân dân Campuchia và các quốc gia đồng minh của Liên Xô Lấy làm tiếc và yêu cầu Trung Quốc rút quân: , , Phản đối hành động quân sự của Việt Nam và Trung Quốc: , , Yêu cầu Trung Quốc rút quân khỏi Việt Nam, Việt Nam rút quân khỏi Campuchia: , , , , , , , , , , , , , , , , , Lấy làm tiếc với Việt Nam và Trung Quốc, hy vọng Việt Nam và Campuchia có thể được tự quyết định vận mệnh của mình: , , , , , , , Kêu gọi thương lượng: , , , , , , , Không tuyên bố công khai: Hỗ trợ Trung Quốc: Campuchia Dân chủ Kết quả Tuy Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chiến thắng trong cuộc chiến nhưng cả hai bên đều phải chịu thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Cuộc chiến đặc biệt để lại nhiều tác hại lớn cho phía Việt Nam, đặc biệt là nền kinh tế. Ngoài các thương vong về con người, tổn thất cụ thể về cơ sở vật chất hạ tầng ở 6 tỉnh biên giới bị phá hủy do trận chiến, Việt Nam còn phải gánh chịu nhiều khó khăn, thiệt hại do thái độ và chính sách thù địch, vây hãm mà Trung Quốc và đồng minh của Trung Quốc gây ra trên các mặt trận quân sự, kinh tế, ngoại giao,... Thương vong và thiệt hại Tướng Ngũ Tu Quyền, Phó Tổng Tư lệnh Quân Giải phóng Trung Quốc, tuyên bố rằng số quân Việt Nam bị chết và bị thương là 50.000, trong khi con số tương ứng của Trung Quốc là 20.000. Một nguồn khác của Trung Quốc thống kê tổn thất của quân Trung Quốc là 8.531 chết và khoảng 21.000 bị thương. Theo nhà sử học Gilles Férier thì có khoảng 25.000 lính Trung Quốc thiệt mạng và gần 500 xe bọc thép hoặc pháo bị phá hủy, con số này phía Việt Nam cũng là gần tương tự nhưng thấp hơn một chút. Russell D. Howard cho rằng quân Trung Quốc thương vong 60.000 người, trong đó số chết là 26.000, một số nguồn khác cũng đồng ý với con số thương vong ít nhất khoảng 50.000 của phía Trung Quốc. Nguồn của King Chen nói rằng riêng tại các bệnh viện lớn ở Quảng Tây đã có ít nhất 30.000 thương binh Trung Quốc. Tháng 4 năm 1979, báo Quân đội Nhân dân của Việt Nam ước lượng tổng thương vong của quân Trung Quốc là 62.500 người. Phía Việt Nam có hàng nghìn dân thường chết và bị thương, theo tạp chí Time thì có khoảng dưới 10.000 lính Việt Nam thiệt mạng (con số này phía Trung Quốc là trên 20.000). Phía Trung Quốc bắt được khoảng 1.600 tù binh trong tổng số hơn 50.000 quân Việt Nam tham chiến tại mặt trận Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn. Theo tuyên bố của Việt Nam, kết quả chiến đấu của họ như sau: Mặt trận Lạng Sơn: diệt 19.000 lính Trung Quốc, phá hủy 76 xe tăng, xe thiết giáp và 52 xe quân sự, 95 khẩu pháo cối và giàn phóng hỏa tiễn, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 3 trung đoàn, 4 tiểu đoàn (có hơi khác biệt so với ký sự Sư đoàn Sao Vàng). Về phía Việt Nam tại mặt trận này, sư đoàn 3 bị tổn thất khoảng 660 chết và 840 bị thương, sư đoàn 337 tổn thất khoảng 650 tử trận, sư đoàn 338 tổn thất khoảng 260 tử trận, sư đoàn 327 chưa có số liệu. 20 cá nhân và 14 đơn vị được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Quân đoàn 5 được mang danh hiệu “Binh đoàn Chi Lăng”, Sư đoàn 337 được tặng danh hiệu “Sư đoàn Khánh Khê”. Mặt trận Cao Bằng: diệt 18.000 lính Trung Quốc, phá hủy 134 xe tăng, thiết giáp và 23 xe quân sự, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 7 tiểu đoàn. 5 cá nhân và 17 đơn vị đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Sư đoàn 311 được mang danh hiệu “Sư đoàn Đông Khê”; Trung đoàn 567 được nhân dân địa phương tặng danh hiệu “Trung đoàn Khâu Chỉa”, “Trung đoàn Phục Hòa”. Mặt trận Hoàng Liên Sơn (Lào Cai): diệt 11.500 lính Trung Quốc, phá hủy 66 xe tăng, thiết giáp và 189 xe quân sự, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 4 tiểu đoàn. 12 cá nhân và 6 đơn vị được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Mặt trận Quảng Ninh, Lai Châu và Hà Tuyên (Hà Giang): diệt 14.000 lính Trung Quốc, phá hủy 4 xe tăng, thiết giáp, 6 xe quân sự, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 3 tiểu đoàn. 11 cá nhân và 6 đơn vị chiến đấu trên hướng Lai Châu, 2 cá nhân và 5 đơn vị chiến đấu trên hướng Quảng Ninh, 1 cá nhân và 1 đơn vị công an biên phòng tại Hà Tuyên được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Tỉ lệ tử vong hỏa tuyến trong nhưng ngày đầu chiến tranh khá cao (thương binh 5,7% trong 30 ngày chiến đấu) do không đảm bảo về vận tải, quân y và sơ cứu. Tình hình tốt hơn từ tuyến quân y trung đoàn và các tuyến sau. Theo nguồn của Trung Quốc, tại mặt trận Lạng Sơn, họ bị tổn thất 1.271 lính tử trận và 3.779 lính bị thương. Tại mặt trận Lào Cai, họ bị tổn thất 7.886 lính (bao gồm 2.812 tử trận). Chưa có thống kê chi tiết của Trung Quốc về thương vong tại mặt trận Cao Bằng, Đông Khê và Móng Cái. Cuộc chiến cũng đã gây ra những thiệt hại nặng nề về kinh tế cho Việt Nam: các thị xã Lạng Sơn, Cao Bằng, thị trấn Cam Đường bị hủy diệt hoàn toàn, 320/320 xã, 735/904 trường học, 428/430 bệnh viện, bệnh xá, 41/41 nông trường, 38/42 lâm trường, 81 xí nghiệp, hầm mỏ và 80.000 ha hoa màu bị tàn phá, 400.000 gia súc bị giết và bị cướp. Khoảng một nửa trong số 3,5 triệu dân bị mất nhà cửa, tài sản và phương tiện sinh sống. Để được Liên Xô tăng cường viện trợ, từ 27 tháng 3 năm 1979, Việt Nam quyết định cho tàu quân sự Liên Xô đóng ở cảng Cam Ranh. Về phía Trung Quốc, cuộc chiến ngắn ngày đã tiêu tốn của nước này khoảng 1,3 tỷ USD và làm ảnh hưởng lớn tới quá trình cải tổ kinh tế. Về lâu dài, cuộc chiến mở đầu cho hơn 10 năm căng thẳng trong quan hệ và xung đột vũ trang dọc biên giới giữa hai quốc gia, buộc Việt Nam phải thường xuyên duy trì một lực lượng quân sự khổng lồ dọc biên giới, gây hậu quả xấu đến nền kinh tế. Sinh hoạt và sản xuất của người dân vùng biên giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra, nhiều cột mốc biên giới cũng bị quân Trung Quốc phá hủy, gây khó khăn cho việc hoạch định biên giới sau này. Đánh giá Cả Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chiến thắng. Phía Việt Nam: Lời nói đầu Hiến pháp Việt Nam năm 1980 khẳng định "Vừa trải qua ba mươi năm chiến tranh giải phóng, đồng bào ta thiết tha mong muốn có hoà bình để xây dựng Tổ quốc, nhưng lại phải đương đầu với bọn bá quyền Trung Quốc xâm lược cùng bè lũ tay sai của chúng ở Cam-pu-chia. Phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc, quân và dân ta đã giành được thắng lợi oanh liệt trong hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc chống bọn phản động Cam-pu-chia ở biên giới Tây Nam và chống bọn bá quyền Trung Quốc ở biên giới phía Bắc, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mình". Phía Trung Quốc: Đặng Tiểu Bình khẳng định mặc dù có nhiều thất bại về quân sự nhưng Trung Quốc "đã đạt được chiến thắng về chính trị và chiến thắng chung cuộc". Ông còn khẳng định quân Trung Quốc "đã có thể tiến thẳng tới Hà Nội nếu muốn". Quan điểm ít phổ biến hơn là của Trần Vân (Phó Thủ tướng, một trong 5 nhân vật quan trọng nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cùng với Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai và Chu Đức) cho rằng việc chiếm được Hà Nội không phục vụ được mục đích gì cả, cuộc chiến sẽ có chi phí nặng nề quá sức chịu đựng nếu kéo dài thêm 6 tháng nữa, và vì lý do tài chính không nên lặp lại một cuộc chiến không phân thắng bại như vậy. Trong bài phát biểu của Đặng Tiểu Bình tại hội nghị quân chính nội bộ ngày 16 tháng 4 năm 1979 (sau khi rút quân về nước 1 tháng), Đặng Tiểu Bình chỉ trích gay gắt các quan chức chính quyền và các lãnh đạo quân đội về những sai lầm trong chiến dịch: "Đánh lần này vũ khí, quân số đều gấp mấy lần Việt Nam. Chiến đấu ở Cao Bằng chí ít là 5 đánh 1, 6 đánh 1. Chiến đấu ở Lạng Sơn, Lào Cai cũng đều gấp mấy lần, thậm chí 6 đánh 1, 7 đánh 1…" nhưng "…thương vong của chúng ta gấp 4 lần so với Việt Nam. Thần thoại của chúng ta đã bị hủy diệt” (ý nói về uy thế của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc). Tướng Trương Chấn – Chủ nhiệm Tổng bộ Hậu cần – nhớ lại rằng vấn đề tồi tệ nhất gặp phải trong giai đoạn Trung Quốc chuẩn bị chiến đấu là sự thiếu đạn dược và chất lượng kém. Kiểm tra ban đầu cho thấy rằng không ít đạn pháo xịt và 1/3 số lựu đạn lép. Trong cuộc chiến, trung bình mỗi ngày quân Trung Quốc tiêu thụ đạn dược và nhiên liệu là 700 tấn cho mỗi loại. Tính tổng cộng cả cuộc chiến, Trung Quốc đã sử dụng tới 1,06 triệu quả đạn pháo, 23,8 ngàn tấn đạn, 55 triệu viên đạn cá nhân và nhiều loại trang bị cá nhân. Với một số lượng đáng kể các thiết bị kỹ thuật quân sự, Trung Quốc bị thiếu kỹ sư bảo trì. Do thiếu xe vận tải và đường sá kém, Trung Quốc phải huy động hàng chục vạn dân công nhưng vẫn không vận chuyển kịp hàng hóa, hệ thống cung cấp luôn trong tình trạng quá tải, làm giảm đáng kể hiệu quả chiến đấu của binh lính và vũ khí trên chiến trường. Henry Kissinger đánh giá về cuộc chiến tranh này: "Yếu tố ý thức hệ đã biến mất khỏi xung đột. Các trung tâm quyền lực của phong trào cộng sản cuối cùng đã tiến hành chiến tranh giành thế cân bằng quyền lực không phải căn cứ vào ý thức hệ mà hoàn toàn xuất phát từ lợi ích dân tộc". Theo đánh giá của tác giả King C. Chen, quân Trung Quốc có lẽ đã đạt được 50–55% các mục tiêu có giới hạn của mình. Bên cạnh thành công trong việc bám theo được khá sát các kế hoạch tiến quân và rút quân, quân Trung Quốc đã không đạt được kết quả như các mục tiêu đã công bố: họ đã không tiêu diệt được sư đoàn nào của Việt Nam; không chấm dứt được xung đột có vũ trang tại vùng biên giới; không buộc được Việt Nam rút quân khỏi Campuchia; không gây được ảnh hưởng lên chính phủ Việt Nam trong vấn đề Hoa kiều. Điểm yếu của quân Trung Quốc là vũ khí và phương tiện lạc hậu. Ngoài ra, họ đánh giá thấp sức mạnh quân sự của Việt Nam. Cuối tháng 12 năm 1978, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc Túc Dụ báo cáo tại Kì họp thứ ba của Đảng Cộng sản Trung Quốc rằng chỉ cần dùng một phần lực lượng của các quân khu Quảng Châu và Côn Minh là đủ để đánh chiếm Hà Nội trong vòng 1 tuần. Trong thực tế, quân Trung Quốc đã cần tới 16 ngày với 10 sư đoàn từ 6 quân khu (lực lượng bằng tổng hai quân khu Quảng Châu và Côn Minh) để đánh chiếm thị xã Lạng Sơn, một thị xã chỉ cách biên giới 15 km và còn cách xa Hà Nội tới 135 km. Trung bình mỗi ngày quân Trung Quốc chỉ tiến được 0,9 km và họ đã mất 16 ngày chỉ để chiếm được 1/10 quãng đường tới Hà Nội. Sự thiếu kinh nghiệm chiến đấu và tinh thần kém cũng nằm trong các điểm yếu của quân Trung Quốc. Về quân sự, tác giả Edward C. O'Dowd đánh giá rằng quân Trung Quốc đã thể hiện trình độ chiến đấu kém trong cuộc chiến. Tại Lạng Sơn, 2 quân đoàn Trung Quốc đã bị một trung đoàn Việt Nam cầm chân trong 1 tuần, một quân đoàn khác cần đến 10 ngày để lấy Lào Cai và Cam Đường – hai đô thị cách biên giới không đến 15 km. Trung Quốc chiếm Cao Bằng vất vả đến mức cần ít nhất 2 quân đoàn để tiếp tục tấn công một thị xã mà Trung Quốc tuyên bố đã chiếm được. Tại Quảng Ninh, một trung đội Việt Nam đã cầm chân 5 tiếng đồng hồ một trung đoàn Trung Quốc đang trên đường chiếm núi Cao Ba Lanh giáp biên giới, gây thương vong cho 360 trong quân số 2.800 của trung đoàn này. Những tổn thất nhân mạng như vậy lặp lại trên toàn mặt trận và đem lại ít hiệu quả. Quân Trung Quốc đã không sử dụng được số quân đông một cách hiệu quả bằng các chiến thuật thích hợp và do đó không thể đạt được tốc độ hành binh như mong muốn của chiến lược "đánh nhanh thắng nhanh" . Đây là hậu quả của sự lạc hậu về chiến thuật tác chiến của quân đội Trung Quốc vốn gần như không được cải thiện kể từ sau chiến thuật biển người ở chiến tranh Triều Tiên những năm 1950. Thất bại về mặt chiến thuật đã buộc Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đẩy mạnh quá trình hiện đại hóa quân đội nước này. Trên phương diện quan hệ quốc tế, cuộc chiến Việt – Trung cho thấy rằng Trung Quốc, với sự ủng hộ từ phía Hoa Kỳ, sẵn sàng can thiệp quân sự vào Việt Nam – một quốc gia cộng sản từng là đồng minh trong nhiều năm. Kết quả chiến tranh cũng cho thấy Việt Nam đủ sức chống lại sự can thiệp quân sự đó mà không phải điều động quân chủ lực từ biên giới Tây Nam và miền Nam Việt Nam. Những sự kiện từ cuộc chiến cho thấy mối quan hệ ngoại giao phức tạp Liên Xô – Trung Quốc – Việt Nam với kết quả là Trung Quốc không thể tung toàn bộ lực lượng vào cuộc chiến nhằm "dạy cho Việt Nam một bài học" vì chịu sức ép từ phía Liên Xô, đồng thời Liên Xô cũng không sẵn sàng tung quân đội vào tham chiến bảo vệ đồng minh mà chỉ tập trung viện trợ kinh tế, quân sự. Điều này đã khiến cho rất nhiều người Việt Nam sau đó nghi ngờ về đồng minh Liên Xô cũng như đối với Liên Xô thật sự là một sự thất bại về uy tín. Kết quả cuộc chiến cũng cho thấy Trung Quốc bất lực trong việc hỗ trợ đồng minh Khmer Đỏ trong cuộc chiến với Việt Nam và thất bại trong việc điều chỉnh quan hệ ngoại giao để tăng cường ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam Á. Nhiều quan điểm khác cho rằng Trung Quốc đã thất bại về quân sự nhưng lại đạt được một số thành công về chiến lược, trong đó có việc chứng tỏ cho các nước Đông Nam Á rằng họ sẵn sàng dùng vũ lực nếu vị thế và uy lực của mình bị thách thức. Tiến sĩ Trương Hiểu Minh (Xiaoming Zhang), từ trường Cao đẳng Chiến tranh Hàng không, Hoa Kỳ, là tác giả cuốn sách Deng Xiaoping's Long War: The Military Conflict between China and Vietnam 1979 – 1991 ra mắt năm 2015, đánh giá "Đối với Đặng, dạy Việt Nam "bài học" là thông điệp không chỉ gửi cho Việt Nam mà cả cho Liên Xô, Mỹ và các nước phương Tây. Phản ứng của Việt Nam trước cuộc xâm lược là phòng thủ biên giới phía bắc, tiếp tục chính sách thù địch với Trung Quốc, dựa vào Liên Xô để có hỗ trợ tài chính và kinh tế. Để đáp lại, Mỹ và phương Tây từ năm 1979 có vẻ quan tâm hơn việc cung cấp hỗ trợ tài chính và công nghệ giúp Trung Quốc cải cách kinh tế. Mỹ không còn nghĩ Trung Quốc là đe dọa, tuy chưa phải là đồng minh. Vì thế Mỹ có thể dốc toàn lực để đánh bại Liên Xô trong thập niên cuối cùng của Chiến tranh Lạnh. Bên trong Trung Quốc, Đặng không chỉ củng cố được quyền lực chính trị mà cũng thực hiện cả nghị trình cải tổ kinh tế. Liên Xô ở trong tình thế nhiều khó khăn trong thập niên cuối của Chiến tranh Lạnh. Vừa phải cạnh tranh với Mỹ trên toàn cầu, Moskva cũng đối diện thách thức của Trung Quốc ở châu Á. Từ góc nhìn chiến lược, cả Việt Nam và Liên Xô đều gặp khó khăn hơn Trung Quốc. Vì thế Liên Xô rốt cuộc nhận ra họ không thể tiếp tục hỗ trợ Việt Nam vào cuối thập niên 1980. Việt Nam phải tìm đến Trung Quốc, thừa nhận sai lầm chính sách từ năm 1978. Rốt cuộc, Trung Quốc đã vượt mặt Việt Nam cả về chính trị và chiến lược". Báo Nhân dân trích lại quan điểm của một người nghiên cứu Chủ nghĩa Xã hội tại Campuchia khi đó: "Thế là rõ cả. Có người cách mạng nào trên thế giới đến nay còn phân vân những người lãnh đạo Trung Quốc có còn là cách mạng không? Tiến công Việt Nam, chúng nó vứt hết mọi mặt nạ giả dối, hiện ra nguyên hình là bọn đế quốc mới, bọn phản cách mạng, và cái chế độ Xã hội Chủ nghĩa của chúng chỉ là giả hiệu!" Hậu chiến Khi quân Trung Quốc rút khỏi Việt Nam tháng 3 năm 1979, Trung Quốc tuyên bố họ không tham vọng dù "chỉ một tấc đất lãnh thổ Việt Nam". Trên thực tế, quân Trung Quốc chiếm đóng khoảng 60 km² lãnh thổ có tranh chấp mà Việt Nam kiểm soát trước khi chiến sự nổ ra. Tại một số nơi như khu vực quanh Hữu Nghị Quan gần Lạng Sơn, quân Trung Quốc chiếm đóng các lãnh thổ không có giá trị quân sự nhưng có giá trị biểu tượng quan trọng. Tại các nơi khác, quân Trung Quốc chiếm giữ các vị trí chiến lược quân sự làm bàn đạp để từ đó có thể tiến đánh Việt Nam. Sau khi chiến tranh kết thúc, Việt Nam và Trung Quốc nối lại đàm phán về vấn đề biên giới. Cuộc đàm phán Việt – Trung lần ba diễn ra vào năm 1979 với hai vòng đàm phán. Trong vòng đàm phán thứ nhất phía Việt Nam cho rằng, trước hết cần vãn hồi hòa bình, tạo không khí thuận lợi để giải quyết những vấn đề khác. Đoàn Việt Nam đưa ra phương án ba điểm để giải quyết vấn đề biên giới: chấm dứt chiến sự, phi quân sự hóa biên giới; khôi phục giao thông, vận tải bình thường trên "cơ sở tôn trọng đường biên giới lịch sử mà các Hiệp định Trung – Pháp năm 1887 và 1895 đã thiết lập". Phía Trung Quốc kiên quyết từ chối những đề nghị của Việt Nam, đưa ra đề nghị tám điểm của mình, bác bỏ việc phi quân sự hóa biên giới, đề nghị giải quyết các vấn đề lãnh thổ trên "cơ sở những công ước Trung – Pháp" chứ không phải trên cơ sở đường ranh giới thực tế do các Hiệp định đó đưa lại. Trung Quốc cũng đòi Việt Nam thừa nhận các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là "một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc"; Việt Nam phải rút quân ra khỏi Trường Sa, thay đổi chính sách với Lào và Campuchia, giải quyết vấn đề Campuchia. Trung Quốc cũng yêu cầu Việt Nam nhận lại những người Hoa đã ra đi. Trong quan hệ với các nước khác: "Không bên nào sẽ tham gia bất cứ khối quân sự nào chống bên kia, cung cấp căn cứ quân sự hoặc dùng lãnh thổ và các căn cứ các nước khác chống lại phía bên kia"; "Việt Nam không tìm kiếm bá quyền ở Đông Dương hay ở bất cứ nơi nào" làm điều kiện để tiến hành thương lượng. Vòng đàm phán thứ hai được tổ chức tại Bắc Kinh từ ngày 8 tháng 6 năm 1979. Đoàn đại biểu Việt Nam đề nghị hai bên cam kết không tiến hành các hoạt động thám báo và trinh sát dưới mọi hình thức trên lãnh thổ của nhau; không tiến hành bất cứ hoạt động tiến công, khiêu khích vũ trang nào, không nổ súng từ lãnh thổ bên này sang bên kia, cả trên bộ, trên không, trên biển; không có bất cứ hành động gì uy hiếp an ninh của nhau. Việt Nam cũng đưa ra những quan điểm của mình về "chống bá quyền" với ba nội dung chính: Không bành trướng lãnh thổ dưới bất cứ hình thức nào, chấm dứt ngay việc chiếm đoạt đất đai của nước kia, không xâm lược, không dùng vũ lực để "trừng phạt" hoặc để "dạy bài học"; không can thiệp vào quan hệ của một nước với nước khác, không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, không áp đặt tư tưởng, quan điểm, đường lối của mình cho nước khác; không liên minh với các thế lực phản động khác chống lại hòa bình, độc lập dân tộc. Trong vòng đàm phán này, Trung Quốc chủ yếu chỉ trích Việt Nam về việc "buộc" Trung Quốc phải thực hiện "chiến tranh tự vệ", đề cập đến một số vấn đề liên quan đến quan hệ hai nước và lập trường tại khu vực, không tập trung giải quyết thực chất vấn đề biên giới. Đầu năm 1980, Trung Quốc đơn phương đình chỉ vòng ba, không nối lại đàm phán. Việt Nam liên tiếp gửi công hàm yêu cầu họp tiếp vòng ba, nhưng Trung Quốc làm ngơ. Trong những năm 1979–1982, Việt Nam nhiều lần đề nghị nối lại các cuộc đàm phán đã bị Trung Quốc đơn phương bỏ dở, nhưng Trung Quốc vẫn một mực khước từ. Từ tháng 3 năm 1979 đến hết tháng 9 năm 1983, Trung Quốc đã cho lực lượng vũ trang xâm nhập biên giới Việt Nam 48.974 vụ, trong đó xâm nhập biên giới trên bộ 7.322 vụ có nổ súng, khiêu khích; xâm nhập vùng biển 28.967 vụ; xâm nhập vùng trời biên giới 12.705 vụ (với hơn 2.000 tốp máy bay). Trung Quốc bắn pháo thường xuyên vào các vùng dân cư, tiếp tục lấn chiếm đất đai, xâm canh, xâm cư, di chuyển, đập phá cột mốc, dựng bia, chôn mộ trong đất Việt Nam. Tính đến tháng 3 năm 1983, Trung Quốc còn chiếm giữ 89 điểm của Việt Nam. Việc Trung Quốc chiếm đóng các lãnh thổ biên giới làm cho Việt Nam căm giận, và giữa hai phía nổ ra một loạt trận giao tranh nhằm giành quyền kiểm soát các khu vực đó. Xung đột biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn tiếp diễn cho đến năm 1988, lên cao vào các năm 1984–1985. Trong tháng 5 – tháng 6 năm 1981, quân Trung Quốc mở cuộc tấn công vào đồi 400 (mà Trung Quốc gọi là Pháp Tạp Sơn – 法卡山) ở huyện Cao Lộc, Lạng Sơn, xa hơn về phía tây, quân Trung Quốc cũng vượt biên giới đánh vào các vị trí quanh đồi 1688 ở tỉnh Hà Tuyên. Giao tranh diễn ra hết sức đẫm máu với hàng trăm người thuộc cả hai bên thiệt mạng. Ngày 1 tháng 2 năm 1984, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Hồ Diệu Bang cùng đoàn cán bộ cao cấp đã đến thăm cao điểm 400 (mà Trung Quốc đặt tên là Pakhason) để động viên quân đội. Tới năm 1984, quân Trung Quốc lại dùng nhiều tiểu đoàn mở các đợt tấn công lớn vào Lạng Sơn. Đặc biệt tại Hà Tuyên, trong tháng 4 – tháng 7 năm 1984, quân Trung Quốc đánh vào dải đồi thuộc huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang mà Trung Quốc gọi là Lão Sơn. Quân Trung Quốc chiếm một số ngọn đồi thuộc dải đồi này, giao tranh kéo dài dằng dai, nhưng không có nơi nào quân Trung Quốc tiến vào lãnh thổ Việt Nam quá 5 km, dù quân đông hơn nhiều. Các nhà quan sát nước ngoài ghi nhận từ tháng 7 năm 1980 đến tháng 8 năm 1987, dọc biên giới Việt Nam – Trung Quốc đã xảy ra 6 cuộc xung đột vũ trang lớn vào các tháng 7 năm 1980, tháng 5 năm 1981, tháng 4 năm 1983, tháng 6 năm 1985, tháng 12 năm 1986 và tháng 1 năm 1987. Theo tuyên bố của Ngoại trưởng Trung Quốc Ngô Ngọc Khiêm trong buổi họp báo ở Singapore ngày 29 tháng 1 năm 1985, trong năm 1985, Trung Quốc đã điều thêm 8 sư đoàn bộ binh cùng gần 20 sư đoàn tại chỗ, áp sát biên giới Việt – Trung; đồng thời, triển khai hơn 650 máy bay chiến đấu, ném bom các sân bay gần biên giới. Còn theo báo Nhật Bản Sankei Shimbun ra ngày 14 tháng 1 năm 1985, Trung Quốc đã đưa số máy bay đến gần biên giới Việt – Trung lên gần 1.000 chiếc. Đài BBC ngày 6 tháng 2 năm 1985 cho biết: Trung Quốc có 400.000 quân đóng dọc biên giới Việt – Trung. Tạp chí Nghiên cứu vấn đề quốc tế của Trung Quốc số 2/1982 lý giải mục đích của việc bố trí một lực lượng lớn quân đội ở sát biên giới với Việt Nam "là để kìm giữ một phần binh lực của Việt Nam ở tuyến biên giới phía Bắc, do đó làm lợi cho cuộc chiến tranh chống xâm lược của nhân dân Campuchia". Trung Quốc cũng thường xuyên khiêu khích vũ trang, lấn chiếm, phá hoại phòng tuyến bảo vệ biên giới, tung gián điệp, thám báo, biệt kích vào nội địa, kích động các dân tộc thiểu số dọc biên giới Việt – Trung ly khai, xây dựng cơ sở vũ trang, gây phỉ. Từ cuối năm 1980, Trung Quốc hỗ trợ FULRO và tàn quân Pol Pot, lập căn cứ ở Đông Bắc Campuchia, lập hành lang Tây Nguyên – Campuchia – Thái Lan. Trong các ngày 22 tháng 2 năm 1980, ngày 27 tháng 2 năm 1980 và ngày 2 tháng 3 năm 1980 tại vùng biển Tây Nam quần đảo Hoàng Sa, Hải quân Trung Quốc bắt giữ một số thuyền đánh cá của ngư dân hai tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng và Nghĩa Bình, Việt Nam. Từ năm 1979 đến năm 1982 diễn ra các sự kiện đáng chú ý như Tổng cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc công bố một thông cáo quy định "bốn vùng nguy hiểm" ở Tây Nam đảo Hải Nam, trong đó có vùng trời của quần đảo Hoàng Sa và buộc máy bay dân dụng của các nước khác phải bay qua đây vào những giờ do Trung Quốc quy định; thành lập lữ đoàn Hải quân đầu tiên ở đảo Hải Nam (tháng 12 năm 1979); cho máy bay ném bom H-6 của Hải quân Trung Quốc thực hiện cuộc tuần tra trên không đầu tiên ở quần đảo Trường Sa (1 năm 1980); năm 1982, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Trung Quốc Dương Đắc Chí viếng thăm quần đảo Hoàng Sa và tàu hải quân của Trung Quốc, Việt Nam đã đụng độ ở ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa. Ngày 15 tháng 4 năm 1987, Trung Quốc đã ra tuyên bố lên án quân đội Việt Nam chiếm đóng đảo đá Ba Tiêu thuộc quần đảo Trường Sa. Trung Quốc cho rằng mục đích của Việt Nam khi triển khai quân đội một cách bất hợp pháp ở đảo Ba Tiêu là để chiếm hữu thềm lục địa gần đó và mở đường cho việc khai thác dầu trong tương lai. Trung Quốc yêu cầu Việt Nam rút khỏi Ba Tiêu và 9 hòn đảo khác, bảo lưu quyền thu hồi các đảo này vào một thời điểm thích hợp. Từ ngày 15 tháng 5 đến ngày 6 tháng 6 năm 1987, Hải quân Trung Quốc diễn tập lớn và tổ chức các cuộc nghiên cứu hải dương học ở khu vực quần đảo Trường Sa. Tháng 1 năm 1988, một lực lượng lớn tàu chiến của Trung Quốc hoạt động xâm chiếm tại bãi đá Chữ Thập và Châu Viên, xây nhà, cắm cờ Trung Quốc trên hai đảo này. Ngày 26 tháng 2 năm 1987, lực lượng của Trung Quốc đã đổ bộ lên hai đảo san hô trong quần đảo Trường Sa. Ngày 14 tháng 3 năm 1988 xảy ra Hải chiến Trường Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc gần cụm đảo Sinh Tồn, khiến 3 tàu vận tải của Việt Nam bị bắn chìm, 20 người chết và 74 người khác bị mất tích. Trong năm 1988, Trung Quốc chiếm 6 điểm trên quần đảo Trường Sa, xây dựng hệ thống nhà giàn. Tháng 5 năm 1988, tờ Nhật báo Quân đội Nhân dân thuộc quân đội Trung Quốc có bài viết, trong đó tuyên bố: Hiện nay Hải quân Trung Quốc có thể bảo vệ lãnh hải gần bờ Trung Quốc, cả chủ quyền trên quần đảo Trường Sa và biển khơi xa lục địa hàng trăm hải lý. Các ngày 17 và 23, 26 tháng 3 năm 1988, Chính phủ Việt Nam đã liên tục gửi công hàm phản đối đến Bắc Kinh, đề nghị Trung Quốc cử đại diện đàm phán, thương lượng để giải quyết những bất đồng liên quan đến quần đảo Trường Sa, cũng như những vấn đề tranh chấp khác về biên giới và quần đảo Hoàng Sa; đề nghị hai bên không dùng vũ lực và tránh mọi đụng độ để không làm tình hình xấu thêm. Việt Nam cũng thông báo cho Liên Hợp Quốc về tình trạng tranh chấp giữa hai bên song phía Trung Quốc vẫn tiếp tục chiếm giữ các nơi đã chiếm được và khước từ thương lượng, giữ quan điểm về "chủ quyền không thể tranh cãi của mình đối với quần đảo Nam Sa (tức quần đảo Trường Sa)". Ngày 13 tháng 4 năm 1988, Quốc hội Trung Quốc khóa VI đã phê chuẩn thành lập Khu hành chính Hải Nam, có địa giới hành chính rộng lớn trên biển Đông, bao trùm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Tháng 4 năm 1988, Trung Quốc đặt lại tên cho các đảo, đá, bãi cạn thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và sáp nhập hai quần đảo vào địa phận Hải Nam – Trung Quốc. Từ tháng 1 năm 1989 đến tháng 9 năm 1990, Trung Quốc liên tục có các hành động như: đặt bia chủ quyền trên các đảo đã chiếm được; tập trận, khảo sát khoa học trong lãnh hải quần đảo Trường Sa. Những năm 1982, 1983 và 1984, tại diễn đàn đàm phán bình thường hóa quan hệ Xô – Trung ở cấp Thứ trưởng Ngoại giao, Trung Quốc nêu vấn đề quân đội Việt Nam ở Campuchia, đề nghị Liên Xô phải thúc đẩy Việt Nam rút quân ra khỏi Campuchia, coi việc Liên Xô tiếp tục ủng hộ quân đội Việt Nam tại Campuchia là trở ngại lớn nhất cho việc bình thường hóa quan hệ Trung – Xô. Cuộc chiến năm 1979 cho Trung Quốc thấy sự lạc hậu của vũ khí cũng như chiến thuật mà quân đội nước này sử dụng, do đó, sau cuộc chiến là bắt đầu của một cuộc cải cách và hiện đại hóa mạnh đối với Quân Giải phóng Trung Quốc, ngày nay công cuộc hiện đại hóa này vẫn tiếp tục. Ảnh hưởng trực tiếp có thể thấy là ngân sách dành cho Quốc phòng của Trung Quốc tăng từ 15% năm 1978 lên 18% năm 1979. Quan hệ xấu với Trung Quốc đã làm Việt Nam đã phải trả một cái giá rất đắt. Việc Trung Quốc duy trì áp lực quân sự tại vùng biên giới trong suốt mười năm sau đó buộc Việt Nam cũng phải duy trì lực lượng phòng thủ lớn ở biên giới và miền Bắc. Cùng với việc bị sa lầy với chiến sự dai dẳng ở Campuchia mà Trung Quốc muốn kéo dài, Việt Nam bị cô lập trong mười năm đó trên trường quốc tế. Nền kinh tế yếu kém và bị Mỹ cấm vận phải căng ra duy trì một lực lượng quân đội lớn, và phải phụ thuộc vào sự giúp đỡ của Liên Xô. Sau năm 1979, tình hình kinh tế miền Bắc Việt Nam tệ hại đi rất nhiều so với thời kỳ trước đó. Trong khi đó, Trung Quốc phát triển mạnh từ năm 1978 do công cuộc cải tổ kinh tế của Đặng Tiểu Bình. 7 năm sau chiến tranh biên giới, Việt Nam bắt đầu thời kì Đổi Mới. Sau khi Liên Xô tan rã và Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, đến năm 1992 quan hệ giữa hai nước chính thức được bình thường hóa. Từ khi quan hệ ngoại giao giữa hai nước được cải thiện, cuộc chiến hầu như không còn được nhắc đến trong các phương tiện truyền thông đại chúng, không được nói đến trong sách giáo khoa lịch sử ở Trung Quốc và một cách hạn chế tại sách giáo khoa của Việt Nam. Tại Trung Quốc, các phương tiện truyền thông gần như lãng quên nó, các tuyển tập bài hát không còn in các ca khúc nói về cuộc chiến, sách nghiên cứu viết về cuộc chiến bị từ chối xuất bản, đa số cựu chiến binh từng tham gia cuộc chiến không muốn nhắc đến nó. Ở Việt Nam, một số ca khúc có nội dung về cuộc chiến, ví dụ "Chiến đấu vì độc lập tự do" của Phạm Tuyên, không còn được lưu hành trên các phương tiện truyền thông chính thống; đó là theo một thỏa thuận giữa Việt Nam và Trung Quốc nhằm bình thường hóa hoàn toàn quan hệ giữa hai nước. Chính phủ Việt Nam để ý chặt chẽ các nội dung báo chí liên quan đến quan hệ Việt – Trung, và báo chí hầu như không nhắc đến cuộc chiến. Theo giải thích của ông Dương Danh Dy, cựu Bí thư Thứ nhất Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, thì Việt Nam "không nói lại chuyện cũ là vì nghĩa lớn, chứ không phải vì chúng ta không có lý, không phải vì người Việt Nam sợ hãi hay chóng quên". Khi được hỏi về cuộc chiến từ 30 năm trước, Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng từ nhiều năm trước lãnh đạo hai nước đã "thỏa thuận gác lại quá khứ và mở ra tương lai". Năm 2014, nhân kỷ niệm 35 năm Chiến tranh biên giới Việt – Trung, nhiều báo tại Việt Nam có bài viết về đề tài này. Năm 2009, 30 năm sau cuộc chiến, Việt Nam và Trung Quốc hoàn thành việc cắm 1971 mốc phân định biên giới sau khi hai chính phủ ký kết hiệp định biên giới, kết thúc đàm phán về các khu vực tranh chấp dọc biên giới. Tưởng niệm hàng năm Trong hội nghị bàn về quy chế phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc và Chính phủ năm 2014, khi một số đại biểu đề cập tới cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trả lời: "Đảng, Nhà nước không bao giờ quên công lao của đồng bào chiến đấu, hy sinh để giành thắng lợi trong cuộc chiến chống xâm lược ngày 17/2/1979". Thủ tướng cho biết, tất cả chiến sĩ hy sinh đều nằm ở nghĩa trang, được nhang khói và nhấn mạnh: “Chúng ta làm gì cũng phải tính lợi ích cao nhất của đất nước". Chính sách cho cán bộ, chiến sĩ tham gia bảo vệ biên giới phía Bắc được hưởng theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg, năm 2011 của Thủ tướng và Nghị định 23/2012/NĐ-CP của Chính phủ. Tiếp tục chuyến công tác tại các tỉnh biên giới phía Bắc, sáng 17/2/2016, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng đoàn công tác Trung ương đã đến dâng hương tại nghĩa trang liệt sĩ huyện Trà Lĩnh – nơi yên nghỉ của hơn 300 liệt sĩ đã anh dũng hy sinh ngay trong những ngày đầu nổ súng của cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979. Để ghi nhớ công lao và bày tỏ tấm lòng biết ơn vô hạn đến các anh hùng liệt sĩ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và các thành viên trong đoàn đã thắp hương từng ngôi mộ. Hiện nay, Nghĩa trang huyện Trà Lĩnh được các đơn vị bộ đội biên phòng, chính quyền địa phương, thân nhân các liệt sĩ và các tổ chức xã hội như Đoàn Thanh niên, Phụ nữ, Cựu chiến binh thường xuyên chăm sóc, hương khói. Một số tỉnh phía Bắc và Bộ Quốc phòng đang xây dựng đề án tiếp tục tìm kiếm và quy tập hài cốt các liệt sĩ trong các cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc giai đoạn 1979–1988. Năm 2017, vài chục người tập trung lại tại tượng đài vua Lý Thái Tổ ở Hà Nội để tưởng niệm Chiến tranh Biên giới Việt – Trung 1979 trong sự hiện diện của rất đông cảnh sát, công an, an ninh... Nhà cầm quyền đã dùng loa đề nghị đám đông giải tán. Theo báo điện tử BBC tiếng Việt, khoảng một chục người, trong đó có các nhà hoạt động và văn nghệ sĩ, đã bị câu lưu trong lễ tưởng niệm cuộc chiến biên giới Việt – Trung 17/2/1979 tại Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó là cáo buộc đã xảy ra tình trạng phá đám, bắt cóc người trái pháp luật, phá rối những người đi tưởng niệm của các cơ quan an ninh Việt Nam. Theo trang web của Quốc hội Việt Nam, một số hoạt động tưởng niệm đã bị một số đối tượng xấu lợi dụng để tổ chức biểu tình trái phép, gây rối trật tự. Cũng trong ngày 17/02/2017, đoàn Cựu chiến binh Hà Nội từng tham chiến ở chiến trường phía Bắc do Trung tướng Nguyễn Như Hoạt – Anh hùng Lực lượng vũ trang, nguyên Tư lệnh Quân khu Thủ đô, nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 3 – dẫn đầu đã lên tận Nghĩa trang Cao Lộc (huyện Cao Lộc), Nghĩa trang Hoàng Đồng (thành phố Lạng Sơn) để thắp hương và cầu nguyện cho những đồng đội đã hy sinh trong cuộc chiến. Theo AP, không có hoạt động chính thức của chính phủ đánh dấu sự kiện này, nhưng thông tin về cuộc chiến đã được tường thuật rộng rãi trong các phương tiện truyền thông nhà nước. Báo Asia Times cho rằng việc nhiều hãng tin Việt Nam, do nhà nước kiểm soát, những năm gần đây nhắc lại chiến tranh biên giới năm 1979, cho đến bây giờ vẫn là một chủ đề cấm kỵ, có thể là tín hiệu Đảng Cộng sản cầm quyền Việt Nam cuối cùng cũng đã nới lỏng sự kiểm duyệt tin tức về cuộc xung đột quân sự này. Trong nghệ thuật Việt Nam Chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979 đã được nhắc tới trong hai bộ phim Đất mẹ (1980) của đạo diễn Hải Ninh và Thị xã trong tầm tay (1982) của đạo diễn Đặng Nhật Minh. Với câu chuyện về chuyến đi của một phóng viên lên Lạng Sơn tìm người yêu trong thời gian chiến tranh biên giới nổ ra, Thị xã trong tầm tay – tác phẩm đầu tay của đạo diễn Đặng Nhật Minh đ ã giành giải Bông sen vàng tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 6, và nằm trong cụm tác phẩm của ông được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt III năm 2005. Năm 1982, một bộ phim tài liệu với tựa đề "Hoa đưa hương nơi đất anh nằm" do Trường Thanh thực hiện để nói về nhà báo người Nhật Ysao Takano đã hy sinh ngày 7- tháng - năm979 trong thời gian đưa tin chiến tranh biên giới tại thị xã Lạng Sơn. Bộ phim này sau đó đã được đánh giá cao ở Nhật Bản. Trong thời gian chiến tranh biên giới 1979 nổ ra và những năm sau đó, hàng loạt bài hát Việt Nam về đề tài chiến tranh và bảo vệ tổ quốc cũng ra đời như Chiến đấu vì độc lập tự do của nhạc sĩ Phạm Tuyên, Lời tạm biệt lúc lên đường của nhạc sĩ Vũ Trọng Hối, Bốn mươi thế kỷ cùng ra trận của nhạc sĩ Hồng Đăng, Những đôi mắt mang hình viên đạn của nhạc sĩ Trần Tiến, Hát về anh của nhạc sĩ Thế Hiển. Một trong các tác phẩm gây nhiều ấn tượng là "Về đây đồng đội ơi" của cựu binh Trương Quý Hải. Tác phẩm kể về tình cảm của người còn sống với những chiến sĩ Việt Nam đã hy sinh trong trận Vị Xuyên (1984). Về văn thơ có bài thơ Gửi em ở cuối sông Hồng của nhà thơ Dương Soái (sinh năm 1950) (sáng tác tháng 2/1979, nhạc sĩ Thuận Yến phổ nhạc năm 1980), Chiều biên giới em ơi! của nhà thơ Lò Ngân Sủn (1945–2013) (sáng tác năm 1980, được nhạc sĩ Trần Chung (1927–2002) phổ nhạc năm 1980 thành ca khúc Chiều biên giới), Hoa sim biên giới của nhà văn Đặng Ái (sinh năm 1948) (nhạc sĩ Minh Quang (sinh năm 1951, em trai nhà văn Đặng Ái) phổ nhạc năm 1984). Về văn học có tiểu thuyết Đêm tháng Hai (1979) của Chu Lai và Chân dung người hàng xóm (1979) của Dương Thu Hương. Tiểu thuyết Mình và họ của nhà văn Nguyễn Bình Phương do Nhà Xuất bản Trẻ phát hành đã giành giải thưởng ở Hạng mục Văn xuôi. Tác phẩm này được thực hiện trong khoảng thời gian 2007–2010. Một trong các tác phẩm nổi bật trong những năm đầu Thế kỷ XXI về chủ đề Chiến tranh biên giới phía Bắc là “Xác phàm” của nhà văn quân đội Nguyễn Đình Tú. Tác phẩm mô tả hình ảnh kiên cường của những người lính Việt Nam trên chiến trường. Đặc biệt, hình ảnh những người lính pháo binh ở Đồng Đăng, Lạng Sơn chiến đấu tới hơi thở cuối cùng đã gây nhiều ấn tượng cho người đọc. Ma chiến hữu, một tác phẩm đề cập đến lính Trung Quốc hy sinh trong cuộc chiến này, của nhà văn Mạc Ngôn, do Trần Trung Hỷ dịch, đã được in và phát hành tại Việt Nam năm 2009. Trong tác phẩm, nhà văn Mạc Ngôn đã mô tả sự vô nghĩa của cuộc chiến tranh đối với Trung Quốc. Tác phẩm đã đặt ra một câu hỏi lớn đối với cái được gọi là "chủ nghĩa anh hùng của Trung Quốc". Mạc Ngôn đã mô tả về tâm trạng bàng hoàng, cay đắng của hàng ngàn hồn ma lính Trung Quốc. Xây đài tưởng niệm và đặt tên đường Bà Phạm Thị Hải Chuyền, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trong một cuộc nói chuyện với báo Tuổi Trẻ đã tán đồng đề nghị của các Cựu chiến binh Sư đoàn 356, qua kiến nghị đưa lên Chủ tịch nước, về việc xây dựng một đài tưởng niệm vinh danh các chiến sĩ đã hi sinh trong cuộc chiến chống Trung Quốc. Một khu phố mới của khu đô thị mới Lào Cai – Cam Đường nằm trên đường N11 nối với đại lộ Trần Hưng Đạo thuộc địa bàn của phường Bắc Cường, thành phố Lào Cai được đặt theo tên liệt sĩ Quách Văn Rạng, Trung đội phó đồn Biên phòng 125 (Lào Cai) đã hy sinh trong trận chiến với quân Trung Quốc ngày 17/2/1979. Trung Quốc Trung Quốc đại lục Khải hoàn giữa đêm khuya (凯旋在子夜 Khải hoàn tại tý dạ) Kịch truyền hình. Vòng hoa dưới núi cao (高山下的花环 Cao sơn hạ để hoa hoàn) Phim truyện. Đội biệt kích Hắc Báo (黑豹突击队 Hắc Báo đột kích đội) Kịch truyền hình. Phong thái nhuốm máu (血染的风采 Huyết nhiễm để phong thái) Ca khúc. Với nội dung ban đầu là tưởng niệm các binh sĩ Trung Quốc chết trong cuộc chiến, Phong thái nhuốm máu sau này lại được dùng rộng rãi để tưởng niệm những người đã chết trong Sự kiện Thiên An Môn. Trăng rằm (十五的月亮 Thập ngũ để nguyệt lượng) Ca khúc. Xe thiết giáp 008 (铁甲008 Thiết giáp linh bát bát) Phim truyện. Tân binh Mã Cường (新兵马强 Tân binh Mã Cường) Phim truyện. Nhành hoa đẹp (花枝俏 Hoa chi tiếu) Phim truyện. Hàng động chớp nhoáng (闪电行动 Thiểm điện hành động) Phim truyện. Trận chiến ở núi Trường Bài (长排山之战 Trường Bái sơn để chiến) Phim truyện. Cây tương tư ở bãi mìn (雷场相思树 Lôi trường tương tư thụ) Phim truyện. Ma chiến hữu (战友重逢, viết năm 1992 của Mạc Ngôn). Tác phẩm có "cách nhìn khác về chủ nghĩa anh hùng" và nói đến "những điều ngớ ngẩn và phi lý" của cuộc chiến. Hồng Kông Phim Câu chuyện của Hồ Việt (胡越的故事 Hồ Việt để cố sự) năm 1981, Châu Nhuận Phát vào vai nạn dân Việt Nam Hồ Việt, Chung Sở Hồng vào vai nạn dân Việt Nam Thẩm Thanh Đẳng. Phim Đồng chí thương người (爱人同志 Ái nhân đồng chí) năm 1989, Lưu Đức Hoa vào vai phóng viên Hương Cảng, Chung Sở Hồng vào vai phiên dịch viên Việt Nam, Thành Khuê An vào vai chiến sĩ Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc bị Việt Nam bắt làm tù binh. Xem thêm Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc Chiến tranh biên giới Tây Nam Hải chiến Trường Sa 1988 Xung đột Việt – Trung 1979–1990 Chú thích Tham khảo Tiếng Việt Nhà Xuất bản Quân đội Nhân dân (1980), Lịch sử Sư đoàn 3 Sao vàng. Tiếng Anh Carlyle A. Thayer, Security Issues in Southeast Asia: The Third Indochina War'', Conference on Security and Arms Control in the North Pacific, Australian National University, Canberra, August 1987.
Dược lý học hay dược học (pharmacology) là một môn khoa học liên quan đến thuốc hay tác động của dược phẩm. Cụ thể hơn, nó là môn nghiên cứu về tương tác xảy ra giữa cơ thể sống và các hóa chất tác động tới chức năng hóa sinh bình thường và bất thường. Nếu một chất có các đặc tính thảo dược, chúng được gọi là có dược tính. Lĩnh vực này bao trùm đặc tính và cấu thành của thuốc, thiết kế thuốc và chất tổng hợp, các cơ chế tế bào và phân tử, các cơ chế cơ quan/hệ cơ quan, dẫn truyền tín hiệu, chẩn đoán phân tử, tương tác thuốc, sinh hóa, trị liệu, và các ứng dụng y học và khả năng chống tác nhân gây bệnh. Hai phạm trù chính của dược học là dược động học (PK) và dược lực học (PD). Dược lực học nghiên cứu về các tác động của thuốc trên hệ cơ quan, còn dược động học nghiên cứu các tác động của cơ thể trên thuốc. Nói nghĩa rộng, dược lực học bàn về các hóa chất và thụ thể sinh học, còn dược động học bàn về sự hấp thu, phân phối, trao đổi chất, và đào thải của các hóa chất khi ở trong hệ sinh học. Định nghĩa Theo định nghĩa cổ điển Dược lý học là môn khoa học nghiên cứu thuốc men; bao gồm các kiến thức về Nguồn gốc; Thành phần hóa học, tính chất lý, hoá; Sự hấp thu, khuếch tán và phân bố vào các mô, chuyển hoá, thải trừ trong cơ thể; Cơ chế tác dụng, tác dụng có ích, tác dụng có hại và các tương tác; Áp dụng điều trị: chỉ định, cách dùng - liều lượng và chống chỉ định. Theo định nghĩa hiện đại Dược lý học là môn khoa học nghiên cứu về thuốc trên 2 lĩnh vực chính: Dược lý cơ bản: nghiên cứu mối liên quan giữa thuốc và cơ thể, gồm có dược động học (pharmacokinetics), dược lực học (pharmacodynamics) và độc chất dược học (pharmacotoxicology). Dược lý áp dụng: nghiên cứu cách vận dụng dược lý cơ bản trong điều trị, gồm có dược đồ (pharmacography) và dược trị liệu (pharmacotherapeutics). Phân loại Phân loại theo đối tượng điều trị Dược lý nhi khoa Dược lý lão khoa Dược lý phụ khoa Dược lý nam khoa Phân loại dựa vào cơ chế tác động của thuốc Dược lý di truyền Dược lý miễn dịch Dược lý phân tử Phân loại theo các nhóm thuốc nghiên cứu Thuốc tác động trên bộ máy tiêu hoá Thuốc trị loét dạ dày Thuốc nhuận tràng Thuốc trị tiêu chảy Thuốc làm tan sỏi mật Thuốc trị bệnh trĩ Thuốc chống nôn Thuốc gây nôn Thuốc tẩy ruột Thuốc trị lỵ amip Thuốc tác động trên máu và hệ tạo máu Thuốc trị rối loạn đông máu: thuốc chống huyết khối, thuốc chống chảy máu. Thuốc trị thiếu máu Thuốc tác động trên hệ tim mạch Thuốc trị tăng huyết áp Thuốc trị suy tim Thuốc trị loạn nhịp tim Thuốc chống cơn đau thắt ngực Thuốc lợi tiểu Thuốc làm giảm lipid huyết tương Hormon và thuốc điều chỉnh rối loạn nội tiết tố Hormon vùng dưới đồi và hormon tuyến giáp Hormon tuyến giáp và các thuốc kháng giáp Hormon tuyến tụy và các thuốc điều trị tiểu đường Hormon vỏ thượng thận và các dẫn chất tổng hợp Hormon sinh dục nam Hormon sinh dục nữ Thuốc viên tránh thai Chất kháng khuẩn toàn thân Kháng sinh Thuốc chống nấm Thuốc kháng virus Huyết thanh miễn dịch và globulin miễn dịch Vaccine Thuốc chống ký sinh trùng, diệt sâu bọ Thuốc diệt giun sán Thuốc diệt nguyên sinh động vật: thuốc diệt amib, thuốc trị sốt rét,... Thuốc diệt ngoại ký sinh trùng bao gồm cả ghẻ Thuốc chống ung thư và điều hoà miễn dịch Thuốc chống ung thư: tác nhân alkyl hoá, thuốc kháng chuyển hoá, thuốc chống phân bào, kháng sinh trị ung thư,… Thuốc điều hoà miễn dịch: các cytokine, interferon, interleukine,... Thuốc ức chế miễn dịch Thuốc tác động trên hệ cơ xương Thuốc chống viêm và chống thấp khớp Thuốc điều trị bệnh gout Thuốc điều trị các bệnh về xương, rối loạn hệ cơ xương Thuốc tác động trên hệ thần kinh trung ương Thuốc mê Thuốc tê Thuốc an thần, gây ngủ Thuốc giảm đau opiod và các thuốc kháng opioid Thuốc trị rối loạn tâm thần: thuốc chống trầm cảm, thuốc chống hưng cảm Thuốc chống động kinh Thuốc chống parkinson và các rối loạn vận động khác Thuốc tác động trên hệ thần kinh thực vật Thuốc kích thích hệ giao cảm Thuốc ức chế hệ giao cảm Thuốc kích thích hệ phó giao cảm Thuốc ức chế hệ phó giao cảm Thuốc tác động trên hệ hô hấp Thuốc chống hen Thuốc ho Các vitamin và khoáng chất Các vitamin tan trong nước Các vitamin không tan trong nước Các khoáng chất Histamin và các thuốc kháng histamin Thuốc giải độc Lịch sử và triển vọng Các điểm khởi đầu của dược lý học Ngay từ đầu thế kỷ 19, các thử nghiệm về dược lý đã được tiến hành: thí nghiệm trên chó của François Magendie về tác động của nux-vomica và phát hiện ra tuỷ sống là vị trí gây ra sự co giật, phát hiện của Claude Bernard nhựa độc curare (tẩm trên các mũi tên) gây giãn cơ vào năm 1842. Cũng vào thời gian này, song song với sự phát triển của ngành hoá học, sinh lý học và bệnh học, quá trình tinh chế các chất từ cây cỏ thiên nhiên diễn ra ngày càng phổ biến hơn như morphin được phân lập từ nhựa thuốc phiện (Papaver somniferum), thuốc chống sốt rét quinidin được phân lập từ vỏ cây Canh-ki-na (Cinchona officinalis). Các sự kiện trên tạo động lực to lớn cho sự phát triển của dược liệu học truyền thống từ chỗ chỉ nghiên cứu nguồn gốc và áp dụng điều trị của hợp chất chữa bệnh thành một ngành khoa học thực nghiệm mới nghiên cứu tác động sinh lý của các hợp chất này. Đến năm 1847 khi Rudolf Buchheim được cử làm giảng viên đầu tiên đào tạo về dược lý học tại trường đại học Dorpat ở Estonia là sự kiện quan trọng đánh dấu sự ra đời của ngành dược lý học vào năm 1847. Tuy nhiên không phải Bucheim mà người học trò của ông là Oswald Schmiedeberg (1838–1921) mới là người được xem là ông tổ của ngành dược lý học hiện đại. Schmiedeberg là giảng viên dược lý tại trường đại học Strassburg với các công trình nghiên cứu về dược lý của cloroform và cloral hydrat, phát hiện tác dụng của muscarin tương tự khi kích thích dây thần kinh phế vị và tính chất gây mê của urethane. Schmiedeberg xuất bản cuốn sách "Nguyên tắc cơ bản của dược lý học" vào năm 1885. Trong 46 năm giảng dạy tại trường Schmiedeberg đào tạo phần lớn giảng viên dược lý cho toàn nước Đức. Ở Hoa Kỳ, đội ngũ giảng viên dược lý đầu tiên được thiết lập tại trường đại học Michigan vào năm 1890 do John Jacob Abel là một học trò của Schmiedeberg. Các thành tựu trong nghiên cứu của Abel là phân lập epinephrine từ tuyến thượng thận, phân lập histamine từ tuyến yên (1919) và tinh chế insulin kết tinh (1926). Từ thử nghiệm trên động vật đến thử nghiệm trên người Các thử nghiệm dược lý học trong thời gian đầu chủ yếu được thực hiện trên động vật thí nghiệm. Thử nghiệm trên người đầu tiên được thực hiện bởi một dược sĩ người Đức Friedrich Serturner khi ông và ba người bạn tự nguyện uống liều lớn morphin (100 mg) phân lập từ nhựa thuốc phiện. Cả bốn người đều bị xuất hiện các triệu chứng ngộ độc thuốc phiện trong vài ngày. Mùa đông năm 1961, "Thảm hoạ Thalidomid" làm rung chuyển toàn châu Âu khi hàng loạt đứa bé quái thai do đẻ non ở những người mẹ dùng Thalidomid. Sau sự kiện Thalidomid, Hoa Kỳ và các nước thắt chặt hơn nữa các quy định về cấp giấy phép lưu hành cho các thuốc trong đó kết quả thử nghiệm lâm sàng là một tiêu chuẩn quan trọng. Ngày nay các thử nghiệm dược lý trên người chỉ được phép ở giai đoạn 1 thử nghiệm lâm sàng nhằm tìm hiểu cơ chế tác dụng của thuốc trên cơ thể người, phạm vi liều an toàn trên người và để loại bỏ bất kỳ một phản ứng độc tính thông thường nào ở mức cao nhất. Thử nghiệm dược lý lâm sàng chỉ được thực hiện sau khi đã qua giai đoạn thử nghiệm tiền lâm sàng, có đầy đủ các tài liệu chứng minh tính hiệu quả, an toàn, nghiên cứu về độc tính trường diễn,… do một hội đồng khoa học có thẩm quyền xác nhận. Tiêu chuẩn quan trọng cho thử lâm sàng trên người là phải thực hiện theo mô hình thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có kiểm soát (RCT - Randomized Clinical Trial) trong đó các người tình nguyện dùng thuốc cần được kiểm soát chặt chẽ. Các thành tựu và thách thức Vào năm 1897, nhà hoá học Felix Hoffmann tổng hợp thành công acid acetyl salicylic và được hãng Bayer đăng ký sở hữu công nghiệp với thương hiệu aspirin với chỉ định hạ sốt, giảm đau. Aspirin sau đó đã trở thành một thuốc sử dụng phổ biến trên toàn thế giới. Hơn một thế kỷ kể từ sự kiện trên, ngành dược lý học đã có những bước tiến to lớn và đã phát hiện ra nhiều tác dụng của nhiều thuốc mới quan trọng góp phần quan trọng cải thiện cuộc sống con người. Các bệnh nhiễm khuẩn được đẩy lùi nhờ phát hiện ra tác dụng kiềm khuẩn của các sulphamid và tác dụng kháng khuẩn của kháng sinh... Chất lượng sức khoẻ con người nâng cao do sự phát triển không ngừng của các nhóm thuốc điều trị bệnh mạn tính như tăng huyết áp, tiểu đường, viêm khớp dạng thấp,... Một số thành công trong điều trị bằng phương pháp hoá trị liệu đem lại những hy vọng mới với các bệnh nhân ung thư... Với sự kiện giải thích được cơ chế tác dụng của aspirin do John Vane vào năm 1971, "ông lão" aspirin đã được hồi xuân với "sự chào đời" tại khoa tim mạch với tác dụng phòng chống đau thắt ngực do huyết khối cho thấy không chỉ khám phá ra các thuốc mới, ngành dược lý còn phát hiện ra những chỉ định mới cho những thuốc đã sử dụng phổ biến. Sulphasalazin với các chỉ định mới trong bệnh viêm khớp dạng thấp cũng là một ví dụ tương tự. Tuy nhiên, ngành dược lý học còn phải đối mặt với những thử thách to lớn như sự hạn chế trong việc ngăn chặn sự phát triển của đại dịch HIV/AIDS, sự tăng nhanh của các bệnh ung thư, tỷ lệ kháng kháng sinh tăng cao,... Đây là các thử thách khó khăn đồng thời cũng là các cơ hội cho các nghiên cứu nhằm phát triển, hoàn thiện không ngừng ngành khoa học này.
Dược động học (tiếng Anh: pharmacokinetics, viết tắt là PK, bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ pharmakon nghĩa là "dược" và kinetikos nghĩa là "động, đưa vào chuyển động"), là một nhánh của Dược lý học tập trung vào xác định số phận của các chất được cung cấp từ bên ngoài vào một sinh vật sống. Các chất được quan tâm bao gồm các tác nhân dược phẩm, hoócmôn, chất dinh dưỡng và các chất độc. Dược động học tìm cách phát hiện số phận của một thuốc từ lúc nó được cấp vào cơ thể cho đến lúc nó được loại trừ hoàn toàn khỏi cơ thể. Dược động học mô tả cách cơ thể tác động đến một loại thuốc nhất định sau khi đưa vào cơ thể thông qua các cơ chế hấp thụ và phân phối, cũng như những thay đổi hóa học của thuốc đó trong cơ thể (ví dụ như qua các enzym chuyển hóa như các enzym cytochrome P450 hay glucuronosyltransferase, và các tác động và đường bài tiết của các chất chuyển hóa của thuốc đó. Đặc tính dược động học của các thuốc có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như vị trí cấp thuốc và liều thuốc được đưa vào cơ thể. Những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến tốc độ và tỷ lệ hấp thụ. Dược động học thường được nghiên cứu phối hợp với dược lực học, môn nghiên cứu về tác dụng dược lý của thuốc trên cơ thể. Dược động học mô tả mối liên hệ giữa liều và nồng độ thuốc không gắn kết ở vị trí tác động (một thụ thể của thuốc), và đường biểu diễn theo thời gian của nồng độ thuốc trong cơ thể bao gồm các quá trình hấp thu, phân bố, chuyển hoá và thải trừ, thường được đề cập như là ADME. Dược động học lâm sàng áp dụng các nguyên tắc của dược động học và dược lực học vào từng cá thể riêng biệt. Trong dược động học dựa vào sinh lý, có hai thông số cơ bản là độ thanh thải và thể tích phân bố. Độ thanh thải (Cl) Thể tích phân bố (Vd) Thông số dược động học quan trọng thứ ba là thời gian bán thải, nó có thể đại diện cho hằng số tốc độ thải trừ và được xác định bởi độ thanh thải và thể tích phân bố. Thời gian bán thải (t½) Diện tích dưới đường cong (AUC) Vai trò của các thông số dược động học Cơ sở quyết định thuốc điều trị cho bệnh nhân, liều lượng cần đưa vào của mỗi thuốc, khoảng cách giữa các lần đưa thuốc hoặc hiệu chỉnh liều trong trường hợp có các bất thường về sinh lý, bệnh lý. Gợi ý tốt trong việc lựa chọn dạng bào chế và cải tiến dạng bào chế để tạo các dạng thuốc có các thông số dược động học mong muốn. Chú thích Dược động học Dược lý học Dược khoa
Ngoại khoa là phân ngành trong y khoa liên quan đến điều trị bệnh hoặc tổn thương bằng phẫu thuật. Phẫu thuật là các thủ thuật dùng trong ngoại khoa để chữa bệnh hoặc chẩn đoán bệnh. Ngoài ra còn mục đích tìm tòi trên cơ sở khoa học những ph­ương pháp và kỹ thuật mổ mới để giải quyết các yêu cầu chữa bệnh ngày một cao hơn. Lịch sử về phẫu thuật Từ thời kỳ cổ đại đến thời kỳ trung cổ Hippocrates (Hy Lạp, 460 tr­ước Công Nguyên) đã đặt cơ sở khoa học cho y học và phẫu thuật, ông đư­ợc coi là ông tổ của ngành y. Ông đã dùng nư­ớc đun sôi để nguội và rượu để rửa vết thư­ơng, chữa gãy xương bằng cách cố định, chữa sai khớp bằng cách nắn chỉnh, đốt các búi trĩ, cầm máu bằng sắt nung đỏ… Hoa Đà (Trung Quốc, 190 sau Công Nguyên) đã biết mổ vết th­ương lấy mũi tên, đề nghị mổ sọ cho Tào Tháo để chữa chứng đau đầu kinh niên, thiến hoạn… Những thế kỷ tiếp theo: Ngành ngoại khoa và phẫu thuật không phát triển đư­ợc do Công giáo thống trị kéo dài suốt thời kỳ trung cổ. Thời kỳ phục hư­ng đến cuối thế kỷ XVIII Thế kỷ XIV, Guy de Chauliac (1300 - 1360) đề xuất cần học giải phẫu để phẫu thuật. Dzénk (1672) đã có các công trình nghiên cứu đầu tiên về giải phẫu định khu. Sau đó là Velpeau, Mangaigne, Scarpa, Hunter, Pirogov…Tuy vậy trong suốt những thế kỷ XIV, XV, XVI, ngành y học vẫn ch­ưa công nhận chính thức nghề phẫu thuật. Ch­ương trình đào tạo ngoại khoa, phẫu thuật được Pierre Joseph Desault (1744 - 1795) xây dựng. Tiếp đó, John Hunter (1728 - 1793) đề xuất và Claude Benard (1813 - 1878) đã xây dựng phẫu thuật thực nghiệm. Ở châu Âu đã tổ chức các bệnh viện, nhờ đó ngoại khoa đã có điều kiện để phát triển. Thế kỷ XIX đến thế kỷ XX Khoa học kỹ thuật phát triển trên mọi lĩnh vực làm chuyển biến ngành ngoại khoa, ứng dụng các biện pháp vô cảm: Dùng ether gây mê bởi Crawford W. Long (1842) tại bang Georgia - Hoa Kỳ. Gây tê tại chỗ bằng cocain (1884), gây tê tuỷ sống đư­ợc August Bier đề xuất 1889. William Halsted đề xuất dùng găng tay phẫu thuật năm 1890. Từ đây ngành phẫu thuật phát triển nhanh, nhiều lĩnh vực, kết quả ngày càng tốt hơn. Vào thế kỷ XX, đã có nhiều sách viết về Phẫu thuật thực hành và Giải phẫu định khu, nêu đ­ược nhiều ph­ương pháp phẫu thuật tinh vi và có hiệu quả. Nổi bật là các sách viết về Phẫu thuật thực hành của các tác giả Pháp như­ Paitre (1938), Y. Maisonnet và R. Coudane (năm 1930), tiếp theo là tác giả Liên Xô V.N. Shevkunenco (1872 - 1952) với Atlas về thần kinh ngoại vi và hệ tĩnh mạch. Ngày nay, ngành ngoại khoa trên thế giới cũng nh­ư ở Việt Nam có nhiều phát triển rất mới như­ vi phẫu thuật, phẫu thuật nội soi… Ở Việt Nam, ng­ười đầu tiên viết về giải phẫu và thực dụng ngoại khoa là giáo sư­ Đỗ Xuân Hợp (1906 - 1985). Công trình của Giáo sư­ là tài liệu giảng dạy đầu tiên viết bằng tiếng Việt trong các trường Đại học. Giáo sư­ Tôn Thất Tùng (1912 - 1982) qua nghiên cứu tỉ mỷ chính xác của đ­ường mật và mạch máu trong gan đã sáng tạo ra ph­ương pháp "cắt gan khô" nổi tiếng. Giáo sư Nguyễn Huy Phan (1928-1997, nghiên cứu về vi phẫu thuật từ năm 1980 ở miền Bắc Việt Nam) và Tiến sĩ Võ Văn Châu (1947-2013, nghiên cứu về vi phẫu thuật từ năm 1982 ở miền Nam Việt Nam) là hai người đặt nền móng cho vi phẫu thuật Việt Nam. Các chuyên ngành ngoại khoa Phẫu thuật chỉnh hình Ghép cơ quan Phẫu thuật mạch máu Nhãn khoa Niệu khoa Phẫu thuật nhi Tai mũi họng Phẫu thuật tạo hình Phẫu thuật thần kinh Phẫu thuật tim - lồng ngực Phẫu thuật tổng quát
Đại Hàn Dân Quốc, gọi tắt là Hàn Quốc, là một quốc gia ở Đông Á; cấu thành nửa phía nam của bán đảo Triều Tiên và ngăn cách với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên qua Khu phi quân sự vĩ tuyến 38. Phía tây là biển Hoàng Hải, phía nam là biển Hoa Đông còn phía đông là biển Nhật Bản. Bán đảo Triều Tiên đã có xuất hiện con người sinh sống từ thời kỳ đồ đá cũ. Nhà nước Cổ Triều Tiên được ghi nhận trong các ghi chép của Trung Quốc cổ đại vào đầu thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên. Sau sự thống nhất của Tam Quốc thành Tân La và Bột Hải vào cuối thế kỷ thứ 7, bán đảo được cai trị bởi các triều đại Cao Ly, Joseon và Đế quốc Đại Hàn. Năm 1910, Đế quốc Nhật Bản sáp nhập bán đảo. Sự chiếm đóng của Nhật kết thúc sau khi đầu hàng Đồng Minh trong Thế chiến II, bán đảo sau đó bị chia cắt thành hai khu vực; phía bắc do Liên Xô chiếm đóng và phía nam do Hoa Kỳ chiếm đóng. Sau khi các cuộc đàm phán về tái thống nhất thất bại, khu vực phía nam trở thành nhà nước Đại Hàn Dân Quốc vào tháng 8 năm 1948 trong khi khu vực phía bắc trở thành nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên vào tháng sau đó. Năm 1950, với sự hậu thuẫn của Liên Xô, Bắc Triều Tiên phát động chiến tranh xâm lược Hàn Quốc. Liên Hợp Quốc lãnh đạo bởi Hoa Kỳ can thiệp để hỗ trợ Hàn Quốc, trong khi Trung Quốc tham chiến hỗ trợ cho Bắc Triều Tiên. Sau khi chiến tranh kết thúc vào năm 1953, Hàn Quốc tập trung khôi phục kinh tế và phát triển nhanh chóng. Năm 1987, phong trào dân chủ tháng 6 đã chấm dứt chế độ độc tài cuối cùng. Hàn Quốc ngày nay là nước công nghiệp thu nhập cao với sự phổ biến toàn cầu của làn sóng văn hóa, giải trí bên cạnh đó là những thách thức như sự thù địch với Bắc Triều Tiên, tỷ lệ sinh thấp và bất bình đẳng thu nhập lớn. Tên gọi Từ năm 1392-1897 là thời kỳ của nhà Triều Tiên và tên gọi "Triều Tiên" được dùng làm quốc hiệu. Giai đoạn 1897-1910, phong trào Đông Học nổ ra kết hợp với cải cách Gwangmu của vua Cao Tông, bán đảo chuyển sang dùng danh xưng "Đế quốc Đại Hàn". Giai đoạn 1910-1945, bán đảo là một phần trong lãnh thổ Đế quốc Nhật Bản. Sau chia cắt, miền Bắc gọi chính thể của mình là "Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên", miền Nam chọn quốc hiệu "Đại Hàn Dân Quốc", gọi tắt là "Hàn Quốc". Trong đó, chữ "Dân Quốc" được lấy theo quốc hiệu của Trung Hoa Dân Quốc, khi dịch sang các ngôn ngữ phương Tây thì cũng tương đương với "Cộng hoà Quốc" (nước Cộng hoà). Tên gọi của Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên đều được dịch giống nhau khi sử dụng quốc tế là "Korea", ngoài ra, trong tiếng Pháp dịch là "Corée", tiếng Nga dịch là "Корея" (Koreya) hay tiếng Tây Ban Nha dịch là "Corea",... Cách dùng này bắt nguồn từ quốc hiệu "Goryeo" (Cao Ly) của nhà nước từng tồn tại trên bán đảo từ năm 918 đến 1392. Trong thời kỳ này, tên gọi đó đã thông qua các thương nhân người Ả Rập và Ba Tư để tới châu Âu. Hàn Quốc thường yêu cầu các đơn vị truyền thông cùng cơ quan quốc tế khi đề cập tới họ thì hạn chế dùng "South Korea" mà phải sử dụng quốc hiệu "Republic of Korea" hoặc "Korea Republic", nếu gọi ngắn thì dùng "Korea". Tuy nhiên, "South Korea" lại khá phổ biến vì được sử dụng để phân biệt với "North Korea" (Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên). Trước năm 1975 tại Việt Nam, báo chí và truyền thông của Việt Nam Cộng hòa (trước đó là Quốc gia Việt Nam) gọi chính thể này là "Đại Hàn" hoặc "Nam Hàn". Sau năm 1975, truyền thông và sách báo của nhà nước Việt Nam thống nhất sử dụng tên gọi "Nam Triều Tiên". Ngày 23 tháng 3 năm 1994, bằng công hàm số KEV-398 gửi Bộ Ngoại giao Việt Nam, đại sứ quán Hàn Quốc đề nghị phía Việt Nam gọi chính thể của mình là "Đại Hàn Dân Quốc", gọi tắt là "Hàn Quốc" (từ "Hàn" ở đây không phải "Lạnh" mà có nghĩa là "Lớn"), không sử dụng các tên cũ như "Cộng hoà Triều Tiên" hoặc "Nam Triều Tiên" nữa vì "Triều Tiên" gợi nhắc đến danh xưng của Bắc Triều Tiên. Đáp lại, Bộ Ngoại giao Việt Nam ra công văn số 733/ĐBA-NG ngày 21 tháng 4 năm 1994 gửi tất cả các cơ quan bộ, ngành, tổng cục thông tin, truyền thông cùng ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam yêu cầu: "Từ nay gọi chính thể Nam Triều Tiên là "Đại Hàn Dân Quốc", gọi tắt là "Hàn Quốc", không dùng các tên gọi Cộng hoà Triều Tiên, Nam Triều Tiên hay Nam Hàn nữa". Danh xưng "Nam Triều Tiên" hiện nay chỉ còn được truyền thông của phía Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên sử dụng do nước này không công nhận tuyên bố chủ quyền của Hàn Quốc. Lịch sử Thời kỳ cổ đại Nghiên cứu khoa học kết hợp với khai quật khảo cổ học cho thấy rằng bán đảo Triều Tiên đã có xuất hiện con người sinh sống ngay từ thời đại đồ đá cũ. Di chỉ khảo cổ học đầu tiên cùng các địa điểm định cư sớm nhất của con người tại đây trong thời kỳ Jeulmun và thời kỳ Mumun được phát hiện ở phía nam bán đảo. Lịch sử Triều Tiên cổ đại bắt đầu với sự thành lập của nhà nước Cổ Triều Tiên bởi Đàn Quân vào khoảng năm 2333 TCN; sau đó là giai đoạn tiền Tam Quốc với hàng loạt bộ lạc, tiểu quốc nhỏ phân tranh. Chế độ quân chủ của các quốc gia trên bán đảo có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc khi quyền cai trị thuộc về các triều đại phong kiến chuyên chế kế tập. Phật giáo cùng Đạo giáo có ảnh hưởng lớn và Nho giáo được lấy làm nền tảng tư tưởng gốc rễ. Trong thời kỳ Tam Quốc, dưới triều đại Quảng Khai Thổ Thái Vương của Cao Câu Ly, lãnh thổ của ông được mở rộng sau loạt chiến dịch quân sự nhằm chinh phạt các tiểu quốc thành công, hình thành nên một quốc gia rộng lớn. Sau Tam Quốc, Nam-Bắc Quốc, hậu Tam Quốc, bán đảo tiếp tục trải qua triều đại Cao Ly, nhà Triều Tiên và cuối cùng là Đế quốc Đại Hàn. Thời kỳ cận đại Vào giai đoạn cuối của nhà Triều Tiên, Hoàng tộc dưới quyền chi phối và lãnh đạo chuyên chính của Hưng Tuyên Đại Viện Quân đã thực thi chính sách "Bế quan tỏa cảng", tự cô lập đất nước cũng như thẳng tay đàn áp Thiên Chúa giáo. Trong khi đó tại quốc gia láng giềng Nhật Bản, sau thất bại của Mạc phủ Tokugawa trong chiến tranh Mậu Thìn, thành công của công cuộc Minh Trị Duy tân, chấm dứt Tỏa Quốc cùng chiến thắng trong các cuộc chiến tranh Thanh–Nhật, chiến tranh Nga–Nhật và chiến tranh thế giới thứ nhất đã trở thành một thế lực mới, dần thay thế phương Bắc mở rộng ảnh hưởng lên Triều Tiên. Về chính trị, ngày 8 tháng 10 năm 1895; giới cầm quyền Nhật giật dây vụ ám sát Hoàng hậu Minh Thành. Về quân sự, Hải quân Nhật Bản sử dụng "Ngoại giao pháo hạm" - mở đầu bằng trận Ganghwa (20/9/1875), gây áp lực buộc Triều Tiên mở cửa các hải cảng đồng thời nhanh tay kiểm soát vùng lãnh thổ này trước các đế quốc phương Tây - khởi đầu bằng Điều ước bất bình đẳng Nhật–Triều (26/2/1876). Sau sự kiện Thủ tướng Itō Hirobumi bị nhà hoạt động độc lập An Jung-geun ám sát tại nhà ga Cáp Nhĩ Tân (26/10/1909), Nhật Bản quyết định đẩy nhanh quá trình sáp nhập. Quân phiệt Nhật cùng với các lực lượng tay sai, nội gián bản địa do chính phủ Yi Wan-yong đứng đầu ép vua Thuần Tông ký kết Nhật–Triều Tịnh Hợp điều ước (22/8/1910) (Điều ước Sáp nhập hay "Hiệp ước quốc sỉ" - theo cách gọi của các thế hệ người Hàn Quốc sau này), trực tiếp kiểm soát bán đảo trong vòng 35 năm từ 1910-1945, thời kỳ này gọi là Triều Tiên thuộc Nhật. Thời kỳ hiện đại Thành lập Dân Quốc Triều Tiên được Đồng Minh giải phóng trong Thế chiến II. Bất chấp kế hoạch ban đầu về một Triều Tiên thống nhất trong Tuyên bố Cairo năm 1943, bán đảo bị chia cắt thành hai vùng tập kết quân sự bởi Liên Xô và Hoa Kỳ. Liên Xô chiếm đóng miền Bắc cho đến vĩ tuyến 38 trong khi Hoa Kỳ chiếm đóng từ đó về phía Nam. Hai siêu cường không thể đạt được đồng thuận về việc áp dụng Đồng uỷ trị. Tháng 11 năm 1947, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đề ra giải pháp nhằm tiến hành tổng tuyển cử tại Triều Tiên dưới sự hỗ trợ của Ủy ban Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, các chính phủ lâm thời của hai miền đã khước từ việc này. Liên Hợp Quốc tiếp tục đưa ra một giải pháp khác kêu gọi bầu cử tại từng địa phương nhưng trước đó, những hoạt động riêng rẽ đầu tiên đã được tiến hành độc lập ngay từ ngày 10 tháng 5 năm 1948 ở các tỉnh phía Nam vĩ tuyến 38, điều này dẫn tới việc thành lập nhà nước Đại Hàn Dân Quốc do Lý Thừa Vãn đứng đầu. Đáp lại, miền Bắc cũng tiến hành tổ chức bầu cử, chính phủ và nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên ra đời do Kim Nhật Thành lãnh đạo. Mỗi bên đều tuyên bố mình là chính phủ hợp pháp duy nhất của toàn bộ bán đảo. Trong khi Bắc Triều Tiên chịu sự ảnh hưởng của ý thức hệ cộng sản chủ nghĩa và được sự hậu thuẫn từ phía Liên Xô, Trung Quốc và Khối các quốc gia xã hội chủ nghĩa thì Hàn Quốc được sự ủng hộ của Hoa Kỳ. Điều này khiến cho những mâu thuẫn giữa hai miền vốn ở trong tình trạng căng thẳng, nay càng trở nên nghiêm trọng và gay gắt. Xung đột gia tăng dẫn tới chiến tranh Triều Tiên khi quân đội Bắc Triều Tiên vượt vĩ tuyến 38, cáo buộc Hàn Quốc vi phạm trước và tổng tấn công. Hoa Kỳ cùng Liên Hợp Quốc tham chiến hỗ trợ Hàn Quốc còn hậu thuẫn Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên là Liên Xô, Trung Quốc và Khối Xã hội chủ nghĩa. Cuộc chiến kéo dài tới ngày 27 tháng 7 năm 1953 thì tạm dừng sau khi các bên ký kết Thoả thuận đình chiến. Chiến tranh Triều Tiên khiến cho hơn 3 triệu người thiệt mạng và hàng chục triệu người khác bị ảnh hưởng. Rất nhiều thường dân, binh lính, quân nhân bị thương tật, một số khác thì mất nhà cửa hoặc chia lìa vĩnh viễn người thân trong gia đình. Cuộc chiến tiêu tốn của các bên số tiền lên tới hơn 30 tỷ đô la Mỹ vào thời điểm những năm 1950-53, tương đương khoảng 325 tỷ theo thời giá ước đoán hiện nay. Sau chiến tranh, Bắc Triều Tiên tuyên bố tiếp tục theo đuổi "sự nghiệp thống nhất đất nước" trên cơ sở lập luận "một Triều Tiên", không công nhận chính phủ Hàn Quốc và chọn con đường thống nhất bằng "Cách mạng Xã hội chủ nghĩa". Ngược lại, phía Hàn Quốc cũng coi chính phủ của mình là chính thể có chủ quyền hợp pháp duy nhất trên toàn bộ bán đảo Triều Tiên đồng thời không công nhận Bắc Triều Tiên. Những quan điểm cứng nhắc, không nhân nhượng lẫn nhau khiến cho quá trình hòa giải giữa hai bên không thể thực hiện được cho đến thập niên 1960. Đầu thập niên 1970, quan hệ hai miền dần cải thiện, hai bên chính thức công nhận chính phủ của nhau. Năm 1991, hai nhà nước được mời gia nhập Liên Hợp Quốc cùng một lúc. Hàn Quốc là quốc gia đầu tư kinh tế và hoạt động chủ yếu, tích cực nhất trong chiến dịch viện trợ lương thực góp phần giúp Bắc Triều Tiên vượt qua nạn đói thập niên 1990 thông qua Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hợp Quốc. Độc tài quân sự Quá trình dân chủ hoá của Hàn Quốc bị thấm đẫm bởi máu, xung đột và bạo lực. Lý Thừa Vãn sau khi nắm quyền lực đã cho thực thi một chính sách cai trị độc tài, đàn áp quyết liệt, thẳng tay đối với những người cánh tả, thậm chí còn sát hại không ít nhân vật bất đồng chính kiến. Bên cạnh đó, bộ máy quản lý đất nước do ông xây dựng bị nạn tham nhũng đục khoét, tàn phá nặng nề, kinh tế trì trệ, đất nước phát triển chậm chạp. Năm 1960, Lý Thừa Vãn đối mặt làn sóng bất bình cực lớn của người dân. Cuối cùng, ông phải rời bỏ nhiệm sở sau cách mạng 19 tháng 4, lên máy bay chạy sang Honolulu và sống tị nạn tại đây cho tới cuối đời. Hiện nay, dư luận cùng giới chuyên gia ở Hàn Quốc vẫn đánh giá về Lý Thừa Vãn rất tiêu cực. Chính phủ dân sự ngắn ngủi kế nhiệm của Tổng thống Yun Bo-seon cùng Phó Tổng thống Chang Myon bị lật đổ sau cuộc đảo chính của tướng Park Chung-hee vào ngày 16 tháng 5 năm 1961. Năm 1963, Park Chung-hee kiểm soát chính phủ và chính thức lên nắm quyền tổng thống, trở thành nhà lãnh đạo thứ ba cũng như độc tài thứ hai của Hàn Quốc. Thông qua hoạt động của Hiệp hội kêu gọi tái thiết quốc gia, Park Chung-hee đã giải tán quốc hội cùng các đảng phái chính trị đối lập đang hoạt động và thẳng tay đàn áp những phong trào chống đối. Park Chung-hee ban hành loạt sắc lệnh cấm công nhân tổ chức mít tinh, biểu tình, diễu hành. Ông còn cài cắm lực lượng mật thám, nhân viên thân tín của chính phủ vào bên trong nội bộ các tổ chức công đoàn công nhân để giám sát và rồi dần dần kìm hãm phong trào đấu tranh của họ. Bên cạnh đó, về chính sách đối ngoại, quân đội Hàn Quốc được Park Chung-hee gửi sang Nam Việt Nam chiến đấu cùng với Hoa Kỳ đồng thời cũng là lực lượng chính tiến hành các vụ đàn áp, bắt bớ, thủ tiêu, do thám trong nước theo mệnh lệnh của Park. Trong suốt thập niên 1960, chính phủ Park Chung-hee có xu hướng đàn áp thô bạo ngày càng gia tăng. Năm 1971, Park ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia "dựa trên thực tế nguy hiểm của tình hình quốc tế". Tới tháng 10 năm 1972, ông lại khởi xướng một cuộc đảo chính để tự giải thể quốc hội, đình chỉ hiến pháp, dọn đường để bản thân lên nắm quyền lực thông qua bản Hiến pháp Duy Tân vào tháng 11 và sau đó là một cuộc trưng cầu dân ý bị chỉ trích là gian lận nặng nề. Theo đó, hiến pháp mới chính thức chấm dứt bầu cử dân chủ trực tiếp đồng thời suy tôn Park Chung-hee làm "Tổng thống trọn đời". Park bị chỉ trích là một nhà độc tài tàn nhẫn, thế nhưng đổi lại, nền kinh tế Hàn Quốc đã được cải thiện rất đáng kể dưới nhiệm kỳ của Park. Chính phủ của ông đã phát triển một hệ thống đường cao tốc trên toàn quốc, hệ thống tàu điện ngầm Seoul và đặt nền tảng to lớn, vững chắc cho sự chuyển biến mạnh mẽ của Hàn Quốc trong những thập niên sau đó. Ngày 16 tháng 10 năm 1979, tại trường Đại học Busan, một nhóm sinh viên đã xuống đường kêu gọi chấm dứt chế độ độc tài. Làn sóng biểu tình nhanh chóng lan rộng với hơn 50.000 người tụ tập ở phía trước quảng trường thành phố Pusan. Trong hai ngày tiếp theo, một số văn phòng công cộng đã bị tấn công và khoảng 400 người biểu tình bị bắt giữ. Vào ngày 18 tháng 10, chính phủ Park Chung-hee tuyên bố thiết quân luật tại Pusan. Thế nhưng các cuộc biểu tình đã lan tới thành phố Masan, đặc biệt là ở trường Đại học Tổng hợp Kyungnam. Bạo lực leo thang với các cuộc tấn công vào các đồn cảnh sát và trụ sở các cơ quan của đảng cầm quyền trong thành phố. Khủng hoảng xã hội khiến nội bộ giới cầm quyền bị rạn nứt. Ngày 26 tháng 10 năm 1979, Park Chung-hee bị ám sát bởi Kim Jae-gyu, đương kim Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương và nhóm của mình. Ngay sau đó, Kim Jae-gyu cùng đồng phạm bị tử hình bằng hình thức treo cổ, nhưng cho đến tận ngày nay, một Uỷ ban đặc biệt của chính phủ vẫn đang phải phải tiếp tục thảo luận về việc có nên coi Kim Jae-gyu là người góp công cho quá trình dân chủ hoá của Hàn Quốc hay không. Thời đại Park Chung-hee kết thúc trong bạo lực và bất ổn xã hội. Một chính phủ tạm quyền được thành lập, đất nước đặt trong tình trạng thiết quân luật. Bản thân Park Chung-hee chết do bị ám sát bởi một quan chức thân tín phản bội. Sự nghiệp chính trị của ông cũng bị hoen ố vì độc tài và ngày nay, nhiều người Hàn Quốc căm ghét Park Chung-hee dù ông có công rất lớn trong việc xây dựng và tái thiết lại đất nước sau chiến tranh. Khi Roh Moo-hyun lên làm Tổng thống vào năm 2003, chính phủ vẫn phải tiếp tục ban hành các đạo luật mới và thành lập các uỷ ban điều tra về tình trạng bạo lực dưới thời Park Chung-hee. Tuy vậy, trong một cuộc khảo sát của Viện nghiên cứu và phân tích thông tin Gallup vào năm 2015 tại Hàn Quốc, Park Chung-hee đã được bình chọn là "Tổng thống vĩ đại nhất" trong lịch sử nước này (với tỷ lệ bình chọn là 44%). Năm 1980, tướng Chun Doo-hwan được một hội đồng quân sự bầu lên làm tổng thống. Ngày 18 tháng 5 năm 1980, tại thành phố Gwangju - thủ phủ của tỉnh Jeolla Nam đã xảy ra Phong trào dân chủ Gwangju - khi người dân địa phương tổ chức đánh cướp kho vũ khí của các trạm cảnh sát để chống lại lực lượng cảnh sát của chính phủ Chun Doo-hwan sau khi lực lượng này đàn áp tàn bạo một cuộc biểu tình ôn hòa đòi cải cách nền dân chủ cũng như đòi quyền tự do bầu cử của sinh viên địa phương. Quân đội với vũ khí sát thương hạng nặng đã được điều động đến. 4 giờ sáng ngày 27 tháng 5 năm 1980, quân đội từ 5 hướng tiến vào trung tâm thành phố và đánh bại hoàn toàn lực lượng dân quân chỉ trong vòng 90 phút. Trong sự kiện này, quân đội Hàn Quốc được cho là đã nổ súng bắn chết khoảng từ 1.000 tới 2.000 thường dân. Sau khi đàn áp hoàn toàn cuộc nổi dậy của người dân trong cuộc thảm sát Gwangju, Chun Doo-hwan trở thành nhà lãnh đạo thứ năm cũng như độc tài thứ ba trong lịch sử chính trị Hàn Quốc. Cũng giống như người tiền nhiệm Park Chung-hee, Chun bắt đầu tiến hành kiểm soát đất nước một cách chặt chẽ hơn, ông ta loại bỏ hoàn toàn các chính trị gia đối lập khỏi chính trường và tiến hành thanh lọc xã hội theo quy mô lớn. Đồng thời, chính phủ Chun Doo-hwan thiết lập một cơ sở đào tạo quân sự đặc biệt mang tên gọi "Trại giáo dục Samcheong", để tiến hành chương trình "giáo dục thanh lọc". Khoảng hơn 40 nghìn người bị bắt đưa đến các cơ sở của trại này. Số liệu thống kê về sau cho thấy có 54 người đã bị giết trong quá trình giam giữ và 397 người khác chết sau đó. Năm 1986, Chun Doo-hwan tiếp tục ra lệnh bắt giữ và tra tấn nhiều nhà hoạt động có tư tưởng trái với khuynh hướng của giới cầm quyền, đồng thời nghiêm cấm triệt để các tổ chức công đoàn hoạt động, rất nhiều tổ chức chính trị theo đuổi dân chủ tự do bị đàn áp khốc liệt như Liên minh Dân chủ Thống nhất hay Phong trào Nhân dân. Tháng 1 năm 1987, một vụ tra tấn dã man của cảnh sát đã dẫn tới cái chết của Park Jong-cheol, sinh viên trường Đại học Quốc gia Seoul. Sau đó, người dân Hàn Quốc tiếp tục nổi dậy sau cái chết của sinh viên Park. Họ tổ chức hàng loạt cuộc bạo động lớn để phản đối chính sách bắt bớ, thủ tiêu, tra tấn tàn bạo của chế độ Chun Doo-hwan đồng thời yêu cầu sửa đổi Hiến pháp. Đây chính là sự khởi đầu cho Cuộc Nổi dậy Dân chủ Tháng Sáu - hàng triệu người tham gia vào cuộc "Tuần hành Hòa bình Vĩ đại của Nhân dân" được tổ chức tại 34 thành phố và 4 tỉnh, họ hô to các khẩu hiệu "Bãi bỏ hiến pháp xấu xa", "Xóa bỏ chế độ độc tài". Dưới áp lực ấy, chính quyền Chun Doo-hwan đã buộc phải tiến hành sửa đổi Hiến pháp, ban hành bản Hiến pháp mới vào ngày 29 tháng 10 năm 1987. Tuy nhiên, mặc cho tội ác của mình, Chun vẫn nắm giữ vị trí cao nhất trong bộ máy quyền lực ở Hàn Quốc cho tới năm 1988 và phải mãi đến tận năm 1996 mới bị chính phủ mới kết tội nổi loạn, phản quốc, tham nhũng, hối lộ, ra lệnh thảm sát dân thường và tuyên án tử hình nhưng sau đó được giảm xuống còn chung thân do Tòa án Tối cao cân nhắc vai trò của Chun khi đưa nền kinh tế Hàn Quốc trở thành "Con Hổ châu Á", bảo vệ đất nước khỏi khủng hoảng chính trị đồng thời chuyển giao quyền lực hòa bình cho người kế nhiệm. Cuối cùng, Chun nhanh chóng được tổng thống Kim Young-sam ân xá với lý do "thúc đẩy đoàn kết dân tộc" vào ngày 22 tháng 12 năm 1997. Chính phủ dân sự Các cuộc nổi dậy trong thập niên 1980 đã để lại dấu ấn to lớn cho sự ra đời của chính phủ dân sự vào năm 1992 với đường lối cầm quyền cùng chính sách đối ngoại mềm mỏng hơn rất nhiều. Trước đó; vào năm 1987, Hiến pháp Hàn Quốc đã được sửa đổi, người dân lại được quyền trực tiếp bầu ra tổng thống. Sự kiện này đánh dấu quá trình chuyển đổi sang nền dân chủ của đất nước. Thủ đô Seoul được chọn làm nơi tổ chức Thế vận hội Olympic Mùa hè năm 1988, một kỳ Thế vận hội vô cùng thành công và đã thúc đẩy đáng kể vị thế quốc tế của Hàn Quốc. Hàn Quốc được mời trở thành một thành viên chính thức của Liên Hợp Quốc vào năm 1991. Tuy đạt được nhiều tiến bộ trong quá trình dân chủ hóa, chính trường Hàn Quốc vẫn chưa bao giờ hết khốc liệt hay có dấu hiệu hạ nhiệt, các đời tổng thống tiếp theo là Roh Tae-woo (1987), Kim Young-sam (1992) và Kim Dae-jung (1998) đều để lại nhiều dấu ấn với cả tích cực lẫn tiêu cực. Trong đó, vị tổng thống thứ sáu - Roh Tae-woo bị kết án tù vì các tội danh liên quan đến hối lộ, tham nhũng. Tuy vậy, sang đến năm 2000, tổng thống Kim Dae-jung gây tiếng vang lớn khi được trao giải Nobel Hoà Bình vì những nỗ lực trong việc bình thường hoá quan hệ với CHDCND Triều Tiên. Vào tháng 6 năm 2000, hội nghị thượng đỉnh liên Triều đã diễn ra tại Bình Nhưỡng, thủ đô của CHDCND Triều Tiên, hội nghị là thành quả tích cực sau nhiều năm Hàn Quốc thực thi chính sách Ánh Dương với CHDCND Triều Tiên do tổng thống Kim Dae-jung đề xướng. Năm 2003, học trò của ông, Roh Moo-hyun kế nhiệm. Thế nhưng sau đó, đến lượt Roh cũng phải đối mặt với lời buộc tội tham nhũng, ông tự sát vào ngày 23 tháng 5 năm 2009 trong khi các cuộc điều tra vẫn đang tiếp diễn, do vậy, nhiều người nghi ngờ rằng vụ tự sát này là do sức ép đến từ các thế lực khác. Sau đó là Lee Myung-bak làm tổng thống trong giai đoạn 2008-13. Năm 2018, Lee bị bắt giam với cáo buộc ít nhất 12 tội danh, trong đó có việc nhận hối lộ 11 tỷ Won từ Cơ quan Tình báo Quốc gia cùng nhiều doanh nghiệp khác. Bên cạnh đó là những cáo buộc về trốn thuế và chiếm đoạt 35 tỷ Won từ một công ty mà Lee bí mật sở hữu. Vào tháng 3 năm 2019, Lee được cho phép tại ngoại vì những lo ngại liên quan đến vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên, vào ngày 19 tháng 2 năm 2020, tòa án quận trung tâm Seoul đã chính thức ra bản án tuyên phạt Lee 17 năm tù giam cùng 13 tỷ Won tiền đền bù. Tiếp đến là Park Geun-hye, bà là nữ tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc và dân cử đầu tiên ở Đông Á. Tuy nhiên, tới đầu năm 2017, đến lượt Park Geun-hye cũng bị quốc hội nước này phế truất và bắt giam với các cáo buộc tiết lộ bí mật quốc gia, nhận hối lộ, để người không có bất kỳ chức vụ, thẩm quyền gì là Choi Soon-sil (bạn thân) can thiệp bất hợp pháp vào các tài liệu mật cũng như công việc nội bộ của chính phủ, lạm quyền và tham nhũng. Như vậy, tính đến năm 2018, trong 11 đời tổng thống Hàn Quốc có 1 người bị ám sát, 1 người tự sát do bị điều tra, 1 người bị đảo chính phải chạy ra nước ngoài tị nạn, 4 người khác bị bắt giam do các tội danh liên quan đến tham nhũng, hối lộ. Những vụ bê bối liên quan đến giới chính trị hay lãnh đạo các doanh nghiệp kinh tế lớn là vấn nạn gây nhức nhối tại quốc gia này bên cạnh sự gia tăng của các loại tội phạm tình dục. Tái thống nhất với Bắc Triều Tiên là chủ đề được bàn luận sôi nổi ở Hàn Quốc, nhưng cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ hiệp định hoà bình chính thức nào được ký kết. Luật an ninh quốc gia Hàn Quốc không cho phép người dân tiếp nhận bất cứ thông tin nào từ Bắc Triều Tiên, những ai tỏ thái độ ủng hộ, có các hành động tuyên truyền, diễn thuyết, phát biểu ca ngợi Bắc Triều Tiên sẽ bị trục xuất khỏi nước này nếu là người nước ngoài hoặc kết án 7 năm tù giam nếu là công dân Hàn Quốc, tự ý tổ chức các chuyến đi du lịch, đến thăm Bắc Triều Tiên mà không được sự cho phép của chính phủ có thể bị phạt tối đa lên tới 10 năm tù giam. Tổng thống Roh Moo-hyun từng nghĩ tới việc dỡ bỏ luật này, nhưng hiện tại điều đó vẫn chưa được thực thi còn tổng thống Moon Jae-in hy vọng hai miền sẽ tái thống nhất trong hòa bình - sớm nhất là vào năm 2045. Khôi phục và phát triển kinh tế Chính sách khắc khổ Sau chiến tranh Triều Tiên, vào giai đoạn trước khi Park Chung-hee lên nắm quyền vào năm 1961, kinh tế Hàn Quốc khá nghèo nàn với thu nhập bình quân đầu người ít hơn 100 USD mỗi năm. Hàn Quốc thời điểm đó bị xếp hạng là một trong những nước nghèo nhất trên thế giới. Ở giai đoạn này, kinh tế Hàn Quốc cơ bản phụ thuộc vào viện trợ nước ngoài, chủ yếu là từ Mỹ. Khi đó, viện trợ từ chính phủ Mỹ chiếm phần lớn trong tổng ngân sách chính phủ cũng như tổng sản lượng quốc gia (GNP) của Hàn Quốc. Dù cho một số khu vực của đất nước đã trải qua quá trình công nghiệp hóa từ thời kỳ chiếm đóng của Nhật Bản nhưng nhìn chung vào đầu thập niên 60, Hàn Quốc vẫn là một nước thuần nông nghiệp lạc hậu, kém phát triển hơn so với Bắc Triều Tiên - vốn không những rất giàu có về tài nguyên thiên nhiên mà còn được Liên Xô, Trung Quốc cùng khối các quốc gia xã hội chủ nghĩa viện trợ, giúp đỡ. Để xóa bỏ đói nghèo và tái tạo động lực phát triển, Park thành lập Hội đồng Tối cao phụ trách Tái thiết Quốc gia, mang kỷ luật quân đội và chính sách cải cách kiểu độc tài áp dụng trên toàn quốc. Tham vọng của Park là chấm dứt tình trạng lạc hậu ở Hàn Quốc. Sau khi đảo chính thành công để lên nắm chính quyền vào tháng 7 năm 1961, Park tuyên bố bắt đầu tiến trình "dọn rác" để thanh lọc xã hội. Một trong những việc đầu tiên ông làm là đem tử hình 24 quan chức và doanh nhân vì tội tham nhũng. Toàn xã hội "thắt lưng buộc bụng". Một số ngành do quân đội trực tiếp xây dựng và quản lý. Du học sinh trước khi ra nước ngoài học tập phải cam kết không ở lại nước ngoài mà phải về nước phục vụ dù muốn hay không, những ai đã học xong mà không quay về nước thì gia đình họ sẽ phải chịu những hình phạt nặng nề. Park Chung-hee chuyển chiến lược kinh tế của đất nước từ công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu sang công nghiệp hóa định hướng xuất khẩu. Ông thành lập một Ủy ban Kế hoạch Kinh tế để điều hành nền kinh tế đất nước. Lấy những "Kế hoạch kinh tế 5 năm" vốn đã từng rất thành công của Liên Xô trước đây làm kiểu mẫu, Park đề ra "Kế hoạch 5 năm" đầu tiên vào năm 1962, nhiệm vụ chủ chốt của kế hoạch này là tập trung phát triển các ngành công nghiệp nhẹ nhằm mục đích xuất khẩu. Ông tuyên bố thành phố Ulsan sẽ là khu vực phát triển công nghiệp tiên phong đặc biệt của đất nước. Ngay sau đó, Hyundai - một trong những tập đoàn lớn đầu tiên của Hàn Quốc đã nhanh chân tận dụng vị thế đặc biệt của Ulsan để biến thành phố này trở thành nơi đặt các nhà máy sản xuất chính. Hầu hết các nhà sử học đều coi "Kế hoạch 5 năm đầu tiên" là điểm cất cánh của nền kinh tế Hàn Quốc. Từ năm 1962 đến năm 1966, tốc độ tăng trưởng của Hàn Quốc đạt 7,6%. Sản lượng công nghiệp xuất khẩu tăng trên 30% mỗi năm cùng sản lượng sản xuất tăng trên 15% mỗi năm. Các chính sách phát triển kinh tế của Park được thúc đẩy bởi chủ nghĩa dân tộc và mong muốn giành quyền tự chủ cho đất nước. Do đó, ông chủ trương tự lực; không để cho nền kinh tế bị phụ thuộc và chi phối bởi nước ngoài. Ban đầu, Park ra sức hạn chế đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hàn Quốc. Tuy nhiên, theo lời khuyên từ giới chuyên môn, ông bắt đầu dần nới lỏng những hạn chế này. Mặc dù vậy, các công ty nước ngoài khi đó muốn đầu tư vào thị trường Hàn Quốc thì bắt buộc phải tiến hành chuyển giao, chia sẻ công nghệ ở một mức độ nhất định cho doanh nghiệp trong nước. Năm 1966, đạo luật kích thích vốn đầu tư nước ngoài được chính phủ Park thông qua đã cung cấp thêm những ưu đãi về thuế cho các nhà đầu tư đồng thời hợp lý hóa quy trình này vào Hàn Quốc. Kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1967-1971) tiếp tục nhấn mạnh hơn nữa vào việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, khuyến khích chuyển giao công nghệ cũng như cải thiện cơ sở hạ tầng. Từ năm 1973, kinh tế Hàn Quốc đặt trọng tâm chủ yếu vào 7 ngành chính bao gồm: thép, hóa chất, luyện kim, chế tạo máy, đóng tàu, ô tô và điện tử. Giai đoạn phát triển công nghiệp cao độ này tập trung tại các thành phố nhỏ nằm ở phía đông nam đất nước. Kế hoạch phát triển kinh tế của Park Chung-hee là dựa vào xuất khẩu nhờ giá thành thấp. Chi phí sản xuất được cố tình hạ thấp đến mức tối thiểu bằng cách toàn dân phải cam chịu gian khổ, tiêu dùng hết sức tiết kiệm. Để người lao động có thể sống với mức lương rất thấp, chính quyền đã áp dụng biện pháp bảo hộ, giữ giá những sản phẩm nông nghiệp cũng luôn ở mức rất thấp. Cuối thập niên 70, nền công nghiệp Hàn Quốc đã sản xuất được máy thu hình màu nhưng chỉ để xuất khẩu. Các sản phẩm xa xỉ như mỹ phẩm, quần áo thời trang cho đến xe hơi cao cấp,... đều bị hạn chế nhập khẩu ở mức tối đa để nguồn vốn không bị chảy ra nước ngoài. Từ năm 1962, chính sách toàn quốc thắt lưng buộc bụng được áp dụng. Thời gian lao động kéo dài với điều kiện kém cùng tiền lương thấp. Những phản kháng đòi hỏi cải thiện điều kiện sống đều bị chính quyền thẳng tay đàn áp. Tham chiến tại Việt Nam Park Chung-hee đã gửi hơn 325.000 quân nhân sang Nam Việt Nam chiến đấu cùng Hoa Kỳ và Khối đồng minh chống cộng trong chiến tranh Việt Nam, vừa để nhằm mục đích "nâng cao vị thế quốc gia", hỗ trợ chống lại sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản cũng như đổi lấy những khoản viện trợ từ phía chính phủ Hoa Kỳ. Đây là lực lượng quân sự nước ngoài có quy mô lớn thứ hai trong cuộc chiến chỉ sau quân đội Hoa Kỳ, số lượng binh sĩ Hàn Quốc tham chiến đạt mức cao nhất trong năm 1968 với trên 50.000 người. Ước tính sau 9 năm chiến đấu ở Nam Việt Nam (1964-1973); có khoảng từ 4.407 - 5.099 lính tử trận, 10.962 - 17.060 người khác bị thương và 4 mất tích trong suốt cuộc chiến. Quân đội Hàn Quốc gây ra một danh sách dài tội ác chiến tranh như thảm sát thường dân, xóa sổ nhiều làng mạc bị nghi ngờ hỗ trợ cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam khi tham chiến đồng thời bỏ lại hàng ngàn đứa con lai khi rời đi. Sau này, Hàn Quốc thống kê rằng quân đội của họ đã làm khoảng 41.000 người Việt Nam bị coi là Việt Cộng thiệt mạng. Đổi lại, chính phủ Hoa Kỳ tài trợ mọi khoản chiến phí và trả tiền lương cho binh lính Hàn Quốc. Tổng cộng Hoa Kỳ đã viện trợ hoặc cho Hàn Quốc vay ưu đãi khoảng 10 tỷ USD từ năm 1946-1978, trong đó nhiều nhất là giai đoạn 1965-1972. Trong 7 năm này, Hàn Quốc nhận được 5 tỷ USD, nhiều gấp 3 lần giai đoạn trước. Trong 2 năm đầu, thu nhập từ cuộc chiến chiếm khoảng 40% ngoại hối của Hàn Quốc. Một số học giả tính toán rằng khoản thu này chiếm từ 7-8% GDP Hàn Quốc giai đoạn 1966-1969. Số tiền được chính phủ Hoa Kỳ chuyển thẳng cho chính phủ Hàn Quốc dưới hình thức bán công khai như trợ cấp phát triển quốc phòng, hợp đồng dân sự, chuyển giao công nghệ và ưu đãi thị trường bởi các đời tổng thống Johnson và Nixon. Cùng với quân đội sang Nam Việt Nam, các công ty công nghiệp lớn của Hàn Quốc; như Hyundai, đã tích lũy được thêm nhiều kinh nghiệm khi tham gia vào việc hoàn thành các dự án xây dựng, hậu cần, giao thông vận tải lớn tại đây, tạo tiền đề để giành được những hợp đồng giá trị hơn trên khắp thế giới sau này. Nhờ viện trợ cùng tiền lương chính phủ Hoa Kỳ trả cho quân đội Hàn Quốc, kinh tế nước này phát triển nhanh chóng. Trong vòng 10 năm từ 1964-1974, GNP bình quân tăng gấp 5 lần. Nhưng đổi lại, rất nhiều máu cũng đã đổ khi Hàn Quốc tham chiến ở Nam Việt Nam và nhiều ý kiến cho rằng những tổn thất sinh mạng đó góp phần không nhỏ cho sự phát triển sau này. Hỗ trợ từ Nhật Bản và Hoa Kỳ Nhật Bản và Hoa Kỳ cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế nhanh chóng của Hàn Quốc. Park Chung-hee quyết định bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Nhật Bản vào năm 1965 - động thái vấp phải sự phản đối gay gắt của nhiều người dân Hàn Quốc. Lao động giá rẻ trong nước khi ấy kết hợp với vốn và công nghệ của Nhật Bản đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình công nghiệp hóa của Hàn Quốc. Sau khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao, Nhật Bản trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ hai của Hàn Quốc chỉ sau Hoa Kỳ. Trong vòng 10 năm sau đó, thương mại giữa hai nước đã được mở rộng hơn 10 lần. Từ năm 1962 đến 1979, khoảng 60% công nghệ từ nước ngoài của Hàn Quốc là do Nhật Bản cung cấp. Thị trường Hoa Kỳ cùng với các khoản đầu tư và chuyển giao công nghệ của Nhật Bản đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự chuyển biến thần kỳ của nền kinh tế Hàn Quốc. Kinh tế Nhật Bản cũng là một mô hình rất tốt để Hàn Quốc noi theo trong công cuộc định hình, phát triển nền kinh tế quốc gia. Trong thời kỳ thuộc địa và kể cả sau khi giành được độc lập, người Hàn Quốc đã học hỏi được rất nhiều điều từ người Nhật về những gì mà một quốc gia không thuộc phương Tây có thể làm để công nghiệp hóa cũng như hiện đại hóa thành công. Một nhà kinh tế học Hàn Quốc từng mô tả chính sách của cộng đồng doanh nghiệp nước này vào thời điểm đó là: "Làm hệt như những gì người Nhật đã từng làm, nhưng cố gắng tìm cách làm sao để đạt được điều đó một cách nhanh, hiệu quả và ít tốn kém hơn". Cải cách văn hóa - xã hội Park Chung-hee cho rằng Hàn Quốc trước tiên cần phải phát triển kinh tế vững mạnh rồi sau đó mới có thể có được dân chủ. Ông sử dụng hệ thống cảnh sát mật để theo dõi và dẹp tan mọi hành vi chống lại mình. Tất cả mọi cá nhân có phát ngôn hoặc hành động chống lại chính phủ, mọi cuộc biểu tình đòi tăng lương đều bị đáp lại bằng sự trừng phạt, bắt bớ, trấn áp thẳng tay. Park Chung-hee sử dụng luật an ninh chống cộng để bỏ tù và tra tấn bất cứ ai bất đồng chính kiến. Các cuộc biểu tình, hệ thống báo chí và phát ngôn nói chung đều bị kiểm duyệt hà khắc. Các sĩ quan cảnh sát mang thước và chặn thanh niên trên phố để đo tóc và váy của họ. Chính quyền sẽ can thiệp rất thô bạo nếu thanh niên để tóc dài, phụ nữ mặc váy ngắn. Gián điệp, chỉ điểm có mặt khắp mọi nơi, giám sát đến cả trường học. Những người bất đồng chính kiến khó thoát khỏi bị bắt và kết cục là cuộc sống mòn mỏi ở trong tù. Ở Hàn Quốc thời điểm này, nếu một người bị quy là người cộng sản, người đó sẽ mất hết mọi quyền tồn tại trong xã hội. Quy kết và phê phán nhằm vào một chính sách nào đó của chính phủ, chính khách đối lập là mang tư tưởng "cộng sản chủ nghĩa" là phương cách được chính quyền Park ưa thích và tận dụng rất hiệu quả. Khi một nhà hoạt động xã hội bị bắt, người đó sẽ bị tra tấn dã man để phải thú nhận mình là người cộng sản. Cho đến nay, không một chính trị gia nào có thể tạo được sự uy quyền bao trùm tuyệt đối lên đất nước cũng như khiến cho cả một thế hệ người dân Hàn Quốc sợ hãi như Park Chung-hee. Chế độ độc tài quân sự của Park Chung-hee mang tính chất chuyên chế độc đoán, phản dân chủ mạnh mẽ, nhưng cũng không thể phủ nhận những mặt tích cực của chế độ chính trị này đối với việc định hướng diện mạo nền kinh tế và xã hội Hàn Quốc ngày nay. Bên cạnh các biện pháp chính trị, Park Chung-hee sử dụng các yếu tố văn hóa Nho giáo để thúc đẩy phát triển đất nước. Vào đầu những năm 1970, Park Chung-hee dự định dẹp bỏ tất cả những gì gọi là truyền thống để nhanh chóng đạt được hiện đại hóa. Phong trào xây dựng nông thôn mới (Saemaul Undong) đã đập phá nhiều di sản văn hóa, những truyền thống đều bị coi là "cổ hủ", "lạc hậu" và "lỗi thời" - cần phải nhanh chóng gạt bỏ để tiến lên hiện đại hóa. Nhưng về tư tưởng, Park Chung-hee nhận thấy không thể đưa ra một học thuyết chính trị mới nào đủ hoàn thiện để có thể hoán đổi, thay thế được vị trí của Nho giáo trong xã hội Hàn Quốc mà nhận ra rằng, không thể không duy trì những yếu tố tích cực của nó. Trong đó, Trung (trung thành) và Hiếu (hiếu thảo) là hai giá trị tồn tại xuyên suốt qua nhiều thế hệ ở Hàn Quốc. Cũng trong thời gian này, xã hội Hàn Quốc xảy ra nhiều cuộc tranh luận nóng bỏng giữa các học giả về tính hữu dụng của những yếu tố tích cực của Nho giáo truyền thống. Cuối cùng, Park Chung-hee đi đến quyết định: "Giá trị quan của Nho giáo về Trung và Hiếu là những nền tảng không thể tách rời của xã hội". Chính sách giáo dục đề cao đạo Khổng được ông ra chỉ thị tiếp tục giảng dạy trong nhà trường cũng như truyền bá sâu rộng trong đời sống nhân dân. Thành quả Sự tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn này đã cải thiện đáng kể mức sống cho người dân Hàn Quốc. Cuối năm 1965, khoảng 58,7% lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, nhưng tỷ lệ này đã giảm xuống còn 50,4% vào năm 1970 và 38,4% vào năm 1978. Công nghiệp hóa dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng dân số ở các đô thị của Hàn Quốc, tăng từ 28,3% năm 1960 lên 54,9% vào năm 1979. Năm 1960, khoảng một phần ba trẻ em từ 12 đến 14 tuổi theo học tại các trường trung học; tỷ lệ đó tăng lên 53,3% vào năm 1970 và 74,0% vào năm 1975. Năm 1960, chỉ có khoảng 19,9% dân số từ 15 đến 17 tuổi được đi học; tỷ lệ đó tăng lên 29,3% vào năm 1970 và 40,5% vào năm 1975. Năm 1970, quá trình xây dựng tuyến đường cao tốc Gyeongbu được hoàn thành, liên kết thủ đô Seoul với các khu vực phía đông nam cũng như các thành phố cảng lớn ở phía nam đất nước. Vào năm 1969, cả nước chỉ có 200.000 máy truyền hình thì đến năm 1979 đã có khoảng 6 triệu máy. Nếu như cũng trong năm 1969, chỉ có 6% hộ gia đình ở Hàn Quốc sở hữu một chiếc TV thì đến năm 1979, tỷ lệ này đã là 4/5. Nhờ những biện pháp cứng rắn về chính trị, khắc khổ về kinh tế cũng như tận dụng yếu tố văn hóa, từ thập niên 1960 trở đi, kinh tế Hàn Quốc phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, vào ngày 26 tháng 10 năm 1979, tổng thống Park Chung-hee bất ngờ bị ám sát, sự tăng trưởng đều đặn của đất nước cũng đột ngột dừng lại, kéo theo đó là một thời kỳ hỗn loạn liên tiếp về chính trị cộng với sự tăng vọt của giá dầu mỏ cùng vụ mùa thu hoạch lúa gạo thất bát và tỷ lệ lạm phát lên tới 44% năm 1979 đã khiến cho nền kinh tế Hàn Quốc phải chịu mức suy thoái chạm mức 6% trong năm 1980. Nhưng sau đó, nền kinh tế đã nhanh chóng được phục hồi và quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng. Thập niên 1980 tiếp tục chứng kiến tốc độ tăng trưởng GDP cao, đạt đỉnh điểm vào những năm 1986-1988 ở mức 12% mỗi năm khiến cho Hàn Quốc trở thành nền kinh tế đạt mức tăng trưởng cao nhất trên thế giới tại thời điểm đó, Hàn Quốc về sau được xếp vào nhóm những nước công nghiệp mới. Trong những năm kế tiếp, tuy có chậm lại nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn tiếp tục gia tăng đều đặn cho đến năm 1997 với tốc độ trung bình là 10% mỗi năm. Thời kỳ cải cách thành công và bùng nổ trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của Hàn Quốc được gọi là "Kỳ tích trên dòng sông Hán". Sự hình thành Chaebol Trong bối cảnh chính trị như vậy, kinh tế Hàn Quốc cũng phát triển theo mô hình "độc tài". Các Chaebol hay Tài phiệt bắt đầu dần hình thành và chi phối nền kinh tế quốc gia. Thông thường, tài phiệt là các tập đoàn đa quốc gia với thành viên bao gồm rất nhiều doanh nghiệp quốc tế nhưng đều nằm dưới sự điều khiển của một ông chủ duy nhất nắm quyền điều hành trên tất cả những cơ sở này. Hiện nay, ở Hàn Quốc có đến hàng chục nhóm tài phiệt như vậy, hầu hết nằm dưới sự điều khiển tuyệt đối của một vài gia tộc. Năm 2008, khoảng 80% GDP của Hàn Quốc có nguồn gốc từ các tài phiệt, chỉ tính riêng Samsung đã chiếm tới 1/5 giá trị xuất khẩu của nước này. Các lãnh đạo tài phiệt cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc chi phối nền chính trị Hàn Quốc. Ví dụ, vào năm 1988; chủ tịch tập đoàn Hyundai khi ấy là ông Chung Mong-joon đã trúng cử vào quốc hội, một số lãnh đạo tài phiệt khác cũng trúng cử đại biểu quốc hội thông qua cơ chế đại diện tỷ lệ. Các tài phiệt nắm giữ một tỷ lệ nhỏ cổ phần nhưng lại có rất nhiều quyền lực cùng khả năng kiểm soát các công ty con. Ví dụ: Samsung chỉ sở hữu khoảng 0,5% tài sản của các chi nhánh thuộc quyền, nhưng trên thực tế thì họ có quyền điều phối tất cả các công ty con. Điều này cho thấy rằng mức độ tuân thủ luật pháp ở giới tài phiệt Hàn Quốc là rất thấp. Các tài phiệt duy trì quyền lực của mình thông qua sở hữu chéo, lũng đoạn thị trường và trở nên quá lớn để có thể bị khống chế hay sụp đổ. Một số công ty như Hyundai, SK thậm chí còn dính líu đến những vụ bê bối liên quan tới các tổng thống Kim Dae-jung, Roh Moo-hyun. Từ năm 1998 đến 2007, Hàn Quốc đã có những tiến bộ trong quá trình dân chủ hoá, song đôi khi vẫn trượt theo hướng độc tài, nhiều tổ chức phi chính phủ giả hiệu hoạt động theo mệnh lệnh của chính quyền cùng nhiều tổ chức chính trị cánh hữu hiện "vẫn tìm cách bảo vệ những quyền ưu tiên mà họ có được từ thời kỳ độc tài". Ở Hàn Quốc, quá trình dân chủ hoá diễn ra trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng nhưng không thúc đẩy phát triển dân chủ mà vẫn mang nặng tính bóc lột khiến cho người dân hiện nay phải gánh chịu rất nhiều áp lực trong cuộc sống. Người Hàn Quốc làm việc trung bình khoảng 2.052 giờ/năm, cao hơn nhiều so với mức trung bình 1.707 giờ/năm của các nước trong Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). Địa lý Khái quát Lãnh thổ Hàn Quốc được sắp xếp thành 17 đơn vị hành chính, bao gồm cả các thực thể địa lý tranh chấp như nhóm đảo Liancourt / Dokdo (với Nhật Bản và Bắc Triều Tiên) và bãi đá ngầm Socotra, Gageo (với Trung Quốc) mà nước này tuyên bố chủ quyền đồng thời hiện đang duy trì quyền tài phán cũng như sự kiểm soát trên thực tế. Hàn Quốc có đường biên giới trên bộ duy nhất với CHDCND Triều Tiên ở phía bắc; dài 238 km dọc theo khu phi quân sự liên Triều. Lãnh thổ Hàn Quốc phần lớn được bao bọc bởi biển; với 8.460 km đường bờ biển trải dài ở cả 3 mặt tây, nam, đông. Phía tây là biển Hoàng Hải, phía nam là biển Hoa Đông còn phía đông là các đảo Ulleungdo và Liancourt trên biển Nhật Bản (biển này còn được gọi là "biển Đông" theo cách gọi của người Hàn Quốc). Tổng diện tích tính riêng phần đất liền (chưa bao gồm các hòn đảo) của Hàn Quốc là 100.032 km² (38.623 sq mi). Lãnh thổ Hàn Quốc trải dài từ vĩ độ 33° đến 38° Bắc và kinh độ từ 124° đến 130° Đông. Địa hình phân hoá thành hai vùng rõ rệt: vùng rừng núi chiếm khoảng 70% diện tích nằm ở phía đông, còn lại là vùng đồng bằng duyên hải ở phía tây và nam. Bãi bồi ven biển Saemangeum là bãi nổi ven biển lớn thứ hai trên thế giới và bức tường chắn sóng biển bao quanh Saemangeum là bờ đê nhân tạo dài nhất thế giới. Địa hình Không giống như Nhật Bản hay các tỉnh phía bắc Trung Quốc, địa chất của bán đảo Triều Tiên tương đối ổn định. Không có núi lửa hoạt động (ngoại trừ núi Bạch Đầu ở biên giới giữa Bắc Triều Tiên và Trung Quốc, hoạt động gần đây nhất vào năm 1903) và cũng không có các trận động đất mạnh. Hàn Quốc ít các vùng đồng bằng rộng, các vùng đất thấp là sản phẩm của hoạt động xói mòn núi. Khoảng 30% lãnh thổ Hàn Quốc là các vùng đất thấp, phần còn lại bao gồm vùng cao và những ngọn núi. Phần lớn các vùng đất thấp nằm dọc theo bờ biển, đặc biệt là bờ biển phía tây dọc theo những con sông lớn. Đồng bằng quan trọng nhất là đồng bằng sông Hán bao quanh thủ đô Seoul cho tới ven biển phía tây nam của thành phố Pyeongtaek cùng lưu vực các sông Geum, Nakdong, Yeongsan và Honam ở phía tây nam. Một dải đồng bằng hẹp ven biển chạy dọc theo bờ biển phía đông đất nước. Khoảng 3.000 hòn đảo; chủ yếu là nhỏ và không có người ở; nằm ngoài bờ biển phía tây và phía nam của Hàn Quốc. Jeju nằm cách bờ biển phía nam Hàn Quốc khoảng 100 km, đây là hòn đảo lớn nhất cả nước với diện tích 1.845 km². Jeju cũng là nơi có Hallasan - núi cao nhất Hàn Quốc, đây là một ngọn núi lửa đã ngưng hoạt động, cao 1.950 mét so với mực nước biển. Các đảo lớn khác ở phía đông Hàn Quốc bao gồm có Ulleungdo, Dokdo trong khi Marado và Socotra là những đảo cực nam. Thành phố lớn nhất của Hàn Quốc là Seoul, có dân số chính thức vào khoảng trên 10 triệu người và nằm ở phía tây bắc, những thành phố lớn khác là Incheon ở phía tây Seoul, Daejeon ở miền trung, Gwangju ở phía tây nam, Daegu và Busan ở phía đông nam. Hàn Quốc có 20 công viên quốc gia cùng những địa điểm thiên nhiên nổi tiếng như cánh đồng trà Boseong, công viên sinh thái vịnh Suncheon hay công viên quốc gia núi Jiri. Khí hậu Hàn Quốc có sự xen kẽ giữa khí hậu lục địa ẩm ướt, ôn đới và cận nhiệt đới ẩm, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Á, có bốn mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông. Mùa xuân thường kéo dài từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 5, mùa hè từ giữa tháng 5 đến đầu tháng 9, mùa thu từ giữa tháng 9 đến đầu tháng 11 và mùa đông từ giữa tháng 11 đến giữa tháng 3. Mùa đông Hàn Quốc rất lạnh với nhiệt độ thường xuyên dưới 0 °C và có thể xuống dưới −20 °C (−4 °F) ở những vùng nội địa do gió mùa mang không khí lạnh từ Siberia thổi tới. Ở Seoul, nhiệt độ trung bình tháng 1 là −7 đến 1 °C (19 đến 34 °F) và phạm vi nhiệt độ trung bình tháng 8 là 22 đến 30 °C (72 đến 86 °F). Nhiệt độ mùa đông cao hơn dọc theo bờ biển phía nam và thấp hơn đáng kể ở các vùng núi. Mùa hè nóng và ẩm với nhiệt độ vượt quá 30 °C (86 °F) ở hầu hết các khu vực trên cả nước. Do ở phía nam và bị biển bao bọc chung quanh, đảo Jeju có thời tiết ấm hơn và dễ chịu hơn so với các vùng khác của Hàn Quốc. Nhiệt độ trung bình trên đảo vào khoảng từ 2,5 °C (36,5 °F) trong tháng Giêng đến 25 °C (77 °F) trong tháng Bảy. Những cơn mưa nặng hạt tập trung vào một quãng thời gian ngắn trong mùa hè. Mùa mưa ở Hàn Quốc được gọi là "Jangma", bắt đầu từ cuối tháng 6 đến cuối tháng 7. Lượng mưa trung bình hàng năm thay đổi từ 1.370 mm (54 inch) ở Seoul đến 1.470 mm (58 inch) ở Busan. Hiếm khi nào mưa ít hơn 750 milimét (29,5 inch) trong năm, phần lớn đều trên 1.000 milimét (39,4 inch) nên nước này có đủ mưa để duy trì sản xuất nông nghiệp. Hàn Quốc ít bị bão hơn so với Nhật Bản và Trung Quốc. Có khoảng từ 1-3 cơn bão mỗi năm. Bão thường đổ bộ vào cuối mùa hè, đặc biệt là trong tháng Tám và tập trung chủ yếu vào vùng bờ biển phía nam; đem đến gió mạnh cùng những cơn mưa xối xả. Lũ lụt thỉnh thoảng cũng gây ra thiệt hại đáng kể như sạt lở đất dẫn tới đất đai, nhà cửa, cơ sở vật chất bị phá hủy do địa hình Hàn Quốc phần lớn là đồi núi. Môi trường Hàn Quốc có rất ít nỗ lực bảo vệ môi trường trong 20 năm đầu giai đoạn tăng trưởng nhanh chóng. Công nghiệp hóa và phát triển đô thị không được kiểm soát đã dẫn đến nạn phá rừng và phá hủy các vùng đất ngập nước. Tuy nhiên, gần đây đã có những nỗ lực để ứng phó, khắc phục những vấn đề này, bao gồm cả một dự án năng lượng sạch 5 năm do chính phủ điều hành trị giá 84 tỷ USD nhằm mục đích thúc đẩy hiệu quả năng lượng và công nghệ xanh. Chiến lược phát triển dựa trên nền tảng xanh là sự đại tu toàn diện của nền kinh tế Hàn Quốc. Chi phí cho chương trình tiêu tốn gần 2% tổng GDP. Các sáng kiến ​​phủ xanh bao gồm những nỗ lực xây dựng mạng lưới xe đạp, tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như mặt trời và gió, giảm thiểu các phương tiện chạy bằng xăng dầu, tiết kiệm ánh sáng điện tử không cần thiết vào ban ngày bằng cách áp dụng rộng rãi các công nghệ thân thiện với môi trường như đèn LED trong chiếu sáng trên toàn quốc. Chương trình tiêu chuẩn danh mục tái tạo với các chứng chỉ năng lượng tái tạo đã có từ năm 2012 đến 2022. Các hệ thống hạn ngạch ủng hộ các máy phát lớn, tích hợp theo chiều dọc cùng các tiện ích điện đa quốc gia, nếu chỉ vì các chứng chỉ thường được quy định theo đơn vị 1 Megawatt/giờ, chúng cũng khó thiết kế và thực hiện hơn so với biểu giá Feed-in. Khoảng 350 đơn vị nhiệt điện kết hợp vi mô dân cư đã được lắp đặt vào năm 2012. Năm 2017, Hàn Quốc là quốc gia phát thải khí carbon lớn thứ 7 trên thế giới cũng như đứng thứ 5 toàn cầu theo bình quân đầu người. Tổng thống Moon Jae-in cam kết giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính xuống còn 0 vào năm 2050. Nước máy của Seoul gần đây cũng đã trở nên an toàn để uống. Các dự án trồng rừng được đẩy mạnh. Một dự án trị giá nhiều tỷ đô la khác là phục hồi suối Cheonggyecheon, một con suối chảy qua trung tâm Seoul mà trước đó đã bị lấp lại khi xây đường cao tốc. Vấn đề lớn nữa là chất lượng không khí với mưa axit, oxit lưu huỳnh và bão bụi vàng từ phía Trung Quốc thổi qua hàng năm, đây là thách thức đặc biệt nghiêm trọng với môi trường. Người ta thừa nhận rằng tình trạng này xày ra một phần là do ảnh hưởng từ các khu vực Nội Mông và Hoa Bắc lân cận của Trung Quốc - những nơi đang bị ô nhiễm không khí trầm trọng. Hàn Quốc có điểm trung bình chỉ số toàn vẹn cảnh quan rừng năm 2019 là 6,02/10, xếp thứ 87 trong số 172 quốc gia trên toàn cầu. Hàn Quốc là thành viên của Hệ thống Hiệp ước châu Nam Cực, Công ước về Đa dạng sinh học, Nghị định thư Kyoto (hình thành Nhóm toàn vẹn môi trường (EIG), liên quan đến UNFCCC, với Mexico và Thụy Sĩ), CITES, UNCLOS, Hiệp ước Cấm thử Hạt nhân Toàn diện, Nghị định thư Montreal và Công ước Ramsar. Hành chính Hàn Quốc bao gồm 1 thủ đô (đặc biệt thị), 7 tỉnh (đạo), 6 thành phố trực thuộc trung ương (quảng vực thị), 2 tỉnh tự trị (đặc biệt tự trị đạo) và 1 thành phố tự trị (đặc biệt tự trị thị). Thủ đô của Hàn Quốc - Seoul, là thành phố lớn nhất cũng như một thành phố toàn cầu quan trọng. Ngoài ra, vùng thủ đô Seoul - trung tâm đô thị lớn thứ 4 thế giới theo dân số, cũng là một trong những đại đô thị có quy mô kinh tế lớn nhất hiện nay với hạng 17 thế giới về GDP (2020). Chính trị Thể chế chính trị của Hàn Quốc là dân chủ đại nghị và dân chủ trực tiếp với quốc hội là cơ quan lập pháp cao nhất, chính phủ quốc gia hoạt động, vận hành theo hệ thống Tổng thống chế toàn phần, trong đó, Tổng thống là nhà lãnh đạo đất nước, người đứng đầu chính phủ kiêm Tổng tư lệnh của các lực lượng vũ trang. Cấu trúc của chính phủ Hàn Quốc được xác định bởi Hiến pháp. Giống như nhiều quốc gia dân chủ khác, Hàn Quốc có một hệ thống chính phủ được chia thành ba nhánh tách biệt: hành pháp, lập pháp và tư pháp. Các cơ quan hành pháp và lập pháp hoạt động chủ yếu ở cấp quốc gia, mặc dù các bộ khác nhau trong ngành hành pháp cũng thực hiện chức năng cấp địa phương. Chính quyền địa phương là bán tự trị đồng thời có các cơ quan hành pháp cùng lập pháp của riêng họ. Ngành tư pháp hoạt động ở cả cấp quốc gia và địa phương. Hiến pháp Hàn Quốc đã được chú trọng sửa đổi nhiều lần kể từ khi ban hành lần đầu tiên vào năm 1948 sau khi giành độc lập. Tuy nhiên, văn bản này vẫn giữ được nhiều đặc điểm rộng rãi và ngoại trừ Đệ Nhị Đại Hàn Dân Quốc tồn tại trong thời gian ngắn. Hàn Quốc luôn có một hệ thống tổng thống với một uỷ ban điều hành độc lập. Theo hiến pháp, nhà nước hiện hành đôi khi được gọi là Đệ Lục Đại Hàn Dân Quốc. Cuộc bầu cử trực tiếp lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1948. Ngày nay, The World Factbook và Cơ quan Tình báo Kinh tế công nhận và mô tả nền dân chủ của Hàn Quốc là một nền dân chủ lập hiến đầy đủ chức năng. Năm 2020, Hàn Quốc được xếp hạng 8 châu Á và thứ 33 trên thế giới về chỉ số nhận thức tham nhũng theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế. Theo Điều luật 70 của Hiến pháp, người đứng đầu chính phủ là Tổng thống do mỗi công dân mang quốc tịch Hàn Quốc từ trên 18 tuổi trở lên trực tiếp bỏ phiếu bầu ra, thời hạn nhiệm kỳ kéo dài 5 năm và không được phép tái tranh cử. Tổng thống là người đại diện cao nhất cho quốc gia, chịu trách nhiệm điều hành đất nước đồng thời có toàn quyền chỉ huy quân đội - tương đương với Tổng Tư lệnh. Ngoài ra, Tổng lý Quốc vụ (Thủ tướng) do Tổng thống chỉ định. Chính phủ có tối thiểu 15 và tối đa 30 thành viên. Thành viên chính phủ cũng do Thủ tướng chỉ định nhưng vẫn phải được sự thông qua của Quốc hội. Quốc hội Hàn Quốc có 300 ghế với 253 ghế cử tri và 47 ghế đại biểu theo tỷ lệ, đại biểu quốc hội được bầu 4 năm một lần. Cơ quan quan trọng thứ ba trong hệ thống chính trị của Hàn Quốc là Toà án Tối cao. Cơ quan này theo dõi hoạt động của chính phủ và ra các phán quyết cuối cùng. Toà án Tối cao gồm có 9 thẩm phán. Tổng thống trực tiếp chỉ định 3 người trong số này, 3 người khác được quốc hội bầu ra, tuy nhiên vẫn phải được sự chấp thuận của Tổng thống. Chánh án Toà án tối cao là người chỉ định 3 thẩm phán còn lại. Quân sự Quân đội Hàn Quốc được phân thành Lục quân, Hải quân (bao gồm Thủy quân lục chiến) và Không quân. Theo hiến pháp, toàn bộ nam giới mang quốc tịch Hàn Quốc từ 18 đến 28 tuổi đều phải thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc bất kể là ai. Thời gian tại ngũ là 18 tháng đối với lục quân cùng thủy quân lục chiến, 20 tháng với hải quân và 22 tháng với không quân. Tiền thân của quân đội Hàn Quốc là Hàn Quốc Quang phục Quân, lực lượng dân quân được thành lập bởi chính phủ Lâm thời Đại Hàn Dân Quốc ở Trùng Khánh, Trung Hoa Dân Quốc vào ngày 17 tháng 9 năm 1940 trong thời kỳ Đế quốc Nhật Bản chiếm đóng bán đảo Triều Tiên. Ngoài ra, nhiều binh sĩ trực thuộc Quốc Dân Đảng và Mãn Châu Quốc có gốc là người Triều Tiên về sau cũng tham gia vào hàng ngũ kháng chiến. Sau khi Hàn Quốc độc lập khỏi Nhật Bản vào ngày 15 tháng 8 năm 1945, lực lượng quân cảnh cùng lực lượng Bảo vệ Bờ biển Hàn Quốc (do Phó Đô đốc Son Won-il cùng nhiều người khác tổ chức) được thành lập thông qua chính quyền quân sự Hoa Kỳ tại phía nam bán đảo. Các lực lượng này về sau lần lượt phát triển thành Lục quân và Hải quân Hàn Quốc, sau này có thêm lực lượng Không quân - thành lập vào tháng 10 năm 1949. Quân đội Hàn Quốc phát triển nhanh chóng trong giai đoạn sau của chiến tranh Triều Tiên do được Hoa Kỳ cùng Bộ Tư lệnh Liên Hợp Quốc trang bị và huấn luyện. Sau chiến tranh, quân đội Hàn Quốc thiết lập liên minh quân sự với Hoa Kỳ cũng như ký kết Hiệp ước Phòng thủ chung. Theo Hiệp ước Phòng thủ chung Mỹ – Hàn (1953), quân đội Mỹ duy trì sự hiện diện, đặt căn cứ quân sự đồng thời đưa toàn bộ lãnh thổ Hàn Quốc vào Ô bảo vệ Hạt Nhân cùng với NATO, Nhật Bản, Úc, tiến hành các hoạt động tập trận chung, hỗ trợ đào tạo nhân lực và bảo đảm an ninh quốc phòng. Bên cạnh đó, các đơn vị vũ trang trực thuộc Hải quân Hoa Kỳ đóng gần Hàn Quốc như Hạm đội 7 cũng sẵn sàng tham chiến cùng lực lượng mặt đất trong trường hợp nước này bị tấn công xâm lược. Mỗi năm, khoảng 2.000 quân nhân Hàn Quốc được chọn ra để phục vụ 21 tháng trong chương trình KATUSA – biểu tượng của quan hệ đồng minh Mỹ - Hàn trên lĩnh vực quân sự, nhằm mục đích nâng cao quan hệ quốc phòng song phương cũng như tăng cường sức mạnh cho lực lượng liên quân Hoa Kỳ – Hàn Quốc. Ngoại giao Hàn Quốc duy trì quan hệ ngoại giao với 191 nước. Quốc gia này là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế lớn, trong đó nổi bật như Liên Hợp Quốc, WTO, OECD, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới, Nhóm Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới, FAO, UNIDO, IAEA, ITU, UNESCAP, ICAO, IEA, Interpol, Câu lạc bộ Paris, Liên minh MIKTA, DAC, IPEF, nhóm các nền kinh tế lớn G20, khối đồng minh không thuộc NATO của Hoa Kỳ,... Bên cạnh đó, Hàn Quốc còn là thành viên sáng lập của APEC, Hội nghị cấp cao Đông Á, Cộng đồng Đông Á và Ngân hàng Phát triển châu Á. Hàn Quốc có kế hoạch tham vọng tiến tới công cuộc tái thống nhất hòa bình với Bắc Triều Tiên trong năm 2045. Tuy nhiên, Hàn Quốc vẫn không cho phép người dân tiếp nhận bất cứ thông tin nào từ Bắc Triều Tiên, những ai bày tỏ thái độ ủng hộ, có các hành động tuyên truyền, phát biểu, diễn thuyết ca ngợi Bắc Triều Tiên sẽ bị trục xuất khỏi nước này nếu là người nước ngoài hoặc kết án 7 năm tù giam nếu là công dân Hàn Quốc, tự ý tổ chức các chuyến đi du lịch, đến thăm Bắc Triều Tiên mà không được sự cho phép của chính phủ thì hình phạt còn nặng nề hơn với bản án hình sự có thể lên tới 10 năm tù giam. Trong một cuộc khảo sát vào năm 2014, số người Hàn Quốc được hỏi có cái nhìn tích cực về Bắc Triều Tiên chỉ chiếm 3%, tuy nhiên, theo một cuộc khảo sát khác vào năm 2017 của chính phủ, có tới 56% người dân Hàn Quốc ủng hộ việc tái thống nhất với miền Bắc. Hàn Quốc là quốc gia viện trợ nhân đạo nhiều nhất cho Bắc Triều Tiên trong năm 2019. Với Nhật Bản, mặc dù là hai quốc gia láng giềng và đều là đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ ở khu vực Đông Bắc Á nhưng nhiều người dân Hàn Quốc có cái nhìn tiêu cực đối với Nhật Bản, nguyên nhân chủ yếu do nước này đã phải chịu sự cai trị của Nhật Bản. Dù Nhật Bản trao trả độc lập năm 1945 nhưng phải chờ đến tận năm 1965 thì hai nước mới chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Trong những năm gần đây, quan hệ hai nước trở nên căng thẳng do những tuyên bố chủ quyền đối với đảo Liancourt - nhóm đảo mà Hàn Quốc kiểm soát từ tháng 7 năm 1954. Cả hai quốc gia đều coi đây là một phần lãnh thổ không thể tách rời, dẫn tới nhiều mâu thuẫn ngoại giao. Với Trung Quốc, Hàn Quốc và Trung Quốc có mối quan hệ sâu rộng, phức tạp và lâu đời. Trung Hoa Dân Quốc là nơi chính phủ lâm thời Đại Hàn Dân Quốc thành lập và hoạt động kháng chiến chống Nhật trong một thời gian dài. Bước sang thời kỳ hiện đại, quan hệ giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Hàn Quốc nhìn chung là rất thù địch vào khoảng thời gian trước những năm 1980, khi ấy Trung Quốc đại lục chỉ công nhận chính quyền Bắc Triều Tiên trong khi Hàn Quốc cũng chỉ công nhận chính quyền Trung Hoa Dân Quốc trên đảo Đài Loan. Hàn Quốc trở thành quốc gia châu Á cuối cùng thiết lập quan hệ ngoại giao với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào ngày 24 tháng 8 năm 1992. Một cuộc khảo sát được công bố vào năm 2019 bởi Trung tâm nghiên cứu Pew và Hội đồng các vấn đề toàn cầu Chicago cho thấy rằng có tới 63% người dân Hàn Quốc giữ quan điểm tiêu cực về Trung Quốc. Tương tự Trung Quốc, quan hệ giữa Hàn Quốc với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước năm 1975 là thù địch, khi đó Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là đồng minh thân cận với Bắc Triều Tiên còn Hàn Quốc là Việt Nam Cộng hòa. Sau năm 1975, khác biệt trong quan điểm chính trị kết hợp cùng chính sách cấm vận Việt Nam từ phía Hoa Kỳ, quan hệ ngoại giao giữa nhà nước Việt Nam thống nhất và Hàn Quốc tiếp tục bế tắc. Năm 1990, sau khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới, quan hệ ngoại giao giữa hai nước dần cải thiện. Ngày 5 tháng 12 năm 2022, chính phủ hai nước chính thức nâng cấp quan hệ song phương lên thành "Đối tác chiến lược toàn diện". Liên minh châu Âu (EU) và Hàn Quốc là những đối tác thương mại quan trọng. Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 9 của EU và EU là điểm đến xuất khẩu lớn thứ 3 của Hàn Quốc. Hàn Quốc là quốc gia duy nhất trên thế giới có với EU đồng thời 3 hiệp định về kinh tế, chính trị và an ninh. Bên cạnh EU, Hàn Quốc còn là khách mời thường trực trong các hội nghị thượng đỉnh chính thức cũng như bên lề của G7, cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump từng ủng hộ việc đưa Hàn Quốc trở thành một thành viên của nhóm. Tuy nhiên, quan điểm này vấp phải sự phản đối của Nhật Bản do chính sách thân Trung Quốc của chính quyền Tổng thống Moon Jae-in. Hàn Quốc là đối tác toàn cầu của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Hàn Quốc và Nga cùng tham gia Đàm phán Sáu bên về vấn đề tên lửa - hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Ngoài ra, Hàn Quốc là một trong những khách hàng mua khí đốt lớn của Nga đồng thời giữa hai nước có nhiều hợp tác thương mại song phương trên nhiều lĩnh vực đặc biệt là quốc phòng. Vào tháng 6 năm 2018, Moon Jae-in trở thành nhà lãnh đạo Hàn Quốc đầu tiên phát biểu trước Quốc hội Nga và tới ngày 22 tháng 6 cùng năm, ông cùng với người đồng cấp Nga Vladimir Putin chính thức ký kết văn kiện thành lập một khu vực thương mại tự do. Hàn Quốc là một trong những đồng minh không thuộc NATO quan trọng của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, dưới thời tổng thống Donald Trump, mối quan hệ này bị rạn nứt do chính phủ hai nước xảy ra nhiều bất đồng xung quanh việc chi trả chi phí hoạt động cho các lực lượng quân đội Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc. Sau thời kỳ cầm quyền của ông Trump, tổng thống kế nhiệm Joe Biden và chính quyền Seoul đã xử lý thành công vấn đề trên với việc Hàn Quốc đồng ý đóng góp 1,03 tỷ USD cho các lực lượng Mỹ đồn trú tại nước này. Bên cạnh đó, tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cũng yêu cầu phía Mỹ tiến hành chuyển giao toàn bộ quyền chỉ huy quân đội thời chiến cho các tướng bản địa. Xã hội Nhân khẩu Vào tháng 4 năm 2016, dân số Hàn Quốc được Văn phòng Thống kê Quốc gia ước tính là 50,8 triệu người, với số lượng ở trong độ tuổi lao động và tổng tỷ suất sinh tiếp tục có xu hướng suy giảm. Hầu hết người Hàn Quốc sống ở thành thị do quá trình di cư ồ ạt khỏi các vùng nông thôn trong quá trình mở rộng kinh tế nhanh chóng của đất nước vào những năm 1970, 1980 và 1990. Theo tổng điều tra dân số năm 2019, đại đô thị Seoul có 25,3 triệu cư dân - trở thành khu vực đô thị lớn thứ 4 thế giới theo quy mô dân số. Các thành phố lớn khác bao gồm có: Busan (3,5 triệu), Incheon (3 triệu), Daegu (2,5 triệu), Daejeon (1,4 triệu), Gwangju (1,4 triệu) và Ulsan (1,1 triệu). Trong thành phần dân cư của Hàn Quốc thì người bản địa chiếm đa số. Hộ chiếu Hàn Quốc nằm trong nhóm quyền lực nhất thế giới cùng Nhật Bản, Singapore, hiện đang giữ hạng 2 (2021) và có những thời điểm vươn lên số 1 toàn cầu. Tỷ lệ sinh của Hàn Quốc là thấp nhất thế giới trong năm 2009. Nếu tỷ lệ này tiếp tục được duy trì, dân số của Hàn Quốc dự kiến sẽ giảm 13% xuống còn 42,3 triệu người vào năm 2050. Tỷ lệ sinh trung bình hàng năm của Hàn Quốc là khoảng 9 ca sinh trên 1000 người. Tuy nhiên, tỷ lệ sinh đã tăng 5,7% kể từ năm 2010 và Hàn Quốc không còn là quốc gia có tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới nữa. Theo công bố năm 2011 từ báo Chosun Ilbo, tổng tỷ suất sinh của Hàn Quốc (1,23 trẻ em sinh ra trên mỗi phụ nữ) cao hơn so với Đài Loan (1,15) và Nhật Bản (1,21). Tuổi thọ trung bình của người dân Hàn Quốc trong năm 2008 là 79,10 tuổi (đứng thứ 34 trên thế giới) nhưng đến năm 2015 đã tăng lên 81 tuổi. Hàn Quốc là nước có sự sụt giảm mạnh nhất về dân số ở độ tuổi lao động trong số các quốc gia thuộc OECD. Năm 2015, Cục Thống kê Quốc gia ước tính rằng dân số đất nước sẽ đạt đến đỉnh điểm vào năm 2035. Hiện nay, trước áp lực của cuộc sống hiện đại, ngày càng nhiều người trẻ Hàn Quốc ở độ tuổi 20 đến 30 chọn cách sống độc thân, không con cái, dẫn tới nhiều hệ quả kinh tế - xã hội; đặc biệt là sự lão hoá dân số đi kèm cùng sụt giảm lao động trẻ tuổi. Họ được gọi là "Thế hệ Sampo" và thường bị chỉ trích là ích kỷ. Trong những năm gần đây, với sự chênh lệch giới tính, bất bình đẳng xã hội, chi phí sinh hoạt, nuôi dạy con cái tăng cao kết hợp cùng xu hướng muốn theo đuổi lối sống độc thân, tự do, tự chủ của nữ giới đã dẫn đến hệ quả là ngày càng có nhiều nam giới Hàn Quốc (phần lớn sống ở khu vực nông thôn hoặc có thu nhập cá nhân ở mức thấp) gặp khó khăn, không muốn hoặc không thể lấy được vợ. Tình trạng dần trở nên nghiêm trọng đến nỗi chính phủ Hàn Quốc phải vào cuộc nghiên cứu, đề xuất giải pháp "giải cứu" cho những người này, qua đó; họ sẽ được chính quyền địa phương hỗ trợ một khoản chi phí để sang "mua vợ" tại các nước đang phát triển, những quốc gia có con người, văn hóa, phong tục tập quán gần gũi với Hàn Quốc đặc biệt như Trung Quốc và Việt Nam (nhóm cộng đồng chiếm số lượng đông đảo nhất) thường được họ ưu tiên lựa chọn để tiến hành các cuộc "hôn nhân mua bán". Mặc dù bước đầu cơ bản giải quyết các vấn đề xã hội và ổn định dân số, thế nhưng, nhiều trong số những cuộc hôn nhân trên thường đem lại hệ lụy đáng tiếc do sự khác biệt văn hóa, lối sống, bất đồng ngôn ngữ cùng thái độ kỳ thị con lai, tư tưởng "trọng nam" của nam giới, những người bảo thủ theo chủ nghĩa thuần huyết Triều Tiên cũng như văn hóa gia đình Hàn Quốc, đồng thời góp phần khiến cho tỷ lệ dân nhập cư và số lượng các gia đình đa chủng tộc tại đất nước này ngày một tăng cao. Nạn tự sát Tự sát là nguyên nhân số một trong những ca tử vong của thanh thiếu niên Hàn Quốc từ 15 tới 30 tuổi. Hiện nay, nhiều người cao tuổi Hàn Quốc cũng phải làm các công việc chân tay nặng nhọc, đây là một trong những tồn tại nhức nhối của xã hội mà chính phủ Hàn Quốc vẫn đang loay hoay tìm cách giải quyết. Những biến động ở Hàn Quốc vốn đã bắt đầu nhen nhóm kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á cuối những năm 1997 tàn phá nền kinh tế đồng thời làm nhiều người mất việc và điều này khiến cho họ bị tụt lại trong sự cạnh tranh gay gắt của xã hội. Theo thống kê, số giờ làm việc trung bình của một người Hàn Quốc là 2.113 giờ/năm, đứng thứ hai trong số các quốc gia thành viên OECD và chỉ xếp sau Mexico. Không dừng lại ở đó, nhiều cuộc khảo sát khác gần đây còn cho thấy thực tế tệ hơn đang diễn ra và xu hướng giống như Nhật Bản. "Gwarosa" - thuật ngữ dùng để phản ánh tình trạng trên ở Hàn Quốc cũng bắt nguồn từ thuật ngữ "Karōshi" - với ý nghĩa tương tự của Nhật Bản. Hàn Quốc đã thực hiện Chiến lược ngăn ngừa tự tử nhằm tăng cường nhận thức của cộng đồng kết hợp cùng với sự hỗ trợ từ phía chính phủ trong công tác phòng chống và ngăn chặn tự sát. Những biện pháp này đem lại hiệu quả tích cực, kể từ năm 2010, tỷ lệ tự tử ở Hàn Quốc bắt đầu giảm. Ông Moon Jae-in – Tổng thống nhậm chức năm 2018, cam kết sẽ tiếp tục hạ thấp tỷ lệ tự tử xuống còn 20 vụ trên 100.000 người vào năm 2020. Tôn giáo Theo số liệu thống kê năm 2015 do chính phủ Hàn Quốc cung cấp, khoảng 56,1% theo chủ nghĩa vô thần - tức không đặt niềm tin hay tuân theo bất kỳ tín ngưỡng, tôn giáo nào. Người theo đạo Kitô chiếm 27,6% dân số. Trong đó, Tin Lành là 19,7% và Công giáo là 7,9%, 15,5% là Phật tử, 0,8% còn lại theo các tôn giáo thiểu số như Đạo giáo, Vu giáo hay Shaman giáo. Hàn Quốc cũng có khoảng 40.000 người bản địa theo Hồi giáo, chiếm 0,09% dân số (chưa kể nhóm lao động nước ngoài tới từ các quốc gia theo đạo Hồi). Người dân Hàn Quốc không đặt nặng vấn đề tôn giáo, họ tổ chức ngày lễ của nhiều tôn giáo khác nhau. Việc pha trộn tôn giáo này từng vấp phải sự phản đối kịch liệt của các tín đồ Nhân Chứng Giê-hô-va. Tuy nhiên, những nghi lễ cổ truyền vẫn đang được duy trì. Các giá trị của Nho giáo hiện vẫn có ảnh hưởng sâu sắc. Người dân Hàn Quốc được hưởng tự do tôn giáo ở mức độ cao. Tuy nhiên, những vấn nạn, bê bối liên quan tới các giáo phái cuồng giáo là vấn đề gây nhức nhối, ám ảnh trong xã hội. Xếp hạng Hàn Quốc là một trong những quốc gia có tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh thấp nhất trên thế giới với 3,03%, đứng thứ 4 châu Á sau Singapore, Nhật Bản và Hồng Kông, giữ hạng 9 toàn cầu về tuổi thọ trung bình của người dân (đồng hạng với Israel). Tỷ lệ tội phạm giết người có chủ đích trong phạm vi lãnh thổ Hàn Quốc năm 2018 là 0.60% - mức rất thấp theo nghiên cứu và công bố của Văn phòng Liên Hợp Quốc về chống Ma túy và Tội phạm. Chỉ số khủng bố bằng 0 (không có khủng bố), chỉ số phát triển con người đạt mức rất cao đồng thời gần như không có người mù chữ với tỷ lệ biết chữ đạt 99% dân số trong năm 2020. Theo Báo cáo Hạnh phúc toàn cầu năm 2019 của Liên Hợp Quốc, Hàn Quốc là quốc gia hạnh phúc thứ 54 trên thế giới. Năm 2020, Hàn Quốc đứng thứ 2 châu Á (sau Nhật Bản), hạng 17 thế giới về chỉ số tiến bộ xã hội. Giáo dục Hệ thống giáo dục ở Hàn Quốc bao gồm 6 năm tiểu học, 3 năm trung học cơ sở và 3 năm trung học phổ thông. Học sinh ở cả 3 cấp đều được miễn học phí. Chương trình đánh giá học sinh quốc tế do OECD khởi xướng và chỉ đạo xếp hạng giáo dục khoa học của Hàn Quốc đứng thứ 3 trên thế giới và luôn cao hơn mức trung bình của OECD. Năm 2015, chính phủ Hàn Quốc đã chi 5,1% GDP cho giáo dục, cao hơn 0,8% so với mức trung bình của OECD (4,3%). Giáo dục là chìa khóa giúp cho đất nước nghèo tài nguyên thiên nhiên này từ một vùng đất hoang tàn do chiến tranh nhanh chóng phát triển thịnh vượng trong suốt hơn 60 năm qua nhưng đồng thời cũng tồn tại nhiều mặt tối. Năm 2020, Hàn Quốc chi ra 4,81% GDP cho nghiên cứu và phát triển, tỷ lệ này cao thứ 2 thế giới sau Israel (4,95%). Hàn Quốc đứng thứ 9 thế giới cũng như hạng 4 châu Á về năng lực Anh ngữ năm 2020 theo công bố của tổ chức giáo dục quốc tế EF. Quốc gia này là một trong những nước có bình quân trình độ học vấn cao nhất thế giới. Năm 2014, Hàn Quốc xếp thứ 2 thế giới sau Singapore trong bảng xếp hạng Toán học và Khoa học của sinh viên do OECD công bố. Xã hội Hàn Quốc nổi tiếng với quan điểm chạy đua trong giáo dục. Những người không đạt được giáo dục đại học phải đối mặt với nhiều định kiến và thường bị coi là "công dân hạng hai", dẫn đến triển vọng công việc, hôn nhân thấp cũng như khó lòng cải thiện địa vị xã hội. Kỳ thi đánh giá năng lực đại học (Suneung) là cánh cửa duy nhất dẫn tới điều đó. Ngoài ra, việc thành lập các trường tư thục độc lập với học phí cao (Hagwon) cũng bị các bậc cha mẹ Hàn Quốc lên án như một vấn đề nhức nhối của xã hội. Hàn Quốc có hơn 80% học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông rồi tiếp tục thi đỗ vào các trường đại học. Đây là quốc gia có chỉ số sáng tạo cao nhất thế giới. Năm 2017, Hàn Quốc đứng thứ 5 thế giới về tỷ lệ công dân từ 25 đến 64 tuổi hoàn thành giáo dục đại học với 47,7%. Ngoài ra, 69,8% người Hàn Quốc ở độ tuổi 25-34 cũng đã hoàn thành xong chương trình giáo dục đại học, đây là tỷ lệ cao nhất trong OECD. Hàn Quốc thường tự hào với nền công nghiệp giáo dục của mình, nhưng rồi lại đi quá trớn với số sinh viên tốt nghiệp quá nhiều khiến cho tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Chính phủ Hàn Quốc đã đưa việc giảm thất nghiệp vào danh sách mục tiêu được ưu tiên hàng đầu đồng thời tăng cường đầu tư vào các chương trình công cộng. OECD cũng kêu gọi Hàn Quốc tham gia hiệu quả hơn vào công tác đào tạo, nâng cao trình độ dạy nghề vì nước này quá tập trung vào nhóm cử nhân tốt nghiệp từ các trường đại học khiến cho tỷ lệ cạnh tranh việc làm tại đô thị tăng cao, vùng nông thôn bị người lao động rời bỏ dẫn đến tình trạng thiếu hụt nhân lực trẻ có kỹ năng trong lĩnh vực thủ công, gây ra một làn sóng công nhân nhập cư với tay nghề thấp. Y tế và chăm sóc sức khỏe Hàn Quốc thực hiện một hệ thống bảo hiểm sức khỏe trong đó một người thanh toán một số tiền phí bảo hiểm hàng tháng nhất định tùy theo mức thu nhập và tài sản của họ. Nếu tham gia bảo hiểm y tế thì khi ốm đau hoặc thai sản sẽ tiết kiệm được một khoản tiền không nhỏ đến từ chi phí y tế, khám chữa bệnh và dịch vụ kèm theo. Mặt khác, bản thân họ còn được kiểm tra sức khỏe định kỳ. Tất cả mọi người đều phải tham gia bảo hiểm y tế, ngoại trừ những người đã được hưởng trợ cấp y tế. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế được chia làm hai nhóm là đối tượng tham gia bảo hiểm theo doanh nghiệp và đối tượng tham gia bảo hiểm theo khu vực. Tất cả công dân, người lao động, công nhân, nhân viên, công chức của doanh nghiệp và giáo viên đều được gọi là đối tượng tham gia bảo hiểm doanh nghiệp. Theo quy định gia nhập bảo hiểm doanh nghiệp, trong trường hợp là người duy trì đời sống chính trong gia đình và có đầy đủ điều kiện thu nhập cùng điều kiện phụng dưỡng phù hợp với quy định được ghi trong quy tắc thi hành luật bảo hiểm sức khỏe thì sẽ có thể đăng ký vào bảo hiểm doanh nghiệp bảo trợ người thân. Trong trường hợp có thu nhập riêng ngoài phần tiền lương thì sau khi trừ một khoản tiền từ tổng thu nhập ra theo quy định, bản thân người đó phải chi trả toàn bộ 100% tỷ lệ phí bảo hiểm được áp dụng. Người tham gia bảo hiểm sức khỏe khi nhận sự trị liệu tại bệnh viện thì một phần trong lệ phí trị liệu sẽ do Công đoàn bảo hiểm sức khỏe quốc dân chi trả. Ngoài ra, chương trình y tế quốc gia chi trả tối đa 60% cho mỗi hóa đơn y tế. Bên cạnh đó, họ còn nhận được ưu đãi trong việc khám bệnh, kiểm tra sức khỏe, tùy theo độ tuổi mà có sự khác nhau nhưng thường là hai năm một lần. Kinh tế Kinh tế Hàn Quốc bao gồm những đặc điểm nổi bật như hỗn hợp, cạnh tranh, mức độ tự do cao và ít có sự can thiệp của chính phủ. Hàn Quốc được xếp vào nhóm các quốc gia phát triển. Hàn Quốc là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới từ đầu thập niên 1960 cho đến cuối những năm 1990 và vẫn tiếp tục tăng trưởng đều đặn trong thập niên 2000. Từ năm 1980 đến 1990, quốc gia này ghi nhận mức tăng trưởng GDP bình quân đầu người nhanh nhất thế giới. Kinh tế Hàn Quốc chịu ảnh hưởng lớn từ những tập đoàn tài phiệt (Chaebol). Từ thập niên 1970, các Chaebol bắt đầu xâm nhập và tạo dựng được chỗ đứng trên thị trường thế giới, biến quốc gia này trở thành một thực thể thương mại quốc tế quan trọng. Tuy nhiên; trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997, nhiều chi nhánh của các tập đoàn này ở nước ngoài đã phải đóng cửa khiến cho Hàn Quốc rơi vào khủng hoảng tài chính nặng nề. Mặc dù bị tổn hại nghiêm trọng do tác động của cuộc khủng hoảng, nền kinh tế Hàn Quốc vẫn hồi phục nhanh chóng sau đó và GDP tăng gấp 3 lần. Quốc gia này duy trì nợ nhà nước ở mức thấp cùng dự trữ tài khóa cao để có thể nhanh chóng được huy động nhằm sẵn sàng giải quyết các tình huống tài chính khẩn cấp. Hàn Quốc tiếp tục duy trì được mức độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định trong khoảng thời gian sau đó, đạt mức 6,2% trong năm 2010, tuy vậy đến năm 2016 đã tụt xuống chỉ còn hơn 2,6%. Năm 2019, Hàn Quốc là quốc gia đứng thứ 7 thế giới về kim ngạch xuất khẩu, hạng 9 về nhập khẩu. Cùng năm 2019, Hàn Quốc đứng thứ 20 toàn cầu trong bảng xếp hạng về chỉ số thương hiệu quốc gia công bố bởi Future Brand. Cũng trong năm đó, theo công bố, đánh giá và xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế thế giới, Hàn Quốc xếp hạng 4 châu Á sau Singapore, Hồng Kông và Nhật Bản, đứng thứ 13 thế giới trong Báo cáo cạnh tranh toàn cầu. Năm 2020, Brand Finance - đơn vị chuyên định giá thương hiệu và tư vấn chiến lược độc lập của Vương quốc Anh công bố báo cáo về thương hiệu quốc gia, theo đó, tổng giá trị của các thương hiệu Hàn Quốc xếp thứ 4 châu Á sau Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ, đồng thời đứng thứ 10 toàn cầu. Về chỉ số tự do kinh tế, Hàn Quốc xếp thứ 6 châu Á, hạng 25 thế giới. Du lịch Hàn Quốc có nhiều khu du lịch với phong cảnh cũng như văn hóa giao thoa giữa truyền thống và hiện đại. Thủ đô Seoul có nhiều cung điện hoàng gia cổ được xây dựng từ thời Joseon. Ngoài ra, những trung tâm giải trí lớn như Lotte World, công viên Everland, các chợ Dongdaemun, Gwangjang, Noryangjin, Gyeongdong, Namdaemun, Jagalchi,... luôn nhộn nhịp, du khách tới đây có thể dễ dàng tìm mua đủ các loại thực phẩm, hàng hóa theo nhu cầu. Bên cạnh Seoul, Hàn Quốc còn có các điểm du lịch nổi tiếng khác như đảo Nami, đảo Jeju, núi Seorak, bãi biển Haeundae,... Trong năm 2016, Hàn Quốc đón 17 triệu khách du lịch nước ngoài. Viện nghiên cứu Hyundai báo cáo rằng Làn sóng Hàn Quốc có tác động trực tiếp đến việc khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài trở lại đất nước thông qua nhu cầu về sản phẩm và công nghiệp du lịch. Ngành du lịch Hàn Quốc được phát triển, quảng bá và thúc đẩy bởi nhiều yếu tố như chính sách hỗ trợ từ phía chính phủ, các chiến dịch truyền thông đại chúng, sự phổ biến của điện ảnh cùng nhạc K-pop, ngoài ra còn có những thế mạnh tự nhiên khác như văn hóa, ẩm thực và cảnh quan môi trường. Truyền thông Các phương tiện truyền thông cơ bản của Hàn Quốc bao gồm có báo chí, truyền hình, đài phát thanh và Internet. Báo chí ở Hàn Quốc bắt đầu xuất hiện khi đất nước mở cửa giao thương với nước ngoài vào thế kỷ 19 và phát triển kể từ đó. Các tờ báo lớn bao gồm: Chosun Ilbo, JoongAng Ilbo và Dong-A Ilbo. Tất cả những tờ báo này đều được xuất bản bằng tiếng Hàn, những báo có thêm phiên bản tiếng Anh bao gồm: The Korea Herald, The Korea Times và Korea JoongAng Daily. Giống như báo chí, phần lớn các chương trình phát thanh cũng được phát bằng tiếng Hàn bên cạnh một số nhà đài cung cấp thêm những chương trình hoàn toàn bằng tiếng Anh. Hệ thống chương trình truyền hình ở Hàn Quốc cũng được phát sóng phần lớn bằng tiếng Hàn, các nội dung nước ngoài thì được lồng tiếng. Những kênh truyền hình lớn nhất của Hàn Quốc bao gồm có: KBS, MBC, EBS, SBS, Mnet, JTBC và tvN. Ngoài ra còn có các kênh phát sóng chương trình độc quyền bằng tiếng Anh chẳng hạn như Arirang TV. Internet là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người Hàn Quốc, trung bình cứ 10 hộ gia đình thì có tới 9 hộ có dịch vụ Internet. Đây là một trong những quốc gia có số lượng thuê bao đăng ký sử dụng Internet trên đầu người lớn nhất, số lượng công ty cung cấp dịch vụ Internet trên đầu người lớn nhất cùng tốc độ kết nối thuộc nhóm nhanh nhất thế giới. Hàn Quốc cũng là một trong những nước dẫn đầu về công nghệ DMB. Giao thông Giao thông ở Hàn Quốc bao gồm có các tuyến đường sắt, đường bộ cao tốc, xe buýt, dịch vụ phà và các tuyến đường hàng không trải dài khắp đất nước, 91% các tuyến đường bộ tại Hàn Quốc được trải nhựa, trong khi tỷ lệ này của Bắc Triều Tiên chỉ là 6%. Năm 2020, thủ đô Seoul ghi nhận tổng cộng hơn 24,3 triệu phương tiện cơ giới được đăng ký, đây là nguyên nhân khiến cho tình trạng tắc đường xảy ra thường xuyên. Hệ thống tàu điện cao tốc tại Hàn Quốc là một trong những mạng lưới đường sắt cao tốc nhanh, đúng giờ và có mật độ phân bố dày đặc nhất trên thế giới. Korea Expressway Corporation là tập đoàn vận hành hệ thống đường cao tốc thu phí cùng các dịch vụ đi kèm. Korail điều hành hệ thống đường sắt tại tất cả các thành phố lớn của Hàn Quốc trong khi KTX cung cấp dịch vụ đường sắt tốc độ cao. Cả 6 thành phố lớn của Hàn Quốc là Seoul, Busan, Daegu, Gwangju, Daejeon và Incheon đều có hệ thống tàu điện ngầm riêng. Hệ thống xe buýt tốc độ cao cũng có mặt ở hầu hết các thành phố trên cả nước. Ngoài ra ở Hàn Quốc, trên nóc các tòa nhà cao tầng phần lớn đều có bãi đáp cho máy bay trực thăng. Sân bay quốc tế Incheon và Korean Air là hai đơn vị đầu tàu của ngành hàng không Hàn Quốc, thường xuyên có mặt trong top những sân bay và hãng hàng không tốt nhất thế giới. Korean Air là một thành viên tham gia sáng lập liên minh hàng không quốc tế SkyTeam. Cảng hàng không Incheon - sân bay lớn nhất, phục vụ trên 60 triệu hành khách năm 2016. Các sân bay quốc tế khác bao gồm Gimpo, Gimhae và Jeju. Ngoài ra còn có nhiều sân bay khác được hình thành như một phần của sự bùng nổ xây dựng cơ sở hạ tầng nhưng chưa được khai thác, tận dụng hết công suất. Hãng hàng không quốc gia cũng như lớn nhất - Korean Air, phục vụ hơn 30 triệu hành khách, trong đó bao gồm gần 20 triệu khách quốc tế trong năm 2016. Hãng hàng không lớn thứ hai, Asiana Airlines; cũng phục vụ các chuyến bay trong và ngoài nước. Những hãng bay có quy mô nhỏ hơn, chẳng hạn như Jeju Air; thì cung cấp dịch vụ bay nội địa với giá vé thấp hơn. Khoa học và công nghệ Thời kỳ cổ đại Nền khoa học và công nghệ Triều Tiên cổ đại đã phát minh ra kỹ thuật in ấn dùng kim loại, đồng hồ tự gõ, máy đo lượng nước mưa đầu tiên và tàu chiến bọc chông sắt. Trực chỉ là tài liệu bằng chữ Hán cổ nhất của thế giới được in bằng khuôn chì. Ngoài ra, một trong những hiện vật tiêu biểu khác là Cheomseongdae (Chiêm tinh đài), được coi là đài thiên văn lâu đời nhất còn tồn tại. Mẫu bản in khắc gỗ cổ xưa nhất còn sót lại là bộ Kinh Mugujeong Gwangdae Dharani được tìm thấy tại chùa Bulguksa năm 1966. Bản mẫu này được tin rằng đã được in vào khoảng những năm 704-751, nếu đúng như vậy thì bản in còn nhiều tuổi hơn cả Kim cương kinh. Bát vạn Đại tạng kinh là tập hợp các bản khắc kinh Phật Hán văn với khoảng trên 81.000 khối gỗ được in dưới thời vua Cao Ly Cao Tông vào thế kỷ 13, đây là phiên bản Đại tạng kinh được bảo tồn nguyên vẹn và đầy đủ nhất về giáo quy bằng chữ Hán của thế giới. Tơ Cao Ly được người phương Tây đánh giá cao và đồ gốm sứ cũng được săn đón. Gốm Cao Ly, đặc biệt là loại làm bằng men ngọc, có màu xanh dương hoặc xanh lá là những loại có chất lượng tốt nhất và được các thương gia Ả Rập sưu tầm. Trong thời kỳ của nhà Triều Tiên, những Quy bối thuyền (thuyền chiến gỗ bọc gai sắt, thiết kế và đóng theo hình mai rùa) đã được phát minh cùng nhiều loại vũ khí độc đáo khác như Đại bác và đặc biệt là Hỏa xa - được coi là hệ thống vũ khí có cơ chế bắn loạt đầu tiên. Các loại vũ khí này về sau được danh tướng Yi Sun-sin sử dụng trong cuộc kháng chiến của quân dân Triều Tiên chống lại quân xâm lược Hậu Kim và Nhật Bản. Bảng chữ cái Hangul của Hàn Quốc được vua Triều Tiên Thế Tông phát minh trong thời gian này. Thời kỳ hiện đại Hàn Quốc dẫn đầu trong nhiều ngành khoa học ứng dụng, điện tử, công nghệ. Đây là quốc gia sáng tạo nhất thế giới năm 2021. Samsung, SK là những công ty sản xuất thiết bị điện tử lớn nhất thế giới. LG đứng đầu thị trường thiết bị gia dụng toàn cầu năm 2021. Hyundai và Kia lần lượt là các nhà sản xuất xe hơi có giá trị thương hiệu lớn thứ 5 và 13 toàn cầu năm 2020. Samsung C&T là công ty xây dựng đa quốc gia đã tạo nên những công trình cao nhất hiện nay như Petronas, Merdeka 118, Đài Bắc 101 hay Burj Khalifa. Năm 2010, trên 90% người Hàn Quốc sở hữu ít nhất một chiếc điện thoại di động, quốc gia này có tốc độ đường truyền kết nối Internet thuộc nhóm nhanh nhất thế giới. Năm 2018, Hàn Quốc trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới thương mại hóa 5G. Ngoài công nghệ viễn thông, Hàn Quốc còn là một quốc gia mạnh về công nghiệp trò chơi điện tử. Một số tựa game nổi tiếng được phát triển bởi người Hàn có thể kể đến như PUBG, Play Together, Biệt đội thần tốc, CrossFire, GunBound, Blade & Soul, MU Online, Crazy Arcade hay Audition Online,... Hàn Quốc phóng thành công vệ tinh nội địa KITSAT-1 vào quỹ đạo không gian vũ trụ năm 1992, tên lửa đẩy nội địa Nuri và tàu thăm dò Mặt trăng tự phát triển Danuri năm 2022. Năm 2020, Hàn Quốc xếp hạng 14 thế giới, thứ 2 châu Á trong chỉ số sẵn sàng kết nối mạng công bố bởi Diễn đàn kinh tế thế giới. Quốc gia này cũng đồng thời đứng trong top 5 chi nhiều phần trăm ngân sách trên tổng GDP nhất cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển. Năng lượng Hàn Quốc bắt đầu phát triển chương trình điện hạt nhân từ đầu thập niên 1970 và hiện đang là một trong những nhà sản xuất năng lượng hạt nhân lớn nhất, đứng thứ 6 thế giới theo quy mô năm 2021. Năng lượng hạt nhân cung cấp phần lớn sản lượng điện hàng năm và nước này hiện đang tiếp tục nghiên cứu, nâng cấp nhiều kiểu lò phản ứng tiên tiến như phản ứng mô-đun nhỏ, phản ứng nhanh, biến đổi kim loại lỏng và thiết kế sản xuất Hydro ở nhiệt độ cao. Sản xuất nhiên liệu và công nghệ xử lý chất thải phóng xạ cũng được phát triển kèm theo. Chính sách an ninh năng lượng của Hàn Quốc được thúc đẩy với mong muốn giảm thiểu sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu. Hệ thống nhà máy điện hạt nhân ở đây chủ yếu bao gồm các lò phản ứng nước điều áp (PWR) được đưa vào vận hành từ năm 1977 đến năm 2019, bốn lò phản ứng khác đang được xây dựng tại Shin Kori và Shin Hanul nhằm mục tiêu bổ sung thêm công suất. Lò phản ứng hạt nhân đầu tiên của nước này, Kori 1, đã ngừng hoạt động vào năm 2017. Lò phản ứng Đơn vị 1 của Wolsong được đưa vào hoạt động thay thế cùng năm cho đến 2019. Gần đây, trước những lo ngại về tính an toàn sau sự cố hạt nhân tại nhà máy điện Fukushima của Nhật Bản, chính phủ Hàn Quốc đã công bố kế hoạch dần loại bỏ, thay thế loại năng lượng này, theo đó sẽ cắt giảm số lượng các lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động hiện nay xuống còn 14 vào năm 2038. Hàn Quốc là thành viên của dự án ITER và nhà xuất khẩu lò phản ứng hạt nhân mới nổi, đã ký kết thỏa thuận với UAE để xây dựng và duy trì bốn lò phản ứng hạt nhân tiên tiến, với Jordan cho một lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu và với Argentina để xây dựng và sửa chữa những lò phản ứng hạt nhân nước nặng. Kể từ năm 2010, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu đàm phán về việc tiến hành xây dựng hai lò phản ứng hạt nhân mới. Quốc gia này cũng đang chuẩn bị đấu thầu để xây dựng lò phản ứng hạt nhân nước nhẹ cho Argentina. Hàn Quốc là một trong số ít quốc gia đã xây dựng và vận hành thành công lò phản ứng nhiệt hạch, hay còn được giới khoa học gọi với biệt danh "Mặt Trời nhân tạo". Bên cạnh đó, công trình này xác lập kỷ lục thế giới khi duy trì luồng plasma siêu nóng trong lò phản ứng Tokamak. Văn hóa Khái quát Hàn Quốc có 21 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận cùng với 15 di sản thế giới. Trong thời kỳ phong kiến chuyên chế; đặc biệt là nhà Triều Tiên, văn hóa Triều Tiên đạt đến đỉnh cao dưới thời Triều Tiên Thế Tông. Sau này, trong thời kỳ Nhật thuộc, văn hóa Hàn Quốc cận đại chịu ảnh hưởng một phần từ Nhật Bản. Bước sang thời kỳ hiện đại, Hàn Quốc chia sẻ văn hóa của mình với Bắc Triều Tiên nhưng hai miền đã phát triển các hình thức văn hóa đương đại khác biệt kể từ khi bán đảo bị chia cắt. Trong lịch sử, mặc dù văn hóa Hàn Quốc từng có khoảng thời gian dài chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Trung Quốc. Tuy nhiên, quốc gia này vẫn độc lập phát triển những bản sắc văn hóa độc đáo, khác biệt với nước láng giềng. Ngôn ngữ Ở Hàn Quốc, ngôn ngữ chính thức là tiếng Hàn Quốc. Một số nhà ngôn ngữ học xếp ngôn ngữ này vào ngữ hệ Altai, một số khác thì cho rằng tiếng Hàn Quốc là một ngôn ngữ biệt lập. Kể từ bậc tiểu học, ngoài tiếng mẹ đẻ, các giáo viên bắt đầu dạy tiếng Anh cho học sinh. Sau này, tiếng Trung Quốc và tiếng Nhật cũng trở thành các ngoại ngữ chính. Các ngôn ngữ châu Âu khác hay tiếng Ả Rập hoặc tiếng Việt thì ít phổ biến hơn và thường được giảng dạy trong các trường đại học. Khác với chữ viết của các nước láng giềng Đông Á, Hangul - chữ viết của người Hàn Quốc sử dụng một bảng chữ cái gồm có 51 ký tự với 24 ký tự đơn và 27 ký tự kép. Những ký tự này được kết hợp lại theo âm tiết để tạo thành các chữ. Đối với những người chưa biết thì chữ Hangul cũng phức tạp giống như chữ Hán. Nhưng trên thực tế thì người học có thể nắm bắt được những kiến thức cơ bản về cách sử dụng loại chữ này chỉ sau 4 đến 5 tiếng đồng hồ, vì thế mà Hangul còn được gọi là Chữ viết buổi sáng (trong một buổi sáng là có thể học xong). Hanja, bộ chữ Hán của người Hàn Quốc có ý nghĩa tương tự như chữ Latinh ở các nước châu Âu. Giống như các ngôn ngữ ở Đông Á và Đông Nam Á, rất nhiều từ trong tiếng Hàn Quốc có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tuy nhiên việc loại bỏ đi các thanh âm trong tiếng Hán dẫn đến việc trong tiếng Hàn Quốc có rất nhiều từ đồng âm. Các từ này được phát âm giống nhau nhưng mang ý nghĩa khác nhau và chỉ phân biệt được dựa vào ngữ cảnh. Vì vậy, để cho rõ nghĩa, trong các văn bản khoa học người Hàn Quốc thường ghi chú thích bằng chữ Hanja ở sau những cụm từ quan trọng. Ngoài ra, trong giao tiếp thường nhật hoặc trên các tấm danh thiếp, người Hàn cũng thường sử dụng Hanja để giải thích ý nghĩa họ tên. Trong thập niên 2000 của thế kỷ 21, những tín đồ Hồi giáo tại Hàn Quốc đã tiếp nhận thêm bảng chữ cái Ả Rập và biến đổi lại để ghi âm tiếng Hàn gọi là "Kuryan" (tương tự như chữ Jawi của ngữ tộc Mã Lai). Hệ chữ này sử dụng văn tự Ả Rập để ghi âm tiếng Hàn nhằm phục vụ cho hoạt động giao tiếp và truyền bá trong cộng đồng người Hồi giáo tại Hàn Quốc. Nghệ thuật Nghệ thuật Hàn Quốc truyền thống vốn chịu ảnh hưởng rất lớn từ Phật giáo và Nho giáo, có thể thấy trong nhiều bức tranh, tác phẩm điêu khắc, gốm sứ và nghệ thuật biểu diễn. Đồ gốm sứ Hàn Quốc, chẳng hạn như Baekja và Buncheong của nhà Triều Tiên, Celadon của vương quốc Cao Câu Ly nổi tiếng trên khắp thế giới. Ngoài ra, Trà đạo Hàn Quốc, Pansori, Talchum và Buchaechum cũng là những nét văn hóa nghệ thuật dân gian đặc sắc của quốc gia này. Nghệ thuật hiện đại của Hàn Quốc sau chiến tranh bắt đầu phát triển vào những năm 1960 và 1970, khi các nghệ sĩ bắt đầu quan tâm đến hình dạng hình học và các chủ đề phi vật thể. Thiết lập sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên cũng là một chủ đề được yêu thích trong giai đoạn này. Cùng với những biến động xã hội, các vấn đề chính trị bắt đầu xuất hiện như một chủ đề lớn trong suốt thập niên 1980. Ngày nay, nghệ thuật Hàn Quốc truyền thống được quảng bá chủ yếu qua phim ảnh, du lịch cùng các sự kiện cũng như triển lãm quốc tế khác nhau. Kiến trúc Do lịch sử nhiều biến động, việc xây dựng, phá hủy và tu tạo các công trình kiến trúc ở Hàn Quốc bị lặp lại nhiều lần, dẫn đến sự pha trộn phong cách thiết kế. Kiến trúc Hàn Quốc truyền thống được biểu hiện đặc trưng bởi sự hài hòa với thiên nhiên. Các kiến ​​trúc sư cổ đại đã thiết kế các hệ thống mái tranh và sàn gỗ có thể sưởi ấm được gọi là Ondol. Người dân thuộc tầng lớp thượng lưu thường xây dựng những ngôi nhà lớn với mái ngói cong thanh lịch hoặc mái hiên nâng. Kiến trúc Hàn Quốc truyền thống có thể được nhìn thấy qua các cung điện, đền thờ, nhà truyền thống (Hanok) cùng nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng khác như làng dân gian Hahoe, làng Hanok Bukchon, làng dân gian Yangdong hay làng dân tộc Hàn Quốc. Hàn Quốc sở hữu 15 di sản thế giới được UNESCO công nhận. Kiến trúc phương Tây lần đầu tiên được giới thiệu tới Hàn Quốc vào khoảng cuối thế kỷ 19. Khi đó các công trình bắt đầu được xây dựng theo phong cách kiến trúc mới. Sau sự sáp nhập vào Đế quốc Nhật Bản, chế độ thuộc địa đã can thiệp vào nhiều di sản kiến ​​trúc truyền thống đồng thời kiến ​​trúc Nhật Bản được áp đặt. Tuy nhiên, chiến tranh Triều Tiên đã phá hủy hầu hết các công trình xây dựng trong thời gian đó. Kiến trúc Hàn Quốc bước vào giai đoạn phát triển mới trong quá trình tái thiết đất nước sau chiến tranh, xu hướng, phong cách kiến ​​trúc hiện đại được sử dụng rộng rãi. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong những thập niên 1970 và 1980, việc tái phát triển đã chứng kiến ​​nhiều triết lý kiến ​​trúc mới. Sau Olympic 1988, với sự mở cửa thị trường nội địa cho các kiến ​​trúc sư nước ngoài, kiến ​​trúc Hàn Quốc chứng kiến những thay đổi lớn trong phong cách thiết kế. Tuy vậy, kiến ​​trúc đương đại vẫn cố gắng để cân bằng triết lý hòa hợp với thiên nhiên truyền thống. Văn học và thơ ca Văn học hiện đại Hàn Quốc bắt nhịp khá chậm trước các xu thế mới, một phần do sự kiểm duyệt của chính quyền thuộc địa kết hợp với việc người dân nơi đây chưa có thói quen cũng như không được tiếp cận với nền văn học khai phóng của phương Tây. Trước năm 1945, tất cả các phong trào văn học, thơ ca yêu nước, cổ vũ tinh thần ái quốc đều bị coi là bất hợp pháp. Năm 1919, Kim Dong-in khai trương tạp chí Văn học Sáng tạo - mở ra hướng phổ cập văn chương hoàn toàn mới lạ, đánh dấu bước khởi đầu của nền văn học đương đại Hàn Quốc. Ngày nay, văn hóa đọc sách và các tác phẩm văn học của Hàn Quốc thu hút một số lượng lớn độc giả. Những buổi đọc sách thậm chí còn được tổ chức ngoài trời tại các sân vận động. Các tác giả nổi tiếng bao gồm có: Hwang Sok-yong, Han Yong-un, Yun Dong-ju, Jeong Ji-yong, Seo Jeong-ju hay Yi Sang. Ẩm thực Ẩm thực Hàn Quốc nổi tiếng nhất với Kim chi, đây là món ăn sử dụng quá trình lên men đặc biệt để bảo quản nhiều loại rau, trong đó phổ biến nhất là cải thảo và cải bắp. Khổ tiêu tương, Doenjang cùng Guk-ganjang là các loại nước chấm thông dụng bên cạnh tương tiêu và tương ớt là những gia vị điển hình của một nền ẩm thực nổi tiếng với vị cay. Nhóm Gogigui như Bulgogi, Galbi, Dak galbi hay Samgyeopsal là những đặc sản từ thịt nổi tiếng. Samgyetang, Galbi-tang, Doenjang jjigae là những món xúp và canh hầm nổi tiếng. Các món ăn phụ được gọi là Banchan. Những món ăn nổi tiếng khác bao gồm Bibimbap, Jajangmyeon, Chimaek, Naengmyeon và các loại bánh Tteok. Ngoài ra, việc ăn uống tại các Pojangmacha (quán lều bán dạo) rất được ưa chuộng, tại đây có thể mua Tteokbokki, Hotteok, Sundae (dồi lợn luộc) cùng các món nhậu. Ngoài ra, ẩm thực Hàn Quốc còn có một số món ăn vặt phổ biến khác như bánh Choco Pie, kẹo đường Dalgona, bánh que Pepero, bánh tôm, bánh xèo hải sản, bánh hành, bánh gạo giòn hay cơm cháy. Uống nhiều rượu cùng cung cách uống rượu là nét đặc sắc trong văn hóa ăn uống của người Hàn Quốc. Đây là một trong những quốc gia mà người dân tiêu thụ đồ uống có cồn với mức trung bình nhiều nhất trên thế giới trong năm 2018. Tuy nhiên, sang đến năm 2021, con số này đã giảm đáng kể. Các loại đồ uống có cồn phổ biến là Soju (rượu nếp), Makgeolli (rượu gạo) và Bokbunja-ju (rượu trái cây). Đặc biệt, họ còn pha Soju với bia tươi, sữa chua hoặc Sprite để tăng độ mạnh. Người Hàn Quốc khi ăn thường ưu tiên sử dụng đũa kim loại thay vì đũa gỗ. Truyền thống này đã có từ thời cổ đại khi đũa kim loại được tìm thấy trong các di tích khảo cổ học của thời Cao Câu Ly. Âm nhạc và giải trí Nhờ chiến lược đầu tư cùng sự quảng bá mạnh mẽ của truyền thông mà K-pop (dòng nhạc pop của nước này) đã vượt ra ngoài biên giới quốc gia, thu hút người hâm mộ trên khắp thế giới và trở thành một hiện tượng giải trí toàn cầu. Cho đến thập niên 1990, trot và những bản ballad vẫn thống trị nền âm nhạc đại chúng nhưng sự xuất hiện của nhóm nhạc Seo Taiji and Boys năm 1992 đã đánh dấu một bước ngoặt đối với nền âm nhạc đại chúng Hàn Quốc. Năm 2020, Hàn Quốc là thị trường âm nhạc lớn thứ 6 toàn cầu. Mức tăng trưởng so với năm 2019 đã tăng thêm 8,2%. Ngoài thị trường tiêu dùng nội địa, Hàn Quốc còn có một ngành công nghiệp giải trí đang phát triển mạnh mẽ trong mọi loại hình giải trí, bao gồm phim truyền hình, điện ảnh và âm nhạc nổi tiếng đã tạo ra doanh thu hoạt động tài chính đáng kể cho nền kinh tế Hàn Quốc. Hiện tượng văn hóa được gọi là "Làn sóng Hallyu" hoặc "Làn sóng Hàn Quốc" đã càn quét nhiều quốc gia trên khắp châu Á, đưa Hàn Quốc trở thành một trong những quyền lực mềm với tư cách là đất nước xuất khẩu văn hóa và giải trí đại chúng như Hoa Kỳ hay Vương quốc Anh. Hầu hết sáng kiến nhằm mở rộng sự phổ biến của K-pop trên toàn cầu được thực hiện bởi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc. Ngoài gặt hái những lợi ích kinh tế, chính phủ nước này còn tận dụng ảnh hưởng của K-pop trong vấn đề ngoại giao. Điện ảnh Hàn Quốc là thị trường mà phim nội địa được ưu tiên trước các sản phẩm của Hollywood, thể hiện qua việc tỷ lệ khán giả ra rạp xem phim trong nước thường cao hơn nước ngoài. Trong những năm 2000, nền công nghiệp điện ảnh Hàn Quốc bắt đầu được thị trường quốc tế công nhận. Phim nội địa chiếm thị phần vượt trội, một phần do hệ thống hạn ngạch màn hình được áp dụng kể từ năm 1967 quy định thời lượng chiếu phim nội địa ít nhất là 73 ngày trong 1 năm. Năm 2004, Oldboy đoạt giải Grand Prix tại Cannes 2004 và bán bản quyền cho nhiều thị trường khác. Quái Vật Sông Hàn (2006), Chuyến tàu băng giá (2013), Đại thủy chiến (2014) hay Chuyến tàu sinh tử (2016) là những phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại ở Hàn Quốc đồng thời được các nhà phê bình nước ngoài đánh giá cao. Năm 2019, Ký sinh trùng của đạo diễn Bong Joon-ho đoạt giải Cành cọ vàng tại Cannes 2019 và sau đó là Oscar. Tại Oscar 92, bộ phim chiến thắng 4 trên 6 đề cử cùng với giải thưởng quan trọng nhất - Best Picture; đồng thời là phim điện ảnh không nói tiếng Anh đầu tiên đoạt giải Oscar cho phim hay nhất. Tại Oscar 93, nữ diễn viên Youn Yuh-jung đoạt giải Oscar cho Nữ phụ xuất sắc nhất với phim độc lập Khát vọng đổi đời, bà là diễn viên Hàn Quốc đầu tiên nhận tượng vàng Oscar về diễn xuất và là diễn viên nữ châu Á thứ hai chiến thắng Oscar cho Nữ phụ xuất sắc nhất. Thể thao Những môn thể thao phổ biến ở Hàn Quốc là Taekwondo, bắn cung, bóng chày và bóng đá. Đội tuyển bóng đá Hàn Quốc thường xuyên giành quyền tham dự các kỳ World Cup, xếp hạng 4 tại World Cup 2002, lọt vào vòng 16 đội tại World Cup 2010, 2 lần vô địch Cúp bóng đá châu Á các năm 1956, 1960, 4 lần á quân (1972, 1980, 1988, 2015) và 4 lần hạng 3 (1964, 2000, 2007, 2011). Ngoài ra, đội tuyển Olympic Hàn Quốc giành huy chương đồng tại Thế vận hội mùa hè 2012, 2 lần vô địch Á vận hội và cầu thủ Son Heung-min giành danh hiệu vua phá lưới Giải bóng đá Ngoại hạng Anh mùa giải 2021-2022. Đội tuyển bóng chày Hàn Quốc đoạt hạng 3 tại Giải Vô địch Bóng chày Thế giới 2006, giải nhì năm 2009 và huy chương vàng tại Olympic Bắc Kinh. Thể thao điện tử rất phổ biến tại Hàn Quốc nhưng sự cạnh tranh trong nghề là nghiêm túc và khốc liệt. Các giải đấu được quản lý bởi Hiệp hội Thể thao điện tử Hàn Quốc. Những ngày lễ lớn Những ngày quan trọng ở Hàn Quốc bao gồm có: Seollal, Ngày độc lập, Ngày giải phóng, Chuseok hay Ngày Hàn văn,...
Nội khoa là phân ngành trong y khoa liên quan đến việc ngăn ngừa, chẩn đoán và điều trị các bệnh của cơ quan bên trong cơ thể, đặc biệt là ở người lớn. Bác sĩ nội khoa cần có kỹ năng trong việc quản lý các bệnh nhân có quá trình bệnh không rõ ràng hoặc nhiều bệnh cùng lúc. Bác sĩ nội khoa chăm sóc và điều trị bệnh nhân nhập viện và có thể đóng một vai trò chính trong giảng dạy và nghiên cứu. Vì các bệnh nhân nội khoa thường bị bệnh nặng hoặc cần điều tra phức tạp, bác sĩ nội khoa chủ yếu làm việc trong bệnh viện. Bác sĩ nội khoa thường tách thành các chuyên môn riêng biệt về các bệnh tật ảnh hưởng đến các cơ quan hoặc hệ thống cơ quan nhất định. Dược nội khoa cũng là một chuyên khoa nằm trong dược lâm sàng và dược thú y. Nguồn gốc Thuật ngữ “nội khoa” có nguồn gốc từ tiếng Đức innere medizin – một phương pháp điều trị phổ biến vào cuối thế kỷ 19, mô tả những bác sĩ kết hợp các thành tựu nghiên cứu trong phòng thí nghiệm với việc chăm sóc bệnh nhân. Nhiều bác sĩ người Mỹ đầu thế kỷ 20 đã học phương pháp này tại Đức và đem áp dụng tại Mỹ. Chính ở đây, thuật ngữ này đã được địa phương hóa thành tiếng Anh là “internal medicine”. Các phần Nội cơ sở Nội bệnh lý Nội điều trị Các chuyên ngành Huyết học Nội tiết Hô hấp Tiết niệu Xương khớp Tiêu hoá Tim mạch Truyền nhiễm Ung bướu
Sjælland (tiếng Anh: Zealand, tiếng Latin: Selandia), có diện tích 7.031 km², là đảo lớn nhất của Đan Mạch và là đảo lớn thứ 95 trên thế giới. Cùng với đảo Fyn và bán đảo Jylland, đảo này là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa; nơi tập trung dân cư và hệ thống giao thông của vương quốc Đan Mạch. Sjælland được nối với đảo Fyn bởi Cầu Storebælt (Storebæltsbroen, tiếng Anh: Great Belt Bridge) và nối với Thụy Điển bởi Cầu Oresund (Øresundsbron, tiếng Anh: Oresund Bridge). Địa lý Đảo Sjælland nằm ở giữa bán đảo Jylland và vùng Scania (nam Thụy Điển). Về phía tây bắc có eo biển Kattegat, ngăn cách với bán đảo Jylland. Về phía tây là Eo biển lớn (Storebælt), ngăn cách với đảo Fyn. Phía đông là eo biển Oresund (Øresund), ngăn cách với vùng Scania (Thụy Điển). Phía nam là biển Baltic. Sjælland có các bờ biển chủ yếu là đất cát, thấp; ngoại trừ Vách đá vôi thẳng đứng ở Stevns (dài 12 km, cao 41 m) và một số vách đất sét thẳng đứng ở một số nơi khác. Điểm thiên nhiên cao nhất của đảo là Kobanke (122,9 m), các điểm cao nhân tạo là Gyldenløves Høj (126 m) và Vejrhøj (121 m) Tên của quốc gia New Zealand được đặt theo tên tiếng Anh (Zealand) của hòn đảo này. Khi nhà thám hiểm người Hà Lan Abel Tasman phát hiện ra một quần đảo ở nam Thái Bình Dương, ông đã lấy tên tỉnh Zeeland của Hà Lan đặt cho nó. Nhưng những người Anh lại hiểu nhầm rằng tên của quần đảo được đặt theo tên của đảo Zealand, và đặt cho nó cái tên mới là "New Zealand". Theo Thần thoại Bắc Âu thì Sjælland được nữ thần Gefjon tạo ra. Một phần thủ đô Copenhagen(København) nằm ở phía đông Sjælland, phần còn lại nằm trên đảo Amager (rộng 96,29 km²). Các thành phố và dân số Allerød (23.458 dân) Birkerød (19.507) Frederiksberg (92.234) Greve Strand (40.626) Helsingør (34.339) Hillerød (29.382) Holbæk (25.987) Kalundborg (16.360) Korsør (14.773) Copenhagen (København) (1.145.804) Køge (34.735) Lyngby (10.600) Nivå (7.797) Næstved (41.510) Præstø (3.929) Ringsted (19.492) Roskilde (46.071) Slagelse (31.914) Slangerup (6.779) Sorø (7.510) Vordingborg (8.947) Vallensbæk (12.000) Chú thích Địa lý Copenhagen Sjælland
Bắc Dvina hay Dvina bắc (tiếng Nga: Северная Двина) là một con sông ở miền bắc nước Nga chảy vào vịnh Dvina của Bạch Hải. Chiều dài của nó là 745 km (462 dặm). Con sông này gần như phù hợp cho ngành vận tải đường thủy trên toàn bộ chiều dài của nó và chủ yếu được sử dụng để vận chuyển gỗ. Nó chảy qua các tỉnh Vologda và Arkhangelsk. Cần phân biệt nó với sông Tây Dvina (Dvina tây). Các thành phố dọc bờ sông Từ đầu nguồn tới cửa sông: Veliki Ustyug (Ustyug vĩ đại) Kotlas Novodvinsk Arkhangelsk Severodvinsk, hải cảng; xa hơn về phía tây tính từ vùng châu thổ. Các sông nhánh chính Con sông này được tính từ chỗ hợp lưu của hai con sông là Sukhona (Suhona) và Yug. Pinega Uftyuga Vaga Vychegda Yemtsa
Sông Bến Hải là một con sông chảy ở huyện Vĩnh Linh và Gio Linh tỉnh Quảng Trị thuộc miền Trung, Việt Nam. Dòng chảy Sông này bắt nguồn từ núi Động Chân thuộc dãy Trường Sơn và chảy dọc theo vĩ tuyến 17° Bắc từ tây sang đông rồi đổ ra biển ở Cửa Tùng. Tại vùng hạ nguồn thì sông Bến Hải nối với sông Thạch Hãn qua sông Cánh Hòm. Bến Hải là một địa danh ở thượng lưu sông, nên tên sông Bến Hải lấy từ địa danh này. Sông Bến Hải chảy cách biển khoảng 20 km thì nhận một phụ lưu là sông Sa Lung bên tả ngạn. Hai con sông hợp lưu chảy tiếp ra Biển Đông, qua một làng ở bờ bắc có tên là Minh Lương nên được gọi là sông Minh Lương. Sông có tổng chiều dài chừng 100 km, nơi rộng nhất khoảng 200 m, là ranh giới giữa hai huyện Vĩnh Linh và Gio Linh thuộc tỉnh Quảng Trị. Về tên sông, có thuyết nói là địa danh nguyên gọi là "Bến Hói". "Hói" là tiếng địa phương nghĩa là dòng sông nhỏ. Vì vậy "Bến Hải" là đọc trại từ "Bến Hói". Lịch sử Triều Minh Mạng nhà Nguyễn, do phải kiêng húy của vua nên cả tên làng và tên sông "Minh Lương" đều đổi thành Hiền Lương. Sau đó khi có cây cầu bắc ngang sông không mấy xa ngã ba sông Sa Lung và sông Bến Hải cũng mang tên cầu Hiền Lương. Sông Bến Hải được biết đến nhiều nhất vì vị trí chia cắt hai miền từ ngày 21 tháng 7 năm 1954 đến ngày 2 tháng 7 năm 1976, miền Nam do Việt Nam Cộng hòa kiểm soát và miền Bắc do Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiểm soát trong cuộc Chiến tranh Việt Nam. Về mặt địa lý thì sông nằm nhích xuống phía nam vĩ tuyến 17. Hiệp định Genève quy định đây là giới tuyến phi quân sự tạm thời vào năm 1954. Ngày 4 tháng 10 năm 1957 báo chí Việt Nam Cộng hòa loan tin có ba người vượt tuyến từ miền Bắc bơi qua sông Bến Hải vào Nam. Nhà văn Vũ Anh Khanh trước ở Sài Gòn nhưng sau theo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tập kết ra Bắc nhưng lại đổi ý muốn tìm lại vào Nam. Ông vượt sông Bến Hải và bị bắn chết giữa dòng. Thư viện ảnh
MSN (viết tắt từ tên tiếng Anh The Microsoft Network) là một tập hợp các dịch vụ Internet cung cấp bởi Microsoft vào ngày 24 tháng 8 năm 1995, ra đời cùng lúc với phiên bản Windows 95. Số lượng dịch vụ được cung cấp thay đổi rất nhiều so với khi mới được phát hành. Dịch vụ email trên nền web Hotmail là một trong những sản phẩm đầu tiên (vào ngày 7 tháng 5 năm 2007 nó được thay thế bởi Windows Live Hotmail), tiếp theo là dịch vụ nhắn tin nhanh MSN Messenger, mới đây được thay thế bởi Windows Live Messenger. Theo trang Alexa.com, MSN.com hiện xếp thứ mười tám về các trang web được truy cập nhiều nhất. Một phần lớn các dịch vụ của MSN đã được đổi thương hiệu thành Windows Live vào năm 2005, với sự phát hành của Windows Live Hotmail (trước đó là Windows Live Mail) và Windows Live Messenger. Microsoft đại tu tất cả các dịch vụ và phần mềm trực tuyến của họ để đối phó với sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ từ các đối thủ như Google, và Yahoo!. Nhãn hiệu Windows Live hiện đang được phát hành từng phần, với những dịch vụ được đổi thương hiệu ở dạng beta. Có thể thấy rằng dịch vụ MSN sẽ nhắm đến người dùng cá nhân và gia đình, trong khi Windows Love sẽ dành cho cơ sở tìm kiếm với những loại hình truyền thông khác nhau. Ở Hoa Kỳ và Canada, MSN không chỉ là nhà cung cấp nội dung và bộ máy tìm kiếm, nó còn là nhà cung cấp dịch vụ Internet. Với khoảng 9 triệu thuê bao, MSN là Nhà cung cấp dịch vụ Internet lớn thứ hai ở Hoa Kỳ sau AOL với khoảng 26,5 triệu. Ở các nước khác, MSN dùng người bảo hiểm cho dịch vụ của họ; ở Anh, Microsoft dùng BT group. Từ "MSN" cũng đồng nghĩa với "MSN Messenger" theo cách nói lóng trên Internet. Để sử dụng MSN Messenger, người dùng phải có một tài khoản Windows Live ID, một hệ thống tài khoản cho phép truy cập vào tất cả các dịch vụ của MSN. Người dùng có thể đăng ký bằng địa chỉ email, và sau đó có thể sử dụng tính năng cá nhân hóa MSN và Windows Live. Những tính năng cá nhân hóa này bao gồm My MSN, MSN Hotmail (giờ là Windows Live Hotmail) và khả năng đăng nhập vào Windows Live Messenger, và cả Windows Messenger (đã vắng bóng trên Windows Vista. Vào năm 2007, MSN có hơn 225 triệu người dùng. Lịch sử MSN nguyên thủy là một ý tưởng về nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến được thai nghén của America Online, cung cấp nội dung có bản quyền và cục bộ trùng hợp với Windows Explorer của Windows 95. Nhóm MSN bắt đầu hoạt động trong Nhóm Công nghệ Tiên tiến, đứng đầu bởi Nathan Myhrvold và nhóm có tên là AT-OLS (tiếng Anh: Advanced Technologies Online Systems group). Sau sự phổ biến nhanh chóng của Internet, một phần nhờ sự tương thích với giao thức IP có sẵn trong Windows 95, dịch vụ đã được đổi thương hiệu thành "MSN 2.0" mới, kết hợp truy cập internet với nội dung có bản quyền chuyển tải qua web. Nội dung mới sử dụng rất nhiều tính năng giao tiếp và truyền thông đa phương tiện, bao gồm VBScript và sự hiện thực đầu tiên của Macromedia Flash cho ảnh động. Trong khi cách tiếp cận khá độc đáo, nội dung thì lại không dễ truy cập cho người dùng máy tính dòng thấp và kết nối quay số (truy cập Internet băng thông rộng thời đó chưa phổ biến). Kết quả là dịch vụ đã được đổi thương hiệu lần nữa để gần hơn đến xu hướng là nhà cung cấp dịch vụ Internet. Vào ngày 14 tháng 2 năm 2000, MSN đã đưa vào sử dụng biểu trưng "con bướm" nhiều màu. Các nhánh Microsoft đã hợp tác với nhiều công ty lớn khác nhau để tạo ra nhiều dịch vụ bổ sung trên MSN. Microsoft adCenter MSN Shopping — hợp tác với eBay, PriceGrabber và Shopping.com MSN Encarta bách khoa toàn thư với các mức tiếp cận thông tin và giá cả khác nhau Ngoài ra, thuê bao MSN Premium còn nhận được: MSN Firewall và MSN Virus Guard, cung cấp bởi McAfee Webroot Spy Sweeper cho MSN Microsoft đã nhận thấy sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ những nhà cung cấp dịch vụ khác, như Google và Yahoo!. Bản phát hành Google Earth ngay lập tức theo sau bởi dịch vụ tương tự từ MSN. Có thể nói rằng, MSN, Yahoo! và Google đang nhanh chóng mở rộng các dịch vụ mà họ cung cấp, với sự khác biệt về chức năng rất nhỏ, ngoại trừ sự ưa dùng cá nhân. Cũng tương tự như vậy, trong khi MSN Premium đưa ra chương trình Firewall, Virus và Spyware miễn phí, những nhà cung cấp băng thông rộng khác cũng cung cấp những dịch vụ tương tự (hoặc y chang) cho thuê bao của họ. Windows Live Vào năm 2006, đa số các dịch vụ và phần mềm của MSN đã được nâng cấp và đổi thương hiệu với tên mới Windows Live. Nó là một phần chiến dịch của Microsoft để tăng cường các dịch vụ trực tuyến của mình thông qua các phần mềm và dịch vụ tốt hơn sử dụng thương hiệu Windows. MSN sẽ chỉ là nhà cung cấp nội dung trực tuyến thông qua cổng điện tử internet như msn.com. Windows Live sẽ sử dụng công nghệ web mới để cho ra các tính năng và chất lượng dịch vụ "như phần mềm" thông qua trình duyệt web của người dùng. Điều này rõ ràng với Windows Live Hotmail ở đó người dùng có thể dùng menu bằng cách nhấp phải chuột và giao diện giống như Microsoft Outlook. Windows Live cũng đi kèm với Office Live, cung cấp dịch vụ ứng dụng hướng về doanh nghiệp thông qua trình duyệt Internet. Các sự thay đổi về tên đã hoàn thành và dự tính: MSN Hotmail giờ gọi là Windows Live Hotmail, MSN Messenger giờ gọi là Windows Live Messenger, MSN Search giờ gọi là Windows Live Search, MSN Virtual Earth giờ gọi là Microsoft Virtual Earth, MSN Mobile giờ gọi là Windows Live Mobile, MSN Spaces giờ gọi là Windows Live Spaces, and MSN Alerts giờ gọi là Windows Live Alerts, MSN Winks giờ gọi là Windows Live Winks. Tình trạng của hai dịch vụ hiện nay, MSN Explorer và MSN Groups, chưa được công khai. Những dịch vụ mới đã được công bố, như Windows Live OneCare Safety Scanner và Windows Live Favorites. MSN tiếng Việt Ngày 4 tháng 7 năm 2007, đại diện tập đoàn Microsoft và một số công ty truyền thông hợp tác đã công bố sự hợp tác để xây dựng cổng thông tin MSN tại Việt Nam. Sau khi hoàn thành, MSN Việt Nam giúp người dùng Internet trong nước có thể truy cập nhanh chóng các kênh tin tức trong và ngoài nước, các kênh thể thao, mua sắm trực tuyến, tài chính, du lịch... Đồng thời, Microsoft cũng mở rộng cung cấp các dịch vụ và sản phẩm của Windows Live tại đây. Các công ty hợp tác chung gồm có: VIP Wireless chịu trách nhiệm tập hợp nội dung và làm trung gian giữa các đối tác trong và ngoài nước. VTV và Báo Lao động cung cấp nội dung thời sự, tin tức thời tiết và các thông tin về kinh tế. VDC cung cấp hệ thống mạng, cơ sở hạ tầng Internet và hỗ trợ kỹ thuật.
Computer-aided design, viết tắt là CAD trong tiếng Anh (thiết kế được sự hỗ trợ của máy tính), được dùng rộng rãi trong các thiết bị nền tảng bằng máy tính hỗ trợ cho các kỹ sư, kiến trúc sư và các chuyên viên thiết kế khác. Các sản phẩm từ hệ thống nền tảng vectơ 2D đến các bề mặt và hình khối 3D tạo hình. Lĩnh vực ứng dụng Thiết kế công trình, thiết kế sản phẩm Sản xuất máy móc Phương tiện vận chuyển Không gian Tiêu thụ hàng hóa Máy móc Đóng tàu Dự án quá trình sản xuất Cơ khí CAD dùng nhiều hình thức khác nhau trong các công ty sản xuất. Mô hình đơn giản nhất là họa hình 2D. Tuy nhiên trong 20 năm trở lại đây thì mô hình các kết cấu bằng 3D được dùng đến. Các thiết bị được tạo nên từ việc tạo bề mặt hay tạo hình khối, hay kết hợp cả hai. Các bộ phận riêng lẻ được lắp thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Mô hình lắp ráp giúp cho việc định hướng các bộ phận có ăn khớp đến giai đoạn cuối cùng. Việc kiểm tra các tính chất có thể được thực hiện trên mô hình để bảo đảm độ bền. Các năm trở lại đây các kỹ thuật và phương pháp phát triển từ A đến Z trong việc thiết kế với CAD. Bắt đầu từ việc tạo hình sản phẩm; có thể chia nhỏ thành các chi tiết; tạo hình các chi tiết nhỏ có liên quan chặt chẽ đến từng hệ thống kế tiếp. Thiết kế chi tiết các bộ phận chuyên biệt sau đó được hoàn tất trước khi xây dựng nên việc lắp ráp cuối cùng. Điện và điện tử Thiết kế điện tử tự động (electronic design automation - EDA) gồm các thiết kế PCB, thiết kế các mạch điện tử và quản lý các kết nối các bộ phận. Các phần mềm ứng dụng Đây là một ngành công nghiệp luôn biến động với các sản phẩm nổi tiếng và các công ty nắm vai trò chủ đạo và liên hiệp với các công ty. Có nhiều sản phẩm CAD có mặt trên thị trường. Hơn nữa là các sản phẩm là từ 4 tổ hợp PLM Corporation Autodesk, Dassault Systemes, PTC và UGS Corp., tuy nhiên có các phần mềm CAD khác thích hợp với dữ liệu cho người dùng nhỏ. Các sản phẩm có thể chia làm ba loại: hệ thống họa hình 2D như là AutoCad, Microstation...; tạo mô hình khối 3D trung gian như là SolidWorks, SolidEdge...; và hệ thống phối hợp cho sản phẩm 3D cuối cùng như là Catia, NX (unigraphics)... Tuy nhiên không có một định nghĩa rõ ràng về sự phân loại này vì một số sản phẩm 2D có thể làm mô hình 3D và các chương trình trung gian đang tăng dần chức năng bề mặt, các sản phẩm thuộc nhóm sau cùng tăng mặt phân giới với hướng của hệ điều hành Windows. Lịch sử phát triển Các nhà thiết kế từ lâu sử dụng máy tính cho việc tính toán. Các bước phát triển đầu tiên bắt đầu vào năm 1960 trong ngành công nghiệp máy bay và ôtô, trong lĩnh vực thiết kế cấu trúc bề mặt 3D và chương trình NC, các chương trình này độc lập với nhau và không được phổ biến ra cộng đồng mãi đến sau này. Một số thành quả về các đường cong được phát triển vào thập niên 1940 bởi Isaac Jacob Schoenberg, Apalatequui (hãng máy bay Douglas) và Roy Liming (hãng máy bay North American), tuy nhiên có lẽ thành quả quan trọng nhất trên các đường cong và tạo hình bề mặt được tạo ra bởi Pierre Bézier, Paul de Casteljiau, S.A. Coons, James Ferguson, Carl de Boor, Birkhoff và Gara bedian vào thập niên 1960 và W. Gordon và R Riesenfeld thập niên 1970. Nhiều tranh luận cho rằng bước ngoặt được tạo ra bằng phát triển hệ thống SKETCHPAD ở MIT năm 1963 bởi Ivan Sutherland (sau này thành lập công ty công nghệ họa hình với Dr. Davis Evans). Tính ưu việt của SKETCHPAD là cho phép người dùng tương tác với máy tính: các thiết kế trên máy tính được tạo ra bằng cách vẽ trực tiếp trên màn hình CRT với một bút ánh sáng (light pen). Tạo ra mô hình của các sản phẩm và là tính năng cho các chương trình CAD hiện đại. Công nghệ về phần mềm Các sản phẩm đầu tiên cho hệ thống CAD được phát triển với ngôn ngữ lập trình Fortran, nhưng với sự cao cấp của phương thức lập trình hướng đối tượng vào thập kỷ 1990 đã tạo nên sự thay đổi nhanh chóng. Sự phát triển của các chương trình tạo mô hình và hệ thống bề mặt được xây dựng dựa trên C, với các module APIs. Một hệ thống CAD có thể thấy như xậy dựng nên từ tương tác GUI với một máy liên kết và máy cân bằng hình học điều khiển BREP, CSG và NURBS qua các bộ phận tạo hình cho CAD.
C# (C Sharp, đọc là "xi-sáp") là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng đa năng, mạnh mẽ được phát triển bởi Microsoft, C# là phần khởi đầu cho kế hoạch .NET của họ. Tên của ngôn ngữ bao gồm ký tự thăng theo Microsoft nhưng theo ECMA là C#, chỉ bao gồm dấu số thường. Microsoft phát triển C# dựa trên C++ và Java. C# được miêu tả là ngôn ngữ có được sự cân bằng giữa C++, Visual Basic, Delphi và Java. C# được thiết kế chủ yếu bởi Anders Hejlsberg kiến trúc sư phần mềm nổi tiếng với các sản phẩm Turbo Pascal, Delphi, J++, WFC. Phiên bản gần đây nhất là 9.0, được phát hành vào năm 2020 cùng với Visual Studio 2019 phiên bản 16.8. Mục tiêu của việc phát triển C# Tiêu chuẩn ECMA liệt kê các mục tiêu của việc thiết kế ngôn ngữ C#: Ngôn ngữ được dự định là một ngôn ngữ lập trình đơn giản, hiện đại, hướng đến nhiều mục đích sử dụng, và là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng. Ngôn ngữ và việc triển khai đáp ứng các nguyên tắc của ngành kỹ thuật phần mềm như kiểm tra chặt chẽ kiểu dữ liệu, kiểm tra giới hạn mảng, phát hiện các trường hợp sử dụng các biến chưa có dữ liệu, và tự động thu gom rác. Tính mạnh mẽ, sự bền bỉ, và năng suất của việc lập trình là rất quan trọng đối với ngôn ngữ này. Ngôn ngữ sẽ được sử dụng để phát triển các thành phần của phần mềm theo hướng thích hợp cho việc triển khai trong các môi trường phân tán. Khả năng di chuyển (portability) là rất quan trọng, đặc biệt là đối với những lập trình viên đã quen với C và C++. Hỗ trợ quốc tế hóa (i18n). Ngôn ngữ sẽ được thiết kế để phù hợp với việc viết các ứng dụng cho cả hai hệ thống: hosted và nhúng, từ các phần mềm quy mô lớn, đến các phần mềm chỉ có các chức năng đơn giản. Mặc dù các ứng dụng C# có tính kinh tế đối với các yêu cầu về bộ nhớ và chế độ xử lý, ngôn ngữ này không cạnh tranh trực tiếp về hiệu năng và kích thước đối với ngôn ngữ C hoặc assembly. Ứng dụng của C# Phát triển web backend (ASP.NET MVC, ASP.NET core, Web API,Graph API,gPRC, Blazor sevver,Uno platform, Mono) Phát triển web front end (Blazor WebAssembly,Uno platform) Phát triển desktop app (Winform, WPF, UWP,WinUI, Mono, Uno, MAUI,Blazor desktop...) Phát triển game 2D, 3D đa nền tảng (Game engine:Unity, Monogame, Godot, Stride, CryEngine, Flax Engine, Evergine, NeoAxis, XNA ..) Phát triển thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường(AR), thực tế hỗn hợp (MR) (HoloLens,Unity,CryEngine, Oculus quest..) Phát triển ứng dụng đồ họa 2D,3D đa nền tảng (2D: SkiaSharp, ImageSharp...; 3D: OpenTK, SharpDX, SharpVulkan, Vulkan.NET, Veldrid, Silk.NET, Helix Toolkit, Aspose..) Phát triển mobile app, IOS native, Android native (Xamarin,MAUI,Uno platform) Phát triển đám mây (Azure,AWS,Google Cloud...) Học máy và trí tuệ nhân tạo (ML.Net, TensorFlow, csiSharp..) Data science, bigdata (csiSharp, Apache Spark) Blockchain (NEO, Stratis) Microservices and containers Internet of thing (IoT,5G) Hệ thống nhúng (Raspberry pi, PLC) Đặc điểm ngôn ngữ C# theo một hướng nào đó, là ngôn ngữ lập trình phản ánh trực tiếp nhất đến .NET Framework mà tất cả các chương trình.NET chạy, và nó phụ thuộc mạnh mẽ vào framework này. Mọi dữ liệu cơ sở đều là đối tượng, được cấp phát và hủy bỏ bởi trình dọn rác Garbage-Collector (GC), và nhiều kiểu trừu tượng khác chẳng hạn như class, delegate, interface, exception... phản ánh rõ ràng những đặc trưng của.NET runtime. So sánh với C và C++, ngôn ngữ này bị giới hạn và được nâng cao ở một vài đặc điểm nào đó, nhưng không bao gồm các giới hạn sau đây: Các con trỏ chỉ có thể được sử dụng trong chế độ không an toàn. Hầu hết các đối tượng được tham chiếu an toàn, và các phép tính đều được kiểm tra tràn bộ đệm. Các con trỏ chỉ được sử dụng để gọi các loại kiểu giá trị; còn những đối tượng thuộc bộ gom rác (garbage-collector) thì chỉ được gọi bằng cách tham chiếu. Các đối tượng không thể được giải phóng tường minh. Chỉ có đơn kế thừa, nhưng có thể cài đặt nhiều interface trừu tượng (abstract interfaces). Chức năng này làm đơn giản hóa sự thực thi của thời gian thực thi. C# thì an-toàn-kiểu (typesafe) hơn C++. Cú pháp khai báo mảng khác nhau ("int[] a = new int[5]" thay vì "int a[5]"). Kiểu thứ tự được thay thế bằng tên miền không gian (namespace). C# không có tiêu bản. Có thêm Properties, các phương pháp có thể gọi các Properties để truy cập dữ liệu. Có reflection. Lập trình chức năng Hỗ trợ kiểu động Đặc trưng của ngôn ngữ C# C# là ngôn ngữ đơn giản, mạnh mẽ C# được dựng trên nền tảng C++ và Java, ảnh hưởng bởi Delphi, VisualBasic nên ngôn ngữ C# được thừa hưởng các ưu điểm vào loại bỏ các yếu điểm của các ngôn ngữ trên, vì vậy nó khá đơn giản, đồng thời loại bỏ các cú pháp dư thừa và thêm vào đó các cú pháp cải tiến hơn C# là ngôn ngữ lập trình bậc cao, đa nền tảng vì vậy nó dễ dàng tiếp cận và phù hợp cho người mới bắt đầu học, ví dụ câu lệnh kinh điển dành cho người mới bắt đầu học là in ra dòng chữ "Hello world", với C# ta chỉ cần 1 câu lệnh: System.Console.WriteLine("Hello world"); C# là ngôn ngữ đa năng và hiện đại C# phù hợp cho việc phát triển trong thời đại 4.0, bao gồm việc phát triển web, mobile app, game, học máy và trí tuệ nhân tạo, phát triển đám mây, IoT, blockchain, microservices... C# là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng đồng thời hỗ trợ lập trình chức năng C# hỗ trợ mạnh mẽ cho phương pháp lập trình hướng đối tượng, ngoài ra C# còn hỗ trợ các phương pháp lập trình chức năng thông qua các biểu thức lamba, khớp mẫu, functions, các thuộc tính bất biến. C# là ngôn ngữ gõ tĩnh, định kiểu mạnh, hỗ trợ gõ động. C# được gõ tĩnh nên nó mang đầy đủ các ưu việt của phương pháp gõ tĩnh như bảo đảm an toàn kiểu, tự động phân tích và nhận biết lỗi cú pháp ngay trong quá trình viết mã... Ngoài ra khi sử dụng C# kết hợp với IDE Visual Studio, C# được hỗ trợ gợi ý code bởi Visual Studio IntelliCode sử dụng trí tuệ nhân tạo giúp cho việc viết code trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn C# là một ngôn ngữ ít từ khóa C# có khoảng hơn 80 từ khóa C# là một trong các ngôn ngữ lập trình phổ biến và phát triển nhất Theo TIOBE Index, tính đến tháng 10/2020, C# là ngôn ngữ phổ biến thứ 5 thế giới. Theo PYPL, tính đến tháng 10/2020, C# là ngôn ngữ được cộng đồng quan tâm và chia sẻ nhiều thứ 4 thế giới. Theo [./Https://github.com/ Github] (Kho lưu trữ mã nguồn lớn nhất thế giới), tính đến tháng 10/2020, C# là ngôn ngữ hoạt động nhiều thứ 4. Cộng đồng phát triển và số người theo học ngôn ngữ C# tăng khônng ngừng theo mỗi năm.Theo ước tính 10/2020, cộng đồng phát triển C# là hơn 6 triệu người C# kết hợp chặt chẽ với nền tảng.NET - một khung nền tảng được đầu tư rất mạnh của Microsoft. Ngoài ra C# còn có những ưu điểm: C# là ngôn ngữ lập trình mã nguồn mở,vì vậy C# là miễn phí với tất cả mọi người, đồng thời mọi người đều có thể cùng tham gia phát triển, đề xuất thiết kế ngôn ngữ C# C# là ngôn ngữ đa nền tảng vì vậy có thể biên dịch trên nhiều nền tảng máy tính khác nhau (Windows, Linux, MacOS) C# có hiệu suất cao và tốc độ thực thi nhanh do sử dụng trình biên dich trung gian (CLR), điểm cộng nữa là tốc độ phát triển phần mềm nhanh chóng so với đa số các ngôn ngữ hiện tại. C# có IDE Visual Studio cùng nhiều plug-in vô cùng mạnh mẽ. ngoài ra có thể viết C# bằng bất kỳ text editor nào khác như Visual Studio Code, Vim, Netbeam... C# có cấu trúc khá gần gũi với các ngôn ngữ lập trình truyền thống, song cũng được bổ sung các yếu tố mang tính hiện đại nên dễ dàng tiếp cận cho người mới học và học nhanh với C#. C# có cộng đồng nhà phát triển vô cùng lớn mạnh. C# được phát triển và cải tiến không ngừng với tần suất 1 phiên bản/ 1 năm, đáp ứng các mong muốn cải thiện, cải tiến cho phù hợp với nhu cầu công nghệ của các nhà phát triển. C# có tài liệu tham khảo và hướng dẫn vô cùng phong phú và chất lượng, đồng thời có các buổi hội thảo giới thiệu tính năng mới và định hướng phát triển ngôn ngữ trong tương lai. C# và.NET được đánh giá là có design tốt, vì vậy cú pháp và logic rất nhất quán, mã nguồn C# dễ đọc và mở rộng. C# được thiết kế và phát triển bởi Microsoft nên rất được Microsoft quan tâm và hỗ trợ. Lịch sử Từ C và âm nhạc đến C# Cái tên "C sharp" được lấy cảm hứng từ ký hiệu âm nhạc, trong đó một dấu thăng sau nốt nhạc "#" nghĩa là một nốt được chơi cao hơn nửa cung. Điều này tương tự như trường hợp đặt tên của ngôn ngữ của C++, trong đó "++" chỉ ra rằng giá trị của một biến nên được tăng lên 1. Biểu tượng # cũng giống với bốn ký tự "+" (trong một lưới 2x2), ngụ ý rằng ngôn ngữ là một phiên bản tăng cường của C++ (gấp đôi C++). Bởi vì giới hạn kỹ thuật của việc hiển thị (các font chuẩn, trình duyệt...) và sự thật là ký tự thăng () không hiện diện trong đa số các bàn phím, ký tự () đã được chọn để diễn đạt một cách tương đương trong cách viết tên ngôn ngữ. Hậu tố "#" đã được sử dụng bởi một số ngôn ngữ khác của.NET là các biến thể của các ngôn ngữ hiện tại, bao gồm J# (một ngôn ngữ.NET cũng được thiết kế bởi Microsoft có nguồn gốc từ Java 1.1), A# (từ Ada) và ngôn ngữ lập trình chức năng F#. Việc triển khai ban đầu của Eiffel for.NET được gọi là Eiffel#. Hậu tố cũng đã được sử dụng cho các thư viện, chẳng hạn như Gtk# (một wrapper NET cho GTK+ và các thư viện GNOME khác) và Cocoa#. Các phiên bản (versions) Các tính năng mới C# 2.0 Generics Partial types Hàm Anonymous Iterators Các kiểu Nullable Khả năng tiếp cận getter/setter riêng biệt Phương pháp nhóm chuyển đổi (delegate) Co- và Contra-variance cho các delegates (delegate) Các lớp static Delegate inference C# 3.0 LINQ Cải tiến trong việc khởi tạo đối tượng: Customer c = new Customer(); c.Name="James"; có thể viết là Customer c = new Customer { Name="James" }; Các biểu thức lambda: listOfFoo.Where(delegate(Foo x) { return x.size>10;}) trở thành listOfFoo.Where(x => x.size>10); Mặc định gõ các biến cục bộ, ví dụ var x = "hello"; có thể hoán đổi với string x = "hello"; Các property được tự động hiện thực hóa Các kiểu anonymous Các hàm extension Cây biểu thức Các hàm dạng partial C# 4.0 Dynamic binding Đối số được đặt tên và tùy chọn Co- và contravariance dạng generic Các kiểu interop nhúng ("NoPIA") C# 5.0 Các hàm asynchronous Tìm thông tin thành phần gọi hàm C# 6.0 Compiler-as-a-service (Roslyn) Nhập các thành viên kiểu static vào không gian tên. Exception filters Await trong các khối catch/finally Tự động cài đặt property Các thành viên trong thân biểu thức Toán tử kiểm tra null Chuỗi nội suy Toán tử nameof C# 7.0 Các biến out Pattern matching Tuple Deconstruction Các hàm cục bộ Kiểu ValueTask Constructor and finalizer trong thân biểu thức Getter và setter trong thân biểu thức Throw cũng có thể được dùng làm biểu thức C# 7.1 Async main Tên các phần tử tuple được nội suy C# 7.2 Reference ngữ nghĩa với các loại giá trị Các đối số được đặt tên không có đuôi Giới hạn truy cập private protected cho các field C# 7.3 Tuple hỗ trợ toán tử == và != Quá tải phương thức in. Mở rộng các biến biểu thức trong trình khởi tạo. Đính kèm attribute vào trường sao lưu cho các thuộc tính được triiển khai tự động. C# 8.0 Hỗ trợ trong.NET Core 3.0 và.NET Standard 2.1 trở lên Kiểu tham chiếu nullable (Nullable reference types) Hỗ trợ biến thành viên chỉ đọc cho struct (Readonly Members) Phương thức mặc định trong interface (Default interface methods) Hàm cục bộ tĩnh (Static local functions). Mở rộng pattern matching cho biểu thức swich expressions, property patterns, tuple pattern, positional pattern (More patterns in more places) Phạm vi và chỉ số (Ranges and indices) Cải thiện khai báo từ khóa using (Using declarations) Toán tử kiểm tra và gán khi biến là null (Null- coalescing asignment) Luồng bất đồng bộ (Asynchronous stream) Asynchronous disposable Unmanaged constructed types Stackalloc in nested expressions Enhancement of interpolated verbatim strings C# 9.0 Hỗ trợ trong.NET 5.0 trở lên Bản ghi (Record) Thuộc tính bất biến (Init only setters) Biểu thức cấp cao nhất (Top-level statements):// Trước C# 9.0 using System; class ExampleClass { static void Main(string[] args) { Console.WriteLine("Hello World!"); } } // Từ C# 9.0 trở lên using System; Console.WriteLine("Hello World!"); Cải tiến khớp mẫu (Pattern matching enhancements) Số nguyên tự nhiên theo từng kiến trúc máy tính (Native sized integers) Hàm con trỏ (Function pointers) Suppress emitting locals init flag Hỗ trợ tự động nhận và khởi tạo kiểu bằng biểu thức new (Target-typed new expressions) Hàm tĩnh ẩn danh (Static anonymous functions) Target-typed conditional expressions Covariant return types Extension GetEnumerator support for foreach loops Lambda discard parameters Attributes on local functions Module initializers .NET Framework .NET Framework là một thư viện class có thể được sử dụng với một ngôn ngữ.NET để thực thi các việc từ thao tác chuỗi cho đến phát sinh ra các trang web động (ASP.NET), phân tích XML và reflection..NET Framework được tổ chức thành tập hợp các namespace, nhóm các class có cùng chức năng lại với nhau, ví dụ như System.Drawing cho đồ hoạ, System.Collections cho cấu trúc dữ liệu và System.Windows.Forms cho hệ thống Windows Forms. Cấp cao hơn nữa được cung cấp bởi khái niệm này là assembly. Một assembly là một file hoặc nhiều file được liên kết với nhau (thông qua file al.exe), chứa đựng nhiều namespace và object. Các chương trình cần các lớp để thực thi một chức năng đặc biệt nào đó sẽ tham chiếu các assembly chẳng hạn như System.Drawing.dll và System.Windows.Forms.dll cũng như các core library (lưu trong file mscorlib.dll). .NET Core .NET Core là một nền tảng phát triển đa mục đích, mã nguồn mở được duy trì bởi Microsoft và cộng đồng.NET trên GitHub. Đó là nền tảng chéo (hỗ trợ Windows, macOS và Linux) và có thể được sử dụng để xây dựng các ứng dụng thiết bị, đám mây và IoT. .NET 5.0 Bắt đầu từ.NET 5.0 là nền tảng mới nhất, nó hợp nhất giữa các phiên bản.NET. Tập trung vào hiệu suất và đa nền tảng..NET kế thừa từ các ưu việt của các nền tảng trước đó (.NET Framwork,.NET core,.NET Standard, Mono, Xamarin) để quản lý tập trung 1 framework với một hệ thống API hợp nhất cho các nền tảng phát triển của.NET, giúp nâng cao hiệu suất và tăng tốc độ phát triển các tính năng mới, Microsoft dự kiến ra mắt.NET với chu kỳ 1 năm, phiên bản tiếp theo là.NET 6.0 phát hành ngày 09/11/2021, đây là bản phát hành hỗ trợ dài hạn(LTS). Ví dụ đơn giản Hello World Dưới đây là một chương trình C# rất đơn giản, với ví dụ "Hello World" kinh điển: //Trước C# 9.0 using System; class ExampleClass { static void Main(string[] args) { Console.WriteLine("Hello World!"); } } //Kể từ C# 9.0 ta có thể viết ngắn gọn hơn nhờ tính năng Top-level statements using System; Console.WriteLine("Hello World!"); Chương trình này sẽ in ra màn hình console kết quả như sau: Hello World! Ở đoạn code trên, mỗi dòng code có một mục đích đặc biệt, chi tiết như sau: Đầu tiên, dòng sau báo cho trình biên dịch biết chương trình sẽ sử dụng thư viện System. using System;Tiếp theo, dòng sau khai báo một lớp. class ExampleClassHàm Main là hàm khởi động của chương trình. Trong C#, hầu như tất cả các hàm đều nằm trong một lớp nào đó. Do đó, Main có thể được đặt ở bất kỳ lớp nào trong chương trình, và khi có nhiều hàm Main, lập trình viên sẽ phải cấu hình cho trình biên dịch biết rằng hàm Main nào sẽ là hàm khởi động. Trong trường hợp này, chương trình của chúng ta sẽ sử dụng hàm Main ở class ExampleClass, hàm này trả về void (không có giá trị nào cả).static void Main(string[] args) Vì được khai báo là static, lập trình viên có thể gọi hàm này từ đoạn code khác với cú pháp ExampleClass.Main() Cuối cùng, câu lệnh sau là lệnh in ra màn hình của C#: Console.WriteLine("Hello World!"); Console là một lớp static ở namespace System. Lớp này cung cấp các interface chuẩn cho việc nhập, xuất và báo lỗi của chương trình C#. Chương trình của chúng ta gọi hàm WriteLine và in ra dòng "Hello World!" Thông thường mặc định khi tạo chương trình C#, các IDE sẽ tạo các code mẫu sẵn, chúng ta thực sự chỉ cần viết 1 dòng lệnh duy nhất là Console.WriteLine("Hello World!"); để in ra dòng chữ Hello World! Ghi chú
Café du Monde (tiếng Pháp của "quán cà phê của thế giới") là một quán cà phê nổi tiếng tại đường Decatur ở Khu Pháp của thành phố New Orleans, Louisiana, Hoa Kỳ. Nó được biết đến với món café au lait và beignet. Cà phê tại đây được trộn với rau diếp xoăn theo kiểu New Orleans. Quán này đặt tại Chợ Pháp từ năm 1862. Trong hơn một thế kỷ nó là một trong hai quán bán cà phê và beignet giống nhau tại chợ này. Bắt đầu từ giữa thập niên 1980, Café du Monde đã mở thêm vài quán khác ở các khu buôn bán. Lúc đầu có các quán xa tận Atlanta, Georgia, trong những năm gần đây công ty đã giới hạn các hoạt động nội trong vùng New Orleans và một quán khác tại Baton Rouge. Tại Nhật Bản có một số quán của Café du Monde. Quán này mở cửa 24 giờ mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần, trừ ngày lễ Giáng sinh. Đôi khi nó cũng đóng cửa vì bão. Nó được chiếu cố bởi các du khách đến New Orleans cũng như dân địa phương. Sau cơn bão Katrina, quán này phải đóng cửa, nhưng không bị thiệt hại nghiêm trọng. Quán tại Khu Pháp mở cửa lại ngày 19 tháng 10 năm 2005. Điều khác Hầu hết các nhân viên tiếp đãi tại Café du Monde là người Việt.
Đồng Đăng là một thị trấn biên giới thuộc huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam. Địa lý Thị trấn Đồng Đăng cách thành phố Lạng Sơn 14 km về phía đông bắc, có vị trí địa lý: Phía đông giáp xã Bảo Lâm Phía nam giáp xã Phú Xá Phía tây nam giáp xã Hồng Phong Phía tây giáp huyện Văn Lãng Phía bắc giáp Trung Quốc. Phía bắc thị trấn có Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị là điểm đầu của Quốc lộ 1, tuyến đường giao thông xuyên suốt Việt Nam. Theo thống kê năm 2019, thị trấn có diện tích 4,89 km², dân số là 8.922 người, mật độ dân đạt 1.824 người/km². Lịch sử Ngày 25 tháng 2 năm 2016, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 158/QĐ-BXD công nhận thị trấn Đồng Đăng mở rộng (có diện tích tự nhiên 10.029 ha, bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính của thị trấn Đồng Đăng và các xã: Hồng Phong, Phú Xá, Thụy Hùng, Bình Trung; một phần diện tích xã Bảo Lâm, huyện Cao Lộc và một phần diện tích xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng) là đô thị loại IV. Kinh tế Bên cạnh thế mạnh là cầu nối, cửa ngõ của Việt Nam với Trung Quốc, có hệ thống giao thông đường sắt và đường bộ rất thuận tiện, nối liền với các trung tâm kinh tế lớn của Việt Nam. Đồng Đăng cũng nằm trong các hành lang tăng trưởng kinh tế và quốc tế quan trọng như: Hành lang Hà Nội — Lạng Sơn — Nam Ninh — Bắc Kinh Hành lang Đông Tây dọc biên giới theo Quốc lộ 4A — 4B Trung Quốc — Cao Bằng — Lạng Sơn — Tiên Yên — Vân Đồn Hạ Long — Hải Phòng — Móng Cái — Trung Quốc Hành lang Đông — Tây dọc đường 279. Đô thị Đồng Đăng nằm trong Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng — Lạng Sơn, đóng vai trò quan trọng trong giao thương qua cửa khẩu biên giới với Trung Quốc. Giao thông Ngoài Quốc lộ 1, từ Đồng Đăng còn có quốc lộ 1B đi thành phố Thái Nguyên, quốc lộ 4A đi thành phố Cao Bằng. Tuyến đường sắt liên vận quốc tế từ Việt Nam đi qua ga Đồng Đăng để sang Trung Quốc và từ đó đi các nước khác. Thủ tục xuất nhập cảnh với người và hàng hóa đi đường sắt liên vận quốc tế được thực hiện ở ga này. Đây là nơi diễn ra cuộc chiến đấu ác liệt của Bộ đội địa phương và nhân dân tỉnh Lạng Sơn chống quân xâm lược Trung Quốc trong chiến tranh biên giới phía bắc 1979. Di tích Tại Đồng Đăng có một hệ thống lô cốt vững chắc được gọi là Pháo đài Đồng Đăng do Pháp xây dựng trước năm 1945. Mục đích là để khống chế một khu vực rộng lớn tiếp giáp với biên giới Trung Quốc. Trước khi quân Trung Quốc tấn công, khu vực này được giao cho một đơn vị Công an vũ trang của Công an tỉnh Lạng Sơn bảo vệ (đơn vị này ngày nay được gọi là đại đội C1 thuộc phòng cảnh sát bảo vệ Công an tỉnh Lạng Sơn). Ngày 17/2/1979, khi quân Trung Quốc bắt đầu tấn công Đồng Đăng thì đơn vị này với 200 chiến sĩ đã chiến đấu giữ lô cốt này trong một tuần và ngăn chặn quân Trung Quốc tiến về thị xã Lạng Sơn, góp phần ngăn chặn bước tiến của quân Trung Quốc. Trong cuộc chiến đấu, đơn vị này đã tử trận gần hết và đến ngày thứ 7 họ còn 6 người. Lợi dụng đêm tối, 6 người còn lại thoát ra khỏi lô cốt và rút về tuyến sau. Chiến tranh kết thúc, đơn vị C1 này và 6 chiến sĩ còn sống đều được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Một trong 6 đồng chí đó có anh hùng Triệu Quang Điện tiếp tục công tác tại Công an tỉnh Lạng Sơn (nguyên Phó trưởng phòng Cảnh sát Hình sự) Nay là Đại tá - Trưởng phòng truy nã tội phạm. Khi chiếm được pháo đài Đồng Đăng, quân Trung Quốc đã dùng 10 tấn thuốc nổ để phá hệ thống lô cốt này. Tuy nhiên số thuốc nổ này chỉ làm sập được phần trên cùng của lô cốt, còn hệ thống hầm gầm vẫn nguyên vẹn. Chú thích
TVXQ (tên chính thức là TVXQ!), viết tắt của Tong Vfang Xien Qi (Chữ Hán: 東方神起, Hán Việt: Đông Phương Thần Khởi), là một nhóm nhạc nam Hàn Quốc được công ty SM Entertainment thành lập vào năm 2003. Tại quê nhà, nhóm được gọi với cái tên Dong Bang Shin Ki, viết tắt là DBSK (Hangul: 동방신기, tức Đông Phương Thần Khởi), ghép từ các chữ cái đầu trong tên tiếng Hàn của nhóm. Tên phiên âm Hán-Việt của nhóm là Đông Phương Thần Khởi, có nghĩa là "Những vị thần trỗi dậy từ phương Đông". Năm 2005, nhóm được giới thiệu tại Nhật Bản dưới tên Tohoshinki (Kanji: 東方神起), với công ty chủ quản là Rhythm Zone (công ty con của Avex). Nhóm có 2 fanclub chính thức, ở Hàn Quốc là Cassiopeia và ở Nhật Bản là BigEast. Màu bóng cũng như màu tượng trưng của nhóm là màu Đỏ. Được thành lập và hoạt động với 5 thành viên là: U-Know Yunho (nhóm trưởng), Hero Jaejoong, Micky Yoochun, Xiah Junsu và Max Changmin. Tuy nhiên vào tháng 7 năm 2009, vấn đề pháp lý của 3 thành viên với công ty quản lý xảy ra khiến nhóm ngừng tất cả các hoạt động. Năm 2010, 3 thành viên Hero Jaejoong, Xiah Junsu và Micky Yoochun thành lập và hoạt động dưới tên JYJ (trực thuộc công ty CJes). Sau 2 năm 3 tháng gián đoạn, TVXQ trở lại với đội hình 2 thành viên gồm có Yunho và Changmin với album thứ 5 "Keep Your Head Down" mà sau đó đã đứng đầu Gaon Chart 2 tuần sau khi phát hành. Năm 2008, với đĩa đơn tiếng Nhật thứ 16, "Purple Line", lần đầu tiên chiếm ngôi vị quán quân trên bảng xếp hạng Oricon, TVXQ trở thành nghệ sĩ châu Á thứ 5 không phải người Nhật và là nhóm nhạc nước ngoài đầu tiên có đĩa đơn No.1 trên bảng xếp hạng uy tín này. Với đĩa đơn thứ 23, "Doushite Kimi wo Suki ni Natte Shimattan Darou?" (どうして君を好きになってしまったんだろう?) đã giúp TVXQ lập kỉ lục mới, trở thành nghệ sĩ nước ngoài đầu tiên có 3 đĩa đơn đứng đầu bảng xếp hạng. Đầu năm 2010, nhóm tung ra album "Best Selection 2010" ở Nhật và đạt được kỉ lục mới nữa với hơn 510.000 bản tiêu thụ được trong một tháng và giành được đồng thời 2 giải bạch kim. Năm 2012, sau đĩa đơn thứ 36, "Catch Me -If you wanna-", TVXQ trở thành nghệ sĩ nước ngoài đầu tiên có 12 đĩa đơn đạt ngôi vị quán quân trên Oricon và cũng là nghệ sĩ nước ngoài đầu tiên tiêu thụ được hơn 200 nghìn bản trong lịch sử J-pop, phá vỡ kỷ lục của Elton John tại xứ sở hoa anh đào này. Quá trình hoạt động 2003–2005: Ra mắt và phát triển Trước khi ra mắt, nhóm được đề nghị ra mắt dưới những cái tên như sau: O Jang Yukbu (Hangul: 오장육부; Hán-Việt: Ngũ Tạng Lục Phủ), Jeonseoleul Meokgo Saneun Gorae (Hangul: 전설을 먹고 사는 고래; Hán-Việt: Con cá voi ăn những huyền thoại), Dream Team, SM5 (sau này bị hủy bỏ do trùng tên với một hãng xe hơi mới), và Dong Bang Bul Pae (Hangul: 동방불패; Hán-Việt: Đông Phương Bất Bại). Họ đã quyết định tên của mình là Dong Bang Bul Pae, nhưng sau đó đổi sang thành Dong Bang Shin Ki (Hangul: 동방신기; Hán-Việt: Đông Phương Thần Khởi). TVXQ chính thức ra mắt khán giả Hàn Quốc vào ngày 26 tháng 12 năm 2003 trong một buổi biểu diễn các ca khúc "Hug" và "Oh Holy Night" (hát theo phong cách acappella cùng với BoA) với sự có mặt của hai nữ ca sĩ BoA và Britney Spears. Đĩa đơn đầu tiên "Hug", phát hành vào tháng 1 năm 2004, đứng thứ 4 trên bảng xếp hạng hàng tháng và bán được 169,532 bản (năm 2004) và đứng thứ 14 trong bảng xếp hạng đĩa bán chạy nhất năm 2004. Đĩa đơn thứ 2 mang tên "The Way U Are" phát hành vào tháng 7 năm 2004, đạt vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng và đứng thứ 9 trong những đĩa đơn bán chạy nhất năm với 214.069 bản (năm 2004). Sau đó TVXQ tiếp tục cho ra mắt album đầu tiên của mình "Tri-Angle" vào tháng tháng 10 năm 2004. Album đã chiếm vị trí thứ nhất trong bảng xếp hạng, tiêu thụ được 242.450 bản (chỉ trong năm 2004) và đứng thứ 8 trong những đĩa nhạc bán chạy nhất năm 2004 . Ngày 27 tháng 4 năm 2005, TVXQ ra mắt tại Nhật Bản với sự quản lý của Rhythm Zone (công ty con của Avex). Đĩa đơn tiếng Nhật đầu tiên được phát hành là "Stay With Me Tonight" . Họ lại tiếp tục phát hành ca khúc tiếng Nhật thứ hai, "Somebody To Love" trước khi trở về Hàn Quốc cho ra mắt album tiếng Hàn thứ hai, "Rising Sun". Rising Sun sau khi phát hành đã chiếm vị trí số 1 trên bảng xếp hạng với 222.472 bản bán được chỉ trong năm 2005 và đứng ở vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng cuối năm. Kết thúc năm 2005, TVXQ cho ra mắt đĩa đơn thứ ba "My Destiny" tại Nhật. Ca khúc "Show Me Your Love" thu âm cùng Super Junior tại Hàn Quốc đã tiêu thụ được 49.945 bản và đứng thứ 35 trong những đĩa đơn bán chạy nhất năm 2005. Sau đó, TVXQ nhận giải thưởng "Video âm nhạc hay nhất" cho Rising Sun và giải "Khán giả bình chọn" tại Liên hoan Mnet KM Music Video năm 2005. 2006–2007: Tấn công thị trường châu Á TVXQ đã bắt đầu năm 2006 với chuyến lưu diễn quốc tế đầu tiên trên toàn châu Á - 1st Asia Tour ~Rising Sun~. Ngoài Hàn Quốc, họ còn diễn tại Trung Quốc, Thái Lan, và Malaysia và trở thành nghệ sĩ Hàn Quốc đầu tiên tổ chức biểu diễn hoà nhạc tại Malaysia . Trong tháng ba, nhóm phát hành đĩa đơn tiếng Nhật thứ tư, "Asu Wa Kuru Kara" (明日は来るから) và album tiếng Nhật đầu tiên "Heart, Mind and Soul". Album đứng thứ 25 trên bảng xếp hạng tuần Oricon với 9.554 bản được tiêu thụ. Đĩa đơn tiếng Nhật thứ 5, "Rising Sun/Heart, Mind and Soul" được phát hành một tháng sau đó và chiếm vị trí thứ 22 trên bảng xếp hạng Oricon. Để quảng bá cho album, họ tổ chức lưu diễn lần đầu tiên tại Nhật, 1st Live Tour 2006: Heart, Mind and Soul từ tháng 5 đến tháng 6 . Sau đó, TVXQ phát hành thêm hai đĩa đơn tiếng Nhật "Begin" và "Sky". Cả hai ca khúc đều đứng ở vị trí thứ 6 và là những đĩa đơn đầu tiên của nhóm vào được Top 10 bảng xếp hạng Oricon. Trong mùa hè, TVXQ biểu diễn tại concert thường niên của Avex, A-Nation. TVXQ trở lại Hàn Quốc với album thứ 3 "O"-Jung.Ban.Hap. ("O"-正. 反. 合) vào tháng 9 năm 2006. Cũng giống như các album tiếng Hàn trước đó, "O"-Jung.Ban.Hap. chiếm vị trí thứ nhất tại các bảng xếp hạng với tổng số 349.317 bản được tiêu thụ trong năm 2006 và đã trở thành đĩa nhạc bán chạy nhất trong năm. Hai tháng sau, nhóm phát hành đĩa đơn thứ 8, "Miss you/"O" -Sei-Han-Go-" chiếm vị trí thứ 3 trên bảng xếp hạng ngày của Oricon. Đây là đĩa đơn đầu tiên của nhóm vào được Top 5. Tại Liên hoan MKMF Music năm 2006, TVXQ đoạt được bốn giải thưởng là "Nghệ sĩ xuất sắc nhất của năm", "Nhóm nhạc xuất sắc nhất", "Mnet. com" và "Giải thưởng Mnet Plus Mobile do khán giả bình chọn". Tại lễ trao giải Liên hoan âm nhạc Seoul thứ 16, TVXQ đã giành được ba giải thưởng, bao gồm cả giải "Daesang" . Nhóm cũng đạt được giải "Daesang" tại giải Đĩa vàng 2006 cùng một giải "Bonsang". Tại lễ trao giải SBS Gayo 2006, TVXQ lại đoạt thêm giải "Daesang" và "Bonsang". TVXQ đã bắt đầu năm 2007 với một đĩa đơn tiếng Nhật mới, "Step By Step", phát hành sau chuyến lưu diễn toàn châu Á thứ hai 2nd Asia Tour "O". Nhóm đã diễn tại Seoul, Đài Bắc, Bangkok, Kuala Lumpur, Thượng Hải và Bắc Kinh. Trong tháng ba, nhóm phát hành đĩa đơn tiếng Nhật thứ 10 "Choosey Lover" và album tiếng Nhật thứ 2 "Five in the Black". Cả hai đều nằm trong Top 10 của Oricon với vị trí thứ 9 và 10. Trong tháng 5, nhóm đã tới tham dự giải thưởng âm nhạc MTV Video Music Nhật Bản và đoạt giải "Best Buzz Asia in Korea" cho album "O"-Jung.Ban. Hap. Từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2007, nhóm phát hành một chuỗi năm đĩa đơn: "Lovin' You", "Summer: Summer Dream/Song for You/Love in the Ice", "Shine/Ride On", "Forever Love" và "Together". "Summer: Summer Dream/Song for You/Love in the Ice" đứng ở vị trí thứ hai trên Oricon và cũng là thành tích cao nhất của một nhóm nhạc nước ngoài đạt được vào thời điểm đó. TVXQ cũng đã hợp tác với ca sĩ Nhật Bản Koda Kumi cho đĩa đơn thứ 38 của cô, "Last Angel", được sử dụng làm nhạc nền cho bộ phim hành động Resident Evil: Extinction. 2008–2009: Thành công về thương mại TVXQ phát hành đĩa đơn tiếng Nhật thứ 16 "Purple Line" vào ngày 16/01/2008 và trở thành nhóm nhạc nước ngoài đầu tiên có đĩa đơn xếp thứ nhất trên bảng xếp hạng tuần Oricon. Sau đó, họ phát hành album tiếng Nhật thứ ba "T". "T" đã chiếm vị trí thứ 4 trên Oricon tuần. TVXQ công bố dự án "Trick" với kế hoạch là 5 đĩa đơn sẽ được phát hành trong vòng 6 tuần, từ tháng 2 đến tháng 3 phát hành các đĩa đơn hát riêng của từng thành viên. Sau đó, họ đã tiếp tục cho ra mắt đĩa đơn thứ 23, "Beautiful You / Sennen Koi Uta" (Beautiful You / 千年恋歌) trong tháng 4 và trở thành nghệ sĩ nước ngoài đầu tiên có 2 đĩa đơn No.1 trên Oricon tuần sau 24 năm. Họ trở lại Hàn Quốc để tham gia Dream Concert 2008 tại Sân vận động Olympic, Seoul vào tháng 6. Ngày 12 tháng 6, họ khép lại chuyến lưu diễn châu Á lần thứ hai -2nd Asia tour concert "O"- với buổi biểu diễn tại Bắc Kinh, mà đã bắt đầu vào ngày 23 tháng 2 năm 2007 tại Seoul. TVXQ trở lại Nhật Bản và phát hành đĩa đơn thứ 24 "Doushite Kimi wo Suki ni Natte Shimattan Darou?" và lại trở thành nghệ sĩ nước ngoài duy nhất có 3 đĩa đơn No.1 trên bảng xếp hạng Oricon tuần. Sau đó, họ đã biểu diễn tại lễ kỉ niệm 20 năm của Avex và A-Nation 2008. Trong tháng 8, TVXQ trở lại Hàn Quốc một lần nữa để tham gia vào SMTown Live 08 cùng với các nghệ sĩ trực thuộc SM khác như: BoA, The Grace, Zhang Liyin, Girls' Generation, SHINee và Super Junior. Album thứ tư của nhóm tại Hàn Quốc, "Mirotic" đã bị phát hành muộn vào 24/09/2008 (theo đúng lịch là 22/09 nhưng do có số lượng lớn các đơn đặt hàng nên đã bị xuống 2 ngày). Giống như những album tiếng Hàn trước, Mirotic khởi đầu ở vị trí số 1 tại các bảng xếp hạng với 307.974 bản bán được (chỉ sau 3 ngày ra mắt, Mirotic đã trở thành album bán chạy nhất năm 2008 tại Hàn Quốc). Trong đầu tháng 1 năm 2009, album đã bán được thêm 194.863 bản, và tổng số album đã tiêu thụ được 502.837 bản, trở thành album đầu tiên trong 6 năm qua tại Hàn Quốc vượt ngưỡng 500.000 bản. Trong tháng 10, TVXQ phát hành đĩa đơn "Jumon ~Mirotic~" (呪文 〜MIROTIC〜), một phiên bản của Mirotic tại Nhật và không ngoài dự đoán, ca khúc này đã xếp thứ nhất trên bảng xếp hạng tuần Oricon. TVXQ tham dự Liên hoan Âm nhạc Kouhaku Uta Gassen được tổ chức thường niên vào dịp cuối năm. Đây là buổi biểu diễn âm nhạc có tỉ lệ người xem cao kỉ lục tại Nhật Bản, và TVXQ là nhóm nhạc Hàn Quốc đầu tiên tham gia sự kiện đặc biệt này. Mở màn năm 2009 với đĩa đơn tiếng Nhật thứ 25, "Bolero / Kiss The Baby Sky / Wasurenaide" (Bolero / Kiss The Baby Sky / 忘れないで) phát hành vào tháng 1 năm 2009, chiếm vị trí số một bảng xếp hạng tuần Oricon. Đĩa đơn giúp cho họ trở thành nghệ sĩ nước ngoài đầu tiên và duy nhất có đến 5 ca khúc No.1 trên Oricon. Trong tháng 3, TVXQ phát hành đĩa đơn thứ 26 "Survivor", theo sau đó album tiếng Nhật thứ 4, "The Secret Code" chiếm vị trí thứ 2 còn "Survivor" chiếm vị trí 3 trên Oricon và kết thúc chuỗi đĩa đơn No.1 liên tiếp của họ. Ngày 22 tháng 4 năm 2009, TVXQ phát hành đĩa đơn thứ 27 "Share the World / We Are!". Đĩa đơn này đứng thứ nhất trên Oricon tuần, đồng thời We Are trở thành ca khúc mở đầu chính thức cho bộ anime One Piece của Nhật Bản. Đĩa đơn thứ 28, "Stand By U", phát hành ngày 1 tháng 7 năm 2009 và xếp thứ 2 trên bảng xếp hạng. TVXQ đã tiếp tục với chuyến lưu diễn châu Á lần thứ 3 mang tên The 3rd Asia tour concert ~Mirotic~ bắt đầu vào ngày 20 tháng 2 năm 2009 tại sân vận động trong nhà Seoul Olympic và kết thúc ngày 22 tháng 2 năm 2009, TVXQ tổ chức diễn tại nhiều nơi khác như Nam Kinh, Gwangju, Thái Lan... và đã phục vụ hơn 390.000 lượt fan. Sau đó nhóm đã trở lại Nhật Bản để bắt đầu chuyến diễn vòng quanh nước Nhật bắt đầu từ tháng 4. Tháng 7 năm 2009, TVXQ trở thành nhóm nhạc đầu tiên của Hàn Quốc tổ chức liveshow tại Tokyo Dome của Nhật Bản.. Đây là tour diễn qua 11 thành phố lớn của Nhật Bản với hơn 20 đêm diễn phục vụ hơn 500.000 lượt fan (trong đó riêng 2 đêm diễn ở Tokyo Dome đã đón khoảng 110.000 người hâm mộ). Ngày 22 tháng 8, vượt qua tất cả các tên tuổi khác như Super Junior, BigBang... TVXQ đã giành được giải thưởng "Nhóm nhạc nổi tiếng nhất châu Á" với 48% lượng bình chọn tại Channel V Music Video Awards 2009 của Thái Lan. Hơn thế nữa, tại Nhật Bản họ đã giành được một đĩa bạch kim cho album "The Secret Code", và hai đĩa vàng cho chuyến lưu diễn "T" và "Heart, Mind and Soul". Ngày 30 tháng 9, hai thành viên Hero Jaejoong và Micky Yoochun đã phát hành đĩa đơn thứ 29, "COLORS ~Melody and Hamony~/Shelter", bán được hơn 104.000 bản ngay trong ngày đầu phát hành và một lần nữa giành được vị trí No.1 bảng xếp hạng Oricon tuần với hơn 149.000 bản được tiêu thụ . Bên cạnh đó, vào ngày 8 tháng 10 năm 2009 trên bảng xếp hạng Oricon tuần dành cho DVD, 4th The Secret Code tour - Final in Tokyo Dome đã chiếm ngôi đầu bảng với hơn 171.000 bản được tiêu thụ. Đây là thành tích mà trong vòng hơn 20 năm qua chưa một nghệ sĩ nước ngoài nào làm được tại Nhật Bản. Năm 2009 là năm thành công lớn về doanh thu của nhóm. Mặc dù vướng vào vụ kiện từ cuối tháng 7, không có nhiều hoạt động vào cuối năm 2009 nhưng tính riêng doang thu ở Nhật nhóm đã kiếm được khoảng 76 triệu USD (đứng thứ 3 về doanh thu chỉ xếp sau hai ban nhạc hàng đầu của Nhật là Arashi và Exile). Còn nếu tính cả thị trường châu Á thì nhóm đã mang về cho SM khoảng gần 110 triệu USD và là nghệ sĩ Hàn Quốc có doanh thu cao nhất năm 2009 (đứng thứ hai là Bi-Rain khoảng 57 triệu USD, đứng thứ ba là Big Bang khoảng gần 20 triệu USD). TVXQ là nhóm nhạc nam có số lượng fan đông nhất thế giới. 2009–2010: Vụ kiện với SM, những thành công tại Nhật và tạm dừng hoạt động Thành công tại Nhật Đĩa đơn thứ 30 của TVXQ, "BREAK OUT!", chiếm ngôi vị quán quân trên Oricon với 256.000 bản bán được ngay trong tuần đầu tiên, phá vỡ kỉ lục của Elton John là nghệ sĩ nước ngoài có lượng tiêu thụ cao nhất trong 12 năm 4 tháng. Họ cũng lập kỉ lục, trở thành nghệ sĩ nước ngoài có lượng đĩa bán được trong tuần đầu tiên cao nhất tại Nhật. Tháng 2 năm 2010, TVXQ đã được mời thể hiện ca khúc "With All My Heart -君が踊る、夏-", được sử dụng làm nhạc phim "君が踊る、夏 / Kimi ga Odoru, Natsu". Bộ phim sẽ ra mắt vào tháng 9 năm 2010.. Ngày 17 tháng 2 năm 2010, TVXQ phát hành album tiếng Nhật, "Best Selection 2010", bao gồm các ca khúc xuất sắc nhất của nhóm trong thời gian hoạt động ở Nhật. Album đã giành vị trí quán quân trên bảng xếp hạng album tuần Oricon với hơn 500 000 bản được tiêu thụ, đồng thời phá vỡ kỉ lục của Bon Jovi sau 12 năm 9 tháng. Đây là một thành công khẳng định mức độ nổi tiếng của nhóm tại Nhật Bản, thị trường âm nhạc lớn thứ 2 thế giới (sau Mĩ) và hơn nữa, từ trước đến nay cũng rất ít nghệ sĩ nước ngoài có được lượng tiêu thụ cao ở thị trường này. Ngày 24 tháng 3 năm 2010, TVXQ chính thức phát hành đĩa đơn thứ 30 tiếng Nhật mới mang tên "Toki Wo Tomete (時ヲ止メテ)". Với gần 125.000 bản bán được trong ngày đầu tiên, đĩa đơn đã giành vị trí No.1 trên bảng xếp hạng Oricon ngày. Cùng với đó, album "TVXQ NonStop-MIX vol.2", một album "non-stop mix" gồm 22 bài hát nổi tiếng của nhóm, đã chiếm vị trí số 2 trên bảng xếp hạng cùng ngày. "Toki Wo Tomete" cũng đứng thứ 2 trên bảng xếp hạng Oricon tháng 3 với 209.063 bản được tiêu thụ. Sau khi dừng hoạt động Vào ngày 3 tháng 4 năm 2010, Avex đã tuyên bố tạm ngừng hoạt động của TVXQ tại Nhật Bản dưới cái tên Tohoshinki và sẽ giúp đỡ mỗi thành viên đi theo con đường solo. Năm 2010, chỉ trong 3 tháng đầu năm, với việc phát hành 2 đĩa đơn vào ngày 27 tháng 1 và 24 tháng 3, cùng với album Best Selection 2010 vào 17 tháng 2, album "TVXQ NonStop-MIX vol.2" vào 24 tháng 3 và DVD The One vào 17 tháng 3, nhóm đã lập thêm một kỷ lục mới khi tổng lượng đĩa bán ra đã xấp xỉ 1.300.000 bản (chỉ tính riêng trên bảng xếp hạng ORICON tại Nhật). Tháng 3 vừa qua, Hiệp hội ghi âm Nhật Bản đã chính thức trao tặng cho TVXQ đĩa Bạch kim cho hai đĩa đơn "BREAK OUT!" và "Toki Wo Tomete", còn album Best Selection 2010 với việc tiêu thụ hơn 510.000 trong vòng 1 tháng đã được chứng nhận Đĩa đôi bạch kim và đồng thời cũng đoạt No.1 Bảng xếp hạng toàn cầu. Cuối tháng 5 năm 2010, Avex thông báo chính thức, 3 thành viên của TVXQ (Jaejoong, Yoochun và Junsu) sẽ tổ chức concert "Thanksgiving Live in Dome" tại Nhật Bản, dưới danh nghĩa một nhóm mới. Nhóm được lấy tên là JYJ, viết tắt của các chữ cái đầu tên của 3 thành viên, dưới sự quản lý của Rhythm Zone Japan. JYJ phát hành DVD live đầu tiên,"THANKSGIVING LIVE IN DOME" vào 8 tháng 9. Hơn 119.000 bản đã được tiêu thụ trong tuần đầu phát hành, đạt No.1 trên BXH Oricon DVD tuần. Mini-album đầu tiên The... được phát cùng ngày, cũng đồng thời dành vị trí No.1 trên BXH album Oricon tuần, với 139,708 bản. Lần cuối cùng một nghệ sĩ đạt vị trí quán quân trên cả BXH album và DVD cùng lúc là 3 năm 10 tháng trước với album "Golden Best ~15th Anniversary~" và DVD "ZARD Le Portfolio 1991-2006″ của ZARD Tháng 9 năm 2010, Avex tuyên bố đình chỉ mọi hoạt động của JYJ tại Nhật Bản do một số bất đồng giữa Avex và cơ quan môi giới của JYJ tại Hàn Quốc, C-JeS Entertainment. Ngày 14 tháng 10 năm 2010, JYJ phát hành album tiếng Anh toàn cầu "The Beginning". Album được hợp tác với một số tên tuổi nổi tiếng như Kanye West, Malik Yusef. Họ cũng đã chính thức khởi động tour showcase toàn cầu của mình, được tổ chức tại châu Á và Mỹ. Tính đến ngày 01/01/2011 album đã tiêu thụ được 509.396 bản. Họ được bạn đọc của tờ báo danh tiếng Billboard bầu chọn đứng thứ 5 các Album hay nhất năm cùng với các tên tuổi nổi tiếng trên thế giới. Họ tiến hành các buổi showcase quảng bá Album The Beginning của mình trên toàn thế giới, mở đầu ở Seoul, Hong Kong, Bangkok, Kuala Lumpur, Malaysia, Taipei, qua các thành phố lớn ở Mỹ: New York, Seattle, San Francisco, Las Vegas, Los Angeles, Hawaii (nhưng sau đó showcase ở Hawaii bị hủy do một số vấn đề về địa điểm) và kết thúc tại Thượng Hải, đạt được thành công ngoài mong đợi. Tuy gặp phải vấn đề về VISA, các buổi showcase ở Mỹ đều không thu tiền vé và các thành viên phải tự chi trả cho các buổi showcase nhưng họ vẫn nhận được phản hồi tốt ở đất nước này. Thành quả Vì vẫn vướng vào những rắc rối của vụ kiện nên những hoạt động ở Nhật Bản của nhóm không được quảng bá nhiều, tuy nhiên khi Nhật Bản công bố tổng doanh thu mà các nghệ sĩ kiếm được trong năm 2010 (từ 28 tháng 12 năm 2009 đến 22 tháng 12 năm 2010), TVXQ đứng thứ 2 chỉ xếp sau Arashi và xếp trên AKB48 với tổng doanh thu là 9,411,500,000 yen ($112 triệu). Trong đó single album mang lại 777,200,000 yen; album đem về 3,986,100,000 yen; DVD đem về 4,604,500,000 yen; và blu-ray đem về 43,700,000 yen. TVXQ đã khẳng định vị trí hàng đầu của mình ở J-Pop và là một trong những nghệ sĩ hàng đầu của tập đoàn AVEX (cùng với những nghệ sĩ bản địa nổi tiếng của công ty như EXILE, Ayumi Hamasaki, Koda Kumi, AAA...). Như vậy chỉ tính riêng ở Nhật Bản, tổng số tiền mà TVXQ kiếm được năm 2010 gần gấp đôi năm 2009 (khoảng 76$ triệu). 2011: Sự trở lại Vào lúc 0h ngày 4 tháng 1 năm 2011 (22h ngày 3 tháng 1 năm 2011 theo giờ Việt Nam), trên kênh YouTube của SM Entertainment, công ty đã tung MV ca khúc "Keep Your Head Down". Đây là ca khúc đánh dấu sự trở lại của cái tên TVXQ tại K-Pop. Ca khúc được hát bởi 2 thành viên là U-know Yunho và Max Changmin. Phiên bản Nhật của "Keep Your Head Down" cũng thành công vang dội khi giành được danh hiệu đĩa bạch kim với 285.081 bản được tiêu thụ trong năm 2011 trở thành single thứ 8 của TVXQ đứng đầu bảng xếp hạng Oricon. Trong tháng 3 năm 2011, TVXQ tung tiếp single "Before U Go" như là một phần trong album trong album repackage của họ, single này đã đạt vị trí thứ 9 trên Gaon. Trong các hoạt động quảng bá Keep Your Head Down, Yunho và Changmin lên tiếng lần đầu tiên vào năm 2010 việc gián đoạn và chia cắt với JYJ. Theo Yunho, sự chia rẽ là do quan điểm khác nhau giữa các thành viên và họ đã có tranh chấp về mục tiêu trong tương lai. Ngày 20/07, TVXQ phát hành single "Superstar" và trở thành single thứ 9 của họ có vị trí #1 trên Oricon với 75.687 bản được tiêu thụ trong ngày đầu tiên. Cùng lúc đó Yunho và Changmin cũng phát hành album tiếng Nhật '"TONE"', cùng hai single cho album này là "B.U.T (Be-Au-Ty)" và "Duet". Ngày 19/9, TVXQ phát hành MV "B.U.T (Be-Au-Ty)" trên trang chủ của Avex như là một cách quảng bá cho album. "B.U.T (Be-Au-Ty)" đã đạt được vị trí số 1 trên "J-pop Hot 100". Và với 205.000 bản được tiêu thụ trong tuần đầu tiên album này đã giúp TVXQ phà vỡ kỉ lục tồn tại 11 năm 4 tháng của bảng xếp hạng Oricon, trở thành nam nghệ sĩ nước ngoài đầu tiên bán được hơn 200.000 bản album trong tuần đầu tiên. Đồng thời album cũng đạt được danh hiệu đĩa bạch kim không lâu sau đó với 278.057 album được bán trong tháng đầu tiên. Cũng trong năm 2011 TVXQ nhận thêm danh hiệu đĩa vàng cho 2 single "Superstar" và "Winter Rose" với lần lượt 188.314 và 152.825 bản được tiêu thụ. Trong những tháng cuối năm 2011, bộ đôi này thực hiện cho một chuỗi các lễ hội âm nhạc K-pop trên toàn thế giới. Đầu tiên họ biểu diễn tại Hallyu Dream Concert 2011 tại sân vận động Gyeongju, Hàn Quốc vào ngày 03/10. Ngày 09 Tháng 10 năm 2011, TVXQ tham gia New York-Korea Festival, một buổi hòa nhạc được sản xuất bởi KBS để kỷ niệm kỷ niệm 20 năm gia nhập của Hàn Quốc vào Liên Hợp Quốc được tổ chức ở New Jersey. Ngày 23 tháng 10, TVXQ biểu diễn với SM Town tại Concert SM Town ở New York tại Madison Square Garden và thu hút được sự chú ý của truyền thông quốc tế. TVXQ cũng là nghệ sĩ kết thúc chương trình tại K-pop Music Festival 2011 tại Sydney, Australia ngày 12 tháng 11. 2012: Tour lưu diễn thứ 5 tại Nhật Bản và album thứ 6 tại Hàn Quốc TVXQ bắt đầu năm 2012 với sự trở lại của tour diễn Nhật Bản "TONE" vào tháng 1 năm 2012. Vé đã được bán hết chỉ trong một vài phút. Có tổng cộng 26 buổi diễn tại 9 thành phố, TONE Tour thu hút 550,000 fan tham dự, nhiều hơn gấp đôi số lượng khán giả tham gia tour diễn năm 2009 - The Secret Code Tour. TVXQ cũng trở thành nghệ sĩ nước ngoài thứ ba, sau khi Michael Jackson và Backstreet Boys, biểu diễn tại Tokyo Dome trong ba ngày liên tiếp, thu hút hơn 165,000 khán giả. Tour lưu diễn với 550.000 khán giả cũng là tour diễn lớn nhất của bất kỳ nghệ sĩ Hàn Quốc tại Nhật Bản vào thời điểm đó, cho đến khi TVXQ tự phá vỡ kỷ lục của chính mình với 2013 Nhật Bản tour của họ TIME Tour. Với việc phát hành đĩa đơn tiếng Nhật thứ 34 "STILL" vào tháng 3 năm 2012, TVXQ trở thành nghệ sĩ nước ngoài đầu tiên phát hành mười một đĩa đơn đạt No.1 Oricon ở Nhật Bản. Tháng Bảy năm 2012, TVXQ đã được công nhận là các nghệ sĩ nước ngoài đầu tiên tại Nhật Bản bán được hơn 3,1 triệu single CD, phá vỡ mười năm, mười tháng kỷ lục dài mà trước đây đã được tổ chức bởi bộ đôi thanh nhạc Mỹ, The Carpenters. Với hơn 120,000 fan, sự kiện TOHOSHINKI 2012 Bigeast Fanclub Event ~THE MISSION~ cũng đã phá vỡ kỷ lục khác, đó là sự kiện fanclub lớn nhất trong lịch sử âm nhạc của Nhật Bản. Ngày 11/7, TVXQ phát hành single tiếng Nhật thứ 35 mang tên "ANDROID", single đã bán được 98,550 bản trong ngày đầu tiên và 152,412 bản trong tuần đầu tiên, đạt vị trí số 2 trên Jpop Hot 100, đây single cuối cùng trước khi nhóm trở về Hàn Quốc để chuẩn bị cho album thứ 6 "Catch Me". TVXQ trở lại Hàn Quốc trong tháng 9 năm 2012 để phát hành album tiếng Hàn thứ sáu của họ "Catch Me", tiếp theo là thông báo của tour diễn thế giới đầu tiên của họ, Live World Tour: Catch Me. Catch Me được phát hành trực tuyến vào ngày 24 và vào ngày 26 thông qua các cửa hàng. Nó đã trở thành album thứ hai của bộ đôi HoMin và thứ là thứ năm của TVXQ tại đạt No.1 tại Hàn Quốc, duy trì vị trí số một của mình trên Gaon Album Chart trong ba tuần. Vào ngày 26 tháng 11, TVXQ phát hành "Humanoids", là phiên bản repackage của Catch Me, cũng đạt vị trí số một. Hai ngày sau khi phát hành, SM Entertainment và JYJ kết thúc chuỗi vụ kiện của họ và đạt được thỏa thuận, kết thúc tranh chấp pháp lý trong ba năm. Theo một phần của thỏa thuận, hai bên nói rằng họ sẽ không còn can thiệp vào các hoạt động của nhau, và cũng theo đó thoả thuận hợp đồng của JYJ với SM Entertainment đã kết thúc vào tháng 7 năm 2009. Ngay sau đó, TVXQ phát hành single thứ 36 tại Nhật là "Catch Me -If You Wanna-", trong single lần này, TVXQ cũng phát hành PV để quảng bá cho cả "I Know", single đạt No1 tại Jpop Hot 100, bán 84,666 bản trong ngày đầu tiên và 134,304 trong tuần. Cũng vào cuối năm 2012, TVXQ tham dự "Kpop Festival 2012" tại Việt Nam, một lần nữa, nhóm lại là nghệ sĩ kết thúc chương trình. 2013: Album tiếng Nhật thứ 6 và đỉnh cao của sự thành công tại Nhật cùng kỉ niệm 10 năm hoạt động Vào ngày 16 tháng 1, TVXQ công bố trên trang web chính thức tại Nhật của họ rằng sẽ phát hành album tiếng Nhật thứ 6 mang tên "TIME" vào ngày 6 tháng 3. Album đã trở thành album bán chạy nhất của họ cho đến nay, bán được hơn 277,000 bản ngay trong tháng đầu tiên phát hành. Album đạt vị trí số 1 tại Billboard Japan Hot 100, album cũng lọt vào top 10 album bán chạy nhất năm tại Nhật và là album bán chạy nhất của một nghệ sĩ nước ngoài. Single "Catch Me -If You Wanna-", bán được hơn 137,000 bản, và đứng đầu xếp hạng Oricon Weekly Singles, khiến nhóm là nghệ sĩ nước ngoài đầu tiên có 12 single đạt No.1 trên bảng xếp hạng Oricon. Trong tháng 3 nhóm tham gia vào album TRF Tribute Album Best kỉ niệm 20 năm của TRF. Nhóm đã hát ca khúc "survival dAnce ~no no cry more~" và là nghệ sĩ Hàn Quốc duy nhất tham gia vào album này. Nhóm khởi động TIME Tour với buổi diễn tại Saitama Super Arena vào tháng 4. Bộ đôi này đã trở thành nghệ sĩ đầu tiên của K-pop và là nghệ sĩ nước ngoài thứ 4 tham gia vào tour năm mái vòm, cũng như là nghệ sĩ nước ngoài đầu tiên biểu diễn tại Sân vận động Nissan. Tour diễn đã thu hút một con số khán giả kỷ lục: 890,000 fan và thu về 93 triệu USD, phá vỡ kỷ lục của Tone Tour. Tình cảm mà Bigeast (fandom của TVXQ tại Nhật) dành cho TVXQ là rất lớn, khi đã ghép chữ "We Are T" và "Thank You Tohoshinki" bằng các lightstick trên khắp các khán đài sân vận động Nissan. Song song với tour lưu diễn tại Nhật, TVXQ cũng tiến hành tour lưu diễn thế giới, nhóm bắt đầu với 2 buổi diễn tại Hàn Quốc sau đó tiếp tục đi qua nhiều quốc gia như Hồng Kông, Trung Quốc, Malaysia, Mỹ và Chile. Ngày 12/6, TVXQ phát hành single tiếng Nhật thứ 37 "Ocean", single đã bán 88,428 bản trong ngày đầu tiên, 140,872 bản trong 1 tuần, đạt được vị trí số 2 trên BXH J-pop Hot 100. Ngày 4 tháng 9, TVXQ phát hành single tiếng Nhật thứ 38 "Scream", single bán được 134,304 trong tuần đầu tiên và đạt vị trí số 2 trên J-pop Hot 100 của Billboard, "Scream" chính là ca khúc chủ đề của bộ phim "SADAKO 3D 2". Ngày 27 tháng 11, TVXQ tiếp tục phát hành single thứ 39 "Very Merry Xmas", single bán được 116,655 bản trong tuần đầu và đạt vị trí số 3 tại Jpop Hot 100 của Billboard. Giai đoạn cuối năm, TVXQ tham dự tour lưu diễn thế giới cùng các nghệ sĩ khác của SM trong "SMTOWN Live World Tour 3", nhóm lại chứng tỏ vị thế ông hoàng và là nghệ sĩ nổi tiếng nhất của SM khi tiếp tục được giao trọng trách hát kết thúc chương trình. Trong tháng 12 năm 2013, hai buổi hòa nhạc kỷ niệm mười năm được tổ chức tại Trung tâm triển lãm quốc tế Hàn Quốc trong Ilsanseo-gu, Hàn Quốc để đánh dấu kỷ niệm sinh nhật lần thứ mười của bộ đôi trong ngành công nghiệp âm nhạc Hàn Quốc. Buổi diễn được gọi là "Time Slip", được tổ chức vào ngày 26 và 27, năm 2013. Vé đã nhanh chóng được bán hết trong vòng ít phút và lượng tiêu thụ vé của TVXQ là nhanh nhất trong số các nghệ sĩ SM còn lại. 2014: Album thứ 7 kỉ niệm 10 năm "TENSE", album tiếng Nhật thứ 7 "TREE" và album tiếng Nhật thứ 8 "WITH" Cuối năm 2013, TVXQ đã cho biết dự định phát hành một album dài, thông tin "Kings Of Kpop" trở lại đã trở thành tâm điểm của giới truyền thông, album dự kiến sẽ có khoảng 20 ca khúc và được chia thành 2 phần, 2 thành viên TVXQ và đội ngũ sản xuất của SM đã tích cực bắt tay vào công đoạn sản xuất album và vào ngày 6/1/2014, TVXQ đã phát hành album thứ 7 "Tense" với ca khúc chủ đề "Something" là một sáng tác của nhạc sĩ kì cựu Yoo Young Jin, một ca khúc theo thể loại "jazz&swing", trước đó, vào ngày 1 tháng 1, họ đã phát hành MV cho Something như là một cách quảng bá cho album. Đây là album được Billboard đánh giá là xuất sắc nhất của bộ đôi. Album này còn khiến cho fan của "ông hoàng nhạc pop" Michael Jackson và Bruno Mars phải tấm tắc khen ngợi, album đã đạt vị trí số 2 tại BXH Album thế giới của Billboard và đạt vị trí số 3 trong top những album bán chạy nhất thế giới hàng tuần. Đến nay album đã bán được khoảng 200,000 bản. và đứng đầu BXH Gaon hàng tuần, đạt vị trí số 1 tại BXH album tháng 1 của Gaon. Ngày 5 tháng 2, TVXQ phát hành phiên bản tiếng Nhật của Something trong single tiếng Nhật thứ 40 của họ "Hide&Seek/Something", single bán được 107.413 bản trong tuần đầu tiên, đạt No2 tại BXH Oricon và No2 tại Jpop Hot 100. Ngày 27/2, TVXQ tiếp tục phát hành phiên bản đóng gói cho cho album "Tense" mang tên "Spellbound", album bán được 61.405 bản chỉ sau 2 ngày và đạt vị trí số 2 trên BXH Gaon và đến nay đã bán được 79,100 bản trên Hanteo. Tuy nhiên vì chấn thương của Yunho nên TVXQ đã phải dừng quảng bá Spellbound sớm hơn dự kiến. Vào ngày 24 tháng 3, TVXQ đã tổ chức chuyến tàu kỉ niệm 10 năm cho 180 fan đến từ nhiều quốc gia, dù trước đó, có hơn 10,000 đơn đăng ký. Trong chuyến tàu, thủ lĩnh U Know Yunho đã tuyên bố "TVXQ! sẽ không bao giờ tan rã". Tại Japan Gold Disc Award 2014, TVXQ đã đoạt một lúc năm giải bao gồm 2 giải thưởng lớn là "Album của năm" (TIME) và "nghệ sĩ châu Á xuất sắc nhất", còn lại là giải "3 album xuất sắc nhất", giải "ca khúc được tải về của năm" và giải "MV của năm". Ngày 5 tháng 3, TVXQ phát hành album phòng thu tiếng Nhật thứ 7 (thứ 14 trên tổng số) mang tên "TREE", album đã bán 156.491 bản chỉ trong ngày đầu tiên, trong tuần đầu, album đã bán được 224.796 bản và đã phá kỉ lục của Bon Jovi trở thành nghệ sĩ nước ngoài đầu tiên có 3 album liên tiếp bán hơn 200,000 bản trong tuần đầu tiên. Đến nay, album đã bán được 249,292 bản và đứng ở vị trí số 1 trên Oricon và No1 trên Billboard album Nhật Bản. Như là một cách quảng bá cho album, TVXQ sẽ tiến hành tour lưu diễn toàn Nhật Bản mang tên "Live Tour 2014: TREE", với tour diễn này, TVXQ cũng xác nhận thêm một kỉ lục nữa khi trở thành nghệ sĩ Hàn Quốc đầu tiên có 3 năm liên tiếp diễn 3 đêm liên tiếp ở Tokyo Dome. Nhưng do nhu cầu vé quá cao, họ đã quyết định bổ sung thêm hai concert ở Osaka Dome và một concert ở Tokyo Dome trên tổng số 29 concert, giúp TVXQ trở thành nghệ sĩ nước ngoài đầu tiên có bốn concert liên tiếp tại Tokyo Dome, concert sẽ bắt đầu vào ngày 22 tháng 4 tại Yokohama Arena. Tour lưu diễn kết thúc thành công rực rỡ, thu hút hơn 600,000 fan hâm mộ tham dự. Tour diễn này cũng xác lập cho TVXQ thêm một kỉ lục nữa khi giúp nhóm trở thành nghệ sĩ nước ngoài đầu tiên thu hút hơn 2 triệu fan hâm mộ cho các tour lưu diễn trong vòng 2 năm. DVD cho tour lưu diễn này cũng đã bán được 132,142 bản, lập kỉ lục là nghệ sĩ nước ngoài đầu tiên có 5 DVD liên tiếp đứng đầu bảng xếp hạng Oricon. Bên cạnh đó, TVXQ cũng sẽ tiếp tục phát hành single tiếng Nhật thứ 42 mang tên "Time Works Wonder" vào ngày 5/11. Theo thông tin mới nhất, để kỉ niệm 10 năm hoạt động tại Nhật, TVXQ sẽ tổ chức tour lưu diễn vòng quanh 5 sân vận động mái vòm của Nhật (dome tour). Đây là Dome Tour thứ 2 trong sự nghiệp của nhóm. Cùng với đó, TVXQ cũng tổ chức tour lưu diễn thế giới thứ 2 kỉ niệm 10 năm hoạt động mang tên T1STORY với 2 đêm diễn đầu tiên diễn ra tại Seoul, sau đó, nhóm tiếp tục đi qua Đài Loan, Bắc Kinh và Thượng Hải. Ngày 30 tháng 9, những hình ảnh cảm động về sự nghiệp lừng lẫy của TVXQ đã được phát lên màn hình lớn của quảng trường Aurora Plaza thành phố Thượng hải và thu hút hàng chục nghìn fan đến xem. Trước đó TVXQ cũng đã trở thành nhóm nhạc Kpop được yêu thích nhất ở Trung Quốc, TVXQ đã giành chiến thắng trong cuộc bình chọn "Ultimate Group" của đài PPTV. TVXQ đã ấn định ngày phát hành album tiếng Nhật thứ 8 mang tên "WITH" vào ngày 17 tháng 12. Album tẩu tán hơn 162,000 bản trong ngày đầu tiên phát hành. Sau một tháng, album đã bán hơn 250,000 bản và nhận được chứng nhận bạch kim. Kết thúc năm 2014, TVXQ là nhóm nhạc K-pop bán nhiều đĩa nhất thế giới với hơn 1,2 triệu đĩa đã bán ra. Doanh thu bán hàng ở Nhật là 30,4 triệu USD, xếp thứ 5 trong số các nghệ sĩ Nhật Bản. 2015: Những hoạt động cuối cùng trước khi nhập ngũ. Ngày 11 tháng 2, TVXQ phát hành single kỉ niệm 10 năm tại Nhật "Sakuramichi" (サクラミチ), single đã bán được 156.327 bản. Trước đó, bản đầy đủ PV cho Sakuramichi cũng đã được phát hành trên các trang chia sẻ video trực tuyến. Ngày 6 tháng 2, TVXQ khởi động tour lưu diễn Nhật Bản lần thứ 8 mang tên WITH để quảng bá cho album cùng tên. Tour lưu diễn đã khép lại với 750,000 fan. Đặc biệt, trong hai concert cuối cùng diễn ra tại Tokyo Dome, trưởng nhóm Yunho đã bật khóc cho biết rằng đây có thể sẽ là tour lưu diễn cuối cùng TVXQ ở Nhật trước khi họ thực hiện nghĩa vụ bắt buộc ở Hàn Quốc. Vào hai ngày 13 và 14 tháng 6, tại sân vận động Oympic Park Seoul, TVXQ đã tổ chức thành công hai concert cuối cùng trong khuôn khổ 2014 TVXQ! Special Live Tour – T1ST0RY. Đây sẽ là concert cuối cùng của nhóm trong vòng hơn 2 năm tới. TVXQ phát hành album đặc biệt "Rise as God" vào ngày 20 tháng 7, trước 1 ngày khi Yunho chính thức nhập ngũ. Album dự kiến có khoảng 10 ca khúc, 2 ca khúc chủ đề trong album chính là 2 ca khúc solo của Yunho và Changmin. TVXQ sẽ chính thức tạm dừng hoạt động trong nửa cuối năm nay, họ sẽ không hoạt động trong vòng hơn 2 năm. Changmin cũng đã tuyên bố sẽ nhập ngũ vào cuối năm. 2017: Tái hoạt động sau khi xuất ngũ Yunho được xác nhận sẽ xuất ngũ vào ngày 20 tháng 4 năm 2017, trong khi Changmin cũng được xác nhận xuất ngũ vào ngày 18 tháng 8 năm 2017. Cuối tháng 9 năm 2017, SM thông báo về việc trở lại của bộ đôi thông qua dự án "Tuần lễ TVXQ". Cụ thể, 2 thành viên sẽ phát hành 2 ca khúc solo thông qua SM STATION: "Drop" của Yunho vào ngày 25 tháng 9 và "In A Different Life" của Changmin vào ngày 28 tháng 9. Nhóm phát hành album tuyển tập thứ 2 mang tên FINE COLLECTION ~Begin Again~ tại Nhật Bản vào ngày 25 tháng 10 năm 2017, khởi động cho tour lưu diễn mang tên Tohoshinki LIVE TOUR 2017 ~Begin Again~, bắt đầu tại Sapporo Dome vào tháng 11 năm 2017 và kết thúc tại Nissan Stadium vào tháng 1 năm 2018. Thông qua tour diễn này, nhóm đã phát vỡ một vài kỷ lục như: Nhóm nhạc đầu tiên tại Nhật Bản có ba đêm diễn tại Nissan Stadium và nghệ sỹ nước ngoài đầu tiên thu hút hơn một triệu người hâm mộ đến tham dự trong một tour diễn. Cũng với tour diễn Begin Again này, nhóm cũng thiệt lập cột mốc mới cho K-pop tại Nhật Bản, đó là hơn một triệu vé tham gia đã được bán. 2018-nay: Series New Chapter, album tiếng Nhật thứ 9 "Tomorrow" và album tiếng nhật thứ 10 kỉ niệm 15 năm "XV" Bộ đôi này bắt đầu chuẩn bị cho album phòng thu Hàn Quốc thứ tám của họ khi trở về Hàn Quốc. New Chapter #1: The Chance of Love được phát hành vào ngày 28 tháng 3 năm 2018 sau thời gian quảng bá trước hai tuần. Sau khi phát hành album, bộ đôi này đã công bố Tour #welcome Tour, được khai mạc tại Sân vận động bổ sung Jamsil của Seoul vào ngày 5 và 6 tháng 5 năm 2018. Chuyến lưu diễn đã diễn ra ở Hồng Kông và Bangkok. New Chapter #1 mới ra mắt ở vị trí số một trên Bảng xếp hạng album Gaon, album thứ bảy của họ kể từ khi thành lập bảng xếp hạng vào năm 2010. New Chapter #1 cuối cùng đã kết thúc tháng ba ở vị trí thứ tư với 110.666 bản tại Hàn Quốc. Bộ đôi này đã phát hành album phòng thu Nhật Bản đầy đủ thứ chín của họ "Tomorrow" vào ngày 19 tháng 9 năm 2018 và ra mắt số một trên Bảng xếp hạng album Oricon. Kỷ lục được hỗ trợ bởi Chuyến đi vào ngày mai trên toàn quốc từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 1 năm 2019. Với 33 điểm dừng, đây là chuyến lưu diễn mở rộng nhất của TVXQ tại Nhật Bản. Bộ đôi này đã phát hành đĩa đơn tiếng Nhật thứ 46 "Jealous" vào ngày 21 tháng 11 năm 2018 với tư cách là ca khúc chính cho album tiếng Nhật thứ mười XV của họ. Nó xuất hiện ở vị trí số một trên Bảng xếp hạng đĩa đơn Oricon, lần thứ 13 của họ đứng đầu bảng xếp hạng. Điều này đã phá vỡ nhiều kỷ lục, biến TVXQ trở thành nghệ sĩ nước ngoài có số lượng nhiều nhất, top 10 và doanh thu tích lũy cao nhất trong lịch sử Bảng xếp hạng đĩa đơn Oricon. TVXQ đã phát hành mini album của họ "New Chapter #2: The Truth Of Love", phần tiếp theo của New Chapter # 1, vào ngày 26 tháng 12 năm 2018, ngày kỷ niệm mười lăm năm ngày ra mắt của họ. Tương tự như album năm 2015 Rise as God, The Truth of Love được gắn thẻ là một bản phát hành album "đặc biệt", vì vậy nó không được coi là một bản phát hành chính thức của studio. Mặc dù TVXQ không quảng bá bản thu âm, nó đã xuất hiện ở vị trí thứ hai trên Bảng xếp hạng album Gaon. Tại Nhật Bản, nó xuất hiện ở vị trí thứ 12 trên Bảng xếp hạng album Oricon. Album tiếng Nhật thứ mười "XV" của họ, được quảng bá là kỷ niệm mười lăm năm ra mắt tại Nhật Bản, được phát hành vào ngày 16 tháng 10 năm 2019. Đây là album thứ tám của TVXQ ra mắt trên Bảng xếp hạng album Oricon, phá vỡ kỷ lục của BoA khi trở thành nghệ sĩ nước ngoài đầu tiên và duy nhất ở Nhật Bản để phát hành tám album ở vị trí thứ nhất. Phong cách âm nhạc Phong cách của TVXQ là sự hoà trộn của nhiều thể loại âm nhạc như pop, R&B, dance và acapella. Nhưng được cải thiện qua những năm sau, khi mà Yunho và Changmin thử nghiệm dòng nhạc điện tử, R&B truyền thống và nhạc pop mang hơi hướng hip hop. Tae Jin-Ah (ca sĩ ballad huyền thoại tại Hàn Quốc) đã nhận định: "Sẽ không bao giờ có thể tìm được một nhóm nhạc nào khác hoàn hảo như TVXQ." Nhạc và lời ca khúc Phần lớn các ca khúc của TVXQ đều được sáng tác bởi đội ngũ nhân viên. Đôi khi các thành viên trong nhóm cũng tự sáng tác. Trong album tiếng Hàn thứ 2, Rising Sun, Yoochun, Yunho và Junsu viết lời rap cho "Love After Love"; Yoochun cũng đồng thời soạn nhạc cho "Like Weather...". Trong "O"-Jung.Ban.Hap., album tiếng Hàn thứ 3, Yoochun viết lời rap tiếng Anh cho "Phantom" và Junsu viết nhạc và lời "White Lies" (네 곁에 숨쉴 수 있다면 / Nae Gyeote Sumsiur Su Ittdamyeon). Album tiếng Hàn thứ 4, 'Mirotic', phải kể đến các sáng tác của các thành viên: Jaejoong sáng tác "Don't Cry My Lover" (사랑아 울지마 / Saranga Uljima), Changmin viết lời tiếng Hàn cho "Love in the Ice", Yoochun sáng tác "Love Bye Love" (사랑 안녕 사랑 / Sarang Annyeong Sarang), và Junsu viết lời "Picture Of You" (노을..바라보다 / Noeur.. Baraboda). Trong Tour lưu diễn thứ 3 Mirotic, ca khúc "Checkmate" do thành viên Yunho sáng tác được trình diễn lần đầu tiên, cũng như ca khúc "Xiahtic" do thành viên Junsu sáng tác cũng nằm trong tour lưu diễn này. Trong album tiếng Nhật thứ 3, T, Yoochun viết lời "Kiss Shita Mama, Sayonara" (Kissしたまま、さよなら) và cùng soạn nhạc với Jaejoong. Yoochun cũng sáng tác ca khúc solo của mình, "My Girlfriend" trong đĩa đơn thứ hai của dự án TRICK, Runaway/My Girlfriend. Junsu soạn nhạc ca khúc solo "Rainy Night", cho đĩa đơn thứ ba của dự án TRICK. Jaejoong viết lời và đồng soạn nhạc "Wasurenaide" (忘れないで) còn Micky sáng tác "Kiss the Baby Sky", cả hai đều là ca khúc hạng A trong đĩa đơn tiếng Nhật thứ 25 của nhóm, "Bolero/Kiss the Baby Sky/Wasurenaide". Những ca khúc này sau đó nằm trong album The Secret Code, cùng với "9095", ca khúc do Jaejoong sáng tác. Jaejoong sáng tác và Yoochun viết rap cho ca khúc "COLORS ~Melody and Harmony~", ca khúc chủ đề của lễ kỉ niệm 35 năm mèo Kitty. Ca khúc này được 2 thành viên song ca và đưa vào đĩa đơn "COLORS ~Melody and Harmony~". Ca khúc "Shelter" trong đĩa đơn này cũng là một sáng tác chung của Jaejoong, Yoochun. Yunho sáng tác và đơn ca "Checkmate" được phát hành trong đĩa đơn "Toki Wo Tomete" của nhóm. Changmin viết lời cho khá nhiều ca khúc của TVXQ như "고백 (Confession)" trong album tiếng Hàn thứ 5 "Keep Your Head Down", "I Swear" nằm trong album tiếng Hàn thứ 6 "Catch Me", "Rise..." trong album thứ 7 "Tense" và "Heaven's Day" trong 7th Repackage "Spellbound", và cả một số ca khúc cho các nghệ sĩ khác. Danh sách đĩa hát Album phòng thu tiếng Hàn Tri-Angle (2004) Rising Sun (2005) "O"-Jung.Ban.Hap. (2006) Mirotic (2008) Keep Your Head Down (2011) Catch Me (2012) Tense (2014) Rise As God (2015) New Chapter #1: The Chance of Love (2018) New Chapter #2: The Truth of Love (2018) Album phòng thu tiếng Nhật Heart, Mind and Soul (2006) Five in the Black (2007) T (2008) The Secret Code (2009) Tone (2011) Time (2013) Tree (2014) With (2014) Tomorrow (2018) XV (2019) Thành viên Tranh cãi Ca từ ca khúc Mirotic Tháng 11 năm 2008, Uỷ ban bảo trợ Thanh thiếu niên Hàn Quốc đã xếp Mirotic vào văn hoá phẩm không phù hợp với thanh thiếu niên và tuyên bố rằng lời bài hát mang tính khiêu khích và quá gợi cảm. Theo đó, album bị dán nhãn không phù hợp với người dưới 19 tuổi và không được phát sóng bất kì buổi biểu diễn nào sau 10 giờ đêm. Phản ứng lại, SM Entertainment đồng ý phát hành một phiên bản sạch, nhưng lại có lệnh của toà án để vô hiệu hoá quyết định của uỷ ban Sau khi Uỷ ban bảo trợ Thanh thiếu niên tuyên bố đang xem xét lệnh cấm album, SM Entertainment phát biểu, {{cquote|Mặc dù trước khi có quyết định phản đối Mirotic, chúng tôi đã công khai thương lượng và cố gắng giải thích ý nghĩa thực của ca từ, nhưng kết quả không như mong đợi và chúng tôi đang rất bối rối vào thời điểm này. Lời của Jumun-Mirotic sẽ khác hoàn toàn và tránh xa ý nghĩa khêu gợi. }} TVXQ trình diễn phiên bản sạch tại Gold Disk Award lần thứ 23. Ca từ đã được thay đổi từ "I got you" (Tôi đã có được em) thành "I choose you" (Tôi chọn em) và "under my skin" (dưới da thịt tôi) thành "under my sky" (dưới bầu trời của tôi). Tháng 3 năm 2009, Toà án dân sự Seoul ra phán quyết ủng hộ SM Entertainment: Ngày 9 tháng 4 năm 2009, Uỷ ban bảo trợ thanh thiếu niên tuyên bố họ sẽ lưu ý đến phán quyết của toà án sau khi có một cuộc hội ý và làm rõ câu "I got you under my skin", là không thích hợp cho trẻ em. Vụ kiện SM Entertainment Ngày 31 tháng 7 năm 2009, ba trong số năm thành viên —Hero Jaejoong, Micky Yoochun, và Xiah Junsu— cùng ký vào đơn kiện gửi lên Toà án trung tâm Seoul để phá vỡ hiệu lực của bản hợp đồng giữa họ với SM Entertainment. Qua luật sư, các thành viên chỉ ra rằng, hợp đồng 13 năm thực sự quá dài và tiền thù lao nhóm được hưởng quá ít so với công sức họ bỏ ra. Đó không khác gì một bản hợp đồng nô lệ. Không chỉ TVXQ mà rất nhiều các nghệ sĩ khác của SM phải ký những bản hợp đồng như vậy. Tuy nhiên, nếu thua kiện, theo hợp đồng, đơn phương phá bỏ hợp đồng trước thời hạn, nhóm sẽ phải đền bù gấp 3 lần số lợi nhuận công ty dự kiến thu được từ nhóm cho phần còn lại của hợp đồng, ước tính khoảng hơn 100 tỉ won (tương đương 100 triệu đô la Mỹ). Vụ kiện khiến cổ phiếu của SM Entertainment giảm xuống 30% trên sàn KOSPI. Tại phiên tòa ngày 21 tháng 8 năm 2009, fanclub chính thức của TVXQ, Cassiopeia đã gửi đến tòa án hơn 120.000 chữ ký ủng hộ 3 thành viên, đồng thời đâm đơn kiện SM với lý do họ đã "đơn phương hoãn 'SM Town Live 09' mà không thèm suy xét và lừa tất cả các khách hàng, những người đã mua vé". Toà án Trung tâm Seoul đưa ra phán quyết cuối cùng nghiêng về phía Jaejoong, Junsu và Yoochun. Toà cũng chỉ ra rằng bản hợp đồng thiếu công bằng và các thành viên không được hưởng lợi nhuận xứng đáng với công sức bỏ ra. Trong quá trình vụ việc còn diễn biến phức tạp, 3 thành viên đã được chấp nhận tạm hoãn hợp đồng với SM và tách ra hoạt động riêng lẻ. Sáng ngày 28 tháng 11 năm 2012, sau hơn 3 năm giằng co, cuối cùng JYJ và SM đã đi đến một thỏa thuận chung. Cả SM Entertainment lẫn JYJ đều đã rút đơn kiện và đồng ý không can thiệp vào các hoạt động của nhau trong tương lai. TVXQ không còn nguyên vẹn 5 thành viên, tuy nhiên hiện nay cả JYJ lẫn TVXQ (Yunho và Changmin) vẫn rất thành công trên con đường mình đã chọn. Các hoạt động khác Bên cạnh việc ca hát, TVXQ cũng đã tham gia vào rất nhiều hoạt động khác trong lĩnh vực điện ảnh, truyền hình, quảng cáo và các hoạt động xã hội. Diễn xuất Năm thành viên ban đầu của TVXQ lần đầu tham gia diễn xuất vào năm 2005, trong sitcom Rainbow Romance và Banjun Theater. Tiếp đó vào năm 2006, TVXQ tham gia vào drama Vacation. Vào năm 2012, Yunho và Changmin góp mặt trong phim tài liệu I AM do SM sản xuất. Bộ đôi này cũng tiếp tục tham gia một phim tài liệu khác của SM là SM Town: The Stage vào tháng 8 năm 2015. Tháng 4 năm 2016, tuy đang trong thời gian tại ngũ, họ cũng phát hành phim tài liệu về tour diễn mang tên TILL tại Nhật Bản. Về mặt cá nhân, Yunho đảm nhận vai chính trong bộ phim Heading to the Ground sản xuất năm 2009 và sau đó tham gia vào một số vở nhạc kịch. Trong 2 năm 2013 và 2014, anh nhận vai thứ chính trong 2 phim truyền hình Dã Vương và Nhật ký người gác đêm. Vào năm 2017, anh thủ vai nam chính trong phim truyền hình Meloholic và gần đây nhất là vai chính trong phim truyền hình Race. Changmin thủ vai nam chính trong drama Đồng cỏ thiên đường và sau đó tham gia một bộ phim điện ảnh Nhật Bản mang tên Tẩu thoát cùng vàng, trong vai một điệp viên người Triều Tiên, vai diễn này đã mang về cho anh giải thưởng "Diễn viên mới xuất sắc" trong lễ trao giải lần thứ 36 của Viện Hàn lâm Điện ảnh Nhật Bản. Năm 2014, Changmin đảm nhiệm vai chính trong drama 4 tập Mimi của đài Mnet. Hoạt động xã hội Năm 2005, Hội đồng Du lịch Los Angeles phát động chiến dịch "See My L.A.". TVXQ, cùng với BoA, trở thành phát ngôn viên cho chiến dịch. Từ tháng 4 năm 2007, TVXQ tổ chức chương trình radio hàng tuần, TVXQ Bigeastation trên Japan FM Network. Ngày 28 tháng 3 năm 2008, TVXQ được Universal Studios Nhật Bản chọn làm đại sứ thiện chí cho châu Á để quảng bá cho hãng này. Thành viên Junsu đã cho xây dựng rất nhiều trường học ở Cam-pu-chia, anh đã liên tục quyên góp những khoản tiền lớn để giúp đỡ những người dân nghèo ở nước này. Thậm chí ở nước này còn có một ngôi làng nổi tiếng có tên "Làng Xiah Junsu" được đặt tên theo nghệ danh của anh. Ngoài ra các thành viên cũng có những hành động quyên góp từ thiện riêng, từ số tiền thù lao mình nhận được hoặc từ các buổi đấu giá đồ vật riêng tư. Truyền hình, quảng cáo Tuy bị cấm xuất hiện trên truyền hình do xảy ra tranh chấp pháp lý với công ty chủ quản trước đó là SM, JYJ đã tham gia vào nhiều chiến dịch quảng cáo như của chuỗi cửa hàng mua bán Lotte, hãng mĩ phẩm Natural Republic, nhãn hiệu thời trang NII, dòng điện thoại LG Optimus Q2, thuốc giảm đau Penzal Q và cả chiến dịch không sử dụng thuốc giảm đau sai cách. Riêng thành viên Yoochun đã có riêng những hợp đồng quảng cáo từ nước giải khát TiO, hãng mì Ottogi "Kiss Myeon" nhận được nhiều hưởng ứng từ phía khách hàng và được mệnh danh như "blue chip" mới của ngàng quảng cáo Hàn Quốc; thành viên Jaejoong trở thành một trong những nhà thiết kế của nhãn hiệu balo MODIR. Bộ đôi Yunho và Changmin của TVXQ đã góp mặt vào nhiều chiến dịch quảng cáo như chuỗi cửa hàng miễn thuế Shila Duty Free, hãng thời trang Lacost, Pepsi Nex, hãng thời trang Evisu, hãng nước hoa L'EAU DE MISSHA. Giải thưởng và thành quả TVXQ là nghệ sĩ sở hữu câu lạc bộ người hâm mộ có lượng thành viên đông đảo nhất thế giới. Cassiopeia FC chính thức của nhóm, được khẳng định có hơn 800,000 thành viên. Màu cổ vũ chính thức: đỏ ngọc (Pearl Red). Ngoài ra họ còn có FC ở Nhật là BigEast (có khoảng hơn 170,000 thành viên) và FC ở Bắc Mĩ là Aethiopeia. Bên cạnh có FC lớn nhất thế giới, nhóm cũng được ghi nhận với kỉ lục xuất hiện trên ảnh nhiều nhất thế giới. Từ khi ra mắt đến ngày 19 tháng 3 năm 2009, năm thành viên ước lượng được chụp khoảng 500 triệu lần trên tạp chí, bìa album, quảng cáo..., bao gồm cả ảnh cá nhân và ảnh cả nhóm. Đồng thời là nghệ sĩ nước ngoài thứ 3 sau huyền thoại Michael Jackson và ban nhạc nổi tiếng Backstreet Boy tổ chức concert 3 đêm liên tục tại Tokyo Dome trong tour lưu diễn Nhật Bản thứ 5 mang tên Tohoshinki Live Tour 2012 ~TONE~. Doanh thu của họ mang về cho nhà SM năm 2012 lên đến 77.200.000$, chiếm 1 nửa toàn bộ doanh thu của nhà SM năm đó. Bắt đầu từ ngày 27 tháng 4 năm 2013, TVXQ bắt đầu chuyến lưu diễn của mình qua 5 sân vận động mái vòm tại Nhật Bản và nhiều nước khác trên thế giới. Cũng trong tour diễn tại Nhật Bản lần này, TVXQ đã lập nên kỉ lục mới khi đã thu hút được 850.000 fans tới xem concert của nhóm tổ chức tại đây. Vào hai ngày 17 và 18 tháng 8 năm 2013, TVXQ tiếp tục lấp đầy khán giả ở những ngày cuối cùng cho chuyến lưu diễn tại Nhật Bản của mình ở Nissan Stadium với sức chứa lên tới 72.300 người, trở thành nhóm nhạc quốc tế đầu tiên tổ chức concert tại sân vận động lớn nhất đất nước hoa anh đào này, mang tên Tohoshinki Live Tour 2013 ~TIME~. Concert và tour diễn Asia Tours 2006: TVXQ! 1st Asia Tour Rising Sun 2007-2008: TVXQ! 2nd Asia Tour 'O 2009: TVXQ! 3rd Asia Tour ~MIROTIC~ World Tours 2012: TVXQ! Live World Tour: Catch Me tại Seoul 2013: TVXQ! Live World Tour: Catch Me tại Nhật Bản, Hồng Kông, Malaysia, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nga, Pháp, Anh và Úc. 2014-2015: Tistory: Special Live Tour 2018-2019: Circle Tour Tour tại Nhật Bản 2006: Tohoshinki 1st Live Tour: ~Heart, Mind and Soul~ 2007: Tohoshinki 2nd Live Tour: Five in the Black 2008: Tohoshinki 3rd Live Tour: ~T~ 2009: Tohoshinki 4th Live Tour: The Secret Code 2012: Tohoshinki Live Tour: TONE 2013: Tohoshinki Live Tour: TIME 2014: Tohoshinki Live Tour: TREE 2015: Tohoshinki Live Tour: WITH 2017-2018: Tohoshinki Live Tour: Begin Again 2018-2019: Tohoshinki Live Tour: Tomorrow 2019-2020: Tohoshinki Live Tour: XV" Ghi chú
Bèo hoa dâu là tên gọi chung của một họ (Azollaceae) độc chi (Azolla) chứa 7 loài thực vật sống trên mặt nước của các ao, hồ nước ngọt, có lá nhỏ hình xuyến màu xanh lá cây. Rễ của loài này luôn ngâm trong nước. Chúng cộng sinh với vi khuẩn lam Anabaena azollae, để chuyển hóa nitơ từ không khí. Bèo hoa dâu được dùng ở một số nơi làm thức ăn cho lợn. Nhờ khả năng chuyển hóa nitơ, bèo hoa dâu đã tạo nên một cách mạng nông nghiệp cho trồng lúa nước ở châu Á. Khi ruộng lúa ngập nước, bèo hoa dâu được phát triển để thu nitơ. Khi ruộng lúa cạn, bèo chết để lại nguồn phân đạm tự nhiên (là loại phân xanh). Bèo hoa dâu là loài thực vật đầu tiên được con người mang vào vũ trụ (do Phạm Tuân đem theo để thí nghiệm khi lên vũ trụ. Nó có thể là 1 thực phẩm trong vũ trụ ở tương lai bởi vì bèo hoa dâu chỉ cần nước và không khí để tạo ra chất đạm (loại dưỡng chất cần thiết trong cuộc sống). Ứng dụng của bèo trong đời sống là khá phổ biến. Hình ảnh Chú thích Bèo hoa dâu A Phân xanh Thực vật nước ngọt Thực vật thủy sinh nổi Họ Bèo ong
Trong y học, thuật ngữ mô mềm dùng để chỉ các mô ngoài xương không phải biểu mô, có tác dụng liên kết, hỗ trợ hoặc bao bọc các cơ quan và cấu trúc khác (mô tạo máu/bạch huyết) trong cơ thể. Mô mềm bao gồm cơ xương, mô sợi, mô mỡ, hệ mạch máu và mạch bạch huyết, hệ thần kinh ngoại biên. Mô mềm thường có nguồn gốc từ trung bì.
RAM (viết tắt của Random Access Memory) là một loại bộ nhớ khả biến cho phép truy xuất đọc-ghi ngẫu nhiên đến bất kỳ vị trí nào trong bộ nhớ dựa theo địa chỉ bộ nhớ. Thông tin lưu trên RAM chỉ là tạm thời, chúng sẽ mất đi khi mất nguồn điện cung cấp. RAM là bộ nhớ chính của máy tính và các hệ thống điều khiển, để lưu trữ các thông tin thay đổi đang sử dụng. Các hệ thống điều khiển còn sử dụng SRAM như làm một thiết bị lưu trữ thứ cấp (secondary storage). Khi cần thiết thì bố trí một pin nhỏ làm nguồn điện phụ để duy trì dữ liệu trong RAM. RAM có một đặc tính là thời gian thực hiện thao tác đọc hoặc ghi đối với mỗi ô nhớ là như nhau, cho dù đang ở bất kỳ vị trí nào trong bộ nhớ. Mỗi ô nhớ của RAM đều có một địa chỉ. Thông thường, mỗi ô nhớ là một byte (8 bit); tuy nhiên hệ thống lại có thể đọc ra hay ghi vào nhiều byte (2, 4, 8 byte) một lúc. RAM khác biệt với các thiết bị bộ nhớ tuần tự (sequential memory device) chẳng hạn như các băng từ, CD-RW, DVD-RW, ổ đĩa cứng, trong đó bắt buộc phải tìm đến sector và đọc/ghi cả khối dữ liệu ở đó để truy xuất. RAM là thuật ngữ phân biệt tương đối theo ý nghĩa sử dụng, với các chip nhớ truy xuất ngẫu nhiên là EEPROM (read-only memory) cấm hoặc hạn chế chiều ghi, và bộ nhớ flash được phép đọc/ghi. Lịch sử Chip RAM có mặt trên thị trường vào cuối những năm 1960, với sản phẩm DRAM là Intel 1103 công bố vào tháng 10 năm 1970. Những chiếc laptop thế hệ đầu được sản xuất vào cuối những năm thập niên 90 được tích hợp bên trong chúng là RAM SDR với tốc độ khá chậm và bộ nhớ rất ít. Hiện nay khó có thể còn được gặp loại RAM này nữa. Để cải thiện vấn đề tốc độ cũng như bộ nhớ của SDR, người ta bắt đầu nghiên cứu và sản xuất thế hệ RAM tiếp theo vào đầu những năm 2000 với tên gọi mới là DDR, đây cũng là nền móng cho các loại RAM hiện đại sau này. Tuy vậy tốc độ của RAM thế hệ này vẫn còn là rất chậm. Được sử dụng rộng rãi trên các Laptop từ đầu những năm 2000 đến cuối 2004, DDR SDRAM (Double Data Rate SDRAM), thường được giới chuyên môn gọi tắt là "DDR". DDR SDRAM là cải tiến của bộ nhớ SDR với tốc độ truyền tải gấp đôi SDR nhờ vào việc truyền tải hai lần trong một chu kỳ bộ nhớ. Vào các năm tiếp theo, với sự xuất hiện của các thế hệ máy tính mới hơn, đi kèm với các hệ điều hành có giao diện thân thiện hơn với người dùng, một trong số đó là Windows XP ra đời vào năm 2003. Với sự xuất hiện của các giao diện "màu mè" và "mượt mà" hơn so với thế hệ trước do đó RAM cũng đòi hỏi nhanh hơn và có bộ nhớ lớn hơn. DDR dường như đã quá sức sau khoảng vài năm phục vụ, vì thế người ta nghĩ đến việc thay thế nó bằng thế hệ tiếp theo DDR2 có tốc độ nhanh hơn và bộ nhớ lớn hơn khá nhiều, đồng thời cũng tiết kiệm năng lượng hơn so với DDR. Hiện tại còn có thể tìm thấy DDR2 với bộ nhớ đến 4GB. RAM DDR2 được sử dụng khá nhiều, chúng xuất hiện trên các dòng Laptop sản xuất từ cuối năm 2003 đến cuối năm 2009. Vào năm 2007 cùng với sự ra đời của các hệ điều hành mới như Windows Vista, Mac OS X Leopard, người ta bắt đầu sản xuất thế hệ RAM tiếp theo của DDR2 là DDR3 với tốc độ rất nhanh và bộ nhớ lớn đồng thời tiết kiệm năng lượng hơn 30% so với thế hệ DDR2. Đây cũng là loại RAM được sử dụng rộng rãi, phổ biến trên Laptop hiện nay với bộ nhớ lớn lên đến 16GB/thanh. Tuy xuất hiện sớm nhưng mãi đến cuối năm 2009 thì DDR3 mới bắt đầu xuất hiện rộng rãi trên Laptop. Bên cạnh sự xuất hiện của DDR3 người ta còn thấy DDR3L. Đây là kết quả hợp tác của Kingston và Intel trong việc phát triển dòng bộ nhớ tiết kiệm điện năng. Chữ L ở đây có nghĩa là Low ám chỉ đây là loại RAM DDR3 nhưng sử dụng ít năng lượng hơn. Loại RAM này thường được sản xuất cho các thiết bị cụ thể vì chúng sử dụng điện thế 1,35V thay vì 1,5V như các loại RAM thông thường. Đây là loại RAM đặc biệt được thiết kế cho các hệ thống máy chủ, các trung tâm dữ liệu và trên một số dòng Laptop cao cấp nhằm tăng thời gian sử dụng pin. Khi RAM DDR3 vừa tròn 8 năm tuổi đời thì DDR4 cũng được ra mắt. Những thay đổi đáng chú ý nhất của DDR4 so với người tiền nhiệm DDR3 gồm: gia tăng số tuỳ chọn xung nhịp (clock) và chu kỳ (timing), giảm điện năng tiêu thụ (power saving) và giảm độ trễ (latency). Hiện tại, DDR3 đang được giới hạn chủ yếu ở 4 mức xung nhịp 1333, 1600 và 1866 MHz. Mức 2133 MHz đang là mức giới hạn xung nhịp về lý thuyết cho DDR3, trong khi các mức 800 MHz và 1066 MHz giờ đã không còn được tiếp tục sản xuất. Tháng 11 năm 2018, SK Hynix đã trình làng module DDR5 16GB đầu tiên trên thế giới, hứa hẹn về sự xuất hiện của loại DRAM đang trong quá trình nghiên cứu này. Đặc trưng Bộ nhớ RAM có 4 đặc trưng sau: Dung lượng bộ nhớ: Tổng số byte của bộ nhớ (nếu tính theo byte) hoặc là tổng số bit trong bộ nhớ nếu tính theo bit. Tổ chức bộ nhớ: Số ô nhớ và số bit cho mỗi ô nhớ Thời gian thâm nhập: Thời gian từ lúc đưa ra địa chỉ của ô nhớ đến lúc đọc được nội dung của ô nhớ đó. Chu kỳ bộ nhớ: Thời gian giữa hai lần liên tiếp thâm nhập bộ nhớ. Mục đích Máy vi tính sử dụng RAM để lưu trữ mã chương trình và dữ liệu trong suốt quá trình thực thi. Đặc trưng tiêu biểu của RAM là có thể truy cập vào những vị trí khác nhau trong bộ nhớ và hoàn tất trong khoảng thời gian tương tự, ngược lại với một số kỹ thuật khác, đòi hỏi phải có một khoảng thời gian trì hoãn nhất định. Phân loại RAM Tùy theo công nghệ chế tạo của các nước trên thế giới, được chia làm hai loại. RAM tĩnh RAM tĩnh - SRAM (Static Random Access Memory) được chế tạo theo công nghệ ECL (dùng trong CMOS và BiCMOS). Mỗi bit nhớ gồm có các cổng logic với 6 transistor MOS. SRAM là bộ nhớ nhanh, việc đọc không làm hủy nội dung của ô nhớ và thời gian thâm nhập bằng chu kỳ của bộ nhớ. Nhưng SRAM là một nơi lưu trữ các tập tin của CMOS dùng cho việc khởi động máy. RAM động RAM động - DRAM (Dynamic Random Access Memory) dùng kỹ thuật MOS. Mỗi bit nhớ gồm một transistor và một tụ điện. Việc ghi nhớ dữ liệu dựa vào việc duy trì điện tích nạp vào tụ điện và như vậy việc đọc một bit nhớ làm nội dung bit này bị hủy. Do vậy sau mỗi lần đọc một ô nhớ, bộ phận điều khiển bộ nhớ phải viết lại nội dung ô nhớ đó. Chu kỳ bộ nhớ cũng theo đó mà ít nhất là gấp đôi thời gian thâm nhập ô nhớ. Việc lưu giữ thông tin trong bit nhớ chỉ là tạm thời vì tụ điện sẽ phóng hết điện tích đã nạp và như vậy phải làm tươi bộ nhớ sau khoảng thời gian 2μs. Việc làm tươi được thực hiện với tất cả các ô nhớ trong bộ nhớ. Công việc này được thực hiện tự động bởi một vi mạch bộ nhớ. Bộ nhớ DRAM chậm nhưng rẻ tiền hơn SRAM. Các loại DRAM SDRAM (Viết tắt từ Synchronous Dynamic RAM) được gọi là DRAM đồng bộ. SDRAM gồm 3 phân loại: SDR, DDR, DDR2,DDR3 và DDR4 SDR SDRAM (Single Data Rate SDRAM), thường được giới chuyên môn gọi tắt là "SDR". Có 168 chân. Được dùng trong các máy vi tính cũ, bus speed chạy cùng vận tốc với clock speed của memory chip, nay đã lỗi thời. DDR SDRAM (Double Data Rate SDRAM), thường được giới chuyên môn gọi tắt là "DDR". Có 184 chân. DDR SDRAM là cải tiến của bộ nhớ SDR với tốc độ truyền tải gấp đôi SDR nhờ vào việc truyền tải hai lần trong một chu kỳ bộ nhớ. Đã được thay thế bởi DDR2. DDR2 SDRAM (Double Data Rate 2 SDRAM), Thường được giới chuyên môn gọi tắt là "DDR2". Là thế hệ thứ hai của DDR với 240 chân, lợi thế lớn nhất của nó so với DDR là có bus speed cao gấp đôi clock speed. DDR3 SDRAM (Double Data Rate III SDRAM): có tốc độ bus 800/1066/1333/1600 Mhz, số bit dữ liệu là 64, điện thế là 1.5v, tổng số pin là 240. RDRAM (Viết tắt từ Rambus Dynamic RAM), thường được giới chuyên môn gọi tắt là "Rambus". Đây là một loại DRAM được thiết kế kỹ thuật hoàn toàn mới so với kỹ thuật SDRAM. RDRAM hoạt động đồng bộ theo một hệ thống lặp và truyền dữ liệu theo một hướng. Một kênh bộ nhớ RDRAM có thể hỗ trợ đến 32 chip DRAM. Mỗi chip được ghép nối tuần tự trên một module gọi là RIMM (Rambus Inline Memory Module) nhưng việc truyền dữ liệu được thực hiện giữa các mạch điều khiển và từng chip riêng biệt chứ không truyền giữa các chip với nhau. Bus bộ nhớ RDRAM là đường dẫn liên tục đi qua các chip và module trên bus, mỗi module có các chân vào và ra trên các đầu đối diện. Do đó, nếu các khe cắm không chứa RIMM sẽ phải gắn một module liên tục để đảm bảo đường truyền được nối liền. Tốc độ Rambus đạt từ 400-800 MHz. Rambus tuy không nhanh hơn SDRAM là bao nhưng lại đắt hơn rất nhiều nên có rất ít người dùng. RDRAM phải cắm thành cặp và ở những khe trống phải cắm những thanh RAM giả (còn gọi là C-RIMM) cho đủ. LPDDR (Low Power Double Data Rate SDRAM), là loại DRAM có điện năng thấp. Được đóng gói dưới dạng BGA (chân bi), loại DRAM này thường được sử dụng trên các loại điện thoại thông minh, máy tính bảng, laptop siêu mỏng... Các thông số của RAM Được phân loại theo chuẩn của JEDEC. Dung lượng Dung lượng RAM được tính bằng MB và GB, thông thường RAM được thiết kế với các dung lượng 256mb,512 mb,1gb,2gb,3gb,4gb,8gb... Dung lượng của RAM càng lớn càng tốt cho hệ thống, tuy nhiên không phải tất cả các hệ thống phần cứng và hệ điều hành đều hỗ trợ các loại RAM có dung lượng lớn, một số hệ thống phần cứng của máy tính cá nhân chỉ hỗ trợ đến tối đa 4 GB và một số hệ điều hành (như phiên bản 32 bit của Windows XP) chỉ hỗ trợ đến 32 GB. BUS Phân loại Có hai loại BUS là: BUS Speed và BUS Width. - BUS Speed chính là BUS RAM, là tốc độ dữ liệu được xử lý trong một giây. - BUS Width là chiều rộng của bộ nhớ. Các loại RAM DDR, DDR2, DDR3, DDR4 hiện nay đều có BUS Width cố định là 64. Công thức tính băng thông (bandwidth) từ BUS Speed và BUS Width: Bandwidth = (Bus Speed x Bus Width) / 8 - Bandwidth là tốc độ tối đa RAM có thể đọc được trong một giây. Bandwidth được ghi trên RAM là con số tối đa theo lý thuyết. Trên thực tế, bandwidth thường thấp hơn và không thể vượt quá được con số theo lý thuyết. Các loại RAM, BUS RAM và Bandwidth tương ứng SDR SDRAM được phân loại theo bus speed như sau: PC-66: 66 MHz bus. PC-100: 100 MHz bus. PC-133: 133 MHz bus. DDR SDRAM được phân loại theo bus speed và bandwidth như sau: DDR-200: Còn được gọi là PC-1600. 100 MHz bus với 1600 MB/s bandwidth. DDR-266: Còn được gọi là PC-2100. 133 MHz bus với 2100 MB/s bandwidth. DDR-333: Còn được gọi là PC-2700. 166 MHz bus với 2667 MB/s bandwidth. DDR-400: Còn được gọi là PC-3200. 200 MHz bus với 3200 MB/s bandwidth. DDR2 SDRAM được phân loại theo bus speed và bandwidth như sau: DDR2-400: Còn được gọi là PC2-3200. 100 MHz clock, 200 MHz bus với 3200 MB/s bandwidth. DDR2-533: Còn được gọi là PC2-4200. 133 MHz clock, 266 MHz bus với 4267 MB/s bandwidth. DDR2-667: Còn được gọi là PC2-5300. 166 MHz clock, 333 MHz bus với 5333 MB/s bandwidth. DDR2-800: Còn được gọi là PC2-6400. 200 MHz clock, 400 MHz bus với 6400 MB/s bandwidth DDR3 SDRAM được phân loại theo bus speed và bandwidth như sau: DDR3-1066: Còn được gọi là PC3-8500. 533 MHz clock, 1066 MHz bus với 8528 MB/s bandwidth DDR3-1333: Còn được gọi là PC3-10600. 667 MHz clock, 1333 MHz bus với 10664 MB/s bandwidth DDR3-1600: Còn được gọi là PC3-12800. 800 MHz clock, 1600 MHz bus với 12800 MB/s bandwidth DDR3-2133: Còn được gọi là PC3-17000. 1066 MHz clock, 2133 MHz bus với 17064 MB/s bandwidth DDR4 SDRAM được phân loại theo bus speed và bandwidth như sau: DDR4-2133: Tên module PC4-17000. 1067 MHz clock, 2133 MHz bus với 17064 MB/s bandwidth. DDR4-2400: Tên module PC4-19200. 1200 MHz clock, 2400 MHz bus với 19200 MB/s bandwidth. DDR4-2666: Tên module PC4-21300. 1333 MHz clock, 2666 MHz bus với 21328 MB/s bandwidth. DDR4-3200: Tên module PC4-25600. 1600 MHz clock, 3200 MHz bus với 25600 MB/s bandwidth. Các loại module của RAM Trước đây, các loại RAM được các hãng sản xuất thiết kế cắm các chip nhớ trên bo mạch chủ thông qua các đế cắm (có dạng DIP theo hình minh hoạ trên), điều này thường không thuận tiện cho sự nâng cấp hệ thống. Cùng với sự phát triển chung của công nghệ máy tính, các RAM được thiết kế thành các module như SIMM, DIMM (như hình minh hoạ trên) để thuận tiện cho thiết kế và nâng cấp hệ thống máy tính. SIMM (Single In-line Memory Module) DIMM (Dual In-line Memory Module) SO-DIMM: (Small Outline Dual In-line Memory Module): Thường sử dụng trong các máy tính xách tay. Tính tương thích với bo mạch chủ Không phải các RAM khác nhau đều sử dụng được trên tất cả các bo mạch chủ. Mỗi loại bo mạch chủ lại sử dụng với một loại RAM khác nhau tuỳ thuộc vào chipset của bo mạch chủ.Đó là các bo mạch chủ sử dụng CPU Intel (trước đời Core i) bởi vì trong chipset đó có tích hợp điều khiển bộ nhớ(memory controller). Còn đối hệ thống sử dụng CPU AMD thì việc quản lý bộ nhớ Ram phụ thuộc vào chính CPU. Bởi trong CPU AMD tích hợp điều khiển bộ nhớ (trình điều khiển bộ nhớ) trong chính CPU. Đặc biệt sau này trình điều khiển bộ nhớ đã được tích hợp trong hệ thống Core i của Intel.
Một Hệ tọa độ Descartes (tiếng Anh: Cartesian coordinate system) xác định vị trí của một điểm (point) trên một mặt phẳng (plane) cho trước bằng một cặp số tọa độ (x, y). Trong đó, x và y là 2 giá trị được xác định bởi 2 đường thẳng có hướng vuông góc với nhau (cùng đơn vị đo). 2 đường thẳng đó gọi là trục tọa độ (coordinate axis) (hoặc đơn giản là trục); trục nằm ngang gọi là trục hoành, trục đứng gọi là trục tung; điểm giao nhau của 2 đường gọi là gốc tọa độ (origin) và nó có giá trị là (0, 0). Hệ tọa độ này là ý tưởng của nhà toán học và triết học người Pháp René Descartes thể hiện vào năm 1637 trong hai bài viết của ông. Trong phần hai của bài Phương pháp luận (Descartes) (tiếng Pháp: Discours de la méthode, tựa Pour bien conduire sa raison, et chercher la vérité dans les sciences), ông đã giới thiệu ý tưởng mới về việc xác định vị trí của một điểm hay vật thể trên một bề mặt bằng cách dùng hai trục giao nhau để đo. Còn trong bài La Géométrie, ông phát triển sâu hơn khái niệm trên. Descartes là người đã có công hợp nhất đại số và hình học Euclide. Công trình này của ông có ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành hình học giải tích, tích phân, và khoa học bản đồ. Ngoài ra, ý tưởng về hệ tọa độ có thể được mở rộng ra không gian ba chiều (three-dimensional space) bằng cách sử dụng 3 tọa độ Descartes (nói cách khác là thêm một trục tọa độ vào một hệ tọa độ Descartes). Một cách tổng quát, một hệ tọa độ n-chiều có thể được xây dựng bằng cách sử dụng n tọa độ Descartes (tương đương với n-trục). Hệ tọa độ trên mặt phẳng (2 chiều) Là 2 trục vuông góc x'Ox và y'Oy mà trên đó đã chọn 2 vectơ đơn vị , sao cho độ dài của 2 véc-tơ này bằng nhau Trục x'Ox (hay trục Ox) gọi là trục hoành. Trục y'Oy (hay trục Oy) gọi là trục tung. Điểm O được gọi là gốc tọa độ Tọa độ vecto Nếu thì cặp số (x;y) được gọi là tọa độ của vecto . x được gọi là hoành độ và y được gọi là tung độ của . Ký hiệu Tọa độ điểm Mỗi điểm M được xác định bởi một cặp số M(x,y), được gọi là tọa độ điểm M, x được gọi là hoành độ và y được gọi là tung độ của điểm M Tính chất: Tọa độ của một điểm chính là tọa độ của vectơ có điểm cuối là điểm đó và điểm đầu là O. Ta có Tìm tọa độ của vecto biết tọa độ điểm đầu và cuối Cho 2 điểm và , khi đó ta có Độ dài vecto và khoảng cách giữa 2 điểm Cho , khi đó là độ dài của vectơ Cho 2 điểm và , khi đó độ dài đoạn thẳng AB hay khoảng cách giữa A và B là Góc giữa 2 vecto Cho và . Gọi là góc giữa 2 vecto và . Khi đó Một số biểu thức tọa độ Cho ta có Cho và ta có và cùng phương Cho đoạn thẳng AB có và , Khi đó là tọa độ trung điểm đoạn thẳng AB Cho có , và , khi đó là tọa độ trọng tâm của Hệ tọa độ trong không gian (3 chiều) Là 3 trục vuông góc nhau từng đôi một x'Ox, y'Oy, z'Oz mà trên đó đã chọn 3 véc-tơ đơn vị , , sao cho độ dài của 3 véc-tơ này bằng nhau Trục x'Ox (hay trục Ox) gọi là trục hoành. Trục y'Oy (hay trục Oy) gọi là trục tung. Trục z'Oz (hay trục Oz) gọi là trục cao. Điểm O được gọi là gốc tọa độ 3 trục tọa độ nói trên vuông góc với nhau tạo thành 3 mặt phẳng tọa độ là Oxy, Oyz và Ozx vuộng góc với nhau từng đôi một Tọa độ của điểm Trong không gian, mỗi điểm M được xác định bởi bộ số M(x,y,z). và ngược lại, bộ số đó được gọi là tọa độ của điểm M, x được gọi là hoành độ, y được gọi là tung độ và z được gọi là cao độ của điểm M. Tính chất Tọa độ của vector Trong không gian, cho vectơ , khi đó bộ số (x;y;z) được gọi là tọa độ của vecto . Ký hiệu: Liên hệ giữa tọa độ vectơ và tọa độ điểm Cho 2 điểm và , khi đó ta có Cho điểm , khi đó ta có và ngược lại Độ dài vecto và khoảng cách giữa 2 điểm Cho , khi đó là độ dài của vectơ Cho 2 điểm và , khi đó độ dài đoạn thẳng AB hay khoảng cách giữa A và B là Góc giữa 2 vecto Cho và . Gọi là góc giữa 2 vecto và . Khi đó Một số biểu thức tọa độ Cho ta có Cho và ta có Cho đoạn thẳng AB có và , Khi đó là tọa độ trung điểm đoạn thẳng AB Cho có , và , khi đó là tọa độ trọng tâm của
Cảng hàng không là một định nghĩa chính thức tại Việt Nam, đề cập đến nơi các máy bay có thể cất cánh, hạ cánh để vận chuyển hành khách và hàng hóa; cùng với việc đậu và được bảo dưỡng. Theo Luật Hàng không dân dụng của nước này, cảng hàng không là khu vực xác định, bao gồm sân bay, nhà ga và trang bị, thiết bị, công trình cần thiết khác được sử dụng cho tàu bay đi, đến và thực hiện vận chuyển hàng không. Vì sân bay là hạng mục chính nằm trong một cảng hàng không nên hai định nghĩa này thường được người ta hiểu là một. Thuật ngữ "Cảng hàng không" trong tiếng Việt ngày nay tương đương chữ "airport" trong tiếng Anh, có lẽ là cách dịch sát từ hai yếu tố "air" (hàng không, bầu trời) và "port" (bến cảng). Dù vậy, "sân bay" cũng là từ ngữ tương đương chữ "airport" trong tiếng Anh. Chú thích Thuật ngữ luật Việt Nam Pháp luật Việt Nam
Fyn (, tiếng Latinh: Fionia) với diện tích 2.984 km² là hòn đảo lớn thứ ba của Đan Mạch sau đảo Zealand (Sjælland, diện tích 7.031  km²) và Đảo Nørrejysk (đảo Bắc Jutland, tiếng Anh: North Jutlandic Island, diện tích 4.685  km²), và cũng là đảo lớn thứ 163 trên thế giới. Fyn có dân số khoảng 445.000 người. Thành phố lớn nhất ở Fyn là Odense, quê hương của nhà văn nổi tiếng thế giới Hans Christian Andersen (1805 - 1875). Hòn đảo được nối với đảo Zealand bởi một hệ thống cầu và đường hầm hiện đại là Cầu Storebælt (Cầu Eo biển lớn), nối với bán đảo Jutland bằng 2 Cầu Lillebælt (Cầu Eo biển nhỏ, xây dựng năm 1935 và 1970) và với đảo Langeland bởi cây cầu cổ. Điểm cao nhất của Fyn là đồi Frøbjerg Bavnehøj cao 131 m. Các thành phố xếp theo số dân Odense: 152.600 Svenborg: 27.199 Nyborg: 16.043 Middelfart: 13.605 Fåborg: 7.234 Assens: 5.965 Kerteminde: 5.775 Bogense: 3.499
Tỉnh Vologda (tiếng Nga: Вологoдская oбласть) là một đơn vị hành chính của Liên bang Nga, được thành lập ngày 23 tháng 9 năm 1937. Tỉnh này nằm ở phần tây bắc thuộc khu vực châu Âu của nước Nga. Diện tích lãnh thổ 145.700 km², dân số khoảng 1.269 triệu người (năm 2002). Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Vologda (292.800 người năm 2002). Tỉnh này là một phần của Vùng liên bang tây bắc. Lịch sử Trong những thế kỷ đầu tiên kể từ Công Nguyên, dân cư địa phương là người Ves, sinh sống trong khu vực hồ Trắng, và người "Chud ngoại Vologda", phân bổ tới miền đông của hồ Kuben. Trong khoảng thời gian từ thế kỷ 5 đến thế kỷ 7 người Slav bắt đầu khai thác khu vực này, đã kéo theo sự đồng hóa các dân tộc gốc Phần Lan-Ugor. Sự xâm lấn vùng đất bắc Nga này diễn ra từ phía tây (người Sloven), cũng như từ phía nam (các bộ lạc người Krivich). Sử sách có nhắc tới thành phố cổ Belozersk từ năm 862. Trong thế kỷ 12 một số thành phố như Vologda, Veliki Ustjug đã được thành lập. Trong thời kỳ phân chia quyền lực thời phong kiến, các khu vực phía tây của tỉnh Vologda ngày nay nằm dưới ảnh hưởng của nhà nước phong kiến Novgorod. Các vùng đất phía đông và trung tâm dưới sự cai trị của Công quốc Rostov. Năm 1238 khu vực này tách khỏi công quốc Rostov thành công quốc độc lập Belozer. Trong thế kỷ 14 công quốc này rơi vào tay chính quyền Moskva và trở thành một huyện của nhà nước Nga duy nhất. Phần lớn các thành phố của tỉnh Vologda ngày nay được thành lập trong thời kỳ cải cách hành chính của Ekaterina. Năm 1780, Vоlogodskoe namestnichestvo (một kiểu đơn vị hành chính gồm vài ba tỉnh) được thành lập. Năm 1796, namestnichestvo này được đổi thành tỉnh Vologda có 10 huyện. Năm 1918, trong 5 tháng thì Vologda đã là "thủ đô ngoại giao của Nga", là nơi mà 11 cường quốc trên thế giới đặt trụ sở cho đại sứ quán và công sứ quán. Xem chi tiết trong các bài: Tỉnh Vologda thời Nga hoàng Vologda Vị trí địa lý, khí hậu, thiên nhiên Tỉnh này có ranh giới về phía bắc với tỉnh Arkhangel, về phía đông với tỉnh Kirov, về phía nam với các tỉnh Kostroma và Yaroslavl, về phía tây nam với các tỉnh Tver và Novgorod, về phía tây với tỉnh Leningrad, về phía tây bắc với nước cộng hòa Karelia. Tỉnh Vologda nằm ở phần đông bắc của đồng bằng đông châu Âu, địa hình ở đây có nhiều gò đồi — kế tiếp với các vùng đất thấp (Prionestkaia, Mologo-Sheksninskaia), các dãy (Andogskaia, Belozerskaia, Kirillovskaia) là các vùng đất cao (Andomskaia, Vepsovskaia, Vologodskaia, Galichskaia, Verkhnevatskaia). Ở phần phía đông của tỉnh là Severnưie Uvalư. Tỉnh này không giàu tài nguyên khoáng sản — có vài mỏ than bùn, vật liệu xây dựng và nước khoáng. Khí hậu mang đặc trưng của khí hậu lục địa vừa phải với mùa đông lạnh (nhiệt độ trung bình trong tháng 1 là −14 °C) và mùa hè mát mẻ (nhiệt độ trung bình tháng 7 là 18 °C). Lượng mưa tương đối nhiều — 500 mm/năm, sự bay hơi nhỏ hơn nhiều nên tỉnh này có nhiều sông, hồ và đầm lầy. Có nhiều sông lớn chảy qua tỉnh này như: sông Sukhona với các sông nhánh là sông Vologda và sông Dvinisa, sông Iug với sông Luza, sông Mologa với sông Tragodosha, sông Sheksna, thượng nguồn sông Unja, Andoma. Hồ chứa nước lớn Rưbin nằm ở phía tây nam, ở phía tây là các hồ: hồ Trắng, hồ Kuben và Voje. Hồ Onez ở phía bắc tỉnh này nối với sông Volga tạo thành tuyến đường thủy Volga-Ban Tích. Thực vật chủ yếu là các loài đặc trưng cho các vùng miền nam và trung tâm của rừng taiga. Rừng chiếm khoảng 2/3 lãnh thổ của tỉnh, chủ yếu là thông. Đất đai chủ yếu là podzol và dernovo-podzol, một số chỗ là đất đầm lầy. Thế giới động vật chủ yếu là các loài của rừng taiga: nai, gấu nâu, thỏ trắng, chồn rừng, lửng, sói, cáo; chim — gà gô xám, gà lôi, gà thông (đa đa). Trong các sông và hồ có cá hồi, cá vền, cá vược, cá rô, cá măng v.v. Các khu bảo tồn quốc gia có Bắc Nga và khu bảo tồn Darwin. Hành chính Hình ảnh xã hội Theo số liệu của Viện nghiên cứu chính sách xã hội độc lập giai đoạn 2003—2005. Các lợi thế xã hội: sự chuyên môn hóa xuất khẩu của công nghiệp đã đảm bảo thu nhập cao hơn của ngân sách khu vực này và cho dân cư của trung tâm công nghiệp của tỉnh — thành phố Cherepovets, san bằng sự chênh lệch ngành nghề trong tiền công và làm giảm mức nghèo khổ, hạ tỷ lệ thất nghiệp nói chung trong tỉnh, đảm bảo một cách tương đối cao các dịch vụ cơ bản trong y tế, chăm sóc trẻ em và giáo dục phổ cập. Các vấn đề xã hội: sự phụ thuộc của kinh tế tỉnh vào một vài xí nghiệp; làm tăng sự phân hóa theo không gian — sự tập trung hóa của dân cư, hoạt động kinh tế và thu nhập vào 2 thành phố lớn nhất cũng như khu vực ngoại thành của chúng trên bối cảnh suy thoái dân số và kinh tế của các khu vực ngoại vi nói chung; chất lượng cuộc sống thấp trong các dịch vụ xã hội dành cho dân cư các vùng đó; các vấn đề về chất lượng dân số, trong đó có tuổi thọ trung bình và mức phổ cập giáo dục bị suy giảm. Dân số Tên gọi: người Vologda (Vologzan) Thành phần dân tộc (năm 2002): người Nga - 96,56%, người Ukraina - 0,97%, những người không rõ dân tộc - 0,45%, người Belarus - 0,39%, người Azerbaidjan - 0,21%, người Armenia - 0,17%, người Di Gan (Xứgan) - 0,16%, ngoài ra còn có 1.858 người Tatar, 987 người Gruzia, 955 người Đức, 439 người Evrei, 426 người Vepsư, 320 người Chechnia, 250 người Việt. Người Vepsư là một loại đặc biệt, do họ đại diện cho dân tộc ít người chính gốc thuộc nhóm người Phần Lan-Ugor hiện đang ở tình trạng cần có sự bảo vệ đặc biệt. Với mật độ dân số trung bình 8,7 người/km² nhưng tại các huyện ở phía bắc và đông tỉnh này thì mật độ này không quá 4 người/km², ngang bằng với chỉ số của Siberia. Chỉ ở các hạt nhân đô thị hóa nhiều hơn (các huyện ven đô như Cherepovetskii hay Vologodskii và các huyện cạnh đó như Sheksninskii, Grjazovetskii và Sokolskii) thì mật độ dân số dày hơn (từ 10 tới 70 người/km²). Trong phần lớn lãnh thổ thì lượng dân số của tỉnh gần như không có khác biệt với các khu vực không lớn của miền Trung tâm và Tây Bắc. So sánh với phần lớn các khu vực của vùng Trung tâm và Tây Bắc thì tỉnh Vologda có tỷ lệ đô thị hóa thấp hơn (phần dân thành thị chỉ có 69%) và có hệ thống các thành phố phát triển yếu ớt — các trung tâm địa phương. Trong một nửa các huyện thì trung tâm hành chính của nó hoặc là làng (8 trên 26 huyện) hoặc là xã kiểu đô thị (5 huyện). Trong số 15 thành phố thì 11 là nhỏ, với dân số từ 5.000 tới 16.000 người. Trong tỉnh chỉ có 2 thành phố cỡ trung bình là Velikii Ustjug và Sokol, dân số hai thành phố này không nhiều hơn 40.000 người. Trong số hai thành phố lớn nhất thì thành phố công nghiệp Cherepovets (312.200 người) lớn hơn trung tâm hành chính của tỉnh (thành phố Vologda với 292.800 người) về mặt dân số. Hai trung tâm là đặc trưng nét nhất về phân bổ dân số của tỉnh Vologda. Số lượng dân số của tỉnh do tỷ lệ tăng trưởng tự nhiên âm nên liên tục giảm. Tổ chức chính quyền Tỉnh trưởng của tỉnh và các cơ quan quản lý được ông lập ra tạo thành hệ thống cơ quan hành pháp của tỉnh. Tỉnh trưởng cũng là đại diện của tỉnh trong quan hệ với các cơ quan liên bang của Nga và với các tổ chức, cơ quan nhà nước của các chủ thể liên bang khác (tỉnh, nước cộng hòa tự trị v.v). Từ năm 1996, tỉnh trưởng là ông Pozgalev Viacheslav Evgenjievich). Đại diện hiện hành và là cơ quan lập pháp của tỉnh là Hội đồng lập pháp (HĐLP). Hội đồng này có 34 đại biểu. Các công việc của Hội đồng lập pháp được Chủ tịch HĐLP lãnh đạo, người này được các đại biểu bầu ra bằng bỏ phiếu kín. Trên lãnh thổ của tỉnh có 28 đơn vị thị chính. Đó là các thành phố Vologda và Cherepovets và 26 huyện. Tỉnh này có 8.108 điểm dân cư, 384 hội đồng xã. Những người đứng đầu của các cơ quan thị chính được bầu ra là đại diện của chính quyền tỉnh trong việc tự quản của các huyện. Kinh tế, công nghiệp Theo sản xuất công nghiệp trên đầu người thì tỉnh này chiếm vị trí thứ hai ở Liên bang Nga. Theo tổng số năm 2004 tỉnh này chiếm 17% sản lượng trong nước của các sản phẩm cán, 16% - thép, 11% - phân hóa học, 14,5% - vòng bi, 7% - gỗ kinh tế, 11,4% - vải lanh, 1,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của Liên bang Nga là sản phẩm của các xí nghiệp trong tỉnh (số liệu chính thức của chính quyền tỉnh). Tỉnh Vologda đã hòa nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới. Doanh số ngại thương năm 2004 đạt $ 3,082 tỷ. Giá trị hàng xuất khẩu đạt $ 2,741 tỷ. THeo khối lượng xuất khẩu trên đầu người thì tỉnh này chiếm vị trí thứ 6 trong số tất cả các đơn vị cùng cấp của Liên bang Nga và vị trí thứ 2 trong Vùng liên bang Tây Bắc. Cấu trúc hàng hóa trong xuất khẩu của tỉnh được xác định trên hết là bằng các sản phẩm của các xí nghiệp lớn nhất — các xí nghiệp luyện kim đen, hóa chất, máy móc như ОАО "Severstal", ОАО "nhà máy cán thép Cherepovets", ОАО "Ammophos", ОАО "Azot", ZАО "nhà máy vòng bi Vologda". Nông nghiệp, giống như ở các tỉnh phi đất đen khác, vẫn là ngành nghề đang gặp khó khăn của kinh tế tỉnh này. Trong giai đoạn 1990—2003 số đầu gia súc trong tỉnh giảm 2,9 lần (trung bình toàn Nga là 2,2 lần). Nông nghiệp tỉnh này chủ yếu là sản xuất sữa, nhưng sản lượng chỉ tăng ở các huyện gần các thành phố đông dân và dễ vận chuyển ở phía nam, nghĩa là gần với thị trường tiêu thụ. Trong 4 huyện trên tổng số 26 (Vologodskii, Cherepovetskii, Griazovétkii và Sheksninskii) diễn ra sản xuất của 55% sản lượng sữa của tỉnh. Trong các lĩnh vực khác của khu vực nông nghiệp thì sự tăng trưởng bền vững chỉ có ở các xí nghiệp nuôi gà lớn, tất cả các xí nghiệp này đều nằm gần Vologda và Cherepovets hoặc là giữa chúng (huyện Sheksninskii). Kết quả là nông nghiệp hàng hóa chỉ tập trung ở một vài nơi gần thành phố, còn trên bình diện chung thì khu vực nông nghiệp của tỉnh đang chịu sự suy thoái, giữ được chỉ là nhờ khai thác gỗ. Tuy thế, tỉnh này vẫn xuất khẩu một lượng đáng kể các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp: sữa, thịt gà, thịt gia súc, một lượng đáng kể dầu ăn. Hiện nay ở tỉnh này vẫn còn giữ được một số ngành thủ công mỹ nghệ truyền thống như hàng thêu ren, trung tâm lớn nhất về thêu ren ở Nga là xí nghiệp "Snetzinka" (Bông tuyết) ở Vologda; các ngành thủ công hiếm có của Velikii Ustjug là chạm trổ vỏ bạch dương và chạm khắc bạc. Vận tải Khoảng cách từ Vologda tới Moskva là 497 km. Giao thông đường bộ 35 RUS Đường cao tốc liên bang — М8 "Kholmogori" (Moskva — Iaroslavl — Vologda — Arkhangelsk) Đường liên bang — А114 (Vologda — Novaia Ladoga — nối với M18) Các trục đường chính trong khu vực: Tuyến đường Sukhonskii (Тotjma — Njuksenitsa — Velikii Ustjug) Р5 (Vologda — Kirillov — Vưtegra) Р6 (Cherepovets — Belozersk — Lipin Bor) Р7 (Cheksino — Тotjma — Nikolsk) Đường sắt Nhà ga Vologda là một nhà ga đường sắt lớn. Các tuyến bao gồm: Hướng nam: Iaroslavl — Moskva Hướng tây: Cherepovets — Sankt-Peterburg Hướng bắc: Аrkhangelsk, Murmansk, Severodvinsk, Kotlas, Sưktưvkar, Vorkuta, Sosnogorsk Hướng đông: Kirov — Ekaterinburg (Sverdlovsk) — Astana Hàng không Sân bay ở Vologda bay tới Moskva, Velikii Ustjug, Kichmenskii Gorodok, Vưtegra). Sân bay ở Cherepovets bay tới Moskva, Saint Peterburg và Petrozavodsk. Đường thủy Cảng Cherepovets là một trong những cảng lớn nhất trên tuyến đường thủy Volga-Baltic. Cầu cảng dài hơn 900 mét có thể tiếp nhận cả tàu thủy chạy trên sông cũng như tàu thủy pha sông biển. Các tàu vận tải của cảng này có tải trọng lớn hơn 61.000 tấn, các cần trục nâng hạ có sức nâng tải từ 5 tới 40 tấn, Cảng cũng có các tàu khách, các khu vực kho tàng kín và mở. Liên lạc viễn thông Liên lạc hữu tuyến: chi nhánh độc quyền "Electro Svjaz tỉnh Vologda" của ОАО "Severo-Zapdnưi Telecom". Điện thoại di động: Đầu năm 2005 trên lãnh thổ của tỉnh có 3 hãng cung cấp dịch vụ ở cấp độ toàn Nga. Theo trật tự giảm của thời gian cung cấp và số thuê bao là: Megaphon (khoảng 70% thị trường), MTS, Biline. Dịch vụ liên lạc có sẵn tại lãnh thổ của 19 huyện (bao phủ không đều — chủ yếu là ở khu vực miền nam phát triển về công nghiệp, cũng như phần trung tâm và miền tây của tỉnh. Các huyện miền đông, trừ Totjma và Velikii Ustjug, không có đủ dịch vụ. Số lượng thuê bao khoảng 600.000 người. Bưu chính: Được quản lý bởi Sở bưu chính tỉnh. Thông tin, báo chí Các hãng thông tấn, báo chí không nhiều và dưới sự kiểm soát của chính quyền tỉnh. Tờ báo lớn nhất tỉnh này là Krasnưi Sever (Phương Bắc đỏ - từ năm 1917). Các tờ báo khác có: Russkii Sever (Phương Bắc Nga), Nash region (Vùng chúng ta), Premjer (Đầu tiên), Khronometr (Thời kế). Truyền hình của tỉnh là chi nhánh của VGTRK. Phát thanh: "Transmit", "Premjer", "Vologodskoe radio". Các hãng thông tấn: Trung tâm thông tin Vologda, Tin tức tỉnh Vologda, Sever-Inform (Thông tin phương Bắc). Phân chia hành chính Các thành phố Babaevo Belozersk Velikii Ustjug Vologda Vưtegra Grjazovets Kadnikov Kirillov Krasavino Nikolsk Sokol Totjma Ustjuzna Kharovsk Cherepovets Các điểm dân cư lớn khác Babushkino Verkhovazje Vozega Kadui Kitchmenskii gorodok Lipin Bor Njuksenitsa Sjamza Tarnoga Ustje-Kubenskoe Chagoda Sheksna Shuiskoe Văn hóa, du lịch Một loạt các thành phố và điểm dân cư của tỉnh này như Belozersk, Velikii Ustjug, Vologda, Ustjuzha, Totjma v.v. là những thành phố lịch sử của Nga và là các viện bảo tàng ngoài trời. Vilikii Ustjug từ năm 1999 được công nhận là quê hương của ông già Nô-en của Nga. Các viện bảo tàng chính: viện bảo tàng kiến trúc-lịch sử và viện bảo tàng nghệ thuật, các khu bảo tồn Vologodskii, Kirillo-Belozerskii, Veliko-Ustjugskii; các tổ hợp viện bảo tàng Totemskoe và Cherepovetskoe. Tại Semenkovo gần Vologda còn có viện bảo tàng dân tộc-kiến trúc. Sự quan tâm đặc biệt là các công trình kiến trúc văn hóa, trong đó có tổ hợp các nhà thờ như Spaso-Prilutskii, Kirillo-Belozerskii và các nhà thờ khác. Nổi tiếng nhất là Tu viện Pherapontov nhờ có các tổ hợp bích họa được hoàn thành vào năm 1502 bởi họa sĩ Nga thời Trung cổ là Dionisii, đã được đưa vào danh dách di sản thế giới của UNESCO. Vologda còn nổi tiếng với sự phong phú của các công trình kiến trúc gỗ còn được giữ gìn tới ngày nay. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, số lượng và sự nguyên vẹn của các hiện vật liên tục suy giảm. Ví dụ, năm 1963 thánh đường Pokrova thờ Đức Mẹ đồng trinh (nghĩa trang Vưtegorskii) gần Vưtagra đã bị cháy. Nhà thờ này là mẫu hình trực tiếp của thánh đường nổi tiếng Preobrazenskii (nghĩa trang Kizskii). Trong tỉnh này còn phát triển ngành du lịch săn bắn-câu cá, cũng như có các cơ sở tốt để phát triển du lịch sinh thái. Thư viện ảnh
Ping, viết tắt của Packet Internet Grouper (Groper), là một công cụ cho mạng máy tính sử dụng trên các mạng TCP/IP (chẳng hạn như Internet) để kiểm tra xem có thể kết nối tới một máy chủ cụ thể nào đó hay không, và ước lượng khoảng thời gian trễ trọn vòng để gửi gói dữ liệu cũng như tỉ lệ các gói dữ liệu có thể bị mất giữa hai máy. Công cụ này thực hiện nhiệm vụ trên bằng cách gửi một số gói tin ICMP đến máy kia và chờ phản hồi. Tác giả của công cụ này là ông Mike Muuss. Từ sau 2003, sự hữu dụng của dịch vụ này suy kém dần, vì các nhà cung cấp dịch vụ Internet đã loại bỏ các thông điệp ICMP Type 8 tại các biên mạng của họ. Các sâu máy tính trên Internet như Welchia đã lợi dụng công cụ Ping để làm ngập khả năng xử lý của các máy tính nạn nhân, làm tắc nghẽn các thiết bị định tuyến. Một công cụ liên quan với ping là traceroute, trên Windows NT là pathping. Kết xuất của một lệnh ping đơn giản Kết xuất của ping thông thường bao gồm kích cỡ gói dữ liệu, địa chỉ host truy vấn, dãy số ICMP, thời gian sống (time to live), thời gian trễ trọn vòng (round-trip time), đơn vị thời gian là miligiây (1/1000 của giây), và thời gian dưới 10 giây thường có độ chính xác thấp. Dưới đây là một kết xuất đơn giản khi ping server vi.wikipedia.org: $ ping -c 5 vi.wikipedia.org PING vi.wikipedia.org (130.94.122.195): 56 data bytes 64 bytes from 130.94.122.195: icmp_seq=0 ttl=235 time=284.3 ms 64 bytes from 130.94.122.195: icmp_seq=1 ttl=235 time=292.9 ms 64 bytes from 130.94.122.195: icmp_seq=2 ttl=235 time=289.7 ms 64 bytes from 130.94.122.195: icmp_seq=3 ttl=235 time=282.4 ms 64 bytes from 130.94.122.195: icmp_seq=4 ttl=235 time=272.0 ms Một số lệnh Ping thường dùng Ping đến ISP: ping <IP DNS của ISP> Ví dụ: FPT: ping 210.245.31.130 Viettel: ping 203.113.131.1 VNN: ping 203.162.4.190 Ping thử card mạng: ping 127.0.0.1 hoặc: ping localhost hoặc: ip <chính ip máy> Biết thêm chi tiết: Start ---> Run ---> cmd ping /? Các tham số thường được sử dụng của lệnh ping ping <máy chủ> [-t], không xác định thời gian dừng của lệnh ping. Ví dụ: ping vi.wikipedia.org -t ping <máy chủ> [-l size] với size là dung lượng gói tin (bytes). Ví dụ: ping vi.wikipedia.org -l 256 ping <máy chủ> [-n count] với count là số lần thực hiện lệnh ping. Ví dụ: Ping 130.94.122.195 -n 10 Bất cứ lúc nào bạn cũng có thể dừng lệnh ping với tổ hợp phím [Ctrl + C] Các thông số nhìn thấy trong Command Prompt của Windows với giá trị mô tả lại như sau Request time out: thực hiện gửi gói thành công nhưng không nhận được gói phản hồi. Destination host unreachable: đích đến không tồn tại hoặc đang cô lập. Reply from 203.162.4.190 byte=32 time <1ms TTL 124: Gửi gói đến địa chỉ IP: 203.162.4.190 với độ dài gói 32 byte, thời gian phản hồi dưới 1 mili giây, TTL (time to live - vòng đời gói) 124. Phản ánh trạng thái gói gửi và tín hiệu phản hồi. + Ngoài ra lệnh "Ping" còn xem như là cách nhanh chóng để biết địa chỉ IP thực của một Website ngoài Internet. + Lệnh Ping thực hiện gửi 1 gói tin bằng giao thức ICMP thông qua Port Number 7 TCP/UDP
Ngô Quang Trưởng (1929 – 2007) là một cựu Trung tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Xuất thân từ những khóa đầu tại trường Sĩ quan Trừ bị của Quốc gia Việt Nam, ông có hơn 12 năm phục vụ trong Binh chủng Nhảy dù. Năm 1972, ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh Quân đoàn I, là chỉ huy cao nhất trong trận đánh tái chiếm Thành cổ Quảng Trị. Năm 1975, Quân đoàn I do ông chỉ huy thất bại nhanh chóng do bị rút Sư đoàn Dù về Sài Gòn theo lệnh của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cộng thêm việc tinh thần binh sĩ ở vùng hỏa tuyến hoang mang khi Sư đoàn Thủy quân lục chiến rút khỏi Quảng Trị trong Chiến dịch Huế - Đà Nẵng. Dù tuyên bố cứng rắn “Việt cộng phải bước qua xác tôi mới vào được Cố đô Huế”, nhưng ngày 29 tháng 3 năm 1975, ông và một số tướng lãnh đã bỏ Sở chỉ huy, bơi ra tàu hải quân neo đậu ngoài khơi Đà Nẵng để vào Sài Gòn, sau đó di tản sang Mỹ. Tiểu sử và Binh nghiệp Ông sinh vào tháng 12 năm 1929 trong một gia đình đại điền chủ giàu có tại Thạnh Phong, Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre, miền Tây Nam phần Việt Nam. Do gia đình có điều kiện kinh tế nên ông có được trình độ học vấn căn bản. Năm 1948, ông tốt nghiệp phổ thông Trung học chương trình Pháp tại Cần Thơ với văn bằng Tú tài I (Part I). Sau đó được bổ dụng làm Công chức ngoại ngạch tại Mỹ Tho một thời gian trước khi gia nhập Quân đội. Quân đội Quốc gia Việt Nam Tháng 10 năm 1953, thi hành theo lệnh động viên của Quốc trưởng Bảo Đại ông nhập ngũ vào Quân đội Quốc gia Việt Nam, mang số quân: 49/100.012. Theo học khóa 4 Cương Quyết tại trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức, khai giảng ngày 7 tháng 11 năm 1953. Ngày 1 tháng 6 năm 1954, mãn khóa tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu úy. Ra trường, ông tình nguyện gia nhập Binh chủng Nhảy dù, được tiếp tục theo học khoá huấn luyện căn bản Nhảy dù tại Trung tâm Huấn luyện Nhảy dù Bà Quẹo, Tân Sơn Nhứt, Gia Định. Tháng 7 năm 1954, mãn khóa căn bản Nhảy dù ông được điều về làm Trung đội trưởng trong Tiểu đoàn 5 Nhảy dù dưới quyền Đại úy Phạm Văn Phú Khi trận Điện biên phủ đang diễn ra, đơn vị của ông được phân công nhảy dù xuống mặt trận để tăng viện cho quân đồn trú Pháp. Tuy nhiên, đơn vị chưa kịp điều động thì Điện biên phủ thất thủ, ông tránh được việc bị bắt làm tù binh như Đại úy Phạm Văn Phú. Quân lực Việt Nam Cộng hòa Đầu năm 1955, ông được cử làm Đại đội trưởng Đại đội 1 của Tiểu đoàn 5 Nhảy dù. Tháng 5, ông bị thương trong trận đánh quân Bình Xuyên tại Sài Gòn. Sau khi Quân đội Quốc gia Việt Nam đổi tên thành Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Tháng 10 cùng năm, ông được đặc cách thăng cấp Trung úy tại nhiệm. Đến đầu năm 1961, ông được thăng cấp Đại úy và được cử làm Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 5 Nhảy dù. Tháng 7 năm 1963 ông lên làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 5 thay thế Thiếu tá Hồ Tiêu. Tháng 2 năm 1964, sau Cuộc Chỉnh lý nội bộ của tướng Nguyễn Khánh, ông được thăng cấp Thiếu tá tại nhiệm. Tháng 4 năm 1965, nhờ những thành tích chỉ huy chiến đấu, ông được đặc cách thăng cấp Trung tá được cử giữ chức vụ Tham mưu trưởng Lữ đoàn Nhảy dù, do Chuẩn tướng Dư Quốc Đống Tư lệnh Lữ đoàn. Đầu năm 1966, ông được cử giữ chức Tư lệnh phó Sư đoàn Nhảy dù vẫn Chuẩn tướng Dư Quốc Đống làm Tư lệnh. Sau vụ "biến động miền Trung". Ngày Quân lực 19 tháng 6 cùng năm, ông được thăng cấp Đại tá tại nhiệm. Sau đó, ông chuyển sang đơn vị Bộ binh được bổ nhiệm làm Tư lệnh Sư đoàn 1 thay thế Chuẩn tướng Phan Xuân Nhuận (bị cách chức vì liên can đến vụ biến động miền Trung). Đầu năm 1967, các đơn vị thuộc Sư đoàn 1 do ông chỉ huy, gồm Đại đội Hắc Báo Trinh sát, cùng Chi Đoàn 2/7 Thiết vận xa M.113 và Tiểu đoàn 9 Nhảy Dù tăng phái do Thiếu tá Nguyễn Thế Nhã chỉ huy. Tấn công và phá vỡ hạ tầng cơ sở của lực lượng du kích địa phương trên 3 địa danh: Lương Cổ, Đồng Xuyên, Mỹ Xá thuộc quận Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên. Sau trận này ông được đặc cách thăng cấp Chuẩn tướng vào ngày 4 tháng 2 cùng năm. Năm 1968, Sư đoàn 1 và Chiến Đoàn I Nhảy Dù (gồm các Tiểu đoàn 2, 7 và 9) tăng phái do Trung tá Lê Quang Lưỡng chỉ huy đã tham chiến cùng với quân đội Hoa Kỳ tại Huế trong 26 ngày (từ 30 tháng 1 đến 24 tháng 2). Trong 1 tháng, các đơn vị này cùng quân Mỹ giao chiến ác liệt, đẩy bật các đơn vị xung kích của phía đối phương là Quân Giải phóng miền Nam Sau trận Tết Mậu Thân, đầu tháng 6 cùng năm, ông được đặc cách thăng cấp Thiếu tướng tại nhiệm. Trung tuần tháng 8 năm 1970, ông nhận lệnh bàn giao Sư đoàn 1 Bộ binh lại cho Chuẩn tướng Phạm Văn Phú. Ngay sau đó, ông được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Quân đoàn IV và Quân khu 4 thay thế Thiếu tướng Ngô Dzu chuyển ra Cao nguyên miền Trung giữ chức vụ Tư lệnh Quân đoàn II và Quân khu 2. Ngày Quốc khánh Đệ nhị Cộng hòa 1 tháng 11 năm 1971, ông được thăng cấp Trung tướng tại nhiệm. Đầu tháng 5 năm 1972, ông được lệnh bàn giao Quân đoàn IV và Quân khu 4 lại cho Thiếu tướng Nguyễn Vĩnh Nghi (nguyên Tư lệnh Sư đoàn 21 Bộ binh) để đi nhận chức vụ Tư lệnh Quân đoàn I và Quân khu 1 thay thế Trung tướng Hoàng Xuân Lãm. Thời điểm này, Quân đoàn I được tăng cường toàn bộ Lực lượng Tổng trừ bị của Quân lực Việt Nam Cộng hòa và được yểm trợ từ xa bởi Hạm đội Đệ thất của Hoa Kỳ ở ngoài khơi biển Đông đã giao chiến ác liệt với đối phương. 2 bên đều tổn thất lớn, Quân lực Việt Nam Cộng hòa tái chiếm được Cổ thành Quảng Trị và các phần đất ở phía nam sông Thạch Hãn, nhưng không chiếm lại được cảng Cửa Việt và nửa phía bắc tỉnh Quảng Trị. Năm 1975 Tháng 3 năm 1975, khi quân đối phương mở chiến dịch đồng loạt tấn công miền Nam, với chức vụ Tư lệnh Quân đoàn I và Quân khu I, ông được lệnh phải giữ bằng được Huế. Trong tình hình này, ông tuyên bố: “Việt cộng phải bước qua xác tôi mới vào được cố đô Huế”. Còn Tổng thống Thiệu thì tuyên bố trên đài Sài Gòn: “Bỏ Kon Tum, Pleiku để bảo toàn lực lượng, còn Đà Nẵng, Huế, Quân khu 3 sẽ phải giữ đến cùng”. Nhưng sau ít lâu, có lệnh di tản Bộ Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn I vào Đà Nẵng. Lại cộng thêm xích mích gay gắt giữa ông với Tổng thống Thiệu. Cùng lúc đó tin tức về việc bỏ Cao Nguyên cùng dòng người di tản hàng trăm ngàn người ùn ùn đổ vào Đà Nẵng khiến thành phố trở nên hoảng loạn và không thể kiểm soát được. Cộng với việc rút Sư đoàn Dù về Sài Gòn và tin đồn Tổng thống Thiệu muốn rút cả Sư đoàn Thủy quân Lục Chiến đã khiến tinh thần binh sĩ của tướng Trưởng xuống rất thấp, quan và lính tranh nhau lên máy bay, gây ra cảnh ẩu đả náo loạn. Sĩ quan, binh sĩ đưa theo gia đình tháo chạy gây ra cảnh cướp bóc, ẩu đả, bắn lẫn nhau… Hàng vạn lính mắc kẹt tại Đà Nẵng chạy ra bán đảo Sơn Trà hòng thoát về phía nam bằng đường biển, gây ra cảnh chen lấn giẫm đạp tranh nhau xuống tàu, binh lính đạp cả sĩ quan xuống biển. Cuộc di tản hoàn toàn thất bại, tổn thất toàn bộ lực lượng quân sự và cơ giới của Quân đoàn I trong thời gian rất ngắn. Thiệt hại đáng kể nhất là việc quân đội Việt Nam Cộng Hòa mất hoàn toàn quyền kiểm soát vùng lãnh thổ có 3 triệu dân, và việc tan rã 4 Sư đoàn quân chủ lực, trong đó có hai Sư đoàn thuộc hàng thiện chiến nhất của Quân lực Việt Nam Cộng hòa là Sư đoàn 1 Bộ Binh và Sư đoàn Thủy quân Lục chiến, đưa đến sụp đổ toàn bộ QLVNCH một cách nhanh chóng và bất ngờ. Trong vòng 32 giờ, hơn 100.000 quân ở Đà Nẵng dưới quyền của tướng Trưởng đã hoàn toàn tan rã và đầu hàng. Tướng Ngô Quang Trưởng đã không giữ lời hứa “chết trong thành phố Huế”, mà tìm cách bơi ra tàu chiến đang neo ngoài khơi Đà Nẵng để thoát khỏi vòng vây. Tướng Trưởng phải bơi ra tàu đang neo đậu ngoài khơi Đà Nẵng, do sóng to và tàu neo xa bờ khiến ông khi lên được tàu trong tình trạng sức khỏe rất kém, phải thở bằng máy, tàu cập bến Cam Ranh chở theo ông và hơn 4.000 Thủy Quân Lục Chiến. Hạm trưởng được lệnh chuyển ông sang tàu khác tốt hơn và bỏ lại 4.000 Thủy Quân Lục Chiến ở Cam Ranh, chở một mình ông vào Sài Gòn nhưng ông từ chối. Tàu cập bến cảng Vũng Tàu, sau đó ông được chuyển vào Tổng Y Viện Cộng Hòa chữa trị. Những ngày cuối tháng 4 năm 1975, một sĩ quan lục quân Mỹ từng làm việc với Ngô Quang Trưởng đã đến gặp gia đình ông và đề nghị di tản khỏi Sài Gòn trước khi Quân giải phóng từ mọi hướng đổ về làm chủ thành phố. Vợ con Ngô Quang Trưởng theo sự hướng dẫn của viên sĩ quan người Mỹ xuống tàu thủy để ra đi. Riêng Ngô Quang Trưởng, phải đến ngày 30/4/1975, ông di tản bằng trực thăng của tướng Nguyễn Cao Kỳ ra tàu sân bay của Hạm đội 7, rồi từ đó ông ta đến đảo Guam để đoàn tụ gia đình. Tại đây, với sự giới thiệu của tướng Cushman (từng là cố vấn quân sự của Mỹ tại Vùng 4 chiến thuật), Trưởng và người con trai bắt đầu đi học nghề nông ở một nông trại cho đến lúc chuyển đến định cư tại Falls Church, Virginia - miền Đông nước Mỹ. Gia đình và những năm tháng lưu vong Ngô Quang Trưởng cưới con gái lớn của nhà văn Thạch Lam là Nguyễn Tường Nhung. Hai người có bốn người con, sống với nhau cho đến ngày ông trút hơi thở cuối cùng lúc 3h sáng ngày 22 tháng 1 năm 2007, hưởng thọ 78 tuổi. Theo ước nguyện của ông, năm 2008 tro cốt của ông được gia đình đem về Việt Nam và được rải trên đỉnh đèo Hải Vân (ranh giới giữa Đà Nẵng và tỉnh TT-Huế). Các tác phẩm quân sự Bắt đầu năm 1979, theo lời mời của Trung tâm Quân sử Quân lực Hoa Kỳ (U.S. Army Center of Military History), ông ghi lại kinh nghiệm chiến đấu qua 3 quyển sách hiện còn lưu trữ tại trung tâm kể trên. "The Easter Offensive of 1972" (1983). "Territorial Forces" (1984). "RVANF and US Operational Cooperational Coordination" (1984). Chú thích
Tấm quang năng là thiết bị để thu nhận năng lượng từ ánh sáng mặt trời. Thuật ngữ này được sử dụng để chỉ chung cả các tấm quang năng để nung nước nóng (cung cấp nước nóng dùng trong nhà) hay tấm quang điện (cung cấp điện năng). Tấm quang năng cho nước nóng Máy nung nước nóng dùng năng lượng mặt trời để nung nóng chất lỏng, dùng làm phương tiện để truyền nhiệt đến một mạch tụ nhiệt. Trong nhà nước nóng dùng trong phòng tắm, có thể nung nóng và trữ trong một bồn nước. Các tấm trên trần nhà có tấm hấp thụ nhiệt có gắn các ống luân chuyển chất lỏng. Thiết bị thu (thường được sơn màu tối) đảm bảo sự chuyển đổi tia bức xạ mặt trời thành nhiệt, trong khi chất lỏng thì luân chuyển trong ống truyền nhiệt tới nơi cần dùng hay dự trữ. Chất lỏng nóng được bơm vào thiết bị chuyển nhiệt (một cuộn dây kim loại trong bồn trữ hay thiết bị chuyển nhiệt ngoài) nơi mà chất lỏng này truyền nhiệt và trở về để tiếp tục hấp thụ nhiệt. Điều này cung cấp một phương pháp đơn giản và hiệu quả trong việc khai thác năng lượng mặt trời. Tấm quang điện mặt trời Tấm quang điện mặt trời chứa nhiều dãy pin năng lượng mặt trời có thể chuyển ánh sáng thành điện năng. Pin năng lượng mặt trời có thể gọi là pin quang điện. Pin quang điện có tác dụng hấp thụ năng lượng của mặt trời và tạo ra dòng điện giữa 2 cực điện từ nghịch dấu. Trong một ngày nắng, mặt trời cung cấp khoảng 1 kW/m² đến mặt đất (khi Mặt Trời đứng bóng và quang mây, ở mực nước biển). Ứng dụng của tấm quang điện Cùng với pin dự phòng, pin quang điện trở nên thông dụng cho các thiết bị điện năng thấp, như là phao điện hay thiết bị ở vùng xa. Giá thành và chi phí lắp đặt cao (hiện nay tại khu vực châu Âu khoảng 0,50 €/W, tại các khu vực nhiều nắng khoảng 0,25 €/W) tạo ra sự hạn chế sử dụng ở quy mô lớn. Năng lượng mặt trời đóng góp một phần rất nhỏ trong sản xuất năng năng lượng thế giới. Các chương trình khích lệ với quy mô lớn được thực hiện, khuyến khích tài chính như là bán lại năng lượng dư cho mạng lưới điện công cộng, đã thúc đẩy quá trình xây dựng hệ thống điện năng mặt trời ở Tây Ban Nha, Nhật Bản và Hoa Kỳ cũng như vài nước khác. Lý thuyết và lắp đặt Các tinh thể silic (Si) hay gali asenua (GaAs) là các vật liệu được sử dụng làm pin mặt trời. Gali asenua đặc biệt tạo nên để dùng cho pin mặt trời, tuy nhiên thỏi tinh thể silic cũng có thể dùng được với giá thành thấp hơn, sản xuất chủ yếu để tiêu thụ trong công nghiệp vi điện tử. Đa tinh thể silic có hiệu quả kém hơn nhưng giá tiền cũng thấp hơn. Khi để trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời, một pin silic có đường kính 6 cm có thể sản xuất dòng điện khoảng 0,5 ampe ở 0,5 volt. Các tấm tinh thể mỏng hình đĩa, được đánh bóng để loại bỏ các khuyết tật trong quá trình cắt, chất kích thích được dùng cho các pin, và các tấm kim loại dẫn truyền đặt vào một mặt: một lưới mỏng trên bề mặt chiếu ánh sáng mặt trời, và mặt phẳng trên mặt còn lại. Tấm quang năng tạo thành từ các pin như vậy cắt theo hình dạng thích hợp, được bảo vệ khỏi tia bức xạ và hư hại trên mặt trước bằng các miếng gương, dán vào chất nền. Sự liền mạch được tạo nên thành các dãy song song để quyết định năng lượng tạo ra. Chất keo và chất nền phải có tính dẫn nhiệt, vì khi các pin được làm nóng khi hấp thụ năng lượng hồng ngoại, vốn không thể chuyển hóa thành năng lượng. Một khi các pin bị làm nóng thì giảm hiệu suất hoạt động vì thế nên phải làm giảm thiểu nhiệt năng. Tấm quang năng tạo thành từ nhiều pin mặt trời. Mặc dù mỗi pin chỉ cung cấp một lượng nhỏ năng lượng, nhưng nhiều pin trải dài trên một diện tích lớn tạo nên nguồn năng lượng đủ dùng. Để đạt được hiệu năng tốt nhất, tấm năng lượng phải hướng trực tiếp đến mặt trời.
Hoàng Hải (tiếng Hán: 黄海, Wade-Giles: Huang-hai) là một biển nhỏ thuộc Thái Bình Dương nằm giữa bán đảo Triều Tiên và Trung Quốc, ở phía bắc Đông Hải. Tên "Hoàng Hải" (biển màu vàng) bắt nguồn từ tên con sông mang nặng phù sa đổ ra biển - sông Hoàng Hà. Người Triều Tiên gọi biển này là Hoàng Hải (Hangul: 황해; phiên âm Latinh cải tiến: Hwanghae; McCune-Reischauer: Hwanghae) hoặc Tây Hải (Hangul: 서해; phiên âm Latinh cải tiến: Seohae; McCune-Reischauer: Sŏhae). Vịnh nằm sâu trong cùng của Hoàng Hải là Bột Hải (trước kia gọi là vịnh Trực Lệ). Một vịnh nữa nằm giữa bán đảo Liêu Đông và bán đảo Triều Tiên là vịnh Triều Tiên. Các hải cảng chính: Thiên Tân, Thanh Đảo, Đại Liên (bao gồm cả Lữ Thuận) thuộc Trung Quốc, Incheon thuộc Hàn Quốc.
Câu lệnh SQL INSERT (có nghĩa là thêm) dùng để thêm dữ liệu vào một bảng trong cơ sở dữ liệu quan hệ. Cấu trúc cơ bản Câu lệnh insert có cấu trúc như sau: INSERT INTO table (column1, [column2,... ]) VALUES (value1, [value2,...]) Số lượng cột và số lượng giá trị trong câu lệnh phải bằng nhau. Nếu tên cột không được chỉ ra trong câu truy vấn, thì giá trị mặc định cho cột được sử dụng. Các giá trị (được xác định cụ thể hay ngầm định) trong câu lệnh INSERT phải thỏa các ràng buộc của bảng dữ liệu (như giá trị từ khóa chính, ràng buộc CHECK, và ràng buộc không rỗng (NOT NULL). Nếu có lỗi xuất hiện do xung đột với hằng số thì sẽ không có hàng nào được thêm vào Ví dụ: INSERT INTO phone_book (name, number) VALUES ('John Doe', '555-1212'); Khi tất cả giá trị của các cột được chỉ ra thì ta có thể dùng cách viết thu gọn. Chú ý: các dữ liệu nằm trong ngoặc đơn sau VALUES phải theo đúng trình tự các cột được định nghĩa hay thiết kế trong bảng dữ liệu. INSERT INTO table VALUES (value1, [value2,...]) Ví dụ: (giả định trong bảng dữ liệu 'phone_book' chỉ có 2 cột 'name' và 'number'): INSERT INTO phone_book VALUES ('John Doe', '555-1212'); Giả sử chúng ta muốn insert từ textbox xuống database Insert into nametable(ma,hovaten) values('"+Txtma.text+","+txthovaten.text+"'); Tùy chọn Một đặc điểm tùy chọn của SQL (bắt đầu từ phiên bản SQL-92) là sử dụng các cấu trúc xây dựng giá trị hàng (row value constructors) để thêm nhiều hàng vào bảng dữ liệu cùng lúc: INSERT INTO table (column1, [column2,... ]) VALUES (value1a, [value1b,...]), (value2a, [value2b,...]),... Cả hai hệ dữ liệu DB2 và MySQL đều hỗ trợ đặc điểm tùy chọn này. Ví dụ: (giả định trong bảng dữ liệu 'phone_book' chỉ có 2 cột 'name' và 'number'): INSERT INTO phone_book VALUES ('John Doe', '555-1212'), ('Peter Doe', '555-2323'); - nếu sử dụng cách thêm dữ liệu thông thường sẽ phải dùng 2 câu lệnh như sau: INSERT INTO phone_book VALUES ('John Doe', '555-1212'); INSERT INTO phone_book VALUES ('Peter Doe', '555-2323'); Ví dụ (tạo dữ liệu cho 1 bảng dữ liệu từ dữ liệu của 1 bảng khác / sao chép dữ liệu bằng câu lệnh INSERT): INSERT INTO phone_book2 SELECT * FROM phone_book WHERE NAME IN ('John Doe', 'Peter Doe') Truy vấn Từ khóa Từ khóa thay thế (surrogate key) thường được sử dụng để thay thế từ khóa chính (primary key) khi xảy ra trường hợp cần truy vấn (sử dụng hay lưu) tự động các từ khóa chính trong 1 câu lệnh thêm INSERT để dùng lại trong 1 câu lệnh thêm INSERT khác. Vì câu lệnh thêm INSERT không trả về dữ liệu theo dạng hàng, nên cần sử dụng một số cách thay thế để truy vấn từ khóa trong những trường hợp như trên. Một số cách thay thế thông thường: Sử dụng thủ tục truy vấn (stored procedure). Sử dụng câu lệnh truy vấn SELECT trên 1 bảng dữ liệu tạm chứa thông tin về (các) hàng vừa mới được thêm. Sử dụng câu lệnh thêm INSERT kết hợp trong 1 câu lệnh truy vấn SELECT. Sử dụng từ khóa duy nhất GUID (Globally Unique Identifier) trong cả hai câu lệnh thêm INSERT và câu lệnh truy vấn SELECT.
Thủy triều là hiện tượng nước biển, nước sông... lên xuống trong một chu kỳ thời gian phụ thuộc biến chuyển thiên văn. Trong âm Hán-Việt, thủy có nghĩa là nước, còn triều là cường độ nước dâng lên và rút xuống. Sự thay đổi lực hấp dẫn từ Mặt Trăng (phần chủ yếu) và từ các thiên thể khác như Mặt Trời (phần nhỏ) tại một điểm bất kỳ trên bề mặt Trái Đất trong khi Trái Đất quay đã tạo nên hiện tượng nước dâng (triều lên thường gọi là "nước lớn") và nước rút (triều xuống tức "nước ròng") vào những khoảng thời gian nhất định trong một ngày. Đặc điểm Những biến đổi thủy triều trải qua các giai đoạn sau: Triều dâng (flood tide): xảy ra khi mực nước biển dâng lên trong vài giờ, làm ngập vùng gian triều. Triều cao (high tide): nước dâng lên đến điểm cao nhất của nó. Triều xuống (ebb tide): mực nước biển hạ thấp trong vài giờ làm lộ ra vùng gian triều. Triều thấp : nước hạ thấp đến điểm thấp nhất của nó. Thủy triều tạo ra các dòng chảy có tính dao động gọi là dòng triều hay triều lưu. Thời điểm mà dòng triều ngừng chuyển động được gọi là nước chùng hoặc nước đứng (slack water). Sau đó, thủy triều đổi hướng, tạo ra sự biến đổi ngược lại. Nước đứng thường xuất hiện gần lúc mực nước triều cao hoặc triều thấp; nhưng tại một số nơi, thời gian nước đứng là khác biệt đáng kể so với thời gian triều cao hoặc triều thấp. Hiện tượng thủy triều phổ biến nhất là bán nhật triều hoặc nhật triều, tức là hai lần nước lớn trong ngày có đỉnh không bằng nhau; chúng bao gồm mực nước lớn cao và mực nước lớn thấp trên đồ thị triều. Tương tự đối với hai lần nước ròng gồm nước ròng cao và nước ròng thấp. Nguyên nhân Lực hấp dẫn của mặt trăng và lực ly tâm là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thủy triều. Thủy quyển có hình cầu dẹt nhưng bị kéo cao lên ở hai miền tạo thành hình ellipsoid. Một đỉnh của ellipsoid nằm trực diện với Mặt Trăng gọi là miền nước lớn thứ nhất (do lực hấp dẫn tạo ra). Thủy triều đạt cực đại khi mà cả Mặt Trăng và Mặt Trời cùng nằm về một phía so với Trái Đất, và mức triều phía đối diện lúc đó sẽ xuống điểm cực tiểu. Khái niệm thủy triều được mở rộng trong vật lý học dành cho chênh lệch tương tác hấp dẫn tác động lên các vật thể nằm trong tương tác hấp dẫn. Định nghĩa Từ mực nước cao nhất đến thấp nhất: Thủy triều thiên văn cao nhất (HAT, Highest astronomical tide) – Thủy triều cao nhất có thể dự đoán là xảy ra. Lưu ý rằng các điều kiện khí tượng có thể làm gia tăng chiều cao đối với HAT. Trung bình nước lớn triều cường (MHWS, Mean high water springs) – Trung bình của 2 triều cao trong những ngày triều cường. Trung bình nước lớn triều kém (MHWN, Mean high water neaps) – Trung bình của 2 triều cao trong những ngày triều kém. Mực nước biển trung bình (MSL, Mean sea level) – Đây là trung bình của mực nước biển. MSL là hằng số đối với bất kỳ điểm nào trong một khoảng thời gian dài. Trung bình nước ròng triều kém (MLWN, Mean low water neaps) – Trung bình của 2 triều thấp trong những ngày triều kém. Trung bình nước ròng triều cường (MLWS, Mean low water springs) – Trung bình của 2 triều thấp trong những ngày triều cường. Thủy triều thiên văn thấp nhất (LAT, Lowest astronomical tide) và Chuẩn hải đồ (CD, Chart Datum) – Thủy triều thấp nhất có thể dự đoán là xảy ra. Các hải đồ hiện đại sử dụng nó như là chuẩn hải đồ. Lưu ý rằng trong những điều kiện khí tượng nhất định thì nước có thể rút xuống thấp hơn cả LAT, nghĩa là có ít nước hơn là những gì chỉ ra trên các hải đồ. Thành phần thủy triều Các thành phần thủy triều là kết quả ròng của nhiều ảnh hưởng tác động đến các thay đổi thủy triều trong một khoảng thời gian nhất định. Các thành phần chính bao gồm sự tự quay của Trái Đất, vị trí của Mặt Trăng và Mặt Trời so với Trái Đất, độ cao (cao độ) của Mặt Trăng so với đường xích đạo của Trái Đất và độ sâu. Các biến thiên với thời gian dưới nửa ngày được gọi là các "thành phần điều hòa". Ngược lại, các chu kỳ gồm nhiều ngày, tháng hoặc năm được gọi là các thành phần "thời gian dài". Các lực thủy triều ảnh hưởng đến toàn bộ Trái Đất, nhưng sự chuyển động của phần Trái Đất rắn xảy ra chỉ tính bằng xentimet. Ngược lại, khí quyển linh động và dễ nén hơn nên bề mặt của nó di chuyển tính bằng kilomet, theo ý nghĩa của mức đường viền của một vùng áp suất thấp cụ thể nào đó trong bầu khí quyển ngoài. Thành phần bán nhật mặt trăng chính Ở hầu hết các địa điểm, thành phần lớn nhất là "thành phần thủy triều bán nhật mặt trăng chính", còn được gọi là thành phần thủy triều M2 (hoặc M2). Thời gian của nó là khoảng 12 giờ và 25,2 phút, chính xác bằng một nửa ngày mặt trăng thủy triều, đó là thời gian trung bình chia tách một thiên đỉnh với thiên đỉnh kế tiếp của mặt trăng, và do đó là thời gian cần thiết để Trái Đất quay một vòng tương đối so với Mặt Trăng. Các đồng hồ thủy triều đơn giản theo dõi thành phần này. Ngày mặt trăng dài hơn ngày Trái Đất do Mặt Trăng quay cùng hướng với sự tự quay của Trái Đất. Điều này tương tự như kim phút trên đồng hồ vượt qua kim giờ vào lúc 12h00 và sau đó lại vượt qua một lần nữa vào khoảng 1h05½ mà không phải vào lúc 1h00. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất theo cùng hướng với sự tự quay quanh trục của Trái Đất, vì thế phải mất hơn một ngày một chút, khoảng 24 giờ 50 phút để Mặt Trăng quay trở lại cùng một vị trí trên bầu trời. Trong khoảng thời gian này, nó đã vượt qua đỉnh đầu (trung thiên) một lần và dưới chân một lần (ở góc giờ lần lượt là 00:00 và 12:00), do đó ở nhiều nơi, chu kỳ lực thủy triều mạnh nhất là như đã đề cập ở trên là khoảng 12 giờ 25 phút. Thời điểm thủy triều cao nhất không nhất thiết phải là khi Mặt Trăng ở gần thiên đỉnh hoặc thiên để, nhưng chu kỳ lực thủy triều vẫn xác định thời gian giữa các triều cao. Do trường hấp dẫn do Mặt Trăng tạo ra bị suy yếu theo khoảng cách đến Mặt Trăng, nên lực tác động hơi mạnh hơn một chút so với mức trung bình tại phía Trái Đất đối diện với Mặt Trăng và lực tác động hơi yếu hơn một chút ở phía bên kia (phía xa Mặt Trăng). Vì thế, Mặt Trăng có xu hướng "kéo giãn" Trái Đất một chút dọc theo đường nối giữa hai thiên thể. Trái Đất rắn chỉ biến dạng một chút, nhưng nước biển là chất lỏng có thể tự do di chuyển nhiều hơn để phản ứng với lực thủy triều, cụ thể là theo chiều ngang. Khi Trái Đất tự quay, cường độ và hướng của lực thủy triều tại bất kỳ điểm cụ thể nào trên bề mặt Trái Đất đều thay đổi liên tục; mặc dù đại dương không bao giờ đạt đến trạng thái cân bằng, do không bao giờ có thời gian để chất lỏng "bắt kịp" với trạng thái mà cuối cùng nó phải đạt được nếu lực thủy triều không đổi, tuy nhiên lực thủy triều luôn thay đổi gây ra các thay đổi nhịp nhàng trong chiều cao mặt nước biển. Khi có hai triều cao mỗi ngày với các độ cao khác nhau (và hai triều thấp cũng có các độ cao khác nhau), mô hình này được gọi là bán nhật triều hỗn hợp. Phạm vi biến đổi: Triều cường và Triều kém Phạm vi bán nhật (chênh lệch độ cao giữa nước lớn và nước ròng trong khoảng nửa ngày) thay đổi theo chu kỳ hai tuần. Khoảng hai lần mỗi tháng, vào khoảng trăng mới và trăng tròn khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất tạo thành một đường thẳng (một cấu hình được gọi là sóc vọng) thì lực thủy triều mặt trời tăng cường cho lực thủy triều mặt trăng. Phạm vi của thủy triều là tối đa; nó được gọi là triều cường (spring tide). Khi Mặt Trăng là thượng huyền hoặc hạ huyền, Mặt Trời và Mặt Trăng cách nhau 90° khi nhìn từ Trái Đất và lực thủy triều mặt trời sẽ triệt tiêu một phần lực thủy triều mặt trăng. Tại những điểm này trong chu kỳ trăng, phạm vi của thủy triều ở mức tối thiểu; nó được gọi là triều kém hay triều nhược (neap tide). Triều cường dẫn tới các nước lớn cao hơn mức nước lớn trung bình và các nước ròng thấp hơn mức nước ròng trung bình, thời gian nước đứng ngắn hơn mức trung bình và dòng triều mạnh hơn mức trung bình. Triều kém dẫn đến các điều kiện triều ít tột độ hơn. Khoảng thời gian khoảng 7 ngày giữa một triều cường và một triều kém. Độ cao mặt trăng Khoảng cách thay đổi ngăn cách Mặt Trăng và Trái Đất cũng ảnh hưởng đến độ cao của thủy triều. Khi Mặt Trăng ở gần nhất, tại điểm cận địa, phạm vi sẽ tăng và khi nó ở điểm viễn địa, phạm vi sẽ giảm. Mỗi chu kỳ trăng (chu kỳ đầy đủ từ trăng tròn đến trăng mới rồi trăng tròn), điểm cận địa trùng với một trăng mới hoặc một trăng tròn gây ra triều cường điểm cận địa với phạm vi thủy triều lớn nhất. Ngay cả khi mạnh nhất, lực này vẫn là yếu, gây ra các khác biệt thủy triều nhiều nhất chỉ cỡ vài xentimet. Thành phần khác Chúng bao gồm các hiệu ứng hấp dẫn mặt trời, độ nghiêng (độ xiên) của xích đạo và trục tự quay của Trái Đất, độ nghiêng của mặt phẳng quỹ đạo mặt trăng và hình dạng elip của quỹ đạo Trái Đất xung quanh Mặt Trời. Thủy triều hỗn hợp sinh ra từ sự tương tác nước nông của hai sóng mẹ của nó. Pha và biên độ Vì thành phần thủy triều M2 chiếm ưu thế ở hầu hết các địa điểm, nên giai đoạn hoặc pha của thủy triều, được biểu thị theo thời gian tính bằng giờ sau nước lớn, là một khái niệm hữu ích. Pha thủy triều cũng được đo bằng độ, với 360° mỗi chu kỳ thủy triều. Các đường của pha thủy triều không đổi được gọi là đường đồng pha thủy triều (cotidal line), tương tự như đường đồng mức có độ cao không đổi trên bản đồ địa hình và khi được vẽ ở dạng bản đồ đồng pha thủy triều hoặc biểu đồ đồng pha thủy triều. Nước lớn đồng thời đạt được dọc theo các đường đồng pha thủy triều mở rộng từ bờ biển vào đại dương, và các đường đồng pha thủy triều (và vì thế là các pha thủy triều) tiến dọc theo bờ biển. Các thành phần pha bán nhật triều và pha dài được đo từ mực nước lớn, pha nhật triều từ ngập triều tối đa. Điều này và thảo luận dưới đây chỉ là chính xác đúng cho một thành phần thủy triều duy nhất. Đối với một đại dương có hình dạng của một lưu vực hình tròn được bao bọc bởi một đường bờ biển, các đường đồng pha thủy triều hướng thẳng vào bên trong và cuối cùng phải gặp nhau tại một điểm chung là giao điểm thủy triều hay điểm amphidromos. Điểm amphidromos cùng lúc là đồng pha thủy triều với nước lớn và nước ròng, được thỏa mãn bởi chuyển động thủy triều bằng không (Trường hợp ngoại lệ hiếm xảy ra khi thủy triều bao quanh một hòn đảo, như xung quanh New Zealand, Iceland và Madagascar). Chuyển động thủy triều thường giảm bớt khi di chuyển ra xa các bờ biển lục địa, sao cho vượt qua các đường đồng pha thủy triều là các đường đồng mức của biên độ không đổi (một nửa khoảng cách giữa nước lớn và nước ròng) giảm xuống 0 tại giao điểm thủy triều. Đối với bán nhật triều, giao điểm thủy triều có thể được coi là gần giống như tâm của mặt đồng hồ, với kim giờ chỉ theo hướng của đường đồng pha thủy triều nước lớn, nằm ngược hướng với đường đồng pha thủy triều nước ròng. Nước lớn xoay quanh giao điểm thủy triều mỗi lần khoảng 12 giờ theo hướng các đường đồng pha thủy triều nước lên và cách xa các đường đồng pha thủy triều nước xuống. Sự quay này, gây ra bởi hiệu ứng Coriolis, nói chung theo chiều kim đồng hồ ở Nam bán cầu và ngược chiều kim đồng hồ ở Bắc bán cầu. Chênh lệch pha của đồng pha thủy triều so với thủy triều tham chiếu gọi là khoảng pha (epoch). Thủy triều tham chiếu là thành phần "thủy triều cân bằng" giả định trên Trái Đất không có đất liền được đo ở kinh độ 0° hay kinh tuyến Greenwich. Ở Bắc Đại Tây Dương, do các đường đồng pha thủy triều lưu thông ngược chiều kim đồng hồ xung quanh giao điểm thủy triều, nên triều cao qua cảng New York khoảng một giờ trước cảng Norfolk. Phía nam mũi Hatteras, các lực thủy triều phức tạp hơn và không thể dự đoán một cách đáng tin cậy dựa trên các đường đồng pha thủy triều Bắc Đại Tây Dương. Vật lý Lịch sử vật lý thủy triều Nghiên cứu vật lý thủy triều là quan trọng trong sự phát triển ban đầu của cơ học thiên thể, với sự tồn tại của bán nhật triều được giải thích bởi lực hấp dẫn của Mặt Trăng. Sau đó nhật triều được giải thích chính xác hơn bởi sự tương tác của lực hấp dẫn của Mặt Trăng và Mặt Trời. Seleukos xứ Seleucia đưa ra lý thuyết vào khoảng năm 150 TCN cho rằng thủy triều là do Mặt Trăng gây ra. Ảnh hưởng của Mặt Trăng đến các vùng nước cũng được đề cập trong Tetrabiblos của Ptolemy. Trong De temporum ratione (Đoán định của Thời gian) viết năm 725 Bede liên kết bán nhật triều và hiện tượng thay đổi độ cao thủy triều với Mặt Trăng và các pha của nó. Bede bắt đầu bằng cách lưu ý rằng thủy triều lên xuống chậm khoảng 4/5 giờ mỗi ngày, giống như Mặt Trăng mọc và lặn chậm khoảng 4/5 giờ mỗi ngày. Ông tiếp tục nhấn mạnh rằng trong hai tháng âm lịch (59 ngày) thì Mặt Trăng vòng quanh Trái Đất 57 lần và có 114 thủy triều. Bede sau đó quan sát thấy rằng chiều cao của thủy triều thay đổi theo tháng. Các thủy triều ngày càng tăng được ông gọi là malinae và các thủy triều ngày càng giảm là ledones và mỗi tháng được chia thành bốn phần gồm 7 hoặc 8 ngày với các malinae và ledones xen kẽ. Trong cùng một đoạn, ông cũng lưu ý đến tác động của gió trong kìm hãm thủy triều. Bede cũng ghi nhận rằng thời gian thủy triều thay đổi theo từng vị trí. Về phía bắc nơi ở của Bede (Monkwearmouth) thủy triều đến sớm hơn, còn về phía nam thì muộn hơn. Ông giải thích rằng thủy triều "rời bỏ những bờ biển này cốt để có thể tràn vào nhiều hơn ở những [bờ biển] khác khi nó đến đó", lưu ý rằng "Mặt trăng báo hiệu sự dâng lên của thủy triều ở đây, báo hiệu sự rút xuống của nó ở các khu vực khác cách xa khu vực này khoảng một phần tư bầu trời". Sự hiểu biết thời trung cổ về thủy triều chủ yếu dựa trên các tác phẩm của các nhà thiên văn Hồi giáo, trở thành có sẵn thông qua bản dịch tiếng Latinh bắt đầu từ thế kỷ thứ 12. Abu Ma'shar (mất khoảng năm 886), trong cuốn Introductorium in astronomiam (Giới thiệu về thiên văn học) của ông, đã chỉ ra rằng triều xuống và triều lên là do Mặt Trăng gây ra. Abu Ma'shar đã thảo luận về các ảnh hưởng của gió và các pha Mặt Trăng tương đối so với Mặt Trời lên các thủy triều. Vào thế kỷ 12, Nur ad-Din al-Bitruji (mất khoảng năm 1204) quan niệm rằng thủy triều là do sự luân chuyển chung của các thiên thể. Simon Stevin trong De spiegheling der Ebbenvloet (Thuyết về triều xuống và triều lên) năm 1608, đã bác bỏ một lượng lớn các quan niệm sai lầm vẫn còn tồn tại khi đó về triều xuống và triều lên. Stevin đã biện hộ cho ý tưởng cho rằng sự hấp dẫn của Mặt Trăng chịu trách nhiệm về thủy triều và đã phát biểu bằng các thuật ngữ rõ ràng về triều xuống, triều lên, triều cường và triều kém, nhấn mạnh rằng cần có thêm các nghiên cứu tiếp theo. Năm 1609 Johannes Kepler cũng gợi ý chính xác rằng lực hấp dẫn của Mặt Trăng gây ra thủy triều, dựa theo những quan sát và tương quan cổ xưa. Galileo Galilei trong Dialogo sopra i due massimi sistemi del mondo (Đối thoại liên quan đến hai hệ thế giới chính) năm 1632, trong phần Đối thoại về thủy triều, đã đưa ra lời giải thích về thủy triều. Tuy nhiên, thuyết tạo ra là không chính xác khi ông gán thủy triều cho sự chuyển động sóng sánh của nước do chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. Ông hy vọng sẽ cung cấp bằng chứng cơ học về sự chuyển động của Trái Đất. Giá trị của thuyết thủy triều của ông bị tranh cãi. Galileo đã từ chối diễn giải về thủy triều của Kepler. Isaac Newton (1642-1727) là người đầu tiên giải thích thủy triều là sản phẩm của lực hấp dẫn từ các khối thiên văn. Diễn giải của ông về thủy triều (và nhiều hiện tượng khác) đã được xuất bản trong Principia (1687) và sử dụng thuyết hấp dẫn vạn vật của ông để giải thích sức hấp dẫn của mặt trăng và mặt trời là nguồn gốc của các lực tạo ra thủy triều. Newton và các tác giả khác trước Pierre-Simon Laplace đã giải quyết vấn đề từ góc độ của một hệ tĩnh (thuyết cân bằng), đưa ra một phép tính gần đúng mô tả các thủy triều có thể xảy ra trong một đại dương phi quán tính bao phủ toàn bộ Trái Đất. Lực tạo thủy triều (hoặc thế năng tương ứng của nó) vẫn phù hợp với thuyết thủy triều, nhưng như là một đại lượng trung gian (hàm cưỡng bức) chứ không phải là kết quả cuối cùng; thuyết này cũng phải xem xét phản ứng thủy triều động lực đã tích lũy của Trái Đất đối với các lực áp vào, với phản ứng này chịu ảnh hưởng của độ sâu đại dương, sự tự quay của Trái Đất và các yếu tố khác. Năm 1740, Viện Hàn lâm Khoa học Pháp ở Paris đã trao giải cho tiểu luận lý thuyết tốt nhất về thủy triều. Daniel Bernoulli, Leonhard Euler, Colin Maclaurin và Antoine Cavalleri đã cùng nhau chia giải thưởng này. Maclaurin đã sử dụng thuyết của Newton để chỉ ra rằng một quả cầu nhẵn được bao phủ bởi một đại dương đủ sâu dưới tác động của lực thủy triều từ một vật thể gây biến dạng duy nhất là một hình phỏng cầu thuôn dài (về bản chất là hình bầu dục ba chiều) với trục chính hướng về vật thể gây biến dạng. Maclaurin là người đầu tiên viết về các hiệu ứng tự quay của Trái Đất khi chuyển động. Euler nhận ra rằng thành phần chiều ngang của lực thủy triều (chứ không phải thành phần chiều dọc) dẫn dắt thủy triều. Năm 1744 Jean le Rond d'Alembert đã nghiên cứu các phương trình thủy triều đối với khí quyển không bao gồm sự tự quay. Vào năm 1770 thuyền ba buồm HMS Endeavour của James Cook đã mắc cạn tại Rạn san hô Great Barrier. Những cố gắng đã thực hiện để làm nổi nó trong thủy triều kế tiếp đã thất bại, nhưng thủy triều sau đó đã nâng nó lên một cách dễ dàng. Trong khi con thuyền được sửa chữa ở cửa sông Endeavour Cook đã quan sát các thủy triều trong khoảng thời gian 7 tuần. Vào lúc triều kém, cả hai thủy triều trong ngày đều tương tự nhau, nhưng vào lúc triều cường thì thủy triều đã tăng vào buổi sáng nhưng vào buổi chiều. Pierre-Simon Laplace đã xây dựng một hệ thống các phương trình vi phân riêng phần liên quan đến dòng chảy ngang của đại dương với chiều cao bề mặt của nó, là thuyết động lực học đầu tiên cho thủy triều. Các phương trình thủy triều Laplace vẫn còn được sử dụng cho đến nay. William Thomson, Nam tước Kelvin thứ nhất đã viết lại các phương trình của Laplace theo các thuật ngữ của độ xoáy cho ra các lời giải mô tả các sóng bị mắc kẹt ven bờ, được gọi là sóng Kelvin. Những người khác, bao gồm Kelvin và Henri Poincaré, tiếp tục phát triển thuyết của Laplace. Dựa trên những phát triển này và thuyết mặt trăng của E. W. Brown mô tả các chuyển động của Mặt Trăng, Arthur Thomas Doodson đã phát triển và công bố năm 1921 sự phát triển hiện đại đầu tiên của thế năng tạo ra thủy triều ở dạng hài hòa: Doodson phân biệt 388 tần số thủy triều. Một số phương pháp của ông vẫn được sử dụng. Lực Lực thủy triều được tạo ra bởi một thiên thể lớn (ở đây là Mặt Trăng) trên một hạt nhỏ nằm trên hoặc nằm trong một thiên thể rộng lớn (ở đây là Trái Đất) là sự khác biệt vectơ giữa lực hấp dẫn do Mặt Trăng tác dụng lên hạt và lực hấp dẫn tác dụng lên hạt này nếu như nó nằm ở tâm khối của Trái Đất. Trong khi vi tác động bởi một thiên thể lên Trái Đất thay đổi tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách của nó tới Trái Đất, thì lực thủy triều cực đại lại thay đổi tỷ lệ nghịch, một cách gần đúng, với lập phương của khoảng cách này. Nếu lực thủy triều do mỗi thiên thể gây ra thay vì thế mà bằng với lực hấp dẫn toàn phần của nó (tất nhiên không phải như thế, do sự rơi tự do của toàn bộ Trái Đất chứ không chỉ mỗi các đại dương về phía các thiên thể này) thì một mô hình khác biệt của lực thủy triều sẽ được quan sát, chẳng hạn ảnh hưởng từ Mặt Trời mạnh hơn nhiều so với từ Mặt Trăng: Lực hấp dẫn của Mặt Trời lên Trái Đất mạnh hơn trung bình 179 lần so với lực hấp dẫn của Mặt Trăng, nhưng do Mặt Trời cách Trái Đất trung bình 389 lần so với khoảng cách từ Mặt Trăng tới Trái Đất, nên độ dốc trường của nó yếu hơn. Lực thủy triều mặt trời chỉ bằng khoảng 46% lực thủy triều mặt trăng. Chính xác hơn thì gia tốc thủy triều mặt trăng (dọc theo trục Trái Đất - Mặt Trăng, ở bề mặt Trái Đất) là khoảng 1,1 × 107 g, trong khi gia tốc thủy triều mặt trời (dọc theo trục Mặt Trời - Trái Đất, ở bề mặt Trái Đất) là khoảng 0,52 × 107 g, trong đó g là gia tốc hấp dẫn ở bề mặt Trái Đất. Sao Kim có tác động lớn nhất trong số các hành tinh khác, bằng 0,000113 lần tác động của Mặt Trời, vì thế tác động thủy triều của các hành tinh trong hệ Mặt Trời có thể bỏ qua. Hệ thống Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời là một ví dụ về vấn đề ba vật thể và không có biểu thức dạng đóng toán học chính xác về sự phụ thuộc lẫn nhau của chúng. Bề mặt đại dương là xấp xỉ một bề mặt đẳng thế (bỏ qua các dòng hải lưu), thường được gọi là geoid (geoit, thể địa cầu). Do lực hấp dẫn bằng với gradient thế năng, nên không có lực tiếp tuyến trên bề mặt như vậy, vì thế bề mặt đại dương ở trạng thái cân bằng hấp dẫn. Bây giờ hãy xem xét ảnh hưởng của các thiên thể lớn bên ngoài như Mặt Trăng và Mặt Trời. Những thiên thể này có các trường hấp dẫn mạnh nhưng giảm dần theo khoảng cách và tác động để thay đổi hình dạng của bề mặt đẳng thế trên Trái Đất. Biến dạng này có định hướng không gian cố định tương đối với thiên thể gây ảnh hưởng. Sự tự quay của Trái Đất so với hình dạng này gây ra chu kỳ thủy triều hàng ngày. Bề mặt đại dương di chuyển do đẳng thế thủy triều thay đổi, tăng lên khi thế năng thủy triều cao, xảy ra trên các phần của Trái Đất gần nhất và xa nhất từ Mặt Trăng. Khi đẳng thế thủy triều thay đổi, bề mặt đại dương không còn phù hợp với nó, do đó mà thấy hướng rõ ràng của dịch chuyển dọc. Bề mặt khi đó trải qua một đường dốc xuống, theo hướng mà đẳng thế đã tăng lên. Các phương trình thủy triều Laplace Độ sâu của đại dương nhỏ hơn nhiều so với phạm vi bề ngang của chúng. Do đó, phản ứng đối với lực thủy triều có thể được mô hình hóa bằng cách sử dụng các phương trình thủy triều Laplace kết hợp các đặc tính sau: Vận tốc dọc (hoặc xuyên tâm) không đáng kể và không có gió đứt dọc - đây là dòng chảy thành lớp. Lực chỉ là nằm ngang (tiếp tuyến). Hiệu ứng Coriolis xuất hiện dưới dạng lực quán tính tác động theo hướng sang bên của dòng chảy và tỷ lệ thuận với vận tốc. Tốc độ thay đổi chiều cao bề mặt tỷ lệ thuận với độ phân kỳ âm của vận tốc nhân với độ sâu. Do vận tốc ngang kéo giãn hoặc nén ép đại dương như một lớp, nên dung lượng tương ứng là mỏng đi hoặc dày lên. Các điều kiện biên cho thấy không có dòng chảy ngang qua đường bờ biển và trượt tự do ở đáy. Hiệu ứng Coriolis (lực quán tính) lái các dòng chảy về phía xích đạo sang phía tây và các dòng chảy ra xa xích đạo sang phía đông, cho phép các sóng bị kẹt ở bờ biển. Cuối cùng, thuật ngữ tiêu tan có thể được thêm vào và nó là tương tự như độ nhớt. Biên độ và thời gian chu kỳ Biên độ lý thuyết của thủy triều đại dương do Mặt Trăng gây ra là khoảng tại điểm cao nhất, tương ứng với biên độ có thể đạt được nếu đại dương có độ sâu đồng đều, không có các vùng đất, và Trái Đất tự quay đều bước với quỹ đạo của Mặt Trăng. Mặt Trời gây ra thủy triều tương tự, trong đó biên độ lý thuyết là khoảng (46% của Mặt Trăng) với thời gian chu kỳ là 12 giờ. Khi triều cường, hai tác động này bổ sung cho nhau ở mức độ lý thuyết là , trong khi ở triều kém, biên độ lý thuyết bị giảm xuống còn . Vì quỹ đạo của Trái Đất xung quanh Mặt Trời và quỹ đạo của Mặt Trăng xung quanh Trái Đất có hình elip nên biên độ thủy triều thay đổi phần nào do khoảng cách Trái Đất - Mặt Trời và Mặt Trăng - Trái Đất biến động. Điều này gây ra sự biến động trong lực thủy triều và biên độ lý thuyết khoảng ± 8% đối với Mặt Trăng và ±5% đối với Mặt Trời. Nếu cả Mặt Trời và Mặt Trăng đều ở vị trí gần nhất và dóng thẳng hàng khi trăng mới, biên độ lý thuyết sẽ đạt tới . Biên độ thực tế khác biệt đáng kể, không chỉ do các biến động độ sâu và chướng ngại vật lục địa, mà còn là do sự truyền sóng trên đại dương có chu kỳ tự nhiên cùng bậc với chu kỳ tự quay: nếu không có các khối đất, sẽ mất khoảng 30 giờ để sóng bề mặt với bước sóng dài truyền dọc theo xích đạo đi nửa vòng quanh Trái Đất (ví dụ thạch quyển Trái Đất có chu kỳ tự nhiên khoảng 57 phút). Cả thủy triều Trái Đất làm nâng cao và hạ thấp đáy đại dương lẫn sức hấp dẫn của chính thủy triều đều là đáng kể và làm phức tạp thêm phản ứng của đại dương đối với các lực thủy triều. Hao tán Do các lực thủy triều mặt trăng điều khiển các đại dương với chu kỳ khoảng 12,42 giờ, ít hơn đáng kể so với chu kỳ tự nhiên của các đại dương, hiện tượng cộng hưởng phức tạp diễn ra. Điều này, cũng như các tác động của ma sát, làm tăng thời gian trễ trung bình là 11 phút của sự xuất hiện nước lớn so với thiên đỉnh mặt trăng. Thời gian trễ thủy triều này tương ứng với một góc khoảng 3 độ giữa vị trí của Mặt Trăng, tâm Trái Đất và vị trí của mực nước lớn trung bình toàn cầu. Liên quan tới hệ Mặt Trăng - Trái Đất (không bao gồm Mặt Trời trong thời điểm này), trừ khi trục tự quay của cả hai thiên thể vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo, thì các dao động được sinh ra. Những dao động như vậy góp phần làm hao tán thủy triều. Sự hao tán bởi các biến dạng dao động bên trong của Trái Đất do lực thủy triều mặt trăng là nhỏ so với sự hao tán trong các đại dương và biển của Trái Đất, chiếm tới 98% mức giảm năng lượng tự quay của Trái Đất. Sự thiếu vắng dóng thẳng hàng này là trường hợp của hệ thống Trái Đất – Mặt Trăng. Do đó, bên cạnh các phồng thủy triều, đối diện nhau và có kích thước tương đương, có liên quan đến cái gọi là thủy triều cân bằng, ngoài ra, các dao động bề mặt thường được gọi là thủy triều động học, đặc trưng bởi nhiều tần số sóng hài, cũng được thiết lập. Các dao động thủy triều của Trái Đất làm hao tán năng lượng trung bình khoảng 3,75 terawatt. Khoảng 98% hao tán này là do chuyển động thủy triều đại dương. Sự hao tán phát sinh khi các dòng thủy triều quy mô lưu vực thúc đẩy các dòng chảy quy mô nhỏ hơn trải qua sự hao tán hỗn loạn. Lực cản thủy triều này tạo ra mô-men xoắn trên mặt trăng, dần dần chuyển động lượng góc tới quỹ đạo của nó, và tăng dần trong sự chia tách Mặt Trăng - Trái Đất. Mô-men xoắn bằng nhau và ngược chiều trên Trái Đất tương ứng làm giảm tốc độ tự quay của nó. Do đó, theo thời gian địa chất, mặt trăng rời xa khỏi Trái Đất vào khoảng /năm, làm dài ngày trên Trái Đất. Độ dài ngày đã tăng khoảng 2 giờ trong 600 triệu năm qua. Giả sử rằng tốc độ giảm tốc là không đổi, điều này có nghĩa là 70 triệu năm trước thì độ dài ngày đã ngắn hơn 1%, tương đương tăng khoảng 4 ngày mỗi năm. Độ sâu Hình dạng của bờ biển và đáy đại dương thay đổi cách thức thủy triều lan truyền, do đó không có quy tắc chung đơn giản nào dự đoán thời gian diễn ra nước lớn từ vị trí của Mặt Trăng trên bầu trời. Các đặc điểm ven biển như độ sâu dưới nước và hình dạng đường bờ biển có nghĩa là các đặc điểm vị trí riêng lẻ ảnh hưởng đến dự báo thủy triều; thời gian và chiều cao nước lớn thực tế có thể khác với các dự đoán mô hình do ảnh hưởng của hình thái bờ biển lên dòng chảy thủy triều. Tuy nhiên, đối với một vị trí nhất định, mối quan hệ giữa độ cao mặt trăng và thời gian triều cao hay triều thấp (khoảng thủy triều mặt trăng) là tương đối ổn định và có thể dự đoán được, như là thời gian triều cao hoặc triều thấp so với các điểm khác trên cùng một bờ biển. Ví dụ, triều cao tại Norfolk, Hoa Kỳ có thể dự đoán xảy ra khoảng 2,5h trước khi Mặt Trăng đi qua đỉnh đầu. Các khối đất và bồn địa đại dương đóng vai trò rào cản chống lại nước di chuyển tự do trên toàn cầu, nên hình dạng và kích cỡ đa dạng của chúng ảnh hưởng đến kích thước của các tần số thủy triều. Kết quả là, các mẫu thủy triều là khác nhau. Ví dụ, ở Hoa Kỳ, vùng bờ biển phía đông chủ yếu là bán nhật triều, giống như vùng bờ biển Đại Tây Dương của châu Âu, trong khi bờ biển phía tây chủ yếu là thủy triều hỗn hợp. Quan sát và dự đoán Lịch sử Từ thời cổ đại, quan sát và thảo luận về thủy triều đã ngày càng tinh tế, ban đầu đánh dấu sự lặp lại hàng ngày, sau đó là mối quan hệ của thủy triều với Mặt Trời và Mặt Trăng. Pytheas đã du hành đến Quần đảo Anh vào khoảng năm 325 TCN và dường như là người đầu tiên gắn triều cường với pha mặt trăng. Vào thế kỷ II TCN, nhà thiên văn học Babylon là Seleukos xứ Seleucia đã mô tả chính xác hiện tượng thủy triều nhằm hỗ trợ cho thuyết nhật tâm của ông. Ông đưa ra giả thuyết chính xác rằng thủy triều là do Mặt Trăng gây ra, mặc dù ông tin rằng sự tương tác được trung gian bởi pneuma. Ông lưu ý rằng thủy triều thay đổi theo thời gian và cường độ ở các khu vực khác nhau trên thế giới. Theo Strabo (1.1.9), Seleukos là người đầu tiên liên kết thủy triều với hấp dẫn của mặt trăng và chiều cao của thủy triều phụ thuộc vào vị trí của Mặt Trăng so với Mặt Trời. Naturalis Historia của Pliny Già đối chiếu nhiều quan sát thủy triều, ví dụ, triều cường là một vài ngày sau (hoặc trước) trăng tròn và trăng mới và là cao nhất quanh các điểm phân (xuân phân, thu phân), mặc dù Pliny Già lưu ý nhiều mối quan hệ mà hiện nay được coi là huyền ảo. Trong Geographia (Địa lý), Strabo đã mô tả các thủy triều trong vịnh Ba Tư có phạm vi lớn nhất của chúng khi mặt trăng ở xa nhất với mặt phẳng xích đạo. Tất cả điều này mặc cho biên độ tương đối nhỏ của các thủy triều bồn địa Địa Trung Hải (Dòng chảy mạnh qua eo biển Euripus và eo biển Messina làm Aristotle bối rối). Philostratus đã thảo luận về thủy triều trong Quyển 5 sách Cuộc đời của Apollonius xứ Tyana. Philostratus đề cập đến mặt trăng, nhưng gán các thủy triều cho các "linh hồn". Ở châu Âu vào khoảng năm 730, Bede đã mô tả cách thủy triều dâng trên một bờ biển của quần đảo Anh trùng với sự rút xuống ở nơi khác và mô tả sự tiến triển thời gian của nước lớn dọc theo vùng bờ biển Northumbria. Bảng thủy triều đầu tiên ở Trung Quốc được ghi nhận vào năm 1056 chủ yếu dành cho du khách muốn xem nước triều lớn nổi tiếng ở sông Tiền Đường. Bảng thủy triều đầu tiên được biết đến ở Anh được cho là của John Wallingford, người đã chết khi làm tu viện trưởng tu viện St. Albans khoảng năm 1213-1214, dựa trên nước lớn xảy ra 48 phút muộn hơn mỗi ngày và 3 giờ sớm hơn tại cửa sông Thames ở London. William Thomson, Nam tước Kelvin thứ nhất, đã chỉ đạo phân tích sóng hài hệ thống đầu tiên bắt đầu vào năm 1867. Kết quả chính là việc xây dựng máy dự báo thủy triều sử dụng một hệ thống ròng rọc để cộng sáu hàm thời gian hài hòa với nhau. Nó được "lập trình" bằng cách đặt lại các bánh răng và xích để điều chỉnh pha và biên độ. Các cỗ máy tương tự đã được sử dụng cho đến thập niên 1960. Ghi chép mực nước biển đã biết đầu tiên của một chu kỳ triều cường – triều kém được thực hiện vào năm 1831 tại Bến tàu Navy ở cửa sông Thames. Nhiều cảng lớn có các trạm đo mức nước triều tự động vào năm 1850. William Whewell lần đầu tiên lập bản đồ các đường đồng pha thủy triều kết thúc bằng một biểu đồ gần như toàn cầu vào năm 1836. Để làm cho các bản đồ này thống nhất, ông đưa ra giả thuyết về sự tồn tại của các giao điểm thủy triều, nơi các dòng thủy triều gặp nhau giữa đại dương. Các điểm không có thủy triều này đã được xác nhận bằng đo đạc vào năm 1840 bởi Thuyền trưởng Hewett R. N., từ những phép đo âm thanh cẩn thận ở Biển Bắc. Thời gian Các lực thủy triều do Mặt Trăng và Mặt Trời tạo ra các sóng rất dài di chuyển khắp đại dương theo các đường được chỉ ra trong biểu đồ đồng pha thủy triều. Thời điểm mà đỉnh sóng chạm tới một cảng khi ấy đưa ra thời gian nước lớn tại cảng. Thời gian để sóng di chuyển quanh đại dương cũng có nghĩa là có sự chậm trễ giữa các pha của Mặt Trăng và ảnh hưởng của chúng đối với thủy triều. Chẳng hạn, triều cường và triều kém ở Biển Bắc là hai ngày sau trăng mới/trăng tròn và trăng thượng huyền/hạ huyền. Điều này được gọi là tuổi của thủy triều. Độ sâu đại dương ảnh hưởng rất lớn đến thời gian và chiều cao chính xác của thủy triều tại một điểm bờ biển cụ thể. Có một số trường hợp tột độ; vịnh Fundy ở bờ biển phía đông Canada, thường được tuyên bố là có thủy triều cao nhất thế giới vì hình dạng, độ sâu và khoảng cách từ rìa thềm lục địa. Các đo đạc thực hiện tháng 11 năm 1998 tại Burntcoat Head trong vịnh Fundy đã ghi lại phạm vi tối đa và giá trị cực đại dự đoán là . Các phép đo tương tự được thực hiện vào tháng 3 năm 2002 tại lưu vực sông Leaf, vịnh Ungava ở phía bắc Quebec cho các giá trị tương tự (cho phép sai số đo), phạm vi tối đa là và giá trị cực đại dự đoán là . Vịnh Ungava và vịnh Fundy nằm cách xa tương tự từ rìa thềm lục địa, nhưng vịnh Ungava không bị các khối băng trôi che phủ trong khoảng 4 tháng mỗi năm trong khi vịnh Fundy hiếm khi đóng băng. Southampton tại Vương quốc Anh có nước lớn hai đỉnh do sự tương tác giữa các thành phần thủy triều M2 và M4. Portland có nước ròng hai đáy vì lý do tương tự. Thủy triều M4 được tìm thấy dọc theo bờ biển phía nam Vương quốc Anh, nhưng ảnh hưởng của nó có thể thấy rõ nhất trong đoạn giữa đảo Wight và đảo Portland do thủy triều M2 là thấp nhất trong khu vực này. Do các chế độ dao động của Địa Trung Hải và biển Baltic không trùng với bất kỳ chu kỳ ảnh hưởng thiên văn đáng kể nào nên thủy triều lớn nhất nằm gần các kết nối hẹp của chúng với Đại Tây Dương. Các thủy triều cực nhỏ cũng xảy ra vì lý do tương tự ở vịnh Mexico và biển Nhật Bản. Ở những nơi khác, như dọc theo bờ biển phía nam Úc, các thủy triều thấp có thể là do sự hiện diện của giao điểm thủy triều gần đó. Phân tích Thuyết hấp dẫn của Isaac Newton trước tiên cho phép giải thích lý do tại sao nói chung có hai thủy triều chứ không phải một mỗi ngày và mang lại hy vọng cho sự hiểu biết chi tiết về lực và hành vi thủy triều. Mặc dù có vẻ như thủy triều có thể được dự đoán thông qua kiến thức đủ chi tiết về các tác động thiên văn tức thời, thủy triều thực tế tại một địa điểm nhất định được xác định bởi các lực thiên văn được tích lũy bởi vùng nước trong nhiều ngày. Ngoài ra, các kết quả chính xác sẽ đòi hỏi kiến thức chi tiết về hình dạng của tất cả các bồn địa đại dương - độ sâu và hình dạng đường bờ biển của chúng. Quy trình hiện tại để phân tích thủy triều theo phương pháp phân tích sóng hài được William Thomson giới thiệu vào thập niên 1860. Nó dựa trên nguyên tắc cho rằng các thuyết thiên văn về chuyển động của Mặt Trời và Mặt Trăng xác định một lượng lớn các tần số thành phần, và ở mỗi tần số, có một thành phần lực có xu hướng tạo ra chuyển động thủy triều, nhưng ở mỗi địa phương thì thủy triều phản ứng tại mỗi tần số với biên độ và pha đặc thù với địa phương đó. Vì thế, tại mỗi nơi thì độ cao của thủy triều được đo trong một khoảng thời gian đủ dài (thường là trên một năm trong trường hợp một cảng mới chưa được nghiên cứu trước đó) để cho phép phân biệt phản ứng ở mỗi tần số tạo ra thủy triều quan trọng bằng cách phân tích và trích xuất các hằng số thủy triều cho một lượng đủ các thành phần mạnh nhất đã biết đến của các lực thủy triều thiên văn để cho phép dự đoán thủy triều thực tế. Độ cao thủy triều được dự kiến là tuân theo lực thủy triều, với biên độ và độ trễ pha không đổi cho từng thành phần. Do tần số và pha của thiên văn có thể được tính toán một cách chắc chắn, nên độ cao của thủy triều vào các thời điểm khác có thể được dự đoán một khi phản ứng với các thành phần hài hòa của các lực tạo thủy triều được tìm thấy. Các mẫu hình chính trong thủy triều là: Biến động hai lần một ngày. Khác biệt giữa thủy triều thứ nhất và thứ hai trong ngày. Chu kỳ triều cường – triều kém. Biến động hàng năm. Thủy triều thiên văn cao nhất là triều cường điểm cận địa khi cả Mặt Trời và Mặt Trăng ở gần Trái Đất nhất. Khi phải đối mặt với một hàm thay đổi định kỳ, cách tiếp cận tiêu chuẩn là sử dụng chuỗi Fourier, một dạng phân tích sử dụng các hàm hình sin như một tập hợp cơ sở, có tần số không, một, hai, ba v.v. lần tần số của một chu kỳ cơ bản cụ thể. Các bội số này được gọi là sóng hài của tần số cơ bản và quá trình này được gọi là phân tích sóng hài hay phân tích [hàm] điều hòa. Nếu tập hợp cơ sở của các hàm hình sin phù hợp với hành vi được mô hình hóa, tương đối ít số hạng điều hòa cần được thêm vào. Các đường quỹ đạo rất gần tròn, vì vậy các biến động hình sin phù hợp với thủy triều. Để phân tích độ cao thủy triều, cách tiếp cận chuỗi Fourier trên thực tế phải được thực hiện công phu hơn so với việc sử dụng một tần số duy nhất và các sóng hài của nó. Các mẫu thủy triều được tách thành nhiều đường hình sin với nhiều tần số cơ bản, tương ứng (như trong thuyết mặt trăng) với nhiều tổ hợp khác nhau của các chuyển động của Trái Đất, Mặt Trăng và các góc xác định hình dạng và vị trí của quỹ đạo của chúng. Do đó, đối với thủy triều, phân tích sóng hài không giới hạn ở các sóng hài của một tần số. Nói cách khác, các hòa âm là bội số của nhiều tần số cơ bản chứ không phải chỉ là tần số cơ bản của cách tiếp cận chuỗi Fourier đơn giản hơn. Biểu diễn của chúng dưới dạng một chuỗi Fourier chỉ có một tần số cơ bản và các bội số nguyên của nó sẽ yêu cầu nhiều số hạng và có thể bị giới hạn nhiều trong phạm vi thời gian mà nó có thể là hợp lệ. Nghiên cứu chiều cao thủy triều bằng phân tích sóng hài được bắt đầu bởi Laplace, William Thomson và George Darwin. A. T. Doodson đã mở rộng công việc của họ, giới thiệu ký hiệu Số Doodson để thiết lập hàng trăm số hạng sinh ra. Kể từ đó cách tiếp cận này đã trở thành tiêu chuẩn quốc tế, và các biến chứng phát sinh như sau: lực gây thủy triều về cơ bản được đưa ra như là tổng của một số số hạng. Mỗi số hạng có dạng trong đó là biên độ, là tần số góc thường được tính theo độ mỗi giờ tương ứng với được tính bằng giờ và là độ lệch pha so với trạng thái thiên văn tại thời điểm t = 0 . Có một số hạng cho Mặt Trăng và một số hạng thứ hai cho Mặt Trời. Pha của sóng hài đầu tiên cho số hạng Mặt Trăng được gọi là khoảng thủy triều mặt trăng hoặc khoảng nước lớn. Bước tiếp theo là điều chỉnh các số hạng điều hòa do hình dạng elip của các quỹ đạo. Theo đó, giá trị của không phải là hằng số mà thay đổi theo thời gian, một chút, xung quanh một con số trung bình. Thay thế nó bằng trong đó A là một đường hình sin khác, tương tự như chu kỳ và chu kỳ của thuyết Ptolemy. Theo đó, có nghĩa là một giá trị trung bình với một biến thể hình sin về độ lớn , với tần số và pha . Do đó, số hạng đơn giản bây giờ là tích số của hai thừa số cosin: Với bất kỳ và nào ta có thì rõ ràng là một số hạng đa hợp liên quan đến tích số của hai số hạng cosin, với mỗi số hạng có tần số riêng của chính chúng là y hệt như ba số hạng cosin đơn giản được thêm vào ở tần số ban đầu và cả ở các tần số là tổng và hiệu của hai tần số của số hạng tích số (Ba chứ không phải hai số hạng, do biểu thức tổng thể là ). Xem xét thêm rằng lực thủy triều tại một vị trí cũng phụ thuộc vào việc Mặt Trăng (hay Mặt Trời) ở trên hoặc dưới mặt phẳng xích đạo và các thuộc tính này có chu kỳ riêng của chính chúng cũng là vô ước với ngày và tháng, và rõ ràng là có nhiều tổ hợp sinh ra. Với sự lựa chọn cẩn thận các tần số thiên văn cơ bản, số Doodson diễn giải các bổ sung và khác biệt cụ thể để tạo thành tần số của mỗi số hạng cosin đơn giản. Lưu ý rằng thủy triều thiên văn không bao gồm các hiệu ứng thời tiết. Ngoài ra, những thay đổi đối với các điều kiện địa phương (di chuyển bờ cát, nạo vét miệng cảng v.v.) so với những điều kiện phổ biến tại thời điểm đo đạc ảnh hưởng đến thời gian và biên độ thực tế của thủy triều. Các tổ chức trích dẫn "thủy triều thiên văn cao nhất" cho một số vị trí có thể cường điệu con số này như một yếu tố an toàn để đề phòng các bất định phân tích, khoảng cách từ điểm đo đạc gần nhất, các thay đổi kể từ lần quan sát cuối cùng, sụt lún mặt đất v.v. để ngăn ngừa trách nhiệm khi một công trình kỹ thuật bị tràn qua. Cần có sự quan tâm đặc biệt khi đánh giá kích thước của "sự tràn dâng thời tiết" bằng cách trừ thủy triều thiên văn từ thủy triều quan sát được. Phân tích dữ liệu Fourier kỹ càng trong chu kỳ 19 năm (Giai đoạn Dữ liệu Thủy triều Quốc gia ở Hoa Kỳ) sử dụng các tần số được gọi là thành phần điều hòa thủy triều. Mười chín năm được ưa thích vì các vị trí tương đối của Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời lặp lại gần như chính xác trong chu kỳ Meton 19 năm, là đủ dài để bao gồm thành phần thủy triều giao điểm mặt trăng 18,613 năm. Phân tích này có thể được thực hiện bằng cách chỉ sử dụng kiến thức về "chu kỳ" tác động mà không có sự hiểu biết chi tiết về đạo hàm toán học, điều đó có nghĩa là các bảng thủy triều hữu ích đã được xây dựng trong nhiều thế kỷ. Các biên độ và pha kết quả sau đó có thể được sử dụng để dự đoán thủy triều dự kiến. Chúng thường bị chi phối bởi các thành phần gần 12 giờ (các thành phần bán nhật), nhưng cũng có các thành phần chính gần 24 giờ (nhật). Các thành phần dài hạn hơn là 14 ngày hoặc hai tuần, hàng tháng và nửa năm. Bán nhật triều chi phối vùng bờ biển, nhưng một số khu vực như biển Đông và vịnh Mexico chủ yếu là nhật triều. Trong các khu vực bán nhật triều, các thành phần chu kỳ chính M2 (mặt trăng) và S 2 (mặt trời) khác nhau một chút, vì thế các pha tương đối, và do đó biên độ của thủy triều tổng hợp, thay đổi hai tuần một lần (chu kỳ 14 ngày). Trong đồ thị M2 ở trên, mỗi đường đồng pha thủy triều khác nhau một giờ so với các đường bên cạnh và các đường dày hơn chỉ ra thủy triều trong pha cân bằng tại Greenwich. Các đường xoay quanh giao điểm thủy triều ngược chiều kim đồng hồ ở Bắc bán cầu, vì thế từ bán đảo Baja California đến Alaska và từ Pháp đến Ireland thủy triều M2 lan truyền về phía bắc. Ở Nam bán cầu hướng này là theo chiều kim đồng hồ. Mặt khác, thủy triều M2 lan truyền ngược chiều kim đồng hồ xung quanh New Zealand, nhưng điều này là do các đảo có vai trò như là một con đập và cho phép các thủy triều có độ cao khác nhau ở các mặt đối diện của các đảo (Thủy triều lan truyền theo hướng bắc ở phía đông và theo hướng nam trên bờ biển phía tây, như dự đoán lý thuyết). Ngoại lệ là tại eo biển Cook, nơi các dòng thủy triều định kỳ liên kết nước lớn với nước ròng. Điều này là do các đường đồng pha thủy triều 180° xung quanh các giao điểm thủy triều là ngược pha nhau, ví dụ nước lớn đối diện với nước ròng ở mỗi đầu eo biển Cook. Mỗi thành phần thủy triều có một mô hình biên độ, pha và các giao điểm thủy triều khác biệt, do đó các mẫu M2 không thể sử dụng được cho các thành phần thủy triều khác. Ví dụ tính toán Do Mặt Trăng di chuyển trên quỹ đạo xung quanh Trái Đất và cùng chiều với sự tự quay của Trái Đất, nên một điểm trên Trái Đất phải xoay xa hơn một chút để đuổi kịp, vì thế thời gian giữa các bán nhật triều không phải là 12 mà là 12,4206 giờ, tức là phải mất thêm trên 25 phút nữa. Hai đỉnh triều nói chung không bằng nhau. Hai nước lớn mỗi ngày xen kẽ về chiều cao tối đa: nước lớn thấp (dưới 3 ft), nước lớn cao (trên 3 ft), và một lần nữa lại là nước lớn thấp. Tương tự như vậy đối với nước ròng. Khi Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời thẳng hàng (Mặt Trời – Trái Đất – Mặt Trăng hay Mặt Trời – Mặt Trăng – Trái Đất) thì 2 ảnh hưởng chính kết hợp với nhau để tạo ra triều cường; khi 2 lực đối lập nhau như khi góc tạo thành bởi Mặt Trăng – Trái Đất – Mặt Trời gần 90 độ thì kết quả là triều kém. Khi Mặt Trăng di chuyển trên quỹ đạo của nó, nó thay đổi từ phía bắc xích đạo sang phía nam xích đạo. Sự xen kẽ trong chiều cao của nước lớn trở nên nhỏ hơn, cho đến khi chúng là như nhau (tại điểm phân của Mặt Trăng thì nó nằm trên đường xích đạo), sau đó phát triển trở lại nhưng trái cực, tăng dần tới khác biệt tối đa và sau đó lại suy yếu dần một lần nữa. Dòng chảy Ảnh hưởng của thủy triều đối với dòng chảy triều khó phân tích hơn và dữ liệu cũng khó thu thập hơn. Chiều cao thủy triều là một con số đơn giản áp dụng đồng thời cho một vùng rộng. Một dòng chảy triều có cả cường độ và hướng, cả hai đều có thể thay đổi đáng kể theo độ sâu và trên các khoảng cách ngắn do độ sâu cục bộ. Ngoài ra, mặc dù tâm của kênh nước là nơi đo lường hữu ích nhất nhưng các nhà hàng hải lại phản đối do thiết bị đo đạc dòng gây cản trở đường thủy. Một dòng chảy tiến theo một kênh cong vẫn chỉ là dòng chảy đó, mặc dù hướng của nó thay đổi liên tục dọc theo kênh. Điều ngạc nhiên là dòng chảy triều lên và dòng chảy triều xuống thường là không theo hướng ngược nhau. Hướng dòng chảy được xác định bởi hình dạng của kênh ngược dòng chứ không phải hình dạng của kênh xuôi dòng. Tương tự, các xoáy nước chỉ có thể hình thành theo một hướng dòng chảy. Tuy nhiên, phân tích dòng chảy triều là tương tự như phân tích thủy triều: trong trường hợp đơn giản, tại một địa điểm nhất định, dòng chảy triều lên chủ yếu theo một hướng và dòng chảy triều xuống là theo hướng khác. Các vận tốc triều lên có dấu dương, và các vận tốc triều xuống có dấu âm. Phân tích được tiến hành như thể chúng là các chiều cao thủy triều. Trong các tình huống phức tạp hơn, các dòng chảy triều lên và triều xuống chính không chiếm ưu thế. Thay vào đó, hướng và biên độ dòng chảy định ra một hình elip trong một chu kỳ thủy triều (trên một biểu đồ cực) thay vì dọc theo các đường dòng chảy triều lên và triều xuống. Trong trường hợp này, phân tích có thể tiến hành dọc theo các cặp hướng, với các hướng chính và phụ vuông góc. Một cách khác là xử lý các dòng thủy triều như là các số phức, do mỗi giá trị có cả biên độ và hướng. Thông tin dòng thủy triều thường được thấy nhiều nhất trên các biểu đồ hàng hải, được trình bày dưới dạng bảng tốc độ và phương vị dòng chảy theo từng giờ, với các bảng tách biệt cho triều cường và triều kém. Thời gian là tương đối so với nước lớn tại một số cảng nơi hành vi thủy triều là tương tự như trong mô hình, mặc dù nó có thể ở rất xa. Giống như dự đoán chiều cao thủy triều, các dự đoán dòng chảy thủy triều chỉ dựa trên các yếu tố thiên văn mà không kết hợp với điều kiện thời tiết, và điều này có thể thay đổi hoàn toàn kết quả. Dòng chảy thủy triều qua eo biển Cook giữa hai đảo chính của New Zealand là đáng chú ý, vì thủy triều ở hai bên eo biển gần như đối pha nhau, vì thế nước lớn ở một bên là đồng thời với nước ròng ở phía bên kia. Các dòng chảy mạnh sinh ra với sự thay đổi chiều cao thủy triều gần như bằng không ở tâm eo biển. Tuy nhiên, mặc dù triều dâng thường chảy theo một hướng trong 6 giờ và theo hướng ngược lại trong 6 giờ, nhưng một đợt dâng cụ thể có thể kéo dài 8 hoặc 10 giờ với nước dâng ngược bị suy yếu đi. Trong các điều kiện thời tiết đặc biệt dữ dội, nước dâng ngược có thể bị vượt qua hoàn toàn để dòng chảy tiếp tục theo cùng một hướng qua 3 chu kỳ nước dâng hoặc hơn thế. Một điều phức tạp thêm nữa với mô hình dòng chảy của eo biển Cook là thủy triều ở phía nam (ví dụ tại Nelson) tuân theo chu kỳ triều cường – triều kém phổ biến là hai tuần một lần (cũng như được thấy dọc theo phía tây của quốc gia này), nhưng mô hình thủy triều phía bắc chỉ có một chu kỳ mỗi tháng, cũng như ở phía đông: Wellington và Napier. Biểu đồ thủy triều của eo biển Cook chỉ ra thời gian và chiều cao nước lớn và nước ròng, cho đến tháng 11 năm 2007; đây là các giá trị không phải từ đo đạc mà thay vì thế được tính toán từ các thông số thủy triều có nguồn gốc từ các đo đạc nhiều năm trước. Biểu đồ hàng hải của eo biển Cook cung cấp thông tin về dòng chảy triều. Ví dụ, phiên bản tháng 1 năm 1979 cho tọa độ 41° 13•9' nam 174°29•6' đông (tây bắc mũi Terawhiti) đề cập đến thời gian cho Westport trong khi ấn bản tháng 1 năm 2004 đề cập đến Wellington. Gần mũi Terawhiti ở đoạn giữa eo biển Cook, sự thay đổi chiều cao của thủy triều gần như bằng không trong khi dòng chảy triều đạt cực đại, đặc biệt là gần xoáy nước Karori khét tiếng. Ngoài tác động của thời tiết, các dòng chảy thực tế qua eo biển Cook chịu ảnh hưởng của chênh lệch độ cao thủy triều giữa hai đầu eo biển và như có thể thấy, chỉ một trong hai triều cường ở đầu tây bắc của eo biển (gần Nelson) có triều cường đối ứng ở đầu đông nam (Wellington), nên hành vi kết quả không tuân theo cảng tham chiếu nào cả. Phát điện Năng lượng thủy triều có thể thu được bằng hai cách: đưa tuabin nước vào dòng chảy triều hoặc xây dựng các ao hồ nhận/thoát nước thông qua một tuabin. Trong trường hợp đầu tiên, lượng năng lượng hoàn toàn được xác định bởi biên độ và thời gian của dòng chảy triều. Tuy nhiên, các dòng chảy tốt nhất có thể không có sẵn vì các tuabin sẽ cản trở tàu thuyền. Trong trường hợp thứ hai, chi phí xây dựng các đập ngăn nước là rất tốn kém, các chu trình nước tự nhiên bị phá vỡ hoàn toàn, giao thông thủy cũng bị gián đoạn. Tuy nhiên, với nhiều ao hồ, năng lượng có thể được sinh ra tại các thời điểm được lựa chọn. Cho đến nay, có rất ít hệ thống được lắp đặt để phát điện thủy triều (nổi tiếng nhất là La Rance tại Saint Malo, Pháp) nhưng gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh các vấn đề môi trường, chỉ đơn giản là chống chịu ăn mòn và ô nhiễm sinh học đã đặt ra nhiều thách thức kỹ thuật. Những người ủng hộ điện thủy triều chỉ ra rằng, không giống như các hệ thống điện gió, mức độ phát điện có thể dự đoán được khá tin cậy, ngoại trừ các tác động thời tiết. Trong khi một số hệ thống phát điện là có thể đối với hầu hết các chu kỳ thủy triều thì trên thực tế các tuabin mất tính hiệu quả ở các tốc độ vận hành thấp hơn. Vì công suất khả dụng từ một dòng chảy là tỷ lệ thuận với lập phương của tốc độ dòng chảy nên thời gian có thể tạo ra công suất cao là ngắn ngủi. Hoa tiêu Các dòng chảy triều là quan trọng đối với công tác hoa tiêu, và sai sót đáng kể về vị trí xảy ra nếu chúng không được cung cấp. Độ cao thủy triều cũng là quan trọng chẳng hạn nhiều con sông và bến cảng có các cồn cát ngầm nông ở lối vào, ngăn không cho tàu thuyền với mớn nước đáng kể tiến vào khi triều thấp. Cho đến khi có sự ra đời của hoa tiêu tự động, năng lực tính toán các tác động thủy triều là quan trọng đối với các sĩ quan hải quân. Chứng nhận kiểm tra các đại úy hải quân trong Hải quân Hoàng gia Anh từng tuyên bố rằng sĩ quan tương lai có thể "thay đổi thủy triều". Thời gian và vận tốc dòng chảy triều xuất hiện trong các biểu đồ thủy triều hoặc tập bản đồ dòng chảy triều. Các biểu đồ thủy triều được đóng thành bộ. Mỗi biểu đồ bao gồm một giờ duy nhất giữa một nước lớn và một nước lớn khác (chúng bỏ qua 25 phút kéo dài thêm) và chỉ ra dòng chảy triều trung bình trong giờ đó. Một mũi tên trên biểu đồ thủy triều cho biết hướng và tốc độ dòng chảy trung bình (thường tính bằng hải lý trên giờ) đối với triều cường và triều kém. Nếu không có sẵn biểu đồ thủy triều, hầu hết các biểu đồ hàng hải có các "hình thoi thủy triều" liên kết các điểm cụ thể trên biểu đồ với một bảng cho biết hướng và tốc độ dòng chảy triều. Quy trình chuẩn để chống lại tác động của thủy triều đối với hoa tiêu là (1) tính toán vị trí bằng "đoán định vị trí" (DR, Dead Reckoning) từ khoảng cách và hướng di chuyển, (2) đánh dấu biểu đồ (với một chữ thập giống như dấu cộng) và (3) vẽ một đường thẳng từ DR theo hướng thủy triều. Khoảng cách thủy triều di chuyển thuyền dọc theo đường này được tính bằng tốc độ thủy triều, điều này đưa ra "vị trí ước tính" (EP, Estimated Position), theo truyền thống được đánh dấu bằng một dấu chấm trong hình tam giác. Các biểu đồ hàng hải hiển thị "độ sâu biểu đồ" của nước tại các vị trí cụ thể với "đo hồi âm" và sử dụng các đường đồng mức độ sâu để mô tả hình dạng bề mặt ngầm dưới nước. Các độ sâu này có liên quan đến một "chuẩn hải đồ", thường là mực nước ở thủy triều thiên văn thấp nhất có thể (mặc dù các mốc khác cũng thường được sử dụng, đặc biệt là trong lịch sử và thủy triều có thể thấp hơn hoặc cao hơn vì lý do khí tượng) và do đó độ sâu nước tối thiểu có thể trong chu kỳ thủy triều. "Độ cao khô cạn" cũng có thể được hiển thị trên biểu đồ, đó là độ cao của đáy biển lộ ra khi thủy triều thiên văn thấp nhất. Các bảng thủy triều liệt kê chiều cao và thời gian nước lớn và nước ròng mỗi ngày. Để tính độ sâu nước thực tế, người ta cộng thêm độ sâu biểu đồ vào chiều cao thủy triều đã được công bố. Độ sâu cho các thời điểm khác có thể suy ra từ các đường cong thủy triều được công bố cho các cảng lớn. Quy tắc mười hai có thể đủ nếu không có sẵn đường cong chính xác. Sự gần đúng này cho rằng sự gia tăng độ sâu trong 6 giờ giữa nước ròng và nước lớn là: giờ thứ nhất − 1/12, giờ thứ hai − 2/12, giờ thứ ba − 3/12, giờ thứ tư − 3/12, giờ thứ năm − 2/12, giờ thứ sáu − 1/12. Khía cạnh sinh học Sinh thái gian triều Sinh thái học gian triều là nghiên cứu về các hệ sinh thái nằm giữa các đường nước ròng và nước lớn dọc theo bờ. Khi nước ròng, vùng gian triều bị lộ thiên (hoặc nổi lên), nhưng khi nước lớn thì nó bị nhấn chìm dưới nước (hoặc chìm). Do đó, các nhà sinh thái học gian triều nghiên cứu các mối tương tác giữa các sinh vật gian triều và môi trường của chúng, cũng như giữa các loài khác nhau. Các tương tác quan trọng nhất có thể thay đổi tùy theo loại quần xã gian triều. Các phân loại rộng nhất dựa theo các chất nền - bờ đá hay đáy mềm. Các sinh vật gian triều trải qua một môi trường rất thay đổi và thường xuyên là thù địch, và có thích nghi để đối phó và thậm chí khai thác các điều kiện này. Một đặc trưng dễ thấy là phân đới dọc, trong đó quần xã chia thành các dải nằm ngang riêng biệt của các loài cụ thể ở mỗi độ cao trên mực nước ròng. Khả năng đối phó với sự mất nước của một loài xác định giới hạn trên của nó, trong khi cạnh tranh với các loài khác thiết lập giới hạn dưới của nó. Con người sử dụng các vùng gian triều để lấy thực phẩm và giải trí. Khai thác quá mức có thể gây tổn hại trực tiếp các vùng gian triều này. Các tác động nguồn gốc con người khác như du nhập loài xâm lấn và biến đổi khí hậu có tác động tiêu cực lớn. Các khu bảo tồn biển là một quần xã tùy chọn có thể áp dụng để bảo vệ các khu vực này và hỗ trợ nghiên cứu khoa học. Nhịp sinh học Chu kỳ thủy triều khoảng hai tuần một lần có ảnh hưởng lớn đến vùng gian triều và các sinh vật biển. Do đó các nhịp sinh học của chúng có xu hướng xảy ra theo bội số của chu kỳ này. Nhiều động vật khác như động vật có xương sống, hiển thị các nhịp tương tự. Các ví dụ bao gồm thai nghén và ấp trứng. Ở người, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài khoảng một tháng âm lịch, một bội số chẵn của chu kỳ thủy triều. Các song song như vậy ít nhất gợi ý về dòng dõi chung của tất cả các loài động vật từ một tổ tiên biển. Thủy triều khác Khi các dòng chảy triều dao động trong dòng chảy đại dương phân tầng trên địa hình đáy không bằng phẳng, chúng tạo ra các sóng nội tại với các tần số thủy triều. Những sóng như vậy được gọi là thủy triều nội tại. Các khu vực nông trong vùng nước rộng có thể chịu các dòng chảy triều quay, chảy theo các hướng liên tục thay đổi và do đó hướng của dòng chảy (chứ không phải chính dòng chảy) hoàn thành một vòng quay đầy đủ trong giờ (ví dụ: bãi cạn Nantucket). Ngoài thủy triều đại dương, các hồ lớn cũng có thể chịu các thủy triều nhỏ và thậm chí các hành tinh cũng có thể chịu triều khí quyển và triều Trái Đất rắn. Đây là những hiện tượng cơ học liên tục. Hai hiện tượng đầu tiên diễn ra trong các chất lưu. Hiện tượng thứ ba ảnh hưởng đến lớp vỏ rắn mỏng của Trái Đất bao quanh phần bán lỏng bên trong của nó (với nhiều thay đổi khác nhau). Thủy triều hồ Các hồ lớn như Superior và Erie có thể chịu các thủy triều cao , nhưng chúng có thể bị che giấu bởi các hiện tượng do khí tượng gây ra như triều giả. Thủy triều trong hồ Michigan được mô tả là hoặc . Nó nhỏ đến mức các tác động lớn hơn khác che lấp hoàn toàn bất kỳ thủy triều nào, vì vậy những hồ này được coi là không thủy triều. Triều khí quyển Triều khí quyển là không đáng kể ở mặt đất và các độ cao hàng không, bị che lấp bởi các tác động quan trọng hơn nhiều của thời tiết. Triều khí quyển có nguồn gốc là cả hấp dẫn lẫn nhiệt và là động lực chi phối ở độ cao khoảng , còn trên mức đó thì mật độ phân tử trở nên quá thấp để hỗ trợ hành vi của chất lưu. Triều Trái Đất Triều Trái Đất hoặc triều đất rắn ảnh hưởng đến toàn bộ khối lượng Trái Đất, hoạt động tương tự như một con quay hồi chuyển lỏng với lớp vỏ rất mỏng. Lớp vỏ Trái Đất dịch chuyển (vào/ra, đông/tây, bắc/nam) để phản ứng lại lực hấp dẫn của Mặt Trăng và Mặt Trời, thủy triều đại dương và phụ tải khí quyển. Mặc dù là không đáng kể đối với hầu hết các hoạt động của con người, nhưng biên độ bán nhật triều của triều đất rắn có thể đạt khoảng tại xích đạo – trong đó là do Mặt Trời – và điều này là quan trọng trong hiệu chuẩn GPS và các đo đạc VLBI. Các đo đạc góc thiên văn chính xác đòi hỏi kiến thức về tốc độ tự quay của Trái Đất và chuyển động địa cực, cả hai đều chịu ảnh hưởng của triều Trái Đất. Bán nhật triều M<sub>2</ sub> của triều Trái Đất gần như cùng pha với Mặt Trăng với độ trễ khoảng 2 giờ. Triều thiên hà Triều thiên hà là các lực thủy triều do các thiên hà tác động lên các ngôi sao bên trong chúng và các thiên hà vệ tinh quay quanh chúng. Các tác động của triều thiên hà đối với đám mây Oort của Hệ Mặt Trời được cho là gây ra 90% các sao chổi chu kỳ dài. Con người dựa vào thủy triều Người xưa, sống bao đời gần sông và biển. chủ yếu là họ tính theo con nước, theo chu kì của nó (nước triều lên và nước triều xuống) và vì thế chính là nhờ vào hiện tượng thủy triều, nên con người sống ở thời đó đã biết cách bắt hải sản như tôm, cua, cá... Thủy triều còn đóng góp một phần lớn là làm nên các chiến thắng trên sông Bạch Đằng vào năm 938 của Ngô Quyền trước quân Nam Hán và năm 1288 của nhà Trần trước quân Nguyên-Mông. Cho đến ngày nay thì con người đã biết sử dụng thủy triều để phục vụ cho công nghiệp (như sản xuất điện), ngư nghiệp, như trong đánh bắt hải sản, và khoa học, như nghiên cứu thủy văn. Thủy triều và danh từ trong tiếng Việt Vào chu kỳ khi nước triều dâng lên hoặc xuống, ngày mực nước lên cao nhất là nước phát tức là nước lớn tuần trăng mới. Ngày mực nước không dâng mấy (khoảng 15 ngày sau nước phát) là nước sính, tức là nước lớn tuần trăng rằm.
Phan Thiết là một thành phố ven biển và là tỉnh lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật của tỉnh Bình Thuận, Việt Nam. Địa lý Vị trí địa lý Thành phố Phan Thiết nằm ở trung tâm tỉnh Bình Thuận, cách thủ đô Hà Nội khoảng 1.538 km về phía nam theo Quốc lộ 1, cách Thành phố Hồ Chí Minh 166 km về phía đông theo Cao tốc TP.HCM-Dầu Giây (CT.29) và Dầu Giây - Phan Thiết (CT.01), cách thành phố Vũng Tàu khoảng 160 km về phía đông bắc theo Quốc lộ 55 và Quốc lộ 1, cách thành phố Nha Trang khoảng 252 km về phía tây nam theo Quốc lộ 1, cách thành phố Đà Lạt 158 km về hướng nam theo Quốc lộ 20, Quốc lộ 28B và Quốc lộ 1 (hoặc CT.01). Thành phố có hình cánh cung trải dọc bờ biển dài 57,4 km từ phía bắc Mũi Kê Gà lên đến Mũi Né. Địa giới hành chính thành phố: Phía đông giáp biển Đông Phía tây nam giáp huyện Hàm Thuận Nam Phía bắc và tây bắc giáp huyện Hàm Thuận Bắc Phía đông bắc giáp huyện Bắc Bình. Sông Cà Ty chảy qua trung tâm thành phố, chia khu vực trung tâm thành 2 ngạn: Phía nam sông: khu thương mại, điển hình là Chợ Phan Thiết, cảng Phan Thiết. Phía bắc sông: gồm các cơ quan hành chính và quân sự của tỉnh Bình Thuận; khu trung tâm mới của Phan Thiết đang được xây dựng tại khu vực phường Phú Thủy và Xuân An trên một diện tích 300ha gồm các tòa cao ốc hành chính mới, liên hợp trung tâm thương mại, nhà thi đấu mới tỉnh Bình Thuận, khu dân cư mới sức chứa 50,000 người cùng nhiều công viên, các khu dịch vụ và trường học. Địa hình Phan Thiết có địa hình tương đối bằng phẳng, có cồn cát, bãi cát ven biển, đồi cát thấp, đồng bằng hẹp ven sông. Có 3 dạng chính: Vùng đồng bằng ven sông Cà Ty. Vùng cồn cát, bãi cát ven biển. Có địa hình tương đối cao. Vùng đất mặn: ở Thanh Hải, Phú Thủy, Phú Trinh và Phong Nẫm. Khí tượng-Thủy văn Thành phố Phan Thiết nằm trong vùng khô hạn, khí hậu nhiệt đới điển hình, nhiều gió, nhiều nắng, ít bão, không có sương muối, có nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26 °C đến 27 °C. Tháng 1, tháng 2 và tháng 12 (nhiệt độ trung bình 25,5 °C) mát hơn so với các tháng khác trong năm. Tháng 4 và tháng 5 là những tháng nóng nhất ở Phan Thiết, nhiệt độ có khi lên đến 29 °C. Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm từ 78 đến 80,7%. Phan Thiết có số giờ nắng mỗi năm từ 2500 đến trên 3000 giờ. Lưu lượng mưa hàng năm dao động từ 890,6 mm đến trên 1335 mm. Ttb - Nhiệt độ trung bình (°C) tgn - Tổng số giờ nắng (giờ) Atb - Độ ẩm tương đối trung bình (%) Mtb - Lưu lượng mưa trung bình (mm) Các sông sau chảy qua thành phố: Sông Cà Ty: 7,2 km Sông Cát (Suối Cát): 3,3 km Sông Cái: 1,1 km Sông Cầu Ké: 5,4 km Lịch sử Nguồn gốc tên gọi Có một số giả thiết về tên gọi của Phan Thiết và phần lớn đều chấp nhận rằng, "Phan Thiết" không phải là một cái tên thuần Việt: Khi chưa có người Việt định cư, người Chăm gọi vùng đất này là "Hamu Lithít" - "Hamu" là xóm ruộng bằng, "Lithít" là ở gần biển. Khi bắt đầu có người Việt định cư, vẫn chưa ai có ý định đặt ngay cho vùng đất này một tên gọi mới bằng tiếng Việt. Lâu dần, âm cuối "Lithit" lại được gắn liền với âm "Phan" tách từ phiên âm của tên hai vùng Phan Rang, Phan Rí mà thành ra Phan Tiết (tên gọi ngày xưa) và sau này người ta gọi chuẩn với cái tên là Phan Thiết. Người Việt đã phiên âm lại cách gọi tên của người Chăm trước đó: Mang-lang (Phan Rang), Mang-lý (Phan Rí), Mang-thít (Phan Thiết). Ba địa danh này được gọi chung là "Tam Phan". Po Thit (hoàng tử em của công chúa Po Sah Inư, con của vua Chăm Par Ra Chanh, tức Trà Chanh) đóng đồn trấn ngữ vùng đất này vào thế kỷ XIV được người Việt đọc trại ra mà thành Phan Thiết. Ngày nay, yếu tố "Phan" còn xuất hiện nhiều trong các địa danh ở tỉnh Bình Thuận như: Sông Phan, Phan Rí Cửa, Phan Rí Thành, Phan Lâm, Phan Sơn... Lịch sử hành chính Vùng đất này khi xưa thuộc vương quốc Chămpa, sau này sáp nhập vào Đại Việt. Hành chính được xác lập cùng thời gian hình thành tỉnh Bình Thuận ngày nay, nhưng khi ấy nó chưa được xác định địa giới và cấp hành chính gì. Năm 1697, Bình Thuận lần lượt được đổi từ một trấn lên thành phủ rồi lên thành dinh thì Phan Thiết chính thức được công nhận là một đạo (cùng một lượt với các đạo Phan Rang, Phố Hài, Ma Ly vùng Tam Tân). Tuy nhiên, đạo Phan Thiết lập ra nhưng chẳng có văn bản nào chỉ rõ phạm vi lãnh thổ. Từ năm 1773 đến năm 1801, nơi đây thường diễn ra các cuộc giao tranh ác liệt giữa các lực lượng quân nhà Nguyễn và quân nhà Tây Sơn. Năm 1825, thời Minh Mạng, khi Bình Thuận chính thức trở thành tỉnh, đạo Phan Thiết bị cắt một phần đất nhập vào một huyện thuộc Hàm Thuận (năm 1854, thời Tự Đức, huyện này được đặt tên là huyện Tuy Lý). 1835, tuần vũ Dương Văn Phong thỉnh cầu vua Minh Mạng chuyển tỉnh lỵ của Bình Thuận ở gần Phan Rí (huyện Hoà Đa) lập từ thời Gia Long về đóng ở vùng Phú Tài - Đại Nẫm, huyện Hàm Thuận nhưng vua chưa đồng ý. Năm 1836 (năm Minh Mạng thứ 17), Thị Lang Bộ Hộ là Đào Tri Phủ được cử làm việc đo đạc, lập địa bạ trong số trên 307 xã, thôn thuộc hai phủ, bốn huyện và mười lăm tổng của tỉnh Bình Thuận để chuẩn định và tiến hành đánh thuế. Đo đạc xong ước định vùng Phan Thiết (thuộc tổng Đức Thắng) có chín địa danh trực thuộc. Bên hữu ngạn sông (sông Cà Ty ngày nay) là các xã Đức Thắng, Nhuận Đức, Lạc Đạo và các thôn Thành Đức, Tú Long. Bên tả ngạn là xã Trinh Tường và các thôn Long Khê, Long Bình, Minh Long. Qua nhiều lần thay đổi các đơn vị hành chính, một số thôn nhỏ sáp nhập thành làng lớn, một số địa danh cũ biến mất như Minh Long, Long Bình (thuộc phường Bình Hưng ngày nay), Long Khê (thuộc phường Phú Trinh ngày nay). Một số thôn, xã khác của tổng Đức Thắng như Phú Tài, Phú Hội, Xuân Phong, Đại Nẫm được xem là ngoại vi của Phan Thiết. Một số địa danh thuộc khu vực Phố Hài (phường Phú Hài ngày nay) như Tân Phú, An Hải, An Hoà, Tú Lâm, Sơn Thủy, Thiện Chính, Ngọc Lâm... thuộc về tổng Hoa An (sau đổi lại là tổng Lại An) của huyện Tuy Định. Một số thôn, xã dọc bờ biển như Khánh Thiện, Thạch Long, Long Sơn (thuộc khu vực Rạng - Mũi Né ngày nay) thuộc tổng Vĩnh An của huyện Hòa Đa. Gần cuối thế kỷ 19, Phan Thiết vẫn chưa được công nhận chính thức là một đơn vị hành chính (cấp dưới) trực thuộc tỉnh Bình Thuận. Năm 1898 (năm Thành Thái thứ muời), tỉnh lỵ Bình Thuận được dời về đặt tại làng Phú Tài ở ngoại vi Phan Thiết. Ngày 20 tháng 10 cùng năm, vua Thành Thái ra đạo dụ xác lập thị xã (centre urban) Phan Thiết, tỉnh lỵ của Bình Thuận (cùng ngày thành lập các thị xã Huế, Hội An, Quy Nhơn, Thanh Hoá, Vinh). Năm 1905, thị xã Phan Thiết cũng vẫn chưa xác định rõ ranh giới. Tòa sứ Bình Thuận (bộ máy thống trị của Pháp) do một công sứ (résident) đứng đầu đặt thường trực tại Phan Thiết. Ngày 4 tháng 11 năm 1910, viên toàn quyền Đông Dương A.Klobukowski ra quyết định về Phan Thiết. Lúc này Phan Thiết chính thức bao gồm 16 làng xã. Bên hữu ngạn sông: Đức Thắng, Thành Đức, Nhuận Đức, Nam Nghĩa, Lạc Đạo, Tú Long; bên tả ngạn sông: Long Khê, Phú Trinh, Trinh Tường, Đảng Bình, Quảng Bình, Thiện Mỹ, Thiện Chánh, Xuân Hoà, An Hải, Sơn Thủy (năm làng sau trước đây là thuộc khu vực Phố Hài). Có thêm địa danh mới như Nam Nghĩa, Quảng Bình (dân Quảng Nam, Quảng Nghĩa, Quảng Bình di cư vào Phan Thiết). Ngày 6 tháng 1 năm 1918, Khâm Sứ Trung Kỳ Charles quyết định Phú Hài (tên gọi mới của Phố Hài) tách ra khỏi Phan Thiết để nhập về lại tổng Lại An của huyện Hàm Thuận. Pháp bắt đầu thiết lập bộ máy chính quyền ở Phan Thiết. Thị xã Phan Thiết liên tục làm tỉnh lỵ của tỉnh Bình Thuận từ đó. Sau năm 1975 Sau khi Việt Nam thống nhất (1975), thị xã Phan Thiết được chọn làm tỉnh lỵ của tỉnh Thuận Hải, bao gồm 9 phường: Bình Hưng, Đức Long, Đức Nghĩa, Đức Thắng, Hưng Long, Lạc Đạo, Phú Thủy, Phú Trinh và Thanh Hải. Ngày 15 tháng 12 năm 1977, chuyển xã Hàm Hải thuộc huyện Hàm Thuận về thị xã Phan Thiết quản lý. Ngày 13 tháng 3 năm 1979, thành lập xã Tiến Lợi từ một phần phường Đức Long và xã Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận; thành lập xã Phong Nẫm từ một phần phường Phú Trinh; đổi tên xã Hàm Hải thành xã Phú Hải. Ngày 30 tháng 12 năm 1982, chuyển xã Hàm Tiến và thị trấn Mũi Né thuộc huyện Hàm Thuận cũ về thị xã Phan Thiết quản lý; đồng thời chuyển thị trấn Mũi Né thành phường Mũi Né. Ngày 28 tháng 11 năm 1983, thành lập xã Tiến Thành thuộc khu kinh tế mới Khe Cả. Cuối năm 1998, thị xã Phan Thiết bao gồm 10 phường: Bình Hưng, Đức Long, Đức Nghĩa, Đức Thắng, Hưng Long, Lạc Đạo, Mũi Né, Phú Thủy, Phú Trinh, Thanh Hải và 5 xã: Hàm Tiến, Phong Nẫm, Phú Hải, Tiến Lợi, Tiến Thành. Sau khi chia tách tỉnh Thuận Hải đầu năm 1992, thị xã Phan Thiết vẫn giữ nguyên tỉnh lỵ của tỉnh Bình Thuận ngày nay. Ngày 25 tháng 8 năm 1999, chính phủ Việt Nam quyết định nâng cấp thị xã Phan Thiết thành thành phố Phan Thiết trực thuộc tỉnh Bình Thuận. Ngày 22 tháng 11 năm 2001, chia xã Phong Nẫm thành 3 đơn vị hành chính: xã Phong Nẫm, phường Phú Tài và phường Xuân An; chia xã Hàm Tiến thành 2 đơn vị: phường Hàm Tiến và xã Thiện Nghiệp; chuyển xã Phú Hải thành phường Phú Hải.. Ngày 24 tháng 6 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 890/QĐ-TTg công nhận thành phố Phan Thiết là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Bình Thuận. Tuy là một thành phố trẻ nhưng theo các nhà nghiên cứu thì "phố cổ" Phan Thiết hình thành trước Nha Trang và Phan Rang. Hành chính Thành phố Phan Thiết có 18 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 14 phường: Bình Hưng, Đức Long, Đức Nghĩa, Đức Thắng, Hàm Tiến, Hưng Long, Lạc Đạo, Mũi Né, Phú Hài, Phú Tài, Phú Thủy, Phú Trinh, Thanh Hải, Xuân An và 4 xã: Phong Nẫm, Thiện Nghiệp, Tiến Lợi, Tiến Thành. Kinh tế Khoảng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, về mặt dân số cũng như kinh tế, Phan Thiết đã là một đô thị lớn của vùng duyên hải Trung kỳ. Phố Hài, Mũi Né là những cửa biển sầm uất với ghe thuyền từ Trung Kỳ, Nam Kỳ đến chở nước mắm, cá khô, dầu rái, trầm hương... vào Sài Gòn, ra Đà Nẵng buôn bán. Thậm chí có cả tàu thuyền Trung Quốc từ Quảng Đông, Hải Nam - qua đường biển từ Hội An - đến giao thương. Trong những năm đầu thế kỷ 21, nền kinh tế thành phố Phan Thiết tăng trưởng với nhịp độ khá (tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm là 14.04%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp, dịch vụ du lịch, ngư, nông lâm nghiệp, tiềm năng kinh tế từng bước khai thác có hiệu quả, các thành phần kinh tế được khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Trong 5 năm qua (2015 - 2020), kinh tế tăng trưởng khá (giá trị sản xuất tăng bình quân 8,45%/năm) cơ cấu chuyển dịch đúng hướng; trong đó dịch vụ và thương mại tăng trưởng bình quân 12,33%/năm; du lịch tăng trưởng 10,27%/năm. Đầu tư phát triển tăng gấp 2,31 lần về vốn so với nhiệm kỳ trước, nhờ đó bộ mặt đô thị, hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư, nâng cấp và mở rộng, góp phần thu hút đầu tư và du khách đến với thành phố. Giảm nghèo đạt kết quả tốt,tỷ lệ hộ nghèo từ 1,68% năm 2015 xuống còn 0,75% năm 2019 theo chuẩn đa chiều mới. Tài nguyên-Khoáng sản Phan Thiết với 57,4 km bờ biển có nhiều tiềm năng để phát triển nghề làm muối, du lịch. Tài nguyên sinh vật biển rất phong phú và đa dạng có khả năng khai thác 60 nghìn tấn/năm; ngoài ra còn có nguồn lợi thủy sản có giá trị hàng năm có thể khai thác 600-700 tấn tôm các loại, 3.200 - 3.500 tấn mực, 10.000-12.000 tấn sò điệp, sò lông và các loại hải sản khác. Phan Thiết có 260 hécta mặt nước có thể đưa vào nuôi tôm, làm ruộng muối, trong đó diện tích có khả năng nuôi tôm là 140 ha. Ven biển Phan Thiết có các bãi biển bờ thoải, cát trắng mịn, môi trường trong sạch, bãi tắm tốt như Đồi Dương - Vĩnh Thủy, Rạng, Mũi Né... cùng với các phong cảnh đẹp: tháp Po Sah Inư, Lầu Ông Hoàng, Suối Tiên (Hàm Tiến), rừng dừa Rạng - Mũi Né, Tiến Thành và khu di tích Dục Thanh có điều kiện thu hút khách du lịch. Với diện tích 19.180 ha, Phan Thiết có bốn loại đất chính: Cồn cát và đất cát biển, diện tích 15.300 ha (79,7% diện tích tự nhiên). Cồn cát trắng 990 ha; cồn cát xám vàng 1450 ha; đất cồn cát đỏ 8.920 ha; đất cát biển 3940 ha. Trên loại đất này có thể khai thác để trồng dưa, đậu, điều, dừa. Đất phù sa, diện tích 2.840 ha (14,8% diện tích tự nhiên). Gồm đất phù sa được bồi 1.140 ha; đất phù sa không được bồi 1.400 ha; đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng 300 ha. Hầu hết diện tích đất này đã được khai thác trồng lúa nước, hoa màu, cây ăn quả... Đất vàng trên đá Mácmaxít-granít, diện tích 540 ha (2,82% diện tích tự nhiên). Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ, diện tích 350 ha (1,82% diện tích tự nhiên). Trên các loại đất này có thể sử dụng xây dựng cơ bản và các mục đích nông, lâm nghiệp. Khoáng sản: có mỏ Imenít-Zircon ven biển Hàm Tiến - Mũi Né có trữ lượng 523,5 ngàn tấn. Mỏ đá Mico-granít ở Lầu Ông Hoàng với trữ lượng 200.000 tấn có thể sản xuất men sứ. Mỏ cát thủy tinh dọc theo các đồi cát ven biển Nam Phan Thiết có trữ lượng khoảng 18 triệu tấn. Tại vùng biển ngoài khơi thành phố Phan Thiết đã phát hiện ra mỏ dầu và đang được tiến hành khai thác thử nghiệm. Công nghiệp Thành phố Phan Thiết có 02 Khu công nghiệp Phan Thiết 1 và Phan Thiết 2 nằm hướng bắc của thành phố, gần giao lộ Quốc lộ 1 (xuyên Việt) và Quốc lộ 28 (Phan Thiết - Lâm Đồng), cách Thành phố Hồ Chí Minh 166 km, cách Nha Trang 250 km, cách Vũng Tàu 160 km và Đà Lạt 158 km. Ngoài ra, trong nội thành còn có các cơ sở công nghiệp thực phẩm, chế biến thủy hải sản, các cơ sở thủ công mỹ nghệ. Ngư nghiệp và nghề sản xuất nước mắm Ngư nghiệp là ngành nghề lâu đời của người Phan Thiết. Cùng với La Gi và Phú Quý, Phan Thiết là ngư trường lớn của tỉnh Bình Thuận. Song song đó, Phan Thiết là nơi được thiên nhiên ưu đãi một khí hậu tự nhiên phù hợp với nghề sản xuất nước mắm. Biến thiên nhiệt độ giữa các tháng không lớn, ít mưa, nhiều nắng và gió là những điều kiện tự nhiên lý tưởng cho quá trình cá chín trong muối. Nhờ đó, nước mắm Phan Thiết có hương vị đặc trưng mà nước mắm ở những nơi khác không thể có. Đặc sản ẩm thực Dân số Dân cư Phan Thiết chủ yếu là người Việt, có một bộ phận người gốc Hoa sinh sống trong trung tâm thành phố, tập trung nhiều ở phường Đức Nghĩa và Lạc Đạo. Dân số của Phan Thiết theo thống kê của Cục thống kê tỉnh Bình Thuận năm 2016 là 225.897 người. Và theo kết quả điều tra dân số ngày 1/4/2019 dân số thành phố đạt 226.736 người, trong đó: dân số thành thị là 203.014 người và dân số nông thôn là 23.722 người. Mật độ dân số là 1.075 người/km² toàn thành phố, đặc biệt khu vực trung tâm, như Đức Nghĩa, Đức Thắng, Lạc Đạo, Hưng Long, Bình Hưng mật độ dân số trên 25.000 người/ km². Nếu tính cả cư dân vãng lai đang tạm trú làm ăn sinh sống, học tập và lượt khách lưu trú hàng năm tại thành phố Phan Thiết thì đông hơn, vào khoảng trên 350.000 dân. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên toàn thành phố đạt 0,47% (giai đoạn 2009-2019). Hiện nay trên địa bàn thành phố Phan Thiết đã và đang hình thành một số khu đô thị cao cấp như khu đô thị Vietpearl City, khu đô thị Ocean Dunes, khu đô thị Phú Tài, khu đô thị Trung tâm thương mại Bắc Phan Thiết, khu đô thị Acenza Villas... Thành phố Phan Thiết có diện tích 210,90 km², dân số năm 2020 là 228.536 người, mật độ dân số đạt 1.083 người/km², trong đó: dân số thành thị là 195.760 người, dân số nông thôn là 32.776 người. Giao thông Thành phố có hệ thống giao thông khá thuận lợi. Quốc lộ 1 đi qua địa phận thành phố có chiều dài 7 km. Ngoài ra còn có Quốc lộ 28 đi Di Linh (Lâm Đồng) và Gia Nghĩa (Đắk Nông). Có các tỉnh lộ 706 và tỉnh lộ 706B hướng ra Mũi Né, đường tỉnh 716 dẫn đến Bàu Trắng và tỉnh lộ 719 chạy ở hướng Tây dẫn du khách về thị xã La Gi. Tên đường phố Phan Thiết trước năm 1975 Đường Huyền Trân nay là đường Võ Thị Sáu Đường Hoàng Hoa Thám và Chu Mạnh Trinh nay là đường Cao Thắng. Đường Nguyễn Hoàng và Nguyễn Văn Thành nay là đường Lê Hồng Phong. Đường Duy Tân nay là đường Nguyễn Văn Trỗi. Đường Lê Lợi nay là đường Trương Gia Mô. Đường Tự Đức nay là đường Kim Đồng. Đường Đinh Tiên Hoàng nay là 2 đường: Đinh Tiên Hoàng và Đào Duy Từ. Đường Phan Thanh Giản, Chu Văn An và Phạm Hồng Thái nay là đường Chu Văn An. Đường Khải Định nay là đường Nguyễn Văn Cừ. Đường Trần Quốc Toản nay là đường Trần Cao Vân. Đường Trần Cao Vân và Đồng Khánh nay là đường Trần Phú. Đường Lê Văn Duyệt nay là đường Nguyễn Thị Minh Khai. Đại lộ Gia Long nay là đường Nguyễn Huệ. Đường Minh Mạng nay là đường Lý Tự Trọng. Đường Trần Hưng Đạo và Trần Quý Cáp nay là đường Trần Hưng Đạo. Đường Hàm Nghi nay là đường Hoàng Văn Thụ. Giáo dục Các trường Đại học trên địa bàn thành phố Phan Thiết: Đại học Phan Thiết Đại học Bình Thuận (quy hoạch) Các trường Cao đẳng trên địa bàn thành phố Phan Thiết: Cao đẳng Cộng đồng Bình Thuận Cao đẳng Nghề Bình Thuận Cao đẳng Y tế Bình Thuận Các trường Trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Phan Thiết THCS Nguyễn Du THCS Nguyễn Trãi THCS Hùng Vương THCS Trần Phú Các trường Trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Phan Thiết: THPT Phan Bội Châu: là trường THPT đầu tiên được thành lập ở Bình Thuận từ năm 1952 và hiện vẫn là trường lớn nhất. THPT chuyên Trần Hưng Đạo: trường bồi dưỡng học sinh giỏi, được thành lập năm 1990. THPT Phan Châu Trinh: thành lập năm 1994, tên ban đầu là THPT Bán công Phan Châu Trinh. THPT Lê Lợi: thành lập năm 2001, là trường THPT dân lập đầu tiên của tỉnh Bình Thuận từ sau 1975. THPT Phan Thiết: thành lập năm 2010. THPT Lê Quý Đôn: là trường cấp 3 trẻ nhất ở Phan Thiết, được thành lập năm 2015 nằm trong cụm liên trường Tiểu học-THCS-THPT. THPT Bùi Thị Xuân: nằm ở khu vực du lịch Mũi Né, đáp ứng nhu cầu của học sinh khu vực phía bắc thành phố. Lễ hội văn hóa Đua thuyền mừng xuân Cứ vào mùng 2 tết Nguyên Đán hằng năm, trên sông Cà Ty lại diễn ra lễ hội đua thuyền truyền thống mừng xuân. Những thuyền đua được trang trí bằng cờ, hoa và biểu ngữ rực rỡ sắc màu hòa lẫn trong tiếng trống, tiếng nhạc cùng tiếng reo hò cổ vũ của người dân và du khách tạo nên một không khí rộn ràng, sôi động mang đậm nét văn hóa truyền thống của địa phương. Đây là giải đua thể hiện tinh thần đoàn kết và sức mạnh của ngư dân vạn chài Phan Thiết. "Mọc giữa dòng sông xanh một bông hoa tím biếc". Giải truyền thống này có từ hàng trăm năm nay. Di tích lịch sử Danh lam thắng cảnh - Du lịch Đặc trưng Phố Tây ở Phan Thiết Con đường Nguyễn Đình Chiểu - khu Hàm Tiến tại Phan Thiết đang dần hình thành một mô hình "phố Tây". Con đường tuy nhỏ, nhưng bên phải là bờ biển trong vắt với hệ thống resort, nhà nghỉ, khách sạn cao cấp nằm san sát nhau; còn bên trái thì có khoảng vài chục cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, hàng lưu niệm, internet, giặt ủi, cho thuê xe đạp đôi, xe máy để giải trí với những bảng hiệu được viết bằng hai ngôn ngữ: tiếng Việt và tiếng Nga. Nhiều nhất ở con phố này là các nhà hàng phục vụ thức ăn nhanh, hải sản kiểu Việt Nam, Ý, Mỹ, các quán bar thiết kế phong cách châu Âu và do chính người nước ngoài phục vụ. Tuy không sầm uất bằng các khu phố Tây ở Thành phố Hồ Chí Minh hay Đà Nẵng nhưng hầu hết du khách nước ngoài đều thích thú với không gian ở đây. Những resort hiện đại ở Mũi Né, không gian yên tĩnh, cung cấp đầy đủ các trò chơi, giải trí cho du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài như xuồng cao su, ván lướt sóng, phao bơi với đội ngũ cứu hộ chuyên nghiệp. Xích lô du lịch Khi đến muốn thong thả dạo chơi và tham quan vòng quanh thành phố, du khách có thể thuê xe xích lô. Hình ảnh Đặc sản Bánh rế Bánh cốm sữa Thanh long Nước mắm Phan Thiết Chả cá Phan Thiết Mực một nắng Bánh bột lọc Bánh quai vạc Mỳ Quảng Phan Thiết Bánh căn Phan Thiết Gỏi cá mai (sống) Chú thích
Tập đoàn eBay là một công ty của Hoa Kỳ, quản lý trang web eBay.com, một website đấu giá trực tuyến, nơi mà mọi người khắp nơi trên thế giới có thể mua hoặc bán hàng hóa và dịch vụ. Ngoài trụ sở tại Mỹ, eBay còn có chi nhánh tại một số quốc gia khác. Tập đoàn eBay cũng sở hữu thương hiệu nổi tiếng khác là Paypal. Lịch sử eBay được thành lập vào ngày 3 tháng 12 năm 1995 bởi Pierre Omidyar, một chuyên gia lập trình máy tính. Ban đầu, eBay chỉ là một mục trong một trang web cá nhân của Omidyar. Tuy nhiên chỉ sau một thời gian ngắn, anh nhìn ra tiềm năng lớn lao của eBay nên đã cùng Chis Agarpao và Jeff Skoll xây dựng nó thành một thương vụ nghiêm túc. Vào năm 1996, eBay chính thức ký hợp đồng đầu tiên với một công ty chuyên bán vé máy bay và các sản phẩm du lịch tên là Electronic Travel Auction. Đến tháng 9 năm 1997, cái tên eBay chính thức ra đời. Thực ra dự định ban đầu của Omidyar là lấy tên miền EchoBay.com, nhưng tên này đã được một công ty khai thác mỏ vàng đăng ký mất nên anh quay sang lựa chọn thứ 2 là eBay.com. Ngày nay trụ sở chính của eBay đặt ở San Jose, California. Meg Whitman hiện là chủ tịch eBay và CEO từ năm 1998. eBay là một trong những công ty phát triển nhanh nhất trong mọi thời đại. Lợi nhuận và các giao dịch Nguồn thu của eBay đến từ nhiều phía. Đầu tiên là phí đăng tải đấu giá thu của người bán dù sản phẩm có bán được hay không. Sau đó, eBay thu phí khi sản phẩm được giao dịch thành công, cộng thêm một số loại phí phụ khác. Thêm vào đó, eBay thu lợi từ hệ thống trả tiền Paypal mỗi khi có một thanh toán được thông qua bởi dịch vụ này. Chiến lược thương mại của eBay là mở rộng giao dịch quốc tế trong hệ thống của mình. Hiện nay eBay đã mở rộng đến hầu hết các nước Bắc Mỹ, Tây Âu, Úc và một số nước châu Á như Trung Quốc và Ấn Độ. Những nơi eBay không xâm nhập thành công là Đài Loan, Nhật và Hồng Kông, do đối thủ Yahoo! đã cắm rễ từ rất lâu trước khi eBay tìm đến. Chi nhánh quốc tế Ngoài trang chủ là trang dành cho Hoa Kỳ, eBay còn thành lập một số trang web chi nhánh ở một số nước: Đầu tư và thâu tóm Tháng 5 năm 1999, eBay thâu tóm dịch vụ chi trả trực tuyến Billpoint, nhưng đã ngưng sử dụng sau khi có được Paypal. Năm 1999, eBay có được tòa nhà Butterfield and Butterfield, và đã bán nó vào năm 2002. Tháng sáu năm 2000, eBay thâu tóm Half.com. Tháng 8 năm 2001, eBay thâu tóm Mercado Libre, Lokau và iBazar, các site đấu giá ở châu Mỹ Latinh. Tháng 7 năm 2002, eBay thâu tóm PayPal Vào ngày 11 tháng 7 năm 2003, eBay thâu tóm EachNet, công ty thương mại hàng đầu ở Trung Quốc, trả bằng tiền mặt xấp xỉ 150 triệu USD. Vào ngày 22 tháng 6 năm 2004, eBay thâu tóm Baazee.com, site đấu giá Ấn Độ với giá xấp xỉ 50 triệu USD bằng tiền mặt. Vào ngày 16 tháng 12 năm 2004, eBay mua rent.com với 30 triệu USD tiền mặt và 385 triệu USD bằng cổ phiếu eBay. Tháng 5 năm 2005, eBay thâu tóm Gumtree. Tháng 6 năm 2005, eBay mua Shopping.com với giá 635 triệu USD. Tháng 8 năm 2005, eBay mua Skype, một công ty VoIP, với giá 2.6 tỉ USD bằng tiền mặt và cổ phiếu. Tháng 4 năm 2006, eBay đầu tư 2 triệu USD vào mạng xã hội Meetup.com Tháng 4 năm 2006, eBay đầu tư 48 triệu USD mua lại Tradera.com, chợ đấu giá số 1 của Thụy Điển. Tháng 8 năm 2006, eBay tuyên bố cùng Google hợp tác quốc tế. Chi tiết của bản hợp tác không được tiết lộ. Tháng 2 năm 2007, eBay mua lại trang mua bán vé trực tuyến Subhub với giá 307 triệu USD. Tháng 5 năm 2007, eBay mua trang StumbleUpon với mức giá &75 triệu USD. Các mặt hàng cấm giao dịch Vào những ngày mới thành lập, eBay hầu như không được kiểm soát. Sau này khi càng lớn mạnh, eBay đã đưa vào những quy định cụ thể về nhiều loại sản phẩm khác nhau. Dưới đây là một số chủng loại hàng bị cấm hoặc bị hạn chế giao dịch: Thuốc lá (những mặt hàng liên quan đến thuốc lá hay hàng sưu tập thì được phép) Rượu (trừ hàng sưu tập và rượu vang bán bởi các nhà phân phối có giấy phép) Các sản phẩm cổ vũ Phát xít Đức (Nazi) Băng đĩa lậu Súng và đạn dược Quần áo lót đã qua sử dụng Các bộ phận của người Động vật sống Một số sản phẩm có bản quyền Vé số cùng các món hàng liên quan cờ bạc Một số mặt hàng lạ Tháng 6 năm 2005, vợ của Tim Shaw, một DJ radio người Anh bán một xe hơi thể thao của mình sử dụng cách bán "Buy It Now", với giá là 50 xu. Chiếc xe được rao sau khi vợ của Tim nghe được Tim ve vãn với người mẫu Jodie Marsh trên chương trình của mình. Chỉ sau 5 phút chiếc xe đã tìm được chủ mới. Tháng 5 năm 2005, một chiếc Volkswagen Golf đã được đăng ký cho Joseph Cardinal Ratzinger (giáo hoàng Pope Benedict XVI) được rao bán trên eBay Đức với giá €188,938.88. Người thắng cuộc là sòng bạc online GoldenPalace.com, nổi tiếng bởi những vụ mua giật mình trên eBay. Tháng 9 năm 2004, chủ nhân trang web MagicGoat.com bán rác trong thùng rác của mình cho một giáo sư nghệ thuật để ông này dùng cho sinh viên viết luận về cái thùng rác. Nước uống còn sót lại trong một cái cốc từng được Elvis Presley uống cũng đã bán trên eBay với giá $455. Một sinh viên Đại học Coventry bán một mẫu bắp rang được £1.20 Một người đàn ông ở Brisbane, Úc đã rao bán New Zealand với giá khởi điểm là 0.01 đô la Úc. Giá đã tăng đến 3000 đô la ngay trước khi eBay dẹp nó xuống. Một nhóm 4 thanh niên Úc tự bán họ trong vòng 1 cuối tuần với lời hứa "đầy bia rượu, chuyện trò vui vẻ và ắp tiếng cười" với giá $1300. Chú thích
Dâu tằm tơ (tiếng Anh: Sericulture) là một ngành nghiên cứu về cây dâu, con tằm và tơ kén. Lịch sử Trung Quốc là nước có nghề trồng dâu nuôi tằm sớm nhất thế giới, sau đó dâu tằm mới phát triển và lan rộng đến các vùng khác trên thế giới. Cách đây hơn 5.000 năm, người Trung Quốc đã biết thuần hoá và nuôi tằm. Năm 2018, khi khai quật Di chỉ Song Hòe Thụ tại thành phố Trịnh Châu ở Hà Nam có niên đại 5.300 năm, các nhà khảo cổ tìm thấy một chiếc ngà lợn rừng chạm khắc hình con tằm, dài 6,4 cm, rộng gần 1 cm và dày 0,1 cm. Đây là hình chạm khắc con tằm lâu đời nhất từng được phát hiện, là bằng chứng cho thấy người Trung Quốc ở trung tâm sông Hoàng Hà đã biết nuôi tằm và dệt lụa cách đây khoảng 5.300 năm. Cuốn Sử ký đã đề cập tới dâu tằm vào triều nhà Hạ (2.200 trước Công nguyên). Tơ lụa thời đó được dành riêng cho vua chúa và quý tộc để thể hiện quyền lực. Bí mật của ngành dâu tằm tơ được người Trung Quốc giữ kín rất lâu, phải tới khoảng năm 600 sau công nguyên ngành nghề này mới bị lộ và lan truyền sang các nước châu Âu bằng Con đường tơ lụa. Theo một số tài liệu khác cho rằng nghề dâu tằm được lan truyền sang Triều Tiên vào khoảng năm 1.200 trước Công nguyên, sau đó là Nhật Bản thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, Ấn Độ giữa thế kỷ 2 trước Công nguyên. Theo các nhà lịch sử phương Tây, cây dâu được trồng phát triển ở Ấn Độ thông qua Tây Tạng vào khoảng năm 1400 trước Công nguyên và nghề trồng dâu, nuôi tằm bắt đầu ở vùng châu thổ sông Hằng. Theo các nhà lịch sử Ấn Độ, nơi nuôi tằm đầu tiên ở đây là thuộc vùng núi Hymalaya. Khi người Anh đến Ấn Độ, do buôn bán tơ lụa mà nghề dâu tằm được phát triển và lan rộng sang vùng khác như Mysore, Jamu, Kashmir. Ả Rập do nhập trứng tằm và hạt dâu từ Ấn Độ nên cũng là một trong những nơi sớm có nghề dâu tằm. Vào thế kỷ 4, nghề dâu tằm được thiết lập ở Ấn Độ như là trung tâm của châu Á và tơ lụa được xuất khẩu tới Roma (Ý), nhưng đến thế kỷ 6 người Roma đã học được kỹ nghệ sản xuất tơ và tơ đã được sản xuất ở châu Âu, người Roma đã hoàn toàn chiếm lĩnh trong lĩnh vực sản xuất này. Từ Ý, dâu tằm được phát triển tới Hy Lạp, Áo và Pháp. Ở Áo, dâu tằm được phát triển mạnh vào thế kỷ 9-11, ở Pháp trồng dâu nuôi tằm được bắt đầu từ năm 1340. Ngành dâu tằm của Pháp được thành lập vào cuối thế kỷ 17 và phát triển tới giữa thế kỷ 18. Trong thế kỷ 19, dâu tằm Pháp bị dịch tằm gai (Nosema) và bệnh đã lan truyền sang châu Âu và Trung Đông. Do đó ngành dâu tằm đã bị khủng hoảng do bệnh dịch này. Năm 1870 Louis Pasteur đã phát hiện ra bào tử gai là nguyên nhân gây bệnh và ông đã đưa ra cách loại trừ bệnh dịch này, do vậy mà ngành dâu tằm đã thoát khỏi khủng hoảng và nay được tiếp tục được mở rộng phát triển. Vì lợi ích kinh tế đem lại nên ngành dâu tằm tơ được nhiều nước quan tâm. Các loại tằm Có bốn loại tơ tằm tự nhiên, loại sản xuất nhiều chiếm 95% sản lượng trên thế giới đó là tơ của tằm dâu và mục tiêu chính của tơ là tơ tằm dâu. Ngoài ra còn có loại khác đó là tơ tằm thầu dầu lá sắn, tơ tằm tạc, tơ tằm sồi. Tằm dâu được con người khai thác trên 4.000 năm, tất cả các giống được nuôi hiện nay thuộc loài Bombyx mori L, nó được phân ra từ gốc tằm Mandarina có tên khoa học Bombyx mandarina (Moore). Tằm dâu sau này được phân chia và xác định giống có nguồn gốc: Nhật Bản, Trung Quốc, châu Âu, Ấn Độ trên cơ sở phân bố địa lý hoặc gọi theo tính hệ như: độc hệ, lưỡng hệ, đa hệ hoặc gọi giống thuần chủng, giống lai (lai đơn, lai kép). Tằm thầu dầu lá sắn có 2 loài Philosamia niconi (Hutt) hoặc Philosamia cynthia (Drury) thuộc loại tằm nhỏ ăn lá thầu dầu và lá sắn. Nó tạo ra tơ thô, kén không thích hợp cho ươm tơ, do đó nó thường được dùng để nấu và kéo sợi. Tằm tạc thuộc loại tằm dại có nhiều giống: Tằm tạc Trung Quốc: Antheraea pernyi có sản lượng lớn trên thế giới. Tằm tạc Tasa: Antheraea mylitta (Dury). Tằm tạc Nhật Bản: Antheraea yamamai (Querin) cho tơ xanh. Tằm tạc Ấn Độ: Antheraea assamensis, ăn lá cây tạc (Terminalia) và một số cây tạc khác, giống tằm độc hệ hoặc lưỡng hệ kén có thể ươm tơ giống như tằm dâu. Có tầm quan trọng thứ 2 thế giới Tằm dâu (Bombyx mori-Linnaeus) là loài côn trùng biến thái hoàn toàn, vòng đời trải qua 4 giai đoạn phát dục khác nhau: trứng, tằm, nhộng, ngài. Mỗi giai đoạn phát dục đều có một vai trò quan trọng trong đời sống con tằm. Giai đoạn tằm: là giai đoạn ăn lá dâu để tích luỹ dinh dưỡng, cơ thể tằm trong giai đoạn này lớn lên rất nhanh, tằm sắp chín (đủ dinh dưỡng) lớn gấp 8.000-10.000 lần so với tằm mới nở. Giai đoạn ngài: là giai đoạn trưởng thành con đực và con cái tìm nhau để giao phối và ngài cái đẻ trứng. Giai đoạn trứng: đối với trứng tằm đa hệ thì sau khi con cái đẻ trứng 8-10 ngày, ở 25 °C trứng sẽ nở thành tằm con. Đối với trứng tằm lưỡng hệ và độc hệ thì sau khi đẻ trứng đi vào trạng thái ngủ nghỉ và bắt buộc trứng phải qua lạnh. Vì đây là đặc tính di truyền của tằm lưỡng hệ và độc hệ được hình thành trong điều kiện giá lạnh của vùng ôn đới, sau 4-5 tháng lạnh của mùa đông thì trạng thái ngủ nghỉ (hay còn được gọi là hưu miên) bị phá vỡ và trứng được nở ra tằm con. Người ta đã lợi dụng đặc tính này của trứng tằm để bảo trứng lâu dài. Đi với nó là các phương pháp đánh thức ngủ nghỉ bằng các biện pháp nhân tạo. Đặc điểm trứng tằm: hình bầu dục, nhỏ, dẹt, bên ngoài có vỏ cứng, tuỳ theo giống mà trứng có hình dạng khác nhau, trứng tằm độc hệ lớn nhất, sau đến là trứng lưỡng hệ, trứng tằm đa hệ là bé nhất, trứng có màu trắng sữa hoặc hơi vàng, trên mặt trứng có nhiều lỗ khí. Tầm quan trọng kinh tế, xã hội, môi trường Sợi tơ tằm được tôn vinh là "Nữ hoàng" của ngành dệt mặc dù sản lượng sợi tơ sản xuất ra thấp hơn nhiều so với các loại sợi khác như: bông, đay, gai... nhưng nó vẫn chiếm vị trí quan trọng trong ngành dệt, nó tô đậm màu sắc hàng đầu thế giới về mốt thời trang tơ tằm. Dâu tằm vẫn là một nghề phát triển ở các nước phát triển như: Nhật, Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ... Còn ở các nước đang phát triển, như Việt Nam, dâu tằm là một nghề rất quan trọng nhất là ở các vùng nông thôn. Trồng dâu nuôi tằm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với các cây trồng khác, vì sản phẩm dâu tằm có giá trị cao, vòng quay lứa tằm ngắn chỉ có 20 ngày. Đồng thời, cây dâu tằm có thể trồng được ở những vùng có điều kiện đất đai xấu và khí hậu khắc nghiệt mà vẫn sinh trưởng phát triển tốt, cho sản lượng lá dâu cao để cho tằm ăn và thu nhập dâu tằm đem lại thường cao hơn các cây trồng khác. Ở vùng nhiệt đới, trồng dâu tằm không chỉ đáp ứng thu nhập quanh năm mà nó còn giải quyết nhiều lao động nhàn dỗi tại nông thôn. Mặt khác, trồng cây dâu tằm còn làm tăng độ che phủ xanh trên các bãi đất trống (đất hoang) tham gia vào điều hòa tiểu khí hậu môi trường vùng đó. Cây dâu Phân bố: Cây dâu ưa khí hậu mát và khoẻ nên mọc được ở nhiều vùng đất, mọc nhiều ở vùng nhiệt đới, còn vùng ôn đới thì mọc vào mùa hè. Đặc tính sinh học: Là cây lâu năm thân gỗ, sống lâu năm, tuổi thọ 8-12 năm, cho năng suất từ năm thứ 2 đến năm thứ 8. Nếu đất tốt, chăm sóc tốt tuổi thọ 50 năm. Thân cành nhiều nhựa không gai, trên thân cành có nhiều mầm, mầm đỉnh, mầm nách, khi cắt tỉa mầm có khả năng cho bật mầm. Lá hàng năm rụng vào mùa đông. Rễ ăn sâu và rộng 2–3 m, nhưng phân bố nhiều ở tầng đất 10–30 cm và rộng theo tán cây. Sinh thái cây dâu: Nhiệt độ thích hợp 25-32 °C còn trên 40 °C hoặc dưới 12 °C hạn chế sinh trưởng. Là cây ưa ánh sáng. Đất và dinh dưỡng trong đất: Cần đất tơi xốp, giữ ẩm, giữ nhiệt, tầng canh tác dày, đất không quá chua hoặc quá mặn, mực nước ngầm thấp. Các dinh dưỡng cần thiết: Đạm (N), Lân (P2O5), Kali (K2O), Calci (Ca). Tùy theo điều kiện thời tiết trong năm mà quá trình sinh trưởng phát dục trải qua 2 thời kỳ: thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng (khi gặp điều kiện thuận lợi) và thời kỳ ngủ đông (khi nhiệt độ thấp cây ngừng sinh trưởng). Tằm dâu Tằm là một loài côn trùng biến thái hoàn toàn vòng đời trải qua 4 giai đoạn phát dục: Trứng, tằm, nhộng (kén), ngài. Tằm dâu căn cứ vào số lứa nuôi trong một năm mà người ta phân ra: tằm độc hệ, tằm lưỡng hệ, tằm đa hệ. Sinh thái của tằm dâu: thích hợp với nhiệt độ 25-26 °C, 70-85%, thích ánh sáng mờ đều hoăc tối, cần không khí thông thoáng. Các bệnh hại tằm dâu: đó là các bệnh tằm gai, bệnh tằm do virus, bệnh tằm do vi khuẩn, bệnh tằm vôi, nhặng hại tằm, Bệnh ngộ độc tằm. Để phòng trừ bệnh tằm: cần thiết phải có các biện pháp Phòng trừ tổng hợp bệnh tằm. Tơ kén Kén tằm là vỏ bọc bên ngoài của nhộng tằm do những sợi tơ tạo nên từ chất protein trong tằm chín giúp chống đỡ điều kiện ngoại cảnh và kẻ thù tự nhiên. Cách đây hàng nghìn năm người ta đã khám phá sản xuất sợi tơ tằm từ kén tằm: đó là kén tằm bị mềm đi trong nước nóng và các sợi tơ có thể được kéo ra, sợi to mảnh, chắc dai, và đồng nhất có thể sản xuất ra vải đẹp và bền. Kén tằm có phẩm chất tốt không nhất thiết phải có kích thước lớn mà cần mẩy, nhiều tơ, ít áo kén, dễ kéo tơ và kén phải đồng dạng về hình dạng và kích thước. Kén tằm tốt do các yếu tố: giống và chăm sóc khi tằm chín bỏ lên né (mật độ, nhiệt độ, ẩm độ, thông thoáng, ánh sáng). Đặc điểm chủ yếu kén ươm: màu sắc, hình dạng kén, kích thước, độ cứng, nếp nhăn, trọng lượng kén, trọng lượng vỏ và tỷ lệ vỏ. Sợi tơ tằm (tơ đơn) là sợi tạo nên kén tằm, nó gồm 2 sợi nhỏ tiết ra từ cặp tuyến tơ của tằm chín và dán chặt vào nhau, được bao phủ bởi 1 lớp keo (sericin - có thể biến động từ 28-30% tuỳ theo giống tằm, nó làm cho sợi to thô ráp và cứng, khi kéo tơ bị người ta tẩy sạch). Đặc điểm chủ yếu của tơ: chiều dài tơ đơn và độ mảnh tơ. Sợi tơ có thể hút ẩm, bị ảnh hưởng bởi nước nóng, axit, base, muối kim loại, chất nhuộm màu. Chất lượng sợi tơ được đánh giá theo cấp độ: A, 2A, 3A, 4A, 5A, 6A. Ngoài ra chất lượng tơ được đánh giá thấp hơn sẽ là: B, C, D, E... Lịch sử đánh giá kiểm nghiệm chất lượng tơ: Năm 1915 cuộc thi về dâu tằm do hội Dâu tằm châu Mỹ. Trong các năm 1921 và 1927 hai uỷ ban kiểm nghiệm tơ được thiết lập ở Trung Quốc và Nhật Bản. Năm 1927-1928, hai hội nghị quốc tế được tổ chức ở Ycohama, Nhật Bản và New York Mỹ với các nước tham gia như: Nhật Bản, Trung Quốc, Ý, Pháp và các nước tiêu thụ nhiều tơ ở Châu Mỹ và Anh thống nhất phương pháp kiểm nghiệm và xếp loại tơ. Ở Việt Nam tiêu chuẩn này được áp dụng từ ngày 1 tháng 1 năm 1980. Việt Nam Bảo Lộc là trung tâm tơ tằm ở Việt Nam. Mỗi năm khu vực này sản xuất hơn 1.000 tấn tơ tằm, 2,9 triệu mét lụa, chiếm 80% sản lượng tơ lụa toàn quốc, đa số bán sang Nhật Bản, Ấn Độ, các nước châu Âu và Trung Đông.
Trong thiên văn học, cực quang là một hiện tượng quang học được đặc trưng bởi sự thể hiện đầy màu sắc của ánh sáng trên bầu trời về đêm, được sinh ra do sự tương tác của các hạt mang điện tích từ gió Mặt Trời với tầng khí quyển bên trên của hành tinh. Những dải sáng này liên tục chuyển động và thay đổi làm cho chúng trông giống như những dải lụa đầy màu sắc trên bầu trời. Đây có thể coi là một trong những hình ảnh đẹp của tự nhiên. Trên Trái Đất, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh và Hải Vương Tinh, các cực quang được sinh ra do sự tương tác của các hạt trong gió Mặt Trời với từ trường của hành tinh, và vì thế chúng là rõ nét nhất ở các vĩ độ cao gần các cực từ. Vì lý do này, cực quang diễn ra ở Bắc bán cầu Trái Đất được gọi là bắc cực quang, hay ánh sáng bắc cực; và ở Nam bán cầu thì là nam cực quang. Tuy nhiên, cực quang cũng diễn ra trên Kim Tinh và Hỏa Tinh mà chúng lại gần như không có từ trường của hành tinh. Trên Kim Tinh, các phân tử của khí quyển được tích tụ năng lượng trực tiếp từ gió Mặt Trời; trên Hỏa Tinh, các cực quang diễn ra gần các điểm dị từ khu vực trong lớp vỏ hành tinh, là tàn dư của từ trường cũ của hành tinh (giả thiết) mà ngày nay không còn tồn tại nữa. Trên Trái Đất, cực quang diễn ra khi các đới bức xạ Van Allen trở nên "quá tải" với các hạt cao năng lượng, sau đó chúng đổ xuống các đường sức từ và va chạm với lớp trên của bầu khí quyển Trái Đất. Nguồn gốc và biểu hiện Các hạt cao năng lượng từ Mặt Trời được đưa vào không gian cùng với gió Mặt Trời nóng và luôn luôn tồn tại. Luồng gió này đâm với tốc độ siêu nhanh về phía Trái Đất thông qua khoảng không gian liên hành tinh với vận tốc dao động trong khoảng 1 đến trên 3 triệu km/h, mang theo cùng với nó là từ trường Mặt Trời. Gió Mặt Trời làm nhiễu loạn từ trường của Trái Đất để tạo ra quyển từ chứa đầy plasma và có hình dạng tựa sao chổi. Từ trường của Trái Đất có tác dụng như một vật cản, bảo vệ Trái Đất trước các hạt tích năng lượng và bức xạ trong gió Mặt Trời. Năng lượng và xung lượng của hạt được truyền từ gió Mặt Trời sang quyển từ thông qua một quy trình được biết như là "tái kết nối từ". Trong quá trình này, các đường sức từ liên hành tinh (xuất phát từ Mặt Trời) được kết hợp với địa từ trường. Các hạt trong gió Mặt Trời có thể đi vào các đường sức từ mới tạo thành. Các nhà vật lý nghiên cứu về cực quang gọi đó là "đường sức từ mở" (các đường này mở vào gió Mặt Trời). Do áp suất động lực của gió Mặt Trời, các đường sức từ mới tạo thành sẽ được di chuyển đối lưu trên đỉnh cực và vào trong đuôi của quyển từ Trái Đất. Ở đây, sự tái kết nối từ trường mới lại có thể diễn ra, tạo ra đường sức từ đóng mới. Đường từ trường đối lưu sẽ chứa các hạt gió Mặt Trời. Một số hạt sẽ có thể đi tới tầng ion trước khi đường sức từ chạm tới đuôi của quyển từ. Các hạt này tạo ra cực quang ban ngày. Cực quang ban đêm được tạo ra từ các hạt được gia tốc từ đuôi quyển từ về hướng Trái Đất. Các hạt này bị chặn lại bởi các đường sức từ đóng. Các điện tử bị chặn lại trong từ trường Trái Đất (hiệu ứng gương từ) được gia tốc dọc theo từ trường về phía khu vực vùng cực và sau đó đâm vào khí quyển để tạo ra cực quang. Cực quang diễn ra mãnh liệt nhất vào thời gian hoạt động mạnh của các cơn bão từ sinh ra bởi hoạt động của vết đen Mặt Trời. Sự phân bổ của cường độ cực quang theo cao độ chỉ ra mức cực đại rõ nhất ở khoảng 100 km phía trên Trái Đất. Các hạt đâm xuống địa từ trường, chạm tới tầng trung hòa của khí quyển trong một hình gần tròn gọi là ôvan cực quang. Hình gần tròn này có tâm ở phía trên cực từ và kích thước khoảng 3.000 km theo đường kính trong những lúc yên tĩnh. Vòng tròn này lớn nhanh khi quyển từ bị làm nhiễu loạn. Khu vực có ôvan cực quang nói chung tìm thấy trong phạm vi 60 và 70 ° tính theo vĩ độ bắc hay nam. Trong thời gian Mặt Trời hoạt động tích cực thì ôvan cực quang mở rộng và các cực quang có thể được nhìn thấy từ các vĩ độ thấp tới 25-30° bắc và nam trong một số trường hợp. Ví dụ, ngày 7 tháng 11 năm 2004, sau khi có hoạt động phun trào của Mặt Trời mãnh liệt, chúng được nhìn thấy ở xa tới tận Arizona. Ở vĩ độ 45°, cực quang có thể nhìn thấy vào khoảng 5 lần/năm, trong khi ở trên 55° thì gần như nhìn thấy chúng mọi đêm. Các điểm đặc trưng của cực quang là chúng có nhiều hình dạng và kích thước. Các cung và tia cực quang cao bắt đầu sáng rõ ở cao độ 100 km trên bề mặt Trái Đất và kéo dài lên phía trên dọc theo từ trường trong hàng trăm kilômét. Các cung hay màn này có thể mỏng chỉ khoảng 100 métt Khi mở rộng ra đường chân trời. Các cung cực quang có thể gần như đứng im và sau đó tựa như bàn tay, chúng tạo ra một cái màn cao, bắt đầu nhảy múa và đổi hướng. Sau nửa đêm quyến rũ, cực quang có thể có hình dáng loang lổ và các đốm thông thường nhấp nháy sau khoảng mỗi 10 giây cho đến tận rạng đông. Phần lớn các cực quang có màu vàng ánh lục nhưng đôi khi các tia cao sẽ có màu đỏ ở đỉnh và dọc theo gờ thấp của chúng. Trong một ít trường hợp, ánh sáng Mặt Trời sẽ va phải phần đỉnh của các tia cực quang tạo ra màu lam nhạt. Trong một số rất ít trường hợp (khoảng 1 lần trong 10 năm) cực quang có thể có màu dỏ sẫm như máu từ đỉnh đến đáy. Ngoài ra để tạo ra ánh sáng thì các hạt chứa năng lượng cũng sinh ra nhiệt. Nhiệt bị làm tiêu tan bởi bức xạ hồng ngoại hay bị mang đi xa bởi các trận gió mạnh trong lớp trên của khí quyển. Trong những năm gần đây, sự phổ biến của 'Du lịch cực quang' đã đem một lượng lớn du khách tới nhiều điểm về truyền thống là không ở được trong thời gian diễn ra mùa đông vùng cực. Nhờ có ảnh hưởng làm ấm của các dòng hải lưu ấm và tương đối dễ tiếp cận của mình nên Iceland và Bắc Scandinavia là các điểm đến phổ biến nhất. Để có thể quan sát cực quang thì ngoài hoạt động của cực quang cần có các điều kiện như trời quang mây và ít ánh sáng không tự nhiên (ánh sáng đèn). Việc chụp ảnh cực quang đòi hỏi các máy ảnh phải được trang bị sao cho của chắn sáng phải mở trên 5 giây. Các pin máy ảnh kỹ thuật số bị hao rất nhanh trong điều kiện lạnh, vì thế một lời khuyên hữu ích là cần đem theo các pin dự phòng. Bản chất vật lý Cực quang có thể sinh ra bằng tương tác của các hạt cao năng lượng (thông thường là điện tử) với các nguyên tử trung hòa trong lớp trên của khí quyển Trái Đất. Các hạt cao năng lượng này có thể kích thích (do va chạm) các điện tử hóa trị được liên kết với nguyên tử trung hòa. Các điện tử bị kích thích sau đó có thể trở về trạng thái thấp năng lượng nguyên thủy của chúng và trong quá trình đó giải phóng ra các photon (ánh sáng). Quá trình này giống như sự phóng điện plasma trong đèn neon. Màu cụ thể nào đó của cực quang phụ thuộc vào loại khí cụ thể của khí quyển và trạng thái tích điện của chúng cũng như năng lượng của các hạt đâm vào khí của khí quyển. Oxy nguyên tử chịu trách nhiệm cho hai màu chính là lục (bước sóng 557,7 nm) và đỏ (630,0 nm) ở các cao độ cao. Nitơ sinh ra màu lam (427,8 nm) (các ion) cũng như màu đỏ biến đổi nhanh từ ranh giới thấp của các cung cực quang đang hoạt động. Một trong những nhà khoa học đầu tiên tiến hành mô hình hóa cực quang là Kristian Birkeland (người Na Uy). Mô hình từ trường Trái Đất của ông, chỉ ra rằng các điện tử cao năng lượng đâm trực tiếp vào mô hình Trái Đất được dẫn dắt về phía các cực từ và sinh ra các vòng ánh sáng xung quanh các cực. Ông cũng giả thiết xa hơn nữa "Các dòng điện như thế được hình dung là có thể tồn tại chủ yếu nhờ các hiệu ứng thứ cấp của các hạt tích điện từ Mặt Trời bị lôi kéo vào không gian" (năm 1908). Các dòng điện như vậy sau này đã được ủng hộ lớn trong bài báo của Hannes Alfvén. Năm 1969, Milo Schield, Alex Dessler và John Freeman, sử dụng tên gọi "các dòng điện Birkeland" lần đầu tiên, mà sự tồn tại của chúng cuối cùng đã được xác nhận năm 1973 nhờ vệ tinh Triad của hải quân. Giải thích Cực quang xuất hiện là do các hạt mang điện trong luồng vật chất từ Mặt Trời phóng tới hành tinh, khi các hạt này tiếp xúc với từ trường của hành tinh thì chúng bị đổi hướng do tác dụng của lực Lorentz. Lực này làm cho các hạt chuyển động theo quỹ đạo xoắn ốc dọc theo đường cảm ứng từ của hành tinh. Tại hai cực các đường cảm ứng từ hội tụ lại và làm cho các hạt mang điện theo đó đi sâu vào khí quyển của hành tinh. Khi đi sâu vào khí quyển các hạt mang điện va chạm với các phân tử, nguyên tử trong khí quyển hành tinh và kích thích các phân tử này phát sáng. Do thành phần khí quyển hành tinh chứa nhiều khí khác nhau, khi bị kích thích mỗi loại khí phát ra ánh sáng có bước sóng khác nhau, tức là nhiều màu sắc khác nhau do đó tạo ra nhiều dải sáng với nhiều màu sắc trên bầu trời ở hai cực. Cực quang khác Cực quang không phải là một hiện tượng riêng biệt của khí quyển Trái Đất. Người ta đã quan sát thấy hiện tượng cực quang trên các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời, và cũng đã tái tạo nó trong phòng thí nghiệm. Biến động trên Mặt Trời Bài chính: Biến động của Mặt Trời Mặt Trời là ngôi sao với một số đặc trưng dao động lớn theo thang thời gian từ vài giờ đến hàng trăm năm. Hướng của từ trường liên hành tinh cũng như vận tốc và mật độ của gió Mặt Trời được điều chỉnh bởi hoạt động của Mặt Trời. Chúng có thể thay đổi rất mạnh và ảnh hưởng tới hoạt động của địa từ trường. Khi hoạt động của địa từ trường tăng lên thì rìa dưới của ôvan cực quang thông thường sẽ dịch chuyển tới các vĩ độ thấp hơn. Tương tự, sự phun trào của Mặt Trời cũng xảy ra đồng thời với sự mở rộng của các ôvan cực quang. Nếu từ trường liên hành tinh có hướng ngược với địa từ trường thì nó làm tăng luồng năng lượng vào trong quyển từ và do đó làm tăng luồng năng lượng trong vùng cực của Trái Đất. Điều này sẽ tạo ra hệ quả là sự tăng cường hoạt động của cực quang. Các nhiễu loạn trong quyển từ Trái Đất gọi là bão từ. Các trận bão từ này có thể tạo ra sự thay đổi đột ngột trong độ sáng và chuyển động của cực quang, gọi là các bão từ phụ. Các dao động từ trường của các trận bão từ và bão từ phụ này có thể sinh ra các thay đổi lớn trong các lưới điện và đôi khi làm hỏng các thiết bị điện trong lưới điện, tạo ra sự mất điện hàng loạt. Chúng cũng ảnh hưởng tới hoạt động của liên lạc viễn thông bằng sóng vô tuyến theo các hệ thống vệ tinh-mặt đất và các hệ thống hoa tiêu. Các trận bão trong quyển từ có thể kéo dài vài giờ hay vài ngày, và các bão từ phụ có thể diễn ra vài lần trong ngày. Mỗi trận bão phụ có thể giải phóng hàng trăm TJ năng lượng, nhiều ngang với lượng điện năng tiêu thụ ở Mỹ trong 10 giờ. Đo đạc địa từ trường Địa từ trường có thể được đo với các dụng cụ gọi là từ kế. Dữ liệu của nhiều từ kế cho phép người quan sát lần theo dấu vết của trạng thái hiện tại của địa từ trường. Các số liệu của từ kế thông thường được đưa ra trong dạng các chỉ số 3 giờ để đưa ra phép đo định tính của mức độ hoạt động của địa từ trường. Một trong những chỉ số như vậy gọi là chỉ số K. Giá trị của chỉ số K dao động từ 0 tới 9 và là liên quan trực tiếp với lượng dao động (tương ứng với ngày yên tĩnh) của địa từ trường trong khoảng thời gian 3 giờ. Chỉ số K càng cao thì khả năng diễn ra cực quang càng lớn. Chỉ số K như vậy cần thiết phải gắn liền với một khu vực quan sát cụ thể. Đối với những khu vực không có trạm quan sát, người ta có thể ước tính giá trị cho chỉ số K này bằng cách xem dữ liệu của các điểm quan sát gần đó. Trung bình tổng thể của hoạt động cực quang được chuyển đổi thành chỉ số Kp. Âm thanh của cực quang Người ta thường cho rằng việc nhìn thấy cực quang bao giờ cũng kèm theo các tiếng nổ tanh tách hay tiếng kêu rền. Sự lan truyền của các âm thanh này trong khí quyển (giống như khi người ta nói làm dao động các phân tử trong không khí) là không chắc chắn. Cực quang diễn ra khoảng 100 km phía trên Trái Đất trong các điều kiện không khí cực kỳ loãng, có nghĩa là chúng không thể truyền các âm thanh nghe được đủ xa để có thể chạm tới mặt đất. Một khả năng là các sóng điện từ được biến đổi thành sóng âm bởi các vật thể gần với người quan sát, hoặc trực tiếp ảnh hưởng tới cơ quan thính giác của người quan sát. Đối với người Inuit và các nền văn hóa bắc Canada, người ta đã biết một thực tế là sự diễn ra của các tiếng kêu hay các tiếng hát là điều có thật. Các âm thanh này nghe thấy chủ yếu khi người quan sát đã rời xa các chỗ ồn ào hay có chiếu sáng - thông thường trong các chỗ lạnh giá và không có gió của đêm đông. Việc nghe thấy các âm thanh lạ được ví với các sự kiện tâm linh và nó được khắc sâu trong trí nhớ của mỗi cá nhân trong cuộc đời họ. Các âm thanh cực quang này được so sánh với âm thanh của hợp xướng rạng đông. Trường đại học công nghệ Helsinki đã thực hiện việc kiểm tra và ghi âm các âm thanh này. Theo báo Kaleva, người ta đã ghi nhận có các tiếng kêu rền, tiếng ầm và tiếng nổ khi có các cực quang vùng cực với mức độ sáng cao. Cực quang trong văn hóa dân gian Trong thần thoại của Bullfinch năm 1855 của Thomas Bulfinch đã có khẳng định rằng trong thần thoại Na Uy có kể: Các Valkyrie là các cô gái đồng trinh tựa chiến binh cưỡi ngựa được trang bị áo giáp và giáo. /.../ Khi họ đi về phía mục tiêu của mình, áo giáp của họ tỏa ra ánh sáng lập lòe kỳ lạ, nó chiếu sáng toàn bộ bầu trời phương bắc, tạo ra cái mà con người gọi là "bắc cực quang" hay "ánh sáng phương bắc". Trong khi nó là một khái niệm gây ấn tượng thì lại không có gì trong văn học của Na Uy cổ hỗ trợ việc xác nhận nó. Mặc dù cực quang là phổ biến ở Scandinavia và Iceland ngày nay, nhưng khả năng là cực bắc của địa từ trường đã ở xa một cách đáng kể với khu vực này trong các thế kỷ trước khi có các tư liệu về thần thoại Na Uy, điều này giải thích sự thiếu vắng các mối liên quan. Thay vì thế, tư liệu cổ nhất của người Na Uy về norðrljós được tìm thấy trong biên niên sử của người Na Uy Konungs Skuggsjá có vào khoảng năm 1250. Người ghi chép sử đã nghe về hiện tượng này từ những đồng bào trở về từ Greenland, và ông ta đã đưa ra ba giải thích có khả năng nhất: Đại dương được bao quanh bằng các ngọn lửa bao la hay ánh sáng Mặt Trời có thể đến được tới phần đêm của thế giới hoặc các sông băng có thể tích trữ năng lượng để cuối cùng chúng trở thành huỳnh quang. Một trong các tên gọi cổ trong tiếng Thụy Điển cho ánh sáng phương bắc là sillblixt, được dịch ra như là ánh sáng cá trích. Người ta tin rằng ánh sáng phương Bắc là sự phản chiếu màu sắc của các đàn cá trích lớn lên bầu trời. Trong tiếng Phần Lan, tên gọi của ánh sáng phương Bắc là revontulet, lửa của cáo. Theo truyền thuyết, những con cáo tạo ra lửa sống ở Lapland, và revontulet là các tia lửa tạo ra khi chúng phất đuôi của chúng lên trên trời. Người Sami tại Lapland cổ (Sápmi) tin rằng người ta cần phải đặc biệt cẩn thận và im lặng khi bị quan sát bởi guovssahasat. Trong văn hóa dân gian của người Inuit (Eskimo) tại Greenland và miền bắc Canada, ánh sáng phương Bắc là linh hồn của người chết đang chơi bóng bằng đầu lâu hải mã trên trời. Tên gọi của họ để chỉ Bắc cực quang là aqsalijaat, dấu vết của những người chơi bóng.
Nước biển là nước từ các biển hay đại dương. Về trung bình, nước biển của các đại dương trên thế giới có độ mặn khoảng 3,5%. Điều này có nghĩa là cứ mỗi lít (1.000 mL) nước biển chứa khoảng 35 gam muối, phần lớn (nhưng không phải toàn bộ) là chloride natri (NaCl) hòa tan trong đó dưới dạng các ion Na+ và Cl-. Nó có thể được biểu diễn như là 0,6 M NaCl. Nước với mức độ thẩm thấu như thế tất nhiên không thể uống được. Độ mặn và các tính chất khác của nước biển Nước biển có độ mặn không đồng đều trên toàn thế giới mặc dù phần lớn có độ mặn nằm trong khoảng từ 3,1% tới 3,8%. Khi sự pha trộn với nước ngọt đổ ra từ các con sông hay gần các sông băng đang tan chảy thì nước biển nhạt hơn một cách đáng kể. Nước biển nhạt nhất có tại vịnh Phần Lan, một phần của biển Baltic. Biển hở mặn nhất (nồng độ muối cao nhất) là biển Đỏ (Hồng Hải), do nhiệt độ cao và sự tuần hoàn bị hạn chế đã tạo ra tỷ lệ bốc hơi cao của nước bề mặt cũng như có rất ít nước ngọt từ các cửa sông đổ vào và lượng giáng thủy nhỏ. Độ mặn cao nhất của nước biển trong các biển cô lập (biển kín) như biển Chết cao hơn một cách đáng kể. Tỷ trọng của nước biển nằm trong khoảng 1.020 tới 1.030 kg/m³ tại bề mặt còn sâu trong lòng đại dương, dưới áp suất cao, nước biển có thể đạt tỷ trọng riêng tới 1.050 kg/m³hay cao hơn. Như thế nước biển nặng hơn nước ngọt (nước ngọt tinh khiết đạt tỷ trọng riêng tối đa là 1.000 g/ml ở nhiệt độ 4 °C) do trọng lượng bổ sung của các muối và hiện tượng điện giải. Điểm đóng băng của nước biển giảm xuống khi độ mặn tăng lên và nó là khoảng -2 °C (28,4 °F) ở nồng độ 35‰. Do đệm hóa học, độ pH của nước biển bị giới hạn trong khoảng 7,5 tới 8,4. Vận tốc âm thanh trong nước biển là khoảng 1.500 m•s−1 và dao động theo nhiệt độ của nước cùng áp suất. Khác biệt thành phần Nước biển giàu các ion hơn so với nước ngọt. Tuy nhiên, tỷ lệ các chất hòa tan khác nhau rất lớn. Chẳng hạn, mặc dù nước biển nhiều các bicacbonat hơn so với nước sông khoảng 2,8 lần dựa trên nồng độ phân tử gam, nhưng tỷ lệ phần trăm của bicacbonat trong nước biển trên tỷ lệ toàn bộ các ion lại thấp hơn so với tỷ lệ phần trăm tương ứng của nước sông do các ion bicacbonat chiếm tới 48% các ion có trong nước sông trong khi chỉ chiếm khoảng 0,41% các ion của nước biển. Các khác biệt như vậy là do thời gian cư trú khác nhau của các chất hòa tan trong nước biển; các ion natri và chloride có thời gian cư trú lâu hơn, trong khi các ion calci (thiết yếu cho sự hình thành cacbonat) có xu hướng trầm lắng nhanh hơn. Giải thích địa hóa học {| class="wikitable" style="float: right; margin: 0 0 1em 1em;" |+Thành phần mol tổng cộng của nước biển (Độ mặn = 35) |- ! Thành phần!! Hàm lượng (mol/kg) |- | H2O || 53,6 |- | Cl- || 0,546 |- | Na+ || 0,469 |- | Mg2+ || 0,0528 |- | SO42- || 0,0282 |- | Ca2+ || 0,0103 |- | K+ || 0,0102 |- | CT || 0,00206 |- | Br- || 0,000844 |- | BT || 0,000416 |- | Sr2+ || 0,000091 |- | F-' || 0,000068 |} Các giả thuyết khoa học về nguồn gốc của muối trong nước biển đã bắt đầu có từ thời Edmond Halley vào năm 1715, người cho rằng muối và các khoáng chất khác đã được đưa ra biển bởi các con sông, do chúng được lọc qua các lớp đất nhờ mưa. Khi ra tới biển, các muối này có thể được giữ lại và cô đặc hơn nhờ quá trình bay hơi của nước (xem Chu trình thủy học). Halley cũng lưu ý rằng một lượng nhỏ các hồ trên thế giới mà không có các lối thoát ra đại dương (như biển Chết và biển Caspi) phần lớn đều có độ chứa muối cao. Halley đặt tên cho quá trình này là "phong hóa lục địa". Giả thuyết của Halley là đúng một phần. Ngoài ra, natri cũng đã được lọc qua lớp đáy của các đại dương khi chúng được hình thành. Sự hiện diện của nguyên tố còn lại chiếm đa số trong muối (clo) được tạo ra nhờ quá trình "thải khí" của clo (như axít clohiđric) với các khí khác từ lớp vỏ Trái Đất thông qua các núi lửa và các miệng phun thủy nhiệt. Natri và clo do đó trở thành các thành phần phổ biến nhất của muối biển. Độ mặn của nước biển đã ổn định trong nhiều triệu năm, phần lớn có lẽ là do hệ quả của các hệ thống hóa học/kiến tạo làm cho muối bị trầm lắng, chẳng hạn các trầm lắng natri và chloride bao gồm các trầm tích evaporit và các phản ứng với bazan đáy biển. Kể từ khi các đại dương hình thành thì natri không còn được lọc ra từ đáy đại dương mà nó bị giữ lại trong các lớp trầm tích che phủ lên trên đáy đại dương. Một giả thuyết khác cho rằng các mảng kiến tạo đã làm cho muối bị giam hãm phía dưới các khối đất của lục địa và ở đó nó một lần nữa lại được thấm lọc dần tới bề mặt. Tiêu thụ nước biển của con người Tiêu thụ ngẫu nhiên một lượng nhỏ nước biển sạch thì không nguy hại, nếu như nó được sử dụng cùng một lượng lớn nước ngọt. Tuy nhiên, tiêu thụ nước biển để duy trì sự hydrat hóa là phản tác dụng; khi sử dụng dài lâu hơn thì phải tiêu tốn nhiều nước hơn để loại bỏ muối có trong nước biển (thông qua bài tiết dưới dạng nước tiểu hay mồ hôi) so với lượng nước thu được từ việc uống nước biển. Điều này xảy ra do lượng chloride natri trong máu người luôn được thận điều tiết và duy trì trong một khoảng hẹp chỉ khoảng 9 g/L (0,9% theo trọng lượng). Uống nước biển với nồng độ khoảng 3,5% các ion chloride và natri hòa tan) nhất thời gia tăng nồng độ các ion này trong máu. Điều này kích thích thận gia tăng hoạt động bài tiết natri, nhưng nồng độ natri của nước biển là cao hơn khả năng cô tối đa của thận. Cuối cùng, với lượng gia tăng thêm nữa của nước biển thì nồng độ natri trong máu sẽ vượt ngưỡng gây ngộ độc, nó loại bỏ nước từ mọi tế bào và gây trở ngại cho truyền dẫn tín hiệu thần kinh; gây ra ngập máu và loạn nhịp tim, có thể gây tử vong. Cũng cần lưu ý là một số loài động vật thích nghi được với các điều kiện sống khắc nghiệt. Chẳng hạn, thận của chuột sa mạc có khả năng cô natri hiệu quả hơn so với thận người và vì thế chúng có thể sống sót kể cả khi buộc phải uống nước biển. Các cẩm nang sinh tồn đều đưa ra các tư vấn chống lại việc uống nước biển một cách kiên quyết. Chẳng hạn, sách "Medical Aspects of Harsh Environments" (Chương 29 - Shipboard Medicine) đưa ra tổng quan của 163 trường hợp phải sống trên bè mảng trên biển. Rủi ro tử vong ở những người uống nước biển là 39% so với rủi ro 3% ở những người không uống nước biển. Tác động của uống nước biển cũng được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm trên chuột. Nghiên cứu này xác nhận các tác động tiêu cực của uống nước biển khi khử hydrat. Nước biển để rửa nhà vệ sinh Hồng Kông đang tích cực sử dụng nước biển để dội rửa nhà vệ sinh trên phạm vi cả thành phố. Hơn 90% các nhà vệ sinh ở Hồng Kông được dội rửa bằng nước biển, như là một biện pháp để bảo tồn các nguồn nước ngọt. Sự phát triển của ý tưởng này đã bắt đầu từ những năm thập niên 1960 và 1970 khi vấn đề thiếu nước ngọt trở nên nghiêm trọng do dân số thuộc địa của Anh (tại thời điểm đó) gia tăng. Một khía cạnh thú vị của ý tưởng này là nước thải sẽ được xử lý như thế nào. Nước mặn không thể xử lý (trong các xí nghiệp xử lý nước thải) bằng các phương pháp thông thường. Khía cạnh văn hóa Thậm chí trên tàu thuyền hay đảo ở giữa đại dương vẫn có hiện tượng "thiếu nước", Tất nhiên, ở đây là thiếu nước ngọt. Nước biển chỉ có thể trở thành nước uống được nhờ các quy trình khử muối như sử dụng các công nghệ của thiết bị bốc hơi chân không, thiết bị bốc hơi flash hay công nghệ thẩm thấu ngược. Tuy nhiên, các công nghệ đó rất tiêu tốn năng lượng và nó gần như không thực tế và không thể trong thời đại thuyền buồm trong giai đoạn thế kỷ 16 tới thế kỷ 19. Ngoài ra, nó không thể dùng để uống do nồng độ của các khoáng chất hòa tan trong nó là rất cao. Sự quyến rũ của việc uống nước biển luôn là lớn nhất đối với các thủy thủ khi đã cạn nước ngọt dự phòng trong khi lại hoàn toàn không có mưa để lấy nước uống. Sự thất vọng này được miêu tả trong các dòng trong trường ca The Rime of the Ancient Mariner'' của Samuel Taylor Coleridge (1772-1834): Water, water, every where, Nor any drop to drink. Mặc dù một điều rõ ràng là con người không thể sống sót chỉ dựa vào mỗi nước biển, nhưng một số người lại tuyên bố rằng người ta có thể uống tới 2 cốc mỗi ngày, nếu trộn nó với nước ngọt theo tỷ lệ 2:3, mà không thấy xuất hiện các triệu chứng bệnh tật. Bác sĩ người Pháp Alain Bombard (1924-2005) tuyên bố rằng ông đã sống sót sau chuyến vượt đại dương trên một bè mảng nhỏ chỉ sử dụng nước biển và các sản vật khác thu được từ đại dương, nhưng tính chân thực trong các khám phá của ông là đáng ngờ. Trên bè Kon-Tiki năm 1947, Thor Heyerdahl (1914-2002) thông báo rằng việc uống nước biển trộn lẫn với nước ngọt theo tỷ lệ 40/60%. Năm 1954, một nhà thám hiểm khác là William Willis (1897-1968) đã tuyên bố rằng ông đã uống 2 cốc nước biển và một cốc nước ngọt mỗi ngày trong vòng 70 ngày mà không thấy các triệu chứng bệnh tật khi ông mất nguồn cung cấp nước ngọt.
Lực Lorent là lực mà từ trường tác dụng lên Điện tích di chuyển thẳng hàng làm cho điện tích thay đổi hướng di chuyển theo hướng vuông góc với hướng dịch chuyển ban đầu.Lực Lorentz được tính bằng công thức với là góc hợp bởi vectơ vận tốc của hạt và vectơ cảm ứng từ . Theo biểu diễn cổ điển của lực điện từ, lực này gồm hai thành phần, do điện trường tạo ra (lực điện) và do từ trường tạo ra (lực từ). Chú ý rằng "lực Lorentz" dùng để nói về thành phần gây ra bởi từ trường, đôi khi chỉ cả lực điện từ. Lý do là trong lý thuyết điện từ và lý thuyết tương đối, từ trường và điện trường được thống nhất thành một trường tạo ra tương tác duy nhất gọi là trường điện từ. Đặc biệt, trong lý thuyết tương đối, biểu thức lực từ và lực tĩnh điện quy tụ về một biểu thức duy nhất. Việc thống nhất lực điện và lực từ thành một loại lực điện từ cũng phù hợp với quan điểm của lý thuyết điện động lực học lượng tử. Theo lý thuyết này, lực điện từ được gây ra bởi sự trao đổi của hạt trường là photon. Mô hình chuẩn ghi nhận lực điện từ là một trong bốn lực cơ bản của tự nhiên. Biểu diễn cổ điển Biểu thức toán học cổ điển của lực điện từ, khi cho biết cường độ điện từ trường và tính chất của hạt mang điện, là: Trong đó: E là véc-tơ cường độ điện trường tại vị trí của hạt q là điện tích của hạt v là véc-tơ vận tốc chuyển động của hạt B là véc-tơ cảm ứng từ tại vị trí của hạt "×" là phép nhân véc-tơ. Lực từ Thành phần gây ra bởi từ trường của lực này, còn gọi là lực từ hay đôi khi là lực Lorentz, có phương luôn vuông góc với phương chuyển động của hạt mang điện và làm thay đổi quỹ đạo chuyển động của hạt mang điện. Nếu hạt mang điện chuyển động theo phương vuông góc với đường cảm ứng từ thì hạt sẽ chuyển động theo quỹ đạo tròn, nếu hạt chuyển động theo phương không vuông góc với đường cảm ứng từ thì quỹ đạo của nó sẽ là hình xoắn lò xo. Lực tác động của từ trường lên dòng điện có nguyên nhân là thành phần này của lực Lorentz. Lực từ giữa các cực của nam châm, cũng là tổng hợp lực gây ra bởi từ trường của nam châm này lên các electron chuyển động quanh nguyên tử ở nam châm kia, về bản chất cũng là thành phần này của lực Lorentz. Lực điện Khi hạt điện tích đứng yên; lực điện từ đơn giản hoá thành lực tĩnh điện, là thành phần gây ra bởi điện trường: Lực tương tác giữa hai điện tích điểm có phương nằm trên một đường thẳng nối hai điện tích điểm, có chiều là chiều của lực hút nếu hai điện tích điểm trái dấu và đẩy nếu hai điện tích điểm cùng dấu, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích các điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng. Độ lớn của lực được tính theo công thức: với: F là độ lớn của lực Coulomb, đo bằng N trong SI q1 là điện tích của điện tích điểm thứ nhất, đo bằng C trong SI q2 là điện tích của điện tích điểm thứ hai, đo bằng C trong SI biến thiên r là khoảng cách giữa hai điện tích điểm, đo bằng m trong SI k là hằng số vật lý (còn gọi là hằng số lực Coulomb) thường được biểu diễn là với là độ điện thẩm chân không. Giá trị các hằng số này là: k ≈ 8 987 742 438 F−1·m (hay C−2·N·m2) ≈ 8.854 × 10−12 F·m−1 (hay C2·N−1·m−2) Công thức trên cũng có thể được viết ở dạng véc-tơ với: là véc-tơ lực là véc-tơ nối hai điện tích điểm được tính theo: ở đây: và là các véc-tơ vị trí của các điện tích điểm. Biểu diễn trong thuyết tương đối Trong lý thuyết tương đối, công thức của lực điện từ hay lực Lorentz, liên hệ giữa thay đổi trạng thái chuyển động của hạt mang điện với cường độ của trường điện từ, là: với m và q là khối lượng, và điện tích của hạt; Fαβ là tenxơ cường độ điện từ trường và: là vận tốc-4 của hạt; τ là c'' (tốc độ ánh sáng) lần thời gian riêng của hạt. Lực cơ bản Lực điện từ là một trong bốn lực cơ bản của tự nhiên, theo mô hình chuẩn. Theo lý thuyết điện động lực học lượng tử, lực này được gây ra bởi sự trao đổi của hạt trường là photon. Đây là lực nằm trong bản chất của hầu hết các loại lực mà con người thường quan sát thấy trong cuộc sống hằng ngày, ngoại trừ lực hấp dẫn của Trái Đất. Gần như mọi tương tác giữa các nguyên tử đều có thể quy về lực điện từ giữa proton và electron nằm bên trong. Nó sinh ra tương tác giữa các phân tử, và các lực đẩy và kéo khi tác động cơ học vào các vật, và tương tác giữa các quỹ đạo của electron, điều khiển các phản ứng hoá học.
Động cơ Diesel hay còn gọi là động cơ nén cháy (compression-ignition) hay động cơ CI, được đặt theo tên của Rudolf Diesel. Động cơ Diesel là một loại động cơ đốt trong, trong đó việc đánh lửa nhiên liệu được gây ra bởi nhiệt độ cao của không khí trong xi lanh do nén cơ học (nén đoạn nhiệt). Điều này trái ngược với các động cơ đánh lửa như động cơ xăng hay động cơ ga (sử dụng nhiên liệu khí) sử dụng bộ đánh lửa để đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu-không khí. Động cơ diesel hoạt động bằng cách chỉ nén không khí. Điều này làm tăng nhiệt độ không khí bên trong xi lanh lên cao đến mức nhiên liệu diesel được phun vào buồng đốt tự bốc cháy. Với nhiên liệu được đưa vào không khí ngay trước khi đốt, sự phân tán của nhiên liệu không đồng đều; đây được gọi là hỗn hợp nhiên liệu-không khí không đồng nhất. Mô-men xoắn mà động cơ diesel tạo ra được điều khiển bằng cách điều khiển tỷ lệ nhiên liệu-không khí (λ); thay vì điều tiết khí nạp, động cơ diesel phụ thuộc vào việc thay đổi lượng nhiên liệu được phun và tỷ lệ nhiên liệu-không khí thường cao. Động cơ diesel có hiệu suất nhiệt cao nhất (hiệu suất động cơ) của bất kỳ động cơ đốt trong hoặc đốt ngoài thực tế nào do hệ số giãn nở rất cao và đốt cháy nghèo vốn có cho phép tản nhiệt bởi không khí dư thừa. Một sự mất mát hiệu suất nhỏ cũng được tránh so với động cơ xăng phun vô hướng hai thì vì nhiên liệu không cháy không có ở chụp xupap và do đó nhiên liệu không đi trực tiếp từ đầu vào ra ống xả. Động cơ diesel tốc độ thấp (như được sử dụng trong tàu và các ứng dụng khác trong đó trọng lượng tổng thể của động cơ tương đối không quan trọng) có thể đạt hiệu suất hiệu quả lên tới 55%. Động cơ diesel có thể được thiết kế theo chu kỳ hai thì hoặc bốn thì. Chúng ban đầu được sử dụng như là một sự thay thế hiệu quả hơn so với động cơ hơi nước cố định. Từ những năm 1910, chúng đã được sử dụng trong tàu ngầm và tàu thủy. Sau đó, nó còn được sử dụng trong đầu máy, xe tải, máy xây dựng và nhà máy điện. Vào những năm 1930, chúng dần bắt đầu được sử dụng trong một vài chiếc ô tô. Kể từ những năm 1970, việc sử dụng động cơ diesel trong các phương tiện trên đường và xe địa hình lớn hơn ở Mỹ đã tăng lên. Theo Konrad Reif, trung bình ở EU, ô tô diesel chiếm một nửa số ô tô mới đăng ký. Các động cơ diesel lớn nhất thế giới được đưa vào sử dụng là động cơ diesel thủy phi cơ 14 xi-lanh, hai thì; chúng tạo ra công suất cực đại gần 100 MW mỗi cái. Lịch sử Ý tưởng của Diesel Năm 1878, Rudolf Diesel, một sinh viên tại "Polytechnikum" ở Munich, đã tham dự các bài giảng của Carl von Linde. Linde giải thích rằng các động cơ hơi nước có khả năng chuyển đổi chỉ 6-10% năng lượng nhiệt thành công có ích, nhưng chu trình Carnot cho phép chuyển đổi nhiều năng lượng nhiệt hơn thành công bằng phương pháp thay đổi đẳng nhiệt. Theo Diesel, điều này đã nhen nhóm ý tưởng tạo ra một động cơ hiệu quả cao có thể hoạt động theo chu trình Carnot. Diesel cũng đã được tiếp xúc với một piston lửa, một bộ đánh lửa truyền thống sử dụng các nguyên lý nén đoạn nhiệt nhanh mà Linde đã có được từ Đông Nam Á. Sau nhiều năm thực hiện các ý tưởng của mình, Diesel đã xuất bản chúng vào năm 1893 trong bài tiểu luận Lý thuyết và Xây dựng Động cơ Nhiệt thuần túy. Diesel đã bị chỉ trích nặng nề vì bài luận của mình, nhưng chỉ một số ít thấy được sai lầm mà ông đã mắc phải; động cơ nhiệt thuần túy của ông được cho là sử dụng chu kỳ nhiệt độ không đổi (với nén đẳng nhiệt) đòi hỏi mức độ nén cao hơn nhiều so với mức cần thiết để nén đánh lửa. Ý tưởng của Diesel là nén không khí chặt đến mức nhiệt độ của không khí sẽ vượt quá nhiệt độ của quá trình đốt cháy. Tuy nhiên, một động cơ như vậy không bao giờ có thể sinh được bất kì công có ích nào. Trong bằng sáng chế năm 1892 của Hoa Kỳ (được cấp vào năm 1895) #542846, Diesel mô tả việc nén cần thiết như thế nào cho chu trình của mình: "Không khí sạch trong khí quyển được nén theo đường cong 1 2, ở mức độ mà trước khi đánh lửa hoặc sự cháy xảy ra, áp suất cao nhất của sơ đồ và nhiệt độ cao nhất thu được - nghĩa là nhiệt độ mà tại đó quá trình cháy tiếp theo phải diễn ra, không phải là điểm cháy hoặc điểm bắt lửa. Để làm rõ hơn, giả sử rằng quá trình đốt tiếp theo sẽ diễn ra ở nhiệt độ 700 °. Trong trường hợp đó, áp suất ban đầu phải là sáu mươi tư atm, hoặc ở 800 độ C. áp suất phải là chín mươi atm, v.v. Do đó, không khí sau khi được nén dần dần được đưa vào một lượng nhiên liệu được phân chia thật mịn bên ngoài, sẽ bốc cháy khi đưa vào, vì không khí ở nhiệt độ vượt xa điểm bắt lửa của nhiên liệu. Điểm đặc trưng của chu trình theo sáng chế của tôi là, tăng áp suất và nhiệt độ lên đến mức tối đa, không phải bằng cách đốt, mà trước khi đốt bằng sự nén khí cơ học, và sau đó thực hiện công tiếp theo mà không tăng áp suất và nhiệt độ bằng cách đốt cháy dần dần trong một phần của chu trình được xác định bởi dầu ướt". Đến tháng 6 năm 1893, Diesel đã nhận ra chu kỳ ban đầu của mình sẽ không hoạt động và ông đã áp dụng chu trình đẳng áp. Diesel mô tả chu kỳ trong ứng dụng bằng sáng chế năm 1895 của mình. Lưu ý rằng không còn đề cập đến nhiệt độ nén vượt quá nhiệt độ cháy. Bây giờ người ta chỉ đơn giản nói rằng việc nén phải đủ để kích hoạt đánh lửa. "1. Trong động cơ đốt trong, sự kết hợp giữa xi lanh và piston được chế tạo và bố trí để nén không khí ở một mức độ tạo ra nhiệt độ trên điểm bắt lửa của nhiên liệu, một nguồn cấp khí nén hoặc ga; một nguồn cấp nhiên liệu, một van phân phối nhiên liệu, một đường dẫn từ nguồn cấp khí đến xi lanh liên kết với van phân phối nhiên liệu, cửa vào xi lanh phải liên kết với việc cấp khí và với van nhiên liệu và dầu ướt. " Xem bằng sáng chế Hoa Kỳ # 608845 đã nộp 1895 / được cấp năm 1898 Năm 1892, Diesel đã nhận được bằng sáng chế ở Đức, Thụy Sĩ, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ cho "Phương pháp và thiết bị chuyển đổi nhiệt thành công cơ học". Vào năm 1894 và 1895, ông đã nộp bằng sáng chế và phụ lục về động cơ của mình ở nhiều quốc gia; các bằng sáng chế đầu tiên được cấp ở Tây Ban Nha (số 16.654), Pháp (số 243.531) và Bỉ (số 113.139) vào tháng 12 năm 1894 và ở Đức (số 86.633) vào năm 1895 và Hoa Kỳ (số 608.845) vào năm 1898. Diesel đã bị tấn công và chỉ trích trong một khoảng thời gian vài năm. Các nhà phê bình đã tuyên bố rằng Diesel không bao giờ phát minh ra một động cơ mới và việc phát minh ra động cơ diesel là gian lận. Otto Köhler và Emil Capitaine là hai trong số những nhà phê bình nổi bật nhất thời Diesel. Köhler đã xuất bản một bài luận vào năm 1887, trong đó ông mô tả một động cơ tương tự như động cơ mà Diesel mô tả trong bài tiểu luận năm 1893 của ông. Köhler cho rằng một động cơ như vậy không thể sinh công. Emil Capitaine đã chế tạo một động cơ dầu với đánh lửa ống phát sáng vào đầu những năm 1890;; ông tuyên bố dù thấy làm như vậy là thiếu khôn ngoan, rằng động cơ đánh lửa ống phát sáng của ông hoạt động giống như động cơ của Diesel. Tuyên bố của ông là không có cơ sở và ông đã thua một vụ kiện bằng sáng chế chống lại Diesel. Các động cơ khác, như động cơ Akroyd và động cơ Brayton, cũng sử dụng chu trình vận hành khác với chu trình động cơ diesel. Friedrich Sass nói rằng động cơ diesel là "công trình rất riêng" của Diesel và bất kỳ "chuyện hoang đường Diesel" nào cũng là "làm sai lệch lịch sử". Động cơ diesel đầu tiên Diesel đã tìm kiếm các công ty và nhà máy sẽ che tạo động cơ của mình. Với sự giúp đỡ của Moritz Schröter và Max Friedrich Gutermuth, ông đã thành công trong việc thuyết phục cả Krupp ở Essen và Maschinenfabrik Augsburg. Hợp đồng được ký vào tháng 4 năm 1893, và vào đầu mùa hè năm 1893, động cơ nguyên mẫu đầu tiên của Diesel được chế tạo tại Augsburg. Vào ngày 10 tháng 8 năm 1893, lần đánh lửa đầu tiên diễn ra, nhiên liệu được sử dụng là xăng. Vào mùa đông 1893/1894, Diesel đã thiết kế lại động cơ hiện có và đến ngày 18 tháng 1 năm 1894, các chuyên viên cơ khí của ông đã chuyển đổi nó thành nguyên mẫu thứ hai. Vào ngày 17 tháng 2 năm 1894, động cơ được thiết kế lại đã chạy được 88 vòng quay - một phút; với tin tức này, cổ phiếu của Maschinenfabrik Augsburg đã tăng 30%, cho thấy nhu cầu dự đoán rất lớn đối với động cơ hiệu quả hơn. Vào ngày 26 tháng 6 năm 1895, động cơ đạt được hiệu suất hiệu quả 16,6% và có mức tiêu thụ nhiên liệu 519 g·kW−1·h−1. Tuy nhiên, mặc dù đã chứng minh được khái niệm, động cơ đã gây ra sự cố, và Diesel không thể đạt được bất kỳ tiến bộ đáng kể nào. Do đó, Krupp đã cân nhắc việc hủy bỏ hợp đồng mà họ đã thực hiện với Diesel. Diesel đã buộc phải cải tiến thiết kế động cơ của mình và vội vã chế tạo động cơ nguyên mẫu thứ ba. Từ ngày 8 tháng 11 đến ngày 20 tháng 12 năm 1895, nguyên mẫu thứ hai đã chạy thử nghiệm thành công hơn 111 giờ. Trong báo cáo tháng 1 năm 1896, đây được coi là một thành công. Vào tháng 2 năm 1896, Diesel đã cân nhắc việc tăng áp cho nguyên mẫu thứ ba. Imanuel Lauster, người được lệnh vẽ nguyên mẫu thứ ba, đã hoàn thành các bản vẽ vào ngày 30 tháng 4 năm 1896. Vào mùa hè năm đó, động cơ được chế tạo, nó được hoàn thành vào ngày 6 tháng 10 năm 1896. Các thử nghiệm được tiến hành cho đến đầu năm 1897. Các thử nghiệm công khai đầu tiên bắt đầu vào ngày 1 tháng 2 năm 1897. Thử nghiệm của Moritz Schröter vào ngày 17 tháng 2 năm 1897 là thử nghiệm chính của động cơ Diesel. Động cơ đạt công suất 13.1 kW với mức tiêu thụ nhiên liệu cụ thể là 324 g·kW−1·h−1,, hiệu suất có ích là 26,2%. Đến năm 1898, Diesel đã trở thành triệu phú. Các sự kiện Thập niên 1890 1893: Bài tiểu luận của Rudolf Diesel có tiêu đề Lý thuyết và xây dựng động cơ nhiệt thuần túy xuất hiện. 1893: 21 tháng 2, Diesel và Maschinenfabrik Augsburg ký hợp đồng cho phép Diesel chế tạo động cơ nguyên mẫu. 1893: 23 tháng 2, Diesel có được bằng sáng chế (RP 67207) có tiêu đề "Arbeitsverfahren und Ausführungsart für Verbrennungsmaschinen" (Phương pháp công nghệ sinh công với động cơ đốt trong). 1893: 10 tháng 4, Diesel và Krupp ký hợp đồng cho phép Diesel chế tạo động cơ nguyên mẫu. 1893: 24 tháng 4, cả Krupp và Maschinenfabrik Augsburg quyết định hợp tác và xây dựng chỉ một nguyên mẫu duy nhất ở Augsburg. 1893: Tháng 7, nguyên mẫu đầu tiên được hoàn thành. 1893: Ngày 10 tháng 8, Diesel phun nhiên liệu (xăng) lần đầu tiên, dẫn đến cháy, phá hủy đồng hồ đo. 1893: Tháng 11, Diesel xin cấp bằng sáng chế (RP 82168) cho quy trình đốt được sửa đổi. 1894: Ngày 18 tháng 1, sau khi nguyên mẫu đầu tiên được sửa đổi để trở thành nguyên mẫu thứ hai, thử nghiệm với nguyên mẫu thứ hai bắt đầu. 1894: 17 tháng 2, Nguyên mẫu thứ hai chạy lần đầu tiên. 1895: 30 tháng 3, Diesel xin cấp bằng sáng chế (RP 86633) cho quy trình khởi động với khí nén. 1895: Ngày 26 tháng 6, nguyên mẫu thứ hai lần đầu tiên vượt qua thử nghiệm phanh. 1895: Diesel áp dụng cho bằng sáng chế thứ hai của Bằng sáng chế Hoa Kỳ # 608845 1895: 8 tháng 11 - 20 tháng 12, một loạt các thử nghiệm với nguyên mẫu thứ hai được tiến hành. Tổng cộng, 111 giờ hoạt động được ghi lại. 1896: Ngày 6 tháng 10, động cơ nguyên mẫu thứ ba và cuối cùng được hoàn thành. 1897: Ngày 1 tháng 2, sau 4 năm, động cơ nguyên mẫu của Diesel đang chạy và cuối cùng đã sẵn sàng để thử nghiệm hiệu quả và sản xuất. 1897: 9 tháng 10, Adolphus Busch cấp phép cho động cơ diesel cho Hoa Kỳ và Canada. 1897: 29 tháng 10, Rudolf Diesel có được bằng sáng chế (DRP 95680) về việc tăng áp cho động cơ diesel. 1898: Ngày 1 tháng 2, Diesel Motoren-Fabrik Actien-Gesellschaft đã được đăng ký. 1898: Tháng ba, động cơ diesel thương mại đầu tiên có công suất 2×30 PS (2×22 kW) được lắp đặt trong nhà máy Kempten của Vereinigte Zündholzfabriken A.G. 1898: 17 tháng 9, Allgemeine Gesellschaft für Dieselmotoren A.-G. được thành lập. 1899: Động cơ diesel hai thì đầu tiên được phát minh bởi Hugo Güldner được chế tạo. Thập niên 1900 1901: Imanuel Lauster thiết kế động cơ diesel piston ống đầu tiên (DM 70). 1901: Đến năm 1901, MAN đã sản xuất 77 xi lanh động cơ diesel thương mại. 1903: Hai tàu chạy bằng diesel đầu tiên được hạ thủy để hoạt động trên sông và kênh: tàu chở dầu naphtha Vandal và Sarmat . 1904: Người Pháp ra mắt tàu ngầm động cơ diesel đầu tiên, Aigrette. 1905: 14 tháng 1: Diesel đăng ký bằng sáng chế về phun đơn vị (L20510I / 46a). 1905: Tuabin tăng áp và bình làm mát trung gian cho động cơ diesel đầu tiên được sản xuất bởi Büchi. 1906: Diesel Motoren-Fabrik Actien-Gesellschaft bị giải thể. 1908: Bằng sáng chế của Diesel hết hạn. 1908: Xe tải có động cơ diesel đầu tiên xuất hiện. 1909: 14 tháng 3, Prosper L'Orange đăng kí một bằng sáng chế về phun vào buồng đốt trước. Sau đó, ông chế tạo động cơ diesel đầu tiên với hệ thống này. Thập niên 1910 1910: MAN bắt đầu chế tạo động cơ diesel hai thì. 1910: 26 tháng 11, James McKechnie xin cấp bằng sáng chế về bộ phun. Không giống như Diesel, ông đã xây dựng thành công bộ phun hoạt động được. 1911: 27 tháng 11, Allgemeine Gesellschaft für Dieselmotoren A.-G. bị giải thể. 1911: Nhà máy đóng tàu Germania ở Kiel chế tạo động cơ diesel 850 PS (625 kW) cho tàu ngầm Đức. Các động cơ này được lắp đặt vào năm 1914. 1912: MAN chế tạo động cơ diesel hai thì piston hoạt động kép đầu tiên. 1912: Đầu máy xe lửa đầu tiên có động cơ diesel được sử dụng trên tuyến đường sắt Winterthur-Romanshorn, Thụy Sĩ. 1912: Selandia là tàu biển đầu tiên có động cơ diesel. 1913: Động cơ diesel NELSECO được lắp đặt trên tàu thương mại và tàu ngầm của Hải quân Hoa Kỳ. 1913: 29 tháng 9, Rudolf Diesel chết một cách bí ẩn khi băng qua Eo biển Manche trên . 1914: MAN chế tạo động cơ hai thì 900 PS (662 kW) cho tàu ngầm Hà Lan. 1919: Prosper L'Orange có được bằng sáng chế về mảnh ghép Buồng đốt trước kết hợp kim phun. Động cơ diesel đầu tiên từ Cummins. Thập niên 1920 1923: Tại triển lãm DLG Königsberg, máy kéo nông nghiệp đầu tiên có động cơ diesel, nguyên mẫu Benz-Sendling S6 được giới thiệu. 1923: 15 tháng 12, xe tải đầu tiên có động cơ diesel phun trực tiếp được thử nghiệm bởi MAN. Cùng năm đó, Benz chế tạo một chiếc xe tải với động cơ diesel được phun nhiên liệu từ buồng đốt trước. 1923: Động cơ diesel hai thì đầu tiên có chức năng quét dòng ngược xuất hiện. 1924: Fairbanks-Morse giới thiệu Y-VA hai thì (sau đổi tên thành Model 32). 1925: Sendling bắt đầu sản xuất hàng loạt máy kéo nông nghiệp chạy bằng diesel. 1927: Bosch giới thiệu bơm cao áp dọc đầu tiên cho động cơ diesel xe cơ giới. 1929: Chiếc xe khách đầu tiên có động cơ diesel xuất hiện. Động cơ của nó là động cơ Otto được sửa đổi để sử dụng nguyên lý diesel và bơm cao áp của Bosch. Một số nguyên mẫu xe diesel khác ra đời. Thập niên 1930 1933: Junkers Motorenwerke ở Đức bắt đầu sản xuất động cơ diesel hàng không được sản xuất hàng loạt thành công nhất mọi thời đại, Jumo 205. Trước sự bùng nổ của Thế chiến II, hơn 900 mẫu được tạo ra. Công suất cất cánh định mức của nó là 645 mã lực. 1933: General Motors sử dụng động cơ diesel Winton 201A hai thì mới để cung cấp điện cho triển lãm lắp ráp ô tô của mình tại Hội chợ Thế giới Chicago (A Century of Progress). Động cơ có nhiều phiên bản khác nhau, từ 600-900 mã lực (447-671 kW). 1934: Công ty Budd chế tạo xe lửa chở khách diesel-điện đầu tiên ở Mỹ, Pioneer Zephyr 9900 , sử dụng động cơ Winton. 1935: Citroën Rosalie được trang bị động cơ diesel phun buồng xoáy để thử nghiệm. Daimler-Benz bắt đầu sản xuất Mercedes-Benz OM 138, động cơ diesel được sản xuất hàng loạt đầu tiên cho xe khách và là một trong số ít động cơ diesel xe khách có thể bán trên thị trường thời bấy giờ. Nó có công suất 45 PS (33 kW). 1936: 4 tháng 3, khinh khí cầu LZ 129 Hindenburg, chiếc tàu bay lớn nhất từng được chế tạo, cất cánh lần đầu tiên. Nó được trang bị bốn động cơ diesel V16 Daimler-Benz LOF 6, công suất 1200 PS (883 mã lực) mỗi chiếc. 1936: Bắt đầu sản xuất chiếc xe chở khách sản xuất hàng loạt đầu tiên với động cơ diesel (Mercedes-Benz 260 D). 1937: Konstantin Fyodorovich Chelpan phát triển động cơ diesel V-2, sau này được sử dụng trong xe tăng [T-34] của Liên Xô, được coi là khung gầm xe tăng tốt nhất trong Thế chiến II. 1938: General Motors thành lập Bộ phận GM Diesel, sau này trở thành Detroit Diesel và giới thiệu động cơ mã lực trung bình tốc độ cao hai thì Series 71 dọc, phù hợp cho phương tiện giao thông đường bộ và ứng dụng hàng hải. Thập niên 1940 1946: Clessie Cummins có bằng sáng chế về thiết bị phun và nạp nhiên liệu cho động cơ dầu kết hợp các bộ phận riêng biệt để tạo áp suất phun và phun định thời. 1946: Klöckner-Humboldt-Deutz (KHD) giới thiệu một động cơ diesel sản xuất hàng loạt làm mát bằng không khí ra thị trường. Thập niên 1950 Những năm 1950: KHD trở thành công ty dẫn đầu thị trường động cơ diesel làm mát bằng không khí. 1951: J. Siegfried Meker có bằng sáng chế về M-System , một thiết kế kết hợp buồng đốt hình cầu trung tâm trong pít-tông (DBP 865683). 1953: Động cơ diesel xe khách phun buồng xoáy sản xuất hàng loạt đầu tiên (Borgward/Fiat). 1954: Daimler-Benz giới thiệu Mercedes-Benz OM 312 A, động cơ diesel công nghiệp 6 xy-lanh thẳng hàng 4,6 lít với bộ tăng áp kiểu tua bin, công suất 115 PS (85 kW). Nó chứng tỏ là không đáng tin cậy. 1954: Volvo sản xuất một loạt nhỏ gồm 200 đơn vị động cơ TD 96 có tăng áp kiểu tua bin. Động cơ 9,6 lít này có công suất 136 mã lực. 1955: Tăng áp cho động cơ diesel hai thì MAN trở thành tiêu chuẩn. 1959: Peugeot 403 trở thành chiếc mui kín/ xe hòm chở khách được sản xuất hàng loạt đầu tiên được sản xuất bên ngoài Tây Đức được cung cấp với tùy chọn động cơ diesel. Thập niên 1960 Mùa hè 1964: Daimler-Benz chuyển từ phun buồng đốt trước sang phun trực tiếp có kiểm soát bằng vít. 1962-65: Một hệ thống phanh nén diesel được sản xuất bởi Công ty sản xuất Jacobs và có biệt danh là "Phanh Jake", được phát minh và cấp bằng sáng chế bởi Clessie Cummins. Thập niên 1970 1972: KHD giới thiệu Hệ thống AD, Allstoff-Direkteinspritzung , (phun nhiên liệu trực tiếp bất kỳ loại nhiên liệu nào), cho động cơ diesel của mình. Động cơ AD có thể hoạt động trên hầu hết mọi loại nhiên liệu lỏng, nhưng chúng được trang bị một bugi phụ trợ đánh lửa nếu chất lượng đánh lửa của nhiên liệu quá thấp. 1976: Việc phát triển phun đường ống chung bắt đầu tại ETH Zürich. 1976: Volkswagen Golf trở thành chiếc xe mui kín / xe hòm nhỏ gọn đầu tiên được cung cấp với tùy chọn động cơ diesel. 1978: Daimler-Benz sản xuất động cơ diesel xe khách đầu tiên với bộ tăng áp tuabin ( Mercedes-Benz OM 617). 1979: Nguyên mẫu đầu tiên của động cơ con trượt hai thì tốc độ thấp với hệ thống phun đường dẫn chung. Thập niên 1980 1981/82: Quét đơn dòng cho động cơ diesel hai thì trở thành tiêu chuẩn. 1985: Tháng 12, thử nghiệm trên đường đối với hệ thống phun đường dẫn chung đối với các xe tải sử dụng động cơ 6VD 12,5/12 GRF-E đã sửa đổi của IFA W50. 1986: BMW E28 524td là chiếc xe chở khách đầu tiên trên thế giới được trang bị bơm cao áp điện tử (được phát triển bởi Bosch). 1987: Daimler-Benz giới thiệu máy bơm cao áp điện tử cho động cơ diesel xe tải. 1988: Fiat Croma trở thành chiếc xe chở khách được sản xuất hàng loạt đầu tiên trên thế giới có động cơ diesel phun trực tiếp. 1989: Audi 100 là chiếc xe chở khách đầu tiên trên thế giới có động cơ diesel tăng áp tua bin, phun nhiên liệu trực tiếp và điều khiển điện tử. Thập niên 1990 1992: 1 tháng 7, tiêu chuẩn khí thải Euro 1 có hiệu lực. 1993: Động cơ diesel xe khách đầu tiên với bốn van trên mỗi xi-lanh, Mercedes-Benz OM 604. 1994: Hệ thống kim phun đơn vị của Bosch cho động cơ diesel xe tải. 1996: Động cơ diesel đầu tiên được phun trực tiếp và bốn van trên mỗi xi lanh, được sử dụng trong Opel Vectra. 1996: Bơm cao áp phân phối pít-tông hướng tâm đầu tiên của Bosch. 1997: Động cơ diesel đường dẫn chung được sản xuất hàng loạt đầu tiên cho xe khách, Fiat 1.9 JTD. 1998: BMW thắng cuộc đua 24 giờ Nürburgring với BMW E36 đã được sửa đổi. Chiếc xe, được gọi là 320d, được trang bị động cơ diesel 2 lít, bốn động cơ thẳng hàng với phun trực tiếp và bơm phun phân phối điều khiển xoắn (Bosch VP 44), 180 kW. Mức tiêu thụ nhiên liệu là 23 l / 100 km, chỉ bằng một nửa mức tiêu thụ nhiên liệu của một chiếc xe chạy bằng chu trình Otto tương tự. 1998: Volkswagen giới thiệu Động cơ VW EA188 Pumpe-Düse (1.9 TDI), với bộ phun đơn vị điện tử do Bosch phát triển. 1999: Daimler-Chrysler ra mắt động cơ diesel ba xi-lanh đường dẫn chung đầu tiên được sử dụng trong xe khách (Smart City Coupé). Thập niên 2000 2000: Peugeot giới thiệu bộ lọc hạt diesel cho xe ô tô chở khách. 2002: Công nghệ kim phun áp điện của Siemens. 2003: Công nghệ kim phun áp điện của Bosch, và Delphi. 2004: BMW giới thiệu tăng áp hai giai đoạn với động cơ BMW M57. 2006: Động cơ diesel mạnh nhất thế giới, Wärtsilä RT-flex96C được sản xuất. Nó có công suất 80.080 kW. 2006: Audi R10 TDI, được trang bị động cơ V12-TDI 5,5 lít, công suất 476 kW, chiến thắng 24 giờ Le Mans 2006. 2006: Daimler-Chrysler ra mắt động cơ xe khách sản xuất hàng loạt đầu tiên với xử lý khí thải giảm xúc tác chọn lọc, Mercedes-Benz OM 642. Nó hoàn toàn tuân thủ tiêu chuẩn khí thải Tier2Bin8. 2008: Volkswagen giới thiệu xúc tác LNT cho động cơ diesel xe khách với VW 2.0 TDI. 2008: Volkswagen bắt đầu sản xuất hàng loạt động cơ diesel xe khách lớn nhất, V12 TDI 6 lít của Audi. 2008: Subaru giới thiệu động cơ diesel đối theo chiều ngang đầu tiên được trang bị cho xe khách. Nó là động cơ đường dẫn chung 2 lít, công suất 110 mã lực. Thập niên 2010 2010: Mitsubishi đã phát triển và bắt đầu sản xuất hàng loạt 4N13 1.8L DOHC I4, động cơ diesel xe khách đầu tiên trên thế giới có hệ thống định thời van biến thiên . 2012: BMW giới thiệu tăng áp hai giai đoạn với ba bộ tăng áp cho động cơ BMW N57. 2015: Hệ thống đường dẫn chung hoạt động với áp lực 2.500 bar được ra mắt. 2015: Trong vụ bê bối khí thải của Volkswagen, Cục Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ đã đưa ra thông báo vi phạm Đạo luật về không khí sạch của Volkswagen Group sau khi phát hiện ra rằng Volkswagen đã cố tình lập trình động cơ diesel phun trực tiếp tăng áp tua bin (TDI) kích hoạt một số kiểm soát khí thải chính chỉ trong phòng thí nghiệm kiểm tra khí thải. Nguyên lý hoạt động Đặc điểm Các đặc điểm của động cơ diesel là Nén đánh lửa: Do nén gần như đoạn nhiệt, nhiên liệu bốc cháy mà không có bất kỳ thiết bị đánh lửa nào như bugi. Sự hình thành hỗn hợp bên trong buồng đốt: Không khí và nhiên liệu được trộn trong buồng đốt chứ không phải trong ống dẫn khí vào. Điều chỉnh tốc độ động cơ chỉ bằng chất lượng hỗn hợp: Thay vì điều tiết hỗn hợp nhiên liệu-không khí, lượng mô-men xoắn được tạo ra (dẫn đến chênh lệch tốc độ quay của trục khuỷu) chỉ được thiết lập bằng khối lượng nhiên liệu được phun, luôn luôn trộn với càng nhiều không khí càng tốt. Hỗn hợp nhiên liệu-không khí không đồng nhất: Sự phân tán không khí và nhiên liệu trong buồng đốt không đồng đều. Tỷ lệ không khí cao: Do luôn chạy với không khí nhiều nhất có thể và không phụ thuộc vào hỗn hợp chính xác của không khí và nhiên liệu, động cơ diesel có không khí tỷ lệ nhiên liệu nghèo hơn so với phép đo lường (). Ngọn lửa khuếch tán: Khi đốt cháy, trước tiên oxy phải khuếch tán vào ngọn lửa, thay vì phải trộn oxy và nhiên liệu trước khi đốt, điều này sẽ dẫn đến ngọn lửa trộn sẵn. Nhiên liệu có hiệu suất đánh lửa cao: Vì động cơ diesel chỉ dựa vào nén đánh lửa, nhiên liệu có hiệu suất đánh lửa cao (chỉ số Cetane) là lý tưởng cho hoạt động của động cơ thích hợp, nhiên liệu có khả năng chống va đập tốt (chỉ số octan) như xăng là tối ưu cho động cơ diesel. Chu kỳ của động cơ diesel Kỳ nạp Piston còn nằm ở ĐCT. Lúc này trong thể tích buồng cháy Vc còn đầy khí sót của chu trình trước, áp suất khí sót bên trong xilanh cao hơn áp suất khí quyển. Trên đồ thị công, vị trí bắt đầu kỳ nạp tương ứng với điểm r. Khi trục khuỷu quay, thanh truyền làm chuyển dịch pittông từ ĐCT đến ĐCD, xuppap nạp mở thông xilanh với đường ống nạp. Cùng với sự tăng tốc của pittông, áp suất môi chất trong xilanh trở nên nhỏ dần hơn so với áp suất trên đường ống nạp pk (pk  0,01- 0,03Mpa). Sự giảm áp suất bên trong xilanh so với áp suất của đường ống nạp tạo nên quá trình nạp (hút) môi chất mới (không khí) từ đường ống nạp vào xilanh. Trên đồ thị công, kỳ nạp được thể hiện qua đường r-a. Áp suất môi chất đối với động cơ ta xét bằng với áp suất khí quyển.(lúc này áp suất trong buồng đốt sẽ lớn hơn áp suất khí quyển, như thê không khí bên ngoài sẽ được nạp nhanh và nhiều hơn vào trong xi lanh). Kỳ nén Piston chuyển dịch từ ĐCD ,đến ĐCT, các xupap hút và xả đều đóng, môi chất bên trong xilanh bi nén lại. Cuối kỳ nạp khi pittông còn ở tại ĐCD, áp suất môi chất bên trong xilanh pa còn nhỏ hơn pk. Đầu kỳ nén, pittông từ ĐCD đến ĐCT khi tới điểm áp suất bên trong xilanh mới đạt tới giá trị pk. Do đó, để hoàn thiện quá trình nạp người ta vẫn để xupap nạp tiếp tục mở (trước điểm a’). Việc đóng xupap nạp là nhằm để lợi dụng sự chênh áp giữa xilanh và đường ống nạp cũng như động năng của dòng khí đang lưu động trên đường ống nạp để nạp thêm môi chất mới vào xilanh. Sau khi đóng xupap nạp, chuyển động đi lên của pittông sẽ làm áp suất và nhiệt độ của môi chất tiếp tục tăng lên. Giá trị của áp suất cuối quá trình nén pc (tại điểm c) phụ thuộc vào tỷ số nén , độ kín của buồng đốt, mức độ tản nhiệt của thành vách xilanh và áp suất của môi chất ở đầu quá trình nén pa. Việc tự bốc cháy của hỗn hợp khí phải cần một thời gian nhất định, mặc dù rất ngắn. Muốn sử dụng tốt nhiệt lượng do nhiên liêu cháy sinh ra thì điểm bắt đầu và điểm kết thúc quá trình cháy phía ở lân cận ĐCT. Do đó việc phun nhiên liệu vào xilanh động cơ đều được thực hiện trước khi pittông đến ĐCT. Trên đồ thị công kỳ nén được thể hiện qua đường cong a-c. Kỳ cháy và giãn nở Đầu kỳ cháy và giãn nở, hỗn hợp không khí-nhiên liệu được tạo ra ở cuối quá trình nén được bốc cháy nhanh. Do có một nhiệt lượng lớn được toả ra, làm nhiệt độ và áp suất môi chất tăng mạnh, mặc dù thể tích làm việc có tăng lên chút ít (đường c-z trên đồ thị công). Dưới tác dụng đẩy của lực do áp suất môi chất tạo ra, pittông tiếp tục đẩy xuống thực hiện quá trình giãn nở của môi chất trong xilanh. Trong quá trình giãn nở môi chất đẩy pittông sinh công, do đó kỳ cháy và giãn nở được gọi là hành trình công tác (sinh công). Trên đồ thị kỳ cháy và giãn nở được biểu diễn qua đường c-z-b. Kỳ thải Kỳ thải trong kỳ này, động cơ thực hiện quá trình xả sạch khí thải ra khỏi xilanh. Piston chuyển dịch từ ĐCD đến ĐCT đẩy khí thải ra khỏi xilanh qua đường xupap thải đang mở vào đường ống thải, do áp suất bên trong xilanh ở cuối quá trình thải còn khá cao, nên xupap xả bắt đầu mở khi pittông còn cách ĐCD 430 góc quay của truc khuỷu. nhờ vậy, giảm được lực cản đối với pittông trong quá trình thải khí và nhờ sự chênh áp lớn tạo sự thoát khí dễ dàng từ xilanh ra đường ống thải, cải thiện được việc quét sạch khí thải ra khỏi xilanh động cơ. Trên đồ thị công, kỳ thải được thể hiện qua đường b-r. Kỳ thải kết thúc chu trình công tác, tiếp theo pittông sẽ lặp lại kỳ nạp theo trình tự chu trình công tác động cơ nói trên. Để thải sạch sản phẩm cháy ra khỏi xilanh, xupap xả không đóng tại vị trí ĐCT mà chậm hơn một chút, sau khi pittông qua khỏi ĐCT 170 góc quay trục khuỷu, nghĩa là khi đã bắt đầu kỳ một. Để giảm sức cản cho quá trình nạp, nghĩa là cửa nạp phải được mở dần trong khi pittông đi xuống trong kỳ một, xupap nạp cũng được mở sớm một chút trước khi pittông đến điểm chết trên 170 góc quay trục khuỷu. Như vậy vào cuối kỳ thải và đầu kỳ nạp cả hai xupap nạp và xả đều mở. Hiệu suất Do tỷ số nén cao, động cơ diesel có hiệu suất cao và việc không có van tiết lưu có nghĩa là tổn thất trao đổi điện tích khá thấp, dẫn đến mức tiêu thụ nhiên liệu cụ thể thấp, đặc biệt là trong các tình huống tải trung bình và thấp. Điều này làm cho động cơ diesel rất kinh tế. Mặc dù động cơ diesel có hiệu suất lý thuyết là 75%, nhưng trong thực tế, nó thấp hơn nhiều. Trong bài tiểu luận năm 1893 Lý thuyết và chế tạo động cơ nhiệt thuần túy , Rudolf Diesel mô tả rằng hiệu quả hiệu quả của động cơ diesel sẽ nằm trong khoảng 43,2% đến 50,4%, hoặc thậm chí cao hơn. Động cơ diesel xe khách hiện đại có thể có hiệu suất lên tới 43%, trong khi động cơ trong xe tải diesel lớn và xe buýt có thể đạt hiệu suất cao nhất khoảng 45%. Tuy nhiên, hiệu suất trung bình trong một chu kỳ dẫn động thấp hơn hiệu suất cao nhất. Ví dụ: có thể là 37% cho một động cơ có hiệu suất cao nhất là 44%. Hiệu suất động cơ diesel cao nhất lên tới 55% đạt được nhờ động cơ diesel thủy phi cơ hai kỳ lớn. Ưu điểm chính Động cơ diesel có một số lợi thế so với động cơ hoạt động trên các nguyên tắc khác: Động cơ diesel có hiệu suất cao nhất trong tất cả các động cơ đốt. Động cơ diesel phun nhiên liệu trực tiếp vào buồng đốt, không bị hạn chế khí nạp ngoài bộ lọc khí và hệ thống ống khí vào và không có chân không đường ống vào để thêm tải ký sinh và tổn thất bơm do pít-tông bị kéo xuống so với chân không của hệ thống hút. Làm đầy xi lanh với không khí trong khí quyển được hỗ trợ và hiệu suất thể tích được tăng lên vì lý do tương tự. Mặc dù hiệu quả nhiên liệu (khối lượng đốt cháy với mỗi đơn vị năng lượng được tạo ra) của động cơ diesel giảm ở mức tải thấp hơn, nhưng nó không giảm nhanh như động cơ xăng hoặc tua bin thông thường. Động cơ diesel có thể đốt cháy một số lượng rất lớn loại nhiên liệu, bao gồm một số loại dầu nhiên liệu, có lợi thế hơn nhiên liệu như xăng. Những ưu điểm này bao gồm: Chi phí nhiên liệu thấp, vì dầu nhiên liệu tương đối rẻ Đặc tính bôi trơn tốt Mật độ năng lượng cao Nguy cơ bắt lửa thấp, vì chúng không tạo thành hơi dễ cháy Diesel sinh học là một loại nhiên liệu không dựa trên dầu mỏ (thông qua transesterification) có thể chạy trực tiếp trong nhiều động cơ diesel, trong khi động cơ xăng cần điều chỉnh để chạy nhiên liệu tổng hợp hoặc sử dụng chúng làm phụ gia cho xăng (ví dụ: ethanol được thêm vào gasohol). Động cơ diesel có hành vi thải khí thải rất tốt. Khí thải chứa lượng tối thiểu carbon monoxide và Hiđrôcacbon. Động cơ diesel phun trực tiếp phát ra lượng nitơ oxit như động cơ chu trình Otto. Tuy nhiên, động cơ được bơm vào buồng xoáy và buồng đốt trước, phát ra nitơ oxit ít hơn khoảng 50% so với động cơ chu trình Otto khi chạy đầy tải. So với động cơ chu trình Otto, động cơ diesel phát thải các chất ô nhiễm ít hơn 10 lần và carbon dioxide ít hơn 3 lần. Chúng không có hệ thống đánh lửa điện cao áp, dẫn đến độ tin cậy cao và dễ dàng thích nghi với môi trường ẩm ướt. Việc không có cuộn dây, dây bugi, v.v., cũng giúp loại bỏ nguồn phát xạ tần số vô tuyến có thể gây nhiễu cho các thiết bị dẫn đường và liên lạc, đặc biệt quan trọng trong các ứng dụng hàng hải và máy bay, và để ngăn chặn nhiễu với kính viễn vọng vô tuyến. (Vì lý do này, chỉ các phương tiện chạy bằng diesel mới được phép ở các khu vực của Vùng yên lặng vô tuyến điện quốc gia.) Động cơ diesel có thể chấp nhận áp suất tăng áp hoặc tăng áp tua bin mà không có bất kỳ giới hạn tự nhiên nào, chỉ bị giới hạn bởi thiết kế và giới hạn vận hành của các bộ phận động cơ, chẳng hạn như áp suất, tốc độ và tải. Điều này không giống như động cơ xăng, chắc chắn sẽ phát nổ ở áp suất cao hơn nếu điều chỉnh động cơ và/hoặc điều chỉnh chỉ số octan nhiên liệu không được thực hiện để bù vào. Phun nhiên liệu Kiểm soát mô-men xoắn Các kiểu phun nhiên liệu Phun thổi gió Phun gián tiếp Phun trực tiếp có kiểm soát bằng vít Phun trực tiếp đơn vị Phun trực tiếp đường dẫn chung Các loại động cơ diesel Theo công suất đầu ra Theo đường kính xi lanh 1.35 Theo số chu kì 6 piston inline Theo cách bố trí xi lanh Theo tốc độ động cơ Các động cơ tốc độ cao Các động cơ tốc độ trung bình Các động cơ tốc độ thấp Động cơ hai thì Động cơ diesel nhiên liệu kép Đặc tính động cơ Diesel Mô-men xoắn và công suất Khối lượng Phát thải Tiếng ồn Khởi động trong thời tiết lạnh Tăng áp thường (Supercharging) và tăng áp bằng tua bin (turbocharging) Đặc tính nhiên liệu và lưu chất Các loại nhiên liệu Tính chất nhiên liệu diesel hiện đại Sự keo hóa An toàn Tính dễ cháy nhiên liệu Ung thư Động cơ lồng (tốc độ không kiểm soát được) Ứng dụng Xe khách Xe thương mại và xe tải Đầu máy xe lửa Thủy phi cơ Các yêu cầu cho động cơ diesel hàng hải rất khác nhau tùy thuộc vào ứng dụng. Đối với ứng dụng quân sự và thuyền cỡ trung bình, động cơ diesel bốn thì tốc độ trung bình là phù hợp nhất. Những động cơ này thường có tới 24 xi-lanh và đi kèm với đầu ra công suất trong khu vực Megawatt một chữ số. Thuyền nhỏ có thể sử dụng động cơ diesel xe tải. Các tàu lớn sử dụng động cơ diesel hai thì cực kỳ hiệu quả, tốc độ thấp. Chúng có thể đạt hiệu suất lên tới 55%. Không giống như hầu hết các động cơ diesel thông thường, động cơ thủy phi cơ hai thì sử dụng dầu nặng có độ nhớt cao. Tàu ngầm thường sử dụng động cơ diesel-điện. Các động cơ diesel đầu tiên dùng cho tàu được chế tạo bởi A. B. Diesels Motorer Stockholm vào năm 1903. Những động cơ này là các đơn vị ba xi-lanh 120 PS (88 kW) và bốn xi-lanh 180 PS (132 kW) và được sử dụng cho tàu Nga. Trong Thế chiến I, đặc biệt là phát triển động cơ diesel tàu ngầm tiến bộ nhanh chóng. Vào cuối Chiến tranh, các động cơ hai thì kiểu piston hoạt động kép với công suất lên tới 12.200 PS (9 MW) đã được chế tạo để sử dụng trên biển. Hàng không Chẳng hạn, động cơ diesel đã được sử dụng trong máy bay trước Thế chiến II, trong chiếc khinh khí cầu LZ 129 Hindenburg, được trang bị bốn động cơ diesel Daimler-Benz DB 602, hoặc trong một số máy bay Junkers có động cơ Jumo 205. Cho đến cuối những năm 1970, vẫn chưa có bất kỳ ứng dụng nào của động cơ diesel trong máy bay. Năm 1978, Karl H. Bergey lập luận rằng, "khả năng của một động cơ diesel hàng không nói chung trong tương lai gần khá mơ hồ". Trong những năm gần đây (2016), động cơ diesel đã được sử dụng trong máy bay không người lái (UAV) do có độ tin cậy, độ bền và mức tiêu thụ nhiên liệu thấp. Đầu năm 2019, AOPA đã báo cáo rằng một mô hình động cơ diesel cho máy bay hàng không nói chung đang "tiến tới vạch đích". Động cơ diesel địa hình Động cơ diesel địa hình thường được sử dụng cho các thiết bị xây dựng. Hiệu quả nhiên liệu, độ tin cậy và dễ bảo trì là rất quan trọng đối với các động cơ như vậy trong khi công suất cao và hoạt động yên tĩnh là không đáng kể. Do đó, phun nhiên liệu điều khiển cơ học và làm mát không khí vẫn còn rất phổ biến. Công suất chung của động cơ diesel xe địa hình khác nhau rất nhiều, với các đơn vị nhỏ nhất là từ 3 kW và động cơ mạnh nhất là động cơ xe tải hạng nặng. Động cơ diesel cố định Động cơ diesel cố định thường được sử dụng để phát điện nhưng cũng để cung cấp năng lượng cho máy nén dàn lạnh hoặc các loại máy nén hoặc máy bơm khác. Thông thường, các động cơ này chạy vĩnh viễn với hầu hết tải một phần hoặc không liên tục với đầy tải. Động cơ diesel cố định cung cấp năng lượng cho máy phát điện tạo ra dòng điện xoay chiều, thường hoạt động với tải xoay chiều, nhưng tần số quay cố định. Điều này là do tần số cố định của nguồn chính là 50 Hz (Châu Âu) hoặc 60 Hz (Hoa Kỳ). Tần số quay trục khuỷu của động cơ được chọn sao cho tần số của nguồn điện là bội số của nó. Để phù hợp với thực tế, tần số quay của trục khuỷu là 25 Hz (1500 mỗi phút) hoặc 30 Hz (1800 mỗi phút). Động cơ thải nhiệt thấp Một dòng nguyên mẫu động cơ đốt trong kiểu piston đặc biệt đã được phát triển trong nhiều thập kỷ với mục tiêu cải thiện hiệu quả bằng cách giảm tổn thất nhiệt. Những động cơ này được gọi là động cơ đoạn nhiệt do sự giản nở đoạn nhiệt tốt hơn; động cơ thải nhiệt thấp, hoặc động cơ nhiệt độ cao. Chúng thường là động cơ piston với các bộ phận buồng đốt được lót bằng lớp phủ cách nhiệt bằng gốm. Một số sử dụng piston và các bộ phận khác làm bằng titan có độ dẫn nhiệt và mật độ thấp. Một số thiết kế có thể loại bỏ việc sử dụng hệ thống làm mát và tổn thất ký sinh liên quan. Phát triển chất bôi trơn có thể chịu được nhiệt độ cao hơn có liên quan là một rào cản lớn đối với thương mại hóa. Sự phát triển trong tương lai Vào giữa những năm 2010, các mục tiêu phát triển chính cho động cơ diesel trong tương lai được mô tả là cải thiện khí thải, giảm mức tiêu thụ nhiên liệu và tăng tuổi thọ (2014). Người ta nói rằng động cơ diesel, đặc biệt là động cơ diesel cho xe thương mại, sẽ vẫn là động cơ xe quan trọng nhất cho đến giữa những năm 2030. Các biên tập viên cho rằng độ phức tạp của động cơ diesel sẽ tăng hơn nữa (2014). Một số biên tập viên mong đợi sự hội tụ trong tương lai của các nguyên lý hoạt động của động cơ diesel và Otto do các bước phát triển động cơ Otto được thực hiện theo hướng đánh lửa nén nạp đồng nhất (2017).
Chưng cất là một phương pháp tách dùng nhiệt để tách hỗn hợp đồng thể (dung dịch) của các chất lỏng khác nhau. Chất rắn hòa tan, ví dụ như các loại muối, được tách ra khỏi chất lỏng bằng cách kết tinh. Dung dịch muối có thể làm cô đặc bằng cách cho bay hơi. Khi sản phẩm mong muốn chính là hơi bốc lên, ví dụ như khi khử muối ra khỏi nước biển, thì người ta cũng gọi đó là chưng cất, mặc dù điều này chính xác ra là không đúng. Một khả năng khác để tách dung dịch là đông tụ. Trong các ngôn ngữ châu Âu, từ chưng cất bắt nguồn từ tiếng La tinh destillare có nghĩa là nhỏ giọt xuống. Lịch sử Trong thời kỳ Cổ đại các loại tinh dầu được chưng cất nhiều nhất. Vào thời kỳ chuyển tiếp thế kỷ (năm 1000), khi axít sulfuric và axít nitric và đặc biệt là từ khi rượu (êtanol) được khám phá thì chưng cất trở thành một phương pháp hết sức quan trọng. Thêm vào đó, trong thế kỷ 17, là việc chưng cất lấy nước ngọt từ nước biển và chưng cất nhựa đường và hắc ín để trét kín tàu. Các nguyên tắc Có hàng loạt Phương pháp tách để tách một hỗn hợp. Tính đặc biệt của chưng cất là dùng năng lượng như là phương tiện trợ giúp để tách. So với các phương tiện trợ giúp khác. Ví dụ như là các chất hấp thụ hay dung môi, năng lượng có một ưu thế lớn đó là có thể dễ dàng đưa vào và lấy ra khỏi một hệ thống. Chưng cất dựa trên nhiệt độ sôi khác nhau của các chất lỏng tham gia. Người ta cũng nói là các chất lỏng có áp suất hơi khác nhau tại cùng một nhiệt độ. Nếu đưa năng lượng vào hệ thống, vì có áp suất hơi khác nhau, chất có áp suất hơi cao hơn (nhiệt độ sôi thấp hơn) bốc hơi nhiều hơn các chất khác. Vì thế mà nồng độ của chất có nhiệt độ sôi thấp hơn trong phần cất cao hơn là ở trong hỗn hợp ban đầu. Phải phân biệt chưng cất ra thành quy trình một lần, như hay diễn ra trong phòng thí nghiệm để tách một hóa chất tinh khiết ra khỏi một hỗn hợp, và chưng cất liên tục, thường diễn ra trong các cột chưng cất của một nhà máy hóa học. Lặp lại bước tách hỗn hợp Nồng độ của chất cần phải tách có thể được tiếp tục nâng cao bằng cách tiếp tục chưng cất lại phần cất. Nhiệt độ sôi khác nhau càng lớn thì người ta cần càng ít lần chưng cất để đạt đến một nồng độ nhất định. Chưng cất phân đoạn Chưng cất phân đoạn là một trong những phương pháp kinh điển dùng để tách các chất bay hơi ra khỏi một hỗn hợp dựa vào sự khác biệt nhiệt độ sôi của các chất trong hỗn hợp. Quá trình chưng cất có thể thực hiện ở áp suất khí quyển hay áp suất giảm. Phương pháp chưng cất phân đoạn được thực hiện với những bình cất có lắp cột phân đoạn và thường được nối với máy hút chân không để giảm nhiệt độ chưng cất, giảm ảnh hưởng tới các chất nhạy cảm với nhiệt độ. Nhiệt độ và áp suất được theo dõi trong quá trình chưng cất. Phương pháp này thường áp dụng để tách các chất thành phần của tinh dầu. Chưng cất lôi cuốn Chưng cất thật ra chỉ cần thiết khi các chất lỏng cần phải tách hòa tan với nhau ví dụ như dung dịch cồn và nước. Nếu hỗn hợp là của những chất không hòa tan vào nhau, ví dụ như nước và dầu thì lệ thường là có thể tách các chất lỏng bằng cách lắng và gạn đi. Khi khai thác tinh dầu chỉ có trong cây cỏ ở nồng độ thấp như cây oải hương (Lavandula angustifolia) hay cây cúc Đức (Matricaria recutita) người ta cho thêm một ít nước vào cây cỏ đã được cắt nhỏ và đun nóng (chưng cách thủy). Nhờ có một phần nước nên nhiệt độ được giữ cố định ở nhiệt độ sôi một thời gian, cũng có thể dùng áp suất cao để nâng nhiệt độ lên quá 100 °C. Hơi dầu đi cùng với hơi nước vào bộ ngưng tụ và ngưng tụ lại. Hỗn hợp dầu-nước sau đó có thể tách bằng cách lắng gạn đi. Hơi nước cuốn theo một thành phần khác thật ra là không tan đi theo. Nếu không có nước thì nhiệt độ sẽ tăng cao đến mức dầu có thể bị phân hủy. Một cách khác là có thể đun nước trong một lò nấu riêng và cho hơi nước đi qua cây tinh dầu được cắt nhỏ để lôi cuốn tinh dầu đi theo hơi nước. Rượu và các hỗn hợp đẳng phí Ứng dụng lâu đời nhất và đồng thời là được biết đến nhiều nhất của chưng cất là sản xuất rượu mạnh. Nồng độ của êtanol chỉ có thể nâng cao đến tối đa là 95,57%. Trong nhiều trường hợp có một tỷ lệ nhất định của hỗn hợp hai chất lỏng mà không thể tiếp tục tách bằng phương pháp chưng cất được nữa. Các hỗn hợp này được gọi là hỗn hợp đẳng phí. Nếu muốn tăng nồng độ của cồn phải dùng đến các phương pháp tinh cất đặc biệt khác. Đọc thêm Chưng cất phân đoạn Chưng cất chân không
Trong số 15 loài virus cúm gia cầm được biết đến, chỉ có biến thể H5, H7 và H9 là được biết đến với khả năng lây lan qua người từ chim. Người ta lo ngại rằng nếu virus cúm gà trải qua chuyển đổi kháng nguyên với một con virus cúm ở người, thì một loại biến thể mới tạo thành sẽ có khả năng lây lan vừa cao vừa rất nguy hiểm đối với con người. Một biến thể như vậy có thể gây ra một đại dịch toàn cầu, tương tự như cúm Tây Ban Nha mà đã làm chết hơn 20 triệu người trong năm 1918 (mặc dù một số nguồn tin cho rằng thống kê trung bình thậm chí còn có thể cao hơn, lên đến 100 triệu). Có rất nhiều nhà chuyên gia y tế lo ngại rằng một con virus mà đột biến đến mức mà có thể vượt qua được rào cản về loài (ví dụ: từ chim qua người), sẽ rất dễ dàng đột biến đến điểm mà nó có thể lây truyền từ người qua người. Một trận đại dịch sẽ rất có thể sẽ bùng phát vào thời điểm ấy. Diễn biến Tổng kết thiệt hại về người Việt Nam Sự bùng phát dịch do chim di cư gây ra trong tháng 1 năm 2005 đã ảnh hưởng tới 33/64 tỉnh thành tại Việt Nam, dẫn đến buộc phải tiêu hủy gần 1,2 triệu con gia cầm. Hơn 140 triệu con gia cầm đã bị chết hoặc bị tiêu hủy do đợt dịch này. Việt Nam và Thái Lan đã có một vài trường hợp nhiễm bệnh riêng lẻ được khẳng định do virus truyền từ người sang người. Trong một trường hợp, người bệnh đầu tiên, bị nhiễm từ gia cầm, được mẹ của cô chăm sóc sau đó 5 ngày đã chết. Rất nhanh sau đó, người mẹ bị ốm và chết. Tháng 3 năm 2005, người ta phát hiện rằng 2 người y tá đã chăm sóc các bệnh nhân cúm gia cầm có phản ứng xét nghiệm dương tính. Kể từ 17 tháng 5, đợt bùng phát dịch đã làm tử vong gần 50 người ở châu Á, nhiều nhất là tại Việt Nam. Những quan tâm của các nhà nghiên cứu y tế đó là tỷ lệ tử vong tại Việt Nam đã giảm xuống đáng kể, tử nhiều hơn 65% xuống còn 35% trong một năm. Virus càng trở nên ít độc lực thì nó càng dễ gây ra đại dịch toàn cầu. Chẳng hạn như tỷ lệ tử vong của đại dịch cúm ở Tây Ban Nha năm 1918 chỉ ít hơn 5%. Tháng 8, Tổ chức Y tế Thế giới khẳng định có 3 ca nhiễm H5N1 mới ở Việt Nam. Hai trong ba trường hợp này đã tử vong. Tháng 9, các quan chức Việt Nam thông báo về một trường hợp mới tử vong do nhiễm H5N1, nâng tổng số người Việt Nam tử vong do virus H5N1 từ giữa tháng 9 năm 2004 đến này là 21 người. Tháng 11, thêm một trường hợp nghi nhiễm H5N1 tại Hà Nội đã được nhập viện. Bệnh nhân là nữ giới, 25 tuổi, đã ăn thịt gà trước hôm có triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, khó thở, sốt nhẹ khoảng 5 ngày. Hiện nay, phim chụp phổi cho thấy bệnh nhân bị tràn khí màng phổi hai bên, phổi tổn thương nặng, ở cả hai lá phổi xuất hiện những chấm trắng mờ. Bệnh nhân khó thở nặng, không bị sốt cao (37,2 độ C). Trường hợp này chưa được khẳng định bằng thí nghiệm chẩn đoán H5N1. Ngày 29 tháng 10, một nam bệnh nhân, 35 tuổi ở Hà Nội đã tử vong sau 3 ngày nằm viện, và đã được Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương xác định là do nhiễm virus H5N1. Đồng thời, vào thời gian này dịch cúm trên gia cầm lại bắt đầu bùng phát trên cả ba miền (gồm 6 tỉnh Hà Nội, Bắc Giang, Thanh Hoá, Quảng Nam, Bạc Liêu và Đồng Tháp . Ngày 10 tháng 11, dịch cúm trên gia cầm lan sang thêm tỉnh miền Bắc là Hưng Yên và Hải Dương. Đông Nam Á Chính phủ Indonesia đã khẳng định phát hiện thấy H5N1 trong lợn. Bộ Y tế Thái Lan đã khẳng định có thêm 1 trường hợp nhiễm H5N1. Đó là 1 cậu bé 7 tuổi từ tỉnh Kanchanaburi. Bất đầu có triệu chứng cúm từ hôm 16 tháng 10 và nhập viện hôm 19 tháng 10. Hiện giờ thể trạng cậu bé đang phục hồi. Cậu là con trai của một trường hợp nhiễm H5N1 đã bị tử vong hôm 19 tháng 10. Đó là 2 trường hợp ở Thái Lan năm nay. Tính từ khi bắt đầu dịch cúm ở châu Á, Thái lan đã có 19 trường hợp nhiễm H5N1 và chết 13 người. Bộ Y tế Indonesia khẳng định có thêm 2 trường hợp nhiễm H5N1 mới. Trường hợp 1 là cậu bé 4 tuổi ở Đảo Sumatra thuộc tỉnh Lampung. Triệu chứng cúm được phát hiện từ hôm 4 tháng 10 đã nhập viện, nay đã bình phục hoàn toàn và trở về nhà. Cậu bé này là em của một thanh niên 25 tuổi đã khẳng định nhiễm H5N1 từ hôm 10 tháng 10 cũng sống tại Lampung. Mặc dù 2 trường hợp này đều có quan hệ huyết thống và sinh sống cạnh nhau, tuy nhiên, việc lây truyền H5N1 từ người sang người chưa được khẳng định. Trường hợp 2 là một thanh niên 23 tuôi ở Bogor,Tây Java. Anh ta nhập viện hôm 28 tháng 9 và chết hôm 30 tháng 9. Các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy có thể nguyên nhân nhiễm H5N1 của cả hai trường hợp là từ các loài gia cầm nhiễm virus. Tính đến nay, Indonesia đã có 7 trường hợp nhiễm H5N1 và 4 trong số đó đã tử vong. 1 tháng 11: Bộ Y tế Thái lan đã khẳng định thêm 1 trường hợp nhiễm virus H5N1. Bệnh nhân là một phụ nữ khoảng 50 tuổi ở Bangkok, triệu chứng bắt đầu xuất hiện vào hôm 26 tháng 10, nhập viện hôm 29 tháng 10. Hiện vẫn đang điều trị tại bệnh viện. Vào ngày 23 tháng 10, bệnh nhân này đã đi thăm chồng tại tỉnh Nonthaburi, phía Bắc Bangkok nơi mà các trang trại gia cầm bắt đầu bị chết do cúm mấy hôm trước. Các bác sĩ không tìm thấy nguồn gây nhiễm virus đã tiếp xúc với bệnh nhân này. Đây là trường hợp thứ 3 ở Thailand trong vòng 1 tháng qua. Điều này trùng hợp với sự tái bùng phát dịch gia cầm H5 trong 6 tỉnh miền trung Thailand và cho thấy nguy cơ rất cao việc nhiễm virus cúm gia cầm sang người ở những quốc gia đang có dịch gia cầm. 7 tháng 11 Bộ Y tế Indonesia đã khẳng định có thêm 2 trường hợp nhiễm H5N1. Một thiếu nữ 19 tuổi ở Tangerang, gần Jakarta bắt đầu có triệu chứng từ 19 tháng 10, nhập viện hôm 26 và qua đời hôm 28 tháng 10. Trường hợp thứ 2 là cậu em trai 8 tuổi của thiếu nữ này. Cậu ta đã có triệu chứng nhiễm cúm từ hôm 25 tháng 10, nhưng hiện nay tình trạng sức khỏe đã tốt, hiện vẫn đang nằm viện. Nghiên cứu dịch tễ nơi cư trú của hai chị em này, người ta đã phát hiện thấy có gà chết và bị bệnh ở vùng này, và người chị đã từng đến nơi trang trại này. Kết quả điều tra vẫn đang được Bộ Nông nghiệp tiếp tục khảo sát. Trung Quốc Tháng 5, có nhiều tin tức từ Trung Quốc cho rằng đã có trường hợp tử vong do H5N1 nhưng chưa được khẳng định bằng xét nghiệm chẩn đoán, trong khi đó virus này đã làm chết hơn 1000 con chim di cư ở nước này. Đầu tháng 8, một dịch cúm gia cầm H5N1 đã xảy ra ở Tây Tạng. Mông Cổ khi đó ngay lập tức thông báo khẩn cấp sau khi có 89 con chim di cư bị chết ở 2 hồ nước phía bắc nước này. Châu Âu 2005 Cả Nga và Kazakhstan đều thông báo về dịch cúm gia cầm ở cuối tháng 7 năm nay, và khẳng định tác nhân là H5N1 vào tháng 8. Dịch bệnh ở hai nước này được cho là do những loài gia cầm đã nhiễm virus từ những con chim cú di cư khi sử dụng chung nguồn nước. Tháng 10, Hy Lạp trở thành nước EU đầu tiên xuất hiện nhiễm cúm gia cầm, khi Viện nghiên cứu nước này tìm thấy virus từ gà tây, đây là một chủng virus H5 nhưng không kiểm định là có phải H5N1. Đến giữa tháng 10, WHO đã khẳng định virus H5N1 đã có mặt trong mẫu gia cầm của Thổ Nhĩ Kỳ và Rumania. Tiến trình phòng chống dịch bệnh Việt Nam Chính phủ Việt Nam đang đề ra kế hoạch khẩn cấp phòng chống đại dịch cúm chiều. Thứ trưởng bộ Y tế Việt Nam Trịnh Quân Huấn thừa nhận dịch cúm gia cầm trên thế giới đang diễn biến rất phức tạp. Quốc hội đã trao đổi ý kiến về việc phòng chống dịch cúm gia cầm; việc chuẩn bị cơ sở vật chất, sản xuất thuốc Tamiflu dùng để điều trị; tiêm vắc-xin phòng chống cúm cho gia cầm. Một xã luận trên báo Tuổi Trẻ đã cảnh báo thảm họa cúm gia cầm có thể xảy ra cho Việt Nam nếu chính quyền và giới truyền thông không cung cấp đủ thông tin cho người dân để thay đổi nhận thức về cúm gia cầm của người dân. Trong báo cáo của World Bank tại Việt Nam, các chuyên gia kinh tế đã đưa ra ba "kịch bản" khác nhau về mức độ thiệt hại của Việt Nam nếu dịch cúm gia cầm xảy ra. Ngày 9 tháng 11 năm 2005, chính phủ Việt Nam tuyên bố công ty dược phẩm Roche đã cấp giấy phép cho chính phủ Việt Nam sản xuất thuốc Tamiflu, được xem là hữu hiệu nhất trong trường hợp có đại dịch. Đồng thời, Việt Nam sẽ tiến hành sản xuất vác xin bắt đầu ngày 10 tháng 11. Thế giới Trong Hội nghị Quốc tế về khủng hoảng Cúm gia cầm tại Geneva, ông David Nabarro, điều phối viên Liên Hợp Quốc về cúm gia cầm, yêu cầu những trường hợp gia cầm chết đều phải được xem xét và báo cáo kết quả trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Hội nghị tiếp theo sẽ tổ chức tại Bắc Kinh vào tháng 1 để kêu gọi vận động ngân quỹ cho việc phòng cúm. Lịch sử 1890 Dịch cúm đầu tiên đã được ghi chép lại. Tây Ban Nha 1918 Dịch cúm Tây Ban Nha do virus cúm gia cầm H1N1 đã làm chết hơn 40 triệu người. Nguồn gốc của virus này vẫn chưa được xác định, tuy nhiên, nó có thể liên quan đến một số vật chủ trung gian truyền bệnh như lợn hoặc động vật khác. Châu Á 1957 Dịch cúm tại châu Á do virus H2N2 đã làm chết 100.000 người. Hồng Kông 1968 Dịch cúm ở Hồng Kông đã làm chết 700.000 người do tác nhân là virus H3N2. Cả hai loài virus H2N2 (gây dịch năm 1957) và H3N2 đều được cho rằng đã có sự trao đổi gene giữa virus cúm gia cầm và virus cúm người, điều này làm cho virus có khả năng xâm nhiễm vào người. Hồng Kông 1997 Những trường hợp đầu tiên của cúm gà H5N1 được phát hiện là ở Hồng Kông vào ngày 21 tháng 5 năm 1997. Có 4 trong số 16 người bị nhiễm virus này đã chết. Đợt bùng phát này chỉ giới hạn ở Hồng Kông. Tất cả các con gà trong khu vực đã bị tiêu diệt. Châu Á 2003 Tháng 2, các cảnh báo về nguy cơ dịch cúm được đưa ra sau khi có 2 trường hợp nhiễm H5N1 ở Hồng Kông, trong đó một bệnh nhân đã tử vong sau đó. Tháng 9, lần đầu tiên Hàn Quốc xuất hiện dịch cúm gia cầm ở gà do virus H5N1. Hà Lan 2003 Dịch cúm gia cầm (do H7N7) đã bùng phát dữ dội tại gần 800 trang trại gia cầm tại Hà Lan và làm tiêu huỷ 11 triệu con gà. Virus này cũng đã xâm nhiễm 83 người qua tiếp xúc trực tiếp và có triệu chứng như bị cúm. Một trường hợp trong số đó đã tử vong. Nhật Bản 2004 Tháng 1, Nhật Bản lần đầu tiên có dịch cúm gia cầm (cũng do H5N1) kể từ năm 1925. Đông Nam Á 2004 Vào tháng 1 năm 2004, một đợt bùng phát mới của cúm gà H5N1 lan toả vào nền công nghiệp chăn nuôi ở Việt Nam và Thái Lan, và chỉ trong vòng một vài tuần lễ đã lan rộng ra 10 quốc gia trong khu vực ở châu Á, bao gồm Indonesia, Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc. Những cố gắng nỗ lực đã được đưa ra để thiêu huỷ số gà, vịt và ngỗng bị lây nhiễm (hơn 40 triệu con gà tính riêng đã bị thiêu huỷ ở những vùng lây nhiễm cao), và đợt bùng phát đã được ngăn chặn vào tháng 3, mặc dầu số người chết ở cả Việt Nam và Thái Lan lên đến 23 người. Tháng 2 năm 2004, virus cúm gà được phát hiện ở trong lợn ở Việt Nam, làm tăng nỗi mối lo sợ về sự hình thành những biến thể mới. Các đợt bùng phát cúm gà mới đã được nhìn nhận tại các tỉnh Ayutthaya và Pathumthani của Thái Lan, cũng như tại thành phố Sào Hồ của Trung Quốc vào tháng 7 năm 2004. Tháng 8 năm 2004, người ta xác nhận sự xuất hiện cúm gia cầm tại Kampung Pasir, Kelantan, Malaysia. Hai trường hợp gà mang virus H5N1 đã được phát hiện. Ngay sau đó, Singapore đã thông báo cấm nhập khẩu các sản phẩm từ gà và gia cầm có nguồn gốc từ Malaysia. Tiếp đến, Liên minh châu Âu có quyết định tương tự. Chính phủ Malaysia đã phải ra lệnh hủy toàn bộ số gia cầm trong phạm vi bán kính 10 km điểm bùng phát dịch. Tháng 6, các thử nghiệm trên gà và chuột cho thấy virus H5N1 được phân lập từ những con vịt nhiễm năm 2004 đã tăng cường độc tính và xâm nhiễm đối với động vật có vú so với những chủng virus trước kia. Bắc Mỹ 2004 Tại Bắc Mỹ, sự xuất hiện của virus cúm gà chủng H7N3 đã được nhận thấy tại vài nông trại tại British Columbia vào tháng 2 năm 2004. Đến tháng 4 cùng năm, 18 nông trại đã bị cô lập để ngăn chặn sự lan tràn. Hai trường hợp cúm gia cầm lây sang người đã được công nhận tại vùng này.
Công an nhân dân Việt Nam là một lực lượng vũ trang trọng yếu của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và là lực lượng Cảnh sát (Công an) của Việt Nam, làm nòng cốt, xung kích trong sự nghiệp bảo vệ an ninh Quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Công an nhân dân có chức năng tham mưu cho Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước về bảo vệ an ninh Quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; thực hiện thống nhất quản lý về bảo vệ an ninh Quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và các vi phạm pháp luật về an ninh Quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Công an nhân dân Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch Nước, sự thống nhất quản lý của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an. Khẩu hiệu của lực lượng từ những ngày đầu thành lập là "Bảo vệ An ninh Tổ quốc". Từ nguyên Từ "công an" là một từ gốc Hán (公安) và được sử dụng tại các quốc gia Việt Nam (公安-công an), Nhật Bản(公安-こうあん)và Hàn Quốc 公安-공안). Nghĩa của nó được hình thành bởi hai chữ Hán "Công" nghĩa là "công cộng" và "an" nghĩa là "trật tự", "hoà bình". "Công an", theo đó, có nghĩa là "lực lượng gìn giữ trật tự công cộng". Lịch sử Quá trình hình thành Nguồn gốc của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam được xem là bắt đầu từ các đội Tự vệ Đỏ trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh (1930-1931), các Đội Danh dự trừ gian, Hộ lương diệt ác... do Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập với mục đích bảo vệ tổ chức. Những năm 1930 - 45, để chống các hoạt động phá hoại và do thám của thực dân Pháp và chính quyền tay sai, bảo vệ cách mạng, Đảng Cộng sản Đông Dương đã thành lập các đội: Tự vệ đỏ, Tự vệ công nông, Danh dự trừ gian, Danh dự Việt Minh. Đó là những tổ chức tiền thân của Công an nhân dân và quân đội nhân dân sau này. Sau cuộc Cách mạng tháng Tám (nổ ra ngày 19 tháng 8 năm 1945), chính quyền lâm thời của Việt Minh đã có chỉ thị thành lập một lực lượng vũ trang có nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự. Tuy nhiên, lực lượng này chưa có tên gọi chung mà mang nhiều tên gọi khác nhau, như Sở Liêm phóng (ở Bắc Bộ), Sở trinh sát (ở Trung Bộ), Quốc gia Tự vệ Cuộc (ở Nam Bộ). Đến ngày 21 tháng 2 năm 1946, Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 23/SL hợp nhất các lực lượng này thành một lực lượng Công an nhân dân ở cả ba miền được thống nhất một tên gọi thống nhất là Công an có nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội; và thành lập Việt Nam Công an Vụ để quản lý lực lượng Công an nhân dân do một Giám đốc đứng đầu, mà người đầu tiên là Lê Giản. Trong thời kỳ đầu, cơ quan quản lý ngành Công an là Nha Công an vụ, trực thuộc Bộ Nội vụ. Đến ngày 16 tháng 2 năm 1953, thành lập thành Thứ bộ Công an, trực thuộc Bộ Nội vụ, đứng đầu là một Thứ trưởng. Đến năm 1955, thì tách hẳn thành Bộ Công an. Năm 1959, sáp nhập các lực lượng biên phòng thành lực lượng Công an vũ trang (nay là lực lượng Biên phòng) trực thuộc quyền quản lý của Bộ Công an (về sau lại chuyển về trực thuộc Bộ Quốc phòng). Cũng từ năm này, lực lượng Công an được tổ chức vũ trang và bán vũ trang theo biên chế, có phù hiệu và cấp hàm tương tự như quân đội. Cơ quan quản lý qua các thời kỳ 19 tháng 8 năm 1945 - 21 tháng 2 năm 1946: Sở Liêm phóng (ở Bắc Bộ), Sở trinh sát (ở Trung Bộ), Quốc gia tự vệ cuộc (ở Nam Bộ). 1946-1953: Nha Công an vụ, trực thuộc Bộ Nội vụ. 1953-1955: Thứ Bộ Công an trực thuộc Bộ Nội vụ. 1955-1975: Bộ Công an. 1975-1998: Bộ Nội vụ. 1998-nay: Bộ Công an. Trừ 2 bộ trưởng đầu tiên là dân sự, các đời bộ trưởng về sau đều là sĩ quan cấp tướng. Ngày truyền thống Ngày 19 tháng 8 hằng năm được lấy làm ngày truyền thống của Công an nhân dân Việt Nam và được quy định là "Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc". Vào ngày này, toàn bộ cán bộ chiến sỹ được nghỉ (trừ các trường hợp trực tại đơn vị hoặc làm nhiệm vụ). Tổ chức Hệ thống tổ chức của Công an nhân dân gồm có: Bộ Công an; Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Công an xã, phường, thị trấn. Công an xã là lực lượng vũ trang bán chuyên trách làm nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở, chịu sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của cấp uỷ Đảng, sự quản lý, điều hành của Ủy ban nhân dân xã và sự chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ của Công an cấp trên. Tổ chức, hoạt động, trang bị, trang phục, đào tạo, bồi dưỡng và chế độ, chính sách đối với Công an xã do pháp luật quy định. Trong lực lượng Công an nhân dân chia thành hai lực lượng riêng biệt là Cảnh sát nhân dân và An ninh nhân dân, thực thi các nhiệm vụ chuyên biệt. Nhiệm vụ của An ninh nhân dân - Phòng ngừa, phát hiện, làm thất bại các âm mưu, hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia. - Hoạt động tình báo. - Hướng dẫn và phối hợp với các tổ chức thực hiện công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, an ninh kinh tế, an ninh văn hoá - tư tưởng, an ninh thông tin; tham gia thẩm định quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến bảo vệ an ninh quốc gia. - Thực hiện quản lý công tác xuất cảnh, nhập cảnh; quản lý người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài cư trú tại Việt Nam; quản lý về bảo vệ bí mật nhà nước; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia ở biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật. - Làm nòng cốt xây dựng thế trận an ninh nhân dân trên các lĩnh vực, tại các địa bàn. - Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. Nhiệm vụ của Cảnh sát nhân dân - Phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội, về bảo vệ môi trường; phát hiện nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm, vi phạm pháp luật khác và kiến nghị biện pháp khắc phục; tham gia giáo dục đối tượng vi phạm pháp luật tại cộng đồng theo quy định của pháp luật. - Quản lý hộ khẩu, cấp giấy chứng minh nhân dân; quản lý con dấu; quản lý về an ninh, trật tự các nghề kinh doanh có điều kiện và dịch vụ bảo vệ; quản lý và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự công cộng; quản lý vũ khí, vật liệu nổ; quản lý, thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy; tham gia cứu hộ, cứu nạn theo quy định của pháp luật. - Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. Ngoài ra còn có các lực lượng Tham mưu - Chiến lược, Chính trị - Xây dựng lực lượng và Hậu cần - Kỹ thuật. Trang phục Trang phục trước ngày 6/6/2016 Trang phục cơ bản của tất cả các lực lượng trong ngành Công an nhân dân đều có chung một quy tắc là quân hàm đeo hai bên vai, huy hiệu cổ áo được sử dụng tùy cấp bậc của người mặc, cấp hạ sĩ quan và chiến sĩ sử dụng cổ áo hình bình hành nền đỏ ở giữa có hình công an hiệu, sĩ quan cấp úy là cành tùng màu bạc, cấp tá màu vàng và cấp tướng là màu vàng có ngôi sao. An ninh nhân dân Trang phục của lực lượng An ninh nhân dân được chia làm hai mẫu là xuân-hạ và thu-đông. Trang phục xuân-hạ có áo sơ mi màu cỏ úa tay ngắn, nẹp bong, có bật vai đeo cấp hiệu. Quần âu màu rêu sẫm. Mũ kepi màu rêu sẫm, lưỡi trai đen. Đối với cấp tướng, lưỡi trai mũ kepi bọc dạ đen, gắn hai cành tùng màu vàng. Giày da cổ thấp, tất xanh mạ non. Mẫu trang phục thu-động có quần, tất, giày, mũ như trang phục xuân-hè, áo trong sơ mi trắng, cà vạt màu rêu sẫm, áo vest ngoài màu rêu sẫm 4 túi, cổ may kiểu veston.Thắt lưng màu nâu đậm, mặt khóa thắt lưng màu vàng. Sĩ quan cấp ta trở lên được trang bị thêm áo gillet. Sĩ quan cấp đại tá trở lên được trang bị thêm áo panto. Lễ phục Lễ phục ngành Công an nhân dân được sử dụng chung cho cả lực lượng cảnh sát nhân dân và an ninh nhân dân. Áo vest tay dài và quần tây dài màu be hồng, áo sơ mi trắng, caravat đen, mũ kepi trắng, bao tay trắng, giày da cổ thấp đen cùng với tất xanh mạ non. Có hoặc không có đai vắt chéo vũ trang. Trang phục xuân hè Nghi lễ gồm quần áo xuân hè, áo sơ mi và mũ đều có màu trắng. Tuy có kiểu dáng tương đối giống với mũ kêpi bình thường, nhưng mũ kêpi trong trang phục Nghi lễ Công an nhân dân vẫn có một số điểm khác biệt, đó là mũ có cầu màu đỏ, lưỡi trai màu đen, có lé màu đỏ xung quanh phông mũ. Bên cạnh đó, mũ bảo hiểm trong trang phục nghi lễ cũng tương đối giống với mũ bảo hiểm của lực lượng Cảnh sát Cơ động nhưng có màu trắng, gắn Công an hiệu 36 mm màu vàng; dùng cho lực lượng hộ tống danh dự Nhà nước khi đi mô tô. Áo xuân hè Nghi lễ được may theo kiểu veston, cổ bẻ hình chữ B, có lé màu đỏ. Thân trước áo được may 4 túi ốp ngoài, ngực có một hàng cúc 4 chiếc, cúc trên cùng tạo với 2 nắp túi ngực thành một đường thẳng nằm ngang, may bật vai đeo cấp hiệu, bên trong ngực bổ túi viền. Thân sau áo may chắp sống lưng, có xẻ sống, tay kiểu 2 mang, bác tay may lật ra ngoài có 2 lé màu đỏ, mặt cúc áo màu vàng, có hình ngôi sao 5 cánh nổi giữa hai bông lúa, phía dưới giữa hai bông lúa có chữ lồng “CA”. Trên vai áo đeo cấp hiệu, đầu cổ áo gắn cành tùng đơn màu vàng, ngực trái cài huân chương, huy chương huy hiệu Công an nhân dân, ngực phải đeo số hiệu. Ký hiệu nghi lễ Công an nhân dân gắn trên cánh tay trái, dây chiến thắng đeo bên phải rẻ to đeo trên vai vòng qua gầm nách, rẻ nhỏ gắn với rẻ to từ trên vai lượn vòng trước ngực cài vào cúc áo thứ nhất từ trên xuống. Trong trang phục xuân hè Nghi lễ, quần được may theo kiểu cạp rời có 2 túi sườn chéo. Thân trước quần mỗi bên xếp 2 ly lật về phía dọc quần, cửa quần may khoá kéo bằng nhựa. Thân sau mỗi bên may 1 chiết, bên phải bổ một túi viền, đầu cạp may quai nhê, xung quanh cạp may 6 đỉa, gấu quần hớt lên về phía trước, dọc quần có lé màu đỏ. Ủng da màu đen được thiết kế và may theo kiểu boot cao cổ, trơn, đế bằng cao su đúc định hình; gót, diễu liền, màu đen, bụng đế giày đúc nổi tên đơn vị sản xuất, cỡ số, mặt đế có hoa văn chống trơn. Dây chiến thắng màu vàng sẫm. Dây gồm 2 rẻ, rẻ to tết sam đôi đeo trên vai vòng tròn qua gầm nách, rẻ nhỏ tết sam đơn gắn với rẻ to từ trên vai lượn vòng trước ngực cài vào cúc áo thứ nhất từ trên xuống, phần dưới gắn vào cúc áo có 2 dây con tết cù và gắn quả chuỳ (không sử dụng trong tang lễ). Quả chuỳ được làm bằng hợp kim nhôm mạ vàng, biểu tượng trên quả chuỳ thanh kiếm lá chắn nổi, đặt trên 2 mặt đối diện nhau qua tâm. Găng tay của lực lượng tiêu binh được may bằng vải dệt kim màu trắng và của lực lượng hộ tống danh dự Nhà nước được may bằng da màu trắng. Quần áo mưa có màu trắng trong suốt. Áo mưa có kiểu măng tô, cổ bẻ, ngực có hai hàng cúc bấm cùng màu áo. Thân trước liền, thân sau cầu vai rời, lót cầu vai bằng vải lưới để thoát khí, tay áo kiểu một mang liền, cổ tay may chun, mũ rời gắn với áo bằng cúc bấm. Dọc theo nẹp giữa hai hàng cúc và chân cầu vai gắn biển phản quang có hàng chữ “CAND” màu đỏ trên nền màu vàng, các đường may dán băng keo bên trong chống thấm nước. Quần mưa may kiểu bà ba, cạp chun có cúc bấm phía dưới gấu. Huy hiệu Công an nhân dân được làm liền một khối, giữa huy hiệu là biểu tượng thanh kiếm lá chắn trên nền màu đỏ đun, hai bên có hình 5 bông lúa xếp cuống chéo nhau và thắt nơ. Phía trên 5 bông lúa có hình nổi chữ "V" tượng trưng chữ Việt Nam. Chữ “C.A.N.D.V.N” màu đỏ nổi trên nền dải lụa và bánh xe lịch sử màu vàng. Phía sau huy hiệu Công an nhân dân có kim cài và đệm lót toàn bộ mặt sau huy hiệu  bằng nhựa mỏng (Khi mặc trang phục nghi lễ, ngực bên trái đeo huy hiệu Công an nhân dân). Trang phục thu đông nghi lễ cũng gần giống với trang phục xuân hè nghi lễ và có vài điểm khác biệt. Đó là, bên trong áo ngoài có lót (không may gia vai), giữa lót cạp của quần thu đông có may một dây chống xô áo khi sơ vin, dây lưng nhỏ da có khoá. Cảnh sát nhân dân Thông thường đa số các lực lượng cảnh sát đều sử dụng loại trang phục này, cảnh phục phổ thông được chia thành 2 mẫu là trang phục xuân-hè và trang phục thu-đông. Cả hai mẫu đều sử dụng quần âu màu mạ non, giày thấp cổ da màu đen, tất màu mạ non, mũ kêpi màu mạ non có viền dạ đỏ ở vành mũ, lưỡi trai màu nâu nhạt. Riêng mũ kêpi cấp tướng có lưỡi trai bọc dạ đen, có gắn hai cành tùng. Áo sơ mi xuân-hè cộc tay màu mạ non, nẹp bong. Áo sơ mi thu-đông dài tay màu trắng. Áo vest thu-đông 4 túi, cổ áo kiểu veston, cà vạt màu mạ non. Thắt lưng màu nâu đậm, mặt khóa thắt lưng màu vàng. Cảnh sát cơ động Trang phục của cảnh sát cơ động gồm quần dài bỏ ống quần vào trong ống giày bót cao, áo tay dài màu đen cổ bẻ, đối với cảnh sát đặc nhiệm thì có hàng chữ Police màu trắng trên nên đen dọc trước ngực và ngang trên lưng áo. Còn đối với cảnh sát cơ động bình thường thì có dòng chữ CSCĐ màu đỏ nền vàng phản quang dọc trước ngực và ngang trên lưng áo. Mũ bảo vệ trùm kín đầu. Khi tác chiến còn trang bị thêm áo chống đạn hoặc áo vũ trang nhiều túi màu đen. Cảnh sát giao thông Trang phục như là cảnh phục phổ thông, nhưng quần, áo và nón kepi màu vàng da, mang găng tay màu trắng khi làm nhiệm vụ điều khiển giao thông. Trang phục khác Ngoài các trang phục trên còn một số trang phục khác tùy biến không theo quy tắc tùy trường hợp tác chiến được sử dụng trong ngành Công an nhân dân. Trang phục CAND từ ngày 6/6/2016 Màu sắc trang phục về cơ bản giữ nguyên song chất lượng vải tốt hơn, màu hơi đậm hơn. Kiểu dáng thống nhất với nam giới là áo cổ đứng, sơ mi. Điểm mới trong trang phục nữ là màu sắc của cầu vai, cổ bẻ cứng chữ "K" (tương tự trang phục cũ). Trước đây cổ áo cả nữ và nam có cành tùng nay thay bằng hình công an hiệu. Trên quân phục mới, bảng tên có hình chữ nhật, nền màu xanh lam với chữ, số, đường viền màu vàng. Trên bảng tên, nếu là cán bộ giữ chức vụ có 3 dòng gồm: họ tên, chức vụ, số hiệu. Cán bộ không giữ chức vụ ghi họ tên, số hiệu. Với học viên, số hiệu in trực tiếp vào ngực phải áo; chữ, số, đường viền màu vàng sẫm. Riêng lực lượng cảnh sát cơ động, phần cầu vai có sự khác biệt ở màu sắc vạch. Theo trung úy Đinh Hải Yến: "Vạch xanh để phân biệt giữa đội làm chuyên môn về kỹ thuật như hậu cần, tuyên truyền, kế toán với các đội làm nghiệp vụ". Theo kế hoạch, trang phục của cảnh sát cơ động, cảnh sát cơ động đặc nhiệm đang được cải tiến, ít nhất 3 tháng nữa mới hoàn thiện và cấp phát. Trang phục thu đông đã triển khai vào ngày 1/11/2016. Phương tiện di chuyển Đa số phương tiện di chuyển của lực lượng Công an nhân dân ở Việt Nam đều là xe ô tô có màu trắng hoặc đen, sọc xanh dương với các dòng chữ như "Cảnh sát", "Cảnh sát giao thông", "Cảnh sát 113" được in lên chỗ dễ thấy. Do đặc tính về cơ sở hạ tầng, đường sá và mật độ lưu thông ở Việt Nam nên các phương tiện di chuyển này thường là xe mô tô có đặc điểm nhỏ gọn, tiện dụng, bền, hiệu quả cao và chi phí bảo trì rẻ. Vì vậy ít thấy những chiếc xe motor phân khối lớn cồng kềnh hay những chiếc xe tải, xe đặc dụng to lớn. Các phương tiện di chuyển này tất cả đều phải gắn còi ưu tiên, loa phát tín hiệu, đèn xoay khẩn cấp. Ngoài ra còn một số xe đặc chủng dành cho các nhiệm vụ đặc biệt khi cần thiết. Thông thường, các loại xe hai bánh phân khối lớn được sử dụng bởi cảnh sát giao thông, cảnh sát phản ứng nhanh 113, cảnh sát cơ động hoặc cảnh sát trật tự cơ động. Xe máy đặc chủng phân khối lớn Các lực lượng CAND thường sử dụng các phương tiện của thương hiệu Honda và Yamaha như: Honda CB-250, Honda CBX-250, Honda CB-300F, Honda CBX-750, Yamaha FJR-1300P,... giữa|nhỏ|456x456px|Cảnh sát VN 2007 Xe hơi đặc chủng Các lực lượng CAND thường sử dụng các phương tiện của thương hiệu Toyota, Ford, Mitsubishi, Lexus,... Vũ khí Cấp bậc, Chức vụ, Quân hàm Cấp bậc của cán bộ, chiến sĩ Công an Việt Nam phân thành 5 cấp: cấp tướng (4 bậc); cấp tá (4 bậc); cấp úy (4 bậc); cấp hạ sĩ quan (3 bậc); và cấp chiến sĩ (2 bậc); với danh xưng tương tự hệ thống cấp bậc của quân đội. Ngoài ra còn được phân loại thành Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật. Cấp bậc thấp nhất của Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật là Hạ sĩ và cao nhất là Thượng tá. Theo Luật Công an nhân dân (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XIV kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 20-11-2018. Luật gồm 7 chương, 46 điều. Luật có hiệu lực từ 1-7-2019. Các quy định về cấp bậc hàm cao nhất là cấp tướng; phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm cấp tướng; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức các chức vụ có cấp bậc hàm cao nhất là cấp tướng có hiệu lực thi hành từ ngày 11-1-2019. Cấp bậc cao nhất – Sĩ quan cấp tướng Bộ trưởng Bộ Công an đương nhiệm là Đại tướng An ninh nhân dân Tô Lâm. Ở những đơn vị được giao nhiệm vụ quan trọng, đặc biệt hoặc địa bàn có vị trí trọng yếu về an ninh, trật tự thì cấp bậc hàm cao nhất có thể cao hơn một bậc so với cấp bậc hàm cao nhất của chức vụ tương ứng. Hạn tuổi phục vụ cao nhất của sĩ quan Công an nhân dân ở cấp úy là 50 đối với cả nam và nữ; Thiếu tá, Trung tá là 55 đối với nam, 53 đối với nữ; Thượng tá nam 58, nữ 55; Đại tá, cấp Tướng nam 60, nữ 55. Sĩ quan Công an nhân dân được kéo dài tuổi phục vụ phải đủ các điều kiện như đơn vị trực tiếp sử dụng sĩ quan hoặc đơn vị khác trong Công an nhân dân thực sự có nhu cầu; sĩ quan Công an nhân dân có phẩm chất tốt, sức khoẻ tốt, tự nguyện và có một trong hai điều kiện: cán bộ nghiên cứu khoa học trong Công an nhân dân có học hàm, học vị Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ; danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú, Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú, Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú. Cán bộ trong Công an nhân dân đang tham gia vào chương trình, đề tài khoa học cấp Nhà nước; chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực công tác của Công an nhân dân cũng có thể được kéo dài tuổi phục vụ. Trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Các Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn (1954 - 1981) Phạm Hùng (1981 - 1987) Mai Chí Thọ (1987 - 1991) Bùi Thiện Ngộ (1991 - 1996) Lê Minh Hương (1996 - 2002) Lê Hồng Anh (2002 - 2011) Trần Đại Quang (2011 - 2016) Tô Lâm (2016 - nay) Các tướng lĩnh tiêu biểu Thiếu tướng Phan Trọng Tuệ, tướng Công an nhân dân Việt Nam đầu tiên, Phó Thủ tướng Chính phủ Đại tướng Mai Chí Thọ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Đại tướng đầu tiên của Công an nhân dân Việt Nam Đại tướng Trần Đại Quang, Chủ tịch nước Đại tướng Lê Hồng Anh , Thường trực Ban bí thư Thiếu tướng Bùi Tuyết Minh, nữ tướng đầu tiên của Công an nhân dân Việt Nam Trung tướng Trần Thị Ngọc Đẹp, nữ Trung tướng đầu tiên của Công an nhân dân Việt Nam Trung tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Chính phủ Phong tặng Công an nhân dân Việt Nam đã vinh dự được Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam tặng thưởng ba Huân chương Sao Vàng (1980, 1985, 2000) và nhiều phần thưởng cao quý khác; 571 lượt đơn vị và 291 cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Chú thích Huân chương Sao Vàng Lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam
Biển Nhật Bản hoặc "Đông Hải" theo cách gọi của Triều Tiên và Hàn Quốc là một vùng biển nằm ở Đông Á, biên giữa quần đảo Nhật Bản, Sakhalin, Bán đảo Triều Tiên và vùng đất liền của Nga. Quần đảo Nhật Bản ngăn cách biển với Thái Bình Dương. Giống như Địa Trung Hải, nó hầu như không có thủy triều do được bao bọc gần như hoàn toàn khỏi Thái Bình Dương. Sự cô lập này cũng ảnh hưởng đến đa dạng động vật và độ mặn, cả hai chỉ số này đều thấp hơn trong đại dương. Biển này không có các đảo lớn, các vịnh lớn hoặc các mũi đất. Cân bằng nước của nó chủ yếu được xác định bởi dòng chảy vào và ra qua các eo biển nối nó với các biển lân cận và Thái Bình Dương. Rất ít sông đổ ra biển này và tổng đóng góp của chúng vào việc trao đổi nước là trong vòng 1%. Địa lý Phía Nam và Đông của biển là các đảo Honshu, Hokkaido và Kyushu thuộc Nhật Bản, phía Bắc là đảo Sakhalin thuộc Nga, phía Tây giáp với đất liền thuộc Nga, CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc. Biển thông ra Thái Bình Dương qua eo biển Triều Tiên ở phía Nam, eo biển Tsugaru (nằm giữa hai đảo Honshu và Hokkaido của Nhật Bản), eo biển La Perouse nằm giữa hai đảo Hokkaido và Sakhalin, cũng như eo biển Tatar ở phía Bắc. Biển có diện tích khoảng 1.048.950 km², độ sâu trung bình là 1.752 m, nơi sâu nhất là 3.742 m. Biển có thể được chia làm ba lòng chảo: lòng chảo Nhật Bản ở phía Bắc có độ sâu lớn nhất, lòng chảo Yamato nằm ở phía đông nam và Tsushima ít sâu hơn nằm ở phía tây nam. Bờ biển của các hòn đảo phía đông rộng và khá phẳng, trái ngược với các bờ biển vùng đất liền, đặc biệt là vùng bờ biển bán đảo Triều Tiên, dốc, gồ ghề, nhiều vách đá. Biển Nhật Bản mặc dù có khí hậu lạnh hơn so với Thái Bình Dương, nhưng lại thường mang đến không khí dịu mát cho quần đảo Nhật Bản. Biển Nhật Bản không có nhiều các hòn đảo lớn. Hầu hết các hòn đảo nhỏ hơn tập trung ở gần bờ phía đông, trừ đảo Ulleungdo (Hàn Quốc). Những hòn đảo quan trọng trên biển gồm có đảo Sado, Tsushima, Ulleungdo, Liancourt, Hatsushima, Okushiri, Rebun và Rishiri. Kinh tế Nghề cá là một ngành Kinh tế quan trọng của các vùng ven biển. Việc tranh chấp các khu vực đánh bắt là điều không tránh khỏi, mâu thuẫn đã nổ ra giữa Hàn Quốc và Nhật Bản xung quanh chủ quyền của mình trên Đảo Liancourt Trong lòng biển cũng chứa các mỏ khoáng sản, nhưng quan trọng hơn đây là một tuyến đường giao thông hàng hải quan trọng của khu vực Đông Bắc Á. Tên gọi Trong khu vực mỗi nước lại đặt cho biển một cái tên khác nhau. Người Nhật gọi là Nihon-kai (Kanji hoặc Hanzi: 日本海, zh: Rìběn hǎi, hv: Nhật Bản Hải), có nghĩa là "biển Nhật Bản" hay tên nguyên là Jīnghǎi (鲸海, Hán-Việt: Kình Hải , nghĩa là biển Cá Voi) bởi người Trung Quốc; người Hàn Quốc gọi là Donghae (Hangeul: 동해, Hanja: 東海, Hán-Việt: Đông Hải); Bắc Triều Tiên thì sử dụng tên gọi là Chosŏn Tonghae (Chosŏn'gŭl: 조선동해, Hanja: 朝鮮東海, Hán-Việt: Triều Tiên Đông Hải); Nga sử dụng tên biển Nhật Bản (Япо́нское мо́ре Yapónskoye móre). Chính phủ Bắc Triều Tiên cũng như Hàn Quốc lập luận rằng, cái tên "biển Nhật Bản" bắt nguồn từ thời kì đô hộ của Nhật. Theo họ, tên "Đông Hải" ít ra cũng nên được đối xử ngang hàng, còn ở Triều Tiên thì lại ưa cái tên "biển Đông Triều Tiên" hơn. Hiện nay, 97,2% các bản đồ quốc tế và các văn bản chỉ sử dụng tên gọi Biển Nhật Bản , số còn lại chủ yếu dùng cả tên Biển Nhật Bản và Biển Đông, thường với Biển Đông được liệt kê trong dấu ngoặc đơn hoặc được đánh dấu là một tên thứ cấp. Hoa Kỳ, Trung Quốc và Việt Nam và hầu hết các nước chỉ sử dụng tên gọi là biển Nhật Bản. Liên Hợp Quốc cũng sử dụng tên gọi biển Nhật Bản Tranh chấp Vấn đề chính trong tranh chấp xoay quanh sự bất đồng về thời điểm tên "Biển Nhật Bản" trở thành tiêu chuẩn quốc tế. Nhật Bản tuyên bố thuật ngữ này đã trở thành tiêu chuẩn quốc tế ít nhất là từ đầu thế kỷ 19, trong khi Triều Tiên cho rằng thuật ngữ "Biển Nhật Bản" xuất hiện muộn hơn trong khi Hàn Quốc nằm dưới sự cai trị của Nhật Bản, và trước khi bị chiếm đóng, các tên khác như "Korean Sea" hoặc "East Sea" đã được sử dụng trong tiếng Anh. Vào năm 2012, Tổ chức Thủy văn Quốc tế (IHO), một tổ chức liên chính phủ duy trì một ấn phẩm liệt kê các giới hạn của đại dương và các khu vực biển trên khắp thế giới, đã từ bỏ một số nỗ lực gần đây nhất trong 25 năm qua để sửa đổi việc công bố tên biển. Điều này chủ yếu là do sự thiếu thống nhất giữa Triều Tiên và Nhật Bản về vấn đề đặt tên. Một nhóm tư vấn của IHO sẽ báo cáo về vấn đề này vào năm 2020. Vào tháng 9 năm 2020, IHO thông báo rằng họ sẽ áp dụng một hệ thống số mới chỉ định toàn bộ các biển và đại dương bao gồm cả Biển Nhật Bản bằng một bộ số nhận dạng kỹ thuật số, còn được gọi là "S-130" Vào tháng 11 năm 2020, IHO đã thông qua một đề xuất ủng hộ việc sử dụng riêng tên Biển Nhật Bản trong hải đồ chính thức. "Sea of Japan" cũng là thuật ngữ chủ yếu được sử dụng trong tiếng Anh để chỉ biển, và tên trong hầu hết các ngôn ngữ châu Âu, nhưng đôi khi nó được gọi bằng các tên khác nhau ở các nước xung quanh. Chú thích Châu Á Miocen
Trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh là một trường đại học chuyên ngành về đào tạo nhóm ngành mỹ thuật tại Việt Nam. Trường trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển Trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trường mỹ thuật có truyền thống lâu đời ở Việt Nam. Tiền thân là trường Vẽ Gia Định (École de Dessin) được thành lập ngày 1 tháng 9 năm 1913. Năm 1917, trường đổi tên là trường Trang trí Mỹ thuật Gia Định, một trường mỹ thuật duy nhất ở miền Nam Việt Nam được xếp vào bậc trung học chuyên nghiệp đệ nhất cấp và được công nhận là thành viên của Hiệp hội Trung ương Trang trí Mỹ thuật Paris. Những cột mốc quan trọng: Kể từ khi thành lập, “Trường Vẽ Gia Định” ngày càng phát triển. Nhưng sự phát triển ấy chủ yếu là do đội ngũ giảng viên có tâm huyết với nghệ thuật, cho đến năm 1917 trường vẽ Gia Định là trường Mỹ thuật duy nhất được xếp vào loại “trường Trung học đệ nhất cấp” và được nhận là hội viên của “Hiệp hội Trung ương trang trí Mỹ thuật Paris”. Đây là cột mốc quan trọng vì là lần đầu tiên học sinh của trường được tiếp xúc với hội họa phương Tây. trường bắt đầu đào tạo có hệ thống, có phương pháp khoa học, thay cho cách đào tạo truyền nghề. Những người có công làm việc đó là: Ông L’Helgouache, ông Garnier, ông André Joyeux, ông Claude Lemaire, ông Lưu Đình Khải, ông Đỗ Đình Hiệp… Năm 1940, trường vẽ Gia Định được đổi tên thành “trường Mỹ nghệ thực hành Gia Định” (École des Arts appliqués de Gia Đinh). Từ đây chương trình đào tạo của trường dần dần được cải thiện, thêm môn trang trí tổng quát, luật viễn cận... Đặc biệt thêm môn học ký họa, nhờ thế mà trường đã đưa học sinh thâm nhập thực tế cuộc sống, phản ánh cuộc sống của nhân dân lao động trong những tác phẩm nghệ thuật. Năm 1945, với Cách mạng tháng Tám và "Toàn Quốc kháng chiến", nhiều học sinh của trường đã bỏ học đi kháng chiến như: Huỳnh Công Nhãn, Hoàng Trầm... Thời gian này trường cũng tạm ngưng hoạt động. Năm 1946, trường mang tên là trường Mỹ nghệ thực hành Gia Định (École des Arts appliqués de Gia Đinh). Năm 1951, trường lại đổi tên thành trường Quốc gia Trang trí Mỹ thuật Gia Định. Năm 1954, chính quyền Việt Nam Cộng hòa cho thành lập Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn, chuyên đào tạo về nghệ thuật tạo hình với chương trình học 3 năm, qua các chuyên khoa: Sơn dầu, Sơn mài, Lụa, Điêu khắc. Vị Giám đốc đầu tiên là họa sĩ Lê Văn Đệ (1954-1966). Mốc lịch sử quan trọng về đào tạo mỹ thuật ở Sài Gòn trong thời kỳ này là chủ trương nâng cấp về đào tạo của hai trường: Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn và Trung học Trang trí Mỹ thuật Gia Định (tiền thân là trường Mỹ nghệ Gia Định). Năm 1971, trường Trung học Trang trí Mỹ thuật Gia Định nâng thêm một cấp học nữa, trở thành hai cấp học: Cấp I học 4 năm, cấp II học 3 năm. Và chính thức đổi tên thành "Trường Quốc gia Trang trí Mỹ thuật". Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn cũng nâng thêm một cấp học biến tổng số năm học trong trường từ 3 năm lên thành 7 năm. Năm 1975, hai trường trên được nhập lại làm một. Ông Nguyễn Phước Sanh và ông Cổ Tấn Long Châu được phân công vào Ban phụ trách trường" Sau thời gian tiếp quản, ông Nguyễn Phước Sanh được cử làm hiệu trưởng đầu tiên của trường Cao đẳng Mỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh, sau đó là trường Đại học Mỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh. Ngày 12 tháng 11 năm 1975, Bộ Văn hóa thông tin của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam chính thức phê chuẩn thành lập Ban phụ trách (bao gồm trường vẽ Gia Định và Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn) gồm có 2 ông: Ông Nguyễn Phước Sanh và ông Cổ Tấn Long Châu để chuẩn bị khai giảng năm học mới. Ngày 12 tháng 11 năm 1976, Bộ Văn hóa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định đổi tên trường (gồm 2 trường) thành trường Cao đẳng Mỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh. Ngày 29 tháng 9 năm 1981, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định đổi tên trường thành trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Những hệ đào tạo Trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh có hai hệ: hệ Đại học và hệ Trung học. Hệ Đại học có Đại học chính quy và Đại học tại chức. Hệ Đại học 6 năm (trước 1975) được thống nhất lại còn 5 năm; Trung học 5 năm thành 3 năm. Hiện nay hệ Trung học đang dần được chuyển về các địa phương để được đào tạo theo chương trình thống nhất do Bộ văn hóa ban hành. Về cơ cấu lãnh đạo, từ năm 1974 đến nay trường đã qua 3 thời kỳ hiệu trưởng: Giáo sư Nguyễn Phước Sanh, Thạc sĩ Nguyễn Hoàng, Nguyễn Huy Long, NGND. Tiến sĩ Trương Phi Đức, hiện nay, PGS. Tiến sĩ Nguyễn Văn Minh. Trong 30 năm qua, nhà trường đã đào tạo gần 2.500 học sinh, sinh viên - hiện họ đang hoạt động hầu hết ở các tỉnh Nam Bộ và Thành phố Hồ Chí Minh. Tuyển sinh Các ngành đào tạo trình độ Đại học: Ngành Sư phạm mỹ thuật (Arts Education). Ngành Hội họa (Painting). Ngành Đồ hoạ (Printmaking): Đào tạo chú trọng vào sự sáng tạo không rập khuôn. Người học có thể áp dụng kiến thức vào trong nền công nghiệp quảng cáo hoặc mở xưởng sản xuất truyện tranh. Ngành Điêu khắc (Sculpture). Ngành Lý luận Lịch sử phê bình mỹ thuật (Theory, history and criticism of Fine Arts). Ngành Thiết kế đồ họa (Graphic design): Đào tạo chú trọng vào sự sáng tạo không rập khuôn. Áp dụng công nghệ vào trong ngành đồ hoạ. Người học có thể áp dụng kiến thức vào trong nền công nghiệp quảng cáo hoặc mở xưởng phim hoặc xưởng sản xuất truyện tranh. Các chương trình đào tạo trình độ Thạc sĩ: Thạc sĩ Mỹ thuật tạo hình. Thạc sĩ Lý luận Lịch sử mỹ thuật. Chương trình đào tạo trình độ Tiến sĩ: Lý luận và Lịch sử mỹ thuật Cách thức xét tuyển: Thí sinh lựa chọn 1 trong 3 phương án xét tuyển môn Ngữ văn sau khi đã được công nhận tốt nghiệp Trung học Phổ thông, Trung cấp chuyên nghiệp hoặc Trung cấp nghề. Cụ thể như sau: Căn cứ vào kết quả thi môn Ngữ văn của kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia; Điểm trung bình cộng 3 năm môn Ngữ văn lớp 10,11,12; Đối với thí sinh các trường trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề không tổ chức thi tốt nghiệp được xét điểm trung bình cộng 3 năm môn Ngữ văn lớp 10,11,12.Lưu ý: Tất cả các phương án xét tuyển, môn Ngữ văn đều phải đạt từ 5 điểm trở lên. Tổ hợp chi tiết các môn thi?
Nhà hát Lớn Hà Nội là một công trình kiến trúc tại thành phố Hà Nội, Việt Nam, phục vụ biểu diễn nghệ thuật. Nhà hát tọa lạc trên quảng trường Cách mạng tháng Tám, vị trí ở số 1A phố Tràng Tiền, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, không xa hồ Hoàn Kiếm và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, cạnh khách sạn Hilton Hanoi Opera, nhìn ra các vườn hoa Nhà hát Lớn và vườn hoa 19-8. Công trình được người Pháp khởi công xây dựng năm 1901 và hoàn thành năm 1911, theo mẫu Nhà hát Opéra Garnier ở Paris nhưng mang tầm vóc nhỏ hơn và sử dụng các vật liệu phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương. Tác phẩm của hai kiến trúc sư Harlay và Broyer mang nhiều màu sắc, đường nét kiến trúc của các nhà hát ở miền Nam nước Pháp, có cách tổ chức mặt bằng, không gian biểu diễn, cầu thang, lối vào sảnh... giống với các nhà hát ở châu Âu đầu thế kỷ 20. Mặc dù là một công trình kiến trúc mang tính chiết trung, được pha trộn nhiều phong cách, nhưng Nhà hát Lớn Hà Nội vẫn mang đậm dáng vẻ Tân cổ điển Pháp, đặc biệt ở kết cấu kiến trúc, kiểu mái hai mảng lợp ngói đá đen cùng các họa tiết trang trí bên trong. Ra đời muộn hơn các nhà hát ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng, nhưng Nhà hát Lớn Hà Nội có kiến trúc hoàn chỉnh nhất và trở thành hình ảnh quen thuộc và đặc trưng của thành phố Hà Nội. Ngay từ khi hoàn thành, Nhà hát Lớn đã giữ vai trò một trong những trung tâm văn hóa quan trọng của thủ đô, nơi diễn ra thường xuyên các hoạt động văn hóa, biểu diễn nghệ thuật. Nhà hát Lớn là nơi khai sinh và tôn vinh kịch nghệ cùng sân khấu Việt Nam, cũng như các loại hình nghệ thuật giao hưởng, hợp xướng, nhạc kịch, vũ kịch. Không chỉ vậy, nhà hát còn là một địa điểm mang đậm những dấu ấn lịch sử, từng là nơi Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam độc lập nhóm họp và thông qua Hiến pháp năm 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam cũng như danh sách chính phủ Liên hiệp Kháng chiến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Hồ Chí Minh đứng đầu); Toàn quốc Kháng chiến Ủy viên Hội (Võ Nguyên Giáp làm chủ tịch); Quốc gia Cố vấn đoàn (Vĩnh Thụy làm đoàn trưởng). Sau một thời gian dài bị xuống cấp, công trình lấy lại được vẻ đẹp xưa cũ sau đợt trùng tu từ năm 1995 đến năm 1997, chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh của Cộng đồng Pháp ngữ. Ngày nay, Nhà hát Lớn là một trong những địa điểm biểu diễn quan trọng bậc nhất ở Hà Nội, được những người làm nghệ thuật coi như một "ngôi đền" dành cho nghệ thuật cổ điển. Cũng như nhiều công trình kiến trúc và cả những loại hình văn hóa phi vật thể khác, Nhà hát Lớn Hà Nội trở thành minh chứng cho một giai đoạn lịch sử của thành phố, thời kỳ mà các nền văn hóa giao thoa lẫn nhau. Lịch sử Vị trí của Nhà hát Lớn Hà Nội xưa kia là một vùng đầm lầy thuộc đất của hai làng Thạch Tần và Tây Luông, giáp gianh với làng Cựu Lâu, thuộc tổng Phúc Lân (hay tổng Hữu Túc), huyện Thọ Xương. Năm 1808, một trường đúc tiền (chữ Hán: 寳傳局) được thành lập tại khu vực này, với phía bắc là phố Tràng Tiền ngày nay, nam là phố Phạm Sư Mạnh, Đông là phố Phan Chu Trinh và tây là phố Ngô Quyền. Phía đông bắc của đầm lầy nhà hát ngày xưa là cửa ô tên Tây Long (hay Tây Luông), lấy theo tên của bến đò thời Lê đậu ở bãi sông cùng tên. Ngày 20 tháng 7 năm 1786, quân Tây Sơn tiến vào thành Thăng Long qua bến sông và cửa ô này đã đánh vào trận địa của chúa Trịnh Khải ở hai bên lầu Ngũ Long (Bưu điện Hà Nội ngày nay). Bến sông này cũng là nơi chứng kiến cuộc rút chạy của quân nhà Thanh do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy sau thất bại đồn Khương Thượng trước đô đốc Long ngày 30 tháng 1 năm 1789 (mùng 5 Tết Kỷ Dậu). Ngay từ khi mới tới Hà Nội vào năm 1883, người Pháp đã sớm có ý định xây dựng ở thành phố này một địa điểm dành cho trình diễn nghệ thuật. Rạp hát đầu tiên được mang tên rạp Chùa Bút nằm ở khoảng đất trống trước cửa đền Ngọc Sơn, ảnh hưởng bởi công trình Tháp Bút ở gần đó. Vào năm 1887, nhân dịp hội chợ trên phố Tràng Thi, một hiệu buôn Hoa kiều đã cho xây dựng ở đầu phố Hàng Cót – khi đó mang tên phố Takou – một rạp hát chuyên diễn tuồng Tàu. Mặc dù vậy, rạp hát này lại được một bác sĩ người Pháp tên Nico đứng tên và đôi khi cũng dành cho các đoàn nghệ thuật từ Pháp sang trình diễn. Rạp Takou, tuy không phù hợp cho các hoạt động nghệ thuật Tây phương, nhưng chính là rạp hát đầu tiên ở Hà Nội theo kiểu Tây phương. Vào năm 1899, Hội đồng thành phố dưới sự chủ tọa của Công sứ Hà Nội Richard đã đề nghị lên Toàn quyền Đông Dương, xin xây dựng một nhà hát cho thành phố. Vị trí lựa chọn là khu vực đầm lầy thuộc hai làng Thạch Tần và Tây Luông. Đồ án thiết kế được xét duyệt là của hai kiến trúc sư người Pháp Broyer và V. Harley, họa theo hình dáng nhà hát Opéra Garnier nổi tiếng ở Paris. Trong công đoạn xây cất thì có sự tham gia của kiến trúc sư François Lagisquet chỉnh trang sửa chữa thêm họa đồ. Với kinh phí lên đến 2 triệu franc, dự án Nhà hát thành phố ở Hà Nội đã gây nên tranh cãi trên một số báo chí tại Pháp thời đó. Ngày 7 tháng 6 năm 1901 thì khởi công xây dựng do hai hãng thầu Travary và Savelon đứng thầu, kiến trúc sư Harley giám sát. Harley lúc bấy giờ cũng là thanh tra đô thị của Hà Nội. Vì xây dựng trên một vũng lầy nên việc san lấp mặt bằng gặp khá nhiều khó khăn. 35 nghìn cây cọc tre được đóng xuống trước khi đổ lớp bê tông dày 0,9 mét làm nền tòa nhà. Phần móng được xây bằng đá tảng; khu vực sân khấu sử dụng gạch chịu lửa để đề phòng hỏa hoạn, phần mái nhà lợp bằng phiến thạch trang trí kẽm thếp vàng, đường vòng quanh mái trang trí gạch tráng men. Công trình sử dụng tới 12.000 m³ vật liệu, gần 600 tấn gang thép, với khoảng 300 công nhân tham gia thi công mỗi ngày. Sau 10 năm xây dựng, Nhà hát thành phố được khánh thành năm 1911. Để gắn tên mình với sự kiện này, nhóm kịch nghiệp dư Philarmonique của những người Pháp tại Hà Nội khi đó đã tập một vở hài kịch. Công trình tuy đã hoàn thành nhưng sân khấu lúc bấy giờ vẫn thiếu màn kéo, phông cảnh. Để khắc phục, đoàn kịch đã lấy vải thô may lại rồi vẽ hình hồ Gươm cùng tháp Rùa để làm màn kéo. Nhà hát dùng tấm màn này 16 năm cho đến khi được thay thế bằng một tấm màn vải satanh, và tới năm 1932, nhà hát mới trang bị màn nhung theo kiểu sân khấu của Ý. Tối ngày 9 tháng 12 năm 1911, lễ khai trương nhà hát bắt đầu với vở hài kịch bốn hồi Le Voyage de monsieur Perrichon (Chuyến đi của ông Perrichon) của Eugène Labiche và Édouard Martin. Số tiền thu được từ buổi biểu diễn được nhóm kịch Philarmonique ủng hộ cho những trẻ em lai sống lang thang trên phố. Khi hoàn thành với 870 chỗ ngồi, Nhà hát Lớn Hà Nội là một công trình quy mô rất lớn nếu so với dân số Hà Nội khi đó. Nhà hát trở thành trung tâm các sự kiện văn hóa, nghệ thuật dành cho người Pháp và một số ít người Việt thượng lưu ở Hà Nội. Đây cũng là địa điểm biểu diễn lý tưởng cho các đoàn kịch, ban nhạc từ Pháp và châu Âu tới lưu diễn. Khoảng thời gian về sau, một số buổi trình diễn của các nghệ sĩ người Việt với mục đích từ thiện như quyên góp cứu nạn các vùng lụt lội, xây dựng nhà tế bần... cũng bắt đầu được trình diễn ở đây. Từ năm 1940, nhiều đoàn kịch nói Việt Nam đã có thể thuê lại nhà hát để biểu diễn. Từ đó Nhà hát Lớn Hà Nội không còn là địa điểm chỉ dành cho người Pháp. Sự hình thành tầng lớp thị dân cùng trí thức mới đã biến nơi đây thành cái nôi cho nhiều sinh hoạt nghệ thuật của người Việt. Không chỉ là một địa điểm văn hóa, Nhà hát Lớn Hà Nội cùng quảng trường Nhà hát còn là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Vào ngày 17 tháng 8 năm 1945, trên quảng trường Nhà hát đã diễn ra cuộc mít tinh ra mắt Mặt trận Việt Minh. Ngày 28 tháng 8 năm 1945 đã diễn ra một trong những cuộc duyệt binh đầu tiên của Việt Nam Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ngày 16 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh đã phát động Tuần lễ vàng quyên góp ủng hộ Chính phủ tại Nhà hát Lớn. Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khóa I họp phiên đầu tiên ở nhà hát vào ngày 2 tháng 3 năm 1946 và tiếp tục ở đây cho đến năm 1963, khi Hội trường Ba Đình được xây dựng. Cuối thế kỷ 20, Nhà hát Lớn Hà Nội sau hơn 80 năm tồn tại đã rơi vào tình trạng xuống cấp trầm trọng. Phần chân tường nhà hát phủ đầy rêu phong, nhiều chỗ mái ngói bị thay thế bằng mái tôn. Bên trong, các trang trí, vật liệu, màu sắc, tiện nghi phục vụ và thiết bị kỹ thuật quan trọng đều quá cũ kỹ, lạc hậu. Nhiều hoa văn bị quét vôi phủ kín trong những lần sửa chữa trước đó. Xung quanh quảng trường ngày càng xuất hiện nhiều các công trình không phù hợp, khiến phá vỡ không gian kiến trúc của nhà hát. Giữa thập niên 1990, để chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Pháp ngữ lần thứ 7 diễn ra tại Hà Nội vào tháng 11 năm 1997, Chính phủ Việt Nam đã quyết định trùng tu Nhà hát Lớn với kinh phí 156 tỷ đồng, tương đương khoảng 14 triệu đô la. Dự án được bắt đầu năm 1995 và hoàn thành 2 năm sau đó với sự tham gia của 100 nhân công và dưới sự giám sát của kiến trúc sư người Pháp gốc Việt Hồ Thiệu Trị, tác giả đồ án trùng tu. Năm 2011, Nhà hát Lớn Hà Nội cùng quảng trường Cách mạng tháng Tám đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận di tích lịch sử và kiến trúc quốc gia. Ngày 9 tháng 12 năm 2011, Nhà hát Lớn Hà Nội kỷ niệm 100 năm ngày nhà hát ra đời. Kiến trúc Nhà hát Lớn Hà Nội nằm trên quảng trường Cách mạng tháng Tám, nhìn thẳng ra phố Tràng Tiền, vị trí xưa nay vẫn là khu vực sầm uất bậc nhất của thành phố. Công trình có chiều dài 87 mét, bề ngang trung bình 30 mét, phần đỉnh mái cao nhất cao 34 mét so với nền đường, và diện tích xây dựng khoảng 2.600 mét vuông. Bên phải nhà hát, khách sạn Hilton Opera nằm hơi uốn cong, cũng là một công trình do kiến trúc sư người Pháp thiết kế. Mang những đường nét cổ điển – như hàng cột cao, bộ mái Mansard... – khách sạn hiện đại Hilton Opera không những không phá vỡ không gian kiến trúc của quảng trường mà còn giúp tôn thêm vẻ đẹp của nhà hát. Mặt bằng Nhà hát Lớn Hà Nội được chia thành ba phần tương đối rõ rệt. Không gian đầu tiên ngay lối vào là chính sảnh với một cầu thang hình chữ T bằng đá dẫn lên tầng hai. Đây là nơi đầu tiên đón khách tới nhà hát, gạch lát nền sử dụng loại đá vân thạch kết hợp với những họa tiết trang trí theo tinh thần cổ điển, đem lại cảm giác sang trọng. Hệ thống đèn chùm nhỏ treo trên tường được mạ đồng theo lối cổ, còn đèn chùm phía trên cao được mạ một lớp vàng bằng công nghệ hiện đại. Ở tầng hai, phòng gương là nơi diễn ra các nghi lễ quan trọng, lễ ký kết các văn kiện của Chính phủ hay đón tiếp các nhân vật cao cấp. Căn phòng này còn dành cho các chương trình nghệ thuật thính phòng, các cuộc họp báo hay những hội nghị mang tính chất nhỏ. Sàn phòng gương được phục chế theo kỹ thuật mosaic với đá mang đến từ Ý. Trên tường, xen giữa các cửa đi mở rộng là những tấm gương lớn. Các đèn treo, đèn chùm pha lê cùng bàn ghế mang phong cách cổ điển Pháp. Không gian tiếp theo của nhà hát là phòng khán giả kích thước 24 x 24 mét với sân khấu lớn, ba tầng ghế, tổng cộng 598 chỗ ngồi. Căn phòng được trang trí cầu kỳ với những hàng cột thức Corinth đỡ một vòm tràn đầy màu sắc bởi những bức bích họa, xen kẽ những hình đắp nổi cùng một đèn chùm pha lê lớn dát vàng. Sàn phòng lát gạch và trải thảm, các ghế ngồi thiết kế theo phong cách cổ điển Pháp thế kỷ 19. Không gian nội thất nhà hát như một sự tổng hòa của các yếu tố ánh sáng, màu sắc và âm thanh. Cuối cùng, phía sau sân khấu là 18 phòng trang điểm dành cho diễn viên, 2 phòng tập, cùng các phòng làm việc, thư viện, phòng họp. Có thể tìm thấy ở bề ngoài của công trình nhiều phong cách kiến trúc khác nhau. Mặt chính nhà hát nổi bật nhờ hàng cột theo thức Ionic La Mã, phía trên nhấn bởi các mái chóp cong lợp ngói đá. Dường như những nguyên tắc kiến trúc Phục Hưng được nhấn mạnh phía mặt ngoài này. Tuy vậy, những đường cong uốn lượn của các ban công kết hợp với hình thức cuốn vòm phía trên lối vào lại làm nổi bật những yếu tố Baroque. Ở cả mặt bên lẫn mặt chính giữa, các trang trí cầu kỳ, các thanh đỡ uốn lượn, các cửa sổ hình chữ nhật hay cuốn vòm, tất cả đều giàu tính điêu khắc và mang nét Baroque nổi trội. Riêng phần mái đón lối vào cho người đi xe hơi ở hai mặt bên lại theo phong cách Art Nouveau. Ở phía trên nhà hát, hệ mái lợp ngói đá đen được tổ chức rất kỳ công với sự kết hợp của nhiều hình thức, đem lại cảm giác về tinh thần Tân cổ điển Pháp. Tất cả những hòa trộn này đưa đến ấn tượng về một công trình kiến trúc Tân cổ điển kiểu chiết trung với những giá trị không chỉ về mặt kiến trúc mà còn về nghệ thuật trang trí. Bao quanh Nhà hát Lớn có nhiều điểm vui chơi giải trí như vườn hoa nhà hát lớn nằm chếch phía tây nam, quán cà phê Highlands Coffee ở hai khu vực sườn và tầng hầm (trước đó tầng hầm là quán Nineteen11, lấy theo tên năm khánh thành). Khoảng sân trước mặt nhà hát lớn và đoạn vườn về phía nam nối với khách sạn Hilton là một địa điểm lý tưởng của các đôi cô dâu chú rể đến chụp ảnh đám cưới và kỷ niệm. Xa xa về phía đông bắc là viện bảo tàng cách mạng Việt Nam và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (Viện Viễn Đông Bác cổ ngày xưa). Phía bắc của quảng trường Cách mạng tháng Tám là một loạt các khu trung tâm thương mại, văn phòng cao cấp của các cơ quan quốc tế như đại sứ quán New Zealand, Câu lạc bộ Báo chí Hà Nội. Hoạt động Kể từ khi hoàn thành sau đợt trùng tu từ năm 1995 đến năm 1997, Nhà hát Lớn Hà Nội tiếp tục vai trò trong quá khứ, là nơi diễn ra thường xuyên các hoạt động văn hóa, biểu diễn nghệ thuật của các đoàn nghệ thuật Việt Nam và nước ngoài. Ban quản lý Nhà hát Lớn Hà Nội, với tên giao dịch quốc tế Hanoi Opera House, được thành lập ngày 17 tháng 9 năm 1997 theo quyết định thành lập số 765 của Thủ tướng Chính phủ, có chức năng và nhiệm vụ: Tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật phục vụ nhiệm vụ chính trị, xã hội quan trọng của Đảng và Nhà nước. Tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, hội nghị, hội thảo, họp báo chiêu đãi quốc gia và quốc tế theo kế hoạch của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật chất lượng cao phù hợp với chức năng, nhiệm vụ. Quan hệ và hợp tác với các tổ chức trong nước và quốc tế có liên quan để trao đổi nghiệp vụ và tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật theo sự phân công của Bộ và theo quy định của pháp luật. Tổ chức các hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của Nhà hát Lớn Hà Nội và theo quy định của pháp luật. Với danh tiếng, vẻ đẹp kiến trúc, vị trí ở trung tâm thành phố và giá cho thuê thấp so với các địa điểm khác vì được Nhà nước bao cấp một phần, Nhà hát Lớn là một địa điểm biểu diễn lý tưởng ở Hà Nội. Từ con số chỉ 17 buổi diễn vào năm 2000, đến đầu thập niên 2010, Nhà hát Lớn Hà Nội thực hiện trung bình 400 buổi biểu diễn mỗi năm, đón hơn 140 đoàn nghệ thuật quốc tế. Giá thuê Nhà hát Lớn Hà Nội được áp dụng theo "Quy định về mức thu trong khai thác sử dụng Nhà hát Lớn Hà Nội" của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong đó ưu tiên các buổi trình diễn nghệ thuật dân gian và âm nhạc truyền thống. Bên cạnh các hoạt động nghệ thuật, Nhà nước cũng như nhiều tổ chức, doanh nghiệp thuê Nhà hát Lớn Hà Nội để tổ chức các sự kiện, hội họp hay những cuộc gặp gỡ quan trọng. Hình ảnh
Khu phố cổ Hà Nội là tên gọi thông thường của một khu vực đô thị có từ lâu đời của Hà Nội nằm ở ngoài hoàng thành Thăng Long. Khu đô thị này tập trung dân cư hoạt động tiểu thủ công nghiệp và buôn bán giao thương, hình thành lên những phố nghề đặc trưng, mang những nét truyền thống riêng biệt của cư dân thành thị, kinh đô. Ngày nay khu phố cổ Hà Nội là điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn tìm hiểu về Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Khu "Hà Nội 36 phố phường" là một cách gọi không chính xác của khu phố cổ, vì 36 phố phường là một cách gọi ước lệ khu vực đô thị cổ, nằm bên trong và bên ngoài cả khu phố cổ. Vị trí Theo quyết định số 70 BXD/KT-QH ngày 30 tháng 3 năm 1995 của Bộ Xây dựng, khu Phố cổ Hà nội có phạm vi được xác định: phía Bắc là phố Hàng Đậu; phía Tây là phố Phùng Hưng; phía Nam là các phố Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ và Hàng Thùng; phía Đông đường Trần Quang Khải và đường Trần Nhật Duật. Khu phố cổ Hà Nội thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm tổng diện tích khoảng 100 ha, có 76 tuyến phố thuộc 10 phường: phường Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Buồm, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Gai, Hàng Mã, Đồng Xuân, Cửa Đông, Lý Thái Tổ. Mặc dù các phố cổ của Hà Nội còn nằm cả bên ngoài khu vực này ở các quận khác như Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng; nhưng do đây là khu vực tập trung phố cổ nhiều nhất và còn giữ được những đặc trưng nên chỉ khu vực theo quy định trên được gìn giữ, bảo tồn là khu phố cổ. Lịch sử Khu dân cư sinh hoạt và buôn bán sầm uất này đã được hình thành từ thời Lý - Trần, nằm ở phía đông của hoàng thành Thăng Long ra đến sát sông Hồng. Đầu đời đời Lê, trong sách Dư Địa Chí, Nguyễn Trãi cũng đã đề cập đến tên một số phường nghề tại đây. Dưới thời Lê, đặt phủ Phụng Thiên gồm hai huyện là Vĩnh Thuận và Thọ Xương, thì khu này nằm gọn trong bốn tổng Túc của huyện Thọ Xương là Tiền Túc, Hậu Túc, Tả Túc, Hữu Túc. Bên ngoài khu vực là vòng thành Đại La có trổ các cửa ô. Thời Lê, giữa khu này có một số đầm hồ, lớn nhất là hồ Thái Cực. Sông Tô Lịch nối với hào thành, các đầm hồ, thông với hồ Hoàn Kiếm và sông Hồng cũng ở khu vực này. Đến cuối thế kỉ 19 thì các sông hồ đó hoàn toàn bị lấp, nhưng vẫn còn để lại dấu tích qua các địa danh: Hà Khẩu, Giang Khẩu, Cầu Gỗ, Cầu Đông. Thời Lý - Trần, dân cư từ các làng quanh đồng bằng Bắc Bộ tụ tập về khu vực này sinh sống, tạo thành khu phố đông đúc nhất kinh thành. Đến đời Lê, dần dần đã có một số Hoa kiều buôn bán ở đây, hình thành nên các khu phố Tàu. Thời Pháp thuộc, sau khi lấp toàn bộ các đầm hồ, khu phố được chỉnh trang, người Ấn, người Pháp cũng đến đây buôn bán. Hai chợ nhỏ được giải tỏa để lập chợ Đồng Xuân, Đường ray xe điện Bờ hồ - Thụy Khuê cũng chạy xuyên qua đây. Cho đến nay, đây vẫn là khu buôn bán nhộn nhịp nhất của Hà Nội. Tuyến phố đi bộ cũng được mở tại đây. Các phố nghề Đặc trưng nổi tiếng nhất của khu phố cổ là các phố nghề. Thợ thủ công từ các làng nghề quanh Thăng Long xưa tụ tập về đây, tập trung theo từng khu vực chuyên làm nghề của mình. Các thuyền buôn có thể vào giữa phố để buôn bán trao đổi, khiến các phố nghề càng phát triển. Và chính sản phẩm được buôn bán trở thành tên phố, với chữ "Hàng" đằng trước, mỗi phố chuyên môn buôn bán một loại mặt hàng. Hiện nay, một số phố vẫn còn giữ được sản phẩm truyền thống như phố Hàng Mã, Hàng Tre, Hàng Thiếc, Thuốc Bắc... Ngoài ra một số phố tuy không giữ nghề truyền thống, nhưng cũng tập trung chuyên bán một loại hàng hóa như phố Hàng Quạt bán đồ thờ, Hàng Buồm bán bánh kẹo, phố Mã Mây chuyên dịch vụ du lịch... Hàng Bông lấy theo tên đoạn phố chính Hàng Bông Đệm vốn có nhiều nhà làm nghề bật bông, bán mền bông, chăn đệm. Phố Hàng Mã ngày xưa chuyên buôn bán đồ vàng mã để thờ cúng, bao gồm tiền giấy âm phủ, vàng giấy âm phủ, sau mở rộng thêm các tượng giấy hình các quan, hình nhà cửa... để cúng và đốt cho người âm (người chết). Ngày nay phố Hàng Mã tập trung nhộn nhịp vào các dịp lễ, tết Trung Thu, Nguyên Đán với các mặt hàng phong phú về đồ chơi. Ngoài ra, tại đây cũng là nơi bán đồ trang trí phông màn cho đám cưới với các hình cắt làm từ nguyên liệu giấy màu hay bọt xốp nhiều màu sắc. Phố Mã Mây. Phố này nguyên bao gồm hai phố xưa: phố Hàng Mã và phố Hàng Mây. Đoạn phố Hàng Mây nằm giáp phố Hàng Buồm, trên bờ sông Nhị, nơi tập trung thuyền bè miền ngược chở các mặt hàng lâm sản như song, mây, tre, nứa... Phố Hàng Bạc do ông Lưu Xuân Tín được nhà vua cho phép mở lò đúc bạc thành nén cho triều đình, kéo người trong họ hàng và người làng Trâu Khê (hay Châu Khê, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang - Hải Dương) ra đây mở phường đúc bạc, thành lập trường đúc ở số nhà 58 Hàng Bạc. Phố Hàng Đào là nơi buôn tơ, bán vải vóc (chữ vải điều chỉ màu đỏ được đọc chệch thành chữ đào). Phố Hàng Lược nối từ phố Hàng Cót đến phố Chả Cá, vốn là nơi có nhiều nhà buôn bán lược: lược gỗ, lược sừng và sau này là lược nhựa. Phố Hàng Chai không phải là nơi sản xuất, buôn bán chai lọ; phố này là một đoạn ngõ nhỏ nối phố Hàng Rươi và Hàng Cót, đây là nơi tập trung dân nghèo chuyên làm nghề thu lượm các đồ phế liệu, đồ bỏ (rác) Phố Hàng Gà chạy từ phố Hàng Điếu đến phố Hàng Cót, vốn là nơi tập trung các cửa hàng bán đồ gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng, bồ câu, gà tây... Phố Hàng Chĩnh được người Pháp gọi là Rue des Vases (phố hàng Vại Chậu), vốn thông ra bờ sông, là bến đậu các thuyền chở vại, chậu bằng sành của làng Phù Lãng, nồi đất, chum vại, tiểu sành từ Hương Canh, bằng gốm từ Thổ Hà Phố Hàng Đồng và phố Bát Sứ thời thuộc Pháp có tên chung là Rue des Tasses (phố Hàng Chén). Đoạn Hàng Đồng và Hàng Mã trước thuộc thôn Yên Phú, có nghề gốc bán đồ đồng như mâm, nồi, đỉnh, lư hương, lọ hoa, hạc thờ... Phố Hàng Cơm nay là phố Văn Miếu từ ngã ba phố Nguyễn Khuyến đến ngã ba phố Quốc Tử Giám, trước kia nghề gốc là nơi có nhiều cửa hàng cơm phục vụ cho các sĩ tử thời phong kiến... Phố Hàng Đũa nay là phố Ngô Sĩ Liên; phố kéo dài từ phố Nguyễn Khuyến đến phố Quốc Tử Giám. Khu phố phía sau ga Hàng Cỏ xưa kia người dân gọi chung là khu Hàng Đũa do trước đây ở khu này người dân có nghề vót đũa làm thành đũa bán. Đũa tre để mộc, đũa tre sơn son, sơn then, đầu sơn vàng hoặc đỏ, bán buôn cho các cửa hàng trên phố hoặc các quầy trong chợ. Vào thời nhà Nguyễn đây thuộc địa phận làng Lương Sử (Ngự Sử và Lương Sừ) tổng Yên Hòa, huyện Thọ Xương. Làng Lương Sử ngày nay chia thành 2 con phố là phố Quốc Tử Giám (Lương Sừ) và phố Ngô Sĩ Liên (Ngự Sử). Hiện nay Ngõ Lương Sử xưa nằm trên tuyến phố Quốc Tử Giám thuộc quận Đống Đa, Hà Nội. Phố Hàng Bột nay là phố Tôn Đức Thắng chạy từ ngã tư phố Hàng Đẫy (Nguyễn Thái Học) đến ngã năm Xã Đàn, xưa kia đây là con đường thiên lý đi từ tỉnh Hà Đông vào Hà Nội. Hiện nay ở phố Tôn Đức Thắng vẫn còn lại ngõ Hàng Bột. Nhà cổ Một đặc trưng nữa của khu phố cổ là kiến trúc nhà cổ trong khu phố buôn bán. Những nhà cổ chủ yếu là nhà ống, mái ngói nghiêng, mặt tiền là cửa hàng buôn bán thò thụt không đều. Hình ảnh nhà cổ và mái ngói đã đi vào hội họa, thơ ca. Những ngôi nhà này chủ yếu được dựng vào thế kỉ XVIII - XIX, trước đó hầu hết là nhà mái tranh, chỉ có một số nhà giàu có, nhà của Hoa kiều mới lợp mái ngói. Thời kì toàn quốc kháng chiến, để tránh đụng độ trực tiếp với quân Pháp và lính Lê dương, người dân và Vệ quốc quân đã đục thông tường từ nhà này sang nhà khác. Khi cần người ta có thể đi từ đầu đến cuối phố qua những lỗ hổng giữa các ngôi nhà mà không cần phải xuống đường. Từ cuối thế kỉ XX, các nhà cổ dần dần biến mất. Thay vào đó là các ngôi nhà ống xây mới phá vỡ cảnh quan vốn có của phố cổ. Tuy vậy, bên trong các ngôi nhà vẫn là hệ thống đường đi chằng chịt. Di tích Trong khu vực phố cổ có rất nhiều di tích lịch sử lâu đời, gồm đình, đền, chùa, hội quán. Đình: mỗi phố nghề thường có một đình để thờ tổ nghề hoặc thành hoàng làng nguyên quán. Đình ở khu này đặc biệt là tầng dưới vẫn làm cửa hàng cho thuê, tầng trên mới làm nơi thờ cúng. Qua thời gian, các đình bị lấn chiếm nhiều, rất khó tìm ra dấu. Đền: tương tự như đình, nhiều đền cũng chỉ đặt trên tầng, phía dưới làm cửa hàng. Một số đền còn giữ được là: đền Mã Mây, đền Nhân Nội, đền Bà Chúa, Chùa: trong khu phố cổ còn một số ngôi chùa, tuy đã bị lấn chiếm nhiều: chùa Cầu Đông, chùa Kim Cổ, chùa Thái Cam. Hội quán: khi người Hoa đến buôn bán, đã lập ra hai hội quán: Hội quán Quảng Đông và Hội quán Phúc Kiến. Tại khu vực khu phố cổ xưa kia có các cửa ô: ô Phúc Lâm, ô Thanh Hà (ô Quan Chưởng), ô Trừng Thanh, ô Mỹ Lộc. Hiện chỉ còn lại ô Quan Chưởng là còn nguyên vẹn. Chợ: Bên cạnh các phố nghề, khu phố cổ cũng có một số chợ để tập trung bán các loại hàng hóa phục vụ đời sống, như chợ Đồng Xuân - Bắc Qua, chợ Hàng Da, chợ Hàng Bè. Bảo tồn Phạm vị nghiên cứu quy hoạch được phân chia hai khu vực bảo vệ, tôn tạo đặc trưng như sau: Khu vực bảo vệ, tôn tạo cấp 1: Được giới hạn bởi các phố Hàng Chiếu, Hàng Đường, Hàng Ngang, Hàng Bạc, Hàng Mắm và Trần Nhật Duật (diện tích khoảng 19 ha). Khu vực bảo vệ, tôn tạo cấp 2: Bao gồm phần còn lại trong ranh giới khu Phố Cổ. Kiến trúc cổ của khu phố này là các ngôi nhà nhỏ bé với mái tranh hay mái ngói, thường có sân chung, lô nhô nối tiếp nhau từ dãy phố này đến dãy phố khác. Khu phố này cũng đã từng là đề tài của nhiều văn nghệ sĩ làm nên những giá trị văn hóa ngày nay của Hà Nội. Ngày nay nhiều khu phố đã xuống cấp, phải trùng tu để nâng cấp lại. Trong dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội năm 2010, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã quyết định dùng khoảng 50 tỷ đồng để tân trang 75 tuyến phố của các quận nội, ngoại thành, trong đó có việc quết vôi lại màu vàng cho mặt tiền các căn nhà trong Khu phố cổ. Tuy nhiên có ý kiến người dân cho biết việc tân trang được thực hiện khá ẩu khiến mặt tiền nhiều ngôi nhà bị lem nhem. Ca dao Việt Nam thi văn hợp tuyển của Dương Quảng Hàm có ghi lại ca dao về 36 phố ở Hà Nội như sau: Rủ nhau chơi khắp Long thànhBa mươi sáu phố rành rành chẳng sai: Hàng Bồ, hàng Bạc, hàng Gai,Hàng Buồm, hàng Thiếc, hàng Bài, hàng Khay, Mã Vĩ, hàng Điếu, hàng GiầyHàng Lờ, hàng Cót, hàng Mây, hàng Đàn, Phố Mới, Phúc Kiến, hàng Ngang,Hàng Mã, hàng Mắm, hàng Than, hàng Đồng, Hàng Muối, hàng Nón, cầu Đông,Hàng Hòm, hàng Đậu, hàng Bông, hàng Bè, Hàng Thùng, hàng Bát, hàng Tre,Hàng Vôi, hàng Giấy, hàng The, hàng Gà, Quanh đi đến phố hàng Da,Trải xem hàng phố, thật là cũng xinh. Phồn hoa thứ nhất Long thành,Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ. Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ,Bút hoa xin chép vần thơ lưu truyền.Hội họa Khu phố cổ Hà Nội đã đi vào tranh của một danh họa là Họa sĩ Bùi Xuân Phái, trở thành một trường phái hội họa của Việt Nam, được biết đến với tên là phố Phái. Tên các phố cổ Tên phố trong khu phố cổ đa số đầu tiên là chữ "Hàng", sau đó là tên sản phẩm. Bên cạnh đó có một số phố không theo quy tắc đó, và một số phố mới đặt sau này mang tên người. Các phố có chữ "Hàng" trong khu phố cổ (Dấu ** tương ứng với những tên phố hiện không còn dùng). Các phố, ngõ không có chữ "Hàng" trong khu phố cổ Các phố có chữ "Hàng" nhưng không nằm trong khu phố cổ Các ngõ có chữ "Hàng" Tên các đường phố Hà Nội thế kỷ 19 – 20 Ancien canal - Tên cũ phố Đào Duy Từ; Ancien canal nghĩa là Sông đào cũ. Anh Quốc - Tên phố Hàng Khay đặt trong thời tạm chiếm 1947 - 1954. Ấu Triệu - Phố ở cạnh Nhà thờ Lớn: thời Pháp có tên là Ruelle Père Lecornu. Ấu Triệu nghĩa là Bà Triệu nhỏ, tên là Lê Thị Đàn người làng Thế Lại (Quảng Trị) tham gia phong trào Đông Du của Phan Bội Châu (năm 1903). Tên Ấu Triệu do Phan Bội Châu đặt trong tập Truyện Nghĩa liệt''. Ba Đình: Quảng trường. Thời Pháp thuộc là Rond point Puginier. Năm 1945 đổi là Quảng trường Ba Đình. Ba Lê - Tên vườn hoa cạnh Nhà hát lớn đặt trong thời tạm chiếm 1947-1954. Bà Triệu - Đường phố có tên cũ thường gọi là Phố Hàng Giò (đoạn phía bắc gần Hàng Khay); thời Pháp thuộc là hai phố boulevard Gia Long và Rue Lê Lợi. Ngõ Bà Triệu - ở đoạn dưới phố Bà Triệu, trước kia được gọi là Ngõ Trường Bắn (nơi binh lính tập bắn). Báo Khánh - Tên phố ở phía tây Hồ Gươm, thời Pháp thuộc gọi là Rue Pottier. Bảo Linh - Tên thôn cũ thuộc khu vực phố Hàng Tre. Borgnis Desbordes - Rue Borgnis Desbordes, tên cũ phố Tràng Thi. Bình Chuẩn - Phố Bình Chuẩn: tên phố Hàng Thùng đặt năm 1945. Bình Chuẩn là tên một chiếc tàu thủy được đóng năm 1921 (chiếc tàu đầu tiên của người Việt Nam ở Bắc Kỳ). Cambanère - Rue Cambanère, tên cũ phố Hàng Bút. Cantonnais - Rue des Cantonnais, tên cũ phố Hàng Ngang thời thuộc Pháp (ý nghĩa là phố của người Hoa kiều gốc Quảng Đông). Cao Thắng - Phố Cao Thắng, thời thuộc Pháp gọi là Rue Grappin; năm 1945 là phố Nguyễn Cảnh Chân. Chân Cầm - Phố Chân Cầm thời Pháp thuộc có tên là Rue Lagisquet; tương truyền ngày xưa nơi đây có nghề sản xuất các loại đàn dùng cho âm nhạc cổ truyền. Chí Linh C - Vườn hoa Chí Linh, nằm ở bờ phía đông của Hồ Hoàn Kiếm, tên cũ thời Pháp thuộc là Vườn hoa Paul Bert, có nhà kèn, tượng Paul Bert và là nơi hàng năm diễn ra duyệt binh trong các ngày Hội Tây. Ngõ Chợ Đồng Xuân: một ngõ nhỏ nằm bên cạnh chợ Đồng Xuân. Nơi đây trước kia là chỗ giới thiệu người đi ở cho các gia đình. Chợ Gạo - Phố Chợ Gạo: thời Pháp thuộc gọi là Place du Commerce, là nơi tụ họp của những người buôn bán gạo từ nông thôn vào Hà Nội. Chùa Một Cột - Phố Chùa Một Cột: thời Pháp thuộc có tên là Rue Elie Groleau. Cổ Ngư - Đường Cổ Ngư: Thời thuộc Pháp gọi là Route Maréchal Lyautey, nay gọi là Đường Thanh Niên. Cống Chéo Hàng Lược - Tên gọi thông thường của phố Hàng Lược, thời Pháp thuộc gọi là Rue Sông Tô Lịch. Cột Cờ - Phố Cột cờ: thời Pháp thuộc gọi là Avenue Puginier. Chả Cá - Phố Chả Cá, đất thôn cũ Đồng Thuận. Trước kia phố này gọi là phố Hàng Sơn (tên chữ Pháp là Rue de la laque). Cột Đồng Hồ - Nơi được trồng một cột sắt lớn trên có đặt chiếc đồng hồ điện, ở ngã sáu mấy phố đi ra Bờ Sông, tại đầu đường Trần Nhật Duật. Hàng Cơm - phố Văn Miếu, tên phố Hàng Cơm được đặt từ thời vua Tự Đức. Qua nhiều giai đoạn đến ngày 28-02-1949, tên là phố Văn Miếu. Hàng Đũa - phố Ngô Sĩ Liên, tên Hàng Đũa được đặt cho khu phố phía sau Ga Hàng Cỏ. Xưa vào thời Nguyễn đây thuộc làng Lương Sử (Ngự Sử và Lương Sừ) tổng Yên Hòa, huyện Thọ Xương. Qua nhiều giai đoạn đến nay thì tên phố là phố Ngô Sĩ Liên. Ngõ Trạm -Thời Pháp thuộc, phố còn có tên là Bourret. Sau Cách mạng tháng Tám, phố được đặt tên như hiện nay. Hình ảnh Hà Nội xưa
Văn Miếu – Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng, phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long. Quần thể kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám và vườn Giám, mà kiến trúc chủ thể là Văn miếu (chữ Hán: 文廟) - nơi thờ Khổng Tử, và Quốc tử giám (chữ Hán: 國子監) - trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám có tường gạch vồ bao quanh, phía trong chia thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác nhau. Mỗi lớp không gian đó được giới hạn bởi các tường gạch có 3 cửa để thông với nhau (gồm cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên). Từ ngoài vào trong có các cổng lần lượt là: cổng Văn Miếu, Đại Trung, Khuê Văn các, Đại Thành và cổng Thái Học. Với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Ngày nay, Văn Miếu – Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày nay đến "cầu may" trước mỗi kỳ thi quan trọng. Lịch sử Văn miếu được xây dựng từ năm 1070, tức năm Thần Vũ thứ hai đời Lý Thánh Tông. Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tập 1, tr.234 chép: "Mùa thu tháng 8, làm Văn Miếu, đắp tượng, Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối, vẽ tượng Thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế. Hoàng thái tử đến đấy học." . Như vậy Văn miếu ngoài chức năng thờ các bậc Tiên thánh, Tiên sư của đạo Nho, còn mang chức năng của một trường học Hoàng gia mà học trò đầu tiên là Thái tử Lý Càn Đức, con trai vua Lý Thánh Tông với Nguyên phi Ỷ Lan, lúc đó mới 5 tuổi, đến năm 1072 lên ngôi trở thành vua Lý Nhân Tông. Năm 1076, Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử giám ở bên cạnh Văn miếu, có thể coi đây là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam. Ban đầu, trường chỉ dành riêng cho con vua và con các bậc đại quyền quý (nên gọi tên là Quốc tử). (Việt sử thông giám cương mục. Nxb. Văn sử địa. 1957) chép: "Bính Thìn, năm Anh Vũ Chiêu Thắng thứ 1 tháng 4... lập nhà Quốc tử giám; tuyển trong các văn thần lấy những người có văn học, bổ vào đó". Năm 1156, Lý Anh Tông cho sửa lại Văn miếu và chỉ thờ Khổng Tử. Năm 1253, vua Trần Thái Tông đổi Quốc Tử giám thành Quốc Học viện cho mở rộng và thu nhận cả con cái các nhà thường dân có sức học xuất sắc. Chức năng trường Quốc học ngày càng nổi bật hơn chức năng của một nơi tế lễ "Quý Sửu năm thứ ba(1253)... Tháng 6 lập Quốc Học viện, tô tượng Khổng Tử, Chu công và Á Thánh, vẽ tượng 72 người hiền để thờ... Tháng 9 xuống chiếu cho các nho sĩ trong nước đến Quốc học viện giảng học tứ thư, lục kinh" (ĐVSKTT). Lấy Phạm Ứng Thần giữ chức Thượng thư kiêm chức Đề điệu Quốc Tử viện để trông nom công việc học tập tại Quốc Tử giám". Đời Trần Minh Tông, Chu Văn An được cử làm quan Quốc Tử giám Tư nghiệp (hiệu trưởng) và thầy dạy trực tiếp của các hoàng tử. Năm 1370 ông mất, được vua Trần Nghệ Tông cho thờ ở Văn miếu bên cạnh Khổng Tử. Sang thời Hậu Lê, Nho giáo rất thịnh hành. Vào năm 1484, Lê Thánh Tông cho dựng bia của những người thi đỗ Tiến sĩ từ khoa thi 1442 trở đi (chủ trương đã đề ra năm 1442 nhưng chưa thực hiện được). Mỗi khoa, một tấm bia đặt trên lưng rùa. Tới năm đó, nhà Lê đã tổ chức được 12 khoa thi cao cấp, Lê Thánh Tông (1460 - 1497) đã tổ chức đều đặn cứ ba năm một lần, đúng 12 khoa thi. Không phải khoa thi nào tiến hành xong đều được khắc bia ngay, không phải bia đã dựng thì vĩnh tồn, không hư hỏng, không mất mát. Từng thời có những đợt dựng, dựng lại lớn, như năm 1653 (Thịnh Đức năm thứ nhất), năm 1717 (Vĩnh Thịnh năm thứ 13). Cuối triều Lê, thời Cảnh Hưng, bia vẫn được khắc đều đặn. Dù không còn giữ được đủ bia, nhà công trình điêu khắc giá trị và tư liệu lịch sử quý báu. Năm 1762, Lê Hiển Tông cho sửa lại là Quốc Tử giám, cơ sở đào tạo và giáo dục cao cấp của triều đình. Vào thời Cảnh Hưng, Vũ Miên, Nguyễn Nghiễm, Nguyễn Lệ cho đúc Bích Ung đại chung (chuông lớn Bích Ung). Đời nhà Nguyễn, Quốc Tử giám lập tại Huế. Năm 1802, vua Gia Long ấn định đây là Văn miếu Hà Nội. Tổng trấn Bắc Thành Nguyễn Văn Thành cho xây thêm Khuê Văn các bên cạnh giếng vuông. Như vậy vào đầu thời Nguyễn, Văn miếu Thăng Long đã một lần được sửa sang chỉ còn là Văn miếu của trấn Bắc Thành, sau đổi thành Văn Miếu Hà Nội. Còn Quốc Tử giám thì đổi thành học đường của phủ Hoài Đức và sau đó tại khu vực này xây đền Khải Thánh để thờ cha mẹ Khổng Tử. Đầu năm 1947, thực dân Pháp nã đạn đại bác làm đổ sập căn nhà, chỉ còn cái nền với hai cột đá và 4 nghiên đá. Ngày nay toàn bộ khu Thái Học được xây dựng với diện tích 1530m2 trên tổng diện tích 6150m2 gồm các công trình kiến trúc chính là Tiền đường, Hậu đường, Tả vu, Hữu vu, nhà chuông, nhà trống được mô phỏng theo kiến trúc truyền thống trên nền đất xưa của Quốc Tử giám. Kiến trúc Quốc Tử giám nằm ở phía Nam thành Thăng Long, xưa thuộc thôn Minh Giám, tổng Hữu Nghiêm, huyện Thọ Xương; thời Pháp thuộc cũng như nay thuộc khu vực trung tâm nội thành của thành phố Hà Nội. Bốn mặt đều là phố, cổng chính là phố Quốc Tử Giám (phía Nam), phía Bắc là phố Nguyễn Thái Học, phía Tây là phố Tôn Đức Thắng, phía Đông là phố Văn Miếu. Quần thể kiến trúc này nằm trên diện tích 54331m2 bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám và vườn Giám mà kiến trúc chủ thể là Văn Miếu nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám, trường học cao cấp đầu tiên của Việt Nam. Nhà Thái học sinh đời Lý - Trần quy mô thế nào, hiện chưa khảo được, vì các tư liệu lịch sử không thấy ghi lại. Thời thuộc Minh, nhiều di tích lịch sử văn hoá bị đốt hoặc đưa về Yên Kinh, (Bắc Kinh), nhưng Văn miếu vẫn được người Minh tôn trọng. Năm Giáp Ngọ (1414) Hoàng Phúc xin với vua nhà Minh cho lập Văn miếu ở các châu, huyện trong cả nước. Năm Quý Mão niên hiệu Hồng Đức thứ 14 (1483) Lê Thánh Tông, đã thực hiện một đợt đại trùng tu, được ghi lại trong Đại Việt sử ký toàn thư như sau: Tháng Giêng, mùa xuân sửa nhà Thái học...Đằng trước nhà Thái học dựng Văn miếu. Khu vũ của Văn miếu có điện Đại Thành để thờ Tiên Thánh, Đông vũ và Tây vũ chia ra thờ các Tiên hiền, Tiên nho; điện Canh Phục để làm nơi túc yết, Một kho để chứa đồ tế khí và một phòng để làm nhà bếp; đằng sau nhà Thái học, dựng cửa Thái học, nhà Minh luân. Giảng đường phía đông và giảng đường phía tây thì để làm chỗ giảng dạy các học sinh. Lại đặt thêm kho Bí thư để chứa ván gỗ khắc thành sách; bên đông bên tây nhà Thái học làm nhà cho học sinh trong ba xá, mỗi bên ba dãy, mỗi dãy 25 gian để làm chỗ nghỉ ngơi của học sinh Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết vào tháng 11 niên hiệu Hồng Thuận năm thứ 3 (1511) vua Lê Tương Dực: Sai Nguyễn Văn Lang sửa lại điện Sùng Nho ở Quốc Tử giám và 2 giải vũ, 6 nhà Minh Luân, phòng bếp, phòng kho, cùng làm mới 2 nhà bia bên đông bên tây, mỗi gian tả hữu đều để 1 tấm bia Văn Miếu – Quốc Tử Giám nhà Lê đã được Lê Quý Đôn miêu tả trong Kiến văn tiểu lục (sách viết năm 1777) thì: Văn miếu; cửa Đại Thành nhà 3 gian 2 chái, lợp bằng ngói đồng (ngói ống), Đông Vũ và Tây Vũ 2 dãy đều 7 gian, đằng sau cửa nhỏ 1 gian, điện canh phục 1 gian 2 chái, nhà bếp 2 gian, kho tế khí 3 gian 2 chái, cửa Thái học 3 gian, có tường ngang lợp bằng ngói đồng (ngói ống), nhà bia phía đông và tây đều 12 gian, kho để ván khắc sách 4 gian, ngoại nghi môn 1 gian, xung quanh đắp tường, cửa hành mã ngoài tường ngang 3 gian, nhà Minh Luân 3 gian 2 chái, Cửa nhỏ bên tả và bên hữu đều 1 gian, có tường ngang. nhà giảng dạy ở phía đông và phía tây 2 dãy, mỗi dãy đều 14 gian. Phòng học của học sinh tam xá ở phía đông và phía tây đều ba dãy, mỗi dãy 25 gian, mỗi gian 2 người. Toàn bộ kiến trúc Văn Miếu hiện nay đều là kiến trúc cung đình thời đầu nhà Nguyễn. Khuôn viên được bao bọc bởi bốn bức tường xây bằng gạch vồ (đây là sản phẩm của nhà Hậu Lê) Hiện nay quần thể kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám được chia làm ba khu vực chính: 1 là hồ Văn, 2 vườn Giám và 3 là khu nội tự Văn Miếu - Quốc Tử Giám (khu chủ thể), bố cục đăng đối từng khu, từng lớp theo trục Bắc Nam, mô phỏng tổng thể quy hoạch khu Văn Miếu thờ Khổng Tử ở quê hương ông tại Khúc Phụ, Sơn Đông, Trung Quốc. Tuy nhiên, quy mô ở đây đơn giản hơn, kiến trúc đơn giản hơn và theo phương thức truyền thống nghệ thuật dân tộc Việt Nam (từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19). Hồ Văn Phía nam, trước mặt Văn Miếu là hồ Minh Đường hay Văn hồ, dân gian thường gọi là hồ Giám. Chính quyền thành phố Hà Nội đã cố gắng giải toả, nhưng hiện nay diện tích cũng chỉ còn được 12297 m2, giữa hồ có gò Kim Châu, trên gò dựng Phán Thủy đường (là nơi diễn ra các buổi bình văn thơ của nho sĩ kinh thành xưa). Theo ý đồ kiến trúc, đây vốn là cái "tiểu minh đường" của Văn Miếu, là một bộ phận khăng khít của toàn bộ công trình kiến trúc chung. Năm 1863, trong dịp sửa nhà bia Văn Miếu, Văn Hồ đã được một lần tu sửa. Sự việc này còn ghi lại rõ ràng trên tấm bia đá dựng ở gò giữa hồ: Trước miếu có hồ lớn, trong hồ có gò Kim Châu, vào khoảng niên hiệu Cảnh Trị (1668-1671), Tham tụng họ Phạm (Phạm Công Trứ) làm 10 bài thơ vịnh Phán thủy để ghi lại cảnh đẹp... Mùa thu năm Quý Hợi niên hiệu Tự Đức (1863) tôi cùng Cao đài Đặng Lương Phủ (Đặng Tá) dựng đình bia Tiến sĩ và sửa sang khu hồ... Mùa thu năm Ất Sửu (1865), Đặng sứ quân lại xuất tiền nhà xây một đình trên gò Kim Châu. Đình làm xong gọi là Văn Hồ đình.... . Ngày 12 tháng 2 năm 1998, trong khi nạo vét cải tạo hồ Văn đã tìm thấy tấm bia Hoàn Văn hồ bi, soạn năm Bảo Đại thứ 17 (1942), do cử nhân khoa Quý Mão Hoàng Huân Trung soạn. Điều đặc biệt là mặt sau của bia khắc bản dịch chữ Hán ra chữ Quốc ngữ do đốc học Trần Trọng Kim và Nguyễn Quang Oánh dịch. Cho biết hồ này và cả dải đất chạy suốt chiều dài mé tây của Văn Miếu đều thuộc quần thể khu vực Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Đến cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 20 do phân cách địa giới hành chính, khu vực Văn miếu thuộc đất tỉnh Hà Đông. Khi đất Văn Miếu – Quốc Tử Giám trao lại cho tỉnh Hà Nội thì bỏ sót lại khu hồ Văn, vì thế năm 1939 các văn thân nho sĩ tỉnh Hà Nội đệ đơn trình Thị trưởng Hà Nội xin Công sứ toàn quyền Bắc Kỳ trả lại hồ Văn vào địa phận Văn Miếu, văn bia có đoạn viết: Hồ này ở ngoài tường cửa thứ ba Văn Miếu tên là hồ Minh Đường hay là Văn hồ. Hồ rộng 1 vạn chín trăm thước vuông tây, trong hồ có gò tròn tên gọi Kim Châu rộng hai trăm thước vuông tây. Một hồ nước trong, quanh bờ cây cối râm mát, một gò đất nổi giữa hồ trên có một kiến trúc nhỏ đẹp lẩn dưới cành lá xum xuê, cảnh này mở đầu cho một khu kiến trúc sẽ trở thành một tấm gương soi, nhân đôi cảnh trí, tạo cảm giác mát mẻ dịu dàng ngay từ khi mới đặt chân vào khu kiến trúc. Khu nội tự Văn Miếu - Quốc Tử Giám tôn nghiêm, được ngăn cách với vườn Giám và không gian bên ngoài bằng tường gạch vồ và được chia làm 5 lớp không gian khác nhau, mỗi lớp được giới hạn bởi các tường gạch và có các cửa thông nhau: một cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên với các kiến trúc chủ thể là: cổng Văn Miếu, cổng Đại Trung, Khuê Văn các, cổng Đại Thành, khu điện thờ, cổng Thái Học và kết thúc là khu Thái Học. Văn Miếu Môn Phía trước Văn Miếu môn là tứ trụ (nghi môn) và hai tấm bia Hạ mã hai bên đó là mốc ranh giới chiều ngang phía trước mặt cổng. Xưa kia dù công hầu hay khanh tướng, dù võng lọng hay ngựa xe hễ đi qua Văn Miếu đều phải xuống đi bộ ít nhất từ tấm bia Hạ mã bên này sang tới tấm bia Hạ mã bên kia mới lại được lên xe lên ngựa. Thế đủ biết Văn Miếu có vị trí tôn nghiêm tới chừng nào. Tứ trụ được xây bằng gạch, hai trụ giữa xây cao hơn trên có hình 2 con nghê chầu vào. Quan niệm tâm linh cho rằng đây là vật linh thiêng có khả năng nhận ra kẻ ác hay người thiện. Hai trụ ngoài đắp nổi 4 con chim phượng xoè cánh chắp đuôi vào nhau. Tứ trụ có đôi câu đối chữ Hán: Đông, tây, nam, bắc do tư đạo Công, khanh, phu sĩ, xuất thử đồ Tạm dịch: Đông, tây, nam, bắc cùng đạo này (đạo Nho) Công, khanh, phu sĩ xuất thân từ đường này Văn Miếu môn tức là cổng tam quan phía ngoài. Cổng có ba cửa, cửa giữa cao to và xây 2 tầng. Tầng trên có ba chữ (Văn miếu môn). Kiểu dáng kiến trúc Văn Miếu môn nhiều nét độc đáo rất đáng lưu ý trong khi nghiên cứu kiến trúc cổ Việt Nam. Nhìn bên ngoài tam quan là 3 kiến trúc riêng biệt. Cửa chính giữa thực chất xây 2 tầng. Mặt bằng hình vuông. Tầng dưới to, tầng trên nhỏ chồng lên giữa tầng dưới. Ngày 18 tháng 3 năm Khải Định thứ 3, vua Khải Định bắc tuần có đến chiêm bái Văn Miếu Hà Nội và làm hai bài thơ tứ tuyệt bằng chữ Hán, rồi phán cho tỉnh thần Hà Đông khắc vào bia dựng trên gác tam quan. (rất tiếc bia hiện nay không còn, chỉ còn lại bệ bia, hai mặt bệ là hình hổ phù rất đẹp) Nguyên văn hai bài thơ như sau: Bài thứ nhất Hóa thành Nam quốc ái văn hoa, Thánh đạo chân truyền quán bách gia, Tằng vi Bắc phương danh giáo địa, Nghi hồ miếu mạo vĩnh nguy nga. Tạm dịch: Giáo hoá lan tràn khắp nước ta, Đạo Thánh đứng đầu cả bách gia, Nghe nói Bắc phương văn vật thịnh, Thảo nào Văn Miếu vẫn nguy nga. Bài thứ hai Thời trung văn giáo nhập Viêm đô, Bách thế tôn sùng đệ nhất Nho, Thử đặc Lý triều lưu cổ tích. Kinh kỳ tự hữu hảo qui mô Tạm dịch: Thời trung đạo ấy tới Viêm đô, Trăm thủa đề cao nhất đạo Nho, Triều Lý vẫn còn lưu dấu cũ, Kinh thành riêng để một quy mô. Phía trước cổng tam quan là đôi rồng đá cách điệu thời Lê, bên trong là đôi rồng đá thời Nguyễn. Hai mặt cổng tam quan Phía ngoài có hai câu đối nề (không rõ niên đại) Câu đối thứ nhất Đại quốc bất dịch giáo, bất biến tục, thả tôn sùng chi, diệc tín tư văn nguyên hữu tự Ngô Nho yếu thông kinh, yếu thức thời, vô câu cố dã, thượng tư thánh huấn vĩnh tương đôn. Tạm dịch nghĩa là: Nước lớn trong giáo dục, giữ thuần phong, đạo được tôn sùng, tin tưởng tư văn nguyên có gốc. Nhà Nho phải thông kinh, phải thức thời, chớ nên cố chấp, những lời thánh huấn phải ghi lòng. Câu đối thứ hai Sĩ phu báo đáp vị hà tai! Triều đình tạo tựu chi ân, quốc gia sùng thượng chi ý Thế đạo duy trì thử nhi! Lễ nhạc y quan sở tụy, thanh danh văn vật sở đô. Tam dịch nghĩa là: Sĩ phu có nhiều báo đáp, ơn triều đình đào tạo, ý nhà nước tôn sùng. Thế đạo nhờ đó duy trì, chốn lễ nhạc y quan, nơi thanh danh văn vật. Đại Trung Môn Từ cổng chính Văn Miếu môn, vào không gian thứ nhất gọi là khu Nhập đạo, theo đường thẳng tới cổng thứ hai là Đại Trung môn. Ngang hàng với Đại Trung môn bên trái có Thành Đức môn, bên phải có Đạt Tài môn. Theo văn bản của ông Đỗ Văn Ninh trước đây hai cổng tả môn và hữu môn ở phía trước và bằng Đại Trung môn, Thánh Đức môn và Đại tài môn ở phía sau. Hiện nay hai bên là không gian cây xanh và thảm cỏ Bức tường ngang nối ba cửa vươn dài ra hai bên tới tận tường vây dọc bên ngoài. Hai bên tả hữu của cả khu Văn Miếu, cùng với tường ngang nơi Văn Miếu môn tạo thành một khu hình gần vuông có tường vây khép kín ra vào bằng Văn Miếu môn. Trong khu vực này trồng cây bóng mát gần kín mặt bằng. Hai chiếc hồ chữ nhật nằm dài sát theo chiều dọc bên ngoài. Cảnh này gây nên cảm giác tĩnh mịch, thanh nhã của nơi "văn vật sở đô". Cửa Đại Trung môn làm kiểu 3 gian, xây trên nền gạch cao, có mái lợp ngói mũi hài, có hai hàng cột hiên trước và sau, ở giữa là hàng cột chống nóc. Gian giữa cổng treo một tấm biển nhỏ đề 3 chữ sơn then Đại Trung môn. Con đường thẳng từ Văn Miếu môn tới Đại Trung môn lại vươn tiếp thẳng tới Khuê Văn Các. Từ hai cửa Đạt Tài và Thành Đức ở hai bên cửa Đại Trung, hai con đường nhỏ hơn song song chạy thẳng với con đường trục giữa, chia khu vực thứ hai này thành 4 dải khá cân bằng. Hai hồ nước được đào ở vị trí tương tự như hai hồ nước ở khu vực thứ nhất. Việc lặp lại một khu vực chỉ có cây có cỏ, việc làm thêm dãy tường ngăn và làm thêm lớp cửa ra vào, được các nhà kiến trúc cho là rất thành công trong ý đồ tạo nên cảnh thâm nghiêm, tĩnh mịch của khu vực kiến trúc. Khuê Văn Các Khuê Văn các (nghĩa là "gác vẻ đẹp của sao Khuê") là một lầu vuông tám mái, bao gồm bốn mái thượng và bốn mái hạ, cao gần chín thước, do Tổng trấn Nguyễn Văn Thành triều Nguyễn đương thời cho xây dựng vào năm 1805. Gác dựng trên một nền vuông cao cân xứng có lát gạch Bát Tràng mỗi bề có chiều dài là 6,8 mét. Để bước lên được nền vuông này phài đi qua ba bậc thang đá. Kiểu dáng kiến trúc Khuê Văn Các rất hài hòa và độc đáo. Tầng dưới là 4 trụ gạch vuông, mỗi cạnh của trụ có chiều dài một mét và trên các mặt trụ đều có chạm trổ các hoa văn rất tinh vi và sắc sảo. Tầng trên là kiến trúc gỗ sơn son thếp vàng trừ mái lợp và những phần trang trí góc mái hoặc trên bờ nóc là bằng chất liệu đất nung hoặc vôi cát có độ bền cao. Sàn gỗ có chừa 2 khoảng trống để bắc thang lên gác. Bốn cạnh sàn có diềm gỗ chạm trổ tinh vi. Bốn góc sàn làm lan can con tiện cũng bằng gỗ. Bốn mặt tường bịt ván gỗ, mỗi mặt đều làm một cửa tròn có những thanh gỗ chống tỏa ra bốn phía. Cửa và những thanh gỗ chống tượng trưng cho sao Khuê và những tia sáng của sao . Mé trên sát mái phía cửa ngoài vào treo một biển sơn son thiếp vàng 3 chữ (Khuê văn các). Mỗi mặt tường gỗ đều chạm một đôi câu đối chữ Hán thiếp vàng. Cả bốn đôi câu đối này đều rất có ý nghĩaKhuê tinh thiên lãng nhân văn xiển - Bích thủy xuân thâm đạo mạch trường.Hy triều phấn sức long văn trị - Kiệt các trân tàng tập đại quanThành lâm Bắc đẩu hồi nguyên khí - Nguyệt tế thu đàm chiếu cổ tâm.Thánh hiền nhất thống đồ thư phủ - Văn hiến thiên thu lễ nghĩa bang. Tạm dịch nghĩa như sau: Sao Khuê trời sáng, văn minh rộng - Sông Bích xuân sâu, mạch đạo dài Triều ta tô điểm nhiều văn trị - Gác đẹp văn hay đón khách xem Bắc Đẩu soi thành nhiều khí tốt - Đầm thu bóng nguyệt sáng lòng xưa Nước lễ nghĩa nghìn năm văn hiến - Phủ đồ thư một mối thánh hiền Gác Khuê Văn vốn là nơi xưa kia dùng để họp bình những bài văn hay của các sĩ tử đã thi trúng khoa thi hội. Gác nhỏ, kiến trúc giản dị nhưng tao nhã, đặc biệt lại được chọn dựng giữa những cây cổ thụ xanh tốt, cạnh giếng Thiên Quang đầy nước trong in bóng gác. Phân tích. Theo Kinh dịch những con số lẻ (1, 3, 5, 7, 9) thuộc về dương, biểu hiện sự sinh sôi nảy nở và phát triển, Khuê văn các có 8 mái là bát quái, có thêm 1 nóc ở trên là 9, số cửu trù, số cực dương. Theo quan niệm của người xưa, giếng Thiên quang hình vuông tượng trưng cho mặt đất, cửa sổ hình tròn của gác Khuê văn tượng trưng cho bầu trời, có ý nói nơi đây là nơi tập trung mọi tinh hoa của trời đất, có ý tưởng đề cao trung tâm giáo dục văn hoá Nho học Việt Nam. Ngày nay, Khuê Văn Các ở Văn Miếu-Quốc Tử Giám đã được công nhận là biểu tượng của thành phố Hà Nội. Cửa Bi văn kết thúc con đường lát gạch nhỏ chạy từ cửa Thành Đức bên trái Bi văn có nghĩa là trang sức nên vẻ đẹp. Ý nói văn chương trau chuốt sáng sủa, có sức truyền cảm thuyết phục con người. Cửa Súc văn kết thúc con đường lát gạch nhỏ chạy từ cửa Đạt Tài bên phải Súc Văn có nghĩa là văn chương hàm súc phong phú, có khả năng nuôi dưỡng vẻ đẹp của tâm hồn. Hai cửa này cùng với gác Khuê Văn đồng thời mở đầu cho khu vực thứ hai, khu vực giếng Thiên Quang và hai vườn bia Tiến sĩ. Giếng Thiên Quang, bia Tiến sĩThiên Quang tỉnh (tức "giếng soi ánh sáng bầu trời") còn được gọi là Văn Trì (ao Văn). Thiên Quang nghĩa là ánh sáng bầu trời. Đặt tên này cho giếng, người xây dựng có ý muốn nói con người thu nhận được tinh túy của vũ trụ, soi sáng tri thức, nâng cao phẩm chất, tô đẹp nền nhân văn. Giếng hình vuông, quanh bờ đều xây hàng lan can tới độ ngang lưng. Người xưa còn có quan niệm giếng hình vuông tượng trưng cho đất, cửa tròn gác Khuê Văn tượng trưng cho trời. Tinh hoa của cả trời cả đất đều được tập trung ở trung tâm văn hóa giáo dục uy nghiêm giữa chốn đế đô này. Một con đường nhỏ lát gạch bao quanh giếng cho phép người ta có thể dạo quanh giếng, lên gác Khuê Văn, vào cửa Đại Thành hoặc rẽ sang 2 vườn bia đá ở 2 bên. Nhưng có lẽ di tích có giá trị bậc nhất ở đây là 82 tấm bia Tiến sĩ dựng ở hai bên phải trái của giếng Thiên Quang, mỗi bên 41 tấm dựng thành 2 hàng ngang, mặt bia đều quay về phía giếng. Cả hai bên, giữa mỗi vườn bia xây một tòa đình vuông, 4 mặt bỏ trống, nền cao, giữa nền có bệ, cửa đều trông thẳng xuống giếng. Đây là hai tòa đình thờ bia. Xưa kia hàng năm xuân thu nhị kỳ trong Văn Miếu làm lễ tế thì ở đây cũng sửa lễ vật cúng bái các vị tiên nho của nước ta mà quý tính cao danh còn khắc trên bia đá. Trong 82 tấm bia còn lại tới ngày nay, tấm sớm nhất dựng vào năm 1484, khắc tên các vị tiến sĩ đỗ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo năm thứ 3 (1442) tấm cuối cùng dựng vào năm 1780, khắc tên các Tiến sĩ đỗ khoa Kỷ Hợi, niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 40 (1779). Từ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo năm thứ 3 tới khoa cuối cùng là khoa Đinh Mùi niên hiệu Chiêu Thống năm thứ nhất 1787 tính cho đủ phải tới 124 khoa thi đình, nếu chỉ kể các khoa thi Tiến sĩ, không kể các khoa Đông Các và Chế khoa thì cũng phải 117 khoa, vậy nếu theo đúng điển lệ triều Hậu Lê thì phải lập đủ 117 tấm bia đề tên Tiến sĩ. Thế nhưng trải qua bao cơn binh lửa, vật đổi sao dời, số bia chỉ còn là 82 tấm. Nhiều tấm bia nọ lắp vào rùa kia, nhiều tấm nứt vỡ phải gắn chắp lại. Khi quân Tây Sơn tiến vào Thăng Long đã làm hư hại Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Nông dân trại Văn Chương xin Nguyễn Huệ dựng lại bia đề tên Tiến sĩ trong nhà Giám viết rằng:Bia Tiến sĩ dựng trong Văn MiếuKhởi từ năm Đại Bảo thứ baXí vào Nhâm Tuất hội khoaThái Tông ngự trị thuộc nhà Hậu LêRồi từ đó lệ về Quốc GiámTrải ba trăm ba mươi tám năm ròngĐến năm thứ 40 niên hiệu Cảnh Hưng vua Hiển TôngLà khoa Kỷ Hợi cuối cùng hết biaTính gồm lại số bia trong GiámCả trước sau là tám mươi baDựng theo thứ tự từng khoaBia kia sáu thước cách xa bia này Nhà bia đủ đông tây 10 nócVuông bốn bề ngang dọc bằng nhauMỗi bề hai chục thước tàuCột cao mười thước có lầu chồng diêmCoi thể thế tôn nghiêm có mộtCửa ra vào then chốt quan phòngBốn quan nhất phẩm giám phongBa cơ, bảy vệ canh trong canh ngoàiBia mới dựng đầy 2 nóc trướcTám nóc sau còn gác lưu khôngNăm năm chờ đợi bảng rồngCác quan bộ Lễ, bộ Công chiếu hành Tháng 4 năm 1976 Viện Khảo cổ học phối hợp với phòng Bảo tồn bảo tàng, Sở Văn hóa Thông tin thành phố Hà Nội đã khai quật được một con rùa đá đế bia chìm sâu dưới lòng hồ cạnh Khuê Văn Các. Thân bia chưa thấy, song sự việc này đã nâng số bia Tiến sĩ lên con số 83. Những năm thực dân Pháp xâm lược rồi tạm chiếm Hà Nội, 2 vườn bia có lúc hoang vắng, cỏ cao lút đầu. Hiện nay 2 vườn bia đã được tu sửa lại theo mẫu sửa nhà bia cuối cùng vào niên hiệu Tự Đức năm thứ 16 (1863), do Bố chính Hà Nội là Lê Hữu Thanh cùng với thự Hậu quân Đô thống, Tổng đốc Hà Ninh là Tôn Thất Hân và Án sát Hà Nội là Đặng Tá khởi xướng làm 2 nhà bia mỗi nhà 11 gian để che mưa nắng cho các di vật quý giá này. Nội dung được ghi rõ trong 2 tấm bia dựng ở bên trái sân Đền Khải Thánh - Quốc Tử Giám (xem phần trích trong mục Đền Khải Thánh - Quốc Tử Giám) Đại Thành Môn, khu điện thờ Qua cửa Đại Thành là vào không gian thứ ba, khu vực chính của di tích Quốc Tử Giám - Văn Miếu. Cũng như cửa Đại Trung, cửa Đại Thành là một kiến trúc 3 gian với hai hàng cột hiên trước sau và một hàng cột giữa. Chính giữa, trên giáp nóc có treo một bức hoành khắc 3 chữ (Đại thành môn) theo chiều ngang, đọc từ phải sang trái. Bên phải hai hàng chữ nhỏ dọc khắc Lý Thánh Tông, Thần Vũ nhị niên, Canh Tuất thu, bát nguyệt phụng kiến có nghĩa là: "Tháng 8 mùa thu năm Canh Tuất, niên hiệu Thần Vũ năm thứ 2 đời Lý Thánh Tông vâng sắc xây dựng" . Bên trái một hàng chữ dọc khắc: Đồng Kháng tam niên, Mậu Tý trọng đông đại tu có nghĩa là "Tháng 11 năm Mậu Tý niên hiệu Đồng Khánh năm thứ 3 đại tu". Bức hoành sơn thiếp giản dị, là sản phẩm của năm 1888, song nó là minh chứng cho một lần tu sửa lớn vào thời Đồng Khánh nhà Nguyễn, và cũng là một bằng cứ gián tiếp cho năm khởi dựng Văn Miếu vào thời vua Lý Thánh Tông. Cửa Đại Thành (cửa của sự thành đạt lớn lao), mở đầu cho khu vực của những kiến trúc chính, nơi thờ Khổng Tử, Chu Công, Tứ phối, Thất thập nhị hiền v.v... và cũng là nơi giảng dạy của trường giám thời xưa, mang một cái tên đầy ý nghĩa tưởng không còn có thể chọn một tên nào có ý nghĩa hay hơn. Hai cửa nhỏ theo văn bản của ông Đỗ Văn Ninh là Kim Thành bên phải và Ngọc Thành bên trái, hiện nay là Kim Thanh môn và Ngọc Chấn môn nằm ngang với cửa Đại Thành, song 2 cửa này không mở vào thẳng khu vực chính, mà để đi qua con đường lát gạch phía sau 2 dãy Tả Vu và Hữu Vu để tiếp tục qua sang khu Khải Thánh phía cuối cùng của di tích. Bước qua cửa Đại Thành là tới một sân rộng mênh mang lát gạch Bát Tràng. Hai bên phải trái của sân là 2 dãy Hữu Vu và Tả Vu. Chính trước mặt là tòa Đại Bái Đường rộng rãi, to lớn và thâm nghiêm trải suốt chiều rộng của sân nối giáp với đầu hồi của Tả Vu, Hữu Vu 2 bên, tạo thành cụm kiến trúc hình chữ U cổ kính và thuyền thống. Sau Đại Bái Đường, song song với Đại Bái Đường là tòa Thượng Điện, có quy mô tương tự cả về chiều cao lẫn bề rộng. Đại Bái Đường nối với Thượng Điện bằng một Tiểu Đình hình vuông. Nếu tách riêng cụm 3 kiến trúc này ra mà nói thì chúng được xây dựng theo hình chữ công mà Tiểu đình chính là nét sổ giữa và Đại Bái Đường, Thượng Điện là 2 nét ngang trên và dưới. Thượng Điện ở phía sau 9 gian, tường xây 3 phía, phía trước có cửa bức bàn đóng kín 5 gian giữa, 4 gian đầu hồi có cửa chấn song cố định. Nhìn chung Thượng Điện kín đáo và do đó cũng tối hơn Đại Bái, đó cũng là ý đồ của công trình sư muốn tạo cho nơi đây một không khí thâm nghiêm, u tịch và họ đã thành công mỹ mãn. Nơi đây là nơi thờ những vị tổ đạo Nho. Gian chính giữa có cái khám và ngai lớn để trên một bệ xây, trong có bài vị Chí thánh tiên sư Khổng Tử. Cách 2 gian 2 bên tới những gian khác cũng có bệ xây và cũng có khám, trong khám có ngai và bài vị. Bên trái có 2 ngai thờ Tăng Tử và Mạnh Tử; bên phải có 2 ngai thờ Nhan Tử và Tử Tư. Bốn vị được thờ trên đây tức là Tứ phối được quy định thờ từ ngày mới xây dựng Văn Miếu. Ngoài bài vị ra cả 4 vị đều có tượng gỗ sơn thiếp rất uy nghi. Hai gian đầu hồi cũng có 2 khám lớn xếp chầu vào gian giữa, thờ Thập triết gồm những vị: Mẫn Tử, Nhiễm Tử, Đoan Mộc Tử, Trọng Tử, Bốc Tử, Hữu Tử, Tể Tử, Ngôn Tử, Chuyên Tôn Tử, Chu Tử. Tòa Đại Bái bên ngoài cũng xây 9 gian, nhưng chỉ xây 2 tường hồi còn mặt trước mặt sau để trống. Tòa Đại Bái này có chức năng hành lễ trong những kỳ tế tự xuân thu. Chỉ gian chính giữa có hương án thờ còn các gian khác đều bỏ trống. Tại đây treo khá nhiều hoành phi câu đối. Bức hoành gian giữa khắc 4 chữ Khang Hi ngự thư và Đồng Khánh Mậu Tý trọng đông thuận đề (1888) Cũng như Thượng Điện, Đại Bái đường mang đậm phong cách kiến trúc thời Hậu Lê, kẻ bảy giản đơn không chạm trổ cầu kỳ, chồng đấu làm theo kiểu đấu đỡ cột chồng rất Việt Nam, khác hẳn với phong cách kiến trúc đồng thời của những công trình ở các nước láng giềng. Đền Khải Thánh, Quốc Tử Giám Khu Khải Thánh là khu sau cùng của di tích. Từ Văn Miếu sang đến Khải Thánh người ta có thể đi theo 2 con đường lát gạch phía sau Tả Vu và Hữu Vu, hoặc cũng có thể từ sau lưng Thượng Điện qua cửa tam quan. Cửa này là cửa chính cũng xây 3 gian, có mái lợp và cánh cửa đóng mở. Từ bên ngoài vào đền Khải Thánh cũng có thể qua một cổng nhỏ có cánh mở ở góc Đông Nam nơi tiếp giáp với bức tường ngăn 2 khu Văn Miếu và Khải Thánh. Đền Khải Thánh là nơi thờ cha mẹ Khổng Tử tức là và . Phần nửa diện tích của khu này là sân phía trước. Sân bị con đường lát gạch ngăn đôi dẫn từ cửa tam quan lên chính giữa đền thờ. Nửa sân bên trái có 2 tấm bia ghi đại lược như sau:Thăng Long là nơi đô thành cũ; là nhà Thái Học xưa. Hai bên cửa Văn Miếu có dựng bia đề tên Tiến sĩ, bắt đầu từ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo, tới khoa Kỷ Hợi niên hiệu Cảnh Hưng, nay hiện còn 82 tấm, đó chỉ là một số nhỏ. Trong thời gian từ đó tới nay gió táp mưa sa, cỏ lấp rêu phong, có tới hơn 20 tấm chữ khắc bị mòn, lỏng chỏng mỗi nơi mỗi tấm, phần nhiều sứt mẻ không thể đọc được hết. Tôi là Thanh đến làm quan ở đây, vẫn thường muốn làm việc ấy. Mùa thu năm nay, công việc đỡ bận, tôi bàn với quan tổng đốc và quan án sát, bàn cách làm nhà ngói mỗi bên 2 tòa nhà, mỗi tòa 11 gian. Tấm bia nào đổ lỏng chỏng thì đem xếp lại, mặt bia nào bị sứt sở thì đem so sánh mà khắc lại. Cất giữ lấy vết tích xưa vậy.... Thật sự 2 tấm bia này cũng là những tư liệu quý. Kiến trúc đền Khải Thánh sơ sài hơn song cũng có Tả Vu, Hữu Vu 2 bên và đền thờ ở giữa. Đền Khải Thánh xưa vốn là Quốc Tử giám, nơi rèn đúc nhân tài cho nhiều triều đại. Năm 1946 quân Pháp đã bắn đại bác phá hủy sạch không còn lại một kiến trúc nào. Kiến trúc ngày nay là hoàn toàn mới. Toàn bộ mái đều được lợp hai lớp ngói lót, trên là một lớp chì dày 1,5mm rồi đến một lớp ngói lót nữa, và trên cùng là ngói mũi hài. Phần giữa các cột nhà với chân đá tảng cũng đặt một tấm chì dày 1,5mm để chống ẩm từ dưới lên. Nền sân đều được lát gạch bát kích thước 30x30x4cm. Xung quanh nhà đều được bó vỉa bằng đá xanh. Quy mô kiến trúc khu Thái Học mới rất bề thế, trang nghiêm và hài hoà với kiến trúc cảnh quan của khu Văn Miếu phía trước. Nhà Tiền đường, Hậu đường Đây là công trình xây dựng hoàn toàn mới do Trung tâm thiết kế tu bổ di tích - Bộ Văn hoá Thông tin thiết kế kỹ thuật, nằm trong công trình trùng tu khu Thái Học khởi công xây dựng ngày 13 tháng 7 năm 1999. Nhà Tiền đường 9 gian với 40 cột gỗ lim chống mái, đầu hồi xây tường bằng gạch 30x30x7cm mặt ngoài để trần không trát. Gian đầu hồi và gian thứ ba mặt trước, mặt sau đều có cửa bức bàn chấn song con tiện dẫn sang nhà Hậu đường. So với nhà Bái đường của khu Văn Miếu, cột cái của nhà Tiền đường đều to và cao hơn, đường kính cột là 0,48m, chiều cao cột là 7m. Tiền đường là nơi trưng bày truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo ngày nay, đồng thời cũng là nơi tổ chức các cuộc hội thảo khoa học, văn hoá nghệ thuật dân tộc. Ống muống nối Tiền đường với Hậu đường vào với nhau và có hai cửa sang nhà chuông, nhà trống. Hậu đường là kiến trúc gỗ hai tầng, tầng 1 gồm 9 gian, 2 chái với 72 cột gỗ lim, trong đó 8 cột cái cao 11,5m đường kính 0,56m. Hai đầu hồi xây tường bằng gạch 30x30x7cm mặt ngoài cũng để trần không trát. Phía trước là cửa bức bàn chấn song con tiện, xung quanh là vách đố lụa. Gian đầu hồi mặt sau, gian thứ 3 và gian thứ 7 mặt trước là cửa sổ chấn song con tiện. Tầng một là nơi tôn vinh Danh sư Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An và là nơi trưng bày về Văn Miếu - Quốc Tử Giám Thăng Long và nền giáo dục Nho học Việt Nam giới thiệu khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Văn Miếu - Quốc Tử Giám cùng những giá trị sâu sắc của truyền thống tôn sư trọng đạo, hiếu học, đề cao nhân tài, thừa kế và phát huy di sản văn hoá dân tộc. Tầng 2 có 5 gian xung quanh là vách đố lụa, mặt trước có 5 cửa và mặt sau có 4 cửa để ra lan can phía trước và sau. Tầng 2 là nơi tôn thờ các danh nhân đã có công xây dựng Văn Miếu - Quốc Tử Giám và đóng góp vào sự nghiệp giáo dục Nho học của Việt Nam. Đó là các vị Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông và Lê Thánh Tông. Những tu sửa sau năm 1954 Năm 1954, sau ngày tiếp quản Thủ đô, cơ quan chủ quản ngành văn hoá Hà Nội trùng tu lại hai dãy Đông vu, Tây vu ở hai bên sân Đại bái. Ngày 28 tháng 4, 1962: Bộ văn hoá đã công nhận xếp hạng là khu di tích lịch sử cấp Nhà nước. Ngày 25 tháng 4, 1988: Thành lập Trung tâm hoạt động văn hoá khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám có chức năng quản lý tu bổ, tôn tạo di tích cho xứng đáng với danh tiếng và vai trò trong lịch sử phát triển nền văn hoá giáo dục của dân tộc. Năm 1991: Tu bổ điện Đại Thành và cải tạo toàn bộ hệ thống thoát nước. Năm 1992: Nạo vét cạp lại 4 hồ nhỏ ở khu vực thứ nhất và thứ hai. Năm 1993: Tu bổ thảm cỏ cây xanh, thay đất trồng lại cỏ, xây dựng nhà vệ sinh, nhà kho ở sau dãy hữu vu phía Tây. Năm 1994: Xây dựng lại 8 nhà che bia, sắp xếp bia Tiến sĩ, mỗi bên 4 dãy, mỗi dãy 10 bia. Đặt bia của 2 khoa thi 1442 và 1448 vào giữa hai toà đình bia, đồng thời sửa chữa toàn bộ đường đi trong khu di tích, nạo vét giếng Thiên Quang. Năm 1995: Lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng, tu bổ tường bao từ khu thứ nhất đến khu thứ tư của Văn miếu, tu sửa nhà Bái đường, cổng Đại Trung, cổng Đại Thành, Khuê Văn các, cổng Thái Học, sơn son thiếp vàng toàn bộ các cột, cổng, hoành phi câu đối của khu di tích. Ngày 13 tháng 7, 1999: Khởi công xây dựng khu Thái Học làm nơi tôn vinh truyền thống văn hoá dân tộc. Đây là công trình kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội Ngày 8 tháng 10, 2000: Làm lễ khánh thành. Trong đợt đại trùng tu (1990-2000) hai đơn vị thi công là: Công ty Tu bổ di tích và thiết bị văn hoá Trung ương và Công ty xây dựng và phục chế công trình văn hoá Hà Nội. Đã làm theo mẫu thiết kế của Công trình xây dựng khu Thái Học, Trung tâm thiết kế tu bổ di tích- Bộ Văn hoá Thông tin thiết kế mỹ thuật. Đã tham khảo Khổng Miếu Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông, quê hương Khổng Tử. Thiết kế quy hoạch theo ý nghĩa là một nơi di tích trung tâm văn hoá nho học. Đánh giá Khổng Tử là người Trung Quốc, Nho giáo là sản phẩm bắt nguồn từ Trung Quốc. Chế độ dựng Văn Miếu thờ Khổng Tử cũng do người Trung Quốc chế định. Việc dựng Văn Miếu ở Việt Nam tất không thể không phỏng theo chế độ Trung Hoa. Song sự khác biệt giữa Văn Miếu Việt Nam và Văn Miếu Trung Quốc lại rất lớn và rất rõ ràng. Văn Miếu Hà Nội vai trò của nó không chỉ là một nhà quốc tế mà nó còn là một nhà quốc học. So sánh với kiến trúc thờ Khổng Tử ở Khúc Phụ, Trung Quốc, ta dễ thấy những điểm dị đồng. Cả 2 nơi Khúc Phụ và Hà Nội đều có những kiến trúc mang tên chung như Đại Trung môn, Đại Thành môn, Khuê Văn Các v.v... Thế nhưng điểm giống nhau chỉ là tên gọi mà thôi. Nhìn chung bố cục kiến trúc ở Khúc Phụ quy mô lớn hơn, Kiến trúc chủ thể sắp xếp trên trục Bắc Nam là: Kim Thanh Ngọc Chấn phường, Linh Tinh môn, Thánh Thời môn, cầu Bích Thủy, Hoằng Đạo môn, Đại Trung môn, Khuê Văn các, Đại Thành môn, Hạnh đàn, Đại Thành điện, Tẩm điện, Thánh Tích điện, đối xứng hai bên là các cổng nhỏ, lầu gác, Thi Lễ đường và các nhà bia... Khải Thánh điện ở bên Tây của điện Đại Thành... với kiểu dáng kiến trúc chồng diêm, chồng rường đòn bẩy tô vẽ màu sắc rực rỡ, kiến trúc rậm rì hơn. Kiến trúc ở Hà Nội quy mô nhỏ hơn, đi từ đầu tới cuối chỉ qua 5 cổng, kiến trúc thoáng hơn song cảnh trí xung quanh như cây cối, hồ nước, thanh nhã, phong quang thì rõ ràng hơn hẳn. Nếu đi sâu vào từng kiến trúc từ cột kèo, chồng đấu, cho tới những bức ván chạm trổ thì một Trung Quốc, một Việt Nam không sao lẫn nổi. Cho dù bóng dáng kiến trúc thời Lý, Trần nay không còn dấu vết nơi đâu, phần lớn kiến trúc đều là sản phẩm của thời Lê mạt, song Văn Miếu – Quốc Tử Giám Hà Nội vẫn giữ được trọn vẹn giá trị của một khu di tích kiến trúc cổ Việt Nam xứng đáng được bảo tồn mãi mãi. Vào ngày 9 tháng 3 năm 2010, UNESCO đã chính thức công nhận 82 tấm bia tại Văn miếu - Quốc Tử Giám, là Di sản tư liệu thế giới Ý nghĩa Về mặt di tích, 2 nhà bia Tiến sĩ ở 2 bên giếng Thiên Quang là nơi bảo tồn những di tích quý nhất của cả khu di tích lịch sử này. 82 tấm bia Tiến sĩ hiện còn có giá trị về nhiều mặt. Đây là những tư liệu văn tự bản gốc duy nhất được lưu giữ tại chỗ, liên tục kể từ khi được dựng. Nhà sử học có thể tìm thấy ở đây những tư liệu về lịch sử giáo dục, về những tên tuổi gắn bó với lịch sử dân tộc, quê quán, danh tính những bậc nhân tài được ghi cụ thể, chính xác thông qua đó có thể xác định tuổi cho nhiều di tích ở những nơi không ghi niên đại. Nhà địa lý có thể tra cứu những địa danh cũ để tìm ra những vùng đất cổ liên quan đến thời hiện tại. Nhà nghiên cứu triết học có thể tìm ở đây những chứng cứ để xác định vai trò của Nho giáo ở Việt Nam Những người Việt Nam ở khắp nơi cũng tới đây tìm tên họ một vị tổ nào đó thuộc dòng họ nhà mình xưa đã có tên trong khoa bảng Đây còn là những tư liệu có hệ thống liên tục, ít nhất cũng trong vòng 3 thế kỷ (từ 1484 tới 1780) về kỹ thuật điêu khắc đá. Nhà nghiên cứu mỹ thuật và các nghệ sĩ tạo hình có thể từ những hình dáng bia, rùa, hoa văn và các mô típ chạm khắc trên bia mà tìm ra tinh hoa của nghệ thuật dân tộc để phát huy, áp dụng vào những sáng tạo hiện đại. Đã có nhiều bài nghiên cứu viết về bia Tiến sĩ, song việc khai thác tư liệu của 2 nhà bia vẫn còn tiếp tục. Các nhà khoa học đều cho rằng văn bia tiến sĩ xứng đáng là pho "sử đá" có nhiều giá trị độc đáo và hiếm có về văn hóa, lịch sử, nghệ thuật chế tác... không chỉ với Việt Nam mà cả thế giới. Ghi chú Xem thêm Văn miếu Xích Đằng Văn miếu Quốc tử giám Văn miếu Bắc Ninh Trạng nguyên Việt Nam Tham khảo Vũ Tam Lang, Kiến trúc cổ Việt Nam, Nhà xuất bản Xây dựng, năm 1991. Lê Quý Đôn, Kiến văn tiểu lục, Nhà xuất bản Sử học, Hà Nội, 1962.Đại Việt sử ký toàn thư, nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1973.Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 46, tháng 1 năm 1963. Nguyễn Quang Lộc, Phạm Thuý Hằng, Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Thăng Long - Hà Nội'', Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám, 2009.
Biển Barents (; , Barentsevo More) là một phần của Bắc Băng Dương nằm ở phía bắc Na Uy và Nga. Tên gọi của nó được đặt theo tên của nhà hàng hải người Hà Lan là Willem Barents. Nó có thể coi như là một biển nằm trên thềm lục địa sâu (độ sâu trung bình 230 m), có ranh giới bởi sườn thềm lục địa về phía biển Na Uy về phía tây, đảo Svalbard (Na Uy) về phía tây bắc, và các đảo đất Franz Josef, Spitsbergen và Novaya Zemlya (Đất mới) (Nga) về phía đông bắc và đông. Diện tích của biển này ước tính khoảng 1.424 km², độ sâu tối đa là 600 m. Phần phía tây nam của biển Barents, bao gồm cả các cảng Murmansk (Nga) và Vardø (Na Uy) quanh năm không bị băng bao phủ do dòng hải lưu Bắc Đại Tây Dương ấm. Trong tháng 9, toàn bộ biển Barents là nhiều hay ít nhưng hoàn toàn chưa bị băng che phủ. Trước Chiến tranh mùa Đông, lãnh thổ Phần Lan cũng đã tới tận biển Barents, với cảng Petsamo là cảng duy nhất của Phần Lan không bị đóng băng vào mùa đông. Có ba dạng chính của các khối nước ở biển Barents: Nước ấm và mặn Đại Tây Dương (nhiệt độ > 3 °C, độ mặn > 35) từ hải lưu Bắc Đại Tây Dương, Nước lạnh Bắc cực (nhiệt độ < 0 °C, độ mặn < 35) từ phía bắc, Nước ấm, nhưng ít mặn ven bờ biển (nhiệt độ > 3 °C, độ mặn < 34,7). Giữa các khoảng nước của Đại Tây Dương và Bắc cực có một ranh giới được gọi là ranh giới Bắc Cực được tạo ra. Ở phần phía tây của biển (gần với Bjørnøya), ranh giới này được xác định bằng đáy địa hình và vì thế là tương đối sắc nét và ổn định từ năm này qua năm khác, trong khi ở phần phía đông (về phía Novaya Zemlya), nó hoàn toàn bị khuếch tán và vị trí của nó dao động nhiều giữa các năm. Do dòng hải lưu Bắc Đại Tây Dương nên biển Barents có sự đa dạng sinh học cao hơn so với các biển khác có vĩ độ tương tự. Sự nở rộ về mùa xuân của thực vật phù du có thể bắt đầu rất sớm trước khi băng tan, do nước ngọt từ các tảng băng chảy ra tạo thành một lớp nước ổn định trên mặt nước biển. Các thực vật phù du nuôi dưỡng các động vật phù du như các loài Calanus finmarchicus, Calanus glacialis, Calanus hyperboreus, Oithona và nhuyễn thể. Những loài ăn động vật phù du có cá tuyết Đại Tây Dương non, cá ốt, cá tuyết Bắc cực, cá voi và chim anca. Cá ốt là thức ăn quan trọng của các loài động vật ăn thịt như cá tuyết Đại Tây Dương ở vùng đông bắc Bắc cực, hải cẩu Bắc cực (Phoca groenlandica) và các loài chim biển như chim uria thường và chim uria Brunnich. Nghề đánh bắt cá trên biển Barents, cụ thể là nghề đánh bắt cá tuyết Đại Tây Dương, là một nghề quan trọng của cả Na Uy và Nga. Hiện tại, sự ô nhiễm hạt nhân do các lò phản ứng hạt nhân trên tàu bị chìm của hải quân Nga là mối e ngại liên quan đến môi trường tự nhiên ở biển Barents.
Hoàng thành Thăng Long (chữ Hán: 昇龍皇城; Hán-Việt: Thăng Long Hoàng thành) là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long - Đông Kinh và tỉnh thành Hà Nội bắt đầu từ thời kì tiền Thăng Long (An Nam đô hộ phủ thế kỷ VII) qua thời Đinh - Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn. Đây là công trình kiến trúc các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành một trong những di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam. Vào lúc 20 giờ 30, ngày 31/7/2010 theo giờ địa phương tại Brasil, tức 6 giờ 30 ngày 1/8/2010 theo giờ Việt Nam, Ủy ban di sản thế giới (WHC) thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã thông qua nghị quyết công nhận khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là di sản Văn hóa thế giới. Những giá trị nổi bật toàn cầu của khu di sản này được ghi nhận bởi 3 đặc điểm nổi bật: chiều dài lịch sử văn hóa suốt 13 thế kỷ; tính liên tục của di sản với tư cách là một trung tâm quyền lực, và các tầng di tích di vật đa dạng, phong phú, sinh động. Các giá trị nổi bật Ủy ban Di sản thế giới đã công nhận khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là Di sản Văn hóa thế giới dựa trên 3 tiêu chí (trong số 6 tiêu chí của UNESCO). Tiêu chí II: Những di tích trên mặt và khai quật được trong lòng đất tại khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là minh chứng về quá trình giao lưu văn hóa lâu dài, là nơi tiếp nhận nhiều ảnh hưởng văn hóa từ bên ngoài, nhiều học thuyết, tư tưởng có giá trị toàn cầu của văn minh nhân loại, đặc biệt là Phật giáo và Nho giáo, thuyết phong thủy, mô hình vương thành phương Đông, mô hình kiến trúc quân sự phương Tây (thành Vauban), để tạo dựng nên những nét độc đáo, sáng tạo của một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của một quốc gia vùng châu thổ sông Hồng. Kết quả giao thoa, tiếp biến văn hóa đó được biểu đạt trong tạo dựng cảnh quan, quy hoạch các khu cung điện, trong nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí cung đình với diễn biến văn hóa đa dạng qua các thời kỳ lịch sử. Tiêu chí III: Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là minh chứng duy nhất về truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt ở châu thổ sông Hồng trong suốt lịch sử liên tục 13 thế kỷ (trải dài từ thời tiền Thăng Long, qua thời Đinh - Tiền Lê, đến thời kỳ Thăng Long - Đông Kinh - Hà Nội với các vương triều Lý - Trần - Lê - Nguyễn) và vẫn được tiếp nối cho đến ngay nay. Những tầng văn hóa khảo cổ, di tích kiến trúc và nghệ thuật của di sản phản ánh một chuỗi lịch sử nối tiếp nhau liên tục của các vương triều cai trị đất nước Việt Nam trên các mặt tư tưởng, chính trị, hành chính, luật pháp, kinh tế và văn hoá trong gần một ngàn năm. Trên thế giới rất hiếm tìm thấy một di sản thể hiện được tính liên tục dài lâu như vậy của sự phát triển chính trị, văn hoá như tại khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội. Tiêu chí VI: Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội minh chứng rõ nét về một di sản có liên hệ trực tiếp với nhiều sự kiện trọng đại của lịch sử của một quốc gia dân tộc vùng Đông Nam Á trong mối quan hệ khu vực và thế giới. Di sản đề cử là bằng chứng thuyết phục về sức sống và khả năng phục hưng của một quốc gia sau hơn mười thế kỷ bị nước ngoài đô hộ. Di sản đề cử còn ghi đậm dấu ấn thắng lợi của một nước thuộc địa trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc, có ảnh hưởng rộng lớn trong phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới bao gồm hai cuộc chiến tranh giành độc lập và thống nhất của Việt Nam. Lịch sử phát triển Giai đoạn Tiền Thăng Long Thời kỳ Nhà Đường, An Nam được chia thành 12 châu với 50 huyện, Tống Bình là trung tâm của An Nam đô hộ phủ, lần đầu tiên vùng đất sau này là kinh thành Thăng Long nắm giữ vai trò một trung tâm quyền lực chính trị. Năm 866, viên tướng nhà Đường là Cao Biền xây dựng một thành trì mới, Tống Bình được đổi tên thành Đại La – thủ phủ của Tĩnh Hải quân. Theo truyền thuyết, khi đắp thành, Cao Biền thấy một vị thần hiện lên tự xưng là thần Long Đỗ. Vì vậy, sử sách còn gọi Thăng Long là đất Long Đỗ. Cuối thế kỷ IX, chính quyền trung ương nhà Đường suy yếu nghiêm trọng. Đầu thế kỷ X, các thế lực cát cứ nổi lên đánh giết lẫn nhau, tạo ra thế loạn chia cắt Ngũ Đại Thập Quốc. Khúc Thừa Dụ, khi đó là Hào trưởng Chu Diên, được dân chúng ủng hộ, đã tiến ra chiếm đóng phủ thành Đại La, tự xưng là Tiết độ sứ. Sau khi đã nắm được quyền lực thực tế trên đất Tĩnh Hải quân, ông đã cho xây dựng chính quyền dựa trên danh xưng của chính quyền đô hộ nhà Đường, nhưng thực chất là một chính quyền độc lập và do người Việt quản lý. Năm 931, Dương Đình Nghệ đem quân từ Ái Châu ra Đại La đánh đuổi thứ sử Lý Tiến của nước Nam Hán. Lý Tiến bỏ chạy, Dương Đình Nghệ giải phóng thành Đại La giành quyền tự chủ cho đất nước Việt được 6 năm thì bị Kiều Công Tiễn giết hại. Năm 938, Ngô Quyền hạ thành Đại La, tiêu diệt Kiều Công Tiễn. Sau đó, ông chỉ huy trận Bạch Đằng, đánh bại quân Nam Hán, giết chết Hoằng Tháo. Mùa xuân năm 939, ông xưng là Ngô Vương, không đóng đô ở Đại La mà về Cổ Loa. Sau khi Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân, các Triều đại Đinh, Tiền Lê đóng đô ở Hoa Lư. Đại La lúc này do Đô hộ phủ sĩ sư Lưu Cơ cai quản và tu sửa Hoàng thành quay về hướng nam (hướng về kinh đô Hoa Lư thay vì hướng về phương bắc như chính quyền đô hộ đã làm) vì thế mà vị quan này được coi là người "giao chìa khóa" thành Đại La cho Lý Thái Tổ. Giai đoạn Lý - Trần từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIV Quy hoạch Thăng Long thời Lý Năm 1010, tại kinh đô Hoa Lư, vua Lý Thái Tổ ban chiếu dời đô để thiên đô về thành Đại La và đổi tên kinh thành này là Thăng Long. Lý Thái Tổ cùng các quần thần đã gấp rút xây dựng những công trình cơ bản của Kinh thành Thăng Long. Đến đầu năm 1011 thì hoàn thành. Khi mới xây dựng, Kinh thành Thăng Long được xây dựng theo mô hình Tam trùng thành quách gồm: vòng ngoài cùng gọi là La Thành hay Kinh Thành, vòng thành thứ hai là Hoàng Thành, giữa hai lớp thành này là nơi sinh sống của cư dân, lớp thành còn lại là Tử Cấm Thành hay Cấm Thành hay Long Phượng thành là nơi ở của nhà vua. Các thời sau đều theo cách ấy mà phân chia. Mục Chiếu dời đô của sách Đại Việt sử ký toàn thư viết: … Thành Đại La, đô cũ của Cao Vương (tức Cao Biền), ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa Nam Bắc Đông Tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp đất Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương. Ngay từ năm 1010, khi mới định đô Thăng Long, Lý Thái Tổ đã khởi công xây dựng Hoàng Thành và hàng loạt cung điện ở trong Hoàng Thành. Hoàng thành đắp bằng đất, phía ngoài có hào, mở 4 cửa: Tường Phù ở phía đông, Quảng Phúc ở phía tây, Đại Hưng ở phía nam, Diệu Đức ở phía bắc. Tuy còn những ý kiến khác nhau, nhưng căn cứ vào sử liệu và di tích còn lại, có thể xác định cửa Tường Phù mở ra phía Chợ Đông và khu phố buôn bán tấp nập của phường Giang Khẩu và đền Bạch Mã. Cửa Quảng Phúc mở ra phía chùa Một Cột và chợ Tây Nhai (chợ Ngọc Hà). Cửa Đại Hưng ở khoảng gần Cửa Nam hiện nay. Cửa Diệu Đức nhìn ra trước sông Tô Lịch, khoảng đường Phan Đình Phùng hiện nay. Những cung điện chính còn thấy trong sử sách như: điện Càn Nguyên là nơi thiết triều đặt trên núi Nùng tức núi Long Đỗ, hai bên tả hữu là điện Tập Hiền và điện Giảng Võ. Bên trái mở cửa Phi Long thông với cung Nghinh Xuân, bên phải mở cửa Đan Phượng thông với cung Uy Viễn, chính Bắc dựng điện Cao Minh. Thềm các quan chầu vua gọi là Long Trì có hành lang chạy xung quanh. Đằng sau điện Càn Nguyên là điện Long An và điện Long Thụy làm nơi nhà vua nghỉ ngơi. Bên trái xây điện Nhật Quang, bên phải xây điện Nguyệt Minh, đằng sau là cung Thúy Hoa là nơi ở của các phi tần. Năm 1029, Lý Thái Tông xây dựng lại toàn bộ khu Cấm Thành sau khi nơi đây bị tàn phá bởi vụ Loạn tam vương. Trên nền cũ điện Càn Nguyên, Lý Thái Tông cho dựng điện Thiên An làm nơi thiết triều. Hai bên tả hữu là điện Tuyên Đức và điện Thiên Phúc. Phía trước điện Thiên An là sân Rồng có đặt một quả chuông lớn. Hai bên tả hữu sân rồng có đặt gác chuông. Phía đông, tây sân Rồng là điện Văn Minh và điện Quảng Vũ, phía trước sân rồng là điện Phụng Tiên, trên điện có lầu Chính Dương là nơi báo canh báo khắc. Sau điện Thiên An là điện Thiên Khánh hình Bát Giác. Sau điện Thiên Khánh là điện Trường Xuân. Trên điện Trường Xuân có gác Đồ Long. Từ điện Thiên Khánh nối với điện Thiên An ở phía sau đều có bắc cầu gọi là cầu Phượng Hoàng. Năm 1203, vua Lý Cao Tông bắt đầu một đợt xây dựng mới. Cung điện mới được xây ở phía tây tẩm điện. Bên trái dựng điện Dương Minh, bên phải dựng điện Chính Nghi, ở trên xây điện Kính Thiên, thềm gọi là Lệ Giao. ở giữa mở cửa Vĩnh Nghiêm, bên phải mở cửa Việt Thành, thềm gọi là Ngân Hồng. Đằng sau xây điện Thắng Thọ. Bên trái xây gác Nhật Kim, bên phải xây gác Nguyệt Bảo, xung quanh dựng hành lang thềm gọi là Kim Tinh. Bên trái gác Nguyệt Bảo là tòa Lương Thạch, phía tây xây gác Dục Đường (nhà tắm). Phía sau xây gác Phú Quốc, thềm gọi là Phượng Tiêu. Phía sau dựng cửa Thấu Viên, ao Dưỡng Ngư, trên ao xây đình Ngoạn Y. Ba mặt đình có trồng hoa thơm cỏ lạ nước thông với sông. Ngoài ra các cung điện khác cũng được xây dựng liên tục, không đòi nào không có không mấy năm không có. Mỗi cung điện thường đều có tường bao xung quanh và làm cửa thông với cung điện khác. Ngoài cung điện, các vị vua nhà Lý còn cho xây dựng nhiều công trình văn hóa tín ngưỡng khác để phục vụ cho vua và hoàng tộc như: đền Quán Thánh, chùa Chân Giáo (nơi vua Lý Huệ Tông đã tu hành), đài Chúng Tiên dựng năm 1161 tầng trên lợp ngói bạc, hồ ao làm cảnh cũng được lập khá nhiều trong Hoàng thành. Năm 1049, đào hồ Kim Minh Vạn Tuế, đắp núi đá cao ba ngọn trên mặt hồ và xây cầu Vũ Phượng đi vào, 10 năm sau lại xây thêm điện Hồ Thiên bát giác ở đấy. Năm 1051 đào hồ Thụy Thanh, hồ Ứng Minh. Năm 1098, đào hồ Phượng Liên và xây tại đây điện Sùng Uyên, bên trái lập điện Huy Dương, đình Lai Phượng, bên phải dựng điện Ánh Thiềm, đình Át Vân, phía trước xây lầu Trường Minh, phía sau bắc cầu Ngoạn Hoa. Nhiều vườn ngự cũng được dựng nên trong Hoàng thành. Mùa thu năm 1048, mở luôn 3 vườn ngự: vườn Quỳnh Lâm, vườn Thắng Cảnh và vườn Xuân Quang. Năm 1065, mở thêm vườn Thượng Lâm. Quy hoạch Thăng Long thời Trần Về quy hoạch xây dựng Thăng Long thời Trần, ta có thể hình dung dựa trên đoạn mô tả của các đoàn sứ Nguyên khi đến Đại Việt. Cửa chính của Cấm thành là Chính Dương môn, gồm cổng chính Dương Minh môn, 2 cổng phụ là Nhật Tân môn và Vân Hội môn. Đi qua Dương Minh môn là giếng trời rộng vài chục trượng, sau đó đến điện Tập Hiền, gác Minh Linh, 2 cửa nách là Kiều Ứng và Đồng Lạc. Từ chái bên phải đi đến là điện Đức Huy, từ chái bên trái đi tới là điện Thọ Quang, gác Minh Hà. Chính điện vẫn là Thiên An Ngự điện, giữ nguyên như cũ từ thời Lý. Vua ở cung Quan Triều, nền cũ là Tân điện của Lý Cao Tông, Thái Thượng hoàng ở cung Thánh Từ, nền cũ là cung Uy Viễn. Khu Thái miếu tiếp tục được tu bổ và trở thành nơi thờ cúng các tiên đế của cả 2 triều đại Lý-Trần. Cũng trong thời kì này, cung Thái tử được gọi là Sừ cung, Thái tử sẽ sinh sống và đào tạo trong Hoàng thành chứ không phải ở phủ riêng bên ngoài Hoàng thành như thời Lý. Các cung nữ ở trong cung Lệ Thiên hoặc Thưởng Xuân. Giữa thế kỷ XIV lại dựng một vườn ngự nữa nối liền với hậu cung. Theo sử cũ còn ghi giữa vườn có đào một cái hồ lớn: "Trong hồ chất đá làm núi, trên bờ hồ trồng thông, trúc và nhiều thứ kỳ hoa diệu thảo khác thêm vào đấy là chim quý thú lạ. Bốn mặt khai cho sông nước thông vào, gọi hồ ấy là Lạc Thanh Trì. Về phía tây hồ trồng hai cây quế, dựng một tòa điện gọi là điện Lạc Thanh. Lại đào các hồ nhỏ khác, bắt người ở Hải Đông chở nước mặn chứa vào hồ ấy, để nuôi các loài hải sản như đồi mồi cá biển và các loại ba ba. Rồi bắt người Hóa Châu bắt cá sấu thả vào đấy. Lại có hồ Thanh Ngư để nuôi cá Thanh Phụ (cá diếc đuôi đỏ vảy biếc)... Lại làm dãy hành lang ở tây điện thẳng đến cửa Hoàng Phúc, dựng dãy Trường Lang từ gác Nguyên Huyền đến cửa Đại Triều phía tây. Các cung điện dưới thời Trần được xây dựng với quy mô rất hoành tráng, có trình độ kỹ thuật cao. Thậm chí, trên các gác 2 có thể xây dựng hành lang rộng, có thể nối từ công trình kiến trúc này tới công trình kiến trúc khác. Giai đoạn Lê - Mạc từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII Sau khi chiến thắng giặc Minh, Lê Thái Tổ vẫn đóng đô ở Thăng Long nhưng đổi tên là Đông Kinh. Về cơ bản Đông Kinh thời Lê không khác nhiều Thăng Long đời Lý,Trần,Hồ, Lê Thái Tổ sửa chữa lại hoàng thành do cuộc chiến tranh chống quân Minh để lại. Cung thành thời Lê có hình chữ nhật, tường thành được xây bằng gạch cao khoảng hơn 5m, cửa chính nằm ở phía Nam. Hai bên có hai cửa nách là Đông Tràng An và Tây Tràng An. Năm 1428, Lê Thái Tổ cho xây dựng lại một loạt cung điện làm nơi thiết triều, nơi nhà vua làm việc và nơi ở của hoàng cung. Trục thần đạo đi từ Đoan Môn vào là cửa Chu Tước, điện Thị Triều, điện Kính Thiên, điện Cần Chánh và Hậu Cung. Tương truyền điện Ngọc Hà được xây trên nền của khu vực trước là 1 nhánh của sông Hồng. Sau này xây thành Đại La người ta đã lấp nhánh sông đó đi, nước dồn lại thành 1 cái hồ nằm ngay trước điện, muốn đi vào điện phải đi qua 1 cây cầu. Do đó mà điện mới có tên là điện Ngọc Hà. Ngoài ra, điện Vạn Thọ, là nơi ở của các hoàng đế nhà Lê trong suốt 100 năm tồn tại. Phía đông điện này là Đông Cung, nơi ở của Thái tử. Lê Thái Tổ cũng cho dựng nhiều cung điện lớn như Hội Anh, Cẩn Đức, Tường Quang, Giảng Võ, Thúy Ngọc, Thừa Hoa, Kim Loan, Bảo Quang, Thừa Thiên… Từ năm 1490 cho đến thế kỷ XVI, kinh thành mới có nhiều thay đổi. Trong thời gian này tường hoàng thành cũng như Đại La thành luôn được xây đắp mở rộng thêm ra. Năm 1490, để đề phòng những nạn loạn đảng như Lê Nghi Dân đang đêm trèo tường vào giết Lê Nhân Tông ở trong cung, Lê Thánh Tông cho xây lại Hoàng Thành mở rộng thêm 8 dặm nữa. Công việc xây dựng trong 8 tháng mới xong. Trong Hoàng Thành, vua Lê Thánh Tông cũng cho xây thêm cung điện và lập vườn Thượng lâm để nuôi bách thú. Lê Hiến Tông, ông vua thứ 5 của triều đại Lê Sơ, trị vì từ năm 1497 đến năm 1504 lại cho xây dựng thêm nhiều cung điện tráng lệ: Thượng Dương, Giám Trị, Đồ Trị, Trường Sinh, hay điện Lưu Bôi với hệ thống dẫn nước từ xa về.Năm 1512, Lê Tương Dực giao Vũ Như Tô đứng ra trông nom việc dựng hơn 100 nóc cung điện nguy nga, lại khởi công làm Cửu Trùng Đài mà như sử cũ miêu tả là tuy chưa hoàn thành mà bóng rợp nửa hồ Tây. Năm 1514, Lê Tương Dực mở rộng Hoàng Thành thêm mấy nghìn trượng (mỗi trượng là 3m60) bao bọc cả điện Tường Quang, quán Trấn Vũ và chùa Kim Cổ Thiên Hoa. Từ năm 1516 đến năm 1527 là năm nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê, kinh thành Đông Kinh chìm trong loạn lạc. Hầu hết các cung điện kho tàng đền chùa cũng như phường phố bị thiêu đốt tàn phá nhiều lần. Trong nửa cuối thế kỷ XVI, cục diện Nam Bắc triều với một bên là nhà Mạc và một bên là Lê-Trịnh diễn ra quyết liệt với ưu thế ngày càng thuộc về phe Nam triều. Họ Trịnh lần lượt chiếm được nhiều tỉnh phía bắc như Ninh Bình, Hà Nam, Bắc Ninh... và đánh đến tận Thăng Long. Nhà Mạc phải rời bỏ kinh thành chạy lánh nạn nơi này nơi khác. Đông Kinh ngày một điêu tàn. Đến năm 1585, không chịu nổi kiếp sống lưu vong trường kỳ như vậy, Mạc Mậu Hợp quyết định trở lại Đông Kinh. Một đợt xây dựng đại quy mô được khởi động. Năm 1599, Trịnh Tùng đuổi được nhà Mạc lên Cao Bằng tiến về tiếp quản Thăng Long. Hoàng Thành được tu sửa trong một tháng để đón vua Lê ra. Rồi từ ấy trở đi những cung điện mới xây ở đều nằm trong phủ Chúa Trịnh.Thời Lê Trung Hưng, với sự hiện diện của lầu Kính Thiên trong phủ chúa Trịnh, điện Kính Thiên được sử dụng làm nơi thờ trời đất và diễn ra những nghi thức quan trọng như lễ lên ngôi và ban chiếu, lễ thánh thọ, lễ tiết chính đán… các vua Lê thời Lê Trung Hưng chủ yếu làm việc tại điện Cần Chánh. Giai đoạn từ kinh thành Thăng Long sang tỉnh Hà Nội Năm 1788, Lê Chiêu Thống cầu viện nhà Thanh, Tôn Sĩ Nghị đem đại quân 29 vạn người sang chiếm Thăng Long không tốn một hòn đạn mũi tên. Đầu năm 1789, Quang Trung Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ ba đánh tan quân Thanh, Lê Chiêu Thống chạy sang Trung Quốc, triều Hậu Lê kết thúc, Quang Trung định đô ở Phú Xuân. Thăng Long chỉ còn là Bắc thành. Năm 1802 sau khi tiêu diệt xong Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng Đế. Kinh đô vẫn được đặt ở Phú Xuân. Thăng Long vẫn mang tên gọi là Thăng Long nhưng chữ "Long" là rồng bị chuyển thành chữ "Long" nghĩa là thịnh vượng ý rằng nhà vua không còn ở đấy. Đồng thời những gì còn sót lại của Hoàng Thành sau những trận đại hủy diệt cuối thế kỷ XVIII cũng lần lượt bị các đời vua nhà Nguyễn chuyển nốt vào Phú Xuân phục vụ cho công cuộc xây dưng kinh thành mới. Chỉ duy có điện Kính Thiên và Hậu Lâu được giữ lại làm hành cung cho các vua Nguyễn mỗi khi Ngự giá Bắc thành. Năm 1805, Gia Long cho phá bỏ tường của Hoàng Thành cũ vì cho rằng đây chỉ còn là Trấn Bắc thành nên không được có quy mô lớn hơn kinh thành Huế, mà Hoàng Thành Thăng Long thì rộng lớn quá. Gia Long cho xây dựng thành mới theo kiểu Vauban của Pháp. Về quy mô thì nhỏ hơn thành cũ nhiều. Năm 1831, trong cuộc cải cách hành chính lớn Minh Mạng đã cho đổi tên Thăng Long thành tỉnh Hà Nội. Cái tên này tồn tại cho đến năm 1888 khi nhà Nguyễn chính thức nhượng hẳn Hà Nội cho Pháp. Người Pháp đổi Hà Nội thành thành phố. Đến khi chiếm xong toàn Đông Dương họ lại chọn đây là thủ đô của Liên Bang Đông Dương thuộc Pháp. Thành Hà Nội bị phá đi hoàn toàn để lấy đất làm công sở và trại lính cho người Pháp. Ngoại trừ cửa Bắc và cột cờ những gì còn sót lại của thành Hà Nội đến hôm nay chỉ là di chỉ khảo cổ và phục dựng. Giai đoạn tỉnh thành Hà Nội thời Nguyễn Thành Hà Nội do Gia Long xây dựng cũng làm theo thể thức các tỉnh thành khác và điều chủ yếu là không được to rộng hơn Phú Xuân. Năm 1804, hoàng thành cũ bị phá và năm sau đó một thành chu vi nhỏ hơn (5 km) được xây theo kiểu Vauban của Pháp. Thành hình vuông mỗi bề chừng một cây số xung quanh là hào nước sâu. Bốn bức tường thành tương ứng với bốn con phố hiện nay là: phố Phan Đình Phùng ở phía Bắc, phố Lý Nam Đế ở phía Đông, phố Trần Phú ở phía Nam, đường Hùng Vương ở phía Tây. Tường thành xây bằng gạch hộp chân thành xây băng đá xanh và đá ong. Tường cao 1 trượng 1 thước, dày 4 trượng. Thành mở ra 5 cửa là: cửa Đông (tương ứng với phố cửa Đông bây giờ), cửa Tây (tương ứng với phố Bắc Sơn hiện nay), cửa Bắc (nay vẫn còn), cửa Tây Nam (tương ứng với đoạn giao phố Chu Văn An và Nguyễn Thái Học bây giờ), cửa Đông Nam (tương ứng với đoạn giao phố Điện Biên Phủ và Nguyễn Thái Học bây giờ). Đường vào cửa xây vòm xuyên qua tường thành dài 23 m. Trên mỗi cửa có lầu canh gọi là thú lâu. Xung quanh tường thành là một dải đất rộng 6-7m rồi đến một con hào rộng 15–16 m, sâu 5 m thông với sông Tô Lịch và sông Hồng. Hào lúc nào cũng có nước nhưng thường chỉ cao khoảng 1 m. Phía ngoài các cổng thành có xây một hàng tường đắp liền trên bờ hào gọi là Dương mã thành, dài 2 trượng 9 thước, cao 7 thước 5 tấc. Các Dương mã thành đều cố một cửa bên gọi là Nhân Môn. Từ ngoài thành đi vào đều phải đi qua Nhân Môn rồi mới đến cổng thành. Phía trong thành được bố trí như sau: Ở trung tâm thành là điện Kính Thiên được xây dựng từ thời Lê trên núi Nùng. Điện dựng trên những cột gỗ lim lớn người ôm không xuể. Thềm điện có hai đôi rồng đá rất đẹp cũng từ thời Lê. Sau điện này bị người Pháp phá hủy và xây trên nền cũ tòa nhà Con Rồng để làm trụ sở pháo binh Pháp. Sau năm 1954 nhà con Rồng lại trở thành trụ sở của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam. Đây cũng chính là nơi diễn ra cuộc họp Bộ Chính trị mở rộng ngày 21 tháng 3 năm 1975 hạ quyết tâm giải phóng miền Nam trong hai năm 75-76. Phía đông thành là nhiệm sở của Tổng trấn Bắc thành Nguyễn Văn Thành đầu triều Nguyễn. Phía tây là kho thóc, kho tiền, và dinh bố chính là viên quan phụ trách những kho ấy. Năm 1812 dựng Cột cờ Hà Nội ở phía nam thành. Năm 1835, vì cho rằng thành Hà Nội cao hơn kinh thành Huế, Minh Mạng cho xén bớt 1 thước 8 tấc, thành Hà Nội chỉ còn cao chừng 5 m Năm 1848, vua Tự Đức cho phá dỡ các cung điện thời nhà Hậu Lê còn lại trong thành, những đồ chạm khắc mỹ thuật bằng gỗ, đá đều đưa về Huế để trang trí các cung điện trong đó, chỉ còn sót lại rồng đá ở điện Kính Thiên… Các di tích Phạm vi di sản thế giới được công nhận là 20 ha (trên tổng số 140 ha của Hoàng thành) gồm khu khảo cổ ở số 18 đường Hoàng Diệu và khu vực được giới hạn bởi 4 tuyến đường Điện Biên Phủ, Nguyễn Tri Phương, Phan Đình Phùng và Hoàng Diệu. Các di tích tiêu biểu của khu di tích: Khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu Di tích này bao gồm tầng dưới cùng là một phần bên phía đông của thành Đại La dưới thời Cao Biền, nhà Đường, tầng trên là cung điện nhà Lý và nhà Trần, tiếp theo là một phần trung tâm của đông cung nhà Lê và trên cùng là một phần của trung tâm tòa thành tỉnh Hà Nội thế kỷ XIX. Bề mặt Lý-Trần ở tầng hai có rất nhiều hiện vật được phát hiện, như những nền cung điện, có kích thước một chiều hơn 60 mét, chiều kia 27 mét. Có 40 chân cột, rồi cả giếng cổ, gạch, phù điêu. Có tượng rồng, phượng mà được các nhà nghiên cứu mỹ thuật khẳng định là mô típ hoa văn thời Lý. Rồi đến những tầng lớp bên trên, thời Lê, Nguyễn đều tìm được nhiều hiện vật. Tổng cộng là ba triệu hiện vật. Khi tiến hành khai quật ở hố B16 thuộc địa điểm dự kiến xây dựng toà nhà Quốc hội mới, Viện khảo cổ học đã phát hiện một toà lâu đài 3 tầng lầu, 4 mái, dạng hình tháp toạ lạc trên một diện tích xấp xỉ 1000 m2 thuộc hệ thống các cung điện Thăng Long xưa. Theo đánh giá thì đây là công trình đầu tiên, có tầm cỡ và giá trị nhất được tìm thấy từ trước đến nay. Việc phát hiện ra lâu đài này được coi là bằng chứng rõ ràng nhất về sự hoành tráng của kinh thành Thăng Long từ thời Lý-Trần. Mặc dù trước đây các nhà khảo cổ đã đoán định được di chỉ này nằm trong khu vực hoàng thành, thậm chí là cấm thành Thăng Long suốt từ thời Lý, Trần đến Lê nhưng do tiến hành khai quật quá nhanh khiến cho nhiều tầng lớp kiến trúc không thể hiện rõ. Giai đoạn đầu, tại các hố A1, A1MR, A2, A2MR, A3, A4, A9, A10, A11, A12, A13 trong các lớp đất ở độ sâu trung bình trên dưới – 1,50 m so với "cốt" cao độ của mặt bậc thềm đá Đoan Môn, xuất lộ những ô sỏi trộn lẫn đất sét. Sỏi ở đây khá thống nhất về kích thước, chỉ khoảng bằng hoặc to hơn đầu ngón chân cái, chứng tỏ đã được chọn lọc. Hiện vật thu được trong các lớp đất này được xác định có niên đại thời Lý. Các ô sỏi này thường có hình gần vuông, mỗi cạnh khoảng 1,30 m và ăn sâu xuống các lớp dưới, dày trên dưới 1,00 m. Điều này chứng tỏ đây là các hố đào có chủ đích để đầm - nhồi sỏi cuộn với đất sét. Đáy của các hố sỏi này nằm trong lớp đất chứa các hiện vật được xác định có niên đại Đinh - Tiền Lê. Các ô sỏi nói trên xuất hiện trong các hố từ A1 đến A18. Tổng cộng có tất cả 40 ô sỏi, xếp thành 04 hàng dọc (hai hàng phía đông có 10 ô trong một hàng, hai hàng phía tây mỗi hàng chỉ có 09 ô). Có lẽ đây chính lá các hố sỏi gia cố dưới các chân tảng đá kê dưới chân các cột. Nói chính xác, theo ngôn ngữ kiến trúc – xây dựng, đó là các móng trụ. Kết quả đo đạc đã giúp khẳng định đây là phế tích của một kiến trúc có bộ khung chịu lực bằng gỗ có 04 hàng chân cột. Khoảng cách giữa các cột Quân với các cột Cái là khoảng 3,00 m. Khoảng cách giữa các cột Cái là khoảng 6,00 m. Từ Bắc xuống Nam đã xác định được 10 vì, nghĩa là ít nhất kiến trúc này có 09 gian. Tuy nhiên, chưa thể khẳng định về số gian bởi dấu vết của kiến trúc này còn phát triển kéo dài về phía Bắc, ngoài khu vực khai quật. Bước gian của kiến trúc này rất lớn, khoảng 5,80 m – 6,00 m. Trên thực tế, bước gian của các di tích kiến trúc bằng gỗ cổ truyền hiện còn đứng vững trên mặt đất thường nhỏ hơn. Chưa lý giải được nguyên nhân của sự chênh lệch về số lượng các móng trụ của các hàng móng trụ phía Tây nhưng ở đây chắc chắn đã có 04 móng trụ sỏi gia cố cho 01 chân tảng cột Cái và 03 chân tảng cột Quân. Khoảng cách giữa hai hàng móng trụ sỏi cuối cùng chỉ là 4,1 m chứng tỏ đây chính là không gian của chái phía Nam. Cách tim của các móng trụ gia cố chân tảng cột Quân phía Đông khoảng 4,5 m và chạy dài suốt chiều rộng của "toà nhà nhiều gian" nói trên còn thấy xuất lộ một cống thoát nước được xây-xếp bằng gạch (hoàn toàn không thấy dấu vết của chất kết dính dạng vôi vữa), lòng cống rộng 0,17 m – sâu 0,20 m. Ngoài lớp gạch đặt nằm làm đáy, hai bên thành của rãnh thoát nước này được xếp nghiêng hai lớp gạch. Kích thước trung bình của gạch ở đây là 0,36 m x 0,20 m x 0,05 m). Về phía Đông, sát cạnh cống thoát nước này là một thềm gạch rộng 0,76 m chạy dọc suốt chiều dài đường cống. Gạch lát thềm là gạch vuông 0, 38m x 0,38 m x 0,07m. Có chỗ còn lát lẫn cả gạch in hoa. Cách tim của các móng trụ gia cố chân tảng cột Quân phía tây khoảng 2,5m cũng xuất lộ một cống thoát nước khác. Dấu vết của cống phía tây bị đứt quãng ở góc Tây Nam "toà nhà nhiều gian", khu vực bị mất 04 móng trụ gia cố chân tảng. Gạch xây-xếp cống thoát nước này là loại chuyên dụng, được sản xuất chỉ để dùng làm cống-rãnh. Các viên dùng lát đáy có mặt cắt hình thang cân. Những viên dựng hai bên thành có hình bình hành. Với hình dáng đặc biệt như vậy nên chỉ cần đào rãnh, đặt các viên gạch chuyên dụng này xuống là thành cống. Cách tim của các hố sỏi gia cố chân tảng cột Quân phía nam khoảng 4,5 m lại cũng xuất lộ một đoạn cống xây xếp bằng gạch chuyên dụng tương tự. Các đoạn cống xây xếp bằng gạch chuyên dụng phía tây và phía nam "toà nhà nhiều gian" nếu còn nguyên vẹn sẽ "bắt" vuông góc chái Tây Nam. Các đường cống này chính là các rãnh thoát nước mưa của "toà nhà nhiều gian". Các cống này đều không có nắp để có thể hứng nước mưa rơi thẳng xuống từ hàng ngói lợp cuối cùng của mái. Nghĩa là các rãnh thoát nước mưa này chính là giới hạn của mặt bằng mái. Nói cách khác, số đo giữa các rãnh thoát nước này cho biết về chiều rộng và chiều dài của công trình kiến trúc. Khoảng cách từ tim rãnh thoát nước phía Tây đến tim rãnh thoát nước phía Đông là 17,65 m. Đó chính là kích thước chiều rộng của "toà nhà nhiều gian" này. Chiều dài của kiến trúc này hiện chưa khẳng định được. Nhưng nếu giả định "toà nhà nhiều gian" có 09 gian thì kích thước này sẽ là khoảng 67 m. Theo số đo, phế tích này cho thấy một công trình kiến trúc to lớn theo đúng nghĩa đen. Tuy nhiên chưa thể xác định công năng của kiến trúc này. Chỉ biết rằng "toà nhà nhiều gian" này chạy dài theo trục Bắc – Nam, mở cửa ra cả hai hướng Đông và Tây. Về phía Tây của toà nhà nhiều gian, cách tim các móng trụ sỏi gia cố hàng chân tảng cột Quân phía tây 4, 90m, đã tìm thấy những móng trụ gia cố chân tảng khác. Vật liệu gia cố có phần đa dạng hơn, ngoài sỏi (tương tự như sỏi ở các hố đã nêu trên) còn có cả ngói vỡ vụn, được nhồi đầm theo chu kỳ 1 lớp sỏi lại 1 lớp ngói vụn. Hình dạng của các hố đào cũng khác, có hố tròn (đường kính từ 1,10 m đến 1,30 m), có hố vuông (1,20 m x 1,20 m). Bố cục của các móng trụ chân tảng này khá đặc biệt: 06 trụ móng tròn quây quanh một số trụ móng ở chính giữa. Khoảng cách trung bình giữa tim của các móng trụ tròn là khoảng 1,30 m. Tim móng trụ vuông trùng với tâm của đường tròn ngoại tiếp hình lục giác, cách tim các móng trụ tròn một khoảng 1,30 m. Các cụm móng trụ gia cố chân tảng này trải dài suốt mặt phía tây của toà nhà nhiều gian. Khoảng cách giữa các cụm (đếm được tất cả 11 cụm), không thật đều, xê xích từ 8 m đến 12 m. Theo các nhà khảo cổ, một cụm móng trụ gia cố chân tảng như vậy là phế tích của một kiểu lầu lục giác nhỏ, được dựng nhằm phục vụ nhu cầu thưởng ngoạn. Theo GS. Trần Quốc Vượng, Việt Sử lược có ghi nhận về loại hình kiến trúc này, gọi là các Trà đình. Trong các hố A19, A20, A20MR và A21 cũng xuất lộ nhiều móng trụ sỏi. Ngay gần chái phía Nam của toà nhà nhiều gian thuộc phạm vi hố A19 có một số móng chân tảng nhưng kết quả đo đạc không xác định được thật rõ ràng về kiến trúc từng tồn tại ở đây. Phía Bắc hố A20 xuất lộ hai hàng móng trụ sỏi gia cố, mỗi hàng 05 móng trụ, khoảng cách giữa tim hai hàng là 3,40 m. Hiện trạng và số đo cho phép giả định đây là một kiến trúc có hướng chạy dài theo trục Đông - Tây (vuông góc với toà nhà nhiều gian). Số đo bước gian đo được của kiến trúc này theo chiều từ Đông sang Tây là: 3,30m - 5,45m - 5,30m. Các khoảng cách khác chưa khẳng định được vì một số móng trụ sỏi đã bị mất và vì kiến trúc này còn tiếp tục kéo dài về phía Đông, ra ngoài khu vực khai quật. Các nhà khảo cổ cho rằng đây có lẽ là phế tích của một toà nhà có 3 gian hai chái. Ở phía Nam hố A20 đã xuất lộ một cụm phế tích rõ ràng hơn. Khác với các phế tích vừa mô tả, cụm phế tích này còn cả chân tảng đá đặt nguyên vị trí (in situ) trên hố gia cố. Thực tế này đã khẳng định chính xác về công năng của các hố sỏi. Hố gia cố chân tảng ở đây hình vuông (1,30 m x 1,30 m). Vật liệu gia cố hỗn hợp cả sỏi nhỏ, gạch, đá vụn. Tất cả còn 09 chân tảng, xếp hàng 04 hàng. Theo trục Đông - Tây, các chân tảng cách đều nhau một khoảng 5,75 m. Các chân tảng đều được làm bằng sa thạch (grès) màu xám. Mặt chân tảng chạm cánh sen mang phong cách nghệ thuật Lý. Đường kính trong của vành hoa sen này là 0,49 m. Trên mặt nhiều chân tảng còn rất rõ dấu vết cho biết cột gỗ dựng trên đó có đường kính 0,43m. Tuy nhiên ở vị trí sẽ đặt xà ngưỡng, mặt tảng để trơn, không chạm cánh sen. Nối dài hai bên (đông, tây) một số chân tảng cũng còn giữ nguyên một số viên gạch (0,38m x 0,15 m x 0,11 m) của hàng gạch đỡ dưới xà ngưỡng. Với dấu vết của các xà ngưỡng này cho thấy có lẽ đây là hai kiến trúc dạng hành lang, chạy dài theo Đông - Tây. Đặc biệt, cụm phế tích này còn giữ nguyên vẹn một số đoạn thềm hiên lát gạch ở phía ngoài xà ngưỡng, rộng trên dưới 1, 00m tính từ tim chân tảng. Thềm gạch này được xây xếp bởi 8 hàng gạch (0,39 m x 0,20m x 0,05 m) cao hơn mặt sân 0,36 m. Sân gạch chạy giữa hai hành lang này được lát gạch vuông (0,38 m x 0,38m x 0,06 m). Theo các nhận định ban đầu cho rằng các phế tích kiến trúc ở phía Bắc khu A là của một tổ hợp kiến trúc có liên quan mật thiết với nhau, bao gồm: một tòa nhà nhiều gian có chiều rộng 17,65 m, chạy dài ít nhất 09 gian (khoảng 67 m) và một dãy các lầu lục giác. Điều đáng quan tâm là sự liên hệ, tiếp nối giữa các kiến trúc này. Hiện trường còn rất rõ một số mảng nền lát gạch vuông (0,38 m x 0,38m x 0,08 m), nối liền từ mép rãnh thoát nước phía Tây tòa nhà nhiều gian với các lầu lục giác. Chiều rộng của nền gạch này đo được 2,60 m. Nhiều viên gạch vuông của nền gạch nói trên đã được cắt chéo để lát sát vào hàng gạch chữ nhật (0, 39 m x 0,18 m x 0,06 m) xây nghiêng bao quanh mặt nền của lầu lục giác. Căn cứ vào dấu vết của nền lát gạch vuông này, các nhà khảo cổ nhận định khả năng tòa nhà nhiều gian và các lầu lục giác có cùng một niên đại khởi dựng. Về niên đại: Để định niên đại cho các dấu tích kiến trúc đã xác định ở khu A, các nhà khảo cổ dùng phương án đối chiếu và so sánh tổng hợp, kết hợp với việc phân tích địa tầng. Trước hết các nhà khảo cổ tập trung vào các trụ móng sỏi có chuẩn niên đại tương đối. Như đã trình bày, ở khu A20 còn có 8 trụ móng sỏi còn nguyên chân tảng đá xếp tại chỗ. Các chân tảng đều bằng đá cát, các cánh sen thon thả, trau chuốt, đẹp tương tự như chân tảng đá hoa sen thời Lý ở tháp Tường Long (Hải Phòng) năm 1057, tháp Chương Sơn (Nam Định)... Chiều rộng của nền gạch này đo được 2, 60m. Nhiều viên gạch vuông của nền gạch nói trên đã được cắt chéo để lát sát vào hàng gạch chữ nhật (0,39 m x 0,18 m x 0,06 m) xây nghiêng bao quanh mặt nền của lầu lục giác. Đồng thời tại khu vực hố A20 có khá nhiều các di vật lá đề và gốm sứ thời Lý. Các loại gạch có thềm hiên nhà đều còn nguyên vẹn và dáng hình, sắc màu đều giống hệt như các viên gạch xây các tháp Lý vừa dẫn. Từ các tư liệu trên đây chúng tôi tin rằng đây là dấu tích kiến trúc của thời Lý. Niên đại này được củng cố khi so sánh mặt bằng của hai kiến trúc này là tương đương với địa tầng chuẩn Lý - Trần ở Đoan Môn đều ở độ sâu khoảng 2 m. Khi đó có các móng trụ có niên đại tương đối ta có thể so sánh tìm hiểu niên đại của các móng trụ khác. Ta sẽ thấy, móng trụ sỏi ở kiến trúc nhiều gian, ở lầu lục giác giống hệt về kỹ thuật, vật liệu, kích thước với các trụ móng sỏi Lý ở khu A20 . Về địa tầng các trụ móng đó cùng độ sâu 1,80 m - 2,20 m với các kiến trúc ở A20, tức là đều nằm trong khoảng niên đại khoảng thời Lý. Hơn nữa xét về mặt kỹ thuật xây dựng, các móng trụ ở đây cũng đều thuộc kỹ thuật của thời Lý và thời Trần. Trong thời Lý, kỹ thuật gia cố sỏi đặc biệt thấy rõ ở chùa Lạng (Hưng Yên), tháp Chương Sơn (Nam Định), tháp Phổ Minh (Nam Định). Các trụ móng sỏi ở thời Lý thường được gia cố rất chặt chẽ. Điều này khác với các trụ móng sỏi thời muộn hơn (có thể là thời Lê), có gia cố sỏi nhưng sơ sài hơn rất nhiều và ở độ sâu cao hơn. Nói cách khác các trụ móng sỏi Lê nằm ở mặt bằng cao hơn mặt bằng Lý - Trần. Hơn nữa, như đã nói trên, phủ trên mặt bằng của khu vực của các trụ móng thời Lý là một lớp di vật có niên đại Lý nên có thế tin rằng hầu hết các trụ móng ở đây đều thuộc thời Lý. Điều này còn được khẳng định thêm khi phát hiện một hồ nước cổ hình chữ nhật phía Nam khu kiến trúc nhiều gian bị lấp đầy vật liệu Lý, Trần. Điều này chứng tỏ hồ nước này đã bị lấp trong thời Trần. Hồ nước này đả phá vào móng kiến trúc lầu lục giác và một phần móng trụ của 'kiến trúc nhiều gian. Các nhà khảo cổ cho rằng hồ này được đào vào đầu thời Trần và bỏ đi vào khoảng cuối thời Trần. Do đó ta cũng thấy các trụ móng sỏi đã xuất lộ ở cùng mặt bằng đều thuộc thời Lý. Kiến trúc cổ truyền Việt là các công trình có hệ chịu lực bằng khung gỗ, với cấu kiện cơ bản là hệ thống cột. Vì vậy, người Việt chỉ chú trọng gia cố nền mà không cần đến móng. Sức nặng của công trình được phân tán qua hệ cột nên chân các cột đá được gia cố bằng các chân tảng đá có kích thước lớn gấp nhiều lần đường kính cột. Hiện trạng khảo cổ học (tầng văn hoá, hiện vật) và kết quả khảo sát địa chất khu vực này cho phép khẳng định có một dòng chảy cổ (theo hướng Bắc - Nam) ở phía Tây các phế tích nói trên. Nền đất tự nhiên chịu tải kém nên các công trình kiến trúc ở đây đều có hệ thống hố gia cố chân tảng. Đây là một thành tựu, một tiến bộ kỹ thuật của người Việt trong xây dựng. Với khảo cổ học kiến trúc (hay khảo cổ học đô thị), các phế tích nói trên còn cung cấp những hiểu biết mới, có tính chất lý thuyết về việc gia cố chân tảng, về cách thức xác định kích thước - quy mô của một kiến trúc qua các dấu vết của phế tích. Kỹ thuật này đã được thấy ở cố đô Hoa Lư thời Đinh - Tiền Lê. Ở kỹ thuật xây trụ móng được thực hiện bằng các móng bè bằng gỗ lim cao 5 lớp kết hợp với lớp móng trụ đá ở bên trên. Đến thời Lý và thời Trần, kỹ thuật này bây giờ xử lý hoàn toàn bằng sỏi và gạch vụn, sành vụn. Móng trụ bằng sỏi thời Lý và thời Trần có quy mô và chắc chắn nhất trong lịch sử kiến trúc Việt Nam. Các phế tích kiến trúc ở khu A còn cần được nghiên cứu kỹ hơn. Kiến giải của các nhà khảo cổ về một số phế tích chỉ là những nhận định ban đầu. Tuy chưa thể khẳng định về quy mô và công năng của tất cả các công trình nhưng rõ ràng các phế tích này cho thấy một quần thể kiến trúc toà ngang dãy dọc khá phong phú. Dung mạo của một bộ phận Hoàng Thành Thăng Long xưa đã hiển hiện qua dấu vết vật chất chứ không chỉ là hình ảnh của sách vở, chữ nghĩa. Cùng những phát hiện quan trọng về các dấu tích kiến trúc, một số lượng lớn đồ gốm sứ là những vật dụng dùng hàng ngày trong Hoàng cung qua nhiều thời kỳ cũng được tìm thấy. Những khám phá này đã thực sự mở ra một cánh cửa mới cho việc nghiên cứu về gốm Thăng Long và gốm dùng trong Hoàng cung Thăng Long qua các Triều đại. Năm 1848, vua Tự Đức cho tháo dỡ hết những cung điện còn lại ở Hà Nội chuyển vào Huế. Cột cờ Hà Nội Cột cờ Hà Nội là di tích được xây dựng năm 1812 dưới triều vua Gia Long cùng lúc xây thành Hà Nội theo kiểu Vô-băng (Vauban). Cột cờ cao 60 m, gồm có chân đế, thân cột và vọng canh. Chân đế hình vuông chiếm một diện tích là 2007 m² và gồm 3 cấp thóp dần lên. Mỗi cấp đều có tường hoa với hoa văn bao quanh. Từ mặt đất lên tới chân cấp thứ 2 phải leo 18 bậc tại mặt phía Đông và mặt phía Tây. Muốn từ cấp 2 lên cấp 3 cũng phải leo 18 bậc ở hai cửa hướng Đông và Tây. Còn cấp thứ 3 có 4 cửa Đông, Tây, Nam, Bắc (với các tên "Nghênh húc" (Đón ánh nắng ban mai), "Hồi quang" (ánh nắng phản chiếu), "Hướng Minh" (hướng về ánh sáng)…) và từ cạnh dưới lên tới cạnh trên phải qua tới 14 bậc cầu thang và nhiều kiến trúc khác....... Đoan Môn Đoan Môn là cửa vòm cuốn dẫn vào điện Kính Thiên. Đoan Môn gồm năm cổng xây bằng đá. Phía ngoài là cửa Tam Môn khoảng 1812 - 1814, vua Gia Long cho phá để xây Cột Cờ (nay vẫn còn sừng sững). Năm 2002, giới khảo cổ học Việt Nam được phép đào phía trong Đoan Môn đã tìm thấy "lối xưa xe ngựa" thuộc thời Trần, dùng lại nhiều gạch Lý. Nếu tiếp tục khai quật, sẽ có thể thấy cả con đường từ Đoan Môn đến điện Kính Thiên ở phía Bắc và cửa Tây Nam thành Hà Nội. Điện Kính Thiên Điện Kính Thiên (chữ Hán: 敬天殿) là di tích trung tâm, là hạt nhân chính trong tổng thể các địa danh lịch sử của thành cổ Hà Nội. Điện Kính Thiên chiếm vị trí trung tâm của khu di tích. Trước điện Kính Thiên là Đoan Môn rồi tới Cột Cờ Hà Nội, phía sau có Hậu Lâu, Cửa Bắc, hai phía đông và tây có tường bao và mở cửa nhỏ. Dấu tích điện Kính Thiên hiện nay chỉ còn là khu nền cũ. Phía nam nền điện còn có hàng lan can cao hơn một mét. Mặt trước, hướng chính nam của điện Kính Thiên xây hệ thống bậc lên bằng những phiến đá hộp lớn. Thềm điện gồm 10 bậc, 4 rồng đá chia thành 3 lối lên đều nhau tạo thành thềm rồng. Bốn con rồng đá được tạo tác vào thế kỷ 15 thời nhà Lê. Điêu khắc rồng đá điện Kính Thiên là một di sản kiến trúc nghệ thuật tuyệt tác, tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc thời Lê sơ. Được chạm trổ bằng đá xanh, rồng đá có đầu nhô cao, đầu to, mắt tròn lồi, sừng dài có nhánh, bờm lượn ra sau, miệng hé mở, ngậm hạt ngọc. Thân rồng uốn lượn mềm mại thành nhiều vòng cung, nhỏ dần về phía nền điện ở trên. Trên lưng rồng có đường vây dài nhấp nhô như vân mây, tia lửa. Hai thành bậc ở hai bên thềm điện là hai khối đá chạy dài, chính là hai con rồng được cách điệu hoá. Nền điện Kính Thiên và đôi rồng chầu đã phần nào phản ánh được quy mô hoành tráng của điện Kính Thiên xưa. Năm Ất hợi 1879 khi Trương Vĩnh Ký ra Hà Nội ông có vào điện Kính Thiên xem qua và kể lại trong Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất hợi''. Dù trong thời buổi suy tàn đó khi quân Pháp đã đánh chiếm thủ phủ Bắc Kỳ những cột gỗ lim theo bản tường trình tả có tầm vóc rất lớn, chu vi bằng một người ôm. Những điện đài phía sau điện Kính Thiên lúc đó đã hư hại nhiều nhưng vẫn để lại ấn tượng cho người khách Nam Kỳ. Nhà D67 Từ Tổng hành dinh - Nhà D67 Khu A Bộ quốc phòng, Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương đã đưa ra những quyết định lịch sử, đánh dấu những mốc son của cách mạng Việt Nam. Đó là: Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968, Cuộc Tổng tiến công năm 1972, Đánh thắng hai cuộc chiến của Mỹ mà đỉnh cao là 12 ngày đêm cuối năm 1972, Tổng tiến công năm 1975 đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh. Khu hầm lớn nhất nằm dưới khoảng sân nối giữa điện Kính Thiên và nhà D67 dành cho Bộ Chính trị và Quân ủy trung ương gọi là hầm D67. Hai đường dẫn xuống hầm bắt nguồn từ hai phòng làm việc của tướng Giáp và tướng Dũng trong nhà D67, đường hầm rộng 1, 2m, có 45 bậc thang bêtông, trát đá granite. Đi sâu xuống 10m là hệ thống văn phòng của tổng hành dinh ngầm gồm bốn phòng rộng 50m2, chung một hành lang bên phải. Phòng họp hình chữ nhật toàn khối, nền lát gạch, có một cửa ra vào. Các phòng bên dành cho ban thư ký và phòng để máy móc, điện đài. Cuối cùng là phòng chứa hệ thống thông hơi, lọc khí đồ sộ chạy điện được chế tạo tại Liên Xô. Các lối lên xuống của hai đường hầm và cửa ra vào có tới sáu cửa thép sơn xanh dày 12 cm, có nhiều tay nắm và hệ thống gioăng cao su có thể ngăn nước và khí độc. Toàn bộ hệ thống hầm ngầm đều liên hoàn đường điện máy phát. Hệ thống thông tin, liên lạc, hậu cần, lương thực… đều đầy đủ. Đầu ra của hai cửa hầm này dẫn lên phòng làm việc của hai đại tướng tại nhà con rồng. Ngoài hệ thống hầm ngầm này, khu A thành cổ còn nhiều hệ thống hầm ngầm khác. Riêng những bộ phận đã được bàn giao cho ban quản lý thành cổ là bốn khu hầm. Ngoài hầm của Bộ Chính trị vừa nói còn có hầm trước cửa nhà "con rồng" (dưới nền điện Kính Thiên), hầm gần khu làm việc của Cục Tác chiến và hầm của Ban cơ yếu có quy mô nhỏ hẹp, đơn giản hơn nhưng cũng chống được bom và tên lửa hạng nặng. Thượng tướng Lê Ngọc Hiền cho biết: những năm 1965- 1966 Mỹ bắn phá miền Bắc, Bộ Tổng tham mưu lập kế hoạch bảo đảm an toàn cho cơ quan đầu não tại thành cổ với ba mức: báo động, xuống hầm và di tản. Hệ thống hầm ngầm sẽ được sử dụng ở mức báo động 2. Ông kể: "Nhiệm vụ thiết kế, xây dựng nhà, hầm được giao cho Bộ tư lệnh Công binh. Một số bộ phận như máy thông hơi, lọc khí, cửa sắt, điện đài… được nhập khẩu từ Liên Xô. Khoảng 300 cán bộ từ nhiều trung đoàn chuyên môn được huy động đào, xây hầm." Hằng đêm, vào giờ giới nghiêm, thắp điện làm việc trong sự canh phòng cẩn mật. Hệ thống nhà, hầm được xây dựng sáu tháng thì hoàn tất. Bộ Chính trị, Quân ủy trung ương dời địa điểm làm việc từ nhà "con rồng" xuống nhà D67. Thời kỳ Mỹ ném bom, thỉnh thoảng Bộ Chính trị mới phải làm việc dưới hầm ngầm. Tại hầm ngầm dành riêng cho Cục Tác chiến trong thành cổ Hà Nội hôm nay vẫn còn rất nhiều máy điện thoại thời chiến. Hậu Lâu Lầu Tĩnh Bắc (Tĩnh Bắc lâu) là một toà lầu xây phía sau cụm kiến trúc điện Kính Thiên là hành cung của thành cổ Hà Nội. Tuy ở sau hành cung nhưng lại là phía bắc, xây với ý đồ phong thủy giữ yên bình phía bắc hành cung, nên mới có tên là Tĩnh Bắc lâu và còn có tên là Hậu lâu (lầu phía sau), hoặc là lầu Công chúa do cho rằng đây là nơi nghỉ ngơi của các cung nữ trong đoàn hộ tống vua Nguyễn ra ngự giá Bắc thành. Cửa Bắc Tên Hán Việt là Chính Bắc Môn (正北門), là một trong năm cổng của thành Hà Nội thời Nguyễn. Khi Pháp phá thành Hà Nội họ giữ lại cửa Bắc vì nơi đây còn hai vết đại bác do pháo thuyền Pháp bắn từ sông Hồng năm 1882 khi Pháp hạ thành Hà Nội lần thứ hai. Ngày nay trên cổng thành là nơi thờ hai vị tổng đốc Hà Nội là Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu.
Giải Nobel hóa học (Tiếng Thụy Điển: Nobelpriset i kemi) là một giải thưởng thường niên của Viện Caroline (Karolinska Institutet). Đây là một trong năm giải Nobel do Alfred Nobel thành lập vào năm 1895 trao cho các lĩnh vực Vật lý, Văn học, Hòa bình, cùng Sinh lý học và Y khoa từ năm 1901. Theo lời của Nobel trong di chúc, Giải Nobel Hóa học do Quỹ Nobel quản lý và được trao bởi ủy ban gồm năm thành viên được lựa chọn từ Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển . Người nhận giải Nobel Hóa học đầu tiên là nhà khoa học người Hà Lan Jacobus Henricus van 't Hoff với công trình khám phá ra các định luật về động lực học hóa học và áp suất thẩm thấu trong các dung dịch . Mỗi nhà khoa học nhận được một huy chương, bằng chứng nhận và cùng với phần thưởng tài chính, số tiền thưởng hàng năm có thay đổi theo thời gian . Như năm 1901, Jacobus Henricus van 't Hoff nhận được phần thưởng trị giá 150.782 SEK, tính ra tương đương với 7.731.004 SEK với tỷ giá vào thời điểm tháng 12 năm 2008. Kể từ năm 2001, giải thưởng tài chính hàng năm là 10.000.000 SEK. Lễ trao giải thưởng diễn ra hàng năm ở Stockholm vào ngày 10 tháng 12, đúng vào ngày mất của Nobel . Từ năm 1901 tới năm 2017, Ủy ban Nobel đã trao tặng 108 giải Nobel Hóa học cho 178 nhà khoa học trên khắp thế giới, trong đó chỉ có bốn người là phụ nữ, đó là: Marie Curie (1911), Irène Joliot-Curie (1935), Dorothy Hodgkin (1964) và Ada Yonath (2009) . Trong năm 2017, giải Nobel Hóa học được trao cho ba nhà khoa học: Jacques Dubochet, Joachim Frank, Richard Henderson cho nghiên cứu phát triển hiển vi điện tử lạnh giúp xác định cấu trúc với độ phân giải các phân tử sinh học trong dung dịch. Ba nhà khoa học nhận một giải thưởng trị giá 9.000.000 SEK, tương đương với 1 triệu € hay 1,1 triệu USD. Marie Curie và Dorothy Crowfoot Hodgkin là hai nhà nữ khoa học đã nhận giải Nobel Hóa học độc lập, không phải chia sẻ với ai. Trong số những nhà khoa học đoạt giải, 25 người có công trình nghiên cứu về hóa hữu cơ là lĩnh vực có nhiều giải Nobel hóa học nhất . Xét về tuổi tác, người đoạt giải Nobel Hóa học trẻ nhất là Koichi Tanaka vào năm 2002 khi 43 tuổi. Người đoạt giải Nobel lớn tuổi nhất là Charles J. Perdersen vào năm 1987 khi ông đã sang tuổi 83 . Nhà Curie có lẽ cũng là gia đình nhận giải Nobel nhiều nhất. Hai vợ chồng Marie Curie và Pierre Curie đã được trao giải Nobel Vật lý vào năm 1903. Marie Curie nhận giải Nobel Hóa học vào năm 1911. Con gái của họ là Irene Joliot-Curie được trao giải Nobel Hóa học vào năm 1935, cùng với chồng Frederic Joliot. Ngoài ra còn có Linus Carl Pauling và được trao giải Nobel 2 lần trong hai lĩnh vực hóa học và hòa bình . Có 8 năm giải thưởng không được tổ chức: 1916, 1917, 1919, 1924, 1933, 1940, 1941, 1942. Có thể không trao giải do ảnh hưởng của thế chiến I và thế chiến II. Các danh sách giải Nobel khác Danh sách người Châu Á đoạt giải Nobel Danh sách người đoạt giải Nobel Vật lý Danh sách người đoạt giải Nobel Hóa học Danh sách người đoạt giải Nobel Sinh lý học và Y khoa Danh sách người đoạt giải Nobel Văn học Danh sách người đoạt giải Nobel Hòa bình Danh sách người đoạt giải Nobel Kinh tế Danh sách người da đen đoạt giải Nobel Danh sách người Hồi Giáo đoạt giải Nobel Danh sách người Kitô giáo đoạt giải Nobel Danh sách người Do Thái đoạt giải Nobel Danh sách phụ nữ đoạt giải Nobel Danh sách Chú thích
Giải Nobel Hòa bình là một trong năm Giải Nobel được thành lập theo di chỉ của nhà công nghiệp, nhà phát minh và nhà sản xuất quân trang (vũ khí và trang thiết bị quân sự) người Thụy Điển là Alfred Nobel, cùng với các giải thưởng về Hóa học, Vật lý, Sinh lý học hoặc Y học và Văn học. Kể từ tháng 3 năm 1901, nó đã được trao hàng năm (với một số trường hợp ngoại lệ) cho những người đã "làm nhiều nhất hoặc làm việc tốt nhất cho tình anh em giữa các quốc gia, cho việc bãi bỏ hoặc giảm quân đội thường trực và cho việc tổ chức và thúc đẩy hội nghị hòa bình". Theo ý nguyện của Alfred Nobel, Ủy ban Nobel Na Uy, một ủy ban gồm năm thành viên do Quốc hội Na Uy chỉ định, sẽ trao giải cho người xứng đáng. Kể từ năm 2020, giải thưởng được trao tại Hội trường của Đại học Oslo, nơi giải thưởng từng được trao từ năm 1947–1989; Giải Abel cũng được trao trong tòa nhà này. Giải thưởng trước đây từng được trao tại Tòa thị chính Oslo (1990–2019), Viện Nobel Na Uy (1905–1946) và Quốc hội (1901–1904). Do tính chất chính trị của nó, Giải Nobel Hòa bình, trong phần lớn lịch sử, là chủ đề của nhiều tranh cãi. giải thưởng gần đây nhất cho năm 2022 đã được trao cho người ủng hộ nhân quyền Ales Bialiatski đến từ Belarus, tổ chức nhân quyền Nga Memorial và tổ chức nhân quyền Ukraine là Trung tâm Tự do Dân sự. Bối cảnh Theo di chúc của Nobel, Giải thưởng Hòa bình sẽ được trao cho người trong năm trước đó "đã làm nhiều nhất hoặc tốt nhất cho tình anh em giữa các quốc gia, cho việc bãi bỏ hoặc giảm quân đội thường trực và cho việc duy trì và thúc đẩy hội nghị hòa bình". Di chúc của Alfred Nobel nêu rõ thêm rằng một ủy ban gồm năm người do Quốc hội Na Uy lựa chọn sẽ là bên trao giải thưởng. Nobel qua đời năm 1896 và ông không để lại lời giải thích nào cho việc chọn hòa bình làm hạng mục giải thưởng. Vì ông là một kỹ sư hóa học được đào tạo nên các danh mục hóa học và vật lý là những lựa chọn rõ ràng. Lý do đằng sau giải thưởng hòa bình là ít rõ ràng hơn. Theo Ủy ban Nobel Na Uy, tình bạn của ông với Bertha von Suttner, một nhà hoạt động vì hòa bình và sau đó là người nhận giải, đã ảnh hưởng sâu sắc đến quyết định của ông trong việc đưa hòa bình vào danh mục. Một số học giả Nobel cho rằng đó là cách Nobel bù đắp cho việc phát triển các lực lượng phá hoại. Các phát minh của ông bao gồm thuốc nổ và ballistite, cả hai đều được sử dụng với mục đích bạo lực trong suốt cuộc đời của ông. Ballistite được sử dụng trong chiến tranh và Hội anh em cộng hòa Ireland, một tổ chức dân tộc chủ nghĩa của Ireland, đã thực hiện các cuộc tấn công bằng chất nổ vào thập niên 1880. Nobel cũng góp phần trong việc biến Bofors từ một nhà sản xuất sắt thép thành một công ty vũ khí quân sự. Không rõ tại sao Nobel lại muốn Na Uy quản lý Giải Hòa bình, nơi bị cai trị trong liên minh với Thụy Điển vào thời điểm Nobel qua đời. Ủy ban Nobel Na Uy suy đoán rằng Nobel có thể đã coi Na Uy là nơi phù hợp hơn để trao giải thưởng, vì nó không có truyền thống quân phiệt giống như Thụy Điển. Cũng lưu ý rằng vào cuối thế kỷ 19, quốc hội Na Uy đã tham gia chặt chẽ vào các nỗ lực của Liên minh Nghị viện nhằm giải quyết xung đột thông qua hòa giải và trọng tài. Đề cử và tuyển chọn Quốc hội Na Uy chỉ định Ủy ban Nobel Na Uy, sẽ chọn ra Người đoạt giải Nobel Hòa bình. Đề cử Mỗi năm, Ủy ban Nobel Na Uy đặc biệt mời những người đủ tiêu chuẩn gửi đề cử cho Giải Nobel Hòa bình. Các đạo luật của Quỹ Nobel xác định các loại cá nhân đủ điều kiện để đưa ra đề cử cho Giải thưởng Nobel Hòa bình. Những người đề cử này là: Thành viên của quốc hội và chính phủ và thành viên của Liên minh Nghị viện Thành viên của Tòa án Trọng tài Thường trực và Tòa án Công lý Quốc tế tại Hague Thành viên của Institut de Droit International Các học giả ở cấp giáo sư hoặc phó giáo sư trong lịch sử, khoa học xã hội, triết học, luật và thần học, hiệu trưởng đại học, giám đốc đại học (hoặc tương đương), và giám đốc viện nghiên cứu hòa bình và các vấn đề quốc tế Những người từng nhận giải, bao gồm các thành viên hội đồng quản trị của các tổ chức đã nhận giải Các thành viên hiện tại và trước đây của Ủy ban Nobel Na Uy Cựu cố vấn thường trực của Viện Nobel Na Uy Ngôn ngữ làm việc của Ủy ban Nobel Na Uy là tiếng Na Uy; Ngoài tiếng Na Uy, ủy ban có truyền thống nhận đề cử bằng tiếng Pháp, tiếng Đức và tiếng Anh, nhưng ngày nay hầu hết các đề cử đều được gửi bằng tiếng Na Uy hoặc tiếng Anh. Các đề cử thường phải được đệ trình lên ủy ban vào đầu tháng 2 của năm trao giải. Các đề cử của các thành viên ủy ban có thể được đệ trình cho đến ngày diễn ra cuộc họp đầu tiên của Ủy ban sau thời hạn này. Năm 2009, một kỷ lục 205 đề cử đã được nhận, nhưng kỷ lục lại bị phá vào năm 2010 với 237 đề cử; năm 2011, kỷ lục một lần nữa bị phá với 241 đề cử. Quy chế của Quỹ Nobel không cho phép công khai thông tin về các đề cử, cân nhắc hoặc điều tra liên quan đến việc trao giải trong ít nhất 50 năm sau khi giải được trao. Theo thời gian, nhiều cá nhân được gọi là "Những người được đề cử giải Nobel Hòa bình", nhưng danh hiệu này không có vị trí chính thức và chỉ có nghĩa là một trong số hàng nghìn người đủ điều kiện đề xuất tên của người đó để xem xét. Thật vậy, vào năm 1939, Adolf Hitler đã nhận đề cử châm biếm từ một thành viên của quốc hội Thụy Điển là Neville Chamberlain nhằm chế giễu đề cử (nghiêm túc nhưng không thành công). Đề cử từ năm 1901 đến 1967 đã được phát hành trong một cơ sở dữ liệu. Tuyển chọn Ủy ban Nobel sẽ xem qua các đề cử tại một cuộc họp, sau đó lập danh sách rút gọn các ứng cử viên để xem xét thêm. Các cố vấn thường trực của viện Nobel, bao gồm Giám đốc và Giám đốc Nghiên cứu của viện và một số ít các học giả Na Uy có chuyên môn trong các lĩnh vực chủ đề liên quan đến giải thưởng sẽ tiếp tục chọn lọc lại danh sách. Các cố vấn thường có vài tháng để hoàn thành các báo cáo, sau đó ủy ban bình bầu lại để chọn ra người đoạt giải. Ủy ban cố gắng đưa ra một quyết định nhất trí, nhưng điều này không phải lúc nào cũng có thể. Ủy ban Nobel thường đưa ra kết luận vào giữa tháng 9, nhưng đôi khi quyết định cuối cùng vẫn chưa thể đưa ra cho đến cuộc họp cuối cùng, trước khi có thông báo chính thức vào đầu tháng 10. Người đoạt giải , Giải thưởng Hòa bình đã được trao cho 110 cá nhân và 27 tổ chức. 18 phụ nữ đã đoạt giải Nobel Hòa bình, nhiều hơn bất kỳ giải Nobel nào khác. Chỉ có hai tổ chức nhận được nhiều Giải thưởng: Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế đã giành được ba lần (1917, 1944 và 1963) và Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn đã hai lần nhận giải (1954 và 1981). Lê Đức Thọ là người duy nhất từ chối nhận giải Nobel Hòa bình. Tranh cãi Một số nhà bình luận cho rằng Giải Nobel Hòa bình đã được trao theo những cách có động cơ chính trị cho những thành tựu gần đây hoặc ngay lập tức, hoặc với mục đích khuyến khích những thành tựu trong tương lai. Một số nhà bình luận cho rằng việc trao giải thưởng hòa bình trên cơ sở quan điểm đương thời không thể định lượng là không công bằng hoặc có thể sai lầm, đặc biệt là khi nhiều thẩm phán không thể tự cho mình là những người quan sát vô tư. Những lời chỉ trích khác cho rằng Giải Nobel Hòa bình ngày càng trở nên chính trị hóa, trong đó mọi người nhận giải vì khát vọng hơn là thành tích, điều này cho phép giải thưởng được sử dụng vì mục đích chính trị nhưng có thể gây ra những hậu quả tai hại do bỏ qua quyền lực chính trị hiện có. Năm 2011, một câu chuyện nổi bật trên tờ báo Na Uy Aftenposten cho rằng những lời chỉ trích chính đối với giải thưởng là Ủy ban Nobel Na Uy nên tuyển dụng các thành viên có chuyên môn và xuất thân quốc tế, thay vì các thành viên đã nghỉ hưu của quốc hội; có quá ít sự cởi mở về các tiêu chí mà ủy ban sử dụng khi họ chọn người nhận giải thưởng; và việc tuân thủ ý nguyện của Nobel nên nghiêm ngặt hơn. Trong bài báo, nhà sử học người Na Uy Øivind Stenersen lập luận rằng Na Uy đã có thể sử dụng giải thưởng như một công cụ để xây dựng quốc gia và thúc đẩy chính sách đối ngoại cũng như lợi ích kinh tế của Na Uy. Trong một bài viết quan điểm khác của 'Aftenposten' năm 2011, cháu trai của một trong hai anh em của Nobel, Michael Nobel, cũng chỉ trích điều mà ông cho là chính trị hóa giải thưởng, cho rằng Ủy ban Nobel không phải lúc nào cũng hành động theo ý muốn của Nobel. Chỉ trích về phong tặng cho cá nhân Những tranh cãi về giải Nobel Hòa bình thường vượt ra ngoài cộng đồng học thuật. Những lời chỉ trích nhắm vào một số giải thưởng, bao gồm việc cáo buộc chúng mang động cơ chính trị, quá vội vàng hoặc được hướng dẫn bởi một định nghĩa sai lầm về những gì cấu thành nên hoạt động vì hòa bình. Những giải thưởng từng trao cho Mikhail Gorbachev, Yitzhak Rabin, Shimon Peres và Yasser Arafat, Lê Đức Thọ, Henry Kissinger, Jimmy Carter, Barack Obama, Abiy Ahmed, và Liên minh châu Âu đều là chủ đề gây tranh cãi. Thiếu sót đáng chú ý Foreign Policy đã liệt kê Mahatma Gandhi, Eleanor Roosevelt, U Thant, Václav Havel, Ken Saro-Wiwa, Fazle Hasan Abed và Corazon Aquino như những người "không bao giờ nhận được giải thưởng, nhưng nên có". Việc loại bỏ Mahatma Gandhi đã được thảo luận đặc biệt rộng rãi, kể cả trong các tuyên bố công khai của các thành viên khác nhau của Ủy ban Nobel. Ủy ban đã xác nhận rằng Gandhi đã được đề cử vào các năm 1937, 1938, 1939, 1947, và cuối cùng, vài ngày trước khi ông bị ám sát vào tháng 1 năm 1948. Các thành viên sau này của Ủy ban Nobel công khai hối tiếc về sự thiếu sót này. Geir Lundestad, Thư ký Ủy ban Nobel Na Uy năm 2006 cho biết: "Thiếu sót lớn nhất trong lịch sử 106 năm của chúng tôi chắc chắn là việc Mahatma Gandhi chưa bao giờ nhận giải Nobel Hòa bình. Gandhi có thể làm mà không có giải Nobel Hòa bình, liệu ủy ban Nobel có thể làm mà không có Gandhi hay không mới chính là câu hỏi". Năm 1948, sau cái chết của Gandhi, Ủy ban Nobel đã từ chối trao giải với lý do "không có ứng cử viên còn sống phù hợp" vào năm đó. Sau đó, khi Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận Giải thưởng Hòa bình năm 1989, chủ tịch ủy ban nói đây là "một phần để tưởng nhớ Mahatma Gandhi".
Tượng đài Chiến thắng B52 là một tượng đài ghi lại chiến công của quân và dân Hà Nội trong việc bắn rơi máy bay B52 của không lực Hoa Kỳ, trong Chiến tranh Việt Nam. Tượng đài hiện nằm ở quận Ba Đình, bên cạnh Bảo tàng Chiến thắng B52 (Bảo tàng Quân khu Thủ đô).
Chương Mỹ là một huyện ngoại thành thuộc thành phố Hà Nội, Việt Nam. Huyện cách trung tâm Hà Nội 20 km về phía Tây Nam. Hiện nay, huyện là cửa ngõ phía Tây Nam của thành phố tập trung nhiều làng nghề truyền thống văn hóa, nhiều danh lam thắng cách nổi tiếng cùng với mật độ đô thị hóa cao. Ngoài ra, huyện còn nổi tiếng với trận Tốt Động - Chúc Động do Lê Lợi chỉ huy đánh tan quân xâm lược nhà Minh. Địa lý Huyện Chương Mỹ nằm giữa rìa phía tây nam thành phố Hà Nội, có vị trí địa lý: Phía đông giáp quận Hà Đông và huyện Thanh Oai với ranh giới tự nhiên là sông Đáy Phía tây giáp huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình Phía nam giáp huyện Mỹ Đức và huyện Ứng Hòa Phía bắc giáp huyện Quốc Oai. Huyện nằm ở hướng Tây Nam thủ đô Hà Nội. Huyện lỵ của huyện là thị trấn Chúc Sơn, cách trung tâm Hà Nội 15 km. Huyện có diện tích rộng đứng thứ 3 toàn thành phố (sau huyện Ba Vì và huyện Sóc Sơn). Địa hình chia làm 3 vùng: vùng bãi ven sông Đáy, vùng đồng bằng và vùng bán sơn địa. Trên địa bàn có 02 quốc lộ chạy qua là quốc lộ 6A với chiều dài 18 km, quốc lộ 21A và đường Hồ Chí Minh với dài 16,5 km. Tổng diện tích của toàn huyện là 23.240,92 ha, trong đó: nhóm đất nông nghiệp là 14.032,65 ha; nhóm đất phi nông nghiệp là 8.081,23 ha; nhóm đất chưa sử dụng là 8.081,23 ha. Hành chính Huyện Chương Mỹ có 32 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Chúc Sơn (huyện lỵ), Xuân Mai và 30 xã: Đại Yên, Đông Phương Yên, Đông Sơn, Đồng Lạc, Đồng Phú, Hòa Chính, Hoàng Diệu, Hoàng Văn Thụ, Hồng Phong, Hợp Đồng, Hữu Văn, Lam Điền, Mỹ Lương, Nam Phương Tiến, Ngọc Hòa, Phú Nam An, Phú Nghĩa, Phụng Châu, Quảng Bị, Tân Tiến, Tiên Phương, Tốt Động, Thanh Bình, Thủy Xuân Tiên, Thụy Hương, Thượng Vực, Trần Phú, Trung Hòa, Trường Yên, Văn Võ. Lịch sử Huyện Chương Mỹ nguyên xưa là phần đất của hai huyện Mỹ Lương, Yên Sơn thuộc phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây và huyện Chương Đức, thuộc phủ Ứng Thiên, trấn Sơn Nam Thượng. Năm 1880, vua Tự Đức cho thành lập đạo Mỹ Đức, địa bàn gồm huyện Mỹ Lương thuộc phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây và hai huyện Chương Đức, Hoài An thuộc phủ Ứng Hòa, tỉnh Hà Nội. Đến năm Đồng Khánh thứ 3 (1888), đạo Mỹ Đức giải thể và đổi thành phủ Mỹ Đức thuộc tỉnh Hà Nội. Đồng thời, 4 tổng: Tuy Lai, Quảng Xá, Bột Xuyên, Vân Nội thuộc huyện Chương Đức và 4 tổng: Thái Bình, Phù Lưu Thượng, Phù Lưu Tế, Trinh Tiết thuộc huyện Hoài An hợp thành huyện Yên Đức, còn 3 tổng: Bài Trượng, Văn La, Quảng Bị thuộc huyện Chương Đức và 6 tổng: Lương Xá, Chúc Sơn, Cao Bộ, Dã Cát, Phương Hạnh và Yên Kiện thuộc huyện Mỹ Lương hợp thành huyện Chương Mỹ. Năm 1890, Toàn quyền Đông Dương lại tách hai huyện Chương Mỹ và Yên Đức của tỉnh Hà Nội, phủ Lương Sơn và huyện Lạc Thủy thuộc tỉnh Chợ Bờ (Hòa Bình) để tái lập đạo Mỹ Đức. Tuy nhiên, một năm sau, Toàn quyền Đông Dương lại ra nghị định giải thể đạo Mỹ Đức, địa bàn nhập vào hai tỉnh Hà Nội và Hòa Bình như cũ. Từ năm 1904, huyện Chương Mỹ và phủ Mỹ Đức thuộc tỉnh Hà Đông. Ngày 21 tháng 4 năm 1965, huyện Chương Mỹ thuộc tỉnh Hà Tây và ngày 27 tháng 12 năm 1975, huyện Chương Mỹ thuộc tỉnh Hà Sơn Bình, gồm 31 xã: Đại Yên, Đồng Lạc, Đồng Phú, Đông Phương Yên, Đông Sơn, Hòa Chính, Hoàng Diệu, Hoàng Văn Thụ, Hồng Phong, Hợp Đồng, Hữu Văn, Lam Điền, Mỹ Lương, Nam Phương Tiến, Ngọc Hòa, Ngọc Sơn, Phú Nam An, Phú Nghĩa, Phụng Châu, Quảng Bị, Tân Tiến, Thanh Bình, Thượng Vực, Thụy Hương, Thủy Xuân Tiên, Tiên Phương, Tốt Động, Trần Phú, Trung Hòa, Trường Yên và Văn Võ. Ngày 29 tháng 12 năm 1978, sáp nhập 2 xã: Tiên Phương và Phụng Châu vào thành phố Hà Nội, đến ngày 17 tháng 2 năm 1979 được đặt trực thuộc huyện Hoài Đức. Ngày 27 tháng 3 năm 1984, thành lập thị trấn Xuân Mai trên cơ sở tách một phần diện tích và dân số của xã Thủy Xuân Tiên. Ngày 26 tháng 12 năm 1990, thành lập thị trấn Chúc Sơn (thị trấn huyện lỵ của huyện Chương Mỹ) trên cơ sở một phần diện tích và dân số của 2 xã: Ngọc Sơn và Ngọc Hòa. Ngày 12 tháng 8 năm 1991, huyện Chương Mỹ thuộc tỉnh Hà Tây vừa tái lập. Ngày 23 tháng 6 năm 1994, chuyển 2 xã: Tiên Phương và Phụng Châu thuộc huyện Hoài Đức trở lại huyện Chương Mỹ quản lý. Huyện Chương Mỹ có 32 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 2 thị trấn: Chúc Sơn, Xuân Mai và 30 xã: Đông Phương Yên, Đông Sơn, Phú Nghĩa, Thuỷ Xuân Tiên, Thanh Bình, Trường Yên, Trung Hoà, Ngọc Hoà, Ngọc Sơn, Thuỵ Hương, Đại Yên, Nam Phương Tiến, Tân Tiến, Hoàng Văn Thụ, Tốt Động, Hợp Đồng, Lam Điền, Hoàng Diệu, Quảng Bị, Mỹ Lương, Hữu Văn, Trần Phú, Hồng Phong, Đồng Lạc, Thượng Vực, Đồng Phú, Văn Võ, Hoà Chính, Phú Nam An, Phụng Châu, Tiên Phương với 22.682 hécta diện tích tự nhiên và 242.574 nhân khẩu. Ngày 2 tháng 3 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định 23/2005/NĐ-CP. Theo đó: Sáp nhập toàn bộ 339,09 ha diện tích tự nhiên và 5.036 nhân khẩu của xã Ngọc Sơn vào thị trấn Chúc Sơn. Điều chỉnh 131 ha diện tích tự nhiên và 1.517 nhân khẩu của xã Phụng Châu, 2,97 ha diện tích tự nhiên và 140 nhân khẩu của xã Tiên Phương về thị trấn Chúc Sơn quản lý. Ngày 1 tháng 8 năm 2008, tỉnh Hà Tây bị giải thể theo Nghị quyết của kỳ họp thứ ba Quốc hội khóa 12 ngày 29 tháng 5 năm 2008. Theo đó, huyện Chương Mỹ thuộc Hà Nội, bao gồm 2 thị trấn và 30 xã như hiện nay. Dân cư Đường phố Chùa Trầm Chúc Sơn Chương Đức Hòa Sơn Ngọc Sơn Ninh Kiều Yên Sơn Các địa điểm nổi tiếng Chùa Quảng Nghiêm Quần thể khu di tích Núi Trầm Chùa Trầm Chùa Hang Chùa Vô Vi Hồ Văn Sơn Nhà thờ Đại Ơn Làng cổ Trường Yên Trang Trại EcoGarden Thái Dương Đồi nhảy dù núi Đồi Bù Làng nghề mây tre đang Phú Vinh Rùa House Hill Top Bomoho Retreat - Đập Hồ Miễu Tôn giáo Tôn giáo trên địa bàn huyện đa dạng nhưng chủ yếu tập trung là Phật giáo và Thiên Chúa giáo. Thống kê năm 1999, có đến 8% dân số theo Thiên Chúa giáo. Các chùa lớn: Chùa Trăm Gian Chùa Trầm Chùa Hỏa Tinh Chùa Cao Chùa Thấp Chùa Sấu Chùa Thiên Sơn Tự Chùa Trung Tiến Chùa Hoa Nghiêm Chùa Khánh Đức Chùa Hữu Văn Chùa Hỏa Tinh Chùa Linh Thông Chùa Vô Vi Chùa Duyên Ứng Chùa Hữu Văn Chùa Xuân Mai Chùa Phúc Đông Chùa Trần Bắc Phương Các nhà thờ lớn: Nhà thờ Đại Ơn Nhà thờ Phượng Đồng Nhà thờ Lưu Xá Nhà thờ Đầm Mơ Nhà thờ Thượng Lao Nhà thờ Tân Hội Nhà thờ Yên Kiện Nhà thờ Cao Sơn Nhà thờ Đồng Nanh Nhà thờ Ngọc Giả Nhà thờ Mỹ Thượng Nhà thờ Chúc Lý Văn hóa Huyện có nhiều đình, chùa, đền, miếu... phong cảnh tuyệt đẹp như: chùa Trăm gian, chùa Trầm, chùa Hỏa Tinh, chùa Cao, chùa Thấp, chùa Sấu (Sùng Nghiêm Tự), đình Yên Khê, chùa Nghiêm Kính Tự, chùa Trấn Bắc Phương (thuộc thôn Yên Khê, xã Đại Yên), đình Yên Duyệt, đình Tốt Động, đình Nội, đình Xá, đình Ninh Sơn, đình Ba (thôn Lễ Khê), chùa Khâu Lăng (xã Hồng phong), chùa Thiên Sơn Tự (thôn Trung Hoàng, xã Thanh Bình). Đình Trung Tiến, đình Nghè, đình Thướp, đình Hồng Thái, đình Kỳ Viên, chùa Trung Tiến (thuộc xã Trần Phú)... hầu hết đều tập trung quanh thị trấn Chúc Sơn. Các đình, chùa đều mở hội vào dịp đầu xuân (tháng 1, tháng 2 âm lịch). Kinh tế Nền kinh tế của Chương Mỹ đang từng bước chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và du lịch. Hiện nay trên địa bàn có rất nhiều khu, cụm, điểm công nghiệp đã, đang hình thành và đi vào hoạt động như: KCN Phú Nghĩa, Nam Tiến Xuân, Cụm CN Ngọc Sơn, Đồng Đế, Đồng Sen... thu hút hàng trăm doanh nghiệp trong và ngoài nước tới đầu tư mang lại nguồn thu lớn cho địa phương, giải quyết công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động, cũng như một số khu đô thị sinh thái đang được đầu tư xây dựng như Lộc Ninh Singashine (Chúc Sơn), khu đô thị Làng Thời Đại (Xuân Mai)... Bên cạnh đó các khu nghỉ dưỡng, sân Goft,... cũng mọc lên từ đó thu hút một lượng lớn các khách du lịch từ khắp các tỉnh thành trên cả nước về đây hứa hẹn một tiềm năng phát triển ngành du lịch lớn cho huyện nói riêng và Hà Nội nói chung. Giáo dục Các trường Đại học và Cao đẳng Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Đại học Lâm Nghiệp Trường Sĩ quan Đặc công Trường Cao đẳng Cảnh sát Nhân Dân 1 Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bắc bộ Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây Trường Trung cấp nghề tổng hợp Các trường Trung học Phổ thông THPT Chương Mỹ A THPT Chương Mỹ B THPT Xuân Mai THPT Đặng Tiến Đông THPT Chúc Động THPT Nguyễn Văn Trỗi THPT Ngô Sĩ Liên THPT Lâm Nghiệp (trực thuộc Đại học Lâm nghiệp) Trung tâm GDTX Chương Mỹ Các Trường Trung học Cơ sở THCS Xuân Mai A THCS Xuân Mai B THCS Văn Võ THCS TT Chúc Sơn THCS Trường Yên THCS Trung Hòa THCS Trần Phú THCS Tốt Động THCS Tiên Phương THCS Thủy Xuân Tiên THCS Thụy Hương THCS Thượng Vực THCS Thanh Bình THCS Tân Tiến THCS Quảng Bị THCS Phụng Châu THCS Phú Nghĩa THCS Phú Nam An THCS Ngô Sĩ Liên THCS Nam Phương Tiến A THCS Nam Phương Tiến B THCS Mỹ Lương THCS Lam Điền THCS Hữu Văn THCS Hợp Đồng THCS Hồng Phong THCS Hoàng Văn Thụ THCS Hoàng Diệu THCS Hòa Chính THCS Đông Sơn THCS Đông Phương Yên THCS Đồng Phú THCS Đại Yên THCS Bê Tông THCS Đồng Lạc Các trường Tiểu học TH Xuân Mai A TH Xuân Mai B TH Trường Yên TH Trung Hòa TH Trần Phú A TH Trần Phú B TH Tốt Động TH Tiên Phương TH Thủy Xuân Tiến TH Thụy Hươnga TH Thượng Vực TH Thanh Bình TH Tân Tiến TH Quảng Bị TH Phụng Châu TH Phú Nghĩa TH Phú Nam An TH Ngọc Hòa TH Nam Phương Tiến A TH Nam Phương Tiến B TH Mỹ Lương TH Lương Mỹ A TH Lam ĐIền TH Hữu Văn TH Hợp Đồng TH Hồng Phong TH Hoàng Văn Thụ TH Hoàng Diệu TH Hòa Chính TH Đông Sơn TH Đông Phương Yên TH Đông Phú TH Đồng Lạc TH Đại Yên TH Chúc Sơn A TH Chúc Sơn B TH Bê Tông Di tích lịch sử Đình Phương Bản ở Phụng Châu, Chương Mỹ Hà Nội Thờ 2 vị tướng nhà Đinh là Uy Sơn đại vương và Ngọ Tân đại vương. Hai ông là người làng Phương Bản từng chiêu mộ binh sĩ theo giúp vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân. Chùa Trăm Gian (Hà Nội): là một ngôi chùa nằm trên một quả đồi cao khoảng 50 m, ở thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Chùa được lập từ đời Lý Cao Tông nhà Lý, niên hiệu Trinh Phù thứ 10, 1185. Đến thời nhà Trần, có hòa thượng Bình An, quê ở Bối Khê tu ở đây, tương truyền là người có nhiều phép lạ. Sau khi ông mất, dân làng xây tháp để giữ gìn hài cốt và tôn gọi là Đức Thánh Bối. Đình Tiến Ân ở Thủy Xuân Tiên, Chương Mỹ Hà Nội.Đình Tiến Ân thờ Đặng Đống Thính và em trai Đặng Chiêu Pháp có công đánh dẹp 12 sứ quân, đặc biệt là trận đánh sứ quân Đỗ Cảnh Thạc ở đồn Bảo Đà. Đình Yên Nhân ở Hòa Chính, Chương Mỹ Hà Nội Thờ Hồ Thông là người văn võ toàn tài, thông minh, trí tuệ được phong làm chỉ huy phó sứ thời vua Đinh Tiên Hoàng. Chùa Vô Vi ở Phụng Châu, Chương Mỹ: Vào thế kỷ thứ X, một trong những thủ lĩnh của 12 sứ quân đến đây mai danh ẩn tích tại núi Trầm rồi dựng lên ngôi chùa Vô Vi. Thời Tiền Lê, chùa xây dựng ở chân núi có tên gọi là Phúc Trù tự. Thời Trần chùa được xây dựng ở lưng núi gọi là Trai Tinh tự. Thời Hậu Lê, niên hiệu Hồng Thuận 6 (1514) chùa dời lên gần đỉnh núi như ngày nay, đổi lại tên như thời Đinh là Vô Vi tự. Bia Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam (VOV): Nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh phát đi Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Thăm chùa Trầm nhớ Bác Làng nghề Sự phát triển của các làng nghề đã góp phần thay đổi diện mạo của Chương Mỹ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Làng nghề tại huyện Chương Mỹ chủ yếu là mây tre đan. Các làng nghề mây tre đan ở Chương Mỹ được coi là một trong những cụm làng nghề lớn nhất thành phố Hà Nội. Huyện có 27 làng nghề làm mây tre đan và mây tre giang đan xuất khẩu, trong tổng số 36 làng nghề đã được công nhận làng nghề tập trung chủ yếu ở vùng chậm lũ và 97 làng có nghề, làng nghề mới. Trong số đó có rất nhiều làng nghề, làng có nghề nhóm mây tre giang đan đã bị mai một hoàn toàn và dần mai một. Các sản phẩm mây tre đan truyền thống chủ yếu được sản xuất tập trung ở các xã Phú Nghĩa, Trường Yên, Đông Sơn, Đông Phương Yên, Trung Hòa… Các làng nghề truyền thống còn lại gồm nghề nón lá có 5 làng có nghề tập trung ở các xã Văn Võ, Đông Phương Yên, Đồng Phú, Tiên Phương, Phú Vinh trong đó có 1 làng được công nhận làng nghề; nghề mộc, điêu khắc có 4 làng; nghề thêu 1 làng; chế biến nông sản 1 làng, điêu khắc đá 1 làng. May tre đan Làng nghề mây tre đan điển hình nhất trong số nhiều làng nghề mây tre đan của huyện là thôn Phú Nghĩa và các khu vực lân cận nghề mây tre đan rất phát triển. Hàng tháng, lượng xuất khẩu các sản phẩm từ mây tre đan xuất khẩu đi nước ngoài, cụ thể là Trung Quốc đã đóng góp con số lớn cho ngành thủ công nghiệp của huyện. Hiện nay huyện ngoài 27 làng nghề mây tre giang đan truyền thống đã được thành phố công nhận còn có nhiều làng có nghề mây tre giang đan khác. Mộc điêu khắc Mộc dân dụng, điêu khắc Phù Yên (Trường Yên) Mộc dân dụng và điêu khắc Tân Mỹ (Thụy Hương) Mộc điêu khắc Phụ Chính (Hòa Chính) Mộc dân dụng, điêu khắc và dựng nhà cổ thôn Phúc Cầu (Thụy Hương). Nón lá Làng nghề nón mũ lá thôn Văn La (Văn Võ) Có nghề làm nón thôn Phú Hữu (Phú Nghĩa). Thêu ren Làng nghề thêu ren thôn Yên Cốc (Hồng Phong) Chế biến nông sản, thực phẩm Làng nghề chế biến nông sản và thực phẩm thôn Chi Nê (Trung Hòa). Điêu khắc đá Làng nghề điêu khắc đá Long Châu (Phụng Châu). Danh nhân Hạ tầng Hiện nay, Chương Mỹ là điểm đến của nhiều nhà đầu tư lớn, trong đó đã có nhiều dự án lớn xuất hiện, các khu đô thị, khu công nghiệp, trung tâm mua sắm, khu nghỉ dưỡng, sân Golf, các trường Đại học... Khu đô thị Khu đô thị The Spring Town Xuân Mai, Xuân Mai Khu đô thị thông minh Xuân Mai (Xuan Mai Smart City) Khu đô thị Lộc Ninh Singashine, Chúc Sơn Khu đô thị Dreamhouse Phụng Châu 8 Khu đô thị Dreamhouse Phụng Châu 12 Khu đô thị sinh thái Chúc Sơn (Chuc Son Eco Town) Khu đô thị khu đô thị Làng Thời Đại, Xuân Mai Đường bộ Chương Mỹ có đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 21A, quốc lộ 6 với 8 làn đường riêng biệt, mỗi làn rộng 4m, nhiều đường đô thị trong toàn thể hệ thống đô thị. Bên cạnh đó, các dự án đường bộ kết nối Chương Mỹ với các vùng trung tâm Hà Nội đang được triển khai như đường Tố Hữu kéo dài, đường Tôn Thất Tùng kéo dài . Hiện nay, huyện Chương Mỹ đang được triển khai xây dựng các tuyến đường như Hà Đông - Xuân Mai (đoạn ngoài đường Vành đai 4), khu đô thị sinh thái Chúc Sơn (Chuc Son Eco Town), khu đô thị nhân tạo Xuân Mai. Sân bay Sân bay Miếu Môn thuộc địa bàn ba xã Trần Phú, Mỹ Lương và Đồng Lạc. Đường sắt trên cao Trong tương lai, về định hướng phát triển vận tải đường sắt, Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch kéo dài tuyến đường sắt đô thị 2A Hà Nội (tuyến Cát Linh - Hà Đông) đến Xuân Mai với chiều dài khoảng 20 km. Hệ thống xe buýt Các tuyến xe buýt đi qua và đi từ địa bàn huyện Chương Mỹ: 37 (Bến xe Giáp Bát - Chương Mỹ), 57 (Nam Thăng Long - Phú Nghĩa), 72 (Bến xe Yên Nghĩa - Xuân Mai), 87 (Bến xe Mỹ Đình - Quốc Oai - Xuân Mai), 88 (Bến xe Mỹ Đình - Hòa Lạc - Xuân Mai), 102 (Bến xe Yên Nghĩa - Vân Đình), 114 (Bến xe Yên Nghĩa - Miếu Môn), 115 (Vân Đình - Xuân Mai), 116 (Yên Trung (Thạch Thất) - Phú Nghĩa), 124 (Bến xe Yên Nghĩa - Chúc Sơn - Kim Bài), 163 (Bến xe Yên Nghĩa - Hoài Đức). Chương Mỹ cách BX Yên Nghĩa 5 km về phía Tây. Mật độ các xã được tiếp cận hệ thống xe buýt công cộng cao. Đến năm 2021 đã có hơn 13 tuyến xe buýt hoạt động đi ngang qua. Trên địa bàn có nhiều tuyến phương tiện trong đó có mạng lưới xe buýt dày đặc phục vụ di chuyển của người dân đến các khu di tích, danh lam thắng cảnh lớn. Điểm đầu cuối và trung chuyển: Chương Mỹ (37) KCN Phú Nghĩa (57, 116) Xuân Mai (87, 88, 115) Các tuyến xe buýt hoạt động: Chú thích
Pin Mặt Trời, tấm năng lượng Mặt Trời hay tấm quang điện (tiếng Anh: solar panel) bao gồm nhiều tế bào quang điện (solar cells) - là phần tử bán dẫn có chứa trên bề mặt một số lượng lớn các cảm biến ánh sáng là điốt quang, thực hiện biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện. Cường độ dòng điện, hiệu điện thế hoặc điện trở của pin Mặt Trời thay đổi phụ thuộc bởi lượng ánh sáng chiếu lên chúng. Tế bào quang điện được ghép lại thành khối để trở thành pin Mặt Trời (thông thường 60 hoặc 72 tế bào quang điện trên một tấm pin Mặt Trời). Tế bào quang điện có khả năng hoạt động dưới ánh sáng Mặt Trời hoặc ánh sáng nhân tạo. Chúng có thể được dùng như cảm biến ánh sáng (ví dụ cảm biến hồng ngoại), hoặc các phát xạ điện từ gần ngưỡng ánh sáng nhìn thấy hoặc đo cường độ ánh sáng. Sự chuyển đổi này thực hiện theo hiệu ứng quang điện. Hoạt động của pin Mặt Trời được chia làm ba giai đoạn: Đầu tiên năng lượng từ các photon ánh sáng được hấp thụ và hình thành các cặp electron-hole trong chất bán dẫn. Các cặp electron-hole sau đó bị phân chia bởi ngăn cách tạo bởi các loại chất bán dẫn khác nhau (p-n junction). Hiệu ứng này tạo nên hiệu điện thế của pin Mặt Trời.  Pin Mặt Trời sau đó được nối trực tiếp vào mạch ngoài và tạo nên dòng điện.  Các pin năng lượng Mặt Trời có nhiều ứng dụng trong thực tế. Do giá thành còn đắt, chúng đặc biệt thích hợp cho các vùng mà điện lưới khó vươn tới như núi cao, ngoài đảo xa, hoặc phục vụ các hoạt động trên không gian; cụ thể như các vệ tinh quay xung quanh quỹ đạo Trái Đất, máy tính cầm tay, các máy điện thoại cầm tay từ xa, thiết bị bơm nước,... Các tấm pin năng lượng Mặt Trời được thiết kế như những modul thành phần, được ghép lại với nhau tạo thành các tấm năng lượng Mặt Trời có diện tích lớn, thường được đặt trên nóc các tòa nhà nơi chúng có thể có ánh sáng nhiều nhất, và kết nối với bộ chuyển đổi của mạng lưới điện. Các tấm pin Mặt Trời lớn ngày nay được lắp thêm bộ phận tự động điều khiển để có thể xoay theo hướng ánh sáng, giống như loài hoa hướng dương hướng về ánh sáng Mặt Trời. Lịch sử Hiệu ứng quang điện được phát hiện đầu tiên năm 1839 bởi nhà vật lý Pháp Alexandre Edmond Becquerel lúc ông 19 tuổi khi đang làm thí nghiệm tại phòng nghiên cứu của cha. Willoughby Smith nhắc đến phát minh này trong một bài báo xuất bản ngày 20 tháng 2 năm 1873 trên tạp chí Nature. Tuy nhiên cho đến 1883 một pin năng lượng mới được tạo thành, bởi Charles Fritts, ông phủ lên mạch bán dẫn selen một lớp cực mỏng vàng để tạo nên mạch nối, thiết bị chỉ có hiệu suất 1%. Năm 1888, nhà vật lý học người Nga Aleksandr Stoletov tạo ra tấm pin đầu tiên dựa vào hiệu ứng quang điện được phát hiện bởi Heinrich Hertz trước đó vào năm 1887. Albert Einstein đã giải thích được hiệu ứng quang điện vào năm 1905, công trình đã giúp ông giành giải Nobel vật lý năm 1921. Vadim Lashkaryov phát hiện ra phân lớp p-n trong CuO và bạc sul-phát vào năm 1941. Russell Ohl được xem là người tạo ra pin năng lượng Mặt Trời đầu tiên năm 1946. Sven Ason Berglund đã có phương pháp liên quan đến việc tăng khả năng cảm nhận ánh sáng của pin. Pin Mặt Trời đầu tiên có khả năng ứng dụng được ra mắt vào 25/4/1954 tại Bell Laboratories bởi Daryl Chapin, Calvin Souther Fuller và Gerald Pearson. Pin Mặt Trời bắt đầu được quan tâm đặc biệt khi kết hợp với vệ tinh Vanguard I năm 1958. Nền tảng Tìm hiểu về pin Mặt Trời, thì cần một chút lý thuyết nền tảng về vật lý chất bán dẫn. Để đơn giản, miêu tả sau đây chỉ giới hạn hoạt động của một pin năng lượng tinh thể silic. Nguyên tố Silic thuộc nhóm IVA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, tức là có 4 electron lớp ngoài cùng. Silic nguyên tố không tìm thấy trong tự nhiên mà tồn tại dạng hợp chất phân tử ở thể rắn. Cơ bản có hai loại chất rắn silicon, là vô định hình (không có trật tự sắp xếp) và tinh thể (các nguyên tử sắp xếp theo thứ tự dãy không gian 3 chiều). Pin năng lượng Mặt Trời phổ biến nhất là dạng đa tinh thể silicon. Silic là vật liệu bán dẫn. Nghĩa là trong thể rắn của silic, tại một tầng năng lượng nhất định, electron có thể đạt được, và một số tầng năng lượng khác thì không được. Đơn giản hiểu là có lúc dẫn điện, có lúc không dẫn điện. Lý thuyết này căn cứ theo thuyết cơ học lượng tử. Ở nhiệt độ phòng thí nghiệm (khoảng 28 °C), Silic nguyên chất có tính dẫn điện kém (cơ học lượng tử giải thích mức năng lượng Fermi trong tầng trống). Trong thực tế, để tạo ra các phân tử silic có tính dẫn điện tốt hơn, chúng được thêm vào một lượng nhỏ các nguyên tử nhóm III hay V trong bảng tuần hoàn hóa học. Các nguyên tử này chiếm vị trí của nguyên tử silic trong mạng tinh thể, và liên kết với các nguyên tử silic bên cạnh tương tự tạo thành một mạng silic (mạng tinh thể). Tuy nhiên các phân tử nhóm III có 3 electron ngoài cùng và nguyên tử nhóm V có 5 electron ngoài cùng, vì thế nên có chỗ trong mạng tinh thể có dư electron còn có chỗ thì thiếu electron. Vì thế các electron thừa hay thiếu electron (gọi là lỗ trống) không tham gia vào các kết nối mạng tinh thể. Chúng có thể tự do di chuyển trong khối tinh thể. Silic kết hợp với nguyên tử nhóm III (nhôm hay gali) được gọi là loại bán dẫn p bởi vì năng lượng chủ yếu mang điện tích dương (positive), trong khi phần kết hợp với các nguyên tử nhóm V (phosphor, asen) gọi là bán dẫn n vì mang năng lượng âm (negative). Lưu ý rằng cả hai loại n và p có năng lượng trung hòa, tức là chúng có cùng năng lượng dương và âm, loại bán dẫn n, loại âm có thể di chuyển xung quanh, tương tự ngược lại với loại p. Vật liệu và hiệu suất Đã có nhiều loại vật liệu khác nhau được thử nghiệm chế tạo pin Mặt Trời. Có hai tiêu chuẩn đánh giá, là hiệu suất và giá cả. Hiệu suất là tỉ số giữa năng lượng điện từ và năng lượng ánh sáng Mặt Trời. Vào buổi trưa một ngày trời trong, ánh Mặt Trời tỏa nhiệt khoảng 1000 W/m². trong đó 10% hiệu suất của 1 module 1 m² cung cấp năng lượng khoảng 100 W. hiệu suất của pin Mặt Trời thay đổi từ 6% từ pin Mặt Trời làm từ silic vô định hình, và có thể lên đến 30% hay cao hơn nữa. Có nhiều cách để nói đến giá cả của hệ thống cung cấp điện (chính xác là phát điện), là tính toán cụ thể giá thành sản xuất trên từng kilo Watt giờ điện (kWh). Hiệu năng của pin Mặt Trời tạo dòng điện với sự bức xạ Mặt Trời là 1 yếu tố quyết định trong giá thành. Nói chung, với toàn hệ thống, là tổ hợp các tấm pin Mặt Trời, thì hiệu suất là rất quan trọng. Và để tạo nên ứng dụng thực tế cho pin năng lượng, điện năng tạo nên có thể nối với mạng lưới điện sử dụng dạng chuyển đổi trung gian; trong các phương tiện di chuyển, thường sử dụng hệ thống ắc quy để lưu trữ nguồn năng lượng chưa sử dụng đến. Các pin năng lượng thương mại và hệ thống công nghệ cho nó có hiệu suất từ 5% đến 15%. Giá của 1 đơn vị điện từ 50 Eurocent/kWh (Trung Âu) giảm xuống tới 25 eurocent/kWh trong vùng có ánh Mặt Trời nhiều. Ngày nay thì vật liệu chủ yếu chế tạo pin Mặt Trời (và cho các thiết bị bán dẫn) là silic dạng tinh thể. Pin Mặt Trời từ tinh thể silic chia ra thành ba loại: Một tinh thể hay tinh thể đơn (module) sản xuất dựa trên quá trình Czochralski. Đơn tinh thể loại này có hiệu suất tới 16%. Chúng thường rất đắt tiền do được cắt từ các thỏi silic hình ống, các tấm đơn thể này có các mặt trống ở góc nối các module. Đa tinh thể làm từ các thỏi đúc - đúc từ silic nung chảy cẩn thận được làm nguội và làm rắn. Các pin này thường rẻ hơn các đơn tinh thể, tuy nhiên hiệu suất kém hơn. Tuy nhiên chúng có thể tạo thành các tấm vuông che phủ bề mặt nhiều hơn đơn tinh thể bù lại cho hiệu suất thấp của nó. Dải silic tạo từ các miếng phim mỏng từ silic nóng chảy và có cấu trúc đa tinh thể. Loại này thường có hiệu suất thấp nhất, tuy nhiên loại này rẻ nhất trong các loại vì không cần phải cắt từ thỏi silicon. Nền tảng chế tạo dựa trên Công nghệ sản xuất tấm mỏng, có độ dày 300 μm và xếp lại để tạo nên các module tạo thành các loại pin trên. Sự chuyển đổi ánh sáng Khi một photon chạm vào một mảnh silic, một trong hai điều sau sẽ xảy ra: Photon truyền trực xuyên qua mảnh silic. Điều này thường xảy ra khi năng lượng của photon thấp hơn năng lượng đủ để đưa các hạt electron lên mức năng lượng cao hơn. Năng lượng của photon được hấp thụ bởi silic. Điều này thường xảy ra khi năng lượng của photon lớn hơn năng lượng để đưa electron lên mức năng lượng cao hơn. Khi photon được hấp thụ, năng lượng của nó được truyền đến các hạt electron trong mạng tinh thể. Thông thường các electron này thuộc lớp ngoài cùng, và thường được kết dính với các nguyên tử lân cận vì thế không thể di chuyển xa. Khi electron được kích thích, trở thành dẫn điện, các electron này có thể tự do di chuyển trong chất bán dẫn. Khi đó nguyên tử sẽ thiếu 1 electron và đó gọi là "lỗ trống". Lỗ trống này tạo điều kiện cho các electron của nguyên tử bên cạnh di chuyển đến và điền vào "lỗ trống", điều này tạo ra lỗ trống cho nguyên tử lân cận có "lỗ trống". Cứ tiếp tục như vậy "lỗ trống" di chuyển xuyên suốt mạch bán dẫn. Một photon chỉ cần có năng lượng lớn hơn năng lượng đủ để kích thích electron lớp ngoài cùng dẫn điện. Tuy nhiên, tần số của Mặt Trời thường tương đương 6000°K, vì thế nên phần lớn năng lượng Mặt Trời đều được hấp thụ bởi silic. Tuy nhiên hầu hết năng lượng Mặt Trời có tác dụng nhiệt nhiều hơn là năng lượng điện sử dụng được.
Cát Lái có thể là: Cảng Cát Lái: một cảng sông lớn trên sông Đồng Nai tại Thành phố Hồ Chí Minh Phường Cát Lái, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh Sông Cát Lái: tên gọi khác của đoạn sông Vàm Sát ở hạ lưu
Tenzin Gyatso (tiếng Tạng tiêu chuẩn: བསྟན་འཛིན་རྒྱ་མཚོ་; sinh ngày 6 tháng 7 năm 1935) là tên thật của Đạt-lai Lạt-ma thứ 14, nhà lãnh đạo thế quyền và giáo quyền của nhân dân Tây Tạng. Theo giáo sư Eric Sharp thuộc Đại học Sydney, Úc thì trong số những thánh nhân của thế kỷ thứ 20, có ba thánh nhân người châu Á, đó là cố thi hào Ấn Độ Rabindranath Tagore (1861–1941), Mahatma Gandhi (1869–1948) và chính Đạt-lại Lạt-ma thứ 14. Tiểu sử Sư chào đời tại làng Taktser, vùng Đông Bắc Tây Tạng vào ngày 6 tháng 7 năm 1935 trong một gia đình nông dân. Tên trước khi được thừa nhận trở thành vị Đạt-Lại Lạt ma thứ 14 là "Lhamo Dhondup". Sư được thừa nhận là Đạt-lai Lạt-ma vào năm 2 tuổi theo truyền thống Tây Tạng như là Hóa thân của Đạt-lai Lạt-ma thứ 13, cũng là hiện thân của Bồ Tát Quán Thế Âm, hiện thân của lòng từ bi. Theo truyền thống của người Tây Tạng, Đạt-lai Lạt-ma là hiện thân lòng từ của chư Phật và Bồ Tát, người chọn con đường tái sinh trở lại kiếp người để cứu giúp chúng sanh. Danh hiệu Đạt-lai Lạt-ma cũng được hiểu là Hộ Tín, "Người bảo vệ đức tin", Huệ Hải, "Biển lớn của trí tuệ", Pháp vương, "Vua của Chánh Pháp", Như ý châu, "Viên bảo châu như ý"... Đạt-lai Lạt-ma được tấn phong vào ngày 22 tháng 2 năm 1940 tại Lhasa, thủ đô của Tây Tạng, chính thức là người lãnh đạo chính trị và tôn giáo cho 6 triệu người. Khi Đạt-lai Lạt-ma thứ 13 viên tịch vào năm 1935, chính phủ Tây Tạng gặp khủng hoảng trong việc tìm kiếm một người thừa kế. Năm 1935, vị nhiếp chính đi đến hồ thiêng Lhamo Lhatso ở Chokhorgyal, khoảng 90 dặm từ thủ đô Lhasa. Theo truyền thống của Tây Tạng, người ta có thể nhìn thấy mọi việc ở tương lai từ hồ linh thiêng này. Lúc bấy giờ vị nhiếp chính thấy ba chữ Tây Tạng Ah, Ka và Ma hiện lên giữa mặt nước trong vắt của hồ thiêng, theo sau ba mẫu tự này là bức tranh của một ngôi chùa ba tầng với mái ngói màu xanh lục và một căn nhà có chiếc máng xối kỳ lạ. Năm 1937, chính phủ Tây Tạng đã gởi những hình ảnh thiêng liêng ấy từ hồ thiêng đến các tỉnh thành của Tây Tạng để tìm kiếm nơi tái sinh của Đạt-lại Lạt-ma. Một phái đoàn tìm kiếm tái sanh được thành lập và đi về hướng Đông Bắc Tây Tạng, vị trưởng phái đoàn là Lạt-ma Kewtsang Rinpoche, Tu viện trưởng Tu viện Sera. Khi phái đoàn đến làng Amdo, họ thấy quang cảnh nơi này giống y như hình ảnh đã thấy dưới hồ thiêng. Lobsang Tsewang cải trang thành người trưởng đoàn, Lạt-ma cải trang thành người thị giả và họ vào thăm một căn nhà với chiếc máng xối kỳ lạ. Bấy giờ Lạt-ma Kewtsang có mang một xâu tràng hạt (rosary) của Đạt-lại Lạt-ma thứ 13 và chú bé trong căn nhà ấy đã nhận ra nó và yêu cầu được cầm xem. Lạt-ma Kewtsang hứa sẽ cho nếu chú đoán được ngài là ai. Và chú bé liền trả lời ngay bằng một loại tiếng lóng của địa phương là "Sera aga", nghĩa là "Lạt-ma ở tu viện Sera". Tiếp đó, sư hỏi chú bé vị trưởng đoàn là ai và chú bé đã trả lời đúng, và chú cũng cho biết tên chính xác của người thị giả. Theo sau đó là một loạt trắc nghiệm khác để chú bé chọn lựa những đồ dùng thường ngày của Đạt-lại Lạt-ma thứ 13 và chú bé cũng nhận ra tất cả và nói: "của tôi, của tôi". Chú bé ấy chính là Đạt-lại Lạt-ma hiện nay. Từ những kết quả của cuộc kiểm tra này giúp họ đoán chắc rằng họ đã tìm ra hóa thân mới và niềm tin của họ càng được vững mạnh thêm bởi những ý nghĩa từ ba mẫu tự Tây Tạng đã từng thấy dưới hồ thiêng: Ah là hàm nghĩa cho tỉnh Lhasa, nơi chú bé chào đời, Ka là chỉ cho Tu viện Kumbum, một ngôi Tu viện lớn nhất với ba tầng gần nhà của chú bé và Ma là ám chỉ cho ngôi tu viện Karma Rolpai Dorje ở trên ngọn núi của ngôi làng gần bên. Cuối cùng phái đoàn quyết định chú bé ấy là hậu thân của vị Đạt-lại Lạt-ma thứ 13. Đạt-lại Lạt-ma bắt đầu sự nghiệp học vấn của mình vào năm 6 tuổi và hoàn tất học vị cao nhất của Phật giáo Tây Tạng là Geshe Lharampa, tương đương với Tiến sĩ triết học Phật giáo (Doctorate of Buddhist Philosophy) ở tuổi 25 vào năm 1959. Năm 24 tuổi, Sư đã tham dự kỳ thi đầu tiên tại các đại học Phật giáo Drepung, Sera và Ganden. Kỳ thi cuối cùng được tổ chức tại Jokhang, thủ đô Lhasa trong thời gian lễ hội Monlam, tháng giêng theo lịch Tây Tạng. Trước đó Sư phải học tất cả các môn học chính như Luận lý (logic) văn hóa và nghệ thuật Tây Tạng (Culture & Tibetan Art), Phạn ngữ (sanskrit), Y học (medicine), Triết học Phật giáo (Buddhist philosophy). Riêng môn Phật học này là khó nhất, được chia ra làm năm phần là Bát-nhã-ba-la-mật-đa (sa. prajñāpāramitā), Trung quán (sa. mādhyamika), Giới luật (sa. vinaya), A-tì-đạt-ma và Lượng học (sa. pramāṇa). Và các môn học phụ khác là: biện luận (dialetics), thi ca (poetry), âm nhạc (music) và kịch nghệ (drama), thiên văn (astrology), văn phạm (metre and phrasing). Vào ngày 17 tháng 11 năm 1950, Đạt-lại Lạt-ma 14 đảm nhận trọng trách là người lãnh đạo thế quyền của người dân Tây Tạng (head of the State and Government) sau khi có khoảng 80.000 quân lính của Trung Quốc tấn công vào Tây Tạng. Năm 1954, Sư đã đến Bắc Kinh để thương thuyết hòa bình với chủ tịch Mao Trạch Đông và những nhà lãnh đạo Trung Hoa khác, gồm Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán trong chuyến đi này không mang lại kết quả. Cuối thập niên 50, tại miền Đông Tây Tạng, dân chúng đã đứng lên kháng cự mạnh mẽ phản đối chính quyền Trung Quốc. Sự kháng cự này đã lan ra trên nhiều tỉnh thành của Tây Tạng. Vào ngày 10 tháng 3 năm 1959, một cuộc biểu tình lớn nhất trong lịch sử của Tây Tạng tại thủ đô Lhasa để kêu gọi binh lính Trung Quốc phải rút khỏi Tây Tạng và tái xác định rằng Tây Tạng là một quốc gia độc lập. Cuộc biểu tình này đã bị quân đội Trung Quốc trấn áp quyết liệt. Trong thời kì Đại nhảy vọt, đã có khoảng 200.000 đến 1 triệu người Tây Tạng chết và khoảng 6 nghìn chùa chiền bị phá hủy tại vùng đất này. Để tránh sự đàn áp của chính quyền Trung Quốc, 80.000 người dân Tây Tạng cùng với Đạt-lại Lạt-ma 14 vượt qua dãy Hy Mã Lạp Sơn đến tị nạn tại miền bắc Ấn Độ vào năm 1959. Thời điểm đó trên thế giới ít người biết và để ý đến tình hình xảy ra ở Tây Tạng và Dalai Lama. Ấn Độ có tranh chấp với Trung Quốc về vấn đề biên giới, vì vậy họ không muốn làm tình hình căng thẳng thêm, nên cũng chẳng tha thiết giúp đỡ đoàn người tỵ nạn đến từ Tây Tạng. Ngày nay, với hơn 120.000 người Tây Tạng lưu trú tại vùng đất Dharamsala, Ấn Độ, được biết như là một "Lhasa nhỏ", lập thành một chính quyền lưu vong Tây Tạng với một Hội đồng Dân cử Tây Tạng vào năm 1960. Trong những năm đầu lưu vong, Đạt-lại Lạt-ma đã kêu gọi Hoa Kỳ lên tiếng về vấn đề của Tây Tạng, kết quả ba quyết nghị đã được thông qua tại Hội đồng Lập Pháp của Hoa Kỳ vào năm 1959, 1961 và 1965, kêu gọi nhà cầm quyền Bắc Kinh phải tôn trọng nhân quyền của người Tây Tạng và ước muốn tự trị của họ. Với việc thành lập một chính phủ lưu vong Tây Tạng, Đạt-lại Lạt-ma thấy rằng công việc khẩn cấp phải làm là cứu nguy dân tị nạn và nền văn hóa của Tây Tạng. Các lĩnh vực nông nghiệp, kinh tế, văn hóa, giáo dục đã dần được tái hoạt động tại Ấn Độ. Trẻ em Tây Tạng được đi học và một Đại học Tây Tạng được thành lập tại Ấn Độ. Có khoảng 200 tu viện Tây Tạng được xây dựng tại Ấn Độ để tăng chúng tu học, duy trì và bảo vệ văn hóa và tôn giáo của Tây Tạng. Năm 1963, Đạt-lại Lạt-ma đã ban hành một hiến pháp dân chủ (democratic constitution) hoàn toàn dựa trên giới luật của nhà Phật và bản Hiến chương Nhân quyền của Liên Hợp Quốc để biên soạn và chuẩn bị cho một mô hình đất nước Tây Tạng tự do ở tương lai. Năm 1965, Sư đến tham dự đại lễ Phật Đản tại Ấn Độ, đã gặp được Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru và Chu Ân Lai, đàm phán về vấn đề của Tây Tạng. Ngày nay, thành viên của quốc hội Tây Tạng sẽ được bầu cử bởi dân chúng. Hội đồng nội các được bầu cử bởi quốc hội. Đạt-lại Lạt-ma nhấn mạnh rằng nhiệm vụ chính của chính quyền Tây Tạng là chăm lo cho đời sống người dân và Sư cũng nói thêm, khi Tây Tạng giành lại nền độc lập, Sư sẽ không còn ngồi ở văn phòng chính phủ nữa. Năm 1987, Đạt-lại Lạt-ma tham dự một hội nghị nhân quyền tại thủ đô Washington, Hoa Kỳ. Sư đề xuất một Chương trình Hòa bình Năm điểm bao gồm: Biến Tây Tạng thành một khu vực hòa bình; Chấm dứt việc di dân Trung Hoa đang đe dọa sự tồn tại của dân tộc Tây Tạng; Tôn trọng các quyền dân chủ, tự do và quyền làm người của dân Tây Tạng; Phục hồi và bảo vệ môi sinh của Tây Tạng và chấm dứt việc sử dụng đất Tây Tạng để sản xuất vũ khí nguyên tử và bỏ đồ phế thải nguyên tử; Khởi sự thương thảo ngay về quy chế tương lai của Tây Tạng và bang giao giữa Tây Tạng với Trung Hoa. Ngày 15 tháng 6 năm 1988 tại Strasbourg, Pháp, Sư nhắc lại Chương trình Hòa bình Năm điểm và yêu cầu nhà cầm quyền Bắc Kinh trao trả lại nền độc lập cho Tây Tạng. Ngày 9 tháng 10 năm 1991, trong khi phát biểu tại Đại học Yale, Hoa Kỳ, Sư bày tỏ ý định muốn trở về thăm Tây Tạng để đích thân đánh giá tình hình chính trị nơi ấy. Sư nói: Tôi thật sự lo lắng vì tình cảnh bạo động có lẽ sẽ bùng nổ. Tôi muốn làm cái gì đó để chặn đứng lại... chuyến viếng thăm của tôi sẽ là một cơ hội mới để làm tăng thêm sự cảm thông và tạo ra một nền tảng để giải quyết. Đạt-lại Lạt-ma 14 thường nói rằng: Tôi chỉ là một tu sĩ Phật giáo bình thường, không hơn, không kém (I am just a simple Buddhist monk - no more, no less). Sống trong một tịnh thất nhỏ ở Dharamsala, Sư thức dậy vào lúc 4 giờ sáng, ngồi thiền, rồi tiếp tục làm việc theo thời khóa biểu của văn phòng chính phủ, tiếp khách và diễn giảng giáo lý cho các khóa tu hoặc chứng minh các đại lễ. Hoạt động chính trị Người Tây Tạng bầu giới lãnh đạo Đạt Lai Lạt Ma khuyến khích người Tây Tạng lưu vong hãy đi theo hệ thống dân chủ để bầu lên một nhà lãnh đạo, nói rằng đó là điều thiết yếu để theo kịp thế giới rộng lớn hơn và để bảo đảm sự liên tục của chính phủ của họ. Trong một đoạn phim được chiếu cho hàng trăm nhà sư, ni cô và người thường tại thành phố Dharamsala núi non ở phía Bắc Ấn Độ vào chiều tối thứ Bảy, 20 tháng 6 năm 2009 nhà lãnh đạo nói hiện giờ không còn cần thiết phải đè nặng vai trò lãnh đạo tinh thần và chính trị lên một người. "Các vị Đạt Lai Lạt Ma đã giữ vai trò lãnh đạo thế tục và tinh thần từ 400 năm đến 500 năm qua. Điều đó có thể hầu như hữu ích. Nhưng thời kỳ đó đã qua," Đạt Lai Lạt Ma nói trong đoạn phim, theo một biên bản đã được dịch cho giới báo chí. "Ngày nay, đối với toàn thể thế giới, rõ ràng nền dân chủ là hệ thống tốt nhất mặc dù có những khiếm khuyết nhỏ. Đó là lý do tại sao người Tây Tạng cũng phải chuyển động cùng với cộng đồng thế giới rộng lớn hơn," ngài nói. Trước đây Đạt Lai Lạt Ma đã đề nghị tùy người Tây Tạng quyết định về việc muốn duy trì định chế tinh thần sau khi ngài chết hay không, và có thể tổ chức một cuộc bầu cử trong số những người Tây Tạng ở nước ngoài. Đạt Lai Lạt Ma cũng có thể tự mình lựa chọn một người kế nghiệp từ các thành viên của chính phủ lưu vong của ngài, hoặc một hội đồng các lạt ma cao cấp sẽ chọn một người nào đó trong hàng ngũ của họ, loại bỏ sự thần bí của tiến trình lựa chọn truyền thống. "Khi chúng ta đặt hết trách nhiệm vào con người của vị Đạt Lai Lạt Ma, đó là điều nguy hiểm. Nên có một nhà lãnh đạo được bầu lên một cách dân chủ để cầm đầu một phong trào của dân chúng," ngài nói. "Trong thực tế, một sự thay đổi đang diễn ra về trách nhiệm của vị Đạt Lai Lạt Ma trong tư cách một lãnh tụ thế tục và tinh thần. Theo tôi, điều này rất tốt. Một nhà lãnh đạo tôn giáo phải đảm nhận cả vai trò lãnh đạo chính trị, thời kỳ đó đã qua rồi," ngài nói. Việc kế nghiệp Đức Đạt Lai Lạt Ma là một vấn đề tế nhị khi ngài ngày càng lớn tuổi và sức khỏe suy giảm. Nhiều người Tây Tạng sợ rằng cái chết của Đức Đạt Lai Lạt Ma, người đã sống lưu vong tại Ấn Độ kể từ khi trốn thoát một cuộc nổi dậy bất thành chống chế độ Trung Quốc vào năm 1959, có thể tạo ra một khoảng trống lãnh đạo mà Bắc Kinh có thể lợi dụng để siết chặt nắm tay của họ. Người Tây Tạng lưu vong đã bầu vị thủ tướng đầu tiên của họ vào năm 2001. Vị thủ tướng lúc này, ông Samdhong Rinpoche, một nhà sư Tây Tạng và là một học giả Phật giáo, đã phục vụ hai nhiệm kỳ, và Đức Đạt Lai Lạt Ma thường nói ngài ở trong tình trạng "nửa về hưu" trong tư cách một lãnh tụ tinh thần, khi yêu cầu ông Rinpoche cầm đầu trong việc giao tiếp với người Tây Tạng. "Với cuộc bầu cử diễn ra mỗi năm năm, bất kể vị Đạt Lai Lạt Ma có đó hay không, hệ thống chính trị lưu vong sẽ vẫn an toàn, ổn định và có thể tồn tại lâu dài," ngài nói trong đoạn phim được phát ngày 20/6. Hợp tác toàn cầu trong cuộc khủng hoảng kinh tế Ngày 2 tháng 8 năm 2009, Đạt-lại Lạt-ma kêu gọi có sự hợp tác toàn cầu để chống lại các hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế và tuyên bố rằng cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cho thấy rằng "trái đất của chúng ta quả thật là nhỏ" và kêu gọi các nước hãy có hành động kết hợp. Tuyên bố trước một hội nghị về khủng hoảng kinh tế được tổ chức tại Frankfurt, thường được mô tả là thủ đô tài chánh của nước Đức, Đạt-lại Lạt-ma nhấn mạnh tiếp, "Chúng ta cần phải suy nghĩ chung cho toàn cầu." Ông cũng tiếp thêm rằng chúng ta cần các biện pháp khẩn cấp để đối phó với tình trạng ấm toàn cầu và xóa sự cách biệt giữa người giàu và kẻ nghèo. Lên tiếng trước một cử tọa đông đến nhiều ngàn người tập trung tại một sân bóng tròn, Đạt-lại Lạt-ma nhấn mạnh rằng, "Chúng ta không cần chỉ nói hay, mà trái lại chúng ta cần phải có hành động." Từ khi bỏ quê hương chạy đi lánh nạn năm 1959, vị lãnh đạo tinh thần này đã tham gia vào hội nghị về cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu này do một số nhóm đứng ra tổ chức, trong đó có hội Phật giáo Đức. Chuyến đi đến Arunachal Pradesh Ngày 5 tháng 11 năm 2009, Ấn Độ ban hành một lệnh có hiệu quả cấm các nhà báo ngoại quốc tường thuật chuyến đi hiếm hoi của Đạt-lại Lạt-ma 14 tới một chủng viện Phật giáo sát với Tây Tạng, trong một nỗ lực có vẻ nhằm xoa dịu sự giận dữ của Trung Quốc bằng cách giảm bớt việc tường thuật của báo chí về chuyến đi này. Cuộc viếng thăm theo dự tính của Sư vào ngày Chủ Nhật, 8 tháng 11, tới tiểu bang Arunachal Pradesh ở vùng Đông Bắc Ấn Độ - trọng tâm của một cuộc tranh chấp biên giới từ lâu nay giữa Trung Quốc và Ấn Độ – làm gia tăng những căng thẳng vốn đã gay gắt giữa hai cường quốc châu Á. Người ngoại quốc di chuyển tới tiểu bang núi non hẻo lánh này cần giấy phép đặc biệt của chính phủ Ấn Độ. Hầu hết các nhà báo ngoại quốc đã không nhận được giấy phép để tường thuật chuyến viếng thăm của Đạt-lại Lạt-ma. Ngày 5 tháng 11 năm 2009, bốn nhà báo được cấp phép - kể cả hai nhân viên của thông tấn xã AP - bị thu hồi giấy phép. Một điện thư gởi tới các nhà báo nói chính quyền tiểu bang đã bãi bỏ các giấy phép theo lời yêu cầu của Bộ Ngoại giao. "Chúng tôi kinh ngạc và bất mãn khi biết rằng các giấy phép của các phóng viên để tới Arunachal Pradesh bị hủy bỏ trước khi có cuộc viếng thăm của Đạt Lai Lạt Ma," theo lời chủ tịch Câu lạc bộ Báo chí Ngoại quốc ở Tân Delhi, Heather Timmons. Các nhà báo Ấn Độ được phép tường thuật chuyến đi. Trung Quốc chống đối phần lớn các hoạt động của Đạt-lại Lạt-ma. Bắc Kinh cáo buộc ngài là tranh đấu để Tây Tạng thoát khỏi nền cai trị của Trung Quốc, mặc dù ngài phủ nhận điều đó. Mặc dù các quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ đã cải thiện trong những năm cuối thập niên 2000, những căng thẳng gần đây lại bùng lên vì những kình chống về kinh tế, vụ tranh chấp biên giới vẫn còn âm ỉ và tình trạng bất ổn tại Tây Tạng - vùng Himalaya do Trung Quốc kiểm soát, nằm trên biên giới với Ấn Độ. Vào đầu tháng 11 năm 2009, Trung Quốc mạnh mẽ chống đối các kế hoạch của Đạt Lai Lạt Ma nhằm trải qua năm ngày tại một chủng viện Phật giáo ở thành phố Tawang gần đường biên giới bị tranh chấp. Trước đó, Đạt Lai Lạt Ma nói Trung Quốc đang chính trị hóa quá đáng những chuyến đi của ngài, và nói thêm rằng những quyết định của ngài về những nơi viếng thăm có tính cách tinh thần, không phải chính trị. Các tín đồ Phật giáo ngày 8 tháng 11 năm 2009, vui mừng đón tiếp Sư quay trở lại thị trấn ở rặng núi Himalaya nơi ngài lần đầu tiên đặt chân tới năm thập niên trước khi trốn chạy chế độ cộng sản Trung Quốc thống trị Tây Tạng - một cuộc viếng thăm hiếm thấy gần nơi quê nhà khiến Bắc Kinh vô cùng giận dữ. Sự hiện diện của Đạt Lai Lạt Ma hơn đây cũng tạo thêm sự chú ý về cuộc tranh chấp biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc, cho thấy sự nhạy cảm của Bắc Kinh về vấn đề Tây Tạng và nêu lên câu hỏi là ai sẽ thay thế Đạt Lai Lạt Ma trong vị trí lãnh đạo tinh thần sau này. Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Mã Triều Húc nói chuyến đi này "một lần nữa cho thấy con người thật của ông ta là chống Trung Quốc". Tuy nhiên, Đạt Lai Lạt Ma nói rằng lời cáo buộc này là vô căn cứ" và ngài chỉ tìm cách khuyến khích các giá trị tôn giáo, hòa bình và hòa hợp. "Cuộc viếng thăm của tôi nơi đây không có tính cách chính trị," ngài nói sau khi vừa đến nơi vào sáng 8 tháng 11. Đối với dân chúng ở Tawang, cuộc viếng thăm này có vẻ hoàn toàn có tính cách tôn giáo. Hai bên đường trong thị trấn rợp cờ và biểu ngữ chào mừng Đạt Lai Lạt Ma và hàng ngàn người đứng ngoài bầu trời lạnh lẽo gió mạnh để tham gia vào các buổi cầu nguyện và thuyết giảng Phật giáo của ngài. Người hành hương lũ lượt kéo đến nơi này bằng đủ mọi cách, chen chúc nhau trên các xe vận tải hay đi bộ mất mấy ngày trên đường mòn ngoằn ngoèo ở dãy Hymalaya để được nghe tiếng nói của người mà họ cung kính coi là Phật sống. Chính quyền địa phương, có khoảng 25.000 người hiện diện, dựng lên một khu lều cho người hành hương, trong khi các khách khác vào ở nhờ trong các tu viện và nhà khách. Tawang là nơi sinh sống của bộ lạc Monpa, vốn có mối liên hệ chặt chẽ với thủ phủ Lhasa ở Tây Tạng. Vị Đạt-lại Lạt-ma đời thứ sáu đến từ nơi này hồi thế kỷ 17 và Trung Quốc lo ngại rằng nếu vị Đạt-lại Lạt-ma kế tiếp xuất hiện ở khu vực này thì sẽ ra ngoài sự kiểm soát của Bắc Kinh. Chuyến đi tới Liên bang Nga Năm 1971, ngài đã có chuyến đi lịch sử tới Liên Xô, và được giới chức trách Liên Xô chào đón. Nhưng ngài cũng không phải là người được lòng lúc đó do tư tưởng cộng sản ở Nga thời kì đó. Nhưng vì chia rẽ Trung-Xô thời gian đó rất căng thẳng, nên Lạt Ma tin rằng Nga sẽ đứng ra che chở cho Tây Tạng. Khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, Sư đã đến Nga một năm sau đó. Tại đây, ngài đã được Tổng thống Boris Yeltsin chào đón nồng hậu ở vùng Kavkaz. Tại đây, Đạt Lai Lạt Ma đã yêu cầu Nga "bảo vệ truyền thống Phật giáo" ở Kalmykia, Tuva và Buryatia, đặc biệt sư rất nhấn mạnh đến Kalmykia, khi nhà nước Phật giáo thuộc Nga này lại giáp biên giới hoặc rất gần với các quốc gia Hồi giáo rất cực đoan như Dagestan hoặc Chechnya. Vào năm 2004 và năm 2012, Tổng thống Vladimir Putin đã mời Sư tới Kalmykia, và Sư đã được Tổng thống Putin chăm sóc chu đáo tại đây. Nó đã vấp phải sự phản đối của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, khi Trung Quốc vẫn cáo buộc Sư là "phần tử khủng bố và ly khai" ở Khu tự trị Tây Tạng. Tiếp xúc Đông Tây Từ năm 1967, Đạt-lại Lạt-ma đã khởi hàng loạt chuyến viếng thăm, đến nay đã được 46 quốc gia. Vào mùa thu năm 1991, Sư đến thăm vùng Baltic khi nhận được lời mời của Tổng thống Litva, ông Vytautas Landsbergis, và Sư đã trở thành vị khách ngoại quốc đầu tiên đọc diễn văn tại quốc hội của Litva. Sư đã gặp Giáo hoàng Paul VI tại Vatican vào năm 1973 và Giáo hoàng John Paul II vào năm 1980 tại Roma và các năm khác là 1980, 1982, 1986, 1988 và 1990. Khi viếng thăm một ngôi trường ở Nam Đầu đã bị đất chuồi tiêu hủy trong cơn bão Morakot đầu tháng 8/2009, Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu bất ngờ công bố chính phủ ông đồng ý cho Đạt Lai Lạt Ma viếng thăm nạn nhân bão, mặc dù điều này có thể khiến Trung Hoa lục địa nổi giận. Bão Morakot làm thiệt mạng 670 người ở Đài Loan. Các viên chức địa phương đã mời Đạt Lai Lạt Ma đến viếng thăm. Hành động này của Đài Loan đã diễn ra trong lúc mối quan hệ giữa Đài Loan và Trung Quốc đang thân thiện hơn. Đạt-lại Lạt-ma rất quan tâm, dành thời gian tới thăm và có những buổi nói chuyện với cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Các giải thưởng Từ chuyến viếng thăm phương Tây đầu tiên của Sư vào năm 1973, một số trường đại học và viện nghiên cứu đã trao tặng Sư những Giải thưởng về Hòa bình và bằng Tiến sĩ danh dự (Honorary Doctorate Degree) để tuyên dương những tác phẩm xuất sắc của Sư viết về triết học Phật giáo, giải pháp cho những xung đột của quốc tế, vấn đề nhân quyền và môi sinh toàn cầu. Trong lần trao giải thưởng cho Đạt-lại Lạt-ma tại Ủy hội Nhân quyền Raoul Wallenberg, dân biểu Mỹ Tom Lantos đã nói: "sự đấu tranh dũng cảm của Đức Đạt-lại Lạt-ma đã tạo ra một sự chú ý đặc biệt về nhân quyền và hòa bình thế giới. Sự kiên trì đấu tranh của Sư để chấm dứt khổ đau cho dân tộc Tây Tạng qua những cuộc đàm phán hòa bình và hòa giải". Ủy ban Hòa bình Na Uy quyết định trao tặng Giải thưởng Nobel Hòa bình cho Sư vào năm 1989 sau khi được cả thế giới tán dương và tán thành, ngoại trừ Trung Hoa. Trong quyết định ấy có đoạn viết: "Ủy ban muốn nhấn mạnh rằng Đức Đạt-lại Lạt-ma với sự đấu tranh cho tự do cho Tây Tạng vẫn kiên quyết không sử dụng bạo lực. Sư đã ủng hộ giải pháp hòa bình dựa trên tinh thần khoan dung và tôn trọng lẫn nhau để bảo vệ lịch sử và tài sản văn hóa của con người. Vào ngày 10 tháng 12 năm 1989, Đạt-lại Lạt-ma đã tiếp nhận giải thưởng hòa bình trên tinh thần nhân danh những người bị đàn áp ở khắp mọi nơi, tất cả những ai đấu tranh cho tự do và hòa bình thế giới và đặc biệt là nhân dân Tây Tạng. Trong lời phát biểu tại buổi lễ nhận giải, Sư đã nói:Giải thưởng đã tái xác nhận một lần nữa lòng quyết tâm của chúng tôi rằng chân lý, lòng dũng cảm và quyết tâm của chúng tôi như là những vũ khí, Tây Tạng sẽ được tự do. Cuộc đấu tranh của chúng tôi vẫn phải theo đuổi đường hướng bất bạo động và loại bỏ hận thù (The prize reaffirms our conviction that with truth, courage and determination as our weapons, Tibet will be liberated. Our struggle must remain nonviolent and free of hatred). Tác phẩm Mặc dù bận rộn với nhiều công tác của chính phủ và hoằng Pháp, nhưng Đạt-lại Lạt-ma cũng dành những thời gian nhất định để viết những tác phẩm Phật học, lịch sử, tự truyện... để phổ biến những tinh túy trong giáo lý của Phật Đà. Khởi viết cuốn Đất nước tôi và Nhân dân tôi (My Land and My People) vào năm 1964 sau khi Sư đến tị nạn tại Ấn Độ, tính đến nay đã có trên 50 tác phẩm các loại, do chính ngài tự tay viết hoặc do đệ tử ghi chép những bài giảng của Sư hoặc họ viết về ngài. Đáng chú ý trong số tác phẩm này là: Mở Huệ Nhãn (The opening of the Wisdom eye, xuất bản năm 1972); Phật giáo Tây Tạng (The Buddhism of Tibet, xb năm 1975); Biển của Trí Huệ (Ocean of Wisdom, xb tháng 2 năm 1990); Dalai Lama: Chính sách của Lòng Từ (The Dalai Lama: A Policy of Kindness, xb năm 1990); Tự do nơi lưu đày (Free in Exile, xb năm 1991); Ý nghĩa của cuộc sống (The meaning of Life, xb năm 1992); Tia sáng trong bóng đêm (Flash of Lightning in the Dark of Night, xb năm 1994); Cuộc đối thoại về trách nhiệm chung và giáo dục (Dialogues on Universal Responsibility and Education, xb năm 1995); Sức mạnh của lòng từ bi (The power of compassion, xb năm 1995); Con đường giác ngộ (The Path of Enlightenment, xb năm 1995); Bạo lực và Lòng từ bi-Sức mạnh của Phật giáo (Violence and Compassion/ Power of Buddhism, xb năm 1995); Chữa lành cơn thịnh nộ: Sức mạnh của sự kiên nhẫn từ cách nhìn của Phật tử (Healing Anger: The Power of Patience from a Buddhist Perspective, xb tháng 3 năm 1997); Tứ Diệu Đế (The Four Noble Truths, xb năm 1998); Nghệ thuật hạnh phúc (The art of Happiness, xb năm 1998); Thời luân Đát-đặc-la (KALACHAKRA TANTRA, Xb 1999); Ý Nghĩa cuộc cuộc sống (THE MEANING OF LIFE, Xb 1999); Khoa học Tâm Linh, Cuộc đối thoại Đông-Tây (MIND SCIENCE, An East-West Dialogue, xb 1999); Ngủ, mơ và chết, một cuộc khám phá của Tâm thức (SLEEPING, DREAMING, AND DYING, An Exploration of Consciousness, Xb 1999); Thế giới Phật giáo Tây Tạng, khái quát về triết lý và thực hành (THE WORLD OF TIBETAN BUDDHISM, An Overview of Its Philosophy and Practice, Xb 1999); Đạo Đức Thiên Niên Ki Mới (Ethics for the new millennium, xb tháng 8 năm 1999); Nghệ thuật của Hạnh Phúc: Sổ tay cho cuộc sống (The Art of Happiness: A Handbook for Living, xb tháng 9 năm 1999); Trí Huệ Luận (The Dalai Lama's Book of Wisdom, xb tháng 4 năm 2000); Biến đổi Tâm (Transforming the Mind, xb tháng 5 năm 2000); Các Giai Đoạn của Thiền Định (Stages of Meditation, xb tháng 3 năm 2001); Con Đường dẫn tới cuộc sống đầy ý nghiã (How to Practice: The Way to a Meaningful Life, xb tháng 5 năm 2001) Tâm hồn rộng mở: Thực Hành Từ bi trong cuộc sống hàng ngày (An Open Heart: Practicing Compassion in Everyday Life, xb tháng 9 năm 2001); Luận về Từ Bi và Bác Ái (The Dalai Lama's Book of Love and Compassion, xb tháng 10 năm 2001); Những lời Khuyên của Thích-Ca-Mâu-Ni (Advice from Buddha Shakyamuni, xb tháng 7 năm 2002); Cốt Tủy của Hạnh Phúc: Sách Hướng dẫn cho Cách Sống (The Essence of Happiness: A Guidebook for Living xb tháng 7 năm 2002); Đường Dẫn tới sư Yên Tĩnh: Trí huệ hàng ngày (The Path to Tranquility: Daily Wisdom , xb tháng 8 năm 2002); Tỉnh Thức Luận (The Dalai Lama's Book of Awakening, xb tháng 2 năm 2003); Nghệ thuật của Hạnh Phúc trong Công Việc (The Art of Happiness at Work, xb tháng 8 năm 2005); Vũ Trụ Trong Một Nguyên Tử: Sự Hội Tụ của Khoa Học và Tâm Linh (The Universe in a Single Atom: The Convergence of Science and Spirituality, xb tháng 9 năm 2005); Để Thấy được Thực Sự Chính Mình (How to See Yourself As You Really Are, xb tháng 12 năm 2006); Đánh giá Ngày nay Tenzin Gyatso được coi là một biểu tượng hòa bình, một tấm gương đạo cao đức trọng nhưng trên thực tế ông từng là lãnh đạo một xã hội lạc hậu với chế độ nông nô Trung cổ và từng chống lại những cải cách xã hội của người cộng sản nhằm giải phóng nông nô, xóa bỏ các tàn dư Trung cổ để hiện đại hóa Tây Tạng. Như sự miêu tả của giáo sư Eric Sharpe thánh nhân là người suốt đời chú trọng đến việc mang lại an lạc cho con người và cuộc đời. Trong khi theo đuổi lý tưởng ấy, họ thường phải hứng chịu những trở ngại, đau đớn hoặc nguy hiểm đến sinh mạng. Đạt-lại Lạt-ma thứ 14 đã hiện thân cho những gì đã được miêu tả ấy. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, sự xuất hiện của ngài như là một định mệnh, đã thừa kế tước vị Đạt-lại Lạt-ma ở trong một giai đoạn bấp bênh nhất trong toàn bộ lịch sử cao quý này. Hiện nay, vẫn trong thân phận người tị nạn lưu vong, tuy nhiên, Sư rất lạc quan và hy vọng cho tương lai độc lập và tự do cho thế giới và xứ sở của Sư như lời Sư đã nhắc tới trong bức Thông Điệp 2000: "Thế kỷ 20 đầy xung đột và chiến tranh. Từng bước, chúng ta bảo đảm thế kỷ tới sẽ có đặc tính bất bạo động và đối thoại, là điều kiện tiên quyết để cùng hiện hữu bên nhau trong hòa bình". "Xã hội nào cũng có những khác biệt và xung đột. Tuy vậy, chúng ta cần phát triển niềm tin tưởng rằng: đối thoại và tình bạn là một đường lối chính chắn để tránh bạo động. Trước thiên kỷ mới, điều mọi người cần thực hiện là tăng cường tinh thần trách nhiệm đối với quốc tế". Danh ngôn Nếu một khó khăn có thể sửa chữa được, nếu một tình huống mà bạn có thể làm cái gì đó cho nó, thì không cần thiết để lo lắng. (nhưng) Nếu nó không còn sửa chữa được, thì cũng không lợi chi trong việc lo lắng. Theo quan điểm Phật giáo thì quan hệ giữa nam với nam, giữa nữ với nữ là những hành vi tình dục sai trái. Còn theo quan điểm của xã hội, quan hệ đồng giới mà có sự đồng tình của cả hai người thì có thể có lợi, mang đến niềm vui cho nhau, và vô hại. Hạnh phúc không phải là thứ có sẵn, nó đến từ chính hành động của bạn. Nếu bạn có khả năng, hãy giúp đỡ kẻ khác. Nếu không làm được vậy thì ít nhất đừng hại họ. Tín ngưỡng của tôi rất đơn giản, tín ngưỡng của tôi là lòng tốt. Không cần có các chùa chiền, không cần các triết lý cao siêu. Tim và óc của tôi là các chùa chiền; triết lý của tôi là lòng tốt. Xin lỗi trước truyền thông Ngày 10/4/2023, Đạt-lại Lạt-ma 14 đã có lời xin lỗi trên Twitter sau khi đoạn phim cho thấy ông yêu cầu một cậu bé “mút lưỡi” tại một sự kiện công cộng. Đoạn video có 1 triệu lượt xem trên Twitter, cũng cho thấy người đoạt giải Nobel hòa bình dường như hôn lên môi cậu bé trước sự chứng kiến của những khán giả đang vỗ tay và cười, trong khi một người đàn ông ghi lại khoảnh khắc trên điện thoại. Thông báo trên Twitter cho biết Đạt-lại Lạt-ma "thường chọc ghẹo những người mà ngài gặp một cách hồn nhiên và bông đùa, ngay cả ở nơi công cộng và trước máy quay. Ngài lấy làm tiếc về vụ việc" và “Đạt-lại Lạt-ma muốn gửi lời xin lỗi đến cậu bé và gia đình cậu, cũng như nhiều bạn bè của cậu trên khắp thế giới, vì những tổn thương mà lời nói của ông có thể đã gây ra.” Xem thêm Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị Tây Tạng Chú thích Thư mục Mary Craig (1997): Kundun, A biography of the Family of the Dalai Lama, Harper Collins Publishers, London. Roger Hicks & Ngakpa Chogyam (1984): Great Ocean, An Authories Biography of the Buddhist Monk Tenzin Gyatso His Holiness The 14th Dalai Lama, Element Books, Great Britain. Tenzin Gyatso Dalai Lama (1998): Freedom in Exile, Snow Lion Publications, New York. Thich Nguyen Tang: Phật giáo Khắp Thế giới'', http://www.quangduc.com/quocte/01pgkhaptg3-datlailatma.html
Scandinavia ( ) là một tiểu vùng ở khu vực Bắc Âu, có mối quan hệ lịch sử, văn hóa và ngôn ngữ chặt chẽ. Thuật ngữ Scandinavia trong cách sử dụng địa phương bao gồm ba vương quốc Đan Mạch, Na Uy và Thụy Điển. Đa số các ngôn ngữ quốc gia của ba ngôn ngữ này thuộc về phương ngữ Scandinavia liên tục, và là các ngôn ngữ Bắc Đức có thể hiểu được lẫn nhau. Trong tiếng Anh, Scandinavia đôi khi cũng đề cập một cách hẹp hơn là chỉ có Bán đảo Scandinavia, hoặc rộng hơn là bao gồm Quần đảo Åland, Quần đảo Faroe, Phần Lan và Iceland. Định nghĩa rộng hơn phía trên tương tự như những gì được địa phương gọi là các nước Bắc Âu, cũng bao gồm các đảo xa của Na Uy là Svalbard và Jan Mayen cũng như Greenland, một quốc gia cấu thành trong Vương quốc Đan Mạch. Từ nguyên Tên gọi Scandinavia bắt nguồn từ phiên âm Latinh Skathinawjö của một khái niệm viết bằng ngôn ngữ Thuỵ Điển cổ. Ở đây Skathi- có nghĩa là "nguy hiểm" hoặc "thiệt hại", còn –awjö là "đảo" hoặc "bán đảo". Gộp lại, Scandinavia có thể mang nghĩa là "bán đảo nguy hiểm" hay "Nguy Đảo". "Nguy hiểm" ở đây có lẽ chỉ các dòng hải lưu bao quanh bán đảo Scandinavia. Cụm từ Scandinavia ít nhiều có quan hệ ngữ nguyên với các từ như Skåne hay Skanör (tên một vùng đất phía nam Thuỵ Điển). Cũng có người cho rằng sự "nguy hiểm" bên trên chỉ đến các bờ cát tại vùng Skanör rất nguy hiểm cho giao thông đường biển. Một số người lại cho rằng nguồn gốc của Scandinavia liên quan đến tên gọi của nữ thần Skadi (Skade) của người Bắc Âu. Thuật ngữ "người Scandinavia" cũng dùng để chỉ các dân tộc Bắc German, những người nói ngôn ngữ Scandinavia có nguồn gốc Bắc Âu cổ. Địa lý Địa lý của Scandinavia rất đa dạng. Nổi bật là các vịnh hẹp Na Uy, Dãy núi Scandinavia, vùng phẳng, thấp ở Đan Mạch, và các quần đảo của Thụy Điển và Na Uy. Thụy Điển có nhiều hồ và băng tích, còn sót lại từ thời băng hà. Khí hậu thay đổi từ bắc đến nam và từ tây sang đông; với khí hậu bờ tây hải dương (Cfb) điển hình của Tây Âu tại Đan Mạch, phần xa nhất về phía nam của Thụy Điển và dọc bờ tây của Na Uy cho tới 65°B, với hiện tượng nâng sơn làm tăng giáng thủy (<5000 mm) tại một số vùng ở tây Na Uy. Vùng trung – từ Oslo đến Stockholm – có khí hậu lục địa ẩm (Dfb), và thường chuyển thành khí hậu cận Bắc cực (Dfc) xa hơn về phía nam và khí hậu bờ tây lạnh (Cfc) dọc theo bờ tây bắc. Có một vùng nó dọc bờ bắc phía đông Mũi Bắc có khí hậu lãnh nguyên (Et) do thiếu mùa hè ấm. Dãy núi Scandinavia chặn khí ôn hòa và ẩm từ phía tây nam, do đó bắc Thụy Điển và cao nguyên Finnmarksvidda ở Na Uy có ít giáng thủy và mùa đông lạnh. Có nhiều vùng lớn ở dãy núi Scandinavia có khí hậu lãnh nguyên núi cao. Nhiệt độ ấm nhất tường được lưu lại ở Scandinavia là 38,0 °C tại Målilla (Thụy Điển). Nhiệt độ lạnh nhất từng được ghi lại là −52,6 °C tại Vuoggatjålme (Thụy Điển). Tháng lạnh nhất là tháng 2 năm 1985 tại Vittangi (Thụy Điển) với nhiệt độ trung bình −27,2 °C. Gió tây nam sau đó được làm ấm bởi gió foehn có thể tạo ra nhiệt độ ấm tại các vịnh hẹp Na Uy vào mùa đông; Tafjord đã đo được 17,9 °C vào tháng 1 và Sunndal 18,9 °C vào tháng 2. Lịch sử Trong quá trình Công giáo hóa và lập quốc giữa thế kỷ thứ 10 và 13, các tiểu quốc Germanvà thủ lĩnh được thống nhất thành ba quốc gia: Đan Mạch, hợp thành từ Các vùng đất của Đan Mạch (bao gồm Jutland, Sjælland và Skåneland trên bán đảo Scandinavia.) Thụy Điển, hợp thành từ Các vùng đất của Thụy Điển trên bán đảo Scandinavia (ngoại trừ các tỉnh Bohuslän, Härjedalen, Jämtland và Idre & Särna, Halland, Blekinge và Scania của Thụy Điển ngày nay, nhưng bao gồm hầu hết Phần Lan ngày nay.) Na Uy (bao gồm Bohuslän, Härjedalen, Jämtland và Idre & Särna trên bán đảo Scandinavia, và các đảo thuộc địa của nó gồm Iceland, Greenland, Quần đảo Faroe, Shetland, Orkney, Isle of Man và Hebrides.) Ba quốc gia Scandinavia năm 1387 tham gia vào Liên minh Kalmar dưới quyền nữ hoàng Margaret I của Đan Mạch. Thụy Điển rời liên minh năm 1523 dưới quyền vua Gustav Vasa. Hậu quả của việc ly khai khỏi liên minh Kalmar của Thụy Điển là nội chiến nổ ra tại Đan Mạch và Na Uy. Tiếp theo đó là cuộc cải cách Tin Lành. Khi mọi thứ đã ổn định, Viện cơ mật Na Uy bị phá bỏ-nó được tập hợp lần cuối vào năm 1537. Một liên minh cá nhân, tham gia bởi các vương quốc Đan Mạch và Na Uy năm 1536, kéo dài đến năm. Ba nước thừa kế độc lập sau đó được thành lập từ liên minh không bình đẳng này: Đan Mạch, Na Uy và Iceland. Biên giới giữa ba nước có hình dạng như bây giờ kể từ giữa thế kỷ 17: Năm 1645 Hiệp ước Brömsebro, Đan Mạch–Na Uy nhượng các tỉnh của Na Uy gồm Jämtland, Härjedalen và Idre & Särna, cũng như các đảo tại biển Baltic Sea gồm Gotland và Ösel (Estonia) cho Thụy Điển. Hiệp ước Roskilde, được ký vào năm 1658, bắt Đan Mạch–Na Uy nhượng các tỉn của Đan Mạch gồm Scania, Blekinge, Halland, Bornholm và các tỉnh của Na Uy gồm Båhuslen và Trøndelag cho Thụy Điển. Hòa ước Copenhagen bắt Thụy Điển trả Bornholm và Trøndelag cho Đan Mạch–Na Uy, và từ bỏ yêu sách nhận chủ quyền hòn đảo Funen. Ở phía đông, Phần Lan, từng là một phần được sáp nhật hoàn toàn vào Thụy Điển từ thời Trung cổ cho tới chiến tranh Napoleon, khi nó nhượng lại cho Nga. Mặc dù có nhiều cuộc chiến kể từ khi ba quốc gia thành lập, Scandinavia đã luôn đóng cửa về mặt chính trị và văn hóa. Sự tương đồng trong quốc kỳ các nước Scandinavia Điểm đặc biệt đáng chú ý là các cờ đều có chung hình thập tự gọi là thập tự Scandinavia, bắt nguồn từ quốc kỳ của nước Đan Mạch.
Công được định nghĩa là hành động được thực hiện trên một đối tượng, gây ra một lực làm dịch chuyển đối tượng đó. Trong vật lý, công là một đại lượng vô hướng có thể mô tả là tích của lực với quãng đường dịch chuyển mà nó gây ra, và nó được gọi là công của lực. Chỉ có thành phần của lực theo phương chuyển động ở điểm đó thì mới gây ra công. Khái niệm công được đề ra đầu tiên vào năm 1826 bởi nhà toán học người Pháp Gaspard-Gustave de Coriolis. Đơn vị Đơn vị SI của công là joule (J), được định nghĩa là công thực hiện bởi một newton làm dịch chuyển một đoạn có chiều dài một mét. Đơn vị tương đương là newton-mét (N.m) cũng được sử dụng thỉnh thoảng, nhưng điều này có thể gây nhầm lẫn với đơn vị newton-mét dùng cho Mô men. Các đơn vị không phải SI của công bao gồm erg, foot-pound, foot-poundal, và litre-atmosphere. Những đơn vị khác là mã lực, therm, BTU và Ca-lo. Điều quan trọng phải nhớ là nhiệt lượng và công có cùng đơn vị đo. Nhiệt năng không được xem xét như là một dạng công, vì năng lượng được truyền cho sự rung của các phân tử chứ không phải là sự dịch chuyển vĩ mô. Tuy nhiên, nhiệt lượng có thể gây ra công bởi sự giãn nở khí trong một xi-lanh như là trong động cơ của xe hơi. Tính toán toán học Tính toán công như là "lực nhân đoạn thẳng đi được" chỉ có thể thực hiện trong những trường hợp đơn giản mô tả ở trên. Nếu lực biến thiên, nếu vật chuyển động theo một đường cong, có thể là quay, thì chỉ có phần quỹ đạo của điểm tác dụng lực mới tạo nên công, và chỉ có thành phần của lực song song với phương vận tốc của điểm đó của lực mới gây nên công (công dương khi cùng hướng với vận tốc, âm khi ngược hướng). Thành phần này của lực có thể mô tả như một đại lượng vô hướng gọi là thành phần lực tiếp tuyến (, với là góc giữa vectơ lực và vận tốc). Và sau đây là định nghĩa chung của công: Công của lực là tích phân đường của thành phần lực tiếp tuyến theo quỹ đạo của điểm tác dụng lực. Lực và độ dời Nếu một lực không đổi theo thời gian tác dụng lên một vật làm vật dịch chuyển tịnh tiến một vectơ độ dời , thì công thực hiện của lực lên vật là tích vô hướng của các vectơ và : (1) với là góc giữa vectơ lực và vectơ độ dời. Khi mà độ lớn và hướng của lực không đổi, quỹ đạo của vật có thể theo bất kỳ hình dạng nào: công thực hiện là độc lập với quỹ đạo và được xác định bởi chỉ một vectơ độ dời tổng cộng . Một ví dụ dễ thấy là công thực hiện bởi trọng lực - xem hình. Vật rơi xuống theo một đường cong, nhưng công được tính từ , nó cho một kết quả quen thuộc . Nếu lực gây ra (hay ảnh hưởng) đến sự quay của vật, hay vật không rắn, thì độ dời của điểm mà lực tác dụng được dùng để tính công. Trong trường hợp lực thay đổi theo thời gian, phương trình (1) không thể áp dụng được nữa. Nhưng khả dụng nếu chia chuyển động thành nhiều bước nhỏ, đến mức lực có thể coi xấp xỉ là hằng số trong mỗi bước, và công tổng cộng sẽ là tổng công các bước. Điều này sẽ trả lại một kết quả xấp xỉ, mà nó có thể được cải thiện khi chia nhỏ các bước hơn nữa (vi phân). Và kết quả chính xác thu được là giới hạn toán học của quá trình này, dẫn đến định nghĩa dưới đây. Định nghĩa chung cho công cơ học được cho bởi tích phân đường sau đây: (2) với: là quỹ đạo của điểm đặt lực; là vectơ lực; là vectơ vị trí; và là vận tốc của nó. Phương trình (2) giải thích làm sao một lực khác không có thể thực hiện công bằng không. Trường hợp đơn giản nhất là lực luôn vuông góc với phương chuyển động, tạo nên một tích phân luôn bằng không. Nó xảy ra khi vật chuyển động tròn. Tuy nhiên, kể cả khi nếu tích phân thỉnh thoảng có một giá trị khác không, nó vẫn có thể tích phân ra không nếu thỉnh thoảng nó dương và thỉnh thoảng nó âm. Sự hiện diện của lực khác không tạo công bằng không minh họa sự khác nhau giữa công và đại lượng liên quan, xung lượng, nó là tích phân của lực theo thời gian. Xung lượng đo sự thay đổi động lượng của vật, một đại lượng vectơ có hướng, trong khi công chỉ phụ thuộc độ lớn của vận tốc. Ví dụ như là một vật chuyển động tròn đều chuyển động được một nửa vòng, thì lực hướng tâm của nó không gây công, nhưng nó tạo một xung lượng khác không. Mô men và sự quay Công thực hiện bởi một mô men lực có thể được tính theo cách tương tự, như là một lực có độ lớn không đổi tác động vuông góc lên một cánh tay đòn. Tích phân tại phương trình (2) cho chiều dài quỹ đạo của điểm đặt lực là cung tròn . Tuy nhiên, cung tròn có thể được tính từ góc quay (đo bằng radian) như là , và tích bằng với mô men . Như vậy, công còn được tính như sau: với là vectơ mô men tác động vào vật; là vectơ góc quay của vật quay; và là vectơ vận tốc góc của vật quay. Công và động năng Theo định lý công-động năng, nếu một hay nhiều ngoại lực tác động lên một vật rắn, làm cho động năng của nó biến thiên từ đến , thì công thực hiện bởi hợp tất cả các lực bằng với độ biến thiên động năng. Trong chuyển động tịnh tiến, định lý có thể mô tả như sau: với m là khối lượng của vật và v là vận tốc của nó. Định lý có thể dễ dàng chứng minh cho trường hợp lực tác dụng theo phương chuyển động theo một đường thẳng. Cho những trường hợp phức tạp hơn, ví dụ như một quỹ đạo cong hay lực biến đổi (hay cả hai), chúng ta có thể sử dụng tích phân để lấy kết quả tương đương. Trong cơ học vật rắn, một công thức tính công có thể biến đổi thì động năng bằng cách sử dụng tích phân bậc nhất của định luật 2 Newton. Để thấy được điều này, hãy khảo sát 1 vật P chuyển động theo một quỹ đạo với một lực tác động lên đó. Định luật 2 Newton cung cấp mối quan hệ giữa lực và gia tốc của vật: với m là khối lượng của vật. Nhân vô hướng vận tốc của vật cho mỗi vế của định luật 2 Newton: Tích phân từ điểm đến điểm ta có: Vế trái của phương trình là công của lực tác động lên vật dọc theo quỹ đạo từ thời điểm đến thời điểm . Nó còn có thể được viết: Tích phân này được tính dọc theo quỹ đạo của vật và do đó phụ thuộc vào quỹ đạo. Vế phải của phương trình tích phân bậc nhất định luật 2 Newton có thể được đơn giản khi sử dụng biểu thức sau: Biểu thức trên có thể tích phân dễ dàng để chuyển thành động năng: với động năng của vật được định nghĩa như sau: Và kết quả là định lý công-động năng cho vật rắn chuyển động: Công và công suất Tốc độ công thực hiện bởi một lực (đo bằng joule/giây, hay là watt) là tích vô hướng của một lực (một vectơ) với lại tốc độ thay đổi vectơ độ dời, hay là vectơ vận tốc của điểm đặt lực. Phép nhân vô hướng này giữa lực và vận tốc này được gọi là công suất tức thời. Cũng như là vận tốc có thể được tích phân theo thời gian để ra quãng đường, thì theo cơ bản của định lý tích phân, tổng công dọc theo một quỹ đạo là tích phân theo thời gian của công suất tức thời tác động dọc theo quỹ đạo của điểm đặt lực. Hệ quy chiếu Công thực hiện bởi lực tác động vào một vật phụ thuộc vào cách chọn hệ quy chiếu bởi vì độ dời và vận tốc là phụ thuộc vào hệ quy chiếu mà trong đó chúng ta khảo sát. Độ biến thiên động năng cũng phụ thuộc vào cách chọn hệ quy chiếu bởi vì động năng là một hàm theo vận tốc. Tuy nhiên, bỏ qua cách chọn hệ quy chiếu, định luật công-động năng vẫn đúng và công thực hiện vẫn bằng độ biến thiên động năng.
Nhạc Phi (24 tháng 3 năm 1103 – 28 tháng 1 năm 1142) là nhà quân sự nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, danh tướng chống quân Kim thời Nam Tống. Trước sau tổng cộng quân của ông đã có 2 lần bắc phạt nước Liêu trong năm 1122, 6 lần bắc phạt nước Đại Tề (quốc gia vùng đệm giữa Tống và Kim do Kim hậu thuẫn) và nước Kim vào các năm 1134, 1135, 1136, 1137, 1140 - 1141, 1141. Tổng cộng 126 trận chiến mà ông đã đánh với quân Liêu, Đại Tề, Kim và toàn thắng. Ông là một trong những vị tướng nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc, chức tước của ông trước khi bị sát hại là Đại nguyên soái. Người Trung Hoa đời sau luôn lấy Nhạc Phi làm tấm gương, xem ông là vị anh hùng dân tộc vĩ đại, một bậc sĩ phu dũng liệt trung thần. Cùng với Triệu Đỉnh, Lý Cương, Hàn Thế Trung, Văn Thiên Tường, ông là 1 trong 5 vị quan trong thời Nam Tống được thờ tại Đế vương miếu (历代帝王庙) được nhà Minh, nhà Thanh xây dựng, trong đó thờ những vị quan văn, võ tướng được đánh giá là tài năng và tận trung nhất qua các triều đại. Tuy nhiên sự thật lịch sử về Nhạc Phi được biết đến như ngày nay liệu đã đầy đủ? Bởi vì sự thật lịch sử về Nhạc Phi được biết đến như ngày nay đều do con trai Nhạc Lâm và cháu nội Nhạc Kha của Nhạc Phi đã tìm lại được sự thật lịch sử của Nhạc Phi (thông qua những hậu duệ của các thuộc tướng của Nhạc Phi và thông qua những hậu duệ của các viên tướng nước Kim từng bị Nhạc Phi đánh bại ngày xưa kể lại) và biên soạn lại, trình vua Tống Ninh Tông vào năm 1203 (nguyên do Tần Cối ngày trước đó đã cướp lấy, đã xóa bỏ mọi chiến công của Nhạc Phi, thiêu hủy mọi tài liệu về Nhạc Phi). Thuở ban đầu Nhạc Phi, tên lúc nhỏ là Nhạc Ngũ Lang, tự Bằng Cử (), thuỵ hiệu Vũ Mục (), Trung Vũ (); sinh ngày 15 tháng 2 năm Qúy Mùi, tức 24 tháng 3 năm 1103 thời Tống Huy Tông, bị hại ngày 25 tháng 12 năm Nhâm Tuất tức 27 tháng 1 năm 1142 thời Tống Cao Tông, hưởng dương 39 tuổi. Tổ tiên họ Nhạc làm nghề nông ở Sơn Đông. Tuy nhiên tổ tiên thế hệ thứ tư của ông là Nhạc Hoán (岳渙) đã từng phục vụ cho triều đình Trung Quốc như một lệnh sứ (令使) (về cơ bản là một chức quan cấp thấp). Đến đời ông kỵ của Nhạc Phi thì di dời từ Sơn Đông sang Thang Âm, Tương Châu (nay thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc). Cha của Nhạc Phi là Nhạc Hòa (岳和) tính tình đôn hậu, sống tằn tiện, làm nghề nông để hay giúp đỡ người nghèo khó. Mẹ ông là Diêu thị, nổi tiếng với điển tích "Tận Trung Báo Quốc". Nhạc Phi sinh ra ở huyện Thang Âm, Tương Châu, nay là huyện Thang Âm tỉnh Hà Nam vào ngày 15 tháng 2 năm Quý Mùi, tức 24 tháng 3 năm 1103 thời vua Tống Huy Tông. Theo Tống sử, ông được đặt tên là "Phi", nghĩa là bay, vì khi ông sinh ra có một con chim lớn như thiên nga đậu trên nóc nhà. Sinh chưa đầy tháng thi gặp thuỷ tai, mẹ ông là phu nhân Diêu thị ẵm ông ngồi trong cái chum lớn, lướt trên sóng to, tấp vào bờ nên khỏi chết. Khi sinh Nhạc Phi, mẹ ông đã 36, 37 tuổi. Nhạc Phi có mấy người anh em trai không may đều chết yểu. Đây chính là cú sốc rất lớn đối với cha mẹ ông. Sau Nhạc Phi mẹ ông may mắn lại sinh thêm được Nhạc Phiên (岳翻). Cha của Nhạc Phi đã sử dụng mảnh đất của gia đình mình cho các nỗ lực nhân đạo, nhưng sau khi nó bị lũ lụt phá hủy, cậu bé Nhạc Phi buộc phải giúp cha mình làm việc trên cánh đồng để tồn tại. Nhạc Phi nhận phần lớn giáo dục từ cha mình. Nhạc Phi lúc nhỏ chuộng điều khí tiết, thâm trầm, sống điềm đạm ít nói, siêng năng làm lụng, cố gắng học hành, hay giúp đỡ bà con trong vùng, yêu thích sách về thời Xuân Thu và binh pháp của Tôn Vũ và Ngô Khởi. Ông lại có sức khoẻ, có thể dương cung nặng 300 cân, nỏ nặng 8 thạch. Ông may mắn được học võ với thiện xạ Chu Đồng, tay thương cừ khôi Tần Quảng, trở thành người sử dụng được nhiều loại binh khí. Đặc biệt tài dùng thương thuật của ông được tiếng là "Vô địch toàn huyện". Chu Đồng mất, mỗi khi đến ngày rằm và mồng một, ông đến tế mộ thầy. Nhưng cha ông lại khuyên bảo ông rằng: "Con thương nhớ Chu sư phụ, cha không trách, nhưng nếu chỉ thương tiếc mà thôi, không lập công danh để trả ân khó nhọc người đã dạy dỗ con, có đáng không?" Với bản tính chăm chỉ, thông minh, ông đã sáng tạo ra một bộ quyền pháp nổi tiếng mà dân gia gọi là "Nhạc gia quyền". Cuối thời Bắc Tống, nước Liêu (đời vua Liêu Thiên Tộ Đế) hủ bại, tộc Nữ Chân do Hoàn Nhan A Cốt Đả lãnh đạo nổi dậy chống lại nước Liêu từ năm 1114. Năm 1115, Hoàn Nhan A Cốt Đả lập ra nước Kim, tức là đất nước "vàng", liên tục đánh bại quân đội nước Liêu. Thấy Đả Thảo Cốc kỵ binh của nước Liêu vẫn hay cướp bóc Quan Nam của nhà Tống, vua Tống Huy Tông (Triệu Cát) muốn lợi dụng dịp nước Kim đang liên tục đánh phá nước Liêu, nghe Đồng Quán xúi giục, ký hết Hải thượng chi minh (liên minh trên biển) với nước Kim vào năm 1118, cùng Kim đánh Liêu để trả thù mối nhục Tống - Liêu. Từ nhỏ Nhạc Phi đã có lòng yêu nước thương dân, căm thù quân Liêu, luôn nghĩ đến việc báo quốc nên lập chí tòng quân. Cùng năm 1118 (đời vua Tống Huy Tông), Nhạc Phi lúc đó 15 tuổi thì cưới vợ họ Lưu (còn gọi là Lưu thị). Sang năm sau 1119, Lưu thị sinh cho Nhạc Phi đứa con trai đầu lòng, được Nhạc Phi đặt tên là . Sang năm 1120, Hải thượng chi minh (liên minh trên biển) giữa nhà Tống (đời vua Tống Huy Tông) và nước Kim (đời vua Kim Thái Tổ) mới có đầy đủ những nội dung như sau: Tống – Kim đều tự tiến quân đánh Liêu, trong đó quân Kim đánh lấy Thượng Kinh (nay là phía nam trấn Lâm Đông, kỳ Ba Lâm Tả, khu tự trị Nội Mông Cổ) cùng Đại Định phủ, tức Trung Kinh (nay là hương Đại Minh, trấn Thiên Nghĩa, huyện Ninh Thành, địa cấp thị Xích Phong, Liêu Ninh) của Liêu. Quân Tống đánh lấy Đại Đồng phủ tức Tây Kinh (nay là Đại Đồng, Sơn Tây) và Tích Tân phủ tức Nam Kinh (nay là Bắc Kinh). Sau khi Tống đáp ứng diệt Liêu, sẽ chuyển khoản tiền nộp cho Liêu theo Hòa ước Thiền Uyên năm 1005 sang nộp cho Kim. Kim đáp ứng đem 16 châu Yên, Vân trả lại cho Tống. Không lâu sau, Nhạc Phi giao phó việc nhà cho Lưu thị rồi tòng quân đi bắc phạt nước Liêu. Sự nghiệp Dưới quyền Lưu Cáp, cùng nước Kim bắc phạt nước Liêu, bị nước Kim quay lại tấn công Năm 1122 (đời vua Tống Huy Tông), Nhạc Phi lúc đó 19 tuổi xin đầu quân cho Trần thủ Tuyên Định là Lưu Cáp. Nhờ giỏi bắn cung tên nên ông được bổ nhiệm làm Thừa Tiết Lang, Đông Kinh, Thượng Kinh, Trung Kinh của nước Liêu đều đã bị quân Kim đánh hạ, tháng 3 năm 1122, vua Liêu Thiên Tộ Đế bị quân Kim đánh đuổi đến Giáp Sơn. Quân Kim sau đó đánh hạ luôn Tây Kinh của nước Liêu. Gia Luật Đại Thạch lập Gia Luật Thuần lên ngôi vua ở Nam Kinh (Yên Kinh), tức là vua Liêu Tuyên Tông, lập ra nước Bắc Liêu. Tháng 5 năm 1122, Nhạc Phi tham gia vào liên quân nhà Tống (đời vua Tống Huy Tông) và nước Kim (đời vua Kim Thái Tổ Hoàn Nhan A Cốt Đả) diệt Liêu (đời vua Liêu Thiên Tộ Đế), tham gia chiến dịch Nam Kinh, hay còn gọi là Yên Kinh (Bắc Kinh ngày nay). Khi đó đồng hương của Nhạc Phi là Vương Quý và Từ Khánh cũng theo Nhạc Phi bắc phạt nước Liêu. Lưu Cáp và Nhạc Phi, Vương Quý, Từ Khánh sau đó hợp quân với Đồng Quán (khi đó Đồng Quán cùng Hàn Thế Trung, Lưu Quang Thế vừa đánh dẹp xong khởi nghĩa của Phương Lạp ở Giang Nam vào năm 1121) đi đánh Liêu. Trong quá trình đó, quân Tống viễn chinh đã phá bỏ cánh rừng phòng thủ dọc biên giới Tống – Liêu. Vì bất tài, quân đội Hà Bắc lại quen cảnh "võ bị giai phế", nên chỉ vài ngàn quân Liêu mà quân Tống của Đồng Quán vẫn không chiếm nổi Nam Kinh nước Liêu hay còn gọi là Yên Kinh (nay là Bắc Kinh), bị quân Liêu đánh bại. Chủ tướng của Nhạc Phi là Lưu Cáp cùng Nhạc Phi phải đi cầu cứu quân Kim. U Châu mấy chốc lại tràn đầy chiến sự giữa quân Tống và tàn quân Liêu. Sau đó Đồng Quán phải rút quân Tống (trong đó có quân đội của Vương Quý và Từ Khánh) về Biện Kinh. Khi Lưu Cáp và Nhạc Phi tới doanh trại quân Kim, Niêm Hãn không tiếc lời sỉ nhục người Tống. Người Nữ Chân trong doanh trại ai ai khinh thường nhà Tống có mười vạn quân hơn mà không đánh nổi quân Liêu, chê cười nhà Tống yếu ớt. Lưu Cáp và Nhạc Phi thấy khó chịu nên phải quay về Biện Kinh tay không. Tháng 6 năm 1122 vua Liêu Tuyên Tông qua đời ở Nam Kinh (Yên Kinh, Hoàng hậu là Tiêu Phổ Hiền Nữ lên làm nhiếp chính. Mùa thu năm 1122 Đồng Quán tiếp tục dẫn quân Tống (trong đó có quân đội của Lưu Cáp, Nhạc Phi, Vương Quý và Từ Khánh) từ Biện Kinh đi đánh Nam Kinh (Yên Kinh). Nhưng Đồng Quán lại bị quân Liêu của Tiêu Phổ Hiền Nữ đánh bại. Đồng Quán lại lui quân Tống (trong đó có quân đội của Lưu Cáp, Nhạc Phi, Vương Quý và Từ Khánh) về Biện Kinh. Không bao lâu, cuối năm 1122, do phải chịu tang cha là Nhạc Hòa, Nhạc Phi thoái ngũ về quê Thang Âm (nay là huyện Thang Âm tỉnh Hà Nam) để giữ đạo hiếu. Ở Trung Quốc thời phong kiến, luật pháp yêu cầu một người phải tạm thời nghỉ việc khi cha mẹ họ qua đời để họ có thể theo dõi thời gian để tang theo phong tục. Nhạc Phi sẽ phải để tang cái chết của cha mình trong ba năm (36 tháng). Trong thời gian này, ông sẽ mặc áo tang thô, đội mũ lưỡi trai và đi dép lê, đồng thời kiêng mặc quần áo bằng lụa. Vua Tống Huy Tông cuối cùng phải thỉnh quân Kim đánh hạ Nam Kinh (Yên Kinh) của Liêu. Tháng 2 năm 1123 quân Kim do vua Kim Thái Tổ chỉ huy đánh chiếm Nam Kinh (Yên Kinh) nước Liêu. Tiêu Phổ Hiền Nữ cùng Gia Luật Đại Thạch chạy đến nơi của vua Liêu Thiên Tộ Đế. Tiêu Phổ Hiền Nữ bị vua Liêu Thiên Tộ Đế giết nhưng Gia Luật Đại Thạch thì được tha. Quân Tống đánh Liêu thường thất bại, quân Kim thì thuận lợi đã hạ được cả Đông Kinh, Thượng Kinh, Trung Kinh, Tây Kinh và Nam Kinh (Yên Kinh) của nước Liêu. Phía nước Kim sau đó chỉ trích phía nhà Tống không thực hiện lời hứa "đánh lấy Tây Kinh và Nam Kinh (Yên Kinh) của Liêu", nên nước Kim cự tuyệt trả lại 16 châu Yên, Vân. Trải qua thương lượng, Đồng Quán chấp nhận bỏ ra 20 vạn lạng bạc, 30 vạn xúc lụa, còn nạp 100 vạn quan thay cho tiền tô của Nam Kinh (Yên Kinh), nước Kim mới giao trả 6 châu (Cảnh, Đàn, Dịch, Trác, Kế, Thuận) cùng Nam Kinh (Yên Kinh) cho nhà Tống. Quân Kim lấy hết tài vật và nhân khẩu đi khỏi Nam Kinh (Yên Kinh), để lại 1 tòa thành rỗng. Sự sụp đổ chóng vánh của nước Liêu dẫn đến nhiều hơn các cuộc đàm phán giữa hai phe Tống và Kim. Thành công về mặt quân sự và quyền kiểm soát Yên Vân thập lục châu mang lại cho người Kim lợi thế trên bàn đàm phán. Vua Kim Thái Tổ ngày càng thất vọng khi nhận ra rằng nhà Tống vẫn có ý định chiếm hầu hết các châu quận, mặc cho những thất bại quân sự của họ. Mùa xuân năm 1123, hai bên Tống - Kim cuối cùng đã cùng nhau thiết lập các điều khoản trong bản hiệp ước Tống – Kim đầu tiên. Chỉ có bảy châu (bao gồm cả Nam Kinh, hay còn gọi là Yên Kinh) được trả lại cho nhà Tống, và nhà Tống sẽ phải cống nạp hàng năm 30 vạn tấm lụa và 20 vạn lượng bạc cho nhà Kim, cũng như phải chịu khoản thanh toán một lần 100 vạn quan tiền đồng để bồi thường cho người Kim doanh thu thuế mà họ đáng lẽ sẽ kiếm được nếu không trả lại các châu. Tháng 5 năm 1123 Đồng Quán, Thái Du dẫn quân Tống. Tuy nhiên lúc đó thì người Kim đã cướp bóc sạch sành sanh Nam Kinh (Yên Kinh) và đã bắt hết dân chúng Nam Kinh (Yên Kinh) về phương bắc, nên Nam Kinh (Yên Kinh) và 6 châu trong số 16 Yên Vân trở nên hoang tàn. Đồng Quán và Thái Du dẫn quân Tống, bao gồm quân đội của Lưu Cáp, Nhạc Phi, Vương Quý và Từ Khánh quay về Biện Kinh, nói dối rằng nhân dân Nam Kinh (Yên Kinh) từ già đến trẻ ra phủ phục hai bên đường đốt hương lạy mừng. Vua Tống Huy Tông mừng lắm, phong Đồng Quán làm Từ Dự quốc công, Thái Du làm Thiếu sư, tuyên bố đổi Nam Kinh (Yên Kinh) làm Yên Sơn phủ. Cùng tháng 5 năm 1123 Gia Luật Nhã Ý tự lập làm hoàng đế Bắc Liêu, tức là vua Liêu Thần Tông. Khoảng thời gian này, vua Tống Huy Tông cũng ngầm kêu gọi người Khiết Đan phản nước Kim hàng nhà Tống. Tướng Trương Giác người Khiết Đan ở Bình Châu từng theo nước Kim nay phản nước Kim hàng nhà Tống, quy phục cả một khu vực lớn phía bắc Yên Vân cho nhà Tống. Tháng 9 năm 1123 vua Kim Thái Tổ qua đời sau khi bị chiến tranh liên miên vắt kiệt sức lực, em trai là Hoàn Nhan Thịnh kế vị, tức là vua Kim Thái Tông. Tháng 10 năm 1123 vua Liêu Thần Tông bị quân Kim giết. Gia Luật Truật Liệt lại tự lập làm hoàng đế Bắc Liêu, tức là vua Liêu Anh Tông. Tháng 11 năm 1123 vua Liêu Anh Tông bị quân Kim giết chết. Bắc Liêu bị diệt vong. Vua Kim Hi Tông lo xong Bắc Liêu thì phái quân tấn công Trương Giác - người Khiết Đan đã dâng khu vực lớn phía bắc Yên Vân cho nhà Tống, nhưng Trương Giác có kỵ binh Khiết Đan và viện quân Tống nên đánh bại quân Kim. Quân Kim dồn quân đánh nốt, khiến cho nhà Tống khuynh đảo. Rốt cuộc để yên bề biên cương, cuối năm 1123, vua Tống Huy Tông trảm Trương Giác rồi cầu an với quân Kim. Tống - Kim từ đó đã không còn quan hệ tốt đẹp, bản thân vua Kim Thái Tông thấy nhà Tống đã suy yếu, cũng đã muốn xâm lược đến nơi. Năm 1124, các quan chức nhà Tống càng khiến nước Kim tức giận khi yêu cầu nhượng lại 9 châu biên giới. Vua Kim Thái Tông tỏ ra do dự, nhưng Niêm Hãn và Hoàn Nhan Tông Vọng đã kịch liệt phản đối, quyết không giao thêm lãnh thổ. Dù vua Kim Thái Tông quyết định trả lại hai châu, nhưng các nhà lãnh đạo nước Kim cũng đã sẵn sàng tấn công nhà Tống - nước láng giềng phía nam của họ. Trước khi tiến hành xâm lược nhà Tống, nước Kim kí kết một thỏa thuận hòa bình với nước láng giềng phía tây là Tây Hạ (đời vua Tây Hạ Sùng Tông) cùng năm 1124. Do không thuyết phục được vua Liêu Thiên Tộ Đế, trong năm 1124 Gia Luật Đại Thạch dẫn quân Khiết Đan của mình đến Khả Đôn (Kedun) lập ra nước Tây Liêu. Cuối mùa xuân năm 1125, sau 27 tháng chịu tang cha tại quê nhà, Nhạc Phi 22 tuổi quay lại tòng quân trong quân đội của Lưu Cáp để tiếp tục phụng sự đất nước. Vương Quý và Từ Khánh vẫn chung một đội với ông. Quân Kim do Hoàn Nhan Tông Vọng và Ngột Truật chỉ huy sau đó đánh bại vua Liêu Thiên Tộ Đế (Gia Luật Diên Hi), tràn vào quan ải, bắt vua Liêu Thiên Tộ Đế ở Ứng Châu, gần vùng sa mạc Ordos, và giải vua Liêu Thiên Tộ Đế sang nước Kim vào tháng 3 năm 1125. Triều Liêu diệt vong (nhưng vẫn còn nước Tây Liêu do vua Liêu Đức Tông Gia Luật Đại Thạch lập ra để duy trì hương hỏa cho nước Đại Liêu). Quân Tống không thể giữ Yên Sơn phủ (Yên Kinh), để cho người Nữ Chân nước Kim chiếm đoạt, lại bị khinh thường. Tuy có 6 châu huyện của Yên Vân đã được Kim chuyển giao cho nhà Tống, nhưng sau khi diệt xong nước Liêu, vua Kim Thái Tông lại suy nghĩ tới việc Nam chinh Đại Tống. Bắc Tống lúc bấy giờ đứng trước cục diện nguy khốn, người Kim mới nổi lên song còn tỏ ra hung ác hơn cả người Liêu, sẵn sàng xâm lược nhà Tống. Trong triều đình Bắc Tống bấy giờ có 6 tên gian thần lộng quyền (hậu thế gọi là Lục tặc Bắc Tống) gồm Thái Kinh, Đồng Quán, Vương Phủ, Lương Sư Thành, Lý Ngạn và Chu Miễn. Thừa thế diệt Liêu, cộng thêm sự biến Bình Châu của Trương Giác vào năm 1123 khiến các hàng tướng của nước Liêu đều hàng nước Kim, tháng 11 năm 1125 vua Kim Thái Tông phái quân do Tà Dã, Niêm Hãn, Hoàn Nhan Tông Vọng và Ngột Truật chỉ huy rầm rộ xâm lăng nhà Tống. Không phải đối mặt với cánh rừng phòng thủ biên giới Tống - Liêu (đã bị quân Tống phá bỏ vào năm 1122), quân Kim hành quân nhanh chóng qua đồng bằng Hoa Bắc nhà Tống. Quân Kim học hỏi cả Liêu và Tống rất nhanh nên xâm chiếm Trung Nguyên rất nhanh. Lãnh thổ phía bắc nhà Tống bị quân Kim chiếm lĩnh trong vòng chốc lát, chỉ còn hai thành Thái Nguyên và Đại Đồng là ngoan cường chống trả. Sau khi tái nhập ngũ, Nhạc Phi đã chiến đấu để trấn áp các cuộc nổi loạn của các lãnh chúa địa phương đang cướp bóc ở miền bắc nhà Tống. Các cuộc nổi dậy địa phương đã chuyển các nguồn lực cần thiết ra khỏi cuộc chiến của nhà Tống chống lại nước Kim. Lưu Cáp cùng Nhạc Phi, Vương Quý, Từ Khánh dẫn quân Tống từ Tuyên Định ra nghênh chiến với một cánh quân Kim đang muốn vượt sông Hoàng Hà áp sát Biện Kinh. Cánh quân Kim này bị đánh bại nên rút lui. Lưu Cáp chia quân cho Nhạc Phi, Vương Quý và Từ Khánh đến chi viện cho kinh đô Biện Kinh, còn bản thân Lưu Cáp dẫn toán quân Tống còn lại đi truy kích cánh quân Kim đã bị đánh lui kia. Không may Lưu Cáp bị trúng mai phục của quân Kim và bị đánh bại. Sau đó không rõ tung tích của Lưu Cáp. Khi đó Nhạc Phi, Vương Quý và Từ Khánh đã dẫn toán quân Tống vào trong thành Biện Kinh. Làm hộ vệ cho Triệu Cấu và gia nhập quân Cần vương của Triệu Cấu Tháng 1 năm 1126 vua Tống Huy Tông (Triệu Cát) phải nhường ngôi cho Triệu Hoàn lên làm vua nhà Tống, tức là vua Tống Khâm Tông, rồi Thượng hoàng Tống Huy Tông nhanh chân chạy về Nam. Gian thần Đồng Quán chống lệnh vua Tống Khâm Tông, không ở lại giữ Biện Kinh mà chạy theo Thượng hoàng Tống Huy Tông, còn dùng cung nỏ bắt chết tướng sĩ ngăn cản Thượng hoàng Tống Huy Tông về nam. Vua Tống Khâm Tông giận giữ, sai người bắt giam Đồng Quán. Thượng hoàng Tống Huy Tông chạy đến Kiến Khang (nay là Nam Kinh). Vua Tống Khâm Tông sau đó giết chết gian thần Lương Sư Thành khi ông này chuẩn bị đi sứ nước Kim. Khi đó Hà Bắc cùng Hà Nam nhà Tống đang bị quân Kim tàn phá nặng nề. Sức ép của quân Kim ngày càng lớn. Vua Tống Khâm Tông buộc phải trọng dụng viên tướng phe chủ chiến là Lý Cương để ngăn địch. Lúc đó nhiều người dâng sớ xin trị tội các gian thần Vương Phủ, cha con của Thái Kinh, Thái Tiêu, Thái Du, Đồng Quán, Lý Ngạn, Chu Miễn hại nước hại dân. Vua Tống Khâm Tông bèn hạ lệnh bắt giết thêm hai gian Lý Ngạn, Chu Miễn, và lưu đày các gian thần Vương Phủ, Đồng Quán, các con của Thái Kinh và Thái Kinh. Lý Cương sai người giết gian thần Vương Phủ ở nơi lưu đày là Vĩnh Châu (nay là Linh Lăng, Hồ Nam). Các đại thần nhà Tống tiếp tục tố cáo và đòi vua Tống Khâm Tông giết bọn Thái Kinh và Đồng Quán. Vua Tống Khâm Tông bèn hạ lệnh cho người đuổi theo giết gian thần Đồng Quán giữa đường đi đày Anh Châu và giết hai con của Thái Kinh là Thái Tiêu, Thái Du. Riêng gian thần Thái Kinh được ban đặc ân, chỉ bị biếm đi đày ở Lĩnh Nam. Bên cạnh Thái Kinh khi đó còn 3 sủng cơ rất đẹp là Mộ Dung thị, Vũ thị và Hình thị. Quân Kim vượt sông Hoàng Hà, áp sát kinh đô Biện Kinh nhà Tống, đòi nhà Tống chịu nhận làm chư hầu của nước Kim, thần phục nhà Kim; giao nộp Tể tướng phế truất và một hoàng thân nhà Tống làm tù binh; nhượng hết các châu quận Hà Gian, Thái Nguyên, Trung Sơn; và bồi thường 50 triệu lượng bạc, 5 triệu lượng vàng, 1 triệu tấm lụa, 1 triệu tấm sa tanh, 10.000 ngựa, 10.000 gia súc, 1.000 lạc đà cho nước Kim. Khoản phí kể trên có giá trị bằng khoảng 180 năm nhà Tống cống nạp cho nước Kim từ năm 1123. Khi triển vọng về một lực lượng viện binh cứu trợ đã cạn kiệt, đấu đá nội bộ bắt đầu nổ ra trong triều đình nhà Tống giữa phe chủ chiến và phe chủ hòa. Những người thuộc phe chủ chiến như Lý Cương tập trung vào ý tưởng bám trụ tại các vị trí phòng thủ cho tới khi quân tiếp viện đến và nguồn cung của người Kim dần cạn kiệt. Tuy nhiên quân Tống do Diêu Bình Trọng chỉ huy sau đó bại trận khi tập kích doanh trại quân Kim. Đợt tấn công thất bại buộc vua Tống Khâm Tông phải đáp ứng các yêu cầu của quân Kim, giới quan lại trong triều cũng thuyết phục vua Tống Khâm Tông tiến hành thỏa thuận với người Kim. Khi đó Tần Cối thuộc phe chủ chiến, đề xuất bốn điều với vua Tống Khâm Tông, đại ý nói rằng không nên nhân nhượng với người Kim. Triều đình nhà Tống không trả lời Tần Cối, rồi lệnh Tần Cối cùng Trương Bang Xương thi hành việc cắt đất 3 châu quận Hà Gian, Thái Nguyên, Trung Sơn. Tần Cối cho rằng việc đó mâu thuẫn với kiến nghị ban đầu của mình, nên không muốn làm. Rồi vua Tống Khâm Tông cử Trương Bang Xương cùng Khang vương Triệu Cấu sang doanh trại quân Kim làm con tin. Nhạc Phi đi theo làm hộ vệ cho Khang vương Triệu Cấu. Người Kim cho rằng Khang vương Triệu Cấu không phải là hoàng thân nhà Tống vì Khang vương tư chất thông minh, giỏi võ nghệ. Khang vương Triệu Cấu và Trương Bang Xương, Nhạc Phi sau đó được người Kim cho về. Vua Tống Khâm Tông phái Tần Cối cùng Túc vương Triệu Xu sang doanh trại Kim làm con tin. Quân Kim sau đó còn đòi nhà Tống nộp 3 mỹ nhân của Thái Kinh thì mới chịu rút quân. Vua Tống Khâm Tông bèn phái người đi bắt 3 mỹ nhân Mộ Dung thị, Vũ thị và Hình thị giao cho quân Kim khiến Thái Kinh rất nuối tiếc và qua đời ở Đàm Châu (giữa đường đi lưu đày Lĩnh Nam) không lâu sau đó. Lục tặc nhà Bắc Tống cuối cùng cũng diệt xong. Hòa đàm thành công, người Kim dẫn Túc vương Triệu Xu của nhà Tống về phương bắc và giải vây Biện Kinh vào tháng 3 năm 1126, cho Tần Cối về Biện Kinh. Tháng 4 năm 1126, Thượng hoàng Tống Huy Tông nghe tin chiến sự đã yên thì từ Kiến Khang quay về Biện Kinh. Vua Kim Thái Tông lúc này yêu cầu nhà Tống cắt đất Thái Nguyên và gửi con tin qua Thượng Kinh (nay thuộc Cáp Nhĩ Tân, Hắc Long Giang), cộng thêm khoản chiến phí và tiền cống nộp. Vua Tống Khâm Tông bất chấp lời can gián, vẫn đáp ứng người Kim, cử Khang vương Triệu Cấu đi sứ nước Kim, còn có Nhạc Phi đi theo làm hộ vệ. Ngột Truật thấy Triệu Cấu thì kính nể, nhưng vua Kim Thái Tông thì lo sợ, bởi Triệu Cấu hùng tâm tráng chí, khẩu khí hơn người, vua Kim Thái Tông lo sợ sau này sẽ thành đại hoạ, do đó mà có ý định giết đi. Chuyện vỡ lở, Triệu Cấu cùng Nhạc Phi và tuỳ tùng chạy về biên giới đất Tống. Gần như ngay sau đó, vua Tống Khâm Tông bội ước và điều động hai đội quân Tống đẩy lùi người Kim đang tấn công Thái Nguyên, đồng thời củng cố phòng thủ ở Trung Sơn và Hà Gian. Một binh đoàn với 9 vạn binh sĩ Tống và một binh đoàn khác với 6 vạn binh sĩ Tống đều bị quân Kim đánh bại vào tháng 6 năm 1126. Sau khi Tống Huy Tông lên làm Thượng hoàng, Cao Cầu bị thất sủng, đến tháng 5 âm lịch năm 1126 thì chết vì bệnh. Lên án nhà Tống vi phạm hiệp định và nhận thấy sự yếu kém của nhà Tống, tháng 10 năm 1126, lấy cớ nhà Tống muốn khôi phục Khiết Đan, vua Kim Thái Tông lệnh do Niêm Hãn, Hoàn Nhan Tông Vọng và Ngột Truật chỉ huy quân Kim lại rầm rộ tiến đánh nhà Tống, tàn hại dân chúng nhà Tống khắp nơi. Tháng 9 năm 1126 Thái Nguyên thất thủ trước quân Kim. Khi triều đình nhà Tống nhận tin Thái Nguyên thất thủ, các quan chức phe chủ chiến lại không được tin tưởng mà bị thay thế bằng những quan lại phe chủ hòa. Vua Tống Khâm Tông kêu gọi các nơi ra sức kháng Kim. Khi đó Trương Thúc Dạ (tướng Tống từng chiêu hàng nghĩa quân Lương Sơn của Tống Giang vào năm 1121) nhiệt liệt hưởng ứng lời kêu gọi của vua Tống Khâm Tông, dẫn quân đánh lui vài cánh quân Kim rồi tiến về chi viện cho Biện Kinh. Tháng 10 âm lịch năm 1126 quân Kim chuẩn vượt sông Hoàng Hà đến đánh Biện Kinh. Vua Tống Khâm Tông kinh hãi, sai sứ đồng ý cắt thêm đất cho quân Kim. Hoàn Nhan Tông Vọng và Niêm Hãn đòi Khang vương Triệu Cấu sang làm con tin. Vua Tống Khâm Tông theo lời Vương Vân, cử Khang vương Triệu Cấu đi sứ đến trại quân Kim, hứa cắt đất, dâng tôn hiệu cho vua Kim có 18 chữ, gọi vua Kim là bác, vua Tống xưng cháu. Nhạc Phi tiếp tục đi theo hộ vệ cho Triệu Cấu. Đến Từ châu thì Triệu Cấu và Nhạc Phi gặp Tông Trạch. Tông Trạch khuyên Triệu Cấu hãy ở lại Từ châu vì Triệu Xu một đi không trở lại. Triệu Cấu nghe theo Tông Trạch. Sau đó Uông Bá Ngạn mời Khang vương Triệu Cấu đến Tương châu (nay thuộc Hà Nam, vùng quê của Nhạc Phi). Triệu Cấu nghe theo rồi cùng Nhạc Phi lưu lại ở đó. Khang vương Triệu Cấu xây dựng phủ đại nguyên soái ở Tương Châu và thành lập đội quân Cần vương chống Kim. Nhạc Phi cùng Vương Quý, Từ Khánh cũng tham gia vào đội quân Cần vương này của Khang vương Triệu Cấu. Không lâu sau, Nhạc Phi xin về quê Thang Âm thuộc Tương châu để thăm mẹ già Diêu thị. Khang vương Triệu Cấu đồng ý. Sự kiện Tĩnh Khang năm 1127 Tháng 11 âm lịch năm 1126, triều đình nhà Tống triệu tập bách quan đến điện Diên Hòa nghị sự, Phạm Tông Doãn cùng 70 người liên danh đề nghị cắt ba trấn cho quân Kim để tránh cho chúng đánh vào Biện Kinh. Tần Cối khi đó vẫn là một người yêu nước thuộc phe chủ chiến, đã cùng 36 người phản đối việc cắt đất cho nước Kim. Nhưng quân Tống lúc này bị phân tán khắp cả nước, còn quân Kim ở các nơi đều rất mạnh, nhanh chóng bao vây Biện Kinh nhà Tống lần 2 vào giữa tháng 12 năm 1126. Tuy nhiên quân Tống của Trương Thúc Dạ vẫn cố gắng chống trả các đợt tấn công của quân Kim vào Biện Kinh. Lúc này Nhạc Phi ở quê nhà tận mắt nhìn thấy nỗi thống khổ của người dân nhà Tống trước sự tàn bạo của quân Kim thì hết sức giận dữ. Tuy nhiên Nhạc Phi bị giằng xé giữa đi chiến đấu vì đất nước hay ở lại chăm sóc mẹ già Diêu thị. Diêu thị đã động viên ông hãy trân quý vinh dự được bản vệ đất nước. Lúc này Lưu thị sinh cho ông đứa con trai thứ hai, được ông đặt tên là Nhạc Lôi. Ngày lên đường đi tòng quân, người mẹ Diêu thị đã yêu cầu Nhạc Phi cởi áo và xăm lên lưng ông bốn chữ lớn Tận trung báo quốc ("尽忠報國", nghĩa là hết lòng trung để trả ơn quốc gia) để ông phụng sự đất nước với lòng trung thành hết mực. Đây là những điều ghi tâm khắc cốt, trọn đời phấn đấu của ông. Mùa đông năm Tĩnh Khang nguyên niên đời vua Tống Khâm Tông (năm 1126), Nhạc Phi lại ra tòng quân. Đồng hương của Nhạc Phi là Vương Quý và Từ Khánh cũng đi theo Nhạc Phi tòng quân lần nữa. Tuy nhiên, không lâu sau, khi đơn vị của Nhạc Phi, Vương Quý, Từ Khánh còn chưa ra tới trận tuyến thì kinh đô Biện Kinh đã mất vào tay người Kim vào tháng 1 năm 1127. Bắc Tống kể như diệt vong. Quân Kim tha hồ cướp bóc, hãm hiếp, thảm sát khắp thành Biện Kinh. Hai vua Tống Huy Tông và Tống Khâm Tông cùng hàng loạt hoàng tử, công chúa, hoàng hậu, thái hậu (trong đó có Vi Thái hậu - mẹ của Khang vương Triệu Cấu và Trịnh Thái hậu), vương phi, hoàng thân nhà Tống, quan lại nhà Tống (trong đó có vợ chồng Tần Cối - Vương thị, Trương Thúc Dạ) đều bị nước Kim bắt sang Yên Kinh nước Kim (trong đó Trương Thúc Dạ chết ở dọc đường). Sự biến Tĩnh Khang là mối hận to lớn chưa từng thấy đối triều đình và thần dân nhà Tống, và cũng là nỗi nhục hiếm thấy đối với 1 triều đại trong lịch sử Trung Quốc. Sự biến Tĩnh Khang năm 1127 đã trở thành một vết xước trong cuộc đời của Nhạc Phi, nung nấu tinh thần diệt Kim của ông. Từ chối gia nhập bọn sơn tặc, tái gia nhập quân Cần vương dưới quyền Triệu Cấu Ngay sau khi không cứu kịp Biện Kinh, những anh hùng trẻ tuổi cùng làng của Nhạc Phi đều đề nghị ông và Vương Quý, Từ Khánh cùng toán quân của ông gia nhập bọn sơn tặc. Tuy nhiên, Nhạc Phi đã phản đối và yêu cầu một trong số toán quân của mình xăm 4 chữ "Tận trung báo quốc" lên trên lưng y như ông. Bất cứ khi nào có người nói muốn gia nhập bọn sơn tặc, ông sẽ cho họ xem hình xăm 4 chữ "Tận trung báo quốc" để họ thay đổi ý định. Kết quả Nhạc Phi cùng Vương Quý, Từ Khánh dẫn toán quân của mình một lần nữa gia nhập quân Cần vương của Khang vương Triệu Cấu ở Tương Châu (nay thuộc Hà Nam). Người Nữ Chân nước Kim dù đánh chiếm Biện Kinh của Bắc Tống trong sự kiện Tĩnh Khang, song họ không đủ nguồn lực để quản lý các lãnh thổ mới giành được. Thay vì trực tiếp sáp nhập, họ thành lập nên Đại Sở làm quốc gia vùng đệm, và lập cựu tể tướng Trương Bang Xương của Bắc Tống làm hoàng đế của Đại Sở vào tháng 3 âm lịch cùng năm 1127 (tức tháng 4 năm 1127). Kiến Khang, tức Nam Kinh ngày nay, trở thành kinh đô của Đại Sở. Sự ủng hộ của Nguyên Hựu thái hậu, hoàng hậu đầu tiên của vua Tống Triết Tông, được tranh thủ nhằm củng cố tính hợp pháp của chính quyền bù nhìn. Chiến lược "dùng người Hán kiềm tỏa người Hán" đã được nước Kim thực hiện như thế. Dưới quyền Trương Tuấn (Trương Bá Anh) Khang vương Triệu Cấu nhờ Lã Hảo Vấn giúp đỡ từ bên trong Đại Sở, chấm dứt chính quyền Đại Sở của Hoàng đế Trương Bang Xương (do người Kim lập). Trương Bang Xương quy phục Khang vương Triệu Cấu. Khang vương Triệu Cấu lên ngôi vua ở Ứng Thiên phủ (nay là Thương Khâu) vào tháng 6 cùng năm 1127, tức là vua Tống Cao Tông. Trước đó vua Tống Cao Tông từng thể hiện bản lĩnh xuất chúng trước mặt người Kim nên việc vua Tống Cao Tông lên ngôi mở ra một hi vọng cho tướng sĩ và nhân dân nhà Tống ở khắp nơi. Trương Tuấn (Trương Bá Anh) được vua Tống Cao Tông phong làm Ngự tiền doanh đô thống chế. Khi đó Nhạc Phi đứng dưới quyền quản lý của Tuấn. Dưới quyền Nhạc Phi khi đó có Vương Quý, Từ Khánh và Trương Hiến, dần dần hình thành nên Nhạc gia quân - quân đội riêng của Nhạc Phi. Lúc này do gia cảnh của gia quyến Nhạc Phi nghèo khó, Nhạc Phi lại suốt ngày vắng nhà. Cuộc sống càng khó khăn cùng quẫn, vợ Nhạc Phi là Lưu thị không chịu được đã cải giá theo người khác. Một lần Nhạc Phi ghé thăm nhà ở Thang Âm, Hà Nam thì mới phát hiện người vợ Lưu thị đã lấy chồng khác. Đường đường là một người anh hùng dũng mãnh xông pha ngoài chiến trường làm quân địch hồn bay phách lạc mà lại không bảo vệ nổi gia đình nhỏ bé của mình, đây chính là một nỗi bi thương trong cuộc đời Nhạc Phi. Mẹ của Nhạc Phi phải chăm sóc hai đứa cháu nội Nhạc Vân và Nhạc Lôi cùng em Nhạc Phi là Nhạc Phiên để Nhạc Phi yên tâm chinh chiến bên ngoài. Dưới quyền Tông Trạch học trận đồ Sau khi biết Niêm Hãn và Hoàn Nhan Tông Vọng dẫn quân Kim truy đuổi mình, vua Tống Cao Tông qua sông, tháo chạy về nam. Nhạc Phi yết kiến vua Tống Cao Tông ở Tương Châu, được vua Tống Cao Tông bổ nhiệm làm Thừa tín lang, rồi đổi làm Bỉnh nghĩa lang, thuộc quyền chỉ huy của Lưu thú Tông Trạch (lúc ấy Tông Trạch làm Lưu thú ở Biện Kinh). Tông Trạch rất lấy làm lạ về tài của ông, nói với Nhạc Phi rằng: “Ngươi trí dũng, tài nghệ, những lương tướng ngày xưa cũng không hơn được. Nhưng thích dã chiến, không phải là kế vẹn toàn.” Nói rồi Tông Trạch bèn dạy ông về trận đồ. Nhạc Phi thưa: “Bày trận trước rồi sau mới đánh là lối thường của phép dùng binh. Cái huyền diệu của sự vận dụng là do tấm lòng nảy sinh ra thôi.” Tông Trạch cho là phải. Thấy vua Tống Cao Tông cứ chạy mãi về phương nam, Nhạc Phi là một quan cấp dưới với lòng ngay thẳng nghiêm túc, đã vượt cấp dâng sớ trách mắng chủ trương của phái chủ hoà do Hoàng Tiềm Thiện và Uông Bá Ngạn đứng đầu đang làm hại đất nước, kiến nghị vua Tống Cao Tông thừa lúc nước Kim chưa tạo được vị thế vững chắc ở miền bắc mà hãy thân chinh thống lĩnh sáu quân vượt lên phía Bắc, giành lại đất đai đã mất, khôi phục lại Trung Nguyên. Nhưng vua Tống Cao Tông bạc nhược lại không nghe những ý kiến này, mà ngược lại Nhạc Phi còn bị những quan lại của phái chủ hoà khép cho tội danh "quan nhỏ mà đã can dự vào việc quá quyền hạn" mà đòi bãi chức quan của Nhạc Phi. Nhạc Phi nhanh chóng bị vua Tống Cao Tông thu hồi chức quan, bị buộc phải rời khỏi quân đội của Tông Trạch. Dưới quyền Trương Sở tái chiếm Tân Hương Nhưng quyết tâm của Nhạc Phi chống Kim không bao giờ thay đổi, ông đầu quân vào Chiêu thảo sứ Hà Bắc là Trương Sở, làm Trung quân Thống chế. Trương Sở nói chuyện với ông, rất lấy làm bằng lòng, bổ nhiệm ông làm chức Vũ kinh lang. Nhạc Phi khi đó được Trương Sở đối đãi vào hàng quốc sĩ. Sau đó Trương Sở lệnh cho Nhạc Phi theo Vương Ngạn vượt sông, tiến quân đến Thái Hàng sơn chiến đấu chống quân Kim do Ngột Truật chỉ huy. Quân Tống đến huyện Tân Hương (thuộc tỉnh Hà Nam hiện nay), thấy quân Kim đông đảo, Vương Ngạn không dám ra đánh, Nhạc Phi một mình dẫn bộ hạ huyết chiến cùng quân Kim, tự mình xông vào trận địa địch đoạt lấy đại kỳ chỉ huy của địch, bắt được tướng của quân Kim là Thát Bạt Ô Gia, đâm chết tướng giặc là Hắc Phong đại vương. Quân sĩ nhà Tống thấy thế hăng hái xông lên đánh tan quân Kim, thu phục lại Tân Hương. Ngày hôm sau lại đánh trận lớn, Nhạc Phi thân thể đầy thương tích, quân sĩ đều dồn hết sức mà đánh, quân Kim triệt thoái, tên tuổi Nhạc Phi lúc này vang danh khắp Hà Bắc. Dưới sức ép của thành viên phái chủ chiến là Lý Cương, vua Tống Cao Tông ra lệnh ban chết cho Trương Bang Xương vào tháng 11 năm 1127. Việc trừ khử Trương Bang Xương đã vi phạm hiệp nghị mà nước Kim và nhà Nam Tống đã dàn xếp. Nước Kim sau đó tái khởi chiến tranh với Tống, phái Ngột Truật và Lâu Thất chỉ huy đánh nhà Tống. Vào lúc Trương Sở đang mời gọi hào kiệt kháng Kim, lấy Vương Ngạn làm Đô thống chế, Nhạc Phi làm Chuẩn bị tướng thì nghe tin tể tướng Lý Cương bị vua Tống Cao Tông bãi tướng. Triều đình nhà Tống lấy Vương Khuê thay thế Trương Sở, khiến Trương Sở từ chức, lui về làm Trực Long Đồ các, được an trí ở Lĩnh Nam (Trương Sở mất tại nơi lưu đày cuối năm 1127). Con trai Trương Sở là Trương Tông Bản được Nhạc Phi tâu vua Tống Cao Tông xin bổ dụng làm quan. Dưới quyền Tông Trạch tiếp tục kháng Kim Nhạc Phi tự biết cùng với Vương Ngạn không hợp nên ông quay về với Tông Trạch, làm thống chế. Tướng Tống là Tông Trạch ở Biện Kinh xây dựng một hệ thống phòng ngự sâu rộng từ Biện Kinh đến nam Hoàng Hà. Tông Trạch trị quân nghiêm minh, thể tuất tướng sĩ, đối với các lộ quân Tống đều coi như nhau, tàn binh Tống tản mác khắp vùng Hà Sóc đều nhanh chóng tụ họp về dưới quyền Tông Trạch, trong đó có không ít tướng soái kiệt xuất. Nhạc Phi cũng là một trong số đó, tham gia vào quân đội của Tông Trạch để kháng Kim. Đầu tháng 12 năm 1127, quân Kim do Ngột Truật chỉ huy chia 3 đường nam hạ, ý đồ trước hết đánh chiếm Biện Kinh, rồi nhân đó tiêu diệt vương triều Nam Tống. Tông Trạch điều binh khiển tướng, lệnh cho Lưu Diễn chi viện cho Hoạt Châu và Lưu Đạt đến Trịnh Châu nhằm chia bớt thế công của quân Kim nhắm vào Biện Kinh. Tông Trạch lại chọn thêm mấy nghìn tinh binh do Nhạc Phi, Vương Quý, Từ Khánh và Trương Hiến chỉ huy vòng ra phía sau quân Kim chặn đường lui của quân Kim đại thắng quân Kim một trận lớn. Tháng 1 năm 1128, Niêm Hãn soái đại đội nhân mã nước Kim từ Trịnh Châu tập kích Biện Kinh, tiến đến cầu gỗ cách thành 7 dặm, hoàn toàn rơi vào ổ mai phục của Tông Trạch và Nhạc Phi. Quân Tống của Tông Trạch và Nhạc Phi, Vương Quý, Từ Khánh và Trương Hiến xông ra, 4 mặt vây đánh, quân Kim tan rã, quân Tống thừa thắng thu phục Duyên Tân, Tạc Thành, Hà Âm,… đuổi đến Hoạt Châu, phá hủy doanh trại chứa đầy lương thảo, quân nhu của quân Kim cách thành Hoạt Châu 30 dặm về phía tây. Tháng 2 năm 1128, Niêm Hãn dẫn quân Kim quay trở lại tấn công dữ dội vào phòng tuyến của Tông Trạch, đảo ngược tình thế và lại đánh chiếm Hoạt Châu của nhà Tống. Tông Trạch phái Vương Tuyên, Nhạc Phi, Vương Quý, Từ Khánh và Trương Hiến đem quân nghênh chiến với Niêm Hãn, đánh bại Niêm Hãn và đuổi quân Kim của Niêm Hãn ra khỏi Hoạt Châu. Tàn binh Kim của Niêm Hãn phải vượt Hoàng Hà bỏ trốn về bắc. Khi Tông Trạch còn sống, người Kim không dám phát động thêm một cuộc tấn công đại quy mô vào Biện Kinh một lần nào nữa, vương triều Nam Tống được an toàn. Tông Trạch ra sức chiêu binh mãi mã, tích góp quân lương phòng bị, chuẩn bị vượt sông, được nhiều người Ti6ng1 ở Lưỡng Hà (Hoàng Hà và Hoài Hà) hưởng ứng; một mặt Tông Trạch mười mấy lần dâng biểu xin vua Tống Cao Tông trở về Biện Kinh. Lúc này bọn Uông Bá Ngạn, Hoàng Tiềm Thiện nắm quyền trong triều đình nhà Tống oán ghét Tông Trạch nên họ tìm cách ngăn trở không cho vua Tống Cao Tông trở về miền bắc, còn răn đe Tông Trạch không được khinh suất tiến quân. Tháng 7 năm 1128, Tông Trạch sau nhiều lần xin vua Tống Cao Tông bắc phạt không thành thì qua đời. Trước khi qua đời Tông Trạch còn cố hô lớn: "Vượt sông, vượt sông, vượt sông." Nhạc Phi và các tướng sĩ nghe lời Tông Trạch trăn trối đều xúc động rơi nước mắt. Quân dân Biện Kinh nghe tin Tông Trạch tạ thế thì thương khóc thảm thiết. Con trai Tông Trạch là Tông Dĩnh và ái tướng Nhạc Phi đưa linh cữu của Tông Trạch về hợp táng với phu nhân Trần thị ở núi Kinh Hiện, Trấn Giang. Phương pháp tổ chức binh dân hợp nhất và chí lớn bắc phạt của Tông Trạch được Nhạc Phi học tập và kế tục. Dưới quyền Đỗ Sung anh dũng chống Kim Đỗ Sung lên thay chức Lưu thú của Tông Trạch, trấn giữ Biện Kinh. Nhạc Phi, Vương Quý, Từ Khánh và Trương Hiến phải phụng sự dưới trướng của Đỗ Sung. Quân lính phần nhiều còn nhớ Tông Trạch, lại thấy Đỗ Sung tính tình hà khắc nên sinh ra oán ghét, tướng tá dần bỏ đi. Người Kim được tin bèn chuẩn bị kéo đến, đưa binh từ Thiểm Tây hợp với đại quân cùng đánh mạnh về phía nam. Nhạc Phi thường xuyên đánh nhau với quân Kim, thường thắng, dần dần được thăng đến chức Vũ đức đại phu, làm chế sứ ở Anh Chân. Tháng 8 năm 1128, hai vua Tống Huy Tông và Tống Khâm Tông bị người Kim giải tới kinh đô nước Kim và bị ép mặc đồ vải thô đến lạy ở miếu vua Kim Thái Tổ (Hoàn Nhan A Cốt Đả) rồi lên điện Càn Nguyên yết kiến vua Kim Thái Tông. Vua Kim Thái Tông hạ chiếu, phế hai vua Tống làm thứ dân. Ngột Truật biết Đỗ Sung bất tài nên lại dẫn 10 vạn quân "Thiết Phù Đồ" (铁浮屠) nước Kim (toàn quân bọc giáp, chiến mã cũng bọc giáp) nam hạ đánh Tống. Nhạc Phi xin Đỗ Sung cho xuất quân tiếp chiến quân Kim. Đỗ Sung không thích Nhạc Phi nhưng thấy Nhạc Phi rất hăng hái muốn chiến đấu nhưng vẫn cho Nhạc Phi xuất quân, nhưng chỉ cho Nhạc Phi dẫn 800 quân đi chống lại 10 vạn quân "Thiết Phù Đồ" nước Kim của Ngột Truật. Mặt khác Đỗ Sung cho quân chuẩn bị phá đê Hoàng Hà để nhấn chìm quân Kim và quân đội của Nhạc Phi. Trận đánh giữa 800 quân Tống của Nhạc Phi và 10 vạn quân "Thiết Phù Đồ" nước Kim của Ngột Truật phía bắc sông Hoàng Hà diễn ra. Nhạc Phi cho quân đội chia nhau đánh tiêu hao sức lực của quân Kim. Vì toàn quân "Thiết Phù Đồ" nước Kim bọc giáp, chiến mã cũng bọc giáp nhưng không bọc giáp 4 chân của chiến mã, Nhạc Phi lệnh cho Nhạc gia quân của mình tiến hành chém vào chân của chiến mã nước Kim, khiến đại quân "Thiết Phù Đồ" nước Kim ai nấy đều bị ngã ngựa và bị quân của Nhạc Phi giết chết trong lúc hỗn loạn. Khi hai bên đang đánh nhau còn chưa phân thắng bại thì Đỗ Sung cho phá đê Hoàng Hà làm nước nhấn chìm quân đội Nhạc Phi và quân "Thiết Phù Đồ" của Ngột Truật. Nước cuốn trôi nhà cửa của rất nhiều dân chúng Tống - Kim hai bờ nam bắc Hoàng Hà. Ngột Truật thoát được về bắc với vài trăm tên lính Kim. Còn Nhạc Phi cùng vài thân tín phải trốn lên 1 ngọn núi, đợi đến khi nước sông rút bớt thì mới về nam hội với Đỗ Sung. Trận này được cũng coi là một trận đại thắng của Nhạc Phi khi lấy ít thắng nhiều. Vua Tống Cao Tông phái Vũ Văn Hư Trung đi sứ sang nước Kim (mục đích thực sự là cài gián điệp vào nước Kim), và Vũ Văn Hư Trung bị nước Kim giam lỏng. Sau đó Vũ Văn Hư Trung được vua Kim Thái Tông cho làm quan ở nước Kim. Vũ Văn Hư Trung ở nước Kim luôn tìm cách để cứu hai vua Tống Huy Tông và Tống Khâm Tông về nam, luôn thông báo tình hình nước Kim cho nhà Tống biết. Quân "Thiết Phù Đồ" nước Kim do Ngột Truật chỉ huy tiếp tục tấn công nhà Tống, tiêu diệt Tín vương Triệu Trăn (con trai thứ 18 của Thượng hoàng Tống Huy Tông) ở núi Ngũ Mã, chiếm được Tần châu, Đồng Quan, tiến xuống Hà Nam phá Từ châu rồi thẳng tới Hoài Hà, chuẩn bị đánh sang cả Dương châu. Hoàng Tiềm Thiện, Uông Bá Ngạn giấu bặt tin tức không báo lên, khiến vua Tống Cao Tông tưởng rằng quân Kim không tới nên không có phòng bị. Các châu quận lần lượt bị mất, gần như toàn bộ miền bắc nhà Tống đã nằm trong tay người Kim. Đầu năm 1129 quân "Thiết Phù Đồ" nước Kim của Ngột Truật tiếp tục tiến về phía nam, đánh lấy Bành Thành, thẳng tới Tứ châu của nhà Tống. Khi đó vua Tống Cao Tông mới biết tin, bèn sai Lưu Quang Thế đem quân ra giữ Hoài Hà, nhưng quân Tống không chống cự được bao lâu thì bị quân "Thiết Phù Đồ" nước Kim đánh tan. Niêm Hãn dẫn quân "Thiết Phù Đồ" nước Kim vào Sở châu, rồi phá Thiên Trường Quân, khi đó chỉ còn cách Dương châu mười dặm. Lúc này Nhạc Phi quay về quê Thang Âm, Hà Nam của ông để thăm gia đình. Sau đó Nhạc Phi lấy người vợ họ Lý hơn ông hai, ba tuổi (gọi là Lý thị). Đây chính là mẫu mẹ hiền vợ đảm điển hình. Lý thị rất hiếu thuận với mẹ chồng Diêu thị, yêu thương Nhạc Vân 10 tuổi, Nhạc Lôi 3 tuổi - con riêng của Nhạc Phi nhất mực. Lý thị đã trở thành hậu phương vững chắc, giúp Nhạc Phi giảm bớt lo âu và vững tâm nơi chiến trường. Tháng 2 âm lịch năm 1129 khi vua Tống Cao Tông đang vui đùa cùng lũ phi tần thì được tin quân Kim tới, vội mặc áo giáp, phóng lên ngựa bỏ chạy. Khi triều đình nhà Tống biết tin vua Tống Cao Tông đã rời đi thì vô cùng hoảng loạn, cung nhân tranh nhau bỏ trốn. Hai tướng Hoàng Tiềm Thiện, Uông Bá Ngạn nghe tin cũng vội chạy theo, các vệ sĩ cũng vội hộ tống Long Hựu thái hậu cùng các phi tần chạy riết. Cư dân trong thành cướp đường tranh nhau chạy trốn, giẫm lên nhau mà chết rất nhiều. Vua Tống Cao Tông chạy đến Qua châu rồi đến được Trấn Giang. Bốn ngày sau vua Tống Cao Tông chạy tới được Bình Giang. Hai hôm sau vua Tống Cao Tông tới Sùng Đức, rồi chạy tiếp đến Hàng Châu. Lúc này quân "Thiết Phù Đồ" nước Kim đã lấy trọn Dương châu, bắt được rất nhiều người dân vô tội. Vua Tống Cao Tông hạ chiếu tự kể tội mình và xá miễn từ tội chết trở xuống, các đại thần bị lưu đày được phục chức, trừ Lý Cương. Lúc đó có Trương Trừng hạch tội Hoàng Tiềm Thiện và Uông Bá Ngạn 20 tội lớn, vua Tống Cao Tông hạ lệnh bãi chức hai người này, lấy Chu Thắng Phi làm Tả bộc xạ (tể tướng), Vương Uyên trông coi Khu mật sứ. Cùng lúc quân Kim bị đánh bật khỏi Dương châu, vua Tống Cao Tông lại sai Lã Di Hạo về Dương châu phủ dụ sĩ dân. Tháng 3 năm 1129 vua Tông Cao Tông ở Hàng Châu bị hai tướng Miêu Phó và Lưu Chính Ngạn làm binh biến ép phải thoái vị, nhường ngôi cho con của Tống Cao Tông là Triệu Phu 2 tuổi và để Long Hựu Thái hậu Mạnh thị (Hoàng hậu dưới thời Tống Triết Tông) làm nhiếp chính. Vì vậy hoàng tử Triệu Phu được lập làm vua, Long Hựu Thái hậu nhiếp chính, tôn Tống Cao Tông là Duệ Thánh Hoàng đế, phong Miêu Phó là Vũ Đường quân Tiết độ sứ, Lưu Chính Ngạn là Vũ Thành quân Tiết độ sứ. Tháng 4 năm 1129 các tướng cầm quân ở ngoài gồm Lã Di Hạo, Trương Tuấn (Trương Bá Anh), Hàn Thế Trung, Trương Tuấn (Trương Đức Viễn)... bất bình với việc làm của Miêu Phó và Lưu Chính Ngạn nên hợp binh tiến vào Hàng Châu. Miêu Phó thấy tình hình nguy cấp quá, lại nghe theo Chu Thắng Phi, quyết định nhận tội và lập lại vua Tống Cao Tông quay lại ngai vàng, phế hoàng đế Triệu Phu xuống làm Thái tử. Không lâu sau, Miêu Phó và Lưu Chính Ngạn đều bị tiêu diệt. Cuộc chính biến này đã ảnh hưởng đến thái độ của vua Tống Cao Tông trong việc đối nội, khiến vua Tống Cao Tông không còn tin tưởng vào các tướng nữa, đặc biệt là ảnh hưởng rất lớn đến kết cục sau này của Nhạc Phi. Tháng 5 năm 1129 vua Tống Cao Tông chạy đến Kiến Khang (nay là Nam Kinh) thì thái tử Triệu Phu bệnh chết. Vua Tống Cao Tông đau xót, truy phong Triệu Phu làm Nguyên Ý thái tử và cho đánh chết cung nhân hầu hạ Triệu Phu, bắt bảo mẫu và cung nữ hầu hạ Triệu Phu đều phải tuẫn táng theo Triệu Phu. Sau đó vua Tống Cao Tông đổi tên Hàng Châu thành Lâm An phủ. Tháng 6 năm 1129 Lưu thú Đỗ Sung sắp dẫn quân Tống rời Biện Kinh về Kiến Khang để hội với vua Tống Cao Tông, Nhạc Phi đến nói với Đỗ Sung: “Một tấc đất ở trung nguyên cũng không nên bỏ. Nay dời châu đi thì đất này không còn của ta nữa. Ngày sau muốn lấy lại phải dùng đến mấy chục vạn binh mới có thể được.” Đỗ Sung không nghe, vẫn cùng Vương Tiếp dẫn quân về nam. Một mình Nhạc Phi lãnh quân bản độ cùng các tướng dưới quyền là Vương Quý, Từ Khánh và Trương Hiến đi đóng ở vùng Quảng Đức. Gia quyến của Nhạc Phi gồm mẹ là Diêu thị, vợ là Lý thị, hai con trai là Nhạc Vân và Nhạc Lôi, em trai là Nhạc Phiên cũng phải di dời từ Thang Âm, Hà Nam xuống Quảng Đức. Việc Đỗ Sung bỏ Biện Kinh về nam khiến Kiến Khang phải đối mặt với nguy cơ bị quân Kim tấn công trực diện. Mùa thu năm 1129 Ngột Truật dẫn quân "Thiết Phù Đồ" nước Kim đánh mạnh vào Sơn Đông nhà Tống, chuẩn bị vào vùng Giang, Chiết. Vua Tống Cao Tông thấy thế sợ hãi, lại từ Kiến Khang chạy về Lâm An vào tháng 9 năm 1129, để lại Kiến Khang (Kim Lăng, nay là Nam Kinh) cho Đỗ Sung và Vương Tiếp (làm phó tướng của Đỗ Sung) tiếp quản. Vua Tống Cao Tông còn lệnh cho Hàn Thế Trung giữ Trấn Giang, Lưu Quang Thế giữ Thái Bình và Trì châu. Tháng 10 năm 1129, Ngột Truật dẫn quân Kim nam hạ đánh nhà Tống, đánh chiếm nhiều vùng phía bắc sông Hoài. Quân Kim cùng tên thảo khấu Lý Thành hợp binh đánh Ô Giang nhà Tống. Đỗ Sung ở Giang Hoài vẫn đóng cửa thành Kiến Khang không thèm đem quân đến cứu các quận, các tuyến phòng thủ của nhà Tống liên tục bị tan vỡ trức sức mạnh của người Kim. Nhạc Phi đến Kiến Khang khóc, khuyên Đỗ Sung nên coi việc quân. Đỗ Sung nhất định không nghe. Lúc này tại căn cứ Quảng Đức của Nhạc gia quân, người vợ Lý thị sinh cho Nhạc Phi một đứa con gái (dân gian gọi là Nhạc thị). Tháng 12 năm 1129 Ngột Truật chia quân Kim làm hai đường tấn công, thái hậu nhà Tống suýt nữa là bị bắt. Người Kim lại đánh phá các vùng phía bắc sông Hoài. Đến đầu năm 1130 quân Kim đánh chiếm Biện Kinh của nhà Tống. Mãi cho đến khi quân Kim của Ngột Truật vượt sông Trường Giang, tiến sát Kiến Khang thì Đỗ Sung mới nhận ra tình huống đã nguy cấp. Quân Kim từ bến đò Mã gia vượt qua sông. Đỗ Sung mới sai Nhạc Phi nghinh chiến quân Kim. Nhạc Phi dưới quyền Đỗ Sung ra sức chiến đấu nhưng không thắng nổi. Các tướng Tống đều bỏ chạy, Đỗ Sung lại hàng quân Kim. Vương Tiếp dẫn tàn quân Tống không hàng Kim như Đỗ Sung nhưng lại đi cướp bóc của dân chúng. Các tướng Tống giữ thành Kiến Khang là bọn Trần Bang Quang và Lý Chuyết mở cửa thành cho quân Kim tiến vào. Quân Kim của Ngột Truật ùn ùn kéo vào Kiến Khang. Kiến Khang rơi vào tay người Kim trong tháng 1 năm 1130. Vua Tống Cao Tông phải bỏ Lâm An, lên thuyền chạy ra Minh Châu (nay là Ninh Ba). Các đại thần nhà Tống cũng được lệnh di tản đến các vùng ở Chiết Đông. Quân Kim nghe tin triều đình nhà Tống đã bỏ Lâm An thì lập tức lên thuyền đi từ Giang Âm đến khu vực Thượng Hải ngày nay. Nhạc Phi cùng Nhạc gia quân khi đó vẫn ra sức chiến đấu với quân Kim. Cuối cùng căn cứ Quảng Đức của Nhạc gia quân cũng bị quân Kim đánh chiếm. Nhạc Phi phải cho rút quân về phía tây nam. Gia quyến của Nhạc Phi gồm mẹ là Diêu thị, vợ là Lý thị, hai con trai là Nhạc Vân, Nhạc Lôi và con gái Nhạc thị, em trai là Nhạc Phiên cũng phải di tản theo Nhạc gia quân. Đại thắng quân Kim, tái chiếm Kiến Khang, cầm cự với Thát Lại Quân Kim của Ngột Truật đánh chiếm Lâm An vào cuối tháng 1 năm 1130. Lấy được Lâm An, Ngột Truật sai A Lý Bạc Lư Hỗn đem quân "Thiết Phù Đồ" nước Kim đi truy bắt vua Tống Cao Tông. Trong khi đó vua Tống Cao Tông lại chạy tiếp ra biển, để Phạm Tông Doãn, Triệu Đỉnh và Trương Tuấn (Trương Bá Anh) giữ Minh Châu. Quân Kim của A Lý Bạc Lư Hỗn đánh lui quân Tống của Phạm Tông Doãn, Triệu Đỉnh và Trương Tuấn (Trương Bá Anh) ở Ninh Ba, rồi sai quân do Bôn Đổ chỉ huy lên thuyền ra biển truy sát vua Tống Cao Tông. Vua Tống Cao Tông sợ quá, vội thúc thuyền chạy thẳng về nam, bấy giờ chỉ còn cách quân Kim một ngày đường. Tuy nhiên thuyền của quân Kim do Bôn Đổ chỉ huy không thể đuổi kịp thuyền của vua Tống Cao Tông. Sau khi không tìm được vua Tống Cao Tông ở ngoài biển, Ngột Truật tiến quân về lại Lâm An. Nhạc Phi dẫn Vương Quý, Từ Khánh, Trương Hiến chận đánh quân Kim của Ngột Truật ở Quảng Đức, 6 lần đánh, 6 lần thắng, bắt được tướng Kim là Vương Quyền, chém hơn 40 thủ cấp quân Kim. Lại nhân ban đêm, Nhạc Phi nổi lửa đánh tràn phá tan quân Kim. Quân Kim nói với nhau rằng: “Đó là quân của Nhạc gia gia.” Và họ tranh nhau đầu hàng Nhạc Phi. Cùng năm 1130 con trai trưởng của Nhạc Phi là Nhạc Vân (năm đó mới 11 tuổi) gia nhập vào đội ngũ của Trương Hiến (một thuộc tướng của Nhạc Phi) để cùng cha đi xông pha chiến trận. Ngột Truật lại dẫn quân Kim đánh Thường Châu (thuộc tỉnh Giang Tô ngày nay) nhà Tống. Nhạc Phi là bậc quân tử với phẩm chất cao thượng. Ông quan tâm đến binh sĩ nhà Tống và đích thân thăm hỏi khi họ ốm đau. Ông sẵn lòng giúp đỡ các gia đình người Tống có binh sĩ nhà Tống tử trận. Nhưng ông cũng là người nghiêm khắc với quân lính nhà Tống. Quân đội của Nhạc Phi khi đó đang thiếu thốn lương thực, bị đói khổ nhưng vẫn giữ kỷ luật nghiêm minh. Nhạc Phi nêu khẩu hiệu: "Đống tử bất sách ốc, ngạ tử bất đả lỗ." Tạm dịch: "Thà chết đói cũng không đi cướp lương thực của dân." Nhạc gia quân của Nhạc Phi hành quân qua các làng mạc thì không cướp bóc của dân như quân đội của Vương Tiếp, tiếng lành đồn khắp nơi. Nhạc Phi được nhớ đến vì lòng nhân từ với dân chúng nhà Tống. Quan huyện nhà Tống ở Nghi Hưng đón Nhạc Phi và Nhạc gia quân của ông, cho Nhạc gia quân của ông lương thực đầy đủ để có sức chống Kim. Nhạc Phi liền dời quân đóng ở Nghi Hưng. Gia quyến của ông gồm mẹ là Diêu thị, vợ là Lý thị, hai con trai là Nhạc Vân 11 tuổi, Nhạc Lôi 4 tuổi và con gái Nhạc thị 1 tuổi, em trai là Nhạc Phiên cũng đến Nghi Hưng. Nhạc Phiên sau đó tham gia Nhạc gia quân của anh mình là Nhạc Phi. Nhạc Phi ở Nghi Hưng truyền dạy "Nhạc gia quyền" cho quân đội của mình, gọi là "Nhạc gia binh". Nhạc gia quân nắm vững "Nhạc gia quyền" của ông nên ai ai cũng thiện chiến. Sau đó Nhạc Phi thường xuyên đánh tập kích quân Kim, luôn thắng trận. Vương Tiếp dẫn tàn quân Tống gia nhập dưới trướng của Nhạc Phi. Tuy nhiên Vương Tiếp muốn làm binh biến giết Nhạc Phi làm quà tặng cho người Kim nên ông ta dẫn thân tín nổi loạn chống đối Nhạc Phi. Nhạc Phi chỉ huy quân đội đánh bại và giết chết Vương Tiếp. Tháng 3 năm 1130 10 vạn thủy quân Kim của Ngột Truật bị 8000 thủy quân Tống của vợ chồng Hàn Thế Trung và Lương Hồng Ngọc vây ở Hoàng Thiên Đãng hơn 40 ngày nhưng vẫn thoát được vào tháng 5 năm 1130. Ngột Truật cho quay lại bờ nam sông Trường Giang cướp phá tại Kiến Khang. Tháng 7 năm 1130, Nhạc Phi được vua Tống Cao Tông sai người đem thánh chỉ đến phong chức Thông Thái trấn phủ sứ, kiêm tri Thái châu. Vương Quý giữ chức Thông Thái trấn phủ ti thống chế, dưới trướng trấn phủ sứ Nhạc Phi. Nhạc Phi luôn cẩn thận hành xử theo lý tưởng Nho giáo vì ông sợ rằng mọi hành vi sai trái của ông sẽ bị người đời sau ghi lại và chỉ trích. Tuy nhiên Nhạc Phi củng có lỗi của mình. Ông có vấn đề với rượu trong thời gian đầu của cuộc đời binh nghiệp. Nhạc Phi uống rất nhiều vì ông tin rằng nó phù hợp với hình ảnh của những anh hùng ngày xưa. Tuy nhiên, trong một lần ông suýt giết chết một tướng sĩ của mình trong cơn say, vua Tống Cao Tông biết chuyện thì sai người đến hạ thánh chỉ bắt Nhạc Phi không được uống rượu nữa cho đến khi quân Kim bị đánh đuổi khỏi giang sơn nhà Tống. Sau đó Nhạc Phi tiến quân đến Thường Châu (thuộc tỉnh Giang Tô ngày nay), đánh với quân Kim của Ngột Truật bốn trận, quân Kim thua trận. Nhạc Phi tiếp tục truy kích, giành thêm chiến thắng ở trấn Giang Đông, Thanh Thủy. Ngột Truật nhanh chân cho quân chạy về Kiến Khang (nay là thành phố Nam Kinh), Nhạc Phi cho quân phục kích tại núi Ngưu Đầu đánh bại Ngột Truật. Nhân đêm tối, Nhạc Phi sai 100 người mặc áo đen, trà trộn vào doanh trại của quân Kim để quấy phá. Quân Kim sợ hãi, tự chém giết lẫn nhau. Lúc ấy, Ngột Truật đang đóng quân ở Long Loan. Nhạc Phi đem 300 kỵ binh, 2000 bộ binh, dong ruổi đến Tân Thành, phá tan quân Kim. Ngột Truật lại chạy về Hoài Tây, Nhạc Phi thu hồi được Kiến Khang. Ngột Truật dẫn quân Kim trở về, Nhạc Phi chận đánh Ngột Truật ở Tỉnh An, lại phá tan quân Kim của Ngột Truật. Nhạc Phi đã bảo toàn được nửa mảnh giang sơn Giang Nam của Nam Tống. Lúc này Nhạc Phi đã có trong tay 4 vạn quân, trở thành danh tướng kháng Kim uy danh bốn phương, khi tuổi mới tròn 27. Bị Nhạc Phi chiếm mất Kiến Khang, Ngột Truật bị tuyệt đường về nước, nên quyết định hạ Sở châu để mở đường. Tướng Tống giữ thành Sở châu Triệu Lập tử chiến, quân Kim trốn thoát được về bắc. Vua Tống Cao Tông từ ngoài biển đi thuyền quay về kinh đô Lâm An. Nhạc Phi được vua Tống Cao Tông phong làm Phòng ngự sử ở Xương Châu, kiêm chức Trấn phủ sư Thái Châu. Nhưng trung nguyên chưa khôi phục, chí nguyện của Nhạc Phi chưa được thoả. Lúc này ở nước Kim, hai vua Tống Huy Tông và Tống Khâm Tông cùng Trịnh Thái hậu, Vi Thái hậu, nhiều hoàng tử, công chúa, hoàng thân quốc thích nhà Tống, vợ chồng Tần Cối - Vương bị người Kim dời sang Ngũ Quốc thành. Để tăng thêm sự sỉ nhục, khoảng 300 thê thiếp hoặc công chúa, quận chúa nhà Tống bị người Kim bắt đến Tẩy Y viện (洗衣院) làm tạp dịch, nhiều người trong số đó còn bị bắt làm kỹ nữ phục vụ cho quý tộc, tướng lĩnh nước Kim hoặc bị quý tộc nước Kim nạp làm thê thiếp, thậm chí bị đem ban thưởng như chiến lợi phẩm. Thấy Ngột Truật bại binh trở về thì vua Kim Thái Tông hạ chỉ lệnh cho Ngột Truật dẫn quân qua phía tây để cứu Lâu Bảo đang bị nguy khốn ở đất Thục. Ngột Truật bèn dẫn quân Kim về phía tây, chiếm được các châu ở Kinh Nguyên nhà Tống, vào lộ Hoài Khánh, phá Đức Thuận quân. Tần châu của nhà Tống bị nguy khốn, hai lộ Hi Hà và Kinh Nguyên của nhà Tống cũng đã mất, nước Kim làm chủ một vùng rộng lớn ở Cam Túc và Thiểm Tây. Vua Kim Thái Tông tạm thời bỏ qua ý định vượt sông để đưa quân tiến vào Giang, Chiết, hòng tiêu diệt cơ đồ nhà Nam Tống. Căn cứ vào kiến nghị của Tả phó nguyên soái Niêm Hãn, ở Trung Nguyên nước Kim sẽ giúp đỡ cho hàng tướng Lưu Dự nhà Tống lập ra chính quyền Tề thân Kim, nhường y tiếp quản ba khu vực Hoài Đông, Hoài Tây và Kinh Tây, để y kiến lập vùng hòa giải xung đột với Nam Tống, nhằm làm tê liệt ý chí kháng cự của nhân dân Trung Nguyên. Đồng thời nước Kim giải trừ các cánh quân đang uy hiếp khu vực Hà Đông mà nhà Tống kiểm soát, quyết tâm tập kết trọng binh trước hết đánh lấy khu vực Thiểm Tây, muốn chuyển phương hướng chủ yếu đánh Tống từ Đông Nam sang Tây Bắc, lấy Hữu phó nguyên soái Ngoa Lý Đóa thay thế Thiểm Tây đô thống Lâu Thất làm chủ soái công Thiểm, đồng thời quân của Ngột Truật của khu vực từ Giang Nam lùi đến khu vực Lục Hợp (thuộc Giang Tô ngày nay) ở phía Tây điều đến Lạc Dương, mong muốn tiến công Thiểm Tây, như thế sau này có thể vào Xuyên mà từ phía đông đánh xuống, vu hồi diệt nhà Tống. Vua Tống Cao Tông không rõ nước Kim đã thay đổi phương lược đánh Tống, Hoài Nam chỉ có Hữu giám quân Thát Lại chỉ huy quân Kim, sau khi quân của Ngột Truật đã được điều về phía Tây, vua Tống Cao Tông sợ quân Kim lại vượt sông nam hạ, bèn lệnh cho Tri xu mật viện sự kiêm Xuyên Thiểm Tuyên phủ xứ trí sử Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) phát động tấn công, nhằm khống chế quân Kim ở Hoài Nam, khiến họ không thể hợp quân nam hạ. Tháng 8 năm 1130, Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) công bố hịch văn đánh Kim, lệnh cho quyền Vĩnh Hưng Quân lộ Kinh lược sứ Ngô Giới thu phục Trường An, Hoàn Khánh lộ Kinh lược sứ Triệu Triết thu phục Lân Châu, Duyên Châu. Ngô Giới và Triệu Triết vừa đánh đã thắng quân Kim, làm cho Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) càng thêm coi thường quân Kim. Vua Kim Thái Tông nghe tin quân Tống phản công, lệnh cho Ngột Truật mang 2 vạn kỵ binh tinh nhuệ từ Lạc Dương đến cứu viện Thiểm Tây, Lâu Thất soái hơn vạn quân từ Hà Đông tiến đến Tuy Đức Quân (nay là Tuy Đức, Thiểm Tây) ngăn cản quân Tống đông tiến. Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) lệnh cho Lưu Tích, Lưu Kỹ, Ngô Giới, Triệu Triết và Tôn Ác dẫn quân Tống đến Phú Bình (nay là Phú Bình, Thiểm Tây) nghênh chiến quân Kim. Cũng trong tháng 8 năm 1130, Nguyên soái tả giám quân nước Kim là Thát Lại vây khốn Sở châu nhà Tống, buộc Nhạc Phi phải dẫn kỵ binh đi trước, để thống chế Vương Quý dẫn quân chủ lực từ Giang Âm qua sông. Không lâu sau, Sở châu thất thủ. Nhạc Phi và Vương Quý phải rút quân về Thái châu. Tháng 9 năm 1130 quân Tống của Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) Lưu Tích, Lưu Kỹ, Ngô Giới, Triệu Triết và Tôn Ác bị quân Kim của Ngột Truật, Ngoa Lý Đóa, Lâu Thất đánh bại ở Phú Bình (nay là Phú Bình, Thiểm Tây). Tháng 10 năm 1130, Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) nhằm khỏa lấp sai lầm trong chỉ huy của mình ở trận Phú Bình, kết tội mà biếm chức Lưu Tích, chém đầu Triệu Triết cùng bộ tướng của y là Trương Trung, Kiều Trạch, khiến cho lòng quân kinh sợ, tướng Mộ Dung Thao đầu hàng Tây Hạ (đời vua Tây Hạ Sùng Tông), tướng Trương Trung Ngạn, Lý Ngạn Kì đầu hàng quân Kim. Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) lùi về giữ Tần Châu (nay là Thiên Thủy, Cam Túc). Thiểm Tây chấn động. Cũng trong tháng 10 năm 1130, vua Kim Thái Tông chính thức sắc phong Lưu Dự làm "Đại Tề Hoàng đế", chia Hoàng Hà phía nam thuộc quyền thống trị của Đại Tề (nhằm tạo ra một lá chắn giữa nhà Tống và nước Kim), lấy phủ Đại Danh làm kinh đô, dùng niên hiệu Thiên Hội của nhà Kim. Lúc này tại căn cứ Nghi Hưng của Nhạc gia quân, Lý thị sinh con Nhạc Phi thêm một đứa con trai, được Nhạc Phi đặt tên là Nhạc Lâm. Mùa đông năm 1130, Thát Lại nước Kim dùng gian kế cử đại thần cũ của Bắc Tống là Tần Cối trở về nhà Tống làm gian tế trong việc nghị hòa. Tần Cối cùng vợ là Vương thị được về nước, khai với vua Tống Cao Tông rằng mình giết giám ngục rồi cướp thuyền, theo đường biển mà trở về nam. Các đại thần trong triều tỏ ý nghi hoặc, nhưng bọn Phạm Tòng Doãn, Lý Hồi ra sức biện bạch, nói Tần Cối đáng tin dùng. Cối lại đề xuất với Cao Tông việc: "Kiến nghị giảng hòa, người nam ở nam, người bắc ở bắc". Vua Tống Cao Tông cũng tỏ ra tin tưởng Tần Cối, phong cho y làm Lễ Bộ thượng thư. Tháng 11 năm 1130, được nước Kim đình đồng ý, vua Lưu Dự nước Đại Tề bèn đổi niên hiệu thành Phụ Xương. Cũng trong tháng 11 năm 1130, Thát Lại dẫn quân Kim đánh Thái châu nhà Tống. Nhạc Phi cùng Nhạc gia quân phải rút quân về bờ nam. Đánh dẹp Thích Phương Sau khi thu phục được Kiến Khang và cầm cự với quân Kim của Thát Lại, Nhạc Phi chuyển quân sang đánh các vùng như Giang Tây, Hồ Nam, Lưỡng Quảng (Quảng Đông và Quảng Tây) và Phúc Kiến, bình định diệt trừ các nhóm thảo khấu cũng như các cuộc khởi nghĩa nông dân, củng cố chính quyền Nam Tống. Khi nào quân đội của Nhạc Phi không tham gia các chiến dịch quân sự để giành lại lãnh thổ nhà Tống đã mất ở phía bắc, ông luôn cho quân đội của mình trải qua quá trình huấn luyện khắc nghiệt. Ngoài việc chuyển quân và diễn tập vũ khí, khóa huấn luyện này còn bao gồm việc họ nhảy qua tường và bò qua hào trong trang phục chiến đấu đầy đủ. Cường độ huấn luyện cao đến mức những người lính thậm chí sẽ không được về thăm gia đình dù họ có đi ngang qua nhà họ trong khi đang hành quân và thậm chí còn được huấn luyện vào những ngày nghỉ. Năm 1131 Nhạc Phi dẫn Nhạc gia quân của mình đánh tan cuộc khởi nghĩa của Thích Phương. Thích Phương đến hàng Trương Tuấn (Trương Bá Anh) của nhà Tống. Vua Tống Cao Tông phong Trương Tuấn làm Giang Hoài chiêu thảo sứ, Trương Tuấn lại cho Nhạc Phi làm Phó Giang Hoài chiêu thảo sứ. Dưới quyền Trương Tuấn (Trương Bá Anh) đánh dẹp Lý Thành Sau đó, cùng năm 1131, Mã Tiến dưới quyền nghĩa quân Lý Thành dẫn quân đánh Quân châu và Giang châu nhà Tống. Trương Tuấn (Trương Bá Anh) và Nhạc Phi được vua Tống Cao Tông cử đi tiêu diệt. Trương Tuấn (Trương Bá Anh) tiến thẳng tới Dự Chương, nói với binh sĩ: "Đất màu kịp giữa Quân, Giang; ai ai cũng thèm muốn. Nay ta lấy được thì không thể để rơi vào tay chúng." Mấy hôm sau, Mã Tiến kéo quân hạ doanh lập trại ở Tây Sơn, thanh thế rất lớn. Trương Tuấn cho án binh bất động khoảng 10 hôm. Mã Tiến viết thư hẹn ngày giao chiến, chữ trong thư rất to. Trương Tuấn phúc đáp nhưng không hẹn rõ ngày khai chiến. Mã Tiến tưởng Trương Tuấn sợ mình nên chẳng đề phòng. Khi đó Nhạc Phi đã đưa quân vào thành, nguyện làm tiên phong. Trương Tuấn bèn lệnh Dương Nghi Trung đưa quân đến Sính Mễ, Nhạc Phi nghênh địch ở phía trước. Nhạc Phi xông thẳng vào trại giặc, Mã Tiến bị bát ngờ phải chạy về Quân châu. Nhạc Phi lại đuổi theo Mã Tiến đến Đông Thành rồi dùng kế mai phục đánh bại Mã Tiến một trận nữa. Trương Tuấn và Dương Nghi Trung cũng tới tiếp ứng, Mã Tiến chạy sang Nam Đường. Lý Thành dẫn 20 vạn quân đến cứu, giao chiến với Trương Tuấn mà cũng bị thua to. Quân triều đình lấy lại Quân châu và Lâm Giang quân. Trương Tuấn báo việc này lên triều đình, vua Tống Cao Tông lệnh tiếp tục tiến binh. Khi đó bọn giặc chiến cứ Hạp Hà, dựa vào địa hình hiểm trở. Trương Tuấn nhân đem tối tập kích, cướp trại giặc. Trương Tuấn lệnh Dương Nghi Trung vượt sông từ mặt tây, còn mình cùng Nhạc Phi từ mặt đông. Trong đêm, người ngặm tăm, ngựa tháo nhạc tất cả qua chống rồi sau một tiếng hô thì tiến vào trại địch. Bọn giặc thấy Trương Tuấn da đen thui nên gọi là Trương Thiết Sơn. Trương Tuấn và Nhạc Phi giành lại Giang châu, Hưng Quốc quân và nhiều vùng khác. Trương Tuấn và Nhạc Phi lại dẫn quân vượt sông đến huyện Hoàng Mai giao chiến với Lý Thành. Nhạc Phi dựa vào điểm mạnh, điểm yếu của từng loại binh chủng mà đánh tan quân đội của Lý Thành đông gấp mấy lần Nhạc gia quân của ông. Lý Thành thua trận, vượt sông sang hàng chính quyền Đại Tề của vua Lưu Dự, còn Mã Tiến bị giết. Trương Tuấn (Trương Bá Anh) được vua Tống Cao Tông phong làm thái úy. Cùng năm 1131, Ngột Truật tiếp tục dẫn quân Kim đánh lấy và vây hãm nhiều châu ở Hà Nam của nhà Tống. Các tướng Trương Tuấn (Trương Đức Viễn), Lưu Tử Vũ cùng Vương Thứ ở Hà Nam, Ngô Giới ở Thiểm Tây cùng nhau kháng Kim. Ngột Truật sau khi phá được sáu lộ Quan Lũng lại đánh tiếp các châu ở Thiểm và Hòa thượng Nguyên. Ngô Giới đóng quân ở Hòa thượng Nguyên, cùng em là Ngô Lân ra sức chống địch. Quân sĩ nhà Tống hăng hái xông trận, phá tan quân của Ngột Truật, Ngột Truật bí thế vừa chạy vừa rút kiếm cắt bỏ bộ râu để dễ thoát thân. Sau đó Ngột Truật giao toàn bộ các châu quân đã chiếm cho vua Lưu Dự của nước Đại Tề, từ đó Đại Tề nắm giữ cả Trung Nguyên. Đánh dẹp Tào Thành, thu phục Dương Tái Hưng Tháng 11 cùng năm 1131, triều đình nhà Tống hạ lệnh Vinh châu đoàn luyện sứ, tri Dĩnh châu là Tào Thành vốn phản phục bất định suất bộ tiến về Lâm An, mà Tào Thành cự không theo lệnh. Tào Thành còn thu quân 10 vạn, ý đồ cướp phá vùng đông nam nhà Tống, còn thông đồng người Kim. Tháng 1 năm 1132, triều đình nhà Tống phong Thân vệ đại phu, Kiến Châu Quan Sát Sứ, Thần Võ Phó quân Đô thống chế Nhạc Phi nhậm quyền tri châu Đàm Châu, quyền Kinh Hồ Đông lộ An Phủ sứ, Mã bộ quân Đô tổng quản để đi trấn áp Tào Thành ở đất Hồ Tương. Nhạc Phi đánh bại Tào Thành một trận lớn, bắt được nhiều tù binh, trong đó có phụ nữ. Tướng của Nhạc Phi là Hàn Thuận Phu mở tiệc, bỏ yên, cởi giáp, bắt phụ nữ của giặc hầu rượu. Bộ tướng của Tào Thành là Dương Tái Hưng đem người tập kích doanh trại của Nhạc Phi, chém tướng thứ năm của Nhạc Phi là Hàn Thuận Phu đứt cánh tay. Hàn Thuận Phu bị thương nặng mà chết. Sau đó, Dương Tái Hưng lại kịch chiến với Tiền quân thống chế Trương Hiến và Hậu quân thống chế Vương Kinh của Nhạc Phi, giết chết em Nhạc Phi là Nhạc Phiên (岳翻). Tháng 4 năm 1132, Tào Thành thua trận, Dương Tái Hưng bỏ chạy, rơi vào khe núi và bị Trương Hiến bắt sống. Trương Hiến muốn giết Dương Tái Hưng. Dương Tái Hưng muốn xin hàng Nhạc Phi, nói: "Xin bắt ta gặp Nhạc công." Dương Tái Hưng bị Trương Hiến trói dẫn đến gặp Nhạc Phi. Nhạc Phi gặp Dương Tái Hưng. Bất kể mối thù giết em, Nhạc Phi mở trói cho Dương Tái Hưng và nói: "Ngươi là tráng sĩ, ta không giết ngươi, đây là lúc nên lấy trung nghĩa báo quốc gia." Dương Tái Hưng lạy tạ và được Nhạc Phi lưu lại làm tướng. Nghe tin Tào Thành chạy sang Liên châu, Nhạc Phi phái thống chế Trương Hiến, Vương Quý, Từ Khánh truy kích Tào Thành. Trương Hiến cùng chư tướng nhận lệnh vừa tiến quân vừa chiêu hàng, được hơn 2 vạn nghĩa quân. Tào Thành lại thua chạy, có Hác Chánh chạy ra Nguyên Châu, đánh tiếng báo thù cho Tào Thành, khiến bộ hạ đều chít vải trắng, quan quân gọi là Bạch cân tặc. Trương Hiến chỉ mất 1 hồi trống là bắt được Hác Chánh. Trương Hiến lại đuổi Tào Thành đến Quảng Nam đông lộ. Nhạc Phi phái trung quân thống chế Vương Quý tiếp tục truy quét Tào Thành đến Kinh Hồ nam lộ. Quân đội của Nhạc Phi bình định vùng Lĩnh Biểu. Lúc này người vợ Lý thị của Nhạc Phi sinh cho ông thêm một người con trai, được Nhạc Phi đặt tên là Nhạc Chấn. Cùng năm 1132 ở triều đình nhà Tống, Lã Di Hạo loại bỏ hết bè đảng của Tần Cối trong triều, khiến Tần Cối không còn thế lực. Hoàng Quy Niên theo phe Lã Di Hạo lại hặc tội phe chủ hòa của Tần Cối làm cản trở đại kế khôi phục quốc gia, nên Tần Cối bị vua Tống Cao Tông giáng làm Quan Văn Điện học sĩ, Đề cử Giang châu Thái Bình quân. Lúc này tướng cướp đã quy hàng nhà Tống là Tang Trọng dâng thư xin vua Tống Cao Tông cho hợp tác với chư tướng mà khôi phục Trung Nguyên. Lã Di Hạo cũng lên tiếng chấp nhận việc này. Vua Tống Cao Tông nghe theo, cho Tang Trọng dẫn quân đi khôi phục các châu đang bị vua Lưu Dự của nước Đại Tề chiếm giữ. Tuy nhiên sau đó Tang Trọng bị Tri phủ Dĩnh châu là Hoắc Minh nghi ngờ và giết chết. Bộ tướng của Tang Trọng là Lý Hoành đuổi được Hoắc Minh vào Dĩnh châu. Quân nổi dậy của Lý Hoành nhanh chóng kiểm soát Tương Dương phủ và các châu Đặng, Tùy, Dĩnh, Trục, hội quân tiến về phủ Đức An của Trần Quy. Trận công hãm Đức An đó diễn ra từ tháng 6 âm lịch đến tháng 8 âm lịch năm 1132 với kết quả là Trần Quy dùng hỏa thương đánh đuổi được Lý Hoành. Sau đó Lý Hoành đem quân từ Thạch Dương tiến đánh vua Lưu Dự nước Đại Tề, phá Nhữ châu, đánh Dĩnh Thuận quân và phủ Dĩnh Xương. Lưu Dự viết thư cầu cứu người Kim. Ngột Truật lại được lệnh vua Kim Thái Tông đem quân đi cứu Lưu Dự. Tướng Tống là Ngô Giới ở đất Thục nghe tin, đem quân đến Hà Trì và gửi thư cho Quan Sư Cổ, nhờ Quan Sư Cổ đi thu phục các châu Hi, Củng. Tướng Kim là Triệu Li Hát đem quân đánh bại Ngô Giới, quân Tống phải rút lui. Nhân đó quân Kim chiếm được Dương Châu. Ngô Giới lui về Tây huyện, Lưu Tử Vũ rút về Tam Tuyền. Triệu Li Hát lại đem quân Kim đi đánh tiếp, làm cả Tứ Xuyên chấn động. Lưu Tử Vũ dùng kế mới đẩy lui được người Kim. Sau đó Lưu Tử Vũ cùng Ngô Giới lại liên tục nhân đêm tối đột kích Triệu Li Hát khiến Triệu Li Hát không dám nấn ná lâu, rồi phải lui. Tướng Tống là Vương Ngạn thu phục lại ba châu Kim, Quân và Phòng, chiếm lại ưu thế cho nhà Tống tại đất Thục. Bình định phản loạn ở Cát Kiền Tháng 2 năm 1133, triều đình nhà Tống lệnh cho Nhạc Phi (khi đó Nhạc Phi đang giữ chức Trung Vệ đại phu, Vũ An quân thừa tuyên sứ, Thần Vũ phó quân đô thống chế) bình định bọn Bành Hữu, Lý Mãn (đang chiếm cứ Cát Châu), và Trần Ngung, La Nhàn (đang chiếm cứ Kiền Châu), tổng cộng mười người cát cứ hai châu, đánh cướp các nơi, phản kháng triều đình nhà Tống. Các quận Tuần, Mai, Quảng, Huệ, Anh, Thiều, Nam Hùng, Nam An, Kiến Xương, Đinh, Thiệu Vũ đều theo nghĩa quân chống lại nhà Tống. Tháng 4 năm 1133, Nhạc Phi dẫn quân tới Cát Châu, phái thống lĩnh Vương Quý, Trương Hiến tiến binh, bắt sống bọn người Bành Hữu, Lý Mãn. Nhạc Phi thừa thắng tiến công Kiền Châu. Lợi dụng địa hình, Nhạc Phi phái quân cảm tử nhanh chóng tấn công lên đỉnh núi, khiến phản quân đại loạn bỏ đỉnh núi chạy tán loạn tứ phía. Nhạc Phi cho kỵ binh bao vây chặt bọn họ. Nhạc Phi lại chia binh tiến đánh mấy trăm tòa sơn trại của phản quân, mỗi ngày phá một trại, phản quân sợ hãi, các nơi sơn trại liên tiếp thất thủ. Nhạc Phi sau đó còn thu phục lại các quận Tuần, Mai, Quảng, Huệ, Anh, Thiều, Nam Hùng, Nam An, Kiến Xương, Đinh, Thiệu Vũ cho nhà Tống. Khi hành quân qua chùa Tiêu ở Thanh Nê thị huyện Tân Cam (năm 1957 đổi tên là Tân Cán), nay thuộc tỉnh Giang Tây, Nhạc Phi đã viết bài thơ Đề Thanh Nê thị Tiêu tự bích lên vách chùa Tiêu có nội dung như sau: Đề Thanh Nê thị Tiêu tự bích "Hùng khí đường đường quán đẩu ngưu, Thệ tương trinh tiết báo quân cừu. Trảm trừ ngoan ác hoàn xa giá, Bất vấn đăng đàn vạn hộ hầu!" (Nhạc Phi) Tạm dịch: Đề vách chùa Tiêu ở Thanh Nê thị "Hùng khí vút lên tận sao Ngưu sao Đẩu, Thề đem lòng tiết nghĩa báo thù cho vua. Giết hết bọn giặc để đưa xe vua trở về, Không màng đăng đàn bái tướng và phong vạn hộ hầu." (Nhạc Phi) Triều đình nhà Tống khi đó đã suy yếu, cuộc sống dân chúng đói khổ, nước Kim thường xuyên xâm lấn, nên người dân mới nổi lên, có những người là bất đắc dĩ. Phản quân Kiền Châu bấy giờ kêu gào cầu xin triều đình nhà Tống tha mạng, Nhạc Phi hạ lệnh cho Nhạc gia quân không được chém giết hàng binh, chấp nhận cho họ đầu hàng. Ban đầu Long Hựu thái hậu rất kinh sợ điều này, vua Tống Cao Tông mật lệnh cho Nhạc Phi sau khi chiếm được thành Kiền Châu thì giết hết dân chúng trong thành, thậm chí vua Tống Cao Tông còn lệnh cho Nhạc Phi giết hết những người dân trong các ngôi làng, các thị trấn từng theo phản quân để trị tội tạo phản. Theo Tống sử, Nhạc Phi xin vua Tống Cao Tông tha tội chết cho những người dân trong thành Kiền Châu, các ngôi làng, các thị trấn từng theo phản quân, chỉ hành quyết những kẻ kích động cho cuộc nổi loạn trong các nghĩa quân. Vua Tống Cao Tông không đồng ý. Tháng 9 năm 1133, Nhạc Phi dâng biểu thỉnh công, mong triều đình thăng ba chức quan cho Vương Quý và đồng thời xin vua Tống Cao Tông tha mạng cho những người dân trong thành Kiền Châu, các ngôi làng, các thị trấn từng theo phản quân. Triều đình nhà Tống nhận thấy Vương Quý đã giữ chức Vũ Hiển đại phu, nên quan chức phải trao cho người thân. Khi đó phó tướng, Thừa tiết lang Dương Tái Hưng cũng có công bình định Cát, Kiền nên cũng được nhận chiếu thư khen thưởng của vua Tống Cao Tông. Trương Hiến đang ở chức Thần Vũ phó quân thống lĩnh quan, Vũ công lang, Các môn tuyên tán xá nhân, nhờ công lao này cũng được thăng làm Vũ lược đại phu, Cát Châu thứ sử. Thấy vua Tống Cao Tông mặc kệ thỉnh cầu xin tha mạng cho dân chúng của Nhạc Phi, Nhạc Phi liền khẩn cầu thêm nhiều lần nữa, vua Tống Cao Tông mới đồng ý ban lệnh xá tội cho họ nhưng trong lòng bắt đầu không hài lòng về Nhạc Phi. Dân chúng trong thành Kiền Châu, các ngôi làng, các thị trấn từng theo phản quân rất cảm kích ân đức của Nhạc Phi, thậm chí họ còn vẽ chân dung Nhạc Phi để thờ cúng. Để khen thưởng cho chiến công của Nhạc Phi, vua Tống Cao Tông vẫn cho người thêu bốn chữ lớn trên nền lá cờ "Tinh trung Nhạc Phi" (精忠岳飛, nghĩa là "Sự trung thành thuần khiết của Nhạc Phi") để ca ngợi lòng trung thành của Nhạc Phi với Hoàng đế và với muôn dân nhà Tống. Vua Tống Cao Tông lại thăng Nhạc Phi làm Tri sứ Giang Tây. Có người mở miệng khen Nhạc Phi tài giỏi mới được thăng chức, Nhạc Phi nói: "Tất cả chức tước của ta hiện tại đều là do các tướng sĩ dốc sức chiến đấu, ta thực tình không có công lao gì!" Khi nào được triều đình nhà Tống ban thưởng, Nhạc Phi đều chia cho tướng sĩ Nhạc gia quân của mình, không giữ riêng cho bản thân ông bất cứ thứ gì. Có người từng hỏi Nhạc Phi về cách dùng binh, Nhạc Phi nói: "Nhân, Tín, Trí, Dũng, Nghiêm, thiếu một điều cũng không được." Có người hỏi ông rằng: "Ngài nghĩ rằng khi nào thiên hạ mới được thái bình?" Nhạc Phi đáp: "Nếu quan lại không tham tài, võ tướng không sợ chết thì thiên hạ đã thái bình rồi!" Lúc đó Nhạc Phi đã là tướng quân của một đội quân hùng hậu nhất tại vùng trung du sông Trường Giang, nhưng Nhạc Phi vẫn chưa hài lòng. Ông không quên khôi phục Trung Nguyên, đã nhiều lần dâng sớ yêu cầu vua Tống Cao Tông cho ông dẫn quân đi bắc phạt, nhưng vua Tống Cao Tông không chấp nhận (do khi đó vua Tống Cao Tông đang đợi tin tức từ cuộc bắc phạt vào nước Kim của quân nổi dậy Lý Hoành). Nhạc Phi sau đó làm bài từ Mãn giang hồng (滿江紅, Manjiang Hong hay Máu đầy sông), thể hiện hùng tâm diệt Kim rửa hận cho đất nước, giành lại giang sơn cho trăm họ Đại Tống: Mãn giang hồng "Nộ phát xung quan, Bằng lan xứ, Tiêu tiêu vũ yết. Đài vọng nhãn, Ngưỡng thiên trường khiếu, Tráng hoài khích liệt. Tam thập công danh trần dữ thổ, Bát thiên lý lộ vân hoà nguyệt. Mạc đẳng nhàn, bạch liễu thiếu niên đầu, Không bi thiết. Tĩnh Khang sỉ, Do vị tuyết. Thần tử hận, Hà thời diệt! Giá trường xa, Đạp phá Hạ Lan sơn khuyết. Tráng chí cơ xan Hồ lỗ nhục, Tiếu đàm khát ẩm Hung Nô huyết. Đãi tòng đầu, thu thập cựu sơn hà, Triều thiên khuyết." (Nhạc Phi) Tạm dịch: Máu đầy sông "Tóc dựng mái đầu, Lan can đứng tựa, Trận mưa vừa dứt. Ngóng trời xa, Uất hận kêu dài. Hùng tâm khích liệt, Ba mươi tuổi cát bụi công danh, Tám ngàn dặm dầm sương dãi nguyệt. Chớ lỏng lơi nữa kẻo bạc đầu, Ích gì rên xiết. Mối nhục Tĩnh Khang, Chưa gội hết. Hận thù này, Bao giờ mới diệt. Cưỡi cỗ binh xa, Dẫm Hạ Lan nát bét. Đói, vùng lên ăn thịt giặc Hồ, Khát, cười chém Hung Nô uống máu. Rồi đây dành lại cả giang san, Về chầu cửa khuyết." (Nhạc Phi) Nhạc Phi là người thích đọc sách, viết thư pháp theo kiểu viết của Tô Đông Pha. Ông cũng rất thích kết giao với những học giả và giới tri thức. Các học giả luôn được chào đón trong trại của Nhạc Phi. Ông cho phép họ đến và kể những câu chuyện và hành động của những anh hùng trong quá khứ để củng cố quyết tâm của những tướng sĩ của ông ta. Bằng cách này, ông có thể dạy họ về những chiến binh mà ông đã xây dựng cuộc sống của chính mình sau đó. Ông cũng hy vọng rằng một trong những học giả này sẽ ghi lại những việc làm của chính ông để ông trở thành người ngang hàng với các thần tượng của mình. Người ta ghi lại rằng ông ấy nói rằng ông ấy muốn được coi là ngang hàng với Quan Vũ và những người nổi tiếng khác trong thời Tam Quốc. Sau đó người vợ Lý thị sinh cho Nhạc Phi thêm một đứa con trai, được Nhạc Phi đặt tên là Nhạc Ai. Lúc này các cánh quân của Lý Hoành đã tấn công vào Đồng Quan, liên tục đánh bại quân Đại Tề. Tại Trung Nguyên, Lý Hoành trù tính khôi phục, đã tấn công vào Dĩnh Xương. Vua Lưu Dự lại sai sứ sang Kim cầu cứu Niêm Hãn. Tuy nhiên bên phía Lý Hoành, quân lính tuy uy dũng nhưng thiếu kỉ luật, ham mê tửu sắc, để cho người Kim nắm được điểm yếu. Tướng Đại Tề là Lý Thành dẫn 20.000 quân Tề công đánh Quắc châu, tướng giữ thành Tạ Cao tự tử, quân triều đình nhà Tống phải lui về Tương Dương. Quân Đại Tề sau đó phản công vào tháng 11 năm 1133, 6 quận Tương Dương ở trung lưu Trường Giang là Tùy Châu (nay là huyện Tùy tỉnh Hồ Bắc), Đặng Châu (nay thuộc Nam Dương tỉnh Hà Nam), Dĩnh Châu (nay là huyện Chung Tường tỉnh Hồ Bắc), Tương Châu (nay thuộc huyện Tương Dương tỉnh Hồ Bắc), Đường Châu (nay là huyện Đường tỉnh Hà Nam) và phủ Tín Dương (nay là huyện Tín Dương tỉnh Hà Nam) đều rơi vào tay tướng Đại Tề là Lý Thành. Việc chiếm được Tương Dương trên bờ sông Hán Thủy mở lối cho quân Đại Tề và quân Kim tiến vào lưu vực trung tâm sông Dương Tử của nhà Tống, trực tiếp uy hiếp sự sinh tồn của nhà Tống. Đại Tề giành lại ưu thế trên chiến trường. Đến cuối năm 1133, Ngột Truật lại dẫn quân Kim đánh vào Hòa thượng Nguyên của nhà Tống, dùng kế đi đường vòng, bất ngờ trong đêm tối trời mưa tuyết mà tấn công. Quân Tống không chống nổi, bị đánh tan tác, Hòa thượng Nguyên bị mất. Tái chiếm 6 quận Tương Dương, bắc phạt nước Kim năm 1134 Năm 1134, vua Lưu Dự chính quyền Đại Tề dời đô từ phủ Đại Danh tới Khai Phong. Lưu Dự ra sức đào bới mộ phần, không chỉ khai quật lăng tẩm các hoàng đế Bắc Tống, ngay đến mồ mả tổ tiên của dân chúng cũng không buông tha, gây ra sự căm phẫn tột độ của nhân dân Nam Tống và những người dân sống dưới ách thống trị của nhà Tề. Lưu Dự nhiều lần xuống phía nam đánh Nam Tống, nhưng xuất binh bất lợi, không có cách nào tiêu diệt nổi nghĩa quân chống Kim ở lưu vực Hoàng Hà. Khi đó Lý Thành của Đại Tề dã đánh chiếm 6 quận Tương Dương ở trung lưu Trường Giang là Tùy Châu (nay là huyện Tùy tỉnh Hồ Bắc), Đặng Châu (nay thuộc Nam Dương tỉnh Hà Nam), Dĩnh Châu (nay là huyện Chung Tường tỉnh Hồ Bắc), Tương Châu (nay thuộc huyện Tương Dương tỉnh Hồ Bắc), Đường Châu (nay là huyện Đường tỉnh Hà Nam) và phủ Tín Dương (nay là huyện Tín Dương tỉnh Hà Nam) vào tháng 11 năm 1133, trực tiếp uy hiếp sự sinh tồn của nhà Nam Tống. Trong lúc này Đại Tề còn liên kết với lũ cướp Dương Ma ở Động Đình Hồ để hợp quân cùng Lý Thành từ Giang Tây đánh xuống miền Triết Giang nhà Tống. Nhạc Phi được tin, tấu lên vua Tống Cao Tông xin lấy lại sáu quận ở Tương Dương, dẹp Lý Thành, bình Dương Ma rồi thẳng tới khôi phục Trung Nguyên. Tháng 3 năm 1134 Ngột Truật dẫn quân Kim đánh tiếp Tiên Nhân Quan của nhà Tống. Ngô Giới cùng Ngô Lân đem quân Tống chống trả, đánh tan quân Kim một trận lớn ở đây. Ngột Truật phải lui về Phượng Tường. Sau đó Ngô Giới còn thu phục lại được các châu Phụng, Tần và Lũng. Cùng tháng 3 năm 1134, vua Tống Cao Tông lệnh cho Nhạc Phi (khi đó đang được giữ chức Trấn nam quân thừa tuyên sứ, Thần Vũ hậu quân thống chế, Giang Nam tây lộ Thư, Kỳ châu chế trí sứ kiêm Kinh Hồ nam lộ Ngạc, Nhạc châu chế trí sứ) xuất quân, phong Nhạc Phi làm Kinh Nam chế trí sứ, nhưng lại hạn chế ràng buộc ông chỉ được phép thu phục 6 quận Tương Dương, không cho phép đánh tiến lên phía Bắc. Tuy bị triều đình chế ngự nhưng đây rốt cuộc lại là một cơ hội để tận trung báo quốc của Nhạc Phi. Khi đó Quan trấn phủ sứ Thái châu, Tín châu là Ngưu Cao (một vị anh hùng từng tự chiêu tập binh mã đánh thắng quân Kim gần 20 trận) được cử làm bộ tướng dưới quyền Nhạc Phi. Có Ngưu Cao tham gia, Nhạc gia quân của Nhạc Phi như hổ mọc thêm cánh. Tháng 5 năm 1134, Nhạc Phi lại kiêm chế trí sứ hai châu Hoàng, Phục, Hán Dương quân, phủ Đức An. Trước khi xuất chinh, vua Tống Cao Tông ban riêng cho các tướng của Nhạc Phi là Vương Quý, Trương Hiến, Từ Khánh mỗi người một chiến bào thêu chỉ vàng, một chiếc đai lưng vàng. Nhạc Phi cùng Ngưu Cao, Vương Quý, Trương Hiến, Từ Khánh, Dương Tái Hưng dẫn Nhạc gia quân bắc tiến, mạnh mẽ đánh tan Dương Ma. Quân của Nhạc Phi kế đó đánh tan quân Kim ở Tương Châu (nay thuộc huyện Tương Dương tỉnh Hồ Bắc), thu phục Tương Châu, sau đó chia làm 2 đường tiến đánh phủ Tín Dương (nay là huyện Tín Dương tỉnh Hà Nam). Sau đó Nhạc Phi chia quân cho Trương Hiến và Từ Khánh tiến công Tùy Châu (nay là huyện Tùy tỉnh Hồ Bắc) và cho Vương Quý tấn công Đặng Châu (nay thuộc Nam Dương tỉnh Hà Nam). Ngưu Cao thì theo lệnh của Nhạc Phi đánh phủ Tín Dương. Ngưu Cao đụng độ với tướng Đại Tề là Lý Thành ở phủ Tín Dương. Ngưu Cao đánh bại Lý Thành, hạ được phủ Tín Dương. Còn bản thân Nhạc Phi thì đích thân đi đánh Dĩnh Châu (nay là huyện Chung Tường tỉnh Hồ Bắc). Tướng giữ thành Dĩnh Châu là "Vạn nhân địch" Kinh Siêu cố gắng chống giữ, sau đó cổng thành Dĩnh Châu bị công hạ. Nhạc Phi thúc quân vào thành. Kinh Siêu cận chiến với Nhạc Phi. Nhạc Phi sức khỏe phi thường đã giết chết Kinh Siêu. Nhạc Phi thu hồi lại Dĩnh Châu. Khi đó cánh quân của Trương Hiến và Từ Khánh đã nhận lệnh của Nhạc Phi đi giành lại Tùy Châu nhưng đánh nhiều ngày vẫn chưa hạ được Tùy Châu. Ngưu Cao lại xin Nhạc Phi đi giúp Trương Hiến và Từ Khánh, được Nhạc Phi đồng ý. Rồi Ngưu Cao chỉ mang 3 ngày lương đi đánh Tùy Châu. Ngưu Cao dùng kế dương đông kích tây cuối cùng hạ được Tùy Châu trong đúng 3 ngày. Tướng giữ thành Tùy Châu là Vương Tung không chiến bỏ trốn. Ngưu Cao xông vào thành Tùy Châu chiến đấu, bắt được tướng Vương Sùng của Đại Tề thì mang chém. . Trước đó Vương Quý đã nhận lệnh Nhạc Phi đi đánh Đặng Châu nhưng bị liên quân Kim - Tề đón đánh bên ngoài Đặng Châu, bị ngăn lại giữa đường vẫn chưa đến được chân thành Đặng Châu. Tháng 7 năm 1134, Nhạc Phi phái Trương Hiến, Vương Vạn, Đổng Tiên đi giúp Vương Quý đánh Đặng Châu để đánh đuổi quân đội của Lý Thành ở đó. Trương Hiến, Vương Vạn, Đổng Tiên ngay sau đó cũng bị liên quân Kim - Tề đón đánh bên ngoài Đặng Châu, bị ngăn lại giữa đường y như Vương Quý nên họ hội quân với Vương Quý. Nhạc Phi nghe tin thì đích thân đến Đặng Châu trợ chiến. Lý Thành ở Đặng Châu nghe nói Nhạc Phi đích thân đến đánh Đặng Châu thì âm thầm chạy trốn khỏi Đặng Châu. Tướng Kim giữ thành Đặng Châu là Lưu Hợp Bột Cận và tướng Tề giữ thành Đặng Châu là Cao Trọng bày trận ngoài thành Đặng Châu 30 dặm đợi Nhạc Phi phá trận. Nhạc Phi phái Vương Quý, Trương Hiến hỗ trợ mình tấn công vào trận pháp của liên quân Kim - Tề này, dùng cung tên và hỏa lực bắn tan nát trận pháp của kẻ địch. Lưu Hợp Bột Cận bị giết, trận pháp của liên quân Kim - Tề bị Nhạc Phi phá tan ở ngoài thành Đặng Châu 30 dặm. Cao Trọng chạy về cố thủ Đặng Châu. Nhạc gia quân do Vương Vạn và Đổng Tiên chỉ huy thừa thắng thu phục Đặng Châu. Nhạc Phi bắt sống Cao Trọng Nhạc Phi sau đó dẫn Nhạc gia quân từ Ngạc Châu đi đánh Đường Châu (nay là huyện Đường tỉnh Hà Nam), nơi do tướng Đại Tề là Tiết Hanh rất dũng mãnh trấn giữ. Thấy Tiết Hanh cậy khỏe, Ngưu Cao dùng kế mai phục ở Hà Gia trại phía bắc Đường Châu. Tiết Hanh bị Ngưu Cao dụ vào ổ mai phục đánh tan tành. Nhạc gia quân nhanh chóng chiếm Đường Châu vào tháng 8 năm 1134. Vua Tống Cao Tông nghe tin Nhạc Phi đã chiếm lại 6 quận Tương Dương khi chưa đầy 3 tháng thì mừng rỡ nói: "Trẫm chỉ nghe Nhạc Phi biết cách trị quân, không ngờ nay còn đánh địch lập công lớn." Thời gian đó, thủ lĩnh "Trung Nghĩa xã" (忠義社) ở núi Thái Hành là Lương Hưng cùng Triệu Vân, Lý Tiến tung hoành Hà Đông, thường xuyên đánh phá hậu phương nước Kim. Cùng năm 1134, nước Kim phái A Lý (阿里), Hồ Tát (胡撒) càn quét "Trung Nghĩa xã" (忠義社) ở núi Thái Hành, Lương Hưng đại bại, sau đó lại bị tướng Kim là Gia Luật Mã Ngũ (耶律馬五) đánh tan. Vua Kim Thái Tông sai Ngột Truật, Ngoa Lý Đóa và Thát Lại điều 50.000 quân Kim cứu viện vua Lưu Dự nước Đại Tề. Cuối năm 1134, nước Kim và Đại Tề lại bắt đầu một cuộc tấn công mới xa hơn về phía đông vào nhà Tống, dọc theo sông Hoài. Lần đầu tiên, vua Tống Cao Tông ban bố một chiếu thư chính thức luận tội nước Đại Tề. Quân Kim và quân Đại Tề có một loạt chiến thắng ở lưu vực sông Hoài. Tin tức truyền đến Lâm An, vua Tống Cao Tông kinh hoàng, phong Triệu Đỉnh là Đô Đốc Xuyên Thiểm để chống giặc, nhưng sau lại đổi làm Thượng thư hữu bộc xạ, kiểm Tri khu mật viện sự. Sau đó vua Tống Cao Tông sai Hàn Thế Trung lui về Trấn Giang phòng thủ và sai Ngụy Lương Thần đi sứ cầu hòa với người Kim, còn bản thân vua Tống Cao Tông bỏ Lâm An chạy về Bình Giang. Hàn Thế Trung nhận mệnh nhưng không làm theo lệnh vua, ra quân tiến đánh Dương châu, liên tục thắng quân Kim ở Trấn Giang, Ác Khẩu, Cao Bưu. Hàn Thế Trung lại đánh tan quân Kim ở bờ sông Hoài, dồn quân Kim xuống sông khiến quân Kim chết đuối khá nhiều. Sau đó Hàn Thế Trung lại đánh thắng quân Kim của Ngột Truật hai trận lớn ở Trúc Thục và Đạt La thuộc Tứ châu, buộc Ngột Truật phải lui quân về bắc. Vua Tống Cao Tông vui mừng, hạ chiếu thưởng ngựa quý và gấm vóc cho Hàn Thế Trung và gia phong quan tước cho các tướng dưới quyền Hàn Thế Trung là Giải Nguyên và Thành Mân. Cũng vào cuối năm 1134 liên quân nước Kim và Đại Tề lại hợp quân tấn công Lư châu (nay là Hợp Phì) nhà Tống. Thấy Lư châu nguy cấp, vua Tống Cao Tông đích thân viết thánh chỉ lệnh cho Nhạc Phi dẫn quân đến cứu Lư châu. Nhạc Phi dẫn Nhạc gia quân tiến gấp về Lư châu. Ông giương lá cờ "Tinh trung Nhạc Phi" khiến tướng sĩ Nhạc gia quân ai ai cũng hăng hái giết địch, chỉ một trận đánh lớn là đã đánh tan liên quân Kim - Tề, khiến liên quân Kim - Tề phải tháo chạy về bắc. Lư châu được yên. Nhạc Phi nhân đó nêu cao khẩu hiệu "Nghênh Hồi Nhị Đế" (cứu hai vua Tống Huy Tông và Tống Khâm Tông về) rồi dẫn Nhạc gia quân bắc phạt nước Kim, chiếm vài châu quận của nước Kim. Những chiến công này đã cổ vũ mạnh mẽ quân dân nhà Tống chống Kim, kiên định thể hiện quyết tâm thu phục Trung Nguyên của Nhạc Phi. Nhưng do ảnh hưởng của Tần Cối đứng đầu của phe chủ hòa, vua Tống Cao Tông đã cho triệu hồi Nhạc Phi về Bình Giang gặp mình, thăng chức cho Nhạc Phi làm Thanh Viễn quân Tiết độ sứ. Nhờ công hạ được 2 thành trong chiến dịch Tương Dương, Ngưu Cao được Nhạc Phi tâu lên vua Tống Cao Tông xin phong cho Ngưu Cao làm An phủ sứ 4 châu Đặng, Tương Dương, Đường, Sính; sau đó vua Tống Cao Tông lại bổ nhiệm Ngưu Cao làm Trung hộ thống lĩnh thần vũ hộ quân. Nhạc Phi thấy dân chúng ở 6 quận Tương Dương và Lư châu khổ cực thì sai người dâng tấu lên vua Tống Cao Tông rằng: "Các hộ dân ở 6 quận Tương Dương và các quận khác đều đang thiếu trâu cày và lương thực. Thần xin thỉnh cầu triều đình xem xét cho họ mượn tiền trong quốc khố, đồng thời xóa nợ công cũng như nợ tư mà họ đã từng thiếu nợ từ trước đến nay. Triều đình cũng nên lấy việc chiêu tập được bao nhiêu dân chúng đang lưu lạc quay về và giúp họ có việc làm để làm tiêu chuẩn đánh giá thành tích của quan quân các châu, huyện." Vua Tống Cao Tông đồng ý và làm theo thỉnh cầu của Nhạc Phi. Dưới quyền Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) Bắc phạt Tề - Kim, đánh dẹp Dương Ma (Dương Yêu) năm 1135 Tháng 2 năm 1135 vua Kim Thái Tông mất, Hoàn Nhan Đản còn nhỏ kế vị, tức là vua Kim Hi Tông, nước Kim gặp tranh chấp nội bộ giữa Niêm Hãn với Ngột Truật nên không thể xuất chinh nhà Tống nữa, cho nhà Tống thêm thời gian tập hợp lực lượng. Vua Tống Cao Tông lúc này mới từ Bình Giang quay về Lâm An. Triều đình nhà Tống cho rằng vua Kim Hi Tông mới lên ngôi chắc muốn nghị hòa nên sai sứ đến nước Kim thăm hỏi. Sau khi liên tục bị quân Kim đánh bại, thủ lĩnh "Trung Nghĩa xã" (忠義社) là Lương Hưng vẫn không nguôi chí đánh Kim, liền dẫn hơn trăm người vượt Hoàng Hà đầu hàng Nhạc Phi. Cùng năm 1135, Nhạc Phi lại nêu cao khẩu hiệu "Nghênh Hồi Nhị Đế", giương lá cờ "Tinh trung Nhạc Phi" lên rồi dẫn Nhạc gia quân bắc phạt Trung nguyên, Ngưu Cao khi đó thường cùng tác chiến dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Nhạc Phi. Thấy Nhạc Phi bắc phạt, quân Kim tấn công Hoài Tây nhà Tống. Ngưu Cao theo lệnh Nhạc Phi mang quân vượt sông chống cự quân Kim, còn Nhạc Phi dẫn Nhạc gia quân đi tiếp ứng. Quân Kim bại trận rút lui khỏi Hoài Tây. Quân Đại Tề tiến đánh Lư Châu nhà Tống, nhưng thấy Ngưu Cao ra trận đều sợ hãi rút lui. Ngưu Cao truy kích quân địch trên 30 dặm, giết được khá nhiều quân Tề. Nhạc Phi sai thủ lĩnh "Trung Nghĩa xã" (忠義社) là Lương Hưng ban bố ý của vua Tống Cao Tông, chiêu kết bọn hào kiệt ở Lưỡng hà (Hoài Hà và Hoàng Hà), các núi. Vi Thuyên, Tôn Mưu cầm quân giữ các gia trang, để chờ quân của Nhạc Phi sau này kéo đến mà tiếp ứng. Tháng 5 năm 1135, bộ tướng Vương Quý của Nhạc Phi được thăng chức từ Củng Vệ đại phu, Hòa châu phòng ngự sứ, lên Đệ châu phòng ngự sứ, Long Thần vệ tứ sương đô chỉ huy sứ. Khi ấy Dương Ma (hoặc Dương Yêu) chiếm cứ Động Đình, quan quân nhà Tống chưa dẹp được. Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) cho rằng Động Đình ở thượng lưu của Kiến Khang, sợ Dương Ma thẳng tiến đến Lâm An hại vua Tống Cao Tông nên Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) xin vua đi dẹp. Vua Tống Cao Tông đồng ý, cử Nhạc Phi đi cùng Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) đánh dẹp Dương Ma. Sau khi giữ vững Lư Châu, Ngưu Cao lại theo Nhạc Phi đi đánh Dương Ma. Khi ra chiến trường, quân lương là quan trọng nhất, nhà Tống lúc này quá suy yếu nên quân lương cho quân đội toàn là trưng dụng từ dân chúng. Mỗi lần trưng dụng quân lương như thế này, Nhạc Phi thường than rằng: "Tài lực của dân chúng ở vùng đông nam giang sơn nhà Tống của chúng ta đã tiêu hao hết rồi!" Tháng 6 năm 1135, Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) đích thân đi đốc chiến, Nhạc Phi cùng Nhạc gia quân tiến hành đánh dẹp cuộc khởi nghĩa của Dương Ma. Dựa vào việc Dương Ma không được lòng dân, Nhạc Phi cho quân bao vây các căn cứ của Dương Ma, vừa đánh vừa chiêu hàng các tướng dưới quyền Dương Ma. Cuối cùng các tướng của Dương Ma đều quy hàng Nhạc Phi, giúp cho Nhạc Phi đánh tan các đạo thủy quân của Dương Ma. Sau đó nhờ nội gián bên trong hàng ngũ của Dương Ma, quân đội Nhạc Phi nhanh chóng đánh được vào căn cứ chính của Dương Ma. Ngưu Cao bắt sống được Dương Ma, triệt để loại bỏ mối họa bên trong cho nhà Tống. Sau khi bình định dược Dương Ma, Nhạc Phi lấy mấy vạn tráng đinh của Dương Ma thu vào Nhạc gia quân. Nhạc gia quân từ khoảng 3 vạn người phát triển tới khoảng 10 vạn người, lấy trung quân thống chế Vương Quý, tiền quân thống chế Trương Hiến, Từ Khánh, Ngưu Cao, Đổng Tiên làm trụ cột. Khi đó Nhạc Phi chiêu tập dân chúng làm ruộng, lại thực hiện chế độ đồn điền quân đội (nhờ đó mà mỗi năm sau này nhà Tống chỉ trưng dụng một nửa số lượng lương thực từng trưng dụng của dân chúng trước đó). Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) bèn tâu xin vua Tống Cao Tông lấy Nhạc Phi đóng ở Kinh, Tương để tính Trung Nguyên, còn Trương Tuấn từ Ngạc, Nhạc chuyển đến Hoài Đông, đại hội chư tướng, bàn việc tổ chức phòng ngự. Vua Tống Cao Tông thuận theo. Cùng tháng 6 năm 1135, Thượng hoàng Tống Huy Tông qua đời ở Ngũ Quốc thành nước Kim. Lúc này ở triều đình nhà Tống, Tần Cối được vua Tống Cao Tông từ từ thăng chức trở lại. Lúc này Nhạc Phi đổi tên đứa con trai út của mình từ Nhạc Ai sang Nhạc Đình Bắc phạt Tề - Kim năm 1136 Năm 1136, Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) hội chư tướng bàn bạc ở thượng du Trường Giang, muốn trị tội vua Đại Tề là Lưu Dự tiếm nghịch. Trong hội nghị, Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) chỉ khen một mình Nhạc Phi. Sau đó Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) lệnh cho Hàn Thế Trung từ Thừa nhằm vào Hoài Dương, Lưu Quang Thế tiến đến đóng quân ở Hợp Phì, Trương Tuấn (Trương Bá Anh) tiến đến ở Hu Dị, lấy Dương Nghi Trung đi sau giúp Trương Tuấn (Trương Bá Anh); Nhạc Phi đến ở Tương Dương, nhòm ngó Trung Nguyên. Việc được đóng quân ở Tương Dương để mưu việc khôi phục trung nguyên vốn là chí nguyện của Nhạc Phi. Nhạc Phi dời quân đóng ở Kinh Tây, được vua Tống Cao Tông đổi làm Vũ thắng Định quốc quân Tiết độ sứ kiêm Tuyên phủ phó sứ. Nhạc Phi mở quân doanh ở Tương Dương. Nhạc gia quân đang đồn trú tại Tương Dương, 5 vạn binh của tướng Đại Tề là bọn Tây Kinh thống chế Quách Đức, Ngụy Nhữ Bật, Thi Phú, Nhâm An Trung xâm phạm Đặng Châu, Nhạc Phi sai Trương Hiến cùng Hác Chỉnh, Dương Tái Hưng đem 1 vạn binh nghênh chiến ở Nội Hưng. Giằng co 2 ngày, Trương Hiến vờ thua, dẫn dụ quân Tề vào ổ mai phục mà đánh bại, bắt được Quách Đức, Thi Phú, giành lấy hàng trăm thớt ngựa, thu hàng cả ngàn binh sĩ. Ngụy Nhữ Bật thu tàn quân Tề chạy về Lạc Dương. Tháng 7 năm 1136, Nhạc Phi ở Tương Dương được phong Kiểm giáo thiếu bảo, Vũ Thắng Định quốc quân Tiết Độ sứ, Hồ Bắc Kinh Tây lộ Tuyên phủ phó sứ, kiêm Doanh điền sứ suất quân bắc phạt nước Đại Tề. Dương Tái Hưng được lệnh của Nhạc Phi suất bộ binh đến Nghiệp Dương để thu phục Tây Kinh huyện Trường Thủy. Dương Tái Hưng đến Nghiệp Dương giết đô thống và thống chế của Đại Tề, giết quân Đại Tề hơn năm trăm người, bắt giữ hơn trăm người. Tàn dư Đại Tề bỏ chạy. Ngày hôm sau, Dương Tái Hưng tái chiến với quân Đại Tề do Tôn Hồng Giản chỉ huy. Dương Tái Hưng phá tan 2000 quân Đại Tề, rồi dẫn binh chiếm lại Tây Kinh huyện Trường Thủy, đoạt lương hơn hai vạn thạch cung cấp cho quân dân, tu sửa thành trì Tây Kinh. Dương Tái Hưng lại đoạt ngựa vạn thớt, mấy chục vạn cỏ khô. Trung Nguyên đều hưởng ứng Nhạc gia quân. Dương Tái Hưng tiến về phía đông đánh chiếm Thái Châu (nay là Nhữ Nam, Hà Nam) của quân Đại Tề, lại đốt lương thảo của quân Đại Tề ở đó. Quân Tống sau đó dưới sự chủ trì của đại tướng Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) cùng các lộ quân của Nhạc Phi, vợ chồng Hàn Thế Trung - Lương Hồng Ngọc, Lưu Quang Thế, Trương Tuấn (Trương Bá Anh), Dương Nghi Trung cùng các lộ cất quân Bắc phạt vào nước Kim. Nhạc Phi xuất quân ở trấn Tương Dương, giương đông kích tây, lệnh cho thuộc tướng là Ngưu Cao giả vờ tiến quân lên phía Đông Bắc, đến Thái Châu, còn mình thì dẫn quân chủ lực tấn công phía Tây Bắc, đến Y Dương. Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) vượt Trường Giang, phủ dụ khắp các đòn thú ở thượng du sông Hoài. Khi Trương Tuấn (Trương Bá Anh) đến Hu Dị, Nhạc Phi đưa quân vào Thái Châu. Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) vào triều đình Lâm An, mời vua Tống Cao Tông đến Kiến Khang. Xa giá khởi hành, Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) đi trước đến thượng du Trường Giang, có tin báo vua Lưu Dự nước Đại Tề cùng cháu là Lưu Nghê hiệp với người Kim vào đánh nhà Tống, Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) tâu rằng đây chỉ là quân của vua Lưu Dự mà thôi. Bọn Trương Tuấn (Trương Bá Anh), Lưu Quang Thế tỏ ra hoang mang, Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) không cho lui quân, rồi mệnh cho Dương Nghi Trung đến đóng quân ở Hào Châu. Lưu Lân dẫn quân Tề bức Hợp Phì, Trương Tuấn (Trương Bá Anh) xin thêm quân, còn Lưu Quang Thế muốn lui quân, tể tướng Triệu Đỉnh muốn triệu quân đội Nhạc Phi về phía đông. Vua Tống Cao Tông lệnh cho bọn Trương Tuấn (Trương Bá Anh), Lưu Quang Thế, Dương Nghi Trung về giữ Trường Giang. Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) tâu lên phản đối việc điều động này, cho rằng nếu các cánh quân vượt Trường Giang quay về thì vùng Hoài Nam sẽ mất. Vua Tống Cao Tông sau đó có chiếu thư nghe theo lời Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) vẫn để các cánh quân tác chiến như cũ. Dương Nghi Trung đến Hào Châu, Lưu Quang Thế đã bỏ Lư Châu chạy về phía nam, Hoài Tây chấn động. Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) nghe tin, vội đến Thái Thạch, lệnh cho chém đầu bất cứ ai dám vượt sông trở về. Lưu Quang Thế đành phải dừng quân lại, cùng Dương Nghi Trung đón quân Tề của Lưu Nghê và Lưu Lân. Lưu Nghê và Lưu Lân dẫn quân Tề tấn công Dương Nghi Trung, bị Dương Nghi Trung đánh cho đại bại ở Ngẫu Đường (thuộc An Huy ngày nay). Lưu Nghê và Lưu Lân đều nhổ trại bỏ trốn về bắc. Vua Tống Cao Tông viết thư khen ngợi, triệu Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) về mà úy lạo. Lúc này vợ chồng Hàn Thế Trung - Lương Hồng Ngọc nhận lệnh của Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) đi đánh Hoài Dương do vua Lưu Dự của nước Đại Tề trấn giữ. Vợ chồng Hàn Thế Trung - Lương Hồng Ngọc mang quân vượt sông Hoài, đến Phù Ly dưới chân thành Hoài Dương của nước Kim thì bị quân Kim đến cứu viện bao vây. Vợ chồng Hàn Thế Trung - Lương Hồng Ngọc xung trận phá vây, tướng Kim là Nha Hợp Bột Cẩn bị bắt, viện binh Kim bị đánh tan. Quân Kim bỏ chạy, lộ quân Tống của vợ chồng Hàn Thế Trung - Lương Hồng Ngọc vây Hoài Dương của nước Kim 6 ngày nhưng cuối cùng không hạ được. Vợ chồng Hàn Thế Trung - Lương Hồng Ngọc đành phải rút lui về nam. Trong khi đó Nhạc Phi và con trai là Nhạc Vân cùng các tướng dưới quyền như Dương Tái Hưng, Vương Quý, Từ Khánh, Trương Hiến, Vương Vạn, Đổng Tiên, Lý Sơn,... đang tiến đánh lên Tây Bắc, năm trận giao chiến với quân Kim thì Nhạc Phi đều đánh thắng cả năm, thu phục rất nhanh Y Dương, Lạc Dương, Thương Châu, Quắc Châu về cho nhà Tống. Với lá cờ "Tinh trung Nhạc Phi" bay phấp phới, Nhạc Phi cùng Nhạc gia quân hăng hái đánh chiếm thêm các vùng đất rộng lớn ở Dự Tây và Thiểm Nam của nước Kim. Nhạc Phi tiến vào một dãy bờ phía nam Hoàng Hà, thu phục cả một vùng đất rộng lớn về cho nhà Tống. Nhân dân khắp nơi đón chào Nhạc Phi, đua nhau tham gia vào quân đội của Nhạc Phi. Quân đội, hàng trăm đám nghĩa quân lớn nhỏ xin đến hưởng ứng Nhạc Phi. Nhạc Phi liên tục dâng sớ xin vua Tống Cao Tông cho ông tiếp tục bắc phạt, khôi phục giang sơn cho nhà Tống. Trong tình thế hết sức thuận lợi này, phái chủ hoà trong triều đình Nam Tống mà đứng đầu là Tần Cối lại tỏ ra sợ hãi, liên tục gạt đi ý định bắc phạt của Nhạc Phi, bất chấp những chiến thắng vang dội của Nhạc Phi trên trận địa. Cũng trong năm 1136 thân mẫu của Nhạc Phi là Diêu thị qua đời ở trại huấn luyện Nhạc gia quân tại Vũ Xương (khi đó toàn bộ gia quyến của Nhạc Phi đều ở đó), hưởng thọ 71 tuổi. Vợ Nhạc Phi là Lý thị sợ chồng biết tin sẽ đau buồn sinh bệnh, ảnh hưởng đến chiến sự nên cô không báo tin cho Nhạc Phi. Có thể đây cũng là ý nguyện của người mẹ Diêu thị. Nhạc Phi khi đó là đại nguyên soái quyền cao chức trọng nhưng ông luôn sống rất chuẩn mực và nghiêm túc. Ông là người vẫn giữ được bản chất của một người anh hùng áo vải. Ông sống rất giản dị, tiết kiệm. Ông cũng là người rất nghiêm túc trong chuyện tình cảm. Tuy hai lần kết hôn nhưng ông không hề nạp thêm tiểu thiếp, kiên quyết 1 vợ, không bao giờ đi đến những nơi thanh lâu buông thả. Lúc đó có tướng Tống là Ngô Giới bỏ ra 2000 quan tiền để mua một mỹ nữ nhà có ăn học, dâng tặng cho Nhạc Phi. Các tướng của Nhạc gia quân đều ủng hộ Nhạc Phi nạp cô ấy làm tiểu thiếp. Nhưng Nhạc Phi thẳng thừng từ chối. Ông nói rằng: "Người nhà tôi thường mặc áo vải, ăn thức ăn thô. Nếu có thể cùng đồng cam cộng khổ thì xin mời ở lại. Còn nếu không, tôi không dám giữ." Nghe Nhạc Phi nói xong, mỹ nữ ấy chỉ cười. Nhạc Phi liền cảm nhận được cô gái này rất phóng khoáng, có thể quan hệ nam nữ với bất kỳ tướng sĩ nào trong doanh trại. Kết quả, Nhạc Phi sai thuộc hạ đem mỹ nữ ấy trả về dù các thuộc hạ của ông có khuyên can, vì làm như thế sẽ làm tổn thương giao hảo giữa ông với Ngô Giới. Song ông nói: "Nay mối nhục đất nước còn chưa rửa sạch, sao lại là lúc đại tướng nghỉ đến việc an nhàn, vui chơi?" Cuối cùng người mỹ nữ ấy cũng được trả về nhà của cô ấy và Nhạc Phi cũng cấm các con trai của ông sau này không được nạp thiếp khi đã có thê tử (về sau Ngô Giới biết chuyện lại càng kính trọng Nhạc Phi hơn) Khi đó ở nước Kim, do vua Kim Hi Tông còn nhỏ nên quyền hành trong tay Thát Lại. Thấy Nhạc Phi, vợ chồng Hàn Thế Trung - Lương Hồng Ngọc và Trương Tuấn (Trương Bá Anh) đã chiếm mất nhiều đất đai của nước Kim, Thát Lại muốn cắt Hà Nam cho nhà Tống để chấm dứt chiến tranh. Theo lời Thát Lại, vua Kim Hi Tông sai Trưởng Thông Cổ đi Giang Nam nghị hòa với vua Tống Cao Tông. Vua Tống Cao Tông và Tần Cối gặp sứ nước Kim thì mừng lắm, liền cho triệu hồi các lộ quân Bắc phạt của Nhạc Phi, vợ chồng Hàn Thế Trung - Lương Hồng Ngọc và Trương Tuấn (Trương Bá Anh) trở về nam. Một lần nữa lại khiến cho ý chí của Nhạc Phi khó thực hiện. Mâu thuẫn với Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) Đầu năm 1137, khi nghe sứ giả Hà Tiến từ nước Kim quay về kể lại, vua Tống Cao Tông mới biết tin Trịnh Thái hậu đã qua đời ở Ngũ Quốc thành nước Kim vào 7 năm trước và Thượng hoàng Tống Huy Tông cũng đã qua đời ở Ngũ Quốc thành vào 2 năm trước thì đau lòng, bắt đầu lo cho mẹ là Vi Thái hậu cũng đang ở Ngũ Quốc thành nước Kim. Vua Tống Cao Tông ra lệnh cả nước để tang cho Thượng hoàng Tống Huy Tông và Trịnh Thái hậu. Vua Tống Cao Tông khi đó kiên quyết phải bắc phạt nước Kim để đem thi hài Thượng hoàng Tống Huy Tông trở về. Tuy nhiên trong ngày hôm đó vua Tống Cao Tông phong cho Tần Cối làm Xu mật sứ, ân điển như tể thần, phe chủ hòa mạnh trở lại. Vua Tống Cao Tông sai Nhạc Phi đến Vũ Xương coi quân. Tướng Tống là Lưu Quang Thế sợ giặc ở Hoài Tây, tháng 3 năm 1137, Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) tâu xin vua Tống Cao Tông bãi chức của Lưu Quang Thế. Vua Tống Cao Tông định đem quân đội 50.000 quân của Lưu Quang Thế giao cho Nhạc Phi thống lĩnh. Khi Nhạc Phi sắp sửa đến nhận quân, Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) sai người đến trại của Nhạc Phi để gửi lời từ chối của Trương Tuấn (Trương Đức Viễn). Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) sau đó viết thư cho Nhạc Phi: "Vương Đức ở Hoài Tây ai cũng phục, (Trương) Tuấn nhân quyền đô thống lệnh cho Lữ Chi làm đốc phủ tham mưu, có được không?." Nhạc Phi cũng viết thư cho Trương Tuấn (Trương Đức Viễn): "Vương Đức và Lịch Quỳnh không đồng lòng với nhau, nhất là về chuyện ai đứng đầu, chắc chắn có tranh chấp với nhau. Thượng thư Lữ Chi chưa từng cầm quân, e rằng không thể phục chúng." Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) lại viết thư cho Nhạc Phi: "Tuyên phủ Trương Tuấn (Trương Bá Anh) có được không?" Nhạc Phi lại viết thư cho Trương Tuấn (Trương Đức Viễn): "Ông ấy tàn bạo ít mưu lược, sợ Lịch Quỳnh không phục." Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) viết tiếp thư cho Nhạc Phi: "Dương Nghi Trung thì sao nhỉ?" Nhạc Phi viết tiếp thư cho Trương Tuấn (Trương Đức Viễn): "Dương Nghi Trung chỉ ngang với Vương Đức, khó mà dẫn quân." Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) bị phật, như vẫn viết tiếp thư cho Nhạc Phi: "Trương Tuấn ta không thể dẫn quân (Hoài Tây) được, chỉ có Thái úy Nhạc Phi ngài là dẫn quân (Hoài Tây) được, có đúng như vậy không?" Nhạc Phi vẫn viết tiếp thư cho Trương Tuấn (Trương Đức Viễn): "Đô đốc ngài hỏi thẳng ta như vậy, ta bất chấp ngu muội, có thể được dẫn binh (Hoài Tây) không?" Rồi Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) vẫn không giao 50.000 quân Hoài Tây cho Nhạc Phi. Thay vào đó Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) giao lại quân đội của Lưu Quang Thế cho đốc phủ (tức là đặt dưới quyền quản hạt của Trương Tuấn), rồi lệnh cho Tham mưu Binh bộ thượng thư Lữ Chỉ đến Lư Châu chỉ huy. Nhưng Tần Cối cho rằng đốc phủ nắm binh có chỗ đáng ngờ, xin đặt chủ soái, triều đình lấy Vương Đức làm Đô thống chế, Lịch Quỳnh làm phó. Lịch Quỳnh không phục Vương Đức, 2 người tố cáo lẫn nhau với Ngự sử đài. Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) bèn mệnh cho Trương Tuấn (Trương Bá Anh) làm Tuyên phủ sứ, Dương Nghi Trung, Lưu Kỹ làm Chế trí phán quan để phủ dụ bọn họ. Lúc này biết tin chồng đang tạm ngưng chinh chiến nên Lý thị mới sai người gửi thư báo cho Nhạc Phi biết chuyện thân mẫu Diêu thị của ông đã qua đời từ năm ngoái. Nhạc Phi hết sức đau buồn, liền gửi thư xin Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) cho Trương Hiến thay ông cai quản Nhạc gia quân, rồi ông về nhà ở Vũ Xương chịu tang mẹ. Trước đó, Nhạc Phi đã phản bác tất cả đề nghị về nhân sự ở Hoài Tây của Trương Tuấn (Trương Đức Viễn), khiến Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) tức giận. Đến nay, Nhạc Phi muốn Trương Hiến coi thay việc quân, nhưng Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) không đồng ý. Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) tâu xin vua Tống Cao Tông lấy Trương Tông Nguyên làm Tuyên phủ phán quan, giám quân của Nhạc gia quân. Tháng 4 âm lịch năm 1137, vua Tống Cao Tông lại sai Vương Luân sang nước Kim bàn việc nghị hòa, đón thi hài của Thượng hoàng Tống Huy Tông, Trịnh Thái hậu cùng mẹ của vua Tống Cao Tông là Vi Thái hậu về nước. Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) sau đó khuyên vua Tống Cao Tông nên nhân lúc nước Kim nghĩ rằng nhà Tống muốn nghị hòa, phòng bị của nước Kim tất nhiên lỏng lẻo, bất ngờ xuất quân đi bắc phạt vào nước Kim sẽ đại thắng. Vua Tống Cao Tông nghe theo Trương Tuấn (Trương Đức Viễn), lệnh cho quân đội âm thầm chuẩn bị bắc phạt. Trước đó, hai chỉ huy quân Tống ở Hoài Tây là Vương Đức và Lịch Quỳnh mâu thuẫn nhau, tố cáo lẫn nhau với Ngự sử đài. Trương Tuấn (Trương Bá Anh), Dương Nghi Trung, Lưu Kỹ được Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) phái đến phủ dụ hai người họ. Nhưng khi bọn Trương Tuấn (Trương Bá Anh) chưa đến, tháng 8 năm 1137, Lịch Quỳnh đã làm phản, bắt Lữ Chỉ quy hàng vua Lưu Dự của Đại Tề. Lữ Chỉ không theo nên bị Lịch Quỳnh giết chết. Lịch Quỳnh sau đó 25.000 quân dưới quyền đi quy hàng Đại Tề. Quân Hoài Tây do Vương Đức chỉ huy chỉ còn 25.000 quân. Vì chuyện này mà vua Tống Cao Tông phải từ bỏ chiến dịch bắc phạt mà Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) đã đề nghị. Tháng 9 âm lịch năm 1137 Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) nhận tội sắp xếp không thỏa đáng vụ 50.000 quân Hoài Tây này mà xin chịu bãi chức, vua Tống Cao Tông hỏi Tần Cối có thay Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) được không? Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) đáp: "Làm việc cùng nhau, thấy ông ta (ý nói Tần Cối) có chỗ mờ ám!" Vua Tống Cao Tông bèn dùng Triệu Đỉnh. Tần Cối vì thế căm ghét Trương Tuấn (Trương Đức Viễn), khiến Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) bị điều đến Vĩnh Châu. Bắc phạt nước Tề năm 1137 Thời gian sau Nhạc Phi lại khởi phục. Nhạc Phi khiêng linh cữu thân mẫu Diêu thị về Lư Sơn, dâng biểu nhiều lần xin chung tang 3 năm nhưng vua Tống Cao Tông không cho. Nhạc Phi bị vua ép phải quay lại coi việc quân ở Nhạc gia quân. Nhạc Phi sau đó chôn Diêu thị ở Cửu Giang rồi quay lại Nhạc gia quân. Thấy Nhạc Phi trở lại, Trương Tông Nguyên phải giao lại binh quyền Nhạc gia quân cho ông. Vua Tống Cao Tông lại sai Nhạc Phi làm Tuyên phủ vùng Hà Đông, Tiết chế lộ Hà Bắc. Lúc ấy, quân Đại Tề dồn binh dòm ngó Đường Châu của Nhạc gia quân. Với lá cờ "Tinh trung Nhạc Phi" bay phấp phới, Nhạc Phi lệnh cho Vương Quý, Đổng Tiên dẫn Nhạc gia quân đi công phá quân Tề. Vương Quý và Đổng Tiên đánh tan quân Tề, đốt doanh trại của quân Tề, rồi tiến quân lên bắc chiếm vài quận huyện của nước Đại Tề cùng năm 1137. Nhạc Phi nhân thế tâu vua Tống Cao Tông xin thừa thắng chiếm luôn đất Sái (còn gọi là Thái) để lấy Trung nguyên. Vua Tống Cao Tông không chịu, triệu quân đội Nhạc gia quân của Nhạc Phi về. Nhạc Phi lại buồn bực phải lui quân về nam. Nhạc Phi trở về yết kiến vua Tống Cao Tông ở Lâm An. Vua Tống Cao Tông hỏi Nhạc Phi: “Khanh có ngựa giỏi không?” Nhạc Phi thưa: “Hạ thần có hai con ngựa, ngày ăn mấy đấu đậu, uống một hộc nước suối, nhưng nếu không tinh khiết thì không uống. Vừa leo lên cởi, ban đầu chạy không nhanh lắm, đến khi chạy được 100 dặm, mới bắt đầu phóng nước đại. Từ giờ ngọ đến giờ dậu, có thể chạy 200 dặm. Để luôn yên giáp mà không nghỉ, cũng không ra mồ hôi, như là vô sự vậy. Đó là giống ngựa giỏi mà không chịu ăn uống một cách cẩu thả, sức có dư mà không muốn khoe tài, thật là tài lược xa rộng vậy. Chẳng may đều theo nhau mà chết. Nay con ngựa thần cởi, ngày ăn chẳng qua mấy thăng, lúa chi cũng được, không chọn lựa, uống cũng không cần chọn dòng suối. Cầm cương ngồi chưa yên thì nhảy nhót chạy rất nhau, vừa đến 100 dặm thì sức kiệt, mồ hôi ra dầm, thở hỗn hển như muốn ngã xuống chết. Đó là giống ăn ít, dễ no, thích khoe khoang và dễ cùng tận. Loài nô độn như vậy đó." Vua Tống Cao Tông khen phải. Nhạc Phi lại dâng sớ bàn về việc quân Kim lập Lưu Dự làm vua Tề, có ý dùng người Tống đánh người Tống. Nhạc Phi lại trình bày sách lược thu phục Trung nguyên. Vua Tống Cao Tông nói: “Có bề tôi như thế, còn lo nỗi gì? Phép tiến lui, trẫm không ngăn trở, khanh tự tiện mà làm." Vua Tống Cao Tông nói tiếp: “Công việc khôi phục trung nguyên đều uỷ thác một mình khanh." Nhạc Phi vừa mưu khôi phục Trung nguyên thì gặp lúc Tần Cối được vua Tống Cao Tông tin dùng chủ hoà. Vì vậy, vua Tống Cao Tông không theo kế của Nhạc Phi nữa, triệu Nhạc Phi dời quân về đóng ở Giang Châu. [[Tập tin:Imperial Order Presented to Yue Fei.jpg|thumb|right|Thánh chỉ vua Tống Cao Tông gửi Nhạc Phi vào mùa thu năm 1137]] Mùa thu năm 1137, Nhạc Phi dẫn Nhạc gia quân đi thị sát các tuyến phòng thủ biên giới nhà Tống nhằm củng cố vững chắc hơn cho các tuyến phòng thủ biên giới này, đề phòng liên quân Kim - Tề nam hạ tấn công. Nhạc Phi gửi báo cáo lên vua Tống Cao Tông về những việc mà ông đã làm nhằm củng cố các tuyến phòng thủ biên giới của nhà Tống. Vua Tống Cao Tông đã viết một đạo thánh chỉ để đáp lại báo cáo của Nhạc Phi, ca ngợi và khuyến khích lòng trung thành kiên định của Nhạc Phi với nhà Tống. Cùng Trương Tuấn (Trương Đức Viễn), Hàn Thế Trung phản đối nghị hòa Nhạc Phi biết vua Lưu Dự liên kết với nước Kim mà Ngột Truật nước Kim lại ghét Lưu Dự, có thể ly gián hai bên để làm kinh động tinh thần quân địch. Gặp khi trung quân bắt được một tên gián điệp của Ngột Truật, Nhạc Phi giả vờ quở tên ấy: “Mày có phải là Trương Bân trong quân của ta không? Ta sai mày đem thơ đến Tề (Lưu Dự), bảo y dụ bắt thái tử của giặc Kim là Ngột Truật. Mày đi không trở lại. Ta lại tiếp sai người đến Tề hỏi thăm thì Lưu Dự đã nhận lời của ta, mùa đông này lấy cớ hội họp ở Khấu giang để bắt thái tử ở Thanh Hà. Mày đem thơ mà không đến, sao làm trái lời ta như vậy?”Tên gián điệp muốn khỏi chết nên giả vờ nhận lời sẽ đem thư khác đến cho Lưu Dự. Nhạc Phi lại viết thơ cho Lưu Dự, nói việc cùng hợp nhau mưu giết Ngột Truật. Nhạc Phi lại nói với tên gián điệp ấy: “Ta nay tha chết cho mày." Nhạc Phi lại sai tên ấy đến Tề hỏi ngày cử binh. Tên ấy trở về, đem thơ dâng cho Ngột Truật. Ngột Truật cả sợ, dâng thơ ấy cho vua Kim Hi Tông. Sau đó Ngột Truật tiêu diệt phe cánh của Niêm Hãn (người ủng hộ vua Lưu Dự của nước Đại Tề) khiến Niêm Hãn phẫn uất mà qua đời trong năm 1137. Cuối năm 1137, nước Kim (đời vua Kim Hi Tông) nghi ngờ vua Lưu Dự nước Đại Tề có âm mưu bí mật với Nhạc Phi chống lại mình. Vua Kim Hi Tông giáng phong vua Lưu Dự làm Thục vương đồng thời phế bỏ nước Đại Tề, đem cả nhà Lưu Dự dời sang phủ Lâm Hoàng, Thượng Kinh. Từ đây nước Kim trực tiếp làm chủ Trung Nguyên. Hai tướng của Lưu Dự là Lý Thành và Lịch Quỳnh (hai phản tướng của nhà Tống ngày trước) trở thành hai tướng của nước Kim. Khi nghe tin vua Lưu Dự của Đại Tề bị người Kim phế bỏ, Nhạc Phi xin triều đình nhà Tống tăng quân, muốn nhân lúc nước Kim bỏ Lưu Dự mà xuất kỳ bất ý, thừa cơ bắc phạt để khôi phục Trung Nguyên, nhưng không được triều đình nhà Tống chấp nhận. Mùa xuân năm 1138, Nhạc Phi phụng mệnh vua Tống Cao Tông dẫn bản bộ Nhạc gia quân quay về lưu thủ Ngạc Châu (nay là thành phố Vũ Hán - tỉnh Hồ Bắc). Nhạc Phi viết bài thơ Mãn giang hồng - Đăng Hoàng Hạc lâu hữu cảm để tác động đến quan lại trong triều đình: Mãn giang hồng - Đăng Hoàng Hạc lâu hữu cảm"Dao vọng Trung Nguyên,Hoang yên ngoại,Hứa đa thành quách.Tưởng đương niên,Hoa già liễu hộ,Phượng lâu long các.Vạn Tuế sơn tiền châu thuý nhiễu,Bồng Hồ điện lý sênh ca tác.Đáo như kim,Thiết kỵ mãn giao kỳ,Phong trần ác.Dân an tại?Điền câu hác.Binh an tại?Cao phong ngạc!Thán giang sơn y cựu,Thiên thôn liêu lạc.Hà nhật thỉnh anh đề nhuệ lữ!Nhất tiên trực độ thanh Hà Lạc?Khước quy lai,Tái tục Hán Dương du,Kỵ hoàng hạc."(Nhạc Phi) Tạm dịch: Máu đầy sông - Cảm xúc khi lên lầu Hoàng Hạc"Xa ngắm Trung Nguyên,Bên ngoài lớp khói hoang vu,Rất nhiều thành quách.Nhớ lại năm xưa,Hoa che liễu rủ,(Chốn) lầu phượng gác rồng.Trước núi Vạn Tuế, giăng màu biếc, màu ngọc,Trong điện Bồng Hồ, vang tiếng sênh, tiếng hát.Tới hôm nay,Quân thiết kỵ tràn đầy khắp nội,Gió bụi mịt mù.Dân ở đâu?Lấp ngòi hang.Quân ở đâu?(Đem thân) làm trơn giáo mác.Than thở nước non vẫn nguyên vẻ cũ,Nghìn làng xơ xác.Bao giờ mới nhận được cờ lệnh chỉ huy quân tinh nhuệ,Vung roi vượt sông quét sạch Hà, Lạc!Lại quay về,Tiếp tục cuộc rong chơi ở Hán Dương,Cưỡi chim hạc vàng."(Nhạc Phi) Sau đó, con trai trưởng của Nhạc Phi là Nhạc Vân cưới vợ. Gia quyến của Nhạc Phi vừa mất đi người mẹ Diêu thị của Nhạc Phi vào năm ngoái thì nay Nhạc Phi và Lý thị lại có con dâu cùng chăm lo cho Nhạc gia. Hàn Thế Trung cũng cho rằng nước Kim vừa xoá bỏ chính quyền Đại Tề của Lưu Dự là cơ hội tốt để bắc phạt thu phục Trung nguyên, nhưng Tể tướng Tần Cối - người có cùng quan điểm với vua Tống Cao Tông - điều quân của Hàn Thế Trung từ Giang Bắc về Giang Nam, ngăn cản vợ chồng Hàn Thế Trung - Lương Hồng Ngọc tác chiến với quân Kim. Hàn Thế Trung nhiều lần kiến nghị để quân ở lại bố phòng như không được triều đình nhà Tống cho phép. Hàn Thế Trung đã đích thân về Lâm An kiến nghị lên vua Tống Cao Tông. Vua Tống Cao Tông tuy biểu dương Hàn Thế Trung nhưng không làm theo. Cùng năm 1138, vua Tống Cao Tông cho rằng Lâm An được bao quanh bởi các rào cản tự nhiên như là hồ nước và đồng lúa, khiến kỵ binh nước Kim khó lòng chọc thủng hệ thống công sự tại đây, cộng thêm việc Lâm An nằm sát biển cũng giúp hoạt động tháo lui khỏi Lâm An trở nên dễ dàng hơn. Sau đó vua Tống Cao Tông bất chấp các đề xuất của bá quan về việc nên lấy Kiến Khang làm kinh đô, tuyên bố Lâm An chính thức là kinh đô mới của nhà Tống vì Lâm An an toàn hơn Kiến Khang. Vua Tống Cao Tông (lúc này đã từ Kiến Khang về lại Lâm An) nhớ đến mẹ của mình là Vi Thái hậu còn ở Ngũ Quốc thành nước Kim, nên muốn đón về, bèn sai Vương Luân đi sứ nước Kim để cầu xin Thát Lại cho đưa hài cốt của Thượng hoàng Tống Huy Tông, Trịnh thái hậu cùng Vi Thái hậu về nước thì vua Tống Cao Tông sẽ nhường luôn đất Hà Nam cho nước Kim. Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) nghe tin hết sức can ngăn nhưng vua Tống Cao Tông không nghe. Nhạc Phi và Hàn Thế Trung cùng đông đảo bá quan dâng thư phản đối hòa nghị, chỉ trích kịch liệt các đề nghị hòa bình nhưng vua Tống Cao Tông lúc này bị Tần Cối gièm pha nên luôn muốn chủ hòa. Thêm vào đó, Nhạc và Hàn Thế Trung đều có ý bắc tiến để đón 2 vua cũ là Tống Huy Tông và Tống Khâm Tông trở về, vua Tống Cao Tông sợ mất ngôi báu nên một mực không nghe theo kiến nghị của Nhạc Phi và Hàn Thế Trung. Bấy giờ Thát Lại nước Kim đã đồng ý trả lại hài cốt thượng hoàng Tống Huy Tông, thái hậu, trả lại đất Hà Nam và Thiểm Tây cho nhà Tống. Nhạc Phi nghe tin nước Kim muốn trả Hà Nam cho nhà Tống nên ông đích thân nhập cung gặp vua Tống Cao Tông và nói: “Giặc Kim không thể tin được. Hoà hảo không thể cậy được." Rồi Nhạc Phi nói tiếp: “Giặc Kim đương không mà xin hoà là vì chúng có mối lo trong gang tấc. Danh nghĩa là trả đất cho ta, nhưng thực ra là đem đất ấy cho ta giữ giùm vậy." Lời nói của Nhạc Phi có ý xâm phạm đến phe chủ hòa của Tần Cối, khiến Tần Cối giận dữ. Cuối năm 1138, sứ giả nước Kim đến Lâm An nhà Tống đưa ra điều kiện nghị hòa là vua Tống Cao Tông phải bỏ áo hoàng đế, mặc áo đại thần, quỳ về phương bắc tiếp nhận chiếu chỉ của vua Kim Hi Tông. Cả triều đình nhà Tống chấn động. Hàn Thế Trung cực lực phản đối, nhiều lần dâng biểu và đích thân đến gặp vua Tống Cao Tông can ngăn nhưng vẫn không được chấp nhận. Hàn Thế Trung sai thủ hạ đón đường bắt sứ giả nước Kim, nhưng mưu bị lộ nên sứ giả nước Kim đi đường khác thoát về. Năm 1139, vua Tống Cao Tông sai Sĩ Niệu và Trương Đảo đến Củng Lạc (đã bị nước Kim chiếm) thăm nom lăng tẩm các đời tiên đế nhà Tống thì thấy người Kim đã phá hoại sơn lăng không còn gì. Trương Đảo về nước tâu lên vua Tống Cao Tông, lời lẽ đầy thống hận. Tần Cối ghét lắm, bèn giáng Trương Đảo làm Tri phủ Thành Đô. Còn Triệu Đỉnh do việc lập tự của vua Tống Cao Tông mà bị Tần Cối gièm pha khiến bị bãi chức từ trước. Lại có Hồ Thuyên dâng sớ xin chém ba tên gian tặc là Vương Luân, Tần Cối, Tôn Cận. Tần Cối hận thù, bèn đày Hồ Thuyên ra Chiêu Châu. Vương Thứ sáu lần dâng sớ phản đối nghị hòa, hỏi Tần Cối rằng cái chí khí muốn quyết chiến với quân Kim đến cùng của Tần Cối trước khi xảy ra sự kiện Tĩnh Khang đâu biến mất rồi? Tần Cối liền đày Vương Thứ ra Đàm châu. Lý Cương ở Phúc châu, Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) ở Vĩnh Châu, Nhạc Phi ở Ngạc Châu và Hàn Thế Trung ở Hoài Đông cũng tán đồng ý kiến trên nhưng chẳng ăn thua. Trần Cương Trung cũng không đồng ý nghị hòa, bị Tần Cối đày ra huyện An Viễn, Cam châu, một nơi ma thiêng nước độc; ít lâu sau Trần Cương Trung chết ở đây. Hơn 20 đại thần gồm Trương Thọ, Yến Đôn, Ngụy Cang, Lý Di Tôn, Lâu Chiếu... dâng sớ phản đối hòa nghị cũng chẳng ăn thua. Xu mật viện biên tu quan Triệu Ung cũng tán đồng với Hồ Thuyên, người này có uy tín lớn nên Tần Cối không dám bắt tội. Tần Cối lại bổ nhiệm Long Câu Như Uyên làm Ngự sử trung thừa để hạch tội những người chống đối. Sau đó, Kim sứ là Trương Thông Cổ, Tiêu Triết theo Vương Luân về nam để làm lễ nhận quốc thư nghị hòa. Vua Tống Cao Tông không muốn quỳ lạy nhận thư vua Kim Hi Tông như Kim sứ yêu cầu. Tần Cối lại bảo Long Câu Như Uyên nghĩ ra được một kế nói trong ba năm tang chế (dù Thượng hoàng Tống Huy Tông đã mất vào năm 1135, nhưng năm 1137 nhà Tống mới biết nên nhà Tống lấy năm 1137 là năm mất của Thượng hoàng Tống Huy Tông) hoàng đế nhà Tống không tiếp khách, không bàn luận. Rồi Tần Cối lấy thân phận nhiếp trùng tể mà nhận thư vua Kim Hi Tông. Tần Cối sai Lễ bộ thị lang kiêm Trực học sĩ viện Tăng Khai thảo thư phúc đáp nước Kim, coi nhà Tống như một nước phiên thuộc của nước Kim. Tăng Khai từ chối, bị Tần Cối bãi chức. Tần Cối nhận thư vua Kim Hi Tông rồi đưa vào trong cung dâng vua Tống Cao Tông. Các điều khoản nghị hòa giữa Tống - Kim như sau: Hoàng đế Nam Tống xưng thần với nước Kim; Mỗi năm Nam Tống cống cho nước Kim 25 vạn lạng bạc, 25 vạn súc lụa; Nước Kim rút quân khỏi vùng Thiểm Tây và Hà Nam (ngày nay), sông Hoàng Hà làm giới tuyến hai nước, đồng thời đưa quan tài Thượng hoàng Tống Huy Tông, Trịnh thái hậu và hộ tống Vi Thái hậu về Tống. Hòa nghị thành công, nhà Tống được làm chủ lại các vùng Thiểm Tây và Hà Nam, trong đó có Biện Kinh được vài tháng trước khi quân Kim nam hạ lần nữa. Nhạc Phi và đông đảo tướng lĩnh nhà Tống kiên quyết phản đối. Nhạc Phi tâu với vua Tống Cao Tông rằng: “Việc ngày hôm nay là việc lo chứ không phải việc đáng chúc mừng.” Đồng thời, Nhạc Phi tiếp tục dâng biểu lên vua Tống Cao Tông nêu kế lớn khôi phục Trung Nguyên nhưng không được vua Tống Cao Tông chấp nhận. Nhạc Phi sau đó viết bài thơ Tiểu trùng sơn có nội dung như sau: Tiểu trùng sơn"Tạc dạ hàn cung bất trú minh.Kinh hồi thiên lý mộng,Dĩ tam canh.Khởi lai độc tự nhiễu giai hành,Nhân tiễu tiễu,Liêm ngoại nguyệt lung minh.Bạch thủ vị công danh.Cựu sơn tùng trúc lão,Trở quy trình.Dục tương tâm sự phó dao tranh.Tri âm thiểu,Huyền đoạn hữu thuỳ thinh."(Nhạc Phi) Tạm dịch: Núi nhẹ cân"Dế lạnh nỉ non suốt tối qua,Dặm ngàn cơn mộng tỉnh,Đã canh ba.Một mình lững thững trước hiên nhà,Người lặng lẽ,Ngoài liếp ánh trăng nhoà.Danh nợ luỵ thân già,Núi xưa tùng trúc cũ,Ngặt đường xa.Đàn tranh mượn gửi nỗi niềm ta,Tri âm vắng,Ai mảng lúc tơ lìa."(Nhạc Phi) Tháng 6 âm lịch năm 1139 bạn của Nhạc Phi là Tứ Xuyên tuyên phủ sứ Ngô Giới vì đau buồn việc vua Tống Cao Tông xưng thần với vua Kim Hi Tông mà qua đời ở đất Thục. Tuy nhiên lúc này trong cung nước Kim liên tiếp phát sinh biến loạn. Ngột Truật bắt mãn với việc cắt nhượng Hà Nam và Thiểm Tây cho nhà Tống của phái chủ hòa trong nước Kim. Phái chủ hòa của Thát Lại nhanh chóng bị Ngột Truật tiêu diệt . Thát Lại cũng bị giết chết cùng năm 1139 với tội danh "cấu kết với nhà Tống, đòi phân chia đất". Vua Kim Hi Tông muốn gây chiến tiếp với nhà Tống. Sứ thần Vương Luân được vua Tống Cao Tông sai đến bị nước Kim bắt giam ở Hà Gian. Chống quân Kim nam hạ năm 1140, bắc phạt nước Kim năm 1140 - 1141 Chống quân Kim nam hạ năm 1140 Tháng 1 năm 1140, cựu tể tướng nhà Tống là Lý Cương vì đau buồn việc vua Tống Cao Tông xưng thần với vua Kim Hi Tông nên qua đời ở Phúc Châu. Sau khi giết chết Thát Lại, vua Kim Hi Tông nghe theo Ngột Truật chủ trương đánh Tống thu hồi những đất đai bị mất vào tay Nhạc Phi vào 3 năm trước. Người Kim nhanh chóng xé bỏ hòa ước với nhà Tống, không cho Vi Thái hậu đưa quan tài Thượng hoàng Tống Huy Tông và Trịnh thái hậu về nam. Tháng 5 năm 1140, quân Kim 9 vạn do Ngột Truật và Tản Li Hát chỉ huy lại ồ ạt xâm chiếm xuống phía Nam, chia hai đường đi đánh chiếm lại Thiểm Tây và Hà Nam. Ngột Truật lệnh cho tướng Tản Li Hạt ra Hà Trung rồi tiến đến Thiểm Tây. Trong khi đó các tướng bên Tống là Nhạc Phi (khi đó được vua Tống Cao Tông phong chức Thiếu bảo, Chiêu thảo sứ lộ Hà Nam, Thiểm tây và Bắc lộ Hà Đông) và vợ chồng Hàn Thế Trung - Lương Hồng Ngọc chia nhau đóng giữ các nơi hiểm yếu ở Hà Nam. Ngột Truật sai Khổng Ngạn Chu đi đánh vùng Biện châu và phía tây Trịnh châu, sai Vương Bá Long đi đánh Trần châu, sai Lý Thành đánh Lạc Dương, còn tự bản thân Ngột Truật đi đánh Bạc châu và phủ Thuận Dương. Quân Kim xuất chiến chỉ trong 1 tháng đã chiếm lại được Hà Nam cùng với Tung châu và Nhữ châu. Thiểm Tây cũng rơi vào tay quân Kim. Ngột Truật phái quân Kim đi công phá, vây hãm đất Củng, Bạc (nay thuộc An Huy) của nhà Tống, đe dọa Hoài Nam. Tướng Lưu Kỹ của nhà Tống phải cấp báo vua Tống Cao Tông. Nhạc Phi (khi đó được vua Tống Cao Tông phong chức Chiêu thảo sứ các lộ Hà Nam và Hà Bắc), vợ chồng Hàn Thế Trung - Lương Hồng Ngọc, Lưu Quang Thế và Trương Tuấn (Trương Bá Anh) lại phụng mệnh vua Tống Cao Tông đi tiếp viện cho Lưu Kỹ. Trong đó Nhạc Phi được lệnh đi cứu Thuận Xương đang bị quân Kim bao vây. Nhạc Phi phụng chỉ tiếp viện, lại sai Trương Hiến (张宪), Diêu Chính (姚政) dẫn quân đi trước để đối phó với tình hình. Vua Tống Cao Tông đã ban hành một sắc lệnh nói rằng triều đình đã chuẩn bị kháng Kim và Nhạc Phi đã sắp đến cứu Thuận Xương. Nhạc Phi sau đó đã điều Vương Quý (王貴), Ngưu Cao (牛皋), Đổng Tiên (董先), Dương Tái Hưng (杨再兴), Mạnh Bang Kiệt (孟邦杰) và Lý Bảo (李宝) cùng một số người khác đến Tây Kinh (Lạc Dương) và cũng như các nơi trọng điểm như Nhữ Châu, Trịnh Châu, Dĩnh Xương, Trần Châu, Tào Châu, Quang Châu và Thái Châu. Nhạc Phi còn lệnh cho bọn họ rằng nếu những nơi đó đã bị quân Kim đánh chiếm thì họ được quyền xuất binh đánh chiếm lại. Tiếp theo, Nhạc Phi ra lệnh cho Lương Hưng (梁兴) vượt Hoàng Hà, tập hợp những người dân trung thành với vua Tống Cao Tông và tấn công Bắc Châu huyện (北州县) của nước Kim. Quân đội của Nhạc Phi cũng di chuyển về phía đông để hỗ trợ cho Lưu Kỹ ở Thuận Xương và tiến vào Trung Nguyên. Quân Kim nghe tin Nhạc Phi đến giải vây Thuận Xương thì kéo đến tiếp chiến với Nhạc Phi. Hai bên Nhạc Phi và quân Kim đụng độ ở Kinh Tây. Tướng Ngưu Cao bên Nhạc Phi đánh tan quân Kim và thu phục huyện Lỗ Sơn. Ngột Truật lại dẫn 10 vạn quân Kim đánh Thuận Xương, nơi Lưu Kỹ nhà Tống đang đóng giữ. Lộ quân Tống của vợ chồng Hàn Thế Trung - Lương Hồng Ngọc trấn giữ Sở châu, quân Kim không dám đến. Lộ quân Tống của Ngô Lân và Ngô Thế Tương cầm chân được quân Kim của Tản Li Hát ở Lũng Thục. Tháng 6 năm 1140, 10 vạn quân Kim của Ngột Truật bị "Bát tự quân" với 5000 quân Tống của Lưu Kỹ đánh bại ở Thuận Xương. Ngột Truật phải chạy về Biện Kinh. Chiến thắng Thuận Xương (顺昌) dấy lên xu thế thắng lợi của các lộ quân đội nhà Tống của Nhạc Phi, vợ chồng Hàn Thế Trung - Lương Hồng Ngọc, Lưu Quang Thế, Ngô Lân, Dương Nghi Trung và Trương Tuấn (Trương Bá Anh) trên khắp các chiến trường. Vua Tống Cao Tông vui mừng, phong Lưu Kỹ làm Võ Thái quân tiết độ sứ kiêm Duyên Hoài chế trí sứ, sau đó hạ lệnh cho vợ chồng Hàn Thế Trung - Lương Hồng Ngọc, Lưu Kỹ, Lưu Quang Thế và Trương Tuấn (Trương Bá Anh) chỉ được đánh lui quân Kim khỏi Thiểm Tây và Hà Nam chứ không được bắc phạt vào lãnh thổ nước Kim. Riêng với một người thích dẫn quân bắc phạt như Nhạc Phi, vua Tống Cao Tông phái Lý Nhược Hư (李若虚) đến truyền thánh chỉ lệnh Nhạc Phi phải rút quân về. Bắc phạt nước Kim, thu phục hàng loạt các châu quận từ tay nước Kim năm 1140 Nhạc Phi được tin Lưu Kỹ thắng trận, cho rằng đây là cơ hội không thể bỏ qua để bắc phạt nước Kim, phớt lờ lệnh rút quân của vua Tống Cao Tông, tự ý sai quân giải phóng Lưỡng Hoài vào tháng 6 năm 1140, chuẩn bị tiến tới khôi phục Trung Nguyên. Nhạc Phi xem qua "Xuất sư biểu" của Gia Cát Lượng năm xưa, muốn noi gương bắc phạt của Gia Cát Lượng, rồi ông viết ra bài thơ Tống Tử Nham Trương tiên sinh bắc phạt có nội dung như sau: Tống Tử Nham Trương tiên sinh bắc phạt"Hiệu lệnh phong đình tấn,Thiên thanh động bắc tu.Trường khu độ Hà Lạc,Trực đảo hướng Yên U.Mã đạp Yên Chi huyết,Kỳ kiêu Khả Hãn đầu.Quy lai báo minh chủ,Khôi phục cựu Thần Châu."(Nhạc Phi) Tạm dịch: Tiễn ông Trương Tử Nham đi đánh phương bắc"Hiệu lệnh như bão chớp,Oai trời dậy bắc khu.Đuổi dài qua Hà Lạc,Đánh thẳng tới Yên U.Yên Chi, ngựa đẫm máu,Khả Hãn, cờ bêu đầu.Trở về tâu thánh chúa,Lấy lại đất Thần Châu."(Nhạc Phi) Khi đó Lương Hưng đã thống lĩnh quân kỵ lén vượt qua Hoàng Hà quấy phá hậu phương quân Kim, gia nhập với nghĩa quân ở Hà Đông và Hà Bắc đánh chiếm Bắc Châu huyện (北州县) cùng vài châu quận khác của nước Kim, đồng thời khuấy động các cuộc nổi dậy của nông dân phía bắc Hoàng Hà chống lại nước Kim. Còn bản thân Nhạc Phi thì dẫn quân chủ lực Nhạc gia quân do các tướng Nhạc Vân, Ngưu Cao, Dương Tái Hưng, Vương Quý, Từ Khánh, Trương Hiến, Vương Tuấn, Diêu Chính, Vương Vạn, Đổng Tiên, Lý Sơn, Mạnh Bang Kiệt, Lý Bảo... chỉ huy trực chỉ Trung Nguyên. Dưới lá cờ "Tinh trung Nhạc Phi" (lá cờ mà vua Tống Cao Tông từng ban tặng cho Nhạc Phi vào 7 năm trước), Nhạc gia quân liên tiếp thu phục lại Yển Thành (nay thuộc tỉnh Hà Nam), Nhữ Châu, Trịnh Châu, Tây Kinh (nay là Lạc Dương)... từ tay quân Kim. Trương Hiến và Ngưu Cao nhận lệnh Nhạc Phi đi tấn công tướng Kim là Hàn Thường ở phủ Dĩnh Xương, đánh bại Hàn Thường và chiếm được Dĩnh Xương. Vài ngày sau, Trương Hiến và Ngưu Cao đánh tan quân Kim của Hàn Thường ở Trần Châu, chiếm Trần Châu, thừa thắng chiếm thêm phủ Hoài Ninh của nước Kim.Tống sử – Trương Hiến truyện: Thập niên, Kim nhân du minh nhập xâm, Hiến chiến Dĩnh Xương, chiến Trần Châu giai đại tiệp, phục kỳ thành.. Sau trận đó, Ngưu Cao được vua Tống Cao Tông phong làm Trấn định phủ lộ mã bộ Phó thống tổng quản, sau chuyển sang làm Ninh Quốc quân thừa tuyên sứ. Đại quân của Nhạc Phi tiến đến đóng ở Dĩnh Xương (nay là Hứa Xương, Trung Quốc). Các tướng của Nhạc gia quân chia đường ra đánh vào nước Kim. Nhạc Phi tự đem 500 kỵ binh, cùng Nhạc Vân và ba cha con Dương Tái Hưng đóng bản doanh ở Yển Thành. Binh thế của Nhạc gia quân rất tinh nhuệ. Nhạc gia quân do các tướng Vương Quý, Ngưu Cao, Đổng Tiên, Mạnh Bang Kiệt và Lý Bảo chỉ huy lần lượt đánh chiếm lại Tào Châu, Quang Châu và Thái Châu từ nước Kim. Thấy Nhạc Phi thắng trận liên tục, Tần Cối rất lo lắng. Tướng Tống chỉ huy quân Hoài Tây là Vương Đức cũng đánh thắng quân Kim, chiếm lại Túc châu và Bạc châu khiến Tần Cối lo lắng Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) sẽ được vua Tống Cao Tông dùng lại (vì 3 năm trước Trương Tuấn này tiến cử Vương Đức nắm quyền quân Hoài Tây khiến Lịch Quỳnh tạo phản nên tự từ chức). Tần Cối liền gièm pha với vua Tống Cao Tông tiếp tục để Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) ở nơi lưu đày là Vĩnh châu. Rồi Tần Cối lại ngầm sai Vương Thứ Ông vu cáo cựu tể tướng Triệu Đỉnh, khiến Triệu Đỉnh bị đày đến Triều châu. Ngột Truật nghe tin mất đất liên tục nên cả sợ, hội Long Hổ đại vương lại để thương nghị, cho rằng các lộ quân Tống khác thì dễ đánh, chỉ riêng có lộ quân Tống của Nhạc Phi là khó chống cự. Ngột Truật mưu đem tất cả quân Kim dồn lại chỉ để đánh Nhạc Phi, vì y biết rằng Nhạc gia quân đang phân tán khắp nơi nên tại bộ chỉ huy ở Yển Thành của Nhạc Phi chắc chắn chỉ còn rất ít quân phòng thủ. Vua Tống Cao Tông nghe tin cả sợ, ban chiếu bảo Nhạc Phi nên thận trọng tự cố thủ. Nhạc Phi nói: “Giặc Kim mưu kế đã hết thời."Trận Yển Thành, trận Lâm Dĩnh năm 1140 Ngày 8 tháng 7 âm lịch (tức là ngày 21 tháng 8 dương lịch) năm 1140, Ngột Truật biết được Nhạc Phi cùng 500 kỵ binh đóng quân ở Yển Thành thì dẫn đại quân 30 vạn bộ binh và 15.000 kỵ Kim đánh chiếm Trịnh Chấu và Lạc Dương, rồi đến hạ trại trước thành Yển Thành. Biết được đây là tháng ẩm ướt ở Trung Nguyên, kỵ binh nước Kim sẽ thể hiện tốc độ và kỹ năng của họ, điều này sẽ khiến Nhạc gia quân khó bề giành thắng lợi, Chapter 136. Ngột Truật tỏ ra chủ quan. Còn Nhạc Phi cũng biết được việc này nên ông có đối sách riêng. Ban ngày Nhạc Phi xuất binh ra khỏi Yển Thành khiêu chiến Ngột Truật. Ngột Truật giận, hợp binh của Hoàn Nhan Tông Hiền (完顏宗賢), Long Hổ đại vương, Cái Thiên đại vương và Hàn Thường tiến bức Yển Thành. Nhạc Phi sai con là Nhạc Vân lãnh hai đội binh tinh nhuệ của Nhạc gia quân là Bối Ngôi (背嵬) và Du Dịch (游奕) đánh thẳng vào trận địa quân Kim. Nhạc Phi lại dặn Nhạc Vân rằng: “Trận này nếu đánh không thắng thì tự chặt đầu trước khi về." Nhạc Vân dẫn quân Tống xông ra ngoài Yển Thành kịch chiến với quân Kim của Ngột Truật. Hai bên đánh nhau ác liệt, thây quân Kim chết đầy đồng. Đến khi màn đêm buôn xuống, quân Kim tạm lui. Ngột Truật bị thua liền dùng đội quân "Thiết Phù Đồ" nước Kim trang bị thiết giáp cực nặng để tấn công. "Thiết Phù Đồ" là đội ky binh tinh nhuệ của người Kim, cứ mỗi nhóm 3 người ngựa lại được dùng dây da nối lại với nhau. Trang bị khôi giáp cực nặng nên lực lượng kỵ binh này thường được dùng để tấn công trực diện. Đi kèm hai bên "Thiết Phù Đồ" là 2 đội khinh kỵ, gọi là "Quải Tử Mã" (拐子马, ngựa bên sườn). Quân lính nhà Tống không thể chống nổi. Hôm sau, Ngột Truật tự mình dẫn một vạn năm ngàn kỵ binh thuộc loại "Thiết Phù Đồ" và "Quải Tử Mã" này đến Yển Thành quyết chiến. Nhạc Phi đã nắm được điểm yếu của hai loại kỵ binh Kim này thì hạ lệnh cho bộ binh dùng “Ma Trát Đao” (麻扎刀) và "Đề Đao" (提刀) khi xông ra trận, đợi đến khi ngựa của quân Kim phi lại gần thì quỳ xuống, đừng có ngước lên nhìn quân Kim, chỉ chém vào chân ngựa của quân Kim, "Thiết Phù Đồ" và “Quải Tử Mã” dính liền nhau, một con ngựa té thì hai con kia không thể chạy được. Quả nhiên ngựa của quân Kim bị ngã xuống thì quân Tống hăng hái đánh tràn đến giết được vô số quân "Thiết Phù Đồ" và “Quải Tử Mã” của nước Kim. Ngột Truật đau xót nói: “Từ từ trên biển khởi binh, đều nhờ toán quân này mà chiến thắng, nay quân này tan rã, còn biết làm sao?” Ngột Truật càng tăng quân số đến đánh Nhạc gia quân. Bộ tướng của Nhạc Phi là Vương Cương dùng 50 kỵ binh để quan sát thế quân Kim, gặp quân Kim thì hăng hái xông lên, chém giết tướng Kim. Lúc ấy, Nhạc Phi đang xem xét tình hình ở mặt trận, trông xa xa thấy bụi vàng bay mù trời thì đích thân đem 40 kỵ binh xông vào chiến trận, phá tan quân Kim. Cuộc chiến đang hăng, Dương Tái Hưng trong chiến đấu có ý đồ bắt sống Ngột Truật. Dương Tái Hưng liền một ngựa xông trận, bị quân Kim trùng điệp vây quanh, thân bị mấy chục vết thương, lực chiến chém giết mấy trăm người, phá vây mà ra. Hai bên giao chiến từ chiều đến khi trời tối. "Thiết Phù Đồ" và “Quải Tử Mã” nhanh chóng bị quân “Ma trác đao” của Nhạc Vân, Dương Tái Hưng và Vương Cương tiêu diệt gần hết. Thấy quân Kim thất thế, Ngột Truật buộc phải rút lui. Sau cuộc chiến Yển Thành này, Ngột Truật đem 12 vạn quân Kim vây Lâm Dĩnh, ý đồ tiếp tục cùng Nhạc Phi quyết chiến. Dương Tái Hưng suất 300 kỵ binh đến cầu Tiểu Thương trinh sát thì bị 12 vạn quân Kim chủ lực của Ngột Truật bao vây một cách bất ngờ. Dương Tái Hưng cùng các binh sĩ và hai con trai dốc sức chiến đấu, giết được hơn 2000 quân Kim, riêng Dương Tái Hưng được cho là đích thân tiêu diệt được hơn 100 lính Kim, trong đó có 8 tướng Kim (có một tướng Kim là Vạn hộ trưởng Tán Bát Bột Đổng bị Dương Tái Hưng đâm chết). Sau do quân Kim quá đông, tập trung bắn tên vào Dương Tái Hưng. Khi bị trúng tên, Dương Tái Hưng bình thản dùng chủy thủ cắt bỏ phần tên ở ngoài và tiếp tục chiến đấu. Dương Tái Hưng cùng các binh sĩ tìm cách phá vòng vây, về đến Hà Trung thì chiến mã kiệt sức. Ngay lúc đó 4 vạn quân Kim của Ngột Truật lại tiến tới. Thấy không thể thoát vây, Dương Tái Hưng cùng 300 binh sĩ tử chiến khi giao tranh với quân Kim. Dương Tái Hưng bị dàn mưa tên của quân Kim giết chết. Quân Kim bắt được thi thể Dương Tái Hưng liền đem thiêu, tương truyền là thu được hơn 2 đấu đầu mũi tên sắt trong thi thể Dương Tái Hưng. Phần tro của Dương Tái Hưng được chôn cất tại Đại Quyên động (nay thuộc huyện Lâm Dĩnh). Người đời ngưỡng mộ sự can đảm và tấm lòng trung nghĩa của Dương Tái Hưng, nên gọi mộ phần của Dương Tái Hưng là "Trung mộ". Sau đó Trương Hiến dẫn Nhạc gia quân từ Trần Châu xông đến nghênh chiến với 4 vạn quân Kim của Ngột Truật ở Lâm Dĩnh. Quân Tống của Trương Hiến đánh bại và giết chết 8000 quân Kim của Ngột Truật. Ngột Truật phải lui quân. Bộ tướng của Trương Hiến là Từ Khánh, Lý Sơn, Vương Tuấn lại đánh bại 6000 quân Kim ở đông bắc Lâm Dĩnh, bắt trăm thớt ngựa, đuổi dài 15 dặm, khiến Trung Nguyên chấn động. Sau đó Trương Hiến, Từ Khánh, Vương Tuấn và Lý Sơn dẫn quân vào Yển Thành chi viện cho 200 kỵ binh còn lại của cha con Nhạc Phi, Nhạc Vân trong thành. Vài ngày sau Nhạc Phi, Nhạc Vân, Trương Hiến, Từ Khánh, Vương Tuấn và Lý Sơn lại dùng “Ma Trát Đao” (麻扎刀) và "Đề Đao" (提刀) đại phá đội kỵ binh tinh nhuệ 30 vạn quân "Thiết Phù Đồ" và "Quải Tử Mã" nước Kim do Ngột Truật, Hoàn Nhan Tông Hiền (完顏宗賢) và Hàn Thường chỉ huy tại Yển Thành. Ngột Truật phải cho rút quân khỏi Yển Thành. Vừa lúc thắng trận Yển Thành lần thứ hai, Nhạc Phi nói với con là Nhạc Vân: “Giặc Kim thường thua, nhất định trở về công phá Dĩnh Xương. Con nên mau tới đó cứu viện."' Nhạc Vân vâng lệnh của Nhạc Phi dẫn 800 kỵ binh Bối Ngôi cùng với bộ binh hỗ trợ lên đường đến Dĩnh Xương ứng cứu cho Vương Quý đang trấn giữ ở đó. Chia sẻ chiến công ở trận Yển Thành cho Hàn Thế Trung Sau cuộc Nhạc Phi sai người về triều đình ở Lâm An dâng tấu lên vua Tống Cao Tông, trong tấu có nội dung rằng: "Vào ngày mồng 8 tháng này (âm lịch), trong khi đi do thám, thần thấy Tứ hoàng tử (Ngột Truật) ngoại bang độc ác cùng những chiến binh dũng mãnh của họ và Hoàn Nhan Tông Hiền (完顏宗賢) đến. Tướng Hàn Thế Trung dẫn 15.000 quân của chúng thần trên lưng ngựa, tất cả đều mặc áo giáp sáng chói. Quân Kim đã chiếm giữ con đường 20 li (6,6 dặm) về phía bắc của Yển Thành, nơi kỵ binh của chúng thần giao chiến với kẻ thù vào đầu giờ tối khi các tướng lĩnh và binh sĩ chặt và chém kẻ thù bằng Ma Trát Đao (麻扎刀), Đề Đao (提刀) và rìu lớn. Trong mười trận ác chiến, vô số kẻ thù đã bị tàn sát, xác của chúng vương vãi trên mặt đất. Khi hoàng hôn buông xuống, chúng thần rút lui, đánh cắp hai trăm con ngựa khi chúng thần đi. Thần xin báo cáo một chiến thắng vĩ đại và bây giờ đang chờ mệnh lệnh tiếp theo của bệ hạ." Vốn kinh sợ trước quân đội "Thiết Phù Đồ" và "Quải Tử Mã" của nước Kim, nay vua Tống Cao Tông nhận tấu thắng trận Yển Thành của Nhạc Phi thì vua nghi ngờ Nhạc Phi báo tin sai. Sau khi nhận được một số báo cáo của những tướng lĩnh của các lộ quân khác xác nhận chiến thắng tại Yển Thành, vua Tống Cao Tông tiến hành ban thưởng cho các tướng và binh lính của mình. Vua Tống Cao Tông ban hành một thánh chỉ có nội dung như sau: "Nhạc Phi, trong mười lăm năm, Yết Hồ (羯胡) (ý nói quân Kim) xâm lược và cướp bóc. Trẫm đã chuẩn bị cho trận chiến không dưới một triệu quân và không nghe thấy tin tức gì về đội quân đơn độc ở xa này. Đây là một thảm họa lớn nên để chống lại đám đông của Khuyển Nhung (ý nói quân Kim), trên cánh đồng và trong vùng hoang dã, hôm nay trẫm tuyên bố điều này. Khanh (nói Nhạc Phi) trung thành và chính nghĩa, liên kết với các vị thần cung cấp sức mạnh và niềm tin cho binh lính của chúng ta. Là chuyên gia trong cuộc viễn chinh này, mọi suy nghĩ đều là lật đổ kẻ thù; để kiên quyết gài bẫy và tiêu diệt kẻ thù của chúng ta mà không cần đắn đo. Khanh đã nhiều lần chiến đấu và vội vã đánh bại những kẻ hung ác này; hướng mũi tên của khanh để gây ra những vết thương cay đắng nhất cho những kẻ man rợ này. Khanh đã lấy đi chút sức lực còn lại của chúng và khơi dậy một đội quân có tên sẽ đi vào lịch sử vì đã mang đến cho trẫm tin tức khẩn cấp về việc tiêu diệt kẻ thù. Lòng trung thành và sự tận tâm của khanh khiến trẫm phải thở dài thườn thượt. Trẫm ban thưởng cho binh lính của khanh 200.000 xâu tiền bằng thánh chỉ này cho biết lý do của phần thưởng." Trận Dĩnh Xương, trận Chu Tiên trấn năm 1140 Quả nhiên không ngoài dự đoán của Nhạc Phi, 14 ngày sau khi thua trận Yển Thành lần 2, Ngột Truật dẫn quân đánh Dĩnh Xương - nơi thuộc tướng của Nhạc Phi là Vương Quý đang trấn giữ. Nhạc Vân khi đó đã dẫn 800 kỵ binh Bối Ngôi cùng với bộ binh hỗ trợ đến ứng cứu cho Vương Quý. Lúc này vẫn còn là tháng ẩm ướt ở Trung Nguyên, kỵ binh nước Kim vẫn sẽ thể hiện tốc độ và kỹ năng của họ, điều này tiếp tục khiến cho Nhạc gia quân khó bề giành thắng lợi. Tuy nhiên Nhạc Vân đã được Nhạc Phi chỉ cho cách phá quân Kim trong tháng ẩm ướt này. Hai bên Nhạc Vân, Vương Quý và Ngột Truật nhanh chóng triển khai quyết chiến. Ngột Truật tiếp tục dùng đội quân "Thiết Phù Đồ" và "Quải Tử Mã" nước Kim tấn công. Nhạc Vân tiếp tục cho quân Tống dùng "Ma Trát Đao" và "Đề Đao" xông đến chém chân ngựa của đội quân "Thiết Phù Đồ" và "Quải Tử Mã". Quân Kim lại nhanh chóng tan vỡ. Nhạc Vân giết chết con rể của Ngột Truật là Hạ Kim Ngô, lại giết chết phó thống quân Kim là Chiêm Hãn cùng Sách Bộ Cẩn. Nhạc gia quân giành thắng lợi khiến toàn bộ đội quân "Thiết Phù Đồ" và "Quải Tử Mã" nước Kim của Ngột Truật bị xóa sổ. Ngột Truật phải một mình một ngựa bỏ chạy khỏi Dĩnh Xương. Nhạc Phi lệnh cho quân đội dưới sự chỉ huy của Vương Quý, Đổng Tiên đi tái chiếm lại Trịnh Châu và Lạc Dương, gặt hái được vô số thắng lợi. Nhạc Phi và Nhạc gia quân của ông lại tiến đánh quân Kim ở Hướng Biện Đô (向汴都). Quân Kim đại bại rút lui. Nhạc Phi cùng Nhạc gia quân bắt được 200 con ngựa và giết được vô số quân Kim. Sau đó các cánh quân của Ngưu Cao và Vương Quý, Đổng Tiên cùng với quân chủ lực của Nhạc Phi tiến tới tận Chu Tiên trấn (20 km về phía tây nam của huyện Khai Phong, tỉnh Hà Nam ngày nay, nơi ở ngày xưa của Chu Hợi - người từng giúp Tín Lăng quân giết Tẩn Bỉ để cướp binh phù nước Ngụy đi cứu nước Triệu đang bị quân Tần bao vây vào năm 257 TCN), cách Biện Kinh 45 dặm. Dân chúng người Tống khắp nơi hân hoan phấn khởi, nhiệt liệt hưởng ứng khi nghe tin Nhạc Phi đại thắng. Nhiều người dùng xe chở lương đến uý lạo Nhạc gia quân, có người còn bưng bát hương ra đón Nhạc Phi. Trước cảnh tượng này, Nhạc Phi phấn khích hét lớn: "Đợi đến khi mọi người phá được Hoàng Long phủ , ta sẽ cùng mọi người uống rượu mừng." Vua Tống Cao Tông nhận được tin báo thì tỏ ra hân hoan và thốt lên: "Nếu ta làm suy yếu sức lực và khiến quân địch kiệt sức thì ta sẽ dễ dàng nắm bắt cơ hội để tiêu diệt chúng, nếu chúng có ý đồ nào khác thì ta cần hiểu và nắm bắt được ý đồ của chúng." Nhạc Phi cùng 10 vạn quân Kim của Ngột Truật đối luỹ bày trận ở Chu Tiên trấn. Sau đó hai bên dàn quân mặt đối mặt với nhau. Nhạc Phi sai các tướng mạnh là Ngưu Cao, Trương Hiến, Vương Quý, Nhạc Vân, Từ Khánh, Đổng Tiên dẫn 500 quân cân vệ thân tín, chỉ 1 trận là phá tan 10 vạn quân chủ lực của nước Kim. Quân Kim tổn thất nặng, theo Tống sử ghi lại, trong trận này Nhạc gia quân đã bắt được hơn 200 con ngựa và chém được vô số quân Kim. Phó thống quân Kim là Niêm Hãn Bột Cận bị trọng thương. Ngột Truật buộc phải rút lui về Biện Kinh. Sau trận này, binh lính người Kim khiếp đảm ngơ ngác, không còn dũng khí và khả năng tái chiến. Trước tình hình hiện tại, họ than khóc rằng: "Rung chuyển núi dễ, rung chuyển Nhạc gia quân khó." Sau đó Nhạc Phi tìm lại được mộ phần của Dương Tái Hưng ở Đại Quyên động (nay thuộc huyện Lâm Dĩnh). Nhạc Phi đã khóc nức nở trước cái chết của Dương Tái Hưng. Vào 5 năm trước, Nhạc Phi từng sai thủ lĩnh "Trung Nghĩa xã" (忠義社) là Lương Hưng ban bố ý của vua Tống Cao Tông, chiêu kết bọn hào kiệt ở Lưỡng hà (Hoài Hà và Hoàng Hà), các núi. Vi Thuyên, Tôn Mưu cầm quân giữ các gia trang, để chờ quân của Nhạc Phi kéo đến mà tiếp ứng. Nay Nhạc Phi đã bắc phạt vào sâu trong lãnh thổ nước Kim, bọn Lý Thông, Hồ Thanh, Lý Bảo, Lý Hưng, Trương Ân, Tôn Kỳ đều dẫn quân gia nhập Nhạc gia quân. Vì vậy, cử động của quân Kim, các nơi núi sông hiểm trở, Nhạc Phi đều được bọn họ cho biết sự thực. Nghĩa quân của "Trung Nghĩa xã" ở các vùng Từ, Tượng, Khai, Đức, Trạch, Lộ, Tấn, Giáng, Phần, Ải châu của nước Kim đều ước hẹn kỳ hạn khởi binh cùng hội hợp với quân Tống của Nhạc Phi. Các trung thần, nghĩa sĩ người Tống sống ở nước Kim cũng thu hồi không ít thành trì cho nhà Tống. Các lá cờ đều thêu chữ “Nhạc” làm hiệu. Khi đó lộ quân Tống của Trương Tuấn (Trương Bá Anh) và Vương Đức đánh bại quân Kim của Lịch Quỳnh (Lịch Quỳnh từng là tướng nhà Tống, cùng Vương Đức dưới quyền Lưu Quang Thế, 3 năm trước vì vụ quân Hoài Tây mà phản nhà Tống theo Lưu Dự, sau khi Lưu Dự bị nước Kim phế bỏ thì lại đi theo nước Kim) ở Bạc Châu. Phụ lão trong thành Bạc Châu đem hương hoa nghênh đón Trương Tuấn (Trương Bá Anh) và Vương Đức. Trương Tuấn (Trương Bá Anh) và Vương Đức sau đó lại đánh bại quân Ki, giành lại Hào Châu. Lộ quân Tống của Lưu Quang Thế cũng đến Hào Châu hội với lộ quân Tống của Trương Tuấn (Trương Bá Anh). Lộ quân Tống của Lưu Kỹ và Dương Nghi Trung phá tan quân Kim ở huyện Thái Khang. Lộ quân Tống của Ngô Lân và Ngô Thế Tương giành thắng lợi trước quân Kim của Tản Li Hát ở Lũng Thục. Còn lộ quân Tống của vợ chồng Hàn Thế Trung - Lương Hồng Ngọc cũng đánh bại quân Kim, giành lại Ngư Châu. thế=A long, landscape oriented painting of eight figures. From left to right, the first, third, fifth, sixth, and eighth people are armed, with the first and last men most heavily armed, carrying both a bow and a sword, with the other three carrying either a bow or a sword but not both. Each of the men wears a thin, flat, black cap. The third and sixth figure are also a head shorter than the rest of the figures.|giữa|nhỏ|700px|Bức tranh Trung hưng tứ tướng (中興四將) của họa sĩ Nam Tống là Lưu Tùng Niên (劉松年) (1174 – 1224) vẽ năm 1214. Từ trái qua, người thứ hai là danh tướng Nhạc Phi, người thứ tư là Trương Tuấn (Trương Bá Anh), người thứ năm là Hàn Thế Trung và người thứ bảy là Lưu Quang Thế (bốn người còn lại trong hình là 4 người hầu). Bốn người Trương Tuấn (Trương Bá Anh), Hàn Thế Trung, Lưu Quang Thế và Nhạc Phi được xem là những danh tướng thời đó, hậu thế xưng là Trương Hàn Lưu Nhạc. Theo giáo sư lịch sử He Zongli của Đại học Chiết Giang, bức tranh cho thấy Nhạc Phi giống một vị tướng có vẻ ngoài uyên bác hơn với vóc dáng thấp hơn và thân hình mũm mĩm hơn so với bức tượng của ông hiện được trưng bày trong lăng mộ của ông ở Hàng Châu, nơi miêu tả ông cao và gầy. Shen Lixin, một quan chức của Ngạc vương miếu, cho rằng bức chân dung của Nhạc Phi trong Trung hưng tứ tướng này là bức chân dung chính xác nhất của vị tướng Nhạc Phi còn tồn tại. Nhạc Phi thừa thắng trận, kéo quân muốn thu phục Lưỡng Hà (Hoàng Hà và Hoài Hà), giành lại Trung Nguyên. Các lộ quân Tống của vợ chồng Hàn Thế Trung - Lương Hồng Ngọc, Ngô Lân, Ngô Thế Tương, Dương Nghi Trung, Lưu Kỹ, Lưu Quang Thế, Trương Tuấn (Trương Bá Anh) và Vương Đức cũng vừa đánh tan quân Kim ở những nơi khác rồi chuẩn bị hội quân với Nhạc Phi, cùng nhau bắc phạt, mở ra cục diện sáng sủa chưa từng thấy đối với quân Tống trong chiến tranh Kim – Tống. Ngột Truật cho quân rút về Biện Kinh không dám nghênh chiến. Quân Tống của Nhạc Phi, vợ chồng Hàn Thế Trung - Lương Hồng Ngọc, Lưu Kỹ, Lưu Quang Thế, Ngô Lân, Dương Nghi Trung và Trương Tuấn (Trương Bá Anh) lại tràn đầy khí thế, sẵn sàng bắc tiến muốn thu phục Biện Kinh, khôi phục giang sơn nhà Tống, tiêu diệt nước Kim. Bao vây Ngột Truật ở Biện Kinh năm 1140 Nhạc Phi lại sai người vượt sông Hoàng Hà lệnh cho thủ lĩnh "Trung Nghĩa xã" (忠義社) là Lương Hưng đang quấy rối phía bắc Hoàng Hà đi liên hệ các nghĩa quân núi Thái Hành, phối hợp với tàn dư "Trung Nghĩa xã" (忠義社) ở đó là Triệu Vân, Lý Tiến, Ngưu Hiển, Trương Dục, chiêu tập thêm dân chúng gia nhập nghĩa quân. Nghĩa quân của Lương Hưng khi đó lên đến 40 vạn người (quân đội đông gấp 4 lần Nhạc gia quân của Nhạc Phi), tiếp tục tiến hành đánh phá một số châu huyện phía bắc Hoàng Hà của nước Kim, đánh chiếm các yếu điểm Viên Khúc, Thấm Thủy của nước Kim. Sau đó Lương Hưng lại chỉ huy nghĩa quân 40 vạn người đánh hạ Hoài Châu, Vệ Châu và núi Thái Hàng từ tay quân Kim, lập công lớn giúp Nhạc Phi truy bắt Ngột Truật. Nhạc Phi liền phái quân đến trấn giữ Hoài Châu, Vệ Châu và núi Thái Hàng. Sau đó Nhạc Phi dẫn Nhạc gia quân tiến tới sát Biện Kinh của Ngột Truật chỉ còn cách 40 dặm. Ngột Truật muốn kiểm điểm quân sĩ quân sĩ để chống lại Nhạc Phi nhưng vùng Hà Bắc không một người nào nghe theo (khi đó ai ai cũng nghe theo Lương Hưng và Nhạc Phi). Ngột Truật bèn than rằng: “Từ khi ta khởi binh ở phương Bắc đến nay, chưa có lần nào thua to thế này!." Tướng soái của quân Kim là Ô Lăng Tư Mưu vốn có tiếng là dũng mãnh và nghiêm khắc mà không thể chế ngự được thuộc hạ. Có kẻ bàn rằng: “Đừng khinh động, đợi Nhạc gia đến đây thì lập tức ra hàng." Bọn Thống chế của quân Kim là Vương Trấn, thống lĩnh Thôi Khánh, tướng quân Lý Khải, Thôi Hổ, Diệp Vượng đều dẫn quân sĩ đến hàng Nhạc Phi. Cho đến bọn quân sĩ cấm vệ của Long Hổ đại vương và bộ hạ của Thiên hộ Cao Dũng của nước Kim cũng lén nhận tín bài của Nhạc Phi, rồi từ phương bắc đến đầu hàng Nhạc Phi. Giao tranh với Bôn Đổ ở Đông Bình và Bi Châu năm 1140 Mùa hạ cùng năm 1140, Nhạc Phi đưa 10 vạn quân đến đánh Đông Bình nước Kim. Đông Bình có 5000 quân Kim thảng thốt ra chống lại. Khi ấy dâu, chá đang tươi tốt, tướng Kim là Bôn Đổ (người từng dẫn quân Kim lên thuyền truy kích vua Tống Cao Tông ra ngoài biển vào 10 năm trước) sai thuộc hạ giăng nhiều cờ xí ở trong rừng làm nghi binh, còn Bôn Đổ tự đưa tinh binh ra trước trận. Giằng co vài ngày thì quân Tống của Nhạc Phi rút lui, Bôn Đổ thúc quân đuổi theo, đến Thanh Khẩu, quân Tống của Nhạc Phi lên thuyền ngược dòng mà đi. Bấy giờ trời mưa suốt cả ngày đêm không nghỉ, quân Kim đóng trại ở ven sông, đến nửa đêm, Bôn Đổ thúc giục mọi người đi lên phía bắc. Chư tướng can ngăn: "Quân sĩ lội bùn cả ngày, đói mệt mà chưa được ăn, chỉ sợ không chịu lên đường." Bôn Đổ nổi giận, nổi trống đốc thúc, hạ lệnh rằng: "Dứt một hồi trống mà ai tụt lại đằng sau thì chém." Rồi quân Kim của Bôn Đổ nhổ trại mà đi, được 20 dặm mới dừng lại. Đêm ấy, quân Tống của Nhạc Phi đến cướp trại, không được gì nên bỏ đi. Chư tướng Kim vào chúc mừng Bôn Đổ, hỏi tại sao. Bôn Đổ đáp: "Xuôi dòng mà đi, là chạy; ngược dòng mà đi, là dụ ta đuổi theo. Nay trời mưa lầy lội, họ đi thuyền nhàn nhã, ta đi bộ mệt nhọc. Sĩ tốt đói mệt, cung tên mềm rũ, quân ta lại ở hạ lưu, vị trí bất lợi, họ tập kích ta là lẽ tất nhiên." Mọi người đều khen hay. Nhạc Phi sau đó dẫn quân Tống bao vây Bi Châu nước Kim rất gấp. Trong thành Bi Châu có hơn ngàn quân Kim, tướng Kim giữ thành sợ, sai người cầu cứu Bôn Đổ ở Đông Bình. Bôn Đổ nói: "Nhắn lời của ta với tướng giữ thành, góc tây nam trong thành có cái rãnh sâu hơn trượng, cần nhanh chóng lấp lại." Tướng Kim giữ thành Bi Châu làm theo lời này, quả nhiên Nhạc Phi sai quân đào đường ngầm theo lối ấy tiến vào bên trong thành Bi Châu. Biết trong thành có phòng bị, nên Nhạc Phi cho rút quân ra khỏi thành Bi Châu. Bôn Đổ dẫn quân Kim đến cứu Bi Châu, quân Tống của Nhạc Phi rút lui. Kêu gọi các nơi cùng nổi dậy chống Kim, vây khốn Ngột Truật ở Biện Kinh năm 1140 Lúc này con đường tiếp tế lương thực của Nhạc Phi đã bị quân Kim cắt đứt và ông thiếu quân tiếp viện từ các nơi do các lộ quân Tống khác của vợ chồng Hàn Thế Trung - Lương Hồng Ngọc, Ngô Lân, Ngô Thế Tương, Dương Nghi Trung, Lưu Kỹ, Lưu Quang Thế, Trương Tuấn (Trương Bá Anh) và Vương Đức vẫn chưa đến hội quân với Nhạc gia quân của ông dưới chân thành Biện Kinh. Quân Kim dọc theo các con đường từ Hà Bắc và Sơn Đông ùa ùa nam tiến tấn công Nhạc gia quân của ông. Tuy nhiên, Nhạc gia quân vẫn đánh tan được các đạo quân Kim này. Biết tin Nhạc gia quân bị quân Kim cắt đứt con đường tiếp tế lương thực, nhân dân nhà Tống ở các thành trì, châu quận mà đã được Nhạc Phi tái chiếm từ người Kim đều mang lương thực đến giúp đỡ cho Nhạc gia quân. Thủ lĩnh "Trung Nghĩa xã" là Lương Hưng ở phía bắc Hoàng Hà cũng phái người vận chuyển lương thảo xuống phía nam hỗ trợ Nhạc gia quân của Nhạc Phi. Thấy người Kim có dấu hiệu sẽ rút hết toàn bộ quân đội khỏi Hà Nam để về phía bắc Hoàng Hà, Nhạc Phi liền chuẩn bị các phương án để vượt Hoàng Hà lên bắc nhằm truy kích quân Kim. Cùng lúc đó, Nhạc Phi cũng phái 1 toán quân tiến về phía nam đánh tan quân Kim đang chặn đường tiếp tế lương thực của mình. Toán quân này sau đó về đến triều đình nhà Tống để xin mệnh lệnh từ vua Tống Cao Tông cho phép họ ngay lập tức dẫn toàn quân tiến lên phía bắc với tốc độ tối đa. Vào 12 năm trước, vua Tống Cao Tông từng phái Vũ Văn Hư Trung sang nước Kim để làm gián điệp, tìm cách cứu hai vua Tống Huy Tông và Tống Khâm Tông về, đồng thời báo cáo mọi thông tin của nước Kim cho nhà Tống biết. Nay Nhạc Phi bắc phạt có sai người đi liên hệ với Vũ Văn Hư Trung (hiện đang làm Quốc sư ở nước Kim), nhờ Vũ Văn Hư Trung chuẩn bị làm binh biến tiêu diệt vua Kim Hi Tông ở kinh đô nước Kim để Ngột Truật phải bỏ Biện Kinh chạy về bắc, rồi Nhạc Phi sẽ chặn đánh giữa đường tiêu diệt Ngột Truật. Vũ Văn Hư Trung nghe theo Nhạc Phi, chuẩn bị ngày giờ khởi sự. Khi đó Ngột Truật thường dẫn quân Kim ra khỏi thành Biện Kinh chống đỡ Nhạc gia quân của Nhạc Phi. Nhưng mấy lần Ngột Truật đều thất bại cả, phải rút lại vào thành. Đương thế vui mừng, Nhạc Phi viết bài thơ Trì châu Thuý Vi đình có nội dung như sau: Trì châu Thuý Vi đình "Kinh niên trần thổ mãn chinh y, Đặc đặc tầm phương thướng Thuý Vi. Hảo thuỷ hảo sơn khan bất túc, Mã đề thôi sấn nguyệt minh quy." (Nhạc Phi) Tạm dịch: Đình Thuý Vi ở Trì châu "Liền năm áo chiến bụi đường pha, Núi Thuý tìm lên để thưởng hoa. Nước biếc non xanh nhìn chẳng đủ, Ngựa về vó giục ánh trăng xa." (Nhạc Phi) Tướng quân Hàn Thường của quân Kim muốn đem 50.000 quân về phụ giúp Nhạc Phi khôi phục giang sơn nhà Tống. Nhạc Phi cả mừng nói với các tướng: “Có thể đến thẳng Hoàng long phủ (kinh đô của nước Kim) cùng với các ông uống một bữa rượu thật say, mừng ngày chiến thắng." Ngột Truật khi đó bị Nhạc Phi đánh đến không còn sức giao chiến, hoảng loạn muốn bỏ thành Biện Kinh. Nghĩ rồi, Ngột Truật bỏ Biện Kinh mà chạy, có một thư sinh người Hán chạy theo nắm cương ngựa Ngột Truật và nói: “Thái tử đừng bỏ chạy. Nhạc Thiếu bảo (Nhạc Phi) sẽ lui quân thôi." Ngột Truật nói: “Nhạc Thiếu bảo (Nhạc Phi) dùng 500 kỵ binh phá tan 50 vạn binh của ta. Trăm họ ở kinh thành ngày đêm trông Nhạc Thiếu bảo đến, sao ta có thể ở lại mà cố thủ được?” Tên thư sinh ấy đáp: “Từ xưa đến nay chưa khi nào bên trong có quyền thần mà đại tướng có thể lập công ở bên ngoài được, Nhạc Thiếu bảo (Nhạc Phi) cũng không tránh được lệ ấy, lại muốn thành công làm sao được!” Ngột Truật hiểu ý, tiếp tục ở lại Biện Kinh cố thủ. Bị vua Tống Cao Tông ép phải ban sư hồi triều đầu năm 1141 Những hành động bộc phát và công trạng của Nhạc Phi vô tình trở thành cái gai trong mắt những kẻ gần gũi với vua Tống Cao Tông. Tần Cối lo ngại rằng để Nhạc Phi tự do hành động đồng nghĩa rằng một ngày nào đó, Nhạc Phi có thể quay về kinh thành Lâm An “tính sổ” với mình. Vua Tống Cao Tông cũng là người luôn ủng hộ việc giàn xếp một hiệp ước hòa bình với nước Kim và luôn muốn tìm cách kiềm chế tinh thần quyết chiến của quân Tống. Những chuyến viễn chinh của Nhạc Phi cũng như các tướng lĩnh khác là một trở ngại to lớn đối với các cuộc đàm phán hòa bình (thêm một lý do nữa là ngày xưa vua Tống Thái Tổ từng là đại tướng của nhà Hậu Chu, nhờ làm binh biến Trần Kiều nên mới lập ra được nhà Tống, điều đó khiến cho tất cả các đời vua Tống đều thi hành chính sách "trọng văn khinh võ" vì lo sợ một ngày nào đó nhà Tống cũng sẽ bị một vị đại tướng làm binh biến thay đổi triều đại). Một lần nữa triều đình nhà Tống lại đem thắng lợi của Nhạc Phi làm vốn xin hoà với người Kim. Khi đó Nhạc Phi đã đả thông con đường tiếp tế lương thực từ triều đình đến tiền tuyền Biện Kinh cho Nhạc gia quân, tuy nhiên vua Tống Cao Tông và Tần Cối lại không cho người nào vận lương tiếp tế cho Nhạc Phi nữa. Nhạc gia quân nhanh chóng lâm vào hoàn cảnh thiếu lương thực. Nhạc Phi dự định bỏ qua Biện Kinh, cho quân vượt qua sông Hoàng Hà lên Hà Bắc để cướp lương thực của quân Kim thì Tần Cối lại muốn cắt vùng phía Bắc sông Hoài cho nước Kim, xin vua Tống Cao Tông gọi Nhạc Phi ban sư hồi triều. Vua Tống Cao Tông hạ thánh chỉ cho Nhạc Phi có nội dung rằng: "Chiến thắng của quân đội của Nhạc Phi trong trận Yển Thành thật sự không hề dễ dàng. Nếu đội quân này hội với lực lượng của Trương Tuấn (Trương Bá Anh) và Vương Đức (王德), thuộc hạ của tướng Lưu Quang Thế, khi họ rút lui dọc theo Hoài Nam Đông lộ (淮南东路), thì có thể tưởng tượng rằng đây sẽ là một khích lệ tinh thần cho quân đội của Nhạc Phi vào thời điểm khó khăn này của chiến dịch (ý nói quân của Nhạc Phi đang gặp khó trong việc lương thảo sắp cạn kiệt)." Nhạc Phi gửi thư tâu vua Tống Cao Tông: “Nhuệ khí của giặc Kim đã tan vỡ, chúng đã bỏ xe ngựa chạy qua sông, quân ta sĩ khí đang lên cao, các bậc hào kiệt hưởng ứng phong trào khôi phục Trung nguyên, tướng sĩ đem mạng sống báo đáp ơn vua. Thời cơ không đến lần thứ hai, dịp may không nên để mất." Tần Cối biết chí Nhạc Phi cương quyết, nhất định không rút quân nên đã bí mật lệnh cho các lộ quân Tống của vợ chồng Hàn Thế Trung - Lương Hồng Ngọc, Ngô Lân, Ngô Thế Tương, Dương Nghi Trung, Lưu Kỹ, Lưu Quang Thế, Trương Tuấn (Trương Bá Anh) và Vương Đức đồng loạt rút lui, để lại một mình Nhạc Phi cùng Nhạc gia quân của ông vượt sông Hoàng Hà tiến sâu vào Hà Bắc của nước Kim. Đầu năm 1141, lộ quân Tống của Trương Tuấn, Lưu Quang Thế và Vương Đức đã rời Bạc Châu, rút về nam theo Hoài Nam Đông lộ. Lộ quân Tống của Dương Nghi Trung và Lưu Kỹ thì rút về phía nam sông Trường Giang. Lộ quân Tống của vợ chồng Hàn Thế Trung - Lương Hồng Ngọc rút về Hoài Đông. Còn lộ quân Tống của Ngô Lân và Ngô Thế Tương rút khỏi Lũng Thục về nam. Các lộ quân Tống khác đều rút lui cộng với việc triều đình nhà Tống không tiếp tế lương thực cho Nhạc gia quân nữa, Nhạc gia quân đã thực sự bị cô lập không còn sự trợ giúp trên đất Kim. Tuy vậy, Nhạc Phi vẫn kiên quyết không rút quân, muốn truy bắt Ngột Truật đến cùng. Tần Cối nói với vua Tống Cao Tông rằng một mình Nhạc Phi không thể dẫn một toán quân cô độc mà ở lâu nơi đất quân địch được, xin vua Tống Cao Tông ra lệnh buộc Nhạc Phi phải ban sư hồi triều. Vua Tống Cao Tông lại sai sứ triệu Nhạc Phi về lại Chu Tiên trấn dưới quyền của 1 vị tướng quân, Nhạc Phi không muốn về và còn đáp lại chiếu chỉ vua bằng những lời trung nghĩa, xuất phát từ tâm can. Vua Tống Cao Tông trong một ngày phát liên tiếp 12 đạo kim bài thúc giục Nhạc Phi về Ngạc Châu nhanh, nếu còn không chịu về thì ông bị trục xuất ra khỏi nhà Tống. Nhạc Phi bị ép vào thế khó nên đã tức giận và rơi nước mắt. Nhạc Phi quay mặt về phía Đông lạy, rồi ngửa mặt than: "Công lao 10 năm, đã bị phá hỏng trong một buổi!Châu quận giành được, mất trong một buổi sáng. Giang sơn xã tắc, khó mà trung hưng. Càn khôn khó mà khôi phục. Không phải ta không hoàn thành nhiệm vụ của mình, mà là Tể tướng Tần Cối đã lừa dối hoàng đế." Lần ra quân này, không những khiến cho giấc mộng tận trung báo quốc, thu thập lại giang sơn cũ của Nhạc Phi trở nên hão huyền mà lại còn gặp phải vận rủi. Lòng yêu nước buộc Nhạc Phi phải làm theo lệnh vua. Kết quả, Nhạc Phi đang trên đường bắc phạt nước Kim thì bị ép phải thu quân về. Không còn cách khác, Nhạc Phi đành nuốt nước mắt, tháo lá cờ "Tinh trung Nhạc Phi" xuống mà về nam. Nhạc Vân, Trương Hiến, Ngưu Cao, Vương Quý, Từ Khánh, Vương Tuấn, Diêu Chính, Vương Vạn, Đổng Tiên, Lý Sơn, Mạnh Bang Kiệt, Lý Bảo,... cũng theo Nhạc Phi trở về nam. Nhân dân nhà Tống ở các thành trì, châu quận mà đã được Nhạc Phi tái chiếm từ tay người Kim cũng đi theo Nhạc gia quân quay về nam. Nhạc Phi quay về Ngạc Châu để phòng thủ, bao nhiêu châu huyện đã khôi phục được cho nhà Tống đều bị mất hết về tay quân Kim. Lương Hưng cùng nghĩa quân "Trung Nghĩa xã" ở núi Thái Hàng cũng phải dừng hành động kháng Kim và dẫn nhau vượt sông Hoàng Hà về nam, đi theo Nhạc gia quân về đất Nam Tống. Hàn Thường và 50.000 quân dưới quyền cũng không cần phải phản lại nước Kim để đi theo Nhạc Phi nữa. Quốc sư Vũ Văn Hư Trung ở kinh đô nước Kim cũng phải dừng kế hoạch làm binh tiêu diệt vua Kim Hi Tông. Vua Kim Hi Tông sai sứ đến động viên Ngột Truật. Sau đó quân Kim của Ngột Truật tiến thẳng xuống phía nam sông Hoài, áp sát biên giới nhà Tống. Ngột Truật lại dẫn quân Kim đánh vài trận nhỏ với quân Tống, chiếm được 3 huyện Cương, Thạch và Đức của nhà Tống. Cảm thấy Ngột Truật sẽ nhân lúc Nhạc Phi và Nhạc gia quân đang lui quân về nam mà dẫn quân Kim truy kích từ phía sau, Lưu Kỹ liền dẫn quân Tống chặn đánh quân Kim của Ngột Truật giữa đường. Ngột Truật bị đánh bại phải rút lui về bắc. Sau trận đó, Lưu Kỹ được cho là đã hỗ trợ Nhạc Phi cùng Nhạc gia quân bình an rút về nam. Khi Nhạc Phi dẫn Nhạc gia quân về đến kinh đô Lâm An thì ông hết lòng muốn trả binh quyền. Tuy nhiên vua Tống Cao Tông lại không cho phép ông bỏ binh quyền, bởi vua nghi ngại người Kim sẽ lại nam tiến lần nữa. Chống Kim xâm lấn, bắc phạt nước Kim năm 1141 Trong khoảng thời gian đầu năm 1141, có thám mã nhà Tống báo tin rằng quân Kim do Ngột Truật chỉ huy đã chia đường vượt qua sông Hoài, đánh Hợp Phì, Lịch Dương của nhà Tống. Tướng Tống là Diệp Mộng yêu cầu chi viện. Nhạc Phi xin vua Tống Cao Tông hợp binh các tướng lại để phá địch. Vua Tống Cao Tông do dự chưa quyết. Ngột Truật, Hàn Thường cùng Long Hổ đại vương dẫn đại quân Kim tiến chiếm Lư Châu (nay là Hợp Phì) nhà Tống. Vua Tống Cao Tông nghe tin thì kinh hãi, liền sai người đi thúc giục Nhạc Phi dẫn Nhạc gia quân hội với quân đội của vợ chồng Hàn Thế Trung - Lương Hồng Ngọc ở Hoài Tây để cùng đi cứu viện. Nhạc Phi dự liệu rằng quân Kim đang dốc toàn lực đánh về phương Nam tức là sào huyệt nhất định bị bỏ trống, nếu ông dong ruổi đến vùng Biện Kinh, Lạc Dương mà đánh bọc hậu, quân Kim phải bỏ chạy, khi đó ông có thể ngồi yên mà xem quân Kim thua. Lúc ấy, Nhạc Phi đang bị cảm hàn, ôm bệnh mà vẫn coi việc quân. Nhạc Phi dẫn Nhạc gia quân cùng quân đội của vợ chồng Hàn Thế Trung - Lương Hồng Ngọc đến đánh Lư châu. Khi đó Trương Tuấn (Trương Bá Anh) dẫn quân Tống vượt sông, lấy Vương Đức làm tiên phong ra đánh quân Kim. Quân Kim bị đẩy lui về Chiêu Quân. Ba hôm sau Trương Tuấn (Trương Bá Anh) lại đánh bại tướng Kim Là Hàn Thường ở Hàm Sơn, sau đó lấy lại huyện Sào, Chiêu quan. Sau đó các tướng Tông là Trương Tuấn (Trương Bá Anh), Dương Nghi Trung, Vương Đức, Điền Sư Trung, Trương Tử Cái và Lưu Kỹ lại phá quân Kim của Ngột Truật ở Chá Cao. Sau vài ngày, mọi người bàn nhau lui quân, thì Hào Châu cáo cấp. Lưu Kỹ cùng Trương Tuấn (Trương Bá Anh), Dương Nghi Trung dẫn quân Tống đi cứu viện, đến Hoàng Liên Phụ, cách Hào Châu 60 dặm thì nghe tin thành nam đã thất thủ trước quân Kim. Lưu Kỹ, Trương Tuấn (Trương Bá Anh), Dương Nghi Trung vừa lập doanh trại theo thế chân vạc thì có tin báo quân Kim đã lui. Vì bất đồng cá nhân, Trương Tuấn (Trương Bá Anh) ghìm chân Lưu Kỹ, lệnh cho Dương Nghi Trung và Vương Đức đem 6 vạn bộ kỵ Thần Dũng đi thẳng đến Hào Châu truy kích quân Kim. Ngột Truật bỏ Lư Châu lui chạy lên phía bắc, điều một cánh quân Kim nhỏ tấn công Hào Châu, bố trí chủ lực mai phục gần đó. Trương Tuấn (Trương Bá Anh) ngỡ là Ngột Truật dốc quân tấn công Hào Châu nên vội điều động toàn quân đến cứu. Hai cánh quân Tống của Dương Nghi Trung và Vương Đức đi trước đều bị quân Kim mai phục tiêu diệt hoàn toàn, chỉ còn 2 tướng chạy thoát trở về. Khi trời sáng, quân đội của Lưu Kỹ đến Ngẫu Đường, thì quân đội của Dương Nghi Trung đã vào Trừ Châu, quân đội của Trương Tuấn (Trương Bá Anh) đã vào Tuyên Hóa. Tuy nhiên Lưu Kỹ và Trương Tuấn (Trương Bá Anh) sinh bất hòa, quân đội hai người chém giết lẫn nhau trong đêm. Sáng hôm sau hai bên ngừng chém giết nhưng Lưu Kỹ và Trương Tuấn (Trương Bá Anh) có màn đấu khẩu với nhau rất nặng lời. Khi đó quân Kim của Ngột Truật, Hàn Thường ở Lư Châu (nay là Hợp Phì) nghe tin các lộ quân Tống của Nhạc Phi và vợ chồng Hàn Thế Trung- Lương Hồng Ngọc cùng đến thì kinh sợ, chưa chiến đã bỏ chạy về bắc. Hàn Thế Trung và Lương Hồng Ngọc mang quân vượt sông Hoài đánh quân Kim, không phân thắng bại. Cuối cùng cả Hàn Thế Trung - Lương Hồng Ngọc và quân Kim đều lui binh. Các cánh quân Tống của Lưu Kỹ, Trương Tuấn (Trương Bá Anh) và Dương Nghi Trung cũng rút lui về nam. Nhưng Nhạc gia quân của Nhạc Phi lại thừa thế bắc phạt nước Kim. Nhạc Phi giương lá cờ "Tinh trung Nhạc Phi" lên rồi dẫn Nhạc gia quân đi đánh chiếm vài châu quận ở Hà Nam của nước Kim. Sau đó Nhạc Phi chia quân 2 đường định tiến về Lạc Dương và Biện Kinh. Lúc bấy giờ, hoà nghị Tống - Kim đã đến chỗ quyết định. Tần Cối lo Nhạc Phi không đồng chí hướng với y nên y mật tấu xin vua Tống Cao Tông cho triệu hồi Nhạc Phi lui quân về. Kỳ này Nhạc Phi và Nhạc gia quân nhanh chóng lui quân về nam vì ông đã quá chán nản với cái nhà Tống này. Vấn đề chiến công ở trận Chá Cao Trương Tuấn (Trương Bá Anh), Dương Nghi Trung về triều, thường nói rằng Nhạc Phi không đến cứu viện, còn Lưu Kỹ chiến đấu bất lực nên quân Tống mới thua quân Kim ở Hào Châu. Sau đó Trương Tuấn (Trương Bá Anh) đổ hết mọi trách nhiệm lên đầu Lưu Kỹ, kể tội không ứng cứu khiến hai cánh quân Tống của Dương Nghi Trung và Vương Đức bị quân Kim tiêu diệt hoàn toàn ở Hào Châu. Tần Cối dựa vào lời ấy, bèn tâu vua Tống Cao Tông bãi chức Tuyên phủ phán quan của Lưu Kỹ, rồi lệnh cho Lưu Kỹ làm Tri Kinh Nam phủ. Nhạc Phi xin vua Tống Cao Tông cho Lưu Kỹ tiếp tục nắm binh quyền nhưng triều đình nhà Tống không nghe. Tháng 4 năm 1141, học theo việc chung rượu giả binh quyền (mượn rượu tước binh quyền) của vua Tống Thái Tổ, vua Tống Cao Tông mượn cớ luận công, ban thưởng cho chiến dịch bắt phạt nước Kim vào năm ngoái và thắng lợi quân Kim ở trận Chá Cao trong năm nay để mở tiệc mừng công. Trong bữa tiệc đó, vua Tống Cao Tông phong cho Hàn Thế Trung, Trương Tuấn (Trương Bá Anh) làm Khu mật sứ Lâm An, Nhạc Phi làm Khu mật phó sứ, Dương Nghi Trung làm Khai phủ nghi đồng tam ti và được vua đổi tên thành Dương Tồn Trung, Lưu Quang Thế làm Vạn Thọ quân sứ, sau đổi làm Dương Quốc công, nhưng thực ra sự bố trí ấy là kế của Tần Cối nhằm tước bỏ binh quyền của chư tướng (biến các chư tướng từ quan võ thành quan văn), làm suy yếu năng lực quốc phòng của nhà Tống. Đồng thời vua Tống Cao Tông còn dở bỏ 3 tuyên phủ ti từng được thiết lập để tác chiến với quân Kim. Nhạc Phi và Hàn Thế Trung biết rằng họ không trực tiếp tham chiến ở trận Chá Cao nắm 1141 nhưng vua Tống Cao Tông vẫn ghi công cho họ sẽ khiến người khác bất phục. Hai người họ cố từ chối nhận thưởng chiến công trong trận Chá Cao nhưng vua Tống Cao Tông và Tần Cối vẫn ép họ phải nhận thưởng. Thấy binh quyền đã bị lấy đi hết, Nhạc Phi và Hàn Thế Trung đành chấp nhận nhận thưởng chiến công trong trận Chá Cao từ vua Tống Cao Tông để bù đắp lại. Việc Nhạc Phi và Hàn Thế Trung không tham chiến ở trận đại thắng quân Kim do Ngột Truật chỉ huy ở Chá Cao năm 1141 mà vua Tống Cao Tông vẫn ghi công lao trận đó cho hai người họ đã khiến cho Trương Tuấn (Trương Bá Anh) và Dương Tồn Trung không hài lòng. Trương Tuấn (Trương Bá Anh) và Dương Tồn Trung bắt đầu ganh ghét với Nhạc Phi và Hàn Thế Trung. Giúp Hàn Thế Trung thoát khỏi âm mưu của Tần Cối Tần Cối sau khi đã đoạt binh quyền của các chư tướng, liền sai sứ sang nghị hoà với nước Kim. Sau đó Tần Cối lại tìm cách hại các tướng này, ban đầu là lợi dụng Trương Tuấn (Trương Bá Anh) và Nhạc Phi để hại Hàn Thế Trung, sau đó sẽ dùng Trương Tuấn (Trương Bá Anh) hại Nhạc Phi. Trương Tuấn (Trương Bá Anh) và Tần Cối mưu phân tán lực lượng quân đội của Hàn Thế Trung ra rồi ám hại Hàn Thế Trung. Tháng 5 năm 1141 Trương Tuấn (Trương Bá Anh) cùng Nhạc Phi đi thị sát quân đội của Hàn Thế Trung ở Sở Châu. Trương Tuấn (Trương Bá Anh) định bàn mưu của Tần Cối bày ra với Nhạc Phi để hại Hàn Thế Trung nhưng Nhạc Phi không đồng tình. Nhạc Phi phê phán Trương Tuấn (Trương Bá Anh) và đem việc báo lại cho Hàn Thế Trung biết. Hàn Thế Trung đến gặp vua Tống Cao Tông tố cáo, do đó ý định của Tần Cối và Trương Tuấn (Trương Bá Anh) không thực hiện được. Tần Cối tức lồng lên, muốn trả thù Nhạc Phi cho bằng được. Hai bên Tống - Kim đã ngưng chiến, vua Tống Cao Tông lại phái Ngụy Lương Thần đi sứ nước Kim để cầu hòa. Hàn Thế Trung vẫn cực lực phản đối, nhiều lần dâng biểu can. Tần Cối sai thủ hạ kích động gièm pha vu cáo Hàn Thế Trung. Hàn Thế Trung bị vua Tống Cao Tông giáng từ Khu mật sứ Lâm An xuống làm Phong Tuyền quán sứ, bù lại tấn phong cho Hàn Thế Trung danh hiệu Phúc Quốc công để an ủi. Án mạc tu hữu (Án không cần có) Người Kim gây áp lực, Nhạc Phi cùng Nhạc Vân, Trương Hiến bị giam vào ngục Người Kim vốn ôm hận Nhạc Phi sâu sắc, họ liên kết với Tần Cối, bắt triều đình nhà Tống phải giết hại Nhạc Phi để làm điều kiện hoà nghị. Trong thư Ngột Truật gửi Tần Cối có nói rõ: “Ông sớm tối xin hoà mà Nhạc Phi lại mưu việc khôi phục vùng Hà, Sóc. Xin giết Phi đi rồi mới có thể nói đến việc hoà.” Tần Cối cho rằng nếu Nhạc Phi không chết sẽ làm cản trở hoà nghị Tống - Kim, mà Tần Cối cũng bị vạ lây. Và Tần Cối mật mưu giết Nhạc Phi. Nhưng theo một số sử gia, có lẽ người Kim không có ra điều kiện phải giết Nhạc Phi mới cho nghị hòa, nhưng Tần Cối tự bịa ra câu chuyện Ngột Truật ép phải giết Nhạc Phi này để buộc vua Tống Cao Tông ra tay với Nhạc Phi. Thậm chí nếu người Kim có đòi nhà Tống phải giết tướng mới cho nghị hòa thì người đó không hẳn là Nhạc Phi, bởi Ngột Truật từng bị rất nhiều tướng Tống đánh bại, nhưng Nhạc Phi lại bị Tần Cối và vua Tống Cao Tông chọn là phải chết. Khi đó Tần Cối biết được Trương Tuấn (Trương Bá Anh) ghen tỵ với công lao của Nhạc Phi, vì trước kia Nhạc Phi là thủ hạ của Trương Tuấn, nay thì hai người đã gần như ngang hàng, cộng thêm vấn đề chiến công ở trận Chá Cao năm 1141 vừa xảy ra khiến Trương Tuấn càng căm ghét Nhạc Phi hơn nữa. Tần Cối liền lợi dụng điểm này lôi kéo Trương Tuấn (Trương Bá Anh) về phe mình. Tần Cối cử thuyết khách dùng mồi nhử vàng bạc và hứa thăng chức cao cho Trương Tuấn (Trương Bá Anh). Trương Tuấn (Trương Bá Anh) đồng ý cùng Tần Cối hại Nhạc Phi. Nhạc Phi không biết rằng các tướng lĩnh bên cạnh mình dần dần đều bị Tần Cối mua chuộc. Người thì vin vào chuyện Nhạc Phi thất học để về phe Tần Cối, người thì phải tự rút lui khỏi Nhạc gia quân để bảo toàn tính mạng. Triều đình nhà Tống bắt đầu giải trừ binh quyền của Nhạc Phi, phân tán Nhạc gia quân, đổi phiên hiệu thành Ngạc châu trú trát ngự tiền chư quân, tạm thời giao cho Vũ An quân thừa tuyên sứ, ngự tiền trung quân thống thế, quyền đô thống chế Vương Quý tiết chế. Thủ lĩnh Trung Nghĩa xả theo Nhạc gia quân là Lương Hưng bị giáng làm Thân vệ đại phu. Nhạc gia quân quân kỷ nghiêm minh, Vương Quý từng vi phạm, mấy lần suýt bị Nhạc Phi xử tử. Tần Cối biết điều đó, sai tướng Trương Tuấn (Trương Bá Anh) đi bắt giữ Vương Quý, dùng gậy đánh đập, ép Vương Quý tố cáo Nhạc Phi mưu phản. Vương Quý không nghe theo, nói: "Làm đại tướng không tránh khỏi thi hành thưởng phạt, nếu oán hận điều này, sao gánh vác được trách nhiệm làm tướng." Trương Tuấn (Trương Bá Anh) không cam lòng, bèn lấy việc nhà của Vương Quý ra đe dọa, buộc Vương Quý phải khuất phục. Cuối cùng Trương Tuấn đưa bản khẩu cung của Vương Quý tố cáo Nhạc Phi mưu phản cho Tần Cối Tần Cối giam Nhạc Phi vào ngục với tội danh bất trung, giao cho Trương Tuấn (Trương Bá Anh) tra xét. Trương Tuấn dùng đại hình tra khảo Nhạc Phi. Nhạc Phi không nhận tội. Trương Tuấn (Trương Bá Anh) phải đưa một bản khẩu cung giả cho Tần Cối nhưng do chứng cớ chưa rõ ràng nên không thể xét tội. Việc này kéo dài đến tận cuối năm 1141. Mặt khác, thuộc cấp của Trương Hiến là Vương Tuấn do tham nhũng mà bị cách chức. Vương Tuấn cũng nghe theo lệnh Tần Cối vu cáo Trương Hiến mưu đồ nổi loạn ở Tương Dương để giành lại binh quyền cho Nhạc Phi. Trương Tuấn sau đó ép Vương Quý đi bắt giữ Trương Hiến. Trương Hiến còn chưa đến, Trương Tuấn (Trương Bá Anh) đã sắp sẵn hình cụ để đợi. Trương Hiến hết mực kêu oan, Trương Tuấn (Trương Bá Anh) đập bàn nói: "Nhạc Vân con của Phi gửi thư cho ngươi bảo mưu phản, trao binh quyền cho Nhạc Phi, sao còn chối?". Trương Hiến vẫn một mực không chịu khai khống. Trương Tuấn (Trương Bá Anh) bèn cho dùng hình cực kì tàn khốc với Trương Hiến. Trương Hiến bị tra khảo, cả mình không còn chỗ nào lành lặn, mà vẫn không khuất phục. Vì thế Trương Tuấn tự tay ngụy tạo khẩu cung của Trương Hiến giao cho Tần Cối, rồi giao Trương Hiến cho Đại Lý tự. Con trai Nhạc Phi là Nhạc Vân cũng nhanh chóng bị bắt giam vào ngục. Tần Cối không ngừng tấu với vua Tống Cao Tông rằng Nhạc Phi đã xúc phạm tới gia pháp tổ tông của nhà Tống. Thấy danh tiếng của Nhạc Phi vượt qua mình, Tần Cối căm tức lắm, lại tâu lên vua Tống Cao Tông rằng: "Thiên hạ bách tính đều biết có Nhạc Phi chứ không biết còn có Hoàng đế." Tháng 7 năm 1141, Tần Cối biết tên Gián nghị đại phu Mặc Kỳ Tiết có hiềm oán với Nhạc Phi bèn nói ý ấy với Mặc Kỳ Tiết rồi sai tên này vu cáo Nhạc Phi. Tần Cối lại sai quan Trung thừa là Hà Đào, Thị Ngự sử là La Nhữ Tập cùng dâng sớ vu cáo Nhạc Phi. Tất cả ngự trát và thủ chiếu (thư từ và chiếu chỉ do chính tay vua Tống viết) mà vua Tống Cao Tông từng ban tặng cho Nhạc Phi, tổng cộng 88 phần văn kiện đều bị vua Tống Cao Tông sai người đến nhà của Nhạc Phi ở Vũ Xương tịch thu đem về. Lá cờ "Tinh trung Nhạc Phi" (精忠岳飛, nghĩa là "Sự trung thành thuần khiết của Nhạc Phi") ở trong doanh trại cũ của Nhạc gia quân ở Ngạc Châu cũng bị vua Tống Cao Tông sai người đến thu về. Tháng 10 dương lịch năm 1141 vua Tống Cao Tông nhà Tống và vua Kim Hi Tông nước Kim gửi các sứ giả qua lại và tiến hành các cuộc đàm phán cho một hòa ước giữa hai nước Tống - Kim. Tháng 10 âm lịch (tức là tháng 11 dương lịch) năm 1141, cha con Nhạc Phi và Nhạc Vân bị bắt vào Đại Lý tự.<ref name="TS473">Tống sử quyển 473, liệt truyện 232 – Tần Cối truyện: Thập nguyệt, hưng Nhạc Phi chi ngục. Cối sử gián quan Mặc Kỳ Tiết luận kỳ tội, Trương Tuấn hựu vu Phi cựu tướng Trương Hiến mưu phản, vu thị Phi cập tử Vân câu tống Đại Lý tự, mệnh ngự sử trung thừa Hà Chú, Đại Lý khanh Chu Tam Úy cúc chi.</ref>. Nhạc Phi đến, cười nói: “Hoàng thiên, hậu thổ khá bày tỏ lòng này.”Ban đầu, Tần Cối sai Hà Đào hỏi khẩu cung Nhạc Phi. Nhạc Phi cởi áo, đưa lưng cho Hà Đào xem trên lưng có xâm bốn chữ lớn “Tận trung báo quốc” ăn sâu vào da thịt. Hà Đào biết Nhạc Phi bị oan nên báo cáo sự thực với Tần Cối. Tần Cối biết Hà Đào đồng tình với Nhạc Phi thì đổi Đại thần Chu Tam Úy đi ép cung Nhạc Phi thay cho Hà Đào. Thấu hiểu nỗi oan của Nhạc Phi nên Chu Tam Úy sau đó cũng treo mũ từ quan. Tần Cối lại sai Mặc Kỳ Tiết làm giám ngục để ép cung Nhạc Phi. Mặc Kỳ Tiết có hiềm khích với Nhạc Phi từ trước nên ông ta gia hình Nhạc Phi, Nhạc Vân và Trương Hiến rất mạnh nhưng trước sau 3 người đều không nhận tội. Tháng 11 năm 1141, vua Kim Hi Tông gửi phái đoàn sứ giả đến kinh đô Lâm An nhà Tống đưa ra điều kiện giảng hòa. Kết quả là Tống - Kim đã bàn bạc ra những điều khoản chính yếu cho một hiệp ước giữa hai bên (sử gọi đây là "Hiệp ước Thiệu Hưng"). Vụ án của Nhạc Phi khi đó đã kéo dài suốt 2 tháng, thẩm vấn không có kết quả gì. Việc để lâu ngày, nhiều đại thần lên tiếng phản bác và cầu xin tha cho Nhạc Phi. Có quan lại mạnh dạn dâng sớ minh oan cho Nhạc Phi nhưng lập tức bị Tần Cối hãm hại. Cuối cùng thì làm một bản khẩu cung giả nữa được Mặc Kỳ Tiết giao cho Tần Cối với nội dung Nhạc Phi báo tin sai cho vua Tống Cao Tông về việc ông có tham chiến cùng Trương Tuấn (Trương Bá Anh) trong trận thắng quân Kim ở Chá Cao trong năm 1141 (ý nói Nhạc Phi cướp công của Trương Tuấn), ở chiến trường Hoài Tây thì ông lại cố tình trì hoãn, không chịu dẫn quân đi ứng cứu dẫn tới việc quân Tống của Trương Tuấn (Trương Bá Anh) bị quân Kim đánh bại ở Hào Châu trong năm 1141 (ý nói Nhạc Phi khiến Trương Tuấn thua trận), tội đáng phải chém. Nhưng do chứng cớ chưa rõ ràng, không có ai chịu làm chứng cho khẩu cung giả của Mặc Kỳ Tiết ngụy tạo nên vẫn không thể xét tội Nhạc Phi. Việc để lâu ngày, nhiều đại thần, tướng sĩ, dân chúng đều lên tiếng phản bác và cầu xin triều đình nhà Tống tha cho Nhạc Phi. Sau đó Tần Cối bãi chức Phạm Đồng, một người tuy ủng hộ nghị hòa vơinu7o7a1 Kim nhưng không được lòng của Tần Cối. Có thuyết nói do Phạm Đồng khuyên Tần Cối thả Nhạc Phi nên mới bị cách chức. Sau đó Tần Cối lại lưu đày Hồ Thuyên đang ở Chiêu châu đến Tân châu vì Hồ Thuyên dâng sớ xin tha cho Nhạc Phi. Vương Thứ đang bị Tần Cối lưu đày ở Đàm Châu cũng lên tiếng xin tha cho Nhạc Phi, Tần Cối liền lưu đày Vương Thứ sang Đạo châu. Tần Cối lại lệnh nếu vua Tống Cao Tông có đại xá thì Hồ Thuyên, Vương Thứ và Triệu Đỉnh (đang bị Tần Cối lưu đày ở Triều châu) cũng không được đại xá. Khi đó "Thư mưu phản" gửi Trương Hiến của Nhạc Vân không hề được đưa ra, Hàn Thế Trung đích thân hỏi thẳng Tần Cối rằng Nhạc Phi phạm tội gì, Tần Cối đáp:"Nhạc Vân con của Phi đi lại thư từ với Trương Hiến để bàn việc tạo phản, tuy không cớ chứng cớ, nhưng "không có nghĩa là không có" việc đó.". Ai ai nghe thế cũng bất bình. Hàn Thế Trung tức giận nói:"Mấy chữ "không có nghĩa là không có" của ông thì mọi người sẽ nghĩ sao đây"? Tần Cối im bặt, không nói được lời nào. Điển tích "Phong tăng tảo Tần" Tương truyền thời bấy giờ, Tần Cối không quyết định được phải làm thế nào với Nhạc Phi, vì thế Tần Cối đã tới chùa Linh Ẩn cầu xin quẻ và gặp Phong Ba hòa thượng (hòa thượng "Gió Bão"). Vừa thấy Tần Cối, Phong Ba hòa thượng đã cười ầm lên, hỏi Tần Cối: "Tào Tháo gian hùng cả đời, hôm nay hỏi đã đến đâu?" Tần Cối không hiểu sao. Phong Ba hòa thượng đáp: "Đạo Trời rõ ràng, trung-gian tự thấy, thiện ác hữu báo. Tướng công thân là Tể tướng, một tay có thể nâng cả bầu trời, cớ sao phải sát hại trung thần lương đống? An nguy của quốc gia, lẽ nào không thèm đếm xỉa tới?" Tần Cối hỏi: "Ai là lương đống?" Phong Ba hòa thượng nghiêm mặt nói: "Nhạc Phi tướng quân!" Tần Cối táng tận lương tâm vẫn giả làm ngơ. Phong Ba hòa thượng cười lớn: "Thật là ngu xuẩn, vẫn chưa tỉnh ngộ, về sau hối hận e rằng đã muộn."Sau đó Phong Ba hòa thượng phẫn nộ, lấy cây chổi cùn quét lia lịa vào mặt Tần Cối, quét xong nghênh ngang bỏ đi, bỗng chốc mất hút bóng dáng. Tần Cối bị quét đến hồn xiêu phách lạc, nhếch nhác bỏ đi. Đây chính là điển tích nổi tiếng "Phong tăng tảo Tần". Nhạc Phi cùng Nhạc Vân, Trương Hiến bị Tần Cối hại chết ở đình Phong Ba Ban đầu Đại Lý tự phán quyết Nhạc Phi với tội danh phản quốc thì đáng chém, Trương Hiến đáng thắt cổ, còn Nhạc Vân không phải chết, nhưng vua Tống Cao Tông lại giáng chiếu cho Mặc Kỳ Tiết (万俟卨) ban chết cho Nhạc Phi, xử chém Trương Hiến và Nhạc Vân. Dương Tồn Trung (Dương Nghi Trung) được lệnh làm quan giám trảm Trương Hiến và Nhạc Vân. Lý Nhược Phác (李若樸) và Hà Ngạn Du (何彥猷) ở Đại Lý tự cố dâng sớ nói Nhạc Phi không đáng phải chết nhưng vua Tống Cao Tông không nghe. Mặc Kỳ Tiết nhanh chóng thảo ra văn kiện “Hình bộ đại tư lý tự trạng” có nội dung định tội Nhạc Phi, Nhạc Vân và Trương Hiến đúng với yêu cầu trong chiếu chỉ của vua Tống Cao Tông, rồi gửi vua phê duyệt. Vua Tống Cao Tông lập tức phê duyệt để văn kiện đó có hiệu lực ngay lập tức. Một hôm, Mặc Kỳ Tiết vào Đại Lý tự đưa giấy cho Nhạc Phi, yêu cầu viết khẩu cung theo ý của Mặc Kỳ Tiết. Nhạc Phi cầm bút, viết luôn 8 chữ:"Thiên nhật chiêu chiêu, thiên nhật chiêu chiêu."Dịch nghĩa:"Mặt trời sáng tỏ, mặt trời sáng tỏ."Tám chữ đó đã thể hiện rõ nhất sự bất mãn và sự kháng nghị cuối cùng của ông đối với vua Tống Cao Tông và Tần Cối. Mặc Kỳ Tiết tức lắm, liền báo cáo với Tần Cối. Tháng 12 âm lịch, năm 1141 (tức là đầu năm 1142) nghe tin Lưu Doãn Thăng ở Kiến Khang thay mặt trăm họ kêu oan cho Nhạc Phi, Tần Cối cùng phe cánh của ông cảm thấy bối rối, không biết bây giờ có nên tiếp tục xử vụ trọng án của Nhạc Phi hay nên thả Nhạc Phi ra. Một hôm, Tần Cối từ triều đình về nhà, ngồi uống rượu với vợ là Vương thị ngoài hiên. Tần Cối cầm 1 quả cam, vì tâm thần bất định nên cứ dùng ngón tay vạch lăng nhăng trên vỏ cam. Vương thị biết tâm sự của chồng, liền khuyên Tần Cối nên hạ thủ ngay với Nhạc Phi để tránh sinh lắm chuyện. Tần Cối nghe theo. Cảm thấy sự việc còn để lâu sẽ bất lợi, ngày 29 tháng 12 âm lịch, năm 1141 (tức là ngày 28 tháng 1 dương lịch năm 1142), khi khắp nơi ở Nam Tống đều chuẩn bị đón Tết, Nhạc Phi bị Tần Cối (mượn lệnh vua Tống Cao Tông) vờ mời đi tắm rồi bị đưa đến phòng hành hình thuộc Đại lý tự Lâm An. Khi đó trên người Nhạc Phi vẫn đeo miếng ngọc bội (theo sử gia Vương Tăng Du, đây chính là miếng ngọc bội, kỉ vật do người vợ Lý thị đã tặng Nhạc Phi, là bằng chứng về sự tôn trọng, cũng như tình cảm vô cùng sâu đậm mà ông luôn dành cho người vợ Lý thị hiền lương của mình). Tên đao phủ dùng búa lớn giáng mạnh vào 2 bên sườn làm cho Nhạc Phi bị gãy hết xương sườn, nội tạng đều vỡ nát. Nhạc Phi bị thổ huyết nhưng chưa chết. Tần Cối bỏ thuốc độc vào chén rượu và sai người giữ chặt Nhạc Phi lại, sai tên đao phủ đổ rượu từ chén rượu độc đó vào miệng Nhạc Phi. Nhạc Phi bị ép uống xong chén rượu độc rồi nhưng vẫn còn chưa chết hẳn. Tần Cối bực quá, lệnh cho tên đao phủ đem Nhạc Phi đi treo cổ ở đình Phong Ba ("Phong Ba" nghĩa là "Gió Bão", tức là đình "Gió Bão") thuộc Đại lý tự Lâm An, khi đó Nhạc Phi mới thực sự chết hẳnThoát Thoát, Tống sử, Quyển 365, Liệt truyện 124, Nhạc Phi truyện.. Năm đó Nhạc Phi hưởng dương 39 tuổi. Thuộc tướng của Nhạc Phi là Trương Hiến và con trai Nhạc Phi là Nhạc Vân bị Dương Tồn Trung (theo lệnh của Tần Cối) cho chém ngang lưng trước, sau đó cả 2 mới bị chém đầu thị chúng ở ngõ Quan Hạng thuộc chợ Lâm An cùng ngày. Vua Tống Ninh Tông phong cho Sử Di Viễn của phe chủ hòa làm Xu mật sứ. Đồng thời vua Tống Ninh Tông nghe theo Sử Di Viễn phục hồi quan tước Kiến Khang vương (建康王) và thụy hiệu "Trung Hiến vương" ("忠獻王", nghĩa là "vương trung thành") khi xưa cho Tần Cối. Hai nước Tống - Kim ký hòa ước Gia Định vào tháng 11 năm 1208 và vua Tống Ninh Tông gửi thủ cấp của Hàn Thác Trụ và Tô Sư Đán cho nước Kim (đời vua Kim Chương Tông) để đảm bảo cho hòa ước Gia Định. Năm 1214 (đời vua Tống Ninh Tông) Nhạc Phi cùng với Hàn Thế Trung, Trương Tuấn (Trương Bá Anh) và Lưu Quang Thế được Lưu Tùng Niên xếp vào hàng Trung hưng tứ tướng của nhà Nam Tống. Đầu năm 1215 Thành Cát Tư Hãn của Mông Cổ dẫn đại quân Mông Cổ đánh chiếm Trung Đô (nay là Bắc Kinh) của nước Kim (đời vua Kim Tuyên Tông, khi đó vua Kim Tuyên Tông đã chạy tới Biện Kinh phía nam). Các phi tần già yếu nước Kim đều thành quỷ không đầu, còn trẻ đẹp đều bị bọn người Mông Cổ cưỡng hiếp. Hơn 100.000 phụ nữ nước Kim leo lên tường thành Trung Đô rồi nhảy xuống đất để tự sát nhằm tránh bị quân Mông Cổ cưỡng hiếp. Cung thất nước Kim bị thiêu hủy, dân chúng nước Kim bị sát hại, bài vị liệt tổ liệt tông nước Kim bị vứt vào hố phân, còn thậm tệ hơn ngày xưa Kim tiêu diệt Bắc Tống vào năm 1127 vậy. Đó là lẽ trời luân chuyển, gieo nhân nào sẽ gặp quả đó. Vua Kim Tuyên Tông chủ động đánh nhà Tống (đời vua Tống Ninh Tông) để bù đắp lại phần đất đai vừa bị Thành Cát Tư Hãn của Mông Cổ chiếm mất. Chiến tranh giữa Kim và Tống lại diễn ra từ năm 1217 dù nhà Tống đang bị gian thần phe chủ hòa là Sử Di Viễn nắm quyền. Năm 1221 để tưởng niệm cho Nhạc Phi, vua Tống Ninh Tông cho dựng Ngạc vương Miếu ở phía đông ngôi mộ của Nhạc Phi tại Tây Hồ, Lâm An (nay là Hàng Châu). Bên ngoài Ngạc vương Miếu còn có một bức tượng Nhạc Phi oai vệ "trấn giữ". Bên trong Ngạc vương miếu còn có tượng Nhạc Phi trong bộ nhung giáp ngồi ở chính giữa điện, phía trên tượng có một bức hoành phi bốn chữ "Hoàn ngã sơn hà" ("Trả lại sông núi của ta") bút tích của Nhạc Phi. Tháng 1 năm 1224 vua Kim Tuyên Tông qua đời, vua Kim Ai Tông lên ngôi thì ký hòa ước với nhà Tống (đời vua Tống Ninh Tông) vào tháng 6 âm lịch năm 1224, không đánh Tống nữa, nhà Tống cũng không cần cống nạp mỗi năm cho nước Kim nữa. Vào tháng 2 năm Bảo Khánh nguyên niên (năm 1225), vua Tống Lý Tông lại bỏ chức vị tước Kiến Khang vương (建康王) của Tần Cối khi xưa, đổi thụy hiệu của Tần Cối từ “Mậu Sửu” ("谬丑", nghĩa là "lố bịch") sang "Mậu Ngận" ("谬狠", nghĩa là "tàn nhẫn"). Sau đó vua Tống Lý Tông ban bố “Tứ thụy cáo từ”, trong đó có nhắc đến nỗi oan của Nhạc Phi vì phản đối nghị hòa mà bị chết trong tay của gian thần Tần Cối, đổi thụy hiệu cho Nhạc Phi là “Trung Vũ” (忠武), nghĩa là "trung thành và có võ". Tính đến thời điểm khi đó, sau khi Nhạc Phi chết đã 84 năm, nỗi oan của ông mới được rửa sạch hoàn toàn. Con cháu đời sau của Tần Cối phần lớn đều đổi sang họ Từ để tránh bị dân chúng lùng bắt. Sau khi Nhạc Phi được rửa sạch nỗi oan, khắp nơi đua nhau xây miếu thờ để tưởng niệm ông, còn những kẻ xấu hãm hại Nhạc Phi năm xưa đều không còn sống trên đời nữa, vì vậy người đời sau mới đúc tượng của 5 kẻ gian thần hãm hại trung lương, gồm có: Tần Cối, Vương thị, Trương Tuấn (Trương Bá Anh), Mặc Kỳ Tiết, Vương Tuấn đặt ở trong Miếu Nhạc Phi ở Tân Trịnh, Hà Nam, Trung Quốc. Còn tại Nhạc Vương miếu ở Tây Hồ, Hàng Châu chỉ có 4 bức tượng của Tần Cối, Vương thị, Trương Tuấn (Trương Bá Anh) và Mặc Kỳ Tiết được đặt ở phía trước Nhạc Vương miếu. Các bức tượng ở bên trong hàng rào sắt trong bộ dạng khỏa thân, khoanh hai tay ra phía sau quỳ trước mộ Nhạc Phi để tạ tội với Nhạc Phi, sám hối tội ác ngày xưa, muôn đời muôn kiếp đều phải chịu sự mắng chửi và khinh miệt của người đời. Theo dòng chảy thời gian, sự căm hận của mọi người đối với những kẻ xấu xa ác độc này ngày càng tích tụ nhiều hơn, những bức tượng ở tư thế quỳ này bị người đời đập bỏ, rồi lại bị đúc lại, cứ lặp đi lặp lại như vậy mười mấy lần, giống như trong “Thuyết Nhạc toàn truyện” có thơ viết rằng:“Trung thần vi quốc tử hàm oan,Thiên đạo chiêu chiêu tự khả liên.Lưu đắc thanh thanh công đạo sử,Thị phi thiên tải tại nhân gian”Tạm dịch: "Trung thần vì nước mà chết oan, Đạo Trời soi sáng sẽ xót thương.Để lại lịch sử thật công bằng,Ngàn năm đúng sai ở nhân gian." Kết cục khu lăng mộ của các vua và dòng tộc họ Triệu nhà Nam Tống nhỏ|Bản đồ Mông Cổ và nhà Tống tiêu diệt nước Kim năm 1234 Năm 1233 gian thần Sử Di Viễn của nhà Tống (đời vua Tống Lý Tông) qua đời. Trong năm đó nhà Tống đã liên minh với Mông Cổ (đời Đại hãn Oa Khoát Đài) cùng chống lại nước Kim (đời vua Kim Ai Tông). Vua Kim Ai Tông bị liên quân Tống - Mông Cổ bao vây ở Thái Châu. Tháng 2 năm 1234, vua Kim Ai Tông nhường ngôi cho nguyên soái Hoàn Nhan Thừa Lân lên ngôi vua, tức là vua Kim Mạt Đế. Liên quân Tống - Mông Cổ tràn vào Thái Châu, Kim Ai Tông tự vẫn, vua Kim Mạt Đế chết trong loạn quân. Nước Đại Kim bị tiêu diệt. Nhà Tống đã hoàn thành chí lớn diệt Kim suốt 100 năm qua, báo thù mối hận Tĩnh Khang vào năm 1127. Thi hài vua Kim Ai Tông bị đưa về tế cáo tại thái miếu nhà Nam Tống ở Lâm An phủ, sau đó vua Tống Lý Tông ra lệnh giam giữ trong kho ngục Đại lý tự để tượng trưng cho mối hận Tĩnh Khang của tổ tiên nhà Tống đã được rửa. Sau khi nước Kim bị diệt vong, người Mông Cổ bắt đầu hướng mũi dùi của họ về phía nhà Nam Tống. Tháng 8 âm lịch năm 1234 Tống và Mông Cổ bắt đầu giao tranh với nhau. Năm 1271 Đại hãn Hốt Tất Liệt của Mông Cổ lập ra nhà Nguyên, sử gọi Hốt Tất Liệt là vua Nguyên Thế Tổ, tiếp tục tiến đánh Nam Tống (đời vua Tống Độ Tông). Tháng 2 năm 1276 quân Nguyên tiến vào Lâm An, vua Tống Cung Đế quy hàng nhà Nguyên. Quân Nguyên vừa chiếm Lâm An xong, mấy tháng sau, một tăng nhân Tây Vực là Dương Liễn Chân Ca (Tổng quản Phật giáo Giang Nam lúc đó) đã chỉ thị cho nhóm người Tông Duẫn, với danh nghĩa báo thù cho tất cả các danh tướng bị chết oan trong thời đại nhà Nam Tống (trong đó có Nhạc Phi, Trương Hiến, Ngưu Cao,...), đào trộm và phá hủy Vĩnh Hựu lăng của vua Tống Huy Tông, Vĩnh Tư lăng của vua Tống Cao Tông (Triệu Cấu), Vĩnh Phụ lăng của vua Tống Hiếu Tông, Vĩnh Sùng lăng của vua Tống Quang Tông, Vĩnh Mậu lăng của vua Tống Ninh Tông, Vĩnh Mặc lăng của vua Tống Lý Tông, Vĩnh Thiệu lăng của vua Tống Độ Tông,... ở quận Cối Kê (nay là Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang). Nhóm người Tông Duẫn đã đào tất cả 101 lăng mộ họ Triệu, đem hài cốt dòng tộc họ Triệu này vứt đầy núi rừng, trông thật thê thảm. Những trung thần còn lại của nhà Tống là "Tống vong tam kiệt" (Lục Tú Phu, Văn Thiên Tường và Trương Thế Kiệt) lập vua Tống Đoan Tông mới 8 tuổi lên ngôi ở Ôn Châu phía nam vào tháng 6 năm 1276 tiếp tục chống lại nhà Nguyên. Tháng 3 năm 1279 hải quân Nguyên do Trương Hoằng Phạm chỉ huy đánh tan hải quân Tống của Trương Thế Kiệt trong một trận Nhai Sơn hải chiến gần Quảng Đông. Lục Tú Phu cõng vua Tống đế Bính 8 tuổi nhảy xuống biển tự vẫn. Trương Thế Kiệt cùng 800 hoàng tộc nhà Tống và 10 vạn quân Tống cũng nhảy xuống biển tự vẫn. Nhà Nam Tống do Tống Cao Tông (Triệu Cấu) lập ra vào năm 1127, đến năm 1279 thì bị nhà Nguyên tiêu diệt. Ba năm trước nhóm người Tông Duẫn đã phá hủy 101 ngôi mộ của các vua và hoàng tộc nhà Nam Tống ở quận Cối Kê, rồi đem hài cốt dòng tộc họ Triệu này vứt đầy núi rừng. Nay Dương Liễn Chân Ca lại sai người đem thi hài dòng tộc họ Triệu này trộn lẫn xương trâu ngựa, để vào trong tháp xây cao 13 trượng ở cố cung Lâm An, gọi là Trấn Bản, ý nghĩa là trấn trú triều đình Nam Tống, ngăn chặn nhà Nam Tống sống lại. Ngày nay khu lăng mộ các vua và hoàng tộc họ Triệu nhà Nam Tống ở Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang đã không còn tồn tại. Khu đó giờ chỉ còn lại mấy cây tùng cổ để biểu thị nơi đây từng là huyệt mộ của mấy đời vua, hoàng tộc nhà Nam Tống. Mảnh đất ở tại khu đó đã biến thành đất trồng chè. Kết cục về khu mộ của vợ chồng Tần Cối - Vương thị Vào thời nhà Nguyên (1271 - 1368), mọi người đến khu mộ của vợ chồng Tần Cối - Vương thị ở Mục Ngưu Đình, trấn Mục Long ngoại ô phía tây nam Kiến Khang (nay là Nam Kinh) để đại tiểu tiện chửi rủa, gọi là "cái mả thối", có hai câu thơ viết:"Đất trên mộ thái sư,Thối um tận chân trời"Năm Thành Hóa thứ 20 (năm 1485) đời vua Minh Hiến Tông, khu mộ vợ chồng Tần Cối - Vương thị ở Mục Ngưu Đình, trấn Mục Long ngoại ô phía tây nam Kiến Khang bị những kẻ trộm mộ đào bới lên. Thi hài hai người Tần Cối và Vương thị khi đó được ướp thủy ngân nên vẫn tươi nguyên. Những kẻ trộm mộ băm xác hai người, ném vào hố phân trong nhà tiêu (nhà vệ sinh). Khu mộ vợ chồng Tần Cối - Vương thị bị hủy hoại hoàn toàn. Những kẻ trộm mộ lấy được hàng vạn các đồ vàng bạc. Những kẻ trộm mộ sau đó bị quan phủ nhà Minh bắt được. Quan địa phương có ý giảm nhẹ hình phạt, gọi là "giảm hình phạt, để rõ cái ác của Tần Cối". Thực ra là quan phủ xúc giục bọn họ đi trộm mộ Tần Cối. Ai ai biết chuyện cũng hoan hỉ. Mãi về sau, việc những kẻ trộm mộ vứt xác vợ chồng Tần Cối - Vương thị vào hố phấn trong nhà tiêu (nhà vệ sinh) được coi là quả báo thích đáng cho lũ gian thần hãm hại trung lương. Sự thật lịch sử về Nhạc Phi được biết đến như ngày nay liệu đã đầy đủ? Tiểu sử của Nhạc Phi trong "Ngạc Quốc Kim Tha tục biên" (鄂國金佗稡編), bộ sách được viết hơn 60 năm sau khi ông qua đời bởi cháu trai của ông, nhà thơ và nhà sử học Nhạc Kha (岳柯) (1183 – sau 1240).Yue Ke, E Guo Jintuo Xubian () Năm 1346, tiểu sử của Nhạc Phi được đưa vào Tống sử, một ghi chép gồm 496 chương về các sự kiện lịch sử và tiểu sử của các nhân vật nổi tiếng thời nhà Tống, do tể tướng nhà Nguyên (đời vua Nguyên Huệ Tông) là Thoát Thoát và những người khác biên soạn. Tiểu sử của Nhạc Phi được tìm thấy trong chương thứ 365 của cuốn sách và được đánh số là tiểu sử 124. Một số nhà sử học Trung Quốc sau này bao gồm Deng Guangming (1907 – 1998) hiện nghi ngờ tính xác thực của nhiều tuyên bố của Nhạc Kha về ông nội của mình. Dù Nhạc Kha đã tìm lại được sự thật lịch sử của ông nội cậu là Nhạc Phi nhưng các câu chuyện về Nhạc Phi chắc chắn vẫn chưa thật sự đầy đủ về Nhạc Phi. Vì vậy con số 126 trận đánh lớn nhỏ bất bại trong suốt sự nghiệp cầm quân của Nhạc Phi có thể chưa chính xác, có thể còn nhiều hơn. Cũng có thể Nhạc Phi có những trận bị thất bại, nhất là khi Nhạc Phi mới gia nhập quân ngũ, chiến đấu dưới quyền Lưu Cáp và Đồng Quán đi đánh Liêu năm 1122 và khi dưới quyền Đỗ Sung chống Kim những năm 1128 - 1130. Lúc đó Đồng Quán và Đỗ Sung là cấp trên của Nhạc Phi và họ đã liên tục bại trận trước quân Liêu và quân Kim. Có lẽ Nhạc Phi khi đó chỉ là sĩ quan cấp thấp, không được tự chỉ huy mà phải nghe theo lệnh của cấp trên, nên những thất bại đó được quy trách nhiệm cho các chủ tướng Đồng Quán và Đỗ Sung. Ngoài ra còn có những trận Nhạc Phi phải rút lui trước quân Kim của Thát Lại cuối năm 1130 và rút lui khi không hạ được Đông Bình và Bi Châu trước quân Kim của Bôn Đổ năm 1140. Việc Nhạc Phi từng bị Thát Lại và Bôn Đổ cố thủ cầm chân được ghi rõ trong Kim sử, nhưng không thấy đề cập trong Tống sử. Nhạc Kha đã xóa bỏ, không trình tấu lên vua Tống Ninh Tông những trận đánh mà Nhạc Phi bị thất bại hoặc bị cầm hoà, để cho Nhạc Phi được người Trung Quốc ghi nhớ muôn đời là một chiến tướng bách chiến bách thắng với 126 trận đánh lớn nhỏ, được gọi là "Thường thắng tướng quân". Sáu phương pháp điều binh khiển tướng của Nhạc Phi Nhạc Kha (岳珂) thường nói rằng ông nội Nhạc Phi của mình có sáu phương pháp đặc biệt để điều bình khiển tướng một cách hiệu quả: Lựa chọn cẩn thận Ông dựa nhiều hơn vào một số ít binh lính được huấn luyện tốt hơn là dựa vào số lượng lớn binh lính nhưng được huấn luyện kém. Theo cách này, một người lính cấp trên được tính bằng một trăm người lính cấp dưới. Một ví dụ được sử dụng để minh họa điều này là khi quân đội của Han Ching và Wu Xu được chuyển đến trại của Nhạc Phi. Hầu hết trong số họ chưa từng tham chiến và nhìn chung đã quá già hoặc không khỏe mạnh để duy trì việc di chuyển quân kéo dài và giao tranh với kẻ thù. Khi Nhạc Phi đã lọc ra những người lính yếu ớt và gửi họ về nhà, ông chỉ còn lại một nghìn binh sĩ khỏe mạnh ít ỏi. Tuy nhiên, sau vài tháng huấn luyện căng thẳng, họ đã sẵn sàng hoạt động gần như tốt như những người lính đã từng phục vụ dưới quyền của Nhạc Phi trong nhiều năm. Huấn luyện cẩn thận Khi nào quân đội của ông không tham gia các chiến dịch quân sự để giành lại lãnh thổ nhà Tống đã mất ở phía bắc, Nhạc Phi luôn cho quân đội của mình trải qua quá trình huấn luyện khắc nghiệt. Ngoài việc chuyển quân và diễn tập vũ khí, khóa huấn luyện này còn bao gồm việc họ nhảy qua tường và bò qua hào trong trang phục chiến đấu đầy đủ. Cường độ huấn luyện cao đến mức những người lính thậm chí sẽ không được về thăm gia đình dù họ có đi ngang qua nhà họ trong khi đang hành quân và thậm chí còn được huấn luyện vào những ngày nghỉ. Công bằng trong khen thưởng và trừng phạt Ông ban thưởng cho những người lính của mình vì công trạng của họ và trừng phạt họ vì sự khoác lác hoặc thiếu huấn luyện. Nhạc Phi đã từng tặng cho một người lính bộ binh thắt lưng cá nhân của ông, đồ ăn tối bằng bạc và thăng chức cho những chiến công của những người lính đó trong trận chiến. Trong khi ngược lại, ông từng ra lệnh chặt đầu con trai mình là Nhạc Vân vì tội ngã ngựa sau khi nhảy hào không thành công. Con trai ông chỉ được cứu sau khi các tướng sĩ của Nhạc Phi cầu xin sự thương xót của ông. Có một số binh sĩ đã bị đuổi hoặc bị xử tử vì họ khoe khoang về kỹ năng của mình hoặc không tuân theo mệnh lệnh. Mệnh lệnh rõ ràng Ông luôn đưa ra mệnh lệnh một cách đơn giản, dễ hiểu cho tất cả binh lính của mình. Ai không tuân theo những mệnh lệnh đó sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc. Kỷ luật nghiêm minh Khi hành quân về thôn quê, ông không bao giờ cho quân phá ruộng, cướp phá thành thị, làng mạc. Ông bắt họ phải trả giá hợp lý cho hàng hóa và đảm bảo mùa màng vẫn nguyên vẹn. Một người lính đã từng lấy trộm một sợi dây gai dầu của một người nông dân để tên này buộc một kiện cỏ khô với nó. Khi Nhạc Phi phát hiện ra điều này, ông đã thẩm vấn người lính và xử tử tên này. Mối quan hệ thân thiết của ông với những tướng sĩ của ông Ông đối xử với tất cả những người tướng sĩ của mình một cách bình đẳng. Ông còn ăn cùng thức ăn như họ và ngủ ngoài trời như họ. Ngay cả khi một nơi trú ẩn tạm thời được dựng lên cho ông, ông vẫn đảm bảo rằng một số binh sĩ có thể tìm được chỗ ngủ bên trong trước khi ông tìm được một chỗ cho riêng mình. Khi không có đủ rượu để đi khắp nơi, ông sẽ pha loãng nó với nước để mỗi người lính sẽ nhận được một phần. Võ thuật của Nhạc Phi Hai loại võ thuật gắn liền với Nhạc Phi nhất là "Ưng Trảo Phái" (鷹爪派) và "Hình Ý Quyền" (形意拳). Ưng Trảo Phái Có một cuốn sách đề cập rằng Nhạc Phi đã tạo Ưng Trảo Phái cho những người lính nhập ngũ của mình và Hình Ý Quyền cho các tướng lĩnh của mình. Truyền thuyết kể rằng Nhạc Phi đã theo học tại Thiếu Lâm tự với một nhà sư tên là Chu Đông và học quyền anh kiểu "voi", một bộ kỹ thuật tay chú trọng nhiều vào qinna (khóa khớp).Eagle Claw Fan Tsi Moon & Lau Fat Mang's History – Part I Kung Fu Magazine, Những câu chuyện khác nói rằng ông đã học loại võ này ở nơi khác bên ngoài Thiếu Lâm tự nhưng cũng học từ Chu Đồng. Nhạc Phi cuối cùng đã mở rộng phong cách "voi" để tạo ra Nhất Bách Linh Bát Cầm Nã (一百零八擒拿; "108 kỹ thuật khóa tay") của "Ưng Trảo Phái" (鷹爪派). Sau khi trở thành một vị tướng trong quân đội triều đình nhà Tống, Nhạc Phi đã dạy phong cách này cho quân lính của mình và họ đã rất thành công trong trận chiến chống lại quân đội nước Kim. Sau khi Nhạc Phi bị hành quyết và quân đội bị giải tán, người của Nhạc Phi được cho là đã đi khắp Trung Quốc để truyền bá loại võ thuật này, cuối cùng kết thúc ngay tại Thiếu Lâm tự, nơi mà nó bắt đầu. Sau đó, một nhà sư tên là Lệ Toàn (麗泉) đã kết hợp phong cách này với Phiên Tử Quyền (翻子拳), một loại võ thuật khác được cho là của Nhạc Phi, để tạo ra hình thức "Ưng Trảo Phái" (鷹爪派) ngày nay.Leung, Shum. Eagle claw kung-fu: Classical northern chinese fist. Brendan Lai's Supply Co; 2nd ed edition, 1981 (ISBN B000718VX0) Hình Ý Quyền Theo truyền thuyết, Nhạc Phi đã kết hợp kiến thức về nội công và thương thuật học được từ Chu Đồng (ở Thiếu Lâm tự) để tạo ra các đòn tấn công bằng nắm đấm thẳng của "Hình Ý Quyền" (形意拳).Lin, Jianhua. Form and Will Boxing: One of the Big Three Internal Chinese Body Boxing Styles. Oxford University Press, 1994 () Một cuốn sách tuyên bố rằng ông đã nghiên cứu và tổng hợp các hệ thống khí công Thay gân và Tẩy tủy (gọi là "Dịch Cân Kinh", 易筋经) của Phật giáo để tạo ra Hình Ý Quyền. Ngược lại, những người ủng hộ Võ Đang Quyền tin rằng có thể Nhạc Phi đã học được phong cách này ở Dãy núi Võ Đang giáp với tỉnh Hà Nam, quê hương của ông. Những lý do họ viện dẫn cho kết luận này là ông được cho là sống cùng thời gian và địa điểm với Trương Tam Phong, người sáng lập ra Thái Cực Quyền; Năm đòn tấn công bằng nắm đấm của Hình Ý Quyền, dựa trên thuyết Ngũ hành của Trung Quốc, tương tự như "thuyết Âm dương" của Thái Cực Quyền; và cả hai lý thuyết đều dựa trên Đạo giáo chứ không phải Phật giáo. Cuốn sách "Hà Nam chính thống Hình Ý Quyền", được viết bởi Bùi Tích Vinh (裴锡荣) và Lý Anh Ngang (李英昂), nói rằng sư phụ Hình Ý Quyền là Cơ Tế Khả (姬際可).Heart Chinese boxing emphasizing flexibility and confusing the opponent (Chinese only)</blockquote> Cơ Tế Khả được cho là đã tu luyện tại Thiếu Lâm tự trong mười năm khi còn trẻ và sử dụng thương vô song. Chuyện kể rằng, Cơ Tế Khả đến động Xongju trên núi Chung Nam để nhận một cuốn sách hướng dẫn Hình Ý Quyền do Nhạc Phi viết, từ đó Cơ Tế Khả học được Hình Ý Quyền. Tuy nhiên, một số người tin rằng Cơ Tế Khả thực sự đã tự mình tạo ra loại võ công này và quy nó cho Nhạc Phi vì Cơ Tế Khả đang chiến đấu với người Mãn Châu, hậu duệ của người Nữ Chân mà Nhạc Phi từng chiến đấu chống lại. Nhạc Gia Quyền Nhạc Phi tài kiêm văn võ, để lại "Vũ Mục di văn" hay "Nhạc Trung Vũ Vương văn tập" với những áng thơ, từ. Ông được thờ là thủy tổ của "Nhạc Gia Quyền" (岳家拳), nhưng việc ông có viết một bộ binh thư nào không là dấu chấm hỏi. Theo "Nhạc thị tông phổ" và những nghiên cứu của nhà văn, nhà "Nhạc Phi học" nổi tiếng Châu Cù Nhai thì "Vũ Mục di thư" mà Kim Dung nói đến chính là bộ quyền phổ "Nhạc Gia Quyền phổ" dạy môn võ công do Nhạc Phi truyền lại đã 800 năm qua được lưu giữ ở Hoàng Mai, Hoàng Cương, tỉnh Hồ Bắc. Nhạc Gia Quyền (岳家拳) là môn quyền pháp do Nhạc Phi sáng chế và truyền dạy trong đội xung kích chủ lực của quân Tống gọi là "Nhạc Gia Binh". Do xuất phát từ thực tế chiến trận đương thời, loại quyền này có đặc điểm là đòn đánh ngắn, hiểm, tính xung sát mạnh, hiệu quả chiến đấu rất cao. "Nhạc gia quyền phổ" dạy về quyền và binh khí. Ngoài 10 bài quyền chính và thương, đao, kiếm, côn, còn có các phần quyền luận, thuật vận khí, thuật điểm huyệt, giải huyệt, cứu thương, trật đả… nội dung rất phong phú, tính thực dụng cao. Sau khi giết Nhạc Phi, Tần Cối ngầm ra lệnh truy sát con cháu nhà họ Nhạc, hai người con thứ tư, thứ năm là Nhạc Chấn và Nhạc Đình đổi thành họ Ngạc rồi trốn khỏi nơi lưu đày là Lĩnh Nam, chạy sang Nhiếp Gia Loan ở huyện Hoàng Mai, Hoàng Cương, được Nhiếp Phúc Tuấn giấu trong nhà. Đến năm Thiệu Hưng thứ 32 (1162), Tống Hiếu Tông xóa oan án của Nhạc Phi, cho con cháu họ Nhạc đời đời được hưởng ân sủng triều đình. Nhạc Lâm ra làm quan, còn Nhạc Chấn và Nhạc Đình từ chối làm quan, quyết ở ẩn, giúp "Nhạc Gia Quyền" phát triển mạnh mẽ ở Hồ Bắc, Giang Tây, An Huy. Vùng Hoàng Mai trở thành miền đất võ Nhạc Gia Quyền của Trung Quốc. Theo khảo sát trong "Hoàng Mai huyện chí" thì từ đời Tống đến năm 1876 đời vua Quang Tự nhà Thanh, trong hơn 600 năm, tại Hoàng Mai có đến hơn 300 tiến sĩ võ, cử nhân võ là các thân thủ của "Nhạc Gia Quyền". Các tiến sĩ võ nổi tiếng đời Minh, đời Thanh như Lý Cam Lai, Nhiêu Vũ Trung, Trương Tuấn Căn… đều thành danh từ Nhạc Gia Quyền. Hiện nay ở đây cũng có hơn 200 người là quyền sư trứ danh của "Nhạc Gia Quyền" trên khắp Trung Quốc. Hậu duệ của Nhạc Phi hiện đã truyền đến đời thứ 31, phân bố tại nhiều tỉnh thành. Truyền nhân Nhạc Gia Quyền nổi tiếng nhất hiện nay ở Hoàng Mai là võ sư Nhạc Tiến, hậu duệ đời thứ 27 của Nhạc Phi. Phiên Tử Quyền và Trốc Cước Cả "Phiên Tử Quyền" (翻子拳) và "Trốc Cước" (戳腳) đều được liên kết với vị tướng Nhạc Phi của nhà Tống vào thế kỷ 12, và mối liên hệ giữa hai loại võ này có thể đã có từ xa xưa. Tuy nhiên, với tư cách là một nhân vật huyền thoại, đã có nhiều võ công được cho là của Nhạc Phi. Tuy nhiên, sự liên kết giữa hai loại võ này là rất cũ.Fanzi Quan (Tumbling Chuan) "Bản ballad boxing Phiên Tử" ghi rằng: "Vũ Mục (thụy hiệu được đặt cho Nhạc Phi sau khi ông qua đời) đã truyền lại "Phiên Tử Quyền", điều bí ẩn trong các động tác đơn giản của nó." Một truyền thuyết về Trốc Cước nói rằng Chu Đồng đã học loại võ này từ người tạo ra nó (một đạo sĩ lang thang tên là Đặng Lương 鄧良), và sau đó truyền nó cho Nhạc Phi, người được coi là tổ tiên của loại võ này.HISTORY & DEVELOPMENT OF CHUOJIAO Võ sư của môn võ Bọ Ngựa Truyền Thừa (Lineage Mantis ) là Yuen Man Kai tuyên bố rằng Chu Đồng từng dạy cho Nhạc Phi hai loại võ là Trốc Cước và Nắm đấm Bọ Ngựa (Mantis fist). Nhạc Phi là người khởi xướng chiêu bọ ngựa "Hắc hổ đoạt tâm" Nhạc Gia Thương Ngoài Ưng Trảo Phái, Hình Ý Quyền và Nhạc Gia Quyền, Nhạc Phi còn có bài thương pháp, dựa vào Dương Gia Thương, được dùng để đào tạo binh sỹ Nam Tống. Tuy vậy, Nhạc Gia Thương không quá khác biệt với Dương Gia Thương. Vũ Mục Thương Trong giới võ thuật nhân gian, đã không ít môn phái với các bài quyền hay binh khí đều mượn tên Nhạc Phi. Ngoài "Nhạc Gia Thương", còn có "Vũ Mục Thương" là những bài thương danh chấn của Nhạc Phi còn tồn tại. Khí công của Nhạc Phi Ngoài võ thuật, Nhạc Phi còn được cho là đã học y học cổ truyền Trung Quốc. Ông hiểu được bản chất của Ngũ Cầm Hý (五禽戲; "Ngũ thú nô đùa") của Hoa Đà và tạo ra dạng "khí công y học" của riêng mình được gọi là Bát đoạn cẩm (八段錦; "Tám miếng thổ cẩm"). Nó được coi là một dạng của Ngoại Đan (外丹; "Đan dược bên ngoài") khí công y học. Ông đã dạy môn khí công này cho binh lính của mình để giúp họ giữ cho cơ thể cường tráng và chuẩn bị tốt cho trận chiến.Yang, Jwing-Ming. Qigong Meditation: Embryonic Breathing. YMAA Publication Center, 2003 () Một truyền thuyết kể rằng Chu Đồng đã đưa Nhạc Phi đến gặp một ẩn sĩ Phật giáo, người đã dạy anh Nga Mi Đại Bằng khí công (峨嵋大鵬氣功). Việc luyện tập Nga Mi Đại Bằng khí công của Nhạc Phi là nguồn gốc của sức mạnh tuyệt vời và khả năng võ thuật của ông. Các học viên hiện đại của loại khí công này nói rằng nó đã được truyền lại bởi Nhạc Phi. Những bài thơ do Nhạc Phi sáng tác Võ công của Nhạc Phi không những tuyệt luân mà thư pháp, văn chương cũng đều xuất chúng một thời. Hậu thế chỉ tìm lại được 6 bài thơ của Nhạc Phi như sau: Đề Thanh Nê thị Tiêu tự bích Năm 1133, khi hành quân qua chùa Tiêu ở Thanh Nê thị huyện Tân Cam (năm 1957 đổi tên là Tân Cán), nay thuộc tỉnh Giang Tây, Nhạc Phi đã viết bài thơ Đề Thanh Nê thị Tiêu tự bích lên vách chùa Tiêu có nội dung như sau: Đề Thanh Nê thị Tiêu tự bích"Hùng khí đường đường quán đẩu ngưu,Thệ tương trinh tiết báo quân cừu.Trảm trừ ngoan ác hoàn xa giá,Bất vấn đăng đàn vạn hộ hầu!"(Nhạc Phi) Tạm dịch: Đề vách chùa Tiêu ở Thanh Nê thị"Hùng khí vút lên tận sao Ngưu sao Đẩu,Thề đem lòng tiết nghĩa báo thù cho vua.Giết hết bọn giặc để đưa xe vua trở về,Không màng đăng đàn bái tướng và phong vạn hộ hầu."(Nhạc Phi) Mãn giang hồng Cùng năm 1133, khi bị vua Tống Cao Tông từ chối bắc phạt, Nhạc Phi còn làm bài từ Mãn giang hồng (滿江紅, Manjiang Hong hay Máu đầy sông), đầy hùng tâm nhưng cũng bi tráng. Mãn giang hồng"Nộ phát xung quan,Bằng lan xứ,Tiêu tiêu vũ yết.Đài vọng nhãn,Ngưỡng thiên trường khiếu,Tráng hoài khích liệt.Tam thập công danh trần dữ thổ,Bát thiên lý lộ vân hoà nguyệt.Mạc đẳng nhàn, bạch liễu thiếu niên đầu,Không bi thiết.Tĩnh Khang sỉ,Do vị tuyết.Thần tử hận,Hà thời diệt!Giá trường xa,Đạp phá Hạ Lan sơn khuyết.Tráng chí cơ xan Hồ lỗ nhục,Tiếu đàm khát ẩm Hung Nô huyết.Đãi tòng đầu, thu thập cựu sơn hà,Triều thiên khuyết."'' (Nhạc Phi) Tạm dịch: Máu đầy sông "Tóc dựng mái đầu, Lan can đứng tựa, Trận mưa vừa dứt. Ngóng trời xa, Uất hận kêu dài. Hùng tâm khích liệt, Ba mươi tuổi cát bụi công danh, Tám ngàn dặm dầm sương dãi nguyệt. Chớ lỏng lơi nữa kẻo bạc đầu, Ích gì rên xiết. Mối nhục Tĩnh Khang, Chưa gội hết. Hận thù này, Bao giờ mới diệt. Cưỡi cỗ binh xa, Dẫm Hạ Lan nát bét. Đói, vùng lên ăn thịt giặc Hồ, Khát, cười chém Hung Nô uống máu. Rồi đây dành lại cả giang san, Về chầu cửa khuyết." (Nhạc Phi) Mãn giang hồng - Đăng Hoàng Hạc lâu hữu cảm Mùa xuân năm 1138, Nhạc Phi phụng mệnh vua Tống Cao Tông dẫn bản bộ Nhạc gia quân quay về lưu thủ Ngạc Châu (nay là thành phố Vũ Hán - tỉnh Hồ Bắc). Nhạc Phi viết bài thơ Mãn giang hồng - Đăng Hoàng Hạc lâu hữu cảm để tác động đến quan lại trong triều đình: Mãn giang hồng - Đăng Hoàng Hạc lâu hữu cảm "Dao vọng Trung Nguyên, Hoang yên ngoại, Hứa đa thành quách. Tưởng đương niên, Hoa già liễu hộ, Phượng lâu long các. Vạn Tuế sơn tiền châu thuý nhiễu, Bồng Hồ điện lý sênh ca tác. Đáo như kim, Thiết kỵ mãn giao kỳ, Phong trần ác. Dân an tại? Điền câu hác. Binh an tại? Cao phong ngạc! Thán giang sơn y cựu, Thiên thôn liêu lạc. Hà nhật thỉnh anh đề nhuệ lữ! Nhất tiên trực độ thanh Hà Lạc? Khước quy lai, Tái tục Hán Dương du, Kỵ hoàng hạc." (Nhạc Phi) Tạm dịch: Máu đầy sông - Cảm xúc khi lên lầu Hoàng Hạc "Xa ngắm Trung Nguyên, Bên ngoài lớp khói hoang vu, Rất nhiều thành quách. Nhớ lại năm xưa, Hoa che liễu rủ, (Chốn) lầu phượng gác rồng. Trước núi Vạn Tuế, giăng màu biếc, màu ngọc, Trong điện Bồng Hồ, vang tiếng sênh, tiếng hát. Tới hôm nay, Quân thiết kỵ tràn đầy khắp nội, Gió bụi mịt mù. Dân ở đâu? Lấp ngòi hang. Quân ở đâu? (Đem thân) làm trơn giáo mác. Than thở nước non vẫn nguyên vẻ cũ, Nghìn làng xơ xác. Bao giờ mới nhận được cờ lệnh chỉ huy quân tinh nhuệ, Vung roi vượt sông quét sạch Hà, Lạc! Lại quay về, Tiếp tục cuộc rong chơi ở Hán Dương, Cưỡi chim hạc vàng." (Nhạc Phi) Tiểu trùng sơn Năm 1139 Tống - Kim nghị hòa với những điều khoản bất lợi cho nhà Tống. Nhạc Phi và đông đảo tướng lĩnh nhà Tống kiên quyết phản đối. Nhạc Phi tâu với vua Tống Cao Tông rằng: “Việc ngày hôm nay là việc lo chứ không phải việc đáng chúc mừng.” Đồng thời, Nhạc Phi tiếp tục dâng biểu lên vua Tống Cao Tông nêu kế lớn khôi phục Trung Nguyên nhưng không được vua Tống Cao Tông chấp nhận. Nhạc Phi sau đó viết bài thơ Tiểu trùng sơn có nội dung như sau: Tiểu trùng sơn "Tạc dạ hàn cung bất trú minh. Kinh hồi thiên lý mộng, Dĩ tam canh. Khởi lai độc tự nhiễu giai hành, Nhân tiễu tiễu, Liêm ngoại nguyệt lung minh. Bạch thủ vị công danh. Cựu sơn tùng trúc lão, Trở quy trình. Dục tương tâm sự phó dao tranh. Tri âm thiểu, Huyền đoạn hữu thuỳ thinh." (Nhạc Phi) Tạm dịch: Núi nhẹ cân "Dế lạnh nỉ non suốt tối qua, Dặm ngàn cơn mộng tỉnh, Đã canh ba. Một mình lững thững trước hiên nhà, Người lặng lẽ, Ngoài liếp ánh trăng nhoà. Danh nợ luỵ thân già, Núi xưa tùng trúc cũ, Ngặt đường xa. Đàn tranh mượn gửi nỗi niềm ta, Tri âm vắng, Ai mảng lúc tơ lìa." (Nhạc Phi) Tống Tử Nham Trương tiên sinh bắc phạt Tháng 6 năm 1140 tướng Tống là Lưu Kỹ đánh bại tướng Kim là Ngột Truật ở Thuận Xương. Chiến thắng Thuận Xương cổ vũ tinh thần các lộ quân Tống khác phản kích lại nước Kim. Nhạc Phi được tin Lưu Kỹ thắng trận cũng lập tức sai quân giải phóng Lưỡng Hoài, chuẩn bị tiến tới khôi phục Trung Nguyên. Nhạc Phi viết bài thơ Tống Tử Nham Trương tiên sinh bắc phạt có nội dung như sau: Tống Tử Nham Trương tiên sinh bắc phạt "Hiệu lệnh phong đình tấn, Thiên thanh động bắc tu. Trường khu độ Hà Lạc, Trực đảo hướng Yên U. Mã đạp Yên Chi huyết, Kỳ kiêu Khả Hãn đầu. Quy lai báo minh chủ, Khôi phục cựu Thần Châu." (Nhạc Phi) Tạm dịch: Tiễn ông Trương Tử Nham đi đánh phương bắc "Hiệu lệnh như bão chớp, Oai trời dậy bắc khu. Đuổi dài qua Hà Lạc, Đánh thẳng tới Yên U. Yên Chi, ngựa đẫm máu, Khả Hãn, cờ bêu đầu. Trở về tâu thánh chúa, Lấy lại đất Thần Châu." (Nhạc Phi) Trì châu Thuý Vi đình Tháng 7 năm 1140, Nhạc Phi đánh bại Ngột Truật ở Yển Thành (nay thuộc Hà Nam, Trung Quốc). Ngột Truật cho quân rút về Biện Kinh không dám nghênh chiến. Quân Tống của Nhạc Phi, vợ chồng Hàn Thế Trung - Lương Hồng Ngọc, Lưu Kỳ, Lưu Quang Thế, Ngô Lân, Dương Nghi Trung và Trương Tuấn (Trương Bá Anh) lại tràn đầy khí thế, sẵn sàng bắc tiến muốn thu phục Biện Kinh, khôi phục giang sơn nhà Tống, tiêu diệt nước Kim. Nhạc Phi nhanh chóng giành lại các châu Hoài, Vệ, Thái Hàng từ tay quân Kim, tiến tới sát Biện Kinh chỉ còn cách 40 dặm. Ngột Truật ra khỏi thành Biện Kinh chống đỡ Nhạc gia quân của Nhạc Phi mấy lần đều thất bại cả, phải rút lại vào thành. Đương thế vui mừng, Nhạc Phi viết bài thơ Trì châu Thuý Vi đình có nội dung như sau: Trì châu Thuý Vi đình "Kinh niên trần thổ mãn chinh y, Đặc đặc tầm phương thướng Thuý Vi. Hảo thuỷ hảo sơn khan bất túc, Mã đề thôi sấn nguyệt minh quy." (Nhạc Phi) Tạm dịch: Đình Thuý Vi ở Trì châu "Liền năm áo chiến bụi đường pha, Núi Thuý tìm lên để thưởng hoa. Nước biếc non xanh nhìn chẳng đủ, Ngựa về vó giục ánh trăng xa." (Nhạc Phi) Vinh danh Việc thờ phụng, tôn vinh Nhạc Phi Vua Tống Hiếu Tông (1162 - 1189) lên ngôi đã giải nỗi oan khuất cho Nhạc Phi, lấy lễ nghi cải táng lập miếu cho ông tại đất Ngạc vào năm 1162, truy thụy hiệu cho ông là Trung Liệt. Người ta đem hài cốt Nhạc Phi chôn cất trên đồi bên bờ Tây Hồ, Hàng Châu phong cảnh tươi đẹp. Năm 1179 vua Tống Hiếu Tông ban thụy cho Nhạc Phi là Vũ Mục, đến đời vua Tống Ninh Tông năm 1204 truy phong vương vị cho Nhạc Phi là Ngạc vương. Năm 1214 Nhạc Phi cùng với Hàn Thế Trung, Trương Tuấn (Trương Bá Anh) và Lưu Quang Thế được Lưu Tùng Niên xếp vào hàng Trung hưng tứ tướng của nhà Nam Tống. Năm 1225 vua Tống Lý Tông ban thuy hiệu cho Nhạc Phi là Trung Vũ. Năm 1221 vua Tống Ninh Tông dựng Ngạc vương Miếu cho Nhạc Phi ở phía đông ngôi mộ của Nhạc Phi tại Hàng Châu. Bên ngoài Ngạc vương Miếu còn có một bức tượng Nhạc Phi oai vệ "trấn giữ". Bên trong Ngạc vương miếu còn có tượng Nhạc Phi trong bộ nhung giáp ngồi ở chính giữa điện, phía trên tượng có một bức hoành phi bốn chữ "Hoàn ngã sơn hà" ("Trả lại sông núi của ta") bút tích của Nhạc Phi. Năm 1345 (đời vua Nguyên Huệ Tông), Thoát Thoát soạn xong Tống sử thì xếp Nhạc Phi cùng với Hàn Thế Trung, Trương Tuấn (Trương Bá Anh) và Lưu Kỹ là Trung hưng tứ tướng của nhà Nam Tống. Theo Chương Dĩnh thì Nhạc Phi cùng Lý Hiển Trung, Lưu Kỹ và Ngụy Thắng mới là Trung hưng tứ tướng của nhà Nam Tống. Còn theo Viên Đằng Phi thì Nhạc Phi cùng với Hàn Thế Trung, Ngô Giới và Trương Tuấn (Trương Bá Anh) mới là Trung hưng tứ tướng của nhà Nam Tống. Dù các ý kiến có khác nhau về Trung hưng tứ tướng nhà Nam Tống nhưng Nhạc Phi luôn là người có mặt trong danh sách Trung hưng tứ tướng nhà Nam Tống này, thậm chí ông luôn được xếp đứng đầu trong danh sách Trung hưng tứ tướng nhà Nam Tống. Ngày nay, ông được coi như là một trong các biểu tượng lớn của lòng yêu nước và là anh hùng dân tộc của Trung Quốc; bài từ Mãn giang hồng được người Hoa trên toàn thế giới biết tới và mộ của ông ở núi Thê Hà, hồ Tây Tử, Hàng Châu được nhiều người viếng thăm. Hai bên đường vào Ngạc vương Miếu ở núi Thê Hà, Tây Hồ, Hàng Châu là các phòng trưng bày. Trong phòng trưng bày phía bắc là những tấm bia ghi những bài thơ của Nhạc Phi và những tấu sớ, kỷ vật của Nhạc Phi đối với vua Tống Cao Tông. Trong khi ở phía nam là những tấm bia ghi những bài thơ dành tặng cho Nhạc Phi của những người nổi tiếng trong tất cả các triều đại kế tiếp nhà Tống là nhà Nguyên (1271 - 1368), nhà Minh (1368 - 1644) và nhà Thanh (1636 - 1912). Vào trong Ngạc vương Miếu, du khách sẽ bắt gặp hình tượng Nhạc Phi với hình ảnh ông đang mặc trên mình bộ áo giáp chiến đấu với tay trái cầm kiếm, tay phải chống vào đùi với nét mặt uy nghi và dũng mãnh. Trong miếu còn có những điện thờ các danh tướng như Dương Tái Hưng, Ngưu Cao, Từ Khánh, Trương Hiến,... cùng với cha mẹ của ông là Nhạc Hòa - Diêu thị, là nơi để nhân dân Trung Quốc bày tỏ lòng biết ơn với một vị tướng cả cuộc đời hi sinh cho sự bình yên của nhà Tống. Con trai của Nhạc Phi là Nhạc Vân cùng con gái của Nhạc Phi là Nhạc Ngân Bình đều được thờ ở các điện ở hai bên chính điện thờ Nhạc Phi. Với người con gái Nhạc Ngân Bình (岳银瓶), do cô chết bởi tai nạn của người cha nên người đời sau còn gọi cô là Nhạc Hiếu Nga (岳孝娥). Hai chữ "Hiếu Nga" (孝娥) nghĩa là "một người con gái trẻ đẹp với lòng hiếu thảo đẹp đẽ". Điện thờ của cô được gọi là Hiếu Nga từ (孝娥祠, nghĩa là "miếu Hiếu Nga"). Tuy nhiên trong Ngạc vương miếu đó chỉ có tượng Nhạc Phi, lại không có tượng Ngỗi Thuận. Nguyên do là vì miếu đó do nhà Nam Tống xây dựng. Vua Tống Hiếu Tông chưa thể minh oan triệt để cho Nhạc Phi, chưa thể nghĩ được sâu xa việc Ngỗi Thuận nghĩa khí chôn cất Nhạc Phi. Có thể khi đó vua Tống Hiếu Tông nghĩ rằng Ngỗi Thuận từng uen biết và mang ơn của Nhạc Phi nên mới chôn cất Nhạc Phi để trả ơn, hoặc cũng thể vua Tống Hiếu Tông khi đó nghĩ rằng Ngỗi Thuận biết quân Kim sẽ lại đánh Tống nên mới chôn cất thi thể của Nhạc Phi, đợi Kim đánh Tống, triều đình sẽ treo thưởng cho ai biết nơi chôn thi thể của Nhạc Phi thì mang ra lấy thưởng. Nếu vua Tống Hiếu Tông biết nghĩa khí của Ngỗi Thuận (không quen biết Nhạc Phi, không mang ơn của Nhạc Phi nhưng liều mình vì vị anh hùng của nhà Nam Tống mà chôn cất thi thể Nhạc Phi, bất chấp Tần Cối biết được thì cả nhà sẽ bị tru di) thì trong Ngạc vương miếu ở Hàng Châu này chắc chắn phải có thêm tượng của Ngỗi Thuận. Những người được xem là Hán gian như Tần Cối, Vương thị, Mặc Kỳ Tiết, Trương Tuấn (Trương Bá Anh), Vương Tuấn được đúc thành tượng sắt bị còng tay quỳ trước Ngạc vương Nhạc Phi để người đi qua nhổ nước bọt hoặc cầm dùi đập vào đầu tượng cho hả giận, hoặc lấy những thứ dơ bẩn nhét vào mồm, bị người Trung Quốc nguyền rủa. Hơn 800 năm nay, tượng của các gian thần này bị người đời đánh đập nhiều quá, bị hỏng nên đã phải đúc đi đúc lại tới 13 lần. Năm bức tượng này sau đó được rào lại bằng rào sắt nhưng ngày nay từ bên ngoài người ta cũng có thể với được tay để đánh vào đầu tượng Tần Cối khiến đầu tượng Tần Cối trở nên láng bóng giống như bị trọc đầu. Mấy trăm năm đã trôi qua, lòng căm thù chưa nguội. Mặc dù ngay phía trên tượng, chính quyền Trung Quốc có bảng khuyến cáo không xâm phạm di tích lịch sử nhưng ngày nay ai đến thăm miếu này ở Hàng Châu vẫn thấy nước bọt của dân chúng vương trên đầu, trên vai, trên mặt của những bức tượng của những kẻ bán nước. Còn Nhạc Phi lại được sự ngưỡng mộ và viếng thăm không ngớt của nhân dân Trung Quốc từ xưa đến nay. Trên cánh cổng trước mộ của Nhạc Phi có vế đối: "Thanh sơn hữu hạnh mai trung cốt Bạch thiết vô cô chú nịnh thần" Tạm dịch: "Núi xanh may mắn chôn lương tướng Sắt trắng uổng thay tượng nịnh thần" Năm 1368 vua Minh Thái Tổ sau khi đánh đuổi vua Nguyên Huệ Tông và người Mông Cổ ra mạc bắc, khôi phục giang sơn Trung Hoa cho người Hán thì tiến hành tôn vinh Nhạc Phi. Vua Minh Thái Tổ truy phong Nhạc Phi thành Lưỡng đại Đại Tống chủ soái (nghĩa là "Chủ soái của cả hai thời đại Bắc Tống và Nam Tống"). Về sau hiểu rõ tâm nguyện lúc sinh thời của Nhạc Phi, vua Minh Thái Tổ lại truy phong cho Nhạc Phi thành Tần Hoàng Hán Võ Đường Tống Minh Tổ chủ soái (nghĩa là "Ông tổ chủ soái của các đời vua Tần Thủy Hoàng, vua Hán Vũ Đế và các thời đại nhà Đường, nhà Tống, nhà Minh"). Năm 1502 (đời vua Minh Hiếu Tông) có một người tên là Triệu Khoan đã khắc bài thơ "Mãn giang hồng" ("Máu đầy sông") của Nhạc Phi lên trên một tấm bia tại lăng mộ của Nhạc Phi ở Hàng Châu. Mục đích của Triệu Khoan là để bày tỏ tình cảm yêu nước đang dâng cao vào thời điểm đó, khoảng 4 năm sau khi tướng nhà Minh là Vương Nhạc giành chiến thắng trước người Ngõa Lạt (người Oirat) gần Hạ Lan sơn ở Nội Mông. Cùng với Lý Cương, Triệu Đỉnh, Hàn Thế Trung, Văn Thiên Tường, Nhạc Phi là 1 trong 5 vị quan trong thời Nam Tống được thờ trong Chiêu Huân Các tại Lịch đại Đế Vương miếu (历代帝王庙) được nhà Minh, nhà Thanh xây dựng. Văn thần, võ tướng được thờ ở Lịch đại Đế vương miếu này phải là những người nổi danh trong lĩnh vực chính trị và quân sự, tài ba trong việc triều chính hoặc cầm quân đánh trận, đạt được thành tựu đặc biệt trong những việc như: phò tá sáng lập triều đại; gánh vác trọng trách bảo vệ biên cương, bảo vệ hoàng triều; tài năng kinh bang tế thế, phụ chính trung thành; hoặc những nỗ lực khác trong suốt sự nghiệp với tinh thần trung quân ái quốc. Vài trăm năm sau, có người cử nhân tên Tần Giản Tuyền, hậu nhân của dòng tộc họ Tần đời nhà Thanh (1636 - 1912), cùng quê Giang Ninh với Tần Cối. Mọi người đều nghĩ Tần Giản Tuyền là hậu nhân của Tần Cối. Một lần đến bờ Tây Hồ, Hàng Châu, người quanh đó xin Tần Giản Tuyền viết câu đối đề miếu Nhạc Phi. Không đành lòng từ chối, Tần Giản Tuyền đứng trước tượng của Nhạc Phi suy nghĩ một hồi rồi sau đó lấy giấy ra viết câu đối như sau: "Nhân tòng Tống hậu hãn danh Cối, Ngã đáo phần tiền hối tính Tần." Tạm dịch: "Từ sau đời Tống, ít tên Cối, Tôi trước mộ ông, thẹn họ Tần" Quê hương Nhạc Phi tại huyện Thang Âm, tỉnh Hà Nam có miếu Nhạc Phi. Trong miếu có tượng Nhạc Phi ngồi giữa, bên trái tượng Nhạc Phi là tượng toàn thân Ngỗi Thuận. Đó là do nhân dân góp tiền xây dựng lên. Năm 1750 vua Càn Long nhà Thanh đi vi hành đến quê nhà của Nhạc Phi ở huyện Thang Âm, Hà Nam để tìm hiểu về Nhạc Phi. Cảm động trước cái chết của Nhạc Phi, vua Càn Long cho khắc một bài thơ lên một tấm văn bia ở Miếu Nhạc Phi ở Tân Trịnh, Hà Nam, Trung Quốc. Năm 1788 nhà văn Nguyễn Du của nước Đại Việt đi chu du sang nhà Thanh (đời vua Càn Long). Nguyễn Du cùng Nguyễn Đại Lang (Nguyễn Đăng Tiến) có ghé thăm Miếu thờ và ngôi mộ của Nhạc Phi ở Hàng Châu. Tại mộ Nhạc Phi, Nguyễn Du viết bài thơ "Nhạc Vũ Mục mộ" (岳武穆墓, nghĩa là "Mộ Nhạc Vũ Mục") có nội dung như sau: Nhạc Vũ Mục mộ "Trung nguyên bách chiến xuất anh hùng, Trượng bát thành thương lục thạch cung. Tướng phủ dĩ thành tam tự ngục, Quân môn do tích thập niên công. Giang hồ xứ xứ không Nam quốc, Tùng bách tranh tranh ngạo bắc phong. Trường vọng Lâm An cựu lăng miếu, Thê Hà sơn tại mộ yên trung." Tạm dịch: Mộ Nhạc Vũ Mục "Thương dài trượng tám, cung ngàn cân Bách chiến Trung Nguyên tướng xuất thần Ba chữ tội dành nơi phủ tướng Mười năm công bỏ chốn ba quân Sông hồ vắng bóng trời Nam Tống Tùng bách đương đầu gió bắc căm Buồn ngóng kinh thành lăng miếu cũ Thê Hà núi ngập khói chiều hôm." Năm 1790 vua Quang Trung của nước Đại Việt phái Ngô Thì Nhậm đi sứ sang nhà Thanh (đời vua Càn Long). Ngô Thì Nhậm có ghé thăm mộ của Nhạc Phi ở Hàng Châu và viết bài thơ "Đề Nhạc Vũ Mục vương miếu" (nghĩa là "Đề miếu Nhạc Vũ Mục vương") có nội dung như sau: Đề Nhạc Vũ Mục vương miếu "Độ Hàng sự thế tướng quân tu, Thống ẩm Hoàng Long khí quán Ngưu. Chính hữu yết kì kham báo quốc, Kì như ý cẩm dĩ vong cừu. Lưỡng Hà khốc bãi chư tù hạ, Nhất nẫm hoan lai nhị đế sầu. Chung cổ Phong Ba đình hạ quá, Hồ quang sơn sắc hận du du!" Tạm dịch: Đề miếu Nhạc Vũ Mục vương Nhục nỗi Cao tông chạy đất Hàng, Hoàng Long chuốc rượu, khí ngang tàng! Dựng cờ báo nước, mong còn những... Mặc gấm quên thù, nghĩ chẳng đang, Bọn giặc reo mừng, dân nhỏ lệ. Hai vua sầu não, địch thêm lương. Phong Ba đình ấy ai qua viếng, Núi biếc hồ trong mối hận trường. Sau đó Ngô Thì Nhậm lại ghé thăm Miếu thờ Nhạc Phi ở Yển Thành (thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc ngày nay) và viết bài thơ "Đề Yển Thành Nhạc vương miếu" (nghĩa là "Đề miếu Nhạc vương ở Yển Thành") có nội dung như sau: Đề Yển Thành Nhạc vương miếu "Tráng hoài khảng khái ẩm Hoàng Long, Thiết giáp, đâu mâu, khiếu xá không. Hương đính nghinh sư, hân phụ lão, Kim bài phụng chiếu, khấp anh hùng. Thiên giao Nam Tống ngu hoà tự, Nhân vị Trung Nguyên tích chiến công. Liệt phẫn do di cung kiếm địa, Nhất đình tùng bách vãn hào phong." Tạm dịch: Đề miếu Nhạc vương ở Yển Thành "Những mong uống rượu ở Hoàng Long, Giáp trụ thân mang, miệng thét lừng. Hương đội đón quân mừng phụ lão, Bài vàng vâng chiếu, khổ anh hùng. Trời xui Nam Tống ngu hòa ước, Người hận Trung Nguyên tiếc chiến công. Căm phẫn còn lưu nơi chiến trận, Chiều hôm gió rít giữa sân tùng." Năm 1870 vua Tự Đức của nước Đại Nam phái Nguyễn Hữu Lập, Phạm Hy Lượng và Trần Văn Chuẩn đi sứ sang nhà Thanh (đời vua Đồng Trị). Phạm Hy Lượng cũng ghé thăm mộ của Nhạc Phi ở Hàng Châu và viết bài thơ "Yết Nhạc vương từ" (謁岳王祠, nghĩa là "Thăm đền Nhạc vương") có nội dung như sau: Yết Nhạc vương từ "Thập nhị kim bài Tống quốc hư, Thiên thu hạo khí bạc phù dư. Anh hùng khuất tử tâm hà oán, Miếu xã bình trầm sự mạc như. Hà Bắc thư sinh lao khấu mã, Tây Hồ lão tử ổn kỳ (kỵ) lư. Thị thuỳ tụ thiết hoàn thành thố, Chủ tận gian hình hận hữu dư." Tạm dịch: Thăm đền Nhạc vương "Mười hai đạo chỉ Tống đành tan, Dù vạn đời sau chí khí tràn. Chết uổng anh hùng buông oán hận, Nổi chìm xã tắc nặng tâm can. Thư sinh phía bắc hoài can gián, Ông lão Tây Hồ được vững an. Ai quấn xích quanh tên phản bội, Chém đầu hết bọn nịnh chưa cam." Trong "Quế sơn thi tập" của nhà thơ nước Đại Nam là Nguyễn Khuyến (1835 - 1909) có bài thơ "Vịnh Nhạc Vũ Mục" (詠岳武穆) để ca ngợi công lao của Nhạc Phi. Nội dung bài thơ đó như sau: Vịnh Nhạc Vũ Mục "Sổ hàng kim tự đáo quân trung, Thập tải hùng tâm nhất nhật không. Thiên địa hà tâm lưu ngọc cối, Giang sơn hữu lệ đáo Hoàng Long. Không lưu nhân thế vô cùng hận, Uổng phí sa trường kỷ độ công. Đáo để anh hùng tâm tự bạch, Bách niên thuỳ nịnh cánh thuỳ trung." Tạm dịch: Vịnh Nhạc Vũ Mục "Kim bài mấy chữ tới quân trung, Chí cả mười năm một sớm không. Trời đất nỡ sinh điềm ngọc cối, Non sông còn tiếc hẹn Hoàng Long! Trăm năm nhân thế còn mang hận, Mấy độ sa trường những uổng công. Chỉ khách anh hùng lòng tự rõ, Ở đời ai nịnh với ai trung?" Sự tích về quẩy Tại Quảng Đông, quẩy có tên 油炸鬼 (Yau ja gwai, Phiên âm Hán Việt: Du tạc quỷ) có nghĩa là quỷ sứ bị rán bằng dầu - dầu thiêu quỷ. Theo truyền thuyết Trung Quốc thì cái tên này bắt nguồn từ câu chuyện Nhạc Phi bị vợ chồng Tần Cối và Vương thị hãm hại. Người Trung Quốc muốn nguyền rủa hai vợ chồng nhà này, bèn làm hai viên bột mì hình người dính vào nhau đem rán trong dầu, được gọi là “Du gia quỷ” hay “Dầu chá kuảy” hàm ý mong cho cặp vợ chồng kẻ phản nghịch bị nấu trong chảo dầu ở địa ngục. Âm “Kuảy” có nghĩa là quỷ mà cũng trùng âm là “Cối” tức là "Rán Tần Cối" (dầu chiên Tần Cối), nhằm đền tội cho việc hai người họ đã hãm hại Nhạc Phi và các trung thần đầu đời Nam Tống. Sau khi Nhạc Phi bị hại, ở kinh thành Lâm An, có người bán bánh rong, trong lúc ế khách lấy bột ra nặn 2 chiếc bánh hình người, một hình đàn ông là Tần Cối, một hình đàn bà là Vương Thị vợ hắn. Nặn xong, 2 cái bánh bị ném vào chảo mỡ sôi sùng sục. Người này rán chiếc bánh như đang hành hình hai kẻ bán nước hại dân để thỏa lòng căm tức. Dân chúng đi ngang qua, thấy lạ bèn đặt làm vài chiếc. Một đồn mười, mười đồn trăm, món bánh này ngày một lan rộng. Ngày nào cũng có người đến xếp hàng để chờ rán và ăn ngay tại chỗ. Chuyện đến tai Tần Cối, hắn cho quân lính đến bắt cửa hàng bán bánh nọ. Nhưng do binh lính cũng đồng tình với lòng dân nên họ cố tình trùng trình đánh động để người bán bánh trốn thoát. Họ trốn khỏi kinh thành và tiếp tục bán bánh kiếm ăn. Nhưng do ở trong tình thế bị săn đuổi, phải cảnh giác ngó trước ngó sau, nên họ không còn đủ thời gian nặn bánh thành hình người như trước nữa mà chỉ còn vê hai thỏi bột dài rồi quấn vào nhau, giả làm 2 vợ chồng Tần Cối. Thấy bánh dễ làm, lại ăn ngon, món đó được lan truyền rộng rãi khắp nước. Tên của món bánh đó là “Du Gia Quỷ” tức là Con Quỷ bị chan (gia) dầu (Du) lên người, cũng có nơi gọi là “du thiêu quỷ” , “dầu thiêu quỷ” … đều có nghĩa là con quỷ bị chiên trong vạc dầu. Món bánh này phổ biến sang tận Việt Nam và “Du Gia Quỷ” được đọc thành “Dầu Cháo Quẩy”, có người gọi tắt là “cháo quẩy” hay ngắn gọn là “quẩy”. Trong hai tên tiếng Việt giò cháo quẩy và dầu cháo quẩy hai chữ giò/dầu và quẩy là từ âm Hán-Việt (thường gọi âm như vậy là một loại của âm Nôm) của (油) và quỷ (鬼). Giò cháo quẩy là tên bắt nguồn từ tiếng Quảng Đông. Người Trung Quốc ngày nay rất hay ăn kèm món này với cháo, người Việt Nam thì hay ăn với Phở. Ngàn năm sau nữa món Quẩy chắc vẫn còn tồn tại và câu chuyện về chiếc bánh, nỗi nhục của một kẻ bán nước như Tần Cối thì muôn đời không gột rửa được. Sau khi Tần Cối chết vào năm 1155, theo dân gian kể thì thân thể Tần Cối bị đọa địa ngục nhận tội, sau gần 800 năm, vào thời Trung Hoa Dân Quốc (1912 - 1949), có người bị chết lâm sàng, xuống địa ngục rồi hoàn dương sống lại. Người đó nói rằng Tần Cối vẫn còn ở dưới địa ngục chịu khổ. Con tàu ROCS Yueh Fei (ROCS Nhạc Phi) ROCS Yueh Fei (FFG-1106), một khinh hạm tên lửa dẫn đường lớp Cheng Kung của Hải quân Trung Hoa Dân Quốc, được đặt theo tên của danh tướng Trung Quốc là Nhạc Phi (Yueh Fei). Nó là con tàu thứ tư của lớp Cheng Kung. Các khinh hạm lớp Cheng Kung dựa trên lớp Oliver Hazard Perry của Mỹ và có nhiều đặc điểm giống nhau, điểm khác biệt chính là được trang bị tên lửa đất đối đất Hsiung Feng II và Hsiung Feng III của Đài Loan và các cảm biến khác nhau. Con tàu ROCS Yueh Fei này được đặt vào ngày 5 tháng 9 năm 1992 bởi tập đoàn China SB Corp. tại xưởng của họ ở Thành phố Cao Hùng, Đài Loan. Tàu khu trục nhỏ được hạ thủy vào ngày 26 tháng 8 năm 1994 và được đưa vào hoạt động tại ROCN vào ngày 7 tháng 2 năm 1996. Công nhận Nhạc Phi là anh hùng dân tộc của toàn Trung Quốc Vị thế anh hùng dân gian của Nhạc Phi được củng cố trong triều đại nhà Nguyên (1271 - 1368) và có tác động lớn đến văn hóa Trung Quốc. Các đền thờ và đền thờ Nhạc Phi được xây dựng vào thời nhà Minh (1368 - 1644). Lời bài hát quốc ca của Trung Hoa Dân Quốc trong chiến tranh thế giới thứ hai được cho là do Nhạc Phi viết vào mấy thế kỷ trước. Nhạc Phi cũng vài lần được đề cập như là một vị thần hộ pháp bên cạnh thần hộ pháp Wen Taibao. Tại một số thời điểm, Nhạc Phi không còn là anh hùng dân tộc của toàn Trung Quốc nữa, chẳng hạn như vào năm 2002, khi hướng dẫn chính thức dành cho giáo viên lịch sử nói rằng Nhạc Phi không thể mang danh hiệu đó nữa. Điều này là do Nhạc Phi đã bảo vệ nhà Tống khỏi người Nữ Chân nước Kim, những người hiện tại đã được coi là một phần của quốc gia Trung Quốc. Do đó, mối quan tâm về "sự thống nhất của các dân tộc" ở Trung Quốc chiếm ưu thế. Kết quả Nhạc Phi được coi là anh hùng của chỉ cho một nhóm nhỏ ở Trung Quốc chứ không phải "toàn bộ quốc gia Trung Quốc như được định nghĩa hiện nay". Tuy nhiên, cả Bộ Giáo dục Trung Quốc và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc đều phủ nhận những tuyên bố đó và vẫn đề cập rõ ràng Nhạc Phi là anh hùng dân tộc của toàn Trung Quốc. Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng tiếp tục coi Nhạc Phi là anh hùng dân tộc của toàn Trung Quốc. Ngày nay, trong chương trình giảng dạy của trường tiểu học tại Trung Quốc ngày nay học sinh được học ít nhất một bài về Nhạc Phi. Hậu duệ của Nhạc Phi Trong số các hậu duệ của Nhạc Phi có Nhạc Thăng Long (岳昇龍) và con trai của Nhạc Thăng Long là Nhạc Chung Kỳ (岳鍾琪, 1686 - 1754) làm quan cho nhà Thanh (1636 - 1912), từng giữ chức Binh bộ thương thư (兵部尚書) kiêm Tổng đốc các tỉnh Thiểm Tây và Cam Túc dưới thời trị vì của vua Ung Chính (1722 - 1735). Nhạc Chung Kỳ chinh phục Tây Tạng cho nhà Thanh năm 1720 trong chiến tranh giữa nhà Thanh và Hãn quốc Chuẩn Cát Nhĩ (1687 - 1758) và tấn công Hãn quốc Chuẩn Cát Nhĩ tại Ürümqi ở Tân Cương. Người Ngõa Lat (người Oirat) chiến đấu với Nhạc Chung Kỳ. Nhạc Chung Kỳ sống tại Dinh thự Ji Xiaolan ở Bắc Kinh. Một hậu duệ đáng chú ý khác của Nhạc Phi là Nhạc Dĩ Cầm (樂以琴, 1914 - 1937), một quân át chủ bài của Trung Hoa Dân Quốc trong Chiến tranh Trung - Nhật lần thứ hai (1937 - 1945). Vào năm 2011, hai hậu duệ của Nhạc Phi là Nhạc Tuấn và Nhạc Hải Tuấn cùng với sáu thành viên trong gia tộc của họ Nhạc, đã phản đối bức tượng Tần Cối của Bảo tàng sản xuất tơ lụa hoàng gia Giang Ninh. Điều này cho thấy rằng ngay cả sau nhiều thế kỷ, gia đình họ Nhạc vẫn ghét Tần Cối và những kẻ âm mưu cùng Tần Cối hãm hại tổ tiên của họ. Có thông tin cho rằng các thành viên nam giới của gia đình họ Nhạc không được phép kết hôn với bất kỳ ai có họ là Tần cho đến năm 1949, và các ghi chép về phả hệ chứng thực rằng quy tắc này hiếm khi bị phá vỡ trước khi nó bị vô hiệu hóa. Vào năm 2017, có báo cáo rằng có 1,81 triệu người là hậu duệ của Nhạc Phi ở Trung Quốc và chỉ riêng số lượng hậu duệ của Nhạc Phi ở tỉnh An Huy đã tăng lên hơn 1.003.000 người. Đánh giá Trong gần 20 năm chiến đấu chống quân Kim, Nhạc Phi đã trải qua 126 trận, chưa bại trận nào, không hổ danh là Thường thắng tướng quân. Lịch sử gọi Nhạc Phi là người văn võ mưu trí, có những ưu điểm của Hàn Tín, Bành Việt, Chu Bột, Quán Anh, tác phong của Gia Cát Khổng Minh (Tống sử, Nhạc Phi truyện). Mỗi lần sắp vào cuộc chiến, Nhạc Phi đều triệu các chỉ huy để bàn bạc, mưu định xong mới đánh, cho nên mỗi lần đánh nhau ông đều chiến thắng. Bất ngờ gặp địch, ông không hề nao núng, người Kim có câu: "Rung chuyển núi dễ, rung chuyển Nhạc gia quân khó." Sử gia Thoát Thoát trong Tống sử có chê trách vua Tống Cao Tông tín nhiệm gian thần Tần Cối hại chết cha con Nhạc Phi: "...Tống truyện vào đời thứ chín hai đế Tống Huy Tông, Tống Khâm Tông bị người Kim vây bắt, Tống Cao Tông trốn thoát về Nam Kinh, sử cũng gọi là Trung hưng, nhưng xét ra thì khác xa với tiền nhân... Tống Cao Tông cung kiệm nhân hậu, tài văn học có thừa, còn như tài dẹp loạn phục hưng thì không phải không có. Huống hồ tình thế nguy bức, binh nhược tiền ít, nhiều việc khó khăn đều đổ lên vai ông. Lúc mới lên ngôi được tứ phương cần vương hưởng ứng, bên trong có Lý Cương, bên ngoài nhờ Tông Trạch, việc thiên hạ không thể nói là không làm được. Sau dùng Miêu Phó, Lưu Chính Ngạn để chúng làm loạn, quyền nghi lập quốc, làm nhiều việc xấu. Lúc đầu tin bọn Uông Bá Ngạn, Hoàng Tiềm Thiện; về sau tín nhiệm Tần Cối, triều đình có nhiều điều gian trá. Đến như Triệu Đỉnh, Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) là các đại tướng mà bị bài xích, phụ tử Nhạc Phi có công chưa thành rồi thì chết oan. Đế đã chết rồi mà Tống Cao Tông vẫn còn bị người đời sau chê cười, thương thay!" Là một viên tướng can đảm và hiểu biết chiến thuật, Nhạc Phi đã giành được nhiều thắng lợi trong các trận chiến chống lại quân đội nhà Kim. Chiếm ưu thế do những khó khăn mà quân kỵ binh của đối phương gặp phải trong địa hình đồi núi của miền nam Trung Quốc, ông đã giành được những thắng lợi mặc dù quân của ông nói chung là ít hơn. Quân của ông đã thành công trong việc giữ vững lãnh thổ nhà Tống phía nam sông Dương Tử, giành lại lãnh thổ nhà Tống phía nam sông Hoài và sông Hoàng Hà, quy phục vô số nghĩa quân kháng Kim ở phía bắc sông Hoàng Hà. Tuy nhiên, cố gắng của ông nhằm thu hồi các vùng đất phía bắc mà nhà Nam Tống đã đánh mất trước đó đã bị các quan lại phe chủ hòa do vua Tống Cao Tông và Tần Cối chống lại, vì họ cho rằng chiến tranh kéo dài có thể sẽ quá rủi ro và tốn kém, còn Tần Cối thì thân ở Tống nhưng luôn làm những việc có lợi cho Kim. Giai thoại Sử gia James T.C. Liu đời sau có giả thuyết là vua Tống Cao Tông mượn tay Tần Cối để diệt trừ Nhạc Phi. Có rất nhiều lý do: Nhạc Phi khi trực chỉ phủ Hoàng Long, kinh đô nhà Kim, thì sẽ cứu 2 vua Tống Huy Tông và Tống Khâm Tông. Vua Tống Cao Tông sợ phải dâng lại ngai vàng cho hai người đó nên cách duy nhất để tránh việc đó là Nhạc Phi phải biến mất. Sinh thời, Nhạc Phi cũng nhiều lần bất tuân mệnh hoàng đế, khi được giao trọng trách dẹp các cuộc nổi loạn nông dân. Vua Tống Cao Tông muốn giết hết người dân trong một ngôi làng, nhưng Nhạc Phi chỉ muốn truy tìm kẻ chủ mưu gây rối. Nhạc Phi công cao át chủ. Thắng nhiều trận nên uy danh át cả vua. Nhà Tống vốn trọng văn khinh võ, rất đề phòng võ quan, thông qua các sự kiện lịch sử đã từng làm uổng hoặc chết mất tướng tài. Nhạc Phi là một võ tướng rất thành công, do vậy mà quân thần nhà Tống coi là cái gai trong mắt. Vua Tống Cao Tông mang nặng tư tưởng đương thời của nhà Tống, nghĩ rằng trả tiền cho Di Địch vẫn rẻ hơn là cung cấp cho quân đội nhà Tống. Vốn dĩ xuất thân thư sinh, các quân chủ nhà Tống rất bạc về lễ với giới cấp binh sỹ, và không thích đầu tư vào giới quân sự. Nhạc Phi dĩ nhiên là nạn nhân của tư tưởng này. Vua Tống Cao Tông từ thời của vua Tống Khâm Tông đã có ý đồ lợi dụng chiến tranh Tống - Kim, "tranh sáng tranh tối", để mưu đồ đế vị. Vua Tống Cao Tông cơ bản coi Nhạc Phi là cái gai trong mắt, nhất là khẩu hiệu "Nghênh Hồi Nhị Đế" của Nhạc Phi, khiến y sợ mất hoàng vị. Do vậy, tuy Nhạc Phi công cao, vẫn phải chịu chết, là vì vua Tống Cao Tông vậy. Truyền thuyết cũng nói rằng những kẻ có ý định xử tội Nhạc Phi đã bị hồn ma của ông săn đuổi và phải tự sát. Cũng có truyền thuyết nói Nhạc Phi là con chim Đại Bằng bên cạnh Phật tổ còn vợ của Tần Cối là con dơi Nữ Thổ Bức trong nhị thập bát tú. Vì tính tình nóng nảy nên đã giết chết con dơi khi đang nghe Phật tổ thuyết pháp (do con dơi đó đánh rắm), tạo nghiệt chướng nên bị đày xuống trần để trả món nợ cho vợ Tần Cối. Truyền thuyết này được ghi lại trong tiểu thuyết dã sử Thuyết Nhạc toàn truyện (bản dịch ở Việt Nam là Nhạc Phi diễn nghĩa). Trong văn học "Đại Tống trung hưng Nhạc Vương truyện" (大宋中興岳王傳) là một tiểu thuyết được viết vào thời nhà Minh (1368 - 1644). Trong tiểu thuyết có chi tiết khi quân đội Nữ Chân xâm lược nhà Tống, các anh hùng trẻ tuổi ở làng của Nhạc Phi đề nghị ông và quân đội của ông tham gia cùng bọn cướp trên núi. Tuy nhiên, Nhạc Phi phản đối và yêu cầu một trong số họ xăm các ký tự "Tận trung báo quốc" lên lưng. Bất cứ khi nào có người muốn tham gia băng cướp, ông sẽ cho họ xem hình xăm "Tận trung báo quốc" để họ thay đổi ý định. "Tây Du Bổ" (西游补) là một tiểu thuyết châm biếm Tây Du Ký, được viết năm 1640 (đời vua Minh Tư Tông) bởi học giả Đổng Duyệt (董說) (1620 – 1686). Trong tiểu thuyết có chi tiết khi Hầu Vương nhiệt tình phục vụ trong địa ngục với tư cách là quan xét xử án của Tần Cối, trong khi Nhạc Phi trở thành sư phụ thứ ba của Hầu Vương (bằng cách dạy các phương pháp Nho giáo cho Hầu Vương sau này). Tại một thời điểm, Hầu Vương hỏi linh hồn của Nhạc Phi rằng ông có muốn uống máu của Tần Cối không, nhưng ông đã lịch sự từ chối. Trung Quốc thập đại cổ điển bi kịch (中國十大古典悲劇) bao gồm một đoạn mô tả về nhiệm vụ của cháu nội của Nhạc Phi phải thanh minh cho ông nội quá cố của mình. "Thuyết Nhạc toàn truyện" (说岳全传) là một bộ tiểu thuyết lịch sử Trung Quốc 80 hồi được nhiều tác giả, trong đó nổi bật nhất là nhà văn Tiền Thái và Kim Phong thời nhà Thanh tổng hợp, sáng tác và hoàn thiện, được phát hành lần đầu vào năm 1864 (đời vua Đồng Trị). Thuyết Nhạc toàn truyện có nội dung chủ yếu mô tả cuộc chiến tranh Tống - Kim với nhân vật chính là danh tướng Nhạc Phi nhà Nam Tống. Tại Việt Nam, bộ tiểu thuyết được nhà văn Nguyễn Chánh Sắt dịch và được xuất bản dưới tên gọi "Nhạc Phi diễn nghĩa" vào năm 1928. "Nhạc Phi truyện" (岳飛傳) của nhà văn võ hiệp Hoàn Châu Lâu Chúa (還珠樓主) Người đọc tiểu thuyết này không nên nhầm lẫn với tiểu sử lịch sử của Nhạc Phi được viết dưới triều đại nhà Nam Tống (1127 - 1279), nhưng được biên soạn với các tiểu sử khác trong nhà Nguyên (1271 - 1368). "Tống Nhạc Ngạc Vương niên phổ" (宋岳鄂王年譜) được viết bới Tiền Nhữ Văn (錢汝雯), xuất bản vào năm 1924. Nhạc Phi và sự kiện Tĩnh Khang cũng được tiểu thuyết gia kiếm hiệp Kim Dung nhắc đến trong một số tác phẩm của mình như "Anh hùng xạ điêu" 1957, "Thần điêu hiệp lữ" 1959, "Ỷ Thiên Đồ Long ký" 1961, "Tiếu ngạo giang hồ" 1969. Cũng theo 4 tác phẩm này, Vũ Mục di thư là tác phẩm do Nhạc Phi viết về cách hành quân bố trận, sau này được Quách Tĩnh và Hoàng Dung tìm thấy, được Quách Tĩnh ứng dụng giúp quân Tống giữ thành Tương Dương chống lại quân Mông Cổ, rồi được giấu cùng với Cửu Âm Chân Kinh trên một hòn đảo mà sau này Chu Chỉ Nhược tìm thấy, được Trương Vô Kỵ lấy lại rồi đưa cho Từ Đạt, Thường Ngộ Xuân, đệ họ chỉ huy Minh giáo đánh đuổi nhà Nguyên, thành lập nhà Minh. Ba nhân vật Dương Thiết Tâm, Dương Khang và Dương Quá trong các tiểu thuyết này là con cháu của Dương Tái Hưng - bộ tướng của Nhạc Phi. Trong "Tiếu ngạo giang hồ" 1969 có chi tiết Nhạc Bất Quần dẫn các đệ tử đi bái tế ngôi mộ của Dương Tái Hưng. Trong tiểu thuyết dựa Kim Dung Võ lâm ngũ bá, Chu Đồng vừa là thầy dạy võ cho Nhạc Phi, cũng vừa là thầy dạy võ cho Đông tà Hoàng Dược Sư. "Nhạc Phi liệt truyện" (岳飛列傳) là một bộ truyện tranh về chiến tích quân sự của Nhạc Phi. "Thiết tý kim đao Chu Đồng truyện" (鐵臂金刀周侗傳, tay sắt, đao vàng, tiểu sử của Chu Đồng) – Nhạc Phi xuất hiện với tư cách là học trò của Chu Đồng trong vài chương cuối của tiểu sử hư cấu về Chu Đồng. "Chu Đồng truyền kỳ" (周侗傳奇, Huyền thoại về Chu Đồng) – Đây là truyện tranh kiểu liên hoàn họa dựa trên tiểu sử của Chu Thông và có cùng tư liệu về Nhạc Phi, nhưng ở dạng tranh "Donald Duk" là tiểu thuyết năm 1991 của tác giả Mỹ là Frank Chin, bao gồm một phiên bản của câu chuyện sử dụng cách viết tiếng Quảng Đông là "Ngawk Fay". Frank Chin đã sử dụng phiên bản của câu chuyện trong đó mẹ của Nhạc Phi xăm lên lưng của Donald Duk. Frank Chin cũng sử dụng phiên bản của câu chuyện trong đó cặp vợ chồng phản bội Donald Duk được bất tử như nguồn gốc của một chiếc bánh rán đôi của Trung Quốc (giò cháo quẩy), được chiên và cắt ra như một dấu hiệu về sự căm ghét của mọi người đối với sự phản bội của cặp vợ chồng đối với Donald Duk. Tác giả Guy Gavriel Kay cho rằng Nhạc Phi đã truyền cảm hứng cho nhân vật Ren Daiyan trong tiểu thuyết "River of Stars" (ISBN 978-0-670-06840-1) của mình, được xuất bản vào năm 2013. Tiểu thuyết River of Stars lấy bối cảnh trong một thế giới giả tưởng, kể về một đế chế Kitai dựa trên thời nhà Tống của Trung Quốc, bộ tộc Xiaolu dựa trên nước Liêu và bộ tộc Altai dựa trên nước Kim. Tiểu thuyết có các sự kiện tựa như sự kiện Tĩnh Khang và sự kiện giống như chiến tranh Kim – Tống diễn ra ngay sau đó. Nhân vật Zhizheng trong tiểu thuyết được xây dựng y như vua Tống Cao Tông. Nhân vật Ren Daiyan trong tiểu thuyết có kết cục bi thảm y như Nhạc Phi trong lịch sử Trong văn hóa đại chúng Phim điện ảnh Phim Hồng Kông "Nhạc Phi" (岳飛) (1940). Phim chủ yếu dựa trên toàn bộ câu chuyện lịch sử về Nhạc Phi. Vai Nhạc Phi do Ngô Sở Phàm thủ vai. Phim Trung Quốc "Tận trung báo quốc" (盡忠報國, phục vụ đất nước với lòng trung thành hết mực) (1940). Bộ phim kể về việc Nhạc Phi (Lưu Quỳnh thủ vai) học võ từ người thầy Chu Đồng, sau đó lên đường tòng quân, gia nhập quân đội của Tông Trạch. Tên của phim này xuất phát từ hình xăm trên lưng của Nhạc Phi. Phim Hồng Kông "Nhạc Phi xuất thế" (岳飛出世, Sự ra đời của Nhạc Phi) (1962). Hồng Kim Bảo 10 tuổi đóng vai Nhạc Phi lúc nhỏ. Vũ Giai trong vai Nhạc Phi lúc trưởng thành. Phim này chủ yếu dựa trên toàn bộ câu chuyện về Nhạc Phi được viết trong "Thuyết Nhạc toàn truyện". Phim Hồng Kông "Thập nhị kim bài" (十二金牌) (1970). Một sản phẩm của Shaw Brothers. Mặc dù Nhạc Phi không xuất hiện trong phim này, nhưng câu chuyện xoay quanh một anh hùng khác đang thực hiện nhiệm vụ ngăn chặn 12 Kim bài đến chỗ của Nhạc Phi vì chúng là một phần trong âm mưu của vị tể tướng nhà Tống theo giặc là Tần Cối, nhằm triệu Nhạc Phi đang bắc phạt thắng Kim phải quay về nam. Nhạc Phi về kinh thì bị xử tử. Phim truyền hình Phim truyền hình Hồng Kông "Thập nhị kim bài" (十二金牌) năm 1984. Bộ phim chú trọng chi tiết Tần Cối (Từ Nhị Ngưu thủ vai) và vua Tống Cao Tông (Hùng Đức Thành thủ vai) đã liên tiếp phát hành 12 đạo kim bài để gọi Nhạc Phi (Nhạc Hoa thủ vai) đang bắc phạt nước Kim thành công phải lui quân về nam. Các con trai của Nhạc Phi là Nhạc Vân (Lê Hán Trì thủ vai), Nhạc Lôi (La Mãng thủ vai) và một nhóm hảo hán chính nghĩa đã không ngần ngại đánh chặn 12 đạo kim bài này, nhằm giúp Nhạc Phi yên tâm bắc phạt, khôi phục toàn bộ giang sơn cho nhà Tống. Phim truyền hình Đài Loan "Bát thiên lý lộ vân hòa nguyệt" (八千里路雲和月). Bộ phim này được phát sóng tại Việt Nam với tên gọi là "Nửa cõi sơn hà". Đây là một bộ phim truyền hình Đài Loan dài 40 tập kể câu chuyện về cuộc đời của Nhạc Phi (Hà Gia Kính thủ vai), một vị tướng triều đại nhà Tống được nhiều người coi là một nhà yêu nước và anh hùng dân tộc trong văn hóa Trung Quốc vì vai trò của Nhạc Phi trong các chiến dịch của người Nữ Chân chống lại triều đại nhà Tống. Cái chết của Nhạc Phi do Tần Cối (Kim Siêu Quần thủ vai) gây ra cũng được khắc họa rõ nét trong bộ phim. Tiêu đề tiếng Trung của bộ phim bắt nguồn từ một câu trong bài thơ Mãn giang hồng, một bài thơ yêu nước thường được cho là của Nhạc Phi. Bộ phim được phát sóng trên kênh CTS Đài Loan từ ngày 21 tháng 11 năm 1988 đến ngày 13 tháng 1 năm 1989 trên kênh CTS của Trung Quốc. Phim truyền hình Hồng Kông "Nhạc Phi truyện" (岳飞传) là một bộ phim truyền hình dài 20 tập được phát sóng tại Hồng Kông vào năm 1994. Bộ phim kể về một câu chuyện được dàn dựng về cuộc đời của Nhạc Phi (do Từ Thiếu Cường thủ vai) với tư cách là một vị tướng của triều đại nhà Tống ở Trung Quốc. Phim truyền hình Hồng Kông "Hiếu cảm động thiên" (孝感動天). Một bộ phim truyền hình TVB năm 1995 bao gồm một đoạn giới thiệu dựa trên tiểu thuyết "Trung Quốc thập đại cổ điển bi kịch", kể về một câu chuyện hư cấu về cháu nội của Nhạc Phi là Nhạc Kha (Lê Hán Trì thủ vai Nhạc Phi, Ngụy Tuấn Kiệt thủ vai Nhạc Kha), về hành trình tìm kiếm sự rõ ràng cho thanh danh của ông nội của anh ấy. Trong bộ phim, người dân Nam Tống buộc tội Nhạc Phi là kẻ phản bội, do âm mưu của Tần Cối, vua Tống Cao Tông và nước Kim. Nhạc Kha cũng phải chiến đấu với con trai của Tần Cối là Tần Hi (do La Lạc Lâm thủ vai) để trả thù cho cha mẹ mình với sự trợ giúp từ các cháu của Tần Cối (do Lại Di Linh và Lei Jiu Ging thủ vai) và vua Tống Hiếu Tông (do Lương Kiến Bình thủ vai). Phim truyền hình Đài Loan "Thiếu niên Trương Tam Phong" (少年張三丰) là một bộ phim truyền hình được phát sóng vào năm 2002. Lấy bối cảnh lịch sử dưới thời Nam Tống nhiều biến động, nhân vật chính Trương Tam Phong tên thật là Trương Quân Bảo (Trương Vệ Kiện thủ vai) từ nhỏ được gia đình gửi vào Thanh Phong quan tu hành. Trong khi đó, bên ngoài đang diễn ra nhiều sự kiện sóng gió với việc gian thần Tần Cối xúi giục vua Tống Cao Tông giết hại tướng quân Nhạc Phi (Trương Nguy thủ vai). Trước khi bị bắt Nhạc Phi đã giao lại di vật cho Trương Quân Bảo nắm giữ và kể cho Trương Quân Bảo nghe về bằng chứng tội ác của Tần Cối cùng kinh nghiệm sống của công chúa nhà Tống, những bí mật này lại liên quan rất nhiều đến Trừng Không đại sư (Trương Thiết Lâm thủ vai), khiến Trương Quân Bảo bị người của Tần Cối và cả võ lâm truy đuổi và hãm hại. Trong chuyến hành trình gánh vác trọng nhiệm mà Nhạc Phi đã gửi gắm, Trương Quân Bảo gặp gỡ và kết bạn với minh chủ võ lâm Dịch Kế Phong (Nghiêm Khoan thủ vai), hiệp khách võ công cái thế Dịch Thiên Hành (Tô Hữu Bằng thủ vai) và nữ hiệp Tần Tư Dung (Lý Băng Băng thủ vai) - người được Tần Cối cài vào để theo dõi Trương Quân Bảo. Trải qua bao biến cố sinh tử cùng gia đình, bằng hữu và quốc gia, Trương Quân Bảo đổi tên thành Trương Tam Phong, lập nên môn phái Võ Đang và sáng chế ra bộ võ học tinh thâm Thái cực quyền lưu danh muôn thuở. Phim truyền hình Trung Quốc "Thiên nhai chức nữ" (天涯織女) là một bộ phim truyền hình được phát sóng vào năm 2010. Mặc dù Nhạc Phi không xuất hiện trong bộ phim, nhưng ông vẫn được một trong những nhân vật chính của phim, Lâm Mộ Phi (do Viên Hoằng thủ vai) tôn sùng, như một anh hùng đáng kính. Người ta kể rằng người cha quá cố của anh nhiệt tình tôn sùng những chiến công và lòng yêu nước của Nhạc Phi, nên đã đặt tên con trai mình theo tên Nhạc Phi. Trong bộ phim, gia đình Lâm cố gắng tiếp quản sứ mệnh của Nhạc Phi là bảo vệ triều đại nhà Tống và khôi phục các lãnh thổ đã mất từ ​​người Mông Cổ sau khi họ chinh phục nước Kim. Kết quả Lâm Mộ Phi là thành viên duy nhất còn sống sót sau khi nhà Nguyên chinh phục nhà Nam Tống. Sau khi nhà Tống sụp đổ và thấy rằng nhà Nguyên vẫn chưa sẵn sàng để lật đổ, anh ta vỡ mộng trước những mất mát và hối tiếc của mình. Sau đó, anh kết hôn với con gái của vua Tống Lý Tông là Triệu Gia Nghi (do Lưu Thi Thi thủ vai), sau khi mối quan hệ của anh với nữ nhân vật chính là Hoàng Xảo Nghi (do Trương Quân Ninh thủ vai) tan rã, và anh sống ẩn dật với vợ Triệu Gia Nghi. Phim truyền hình Trung Quốc "Tinh trung Nhạc Phi" (精忠岳飞) được phát sóng từ ngày 4 tháng 7 năm 2013 đến ngày 29 tháng 7 năm 2013. Đây là một bộ phim dài 69 tập dựa trên tiểu sử về Nhạc Phi. Đây là phim truyền hình cổ trang Trung Quốc đầu tiên được phát sóng trên kênh HBO, với tên tiếng Anh là "The Last Hero" (nghĩa là "Anh hùng cuối cùng", do Nhạc Phi là anh hùng cuối cùng của Hán tộc, sau thời Nhạc Phi thì Hán tộc suy yếu hẳn, Trung Quốc bị người Mông Cổ, người Mãn Châu thay nhau cai trị). Nhân vật Nhạc Phi trong bộ phim này do diễn viên Huỳnh Hiểu Minh (黄晓明) thủ vai. Trong bộ phim, Huỳnh Hiểu Minh và nữ ca sĩ Đàm Tinh còn trình bày ca khúc nổi tiếng Tinh trung truyền kỳ (精忠傳奇) - ca khúc thể hiện sự bi hùng, bi tráng và bi thương của Nhạc Phi. Phim truyền hình Trung Quốc "Kinh thiên Nhạc Lôi" (驚天岳雷) là một bộ phim truyền hình võ thuật dài 48 tập chưa được phát sóng do hãng Shandong Film & Media Group sản xuất. Đó là một câu chuyện hư cấu xoay quanh người con trai còn sống của Nhạc Phi là Nhạc Lôi (do Cao Vân Trường thủ vai), trong hành trình trả thù những kẻ chịu trách nhiệm cho cảnh ngộ của gia đình anh sau khi họ giết cha và anh trai mình, bắt đầu một hành trình cuối cùng định hình anh thành một anh hùng trong Giang Hồ. Lý Mạn trong vai Hạ Vân Phi, người yêu của Nhạc Lôi. Nhạc Phi cũng xuất hiện trong các đoạn hồi tưởng, do Vu Vinh Quang thủ vai, người cũng đóng vai thầy dạy võ của Nhạc Phi là Chu Đồng trong bộ phim "Tinh trung Nhạc Phi" (2013). Vương Vỹ, người đóng vai Hoàn Nhan Tông Vọng trong "Tinh trung Nhạc Phi", đóng vai Vương Quý thuộc hạ của Nhạc Phi trong bộ phim, nhân vật này đóng vai trò là người cố vấn cho nhân vật chính. Trương Tử Kiện đóng vai Tần Cối và Mã Tuấn Vĩ trong vai vua Tống Cao Tông. Mặc dù bộ phim đã quay xong vào năm 2016 nhưng vẫn chưa được phát sóng ở Trung Quốc. Các ca khúc nổi tiếng hát về Nhạc Phi Bài thơ "Mãn giang hồng" ("Máu đầy sông") của Nhạc Phi sáng tác năm 1133 đã được phổ nhạc nhiều lần, bao gồm một ca khúc tiếng Quan thoại "Mãn giang hồng" từ những năm 1930 do giọng nam trung Tư Nghĩa Quế (斯义桂) biểu diễn vào những năm 1950. Các ca sĩ khác như Thi Hồng Ngạc (施鸿鄂), Dương Hồng Cơ (杨洪基) và Trương Minh Mẫn (张明敏)) cũng đã trình bày ca khúc "Mãn giang hồng" này. Ca sĩ Hồng Kông là Đàm Bách Tiên (譚百先) đã hát một ca khúc tiếng Quảng Đông "Moon Kong Hung" ("Mãn giang hồng" trong tiếng Quan Thoại), do Cố Gia Vận (顧嘉煇) sáng tác. Ca khúc được trình bày trong bộ phim truyền hình Thần điêu đại hiệp (射鵰英雄傳) năm 1983. Một bài hát tiếng Quảng Đông khác cùng tên "Mãn giang hồng" do Quan Thánh Hữu (關聖佑) sáng tác và Ôn Triệu Lân (溫兆麟) trình bày trong bộ phim truyền hình Hồng Kông mang tên "Thập nhị kim bài" (十二金牌) năm 1984. Ca khúc tiếng Quan thoại nổi tiếng Tinh trung báo quốc (精忠报国) do Đồ Hồng Cương (屠洪纲) trình bày trong album cùng tên Tinh trung báo quốc, được phát hành vào năm 1999. Ca khúc thể hiện khí phách hiên ngang, dáng vẻ oai phong lẫm liệt của Nhạc Phi, cộng với lòng yêu nước vô cùng lớn của Nhạc Phi, tấm lòng tận trung báo quốc vĩnh tồn của Nhạc Phi. Ca khúc tiếng Quan thoại Tiêu tiêu vũ vị tiết (瀟瀟雨未歇, nghĩa là "Mưa không bao giờ tạnh") do Châu Hoa Kiện (周华健) và Tô Huệ Luân (蘇慧倫) trình bày trong bộ phim truyền hình Trung Quốc "Tinh trung Nhạc Phi" (精忠岳飞) 2013. Ca khúc tiếng Quan thoại Ngân giáp thanh y (銀甲青衣, nghĩa là "Giáp bạc áo xanh") do Hàn Hồng (韩红) trình bày trong bộ phim truyền hình Trung Quốc "Tinh trung Nhạc Phi" (精忠岳飞) 2013. Ca khúc tiếng Quan thoại Dự quân đồng hành (與君同行, nghĩa là "Đi bộ cùng bạn") do Dịch Hồng (易虹) trình bày trong bộ phim truyền hình Trung Quốc "Tinh trung Nhạc Phi" (精忠岳飞) 2013. Ca khúc tiếng Quan thoại Phi dược đích tâm (飛躍的心, nghĩa là "Trái tim của sự bay xa") do Huỳnh Hiểu Minh (黄晓明) trình bày trong bộ phim truyền hình Trung Quốc "Tinh trung Nhạc Phi" (精忠岳飞) 2013. Ca khúc tiếng Quan thoại Tối mỹ đích thì quang (最美的時光), nghĩa là "Thời gian của sự tươi đẹp nhất") do Châu Bút Sướng (周笔畅) trình bày trong bộ phim truyền hình Trung Quốc "Tinh trung Nhạc Phi" (精忠岳飞) 2013. Ca khúc tiếng Quan thoại Ngưỡng thiên trường khiếu (仰天长啸, nghĩa là "Hét lên bầu trời") do Vương Tông Hiền (王宗贤) trình bày trong bộ phim truyền hình Trung Quốc "Tinh trung Nhạc Phi" (精忠岳飞) 2013. Ca khúc tiếng Quan thoại nổi tiếng Tinh trung truyền kỳ (精忠傳奇, nghĩa là "Truyền thuyết về sự tận trung") do Huỳnh Hiểu Minh (黄晓明) và nữ ca sĩ Đàm Tinh (谭晶) trình bày trong bộ phim truyền hình Trung Quốc "Tinh trung Nhạc Phi" (精忠岳飞) 2013. Ca khúc thể hiện sự bi hùng, bi tráng và bi thương của Nhạc Phi. Trò chơi lá bài trên bàn Một bộ bài Nhạc Phi đã được bán như một phần của năm chiến binh nổi tiếng của Trung Quốc — Quan Vũ, Hoa Mộc Lan, Kiệt Quý, Tôn Tử, and Nhạc Phi — trong phần tiếng Trung của second set of world cultures được sản xuất bởi Anachronism vào tháng 6 năm 2005. Vào tháng 7 năm 2005, gói lá bài được sử dụng cho khuyến mại trong đó một người sẽ nhận được nó hoặc gói lá bài Robin Hood nếu họ gửi nhãn UPC trên ba gói chiến binh (từ bất kỳ nền văn hóa nào) hoặc một chiến binh và một bộ khởi đầu. Vào tháng 4 năm 2006, người chơi có thể gửi UPC gồm bốn gói chiến binh hoặc hai gói chiến binh và một người bắt đầu để chọn giữa các lá bài khuyến mãi từ bộ hai và ba, bao gồm Nhạc Phi, Robin Hood, Siegfried hoặc Black Hawk. Tuy nhiên, với việc phát hành bộ thứ sáu vào tháng 8 năm 2006, các gói Nhạc Phi và Robin Hood không còn nữa. Trong số Ngũ hành Trung Quốc được sử dụng để mô tả các thuộc tính của chiến binh, Nhạc Phi được liệt kê dưới nước, đại diện cho trí thông minh. Ông có tám điểm sinh mệnh, một điểm tốc độ, ba điểm kinh nghiệm và một điểm sát thương. Lá bài chính mang tên Nhạc Phi là lá bài thứ 46 trong số 100 lá bài được sản xuất cho set two. Bốn lá bài khác tạo nên toàn bộ bộ bài (#46-50/100) thể hiện nhiều sự kiện khác nhau trong cuộc đời và binh nghiệp của ông. Lá bài 47, có tiêu đề Jin Cheng Bao Guo, mô tả mẹ ông tặng ông hình xăm "Tận trung báo quốc" nổi tiếng trên lưng ông. Lá bài 48, có tiêu đề Dao, cho thấy Nhạc Phi đang chặn đòn tấn công bằng giáo của một người lính Nữ Chân nước Kim bằng kiếm rộng Trung Quốc. Lá bài 49, có tiêu đề Hu Xiong Jia, mô tả Nhạc Phi sử dụng tấm che ngực của áo giáp để làm chệch hướng đòn tấn công bằng giáo của một người lính Nữ Chân, đồng thời chộp lấy cánh tay cực của vũ khí bằng một đòn lòng bàn tay. Lá bài 50, có tiêu đề Ba Duan Jin, miêu tả Nhạc Phi đang dạy binh lính của mình bài tập khí công Bát đoạn cẩm mà thường được gán cho vị tướng này. Trò chơi điện tử Những người chơi trò chơi độc lập đã tạo ra một mod của Nhạc Phi từ game "Sangokushi Sousouden". Nhạc Phi là một trong 32 nhân vật lịch sử xuất hiện dưới dạng nhân vật đặc biệt trong trò chơi điện tử "Romance of the Three Kingdoms XI" của Koei.
Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội từng là một trường đại học lớn ở Việt Nam, là một trong 3 trường đại học hình thành nên Đại học Quốc gia Hà Nội. Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội thành lập năm 1956, là một trường đại học khoa học cơ bản đa ngành, đa lĩnh vực. Địa điểm của trường tại 19 phố Lê Thánh Tông, Hà Nội, vốn trước Cách mạng tháng Tám là địa điểm của Viện Đại học Đông Dương do kiến trúc sư người Pháp là Ernest Hébrard thiết kế năm 1926. Hiệu trưởng đầu tiên của trường là ông Ngụy Như Kon Tum. Lịch sử Năm 1951, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập Trường Khoa học Cơ bản (tại Chiến khu Việt Bắc), là một trong những trường tiền thân của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội sau này. Năm 1956, tròn 50 năm từ Đại học Đông Dương, theo Quyết định số 2183/TC ngày 04 tháng 6 năm 1956 của Chính phủ, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội được thành lập (cùng với Trường Đại học Sư phạm Hà Nội). Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội đã trở thành trường đại học khoa học cơ bản (khoa học tự nhiên và khoa học xã hội-nhân văn) đầu tiên ở miền Bắc sau hòa bình lập lại, trực tiếp kế thừa truyền thống và cơ sở vật chất, kỹ thuật của Đại học Đông Dương (1906), Trường Đại học Quốc gia Việt Nam (1945) và Trường Khoa học Cơ bản (1951). Hình thành Đại học Quốc gia Hà Nội Năm 1993, Chính phủ Việt Nam đã tổ chức Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I và Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội thành Đại học Quốc gia Hà Nội (theo Nghị định số 97/CP ngày 10 tháng 12 năm 1993 của Chính phủ). Đại học Quốc gia Hà Nội được hoạt động theo Quy chế về tổ chức và hoạt động do Thủ tướng Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành theo Quyết định số 477/QĐ-TTg ngày 05 tháng 9 năm 1994. Hiện tại Đại học Quốc gia Hà Nội bao gồm Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Công nghệ, Trường Đại học Ngoại ngữ, Trường Đại học Kinh tế, Trường Đại học Y Dược, Trường Đại học Giáo dục, Trường Đại học Luật, Trường Đại học Việt Nhật, Trường Quốc Tế và Khoa Các Khoa học Liên Ngành. Đại học Quốc gia Hà Nội được kế thừa từ Đại học Tổng hợp với đội ngũ giảng viên cao cấp, trình độ chuyên môn cao, đây là mái nhà chung của các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, tiến sĩ khoa học nhiều nhất Việt Nam. Hiệu trưởng qua các thời kỳ (1956 - 1993)
Trường Đại học Y Hà Nội ( – HMU) là một trường đại học đầu ngành chuyên ngành y khoa tại Việt Nam. Trường có sứ mạng đào tạo bác sĩ, cử nhân có trình độ đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ y dược, hỗ trợ phát triển hệ thống y tế nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân khu vực Đồng bằng sông Hồng. Được xếp vào nhóm trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam, trực thuộc Bộ Y tế. Lịch sử Thời Pháp thuộc Tiền thân của trường Đại học Y Hà Nội là École de Médecine de Hanoi (Trường Y khoa Hà Nội) do Pháp thành lập năm 1902. Hiệu trưởng đầu tiên của trường là Bác sĩ Alexandre Yersin. Cùng với các trường chuyên ngành đã được thành lập cùng thời kỳ đó, như Trường Dạy nghề Hà Nội (École Professionelle de Hanoi) do Phòng Thương mại Hà Nội lập ra vào năm 1898, Trường Hậu bổ Hà Nội (École d’Aministration de Hanoi) năm 1897, Trường Công chính (École des Travaux Publics) năm 1902, đây là một trong những trường đào tạo theo lối giáo dục phương Tây đầu tiên ở Việt Nam. Năm 1906, Toàn quyền Đông Dương Paul Beau thành lập Viện Đại học Đông Dương, Trường Y khoa Đông Dương trở thành một trường thành viên của Viện Đại học Đông Dương và vẫn tiếp tục đào tạo sau khi viện đại học này tạm ngừng hoạt động từ năm 1908. Năm 1913, Toàn quyền Albert Sarraut ký nghị định thành lập Trường Y Dược khoa Đông Dương trên cơ sở Trường Y khoa cũ. Cho tới năm 1914, trường đã đào tạo được 237 y sĩ, y tá và nữ hộ sinh. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Trường Y khoa nguyên thủy đặt tại đường Lê Thánh Tông, và đằng sau trường là bệnh viện thực hành nay mang tên Bệnh viện 108. Năm 1945, Trường đổi tên thành Trường Đại học Y Dược Hà Nội. Dưới chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, giáo trình đổi theo mô hình giáo dục Liên Xô. Ngoài việc đào tạo chuyên môn, trường theo đuổi học tập chính trị qua những đợt chỉnh huấn, tham gia "học tập công nông". Năm 1958, 1/6 thời giờ học trình dành cho việc học tập chính trị. Từ sáu năm học, học trình rút xuống còn bốn năm nhưng đến năm 1962 thì trở lại chương trình sáu năm vì phẩm chất kém. Tuy nhiên, 12% thời giờ vẫn là học chính trị và khi tốt nghiệp sinh viên không trình luận án mà thi hai phần: chuyên môn và chính trị để ra trường. Năm 1961, Trường Đại học Dược Hà Nội tách ra và lấy khuôn viên này, Trường Đại học Y Hà Nội chuyển đến số 1 đường Tôn Thất Tùng và ở đó cho đến nay, cạnh Bệnh viện Bạch Mai. Từ 1968 đến 1975, trường quản lý phân hiện tại tỉnh Bắc Thái mang tên Phân hiệu Đại học Y khoa Miền núi, nay là Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên. Hiện tại, nó cũng có cơ quan nằm trong Bệnh viện Việt Đức. Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cơ sở thực nghiệm của Trường Đại học Y Hà Nội, đã được đưa vào hoạt động năm 2007. Viện Đái tháo đường và Rối loạn chuyển hoá, đây là viện quốc gia do Bộ Y tế thành lập theo quyết định 1368/QĐ–BYT ngày 27/4/2010. Viện có chức năng nghiên cứu khoa học, đào tạo, khám chữa bệnh, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng chống bệnh đái tháo đường và các bệnh rối loạn chuyển hoá. Nhà trường đã kỷ niệm 110 năm thành lập vào năm 2012. Ngày 15 tháng 12 năm 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức lễ công bố quyết định thành lập Phân hiệu Đại Học Y Hà Nội tại Thanh Hóa, có địa chỉ tại Phố Quang Trung 3 – Phường Đông Vệ – TP Thanh Hóa. Cơ sở Cơ sở Hà Nội Số 1 đường Tôn Thất Tùng, quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam. Cơ sở Thanh Hóa Phố Quang Trung 3 – Phường Đông Vệ – TP Thanh Hóa, Tỉnh Thanh Hóa. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội Số 1 đường Tôn Thất Tùng, quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam Đội ngũ cán bộ Gồm có hơn 1000 cán bộ giảng dạy và công chức, viên chức: 711 cán bộ có trình độ trên đại học và sau đại học (trong đó có 154 Giáo sư Phó giáo sư, 80 Tiến sĩ, 237 Thạc sĩ, 25 BSCKII, 17 BSCKI, 236 cán bộ đại học, 25 cán bộ cao đẳng, 122 cán bộ trung học) và rất nhiều các bác sĩ ở bệnh viện tuyến trung ương (Bạch Mai, Nhi trung ương, Việt Đức,...) làm giảng viên kiệm nhiệm giảng dạy thực hành tại bệnh viện. Hiệu trưởng qua các thời kỳ: Hồ Đắc Di (1945–1976), Nguyễn Trinh Cơ (1976–1983), Nguyễn Năng An (1983–1985), Hoàng Đình Cầu (1985–1988), Nguyễn Thụ (1988–1993), Tôn Thất Bách (1993–2003), Nguyễn Lân Việt (2003–2007), Nguyễn Đức Hinh (2008–2018), Tạ Thành Văn, Đoàn Quốc Hưng (phụ trách) (2018 - 2021), Nguyễn Hữu Tú (từ tháng 11/2021 - nay). Đào tạo đại học Bác sĩ Y khoa Bác sĩ Y học cổ truyền Bác sĩ Răng - Hàm - Mặt Bác sĩ Y học dự phòng Cử nhân Kỹ thuật y học (Xét nghiệm y học) Cử nhân Điều dưỡng (và hệ Cử nhân Điều dưỡng tiên tiến) Cử nhân Y tế công cộng Cử nhân Dinh dưỡng Cử nhân Khúc xạ nhãn khoa Thành tích và hợp tác Tính đến năm 2007, trường đã đào tạo trên 17.000 bác sĩ chính quy, khoảng 10 ngàn học viên sau đại học. Trường phát triển những mũi nhọn của y học chuyên sâu như tim mạch, ghép tạng... một mặt phát triển những nghiên cứu của sức khoẻ cộng đồng, mở rộng hợp tác đa phương với hầu hết các nước trong khu vực và trên thế giới như Pháp, Mỹ, Hà Lan, Thuỵ Điển, Úc, Indonesia, Nhật Bản... để du nhập công nghệ mới. Trường Đại học Y trong thời chiến đã cung cấp đầy đủ số lượng bác sĩ cho các mặt trận và các vùng tự do. Những bác sĩ tốt nghiệp trong giai đoạn này, sau này đều trở thành lực lượng nòng cốt của nền y học Việt Nam. Cán bộ: Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, với làn sóng rời nước của viên chức Trường Đại học Y khoa Sài Gòn, nhiều người đã vào Sài Gòn để đảm nhiệm chức vụ quản lý và giảng dạy tại trường này. Hướng nghiên cứu Nghiên cứu ứng dụng hoặc chuyển giao công nghệ mới, các kỹ thuật nuôi cấy, bảo quản mô phôi và tế bào, ưu tiên cho tế bào gốc để phục vụ chẩn đoán, điều trị và dự phòng. Nghiên cứu ứng dụng y sinh học phân tử vào chẩn đoán và điều trị. Nghiên cứu tạo ra các sản phẩm sinh học, bán tổng hợp và tổng hợp phục vụ cho chẩn đoán, điều trị và dự phòng với các bước khác nhau. Nghiên cứu các giải pháp phát hiện bệnh sớm, các yếu tố nguy cơ và các biện pháp can thiệp nhằm chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Thực hiện các mũi nhọn khoa học công nghệ của Nhà nước và ngành trên cơ sở phục vụ cộng đồng, xã hội nhằm nâng cao sức khỏe cho nhân dân. Tập trung nghiên cứu lĩnh vực y sinh học phân tử và một số bệnh di truyền, chuyển hóa, nội tiết (đái tháo đường...) và một số bệnh khác như bệnh tim mạch, ung thư, tâm thần... Chú thích
Phố Hàng Bạc nằm trong khu vực phố cổ Hà Nội. Vào thời thuộc Pháp cuối thế kỷ XIX phố có tên tiếng Pháp là Rue des changeurs (phố của những người đổi tiền). Từ năm 1945 phố được đổi tên thành Hàng Bạc. Vị trí Phố Hàng Bạc ngày nay thuộc phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Toàn phố có chiều dài khoảng 0,5 km nằm theo hướng Đông - Bắc. Đầu phố phía Tây là ngã tư giáp với các phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Bồ. Đầu phố phía Đông giáp phố Hàng Mắm. Hàng Bạc nằm cách Hồ Hoàn Kiếm 0,3 km về phía Bắc. Lịch sử Do ông Lưu Xuân Tín được nhà vua cho phép mở lò đúc bạc thành nén cho triều đình, kéo người trong họ hàng và người làng Trâu Khê (hay Châu Khê, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang - Hải Dương) ra đây mở phường đúc bạc, thành lập trường đúc ở số nhà 58 Hàng Bạc. Căn cứ theo nội dung ghi tạc trên tấm bia đặt tại đình Dũng Hãn (ở số nhà 42) thì phố Hàng Bạc được thành lập vào thời nhà Lê hoặc sớm hơn một chút. Thời kỳ này, Hàng Bạc thuộc về phường Đông Các, huyện Thọ Xương. Vào thời Nguyễn, đất Hàng Bạc thuộc thôn Dũng Thọ, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội. Nghề kim hoàn truyền thống trên phố Hàng Bạc ngày nay có lịch sử phát triển từ một làng nghề khác ở Bắc Bộ, đó là làng Làng Châu Khê, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Dưới triều vua Lê Thánh Tông (thế kỷ 15), vị quan thượng thư bộ lại Lưu Xuân Tín, ông vốn là người làng Châu Khê, được triều đình giao việc thành lập một xưởng đúc bạc nén (đơn vị tiền tệ dùng để trao đổi lấy hàng hoá) ở kinh thành Thăng Long (là Hà Nội ngày nay). Đầu thế kỷ 19, khi triều Nguyễn chuyển vào Huế có mang theo theo cả xưởng đúc bạc nén vào trong đó. Bấy giờ, phần lớn thợ Châu Khê còn ở Thăng Long vẫn tiếp tục với nghề kim hoàn truyền thống của mình, họ thành lập phường thợ ở tại phố Hàng Bạc ngày nay. Ngoài ra, Hàng Bạc còn tập trung cả thợ vàng bạc ở Định Công và Đồng Tâm tới lập nghiệp Qua những thời kỳ thăng trầm phát triển nghề, không chỉ người thợ làng gốc, ngay cả người Châu Khê đang làm ăn sinh sống ở phố Hàng Bạc vẫn rất gắn bó, hỗ trợ nhau từ nghề nghiệp, buôn bán, đến sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng. Sống ở "phố" nhưng họ vẫn giữ tình "làng", cứ đến ngày 19 tháng Giêng âm lịch hàng năm, nhiều gia đình lại trở về để cùng dự hội làng, làm lễ dâng hương báo công với Đức Thành Hoàng và giỗ Tổ nghề kim hoàn. Các di tích nổi bật Ngày nay tại phố Hàng Bạc vẫn còn những ngôi nhà ghi dấu sử nghề của người làng Châu Khê. Như số nhà 58, xưa là Trang xưởng đúc bạc nén, số nhà 50 là Đình Thượng và số 42 là Đình Hạ thuộc những điểm giao dịch thu nhận bạc nén thành phẩm. Di tích thờ tự có đình Dũng Hãn (số nhà 42) có niên hiệu Cảnh Hưng thứ 44, xây dựng vào cuối thế kỷ 18, đình thờ Linh Lang Vương, bên ngoài có miếu thờ thần nữ. Đây cũng là ngôi đình rộng nhất ở phố cổ Hà Nội. Sản phẩm truyền thống Từ triều Gia Long, trong phố có một vị Ty quan quản lý công việc bạc, thu bạc vụn từ các tỉnh rồi giao cho các tràng đúc. Sau khi đúc thành bạc nén lại trao trả cho tỉnh, chuyển về kinh nhập vào công khố. Theo cách chế tác thủ công truyền thống, người thợ kim hoàn Hàng Bạc đã làm ra được nhiều sản phẩm tinh xảo đó chính là những đồ trang sức đơn thuần như nhẫn, khuyên tai, vòng xuyến, vòng bạc cho phụ nữ hoặc trẻ em. Nhưng chủ yếu vẫn là đồ trạm (chạm, khắc), được phổ biến dựa theo các hình mẫu trang trí như Tứ linh (lân, ly, quy, phượng), Lưỡng long chầu nguyệt (hai con rồng cùng chầu mặt trăng), Bát vật (Tám con vật). Ngoài đó ra. Hình ảnh con người và các loại cây, dựa theo quan niệm phương Đông tượng trưng cho tính quân tử, là trúc, mai, lan, cúc, Bát quả (Tám loại trái cây), và Bát bảo (Tám vật dụng quý)... cũng được thể hiện qua các sản phẩm trong nghề kim hoàn Hàng Bạc, vốn đã có bề dày kinh nghiệm chế tác từ thời kỳ hình thành các làng nghề truyền thống. Ở bất kỳ đồ vàng bạc trơn thuần hay chạm khắc hoặc đồ nữ trang, đều rất dễ nhận thấy hai đặc điểm nổi bật của các sản phẩm kim hoàn Hàng Bạc, là luôn tạo dáng nghệ thuật và văn hoa tinh xảo, sinh động. Đến nay, tuy nghề buôn bán trao đổi vàng bạc không chỉ còn tập trung ở một nơi là phố Hàng Bạc. Rải rác có các cửa hiệu buôn bán và chế tác kim hoàn phát triển trên nhiều phố khác ở Hà Nội. Tuy nhiên, Hàng Bạc vẫn là nơi tập trung những người thợ kim hoàn tay nghề cao, nhưng không nhiều như xưa. Hiện nay bạc nén được sử dụng dùng để trang trí, tài sản có giá trị, trấn yểm long mạch, trong các lễ nghi văn hóa tín ngưỡng ở vùng miền núi. trong hôn nhân của dân tộc thái (Dựng vợ, gả chồng. Người lào. Giá trị của một nén bạc luôn tương đương bằng 1/2 giá trị 1 cây vàng. Nén bạc rất hiếm vì các của hàng vàng bạc thường thu mua để sản xuất các mặt hàng mỹ nghệ, trang sức.
Hà Nội có những làng trồng hoa nổi tiếng như: Ngọc Hà, Nghi Tàm, Nhật Tân, Quảng Bá... đều nằm ở ven Hồ Tây. làng hoa Hà Nội là nơi cung cấp hoa và cây cảnh chủ yếu cho Hà Nội đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên Đán. Nơi đây luôn có nhiều giống hoa cây cảnh mới đẹp được nhập về và nơi đây cũng có kỹ thuật công nghệ cao về chăm sóc và lai tạo cây. Mấy năm gần đây đất trồng hoa Hà Nội vẫn còn nhưng đă bị thu hẹp dần do sự đô thị hóa nhanh và những làng hoa sẽ dần được chuyển tới những nơi xa hơn.
Làng Ngũ Xã là một làng nghề nằm cạnh hồ Trúc Bạch, phía tây Thăng Long, nay là phố Ngũ Xã thuộc địa phận quận Ba Đình, Hà Nội. Lịch sử Thế kỷ 17 – 18 đời Lê, một số thợ đúc đồng ở năm xã của huyện Siêu Loại (nay là Thuận Thành, Bắc Ninh) và huyện Văn Lâm, Hưng Yên là xã Đông Mai, Châu Mỹ, Lộng Thượng, Đào Viên (hay Thái Ti) và Điện Tiền (có tài liệu khác nói năm xã của tổng Đề Cầu: An Nhuệ, Kim Tháp, Lê Xá, Thư Đôi và Đề Cầu) có tên Nôm là làng Hè, làng Me, làng Giồng, làng Dí trên và làng Dí dưới kéo về đây mở lò đúc đồng, gọi là Tràng Ngũ Xã (trường đúc của năm xã). Ngũ Xã là một địa phương nổi tiếng với nghề đúc đồng. Những pho tượng và đồ thờ bằng đồng của Ngũ Xã đã có mặt ở nhiều đình, chùa lớn ở Việt Nam. Một trong những sản phẩm của Ngũ Xã được nhắc tới nhiều nhất là pho tượng Phật A Di Đà ở chùa Thần Quang nằm ngay tại làng Ngũ Xã. Pho tượng cao 3,95 m, khoảng cách giữa hai đầu gối là 3,60 m, không có những sai sót về kỹ thuật đúc . Đây được xem là pho tượng đức Phật A Di Đà bằng đồng đầu tiên ở Việt Nam. Các tác phẩm nổi tiếng khác như tượng Trấn Vũ bằng đồng đen ở đền Quán Thánh đúc năm 1677, chuông chùa Một Cột cũng được nhiều tài liệu ghi nhận là sản phẩm của các nghệ nhân đúc đồng Ngũ Xã. Những năm cuối thế kỷ 20, làng Ngũ Xã đúc đồng bị ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, nghề đúc đồng truyền thống bị thu hẹp thay vào đó là khu phố mới với nhiều dịch vụ ẩm thực nổi tiếng của Hà Nội, đặc biệt là món ăn nổi tiếng món phở cuốn món ăn mới, lạ mắt, lạ tai duy nhất có ở Hà Nội hiện nay, món ăn thu hút nhiều nam nữ thanh niên và du khách trong nước và nước ngoài đến thưởng thức. Hiện ở đây có chùa Ngũ Xã (tên chữ là Thần Quang tự hay Phúc Long tự, xây thế kỷ 18, thờ Phật và ông tổ nghề Đúc đồng Nguyễn Minh Không nên lấy tên Thần Quang theo chùa chính thờ ông này ở Nam Định (tức chùa Cổ Lễ) và đền Ngũ Xã thờ Mẫu
Đê Yên Phụ là một đoạn đê nằm bên bờ sông Hồng, kéo dài từ ô Yên Phụ (đầu dốc đường Thanh Niên) đến phố Hàng Đậu hiện nay. Một phần trên đê được sử dụng làm đường Yên Phụ, dài 1472 mét, chạy qua các phố Cửa Bắc, Hàng Bún, Hàng Than, Hòa Nhai, Hàng Đậu (giáp bên cầu Long Biên). Nguyên xưa đây là một đoạn đê cổ ven sông Hồng, chủ yếu nằm trên phần đất của phường Yên Hoa, một phường trong 36 phường của kinh thành Thăng Long đời Lê. Đến đời Nguyễn Thiệu Trị (1841), do phạm húy chữ Hoa của Thái hậu Hồ Thị Hoa nên phường Yên Hoa đổi là phường Yên Phụ. Chữ Phụ nghĩa là gò đất, vùng đất nổi còn có nghĩa thịnh vượng, đông đúc, giàu có. Yên Phụ địa danh biểu đạt niềm mơ ước của người dân khao khát có một cuộc sống yên bình, đông đúc, giàu có, thịnh vượng. Từ đó con đê này có tên là đê Yên Phụ. Sau khi Thực dân Pháp chiếm Hà Nội năm 1882 đã đặt tên Digue Yen Phu cho con đê Yên Phụ. Chú thích