title
stringlengths
9
104
summary
stringlengths
63
506
document
stringlengths
0
19.9k
Dàn em gái xinh đẹp, dáng chuẩn như người mẫu của cầu thủ Việt
Đặng Thanh Giang, Nguyễn Nụ, Lê Khánh Chi thu hút nhiều người theo dõi nhờ sở hữu ngoại hình không thua kém hot girl và có anh trai là cầu thủ nổi tiếng.
Mới 17 tuổi, Đặng Thanh Giang - em gái thủ môn Đặng Văn Lâm - đã có chiều cao ấn tượng 1,77m. Nguyễn Nụ - em gái tiền đạo Nguyễn Văn Toàn - được khen có gu ăn mặc cuốn hút.Trong khi đó, Lê Khánh Chi - em gái cựu cầu thủ Công Vinh - là hoa khôi sinh viên một thời.Đặng Thanh Giang (SN 2007) sinh ra và lớn lên tại Nga nhưng đã cùng người thân trở về Việt Nam sinh sống từ năm 2022. Giống như thủ môn Đặng Văn Lâm, cô được thừa hưởng gen chiều cao vượt trội từ gia đình, gần chạm mốc 1,80m khi mới bước sang tuổi 17. Thanh Giang dễ dàng thu hút mọi ánh nhìn nhờ có gương mặt lai Tây xinh xắn, làn da trắng trẻo cùng đôi chân dài thẳng tắp.Dù không phải KOL (người có sức ảnh hưởng), Thanh Giang vẫn có lượt theo dõi trang cá nhân khá lớn, cụ thể là 32.000 trên Facebook và hơn 21.000 tại Instagram. Tại đây, em gái Văn Lâm không ngại khoe vóc dáng thon gọn, thanh mảnh qua những trang phục trẻ trung, năng động, đôi khi không kém phần gợi cảm.Thanh Giang nhiều lần tới sân bóng cổ vũ Văn Lâm thi đấu và xuất hiện trong những dịp quan trọng với anh trai như gala trao giải Quả bóng vàng Việt Nam 2023. Với sắc vóc nổi bật, cô luôn "tỏa sáng" giữa đám đông. Trong khi đó, thủ thành lai Việt - Nga cũng thường xuyên chia sẻ hình ảnh ngọt ngào bên cả nhà, đặc biệt dành sự ưu ái cho em gái út. Khi đứng cạnh nhau, 3 anh em nhà Văn Lâm khiến nhiều người trầm trồ, khen là "gia đình cực phẩm".Nguyễn Nụ (SN 1997) kém tiền đạo Nguyễn Văn Toàn một tuổi. Cô được khen xinh như hot girl với gương mặt bầu bĩnh, nước da trắng cùng vóc dáng gợi cảm. Nguyễn Nụ thu hút hơn 62.000 lượt theo dõi Facebook, luôn là cái tên được nhiều người nhớ đến khi điểm mặt dàn em gái của các cầu thủ.Với chiều cao gần 1,70m, Nguyễn Nụ dễ dàng "cân" được nhiều kiểu trang phục nhưng yêu thích phong cách nữ tính, có phần điệu đà. Em gái Văn Toàn thường xuyên đi du lịch và rất mê chụp ảnh. Cô gái Hải Dương khá kín tiếng về đời tư, hiện được cho là kinh doanh về thời trang.Nguyễn Nụ rất thân thiết với Văn Toàn. Vào ngày sinh nhật hay dịp quan trọng đối với anh trai, cô đều đăng ảnh và gửi lời chúc mừng. Văn Toàn cũng chịu khó "khoe" hình em gái trên trang cá nhân. Mỗi lần như vậy, nhiều dân mạng và cầu thủ thân thiết với anh lại vào khen ngợi, xin làm em rể. Văn Toàn cũng yêu chiều, mua tặng quần áo, giày dép hàng hiệu cho em gái xinh đẹp.Không chỉ được biết đến là em gái cựu cầu thủ Lê Công Vinh, Lê Khánh Chi (SN 1989) còn nổi tiếng với nhan sắc nổi bật cùng khả năng ca hát, vũ đạo tốt. Cô cao 1,66m, có số đo ba vòng chuẩn, từng đăng quang cuộc thi "Nữ sinh Thanh lịch Đại học Văn hóa mở rộng 2011" (Miss HUC Open 2011) và giành giải phụ Miss Thân thiện.Khánh Chi từng tham gia hoạt động nghệ thuật với vai trò diễn viên. Cô xuất hiện trong một số bộ phim như "Chân trời trắng", "Cảnh sát hình sự". Với tài ăn nói trôi chảy, hoa khôi Nghệ An cũng thường xuyên làm MC cho các chương trình, sự kiện trong nước.Năm 2014, Khánh Chi lấy chồng và sinh con đầu lòng một năm sau đó. Tuy nhiên, cô sớm ly hôn, làm mẹ đơn thân. Em gái Công Vinh có thời gian sang Singapore làm việc và mới trở về Việt Nam vài năm. Hiện tại, Khánh Chi có cuộc sống sang chảnh ở TPHCM, làm việc tại một quán bar có tiếng. Ở tuổi 35, cô vẫn giữ được sắc vóc đáng ngưỡng mộ.Ảnh: FBNV, IGNV
Ảnh hiếm về căn hộ cao cấp 30 triệu USD của vợ chồng David Beckham
Nhà thiết kế thời trang Victoria Beckham vừa chia sẻ hình ảnh hiếm hoi được chụp từ bên trong căn hộ cao cấp nằm trên tầng thứ 59 của tòa tháp One Thousand Museum (Mỹ).
Victoria Beckham đang chuẩn bị đón sinh nhật tuổi 50. Thời điểm này, cô lưu lại căn hộ siêu sang của gia đình nằm ở thành phố Miami, bang Florida, Mỹ. Trước nay, cựu danh thủ David Beckham và vợ - nhà thiết kế thời trang Victoria Beckham - đều rất hiếm khi chia sẻ ảnh chụp bên trong căn hộ này.Mới đây, Victoria đã chia sẻ trên tài khoản mạng xã hội cá nhân một bức ảnh chụp tại phòng khách của căn hộ đẳng cấp. Trong bức ảnh mà Victoria chia sẻ mới đây, có thể thấy người đẹp 49 tuổi rất thích đọc báo giấy.Victoria trong bức ảnh mới đăng tải (Ảnh: Daily Mail).Xuất hiện trong khuôn hình là ấn bản báo in của tờ tin tức New York Times (Mỹ). Trong ấn bản này có hình ảnh quảng cáo của thương hiệu thời trang do Victoria làm chủ.Dù khuôn hình được chụp với góc hẹp và không để lộ nhiều không gian nội thất bên trong phòng khách, nhưng công chúng vẫn có thể thấy phong cách nội thất tối giản, hiện đại mà vợ chồng nhà Beckham theo đuổi.Xuất hiện trong khuôn hình là mặt sàn gỗ sáng bóng, chiếc bàn dùng để chơi bóng bàn, một tác phẩm nghệ thuật được treo trên một mảng tường. Victoria ngồi trên một chiếc ghế sofa nhung êm ái, uống cà phê và đọc báo.Căn hộ nằm ở tầng thứ 59 trong một tòa tháp có 62 tầng. Tòa tháp One Thousand Museum là một trong những công trình cao nhất tại thành phố Miami. Căn hộ cao cấp của nhà Beckham có 5 phòng ngủ, một bể bơi. Dịch vụ tiện ích đi kèm với căn hộ siêu sang này là chỗ đỗ máy bay nằm trên tầng mái của tòa tháp.Căn hộ này được sử dụng làm nơi ở của gia đình Beckham mỗi khi họ cần lưu lại thành phố Miami. Hiện tại, nhà Beckham thường xuyên có mặt tại thành phố này, bởi David Beckham là chủ tịch kiêm người đồng sở hữu câu lạc bộ bóng đá Inter Miami.Vợ chồng Beckham bên 4 người con (Ảnh: Daily Mail).Căn hộ của nhà Beckham nằm ở tầng thứ 59 trong một tòa tháp có 62 tầng (Ảnh: Daily Mail).Tòa tháp One Thousand Museum cung cấp nhiều không gian phục vụ cho các mục đích khác nhau. Những người sinh sống ở đây có thể sử dụng quán bar chỉ phục vụ riêng các cư dân sinh sống tại tòa tháp. Ngoài ra, các dịch vụ đi kèm còn có bể bơi vô cực, trung tâm tập luyện thể hình, spa, trung tâm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp...Dịch vụ an ninh được đảm bảo 24/7. Các cư dân sinh sống tại đây cũng có thể tận hưởng dịch vụ của một rạp chiếu phim cao cấp chỉ phục vụ các đối tượng khán giả giới hạn.Trước đây, Victoria mới chỉ chia sẻ không gian phòng thay đồ và phòng tập gym bên trong căn hộ. David và một số thành viên trong gia đình cũng từng chia sẻ ảnh "tự sướng" cho thấy góc nhìn tuyệt đẹp mở ra từ căn hộ.Nhân dịp bước sang tuổi 50, Victoria đã có đăng tải khá dài để cảm ơn chồng và các con, vì đã luôn "yêu thương và cổ vũ" cô vô điều kiện.Phòng thay đồ của căn hộ 30 triệu USD (Ảnh: Daily Mail).Phòng gym bên trong căn hộ (Ảnh: Daily Mail).Một bức ảnh "tự sướng" của "cậu ba" Cruz Beckham chụp từ căn hộ cao cấp (Ảnh: Daily Mail).Trong đăng tải, Victoria còn viết: "Khi chuẩn bị bước sang tuổi 50, tôi cảm thấy bản thân thật may mắn vì có thể chạm được tới mốc này trong cuộc đời. Ngoài việc cảm thấy mình may mắn, tôi cũng cảm thấy mình đã đạt được nhiều điều. Tôi thực sự hài lòng với cuộc sống của bản thân.Tôi cảm thấy hài lòng với những gì mình đã có, xét từ khía cạnh một người phụ nữ. Tôi cũng tự hào vì thương hiệu thời trang và mỹ phẩm do bản thân gây dựng đã đạt được những bước tiến. Mong muốn của tôi là có thể truyền cảm hứng cho những phụ nữ khác để họ cảm thấy mạnh mẽ, không ngừng nỗ lực để trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.Đối với tôi, để làm được điều ấy, phụ nữ cần tin vào trực giác, bản năng và không bao giờ thỏa hiệp... Hãy mơ ước những điều lớn lao và tin tưởng vào bản thân. Nếu bạn may mắn, bạn sẽ tìm thấy người còn tin tưởng vào bạn hơn chính bạn tin tưởng vào mình".Bên trong căn hộ 30 triệu USD của nhà Beckham ở Miami (Video: Miami New Luxury Developments).Victoria cũng dành những lời ngọt ngào để nói về các con của mình: "Cảm ơn 4 người con đẹp đẽ của mẹ. Các con đã giúp mẹ trở thành phiên bản hoàn thiện nhất của chính mình. Mẹ rất tự hào về các con. Các con của mẹ nay đều đã trở thành những con người nhân hậu, chăm chỉ và tài năng".Victoria khẳng định việc bước sang tuổi 50 là khởi đầu của một "chương mới đầy thú vị" trong cuộc đời cô. Đối với cô, mọi thứ mới chỉ bắt đầu ở tuổi 50.Nhà thiết kế thời trang Victoria Beckham (Ảnh: Daily Mail).Victoria Beckham (SN 1974) là nhà thiết kế thời trang người Anh. Cô bắt đầu được biết đến hồi thập niên 1990 với vai trò là thành viên trong nhóm nhạc nữ Spice Girls. Trong nhóm, Victoria được biết tới với biệt danh "Posh Spice" (tạm hiểu là "gia vị sang chảnh") bởi Victoria là người có nền tảng xuất thân giàu có nhất trong nhóm.Với hơn 100 triệu đĩa hát đã bán ra, Spice Girls là nhóm nhạc nữ ăn khách nhất mọi thời đại. Sau khi Spice Girls tan rã trong năm 2001, Victoria từng có giai đoạn theo đuổi sự nghiệp ca hát solo, trước khi khép hẳn sự nghiệp ca hát.Victoria từng xuất hiện trong 5 loạt phim tài liệu và chương trình truyền hình thực tế xoay quanh cô và gia đình, bao gồm Victoria's Secrets (2000), Being Victoria Beckham (2002), The Real Beckhams (2003), Victoria Beckham - A Mile In Their Shoes (2004) và Victoria Beckham: Coming to America (2007).Victoria vốn được truyền thông và công chúng quốc tế biết tới như một biểu tượng phong cách. Cô từng hợp tác với nhiều thương hiệu cao cấp. Đến năm 2008, Victoria tung ra thương hiệu thời trang của riêng mình.Thương hiệu thời trang Victoria Beckham rất thu hút sự quan tâm và là một hoạt động nổi bật trong chuỗi hoạt động kinh doanh của vợ chồng nhà Beckham, nhưng họ cũng phải gánh lỗ tới 13 năm trước khi bắt đầu thu về lợi nhuận trong năm 2022 từ địa hạt thời trang.Victoria đã gắn bó trong hôn nhân với cựu danh thủ David Beckham kể từ năm 1999 đến nay, họ có 4 người con chung. Tính tới thời điểm tháng 5/2019, vợ chồng David Beckham có khối tài sản chung ước tính vào khoảng 450 triệu USD.
Hòa Minzy viết "tâm thư" lên tiếng về mối quan hệ với cầu thủ Văn Toàn
Ca sĩ Hòa Minzy lần đầu nói rõ về mối quan hệ với cầu thủ Văn Toàn sau tin đồn hẹn hò gây xôn xao thời gian qua.
Tối 11/4, Hòa Minzy đăng ảnh chụp cùng Văn Toàn đồng thời chia sẻ "tâm thư" nhân dịp sinh nhật của cầu thủ gốc Hải Dương. Hòa Minzy viết: "Chúc mừng sinh nhật cậu, Văn Toàn. Cậu là người tôi quen đầu tiên trong tất cả cầu thủ, chúng ta là bạn của nhau 10 năm rồi. Tôi vẫn hay nghĩ nếu không trân trọng nhau thì có lẽ tình bạn này đã kết thúc vào 7-8 năm trước".Hòa Minzy và Văn Toàn (Ảnh: Facebook nhân vật).Giọng ca Bật tình yêu lên nói 10 năm trước hay bây giờ, Văn Toàn vẫn luôn ủng hộ cô trong cuộc sống. Hòa Minzy cũng khẳng định cô luôn có mặt khi bạn thân cần, thậm chí "khi cậu thất tình, tôi sẽ ở đây giúp cậu hòa giải với bạn gái".Nữ ca sĩ khen Văn Toàn là người tốt, tính cách ấm áp, hiền lành và mong bạn thân hạnh phúc, tỏa sáng.Về tin đồn hẹn hò, Hòa Minzy phủ nhận. Cô nói: "Tôi và Toàn rất hồn nhiên, vô tư với tình bạn này. Mong mọi người hãy để cho mọi thứ thật vui vẻ như cách nó đang diễn ra. Yêu thương và ủng hộ chúng tôi như cách chúng tôi ủng hộ nhau nhé. Chúng tôi sẽ không bao giờ đánh mất tình bạn này để đánh đổi điều gì cả".Bài đăng của Hòa Minzy nhận gần 90.000 lượt thích, hàng trăm bình luận từ khán giả. Nhiều người khen tình bạn 10 năm của Hòa Minzy - Văn Toàn, cũng có một số fan tiếp tục "ghép đôi" vì cả hai đáng yêu khi xuất hiện bên nhau.Dưới bài đăng, Văn Toàn cũng để lại phản hồi gửi đến Hòa Minzy, cho biết anh xúc động và bất ngờ trước "tâm thư" của bạn thân."Ấn tượng ban đầu của tôi với bạn là tóc tai bạn "trẻ trâu", nhưng vì hồi đó thích ca sĩ Hòa Minzy nên xin chụp ảnh cùng bạn. Cuối cùng, tôi thành "người hầu hạ" bạn lúc nào không hay.Tôi hay trêu rằng ngoài hình ảnh của tôi, thì bạn là người xuất hiện trên Facebook tôi nhiều nhất. Dù sao thì mọi việc vẫn thế, không có gì thay đổi và hi vọng nó mãi mãi như vậy.Cảm ơn bạn, sau này đi đám cưới của tôi thì đừng quen miệng mời Văn Toàn lên hát, cô dâu của tôi lại cho "ăn đấm" đấy. Mặc dù tôi xúc động nhưng chuyện bạn nợ tôi tiền thì không được trừ lãi đâu", cầu thủ sinh năm 1996 hài hước chia sẻ.Hòa Minzy và Văn Toàn thường chia sẻ ảnh đi chơi cùng nhau, làm dấy lên tin đồn hẹn hò (Ảnh: Facebook nhân vật).Sau khi Hòa Minzy chia tay thiếu gia Minh Hải, đời tư của cô luôn nhận sự quan tâm của khán giả. Nhiều người ủng hộ nữ ca sĩ tìm "một nửa" mới sau thất bại tình cảm.Hơn 1 năm qua, Hòa Minzy và Văn Toàn nhiều lần vướng tin đồn hẹn hò vì thường xuyên xuất hiện đi chơi, ăn uống cùng nhau. Văn Toàn từng lên tiếng giải thích: "Có nhiều thông tin trên mạng xã hội cho rằng tôi đang hẹn hò, thậm chí cưới Hòa. Với những người trẻ, khi thấy những thông tin đó thì có thể phân biệt được là thật hay giả. Tuy nhiên, những cô chú, họ hàng của tôi ở quê khi đọc được thông tin đó thì tưởng thật nên đã hỏi lại tôi. Tôi thấy rất đau đầu về vấn đề này.Hòa và tôi đã quen biết nhau hơn 10 năm rồi. Cả hai đối xử với nhau thế nào, quan tâm ra sao thì cũng không cần nói quá nhiều nữa. Tôi luôn ủng hộ cậu ấy. Đối với tôi, Hòa là người vui vẻ, hết lòng vì bạn bè".Hòa Minzy đến thăm Văn Toàn tại chuyến đi Hàn Quốc hồi tháng 4/2023 (Ảnh: Facebook nhân vật).Hòa Minzy tên thật là Nguyễn Thị Hòa, sinh năm 1995 tại Bắc Ninh. Cô là Quán quân của chương trình Học viện Ngôi sao năm 2014.Ca sĩ có các bài hát được yêu thích như Rời bỏ, Không thể cùng nhau suốt kiếp, Nếu mai này xa nhau, Bật tình yêu lên, Thị Mầu...Sau khi Hòa Minzy chia tay thiếu gia Minh Hải năm 2022, cô làm mẹ đơn thân, chăm chỉ làm việc kiếm tiền lo con cái, gia đình.
Anh trai Quang Hải gây thương nhớ với vẻ điển trai, tính tình hài hước
Sau đám cưới Quang Hải, Quang Phong bất ngờ gây chú ý, nhận được nhiều lời khen ngợi của dân mạng.
Hai anh em Quang Phong - Quang Hải khá thân thiết và gắn bó. Quang Phong từng tiết lộ rằng, anh với chàng cầu thủ nổi tiếng có nhiều kỷ niệm bên nhau thời niên thiếu. Hai anh em thường xuyên trò chuyện, chia sẻ các vấn đề trong cuộc sống.Bên cạnh Quang Hải và Chu Thanh Huyền, một nhân vật cũng nhận được sự quan tâm của dân mạng trong đám cưới chính là Quang Phong - anh trai Quang Hải (Ảnh: Chụp màn hình).Quang Phong được nhận xét có gương mặt góc cạnh, nam tính, khá giống với em trai Quang Hải. Tuy nhiên, dáng người dong dỏng cao khiến anh trông có phần nhẹ nhàng, thư sinh hơn chàng tuyển thủ (Ảnh: FBNV).Quang Phong sinh năm 1994, ưa chuộng cách ăn mặc đơn giản nhưng vẫn gây ấn tượng bởi sự thanh lịch, trẻ trung (Ảnh: FBNV).Quang Phong tốt nghiệp ngành Kiến trúc tại Đại học Đông Đô. Từng có thời gian làm thợ xăm nhưng hiện tại, Quang Phong quyết định chuyển hướng, tập trung quản lý trung tâm đào tạo bóng đá trẻ em tại Đông Anh (Hà Nội) do anh và Quang Hải thành lập (Ảnh: FBNV).Nhiều cô gái tiếc nuối khi biết rằng, anh trai Quang Hải đã kết hôn với bạn gái lâu năm vào tháng 7/2019 và hiện là ông bố hai con. Nửa kia của anh là Hoài Linh, từng làm giáo viên dạy piano nhưng đã chuyển hướng sang kinh doanh (Ảnh: Chụp màn hình).Không chỉ sở hữu ngoại hình sáng, Quang Phong còn là người hài hước và cưng chiều vợ con. Trên trang cá nhân, Hoài Linh thường đăng tải những khoảnh khắc được chồng mua quà tặng, đưa đi mua sắm, phụ giúp chăm con... (Ảnh: FBNV).Đặc biệt, anh trai Quang Hải khá khéo léo, thường xuyên vào bếp trổ tài nấu nướng cho cả nhà thưởng thức (Ảnh: Chụp màn hình).Dù đã có gia đình nhỏ, Quang Phong vẫn rất quan tâm và luôn theo sát, động viên em trai. Vào mỗi dịp sinh nhật của chàng tiền vệ tuyển quốc gia, Quang Phong đều chia sẻ ảnh chụp chung của hai anh em và gửi những lời chúc tình cảm cho cậu em trai tài năng (Ảnh: FBNV).
Dani Alves ra tù sau khi nộp tiền bảo lãnh 1 triệu euro
Cựu cầu thủ người Brazil, Dani Alves đã được trả tự do sau 14 tháng chấp hành bản án 4 năm rưỡi vì tội hiếp dâm.
Cựu ngôi sao Barcelona, Dani Alves (40 tuổi) bị kết tội cưỡng hiếp một phụ nữ tại hộp đêm ở Barcelona vào rạng sáng ngày 31/12/2022.Dani Alves đã nộp đơn kháng cáo đồng thời cũng nộp số tiền 1 triệu euro để bảo lãnh và đã được tòa án ở Barcelona đồng ý trả tự do tạm thời với điều kiện, cầu thủ sinh năm 1983 phải giao nộp hộ chiếu Tây Ban Nha và Brazil, không di chuyển khỏi nơi cư trú và trình diện trước tòa hàng tuần.Dani Alves được trả tự do sau 14 tháng giam giữ vì tội hiếp dâm (Ảnh: Reuters)Chỉ vài giờ sau thông báo của tòa án, Dani Alves rời nhà tù Brians 2 (Barcelona) cùng luật sư riêng của mình.Dani Alves đã ngồi tù kể từ khi bị bắt vào tháng 1/2023. Trước khi bị kết án, cựu tuyển thủ Brazli đã nhiều lần cố gắng xin được tại ngoại, nhưng đều bị từ chối. Lý do là Alves rất có thể sẽ bỏ trốn về quê nhà và Brazil không có luật dẫn độ những công dân bị kết án ở các quốc gia khác.Quyết định thả tự do cho Alves gây làn sóng phẫn nộ. Tổng thống Brazil, Luiz Inacio Lula da Silva cũng có phản ứng sau quyết định của tòa án và cho rằng tiền không thể mua được hành vi phạm tội mà Alves đã gây ra.Các luật sư của Alves đang yêu cầu cựu cầu thủ Barcelona được miễn tội trong khi các công tố viên muốn mức án tù của anh tăng lên 9 năm. Luật sư của nạn nhân yêu cầu 12 năm tù.Trong phiên tòa, nạn nhân của vụ việc cho biết Alves đã cưỡng hiếp cô một cách thô bạo trong phòng tắm riêng của hộp đêm, mặc dù cô đã cầu xin anh ta để cô đi. Dani Alves đã phủ nhận toàn bộ hành vi phạm tội và cho rằng nữ vũ công cố tình ngỏ ý khiêu gợi trong lúc khiêu vũ.Dani Alves bị kết án 4 năm tù vì tội hiếp dâm (Ảnh: Getty)Luận điểm của Alves cùng luật sư của cựu cầu thủ này bị tòa án bác bỏ trong quyết định dài 61 trang.Dani Alves chơi cho Barcelona từ năm 2008-2016, giúp đội bóng Tây Ban Nha giành 3 chức vô địch UEFA Champions League và 6 giải vô địch quốc gia Tây Ban Nha (La Liga).Cựu cầu thủ 40 tuổi cũng giúp Brazil giành 2 Copa America cũng như một huy chương vàng Olympic, cùng tuyển Brazil thi đấu ở các kỳ World Cup 2010, 2014 và 2018.
Khoe ảnh mang bầu, Doãn Hải My "gây sốt" với vẻ ngoài xinh đẹp và thon gọn
Không còn là những lời đồn đoán từ dân mạng, cặp đôi Đoàn Văn Hậu - Doãn Hải My xác nhận đón tin vui trong năm Rồng, chuẩn bị lên chức bố mẹ.
Tối 23/3, người đẹp Doãn Hải My bất ngờ đăng tải hình ảnh kỷ niệm khoảng thời gian mang bầu bên cạnh chồng - cầu thủ Đoàn Văn Hậu. Sau 4 tháng về chung một nhà, cặp đôi trẻ vui mừng chia sẻ tin vui đến người hâm mộ.Trước đó không lâu, bà xã của cầu thủ gốc Thái Bình liên tục vướng vào nghi vấn mang bầu khi để lộ phần bụng nhô cao và thường xuyên mặc đồ rộng rãi. Tuy nhiên, cặp đôi giữ im lặng hoặc không đề cập gì đến vấn đề này.Thực hiện bộ ảnh kỷ niệm mang bầu lần đầu, Hải My lựa chọn mẫu váy dạ hội ôm sát cơ thể, tự tin khoe để lộ vòng hai to tròn. Còn Văn Hậu lại chọn trang phục màu đen đơn giản, không họa tiết cầu kỳ. Cặp đôi thể hiện sự hạnh phúc khi sắp trở thành bố mẹ của nhóc tỳ tuổi Rồng (Ảnh: Linh Lê Chí).Ngoài phần bụng "to vượt mặt", Hải My không có quá nhiều thay đổi về vóc dáng so với thời điểm còn là thiếu nữ. Lựa chọn mẫu váy dài dáng suông rộng, người đẹp thu hút sự chú ý với gương mặt thanh thoát, tự tin khoe sắc trong lần đầu mang thai (Ảnh: Linh Lê Chí).Vào thời điểm chưa công khai chuyện có em bé, Hải My thường ưu tiên diện những mẫu áo nỉ có phom dáng rộng rãi, vừa khoe được đôi chân dài thẳng tắp, vừa khéo léo che phần bụng bầu (Ảnh: FBNV).Đầu năm nay, người đẹp gốc Hà Nội ít xuất hiện tại các sự kiện giải trí, chủ yếu ở nhà nghỉ ngơi hoặc dạo phố, đi ăn uống cùng hội bạn thân gồm diễn viên Bảo Hân, Mai Hà Trang và Ngô Tố Uyên (Ảnh: FBNV).Từ khi vướng vào nghi vấn mang thai, Hải My trở thành tâm điểm chú ý trong cộng đồng mạng. Nhan sắc của cô cũng có sự thay đổi, khuôn mặt trở nên bầu bĩnh, "có da có thịt" hơn trước (Ảnh: FBNV).Người đẹp sinh năm 2001 được chồng cưng chiều, có cuộc sống sang chảnh đáng mơ ước. Hiện tại, Hải My dành thời gian nghỉ ngơi, dưỡng thai và chuẩn bị các kỹ năng cần thiết cho hành trình làm mẹ sắp tới (Ảnh: Linh Lê Chí).Đoàn Văn Hậu - Doãn Hải My quen nhau từ năm 2020. Tuy nhiên, tới tháng 8/2022, cả hai mới quyết định công khai mối quan hệ.Đoàn Văn Hậu (SN 1999, quê Thái Bình) được đánh giá là một trong những nhân tố chủ lực của đội tuyển quốc gia Việt Nam. Nửa kia của anh từng lọt top 10 Hoa hậu Việt Nam 2020.Doãn Hải My (SN 2001, Hà Nội) gây ấn tượng với khả năng nói tiếng Anh trôi chảy, có năng khiếu đàn piano, ca hát. Sau khi tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội vào tháng 4, cô làm người mẫu thời trang, đồng thời kinh doanh cửa hàng mỹ phẩm. Người đẹp 22 tuổi cho biết, cô sẽ học tiếp để trở thành luật sư.
Cựu ngôi sao Robinho lĩnh án 9 năm tù vì tội hiếp dâm
Robinho sẽ phải lĩnh án ngồi tù 9 năm ở Brazil sau khi tòa án tối cao nước này ra phán quyết buộc cựu cầu thủ AC Milan phải chấp hành bản án vì tội hiếp dâm ở Italy.
Cựu tuyển thủ Brazil bị kết tội vì liên quan đến vụ cưỡng hiếp tập thể tại một hộp đêm ở thủ đô Lombardy (Italy) vào năm 2013, khi đó Robinho vẫn thuộc biên chế của CLB AC Milan. Sau vụ việc, cựu cầu thủ người Brazil vẫn cống hiến thêm một năm cho Rossoneri trước khi rời đi vào mùa hè năm 2014.Robinho lĩnh án 9 năm tù vì tội hiếp dâm (ảnh: Football Italia)Robinho đã kháng cáo lần đầu vào năm 2020 nhưng không thành công. Trong lần kháng cáo tiếp theo vào năm 2022, Robinho đã bị tòa án tối cao của Italy xác nhận bản án 9 năm tù và ban hành lệnh bắt giữ quốc tế.Tuy nhiên do luật pháp Brazil không có quy định dẫn độ công dân phạm tội nên phía Italy không thể đưa cựu cầu thủ 40 tuổi quay lại châu Âu để lãnh án. Thay vào đó, tòa án tối cao Brazil được giao nhiệm vụ quyết định liệu Robinho có bị buộc phải chấp hành án ở quê nhà hay không.Tối 21/3 theo giờ Việt Nam, tòa án Công lý Cấp cao Brazil (STJ) mở phiên điều trần vụ việc. 8/10 phiếu thành viên ủng hộ việc bắt giữ Robinho và thi hành bản án tại quê nhà. Sau phiên họp, cựu tiền đạo AC Milan bị bắt giữ khẩn cấp để thi hành án tù 9 năm vì tội hiếp dâm trong lúc thi đấu tại Italy.Robinho lãnh án 9 năm tù tại quê nhà (Ảnh: Getty)Robinho đã trải qua 4 mùa giải ở Milan từ 2010 đến 2014 và có những đóng góp lớn cho Rossoneri. Cựu tiền đạo AC Milan lên tiếng về bản án và cho rằng anh bị kết tội bởi nạn phân biệt chủng tộc."Tôi đã chơi 4 năm ở Italy và cảm thấy mệt mỏi khi phải chứng kiến những câu chuyện phân biệt chủng tộc. Thật không may nó lại xảy ra ngày hôm nay, câu chuyện xảy ra vào năm 2013 và hôm nay chúng ta đang ở năm 2024.Điều này khiến tôi tin rằng những người đang chống lại nạn phân biệt chủng tộc cũng chính là những người lên án tại phiên tòa xét xử tôi. Nếu phiên tòa của tôi dành cho một người da trắng, chắc chắn nó sẽ hoàn toàn khác." Robinnho nói trước truyền thông.Trong sự nghiệp, Robinho từng chơi cho Santos, Real Madrid, Man City và AC Milan... Anh từng vô địch La Liga cùng Real Madrid, có Scudetto trong màu áo AC Milan và nhiều danh hiệu khác. Robinho cũng là thành viên tuyển Brazil đăng quang tại Copa America 2007, FIFA Confederations Cup 2005 và 2009.
Neymar ra tay trượng nghĩa, cứu Dani Alves khỏi cảnh tù tội
Sau thời gian bị tạm giam, Dani Alves đã được tại ngoại. Theo báo giới Brazil, Neymar là người ra tay trượng nghĩa khi chi 1 triệu euro bảo lãnh cho người đồng đội cũ.
Dani Alves đã được Tòa phúc thẩm Tây Ban Nha đáp ứng yêu cầu tại ngoại trong khoảng thời gian chờ kháng cáo bản án hiếp dâm. Đổi lại, cầu thủ người Brazil sẽ phải nộp 1 triệu euro tiền bảo lãnh và cam kết không được ra nước ngoài.Dani Alves được tại ngoại sau khi Neymar chi 1 triệu euro bảo lãnh (Ảnh: Reuters).Đồng thời, Dani Alves cũng bị tịch thu hộ chiếu, phải hầu tòa hàng tuần và bị cấm đi lại trong phạm vi bán kính 1km đối với người tố cáo. Điều đáng nói, nguồn tài chính của Dani Alves đã cạn kiệt khi phần lớn tài sản của cầu thủ này bị "đóng băng" sau vụ ly hôn người vợ Dinorah Santana.Trong bối cảnh ấy, Neymar đã ra tay trượng nghĩa cứu đàn anh khỏi cảnh tù tội. Theo nguồn tin từ tờ La Vanguardia, cha của Neymar, ông De Silva Santos đã trả số tiền bảo lãnh 1 triệu euro để Dani Alves được tại ngoại.Đây không phải là lần đầu tiên Neymar giúp đỡ Dani Alves. Trước đó, tiền đạo đang khoác áo Al Hilal đã trả 150.000 Euro cho tòa án Tây Ban Nha để bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bí ẩn, nhằm giúp đàn anh nhẹ tội.Neymar có mối quan hệ thân thiết với Dani Alves (Ảnh: Getty).Dani Alves bị kết án vào ngày 22/2 năm ngoái vì cáo buộc bắt cóc và hiếp dâm một phụ nữ tại hộp đêm Sutton ở Barcelona. Vụ việc này diễn ra vào đêm giao thừa năm 2022. Hậu vệ cánh người Brazil bị bắt vào ngày 20/1/2023. Kể từ đó tới nay, Dani Alves đã ngồi tù một năm. Thời gian này sẽ được trừ vào bản án Dani Alves phải nhận.Trong quá khứ, Neymar và Dani Alves có mối quan hệ thân thiết khi từng khoác áo Barcelona, PSG và đội tuyển Brazil. Ngoài việc giúp đỡ đàn anh về tài chính, Neymar cũng thuê luật sư Gustavo Xisto để bào chữa cho Dani Alves.
Vợ Quang Hải thay 8 mẫu váy trong bộ ảnh cưới chụp sát Tết
Trước thềm hôn lễ, bộ ảnh cưới của cầu thủ Quang Hải và hot girl Chu Thanh Huyền được công bố, nhận về nhiều lời chúc mừng từ người hâm mộ.
Sau 3 tháng làm lễ ăn hỏi, tiền vệ Quang Hải và vợ Chu Thanh Huyền sẽ tổ chức đám cưới vào hai ngày 28/3, 6/4 sắp tới. Cách ngày trọng đại của cặp đôi ít hôm, bộ ảnh cưới chụp ở studio được chia sẻ tới người hâm mộ.Anh Lê Chí Linh - nhiếp ảnh gia thực hiện ảnh cưới cho Quang Hải - tiết lộ, bộ hình mới tung ra được chụp vào ngày lễ ông Công, ông Táo (tức ngày 2/2 Dương lịch), với nhiều bối cảnh được dựng trong studio. Trước đó, cặp đôi đã có bộ ảnh cưới với áo Nhật Bình ở chùa Địa Tạng Phi Lai Tự, Hà Nam.Trong số hình ảnh vừa được "nhá hàng", Chu Thanh Huyền thay ít nhất 8 mẫu váy cưới khác nhau. Đó đều là thiết kế đến từ các thương hiệu váy cưới nổi tiếng ở Việt Nam. Trong khi đó, chú rể Quang Hải diện các mẫu vest tông đen, xám và trắng, được may gấp rút chỉ trong 5-6 ngày.Sánh đôi bên chú rể bảnh bao, Chu Thanh Huyền được khen có lối trang điểm nhẹ nhàng, tôn lên đường nét xinh xắn trên gương mặt.Cặp đôi cũng trao nhau những cử chỉ âu yếm, tình tứ trong nhiều khung hình.Chu Thanh Huyền vui vẻ thừa nhận, cô "diễn sâu" trong buổi chụp hình. Quang Hải cũng hợp tác cùng vợ để có những tấm ảnh đẹp nhất.Những ngày qua, Chu Thanh Huyền chia sẻ nhiều hình ảnh đi thử váy cô dâu và hậu trường chụp hình cưới trên trang cá nhân. Cô cho biết, cả hai đều đếm ngược tới phút giây hai người chờ đợi hơn 3 năm yêu nhau.Hôm 28/3, hôn lễ của Quang Hải sẽ diễn ra trên sân bóng gần nhà riêng ở làng Đường Nhạn, xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh, Hà Nội. Sau đó, ngày 6/4, chàng cầu thủ sẽ tiếp tục tổ chức tiệc cưới ở trung tâm Hà Nội để bạn bè, đồng đội đến chung vui. Thời gian qua, Quang Hải vừa thi đấu, vừa tranh thủ chuẩn bị cho hôn lễ.Sau 3 năm hẹn hò kín tiếng, Quang Hải và Chu Thanh Huyền tổ chức lễ ăn hỏi hôm 1/1, nhận giấy chứng nhận kết hôn vào ngày 7/2. Trước đó, nam tiền vệ mang sính lễ từ tư gia ở Đông Anh sang nhà nửa kia ở thị xã Sơn Tây (Hà Nội) làm lễ dạm ngõ vào ngày 20/12/2023. Anh cũng dành cho Chu Thanh Huyền màn cầu hôn lãng mạn ở khách sạn 5 sao tại Hà Nội.Nguyễn Quang Hải (SN 1997) hiện thi đấu cho CLB Công an Hà Nội tại V.League 1 và đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam. Anh từng nhận danh hiệu Quả bóng vàng Việt Nam năm 2018.Chu Thanh Huyền (SN 2000) là hot girl có lượng người theo dõi lớn trên mạng xã hội. Cô kinh doanh tự do ngành hàng mỹ phẩm.Ảnh: Linh Lê Chí
Hai hot girl thể thao "gây sốt" với vẻ ngoài xinh đẹp, gợi cảm
Zhong Qiuqiu và Yolla Yuliana được cộng đồng mạng chú ý nhờ tài năng nổi trội, cùng vẻ ngoài xinh đẹp không kém cạnh các ngôi sao nổi tiếng.
Trong khi Zhong Qiuqiu lựa chọn chuyển hướng sang lĩnh vực thời trang và nghệ thuật, Yuliana lại quyết tâm tập luyện, thành công giành lại hào quang ở các giải thi đấu thể thao lớn. Cả hai nàng hot girl thể thao đều sở hữu lượng người hâm mộ lớn, dần trở nên kín tiếng hơn trong việc chia sẻ về chuyện đời tư, tình cảm cá nhân.Zhong QiuqiuYolla YulianaYolla Yuliana (SN 1994) là một trong những vận động viên bóng chuyền nổi tiếng của đội tuyển Indonesia. Cô sinh ra trong gia đình có truyền thống thể thao và được biết đến nhiều hơn khi có thành tích nổi bật tại các kỳ SEA Games (Ảnh: IGNV).Năm 2018, Yuliana thông báo đón con trai đầu lòng cùng với cựu VĐV cầu lông Kaesar Akbar. Trong khoảng thời gian đó, cô tạm dừng tập luyện, thi đấu và dành thời gian chăm sóc con (Ảnh: IGNV).Khác với hình ảnh mạnh mẽ trên sân, Yuliana ngoài đời lại là cô nàng có gu ăn mặc nữ tính, quyến rũ. Cô không phải là người quá cầu kỳ về việc lựa chọn trang phục, chủ yếu để ý đến sự thoải mái và tiện dụng trong nhiều hoàn cảnh (Ảnh: IGNV).Hiện tại, Yuliana ly hôn chồng và có khoảng thời gian hạnh phúc bên cạnh con trai đầu lòng. Người đẹp cũng trở lại tập luyện bóng chuyền và tích cực tham gia các giải đấu lớn trong nước cũng như quốc tế (Ảnh: IGNV).
Cầu thủ Quang Hải sẽ tổ chức đám cưới vào cuối tháng 3
Cầu thủ Quang Hải cùng vợ Chu Thanh Huyền đã chụp xong ảnh cưới và đếm ngược tới ngày tổ chức hôn lễ.
Theo nguồn tin riêng của Dân trí, tiền vệ Quang Hải và hot girl Chu Thanh Huyền sẽ tổ chức đám cưới vào hai ngày 28/3, 6/4 sắp tới.Cụ thể, hôm 28/3, hôn lễ sẽ diễn ra trên sân bóng gần nhà Quang Hải ở làng Đường Nhạn, xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh, Hà Nội. Sau đó, ngày 6/4, nam cầu thủ sẽ tiếp tục tổ chức tiệc cưới ở trung tâm Hà Nội để bạn bè, đồng đội đến chung vui.Trước ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền hé lộ hình ảnh đi thử váy cưới và hậu trường chụp ảnh cưới với Quang Hải trên trang cá nhân, nhận về nhiều lời chúc phúc.Trong khi đó, thời gian qua, Quang Hải vừa thi đấu, vừa tranh thủ chuẩn bị cho hôn lễ. Anh sẽ tổ chức đám cưới sau khi hoàn thành nhiệm vụ với đội tuyển quốc gia tại vòng loại thứ hai World Cup 2026 khu vực châu Á.Hậu trường chụp ảnh cưới của Quang Hải và Chu Thanh Huyền (Video: Chu Thanh Huyền).Sau 3 năm hẹn hò kín tiếng, Quang Hải và Chu Thanh Huyền tổ chức lễ ăn hỏi hôm 1/1, nhận giấy chứng nhận kết hôn vào ngày 7/2. Gần đây, chàng tiền vệ mới thoải mái chia sẻ hình ảnh tình cảm của cả hai tại trang cá nhân có hơn 2,4 triệu lượt theo dõi. Trước đó, Quang Hải mang sính lễ từ tư gia ở Đông Anh sang nhà Chu Thanh Huyền ở thị xã Sơn Tây (Hà Nội) làm lễ dạm ngõ vào ngày 20/12/2023, ít lâu sau màn cầu hôn lãng mạn tại khách sạn 5 sao trước sự chứng kiến của hội bạn thân thiết.Quang Hải khoe ảnh nhận giấy chứng nhận kết hôn với Chu Thanh Huyền đúng ngày 28 Tết Giáp Thìn (Ảnh: FBNV).Từng trả lời phóng viên Dân trí khi được hỏi về tin vui sắp lập gia đình, Quang Hải cho biết, đây là thời điểm thích hợp để anh bước sang một trang mới trong cuộc sống, cũng như có thêm những nguồn động lực mới.Nguyễn Quang Hải (SN 1997) hiện thi đấu cho CLB Công an Hà Nội tại V.League 1 và đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam. Anh từng nhận danh hiệu Quả bóng vàng Việt Nam năm 2018.Chu Thanh Huyền (SN 2000) là hot girl có lượng người theo dõi lớn trên mạng xã hội. Cô kinh doanh tự do ngành hàng mỹ phẩm.
Bạn gái cầu thủ Nguyễn Văn Trường có vẻ ngoài nóng bỏng, cuộc sống xa hoa
Dù không hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, Trang Bùi nhiều lần gây chú ý khi lựa chọn theo đuổi phong cách thời trang gợi cảm, quyến rũ.
Trang Bùi vốn được biết đến là người kín tiếng trong hội bạn gái của lứa cầu thủ U23 Việt Nam. Không chỉ sở hữu gương mặt xinh đẹp, ngoại hình nổi bật, người đẹp gốc Hải Phòng còn gây chú ý khi có cuộc sống sang chảnh không kém cạnh các hot girl mạng nổi tiếng.Trang Bùi (tên thật Bùi Minh Trang, Hải Phòng) được cộng đồng mạng biết đến là bạn gái của tiền vệ U23 Việt Nam Nguyễn Văn Trường (SN 2003, Hưng Yên). Người đẹp là một trong số những nàng WAGs (vợ và bạn gái cầu thủ) kín tiếng về cuộc sống đời tư (Ảnh: FBNV).Từ khi bắt đầu công khai hẹn hò, Trang Bùi và Văn Trường không ngại xuất hiện tình tứ bên nhau. Dù ít khi đăng tải hình ảnh bạn gái, nam cầu thủ sinh năm 2003 vẫn tìm cách khẳng định mối quan hệ tình cảm bằng những hành động ngọt ngào (Ảnh: Chụp màn hình).Đôi khi người đẹp gốc Hải Phòng lại trở nên nữ tính, ngọt ngào khi diện mẫu váy cúp ngực, dáng ngắn gợi cảm. Trang Bùi nhiều lần gây chú ý khi có cuộc sống sang chảnh, thường xuyên đi du lịch, nghỉ dưỡng tại địa điểm xa xỉ (Ảnh: FBNV).Bận rộn với lịch trình thi đấu trong nước, tiền vệ Văn Trường luôn cố gắng sắp xếp thời gian để trở về bên bạn gái vào những dịp lễ quan trọng trong năm. Cặp đôi hạn chế tương tác trên mạng xã hội, giữ gìn mối quan hệ khỏi những ồn ào (Ảnh: Chụp màn hình).
Cựu hoa khôi bóng chuyền Nga cao 1,82m, xinh như búp bê
Alisa Manyonok từng được mệnh danh là "búp bê tóc vàng" của làng bóng chuyền xứ Bạch Dương. Cô sớm giải nghệ để theo đuổi công việc người mẫu và chiến thắng nhiều cuộc thi sắc đẹp.
Alisa Manyonok (SN 1995) bất ngờ nổi đình đám nhờ những hình ảnh thi đấu bóng chuyền được chia sẻ vào năm 2013.Cô được mệnh danh là hoa khôi bóng chuyền nhờ có mái tóc vàng óng ả, làn da trắng mịn, gương mặt xinh đẹp và vóc dáng chuẩn. Tuy nhiên, mỹ nhân này không chọn đi theo con đường vận động viên chuyên nghiệp.Alisa Manyonok sinh ra tại thành phố Vladivostok, miền Nam nước Nga, trong gia đình có truyền thống về thể thao. Bố cô là cựu vận động viên bơi lội, từng giành hai chức vô địch bơi lội châu Âu. Mẹ cô chơi bóng rổ chuyên nghiệp, có thời gian thi đấu cho đội KGU của Nga. Nhờ đó, Alisa được truyền cho tình yêu thể thao từ nhỏ.Alisa chơi bóng chuyền từ những năm trung học và nhanh chóng bộc lộ tố chất của vận động viên tiềm năng. Cô tham gia nhiều giải đấu trước khi được chiêu mộ vào CLB bóng chuyền VK Primorochka. Nhờ gương mặt xinh như búp bê, Alisa thu hút nhiều người hâm mộ và được gọi là "thiên thần bóng chuyền" hay "nữ thần bóng chuyền".Tuy nhiên, Alisa sớm từ bỏ sự nghiệp thể thao khi mới 19 tuổi để tập trung phát triển đam mê nghệ thuật. Quyết định này được đưa ra sau khi cô đăng quang cuộc thi "Miss Primorye 2013". Kể từ đó, cựu hoa khôi bóng chuyền liên tục tham gia các cuộc thi nhan sắc trong và ngoài nước Nga.Một số thành tích đáng chú ý của Alisa trên đấu trường sắc đẹp có thể kể tới là đại diện Nga tham gia "Hoa hậu Quốc tế 2016" và lọt top 15, đoạt vương miện "Hoa hậu Trái đất Belarus 2019" (bố cô là người Belarus), giành danh hiệu "Hoa hậu Lửa" (á hậu 3) tại "Hoa hậu Trái đất 2019" cùng nhiều lần chiến thắng ở các cuộc thi quy mô nhỏ hơn.Quá trình chuyển đổi từ vận động viên bóng chuyền sang người mẫu là minh chứng cho sự đa tài của Alisa. Cô từng sải bước trên sân khấu của nhiều show trình diễn thời trang lớn, góp mặt trong các chiến dịch quảng cáo sản phẩm thời trang và chăm sóc da nổi tiếng. Thành tích tại các cuộc thi sắc đẹp khiến mỹ nhân sinh năm 1995 được biết đến nhiều hơn trong giới người mẫu.Dù bận rộn với nhiều công việc, Alisa vẫn không lơ là việc học. Cô tốt nghiệp cử nhân ngành Quan hệ công chúng tại Đại học Kazan năm 2017. Cựu hoa khôi bóng chuyền được cho là có khối tài sản khoảng 1,5 triệu USD sau nhiều năm theo đuổi sự nghiệp thể thao và người mẫu.Trên trang cá nhân, Alisa chủ yếu nói về chủ đề làm đẹp và thời trang. Cô chia sẻ về cuộc sống sang chảnh của mình để truyền cảm hứng cho những người theo dõi. Riêng về chuyện tình cảm, Alisa lại rất kín tiếng. Cô chưa từng công khai hẹn hò với chàng trai nào.Ngoài bóng chuyền, Alisa còn có niềm yêu thích đặc biệt với bơi lội. Cô cũng chơi nhiều môn thể thao ngoài trời để duy trì vóc dáng và thể lực.Ảnh: IGNV
Dàn vợ, bạn gái xinh đẹp và nóng bỏng của các tay đua F1
Đồng hành cùng các tay đua Công thức 1 (F1) là những "bóng hồng" xinh đẹp, trẻ trung và tài năng.
Bên ngoài đường đua F1, dàn WAGs (vợ và bạn gái) của những tay đua cừ khôi nhận về không ít sự quan tâm đặc biệt từ người hâm mộ bởi sở hữu ngoại hình quyến rũ, ngọt ngào "vạn người mê".Lily Muni He - bạn gái Alex AlbonTrở thành vận động viên chuyên nghiệp từ khi mới 19 tuổi, Lily là một trong những "nhân tố vàng" ở làng golf thế giới và cạnh tranh cùng nhiều nữ golf thủ hàng đầu khác. Không chỉ vậy, cô nàng thường xuyên đồng hành cùng người bạn trai trên mọi chặng đua (Ảnh: IGNV).Sở hữu ngoại hình xinh đẹp, ngọt ngào và không kém phần năng động, Lily Muni He dễ dàng thu hút sự chú ý của dân mạng với gu thời trang đa dạng. Trên trang Instagram cá nhân, nữ golf thủ 24 tuổi thường xuyên chia sẻ những khoảnh khắc hạnh phúc hàng ngày cùng người bạn trai của mình (Ảnh: IGNV).Kelly Piquet - bạn gái Max VerstappenKelly Piquet là con gái của Nelson Piquet (bên phải), huyền thoại làng F1 với 3 lần vô địch thế giới. Anh trai của cô là tay đua Nelson Piquet Jr nổi danh một thời. Trước khi công khai mối quan hệ với Max Verstappen, nữ người mẫu sinh năm 1988 từng có thời gian qua lại và có con gái với tay đua người Nga - Daniil Kvyat. Đặc biệt, Daniil Kvyat từng là thành viên của đội Red Bull - đội mà Max Verstappen hiện là thành viên chủ lực (Ảnh: IGNV).Mặc dù cách nhau 9 tuổi, cặp đôi thường xuyên nhận về những lời khen đẹp đôi của dân mạng. Cả ở ngoài đời lẫn trên trang Instagram cá nhân với 1,4 triệu lượt theo dõi, Kelly Piquet luôn thể hiện sự quan tâm và ủng hộ cho bạn trai trên mọi đường đua (Ảnh: IGNV).Francisca Cerqueira Gomes - bạn gái Pierre GaslyHiện tại, Pierre Gasly và bạn gái thường xuyên đăng tải những khoảnh khắc hạnh phúc bên nhau trên mạng xã hội. Mặc dù mới xác nhận mối quan hệ vào đầu năm 2023, cặp đôi được cho là đã hẹn hò với nhau từ tháng 10/2022. Gomes - Gasly lần đầu xuất hiện trước công chúng khi tham dự trận bóng đá Ligue 1 giữa Paris Saint-Germain và Olympique de Marseille ở Paris, Pháp (Ảnh: IGNV).Alexandra Malena Saint Mleux - bạn gái Charles LeclercTừng "gây bão" mạng nhờ ngoại hình "hút hồn" trong video 2,8 triệu lượt xem, Alexandra Malena Saint Mleux là bạn gái ngọt ngào của tay đua điển trai Charles Leclerc (SN 1997, người Monaco) thuộc đội Ferrari (Video: @love4_f1).Mặc dù chưa từng chính thức xác nhận mối quan hệ, người hâm mộ đều ngầm hiểu rằng, Alexandra và Charles Leclerc đang hạnh phúc bên nhau khi bắt gặp nhiều khoảnh khắc tình tứ của cặp đôi. Cả hai thường xuất hiện trong những chuyến du lịch cùng bạn bè và trước công chúng khi tham gia các trận đấu (Ảnh: Getty).Tuy khá kín tiếng về đời tư, Alexandra Malena Saint Mleux vẫn luôn được nhiều người hâm mộ quan tâm bởi vẻ đẹp ngọt ngào cùng gu thời trang đa dạng. Cô hiện theo học ngành Lịch sử Nghệ thuật ở Paris, Pháp. Để phục vụ cho niềm đam mê nghệ thuật, Alexandra còn lập một tài khoản Instagram cá nhân để đăng tải các tác phẩm yêu thích của cô (Ảnh: @kymillman).
Chàng hậu vệ đẹp trai, cao 1,87m và chưa từng công khai hẹn hò
Bùi Hoàng Việt Anh sở hữu vóc dáng chuẩn cùng gương mặt góc cạnh. Chàng cầu thủ rất kín tiếng trong chuyện tình cảm và chưa từng vướng tin đồn hẹn hò cô gái nào.
Đội tuyển Việt Nam chia tay giải Asian Cup 2023 sau trận thua 2-3 trước Iraq tối 24/1. Bùi Hoàng Việt Anh là cầu thủ mở tỷ số cho "đội bóng áo đỏ" ở phút 42 của hiệp 1. Anh là gương mặt quen thuộc với nhiều người hâm mộ bóng đá.Bùi Hoàng Việt Anh (SN 1999, Thái Bình) trưởng thành từ CLB Hà Nội và hiện thi đấu cho đội bóng Công an Hà Nội. Anh đóng vai trò quan trọng trong hành trình U23 Việt Nam giành huy chương vàng tại SEA Games 31 và vô địch giải U23 Đông Nam Á 2022. Năm 2020, chàng hậu vệ từng giành danh hiệu "Cầu thủ trẻ hay nhất V.League 2020".Sớm được gọi lên đội hình U19, U22, U23 và tuyển quốc gia tham dự những giải đấu lớn, Bùi Hoàng Việt Anh là cái tên quen thuộc với nhiều cổ động viên. Anh có khả năng quan sát, bọc lót tốt, lối chơi không ngại va chạm và kỹ năng phòng ngự, đặc biệt là theo kèm người. Hậu vệ trẻ còn có thể sắm vai một cầu thủ chạy cánh.Bên cạnh chiều cao nổi trội, Bùi Hoàng Việt Anh được khen có gương mặt đẹp trai và thân hình cân đối không thua kém người mẫu. Trên trang cá nhân, chàng cầu thủ thỉnh thoảng "gây sốt" khi đăng hình khoe cơ bụng săn chắc.Với lợi thế về ngoại hình, Bùi Hoàng Việt Anh có thể chọn trang phục theo nhiều phong cách khác nhau. Tuy nhiên, anh thường ưu tiên diện đồ thoải mái, năng động bên ngoài sân cỏ.Bùi Hoàng Việt Anh còn được biết đến là cầu thủ có tính cách hài hước, thường xuyên trêu chọc đồng đội. Anh cũng có những lời đối đáp ngắn gọn nhưng "lầy lội" trên mạng. Đó là lý do hậu vệ 24 tuổi được người hâm mộ (fan) gọi vui là "Bùi Hoàng Trò Đùa".Dù được biết đến từ khá lâu, Bùi Hoàng Việt Anh rất kín tiếng trong chuyện tình cảm. Cầu thủ sinh năm 1999 chưa từng công khai người yêu hay vướng tin đồn tình cảm với cô gái nào.Sau khi đầu quân cho CLB Công an Hà Nội, Bùi Hoàng Việt Anh định hướng trở thành chiến sĩ công an nhân dân sau khi giải nghệ. Anh hiện là một trong những cầu thủ có đông fan nữ nhất trong đội tuyển quốc gia Việt Nam.Ảnh: FBNV
Đội phó tuyển Nhật Bản đẹp trai, đang yêu nữ diễn viên nóng bỏng
Để sở hữu làn da trắng, Shogo Taniguchi từng tiết lộ, bí quyết của anh là luôn bôi kem chống nắng trước khi ra sân tập.
Trong trận đấu chạm trán với đội tuyển Việt Nam tại Asian Cup 2023, Shogo Taniguchi (SN 1991, Nhật Bản) nhanh chóng trở thành tâm điểm chú ý. Anh sở hữu chiều cao 1,83m cùng gương mặt góc cạnh. Nhiều người nhận xét, vẻ ngoài của anh giống các tài tử điện ảnh.Hiện tại, Shogo Taniguchi chơi vị trí hậu vệ cho CLB Al-Rayyan của Qatar. Anh từng trở thành tâm điểm của giới truyền thông khi góp mặt tại World Cup 2022. Theo trang tin tức HK01, đó là lần đầu anh được tham gia World Cup (Ảnh: IGNV).Tài năng của Taniguchi được phát hiện từ những năm cấp 3. Vì không đủ tự tin ở thời điểm đó, anh đã từ chối lời đề nghị trở thành cầu thủ chuyên nghiệp. Sau khi bàn bạc với bố mẹ, anh quyết định tiếp tục học tập tại Đại học Tsukuba, Nhật Bản. Taniguchi đã nhận được lời mời tiếp theo sau khi tốt nghiệp (Ảnh: IGNV).Mỗi khi ra sân, Taniguchi luôn gây ấn tượng với mái tóc đen bóng mượt, vào nếp. Thực tế, kiểu tóc này được anh lấy cảm hứng từ bộ phim yêu thích của mình - "Điệp viên 007". Anh từng chia sẻ: "Cảnh James Bond mặc quần áo trước khi đi làm nhiệm vụ đã mê hoặc tôi" (Ảnh: beauty321).Ngoài chiếc mũi cao và gương mặt góc cạnh, người hâm mộ cũng thường nhắc về làn da trắng sáng của Taniguchi. So với các đồng đội, da của anh trong sáng hơn vài tông. Đội phó tuyển Nhật Bản từng tiết lộ trước thềm tham gia World Cup rằng, anh luôn thoa kem chống nắng trước khi tập luyện ngoài trời (Ảnh: IGNV).
Mỹ nhân làng bóng rổ cao 1,90m, "gây sốt" với ngoại hình cực phẩm
Zhuo Shi sở hữu chiều cao 1,90m dù mới 21 tuổi. Bên cạnh tài năng bóng rổ, nhan sắc nổi bật giúp nữ vận động viên Trung Quốc thu hút được đông đảo người hâm mộ.
Zhuo Shi (SN 2003) là vận động viên nổi tiếng của đội tuyển bóng rổ nữ Trung Quốc. Cô sở hữu thân hình như người mẫu với chiều cao 1,90m. Năm 2023, Zhuo Shi được tiến cử vào Đại học Giáo dục thể chất Bắc Kinh, Trung Quốc. Đây là sự khẳng định rất lớn đối với tài năng của nữ tân binh làng bóng rổ.Theo Sohu, trong ngành thể thao tại xứ tỷ dân, chỉ có nhà vô địch Olympic mới được giới thiệu vào các trường học danh tiếng.Zhuo Shi từng được mệnh danh là "đệ nhất mỹ nhân làng bóng rổ" Trung Quốc. Cô sở hữu nhan sắc ngọt ngào, thân hình thon gọn không thua kém bất kỳ ngôi sao nổi tiếng nào trong làng giải trí Hoa ngữ (Ảnh: Sohu).Tuy không phải là nhân vật nòng cốt trong đội, mỗi khi cô thi đấu, Zhuo Shi luôn thu hút sự chú ý của khán giả. Bên cạnh tài năng, nữ vận động viên còn được đông đảo người hâm mộ yêu thích nhờ vẻ đẹp trong trẻo, cuốn hút (Ảnh: Sohu).Những hình ảnh đời thường của Zhuo Shi khiến nhiều khán giả lầm tưởng cô là người mẫu bởi thân hình săn chắc, đôi chân thon dài. Tỷ lệ cơ thể của Zhuo Shi là điều khá hiếm ở các nữ vận động viên bóng rổ (Ảnh: Sohu).Zhuo Shi hiện chơi ở vị trí trung phong trên sân bóng rổ. Dù có thể dễ dàng dựa vào ngoại hình để đạt được thành công, cô lại chọn dựa vào tài năng của mình để thăng tiến (Ảnh: Sohu).Ngoài thi đấu, Zhuo Shi biết tận dụng lợi thế ngoại hình. Cô thường xuyên diện các kiểu trang phục ôm sát, khoe vóc dáng thon gọn hoàn hảo (Ảnh: Sohu).Với sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội, ngày càng có nhiều vận động viên bóng rổ nữ nhận được sự chú ý. Zhuo Shi cũng không ngoại lệ. Trang cá nhân của cô thu hút hơn 240.000 lượt theo dõi và con số này không ngừng tăng lên (Ảnh: Sohu).Bên cạnh chiều cao ấn tượng, đôi chân dài thẳng, thon và cân đối, Zhuo Shi còn có phong cách ăn mặc gợi cảm, cá tính. Đây là điểm thu hút riêng của cô, giúp cô trở thành hình mẫu của các chàng trai (Ảnh: Sohu).Thi đấu hết mình trên sân, xinh đẹp và gợi cảm ở đời thường, Zhuo Shi chính là sự kết hợp hoàn hảo giữa gợi cảm, ngọt ngào, dễ thương và mạnh mẽ. Zhuo Shi 21 tuổi đã cho thế giới bên ngoài thấy "vẻ đẹp bóng rổ" là như thế nào (Ảnh: Sohu).
Cầu thủ ghi bàn ở trận gặp Nhật Bản: Là em út tuyển Việt Nam, cao 1,80m
Nguyễn Đình Bắc nhận được nhiều sự chú ý khi là một trong hai cầu thủ ghi bàn cho đội tuyển Việt Nam trong trận ra quân gặp Nhật Bản tại "Asian Cup 2023" tối 14/1.
Trong trận ra quân Asian Cup 2023, đội tuyển Việt Nam thua 2-4 trước Nhật Bản sau cuộc rượt đuổi nghẹt thở. Đây là kết quả không bất ngờ vì "Samurai xanh" là ứng viên cho chức vô địch, có dàn cầu thủ đang đá cho các giải hàng đầu châu Âu.Hai bàn thắng của tuyển Việt Nam đến từ Nguyễn Đình Bắc và Phạm Tuấn Hải. Trong đó, pha đánh đầu ngược vào lưới đối thủ của Đình Bắc được xem là siêu phẩm, giúp đội bóng áo đỏ gỡ hòa chỉ 5 phút sau khi đội bạn mở tỷ số.Chàng cầu thủ đang thu hút nhiều sự quan tâm từ người hâm mộ bóng đá nhờ thi đấu ấn tượng.Nguyễn Đình Bắc (SN 2004, Nghệ An) đang thi đấu ở vị trí tiền đạo cánh cho CLB Quảng Nam và đội tuyển quốc gia Việt Nam. Anh là cầu thủ trẻ nhất ở tuyển Việt Nam được HLV Philippe Troussier trao cơ hội thử sức trong đợt tập trung chuẩn bị cho vòng loại World Cup 2026. Trước đó, tiền đạo 19 tuổi có mặt trong đội hình Olympic Việt Nam tại Asiad 19 và U23 Việt Nam tại vòng loại U23 châu Á 2024 (Ảnh: FBNV).Điểm mạnh của Đình Bắc là tốc độ và khả năng đi bóng ở 1/3 sân đối phương. Với phong độ thi đấu tốt, anh được kỳ vọng sẽ đảm đương được vị trí trong lớp cầu thủ kế cận của đội tuyển quốc gia. Tại Asian Cup 2023, Đình Bắc không chỉ là em út của tuyển Việt Nam mà còn được liệt kê trong top 10 cầu thủ trẻ nhất giải (người nhỏ tuổi nhất sinh năm 2005) (Ảnh: AP).Đình Bắc hiện cao 1,80m nhưng ít ai ngờ 5 năm trước, anh từng bị CLB Sông Lam Nghệ An thải loại vì "còi". Khi đó, ở tuổi 14, Đình Bắc chỉ cao hơn 1,50m, trong nhà cũng không ai cao quá 1,70m. Sau cú sốc này, Đình Bắc bỏ đá bóng để theo học văn hóa nhưng quá đam mê nên xin gia đình trở lại với trái bóng sau 2 năm. Năm 2020, anh cao lên 1,63m và bất ngờ tăng thêm 15cm chỉ trong vòng 3 năm (Ảnh: FBNV).Đình Bắc đang thu hút hơn 18.000 lượt theo dõi trang cá nhân. Tại đây, chàng cầu thủ chủ yếu đăng hình ảnh thi đấu và tập luyện trên sân cỏ (Ảnh: Vivuchupdao).Thỉnh thoảng, Đình Bắc mới chia sẻ khoảnh khắc đi ăn uống cùng đồng đội, bạn bè (Ảnh: FBNV).Qua một số hình ảnh đời thường, Đình Bắc ưa thích trang phục khỏe khoắn, năng động. Chiều cao tốt giúp anh trở nên nổi bật (Ảnh: FBNV).Đình Bắc tự nhận đang độc thân và chưa từng vướng tin hẹn hò với cô gái nào. Chưa có nhiều thông tin về tiền đạo quê Nghệ An được chia sẻ ngoài sự nghiệp sân cỏ của anh (Ảnh: FBNV).
Victoria Beckham lần đầu có động thái chứng minh tình cảm với dâu trưởng
Gần 2 năm kể từ khi nữ diễn viên Nicola Peltz về làm dâu nhà Beckham, lần đầu tiên nhà thiết kế thời trang Victoria Beckham có động thái hé lộ mối quan hệ tình cảm giữa mẹ chồng và nàng dâu.
Nhân dịp dâu trưởng Nicola Peltz bước sang tuổi 29, nhà thiết kế thời trang Victoria Beckham đã có một đăng tải chúc mừng sinh nhật rất ngọt ngào: "Chúc mừng sinh nhật Nicola Anne Peltz Beckham. Cả nhà yêu thương con rất nhiều. Tình yêu thương, sự nhân hậu, tài năng và cả năng lực nhảy múa của con đều ấn tượng. Con là bạn nhảy xuất sắc của mẹ và cũng là người con dâu đáng yêu nhất".Trước đó, Victoria vừa chia sẻ một clip cho thấy cô và con dâu cùng nhau nhảy múa vui vẻ trên bờ biển trong kỳ nghỉ của cả gia đình ở Bahamas, nhân dịp đón Giáng sinh và năm mới. Cựu danh thủ David Beckham cũng có đăng tải trên mạng xã hội để chúc mừng sinh nhật của con dâu: "Chúc con có một ngày thật tuyệt vời nhé, mọi người đều yêu thương con".Nhân dịp dâu trưởng Nicola Peltz (phải) bước sang tuổi 29, nhà thiết kế thời trang Victoria Beckham (trái) đã có một đăng tải chúc mừng sinh nhật rất ngọt ngào (Ảnh: Page Six).Victoria Beckham và con dâu Nicola Peltz nhảy múa trong kỳ nghỉ ở Bahamas (Video: Page Six).Động thái của vợ chồng David và Victoria Beckham cho thấy mối quan hệ giữa nhà Beckham với con dâu trưởng đang ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.Thực tế, kể từ khi Nicola chính thức trở thành con dâu của nhà Beckham, đến thời điểm hiện tại, sau gần 2 năm cô gắn bó với "cậu cả" Brooklyn, Nicola mới được chứng kiến những động thái bộc lộ tình cảm yêu mến của cha mẹ chồng dành cho mình trên tài khoản mạng xã hội.Giữa đôi bên từng có khoảng thời gian lạnh nhạt, không có bất cứ tương tác nào trên mạng xã hội. Những căng thẳng, lạnh nhạt này bị cho là bắt nguồn từ áp lực quá lớn cộng thêm những bất đồng trong cách thức tổ chức hôn lễ của Nicola và Brooklyn.Thực tế, quá trình tổ chức hôn lễ khá rối loạn, có tới hai công ty tổ chức sự kiện đã phải từ bỏ công việc này. Công ty thứ 3 bắt tay vào hoạt động tổ chức lễ cưới ở thời điểm sát nút trước khi hôn lễ chính thức diễn ra theo thời điểm đã ấn định. Vì vậy, nhà Peltz đã phải chi thêm thù lao cho công ty này. Ước tính chi phí tổ chức hôn lễ lên tới 3,5 triệu USD.Nhà Beckham vừa có kỳ nghỉ đón Giáng sinh và năm mới ở Bahamas (Ảnh: Page Six).Hiện tại, nhà Peltz còn theo đuổi vụ kiện đối với một công ty tổ chức sự kiện, vì đơn vị này đã không thực hiện được nhiệm vụ tổ chức nhưng vẫn không chịu trả lại tiền đặt cọc.Lễ cưới của Brooklyn và Nicola diễn ra tại biệt thự của nhà Peltz ở bang Florida, Mỹ. Toàn bộ hoạt động chuẩn bị và chi phí tổ chức hôn lễ do nhà gái đứng ra chủ trì và chủ chi. Phía nhà trai chỉ phải chuẩn bị váy cưới cho cô dâu.Thoạt tiên, nhà thiết kế thời trang Victoria Beckham được giao nhiệm vụ thiết kế váy cưới cho dâu trưởng, nhưng sau cùng Victoria đã không thực hiện công việc này với lý do nhà mốt của cô không đủ năng lực thực hiện váy cưới.Điều này khiến Nicola phải gấp rút liên hệ với nhà mốt ở nước ngoài và phải di chuyển vài lần giữa Mỹ và Italy để có được chiếc váy cưới ưng ý kịp lúc diễn ra lễ cưới.Brooklyn và Nicola trong ngày cưới (Ảnh: Vogue).Sự việc này đã khiến Nicola chia sẻ vài lần trong những cuộc phỏng vấn sau lễ cưới. Đáp lại, vợ chồng David và Victoria Beckham chỉ giữ im lặng và không có bất cứ hoạt động chung nào với vợ chồng con trai cả sau khi hôn lễ đã diễn ra. Các tương tác trên mạng xã hội giữa đôi bên cũng rất hạn chế.Dù vậy, qua thời gian, những căng thẳng dần được xóa nhòa khi vợ chồng Brooklyn thường có mặt để cổ vũ Victoria mỗi khi cô cho ra mắt bộ sưu tập thời trang mới. Những khi câu lạc bộ bóng đá Inter Miami do David Beckham làm chủ tịch có trận đấu quan trọng, vợ chồng Brooklyn cũng dành thời gian đi cổ vũ.Đến thời điểm hiện tại, gần hai năm sau khi Brooklyn và Nicola chính thức trở thành vợ chồng, phía David và Victoria đã có những động thái công khai cho thấy mối quan hệ với con dâu trưởng đã trở nên ấm áp, gần gũi hơn.
Messi vừa hé lộ biệt thự "triệu đô", Ronaldo liền tậu siêu dinh thự
"An cư lạc nghiệp" là công thức mà ngay cả những người nổi tiếng và giàu có nhất cũng phải đi theo. Sau khi ổn định sự nghiệp ở câu lạc bộ mới, cả Messi và Ronaldo đều tập trung tìm mua nhà.
Trong tuần qua, những hình ảnh đầu tiên về biệt thự hướng biển của gia đình Messi tại thành phố Fort Lauderdale, bang Florida, Mỹ, đã được giới truyền thông đăng tải. Căn biệt thự nằm trong khu dân cư Bay Colony, đây là nơi ở của giới nhà giàu tại thành phố Fort Lauderdale.Căn biệt thự có giá gần 11 triệu USD của gia đình Messi (Ảnh: Daily Mail).Khu dân cư có điều kiện an ninh rất cao, nhằm đảm bảo sự riêng tư và chất lượng cuộc sống tốt cho các cư dân. Bay Colony có các công trình biệt thự hướng ra biển, cảnh quan rất ấn tượng. Nơi ở của Messi nằm gần sân vận động DRV PNK - sân nhà của câu lạc bộ Inter Miami. Anh chỉ cần lái xe khoảng 15 phút là có thể tới sân tập cùng các đồng đội.Ngay khi cơ ngơi nhà Messi ở Mỹ lộ diện, chỉ sau vài ngày, cơ ngơi của Ronaldo ở Dubai cũng được hé lộ từ nguồn ẩn danh. Ronaldo vốn đã mua được nhà riêng tại thành phố Riyadh (Ả Rập Xê-út) từ giữa năm 2023, đây là nơi anh sinh sống thường xuyên khi thi đấu cho câu lạc bộ Al-Nassr.Trong năm 2023, danh thủ người Bồ Đào Nha và bạn gái lâu năm Georgina Rodriguez đã nhiều lần đăng tải lên mạng xã hội những góc nhỏ xinh xắn trong cơ ngơi mới mà gia đình họ sở hữu tại thành phố Riyadh. Những bức ảnh chủ yếu tập trung ở khu vực xung quanh bể bơi, nơi cặp đôi thường cùng các con nhỏ tận hưởng khoảng thời gian thư giãn.Đến thời điểm này, ngay sau khi các tờ tin tức quốc tế hé lộ về biệt thự ấn tượng mà danh thủ người Argentina Lionel Messi vừa mới tậu, những thông tin về siêu biệt thự ở Dubai mà Ronaldo vừa mới sắm cũng được tiết lộ.Theo đó, một số nguồn tin ẩn danh cho biết Ronaldo đã chi ra hàng chục triệu USD để mua siêu biệt thự nằm ở "đảo tỷ phú" Jumeirah Bay của Dubai. Động thái chịu chi này khiến bộ sưu tập bất động sản của Ronaldo càng trở nên ấn tượng.Trong năm 2023, Ronaldo và bạn gái đã nhiều lần đăng tải lên mạng xã hội những góc nhỏ xinh xắn trong cơ ngơi mới mà gia đình họ sở hữu tại thành phố Riyadh (Ảnh: Daily Mail).Những bức ảnh chủ yếu tập trung ở khu vực xung quanh bể bơi, nơi cặp đôi thường cùng các con nhỏ tận hưởng khoảng thời gian thư giãn (Ảnh: Daily Mail).Bạn gái của Ronaldo chia sẻ một bức ảnh cho thấy một góc mặt tiền của ngôi nhà tại Riyadh (Ảnh: Daily Mail).Ronaldo vốn đã chi tiền mua nhiều bất động sản đắt giá ở nhiều quốc gia. Giờ đây, khi thi đấu ở Ả Rập Xê-út, Ronaldo lại tiếp tục đầu tư mở rộng bộ sưu tập biệt thự của mình. Khi thi đấu tại câu lạc bộ Al-Nassr, Ronaldo nhận mức thù lao 213 triệu USD cho mỗi năm thi đấu, vì vậy, anh đang có điều kiện tài chính rất lý tưởng để mở rộng bộ sưu tập bất động sản.Theo tờ tin tức tài chính Bloomberg (Mỹ), Ronaldo đã mua một biệt thự đồ sộ nằm trên đảo Jumeirah Bay (Dubai), nơi đây vốn được mệnh danh là "đảo tỷ phú", bởi nhiều nhân vật thuộc giới siêu giàu trên thế giới hứng thú với việc tìm mua bất động sản tại nơi này.Theo thông tin mà Bloomberg có được, Ronaldo sẽ chính thức được bàn giao biệt thự trong năm nay, sau khi các thủ tục mua bán cũng như hoạt động sang sửa đã hoàn tất. Biệt thự mà Ronaldo sở hữu bắt đầu chào bán trên thị trường từ năm 2017.Biệt thự có diện tích 30.000 mét vuông, có 6 phòng ngủ, có gara rộng rãi chứa được 7 xe hơi một lúc. Các công trình tiện ích như phòng spa, phòng gym, bể bơi... đều có góc nhìn trông ra khu vực đẹp đẽ và sầm uất nhất của Dubai.Một công trình biệt thự trên "đảo tỷ phú" Jumeirah Bay đang được chào bán trên thị trường (Ảnh: Daily Mail).Theo đánh giá của các chuyên trang về đời sống thượng lưu, để sở hữu một biệt thự nằm ở đảo Jumeirah Bay, người mua phải chi ra tối thiểu 27 triệu USD (Ảnh: Daily Mail).Các công trình tiện ích trong biệt thự mà Ronaldo sở hữu đều có góc nhìn trông ra khu vực đẹp đẽ và sầm uất nhất của Dubai (Ảnh: Daily Mail).Theo đánh giá của các chuyên trang về đời sống thượng lưu, để sở hữu một biệt thự nằm ở đảo Jumeirah Bay, người mua phải chi ra tối thiểu 27 triệu USD.Bên cạnh các công trình biệt thự tách biệt, khu dân cư tỷ phú trên đảo Jumeirah Bay còn có những nhà hàng sang trọng, câu lạc bộ dành cho giới yêu thích du thuyền, một resort cao cấp nằm bên bờ biển...Đối với những người không có bất động sản tại đảo Jumeirah Bay, khi tới Dubai, họ có thể thuê phòng trong resort nằm trên đảo để tận hưởng đẳng cấp sống của giới siêu giàu.Khi muốn lưu lại biệt thự mới mua ở Dubai, Ronaldo và gia đình có thể di chuyển bằng phi cơ riêng từ thành phố Riyadh (Ả Rập Xê-út), chuyến bay sẽ kéo dài trong khoảng hai giờ.
Bạn gái cầu thủ Trần Danh Trung: Hơn 6 tuổi, là cô giáo tiểu học xinh đẹp
Lưu Thị Phương Thảo là cô giáo tiểu học nổi tiếng trên mạng xã hội, sở hữu gương mặt ưa nhìn và thân hình quyến rũ.
Cầu thủ Trần Danh Trung (SN 2000, Thừa Thiên - Huế) đang có chuyện tình hạnh phúc với bạn gái Lưu Thị Phương Thảo (SN 1994, Thái Bình). Cặp đôi hẹn hò được hai năm và được khen đẹp đôi, dù chênh nhau 6 tuổi. Trần Danh Trung trưởng thành từ lò đào tạo trẻ Viettel và được mệnh danh là "cầu thủ hot boy" nhờ vẻ ngoài điển trai. Tháng 10/2023, thông tin chàng tiền đạo 23 tuổi có người yêu lan truyền, khiến không ít người hâm mộ bất ngờ. Danh tính của cô nàng nhanh chóng được tìm ra là Lưu Thị Phương Thảo.Phương Thảo hiện là giáo viên tại một trường tiểu học ở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Cách đây 4 năm, cô "gây sốt" trên mạng xã hội qua những bức ảnh khoe vóc dáng cân đối, gương mặt xinh đẹp. Cô nàng sinh năm 1994 được đặt cho biệt danh "cô giáo hot girl", thậm chí được một số trang tin của Trung Quốc khen ngợi nhan sắc.Bạn gái Danh Trung tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm Hà Nội (nay là Đại học Thủ đô Hà Nội) và trở thành giáo viên nhờ được truyền cảm hứng từ mẹ. Cô từng tham gia và giành danh hiệu tại một số cuộc thi sắc đẹp như hoa khôi "Nữ sinh Thanh lịch" của Cao đẳng Sư phạm Hà Nội, hoa khôi "Duyên dáng áo dài 2016", á khôi "Duyên dáng Sư phạm".Trong quá trình giảng dạy, Phương Thảo cũng giành giải ở các cuộc thi giáo viên dạy giỏi cấp quận, thành phố. Cô có sở thích chụp ảnh, đặc biệt là những khoảnh khắc bên học trò để lưu giữ kỷ niệm. Cô giáo trẻ nhận được nhiều lời khen mỗi khi diện áo dài tới trường.Ở ngoài đời, Phương Thảo theo đuổi phong cách gợi cảm, quyến rũ. Cô ưa diện trang phục ôm sát, khoe vóc dáng nóng bỏng. Nhiều người nhận xét, cô giáo trẻ có nhan sắc không thua kém hot girl, người mẫu ảnh.Nhờ chăm chỉ tập gym và ăn uống lành mạnh, Phương Thảo có được hình thể cân đối, mảnh mai nhưng săn chắc, cơ bụng có múi. Với tỷ lệ cơ thể đẹp, bạn gái Danh Trung có thể "cân" nhiều kiểu trang phục, từ năng động, khỏe khoắn đến thanh lịch, gợi cảm.Phương Thảo và Danh Trung hẹn hò từ tháng 1/2022. Chàng cầu thủ gốc Huế rất chăm bình luận, dành lời khen cho nửa kia khi cô nàng đăng ảnh trên trang cá nhân. "Cô giáo hot girl" cũng thường xuyên chia sẻ những khoảnh khắc ngọt ngào bên bạn trai kém tuổi tại tài khoản TikTok.Phương Thảo hơn Danh Trung 6 tuổi nhưng khi đứng cạnh nhau, cả hai được khen xứng đôi vừa lứa. Người hâm mộ hy vọng cặp đôi sớm đi đến cái kết viên mãn.Ảnh: FBNV, IGNV
Messi đến ở đâu, giá nhà tăng ở đấy: Chiêm ngưỡng nội thất nhà danh thủ
Những hình ảnh về căn biệt thự có giá gần 11 triệu USD của gia đình Messi nằm ở thành phố Fort Lauderdale, bang Florida, Mỹ, vừa được công bố.
Sau vài tháng sống trong căn hộ chung cư cao cấp, gia đình Messi đã nhanh chóng mua được nhà mới ở thành phố Fort Lauderdale. Cả gia đình Messi đã chuyển đến sinh sống trong nhà mới được vài tháng.Sau khi một số hàng xóm công khai chia sẻ thông tin về việc họ sống gần nhà danh thủ đình đám người Argentina, giới truyền thông và bất động sản tại Mỹ đã xác định được căn biệt thự mà Messi vừa sở hữu. Theo đó, kể từ tháng 9/2023, gia đình Messi đã chuyển tới sống trong một căn biệt thự có giá gần 11 triệu USD.Căn biệt thự có giá gần 11 triệu USD của gia đình Messi (Ảnh: Daily Mail).Căn biệt thự rộng lớn có 10 phòng ngủ, một bể bơi ngoài trời kích thước lớn và hai cầu tàu. Công trình trông thẳng ra biển và nằm trong một khu dân cư cao cấp.Khi gia nhập câu lạc bộ Inter Miami, Messi có bản hợp đồng kéo dài hai năm rưỡi với mức lương từ 50 đến 60 triệu USD cho mỗi mùa giải. Đây không phải mức lương đáng mơ ước đối với một danh thủ như Messi, nhưng anh khẳng định bản thân không đặt nặng chuyện tiền bạc khi tới với Inter Miami.Điều mà Messi hướng tới là một môi trường sống có chất lượng lý tưởng xét về nhiều mặt dành cho cả gia đình. Căn biệt thự mà Messi vừa sở hữu nằm trong khu dân cư Bay Colony, đây là nơi ở của giới nhà giàu tại thành phố Fort Lauderdale, bang Florida, Mỹ. Khu dân cư có điều kiện an ninh rất cao, nhằm đảm bảo sự riêng tư và chất lượng cuộc sống tốt cho các cư dân.Bay Colony có các công trình nhà ở hướng ra biển, cảnh quan rất ấn tượng. Nơi ở của Messi nằm gần sân vận động DRV PNK - sân nhà của câu lạc bộ Inter Miami. Anh chỉ cần lái xe khoảng 15 phút là có thể tới sân tập cùng các đồng đội.Cận cảnh căn biệt thự (Ảnh: Daily Mail).Góc nhìn mở ra từ sân của căn biệt thự (Ảnh: Daily Mail).Mặt tiền của biệt thự có hai cầu tàu. Nếu Messi hứng thú di chuyển bằng đường thủy, anh hoàn toàn có thể dùng xuồng máy di chuyển xuyên khu vực phía nam bang Florida.Đồng đội thân thiết của Messi - cầu thủ người Tây Ban Nha Sergio Busquets - sống ở khu dân cư Sea Ranch Lakes nằm ngay gần đó. Hai người bạn đã có nhiều năm tháng gắn bó ở câu lạc bộ Barcelona (Tây Ban Nha), giờ đây, họ lại cùng thi đấu ở Inter Miami.Việc Messi chuyển tới sống ở khu dân cư Bay Colony khiến các hàng xóm mới của anh rất phấn khích. Mới đây, doanh nhân Patrick Bet-David tiết lộ với truyền thông Mỹ rằng biệt thự của ông nằm gần biệt thự của gia đình Messi.Ông rất vui khi được biết giá nhà nơi đây tăng lên nhanh chóng vì có Messi chuyển tới sinh sống. Hiện tại, nhà của ông Patrick Bet-David đã tăng giá thêm 25 triệu USD trên thị trường bất động sản, bởi công trình này nằm khá gần nhà Messi.Phòng bếp trong căn biệt thự (Ảnh: Daily Mail).Khi chuyển tới sinh sống ổn định dài lâu ở bang Florida, Messi lựa chọn mua một căn biệt thự rộng lớn, đáp ứng được các nhu cầu của gia đình anh (Ảnh: Daily Mail).Chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với một kênh truyền hình mới đây, ông Patrick Bet-David cho hay: "Hiện tại, nhiều người muốn tới sống trong khu dân cư này. Messi đang rất được hâm mộ ở Mỹ và nhiều người muốn sống trong cùng một khu dân cư với anh ấy.Nơi chúng tôi đang sống là một khu biệt thự có chất lượng an ninh rất tốt, nên nhiều người có điều kiện bỗng quan tâm tới việc mua nhà ở đây. Những người có nhu cầu đi xem nhà ở khu này bỗng gia tăng đột biến".Thực tế, trước khi mua căn biệt thự này, Messi đã sở hữu một căn hộ cao cấp nằm trong một tòa chung cư ở thành phố Miami, bang Florida. Messi mua căn hộ này từ năm 2019. Dù vậy, căn hộ này chỉ dành để gia đình anh lưu lại trong những kỳ nghỉ ngắn ngày ở thành phố biển.Khi chuyển tới sinh sống ổn định dài lâu ở bang Florida, Messi lựa chọn mua một căn biệt thự rộng lớn, đáp ứng được các nhu cầu của gia đình anh. Biệt thự này có phòng spa, phòng chiếu phim, bể bơi, sân golf mini...Trailer phim tài liệu "Messi's World Cup: The Rise of a Legend" (Video: Apple TV).Lionel Messi: Mọi lựa chọn đều vì cô gái anh yêu từ hồi... 5 tuổiMessi từng nói về quyết định của mình khi gia nhập Inter Miami: "Tôi đang ở thời điểm muốn bước ra khỏi sự quan tâm lớn, tôi muốn suy nghĩ nhiều hơn về gia đình mình. Tôi muốn tận hưởng thời gian bên gia đình. Nếu vấn đề chỉ là chuyện tiền bạc, tôi đã chọn phương án đến Ả Rập Xê-út hay một nơi nào khác, khi ấy, tôi sẽ nhận được rất nhiều tiền".Trước hết, về sự nghiệp, Messi hẳn đã bắt đầu suy nghĩ về tương lai sau khi giải nghệ. Việc sở hữu một câu lạc bộ bóng đá là một hướng đi hấp dẫn đối với anh. Ở nền bóng đá Mỹ, cơ hội để Messi có thể trở thành nhân vật quyền lực và sở hữu một câu lạc bộ bóng đá là hoàn toàn có thể.Messi cùng vợ con đi mua đồ trong siêu thị ở Mỹ (Ảnh: Daily Mail).Cựu danh thủ David Beckham đã từng chơi cho câu lạc bộ LA Galaxy (Mỹ), còn giờ đây, David Beckham đã trở thành chủ tịch kiêm cổ đông lớn của câu lạc bộ Inter Miami. Messi hoàn toàn có thể đi theo con đường giống như "đàn anh" Beckham đã chọn.Messi từng nói rằng anh không nghĩ mình sẽ tiếp tục thi đấu tại World Cup 2026, bởi khi ấy, anh đã 39 tuổi. Nhưng nếu Messi lại được gọi vào đội tuyển quốc gia Argentina để thi đấu tại World Cup 2026, việc anh đã sớm ổn định cuộc sống tại Mỹ sẽ là một yếu tố thuận lợi lớn.World Cup 2026 sẽ được tổ chức tại 3 quốc gia Bắc Mỹ gồm Canada, Mexico và Mỹ. Nếu Messi góp mặt tại World Cup 2026, anh và gia đình của mình sẽ được hưởng nhiều lợi thế. Xét ở một số khía cạnh, Messi như ở vào thế "chủ nhà".Hướng tới World Cup 2026, Messi sẽ thu hút thêm nhiều hợp đồng quảng cáo đắt giá, bởi anh chính là danh thủ đình đám hàng đầu đang thi đấu tại Mỹ - quốc gia đồng đăng cai tổ chức World Cup 2026.Gia đình của Messi (Ảnh: Daily Mail).Thứ hai, thành phố Miami vốn không xa lạ gì với gia đình Messi, họ từng nghỉ hè ở đây từ nhiều năm trước khi anh chuyển tới thi đấu ở Inter Miami. Thành phố biển để lại ấn tượng quá mạnh mẽ với Messi tới mức anh đã sớm chi tiền mua một căn chung cư cao cấp có giá 9 triệu USD.Miami vốn là nơi mà giới nhà giàu ở Mỹ và ở nhiều quốc gia khác tìm tới để mua bất động sản. Miami còn là thành phố có cộng đồng người Mỹ Latinh đông nhất nước Mỹ. Hơn một nửa số người nước ngoài sở hữu bất động sản ở Miami đến từ khu vực Mỹ Latinh.Khác với Cristiano Ronaldo hay Karim Benzema - những cầu thủ lựa chọn thi đấu tại Ả Rập Xê-út, Messi có hướng đi khác biệt, anh hướng đến tương lai lâu dài của mình và gia đình.Đầu quân cho Inter Miami, Messi sẽ có thể cùng vợ nuôi dạy 3 cậu con trai (đang ở độ tuổi từ 5 tới 11) tại một thành phố biển xinh đẹp có khí hậu dễ chịu. Gia đình Messi sẽ có thể tận hưởng cuộc sống đẳng cấp, tĩnh lặng và riêng tư. Những khu dân cư cao cấp ở Miami vốn rất đề cao yếu tố này.Messi cùng vợ con đi mua đồ trong siêu thị ở Mỹ (Video: CSPN FC).Với Inter Miami, Messi sẽ có những năm tháng thi đấu "dễ thở" hơn, có nhiều thời gian dành cho gia đình hơn. Anh và người thân sẽ trải nghiệm một cuộc sống vừa đẳng cấp vừa riêng tư ở một thành phố đẹp.Trong quá trình ấy, Messi có thể từng bước hiện thực hóa mong muốn sở hữu một câu lạc bộ bóng đá của riêng mình. Khi đưa ra quyết định quan trọng lần này, Messi đã tính toán theo hướng có lợi nhất cho mình và gia đình.Messi và vợ - cô Antonella Roccuzzo (35 tuổi) - yêu mến nhau từ khi hai người mới... 5 tuổi. Tình yêu giữa Messi và Roccuzzo là tình cảm "thanh mai trúc mã". Hai người bắt đầu gây dựng tình cảm từ năm 2008, họ chính thức gắn bó trong hôn nhân từ năm 2017. Hiện tại, cặp đôi đã có 3 cậu con trai. Messi thi đấu ở đâu, Roccuzzo và các con luôn có mặt ở đó.Đã 30 năm trôi qua kể từ lần đầu tiên Roccuzzo gặp Messi, hiện tại, cặp đôi sở hữu nhiều biệt thự ở những quốc gia khác nhau, như Barcelona và Ibiza (Tây Ban Nha), Miami (Mỹ), Rosario (Argentina)... Việc Messi lựa chọn tới thi đấu ở Inter Miami được cho là quyết định nhằm tối ưu hóa cả bước đi sự nghiệp của anh cũng như cuộc sống gia đình bên vợ con.
Lương 2 triệu, nghề nấu ăn cấp mầm non được đề xuất là công việc nặng nhọc
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị bổ sung nghề nấu ăn ở trường mầm non vào danh mục nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Liên quan đến văn bản đề nghị bổ sung công việc nấu ăn cho các trường mầm non công lập vào Danh mục các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, đơn vị này đã nhận được đơn đề nghị của các nhân viên nuôi dưỡng hiện đang công tác tại các trường mầm non công lập thuộc thành phố Hà Nội.Theo đó, những nhân viên này kiến nghị bổ sung nghề nuôi dưỡng tại các trường mầm non công lập vào Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.Qua nghiên cứu đơn đề nghị, căn cứ thực tiễn và các cơ sở pháp lý hiện hành, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nhận thấy, Thông tư số 11/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, công việc nấu ăn của nhân viên nuôi dưỡng cho các trường mầm non công lập không thuộc đối tượng trong Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.Về tính chất đặc thù của bậc học mầm non, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, có thể thấy việc giáo dục trẻ trên lớp và chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ là 2 nhiệm vụ quan trọng, song hành và không thể tách rời.Cùng với công việc dạy trẻ, việc nấu ăn đảm bảo chế độ dinh dưỡng, khẩu vị, yêu cầu an toàn, vệ sinh thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất và đảm bảo sức khỏe của trẻ. Do đó, công việc của các nhân viên nuôi dưỡng cần được quan tâm thực hiện các chế độ chính sách hợp lý.Tuy nhiên, theo đơn phản ánh, công việc hàng ngày của các nhân viên nuôi dưỡng mặc dù có khối lượng lớn (chuẩn bị cho khoảng từ 300 đến 800 suất ăn mỗi ngày) nhưng diễn ra trong điều kiện thiếu đảm bảo, tiềm ẩn nhiều rủi ro, dễ ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng lao động.Do đó, rất nhiều nhân viên trong quá trình lao động đã gặp tai nạn, chịu thương tật vĩnh viễn.Đối chiếu với việc "nấu ăn trong các nhà hàng, khách sạn, các bếp ăn tập thể có từ 100 suất ăn trở lên" trong lĩnh vực du lịch, công việc nấu ăn của các nhân viên nuôi dưỡng có nhiều điểm tương đồng khi cùng nấu ăn với số lượng lớn, điều kiện làm việc thậm chí khó khăn hơn do nhân sự ít, cơ sở vật chất hạn chế, thường xuyên phải làm việc ngoài trời dưới thời tiết khắc nghiệt.Song, với tính chất tương tự, việc nấu ăn trong các trường mầm non công lập chưa được công nhận là nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.Bên cạnh đó, theo phản ánh tại đơn đề nghị, mức lương của các nhân viên nuôi dưỡng hiện khá thấp. Cụ thể, hệ số lương đối với nhân viên nuôi dưỡng bậc 1 sau 3 tháng thử việc là 1,65 (tương đương 2,6 triệu đồng), hệ số lương bậc 7 với người đã công tác 14 năm là 2,73, tương đương 4,398 triệu đồng.Nhìn chung, tiền lương chưa thể hiện được sự bù đắp cho những rủi ro tiềm ẩn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần, khả năng lao động từ công việc của họ.Do vậy, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo thẩm quyền nghiên cứu, đề xuất, đánh giá, quyết định bổ sung công việc "nấu ăn cho các trường mầm non công lập có từ 100 suất ăn trở lên" thuộc Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.Thông tư 11 quy định, nghề nấu ăn cho từ 100 suất trở lên chỉ được công nhận là nghề nặng nhọc, độc hại nguy hiểm khi diễn ra tại "các nhà hàng, khách sạn, các bếp ăn tập thể" và trong lĩnh vực du lịch (điều kiện lao động loại IV). 
Nữ công nhân mất ngay 1 tháng lương vì ham làm "nhiệm vụ kim cương"
Nhiều đối tượng hoạt động trên không gian mạng tinh vi, bằng nhiều hình thức khiến không ít công nhân, lao động "sập bẫy" lừa đảo.
"Làm thêm" mất ngay 1 tháng lươngMới chân ướt chân ráo từ Phú Yên đến TPHCM làm việc tại một công ty về linh kiện điện tử được 8 tháng, chị V.T.D.T. rơi vào cảnh lao đao khi bị chiếm đoạt mất 6 triệu đồng. Thu nhập hàng tháng chỉ 6-7 triệu đồng nên số tiền bị mất là một tài sản lớn đối với chị T.Theo nữ công nhân 22 tuổi, nguyên nhân chị mất oan 1 tháng lương cũng bởi vì chị muốn kiếm thêm thu nhập trên mạng xã hội.Nữ công nhân bị lừa đảo qua mạng (Ảnh: NVCC).Cụ thể, sau khi tìm kiếm việc làm trên mạng xã hội facebook, bên tuyển dụng hướng dẫn chị làm công việc nạp tiền, mua đơn hàng của họ. Hoàn thành nhiệm vụ sẽ được hoàn tiền và trả lại hoa hồng.Nghe công việc hấp dẫn, chị D.T. tin theo. Đặc biệt, khi các đối tượng lừa đảo gửi giấy phép kinh doanh của công ty, chị T. càng không thể nghĩ đó là đường dây lừa đảo chuyên nghiệp. Do vậy, chị đã thực hiện hàng loạt nhiệm vụ mà họ đưa ra.Khi đóng vào đến 6 triệu đồng, hệ thống không hoàn lại tiền nên chị T. mới bắt đầu nghi ngờ. Lúc này, chị T. lên mạng tìm hiểu thì mới tá hỏa khi phát hiện giấy phép kinh doanh công ty gởi cho mình chỉ là giả. "Đây là lần bị lừa tiền đầu tiên của tôi, nên tôi rất xót ruột. Để có số tiền trên, tôi đã phải đi vay mượn mọi người vì đồng lương công nhân không dư dả", chị T. chia sẻ. Lừa đảo ngày càng tinh viChia sẻ tại buổi đối thoại với chủ đề "Tìm hiểu về pháp luật lao động, an toàn vệ sinh lao động; nhận diện lừa đảo trực tuyến và cách phòng ngừa", Thượng tá, TS. Đào Trung Hiếu, Cục Truyền thông Công an nhân dân (Bộ Công an) cho biết, hiện nay, việc vay qua app rất phổ biến trong công nhân lao động.Tuy nhiên, theo ông Hiếu, thực tế chưa có văn bản pháp lý nào quy định rõ về vấn đề này, song có thể hiểu vay tín dụng đen là vay tại các tổ chức, cá nhân không được pháp luật công nhận và có lãi suất cao. TS. Đào Trung Hiếu nhận định, vay tín dụng đen không cần thế chấp mà vay bằng tín chấp. Có một số app hiện nay không cần điều kiện, chỉ cần cho phép truy cập danh bạ điện thoại hoặc mạng xã hội.Lừa đảo qua mạng ngày càng tinh vi (Ảnh minh họa: Hải Nam).Khi đến hạn, các tổ chức này thường sẽ "khủng bố", gây sức ép với người vay thông qua cuộc gọi hoặc gửi tin nhắn, gây áp lực buộc họ phải trả khoản vay với lãi suất rất cao.Theo ông Hiếu, khi mắc vào vòng xoáy của tín dụng đen rất dễ dẫn đến nhiều vấn đề tiếp theo khác nhau. Nếu không tỉnh táo, người lao động sẽ tự đẩy mình vào tình trạng này.Do đó, chuyên gia khuyến cáo người lao động hạn chế tối đa vướng vào tín dụng đen này. Trường hợp cần tiền gấp, nên hỏi vay họ hàng, bạn bè, đồng nghiệp.Để ngăn ngừa loại tội phạm này, từ năm 2019, Bộ Công an đã có chuyên đề về đấu tranh với đối tượng cho vay nặng lãi, tín dụng đen. Từ đó, có thể thấy hiện tượng dán cột điện cho vay nặng lãi đã không còn.Mặc dù vậy, theo ông Hiếu, đối tượng này đã tinh vi hơn và chuyển hoạt động lên không gian mạng; thông qua các mạng xã hội với nhiều hình thức. Người dân dễ sập bẫy hơn và công tác đấu tranh tội phạm cũng phức tạp hơn.Qua quá trình điều tra, lực lượng công an đã xác định hiện có 3 nhóm lừa đảo chính gồm: Giả mạo thương hiệu; chiếm đoạt tài khoản trên Zalo, Facebook và các hình thức kết hợp.Với trường hợp này, chuyên gia khuyến cáo người dân cần bình tĩnh xử lý, giải thích ngắn gọn về việc không có trách nhiệm với khoản nợ mà các đối tượng đề cập.Đồng thời, thông báo cho đồng nghiệp của mình khi bị các đối tượng đòi nợ gọi điện, nhắn tin làm phiền với nội dung như trên. Có thể sử dụng tính năng có sẵn trên điện thoại để chặn các cuộc gọi, tin nhắn làm phiền của các đối tượng đòi nợ.Trong quá trình đấu tranh, Bộ Công an giao chỉ tiêu công tác cho công an địa phương, tổ chức trinh sát, điều tra làm rõ hành vi phạm tội của các đối tượng liên quan đến hoạt động tín dụng đen. Tuy nhiên, quan trọng nhất là vẫn cần tích cực công tác tuyên truyền, thay đổi hành vi và nâng cao tinh thần cảnh giác cho người dân.
Công nhân lao động đối thoại với đại biểu Quốc hội về 3 vấn đề trọng yếu
Nhà ở, thu nhập và chăm sóc sức khỏe là những vấn đề người lao động quan tâm nhất tại buổi đối thoại với công nhân, người lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn Quảng Nam.
Ngày 5/5, Đoàn đại biểu Quốc hội, Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Nam tổ chức buổi đối thoại nhằm nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp công nhân, người lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn.Đối thoại với đại diện các cơ quan, ông Nguyễn Chiến Thắng, Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty Đồng Tâm Miền Trung (khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn) kiến nghị về việc công nhân lao động sử dụng thẻ khám bệnh vào ngày nghỉ. Theo ông Thắng, theo quy định hiện hành, vào ngày nghỉ người lao động có thẻ Bảo hiểm y tế khi khám bệnh không được hưởng chế độ mà phải chịu 100% chi phí.Ông Nguyễn Chiến Thắng nêu kiến nghị (Ảnh: Công Bính).Ông Thắng cũng nêu vấn đề, theo quy định, người lao động bị tai nạn giao thông trên đường đi làm hoặc đi làm về đúng thời gian, tuyến đường hợp lý, để được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH) yêu cầu phải có giấy xác nhận của công an. Tuy nhiên, thường là khi người lao động đến xin, công an không xác nhận.Do đó, anh Thắng đề xuất các cơ quan, ban, ngành tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động hưởng chế độ tai nạn lao động trong trường hợp nêu trên.Tại buổi đối thoại, các công nhân quan tâm nhất 3 vấn đề: nhà ở, thu nhập và chế độ chăm sóc sức khỏe.Bà Nguyễn Thị Trà My, đại diện đoàn viên Công ty Cebebrity Fashion Vina (khu công nghiệp Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam), cho biết nhiều năm qua, việc đầu tư phát triển các khu công nghiệp chưa tính đến nhu cầu ở của công nhân. Trong khi phần lớn lao động không phải người địa phương.Tại các khu công nghiệp của tỉnh Quảng Nam, mới khoảng 30% số lao động có chỗ ở ổn định, còn lại phải tự thu xếp, thuê trọ bên ngoài với điều kiện sống tạm bợ, hết sức khó khăn và không an toàn.Bà Nguyễn Thị Trà My phát biểu ý kiến (Ảnh: Công Bính)."Đề nghị các cấp chính quyền xem xét khi quy hoạch khu công nghiệp phải được gắn với quy hoạch khu nhà ở cho công nhân. Có cơ chế, chính sách riêng về khuyến khích đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân khu công nghiệp; có cơ chế, chính sách hỗ trợ để công nhân lao động được mua nhà ở", nữ lao động phát biểu.Ông Hoàng Xuân Hải, đại diện người lao động Công ty TNHH Uni-President Việt Nam tại Quảng Nam, kiến nghị nhiều vấn đề liên quan đến BHXH và việc rút BHXH một lần.Theo ông Hải, người lao động rút BHXH một lần có nhiều lý do như lương thấp, hoàn cảnh khó khăn, chưa tin tưởng vào quyền lợi mà BHXH mang lại, sợ bị doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng sớm không thể đợi đến ngày về hưu, mức lương luôn thấp, không đủ sống.Do đó, công nhân lao động đề nghị Quốc hội quan tâm có các quy định, giải pháp tổng thể để bảo vệ quyền lợi người lao động.Ông Hải cũng cho biết, thực tiễn thi hành Luật BHXH năm 2014 cho thấy, vẫn còn một bộ phận người lao động bị treo quyền lợi về BHXH do doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả dẫn đến giải thể, phá sản hoặc chủ doanh nghiệp cố tình bỏ trốn...Đại biểu Quốc hội thuộc Đoàn Quảng Nam trả lời các kiến nghị của công nhân, người lao động (Ảnh: Công Bính).Các công nhân cho rằng nếu không có chỗ ở ổn định thì công việc cũng bấp bênh. Thu nhập không ổn định cũng gây tâm lý cho người lao động. Ngoài ra, việc chăm sóc sức khỏe đối với công nhân cũng không kém phần quan trọng, bởi có sức khỏe, người lao động mới cống hiến hết sức với công ty, doanh nghiệp.Đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan đã giải đáp một phần thắc mắc của người lao động.Ông Phan Thái Bình - đại biểu Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Quảng Nam - cho hay, phần việc nào thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương thì giải quyết ngay cho người lao động, vấn đề nào vượt thẩm quyền thì báo cáo Quốc hội giải quyết, tháo gỡ.
"Tạo thay đổi đột phá về nhà ở để người dân thoát nghèo"
Trăn trở trước thực trạng nhiều địa phương, hộ nghèo khó khăn về nhà ở, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung nhất trí với kiến nghị của cử tri về việc nâng mức hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Nâng mức hỗ trợ xóa nhà tạm"Đề nghị Trung ương nâng mức hỗ trợ, mở rộng đối tượng khó khăn về nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia", cử tri huyện Bá Thước kiến nghị với các đại biểu Quốc hội đoàn Thanh Hóa, tại buổi tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV chiều 3/5.Cùng ý kiến, cử tri Nguyễn Chí Công, Chủ tịch xã Thành Sơn mong Trung ương nâng mức đầu tư cơ sở hạ tầng các thôn, bản đặc biệt khó khăn, để các địa phương này sớm thoát nghèo bền vững.Toàn cảnh hội nghị tiếp xúc cử tri (Ảnh: Thanh Tùng).Trao đổi với cử tri, thay mặt Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Đào Ngọc Dung đánh giá, các ý kiến, kiến nghị được nêu ra xác đáng, sâu sắc.Bộ trưởng nhấn mạnh, tình hình kinh tế thế giới hiện có những biến động phức tạp khiến mọi mặt đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn. Kỳ họp tới đây, Quốc hội sẽ thảo luận nhiều vấn đề quan trọng như chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, an ninh con người, an ninh năng lượng.Giải đáp các thắc mắc, kiến nghị của cử tri liên quan đến lĩnh vực hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, Chính phủ đang phát động phong trào thi đua cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát.Đồng quan điểm với cử tri, Bộ trưởng nhận định, mức hỗ trợ thực hiện chương trình xóa nhà tạm hiện nay cho hộ nghèo còn thấp.Bộ trưởng Đào Ngọc Dung giải đáp các thắc mắc của cử tri huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa (Ảnh: Thanh Tùng).Theo Bộ trưởng, cả nước hiện có 74 huyện nghèo với khoảng 135.000 hộ gia đình phải ở trong nhà tạm, nhà dột nát. Khi làm nghị quyết về chính sách xã hội trình lên Trung ương, Bộ trưởng cũng rất đau đáu về vấn đề này."Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang nỗ lực, phấn đấu để đến năm 2030, chính sách xã hội mới thực sự tạo bước chuyển, từ cách tiếp cận chính sách với mục tiêu "đảm bảo và ổn định" sang "ổn định và phát triển", Bộ trưởng nói.Ông nêu thực tế, hiện nay cả nước còn khoảng 400.000 nhà tạm, nhà dột nát. Ở một số huyện miền núi xa xôi, nhà ở của nhiều hộ gia đình như một túp lều. Bởi vậy, cần tạo thay đổi đột phá về nhà ở để người dân sớm ổn định cuộc sống.Với nỗ lực của các cơ quan từ Trung ương đến địa phương và các cấp, ban, ngành cùng sự chung tay của toàn thể người dân cả nước, kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát sẽ sớm hoàn thành trong thời gian tới.Bộ trưởng Đào Ngọc dung đồng tình với đề xuất của cử tri về việc nâng mức hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo (Ảnh: Nguyễn Thắng)."Phải phấn đấu sao để đến năm 2025, cả nước hoàn thành mục tiêu xóa 400.000 căn nhà tạm, nhà dột nát, đồng thời xem xét nâng mức hỗ trợ lên 70-80 triệu đồng/căn nhà xây mới và tối thiểu 40 triệu đồng đối với nhà sửa chữa", Bộ trưởng khái quát.Muốn thoát nghèo phải tạo được thị trường lao động bền vữngChia sẻ cùng các đại biểu và cử tri Thanh Hóa, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, bên cạnh việc phát triển kinh tế, Trung ương đặt mục tiêu đưa Việt Nam thành quốc gia tiên phong về xây dựng chính sách xã hội và việc làm thỏa đáng, bền vững."Để làm được điều này, cần xây dựng cho được thị trường lao động bền vững. Muốn thoát nghèo, muốn phát triển, hoàn thiện chính sách xã hội, đó là điều kiện thiết yếu. Đây là kinh nghiệm đã trải qua của tất cả các quốc gia phát triển", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thông tin đến cử tri.Cử tri huyện Bá Thước nêu kiến nghị tại hội nghị (Ảnh: Thanh Tùng).Đối với ý kiến của cử tri về việc hỗ trợ các xã, thôn không còn trong khu vực đặc biệt khó khăn, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chỉ rõ, việc này phải làm một cách thực chất, đi vào chiều sâu, hiệu quả và giảm nghèo bền vững, tránh tình trạng chạy theo thành tích.Bộ trưởng cũng lưu ý các địa phương khi triển khai chương trình cần ưu tiên việc hỗ trợ sinh kế, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, tạo thu nhập tốt, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Bảo hiểm thất nghiệp quá lợi, người lao động thích… thất nghiệp
Chỉ cần đóng bảo hiểm thất nghiệp 12 tháng rồi nghỉ việc, người lao động được hưởng 3 tháng trợ cấp, tương đương 1,8 tháng lương. Lợi ích lớn nên người lao động thích… thất nghiệp.
Đóng 12% hưởng 180%Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động (NLĐ) khi bị mất việc làm, hỗ trợ NLĐ học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ BHTN.Mức đóng BHTN được quy định như sau: NLĐ đóng bằng 1% tiền lương tháng; người sử dụng lao động đóng bằng 1%; nhà nước hỗ trợ tối đa 1%.Như vậy, mỗi năm, quỹ BHTN thu 36% tiền lương tháng của NLĐ, trong đó chỉ có 12% là NLĐ đóng từ tiền lương của mình.Nhưng khi hưởng, NLĐ được nhận rất nhiều quyền lợi để đảm bảo cuộc sống khi chưa tìm được việc làm mới như: trợ cấp thất nghiệp, bảo hiểm y tế miễn phí, chi phí hỗ trợ học nghề…Trợ cấp thất nghiệp là khoản tài chính đảm bảo đời sống cho NLĐ khi chẳng may mất việc (Ảnh minh họa: Hữu Khoa).Nếu chỉ xét riêng về trợ cấp thất nghiệp, mức hưởng trợ cấp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.NLĐ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp. Sau đó, cứ đóng thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp, tối đa không quá 12 tháng.BHTN hoạt động theo nguyên tắc chia sẻ, ai đi làm cũng đóng nhưng chỉ người bị mất việc mới được hưởng, giúp chia sẻ gánh nặng tài chính cho NLĐ thất nghiệp trong lúc chưa tìm được việc làm.Tuy nhiên, vì điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp rộng rãi nên xuất hiện tình trạng lợi dụng chính sách này để hưởng lợi, nhất là những lao động vừa đóng BHTN đủ 12 tháng. Khi đó, họ nghỉ việc là được hưởng trợ cấp thất nghiệp trong 3 tháng.Tức là, NLĐ đóng BHTN với số tiền bằng 12% lương tháng (trong 12 tháng) nhưng họ được hưởng trợ cấp trong 3 tháng, mỗi tháng bằng 60% lương tháng (3 tháng là 180%).Chính vì lợi ích lớn như trên thực tế, có tình trạng xuất hiện một nhóm người lao động… thích nghỉ việc để hưởng trợ cấp thất nghiệp.Hệ lụy cho thị trường lao độngTheo cán bộ công đoàn một công ty may mặc có hơn 5.000 công nhân ở TPHCM, hơn 50% lao động nghỉ việc mỗi năm tại công ty là chủ động nghỉ việc để hưởng trợ cấp thất nghiệp.Thậm chí, có trường hợp NLĐ đang hưởng trợ cấp thất nghiệp chủ động xin làm tiếp tại doanh nghiệp vừa nghỉ theo dạng thời vụ, không tham gia bảo hiểm. Khi hết thời gian hưởng trợ cấp, họ mới ký hợp đồng lao động và tham gia bảo hiểm trở lại.Thống kê của Trung tâm Dịch vụ việc làm TPHCM cho thấy, nhóm đăng ký thất nghiệp nhiều thường là lao động trẻ tuổi vì họ dễ xin việc hơn lao động lớn tuổi, có thời gian đóng BHTN ngắn (thường là 1-2 năm) và lao động phổ thông (doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng cao nên không sợ mất việc).Trong quý I/2024, Trung tâm Dịch vụ việc làm TPHCM tiếp nhận 28.535 người nộp hồ sơ đăng ký thất nghiệp thì lao động từ 40 tuổi trở xuống là 71%; lao động không có bằng cấp chứng chỉ chiếm đến 50% (dù tỷ lệ lao động phổ thông ở TPHCM rất thấp).Không phải lao động trẻ dễ mất việc hơn lao động lớn tuổi, không phải lao động phổ thông bị đuổi việc nhiều hơn lao động có tay nghề mà là có một bộ phận không nhỏ chủ động nghỉ việc.Theo lãnh đạo một trung tâm dịch vụ việc làm, việc NLĐ chủ động nghỉ việc chỉ để hưởng trợ cấp thất nghiệp, trong thời gian hưởng trợ cấp vẫn đi làm là một hình thức trục lợi quỹ BHTN.Tình trạng này không chỉ gây hại cho quỹ BHTN mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thống kê thông tin thị trường lao động. Bởi trong số liệu thất nghiệp được các trung tâm dịch vụ việc làm thống kê chắc chắn có một số không nhỏ là những NLĐ thích… thất nghiệp, chủ động nghỉ việc để hưởng trợ cấp.Số liệu thống kê sai lệch sẽ ảnh hưởng đến kết quả đánh giá cung cầu và thực trạng thị trường lao động, dẫn đến các dự báo kinh tế thiếu chuẩn xác và xây dựng chính sách không sát thực tiễn thị trường.Tuy nhiên, theo quy định hiện hành, NLĐ chỉ cần đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật là đủ điều kiện để hưởng trợ cấp thất nghiệp. Do đó, tình trạng trên rất khó ngăn chặn vì NLĐ vẫn làm đúng quy định.
Lý do đề xuất giảm thời gian làm việc xuống dưới 48 giờ/tuần
Liên quan đến đề xuất giảm giờ làm xuống dưới 48 giờ/tuần của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ LĐ-TB&XH sẽ nghiên cứu đầy đủ các cơ sở khoa học, thực tiễn của vấn đề trên.
Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam kiến nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu sớm thực hiện nội dung quy định về giảm thời giờ làm việc bình thường đối với người lao động thấp hơn 48 giờ/tuần.Lý giải về đề xuất này, bà Hồ Thị Kim Ngân, Phó Trưởng ban Quan hệ lao động (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam), cho biết, cùng với tăng các quyền lợi của người lao động, đề xuất giảm giờ làm việc là mục tiêu an sinh xã hội luôn được tổ chức công đoàn theo đuổi.Trước đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã đề xuất giảm thời gian làm việc từ thời điểm góp ý xây dựng Bộ luật Lao động năm 2019. Khi đó, Quốc hội đã có nghị quyết giao Chính phủ lựa chọn thời điểm thích hợp, khuyến khích doanh nghiệp giảm giờ làm cho người lao động.Hiện nay, sau Covid-19, các doanh nghiệp có kế hoạch xây dựng hoạt động kinh doanh phù hợp. Theo bà Ngân, từ đây, hoàn toàn có thể cân nhắc việc điều chỉnh thời gian giảm giờ làm việc cho người lao động.Phó Trưởng ban Quan hệ lao động cho hay, nếu so sánh với nhóm cán bộ, công chức, viên chức, thì công nhân lao động trực tiếp hiện có thời gian làm việc hằng tuần nhiều hơn.Vì thế, nếu giảm giờ làm, người lao động được tạo điều kiện phục hồi sức khỏe, giảm tai nạn lao động, tăng hiệu quả làm việc. Đồng thời, điều này cũng giúp người lao động có thời gian dành cho gia đình, chăm sóc con cái và tham gia các hoạt động xã hội... Thực tế, nhiều lao động muốn làm thêm giờ để tăng thu nhập (Ảnh minh họa: Sơn Nguyễn).Thực tế, nhiều công nhân lao động lo ngại giảm giờ làm đồng nghĩa với giảm thu nhập. Về vấn đề này, bà Ngân cho rằng, bản chất của làm thêm giờ để có thêm thu nhập là do tiền lương của người lao động thấp và không đảm bảo cho nhu cầu sống tối thiểu của họ."Vì vậy, nếu tiền lương trả cho thời gian làm công việc chính đủ để đáp ứng được các nhu cầu của người lao động thì họ sẽ không cần làm thêm, tăng ca", bà Ngân cho biết.Do đó, theo vị này, vấn đề không chỉ là giảm giờ làm mà còn cần điều chỉnh cả tiền lương của người lao động để chỉ cần làm đủ 8 giờ/ngày, người lao động có đủ thu nhập để chi tiêu. Lúc đó, họ sẽ không cần bán sức lao động để có thêm thu nhập.Trước đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có báo cáo gửi Chính phủ về việc xử lý các kiến nghị của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam liên quan đến đề xuất giảm thời giờ làm việc bình thường của người lao động xuống thấp hơn 48 giờ/tuần.Bộ Lao động  - Thương binh và Xã hội cho biết, giảm giờ làm việc bình thường xuống dưới 48 giờ/tuần là một chính sách có tác động lớn đến kinh tế - xã hội.Vì vậy, Bộ sẽ nghiên cứu đầy đủ các cơ sở khoa học và thực tiễn để bảo đảm tính khả thi khi đề xuất chính sách này trong quá trình sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động.Trước đó, đề xuất trên của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được tổng hợp từ các kiến nghị của người lao động cả nước dịp Đại hội Công đoàn lần thứ 13.Công đoàn kiến nghị Chính phủ giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, cùng các bộ, ngành sớm nghiên cứu giảm giờ làm của người lao động xuống còn 40 giờ/tuần.Việc này để đảm bảo công bằng với khu vực hành chính nhà nước. Mục tiêu để người lao động nghỉ ngơi, tái sản xuất sức lực, chăm lo cho gia đình.
Xác định trách nhiệm vụ nổ bình hơi ở Đồng Nai khiến 6 công nhân tử nạn
Bộ LĐ-TB&XH yêu cầu Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đồng Nai hỗ trợ giải quyết kịp thời chế độ tai nạn lao động cho người bị nạn và thân nhân trong vụ nổ bình hơi tại xưởng gỗ, làm rõ trách nhiệm xung quanh vụ việc.
Trong công văn gửi Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đồng Nai và Công ty Sản xuất và Thương mại gỗ Bình Minh chiều 1/5, Bộ LĐ-TB&XH yêu cầu khẩn trương hỗ trợ, giải quyết chế độ tai nạn lao động cho các nạn nhân và gia đình trong vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra sáng cùng ngày khiến 6 công nhân tử vong, 5 người bị thương.Để khắc phục khó khăn và phòng ngừa tai nạn lao động tái diễn, Bộ LĐ-TB&XH yêu cầu Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đồng Nai tiếp tục thực hiện các hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ các gia đình nạn nhân; chia sẻ những khó khăn, mất mát.Hỗ trợ giải quyết kịp thời chế độ tai nạn lao động cho người bị nạn và thân nhân người bị nạn theo quy định.Hiện trường vụ tai nạn lao động (Ảnh: Phú Việt).Bộ lưu ý Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đồng Nai phối hợp với các cơ quan liên quan điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm hành chính, xem xét trách nhiệm hình sự (nếu có).Bộ cũng yêu cầu Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại gỗ Bình Minh làm rõ trách nhiệm của đơn vị, cá nhân trong việc để xảy ra tai nạn lao động. Khẩn trương khắc phục hậu quả, khôi phục và ổn định sản xuất kinh doanh."Nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ, giải quyết các chế độ, chính sách cho người bị nạn và thân nhân người bị nạn", Bộ LĐ-TB&XH yêu cầu doanh nghiệp khẩn trương thực hiện.Trước đó, theo báo cáo nhanh của UBND tỉnh Đồng Nai, vào lúc 8h30 ngày 1/5 xảy ra vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng tại xưởng bán thành phẩm thuộc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại gỗ Bình Minh (xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai).Cụ thể, trong quá trình sử dụng nồi hơi tại xưởng bán thành phẩm, công ty phát hiện có trục trặc về mặt kỹ thuật và đã liên hệ với đơn vị cung cấp thiết bị đến để kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa vào ngày 30/4.Đến sáng ngày 1/5, trong lúc cán bộ kỹ thuật của công ty vào kiểm tra, vận hành thì nồi hơi phát nổ. Thời điểm xảy ra vụ việc có 42 công nhân đang làm việc trong xưởng.Vụ tai nạn lao động khiến 6 công nhân tử vong, 5 người bị thương, nhà xưởng bị hư hỏng nặng.Ngay sau khi xảy ra tai nạn, lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan chức năng đã trực tiếp đến kiểm tra hiện trường, chỉ đạo các biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả. Đồng thời chỉ đạo tổ chức thăm hỏi, động viên gia đình các nạn nhân.
Lễ Quốc khánh 2/9 được nghỉ 4 ngày liên tiếp
Công chức, viên chức, người lao động sẽ được nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 kéo dài 4 ngày liên tiếp.
Sau kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 kéo dài liên tiếp 5 ngày, trong năm 2024, người lao động còn được nghỉ dịp Quốc khánh 2/9, hưởng nguyên lương.Theo thông báo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024 từ thứ bảy (ngày 31/8) đến hết thứ ba (ngày 3/9).Đợt nghỉ này bao gồm 2 ngày nghỉ lễ Quốc khánh, 2 ngày nghỉ hằng tuần. Như vậy, công chức, viên chức của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội sẽ được nghỉ tối đa là 4 ngày theo nội dung nêu trên.Lịch nghỉ ngày Quốc khánh 2/9 đối với công chức, viên chức (Ảnh: Gia Đoàn).Các cơ quan, đơn vị không thực hiện lịch nghỉ cố định thứ bảy và chủ nhật hằng tuần, sẽ căn cứ chương trình, kế hoạch cụ thể của đơn vị để bố trí lịch nghỉ cho phù hợp.Đối với người lao động, người sử dụng lao động quyết định lựa chọn phương án nghỉ lễ Quốc khánh là ngày thứ hai (ngày 2/9) và lựa chọn 1 trong 2 ngày chủ nhật (ngày 1/9) hoặc thứ ba (ngày 3/9).Nếu người sử dụng lao động chọn nghỉ chủ nhật (ngày 1/9) thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp theo quy định tại khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động 2019, tức nghỉ bù thêm 1 ngày rơi vào ngày 3/9.Như vậy, người lao động có thể được nghỉ 3 ngày liên tiếp, từ ngày 1/9 đến hết ngày 3/9.Thông báo phương án nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024 cho người lao động trước khi thực hiện ít nhất 30 ngày.Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khuyến khích người sử dụng lao động áp dụng thời gian nghỉ lễ cho người lao động như quy định đối với công chức, viên chức.Đây là kỳ nghỉ lễ cuối cùng trong năm 2024 của công chức, viên chức, người lao động, kết thúc 11 ngày nghỉ lễ, Tết được hưởng nguyên lương.Theo quy định tại Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương sẽ nhận được ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.Theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019, từ năm 2021, trong năm, người lao động có tất cả 11 ngày nghỉ lễ, tết và được hưởng nguyên lương.Cụ thể, Tết Dương lịch được nghỉ 1 ngày (ngày 1/1 Dương lịch); Tết Âm lịch 5 ngày; Ngày Chiến thắng 1 ngày (ngày 30/4 Dương lịch); Ngày Quốc tế lao động 1 ngày (ngày 1/5 Dương lịch); Quốc khánh 2 ngày (ngày 2/9 Dương lịch và 1 ngày liền kề trước hoặc sau); Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 1 ngày (ngày 10/3 Âm lịch).Nếu những ngày nghỉ này trùng vào ngày nghỉ hằng tuần, người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ theo quy định.
Chính sách mới với cán bộ, công chức, viên chức có hiệu lực từ tháng 5
Nhiều chính sách mới về tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo quản lý cơ quan hành chính nhà nước, tiền lương, vị trí việc làm công chức... có hiệu lực từ tháng 5.
Công chức thi hành án dân sự có tiêu chuẩn xếp lương mớiBộ Tư pháp ban hành Thông tư 02/2024/TT-BTP quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành thi hành án dân sự.Thông tư này quy định về tiêu chuẩn đối với các vị trí công chức thi hành án dân sự như sau:Chấp hành viên cao cấp: mã số: 03.299; chấp hành viên trung cấp: mã số: 03.300; chấp hành viên sơ cấp: mã số: 03.301;Thẩm tra viên cao cấp thi hành án: mã số: 03.230; thẩm tra viên chính thi hành án: mã số: 03.231; thẩm tra viên thi hành án: mã số: 03.232.Thư ký thi hành án: mã số: 03.302; thư ký trung cấp thi hành án: mã số: 03.303.Theo Điều 13, công chức chuyên ngành thi hành án dân sự được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong cơ quan Nhà nước (Bảng 2) ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP như sau:Ngạch Chấp hành viên cao cấp, Thẩm tra viên cao cấp thi hành án được áp dụng hệ số lương công chức loại A3, nhóm A3.1;Ngạch Chấp hành viên trung cấp, Thẩm tra viên chính thi hành án được áp dụng hệ số lương công chức loại A2, nhóm A2.1;Nhiều chính sách mới về công chức, viên chức có hiệu lực trong tháng 5.Ngạch Chấp hành viên sơ cấp, Thẩm tra viên thi hành án, Thư ký thi hành án được áp dụng hệ số lương công chức loại A1;Ngạch Thư ký trung cấp thi hành án được áp dụng hệ số lương công chức loại B.Thông tư 02/2024/TT-BTP có hiệu lực từ ngày 18/5.Hoàn thành Nghị định về chế độ tiền lương mới vào tháng 5Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024.Trong đó có đề cập nội dung triển khai đồng bộ, toàn diện, hiệu quả, thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp; hoàn thành việc xây dựng vị trí việc làm cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống hành chính nhà nước trước ngày 31/3/2024; đồng thời xác định rõ trách nhiệm từng bộ, ngành, địa phương và người đứng đầu để làm cơ sở thực hiện cải cách chính sách tiền lương từ ngày 1/7/2024.Tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Nghị quyết 01/NQ-CP năm 2024, Chính phủ giao Bộ Nội vụ chủ trì thực hiện, trong tháng 5/2024 phải hoàn thành Nghị định quy định chế độ tiền lương mới đối với cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang.Hướng dẫn vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp chuyên ngành trong trường đại họcBộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 04/2024/TT-BGDĐT hướng dẫn về vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành giáo dục và đào tạo trong các cơ sở giáo dục đại học và các trường cao đẳng sư phạm công lập.Theo Thông tư, nguyên tắc xác định vị trí việc làm bảo đảm thống nhất, đồng bộ với các quy định pháp luật chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục; bảo đảm tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 3 Nghị định số 106/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập.Hướng dẫn vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp chuyên ngành trong trường đại học (Ảnh minh họa: Mỹ Ngọc).Vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành giáo dục và đào tạo gắn với cơ cấu tổ chức, hoạt động đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ, phục vụ cộng đồng của các cơ sở giáo dục.Đồng thời đảm bảo hiệu quả, thu gọn đầu mối, thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ viên chức và giảm chi phí ngân sách nhà nước khi xác định vị trí việc làm theo chức danh nghề nghiệp trong các cơ sở giáo dục.Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/5.Tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý cơ quan nhà nướcChính phủ ban hành Nghị định 29/2024/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính Nhà nước.Nghị định 29/2024 quy định các chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính Nhà nước phải đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ như sau: Tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với ngành, lĩnh vực công tác theo quy định của cấp có thẩm quyền.Về lý luận chính trị, có bằng tốt nghiệp trung cấp/cử nhân chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc có giấy xác nhận tương đương trình độ cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền tùy từng chức vụ.Về quản lý nhà nước, tùy từng chức vụ mà phải có những tiêu chuẩn cụ thể. Ngoài ra, công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính Nhà nước còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung khác về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, sức khỏe, độ tuổi, kinh nghiệm công tác, năng lực, uy tín... và các tiêu chuẩn riêng đối với từng chức danh.Nghị định 29/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/5.
TPHCM xin được tự chủ tuyển dụng lao động đặc thù
TPHCM nhận thấy danh mục vị trí việc làm do Trung ương ban hành còn chưa tính các vị trí đặc thù, một số vị trí yêu cầu tiêu chuẩn quá cao.
Theo báo cáo của UBND TPHCM, đến nay, TPHCM đã phê duyệt vị trí việc làm của 21/22 quận, huyện, thành phố Thủ Đức với 252 tổ chức hành chính).Đối với đơn vị sự nghiệp, thành phố đã phê duyệt vị trí việc làm của 8/33 đơn vị sự nghiệp công lập thuộc và các sở, ban, ngành. 1.245/1.432 đơn vị sự nghiệp thuộc UBND quận, huyện, thành phố Thủ Đức.Còn vướng mắcĐánh giá về xây dựng đề án vị trí việc làm và phê duyệt vị trí việc làm, theo báo cáo của UBND TPHCM, danh mục vị trí việc làm do các Bộ, ngành ban hành tương đối hoàn thiện, phù hợp với các quy định hiện hành về tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, tiêu chuẩn ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức.Tuy nhiên, qua công tác xây dựng Đề án vị trí việc làm thời gian qua còn có một số vướng mắc như danh mục vị trí việc làm do Trung ương ban hành còn chưa bao quát đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp, chưa tính các vị trí đặc thù.Bên cạnh đó, một số thông tư của Bộ chuyên ngành quy định thiếu các vị trí lãnh đạo, quản lý tại đơn vị sự nghiệp ở địa phương.UBND TPHCM nêu, xuất phát từ nguyên tắc phân cấp, phân quyền, nhiều cơ quan, đơn vị được giao các chức năng nhiệm vụ đặc thù; một số cơ quan, đơn vị do sáp nhập, sắp xếp tổ chức bộ máy nên có thêm nhiều chức năng, nhiệm vụ riêng do UBND thành phố giao.Do đó, thực tế phát sinh nhiều vị trí của công chức, viên chức tại địa phương chưa có trong quy định tại Thông tư của các Bộ, ngành, nhưng thực sự cần thiết và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế của địa phương.Cũng theo báo cáo, bản mô tả vị trí việc làm của các Bộ, ngành chưa thật sự phù hợp với công việc thực tế. Hơn nữa, một số vị trí yêu cầu tiêu chuẩn quá cao, đặc biệt là tiêu chuẩn về lý luận chính trị.Về cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp, hiện nay, Bộ Nội vụ hướng dẫn chung về cơ cấu viên chức theo hạng chức danh nghề nghiệp, làm cơ sở để các địa phương triển khai thực hiện.Tuy nhiên, cơ cấu viên chức theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ có tỷ lệ viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng II, hạng I quá cao, đặc biệt là đơn vị sự nghiệp tự chủ...Xin tự quyết vị trí việc làm đặc thùThực tế trên, UBND TPHCM đề nghị Bộ Nội vụ cho phép các địa phương quyết định việc xây dựng vị trí việc làm đặc thù, không có trong quy định của Trung ương phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị.Từ đó, đảm bảo nguyên tắc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các cơ quan, đơn vị theo quy định.Việc xây dựng vị trí việc làm, xác định yêu cầu về khung năng lực của các vị trí việc làm đặc thù được thực hiện trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của Bộ chuyên ngành.UBND TPHCM cũng đề nghị Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn chung về cơ cấu viên chức theo hạng chức danh nghề nghiệp tại Luật Viên chức và các văn bản hướng dẫn thi hành để làm cơ sở triển khai thực hiện thống nhất toàn quốc.
Từ vụ 7 người tử nạn trong máy nghiền: Những ngành nghề đối mặt rủi ro?
Từ sự việc đau lòng làm 7 công nhân tử nạn trong máy nghiền ở nhà máy xi măng tại Yên Bái, chuyên gia cho rằng quá trình thực hiện quy trình an toàn lao động ở đây chưa tốt, chưa đầy đủ.
Liên quan vụ 7 công nhân tử vong trong vụ tai nạn lao động tại nhà máy xi măng ở Yên Bái, Công an tỉnh này đã khởi tố, bắt tạm giam một nhân viên tại đây.Từ vụ việc này, bà Hồ Thị Kim Ngân, Phó Trưởng ban Quan hệ lao động (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho biết, các vụ tai nạn lao động gắn liền trực tiếp với công việc hằng ngày. Những vụ việc tai nạn lao động xảy ra cho thấy việc thực hiện quy định an toàn lao động tại nơi đó chưa tốt, chưa đầy đủ.Theo bà Ngân, có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong quá trình lao động. Trong đó phải kể đến những ngành nghề nguy cơ tai nạn lao động cao như xây dựng, khai khoáng, khai thác than, dệt may…"Những công việc đó luôn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro nên chúng ta cần nâng cao hơn nữa ý thức, trách nhiệm trong quá trình thực hiện quy định an toàn tại nơi làm việc", bà Ngân chia sẻ.Bà Hồ Thị Kim Ngân, Phó Trưởng Ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Ảnh: Hoa Lê).Đặc biệt, việc vận hành máy móc, thiết bị có nguy cơ cao về an toàn lao động cần đảm bảo nghiêm về quy trình vận hành, kiểm soát, kiểm định định kỳ.Phó Trưởng ban Quan hệ lao động cho biết, trong quá trình thực hiện vận hành, công nhân, lao động thực hiện phải đảm bảo từ việc có thông báo, biển báo.... Người thực hiện không được lơ là, chủ quan, làm tắt các công đoạn khi tham gia vào quy trình này.Đặc biệt, bà Ngân cho biết công tác tập huấn an toàn lao động trong doanh nghiệp cũng phải thường xuyên, cùng với đó kỹ năng xử lý sự cố cũng cần trang bị.Hiện nay, các cấp công đoàn đang triển khai các hoạt động hưởng ứng tháng Công nhân và tháng Hành động về an toàn, vệ sinh lao động. Bà Hồ Thị Kim Ngân cho biết, Tổng Liên đoàn Lao động đã có công văn hướng dẫn các cấp công đoàn tăng cường truyền thông tháng cao điểm chăm lo cho đoàn viên về vật chất, tinh thần và đảm bảo an toàn lao động.Trong đó, các cấp công đoàn tổ chức các chương trình như: Cuộc thi tìm hiểu về công tác an toàn lao động, tìm hiểu các quy định của pháp luật, trách nhiệm của doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác bảo đảm an toàn. Từ đó, chủ sử dụng lao động, công nhân, người lao động nâng cao ý thức, đảm bảo an toàn nơi làm việc."Bên cạnh đó, chúng tôi tổ chức các phiên đối thoại, chuyên đề về đảm bảo an toàn nơi làm việc; nhất là đối với chuỗi cung ứng thực hiện đảm bảo an toàn lao động ra sao để người lao động hiểu, thực hiện các giải pháp đó", bà Ngân cho biết.Qua những buổi tập huấn, cán bộ công đoàn được phổ biến về kỹ năng thực hiện các hoạt động an toàn, để khi gặp sự cố có thể xử lý.Các tổ chức công đoàn cũng tổ chức các buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề với Đoàn đại biểu Quốc hội của tỉnh để lắng nghe ý kiến người lao động trong quá trình xây dựng luật.Một hoạt động nữa trong tháng 5 là các hoạt động đối thoại doanh nghiệp. Các tổ chức công đoàn cơ sở sẽ tăng cường đối thoại cơ sở liên quan đến tiền lương, thưởng, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, các biện pháp bảo đảm an toàn cho người lao động tại nơi làm việc.Theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, thời gian qua, tuy đã có nhiều cố gắng và đạt được kết quả, nhưng công tác an toàn vệ sinh lao động vẫn còn một số hạn chế.Trong đó, số vụ tai nạn lao động, số người mắc bệnh nghề nghiệp, số sự cố nghiêm trọng vẫn còn ở mức cao và đáng lo ngại.Năm 2023, trên toàn quốc đã xảy ra 7.394 vụ tai nạn lao động làm 7.553 người bị nạn, trong đó có 1.720 người bị thương nặng; 662 vụ tai nạn, làm 699 người chết.Tổng chi phí cho tai nạn lao động và thiệt hại tài sản gần 16.357 tỷ đồng và hơn 149.770 ngày công (chỉ tính riêng trong khu vực có quan hệ lao động).Diễn biến tình hình tai nạn lao động trong khu vực không có quan hệ lao động có dấu hiệu gia tăng, về số vụ, số người bị nạn.
Người lao động có được thưởng tiền dịp lễ 30/4-1/5?
Liên quan đến dịp nghỉ lễ 5 ngày liên tiếp dịp 30/4-1/5, nhiều quy định liên quan đến tiền lương, tiền thưởng được người lao động quan tâm.
Bộ luật Lao động 2019 quy định, thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.Bên cạnh đó, quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.Như vậy, tiền thưởng không phải là một khoản tiền bắt buộc. Người lao động có nhận được tiền thưởng vào dịp lễ 30/4-1/5 sẽ tùy thuộc vào quyết định của người sử dụng lao động cũng như là kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.Thực tế, cũng có nhiều doanh nghiệp bố trí khoản thưởng dịp nghỉ lễ này để động viên người lao động.Nhiều doanh nghiệp bố trí khoản thưởng cho người lao động dịp 30/4-1/5 (Ảnh minh họa: Hoàng Lam).Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập được nghỉ 5 ngày liên tiếp, theo thông báo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập được hoán đổi ngày làm việc từ ngày thứ hai (29/4) sang ngày thứ bảy (4/5).Đối với doanh nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khuyến khích doanh nghiệp thực hiện lịch nghỉ lễ giống với công chức để tạo điều kiện nghỉ ngơi, vui chơi trong dịp lễ cho người lao động.Theo đó, nếu doanh nghiệp thực hiện hoán đổi ngày làm việc thì lịch nghỉ lễ của người lao động sẽ thực hiện như sau:Đối với doanh nghiệp làm việc cả ngày thứ bảy, người lao động sẽ được nghỉ 4 ngày liên tục, bắt đầu từ chủ nhật (ngày 29/4) đến hết thứ tư (ngày 1/5).Đối với doanh nghiệp nghỉ ngày thứ bảy và chủ nhật, người lao động sẽ được nghỉ 5 ngày liên tục, bắt đầu từ thứ bảy (ngày 28/4) đến hết thứ tư (ngày 1/5).Theo quy định tại Điều 98 và Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019, nếu đi làm đúng ngày 30/4 và 1/5 thì ngoài tiền lương ngày nghỉ lễ, người lao động còn được trả thêm lương làm thêm giờ.Vì thế, trong trường hợp có người lao động muốn làm việc vào những ngày được phép nghỉ lễ, họ sẽ được tính lương làm thêm dịp nghỉ lễ. Theo đó, người lao động sẽ được trả lương làm thêm dịp nghỉ lễ, Tết hoặc ngày nghỉ có hưởng lương ít nhất bằng 300% so với lương ngày bình thường.Tiền lương làm thêm giờ được xác định theo Điều 98 Bộ luật Lao động như sau: Tiền lương làm thêm ban ngày = 300% x Đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm. Tiền lương làm thêm ban đêm = 390% x Đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm.Như vậy, nếu tính cả lương ngày nghỉ lễ, người lao động đi làm ngày 30/4 và 1/5 được trả lương như sau: Làm việc vào ban ngày, nhận ít nhất 400% lương; làm việc vào ban đêm, nhận ít nhất 490% lương.
Phát động tháng an toàn lao động, tháng công nhân năm 2024
Sáng 26/4, Ban chỉ đạo Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) Trung ương phối hợp với Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024.
Phát biểu tại lễ phát động, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang cho biết, năm 2023, trong bối cảnh còn gặp nhiều khó khăn các cấp, các ngành đã phối hợp cùng tổ chức công đoàn ban hành nhiều chính sách, triển khai các hoạt động hỗ trợ góp phần tạo việc làm, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao thu nhập cho công nhân, người lao động.Tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tiếp tục được kiểm soát; hàng chục nghìn lượt công nhân lao động và gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được quan tâm; công nhân được hỗ trợ xây mới, sửa chữa, nâng cấp nhà ở theo chương trình Mái ấm công đoàn.Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nhấn mạnh, phát triển kinh tế bền vững cần đi kèm với việc bảo đảm cho người lao động được làm việc trong môi trường an toàn, vệ sinh, được chăm lo đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ. Đây là tiêu chí chung trong quá trình phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.Để thực hiện mục tiêu cải thiện điều kiện lao động, kiểm soát tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hướng đến một nền sản xuất an toàn, có năng suất cao trong toàn bộ chuỗi cung ứng, ông Khang đề nghị các cấp, các ngành, các doanh nghiệp tăng cường phối hợp với tổ chức Công đoàn và ngành LĐ-TB&XH tổ chức tốt các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động - Tháng Công nhân năm 2024.Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH trao bằng khen tặng 5 tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác an toàn vệ sinh lao động (Ảnh: Trần Thắng).Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, so với năm 2022, tình hình tai nạn lao động năm 2023 giảm ở một số chỉ số chính, bao gồm số vụ, số người chết, số người bị tai nạn lao động nặng.Trong đó, tai nạn lao động chết người giảm 8,06% số vụ (662 vụ, giảm 58 vụ), số người chết giảm 7,29%; giảm 4,2% số vụ tai nạn, và số người bị tai nạn lao động cũng giảm 4,7%.Tai nạn lao động trong khu vực có quan hệ lao động có chiều hướng giảm mạnh số vụ, số người chết và bị thương. Cụ thể, số vụ có người chết giảm 11,44%, số người chết giảm 10,92%.Tuy nhiên, tai nạn trong khu vực không có quan hệ lao động có chiều hướng tăng nhẹ sau 4 năm giảm liên tiếp. Khu vực này trong năm qua ghi nhận 59 vụ tai nạn chết người làm 169 người chết.Năm 2023, bảo hiểm giải quyết mới cho 7.326 trường hợp người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tai nạn giao thông được hưởng chế độ tai nạn lao động. Trong đó có 2.190 trường hợp hàng tháng và 5.136 trường hợp một lần.Theo đánh giá, tuy đã có nhiều cải thiện, nhưng công tác an toàn, vệ sinh lao động vẫn còn một số tồn tại. Đơn cử, số vụ tai nạn lao động, số người mắc bệnh nghề nghiệp, số sự cố nghiêm trọng vẫn còn ở mức cao và đáng lo ngại.Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng cờ thi đua cho các tập thể có thành tích xuất sắc (Ảnh: Trần Thắng).Trong năm vừa qua, trên toàn quốc đã xảy ra 7.394 vụ tai nạn lao động làm 7.553 người bị nạn, trong đó có 1.720 người bị thương nặng; 662 vụ tai nạn chết người, làm 699 người chết.Tổng chi phí cho tai nạn lao động và thiệt hại tài sản gần 16.357 tỷ đồng, và hơn 149.770 ngày công, chỉ tính riêng trong khu vực có quan hệ lao động. Diễn biến tình hình tai nạn lao động trong khu vực không có quan hệ lao động có dấu hiệu gia tăng, về số vụ, số người bị nạn.Về bệnh nghề nghiệp, năm 2023 khám, phát hiện 696 trường hợp bệnh nghề nghiệp, chiếm khoảng 0,1% số người được khám. Số lượng người được giám định bệnh nghề nghiệp cùng năm là 600 người.Nguyên nhân của tình trạng trên là do nhiều người sử dụng lao động chưa quan tâm, chú ý thực hiện quy định của pháp luật về quản lý, kiểm soát nguy cơ, rủi ro; nhiều người lao động chưa được huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, thiếu kiến thức, kỹ năng làm việc an toàn và tác phong công nghiệp còn hạn chế, chủ quan…Nghi thức phát động Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động - Tháng Công nhân năm 2024 (Ảnh: Trần Thắng).Tại lễ phát động, Ban Tổ chức đã trao 8 suất quà cho công nhân bị tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, mỗi suất gồm tiền mặt 5 triệu đồng và hiện vật trị giá 500.000 đồng.Bộ LĐ-TB&XH trao bằng khen 5 tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác an toàn vệ sinh lao động. Tổng Liên đoàn tặng cờ thi đua cho 5 tập thể có thành tích xuất sắc trong phong trào "Xanh - Sạch - Đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động".
Thảm kịch máy nghiền xi măng khó tin như chuyện hàng chục năm trước!
Liên quan đến vụ 7 công nhân tử nạn trong máy nghiền xi măng ở Yên Bái, chuyên gia lao động bất ngờ vì thảm họa lặp lại nguyên nhân những sự cố mất an toàn lao động từ hàng chục năm trước.
Những bước an toàn bắt buộc bị "lơ"Trao đổi xung quanh vụ 7 công nhân tử vong trong máy nghiền của nhà máy xi măng ở Yên Bái, ông Nguyễn Anh Thơ, Viện trưởng Viện khoa học An toàn và Vệ sinh lao động (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho biết, sự cố này lặp lại nguyên nhân của những vụ tai nạn lao động trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng phổ biến cách đây hàng chục năm.Trong bối cảnh hiện nay, ông Thơ bất ngờ khi vẫn còn xuất hiện một vụ tai nạn lao động như vậy. Bởi, các nhà máy xi măng hầu hết đã chuyển đổi công nghệ sản xuất tiên tiến, an toàn hơn nhiều.Đặc biệt, quy trình, quy định pháp luật về an toàn vệ sinh lao động hiện không thiếu, buộc doanh nghiệp sản xuất phải chấp hành đầy đủ. Những yếu tố này giúp ngăn chặn những thảm kịch có nguy cơ xảy ra.Với những thông tin đã được công bố về sự cố, Viện trưởng Viện khoa học An toàn và Vệ sinh lao động chỉ rõ, nhiều bước an toàn bắt buộc trong quy trình bảo trì, bảo dưỡng tại một nhà máy có quy mô vừa đã không được thực thi.Ông Nguyễn Anh Thơ, Viện trưởng Viện khoa học An toàn và Vệ sinh lao động (Ảnh: HL).Cụ thể, theo quy định hiện hành, trước khi bảo dưỡng máy nghiền, đơn vị vận hành, công nhân phải tuân thủ nhiều quy định pháp luật như Luật An toàn vệ sinh lao động, Quy chuẩn Việt Nam số 05/2012 do Bộ LĐ-TB&XH ban hành về an toàn lao động trong khai thác và chế biến đá, Quy chuẩn quốc gia số 06/2020 do Bộ LĐ-TB&XH ban hành về an toàn vệ sinh lao động trong không gian hạn chế…Viện trưởng Viện khoa học An toàn và Vệ sinh lao động phân tích, bảo dưỡng, bảo trì máy nghiền là công việc trong không gian hạn chế. Theo quy định, những công việc này bắt buộc phải được tập huấn, huấn luyện cho người lao động về các phương án, kỹ năng, quy trình một cách thành thạo, thuần thục.Cùng với đó, phải có phương án khẩn cấp, có bộ phận giám sát an toàn đứng bên cạnh, để trường hợp xảy ra sự cố có thể khắc phục, kiểm soát được ngay."Một hệ thống máy móc công nghệ được bảo dưỡng với cả đội 10 người mà đột ngột hoạt động lại trong khi đang dừng, thật quá sức tưởng tượng. Nguyên nhân của việc máy nghiền hoạt động sẽ được điều tra cụ thể. Song có thể thấy,  một hệ thống công nghệ đang được bảo dưỡng dù có người hay không đều không thể tự động?", ông Thơ đặt nghi vấn.Nhìn chung, một sự cố tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng, khiến 10 người thương vong, ông Thơ nhấn mạnh, trách nhiệm của chủ doanh nghiệp, các cấp quản lý rất lớn.Mặc dù hệ thống pháp luật có quy định đầy đủ song thực tế một bộ phận doanh nghiệp không có đủ năng lực, phương tiện đảm bảo an toàn, bảo vệ lao động, khắc phục được yếu tố hiểm họa cho người lao động.Làm gì để tránh thảm kịch?Để đảm bảo an toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp, Viện trưởng Viện khoa học An toàn và Vệ sinh lao động khái quát, công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động là biện pháp quan trọng nhất, hiệu quả nhất và rẻ nhất.Thực tiễn cho thấy, nhiều doanh nghiệp mong muốn có những dịch vụ tốt được cung cấp về huấn luyện an toàn lao động. Song, các tổ chức, cơ quan thực hiện nhiệm vụ này chưa có sẵn những sản phẩm như chương trình, giảng viên tốt…"Trong doanh nghiệp, dù người chủ mong muốn được tổ chức huấn luyện tốt, nhưng cán bộ phụ trách đào tạo an toàn lại có mục đích khác thì việc huấn luyện, trang bị phương tiện, kỹ năng cũng không đáp ứng yêu cầu. Trong trường hợp đó, người lao động là thiệt thòi nhất, rồi đến doanh nghiệp và xã hội", ông Thơ nêu.Hiện nay, nhiều doanh nghiệp xây dựng và tổ chức huấn luyện an toàn từ nguồn tại chỗ như cán bộ kỹ thuật, chuyên gia. Dần dần, họ được nâng lên thành huấn luyện viên an toàn. Đây là bài toán linh hoạt, đáp ứng ngay yêu cầu trong công tác đảm bảo an toàn lao động.Khu vực máy nghiền đá, nơi 7 công nhân chui vào trong lồng máy sửa chữa và bị cuốn tử vong (Ảnh: Minh Chiến).Trao đổi về giải pháp tổng thể, ông Thơ cho rằng, cần rà soát lại chính sách pháp luật hiện hành như trách nhiệm của chủ đầu tư trong công tác vệ sinh an toàn lao động. Hiện nay, doanh nghiệp thường thuê nhà thầu cung cấp dịch vụ chung. Khi có sự cố về an toàn lao động, vấn đề trách nhiệm của các bên chưa rõ ràng.Thêm nữa, doanh nghiệp cần có đánh giá về nguy cơ của hệ thống công nghệ, máy móc thiết bị đang sử dụng, từ đó có phương án đảm bảo an toàn lao động phù hợp. Theo vị này, cần quan tâm bố trí nguồn lực gồm con người và tài chính trong việc đào tạo đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý về an toàn lao động.Hiện nay, nhiều ngành nghề mới ra đời, nhiều công nghệ mới được ứng dụng như lọc hóa dầu, hóa chất, điện tử… Để kiểm soát an toàn lao động trong những ngành nghề này, cần lực lượng lao động được đào tạo kỹ năng an toàn, văn hóa an toàn…Năm 2023, trên toàn quốc xảy ra gần 7.400 vụ tai nạn lao động làm 7.553 người bị nạn, trong đó có 1.720 người bị thương nặng; 662 vụ tai nạn chết người, làm 699 người chết.Tổng chi phí cho tai nạn lao động và thiệt hại tài sản hơn 16.300 tỷ đồng, chỉ tính riêng trong khu vực có quan hệ lao động trong năm qua.
Tai nạn lao động tập trung ở ngành nghề khai khoáng, công nghiệp chế tạo
Các vụ tai nạn lao động xảy ra đa số trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, như khai khoáng, công nghiệp chế biến chế tạo, xây dựng…
Ngày 24/4, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức lễ phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024. Trọng tâm hành động của năm 2024 với chủ đề "Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng".Theo báo cáo của các doanh nghiệp, năm 2023 trên địa bàn tỉnh xảy ra 289 vụ tai nạn lao động làm 289 người bị nạn; trong đó có 5 người chết, 29 người bị thương nặng.Đa số các vụ tai nạn lao động xảy ra trong các ngành khai khoáng, công nghiệp chế biến chế tạo, xây dựng… (Ảnh minh họa: CB).Trong số 289 vụ tại nạn lao động, có 45 vụ do lỗi của người sử dụng lao động; 175 vụ do lỗi của người lao động, làm 5 người chết; 69 vụ do nguyên nhân khách quan, khó tránh.Các vụ tai nạn lao động xảy ra đa số trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, như khai khoáng (20%), công nghiệp chế biến chế tạo (51,2%), xây dựng (15,9%), các ngành nghề khác (12,9%).Phân theo nguyên nhân, có 8 vụ do không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động; 5 vụ do người lao động chưa được tập huấn an toàn lao động; 10 vụ do tổ chức lao động chưa hợp lý; 12 vụ không có thiết bị an toàn hoặc thiết bị không đảm bảo an toàn;5 vụ không có quy trình an toàn hoặc biện pháp làm việc an toàn; 5 vụ điều kiện làm việc không tốt; 167 vụ do người lao động vi phạm nội quy, quy trình, quy chuẩn và biện pháp làm việc an toàn; 8 vụ do người lao động không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân; 69 vụ do nguyên nhân khác.Theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Nam, tình trạng vi phạm các quy định, tiêu chuẩn, quy phạm về ATVSLĐ, vi phạm các biện pháp đảm bảo ATVSLĐ còn xảy ra ở nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh.Nhiều doanh nghiệp không xây dựng kế hoạch ATVSLĐ hàng năm, kế hoạch đánh giá nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ tại cơ sở, kế hoạch tự kiểm tra về ATVSLĐ…Các cá nhân, tập thể được nhận Bằng khen, Giấy khen về thành tích trong công tác ATVSLĐ trong năm 2023 (Ảnh: Công Bính).Một số doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến việc chăm lo, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, không bố trí hoặc bố trí cán bộ làm công tác ATVSLĐ chưa đúng quy định; hoạt động của mạng lưới ATVSLĐ chưa thực sự hiệu quả.Bên cạnh đó, công tác phòng cháy chữa cháy, quản lý vật liệu nổ công nghiệp còn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra cháy, nổ; một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh chấp hành chưa nghiêm các quy định về kỹ thuật an toàn trong phòng, chống cháy nổ.Mục tiêu trong năm 2024, tỉnh Quảng Nam triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 31-CT/TW, ngày 19/3/2024 của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác ATVSLĐ trong tình hình mới trên địa bàn.Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động trong các loại hình doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, người lao động làm việc trong khu vực không có quan hệ lao động về công tác ATVSLĐ...Bà Trương Thị Lộc - Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Quảng Nam - cho hay, tháng hành động về ATVSLĐ hàng năm là dịp để các cấp, ngành, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tổng kết, đánh giá về công tác ATVSLĐ; việc tuân thủ chính sách, pháp luật về ATVSLĐ.Ngoài ra, nhận diện những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân; xác định những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để tăng cường thực hiện tốt chính sách, pháp luật về ATVSLĐ, cải thiện điều kiện lao động, chăm lo sức khỏe người lao động."Thực hiện tốt chính sách, pháp luật về ATVSLĐ là góp phần tích cực để doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh tăng cường xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ, nâng cao năng suất lao động, là động lực để doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh phát triển ngày càng bền vững", bà Trương Thị Lộc phát biểu.Tại lễ phát động, có 3 tập thể được UBND tỉnh Quảng Nam tặng Bằng khen; 10 tập thể, cá nhân được Cục trưởng Cục an toàn lao động Bộ Lao động - Thương binh và xã hội tặng Giấy khen về thành tích trong công tác trong năm 2023.
Vụ 7 người tử nạn trong máy nghiền: Do động cơ không được ngắt điện?
Từ sự việc đau lòng 7 công nhân tử nạn trong máy nghiền của nhà máy xi măng, chuyên gia nhận định, vụ tai nạn thương tâm xảy ra do bộ phận vận hành không cắt điện động cơ.
Liên quan vụ 7 công nhân tử vong trong vụ tai nạn lao động tại nhà máy xi măng ở Yên Bái, Công an tỉnh này đã khởi tố, bắt tạm giam một nhân viên tại đây.Theo các cơ quan liên quan, nguyên nhân ban đầu của vụ tai nạn được xác định là do sai sót trong thực hiện quy trình vận hành sửa chữa, dẫn đến vụ tai nạn lao động thảm khốc.Quy trình bảo trì máy móc ra sao?Từ sự cố xảy ra trong tình huống nhóm công nhân đang sửa chữa bên trong máy nghiền, một chuyên gia về máy của nhà máy nhiệt điện ở Ninh Bình nhận định, nguyên nhân xuất phát từ việc bộ phận vận hành đã không cắt điện động cơ. "Tai nạn thương tâm xảy ra xuất phát từ việc nhà máy không tuân thủ chặt chẽ quy trình an toàn lao động. Khi bảo trì, sửa chữa hoặc bảo dưỡng máy móc lớn, có nguồn năng lượng nguy hiểm như vậy phải cắt toàn bộ hệ thống điện mới đúng", vị chuyên gia nói.Chiếc máy nghiền bất ngờ hoạt động trở lại khiến 7 công nhân làm việc bên trong tử nạn (Ảnh: Văn Yên).Điều đáng nói, bộ phận kỹ thuật, vận hành và những người trực tiếp tham gia hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng thiếu sự phối hợp dẫn đến sự việc đau lòng.Theo chuyên gia an toàn vệ sinh lao động, những người trực tiếp tham gia sửa chữa, bảo dưỡng phải hiểu rõ và áp dụng đúng quy trình Lockout/Tagout (LOTO) - một quy trình an toàn được sử dụng để kiểm soát năng lượng nguy hiểm trong các thiết bị và máy móc trước khi bảo trì, sửa chữa hoặc bảo dưỡng. Chuyên gia về máy trong nhà máy nhiệt điện ở Ninh Bình giải thích, hiểu một cách đơn giản, LOTO là một quy trình theo trình tự gồm tắt, khóa nguồn điện - gắn biển báo - tháo khóa và gỡ biển báo.Trong đó, thao tác khóa nguồn điện là tiên quyết và rất quan trọng. Nhân viên kỹ thuật thường dùng các van, chốt để cô lập nguồn năng lượng đưa tới máy.Trong quá trình này không thể thiếu biển cảnh báo. Biển cảnh báo này giúp ngăn chặn việc khởi động hoặc kích hoạt thiết bị một cách vô ý.Ngoài ra, khi thợ đang bảo dưỡng máy móc, quản lý vận hành phải cắt cử một người giám sát, túc trực tại nguồn cấp.Sau khi hoàn thành công tác bảo trì, sửa chữa hoặc bảo dưỡng, người giữ chìa khóa tủ điện/phòng điện cần xác nhận lại mới mở khóa, tháo biển cảnh báo và cho phép đóng nguồn điện."Việc tuân thủ quy trình LOTO sẽ giúp loại bỏ nguy cơ bị thương tích do khởi động hoặc kích hoạt bất ngờ những máy móc thiết bị trong quá trình bảo trì, sửa chữa hoặc bảo dưỡng", vị chuyên gia phân tích.Khóa an toàn cho người lao độngKhóa an toàn để khóa máy móc, thiết bị khi sửa chữa, bảo dưỡng (Ảnh: NVCC).6 năm làm công nhân vận hành máy ở Nhật, anh Ngô Dư Sang (29 tuổi, quê Tây Ninh) luôn được quán triệt tuân thủ tuyệt đối luật pháp và quy định an toàn của người Nhật.Anh Sang cho biết, người Nhật luôn đề cao an toàn cho bản thân và đồng nghiệp trong quá trình lao động. Do đó, chủ doanh nghiệp và người lao động bản địa đều tuân thủ nghiêm ngặt các quy định an toàn và luôn cảnh giác với các mối nguy hiểm tiềm ẩn."Công ty tôi thường xuyên tổ chức đào tạo về an toàn lao động để nhân viên nắm rõ các quy định và kỹ năng cần thiết đảm bảo an toàn. Mỗi ngày tôi đến chỗ làm, công ty đều phát cho một chiếc khóa gọi là khóa máy móc thiết bị để sử dụng khi sửa chữa, bảo dưỡng máy.Vật dụng này giúp ngăn chặn nguy cơ vô ý sử dụng máy móc khi có người đang bảo trì hoặc sửa chữa", Sang chia sẻ.Giảm thiểu sự cố đau lòngÔng Đặng Xuân Trọng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Kiểm định và Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động TPHCM cho biết, hiện nay, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật như Luật An toàn vệ sinh lao động, các nghị định, thông tư, quy chuẩn, tiêu chuẩn Việt Nam cơ bản đầy đủ, đồng bộ.Để người lao động được làm việc trong một môi trường an toàn, 3 chủ thể gồm cơ quan quản lý, người sử dụng lao động và người lao động phải chung tay xây dựng quy trình an toàn.Trong đó, ý thức tuân thủ, việc tự giác thực hiện các quy định pháp luật về an toàn vệ sinh lao động của người sử dụng lao động và người lao động là quan trọng nhất.Theo ông Trọng, cả doanh nghiệp và người lao động phải hiểu tầm quan trọng, ý nghĩa việc xây dựng văn hóa an toàn vệ sinh lao động đối với người lao động, người sử dụng lao động và doanh nghiệp.Nhà máy xi măng xảy ra sự cố tang thương nhìn từ trên cao (Ảnh: Minh Chiến).Chuyên gia về lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động nhìn nhận, hiện nay, nhiều doanh nghiệp và chủ sử dụng lao động thực sự chưa quan tâm, chú trọng trong công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, đào tạo kỹ năng nghề cho người lao động."Việc huấn luyện còn hình thức, chưa sát với thực tiễn, chưa tập trung vào người lao động, kỹ năng xử lý, quy trình, biện pháp làm việc an toàn cụ thể", ông Trọng nói.Để giảm thiểu những sự cố đau lòng, thương tâm về tai nạn lao động, chuyên gia này cho biết, phải thực hiện nghiêm công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động. Đặc biệt, cần chú trọng việc huấn luyện cho đối tượng quản lý, người làm công tác an toàn vệ sinh lao động tại cơ sở về việc xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn.Theo ông Trọng, quy trình làm việc, bảo trì, bảo dưỡng máy phải nêu rõ hạng mục công việc, từng bước thực hiện, việc cách ly, cô lập khu vực thực hiện. Thêm nữa, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động của người thực hiện, bố trí người kiểm tra, giám sát trong quá trình này cần hết sức quan tâm.Khi tham gia sửa chữa, bảo dưỡng máy, các đơn vị cần bố trí hệ thống biển báo, thông tin, chỉ dẫn, cảnh báo về các yếu tố nguy hiểm, độc hại niêm yết và đặt ngay tại máy."Ngoài ra cần tăng cường hoạt động thông tin, giáo dục, đặc biệt là công tác quản lý, huấn luyện, đào tạo về các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động đã được quy định", ông Trọng nói thêm.
Công nhân hô hoán khi máy nghiền bất ngờ xoay: "Còn người ở trong, cứu đi!"
Đến giờ, anh Tuân vẫn chưa hết hoảng khi nhớ về khoảnh khắc máy nghiền tại công ty xi măng ở Yên Bái bất ngờ vận hành trở lại khi đang bảo dưỡng. 7 đồng nghiệp của anh đã mất mạng trong guồng máy.
Chia sẻ của anh Nông Văn Tuân (29 tuổi, ở huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái), một trong 3 công nhân bị thương trong vụ tai nạn lao động ở Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái tại bệnh viện chiều 22/4 khiến nhiều người rùng mình.Chia sẻ với các thành viên trong đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, anh Tuân kể lại, ngày 23/4, sau khi ăn cơm trưa, anh cùng 9 công nhân khác bắt tay vào việc bảo dưỡng định kỳ máy nghiền. Theo đó, anh Tuân cùng anh Phạm Ngọc Long và anh Phạm Minh Dương làm nhiệm vụ sửa chữa ở bên ngoài máy nghiền. 7 công nhân còn lại nhận việc thay tấm lát bị mòn ở bên trong. Đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi, động viên các công nhân bị thương trong vụ tai nạn lao động (Ảnh: N.Chinh).Sau khi làm việc được 30 phút, nhóm công nhân bất ngờ, hốt hoảng khi máy nghiền đang ngừng bất ngờ hoạt động lại. 3 công nhân bảo dưỡng ở bên ngoài lập tức bị hất văng xuống đất theo vòng xoay của lồng máy."Khi máy nghiền xoay, tôi bất ngờ bị văng từ trên xuống. Rơi xuống đất thì đã thấy 2 đồng nghiệp nằm la liệt", anh Tuân chùng giọng.Nhìn lên thấy máy vẫn quay, nam công nhân hiểu ra vấn đề, hoảng sợ tột độ. Anh lạnh sống lưng, cứng người bởi không thấy nhóm đồng nghiệp ở bên trong máy nữa. Máy quay với tốc độ nhanh, tiếng máy rất lớn. Anh Tuân bật lên, lấy hết sức bình sinh hô hoán: "Còn người ở trong, cứu đi!".Nhớ lại những hình ảnh của ngày hôm qua, anh vẫn rùng mình sợ hãi, ám ảnh.Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái, đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam động viên, thăm hỏi, trao hỗ trợ cho 3 công nhân bị thương 5 triệu đồng/người.Theo bác sĩ, các bệnh nhân nhập viện đều trong tình trạng chấn thương nhẹ, không nguy hiểm đến tính mạng. Chia sẻ với những công nhân trong vụ tai nạn lao động, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Phan Văn Anh mong các bệnh nhân nhanh chóng ổn định tinh thần, vượt qua nỗi đau để sớm trở về gia đình, trở lại làm việc.Đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chia sẻ với gia đình các nạn nhân bị thiệt mạng trong vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng ở Yên Bái (Ảnh: T.Chinh).Tiếp đó, ông Phan Văn Anh cùng đoàn công tác đã đến thăm viếng, chia buồn với các gia đình nạn nhân tử vong.Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị cấp ủy, chính quyền địa phương nơi có gia đình nạn nhân bị thiệt mạng tổ chức thăm hỏi chu đáo, kịp thời quan tâm, hỗ trợ, động viên về tinh thần, vật chất để các gia đình vượt lên mất mát và sớm ổn định cuộc sống.Lãnh đạo liên đoàn lao động trao khoản hỗ trợ trực tiếp đến gia đình 7 công nhân tử vong, mỗi trường hợp 10 triệu đồng.Qua vụ tai nạn lao động, lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng yêu cầu các cơ quan, đơn vị chấn chỉnh, tăng cường kiểm tra, hướng dẫn bảo đảm nghiêm ngặt các quy tắc an toàn lao động, vệ sinh, đảm bảo an toàn môi trường làm việc.Trước đó, Bộ LĐ-TB&XH đã có công văn gửi Sở LĐ-TB&XH tỉnh Yên Bái và Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái khẩn trương hỗ trợ, giải quyết chế độ tai nạn lao động cho các nạn nhân và gia đình trong vụ tai nạn nghiêm trọng khiến 7 người tử vong.Để khắc phục khó khăn và phòng ngừa tai nạn lao động tái diễn, Bộ LĐ-TB&XH yêu cầu Sở LĐ-TB&XH tỉnh Yên Bái phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương hỗ trợ, giúp đỡ các gia đình nạn nhân, chia sẻ những khó khăn, mất mát.Bên cạnh đó, cần hỗ trợ giải quyết kịp thời chế độ tai nạn lao động cho người bị nạn và thân nhân người bị nạn theo quy định.Bộ này yêu cầu tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn, kịp thời xử lý các vi phạm.Bộ LĐ-TB&XH cũng yêu cầu Công ty Cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái làm rõ trách nhiệm của đơn vị, cá nhân trong việc để xảy ra tai nạn lao động. Khẩn trương khắc phục hậu quả vụ tai nạn, khôi phục và ổn định sản xuất kinh doanh.Bộ LĐ-TB&XH đề nghị UBND tỉnh Yên Bái chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan phối hợp chặt chẽ trong công tác điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, đồng thời báo cáo kịp thời về Bộ theo quy định.
Giải quyết chế độ với 7 công nhân tử nạn trong máy nghiền
Bộ LĐ-TB&XH yêu cầu Sở LĐ-TB&XH tỉnh Yên Bái khẩn trương giải quyết chế độ tai nạn lao động cho nạn nhân và gia đình người bị nạn trong vụ tai nạn lao động tại nhà máy xi măng ở Yên Bái.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đã có công văn yêu cầu Sở LĐ-TB&XH tỉnh Yên Bái và Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái khẩn trương hỗ trợ, giải quyết chế độ tai nạn lao động cho các nạn nhân và gia đình trong vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra chiều 22/4, khiến 7 công nhân tử vong và 3 người bị thương.Để khắc phục khó khăn và phòng ngừa tai nạn lao động tái diễn, Bộ LĐ-TB&XH yêu cầu Sở LĐ-TB&XH tỉnh Yên Bái phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương hỗ trợ, giúp đỡ các gia đình nạn nhân, chia sẻ những khó khăn, mất mát.Lãnh đạo Cục An toàn lao động (Bộ LĐ-TB&XH) trao đổi với công nhân tại hiện trường (Ảnh: Molisa).Hỗ trợ giải quyết kịp thời chế độ tai nạn lao động cho người bị nạn và thân nhân người bị nạn theo quy định. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn, kịp thời xử lý các vi phạm.Bộ LĐ-TB&XH cũng yêu cầu Công ty Cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái làm rõ trách nhiệm của đơn vị, cá nhân trong việc để xảy ra tai nạn lao động. Khẩn trương khắc phục hậu quả vụ tai nạn, khôi phục và ổn định sản xuất kinh doanh."Nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ và giải quyết đầy đủ các chế độ, chính sách cho người bị nạn và thân nhân người bị nạn theo quy định", Bộ LĐ-TB&XH yêu cầu doanh nghiệp khẩn trương thực hiện.Bộ LĐ-TB&XH cũng đề nghị UBND tỉnh Yên Bái chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan phối hợp chặt chẽ trong công tác điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, đồng thời báo cáo kịp thời về Bộ theo quy định.Trước đó, theo báo cáo nhanh của UBND tỉnh Yên Bái, khoảng 13h30 ngày 22/4, đã xảy ra vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng trong quá trình sửa chữa dây chuyền nghiền đá ở Nhà máy xi măng thuộc Công ty cổ phần xi măng và khoáng sản Yên Bái.Vụ tai nạn khiến 7 người tử vong và 3 người bị thương. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do sự cố động cơ điện của máy nghiền đã dẫn đến tai nạn cho các công nhân đang trực tiếp thực hiện việc bảo dưỡng, sửa chữa.Ngay sau khi xảy ra tai nạn, lãnh đạo tỉnh Yên Bái đã trực tiếp có mặt tại hiện trường để chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức bảo vệ hiện trường, đưa người bị thương đi cấp cứu, chuyển thi thể các nạn nhân tử vong ra ngoài; đồng thời, chỉ đạo sớm điều tra nguyên nhân vụ tai nạn.Trước mắt, tỉnh Yên Bái và Công ty cổ phần xi măng và khoáng sản Yên Bái thăm hỏi, động viên và hỗ trợ ban đầu cho mỗi gia đình nạn nhân tử vong 228 triệu đồng; 56 triệu đồng với mỗi người bị thương.
Nhân viên được công ty trợ cấp tiền "lánh nạn" trong mùa dị ứng phấn hoa
Một công ty ở Nhật Bản đã trợ cấp 1.300 USD cho mỗi nhân viên cần đi "lánh nạn" trong mùa hè, thời điểm những người bị dị ứng với phấn hoa dễ bị hắt hơi, gãi ngứa suốt 2 tháng.
Naoki Shigihara, nhân viên của công ty công nghệ thông tin Aisaas (Nhật Bản), là một người có triệu chứng "sốt mùa hè". Anh là một trong hàng triệu người ở Nhật Bản bị dị ứng với phấn hoa và khó tập trung vào công việc. Đặc biệt vào mùa xuân, anh phải đối mặt với tình trạng nghẹt mũi và sổ mũi dai dẳng.Người dân đeo khẩu trang khi ra ngoài ở Tokyo (Nhật Bản) (Ảnh: Robert Gilhooly).Công ty của anh đã đưa ra chương trình "thoát khỏi vùng nhiệt đới", cho phép nhân viên làm việc từ xa tại các khu vực khác của đất nước, nơi có lượng phấn hoa thấp. Công ty thậm chí còn trợ cấp 1.300 USD/người (tương đương với 33 triệu đồng) cho việc "lánh nạn" tạm thời này.Nhờ khoản trợ cấp này, Naoki đã chuyển đến Okinawa, một đảo phía nam Nhật Bản sống tạm. Trong 2 năm qua, mỗi mùa xuân, anh đã dành 10 ngày ở Okinawa."Khi ở Tokyo, các triệu chứng dị ứng của tôi lại bắt đầu trầm trọng. Còn ở Okinawa thì thật tuyệt, tôi cảm thấy các triệu chứng đã biến mất. Khi tôi nói chuyện trợ cấp lánh nạn với những đồng nghiệp ở công ty khác, họ đã rất ghen tị và cho rằng đây là chế độ đãi ngộ tuyệt vời. Hầu hết mọi người xung quanh tôi đều phải đến bệnh viện trong mùa này, đây là một vấn đề nghiêm trọng ở Nhật Bản", anh nói.Shihomi Yamamoto, phát ngôn viên của công ty, cho biết chương trình "thoát khỏi vùng nhiệt đới" bắt đầu vào năm 2022 vì giám đốc điều hành của công ty bị các triệu chứng "sốt cỏ khô" nghiêm trọng và cũng cần phải rời xa Tokyo vào mỗi mùa xuân. Năm ngoái, hơn một phần ba trong số 185 nhân viên của công ty đã tham gia chương trình "lánh nạn" này.Mùa "sốt cỏ khô" hay còn gọi là "sốt mùa hè" ở Nhật Bản diễn ra đỉnh điểm từ cuối tháng 2 đến giữa tháng 4. Mùa dị ứng phấn hoa này khiến hàng triệu người hắt hơi và gãi ngứa vì dị ứng, thậm chí còn có người bị ốm vào mỗi mùa xuân.Theo Hiệp hội Miễn dịch học, Dị ứng và Nhiễm trùng tai, mũi, họng Nhật Bản, hơn 40% dân số nước này được cho là có các triệu chứng này vào năm 2019. Con số này còn cao hơn tỷ lệ trung bình toàn cầu (10-30%), theo Tổ chức Y tế Thế giới.Mitsuhiro Okano, giáo sư tai, mũi, họng tại Bệnh viện Phúc lợi và Y tế Quốc tế Narita ở tỉnh Chiba, ước tính rằng các triệu chứng "sốt cỏ khô" nghiêm trọng có thể làm giảm hiệu quả làm việc hơn 30%, khiến tổn thất kinh tế quốc gia trở thành mối lo ngại thực sự.Một cuộc khảo sát đối với các công ty tư nhân của Tập đoàn Panasonic ước tính, thiệt hại kinh tế do năng suất lao động giảm trong mùa dị ứng là 1,5 tỷ USD/ngày.Chính phủ Nhật Bản và một số doanh nghiệp đang thực hiện các biện pháp giúp giảm bớt tác động của dị ứng đến người dân nói chung, người lao động nói riêng.Theo một cuộc khảo sát của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp, khoảng 20% các công ty Nhật Bản cho phép nhân viên làm việc từ xa trong mùa "sốt cỏ khô".Hiện nay, cây tuyết tùng và cây bách chiếm 28% diện tích rừng của Nhật Bản. Chính phủ cũng đã tăng ngân sách cho các biện pháp đối phó và lên kế hoạch giảm 20% rừng tuyết tùng trồng nhân tạo trong thập kỷ tới, thay thế chúng bằng những cây khác tạo ra ít phấn hoa hơn.Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, dị ứng phấn hoa đang trở nên tồi tệ hơn trên toàn cầu do biến đổi khí hậu, với nhiệt độ mùa xuân tăng lên và thực vật giải phóng phấn hoa sớm hơn, trong thời gian dài hơn. Nồng độ phấn hoa tuyết tùng vào mùa xuân năm 2023 đạt mức cao nhất trong 10 năm trở lại đây ở một số vùng của Nhật Bản.
1.840 chỉ tiêu tuyển dụng tại phiên giao dịch việc làm huyện Mê Linh
Ngày 20/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội phối hợp với UBND huyện Mê Linh tổ chức phiên giao dịch việc làm lưu động năm 2024 tại huyện Mê Linh.
Phiên giao dịch việc làm thu hút nhiều người lao động và học sinh trên địa bàn đến tìm hiểu thông tin việc làm, học nghề và ứng tuyển. Cụ thể, có 32 đơn vị doanh nghiệp tham gia tuyển dụng với tổng nhu cầu tuyển dụng là 1.840 chỉ tiêu.Phát biểu tại sự kiện, Phó Chủ tịch UBND huyện Mê Linh Lê Văn Khương cho biết, huyện Mê Linh có 183.000 người trong độ tuổi lao động; bình quân khoảng 2.500 đến 3.000 người có nhu cầu tìm việc làm.Lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội, UBND huyện Mê Linh trao đổi với các doanh nghiệp và người lao động tham gia phiên giao dịch việc làm (Ảnh: Thanh Bình).Cùng với các nhiệm vụ phát triển kinh tế, huyện tích cực triển khai các giải pháp hỗ trợ, phát triển thị trường lao động và giải quyết việc làm cho người lao động... Qua đó, năm 2023, đã giải quyết việc làm cho 2.750 lao động. 4 tháng đầu năm 2024, huyện giải quyết việc làm cho 1.214 người lao động.Theo ông Lê Văn Khương, mặc dù hiện nay, thông tin thị trường lao động tương đối phổ biến; với sự kết nối tích cực của Nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội... nhiều doanh nghiệp đã chủ động thông tin và tuyển dụng lao động phù hợp.Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người lao động gặp khó khăn tìm việc làm phù hợp với khả năng, nhu cầu; nhiều doanh nghiệp, cơ sở đào tạo nghề cũng gặp khó trong tuyển dụng công nhân, học viên, nhất là lao động trình độ, công nhân kỹ thuật.Người lao động tìm việc làm tại phiên giao dịch việc làm (Ảnh: Thanh Bình).Vì vậy, phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024 là đầu mối cung cấp cho người lao động những thông tin về cung - cầu lao động để họ lựa chọn, tìm kiếm việc làm phù hợp với điều kiện và trình độ của mình.Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Tây Nam khẳng định, việc tổ chức phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Mê Linh tiếp tục là giải pháp hữu hiệu hỗ trợ các doanh nghiệp và người lao động trên địa bàn huyện và khu vực lân cận, tạo cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ được cung cấp về thông tin thị trường lao động.Từ đó, người lao động học hỏi, trau dồi, trang bị thêm kỹ năng và kiến thức, khả năng thích nghi với những biến động thị trường việc làm.Kết quả tổng hợp của Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội cho thấy, trong 1.640 chỉ tiêu tuyển dụng và xuất khẩu lao động, các doanh nghiệp tuyển nhiều người lao động vào vị trí du học, xuất khẩu lao động; kinh doanh - marketing; nhân viên kỹ thuật; công nhân sản xuất; bán hàng - thu ngân; nhân viên văn phòng; bếp - thu ngân,...Các doanh nghiệp đưa ra những mức lương thỏa đáng. Cụ thể, mức lương từ 15 triệu đồng trở lên/tháng dành cho các chỉ tiêu tuyển dụng chất lượng cao, yêu cầu người lao động có kinh nghiệm và chuyên môn tốt, có khả năng chịu áp lực công việc cao.Nhiều công việc có mức lương hấp dẫn chờ người lao động (Ảnh: Thanh Bình).Mức lương 10-15 triệu đồng/tháng có 314 chỉ tiêu tuyển dụng vào vị trí kinh doanh, quản lý, giám sát, trưởng - phó phòng...Tại phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024 có 200 chỉ tiêu tuyển sinh đa dạng các ngành nghề như: cơ khí, điện tử, thực phẩm và hơn 300 chỉ tiêu du học, xuất khẩu lao động mang lại thêm những lựa chọn công việc, học nghề cho người lao động.Bên cạnh đó, Ban tổ chức còn tư vấn, cung cấp thông tin về thị trường lao động, xuất khẩu lao động, tư vấn hướng nghiệp, học nghề, tư vấn các kỹ năng tìm việc làm, kỹ năng tham gia thị trường lao động.Cùng với đó, Ban tổ chức cũng là chia sẻ các thông tin liên quan đến chính sách pháp luật cho người lao động nói chung cũng như lao động là bộ đội xuất ngũ, công an hoàn thành nghĩa vụ, các gia đình chính sách, người khuyết tật, người chấp hành xong hình phạt tù và người sau cai nghiện ma túy hòa nhập cộng đồng.Thông qua phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh, 980 học sinh, sinh viên, người lao động được tư vấn việc làm, cung cấp thông tin thị trường lao động và phổ biến chính sách pháp luật.Bên cạnh đó, gần 759 lượt người gặp gỡ trực tiếp, phỏng vấn với nhà tuyển dụng.Cũng tại phiên, hàng trăm hồ sơ của người lao động được nhà tuyển dụng tiếp nhận.Đặc biệt, 105 người lao động đã được hẹn phỏng vấn lần 2 sau phiên giao dịch việc làm.
30 tuổi phải nộp đơn xin việc... là thất bại?
Nhiều ý kiến trái chiều đưa ra trước thông tin lao động sau 35, thậm chí sau 30 tuổi đi xin việc có thể xem là một thất bại.
Đó là một nội dung đang gây bão mạng xã hội trong bài viết mới được chia sẻ của anh Trần Hùng Thiện (tốt nghiệp Thạc sĩ trường Đại học Hawaii, Mỹ), CEO Gcomm Việt Nam, về CV ( hồ sơ xin việc) sau 35 tuổi."Khiêng vác" CV 35+ đi khắp nơi... thành công rất thấpChia sẻ trên trang cá nhân facebook của mình, anh Thiện bắt đầu bằng câu chuyện về 2 CV của lao động sau 35 tuổi.Bắt nguồn từ những hồ sơ xin việc này, anh Thiện nhận định: "Sau 35 tuổi, thậm chí sau 30 tuổi mà phải gửi CV cho người ta xem xét có thể xem là một thất bại. Lời nói này có thể nặng, không có một chút cảm thông nhưng nếu ai không thấy vậy thì thời cuộc nó cũng đã vậy rồi, ngọt ngào với nhau làm gì".Anh này đưa ra trường hợp lao động sau 35 tuổi khi được nhóm "săn đầu người" tìm đến cần có những thành tựu nhất định, chí ít phải có kỹ năng quản lý.CV xin việc giúp nhà tuyển dụng phần nào đánh giá được năng lực của ứng viên (Ảnh: Shutterstock).Sau đó, anh Thiện quay trở lại câu chuyện người lao động lớn tuổi mà phải "khiêng vác" CV đi khắp nơi thành công sẽ rất thấp.Sau khi mở ra xem, anh Thiện nhận định đó là hai CV dưới trung bình thể hiện qua 10 năm làm việc nhưng chuyển trên dưới 10 công ty, kinh nghiệm không tương xứng với số tuổi…"Việc cứu vớt 2 CV này là không thể, bởi đương nhiên không trả lương cao được. Nếu trả thấp cho ứng viên, họ sẽ chửi mình bị "ngáo" lương hay gì", anh Thiện chia sẻ.Anh này dự báo rằng, vài năm nữa thôi, sẽ có hàng trăm CV ngoài 35 tuổi cạnh tranh với nhau tìm công việc "phòng thân", lương 6-7 triệu cũng chấp nhận.Từ những viện dẫn trên, tác giả bài viết muốn truyền tải thông điệp đến các bạn trẻ cần chữa lành tương lai, chứ không phải là tâm hồn đang được gắn mác thời thượng "tổn thương" chỉ sau vài câu mắng của sếp."Đứng dậy và chuẩn bị cho tương lai chứ đừng vác xác đi chữa cái gì, tốn tiền mà càng ngày càng toang hoác ra nhé", anh Thiện nhắn nhủ.Bài viết được đăng tải nhanh chóng thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng. Những luồng tranh luận trái chiều liên tục được mọi người đưa ra với một bên ủng hộ quan điểm của người viết, một bên cho rằng vẫn còn đầy rẫy những lao động ngoài 35 đang đi tìm kiếm công việc phù hợp với bản thân.Tranh luận trái chiềuBày tỏ đồng quan điểm với tác giả bài viết, anh Trần Quang Tuấn, Trưởng phòng Đào tạo và Phát triển của một đơn vị ở TPHCM cho biết, tác giả đang chia sẻ về trường hợp rất cụ thể là những người trên 30 tuổi với hơn 10 năm làm việc nhưng chuyển công ty trên dưới 10 lần, kinh nghiệm không tương xứng với số tuổi, CV rất chán… thì khó tìm kiếm việc làm.Theo anh Tuấn, tác giả cũng chỉ ra những người sau 35 nên có thành tựu nhất nhất, hoặc "bèo" nhất phải có kỹ năng quản lý.Anh Tuấn cho rằng lập luận này rất hợp lý. Cuối cùng, thông điệp của tác giả là khi đã đến một độ tuổi cụ thể thì cần phải có những thành tựu thì mới hi vọng cạnh tranh kiếm việc. Nếu không, họ sẽ khó có lợi thế cạnh tranh so với thế hệ trẻ.Phản bác quan điểm mà tác giả đưa ra, tài khoản N.A cho biết, vẫn có nhiều người trên 30 tuổi mới bắt đầu tìm việc với nhiều lý do. Vì vậy, không nên chỉ nhìn vào số tuổi, số kinh nghiệm… để đánh giá họ.Tranh cãi về việc lao động ngoài 35 tuổi đi tìm việc (Ảnh minh họa: Xuân Trường)."Vì vậy, cũng không nên mặc định người đó có tuổi thì họ sẽ đòi lương cao, còn trả thấp thì họ sẽ bảo "ngáo" lương. Biết đâu họ muốn vươn lên, đổi ngành, làm lại, chấp nhận mức lương thấp", tài khoản N.A cho biết.Người này cho rằng, nhiều người trên 40 đi học lại đại học vì muốn đổi ngành, nhà tuyển dụng không có quyền từ chối chỉ vì số tuổi.Chị này đồng ý quan điểm CV viết trông xấu hay lủng củng nên học cách viết. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng nên hiểu hoàn cảnh, con người thật, chuyên môn, động lực của ứng viên, hơn là đánh giá qua số tuổi và số năm kinh nghiệm…Cũng trao đổi về nội dung bài viết, chị Nguyễn Quỳnh Nga, quản lý doanh nghiệp tại TPHCM, đồng ý với quan điểm ở độ tuổi nào nếu không chịu khó nới vòng an toàn, mãi đứng im thì sẽ có nguy cơ bị loại khỏi thị trường lao động.Chị này ví dụ trường hợp tuổi 20 không lao vào học hỏi, thực hành. Sau vài năm khả năng tự học lụi dần thì dễ bị đào thải.Song, chị Nga chưa đồng ý với hình ảnh đóng khung độ tuổi nào đó khi tìm việc. Bởi việc này sẽ khiến cho nhà tuyển dụng và người đi ứng tuyển dễ bị lo sợ."Đôi khi nhà tuyển dụng sẽ thấy hóa ra 30+ chưa làm quản lý, trưởng nhóm thì người này kém là điều hiển nhiên trong thị trường lao động. Như vậy cũng gây ra nhiều tình huống nhà tuyển dụng tuyển mãi không được người", chị Nga chia sẻ.
Nhân viên nữ nên làm gì khi bị sếp quấy rối tình dục?
Việc Tổng giám đốc công ty sách Nhã Nam bị tạm dừng công việc sau nghi vấn "quấy rối nhân viên nữ" khơi lên vấn nạn công sở. Người bị quấy rối được kêu gọi mạnh dạn tố cáo, bảo vệ quyền lợi của mình.
Tối 18/4, Ban giám đốc công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam thông báo đã có quyết định tạm thời ngừng vị trí công tác của ông Nguyễn Nhật Anh, Tổng giám đốc công ty.Trước đó, vị Tổng giám đốc này bị tố giác có hành vi không đứng đắn, quấy rối một nữ nhân viên dưới quyền trong thời gian làm việc. Sự việc gây ảnh hưởng lớn khi nhiều đối tác của công ty tuyên bố ngừng hợp tác, yêu cầu đơn vị này phải giải quyết thỏa đáng.Thực tế, hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc và các chế tài xử lý với người có hành vi này đã được Bộ luật Lao động năm 2019 quy định rất rõ, để bảo vệ quyền lợi của người lao động.Bộ luật Lao động năm 2019 quy định rất rõ về quấy rối tình dục tại nơi làm việc (Ảnh minh họa: AI).Khoản 9 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 quy định: "Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động".Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết hơn, mô tả rõ 3 hành vi được xác định là quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Với mô tả này, hành vi quấy rối tình dục được xác định cụ thể.Trong trường hợp bị quấy rối tình dục, người lao động được pháp luật bảo vệ, trước hết là quy định người lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không cần báo trước cho đơn vị, vẫn được hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp như nghỉ việc hợp pháp.Đồng thời, người lao động có thể xúc tiến các hoạt động bảo vệ quyền lợi của mình như tố cáo, yêu cầu đơn vị giải quyết quyền lợi cho mình và xử lý người vi phạm, đòi bồi thường thiệt hại…Theo quy định tại Khoản 2 Điều 125 Bộ luật Lao động 2019, người có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật sa thải. Người bị quấy rối có thể tố cáo đến ban lãnh đạo đơn vị để xử lý người có hành vi quấy rối.Trong trường hợp ban lãnh đạo cơ quan/đơn vị không giải quyết tố cáo hoặc giải quyết không thỏa đáng, người lao động có thể khiếu nại đến đơn vị quản lý lao động tại địa phương (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ở nơi người lao động làm việc) để bảo vệ quyền lợi của mình.Từ khiếu nại của người lao động, cơ quan quản lý lao động sẽ xác minh thực tế, đánh giá mức độ hành vi để xử phạt hành chính hoặc chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự.Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định rất chi tiết về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động. Tại Khoản 3 Điều 11 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, Chính phủ quy định: "Phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự".Trong trường hợp người quấy rối có hành động hoặc lời nói làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người lao động thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác (quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017).Bên cạnh đó, người lao động có thể khởi kiện ra tòa án địa phương, yêu cầu người có hành vi quấy rối bồi thường thiệt hại do bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2015.
Người khuyết tật vượt khó, khao khát làm việc để khẳng định bản thân
Với bản tính cần cù, khéo léo, người khuyết tật luôn mong muốn có được việc làm phù hợp, có thu nhập để tự chăm lo cho chính mình và đóng góp cho sự phát triển của xã hội.
Ngày 16/4, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội phối hợp với Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội tổ chức "Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật lần thứ I năm 2024".Tham gia phiên giao dịch việc làm có 32 doanh nghiệp với 1.117 chỉ tiêu tuyển dụng, trong đó, 386 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh lao động là người khuyết tật.Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Hà Nội Nguyễn Tây Nam (Ảnh: Hoa Lê).Phát biểu tại phiên giao dịch việc làm, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Hà Nội Nguyễn Tây Nam cho biết, hiện nay, Hà Nội có 112.171 người khuyết tật, trong đó có 7.704 người khuyết tật có khả năng lao động. Nhiều người khuyết tật vươn lên làm chủ các cơ sở sản xuất kinh doanh.Theo Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH, người khuyết tật có bản tính cần cù, khéo léo, nghị lực vượt khó và khát khao được làm việc để khẳng định bản thân. Họ luôn mong muốn có được việc làm phù hợp, có thu nhập để tự chăm lo cho chính mình và đóng góp cho sự phát triển của xã hội."Vì vậy, việc hỗ trợ giải quyết việc làm cho người khuyết tật là việc làm có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, đồng thời còn ghi nhận vai trò của người khuyết tật trong đời sống xã hội", ông Nam nhấn mạnh.Giới thiệu việc làm cho người khuyết tật (Ảnh: Hoa Lê).Với ý nghĩa đó, trong thời gian qua, Sở LĐ-TB&XH đã chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội định kỳ tổ chức các phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật nhằm hỗ trợ, động viên người khuyết tật tích cực học tập, tham gia vào thị trường lao động.Ông Nam trăn trở: "Trong điều kiện bình thường, cơ hội việc làm đối với người khuyết tật vốn đã khó khăn, thì nay trong bối cảnh suy thoái kinh tế sau dịch bệnh Covid-19... vấn đề giải quyết việc làm cho người khuyết tật càng thêm nhiều trở ngại.Đó cũng là điều chúng tôi muốn nói với cộng đồng doanh nghiệp, đó là giải quyết việc làm cho người khuyết tật không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước, mà đó còn là trách nhiệm của cả cộng đồng doanh nghiệp, xã hội".Người khuyết tật được tặng quà tại phiên giao dịch việc làm (Ảnh: Hoa Lê).Cũng nhân dịp này, lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH Hà Nội mong muốn người lao động khuyết tật hãy nỗ lực hơn nữa để tự trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng tay nghề để sẵn sàng đảm nhận được công việc của nhà tuyển dụng, qua đó khẳng định được giá trị của mình trên thị trường lao động.Ông Trịnh Xuân Dũng, Phó chủ tịch Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội cho biết, phiên giao dịch việc làm nhằm hỗ trợ thanh niên khuyết tật, người khuyết tật trong độ tuổi lao động có nhu cầu tìm kiếm việc làm ổn định.Bên cạnh đó, thông qua đây, người khuyết tật được tiếp cận thông tin đầy đủ, chính xác về đơn vị tuyển dụng. Họ còn biết đến chính sách pháp luật về lĩnh vực việc làm, góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về người khuyết tật."Những hoạt động như vậy đã góp phần thúc đẩy tuyển dụng lao động từ các công ty, doanh nghiệp với người khuyết tật", ông Dũng chia sẻ.Ông Trịnh Xuân Dũng, Phó chủ tịch Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội (Ảnh: Hoa Lê).Phó Chủ tịch Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội mong muốn được duy trì các phiên giao dịch việc làm để người khuyết tật có cơ hội việc làm trên thị trường lao động. Bên cạnh đó, người lao động khuyết tật phải nỗ lực hoàn thành công việc, chấp hành tốt nội quy, quy định công ty.Tham gia phiên giao dịch việc làm, nhiều người khuyết tật mong muốn được học nghề và tìm được việc làm phù hợp năng lực bản thân. Chị Nguyễn Thị Nhường (30 tuổi, ở Đông Anh, Hà Nội) mong muốn học nghề nấu ăn, từ đó có công việc cho mình để phụ giúp cho gia đình.Ông Nguyễn Thế Khang, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư công nghệ Đại Sỹ, chuyên sản xuất bóng đèn LED, cho biết, doanh nghiệp chuyên mảng công nghệ đang tìm kiếm những bạn biết về công nghệ thông tin, hoặc chưa biết thì có tư duy tốt để có thể đào tạo. Bên cạnh đó, công ty sẽ hỗ trợ người lao động có thể làm online, phù hợp với sức khỏe của người khuyết tật.Thông qua phiên giao dịch việc làm cho người khuyết tật, 735 người lao động được tư vấn việc làm, cung cấp thông tin thị trường lao động và phổ biến chính sách pháp luật.Bên cạnh đó, 402 lượt người gặp gỡ trực tiếp, phỏng vấn với nhà tuyển dụng.Cũng tại phiên, hàng trăm hồ sơ của người lao động được nhà tuyển dụng tiếp nhận. Đặc biệt, 72 người lao động đã được hẹn phỏng vấn lần 2 sau phiên giao dịch việc làm.
Những lao động được 2 lần tăng lương từ 1/7
Bên cạnh đề xuất mức tăng 6%, lương tối thiểu áp dụng từ 1/7 tới cũng sẽ điều chỉnh một số địa bàn hưởng lương. Vì vậy, người lao động ở vùng này sẽ có mức tăng cao hơn.
Từ 1/7 tới đây, mức lương tối thiểu vùng dự kiến tăng 6% so với hiện hành, theo dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng đang được lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan.Theo phương án này, lương vùng I nâng lên 4,96 triệu đồng; vùng II là 4,41 triệu đồng; vùng III là 3,86 triệu đồng và vùng IV đạt 3,45 triệu đồng.So với mức lương hiện hành dao động 3,25-4,68 triệu đồng tùy vùng, mức lương tối thiểu nêu trên tăng 200.000-280.000 đồng/tháng (tương ứng tỷ lệ bình quân 6%).Mức tăng lương tối thiểu vùng dự kiến áp dụng từ 1/7/2024.Cùng với đề xuất mức tăng trên, dự thảo Nghị định cũng nêu hướng điều chỉnh một số địa bàn hưởng lương tối thiểu vùng. Cụ thể:Chuyển từ vùng II có mức lương tối thiểu tháng dự kiến 4,41 triệu đồng/tháng lên vùng I có mức lương tối thiểu tháng dự kiến 4,96 triệu đồng/tháng với các địa phương: Thị xã Quảng Yên, thị xã Đông Triều, thành phố Uông Bí, thành phố Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh.Chuyển từ vùng III có mức lương tối thiểu tháng dự kiến 3,86 triệu đồng/tháng lên vùng II có mức lương tối thiểu tháng dự kiến 4,41 triệu đồng/tháng với các địa phương: TP Thái Bình (tỉnh Thái Bình); TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn, thị xã Nghi Sơn, thị xã Bỉm Sơn (tỉnh Thanh Hóa); Thị xã Ninh Hòa (tỉnh Khánh Hòa); TP Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng).Chuyển từ vùng IV có mức lương tối thiểu tháng dự kiến 3,45 đồng/tháng lên vùng III có mức lương tối thiểu tháng dự kiến 3,86 triệu đồng/tháng với các địa phương: Huyện Triệu Sơn, huyện Thọ Xuân, huyện Yên Định, huyện Vĩnh Lộc, huyện Thiệu Hóa, huyện Hà Trung, huyện Hậu Lộc, huyện Nga Sơn, huyện Hoằng Hóa, huyện Nông Cống (tỉnh Thanh Hóa); Huyện Thái Thụy, huyện Tiền Hải (tỉnh Thái Bình); Huyện Ninh Phước (tỉnh Ninh Thuận).Cơ quan soạn thảo lý giải, việc điều chỉnh vùng của các địa phương nêu trên nhằm tạo sự cân đối hợp lý về giá nhân công giữa các địa bàn lân cận.Bên cạnh đó, các địa bàn trên có sự phát triển hơn về thị trường lao động, hình thành các khu, cụm công nghiệp, điều kiện cơ sở hạ tầng được cải thiện đáng kể, giáp với các địa bàn khác có mức lương tối thiểu cao hơn.Như vậy, nhiều khu vực được điều chỉnh ở mức hưởng lương tối thiểu thấp hơn lên mức hưởng lương tối thiểu cao hơn.Kéo theo đó, người lao động ở các vùng địa bàn đang hưởng lương tối thiểu theo vùng thấp hơn sẽ được nâng mức lương tối thiểu theo mức tăng của lương tối thiểu ở vùng cao hơn đó. Như vậy, nhóm này sẽ có mức tăng lương đột phá hơn mặt bằng chung 200.000-280.000 đồng/tháng.Cụ thể, khu vực được điều chỉnh lương áp dụng từ vùng II lên vùng I, người lao động được tăng 800.000 đồng/tháng; từ vùng III lên vùng II được tăng 770.000 đồng/tháng; từ vùng IV lên vùng III được tăng 610.000 đồng/tháng. Mức tăng này cao hơn khoảng 3 lần so với mức tăng lương áp dụng chung. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.Theo nguyên tắc này, người sử dụng lao động không được trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
Lịch nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4-1/5 với doanh nghiệp đi làm thứ bảy
Trong 2 tuần cuối tháng 4 có 2 dịp nghĩ lễ là Giỗ Tổ Hùng Vương, ngày 30/4-1/5, người lao động có thể nghỉ tổng cộng 6 ngày.
Theo Bộ luật Lao động, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động 1 ngày dịp Giỗ Tổ Hùng Vương (ngày 10 tháng 3 Âm lịch).Ngày Giỗ Tổ năm nay rơi vào thứ năm, 18/4, là ngày làm việc giữa tuần. Sau ngày nghỉ, thứ sáu, 19/4, người lao động cả nước đi làm lại bình thường.Dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương được nghỉ 1 ngày (Ảnh minh họa: Trần Đạt).Cũng theo pháp luật về lao động dịp 30/4 và 1/5, người lao động được nghỉ mỗi ngày lễ 1 ngày. Năm 2024, ngày 30/4 rơi vào thứ ba và 1/5 rơi vào thứ tư.Do đó, theo lịch thông thường, với đơn vị làm việc thứ bảy, doanh nghiệp sẽ chỉ được nghỉ hai ngày thứ ba và thứ tư và không được nghỉ bù vào các ngày khác.Như vậy, lịch nghỉ 30/4-1/5 của doanh nghiệp làm thứ bảy sẽ thực hiện theo thỏa thuận của người sử dụng lao động và người lao động mà không áp dụng lịch nghỉ vừa được Thủ tướng phê duyệt. Tuy nhiên, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khuyến khích người sử dụng lao động áp dụng thời gian nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 cho người lao động như quy định đối với công chức, viên chức nhưng đảm bảo thực hiện đầy đủ các chế độ cho người lao động theo quy định của pháp luật, khuyến khích những thỏa thuận có lợi hơn cho người lao động.Như vậy, nếu doanh nghiệp thực hiện nghỉ ngày thứ hai (29/4), người lao động sẽ được nghỉ liên tiếp 4 ngày từ chủ nhật (28/4) đến hết ngày thứ tư (1/5) và sắp xếp ngày làm bù thích hợp.Trường hợp doanh nghiệp tổ chức làm xen kẽ 2 thứ bảy trong tháng và thực hiện nghỉ thứ hai như lịch hoán đổi đã được thông qua, người lao động có thể nghỉ liên tiếp 5 ngày, sắp xếp đi làm bù vào dịp thích hợp.Nếu đơn vị không nghỉ ngày thứ hai, người lao động sẽ được nghỉ chủ nhật (28/4), thứ ba (30/4) và thứ tư (1/5). Ngày thứ hai, 29/4, đi làm bình thường.Kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 kéo dài 5 ngày và làm bù vào thứ bảy 4/5 (Ảnh: Gia Đoàn).Theo ghi nhận của phóng viên Dân trí, nhiều doanh nghiệp bố trí cho người lao động được nghỉ 4-5 ngày liên tiếp để có thời gian nghỉ lễ dài, có thể về quê thăm thân.Nếu doanh nghiệp tổ chức nghỉ 4-5 ngày liên tiếp, trong 2 tuần cuối tháng 4, người lao động có thể nghỉ tổng cộng 6 ngày.Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 và khoản 1 Điều 59 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp muốn sử dụng người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, tết phải được sự đồng ý của người lao động (trừ một số trường hợp công ty được điều động làm thêm giờ mà không cần người lao động đồng ý quy định tại Điều 108 Bộ luật Lao động 2019).Về mức lương làm thêm giờ, theo quy định tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019, người lao động làm thêm dịp lễ, tết vào ban ngày được trả ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ đối với người lao động hưởng lương ngày.Tiền làm thêm của người lao động được miễn thuế thu nhập cá nhân.Như vậy, người lao động đi làm vào ngày nghỉ của dịp lễ, tết được trả số tiền lương ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.Trường hợp người lao động làm việc vào ban đêm và làm thêm giờ vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương, 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
Viettel Construction cùng Liên đoàn Lao động Bà Rịa - Vũng Tàu hợp tác vì người lao động
Viettel Construction và Liên đoàn Lao động tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hợp tác trong việc cung cấp sản phẩm dịch vụ chất lượng đến với công đoàn viên, người lao động trên địa bàn tỉnh.
Thỏa thuận hợp tác giúp phát huy thế mạnh của mỗi bên, tăng cường sự phối hợp mang lại quyền và lợi ích cho đoàn viên công đoàn và người lao động trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.Với thỏa thuận lần này, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh cùng các đơn vị công đoàn cơ sở sẽ trở thành cầu nối giữa Viettel Construction và người lao động để họ có thể dễ dàng tiếp cận hệ sinh thái sản phẩm, dịch vụ của tổng công ty với nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn.Đại diện các bên trong buổi lễ ký kết thỏa thuận.Trong những năm qua, LĐLĐ Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có nhiều nỗ lực chăm lo đời sống cho công nhân, viên chức, lao động, hỗ trợ người lao động trên địa bàn tỉnh tiếp cận được những sản phẩm dịch vụ giá cả hợp lý, đáp ứng nhu cầu cuộc sống hàng ngày, trong đó có việc hợp tác với Viettel Construction.Viettel Construction sở hữu hơn 11.000 nhân sự, phân bổ tại 63 tỉnh và làm việc tại 400 cụm, huyện. Tổng công ty chinh phục người dân thông qua hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ toàn diện: dịch vụ xây nhà trọn gói "3 chuẩn"; dịch vụ lắp đặt các thiết bị công nghệ, cung cấp các thiết bị thiết yếu trong gia đình; dịch vụ sửa chữa bảo dưỡng điện tử, điện lạnh.Các cán bộ nhân viên, công đoàn viên tham quan gian hàng mẫu của Viettel Construction.Trong thỏa thuận hợp tác lần này, Viettel Construction cho hay đã xây dựng những chương trình ưu đãi đặc biệt cho đoàn viên, người lao động dễ dàng tiếp cận các sản phẩm điều hòa, máy lọc nước, bếp từ, bình nóng lạnh,… các sản phẩm gia dụng thiết yếu trong gia đình với giá thành hợp lý.Ngoài ra, tổng công ty sẽ trích 5% trên mỗi hợp đồng năng lượng mặt trời được ký kết với các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức trên địa bàn tỉnh để đóng góp và quỹ An toàn lao động, 0,5% giá trị trên mỗi hợp đồng xây dựng dân dụng (doanh nghiệp, hộ gia đình) đóng góp vào quỹ An cư lạc nghiệp để góp phần hỗ trợ, ổn định đời sống cho người lao động khó khăn.Tại buổi lễ, ông Lê Khả Trung - Giám đốc chi nhánh Viettel Construction Vũng Tàu - đại diện Viettel Construction cũng giới thiệu với đoàn đại biểu LĐLĐ tỉnh về hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ của Viettel Construction, mang đến những trải nghiệm, sản phẩm dịch vụ tốt nhất tới người dân trên cả nước, hướng tới những giá trị bền vững, xanh hơn, thông minh hơn.Ông Lê Khả Trung cũng bày tỏ mong muốn đồng hành cùng LĐLĐ tỉnh, huyện, công đoàn ngành địa phương,… để có thể mang lại lợi ích lâu dài, hướng tới những mục tiêu chung.Ông Lê Khả Trung - Giám đốc chi nhánh Viettel Construction Vũng Tàu phát biểu tại sự kiện.Tại lễ ký kết, bà Phạm Thu Hường - Phó chủ tịch LĐLĐ tỉnh chia sẻ: "Liên đoàn lao động tỉnh mong muốn đồng hành cùng Viettel Construction mang lại lợi ích thiết thực cho các công đoàn viên và người lao động. Trong buổi lễ ký kết ngày hôm nay, chúng tôi đã nắm các chính sách và chương trình ưu đãi của Viettel Construction và sẽ triển khai tới công đoàn cơ sở để truyền thông tới công đoàn viên, người lao động".Bà Phạm Thu Hường - Phó chủ tịch LĐLĐ tỉnh chia sẻ tại sự kiện.Đại diện Viettel Construction cho biết, sự hợp tác giữa LĐLĐ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Viettel Construction là lời khẳng định uy tín, chất lượng thương hiệu trong chặng đường đóng góp cho sự phát triển của đất nước.Trong tương lai, Viettel Construction mong muốn sẽ có cơ hội được kết hợp cùng các đơn vị, LĐLĐ trên toàn quốc để người lao động không chỉ ở Bà Rịa - Vũng Tàu mà ở khắp nơi đều được hưởng sản phẩm dịch vụ chất lượng với giá thành tốt nhất. Viettel Construction kỳ vọng sẽ được đồng hành cùng người dân và hiện hữu trong mỗi mái ấm gia đình Việt, khẳng định sứ mệnh "Dựng xây cuộc sống mới".
2 điều quan trọng nhất với người lao động trong suốt 10 năm "biến động"
Bên cạnh những biến động trong 10 năm qua, thị trường lao động vẫn tồn tại những điều bất biến, góp phần hình thành nhiều xu hướng việc làm mới.
Đó là đánh giá của Anphabe, công ty tư vấn về giải pháp thương hiệu nhà tuyển dụng và môi trường làm việc hạnh phúc trong Báo cáo xu hướng nhân tài Việt Nam - 10 năm nhìn lại (2014-2023).Thu nhập luôn được quan tâm hàng đầuTheo Anphabe, trong suốt 10 năm qua, mối quan tâm hàng đầu của người đi làm vẫn là thu nhập, cân bằng và ổn định. Các vấn đề này dù ở trong giai đoạn nào thì luôn có những vị trí quan trọng trong tiêu chí đi làm của người lao động.Cụ thể, tổng quan thị trường lao động từ năm 2014 đến 2023, có thể được chia thành 4 giai đoạn: Giai đoạn bình ổn với mức cạnh tranh nhân tài vừa phải; giai đoạn cạnh tranh nhân tài khốc liệt; giai đoạn Covid-19 và giai đoạn hậu Covid-19.Trong mỗi giai đoạn, các mục tiêu nghề nghiệp được người đi làm quan tâm có sự thay đổi nhất định, phản ánh nhu cầu theo từng hoàn cảnh. Tuy nhiên, thu nhập luôn là yếu tố được ưu tiên hàng đầu.Mặt khác, qua khảo sát cho thấy vẫn luôn tồn tại sự chênh lệch giữa mức thu nhập thực tế và kỳ vọng thu nhập của người lao động.Đơn vị này dẫn chứng, trong năm 2021 dù khó khăn do dịch bệnh Covid-19, vẫn có khoảng 34% nguồn nhân lực được tăng lương, con số này đến nay đã tăng lên khoảng 50% (năm 2023).Khảo sát của Anphabe với những người được tăng lương trong 3 năm này cho thấy, mức tăng lương thực tế của họ dao động từ 8-9%, thấp hơn so với trung bình mức tăng mà họ kỳ vọng (9,7-12,4%)Vào giai đoạn khó khăn khi mà "layoff" (sa thải) trở thành từ khóa quen thuộc, xu hướng tương tự cũng diễn ra. Nhiều người lao động sẵn lòng giảm lương để giữ việc làm.Mặc dù người lao động mong muốn tăng lương ở mức 10-12%, nhưng khi đối mặt với nguy cơ mất việc, họ chấp nhận giảm lương từ 5-6%.Dịch chuyển trong nhu cầu làm việc của người lao động (Ảnh: Anphabe)."Điều này không chỉ phản ánh thực trạng khó khăn trong việc cân bằng giữa thu nhập và việc làm, mà còn cho thấy thu nhập vẫn luôn là nhu cầu cơ bản của con người. Nhu cầu ấy không thay đổi ngay cả khi phải đối mặt với những thách thức khách quan của thị trường", báo cáo của Anphabe nêu.Bên cạnh thu nhập, yếu tố bất biến thứ hai được nhắc đến trong thị trường lao động là nơi làm việc toàn diện.Khảo sát của Anphabe với trung bình 60.000 người lao động mỗi năm, dựa trên khung 6 yếu tố môi trường làm việc lý tưởng bao gồm: tưởng thưởng, cơ hội phát triển, văn hóa môi trường, lãnh đạo quản lý, chất lượng công việc - cuộc sống, danh tiếng công ty... vẫn luôn giữ vững vị thế quan trọng trong suốt thập kỷ qua.Điều này đã phản ánh nhu cầu bất biến của người đi làm ngày nay về một môi trường làm việc toàn diện, đáp ứng đầy đủ các khía cạnh của một nơi làm việc lý tưởng.Cạnh tranh nhân tài chưa ngừng lạiBên cạnh đó, yếu tố cạnh tranh nhân tài chưa bao giờ ngừng lại trong 10 năm qua, thậm chí còn ngày càng mạnh mẽ hơn.Không chỉ bản thân ứng viên trở nên cởi mở hơn và có nhiều phương thức hơn để tiếp cận các môi trường làm việc, các công ty trên thị trường cũng đang đẩy mạnh thương hiệu nhà tuyển dụng hơn để thu hút ứng viên từ các ngành khác.Điều này dẫn đến sự chú ý của họ vào doanh nghiệp rất dễ bị phân tán và chia nhỏ qua nhiều kênh.Vì vậy, theo Anphabe, dù muốn hay không, doanh nghiệp cũng cần đầu tư đẩy mạnh thương hiệu nhà tuyển dụng một cách bài bản, đa dạng với nhiều chất liệu hấp dẫn, sáng tạo để thu hút ứng viên.Căng thẳng giữa các thế hệ trong công việc ngày càng gia tăng (Ảnh: AT).Yếu tố căng thẳng giữa các thế hệ cũng được đề cập đến trong báo cáo. Khảo sát của Anphabe vào năm 2015, ghi nhận một thực tế có đến 85% các tổ chức thừa nhận có hội chứng "chia rẽ thế hệ" trong môi trường làm việc, chủ yếu giữa thế hệ Baby-boomers và Gen X đối với Gen Y.Tuy nhiên, vào năm 2023, dường như sự căng thẳng này đã chuyển hướng, không còn là cuộc đụng độ giữa Gen Y và các thế hệ trước, mà là sự "chung tay" giữa Gen X và Gen Y trong việc đối đầu với những thách thức do Gen Z đặt ra.Những thay đổi nhanh chóng trong thập kỷ qua đã làm tăng sự khác biệt giữa các thế hệ, khiến Gen Z trở nên biệt lập hơn trong quan điểm, phong cách làm việc, thái độ, giao tiếp và cách tiếp cận công nghệ.Dự báo rằng thế hệ Alpha tiếp theo sẽ còn có những đặc trưng rõ rệt hơn nữa. Điều này khẳng định căng thẳng giữa các thế hệ là một thực tế không thể tránh khỏi trên hành trình phát triển của mỗi tổ chức.
Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp 30/4-1/5
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phương án hoán đổi ngày làm việc 29/4 để nối liền 5 ngày nghỉ dịp lễ 30/4-1/5.
Trong tờ trình ký gửi sáng 11/4, lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH cho biết, phương án hoán đổi được đưa ra sau khi lấy ý kiến và tổng hợp từ 15 Bộ, cơ quan liên quan. Đến nay, có 13 bộ, cơ quan có ý kiến tham gia, 100% nhất trí với phương án do Bộ LĐ-TB&XH đề xuất.Cụ thể, hầu hết các bộ, cơ quan cho rằng việc bố trí hoán đổi ngày làm việc bình thường và làm bù sang ngày khác vừa giúp đảm bảo người dân cả nước có dịp nghỉ lễ hài hòa, trọn vẹn vừa giúp kích cầu du lịch, tiêu dùng xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.Đồng thời, việc hoán đổi này cũng không làm thay đổi quỹ thời gian làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Kết quả lấy ý kiến người lao động của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng cho thấy, tuyệt đại bộ phận người lao động ủng hộ đề xuất nghỉ 5 ngày.Người dân cả nước trông đợi kỳ nghỉ 5 ngày liên tục dịp 30/4-1/5 (Ảnh: Mạnh Quân).Về căn cứ pháp lý, cơ quan soạn thảo cho biết, theo quy định tại khoản 3 Điều 112 Bộ luật Lao động, hằng năm căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ tết Âm lịch và Quốc khánh.Điểm b khoản 2 Điều 28 Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2019) cũng quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ: "Chỉ đạo việc quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập".Trên cơ sở đó, Bộ LĐ-TB&XH báo cáo Thủ tướng phương án hoán đổi ngày làm việc bình thường vào thứ hai, 29/4, trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay và tổ chức ngày làm bù khác.Cụ thể, đối với công chức, viên chức, ngày làm việc này sẽ được hoán đổi sang làm bù vào thứ bảy, 4/5. Hoán đổi như vậy, công chức, viên chức được nghỉ 5 ngày liên tục từ thứ bảy, ngày 27/4 đến hết thứ tư, ngày 1/5. Đối với người lao động, Bộ LĐ-TB&XH khuyến khích người sử dụng lao động áp dụng thời gian nghỉ lễ 30/4-1/5 như quy định đối với công chức, viên chức. Cơ quan quản lý nhà nước về lao động nêu yêu cầu đảm bảo thực hiện đầy đủ các chế độ cho người lao động theo quy định của pháp luật, khuyến khích những thỏa thuận có lợi hơn cho người lao động.Từ những phân tích đó, Bộ LĐ-TB&XH đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm 2024 và giao Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH thông báo cho các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp, người lao động biết và thực hiện.Tờ trình cũng nêu đề nghị các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chủ động sắp xếp công việc, bố trí nhân lực phù hợp để đảm bảo tiến độ công việc và sản xuất.Kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5, theo đó, sẽ là kỳ nghỉ dài trong năm 2024, chỉ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn kéo dài 7 ngày.Ngoài ra, người lao động còn một ngày nghỉ khác trong tháng 4 là Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 Âm lịch, tức ngày thứ năm, 18/4, tới đây).Sau những ngày nghỉ lễ tập trung trong tháng 4, năm 2024, người dân cả nước còn một kỳ nghỉ nữa là dịp Quốc khánh 2/9.
Người chủ động nghỉ việc sẽ không còn được hưởng trợ cấp thất nghiệp?
Nhiều người lao động chủ động xin nghỉ việc để nghỉ ngơi, tìm cơ hội mới. Theo quy định hiện hành, những trường hợp này vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp rất... thoángPhát biểu tại hội nghị góp ý dự thảo luật Việc làm (sửa đổi), trưởng phòng nhân sự của một công ty may mặc lớn trên địa bàn huyện Củ Chi, TPHCM cho biết có rất nhiều trường hợp người lao động chủ động nghỉ việc để hưởng trợ cấp thất nghiệp.Thậm chí, có tình trạng người lao động chỉ làm việc và đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 tháng là chủ động nộp đơn xin nghỉ để làm hồ sơ hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp.Theo quy định về điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Điều 49 Luật Việc làm hiện hành, người lao động chỉ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp trong trường hợp đơn phương chấm dứt hoạt động trái pháp luật.Do đó, trong trường hợp người lao động chủ động nghỉ việc nhưng thực hiện chấm dứt hợp đồng đúng pháp luật vẫn được nhận trợ cấp thất nghiệp.Hiện nay, người lao động chủ động nghỉ việc vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp (Ảnh minh họa: Nam Anh).Trong thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thất nghiệp này, người lao động đó có thể không tìm các công việc chính thức có đóng bảo hiểm mà chọn các công việc thời vụ, công việc ở khu vực phi chính thức để làm.Khi đó, người lao động vừa có thu nhập từ công việc thời vụ, vừa được hưởng trợ cấp thất nghiệp bằng 60% mức lương đóng bảo hiểm thất nghiệp tại công ty cũ.Trong báo cáo tổng kết thi hành Luật Việc làm năm 2013, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đánh giá, điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp hiện nay khá rộng rãi. Trong khi đó, Bộ luật Lao động quy định quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của người lao động cũng... rất thoáng, chỉ cần báo trước cho chủ sử dụng lao động, thậm chí không cần báo trước trong một số trường hợp.Từ đó, dẫn đến nhiều trường hợp người lao động bị sa thải, tự ý bỏ việc không báo trước… nhưng vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp.Bộ LĐ-TB&XH nhận định, những trường hợp tự ý nghỉ việc để hưởng trợ cấp thất nghiệp như đề cập không phù hợp mục đích đề ra của chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Chính sách này được xây dựng nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, thực sự khó khăn về việc làm.Người lao động nghỉ việc vì áp lực?Từ những căn cứ trên, cơ quan soạn thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đề nghị chỉnh sửa điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo hướng hạn chế người tự ý nghỉ việc được hưởng trợ cấp.Theo đó, Điều 111 dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) quy định về điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp cơ bản vẫn giữ 4 nội dung như Điều 49 Luật Việc làm năm 2013.Tuy nhiên, dự luật bổ sung trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp.Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc chỉ được hưởng trợ cấp trong trường hợp "được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước theo quy định Bộ luật Lao động", cụ thể là trong 7 trường hợp.Như vậy, nếu đề xuất này được thông qua, người lao động không có lý do phù hợp quy định để đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà tự ý nghỉ việc, chủ động nghỉ việc sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp như hiện nay.Góp ý cho đề xuất này, Chủ tịch công đoàn một công ty công nghệ cao đề nghị xem xét lại, không nên hạn chế quyền lợi được hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động chủ động nghỉ việc.Theo vị này, trong môi trường làm việc công nghiệp theo dây chuyền, công việc đòi hỏi sự chuẩn xác, tỉ mỉ… trong thời gian dài, người lao động chịu áp lực rất lớn.Khi làm việc được vài năm, người lao động thường chủ động thu xếp để nghỉ việc vài tháng cho giải tỏa áp lực, phục hồi sức khỏe tinh thần để cân bằng cuộc sống. Khi đó, nguồn hỗ trợ từ trợ cấp thất nghiệp rất quan trọng để người lao động có khả năng nghỉ việc chủ động một thời gian nhằm tái tạo sức lao động.
Hoán đổi ngày làm việc dịp lễ 30/4-1/5: Không đổi quỹ thời gian lao động!
Sau khi tiến hành lấy ý kiến người lao động, cán bộ công đoàn, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam nhất trí đề xuất hoán đổi ngày làm việc để dịp lễ 30/4-1/5 được nghỉ liên tiếp.
Chiều 8/4, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có văn bản nêu ý kiến về phương án Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất hoán đổi ngày làm việc bình thường và làm bù sang ngày khác trong dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm 2024.Sau khi nhận được công văn xin ý kiến của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tiến hành lấy ý kiến qua mạng xã hội đối với 3.590 cán bộ công đoàn và người lao động.Qua đó, có 3.129 lượt bình chọn hoán đổi (87%); 302 lượt bình chọn phương án không hoán đổi (8%); còn lại là các đề xuất khác.Trên cơ sở kết quả lấy ý kiến, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam bày tỏ nhất trí với dự thảo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội gửi Chính phủ đề xuất về việc bố trí hoán đổi ngày làm việc bình thường (ngày 29/4) và làm bù sang ngày khác trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5.Nhiều người lao động mong ngóng có thông báo chính thức dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 (Ảnh minh họa: HQ).Theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, việc bố trí hoán đổi ngày làm việc sẽ giúp cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ 4 đến 5 ngày liên tục, có điều kiện giải trí, nghỉ ngơi và tái tạo sức lao động để làm việc tốt hơn."Việc này cũng góp phần giúp kích cầu du lịch, tiêu dùng xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, việc hoán đổi này cũng không làm thay đổi quỹ thời gian làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động", văn bản của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nêu.Đến nay, ngoài Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Nội vụ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giao thông vận tải đều tán thành đề xuất hoán đổi ngày làm việc để kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 kéo dài 5 ngày từ ngày 27/4 đến hết 1/5, trong đó, hoán đổi ngày làm việc bình thường (ngày 29/4), chuyển sang làm bù ngày khác.Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hết hôm 8/4, 15 cơ quan, bộ ngành sẽ gửi ý kiến góp ý về đề xuất hoán đổi ngày làm việc để kéo dài kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5.Hiện, đề xuất hoán đổi ngày làm việc trên đang tham khảo ý kiến bộ ngành. Sau khi có đầy đủ ý kiến của các Bộ, ngành, cơ quan soạn thảo mới tổng hợp, tham mưu lãnh đạo bộ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
Chốt phương án hoán đổi để nghỉ lễ 30/4-1/5 trong ngày hôm nay
Trong ngày hôm nay (8/4), các bộ, ngành sẽ hoàn thành việc góp ý với đề xuất hoán đổi ngày làm việc để kéo dài kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5. Cả 3 Bộ đã phản hồi đều tán thành phương án đề xuất.
Trao đổi với Dân trí, ông Hà Tất Thắng, Cục trưởng An toàn lao động (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết, hết hôm nay (8/4), 15 cơ quan, bộ ngành sẽ gửi ý kiến góp ý về đề xuất hoán đổi ngày làm việc để kéo dài kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5.Hiện, đề xuất hoán đổi ngày làm việc trên đang tham khảo ý kiến bộ ngành."Sau khi có đầy đủ ý kiến của các Bộ, ngành, cơ quan soạn thảo mới tổng hợp, tham mưu lãnh đạo bộ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định", ông Thắng nói.Điều 112 Bộ luật Lao động 2019Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:a) Tết Dương lịch: 1 ngàyb) Tết Âm lịch: 5 ngày;c) Ngày Chiến thắng: 1 ngày d) Ngày Quốc tế lao động: 1 ngày đ) Quốc khánh: 2 ngày (ngày 2/9 và 1 ngày liền kề trước hoặc sau);e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 1 ngày (ngày 10/3 âm lịch)Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ điều này.Theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019, trong năm, người lao động có tất cả 11 ngày nghỉ lễ, tết và được hưởng nguyên lương. Đợt nghỉ lễ cuối tháng tư có ngày Chiến thắng (30/4) và ngày Quốc tế Lao động (1/5) liền nhau.Nếu những ngày nghỉ này trùng vào ngày nghỉ hằng tuần, người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp.Pháp luật lao động không có quy định về việc hoán đổi ngày làm việc dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 mà căn cứ tình hình cụ thể mỗi năm, Chính phủ có quyết định cho phù hợp. Thực tế trước đây đã có những lần cơ quan điều hành áp dụng việc hoán đổi ngày làm việc để có lịch nghỉ dài hơn trong kỳ nghỉ này.Năm nay, sau khi tổng hợp các góp ý của bộ, ngành, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định về vấn đề hoán đổi lịch làm việc này.Người lao động mong ngóng được nghỉ liên tiếp dịp lễ này (Ảnh minh họa: Nguyễn Vy).Đến thời điểm hiện tại, mới có 3/15 bộ, ngành đã gửi ý kiến góp ý về đề xuất trên. Theo đó, Bộ Nội vụ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giao thông vận tải đều tán thành đề xuất hoán đổi ngày làm việc để kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 kéo dài 5 ngày từ ngày 27/4 đến hết 1/5, trong đó, hoán đổi ngày làm việc bình thường (ngày 29/4), chuyển sang làm bù ngày khác.Trước đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản gửi xin ý kiến 15 bộ, ngành về việc đề xuất hoán đổi ngày làm việc dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5. Bên cạnh nghỉ lễ 30/4-1/5, trong tháng 4 này, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động cũng được nghỉ ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 Âm lịch rơi vào thứ năm ngày 18/4. Đây là ngày làm việc trong tuần của người lao động nên lịch nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 chỉ trọn 1 ngày là thứ năm ngày 18/4 (tức ngày 10/3 Âm lịch).Nếu đề xuất hoán đổi ngày làm việc để kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 được kéo dài 5 ngày liên tiếp được thông qua, trong tháng này, người lao động có thể nâng số ngày nghỉ dịp lễ lên đến 6 ngày.
5 khoản tiền mà người lao động được nhận khi nghỉ việc
Tùy trường hợp khi nghỉ việc, người lao động có thể được nhận 5 khoản tiền sau: trợ cấp mất việc, trợ cấp thôi việc, trợ cấp thất nghiệp, tiền nghỉ phép năm và tiền lương chưa thanh toán.
5 khoản tiền người lao động được nhận khi nghỉ việc (Ảnh: Tùng Nguyên).Tiền trợ cấp thôi việcTheo Điều 46 Bộ luật Lao động năm 2019, tiền trợ cấp thôi việc được người sử dụng lao động trả cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc đúng quy định.Tuy nhiên, có 2 trường hợp ngoại lệ mà người lao động không được nhận trợ cấp thôi việc.Thứ nhất, người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu.Thứ 2, người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 5 ngày làm việc liên tục trở lên.Tiền trợ cấp mất việc làmTrợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm giống nhau ở điểm là cả 2 đều là khoản trợ cấp do người sử dụng lao động trả cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên khi chấm dứt hợp đồng lao động.Tuy nhiên, trợ cấp mất việc làm chỉ được người sử dụng lao động trả khi người lao động bị cắt giảm trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế; khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.Tiền lương cho những ngày làm việc chưa được thanh toánĐiều 48 Bộ luật Lao động quy định trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động. Theo đó, trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên.Khoản 2 Điều 48 quy định, người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán tiền lương và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì những khoản này được ưu tiên thanh toán.Tiền trợ cấp thất nghiệpCác quy định bảo hiểm thất nghiệp bắt đầu có hiệu lực và được thực hiện bắt đầu kể từ ngày 1/1/2009. Khi người lao động làm việc theo hợp đồng, tham gia bảo hiểm thất nghiệp thì sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu bị mất việc.Theo Điều 50 Luật Việc làm năm 2013, thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp. Sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp. Mức hưởng hằng tháng tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 5 lần mức lương tối thiểu đối với người lao động theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.Tiền lương cho những ngày nghỉ phép nămTheo Điều 113 Bộ luật Lao động, người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương. Tùy vào điều kiện làm việc, mỗi năm, người lao động được nghỉ phép 12-16 ngày.Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.Khoản 3 Điều 113 Bộ luật Lao động quy định, trường hợp người lao động thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.Như vậy, khi nghỉ việc, người sử dụng lao động sẽ tính số ngày nghỉ phép năm mà người lao động chưa sử dụng, tính theo mức lương quy định trong hợp đồng lao động để trả cho người lao động.
Đề xuất hỗ trợ cán bộ luân chuyển tới 6,3 triệu đồng/tháng
Dự thảo đề xuất hỗ trợ đi lại, nhà ở, sinh hoạt phí cho cán bộ ở Nghệ An luân chuyển trong tỉnh. Mức hỗ trợ trung bình cho cán bộ luân chuyển từ 3,6 triệu đồng đến 6,3 triệu đồng/người/tháng.
Sở Nội vụ Nghệ An đang lấy ý kiến đóng góp xây dựng dự thảo quy định chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, lãnh đạo luân chuyển trên địa bàn tỉnh này.Theo báo cáo của Sở Nội vụ tỉnh Nghệ An, địa phương này có 27 cán bộ luân chuyển diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý và 143 cán bộ luân chuyển diện Ban Thường vụ cấp huyện quyết định (thời điểm tháng 6/2023).Việc xây dựng, ban hành nghị quyết nhằm hỗ trợ một phần khó khăn về vật chất khi đến đơn vị, địa phương mới cách xa nơi ở, gia đình, tạo điều kiện cho cán bộ luân chuyển yên tâm công tác, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.Tỉnh Nghệ An đang nghiên cứu ban hành quy định hỗ trợ cán bộ luân chuyển công tác (Ảnh: Hưng Nguyên),Đối tượng áp dụng chính sách hỗ trợ là cán bộ đang công tác trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, huyện và cấp xã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Ban thường vụ cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện luân chuyển.Theo dự thảo, cán bộ luân chuyển sẽ được hỗ trợ chi phí đi lại, nhà ở và chi phí sinh hoạt.Đối với cán bộ luân chuyển từ cơ quan cấp tỉnh về cơ quan cấp huyện và ngược lại; từ cơ quan cấp tỉnh về cấp xã; từ cơ quan cấp huyện này sang cơ quan cấp huyện khác có mức hỗ trợ chi phí đi lại theo khoảng cách từ nơi ở đến cơ quan công tác mới .Cụ thể: dưới 10km hỗ trợ 1 triệu đồng/người/tháng; từ 10km đến dưới 50km hỗ trợ 1,8 triệu đồng/người/tháng; từ 50km đến dưới 100km hỗ trợ 2,7 triệu đồng/người/tháng; từ 100km đến dưới 150km hỗ trợ 3,6 triệu đồng/người/tháng; từ 150km trở lên hỗ trợ 4,5 triệu đồng/người/tháng.Ngoài chính sách quy định tại nghị quyết này, cán bộ được cấp có thẩm quyền luân chuyển còn được hưởng các chế độ, chính sách khác theo quy định pháp luật hiện hành.Cán bộ luân chuyển từ cơ quan cấp huyện về cấp xã và ngược lại; từ xã này sang xã khác thuộc huyện, có khoảng cách từ nơi ở đến cơ quan công tác mới: dưới 10km hỗ trợ 800.000 đồng/người/tháng; từ 10km trở lên hỗ trợ 1,2 triệu đồng/người/tháng đối với đơn vị cấp huyện đồng bằng, trung du và 1,8 triệu đồng/người/tháng đối với huyện miền núi.Về chính sách hỗ trợ nhà ở, cán bộ luân chuyển từ cơ quan cấp tỉnh về cơ quan cấp huyện và ngược lại; từ cơ quan cấp tỉnh về cấp xã; từ cơ quan cấp huyện về cấp xã và ngược lại; từ cơ quan cấp huyện này sang cơ quan cấp huyện khác; từ xã này sang xã khác thuộc huyện có khoảng cách từ nơi ở đến cơ quan công tác mới 20km trở lên được bố trí nhà ở công vụ.Trường hợp cơ quan công tác mới chưa bố trí được nhà ở công vụ, cán bộ luân chuyển từ cơ quan cấp tỉnh, cấp xã về cơ quan cấp huyện được hỗ trợ 1,8 triệu đồng/người/tháng; luân chuyển từ cơ quan cấp huyện lên cơ quan cấp tỉnh hỗ trợ 2,7 triệu đồng/người/tháng; trường hợp khác hỗ trợ 1,2 triệu đồng/người/tháng.Chính sách hỗ trợ sinh hoạt phí, cán bộ luân chuyển thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý là 1,8 triệu đồng/người/tháng; cán bộ còn lại 1,2 triệu đồng/người/tháng.Thời gian được hưởng chế độ hỗ trợ kể từ khi có quyết định luân chuyển cho đến khi được cơ quan có thẩm quyền điều động, bố trí công tác khác (kết thúc thời gian luân chuyển).Theo tính toán của Sở Nội vụ Nghệ An, kinh phí hỗ trợ bình quân hàng tháng cho 1 cán bộ thuộc Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý là 6,3 triệu đồng/tháng; cán bộ còn lại là 3,6 triệu đồng/người/tháng. Dự toán kinh phí chi trả hàng năm cho cán bộ luân chuyển là hơn 8,2 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương đảm bảo theo quy định về phân cấp của Luật Ngân sách nhà nước.
Doanh nghiệp đồng loạt đổi ngày làm việc để dịp lễ 30/4 nghỉ kéo dài
Dù chưa công bố lịch nghỉ lễ 30/4-1/5 chính thức, nhiều công ty đã thống nhất kế hoạch cho người lao động nghỉ 4 ngày. Lãnh đạo VCCI cũng chuẩn bị thông báo lịch nghỉ tới cộng đồng doanh nghiệp.
Bà Nguyễn Thị Thu Phương, Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty UIL (Khu công nghiệp Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) cho biết, công đoàn đã lấy ý kiến của người lao động về số ngày nghỉ dịp lễ 30/4-1/5.Qua đó, phần lớn công nhân mong mỏi được nghỉ liên tục, không bị ngắt quãng bởi ngày 30/4-1/5 rơi vào ngày thứ ba, thứ tư trong tuần.Theo bà Phương, nhiều công nhân làm việc tại công ty có quê quán ở các tỉnh, thành khác nhau. Trong năm có đôi ba dịp lễ lớn, ai cũng mong muốn được nghỉ dài ngày, có thời gian về quê, quây quần bên gia đình.Chính vì vậy, công đoàn đã đề xuất công ty dồn lịch làm việc để người lao động nghỉ liên tiếp từ ngày 28/4 đến hết ngày 1/5. Cụ thể ngày làm việc thứ hai, 29/4, công nhân sẽ được nghỉ và làm bù trong tuần tiếp theo."Theo lịch, trong 1 tháng, công nhân được nghỉ 2 ngày thứ bảy, 4 ngày chủ nhật. Theo đó, cứ cách một tuần, công nhân sẽ được nghỉ trọn 2 ngày cuối tuần. Tuy nhiên, dịp này, lại không rơi vào ngày nghỉ cách tuần nên người lao động chỉ được nghỉ 4 ngày liên tiếp", bà Phương lý giải.Dù pháp luật không quy định việc hoán đổi ngày làm việc, song những năm trước đây, công ty luôn tạo điều kiện để người lao động được nghỉ liên tiếp, dài ngày hơn dịp lễ 30/4-1/5. Họ có thể nghỉ ngày đó không hưởng lương, hoặc trừ vào ngày phép năm. Việc công ty linh hoạt bố trí ngày nghỉ phép cũng giúp người lao động yên tâm làm việc hơn.Công nhân mong được đổi lịch, nghỉ lễ 30/4-1/5 dài ngày (Ảnh minh họa: Nguyễn Sơn).Trước đó, theo ghi nhận của Dân trí, nhiều công ty ở Khu công nghiệp Thăng Long, Quang Minh (Hà Nội) cũng bố trí cho người lao động được nghỉ lễ dịp 30/4-1/5 liên tiếp 5 ngày và làm bù 1 ngày vào thời gian làm việc của tuần tiếp theo.Cũng trao đổi về vấn đề này, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, sau khi nhận được thông tin đề xuất hoán đổi ngày làm việc để dịp lễ 30/4-1/5 được nghỉ 5 ngày liên tiếp, tới đây đơn vị sẽ thông báo đến các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp.Sau khi tổng hợp ý kiến phản hồi của các doanh nghiệp, VCCI sẽ gửi báo cáo góp ý chính thức về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.Về cơ bản, đại diện VCCI cũng nhất trí với đề xuất của Bộ, để tạo điều kiện cho người lao động có thời gian nghỉ ngơi. Ông phân tích, thực tế, với việc hoán đổi ngày làm việc, doanh nghiệp sản xuất sẽ ít nhiều có sự đảo lộn phương án sản xuất. Tuy nhiên, việc này không cản trở, ảnh hưởng quá lớn, các doanh nghiệp có thể bố trí, sắp xếp ổn.Nhìn ở khía cạnh khác, kỳ nghỉ lễ kéo dài cũng là cơ hội với nhiều doanh nghiệp trong một số lĩnh vực khác.Trước đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nêu, có ý kiến đề xuất hoán đổi ngày làm việc bình thường (ngày 29/4), chuyển sang làm bù ngày khác để dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 năm 2024. Thêm 1 ngày nghỉ ở giữa, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động sẽ được nghỉ 5 ngày liên tục.Bộ gửi văn bản xin ý kiến 15 bộ ngành về việc đề xuất hoán đổi ngày làm việc dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5. Trong ngày hôm qua, 5/4, Bộ Nội vụ, Bộ Giao thông vận tải cùng phản hồi, nhất trí với phương án Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nêu, nghỉ thêm ngày 29/4, bố trí làm bù sau để nối dài kỳ nghỉ. Các bộ này thống nhất nội dung dự thảo văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chuẩn bị. 
Đồng loạt tổ chức chào cờ đầu tuần ở xưởng sản xuất trong Tháng công nhân
Nhiều hoạt động hướng về người lao động sẽ được tổ chức trong Tháng công nhân. Đặc biệt, thứ 2 hàng tuần, tại các xưởng sản xuất trong tỉnh Nghệ An tổ chức cho công nhân chào cờ, hát quốc ca.
Ngày 5/4, ông Thái Minh Sỹ, Phó Chủ tịch Liên đoàn lao động (LĐLĐ) tỉnh Nghệ An cho biết, trong Tháng công nhân, các cấp công đoàn sẽ có nhiều hoạt động thiết thực hướng về người lao động, phát triển đoàn viên và tổ chức công đoàn cơ sở. Tháng công nhân năm 2024 tại Nghệ An có chủ đề "Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết".Trong Tháng công nhân, sẽ có các chương trình trọng điểm như: Đưa nghị quyết đi vào cuộc sống, đối thoại tháng 5, tiếp xúc chuyên đề với cử tri công nhân, đến với nhà trọ công nhân, lắng nghe tiếng nói công nhân, bữa cơm công đoàn...Công nhân Wooin Vina (Nghệ An) chào cờ đầu tuần trong xưởng sản xuất (Ảnh cắt từ clip).LĐLĐ tỉnh Nghệ An giao các công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp đề xuất, phối hợp tổ chức diễn đàn "Công nhân vì doanh nghiệp, doanh nghiệp vì công nhân". Đây là dịp để người sử dụng lao động gặp gỡ, trao đổi, đối thoại, lắng nghe đoàn viên, người lao động đề xuất ý tưởng, giải pháp nâng cao năng suất lao động, phát triển sản xuất - kinh doanh; kiến nghị giải pháp đảm bảo việc làm, thu nhập cho người lao động một cách bền vững và phát huy tinh thần trách nhiệm của công nhân trong đồng hành với doanh nghiệp thúc đẩy năng suất lao động.Bên cạnh đó, LĐLĐ tỉnh Nghệ An, Công đoàn Khu kinh tế Đông Nam và LĐLĐ các huyện tổ chức khảo sát nắm bắt tình hình công nhân lao động tại các khu nhà trọ, ký túc xá, nhà công vụ để có các hoạt động thiết thực như thăm hỏi, tặng quà; hỗ trợ xây dựng, sửa chữa, chỉnh trang các ký túc xá, nhà công vụ...Cùng với các hoạt động phát triển đoàn viên và tổ chức công đoàn cơ sở, các cấp công đoàn phối hợp chính quyền, chuyên môn, người sử dụng lao động tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao.Đặc biệt, vào sáng thứ 2 hàng tuần, công đoàn cơ sở phối hợp chủ sử dụng lao động trong toàn tỉnh Nghệ An đồng loạt tổ chức cho công nhân lao động chào cờ, hát quốc ca. Ngoài ra, các hoạt động tập thể dục giữa giờ vào các ngày trong tuần của Tháng công nhân cũng sẽ được tổ chức.Theo ông Thái Minh Sỹ, nghi thức chào cờ, hát quốc ca đồng loạt tổ chức tại các công đoàn cơ sở khối doanh nghiệp trong toàn tỉnh sẽ là hoạt động tạo điểm nhấn trong Tháng công nhân năm nay."Thông qua hoạt động này nhằm giáo dục, bồi đắp tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết trong đoàn viên, công nhân lao động. Cùng với đó, hoạt động này góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm, tác phong, kỷ luật, hiệu quả công việc của người lao động", ông Thái Minh Sỹ nhấn mạnh.
Người nước ngoài cưới vợ Việt, đi làm có cần giấy phép lao động?
Những người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam, sau đó cư trú và làm việc tại Việt Nam thì không cần phải xin cấp phép lao động.
Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TPHCM, hiện trên địa bàn thành phố có gần 30.000 người nước ngoài được cấp giấy phép lao động, làm việc tại hơn 9.000 tổ chức, doanh nghiệp.Khu đô thị Phú Mỹ Hưng tập trung rất đông người nước ngoài sinh sống (Ảnh minh họa: CTV).Qua thống kê cho thấy, lao động nước ngoài làm việc tại TPHCM đến từ 127 quốc gia, vùng lãnh thổ. Trong đó, những quốc gia có đông người đến TPHCM làm việc, sinh sống là Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, Anh…Người nước ngoài muốn làm việc tại Việt Nam phải trình báo và xin giấy phép lao động. Chỉ khi họ được cấp giấy phép lao động thì mới được làm việc hợp pháp, được bảo vệ các quyền lợi lao động tại Việt Nam.Đại diện công ty JP Contagi Asia (quận 1, TPHCM) thắc mắc là trường hợp người nước ngoài có vợ hoặc chồng là người Việt Nam thì thủ tục xin cấp phép lao động có khác với thủ tục thông thường hay không?Theo Sở LĐ-TB&XH TPHCM, căn cứ theo khoản 8 Điều 154 Bộ luật Lao động năm 2019 thì người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam thuộc nhóm lao động không thuộc diện cấp giấy phép lao động khi làm việc tại Việt Nam.Người lao động thuộc diện này có thể làm hồ sơ đề nghị xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định số 152/2020/NĐ-CP.Ngoại trừ các trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động, người nước ngoài muốn làm việc tại Việt Nam phải xin cấp giấy phép lao động.Trình tự thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài bao gồm 3 bước.Bước 1, cơ quan sử dụng lao động thực hiện thông báo tuyển dụng người lao động Việt Nam vào các vị trí dự kiến tuyển dụng lao động nước ngoài trên Cổng thông tin điện tử của Cục Việc làm, Bộ LĐ-TB&XH (http://dvc.vieclamvietnam.gov.vn) hoặc Cổng thông tin điện tử của Trung tâm dịch vụ việc làm TPHCM (http://vieclamhcm.com.vn). Chỉ khi không tuyển được lao động Việt Nam cho các vị trí công việc trên mới được tuyển lao động người nước ngoài.Bước 2, cơ quan sử dụng lao động thực hiện giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo mẫu quy định tại Nghị định số 152/2020/NĐ-CP.Bước 3, chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động gửi cơ quan chuyên môn về lao động.
Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 144 tháng không được bảo lưu
Theo quy định hiện hành, người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp lâu hơn 114 tháng (12 năm), khi nghỉ việc chỉ được hưởng trợ cấp thất nghiệp của 12 năm, phần đóng dư không được bảo lưu.
Phát biểu tại hội nghị lấy ý kiến cho dự án luật Việc làm (sửa đổi) do Liên đoàn Lao động TPHCM tổ chức, bà Phạm Thị Hồng Yến, Chủ tịch Công đoàn TNHH Intel Products Việt Nam, nhận xét các quy định liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp có nhiều điểm gây bất lợi cho người lao động.Một trong những bất lợi đó là quy định không được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để tính hưởng trợ cấp cho lần tiếp theo trong trường hợp đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 144 tháng (12 năm). Theo bà Hồng Yến, quy định này gây nhiều thiệt thòi cho người lao động và cần nghiên cứu lại.Đại diện công đoàn cho rằng nhiều quy định bảo hiểm thất nghiệp chưa thuận lợi với người lao động (Ảnh: Tùng Nguyên).Cụ thể, khoản 3 điều 103 của dự án luật Việc làm (sửa đổi) quy định 4 trường hợp mà thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp không được bảo lưu để tính hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo.Trong đó, trường hợp thứ 4 là người lao động có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 144 tháng. Tức là, người lao động có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm thì khi mất việc sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp 12 tháng, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp vượt trên 12 năm sẽ không được bảo lưu mà tính lại từ đầu.Ông Trần Văn Triều, Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Liên đoàn Lao động TPHCM, cũng cho biết có nhiều lao động góp ý quy định này ảnh hưởng đến quyền lợi hưởng trợ cấp thất nghiệp của họ.Thực tế, việc không bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp đối với trường hợp đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 144 tháng là quy định đang được thực hiện theo quy định của luật Việc làm năm 2013.Tuy nhiên, do luật Việc làm năm 2013 không nêu rõ quy định này dẫn đến nhiều lao động hiểu lầm. Nay dự án luật Việc làm (sửa đổi) bổ sung, nêu rõ quy định này tại khoản 3 điều 103.Ngày 17/10/2023, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đã có công văn số 4379/LĐTBXH-VL gửi Bảo hiểm xã hội Việt Nam, giải thích rõ về việc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp đối với trường hợp người lao động có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 144 tháng.Cụ thể, theo quy định tại Khoản 2 Điều 45 Luật Việc làm năm 2013 thì sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó của người lao động không được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo.Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho lần hưởng tiếp theo được tính lại từ đầu, chỉ trừ 6 trường hợp người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.Theo quy định tại Khoản 2 Điều 50 Luật Việc làm thì thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp. Sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp, nhưng tối đa không quá 12 tháng.Kết hợp 2 điều khoản trên, Bộ LĐ-TB&XH hướng dẫn: "Như vậy, người lao động có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 144 tháng và đáp ứng đủ các điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp thì được hưởng trợ cấp thất nghiệp với thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa là 12 tháng (tương ứng với 144 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp) và không được bảo lưu đối với thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp còn lại".Cũng trong công văn này, Bộ LĐ-TB&XH đề nghị BHXH Việt Nam rà soát lại những trường hợp có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 144 tháng đã được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp từ ngày 1/1/2021 mà có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 144 tháng được bảo lưu thì phải chỉnh sửa lại, thực hiện việc không bảo lưu đối với thời gian này.
Tán thành đề xuất hoán đổi ngày làm việc để nghỉ lễ 30/4-1/5 liền 5 ngày
Bộ Nội vụ nhất trí với đề xuất hoán đổi ngày làm việc của Bộ LĐ-TB&XH để người lao động được nghỉ 5 ngày liên tiếp dịp lễ 30/4-1/5. Phương án hoán đổi sẽ sớm được trình Chính phủ.
Ngày 5/4, Bộ Nội vụ gửi công văn nêu ý kiến về đề xuất hoán đổi ngày làm việc dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5.Theo đó, Bộ Nội vụ nhất trí với phương án Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nêu, nghỉ thêm ngày 29/4, bố trí làm bù sau để nối dài kỳ nghỉ. Bộ này thống nhất nội dung dự thảo văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chuẩn bị. Bộ Nội vụ đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoàn thiện văn bản, sớm trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định, bảo đảm sự chủ động trong tổ chức, sắp xếp công việc của hệ thống chính trị, của các cơ quan, tổ chức liên quan và của người dân.Phương án hoán đổi 1 ngày làm việc thứ hai, 29/4, để kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 nối liền 5 ngày (Ảnh: Nguyễn Sơn).Trước đó, Bộ Nội vụ nhận được văn bản của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc đề xuất hoán đổi ngày làm việc dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5. Năm 2024, dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 có ngày 29/4 (thứ hai) nằm giữa 2 ngày nghỉ lễ và 2 ngày nghỉ cuối tuần.Do đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nêu ý kiến đề xuất hoán đổi ngày làm việc bình thường (ngày 29/4), chuyển sang làm bù ngày khác để dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 năm 2024. Thêm 1 ngày nghỉ ở giữa, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động sẽ được nghỉ 5 ngày liên tục.Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lý giải, việc hoán đổi ngày làm việc giúp kích cầu du lịch và tiêu dùng xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; việc hoán đổi cũng không làm thay đổi quỹ thời gian làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.Ngoài lấy ý kiến của Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng lấy ý kiến về nội dung hoán đổi ngày làm việc này với 14 bộ, ngành khác.
"Hoán đổi lịch làm việc để kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 dài 5 ngày có lợi chung"
Các chuyên gia lao động cho rằng, đề xuất tổ chức đợt nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay là kịp thời, hợp lý. Nghỉ dài ngày, công nhân có thêm thời gian về quê, cũng thuận cho kế hoạch làm việc, sản xuất.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội mới đây có văn bản báo cáo Thủ tướng, đồng thời gửi 15 cơ quan, bộ ngành lấy ý kiến về đề xuất hoán đổi ngày làm việc, cho nghỉ ngày thứ 2 (29/4), tổ chức làm bù vào thứ 7 tuần kế tiếp để kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 kéo dài liên tục 5 ngày, từ 27/4 đến hết 1/5. Đánh giá về đề xuất này, ông Bùi Sỹ Lợi, Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội cho rằng, việc xây dựng phương án nghỉ ở thời điểm này là kịp thời, đủ thời gian chuẩn bị, sắp xếp bởi còn gần 1 tháng nữa mới tới kỳ nghỉ lễ.Hoán đổi 1 ngày làm việc, người dân cả nước có kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 dài 5 ngày (Ảnh: Nguyễn Sơn)."Việc gì có lợi cho người lao động thì nên làm. Việc hoán đổi để tạo điều kiện cho người lao động có thời gian nghỉ ngơi, cũng có thời gian để kỷ niệm trong dịp lễ lớn của dân tộc", ông Lợi nêu quan điểm.Ông cũng phân tích, các quốc gia phát triển trên thế giới có xu hướng tăng số lượng ngày nghỉ, tổ chức những đợt nghỉ kéo dài hơn.Dồn ghép, hoán đổi lịch nghỉ dịp nghỉ lễ Chiến thắng năm nay hợp lý vì để người lao động nghỉ 2 ngày cuối tuần, rồi đi làm 1 ngày đầu tuần xong lại nghỉ 2 ngày lễ, lắt nhắt, kém hiệu quả. Nối liền đợt nghỉ 5 ngày để mỗi người xả hơi thoải mái rồi trở lại làm việc liền 3 ngày cuối tuần thuận cho cả người lao động và công việc chung. Ông Lợi nói thêm, trong bối cảnh khá áp lực, khó khăn hiện nay, không nên "căng" với người lao động. Tạo điều kiện để lao động có thêm thời gian nghỉ ngơi để tái tạo sức lao động, giúp mỗi người vui vẻ, có sức bật tốt nhất khi quay trở lại làm việc.Chuyên gia lao động Nguyễn Thị Lan Hương, Nguyên Viện trưởng Viện khoa học Lao động và Xã hội, Bộ LĐ-TB&XH, thể hiện sự đồng tình với ông Bùi Sỹ Lợi. Bà Lan Hương cho rằng đề xuất của cơ quan quản lý lao động hợp lý nếu nhìn ở góc độ người lao động."Sẽ có nhiều doanh nghiệp không tán thành với đề xuất này. Tuy nhiên, nếu đề xuất được thông qua doanh nghiệp buộc phải chấp nhận, vẫn có đủ thời gian để họ điều chỉnh", bà Hương nói.Nếu đề xuất được thông qua, người lao động sẽ được nghỉ 5 ngày dịp 30/4-1/5 (Ảnh: Nguyễn Sơn).Bà Hương nhận định, có thể phía doanh nghiệp sẽ phải điều chỉnh kế hoạch sản xuất song phần đông người lao động được hưởng lợi, sẽ ủng hộ đề xuất này. Vị chuyên gia lao động phân tích, hầu hết công nhân, người lao động từ quê ra. Nghỉ dài ngày, công nhân, người lao động sẽ có thêm thời gian nghỉ ngơi, về thăm quê."Nhiều công nhân vì khó khăn phải gửi con ở quê với ông bà nên được nghỉ dài ngày, người lao động sẽ có thêm thời gian thăm nom con cái, ở bên gia đình. Bên cạnh đó, việc này giúp kích cầu du lịch, tiêu dùng xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và không làm thay đổi quỹ thời gian làm việc của công chức, lao động", bà Hương nói.
Lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước có lương cơ bản 70 triệu đồng/tháng
Lương cơ bản của Chủ tịch Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị tại một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước có thể lên đến 70 triệu đồng/tháng.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành văn bản hợp nhất Nghị định thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/4.Văn bản hợp nhất từ Nghị định số 87/2021/NĐ-CP và Nghị định số 64/2023/NĐ-CP, được áp dụng thực hiện đối với 3 tập đoàn, tổng công ty là Công ty mẹ - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam; Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP; Công ty mẹ - Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam.Theo đó, mức lương cơ bản của Chủ tịch Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cao nhất là 70 triệu đồng. Bên cạnh đó, thành viên Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, trưởng ban kiểm soát cao nhất 60 triệu đồng; kiểm soát viên cao nhất 50 triệu đồng.Mức lương cơ bản của một số chức danh trong doanh nghiệp nhà nước (Ảnh chụp màn hình).Trong đó, loại 1, áp dụng đối với công ty có chỉ tiêu kế hoạch: Vốn chủ sở hữu từ 10.000 tỷ đồng trở lên; doanh thu từ 30.000 tỷ đồng trở lên và có 10 đầu mối quản lý (công ty con hạch toán độc lập hoặc phụ thuộc), hoặc tổng số lao động sử dụng từ 5.000 người trở lên.Loại 2, áp dụng đối với công ty có chỉ tiêu kế hoạch: Vốn chủ sở hữu dưới 10.000 tỷ đồng; doanh thu dưới 30.000 tỷ đồng, và có dưới 10 đầu mối quản lý hoặc tổng số lao động sử dụng dưới 5.000 người.Công ty căn cứ vào các chỉ tiêu kế hoạch để xác định loại công ty và mức lương cơ bản của Thành viên Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Trưởng ban kiểm soát và Kiểm soát viên chuyên trách.Mức tiền lương kế hoạch của Thành viên Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Trưởng ban kiểm soát và Kiểm soát viên chuyên trách được xác định theo mức lương cơ bản gắn với lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (sau đây gọi tắt là tỷ suất lợi nhuận) kế hoạch so với lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận thực hiện năm trước liền kề.Bên cạnh đó, mức tiền lương thực hiện được căn cứ vào mức tiền lương kế hoạch và lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận thực hiện so với kế hoạch theo nguyên tắc quy định.Trường hợp lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận thực hiện vượt lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận kế hoạch thì được tính thêm vào tiền lương (hạch toán vào chi phí) theo nguyên tắc vượt 1% lợi nhuận so với kế hoạch, được tính thêm 2% tiền lương nhưng tối đa bằng 2 tháng tiền lương kế hoạch.
Người lao động bất ngờ với tin nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4-1/5
Nhận lịch nghỉ dịp lễ 30/4-1/5 dài 5 ngày liên tiếp, chị Duyên, công nhân trong Khu Công nghiệp Quang Minh (Hà Nội) tỏ ra rất hào hứng và lên ngay kế hoạch về thăm gia đình.
Kỳ nghỉ dài trong nămCách đây 2 tuần, trước khi vào phân xưởng của doanh nghiệp chế xuất Nitori làm việc, chị Đỗ Thị Kim Duyên (quê Thanh Ba, Phú Thọ) thấy hiếu kì khi bắt gặp nhiều công nhân đứng tập trung trước bảng tin.Hóa ra, ở đó dán thông báo về lịch nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 của công ty. Trước đó, trong thâm tâm chị nghĩ rằng dịp lễ năm nay rơi vào thứ ba, thứ tư, sẽ chỉ được nghỉ 2 ngày.Điều bất ngờ đến với công nhân là công ty cho nghỉ liền 5 ngày, từ thứ bảy (ngày 27/4) đến hết thứ tư (ngày 1/5). Ngày thứ hai (29/4), người lao động được nghỉ và đi làm bù vào thứ bảy tuần tiếp theo sau nghỉ lễ.Là một lao động xa quê, chị Duyên luôn chắt chiu những ngày nghỉ dịp lễ, Tết để có thể về thăm gia đình. Sau khi biết lịch nghỉ trên, chị cảm thấy hào hứng, vui mừng, chờ cuối tháng này lại được nghỉ dài kể từ Tết Nguyên đán đến giờ, có thể về quê.Với phương án hoán đổi 1 ngày làm việc trong tuần, kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay sẽ kéo dài liên tục 5 ngày (Ảnh: Nguyễn Sơn).11 năm làm việc trong khu công nghiệp, chị Duyên cùng gia đình nhỏ vẫn thuê trọ ở xã Đại Mạch (Đông Anh, Hà Nội). Mức thu nhập 8-9 triệu đồng/tháng hiện tại, với chị vẫn là may mắn vì công ty nhiều đơn hàng, được đi làm đều đặn hơn so với năm ngoái.Cũng giống như chị Duyên, chị Hàn Thị Phương làm công nhân tại Công ty TNHH Denso Việt Nam (Khu Công nghiệp Thăng Long, Hà Nội) cũng nhận được thông báo nghỉ 5 ngày liên tục trong dịp lễ tới đây.Chị Phương có hai con đang học cấp 2 ở quê nhà tại Lập Thạch, Vĩnh Phúc. Làm việc xa nhà nhưng tuần nào chị cũng sắp xếp thời gian, đi xe máy về với các con. Nhận tin dịp nghỉ lễ được công ty bố trí cho nghỉ nhiều ngày liền, chị thích thú vì có nhiều thời gian hơn dành cho con cái, gia đình.Nữ công nhân chia sẻ: "Ai cũng muốn gần con cái. Nhưng vì hoàn cảnh không cho phép, vợ chồng tôi phải đi làm ăn xa, các con ở nhà với ông bà".Có lịch nghỉ, chị tính ngay 2 vợ chồng sẽ chạy xe máy về quê ngay khi kết thúc ca làm việc chiều tối thứ sáu (ngày 26/4). Đây cũng là dịp chị có thể ở nhà lâu hơn, kèm cặp các con học hành và đưa bọn nhỏ đi chơi đó đây.Linh hoạt ngày nghỉ lễTrong khi nhiều doanh nghiệp tại Hà Nội đã thông báo lịch nghỉ dịp lễ 30/4-1/5 đến công nhân, người lao động, thì Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng vừa có công văn gửi các cơ quan liên quan lấy ý kiến về việc hoán đổi ngày làm việc dịp nghỉ lễ trên.Năm 2024, dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 có ngày 29/4 (thứ hai) nằm giữa ngày nghỉ lễ và ngày nghỉ hằng tuần. Do đó, có ý kiến đề xuất hoán đổi ngày làm việc bình thường (ngày 29/4) và làm bù sang ngày khác để dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ 5 ngày liên tục.Doanh nghiệp bố trí ngày nghỉ theo Bộ luật Lao động và căn cứ tình hình sản xuất kinh doanh (Ảnh: Sơn Nguyễn).Đối với doanh nghiệp, việc bố trí nghỉ lễ, tết tuân thủ theo quy định của Bộ luật Lao động. Tuy nhiên, trong nhiều thông báo về lịch nghỉ lễ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ này khuyến khích người sử dụng lao động áp dụng thời gian của một số ngày nghỉ như ở khu vực nhà nước.Cũng trao đổi về vấn đề này ông Nguyễn Tiến Hường, Chủ tịch công đoàn cơ sở Công ty Seojin Bắc Ninh cho biết, công ty vẫn chưa công bố lịch nghỉ dịp lễ 30/4-1/5.Ông Hường giải thích, công ty có nhiều bộ phận khác nhau. Nhiều bộ phận phụ trách dây chuyền quan trọng, công nhân còn đồng ý đi làm xuyên ngày nghỉ lễ, Tết để đáp ứng đơn hàng của khách. Người lao động đi làm trong những ngày này được hưởng thù lao theo chế độ làm thêm quy định trong Bộ luật Lao động, bằng 300% lương ngày bình thường và 390% khi làm đêm. Từ các dịp nghỉ lễ, tết trước, Chủ tịch công đoàn cơ sở của công ty cho biết đơn vị thường nghỉ theo đúng quy định và căn cứ tình hình sản xuất, kinh doanh."Trong trường hợp người lao động ở bộ phận đã hoàn thành nhiệm vụ, mà có nguyện vọng được nghỉ lễ 4 ngày liên tiếp (do công ty làm việc thứ bảy), công ty sẽ tạo điều kiện cho người lao động ứng phép", ông Hường nói.Theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019, từ năm 2021, trong năm, người lao động có tất cả 11 ngày nghỉ lễ, tết và được hưởng nguyên lương.Cụ thể, Tết Dương lịch được nghỉ 1 ngày (ngày 1/1 Dương lịch); Tết Âm lịch 5 ngày; Ngày Chiến thắng 1 ngày (ngày 30/4 Dương lịch); Ngày Quốc tế lao động 1 ngày (ngày 1/5 Dương lịch); Quốc khánh 2 ngày (ngày 2/9 Dương lịch và 1 ngày liền kề trước hoặc sau); Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 1 ngày (ngày 10/3 Âm lịch).Nếu những ngày nghỉ này trùng vào ngày nghỉ hằng tuần, người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ theo quy định.
Đề xuất giảm giờ làm xuống dưới 48 giờ/tuần, Bộ LĐ-TB&XH nói gì?
Liên quan đến đề xuất giảm giờ làm xuống dưới 48 giờ/tuần, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho rằng đây là chính sách có tác động lớn nên cần nghiên cứu kỹ lưỡng.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa có báo cáo gửi Chính phủ về việc xử lý các kiến nghị của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam liên quan đến đề xuất giảm  thời giờ làm việc bình thường của người lao động xuống thấp hơn 48 giờ/tuần.Bộ Lao động  - Thương binh và Xã hội cho biết, giảm giờ làm việc bình thường xuống dưới 48 giờ/tuần là một chính sách có tác động lớn đến kinh tế - xã hội.Vì vậy, Bộ sẽ nghiên cứu đầy đủ các cơ sở khoa học và thực tiễn để bảo đảm tính khả thi khi đề xuất chính sách này trong quá trình sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động.Hiện nay, lao động làm việc trong điều kiện bình thường không quá 8 giờ mỗi ngày và 48 giờ mỗi tuần (Ảnh minh họa: Hoàng Lam).Trước đó, đề xuất trên của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được tổng hợp từ các kiến nghị của người lao động cả nước dịp Đại hội Công đoàn lần thứ 13.Công đoàn kiến nghị Chính phủ giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, cùng các bộ, ngành sớm nghiên cứu giảm giờ làm của người lao động.Từ đó, đảm bảo công bằng với khu vực hành chính nhà nước xuống còn 40 giờ. Mục tiêu để lao động nghỉ ngơi, tái sản xuất sức lực, chăm lo cho gia đình.Trong phiên thảo luận tại Hội trường Quốc hội ngày 31/10/2023, Đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nghĩa, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội của Quốc hội đề xuất giảm giờ làm việc bình thường cho người lao động trong khu vực tư từ 48 giờ/tuần xuống 44 giờ/tuần, tiến tới 40 giờ/tuần như trong khu vực công.Theo ông Nghĩa, việc giảm giờ làm là việc hết sức cần thiết. Bởi, chúng ta áp dụng chế độ 48 giờ/tuần tức là 6 ngày/tuần từ rất lâu. Ở khu vực công đã giảm xuống chế độ 40 giờ/tuần từ năm 1999.Theo thống kê của tổ chức lao động quốc tế, khảo sát 154 nước chỉ có 2 nước có số giờ làm việc trên 48 giờ/tuần; 1/3 số nước áp dụng là 48 giờ giống Việt Nam và khoảng 2/3 các nước có 48 giờ trở xuống.Mặt khác, ở Việt Nam, thời giờ làm thêm tương đối cao, quy định 200-300 giờ/năm. Như vậy, tổng thời gian làm việc thực tế của người lao động bằng thời gian làm việc tiêu chuẩn cộng giờ làm thêm là tương đối cao so với mặt bằng chung của các nước.Luật lao động hiện hành quy định lao động làm việc trong điều kiện bình thường không quá 8 giờ mỗi ngày và 48 giờ mỗi tuần. Doanh nghiệp có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho lao động biết.
Chưa ghi nhận lao động Việt bị nạn do động đất ở Đài Loan
Ngay sau khi xảy ra trận động đất cường độ mạnh nhất tại Đài Loan trong vòng 25 năm qua, cơ quan quản lý lao động đã khẩn trương nắm tình hình lao động Việt Nam làm việc tại đây.
Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết, theo báo cáo của Ban Quản lý lao động (Văn phòng kinh tế - văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc), đến nay chưa ghi nhận trường hợp nào là người lao động Việt Nam bị nạn trong trận động đất sáng cùng ngày, mạnh 7,2 độ richter.Ngay sau khi xảy ra trận động đất, Ban Quản lý lao động đã khẩn trương phối hợp các cơ quan chức năng sở tại để nắm tình hình liên quan người lao động Việt Nam. Ban sẽ tiếp tục báo cáo cập nhật thông tin tình hình liên quan để kịp thời phục vụ công tác bảo hộ công dân.Một tòa nhà bị sập một phần ở Hoa Liên do động đất sáng 3/4 (Ảnh: TVBS).Theo Cơ quan Thời tiết Trung ương Đài Loan (CWA), tâm chấn của trận động đất cách Tòa thị chính Hoa Liên (huyện duyên hải phía Đông Đài Loan) 25km về phía Nam - Đông Nam ở độ sâu 15,5 km. Cường độ cao nhất là 6 độ richter được cảm nhận ở Hoa Liên.Hầu hết phần còn lại của Đài Loan trải qua cường độ 4 độ richter. CWA cảnh báo về khả năng dư chấn có cường độ từ 6,5 đến 7 độ richter trong ba đến bốn ngày tới.Được biết, đây là trận động đất mạnh nhất tại Đài Loan trong vòng 25 năm qua, kể từ trận động đất mạnh 7,3 độ richter vào ngày 21/9/1999. Hầu hết các khu vực trên khắp Đài Loan đều bị ảnh hưởng bởi trận động đất này do tâm chấn vừa nông vừa gần đất liền.
Đề xuất tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp
Trong 3 tháng đầu năm 2024, người lao động mất việc tại TPHCM được hưởng trợ cấp thất nghiệp cao nhất là 23,4 triệu đồng/tháng nhưng cũng có người chỉ được nhận hơn 1,8 triệu đồng/tháng.
Tại hội nghị lấy ý kiến dự án Luật Việc làm (sửa đổi) do Liên đoàn Lao động TPHCM tổ chức, ông Trần Anh Kiệt, Chủ tịch Công đoàn công ty TNHH Hitachi Zosen Việt Nam, đề nghị nghiên cứu nâng cao mức hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động.Các đơn vị tại TPHCM góp ý dự án luật Việc làm sửa đổi (Ảnh: Tùng Nguyên).Hiện mức trợ cấp thất nghiệp mỗi tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp. Ông Kiệt đề nghị tăng lên mức 70%.Theo ông Kiệt, mức lương đóng bảo hiểm của người lao động thường thấp hơn thu nhập thực tế mà mức hưởng trợ cấp thất nghiệp chỉ bằng 60% mức đóng thì không đảm bảo cuộc sống bình thường trong thời gian thất nghiệp, đi lại tìm việc, học kỹ năng để nâng cao tay nghề đáp ứng công việc mới…Báo cáo tình hình hưởng trợ cấp thất nghiệp trong quý I/2024 của Trung tâm Dịch vụ việc làm TPHCM cũng cho thấy, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp thấp nhất mà người lao động được nhận là 1.836.000 đồng/tháng. Đây là số tiền quá ít để đảm bảo cuộc sống cho một cá nhân tại TPHCM chứ chưa nói đến gia đình họ.Tính trung bình, mỗi người thất nghiệp tại TPHCM được nhận 6.194.796 đồng/tháng. Mức này cũng khá thấp so với trung bình thu nhập 9,5 triệu đồng/tháng của người lao động vùng Đông Nam bộ trong quý I/2024.Thu nhập bình quân tháng của người lao động theo vùng kinh tế - xã hội giai đoạn 2022-2024 (Nguồn: Tổng cục Thống kê).Trên thực tế, tại TPHCM có nhiều người lao động thất nghiệp được hưởng mức trợ cấp thất nghiệp rất cao. Trong quý I/2024, người lao động có mức hưởng trợ cấp thất nghiệp cao nhất là 23.400.000 đồng/tháng. Như vậy, nếu được hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa trong 12 tháng, những lao động này có thể nhận được 280.800.000 đồng tiền trợ cấp thất nghiệp.Những người có mức hưởng cao này đều là những lao động lương cao hơn 39 triệu đồng/tháng. Vì quy định mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng nên người lao động chỉ được hưởng tối đa là 23.400.000 đồng/tháng (lương tối thiểu cao nhất là vùng 1, mức 4.680.000 đồng/tháng). Nếu không có quy định tối đa, nhiều người lao động mất việc còn được hưởng tiền trợ cấp thất nghiệp cao hơn.Tuy nhiên, mức hưởng cao như trên chỉ có ở một bộ phận người lao động có lương cao, còn đa số vẫn là người lao động có mức lương đóng bảo hiểm thất nghiệp thấp hơn thu nhập trung bình. Đây mới là nhóm lao động chủ yếu mà chính sách cần hỗ trợ.Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp chênh lệch rất lớn (Ảnh minh họa: Hữu Khoa).Theo ông Trần Văn Triều, Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Liên đoàn Lao động TPHCM, bảo hiểm thất nghiệp hoạt động theo nguyên tắc chia sẻ, chỉ người mất việc mới được nhận, cũng có người cả đời lao động không nhận lần nào. Do đó, cần nghiên cứu mức hỗ trợ phù hợp để chia sẻ gánh nặng tài chính cho người lao động trong thời gian mất việc.Ông Trần Anh Kiệt cho rằng, chính sách bảo hiểm thất nghiệp hiện còn nhiều bất cập cần phải giải quyết khi soạn thảo luật Việc làm (sửa đổi) để trở thành điểm tựa vững chắc trong cuộc sống cho người lao động.
Hàng nghìn chỉ tiêu tuyển dụng lương hấp dẫn tại ngày hội việc làm năm 2024
Ngày 2/4, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội phối hợp với Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức ngày hội việc làm năm 2024.
Hàng nghìn chỉ tiêu tuyển dụngTại phiên giao dịch việc làm, có sự tham gia của 46 đơn vị, doanh nghiệp trên toàn bộ hệ thống Sàn giao dịch việc làm Hà Nội với 2.265 chỉ tiêu tuyển dụng, trực tiếp. Bên cạnh đó, có 21 đơn vị tham gia tuyển dụng tại Học viện Phụ nữ Việt Nam với đa dạng các vị trí, ngành nghề cùng mức lương hấp dẫn.Trong tổng số 46 doanh nghiệp tham gia, có 27 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại - dịch vụ, chiếm 58,7%. Ngoài ra, còn các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khác như: Sản xuất, nhà hàng - khách sạn, ngân hàng,…Sinh viên tìm hiểu các thông tin tuyển dụng của doanh nghiệp (Ảnh: TT).Sự đa dạng lĩnh vực ngành nghề của các doanh nghiệp đăng kí tham gia Ngày hội việc làm năm 2024 phù hợp với nhu cầu tìm việc của người lao động, các bạn sinh viên có nhu cầu tìm việc làm kiếm thêm thu nhập.Đặc biệt, có 478/2.265 chỉ tiêu có mức thu nhập từ 10 triệu trở lên. Đây là mức thu nhập của các chỉ tiêu tuyển dụng như: Kinh doanh, công nghệ thông tin, quản lý, kỹ sư, giám sát, Trưởng - Phó phòng dành cho người lao động có kinh nghiệm và chuyên môn tốt, có khả năng chịu áp lực công việc cao.Bên cạnh đó, cũng có hơn 1.000 chỉ tiêu tuyển dụng với mức thu nhập 7-10 triệu/tháng.Đáp ứng nhu cầu làm thêm của sinh viên, người lao độngViệc tổ chức ngày hội việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu tuyển dụng và sử dụng nguồn nhân lực có chất lượng, được đào tạo chuyên sâu về các lĩnh vực Học viện Phụ nữ Việt Nam đào tạo như: Quản trị kinh doanh, du lịch, truyền thông, luật, công nghệ thông tin, kế toán, công tác xã hội,…Bên cạnh đó, ngày hội việc làm cũng đáp ứng nhu cầu tìm việc làm thêm, việc làm bán thời gian của sinh viên, người lao động.Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội Vũ Quang Thành (Ảnh: TT)Ngày hội việc làm cũng tạo điều kiện cho người lao động, sinh viên được tiếp cận thông tin về nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, được tư vấn, giới thiệu và định hướng về việc làm, tư vấn các kỹ năng phỏng vấn, tư vấn về chính sách pháp luật. Qua đó, tạo cơ hội việc làm, cơ hội làm thêm, thực tập cho nhiều người lao động, sinh viên.Sinh viên được trải nghiệm, thực hành các kỹ năng tìm kiếm việc làm, từ đó học hỏi trau dồi, trang bị thêm cho mình những kỹ năng và kiến thức cơ bản, khả năng thích nghi với những biến động thị trường lao động sau khi ra trường.Bên cạnh đó, ngày hội việc làm sẽ tạo cầu nối 3 bên: nhà trường - sinh viên - doanh nghiệp, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo mối quan hệ trao đổi thông tin lâu dài giữa nhà trường và Doanh nghiệpPhát biểu tại phiên giao dịch việc làm, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội Vũ Quang Thành cho hay, trong thời gian qua, trung tâm đã phối hợp chặt chẽ với Học viện Phụ nữ Việt Nam để triển khai các chương trình hỗ trợ sinh viên thực tập, đào tạo kỹ năng mềm, tổ chức phiên giao dịch việc làm, giới thiệu - kết nối việc làm cho sinh viên làm việc tại các doanh nghiệp.Các phòng chuyên môn nghiệp vụ thuộc trung tâm đã và đang phối hợp trực tiếp với Phòng công tác sinh viên của Học viện thực hiện khảo sát, thu thập thông tin, nguyện vọng tìm kiếm việc làm của sinh viên tại các khoa của nhà trường.Các đại biểu bấm nút khai trương Ngày hội việc làm năm 2024 (Ảnh: TT)."Để từ đó cung cấp thường xuyên, liên tục các vị trí việc làm bán thời gian và toàn bộ thời gian phù hợp, tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu đáp ứng việc làm cho sinh viên", ông Thành nói.Theo Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, việc tổ chức ngày hội việc làm năm 2024 ngày hôm nay có ý nghĩa hết sức thiết thực. Đây là cơ hội cho đoàn viên thanh niên, sinh viên và người lao động được tiếp cận thông tin về nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, được tư vấn, giới thiệu và định hướng về việc làm, tư vấn các kỹ năng phỏng vấn, tư vấn về chính sách pháp luật.Qua đó, tạo cơ hội việc làm, cơ hội thực tập cho nhiều người lao động, sinh viên."Thông qua ngày hội việc làm, sinh viên được trải nghiệm các hoạt động thực tế về giao dịch việc làm, được thực hành các kỹ năng tìm kiếm việc làm, phỏng vấn trực tiếp với các nhà tuyển dụng", ông Thành thông tin.Thông qua phiên giao dịch việc làm, 1.650 sinh viên, người lao động được tư vấn việc làm, cung cấp thông tin thị trường lao động và phổ biến chính sách pháp luật.Bên cạnh đó, gần 900 lượt người gặp gỡ trực tiếp, phỏng vấn với nhà tuyển dụng.Cũng tại phiên, hàng trăm hồ sơ của người lao động được nhà tuyển dụng tiếp nhận.Đặc biệt, 122 người lao động đã được hẹn phỏng vấn lần 2 sau phiên giao dịch việc làm.
"Chặn" sinh viên làm thêm không quá 20 giờ/tuần: Khó khả thi
Nhiều bộ ngành cho rằng, quy định cơ sở giáo dục phổ thông, đại học, giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm quản lý việc làm bán thời gian của sinh viên là không khả thi.
Dự thảo Luật Việc làm sửa đổi đang được lấy ý kiến dành một chương quy định về chính sách hỗ trợ việc làm thanh niên, trong đó có quy định về việc làm bán thời gian của học sinh, sinh viên.Cụ thể, học sinh, sinh viên đủ độ tuổi lao động (đủ 15 tuổi trở lên) được làm việc nhưng không quá 20 giờ/tuần trong kỳ học và không quá 48 giờ/tuần trong kỳ nghỉ và phải thực hiện quy định của pháp luật về lao động.Theo ban soạn thảo luật, trách nhiệm quản lý làm việc bán thời gian của học sinh, sinh viên thuộc về cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp.Sinh viên tìm hiểu cơ hội việc làm tại ngày hội việc làm (Ảnh: Mỹ Hà).Góp ý về dự thảo Luật Việc làm sửa đổi, Bộ Công thương cho rằng cần cân nhắc tính khả thi của nội dung trên.Theo Bộ này, quy định cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm quản lý học sinh, sinh viên làm việc bán thời gian không khả thi.Bộ Công Thương lý giải, các cơ sở giáo dục này chỉ quản lý học sinh, sinh viên khi tham gia học tập tại đơn vị chứ không đủ nhân lực quản lý việc làm thêm của nhóm đối tượng này.Cũng góp ý về nội dung này, Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng, quy định cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp phải có trách nhiệm quản lý học sinh, sinh viên làm việc trong kỳ nghỉ là khó khả thi vì kỳ nghỉ thường các em không sinh hoạt tại trường.Để khả thi khi thực hiện quy định pháp luật trong thực tiễn, theo Bộ này, điều khoản trên nên được chỉnh sửa như sau:"Học sinh, sinh viên làm việc trong kỳ học phải có xác nhận của cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp.Học sinh, sinh viên làm việc trong kỳ nghỉ phải có trách nhiệm thông báo với cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp.Các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp ban hành quy chế quản lý học sinh, sinh viên làm việc trong kỳ học và kỳ nghỉ". Hiện, Việt Nam đã có quy định lương tối thiểu giờ, được chia làm 4 vùng, cụ thể vùng 1 là 22.500 đồng/giờ, vùng 2 là 20.000 đồng/giờ, vùng 3 là 17.500 đồng/giờ và vùng 4 là 15.600 đồng/giờ.Mới đây, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa lấy ý kiến xây dựng dự thảo tờ trình Nghị định quy định mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng. Theo đó, mức lương tối thiểu được đề xuất sẽ tăng 6%, nâng mức lương theo giờ của vùng 1 lên là 23.800 đồng/giờ, vùng 2 là 21.200 đồng/giờ, vùng 3 là 18.600 đồng/giờ và vùng 4 là 16.600 đồng/giờ.Đây là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo giờ. Trên thực tế, học sinh, sinh viên hay người lao động làm việc bán thời gian có thể thỏa thuận để có mức lương cao hơn với người sử dụng lao động.
Thu nhập của lao động ngành nghề nào tăng mạnh nhất?
Quý I, thu nhập bình quân của người lao động đều tăng, trong đó ấn tượng nhất ở ngành kinh doanh bất động sản, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm...
Thị trường việc làm bình thường như trước dịch Covid-19Báo cáo về tình hình lao động quý I/2024, Tổng Cục Thống kê cho hay, lực lượng lao động, số người có việc làm quý này giảm so với quý trước và tăng so với cùng kỳ năm trước.Quý I, cả nước có 52,4 triệu người lao động từ 15 tuổi trở lên, giảm 137.400 người so với quý trước nhưng tăng 175.800 người so với cùng kỳ năm trước.Bên cạnh đó, số người từ 15 tuổi trở lên có việc làm đạt 51,3 triệu người, giảm 127.000 người so với quý trước, song lại tăng 0,34% so với cùng kỳ năm trước. Tốc độ tăng, giảm lao động có việc làm (Đồ họa: Tổng Cục Thống kê).Theo Tổng Cục Thống kê, số lao động có việc làm đã quay trở lại xu hướng phát triển bình thường như thời kì trước dịch Covid-19. Thông thường, số lao động có việc làm trong quý này có xu hướng giảm nhẹ so với quý IV năm trước nhưng vẫn cao hơn cùng kỳ năm trước.Sự sụt giảm này chỉ ghi nhận do yếu tố thời vụ và văn hóa lễ hội sau dịp Tết Nguyên đán. Đến giai đoạn năm 2022-2023 là giai đoạn phục hồi, số lao động tăng ở tất cả các quý do hiện tượng "tăng bù" sau đại dịch Covid-19. Đến quý I năm 2024, số lao động giảm nhẹ so với quý IV năm 2023 và quay lại xu hướng như năm 2019.Ngoài ra, tỷ lệ thiếu việc làm cũng tăng so với quý trước và tăng so với cùng kỳ năm trước. Đơn vị này lý giải, tháng Giêng và tháng 2 hàng năm là thời gian nghỉ Tết Nguyên đán.Từ đó, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thường tăng cường tuyển thêm lao động thời vụ tạm thời hoặc tăng ca để đáp ứng nhu cầu kinh doanh trước dịp Tết.Tuy nhiên, sau khi kỳ nghỉ kết thúc, số giờ làm và số lao động thường giảm đi. Kết quả là tình hình thiếu việc làm quý này thường cao hơn so với quý trước. Thu nhập của lao động tăngThu nhập bình quân của người lao động là 7,6 triệu đồng/tháng, tăng 301.000 đồng so với quý trước.Báo cáo cho thấy, thu nhập bình quân tháng của lao động nam cao gấp 1,33 lần thu nhập bình quân tháng của lao động nữ. So sánh về khu vực, thu nhập bình quân tháng của lao động ở thành thị là 9,3 triệu đồng, cao gấp 1,42 lần khu vực nông thôn.Tổng Cục Thống kê cho biết, quý I, thu nhập bình quân tháng của người lao động tiếp tục được cải thiện. Theo đó, thu nhập bình quân của người lao động tăng lên ở tất cả các vùng kinh tế - xã hội của cả nước; trong đó, tăng mạnh nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long với tỷ lệ tăng 6,1%, cụ thể 6,9 triệu đồng/tháng.So với cùng kỳ năm trước, thu nhập của người lao động tại một số tỉnh trong vùng này ghi nhận tốc độ tăng cao như: Đồng Tháp là 8,2 triệu đồng, tăng 28,5% (tương ứng tăng 1,8 triệu đồng); Bạc Liêu là 6,9 triệu đồng, tăng 22,8%; Tiền Giang...Thu nhập bình quân của người lao động theo vùng kinh tế - xã hội (Đồ họa: Tổng Cục Thống kê).Về ngành kinh tế, một số ngành ghi nhận tốc độ tăng thu nhập bình quân khá so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, ngành hoạt động kinh doanh bất động sản là 12,1 triệu đồng, tăng 15,3%, tương ứng tăng 1,6 triệu đồng.Bên cạnh đó, ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước có thu nhập tăng 12,7%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm có thu nhập trung bình là 13,1 triệu đồng, tăng tương ứng tăng 1,5 triệu đồng...Quý I năm nay, thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương là 8,5 triệu đồng, tăng 7,7%.
Những ai được hưởng chính sách lương hưu đặc biệt từ 1/7?
Khi thực hiện cải cách tiền lương từ 1/7 tới đây, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã xây dựng phương án tăng lương hưu ở 3 nhóm đối tượng.
1,27 triệu người hưởng lương hưu khu vực nhà nướcBộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã xây dựng phương án điều chỉnh lương hưu, phân chia thành 3 nhóm đối tượng.Nhóm đầu tiên là những người nghỉ hưu thông thường. Việc điều chỉnh mức lương hưu không thấp hơn 50% so với mức tăng lương sau cải cách để đảm bảo hài hòa, cân đối, không để người nghỉ hưu bị đẩy xa hơn, thiệt thòi khi cải cách tiền lương.Nhóm thứ hai là những người hưởng lương ngân sách mà nghỉ hưu trước ngày 1/7/2024. Bộ này cho rằng nhà nước cần áp dụng mức bù để giảm phần chênh lệch lương giữa người nghỉ hưu trước và sau thời điểm cải cách chính sách tiền lương.Nhóm thứ ba là nhóm nghỉ hưu trước năm 1995, nhà nước sẽ có chính sách đặc biệt để đẩy lương hưu lên cao hơn nữa.Thẻ chi trả lương hưu hằng tháng (Ảnh: Hoa Lê)Như vậy, những người hưởng lương ngân sách mà nghỉ hưu trước ngày 1/7 (trước thời điểm cải cách tiền lương) được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất cần được áp dụng mức bù để giảm chênh lệch giữa nhóm nghỉ trước và sau thời điểm trên.Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, hiện, tiền lương bình quân đóng bảo hiểm xã hội của người lao động thuộc nhóm hành chính, sự nghiệp, đảng đoàn thể là 6,936 triệu đồng, cao hơn 9% so với khối doanh nghiệp.Tính đến tháng 12/2023, có 1,27 triệu người hưởng lương hưu mà khi nghỉ hưu hưởng chế độ tiền lương của nhà nước. Mức lương hưu bình quân của nhóm này là 6,1 triệu đồng/tháng.Cách tính lương hưuĐiều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định, từ ngày 1/1/2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội.Cụ thể, lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm và từ năm 2020 trở đi là 20 năm. Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm. Sau đó, cứ thêm mỗi năm, người lao động được tính thêm 2%, cho đến khi đạt mức tối đa bằng 75%.Theo quy định tại Điều 56 và 74 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức lương hưu của người lao động căn cứ vào tỷ lệ hưởng và mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội, được xác định theo công thức chung: Lương hưu hằng tháng = Tỷ lệ hưởng x Mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.Cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu của người lao động căn cứ vào điểm b, c, khoản 2 Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP và điểm b, c, khoản 2 Điều 3 Nghị định 134/2015/NĐ-CP.Cụ thể, lao động nữ nghỉ hưu từ ngày 1/1/2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội. Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.Lao động nam nghỉ hưu từ ngày 1/1/2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 20 năm đóng bảo hiểm xã hội. Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.Người dân nhận lương hưu trực tiếp bằng tiền mặt tại Hà Nội (Ảnh: HQ).Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau: 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu, đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 1/1/1995; 6 năm cuối trước khi nghỉ hưu, đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/1995 đến ngày 31/12/2000.8 năm cuối trước khi nghỉ hưu, đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2001 đến ngày 31/12/2006. 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu, đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2007 đến ngày 31/12/2015.15 năm cuối trước khi nghỉ hưu, đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2016 đến ngày 31/12/2019. 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu, đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2020 đến ngày 31/12/2024. Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 1/1/2025 trở đi thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
Mục tiêu cao cho tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động năm 2024
Chiều 27/3, Ban Chỉ đạo Tháng hành động về an toàn lao động Trung ương đã thống nhất các nội dung về công tác tổ chức "Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024".
Phát biểu tại cuộc họp ban chỉ đạo, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Văn Thanh, Phó trưởng Ban chỉ đạo tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) Trung ương cho biết, theo kế hoạch, lễ phát động "Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và tháng Công nhân năm 2024" sẽ do Bộ LĐ-TB&XH và Tổng LĐLĐ Việt Nam phối hợp tổ chức.Thứ trưởng Lê Văn Thanh, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Tháng hành động về ATVSLĐ Trung ương (Ảnh: Gia Đoàn).Năm nay, Ban chỉ đạo dự kiến tổ chức lễ phát động vào ngày 26/4. Kế hoạch tổ chức và các hoạt động hưởng ứng tháng hành động được các Bộ ngành liên quan đề xuất được Ban chỉ đạo cơ bản nhất trí.Với chủ đề "Tăng cường đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng", tháng hành động an toàn, vệ sinh lao động năm 2024 diễn ra từ ngày 1/5 đến 31/5. Lễ phát động được tổ chức vào ngày 26/4, cùng với tháng Công nhân.Ban chỉ đạo cho biết, trong tháng hành động sẽ có nhiều hoạt động ở trung ương, địa phương như triển khai Chỉ thị 31-CT/TW của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động; đối thoại của hội đồng quốc gia và cấp tỉnh về an toàn, vệ sinh lao động.Đặc biệt, ngay sau lễ phát động sẽ có các đoàn đi thăm hỏi, tặng quà các nạn nhân, gia đình nạn nhân bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.Thông tin về kết quả công tác ATVSLĐ và tháng hành động về ATVSLĐ năm 2023, Cục trưởng Cục An toàn lao động Hà Tất Thắng cho biết, năm qua, trong bối cảnh khó khăn do những biến động khó lường trên thế giới, trước các thách thức về an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các hoạt động vẫn đạt được những kết quả đáng ghi nhận.Cục trưởng Cục An toàn lao động Hà Tất Thắng thông tin về kết quả công tác ATVSLĐ năm 2023 (Ảnh: Gia Đoàn).So với năm 2022, tình hình tai nạn lao động năm 2023 giảm ở một số chỉ số chính, bao gồm số vụ, số người chết, số người bị tai nạn lao động nặng.Cụ thể, tai nạn lao động chết người giảm 8,06% số vụ (662 vụ, giảm 58 vụ), giảm 7,29% số người chết (699 người, giảm 50 người); giảm 4,2% số vụ tai nạn (324 vụ) giảm 4,7 số người bị tai nạn lao  động (giảm 370 người).Tai nạn lao động trong khu vực có quan hệ lao động có chiều hướng giảm mạnh số vụ, số người chết và bị thương. Số vụ có người chết giảm 11,44% (503 vụ, giảm 65 vụ), số người chết giảm 10,92% (530 người, giảm 65 người).Trong khu vực không có quan hệ lao động, số vụ tai nạn lao động có chiều hướng tăng nhẹ, 159 vụ tai nạn chết người làm 169 người chết (tăng 7 vụ, tương ứng 4,6 % và tăng 10 người, tương ứng với 6,3%). "Trong năm 2023, BHXH Việt Nam đã giải quyết mới cho 7.326 trường hợp người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tai nạn giao thông được hưởng chế độ tai nạn lao động. Trong đó có 2.190 trường hợp hưởng chế độ hàng tháng và 5.136 trường hợp hưởng một lần", ông Thắng thông tin.
Nghệ An đặt mục tiêu giải quyết việc làm cho 47.000 lao động
Năm 2024, tỉnh Nghệ An phấn đấu giải quyết việc làm mới cho khoảng 47.000 lao động, trong đó 6.500 người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng...
Theo báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh Nghệ An, năm 2023, địa phương này đã tạo việc làm mới cho 47.919 người, đạt 111,44% kế hoạch giao; tăng 6,48% so với năm 2022, đạt 113,41% so với đề án đã phê duyệt.Có 25.157 lao động Nghệ An đi làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài; gần 14.000 lao động làm việc trong tỉnh và gần 9.000 lao động đi làm việc tại các địa phương khác trong cả nước.Hội nghị triển khai công tác giải quyết việc làm và đưa lao động đi làm việc ở ngoài theo hợp đồng năm 2024 (Ảnh: Phi Hùng).Theo ông Trần Phi Hùng, Trưởng phòng việc làm và an toàn lao động, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Nghệ An, thị trường lao động của địa phương nay đã có chuyển dịch theo hướng tốt hơn, theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong lĩnh vực nông lâm thủy sản, tăng tỷ trọng lao động trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.Bên cạnh đó, số lượng và chất lượng nguồn nhân lực không ngừng được nâng lên, đảm bảo từng bước đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong nước và hội nhập quốc tế.Công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động đạt được kết quả ấn tượng. Trong số 25.157 lao động xuất cảnh năm 2023, riêng 11 huyện miền núi đạt gần 10.000 người, chiếm khoảng 40%.Lao động Nghệ An đi làm việc tại nước ngoài tập trung vào các thị trường chính, gồm: Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước Đông Âu. Nhiều người lao động sau khi làm việc ở nước ngoài về nước có tay nghề cao, tiếp tục vào làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh với mức thu nhập cao, ổn định.Số lượng người đăng ký dự thi tiếng Hàn Quốc tại Nghệ An đầu năm 2024 tăng đột biến so với 5 năm trở lại đây (Ảnh: T. Thượng).Trong hội nghị triển khai công tác giải quyết việc làm và đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng diễn ra vào chiều 26/3, tỉnh Nghệ An đề ra mục tiêu năm 2024 giải quyết việc làm mới cho khoảng 47.000 lao động; giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị dưới 3% và thất nghiệp khu vực nông thôn dưới 2%; tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo từng lĩnh vực; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 70,1 %, trong đó tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt 28,6%...Riêng đối với hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Nghệ An phấn đấu đưa 16.500 người xuất cảnh trong năm 2024; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đưa tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đi xuất khẩu lao động lên 60%.Tại hội nghị, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, các địa phương, đại diện các doanh nghiệp đã bàn, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết việc làm, đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong thời gian tới.Bên cạnh làm tốt vai trò trong đào tạo, kết nối, hỗ trợ, tư vấn, tuyển dụng lao động, các đại biểu thống nhất cần tăng cường công tác tuyên truyền hạn chế lao động vi phạm kỷ luật, bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp ở nước ngoài để giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp và người lao động; tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng tham gia vay vốn đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài...
Hà Nội dừng giải quyết bảo hiểm thất nghiệp trực tiếp tại 13 sàn vệ tinh
Từ ngày 1/4, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội sẽ dừng tiếp nhận, trả kết quả đối với hồ sơ trực tiếp về giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp tại các sàn giao dịch việc làm vệ tinh.
Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, đơn vị giải quyết chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn Hà Nội, cho biết đã và đang tiếp tục vận động người dân tham gia dịch vụ công trực tuyến về thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia theo quy định.Cùng với đó, từ ngày 1/4, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội sẽ dừng tiếp nhận, trả kết quả đối với hồ sơ trực tiếp về giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp, tại 13 sàn giao dịch việc làm vệ tinh thuộc Trung tâm.Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn cho người lao động có nhu cầu nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp chuyển sang thực hiện theo hình thức trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động trong việc thụ hưởng quyền lợi của mình.Người lao động có nhu cầu nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp trực tiếp sẽ được tiếp nhận, trả kết quả theo quy định tại Bộ phận Một cửa, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội.Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho biết, sau thời gian triển khai thí điểm tuyên truyền, vận động người lao động nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia đã được đa số người lao động tích cực hưởng ứng, tham gia.Việc hỗ trợ nộp hồ sơ trực tuyến, nhận, trả kết quả giải quyết hồ sơ cho người lao động được thực hiện nhanh chóng, đầy đủ, đúng quy định, đảm bảo tính khả thi, để triển khai nhân rộng với tất cả các sàn giao dịch việc làm vệ tinh thuộc Trung tâm.Chị Trang làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp (Ảnh: Hoa Lê).Sau khi nghỉ việc, chị Huyền Trang (30 tuổi, quận Đống Đa, Hà Nội) tìm hiểu thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp. Do được tư vấn kỹ lưỡng, chị Trang đã làm hồ sơ, nộp trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Chính vì vậy, chị chỉ mất thêm 1 buổi nữa đến Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội nhận quyết định hưởng bảo hiểm thất nghiệp."Làm thủ tục online về bảo hiểm thất nghiệp trên cổng Dịch vụ công quốc gia khá dễ dàng, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian", chị Trang nói.Sau thời gian thí điểm tại 4 sàn việc làm vệ tinh gồm: Đông Anh, Nam Từ Liêm,  Long Biên, Gia Lâm, từ ngày 28/11/2023 đến ngày 14/3/2024, đã có 3.196 lượt người lao động được tư vấn, tuyên truyền về dịch vụ công trực tuyến.Tổng số nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp là 2.492 lượt người, trong đó hồ sơ trực tuyến 2.325 lượt, chiếm 93,29%; hồ sơ trực tiếp 167 lượt, chiếm 6,71%.
Việc làm thêm của sinh viên sẽ được khống chế không quá 20 giờ/tuần
Dự thảo Luật Việc làm sửa đổi quy định học sinh, sinh viên đủ độ tuổi lao động được làm việc nhưng không quá 20 giờ trong 1 tuần trong kỳ học.
Dự thảo Luật việc làm sửa đổi đang được lấy ý kiến dành một chương quy định về chính sách hỗ trợ việc làm thanh niên, trong đó có quy định về việc làm bán thời gian của học sinh, sinh viên.Cụ thể, học sinh, sinh viên đủ độ tuổi lao động (đủ 15 tuổi trở lên) được làm việc nhưng không quá 20 giờ trong 1 tuần trong kỳ học và không quá 48 giờ trong 1 tuần trong kỳ nghỉ và phải thực hiện quy định của pháp luật về lao động.Theo ban soạn thảo, trách nhiệm quản lý làm việc bán thời gian của học sinh, sinh viên thuộc về cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp.Dự thảo Luật nêu rõ, tiền công của học sinh, sinh viên được thanh toán trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động và căn cứ thời gian thực tế làm việc, khối lượng, chất lượng công việc đã thực hiện.Hơn nữa, học sinh, sinh viên tham gia việc làm bán thời gian được bình đẳng trong thực hiện quyền và nghĩa vụ với người lao động; bình đẳng về cơ hội, không bị phân biệt đối xử, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.Hiện, Việt Nam đã có lương tối thiểu giờ được chia làm 4 vùng, cụ thể vùng 1 là 22.500 đồng/giờ, vùng 2 là 20.000 đồng/giờ, vùng 3 là 17.500 đồng/giờ và vùng 4 là 15.600 đồng/giờ.Mới đây, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa lấy ý kiến vào dự thảo tờ trình Nghị định quy định mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng. Theo đó, mức lương tối thiểu được đề xuất sẽ tăng 6%, nâng mức lương theo giờ của vùng 1 lên là 23.800 đồng/giờ, vùng 2 là 21.200 đồng/giờ, vùng 3 là 18.600 đồng/giờ và vùng 4 là 16.600 đồng/giờ.Đây là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo giờ. Trên thực tế, học sinh, sinh viên hay người lao động làm việc bán thời gian có thể thỏa thuận để có mức lương cao hơn với người sử dụng lao động.Thông tin từ Trung tâm Hỗ trợ Học sinh - Sinh viên TPHCM (SAC), dịp đầu năm học, đơn vị này có khoảng 2.000 việc làm thêm hỗ trợ sinh viên. Tùy vào vị trí công việc như nhân viên phục vụ, lễ tân, thu ngân, giúp việc nhà, gia sư, giáo dục năng khiếu, giáo dục đặc biệt... với mức lương 22.500-180.000 đồng/giờ. 
Học sinh nước ngoài ở lại Việt Nam làm việc, giấy phép lao động ra sao?
Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM băn khoăn về việc tiếp nhận du học sinh nước ngoài đến doanh làm việc có phải xin giấy phép lao động, quy trình xin giấy phép lao động thế nào?
Đại diện phòng nhân sự của Công ty TNHH Chuỗi cung ứng tiếp vận M.K. (quận Phú Nhuận, TPHCM) chia sẻ, thời gian qua công ty có tiếp nhận người lao động là các sinh viên Lào sang Việt Nam học theo chương trình hợp tác giữa một số tỉnh biên giới."Sau khi học xong, lấy bằng đại học Luật do Việt Nam cấp, các cử nhân này muốn vào làm việc tại doanh nghiệp cần làm gì, có được miễn giấy phép lao động?", đại diện Công ty M.K. thắc mắc.Người nước ngoài sang học tập và đã được cấp bằng của Việt Nam khi tham gia làm việc tại doanh nghiệp thuộc diện phải xin giấy phép lao động (Ảnh: Xuân Trường).Giải đáp nội dung này, Sở LĐ-TB&XH TPHCM nêu rõ, khoản 10, Điều 7 Nghị định số 152/2020/NĐ-CP quy định "Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường, cơ sở đào tạo ở nước ngoài có thỏa thuận thực tập trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam; học viên thực tập, tập sự trên tàu biển Việt Nam" thuộc trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.Theo đó, đối với trường hợp người nước ngoài sang học tập và đã được cấp bằng của Việt Nam khi tham gia làm việc tại doanh nghiệp không thuộc trường hợp nêu trên."Do đó, doanh nghiệp vẫn thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy phép lao động theo quy định tại Điều 9 Nghị định 152/2020/NĐ-CP.Đối với bằng cấp do trường đại học tại Việt Nam cấp thì không phải thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự", Sở LĐ-TB&XH nêu rõ.
Lao động mất việc sẽ có thêm quyền lợi khi hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Không chỉ mở rộng đối tượng tham gia, linh hoạt mức đóng bảo hiểm thất nghiệp, dự thảo Luật Việc làm sửa đổi còn đề xuất thêm nhiều quyền lợi cho người hưởng.
Thêm quyền lợi bảo hiểm thất nghiệpTheo dự thảo Luật Việc làm sửa đổi đang được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lấy ý kiến, người lao động sẽ được hưởng 5 chế độ bảo hiểm thất nghiệp.Cụ thể, hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm; Hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động; Trợ cấp thất nghiệp;Hỗ trợ người lao động tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề và đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; Hỗ trợ người sử dụng lao động khi sử dụng người lao động là người khuyết tật.Người lao động làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp (Ảnh: Hoa Lê)Căn cứ tình hình kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, Chính phủ quy định việc hỗ trợ tiền mặt, hỗ trợ đóng bảo hiểm thất nghiệp và các hỗ trợ khác trong trường hợp khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.Theo Luật Việc làm hiện hành, khi thất nghiệp người lao động sẽ được nhận 4 chế độ sau: Trợ cấp thất nghiệp, Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm; Hỗ trợ học nghề và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.So sánh có thể thấy trong dự thảo Luật Việc làm sửa đổi, quy định về bảo hiểm thất nghiệp có sự điều chỉnh đáng kể, người lao động thất nghiệp được hưởng 5 chế độ, trong đó có 3 chế độ hiện hưởng và bổ sung thêm 2 chế độ mới và bỏ 1 chế độ so với hiện hành.Mở rộng đối tượng tham giaDự thảo luật đề xuất mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp để phù hợp với thực tế.Cụ thể, sẽ bổ sung đối tượng tham gia gồm: Người lao động có giao kết hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 1 tháng trở lên;Người làm việc không trọn thời gian, có tổng mức tiền lương trong tháng bằng hoặc cao hơn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất (tương đương một nửa mức lương tối thiểu vùng cao nhất do Chính phủ công bố).Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ, người quản lý điều hành hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có hưởng tiền lương.Ngoài mở rộng đối tượng, dự thảo luật cũng quy định thêm nhóm đối tượng không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.Cụ thể, người lao động theo quy định đang làm việc theo hợp đồng thử việc theo quy định của pháp luật lao động; người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng theo quy định của Chính phủ; người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu nhưng chưa hưởng lương hưu và người lao động là người giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.Dự thảo Luật Việc làm sửa đổi thêm nhiều quyền lợi cho người lao động (Ảnh minh họa: Hoa Lê).Luật Việc làm hiện hành đang quy định người đang hưởng lương hưu và giúp việc gia đình không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.Tăng mức đóng bảo hiểm thất nghiệp?Bên cạnh việc mở rộng đối tượng tham gia, dự thảo Luật cũng đề xuất sửa mức đóng bảo hiểm thất nghiệp.Luật Việc làm quy định mức đóng này của người lao động và người sử dụng lao động cố định là 1% mức tiền lương tháng.Dự thảo luật đề xuất sửa đổi mức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo hướng người lao động đóng tối đa bằng 1% tiền lương tháng; người sử dụng lao động đóng tối đa bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp.Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và do ngân sách trung ương bảo đảm.
Lương tối thiểu sẽ tăng 6%, mức cao nhất 280.000 đồng
Từ 1/7, lương của người lao động trong doanh nghiệp được điều chỉnh tăng 200.000-280.000 đồng tùy vùng. Như vậy, lương tối thiểu tăng cùng thời điểm thực hiện cải cách tiền lương khu vực nhà nước.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa có văn bản gửi các bộ, ngành liên quan lấy ý kiến vào dự thảo tờ trình Nghị định quy định mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng. Tại dự thảo Nghị định, Bộ LĐ-TB&XH đưa ra mức lương tối thiểu áp dụng từ 1/7/2024 tăng 6% so với hiện hành, trùng với phương án Hội đồng Tiền lương quốc gia thống nhất khuyến nghị gửi Chính phủ ngày 12/1.Theo phương án này, lương vùng I nâng lên 4,96 triệu đồng; vùng II là 4,41 triệu đồng; vùng III là 3,86 triệu đồng và vùng IV đạt 3,45 triệu đồng.So với mức lương hiện hành dao động từ 3,25-4,68 triệu đồng tùy vùng, mức lương tối thiểu nêu trên tăng từ 200.000 đồng - 280.000 đồng/tháng (tương ứng tỷ lệ bình quân 6%).Từ 1/7/2024, lương của người lao động trong doanh nghiệp tăng 200.000-280.000 đồng/tháng, tùy vùng (Ảnh: Nguyễn Sơn).Theo Bộ LĐ-TB&XH, mức điều chỉnh này cao hơn khoảng 2% so với mức sống tối thiểu đến hết năm 2024, để cải thiện phần nào cuộc sống cho người lao động. Mức lương tối thiểu vùng này cũng được cho là cơ bản bảo đảm mức sống tối thiểu năm 2025, tức cơ quan xây dựng chính sách tính trước một phần CPI của năm 2025 vào mức sống tối thiểu để người lao động được hưởng ngay từ giữa năm 2024.Bộ LĐ-TB&XH đánh giá, mức điều chỉnh này có sự chia sẻ, hài hòa lợi ích của người lao động và doanh nghiệp, vừa chú ý cải thiện đời sống cho người lao động, vừa chú ý đến việc bảo đảm duy trì, phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Mức lương tối thiểu mới áp dụng từ 1/7/2024 (Ảnh: DT).Cùng với lương tối thiểu tháng, mức lương tối thiểu theo giờ cũng tăng tương ứng 6% từ giữa năm 2024. Cụ thể, vùng I lên 23.800 đồng/giờ; vùng II lên 21.200 đồng/giờ; vùng III là 18.600 đồng/giờ; vùng 4 là 16.600 đồng/giờ.Mức lương tối thiểu giờ được xác định dựa trên phương pháp quy đổi tương đương từ mức lương tối thiểu tháng và thời gian làm việc tiêu chuẩn theo quy định của Bộ luật Lao động. Đây là phương pháp được các chuyên gia của tổ chức Lao động quốc tế (ILO) khuyến nghị Việt Nam lựa chọn và đã sử dụng khi tính mức lương tối thiểu giờ năm 2022.100% thành viên Hội đồng tiền lương quốc gia thống nhất và khuyến nghị Chính phủ điều chỉnh lương tối thiểu theo mức này.
Bảo vệ người lao động, cán bộ công đoàn, tránh nguy cơ "đòn thù"
Lãnh đạo công đoàn các địa phương đề nghị có quy định bảo vệ cán bộ công đoàn khi sửa đổi luật Công đoàn. Thực tế, khi đứng ra bảo vệ người lao động, người đại diện có nguy cơ bị chèn ép, hành hung.
Khi bảo vệ người lao động, cán bộ công đoàn bị chèn ép thì ai bảo vệ họ? (Ảnh minh họa: Hữu Khoa).Lao động tự do có thể tham gia công đoàn?Ngày 21/3, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức hội thảo Lấy ý kiến về hồ sơ dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) tại TPHCM.Tại hội thảo, ông Vũ Minh Tiến, Trưởng ban Chính sách pháp luật Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đề nghị lãnh đạo phong trào công đoàn địa phương các tỉnh phía Nam đóng góp những ý kiến từ thực tiễn hoạt động để sửa đổi luật Công đoàn sát với thực tế cuộc sống.Ông Vũ Minh Tiến nhấn mạnh: "Sửa đổi làm sao phát huy được vị trí, vai trò vốn có của Công đoàn Việt Nam hơn 90 năm qua, phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế hiện nay".Ông Vũ Minh Tiến phát biểu khai mạc hội thảo (Ảnh: Tùng Nguyên).Tại hội nghị, ông Lê Đình Quảng, Phó Trưởng ban Chính sách pháp luật, trao đổi các nội dung cơ bản của dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi).Theo ông Quảng, dự thảo luật lần này có nhiều điểm bổ sung so với dự thảo đầu năm 2023 khi trình Chính phủ.Vấn đề đầu tiên ông đề nghị các đại biểu quan tâm thảo luận là đề xuất mở rộng cho người lao động tự do, không có quan hệ lao động tham gia công đoàn. Đề xuất này mở rộng hệ thống công đoàn và phù hợp với hệ thống pháp luật lao động hiện nay, làm cơ sở để đưa các nghiệp đoàn cơ sở gia nhập công đoàn.Theo ông Quảng, đề xuất đưa các nghiệp đoàn cơ sở gia nhập công đoàn đã được bàn thảo từ khi xây dựng luật Công đoàn 2012 nhưng chưa được Quốc hội thông qua. Tuy nhiên, thực tế hoạt động hiện nay, hệ thống công đoàn có 550 nghiệp đoàn, việc mở rộng là phù hợp xu hướng, với luật Lao động hiện hành.Hội thảo lấy ý kiến lãnh đạo liên đoàn lao động các tỉnh phía Nam và công đoàn các doanh nghiệp lớn (Ảnh: Tùng Nguyên).Về tổ chức công đoàn các cấp, ông Quảng nhắc đến các đề xuất về biên chế công chức, viên chức; bổ sung 2 quyền cơ bản cho tổ chức Công đoàn là giám sát, chủ trì giám sát và phản biện xã hội; tài chính công đoàn…Cán bộ công đoàn đối mặt chuyện bị đánh, bị sa thảiPhát biểu tại hội nghị, ông Trần Văn Triều, Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Liên đoàn Lao động TPHCM, đề nghị vấn đề quan trọng nhất cần quan tâm nghiên cứu khi sửa đổi luật là các điều khoản bảo vệ hoạt động của cán bộ công đoàn.Ông phát biểu: "Tôi mới nghe tin có anh em công đoàn đi xuống doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi của người lao động, rồi bị đánh. Cán bộ công đoàn bảo vệ người lao động, còn ai bảo vệ cán bộ công đoàn?".Ông Trần Văn Triều, Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Liên đoàn Lao động TPHCM, bức xúc về việc cán bộ công đoàn bị hành hung (Ảnh: Tùng Nguyên).Ông Vũ Ngọc Hà, Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai, cũng phản ánh việc nhiều cán bộ công đoàn bị chủ sử dụng lao động sa thải khi đứng về phía người lao động. Có vụ việc, cán bộ công đoàn đề nghị Trung tâm tư vấn pháp luật bảo vệ quyền lợi mà trung tâm không giúp được vì doanh nghiệp tìm cách lách luật.Ông Vũ Ngọc Hà nhắc đến điều khoản bảo đảm cho cán bộ công đoàn làm việc. Luật quy định đơn vị sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng, sa thải, buộc thôi việc hoặc thuyên chuyển công tác đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách nếu không có ý kiến thỏa thuận bằng văn bản của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành Công đoàn cấp trên.Tuy nhiên, người trong Ban chấp hành Công đoàn cơ sở đều là nhân viên của doanh nghiệp. Có trường hợp, chủ doanh nghiệp muốn sa thải Chủ tịch Công đoàn cơ sở, họ lách luật bằng cách lấy ý kiến Ban chấp hành Công đoàn cơ sở công ty. Khi lấy ý kiến, chỉ duy nhất ông Chủ tịch Công đoàn bỏ phiếu chống, còn lại những thành viên khác trong Ban chấp hành đều đồng ý sa thải chính ông Chủ tịch Công đoàn."Việc này chúng ta cần xem xét lại để bảo vệ cán bộ công đoàn tốt hơn, nếu đã cấm thì cấm luôn", ông Vũ Ngọc Hà nói.Theo ông Vũ Ngọc Hà, doanh nghiệp có đủ cách để chèn ép cán bộ công đoàn (Ảnh: Tùng Nguyên).Ông Trần Ngọc Vân, cán bộ công đoàn Bình Dương, cũng đồng tình với ý kiến của ông Vũ Ngọc Hà vì thực tế hoạt động tại Bình Dương cũng xảy ra nhiều trường hợp tương tự.Ông Vân chia sẻ: "Nhìn các điều khoản trong luật thì có vẻ đầy đủ để bảo vệ cán bộ công đoàn nhưng thực tế khi quan hệ đổ vỡ, chủ sử dụng lao động có hàng trăm cách để chèn ép, sa thải cán bộ công đoàn".Một vấn đề khác mà ông Trần Văn Triều đề nghị ban soạn thảo luật Công đoàn (sửa đổi) quan tâm nghiên cứu điều chỉnh là quy định tổ chức công đoàn đại diện để bảo vệ quyền lợi cho người lao động quy định tại Điều 10.Ông đề nghị làm rõ khái niệm đại diện tập thể người lao động để khởi kiện, tham gia tố tụng khi quyền lợi người lao động bị xâm phạm."Thời gian qua chúng tôi bị vướng cái này rất nhiều, nhất là ở những vụ doanh nghiệp có hàng ngàn người nợ bảo hiểm xã hội thì làm sao để tất cả đều làm thủ tục ủy quyền cho mình. Những doanh nghiệp lớn, nhiều người lao động, có người muốn kiện mà có người không muốn thì làm sao? Cần làm rõ vấn đề này để bảo vệ người lao động tốt hơn", ông Triều đề xuất.
Khen thưởng tài xế, phụ xe buýt ôm người co giật đi cấp cứu
Tài xế, phụ xe buýt ở Hà Nội kịp thời đưa người bị co giật trên xe đi cấp cứu được đơn vị tổ chức khen thưởng, động viên.
Đại diện Tổng công ty Vận tải Hà Nội cho biết, Xí nghiệp xe buýt nhanh BRT (trực thuộc Tổng Công ty Vận tải Hà Nội) đơn vị vận hành Tuyến xe buýt 89 đã tổ chức khen thưởng, động viên đối với tài xế, phụ xe đã có hành động hỗ trợ hành khách trên xe kịp thời.Trước đó, khoảng 12h ngày 19/3, N.Đ.N.K. (20 tuổi, trú huyện Quốc Oai, Hà Nội) lên xe buýt số 89 tại điểm dừng Bệnh viện Quốc Oai (hướng bến xe Sơn Tây đi bến xe Yên Nghĩa).Sau khoảng nửa tiếng lên xe, chàng trai này có dấu hiệu co giật, ngã khỏi ghế và ngất xỉu. Ngay sau đó, tài xế Trần Ngọc Chi đã cho xe buýt dừng lại, đề nghị các hành khách di chuyển giãn ra để lưu thông không khí. Phụ xe Lê Văn Thắng cởi áo khoác ngoài để kê đầu, giúp người bị nạn nằm thẳng ra sàn.Khen thưởng, động viên kịp thời đối với tài xế, phụ xe đã có hành động hỗ trợ hành khách trên xe kịp thời (Ảnh: Tổng công ty Vận tải Hà Nội cung cấp).Nhận thấy hành khách không có người thân đi cùng, tài xế và phụ xe thống nhất đưa hành khách đến trạm y tế gần nhất cách đó khoảng 1km. Đến nơi, họ đưa nam thanh niên vào bên trong trạm y tế phường và ngồi chờ đợi cho đến khi người nhà bệnh nhân có mặt.Ngày làm việc kéo dài hơn vài tiếng đồng hồ để xử lý tình huống khẩn cấp này, song anh Chi cũng cảm thấy nhẹ nhõm vì đã đưa hành khách đi cấp cứu kịp thời, làm tròn nhiệm vụ của mình.Sau khi có gia đình đến đón nam thanh niên, anh Chi cùng phụ xe mới có thể thở phào và tiếp tục lên xe buýt với lộ trình được vạch sẵn. Hơn chục năm trong nghề, anh Chi cũng gặp không ít những trường hợp phát sinh bất ngờ trên xe buýt.Cách đây không lâu, anh cũng gặp một hành khách bị co giật trên xe. Tuy nhiên, họ không bị nặng như trường hợp trên, cũng nhanh chóng hồi phục và được người nhà đến đón về.
Gần 34 triệu lao động chưa được thu thập thông tin về tình trạng việc làm
Tờ trình dự thảo Luật Việc làm sửa đổi nêu rõ việc quản lý lao động còn hạn chế, nhất là đối với nhóm lao động không có quan hệ lao động. Nguyên nhân do chưa có quy định về việc đăng ký lao động.
Hiện nay, lực lượng lao động cả nước có 52,1 triệu người, tuy nhiên, mới có trên 17,489 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội, được cập nhật trong cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm xã hội.Đặc biệt, gần 34 triệu lao động, chiếm 2/3 lực lượng lao động cả nước, chưa được thu thập, nắm thông tin về tình trạng lao động, việc làm.Hiện nay, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang phối hợp với Bộ Công an và các địa phương tổ chức thu thập, cập nhật cơ sở dữ liệu về người lao động gắn với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu khác. Tính đến tháng 2 đã thu thập dữ liệu khoảng 22,35 triệu lao động.Từ thực tế trên, dự thảo Luật Việc làm sửa đổi đề xuất bổ sung 1 Chương về đăng ký lao động.Các nội dung chính của chương đăng ký lao động gồm mục đích đăng ký lao động; nguyên tắc đăng ký và quản lý lao động; đối tượng đăng ký lao động; thông tin đăng ký lao động (gồm thông tin cơ bản; thông tin về việc làm; thông tin về trình độ chuyên môn; thông tin về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp).Cùng với đó là bổ sung hồ sơ đăng ký lao động; thủ tục đăng ký lao động; xóa đăng ký lao động; quyền và nghĩa vụ của người lao động; điều chỉnh thông tin về việc làm trong cơ sở dữ liệu về người lao động (nhằm đảm bảo tính khả thi, hiệu quả, tiết kiệm, Luật Việc làm chỉ quy định về điều chỉnh thông tin về việc làm, các thông tin khác được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành).Hồ sơ điều chỉnh thông tin về việc làm trong cơ sở dữ liệu về người lao động; chia sẻ, kết nối với các cơ sở dữ liệu quốc gia; quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu về người lao động; bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin về người lao động.Đồng thời, trên cơ sở các quy định hiện hành của Bộ luật Lao động 2019, Luật Bảo hiểm xã hội 2014, dự thảo Luật sẽ bổ sung quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc đăng ký, điều chỉnh thông tin của người lao động có quan hệ lao động.
Đảm bảo cho người lao động được làm việc trong môi trường an toàn
Ban Bí thư vừa ban hành Chỉ thị về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới.
Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai đã ký ban hành Chỉ thị về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới.Để đẩy mạnh công tác an toàn, vệ sinh lao động đáp ứng yêu cầu tình hình mới gắn với Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:Một là, bảo đảm quyền của người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động và bảo vệ tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người lao động. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kết hợp chặt chẽ giữa chủ động phòng ngừa với phát hiện, xử lý nghiêm vi phạm.Nêu cao trách nhiệm người đứng đầu đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh con người, góp phần cho phát triển bền vững doanh nghiệp và đất nước.Phấn đấu giảm tai nạn lao động, nhất là tai nạn lao động nghiêm trọng, tỉ lệ tai nạn lao động chết người giảm ít nhất 4%/năm; số người lao động làm việc trong môi trường tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ được khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp tăng ít nhất 5%/năm; số cơ sở phát sinh yếu tố có hại được quan trắc môi trường lao động tăng ít nhất 5%/năm.Hai là, thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động cho cán bộ lãnh đạo, quản lý, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động và người lao động.Tạo điều kiện cho người lao động, nhất là người làm việc trong khu vực không có quan hệ lao động được tiếp cận thông tin về những vấn đề liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, chủ động phòng ngừa.Chỉ thị nêu, đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức thông tin, tuyên truyền phù hợp với từng nhóm đối tượng lao động, quan tâm ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao. Nâng cao hiệu quả, thu hút sự tham gia của doanh nghiệp, người lao động trong Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động, Tháng Công nhân hằng năm.Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng, các cơ quan báo chí trong vận động, tuyên truyền, xây dựng văn hóa an toàn lao động trong hội viên, đoàn viên và Nhân dân.Đẩy mạnh hoạt động đối thoại, thương lượng về bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động và điều kiện làm việc, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.Ba là, rà soát, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật, khắc phục kịp thời hạn chế, bất cập trong thực tiễn, chú trọng chính sách phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quyền và nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức công đoàn và các tổ chức có liên quan; chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khỏe người lao động; biện pháp phòng ngừa, ứng phó, xử lý sự cố tai nạn lao động; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động… bảo đảm thống nhất, đồng bộ, khả thi, phù hợp với các điều ước quốc tế Việt Nam tham gia, tiếp cận tiêu chuẩn thế giới.Bốn là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, phân cấp, phân quyền, thường xuyên kiểm tra, thanh tra, bảo đảm chính sách, pháp luật được thực hiện nghiêm; thực hiện tốt Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động.Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính theo hướng thiết thực, đơn giản, công khai, minh bạch, tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, người lao động.Theo Chỉ thị, xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý, tiếp nhận và báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế về an toàn, vệ sinh lao động; tăng cường trao đổi thông tin, kinh nghiệm, hợp tác đào tạo, chuyên gia với các nước.Chú trọng công tác đánh giá tác động môi trường, nhất là đối với các dự án đầu tư khai thác, sản xuất công nghiệp, xây lắp, nơi có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc; thường xuyên rà soát, bổ sung danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, bệnh nghề nghiệp.Thực hiện nghiêm việc khai báo, thống kê, báo cáo, điều tra sự cố gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.Quan tâm an toàn, vệ sinh lao động đối với các nhóm lao động nữ, chưa thành niên, người khuyết tật, người cao tuổi, giúp việc gia đình, người học nghề, tập nghề, thử việc và lao động được cho thuê lại, lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.Thực hiện tốt chính sách khám sức khỏe định kỳ, giám định, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, điều trị, tiền lương, chi phí y tế, trợ cấp, bồi thường, bảo hiểm và các chính sách khác theo quy định cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.Quản lý chặt chẽ các dịch vụ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; quan trắc môi trường lao động; khám sức khỏe định kỳ, khám và phát hiện bệnh nghề nghiệp; kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.Bên cạnh đó, cần nâng cao chất lượng các cơ sở y tế khám, điều trị bệnh nghề nghiệp; cơ sở điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động; bộ phận an toàn, vệ sinh lao động, bộ phận y tế, hội đồng an toàn, vệ sinh lao động tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh đáp ứng yêu cầu.Năm là, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chú trọng công tác đào tạo, huấn luyện, chuyển giao, cập nhật kiến thức, kỹ năng an toàn, vệ sinh lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp, nhất là đối với người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, y tế tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh; thanh tra lao động, thanh tra an toàn, vệ sinh lao động, bao gồm cả khu vực không có quan hệ lao động. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến trong chăm sóc sức khỏe người lao động, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.Sáu là, tăng cường nguồn lực Nhà nước và doanh nghiệp đầu tư cho công tác an toàn, vệ sinh lao động gắn với đổi mới cơ chế tài chính, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, ưu tiên bố trí nguồn lực để triển khai các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với cả khu vực không có quan hệ lao động.Các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền quan tâm lồng ghép nội dung an toàn, vệ sinh lao động trong chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương; chương trình, dự án liên quan đến lĩnh vực lao động, y tế, môi trường.Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước cho công tác an toàn, vệ sinh lao động. Khuyến khích doanh nghiệp chủ động đầu tư, triển khai biện pháp phòng ngừa, tăng cường công tác tự kiểm tra, giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.Quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo hướng đóng, hưởng linh hoạt, nâng mức hưởng, mức hỗ trợ phù hợp cho người thụ hưởng bảo đảm ổn định cuộc sống, mở rộng và phát triển nhanh đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện có sự hỗ trợ của Nhà nước.Bảy là, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương, nhất là các ngành lao động, y tế, môi trường với địa phương, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chú trọng khu vực không có quan hệ lao động. Kịp thời phát hiện, nhân rộng, biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân, mô hình hay, cách làm hiệu quả và xử lý nghiêm vi phạm, nhất là tổ chức, cá nhân để xảy ra sự cố nghiêm trọng về an toàn, vệ sinh lao động.
2 đề xuất mới về bảo hiểm thất nghiệp, người lao động cần biết
Bổ sung đối tượng tham gia, linh hoạt mức đóng bảo hiểm thất nghiệp… là những đề xuất mới trong dự thảo Luật Việc làm sửa đổi.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có tờ trình về dự thảo Luật Việc làm sửa đổi. So với Luật Việc làm năm 2013, dự thảo tăng 1 chương và 83 điều, thành 8 chương và 145 điều. Trong đó, có 2 nội dung sửa đổi lớn liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp. Mở rộng đối tượng tham giaTheo Bộ LĐ-TB&XH, đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định hiện hành chưa bao phủ hết tất cả đối tượng có quan hệ lao động. Mặt khác, chính sách bảo hiểm thất nghiệp chưa thực sự gắn với thị trường lao động, còn nặng về giải quyết trợ cấp thất nghiệp, chưa chú ý thỏa đáng đến giải pháp phòng ngừa thất nghiệp.Ngoài ra, một số quy định về chế độ trợ cấp thất nghiệp, căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp không còn phù hợp với tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW.Người lao động làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp (Ảnh: Hoa Lê).Vì lý do đó, dự thảo Luật đề xuất mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp để phù hợp với thực tế.Cụ thể, sẽ bổ sung đối tượng tham gia gồm: Người lao động có giao kết hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 1 tháng trở lên; người làm việc không trọn thời gian, có tổng mức tiền lương trong tháng bằng hoặc cao hơn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất bằng một nửa mức lương tối thiểu tháng vùng cao nhất do Chính phủ công bố.Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ, người quản lý điều hành hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có hưởng tiền lương.Với Luật Việc làm hiện nay, đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp chưa quy định người lao động có hợp đồng lao động từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng thuộc đối tượng tham gia. Đây vốn là nhóm có nguy cơ mất việc làm cao và thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.Giai đoạn 2015-2023, số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp tăng trung bình 6%/năm, qua các năm. Đến năm 2023, số người tham gia chiếm 31,5% lực lượng lao động lao động trong độ tuổi. Sửa mức đóng bảo hiểm thất nghiệpBên cạnh việc mở rộng đối tượng tham gia, dự thảo Luật cũng đề xuất sửa mức đóng bảo hiểm thất nghiệp.Luật Việc làm quy định mức đóng này của người lao động và người sử dụng lao động cố định là 1% mức tiền lương tháng.Theo tờ trình, mức đóng này chưa đảm bảo tính linh hoạt trong điều chỉnh mức đóng bảo hiểm thất nghiệp, nhất là trong các trường hợp thiên tai, dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế, suy thoái khi Quỹ kết dư lớn.Thực tế, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành hai nghị quyết nhằm hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.Dự thảo Luật Việc làm sửa đổi đề xuất linh hoạt mức đóng bảo hiểm thất nghiệp (Ảnh: Hoa Lê).Chính vì vậy, dự thảo Luật đề xuất sửa đổi mức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo hướng người lao động đóng tối đa bằng 1% tiền lương tháng; người sử dụng lao động đóng tối đa bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp.Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và do ngân sách trung ương bảo đảm.Dự thảo Luật Việc làm sửa đổi dự kiến trình Chính phủ vào giữa năm 2024, trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến lần đầu vào Kỳ họp thứ 8, tháng 10/2024.
9X bỏ phố về quê nuôi sinh vật biển giữa vùng nước ngọt
Từ bỏ công việc văn phòng ở TPHCM với mức lương 11 triệu đồng/tháng, anh Hoàng về quê nhà Đồng Tháp nuôi cá cảnh. Cú "bẻ lái" đầy bất ngờ giúp anh có thu nhập tốt hơn trước nhiều.
Sau khi tốt nghiệp đại học ngành kỹ sư điện, anh Nguyễn Thanh Hoàng (29 tuổi, ngụ xã Phong Hòa, huyện Lai Vung, Đồng Tháp) được nhận vào làm việc ở một công ty tại TPHCM.2 năm gắn bó môi trường công sở, khi dịch Covid-19 bùng phát đợt đầu tiên, chàng trai về quê tránh dịch rồi rẽ hướng khởi nghiệp sang mô hình nuôi cá cảnh.Anh Hoàng bên bể cá biển cảnh (Ảnh: Bảo Kỳ).Anh Hoàng cho biết, cuối năm 2019, anh bắt đầu nuôi cá bảy màu với mục đích giải trí. Ban đầu anh nuôi 5 cặp cá thả trong thùng xốp.Trong lúc nuôi, cá sinh sản nhiều, anh đăng lên mạng xã hội nhiều người hỏi mua. Nhận thấy thị trường cá kiểng khá tiềm năng nên Thanh Hoàng quyết định khởi nghiệp từ nghề này.Bỏ phố về quê nuôi sinh vật sống ở biển khơi (Ảnh: Bảo Kỳ).Lúc đó, các dòng cá nước ngọt phổ biến như bảy màu, lia thia... được anh Hoàng nuôi trong 30 thùng xốp. Thị trường hút hàng, anh quyết định mở rộng trang trại, chỉ trong 2 năm, từ trại cá vỏn vẹn 80m2, chàng trai nâng cấp lên 1.500m2 với 100 bể xi măng nuôi cá. "2 năm trở lại đây, thị trường cá cảnh nước ngọt dần bão hòa, tôi lấn sang thêm nuôi sinh vật biển như cá, tôm, san hô... để mở rộng đầu ra. Nhờ vậy, 2 trại cá nước mặn và ngọt giúp tôi kiếm khoảng 30 triệu đồng/tháng", anh Hoàng nói. Đối với mô hình mới này, anh Hoàng dày công nhiều ngày thử nghiệm môi trường nuôi cá từ nguồn nước, nhiệt độ nước, ánh sáng và cả các chất sao cho giống nhất với môi trường nước biển ngoài tự nhiên. Các thông tin, tài liệu được nam thanh niên tham khảo trên mạng, hội nhóm nuôi cá... Trải qua không ít thất bại, chàng trai cũng thành công ở mô hình mới. Một số dòng cá biển phổ biến thường được nuôi làm cảnh như cá Hề, cá Đuối, cá Bắp Nẻ Xanh (Ảnh: Bảo Kỳ).Theo nam 9X, các dòng cá nước mặn anh đang nuôi khoảng 30 loại trong đó có một số loại phổ biến như cá Hề, Cánh Bướm, cá Bắp Nẻ Xanh,... ngoài ra còn có tôm bác sĩ, bạch tuột... và hàng chục loại san hô, hải quỳ. "Sinh vật biển đang nuôi ở trại cá đa số được nhập ở vùng biển Hoàng Sa - Trường Sa, nằm trong nhóm cho phép khai thác. Còn nước biển thì tôi có mua nước biển tự nhiên được lấy ngoài khơi và tôi còn pha nước biển nhân tạo", anh Hoàng chia sẻ. Chủ trại cá tiết lộ, chi phí mua cá biển cảnh có giá từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn đồng/loài đối với loài trong nước và vài triệu đồng nếu là cá ngoại nhập. Tuy nhiên thú chơi cá biển cảnh tốn nhiều tiền ở việc mua máy móc, thiết bị duy trì sự sống cho thủy sinh. "Một bể cá biển cảnh đơn thuần cần có đèn chiếu sáng, máy lạnh, hệ thống lọc nước biển... Để sở hữu và duy trì một bể cá tiêu chuẩn người chơi cần bỏ số tiền khoảng 10 triệu đồng, thậm chí cao hơn rất nhiều. Vì vậy khách hàng mua cá, san hô không nhiều bằng cá cảnh nước ngọt nhưng đa số là người có điều kiện", anh Hoàng tiết lộ. Rẽ hướng khởi nghiệp nuôi cá cảnh và nắm bắt xu hướng thị trường giúp chàng trai Đồng Tháp có thu nhập hấp dẫn ở tuổi U30 (Ảnh: Bảo Kỳ).Sau 4 năm, từ chàng nhân viên văn phòng sở hữu mức lương hơn chục triệu đồng mỗi tháng và khi bỏ phố về quê khởi nghiệp nuôi cá, anh Hoàng đã có được mức thu nhập cao gấp ba lần. Hiện mỗi tháng anh Hoàng cung cấp trên 10.000 con cá cảnh nước ngọt, gần 1.000 cá thể cá biển và san hô cho thị trường miền Nam. Sắp tới chàng trai sẽ cải tạo các bể xi măng nuôi cá cảnh nước ngọt để tăng quy mô, số lượng cho mô hình sinh vật biển. "Từng trải qua không ít thất bại, lắm lúc muốn bỏ cuộc vì nuôi không được cá biển nhưng tôi vẫn không từ bỏ. Nhờ sự kiên trì mà hôm nay mô hình của tôi cũng được nhiều người biết đến và ủng hộ, giúp tôi có điều kiện chăm lo kinh tế gia đình" 9X Đồng Tháp bày tỏ. 
Nữ giáo viên về hưu với "cú lội ngược dòng" sau biến cố trắng tay
Trồng rau xà lách thủy canh, cung cấp cho các siêu thị, mỗi ngày nữ giáo viên về hưu Phạm Thị Thu Cúc (Lạc Dương, Lâm Đồng) thu về khoảng 20 triệu đồng.
Chuyến tham quan ở nước ngoàiỞ tuổi 70, bà Phạm Thị Thu Cúc (trú tại thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) vẫn miệt mài sản xuất rau cung ứng ra thị trường.Sinh ra và lớn lên tại Phù Mỹ (Bình Định), năm 1975, bà Cúc theo học sư phạm tại một ngôi trường ở thành phố Đà Lạt sau đó về quê dạy học. Đến khoảng cuối năm 1980, cuộc sống ở quê gặp nhiều khó khăn, vợ chồng bà khăn gói lên Đà Lạt lập nghiệp. Tại đây, cùng với việc dạy học, bà Cúc và chồng cuốc đất trồng rau để cải thiện thu nhập.Ở tuổi 70, bà Phạm Thị Thu Cúc vẫn miệt mài với mô hình sản xuất rau thủy canh (Ảnh: Minh Hậu).Chủ nông trại 70 tuổi kể lại: "Khoảng cuối những năm 1990, khi nghỉ dạy học, tôi cùng chồng làm nông, buôn bán bất động sản, thuê khách sạn làm du lịch… Việc làm ăn thời gian đó khá thuận lợi nên tôi có nhiều tài sản giá trị ở khu trung tâm thành phố Đà Lạt".Đến khoảng đầu năm 2000, việc buôn bán bất động sản rơi vào thua lỗ nên nhà cửa, khách sạn của gia đình bà Cúc ở khu trung tâm Đà Lạt buộc phải bán hoặc bị ngân hàng tịch biên, phát mãi thu hồi nợ.Để vực lại cơ đồ, bà Cúc đi đến quyết định bán nốt mảnh vườn rộng 1ha còn lại ở phường 8, Đà Lạt rồi vào thôn Đạ Nghịt (xã Lát, Lạc Dương) mua đất, thuê đất trồng rau."Đó là khoảng thời gian có biến cố lớn trong gia đình. Chồng, con đau ốm, bản thân tôi bị lừa gạt mất trắng, kinh tế khó khăn trăm bề", nữ giáo viên về hưu rùng mình nghĩ lại.Năm 2014, bà Phạm Thị Thu Cúc được một doanh nghiệp cung cấp hạt giống của Hà Lan đưa qua Malaysia tham gia chương trình tập huấn, tham quan mô hình sản xuất rau an toàn. Tại quốc gia này, khi bước vào nông trại, bà bị choáng ngợp bởi hệ thống sản xuất hiện đại, khác biệt so với những gì bà từng thấy ở Việt Nam.Bà Cúc kể: "Toàn bộ rau xà lách được trồng trong hệ thống ống nước và việc chăm bón cũng được thực hiện vô cùng khoa học. Đặc biệt, nông trại có đến hàng nghìn, hàng vạn cây mà sự phát triển đồng đều đến kỳ lạ, hiếm thấy cây nào to hơn hay bé hơn và khó để tìm ra cây rau bị bệnh, bị sâu hại".Từ 1.000m2 rau xà lách thủy canh ban đầu, đến nay gia đình bà Cúc đã mở rộng khu sản xuất lên gần 2ha (Ảnh: Minh Hậu).Sau chuyến tham quan ấy, một vườn rau hiện đại mang lại sự an toàn cho người tiêu dùng luôn hiển hiện trong tâm trí nữ giáo viên về hưu."Đẹp, hiệu quả nhưng vốn đầu tư cho 1.000m2 trên 400 triệu đồng. Nghĩ đến khoản ấy, tôi lại tự nhắc mình: "Thôi! Quên đi! Lấy đâu ra tiền để làm!", bà Cúc chia sẻ.Quyết định "lội ngược dòng"Đến đầu năm 2015, khi không thể quên được giấc mơ về khu vườn xanh mướt, bà Cúc quyết định bắt tay thực hiện. Thời gian này, bà chuyển đổi diện tích 1.000m2 vườn cà chua sang làm thử.Nông trại của gia đình bà Cúc tạo công ăn việc làm cho 20 lao động là người đồng bào dân tộc thiểu số trong và ngoài tỉnh (Ảnh: Minh Hậu).Bấy giờ, bà chấp nhận vay tiền với lãi suất cao để nhập khẩu trang thiết bị, công nghệ, hạt giống.Bà Cúc cho biết, việc sản xuất rau thủy canh đối với bà khá thuận lợi. Kiến thức, kỹ thuật sản xuất, công thức dinh dưỡng cho cây trồng đều được các chuyên gia, kỹ sư của công ty giống hỗ trợ.Khi xà lách trên các giàn thủy canh phát triển, gia đình bà Cúc đạt được hợp đồng bao tiêu từ một hệ thống siêu thị trong nước.Thành công ở khu vườn 1.000m2 ban đầu, bà Cúc tiếp tục ký thêm hợp đồng cung ứng với đối tác và mở rộng diện tích lên 0,2ha, rồi 0,5ha và đến nay là gần 2ha. Chủ vườn 70 tuổi thổ lộ, phân bón và các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho xà lách đều được pha trộn theo công thức, tỉ lệ xác định nên cây phát triển tốt, đều.Thông thường, sau 30 ngày trồng, xà lách cho thu hoạch. Đặc biệt, cây trồng trên giàn thủy canh trong nhà kính nên các nguy cơ về sâu, bệnh hại được kiểm soát tốt. Chính điều này giúp chủ vườn hạn chế đến mức tối thiểu việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật."Trong trường hợp cây xảy ra sâu, bệnh hại, tôi sẽ dùng chế phẩm sinh học hoặc các loại thuốc chuyên dùng sản xuất hữu cơ để phòng, trừ", bà Cúc nói.Hiện nay, mỗi ngày nông trại bà Phạm Thị Thu Cúc cung ứng 400-500kg rau xà lách thủy canh cho các hệ thống siêu thị (Ảnh: Minh Hậu).Hiện nay, bà Phạm Thị Thu Cúc đã thành lập doanh nghiệp, một lần nữa làm giám đốc, đứng mũi chịu sào.Với diện tích gần 2ha, mỗi ngày nông trại của bà cung ứng cho các hệ thống siêu thị 400-500kg xà lách thủy canh với mức giá dao động 35.000-40.000 đồng/kg, thu về trên dưới 20 triệu đồng. Sau khi trừ các khoản chi phí, nữ giám đốc có lợi nhuận khoảng 40% (tức thu lãi gần 10 triệu đồng/ngày).Với gần 2ha vườn, gia đình bà Cúc tạo công ăn việc làm cho 20 nhân công lao động là người đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Lát và lao động một số tỉnh khác. Các lao động làm việc tại đây được hưởng mức lương 7-15 triệu đồng/người/tháng.Ông Lê Hữu Hùng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lát cho biết, nông trại sản xuất rau thủy canh của gia đình bà Phạm Thị Thu Cúc là một trong những mô hình nông nghiệp công nghệ cao hiệu quả ở địa phương. Đây là mô hình cần nhân rộng trong thời gian tới.
Cú rẽ ngang của nữ y sĩ và kết quả bất ngờ với... phân bò
Tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành y sĩ đa khoa nhưng Phạm Thị Thanh Tuyền lại có quyết định táo bạo khi rẽ ngang về quê ủ phân bò, nuôi trùn quế.
Cú rẽ ngang của nữ y sĩ Thời trẻ, với mong muốn tương lai có nghề nghiệp ổn định, năm 2013, Phạm Thị Thanh Tuyền (nay 32 tuổi, trú tại xã Quảng Lập, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng) theo học chuyên ngành y sĩ đa khoa tại Trường Cao đẳng Y tế Lâm Đồng. Đến năm 2015, ra trường và kiếm việc làm nhưng mọi sự không như mong muốn của Tuyền.Trở về quê nhà tại xã Quảng Lập, Tuyền băn khoăn về cảnh môi trường làng quê kém sạch đẹp, vệ sinh vì đường sá, xóm làng ô nhiễm vì chất thải gia súc và các loại phế phụ phẩm nông nghiệp. Chị càng day dứt khi nhiều lần chứng kiến cảnh bố mẹ phải đổ bỏ rau củ làm ra vì chuyện "được mùa thì rớt giá".Phạm Thị Thanh Tuyền từng bị nhiều người gọi là "điên" khi bỏ việc, quay qua ủ phân bò nuôi trùn quế (Ảnh: Minh Hậu)."Thấy bố mẹ và những người dân ở địa phương luôn phải chịu thiệt thòi nên tôi muốn làm việc gì đó để thay đổi", cô gái 32 tuổi chia sẻ.Sau thời gian tìm tòi, năm 2018, Tuyền nắm bắt thông tin mô hình trùn quế ở huyện Củ Chi (TPHCM) trở thành giải pháp hữu hiệu xử lý môi trường nông thôn, tạo ra giá trị từ phế phẩm nông nghiệp nên tìm tới tận nơi học hỏi.Được chia sẻ bí kíp, Tuyền bỏ tiền mua một ít giống sinh khối về, bắt đầu nuôi trùn trong không gian nhà kho rộng 20m2."Tôi đi gom phân bò về ủ, rau củ quả bỏ đi về làm thức ăn cho trùn. Thấy tôi bỏ việc về làm những chuyện như lập dị, người làng cứ luôn miệng bảo tôi bị điên", Tuyền nhớ lại.Mỗi năm, trại trùn quế xử lý khoảng 235 tấn phân bò, phân heo và khoảng 350 tấn phế phụ phẩm nông nghiệp là rau, củ, quả các loại (Ảnh: Minh Hậu).Trên diện tích ô nuôi 20m2, một lượng lớn rau, củ, quả dư thừa của gia đình, phân bò từ các hộ lân cận được trùn quế xử lý sạch sẽ, không phát thải ô nhiễm như trước đây. Sau 3 tháng nuôi, Tuyền gom phân để bón cho cây trồng trong vườn. Số trùn quế giống ban đầu cũng có sự sinh trưởng nhiều hơn nên Tuyền tiếp tục sử dụng để sản xuất giống, nhân rộng mô hình.Năm 2019, nhận thấy việc làm của Tuyền mang lại hiệu quả, 9 phụ nữ tại địa phương đã học hỏi và bắt tay cùng thực hiện. Hợp tác xã Phụ nữ trùn quế Đơn Dương được thành lập do Tuyền làm giám đốc với phân khu nuôi trùn quế rộng khoảng 400m2.Năm 2023 nhận bằng cử nhân Luật xong, chị vẫn tiếp tục xây dựng, phát triển mô hình sản xuất phân bón trùn quế (Ảnh: Minh Hậu).Trên diện tích nuôi này, các thành viên trong hợp tác xã cùng thu gom nguồn phân bò, phân heo từ các chuồng trại của gia đình và nguồn rau, củ, quả loại bỏ về xử lý, làm thức ăn cho trùn quế. Sau mỗi chu kỳ 3 tháng nuôi, hợp tác xã gom phân trùn quế, chuyển 50% cho các thành viên làm phân bón, phục vụ việc trồng trọt. 50% còn lại được chuyển qua công đoạn giảm ẩm, đóng gói để bán ra thị trường.Tuyền chia sẻ, năm 2023 chị tốt nghiệp cử nhân Luật, Đại học Đà Lạt. Nữ cử nhân vẫn tiếp tục xây dựng, phát triển mô hình sản xuất phân trùn quế.Liên kết nông dân cùng làm giàuTiếng lành đồn xa, đến nay, hợp tác xã của chị đã kết nạp thêm 4 thành viên và tổ chức liên kết với 21 hộ dân trong vùng, mở rộng quy mô sản xuất phân trùn quế lên 1.500m2.150-160 tấn phân trùn quế tiêu thụ mỗi năm mang về nguồn thu không nhỏ (Ảnh: Minh Hậu).Cùng với việc phát triển khu nuôi, chị Tuyền còn tổ chức đầu tư trang thiết bị, máy móc, xây dựng khu xưởng sơ chế, đóng gói phân bón và khu chiết xuất các loại dịch trùn quế (dùng để tưới, bón cho cây trồng)."Mỗi năm, hợp tác xã chúng tôi trực tiếp xử lý khoảng 235 tấn phân bò, phân heo và khoảng 350 tấn phế phụ phẩm nông nghiệp rau, củ, quả các loại. Nhờ vậy, môi trường trang trại chăn nuôi, vườn của các hộ thành viên được đảm bảo xanh, sạch, đẹp. Đặc biệt nguồn phân trùn quế giúp các hộ dân sản xuất nguồn rau an toàn, giảm được chi phí đầu tư, tăng giá trị sản phẩm", Phạm Thị Thanh Tuyền nói.Nguồn phân bò, phân heo, rau, củ, quả phế phẩm nông nghiệp từ các hộ thành viên, các hộ nông dân trong vùng được gom, xử lý theo các quy trình khoa học. Trong đó, các loại chất thải gia súc phải phối trộn, xử lý vi sinh theo thời gian quy định trước khi cho vào ô nuôi làm thức ăn cho trùn quế.Rau, củ, quả, các phế phụ phẩm khác được gom và trực tiếp cho vào ô nuôi để trùn quế xử lý. Tất cả quy trình thu gom, xử lý đều phải tuân thủ nghiêm ngặt để bảo vệ môi trường.Năm 2020, chị Tuyền được Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trao chứng nhận dự án phân trùn quế là dự án tiêu biểu trong chương trình phụ nữ khởi nghiệp do đơn vị này tổ chức. Mỗi năm hợp tác xã sản xuất, cung ứng ra thị trường 150-160 tấn phân trùn quế với mức giá 150.000 đồng/bao 25kg, cung ứng khoảng 600-800 lít dịch trùn quế với mức giá 100.000-150.000 đồng/lít. Ngoài ra, hợp tác xã cũng cung ứng 5-7 tấn trùn giống với mức giá khoảng 20.000 đồng/kg.Phạm Thị Thanh Tuyền chia sẻ, hợp tác xã đang mở rộng mô hình liên kết với các hộ chăn nuôi, trồng trọt tại địa bàn huyện Đơn Dương để nâng cao năng lực sản xuất. Mong muốn chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất phân trùn quế cho các nông hộ trên địa bàn để người dân trực tiếp sản xuất, hướng đến nền nông nghiệp tuần hoàn.Cùng với đó, hợp tác xã liên kết các hộ dân trong vùng xây dựng mô hình du lịch nông thôn, quảng bá mô hình nông nghiệp tuần hoàn.Nguồn phân trùn quế giúp các hộ dân sản xuất rau an toàn, giảm chi phí đầu tư (Ảnh: Minh Hậu).Bà Nguyễn Thị Điềm Dương, Phó chủ tịch UBND xã Quảng Lập (huyện Đơn Dương) cho biết, hợp tác xã sản xuất phân trùn quế của chị Phạm Thị Thanh Tuyền là mô hình hiệu quả, mang lại nhiều giá trị."Hợp tác xã Phụ nữ trùn quế Đơn Dương đã góp phần xử lý nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp, tạo phân bón cho hoạt động sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn.Đây cũng là hợp tác xã có sự phát triển liên kết chuỗi với nông dân một cách mạnh mẽ ở địa phương, góp phần tạo công ăn việc làm, cải thiện nguồn thu nhập cho các hộ dân", bà Dương nhận định.Theo bà Dương, địa phương đang khuyến khích, tạo điều kiện để chị em phụ nữ trên địa bàn nhân rộng mô hình.
Nông dân 9X lãi lớn nhờ nuôi con "ngủ ngày, cày đêm", mê ăn chuối
Sau thời gian làm thuê, anh Sơn ở Hà Tĩnh về quê đầu tư gần 1 tỷ đồng vào trang trại nuôi chồn hương. Mỗi năm, mô hình giúp chàng trai có thu nhập 300-400 triệu đồng.
Năm 2010, sau khi tốt nghiệp THPT, anh Phan Hữu Sơn (SN 1992, trú thôn Khe 5, xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) ra Hà Nội làm việc trong một xưởng sản xuất nhôm kính.Suốt thời gian đó, anh luôn ấp ủ ước mơ trở về quê làm giàu bằng mô hình chăn nuôi. Để thực hiện ước mơ, chàng trai trẻ xác định phải có một chút vốn khởi nghiệp nên luôn chăm chỉ làm việc, tích góp.Anh Sơn mạnh dạn đầu tư gần 1 tỷ đồng vào trang trại nuôi chồn hương (Ảnh: Hoài Anh).Đến năm 2021, anh quyết định xin nghỉ việc ở thành phố, mang theo toàn bộ tiền tiết kiệm sau bao năm vất vả để trở về quê hương khởi nghiệp.Sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp phép, anh Sơn cải tạo khu vườn rộng 50m2 của gia đình để nuôi 5 cặp chồn hương đầu tiên với mức đầu tư hơn 400 triệu đồng."Để có được trang trại chăn nuôi này, tôi nhận được sự hỗ trợ lớn từ gia đình, bạn bè. Khi thấy tôi nghiêm túc và có ý chí, họ đã động viên và hỗ trợ cho vay thêm", anh Sơn kể.Chồn hương có giá trị kinh tế cao (Ảnh: Hoài Anh).Cũng giống như mọi người mới khởi nghiệp, thời gian đầu anh Sơn cũng "sống dở chết dở" vì thiếu kinh nghiệm nên chồn hương gặp nhiều bệnh về đường ruột. Ngoài ra, chồn hương khá nhát nên khi có mùi lạ hoặc thiếu sữa, chúng sẽ hoảng loạn và cắn nhau.Nhờ kiên trì chăm sóc, học hỏi, anh Sơn không chỉ nuôi chồn hương khỏe mạnh mà còn giúp chúng phát triển nhanh. Theo anh, việc nuôi chồn quan trọng nhất là cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ và đảm bảo nguồn thức ăn.Chồn mê ăn chuối, trứng và cá. Gia đình anh Sơn tự sản xuất các loại thức ăn này để đảm bảo chất lượng và giảm kinh phí. Riêng chuối, anh Sơn trồng hơn 300 gốc trong vườn nhà."Với chồn sinh sản, chúng kiêng mùi lạ. Vì thế, tôi thường một mình ở trang trại để cho chúng ăn uống và kiểm tra. Ngoài ra, loài này là giống ngủ ban ngày và hoạt động vào ban đêm. Vì thế, ban ngày, tôi thường tranh thủ vào rừng tìm tổ ong lấy mật, buổi tối tôi sẽ chăm sóc chồn", anh Sơn bật mí.Anh Sơn trồng hơn 300 gốc chuối trong vườn nhà để đảm bảo nguồn thức ăn cho chồn (Ảnh: Hoài Anh).Sau khi nắm chắc kỹ thuật nuôi, đến nay, anh Sơn quyết định mở rộng diện tích trang trại lên gần 100m2, chia thành 2 khu gồm nơi sinh sản và nơi nuôi con giống. Tổng kinh phí đầu tư khoảng gần 1 tỷ đồng.Mỗi năm, anh Sơn cung cấp ra thị trường hơn 30 cặp chồn giống và 30 con chồn thịt. Giá mỗi cặp chồn giống giá 7-16 triệu đồng. Sau khi trừ hết chi phí, anh Sơn thu lãi khoảng 300-400 triệu đồng/năm.Theo ông Hoàng Văn Thư, Chủ tịch UBND xã Sơn Kim 1, trang trại nuôi chồn hương của anh Phan Hữu Sơn cho nguồn thu nhập ổn định, mở ra hướng phát triển kinh tế mới. Anh Sơn cũng trở thành tấm gương lan tỏa phong trào khởi nghiệp, dám nghĩ, dám làm cho người trẻ.
Công nhân may thành bà chủ tiệm bánh xèo, mua nhà bạc tỷ
Vào TPHCM để đi làm công nhân, chị Thủy ngày đêm nỗ lực, làm đủ loại công việc cho đến khởi nghiệp nhiều lĩnh vực. Giờ đây, chị đã là chủ tiệm bánh xèo, mua được nhà phố sau hàng chục năm phấn đấu.
Bà chủ phải đặt 30 chảo ở khu vực bếp thì mới kịp đổ bánh xèo, phục vụ khách hàng (Ảnh: Nguyễn Vy).Mỗi tối, khi đường Lê Đức Thọ (quận Gò Vấp, TPHCM) đông đúc người qua lại thì quán bánh xèo của chị Nguyễn Thị Thu Thủy (41 tuổi) cũng tấp nập khách ra vào.Để phục vụ lượng khách "khủng", cả chủ quán và 7, 8 nhân viên đều phải thay phiên nhau dắt xe, chiên bánh rồi bưng vội ra các bàn đã chờ sẵn.  Những chiếc bánh xèo giòn, thơm, bắt mắt (Ảnh: Nguyễn Vy).Vì ở khu vực bếp, bà Thủy đã đặt 30 chiếc chảo đổ bánh xèo, điều ít nhất 2 nhân viên đứng đổ không ngơi tay để khách không phải chờ lâu.Tại đây, bánh xèo có giá dao động 8.000-12.000 đồng/cái. Thực khách có thể dùng rau, nước chấm, bánh tráng thỏa thích mà không sợ tính thêm tiền.Thực khách tại quán luôn đông đúc trong giờ tan tầm (Ảnh: Nguyễn Vy).Nhìn quán ăn của mình được nhiều người ủng hộ, chị Thủy lúc nào cũng nở nụ cười tươi để chào khách. Theo chị Thủy, chị đã mất nhiều năm học hỏi cách pha bột bánh xèo và nước chấm sao cho hợp khẩu vị của người miền Nam."Quán của tôi đã tồn tại được 16 năm. Thời gian qua, tôi luôn đặt cái tâm vào từng dĩa bánh mang ra cho khách. Chỉ cần chỉn chu trong từng công đoạn, thực khách sẽ tự nhận ra cái tâm của chủ quán và quyết định lui tới thường xuyên. Khởi nghiệp chính là kiên nhẫn, yêu cái mình làm và hết mình với nó", chị Thủy nói.Bột đổ bánh xèo và nước chấm đều được pha theo công thức của riêng chị Thủy (Ảnh: Nguyễn Vy).Hàng chục năm về trước, chị Thủy từ quê nhà Bình Định, chân ướt chân ráo vào TPHCM lập nghiệp khi chỉ mới 18 tuổi. Thời gian đó, chị làm công nhân may mặc để kiếm tiền trang trải qua ngày. Hơn 2 năm sau, chị quyết định chuyển sang làm cho bưu điện rồi dần trở thành chủ đại lý của bưu điện nơi mình từng làm việc.Đến khi kết hôn, chị Thủy quyết định bỏ đại lý bưu điện, chuyển sang mở cửa hàng chuyên điện thoại di động. Không được bao lâu, xã hội phát triển, nhiều cửa hàng lớn "mọc" lên khắp nơi, chị Thủy đành rầu rĩ đóng cửa tiệm một lần nữa.Vì nhớ quê hương, yêu các món ăn dân dã, chị nảy ra ý tưởng khởi nghiệp quán bánh xèo, một mình tìm tòi, hoàn thiện tất cả mọi thứ. Cầm trong tay số tiền tích cóp hàng chục năm, chị mở quán bánh xèo chỉ với 1 nhân viên và 8 cái bàn, ghế nhựa.Thời gian đầu, vì chưa có nhiều kinh nghiệm nên đôi lúc bánh làm ra không hợp khẩu vị khách, khiến quán đôi lúc rơi vào cảnh ế ẩm. Thế nhưng, chị vẫn không từ bỏ mà thử nghiệm nhiều lần để làm ra mẻ bột và nước chấm ngon hơn.Dần dà, tiếng lành đồn xa, thực khách ngày càng kéo đến đông hơn và trở thành "bạn hàng quen" với chị.Chị Thủy và chồng đã cùng nhau vượt qua nhiều khó khăn để thành công như ngày hôm nay (Ảnh: Facebook nhân vật)."Lúc đó bán đông lắm, đến nỗi tôi không có thời gian… đếm tiền. Thời đó còn ở nhà trọ, tiền bán được, tôi chỉ cất vào tủ, khi nào cần mua hàng thì lấy ra dùng. Không hiểu vì sao lúc ấy tôi không còn tâm trí nghĩ đến chuyện tiền bạc, chỉ vô cùng hạnh phúc khi mình khởi nghiệp thành công", chị Thủy bộc bạch.Dư dả, chị Thủy dùng tiền tích cóp đầu tư thêm bất động sản. 8 năm trước, từ một công nhân may phải xa quê, ở trọ, chị Thủy đã có thể mua miếng đất 8 tỷ đồng phía sau nhà, vừa làm nơi ở, vừa làm mặt bằng kinh doanh."Đối với tôi, cứ cố gắng thì mọi công sức sẽ được đền đáp. Không cần biết xuất phát điểm của mình ở đâu, chỉ cần có đam mê, kiên trì với những thứ mình muốn là thành công", chị Thủy bộc bạch.
Xã triệu phú ở quê nghèo, người dân mách nhau bí quyết "tiền đẻ ra tiền"
Xã Quảng Trung (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) không chỉ trở nên giàu có, trù phú từ nguồn ngoại hối người đi xuất khẩu lao động gửi về, mà người dân nơi đây còn có bí quyết để "tiền đẻ ra tiền".
Xây biệt thự, mua xe hơi nhờ… xuất ngoạiĐến xã Quảng Trung, huyện Quảng Xương, khách không khỏi ngỡ ngàng trước những con đường bê tông rộng thênh thang, biệt thự tiền tỷ hiện diện khắp các ngõ xóm. Cả xã có hơn 200 ô tô, trong đó không ít xe hạng sang. Người dân nơi đây giàu lên nhờ nguồn tiền lao động ở nước ngoài.Theo thống kê của UBND xã Quảng Trung, toàn xã có hơn 400 lao động đang làm việc, thu nhập ổn định ở nước ngoài, chưa kể người đã "xuất ngoại" trở về làm giàu tại địa phương.Bà Minh vui khi các con có công việc ổn định, thu nhập cao ở Nhật Bản (Ảnh: Hạnh Linh).5/5 thôn của xã đều có người đi lao động ở nước ngoài. Nhiều gia đình có 2-4 người đi làm việc ở nước ngoài. Thị trường lao động chủ yếu như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và các nước châu Âu,…Gia đình bà Hoàng Thị Minh (51 tuổi, thôn Dũng) có 3 người con đi lao động ở Nhật Bản. Năm 2015, con trai đầu của bà là Lê Văn Sơn (31 tuổi), sang Nhật Bản làm thợ cơ khí, với mức thu nhập hơn 30 triệu đồng/tháng.Làng Ngọc Trà là một trong những khu dân cư giàu có ở xã Quảng Trung (Ảnh: Hạnh Linh).Sau thời gian lao động ở xứ người, anh Sơn dành dụm được một số tiền lớn giúp gia đình xây dựng căn nhà 2 tầng khang trang. Năm 2020, anh tiếp tục lo chi phí cho em trai là Lê Văn Sỹ (28 tuổi) sang Nhật Bản làm việc.Là kỹ sư vận hành máy, anh Sỹ không chỉ được công ty lo nơi ăn, chốn ở mà còn được trả mức lương gần 40 triệu đồng/tháng. Mới đây, anh Sỹ đã bảo lãnh đưa vợ con sang ở cùng."Thấy các con có cuộc sống tốt, thu nhập cao ở Nhật Bản tôi rất vui. Hy vọng công việc của các con thuận lợi, có kinh tế tốt để tương lai sau này bớt khổ, đủ điều kiện phụng dưỡng bố mẹ", bà Minh chia sẻ.Ông Hoàng Công Tùng, Trưởng thôn Ngọc Trà 1, cho biết khoảng 20 năm trở lại đây, đi lao động ở nước ngoài trở thành nghề chủ lực của địa phương.Hiện thôn có hơn 100 lao động làm việc ở nước ngoài. Có tiền, nhiều hộ dân trong thôn xây nhà to, cửa rộng, sắm ô tô. Từ một vùng quê phổ biến là xe máy nhưng vài năm trở lại đây, không quá khó để bắt gặp những chiếc xe hơi đậu lề đường, trong ngõ.Đến xã Quảng Trung không khó để bắt gặp những biệt thự tiền tỷ (Ảnh: Hạnh Linh)."Ở đây, biệt thự 3 tỷ đồng là bình thường. Ô tô thì chỉ thiếu xe sang, còn xe trên dưới 1 tỷ đồng không phải là của hiếm ở thôn này", ông Tùng cho hay.  Bí quyết "dùng tiền đẻ ra tiền"Chia sẻ về bí quyết làm giàu của xã, bà Nguyễn Thị Liên, công chức Văn hóa - Xã hội xã Quảng Trung, cho biết mỗi năm có hàng trăm tỷ đồng tiền từ nước ngoài gửi về.Nguồn ngoại tệ giúp nhiều hộ trở nên khá giả. Bên cạnh nguồn thu nhập chính từ lao động nước ngoài, người dân ở xã Quảng Trung còn có bí quyết "dùng tiền đẻ ra tiền" bằng cách phát triển đa ngành nghề."Có tiền từ nước ngoài gửi về, bà con đầu tư vào nuôi trồng, sản xuất, kinh doanh, tăng lợi nhuận", bà Liên nói.Có tiền gửi về từ nước ngoài, chị Nguyễn Thị Quế, thôn Ngọc Trà 1 mở rộng quy mô quán tạp hóa, đầu tư nuôi tôm, tậu thêm đất (Ảnh: Hạnh Linh).Theo bà Liên, toàn xã có 117ha thuốc lào. Loại cây trồng này đang cho thu nhập ổn định 5-7 tỷ đồng/năm. Ngoài ra, địa phương này còn có 26 mô hình nuôi trồng thủy sản gắn với tiêu thụ sản phẩm an toàn theo chuỗi liên kết, có chỉ dẫn địa lý.Xã Quảng Trung có khoảng 1.200 lao động tham gia các nghề như thợ nề, mộc và đi làm công ty xí nghiệp, mức thu nhập ổn định 6-8 triệu đồng/người/tháng. Các ngành nghề khác như cơ khí nhỏ, buôn bán hải sản,… được duy trì, phát triển ổn định, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động."Hiện mức thu nhập bình quân đầu người của xã là 76 triệu đồng/người/năm. Riêng thôn Ngọc Trà 1 có mức thu nhập bình quân lên đến 80 triệu đồng", bà Liên nói.Mỗi năm xã Quảng Trung thu 5-7 tỷ đồng nhờ việc trồng thuốc lào (Ảnh: Hạnh Linh).Ông Nguyễn Đắc Huân, Phó trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Quảng Xương, cho biết, toàn huyện có gần 3.000 lao động đang làm việc ở nước ngoài. Một số xã có lượng lao động ở nước ngoài cao như: Quảng Nham, Quảng Trung, Quảng Chính.Theo ông Huân, nguồn thu từ lao động ở nước ngoài giúp đời sống người dân tại nhiều làng quê trên địa bàn huyện ngày càng được nâng cao, góp phần tạo nên bộ mặt nông thôn ngày một khởi sắc.
19 tuổi kiếm 5 tỷ, nam thanh niên phấn đấu thành tỷ phú USD năm 30 tuổi
Munawar (quốc tịch Malaysia) đã kiếm được 1 triệu RM, tương đương 5 tỷ đồng, lúc chỉ mới 19 tuổi nhờ đam mê khởi nghiệp, thích kinh doanh "mọi thứ có thể bán".
Trong khi hầu hết bạn bè cùng trang lứa còn xem phim hoạt hình, Munashraf Munawar (năm nay 23 tuổi), người Malaysia, lại dán mắt vào các chương trình truyền hình về cuộc sống của những doanh nhân giàu có và thành đạt.Munashraf Munawar trở thành một trong những triệu trẻ nhất Malaysia (Ảnh: Munashraf).Đó là khởi đầu của Munawar trên hành trình khởi nghiệp của mình. Năm 19 tuổi, Munawar đã kiếm được 1 triệu RM (tương đương với hơn 5 tỷ đồng). Cậu hiện điều hành một công ty sản xuất thức ăn cho thú cưng trị giá hàng chục triệu RM.Không dừng lại đây, Munawar tiếp tục đặt mục tiêu trở thành tỷ phú năm 30 tuổi.Trong cuộc phỏng vấn với New Straits Times (NST), Munashraf cho biết hành trình khởi nghiệp của anh bắt đầu từ năm 15 tuổi, khi thành lập một đơn vị vận chuyển giày thể thao nhập khẩu từ Trung Quốc.Đây là một hình thức kinh doanh bán lẻ mà người bán có thể nhận đơn của khách và giao hàng mà không cần giữ hàng trong kho."Tôi đã bán hàng cho bạn bè và những khách hàng mà tôi tiếp cận được thông qua mạng xã hội. Mỗi đôi giày, tôi lãi được 10-15 RM (hơn 53.000-79.000)", cậu nói.Sau khi hoàn thành việc học, Munashraf vẫn đứng bán những lọ sô cô la bên lề đường. Khi đó, cậu bắt đầu tìm cách trở thành đại lý sản phẩm cho công ty chuyên bán kerepek (loại khoai tây chiên) và keropok (bánh quy giòn).Phương châm kinh doanh của Munashraf là: "Bất cứ thứ gì cần bán, tôi đều bán".Ngày qua ngày, Munashraf chăm chỉ trang bị cho mình các kỹ năng tiếp thị, bán hàng và chốt giao dịch, đồng thời tìm kiếm các doanh nghiệp sản xuất mà cậu có thể trở thành đại lý. Dần dà, Munashraf nhận thấy mình đang đi vào lối mòn khi một số doanh nghiệp mà cậu hợp tác không thể mở rộng quy mô hơn.Khi mẹ qua đời, Munashraf phải trải qua cú sốc lớn nhưng điều đó vô tình khiến nam thanh niên mạnh mẽ và quyết đoán hơn. Bởi, cậu luôn nhớ rằng ba mẹ rất muốn con trai thành công.Bỗng một ngày, Munashraf để ý thấy bạn bè phải xếp hàng tại các phòng khám thú y mỗi khi thú cưng gặp vấn đề về sức khỏe. Từ đó, cậu quyết định tạo ra nhiều sản phẩm dành riêng cho chó mèo để phục vụ nhu cầu của dân chúng.Mất nhiều thời gian nghiên cứu thị trường, cuối cùng, Munashraf đã thành lập Biovet, công ty cung cấp nhiều loại vitamin cho mèo. Công việc kinh doanh phát triển nhanh chóng, đạt doanh thu gần 1 triệu RM trong năm đầu tiên.Năm 19 tuổi, Munashraf đã là triệu phú. Đến năm 21 tuổi, khoản đóng góp thuế thu nhập của cậu đã vượt quá 500.000 RM. Ngày nay, Biovet có giá trị ước tính khoảng 26 triệu RM (khoảng 130 tỷ đồng), với 200 nhân sự.Dù sớm thành công, Munashraf không hề tự mãn mà tiếp tục trau dồi kiến thức cho bản thân. Cậu tiếp tục đăng ký theo học cử nhân ngành luật, tìm cách mở rộng công ty và đặt mục tiêu xây dựng bệnh viện thú y lớn nhất ở Malaysia.Nam thanh niên nhận định, thành công hiện tại là nhờ bản thân có tầm nhìn, sự kiên trì và sẵn sàng học hỏi. Ngoài ra, cậu cũng trân trọng sự hỗ trợ từ gia đình và những nhân sự ở công ty."Đừng bỏ cuộc. Hãy để mọi người nói những gì họ muốn. Hãy làm những gì cần thiết để đạt được mục tiêu của bạn", Munashraf khuyến cáo.
Thói quen khiến cô bé 8 tuổi bán vé số thành bà chủ 20 tiệm bún bò
Trải qua nhiều nghề mưu sinh từ khi 8 tuổi, chị Trương Thị Hạnh nay làm chủ của 20 tiệm bún bò tại TPHCM và các tỉnh, thành khác. Mỗi ngày, các quán của chị bán 3.000-4.000 tô.
Năm 1993, có một cô bé gốc Huế 8 tuổi hằng ngày lang thang trên đường phố TPHCM để bán từng tờ vé số, kiếm tiền nuôi cả gia đình ở quê.Hơn 32 năm sau, ít có ai ngờ cô bé có hoàn cảnh khó khăn, phải sống trong khu trọ chật hẹp đó đã là chủ của 20 tiệm bún bò tại TPHCM và nhiều tỉnh, thành khác.Từ một cô bé bán vé số, chị Hạnh trở thành chủ của 20 tiệm bún bò tại TPHCM, Quảng Ngãi,... (Ảnh: Nguyễn Vy).Tiệm bún bò "nghìn tô"Sáng sớm, chị Trương Thị Hạnh (39 tuổi, quê tại TP Huế) đã có mặt tại quán bún bò số 136 Hiệp Bình (TP Thủ Đức, TPHCM). Dù 20 tiệm bún bò có hơn 40 nhân viên phục vụ, bà chủ vẫn không để bản thân nghỉ ngơi.Thấy khách vào, chị Hạnh tươi cười chào, ra hiệu cho nhân viên đến tư vấn món ăn. Bà chủ thì tay áo xắn cao, luôn sẵn sàng trong khu vực bếp, làm ngay những tô bún nóng hổi."Món này ăn nóng mới ngon. Để người khác làm tôi cũng không yên tâm, phải tự tay vào bếp mới được", chị Hạnh cười.Quán đông khách nhất là mỗi sáng sớm, cuối chiều, thời điểm người lao động đi làm và tan sở (Ảnh: Nguyễn Vy).Bà chủ tiệm bún cho hay, mỗi tô bún bò có giá dao động từ 40.000 đến 60.000 đồng. Mỗi ngày, 20 quán bún của chị thường phục vụ hơn 4.000 tô. Dù vậy, so với thời điểm trước giai đoạn Covid-19, lượng bán hàng vậy là đã giảm 30-40%."Để có một tô bún bò ngon thì nước dùng phải hoàn hảo. Đặc trưng của quán tôi là nguyên liệu dùng mắm ruốc, người nấu cân đối sao cho nước dùng không bị quá nồng nhưng vẫn giữ được độ đậm đà.Chị Hạnh cho biết, bún bò ngon phụ thuộc vào độ đậm đà của nước lèo (Ảnh: Nguyễn Vy).Bún và thịt bò cũng được tôi lấy từ quê vào. Bò miền Trung đa phần được cho ăn cỏ, rơm, rạ và không quá già nên thịt rất thơm, mềm", chị Hạnh chia sẻ.Theo chị Hạnh, thứ không thể thiếu khi nấu bún bò chính là cái tâm của người bán. Đối với mỗi nồi nước lèo, mỗi cân thịt hay từng cọng hành, chị Hạnh đều tỉ mỉ chuẩn bị.Hơn hết, khi thấy người lao động có hoàn cảnh khó khăn đến quán, chị Hạnh cũng chủ động cho nhiều thịt một chút để khách được ăn no.Các nguyên liệu như thịt bò và bún, đều được chị lấy từ quê nhà miền Trung (Ảnh: Nguyễn Vy).Lòng thương người và sự cần cùTrên gương mặt luôn nở nụ cười tươi, chị Hạnh chợt trầm ngâm khi kể về quá khứ cơ cực của mình.Sinh ra và lớn lên tại Huế, chị Hạnh là chị cả của 2 người em trai. Thời đó, ba mẹ chị làm nghề đan tre truyền thống, mỗi ngày chỉ kiếm được vài ngàn đồng. Ông bà chỉ có thể bù đắp sự thiếu thốn vật chất cho các con bằng tình thương yêu.Năm lên 6 tuổi, chị Hạnh đã ra chợ phụ mẹ bán giỏ tre. Nhận thức được hoàn cảnh khó khăn, cô gái gốc Huế sau đó chủ động nghỉ học để đỡ đần ba mẹ.Có tuổi thơ cơ cực, chị Hạnh chưa từng than trách mà coi đó là động lực vươn lên (Ảnh: Nguyễn Vy).Ít năm sau, chị đã chân ướt chân ráo theo người cô vào TPHCM rồi nhận bán vé số, đậu phộng luộc đi bán dạo, kiếm tiền gửi về quê phụ ba mẹ nuôi các em. Mỗi ngày, chị kiếm được 10.000 đồng từ công việc này. Nghĩ rằng thành phố dễ kiếm tiền hơn ở quê, chị viết thư tay gửi cho ba mẹ, nhắn nhủ gia đình cùng vào TPHCM với mình."Lúc đó bán vé số, bề ngoài đen nhẻm nên tôi bị người khác dè bỉu lắm. Tôi cũng nhiều lần tủi thân khi thấy những đứa trẻ đồng trang lứa có cuộc sống đủ đầy, được ba mẹ cưng chiều, đưa đi đây đó. Nhưng tôi không bao giờ trách số phận mình vì ngay từ nhỏ, tôi biết bản thân mình sẽ vươn lên được", cô bộc bạch.Lên 14 tuổi, chị Hạnh nảy ra ý tưởng làm gánh phở, bún riêu, bún bò ra khu vực chợ Đa Kao (quận 1) bán. Nhờ được mẹ dạy cách nấu ngay từ nhỏ, các món của chị được nhiều thực khách ủng hộ.Quẩy gánh được một thời gian, bà chủ 14 tuổi thấm cái khó điều kiện mưa, nắng bất chợt của Sài Gòn.Chị Hạnh bất kỳ ai cũng có cơ hội thoát nghèo, vấn đề là nắm bắt cơ hội đến với mình (Ảnh: Nguyễn Vy)."Nắng thì đổ bệnh, mưa thì phải tìm chỗ chạy. Nhiều khi không có nơi trú, tôi và cả gánh hàng phải ướt nhem, xôi hỏng bỏng không. Lúc đó chỉ biết khóc thôi. Vì bán dạo nên cũng nhiều lần tôi bị đuổi, chật vật lắm", chị Hạnh rưng rưng nhớ về ấp ủ mở quán của mình.Khi kết hôn và sinh đứa con đầu lòng, chị không quên được khoảnh khắc vay tiền để mua chiếc xe đẩy, mang theo con đi bán bún rong. Mãi sau này, đến lúc mang thai đứa con thứ hai, chị Hạnh mới "bấm bụng", thuê mặt bằng đầu tiên và đặt tên cho quán bún bò của mình.Tiếng lành đồn xa, quán bún bò của chị Hạnh thời điểm đó bán hàng tạ bún mỗi ngày, thực khách ra vào liên tục. Thấy họ hàng ở quê có hoàn cảnh khó khăn, chị liền bỏ tiền túi thuê thêm một mặt bằng khác để người thân cùng vào TPHCM mưu sinh.Thực khách thích thú thưởng thức món bún bò Huế (Ảnh: Nguyễn Vy).Dần dà, từ 2 chi nhánh, giờ đây thương hiệu của chị đã mở rộng lên 20 chi nhánh thuộc sở hữu của gia đình chị và 20 chi nhánh do chị nhượng quyền. Chị còn tạo việc làm cho hơn 40 người, phần lớn là người thân trong gia đình, từ hoàn cảnh khó khăn nay có thể lo cho các con ăn học.Để có được ngày hôm nay, chị Hạnh tiết lộ là nhờ một "thói quen" khó bỏ."Đó chính là làm gì cũng làm hết sức mình và luôn lạc quan về ngày mai. Hơn nữa, tôi tin vào luật nhân quả. Chỉ cần bản thân đối xử tốt với người khác, chắc chắn sẽ có được thành quả mà mình mong đợi", bà chủ gốc Huế tâm niệm.
Ngư dân tỷ phú ở làng biển nhiều biệt thự nhất Bình Định
Với đội tàu 10 chiếc, ngư dân Nguyễn Văn Thượng đạt doanh thu 10 tỷ đồng mỗi năm, tạo việc làm cho hàng trăm lao động với thu nhập bình quân 7-10 triệu đồng/tháng.
Từ bạn tàu đến ông chủ đội tàu cá tiền tỷ Ở tuổi 50, anh Nguyễn Văn Thượng ở khu phố Lâm Trúc 2, phường Hoài Thanh, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, trở thành ông chủ đội tàu khai thác xa bờ với 10 chiếc. Sản lượng khai thác thủy sản hàng năm khoảng 1.000 tấn, doanh thu trên 30 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí còn lãi 10 tỷ đồng.Ngư dân Nguyễn Văn Thượng (Ảnh: Doãn Công).Theo anh Thượng, 16 tuổi, anh đã theo bố đi biển với các chủ tàu cá ở địa phương hành nghề câu mực khắp cả nước như Quảng Ninh, Quảng Bình, Bà Rịa - Vũng Tàu… Năm 2000, anh chuyển về Bình Định, theo nghề "săn" cá ngừ đại dương, khi đó vừa phát triển mạnh ở địa phương."Ngày xưa nghèo khổ lắm, gia đình tôi cũng không ngoại lệ. Nhà tôi có 5 anh chị em. Lúc còn nhỏ, tôi thấy mẹ tôi chỉ có nghề trồng rau, nuôi mấy anh em không nổi nên tôi nghỉ học theo bố đi biển", anh Thượng kể lại.Anh Thượng cũng cho biết, ban đầu, anh đi bạn với các chủ tàu ở địa phương. Khoảng 6-7 năm sau, anh tích góp đủ tiền hùn vốn với mấy anh em đóng 1 con tàu, sau đó, anh đủ tiền đóng riêng 1 chiếc tàu hành nghề câu cá ngừ đại dương.Ngư dân Bình Định khai thác cá ngừ sọc dưa (Ảnh: Văn Thượng).Năm 2009, gia đình anh Thượng đã sở hữu 4 tàu câu cá ngừ đại dương. "Thời đó, nghề câu cá ngừ đại dương rất thịnh, sản lượng khai thác cao, giá cá có thời điểm 180.000 đồng/kg, nên có tàu trúng cả tỷ đồng là bình thường. Những năm đó, 4 tàu cá của tôi thu bình quân phải 3-4 tỷ đồng", anh Thượng cho hay.Năm 2022, anh Thượng sở hữu 10 tàu cá nhưng chuyển sang nghề lưới vây, chủ yếu đánh bắt cá ngừ sọc dưa.Tạo sinh kế giúp nhiều ngư dân thoát nghèoTheo anh Thượng, đội tàu 10 chiếc của anh góp phần tạo việc làm cho cả trăm lao động với thu nhập 7-10 triệu đồng/tháng.Ngư dân Bình Định trúng đậm cá ngừ sọc dưa nhờ dùng chà dụ cá (Ảnh: Doãn Công)."Lương thuyền trưởng 10 triệu đồng/tháng, lương thuyền viên là 7 triệu đồng, Anh em câu mực kiếm thêm mỗi người  3-4 triệu đồng/tháng. Tôi trả lương theo tháng, anh em cứ ra khơi không biết lỗi hay lãi đều có tiền nên ai cũng thích đi bạn với tàu của tôi", anh Thượng chia sẻ.Trong cuộc sống, các thuyền viên nếu gia đình gặp khó khăn, anh Thượng luôn sẵn sàng hỗ trợ. Đặc biệt, các thuyền trưởng tàu cá đều có cuộc sống khá giả, nhiều người trước đây chỉ có 2 bàn tay trắng, nay đã xây được nhà lầu.Thuyền trưởng Nguyễn Thái Nhật (40 tuổi, ở phường Hoài Hương, thị xã Hoài Nhơn) trước đây là thuyền viên, thu nhập bấp bênh. Sau này, anh Nhật được anh Thượng cho vay 500 triệu đồng để hùn vốn đóng tàu mới. Ăn nên làm ra, đến nay, anh Nhật đã xây dựng nhà cao 2 tầng khang trang.Những năm gần đây, tại các xã biển ở thị xã Hoài Nhơn, nhà cao tầng mọc lên san sát (Ảnh: Doãn Công).Anh Nguyễn Văn Thạch (40 tuổi) cũng được anh Thượng cho vay 450 triệu đồng để góp vốn đóng mới tàu cá BĐ-97445 TS. Cuộc sống thuyền trưởng Thạch dần ổn định, nhà cửa khang trang."Tôi cho anh em vay mượn, góp vốn làm ăn, ai góp nhiều thì chia lợi nhuận nhiều, đây cũng là cách tạo động lực cho anh em lao động tích cực. Ngày Tết, tôi không ép buộc anh em phải ra khơi khai thác, nhưng ai đi thì mình lì xì mỗi người 2-3 triệu đồng để động viên", anh Thượng chia sẻ.Ngư dân khai thác xa bờ gặp khó Hầu hết tàu cá ngư dân khai thác xa bờ đang gặp những bất cập với thiết bị giám sát hành trình."Nhà nước quy định về lắp thiết bị giám sát hành trình, tàu cá bị mất tín hiệu giám sát, bắt buộc sau 10 ngày vào đất liền khai báo, nếu không sẽ bị xử phạt. Ngư dân rất trăn trở, bởi chi phí 1 chuyến biển tốn kém 200 triệu đồng, chưa kể cuộc sống mưu sinh của hơn 10 thuyền viên, chẳng may vừa ra khơi chưa đánh bắt mà máy bị hỏng phải chạy vào bờ thì rất bất cập. Nếu được 3 ngày, thậm chí 2 ngày cho ngư dân vào các đảo để xác nhận thì hợp lý hơn", anh Thượng kiến nghị.  
Thanh niên tay ngang làm du lịch, bắt vườn cây bỏ hoang "đẻ" ra tiền
Tiếc vườn đu đủ bỏ hoang, anh Quang đầu tư 30 triệu đồng để tạo view, học làm các món ăn phục vụ làm du lịch. Mỗi ngày, anh đón cả trăm lượt khách, "bỏ túi" bạc triệu từ mảnh vườn độc đáo.
Khởi nghiệp với 30 triệu đồngVườn đu đủ của anh Vi Văn Quang, 28 tuổi, khu phố Tén Tằn, thị trấn Mường Lát, huyện vùng biên Mường Lát (Thanh Hóa) cách cửa khẩu Tén Tằn 100m, trở thành điểm "hút" khách dịp đầu năm mới.Khách đổ về khu vườn của anh Quang săn ảnh với đu đủ, tham quan cửa khẩu, ngắm sông Mã, thưởng thức các món ăn đặc trưng của miền Tây xứ Thanh và nước bạn Lào. Món ăn du khách yêu thích là thịt trâu gác bếp, măng luộc, canh đắng, bia Lào,…Du khách đến check-in tại vườn đu đủ của anh Vi Văn Quang (Ảnh: Nhân vật cung cấp)."Có những ngày ô tô, xe máy đậu kín cả đường dẫn vào vườn đu đủ. Hôm bùng nổ, quán tôi bán hơn 40 mẹt cỗ. Nhiều lúc phải "đuổi" khéo khách vì không còn chòi, chiếu, nhân công để phục vụ", anh Quang nói.Vốn là người dân tộc Thái, sau khi học hết cấp 2, năm 2012, anh Quang đi học nghề sửa chữa xe máy rồi về mở quán sửa xe. Giữa năm 2023, thấy vườn đu đủ rộng gần 1ha của Chi hội phụ nữ khu phố nhìn xanh mướt, có "view đẹp" mà bị bỏ hoang, anh tiếc nuối.Không muốn công sức của các bà, các mẹ dày công chăm sóc "đổ sông, đổ bể", anh Quang xin phép chính quyền và bàn bạc với Chi hội trưởng hội phụ nữ khu phố được tiếp quản khu vườn. Mục đích ban đầu của anh thu hết lứa quả sẽ cải tạo đất, trồng giống đu đủ đực lấy hoa.Anh Vi Văn Quang "hái" ra tiền mỗi ngày từ vườn đu đủ bỏ hoang (Ảnh: Hạnh Linh).Trong thời gian chờ thu hoạch đu đủ, anh Quang lên mạng tìm hiểu các mô hình làm giàu từ "cây nhà, lá vườn". Chàng thanh niên nhận ra, giới trẻ thích khám phá, tìm các điểm check-in và thưởng thức đồ ăn nên có ý tưởng phát triển vườn đu đủ thành điểm đón khách, vui chơi, giải trí.Bên cạnh đó, theo anh Quang, huyện vùng biên Mường Lát có nhiều tiềm năng du lịch, đặc biệt phát triển du lịch theo hướng gắn kết cộng đồng và phát huy bản sắc văn hóa độc đáo. Chỉ riêng vị trí của vườn đu đủ tiếp giáp với cửa khẩu Tén Tằn đã là lợi thế khi có rất đông du khách qua lại. Vì vậy, anh mạnh dạn bắt tay vào làm du lịch.Nghĩ là làm, những lúc quán sửa xe vắng khách, chàng trai lên đồi đốn tre, luồng, thu gom cỏ làm mái tranh. Anh Quang đầu tư 30 triệu đồng vào việc mua vật dụng phục vụ quán ăn, thuê người phụ trách, làm chòi, hàng rào, các công trình phụ… để khởi nghiệp.Dù khí hậu vùng biên khắc nghiệt nhưng vườn đu đủ phát triển, sinh trưởng tốt (Ảnh: Hạnh Linh).Vốn là thợ sửa xe máy, anh chưa một ngày được học qua trường lớp về du lịch, bởi thế, khi dấn thân vào "ngành công nghiệp không khói" còn nhiều bỡ ngỡ. Bố mẹ lo lắng, khuyên ngăn không nên "ném" tiền vào vườn đu đủ, bởi trên địa bàn huyện Mường Lát chưa thấy ai mạo hiểm kiểu này. Song chàng trai vẫn quyết tâm thực hiện."Ban ngày tôi tập trung công việc ở quán sửa xe. Tối đến tôi lại lên mạng học làm, bài trí món ăn; nghiên cứu cách tạo view "sống ảo" cho giới trẻ... Càng tìm hiểu tôi càng thấy mình có khiếu, duyên làm du lịch", anh Quang chia sẻ.Thu 30 triệu đồng mỗi thángBan đầu quán chưa có nhiều khách, ông chủ nỗ lực lên mạng xã hội Facebook, Zalo, TikTok để quảng bá. Anh cũng học cách gắn địa chỉ quán vào Google Maps để thuận tiện cho khách du lịch tìm đến. Nhờ đó, lượng khách đến khu vườn mỗi ngày một đông.Du khách check-in trên chòi giữa vườn đu đủ (Ảnh: Nhân vật cung cấp)."Trung bình quán của tôi đón 100 lượt khách/ngày. Tháng đỉnh điểm tôi thu 30 triệu đồng từ việc bán đồ ăn cho khách. Việc chụp ảnh hoàn toàn miễn phí. Khách của quán chủ yếu là các đoàn đi tham quan, các bạn trẻ đi phượt,…" anh Quang chia sẻ.Theo anh Quang, vườn đu đủ là để "hút view", gây sự tò mò, thu hút khách đến với quán. Còn việc giữ được chân khách hay không còn phụ thuộc vào chất lượng các món ăn, phong cách phục vụ. Khách nhận thấy quán làm có tâm, bền vững thì sẽ quay lại hoặc giới thiệu cho người thân, bạn bè.Lượng khách đến check-in, ăn uống ngày càng đông, thường xuyên "cháy" chòi, cuối năm 2023, anh vay thêm vốn của ngân hàng chính sách xã hội huyện Mường Lát để làm thêm chòi, thuê nhân công trồng thêm đu đủ và hoa.Theo anh Quang, từ khi mở thêm quán, làm du lịch, anh vất vả, tất bật hơn khi phải chạy đi, chạy lại giữa cửa hàng sửa xe và quán ăn nhưng anh vui vì có 2 nguồn thu nhập, đồng thời tạo được việc làm cho 3 lao động trong khu phố."Sắp tới tôi sẽ tìm hiểu, học hỏi thêm về cách làm du lịch cộng đồng. Hy vọng, mô hình du lịch của tôi phù hợp với hướng phát triển của địa phương, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhiều người", anh Quang ấp ủ dự định.Sắp tới anh Quang sẽ trồng thêm đu đủ phục vụ nhu cầu check -in và thưởng thức món nộm đu đủ của khách (Ảnh: Hạnh Linh).Ông Ngân Trọng Hiệp, Chủ tịch UBND thị trấn Mường Lát, cho biết, sau khi được đơn vị quốc phòng cho mượn đất, UBND thị trấn khuyến khích bà con địa phương phát triển kinh tế. Chi hội phụ nữ khu phố nhận quản lý khu đất gần cửa khẩu Tén Tằn. Các chị em lên mạng mua giống đu đủ đực về trồng với mục đích thu hoa. Tuy nhiên, thật không may, giống cây đu đủ mà hội chị em trồng lại cho toàn... quả.Việc trồng cây không như kỳ vọng, các chị em không biết xoay xở thế nào đành để cây tự sinh trưởng, phát triển. Anh Quang thấy tiếc nên đã xin phép Chi hội phụ nữ khu phố đầu tư thành điểm đón khách đến vui chơi, giải trí, thưởng thức các món ăn của vùng cao và nước bạn Lào."Anh Quang là thanh niên ham học hỏi, dám nghĩ, dám làm, có tư duy làm kinh tế. Từ vườn đu đủ bỏ hoang, anh Quang không chỉ kiếm tiền triệu mỗi ngày mà còn tạo việc làm cho nhiều người. Chúng tôi tích cực tuyên truyền, vận động cho thanh niên trên địa bàn học tập, mạnh dạn khởi nghiệp", ông Hiệp nói.
Người đàn ông sang Lào học trồng "cây làm giàu", kết quả như mơ
Nghe nói bên Lào, nhiều người trở thành đại gia khi trồng giống cam lạ, máu liều nổi lên, ông Lai đã lặn lội sang Lào học cách trồng "cây làm giàu"...
"Xuất ngoại" bằng xe máy đi học cách làm giàuNgày đầu năm, ông Tặng Văn Lai, 49 tuổi, bản Suối Tút, xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) ra vườn cam sớm hơn thường lệ. Ông Lai mở vòi, tưới nước cho cây, nhặt bỏ lá vàng, cắt tỉa những cành sâu."Năm vừa rồi, gần 1ha cam Lào, gia đình tôi thu được hơn 2 tấn quả. Với giá bán 25.000 đồng/kg, tôi thu về 60 triệu đồng. Nhờ có tiền bán cam, tôi sắm sửa Tết đủ đầy, ăn Tết to nhất từ trước tới nay", ông Lai khoe.Ông Lai vui khi tự tay thu hoạch thành quả sau hơn 10 năm trồng cam (Ảnh: Hạnh Linh).Kể về hành trình khởi nghiệp ở tuổi tứ tuần, ông Lai, cho biết, năm 2013, người thân ở Lào về quê ăn Tết mang theo cam biếu mọi người. Ông ăn thử và thấy ngon nên đã hỏi cặn kẽ về loại cam này."Khi được người anh giới thiệu rằng, ở bản Piêng Liềng, cụm Sóc Tong, huyện Viêng Xay, nước bạn Lào, nhờ trồng cam mà nhiều người trở thành đại gia. Nghe tới trồng cam có tiền, tôi hứng thú, muốn sang Lào để học cách làm giàu", ông Lai hào hứng kể.Tháng 2/2013, ông Lai làm giấy tờ để sang Lào học cách trồng cam. Dù biết cung đường từ bản Suối Tút sang bản Piềng Liềng (Lào) dài hơn 40km, chủ yếu là đường mòn, gồ ghề, khó đi, song ông vẫn quyết định đi xe máy. Sau nửa ngày vật lộn, băng qua 3 con suối, 2 cánh rừng, ông Lai cũng đến được "điểm hẹn làm giàu".Những chùm cam chín vàng đã mang lại nguồn thu hàng chục triệu đồng cho ông Lai (Ảnh: Hạnh Linh).Quả thực như lời giới thiệu của người thân trước đó, những quả đồi ở cụm Sóc Tong được bao phủ bởi vựa cam Lào. Người dân nơi đây có "của ăn, của để", nhiều nhà có đến 3 xe máy, con cái được đến trường.Theo ông Lai, cái bụng của người Lào cũng tốt như người Việt. Khi biết, ông là người Việt Nam nên đã niềm nở, đón chào, cho ở nhờ. Ngày ngày, ông Lai theo người dân lên đồi trồng, chăm sóc cam mà không lấy công."Tôi nói với bà con nơi đây rằng "Cho tôi được ăn cơm, uống nước, ở nhờ. Mong bà con dạy tôi cách trồng cam. Tôi sẽ ở lại đồi, trồng, chăm sóc cam giúp mà không cần trả tiền công". Sau thời gian ở Piềng Liềng, tôi nhận ra, chất đất, khí hậu ở đây giống với Suối Tút nên đã mua thử 100 cây cam giống về trồng", ông Lai cho biết.Ông Lai kể về hành trình mang cam Lào về trồng trên đất của gia đình (Ảnh: Hạnh Linh).100 cây cam đầu tiên trồng không bị chết, ông Lai tiếp tục lên đường sang Lào học thêm kỹ thuật trồng, chăm sóc cam. Cứ như thế, trong năm 2013, ông Lai đã 4 lần "xuất ngoại", mang về 400 cây cam giống và trồng trên gần 1ha đất của gia đình."Nín thở" chờ gần 10 năm… và cái kết như mơDù được bà con bản địa thông báo, cam Lào phải trồng 8-10 năm mới cho quả nhưng ông Lai vẫn rất nóng lòng, bởi ở Mường Lát chưa ai mạo hiểm trồng loại cam này. Ông sợ công sức của mình "đổ sông, đổ bể" sẽ bị vợ càu nhàu, bà con trong bản cười chê.Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật, cam Lào cho quả đều, chín đúng vụ (Ảnh: Hạnh Linh)Vừa chăm sóc cam, ông Lai vừa "nín thở" chờ cây đến ngày đơm hoa, kết trái. Năm 2022, khi vườn cam đã bước sang tuổi thứ 9, có 30% cây cam bắt đầu ra hoa."Thấy cam có nhiều hoa, đậu quả tốt, lòng tôi rộn ràng. Chờ cam chín, tôi cắt xuống, quả cam nhỏ hơn nắm tay nhưng vỏ mỏng, nhiều nước, ăn thử có vị ngọt thanh. Lúc này tôi đã đi khắp bản, gọi điện cho cán bộ xã chia sẻ niềm vui", ông Lai nhớ lại ngày đầu tiên nếm thử thành quả do chính tay mình trồng.Ông Lai trao đổi kỹ thuật trồng cam Lào với cán bộ xã (Ảnh: Hạnh Linh).Theo ông Lai, năm 2023, 50% cây cam trong vườn đã cho quả. Cam Lào được người tiêu dùng ưa thích, chín đến đâu, thương lái thu mua đến đó. Đặc biệt, vào chính vụ từ tháng 10 đến tháng 12 Âm lịch, nhiều thương lái ở Hà Nội tìm về tận vườn, chọn những quả cam nám, với giá 30.000 đồng/kg.Cam là cây trồng khó tính và rất dễ bị bệnh. Đất trồng cam phải luôn tơi, xốp và độ ẩm phù hợp. Hằng tuần, ông Lai tưới nước cho cây, mỗi năm ông đều ủ phân chuồng hoai mục, bón cho cây 2 lần. Để phòng bệnh cho vườn cam, ông rắc vôi bột quanh gốc.Ông Lai cho biết, diện tích đồi ở bản Suối Tút trước đây rất khó canh tác, vì dốc lại khan hiếm nguồn nước. Ông đã trồng nhiều loài cây như ngô, sắn, mía nhưng hiệu quả kinh tế không cao, đất nhanh bạc màu. Trồng cam Lào, hiệu quả gấp đôi so với trồng ngô, sắn.Ông Lai treo bình có chất kết dính để bắt côn trùng, bảo vệ cam (Ảnh: Hạnh Linh).Ông Vi Văn Thứ, Phó chủ tịch UBND xã Quang Chiểu, cho biết, toàn xã có khoảng 30 hộ trồng cam Lào, diện tích hơn 5ha, tập trung ở 2 bản Suối Tút và Con Dao. Ông Tặng Văn Lai, là người trồng nhiều nhất và chính ông sang nước bạn Lào học hỏi, mang giống cam Lào về trồng."Thấy vườn cam của ông Lai phát triển tốt, cho thu nhập cao, đồng bào Dao ở bản Suối Tút và Con Dao đã mạnh dạn đến nhà ông Lai để học hỏi kinh nghiệm trồng cam. Sắp tới, UBND xã sẽ vận động bà con chuyển đổi thêm 5ha cây trồng kém hiệu quả sang trồng cam Lào", ông Thứ cho biết thêm.
Cầm sổ đất, giấy tờ nhà để lấy tiền trồng nấm, chàng trai thu hơn 3 tỷ đồng
Mất 2 năm để học tiếng Nhật, Bùi Minh Thắng cứ ngỡ sẽ đi du học ở nước ngoài. Tuy nhiên, chàng trai yêu thích nông sản đã bất ngờ "quay xe", vay hàng trăm triệu đồng để trồng nấm.
Năm 2017, Bùi Minh Thắng vay 700 triệu đồng từ Quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp của Hội Liên hiệp Thanh niên TPHCM. Ngay sau đó, anh còn đi cầm sổ đất, giấy tờ nhà để vay thêm, rồi dồn tiền vào mô hình trồng nấm.Chẳng mấy chốc, mô hình được nhân rộng từ 700m2 lên 3.000m2, chuyên sản xuất phôi nấm. Mỗi ngày, nông trại của anh cung cấp ra thị trường 70.000-80.000 túi phôi/tháng, với giá 5.000 đồng/túi phôi.Giờ đây, nông trại nấm có thể kiếm được doanh thu ít nhất 300 triệu đồng/tháng. Đó là quả ngọt sau 13 năm theo đuổi đam mê khởi nghiệp của Thắng, khiến nhiều người khâm phục. Anh Bùi Minh Thắng, chủ nông trại rộng 3.000m2, kiếm 300 triệu đồng/tháng nhờ trồng nấm (Ảnh: Nhân vật cung cấp).Ngỡ như trắng tayTốt nghiệp THPT năm 2009, Bùi Minh Thắng (31 tuổi, ngụ huyện Củ Chi, TPHCM) được bố mẹ cho đi học tiếng Nhật để chuẩn bị đi du học. Tuy nhiên, sau 2 năm học tiếng, Thắng nhận ra nhu cầu thật sự của bản thân không phải ra nước ngoài học tập, mà là nghiên cứu trồng nông sản Việt, đặc biệt là nấm.Gia đình vốn làm nông, bố mẹ thấu hiểu nỗi vất vả của người làm nghề nên ra sức khuyên ngăn anh. Tuy nhiên, vì quá khao khát được phát triển mô hình làm nông hiện đại, một phần cũng vì muốn ở gần gia đình, Thắng đã thuyết phục và nhận được cái gật đầu miễn cưỡng của bố mẹ.Sau một năm vừa học vừa nghiên cứu, chàng trai bắt đầu những bước đầu tiên trong hành trình khởi nghiệp của mình với mô hình trồng nắm. Không có vốn, đất đai, anh Thắng bán vườn lan mình tự trồng, lấy 25 triệu đồng để mua phôi nấm, nguyên vật liệu thô sơ. Thời điểm đó, vì không thể đầu tư máy móc nên mọi thứ còn đơn giản, thậm chí anh chỉ trồng nấm trong những chiếc thùng phuy sắt để tiết kiệm chi phí.Không lâu sau, những khó khăn ập đến dù chàng trai đã tính toán vô cùng kỹ lưỡng."Mẻ nấm 100.000 phôi sau một thời gian chăm sóc đã không phát triển. Mất trắng ngay từ lần đầu khởi nghiệp, tôi cảm thấy rất hụt hẫng", chàng trai bộc bạch.Tiếp đó, việc đầu tư vào dây chuyền sản xuất dù cho ra sản phẩm chất lượng hơn, nhưng doanh thu lại không đủ để Thắng chi trả các khoản phí khác. Ngày qua ngày, Thắng rơi vào cảnh nợ nần, đặt chân đến "bờ vực" thất bại."Bệnh liều" khó… chữaHằng ngày, chàng trai tự nhốt mình trong phòng để suy nghĩ cách làm giàu và phân tích nguyên nhân của việc trồng nấm thất bại. Có những đêm, vì quá chán nản, Thắng khóc như một đứa trẻ. Ở thời khắc tưởng chừng như từ bỏ, Thắng bất ngờ được gia đình an ủi và động viên."Tôi như chợt tỉnh ra, ngẫm rằng mình phải cố gắng hơn để không từ bỏ ước mơ, sự kỳ vọng từ gia đình. Từ những bước đi ngô nghê, thất bại lúc đầu, tôi biến đó làm bài học để bước tiếp. Vấp ngã sẽ khiến chúng ta trở nên mạnh mẽ hơn!", chàng trai trải lòng.Làm việc bằng cái tâm và sự nỗ lực kiên trì, anh Thắng đạt được thành quả là các đơn hàng từ khắp mọi nơi dần đổ về (Ảnh: Nhân vật cung cấp).Biết mình mắc "bệnh liều" khó chữa, anh Thắng loay hoay tìm cách khôi phục sản xuất ở nông trại nhỏ.Nhờ nỗ lực, may mắn cũng đến với anh Thắng. Khách hàng, sản lượng nấm ngày càng tăng. Anh còn được tạo điều kiện vay vốn để phát triển mô hình, tăng diện tích từ 700m2 lên 2.000m2."Nấm từ nông trại dần có mặt tại các siêu thị, chợ đầu mối trên địa bàn TPHCM. Doanh thu từ việc bán nấm và phôi nấm, tôi tiếp tục đầu tư mở rộng nông trại lên 3.000m2", anh Thắng chia sẻ.Khác với kiểu trồng truyền thống, chàng trai còn mạnh dạn đầu tư máy móc, thiết bị như máy phun sương, lò hơi, áp suất, hấp phôi, nuôi cấy meo giống… để cải tiến quy trình trồng.Sau hơn 13 năm theo đuổi khởi nghiệp, ngoài doanh thu "khủng", anh Thắng đã tạo cơ hội việc làm cho người dân lao động địa phương.Để lan tỏa niềm đam mê nông sản Việt, ông chủ trẻ còn "mở cửa" để đón nhiều học sinh, sinh viên đến tham quan, học hỏi quy trình làm nấm. Đồng thời, anh còn tham gia vào công tác hướng dẫn người dân theo đuổi mô hình phát triển nông sản do địa phương tổ chức.Hằng tháng, anh còn phối hợp với địa phương để tổ chức nhiều chương trình giới thiệu mô hình trồng nấm cho trẻ em, các hộ dân trên địa bàn (Ảnh: Nhân vật cung cấp).Trước đó, năm 2018, chàng trai đã liên kết với trung tâm phát triển khoa học và công nghệ trẻ TPHCM để nghiên cứu, mang những mẻ phôi nấm đầu tiên có mặt trên hải đảo Thổ Chu (tỉnh Kiên Giang)."Đối với tôi, sự thành công ở bất cứ lĩnh vực nào cũng sẽ đến với người kiên trì, cố gắng và ham học hỏi, có sự chuẩn bị", chàng trai 9X cho hay.Sắp tới, anh Thắng dự định sẽ mở thêm nông trại rộng 1ha tại tỉnh Đắk Nông để phát triển mô hình sản xuất, tăng sản lượng phôi nấm cung cấp cho thị trường.Anh Bùi Minh Thắng hiện là phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam xã Hòa Phú (huyện Củ Chi). Trước đó, anh được trao tặng nhiều danh hiệu, giải thưởng như Công dân trẻ tiêu biểu TPHCM,…
Thầy giáo thu trăm triệu đồng mỗi năm nhờ gom... phân khắp vùng
Ngoài giờ đứng trên bục giảng, thầy giáo tiểu học ở Hà Tĩnh đi gom phân lợn về nuôi giun quế. Bỏ vốn đầu tư ít, song mô hình bất ngờ mang lại hiệu quả kinh tế tốt.
Anh Thái Quang Nhật (45 tuổi) giảng dạy tại Trường Tiểu học thị trấn Vũ Quang, huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh.Vừa gắn bó với bục giảng, anh Nhật vừa trăn trở với ước mơ khởi nghiệp, làm giàu từ mô hình nông nghiệp, chăn nuôi trên chính quê hương của mình.Đầu năm 2021, nam giáo viên ra Hà Nội thăm người thân. Tại đây, anh nhận thấy mô hình nuôi giun quế của một số hộ dân mang lại lợi nhuận cao, trong khi vốn bỏ ra ít.Thầy giáo Thái Quang Nhật tranh thủ nuôi giun quế ngoài thời gian giảng dạy tại trường (Ảnh: Văn Nguyễn).Trong vùng có nhiều trang trại nuôi lợn quy mô lớn, anh Nhật nảy sinh ý tưởng tận dụng nguồn phân thải để nuôi giun quế.Để có thêm kinh nghiệm, anh lên mạng tìm hiểu kỹ thuật nuôi, sau đó tìm đến tận trang trại ở huyện Thanh Chương (Nghệ An) tham quan, học hỏi thực tế.Trở về quê, anh Nhật quyết định thuê hơn 3ha đất trồng keo tại thị trấn Vũ Quang để thực hiện mô hình. Chuồng trại được  xây dựng trên mảnh đất với diện tích 600m2 rồi đầu tư hơn 100 triệu đồng mua giống về thả nuôi.Từ kiến thức có được, anh Nhật xây dựng chuồng trại đảm bảo các tiêu chí đủ ánh sáng, nhiệt độ mát mẻ, đủ kín để các loại côn trùng không thể xâm nhập.Anh Nhật xây dựng chuồng trại đảm bảo các tiêu chí đủ ánh sáng, nhiệt độ mát mẻ (Ảnh: Văn Nguyễn).Anh thu gom phân thải từ các trại chăn nuôi lợn mang về ủ bằng chế phẩm sinh học rồi sử dụng làm thức ăn hàng ngày cho giun."Giun quế có đặc tính thích ăn phân động vật. Nuôi giun quế không mất quá nhiều thời gian nên tôi tranh thủ làm công việc này ngoài giờ công tác tại trường", anh Nhật nói.Các sản phẩm từ giun quế của anh Nhật được nhiều cơ sở, trang trại thu mua, sử dụng làm thức ăn cho gia cầm, thủy sản. Ngoài ra, phân hữu cơ vi sinh giun quế cũng được xuất bán cho các trại trồng rau, quả theo hướng VietGAP và hữu cơ.Thời gian qua, lượng khách tìm đến cơ sở của anh Nhật ngày càng nhiều, sản phẩm sản xuất tiêu thụ luôn ổn định.Hiện giá bán giun giống 40.000-50.000 đồng/kg, giun câu giá 120.000 đồng/kg, còn phân giun quế được nam giáo viên bán với giá 2.000 đồng/kg. Mô hình nuôi giun giúp anh Nhật thu về mỗi năm trên 100 triệu đồng.Việc thu gom phân về nuôi giun quế của anh Nhật mang lại hiệu quả bất ngờ (Ảnh: Văn Nguyễn)."Tôi bất ngờ vì sản phẩm làm ra được nhiều cơ sở, trang trại, khách hàng ưa chuộng và tìm đến nhiều. Thời gian tới, tôi sẽ mở rộng mô hình nuôi giun quế để tăng lượng cung ứng sản phẩm ra thị trường", anh Nhật chia sẻ.Ông Lê Ngọc Trung, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Vũ Quang, đánh giá mô hình nuôi giun quế của thầy giáo Nhật không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn góp phần xử lý ô nhiễm môi trường từ chất thải chăn nuôi cũng như hạn chế hóa chất trong nông nghiệp.Cũng theo ông Trung, địa phương sẽ tuyên truyền để người dân trong vùng học hỏi, tìm hiểu nhằm nhân rộng mô hình này.
CEO livestream bán hàng để cố nuôi nhân viên, không ngờ kiếm 1 tỷ/tháng
Trước áp lực phải thu hẹp hoạt động kinh doanh, sa thải nhân viên vì suy thoái kinh tế, anh Võ Thành Luân (SN 1987, tại Đà Lạt) đã quyết định tự học livestream, chủ động bán hàng qua mạng xã hội.
"Giám đốc mà đi bán hàng", "Du học về rồi cũng làm người livestream (phát trực tiếp nội dung trên mạng)", đó là một vài bình luận anh Võ Thành Luân (Giám đốc dự án Nhà của thời thanh xuân) nhận được khi quyết định bán những lọ tinh dầu, xà phòng, đồ trang trí… qua mạng xã hội.Bỏ qua mọi ý kiến trái chiều, những nghi ngờ, nhạo báng, bằng sự kiên trì trong 9 tháng, anh đã tạo nên doanh thu bất ngờ. Quả ngọt lớn nhất là thành công này giúp anh không những không phải sa thải mà còn hỗ trợ được thêm về kinh tế cho nhân viên.Làm việc nghiêm túc, kiên trì, anh Luân đã tạo được doanh thu khủng qua mỗi lượt livestream bán hàng (Ảnh: NVCC).Chọn trách nhiệm, lòng tự trọng hay buông bỏ?Năm 2016, trở về nước sau khi du học tại Philippines, anh Luân quyết định về vùng phố núi Đà Lạt, thành lập dự án Nhà của thời thanh xuân. Đây là dự án cộng đồng, hướng tới việc giúp đỡ những người câm, điếc có trải nghiệm nghề nghiệp, tiếp cận xã hội và học cách sống tự chủ hơn.Nhờ kinh nghiệm từng làm việc cho các tập đoàn nước ngoài, chỉ một thời gian ngắn, anh Luân đã xây dựng được quán trà và vùng nguyên liệu lớn nhằm sản xuất tinh dầu, xà phòng, đồ trang trí từ cây cỏ ở Đà Lạt.Công việc tiến triển tích cực, năm 2021, anh Luân mở rộng quy mô kinh doanh, thêm cửa hàng tại Hội An, TPHCM, Hà Nội cùng hàng chục đại lý bán lẻ trên cả nước. Đang đà tiến tới thì dịch Covid-19 ập đến bất ngờ, nhanh chóng khiến cậu chủ trẻ rơi vào cảnh khó khăn, kiệt quệ về mặt tài chính."Cả ba tỉnh thành nơi tôi mở cửa hàng đều là tâm dịch Covid-19. Tôi đã dùng toàn bộ tài sản có được cố gắng duy trì hoạt động và nuôi nhân viên. Thế nhưng, sau dịch lập tức tới giai đoạn suy thoái kinh tế. Thực sự tôi đã thấy áp lực đến mức nghẹt thở", anh Luân nói.Sau khi du học trở về nước, anh Luân đã quyết định về phố núi Đà Lạt, mở dự án cộng đồng vì người khiếm thính (Ảnh: NVCC).Năm 2023, lượng du khách đến Đà Lạt thưa vắng chưa từng thấy. Doanh nghiệp của anh Luân đứng trước bờ vực phá sản. Nhiều đêm liền, anh đắn đo trước việc cắt giảm nhân sự, thậm chí phải thu hẹp hoạt động kinh doanh. "7 năm qua, những cộng sự là người khiếm thính làm tại các cửa hàng luôn là động lực để tôi cố gắng. Các cửa hàng đó là cả thanh xuân, tuổi trẻ của tôi. Không đành lòng để "đứa con tinh thần" bị xóa xổ, nhấn chìm trong thất bại, tôi suy nghĩ phải làm mọi cách, chấp nhận bản thân sẽ đi bán từng lọ tinh dầu để cầm cự", anh Luân nói.Chính những người khiếm khuyết là động lực để cậu chủ trẻ vượt lên, cứu doanh nghiệp của mình trong giai đoạn kinh tế khó khăn (Ảnh: NVCC).Từ số 0 đến doanh thu 1 tỷ đồng/tháng Từ một người chỉ tập trung vào giai đoạn sản xuất sản phẩm, anh Luân bắt đầu mày mò tìm hiểu về việc bán hàng bằng livestream. Bên cạnh đó, nhờ kinh nghiệm từng là giám đốc truyền thông cho một công ty Anh Quốc, anh nhận ra sự bùng nổ của mạng xã hội chính là con đường giúp vực dậy doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn nhất.Anh Luân nhanh chóng chuẩn bị dụng cụ cho phiên livestream đầu tiên, kêu gọi các bạn khiếm thính cùng giúp đỡ. Thế nhưng, đổi lại những kỳ vọng, phiên mở hàng của anh không có lấy một đơn hàng."Lúc đó, tôi nhận về nhiều lời dị nghị, rằng giám đốc mà đi rao bán hàng, du học về cuối cùng cũng thành đứa livestream… Tâm trạng đôi lúc chùng xuống rất nhiều. Nhưng tôi biết chỉ khi nào vượt qua sự ngạo mạn của bản thân, tôi mới có thể giữ lại nhóm cộng sự khiếm thính", anh Luân nói.Anh Luân đã tự học livestream, bán hàng qua mạng xã hội (Ảnh: NVCC).Có được mục tiêu, sự quyết tâm, anh Luân kiên trì livestream 3-5 giờ mỗi ngày. Gặp khó khăn ở đâu, anh từ từ tháo gỡ, nhờ bạn bè đi trước chia sẻ thêm kinh nghiệm.Nhận phản hồi tích cực và sự quay lại của khách, anh Luân bắt đầu chăm chút thêm cho từng sản phẩm. Theo đó, ở mỗi gói tinh dầu, anh đều đặt kèm một món quà tặng đậm chất Đà Lạt để tri ân.Từ chỗ không một đơn hàng nào trong mỗi buổi livestream, tháng 9/2023, anh Luân đã chính thức đạt mốc 30.000 đơn hàng, với doanh thu hơn 1 tỷ đồng/tháng.Và niềm vui hơn là các cửa hàng không sa thải nhân viên mà còn tạo thêm công việc đóng gói hàng đều đặn cho những cộng sự khiếm thính.Doanh thu khủng được vị giám đốc "flex" (khoe) trên mạng xã hội (Ảnh: NVCC).Chia sẻ kinh nghiệm cho người trẻ theo đuổi việc khởi nghiệp, anh Luân cho biết, bản thân không có gì ngoài sự kiên định. Trong đó, chính khó khăn, thách thức và trọng trách với những nhân viên khuyết tật đã khiến anh kiên định với con đường mình chọn, từng ngày hoàn thiện bản thân."May mắn, hiện tại tôi đã hiểu thuật toán của mạng xã hội. Người xem luôn cần con người thật của chúng ta, nên hãy diễn tả nó một cách chân thật, bạn sẽ thành công. Tôi chưa bao giờ nhận bản thân là người giỏi nhưng tôi kiên trì và kiên định. Nếu không có những ngày không đơn hàng thì tôi sẽ không bao giờ đạt doanh thu 1 tỷ đồng vào tháng 9 vừa rồi", anh Luân cười, nói thêm.Để có thể giữ lại từng nhân viên, anh Luân chưa bao giờ nề hà công việc khó nhọc nào (Ảnh: NVCC).
Xã miền núi thu gần 100 tỷ đồng mỗi năm nhờ loại cây quen thuộc
Nhiều năm nay, dó trầm trở thành cây chủ lực trong phát triển kinh tế - xã hội của xã Phúc Trạch (Hương Khê, Hà Tĩnh). Năm 2023, xã miền núi này có tổng doanh thu ước đạt 95 tỷ đồng.
Xã Phúc Trạch (huyện Hương Khê) được biết đến là thủ phủ của loài cây dó trầm (hay còn được gọi là cây dó bầu, trầm dó, trầm hương) vì có diện tích trồng lớn nhất ở tỉnh Hà Tĩnh. Địa phương này có hơn 1.700 hộ dân (100%) trồng dó trầm với diện tích trên 350ha.Theo các cụ cao niên, cây dó trầm trước đây được người dân trồng trong vườn nhà, song chưa thực sự hiểu về giá trị của cây bản địa này.Xã Phúc Trạch có 100% hộ dân trồng cây dó trầm với diện tích trên 350ha (Ảnh: Dương Nguyên).Đến những năm 1980 của thế kỷ trước, nhiều người ở Huế, Đà Nẵng tìm đến đây thu mua. Dó trầm bỗng chốc trở nên có giá trị cao.Trước đây, để có trầm hương, ngoài số cây ít ỏi trong vườn, người dân phải vào rừng sâu tìm trầm.Vài chục năm trở lại đây, người dân đầu tư trồng cây dó trầm kín diện tích vườn và tự cấy ra trầm nhân tạo. Từ đó, nghề làm trầm ở xã Phúc Trạch được hình thành và phát triển.Người dân tỉ mẩn chế tác các sản phẩm từ trầm hương (Ảnh: Dương Nguyên).Nhiều năm trở lại đây, cây dó trầm càng được thị trường ưa chuộng. Bởi, từ lâu, trầm hương được xem là dược liệu quý có tác dụng tốt cho sức khỏe.Hương trầm có mùi thơm dịu ngọt đặc biệt, khi đốt giúp ổn định trạng thái tinh thần, hỗ trợ chữa bệnh và xua đuổi côn trùng.Quan niệm dân gian cũng cho rằng sử dụng sản phẩm từ trầm hương có ý nghĩa mang lại may mắn, sự thuận lợi trong làm ăn kinh doanh, sức khỏe dồi dào và gia đạo bình an.Nhiều cơ sở chế tác trầm hương tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động (Ảnh: Dương Nguyên).Nắm bắt điều đó, người dân địa phương đã ứng dụng công nghệ tiên tiến, đầu tư máy móc sản xuất đa dạng các sản phẩm từ trầm hương cho hiệu quả cao.Ở xã Phúc Trạch hiện có 6 cơ sở sản xuất, chế tác cây dó trầm cho các sản phẩm hàng hóa, gồm hương, vòng đeo tay, đồ mỹ nghệ. Một số cơ sở đạt doanh thu trên 1,2 tỷ đồng mỗi năm, tạo công ăn việc làm ổn định cho nhiều lao động.Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Trần Quốc Khánh, Chủ tịch UBND xã Phúc Trạch, cho biết dó trầm là cây chủ lực trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương miền núi này, giúp người dân xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu.Các sản phẩm từ trầm hương Phúc Trạch được thị trường ưa chuộng cao (Ảnh: Dương Nguyên).Đây cũng là minh chứng rõ nét trong việc nỗ lực thực hiện Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 với mục tiêu phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị.Nghề trồng, khai thác và chế tác sản phẩm từ cây dó trầm đã trở thành nghề truyền thống ở địa phương. 5 cơ sở, hợp tác xã đã đạt chuẩn OCOP 3 sao với sản phẩm từ cây dó trầm.Cây dó trầm đã đưa thu nhập bình quân đầu người của địa phương năm 2022 đạt 56,4 triệu đồng. Năm 2023, ước đạt thu nhập bình quân 58,1 triệu đồng/người."Năm 2022, tổng doanh thu toàn xã từ cây dó trầm đạt 90 tỷ đồng, năm nay tiếp tục tăng trưởng, ước đạt 95 tỷ đồng. Bên cạnh đó, việc phát triển những sản phẩm từ trầm hương sẽ là những hàng hóa giá trị phục vụ cho du khách trong lộ trình phát triển du lịch của địa phương", ông Khánh thông tin.
Tận dụng thứ bỏ đi ở các lò mổ, 9X chế thành "tiền tươi, thóc thật"
Tận dụng lông gà, phế phẩm bỏ đi ở các lò mổ, anh Nguyễn Hà Thiên sản xuất phân hữu cơ sinh học tốt cho cây trồng, đồng thời góp phần giảm ô nhiễm môi trường.
Gần 2 năm trời mày mò, thử nghiệmChia sẻ về hành trình biến lông gà thành phân hữu cơ của mình, anh Nguyễn Hà Thiên (31 tuổi, ở xã Duy Nghĩa, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) chỉ tóm gọn trong hai chữ "gian truân".Từ lông gà bỏ đi ở các lò mổ, anh Nguyễn Hà Thiên đã "hô biến" thành phân hữu cơ (Ảnh: Ngô Linh).Gần 2 năm trời, anh lặn lội từ bắc vào nam để tìm ra phương pháp khắc phục nhược điểm của lông gà, phát huy tối đa dưỡng chất, tạo nên một sản phẩm đạt chất lượng để nhà nông tin dùng.Năm 2021, anh Thiên được một thương lái ở Cần Thơ yêu cầu thu mua lông gà để xuất khẩu sang Trung Quốc. Công việc thuận lợi được một thời gian ngắn thì đối tác bắt đầu ép giá. Ôm hàng trong kho, không thể bán được vì lỗ, anh tìm đến các nhà vườn trồng quất ở TP Hội An nhờ tiêu thụ làm phân bón.Tận dụng thứ bỏ đi ở các lò mổ, 9X chế thành "tiền tươi, thóc thật" (Video: Ngô Linh).Theo anh Thiên, khi được tiếp xúc với các nhà vườn, anh mới biết được dù lông gà có thể làm phân bón, cung cấp nhiều đạm nhưng cũng có nhiều khuyết điểm như có vi khuẩn, mọt gà, mùi hôi và có tính nóng không tốt cho cây.Bên cạnh đó, lông gà cũng rất khó phân hủy tự nhiên do chất keratin từ lông gà vốn là protein có cấu trúc dạng sợi, độ bền cơ học cao. Do đó, nếu chỉ chôn xuống đất mà không có phương pháp xử lý hợp lý thì lâu dần sẽ tạo ra môi trường vi khuẩn độc hại và bốc mùi, gây ô nhiễm môi trường.Lông gà trải qua nhiều quy trình để loại bỏ nhược điểm, phát huy tối đa dưỡng chất (Ảnh: Ngô Linh)."Trong thời gian thu mua lông gà, tôi nhận thấy riêng khu vực Quảng Nam - Đà Nẵng đã có hàng chục lò mổ, lượng lông gà thải ra rất lớn. Nếu có thể biến chúng thành phân bón có lợi cho cây trồng, giảm ô nhiễm môi trường thì thật tốt", anh Thiên chia sẻ.Ban đầu, anh Thiên thử sấy khô lông gà rồi nghiền thành bột nhưng thất bại. Lông gà khi sấy ở nhiệt độ cao sẽ sinh ra khí biogas mà vẫn còn độ ẩm.Không bỏ cuộc, anh thử áp dụng phương pháp ủ lông gà với tro, trấu men vi sinh và cám gạo. Lần này, anh thành công khử được các vi khuẩn có hại và tạo ra nhiều vi sinh có lợi cho rễ cây và đất.Nhà nông tin dùngHiện tại, xưởng sản xuất của anh Nguyễn Hà Thiên nằm ở xã Duy Nghĩa (huyện Duy Xuyên, Quảng Nam). Anh đầu tư máy móc theo quy trình khép kín, xử lý từ nguyên liệu thô đến thành phẩm, với tổng kinh phí hơn 3 tỷ đồng.Mỗi ngày, từ khoảng 30 lò mổ tại TP Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam, anh Thiên thu mua trung bình 1,7 tấn lông gà. Với 1,5 tấn lông gà ướt, có thể cho ra 400-500kg phân thành phẩm.Hiện nay, cơ sở của anh Thiên có quy mô sản xuất khoảng 30-50 tấn phân hữu cơ dạng viên nén/tháng (Ảnh: Ngô Linh).Với quy mô mỗi tháng sản xuất 30-50 tấn phân hữu cơ từ lông gà dạng viên nén, giá bán 12.000 đồng/kg, doanh thu mỗi tháng khoảng 200 triệu đồng. Sản phẩm của Nguyễn Hà Thiên hiện cung cấp thường xuyên cho các trang trại quất, mai và rau sạch trên địa bàn các tỉnh miền Trung.Theo anh Thiên, thành phần trong phân hữu cơ sinh học từ lông gà gồm 63% lông gà, tro trấu, mùn cưa, 1-3% men vi sinh, cám gạo…Mô hình khởi nghiệp sản xuất phân hữu cơ từ lông gà của anh Nguyễn Hà Thiên (31 tuổi) được các cấp đánh giá cao (Ảnh: Ngô Linh).Phân hữu cơ từ lông gà của cơ sở Thịnh Vượng có tác dụng cải thiện, tái tạo đất lão hóa, dưỡng rễ, phát triển đọt lá; tăng sức đề kháng cho cây trồng, phòng sâu bệnh, nấm… Thành phần chất hữu cơ tự nhiên trong phân lên đến hơn 70%. Đặc biệt, khi bón phân hữu cơ này xuống đất khoảng 15-20 ngày sẽ sinh ra giun đỏ, một loại giun có tác dụng làm tơi đất."Tôi tin tưởng đây là sản phẩm rất có tiềm năng. Thời gian tới, tôi sẽ cải thiện thêm quy trình sấy cách nhiệt để đảm bảo cung ứng ra thị trường khối lượng nhiều hơn nữa, bởi hiện nay, phân hữu cơ từ lông gà rất được nhà nông ưa chuộng", anh Thiên cho hay.Anh Thiên đầu tư hệ thống lọc không khí bằng than hoạt tính hiện đại, bài bản, tránh ô nhiễm môi trường (Ảnh: Ngô Linh).
"Đệ nhất danh quả" giúp nông dân một huyện kiếm 590 tỷ đồng
Dù năm nay nắng hạn kéo dài, bưởi Phúc Trạch (Hương Khê, Hà Tĩnh) vẫn được mùa, được giá. Với năng suất hơn 1,1 tấn/ha, bà con vùng trồng quả đặc sản thu về gần 590 tỷ đồng.
Mô hình góp phần thực hiện Dự án 3: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.Ngày 23/10, theo thông tin từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh), đến thời điểm này, bưởi Phúc Trạch đã được thu hoạch đạt tỷ lệ hơn 99%.Theo thống kê, toàn huyện Hương Khê hiện có 2.768ha trồng bưởi Phúc Trạch, trong đó 1.906ha cho thu hoạch.Bưởi Phúc Trạch được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng (Ảnh: Hương Khê).Với năng suất đạt hơn 1,1 tấn/ha, tổng sản lượng năm 2023 ước đạt khoảng 21.000 tấn, giá trị sản xuất ước đạt gần 590 tỷ đồng.Năm nay, bưởi Phúc Trạch được đánh giá được mùa, được giá dù gặp thời tiết bất lợi, nắng hạn kéo dài.Giá bán trung bình tại các nhà vườn cao hơn 2 năm trước, dao động 25.000-28.000 đồng/quả.Để có được thành quả đó, nhiều nhà vườn, hợp tác xã trồng bưởi Phúc Trạch đã tăng số lượng tiêu thụ sản phẩm qua các kênh thương mại điện tử; có đơn vị kết nối, giới thiệu sản phẩm tại triển lãm thương mại ở thị trường ngoài nước.Thời điểm này, các cơ quan chuyên môn đang triển khai kế hoạch hướng dẫn bà con kỹ thuật chăm bón, xử lý sâu bệnh, phục hồi cây bưởi Phúc Trạch sau thu hoạch để sẵn sàng cho mùa vụ mới thêm bội thu.Bưởi Phúc Trạch chuyển màu vàng óng trong mùa thu hoạch (Ảnh: Hương Khê).Năm 2002, bưởi Phúc Trạch lọt vào danh sách 7 loại quả quý hiếm quốc gia, cấm xuất khẩu giống.Sản phẩm bưởi Phúc Trạch đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm, khu vực địa lý gồm 19 xã thuộc địa bàn huyện Hương Khê.Vì thế, bưởi Phúc Trạch được mệnh danh "đệ nhất danh quả" của huyện miền núi Hương Khê. Loại quả đặc sản này có mùi thơm nhẹ tự nhiên đặc trưng, vị ngọt hơi thanh chua, được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng.
Leo cây gõ sầu riêng, kiếm 60-100 triệu đồng/tháng nhưng sơ sẩy là đền "ốm"
"Thu nhập được ít nhất 60 triệu đồng/tháng nhưng nghề này không có trường lớp nào dạy, phải tự học, tự trả giá mới làm được", thợ gõ sầu riêng, nói.
Thu nhập mơ ước6h, anh Nguyễn Trọng Tấn (25 tuổi, ngụ tại tỉnh Tiền Giang) cùng "đồng đội" ra vườn, bắt đầu công việc ngày mới. Là một thợ gõ sầu riêng, mỗi ngày, công việc của Tấn và những người thợ khác chính là trèo lên cây, gõ kiểm tra để cắt những trái sầu riêng đã "đủ tuổi".Anh Tấn và các thợ gõ trong nhóm thường làm từ 6h đến khi hết việc thì mới nghỉ (Ảnh cắt từ clip: Tấn Xeko).Những trái sầu riêng này có màu sắc riêng để nhận biết và phát ra âm thanh đặc trưng khi người thợ gõ bên ngoài vỏ. Với thợ chuyên nghiệp, chỉ quan sát và gõ đôi một hồi là có thể kiểm đếm, thu hoạch xong một cây sầu riêng sai quả.Ngoài việc kiểm tuổi, cắt sầu, người thợ gõ còn phải lo thêm các phần việc như phân loại, bốc xếp trái lên xe để có tiền phụ thu. Vào mùa, các nhóm thợ thường xuyên làm việc từ sáng sớm mỗi ngày đến khuya, thậm chí là làm liền đến rạng sáng hôm sau. Mệt nhưng đó lại là "mùa vui", người thợ nào cũng luôn muốn làm bởi thời điểm này có thể kiếm được rất nhiều tiền.Anh Tấn cho hay đội của anh có 14 thợ, thường được các chủ vườn hoặc thương lái từ khắp các tỉnh, thành thuê thu hoạch sầu riêng.Người thợ được trả lương theo sản lượng trong ngày hoặc lương cứng theo tháng (chưa kể mức thưởng năng suất)."Thợ nhận lương theo sản lượng thì có thể kiếm nhiều tiền hơn nhưng rủi ro cũng cao vì nếu làm hỏng việc, hư sầu sẽ phải đền. Thợ nhận lương cứng thì không phải chịu đền nhưng thu nhập thấp hơn", anh Tấn nói.Người thợ gõ sầu riêng có thể kiếm được tiền tùy vào năng suất làm việc của mình (Ảnh: NVCC).Trung bình, một người thợ có thể hái 2-3 tấn trái/ngày, kiếm ít nhất 2-3 triệu đồng, tức hơn 60 triệu đồng mỗi tháng. Vào mùa vụ bận rộn, thương lái đến thu mua tấp nập, họ thậm chí có thể đạt mức thu nhập hơn 100 triệu đồng/tháng.Vì sầu riêng ra trái quanh năm, người thợ gõ thường không quá lo lắng chuyện mất việc. Thỉnh thoảng, vào các tháng giao mùa hoặc khi thương lái ít đặt hàng, họ mới không có việc, đành ở nhà vài tuần.Làm nghề gõ sầu riêng hơn 5 năm, anh Nguyễn Trần Thanh Nhân chia sẻ, 60 triệu đồng/tháng là thu nhập bình thường của một người thợ gõ sầu riêng. Đến nay, thu nhập của anh đã đạt ngưỡng 100 triệu đồng/tháng."Nghề này đòi hỏi tay nghề, trách nhiệm cao nên thu nhập cũng tương xứng", anh Nhân nói.Nghề đòi hỏi kỹ năng caoTheo anh Nhân, người thợ phải luôn chú ý, tuyệt đối không được cắt những trái "yếu tuổi" hay còn non. Bởi những trái sầu riêng này sẽ không thể chín, càng khó mang đi xuất khẩu, sẽ khiến thương lái bị lỗ nặng."Thương lái mua cả vườn có sầu riêng thường tính giá 100.000 đồng/kg, nhưng "dính" hàng non, yếu tuổi thì chỉ bán được 20-25.000 đồng/kg. Người thợ lỡ cắt sai thì sẽ khiến chủ thuê lỗ 70-80.000 đồng/kg, tương ứng với 70-80 triệu đồng/tấn", anh nói.Vậy nên, nếu cắt sai, thợ gõ sầu riêng sẽ phải đền tiền và có thể mất luôn cả tháng lương.Thợ gõ sầu riêng thỉnh thoảng cũng làm thêm nhiều đầu việc khác để tăng thu nhập (Ảnh cắt từ clip: Vựa trái cây Thanh Nhân)."Những năm đầu mới vào nghề, số tiền tôi phải đền cho thương lái tính ra cũng lên đến vài trăm triệu đồng. Lương cao đi đôi với áp lực không hề nhỏ, đó cũng là chuyện bình thường", anh Nhân chiêm nghiệm.Anh Trọng Tấn cho hay, dạo gần đây, nghề thợ gõ sầu riêng dần được nhiều người biết và tìm đến ứng tuyển, xin học việc. Tuy nhiên, vì công việc ở vườn luôn bận rộn, người thợ chuyên nghiệp không có nhiều thời gian để đào tạo cho những người mới vào nghề."Cách thức chủ yếu là người thân thiết trong nghề chia sẻ kinh nghiệm, chỉ dạy cho nhau. Trước đây, tôi may mắn được đi theo các anh trong làng mới học được nghề. Lúc đầu bản thân tôi cũng không nghĩ nghề này lại kiếm được nhiều tiền đến thế", anh Tấn cười hỉ hả.Nghề thu nhập cao đi đôi với vất vả và trách nhiệm lớn (Ảnh minh họa: Đặng Dương).Anh cho biết bản thân mất 5 tháng để học và trở thành thợ gõ sầu chuyên nghiệp. Nhiều người thậm chí mất vài năm mới nên "nghề và cũng có không ít người sau khoảng thời gian dài vẫn không thể làm được."Nghề này không chỉ áp lực cao mà còn rất vất vả. Người thợ phải đội nắng, dầm mưa cả ngày. Thỉnh thoảng, chúng tôi còn phải làm việc trên những cây cao chót vót, sơ sẩy ngã xuống là thương tật, mất mạng như chơi, nhiều lúc còn bị sầu riêng rơi trúng, bị thương... Tất cả những chuyện đó đều không hiếm", anh Tấn cười xòa.Theo chị Nguyễn Tuyết Nhi, thương lái chuyên doanh sầu riêng tại miền Tây, đối với những vườn cho ra 7-8 tấn sầu riêng, chị thường thuê 4-6 thợ phụ trách gõ và hứng sầu riêng khi thu hoạch."Thông thường, thương lái sẽ trả 1.000 đồng/kg sầu riêng được thu hoạch. Có những người thợ làm việc năng suất, một ngày kiếm 10-20 triệu đồng không phải chuyện hiếm. Ngày càng có nhiều người đến xin việc gõ sầu nhưng để chọn được người thợ chuyên nghiệp, giỏi nghề thì không dễ", chị Nhi nhận xét.