title
stringlengths
9
104
summary
stringlengths
63
506
document
stringlengths
0
19.9k
Shipper từ chối giao thịt chó, bị đánh giá 1 sao
Nam shipper (người giao hàng) bị đánh giá 1 sao vì từ chối mua, giao món thịt chó. Chuyện khơi lên tranh luận trên cộng đồng mạng với 2 luồng ý kiến trái chiều.
Mới đây, mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại cảnh một nam shipper tranh cãi với khách sau khi từ chối giao đơn hàng.Theo đoạn clip, sau khi ấn nhận đơn trên ứng dụng giao hàng công nghệ, nam shipper nhận được yêu cầu mua, giao thịt chó đến cho khách hàng.Nam shipper bị đánh giá 1 sao trên ứng dụng giao hàng công nghệ vì từ chối giao thịt chó (Ảnh cắt từ clip nhân vật cung cấp).Thấy món hàng được yêu cầu ship, anh liền từ chối, nhờ khách hàng hủy đơn và nói rằng: "Anh thông cảm, em không có giao mấy đồ này".Nhận lời từ chối, người đàn ông đầu dây bên kia bắt đầu la mắng kèm những câu chửi tục, chất vấn shipper: "... nhận đơn rồi bây giờ đòi hủy là sao?".Nam shipper đáp trả cương quyết: "Anh cứ đánh 1 sao đi, hủy là hủy, không nói nhiều".Thời điểm xảy ra sự việc, nam shipper ghi hình lại toàn bộ cuộc nói chuyện và đăng tải lên kênh TikTok của mình.Đoạn clip nhanh chóng thu hút hàng chục nghìn lượt xem và tương tác. Nhiều người cho rằng vị khách đặt hàng quá thô lỗ. Ngược lại cũng có không ít lời chê trách với nam shipper vì chưa biết cách ứng xử khi từ chối khách.Giải thích về hành xử của mình, chủ nhân đoạn clip, anh C.N.T. (ngụ tại TPHCM), cho hay sự việc xảy ra đã vài tháng trước. Đến nay, anh khá bất ngờ khi đoạn clip bất ngờ được khơi lại, khiến nhiều người quan tâm và khơi lên tranh luận.Nam shipper khẳng định, việc đăng tải đoạn clip chỉ đơn thuần là muốn lưu lại những tình huống phát sinh trong công việc, khoảnh khắc đặc biệt khi ra ngoài mưu sinh."Tôi chưa bao giờ nói mình đúng. Tôi đi làm dịch vụ là để kiếm tiền, nhưng tôi thà bị chửi, ăn mì gói qua ngày chứ không kiếm tiền bất chấp trên sinh mạng của "tụi nhỏ" (loài vật được nuôi làm thú cưng). Quan điểm của tôi vậy. Tôi chỉ hi vọng có thể lan tỏa được tinh thần này đến các shipper khác", anh T. bộc bạch.Chia sẻ về tình hình công việc, chàng trai thú thật, nghề shipper hiện gặp nhiều khó khăn vì tính cạnh tranh cao, thu nhập giảm. Thế nhưng, anh T. vẫn rất tự hào và yêu thích công việc của mình, xem đây như trải nghiệm tuổi trẻ.Trên trang cá nhân, nam shipper cũng đăng tải hàng loạt clip về hành trình đi làm của mình. Trong đó, có đoạn clip đạt gần 700.000 lượt xem, ghi lại cảnh anh T. trích phần lớn tiền kiếm được trong ngày để mua thức ăn cho người đàn ông sống lang thang.Đoạn clip ghi cảnh nam shipper mua phần ăn cho người đàn ông vô gia cư bới rác tìm thức ăn có 700.000 lượt xem (Ảnh cắt từ clip nhân vật cung cấp)."Lúc tôi đưa phần ăn, người đàn ông đó đã khóc và chắp tay lạy hộp thức ăn. Khoảnh khắc đó tôi xúc động lắm, thương xót một phận người. Tôi cũng biết rằng mình đã làm điều đúng đắn. Tôi thấy làm shipper rất phù hợp với mình. Khi khoác chiếc áo lên, đi đến bất cứ đâu hay ngủ bụi ngoài đường thì tôi cũng không bị người khác dòm ngó. Cảm giác rất tự do!", anh T. bộc bạch.
Công sở với những cữ cầu nguyện, tiệc... nước lọc trong mùa "nhịn chay"
Là tín đồ Hồi giáo, Amin từng tạo bất ngờ với đồng nghiệp cùng công sở khi trải thảm ngay giữa phòng làm việc để cầu nguyện hay bỏ bụng đói suốt bữa tiệc liên hoan, tụ họp.
Góc hành lễ giữa văn phòng, khách sạn12h, văn phòng im ắng, tắt hết đèn, các nhân viên trở về bàn làm việc của mình để nghỉ trưa. Cả phòng chỉ có Amin (28 tuổi, ngụ tại quận 8, TPHCM) nhẹ nhàng dọn gọn khu vực quanh bàn làm việc, rồi trải xuống sàn một chiếc thảm với hoa văn rực rỡ.Tín đồ Hồi giáo phải cầu nguyện 5 lần/ngày ở bất kỳ nơi nào (Ảnh: Nguyễn Vy).Amin quay mặt về phía bức tường, bắt đầu nhắm mắt, chắp tay cầu nguyện. Hành lễ khoảng 10 phút, xong chàng trai mới dọn dẹp để nghỉ trưa cùng các đồng nghiệp.Amin là nhân viên của một công ty văn phòng phẩm gần 10 năm. Là một tín đồ Hồi giáo, có nhiều quy định, nghi thức tôn giáo cậu thực hiện hàng ngày tạo tò mò, khác biệt thú vị nơi công sở. Thời gian đầu, cậu nhiều lần phải giải đáp những thắc mắc mà những người xung quanh đặt ra cho mình."Đôi lúc đang trò chuyện với đồng nghiệp, tôi phải xin dừng một lát vì tới giờ cầu nguyện. Lúc đầu mọi người thấy lạ, nhưng sau đó cũng quen, rất tạo điều kiện để tôi thực hiện những nghi lễ tôn giáo của mình", Amin kể.Tại công sở, người theo đạo Hồi vẫn luôn tuân thủ những quy định nghiêm ngặt, kể cả trong giờ làm việc hay khi tham gia bất cứ hoạt động tập thể nào (Ảnh minh họa: IDN Times).Chàng trai cho hay, người theo đạo Hồi phải hành lễ, cầu nguyện 5 lần mỗi ngày, sử dụng lịch riêng. Trước khi hành lễ, mỗi tín đồ đều cẩn trọng tìm một không gian thật sạch sẽ, rửa tay, chân, mặt để thanh tẩy cơ thể, tâm trí.Đôi lúc công ty có những cuộc họp khẩn cấp, buộc phải bỏ lỡ giờ hành lễ thì Amin sẽ cầu nguyện "bù" ở nhà."Có một quy định là trong giờ cầu nguyện, nếu đang đi ngoài đường mà nghe tiếng chuông từ thánh đường, tín đồ Hồi giáo phải chạy ngang đến đó để hành lễ. Chuyện này tôi đã gặp nhiều lần, dù có đang bận rộn công việc cỡ nào tôi cũng nghiêm túc thực hiện", Amin nói.Hah Sanat (26 tuổi, ngụ tại quận 8), nhân viên của một khách sạn ở TPHCM, cho hay cô cũng thông báo trước cho người quản lý về những hoạt động tín ngưỡng của mình."May mắn, người quản lý rất thấu hiểu, tôn trọng. Các đồng nghiệp còn dọn sạch một chỗ trống ở khách sạn để tôi có thể cầu nguyện khi đến giờ hành lễ", Sanat cho hay.Kỷ niệm đáng nhớ nơi công sở Theo Sanat, giáo luật quy định việc uống rượu, bia, ăn thịt heo là điều tối kỵ đối với tín đồ Hồi giáo. Ngoài ra, người theo đạo Hồi cũng chỉ ăn hải sản và thịt động vật được chính tay các tín đồ Hồi giáo giết mổ.Vì thế, Sanat luôn tự nấu đồ ăn ở nhà mang đến công ty. Điều này tạo cho cô thói quen ít có những bữa ăn, cuộc vui bên ngoài với đồng nghiệp.Đặc biệt, cô gái càng hạn chế ra ngoài cùng đồng nghiệp, bạn bè khi bước vào tháng Ramadan - tháng nhịn chay (diễn ra trong vòng 1 tháng, năm nay bắt đầu từ ngày 11/3). Vào tháng này, cô sẽ không ăn, uống từ 5h đến 18h10.Thời gian đầu, Sanat không ít lần cảm thấy mệt mỏi, choáng váng giữa buổi làm việc. Thế nhưng, chỉ ít ngày là cô có thể làm quen với lịch sinh hoạt, cảm giác mệt mỏi cũng không còn.Bước vào tháng Ramanda, tín đồ Hồi giáo chỉ được ăn sau khi mặt trời lặn (Ảnh: Nguyễn Vy).Với Amin, anh chia sẻ bản thân chưa từng uống một giọt rượu, bia nào. Ngay cả khi tham gia những bữa tiệc liên hoan với toàn công ty, anh cũng chỉ uống nước lọc, ăn hải sản. Nếu không, chàng trai chấp nhận để bụng đói, về nhà mới ăn."Tôi tôn trọng những người xung quanh nên vẫn sẽ đến. Tuy nhiên, tôi cũng không thể yêu cầu mọi người phải ăn theo ý mình hay bỏ thời gian chuẩn bị cho mình một phần ăn riêng. Mọi người cũng thấu hiểu và thường để tôi về nhà sớm, dùng bữa với gia đình", Amin bộc bạch.Amin kể, một người đồng nghiệp từng muốn đãi anh ăn gà trong một dịp anh đến thăm nhà. Vì không thể ăn thịt do người ngoại đạo giết mổ, chàng trai liền nảy ra ý tưởng tự tay làm thịt gà, rồi để người đồng nghiệp chế biến."Khoảnh khắc đó vô tình cho tôi một kỷ niệm vui, đáng nhớ trong quá trình đi làm. Nhiều người lo rằng những quy định nghiêm ngặt sẽ khiến tôi cảm thấy bất tiện, nhưng thực tế, tôi rất thoải mái và tự hào về tín ngưỡng của mình. Vui hay buồn thì tùy thuộc vào suy nghĩ của mỗi người thôi", Amin tâm niệm.
Nhân viên đóng cửa tiệm sớm... 1 phút và chuyện phạt tiền người lao động
Đóng cửa sớm 1 phút, nhân viên tiệm trà sữa tại TPHCM bị phạt 300.000 đồng. Nhân viên văn phòng ở Hà Nội bị trừ 4,6 triệu đồng lương tháng vì đi muộn... Phạt tiền người lao động thành chuyện phổ biến.
Phạt "cụt" cả tiền lương Mạng xã hội đang lan truyền hình ảnh thể hiện câu chuyện một nhân viên tại tiệm trà sữa W. ở TPHCM nhận thông báo phạt đến 300.000 đồng vì đã đóng cửa tiệm sớm hơn 1 phút so với giờ quy định.Trong nhóm chat, người quản lý gửi dòng tin nhắn: "Ca tối nay đóng cửa sớm 1 phút. Anh sẽ gán phạt lỗi D6 - lỗi nghiêm trọng - phạt 300.000 đồng".Quản lý thông báo phạt nhân viên 300.000 đồng vì lỗi đóng cửa tiệm sớm 1 phút (Ảnh cắt từ clip).Nhanh chóng, hình ảnh này thu hút hàng triệu lượt xem và hàng trăm nghìn lượt tương tác. Nhiều người tỏ ra bức xúc vì số tiền phạt "gán" cho nhân viên quá cao.Không ít người còn đặt câu hỏi: "Trong trường hợp nhân viên phải ở lại xử lý công việc, đóng cửa trễ 1 phút, quản lý có thưởng cho họ không?".Trong khi đó, một số người bày tỏ quan điểm, quy định đã được đặt ra, nhân viên vi phạm thì phải chịu phạt. Tuy nhiên, mức phạt trên là quá cao và cách xử lý của người quản lý quá cứng nhắc.Đăng tải thông tin phản hồi trên trang mạng xã hội, anh H., đại diện tiệm trà sữa W. xác nhận sự việc xảy ra."Trước tiên, tôi xin thay mặt công ty xin lỗi cộng đồng và nhân viên nói trên về sự việc đã xảy ra. Thương hiệu trà sữa của chúng tôi có hơn 30 chi nhánh ở khắp Hà Nội và TPHCM. Vì vậy, khâu quản lý, quy định được vận hành rất nghiêm ngặt.Sự việc xảy ra đã cho chúng tôi bài học trong việc giải quyết rõ ràng về quy định, trách nhiệm giữa nhân viên và quản lý. Một phút không phải quá dài nhưng nó có thể ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng phục vụ khách hàng", đại diện công ty nói.Theo anh H., trong một phút đó, nếu không may có đơn hàng trên ứng dụng giao hàng trực tuyến, mà cửa hàng lại thông báo đóng cửa sớm hơn thì sẽ làm khách hàng không hài lòng. Ngoài ra, ứng dụng giao hàng cũng có thể sẽ khóa tài khoản của tiệm.Một sự việc tương tự cũng được mổ xẻ trên mạng xã hội trước đó. Cô gái tên C.H.P.T. (nhân viên công sở ở Hà Nội) cũng đã bị công ty phạt hơn 4,6 triệu đồng, trong khi tổng thu nhập chỉ hơn 6,5 triệu đồng.Số tiền bị phạt trên là hậu quả của 8 lần chị đi muộn (tổng 96 phút) và 2 buổi về sớm, dù có sự xét duyệt của trưởng nhóm (tổng 137 phút).Thời điểm nhận việc, công ty thông báo mức phạt cho lỗi đi muộn hằng tháng được tính theo công thức như sau: lương cơ bản chia cho số ngày công thực tế, chia cho 8 (giờ làm hành chính), tiếp tục chia cho 60 (số phút mỗi giờ) rồi nhân với số phút đi muộn, nhân 100%."Tôi cho rằng công ty không có quyền phạt số tiền lớn như vậy với người lao động nhưng kế toán thông báo sếp đã duyệt, không thể giải quyết. Tôi cố gọi cho sếp nhưng người này không nghe máy", chị T. nói.Theo chị T., văn phòng công ty nằm ở một tòa chung cư, không có thang máy riêng nên chị thường xuyên phải chờ thang máy rất lâu, dẫn đến việc đi trễ. Một số đồng nghiệp khác mắc lỗi tương tự, cũng phải cắn răng chịu phạt số tiền lớn.Phạt tiền với người lao động là trái luật Cũng ở môi trường văn phòng, chị Hương Ly (ngụ tại TPHCM) nhiều lần trải qua chuyện thưởng, phạt khắc nghiệt khi đi làm. Ly từng là cộng tác viên cho một đại lý du lịch, chuyên về các tour (chuyến du lịch) ngắn, hướng dẫn khách tham quan các điểm du lịch nội thành TPHCM.Mỗi tour kéo dài hơn 5 giờ, Ly được trả công 300.000 đồng. Là cộng tác viên, Ly vẫn có hợp đồng lao động nhưng trong văn bản không đề cập mức thưởng, phạt. Tuy nhiên, sau đó công ty vẫn thông báo miệng về quy định phạt lỗi đi làm trễ, với mức 200.000 đồng cho lần 1 và 500.000 đồng cho lần 2 và đuổi việc cho lần thứ 3.Trong một lần không may đến trễ 2 phút, cô gái đã bị phạt hơn 60% tiền công ngày đi làm hôm đó."Tôi không tìm hiểu nhiều về luật và nghĩ mình chỉ là cộng tác viên nên cứ âm thầm chịu phạt. Ngày hôm đó đi làm tôi chỉ được nhận 100.000 đồng tiền công, đổ xăng và ăn tối là hết sạch", Ly bộc bạch.Nhìn nhận các sự việc được phản ánh ở góc độ pháp lý, luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn luật sư TPHCM) chỉ rõ, việc doanh nghiệp phạt tiền người lao động là không đúng với quy định pháp luật.Cụ thể, Điều 127 Bộ luật Lao động 2019, quy định về các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động, gồm: Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động; phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động; xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.Ngoài ra, theo điểm b, khoản 3 Điều 19 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, quy định về mức xử phạt khi công ty yêu cầu phạt tiền người lao động vi phạm, người sử dụng lao động có hành vi dùng hình thức phạt tiền hoặc cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động, sẽ bị xử phạt hành chính 20-40 triệu đồng tùy vào mức độ hành vi.
Lương 4 triệu còn bị xay nát ngón tay, "cô nuôi" vẫn không dám nghỉ việc
14 năm làm nghề nấu ăn cho trường mầm non công lập, chị Nga lĩnh về hơn 4,4 triệu đồng/tháng. Có thời điểm, chị từng muốn nghỉ làm, tìm công việc thu nhập khá hơn nhưng mọi người khuyên nên... vì con.
Lương khởi điểm hơn 1 triệu đồng"Hơn 1 triệu đồng là số tiền mà tôi nhận được khi bắt đầu đi làm nghề nấu ăn tại trường mầm non", chị Phùng Thị Nga chua chát kể.14 năm qua gắn bó với công việc nấu ăn tại trường mầm non công lập của huyện Ba Vì (Hà Nội), chị Nga vẫn quanh quẩn với mức lương 4,4 triệu đồng/tháng, không có phụ cấp. Mức lương này với những người độc thân còn khó chi tiêu, huống hồ lại rơi vào chị - trụ cột trong gia đình."Bởi thế, gia đình tôi tiết kiệm lắm, giỏi co kéo lắm mới đủ chi tiêu, sinh hoạt. Chồng tôi phát hiện bệnh tim năm 2019 nên thu nhập của tôi là chỗ dựa duy nhất của gia đình. Đồng lương này cũng phải chia ra để nuôi nấng 3 con đang tuổi ăn học", chị Nga chia sẻ.Một ngày làm việc của chị bắt đầu từ 7h sáng. Chị đến trường đảm nhận nhiệm vụ tiếp nhận thực phẩm để chuẩn bị hàng trăm suất ăn cho các cháu nhỏ. Thông thường, những "cô nuôi" như chị sẽ nấu bữa trưa và bữa phụ buổi chiều. Chị Nga nhận giao thực phẩm vào buổi sáng (Ảnh: NVCC).Chị Nga nhẩm tính, trung bình, mỗi người sẽ nấu khoảng 50 suất ăn/đợt. Nếu thiếu nhân viên, những lao động này phải hỗ trợ, gồng gánh công việc của nhau.16h30 tan làm, nhưng nhiều hôm chị lại nhận đi dọn dẹp nhà cho người dân để kiếm thêm thu nhập. Với hoàn cảnh éo le như hiện tại, buộc chị phải gồng lên, làm việc như cái máy mỗi ngày."Số tiền hơn 4 triệu đồng/tháng không đủ tiền ăn uống, sinh hoạt cũng như chi phí học hành cho 3 đứa con đang tuổi ăn, tuổi lớn. Chính vì vậy, tôi phải làm thêm nhiều nghề. Ai thuê gì cũng làm, như cấy thuê, gặt thuê, bưng bê cỗ, dọn nhà thuê...", chị Nga rơm rớm nước mắt.Mất đi ngón tay vì máy xay thịtĐộng lực duy nhất chị gắn bó với công việc là gần nhà, tiện bề chăm sóc gia đình, trông nom con cái học hành. Tuy vậy, chị thừa nhận sự vất vả, rủi ro của nghề nấu bếp rất lớn.Trước đó, năm 2017, không may chị Nga gặp tai nạn lao động trong quá trình xay thịt vào năm 2017. Chị kể, khi đó máy xay thịt không hiện đại như bây giờ. Máy không có chân, đế, buộc chị phải đặt lên bàn. Trong quá trình xay thịt rung lắc, máy đổ xuống. Chị Nga bất ngờ đỡ lấy và bị lưỡi dao "chém" vào 2 ngón tay. Lúc đó, chị đã ngất xỉu tại chỗ. Sau biến cố này, chị đã từng nghĩ đến việc nghỉ việc.Công việc hằng ngày của chị Nga (Ảnh: NVCC)."Tôi muốn chuyển đổi công việc khác, cho thu nhập cao hơn. Nghề này vất vả, nhiều rủi ro. Song mọi người lại khuyên nên làm gần nhà, các con đang tuổi ăn học cần có bàn tay chăm sóc của mẹ", chị Nga cho hay.Chính vì vậy, chị lại quyết tâm theo đuổi công việc này hơn một thập kỷ. Song, mức lương của chị cũng không cải thiện là bao, chưa đủ trang trải cuộc sống gia đình.Nhiều thời điểm, trong nhà không còn một đồng, chị Nga đành đi vay mượn khắp nơi để trang trải. Ngay cả việc đi khám bệnh của chị mới đây hết 2 triệu đồng cũng phải vay đồng nghiệp.Với muôn vàn khó khăn, người phụ nữ 42 tuổi mong mỏi nghề "cô nuôi" trong trường mầm non công lập có thêm khoản trợ cấp về nghề nặng nhọc. Từ đó, giúp người lao động đang có mức lương thấp được cải thiện thu nhập.Chị Nga cho hay, nhiều nhân viên nuôi dưỡng khác đang được kí theo hợp đồng 68 hoặc theo Nghị định 111, ngạch kỹ thuật 01.007.Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo thẩm quyền nghiên cứu, đề xuất, đánh giá, quyết định bổ sung công việc "nấu ăn cho các trường mầm non công lập có từ 100 suất ăn trở lên" thuộc Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Nghề phục vụ "thượng đế 4 chân" thu nhập 8 chữ số mỗi ngày
Cửa hàng chăm sóc chó, mèo thu nhập hàng chục triệu mỗi ngày trong dịp lễ 30/4-1/5 do nhu cầu gửi thú cưng dài ngày khi gia chủ vắng nhà tăng cao.
"Khách sạn thú cưng" cháy phòngAnh Phạm Xuân Tài, chủ cửa hàng thú cưng ở quận 7, TPHCM chia sẻ, cơ sở trông giữ và chăm sóc vật nuôi của anh có 5 tầng, mỗi tầng có diện tích 50m2, vừa là nơi làm đẹp và nhận ký gửi "bọn nhỏ"."Những năm gần đây, dịch vụ trông giữ chó, mèo không chỉ sôi động vào dịp lễ mà các ngày thường vẫn... kha khá khách. Hiện nay, tỷ lệ "phòng khách sạn" khách đã đặt cho thú cưng được lấp đầy 60%. Thông thường, khách còn đặt phòng, mang vật nuôi gửi sát ngày nên dự kiến cơ sở sẽ kín chỗ trong ngày tới", anh Tài cho biết.Anh Phạm Xuân Tài, chủ Cửa hàng Pet World, quận 7, TPHCM (Ảnh: V.L).Dịch vụ lưu giữ thú cưng tại cửa hàng của anh Tài có chi phí dao động từ 130.000-200.000 đồng/thú cưng/ngày. Phòng được bố trí máy lạnh 24/24.Phòng nghỉ tại các khách sạn thú cưng được chia ra thành nhiều loại. Tùy theo vị trí đặt lồng hoặc độ rộng rãi, "sang chảnh" của căn phòng mà mức giá thành khác nhau. Ngoài ra, những khách yêu cầu có phòng riêng, chế độ chăm sóc đặc biệt đối với thú cưng của mình, mức giá cũng khác. Đối với chó, mèo cỡ lớn, chiếm diện tích hơn, thì giá sẽ tăng thêm 50.000 đồng/thú cưng.Người chăm sóc thú cưng phải có kiến thức và tình yêu động vật (Ảnh: V.L).Tương tự anh Tài, chị Nguyễn Quỳnh Anh, chủ một "nhà trẻ" chó mèo, cho hay dịp lễ này được nghỉ 5 ngày nên nhiều gia đình đi du lịch hoặc về quê… Do đó, nhu cầu gửi giữ, lưu trú cho thú cưng tăng cao.2 ngày trước nghỉ lễ, 80% "phòng khách sạn" tại cơ sở của chị Quỳnh Anh đã có khách đặt cọc, dự kiến ngày cuối trước khi chính thức nghỉ lễ là "cháy phòng"."Ở đây, giá lưu trú ngày thường 59.000-139.000 đồng/thú cưng/ngày. Giá lưu trú ngày lễ tăng lên mức 99.000-199.000/thú cưng/ngày. Cửa hàng có 3 hạng phòng. Mỗi phòng có sự khác nhau về chế độ dinh dưỡng, diện tích và các tiện ích như máy lọc nước, cát đậu nành, camera riêng,…", chị Quỳnh Anh chia sẻ.Thu nhập cao phải dành tâm huyết tương ứngTheo các chủ cửa hàng, để mở một tiệm cung cấp dịch vụ và trực tiếp chăm sóc thú cưng, người làm phải có kiến thức, kinh nghiệm. Đặc biệt, dù là chủ hay thợ, phải có tình yêu động vật và đam mê mới thành công với nghề.Ngoài dịch vụ chăm sóc thú cưng, khách có thể yêu cầu thêm các dịch vụ cắt lông, cắt móng, tắm,... cho thú cưng (Ảnh: V.L).Anh Xuân Tài lưu ý, khi khởi nghiệp với nghề này, những người chưa có kinh nghiệm đều mắc sai lầm khi nhận chó, mèo có bệnh sẵn mà không biết, hậu quả dễ phải gánh tổn thất lớn.Do đó, người làm trong nghề phải được trang bị kiến thức, kĩ năng một cách bài bản."Thực tế, tại cơ sở trông giữ, thú cưng xảy ra sự cố kịp cấp cứu thì may mắn, còn lỡ để vật nuôi chết thì cửa hàng phải giải thích chi tiết với khách hàng, công khai toàn bộ video, clip, để khách kiểm tra camera, công khai chế độ chăm sóc, giải phẫu.Làm nghề này phải có tâm, sai thì mình nhận, đúng thì giải thích rõ và đồng cảm với khách hàng", anh Tài đúc kết.Hiện tại, cơ sở của anh Tài có 15 lao động, lương thưởng phụ thuộc vào trình độ, tay nghề, dao động từ 7-15 triệu đồng/tháng.Nghề phục vụ "thượng đế 4 chân" cho thu nhập tiền triệu mỗi ngày (Ảnh: V.L).Chị Nguyễn Thị Bích (quận Gò Vấp, TPHCM) chia sẻ: "Dịp lễ này được nghỉ 5 ngày nên gia đình tôi về quê. Cả gia đình đi máy bay, không thể mang theo mèo. Được bạn bè giới thiệu nên tôi gửi mèo tại "khách sạn". Thấy cơ sở vật chất và dịch vụ chăm sóc tốt, tôi cũng khá an tâm về "bé cưng" nhà mình".Tương tự, anh Nguyễn Văn Hùng (quận 3, TPHCM) cho hay, đợt Tết Nguyên đán vừa qua, vì không đặt được "phòng khách sạn", anh buộc phải mang 2 chú cún về quê. Đi đường xa, thấy bọn nhỏ mệt đờ, anh lo mãi."Lễ này, gia đình tôi đi du lịch, không thể mang cún theo. Rút kinh nghiệm lần trước, tôi đã đặt "phòng" trước cả tuần cho 2 cún. Tôi gửi bọn nhỏ 6 ngày, giá trọn gói 3 triệu đồng.Dù phải chi một khoản tiền tương đối nhưng ở đây, bọn nhỏ được ăn ngon, ở phòng xịn và có người chăm sóc nên gia đình rất yên tâm", anh Hùng bộc bạch.Võ Liên
Doanh nghiệp tuyển dụng hàng nghìn việc làm, mức lương hấp dẫn ở Hà Nội
Ngày 26/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội phối hợp với UBND huyện Thạch Thất tổ chức "Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Thạch Thất năm 2024".
Trong tổng số 30 doanh nghiệp tham gia, có 16 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại - dịch vụ. Ngoài ra, còn có các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, du học - xuất khẩu lao động, giáo dục - đào tạo...Nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ cao đẳng - đại học trở lên cao nhất với 787 chỉ tiêu; lao động có trình độ trung cấp - công nhân kỹ thuật có 632 chỉ tiêu; lao động phổ thông có 451 chỉ tiêu.Mức thu nhập cao từ 15 triệu đồng trở lên có 356 chỉ tiêu, dành cho người lao động có kinh nghiệm và chuyên môn tốt, có khả năng chịu áp lực công việc cao. Mức thu nhập từ 10 đến 15 triệu đồng có 419 chỉ tiêu, dành cho vị trí kinh doanh, quản lý, giám sát, trưởng - phó phòng,…Người lao động được phỏng vấn trực tiếp tại phiên (Ảnh: Thanh Bình).Chiếm tỷ lệ lớn nhất - mức thu nhập từ 7 đến 10 triệu đồng - có 621 chỉ tiêu, với các vị trí việc làm như: Kế toán, nhân viên văn phòng, lễ tân, lao động phổ thông có tay nghề…Cơ hội việc làm tại Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Thạch Thất tập trung chủ yếu vào nhóm 18-25 tuổi với 762 chỉ tiêu và nhóm tuổi 26-35 tuổi với 651 chỉ tiêu...Ban tổ chức đã tiến hành khảo sát trình độ chuyên môn, kỹ thuật của 2.241 người lao động có nhu cầu tìm kiếm việc làm.Kết quả, lao động có trình độ đại học - cao đẳng trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất với 889 người (39,7%). Lao động có trình độ trung cấp - công nhân kỹ thuật là 812 người (chiếm 36,2%), còn lại là lao động có trình độ trung học phổ thông với 540 người...Các đại biểu bấm nút khai trương phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Thạch Thất (Ảnh: Thanh Bình).Phát biểu tại chương trình, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất cho biết, huyện Thạch Thất có 23 xã thị trấn, diện tích đất tự nhiên trên 18.000ha, dân số 226.789 người.Trên địa bàn huyện có nhiều dự án lớn của Trung ương, Thành phố đã và đang triển khai như: Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đô thị vệ tinh Hòa Lạc…Huyện có 50/59 làng có nghề, trong đó có 10 làng được công nhận danh hiệu làng nghề truyền thống; có 7 cụm công nghiệp làng nghề đang hoạt động. Có trên 2.000 doanh nghiệp và trên 17.000 hộ sản xuất kinh doanh đang hoạt động trên địa bàn.Thời gian qua, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế và cuộc sống của người dân. Dịch bệnh khiến hàng nghìn người lao động bị mất việc làm, các doanh nghiệp cũng vì thế mà bị ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh...Thông qua phiên giao dịch việc làm, người lao động được cung cấp thông tin về thị trường lao động (Ảnh: Thanh Bình).Vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động vẫn còn những khó khăn rất lớn. Người lao động khó tìm được việc làm phù hợp với nhu cầu, các nhà tuyển dụng cần lao động nhưng vẫn còn thiếu thông tin, thiếu lao động kỹ thuật cao.Bên cạnh đó, việc tuyển sinh của các cơ sở đào tạo nghề cũng gặp nhiều khó khăn, tác động trực tiếp đến công tác giải quyết vấn đề lao động, việc làm...Vì vậy, phiên giao dịch và tư vấn việc làm hôm nay là một trong những giải pháp đảm bảo công tác an sinh xã hội trên địa bàn huyện Thạch Thất. Đây cũng là cơ hội cho người lao động ở Thạch Thất tìm kiếm được việc làm phù hợp với điều kiện và trình độ của mình; là nơi kết nối trực tiếp giữa nhà tuyển dụng và người tìm việc.Ngoài ra, thông qua phiên giao dịch và tư vấn việc làm sẽ giúp các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động, các trung tâm giới thiệu việc làm, trường đào tạo nghề tổ chức các hoạt động tư vấn, hướng nghiệp, tuyển dụng, tuyển sinh.Thông qua phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Thạch Thất, 1.350 học sinh, sinh viên, người lao động được tư vấn việc làm, cung cấp thông tin thị trường lao động và phổ biến chính sách pháp luật.Bên cạnh đó, 600 lượt người gặp gỡ trực tiếp, phỏng vấn với nhà tuyển dụng.Cũng tại phiên, hàng trăm hồ sơ của người lao động được nhà tuyển dụng tiếp nhận.Đặc biệt, 152 người lao động đã được hẹn phỏng vấn lần 2 sau phiên giao dịch việc làm.
Cô gái tố sếp ép chạy bộ 7 km/tuần, đọc sách đến mờ mắt
Một nữ nhân viên công sở tố cấp trên ép tất cả nhân sự trong công ty phải chạy bộ đều đặn mỗi tuần, đọc sách theo chỉ định của sếp, chưa kể đủ loại yêu cầu vô lí khác.
Chạy bộ để làm người… thành công"Tôi từng làm cho một công ty mà ở nơi đó, sếp bắt nhân viên nữ phải chạy bộ 7 km/tuần, nam chạy 12 km/tuần. Có một thành viên trong nhóm bị bệnh tim, đến xin không chạy thì bị mắng, đến mức tôi phải khóc lóc thì sếp mới đồng ý", A. (Hà Nội), nữ nhân viên công sở bức xúc, nói trong đoạn clip đang lan truyền trên mạng xã hội.Cô gái tố sếp ép nhân viên chạy bộ, đọc sách mỗi ngày (Ảnh cắt từ clip: A.L.).A. cho biết, mặc dù nhân viên trong công ty phải tăng ca rất nhiều, mệt nhoài mà cấp trên vẫn áp đặt văn hóa chạy bộ, đọc sách mỗi ngày. Các nhân viên phải báo cáo việc chạy, kết quả đọc bằng hình ảnh trong nhóm chat."Người sếp ấy nói rằng nếu chúng tôi không có thói quen chạy bộ và đọc sách thì sẽ không bao giờ trở thành người thành công. Mỗi ngày, nhân viên phải làm việc từ 8-17h. Về được đến nhà dọn dẹp nhà cửa, lo cơm nước, con cái, gia đình… sớm nhất cũng 21h mới xong, sau đó mỗi người còn phải chạy bộ, đọc sách để báo cáo sếp, đâu còn thời gian nghỉ ngơi", A. kể lại.Tưởng chừng sự cố gắng của mình sẽ được công nhận nhưng A. và nhiều nhân sự khác lại mệt mỏi khi liên tục bị sếp gọi vào họp riêng do tốc độ chạy quá chậm, bị cật vấn vì muốn tham gia môn thể thao khác thay cho chạy bộ.Đáng nói hơn, tuần trước, khi đồng nghiệp của A. nhập viện, người sếp chẳng những không hỏi thăm mà còn cáu gắt, mắng nhiếc vì nữ nhân viên không hoàn thành chỉ tiêu chạy trong ngày.Với việc đọc sách, vị sếp ép nhân viên quay video hoặc ghi âm mỗi ngày để báo cáo trong nhóm. Và để sếp kiểm tra, các nhân viên buộc phải đọc sách do sếp chọn, theo sở thích của sếp, nếu không cũng bị gọi vào họp riêng và nghe mắng.Nhiều nhân sự mệt mỏi khi bị ép làm những việc không đúng chuyên môn (Ảnh minh họa: HuffPost)."Thói quen chạy bộ và đọc sách là rất tốt, nhưng cũng phải tùy vào hoàn cảnh, thể trạng, thời gian của mỗi người. Việc áp đặt các chỉ tiêu ngoài công việc như thế là sai, khiến nhân viên cảm thấy rất khó chịu", A. nói.Vì không chịu nổi đủ thứ áp đặt, A. đã quyết định nộp đơn nghỉ việc.Việc vặt không công phổ biến ở văn phòngĐoạn clip "bóc phốt" sếp của A. thu hút hơn 1,6 triệu lượt xem và hàng trăm nghìn lượt tương tác. Phía dưới phần bình luận, không ít nhân sự xác nhận và bày tỏ sự bức xúc về tình trạng tương tự.Thực tế, trong những trường hợp này, văn hóa công sở được đề ra một cách vô lý. Lấy cớ xây dựng văn hóa công sở, người lãnh đạo, quản lý thậm chí thường xuyên sai vặt, ép nhân viên làm nhiều việc ngoài chuyên môn mà không được trả tiền.Thu Hà (25 tuổi, ngụ tại quận Phú Nhuận, TPHCM) chia sẻ, cô cũng mệt mỏi khi bị cấp trên sai vặt, phải làm cả những việc ngoài chuyên môn.Có lần, đang tất bật với việc ở văn phòng, Hà lại nhận tin nhắn từ sếp: "Em xuống hồ cá soi đèn, phụ chị sửa ống nước nhé!".Không dám từ chối sếp, Hà lẳng lặng rời bàn, dù việc cần xử lý còn đang ngổn ngang, dang dở. Trong khi các đồng nghiệp khác ngồi lặng trước màn hình máy tính, Hà phải xắn áo, vén quần lội vớt mớ chép vàng đã chết ở hồ cá của công ty.Một lần bị nhờ làm việc vặt, rồi thêm nhiều lần khác, cô gái mất dần sự tập trung vào công việc chuyên môn, nhiều mảng việc trì trệ. Hà cũng không thể từ chối yêu cầu của cấp trên do sợ để lại ấn tượng không tốt, khiến bản thân trở thành "mục tiêu" chốn công sở.Nhân sự trẻ bức xúc khi bị buộc phải đi vớt cá, vệ sinh, bảo dưỡng hồ nước trong giờ làm việc (Ảnh: Nguyễn Vy).Cố gắng chịu đựng được 2 năm, hi vọng khi thành "ma cũ" sẽ đỡ bị o ép, bắt nạt kiểu này nhưng rồi nữ nhân viên nhận ra, lượng việc đảm nhận ngày càng tăng mà thu nhập vẫn dậm chân 11 triệu đồng/tháng. "Tôi thấy rõ ràng mức lương không xứng đáng với công sức bỏ ra. Công ty không cho phép tăng ca mà việc liên tục bị gián đoạn bởi những chuyện vặt ở văn phòng. Sau cùng, tôi thường xuyên phải đem việc về nhà làm đến tận khuya mà không được trả thêm khoản thù lao nào", Hà bức bối.Cùng cảnh này, anh N.Q. (28 tuổi) làm việc tại một công ty tài chính ở TPHCM chật vật với công việc lương chỉ 6 triệu đồng/tháng mà như khổ sai. Ngoài việc chuyên môn, anh còn bị giao nhiệm vụ chăm sóc cây cảnh, cho cá ăn...Không những vậy, công ty còn có nhiều hoạt động, chương trình ngoài giờ như múa, hát, đóng kịch, chơi thể thao bắt buộc nhân viên phải tham gia. Vào ngày nghỉ, anh Q. còn bị ép đi phát tờ rơi, tiếp thị, mở tài khoản ứng dụng ở các siêu thị hoặc trường học."Những công việc ngoài giờ đó hoàn toàn không có phụ cấp thêm. Nói tham gia hoạt động chung để gắn kết tinh thần, xây dựng văn hóa doanh nghiệp nhưng thú thật, công việc đã đủ mệt nên chương trình ngoại khóa phải đúng tinh thần tự nguyện vì mỗi người đều có hoàn cảnh khác nhau", anh Q. nói.
Nghề cưỡi hung thần, sáng xối nước đá lên đầu, tối thon thót lo cướp đường
Trên cabin chiếc xe tải, anh Chính giật mình khi gần như rơi vào "giấc ngủ trắng". Vừa chứng kiến vụ tai nạn thảm khốc, lo sợ gặp chuyện tương tự, anh vội dừng xe, xối thẳng xô nước đá lên đầu.
Tinh thần thépChiếc container to lớn chầm chậm di chuyển giữa màn đêm lạnh buốt, tài xế Trần Văn Chính (34 tuổi, quê tại Lâm Đồng) ngó ra ngoài cửa sổ, thấy chuyến đi 2.000 km chỉ mới được hoàn thành một nửa.Tiếng thông báo tin nhắn bỗng dưng "nổ" liên tục. Anh Chính mở điện thoại và ngạc nhiên nhận được nhiều lời chúc. Hóa ra, hôm ấy là ngày sinh nhật của bản thân mà chính anh còn không nhớ.Theo nghề nhiều năm, tài xế Văn Chính thừa nhận lái xe đường dài là một công việc nguy hiểm và nhiều thử thách (Ảnh: Nhân vật cung cấp)."Tài xế lái xe đường dài như tôi lúc nào cũng nghĩ duy nhất một chuyện, chính là đảm bảo trong suốt quá trình không để xảy ra bất kỳ vấn đề nào. Để luyện được "tinh thần thép", tôi cũng không còn thời gian nghĩ đến những chuyện khác nữa. Ngày qua ngày, bản thân cũng bị guồng quay công việc cuốn đi", nam tài xế bộc bạch.Nghề tài xế lương "ba cọc ba đồng" như anh Chính miêu tả, mất một chuyến hàng là cả gia đình phải chịu đói. Vì thế, anh Chính ví bước chân lên xe như bước vào cửa tử, chỉ có tập trung cao độ và không lơ là một phút giây nào trong suốt hành trình, thì mới mong an toàn trở về.Để có thêm thu nhập, anh phải gồng mình, đánh đổi, nhận cả chuyến chở hàng từ TPHCM ra Hà Nội. Mỗi chuyến đi kéo dài 8-10 ngày, nam tài xế tưởng chừng mình đang sống một cuộc đời khác. Bởi anh chưa từng xa nhà lâu và đi chặng hành trình xa đến thế.Thử thách hầu như đều đến mỗi ngày. Cơn ác mộng của anh chính là những hôm mưa bão hay chỉ đơn thuần là màn đêm tĩnh mịch. Trong khi người khác "chăn ấm, nệm êm", những tài xế như anh Chính phải "vật lộn" với cơn buồn ngủ và đủ loại hiểm nguy.Ban ngày, anh Chính vô số lần xối thẳng nước đá lên đầu cho tỉnh ngủ. Có những lúc, anh thừa nhận mình không vượt qua được thì mới vội tìm chỗ dừng lại, gục trên vô lăng và chợp mắt ít phút. Tối đến, nam tài xế nhấp vài ngụm trà Bắc để tinh thần tỉnh táo hơn."Ngay từ lâu, tôi đã xem xe là nhà, cabin là giường. Nhưng giấc ngủ trên xe không phải lúc nào cũng trọn vẹn. Hễ có tiếng động nhẹ là tôi tỉnh giấc ngay vì sợ trộm cắp. Giấc ngủ ngon nhất của tôi chắc chỉ là khi được về nhà với gia đình", anh Chính chia sẻ."Nghề cô đơn"Yêu nghề, cống hiến hết mình vì hai chữ mưu sinh, tài xế Chính đôi lúc cũng chạnh lòng khi người ngoài gọi cái nghề của anh là "hung thần xa lộ"."Hung thần là từ không sai. Thực tế, có rất nhiều tài xế chỉ vì áp lực của tiến độ công việc mà phóng nhanh, vượt ẩu. Nhưng với tôi, làm nghề phải có đạo đức. Từng chứng kiến nhiều tai nạn thảm khốc trên đường, tôi luôn tự nhắc mình nhấn nhẹ chân ga. Tôi và cả những người tham gia giao thông khác, ai cũng có một gia đình phía sau", anh Chính trải lòng.Nam tài xế bộc bạch nghề lái xe đường dài là nghề của sự cô đơn. Chặng đường dài chẳng có ai bầu bạn, anh chỉ có thể trút nỗi lòng qua cảnh vật bên ngoài ô cửa kính.Các tài xế còn phải học cách bỏ ngoài tai những dè bỉu, định kiến của xã hội dành cho công việc của mình (Ảnh minh họa: AI).Nghề này khó tâm sự với ai nên anh Chính cũng hạn chế nghe người khác nói gì về mình. Lắm lúc, người ta đồn thổi người làm nghề này thường nghiện ngập, ngoại tình, nhưng anh Chính chỉ bỏ ngoài tai."Buồn nhất là không thể ở cạnh chăm sóc cho vợ con. Con ốm có vợ chăm, nhưng vợ ốm thì người chồng như mình chỉ có thể hỏi thăm qua điện thoại. Bản thân thấy có lỗi nhiều, chỉ mong vợ thấu hiểu và kiên nhẫn chờ đợi", anh Chính nói.Bữa cơm nhà ngỡ như điều đơn giản nhưng lại là cả ao ước lớn lao của anh Chính. Trừ những ngày Tết, anh Chính hầu như vắng mặt các dịp quan trọng của gia đình.Trước đây, gia đình từng không ủng hộ anh theo nghề vì nghĩ tài xế lái xe đường dài là một công việc bạc bẽo, ngày qua ngày chỉ rong ruổi trên đường và phải sống xa gia đình, bạn bè thân thiết.Lúc ấy, anh Chính chỉ nghĩ đơn giản nghề này cũng như bao nghề khác, cũng có cái khó riêng nhưng quan trọng là có thể kiếm ra tiền. Khi thật sự vào nghề, anh mới ngỡ ngàng vì đây là công việc quá nguy hiểm và áp lực cao."Những lần rong ruổi trên đường tuy vất vả nhưng chính điều đó là thứ níu chân tôi ở lại với nghề. Lái xe đường dài, tôi được đi nhiều nơi, ngắm nhìn cảnh vật tuyệt đẹp của quê hương mình.Những lần tôi giúp đỡ người đi đường, cho họ đi nhờ xe mà không lấy tiền, cảm giác hạnh phúc vì được làm người tốt khiến tôi hiểu mình được nhận nhiều hơn là cho đi", anh nói.Anh Chính tình nguyện làm tài xế chở thực phẩm đến khu cách ly trong thời gian chống dịch Covid-19 (Ảnh: Nhân vật cung cấp).Nhiều trải nghiệm vui, buồn lẫn lộn đã khiến anh trở thành phiên bản tốt hơn. Thời điểm chống dịch Covid-19, anh Chính còn tình nguyện làm tài xế chở thực phẩm thiết yếu đến các khu cách ly."Nghề chân chính nào cũng đáng trân trọng. Mỗi người sinh ra đều phù hợp với một công việc nào đó. Bất cứ nghề nào cũng có khó khăn, vất vả riêng, quan trọng là người làm nghề phải luôn tỉnh táo và làm đúng với đạo đức của mình", nam tài xế chia sẻ.
Thương lái ở Gia Lai rầm rộ thu mua xác ve sầu gần 1 triệu đồng/kg
Nhiều tháng nay, người dân ở một số địa phương tại Gia Lai đi khắp nơi để săn lùng xác ve sầu về bán. Chính vì vậy, các thương lái liên tục đẩy giá bán từ 500.000 đồng lên hơn 1 triệu đồng/kg.
Thời gian gần đây, các trang mạng xã hội ở Gia Lai liên tục đăng thông tin thu mua xác ve sầu với giá tiền triệu, đắt nhất là khoảng 2 triệu đồng/kg.Cụ thể, nhiều thành viên trong nhóm đã đăng tải nhiều hình ảnh, thông tin hỏi mua xác ve sầu như: "Thu mua xác ve sầu số lượng lớn các tỉnh Gia Lai, Đắk Nông, Đắk Lắk. Xe tới tận nơi xem hàng trả giá nhé"; "Thu mua xác ve sầu số lượng không hạn chế"; "Cần một tạ xác ve sầu, xác ve to 2 triệu, bé 1,2 triệu"…Nhiều trang mạng xã hội ở Gia Lai đăng tải thông tin cần thu mua xác ve sầu giá cao (Ảnh: Mạng xã hội).Để củng cố niềm tin, các thương lái sẵn sàng đặt cọc trước cho người dân để nhờ thu mua giùm xác ve trên địa bàn, có bao nhiêu đều sẽ thu mua hết. Trước cơn sốt này, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Ia Grai, Đức Cơ đã bỏ công việc để đi vào vườn cao su, điều, thậm chí là lên rừng để tìm xác ve sầu về bán cho thương lái.Trao đổi với báo Dân trí, anh T.H. (trú tại huyện Ia Grai) cho biết: Nhiều tháng trước, các thương lái ở huyện Đức Cơ đã sang nhờ tôi và rất nhiều người đi tìm xác ve sầu về bán cho họ. Giá xác ve sầu thu mua tùy vào kích cỡ, dao động từ 800.000 đồng đến hơn 1 triệu đồng/kg. Những xác ve lớn trong rừng sâu, họ sẽ thu mua khoảng 2 triệu đồng/kg.Trước giá cao, người dân đã bỏ thời gian để đi lấy xác ve sầu và đã có nguồn thu ban đầu (Ảnh: Mạng xã hội).Trước cơn sốt này, nhiều người dân, trẻ em trên địa bàn xã Ia O, Ia Krai và vùng lân cận đã đi lùng sục khắp nơi để tìm kiếm xác ve sầu. Chính vì vậy, xác ve sầu ngày càng khan hiếm. Mỗi ngày, người dân đi lấy xác ve sầu chỉ dao động từ 7 lạng đến gần 1kg.Theo anh H., mỗi chiều các thương lái sẽ thông báo giá để anh thu mua của người dân. Tuần trước, giá dao động khoảng 1 triệu đồng nhưng mấy ngày nay giá rớt nhanh còn khoảng 600.000 đồng/kg. Người lớn, trẻ con tranh thủ ngày nghỉ để đi lấy ve sầu về bán (Ảnh: Chí Anh)."Tôi cũng không biết họ thu mua xác ve để làm gì, nghe đâu là làm thuốc. Nếu việc thu mua là với mục đích tốt cũng là nguồn thu thêm cho người dân vào mùa hè. Lúc đỉnh điểm, tôi đã thu mua của người dân khoảng 15kg mỗi ngày", anh H. bộc bạch.Ông Phan Đình Thắm, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ia Grai, cho biết: "Những ngày qua, tôi cũng nhận thấy rất nhiều hội nhóm, trang mạng xã hội đăng tải thông tin thu mua xác ve sầu với giá cao. Tuy nhiên, người dân trong lúc đi hái điều, thấy xác ve sầu thì lấy về bán cho thương lái. Việc này, phòng sẽ vào cuộc để xác minh".Theo anh H., ngày đỉnh điểm có thể thu mua hơn 15kg ve sầu.Tương tự, ông Nguyễn Quốc Tư, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đức Cơ thông tin, cơ quan chức năng đang vào cuộc xác minh thông tin thương lái trả giá cao để thu mua xác ve sầu. Đồng thời, đơn vị này sẽ phối hợp với chính quyền tuyên truyền cho người dân tìm hiểu kỹ việc thu mua, tránh việc đầu cơ, gom xác ve sầu để bán giá cao."Tôi mới thấy các trang mạng và người dân đồn nhau rủ đi nhặt xác ve sầu. Tôi dò hỏi chưa ai dám nhận thu mua xác ve sầu. Qua tìm hiểu, xác ve sầu cũng chưa có cơ quan nào khẳng định là làm thuốc. Phòng đang chỉ đạo cơ sở nắm thông tin các thương lái thu mua rầm rộ xác ve sầu", ông Tư cho hay.
Chủ nhân phát ngôn "sau 30 tuổi phải nộp đơn xin việc là thất bại" nhận sai
Trước những tranh luận gay gắt về việc lao động sau 35, thậm chí sau 30 tuổi đi xin việc có thể xem là thất bại, chủ nhân của phát ngôn này bất ngờ nhận sai vì viết bài mà chưa suy nghĩ thấu đáo.
Mới đây, mạng xã hội dậy sóng trước chia sẻ của anh Trần Hùng Thiện (tốt nghiệp Thạc sĩ trường Đại học Hawaii, Mỹ) CEO Gcomm Việt Nam, về CV (hồ sơ xin việc) sau 35 tuổi.Theo đó, người này nhận định: "Sau 35 tuổi, thậm chí sau 30 tuổi mà phải đi rải CV cho người ta xem xét có thể xem là một thất bại".Trước những tranh luận trái chiều về vấn đề này, chia sẻ trên trang facebook cá nhân mới đây, anh Trần Hùng Thiện có bài viết về lời xin lỗi.Anh Thiện thừa nhận những ngày qua rất khó khăn vì ý thức được sự chủ quan và hạn hẹp trong góc nhìn của mình qua bài viết CV tuổi 35+.Anh cũng thừa nhận bài viết đã làm buồn lòng nhiều người, trong đó có nhiều bạn tuổi 35 trở lên, những chủ doanh nghiệp đã và đang tuyển dụng người tìm việc lớn tuổi, những người có tổn thương cần chữa lành, và những người đang hỗ trợ xây dựng sức khỏe tinh thần cho cộng đồng."Thiện xin nhận sai về việc mình đã viết bài mà chưa suy nghĩ thấu đáo, chưa nhận thức được sự ảnh hưởng của các bài viết của mình trên mạng xã hội", anh này chia sẻ.Thêm nữa, anh Thiện cho biết mình từng vấp ngã ở tuổi 41, từng chữa lành sau đó đã đem CV đi hỏi việc ở tuổi 40. Chính vì vậy, anh Thiện không có ý coi thường mọi người.Để sửa chữa, anh này đã xin phép gỡ bài CV tuổi 35+ để không gây thêm ảnh hưởng tiêu cực nào nữa đến người đọc. Bên cạnh đó, anh Thiện xin chân thành cảm ơn những ý kiến phản biện mang tính xây dựng, những người bạn và người anh em đã quan tâm đến cảm xúc và lo lắng cho anh, những độc giả đã yêu thương và ủng hộ những bài viết trước kia.Theo anh Thiện, sự tin yêu của mọi người thực sự đã đem lại rất nhiều nguồn động viên cho anh trong những ngày vừa qua.
Ô tô cho thuê "cháy hàng" dịp lễ 30/4-1/5 dù giá tăng tiền triệu
Từ giữa tháng 4/2024 đến nay, các cửa hàng cho thuê xe ô tô tự lái vào đợt cao điểm làm ăn, có nơi đã "chốt sổ" dịp nghỉ lễ 30/4 kéo dài 5 ngày tới đây vì không còn phương tiện trống lịch.
Mùa "hái tiền"Anh Nguyễn Văn Tiến, quản lý một cửa hàng xe cho thuê ô tô tự lái tại TP Thủ Đức, TPHCM, cho biết năm nay kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 nối dài 5 ngày. Nhiều gia đình chốt kế hoạch về quê hoặc đi du lịch bằng cách tự lái xe khi giá vé máy bay, tàu hỏa cao ngất ngưởng.Thị trường thuê xe tự lái những ngày qua rất sôi động.Tại cửa hàng của anh Tiến, từ giữa tháng 4 đến nay, khách nườm nượp đến đặt cọc thuê xe dịp nghỉ lễ. Dù giá xe tăng cao, đến thời điểm này, cửa hàng đã "chốt sổ", không đủ phương tiện để đáp ứng nhu cầu của khách.Dịp lễ 30/4-1/5, giá thuê xe 4-5 chỗ dao động 800-1,2 triệu đồng/ngày, xe 7 chỗ 1-1,5 triệu đồng/ngày (Xuân Trường)."Cửa hàng có 20 xe, hiện khách đã cọc thuê kín những ngày nghỉ lễ. Khách hàng ưa chuộng nhất là dòng xe 7 chỗ ngồi bởi phương tiện rộng rãi, thuận lợi cho cả gia đình đi chơi, về quê.Để có thể đáp ứng thêm các đơn hàng, tôi đang ráo riết tìm thêm nguồn cung từ những chủ xe ký gửi, hợp tác cho thuê xe," anh Tiến cho hay.Theo ông chủ gara, ô tô cho thuê dịp lễ này "cháy hàng" do khu vực phía Nam vừa có nhiều tuyến cao tốc được đưa vào khai thác, thuận lợi cho du lịch đường bộ. Nhiều dịch vụ khởi sắc theo hạ tầng giao thông đợt này."Di chuyển bằng tàu hỏa, xe khách về các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên… chí ít mỗi gia đình cũng cần chi 3-4 triệu đồng mua vé hai chiều, chưa kể tiền taxi, xe ôm trong mấy ngày đi nghỉ. Thêm một chút tiền thuê xe ô tô tự lái, gia đình sẽ chủ động hơn, không phải chờ đợi, trung chuyển ở nhà ga, bến xe...", anh Tiến so sánh.Lễ, tết là dịp các cơ sở cho thuê xe ô tô tự lái "hái" ra tiền (Ảnh: Xuân Trường).Theo khảo sát của phóng viên Dân trí, lễ 30/4-1/5 năm nay, giá thuê xe ô tô tăng 20-50% so với ngày thường. Cụ thể, giá thuê xe 4-5 chỗ dao động 800-1,2 triệu đồng/ngày, xe 7 chỗ 1-1,5 triệu đồng/ngày.Một số dòng xe cao cấp như Toyota Fortuner, Ford Everest, BMW, VinFast VF 9 Plus… có giá thuê 2-4 triệu đồng/ngày, tùy thuộc thời điểm thuê. Thuê trọn gói 5 ngày thì được hỗ trợ giá 4-8 triệu đồng, còn thuê ngắn ngày mức giá cao hơn."Bẫy" xe thuê trên mạng xã hộiÔng Nguyễn Văn Phúc, chủ cửa hàng cho thuê xe ô tô tự lái tại quận 12, TPHCM, cho biết từ nay đến trước lễ 1-2 ngày, lượng khách đến xem xe và cọc tiền thuê càng xôm.Ngoài vấn đề giá cả, ông Phúc đề cập chuyện mỗi dịp lễ, tết có nhiều đối tượng tạo nick ảo (tài khoản tạo bởi thông tin không xác thực), lập ra các nhóm kín trên mạng xã hội lừa đảo thuê xe, chiếm đoạt tiền cọc."Những kẻ gian tạo hàng loạt nick ảo trên zalo, facebook… rồi đăng các bài viết cho thuê xe ô tô giá rẻ. Những người này thường cam kết thủ tục thuê xe đơn giản, giao xe tại nhà… sau đó yêu cầu khách thuê đặt cọc. Khách sơ hở chuyển tiền là nick ảo "bốc hơi".Do đó, để không bị mất tiền oan, người có nhu cầu nên đến trực tiếp các cửa hàng cho thuê xe ô tô uy tín, kiểm tra, xác nhận xe rồi mới ký hợp đồng, trả tiền cọc", ông Phúc khuyến cáo.Trước khi ký hợp đồng thuê xe ô tô, người thuê cần kiểm tra kỹ lưỡng cả trong và ngoài phương tiện (Ảnh: M.T).Theo luật sư Nguyễn Văn Tú (Đoàn luật sư TPHCM), để tránh những rủi ro pháp lý khi ký hợp đồng thuê xe ô tô tự lái, trước khi nhận bàn giao xe, người thuê cần kiểm tra kỹ lưỡng toàn bộ phương tiện.Để chắc chắn, người thuê nên chụp ảnh và quay video lúc giao nhận xe, lưu lại tình trạng của phương tiện để làm bằng chứng khi lỡ có sự cố không mong muốn.Bên cạnh đó, người thuê cần kiểm tra kỹ các loại giấy tờ hợp pháp của xe ô tô theo quy định. Khách hàng cũng lưu ý từng điều khoản trong hợp đồng thuê xe trước khi ký."Khi trả xe, hai bên cần một lần nữa đối chiếu tình trạng xe với thông tin đã ghi trong biên bản hoặc hợp đồng thuê.Bên thuê không phải chịu bất kỳ trách nhiệm nào đối với tình trạng khác phát sinh trái với nội dung được ghi nhận ban đầu, trừ trường hợp bên cho thuê chứng minh được hỏng hóc phát sinh là do lỗi của bên thuê", luật sư Tú nhấn mạnh nguyên tắc.
Vây lưới gần bờ, ngư dân trúng mẻ cá đù hàng trăm triệu đồng
Vây lưới đánh bắt gần bờ, nhóm ngư dân ở Hà Tĩnh trúng đậm mẻ cá đù nặng gần 1 tấn. Mẻ cá được bán hết ngay khi vừa đưa lên bờ, mang lại gần 100 triệu đồng.
Trưa 24/4, tổ lưới rùng của ngư dân Phạm Thư (50 tuổi, trú tại thôn Nam Sơn, xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) đánh bắt tại vùng biển địa phương, cách bờ khoảng gần 1km.Khi lưới vào gần bờ, ngư dân vui mừng thấy trúng mẻ cá đù cỡ lớn, ước chừng gần 1 tấn. Trong đó, con cá to nhất có trọng lượng hơn 2,2kg, trung bình 0,8-1kg/con.Nhóm ngư dân đưa mẻ cá lên bờ bán (Ảnh: Văn Nguyễn).Khi biết tin, thương lái và ngư dân địa phương đã đến bờ biển mua hết số cá này với giá 15.000-25.000 đồng/kg. Tổ lưới rùng của ngư dân Thư thu về gần 100 triệu đồng, mỗi thành viên được hơn 10 triệu đồng.Ông Nguyễn Khắc Phong, Chủ tịch UBND xã Thịnh Lộc, cho biết từ đầu năm đến nay, đây là tổ lưới rùng trúng đậm mẻ cá đù, mang lại giá trị kinh tế lớn nhất. Trước đó, ngư dân địa phương cũng đánh bắt được mẻ cá có giá trị 30-40 triệu đồng.Ngư dân bán hết số cá ngay trên bãi biển (Ảnh: Văn Nguyễn).Kéo lưới rùng là nghề truyền thống của người dân Thịnh Lộc, thời gian đánh bắt từ tháng 3 đến tháng 6 hàng năm.Người kéo lưới rùng đánh bắt bằng cách thả lưới vây (cao chừng 4m, dài khoảng 350m), cách bờ khoảng 500-700m rồi đi giật lùi kéo lưới vào bờ để vét cá.Cá đù là loại hải sản được nhiều người ưa chuộng (Ảnh: Văn Nguyễn).Xã Thịnh Lộc hiện có 7 tổ lưới rùng, mỗi năm đánh bắt được khoảng 120 tấn hải sản, cho nguồn thu gần 8 tỷ đồng.Cá đù có thân hình bầu dục, vảy nhỏ, đầu to, phần thịt dày nhất ở lưng. Thịt cá đù mềm dẻo và bùi, vị ngọt, phần đuôi có mỡ béo, được nhiều người ưa chuộng.
Quá nóng, tài xế giao hàng tắt ứng dụng từ 11h đến 14h vì sợ đột quỵ
Chứng kiến nhiều đồng nghiệp đang chạy giữa trưa nắng nóng bị ngất xỉu, nhiều tài xế ở TPHCM tắt app, tìm nơi trốn nắng. Để chống nóng, không ít tài xế chuyển sang chạy đêm, chấp nhận giảm thu nhập.
Đang trốn nắng dưới gầm cầu Ba Son (quận 1, TPHCM), anh Nguyễn Văn Hiệp (27 tuổi, tài xế grab) chia sẻ, những ngày gần đây đơn hàng đặt thức ăn, đồ uống vào giờ trưa tăng mạnh. Tuy nhiên, nhiều tài xế không nhận đơn vì quá nóng.Tài xế xe ôm công nghệ bịt kín mít nhưng vẫn mệt mỏi do nắng nóng oi bức (Ảnh: Xuân Trường)."Buổi trưa nắng nóng nhiều người ngại ra đường nên đây cũng là thời điểm đơn hàng "nổ" liên tục. Nhiều đồng nghiệp ham chạy nên bị sốc nhiệt giữa trưa nắng. Tôi muốn chạy để kiếm tiền nhưng lại sợ đột quỵ", anh Hiệp chia sẻ.Tương tự ông Nguyễn Tân Tài (40 tuổi), cho hay, cách đây 3 hôm cũng bị hoa mắt, chóng mặt khi đang giao hàng giữa trưa. Lúc đó, anh Tài phải tấp vào bóng cây nghỉ ngơi một lúc mới khỏe lại để tiếp tục hành trình giao hàng cho khách. "Sau sự cố, mỗi ngày từ 11h đến 14h là tôi tắt app (ứng dụng), trốn xuống gầm cầu, bóng cây để trốn nắng. Không chỉ bản thân tôi mà vào khung giờ trưa rất đông tài xế cũng tắt app, tìm chỗ mát mẻ nằm nghỉ ngơi lấy sức", ông Tài bộc bạch.Giờ trưa cao điểm, tài xế xe ôm công nghệ tắt app, trốn nắng dưới gầm cầu (Ảnh: Xuân Trường).Cũng theo ông Tài, nắng nóng kéo dài khiến sức khỏe của anh sụt giảm trầm trọng. Mỗi ngày chạy xe về cả người đều rất mệt mỏi, nhức đầu, da bị khô rát.Ông Tài cho hay, những ngày tới sẽ không chạy ban ngày mà chuyển sang chạy từ chiều muộn đến đêm khuya để tránh say nắng, kiệt sức và nguy cơ tai nạn.Chị Hồng Liên, nhân viên văn phòng, cho hay những ngày gần đây cô và đồng nghiệp ngại ra ngoài đi ăn vì nắng nóng nên đặt đồ ăn trên app nhưng rất khó đặt vì khó tìm được người giao hàng (shipper).Shipper mệt lừ khi chạy giao hàng giữa trưa nắng (Ảnh: Xuân Trường)."Vào giờ trưa rất khó đặt được đồ ăn vì shipper bận liên tục. Tôi và các đồng nghiệp phải cùng nhau đặt món, ai may mắn có shipper nhận thì mua bằng máy người đó. Để được ăn trưa lúc 12h, từ 11h chúng tôi bắt đầu lên app đặt đồ ăn", chị Liên chia sẻ.Theo bác sĩ Trần Thị Thu (chuyên gia sức khỏe tại TPHCM), những người làm việc nhiều ngoài trời nắng như tài xế grab thường ra nhiều mồ hôi, gây mất nước, dễ dẫn đến rối loạn chuyển hóa, thậm chí đột quỵ do sốc nhiệt.Ngoài ra, vì làm việc giữa thời tiết nắng nóng oi bức nên cơ thể dễ mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, da mặt đỏ, rối loạn tri giác, khó thở, tụt huyết áp, nhịp tim tăng lên và có thể hôn mê. Những trường hợp không được phát hiện kịp thời có thể tử vong.Tài xế xe ôm công nghệ khi ra ngoài trời nắng nên trang bị mũ bảo hiểm, khẩu trang, mắt kính, mặc quần áo rộng, thoáng mát và thấm mồ hôi (Ảnh: Xuân Trường).Nếu có những tài xế có biểu hiện như chóng mặt, buồn nôn, ra mồ hôi quá nhiều… phải lập tức tìm ngay nơi mát mẻ, thoáng gió, uống nước mát và nghỉ ngơi."Người lao động thường xuyên làm việc giữa nắng nóng cần uống đầy đủ nước, hạn chế làm việc ngoài trời vào khung giờ cao điểm. Thường xuyên nghỉ ngơi tại nơi thoáng mát qua khung giờ trưa cao điểm rồi mới làm việc.Khi ra ngoài trời nắng làm việc nên trang bị mũ bảo hộ lao động, khẩu trang, mắt kính, mặc quần áo rộng, thoáng mát và thấm mồ hôi…", bác sĩ Thu khuyến cáo.Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn Nam Bộ, nắng nóng có xu hướng mở rộng hơn trên khu vực các tỉnh miền Đông Nam Bộ, trong đó có TPHCM và sẽ tiếp tục gia tăng hơn trong những ngày sắp tới, đi kèm là chỉ số UV tại các quận, huyện của TPHCM sẽ tăng lên ngưỡng nguy cơ gây hại rất cao.Dự báo từ nay đến cuối tháng 4, TPHCM phổ biến không mưa và nắng nóng đến nắng nóng gay gắt diện rộng trên hầu khắp khu vực. Nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C.Một vài ngày nhiệt độ cao nhất lên tới 39 và trên 39 độ C ở khu vực trung tâm thành phố.
Nữ nhân viên hoảng hồn khi sếp hỏi: "Sao em thơm quá"
"Nay nhìn Hương ngọt nước quá, thơm nữa, cho anh ngửi tí nhé", sau câu nói của cấp trên, những đồng nghiệp xung quanh người thì cười phá lên, người thì im lặng, chỉ có Hương là đỏ mặt, sợ hãi.
Cảm giác không được tôn trọngThiên Hương (25 tuổi, ngụ tại quận 10, TPHCM) có hơn 3 năm làm nhân viên văn phòng tại một công ty truyền thông. Trước khi "vào đời", Hương đã được thầy cô, bạn bè và tiền bối ở giảng đường bày cách tránh xa những tình huống có thể bị quấy rối tình dục nơi công sở.Những tưởng bản thân đã trang bị đầy đủ các kỹ năng, thế nhưng, thực tế cô gái vẫn không thể tránh khỏi việc mình trở thành nạn nhân."Tôi không nghĩ mình sẽ là người bị quấy rối tình dục bằng lời nói. Cấp trên, đồng nghiệp thường đùa giỡn bằng những câu nói liên quan đến cơ thể, tình dục mà không hề đỏ mặt, ngại ngùng", Hương nói.Việc quấy rối tình dục bằng lời nói lẫn hành động đang xảy ra rất nhiều tại nơi làm việc của người lao động (Ảnh minh họa: Chí Hiếu).Cô gái chia sẻ rằng thời gian đầu mới vào công ty, cô chỉ được cấp trên hỏi thăm về tình hình công việc. Thế nhưng, dần dà, trong mỗi khi tăng ca hay văn phòng vắng người, cấp trên luôn cố ý hỏi thăm những câu mang tính cá nhân như "em có người yêu chưa?", "sao em thơm quá", "nhà em ở đâu",... rồi vô cớ chạm vào tay, tóc của cô gái.Mặc dù nhiều lần cố gắng tránh né, Hương vẫn không giấu được sự ngại ngùng. Đỉnh điểm nhất là lần Hương bị sếp trêu: "Nhìn em ngọt nước, thơm nữa, cho anh ngửi tí nhé". Lúc ấy, cô gái chỉ có thể gượng cười, đỏ mặt, nhìn xung quanh cầu cứu ai đó giúp mình thoát khỏi tình huống khó xử ấy.Sau lần đó, Hương chọn cách sống khép kín hơn, tìm cách tránh xa và không tham gia các cuộc trò chuyện có đồng nghiệp khác giới. Cô cũng cẩn trọng hơn trong cách ăn mặc, hạn chế mặc váy khi đến cơ quan. Mỗi khi cơ quan mở tiệc, Hương nhiều lần từ chối hoặc tìm cách ra về thật sớm để không chạm mặt đồng nghiệp lúc say xỉn. "Những lần như thế, tôi cảm giác bản thân, một người phụ nữ, bị hạ thấp giá trị và không được tôn trọng. Nhiều người thường đổ lỗi cho nạn nhân rằng "không có lửa làm sao có khói, nếu cô gái đó không ăn mặc hở hang thì đã không bị trêu chọc, quấy rối.Thực tế, những đồng nghiệp nữ xung quanh tôi mặc quần áo rất bình thường, nhưng họ vẫn trở thành nạn nhân", Hương bộc bạch.Thanh Hằng (26 tuổi, ngụ tại quận Bình Thạnh) kể rằng mình cũng từng bị cấp trên quấy rối tình dục bằng lời nói trong một lần tăng ca muộn.Dù muốn thoát khỏi tình huống khó xử khi bị quấy rối bằng lời nói, nhiều người lao động vẫn phải chọn cách im lặng (Ảnh minh họa: Chí Hiếu)."Người sếp đó đã tiếp cận bằng cách hỏi thăm những chuyện liên quan đến công việc rồi tiến đến câu hỏi mang tính cá nhân hơn. Cuộc nói chuyện đó kết thúc bằng hành động xoa vai tôi của sếp, khiến tôi sợ hãi và quyết định nghỉ việc", Hằng kể lại.Sau lần bị quấy rối đó, cô gái trở nên dè chừng với đồng nghiệp khác giới và né tránh những câu bông đùa đi quá giới hạn. Nữ nhân viên văn phòng chia sẻ đối với ai không dám phản kháng, hay khéo léo né tránh những lời nói đùa khiếm nhã, việc quấy rối tình dục bằng lời nói sẽ nhanh chóng chuyển sang quấy rối bằng hành động."Tôi từng chứng kiến một đồng nghiệp bị trêu ghẹo rồi dần chuyển sang bị đụng chạm cơ thể như xoa vai, lưng, nắm tay hoặc thậm chí là hôn vào má ở các bữa tiệc công ty. Một nữ đồng nghiệp của tôi khi đi công tác ở tỉnh, đã bị đồng nghiệp quấy rối tình dục đến mức phải bỏ chạy khỏi nhà nghỉ, đi chân trần để cầu cứu người dân lúc nửa đêm", Hằng kể lại.Văn hóa giao tiếp "đồi bại" dần trở thành sự hiển nhiênTừng bị quấy rối tình dục bằng hành động đến 2 lần, Trúc Ly (28 tuổi, ngụ tại quận 2) thú nhận cô chỉ được đồng nghiệp bảo vệ duy nhất 1 lần, đó là khi cô bật khóc và lên tiếng.Riêng những lần bị quấy rối bằng lời nói, Ly khẳng định đồng nghiệp xung quanh lúc nào cũng im lặng và tỏ ra bình thường."Họ cho rằng lời nói khác với hành động, chưa động chạm cụ thể vào nạn nhân nên tự cho đó là điều bình thường. Nạn nhân thì không phải lúc nào cũng can đảm lên tiếng, vì thế, họ thường chọn cách im lặng và dần trở nên rụt rè, sợ sệt, bởi lời nói quấy rối sẽ tạo nên những tổn thương vô hình", Ly nói.Theo nữ nhân viên văn phòng Thanh Hằng, cô chọn im lặng mỗi khi bị quấy rối tình dục bằng lời nói là bởi nhiều nguyên nhân khác nhau."Người quấy rối thường là cấp trên, đồng nghiệp tiền bối nên tôi rất sợ việc lên tiếng sẽ ảnh hưởng đến công việc. Không biết từ khi nào, những lời quấy rối lại trở thành văn hóa giao tiếp bình thường và hiển nhiên.Vậy nên tôi hiểu rằng dù có phản kháng thì kết quả chỉ có bản thân bị đánh giá ngược lại hoặc cũng chẳng có ai đứng về phía mình, bảo vệ cho mình", cô gái bộc bạch.Những người chứng kiến càng im lặng, người bị quấy rối càng khổ sở (Ảnh minh họa: Shutterstock).Theo Hằng, nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến thực trạng này nơi công sở là nhận thức của mỗi người về khái niệm quấy rối tình dục. Hằng, Thiên Hương và Trúc Ly khẳng định rằng dù đã làm việc nhiều năm nhưng công ty chưa từng tổ chức khóa đào tạo nào về vấn nạn này.Theo số liệu khảo sát từ tổ chức ActionAid tại Việt Nam, có đến 53,7% nhân viên văn phòng và 59,5% công chức nhà nước từng bị quấy rối tình dục 2-5 lần. Gần đây nhất, sự việc ông Nguyễn Nhật Anh, Giám đốc Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam, bị tố quấy rối nhân viên nữ đã khiến cộng động mạng bức xúc.Phản hồi của ông Nam sau sự việc đã khiến dư luận thêm giận dữ vì ông cho rằng hành động của ông là thể hiện sự quan tâm, quý mến, nhưng không vượt quá các giới hạn đạo đức giữa con người với con người và nằm trong bối cảnh cụ thể. Điều không lường được là nó vô tình gây bối rối, làm phiền, và có thể gây tổn thương nạn nhân trong sự việc.*Tên nhân vật đã được thay đổi theo yêu cầu
Những khó khăn ít ai biết của nữ công nhân ngành điện
Bước vào nghề với các hoàn cảnh khác nhau, nhưng những nữ công nhân ngành điện vẫn vượt qua khó khăn, trở ngại, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, kể cả những công việc tưởng chừng chỉ dành cho nam giới.
Trốn con đi trực điệnThợ điện là nghề có áp lực về thời gian rất lớn, phải thức khuya, dậy sớm, làm việc trong môi trường vất vả, tiềm ẩn nhiều nguy cơ rình rập. Những ai đã gắn bó với nghề điện càng phải chấp nhận việc không có ngày lễ, tết trọn vẹn. Do đó, nghề này với nam giới đã khó khăn, thì với nữ giới, sự nhọc nhằn đấy còn tăng lên bội phần.Nữ công nhân ngành điện với những công việc mà nhiều người chỉ thấy ở nam giới.Chị Vũ Thị Chinh - công nhân quản lý vận hành lưới điện trung hạ áp, Công ty Điện lực Thanh Xuân - chia sẻ: "Công việc nữ công nhân vận hành không theo giờ giấc hành chính mà phải tuân thủ chế độ ca, kíp rất nghiêm ngặt. Một ngày chia làm 3 ca, từ 0h đến 24h. Cứ đến lịch trực, dù nắng như chảo lửa, mưa như trút nước, chúng tôi lại gói ghém đồ nghề lên đường".Theo chị Chinh, công việc này đòi hỏi phải nắm chắc kiến thức về thiết bị và hệ thống vận hành của trạm, đường dây, đồng thời phải chủ động, nhanh nhẹn, tháo vát trong mọi tình huống.Trong trường hợp các thiết bị, máy móc gặp sự cố phát nhiệt, máy cắt nhảy, đèn còi báo tín hiệu chạm đất, người trực phải nhanh nhạy nắm bắt tình hình để đưa ra phương án, giải pháp xử lý kịp thời. Không chỉ thực hiện nhiệm vụ trực ca, nữ công nhân vận hành cũng sẵn sàng trèo cao để vệ sinh, đóng/cắt thiết bị, máy móc khi có yêu cầu, hiệu lệnh.Yêu công việc là thế nhưng đôi khi những ca trực đêm cũng mang đến cho nữ công nhân vận hành lắm thiệt thòi và nỗi niềm ít ai thấu hiểu. Hay mỗi dịp Tết đến, xuân về, thấy những phụ nữ khác xúng xính váy áo đi chơi bên người thân, họ - những người trực ca vận hành mang bộ quần áo bảo hộ - đôi lúc cũng cảm thấy chạnh lòng.Chưa kể, việc vắng bóng người phụ nữ trong đêm giao thừa hay ngày đầu xuân năm mới cũng nảy sinh những câu chuyện khiến nhiều chị em tủi buồn.Nhớ về những năm tháng mới vào ngành điện, chị Chinh cho biết nỗi trăn trở và day dứt nhất đối với chị em trực ca đêm đó là giai đoạn nuôi con nhỏ và đang cho con bú.Thời điểm con mới hơn một tuổi, chị Chinh đã tham gia trực ca đêm, khi đó việc "trốn con" đi làm là điều khó khăn nhất. Đi trực cứ nghĩ đến cảnh con ở nhà khóc đòi sữa là chị không thể kìm lòng, thương con mà nước mắt chực trào.Những bữa cơm muộnCuộc sống của nữ công nhân ngành điện thường xuyên đối mặt với những đêm dài, khi công tác vận hành không ngừng 24/7. Điều này tạo ra những thách thức đặc biệt về thời gian và dinh dưỡng. Bữa cơm muộn trở thành điều thông thường và việc dự trữ thức ăn trong túi xách là điều không thể tránh khỏi, để họ có thể nhanh chóng nạp năng lượng và tiếp tục công việc.Nữ công nhân trực ca vận hành năng nổ với công việc.Là nữ giới nhưng đã trót yêu nghề, chị Nguyễn Hồng Hạnh - công nhân Công ty Điện lực Long Biên - cũng không giấu nổi những nỗi niềm buồn vui nghề nghiệp.Chị Hạnh cho biết: "Nhiều lúc thiếu người, kể cả việc leo trèo hay trực sự cố giông bão, chị em chúng tôi cũng phải làm hết. Trong mùa hè oi bức, anh chị em thường xuyên phải chuyển đổi, dồn pha, nâng máy biến áp để đảm bảo nhu cầu đột biến do nắng nóng kéo dài. Những lúc như vậy, công việc đa phần là phát sinh đột xuất, không nằm trong kế hoạch nên rất vất vả. Nghề nào nghiệp đó, tôi tự hào khi đóng góp công sức vào sự liên tục của dòng điện phục vụ nhân dân Thủ đô nên gắn bó, không hối hận...".Chị Hạnh cho biết thêm, trong thời tiết nắng nóng gay gắt, nhu cầu sử dụng điện của khách hàng tăng đột biến, rất dễ xảy ra các sự cố điện, nhất là khi các gia đình sum họp, quây quần bên nhau vào bữa cơm thường là lúc cao điểm về sử dụng điện. Vì vậy, bữa cơm đúng giờ của thợ điện trở thành xa xỉ.Những khó khăn không phải ai cũng biếtHơn 30 năm bén duyên với nghề điện, chị Hoàng Thị Mai - Tổ trưởng trung tâm kiểm định, hiệu chuẩn Công ty Thí nghiệm điện, Điện lực Hà Nội - cho biết công việc của chị mang đậm tính kỹ thuật, thường chỉ dành cho nam giới. Các chị ví von nghề của mình giống như một "bác sĩ" và chiếc công tơ chính là "bệnh nhân".33 năm cầm kìm, tuốc nơ vít "chữa bệnh", đôi bàn tay chị đã chai sần theo năm tháng, song chị luôn có niềm đam mê với công việc. Chị làm việc tỉ mỉ, kiên trì, tận tụy, theo dõi, đo đạc, kiểm tra các thông số kỹ thuật, tập trung mọi khả năng, trí tuệ, tay nghề của mình, sửa chữa những hư hỏng của thiết bị, tiết kiệm chi phí cho đơn vị và khách hàng.Giống như chị Mai, hầu hết các chị em trong tổ đều không sợ cực, không sợ xấu, không mặc cảm khi làm nghề dành cho nam giới. Các chị gắn bó, yêu nghề vì lợi ích của khách hàng, sẵn sàng làm thêm giờ, nhất là vào những ngày cuối tuần trong các đợt cao điểm, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh.Chị Mai - nữ "bác sĩ" ngành điện - luôn tự hào là thợ điện Thủ đô.Khó khăn lớn nhất với nữ vận hành điện lực vẫn là vấn đề thời gian, khi công việc ca kíp không phải giờ hành chính như các ngành nghề khác. Chị Mai chia sẻ: "Ngày con được 6 tháng, tôi quay lại công việc và thường xuyên đi làm về muộn do phải tăng cường kiểm định, hiệu chỉnh công tơ điện. Tôi xót con lắm nhưng chẳng biết làm sao. Rồi có những buổi cuối năm sửa chữa thiết bị, 4h sáng tôi dắt xe đi, 12h đêm mới về, đi nhiều đến nỗi con không còn theo mẹ nữa. Mưa gió đi ca đã đành, nhưng ngại nhất là thời gian đi ca đêm. Khi người ta bắt đầu ôm con ngủ, tôi lại loay hoay dứt con ra khỏi vòng tay, dỗ mãi mà con vẫn không chịu rời mẹ". Nhưng với chị Mai hay các nữ công nhân ngành điện khác, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, họ vẫn luôn tự hào với công việc của mình, phát huy và kế thừa truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, luôn mạnh mẽ, sáng tạo, khẳng định ý chí tự lực, tự cường, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn thách thức, xứng đáng danh hiệu "Giỏi việc nước, đảm việc nhà".
Đưa 7 công nhân tử vong trong máy nghiền xi măng về với gia đình
Ngay sau vụ tai nạn lao động nghiêm trọng làm 7 công nhân tử vong và 3 người bị thương nặng ở Yên Bái, Liên đoàn Lao động tỉnh đã trực tiếp đến hiện trường nắm bắt tình hình và hỗ trợ các nạn nhân.
Báo cáo nhanh về vụ tai nạn lao động tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái, Liên đoàn Lao động tỉnh Yên Bái cho biết, khoảng13h30' ngày 22/4, tại Nhà máy xi măng của Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái (huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái) đã xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng làm 7 người chết và 3 người bị thương.Ngay sau khi có tin báo, lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh, Ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động tỉnh, Công đoàn các Khu công nghiệp đã trực tiếp đến hiện trường để nắm bắt tình hình cụ thể về vụ việc.Lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh đã tham gia cuộc họp của tỉnh và các cơ quan ban ngành có liên quan để nắm bắt tình hình, kịp thời hỗ trợ giải quyết những vấn đề liên quan đến vụ tai nạn; thăm hỏi, hỗ trợ các thân nhân nạn nhân. Đồng thời, hỗ trợ hoàn thành các công tác khám nghiệm để đưa các nạn nhân bị tử vong về với gia đình.Theo báo cáo, nguyên nhân ban đầu của vụ tai nạn được xác định là do sai sót trong việc thực hiện quy trình vận hành sửa chữa (chưa có dấu hiệu tác động khách quan) dẫn đến vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra làm 7 người chết và 3 người bị thương.Công ty đã tạm dừng các hoạt động sản xuất liên quan tại nhà máy để đảm bảo an toàn và bảo vệ hiện trường.
Nam shipper nghèo bị trộm cả xe hàng: "Tôi phải trả cho công ty 11 triệu"
"Hai vợ chồng tôi làm shipper, mỗi tháng tiền lương chỉ đủ gửi về quê nuôi con ăn học, số còn lại đóng tiền phòng, tiền ăn. Giờ mất hết rồi, phải vay mượn để đền tiền cho công ty", anh Sơn nói.
Ngày 22/4, Công an phường Long Thạnh Mỹ (TP Thủ Đức) đang phối hợp với các đơn vị liên quan điều tra vụ nam shipper (người giao hàng) bị trộm xe máy với hơn 80 đơn hàng.Nạn nhân là anh Huỳnh Văn Sơn (34 tuổi, quê Vĩnh Long), nhân viên giao hàng của một đơn vị vận chuyển.Chia sẻ với phóng viên Dân trí, anh Sơn cho biết, sáng 21/4, anh đến bưu cục nhận hơn 100 đơn hàng đi giao cho khách. Khi giao được 25 đơn đã tới giờ trưa nên anh dừng xe trước quán cơm trên đường Hàng Tre, phường Long Thạnh Mỹ, để vào bên trong dùng bữa."Tôi sơ ý quên rút chìa khóa xe. Khi vừa ăn được vài muỗng, nghe người dân tri hô, tôi chạy ra, tên trộm đã lên xe bỏ chạy...", anh Sơn nói.Thời điểm xảy ra vụ việc, trên xe anh còn 81 đơn hàng, tổng giá trị hơn 11 triệu đồng. Công ty yêu cầu anh phải đền tiền những đơn hàng đã mất.Anh Sơn tâm sự, gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Khoảng 5 năm trước, anh rời quê cùng vợ lên TPHCM lập nghiệp. Hai vợ chồng có 1 con nhỏ 14 tuổi đang đi học. Vì nhiều lý do anh phải gửi ở quê nhờ người thân chăm sóc.Camera an ninh ghi lại cảnh hai người đàn ông trộm xe hàng của nam shipper (Ảnh: Cắt từ clip)."Trước đây tôi làm lao động tự do, làm kiếm cơm qua ngày. Hai năm trước, kinh tế khó khăn, cả hai vợ chồng chuyển qua làm shipper nhưng cũng không mấy khấm khá.Mỗi tháng, khoản tiền tôi dành dụm được chỉ đủ gửi tiền về quê nuôi con ăn học, số còn lại vừa đủ đóng tiền phòng, tiền ăn qua ngày, làm chẳng có dư. Giờ bị mất xe hàng phải chạy vạy, vay mượn khắp nơi để đền tiền cho công ty", anh Sơn nói.Trước đó, như Dân trí đưa tin, khoảng 11h ngày 21/4, anh Sơn ngồi ăn trưa trên đường Hàng Tre, phường Long Thạnh Mỹ, có hai người đàn ông đi chung xe máy tiếp cận. Người ngồi phía sau leo xuống đến nổ máy xe hàng anh Sơn rồi cùng đồng bọn bỏ chạy. Vụ việc được nạn nhân báo công an ngay sau đó.Toàn bộ quá trình trộm cắp diễn ra hơn chục giây, được camera an ninh nhà dân ghi lại. Sau khi đăng tải lên mạng xã hội, đoạn clip nhận về hàng nghìn lượt tương tác, trong đó nhiều người bày tỏ bức xúc với hành vi táo tợn của hai tên trộm. "Manh động quá, giờ trộm luôn xe hàng của shipper giữa ban ngày", "Quá lộng hành, mong công an sớm vào cuộc, truy bắt ngay", "Tội anh shipper quá, đi làm cực khổ còn bị trộm xe",... nhiều người dùng mạng xã hội bày tỏ quan điểm.
Lao động Việt ở Nhật bất ngờ với "lộc biển", ăn cả tháng không hết
Thấy nhiều người dân dùng vợt vớt đàn mực bị sóng đánh dạt vào bờ, vợ chồng anh Ban chị Hương cũng kiếm dụng cụ ra biển. Thoáng chốc, cả hai vớt được khoảng 20kg mực, về làm dự trữ ăn dần.
Khoảng 23h khuya, khi xung quanh chìm trong bóng tối tĩnh mịch, vợ chồng anh Đỗ Văn Ban và chị Lê Thị Hương lại rủ nhau đạp xe ra biển một lúc rồi về ngủ. Đó là một trong những thói quen mỗi ngày của cặp đôi lao động người Việt hiện sinh sống và làm việc tại tỉnh Toyama, tiểu vùng Hokuriku trên đảo Honshu, Nhật Bản.Vợ chồng lao động Việt tại Nhật vớt mực trên biển trong đêm (Video: NVCC)Hai vợ chồng hiện ở căn nhà thuê cách biển chỉ 2km nên việc đạp xe đi lại cũng là thú vui. Khác với mọi lần, bãi biển hôm nay đông vui náo nhiệt dù trời đã trở về khuya. Rất đông người dân địa phương cầm sẵn đèn pin và vợt để vớt đàn mực bị sóng đánh dạt vào bờ.Thấy vậy, hai vợ chồng cũng đạp xe về nhà lấy dụng cụ. Vật dụng để bắt mực đêm khuya rất đơn giản, chỉ gồm đèn pin, vợt lưới và xô đựng. Chỉ sau 20 phút, thành quả của cả hai là 2 xô mực đầy, ước chừng 20kg."Lần đầu tiên chúng tôi vớt được lộc trời như vậy. Bữa nay mực vào bờ nhiều nên mọi người ra vớt rất đông. 2 xô mực này tôi mang về chia cho bạn bè và để cấp đông ăn dần", chị Hương vui vẻ cho biết.Mực đom đóm dạt vào biển nhiều tới mức chỉ cần dùng tay cũng có thể bắt được (Ảnh cắt từ clip)."Lộc trời" mà chị Hương nhắc tới là mực đom đóm, dài chỉ độ hai đốt ngón tay. Loài mực này có thể phát sáng do cơ thể sản sinh ra phốt pho, tập trung ở phần đầu xúc tu và vùng xung quanh mắt.Vào mùa đánh bắt từ khoảng tháng 3 tới tháng 6 hàng năm, lượng mực đom đóm nhiều tới mức cả vùng nước biển rực lên màu xanh huyền ảo. Đây cũng là một trong những đặc sản của vùng biển Toyama, nơi duy nhất có bảo tàng hải dương học dành riêng cho mực đom đóm.Theo chị Hương, nếu mua ngoài siêu thị, mỗi khay mực 10-20 con có giá khoảng 500 yên (hơn 100.000 đồng). Với 20kg mực vớt được, chị sơ chế sạch sẽ rồi cấp đông làm thực phẩm ăn dần.Nhà gần biển nên đôi khi anh Ban kiếm được cả thực phẩm về cho gia đình (Ảnh: NVCC)."Con mực tuy bé nhưng có vị ngọt đặc trưng, chế biến món nào cũng ngon. Cách chế biến của người Việt rất đơn giản, thường mang hấp sả, phơi nắng, xào hoặc rim nước mắm. Nhờ lộc trời, cả tháng này gia đình tôi không phải mua nhiều thực phẩm nữa", anh Ban nói vui.Chồng kỹ sư, vợ thực tập sinh Anh Ban, 27 tuổi, quê ở Quảng Ninh, sang Nhật Bản làm việc theo diện kỹ sư cơ khí vào năm 2020. Trong khi đó, chị Hương, 26 tuổi, quê ở Hà Tĩnh, sang Nhật từ năm 2017, đi theo diện thực tập sinh. Lúc mới sang, chị làm trong lĩnh vực thực phẩm tại tỉnh Hokkaido.Đến từ hai vùng quê khác nhau nhưng cơ duyên đã kết nối cặp đôi trong một lần họ cùng đi leo núi Phú Sĩ theo nhóm và tình cờ "đụng" nhau vào năm 2021. Sau 2 năm tìm hiểu, cả hai quyết định về chung một nhà. Sau đó, chị Hương tiếp tục trở lại Nhật Bản dưới diện visa gia đình, đoàn tụ theo chồng. Hiện chị chuẩn bị xin làm phụ bếp trong một viện dưỡng lão tại địa phương."Nơi chúng tôi đang sinh sống là một khu vực không có nhiều người Việt, thuộc vùng nông thôn nên cuộc sống rất yên bình và giá cả không quá đắt đỏ như nhiều thành phố tại Tokyo hay Osaka. Vì vậy, với mức thu nhập hiện tại, vợ chồng tôi cũng đủ sinh sống và dành dụm một chút gửi về biếu gia đình đôi bên", chị Hương cho biết.Gần chục năm gắn bó với "xứ sở hoa anh đào", cô gái quê Hà Tĩnh ấn tượng nhất với tác phong làm việc khoa học và sự trung thực của người Nhật. Có lần, chị đi siêu thị và đánh rơi ví. Sau đó, cô lên báo với công ty nhờ hỗ trợ. Ngay hôm sau khi tới siêu thị, Hương nhận lại đầy đủ món đồ cá nhân của mình không thiếu thứ gì.Ở thời điểm hiện tại, cũng như nhiều lao động Việt mưu sinh nơi xa xứ, điều khiến Hương băn khoăn nhất là việc đồng yên mất giá. Dù chính phủ Nhật hỗ trợ và kích hoạt các gói dịch vụ giúp cải thiện cuộc sống người lao động nước ngoài nhưng chị Hương cho rằng vật giá leo thang, thu nhập giảm khiến nhiều người bị ảnh hưởng."Trước kia chúng tôi thường xuyên gửi tiền về nhà, còn thời điểm này phải hạn chế hơn. Hai vợ chồng tôi tính cố chăm chỉ làm ăn thêm 3-4 năm nữa, tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm làm việc và số vốn rồi sẽ về Việt Nam lập nghiệp", chị Hương nói.Theo Nikkei Asia, lao động Việt Nam trong năm 2023 đã vượt qua Trung Quốc để trở thành nhóm lao động nước ngoài lớn nhất ở Nhật, trong khi nhóm lao động từ Indonesia tăng gấp 3 lần kể từ năm 2018.Tổng số lao động nước ngoài tại Nhật Bản trong 5 năm đã tăng 40,3%, đạt mốc 2,05 triệu người tính đến tháng 10/2023. Trong đó, lao động Việt Nam chiếm tỉ trọng lớn nhất, với 518.364 người.Hiện các nhà tuyển dụng Nhật Bản đang đưa ra mức lương cao hơn để tiếp tục thu hút người lao động.
Nữ phiên dịch nhận tin khách nhắn đặt một phòng khách sạn, giường đôi
Được làm công việc bản thân yêu thích nhưng Hà My cho biết cô cũng gặp không ít những tình huống nhạy cảm. Để tránh không làm hỏng mối quan hệ, cô gái Quảng Bình phải lựa cách thoát thân khéo léo.
Cơ duyên với nghềCấp 3 học chuyên Anh, tới khi lên đại học theo chuyên ngành quản trị kinh doanh, Trần Hà My (22 tuổi) chưa bao giờ nghĩ mình sẽ theo nghề phiên dịch tiếng Trung."Tôi rất mê tiếng Trung nhưng toàn tự học chứ không theo trường lớp nào. Tình cờ tôi mày mò được một trang web để người học có thể tự luyện bất cứ ngôn ngữ nào. Tại đây, tôi liên hệ được với nhiều bạn người Trung Quốc. Nhờ ngày nào cũng nói chuyện nên tôi được bạn chỉnh giúp khẩu ngữ.Thậm chí có ngày tôi luyện nói với bạn 3-4 tiếng không thấy chán. Chỉ 2-3 tháng sau, trình độ giao tiếp cải thiện hẳn, tôi đã có thể nghe hiểu 40%-50%. Sau nửa năm, nếu chịu khó chăm chỉ, người học có thể giao tiếp về những chủ đề cơ bản trong cuộc sống", My chia sẻ bí quyết.Nghề phiên dịch mang lại nguồn thu nhập tốt, nhưng cũng nhiều cạm bẫy (Ảnh minh họa: BI).Trước khi tốt nghiệp đại học, My đi thực tập, làm trợ lý cho một doanh nhân người Trung Quốc kinh doanh mảng nhà hàng tại quận 10 ở TPHCM. Và cũng tại đây, cơ duyên nghề phiên dịch mở ra với cô gái rất tình cờ.Một lần, đối tác của nhà hàng cần một phiên dịch tiếng Trung thời vụ, dịch trong vòng một tiếng liên quan tới chuyên ngành an toàn thực phẩm. Ban đầu, My định từ chối vì sợ năng lực bản thân chưa đủ đáp ứng nhu cầu. Nhưng sau đó, cô quyết định thử sức.Buổi dịch diễn ra không quá căng thẳng. Với những từ chuyên ngành, Thu nhờ khách hàng giải thích thêm để nắm bắt đúng ý và có thể dịch chuẩn. Sau khoảng một tiếng, buổi họp kết thúc khá suôn sẻ. Cuối buổi, cô được phía công ty đối tác gửi tặng một phong bì nhỏ."Tôi mở ra thấy bên trong có 500.000 đồng. Đó là mức thù lao đầu tiên khi đi làm nghề, thậm chí còn cao hơn một ngày công ", cô gái 22 tuổi nói.Không lâu sau đó, My nhận được một công việc phiên dịch về lĩnh vực sản xuất tinh dầu và đưa khách đi ăn uống. Buổi làm việc trong 3 tiếng, số tiền cô nhận về gần 1 triệu đồng.Sau những lần như thế, My bắt đầu chủ động tìm kiếm công việc phiên dịch ngắn ngày. Tới tháng 10/2023, khi kỳ thực tập tại công ty kết thúc, cô nhận thấy bản thân không thích công việc văn phòng bó buộc nên quyết định nghỉ việc luôn và trở thành một freelancer (người làm tự do).Thu nhập tốt nhưng nhiều cạm bẫyHiện tại, các đầu mối công việc của My đều thông qua công ty môi giới hoặc được khách cũ gọi, người cũ giới thiệu khách mới. So với thời điểm còn làm việc văn phòng, cô nhận thấy làm tự do đồng nghĩa với thời gian làm dài hơn, độ vất vả và áp lực cũng tăng cao. Nhưng bù lại đây đúng là công việc ưa thích của cô gái."Nếu làm văn phòng, tôi sẽ kết thúc công việc trong 8 tiếng mỗi ngày. Làm phiên dịch thời vụ, tôi phải bắt đầu từ 7h tới 22h mới kết thúc "ngày công" là chuyện bình thường. Ngược lại, người làm nghề này cũng sẽ nhận được mức thù lao tương xứng, thu nhập có thể tốt hơn rất nhiều so với làm văn phòng", cô cho biết.Bên cạnh thu nhập tốt, cô gái cho rằng nghề phiên dịch cũng là một trong những nghề khá nhạy cảm, đặc biệt với phái nữ. Giai đoạn đầu mới theo đuổi nghề, cô thường xuyên gặp những tình huống thử thách, 10 lần nhận hợp đồng đi dịch thì 7-8 lần bị mời gọi."Những đối tác tôi tiếp xúc sang Việt Nam tìm kiếm thị trường hầu hết là người có điều kiện kinh tế. Có ông chủ nói thẳng với tôi là chỉ cần ngủ cùng một đêm sẽ chuyển khoản luôn số tiền lớn. Thậm chí có người cho biết đã lập gia đình, có con cái tại Trung Quốc nhưng vẫn muốn tìm bạn gái ở Việt Nam để hỗ trợ. Những đề nghị như vậy không phải ép buộc nên tôi có thể từ chối mà vẫn được việc và giữ được mối khách quen".Và cách đây không lâu, cô cũng rơi vào tình huống dở khóc dở cười. Khi đang nhận việc đi cùng đoàn để phiên dịch, cô nhận được tin nhắn của khách báo sẽ đặt một phòng khách sạn có giường đôi cho cô và người này. Vị khách là nam giới, mới tiếp xúc ngày đầu, trong khi công việc chưa kết thúc, cô nói khéo với khách sẽ ra nhà bạn ở gần đó."Trong bất cứ trường hợp nào, bên cạnh chuyện giữ mối quan hệ công việc, bảo vệ bản thân là điều nữ phiên dịch viên phải tính tới", cô nói.Sau thời gian gắn bó với nghề, My nhận thấy phiên dịch là nghề mang lại nguồn thu xứng đáng và thêm nhiều mối quan hệ, giúp bản thân trưởng thành qua từng lần va vấp. Tuy nhiên cô cũng xác định không coi đây là nghề có thể theo đuổi lâu dài."Không định gắn bó nghề phiên dịch tự do mãi nhưng chắc chắn tôi không quay lại làm nhân viên văn phòng vì luôn phải hướng lên phía trước. Đã tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh, tôi dự kiến tìm kiếm công việc liên quan tới thương mại", cô tiết lộ.(Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi)
500 "triệu phú" xứ Huế nhờ nuôi con đại bổ ở tuyệt tình cốc
Hơn 500 hộ dân nuôi hàu ở thị trấn Lăng Cô có thu nhập trung bình 30-40 triệu đồng/năm, có hộ thu vài trăm triệu đồng và tạo sinh kế bền vững cho người dân trong vùng.
Đầm Lập An (còn được gọi là đầm An Cư, vụng An Cư hoặc đầm Lăng Cô) là một đầm nước lợ thuộc địa phận thị trấn Lăng Cô (Phú Lộc, Thừa Thiên Huế). Đầm có diện tích mặt nước 1.630ha, được bao bọc xung quanh bởi dãy núi Bạch Mã và biển Lăng Cô.Do khung cảnh Lập An nên thơ, hữu tình, mặt hồ bình yên, phẳng lặng; mỗi khi thủy triều rút, giữa hồ lại hiện ra một con đường màu trắng tuyệt đẹp nên nhiều người gọi đầm này là "tuyệt tình cốc" xứ Huế.Nghề nuôi hàu ở đầm Lập An nhìn từ trên cao (Ảnh: Vi Thảo).Kiếm cả trăm triệu đồng mỗi nămTrong những năm qua, đầm Lập An không chỉ là địa điểm du lịch nổi tiếng của Thừa Thiên Huế mà nơi đây còn cung cấp số lượng lớn thủy hải sản chất lượng cho thị trường, đặc biệt là hàu, một loài động vật nhuyễn thể giàu chất dinh dưỡng.Theo người dân địa phương, trước đây hàu ở đầm Lập An chủ yếu được khai thác từ nguồn tự nhiên. Từ năm 2000 trở lại đây, khi nhu cầu thị trường ngày càng tăng cao, người dân thị trấn Lăng Cô bắt đầu chuyển sang nuôi hàu bằng dây, giàn, cọc (tre, gỗ, xi măng) trên diện tích mặt nước đầm Lập An.Người dân Lăng Cô khai thác hàu nuôi trên đầm Lập An, đưa vào bờ nhập cho thương lái (Ảnh: Vi Thảo).Ông Trương Công Chiến (thị trấn Lăng Cô), cho biết nghề nuôi hàu trên đầm Lập An là nghề tự phát, có nhiều người ở địa phương tham gia, tạo ra nguồn sinh kế bền vững.Hình thức nuôi hàu phổ biến hiện nay ở đầm Lập An là nuôi trên giá thể lốp cao su. Ngoài ra, vài năm trở lại đây, một số hộ dân nuôi thêm hàu sữa với con giống được cấy ghép trên vỏ hàu khô, xâu thành từng chuỗi bằng dây cước.Theo ông Chiến, cách nuôi hàu truyền thống, người dân chỉ bỏ vốn mua lốp cao su cũ, cọc tre, gỗ, dây thừng, chi phí thu hoạch. Mùa vụ nuôi hàu tại đầm Lập An phụ thuộc vào nhiều yếu tố, thường bắt đầu treo giá thể từ tháng 1 và kết thúc vào tháng 4 hằng năm. Sau đó, hàu tự nhiên sẽ bám vào lốp cao su, sinh trưởng, phát triển.Xoắn lốp xe để hàu tách ra khỏi giá thể (Ảnh: Vi Thảo).Việc nuôi hàu và chăm sóc kéo dài 9-11 tháng, khi hàu đủ to, đẹp, số lượng nhiều, người dân tiến hành thu hoạch. Để có hàu bán quanh năm, người dân Lăng Cô thường nuôi gối đầu, sau khai thác sẽ tiến hành vệ sinh giá thể để thả xuống nước lại.Người dân địa phương cho biết, nhờ tận dụng con giống tự nhiên, chi phí đầu tư thấp nên người dân thu được nguồn lợi nhuận khá cao. Với những hộ có diện tích nuôi lớn, số lượng giá thể nhiều, bình quân một ngày có thể thu hoạch cả tấn hàu.Hiện nay, hàu Lăng Cô xuất ra thị trường có nhiều loại, như hàu cho tôm ăn có giá hơn 3.000 đồng/kg; hàu loại to, đẹp có giá 20.000-30.000 đồng/kg; hàu đã tách vỏ có giá từ 120.000 đồng trở lên.Hàu sau khi tách khỏi giá thể nuôi, rửa sạch sẽ được đưa lên bờ đóng bao (Ảnh: Vi Thảo).Hàu Lập An không chỉ được bán trong tỉnh mà còn xuất đi nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Trung bình mỗi hộ dân có thu nhập 30-40 triệu đồng, có hộ thu nhập lên tới vài trăm triệu đồng mỗi năm nhờ nuôi hàu.Chuyển đổi cách nuôiTheo thống kê của UBND thị trấn Lăng Cô, hiện nay có khoảng 510 hộ dân ở 9 tổ dân phố của thị trấn tham gia nuôi trồng thủy sản trên đầm Lập An, trong đó có 396ha nuôi hàu cọc, giá thể lốp (chiếm 90,34%) diện tích nuôi trồng; khoảng 27ha nuôi hàu sữa, ốc hương, vẹm xanh và một số loại khác; 15,69ha diện tích cá lồng.Năm 2020, UBND huyện Phú Lộc phê duyệt đề án khai thác mặt đầm Lập An, với tổng diện tích 1.630ha. Đề án hướng đến sắp xếp, quản lý việc khai thác và nuôi trồng thủy sản gắn với du lịch sinh thái, bảo tồn đầm Lập An giai đoạn 2020-2030.Trong giai đoạn 1 (2020-2025), huyện Phú Lộc chỉ đạo thị trấn Lăng Cô tổ chức bố trí, sắp xếp lại nghề nuôi hàu truyền thống theo hướng giảm số lượng cọc và chia sẻ hợp lý diện tích mặt nước giữa các hộ nuôi.Huyện Phú Lộc định hướng người nuôi hàu chuyển từ phương thức truyền thống sang nuôi công nghiệp (Ảnh: Vi Thảo).Giai đoạn 2 (2025-2030), chuyển đổi dần theo lộ trình thích hợp từ nghề nuôi hàu truyền thống sang nuôi công nghiệp (nuôi treo giá thể trong lồng bè di động).Đề án xác định, hiệu quả kinh tế nuôi hàu thương phẩm trên giá lốp xe cũ biến động khá lớn, phụ thuộc vào phương thức nuôi. Việc chuyển đổi sang nuôi hàu công nghiệp (lồng bè nổi di động trên giàn khung phao nhựa, treo trên giá thể khay nhựa, vỏ hàu khô, giống hàu Thái bình dương,...) sẽ cho năng suất nuôi cao, ổn định và hiệu quả kinh tế cao gấp 2-3 lần so với nuôi truyền thống.
Thủy thủ kể chuyện chống cướp biển khét tiếng trên tàu lớn nhất thế giới
Con tàu khổng lồ chở đầy quặng, nhổ neo ở cảng Brazil đi Trung Quốc. Đây là hải trình gieo rắc sợ hãi với mọi thủy thủ vì phải đi qua vùng biển Somalia - nơi có những nhóm cướp biển khét tiếng.
Nơm nớp qua vùng biển hải tặcTrong những chuyến đi của mình, có lẽ chặng di chuyển trên tàu chở quặng từ Brazil đến Trung Quốc là hành trình dài nhất đối với thủy thủ Cao Thế Việt. Chuyến đi kéo dài 60 ngày liên tục trên biển.Đây là con tàu chở vật liệu lớn nhất thế giới, với chiều dài 361m, chiều rộng 65m, mớn nước (chiều cao lớn nhất từ đáy tàu lên mặt nước) mùa hè lên đến 23,514m. Anh Việt không khỏi tự hào khi kể cho chúng bạn về công việc của mình trên con tàu "siêu khủng" này.Những con tàu "siêu khủng" mà anh Việt đã làm việc (Ảnh: NVCC).Để cập bến Trung Quốc, tàu phải đi qua vùng biển Somalia. Cướp biển ở đây vốn là mối đe dọa với vận chuyển hàng hải quốc tế. Việt kể, thông thường, cướp biển sẽ nhắm đến những tàu có hàng hóa giá trị cao. Với con tàu chở quặng anh đang làm việc, dù nguy cơ bị cướp giảm đi đáng kể nhưng cả tàu vẫn lo thon thót.Để đảm bảo an toàn, tàu luôn thực hiện các biện pháp chống cướp. Vây quanh mạn tàu là lớp thép gai kiên cố, cũng như không thể thiếu lực lượng vệ sĩ được trang bị vũ khí để bảo vệ, cảnh giới khi đi qua khu vực nguy hiểm này.Mỗi lần tàu vượt qua đây luôn phải có 23-26 người trên tàu được huy động canh chừng ở những vị trí khác nhau, qua "địa phận hải tặc" mới có thể thở phào nhẹ nhõm.5 năm làm việc trên tàu viễn dương, đây là một trong những hải trình không thể quên với anh Việt.Tuyết phủ trắng tàu khi qua Thái Bình Dương cuối năm 2023 (Ảnh: NVCC).Đến nay, niềm đam mê với nghề thủy thủ, cuộc sống lênh đênh trên biển, vượt các đại dương, đặt chân đến nhiều quốc gia trong anh Việt vẫn được nuôi dưỡng, vun đắp như ngày anh đặt bút điền đơn đăng kí thi trường hàng hải.Tốt nghiệp ngành máy tàu thủy ở Hải Phòng vào năm 2019, Cao Thế Việt (quê ở Ninh Bình) háo hức tìm việc làm ở những công ty lớn để thực hiện giấc mơ theo chân những con tàu chở hàng chinh phục đại dương.Mang theo niềm hứng khởi của cậu sinh viên năm cuối được thực tập trên những chuyến tàu của nhà trường, Việt càng mong và chuẩn bị sẵn sàng cho những chuyến đi vượt trùng khơi, tới các quốc gia khác nhau.Thông qua công ty cung ứng thuyền viên cho chủ tàu nước ngoài, anh được giới thiệu, phỏng vấn tại một tập đoàn đa quốc gia.Những chuyến đi đầu tiên với thủy thủ trẻ thật khó quên (Ảnh: NVCC).Theo Cao Thế Việt, với những kiến thức, kỹ năng được đào tạo trong nhà trường, vòng phỏng vấn diễn ra khá suôn sẻ với cậu sinh viên mới tốt nghiệp. Điều kiện quan trọng là người lao động phải thuần thục tiếng Anh vì đây là ngôn ngữ giao tiếp chính trên tàu.Thông thường, mỗi thủy thủ được kí hợp đồng lao động với thời hạn 9 tháng. Sau mỗi chuyến đi dài, người lao động có thời gian 2-4 tháng về nhà nghỉ ngơi."Đội nhân sự chỉ hỏi tôi về bản thân, một số thông tin cơ bản về những thứ được đào tạo tại trường. Chỉ một vòng phỏng vấn duy nhất, tôi đã trúng tuyển và sau đó được bố trí lên tàu làm việc. Được biết, sau này những thợ máy như tôi phỏng vấn lên chức danh cao hơn mới có nhiều thử thách", Việt kể.Tận hưởng niềm vui trúng tuyển, anh háo hức cho chuyến đi đầu tiên trên con tàu chở quặng từ Úc sang Trung Quốc kéo dài 15 ngày. Chuyến đi đầu tiên này, Việt không ngừng hồi hộp, thao thức. Thời điểm đó dịch Covid-19 bùng phát, hải trình đầu tiên của tân thủy thủ tàu viễn dương gian nan hơn.Những tàu chở hàng lớn thường được trang bị vòi rồng để chống cướp biển (Ảnh minh họa: PSHM).Công việc vất vảBên cạnh những bộ phận khác, tàu có nhóm lao động kỹ thuật gồm các kỹ sư và 3 thợ máy như anh Việt. Nhóm của anh phụ trách vận hành những thiết bị máy móc được giao trên tàu.Những người mới xuống tàu lần đầu được giới thiệu, hướng dẫn về vị trí máy móc. Về sau, khi đã có kinh nghiệm, Việt cùng sĩ quan tàu trực tiếp bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị, máy tàu. Với những con tàu viễn dương trọng tải lớn như vậy, mỗi chiếc cờ lê vặn ốc cũng nặng... hàng chục cân.Sĩ quan cùng thợ máy kiểm tra thiết bị trên tàu (Ảnh: NVCC).Ngoài nguy cơ gặp cướp biển, những cơn bão tung hoành trên đại dương cũng là nỗi ám ảnh với thủy thủ.Anh còn nhớ cuối năm 2023, bão và áp thấp ở Thái Bình Dương hoạt động mạnh mẽ.Trước những con sóng cao đến 8m, con tàu chở vật liệu từ Canada về Nhật Bản chao đảo. Giữa những luồng sóng, có lúc, con tàu khổng lồ nghiêng đến 25 độ, chơi vơi như chiếc lá giữa trùng khơi."Tàu to có thể phần nào chống chọi bão nhưng vẫn bị ảnh hưởng, nghiêng ngả, rung lắc mạnh. Khi đó, nỗi sợ hãi trào lên trong tôi. Vốn không lạ gì sóng nước mà tôi vẫn nôn nao, nôn thốc nôn tháo", anh Việt nhớ lại.Không chỉ dừng lại ở đó, có những đêm khi chuẩn bị chìm vào giấc ngủ, Việt lại bị gọi thốc dậy xử lý đàn sứa bám vào máy bơm hút nước biển làm mát động cơ. Mỗi lần như vậy, anh cùng đồng nghiệp phải xuyên đêm xử lý sự cố.Nghề thủy thủ được cho là một trong những công việc vất vả, nguy hiểm bởi đặc thù lênh đênh trên biển, xa nhà. Để tình cảm không lấn át tâm tưởng, nhiều năm anh Việt không dám có người yêu.Với thợ máy như anh Việt, thu nhập 40 triệu đồng/tháng (Ảnh: NVCC).Trong những hành trình trải qua, với anh, chuyến đi từ Brazil về Trung Quốc là dài nhất. Không ít buổi, sau giờ làm việc đứng nghỉ trên boong tàu, anh Việt thấy thấm cảnh cô đơn và nỗi nhớ nhà ngập lên trong mắt.Song, đã xác định theo nghề này, anh cần cân đối cảm xúc để có thể làm việc hiệu quả.Những khó khăn trong công việc không bao giờ dứt, chỉ có thể vững tâm vượt qua với tình yêu nghề, niềm đam mê với những chuyến biển.Hiện nay, mức lương anh Việt được trả khoảng 40 triệu/tháng, đã trừ thuế. Thời gian tới, anh sẽ nâng cao trình độ, tay nghề để có thể phỏng vấn lên những cấp bậc cao hơn.Sau 5 năm gắn bó với những con tàu viễn dương, anh đã đặt chân đến 8 quốc gia, lưu giữ kỉ niệm bằng những bức hình và vật dụng cần thiết. Nam thủy thủ đúc kết, công việc này cần người lao động có sức khỏe, ý chí, sự mạnh mẽ mới vượt qua được những khó khăn. Anh vẫn không ngừng rèn luyện mỗi ngày, để trở thành kỹ sư với trình độ, tay nghề cao hơn nữa.
Cửa hàng mua bán xe máy cũ, nơi dẹp tiệm, nơi "đuổi" nhân viên
"Thủ phủ" kinh doanh xe máy cũ trên đường Phan Đăng Lưu, Hoàng Văn Thụ (quận Phú Nhuận, TPHCM), ảm đạm khiến các chủ cửa hàng phải cắt giảm phần lớn nhân sự, một số thì đóng cửa trả mặt bằng.
Nhiều tháng nay, đều đặn 7h mỗi ngày, anh An, chủ cửa hàng xe máy cũ Minh An trên đường Phan Đăng Lưu (quận Phú Nhuận) ủ rũ dắt từng chiếc xe ra bày trước cửa hàng rồi ngồi... lướt điện thoại. Có những ngày, từ sáng tới tối không có một khách hàng nào ghé thăm khiến ông chủ buồn ra mặt. Cửa hàng kinh doanh xe máy cũ trên đường Phan Đăng Lưu ảm đạm, người bán đông hơn người mua (Ảnh: Xuân Trường)."Trước đây, việc mua bán xe cũ khá dễ dàng, chỉ cần giấy ủy quyền hay giấy mua bán xe là đã bán được xe. Từ tháng 8/2023 đến nay, phải làm thủ tục sang tên, mất thêm chi phí hàng triệu đồng nên nhiều người không muốn mua xe cũ nữa", anh An cho hay.Lý giải thêm nguyên nhân ế ẩm của cửa hàng, anh An cho biết, đa phần khách hàng đến hỏi mua xe cũ đều là những người có thu nhập thấp, làm công nhân tại các khu công nghiệp hoặc vừa mới lên thành phố. Tuy nhiên, tình hình kinh tế khó khăn, nhiều công nhân đã rời phố về quê, những người ở quê cũng siết chặt chi tiêu nên rất ít người mua xe máy. Để duy trì được cửa hàng, ít nhất mỗi ngày anh An phải bán được 1 chiếc xe nhưng gần 1 năm nay, tháng nào anh bán nhiều nhất cũng chỉ được 25 chiếc. Những chiếc xe máy hàng ngày được lau sáng bóng chờ chủ mới (Ảnh: Xuân Trường)."Chỉ riêng chi phí mặt bằng đã 25 triệu đồng/tháng, thêm tiền lương cho nhân viên, tiền điện, nước... nên không chỉ cửa hàng của tôi mà tất cả các cửa hàng đều cắt giảm khoảng 50% nhân sự để gắng gượng qua ngày", anh An lý giải.Cách cửa hàng của anh An khoảng 500m, hàng chục cửa hàng xe máy cũ trên đường Phan Đăng Lưu, Hoàng Văn Thụ (quận Phú Nhuận), cũng rơi vào tình trạng "chờ mãi không thấy khách đâu".Ông Tuấn, chủ cửa hàng trên đường Phan Đăng Lưu chia sẻ, trước đây cửa hàng có 5 thợ, 2 nhân viên nhưng giờ đây chỉ còn 2 thợ và 1 nhân viên.  Để tìm kiếm khách hàng, mỗi ngày ông Tuấn đều chỉ đạo nhân viên livestream bán hàng. Đồng thời chụp hình ảnh và đăng thông tin lên các hội nhóm xe máy cũ để thu hút khách."Việc cắt giảm nhân sự là điều không ai muốn, nhưng giờ tôi cũng không còn cách nào khác. Chỉ mong thủ tục sang tên xe chính chủ được tối giản hơn để người dân không mất quá nhiều thời gian khi mua bán xe", ông Tuấn nói.Đa số khách hàng mua xe cũ là công nhân, lao động từ tỉnh lên TPHCM làm việc nên thị trường xe cũ cũng gắn với thị trường lao động (Ảnh: Xuân Trường).Anh Nguyễn Văn Đức, khách hàng tìm mua xe máy cũ cho biết, anh mới từ quê lên TPHCM tìm việc làm nên muốn mua xe khoảng 5-7 triệu đồng để tiện đi lại."Cứ nghĩ 5-7 triệu đồng chỉ mua được chiếc xe cà tàng nhưng ai ngờ giờ rất nhiều sự lựa chọn vì các cửa hàng đều giảm giá 2-3 triệu đồng/chiếc", anh Đức bộc bạch.Thị trường xe máy cũ ảm đạm, nhiều thợ sửa xe lâm cảnh khó khăn (Ảnh: Xuân Trường).Báo cáo của Hiệp hội Các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) cho thấy, trong quý I/2024, tổng cộng số xe máy đã bán ra thị trường chỉ 603.745 chiếc, giảm 4,88% so với cùng kỳ năm ngoái và giảm tới 11,5% so với quý IV/2023.Đây là quý mà thị trường xe máy có doanh số thấp nhất trong vòng 6 năm trở lại đây. Với thị trường xe máy cũ, tình trạng này còn giảm mạnh hơn.
Tài xế xe công nghệ rap theo chuyện đời khách kể, chất như... Đen Vâu
Lắng nghe câu chuyện của khách sau đó rap một bài có nội dung đúng với tâm trạng ấy, nam tài xế xe công nghệ đã khiến hành khách vỡ òa cảm xúc trên suốt hành trình.
Những ngày qua, mạng xã hội xuất hiện nhiều đoạn clip triệu view (lượt xem) với nội dung một tài xế ô tô công nghệ vừa rap, vừa lái xe trong đêm. Đáng chú ý, giọng rap trầm ấm, lời bài hát suy tư là những yếu tố khiến nam tài xế lấy nước mắt của người nghe.Tài xế xe công nghệ vừa lái xe, vừa đọc rap đầy tài hoa (Clip: Nhân vật cung cấp).Chủ nhân của những đoạn clip nói trên, anh Quốc Lưu (27 tuổi, ngụ tại TPHCM), cho hay việc này xuất phát từ đam mê ca hát của anh.Trước đó, trong một lần ngồi chờ cuốc xe mới, anh Lưu đã quay clip bản thân ngồi rap và đăng tải lên mạng xã hội với mục đích giải trí. Đoạn clip ấy bất ngờ gây "bão" trên mạng xã hội, đạt hàng trăm nghìn lượt xem và bình luận, yêu cầu anh Lưu tiếp tục "ra clip" rap."Thấy mọi người phản ứng tích cực, bản thân tôi thấy rất vui. Vì vậy tôi tiếp tục quay thêm clip mình rap để đăng lên mạng, vừa để giao lưu với mọi người, vừa giảm bớt căng thẳng trong giờ làm việc", anh Lưu nói.Nam tài xế cho hay anh từng đọc rap cho khách hàng ngay trên chuyến xe. Hành khách kể câu chuyện của mình cho anh Lưu nghe. Sau đó, anh sẽ rap một bài với nội dung phản ánh đúng tâm trạng của khách. Và clip nam tài xế đặc biệt tài năng đó không chỉ làm vị khách trên xe mà nhiều người xem trên mạng xã hội cùng rơi nước mắt vì giọng rap truyền cảm.Đoạn clip tài xế Lưu rap theo câu chuyện vị khách đi xe kể gây rúng động (Clip: Nhân vật cung cấp).Quốc Lưu chia sẻ, anh chỉ mới làm tài xế ô tô công nghệ được 2 tháng. Mỗi ngày, anh phải làm việc 10-12 tiếng để đảm bảo thu nhập, kiếm đủ chi phí sinh hoạt của bản thân. Dù công việc vất vả, chàng trai vẫn luôn lạc quan và có nhiều động lực phấn đấu nhờ vừa lái xe, vừa rap và đăng tải những đoạn clip lên mạng xã hội."Công việc này cho tôi nhiều trải nghiệm, được đi nhiều nơi, gặp được nhiều người, cho tôi nhiều câu chuyện và bài học hay. Hơn nữa, tôi cảm thấy rất hạnh phúc khi một trong những đoạn clip đạt 1 triệu view của tôi được gia đình và hàng xóm ở quê biết đến. Giờ đây, mọi người ngày nào cũng mong chờ tôi ra clip mới, sau đó sẽ tụ họp ngồi chung với nhau để xem", anh Lưu bộc bạch.Đón nhận những đoạn clip của anh Lưu, nhiều người bày tỏ rằng muốn anh chở để được anh rap cho nghe."Anh mà ở Bình Dương chắc ngày nào em cũng đặt xe! Nghe anh rap cảm giác rất đồng cảm, cảm xúc từ buồn chuyển sang vui vì giống như được giãi bày tâm trạng", tài khoản N.H.H.Trong khi đó, tài khoản H.V. bày tỏ: "Những tài xế sáng tạo như vậy rất đáng trân trọng. Đi một chuyến xe mà im lặng quá thì cũng buồn chán. Cảm ơn anh tài xế vì đã rap cho mọi người nghe!".
Lao động lấy 400.000 đồng từ nhà tuyển dụng "siêu lừa", lập tức bị dọa giết
Đang cần tìm việc, Ngọc Hà bất ngờ nhận cuộc gọi của một đơn vị tự xưng có nhu cầu tuyển dụng lao động. Qua đó, chúng dẫn dụ chị vào bẫy lừa làm nhiệm vụ, nhận hoa hồng.
Cú ngược dòng với nhà tuyển dụng "siêu lừa"Chuyện xảy ra từ tháng 4/2023, khi chị Vũ Thị Ngọc Hà (Hà Nội) đang tìm việc làm. Do có chuyên môn về lĩnh vực hành chính, nhân sự, chị tìm kiếm công việc về lĩnh vực này qua các trang mạng xã hội, cũng như đơn vị cung ứng việc làm.Khi "khát việc", chị như "mở cờ trong bụng" khi được một công ty về lĩnh vực truyền thông liên hệ. Họ gửi thông tin tuyển dụng ở vị trí chị đang mong muốn, với mức lương cao nhất có thể lên đến 18 triệu đồng/tháng.Email mạo danh nhà tuyển dụng gửi đến ứng viên (Ảnh: NVCC).Tuy nhiên, trưởng phòng nhân sự của công ty có tên Thảo Ngân yêu cầu người lao động liên hệ qua Telegram (mạng xã hội) thay vì số điện thoại. Đến đây, chị Hà đã có chút nghi hoặc.Cùng với đó, họ tiếp tục gửi đến email của người lao động này với nội dung sẽ thông báo kết quả buổi sơ tuyển online và sẽ hỗ trợ sắp xếp ứng viên vào chi nhánh gần nơi ở để thuận lợi làm việc."Sau nghi ngờ của mình, tôi cũng liên hệ với người bạn đang làm việc ở công ty đó. May thay, người bạn này xác nhận email và số điện thoại gửi đến tôi không phải là bộ phận tuyển dụng của công ty", chị Ngọc Hà cho hay.Song, người lao động này không dừng lại, mà muốn tìm hiểu xem động cơ của đơn vị mạo danh. Họ bắt đầu liên hệ qua số điện thoại của chị qua tài khoản Telegram với nhiều nhiệm vụ được bày ra và sẽ được hưởng hoa hồng khi thực hiện nhiệm vụ đó.Theo chị Hà, mỗi nhiệm vụ sẽ có trưởng nhóm hướng dẫn, mỗi nhóm nhỏ này có đến 10 tài khoản khác nhau. Họ sẽ gửi đề xuất cho mỗi nhiệm vụ, ứng viên sẽ phải chuyển tiền và được hoa hồng tương ứng.Chị Hà bị chúng mời ra khỏi nhóm sau khi lấy thành công 400.000 đồng hoa hồng (Ảnh: NVCC).Điều đáng nói, mỗi nhiệm vụ lại có một người với vai trò trò chuyện, củng cố niềm tin của ứng viên với công ty.Trước khi tham gia vào nhóm, chị nhận về tài khoản 150.000 đồng, đúng như lời hứa ban đầu.Sau đó, chị dùng chính số tiền này tham gia nhiệm vụ, hoa hồng chị nhận về hơn 400.000 đồng, lợi nhuận gấp 2,5 lần số tiền ban đầu.Sau khi nhận được số tiền trên, vì biết là đơn vị lừa đảo, chị Ngọc Hà dừng lại, không tiếp tục tham gia những thử thách tiếp theo.Khoảng 1 tuần, chúng liên tục khủng bố vào số điện thoại chị đang dùng, dọa dẫm đến tận nhà để giết…Đó là một trong những kỷ niệm chị Hà thấy đáng nhớ trong quá trình tìm việc của mình.Chị nhận thấy hình thức lừa đảo bài bản, dễ dàng đánh vào tâm lý của những ứng viên cần tiền. Nếu người lao động nhẹ dạ, cả tin sẽ dễ mất tiền oan.Qua trường hợp của mình, chị cũng khuyên người lao động khi tìm việc tỉnh táo, liên hệ đến email, số điện thoại của chính công ty để tránh rơi vào cái "bẫy" đã được giăng sẵn.Gửi CV kèm mã độcHiện giờ, chị Ngọc Hà đang làm phòng hành chính nhân sự của một công ty tại Hà Nội. Trong quá trình làm đại diện nhà tuyển dụng, chị còn gặp trường hợp ứng viên có dấu hiệu lừa đảo.Vì là nhà tuyển dụng công khai số điện thoại, nên chị nhận được tin nhắn của một ứng viên qua zalo, hỏi về vị trí marketing đang tuyển của công ty. Người lao động này có gửi cho chị một văn bản CV (đơn xin việc) rất lạ.Ứng viên gửi đơn xin việc kèm mã độc (Ảnh: NVCC)Vì vị trí này công ty đang cần, song chị cũng cảnh giác nhờ nhân viên công nghệ thông tin kiểm tra. Hóa ra đây là văn bản kèm mã độc. Đây cũng là bài học chị thu lượm được trong quá trình làm nhân sự.Mới đây, Công an TP Hà Nội thông báo, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động.Trước tình hình diễn biến của loại tội phạm này, Công an TP Hà Nội đã liệt kê nhiều thủ đoạn mà tội phạm công nghệ cao sử dụng nhằm cảnh báo đến người dân.Trong đó, có thủ đoạn đăng tin có nội dung tuyển dụng việc làm online.Sau đó, giả danh nhân viên các sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada, Tiki... để tuyển dụng, giao việc và yêu cầu bị hại ứng tiền chuyển khoản thanh toán các đơn hàng trên các sàn thương mại điện tử trên, sau đó chiếm đoạt tiền của bị hại đã chuyển và cắt liên lạc với bị hại.
Công nhân xếp hàng từ 5h sáng để xin việc vào công ty đối tác Apple
Chưa kịp ăn sáng, Phong vội vàng diện quần áo chỉnh tề, mang hồ sơ xin việc đến công ty phỏng vấn cho kịp giờ. Tới nơi, chàng công nhân choáng ngợp trước hàng dài người đang chờ đến lượt xin việc.
Công nhân xếp hàng dài chờ phỏng vấnĐó là khung cảnh diễn ra cách đây 4 năm, thời điểm Lò Văn Phong đến công ty Công ty TNHH Luxshare ICT (Vân Trung, Bắc Giang) - đối tác lắp ráp của hãng Apple xin việc.Sau khi tốt nghiệp cấp 3, chàng trai 18 tuổi khoác chiếc balo đựng đầy quần áo, bắt xe khách từ Lai Châu, xuôi Bắc Giang tìm việc. Anh chị của Phong đã từng làm việc tại đây nên đã giới thiệu để anh đến thử sức.Anh Lò Văn Phong (Ảnh: Sơn Nguyễn).Sau khi làm việc 2 năm cho một công ty điện tử nhỏ tại Bắc Giang với mức lương không ổn định, anh Phong nghĩ đến chuyện chuyển việc.Tham khảo bạn bè làm trong các khu công nghiệp ở tỉnh này, Phong mới biết đến mức lương, đãi ngộ của công ty này tốt hơn. "Ngoài ra, tôi thấy công ty tổ chức giải bóng đá. Đam mê thể thao, nên tôi không ngần ngại đăng ký ngay", Phong kể lại.Lúc đó, công ty này có sức hút, trở thành một trong những đơn vị "hot" nhất trong khu vực Vân Trung. Do chỉ tiêu tuyển dụng lớn, số lượng công nhân tìm đến phỏng vấn rất nhiều. Những đợt tuyển dụng, công nhân xếp hàng dài để chờ đợi đến lượt."Bạn bè của tôi kể, phải dậy từ 5h sáng xếp hàng, để được phỏng vấn sớm, đỡ phải chờ đợi lâu", công nhân này chia sẻ.Thời điểm đó, khi Lò Văn Phong đến, đã đông nghịt lao động đang chờ xin việc ở cổng công ty. May thay, công ty bố trí thêm một điểm phỏng vấn khác ở Quang Châu, cách đó vài cây số. Phong nhanh nhẹn di chuyển đến điểm này thì được phỏng vấn ngay.Công nhân chờ đợi đến lượt phỏng vấn (Ảnh: ST).Phong kể, trong quá trình nhà tuyển dụng phỏng vấn, họ kiểm tra hồ sơ đầy đủ giấy tờ hay chưa, hỏi đã làm việc ở đâu… Những câu hỏi đó nam công nhân này trả lời dễ dàng. Với tuyển dụng vị trí công nhân sản xuất, họ không yêu cầu gì quá khắt khe.Sau khi trúng tuyển, Phong được nhận vào làm việc vị trí sản xuất, lắp ráp bộ phận sạc và tai nghe. Những ngày đầu đi làm còn nhiều bỡ ngỡ, đến nay nam công nhân đã trở thành nhân viên "cứng" trong công ty.Tăng lương cơ bản 1 triệu đồng ngay đầu nămCòn Nông Bích Ánh (ở Trùng Khánh, Cao Bằng) biết đến tuyển dụng của công ty qua mạng xã hội. Sau khi vượt qua vòng phỏng vấn khá dễ dàng, nữ công nhân được trải qua lớp đào tạo ngắn hạn. Sau đó, chị Ánh xuống xưởng làm việc, bộ phận kho.Sở dĩ vào làm việc tại đây, chị này cho biết mức lương ổn định, công ty có nhiều việc làm, cơ hội tăng ca nhiều."Năm 2021 khi tôi vào công ty xin việc, được trả lương cơ bản 4,9 triệu đồng/tháng và thêm các khoản trợ cấp. Nếu được tăng ca đều, thu nhập có thể lên đến 12 triệu đồng/tháng", nữ công nhân nói.Vì ở quê xa, chị còn được công ty hỗ trợ ở miễn phí trong kí túc xá. Đầu năm 2024, công ty đã chủ động tăng lương cơ bản thêm 1 triệu đồng cho mỗi công nhân, nâng mức lương này lên 5,1 triệu đồng/tháng.Công nhân Nông Bích Ánh (Ảnh: Sơn Nguyễn).Với thu nhập của mình, có những tháng Ánh có thể chắt chiu được 5 triệu đồng. Trong số tiền này, cô gửi một phần về cho bố mẹ ở quê nhà, còn lại để vào sổ tiết kiệm, tích lũy cho bản thân.Trong năm 2024, chỉ tiêu tuyển dụng của công ty lên đến 40.000 người do mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh. Để tuyển đủ lượng lớn lao động, doanh nghiệp sẽ tuyển dụng thông qua đơn vị nhà nước, công ty tự tuyển dụng, hợp tác với trường THPT, cao đẳng, đại học, qua mạng xã hội và qua nhà cung ứng giúp doanh nghiệp dễ gom lao động.Ông Nguyễn Văn Huế, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Bắc Giang cho biết, trong quý II, các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trên địa bàn gần 49.000 chỉ tiêu, trong đó 35.000 vị trí tuyển công nhân.Theo kết quả khảo sát, thu thập thông tin nhu cầu tuyển dụng lao động trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, năm 2024 nhu cầu tuyển dụng lao động là trên 112.000 người.Ngành nghề tuyển dụng tập trung nhiều ở lĩnh vực sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử và may mặc; nhu cầu tuyển nhiều vẫn tập trung nhóm lao động phổ thông. 
Ông nội của 16 đứa cháu kiếm 30 triệu đồng/tháng nhờ ngồi một chỗ chơi game
Một người đàn ông ở Malaysia đã kiếm được 1.702 SGD/tháng nhờ vừa chơi game, vừa phát trực tuyến ngay tại nhà riêng.
Radhuan Othman, được biết đến nhiều hơn trên mạng xã hội TikTok với tên Pak Dhuan hoặc PakDhuan Gaming. Ông Othman năm nay đã 64 tuổi, là ông nội của 16 đứa cháu.Game thủ 64 tuổi kiếm hơn 30 triệu đồng/tháng (Ảnh chụp màn hình: PakDhuan Gaming).Hằng tháng, người đàn ông này có thể kiếm 1.702 SGD (tương đương 31,5 triệu đồng) nhờ vừa chơi game, vừa phát trực tuyến, quay video tại nhà riêng.Ông Othman biết đến trò chơi bắn súng và quyết định theo đuổi trò này như một đam mê, chủ yếu để giải trí trong suốt 6 năm qua. Khi dịch Covid-19 ập đến, ông vô tình biết được và nảy ra ý tưởng kiếm tiền từ chính đam mê của mình một cách nghiêm túc.Ông bắt đầu tìm hiểu cách phát trực tiếp quá trình chơi game trên TikTok. Mỗi ngày, ông Othman dành thời gian cho gia đình rồi ngồi vào máy chơi game từ 21h đến 5h ngày hôm sau."Trong vòng một tháng, tôi đã kiếm được 6.000 RM (tức 1.702 SGD) từ việc phát trực tiếp và bắt đầu nâng cấp máy tính của mình từ đó", ông Othman nói.Tự nhận là một game thủ khá khó tính nhưng Radhuan khẳng định bản thân không hề nghiện game. Ông luôn biết cách sắp xếp thời gian hợp lí cho hoạt động này. Ông cũng tính, thời gian mình bỏ ra một công việc vừa tạo ra thu nhập, vừa giúp người khác giải trí là xứng đáng.Gần đây, ông cũng được vinh danh là một trong 10 người nổi tiếng hàng đầu, trong giải thưởng đánh giá cao hiệu suất trực tiếp TikTok của cơ quan Ellando.
Phố "cưới hỏi" lớn nhất TPHCM đìu hiu, tiểu thương lo cảnh hết thời
"Giờ ít có ai quan tâm đến món trầu cau này, đám cưới mua ít lại, người ăn thì hiếm đi. Chúng tôi quý cái nghề này nên mới bám trụ, chứ ế ẩm lắm", bà Hoa, tiểu thương phố trầu cau TPHCM bộc bạch.
"Cố lắm chỉ được vài trăm nghìn"Tháng 6/2023, TPHCM thành lập "Phố cưới hỏi - trầu cau Chợ Lớn" trên đường Lê Quang Sung (quận 6), với khoảng 16 quầy hàng chuyên doanh.Bà Lê Thị Hoa (71 tuổi), tiểu thương phố trầu cau, cho hay kể từ ngày thành lập phố, nhiều người tìm đến hỏi mua hơn. Công việc kinh doanh của bà và các tiểu thương khác cũng trở nên sôi động.Phố cưới hỏi - trầu cau Chợ Lớn được thành lập từ tháng 6/2023 (Ảnh: Nguyễn Vy).Thế nhưng, sau một thời gian rộn rã, từ đầu năm 2024 tới nay, kinh tế khó khăn đã làm con phố này ngày càng hẩm hiu. Kinh doanh trên tuyến phố này từ năm 1968, bà Hoa cho hay chưa có năm nào doanh thu giảm như năm nay.Hơn 12h, sạp hàng vẫn còn đầy lá trầu, quả cau, rượu, bánh phu thê. Các mặt hàng có giá dao động từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng."Nếu so với ngày xưa, bây giờ bán chậm lắm. Ngày xưa khách vào tấp nập, một mình tôi bán không kịp. Doanh thu vài triệu đồng/ngày là chuyện bình thường, còn bây giờ cố lắm chỉ được vài trăm nghìn", bà Hoa nói.Trầu cau được nhập trực tiếp từ huyện Hóc Môn và một số tỉnh miền Tây. Chi phí vận chuyển, hàng hóa tăng, bà Hoa chỉ có thể thay đổi giá bán một chút, xem như lấy công làm lãi. Bởi nếu tăng giá, việc kinh doanh ế ẩm sẽ càng trở nên tệ hơn.Bà Hoa rầu rĩ khi doanh thu bán trầu, cau và các món cưới hỏi giảm nhiều so với trước (Ảnh: Nguyễn Vy).Hơn nữa, vì đã lớn tuổi, bà Hoa phải thuê người chở hàng, làm thay các việc nặng nhọc nên tiền lãi cũng không còn bao nhiêu."Giờ hiếm có ai mua trầu cau để ăn như ông bà thời xưa. Bây giờ văn hóa hiện đại, trầu cau vẫn là thứ không thể thiếu trong cưới hỏi nhưng người ta đã mua ít lại, không còn chuộng như xưa nữa", bà Hoa bộc bạch.Cách đó không xa, quầy hàng của bà Thủy (60 tuổi) thỉnh thoảng cũng chỉ có vài khách ghé vào mua, khiến cho bà không khỏi rầu rĩ, tiếc cảnh buôn bán tấp nập trước đây.Từng là sạp hàng nuôi cả gia đình, bà Thủy buồn bã khi giờ đây chỉ làm đủ nuôi bản thân (Ảnh: Nguyễn Vy)."Việc kinh doanh khó khăn nên cuộc sống cũng tằn tiện hơn. Trước đây, một sạp này tôi có thể nuôi 6 thành viên trong gia đình, giờ chỉ đủ nuôi bản thân thôi", bà Thủy chia sẻ.Những người phụ nữ "sương gió"Chỉ tay dọc con đường Lê Quang Sung, bà Hoa cho hay tiểu thương ở phố trầu cau đa phần là phụ nữ, người ít tuổi nhất cũng đã 50 và lớn tuổi nhất là ngoài 80. Các sạp hàng hầu như có truyền thống truyền từ nhiều đời.Trước đây, bà Hoa cũng theo mẹ đi bán trầu cau từ năm 14 tuổi. Sau khi mẹ mất, bà vẫn bám trụ với nghề vì luôn vương vấn nét đẹp văn hóa của món trầu, cau.Người bán trầu cau trên tuyến phố này đa phần là phụ nữ (Ảnh: Nguyễn Vy)."Chồng tôi trước đây thu nhập không cao nên mọi thứ trong gia đình đều trông cậy vào sạp trầu cau này. Nhờ nó, gia đình tôi có bữa ăn, bữa đủ, con cái lớn khôn, thành đạt", bà Hoa nói.Mỗi ngày, bà Hoa dọn hàng từ rất sớm, mưu sinh suốt 12 tiếng mới về nhà nghỉ ngơi. Ở tuổi ngoài 70, mặc dù các con khuyên nhủ bà nghỉ bán, ở nhà để được phụng dưỡng, nhưng bà Hoa nhất quyết tự mưu sinh."Các con giờ cũng có gia đình, có cuộc sống riêng, tôi hiểu bản thân mình không thể cứ xòe tay xin tiền mãi được. Hơn nữa, tôi thấy nghề này đang dần mai một.Công việc đòi hỏi làm hoàn toàn thủ công nên đôi bàn tay của những người phụ nữ ở đây đều đã chai sạn, lấm lem (Ảnh: Nguyễn Vy).Trước đây tuyến đường này không dưới 100 người bán trầu cau, nhưng giờ chỉ còn lác đác vài hộ. Tôi sợ cái nghề mình đeo đuổi mấy chục năm tự dưng biến mất, nên tâm niệm còn sức là còn đi bán", bà Hoa tâm đắc.Chịu nắng, mưa hơn 55 năm qua, gương mặt bà Hoa đã đầy vết sạm. Đôi tay bà Hoa lúc nào cũng lấm lem do phải tách cau. Cơ thể đau nhức, mắc nhiều bệnh tuổi già, bà Hoa vẫn xua tay mỗi khi ai hỏi câu: "Là phụ nữ mà phải mưu sinh đường phố, bà có từng cảm thấy tủi thân?".Các tiểu thương giờ chỉ trông chờ khách quen bởi người ăn trầu cau, mua phục vụ cưới hỏi ngày càng ít (Ảnh: Nguyễn Vy)."Làm công việc chân chính, kiếm tiền bằng chính sức mình thì không có gì phải buồn hay tủi thân. Đối với tôi, nghề này rất ý nghĩa và đang giữ gìn nét văn hóa cho dân tộc. Ông bà xưa thường nói "miếng trầu là đầu câu chuyện", tôi không biết người trẻ có còn nhớ truyền thống này không nhưng tôi sẽ rất buồn nếu nó biến mất.Các con tôi giờ cũng nối nghiệp mẹ, kinh doanh đồ cưới, trầu cau quanh đây khiến tôi thấy rất vui. Nhưng đến thế hệ các cháu, có lẽ việc duy trì nghề truyền thống sẽ rất khó", bà Hoa trải lòng.
Trào lưu "du mục kỹ thuật số" có phù hợp với người lương thấp?
Dương Vũ Linh (28 tuổi) là quản lý, điều hành tour du lịch chọn cách làm việc theo mô hình "du mục kỹ thuật số" (Digital nomad) để vừa thỏa mãn đam mê, vừa hoàn thành công việc tốt hơn..
Vũ Linh chia sẻ, cụm từ "du mục kỹ thuật số" là để chỉ những người làm việc không bị ràng buộc bởi văn phòng hay ở nhà. Họ có thể vừa đi du lịch khắp nơi trên thế giới nhưng vẫn có thể hoàn thành công việc được giao.Do công việc linh hoạt về thời gian, ngày càng nhiều bạn trẻ đi theo trào lưu này dù chưa biết rõ sẽ thành công hay thất bại. Vũ Linh (áo đen, bìa phải), chọn mô hình "du mục kỹ thuật số" vừa thỏa mãn đam mê vừa có thu nhập ổn định (Ảnh: NVCC)."Với mô hình "du mục kỹ thuật số" tôi rất thoải mái giờ giấc và môi trường làm việc. Vừa được đi du lịch, khám phá nhiều nơi vừa thu thập nhiều thông tin thực tế, tích lũy nhiều kinh nghiệm để thêm ý tưởng cho công việc", Vũ Linh trải lòng.Cũng theo Vũ Linh, để tư vấn được cho khách hàng các chuyến du lịch hấp dẫn, độc đáo thì bản thân phải là người đi thực tế để trải nghiệm. Từ đó, Linh sẽ thiết kế các chương trình ưu đãi hấp dẫn hơn nhằm thuyết phục khách hàng "chốt đơn" chỉ trong một lần gặp gỡ. Anh Nguyễn Duy Vĩ làm việc ở mọi nơi, mọi lúc chỉ cần có máy tính, điện thoại kết nối internet (Ảnh: NVCC).Bên cạnh những thuận lợi, Vũ Linh tâm sự, công việc "du mục kỹ thuật số" cũng có nhiều trở lại. Khi đi lên vùng cao hay ra các vùng đảo thì nguồn điện, kết nối internet không ổn định… có thể làm chậm tiến độ công việc. "Để thành công với nghề này, mỗi chuyến đi tôi đều lên kế hoạch cụ thể, khoảng thời gian di chuyển, đi chơi và thời gian làm việc. Lựa chọn địa điểm lưu trú, vui chơi thích hợp với tính chất công việc. Đồng thời, luôn có các phương án dự phòng cho mỗi chuyến đi", Vũ Linh cho hay.Tương tự, anh Nguyễn Duy Vĩ, CEO Buzi Agency, cho rằng để trở thành một "du mục kỹ thuật số" thật sự không hề đơn giản mà người làm việc theo mô hình này phải chọn công việc phù hợp, có nhiều kiến thức, kỹ năng..."Một "du mục kỹ thuật số" phải tận dụng được các nền tảng công nghệ để đáp ứng hầu hết các nhu cầu công việc hằng ngày, thậm chí những việc phát sinh. Đi nhiều nơi có cảm hứng làm việc tốt hơn khi ở văn phòng nhưng đổi lại cũng tốn nhiều chi phí. Do vậy, người có thu nhập chưa ổn định cần hết sức lưu tâm", anh Vĩ cho hay.Từ "du mục kỹ thuật số" anh Vĩ khám phá nhiều nơi trên thế giới nhưng vẫn hoàn thành công việc (Ảnh: NVCC).Anh Vĩ lưu ý, để hoàn thành tốt mọi công việc khi "du mục kỹ thuật số", mọi người phải chuẩn bị một kế hoạch dự phòng khi một trong các thiết bị mang theo gặp trục trặc. Cần thường xuyên kết nối với các team (nhóm) trong công việc để đảm bảo công việc được diễn ra đúng kế hoạch."Thay vì chạy theo trào lưu, các bạn trẻ nên trang bị cho bản thân nhiều kiến thức và kỹ năng, bởi những "du mục kỹ thuật số" thường hay đối mặt với sự cô đơn. Ngoài ra, không phải ngành nghề nào cũng phù hợp với lối sống này", anh Vĩ nhấn mạnh.Ông Nguyễn Văn Thông, Trưởng phòng nhân sự một công ty lữ hành tại TPHCM cho rằng, "du mục kỹ thuật số" là mô hình làm việc linh hoạt trong bối cảnh thị trường lao động thay đổi liên tục.Tuy nhiên, những người làm việc theo mô hình này chủ yếu là cấp quản lý doanh nghiệp, người viết blog, sách, báo hoặc marketing, content cho nghành du lịch. Do đó các bạn trẻ cần cân nhắc kỹ trước khi đến với trào lưu này. 
Chủ quán ăn chật vật vì nắng nóng, tốn thêm chục triệu đồng mỗi tháng
Cao điểm mùa khô, trời nóng nực, nhiều chủ quán ở TPHCM lo ngay ngáy thực phẩm hỏng, phải đầu tư thêm thiết bị bảo ôn, gánh tiền điện tăng cao, chi phí vận hành quán đội lên...
"Chị chủ ơi, hình như lạp xưởng bị chua", vị khách trẻ tuổi nhăn mặt chìa ra cây lạp xưởng vừa được phục vụ, còn nóng hổi.Ngay lập tức, chị Huyền, chủ sạp lạp xưởng trên đường Vạn Kiếp (quận Bình Thạnh, TPHCM) ráo riết kiểm tra lại số hàng vừa nhập. Do chủ quan, hàng được giao chị Huyền không để vào tủ lạnh luôn. Cả mẻ lạp xưởng xem lại đã hỏng. Số lạp xưởng sơ xuất không bảo quản, giữ lạnh ngay, bà chủ đành đổ bỏ (Ảnh: Trọng Khang).Bà chủ quán lạp xưởng cho hay, với đồ ăn uống, để đảm bảo chất lượng, việc bảo quản nguyên liệu cực kì quan trọng. Đặc biệt, trong tháng nắng nóng cao điểm hiện tại, nếu không kỹ lưỡng trong khâu lưu trữ, thực phẩm dễ bị ôi thiu, hư hỏng."Lúc nhận phản ánh của khách, tôi lặng người nhưng phải thật bình tĩnh xử lý. Đầu tiên, tôi xin lỗi khách hàng và nêu rõ vấn đề mình gặp phải. Sau đó, tôi bù lại khách phần lạp xưởng khác. Nghe giải thích xong, khách cũng hiểu và thông cảm", chị kể về sự cố lần đầu gặp phải ở quán của mình.Chị cho biết, thường ngày, sau khi nhận lạp xưởng tươi giao đến chị sẽ lưu trữ tại ngăn đông. Trước khi bán, hàng mới được rã đông ở ngăn mát tủ lạnh. Tùy theo độ đông cứng, việc rã đông cần thời gian khác nhau, lâu nhất là 1 ngày.Các loại nguyên phụ liệu khác tiệm thường bảo quản tại ngăn mát.Ngoài ra, trước khi đưa lạp xưởng lên máy nướng, nhân viên của tiệm sẽ kiểm thử 1 cây trong mẻ hàng để kiểm tra chất lượng. "Hôm ấy tôi ăn chay, nhân viên ra muộn nên không thể thử trước như mọi khi, để xảy ra sự việc trên", chị phân trần.Để đối phó với mùa nắng nóng, chị Huyền phải chi thêm 10 triệu đồng, trang bị thêm cho quán một tủ cấp đông để bảo quản nguyên liệu. Trung bình, mỗi ngày quán tiêu thụ 500-600 cây lạp xưởng."Tháng vừa rồi, tiền điện quán tôi tăng hơn 500.000 đồng. Xót tiền, lợi nhuận giảm nhưng phải chấp nhận, còn làm ăn lâu dài", chị nói. Trên đường Hoàng Diệu (quận 4), chị Hiên, chủ xe bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ, cũng từng chật vật tìm cách lưu giữ, bảo quản thực phẩm trong thời gian đầu mới mở quán, đặc biệt trong mùa nắng nóng.Cây thịt để nướng, kẹp bánh mì kebab được cấp đông, tránh hư hao mùa nắng nóng (Ảnh: Trọng Khang).Nhờ tìm hiểu cách cấp đông thực phẩm hiệu quả, sau đó, chủ tiệm cũng đỡ được phần nào."Điều quan trọng cần lưu ý khi làm hàng trong mùa nắng nóng là cách bảo quản đồ. Người bán phải trang bị đầy đủ thiết bị để lưu trữ nguyên liệu một cách tốt nhất", chị Hiên nhấn mạnh.Những vụ ngộ độc thực phẩm gia tăng trong mùa nắng nóng là thách thức với người kinh doanh đồ ăn uống (Ảnh: Trọng Khang).Chị Hiên chia sẻ nguyên liệu làm bánh mì kebab chủ yếu là bánh mì kẹp, thịt heo, xà lách, dưa leo, cà chua và gia vị ướt,... Đối với thịt tươi, việc bảo quản đòi hỏi kỹ lưỡng, cẩn trọng hơn."Sau khi chế biến và ướp gia vị đầy đủ, tôi sẽ cấp đông cả cây thịt ngay. Vì cây thịt dày sẽ dễ bị ôi thiu từ bên trong trong mùa nắng nóng. Thịt cần để tươi, nướng chín tới đâu, thái bán tới đó", chị nói.Nắng nóng cũng là một trong những nguyên nhân khiến doanh thu quán bánh mì của chị Hiên sụt giảm. Trước đây, chị có thể kiếm được 9-13 triệu đồng/ngày nhờ xe bánh mì. Tháng cao điểm nắng nóng, doanh thu giảm, còn hơn 6 triệu đồng. Không còn cảnh quán đông đúc cả ngày lẫn đêm, quán giờ chủ yếu chỉ bán buổi sáng, đến trưa là vắng hoe.Trọng Khang
Khoai lang rớt giá thảm, nông dân chạy khắp nơi tìm khách
Khoai lang rớt giá thê thảm cộng với dịch bệnh hoành hành đã khiến người dân gặp rất nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ.
Huyện Phú Thiện được xem là thủ phủ khoai lang ở tỉnh Gia Lai. Năm nay, tổng diện tích cây khoai lang trên địa bàn huyện này đạt 3.400ha, tập trung chủ yếu ở các xã như: Chư A Thai, Ia Sol, Ia Piar. Năng suất bình quân ước đạt từ 20tấn/ha, tổng sản lượng khoảng 68.800 tấn.Hiện nay, diện tích khoai lang trên địa bàn huyện đã thu hoạch hơn 2.000ha (khoảng 60%), diện tích còn lại dự kiến đến 30/4 sẽ thu hoạch xong.Đầu năm 2024, giá khoai lang khoảng 10.000 đồng/kg nhưng hiện tại đã rớt xuống còn 3.500 đồng/kg.Khoai rớt giá thảm, nông dân đi khắp nơi tìm người mua (Ảnh: Chí Anh).Đứng thất thần trên ruộng khoai, ông Nguyễn Tấn (45 tuổi) cho biết, gần 4 tháng trước, gia đình thuê 2ha đất ở xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện để trồng khoai lang Nhật. Chi phí thuê đất hết 35 triệu đồng/ha. Ngoài ra, gia đình ông Tấn đầu tư gần 200 triệu đồng để trồng khoai. Đến nay, khoai cho sản lượng 25-30 tấn/ha."Đầu năm giá khoai khoảng 10.000 đồng/kg nhưng nay còn hơn 3.000 đồng/kg. Tôi phân vân vì bán thì lỗ mà để lâu khoai bị hư. Giá cứ như vậy, gia đình tôi đang lỗ khoảng một nửa so với chi phí đầu tư".Chỉ trong vài tháng, khoai lang rớt giá từ 10.000 đồng/kg xuống còn hơn 3.000 đồng/kg (Ảnh: Chí Anh).Ông Đỗ Văn Năm, Giám đốc Hợp tác xã nông sản an toàn Phú Thiện (xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện), cho biết nhiều tháng nay, khoai lang của người dân trồng bị rớt giá nhanh.Hợp tác xã đã báo cáo về huyện và liên hệ nhiều đầu mối thu mua khoai lang giúp nông dân. Một số doanh nghiệp đến đặt vấn đề tiêu thụ cho người dân nhưng số lượng mua còn rất ít."Các doanh nghiệp thu mua khoai lang để chế biến sâu nên số lượng ít, trong khi trên địa bàn lượng khoai còn quá lớn. Để giảm thiệt hại cho người dân, hy vọng giá sẽ tăng trở lại. Người dân đang thường xuyên tưới để khoai không bị sùng, ảnh hưởng đến việc tiêu thụ trong khi đợi thương lái thu mua", ông Nam cho hay.Người dân lo lắng khi giá thấp, không tiêu thụ kịp thời, khoai để lâu sẽ bị hư (Ảnh: Chí Anh).Theo đại diện UBND huyện phú Thiện, giá khoai lang giảm, thương lái thu mua cầm chừng và có chiều hướng giảm số lượng. Người dân trồng khoai lang đang gặp khó khăn trong việc tìm đầu ra. Diện tích khoai lang trên địa bàn huyện đang vào kỳ thu hoạch còn khoảng hơn 1.600ha.Huyện Phú Thiện đã có văn bản kêu gọi các doanh nghiệp tiêu thụ khoai lang cho bà con và khuyến khích việc xây dựng nhà máy chế biến, tiêu thụ sản phẩm khoai lang trên địa bàn. Việc này nhằm giúp bà con xây dựng vùng trồng khoai lang chất lượng, sạch bệnh, ổn định đầu ra.Trong 2 năm qua, người dân ồ ạt tìm khu vực có quỹ đất lớn để thuê trồng khoai lang. Tuy số lượng khoai lớn nhưng chủ yếu người thu mua là thương lái và chưa có doanh nghiệp lớn đầu tư để bao tiêu sản phẩm hoặc chế biến sâu.Ngoài ra, chất lượng giống khoai lang đầu vào chưa đảm bảo, giá giống cao, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất trên địa bàn..
"Canh đồn" khi mọi người đi nghỉ lễ 30/4, thu nhập bằng cả tháng lương
Dịp lễ 30/4 - 1/5, anh Nguyễn Trọng Phúc ở lại TPHCM cùng ê-kíp "cày cuốc", thu nhập mỗi ngày bằng cả tháng lương.
Nghỉ lễ dài là cơ hội kiếm tiềnKỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, người lao động có thể được nghỉ liền 5 ngày. Ngược với xu hướng chung những người háo hức rời thành phố về quê, đi du lịch, nhiều người lao động chọn "ở lại giữ thủ đô", cày cuốc, tranh thủ kiếm thu nhấp gấp 3-4 lần ngày thường.Trọng Phúc cùng ê-kíp chuẩn bị những sự kiện lớn cho doanh nghiệp trong dịp lễ (Ảnh: NVCC)."Dịp lễ 30/4 - 1/5 này, công ty tôi nhận rất nhiều đơn đặt hàng tổ chức chương trình kỷ niệm, cao điểm bán hàng, khuyến mãi và các chiến dịch quảng cáo, hoạt động teambuilding… Vì vậy tôi và ê-kíp phải "cày" xuyên lễ với số hợp đồng đã ký", anh Nguyễn Trọng Phúc (30 tuổi, người tổ chức sự kiện) cho biết.Anh Phúc xác nhận, nghỉ lễ 30/4-1/5 hàng năm luôn là dịp ê-kip tổ chức sự kiện của anh "hái" ra tiền nhưng vì khối lượng công việc tăng cao và phải dồn tổng lực xử lý trong thời gian ngắn nên áp lực đợt này vô cùng lớn.Phần việc khó xử lý nhất là lo gom đủ nhân lực làm việc trong những ngày này. Để tổ chức các sự kiện lớn luôn cần rất nhiều nhân công thời vụ mà nếu không có mối, có chuẩn bị trước thì những ngày nghỉ lễ rất khó tìm người vì "dân chuyên nghiệp" trong lĩnh vực này đều... chạy sô.Nghề tổ chức sự kiện "hái" ra tiền mỗi dịp nghỉ lễ (Ảnh: NVCC)."Công việc có tính chất đặc thù, không chỉ bản thân tôi mà các công ty, đồng nghiệp đều chọn ở lại thành phố làm việc. Trong mấy ngày nghỉ lễ đợt này, dự kiến thu nhập của chúng tôi bằng 2-3 tháng lương bình thường", anh Phúc tiết lộ."Vừa kiếm được việc, đâu cần nghỉ làm chi"Chị Nguyễn Thị Hường, công nhân mất việc sau Tết, hiện vẫn bị công ty cũ nợ lương 2 tháng. Đầu tháng 4/2024 chị vừa xin được việc mới tại một nhà hàng trên địa bàn quận 12, TPHCM.Giai đoạn khó khăn vừa qua, chị phải vay mượn khắp nơi mới có tiền để cầm cự, trụ lại thành phố. Vì vậy dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 sắp tới chị không nghĩ đến chuyện về quê hay đi du lịch."Chủ nhà hàng vừa thông báo dịp lễ này những nhân viên ở lại làm việc sẽ được nhận lương gấp 3 so với ngày thường. Tôi mừng lắm, đăng ký làm toàn bộ những ngày nghỉ đợt này để có thêm thu nhập, đằng nào cũng không đi đâu", chị Hường dự định.Tương tự chị Hường, anh Nguyễn Văn Tiến (thợ xây) nhắc lại, suốt năm 2023 đến nay là khoảng thời gian cực kỳ khó khăn với gia đình anh. Vợ anh làm công nhân, bị công ty cho nghỉ trong mấy đợt cắt giảm nhân sự.Nhiều lao động muốn đi làm những ngày nghỉ lễ để có thêm thu nhập trang trải cuộc sống (Ảnh: M.T.).Công việc của anh Tiến hiện là nguồn thu nhập gần như duy nhất của gia đình. Tình hình càng áp lực từ cuối năm 2023, khi công việc của anh cũng bấp bênh, công trình ít, ngày làm ngày nghỉ. Cả gia đình đang phải "thắt lưng buộc bụng", ngày càng phải tính toán, tiết kiệm hơn.2 năm qua, cả nhà không có khái niệm nghỉ lễ. Dịp Tết Nguyên đán vừa rồi vì kinh tế "hẻo", vợ chồng anh cũng chọn ở lại thành phố cho đỡ tốn kém."Ngày lễ tôi vẫn sẽ đi làm, được trả công cao hơn ngày thường nhiều nên rất vui. Đợt này nghỉ lễ liền 5 ngày mà có việc để ra công trình đủ 5 ngày thì cũng kiếm được khoản khá, 3-4 triệu đồng, gần bằng cả tháng lương", anh Tiến nhẩm tính.Theo quy định tại Điều 98 và Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động đi làm đúng ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5 được tính thù lao theo lương làm thêm giờ.Tiền lương làm thêm giờ được xác định theo Điều 98 Bộ luật Lao động như sau: Tiền lương làm thêm ban ngày là 300% x tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm.Tiền lương làm thêm ban đêm là 390% x tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm.
Bánh kem "đốt cháy" mang lại cho chủ tiệm bạc triệu mỗi ngày
Burn-away Cake (bánh kem đốt cháy) là loại bánh được sáng tạo từ bánh gatô truyền thống. "Bắt trend" làm loại bánh độc đáo, nhiều cửa hàng bánh ngọt kiếm hàng triệu đồng mỗi ngày.
"Lần đầu nhìn thấy, tôi đã hú hét khi chiếc bánh kem được đốt cháy bùng", một thực khách sử dụng bánh chia sẻ.Loại bánh kem này đang rất được ưa chuộng, lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội.Giống những chiếc bánh gatô thông thường, bánh kem đốt cháy vẫn giữ được hương vị lẫn cốt bánh bên trong, nhưng đặc trưng nhất là lớp giấy wafer (giấy gạo) mỏng phủ trên bề mặt. Do độ an toàn cao, giấy gạo được tin dùng tại các tiệm bánh, có thể ăn được mà không có mùi vị ảnh hưởng đến hương vị bánh.Bánh kem đốt cháy ngon và còn cuốn hút về thị giác (Ảnh: Linh Chi).Khi đốt, ngọn lửa bùng cháy kèm theo những tia pháo nhỏ bắn ra, thiêu rụi lớp giấy wafer rồi để lộ thông điệp trong lòng chiếc bánh.Mỗi chiếc bánh sẽ có thông điệp khác nhau tùy ý tưởng, yêu cầu của người mua, đặt bánh. Lớp thông tin bên ngoài hiển hiện ngay trên giấy gạo. Đến khi giấy wafer được đốt, lớp thông điệp thứ hai dần xuất hiện trên mặt bánh. Bí mật nho nhỏ này sẽ thành điều được mong chờ nhất."Vừa bất ngờ, vừa xúc động bởi tình cảm của người đặt bánh dành tặng mình. Tính độc lạ của chiếc bánh kem đốt cháy rất hấp dẫn, thú vị. Tôi nghĩ loại bánh này sẽ thành xu hướng trong thời gian tới nên quyết định làm thử và bán tại tiệm bánh của mình", chị Linh Chi, quản lý tiệm bánh kem tại quận Bình Thạnh (TPHCM) cho biết.Dành nguyên ngày để làm thử nghiệm bánh, chị Ly đã phải làm đi làm lại nhiều lần, nếm trải không ít lỗi.Bà chủ tiệm bánh đã thử dùng nhiều loại giấy gạo, giấy ảo thuật khác nhau, mỗi lựa chọn đều có những nhược điểm không dễ khắc phục. Giấy gạo khó cháy, giấy ảo thuật thì không được lâu vì thấm nước mạnh, dễ bị ảnh hưởng bởi màu sắc của kem. Thông thường, gười thợ phải làm sẵn bánh, khi khách tới lấy mới lót giấy ảo thuật lên trên.Mỗi chiếc bánh lại ấn chứa những thông điệp khác nhau (Ảnh: Linh Chi).Kinh doanh mặt hàng mới được hơn 1 tháng, trung bình mỗi ngày, tiệm chị Ly bán từ 10 đến 15 chiếc bánh kem đốt cháy, giá từ 320.000 đồng trở lên (loại bánh phổ biến, đường kính 14cm). Giá bánh cũng phụ thuộc và độ khó theo yêu cầu của khách và thời gian hoàn thành."Thông thường, khách hàng cần đặt trước 1-2 ngày để bánh được chuẩn bị tốt, chỉn chu, trau chuốt. Có điểm cần lưu ý là bánh đốt xong sẽ có lớp tàn tro, nên gạt bỏ mỏng trên bề mặt trước khi thưởng thức.Ngoài ra, về màu sắc, do giấy đốt dễ bị thấm, lem màu kem, chúng tôi thường tư vấn đề khách hàng chọn tông màu pastel (màu nhạt, màu "phấn" trung tính)", bà chủ tiệm giải thích.Anh Gia Nghiệp, chủ một tiệm bánh tại TPHCM, chia sẻ: "Để bắt kịp xu hướng và thu hút khách hàng, tiệm chúng tôi cũng kinh doanh loại bánh kem đốt cháy này".Bánh kem đốt cháy chiếm phân nửa tổng số lượng bánh tiệm anh Nghiệp bán ra mỗi ngày. Những dịp lễ đặc biệt như lễ tình nhân, 8/3, thợ của tiệm làm không xuể bởi số lượng đơn "khủng".Tại đây, bánh có giá dao động 139.000 - 430.000 đồng tùy kích thước (12-22cm), yêu cầu dùng loại giấy đốt nào (giấy gạo hoặc giấy ảo thuật).Theo anh Nghiệp, sau trải nghiệm, nhiều khách hàng đã có phản hồi tích cực, gửi lại video ghi lại những bất ngờ thú vị chiếc bánh kem đốt cháy mang lại cho người thân, gia đình."Xem lại các video tôi thấy vui lắm vì đã tạo ra được chiếc bánh thú vị, ý nghĩa như vậy", anh Gia Nghiệp nói.Trọng Khang
"Bắt thóp" người đàn ông bán hủ tiếu dùng lại tô bát chưa rửa
Người đàn ông bán hủ tiểu khiến cộng đồng mạng ngao ngán với hình ảnh lén đổ đồ thừa ở tô mỳ, thậm chí chẳng buồn "tráng qua hàng nước" mà chỉ dùng khăn lau sơ rồi úp lại vào rổ để phục vụ khách khác.
Ngày 5/4, mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại hành động xấu xí của người đàn ông bán hủ tiếu, khiến cư dân mạng vừa ngao ngán vừa rùng mình.Người đàn ông bán hủ tiếu dùng lại chiếc tô đã sử dụng, không rửa, để bán cho khách mới (Ảnh cắt từ clip: ).Theo đoạn clip, người đàn ông len lén nhìn quanh rồi nhanh tay đổ phần đồ thừa trong tô hủ tiếu khách đã ăn vào chiếc thùng màu vàng đặt sau góc cột điện bên hè đường, rồi chồng luôn lên đống tô xếp trên chiếc xe đẩy.Liên tiếp, những tô hủ tiếu đã sử dụng khác cũng qua quy trình đổ bỏ nước thừa rồi tái sử dụng. Có lần, người đàn ông dùng khăn khoắng một vòng, lau sơ tô đồ thừa rồi úp vào rổ bát.Suốt quá trình ghi lại cảnh này, chủ nhân đoạn clip liên tục thốt lên: "Cái tô (được) đổ nước lèo đi rồi lau thôi kìa L., ghê quá! Lau xong rồi để lên rổ luôn. Có tô chưa lau mà vẫn để lên kìa. Nãy giờ được mấy cái rồi".Xác minh, xe hủ tiếu này nằm trước một con hẻm trên đường Phan Văn Hớn, phường Tân Thới Nhất, quận 12, TPHCM.Đoạn video "bóc phốt" người đàn ông bán hủ tiếu mất vệ sinh thu hút hàng trăm nghìn lượt xem và hàng nghìn lượt tương tác, hầu hết đều bày tỏ sự phẫn nộ. Nhiều người bức xúc thốt lên, không thể chấp nhận hành động này. Một số ý kiến khác cho rằng, chủ nhân đoạn clip nên đến khuyên nhủ, cảnh báo người đàn ông bán hàng, thay vì đăng tải lên mạng xã hội."Tôi thường ăn các quán lề đường nhưng xem clip này rồi chắc phải… hạn chế lại. Sao lại buôn bán không có lương tâm thế này!", tài khoản N.H.S. bình luận."Mong chính quyền vào cuộc để bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm cho người dân. Dù là quán ăn lề đường nhưng việc không vệ sinh tô bát là không thể chấp nhận được", tài khoản C.P. phẫn nộ.
Tác giả hình xăm giấy kết hôn "vượt qua định kiến để đến với đam mê"
Sau lần được cộng đồng mạng chú ý nhờ tác phẩm hình xăm giấy kết hôn trên cánh tay, anh Chương càng thấy tự hào khi nghề nghiệp của mình dần được xã hội công nhận, tôn trọng.
Nghề đòi hỏi sự tỉ mỉNguyễn Lê Bảo Chương (biệt danh Bin) là tác giả của hình xăm giấy kết hôn trên cánh tay của một chú rể, khiến cộng đồng mạng lan truyền, ngưỡng mộ những ngày qua. Chương là thợ xăm tại một tiệm xăm nổi tiếng ở TPHCM.Anh Chương chia sẻ, đây là một trong những tác phẩm khó nhất mà anh từng nhận thực hiện bởi các chi tiết trên giấy kết hôn đều rất nhỏ.Quá trình hoàn thành hình xăm đăng ký kết hôn của thợ xăm Bảo Chương (Ảnh cắt từ clip: Nhân vật cung cấp)."Thời gian chuẩn bị chỉ có một ngày nên tôi đã thức cả đêm để hoàn thành bản phác thảo. Tôi đã phải vẽ lại trên máy tính bảng toàn bộ các chi tiết quan trọng trên tờ hôn thú và lược bỏ đi các phần không cần thiết", anh Chương nói.Sau khi hoàn thành bản phác thảo, người thợ đặt giấy than có mẫu hình xăm lên da rồi bôi dung dịch chuyên dụng để cố định mẫu hình trên da.Quá trình hoàn thành hình xăm giấy hôn thú trên mất 4-5 tiếng.Anh Chương tâm niệm, người thợ xăm luôn phải hiểu, bất kỳ hình xăm nào cũng có ý nghĩa riêng. Vì thế, người thợ phải dồn hết tâm huyết, sự tỉ mỉ để biểu hiện rõ cái "hồn" của hình xăm.Đây là một trong những hình xăm chi tiết nhất anh Chương từng thực hiện (Ảnh cắt từ clip: Nhân vật cung cấp).Dù có hơn 7 năm theo nghề, anh Chương phải thừa nhận, khi tiếp nhận "đơn hàng" này, anh không tránh khỏi lo lắng."Tôi đã từ chối vì sợ sẽ không hoàn thành tốt một hình xăm quá ý nghĩa như vậy. Nhưng khi nhận được sự tin tưởng của chú rể, tôi quyết tâm vượt qua thử thách. Lúc làm xong, thấy đôi vợ chồng hài lòng, bản thân tôi cũng thấy lâng lâng hạnh phúc", anh Chương chia sẻ.Đối với chàng trai, một hình xăm hoàn thành đồng nghĩa với việc nỗi lòng đeo nặng của khách hàng sẽ giải tỏa. Vậy nên, mỗi khách hàng đều cho anh một câu chuyện cuộc đời khác nhau, khiến cho anh ngày càng trưởng thành, sống sâu sắc, tình cảm hơn.8 năm trước, Chương tốt nghiệp cấp ba và sớm có nguyện vọng theo đuổi môn hội họa. Thời điểm đó, anh được tiếp cận, biết đến nghề xăm và xác định đây chính là đam mê của mình."Lúc tôi dừng việc học để đi học làm thợ xăm, chỉ có ba và chị gái là ủng hộ. Mẹ tôi không đồng ý vì cho rằng công việc này không ổn định. Nhưng buồn nhất có lẽ là phải nghe lời miệt thị, đầy định kiến của không ít người dành cho mình", chàng trai bộc bạch.Để có được tay nghề như hiện tại, anh Chương đã phải rèn luyện, thực hiện hàng trăm, hàng nghìn hình xăm với độ khó khác nhau (Ảnh cắt từ clip: Nhân vật cung cấp).Vượt qua được những rào cản đó, Chương mất 1 năm để rèn luyện. Học nghề tại tiệm xăm, gặp một người thầy nghiêm khắc, Chương nhớ mãi những lần phải phác thảo liên tục trên 20-30 trang giấy A4, ám ảnh việc vẽ trên miếng da giả đến mức ngỡ như đã nản chí.Nhưng rồi từ đó chàng trai đã rèn luyện được tay nghề vững vàng và trở thành người thợ thực thụ. Giờ đây, anh Chương có thể kiếm 20-40 triệu đồng/tháng nhờ vào công việc xăm nghệ thuật.Những hình xăm mức độ càng khó, người thợ càng thích thú thử thách bản thân (Ảnh cắt từ clip: Nhân vật cung cấp)."Có được một công việc ổn định, nuôi sống bản thân và giúp đỡ gia đình, tôi càng hạnh phúc hơn khi đó là nghề phù hợp với đam mê. Bản thân tôi sẽ rèn luyện thêm tay nghề để nâng tầm môn nghệ thuật này, dùng hành động để xóa dần sự miệt thị", Chương ấp ủ.Công việc chân chính nào cũng cần được trân trọngHọa sĩ Trung Tadashi, chủ tiệm xăm nơi anh Chương đang làm việc, bộc bạch rằng hình xăm không phải là chuyện bốc đồng, chơi ngông bộc phát của người trẻ hay là thứ để giới giang hồ "khè" nhau. Ông chủ tiệm xăm nhấn mạnh những biểu hiện và ý nghĩa của hình xăm được ông cha sử dụng từ xa xưa, trong cả cuộc mưu sinh cũng như đời sống văn hóa, tinh thần.Anh Trung Tadashi (Ảnh: Nguyễn Vy)."Theo đuổi xăm hình nghệ thuật, người nghệ sĩ phải biết cách kết hợp các chi tiết sao cho hợp lý và uyển chuyển. Hơn hết, hình phác thảo từ trước phải thật tinh xảo, thể hiện được dụng ý, tâm thế của chủ nhân.Tôi từng bỏ ra hơn 7 tiếng đồng hồ để thiết kế một tác phẩm hình xăm trên giấy A4 và chuyện đó vô cùng bình thường khi người thợ đặt tâm huyết vào công việc", Trung bộc bạch.Theo họa sĩ Trung Tadashi, người nghệ sĩ xăm hình và người thợ xăm hình cùng làm một công việc giống nhau thế nhưng linh hồn của tác phẩm tạo ra chính là thứ khác biệt."Vì thế đừng chỉ nghĩ "trăm hay không bằng tay quen". Đã làm nghề, cần rèn luyện tâm hồn để trở thành một nghệ sĩ. Cái tâm chi phối đôi mắt, đôi mắt điều khiển đôi tay, đôi tay tạo nên tác phẩm, và tác phẩm đó sẽ mang linh hồn của người sáng tạo, thể hiện phong cách riêng của người nghệ sĩ", Trung Tadashi đúc kết.
Công nhân phơi mình dưới nắng 40 độ C, chạy nước rút làm cao tốc Bắc - Nam
Nắng nóng như vắt kiệt sức người lao động trên công trường cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt. Công nhân tìm mọi cách chống nóng để chạy đua tiến độ, đưa công trình về đích đúng thời hạn.
Chạy đua với nắng nóng và tiến độChỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa là đến thời hạn chót thông xe tuyến cao tốc thành phần Diễn Châu (Nghệ An) - Bãi Vọt (Hà Tĩnh) thuộc cao tốc Bắc - Nam. Đây cũng là thời điểm Nghệ An bước vào mùa nắng nóng.Thời tiết khắc nghiệt chính là một trong những lực cản mà các đơn vị thi công phải vượt qua để cán đích tiến độ vào ngày 30/4.Hầm Thần Vũ được xác định là hạng mục "đường găng" dự án cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (Ảnh: Lê Đức).Tại công trường thi công cầu hầm Thần Vũ (xã Nghi Đồng, huyện Nghi Lộc, Nghệ An), không khí lao động hết sức khẩn trương. Từ 8h, người lao động đã bắt đầu cảm nhận nắng nóng gay gắt đổ xuống đầu.Anh Nguyễn Xuân Mạnh, kỹ sư Công ty TNHH Hòa Hiệp cho biết, hầm Thần Vũ là hạng mục "đường găng" tiến độ của dự án cao tốc thành phần Diễn Châu - Bãi Vọt. Đây cũng là hạng mục được đánh giá khó nhất, khi toàn bộ hầm chạy xuyên qua núi trong nền địa chất phức tạp.Đến thời điểm này, đơn vị thi công đang lắp cốp pha để đổ bê tông 2 vị trí vỏ hầm, dài gần 170m. Cùng với đó, việc đổ nền đường hầm cũng đang được gấp rút hoàn thành. Công nhân phơi mình dưới nắng nóng 38-39 độ C để hoàn thành công việc (Ảnh: Hoàng Lam)."Chúng tôi phấn đấu hoàn thành sơ bộ công trình vào ngày 20/4, cán đích tiến độ trước 10 ngày so với yêu cầu của Bộ Giao thông vận tải. Để kịp tiến độ, đơn vị tổ chức thi công 3 ca, thợ thuyền, kỹ sư thay nhau làm việc xuyên ngày đêm.Thời tiết nắng nóng khiến các ca làm việc ban ngày gặp khó khăn nhưng anh em đều quyết tâm vượt nắng. Cùng với đó, chúng tôi luôn nhận được sự động viên, hỗ trợ vật chất, tinh thần từ công ty", anh Mạnh cho biết thêm.Anh Nguyễn Mạnh Hùng (43 tuổi, quê Thái Bình, đơn vị nhà thầu phụ) cùng tốp công nhân của mình đang lắp đặt cốp pha trượt để đổ vỏ hầm Thần Vũ.Giữa sân bê tông, khối sắt khổng lồ như lò nung nhưng tốp công nhân vẫn miệt mài làm việc. Họ chỉ dừng tay đôi lát, khi cần tiếp nước hay lau dòng mồ hôi chảy vào mắt cay xè.Một công nhân phủ thêm chiếc áo trên mũ để che chắn nắng (Ảnh: Hoàng Lam)."Công việc liên tục phải di chuyển, không thể dựng lán trại nên chúng tôi chấp nhận làm giữa nắng nóng. Cũng may anh em toàn là dân công trình cả, quen với nắng, gió rồi. Chỉ mong thời tiết khô ráo để chúng tôi hoàn thành công việc đúng tiến độ", anh Hùng thông tin.Ngồi giữa sân bê tông cảm tưởng "không thể thở được"Tầm 15h, mặt trời bắt đầu ngả về hướng tây, chiếu tia nắng vào gáy, lưng tốp thợ làm sắt. Trời đứng gió, sức nóng từ sắt thép, sân bê tông dội lên khiến chị Nguyễn Thị Sương (35 tuổi, trú xã Nghi Đồng, Nghi Lộc, Nghệ An) cảm giác kiệt sức, phải tạm dừng công việc, vào lán ngồi nghỉ.Hộp đựng nước đá đã hết veo, chị Sương với chai nước lọc đã nóng rẫy vì để ngoài trời, uống từng ngụm lớn. Tháo 2 lớp khăn choàng đầu, mặt, gỡ những lọn tóc bết nước, dính vào trán, chị Sương liên tục dùng chiếc nón quạt để xua tan sức nóng.Nữ công nhân mặc áo điều hòa hoặc trang bị thêm mũ, nón, găng tay để chống lại nắng nóng gay gắt đầu mùa (Ảnh: Hoàng Lam).Người phụ nữ này mới đến công trường làm việc được hơn 1 tháng nay. Công việc của chị là vận chuyển những thanh thép và xếp những khung sắt đã được uốn để tạo giằng đổ bê tông.Chị Sương bắt đầu công việc từ 7h đến 11h30 trưa, buổi chiều từ 13h30 đến 17h30. Công việc này giúp chị Sương kiếm được 400.000 đồng/ngày. Chồng chị Sương là thợ cắt sắt ở đây, mức thu nhập tương tự.Với 800.000 đồng/ngày, vợ chồng chị kiếm đủ để nuôi 3 con nhỏ và chăm sóc bố mẹ già yếu. Với vợ chồng chị Sương, có công việc, mức thu nhập ổn định trong thời điểm này là điều may mắnNắng nóng khiến người lao động liên tục phải tiếp nước (Ảnh: Hoàng Lam)."Nắng nóng bắt đầu từ 3 ngày trước, nắng nhất là hôm qua, ngồi giữa sân bê tông cảm tưởng như không thể thở được. Sau 3 ngày nắng, cơ bản chúng tôi dần thích ứng được với nắng nóng.Ngoài trang bị áo bảo hộ dày hoặc áo điều hòa, khăn, mũ, mang theo nước mát, chúng tôi cố gắng đi làm sớm hơn, kết thúc công việc muộn hơn để tránh nóng đỉnh điểm trong khoảng 11-13h", chị Sương cho hay.Phía bắc hầm Thần Vũ, các đơn vị thi công đang gấp rút hoàn thiện những hạng mục cuối cùng như hệ thống điện chiếu sáng, hào kỹ thuật, thoát nước... Khoảng 10-15h là đỉnh điểm nắng nóng trong ngày, cộng với sức nóng từ các khối bê tông, thiết bị hạng nặng phả ra, nhiệt độ cảm nhận lên tới 40 độ C.Tốp công nhân vào lán tạm nghỉ ngơi do trời nắng nóng (Ảnh: Hoàng Lam).Anh Nguyễn Thọ Trung (43 tuổi, trú xã Đại Sơn, Đô Lương, Nghệ An) mồ hôi ướt đẫm chiếc áo bảo hộ, đang đo đạc kích thước để hoàn thành khung đổ trụ bê tông. Khuôn mặt người đàn ông đỏ ửng vì nắng. Để chống nóng, anh Trung bọc chiếc khăn bên ngoài mũ bảo hộ."Nóng quá, đôi lúc tôi cảm thấy như ngộp thở, chúng tôi phải uống nước liên tục để bù nước. Mặc dù thời tiết khắc nghiệt nhưng mọi người động viên nhau cố gắng để hoàn thành khối lượng công việc trong ngày", anh Trung cho hay.
Độ Mixi mất kênh doanh thu 3,7 tỷ đồng/tháng: Rủi ro của nghề Youtuber
Nhiều người làm nghề Youtuber chia sẻ rủi ro nghề nghiệp sau sự cố Độ Mixi bị mất kênh Youtube MixiGaming hàng triệu lượt theo dõi vào sáng nay.
Sáng 2/4, Youtuber Độ Mixi (tên thật là Phùng Thanh Độ) cho biết kênh Youtube MixiGaming của anh đã bị hack (tài khoản bị mất kiểm soát).Theo đó, trang Youtube của Độ Mixi có 7,33 triệu người theo dõi đã bị ẩn toàn bộ video, đổi ảnh đại diện và banner thành một đồng tiền số. Chưa thể đánh giá thiệt hạiTrước sự cố này, anh Nguyễn Minh Tân, chuyên gia đào tạo livestream (phát trực tiếp) trên nền tảng số, cho hay hiện tại vẫn chưa thể thống kê con số cụ thể về thiệt hại của Youtuber Độ Mixi.Tuy nhiên, anh Tân ước tính, nếu thu nhập từ kênh Youtube, quảng cáo của Độ Mixi là hàng trăm triệu đồng hoặc hàng tỷ đồng/tháng, đó có thể là thiệt hại mà Youtuber này sẽ phải chịu.Theo anh này, tình trạng bị mất kênh Youtube nói riêng, các kênh trên nền tảng số khác nói chung là chuyện thường xuyên xảy ra.Độ Mixi bị hack kênh Youtube 7,3 triệu người theo dõi (Ảnh: Chụp màn hình)."Người càng nổi tiếng, nhiều lượt theo dõi thì càng dễ bị mất tài khoản. Vì 90% tài khoản bị mất thì không thể lấy lại được là do bị hack. Còn nếu mất do quên mật khẩu thì người dùng hoàn toàn có cơ hội lấy lại được", anh Tân nói.Ngoài thiệt hại về thu nhập, Độ Mixi còn bị ảnh hưởng về định hướng nội dung mà anh đã gầy dựng trong suốt thời gian qua.Để đạt được hàng triệu lượt theo dõi và lượt xem "khủng", Độ Mixi đã phải xây dựng nội dung theo định hướng riêng trong thời gian dài.Giờ đây, khi bị mất kênh, anh phải xây dựng lại từ đầu và phải chờ bắt được trend (xu hướng) thì mới mong nhanh chóng đạt được lượt theo dõi, lượt xem như trước.Rủi ro của nghề YoutuberTừ sự cố vừa gặp phải của Độ Mixi, anh Trần Mạnh Cường, Youtuber sống ở Kon Tum với kênh "Cường - Làm phim nghiệp dư" cũng từng gặp trường hợp tương tự.Theo anh Cường, nếu trường hợp mất kênh của Độ Mixi là sự cố kỹ thuật, Youtube sẽ có đội ngũ hỗ trợ để lấy lại kênh. Còn nếu mất kênh nguyên nhân do người dùng sẽ phiền phức hơn.Về sự cố kỹ thuật, Youtuber này cho biết thường là do hacker hay bên thứ 3 làm thủ thuật chiếm quyền của Youtuber.Theo anh này, không ít những người làm nghề gặp trường hợp tương tự. Tuy nhiên, kênh của Độ Mixi có lượt theo dõi rất lớn, sẽ được ưu tiên xử lý để sớm khắc phục được hậu quả.Sự cố mất kênh mà anh Cường gặp phải năm 2020 (Ảnh: NVCC).Bản thân anh Trần Mạnh Cường cũng từng rơi vào trường hợp tương tự năm 2020. Anh nhận được email với nội dung muốn hợp tác để quảng cáo, trong email đính kèm link có mã độc. Do vô ý, anh đã truy cập vào đường link đó và mã độc tự kích hoạt, chạy thuật toán xâm nhập vào máy tính, chiếm quyền, lấy thông tin email, mật khẩu, tài khoản Google, Youtube.Sau này, anh Cường phân tích mới biết được đó không phải người làm mà do lập trình robot để tự động tìm kiếm lỗ hổng. Khi chiếm đoạt được quyền, các mã độc chạy tự động để lấy lượt truy cập của kênh, tìm kiếm lợi ích đến khi chủ kênh lấy lại được. Bấy giờ, anh Cường cho biết kênh Youtube của anh có lượt theo dõi còn nhỏ bé, khoảng 150.000 lượt theo dõi. Anh đã mất 3 ngày để khắc phục.Trao đổi về thiệt hại của việc bị mất kênh, Youtuber này cho biết, do đây là sự cố bất khả kháng nên chủ kênh không phải đền bù với những hợp đồng đã ký kết."Phần mất mát ở đây chính là khoảng thời gian quảng cáo của các nhãn hàng, đối tác của Youtube. Phần này được đo lường theo lượt xem nên cũng rất khó để ước tính cụ thể", anh Cường nói.Sau khi sự cố xảy ra, anh Cường tỏ ra vô cùng lo lắng, sợ rằng sẽ mất kênh vĩnh viễn. Tuy nhiên, anh đã liên hệ trực tiếp với đội ngũ Youtube. Họ nói chuyện trực tiếp, hướng dẫn anh từng bước khắc phục sự cố."Tôi cung cấp đầy đủ thông tin, email, thông tin lấy lại tài khoản mình nhớ được", anh Cường chia sẻ.Anh cho biết, hiện nay vẫn nhận được email đính kèm mã độc như vậy. Do đã rút được kinh nghiệm cho bản thân nên sẽ không "mắc bẫy" thêm nữa. Tuy nhiên, anh cho biết các email mã độc này ngày càng tinh vi, chân thật nên người dùng cần phải đề phòng, nâng cao cảnh giác.Độ Mixi (Phùng Thanh Độ, sinh năm 1989, Cao Bằng) nổi tiếng với biệt danh "Tộc trưởng" và là một mảnh ghép trong "Tứ hoàng streamer" Việt Nam.Trước đó, anh chỉ là nhân viên văn phòng bình thường, có sở thích chơi game. Hồi năm 2017, streamer PewPew chính là người giúp anh được biết đến nhiều hơn.Sau đó, Độ Mixi sáng lập nên đội tuyển đi thi đấu PUBG chuyên nghiệp. Theo công bố của mới đây từ Google, tài khoản Độ Mixi đang dẫn đầu top 10 nhà sáng tạo YouTube tại Việt Nam, với 4,45 triệu subcriber, có thu nhập 3,35 - 53 tỷ đồng/năm.Nam streamer được chú ý hơn khi bước ra từ chương trình Sao nhập ngũ 2022. Cuộc sống hạnh phúc cùng vợ và hai con của anh cũng được cộng đồng mạng ngưỡng mộ.
Chốt căn biệt thự, sale bất động sản nhận thưởng 300 triệu, 1 cây vàng
Đến giờ, anh K. vẫn không thể quên việc tức tốc chạy từ Hà Nội về Hà Nam để chốt bán căn biệt thự với khách hàng lúc 22h. Cả đêm hôm đó, K. không ngủ được vì quá vui mừng.
Hoa hồng tiền trăm... triệuNhận thấy lĩnh vực digital marketing (tiếp thị số) rất cần thiết trong các doanh nghiệp, L.Q.K. (quê ở Hà Nam) đã quyết tâm theo học ngành này tại một trường cao đẳng ở Hà Nội.Có người nhà làm trong lĩnh vực bất động sản, anh K. nhận làm công việc bán thời gian liên quan đến việc chạy quảng cáo cho mảng sản phẩm này khi là sinh viên năm cuối.Tiếp đà này, sau khi tốt nghiệp, K. định hướng, lựa chọn xin vào làm marketing cho một công ty bất động sản có tiếng tại Hà Nội vào đầu năm 2023.22 tuổi, chưa có quá nhiều va chạm trong ngành, K. không ngừng tự học hỏi, trau dồi kiến thức, kinh nghiệm từ những người đi trước.Dự án được anh K. tư vấn cho khách hàng (Ảnh: NVCC).Lúc này, anh được nhận lương cơ bản hơn 5 triệu đồng/tháng và thêm hoa hồng nếu tìm kiếm được khách hàng nhờ hoạt động chạy quảng cáo facebook.Nếu môi giới, chăm sóc, phát triển và bán được nhà thì anh mới nhận thêm một khoản hoa hồng.Để cải thiện thu nhập, không chỉ làm một nhân viên chạy quảng cáo, anh còn tự nâng tầm bản thân, trở thành nhân viên bán hàng.Trở thành sale bất động sản với xuất phát điểm là con số 0, anh K. tự nguyện xin được theo chân những người đi trước xuống từng dự án, gặp khách hàng để có những trải nghiệm thực tế."Lúc đó, các anh chị trong cơ quan đi tỉnh xa như Thanh Hóa, Quảng Ninh để đàm phán với khách hàng, tôi đều xin đi theo. Trong quá trình này, tôi được quan sát cách họ trao đổi, nói chuyện với từng nhóm khách hàng khác nhau. Từ đó, tôi dần trau dồi, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân", anh K. kể.6 tháng làm việc, theo chân "tiền bối" đi muôn nơi nhưng anh K. vẫn chưa có khách hàng cũng như chưa bán được bất kì căn hộ nào. Không nản lòng, anh tiếp tục nỗ lực trên hành trình đã chọn.Anh K. chia sẻ: "Sống ở thủ đô, nhà đi thuê, công việc chưa ổn định khiến tôi cũng lao đao trong thời điểm này. Để có tiền chi tiêu, tôi phải vay tạm của bố mẹ, hứa "bao giờ làm ra tiền con sẽ bù đắp".Sau 1 tuần chạy quảng cáo cho dự án mới, hoạt động này đã kích thích được khách hàng tìm đến dự án thông qua mạng xã hội facebook. Sau khi khách hàng để lại số điện thoại, anh K. chớp cơ hội gọi điện trao đổi, tư vấn với khách.Sau 3 lần gặp gỡ, khách hàng quyết định "chốt" biệt thự ven đô ở tỉnh Hà Nam với giá trị 13,6 tỷ đồng.Về căn hộ đầu tiên bán được, nam nhân viên sale đến giờ chưa thể quên cảm giác áp lực, hồi hộp xen lẫn vui sướng đã trải qua khi đó. 20h hôm đó, khách hàng gọi điện, muốn gặp trực tiếp tại Hà Nam. K. tức tốc di chuyển từ Hà Nội về tỉnh bạn.K. đánh giá, khách hàng là những người trẻ nhưng khá quyết đoán. Kết quả, khách chốt đặt cọc, mua biệt thự trong đêm, sau 3 lần gặp gỡ. Trở về Hà Nội, cả đêm hôm đó, anh K. không thể chợp mắt vì niềm vui quá lớn.May mắn liên tục đến với nhân viên môi giới bất động sản này. Một khách hàng được anh chăm sóc cách đó 3 tháng chốt căn chung cư ở quận Nam Từ Liêm nhờ tư vấn của anh. Như vậy, chỉ sau 1 tuần nhận mức tiền thù lao hậu hĩnh, anh lại tiếp tục bán thêm được một căn hộ trong dự án khác.Theo anh K., đó là một khách hàng người Việt đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản. Trước đó, họ có hỏi một dự án khác nhưng đã nhà bán hết. Song thấy được nhu cầu khách hàng vẫn còn, anh đã tiếp tục tìm kiếm, gợi ý và chăm sóc vị khách."Chị khách có nói là rất ấn tượng với tôi về sự nhiệt tình. Mở mắt ra đã thấy tôi hỏi thăm ân cần, gửi lời chúc tốt đẹp. Chính vì vậy, khi có nhu cầu mua nhà, chị đã gọi tôi", nam nhân viên sale bất động sản chia sẻ.Kết quả của việc dành nhiều tháng chăm sóc khách hàng, anh nhận được trái ngọt. Căn chung cư được bán với giá 4,5 tỷ đồng.Tổng kết sau 1 năm làm công việc môi giới, tổng tiền hàng anh bán được lên tới 110 tỷ đồng.Nhìn nhận về lĩnh vực bất động sản, K. cho rằng, giữa năm 2022 đến giữa năm 2023, thị trường chững lại, nhiều nhân viên môi giới không thể bám trụ với nghề, chuyển sang những công việc khác.Tuy nhiên, theo anh, từ giữa năm 2023 đến nay, thị trường ổn định. Số nhân sự làm môi giới bất động sản trở lại nhanh chóng. Xét trong công ty anh đang làm việc, số nhân viên sale đã chạm mốc 700 người, tăng 300 nhân sự so với đầu năm.Cạnh tranh khốc liệtNếu bán được nhà ở các dự án, mức thưởng hoa hồng rất lớn. Song, sự cạnh tranh trong công việc khá khốc liệt. Anh K. cho rằng, muốn bán được hàng thì việc tìm kiếm khách rất quan trọng. Được đào tạo về ngành marketing, anh biết cách tối ưu việc tìm kiếm khách hàng, chọn người có tài chính tốt, có nhu cầu thực.Muốn bán được căn bộ, điều tiên quyết phải tìm kiếm được khách hàng (Ảnh: NVCC).Chi phí bỏ ra để chạy quảng cáo trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản khá lớn. Với một chiến dịch quảng cáo cho dự án mới kéo dài gần 1 tháng, mỗi ngày anh này phải bỏ ra 2 triệu đồng chạy quảng cáo tìm kiếm khách.Hiện nay, trên thị trường bất động sản nhan nhản môi giới. Nhiều trường hợp một khách quan tâm dự án mà có tới 5 nhân viên môi giới tìm đến chăm sóc.Vì vậy, ngoài kiến thức về dự án, bất động sản, bản thân người làm môi giới phải tự học hỏi về luật đất đai, lãi suất ngân hàng, chứng khoán, giá vàng…"Môi giới thể hiện được sự chân thành, tạo được niềm tin của khách hàng mới là người thắng cuộc. Trong vô vàn người đang tư vấn, khách hàng chọn bạn cũng mới chỉ là thành công bước đầu", nam nhân viên sale đúc kết.Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, Việt Nam hiện có khoảng 100.000 cá nhân hành nghề môi giới đang hoạt động, làm việc chính thức tại các tổ chức kinh doanh chuyên nghiệp.Thị trường bất động sản hiện có nhiều chuyển biến tích cực. Trong những tháng đầu năm 2024, nhiều dự án bất động sản được giới thiệu ra thị trường. Các đơn vị môi giới vẫn tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyển quân để chuẩn bị cho các dự án mới.
Hết thời "hái" ra tiền, sale xe ô tô rủ nhau bỏ nghề
Chỉ trong vòng 2 năm, thu nhập của sale ô tô ở TPHCM đã giảm 1/3, chỉ còn khoảng 10 triệu đồng/tháng. Do vậy, không ít người bỏ nghề hoặc làm thêm 2, 3 công việc mới đủ kinh phí lo cho gia đình.
Bỏ nghề hàng loạt Anh Nguyễn Văn Ninh (25 tuổi, quê Hà Tĩnh) cho hay, đã phải bỏ ngang công việc sale (bán hàng) ô tô gắn bó gần 10 năm. Trước đây anh làm tại cửa hàng xe ô tô cũ trên đường Quốc lộ 13 (TP Thủ Đức, TPHCM). Nghỉ việc là quyết định rất khó khăn với anh lúc này nhưng anh không còn lựa chọn nào khác. "Những năm trước thị trường xe ô tô cũ sôi động, tôi thu nhập 20-25 triệu đồng/tháng. Với thu nhập này đủ để trang trải ở thành phố và có tiền gửi về quê cho bố mẹ. Nhưng từ năm 2023 đến nay thị trường trầm lắng, mỗi tháng thu nhập chỉ còn 8-10 triệu đồng", anh Ninh lý giải nguyên nhân nghỉ việc.Thị trường kinh doanh xe ô tô cũ trầm lắng, thu nhập thấp nên nhiều nhân viên nghỉ việc (Ảnh: Xuân Trường).Sau khi nghỉ làm sale ô tô, anh Ninh thử nộp hồ sơ xin việc ở một số nghề sale khác nhưng cũng không khả thi. Một số nơi thì không phản hồi hồ sơ, một số nơi lại trả lương quá thấp khiến anh quyết định bỏ luôn nghề sale. "Tôi vừa đăng ký khóa học nghề sản xuất chế tạo máy và học tiếng Hàn để sang Hàn Quốc làm việc với mức lương từ 40-50 triệu đồng/tháng. Khi tôi quyết định đi nước ngoài làm việc gia đình đều ủng hộ. Giờ tôi sang bên đó có người thân và bạn bè cùng quê nên cũng yên tâm", anh Ninh chia sẻ thêm.Cũng như anh Ninh, anh Mai Anh Đức (30 tuổi, quê Đắk Lắk), nhân viên bán hàng của một showroom ô tô cũ tại TPHCM, cũng vừa nghỉ việc vì thu nhập... chạm đáy. Anh Đức cho biết, tiền lương của nhân viên sale không cao mà tiền thưởng mới là nguồn thu nhập chính. Vì vậy khi không bán được xe, tiền lương chỉ đủ anh ăn sáng, uống cà phê với bạn bè chứ không thể lo cho gia đình. "Năm 2023, mỗi tháng tôi còn bán được 2-3 xe, thu nhập khoảng 15 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên từ đầu năm đến nay rất khó tìm được khách nên thu nhập chưa tới 10 triệu đồng/tháng", anh Đức chia sẻ.Để có tiền trang trải cuộc sống và lo cho gia đình, anh Đức cũng miệt mài tìm việc suốt thời gian qua nhưng vẫn chưa tìm được việc ưng ý. Trong thời gian chưa xin được việc, anh đành chấp nhận làm thêm nhiều việc bán thời gian để kiếm thêm. Theo tâm sự của anh Đức, không chỉ anh mà rất nhiều đồng nghiệp cũ của anh cũng đang trong tình trạng thất nghiệp. Nếu tình hình này kéo dài, có thể sẽ còn không ít sale ô tô bỏ nghề, đặc biệt là sale ô tô cũ. Chủ showroom cắt giảm nhân sự, hạn chế chi phíAnh Tuấn, chủ showroom ô tô cũ tại TP Thủ Đức chia sẻ, thời gian qua doanh thu đi xuống nên cửa hàng phải cho một số nhân viên nghỉ việc."Tình hình kinh doanh khó khăn kéo dài, tôi không chỉ giảm nhân sự mà phải thu nhỏ showroom mới có thể duy trì chờ thị trường sôi động lại", anh Tuấn than vãn.Những dòng xe phân khúc dưới 500 triệu đồng/xe được một số khách hàng quan tâm, nhưng lượng mua vẫn còn ít (Ảnh: Xuân Trường).Lý giải về việc kinh doanh khó khăn, anh Tuấn cho rằng, tình hình kinh tế khó khăn, khách hàng chọn để dành cho các khoản chi tiêu cần thiết khác hơn là mua ô tô - phương tiện được gọi là tiêu sản.Ngoài ra, trong năm qua, các nhà sản xuất, phân phối ô tô đã tung ra thị trường hàng chục mẫu xe mới, trải đều ở các dòng xe phổ thông cho đến xe sang."Trước kia khi bán một chiếc xe cũ mình chỉ cần sang tên cho khách trong 2-3 ngày. Còn bây giờ có những xe gần 1 tháng mới xong hồ sơ.Cũng vì chưa xong hồ sơ nên khách chỉ trả một nửa tiền và nợ lại số còn lại đợi khi rút được hồ sơ thì thanh toán nốt nên rất khó khăn về vốn", anh Tuấn nói thêm.Những xe ô tô phân khúc trên 500 triệu đồng/xe khó tìm được khách (Ảnh: M.T.).Không chỉ anh Tuấn, nhiều người buôn xe ô tô cũ nhận định, tình hình kinh doanh xe cũ vốn đã trầm lắng, nay lại càng ảm đạm hơn.Để tìm được khách hàng có nhu cầu mua xe ô tô cũ, các showroom ô tô đang đẩy mạnh bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội. Đồng thời cắt giảm nhân sự và thu hẹp mặt bằng showroom để giảm bớt chi phí.Anh Nguyễn Hải Linh, khách hàng đang tìm mua xe ô tô với tài chính từ 300-500 triệu đồng, cho hay, để chọn được xe ưng ý, anh đã lên mạng xã hội xem mẫu mã, tuy nhiên khi đến trực tiếp kiểm tra xe thì không như ý muốn."Hiện nay rất nhiều mẫu xe đời mới rất đẹp nhưng giá ở mỗi showroom vẫn có sự chênh nhau 10-20 triệu đồng/chiếc. Do đó, việc chọn xe phải thật kỹ lưỡng, đặc biệt là phần động cơ.  Thời gian này nguồn xe bán nhiều nên tôi sẽ xem kỹ, chiếc nào đảm bảo chất lượng mới mua", anh Linh cho hay.Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), trong tháng 2/2024, doanh số bán hàng của toàn thị trường đạt 11.633 xe, giảm 40% so với tháng 1/2024, giảm 50% so với tháng 2/2023. Tình trạng tương tự cũng diễn ra tại thị trường xe đã qua sử dụng, thậm chí còn giảm mạnh hơn.
Ngoài tiền lương, an toàn lao động là vấn đề quan trọng với người lao động
Tại buổi làm việc với các doanh nghiệp thuốc lá, Thứ trưởng Lê Văn Thanh cho biết, ngoài tiền lương thì môi trường làm việc, công tác an toàn lao động có vai trò hết sức quan trọng với người lao động.
Sáng 29/3, đoàn công tác của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sáng 29/3 đã có buổi làm việc với doanh nghiệp sản xuất thuốc lá tại Hà Nội, nhằm nắm bắt tình hình triển khai công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và kế hoạch hưởng ứng Tháng hành động ATVSLĐ năm 2024.Đoàn công tác Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội làm việc với Công ty Thuốc lá Thăng Long (Ảnh: Gia Đoàn).Báo cáo với lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH, ông Nghiêm Xuân Toàn, Phó TGĐ Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam cho biết, năm 2023, tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng tình hình sản xuất kinh doanh của tổng công ty năm 2023 có nhiều tín hiệu khởi sắc.Thứ trưởng Lê Văn Thanh, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Tháng hành động ATVSLĐ Trung ương (Ảnh: Gia Đoàn).Giám đốc Công ty Thuốc lá Thăng Long Nguyễn Hữu Kiên cho biết, công tác an toàn, vệ sinh lao động luôn được tổng công ty và công ty quan tâm, quán triệt hành động xuyên suốt nhiều năm qua.Hàng tháng, Hội đồng ATVSLĐ công ty đều kiểm tra chuyên đề, 6 tháng tổ chức kiểm tra toàn diện công tác ATVSLĐ tại các đơn vị trong Công ty.Ban ATVSLĐ của đơn vị hàng ngày, hàng tuần cũng tiến hành kiểm tra công tác ATVSLĐ tại đơn vị. Cùng với đó, kiểm tra toàn diện theo quý để nhắc nhở người lao động thực hiện công tác ATVSLĐ tại nơi làm việc. Sau kiểm tra có nhận xét, đánh giá vào sổ ghi biên bản, chấm điểm cuối tháng về công tác ATVSLĐ.Mặt khác, Ban cũng thường xuyên nhắc nhở người lao động sử dụng đúng, đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, thực hiện vệ sinh công nghiệp và kịp thời phát hiện những hiện tượng có nguy cơ mất an toàn, đề xuất ý kiến với Lãnh đạo Công ty xem xét giải quyết."Công ty có trạm y tế, có bác sĩ, y tá, điều dưỡng để quản lý, chăm sóc sức khỏe cho người lao động. Hằng năm, chúng tôi tổ chức khám chữa bệnh định kỳ cho cán bộ, công nhân viên, người lao động tối thiểu 1 lần. Ngoài ra, công ty có phòng vắt sữa cho lao động nữ đang nuôi con nhỏ", ông Kiên nói.Hiện, doanh nghiệp này đang tạo việc làm cho gần 1.900 lao động, với 3 công ty con ở các tỉnh Thanh Hóa, Bắc Ninh và Đà Nẵng. Bên cạnh đó, lãnh đạo công ty luôn quan tâm tới đời sống, thu nhập, chế độ và môi trường làm việc của người lao động.Ông Nghiêm Xuân Toàn, Phó TGĐ Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Ảnh: Gia Đoàn).Vui mừng về những thông tin đại diện doanh nghiệp báo cáo, Thứ trưởng Lê Văn Thanh ghi nhận và biểu dương toàn ngành thuốc lá đã nỗ lực trong năm 2023 đầy biến động, nhiều khó khăn và thách thức. Trong đó, công ty tiếp tục duy trì ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo việc làm, thu nhập cho người lao động.Thứ trưởng nhấn mạnh, không chỉ mỗi tiền lương, môi trường làm việc, công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt đối với một doanh nghiệp đặc thù như công ty thuốc lá.Thời gian tới, lãnh đạo Bộ mong muốn tổng công ty tiếp tục quan tâm, chú trọng đến việc tăng năng suất lao động, cải thiện đời sống của người lao động.Ngoài ra, Thứ trưởng đề nghị lãnh đạo công ty tiếp tục quan tâm vấn đề an toàn, vệ sinh lao động, môi trường làm việc cho người lao động trong thời gian tới.
Nghề có thu nhập cả tỷ đồng mỗi lần giao dịch vẫn "hẻo" người làm
Anh Nguyễn Văn Quang (35 tuổi, TPHCM) cho hay, môi giới bất động sản (BĐS) công nghiệp có thu nhập từ vài chục đến vài trăm triệu đồng/giao dịch, thậm chí có những thương vụ thu nhập hàng tỷ đồng.
Theo anh Quang, nghề môi giới BĐS công nghiệp là một nghề rất đặc thù, có tính phức tạp cao và chịu sự ràng buộc của nhiều quy định pháp luật."Thời gian để hoàn thành một giao dịch khá dài, thường từ 3 đến 6 tháng, có những giao dịch kéo dài cả năm. Tuy nhiên, đổi lại thu nhập của môi giới BĐS công nghiệp rất hấp dẫn.Tôi thường có thu nhập cả trăm triệu đồng/giao dịch, thậm chí có những thương vụ có giá trị rất lớn nên thu nhập cả tỷ đồng", anh Quang cho hay.Nghề môi giới BĐS công nghiệp có thu nhập vài trăm triệu đến cả tỷ đồng/mỗi giao dịch thành công (Ảnh: Xuân Trường).Theo anh Quang, thu nhập của nhân sự làm việc trong lĩnh vực BĐS công nghiệp gồm: lương cơ bản, tiền hoa hồng, tiền thưởng doanh số, tiền thưởng KPI,…"Đối với nhân viên mới ra trường hoặc ít kinh nghiệm thì mức lương 12-18 triệu đồng/tháng. Đối với nhân sự giám sát, trưởng phòng 20-40 triệu đồng/tháng.Đối với nhân sự cấp cao, cấp chiến lược thì thu nhập 40-100 triệu/tháng, nhân sự của các công ty nước ngoài lên đến hàng trăm triệuđồng/tháng", anh Quang cho hay.Sau 5 năm làm nghề môi giới BĐS công nghiệp, anh Quang đã mua được nhà ở TPHCM. Sắp tới anh Quang có dự định sẽ mở công ty chuyên về lĩnh vực BĐS công nghiệp là logistics.Chia sẻ về nghề môi giới BĐS công nghiệp, ông Mai Tiến Nam - Giám đốc Công ty TNHH ICD N.P. - cho biết: "Để trở thành nhân sự giỏi trong lĩnh vực BĐS công nghiệp, đòi hỏi người lao động phải có kiến thức chuyên sâu về ngành BĐS và các ngành liên quan như tài chính, ngân hàng, luật, markerting,…".Ông Nam cũng cho hay, khách hàng phần lớn là người nước ngoài, vì thế yêu cầu khả năng ngoại ngữ là rất cao."Người theo nghề còn phải giỏi về kỹ năng đàm phán, giao tiếp và thuyết phục khách hàng, kỹ năng tổ chức các hội thảo, xúc tiến đầu tư, kỹ năng chốt khách và chăm sóc khách hàng", ông Nam lưu ý.Ngoài ra, phải thiết lập và vận hành tốt, hiệu quả được hệ sinh thái BĐS công nghiệp để hỗ trợ khách hàng, nhà đầu tư từ khâu tiếp nhận nhu cầu thuê BĐS công nghiệp cho đến khi đi vào vận hành sản xuất, kinh doanh.Hệ sinh thái quan trọng nhất là nguồn lao động, nhà cung cấp nguyên vật liệu, vận tải...Năm 2024, phân khúc nhà xưởng xây sẵn được nhiều doanh nghiệp thuê để đặt nhà máy sản xuất, kinh doanh (Ảnh: Xuân Trường).Dự báo về thị trường BĐS công nghiệp thời gian tới, ông Nam khẳng định: BĐS công nghiệp năm 2024, vẫn tiếp tục là "cánh chim đầu đàn" dẫn dắt thị trường, giá thuê và tỉ lệ lấp đầy đều tăng, nguồn cung và lực cầu sẽ tăng mạnh, nhất là các sản phẩm đất công nghiệp, nhà xưởng xây sẵn.Bên cạnh đó sản phẩm nhà kho xây sẵn cho thuê là một trong những phân khúc dự báo tăng trưởng mạnh mẽ.Để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng mạnh mẽ trong lĩnh vực BĐS công nghiệp trong năm 2024, hiện nay có rất nhiều công ty, đại lý tư vấn đầu tư BĐS công nghiệp đang tuyển dụng lượng lớn nhân sự tốt để phục vụ hoạt động kinh doanh.
Dịch vụ "chạy sô" cà số xe ô tô, kiếm hàng trăm triệu đồng mỗi tháng
Anh Hoàng Minh Trí (34 tuổi, quê Thừa Thiên Huế) "chạy sô" cà số khung, số máy xe ô tô, thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi tháng.
Nghề mới, "chạy sô" cà số xe ô tô, kiếm hàng trăm triệu đồng mỗi tháng (Video: Xuân Trường)Những năm gần đây người dân dọc Quốc lộ 13 (đoạn qua TP Thủ Đức, TPHCM) đã quen thuộc với hình ảnh người thanh niên gầy gò, da đen cháy, đôi tay đầy sẹo bỏng… mưu sinh bằng nghề cà số khung, số máy xe ô tô trên tuyến đường này.Nằm dưới gầm xe ô tô để cà số khung, anh Trí nói vọng lên, nghề này lúc nào người ngợm cũng nhem nhuốc vì thường xuyên chui dưới gầm xe để cà số khung, luồn mình vào trong capô đầy bụi bặm để cà số máy.Người cà số máy phải thọc tay sâu vào trong động cơ xe, luồn ngón tay vào từng ngóc ngách, không đơn giản (Ảnh: Xuân Trường)."Nghề này nghe có vẻ lạ và đơn giản nhưng xắn tay vào làm mới nếm đủ khó khăn, vất vả. Những người đã có kiến thức, kinh nghiệm thì 5-10 phút có thể cà xong một xe, còn không thì mất cả tiếng cũng chưa lấy được số", anh Trí nói về nghề của mình.Mỗi ngày, anh phải dậy từ sớm, cà số cho các cửa hàng, showroom (phòng trưng bày) ô tô để họ kịp làm hồ sơ rồi bàn giao xe cho khách. Nghề này dù vất vả, cơ cực nhưng đổi lại thu nhập ổn định. Mỗi ngày anh Trí cà được từ 30-40 xe. Mỗi xe cà 6 bộ số, tùy độ khó, dễ của xe mà tiền công được tính 300-400 nghìn đồng/xe.Anh Trí kể, năm 2015, anh rời quê vào TPHCM làm nghề sơn và sửa chữa xe ở gara ô tô. Trong quá trình làm thợ sửa ô tô, anh Trí thấy nhiều khách thuê cà số khung, số máy nhưng ít thợ nhận vì việc này mất rất nhiều thời gian, lăn lê gầm xe, hầm máy vất vả.Trong lúc đang cà số máy một xe ô tô, anh Trí vẫn liên tiếp nhận điện thoại, liền 5 cuộc từ các chủ salon ô tô khác để đặt lịch cà số (Ảnh: Xuân Trường).Sau những lần như vậy, tối về nằm trằn trọc suy nghĩ, anh Trí nhen nhóm ý định làm một thợ cung cấp dịch vụ cà số khung, số máy chuyên nghiệp.Cũng từ ngày đó anh thường xuyên nghiên cứu về các hãng xe, dòng xe rồi nhớ thuộc lòng vị trí số khung, số máy của từng loại xe. Năm 2021, anh Trí chính thức vào nghề cà số khung, số máy."Sau khi trải qua đủ khó khăn, đôi tay đã quen nghề, tôi nghỉ làm thợ sửa xe, trực tiếp tới các cửa hàng kinh doanh ô tô dọc tuyến đường Quốc lộ 13 để giới thiệu về dịch vụ nhận cà số khung, số máy.Mới đầu, các gara, showroom còn bỡ ngỡ nhưng vì đây là nhu cầu thiết thực nên càng về sau số người gọi tôi tới cà số càng nhiều", anh Trí trải lòng.Hiện tại, mỗi xe ô tô thường phải cà 5 bộ số khung, số máy (Ảnh: Xuân Trường).Cũng theo anh Trí, để cà số xe cần phải dùng loại giấy decal a4 đế vàng theo quy chuẩn của Cảnh sát giao thông, áp vào mặt dãy số dập nổi trên thân xe (chính là số khung và số máy của động cơ) và dùng bút chì cà lên trên mặt giấy để dãy số in lại trên giấy.Để cà số kịp thời cho các salon ô tô, hiện nay anh Trí đã tuyển thêm một số thợ trẻ, sau thời gian cầm tay chỉ việc, anh chia mối cho các thợ mới đi cà số."Để theo được nghề này cũng phải biết sửa xe ô tô một cách cơ bản. Một người mới theo nghề thì phải qua 1-2 năm mới hiểu, nắm được cấu trúc, bố trí khung gầm, động cơ từng dòng xe, đời xe, từ đó mới tìm ra vị trí dập số khung, số máy để cà", anh Trí cho hay.Những xe số khung, số máy ở vị trí dễ thì anh Trí cà 5-7 phút là xong (Ảnh: Xuân Trường).Anh Nguyễn Thái Tân, đại diện salon ô tô T. H. P., TP Thủ Đức, TPHCM cho biết, số khung xe ô tô là dãy số duy nhất được gắn vào khung xe, được sử dụng để nhận dạng chiếc xe.Số máy là dãy số duy nhất gắn vào động cơ xe, dùng để nhận diện động cơ của xe. Số máy thường được khắc trực tiếp trên block (khối) động cơ."Theo quy định, để đăng ký một chiếc xe mới, chủ xe phải cung cấp thông tin số khung và số máy cho cơ quan Công an nơi làm thủ tục đăng ký chiếc xe. Để có thể cung cấp thông tin này, chủ phương tiện phải biết được số khung số máy của phương tiện nằm ở vị trí nào để sao chép/ghi lại (cà)", anh Tân giải thích.Khó khăn nhất là việc chui dưới gầm xe ô tô máy dầu cà số vì vừa bụi bẩn, vừa nóng, lại hôi mùi dầu (Ảnh: Xuân Trường).Anh Tân cũng cho hay, cà số khung, số máy phải dùng loại giấy chuyên dụng. Một số trường hợp số khung số máy của xe ở vị trí phức tạp, khó với tới, người cà phải chui vào gầm xe, lách tay vào những khe động cơ xe để làm, rất khó khăn.Người lành nghề thì mất khoảng 5-15 phút, còn không quen thì mất 1-2 giờ mới cà xong các bộ số xe."Để kịp làm thủ tục và giao xe cho khách, mỗi lần bán xe, tôi đều gọi anh Trí đến cà số cho nhanh. Không chỉ tôi mà hầu hết salon dọc Quốc lộ 13 đều là mối quen của anh Trí", anh Tân nói.
2 năm "giấu bằng" làm việc trái nghề, lương chỉ 3-4 triệu đồng/tháng
Làm trái ngành học với mức lương không đủ ăn uống, đi lại, cô gái được bố đưa đi tìm việc.
Bố dẫn con đi tìm việcTham gia phiên giao dịch việc làm Hà Nội, ông N.T.C. (65 tuổi) cùng con gái đến tìm kiếm việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo và gần nhà. Ông C. chia sẻ, con gái ông tốt nghiệp đại học, chuyên ngành công nghệ chế biến nông nghiệp sau thu hoạch. Trước đó, khi định hướng con vào lĩnh vực này, gia đình nhìn nhận đây là công việc có nhiều cơ hội việc làm.Tuy nhiên, sau khi tốt nghiệp, thực tế con gái ông không tìm được việc làm đúng chuyên ngành. "2 năm qua, lúc thì cháu làm chuyên viên tư vấn bảo hiểm, lúc thì làm nhân viên chăm sóc khách hàng qua tổng đài điện thoại. Điều đáng nói, mức lương với công việc nào cũng chỉ 3-4 triệu đồng/tháng, không đủ tiền ăn uống, đi lại", ông C. nói thêm.Nhiều vị trí việc làm trống tại các phiên giao dịch việc làm (Ảnh: Hoa Lê).Thông qua các phiên giao dịch việc làm, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội Vũ Quang Thành thông tin, đơn vị nhận thấy các doanh nghiệp tuyển dụng đa dạng ngành nghề, nhưng tập trung chính là thương mại, dịch vụ về ăn uống, lưu trú, nhà hàng, khách sạn, du lịch.Thời gian tới, trung tâm tiếp tục tổ chức các phiên giao dịch việc làm để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng việc làm của doanh nghiệp và tìm việc của người lao động.Ông Thành cho biết, đơn vị mời các doanh nghiệp tham gia tuyển dụng ở hai phân khúc thị trường lao động (làm việc toàn thời gian, bán thời gian) để phục vụ nhu cầu tìm kiếm việc làm của người lao động và học sinh, sinh viên trên địa bàn Hà Nội. Đây cũng là cơ hội việc làm cho người lao động trên địa bàn.Thị trường lao động trở lại bình thường như trước dịchThông tin về tình hình lao động, việc làm quý I, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, thị trường lao động đã quay trở lại theo xu hướng phát triển bình thường như thời kỳ trước dịch Covid-19.Đó là lực lượng lao động thường giảm nhẹ so với quý trước, nhưng vẫn tăng so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thiếu việc làm tăng so với quý trước và cùng kỳ năm trước, tuy nhiên tỷ lệ thất nghiệp giảm, theo quy luật thường thấy ở quý có Tết Nguyên đán.Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong quý 1, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước ước tính là 52,4 triệu người (giảm 137.400 người so với quý trước và tăng 175.800 người so với cùng kỳ năm trước).Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là 68,5%. Lao động có việc làm ước tính là 51,3 triệu người, giảm 127.000 người so với quý trước và tăng 174.100 người so với cùng kỳ năm trước.Cơ hội việc làm cho sinh viên, người lao động (Ảnh: Hoa Lê).Báo cáo của Bộ này cũng nêu thực tế, trong những tháng đầu năm 2024 vẫn có hiện tượng mất cân đối cung - cầu lao động cục bộ và có sự phát triển không đồng đều giữa các vùng miền, khu vực, ngành nghề kinh tế; cơ chế kết nối cung - cầu và tự cân bằng của thị trường còn yếu.Chất lượng cung lao động còn nhiều bất cập, hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của một thị trường lao động hiện đại, linh hoạt, bền vững và hội nhập. Tính đến nay, khoảng 37,8 triệu người lao động chưa qua đào tạo từ sơ cấp trở lên.Để ổn định thị trường lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, thời gian qua vẫn tiếp tục chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển thị trường lao động, nhằm duy trì lực lượng lao động ổn định, góp phần phát triển kinh tế, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.Bộ cũng chỉ đạo các địa phương theo dõi chặt chẽ, nắm tình hình sản xuất - kinh doanh, lao động, việc làm, nhất là của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, để kịp thời có phương án hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động.
Gần ngàn việc làm lương 50 triệu đồng/tháng đang tuyển người
Hiện trên Cổng thông tin việc làm TPHCM có 789 vị trí công việc với chức danh chuyên gia, lao động kỹ thuật cần tuyển người với mức lương trung bình 50 triệu đồng/tháng.
Đăng nhập mục "Tuyển dụng theo Nghị định 70" trên Cổng thông tin của Trung tâm Dịch vụ việc làm TPHCM (https://vieclamhcm.com.vn), người lao động dễ dàng tìm thấy rất nhiều thông tin tuyển dụng mức lương rất cao.Đơn cử như Văn phòng đại diện Japan Airport Consultants, Inc. tại TPHCM tuyển Quản lý thiết kế nhà ga hàng hóa sân bay Long Thành. Mức lương cho vị trí này lên đến 125 triệu đồng/tháng mà trình độ yêu cầu chỉ là thạc sĩ chuyên ngành kiến trúc, kết cấu xây dựng.Cổng thông tin của Trung tâm Dịch vụ việc làm TPHCM đăng tải công khai các vị trí tuyển dụng lao động người nước ngoài với mức lương cao (Ảnh: Tùng Nguyên).Chi nhánh Công ty TNHH Tư vấn Thuế Deloitte Việt Nam đăng thông tin tuyển dụng Giám đốc phát triển thị trường khách hàng Nhật Bản làm việc tại quận 1. Mức lương cho vị trí này là 120 triệu đồng/tháng.Công ty TNHH CXC GLOBAL VN tuyển Trưởng phòng kinh doanh với mức lương 100 triệu đồng/tháng kèm theo rất nhiều quyền lợi hấp dẫn như được cung cấp trang thiết bị làm việc, tham gia bảo hiểm xã hội và các loại bảo hiểm khác với mức 100% lương…Đây là những vị trí mà các doanh nghiệp tại TPHCM có dự định tuyển dụng lao động là người nước ngoài. Theo quy định tại Nghị định 70/2023/NĐ-CP, các doanh nghiệp phải đăng tuyển công khai lao động Việt vào các vị trí việc làm trên. Nếu không tuyển được lao động người Việt đạt yêu cầu, doanh nghiệp mới được phép tuyển lao động là người nước ngoài.Theo bà Nguyễn Văn Hạnh Thục, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm TPHCM, hiện trung tâm đang có 789 vị trí, chức danh công việc còn trong thời hạn tuyển dụng người lao động Việt Nam theo Nghị định 70/2023/NĐ-CP. Mức lương trung bình của các vị trí việc làm này là 50 triệu đồng/tháng.Tuy nhiên, thực tế thống kê cho thấy có rất ít lao động chất lượng cao người Việt Nam quan tâm ứng tuyển vào các vị trí công việc này.Từ ngày 1/1 đến 5/3, Trung tâm đã tiếp nhận 3.377 doanh nghiệp thông báo tuyển dụng lao động Việt Nam vào các vị trí dự kiến tuyển dụng lao động người nước ngoài với 7.052 vị trí tuyển dụng.Thống kê cho thấy chỉ có 276 lượt lao động Việt Nam tương tác ứng tuyển nhưng chưa có người nào trúng tuyển vào các vị trí tuyển dụng.Theo bà Hạnh Thục, nguyên nhân là còn ít người lao động Việt Nam chất lượng cao biết nhiều về thông tin này nên cần tuyên truyền nhiều hơn nữa trong thời gian tới.Một nguyên nhân khác là yêu cầu của nhà tuyển dụng đối với các vị trí việc làm này khá cao, khắt khe. Do đó, những lao động Việt đã ứng tuyển chưa tiếp cận được các vị trí việc làm trên.
Lao động Việt ít hài lòng về công việc, tỷ lệ cao nhất khu vực Đông Nam Á
Khoảng 11% số người Việt được khảo sát cảm thấy rất hài lòng về ý nghĩa mà vị trí việc làm hiện tại đem lại. Đây là tỷ lệ thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Ưu tiên hàng đầu của người lao độngĐó là kết quả của một khảo sát trên phần lớn những người đang đi làm và một nhóm nhỏ sinh viên đang chuẩn bị gia nhập lực lượng lao động, được thực hiện bởi Jobs_that_makesense châu Á (nền tảng chuyên về các công việc hướng đến thúc đẩy tiến bộ xã hội và môi trường) và Manpower (đơn vị cung ứng giải pháp nhân sự).Báo cáo "Tìm kiếm ý nghĩa trong công việc" phân tích ý kiến phản hồi của 2.023 người tham gia từ sáu quốc gia Đông Nam Á, trong đó có 274 người đến từ Việt Nam.Theo khảo sát, khi tìm kiếm một công việc mới, 40% số người được hỏi ở Việt Nam xác định mức lương và sự ổn định trong công việc là ưu tiên hàng đầu. 1/3 số người được hỏi đánh giá cao sự thăng tiến nghề nghiệp và phát triển cá nhân.Đặc biệt, việc theo đuổi mức lương cao không phải vì họ mong muốn giàu có hơn mà nhằm mục đích chu cấp và mang đến một cuộc sống thoải mái hơn cho gia đình.Mức lương và sự ổn định là ưu tiên hàng đầu của lao động Việt (Ảnh minh họa: Đặng Dương).Bên cạnh đó, báo cáo cũng chỉ ra rằng khoảng 11% số người Việt được hỏi cảm thấy rất hài lòng về mức độ ý nghĩa mà vị trí việc làm hiện tại đem lại. Đây là tỷ lệ thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á. Trong khi đó, 98% người tham gia khảo sát từ 6 quốc gia Đông Nam Á (Singapore, Malaysia, Philippines, Indonesia, Việt Nam, và Thái Lan) cho biết việc tìm thấy ý nghĩa trong công việc thực sự quan trọng đối với họ. Chỉ 1/5 (21%) số người được hỏi ở Đông Nam Á cho biết họ hiện cảm thấy "rất hài lòng" với mức độ ý nghĩa mà công việc hiện tại.1/3 đánh giá cao sự thăng tiến nghề nghiệp và phát triển cá nhân; 26% tin rằng việc duy trì sự cân bằng tích cực giữa công việc và cuộc sống ngày càng trở nên quan trọng nếu muốn đạt đến sự hài lòng trong công việc.85% số người được hỏi cho biết rằng danh tiếng của một công ty về trách nhiệm xã hội có ảnh hưởng đến quyết định làm việc tại công ty đó của họ.8/10 người Việt Nam (chiếm 87%) được hỏi đồng ý rằng những Hành động nhằm thúc đẩy tính đa dạng, công bằng và hòa nhập tại nơi làm việc và các mục tiêu xã hội khác.Yếu tố cải thiện điều kiện làm việc (giờ làm việc linh hoạt, bảo hiểm y tế toàn diện và trả lương bình đẳng) là hành động mà các doanh nghiệp có thể thực hiện để nâng cao ý nghĩa trong công việc cho người lao động.Ba thách thức hàng đầu mà những người Việt phải đối mặt khi tìm kiếm việc làm có ý nghĩa là: Các cơ hội việc làm xanh và việc làm vì cộng đồng còn hạn chế; Phải cân bằng giữa trách nhiệm cá nhân với mong muốn nghề nghiệp; Thiếu kỹ năng và kinh nghiệm làm việc cần thiết.Thu hút nhân tài, doanh nghiệp cần làm gì?Trước thực tế trên, ông Simon Matthews, Giám đốc khu vực Đông Nam Á của ManpowerGroup đã quan sát thấy sự thay đổi mang tính bước ngoặt trong thái độ và kỳ vọng của người lao động Việt Nam đối với doanh nghiệp, môi trường làm việc và đặc biệt là tính chất công việc của họ trong năm vừa qua.Doanh nghiệp cần nỗ lực để đáp ứng kỳ vọng của người lao động (Ảnh minh họa: Thanh Bình)."Với những thay đổi sâu sắc trong quan điểm của lực lượng lao động Việt Nam, các cam kết của một công ty đối với trách nhiệm xã hội và môi trường càng trở thành một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến các quyết định nghề nghiệp.Nếu muốn tìm cách thu hút và giữ chân những nhân tài, doanh nghiệp không chỉ cần dành nhiều ưu tiên cho các thực hành đạo đức và sáng kiến bền vững mà còn phải thể hiện nó một cách tích cực thông qua các hành động cụ thể", ông Simon Matthews cho hay.Ông Matthew nhấn mạnh, bằng cách nuôi dưỡng văn hóa doanh nghiệp coi trọng tính liêm chính về mặt đạo đức và đề cao phát triển bền vững, các doanh nghiệp có thể xây dựng hình ảnh tích cực. Như vậy, nơi đây không chỉ là nơi làm việc lý tưởng với người lao động mà còn là tổ chức có nhiều đóng góp có trách nhiệm cho xã hội và môi trường.
Hơn 10.000 cơ hội việc làm, nhiều vị trí mức lương 35 triệu đồng
Hàng chục ngàn sinh viên tham gia ngày hội việc làm ngày 4/5 tại TPHCM đưa đến hơn 10.000 cơ hội việc làm, trong đó có nhiều vị trí có mức lương 35 triệu đồng.
Ngày 4/5, Trung tâm Hỗ trợ Học sinh Sinh viên TPHCM và Trường Đại học Văn Lang tổ chức ngày hội việc làm với chủ đề "Digital Career Expo".Ngày hội việc làm với chủ đề "Digital Career Expo" ngày 4/5 cung cấp hơn 10.000 vị trí việc làm (Ảnh: Hoài Nam).Ngày hội quy tụ 150 doanh nghiệp trên cả nước trong các lĩnh vực kinh doanh - quản lý, kiến trúc, luật - xã hội nhân văn - truyền thông, thiết kế - nghệ thuật, công nghệ - kỹ thuật, du lịch, khoa học - sức khỏe…Tại đây, các doanh nghiệp cung cấp hơn 10.000 việc làm cả trong nước và quốc tế. Trong đó, có các vị trí chuyên môn, việc làm bán thời gian và thực tập sinh ở nhiều lĩnh vực, với mức lương hấp dẫn, nhiều vị trí lên đến 35 triệu đồng/tháng.Ông Lê Nguyễn Nam - Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Học sinh, Sinh viên TPHCM - cho hay, đây là cơ hội để các doanh nghiệp và sinh viên trực tiếp gặp gỡ, từ đó mở ra nhiều cơ hội tuyển dụng.Ngoài ra, đây cũng là dịp để  sinh viên nâng cao nhận thức về quy trình tuyển dụng thông qua nhiều hoạt động bổ ích, có cái nhìn thực tế hơn về thị trường lao động, văn hóa doanh nghiệp nhằm có sự thích ứng linh hoạt.Bà Hoàng Thị Phúc, đại diện Công ty cổ phần TopCV Việt Nam thông tin, theo thống kê từ hơn 1.500 doanh nghiệp và 1.500 lao động cho thấy trong năm 2023, chỉ có 40% doanh nghiệp tuyển đủ nhân sự.Về nguyên nhân thiếu hụt nhân lực, khảo sát cho thấy nguyên nhân 71% doanh nghiệp cho rằng ứng viên chưa đáp ứng được các yêu cầu thực tế về kỹ năng chuyên môn; hơn 52% số lượng hồ sơ chưa đáp ứng nhu cầu tuyển dụng. Hơn 44% doanh nghiệp cho rằng ứng viên thiếu kỹ năng mềm và kinh nghiệm.Bà Hoàng Thị Phúc chia sẻ, nhu cầu tuyển dụng trong năm 2024 tập trung vào nhóm ứng viên có từ 1-3 năm kinh nghiệm.Qua khảo sát cho thấy có hơn 70% doanh nghiệp đánh giá cao có kinh nghiệm thực tế, 50% đánh giá cao kỹ năng mềm, hơn 30% doanh nghiệp đánh giá cao năng lực học vấn rồi đến ngoại ngữ, kỹ năng tin học văn phòng…Sinh viên cần trang bị kinh nghiệm chuyên môn, kỹ năng mềm để bắt nhịp với thị trường lao động (Ảnh: Hoài Nam).Theo bà Phúc, đây là những năng lực mà các cơ sở đào tạo, sinh viên cần chú ý trang bị đáp ứng được yêu cầu từ doanh nghiệp.Đặc biệt, sinh viên cần chủ động trang bị các năng lực cho mình thông qua quá trình thực tập, làm thêm về lĩnh vực liên quan càng sớm càng tốt; tham gia các hoạt động xã hội để trau dồi các kỹ năng mềm, đầu tư cho học vấn... để sớm vào nhóm "có từ 1-3 năm kinh nghiệm".
Lương nhân viên bảo hiểm hơn 1,4 tỷ đồng/năm
Năm 2023, một doanh nghiệp bảo hiểm chi 93,5 tỷ đồng trả lương cho 66 lao động, bình quân hơn 1,4 tỷ đồng/người. Trong đó, lương cho nhóm quản lý chủ chốt (Chủ tịch và Ban giám đốc) là hơn 24 tỷ đồng.
Tính đến thời điểm này, hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam đều đã công bố báo cáo tài chính năm 2023.Năm 2023 có nhiều biến động, dự báo ngành bảo hiểm gặp nhiều khó khăn nhưng thực tế, mức chi tiền lương cho người lao động ngành này vẫn rất cao so với mặt bằng chung của thị trường lao động.Theo Tổng cục Thống kê, năm 2023, thu nhập bình quân tháng của người lao động đạt 7,1 triệu đồng. So với năm 2022, mức thu nhập bình quân này đã tăng 6,9%. Tuy nhiên, so với mức lương của nhân viên ngành bảo hiểm thì thu nhập bình quân trên thực sự rất khiêm tốn.Trong hơn 10 doanh nghiệp bảo hiểm đã công bố báo cáo tài chính năm 2023, mức chi lương cho người lao động của công ty TNHH bảo hiểm FWD Việt Nam là cao nhất.Năm 2022, FWD Việt Nam chi hơn 73,1 tỷ đồng để trả lương và các chi phí liên quan cho người lao động. Sang năm 2023, công ty này chi hơn 93,5 tỷ đồng cho người lao động, chiếm phần lớn trong tổng số gần 118 tỷ đồng chi phí quản lý doanh nghiệp.Điều đáng nói, số nhân viên của FWD Việt Nam vào đầu năm là 100 người, đến thời điểm kết thúc năm tài chính 2023 chỉ là 66 người. Như vậy, mức bình quân mà FWD Việt Nam chi cho 1 nhân viên là hơn 1,4 tỷ đồng/năm, khoảng 117 triệu đồng/tháng, cao gấp 16,5 lần thu nhập bình quân cả nước.Riêng thu nhập của các thành viên quản lý chủ chốt của doanh nghiệp (Chủ tịch và các thành viên Ban giám đốc công ty) trong năm 2023 là hơn 24 tỷ đồng.Thu nhập đứng thứ 2 trong danh sách là nhân viên của công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam. Số nhân viên của công ty này vào cuối năm 2022 là 1.615 người, đến cuối năm 2023 tăng lên 1.688 người.Tuy có số nhân viên rất lớn nhưng mức chi lương bình quân của mỗi nhân viên Prudential Việt Nam lên đến 913 triệu đồng/năm, khoảng 76 triệu đồng/tháng, gấp 10,7 lần thu nhập bình quân cả nước.Để chi trả mức lương cao ngất ngưởng trên cho gần 1.700 nhân viên, riêng tiền lương và chi phí liên quan cho người lao động của Prudential Việt Nam trong năm 2023 là gần 1.542 tỷ đồng.Đứng thứ 3 trong danh sách trả lương "khủng" này là công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Fubon Việt Nam. Cuối năm 2022, công ty này có 107 nhân viên. Đến cuối năm 2023, số nhân viên tăng lên 121 người.Để trả lương cho 121 nhân viên, công ty này đã chi hơn 96,1 tỷ đồng. Tính bình quân, mỗi nhân viên của công ty được trả hơn 794 triệu đồng/năm, tức là hơn 66 triệu đồng/tháng, gấp 9,3 lần thu nhập bình quân cả nước.Đó là chưa kể đến tiền thưởng cho nhân viên được doanh nghiệp hạch toán ở một phần riêng. Số tiền thưởng cho nhân viên năm 2023 mà công ty này đã chi là gần 12,4 tỷ đồng. Nếu cộng cả số tiền thưởng này, bình quân mỗi nhân viên được nhận 962 triệu đồng trong năm 2023.
Suýt bỏ lỡ cơ hội "xuất ngoại" vì hình xăm
Hai tuần một lần, Lê Văn Ba tranh thủ ngày cuối tuần được nghỉ học đi bắn laser xóa hình xăm lớn ở cánh tay. Đây là điều kiện để anh có thể sang Nhật Bản làm việc.
Đến nay, chàng trai 32 tuổi quê Đông Sơn, Thanh Hóa đã mất 3 tháng trời đi xóa hình xăm trên cánh tay. Đối với Ba, đó là một hành trình dài, đau đớn nhưng nếu không quyết tâm, anh không thể xuất ngoại tìm kiếm cơ hội đổi đời."Đau lắm, nhưng nếu không quyết tâm xóa xăm, tôi sẽ không thể thực hiện ước mơ xuất ngoại lao động, thay đổi cuộc sống cho bản thân và gia đình", Ba nói.Hình xăm trên cánh tay trái suýt khiến Ba bỏ lỡ cơ hội sang Nhật (Ảnh: NVCC).Năm ngoái, Ba tìm kiếm cơ hội xuất ngoại sang Hàn Quốc bởi không cần xóa xăm nhưng huyện Đông Sơn (quê Ba) nằm trong danh sách "cấm cửa" do có nhiều lao động làm việc "chui", ở lại bất hợp pháp. Đầu năm nay, hy vọng sang Hàn làm việc lại lóe lên khi lệnh cấm được gỡ bỏ, nhưng số lượng người đăng ký quá đông khiến Ba lại rơi vào tuyệt vọng.Sau cùng, Ba quyết định sẽ đi Nhật, nhưng 2 hình xăm trên cánh tay lại là rào cản. Biết không thể qua mặt nhà tuyển dụng, Ba vội vàng tìm kiếm nơi uy tín để xóa xăm. Chàng trai được báo giá 4 triệu đồng, cam kết sau 1 liệu trình 8-10 lần bắn laser sẽ "sạch mực"."Nếu đơn hàng xây dựng, làm việc ngoài trời thì không cần xóa xăm. Nhưng tôi muốn làm việc ở trong xưởng cho đỡ vất vả, không xóa xăm thì 90% không được nhận", Ba nói.Chàng trai cố xóa hình xăm trên cánh tay để có thể sang Nhật làm việc (Clip: NVCC).Đang trong liệu trình xóa xăm thì đầu năm nay, Ba đã may mắn thi đỗ đơn hàng vào một công ty chuyên sản xuất, phân phối cửa nhôm tại Nhật Bản."Còn 1 tháng nữa là xong liệu trình, vừa đúng thời điểm tôi sang Nhật. Nghiệp đoàn kiểm tra hình xăm từng tháng, ai không quyết tâm xóa xăm sẽ bị hủy hợp đồng. Mới đầu tôi khá lo lắng bởi có xóa hình xăm thì cơ hội chỉ 50/50, còn phụ thuộc công ty bên Nhật có nhận hay không.Thời gian này, tôi vừa học vừa về quê xóa xăm. Mỗi lần về quê tốn kém nhưng phải quyết tâm. Ở đây nhiều người không kiên trì đã bị hủy hợp đồng, phải tìm một trung tâm khác", Ba chia sẻ.Kết thúc liệu trình nửa năm, hình xăm của Ba mờ hơn nhưng phần da trên tay lồi lõm, đổi màu (Ảnh: NVCC).Mỗi lần tia laser lướt qua, Ba lại phải gồng mình chịu đựng cơn bỏng rát cùng mùi cháy khét khó chịu. Dù đã được ủ thuốc tê, cảm giác đau đớn vẫn như xé da thịt nam lao động. Chỗ xăm sau khi được xóa vẫn để lại những vết sẹo dài, lồi lõm."Chấp nhận như vậy còn có cơ hội xuất ngoại, hơn là ở nhà ôm khoản nợ, công việc bấp bênh", anh nói.Dự kiến tháng 6 Ba sẽ bay sang Nhật đoàn tụ cùng vợ. Vợ anh cũng mới sang Nhật hồi đầu năm 2023."Vợ tôi làm việc tại tỉnh Nigata. Muốn sang gần chỗ vợ làm nhưng vì hình xăm nên tôi không có sự lựa chọn. Đỗ được đơn, được doanh nghiệp tiếp nhận là tốt lắm rồi, công việc ở đâu đành chấp nhận.Lần này thi đỗ đơn hàng này, hai vợ chồng tôi rất mừng. Chấp nhận làm xa nhau để kiếm tiền trả nợ, sau này tích lũy ít vốn rồi về Việt Nam lập nghiệp. Hai vợ chồng động viên nhau cố gắng để con cái sau này có cuộc sống tốt hơn", anh Ba chia sẻ.Suýt đánh mất cơ hội sang Nhật Bản làm việc, anh Ba nhắn nhủ mọi người phải suy nghĩ, cân nhắc kỹ trước khi xăm hình bởi hình xăm có thể ảnh hưởng đến tương lai mỗi người."Nếu lỡ xăm hình mà có nguyện vọng sang Nhật Bản làm việc, mọi người cần thường xuyên cập nhật thông tin từ các nguồn chính thống như Đại sứ quán Nhật Bản, Sở LĐ-TB&XH địa phương hoặc doanh nghiệp phái cử uy tín để nắm được quy định về hình xăm của nước tiếp nhận.Xóa xăm mất nhiều thời gian, do đó mọi người hãy bắt đầu sớm để đảm bảo có đủ thời gian hoàn thành trước khi đi Nhật. Nếu không thể hoặc không muốn xóa xăm, hãy tìm hiểu kỹ các ngành nghề chấp nhận lao động có hình xăm", anh Ba chia sẻ.Lý do Nhật Bản "cấm cửa" lao động có hình xămBà Đặng Thị Anh Ngọc, đại diện Văn phòng IM Japan tại Việt Nam cho biết, Chương trình hợp tác giữa Tổ chức IM Japan và Bộ LĐ-TB&XH đưa thực tập sinh đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản (chương trình IM Japan) hiện nay vẫn giữ nguyên quy định không tiếp nhận người có hình xăm, kể cả hình xăm đã xóa.Đại diện Văn phòng IM Japan tại Việt Nam cho rằng, việc lao động đi làm việc ở nước ngoài, đặc biệt là Nhật Bản thường kèm điều kiện không xăm mình được cho là xuất phát từ yếu tố văn hóa, lịch sử. Đại đa số người dân Nhật Bản nói chung đều không có ấn tượng tốt đối với những người có hình xăm.Hình xăm có thể khiến người lao động bị đánh giá là thiếu nghiêm túc, có lối sống lệch lạc hoặc thậm chí là thành phần nguy hiểm, đặc biệt những nơi có định kiến tiêu cực về việc xăm hình như Nhật Bản.Do đó, hầu hết các đơn hàng đến từ Nhật Bản, các đối tác đều yêu cầu doanh nghiệp phái cử kiểm tra sơ bộ các ứng viên, sau đó phối hợp với bệnh viện kiểm tra sức khỏe, trong đó có việc loại trừ hình xăm.
Nhân sự trẻ, nghỉ lễ là thêm chút thời gian... "cày deadline"
Kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 kéo dài 5 ngày là dịp để người lao động nghỉ ngơi, xả stress sau những ngày học tập, làm việc căng thẳng. Nhiều kế hoạch đã được gen Z lập ra để tận hưởng kỳ nghỉ.
Nhốt mình "cày deadline" Du lịch thường là cách nhiều nhân sự gen Z lựa chọn để xả hơi, nạp năng lượng, lấy tinh thần tiếp tục công việc sau kỳ nghỉ. Nguyễn Mạnh Cường (23 tuổi, sinh viên kiến trúc tại Đà Nẵng) cho biết, bản thân luôn muốn được trải nghiệm cảm giác đi tàu hỏa từ Đà Nẵng ra Huế du lịch. Nghỉ lễ 5 ngày, Mạnh Cường cùng bạn bè đã lập nhóm, thực hiện kế hoạch này.Huế là điểm đến du lịch nổi tiếng ở Việt Nam được nhiều bạn trẻ lựa chọn (Ảnh: Nhân vật cung cấp)."Theo kế hoạch đã bàn trước, khi tới nơi, tụi mình sẽ đi ăn bún bò Huế, rồi tham quan một số địa điểm nổi tiếng như Chùa Thiên Mụ, Cung An Định. Sau đó sẽ về home (cơ sở lưu trú tại nhà dân) để nhận phòng, nghỉ ngơi một chút, tối lại "lên đồ" đi dạo ở cầu Trường Tiền và khám phá phố đi bộ", Mạnh Cường hào hứng nói.Mạnh Cường học năm cuối nên sau kỳ nghỉ lễ sẽ tập trung cho luận văn tốt nghiệp. Vây nên đây là chuyến du lịch cuối của đời sinh viên trước khi bạn bè mỗi người một nơi.Xu hướng ngược lại, không ít gen Z chỉ muốn dành ngày nghỉ ở nhà, ở trong phòng phòng, tận hưởng cuộc sống bằng cách ngủ thỏa thích, sống chậm lại. Không đi chơi, vừa đỡ phải chịu cảnh chen lấn mà có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn và có thể tranh thủ làm thêm cho kịp tiến độ công việc.Trần Thanh Tùng quyết định sẽ không đi chơi vào dịp lễ (Ảnh: Nhân vật cung cấp).Trần Thanh Tùng (26 tuổi, nhân viên IT tại thành phố Đà Nẵng) chia sẻ, sẽ không ra đường vào dịp lễ này. Anh cho biết, do cơ địa rất dễ đổ mồ hôi, nên việc đi tham quan hay chờ kẹt xe dưới cái nắng gay gắt của mùa hè luôn khiến anh cảm thấy rất khó chịu và mệt mỏi."Do tính chất của công việc, tôi có thể linh động thời gian cũng như chỗ làm. Không nhất thiết cứ phải lên công ty, lễ ra cà phê hay ở nhà mở điều hòa chạy deadline (hoàn thành công việc trước hạn chót) cũng là một điều không tệ", Thanh Tùng chia sẻCòn Nguyễn Thái Hoàng (25 tuổi) chọn đi du lịch tại chỗ. "Tôi mới chuyển tới Đà Nẵng sinh sống và làm việc, nên tính dịp nghỉ lễ này dành thời gian để khám phá thành phố chứ không đi nơi khác nữa", Thái Hoàng nói.Bãi biển Mỹ Khê, Đà Nẵng luôn là địa điểm thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước (Ảnh: Việt Hằng).Anh dành 1 ngày để đi dạo biển Mỹ Khê, sau đó ăn những món như bánh canh ruộng hoặc cháo chờ Nam Ô và tham quan các bảo tàng... Những ngày còn lại, Hoàng trở lại văn phòng tiếp tục công việc.Thái Hoàng bộc bạch: "Tôi nghĩ bản thân đang ở thành phố đáng sống rồi, cần gì phải đi đâu xa xôi nữa, cứ ở lại đây thư giãn thôi. Tôi thực sự đã trải nghiệm đủ và ngán lắm cảnh chen lấn trong biển người khi đi du lịch các năm trước rồi".Những người "đi xa để trở về"Kỳ nghỉ lễ cũng là dịp không ít người trẻ lựa chọn về quê thăm gia đình, bạn bè. Mặc cho thế giới ngoài kia đổ xô đi du lịch, với họ về nhà là lựa chọn bình an nhất.Nguyễn Liên Hà (25 tuổi, quê Nghệ An) hiện làm việc tại quận Hoàng Mai (Hà Nội) kể: "Từ Tết tới giờ do bận rộn công việc nên tôi chưa có cơ hội về nhà. Với tôi, dù ngoài kia có bao nhiêu phiền muộn hay căng thẳng, khi về với bố mẹ là những stress ấy đều sẽ tan biến đi".Nghệ An có nhiều đặc sản khác nhau mang đặc trưng riêng (Ảnh: Việt Hằng)."Cũng chỉ có 5 ngày nên tôi định làm một chuyến food tour (thưởng thức ẩm thực) ở chính quê hương mình. Nghệ An có rất nhiều món ăn ngon như xôi, bánh mướt, cháo lươn… Phải tranh thủ để thưởng thức chứ đi xa rồi, rất ít nơi làm những món này chuẩn vị như ở quê mình", Hà hào hứng.Hai năm nay, Trần Trúc Linh (20 tuổi, nhân viên tiệm cắt tóc) chưa từng nghĩ sẽ đi du lịch vào dịp lễ. Học xong cấp 3 Linh đã bắt đầu với cuộc sống mưu sinh xa quê nên mỗi khi có kỳ nghỉ dài ngày, cô gái luôn lựa chọn về lại Quảng Nam để được ở bên gia đình."Về quê giúp tôi tiết kiệm được nhiều khoản chi phí, còn có thể tranh thủ phụ giúp công việc nhà, đỡ đần phần nào cho cha mẹ", Linh tâm niệm.Dù mỗi người sẽ có những dự định, lựa chọn khác nhau nhưng kỳ nghỉ lễ kéo dài 5 ngày là điều các nhân sự trẻ đều ngóng chờ. Đây là quãng thời gian quý giá để nghỉ ngơi, thư giãn, thoát khỏi những bộn bề mỗi ngày... trước khi trở lại với cuộc sống thường nhật.Việt Hằng
Ngấp nghé 30 tuổi mang CV "rách nát" xin việc vì lý do đặc biệt
Liên quan đến tranh luận về việc lao động sau 35, thậm chí sau 30 tuổi đi xin việc có thể xem là thất bại, anh Thành kể về hành trình xin việc ở độ tuổi này của mình vì lý do bất ngờ.
Mới đây, mạng xã hội dậy sóng trước chia sẻ của một cá nhân về CV (hồ sơ xin việc) sau 35 tuổi. Theo đó, người này nhận định: "Sau 35 tuổi, thậm chí sau 30 tuổi mà phải đi rải CV cho người ta xem xét có thể xem là một thất bại. Lời nói này có thể nặng, không có một chút cảm thông nhưng nếu ai không thấy vậy thì thời cuộc cũng đã vậy rồi".Anh này đưa ra lập luận rằng lao động sau 35 tuổi phải được nhóm "săn đầu người" tìm đến, cần có những thành tựu nhất định hay chí ít phải có kỹ năng quản lý.Tìm việc tuổi 30 để có thu nhập tốt hơnVề vấn đề này, anh Nguyễn Xuân Thành, CEO của một đơn vị diễn họa bất động sản (tạo ra hình ảnh 3D của một bất động sản, tòa nhà hoặc nơi ở) cho biết, anh tôn trọng góc nhìn cá nhân của người phát ngôn. Tuy nhiên, một ý kiến không thể là đại diện cho số đông.Với cá nhân mình, anh Thành thừa nhận, 35 tuổi đi nộp CV tìm việc sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng không phải không thể. Từ góc độ công ty của mình, anh cho biết, những người giỏi nhất đều ở độ tuổi trên 30 trở đi. Nhớ lại 5 năm trước, khi 30 tuổi, anh Thành cũng quyết định chuyển từ công việc trong đơn vị nhà nước sang đầu quân cho doanh nghiệp tư nhân.Người lao động lớn tuổi tìm việc làm (Ảnh minh họa: Khánh Hồng).Khi đó, gia đình anh đón con đầu lòng. Áp lực kinh tế đè nặng lên vai người cha, buộc lòng anh phải thay đổi công việc để có thu nhập cao hơn, mang lại cuộc sống tốt hơn cho gia đình.Nhớ lại, anh Nguyễn Xuân Thành cho biết, thời điểm đó đã mang nộp một CV "rách nát" và thiếu kinh nghiệm so với tuổi tác bởi trước đó, anh chủ yếu làm ở trường đại học và viện hàn lâm. Anh đã may mắn anh trúng tuyển với CV "rách" đó và bắt đầu công việc của một sinh viên mới ra trường.Thời gian trôi qua, anh được trọng dụng và lên vị trí quản lý. Hiện tại, anh nắm trong tay vài công ty và có ý định tiếp tục thử thách bản thân, thay đổi khi bước sang tuổi 40 tuổi. Đổi việc ở tuổi đó, anh tin mình sẽ vẫn làm được. "Vậy nên nhân sự cùng độ tuổi (35) như tôi lúc này không cần quá phải đắn đo khi làm một CV và bắt đầu khởi đầu mới. Tương lai do mỗi người làm chủ, miễn là có trách nhiệm và cầu tiến", anh Thành nhấn mạnh.Tìm công việc tốt hơn là nhu cầu chính đángCó 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhân sự (HR) của một công ty công nghệ tại Hà Nội, bà Ngọc Khánh nhận định, người ngoài 30 tuổi hay 35 tuổi vẫn đi tìm việc làm là chuyện bình thường trong thị trường lao động.Do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan, người lao động có thể nghỉ việc và tìm công việc mới phù hợp hơn. Không ít lao động ngoài 30 tuổi "nhảy" việc liên tục vì công việc hiện tại không đáp ứng mong mỏi."Người lao động tìm công việc mới với hi vọng môi trường tốt, khả năng thăng tiến hay mức lương khả quan hơn là chuyện tốt, chứ không phải thất bại", bà Khánh nhấn mạnh.Tìm việc làm ở bất kì lứa tuổi nào là nhu cầu chính đáng của người lao động (Ảnh minh họa: Pixel).Nữ HR phân tích, doanh nghiệp nào thì cũng thường xuyên có thao tác lọc hồ sơ khi tuyển nhân sự cấp quản lý. Các công ty nhỏ sẽ ít tìm đến đội ngũ "săn đầu người" ở vị trí chủ chốt."Vậy nếu nhân sự không chủ động đi tìm việc, làm sao doanh nghiệp và người lao động có thể gặp nhau", bà này đặt câu hỏi.Với kinh nghiệm tích lũy, bà Ngọc Khánh nêu "công thức", người lao động  có 2 năm đầu là nhân viên, 5 năm tiếp theo ở vị trí có thâm niên và 5 năm tiếp nữa lên vị trí quản lý. Đây là lộ trình tương đối thuận lợi, thành công của một nhân sự. Ở những vị trí nhân sự cấp cao, chuyện các đơn vị "săn đầu người" biết được cũng không dễ vì đó là vấn đề nội bộ, bảo mật của doanh nghiệp.Thông thường trên thị trường, ở những doanh nghiệp có trắc trở, biến động thì nhân sự cấp cao cũng phải tính toán thay đổi, phải "đi rải CV" tìm việc mới. Chính vì vậy, theo chuyên gia tuyển dụng, không nên áp đặt "quy chuẩn" tuổi tác nào thì buộc phải đạt được thành quả nào. 
Lý do Nhật Bản chọn lao động Việt với điều kiện "không xăm hình"
Hình xăm khiến người dân Nhật Bản liên tưởng tới các hành vi phạm pháp luật và bạo lực. Do đó, các doanh nghiệp của quốc gia này e ngại tiếp nhận những lao động có hình xăm, kể cả hình xăm đã xóa.
Hiện nay, thị trường Nhật Bản ngày càng thu hút nhiều lao động Việt bởi mức thu nhập ổn định và môi trường làm việc chuyên nghiệp. Tuy nhiên, các ứng viên Việt Nam phải đáp ứng được các tiêu chuẩn từ phía nhà tuyển dụng Nhật Bản.Ngoài yêu cầu về trình độ học vấn, kinh nghiệm, năng lực tiếng Nhật, điều kiện sức khỏe… những ứng viên có hình xăm sẽ không đủ điều kiện sang Nhật Bản làm việc.Chương trình thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản (chương trình IM Japan) luôn giữ quy định không tiếp nhận người có hình xăm, kể cả hình xăm đã xóa (Ảnh: Gia Đoàn).Nói về đặc trưng của thị trường lao động này, đại diện Văn phòng IM Japan tại Việt Nam, Đặng Thị Anh Ngọc cho biết, do tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng và thấu hiểu, cởi mở hơn về đa dạng văn hóa, gần đây Nhật Bản đã dần nới lỏng các quy định tuyển dụng lao động. Cụ thể, một số doanh nghiệp Nhật Bản đã bắt đầu chấp nhận lao động có hình xăm nhỏ và những người có sẹo xăm."Tuy nhiên, riêng Chương trình hợp tác giữa Tổ chức IM Japan và Bộ LĐ-TB&XH đưa thực tập sinh đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản (chương trình IM Japan) vẫn giữ nguyên quy định không tiếp nhận người có hình xăm, kể cả hình xăm đã xóa", bà Ngọc cho biết đây là quy định bắt buộc của chương trình.Theo bà Ngọc, quy định cấm hình xăm đã được áp dụng ngay từ đầu chương trình IM Japan và áp dụng với lao động tất cả các quốc gia tham gia, bao gồm cả Việt Nam. Tuy nhiên, một số chương trình khác có thể chấp nhận ứng viên có hình xăm nếu doanh nghiệp phái cử có thể đàm phán thành công với công ty tiếp nhận lao động tại Nhật."Tư tưởng của người Nhật và các doanh nghiệp nói chung e ngại tiếp nhận người có hình xăm", bà Ngọc nói.Đại diện Văn phòng IM Japan tại Việt Nam cho rằng, việc lao động đi làm việc ở nước ngoài, đặc biệt là Nhật Bản thường kèm điều kiện không xăm mình được cho là xuất phát từ yếu tố văn hóa, lịch sử. Đại đa số người dân Nhật Bản nói chung đều không có ấn tượng tốt đối với những người có hình xăm.Do đó, hình xăm có thể ảnh hưởng đến cơ hội xuất ngoại của lao động Việt, đặc biệt là theo chương trình phi lợi nhuận IM Japan.Một lớp đào tạo lao động đi làm việc tại Nhật Bản ở Hà Nội (Ảnh: Gia Đoàn).Nhiều năm làm công tác tuyển dụng, bà Anh Ngọc cho biết, nhiều lao động "lách luật" bằng cách bôi kem che khuyết điểm, che hình xăm. Do đó, Văn phòng IM Japan tại Việt Nam đã phải tăng cường kiểm tra các ứng viên tại kỳ thi tuyển chọn."Trước khi nhập học, các ứng viên trải qua vòng kiểm tra thân thể, nếu bị phát hiện có hình xăm họ sẽ không được tham gia chương trình. Có nhiều lao động bôi kem phủ để che hình xăm hoặc hình xăm ở những vị trí nhạy cảm, khó phát hiện, song đến vòng kiểm tra sức khỏe ở bệnh viện, các bác sĩ phát hiện có hình xăm hoặc vết sẹo họ kết luận do vết xóa xăm để lại thì các ứng viên này cũng không đủ điều kiện để tiếp tục tham gia chương trình", đại diện chương trình IM Japan thông tin.Nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, ông Lê Nhật Tân, lãnh đạo một doanh nghiệp phát triển nguồn nhân lực, cho biết, quy định loại trừ hình xăm tới từ các đối tác Nhật Bản và một số doanh nghiệp Đài Loan (Trung Quốc).Theo ông Tân, hình xăm có thể khiến người lao động gặp khó khăn trong việc hòa nhập với văn hóa địa phương hoặc bị đánh giá là thiếu nghiêm túc, có lối sống lệch lạc hoặc thậm chí là thành phần nguy hiểm, đặc biệt những nơi có định kiến tiêu cực về việc xăm hình như Nhật Bản.Hầu hết các đơn hàng đến từ Nhật Bản, các đối tác đều yêu cầu doanh nghiệp phái cử kiểm tra sơ bộ các ứng viên, sau đó phối hợp với bệnh viện kiểm tra sức khỏe, trong đó có việc loại trừ hình xăm.  Đưa ra lời khuyên cho các ứng viên đi lao động ở nước ngoài, ông Tân cho rằng: "Xăm hình là nhu cầu, quyết định của mỗi người, song trước khi xăm, xăm hình gì, chữ gì, ở vị trí nào cần suy nghĩ kỹ nếu người lao động có nguyện vọng đi làm việc ở nước ngoài, bởi hình xăm sẽ đi theo cuộc đời mỗi người, rất khó xóa". Vị lãnh đạo doanh nghiệp khuyến cáo, nếu có ý định đi làm việc ở nước ngoài, đặc biệt là đi Nhật, người lao động cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi xăm hình, để đảm bảo sự thuận lợi, suôn sẻ trong quá trình phỏng vấn, xuất cảnh.
Nghỉ việc thầm lặng trỗi dậy, "zombie công sở" tái bùng phát
Năm 2024, trào lưu Quiet quitting (nghỉ việc thầm lặng) đã trở thành vấn đề đáng lo ngại tại nhiều doanh nghiệp khi người lao động vẫn đi làm nhưng thiếu động lực làm việc, làm việc dưới khả năng.
Đó là đánh giá của Anphabe, công ty tư vấn về giải pháp thương hiệu nhà tuyển dụng và môi trường làm việc hạnh phúc trong Báo cáo xu hướng nhân tài Việt Nam - 10 năm nhìn lại (2014-2023).Suốt 10 năm qua, Anphabe đã tiến hành khảo sát chuyên sâu với trung bình 60.000 người lao động mỗi năm.Theo Anphabe, trong những năm gần đây, quan hệ giữa người lao động và doanh nghiệp đã trải qua những biến động theo từng giai đoạn, phản ánh những biến đổi lớn trong thị trường lao động.Cụ thể, từ năm 2016 đến năm 2018, cuộc đua giành nhân tài trở nên quyết liệt. Các công ty đều muốn có được những ứng viên xuất sắc nhất. Điều này dẫn đến một cuộc "chiến lạm phát" trong lĩnh vực nhân sự.Nhiều nhân sự Việt đang làm việc dưới khả năng (Ảnh Anphabe).Thời điểm này, mức lương và chức vụ được thổi phồng không ngừng để thu hút và giữ chân nhân tài.Đến năm 2020, do tác động của đại dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp buộc phải từ bỏ chiến lược đắt giá của mình và thực hiện cắt giảm nhân sự quy mô lớn để duy trì sự tồn tại.Tiếp theo vào năm 2021, làn sóng nghỉ việc hàng loạt đã khiến các công ty chạy đua với việc giữ chân nhân tài. Họ nhận ra rằng việc giữ chân nhân viên không chỉ dựa vào lương thưởng mà còn cần có các yếu tố khác như sự gắn kết và hạnh phúc tại nơi làm việc.Năm 2022 và năm 2023 chứng kiến làn sóng sa thải hàng loạt thể hiện sự biến động khi nhiều người lao động bị sa thải, hoặc tự rời đi nhưng sau đó lại hối hận và muốn quay trở lại với công ty cũ.Theo Anphabe, đến năm 2024, nghỉ việc thầm lặng đã trở thành một vấn đề đáng quan tâm. Điều này nói lên tình trạng nhân viên vẫn tiếp tục làm việc nhưng không còn tập trung toàn tâm toàn ý hay đóng góp một cách tích cực cho công ty.Khảo sát cho thấy sự trở lại của "Zombie công sở" trong năm 2024 (Ảnh Anphabe)."Zombie công sở" là thuật ngữ mà Anphabe đưa ra nhằm mô tả nhóm người lao động đi làm nhưng không nỗ lực làm việc, không có ý định nghỉ việc dù ít gắn kết...Khảo sát của Anphabe dựa trên mô hình phân bổ nguồn nhân lực năm 2016-2023 cho thấy sự thay đổi trong tỷ lệ giữa các nhóm nhân lực qua các năm. Đến năm 2023 xuất hiện hiện tượng "Zombie trở lại" do một số nhân sự có vẻ đã quay trở lại làm việc, nhưng không còn nỗ lực và gắn bó như trước.Bước sang năm 2024, dự kiến sẽ đánh dấu sự trở lại mạnh mẽ của "Zombie công sở". Điều này thể hiện có đến 88% nhân sự được khảo sát bày tỏ ý định ở lại với doanh nghiệp.Mặt khác, trên thực tế có đến 45% nhân lực Việt Nam thể hiện sự "rất không gắn kết" hoặc "thờ ơ" với doanh nghiệp, tương ứng mức độ tự nguyện đóng góp của họ chỉ khoảng 11% và 53%, thấp hơn nhiều so với nhóm nhân viên gắn kết cao."Điều này cho thấy gần một nửa nguồn nhân lực đang làm việc dưới khả năng của mình, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tái gắn kết và phục hồi động lực làm việc cho "zombie công sở" - nhiệm vụ lớn nhất trong quản trị nhân sự mà doanh nghiệp cần quan tâm", báo cáo của Anphabe nêu.
Gen Z ngán việc văn phòng vì lương thấp lại một "rừng" luật, lệ
Nhiều nhân sự thế hệ gen Z bị sốc với môi trường công sở vì những "luật ngầm" dành cho người mới. Liên tục nhảy việc là một vấn đề của gen Z cũng có lý do vì ngán .
Bạn Nguyễn Minh Anh (25 tuổi, ở quận Gò Vấp, TPHCM) là nhân viên một công ty truyền thông tại TPHCM.Nhớ lại ngày đầu thử việc tại doanh nghiệp, Minh Anh phải dùng gần nửa tiền lương tháng để chi trả bữa ăn mời đồng nghiệp vì là... người mới."Mới vào công ty được mấy ngày thì một chị trong công ty đề xuất tôi nên mời mọi người đi ăn một bữa vì là người mới.Tôi khá sốc nhưng thấy mọi người bảo đây là "lệ", ai mới vào công ty cũng như vậy, là thứ quy tắc mà nhân viên mới nào cũng phải trải qua. Để giữ thể diện và không bị mọi người xa lánh, tôi cũng bấm bụng... mời", Minh Anh đã chi hơn 3 triệu đồng cho bữa ăn ép uổng đó.Câu chuyện rủ rê ăn vặt, uống trà sữa đã trở thành "luật bất thành văn" trong môi trường công sở (Ảnh minh họa: AI).Tương tự, Hải Minh (23 tuổi, ở quận Tân Bình), vừa tốt nghiệp ngành marketing, được nhận vào làm tại một công ty ở quận 7 với mức lương 6 triệu đồng/tháng. Với đồng lương ít ỏi này, Hải Minh phải chi trả cho phí sinh hoạt, tiền trọ, ăn uống, xăng xe,…Vừa nhận tháng lương đầu ít ỏi đó, Hải Minh lại nghe lời nhắc của các đồng nghiệp: "Nhận lương rồi mua cà phê, trà sữa mời mọi người đi"."Sinh viên mới ra trường còn thiếu thốn, thu nhập chưa có, phải "thắt lưng buộc bụng" mong đến ngày nhận lương. Vừa nhận lương phải chi một khoản lớn để mời mọi người, thật sự trong lòng không thoải mái gì mà đành chấp nhận", Hải Minh nói.Chưa dừng lại, mỗi ngày sau giờ ăn trưa đồng nghiệp thường đồng loạt nhờ Hải Minh đặt cà phê, trà sữa... "Một ly trà sữa khoảng 40-60 nghìn đồng. Sau mỗi lần đặt trà sữa có người trả lại tiền, có người không trả mà cũng không thấy nói gì", cậu bức xúc."Lính mới" mệt mỏi vì hàng ngày đi làm áp lực công việc không lớn bằng nỗi ngán ngẩm bị sai vặt, bị lợi dụng. Không đặt trà, cà phê thì bị "tẩy chay" mà mỗi lần đặt đều phải ngậm đắng... bù tiền. Đó cũng là lý do sau 1 tháng cậu quyết định nghỉ việc, tìm nơi khác.Ông Nguyễn Trung Dũng - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần DH Foods (Ảnh: DH Foods).Chia sẻ về chuyện "rừng" luật, lệ ở công sở, giám đốc điều hành một công ty kinh doanh thực phẩm cho rằng, tùy vào mỗi doanh nghiệp, cách xử lý vấn đề này khác nhau.Tuy nhiên, người quản lý cần chủ động xây dựng môi trường lành mạnh nơi công sở và giải quyết kịp thời những chuyện tế nhị, không để ai bị "tẩy chay", cô lập."Khi tuyển dụng nhân sự là sinh viên mới ra trường, doanh nghiệp cần chia sẻ và truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ, giúp các nhân sự sớm hòa nhập văn hóa doanh nghiệp. Đồng thời, tạo điều kiện trong công việc để nhân viên mới thích nghi và có động lực làm việc, từ đó gắn bó lâu dài", vị giám đốc nhấn mạnh.Còn theo ông Nguyễn Trung Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần DH Foods, sinh viên thực tập, nhân viên mới đi làm thường gặp nhiều khó khăn, lương thấp. Do đó, một nhân viên mới mời cả phòng ăn uống sẽ tốn nhiều chi phí. Thay vào đó, công ty nên có quỹ khi tổ chức ăn, uống... để mọi người đều vui!"Sau những buổi giao lưu, các nhân viên sẽ gắn kết và hỗ trợ nhau trong công việc, từ đó giúp người mới có động lực tiếp tục đóng góp phát triển.Để xây dựng một môi trường lành mạnh đòi hỏi mọi người phải tôn trọng lẫn nhau. Công ty tôn trọng nhân viên, thể hiện bằng chế độ lương, thưởng, công việc phù hợp,... nhân viên cống hiến bằng khả năng của mình. Hai bên tôn trọng lẫn nhau sẽ tạo nên sự gắn kết bền vững, hướng đến kết quả tốt đẹp, lâu dài", ông Dũng cho hay.Võ Liên
Gen Z chưa có bằng cấp đã trúng tuyển làm sếp
Hồ sơ của Nguyễn Thị My chỉ vỏn vẹn giấy tờ tùy thân, đơn xin việc với kinh nghiệm thực tế. Chưa tốt nghiệp cao đẳng, My vẫn vượt qua nhiều thí sinh "nặng ký" khác, trúng tuyển làm trưởng nhóm.
20 tuổi làm trưởng nhómĐó là câu chuyện của cô sinh viên năm cuối của một trường cao đẳng trên địa bàn Hà Nội hồi tháng 7/2023. Đến nay, đã gần 1 năm My thử sức ở vai trò trưởng bộ phận nghiên cứu sản phẩm của một công ty (cung cấp các dịch vụ về quảng cáo, tiếp thị và truyền thông…) với gần 100 nhân viên tại Hà Nội.Thời điểm ứng tuyển vào công ty này, ưu điểm lớn nhất của My là kinh nghiệm thực tập, làm việc tại các doanh nghiệp từ khi còn là sinh viên năm nhất. Cô cho rằng mình thật may mắn khi xin việc vào công ty ưu tiên người lao động có kỹ năng, kinh nghiệm hơn là bằng cấp.Là người năng động, hoạt bát, ham học hỏi, My đã không ngừng tích lũy cho mình kinh nghiệm trong quá trình làm việc ở những đơn vị trước đây. Khi thấy công ty tuyển nhân sự ở vị trí leader (trưởng nhóm), cô không thấy "đuối" khi nộp hồ sơ."Tôi quyết tâm thử sức, xem năng lực, khả năng thích nghi với công việc của mình đến đâu. Nếu không ứng tuyển, cơ hội sẽ vuột mất", My kể.My có việc làm khi chưa tốt nghiệp (Ảnh: NVCC).Khi gặp gỡ nhà tuyển dụng, cô gái đã trao đổi thẳng thắn về việc vẫn còn đi học, chưa có bằng cấp. Song, điều để My gây ấn tượng với người phỏng vấn là những kinh nghiệm tích lũy được qua các công việc đã đảm nhận trước đó.Vòng đầu tiên, cô được nhân viên tuyển dụng phỏng vấn chung. Sau đó, cô gái trải qua những bài kiểm tra về tư duy, năng lực từ hai nhà quản lý.Vài ngày sau, cô nhận được thông báo trúng tuyển. Hiện, My đang là trưởng nhóm, phụ trách một đội với 15 thành viên. Nhiệm vụ của cô là lên lịch làm việc trong nhóm, theo dõi chỉ số, thực hiện nhiệm vụ được giao phó.Trong số 15 nhân viên của My, không ít người lớn tuổi hơn cô nhưng nữ trưởng nhóm luôn nhận được sự tôn trọng trong đội.Thực tế, hầu hết nhân viên trong nhóm đều thuộc thế hệ gen Z. Bộ phận nghiên cứu, phát triển sản phẩm này hiện là nhóm trẻ nhất công ty, để phát huy thế mạnh sáng tạo trong việc quảng bá sản phẩm."Những ngày mới chập chững vào công ty, tôi thấy may mắn khi được làm việc ở môi trường trẻ trung, năng động. Những anh chị đi trước nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ thế hệ đi sau như chúng tôi", My chia sẻ.Chính vì vậy, không chỉ cô mà các đồng nghiệp khác trong nhóm đều có môi trường làm việc cởi mở, thỏa sức phát huy sáng tạo, cống hiến.Một khảo sát 63.878 người đi làm và 9.638 sinh viên của Anphabe cho thấy, có đến 49% Gen Z quan tâm đến sự thăng tiến trong công việc.Sau 15 ngày thử việc, My được nhận vào làm chính thức. Cô gái chia sẻ: "Những tháng đầu chưa quen công việc, tôi không thể hoàn thành nhiệm vụ của công ty giao phó. Thời gian này tôi căng thẳng tột độ và từng nghi ngờ về bản thân".Song, chính các đồng nghiệp trong công ty luôn tận tình hướng dẫn, hỗ trợ để cô cùng nhóm vượt qua khó khăn ban đầu. Về sau, các chỉ tiêu đều được hoàn thành vượt mong đợi và My ngày càng được đồng nghiệp tin tưởng.So với những thế hệ trước đây, My xác nhận, gen Z là những người trẻ, năng động, có nhiều ý tưởng và dám thực hiện ý tưởng đó. Chính sự nhanh nhạy giúp các nhân sự ở độ tuổi này có những lợi thế riêng cho mình.Mới đây, My hoàn thành nhiệm vụ học tập tại trường và nhận bằng cao đẳng để bổ sung cho đủ hồ sơ, điều kiện còn "nợ".5 ưu điểm của gen Z làm quản lýTrao đổi về vấn đề chuyện gen Z vượt mặt đàn anh, được chọn làm sếp , Tiến sĩ Đinh Thị Hồng Duyên, chuyên gia tư vấn về Quản trị doanh nghiệp cho biết bà từng gặp nhiều nhân sự trẻ thuộc thế hệ này làm CEO cho trung tâm tiếng Anh, công ty về marketing và không ít người nắm vị trí quản lý như trưởng nhóm, trưởng phòng/bộ phận. Gen Z có nhiều ưu điểm trong quá trình làm việc (Ảnh minh họa: pixel)Qua quá trình nghiên cứu về nhóm lao động gen Z làm quản lý, bà Duyên rút ra 5 đặc điểm.Thứ nhất, những nhân sự này có kỹ năng công nghệ tốt. Thế hệ Gen Z lớn lên trong kỷ nguyên số, rất thành thạo với công nghệ. Họ có khả năng thích nghi nhanh với công cụ công nghệ mới và sử dụng chúng một cách hiệu quả trong công việc.Ưu điểm thứ hai là sự sáng tạo và đổi mới. Vì thành thục công nghệ nên gen Z có đầu óc rất linh hoạt, nhiều ý tưởng, và rất dễ thích ứng với sự thay đổi, đổi mới. Gen Z thích thử thách quy chuẩn và luôn tìm kiếm cách thức mới để giải quyết vấn đề. Họ mang lại làn gió mới cho sự sáng tạo và đổi mới trong môi trường làm việc.Thứ ba là tính độc lập và khả năng khởi xướng. Gen Z có xu hướng làm việc một cách độc lập. Họ không chỉ chờ đợi chỉ thị mà thường xuyên tìm kiếm cách để cải thiện quy trình và năng suất làm việc.Thứ tư, gen Z ý thức cao về các vấn đề xã hội. Rất nhiều người quản lý là gen Z quan tâm và nỗ lực làm từ thiện, sống có mục đích, lý tưởng cống hiến cho xã hội.  Thế hệ này rất quan tâm đến các vấn đề như bình đẳng, môi trường và công bằng xã hội. Họ thường xuyên tìm kiếm và lựa chọn làm việc cho những tổ chức mà họ cảm thấy phù hợp với giá trị cá nhân.Cuối cùng là sự đa năng, có khả năng làm việc xuyên biên giới như những công dân toàn cầu. Họ ý thức về tinh thần dân tộc cao, đi cùng với đó là ý thức về các vấn đề xã hội.Dù có những khiếm khuyết thường thấy ở người trẻ cần khắc phục trong quá trình làm việc,  gen Z vẫn thật sự là thế hệ đang dần làm chủ thị trường lao động.Căng thẳng giữa các thế hệNăm 2023, báo cáo của Anphabe cảnh báo cuộc đụng độ giữa gen X, gen Y với gen Z, khi mỗi thế hệ được định hình bởi những sự kiện và trải nghiệm đặc trưng trong quá trình phát triển.Những thay đổi nhanh chóng trong thập kỷ qua đã làm tăng sự khác biệt giữa các thế hệ, khiến gen Z trở nên biệt lập hơn trong quan điểm, phong cách làm việc, thái độ, giao tiếp và cách tiếp cận công nghệ.
Nữ cử nhân về quê nuôi lợn: Lương vừa đủ, ôm lợn thích hơn ở văn phòng!
Nữ cử nhân tại Trung Quốc gác bằng, bỏ việc văn phòng ổn định để về quê nuôi lợn với thu nhập tương đương 21,1 triệu đồng/tháng khiến cộng đồng tranh luận mạnh về chuyện "bỏ phố về quê".
Cô gái họ Chu xinh đẹp (26 tuổi, quê tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) gây "sốt" mạng xã hội khi làm việc ở trang trại nuôi heo. Cô gái trẻ măng, gương mặt rất "baby", tiểu thư khoe tấm bằng cử nhân ngành văn học. Vậy mà cô chọn làm việc ở trang trại với mức lương 830 USD/tháng (tương đương 21,1 triệu đồng).Cô gái 26 tuổi nhận được nhiều lời khen ngợi sau khi bỏ công việc văn phòng để làm việc tại một trang trại lợn (Ảnh Douyin).Đến nay, Chu đã là một công nhân lành nghề tại trang trại, thạo việc cho lợn ăn, đỡ đẻ và tiêm thuốc cho lợn.Trong đoạn clip đăng tải trên mạng xã hội, Chu mặc bộ đồ lao động màu xanh lam. Tay trái cô gái ôm một lợn con, còn tay phải nhỏ thuốc mắt cho một chú lợn trưởng thành khác."Công việc này là một giấc mơ. Tôi thấy môi trường ở đây rất tốt và chưa bao giờ thấy hối hận về quyết định của mình", Chu chia sẻ.Trước đó, Chu từng có một công việc văn phòng ổn định sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, cô gái đã sớm cảm thấy chán nản. Khi được một người bạn giới thiệu về nghề chăn nuôi lợn, lúc ấy, Chu rất lưỡng lự và cho rằng đó là một công việc không tốt, sẽ không được gia đình ủng hộ.Tuy nhiên, vì yêu động vật nên Chu quyết định thử sức. Thời gian đầu, Chu phải "vật lộn" để vượt qua những lần phân loại nhau thai lợn. Dù mùi máu và phân hôi thối xộc thẳng vào mũi, Chu vẫn không bỏ cuộc."Tôi không biết mình đã làm quen hay bị… tê liệt cảm giác, nhưng tôi đã không còn sợ hãi nữa", Chu nói.Chu cảm thấy hạnh phúc khi làm việc ở trang trại nuôi lợn (Ảnh: Douyin).Từ câu chuyện của Chu, cư dân mạng đã dấy lên những tranh luận về sự nghiệp và lựa chọn trong cuộc sống."Nếu được, tôi mong mọi người có thể thực hiện những quyết định táo bạo để chọn công việc mà mình yêu thích. Bạn không cần phải bận tâm đến việc người khác đánh giá mình như thế nào", Chu nêu quan điểm.Ngày nay, giới trẻ Trung Quốc ngày càng lựa chọn công việc dựa trên tiêu chí niềm vui, hạnh phúc và chất lượng cuộc sống hơn là tiền bạc.Tháng 3/2023, một người phụ nữ 30 tuổi cũng gác bằng thạc sỹ ở trường đại học hàng đầu Trung Quốc để trở thành nông dân trồng dưa hấu. Tháng 11/2022, một sinh viên vừa tốt nghiệp đại học ở nước này cũng đã chọn làm việc ở nghĩa trang, để đạt được sự cân bằng tốt hơn giữa công việc và cuộc sống, tránh môi trường xung đột nơi công sở.
Quá thiếu người làm, doanh nghiệp bung hơn 7 tỷ đồng "săn" lao động
Đơn hàng gia tăng cùng với việc mở rộng sản xuất, Công ty CP TKG T.K. Vina (KCN Biên Hòa 2, tỉnh Đồng Nai), tuyển dụng 1.000 lao động với chính sách thưởng 7,2 triệu đồng cho mỗi công nhân mới.
Tháng 4/2024, nhiều công nhân cũ của công ty Công ty CP TKG T.K. Vina, phấn khởi khi được bộ phận nhân sự của công ty gọi điện để hỏi thăm về công việc.Đồng thời công ty muốn mời họ trở lại nhà máy làm việc với mức lương bằng với thời điểm thôi việc (tối đa không quá bậc 4).Lao động có tay nghề đang được nhiều công ty may mặc săn đón (Ảnh: Xuân Trường).Ngoài ra, công ty cũng có chính sách dành cho công nhân giới thiệu người thân, bạn bè đến công ty làm việc với mức thưởng 1,5 triệu đồng/người (đối với trường hợp giới thiệu công nhân có tay nghề may, chế tạo) và 1,2 triệu đồng/người đối với lao động phổ thông chưa có tay nghề.Theo Công đoàn cơ sở Công ty CP TKG T.K. Vina, hiện nay công ty đang tuyển dụng 1.000 lao động. Nhằm tuyển được lao động, công ty đưa ra chính sách hỗ trợ cho người lao động mới với tổng số tiền 7,2 triệu đồng.Chính sách này được công ty chia ra thực hiện trong 2 năm. Năm đầu mỗi tháng hỗ trợ 400.000 đồng/tháng và năm thứ hai hỗ trợ 200.000 đồng/tháng.Với nhiều chính sách hấp dẫn, mỗi ngày có hàng chục lao động đến Công ty CP TKG T.K. Vina ứng tuyển (Ảnh: T.K)."Ngoài tiền lương, công ty còn hỗ trợ tiền nhà trọ cho công nhân có hộ khẩu thường trú tại 20 tỉnh vùng xa; nhà trẻ cho con công nhân, thưởng lễ Tết cao, hỗ trợ vé xe về quê ăn Tết, có 14 ngày phép năm, trợ cấp đi lại, nuôi con nhỏ…", vị đại diện công đoàn cho hay.Tương tự, ông Trần Xuân Bằng, Phó phòng Quan hệ lao động của Công ty TNHH May mặc B.K. Việt Nam (KCN Đồng An, TP Thuận An, Bình Dương) cho biết, từ quý 4 năm 2023 đến nay, công ty liên tục nhận thêm đơn hàng và có thể đảm bảo việc làm cho người lao động ít nhất là đến hết năm 2024."Với mức thu nhập trung bình 10 triệu đồng/tháng, cùng với nhiều chính sách hỗ trợ người lao động nên từ đầu năm đến nay, công ty đã tuyển dụng được khoảng 900 công nhân may.Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn cần tuyển dụng thêm 1.000 người nữa để đáp ứng nhu cầu đơn hàng ngày một gia tăng", ông Bằng cho hay.Công ty TNHH May mặc B.K. Việt Nam hiện có gần 4.600 công nhân, thường xuyên tăng ca đến 20h (Ảnh: NVCC).Cũng theo ông Bằng, để tuyển dụng đủ lao động, công ty đưa ra rất nhiều chính sách ưu đãi cho cả người đến tuyển dụng và người giới thiệu lao động.Công ty đã chỉ đạo phòng nhân sự liên hệ mời từng người lao động đã nghỉ việc quay trở lại nhà máy với mức lương, thưởng cao. Bên cạnh đó, công ty cũng tuyển những người lao động chưa có tay nghề để đào tạo."Đối với những người lao động đang làm tại công ty, chúng tôi luôn khuyến khích họ giới thiệu người thân vào làm việc. Người giới thiệu được thưởng 1 triệu đồng, không giới hạn số lượng.Những công nhân may mới gia nhập công ty, nếu có tay nghề hoặc có bậc nghề cơ bản đều được thưởng mức thưởng gia nhập 1 triệu đồng", ông Bằng cho hay.
Nhân sự trẻ hay nhảy việc vì áp lực
Ngày càng nhiều lao động trẻ tìm kiếm công việc linh hoạt, đảm bảo chất lượng cuộc sống hơn là các công việc lương cao nhưng áp lực lớn.
Hai vợ chồng Thùy Trang đều là dân tỉnh lên TPHCM học tập rồi ở lại làm việc. Sau gần 10 năm ra trường, tổng thu nhập của 2 vợ chồng gần 30 triệu đồng mỗi tháng. Dù chi tiêu rất căn cơ, mỗi tháng Trang chỉ tiết kiệm được chừng 5 triệu đồng.Trang chia sẻ: "Tiền học của 2 con, tiền thuê nhà là 2 khoản cố định không thể cắt giảm, chiếm gần 50% chi tiêu hằng tháng nên muốn tiết kiệm thêm cũng không được. Trong khi đó, áp lực công việc ở thành phố lớn quá. Vợ chồng tôi tính chuyển về quê sống, thu nhập thấp hơn nhưng gần nhà, đỡ mệt mỏi chuyện kẹt xe, tăng ca, chi phí đắt đỏ...".Lao động trẻ hiện ít gắn bó với một công việc, chủ động tìm việc khác khi quá tải (Ảnh: Enervon).Khác với chồng Trang, anh Cao Hoài Tú bỏ việc tại một trung tâm tư vấn du học Nhật Bản vì quá mệt mỏi với công việc kéo dài đến 15 tiếng mỗi ngày. Có lợi thế tiếng Nhật sau 3 năm làm thực tập sinh, Tú làm việc thuận lợi, nhận mức lương khá cao.Tuy nhiên, vì nhà xa nơi làm và đặc thù công việc phải trực tại trung tâm ban ngày rồi còn phải tư vấn, dạy tiếng Nhật vào buổi tối nên Tú không còn thời gian riêng cho bản thân. Mệt mỏi, Tú nghỉ việc rồi chạy Grab gần 2 tháng nay, để chủ động thời gian.Theo các chuyên gia nhân sự, nghỉ việc vì áp lực, lựa chọn công việc nhẹ nhàng hơn, đảm bảo cân bằng giữa công việc và cuộc sống đang là xu hướng ngày càng phổ biến của người lao động, nhất là trong nhóm lao động trẻ tuổi.Trong Báo cáo xu hướng nhân tài Việt Nam mà Anphabe mới công bố, đơn vị này cho rằng: "Đối với thế hệ lao động mới, đặc biệt là Gen Z, thời gian gắn bó ngắn hạn với công ty (chỉ từ 1-2 năm) đã trở thành một chuẩn mực mới".Mặc dù rất chú ý đến thu nhập nhưng môi trường làm việc linh hoạt, cân bằng cuộc sống đang trở thành tiêu chuẩn mới của người lao động trẻ. Theo Anphabe, có đến 71% Gen Z tham gia khảo sát cho biết sẽ cân nhắc công việc khác nếu công ty không có chế độ làm việc linh hoạt.Làm việc linh hoạt đang trở thành tiêu chuẩn mới của người lao động (Nguồn: Anphabe).Báo cáo của Trung tâm Dịch vụ việc làm TPHCM cho thấy, trong quý I/2024, TPHCM có 26.142 người được nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp thì có đến 71% là người trẻ tuổi.Cụ thể, lao động nam từ 40 tuổi trở xuống nghỉ việc để hưởng trợ cấp thất nghiệp chiếm 32%, lao động nữ từ 40 tuổi trở xuống chiếm 39%.Anphabe nhận định, tình trạng nghỉ việc nhanh trong giới trẻ hiện nay phổ biến đến mức nó không còn là điểm trừ lớn trong hồ sơ xin việc của họ.Khảo sát của Anphabe vào nửa đầu năm 2023 cho thấy, cứ mỗi 10 người nghỉ việc, 7 người tìm được công việc mới ngay. Trong số 7 người này, chỉ có 1 người chấp nhận lương thấp hơn, 3 người giữ nguyên mức lương và 3 người thậm chí tìm được việc với mức lương mới cao hơn.Theo ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TPHCM, dù tình trạng thất nghiệp hiện khá căng nhưng nhảy việc vẫn là thực trạng phổ biến hiện nay, đặc biệt trong giới trẻ, sinh viên mới tốt nghiệp.Với kinh nghiệm hơn 40 năm công tác trong ngành nhân lực, ông Tuấn đánh giá: "Dù trước đây hay hiện giờ, trong quá trình lao động, mỗi người đều phải biết cân bằng thời gian giữa làm việc và chăm lo đời sống cá nhân thì mới thật sự hạnh phúc và có cuộc sống ổn định, bền vững"."Tuy nhiên, tính bền vững còn nằm ở chỗ mỗi cá nhân cần liên tục phát triển chứ không đơn thuần là sự lựa chọn lương thấp hay cao, công việc áp lực hay không. Nếu chuyển việc chỉ theo cảm tính hoặc căn cứ đơn thuần vào thu nhập thì sự thiệt hại trước tiên thuộc về người lao động", ông Trần Anh Tuấn nhấn mạnh.
Mỹ cần cấp tốc hơn nửa triệu thợ điện, thợ sửa ống nước
Một báo cáo gần đây của Hiệp hội Xây dựng và Nhà thầu (ABC) cho thấy nước này cần thu hút khoảng nửa triệu lao động mới vào năm 2024 để cân bằng cung và cầu.
Theo ABC, Mỹ dự kiến thiếu 550.000 thợ sửa ống nước vào năm 2027. Riêng đối với thợ điện, số lượng nhân lực cần thiết sẽ tăng nhanh gấp đôi so với mức trung bình của tất cả các ngành nghề, cho đến năm 2032.Theo thời gian, việc thiếu hụt công nhân lành nghề sẽ khiến việc chờ đợi dịch vụ xây dựng kéo dài và chi phí phải trả cao hơn.Mỹ thiếu đến nửa triệu thợ sửa ống nước, thợ điện (Ảnh minh họa: SCMP).Để khắc phục điều này, nhiều cơ sở xây dựng đã quyết định tăng lương cho nhóm thợ để thu hút nhân lực. Năm ngoái, những thợ sửa ống nước lâu năm đã được tăng lương lên 82.700 USD/năm (tương đương hơn 2 tỷ đồng), tăng 21% so với trước đó.Tuy nhiên, đến nay, tình trạng thiếu nhân lực trong ngành xây dựng vẫn tiếp diễn.Vào tháng 2/2024, có 583.000 việc làm được đăng tuyển trong ngành sản xuất, tăng 20% so với 5 năm trước đó. Ngoài ra, số lượng cơ sở xây dựng đã tăng hơn 50% so với cùng kỳ 5 năm trước (từ 287.000 lên 441.000).Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân của sự thiếu hụt lao động là do những người thợ lành nghề hiện tại đã quá tuổi lao động hoặc chọn nghỉ hưu sớm. Những người rời bỏ thị trường chính là mối lo ngại lớn nhất vì họ có quá nhiều kinh nghiệm trong nghề, ngành xây dựng sẽ khó tìm lao động trẻ tuổi có đủ kinh nghiệm như họ.Thực tế, việc trở thành thợ sửa ống nước hoặc thợ điện có thể mất từ 4 đến 5 năm. Các chương trình học nghề dành cho kỹ thuật viên cũng kéo dài từ 3 đến 5 năm.Theo Hiệp hội Nhà thầu điện quốc gia, gần 30% thợ điện của công đoàn sắp nghỉ hưu. Ngoài ra, trong ngành xây dựng, tỷ lệ cứ 5 công nhân thì có hơn 1 người từ 55 tuổi trở lên.Mọi việc càng khó khăn hơn trong và sau giai đoạn Covid-19, khi các chương trình đào tạo thực hành khó chuyển sang trực tuyến khiến số lượng tuyển sinh giảm mạnh.
Gần 4.000 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh tại Hà Nội
Ngày 13/4, UBND quận Hai Bà Trưng phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức phiên giao dịch và tư vấn việc làm năm 2024.
Phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Hai Bà Trưng có 57 đơn vị tham gia với gần 4.000 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh, xuất khẩu lao động.Phát biểu tại phiên giao dịch và tư vấn việc làm, Phó Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng Nguyễn Thị Thu Hiền cho biết, quận có dân số gần 400.000 người, số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 70%.Phó Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng Nguyễn Thị Thu Hiền phát biểu (Ảnh: Hoa Lê).Là quận trung tâm của thành phố Hà Nội, dân cư cơ học gia tăng rất nhanh, Phó Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng cho hay, số lao động có nhu cầu tìm việc làm khá lớn, vấn đề dạy nghề, giải quyết việc làm cho người lao động, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn quận trở nên cấp thiết.Những năm qua, bằng nhiều giải pháp tích cực, mỗi năm đã có trên 8.000 người lao động được tư vấn, giới thiệu việc làm, tập trung ở lĩnh vực thương mại, dịch vụ với các ngành nghề, như bán hàng siêu thị, bán hàng ăn giải khát, tiếp thị, vận chuyển hàng hóa, dịch vụ điện, nước, kế toán, tài chính, chăm sóc người già, trẻ em…Theo bà Nguyễn Thị Thu Hiền, thời gian tới, quận tiếp tục chỉ đạo triển khai các hoạt động lao động, việc làm; mở các lớp dạy nghề ngắn hạn; các phiên giao dịch, tư vấn việc làm để làm cầu nối cho doanh nghiệp với người lao động.Học sinh, sinh viên tìm hiểu thông tin thị trường lao động (Ảnh: Hoa Lê).Qua phiên giao dịch việc làm, các doanh nghiệp, trường dạy nghề sẽ tuyển dụng được lao động, tuyển sinh được học viên đáp ứng yêu cầu. Bên cạnh đó, người lao động tìm được việc làm, lựa chọn được nghề cần học phù hợp với khả năng, sở thích, yêu cầu của cá nhân.Đặc biệt, phiên giao dịch việc làm cũng quan tâm, tạo điều kiện cho các đối tượng công an, bộ đội xuất ngũ, thân nhân gia đình chính sách, người khuyết tật, người chấp hành xong án phạt tù và học viên đã cai nghiện ma túy trở về địa phương.Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Hà Nội Nguyễn Tây Nam cho biết, năm 2024, để đảm bảo được các mục tiêu giải quyết việc làm cho 165.000 lao động, Sở đã chỉ đạo thực hiện các giải pháp phát triển thị trường lao động, tăng cường kết nối cung cầu lao động, hỗ trợ chuyển đổi nghề bền vững cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp.Với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, trong quý I/2024, thành phố đã giải quyết việc làm cho 45.602 lao động.Mặc dù vậy, tình hình lao động, việc làm vẫn còn tiềm ẩn những khó khăn nhất định, số người hưởng bảo hiểm thất nghiệp tuy có giảm so với cùng kỳ nhưng vẫn ở mức khá cao.Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Hà Nội Nguyễn Tây Nam (Ảnh: Hoa Lê).Chính vì vậy, ông Nguyễn Tây Nam cho rằng, việc tổ chức Phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Hai Bà Trưng ngày hôm nay có ý nghĩa hết sức thiết thực, là cơ hội kết nối giữa người lao động với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và cơ sở đào tạo."Đây cũng chính là cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ tiếp cận với thị trường lao động, được cung cấp về thông tin thị trường lao động. Từ đó, có thể học hỏi, trau dồi, trang bị thêm cho mình những kỹ năng và kiến thức cơ bản, khả năng thích nghi với những biến động của thị trường việc làm", ông Nam nói.Phiên giao dịch việc làm là cơ hội tốt để cho người lao động lựa chọn những công việc, vị trí việc làm phù hợp, ổn định, góp phần đảm bảo công tác an sinh xã hội tại địa phương.Bên cạnh hoạt động giao dịch về việc làm, phỏng vấn tuyển dụng trực tiếp giữa doanh nghiệp và người lao động, Ban tổ chức còn triển khai các hoạt động tư vấn, cung cấp thông tin về thị trường xuất khẩu lao động, tư vấn hướng nghiệp học nghề, tư vấn các kỹ năng tìm việc làm, kỹ năng tham gia thị trường lao động...Kết thúc phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Hai Bà Trưng, 1.425 lao động, sinh viên được tư vấn, giới thiệu việc làm và cung cấp thông tin về thị trường lao động.Trong đó, 557 lao động tham gia phỏng vấn trực tiếp với doanh nghiệp. Có đến 204 hồ sơ của ứng viên được tiếp nhận ngay tại phiên giao dịch việc làm. Trong số này, chủ yếu là ứng viên có trình độ cao đẳng, đại học trở lên.Đặc biệt, có 81 lao động được doanh nghiệp hẹn phỏng vấn vòng 2.
Công nhân dính "tín dụng đen", giám đốc công ty bị khủng bố
Vấn nạn "tín dụng đen" tấn công công nhân, người lao động khiến các lãnh đạo doanh nghiệp, cán bộ công đoàn bị đe dọa, ăn không ngon, ngủ không yên.
Tại hội nghị sơ kết công tác phối hợp và triển khai chương trình phòng, chống "tín dụng đen" trong công nhân lao động tại các khu chế xuất (KCX), khu công nghiệp (KCN) tại TPHCM, ngày 11/4, bà Nguyễn Hồng Bích, Chủ tịch công đoàn cơ sở tại KCN Hiệp Phước (huyện Nhà Bè) chia sẻ, thời gian qua từ lãnh đạo đến cán bộ công đoàn công ty đều bị "tín dụng đen" đe dọa, gây sức ép để đòi nợ.Bà Nguyễn Hồng Bích, Chủ tịch công đoàn cơ sở tại KCN Hiệp Phước kể lại những lần giải cứu công nhân dính bẫy "tín dụng đen" (Ảnh: Xuân Trường)."Nhiều công nhân rơi vào cảnh bế tắc khi con ốm, gia đình có việc đột xuất,… phải chấp nhận vay nóng bên ngoài với lãi suất "cắt cổ" vì thủ tục vay vô cùng đơn giản. Tuy nhiên khi đã dính vào "tín dụng đen", cuộc sống vốn khó khăn của người lao động càng chật vật, bế tắc."Mỗi lần có công nhân vay "tín dụng đen" không có khả năng trả là giám đốc công ty, công đoàn… liên tục bị khủng bố đến "ăn không ngon, ngủ không yên", bà Bích cho hay.Cũng theo bà Bích, tình trạng này liên tục xảy ra vì "tín dụng đen" bủa vây KCN, KCX khiến nhiều công nhân dính bẫy."Một hôm, nam công nhân gọi điện thoại cho tôi ấp úng cầu cứu: "Con vay nợ xã hội đen với lãi suất 20%/tháng. Nếu trong ngày hôm nay con không trả, họ sẽ xử con!". Để tránh chuyện công ty bị khủng bố và hỗ trợ kịp thời, đảm bảo an toàn với công nhân, tôi đã lấy số điện thoại của người cho vay nặng lãi rồi gọi điện cam kết đứng ra trả nợ đầy đủ", bà Bích kể lại.Hội nghị có khoảng 500 đoàn viên, người lao động tham gia (Ảnh: Xuân Trường).Sau đó, để nam công nhân thoát được lưới "tín dụng đen", bà Bích nhờ tổ chức tài chính vi mô (CEP) cho nạn nhân vay số tiền 25 triệu đồng với lãi suất 0.4%/tháng. Bà Bích trực tiếp đứng ra nhận tiền, giúp nam công nhân giải quyết dứt điểm nợ nần với nhóm "tín dụng đen".Tương tự bà Bích, ông Trần Anh Tùng, Chủ tịch Công đoàn KCN Tây Bắc Củ Chi (huyện Củ Chi, TPHCM) cho hay, năm 2020-2022, Tổng giám đốc công ty, công đoàn liên tục bị các tổ chức "tín dụng đen" gọi điện khủng bố vì công nhân của công ty vay tiền, không có khả năng trả nợ."Với những trường hợp này, công đoàn đã kết nối với các tổ chức tài chính để hỗ trợ công nhân giải quyết nợ dứt điểm với các nhóm "tín dụng đen", vị Tổng giám đốc cho hay.Quảng cáo cho vay tiền với thủ tục đơn giản, giải ngân nhanh được đăng tải la liệt trên các hội nhóm Facebook (Ảnh: Xuân Trường).Để người lao động tránh bẫy "tín dụng đen", Công đoàn các KCX, KCN TPHCM và CEP đã triển khai gói cho vay ưu đãi 500 tỉ đồng với lãi suất 0,4%/tháng cho công nhân, người lao động.Tại hội nghị, cán bộ công đoàn cơ sở đã chia sẻ kinh nghiệm triển khai gói vay đến công nhân lao động nhằm triển khai hiệu quả công tác phòng, chống "tín dụng đen" trong thời gian tới.Thời gian qua đã có 174.870 lượt công nhân vay vốn từ tổ chức tài chính vi mô. Bên cạnh đó, có 6.148 lượt công nhân tham gia các buổi tổ chức tuyên truyền tác hại "tín dụng đen", nâng cao kiến thức tài chính, giúp công nhân chủ động phòng tránh "tín dụng đen".
"Các nước phải điều chỉnh tiền lương, đãi ngộ để thu hút lao động Việt"
Nêu thực tế lượng lao động Việt tại Ả Rập Xê Út đang giảm dần, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung đề nghị quốc gia Trung Đông điều chỉnh tiền lương, đãi ngộ để thu hút nhân lực.
Chiều 9/4, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung tiếp, làm việc với ông Mohammed Ismaeil A. Dahlwy, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Ả Rập Xê Út tại Việt Nam.Vui mừng chào đón Đại sứ Mohammed Ismaeil A. Dahlwy, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thông tin, cuối năm 2023, khi tháp tùng Thủ tướng Phạm Minh Chính sang Ả Rập Xê Út, ông có ấn tượng rất tốt về đất nước Trung Đông.Bộ trưởng LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung tiếp ông Mohammed Ismaeil A. Dahlwy, Đại sứ Ả Rập Xê Út tại Việt Nam (Ảnh: Gia Đoàn).Trao đổi với Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, ông Mohammed Ismaeil A. Dahlwy nhấn mạnh, mối quan hệ Việt Nam - Ả Rập Xê Út phát triển vượt bậc những năm vừa qua. Các hoạt động của lãnh đạo hai nước, trong đó có chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính bên lề Hội nghị ASEAN-GCC hết sức có ý nghĩa, mang lại nhiều lợi ích đối với hai quốc gia.Ngay sau chuyến thăm đó, tháng 12/2023, kỳ họp lần thứ 5 của Ủy ban hỗn hợp Việt Nam - Ả Rập Xê Út được tổ chức. Tại đây, hai bên thống nhất đẩy mạnh hợp tác, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo nghề. Đồng thời, phía Ả Rập Xê Út mong muốn tiếp nhận nhiều lao động có tay nghề của Việt Nam trong ngành du lịch và nhiều lĩnh vực khác.Đại sứ Mohammed Ismaeil A. Dahlwy kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước về lao động xem xét, điều chỉnh và ký kết lại Hiệp định tiếp nhận lao động giúp việc gia đình (MOU) cũng như thúc đẩy việc ký kết hiệp định tuyển dụng lao động lành nghề của Việt Nam.Đại sứ Mohammed Ismaeil A. Dahlwy mong muốn tiếp nhận nhiều lao động Việt trong thời gian tới (Ảnh: Gia Đoàn).Đáp lời Đại sứ, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhận định Ả Rập Xê Út là một quốc gia rất tiềm năng, có nhiều lợi thế. Ông nhấn mạnh, nếu mối quan hệ giữa hai nước được đẩy lên tầm cao mới, tận dụng tối đa tiềm năng sẽ mở ra cơ hội lớn về hợp tác phát triển kinh tế cũng như hợp tác về lao động.Ở khía cạnh khác, việc khai thác chưa tưng xứng với tiềm năng hợp tác của hai bên, nhất là về nhân lực và đào tạo. Trong khi thực tế, Ả Rập Xê Út hiện cần nhân lực ở nhiều ngành nghề, Việt Nam có nguồn lao động phong phú. Lý do  là vì những khác biệt về thể chế, luật pháp cũng như khoảng cách địa lý…Ả Rập Xê Út mong muốn tiếp tục hợp tác với Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực lao động (Ảnh: Gia Đoàn).Bộ trưởng thông tin, hiện có khoảng 5.000 lao động Việt Nam làm việc tại Ả Rập Xê Út, ở các lĩnh vực như xây dựng, dầu mỏ, giúp việc gia đình… Một vấn đề thực tế là số lượng lao động giảm dần qua các năm. Trong khi đó, năm 2023, Việt Nam đưa gần 160.000 lao động đi làm việc ở các nước.Ông chỉ rõ có nhiều vấn đề cần phải tháo gỡ. Trước hết là việc khôi phục lại Hiệp định tiếp nhận lao động. Bộ trưởng gợi mở, có thể mở rộng thêm các lĩnh vực, ngành nghề mà hai bên có tiềm năng hợp tác như công nghiệp, khai thác dầu khí, cơ khí và các ngành nghề thế mạnh của lao động Việt Nam.Tiếp đó, người đứng đầu ngành LĐ-TB&XH nhấn mạnh, hai bên cần quan tâm vấn đề đào tạo kỹ năng nghề, chuyên môn, ngoại ngữ… cho lao động trước khi đi, giúp họ sớm thích nghi với môi trường làm việc mới.Để giải quyết vấn đề này, Bộ trưởng đề nghị Đại sứ Ả Rập Xê Út thông tin cụ thể những ngành nghề, lĩnh vực đang thiếu lao động, số lượng nhân lực cần bổ sung cũng như điều kiện tiếp nhận.Vấn đề khác Ả Rập Xê Út cần giải quyết, theo Bộ trưởng, là về tiền lương và thu nhập. Phía bạn cần điều chỉnh chính sách đãi ngộ để thu hút người lao động."Đời sống của người Việt Nam hiện nay tương đối tốt. Do đó, nếu mức thu nhập tại Ả Rập Xê Út không cao hơn ở Việt Nam, người lao động sẽ lựa chọn quốc gia khác", Bộ trưởng nói.
21.000 công việc "săn" người lao động
130 doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng lao động với hơn 21.000 vị trí việc làm mà chưa có lao động ứng tuyển.
Ngày 22/3, Trung tâm Dịch vụ việc làm TPHCM tổ chức sàn giao dịch việc làm trực tiếp lần 2 tại trung tâm, 3 điểm sàn trực tuyến tại các điểm giải quyết bảo hiểm thất nghiệp TP Thủ Đức, quận 4 và quận 12.Các sàn giao dịch đợt này có 30 doanh nghiệp tham gia với 2.879 vị trí việc làm cần tuyển dụng.Người lao động tham gia tìm việc tại sàn giao dịch sáng 22/3 (Ảnh: CTV).Ngoài ra, phiên sàn giao dịch việc làm lần này của TPHCM có tham gia trực tuyến kết nối với lao động của 13 tỉnh Đồng Bằng sông Cửu Long do Trung tâm Dịch vụ việc làm Cần Thơ tổ chức.Hệ thống sàn trực tuyến 13 tỉnh Đồng Bằng sông Cửu Long có 345 doanh nghiệp đăng ký tuyển dụng với 33.598 vị trí việc làm cần tuyển.Bà Nguyễn Văn Hạnh Thục, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm TPHCM cho biết: "Dữ liệu tuyển dụng của các tỉnh sẽ được TPHCM đăng trên trang Website của Trung tâm để người lao động TPHCM cũng như lao động các tỉnh đang sinh sống tại TPHCM có thể tiếp cận thuận lợi".Theo bà Hạnh Thục, hiện nay, trên hệ thống trung tâm vẫn có hơn 130 doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng với tổng nhu cầu tuyển hơn 21.000 vị trí việc làm trống.Trong đó, nhu cầu tuyển dụng tập trung ở các ngành da giày, may mặc (chiếm 39% tổng nhu cầu tuyển dụng), lao động phổ thông (31%), kinh doanh - quản lý (7%), kỹ thuật - cơ khí (4%), công nghệ thông tin (4%)…Trong 2 tháng đầu năm, trung tâm đã tổ chức 7 phiên giao dịch việc làm trực tiếp và trực tuyến tại trung tâm và các chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp ở quận, huyện. Qua đó, tư vấn việc làm cho gần 28.000 lượt người, trong đó có 2.550 lượt người được giới thiệu việc làm.Ngoài ra, trung tâm còn thực hiện hàng loạt chương trình kết nối việc làm tại Lễ hội ẩm thực chay Xuân Giáp Thìn - 2024; tham gia tư vấn - giới thiệu việc làm cho quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự năm 2024 ở các quận, huyện; tư vấn, giới thiệu việc làm tại các bến xe, nhà ga…
Đức "khát" lao động nhập cư, trả lương đến 80 triệu đồng/tháng
Trước tình trạng thiếu hụt lao động, Đức ban hành nhiều chính sách, "rộng cửa" đón lao động nước ngoài. Nhiều doanh nghiệp Việt và Đức đang ráo riết tuyển lao động tại Việt Nam sang nước này làm việc.
Cơ hội mớiChuyên gia phát triển giáo dục, du học nghề tại TPHCM, ThS Nguyễn Hoàng Tiến, nhận định Đức là quốc gia có dân số già hóa nhanh. Từ nay đến năm 2030, đất nước Tây Âu này dự kiến thiếu hơn 5 triệu lao động. Vì thế, Đức đang có những chính sách mở, tạo cơ hội cho nguồn nhân lực có trình độ, tay nghề ở Việt Nam đến Đức làm việc và định cư. Trong đó, có thể kể đến các chính sách như miễn 100% học phí; đảm bảo 100% cơ hội định cư và bảo lãnh người thân; vừa học vừa làm có lương ngay từ tháng đầu tiên nhập cảnh,…Lao động kỹ thuật tại Đức có mức lương khoảng 80 triệu đồng/tháng (Ảnh minh họa: Rupert Oberhäuser).Trước bối cảnh đó, để mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp cho lao động Việt, các đơn vị môi giới lao động Việt sang nước ngoài làm việc đang ráo riết mở rộng nhiều chương trình, tìm người sang Đức làm việc, như chương trình chuyển đổi văn bằng điều dưỡng Việt Nam sang văn bằng điều dưỡng của Đức.Đây là chương trình được tài trợ bởi chính phủ Đức, với mục tiêu tuyển dụng người lao động có tay nghề cao trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.Ứng viên tham gia dự án phải tốt nghiệp đại học, cao đẳng chuyên ngành điều dưỡng đa khoa; có chứng chỉ hành nghề; không quá 38 tuổi; trải qua 18-26 tháng để ôn luyện bằng B1, B2 tiếng Đức và trải qua vòng phỏng vấn với doanh nghiệp Đức."Nếu được chọn, ứng viên sẽ vừa được đào tạo lý thuyết, thực hành 40 giờ/tuần ngay tại cơ sở của doanh nghiệp Đức, vừa được trả lương trong 6-12 tháng. Sau khi tốt nghiệp, lao động Việt có thể được làm nhân viên chính thức với mức lương 3.000 euro/tháng (khoảng 80 triệu đồng)", vị ThS cho hay.Đáng chú ý, sau 6 tháng kể từ ngày ký hợp đồng chính thức, người lao động có thể bảo lãnh người thân đến Đức.700.000 việc làm còn trốngNgoài chương trình này, Đức cũng ban hành nhiều chính sách thu hút lao động nước ngoài như du học nghề, du học đại học, thực tập sinh định cư, đầu bếp định cư,… với thu nhập 25-67 triệu đồng/tháng và cơ hội bảo lãnh người thân trong gia đình.Trong 3 năm du học nghề, mức lương của người lao động sẽ tăng lần lượt theo mỗi năm từ 23 triệu lên 26 triệu, 28 triệu đồng đối với một số ngành dịch vụ; từ 28 triệu lên 31 triệu, 33 triệu đồng đối với nhóm ngành sức khỏe."Sau khi có bằng nghề của Cộng hòa Liên Bang Đức, người lao động còn có thu nhập lên đến 60 triệu đồng/tháng đối với một số ngành dịch vụ và hơn 75 triệu đồng đối với nhóm ngành sức khỏe. Ứng viên nếu đi theo diện du học nghề, phải kiên trì học tập, làm việc 3 năm rồi lấy bằng nghề thì mới có thu nhập cao và ổn định", chuyên gia Nguyễn Hoàng Tiến nhấn mạnh.Đức có khoảng 700.000 vị trí việc làm cần được lấp đầy (Ảnh minh họa: Patrick Pleul).Đại diện một doanh nghiệp Đức, ông Nhật Anh Hoffmann thông tin, Đức hiện là một trong những quốc gia cần nguồn nhân lực lớn từ nước ngoài cho các ngành như điều dưỡng, dịch vụ, điện tử, công nghệ thông tin, xây dựng… Tuy nhiên, quốc gia này hướng đến đào tạo và tuyển dụng những lao động có tay nghề cao. Vậy nên "cơ hội mở" nhưng không dễ. Nói về nguồn nhân lực từ Việt Nan, ông Thomas Malcherek, Giám đốc điều hành Phòng Thủ công nghệ TP Erfurt, cho biết sinh viên Việt Nam có trình độ sơ cấp nghề trở lên đến Đức du học nghề, được phân đến các doanh nghiệp địa phương sẽ nhận sự hướng dẫn tận tình của đồng nghiệp chứ không áp kỷ luật "cứng" như tại các doanh nghiệp lớn.Khi du học nghề tại Đức, người học được trả trợ cấp khoảng 26 triệu đồng/tháng. Đức đang thiếu trầm trọng nhân lực nên sau quá trình học nghề, có chứng chỉ nghề phù hợp, sinh viên Việt sẽ dễ dàng tìm được việc làm, có cơ hội định cư.Ông Thomas Malcherek nhấn mạnh đến ngành bếp nói riêng và ngành du lịch, nhà hàng - khách sạn nói chung hiện là lĩnh vực Đức rất cần lao động.Từ ngày 18/11/2023, Đức đã thay đổi Luật nhập cư sửa đổi, nhằm thu hút ít nhất 60.000 lao động/năm. Luật này cho phép bất kỳ ai có chứng chỉ hành nghề đều được làm việc tại Đức, thậm chí có thể chọn học và làm một công việc khác.Bộ trưởng Kinh tế Đức, Robert Habeck, cho hay quốc gia này đang trống đến 700.000 vị trí việc làm. Tình trạng dân số già tại Đức có thể sẽ gây ra thiếu hụt 7 triệu lao động có tay nghề vào năm 2035.Trong cuộc gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính tại trụ sở Chính phủ Việt Nam vào ngày 24/1, Tổng thống Đức, Frank-Walter Steinmeier cũng đã bày tỏ rằng lực lượng lao động Việt Nam sẽ sớm có cơ hội được làm việc tại Đức, cải thiện tích cực tình trạng thiếu hụt lao động tại Đức thời gian tới.
Chương trình lao động mới giúp người đi Nhật lương cao hơn, thêm quyền lợi
Chế độ thực tập kỹ năng hiện nay mà Nhật Bản đang áp dụng sẽ dần được bãi bỏ, thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế để tập trung đào tạo nhân lực ở những ngành thiếu hụt lao động.
Thông tin trên được Trưởng phòng Điều phối chính sách, Tổng cục quản lý xuất nhập cảnh và lưu trú Nhật Bản Nagata Yuki chia sẻ tại hội thảo "Tiên phong trong nỗ lực chuyển dịch lao động quốc tế giữa Nhật Bản và Việt Nam", chiều 19/3.Theo ông Nagata Yuki, chế độ thực tập kỹ năng mà Nhật Bản đang áp dụng đã bộc lộ một số bất cập, như thực tập sinh chỉ nhận được mức lương cơ bản tối thiểu và không có tiền thưởng, các khoản phụ cấp như lao động người Nhật.Nhiều trường hợp điều kiện lao động không được đảm bảo, thu nhập chưa cao, thực tập sinh không được chuyển nơi làm việc dù công việc không phù hợp, chủ sử dụng đối xử không tốt...Nhật Bản dự kiến thay đổi chương trình thực tập sinh (Ảnh: Nguyễn Sơn).Trước những hạn chế trong chính sách đối với thực tập sinh, đầu tháng 4/2023 hội đồng 15 chuyên gia, học giả và quan chức đứng đầu các tỉnh ở Nhật Bản đã đề xuất một chương trình mới nhằm thay thế cho chương trình thực tập sinh kỹ năng có nhiều vấn đề này."Dựa trên ý kiến của hội đồng chuyên gia, tháng 11/2023 chúng tôi đã nộp báo cáo cuối cùng lên Hội đồng nội các để xem xét, quyết định chế độ mới. Dự luật mới đã được gửi lên Chính phủ Nhật vào ngày 9/2 và dự kiến sẽ được thực hiện sớm nhất vào năm 2027", ông Nagata Yuki cho hay.Theo đó, chương trình mới mà hội đồng chuyên gia Nhật đề xuất sẽ tập trung vào 3 nội dung cốt lõi.Một là ưu tiên bảo vệ quyền lợi con người, tạo cơ hội thăng tiến cho người lao động nước ngoài đang làm việc tại Nhật.Hai là, chương trình mới kêu gọi cho phép thực tập sinh tham gia chương trình mới được phép chuyển công việc trong cùng lĩnh vực sau tối đa 2 năm làm việc.Ba là từng bước nâng cao năng lực tiếng Nhật cho lao động để thực hiện chế độ xã hội "cùng chung sống".Theo Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, hiện nay, lao động Việt Nam đi làm việc theo diện kỹ năng đặc định chiếm 53% (110.628 người trên tổng số 208.000 lao động nước ngoài làm việc tại Nhật), đông nhất trong số 15 quốc gia tham gia phái cử lao động tại Nhật Bản.Ông Ishii Chikahisa, Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam (Ảnh: Văn Quân).Ông Ishii Chikahisa, Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam cho biết, hiện nay, lao động kỹ năng đặc định Việt Nam đang làm việc tại Nhật trong 12 ngành nghề bao gồm điều dưỡng; vệ sinh tòa nhà; vật liệu, chế tạo máy, điện, điện tử; xây dựng; công nghiệp đóng tàu; bảo dưỡng ô tô; hàng không; dịch vụ lưu trú; nông nghiệp; ngư nghiệp; sản xuất thực phẩm, đồ uống và phục vụ ăn uống.Trong đó, dẫn đầu là ngành sản xuất thực phẩm, đồ uống với hơn 41.800 người; tiếp đến là ngành chế tạo máy công nghiệp, điện, điện tử với hơn 24.800 người; xây dựng hơn 16.500 người.Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam thông tin thêm, tháng 3 vừa qua, hai bên đã tổ chức kỳ thi kỹ năng đặc định tại Việt Nam cho hơn 300 lao động ở 2 ngành nông nghiệp, chăm sóc điều dưỡng. Ngoài 2 ngành nêu trên, dự kiến từ tháng tới, Nhật sẽ bổ sung thêm các ngành bảo dưỡng ô tô, dịch vụ lưu trú.
Hàn Quốc trao đổi về nhân lực, Bộ trưởng chú trọng nhóm lao động kỹ thuật
Vui mừng vì gần 1.300 người Việt đã xuất cảnh, làm việc trong ngành đóng tàu tại Hàn Quốc, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung mong phía bạn mở rộng nghề tiếp nhận lao động kỹ thuật.
Ngày 19/3, tại trụ sở Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung có cuộc gặp gỡ, làm việc với ông Chang Won Sam - Chủ tịch Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA).Thí điểm chương trình di cư lao động tại Việt Nam Trở lại Việt Nam sau 16 năm, ông Chang Won Sam nhấn mạnh, quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia, đặc biệt hợp tác lĩnh vực lao động ngày càng phát triển mạnh mẽ. Chủ tịch KOICA bày tỏ mong muốn được đóng góp, đồng hành cùng Việt Nam nói chung, Bộ LĐ-TB&XH nói riêng trong thời gian tới.Bộ trưởng Đào Ngọc Dung làm việc với ông Chang Won Sam - Chủ tịch Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) (Ảnh: Gia Đoàn).Ông Chang Won Sam gửi lời cảm ơn Chính phủ Việt Nam, cũng như cá nhân Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đã quan tâm, tạo điều kiện để số lượng lao động Việt sang Hàn Quốc làm việc không ngừng tăng lên. Ông Chang Won đánh giá, việc hợp tác này đưa lại lợi ích cho cả người lao động Việt Nam cũng như cho Hàn Quốc, khi tiếp nhận được nguồn nhân lực tốt.Tại cuộc gặp, hai bên cùng nhau thảo luận nhiều vấn đề về hợp tác giữa hai chính phủ về lao động, giáo dục nghề nghiệp, trong đó tập trung vào đào tạo lao động có kỹ năng trong các ngành công nghiệp gốc như đóng tàu, sản xuất ô tô, thiết bị điện tử thông minh…Đặc biệt, trong chuyến thăm Việt Nam lần này, ông Chang Won Sam đề xuất ý tưởng về chương trình NEXUS phát triển di cư của KOICA sẽ được triển khai tại một số quốc gia, trong đó ưu tiên thí điểm với Việt Nam trong năm 2024. Chủ tịch KOICA mong được nghe ý kiến của lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH Việt Nam về dự án này.Ông Chang Won Sam thông tin, Hàn Quốc muốn thí điểm chương trình nhằm hỗ trợ Việt Nam trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực các ngành công nghiệp gốc. Chương trình hướng tới việc tăng cơ hội việc làm cho các lao động di cư, cải thiện thu nhập và củng cố năng lực cá nhân.Ông Chang Won Sam - Chủ tịch Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) (Ảnh: Gia Đoàn).Tháng 6 năm ngoái khi Tổng thống Hàn Quốc sang thăm chính thức Việt Nam, lãnh đạo hai nước có tuyên bố chung về chương trình hành động, cam kết hỗ trợ đào tạo nguồn nhân. Đồng thời, lãnh đạo hai nước nhất trí tiếp tục hợp tác chặt chẽ triển khai hiệu quả các khoản hỗ trợ ODA của Hàn Quốc cho Việt Nam. Theo đó, Hàn Quốc nhất trí tiếp tục mở rộng quy mô viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam, với quy mô 200 triệu USD trong giai đoạn 2024-2027.Theo Chủ tịch KOICA Chang Won Sam, trước đây việc viện trợ không hoàn lại chủ yếu tập trung vào các cơ quan hành chính sự nghiệp nhà nước, lao động phổ thông. Tuy nhiên, hiện tại, Hàn Quốc mong mở rộng ra các đơn vị tư nhân để đào tạo nhân lực có tay nghề, chất lượng cao."Tôi biết trong chương trình hành động, phát triển của Bộ LĐ-TB&XH có phần liên quan đến đào tạo nhân lực chất lượng cao. Do đó, chúng tôi mong muốn sẽ tiến hành đào tạo nhân lực ở Việt Nam giúp lao động có kỹ năng nghề, có cơ hội vào làm việc trong các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam, cũng như cơ hội sang Hàn Quốc làm việc.Lao động sau thời gian làm việc, tích lũy kinh nghiệm tại Hàn Quốc có thể trở về Việt Nam lan tỏa những giá trị học được cho nhiều lao động khác.Ngoài ra, chúng tôi cũng hướng đến việc đào tạo lao động bậc cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ về các ngành khoa học công nghệ cao, công nghệ tiên tiến như AI, bán dẫn…", ông Chang Won Sam nêu kế hoạch.Ngược lại, nguồn nhân lực từ Việt Nam sẽ giúp nhiều cho Hàn Quốc trong giải quyết vấn đề thiếu lao động tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa."Các doanh nghiệp Hàn Quốc đánh giá cao lao động Việt Nam vì tính cần cù, chăm chỉ. Do đó, khi có bất kỳ dự án nào liên quan đến lao động, chúng tôi mong được thí điểm ở Việt Nam chứ không phải quốc gia nào khác bởi Việt Nam luôn là lựa chọn hàng đầu của Hàn Quốc. Mong rằng sau cuộc gặp Bộ trưởng, chương trình sẽ sớm được triển khai, ngay trong năm nay", ông Chang Won Sam nói.Đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn với hợp tác lao độngTrao đổi với Chủ tịch KOICA, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh ý nghĩa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt - Hàn."Quan hệ đó không chỉ bắt đầu từ kinh tế mà văn hóa, con người và hợp tác chung trên tất cả các lĩnh vực phát triển mạnh mẽ, nhất là hợp tác về đào tạo và nhân lực", Bộ trưởng đánh giá.Bộ trưởng Đào Ngọc Dung và ông Chang Won Sam thảo luận nhiều vấn đề về hợp tác lao động, giáo dục nghề nghiệp (Ảnh: Gia Đoàn).Thông tin với ông Chang Won Sam, người đứng đầu ngành LĐ-TB&XH Việt Nam cho biết, qua đề xuất từ các nghiệp đoàn của Hàn Quốc, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định 70/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.Tham gia cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài (chương trình EPS) của Hàn Quốc, phía Việt Nam đánh giá đây là một chương trình rất hữu ích, với cả người lao động và hai quốc gia."Người lao động Việt Nam tham gia chương trình EPS ngoài có công ăn việc làm, thu nhập cao, đời sống ổn định, còn đem lại lợi ích cho quốc gia. Tương tự, chương trình mang đến lực lượng lao động trẻ trung, dồi dào cho Hàn Quốc", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhận xét.Thông tin thêm với vị Chủ tịch KOICA, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, cuối năm 2023, Bộ LĐ-TB&XH Việt Nam và Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc đã và đang xúc tiến hợp tác về bảo hiểm giữa hai quốc gia trên tinh thần thống nhất cao.Giữa năm 2024, khi Việt Nam thông qua luật BHXH sửa đổi, người lao động hai nước chỉ phải đóng bảo hiểm ở 1 nơi để hưởng đầy đủ quyền lợi, tránh được việc đóng song trùng bảo hiểm.Hiện nay, Việt Nam đang ở giai đoạn dân số vàng, với khoảng 54 triệu lao động. Theo Bộ trưởng, đây là lợi thế rất lớn của Việt Nam. Để tận dụng lợi thế này, Việt Nam xác định phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao là 1 trong 3 khâu đột phá chiến lược.Theo Bộ trưởng, thời gian tới, cùng với đào tạo nghề cơ bản, Việt Nam sẽ tập trung đào tạo, bồi dưỡng khoảng 50.000 kỹ sư về công nghệ chip, bán dẫn... đồng thời phấn đấu có được 150.000 nhân lực có tín chỉ carbon theo tiêu chuẩn quốc tế.Tại buổi tiếp, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng gửi lời cảm ơn Chính phủ Hàn Quốc đã tạo điều kiện tiếp nhận lao động trong ngành đóng tàu, đánh bắt hải sản gần bờ.Ông thông tin, hiện Việt Nam có 58 doanh nghiệp tham gia cung ứng với các công ty tiếp nhận lao động ngành đóng tàu của Hàn Quốc và đã có hơn 1.270 lao động Việt Nam xuất cảnh đi làm việc trong ngành đóng tàu tại Hàn Quốc. Nhân dịp này, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung mong muốn phía bạn tiếp tục quan tâm, mở rộng một số nghề trong ngành đóng tàu như sơn tàu biển, điện.Về chương trình phát triển di cư NEXUS mà ông Chang Won Sam đề cập, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đánh giá cao ý tưởng này. Ông tin tưởng đề án có nhiều thuận lợi khi thí điểm ở Việt Nam.
Châu Âu tung loạt giải pháp để thu hút lao động di cư, chống làm "chui"
Nghị viện châu Âu sẽ đơn giản hóa các thủ tục hành chính đối với visa (thị thực) làm việc và cư trú nhằm tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các công dân nước ngoài muốn làm việc và sinh sống tại EU.
Trong phiên họp tại Strasbourg mới đây, Nghị viện châu Âu nhất trí với đề xuất đơn giản hóa các thủ tục hành chính đối với thị thực làm việc và cư trú nhằm thu hút lao động nhập cư vào các nước ở châu Âu. Trong đó, những thay đổi sẽ không áp dụng cho Đan Mạch và Ireland.EU sẽ đơn giản hóa nhiều thủ tục hành chính để thu hút lao động nước ngoài đến làm việc tại các quốc gia châu Âu (Ảnh minh họa: AFP).Chỉ thị này sẽ giảm thời gian đưa ra quyết định cho người nộp đơn xin thị thực, từ 4 tháng xuống còn 3 tháng. Tuy nhiên, nếu vụ việc phức tạp thì có thể kéo dài thêm 30 ngày.Theo những thay đổi này, các cá nhân có giấy phép cư trú hợp lệ tại EU (liên minh châu Âu) giờ đây có thể nộp đơn xin "single permit directive" (SPD) để thay đổi tình trạng pháp lý của mình mà không cần quay trở lại quê hương."Single permit directive" là giấy phép cư trú do cơ quan có thẩm quyền của một Quốc gia Thành viên EU cấp, sau một thủ tục nộp đơn duy nhất, cho phép công dân nước thứ ba cư trú hợp pháp trên lãnh thổ của mình với mục đích làm việc.Ngoài ra, trong trường hợp người lao động nước ngoài muốn thay đổi chủ lao động, nghề nghiệp hoặc lĩnh vực làm việc, các cơ quan phải phản hồi trong vòng 45 ngày. Các nước thuộc EU có thể cấm người lao động nước ngoài thay đổi người sử dụng lao động trong 6 tháng đầu tiên, ngoại trừ trường hợp người sử dụng lao động vi phạm hợp đồng lao động, chẳng hạn như áp đặt các điều kiện làm việc theo kiểu bóc lột.Bên cạnh đó, người lao động nước ngoài, có SPD, khi bị thất nghiệp sẽ có tối đa 3 tháng để tìm việc làm mới, để tránh việc bị thu hồi giấy phép. Đối với những người có giấy phép mang hiệu lực trên 2 năm, thời gian này kéo dài đến 6 tháng."Việc thay đổi này sẽ hỗ trợ người lao động từ các nước thứ ba đến châu Âu làm việc một cách an toàn. Các công ty ở châu Âu cũng sẽ tìm được những người lao động họ thật sự cần. Đồng thời, chúng tôi sẽ tránh và ngăn chặn được tình trạng bóc lột lao động bằng cách tăng cường quyền của người lao động ở các nước thứ ba, bảo vệ họ khỏi bị lạm dụng một cách hiệu quả hơn", MEP Javier Moreno Sanchez, báo cáo viên, nói.Đây không phải là lần đầu tiên EU thúc đẩy các đề xuất mở cửa thị trường việc làm cho lao động nước ngoài.Tháng 11/2023, Ủy ban Châu Âu đã đưa ra một loạt các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công dân nước thứ ba đến làm việc tại EU bằng con đường di cư hợp pháp; giải quyết tình trạng thiếu lao động và kỹ năng tại các quốc gia thuộc EU.Theo phó chủ tịch Ủy ban về Thúc đẩy lối sống châu Âu, Margaritis Schinas, vào năm 2023, trong số 3,5 triệu người vào châu Âu hợp pháp, chỉ có 1,2 triệu người có thị thực lao động. Để ngăn chặn nhiều người đi biển và mạo hiểm mạng sống khi đến châu Âu, họ cần một con đường an toàn hơn nhiều bằng cách phát triển các chính sách nhập cảnh hợp pháp, chẳng hạn như xin thị thực lao động.Theo dữ liệu của Eurostat , tỷ lệ thất nghiệp trên toàn EU vẫn ở mức thấp (6%) trong khi tỷ lệ việc làm trống vẫn ở mức gần 3%. Điều này đồng nghĩa với việc châu Âu đang phải "vật lộn" để lấp đầy lực lượng lao động của. Hơn nữa, xu hướng già hóa ở châu Âu dự kiến sẽ làm tình hình trở nên tồi tệ hơn, dẫn đến sự sụt giảm dân số trong độ tuổi lao động.Trong khi đó, việc tuyển dụng lao động nước ngoài vẫn gặp nhiều hạn chế do rào cản ngôn ngữ và thủ tục hành chính.
Doanh nghiệp trả lương 230 triệu đồng/tháng, lao động Việt bị loại cay đắng
Các doanh nghiệp ở TPHCM có nhu cầu tuyển gần 3.000 vị trí lương cao nhưng chỉ có gần 100 hồ sơ ứng tuyển, doanh nghiệp không tuyển được người Việt nên phải tuyển lao động nước ngoài.
Lương cao kèm điều kiện "đánh đố"Người lao động vào mục "Tuyển dụng theo Nghị định 70" trên Cổng thông tin của Trung tâm Dịch vụ việc làm TPHCM (https://vieclamhcm.com.vn) có thể dễ dàng tìm thấy rất nhiều thông tin tuyển dụng mức lương cao, từ vài chục đến cả trăm triệu đồng/tháng.Đơn cử, công ty TNHH Nobland Việt Nam thông báo tuyển nhiều vị trí như chuyên gia theo dõi đơn hàng với mức lương 80 triệu đồng/tháng, chuyên gia kế hoạch sản xuất với mức lương 60 triệu đồng/tháng, chuyên gia thiết kế may mẫu với mức lương 85 triệu đồng/tháng…Hầu hết các vị trí này chỉ đòi hỏi trình độ cử nhân chuyên ngành phù hợp với vị trí công việc và có từ 3 năm kinh nghiệm trở lên. Yêu cầu trình độ khá dễ dàng nhưng doanh nghiệp có thêm điều kiện là ứng viên phải thông thạo đa ngôn ngữ, đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Hàn Quốc để thuận tiện trong giao tiếp, đàm phán và thuyết phục khách hàng.Trên cổng thông tin của Trung tâm Dịch vụ việc làm TPHCM có nhiều đơn tuyển dụng hấp dẫn (Ảnh chụp màn hình: Tùng Nguyên).Công ty Porters Aisia Việt Nam tuyển trưởng phòng bán hàng và marketing với mức lương 80 triệu đồng/tháng. Yêu cầu về trình độ là có bằng đại học tại nước ngoài chuyên ngành tiếng Trung Quốc hoặc kinh tế và tối thiểu 3 năm kinh nghiệm cùng vị trí ở công ty có vốn nước ngoài.Tuy nhiên, công ty này đưa thêm 1 điều kiện làm hạn chế rất nhiều lao động khác là có tối thiểu 1 năm làm việc ở Porters Corporation tại Nhật Bản. Công ty cũng yêu cầu ứng viên phải thành thạo tiếng Nhật và tiếng Trung.Công ty TNHH Coach Việt Nam tuyển giám đốc phát triển sản phẩm giày và túi da với mức lương lên đến 230 triệu đồng/tháng.Công ty yêu cầu ứng viên phải có ít nhất 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực quản lý, phát triển và sản xuất các sản phẩm giày và túi xách da thuộc tại các công ty chuyên về thời trang cao cấp. Về ngoại ngữ, phải thông thạo tiếng Hàn và tiếng Anh thương mại cao cấp để đàm phán, trao đổi với đồng nghiệp, đối tác, nhà cung cấp, khách hàng…Dù mức lương của các vị trí tuyển dụng trên rất hấp dẫn nhưng theo thống kê trực tuyến của cổng thông tin, các đơn tuyển hầu hết chỉ có vài khách xem, nhiều nhất là vài chục lượt khách xem. Chưa có người trúng tuyểnTheo quy định tại Nghị định 70/2023/NĐ-CP, từ ngày 1/1/2024, các vị trí dự kiến tuyển dụng người lao động nước ngoài thì doanh nghiệp phải thông báo công khai tuyển dụng trong vòng 15 ngày, nếu không tuyển được lao động Việt đạt yêu cầu mới được phép tuyển dụng người nước ngoài vào làm việc tại các vị trí này.Không tuyển được lao động Việt đạt yêu cầu mới được phép tuyển dụng người nước ngoài (Ảnh minh họa: KB).Theo báo cáo của Trung tâm Dịch vụ việc làm TPHCM, từ ngày 1/1 đến 5/3, trung tâm đã thực hiện tiếp nhận 2.009 doanh nghiệp thông báo tuyển dụng lao động Việt Nam (lao động chất lượng cao) vào 2.976 vị trí dự kiến tuyển dụng lao động người nước ngoài theo Nghị định 70.Hiện trên cổng thông tin của trung tâm còn gần 1.000 vị trí, chức danh công việc là quản lý, chuyên gia, lao động chuyên môn kỹ thuật còn trong thời hạn tuyển dụng người lao động Việt Nam (15 ngày kể từ ngày đăng tuyển trên cổng thông tin), mức lương trung bình là 50 triệu đồng/tháng.Tuy nhiên, thống kê của trung tâm cho thấy chỉ có gần 100 lượt lao động Việt Nam tương tác ứng tuyển nhưng chưa có người trúng tuyển vào các vị trí tuyển dụng.Theo bà Nguyễn Văn Hạnh Thục, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm TPHCM, có 2 nguyên nhân dẫn đến tình trạng lao động Việt ít quan tâm đến các thông tin tuyển dụng hấp dẫn trên.Thứ nhất là một phần người lao động Việt Nam chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp chưa biết nhiều về thông tin này. Do đó, cần tuyên truyền nhiều hơn nữa trong thời gian tới.Thứ hai là yêu cầu của nhà tuyển dụng cao, khắt khe, cộng gộp nhiều yếu tố dẫn đến người lao động Việt Nam chưa tiếp cận được các vị trí việc làm đang tuyển dụng.Tiêu biểu như đề nghị tuyển trưởng phòng bán hàng và marketing của công ty Porters Aisia Việt Nam. Yêu cầu kinh nghiệm của công ty này là có tối thiểu 1 năm làm việc ở Porters Corporation tại Nhật Bản đã loại hết các ứng viên ngoài tập đoàn này.Tại hội nghị về lao động nước ngoài đầu tháng 3 do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TPHCM tổ chức, đại diện một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đánh giá quy trình đăng tuyển theo Nghị định 70 còn mang tính hình thức, gây lãng phí thời gian và chi phí cho cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý lao động, chưa phát huy được hiệu quả sử dụng lao động Việt chất lượng cao.Hiện TPHCM có gần 30.000 lao động nước ngoài được cấp giấy phép làm việc. Theo quy định, chỉ khi doanh nghiệp không tuyển được lao động Việt đạt yêu cầu cho những vị trí việc làm này thì mới được phép tuyển lao động nước ngoài.Các thông báo tuyển dụng người lao động Việt Nam vào các vị trí việc làm trên tại địa bàn TPHCM được Trung tâm Dịch vụ việc làm TPHCM đăng tải hằng ngày trên cổng thông tin điện tử của trung tâm là https://vieclamhcm.com.vn.
Nhật Bản thay đổi chương trình thực tập sinh, giữ chân lao động nhập cư
Để giữ chân lao động nhập cư, khắc phục tình trạng thiếu hụt nhân công trầm trọng, Nhật Bản vừa cải cách cơ bản chương trình thực tập sinh nước ngoài.
Chính phủ Nhật Bản ra thông báo hôm 15/3 về việc nước này thông qua kế hoạch loại bỏ chương trình thực tập sinh nước ngoài hiện tại, vốn bị chỉ trích là vỏ bọc cho việc nhập khẩu lao động giá rẻ, và tạo ra một dự luật sử dụng lao động nhập cư mới, được cho là thực sự hướng tới việc đào tạo kỹ năng và bảo vệ quyền lợi của nhân công.Động thái này là nỗ lực của chính phủ trong việc đào tạo, giữ chân lao động nước ngoài trong bối cảnh thiếu nguồn nhân lực trầm trọng.Thực tập sinh nước ngoài tại Nhật Bản sẽ được thay đổi chỗ làm trong tương lai (Ảnh minh họa: Ji Chung).Dự luật mới cho phép thực tập sinh thay đổi chỗ làm trong cùng một lĩnh vực, sau tối đa 2 năm làm việc. Khoảng thời gian thay đổi sẽ tùy theo ngành.Các tổ chức chịu trách nhiệm tiếp nhận lao động nước ngoài và giám sát người sử dụng lao động theo chương trình thực tập hiện tại sẽ được chuyển đổi thành các tổ chức giám sát và hỗ trợ theo dự luật mới.Dự luật này nhằm bảo đảm an toàn cho người lao động nhập cư; đào tạo các kỹ năng được chỉ định theo chương trình hiện có nhằm cấp tư cách cư trú trung và dài hạn cho những người có kỹ năng; giải quyết tình trạng thiếu việc làm ở nước này.Thời gian đào tạo theo dự luật mới là 3 năm. Những người vượt qua bài kiểm tra kỹ năng và bài kiểm tra trình độ tiếng Nhật sẽ có thể đạt tư cách lưu trú loại 1 theo chương trình kỹ năng được chỉ định. Điều này cho phép họ có thị thực làm việc tại Nhật Bản trong tối đa 5 năm.Những người lao động nước ngoài có tay nghề cao, đạt được tư cách lưu trú loại 2, sẽ được phép sống ở Nhật Bản vĩnh viễn và đón gia đình sang đoàn tụ.Bộ trưởng Tư pháp Ryuji Koizumi cho hay: "Chúng tôi muốn người lao động nước ngoài ở lại Nhật Bản lâu hơn và sử dụng kỹ năng tay nghề cao để đóng góp cho đất nước".Ngoài ra, để bảo vệ người lao động nước ngoài, dự luật mới còn yêu cầu tăng cường hình phạt đối với tội khuyến khích người nước ngoài làm việc bất hợp pháp. Cụ thể, người thực hiện hành vi này có thể bị phạt tù tới 5 năm hoặc phạt tiền lên tới 5 triệu yên.Chính phủ sẽ trình dự thảo trong phiên họp quốc hội để sửa đổi các luật liên quan. Dự luật mới dự kiến sẽ được thực hiện sớm nhất vào năm 2027.Những người nước ngoài đã và đang theo chương trình thực tập sinh hiện tại vẫn được ở lại Nhật Bản cho đến khi hoàn thành chương trình thực tập 3 năm, ngay cả sau khi hệ thống mới được triển khai.Theo số liệu được Bộ Lao động Nhật Bản công bố ngày 26/1, số lượng lao động nước ngoài ở nước này vào tháng 10/2023 là gần 2,05 triệu, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, lao động Việt Nam là nhóm đông nhất, chiếm hơn 25% (518.364 người).Tổng số người nước ngoài sở hữu visa (thị thực) diện cư trú cùng gia đình vào tháng 6/2023 là khoảng 245.000, gấp đôi so với một thập kỷ trước đó.
Doanh nghiệp TPHCM tuyển 5.200 sinh viên, thu nhập đến 30 triệu đồng/tháng
Cán bộ nhân sự một doanh nghiệp cho biết 90% lao động tại công ty này là sinh viên mới ra trường, thu nhập 10-20 triệu đồng, thậm chí là 30 triệu đồng/tháng. Doanh nghiệp đang tuyển thêm 200 người.
"Ngày hội tuyển dụng khối ngành kinh tế " do Đại học Công nghệ TPHCM (HUTECH) tổ chức sáng 15/3 ghi nhận 75 doanh nghiệp tham gia với 5.200 vị trí việc làm.Tại gian hàng của công ty CP Misa, tấm biển tuyển dụng nhân viên kinh doanh với thu nhập lên đến 30 triệu đồng/tháng đã thu hút các ứng viên vây kín bàn tư vấn.Hàng nghìn sinh viên tham gia ngày hội tuyển dụng khối ngành kinh tế tại TPHCM(Ảnh: Nguyễn Vy).Bà Vũ Thị Thu, đại diện phòng nhân sự doanh nghiệp này, cho biết đơn vị đã có kế hoạch tuyển dụng cho năm 2024, với số lượng hơn 200 nhân sự cho vị trí nhân viên kinh doanh, làm việc tại văn phòng TPHCM.Đối với sinh viên chưa có kinh nghiệm, công ty dành 5-7 ngày hướng dẫn, đào tạo, để nhân sự làm quen với công việc.Trong đó, lương cứng cho mỗi nhân sự là 7 triệu đồng/tháng. "Ngoài lương cứng, nhân viên còn được nhận thêm tiền thưởng hiệu suất làm việc, hoa hồng,… Thu nhập 10-20 triệu đồng/tháng tại công ty chúng tôi là chuyện bình thường, thậm chí có không ít nhân sự còn kiếm được 30 triệu đồng/tháng", bà Thu nói.Bà Thu cho hay đơn vị gặp nhiều thuận lợi trong quá trình tuyển dụng sinh viên mới ra trường. Song bà không thể phủ nhận việc hút được nhân sự giỏi vẫn là nhiệm vụ khó."Sinh viên mới ra trường có sự nhiệt huyết, ham học hỏi và năng động, trẻ trung. Tuy nhiên, các nhân sự trẻ thường khá mơ hồ với định hướng công việc nên chúng tôi phải dành thời gian định hướng lại.Ngoài ra, không ít nhân sự khi gặp khó khăn ban đầu thì dễ nản chí, dẫn đến "nhảy" việc nên chúng tôi phải tuyển dụng bổ sung liên tục hằng năm", bà Thu chia sẻ.Gian hàng của công ty CP tư vấn và đầu tư bất động sản An Khang cũng có hàng dài sinh viên đến ứng tuyển.Theo đại diện phòng nhân sự công ty, bà Nguyễn Hiếu, năm 2022 và 2023, thị trường bất động sản rơi vào cảnh "đóng băng", tình hình kinh doanh ảm đạm khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc níu chân nhân sự giỏi.Tuy nhiên, sang năm 2024, thị trường bất động sản "ấm" dần trở lại, công ty quyết định tuyển thêm hơn 80 nhân sự cho các vị trí như thực tập sinh, nhân viên kinh doanh, trưởng phòng kinh doanh,…Riêng vị trí nhân viên kinh doanh, sinh viên mới ra trường vẫn có thể ứng tuyển và đạt mức lương cứng là 8 triệu đồng/tháng. Theo bà Hiếu, thu nhập "kỷ lục" của sinh viên mới ra trường mà công ty từng ghi nhận là 150 triệu đồng/tháng.Nhiều doanh nghiệp tuyển dụng sinh viên mới ra trường, sẵn sàng đào tạo và trả lương hấp dẫn (Ảnh: Nguyễn Vy).Hơn hết, ngày hội tuyển dụng nhân sự khối ngành kinh tế sáng 15/3 đã giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn ứng viên chất lượng cao."Nhiều người có định kiến và thường dùng từ "đa cấp" dành cho nhân viên môi giới bất động sản, nên chúng tôi gặp không ít khó khăn trong việc tìm kiếm nhân sự giỏi.Có sinh viên ghi thẳng vào hồ sơ xin việc là "tuyệt đối không làm cho công ty bất động sản". Tuy nhiên, thực tế, công ty của chúng tôi có 40% nhân sự là thế hệ Z (những người sinh năm 1997-2012), đạt được mức thu nhập rất cao", bà Hiếu thông tin.Theo PGS.TS. Phan Đình Nguyên, Phó Hiệu trưởng HUTECH, ngày hội tuyển dụng là cầu nối giữa các nhà tuyển dụng và sinh viên. "Trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức, ngày hội tuyển dụng hôm nay sẽ giúp sinh viên có cơ hội thể hiện năng lực bản thân trước các nhà tuyển dụng và tìm kiếm cơ hội việc làm đúng chuyên ngành tại các doanh nghiệp uy tín", ông Nguyên nói.Ngoài ra, nhà trường còn ghi nhận nhu cầu tuyển dụng khối ngành marketing  tăng cao, chiếm tỷ lệ gần 20%, với hơn 1.000 đầu việc. Bên cạnh đó, khối ngành tài chính - thương mại vẫn đứng đầu với nhu cầu tuyển hơn 2.100 nhân sự, chiếm tỷ lệ 42%.
Sự thay đổi cơ cấu kỹ năng nghề trên thị trường lao động
Lãnh đạo Cục Việc làm, Bộ LĐ-TB&XH nhấn mạnh nguyên tắc, khi người lao động được đào tạo kỹ năng nghề linh hoạt, thích ứng với thị trường thì mới tạo ra việc làm bền vững.
Sáng 15/3, tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức "Hội nghị giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm bền vững" nhằm định hướng về phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm trong tình hình mới, đưa người lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng.Chia sẻ tại hội nghị, đại diện Aeon Mall Huế thông tin, sau khi khai trương, trung tâm này có nhu cầu tuyển dụng 2.000-2.500 nhân lực. Sau đó, doanh nghiệp sẽ triển khai việc đào tạo hành vi căn bản và quy định làm việc cho tất cả các nhân viên để họ thích nghi với phong cách làm việc theo tiêu chuẩn dịch vụ chất lượng cao.Toàn cảnh hội nghị (Ảnh: Vi Thảo).Theo lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế, hiện nay toàn tỉnh có 839.011 người lao động từ đủ 15 tuổi trở lên. Số lao động đang làm việc trong các thành phần kinh tế là 610.085 người, tỉ lệ thất nghiệp 1,8%, tỉ lệ lao động qua đào tạo chung toàn tỉnh đến năm 2023 đạt 72,05%.Giai đoạn 2024-2025, tỉnh Thừa Thiên Huế phấn đấu giải quyết việc làm cho 34.600 người; đưa 4.150 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.Vướng mắc lớn nhất hiện nay là chất lượng việc làm tại Thừa Thiên Huế còn thấp, công việc ở một số doanh nghiệp không ổn định nên tình trạng lao động thôi việc, mất việc làm, thất nghiệp vẫn diễn ra; kỹ năng, ý thức kỷ luật của một số lao động còn hạn chế.Lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phát biểu tại hội nghị (Ảnh: Vi Thảo).Theo ông Vũ Trọng Bình, Cục trưởng Cục Việc làm Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội, muốn tạo việc làm bền vững phải đi từ gốc là đào tạo gắn với nhu cầu của thị trường, để khi ra trường, người lao động có thể kiếm được việc làm trong bất cứ bối cảnh nào."Kỹ năng của người lao động cần được đào tạo một cách linh hoạt để thích ứng với thị trường lao động thường xuyên thay đổi, có vậy mới tạo ra việc làm bền vững. Thực tế, không phải một nhân sự được đào tạo, ra trường rồi chỉ làm cho một doanh nghiệp đến khi nghỉ hưu", ông Bình nhấn mạnh.Cục trưởng Cục Việc làm nhận định, thị trường lao động đang có sự thay đổi về cơ cấu kỹ năng việc làm. Việt Nam hiện hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh với sự tham gia đóng góp của nhiều ngành nghề, tạo ra nhu cầu ngày càng lớn về việc làm xanh và kỹ năng xanh trên thị trường lao động.Ông Vũ Trọng Bình, Cục trưởng Cục Việc làm chia sẻ ý kiến tại hội nghị (Ảnh: Vi Thảo).Nhằm đào tạo nguồn nhân lực phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, khu vực và cả nước, ông Bình đề nghị Thừa Thiên Huế phối hợp với Cục Việc làm xây dựng bản đồ kỹ năng nghề, trên cơ sở nghiên cứu thị trường lao động, qua đó xác định ngành nghề, chương trình đào tạo phù hợp, tránh lãng phí.Thừa Thiên Huế cần xác định những lĩnh vực thế mạnh để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có kỹ năng nghề để cung cấp cho thị trường lao động; xây dựng đề án trung tâm giáo dục nghề nghiệp quốc gia, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, nhập khẩu các chương trình đào tạo, tạo cơ chế chính sách khuyến khích tư nhân cùng tham gia"Phải xác định đây là một đề án cấp quốc gia thực hiện tại tỉnh Thừa Thiên Huế và được Chính phủ thông qua", Cục trưởng Cục Việc làm khuyến nghị.Người lao động cần được đào tạo về kỹ năng để có việc làm bền vững trong tình hình mới (Ảnh: Vi Thảo).Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định, hội nghị lần này nhằm định hướng về phát triển giáo dục nghề nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng lao động, đáp ứng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, hướng đến tạo việc làm bền vững cho người lao động trong tình hình mới.Theo ông Bình, các sở, ngành, đoàn thể, các địa phương, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tiếp thu, đổi mới tham mưu UBND tỉnh việc xây dựng các giải pháp phù hợp nhằm phát triển đào tạo nghề và giải quyết việc làm.
Lao động Việt vỡ òa tìm được việc, thoát cảnh tắm nhờ sau động đất ở Nhật
Sau hơn 2 tháng thất nghiệp do ảnh hưởng của trận động đất, Quỳnh (21 tuổi, quê Hải Dương) vỡ òa lúc nhận được thông báo đã đỗ đơn hàng ở công ty chế biến rong biển tại tỉnh Chiba (Nhật Bản).
2 tháng thất nghiệp dài như cả năm Gần 10 ngày qua, Nguyễn Thị Quỳnh (21 tuổi, Yên Dũng, Bắc Giang) không lúc nào rời mắt khỏi chiếc điện thoại, cô đang chờ công ty thông báo lịch đi làm. 16 người cùng công ty lánh nạn tại thành phố Hakui, tỉnh Ishikawa, Quỳnh là người thứ 12 tìm được việc."Một công ty chế biến rong biển ở tỉnh Chiba đến tận nơi chúng tôi ở để phỏng vấn. Ngày 4/3 họ gọi báo tin tôi đã được nhận vào làm tại công ty, còn chị gái và 3 người khác vẫn chưa tìm được việc. Hai chị em tôi đi cùng đơn hàng, sang Nhật làm cùng công ty, nhưng sắp tới khả năng không ở gần nhau nữa", Quỳnh nói.Nguyễn Thị Quỳnh (21 tuổi, Yên Dũng, Bắc Giang) (Ảnh: NVCC).Tìm được công việc mới, Quỳnh gọi về Việt Nam báo tin vui với mẹ. Song ở Nhật, cô gái trẻ vẫn thấp thỏm, nửa mừng, nửa lo vì chưa biết khi nào công ty gọi đi làm.Quỳnh chia sẻ, hơn 2 tháng thất nghiệp, cô và những người Việt khác may mắn được nghiệp đoàn hỗ trợ, miễn phí nơi ăn chốn ở trong lúc tìm việc."Xin được việc nhưng tôi nửa mừng, nửa lo vì không được làm ở công ty cũ nữa. Không biết ở công ty mới có đối xử tốt như công ty cũ", Quỳnh băn khoăn.Cô gái quê Bắc Giang thở dài, mới thất nghiệp hơn 2 tháng mà "cảm tưởng dài như cả năm". Từ sau trận động đất, Quỳnh và đồng nghiệp sống nhờ khoản tiền trợ cấp từ công ty cũ, 2 tháng đó cô và chị gái không gửi được đồng nào về quê."Nếu không thất nghiệp vì động đất, giờ này 3 chị em tôi đã trả được hết nợ cho mẹ. Như dù sao tôi cũng cảm thấy mình may mắn vì tìm được việc sớm trong khi nhiều người vẫn đang thất nghiệp", Quỳnh nói.Có chút lo lắng về công việc, chỗ làm mới, song cô gái trẻ tự trấn an bản thân cố gắng để thích nghi nhanh nhất có thể. Quỳnh hy vọng công việc mới sẽ thuận lợi để cuộc sống trở lại bình thường như trước.Thoát cảnh xếp hàng đi tắm nhờCách đây gần 1 tuần, chị Phan Thị Hiền (29 tuổi, quê Hải Dương) sống tại thành phố Wajima, tỉnh Ishikawa (Nhật Bản) nhảy cẫng lên khi chủ nhà báo tin xóm trọ đã được cấp nước trở lại."Gần tuần nay, tôi mới thoát khỏi cảnh xếp hàng đi tắm nhờ", chị Hiền vui mừng.Nữ thực tập sinh cho biết, sau trận động đất, khu vực chị sinh sống phải chịu ảnh hưởng nặng nề, suốt hơn 2 tháng không có nước. Trong lúc khó khăn, may mắn được quân đội hỗ trợ cho nước sinh hoạt.Chị Hiền chờ lấy đồ ăn cứu trợ (Ảnh: NVCC)."Hằng ngày, mọi người đến xếp hàng, lấy số thứ tự rồi chờ tới lượt để tắm. Giặt quần áo cũng đến lấy số, tôi thường tích trữ quần áo một tuần mới đi giặt một lần.Chỗ tắm gần nhà, còn chỗ lấy nước sinh hoạt phải đi bộ hơn 1km. Nước uống chúng tôi chung nhau tiền mua ngoài siêu thị về uống", chị Hiền nhớ lại.16h chiều, sau khi tan làm, chị Hiền vội vàng về phòng lấy quần áo chạy tới chỗ tắm để xếp hàng. Có lần, người phụ nữ chờ gần 2 tiếng mới đến lượt do người đông còn diện tích phòng tắm lại bé."Đi làm về rất mệt, nhiều bữa chỉ muốn về nhà nghỉ ngơi nhưng vẫn phải cố để được tắm", nữ thực tập sinh chia sẻ và hy vọng chuyện này không bao giờ gặp lại.Từ ngày có nước, cuộc sống của chị Hiền cũng dần ổn định, người phụ nữ gọi về báo cho gia đình, người thân ở Việt Nam để họ bớt lo lắng.Chị là một trong số 7 người Việt từng mắc kẹt sau trận động đất và được giải cứu. Người phụ nữ quê Hải Dương sang Nhật hồi tháng 10/2023, mất 1 tháng học ở nghiệp đoàn, chị chính thức đi làm được 1 tháng thì trận động đất xảy ra. Tuy nguy hiểm đã qua nhưng khi nghĩ lại khoảng thời gian đó, chị không khỏi rùng mình."Tôi nghỉ làm mất hơn 1 tháng và mới đi làm trở lại. Lúc bị mắc kẹt, tôi và những người khác nghĩ chắc không sống nổi, đến giờ vẫn còn sống là một niềm may mắn. Do đó, hơn 2 tháng qua dù khó khăn nhưng mọi người động viên nhau vượt qua", chị Hiền chia sẻ.
Tuyển điều dưỡng đi Đức, lương học việc thấp nhất 35 triệu đồng
Sinh viên đã tốt nghiệp hoặc hoàn thành ít nhất 1 năm ngành điều dưỡng, y sĩ… có thể tham gia tuyển chọn. Trong thời gian học, người lao động được hỗ trợ ít nhất 34,7 triệu đồng/tháng.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TPHCM vừa gửi thông báo đến Phòng LĐ-TB&XH các quận, huyện và trường cao đẳng trên địa bàn thành phố về việc tiếp tục tuyển ứng viên đi học tập, làm việc trong ngành điều dưỡng đa khoa tại Đức.Theo đó, Sở LĐ-TB&XH TPHCM đề nghị các quận, huyện và các trường cao đẳng có đào tạo khối ngành sức khỏe tuyên truyền đến UBND các phường, xã và sinh viên biết về chương trình này, nộp hồ sơ ứng tuyển nếu có nhu cầu.Trong khóa 2024-2025, chương trình sẽ tuyển chọn 120 ứng viên. Thời gian tiếp nhận hồ sơ khóa 2024-2025 bắt đầu từ ngày 6/3 đến ngày 5/5.Trong 3 năm học nghề, học viên được nhận lương học việc thấp nhất là 34,7 triệu đồng (Ảnh minh họa: Hoàng Lê).Tham gia chương trình, học viên được hỗ trợ đào tạo tiếng Đức tại Hà Nội trong 12 tháng để có trình độ B2 tiếng Đức, học các phong tục, tập quán, văn hóa và pháp luật Đức. Học viên đóng một phần chi phí học tiếng là 70 euro/tháng (tương đương 1,86 triệu đồng).Trong thời gian học, học viên được bố trí ăn ở nội trú, miễn phí tiền ở, hỗ trợ 36 euro/tháng (khoảng 960.000 đồng/tháng) tiền ăn.Học viên cũng được chi trả lệ phí thi lần thứ nhất lấy chứng chỉ B1 tiếng Đức; được hỗ trợ tiền khám sức khỏe tổng thể trước khi xuất cảnh, lệ phí xin visa và vé máy bay sang Đức.Sau thời gian học tiếng, học viên phải thi đỗ trình độ B1 và học chuyên sâu đến trình độ B2.Khi sang Đức, học viên được học tiếng và chuyên môn, nghiệp vụ với khóa đào tạo 3 năm để trở thành điều dưỡng viên đa khoa, được cấp chứng chỉ quốc gia của Đức.Sau khi có chứng chỉ quốc gia, học viên được làm việc, hưởng lương và chế độ phúc lợi xã hội như công dân Đức, được xem xét cho phép định cư lâu dài tại Đức.Trong thời gian học nghiệp vụ tại các cơ sở đào tạo của Đức, học viên được hưởng lương học nghề.Cơ sở đào tạo và tiếp nhận sẽ giới thiệu nơi ở cho học viên. Học viên tự chi trả tối đa 350 euro tiền thuê mỗi tháng, nếu vượt quá thì cơ sở đào tạo chi trả mức chênh lệch còn lại.Điều kiện để ứng tuyển chương trình này là công dân có độ tuổi 19-30 (những người sinh từ 1/5/1994 đến 1/5/2005), đã tốt nghiệp phổ thông trung học với học bạ cấp 3 đạt yêu cầu về điểm số (3 môn chính là Toán, Văn, Ngoại ngữ và 1 môn khoa học tự nhiên, 1 môn khoa học xã hội có điểm trung bình tối thiểu là 5 trong cả 3 năm cấp 3).Về trình độ nghề, ứng viên đã tốt nghiệp trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học chuyên ngành điều dưỡng hoặc đã hoàn thành ít nhất một năm chương trình cao đẳng, đại học chuyên ngành điều dưỡng, y sĩ đa khoa, vật lý trị liệu phục hồi chức năng, hộ sinh, dược sĩ tại Việt Nam…Bạn đọc có thể xem chi tiết nội dung chương trình tuyển 120 lao động ngành điều dưỡng đi Đức TẠI ĐÂY.
Ưu tiên số 1 của Gen Z khi tìm việc: Thứ quan trọng hơn cả tiền lương
Ngồi trước màn hình máy tính, Phạm Nguyễn Thị Vân Anh liên tục mở lại CV (hồ sơ) xin việc, tìm kiếm kỹ năng cần thiết khi gặp gỡ doanh nghiệp để chuẩn bị tốt nhất cho buổi phỏng vấn tới đây.
Việc làm cần đáp ứng 3 yếu tố2 tháng trôi qua kể từ ngày tốt nghiệp, Vân Anh vẫn quẩn quanh trong phòng trọ thay vì lao vào thị trường lao động ngay như bạn bè cùng trang lứa.Lý do được bạn trẻ đưa ra là bởi muốn dành chút thời gian thư giãn, chuẩn bị tinh thần tốt nhất cho hành trình mới của cuộc đời. Chừng ấy thời gian cũng là lúc Vân Anh suy nghĩ thấu đáo hơn về việc làm và lĩnh vực mình thật sự yêu thích.21 tuổi, ngoài cầm trong tay tấm bằng tốt nghiệp chuyên ngành đang được ưa chuộng, Vân Anh cũng có kinh nghiệm làm thêm tại nhiều doanh nghiệp. Gần nhất là vị trí phát triển nội dung marketing cho một công ty quản lý phần mềm giáo dục trực tuyến.Do mức hỗ trợ của đơn vị này đối với sinh viên khá thấp so với thị trường, Vân Anh quyết định dừng lại."Bất kì lĩnh vực, đơn vị nào đều cần đến marketing, nên việc làm trong ngành nghề này khá rộng mở", Vân Anh tự tin, nói.Vân Anh muốn tìm kiếm công việc đúng lợi thế chuyên ngành được đào tạo (Ảnh: NVCC).Chính vì tư tưởng đó, Vân Anh đã dành nhiều thời gian suy nghĩ để chọn một công ty phù hợp, thay vì chọn một công việc không mấy liên quan đến chuyên ngành nhằm chống thất nghiệp. Về tiêu chí lựa chọn công việc của bản thân, Vân Anh cho biết sẽ tìm đến công việc mình yêu thích, môi trường làm việc cởi mở, gắn kết, tiếp đến mới là mức lương."Chúng tôi coi việc đi làm không phải là điều nặng nề hay nghĩa vụ, mà là nơi để cống hiến, đóng góp cho sự phát triển chung. Môi trường làm việc cần sự cởi mở, để mỗi nhân viên tìm tình yêu với nghề nghiệp tại đây", Vân Anh chia sẻ.Sau quá trình tìm việc trên trang tuyển dụng uy tín, cô gái này đã gửi hồ sơ xin việc đến một vài công ty phù hợp và đang chờ lịch phỏng vấn. Với một sinh viên mới ra trường, chưa nhiều kinh nghiệm, mức lương bạn trẻ này mong muốn là 8-10 triệu đồng/tháng.Ra trường năm 2022, Ngọc Lan được kí hợp đồng chính thức tại công ty mình thực tập khi còn là sinh viên. Hiện nay, cô gái này đang xây dựng nội dung và quản trị một số kênh mạng xã hội và trang web với mức thu nhập 8-12 triệu đồng/tháng."Sau quá trình thực tập, công ty đánh giá kết quả công việc và sự phù hợp, thích nghi với văn hóa công ty và tôi được nhận vào làm chính thức", Ngọc Lan chia sẻ.3 yếu tố dẫn đến quyết định đồng ý làm việc tại công ty của Ngọc Lan là tính chất công việc có phù hợp với khả năng của bản thân, lĩnh vực, quy mô của công ty và cuối cùng là mức lương ra sao.Tiếp đó, mỗi bận tâm của Gen Z này chính là sự học hỏi, lĩnh hội kiến thức, kinh nghiệm của thế hệ đi trước. Nếu có người quản lý năng lực, sẽ hỗ trợ những người trẻ rất nhiều trong việc hoàn thiện bản thân.Gen Z ưa thích làm việc linh hoạtSo với những thế hệ trước đây, Gen Z có xu hướng lựa chọn công việc khác biệt.Với khảo sát từ 63.878 người đi làm và 9.638 sinh viên là Gen Z trên toàn quốc, Anphabe (đơn vị tư vấn về các giải pháp xây dựng nguồn nhân lực hạnh phúc) nhận thấy, thế hệ nhân tài trẻ, Gen Z thể hiện rõ hơn sự tập trung cho các nhu cầu được huấn luyện, trao cơ hội phát triển cũng như thăng tiến trên nấc thang sự nghiệp.Gen Z có đặc điểm riêng trong xu hướng tìm việc làm (Ảnh: pexels)Ngoài ra, dự định tích lũy để kinh doanh riêng cũng là một mục tiêu mà nhiều Gen Z hướng đến, giống như các thế hệ nhân tài đi trước cũng hướng tới ở giai đoạn tương tự.Về kỳ vọng công việc, yếu tố môi trường, đồng nghiệp và công việc được các bạn trẻ rất quan tâm khi đi làm. Cụ thể, có đến 73% Gen Z mong muốn Làm việc trong môi trường năng động, vui vẻ. Khoảng 71% bạn trẻ muốn làm công việc thú vị, hấp dẫn…Khảo sát của Anphabe cho thấy, cũng như các thế hệ trước, Gen Z kỳ vọng một môi trường làm việc khá toàn diện, bao gồm cả 6 khía cạnh, trong đó các tiêu chí phúc lợi tốt, có tầm nhìn, chiến lược rõ ràng; chăm sóc sức khỏe & đời sống nhân viên tốt; công việc ổn định; thương hiệu thành công, sản phẩm uy tín thể hiện tầm quan trọng lớn nhất với nhân tài Gen Z.Khi đọc thông tin tuyển dụng, ngoài các thông tin truyền thống như mức lương khởi điểm, thông tin chi tiết về gói phúc lợi, Gen Z cũng thể hiện sự quan tâm rõ rệt đối với tầm nhìn, chiến lược, giá trị cốt lõi của công ty.Bên cạnh đó, chính sách làm việc linh hoạt cũng là yếu tố rất được Gen Z quan tâm - xu hướng này đang trở nên ngày càng phổ biến với nhân tài hiện nay.
Phần thi tay nghề đi Nhật độc lạ, thử đầu bếp kiểm tra... chia bài
Để lọt mắt xanh chủ người Nhật, các lao động phải vượt qua phần thi chia bài tú lơ khơ. Bài thi tay nghề độc lạ gây xôn xao mạng xã hội.
Thông thường, để đủ điều kiện sang Nhật Bản làm việc, người lao động phải trải qua 2 kỳ thi, thi tay nghề và thi tiếng Nhật. Trong đó, thi tay nghề đóng vai trò quan trọng và có sự khác biệt với các phần thi khác.Các bài test (kiểm tra) kỹ năng thường rất đa dạng, do chủ sử dụng lao động người Nhật ra đề, nhằm đánh giá khả năng thích nghi với công việc, phản ứng nhanh hay chậm của thực tập sinh.Mới đây, một đoạn clip ghi lại buổi thi kiểm tra tay nghề của các ứng viên đi Nhật thu hút sự chú ý, gây băn khoăn với nhiều người.Cụ thể, trong đoạn clip, trong lúc hai nữ lao động miệt mài thực hiện phần thi chia bài tú lơ khơ, những người còn lại trong phòng chăm chú dõi theo từng động tác tay của hai bạn nữ, ai cũng tỏ ra căng thẳng.Phần thi chia bài được sử dụng để lọc ứng viên sang Nhật làm chế biến thực phẩm, cơm hộp... (Ảnh: thanh.hibiki).Theo đó, mỗi lượt sẽ có 2 người dự thi, các ứng viên phải chia đều các lá bài vào những ô vuông vẽ sẵn trên mặt bàn và không được để lá bài trượt ra khỏi ô vuông đó. Ứng viên có thời gian hoàn thành bài thi nhanh nhất mà không để lá bài trượt ra khỏi ô vuông thì được tính là vượt qua bài thi.  Đoạn clip sau khi được chia sẻ gây sự tò mò của rất nhiều người. Những lao động đã từng đi hoặc đang làm việc tại Nhật cũng không khỏi bất ngờ khi lần đầu chứng kiến phần thi này.Luồng ý kiến khác thắc mắc, không rõ mục đích của bài thi... chia bài là gì. Số khác ví von bài test này trông giống tuyển lao động vào làm việc ở sòng bài hơn là tuyển lao động sang Nhật, làm công nhân tại nhà máy."Nghề tay trái, lỡ khi công ty không có việc còn có cái để làm thêm. Một là ăn tất, hai là báo gia đình", tài khoản Lâm Hoàng hài hước bình luận.Từng trải qua bài test này trước khi sang Nhật, tài khoản Phương Anh viết: "Trước đây mình đăng ký đơn hàng trồng nấm cũng phải trải qua phần thi chia bài này. Sau này làm công việc phân loại nấm, cây nào xấu, cây nào hỏng mới thấy việc trồng nấm và chia bài liên quan với nhau".Tài khoản Dũng Hưng giải thích: "Những ai đi đơn hàng thực phẩm không lạ gì với bài test này, chủ yếu luyện tay, luyện mắt, luyện trí nhớ để sau này vận dụng vào làm ở dây chuyền sản xuất thôi mà".Chia sẻ về bài test độc đáo này, chủ nhân đoạn clip, là giáo viên tại một trung tâm đào tạo, cung ứng lao động sang Nhật Bản cho biết, thi chia bài là một trong 4 bài thi mà các ứng viên lựa chọn đơn hàng chế biến thực phẩm phải vượt qua. Phần thi này do người Nhật yêu cầu để tìm ra ứng viên ưu tú nhất."Thông thường các công ty Nhật sẽ yêu cầu bài test này, mục đích là muốn kiểm tra sự nhanh nhẹn, chính xác và cẩn thận của người lao động. Phần thi này không chỉ cần tốc độ mà các quân bài phải được chia đều nhau, nằm gọn trong ô vuông đã được vẽ sẵn", anh Thành cho biết.Nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, anh Nhật Tân cho biết, thông thường các ứng viên khi lựa chọn đi đơn hàng chế biến thực phẩm, thủy sản, cơm hộp... sẽ trải qua 4 bài thi kỹ năng.Đầu tiên là bài test IQ, nội dung của phần thi này chủ yếu là thực hiện các phép tính cộng - trừ - nhân - chia, điền số vào dãy số, vẽ hình đối xứng...Thứ hai là bài thi thể lực, tùy vào tính chất công việc và đối tượng tham gia, người lao động sẽ thực hiện 1 trong số những bài thi thể lực như thi chạy, chống đẩy, gập bụng, vác bao cát, nhảy dây…Thứ 3 là phỏng vấn trực tiếp mà anh Tân lưu ý là bài thi khá quan trọng. Các ứng viên sẽ gặp gỡ trực tiếp với chủ sử dụng lao động người Nhật. Khi đó, việc ghi điểm với chủ doanh nghiệp sẽ quyết định xem ứng viên có được tuyển hay không.Cuối cùng là bài thi thực hành, tay nghề, đây là một trong những tiêu chí quan trọng giúp nghiệp đoàn Nhật Bản chọn các lao động đáp ứng được yêu cầu mà phía xí nghiệp đưa ra, đặc biệt là đối với các đơn hàng yêu cầu kinh nghiệm làm việc."Tùy vào đơn hàng sẽ có các bài test khác nhau và chỉ áp dụng tùy từng công ty. Nhiều đơn hàng phía doanh nghiệp Nhật Bản không đòi hỏi kinh nghiệm, tay nghề, các ứng viên sẽ phải tham gia 1 số bài thi để kiểm tra độ khéo léo như gọt táo, gắp đậu, thắt nút dây, chia bài...", anh Tân chia sẻ.
Sáng thong thả đạp xe đi làm, công nhân nhận lương đến 15 triệu đồng/tháng
Không phải xa quê để tìm việc, nhiều người lao động tại Đắk Nông có việc làm ngay tại khu công nghiệp gần nhà, trong đó có người thu nhập lên đến 15 triệu đồng/tháng.
Chị H'Nghim Gia, bon (buôn) U3, thị trấn Ea T'ling, huyện Cư Jút (tỉnh Đắk Nông) đã gắn bó với phân xưởng may của Công ty Cổ phần bao bì Đại Lục (Khu Công nghiệp Tâm Thắng, Đắk Nông) từ những ngày công ty mới được thành lập.Từ một người chỉ biết làm nương rẫy, chị H'Nghim đã được học nghề, thành thạo với máy may và có thu nhập ổn định 9-10 triệu đồng/tháng.Chị H'Nghim Gia (người M'nông) đã quen với công việc tại nhà máy (Ảnh: Đặng Dương)Chị H'Nghim chia sẻ: "Không chỉ có tôi vào đây làm công nhân, ở thị trấn Ea T'ling có rất nhiều người xin vào công ty để làm. Mỗi ngày chúng tôi làm việc khoảng 8 tiếng, được công ty hỗ trợ bữa ăn trưa. Làm công nhân may, sức khỏe của tôi cũng tốt hơn rất nhiều so với thời gian làm việc tự do trước đây".Ngoài người lao động của huyện Cư Jút, hiện nay Công ty Cổ phần bao bì Đại Lục có nhiều lao động thường trú tại huyện Đắk Mil, Krông Nô làm việc.Bên cạnh chế độ lương, thưởng như quy định của pháp luật, công ty có những chính sách đãi ngộ, khuyến khích người lao động tay nghề cao và năng suất vượt trội."Hiện nay thu nhập của công nhân dao động 7-13 triệu đồng/tháng, có nhiều trường hợp đạt mức thu nhập 14-15 triệu đồng/tháng. So với công việc nương rẫy hoặc làm thuê thời vụ, đây có thể coi là mức thu nhập cao đối với lao động phổ thông", ông Nguyễn Mạnh Kha, Giám đốc Công ty Cổ phần bao bì Đại Lục nói.Anh Đỗ Công Hưng (thứ 2 từ phải qua) chuyển về gần nhà làm việc với mức thu nhập ổn định (Ảnh: Đặng Dương).Anh Đỗ Công Hưng, xã Nam Dong, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, chia sẻ: "Trước đây tôi làm việc cho một nhà máy đường tại huyện Ea Súp (Đắk Lắk), sau khi biết công ty Công ty Cổ phần Pine Robusta Việt Nam (Khu Công nghiệp Tâm Thắng) tuyển người, tôi đã xin vào đây làm việc. Công việc phù hợp với chuyên môn, thu nhập đáp ứng nhu cầu".Thu nhập ổn định, đường sá đi lại thuận lợi, tuy nhiên một số doanh nghiệp tại Khu Công nghiệp Tâm Thắng (khu công nghiệp duy nhất tại Đắk Nông) vẫn "than khó" khi tuyển dụng người lao động."Chúng tôi đã làm việc với các địa phương để thông báo rộng rãi nhu cầu tuyển dụng, thế nhưng kết quả không đạt như kỳ vọng. Nhiều người lao động không nắm được thông tin hoặc còn e dè khi chuyển đổi môi trường làm việc", một lãnh đạo doanh nghiệp tại Khu Công nghiệp Tâm Thắng nêu thực trạng.Có nhiều công nhân đạt được mức thu nhập 14-15 triệu đồng/tháng (Ảnh: Đặng Dương).Để thu hút người lao động, các doanh nghiệp đang triển khai chính sách tuyển dụng lao động chưa có tay nghề hoặc trong độ tuổi 35-40 tuổi. Lao động sẽ được đào tạo nghề hoàn toàn miễn phí, được hỗ trợ tiền sản lượng trong thời gian đầu vào làm việc.Tại buổi làm việc với các doanh nghiệp trong Khu Công nghiệp Tâm Thắng, ông Hồ Văn Mười, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông, mong muốn các doanh nghiệp giải quyết thêm nhiều việc làm cho lao động địa phương. Trước những kiến nghị, đề xuất của các doanh nghiệp, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông đề nghị trong thời gian tới, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, UBND huyện Cư Jút tăng cường phối hợp với các doanh nghiệp để đưa thông tin tuyển dụng tới gần hơn với người lao động. Ông Hồ Văn Mười, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông (thứ 2 từ phải qua) mong muốn các doanh nghiệp tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương (Ảnh: Đặng Dương)."Từ nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia, các địa phương cần đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đào tạo nghề theo địa chỉ việc làm, từ đó từng bước thay đổi cơ cấu lao động và giảm nghèo hiệu quả", ông Hồ Văn Mười nói.Người đứng đầu UBND tỉnh Đắk Nông gợi ý, bên cạnh công tác chăm lo tốt đời sống người lao động, các doanh nghiệp cần có chính sách khuyến khích người lao động trực tiếp tham gia vào công tác tuyển dụng. Chính những công nhân đang làm việc sẽ là minh chứng về thu nhập và đời sống, góp phần thu hút lao động ngoài xã hội vào công ty làm việc. 
Chuyên gia Đức, Úc đến trường nghề "săn" lao động ngành nhà hàng, khách sạn
Sinh viên trường nghề sang các nước Úc, Đức theo diện du học nghề không phải mất các loại phí dịch vụ như khi ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng.
Ngày 12/3, Trường trung cấp Du lịch và khách sạn Saigontourist tổ chức hội thảo du học và việc làm nước ngoài với sự tham gia của nhiều tổ chức giáo dục nghề nghiệp, hiệp hội nghề nghiệp các nước Úc, Đức, Singapore…Đức, Úc... đang thiếu trầm trọng lao động ngành bếp, nhà hàng, khách sạn (Ảnh minh họa: STHC).Tại hội thảo, Phòng Thủ công nghệ thành phố Erfurt (Đức) cử đoàn đại biểu đến chiêu mộ học sinh trường Saigontourist nói riêng và học sinh trường nghề Việt Nam nói chung đến Đức du học nghề.Theo ông Thomas Malcherek, Giám đốc điều hành Phòng Thủ công nghệ thành phố Erfurt, đây là tổ chức đại diện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Erfurt.Do đó, khi sinh viên Việt Nam có trình độ sơ cấp nghề trở lên đến Đức du học nghề, được phân đến các doanh nghiệp địa phương sẽ nhận sự hướng dẫn tận tình của đồng nghiệp chứ không áp kỷ luật "cứng" như tại các doanh nghiệp lớn.Khi du học nghề tại Đức, người học được trả trợ cấp khoảng 26 triệu đồng/tháng. Đức đang thiếu trầm trọng nhân lực nên sau quá trình học nghề, có chứng chỉ nghề phù hợp, sinh viên Việt sẽ dễ dàng tìm được việc làm, có cơ hội định cư.Ông Thomas Malcherek nhấn mạnh đến ngành bếp nói riêng và ngành du lịch, nhà hàng - khách sạn nói chung hiện là ngành mà người Đức rất cần lao động.Ông nói: "Với nghề làm bánh, tôi tự hào Đức là nước có truyền thống, nghề này rất phát triển với đa dạng lựa chọn, rất phù hợp với người yêu thích công việc làm bánh. Cơ hội việc làm với lĩnh vực này cũng rất nhiều".Nhiều nước phát triển hiện quan tâm đến lao động ngành bếp, nhà hàng, khách sạn của Việt Nam (Ảnh: CTV).Bà Nguyễn Hồng Ngọc Lam, phụ trách dự án Hand in Hand for International Talents (Đức) tại Việt Nam, giới thiệu một con đường khác cho sinh viên trường nghề Việt Nam sang Đức du học nghề là tham gia dự án Hand in Hand.Hand in Hand là dự án do Chính phủ Đức tài trợ, sinh viên trường nghề được hỗ trợ 100% chi phí thủ tục, visa và học phí học tiếng Đức để sang Đức làm việc. Tuy nhiên, điều kiện là sinh viên phải có bằng trung cấp nghề trở lên.Theo bà Lam, sinh viên sang Đức du học nghề theo dự án này sẽ được giới thiệu đến các doanh nghiệp để làm việc, hưởng lương như lao động chính thức. Mức lương cho ngành bếp khoảng 70 triệu đồng/tháng, các vị trí phục vụ ngành khách sạn khoảng 65 triệu đồng/tháng.Ông Thái Dũng Tâm, quản lý tuyển sinh tại Việt Nam của Học viện New Era (Úc), giới thiệu chương trình liên thông cho sinh viên trường nghề Việt Nam từ hệ trung cấp lên cao đẳng tại đây.Sau khi hoàn thành chương trình liên thông, người học có thể làm việc tại Úc, hoàn thành điều kiện lao động và đóng thuế đầy đủ trong 3 năm là có thể xin định cư. Khi có chứng chỉ nghề, người học có thể mở cơ sở kinh doanh riêng, khởi nghiệp tại Úc. Mô hình khởi nghiệp ngành ẩm thực, làm bánh khá phổ biến tại đây.Quá thiếu nhân lực, Chính phủ Đức tài trợ cho dự án hỗ trợ đưa lao động Việt sang Đức làm việc (Ảnh: CTV).Đặc biệt, Chính phủ Úc cho phép du học sinh được làm việc thêm tối đa 48 giờ/tuần. Do đó, người chịu khó có thể làm thêm để trang trải cuộc sống tại Úc trong thời gian du học.Hiệu trưởng Trường Saigontourist Võ Thị Mỹ Vân nhận định, lựa chọn ra nước ngoài làm việc theo con đường du học nghề, liên kết đào tạo liên thông với các tổ chức giáo dục, hiệp hội nghề nghiệp các nước an toàn và đỡ tốn kém cho sinh viên.Bà Mỹ Vân cho biết: "Sinh viên ra nước ngoài học lấy bằng cấp nghề nước ngoài, ở lại làm việc mà không tốn các loại chi phí dịch vụ như khi đi lao động theo hợp đồng, chỉ tốn tiền vé máy bay và visa".Hiệu trưởng Trường trung cấp Việt Giao Trần Phương cho biết, hiện có rất nhiều công ty chuyên về xuất khẩu lao động liên hệ với nhà trường, đặt vấn đề tuyển sinh viên ra nước ngoài làm việc.Ông chia sẻ: "Ngành bếp hiện có nhu cầu rất cao tại thị trường Châu Âu, Canada, Úc, Nhật… Mức lương ngành này ở các nước khoảng trên dưới 50 triệu đồng/tháng. Vì vậy, nhiều bạn trẻ chọn học nghề này để ra nước ngoài làm việc, giải quyết bài toán kinh tế".
Nhật Bản sắp tăng lương mức cao nhất trong 31 năm
Các công ty lớn của Nhật Bản đang chuẩn bị để thực hiện đợt tăng lương "khổng lồ". Mức tăng lương sẽ được chốt tại cuộc đàm phán tiền lương thường niên với bên công đoàn, diễn ra hôm nay, 13/3.
Takeshi Minami, nhà kinh tế tại Viện nghiên cứu Norinchukin (Nhật Bản), cho biết: "Năm nay, các công ty lớn có thể sẽ tăng lương gần 4%".Theo Minami, cuộc khủng hoảng lao động khốc liệt ở Nhật Bản đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải tính đến việc tăng lương nhanh chóng để thu hút được nhân sự trẻ.Công nhân làm việc trong nhà máy ở Nhật Bản (Ảnh: Tetsushi Kajimoto).Các nhà kinh tế nhận định, cuộc đàm phán tiền lương sẽ dẫn đến mức điều chỉnh tới 3,9%. Đây sẽ là mức tăng lớn nhất trong 31 năm qua.Trước đó, Tổng liên đoàn lao động Nhật Bản (Rengo) đã đưa ra yêu cầu tăng lương 5,85%. Đây là lần đầu tiên mức đề nghị của tổ chức đại diện cho người lao động vượt quá 5%.Bên cạnh đó, các tổ chức công đoàn đại diện cho người lao động trong các ngành như ô tô, điện tử, kim loại, máy móc hạng nặng, dịch vụ cũng đã yêu cầu tăng lương kỷ lục.Đơn cử, các công nhân của hãng xe Toyota đặt vấn đề tăng lương lên tới 28.440 yên/tháng và mức thưởng bằng 7,6 tháng lương. Nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới dự kiến sẽ chính thức đáp ứng những yêu cầu đó từ ngày 13/3.Hãng xe Honda Motor và Mazda cũng đã đạt được những thỏa thuận với tiền lương với người lao động từ tháng trước.Theo thống kê của Chính phủ, mức tăng lương ở các công ty lớn tại Nhật Bản đạt 3,6% vào năm ngoái, vốn đã là mức tăng lớn nhất trong ba thập kỷ. Vậy mà các nhà kinh tế còn chờ đợi mức tăng lớn hơn trong năm nay. Điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp phải chịu áp lực lớn về tăng chi phí sản xuất.Trước đó, xu hướng tăng lương để giữ chân nhân sự giỏi đã khiến 14 công ty tại Nhật Bản công bố cắt giảm hơn 3.600 nhân sự trong 2 tháng đầu năm 2024. Lý do, các công ty muốn thay đổi cơ cấu, chỉ giữ lại những nhân sự giỏi nhất và tăng lương cho họ.Công ty nghiên cứu Tokyo Shoko Research cho hay, có 14 công ty tại Nhật Bản vừa cho 3.613 nhân viên nghỉ hưu sớm hoặc để nhân viên tự nguyện nghỉ hưu. Con số này tăng gấp 6 lần so với cùng kỳ năm ngoái (3.161 người).Công ty mỹ phẩm Shiseido và công ty điện tử Omron cũng vừa lần lượt công bố các gói trợ cấp thôi việc cho 1.500 và 1.000 nhân viên tại Nhật Bản. Khoảng 700 người tại chuỗi siêu thị Ito Yokado, công ty con của Seven & i Holdings cũng đã nộp đơn xin nghỉ hưu sớm.Ngoài ra, những nhân sự làm việc ở nước ngoài cũng vừa bị các công ty Nhật Bản cho thôi việc. Trong đó, có thể kể đến việc công ty Omron vừa cắt giảm thêm 1.000 việc làm bên ngoài Nhật Bản. Tập đoàn Sony đã công bố kế hoạch cắt giảm 900 vị trí thuộc mảng trò chơi trên toàn cầu.
Đề xuất Nhật Bản mở rộng ngành nghề tiếp nhận lao động Việt
Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung đề xuất Nhật Bản mở rộng việc tiếp nhận lao động kỹ năng đặc định với nhóm ngành nghề nhà hàng và sản xuất, chế biến thực phẩm mà Việt Nam có thế mạnh.
Ngày 12/3, tại trụ sở Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung có cuộc gặp gỡ, làm việc với ông Takebe Tsutomu, Chủ tịch Hiệp hội Nagomi (Hiệp hội toàn quốc của Nhật Bản về hỗ trợ cùng phát triển nhân lực nước ngoài), Cố vấn cao cấp Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật - Việt.Lao động Việt Nam phái cử sang Nhật đều ưu túBộ trưởng Đào Ngọc Dung làm việc với ông Takebe Tsutomu, Chủ tịch Hiệp hội toàn quốc của Nhật Bản về hỗ trợ cùng phát triển nhân lực nước ngoài (Ảnh: Nguyễn Sơn).Đáp lại cái bắt tay chào đón của Bộ trưởng LĐ-TB&XH, ông Takebe Tsutomu báo tin vui, Chính phủ Nhật Bản đang xúc tiến nhiều hoạt động sửa luật liên quan đến chương trình tiếp nhận thực tập sinh, lao động nước ngoài. Ông Takebe Tsutomu mong muốn Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đóng góp ý kiến để luật mới của Nhật hoàn thiện và sớm đi vào thực tiễn.Ông Takebe Tsutomu đánh giá cao sự giúp đỡ của Việt Nam, trong đó có việc cung cấp lao động, tu nghiệp sinh sang Nhật làm việc trong bối cảnh nước này đứng trước vấn đề thiếu hụt lao động trầm trọng, đồng tiền giảm giá mạnh."Những lao động mà Việt Nam phái cử sang Nhật đều là những người ưu tú. Thông qua việc hợp tác trong lĩnh vực lao động, chúng tôi hy vọng mối quan hệ giữa hai nước ngày càng phát triển tốt đẹp hơn nữa", ông Takebe Tsutomu phát biểu.Trong lần sang Việt Nam lần này, ông Takebe Tsutomu mang theo ý tưởng xây dựng một hệ sinh thái đào tạo nghề chuyên môn cao cấp đưa vào chương trình đạo tạo tại Trường Đại học Việt - Nhật (VJU Academy) để trình bày với Bộ trưởng Đào Ngọc Dung. Vị Chủ tịch Hiệp hội Nagomi mong được nghe ý kiến của lãnh đạo Bộ Lao động Việt Nam về ý tưởng này.Ông Takebe Tsutomu hiện là cố vấn cao cấp Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật - Việt (Ảnh: Nguyễn Sơn)."Hồi tháng 3/2023, trong cuộc họp với Hội đồng trường Đại học Việt - Nhật, cùng với sự vận hành của Trung tâm ngôn ngữ, văn hóa Nhật Bản, tôi có đề xuất ý tưởng thành lập thêm viện đào tạo trực thuộc VJU Academy để đào tạo bổ sung, cũng như kết nối việc làm với những lao động trở về nước.Chúng tôi thống kê mỗi năm có hàng chục nghìn thực tập sinh Việt Nam hồi hương. Để tối ưu hóa sự tham gia của lực lượng này vào thị trường lao động trong nước, chúng tôi muốn đào tạo, nâng cao thêm kiến thức, kỹ năng với họ, kỳ vọng đây sẽ là nguồn nhân lực cao cung cấp cho thị trường.Dự kiến tháng 9/2024, chúng tôi sẽ bắt tay vào đào tạo ngành nghề đầu tiên, tập trung vào nhóm nhân lực công nghệ thông tin, tiếp đó sẽ đào tạo nhân lực trong các ngành dịch vụ, điều dưỡng, chăm sóc sức khỏe…Sau khi kết thúc thời gian đào tạo, người lao động sẽ được thi để lấy chứng chỉ nghề, được hỗ trợ tìm việc làm", ông Takebe Tsutomu trình bày. Ông bày tỏ mong muốn lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH ủng hộ, tạo điều kiện để ý tưởng xây dựng một trung tâm đào tạo nghề cao cấp như vậy sớm đi vào thực tiễn.Gợi ý của Bộ trưởng Vui mừng khi gặp lại ông Takebe Tsutomu, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, hợp tác lao động Việt Nam - Nhật Bản đã và đang phát triển một cách nhanh chóng, sâu rộng trên nhiều lĩnh vực. Theo Bộ trưởng, mối quan hệ hai nước không ngừng phát triển, với thành công nổi bật là việc kết nối "từ trái tim đến trái tim", trong đó có kết nối lao động."Tôi hiểu ngài rất trăn trở, có trách nhiệm và rất muốn đóng góp một cách hữu hiệu vào việc đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực của hai quốc gia, để phục vụ cho sự phát triển nhanh và bền vững của hai nước.Thủ tướng Chính phủ và các lãnh đạo cấp cao của Việt Nam đánh giá rất cao đóng góp của ngài trong quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Nhật Bản", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhận định.Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề xuất Nhật Bản mở thêm nhóm nghề kỹ năng đặc định (Ảnh: Nguyễn Sơn).Thông tin với ông Takebe Tsutomu, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, trong tháng 3/2024, Việt Nam sẽ tổ chức kỳ thi đánh giá kỹ năng trong 2 lĩnh vực điều dưỡng và nông nghiệp đối với người lao động đi làm việc tại Nhật Bản theo chương trình kỹ năng đặc định. Việt Nam hiện đăng tuyển công khai các ứng viên diện này.Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nêu con số, đến nay có 350.000 người lao động Việt Nam đang làm việc tại Nhật Bản. Việt Nam cũng là quốc gia đứng đầu trong số 15 nước phái cử thực tập sinh, lao động sang Nhật Bản. Sau dịch bệnh Covid-19, số người lao động Việt Nam sang Nhật có chững lại do suy thoái kinh tế, đồng yên sụt giảm, song dòng nhân lực đang có dấu hiệu phục hồi, tăng tích cực trở lại."Năm 2023, Việt Nam phái cử hơn 150.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Đây cũng là năm ghi dấu mốc mới khi số lượng lao động Việt Nam sang Nhật Bản lớn nhất từ trước đến nay, đạt 85.000 người. Điều này khẳng định lao động Việt Nam luôn nhận được sự đánh giá cao, sự tin tưởng của các nghiệp đoàn, các doanh nghiệp Nhật Bản, cũng cho thấy lao động Việt rất yên tâm khi đến đất nước mặt trời mọc", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khái quát.Trao đổi thêm với ông Takebe Tsutomu, Bộ trưởng cho biết, thời gian tới, Bộ LĐ-TB&XH cũng như cá nhân ông tiếp tục dành quan tâm tới các vấn đề liên quan đến chương trình thực tập sinh, chương trình kỹ năng đặc định…Bộ trưởng đề xuất Chính phủ Nhật Bản mở thêm nhóm nghề kỹ năng đặc định tiếp nhận lao động Việt Nam, trong lĩnh vực nhà hàng và sản xuất chế biến thực phẩm. Đây là hai lĩnh vực lợi thế của Việt Nam.Về ý tưởng xây dựng Đại học Hạ Long thành cơ sở đào tạo nhân lực chất lượng cao mà ông Takebe Tsutomu đề cập, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đánh giá đây ý tưởng rất thú vị. Đào tạo nhân lực chất lượng cao cũng là việc Việt Nam đang hướng đến."Việt Nam sẽ phấn đấu trở thành trung tâm đào tạo nhân lực trong lĩnh vực chip bán dẫn, hydrogen và tín chỉ carbon của thế giới. Chúng tôi đặt ra chỉ tiêu từ nay đến năm 2030 đào tạo được tối thiểu 50.000 kỹ sư trong lĩnh vực chip bán dẫn. Cùng thời gian này, Việt Nam cũng phấn đấu có được 150.000 nhân lực có tín chỉ carbon theo tiêu chuẩn quốc tế", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thông tin.Ghi nhận ý tưởng đào tạo lại cho thực tập sinh, lao động kỹ năng đặc định là ý kiến hay, Bộ trưởng nhấn mạnh, Bộ LĐ-TB&XH Việt Nam đang phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) kết nối lực lượng lao động trở về này với kỳ vọng về những người "đi làm thuê để về làm chủ"."Làm chủ ở đây không phải ai đi về cũng làm ông chủ, là đi học hỏi, làm chủ những kiến thức, kỹ năng, công nghệ, tác phong làm việc hiện đại, khoa học… đưa về, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong nước.Tôi tin ý tưởng của ngài sẽ thành công và sớm đi vào thực tiễn, đây sẽ trở thành vườn ươm, khơi dậy sự sáng tạo cho nhóm nhân lực trẻ", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung kỳ vọng.
Trường nghề lập công ty nhân sự để lo việc làm cho người học
Trường cao đẳng sáp nhập một công ty nhân sự vào hệ thống nhà trường để tận dụng dữ liệu hơn 10.000 nghìn đầu việc tại đây, tìm cơ hội kiến tập và việc làm cho sinh viên của trường.
Trong năm 2023, Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TPHCM khảo sát hơn 137.000 người có nhu cầu tìm việc và gần 75.000 lượt doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng gần 305.000 chỗ làm việc.Kết quả khảo sát cho thấy có sự chênh lệch rất lớn giữa nhu cầu tuyển dụng và nguồn cung lao động về trình độ chuyên môn.Cụ thể, nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ đại học trở lên chỉ chiếm 21,37%, thấp hơn rất nhiều so với con số 81,86% của nguồn cung.Chiều ngược lại, nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ cao đẳng chiếm 22,42%, cao hơn nguồn cung (15,19%).Chênh lệch cao nhất là ở trình độ trung cấp, doanh nghiệp cần tuyển 24,79% lao động ở trình độ này nhưng nguồn cung chỉ có 1,85%.Tương tự, ở trình độ sơ cấp, doanh nghiệp cần tuyển 18% lao động ở trình độ này nhưng nguồn cung chỉ có 0,36%.Kết quả trên cho thấy, khả năng tìm được việc làm của lao động trình độ nghề (từ sơ cấp đến cao đẳng) dễ dàng hơn rất nhiều so với nhân lực trình độ đại học trở lên.Sinh viên học nghề dễ kiếm việc khi ra trường (Ảnh minh họa: CĐVĐ).Theo ông Trần Anh Tuấn - Phó chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TPHCM -  học viên trường nghề ra trường dễ kiếm việc làm vì nhu cầu thị trường lớn, đặc biệt là chương trình học chú trọng thực hành, đào tạo kỹ năng nghề nghiệp gần với thực tế lao động tại doanh nghiệp...Các trường nghề cũng tổ chức nhiều hoạt động gắn kết với doanh nghiệp để nâng cao tay nghề cho sinh viên. Có những trường còn kết nối với các doanh nghiệp nước ngoài để mở ra cơ hội cho sinh viên đến các nước tiên tiến học tập, tìm cơ hội việc làm, thậm chí là định cư…Mới đây, Trường Cao đẳng Kỹ Thuật - Du lịch Sài Gòn (STC) còn tạo thêm cách làm mới khi sáp nhập một doanh nghiệp cung ứng nhân lực (vận hành trang tuyển dụng Viecvui) vào hệ thống của trường nhằm đảm bảo nơi kiến tập và làm việc phù hợp nhất cho sinh viên trường mình.Trường STC ra mắt công ty cung ứng nhân sự của hệ thống nhà trường (Ảnh: Tùng Nguyên).Ông Nguyễn Tiến Danh là Giám đốc Trung tâm Quan hệ doanh nghiệp và Hỗ trợ việc làm của STC, nay ông kiêm nhiệm thêm vai trò Phó giám đốc Viecvui. Theo ông Danh, Viecvui vốn có 20 năm hoạt động cung ứng nhân sự tại TPHCM nên cơ sở dữ liệu về nhu cầu tuyển dụng rất lớn với hơn 10.000 vị trí việc làm thường trực.Với việc sáp nhập Viecvui vào STC, trường có thể tận dụng dữ liệu tuyển dụng của đơn vị này để tìm kiếm những vị trí kiến tập, đăng ký học kỳ thực tế, lựa chọn công việc sau khi ra trường phù hợp nhất cho sinh viên trường mình.Ông Danh cho hay: "Với cơ sở dữ liệu lớn, trường có thể chọn ra những vị trí việc làm đúng ngành nghề cho sinh viên đến kiến tập, lựa chọn những công ty đang có nhu cầu nhân lực đúng ngành trường đào tạo để liên kết đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp. Như vậy, vừa có thể đảm bảo sinh viên được học nghề tốt nhất, ra trường có việc ngay mà doanh nghiệp có nhân sự đúng ý nhất".
Đối tác của Apple, Google tại Việt Nam mạnh tay chi tiền đào tạo lao động
Chị Cám Thị Năm có 2 tuần học tập, trải nghiệm khó quên trong môi trường làm việc tại công ty "mẹ" ở Trung Quốc.
Đưa lao động ra nước ngoài đào tạo quản lýVào làm việc tại Công ty TNHH Desay Battery Vina (Khu công nghiệp Song Khê, Bắc Giang) ở vị trí trưởng phòng nhân sự, chị Cám Thị Năm được tạo điều kiện sang công ty ở Trung Quốc học hỏi kinh nghiệm quản trị nhân sự.Ngoài mức lương hằng tháng giữ nguyên, mọi chi phí đi lại, ăn, ở, học tập trong thời gian chị ở Trung Quốc đều được hỗ trợ. Những chi phí này có thể lên đến hàng trăm triệu đồng.Bên cạnh nhà máy sản xuất hiện đại, công ty còn có hệ sinh thái đi kèm như kí túc xá, rạp chiếu phim, phòng hát... cho cán bộ, nhân viên. Tại đây, chị được tiếp cận, học hỏi kiến thức, kỹ năng liên quan đến lĩnh vực nhân sự, xây dựng văn hóa doanh nghiệp để ứng dụng về Việt Nam.Ngoài chị, trong công ty cũng còn nhiều lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cũng được đưa sang Trung Quốc học tập, nâng cao tay nghề. Khi về nước, nếu đáp ứng yêu cầu, họ được đưa vào những vị trí chủ chốt trong quy trình vận hành nhà máy.Ông Ou Yang Yi Feng, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Desay Battery Vina (Ảnh: Sơn Nguyễn).Đây là cách thức mà công ty sản xuất pin tại Bắc Giang đào tạo, nâng cao trình độ, tay nghề cho lao động. Là đối tác của nhiều "ông lớn" như Apple, Huawei, Google, công ty rất cần lao động có tay nghề trong lĩnh vực tự động hóa, điện, điện tử, cơ khí...Theo chị Năm, để vận hành sản xuất vào tháng 5, công ty cần tuyển 130 công nhân, lao động, trong đó, cần 70 lao động có trình độ kỹ thuật và 11 lao động là kỹ sư với mức lương khởi điểm 15 triệu đồng trở lên, thành thạo tiếng Trung.Ông Ou Yang Yi Feng, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Desay Battery Vina cho biết, hiện đã có lao động Việt Nam được đưa sang Trung Quốc đào tạo 3-4 tháng. Mọi chi phí như đi lại, sinh hoạt đều do công ty chi trả."Khi mới tuyển dụng, lao động có tay nghề được đào tạo kiến thức cơ bản, được đưa sang Trung Quốc tham quan công ty mẹ, học hỏi văn hóa doanh nghiệp cũng như tiếp xúc với sản phẩm, công nghệ, máy móc mới về ứng dụng vào nhà máy tại Việt Nam", ông Ou Yang Yi Feng nói.Đây là kế hoạch nhằm hiện thực hóa mục tiêu sử dụng phần lớn lao động Việt Nam để vận hành nhà máy tại đây. Bên cạnh đó, nhân sự lãnh đạo chủ chốt duy trì việc quản lý, điều hành từ xa.Luxshare- ICT, doanh nghiệp chuyên sản xuất linh kiện điện tử cho các đối tác lớn trên thế giới, có kế hoạch tuyển hàng nghìn lao động trong quý I. Đáng lưu ý, có đến 1/3 lao động trong tổng số cần tuyển dụng là công nhân kỹ thuật và cấp quản lý.Ông Đỗ Quân, Giám đốc Nhân sự Luxshare-ICT Bắc Giang (Ảnh: Nguyễn Sơn).Bên cạnh việc tuyển dụng công nhân trực tiếp, công ty rất quan tâm đến nhóm lao động có trình độ, tay nghề. Ông Đỗ Quân, Giám đốc Nhân sự của công ty cho biết, trong những năm gần đây, tỷ lệ người Việt Nam đảm nhận vị trí cấp cao trong bộ máy doanh nghiệp tăng nhanh chóng."Công ty chúng tôi có chính sách bản địa hóa nhân tài. Qua những phương án đào tạo cán bộ cấp cao, nhất là cán bộ người Việt, họ hoàn toàn có thể đảm nhận vị trí giám đốc bộ phận", ông Đỗ Quân nói.Một trong những chính sách nâng cao tay nghề, trình độ cho cán bộ cấp cao là hằng năm công ty cử cán bộ sang Trung Quốc đào tạo 1-3 tháng. Đây là nguồn bổ sung cán bộ có trình độ vào những vị trí chủ chốt của nhà máy  tại Việt Nam.Lợi thế của lao động biết ngoại ngữDo nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh, Công ty TNHH Sunwoda Việt Nam có nhu cầu tuyển 300-500 công nhân, lao động trong năm 2024, trong đó lao động kỹ thuật chiếm 30%.Để tuyển dụng được nhân sự kỹ thuật vận hành quy trình sản xuất pin bằng máy móc tự động hóa, áp dụng công nghệ cao, công ty buộc phải có chiến lược tuyển dụng, thu hút nhân sự có tay nghề.Nếu như việc tuyển dụng lao động phổ thông khá dễ dàng, thì ông Marvin Yan, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Sunwoda Việt Nam phải vò đầu bứt tai với nhiệm vụ tuyển lao động có trình độ, thao tác thành thạo trên các thiết bị tự động hóa. Với nhóm lao động này, bên cạnh tay nghề tốt còn yêu cầu có ngoại ngữ.Lao động trình độ, tay nghề cao có nhiều cơ hội phát triển, thăng tiến (Ảnh: Sơn Nguyễn).Theo Tổng Giám đốc công ty, lương khởi nghiệp của lao động có tay nghề là 12 triệu đồng/tháng, chưa kể phụ cấp. Cùng trình độ nhưng lao động có ngoại ngữ sẽ được trả lương cao hơn 3 triệu đồng.Chính vì vậy, bên cạnh những kênh tuyển dụng truyền thống, công ty có phương án phối hợp các trường nghề, cơ sở đào tạo chuyên sâu để "săn" sinh viên vừa tốt nghiệp."Trong quá trình làm việc, công ty có chính sách khích lệ lao động Việt Nam nâng cao tay nghề, có cơ hội giữ các vị trí quản lý, cấp cao", ông Marvin Yan nói.Vị này cho biết thêm, những lao động nổi trội sẽ được cử đi nước ngoài học tập, nâng cao tay nghề, xây dựng tác phong làm việc. Sau những khóa học này, người lao động trở lại nhà máy tại Việt Nam, vận hành những dây chuyền phức tạp, tự động hóa cao. 
"2 tăng - 3 giảm" để tránh xa loại ung thư phổ biến
Mặc dù bạn không thể ngăn ngừa một số yếu tố nguy cơ nhất định như tuổi tác và tiền sử gia đình, nhưng các biện pháp sàng lọc sớm và thay đổi lối sống có thể giúp giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.
Theo số liệu thống kê Globocan 2022, ung thư đại trực tràng đứng thứ 3 về tỉ lệ mắc mới trên toàn cầu với 1.926.425 ca và đứng thứ 2 về tỷ lệ tử vong do ung thư (chỉ sau ung thư phổi). Tại Việt Nam, trong năm 2022 ghi nhận 16.835 ca mắc mới, đứng thứ 4 trong những bệnh ung thư phổ biến (chiếm tỉ lệ 9.7%) và đứng thứ 5 về tỷ lệ tử vong do ung thư (chỉ sau ung thư phổi, ung thư gan, ung thư vú và ung thư dạ dày). Theo Viện Y học Ứng dụng Việt Nam, mặc dù bạn không thể ngăn ngừa một số yếu tố nguy cơ nhất định như tuổi tác và tiền sử gia đình, nhưng các biện pháp sàng lọc sớm và thay đổi lối sống có thể giúp giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng, cụ thể:Ăn nhiều rau - củ - quảMột trong những điều tốt nhất bạn có thể làm để giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng là ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật hơn.Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, rau, đậu và ngũ cốc nguyên hạt có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng và các bệnh ung thư khác.Một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm để giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng là ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật hơn (Ảnh: Bing).Một nghiên cứu năm 2017 cho thấy những gì chúng ta ăn ảnh hưởng đến nguy cơ phát triển ung thư đại trực tràng: Tiêu thụ chất xơ, trái cây và rau quả làm giảm nguy cơ trong khi ăn thịt đỏ và thịt chế biến sẵn làm tăng nguy cơ.Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy chế độ ăn dựa trên thực vật giúp giảm 49% nguy cơ ung thư đại tràng, so với chế độ ăn điển hình của người Mỹ tiêu thụ nhiều thịt.Một nghiên cứu khác năm 2015 kết luận rằng chế độ ăn dựa trên thực vật mang lại lợi ích mạnh mẽ chống lại nhiều bệnh ung thư trong khi hầu như không có mối đe dọa về tác dụng phụ không mong muốn.Ăn ít thịt đỏ và thịt chế biến sẵnĂn ít thịt đỏ và thịt chế biến sẵn có thể làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư đại trực tràng.Một nghiên cứu ở Châu Âu năm 2005 theo dõi 478.000 đàn ông và phụ nữ đã phát hiện ra rằng, những người ăn nhiều thịt đỏ nhất, khoảng 140g trở lên mỗi ngày, có nhiều khả năng phát triển ung thư đại trực tràng hơn những người ăn ít thịt đỏ nhất, ít hơn 28,3g mỗi ngày.Một nghiên cứu năm 2005 cho thấy việc tiêu thụ nhiều cả thịt đỏ và thịt chế biến sẵn đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể nguy cơ ung thư đại trực tràng.Giảm hoặc tránh uống rượuGiảm hoặc tránh uống rượu có thể làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng. Hướng dẫn mới của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ để giảm nguy cơ ung thư khuyên bạn nên hạn chế tiêu thụ rượu. Đối với phụ nữ, điều đó có nghĩa là không quá một ly mỗi ngày và đối với nam giới, không quá hai ly mỗi ngày.Giảm hoặc tránh uống rượu có thể làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng (Ảnh: Getty).Một nghiên cứu năm 2021 đã chứng minh rằng uống nhiều rượu ở tuổi trưởng thành sớm là yếu tố nguy cơ gây ung thư đại trực tràng.Một nghiên cứu năm 2018 về việc tiêu thụ rượu và ung thư đại trực tràng cho thấy rượu là một trong những tác nhân lớn nhất dẫn đến sự phát triển của ung thư đại trực tràng.Bỏ thuốcNhững người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng cao hơn 50% so với những người chưa bao giờ hút thuốc.Một nghiên cứu kéo dài 12 năm với hơn 180.000 người đã tìm thấy mối liên quan giữa hút thuốc lá và nguy cơ ung thư đại trực tràng. Theo nghiên cứu, nguy cơ cao nhất ở những người đang hút thuốc lâu năm.Nguy cơ giảm đối với những người đã từng hút thuốc và ngừng hút thuốc trước 40 tuổi hoặc không hút thuốc trong hơn 31 năm.Một nghiên cứu khác do Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ triển khai vào năm 1982 và xuất bản năm 2000, kết luận rằng hút thuốc lá lâu dài có liên quan đến việc tăng nguy cơ tử vong do ung thư đại trực tràng ở cả nam và nữ. Nghiên cứu này cũng cho thấy việc cai thuốc lá sớm làm giảm nguy cơ.Giảm cânKiểm soát cân nặng của bạn là một cách hiệu quả để giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.Theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, những người thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng cao hơn khoảng 30% so với những người có cân nặng bình thường.Ngoài ra, chỉ số khối cơ thể (BMI) cao có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư đại tràng và trực tràng, đặc biệt ở nam giới.Một đánh giá năm 2016 cho thấy tác động của béo phì, bao gồm mỡ nội tạng cao hơn và kháng insulin, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng.Tăng tập thể dụcTập thể dục thường xuyên có thể giúp bạn kiểm soát cân nặng và giảm nguy cơ ung thư đại tràng. Tập thể dục cũng có thể nâng cao tinh thần và thậm chí giúp bạn ngủ ngon hơn.Một nghiên cứu năm 2019 cho thấy hoạt động thể chất không chỉ có thể ngăn ngừa khoảng 15% nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng mà còn có thể làm giảm nguy cơ tử vong và tái phát ung thư đại trực tràng trước và sau khi chẩn đoán.
Gặp ông bố 15 năm chống ung thư, nướng vịt nuôi 2 con đỗ đại học
Người đàn ông luôn cười trước ung thư nhưng lại dễ dàng bật khóc khi nhắc đến cậu con trai tạm gác giấc mơ đại học để bố chữa bệnh.
15 năm trước, khi biết bản thân mắc bệnh ung thư máu, anh Phạm Văn Thuấn đã có suy nghĩ chấp nhận cái chết và để lại hết tiền dành dụm cho vợ con.Từ một người đàn ông khỏe mạnh, là trụ cột gia đình, anh chỉ có thể nằm mê man trên giường bệnh vì căn bệnh quái ác. Thời điểm nhập viện, anh bị thiếu máu nặng, đi không vững, tiểu cầu giảm xuống gần bằng "0" và nguy cơ xuất huyết não do rối loạn đông máu luôn rình rập.Với gia đình anh Thuấn, quãng thời gian đó như một cơn ác mộng, bao khó khăn, chồng chất. Chồng nằm viện, 2 con còn nhỏ, vợ anh vừa bán hàng và lo cho 2 con, vừa tranh thủ vào viện để chăm sóc chồng khi truyền hóa chất.Gặp ông bố 15 năm chống ung thư, nướng vịt nuôi 2 con đỗ đại học (Video: Đoàn Thủy - Trần Vi).Thế nhưng bằng tình yêu cùng sự đồng hành của vợ và các con, anh Thuấn đã chiến thắng căn bệnh ung thư. Giờ đây, anh đang sở hữu một cửa hàng vịt quay nhỏ gần viện, nơi từng là "ngôi nhà thứ hai".Cửa hàng không chỉ là nơi anh mưu sinh mà còn là nơi anh giúp đỡ, trò chuyện cùng những bệnh nhân ung thư khác, giúp họ vượt qua giai đoạn khó khăn nhất trong cuộc đời.
6 thực phẩm chống ung thư hàng đầu đã được khoa học chứng minh
Bạn có thể giảm nguy cơ mắc nhiều loại bệnh ung thư bằng chế độ dinh dưỡng tuyệt vời. Lợi ích chống ung thư càng có hiệu quả hơn khi chúng ta áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh càng sớm trong đời.
TS.BS Joel Fuhrman là nhà nghiên cứu và là tác giả sách bán chạy nhất của New York Times. Ông đã dành hơn 20 năm nghiên cứu khoa học dinh dưỡng.Nghiên cứu của ông cho thấy bằng cách bắt đầu chế độ ăn nghiêng về thực vật, giàu chất dinh dưỡng, bạn có thể đẩy lùi các dấu hiệu lão hóa và cải thiện chức năng nhận thức, ngay cả sau nhiều năm ăn theo chế độ ăn không hợp lý. Theo Blue Zones, TS Joel Fuhrman khuyến nghị một chế độ ăn giàu vi chất dinh dưỡng và chất xơ, nổi bật là thực phẩm có nguồn gốc thực vật nhiều màu sắc, đậu, hạt và rau xanh, tương tự như chế độ ăn của những người trăm tuổi ở các vùng xanh trên thế giới. Ví dụ, bạn luôn có thể giảm nguy cơ phát triển ung thư phổi bằng cách bỏ hút thuốc vào bất kỳ thời điểm nào trước khi ung thư bắt đầu. Tương tự như vậy, bạn có thể giảm nguy cơ mắc nhiều loại bệnh ung thư bằng chế độ dinh dưỡng tuyệt vời.Thậm chí, ngay cả những người mắc bệnh ung thư cũng được chứng minh là sống lâu hơn khi áp dụng những gợi ý về chế độ ăn uống lành mạnh, chống ung thư. Ông đặt tên cho nhóm các thực phẩm này là "G-BOMBS".  "G-BOMBS gồm những thực phẩm đã có những bằng chứng khoa học nhất về tác dụng ngăn ngừa ung thư. Nó là viết tắt của Greens, Beans, Onions, Mushroom, Berries và Seeds (rau xanh, đậu, hành, nấm, quả mọng và hạt). Hãy ăn chúng hầu như mỗi ngày", TS Joel Fuhrman nói.Lựa chọn khôn ngoan về dinh dưỡng có thể làm được điều mà thuốc không thể làm được. Thuốc làm giảm nguy cơ có thể 10-15%, trong khi dinh dưỡng tốt hơn, có khả năng giảm nguy cơ gấp 100 lần.Theo ông, với dinh dưỡng hợp lý, bạn có thể giảm đáng kể cân nặng, mức cholesterol, mức chất béo trung tính và nguy cơ tim mạch mà không thể đạt được bằng thuốc. Nói cách khác, dinh dưỡng vượt trội hơn dược lý tiêu chuẩn.Rau xanhCác loại rau họ cải đặc biệt các vi chất dinh dưỡng bảo vệ và chất phytochemical (Ảnh: N.P).Rau xanh là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhất trong tất cả các loại thực phẩm. Chúng chứa chất phytochemical giúp bảo vệ mạch máu, chống viêm và giảm căng thẳng oxy hóa, nguyên nhân chính gây ra bệnh tim mạch và ung thư.Tất cả các loại rau xanh đều giàu folate và carotenoids, đặc biệt là lutein và zeaxanthin, là những carotenoid được biết đến có tác dụng thúc đẩy thị lực khỏe mạnh.Tất cả các loại rau đều chứa các vi chất dinh dưỡng bảo vệ và chất phytochemical, trong đó đặc biệt nhất phải kể đến các loại rau thuộc họ cải, chẳng hạn như cải chíp, súp lơ xanh, cải xoăn, súp lơ trắng và cải Brussels. Chất phytochemical từ rau họ cải giúp tăng cường sức khỏe của bạn bằng cách kích hoạt Nrf2 giúp kích hoạt hệ thống giải độc của cơ thể và các enzyme chống oxy hóa. Tiêu thụ nhiều rau họ cải có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, bao gồm ung thư phổi, buồng trứng, dạ dày, vú, tuyến tiền liệt và ruột kết.Các loại rau xanh khác bạn có thể thử bao gồm măng tây, cần tây, dưa chuột, đậu xanh, rau diếp, rau bina và bí xanh…Các loại đậuHệ thống tiêu hóa của con người không thể phân hủy chất xơ và tinh bột kháng trong các loại đậu. Tuy nhiên, chất xơ và đặc biệt là tinh bột kháng là prebiotic. Chúng có thể được chuyển hóa bởi hệ vi sinh vật đường ruột và thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn đường ruột có lợi.Vi khuẩn đường ruột chuyển hóa tinh bột kháng tiêu thành axit béo chuỗi ngắn (SCFA), có nhiều tác dụng bảo vệ sức khỏe.SCFA thúc đẩy chức năng miễn dịch đường ruột tốt và có tác dụng chống viêm. Chúng hoạt động như một nguồn năng lượng cho các tế bào trong ruột kết, giúp bảo vệ chống lại ung thư ruột kết và đóng vai trò điều chỉnh quá trình trao đổi chất, bảo vệ chống tăng cân và kháng insulin. Ngoài hệ vi sinh vật, hàm lượng chất xơ cao trong đậu cũng tăng tốc thời gian vận chuyển trong ruột và làm loãng các chất gây ung thư tiềm ẩn trong ruột kết. Ăn đậu thường xuyên có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.Hành, tỏi và tỏi tây... đều có tác dụng chống ung thư (Ảnh: Shutterstock).HànhHành, tỏi và tỏi tây là một số thành viên của họ rau Allium. Những loại rau này được biết đến với các hợp chất lưu huỳnh hữu cơ đặc trưng có tác dụng chống ung thư. Giống như isothiocyanate (ITC) trong rau họ cải, các hợp chất này được giải phóng khi các loại rau này được cắt nhỏ, nghiền nát hoặc nhai.Khi hành hoặc tỏi được cắt nhỏ hoặc nghiền nát, enzyme alliinase sẽ hoạt động, tạo ra các hợp chất organosulfur có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm và chống ung thư. Các thành viên khác của họ Allium cũng chứa các hợp chất organosulfur có lợi. Những chất phytochemical này giúp giải độc các chất gây ung thư, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Nhiều nghiên cứu dịch tễ học đã phát hiện ra rằng ăn nhiều tỏi, hành và các loại khác thuộc họ Allium khác có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày và thực quản. Để có được tác dụng đầy đủ của enzyme alliinase, nhai kỹ tỏi hoặc các loại Allium khác hoặc đợi khoảng 10 phút để nấu chín sau khi cắt hoặc băm.Hành cũng chứa nồng độ cao các chất phytochemical flavonoid, chủ yếu là quercetin. Hành tím chứa nhiều loại anthocyanin, flavonoid thường thấy trong quả mọng. Quercetin thúc đẩy quá trình sửa chữa DNA, ngăn chặn sự tăng trưởng và tăng sinh, đồng thời gây chết tế bào trong các tế bào khối u. Flavonoid cũng có tác dụng chống viêm góp phần ngăn ngừa ung thư.Nấm được ví như một loại rau giàu đạm (Ảnh: Everyday Health).NấmNấm chứa các chất phytochemical độc đáo và có lợi, chẳng hạn như ergothioneine có tính chất chống oxy hóa mạnh, beta glucans giúp điều hòa miễn dịch, các chất có hoạt tính chống estrogen giúp ngăn ngừa ung thư vú và polysaccharides prebiotic giúp thúc đẩy hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh.Một phân tích năm 2021 của 17 nghiên cứu quan sát về việc ăn nấm và nguy cơ ung thư cho thấy ăn nhiều nấm có liên quan đến nguy cơ mắc bất kỳ bệnh ung thư nào thấp hơn 34% và nguy cơ mắc bệnh ung thư vú thấp hơn 35% so với ăn ít nấm.Quả mọngCác loại quả mọng và hạt lựu là một số loại trái cây có lượng đường thấp nhất, giàu chất dinh dưỡng và chất phytochemical. Tiêu thụ nhiều quả mọng hơn có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch và ung thư.Màu sắc rực rỡ của quả mọng là kết quả của hàm lượng flavonoid phong phú, đặc biệt là một loại flavonoid được gọi là anthocyanin. Flavonoid và các chất chuyển hóa của chúng hoạt động bằng cách tăng cường các enzyme giải độc và chống oxy hóa tự nhiên của tế bào, đồng thời thay đổi đường truyền tín hiệu của tế bào, đặc biệt là những chất liên quan đến chứng viêm.Các nghiên cứu can thiệp khi bổ sung quả mọng vào chế độ ăn đã cho thấy sự giảm các dấu hiệu viêm. Ngoài anthocyanin, axit ellagic, resveratrol và các polyphenol khác cũng góp phần vào tác dụng ngăn ngừa ung thư của quả mọng.Tiêu thụ nhiều quả mọng giúp ngừa ung thư (Ảnh: N.P).Các loại hạtCác phân tích tổng hợp về việc tiêu thụ hạt và nguy cơ ung thư cho thấy khi lượng hạt ăn vào tăng lên thì nguy cơ ung thư giảm. Lignan từ hạt lanh, chia và hạt vừng có tác dụng kháng estrogen và bảo vệ chống lại ung thư vú. Các chất phytochemical trong hạt có tác dụng chống tăng sinh ở tế bào ung thư, chống oxy hóa và chống viêm, đồng thời có lợi cho hệ vi sinh vật đường ruột.TS Joel Fuhrman cũng nhấn mạnh lợi ích chống ung thư càng có hiệu quả hơn khi chúng ta áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh càng sớm trong đời và ung thư càng tiến triển thì chúng ta càng ít có khả năng quan sát thấy những tác động tích cực như vậy. Tuy nhiên, không bao giờ là quá muộn để cố gắng bảo vệ sức khỏe của bạn."Bạn có thể làm chậm quá trình lão hóa ngay bây giờ, duy trì cân nặng khỏe mạnh, giảm huyết áp, ngăn ngừa hoặc đẩy lùi bệnh tiểu đường, bảo vệ bản thân khỏi đột quỵ và chứng suy giảm tinh thần thường thấy khi lão hóa và nhìn chung sống một cuộc sống chất lượng hơn, khỏe mạnh hơn và sống lâu hơn nhờ cải thiện thói quen ăn uống của bạn", chuyên gia nhấn mạnh.
Nguyên Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam tiết lộ 4 "thuốc quý" để sống khỏe
Theo nguyên Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, có 4 loại "thuốc quý" mà con người cần phải có đầy đủ để giúp dưỡng nuôi sự sống hiệu quả.
Tại hội thảo "Nhân sống khỏe kiến tạo" diễn ra chiều 13/4 ở TPHCM, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực y tế đã chia sẻ những bí quyết để người dân có thể sống khỏe một cách bền vững.Hiểu từng loại bệnh để có cách dinh dưỡng phù hợpTiến sĩ, bác sĩ Phạm Thị Lan Anh, Trưởng bộ môn Dinh dưỡng và thực phẩm, Đại học Y Dược TPHCM chia sẻ, để sống khỏe, trước hết người dân phải có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Trước đây, nhiều người chỉ nghĩ đơn thuần ăn để no, nhưng giờ còn cần thêm khỏe, sạch.Mỗi người sẽ có một chế độ dinh dưỡng khác nhau, phụ thuộc vào độ tuổi, nghề nghiệp, thói quen... nhưng phải đầy đủ đạm, đường bột, chất béo, vitamin và khoáng chất. Dinh dưỡng hợp lý không chỉ để cơ thể phát triển đầy đủ, mà còn giúp phòng chống và điều trị một số bệnh tật.Nếu không may mắc bệnh do yếu tố gen di truyền, việc điều chỉnh yếu tố môi trường và dinh dưỡng cũng có thể giúp bệnh thuyên giảm hoặc không nặng hơn.Theo bác sĩ, dinh dưỡng hợp lý có thể giúp phòng chống bệnh tật (Ảnh minh họa: Biên Thùy).Bác sĩ Lan Anh dẫn chứng, thời gian vừa qua, bà đã tiếp nhận điều trị cho một trường hợp nữ bệnh nhân mang thai 12 tuần tuổi. Khi tiến hành xét nghiệm NIPT, bệnh nhân phát hiện có đột biến gen di truyền dị hợp, gây thiếu hụt citrin (một protein quan trọng của cơ thể).Thời điểm tiếp nhận, bệnh nhân khai với bác sĩ, bản thân rất thích ăn chất đạm (mỗi bữa có thể ăn nửa kg thịt), ăn nhiều chất béo, rất thích ăn các món xào nấu. Nhưng chỉ cần ăn tinh bột, bệnh nhân sẽ bị buồn nôn, ói. Bệnh nhân cũng không thể ăn bánh kẹo, trái cây ngọt."Thông thường, người ta sẽ nghĩ thai phụ rối loạn ăn uống, dẫn đến hành động ép ăn và sẽ ảnh hưởng đến bệnh, vì không thể chuyển hóa được đường. Nhưng khi đã biết tình trạng cụ thể, chúng ta có thể chọn cách ăn phù hợp để vẫn đủ lượng tinh bột cần thiết, giảm được lượng đạm và béo xuống nhưng bệnh nhân không thấy khó chịu.Đến nay sau thời gian điều chỉnh dinh dưỡng, sức khỏe bệnh nhân đã ổn định trở lại, thai nhi 25 tuần phát triển tốt", bác sĩ Lan Anh nói.Tương tự, với bệnh nhân tiểu đường cũng phải chọn các thực phẩm có chế độ đường huyết thấp. Còn với bệnh nhân suy thận và xơ gan, phải chọn thực phẩm có hàm lượng đạm phù hợp.4 "thuốc quý trời cho" để sống khỏeGiáo sư Nguyễn Chấn Hùng, nguyên Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, nguyên Giám đốc Bệnh viện Ung bướu TPHCM tiết lộ, để dưỡng nuôi sự sống một cách cơ bản nhất, người dân cần tận dụng 4 loại "thuốc quý trời cho".Thứ nhất là "ăn lành, uống sạch". Cụ thể, người dân cần cân đối giữa chất bột - chất thịt - chất béo, ăn cá nhiều hơn ăn thịt, ăn nhiều rau củ, trái tươi, đủ chất xơ và uống đủ nước sạch. Bên cạnh đó, tránh thức ăn quá mặn, quá ngọt, quá béo, quá cháy và các loại thức ăn nhanh.Thứ hai, cần "ngủ đủ, ngủ ngon". Giáo sư Chấn Hùng phân tích, tùy thể trạng mỗi người và tùy độ tuổi mà có giấc ngủ dài ngắn cụ thể. Tuy nhiên, người lớn cần giữ giấc ngủ trung bình 7-8 giờ/ngày. Ngủ dưới 6 giờ hoặc trên 9 giờ mỗi ngày đều không tốt.Khi ngủ đủ, cơ thể sẽ sản xuất hormone vỏ thượng thận giúp kiểm soát stress, tiết ra hormone tăng trưởng tái tạo các tế bào, tạo ra axit hyaluronic có tác dụng làm đẹp da…Theo Giáo sư Nguyễn Chấn Hùng, việc tập luyện đều đặn cũng giúp cơ thể tiết ra chất "hạnh phúc" endorphin (Ảnh minh họa: GS).Thứ ba, "tập luyện đều đặn". Việc tập luyện sẽ giúp bạn giảm nguy cơ béo phì, bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao và ung thư ruột, làm đẹp vóc dáng, giảm đau khớp, bớt trầm cảm. Chuyên gia hướng dẫn, người dân không cần tập một cách cầu kỳ mà hãy chọn các bài thể dục đơn giản và rèn luyện đều đặn, hít thở sâu.Thứ tư, hãy "sống vui". Nguyên Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam phân tích, khi con người cười sẽ giúp cải thiện mạch máu, khí huyết lưu thông, buồng phổi thông thoáng. Lúc này, não nhả ra các chất "hạnh phúc" là endorphin và serotonin.Nụ "cười lành" có tác dụng làm cơ thể bớt đau, tăng sức đề kháng. Bên cạnh đó, việc tăng cường giao tiếp, cọ xát xã hội và hoạt động trí não cũng giúp đầu óc trẻ ra và mạnh hơn, giảm đi nguy cơ stress.
Gen Z mắc ung thư gây sốt Tiktok: "Ngày tớ mất đi, đừng ai khóc nhé"
Khi chỉ còn vài tháng nữa là bước vào kỳ thi đại học, Khôi Nguyên đã phát hiện mình bị ung thư máu.
"Một bệnh nhân ung thư máu tính đến nay được 4 năm sẽ uống thuốc như thế nào?", Khôi Nguyên, chàng trai 17 tuổi, mở đầu cho video "mukbang" (Dạng nội dung chia sẻ về ăn uống) thuốc gây sốt của mình.Nụ cười tỏa nắng, giọng nói đầy tự tin mà người dùng mạng xã hội ấn tượng về Nguyên được đánh đổi từ cuộc hành trình gian nan đi lên từ "vực thẳm cuộc đời" của GenZ này.Gen Z mắc ung thư gây sốt Tiktok: "Ngày tớ mất đi, đừng ai khóc nhé" (Video: Đoàn Thủy - Trần Vi).Hiện chàng trai Hà Nội này được nhiều người biết đến với kênh Tiktok chia sẻ cuộc sống thường nhật và quá trình điều trị của một bệnh nhân ung thư máu và đặc biệt là các video mukbang thuốc độc lạ của mình.Sau 2 lần điều trị ở cả Việt Nam và Singapore, Khôi Nguyên giờ đây hy vọng mình có thể truyền nhiều năng lượng tích cực tới những người xung quanh và cổ vũ tinh thần những người cũng đang phải chiến đấu với bệnh tật.
Thói quen của nhiều người Việt trong buổi tối làm tăng nguy cơ ung thư
Trong số các bệnh không lây nhiễm, ung thư là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong trên toàn thế giới.
Ánh sáng xanh: "Mầm bệnh" trong túi quầnNhận đủ ánh sáng mặt trời trong ngày là rất quan trọng để có sức khỏe tốt. Tuy nhiên khi đến giờ thư giãn nghỉ ngơi, việc tiếp xúc với ánh sáng mạnh có thể ngăn chặn việc sản xuất melatonin và thậm chí làm tăng nguy cơ ung thư.Theo Viện Y học Ứng dụng Việt Nam, trong số các bệnh không lây nhiễm, ung thư là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong trên toàn thế giới.Nhiều yếu tố nguy cơ khác nhau đã được xác định đóng vai trò quan trọng trong việc gây ung thư.Các nghiên cứu cho thấy rằng, việc tiếp xúc với ánh sáng vào ban đêm có thể làm giảm lượng hormone melatonin, làm gián đoạn nhịp sinh học chi phối cơn buồn ngủ và sự tỉnh táo (Ảnh minh họa).Trong xã hội hiện nay, ánh sáng nhân tạo ngày càng trở nên phổ biến. Nghiên cứu về tác động của ánh sáng vào ban đêm đến sức khỏe con người đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng khoa học.Gần đây, ô nhiễm ánh sáng dưới dạng ánh sáng nhân tạo vào ban đêm đã được phát hiện là nguyên nhân gây ung thư.Các nghiên cứu cho thấy rằng, việc tiếp xúc với ánh sáng vào ban đêm có thể làm giảm lượng hormone melatonin, làm gián đoạn nhịp sinh học chi phối cơn buồn ngủ và sự tỉnh táo.Đây cũng là hormone được xem là có đặc tính chống ung thư và do đó sự thiếu hụt hormone này sẽ dẫn đến tăng nguy cơ ung thư vú.Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) của Mỹ đã phân loại công việc làm ca đêm, bao gồm việc tiếp xúc với mức độ ánh sáng cao vào ban đêm, có thể gây ung thư.Điều thực sự ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học của bạn nằm ở bước sóng ánh sáng xanh trong khoảng 440-495nm, giống với ánh sáng ban ngày tự nhiên. Cơ thể chúng ta nhạy cảm với ánh sáng xanh có bước sóng 440-495nm hơn 25 lần so với ánh sáng trắng.Ánh sáng xanh vào ban đêm có thể ngăn chặn sự tiết melatonin và thay đổi nhịp sinh học nhiều hơn so với ánh sáng trắng. Ngoài việc làm gián đoạn bài tiết hormone, việc tiếp xúc với ánh sáng xanh còn có thể làm xáo trộn thời gian và chất lượng giấc ngủ của bạn, làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe như trầm cảm và tiểu đường.Nghiên cứu do các nhà khoa học tại Viện Y khoa Harvard và Viện Nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson thực hiện, đã khảo sát mối liên hệ giữa việc tiếp xúc với ánh sáng xanh vào ban đêm và nguy cơ mắc bệnh ung thư.Qua việc theo dõi hơn 10.000 người trong thời gian dài, nghiên cứu đã phát hiện ra một mối liên hệ rõ ràng giữa việc tiếp xúc với ánh sáng xanh vào ban đêm và nguy cơ mắc bệnh ung thư.Cụ thể, những người thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng xanh từ các nguồn như: điện thoại di động, máy tính, hoặc đèn led vào buổi tối có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn so với những người ít tiếp xúc hơn.Giảm tiếp xúc với ánh sáng xanh vào ban đêm như thế nào?Mặc dù nhiều loại đèn ngày nay có xu hướng giàu ánh sáng xanh nhưng vẫn có nhiều cách để bảo vệ bạn khỏi những tác động tiềm ẩn.Bạn có thể chọn đèn không có màu xanh vào buổi tối, ngủ trong phòng tối và đặc biệt nên hạn chế tiếp xúc với màn hình của các thiết bị điện tử như: điện thoại, tivi, máy tính quá nhiều trước khi đi ngủ.Việc mua rèm cản sáng hoặc rèm che có thể giúp hỗ trợ bạn có được một giấc ngủ ngon chất lượng hơn, đặc biệt nếu bạn nhạy cảm với ánh sáng và muốn tối ưu hóa chất lượng giấc ngủ của mình.Cũng theo Viện Y học Ứng dụng Việt Nam, mối liên hệ giữa việc tiếp xúc với ánh sáng xanh và nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao đã được nhận thấy ở một số nghiên cứu nhưng vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để hiểu mức độ của mối liên hệ này.Các yếu tố như tính nhạy cảm do di truyền của từng cá nhân, thời gian tiếp xúc và các yếu tố lối sống khác cũng góp phần vào mối tương tác phức tạp giữa việc tiếp xúc với ánh sáng và sự phát triển ung thư.Vậy nên mỗi người hãy duy trì cho mình một lối sống lành mạnh và thăm khám sức khỏe định kì, để phát hiện sớm những nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn của bản thân.
Ở tuổi 34 người phụ nữ bất ngờ mắc loại ung thư hay gặp ở người hút thuốc
Đi khám vì bị đau bả vai trái suốt 3 năm, người phụ nữ 34 tuổi bất ngờ khi biết mắc ung thư phổi. Bản thân chị và bố mẹ không ai mắc ung thư, tuy nhiên chồng chị nghiện thuốc lá gần 20 năm nay.
Theo bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ), bệnh nhân đến khám vì đau bả vai trái khoảng 3 năm, đau âm ỉ, uống thuốc giảm đau lúc đầu đỡ về sau không đỡ đau. Bệnh nhân được bác sĩ tư vấn chụp cắt lớp vi tính phổi thì phát hiện khối u thùy trên phổi trái rất to, kích thước 9x12cm. Khối u phổi trái của bệnh nhân có kích thước rất to (Ảnh: B.V).Kết quả sinh thiết cho thấy bệnh nhân mắc ung thư phổi. Các bác sĩ khác bất ngờ với một bệnh nhân trẻ và lại là nữ mắc ung thư phổi. Khai thác tiền sử bản thân và bố mẹ không ai mắc ung thư, nhưng chồng bệnh nhân nghiện thuốc lá gần 20 năm nay. Vậy liệu có phải do bệnh nhân hút thuốc lá thụ động? Thực tế, vấn đề này đã được giới y học ghi nhận.Khói từ điếu thuốc đang cháy "độc" hơn cả khói người hút hít vàoUng thư phổi là bệnh lý ác tính ở phổi. Khoảng 85-90% các trường hợp có liên quan đến tình trạng hút thuốc lá (chủ động hay thụ động). Theo thống kê, mỗi năm trên thế giới có khoảng 2,09 triệu người mắc mới và 1,76 triệu người tử vong do ung thư phổi.Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ung thư phổi ở nữ giới không hút thuốc lá, đặc biệt ở người trẻ trong đó có thể do hít phải khói thuốc do người nhà hút thuốc trong một thời gian dài, tức là hút thuốc thụ động.Một thống kê trước đây tại khoa Ung bướu, Bệnh viện Phổi Trung ương cho thấy trung bình trong số 130 trường hợp điều trị nội trú thì khoảng 20-25% là do hút thuốc thụ động, một con số không hề nhỏ. Phần lớn vào viện khi tình trạng đã muộn.Theo Tổ chức Y tế Thế giới, khói tỏa ra từ đầu điếu thuốc đang cháy chứa chất độc nhiều gấp 21 lần so với khói thuốc thở ra. Lượng khói thuốc người hút thuốc thải ra không khí xung quanh cao gấp 5 lần lượng khói hít vào. Người không hút thuốc nhưng làm việc thường xuyên trong môi trường có khói thuốc có thể hít vào lượng khói thuốc tương đương với hút 5 điếu thuốc một ngày. Trẻ em chỉ cần một giờ trong phòng có người hút thuốc cũng đã hấp thụ số hóa chất độc hại tương đương với người hút 10 điếu thuốc một ngày.Khói thuốc sẽ gây ảnh hưởng trong phạm vi 7-10m. Do đó ngay cả khi ở rất xa người hút thuốc thì người hút thụ động vẫn gặp những nguy cơ về sức khỏe không kém những người đang hút thuốc.Vì vậy, hút thuốc lá thụ động cũng có thể gây ung thư. Nhiều  nghiên cứu chỉ ra rằng sống cùng một người hút thuốc lá tăng nguy cơ ung thư phổi 20-30%. Ngoài ra, theo Verywell Health, ước tính có khoảng 8% trường hợp ung thư phổi có liên quan đến yếu tố di truyền (so với 80% đến 90% trường hợp có liên quan đến hút thuốc lá). Việc các thành viên trong gia đình được chẩn đoán có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh, cũng như một số đột biến gen di truyền, nhưng điều đó không đảm bảo rằng bạn sẽ phát triển bệnh.Nghiên cứu cho thấy rằng di truyền có nhiều khả năng đóng một vai trò trong việc phát triển ung thư phổi ở những người dưới 50 tuổi, phụ nữ và những người chưa bao giờ hút thuốc.Các yếu tố nguy cơ ung thư phổi - Hút thuốcNguy cơ ung thư phổi của bạn tăng theo số lượng thuốc lá bạn hút mỗi ngày và số năm bạn đã hút thuốc. Bỏ thuốc ở mọi lứa tuổi có thể làm giảm đáng kể nguy cơ phát triển ung thư phổi.- Tiếp xúc với khói thuốc thụ độngNgay cả khi bạn không hút thuốc, nguy cơ ung thư phổi của bạn vẫn tăng lên nếu bạn tiếp xúc với khói thuốc thụ động.- Xạ trị trước đóNếu bạn đã trải qua xạ trị ở ngực cho một loại ung thư khác, bạn có thể tăng nguy cơ phát triển ung thư phổi.- Tiếp xúc với khí radonRadon được tạo ra do sự phân hủy tự nhiên của urani trong đất, đá và nước mà cuối cùng trở thành một phần của không khí bạn hít thở. Mức radon không an toàn có thể tích tụ trong bất kỳ tòa nhà nào, kể cả nhà ở.- Tiếp xúc với amiăng và các chất gây ung thư khácNơi làm việc tiếp xúc với amiăng và các chất khác được biết là gây ung thư - chẳng hạn như asen, crom và niken - có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư phổi, đặc biệt nếu bạn là người hút thuốc.- Tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư phổiNhững người có cha mẹ, anh chị em ruột hoặc con bị ung thư phổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Từ móng tay đen, phát hiện ung thư da
Khoảng 1 năm nay, bệnh nhân xuất hiện tổn thương màu đen vùng móng, da ngón 3 tay phải. Dù không đau nhưng tổn thương màu đen ngày càng tăng dần, loét rỉ dịch, bệnh nhân mới đến viện khám.
 TS.BS Nguyễn Hữu Quang, Phó Trưởng khoa Phẫu thuật thẩm mỹ & Phục hồi chức năng, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, bệnh nhân D.T.C., 75 tuổi đến viện khám đầu tháng 2, với dấu hiệu lâm sàng là mảng màu đen, loét, rỉ dịch và chảy máu, đau nhẹ vùng móng ngón 3 tay phải.Bệnh nhân cũng đã đi khám và điều trị tại cơ sở y tế, nhưng tình trạng không đỡ.Ngón tay thứ 3 bên phải của bệnh nhân bị đen, mất móng (Ảnh: BS Hữu Quang).Bệnh nhân C. cho biết, vết màu đen vùng móng, da ngón 3 tay phải xuất hiện cả năm nay. Tuy nhiên vì không đau nên bệnh nhân chủ quan. Theo thời gian tổn thương màu đen tăng dần về kích thước, sần sùi, loét rỉ dịch, mất bản móng.Cách đây 6 tháng, bệnh nhân đã đến khám và điều trị tại bệnh viện huyện nhưng bệnh không thuyên giảm.Ngày 1/2, bệnh nhân đến Bệnh viện Da liễu Trung ương khám, Tại đây, sau khi khám, xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân mắc ung thư tế bào hắc tố ngón 3 tay phải."Chúng tôi đã hội chẩn, chỉ định bệnh nhân cần phẫu thuật cắt ung thư và vét hạch gác. May mắn, bệnh ở giai đoạn sớm của bệnh ung thư tế bào hắc tố, vì thế, bệnh nhân chỉ cần điều trị bằng phương pháp phẫu thuật và theo dõi tiếp trong 5 năm tiếp theo, không cần hóa trị hoặc xạ trị. Sau phẫu thuật, tình trạng bệnh nhân ổn định, phục hồi tốt", TS Quang thông tin.Theo TS Quang, ung thư tế bào hắc tố là một trong loại ung thư da ác tính nhất vì tiến triển nhanh, di căn xa. Tuy bệnh rất ác tính với tỷ lệ di căn cao, nhưng nếu được phát hiện sớm và điều trị theo đúng phác đồ thì có thể điều trị khỏi, tỷ lệ sống 5 năm rất cao.Vì thế, khi phát hiện dấu hiệu bất thường trên da, bệnh nhân nên đi khám sớm để được phát hiện, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Những người vượt qua nước mắt để thấy mùa xuân
Chàng trai trẻ 21 tuổi phát hiện ung thư máu khi đang là cậu bé lớp 9. "Mình khủng hoảng, suy sụp tinh thần, rơi nước mắt rất nhiều... nhưng rồi, mình phải chiến đấu với bệnh tật", Mạnh chia sẻ.
Sốc đến muốn gục ngã nhưng đã đứng lênCó mặt tại chương trình "Câu chuyện Mùa Xuân 2024" diễn ra chiều 1/2 tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, chàng sinh viên năm 2 Bùi Tiến Mạnh chia sẻ, anh thấy vinh dự, may mắn khi có mặt tại đây, chia sẻ câu chuyện của bản thân để truyền cảm hứng cho mọi người vượt qua căn bệnh ung thư máu.Mạnh tham gia các câu lạc bộ vì bệnh nhân ung thư, thường xuyên đến bệnh viện thăm nom, động viên các em nhỏ mắc căn bệnh giống mình (Ảnh: B.V).Cách đây 6 năm, khi còn là cậu học sinh lớp 9, bác sĩ chẩn đoán Mạnh mắc ung thư máu. Dù bố mẹ giấu không cho biết, nhưng việc phải nhập viện, gián đoạn học tập, cậu mường tượng ra căn bệnh mình đối mặt. Rồi tình cờ trong một lần, khi biết mình bị ung thư, Mạnh đã "khóc rất nhiều, dù biết mình là con trai, phải mạnh mẽ.Cậu sinh viên năm 2 hiện giờ khỏe mạnh, vừa đi học, vừa làm thêm, vừa tham gia các câu lạc bộ vì bệnh nhân. 6 năm trước, em là cậu bé gầy nhom, xanh xao, sốt liên tục vì ung thư máu (Ảnh: Hồng Hải).Trái với hình ảnh cậu bé nhỏ gầy, sốt nhiều, xanh xao, hiện giờ Mạnh là chàng trai khỏe mạnh, vừa là sinh viên năm 2, vừa đi làm thêm, vừa tham gia các câu lạc bộ vì bệnh nhân ung thư."Ung thư không phải là dấu chấm hết. Dù thấy khó khăn, vất vả trong quá trình điều trị, mọi người hãy cố gắng vượt qua, rồi chúng ta sẽ được đền đáp", Mạnh động viên các bệnh nhân ung thư đang điều trị.Chia sẻ câu chuyện của mình tại sự kiện, chị Phượng Nhi (Hà Nội) cho biết, 3 năm trước khi biết mình mắc ung thư, chị cũng như bao bệnh nhân khác, chị khóc, suy sụp, hụt hẫng."Tôi đã khóc một tuần liền, chỉ cần nghĩ đến lại tủi thân, nước mắt tuôn rơi", chị Nhi kể lại.Nhưng nhờ sự động viên của các y bác sĩ, rồi thấy những đồng bệnh khác trong phòng, họ cũng đang kim truyền đầy mình nhưng vẫn lạc quan, vui vẻ đã tiếp cho chị Nhi nghị lực chiến đấu với bệnh tật.Chị Phượng Nhi chia sẻ câu chuyện bản thân đã vượt qua ung thư máu (Ảnh: Hồng Hải).Trong quá trình điều trị hóa chất, miệng khô đắng, nôn ọe, không ăn được gì nhưng chị vẫn cố gắng vượt qua, tìm đến các loại ngô, khoai, trái cây... để giúp mình có sức lực vượt qua giai đoạn điều trị."Rồi tất cả những đau đớn, khó khăn đó cũng qua đi. Đến giờ, nhiều lúc tôi không còn nhớ mình là bệnh nhân ung thư. Tôi tập yoga, học thiền, đọc sách... khi rảnh rỗi. Tôi muốn nhắn nhủ mọi người, hãy cố gắng bình tâm, không đau buồn, lo lắng, lạc quan, vững niềm tin sẽ giúp chúng ta vượt qua bệnh tật", chị Nhi nói.Hơn 1.000 ca mắc mới ung thư máu mỗi nămTheo thống kê của Tổ chức Ung thư toàn quốc, năm 2020, Việt Nam có gần 6.300 ca mắc mới ung thư máu. Riêng tại Viện Huyết học - Truyền máu TW, mỗi năm phát hiện khoảng 1.500 ca mắc mới gồm cả trẻ em và người lớn.TS.BS Vũ Đức Bình, Phó Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cho biết, với nhiều người, bệnh ung thư gây ra sự sợ hãi, đau buồn, kiệt quệ sức lực và sự lo sợ về cái chết. Nhưng ngày nay, thế giới và ngay tại Việt Nam cũng đã và đang áp dụng những phác đồ điều trị, những loại thuốc chữa trị ung thư thực sự hiệu quả."Ung thư không nên được coi là "căn bệnh chết chóc" nữa, mà chỉ là "căn bệnh nan y" cần chữa trị trong một thời gian dài. Người bệnh ung thư có thể lui bệnh, phục hồi, duy trì sức khỏe ổn định một cách an toàn sau thời gian điều trị", TS Bình nói.Tuy nhiên, trong quá trình điều trị đó, bệnh nhân phải học các kỹ năng quản lý, vượt qua khủng hoảng tâm lý, chăm sóc cơ thể, chăm sóc dinh dưỡng để có thể trạng tốt, tâm thế lạc quan chiến đấu với bệnh tật.Tại chương trình "Câu chuyện mùa xuân", những người thực việc thực, là các "chiến binh" vượt qua ung thư máu, họ chia sẻ câu chuyện của mình để  truyền cảm hứng, tinh thần lạc quan cho những người bệnh đang điều trị."Chúng tôi mong muốn gửi tới người bệnh/người nhà người bệnh và cộng đồng một thông điệp mang năng lượng tích cực: "Ung thư không phải là kết thúc, mà chỉ là khởi đầu một hành trình sống mới, với những trải nghiệm mới. Dù có nỗi buồn khổ, có sự mệt mỏi, nhưng vẫn còn đó niềm tin và những ân tình gửi trao tới mỗi người bệnh, chia sẻ để cùng người bệnh vượt qua khó khăn", TS Bình chia sẻ.
75% người mắc bệnh ung thư nguy hiểm hàng đầu ở Việt Nam phát hiện muộn
Ung thư phổi đứng thứ hai cả về tỷ lệ mắc mới và tỷ lệ tử vong, chỉ sau ung thư gan.
Một kết quả tầm soát 12.455 người tại TPHCM đã phát hiện 21 trường hợp mắc ung thư phổi ở giai đoạn 1-3, 11 trường hợp mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (Trong đó có 8 ca bị viêm phế quản tắc nghẽn mãn tính, 3 ca khí phế thũng).Đây là kết quả thu được trong giai đoạn một của chương trình "Mạng lưới đổi mới sáng tạo Y tế Chuyển đổi số vì sức khỏe Phổi", do Trung ương Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam phối hợp cùng các đơn vị tổ chức từ ngày 19/11."Mục tiêu của chương trình là hơn 50.000 người dân được khám sàng lọc các bệnh lý về phổi; hơn 2 triệu người dân được tiếp cận thông tin, nâng cao nhận thức về bệnh ung thư phổi và các bệnh lý về phổi.Hơn 1.000 y bác sĩ tại 4 tỉnh, thành tham gia các hoạt động khám bệnh, tư vấn miễn phí và hỗ trợ cho người dân các bệnh lý về phổi; ít nhất 1.000 y bác sĩ tham gia Mạng lưới đổi mới sáng tạo Y tế.Ít nhất 10 bệnh viện và 1.000 y bác sĩ tại 4 tỉnh, thành được tiếp cận với nền tảng chẩn đoán, sàng lọc bệnh qua trí tuệ nhân tạo (AI)", ThS.DS Trương Văn Đạt, Phó Tổng thư ký Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam chia sẻ.ThS.DS Nguyễn Hữu Tú (ở giữa), Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam (Ảnh: Ban tổ chức).Theo ThS.DS Nguyễn Hữu Tú, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, việc phát hiện sớm ung thư phổi thông qua sàng lọc là vô cùng quan trọng để tăng hiệu quả điều trị và giảm chi phí. Trên thực tế, ung thư phổi và COPD (Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính) tại Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức. Đối với ung thư phổi, tình hình ở Việt Nam khá nghiêm trọng với số ca mắc mới và tử vong cao.Ung thư phổi đứng thứ hai cả về tỷ lệ mắc mới và tỷ lệ tử vong, chỉ sau ung thư gan. Một thực tế đáng lo ngại là khoảng 75% bệnh nhân ung thư phổi tại Việt Nam được phát hiện ở giai đoạn muộn, gây khó khăn trong việc điều trị và thường dẫn đến tỷ lệ sống thêm không cao.Ung thư phổi tại Việt Nam phân thành hai loại chính là ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ, trong đó loại không tế bào nhỏ chiếm đến 85%.Điều trị ung thư phổi tại Việt Nam phụ thuộc vào giai đoạn và loại ung thư, thường kết hợp các phương pháp như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, và liệu pháp miễn dịch.Việc phát hiện sớm ung thư phổi thông qua sàng lọc là vô cùng quan trọng để tăng hiệu quả điều trị và giảm chi phí. Tuy nhiên, do khó khăn trong việc phát hiện sớm, tỷ lệ tử vong vẫn còn cao.Việc ứng dụng các phương pháp chẩn đoán và điều trị tiên tiến đang được nghiên cứu và phát triển để cải thiện tình hình nhưng cần thiết nhất vẫn là sàng lọc, phát hiện bệnh sớm."Với sự thành công ở TPHCM, chương trình tiếp tục được phát động tại Hà Nội vào ngày 17/12 tới, người dân tham gia khám sàng lọc sẽ được hỗ trợ đánh giá sức khỏe bằng những công cụ chẩn đoán thế hệ mới như trí tuệ nhân tạo.Các nhóm chuyên gia y tế cũng hỗ trợ người dân trực tiếp tại chương trình hoặc gián tiếp qua các ứng dụng điện thoại", DS Tú chia sẻ.
15 năm mắc ung thư: Ông bố Hà Nội bán vịt nướng, nuôi 2 con đỗ đại học
Từ trụ cột gia đình, căn bệnh quái ác khiến anh chỉ có thể nằm mê man trên giường bệnh. Để theo đuổi hành trình điều trị gian nan, gia đình anh kiệt quệ tài chính tới mức phải bán nhà.
Từ ông chủ thành người phải bán nhà đi ở trọ vì ung thư15 năm trước, gia đình anh Phạm Văn Thuấn (Ứng Hòa, Hà Nội), phải đối mặt với cú sốc, khi trụ cột gia đình phát hiện mắc căn bệnh ung thư máu.Thời điểm đó, vợ chồng anh Thuấn đã làm chủ một quán vịt nướng rất đông khách và mua được một căn nhà ở Triều Khúc (Thanh Xuân, Hà Nội).Anh Phạm Văn Thuấn trong một buổi tái khám (Ảnh: Gia Thắng).Cuộc sống của tổ ấm nhỏ này như thay đổi 180 độ khi bị cuốn vào vòng xoáy của ung thư.Từ một người đàn ông khỏe mạnh, là trụ cột gia đình, căn bệnh quái ác khiến anh chỉ có thể nằm mê man trên giường bệnh. Thời điểm nhập viện, anh bị thiếu máu nặng, đi không vững, tiểu cầu giảm xuống gần bằng "0" và nguy cơ xuất huyết não do rối loạn đông máu luôn rình rập.Với gia đình anh Thuấn, quãng thời gian đó như một cơn ác mộng, bao khó khăn, chồng chất. Chồng nằm viện, 2 con còn nhỏ, vợ anh vừa bán hàng và lo cho 2 con, vừa tranh thủ vào viện để chăm sóc chồng khi truyền hóa chất.Quán vịt nướng thiếu đi người chèo chống nên cũng không thể duy trì như trước.Để theo đuổi hành trình điều trị gian nan, vợ chồng anh kiệt quệ tài chính tới mức phải bán nhà. Cũng từ đây, cả gia đình anh lại bắt đầu cuộc sống ở trọ, nay đây mai đó.Dù đối diện với những ngày tháng khó khăn nhất có nhiều lúc ngỡ đi vào ngõ cụt, anh Thuấn vẫn giữ tinh thần lạc quan, kiên cường chiến đấu trước thử thách của số phận. Người chồng, người cha đứng giữa ranh giới sống - chết này lại là chỗ dựa tinh thần cho cả nhà. Ánh sáng cuối đường hầmTrong cuộc chiến với căn bệnh ung thư máu cùng các y bác sĩ tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, anh Thuấn lại dần tìm thấy ánh sáng nơi cuối đường hầm.Thể bệnh ung thư máu của anh (bệnh bạch cầu cấp dòng tủy thể tiền tủy bào - AML M3) có thể điều trị phối hợp bằng thuốc nhắm đích.Quán vịt nướng mới của gia đình anh được mở tại một địa điểm đặc biệt: Gần kề Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương (Ảnh: Gia Thắng).ThS.BS Nguyễn Quốc Nhật, Phó trưởng khoa Điều trị hóa chất chia sẻ: "Ung thư máu cấp tính thể tiền tủy bào - AML M3 là một thể ung thư máu cấp tính dòng tủy đặc biệt, lúc phát bệnh thường rất nặng và kèm theo là rối loạn đông máu rầm rộ nên nguy cơ tử vong rất cao.Điều trị hóa chất sớm, kết hợp với uống thuốc nhắm đích và điều trị rối loạn đông máu kịp thời là phương pháp duy nhất có khả năng cứu sống người bệnh".Theo chuyên gia này, với các trường hợp thuộc nhóm nguy cơ cao, hoặc bệnh tái phát, ghép tế bào gốc tạo máu cũng là một phương án thường được áp dụng để điều trị.Ung thư máu cấp tính thể tiền tủy bào - AML M3 là một thể ung thư máu cấp tính nên tiên lượng chung là nặng, đặc biệt là ở giai đoạn đầu lúc mới chẩn đoán.Tuy nhiên vì đã có thuốc điều trị nhắm đích phối hợp với hóa chất nên hiệu quả điều trị đã được cải thiện rất lớn, thời gian ổn định sau điều trị cũng tốt hơn rất nhiều.Sinh mệnh của anh Thuấn tưởng có lúc như ngọn nến lay lắt trước gió có thể vụt tắt bất cứ lúc nào, đã bùng cháy mạnh mẽ trở lại.Ngọn lửa này được thắp lên nhờ sự tin tưởng vào các bác sĩ, kiên trì đến cùng với liệu trình điều trị, nghị lực bản thân bệnh nhân và không thể thiếu sự đồng hành của những người thân yêu.Sau một thời gian điều trị, sức khỏe của anh Phạm Văn Thuấn dần hồi phục và chỉ cần đi khám, uống thuốc hàng tháng. Năm 2011, vợ chồng anh quyết định "khởi nghiệp" trở lại với công việc đã gắn bó bấy lâu.Quán vịt nướng mới của gia đình anh được mở tại một địa điểm đặc biệt: Gần kề Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương.Trong suốt hơn 10 năm qua, quán vịt nướng của anh nhiều lần phải đổi địa điểm, nhưng lúc nào anh chị cũng chọn gắn bó với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, nơi mà họ coi như "ngôi nhà thứ 2" của mình.Niềm vui càng nhân đôi khi 2 con của anh chị chăm ngoan, học giỏi và thi đỗ đại học. Hiện giờ, cậu con trai lớn đã tốt nghiệp đại học và đi làm, còn con út đang là sinh viên năm thứ 2.Nhớ về thời gian 15 năm về trước, anh chị vẫn cảm thấy mình vô cùng may mắn.Quán vịt nướng đặc biệtNgười đi qua quán vịt nướng cách cổng phụ Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương hơn 200m vẫn thường trông thấy một người đàn ông thoăn thoắt nướng vịt, phục vụ khách hàng, miệng luôn nở nụ cười.Sau 15 năm phát hiện ung thư, anh Thuấn vẫn miệt mài làm việc từ sáng sớm đến đêm khuya để nuôi 2 con học đại học (Ảnh: Gia Thắng).Ít ai biết rằng, đó là một bệnh nhân ung thư từng có lúc suy kiệt đến mức đi không vững.Còn với nhiều bệnh nhân ung thư và người nhà, quán vịt nướng này không chỉ đơn thuần là nơi cho họ một bữa ăn ngon, mà còn tiếp thêm hy vọng khi được nhìn thấy và được trò chuyện với "nhân chứng" cho sức sống mãnh liệt của con người trước bệnh ung thư. Mỗi khi gặp người đồng bệnh, anh đều hồ hởi, nhiệt tình động viên, truyền cho họ niềm tin mạnh mẽ, như cách anh đã lựa chọn để đương đầu với bao thử thách của cuộc đời.
Bệnh viện đầu tiên ở Việt Nam pha chế thuốc phóng xạ Ga-68 chẩn đoán khối u
Bệnh viện Chợ Rẫy trở thành nơi đầu tiên ở Việt Nam pha chế và đưa 2 loại thuốc phóng xạ Ga-68 vào sử dụng, giúp bệnh nhân cần chụp PET/CT chẩn đoán các loại bệnh hiểm không phải đi nước ngoài.
Ngày 6/12, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Xuân Cảnh, Trưởng khoa Y học hạt nhân, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, thời gian gần đây đơn vị đã thực hiện chụp PET/CT với 2 loại thuốc phóng xạ mới. Đó là Galium-68 PSMA (Ga-68 PSMA) trong ung thư tuyến tiền liệt và Galium-68 Dotatate (Ga-68 Dotatate).Trên thế giới, hai loại thuốc phóng xạ này đã được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận lần lượt từ năm 2016 (với thuốc Ga-68 Dotatate) và năm 2020 (với thuốc Ga-68 PSMA).Nhân viên y tế Bệnh viện Chợ Rẫy tiến hành pha chế thuốc phóng xạ Ga-68 (Ảnh: BV).Không phải quốc gia nào cũng có thể sản xuất được 2 loại thuốc phóng xạ trên. Do đó, khi người bệnh trong nước có nhu cầu chụp PET/CT với 2 loại thuốc này thường phải đi ra nước ngoài. Trải qua thời gian dài tìm hiểu, trao đổi chuyên môn cũng như chuẩn bị nguồn nhân lực để tập trung nghiên cứu, đến ngày 7/11, khoa Y học hạt nhân của Bệnh viện Chợ Rẫy trở thành đơn vị đầu tiên tại Việt Nam pha chế thành công và đưa 2 loại thuốc Ga-68 PSMA và Ga-68 Dotatate vào sử dụng.Sau gần một tháng áp dụng ghi hình PET/CT với Ga-68 PSMA cho 12 trường hợp ung thư tuyến tiền liệt và với Ga-68 Dotatate cho 9 trường hợp u thần kinh nội tiết, kết quả đã cho thấy tính hiệu quả trong chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh.Đến nay, đã có tổng cộng 21 bệnh nhân tại Bệnh viện Chợ Rẫy được chụp PET/CT với 2 loại thuốc phóng xạ mới (Ảnh: BV).Theo bác sĩ Cảnh, trước đó từ năm 2009, Bệnh viện Chợ Rẫy đã thực hiện ghi hình PET/CT với thuốc F-18 FDG đánh giá chuyển hóa đường glucose trong nhiều loại ung thư. Trung bình mỗi ngày, khoa Y học hạt nhân tiếp nhận chụp từ 12-15 ca PET/CT.Tuy nhiên, tế bào ung thư tuyến tiền liệt và u thần kinh nội tiết ít sử dụng đường glucose, nên hiển thị kết quả chẩn đoán không cao.Cụ thể, tế bào ung thư tuyến tiền liệt thường có biểu hiện kháng nguyên đặc hiệu trên màng tế bào PSMA, có đặc tính gắn kết tốt với thuốc Ga-68 PSMA và sẽ được phát hiện nhờ ghi hình PET/CT. Còn đối với u thần kinh nội tiết, tế bào u biểu hiện tăng thụ thể Somatostatin. Việc ghi hình PET/CT với thuốc Ga-68 Dotatate gắn kết vào thụ thể này sẽ phát hiện rõ hơn những tổn thương nguyên phát và di căn, từ đó giúp bác sĩ lâm sàng có hướng chẩn đoán, chọn lựa phương pháp và theo dõi kết quả điều trị.Việc pha chế thành công 2 loại thuốc phóng xạ Ga-68 sẽ đem đến nhiều cơ hội cho người bệnh trong nước, giúp bệnh nhân có thể tiếp cận phương pháp kỹ thuật tiên tiến trên thế giới. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cũng như tiết kiệm nhiều chi phí cho người bệnh.Việc pha chế thành công 2 loại thuốc phóng xạ Ga-68 sẽ giúp nhiều bệnh nhân không phải đi nước ngoài để chụp chiếu chẩn đoán bệnh (Ảnh: BV).Vào ngày 29/11, một bệnh viện tại TPHCM đã thực hiện ca phẫu thuật lấy khối u nội tiết nằm ở gót chân cho nữ bệnh nhân mắc căn bệnh nhuyễn xương hiếm gặp (ca bệnh thứ 2 ghi nhận tại Việt Nam).Để phát hiện khối u trên, các chuyên gia đã mất 2 năm trời tìm kiếm nơi có đồng vị phóng xạ Ga-68 Dotatate. Sau đó, bệnh nhân phải sang Singapore chụp PET/CT với chi phí rất cao.
Khánh thành nhà máy sản xuất thuốc điều trị ung thư đầu tiên ở Việt Nam
Ngày 2/12, tại Khu kinh tế Nhơn Hội (Bình Định), nhà máy sản xuất thuốc điều trị ung thư đầu tiên ở Việt Nam chính thức hoạt động.
Nhà máy sản xuất thuốc điều trị ung thư theo tiêu chuẩn GMP-EU với 2 dạng bào chế là tiêm và viên, công suất thiết kế 3 triệu sản phẩm thuốc tiêm và 70 triệu sản phẩm thuốc viên/năm tại Khu kinh tế Nhơn Hội, với tổng mức đầu tư hơn 500 tỷ đồng.Nhà máy được đầu tư những thiết bị hoàn toàn tự động, khép kín và ứng dụng những công nghệ hiện đại của sản xuất dược phẩm như: công nghệ sản xuất thuốc vô trùng, công nghệ cô lập, công nghệ đông khô, công nghệ điều khiển và thu thập dữ liệu tự động, công nghệ đóng gói tự động và kiểm soát truy vết.Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên phát biểu tại lễ khánh thành nhà máy (Ảnh: Doãn Công).Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết hiện Việt Nam có hơn 200 dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP-WHO; thuốc sản xuất trong nước hiện tại đã đáp ứng hơn 60% nhu cầu điều trị.Điều này góp phần quan trọng trong việc đảm bảo cung ứng thuốc cho người dân, nhất là khi xảy ra các dịch bệnh truyền nhiễm lớn như trong giai đoạn phòng, chống dịch Covid-19 vừa qua.Nhà máy sản xuất thuốc điều trị ung thư công nghệ cao của Bidiphar chính thức đi vào hoạt động (Ảnh: Doãn Công).Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị nhà máy tập trung nguồn lực, chủ động đột phá trong lợi thế cạnh tranh từ cây dược liệu của địa phương; phát triển dự án vùng trồng dược liệu, đưa dược liệu thành nguyên liệu đầu vào thông qua công nghệ chiết suất, tinh chế, tiêu chuẩn hóa và phát triển các sản phẩm chăm sóc sức khỏe.
Dấu hiệu lác mắt và "mắt mèo" cảnh báo ung thư mắt
Bị khoét bỏ 2 mắt từ nhỏ vì ung thư mắt, người phụ nữ ở Hà Nội đang chăm con nhỏ cũng bị bỏ một mắt vì căn bệnh này. Theo chuyên gia, ung thư mắt đứng thứ 6 trong 10 bệnh ung thư hay gặp ở trẻ em.
10 trẻ, có tới 7 bé không giữ được mắtNgày 20/11, tại sự kiện ra mắt Đơn vị U bướu thuộc khoa Mắt trẻ em, Bệnh viện Mắt Trung ương, TS.BS Phạm Minh Châu, Phó trưởng khoa Mắt trẻ em (Bệnh viện Mắt Trung ương) cho biết, ung thư mắt ở trẻ em gặp khá phổ biến, đứng thứ 6 trong 10 bệnh ung thư hay gặp ở trẻ.Bé trai 3 tuổi, con của chị Nguyệt cũng phải bỏ mắt trái vì mắc căn bệnh giống mẹ (Ảnh: Hồng Hải)."Đây là căn bệnh do khối u bên trong nội nhãn, thường ở trẻ dưới 6 tuổi. Ở giai đoạn sớm, bệnh không biểu hiện đặc thù, nhưng khi xuất hiện dấu hiệu lác mắt (lòng đen không ở giữa), hoặc đốm trắng ở lòng đen, còn gọi ánh đồng tử trắng (dân gian còn gọi là mắt mèo), nguy cơ khối u đã to", TS Châu cho biết.Trong thực tế điều trị, 70% trẻ không thể giữ lại mắt, giữ thị lực do đến viện muộn, khối u phát triển lớn phá vỡ nhãn cầu. Chỉ khoảng 30% trẻ được phát hiện sớm, giữ được mắt."May mắn, với ung thư mắt, khi đã loại bỏ khối u, trẻ có cuộc sống hoàn toàn bình thường, khỏe mạnh", TS Châu nói.Theo dõi dấu hiệu lác mắt, "mắt mèo" và tiền sử gia đìnhĐeo đôi kính đen do hai mắt bị khoét bỏ từ khi nhỏ, chị Nguyệt (tên nhân vật đã thay đổi) ở Phú Xuyên, Hà Nội vỗ về cậu con trai 3 tuổi khi cậu bé khóc òa vì thấy bóng bác sĩ.Cậu bé cũng mắc căn bệnh giống mẹ, bị khối u trong nội nhãn nhưng phát hiện muộn, nên bé chỉ giữ được một mắt, còn mắt trái bị khoét bỏ.Theo TS Châu, bệnh ung thư mắt có yếu tố di truyền. Với những bệnh nhân bị ung thư mắt, có trẻ từ 1 tháng tuổi đã được phát hiện có khối u, điều trị ngay hoàn toàn giữ được thị lực cho trẻ.Điều trị ung thư mắt phối hợp đa mô thức, phối hợp với Bệnh viện K, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhi Trung ương nhằm cố gắng giữ lại nhãn cầu, thị lực cho bệnh nhi.Đặc biệt, điều trị khối u nội nhãn, hiện Bệnh viện Mắt Trung ương đã triển khai được kỹ thuật hiện tại nhất thế giới hiện nay, đó là tiêm hóa chất nội nhãn."Trong các nước Asean, hiện7 nước thực hiện được kỹ thuật này, Việt Nam thực hiện cùng thời điểm với Singapore.Với phương pháp này, thay vì điều trị hóa chất toàn thân (khối u tiếp nhận ít hóa chất, hóa chất gây tác động tới toàn bộ cơ thể), hóa chất được bơm trực tiếp vào khối u, khiến khối u teo lại, bảo vệ thị lực trẻ. Hiện chúng tôi đã thực hiện hơn 100 ca thành công", TS Châu thông tin."Điều trị hiệu quả, giờ chúng tôi chỉ mong mỏi các gia đình nhận thức được nguy cơ để đưa trẻ đến bệnh viện khám sớm. Những người có yếu tố di truyền, có thể phát hiện sớm từ khi mang thai bằng chọc ối, hay trước khi mang thai, thực hiện kỹ thuật IVF để loại trừ gen gây bệnh", TS Châu chia sẻ thêm.Theo đó, sau sinh, trẻ nên được khám mắt tại cơ sở y tế nếu có điều kiện. Khi có biểu hiện lác, đốm trắng ở lòng đen tuyệt đối không trì hoãn, cần cho trẻ đi khám ngay.PGS.TS Nguyễn Tuấn Hưng, Giám đốc Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết, ung thư mắt là chuyên ngành sâu của nhãn khoa liên quan đến chẩn đoán và điều trị tất cả các khối u tại bề mặt nhãn cầu, u nội nhãn hoặc các mô xung quanh nhãn cầu, bao gồm khối u của mi mắt, kết mạc, u nội nhãn ( u võng mạc, u hắc mạc…), u thị thần kinh và u hốc mắt.PGS.TS Nguyễn Tiến Hưng thăm các bệnh nhi đang điều trị tại viện (Ảnh: Hồng Hải).Những khối u này có thể lành tính hoặc ác tính, nếu không được điều trị và theo dõi có thể gây giảm, mất thị lực hoặc phải cắt bỏ nhãn cầu, thậm chí có khả năng đe dọa tính mạng. Các khối u ác tính ở mắt có thể nguyên phát tại mắt hoặc di căn đến mắt từ một cơ quan khác trong cơ thể.Thống kê trong 6 năm, từ 2018 đến 2022, hàng năm có khoảng hơn 1.000 lượt bệnh nhân bị ung thư mắt cũng như các khối u tại mắt đến khám và điều trị tại Bệnh viện Mắt Trung ương.Riêng trong năm 2019, bệnh viện Mắt trung ương điều trị cho 560 u lành và 279 u ác tính các loại (có kết quả giải phẫu bệnh).Trung bình mỗi năm có khoảng 40-50 ca mắc mới, số lượng bệnh nhân tăng dần theo năm.PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên, PGS.TS Lương Ngọc Khuê thăm, tặng quà cho bệnh nhi điều trị tại Đơn vị U bướu, Khoa Mắt trẻ em (Ảnh: Hồng Hải).Tỷ lệ sống của ung thư mắt hiện nay là 93%. Tuy nhiên, hiện nay đa số bệnh nhân đến khám và điều trị ở giai đoạn muộn, 70% cần cắt bỏ nhãn cầu để bảo tồn tính mạng.Bên cạnh đó, với những trường hợp có thể cân nhắc điều trị bảo tồn nhãn cầu thì do khối u cũng ở kích thước to, trang thiết bị chưa đồng bộ gây thời gian điều trị kéo dài, làm giảm hiệu quả điều trị nên có đến 70% bệnh nhân sau khi điều trị khỏi bệnh thì thị lực kém."Việc thành lập đơn vị ung bướu mắt và u nguyên bào võng mạc là rất cần thiết, nhằm phát triển hơn các phương pháp điều trị bảo tồn nhãn cầu, bảo tồn thị lực tốt. Bên cạnh đó là công tác đào tạo, chỉ đạo tuyến, tăng cường tuyên truyền, giáo dục nhằm phát hiện sớm và quản lí tốt các bệnh nhân ung thư mắt", PGS Hưng cho biết.
8 dấu hiệu cảnh báo loại ung thư gặp phổ biến ở chị em
Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam có khoảng gần 4.200 ca mắc mới và có hơn 2.400 ca tử vong vì ung thư cổ tử cung. Trong đó, virus HPV được coi là "thủ phạm" chính gây ra căn bệnh này.
HPV là "thủ phạm" chính gây ung thư cổ tử cungThS.BS Lê Trí Chinh, Trưởng khoa Ngoại phụ khoa, Bệnh viện K cho biết, ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh phổ biến nhất ở phụ nữ đặc biệt trong độ tuổi 30 trở lên.  ThS.BS Lê Trí Chinh, Trưởng khoa Ngoại phụ khoa, Bệnh viện K (Ảnh: Linh Linh)Đây cũng là căn bệnh có tiên lượng điều trị rất tốt nếu phát hiện ở giai đoạn sớm.Tuy nhiên, nhiều trường hợp ung thư cổ tử cung vẫn đến viện ở giai đoạn muộn, do chủ quan nghĩ căn bệnh này chỉ gặp ở người lớn tuổi.Theo BS Chinh, có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung, trong đó, nhiễm virus HPV được coi là "thủ phạm" chính, gây ra phần lớn ca ung thư cổ tử cung.Tuy nhiên, không phải cứ nhiễm HPV là có nguy cơ ung thư. Bởi virus HPV có  hơn 100 type nhưng 14 type có nguy cơ cao gây ra loại ung thư này. Trong đó, có 2 type nguy cơ cao nhất là type 16 và type 18. Đây cũng là 2 type HPV gặp phổ biến nhất.Việc sàng lọc virus HPV giúp bác sĩ theo dõi chặt các trường hợp nguy cơ cao.Ung thư cổ tử cung cũng có nguy cơ cao ở những người sinh con quá sớm (dưới 17 tuổi);  Phụ nữ sinh đẻ nhiều lần (từ 3 lần trở lên), tỷ lệ mắc bệnh cao gấp hai lần so với những phụ nữ sinh 1-2 con.Các yếu tố khác như béo phì, hút thuốc lá, quan hệ tình dục bừa bãi, sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài, tuổi cao, suy giảm miễn dịch... cũng làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh này.8 dấu hiệu cảnh báo bất thườngChuyên gia khuyến cáo, ngay khi thấy dấu hiệu bất thường dưới đây, các chị em nên đến cơ sở chuyên khoa phụ khoa để thăm khám sớm.- Ra máu âm đạo bất thường.- Ra máu âm đạo sau quan hệ tình dục.- Ra khí hư âm đạo màu vàng, có mùi khó chịu hoặc khí hư có nhầy máu.- Đau tức vùng bụng dưới, tiểu nhiều lần, khó chịu khi đi tiểu.- Đi tiểu, đi ngoài ra máu khi ung thư xâm lấn bàng quang, trực tràng.- Kinh nguyệt kéo dài, không đều.- Mệt mỏi và sút cân không rõ nguyên nhânTầm soát ung thư cổ tử cung như thế nào?Theo bác sĩ Bệnh viện K Trung ương, mọi phụ nữ đã có quan hệ tình dục đều có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. Vì thế, dù căn bệnh gặp phổ biến nhất ở độ tuổi 35-44, nhưng các bác sĩ vẫn khuyến cáo thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung cho mọi phụ nữ. Bệnh nhân đến khám, tầm soát ung thư tại Bệnh viện K (Ảnh: Linh Linh).Độ tuổi nên bắt đầu thực hiện sàng lọc là từ tuổi 21 trở lên, khi đã có quan hệ tình dục...Tầm soát ung thư cổ tử cung cho phép phát hiện ra các tế bào bất thường trước khi chúng biến đổi thành tế bào ung thư. Nhờ vậy, quá trình ngăn chặn, điều trị bệnh ung thư cổ tử cung đạt thành công lên tới 75 - 90%.Hiện nay có 2 phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung được sử dụng phổ biến nhất là Pap và HPV. Các chuyên gia khuyến cáo nên thực hiện kết hợp xét nghiệm HPV với xét nghiệm PAP- Smear giúp sàng lọc ung thư cổ tử cung hiệu quả cao nhất.Quy trình thực hiện xét nghiệm Pap thường diễn ra rất nhanh gọn và đơn giản, thường chỉ mất tầm vài phút. Bạn sẽ được các bác sĩ và y tá hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện xét nghiệm.Để đảm bảo rằng kết quả xét nghiệm Pap chính xác nhất có thể, bạn cần làm theo những hướng dẫn dưới đây:- Tránh quan hệ tình dục, sử dụng các sản phẩm thuốc âm đạo, sản phẩm vệ sinh âm đạo trong vòng 2 ngày trước khi xét nghiệm.- Tránh tầm soát loại ung thư này khi đang có kinh nguyệt. Nên làm sau khi chu kỳ kinh nguyệt kết thúc khoảng 3 - 5 ngày.- Đối với các trường hợp âm đạo bị viêm nhiễm thì nên điều trị trước khi làm xét nghiệm.Việc tầm soát ung thư cổ tử cung nên được thực hiện định kỳ 1-3 năm một lần.
Bài tập giúp cụ bà 78 tuổi, từng mắc ung thư "cải lão hoàn đồng"
Những đoạn clip ghi lại quá trình luyện tập của cụ bà U80 tại phòng gym, với mái tóc bạc và vóc dáng khiến ngay cả người trẻ cũng ngưỡng mộ luôn nhận được lượng tương tác khủng.
Ở tuổi 78, bà Bai Jinqin đến từ thành phố Thiên Tân, Trung Quốc vẫn là một trong những nhân vật truyền cảm hứng cho nhiều người trên thế giới về "sống khỏe".Những đoạn clip ghi lại quá trình luyện tập của bà Bai tại phòng gym, với mái tóc bạc và vóc dáng khiến ngay cả người trẻ cũng ngưỡng mộ luôn nhận được lượng tương tác khủng.Bà Bai Jinqin chia sẻ, lúc còn trẻ vì quá bận rộn với công việc, bà đã không chú trọng đến sức khỏe và thể hình của mình. Như những người trẻ hiện nay, bà ngồi làm việc trong nhiều giờ đồng hồ liên tục, thức khuya và không rèn luyện thể thao.Ở tuổi 78, bà Bai Jinqin đến từ thành phố Thiên Tân, Trung Quốc vẫn là một trong những nhân vật truyền cảm hứng cho nhiều người trên thế giới về "sống khỏe" (Ảnh: Yahoo).Chính việc lơ là về sức khỏe của mình đã khiến sức khỏe của bà trở nên suy yếu một cách đáng báo động khi dần có tuổi. Bà Bai đã phải trải qua nhiều năm vật lộn với những vấn đề sức khỏe trầm trọng như: bệnh tiểu đường, ung thư.Trải qua 3 cuộc phẫu thuật, ở tuổi 60, bà Bai Jinqin nhận ra rằng không thể đầu hàng số phận vì bệnh tật, bà lựa chọn rèn luyện thể lực và điều chỉnh lại lối sống, để kéo dài tuổi thọ của chính mình.Sau khi đăng ký tập ở một phòng gym, bà Bai thực hiện những bài tập nhẹ nhàng phù hợp với sức khỏe của mình lúc bấy giờ. Đi bộ, nhảy dây và những bài tập thể dục trị liệu cơ bản cho khớp và cơ là những sự lựa chọn đầu tiên trong quá trình "làm mới mình" của bà."Lúc đầu, thể lực của tôi rất kém và tôi không biết gì về việc tập luyện. Nhưng tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng điều quan trọng nhất là phải tiếp tục cố gắng" bà Bai chia sẻ.Trải qua thời gian dài luyện tập, nhận thấy sức khỏe của mình được nâng cao một cách rõ rệt và có thể đáp ứng được những bài tập có cường độ khó, bà Bai đã thử sức với bài tập "nặng đô" hơn như Yoga, Pilates.Yoga cung cấp nhiều phong cách để lựa chọn, cường độ khác nhau, từ nhẹ nhàng đến các tư thế đòi hỏi thể lực, nhịp độ nhanh. Một nghiên cứu cho thấy, yoga vừa làm chậm quá trình lão hóa vừa cải thiện tính linh hoạt ở người lớn tuổi.Pilates là bài tập kết hợp những động tác giữ thăng bằng, linh hoạt cùng điều chỉnh hơi thở, nhằm giúp cơ thể săn chắc, vóc dáng cao và đẹp hơn.Qua clip được lan truyền trên các trang mạng xã hội có thể thấy, hiện cơ thể của bà Bai vẫn còn rất dẻo dai, vóc dáng trẻ trung hơn nhiều so với độ tuổi U80 của mình. Những bài tập khó nhằn dường như không phải là vấn đề lớn đối với bà. "Điều đáng chú ý là một người ở độ tuổi này có thể kiên trì với các bài tập trong gần hai thập kỷ. Bạn biết đấy, nhiều người trẻ không thể làm được điều tương tự", một cư dân mạng để lại bình luận ở video của bà Bai."Nhìn bà tập thật truyền cảm hứng. Tôi chắc chắn sẽ phải học hỏi từ bà ấy", một người khác viết.Không chỉ bà Bai Jinqin, việc rèn luyện cơ thể đang dần trở thành một nét văn hóa tại Trung Quốc.  Vào khoảng tháng 6 năm nay, một phụ nữ 60 tuổi ở nước này khiến nhiều người phải trầm trồ vì thân hình săn chắc và vẻ ngoài trẻ trung có được nhờ 22 năm duy trì thói quen tập luyện.Vào tháng 3, một người đàn ông ở Thượng Hải cũng gây sốt, khi ở độ tuổi 73 tuổi vẫn có thể duy trì một sức khỏe đáng ngưỡng mộ, nhờ chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên.Câu chuyện về những người lớn tuổi vẫn duy trì thói quen thể dục thể thao là một cú hích tác động mạnh mẽ không chỉ đến những người trẻ, mà còn cả những người đang chiến đấu với bệnh tật quái ác.
10 năm sau khi ghép tế bào gốc, nữ bệnh nhân ung thư máu vẫn sống khỏe mạnh
Chị H.T.H. (Liên Bảo, Vĩnh Phúc) là một trong những bệnh nhân đầu tiên được ghép tế bào gốc đồng loài chữa ung thư vú tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2013. Đến nay, chị vẫn có sức khỏe ổn định.
Tại Lễ tổng kết 10 năm ghép tế bào gốc tạo máu và Hội nghị Khoa học quốc tế Việt - Hàn diễn ra ngày 27/10, TS.BS Nguyễn Tuấn Tùng, Giám đốc Trung tâm Huyết học và Truyền máu, Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, chia sẻ về nhiều ca bệnh ung thư máu được chữa khỏi bằng ghép tế bào gốc.Tại Việt Nam, ung thư máu gặp phổ biến, với khoảng 6.300 ca ung thư máu mới mỗi năm. Riêng tại Bệnh viện Bạch Mai, luôn có 120-150 bệnh nhân điều trị nội trú, là một trong 3 cơ sở điều trị bệnh máu ác tính lớn của cả nước.Sau 10 năm được ghép tế bào gốc, chị H. khỏe mạnh, vẫn đi trực, đi làm như các đồng nghiệp khác (Ảnh: M.T).Theo TS Tùng, điều trị bệnh máu bằng hóa trị giúp lui bệnh và kéo dài cuộc sống. Tuy nhiên, hóa trị có nhiều độc tính, tác dụng phụ, quan trọng nhất là bệnh khó khỏi bệnh hoàn toàn, có thể tái phát sớm.Phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu cải thiện thời gian sống thêm và sống toàn bộ so với hóa trị liệu đơn thuần.TS Tùng cho biết: "Tiên lượng sống của các bệnh nhân ung thư máu tùy tình trạng, nhưng ghép tế bào gốc tạo máu thì cơ hội sống thêm 5 năm đạt trên 50%, cao hơn nhiều so với chỉ điều trị hóa trị liệu đơn thuần".Bệnh nhân được điều trị tại Trung tâm Huyết học và Truyền máu, Bệnh viện Bạch Mai (Ảnh: M.T).Chị H.T.H. (Liên Bảo, Vĩnh Phúc) là một trong những bệnh nhân đầu tiên được ghép tế bào gốc đồng loài tại viện năm 2013. Đến nay, sau 10 năm ghép, sức khỏe của chị vẫn hoàn toàn khỏe mạnh, đi làm bình thường."Sau 10 năm 2 tháng phát hiện ung thư máu, hiện tại tôi khỏe mạnh, đi làm, tham gia trực, làm nhiệm vụ y tế như tất cả các đồng nghiệp khác", chị H. chia sẻ.TS Tùng cho biết, cấy ghép tế bào gốc tạo máu là quá trình phục hồi tế bào gốc tạo máu cho các bệnh nhân ung thư đã trải qua hóa trị liệu liều cao. Bởi quá trình tị liệu liều cao không những tiêu diệt tế bào ung thư mà còn tiêu diệt cả tế bào gốc trong tủy xương.Khi cấy ghép tế bào gốc, các tế bào gốc tạo máu khỏe mạnh được truyền vào cơ thể bệnh nhân. Khi vào trong cơ thể, các tế bào gốc này sẽ di chuyển về tủy xương và thay thế các tế bào gốc đã bị phá hủy do hóa xạ trị.Đến nay, Bệnh viện Bạch Mai đã ghép tế bào gốc cho 106 bệnh nhân, chủ yếu mắc các bệnh như đa u tủy xương, u lympho, lơ xi mi cấp, rối loạn sinh tủy. Trong đó, 84 bệnh nhân ghép tự thân và 22 ca ghép đồng loại (từ anh em ruột, máu dây rốn hoặc bố mẹ).PGS Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, tháng 9/2012, Bệnh viện triển khai ghép tế bào gốc tạo máu để điều trị bệnh lý huyết học.Đến nay Trung tâm đã thực hiện ghép được hàng trăm người bệnh, nhiều người bệnh mắc bệnh lý ác tính được ghép tế bào gốc đã ổn định và trở về cuộc sống bình thường.Đến nay, ghép tế bào gốc chữa bệnh về máu đã được thực hiện thường quy tại bệnh viện, với 4 phòng ghép đạt tiêu chuẩn quốc tế."Thời gian tới, bệnh viện sẽ mở rộng phạm vi ghép cho bệnh nhi, người lớn tuổi; tập trung kỹ thuật mới như liệu pháp miễn dịch tế bào, ghép tế bào gốc điều trị các bệnh tự miễn, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới", PGS Cơ thông tin.
Ung thư vú ngày càng trẻ hóa, chữa khỏi 90% nếu phát hiện sớm
Ung thư vú là căn bệnh gặp phổ biến ở phụ nữ. Tuy nhiên, đây là căn bệnh có thể phát hiện sớm, điều trị khỏi khi bệnh ở giai đoạn đầu.
Chữa khỏi 90% nếu phát hiện sớmTheo Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan, mỗi năm Việt Nam ghi nhận 21.555 ca mắc mới ung thư vú, chiếm 25,8% tổng số các loại ung thư thường gặp ở nữ giới và ngày càng có xu hướng trẻ hóa."Nhiều ca ung thư vú vẫn phát hiện muộn, do chị em phụ nữ có tâm lý e ngại đi khám, sàng lọc. Nếu được phát hiện sớm, tỉ lệ chữa khỏi có thể lên đến 90%, cùng với đó chi phí và hiệu quả điều trị cũng thuận lợi hơn rất nhiều... Vì thế, vai trò của tầm soát sớm ung thư vú rất quan trọng", bà Lan thông tin.Bộ trưởng kêu gọi chị em cần chủ động tầm soát sớm ung thư vú. Thực tế, ngày càng nhiều chị em quan tâm hơn đến tầm soát căn bệnh này.Một bệnh nhân đi khám tầm soát ung thư vú (Ảnh: Hồng Hải).Theo số liệu của Bệnh viện K, những năm gần đây tỷ lệ khám phát hiện ung thư vú giai đoạn sớm (giai đoạn 0, 1, 2) đã đạt trên 70% và tỷ lệ chữa khỏi ung thư vú cũng đã đạt 70% ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới.Ung thư vú là tình trạng bệnh lý do tế bào tuyến vú phát triển không kiểm soát được, tạo ra các khối u ác tính, có khả năng xâm lấn xung quanh và di căn xa. Ung thư vú là một trong những bệnh ung thư có thể phát hiện sớm.Theo Bệnh viện K, bệnh được phát hiện ở giai đoạn càng sớm thì tỷ lệ chữa khỏi bệnh càng cao. Ung thư vú có thể chữa khỏi 100% nếu được phát hiện ở giai đoạn tiền lâm sàng. Tỷ lệ sống thêm sau 5 năm giảm dần khi bệnh được phát hiện và điều trị muộn hơn.Tầm soát chủ động phát hiện sớm ung thư vúTS.BS Lê Hồng Quang, Trưởng khoa Ngoại vú, Bệnh viện K khuyến cáo chị em nên tự khám vú thường xuyên có thể giúp phát hiện các dấu hiệu bất thường, các triệu chứng sớm của bệnh ung thư vú.Một ca ung thư vú điều trị tại Bệnh viện K (Ảnh: Trần Hà).Phụ nữ có thể tự khám vú của mình khi đứng trước gương hoặc ở tư thế nằm. Với phụ nữ còn kinh nguyệt nên khám vú vào ngày thứ 7 sau chu kỳ kinh lúc này tuyến vú mềm nhất.Các bước khám vú theo hướng dẫn như hình dưới đây:Việc tầm soát, sàng lọc có ý nghĩa vô cùng quan trọng với phát hiện sớm ung thư vú. Trong giai đoạn 2008-2010, qua sàng lọc 70.980 phụ nữ tại 7 tỉnh/thành phố, tỷ lệ phát hiện ung thư vú qua sàng lọc là 59,2/100.000 phụ nữ là khá cao, cho thấy hiệu quả khi triển khai các chương trình này tại cộng đồng.Theo đó, phụ nữ trên 40 tuổi nên tầm soát ung thư vú bằng siêu âm tuyến vú hoặc chụp X-quang tuyến vú 1 năm/ lần.Với những phụ nữ có yếu tố nguy cơ cao mắc ung thư vú việc tầm soát cần được thực hiện sớm hơn, nên siêu âm tuyến vú, chụp X-quang tuyến vú và chụp cộng hưởng từ tuyến vú 1 năm/ lần.Yếu tố nguy cơ cao mắc ung thư vú bao gồm: Tiền sử gia đình có người mắc ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng, tiền sử có kinh sớm (trước 12 tuổi) mãn kinh muộn (sau 55 tuổi), thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai hoặc hormon nội tiết estrogen thay thế, không sinh con hoặc sinh con muộn sau 30 tuổi…Các dấu hiệu sớm cảnh báo ung thư vúỞ giai đoạn đầu, chị em có thể nhận thấy sự thay đổi ở vú khi khám vú hàng tháng hoặc những cơn đau nhỏ bất thường dường như không biến mất.Các dấu hiệu sớm của ung thư vú bao gồm:- Thay đổi hình dạng của núm vú.- Cơn đau ở vú không biến mất sau kỳ kinh tiếp theo.- Nổi u cục mới không biến mất sau kỳ kinh tiếp theo của bạn.- Tiết dịch núm vú từ một bên vú có màu trong, đỏ, nâu hoặc vàng.- Mẩn đỏ không rõ nguyên nhân, sưng tấy, kích ứng da, ngứa ngáy hoặc phát ban trên vú.- Sưng tấy hoặc một khối u xung quanh xương đòn hoặc dưới cánh tay.- Một khối cứng với các cạnh không đều có nhiều khả năng là ung thư.Các dấu hiệu của ung thư vú ở giai đoạn sau bao gồm:- Núm vú bị thụt vào trong.- Phì đại một bên vú.- Bề mặt vú bị lõm xuống.- Một khối u hiện có lớn hơn.- Da có kết cấu "vỏ cam".- Chán ăn.- Giảm cân không rõ nguyên nhân- Hạch to ở nách.- Tĩnh mạch nổi lên trên vú.Có một hoặc nhiều triệu chứng này không nhất thiết có nghĩa là bạn bị ung thư vú. Ví dụ, tiết dịch ở núm vú cũng có thể do nhiễm trùng. Tuy nhiên, bạn hãy đi khám để được đánh giá đầy đủ nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào.
Hơn 21.000 ca mắc mới ung thư vú mỗi năm
Theo Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan, ung thư vú gặp phổ biến ở chị em phụ nữ, với 21.555 ca mắc mới mỗi năm, chiếm 25,8% tổng số các loại ung thư thường gặp ở nữ giới.
Tại lễ phát động Chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức về bệnh ung thư vú "Chung tay vì người phụ nữ tôi yêu" năm 2023 do Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng tổ chức chiều 19/10, Bộ trưởng Y tế cho biết, Việt Nam mỗi năm ghi nhận khoảng 21.555 ca mắc mới ung thư vú và có xu hướng trẻ hóa.Bộ trưởng Y tế kêu gọi chị em chủ động đi khám, tầm soát sớm ung thư vú (Ảnh: G.M).Theo Bộ trưởng, nhiều ca ung thư vú vẫn phát hiện muộn, do chị em phụ nữ có tâm lý e ngại đi khám, sàng lọc. "Nếu được phát hiện sớm, tỉ lệ chữa khỏi có thể lên đến 90%, cùng với đó chi phí và hiệu quả điều trị cũng thuận lợi hơn rất nhiều... Vì thế, vai trò của tầm soát sớm ung thư vú rất quan trọng", bà Lan thông tin.Bộ trưởng kêu gọi chị em cần chủ động tầm soát sớm ung thư vú. Thực tế, ngày càng nhiều chị em quan tâm hơn đến tầm soát căn bệnh này.Theo số liệu của Bệnh viện K, những năm gần đây tỷ lệ khám phát hiện ung thư vú giai đoạn sớm (giai đoạn 0, 1, 2) đã đạt trên 70% và tỷ lệ chữa khỏi ung thư vú cũng đã đạt 70% ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới."Thông qua chiến dịch này, chúng tôi mong muốn phụ nữ Việt Nam sẽ được trang bị các kiến thức cũng như nâng cao nhận thức về căn bệnh tử vong hàng đầu này", PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên, Chủ tịch Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng nhấn mạnh.Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng triển khai nhiều hoạt động dành cho người bệnh ung thư vú trên cả nước.20 bệnh nhân ung thư đã được nhận mái tóc được kết từ tóc thật của những người hiến tóc (Ảnh: G.M).Chuỗi chương trình "Diễn đàn bệnh nhân ung thư vú" được tổ chức trực tiếp tại Hà Nội và TPHCM; hoạt động "Tóc cho người bệnh ung thư" mang thông điệp "Bao nhiêu sợi tóc, bấy nhiêu sợi tình" cũng tiếp tục được duy trì tại các bệnh viện, trung tâm ung bướu trên toàn quốc...Sau 10 năm triển khai, chiến dịch đã khám tầm soát miễn phí cho hơn 72.000 phụ nữ trên toàn quốc; hàng nghìn phụ nữ đã được hướng dẫn cách chăm sóc ngực, cách phát hiện bệnh sớm, cách phòng bệnh hiệu quả và giải đáp những thông tin liên quan đến căn bệnh ung thư vú...
Cứ ngỡ căn bệnh "ai chẳng bị", bất ngờ khi mắc ung thư dạ dày
Nhiều bệnh nhân ngỡ ngàng khi bác sĩ chẩn đoán ung thư dạ dày. Trước đó, họ không có dấu hiệu gì đặc biệt, chỉ hơi đau bụng, đầy hơi, cho rằng mình bị mắc căn bệnh "ai chẳng bị" là viêm dạ dày.
Cảnh giác dấu hiệu tưởng "bệnh vặt"PGS.TS Phạm Văn Bình, Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện K cho biết, ung thư dạ dày là tình trạng tăng sinh mất kiểm soát của các tế bào biểu mô tuyến của dạ dày, từ đó hình thành nên khối u tại dạ dày, có thể xâm lấn các cấu trúc xung quanh, thậm chí di căn sang các cơ quan khác của cơ thể.Đây là một trong số các bệnh ung thư phổ biến nhất trên thế giới. Theo số liệu toàn cầu năm 2020, Ung thư dạ dày đứng thứ 5 trong số các bệnh ung thư thường gặp với hơn 1 triệu người mắc mới, đứng thứ 4 về tỷ lệ tử vong do bệnh ác tính với 770.000 ca.Tại Việt Nam, Ung thư dạ dày đứng thứ 4 về tỷ lệ mắc mới sau ung thư gan,  ung thư phổi, ung thư vú với gần 18.000 trường hợp. Riêng tại Bệnh viện K mỗi năm bệnh viện thực hiện từ 1.500-2.000 ca phẫu thuật ung thư dạ dày.Một ca phẫu thuật ung thư dạ dày tại Bệnh viện K (Ảnh: P.V).Đáng nói, bệnh nhân ung thư dạ dày ở Việt Nam thường được phát hiện muộn, ở giai đoạn 3-4 nên tiên lượng xấu, điều trị khó khăn. PGS Bình cho biết, nhiều người có tâm lý ngại đi khám bệnh, ngại đi nội soi. Cứ đau bụng, đầy hơi, khó tiêu họ nghĩ ngay đến viêm dạ dày, căn bệnh mà "ai chẳng bị" nên mua vài liều thuốc về uống, thấy đỡ rồi thôi.Nhiều người cũng lại chỉ yêu cầu khám nội, không dám nội soi. Trong khi đó, dạ dày là một tạng rỗng, có thể hình dung nó như một quả bóng, vì thế khám bên ngoài sẽ không thể thấy được những tổn thương bên trong.Trong khi đó, việc siêu âm, chụp dạ dày có cản quang cũng chỉ phát hiện ở một chừng mực nhất định, khi bệnh đã ở giai đoạn muộn do khối u quá lớn.Vì thế, không có cách nào khác để chẩn đoán ung thư dạ dày là phải làm nội soi. Phương pháp nội soi không chỉ phát hiện mà còn là phương pháp điều trị. "Đối với ung thư dạ dày, việc phát hiện sớm có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bệnh nhân mắc ung thư này ở giai đoạn khởi phát sớm chỉ cần phẫu thuật hớt niêm mạc, vẫn giữ nguyên được dạ dày và cơ hội khỏi là 99%", PGS Bình thông tin.Ai cần tầm soát sớm ung thư dạ dày?Theo Bác sĩ Hà Hải Nam - Phó trưởng khoa Ngoại bụng 1, Bệnh viện K, ung thư dạ dày thường gặp ở người trên 50 tuổi, tuy nhiên đang có xu hướng trẻ hóa, gặp cả ở những bệnh nhân 40 tuổi.Bác sĩ thực hiện một ca nội soi dạ dày tầm soát ung thư (Ảnh: P.V).Đến nay, y học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân trực tiếp gây ung thư dạ dày nhưng một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.Những người có các yếu tố dưới đây có nguy cơ cao mắc bệnh hơn người khác. Tuy nhiên không có nghĩa có yếu tố nguy cơ sẽ mắc ung thư dạ dày. Việc cần làm là theo dõi định kỳ để kịp thời điều trị, phát hiện bệnh nếu có. - Do nhiễm vi khuẩn HP (chiếm khoảng 25-50% số ca mắc bệnh).- Do chế độ ăn: ăn mặn, các thức ăn có chứa nhiều nitrat, béo phì.- Do hút thuốc lá, uống rượu.- Béo phì: Người béo phì dễ mắc ung thư dạ dày hơn người bình thường, nhất là ung thư phần tâm vị.- Tuổi tác: Càng lớn tuổi nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày càng cao, nhất là sau tuổi 50.- Giới tính: Nam giới có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cao gấp 2 lần nữ giới.- Di truyền: Khoảng 10% số bệnh nhân ung thư dạ dày do di truyền và có yếu tố gia đình.Chuyên gia khuyến cáo, mỗi người nên khám đầy đủ sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần để kịp thời phát hiện bệnh lý và được điều trị.Để phát hiện sớm ung thư dạ dày, việc tầm soát bằng nội soi là rất quan trọng. Ở một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, người 40-45 tuổi bắt đầu thực hiện tầm soát ung thư dạ dày bằng nội soi khoảng 2 năm một lần. Bên cạnh đó còn căn cứ vào các yếu tố nguy cơ để xác định khi nào cần tầm soát, bao lâu tầm soát một lần.Những nhóm đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh lý ống tiêu hóa là tuổi cao (người trên 50 tuổi nên bắt đầu tầm soát nếu không có các yếu tố nguy cơ), nghiện thuốc lá, uống nhiều rượu bia, người có tiền sử gia đình mắc ung thư dạ dày, đại tràng…Một người vừa nghiện thuốc vừa uống rượu nhiều thì nguy cơ mắc ung thư đường tiêu hóa đặc biệt là ung thư thực quản rất cao. Những trường hợp đã phát hiện các tổn thương ở dạ dày như viêm teo nặng phải tầm soát hàng năm.Những người từng bị chẩn đoán viêm loét dạ dày hay bị các rối loạn tiêu hóa mà điều trị nội khoa lâu không đỡ cũng cần đi nội soi lại để kịp thời phát hiện bệnh nếu có.Phòng ngừa ung thư dạ dày- Duy trì chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hợp lý, ăn các thức ăn chứa nhiều vitamin A, B, E. hạn chế ăn đồ ăn mặn vì chúng chứa nhiều nitrit và amin thứ cấp khi vào dạ dày sẽ kết hợp thành chất độc nguy cơ gây ung thư. - Hạn chế ăn đồ hun khói, nướng, chiên: Qua chế biến các thức ăn này chứa rất nhiều chất độc gây ung thư. - Từ bỏ thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia, chất kích thích: Sử dụng những chất này sẽ gây ra nhiều bệnh ung thư không chỉ riêng ung thư dạ dày. - Có chế độ nghỉ ngơi, luyện tập thể dục thể thao hợp lý, điều độ. - Và quan trọng nhất là tầm soát ung thư dạ dày để bảo vệ sức khỏe của mình, nếu được phát hiện sớm căn bệnh này hoàn toàn có thể kiểm soát tốt, chất lượng điều trị hiệu quả rất cao.
Ở tuổi 34 người phụ nữ bất ngờ mắc loại ung thư hay gặp ở người hút thuốc
Đi khám vì bị đau bả vai trái suốt 3 năm, người phụ nữ 34 tuổi bất ngờ khi biết mắc ung thư phổi. Bản thân chị và bố mẹ không ai mắc ung thư, tuy nhiên chồng chị nghiện thuốc lá gần 20 năm nay.
Theo bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ), bệnh nhân đến khám vì đau bả vai trái khoảng 3 năm, đau âm ỉ, uống thuốc giảm đau lúc đầu đỡ về sau không đỡ đau. Bệnh nhân được bác sĩ tư vấn chụp cắt lớp vi tính phổi thì phát hiện khối u thùy trên phổi trái rất to, kích thước 9x12cm. Khối u phổi trái của bệnh nhân có kích thước rất to (Ảnh: B.V).Kết quả sinh thiết cho thấy bệnh nhân mắc ung thư phổi. Các bác sĩ khác bất ngờ với một bệnh nhân trẻ và lại là nữ mắc ung thư phổi. Khai thác tiền sử bản thân và bố mẹ không ai mắc ung thư, nhưng chồng bệnh nhân nghiện thuốc lá gần 20 năm nay. Vậy liệu có phải do bệnh nhân hút thuốc lá thụ động? Thực tế, vấn đề này đã được giới y học ghi nhận.Khói từ điếu thuốc đang cháy "độc" hơn cả khói người hút hít vàoUng thư phổi là bệnh lý ác tính ở phổi. Khoảng 85-90% các trường hợp có liên quan đến tình trạng hút thuốc lá (chủ động hay thụ động). Theo thống kê, mỗi năm trên thế giới có khoảng 2,09 triệu người mắc mới và 1,76 triệu người tử vong do ung thư phổi.Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ung thư phổi ở nữ giới không hút thuốc lá, đặc biệt ở người trẻ trong đó có thể do hít phải khói thuốc do người nhà hút thuốc trong một thời gian dài, tức là hút thuốc thụ động.Một thống kê trước đây tại khoa Ung bướu, Bệnh viện Phổi Trung ương cho thấy trung bình trong số 130 trường hợp điều trị nội trú thì khoảng 20-25% là do hút thuốc thụ động, một con số không hề nhỏ. Phần lớn vào viện khi tình trạng đã muộn.Theo Tổ chức Y tế Thế giới, khói tỏa ra từ đầu điếu thuốc đang cháy chứa chất độc nhiều gấp 21 lần so với khói thuốc thở ra. Lượng khói thuốc người hút thuốc thải ra không khí xung quanh cao gấp 5 lần lượng khói hít vào. Người không hút thuốc nhưng làm việc thường xuyên trong môi trường có khói thuốc có thể hít vào lượng khói thuốc tương đương với hút 5 điếu thuốc một ngày. Trẻ em chỉ cần một giờ trong phòng có người hút thuốc cũng đã hấp thụ số hóa chất độc hại tương đương với người hút 10 điếu thuốc một ngày.Khói thuốc sẽ gây ảnh hưởng trong phạm vi 7-10m. Do đó ngay cả khi ở rất xa người hút thuốc thì người hút thụ động vẫn gặp những nguy cơ về sức khỏe không kém những người đang hút thuốc.Vì vậy, hút thuốc lá thụ động cũng có thể gây ung thư. Nhiều  nghiên cứu chỉ ra rằng sống cùng một người hút thuốc lá tăng nguy cơ ung thư phổi 20-30%. Ngoài ra, theo Verywell Health, ước tính có khoảng 8% trường hợp ung thư phổi có liên quan đến yếu tố di truyền (so với 80% đến 90% trường hợp có liên quan đến hút thuốc lá). Việc các thành viên trong gia đình được chẩn đoán có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh, cũng như một số đột biến gen di truyền, nhưng điều đó không đảm bảo rằng bạn sẽ phát triển bệnh.Nghiên cứu cho thấy rằng di truyền có nhiều khả năng đóng một vai trò trong việc phát triển ung thư phổi ở những người dưới 50 tuổi, phụ nữ và những người chưa bao giờ hút thuốc.Các yếu tố nguy cơ ung thư phổi - Hút thuốcNguy cơ ung thư phổi của bạn tăng theo số lượng thuốc lá bạn hút mỗi ngày và số năm bạn đã hút thuốc. Bỏ thuốc ở mọi lứa tuổi có thể làm giảm đáng kể nguy cơ phát triển ung thư phổi.- Tiếp xúc với khói thuốc thụ độngNgay cả khi bạn không hút thuốc, nguy cơ ung thư phổi của bạn vẫn tăng lên nếu bạn tiếp xúc với khói thuốc thụ động.- Xạ trị trước đóNếu bạn đã trải qua xạ trị ở ngực cho một loại ung thư khác, bạn có thể tăng nguy cơ phát triển ung thư phổi.- Tiếp xúc với khí radonRadon được tạo ra do sự phân hủy tự nhiên của urani trong đất, đá và nước mà cuối cùng trở thành một phần của không khí bạn hít thở. Mức radon không an toàn có thể tích tụ trong bất kỳ tòa nhà nào, kể cả nhà ở.- Tiếp xúc với amiăng và các chất gây ung thư khácNơi làm việc tiếp xúc với amiăng và các chất khác được biết là gây ung thư - chẳng hạn như asen, crom và niken - có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư phổi, đặc biệt nếu bạn là người hút thuốc.- Tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư phổiNhững người có cha mẹ, anh chị em ruột hoặc con bị ung thư phổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.